source
stringlengths 64
222
| subject
stringlengths 8
234
| text
stringlengths 31
1.44M
| meta
dict |
---|---|---|---|
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-1811-KH-UBND-2018-tuyen-truyen-quang-ba-hinh-anh-Cao-Bang-394971.aspx | Kế hoạch 1811/KH-UBND 2018 tuyên truyền quảng bá hình ảnh Cao Bằng | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CAO BẰNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 1811/KH-UBND
Cao Bằng, ngày 19 tháng 6 năm 2018
KẾ HOẠCH
TUYÊN TRUYỀN, QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH CAO BẰNG GIAI ĐOẠN 2018 - 2020
Thực hiện Chương trình số 10-CTr/TU ngày 29/4/2016 của Tỉnh ủy Cao Bằng về Phát triển du lịch giai đoạn 2016 - 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch tuyên truyền, quảng bá hình ảnh Cao Bằng giai đoạn 2018 - 2020 như sau:
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
1. Mục đích
- Tuyên truyền, quảng bá toàn diện về miền đất, con người, bản sắc văn hóa, sản phẩm, tiềm năng du lịch Cao Bằng đến đông đảo du khách trong và ngoài nước, thông qua tuyên truyền tạo dựng được hình ảnh, thương hiệu du lịch mang đặc trưng riêng của Cao Bằng, qua đó thu hút du khách và nhà đầu tư đến Cao Bằng tham quan du lịch, đầu tư xây dựng phát triển sản phẩm, dịch vụ du lịch tại Cao Bằng.
- Khẳng định vai trò của du lịch là ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế, góp phần tạo việc làm, giảm nghèo, thực hiện hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong Chương trình số 10-CTr/TU, ngày 29/4/2016 của Tỉnh ủy Cao Bằng về Phát triển du lịch giai đoạn 2016 - 2020, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII.
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, tổ chức chính trị - xã hội và cộng đồng đối với vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương; tuyên truyền khơi dậy và phát huy trong cán bộ, đảng viên và nhân dân niềm tự hào về quê hương Cao Bằng; từ đó tích cực tham gia xây dựng du lịch Cao Bằng trở thành điểm đến có chất lượng cao, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, thân thiện với môi trường, văn minh, lịch sự; nâng cao hình ảnh, vị thế của du lịch Cao Bằng ở trong nước và thế giới, bảo đảm cho du lịch tỉnh phát triển bền vững.
2. Yêu cầu
- Công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch được thực hiện thường xuyên, kịp thời, có trọng tâm, trọng điểm, theo lộ trình, chiến lược cụ thể; nội dung, hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với mọi đối tượng, có ý nghĩa thiết thực, hiệu quả, tạo ấn tượng sâu sắc, đáp ứng sự phát triển của tỉnh và nhu cầu của người dân, cộng đồng, xã hội.
- Từng bước nâng cao tính chuyên nghiệp trong các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch, thu hút vốn đầu tư theo các dự án trọng điểm.
- Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cấp, các ngành, địa phương; thường xuyên có sự giám sát, đánh giá việc thực hiện trong công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch để kịp thời khắc phục tồn tại, hạn chế.
II. THỰC TRẠNG TUYÊN TRUYỀN, QUẢNG BÁ VỀ DU LỊCH
Những năm qua, công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch Cao Bằng đã bước đầu được quan tâm chỉ đạo thực hiện. Các cơ quan báo chí đã tập trung tuyên truyền các chương trình phát triển du lịch của tỉnh, các loại hình du lịch đang phát triển trên địa bàn; thông tin đầy đủ cho du khách trong và ngoài nước về những nét đẹp văn hóa của tỉnh, giới thiệu những làng nghề truyền thống, lễ hội đặc trưng, những quy định của pháp luật về hoạt động du lịch... các hoạt động xúc tiến du lịch, tour, tuyến du lịch, hợp tác phát triển du lịch, các hoạt động sự kiện liên quan đều được tuyên truyền quảng bá một cách kịp thời, thường xuyên; tuyên truyền, quảng bá giới thiệu về hình ảnh, con người Cao Bằng trên các ấn phẩm với nhiều hình thức phong phú.
Báo Cao Bằng mở và duy trì thường xuyên 9 chuyên mục với trên 350 tin, bài, ảnh, clip... trên các ấn phẩm: Du lịch, Văn hóa, Phát huy và bảo tồn văn hóa truyền thống, Non nước Cao Bằng, Nét đẹp quê hương, Ẩm thực, Hồ sơ - Tư liệu, Đất nước - Con người, phóng sự ảnh... Đặc biệt, năm 2017, Báo Cao Bằng mở chuyên mục “Cao Bằng phát triển du lịch bền vững” gồm 19 chuyên đề tuyên truyền tương đối toàn diện về công tác du lịch: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giới thiệu miền đất giàu truyền thống cách mạng, tập trung xây dựng và quảng bá du lịch Cao Bằng gồm: du lịch lịch sử; du lịch tâm linh; du lịch cộng đồng, làng nghề; du lịch mạo hiểm; các sản phẩm đặc sản, đặc hữu, các dịch vụ du lịch...
Đài Phát thanh - Truyền hình Cao Bằng duy trì chuyên mục “Du lịch qua màn ảnh nhỏ” phát sóng 02 lần/tuần, thời lượng phát sóng 15 phút vào thứ năm hằng tuần và phát lại vào các khung giờ khác trong các ngày. Nội dung: Tuyên truyền, quảng bá du lịch, giới thiệu hình ảnh con người, truyền thống lịch sử, văn hóa Cao Bằng, các phong tục tập quán thuần hậu của cộng đồng dân tộc, các di tích lịch sử, văn hóa, các danh lam thắng cảnh khác, các lễ hội văn hóa truyền thống, văn hóa ẩm thực, các làn điệu dân ca, nhạc cụ dân tộc độc đáo trong tỉnh Cao Bằng. Tuyên truyền định hướng về khôi phục, bảo tồn phát triển và phát huy giá trị nghề thủ công truyền thống gắn với hoạt động du lịch, quảng bá các sản phẩm từ nghề thủ công truyền thống,...
Một số chương trình tuyên truyền và quảng bá về Cao Bằng được phát sóng trên kênh truyền hình Trung ương: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện các nội dung xây dựng và phát sóng trên kênh VTV2 phóng sự giới thiệu văn hóa, du lịch Cao Bằng trong chuyên mục "Đi đâu? Ăn gì? Bánh ngon Cao Bằng" phát sóng 24 phút vào 21h ngày 31/3/2017, giới thiệu về các địa danh du lịch nổi tiếng của Cao Bằng như: Thác Bản Giốc, Phia Oắc, Phia Đén, Khu rừng Trần Hưng Đạo..., quy trình làm các món "bánh cuốn, bánh khảo, coóng phù"; Chương trình tuyên truyền về địa danh du lịch nổi tiếng Thác Bản Giốc do Biên tập viên nổi tiếng Long Vũ (Đài Truyền hình Việt Nam) thực hiện phát ngày mùng 1 Tết mậu Tuất 2018; Album ca nhạc của ca sỹ Bích Phương quay tại Thác Bản Giốc...
Các hoạt động tuyên truyền đã góp phần quảng bá hình ảnh điểm đến, sản phẩm và dịch vụ du lịch; bảo tồn, phát triển nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc của Cao Bằng, làm cho hình ảnh Cao Bằng trở nên đẹp hơn, hấp dẫn hơn, gìn giữ được những vẻ đẹp, tinh hoa văn hóa truyền thống các dân tộc, tạo “sức hút” đối với du khách đến Cao Bằng; tạo sự chuyển biển về nhận thức trong các cấp, ngành, các tầng lớp nhân dân và toàn xã hội về vai trò, vị trí của di tích lịch sử, văn hóa, du lịch - dịch vụ trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Tuy nhiên, công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh Cao Bằng còn nhiều hạn chế. Công tác tuyên truyền của các cơ quan báo chí mới dừng lại ở mức độ phản ánh, nội dung của một số chuyên mục chưa thực sự phong phú, chưa lôi cuốn công chúng bạn đọc; chưa có sự phối hợp trong tuyên truyền về du lịch; chưa có sự trao đổi, gắn kết với các cơ quan báo chí Trung ương và các tỉnh bạn; chưa khai thác lợi thế của mạng xã hội. Hiện nay, tỉnh đang có một trang thông tin điện tử (website) cung cấp các thông tin quảng bá du lịch do Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Cao Bằng quản lý (địa chỉ: http://dulichcaobang.vn/), tuy nhiên thông tin về website này chưa nhiều người biết đến, việc tiếp cận, tìm hiểu các thông tin về du lịch Cao Bằng trên website này chưa thật sự thuận tiện, vì khi người dùng tìm kiếm các thông tin liên quan đến du lịch Cao Bằng (với các từ khóa phổ biến như: Du lịch Cao Bằng; di tích lịch sử Cao Bằng; danh lam thắng cảnh Cao Bằng; thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao, hang Pác Bó, suối Lê Nin, cổng Trời...) trên công cụ tìm kiếm google đều không cho ra địa chỉ liên kết đến website để cho những người đang quan tâm có thể được cung cấp thông tin một cách nhanh chóng và đầy đủ nhất.
Thông tin quảng bá giới thiệu về non nước, văn hóa, con người Cao Bằng cũng đã được một số cá nhân, doanh nghiệp quan tâm cung cấp trên mạng xã hội, một số trang mạng xã hội (fanpage facebook) đáng chú ý như: “Cao Bằng” có 56.941 người theo dõi; “Cao Bang today” có 21.966 người theo dõi; “Cao Bằng Discovery” có 15.341 người theo dõi; “Phượt Cao Bằng” có 9.589 người theo dõi; “Cao Bằng quê tôi” có 8.186 người theo dõi; “Cao Bằng quê hương tôi” có 6.453 người theo dõi; “Du Lịch Cao Bằng” có 3.360 người theo dõi;... tuy vậy thông tin trên những trang mạng xã hội này chưa có sự định hướng, thiếu tính đồng nhất, thông tin dàn trải, các bài viết chưa thu hút được nhiều sự quan tâm từ cộng đồng mạng xã hội
Mặt khác, phát triển hạ tầng du lịch tại địa phương chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có; cơ sở vật chất kỹ thuật và các dịch vụ du lịch đa dạng, chất lượng ở địa phương còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu thu hút khách. Đáng quan tâm là nhận thức của chính cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn tỉnh về phát triển du lịch còn hết sức hạn hẹp, theo kết quả điều tra dư luận xã hội năm 2017, số người quan tâm đến Chương trình phát triển du lịch mới đạt 34%, số người biết nguồn gốc tất cả địa điểm du lịch tại địa phương sinh sống và các điểm du lịch khác trên địa bàn tỉnh chiếm tỷ lệ rất thấp 11% (trên tổng số 1.592 phiếu hỏi).
Từ thực trạng nêu trên, cần có một kế hoạch chiến lược tuyên truyền, quảng bá sâu rộng về hình ảnh và con người Cao Bằng, khai thác tiềm năng du lịch của tỉnh phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.
III. NỘI DUNG, HÌNH THỨC TUYÊN TRUYỀN
1. Nội dung tuyên truyền
1.1. Tuyên truyền thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương liên quan đến phát triển du lịch trong thời kỳ mới; việc thực hiện Chương trình số 10-CTr/TU, ngày 29/4/2016 của Tỉnh ủy Cao Bằng về Phát triển du lịch giai đoạn 2016 - 2020 và Kế hoạch số 2295/KH-BCĐ, ngày 19/8/2016 của Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình Phát triển du lịch tỉnh Cao Bằng về thực hiện Chương trình Phát triển du lịch giai đoạn 2016 - 2020 và hằng năm.
Tuyên truyền toàn diện các chủ trương, chỉ đạo của tỉnh về phát triển du lịch, về chính sách ưu đãi thu hút đầu tư phát triển du lịch và phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển ngành du lịch địa phương; tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân về vị trí, vai trò của du lịch trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.
1.2. Tuyên truyền, quảng bá theo hướng chuyên nghiệp, văn minh, thân thiện, về những đặc trưng du lịch mang đậm bản sắc của miền đất và con người Cao Bằng, như: Du lịch lịch sử - về nguồn, Du lịch tâm linh, Du lịch thắng cảnh, Du lịch sinh thái, cộng đồng, làng nghề, Du lịch mạo hiểm, khám phá, Du lịch khám phá văn hóa bản địa và du lịch cửa khẩu... các lễ hội truyền thống của Cao Bằng, trang phục, văn hóa, phong tục, tập quán dân tộc, Du lịch địa chất,...
Giới thiệu ẩm thực và sản phẩm du lịch qua các kênh thông tin truyền thông đa phương tiện, các hội chợ ẩm thực (các sản phẩm đặc sản, đặc hữu của địa phương: Bánh khảo, chè lam, lạp sườn, hạt dẻ, lê, miến dong; lúa nếp Hương, nếp Pì Pất, nếp Ong...).
Tuyên truyền về Công viên địa chất non nước Cao Bằng; các hội chợ, triển lãm, hội nghị, hội thảo tổ chức định kỳ hằng năm của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch và các sự kiện lớn hằng năm của tỉnh và các địa phương trong khu vực.
1.3. Tuyên truyền tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoại; tuyên truyền quảng bá các hoạt động hợp tác, xúc tiến, quảng bá du lịch của tỉnh và các hoạt động chính trị, ngoại giao, cụ thể:
* Các hoạt động trong nước: Hội thảo khoa học “Phát triển du lịch Cao Bằng trong tình hình mới”; Chương trình du lịch ‘“Qua những miền di sản Việt Bắc” lần 10 - Cao Bằng năm 2018; Hội nghị liên kết, phát triển du lịch vùng Đông Bắc.
* Các hoạt động ngoài nước: Họp định kỳ với Ủy ban phát triển Du lịch thành phố Bách Sắc, Sùng Tả; huyện biên giới Long Châu; thành phố Tịnh Tây, huyện Nà Po (Quảng Tây, Trung Quốc); Tham gia Kỳ họp Đại hội đồng mạng lưới CVĐC toàn cầu UNESCO tại Pháp; Tham gia Hội nghị mạng lưới CVĐC toàn cầu tại Italia.
2. Hình thức tuyên truyền: Tuyên truyền, quảng bá hình ảnh Cao Bằng thông qua các hình thức chủ yếu như:
- Thông qua công tác tuyên truyền miệng, hoạt động báo cáo viên; các cơ quan báo chí; tuyên truyền trên Cổng thông tin điện tử tỉnh, Cổng thông tin đối ngoại tỉnh Cao Bằng, Cụm thông tin đối ngoại thác Bản Giốc và các trang thông tin điện tử, tạp chí, đặc san, bản tin của các địa phương, đơn vị.
- Tăng cường đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá du lịch Cao Bằng qua các kênh truyền hình Trung ương, website Tổng cục Du lịch, mạng xã hội.
- Tuyên truyền quảng bá thông qua các chương trình, lễ hội, hội chợ, cuộc thi, hội thảo; các hoạt động hợp tác, xúc tiến, quảng bá du lịch của tỉnh và các hoạt động chính trị, ngoại giao, phát triển kinh tế - xã hội.
- Tuyên truyền quảng bá du lịch thông qua hệ thống nhà hàng, khách sạn, khu lưu trú, qua các sản phẩm du lịch (ẩm thực, sản vật địa phương...).
- Tuyên truyền trực quan qua hệ thống các pa nô, khẩu hiệu, băng rôn, áp phích, tranh cổ động, bảng điện tử; các chương trình văn hóa - văn nghệ,...
IV. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền về hình ảnh và con người Cao Bằng trên các ấn phẩm của các cơ quan báo chí. Xây dựng kế hoạch tuyên truyền căn cứ vào các chương trình phát triển du lịch của tỉnh và chương trình công tác của cấp ủy, chính quyền, tình hình thực hiện phát triển du lịch tại các địa phương, ngành, lĩnh vực. Mở thêm các chuyên đề, chuyên trang, chuyên mục định kỳ tuyên truyền du lịch của tỉnh toàn diện, có chiều sâu.
1.1. Đẩy mạnh công tác quảng bá giới thiệu hình ảnh, con người, giá trị văn hóa và các sản phẩm du lịch đặc trưng của Cao Bằng trên các ấn phẩm của Báo Cao Bằng, cụ thể:
- Báo thường kỳ: Mở thêm chuyên mục “Du lịch Cao Bằng” (trước đây đã đăng các bài liên quan đến du lịch, tuy nhiên chưa thành chuyên mục), duy trì mỗi tháng 4 chuyên mục giới thiệu về các điểm du lịch, các di tích lịch sử văn hóa, làng nghề truyền thống, sản phẩm du lịch đặc trưng, phong tục tập quán... trên địa bàn tỉnh. Tuyên truyền về những lợi ích mà ngành du lịch mang lại cho kinh tế địa phương và cộng đồng dân cư. Đấu tranh, phê phán các hành vi tiêu cực trong hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống, dịch vụ lưu trú đối với du khách. Biểu dương gương người tốt, việc tốt; cách thức kinh doanh mới, hiệu quả trong ngành du lịch,...
Hằng năm xây dựng từ 1 - 2 chuyên trang nhân Ngày Truyền thống ngành Du lịch Việt Nam (9/7) hoặc các ngày lễ, sự kiện du lịch lớn của tỉnh (Nội dung đề xuất mới).
- Báo Cao Bằng điện tử: Duy trì các chuyên mục: Du lịch, Văn hóa, Phát huy và bảo tồn văn hóa truyền thống, Non nước Cao Bằng, Nét đẹp quê hương, Ẩm thực, Hồ sơ - Tư liệu, Đất nước - Con người, Du lịch, Phóng sự ảnh, Công viên địa chất non nước Cao Bằng.
Cập nhật liên tục, thường xuyên các sự kiện du lịch, quảng bá những danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh. Hằng tháng có ít nhất 1-2 clip truyền hình, chương trình đối thoại hoặc phóng sự ảnh giới thiệu về hình ảnh, con người và các sản phẩm du lịch Cao Bằng (Nội dung đề xuất mới).
- Tờ Tin ảnh Vùng cao: Mỗi số duy trì 01 phóng sự ảnh và 01 bài viết giới thiệu về hình ảnh, con người và các sản phẩm du lịch Cao Bằng (Nội dung đề xuất mới).
- Chủ trì phối hợp với Hội Nhà báo tỉnh, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức Cuộc thi “Qua miền non nước Cao Bằng” trên Báo Cao Bằng với những bài viết chia sẻ cảm nhận về cảnh đẹp, các điểm du lịch của Cao Bằng; những kinh nghiệm, thông tin, hướng dẫn độc đáo về các điểm du lịch, những sáng kiến phát triển du lịch; sản phẩm, thương hiệu du lịch; nhận thức và ý thức về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và các nội dung khác liên quan đến du lịch của tỉnh (Nội dung đề xuất mới).
Đơn vị thực hiện: Báo Cao Bằng
1.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên sóng phát thanh và truyền hình thông qua các chương trình Thời sự hằng ngày, các chuyên mục như: Nông nghiệp - Nông dân - Nông thôn (giới thiệu các làng nghề truyền thống; các sản phẩm đặc trưng); Sắc màu Văn hóa (giới thiệu phong tục tập quán, những nét đẹp văn hóa truyền thống...); Thông tin đối ngoại; Văn hóa - Thể thao; Môi trường và Phát triển; Doanh nghiệp giới thiệu,...
Xây dựng Chuyên mục “Du lịch Non nước Cao Bằng”, duy trì phát sóng trên sóng phát thanh, sóng truyền hình của Đài, thời lượng 15-20 phút/chuyên mục; phát sóng Thứ Năm hằng tuần, sau chương trình Thời sự tối (khoảng 20h30’) và phát lại vào các khung giờ khác trong các ngày (tần suất chuyên mục: 01 chuyên mục/tuần, tăng 02 chuyên mục/tháng so với từ tháng 02/2018 trở về trước). Nội dung một chuyên mục gồm: Phần tin tức hoạt động chỉ đạo, quảng bá du lịch; Phóng sự tuyên truyền, quảng bá du lịch Cao Bằng; sổ tay du lịch; điểm đến du lịch; Clip hình ảnh du lịch.
Trang thông tin điện tử tổng hợp của Đài kịp thời cập nhật những thông tin hoạt động chỉ đạo về phát triển du lịch Cao Bằng; tuyên truyền, quảng bá hình ảnh quê hương, con người, du lịch Cao Bằng; chuyển tải toàn bộ chương trình chuyên mục “Du lịch Non nước Cao Bằng” lên Trang thông tin điện tử của Đài (Nội dung thực hiện mới từ tháng 3/2018).
- Tham gia phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện xã hội hóa, mời các đơn vị tư vấn truyền thông để hỗ trợ xây dựng một số chương trình để tuyên truyền, quảng bá tiềm năng phát triển du lịch Cao Bằng trên các kênh truyền hình Trung ương, Website của Tổng cục Du lịch, một số tỉnh, mạng xã hội.
Đơn vị thực hiện: Đài Phát thanh - Truyền hình Cao Bằng
2. Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch trên Internet, các website, mạng xã hội; tiếp tục thực hiện tốt công tác quản lý, nâng cao chất lượng hoạt động thông tin tuyên truyền về du lịch của các cơ quan báo chí, các bản tin, trang tin điện tử...trên địa bàn tỉnh.
- Tối ưu hóa kỹ thuật các website thuộc tỉnh giúp cải thiện kết quả tìm kiếm của google và các công cụ tìm kiếm khác trên Internet, nhằm đưa kết quả tìm kiếm các từ khóa liên quan đến Cao Bằng lên thứ hạng cao. Tập trung cho các trang gồm: Cổng thông tin điện tử tỉnh, Báo điện tử Cao Bằng, Website Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Cao Bằng, trang thông tin điện tử UBND các huyện và thành phố.
- Trao đổi liên kết giữa các trang thông tin, website quảng bá của tỉnh với cổng thông tin điện tử của các tỉnh bạn và các trang mạng khác (các bên đặt liên kết của nhau); trước các sự kiện lớn, đề nghị đặt banner liên kết trên cổng thông tin điện tử của các tỉnh bạn.
- Đôn đốc các sở, ngành, cơ quan Báo, Đài tạo các kênh thông tin trên Internet để tương tác với du khách.
- Tham mưu mời các đơn vị tư vấn xây dựng chiến lược truyền thông để quảng bá hình ảnh Cao Bằng.
- Triển khai chương trình quảng bá hình ảnh Cao Bằng thông qua mạng xã hội. Theo đó tổ chức trao thưởng cho các tài khoản, trang mạng xã hội đăng các tin bài về quảng bá hình ảnh Cao Bằng có số lượng người tiếp cận, số lượng tương tác lớn.
- Triển khai hệ thống đèn LED tại các khu du lịch, cửa khẩu của tỉnh để giới thiệu, hiển thị các thông tin quảng bá hình ảnh Cao Bằng.
- Phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy thường xuyên chỉ đạo, định hướng các cơ quan báo chí thực hiện đăng tải các thông tin quảng bá về hình ảnh Cao Bằng thông qua các cuộc giao ban báo chí định kỳ. Theo dõi, giám sát hoạt động tuyên truyền, quảng bá hình ảnh Cao Bằng trên mạng Internet.
Đơn vị thực hiện: Sở Thông tin và Truyền thông
3. Tham mưu thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch theo hướng chuyên nghiệp hóa. Tăng cường phối hợp với các sở, ban, ngành, các đơn vị trong công tác quảng bá, xúc tiến du lịch.
- Chủ trì tham mưu tổ chức thực hiện và cung cấp thông tin tuyên truyền các hoạt động hợp tác, xúc tiến, quảng bá du lịch của tỉnh. Tổ chức các hội thảo, chương trình tọa đàm giới thiệu du lịch Cao Bằng để thu hút sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh. Chú trọng thu hút các doanh nghiệp đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, chất lượng và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ du lịch.
- Chủ trì phối hợp tổ chức việc tuyên truyền, quảng bá du lịch đến nhân dân trong tỉnh và khách du lịch thông qua các cơ sở lưu trú, hệ thống nhà hàng, khách sạn, các điểm du lịch; tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nhận thức, chuyên môn nghiệp vụ về du lịch cho đội ngũ quản lý, lễ tân, hướng dẫn viên du lịch; chỉ đạo phát hành các ấn phẩm, tổ chức các lễ hội, hội chợ, cuộc thi tuyên truyền, quảng bá du lịch Cao Bằng (lễ hội Thanh Minh, lễ hội về nguồn Pác Bó, lễ hội Bản Giốc, lễ hội Lê Đông Khê, cuộc thi về ảnh đẹp du lịch Cao Bằng).
- Tăng cường nội dung quảng bá hình ảnh Cao Bằng thông qua các kênh thông tin truyền thông đa phương tiện trong Chương trình phát triển Du lịch Cao Bằng giai đoạn năm 2016 - 2020. Lập danh mục từ khóa liên quan đến quảng bá hình ảnh Cao Bằng phục vụ cho việc tối ưu khả năng tìm kiếm của Cổng thông tin điện tử, Báo điện tử Cao Bằng, website Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Cao Bằng, website của Ban quản lý CVĐC non nước Cao Bằng... tích hợp trong Cổng du lịch thông minh, ứng dụng du lịch thông minh trên Smartphone (khi người dùng gõ các từ khóa này trên các công cụ tìm kiếm sẽ hiển thị các liên kết đến các thông tin quảng bá hình ảnh của tỉnh).
- Chỉ đạo Ban quản lý các di tích, khu, điểm du lịch xây dựng các trang fanpage trên mạng xã hội facebook. Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông hướng dẫn các đơn vị chức năng trong lĩnh vực du lịch, quảng bá, lữ hành, truyền thông tạo lập các kênh quảng bá chính thức của tỉnh trên mạng xã hội, trên đó đăng tải, phổ biến các thông tin, hình ảnh về di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, văn hóa, con người Cao Bằng (trước mắt xây dựng trang fanpage trên Facebook về tỉnh Cao Bằng và các trang theo từng thế mạnh, khu vực, phân công các đơn vị chuyên nghiệp phụ trách trang, thực hiện các giải pháp để thu hút sự quan tâm và lượng truy cập từ trang này. Xây dựng đội ngũ cộng tác viên bao gồm các chủ tài khoản mạng xã hội, quản trị các trang mạng xã hội đang có lượng người theo dõi lớn để cùng tham gia đăng tải, chia sẻ tin bài về Cao Bằng. Tạo cơ chế khuyến khích, chi trả thù lao cho các bài đăng có số lượng người tiếp cận và số lượng tương tác lớn).
- Chỉ đạo Đoàn Nghệ thuật tỉnh xây dựng Chương trình nghệ thuật “Về miền Non nước”, dựa trên các bài hát ca ngợi về quê hương và các danh lam thắng cảnh của tỉnh Cao Bằng. Giới thiệu các làn điệu dân ca, dân vũ của các dân tộc nhằm quảng bá hình ảnh và các sinh hoạt trong cộng đồng các dân tộc thiểu số tỉnh Cao Bằng. Dàn dựng và biên đạo các tiết mục trên nền các bài hát để tạo hiệu ứng hình ảnh mang đậm nét bản sắc văn hóa của các dân tộc tỉnh Cao Bằng.
- Chỉ đạo tổ chức tuyên truyền, cổ động trực quan qua hệ thống các pa nô, bảng điện tử,... tại trung tâm các huyện, thành phố, các trục đường phố chính, các khu, điểm du lịch, các công sở, trường học, khu dân cư trong toàn tỉnh; các hoạt động văn hóa - văn nghệ thông tin, tuyên truyền về du lịch Cao Bằng.
- Chủ trì thực hiện việc biên tập tài liệu ngắn gọn giới thiệu về nguồn gốc, ý nghĩa của các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh; cung cấp cho Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy theo định kỳ hằng tháng để phục vụ công tác định hướng tuyên truyền tại các Hội nghị Báo cáo viên và giao ban báo chí thường kỳ. Bắt đầu thực hiện từ quý III/2018.
- Tham gia phối hợp với Báo Cao Bằng, Hội Nhà báo tỉnh tổ chức Cuộc thi “Qua miền non nước Cao Bằng” trên Báo Cao Bằng.
- Tham gia phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện xã hội hóa, mời các đơn vị tư vấn truyền thông để hỗ trợ xây dựng một số chương trình để tuyên truyền, quảng bá tiềm năng phát triển du lịch Cao Bằng trên các kênh truyền hình Trung ương, Website của Tổng cục Du lịch, một số tỉnh, mạng xã hội.
Đơn vị thực hiện: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
4. Thực hiện một số giải pháp đột phá về mở rộng tuyên truyền quảng bá du lịch Cao Bằng ra bên ngoài (Nguồn tư liệu tuyên truyền sử dụng từ nguồn Ban quản lý dự án xây dựng và điều phối hoạt động của Ban tư vấn chính sách cấp tỉnh; dự án VIE 036)
Chủ động thực hiện xã hội hóa, mời các đơn vị tư vấn truyền thông để hỗ trợ xây dựng một số chương trình để tuyên truyền, quảng bá tiềm năng phát triển du lịch Cao Bằng trên các kênh truyền hình Trung ương, Website của Tổng cục Du lịch, một số tỉnh, mạng xã hội. Cụ thể:
- Xây dựng 02 clip ngắn giới thiệu về Cao Bằng với tên gọi: "Cao Bằng- Miền cổ tích". Đơn vị thực hiện: Đoàn quay phim của Đạo diễn Vũ Nam Dương, Thành phố Hà Nội. Đơn vị hỗ trợ: Ban quản lý dự án xây dựng và điều phối hoạt động của Ban tư vấn chính sách cấp tỉnh; dự án VIE036; UBND các huyện, thành phố và các cơ quan liên quan. Thời lượng: 01 clip 10 phút; 01 clip 02 phút.
Nội dung clip giới thiệu về non nước và con người Cao Bằng, được tái hiện như một vùng đất cổ tích, thần tiên, giữ được nguyên sơ cảnh đẹp thiên nhiên với những giá trị lịch sử-văn hóa đậm nét. Clip hướng đến quảng bá các hình thức du lịch cộng đồng, du lịch khám phá trải nghiệm, gắn du lịch với phát triển các sản phẩm nông nghiệp sạch; giữ gìn, phát huy các nét văn hóa truyền thống, sản phẩm đặc trưng của 13 huyện, thành phố.
Dự kiến clip sẽ được chuyển đến hãng hàng không VietnamAirlines và một số cơ quan truyền thông trong nước và nước ngoài (các kênh VTV của đài truyền hình Việt Nam; kênh truyền hình Nhật Bản NHK World, kênh mạng xã hội như Youtube, facebook, instagram,...) để quảng bá.
- In sách ảnh “Cao Bằng 04 sản vật”: Là cẩm nang du lịch, giới thiệu cảnh đẹp, lễ hội văn hóa, con người và sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của Cao Bằng theo chu kỳ 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông với các bài bình ngắn của một số nhà văn, nhà báo đã từng gắn bó, yêu mến quê hương Cao Bằng như Lê Chí Thanh, Hồng Cư, Phan Huế,...mỗi sản phẩm gắn với một địa danh, vùng khí hậu đặc trưng tạo nên các chất lượng và hương vị riêng biệt, đi kèm là các câu chuyện kể của người dân địa phương, hướng dẫn cách thu hoạch, chế biến,... nhằm khơi dậy niềm tự hào, tình yêu hương nguồn cội, giữ gìn và phát huy hơn nữa lợi thế, tiềm năng các sản vật đặc trưng, văn hóa bản địa của các địa phương trong tỉnh. Bao gồm các sản phẩm sự kiện như: mùa Xuân (miến Dong, chè Đoỏng Pán, lạp sườn, bò Mông), mùa Hạ (Bí thơm, thạch Mác Púp, Thạch đen, Lạc đỏ), mùa Thu (Hà Thủ ô, hạt Dẻ, Lê vàng, Trám đen), mùa Đông (Gạo nếp Pì Pất, gạo nếp Ong Khẩu Pấng, gạo nếp cẩm, quýt).
Dự kiến giai đoạn 1 cuốn sách ảnh sẽ được sử dụng phục vụ cho các hoạt động lớn của tỉnh, làm quà tặng cho khách đến làm việc tại tỉnh, hoặc các đoàn công tác của tỉnh đến các địa phương khác; giai đoạn 2 tiếp tục hoàn thiện, dịch ra tiếng Anh, tiếng Trung, sử dụng làm tư liệu quảng bá trên các trang mạng xã hội, tạp chí trong và ngoài nước, làm tờ rơi giới thiệu cảnh đẹp, sản vật địa phương đặt tại một số điểm nhà hàng, khách sạn, khu trung tâm của tỉnh, cung cấp thông tin cho khách du lịch.
- Thực hiện Chương trình “A street food tour” (Quán ngon hè phố) (Đoàn làm phim của đạo diễn Vũ Nam Dương - đơn vị được giao thực hiện serie chương trình)
Là serie chương trình đầu tiên về món ngon đường phố trên hệ thống kênh VTV của đài truyền hình Việt Nam. Nhân vật trải nghiệm là các đầu bếp nổi tiếng trong nước và nước ngoài. Chương trình sẽ tái hiện sinh động nền ẩm thực vỉa hè phong phú, giàu bản sắc trên sóng truyền hình; mỗi ngày 01 món ăn đặc sắc, phát sóng cố định vào khung giờ đẹp trên VTV3 (VTV3: 18h53-18h55 từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần; VTV1: từ 22h30' - 22h32' từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần).
Chương trình sẽ thực hiện kết nối truyền thông đa phương tiện đến các kênh, mạng xã hội như Youtube, facebook, instagram,...nhằm kết nối khán giả và mở rộng cộng đồng yêu thích ẩm thực đường phố, lồng ghép quảng bá các thông điệp du lịch văn minh, du lịch bền vững, giữ gìn các giá trị văn hóa ẩm thực truyền thống của các địa phương trên cả nước.
Tỉnh Cao Bằng là địa phương thực hiện 10 series đầu tiên của chương trình, giới thiệu 10 món ăn đặc trưng, trải dài trên các huyện, thành phố (bắt đầu quay vào cuối tháng 3/2018).
Đơn vị thực hiện: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh là đầu mối phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Đài Phát thanh - Truyền hình Cao Bằng, Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện.
5. Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí cho đội ngũ cán bộ, nhà báo, phóng viên, biên tập viên của các địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh chuyên đề về tuyên truyền du lịch.
Tham gia phối hợp với Báo Cao Bằng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Cuộc thi “Qua miền non nước Cao Bằng” trên Báo Cao Bằng.
Đơn vị thực hiện: Hội Nhà báo tỉnh
6. Tổ chức các cuộc thi sáng tác thơ, nhạc; xuất bản các ấn phẩm sách nhạc, đĩa nhạc về chủ đề du lịch Cao Bằng (Nội dung đề xuất mới). Duy trì thực hiện tốt công tác xuất bản và phát hành tạp chí Non nước Cao Bằng, bố trí thời lượng hợp lý để đăng tin, bài về du lịch Cao Bằng; xuất bản sách nhạc, đĩa nhạc (gồm album ca khúc mới và album chọn lọc dân ca các dân tộc Cao Bằng) về chủ đề du lịch Cao Bằng.
Đơn vị thực hiện: Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh.
V. KINH PHÍ THỰC HIỆN
- Kinh phí thực hiện được từ nguồn Ngân sách Nhà nước, nguồn xã hội hóa và các nguồn kinh phí hợp pháp khác (nếu có).
(Có dự kiến kinh phí kèm theo).
- Các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, quảng bá chủ động thực hiện từ nguồn kinh phí Ngân sách Nhà nước đã được cấp có thẩm quyền giao hàng năm. Các nhiệm vụ có dự toán kinh phí lớn vượt quá khả năng ngân sách của các cơ quan, đơn vị, đề nghị lập dự toán gửi cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định theo chế độ quy định, căn cứ khả năng cân đối của ngân sách địa phương tài chính cùng cấp báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét quyết định.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các cơ quan, đơn vị: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Nhà báo, Hội Văn học - Nghệ thuật, Báo Cao Bằng, Đài Phát thanh - Truyền hình Cao Bằng căn cứ các nội dung tại phần III, theo chức năng, nhiệm vụ, có trách nhiệm xây dựng kế hoạch thực hiện; xác định lộ trình thực hiện, kinh phí và các điều kiện để tổ chức thực hiện các nhiệm vụ giải pháp đã đề ra.
2. Đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
- Tăng cường hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên tuyên truyền về chủ trương, chỉ đạo của tỉnh về phát triển du lịch, về chính sách ưu đãi thu hút đầu tư phát triển du lịch và phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển ngành du lịch địa phương.
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân về vị trí, vai trò của du lịch trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Tham mưu chỉ đạo, phối hợp với các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, các cấp, các ngành, các địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động cán bộ, đảng viên và nhân dân thấy được vị trí, vai trò, tiềm năng, thế mạnh của du lịch trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm; khơi dậy niềm tự hào, tình yêu quê hương, đất nước, gắn bó với quê hương, tích cực tham gia tuyên truyền, quảng bá, phát triển du lịch, góp phần xóa đói giảm nghèo, xây dựng Cao Bằng phát triển.
- Xây dựng kế hoạch, hướng dẫn, định hướng công tác tuyên truyền hằng tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng, cả năm; duy trì thực hiện tốt và tăng cường tuyên truyền du lịch Cao Bằng tại hội nghị báo cáo viên thường kỳ các cấp. Tăng cường phối hợp với các huyện, thành ủy, Đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy viết tin, bài tuyên truyền kết quả thực hiện Chương trình Phát triển du lịch của địa phương, đơn vị; tăng cường tin, bài tuyên truyền du lịch Cao Bằng trên Bản tin Thông báo nội bộ (Bản tin phục vụ sinh hoạt chi bộ).
- Chủ trì phối hợp với Hội Nhà báo, Sở Thông tin và Truyền thông thường xuyên chỉ đạo, định hướng các cơ quan báo chí thực hiện đăng tải các thông tin quảng bá về hình ảnh Cao Bằng thông qua các cuộc giao ban báo chí định kỳ. Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan quản lý Cụm thông tin đối ngoại thác Bản Giốc; Cổng thông tin điện tử tỉnh; Cổng thông tin đối ngoại tỉnh Cao Bằng; các trang thông tin điện tử của các địa phương, đơn vị và các tạp chí, đặc san, bản tin của các cơ quan, đơn vị nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyên truyền, quảng bá du lịch Cao Bằng. Chỉ đạo các cơ quan báo chí tăng cường phối hợp và liên kết với Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân thường trú tại Tỉnh Cao Bằng; các cơ quan báo chí, thông tấn Trung ương, Đài Truyền hình Việt Nam, Báo Đảng, Đài Phát thanh - Truyền hình các tỉnh để tuyên truyền, quảng bá toàn diện hình ảnh của trên các phương tiện truyền thông của mình, nhất là chương trình phát triển du lịch.
3. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội cấp tỉnh
Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền thực hiện Chương trình số 10-CTr/TU, ngày 29/4/2016 của Tỉnh ủy Cao Bằng về Phát triển du lịch giai đoạn 2016 - 2020, Kế hoạch số 2295/KH-BCĐ, ngày 19/8/2016 của Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình Phát triển du lịch tỉnh Cao Bằng về thực hiện Chương trình Phát triển du lịch giai đoạn 2016 - 2020 và hằng năm qua hệ thống website, mạng xã hội của tổ chức đoàn thể, sinh hoạt chi đoàn, chi hội... Tổ chức và phối hợp với các đơn vị hữu quan đẩy mạnh việc xây dựng các sản phẩm tuyên truyền trực quan (infographic, tờ gấp, các MV...); tổ chức các cuộc thi trong đối tượng đoàn viên, hội viên gắn với giới thiệu, quảng bá về hình ảnh, đất nước, con người Cao Bằng...nhằm góp phần nâng cao nhận thức, xác định trách nhiệm của cả cộng đồng trong việc tham gia tuyên truyền, quảng bá, xây dựng hình ảnh con người, mảnh đất Cao Bằng thân thiện, mến khách; khẳng định vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Tỉnh Đoàn thanh niên xây dựng và triển khai Chương trình "Thanh niên tham gia phát triển du lịch tỉnh Cao Bằng" giai đoạn 2018 - 2022, Đề án quản lý, phát huy giá trị của Khu di tích lịch sử Kim Đồng trong giáo dục truyền thống cho thanh thiếu nhi. Chỉ đạo thực hiện phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện, sáng tạo của đoàn viên, thanh niên trong phối hợp xây dựng cảnh quan, cây xanh tại các khu di tích, địa chỉ đỏ.
4. Các sở, ban, ngành của tỉnh
Khuyến khích, vận động cán bộ, công chức, viên chức thường xuyên theo dõi trang mạng xã hội chính thức của tỉnh, tích cực “Thích”, “Chia sẻ”, từ đó làm cầu nối đến bạn bè người dùng mạng xã hội khác; vận động chung sức đóng góp tư liệu, hình ảnh cho trang mạng xã hội chính thức của tỉnh để góp phần lan tỏa hình ảnh Cao Bằng đến bạn bè trong nước và quốc tế.
- Các cơ quan, đơn vị có tạp chí, đặc san, bản tin: duy trì thực hiện tốt công tác xuất bản và phát hành tạp chí, đặc san, bản tin của cơ quan, đơn vị; bố trí thời lượng hợp lý để đăng tin, bài về du lịch Cao Bằng; khuyến khích, động viên cán bộ, công chức, hội viên sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề du lịch Cao Bằng.
- Sở Tài chính: chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định, trình cấp có thẩm quyền bố trí bổ sung kinh phí sự nghiệp hằng năm để thực hiện Kế hoạch tuyên truyền, quảng bá du lịch Cao Bằng giai đoạn 2018 - 2020.
- Sở Ngoại vụ: chủ trì phối hợp với Sở Thông tin và truyền thông vận hành và quản lý hiệu quả Cổng thông tin đối ngoại tỉnh Cao Bằng. Duy trì xuất bản nâng cao chất lượng Bản tin Đối ngoại Cao Bằng gửi các cơ quan đại diện nước ngoài, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam, các bộ ngành Trung ương, các sở, ban, ngành và các huyện, xã biên giới trên địa bàn tỉnh để tuyên truyền, phổ biến về đường lối và chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước; giới thiệu về những nét đẹp văn hóa truyền thống, quảng bá tiềm năng, thế mạnh của tỉnh để thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước đến đầu tư, làm việc tại tỉnh Cao Bằng. Phối hợp tốt với các cơ quan trung ương quản lý, hướng dẫn cụ thể, tạo điều kiện đối với các đoàn phóng viên nước ngoài đến tác nghiệp, viết bài, xây dựng phóng sự, phim ảnh... về văn hóa, con người, du lịch Cao Bằng, góp phần quảng bá hình ảnh Cao Bằng ra thế giới.
5. UBND các huyện, thành phố
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn trong tham gia tuyên truyền, quảng bá về xây dựng hình ảnh con người, mảnh đất Cao bằng thân thiện, mến khách, đậm đà bản sắc.
Chỉ đạo cơ quan chuyên môn thực hiện khai thác, biên tập các thông tin, hình ảnh tiêu biểu gắn với địa danh, bản sắc văn hóa của địa phương cung cấp thông tin cho công tác thông tin, tuyên truyền của tỉnh về du lịch.
Tích cực đăng tải, trích dẫn các thông tin quảng bá hình ảnh Cao Bằng trên trang thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước qua đó duy trì được một lượng lớn thông tin, hình ảnh Cao Bằng trên môi trường mạng Internet. Sau khi hình thành các kênh thông tin quảng bá, tiếp tục xây dựng các chiến dịch, chương trình quảng bá có lộ trình, có trọng tâm./.
Nơi nhận:
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các thành viên BCĐ Chương trình PTDL;
- Các huyện ủy, thành ủy;
- UBND các huyện, thành phố;
- MTTQ và các đoàn thể cấp tỉnh;
- Các sở, ban, ngành tỉnh;
- Các cơ quan báo chí, Hội VHNT, Hội Nhà báo;
- Ban Tuyên giáo các huyện, thành ủy, Tuyên huấn các Đảng ủy trực thuộc;
- LĐVP UBND tỉnh;
- CV: TH, VX, Phòng QT-TV VPUBND tỉnh;
- Lưu: VT, VX (G).
CHỦ TỊCH
Hoàng Xuân Ánh
DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÁP CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, QUẢNG BÁ VỀ HÌNH ẢNH CAO BẰNG GIAI ĐOẠN 2018 - 2020
STT
Thời kỳ thực hiện
Nội dung giải pháp cụ thể
Tổng số kinh phí thực hiện dự kiến
Trong đó
Ghi chú
Từ nguồn xã hội hóa
Hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước
CẢ GIAI ĐOẠN 2018 - 2020
18.288.864.000
13.005.049.000
5.283.815.000
1
Văn phòng UBND tỉnh
900.000.000
500.000.000
400.000.000
Xã hội hóa từ nguồn của ban quản lý dự án XD&ĐP HĐ BTVCS cấp tỉnh và một số các tổ chức khác
Xây dựng clip chung của tỉnh để quảng bá tiềm năng, lợi thế về đầu tư, thương mại, nông nghiệp xanh, du lịch bền vững,...Trong đó nêu bật được các giá trị văn hóa lịch sử, cảnh vật và vẻ đẹp con người, sự hấp dẫn của ẩm thực truyền thống địa phương.
500.000.000
300.000.000
200.000.000
Xây dựng kế hoạch hằng năm sử dụng, tuyên truyền và quảng bá Clip trên các kênh truyền hình của VTV, trên các chuyến bay của Việt Nam Airlines; hỗ trợ xúc tiến trên sóng của đài NHK Nhật Bản, đài truyền hình Quảng Tây (Trung Quốc); các trang mạng xã hội như Youtube, facebook, instagram
400.000.000
200.000.000
200.000.000
2
Báo Cao Bằng
570.200.000
570.200.000
Xã hội hóa trao đổi thông tin
1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phát triển du lịch của tỉnh trên cả 3 ấn phẩm: Báo thường kỳ, Báo Cao Bằng điện tử và Tờ Tin ảnh Vùng cao.
2. Chủ trì phối hợp với Hội Nhà báo tỉnh, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức Cuộc thi “Qua miền non nước Cao Bằng” trên Báo Cao Bằng.
3. Tăng cường phối hợp và liên kết với các cơ quan báo chí, thông tấn Trung ương và địa phương, Báo Đảng các tỉnh trong khu vực tuyên truyền, quảng bá toàn diện hình ảnh của địa phương.
4. Phối hợp với Hội Nhà báo tỉnh tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên trên địa bàn tỉnh chuyên đề về TT, quảng bá du lịch.
Kinh phí do Hội Nhà báo xây dựng
3
Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh
1.965.664.800
35.049.000
1.930.615.800
1.Xây dựng và duy trì chuyên mục“Du lịch Non nước Cao Bằng” phát trên sóng Đài Phát thanh - Truyền hình Cao Bằng. (136 chuyên mục TH + 136 chuyên mục PT).Thời lượng chuyên mục 15 phút. Tần suất chuyên mục 4 chuyên mục/tháng (1 chuyên mục/tuần).
2. Sản xuất các phóng sự, ký sự: Giới thiệu truyền thống lịch sử, văn hóa Cao Bằng, lễ hội văn hóa truyền thống, các làn điệu dân
ca, dân vũ, nhạc cụ dân tộc, giới thiệu làng nghề truyền thống...
3. Sản xuất các clips quảng bá hình ảnh con người, các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử, văn hóa Cao Bằng.
4. Tổ chức “Thi ảnh đẹp qua màn ảnh nhỏ”, “Liên hoan phát thanh - truyền hình”.
4
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
1.860.000.000
470.000.000
1.390.000.000
- Xây dựng Kế hoạch tham gia các hoạt động thông tin, xúc tiến quảng bá du lịch Cao Bằng tại một số tỉnh, thành.
- Tổ chức cuộc thi ảnh đẹp du lịch Cao Bằng hằng năm;
- Tổ chức lễ hội du lịch tại một số khu, điểm du lịch trọng điểm.
5
Sở Thông tin và Truyền thông
12.513.000.000
12.000.000.000
513.000.000
12.000.000.000 Kinh phí từ DA Bộ TT&TT
- Triển khai các biện pháp kỹ thuật trên Cổng thông tin điện tử, trang thông tin của các cơ quan nhà nước, Báo điện tử Cao Bằng, Website Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Cao Bằng nhằm tối ưu khả năng tìm kiếm trên Internet (thể hiện lên nhóm đầu của công cụ tìm kiếm khi gõ từ khóa liên quan đến Cao Bằng.
- Mời tư vấn xây dựng chiến lược truyền thông để quảng bá hình ảnh Cao Bằng.
- Tổ chức chương trình quảng bá hình ảnh Cao Bằng thông qua các tài khoản, trang mạng xã hội.
- Lắp đặt Cụm thông tin tuyên truyền (màn hình LED) tại các cửa khẩu.
6
Hội Văn học - Nghệ thuật
430.000.000
430.000.000
Cuộc thi sáng tác thơ và xuất bản tập thơ về chủ đề du lịch Cao Bằng; Cuộc thi sáng tác ca khúc và xuất bản đĩa nhạc DVD và sách nhạc về chủ đề du lịch Cao Bằng; Xuất bản đĩa DVD dân ca chọn lọc về chủ đề du lịch Cao Bằng.
7
Hội Nhà báo tỉnh
50.000.000
50.000.000
Tổ chức 01 lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên trên địa bàn tỉnh chuyên đề về TT, quảng bá du lịch (thực hiện năm 2019).
LỘ TRÌNH TỪNG NĂM
I
NĂM 2018
6.245.696.000
4.503.820.000
1.741.876.000
1
Văn phòng UBND tỉnh
700.000.000
400.000.000
300.000.000
Mời Đoàn làm phim Nam Dương, thành phố Hà Nội lên Cao Bằng tiếp tục thực hiện các cảnh quan để hoàn thiện Clip (Kinh phí cho Đạo diễn, đoàn làm phim, hậu cần phục vụ Đoàn, làm hậu cần tại Thái Lan,...)
500.000.000
300.000.000
200.000.000
Xây dựng kế hoạch sử dụng, tuyên truyền và quảng bá Clip năm 2018
200.000.000
100.000.000
100.000.000
2
Báo Cao Bằng
115.000.000
115.000.000
1. Phát động cuộc thi “Qua miền non nước Cao Bằng” trên Báo Cao Bằng” trong quý II/2018.
12.000.000
12.000.000
2. Xuất bản 1 chuyên trang: Chào mừng chương trình du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc” lần thứ X tổ chức tại Cao Bằng và Công bố Công viên địa chất toàn cầu non nước Cao Bằng
20.000.000
20.000.000
• Mở chuyên mục “Du lịch Cao Bằng” 24 chuyên mục báo in; Tờ tin ảnh vùng cao 6 chuyên mục, 6 phóng sự ảnh; Báo Điện tử (6 phóng sự ảnh, 6 clip, 2 đối thoại, duy trì chuyên mục, baner....)
83.000.000
83.000.000
3
Đài PT-TH tỉnh
595.696.000
13.820.000
581.876.000
1.Mở chuyên mục“Du lịch Non nước Cao Bằng” và tuyên truyền trên các chương trình, chuyên mục khác của Đài, như “Sắc màu dân tộc”, “Dân tộc và phát triển”, “Đối ngoại”... (40 chuyên mục TH + 40 chuyên mục PT)
526.592.000
526.592.000
2. Sản xuất 4 phóng sự, ký sự:
- Ký sự- Tỏa sáng cội nguồn Pác Bó (10 tập);
- Ký sự-Phia Oắc - Phia Đén- Báu vật thiên nhiên (5 tập);
- Ký sự nghề truyền thống (10 tập).
- Phóng sự 3 tuyến du lịch về Công viên địa chất Non nước Cao Bằng (3 tập).
3. Sản xuất các clips quảng bá hình ảnh người, các danh lam thắng cảnh, các di tích sử, văn hóa Cao Bằng.
69.104.000
13.820.000
55.284.000
4
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
420.000.000
90.000.000
330.000.000
- Xây dựng Kế hoạch tham gia các hoạt động thông tin, xúc tiến quảng bá du lịch Cao Bằng
300.000. 000
50.000. 000
250.000.000
- Tổ chức cuộc thi ảnh đẹp du lịch Cao Bằng
120.000.000
40.000.000
80.000.000
5
Sở Thông tin & Truyền thông
4.325.000.000
4.000.000.000
325.000.000
Triển khai các biện pháp kỹ thuật trên Cổng thông tin điện tử, trang thông tin của các cơ quan nhà nước, Báo điện tử Cao Bằng, Website Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Cao Bằng nhằm tối ưu khả năng tìm kiếm trên Internet (thể hiện lên nhóm đầu của công cụ tìm kiếm khi gõ từ khóa liên quan đến Cao Bằng. Quý III/2018).
125.000.000
125.000.000
Mời tư vấn xây dựng chiến lược truyền thông để quảng bá hình ảnh Cao Bằng (Quý II/2018)
200.000.000
200.000.000
Lắp đặt Cụm thông tin tuyên truyền (màn hình LED) tại cửa khẩu Tà Lùng (Quý IV/2018)
4.000.000.000
4.000.000.000
Kinh phí từ DA Bộ TT&TT
6
Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh
90.000.000
90.000.000
Cuộc thi sáng tác thơ và xuất bản tập thơ về chủ đề du lịch Cao Bằng.
II
NĂM 2019
6.166.810.400
4.252.340.000
1.914.470.000
1
Văn phòng UBND tỉnh
100.000.000
50.000.000
50.000.000
Xây dựng kế hoạch sử dụng, tuyên truyền và quảng bá Clip năm 2019
2
Báo Cao Bằng
269.200.000,đ
269.200.000,đ
1. Duy trì chuyên mục “Du lịch Cao Bằng” 48 chuyên mục báo in; Tờ tin ảnh vùng cao (12 chuyên mục, 12 phóng sự ảnh); Báo Điện tử (12 phóng sự ảnh, 12 clip, 4 đối thoại, duy trì chuyên mục, baner....)
166.000.000,đ
166.000.000, đ
2. Xuất bản 1 chuyên trang Liên hoan hát then, đàn tính
20.000.000,đ
20.000.000,đ
3. Tổng kết cuộc thi “Qua miền non nước Cao Bằng” trên Báo Cao Bằng” trong quý IV/2019.
83.200.000đ
83.200.000đ
3
Đài Phát thanh -Truyền hình tỉnh
693.610.400đ
12.340.000đ
681.270.400đ
1. Duy trì chuyên mục “Du lịch Non nước Cao Bằng” và tuyên truyền trên các chương trình, chuyên mục khác của Đài, như “Sắc màu dân tộc”, “Dân tộc và phát triển”, “Đối ngoại”... (48 chuyên mục TH + 48 chuyên mục PT)
631.910.400đ
631.910.400đ
2. Sản xuất 4 phóng sự, ký sự:
- Ký sự Rừng Trần Hưng Đạo (5 tập)
- Ký sự chiến thắng Chiến dịch Biên giới 1950 (10 tập).
- Dân ca, dân nhạc. (5 tập)
- Trải nghiệm ẩm thực Cao Bằng (5 tập).
3. Sản xuất các clips quảng bá hình ảnh con người, các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử, văn hóa Cao Bằng.
4. Tổ chức “Thi ảnh đẹp trên màn ảnh nhỏ”
61.700.000đ
12.340.000đ
49.360.000đ
4
Sở VH, TT&DL
720.000.000
190.000.000
530.000.000
- Xây dựng Kế hoạch tham gia các hoạt động thông tin, xúc tiến quảng bá du lịch Cao Bằng.
300.000.000
50.000.000
250.000.000
- Tổ chức Lễ hội về nguồn Pác Bó
300.000.000
100.000.000
200.000.000
- Tổ chức cuộc thi ảnh đẹp du lịch Cao Bằng
120.000.000
40.000.000
80.000.000
5
Sở TT&TT
4.144.000.000
4.000.000.000
144.000.000
Duy trì thứ hạng của Cổng thông tin điện tử, trang thông tin của các cơ quan nhà nước, Báo điện tử Cao Bằng, Website Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Cao Bằng trên công cụ tìm kiếm google (nằm trong top 3 của công cụ tìm kiếm khi gõ từ khóa liên quan đến Cao Bằng. Quý I/2019)
44.000.000
44.000.000
Tổ chức chương trình quảng bá hình ảnh Cao Bằng thông qua các tài khoản, trang mạng xã hội (Quý II/2019).
100.000.000
100.000.000
Lắp đặt Cụm thông tin tuyên truyền (màn hình LED) tại cửa khẩu Hùng Quốc (Quý IV/2019).
4.000.000.000
4.000.000.000
Kinh phí từ DA Bộ TT&TT
6
Hội VH-NT tỉnh
190.000.000
190.000.000
Cuộc thi sáng tác ca khúc và xuất bản đĩa nhạc DVD và sách nhạc về chủ đề du lịch Cao Bằng.
7
Hội Nhà báo tỉnh
50.000.000
50.000.000
- Mở lớp tập huấn cho các học viên đang công tác tại Báo Cao Bằng, Đài PT-TH Cao Bằng, Đài TTTH các huyện, thành phố; Các cơ quan, đơn vị có tạp chí, đặc san, bản tin, và các cơ quan liên quan;
+ Thời gian tổ chức lớp học: 3 ngày;
III
NĂM 2020
5.876.358.400
4.248.889.000
1.627.469.400
1
Văn phòng UBND tỉnh
100.000.000
50.000.000
50.000.000
Xây dựng kế hoạch sử dụng, tuyên truyền và quảng bá Clip năm 2020
2
Báo Cao Bằng
186.000.000,đ
186.000.0004
1. Duy trì chuyên mục “Du lịch Cao Bằng” 48 chuyên mục báo in; Tờ tin ảnh vùng cao (12 chuyên mục, 12 phóng sự ảnh); Báo Điện tử (12 phóng sự ảnh, 12 clip, 4 đối thoại, duy trì chuyên mục, baner....)
166.000.000
166.000.000
2. Xuất bản chuyên trang Lễ hội về nguồn tại Pác Bó
20.000.000
20.000.000
3
Đài PT-TH tỉnh
676.358.400
8.889.000
667.469.400
1. Duy trì chuyên mục “Du lịch Non nước Cao Bằng” và tuyên truyền trên các chương trình, chuyên mục khác của Đài, như “Sắc màu dân tộc”, “Dân tộc và phát triển”, “Đối ngoại”... (48 chuyên mục TH + 48 chuyên mục PT)
631.910.400
631.910.400
2. Sản xuất 4 phóng sự, ký sự:
- Văn hóa Cao Bằng - vẻ đẹp lan tỏa (10 tập)
- Lễ hội Cao Bằng (5 tập)
- Phóng sự -Phát triển kinh tế cửa khẩu gắn với du lịch (2 tập).
- Phóng sự- Hiệu quả triển khai thực hiện Chương trình phát triển du lịch Cao Bằng giai đoạn 2016 - 2020 (1 tập).
3. Sản xuất các clips quảng bá hình ảnh con người, các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử, văn hóa Cao Bằng
4. Tổ chức Liên hoan Phát thanh - Truyền hình
44.448.000
8.889.000
35.559.000
4
Sở VH, TT & DL
720.000.000
190.000.000
530.000.000
- Xây dựng Kế hoạch tham gia các hoạt động thông tin, xúc tiến quảng bá du lịch Cao Bằng
300.000.000
50.000.000
250.000.000
- Tổ chức Lễ hội Lê Đông Khê
300.000.000
100.000.000
200.000.000
- Tổ chức cuộc thi ảnh đẹp du lịch Cao Bằng
120.000.000
40.000.000
80.000.000
5
Sở TT&TT
4.044.000.000
4.000.000.000
44.000.000
Duy trì thứ hạng của Cổng thông tin điện tử, trang thông tin của các cơ quan nhà nước, Báo điện tử Cao Bằng, Website Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Cao Bằng trên công cụ tìm kiếm google (nằm trong top 3 của công cụ tìm kiếm khi gõ từ khóa liên quan đến Cao Bằng. Quý I/2020).
44.000.000
44.000.000
Lắp đặt Cụm thông tin tuyên truyền (màn hình LED) tại cửa khẩu Sóc Giang (Quý II/2020).
4.000.000.000
4.000.000.000
Kinh phí từ DA Bộ TT&TT
6
Hội VH-NT
150.000.000
150.000.000
Xuất bản đĩa DVD dân ca chọn lọc về chủ đề du lịch Cao Bằng. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Cao Bằng",
"promulgation_date": "19/06/2018",
"sign_number": "1811/KH-UBND",
"signer": "Hoàng Xuân Ánh",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Ke-hoach-87-KH-UBND-2016-thuc-hien-nhiem-vu-cai-cach-hanh-chinh-Tien-Giang-333497.aspx | Kế hoạch 87/KH-UBND 2016 thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính Tiền Giang | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TIỀN GIANG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 87/KH-UBND
Tiền Giang, ngày 05 tháng 05 năm 2016
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG
Căn cứ Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020; Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 30c/NQ-CP;
Căn cứ Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 04 tháng 02 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Quyết định số 133/QĐ-UBND ngày 19 tháng 01 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước của tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2011 - 2020;
Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang với các nội dung sau:
I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU
1. Mục tiêu
a) Mục tiêu chung:
- Tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước của tỉnh giai đoạn 2011 - 2020 (theo Quyết định số 133/QĐ-UBND ngày 19/01/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh), đảm bảo hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ cải cách hành chính của tỉnh trong giai đoạn 2016 - 2020, trong đó tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm là: Cải cách thể chế, tổ chức bộ máy và thủ tục hành chính; xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; cải cách tài chính công và hiện đại hóa hành chính nhằm tạo động lực thực sự để cán bộ, công chức, viên chức thực thi công vụ có chất lượng và hiệu quả cao; nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ công;
- Khắc phục những hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính của tỉnh trong giai đoạn 2011 - 2015; gắn kết công tác cải cách hành chính của các sở, ngành và địa phương; tăng cường trách nhiệm của các cá nhân, cơ quan, đơn vị và người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính. Nâng cao chất lượng, hiệu quả của cải cách hành chính để phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020.
b) Mục tiêu cụ thể:
- Hoàn thiện thể chế quản lý kinh tế - xã hội của tỉnh theo quy định của Trung ương;
- Hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước từ cấp tỉnh đến cơ sở thông suốt, trong sạch, vững mạnh, hiệu lực, hiệu quả;
- Thủ tục hành chính được cải cách cơ bản, mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp về thủ tục hành chính đạt mức trên 90% vào năm 2020;
- Đến năm 2020, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có số lượng, cơ cấu hợp lý, đủ trình độ và năng lực thi hành công vụ, phục vụ nhân dân và phục vụ sự nghiệp phát triển của tỉnh nói riêng, cả nước nói chung; 100% các cơ quan hành chính có cơ cấu cán bộ, công chức theo vị trí làm việc;
- Sự hài lòng của cá nhân đối với dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công cung cấp trên lĩnh vực giáo dục, y tế đạt mức trên 80% vào năm 2020; sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước đạt mức trên 95% vào năm 2020;
- Đến năm 2020, 90% trở lên các văn bản, tài liệu chính thức trao đổi giữa các cơ quan hành chính nhà nước trong tỉnh được thực hiện dưới dạng điện tử; hầu hết các giao dịch của các cơ quan hành chính nhà nước được thực hiện trong môi trường điện tử, các dịch vụ công được cung cấp trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh ở mức độ 3 và 4, đáp ứng nhu cầu thực tế, phục vụ tốt hơn người dân và doanh nghiệp.
2. Yêu cầu
- Gắn kết chặt chẽ việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính; tăng cường chỉ đạo, phối hợp giữa các sở, ngành và địa phương trong thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính giai đoạn 2016 - 2020, bảo đảm chất lượng, hiệu quả trên cơ sở thực hiện đầy đủ các giải pháp quy định tại Quyết định số 133/QĐ-UBND ngày 19/01/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Đôn đốc triển khai có kết quả các nhiệm vụ trọng tâm trong cải cách hành chính giai đoạn 2016 - 2020, bảo đảm nâng cao năng lực, kỹ năng thực thi công vụ, ý thức trách nhiệm, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức; cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.
- Xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước tại các sở, ngành và địa phương trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính.
II. NHIỆM VỤ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
1. Cải cách thể chế
- Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh, đảm bảo văn bản ban hành đúng với quy định của pháp luật, hợp hiến, hợp pháp, phù hợp tình hình thực tế của địa phương, đáp ứng yêu cầu công tác quản lý nhà nước của tỉnh;
- Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác rà soát các văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp ban hành, kịp thời đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới;
- Thường xuyên theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh gắn với kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật và kiểm soát thủ tục hành chính, đáp ứng yêu cầu quản lý, tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
- Tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho người làm công tác pháp chế ở các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và người làm công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh.
2. Cải cách thủ tục hành chính
- Tăng cường trách nhiệm của thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã trong công tác cải cách thủ tục hành chính theo Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong công tác cải cách thủ tục hành chính.
- Cắt giảm và nâng cao chất lượng thủ tục hành chính trong tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước, nhất là thủ tục hành chính liên quan tới người dân, doanh nghiệp; kiểm tra chặt chẽ việc ban hành mới các thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật;
- Công khai, minh bạch tất cả các thủ tục hành chính bằng các hình thức thiết thực và thích hợp; duy trì và cập nhật cơ sở dữ liệu về thủ tục hành chính của các cấp trên địa bàn tỉnh và cập nhật kịp thời vào cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính;
- Tăng cường đối thoại giữa cơ quan hành chính nhà nước các cấp với doanh nghiệp và nhân dân; công khai các chuẩn mực, các quy định hành chính để nhân dân giám sát việc thực hiện;
- Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về các quy định hành chính để hỗ trợ việc nâng cao chất lượng các quy định hành chính và giám sát việc thực hiện thủ tục hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước các cấp trên địa bàn tỉnh;
- Duy trì và nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông theo Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày 25/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ; từng bước kiện toàn lại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh; tổ chức triển khai Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại cấp huyện; nâng cao chất lượng đội ngũ công chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả các cấp trên địa bàn tỉnh.
3. Cải cách bộ máy hành chính nhà nước
- Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện theo Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ về quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, đảm bảo đúng theo quy định của Trung ương. Thường xuyên kiểm tra đánh giá tình hình tổ chức và hoạt động của các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện để kịp thời phát hiện những chồng chéo, bất cập trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết;
- Hoàn thiện quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập theo ngành, lĩnh vực. Đẩy mạnh xã hội hóa các đơn vị sự nghiệp công lập có khả năng tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động theo hướng tiếp tục đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, nhân sự và khuyến khích thành lập các tổ chức cung ứng dịch vụ công thuộc các thành phần ngoài nhà nước, nhất là lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, khoa học và công nghệ. Tăng cường kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước và nhân dân đối với hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập;
- Triển khai trên diện rộng cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp dịch vụ công; bảo đảm sự hài lòng của cá nhân đối với dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công cung cấp trong các lĩnh vực giáo dục, y tế đạt mức trên 80% vào năm 2020;
- Tiếp tục kiện toàn, củng cố tổ chức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của chính quyền cơ sở trong tỉnh.
4. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
- Đến năm 2020, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh có số lượng, cơ cấu hợp lý, đủ trình độ và năng lực thi hành công vụ, phục vụ nhân dân và phục vụ sự nghiệp phát triển của tỉnh;
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị, có năng lực, có tính chuyên nghiệp cao, tận tụy phục vụ nhân dân thông qua các hình thức đào tạo, bồi dưỡng phù hợp, có hiệu quả;
- Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ của cán bộ, công chức, viên chức, kể cả cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý; xây dựng cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức hợp lý gắn với vị trí việc làm;
- Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về tuyển dụng, bố trí, phân công nhiệm vụ phù hợp với trình độ, năng lực, sở trường của công chức, viên chức trúng tuyển; thực hiện chế độ thi nâng ngạch theo nguyên tắc cạnh tranh; thi tuyển cạnh tranh để bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo, quản lý;
- Tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức; Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế; kiên quyết đưa ra khỏi bộ máy hành chính những cán bộ, công chức, viên chức năng lực yếu, không hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn.
- Thực hiện nghiêm, kịp thời chính sách của Trung ương về cải cách tiền lương, chế độ phụ cấp ngoài lương và chế độ khen thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức;
- Nâng cao trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương hành chính và đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức.
5. Cải cách tài chính công
- Tiếp tục thực hiện Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước; Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP; Thông tư liên tịch số 71/2014/TTLT-BTC-BNV ngày 30 tháng 5 năm 2014 của Liên Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước. Triển khai thực hiện Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập;
- Thực hiện các quy định của Trung ương về đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách cho cơ quan hành chính nhà nước trong tỉnh, theo hướng phân bổ ngân sách dựa trên kết quả và chất lượng hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước;
- Đẩy mạnh xã hội hóa, tăng cường các biện pháp khuyến khích đầu tư theo hình thức công - tư đối với việc cung cấp dịch vụ công trong y tế, giáo dục - đào tạo, văn hóa, thể thao, các công trình dự án cơ sở hạ tầng;
- Chuẩn hóa chất lượng dịch vụ giáo dục, đào tạo, y tế; rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng, cơ chế giám sát, đánh giá, kiểm định chất lượng dịch vụ sự nghiệp công; hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công.
6. Hiện đại hóa hành chính
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước; tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành, trao đổi và xử lý công việc trên môi trường mạng; nâng cao số lượng các dịch vụ công được cung cấp trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh ở mức độ 3 và 4, đáp ứng nhu cầu thực tế, phục vụ người dân và doanh nghiệp mọi lúc, mọi nơi, dựa trên nhiều phương tiện khác nhau;
- Tiếp tục triển khai thực hiện Dự án ''Xây dựng ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết thủ tục hành chính theo mô hình Một cửa - Một cửa liên thông tỉnh Tiền Giang’' giai đoạn 2 (2016-2018);
- Nâng cấp, mở rộng Cổng thông tin điện tử tỉnh; nâng cấp Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh; nâng cấp, mở rộng mạng LAN-WAN các cơ quan nhà nước thuộc UBND tỉnh; xây dựng mạng LAN cho UBND các xã, phường, thị trấn; xây dựng hệ thống thông tin dùng chung các ngành;... phục vụ công tác quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đáp ứng yêu cầu cập nhật, tra cứu, khai thác thông tin nhanh chóng và thuận lợi;
- Tiếp tục đầu tư xây dựng trụ sở cơ quan hành chính, đặc biệt là trụ sở cấp xã;
- Triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh.
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành việc thực hiện cải cách hành chính từ tỉnh đến cơ sở. Thủ trưởng các cơ quan hành chính các cấp phải xác định cải cách hành chính là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của cả nhiệm kỳ công tác; xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể; phân công rõ trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức và cán bộ, công chức, viên chức, tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch.
2. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá tình hình triển khai thực hiện công tác cải cách hành chính tại các cơ quan, đơn vị để có những giải pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh.
3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về cải cách hành chính nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân bằng nhiều hình thức thiết thực, sinh động, phù hợp với điều kiện của tỉnh. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động cải cách hành chính.
4. Nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ công chức thực hiện công tác cải cách hành chính ở các cấp; xây dựng kế hoạch và tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về cải cách hành chính một cách thường xuyên, hiệu quả cho công chức quản lý, công chức làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả các cấp trên địa bàn tỉnh.
5. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh.
6. Thường xuyên khảo sát đánh giá mức độ hài lòng của người dân, tổ chức về kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính, về chất lượng phục vụ của các cơ quan hành chính các cấp để có giải pháp khắc phục kịp thời, nâng cao chất lượng phục vụ.
7. Đảm bảo kinh phí cho việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính.
IV. KẾ HOẠCH CỤ THỂ TRIỂN KHAI CÁC NHIỆM VỤ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH: (Phụ lục kèm theo)
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các sở, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã có trách nhiệm
a) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2016-2020 của ngành, địa phương, đảm bảo cụ thể, thiết thực, hiệu quả.
b) Lập dự toán kinh phí để thực hiện các chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ cải cách hành chính được phân công chủ trì thực hiện theo kế hoạch, trình cấp có có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện, thanh quyết toán đúng theo quy định hiện hành về quản lý ngân sách;
c) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát tiến độ và kết quả thực hiện kế hoạch cải cách hành chính đã đề ra. Định kỳ hàng quý, 6 tháng, hàng năm hoặc đột xuất báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Nội vụ) kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính của cơ quan, đơn vị và kết quả thực hiện các nội dung công việc được phân công trong kế hoạch cải cách hành chính của tỉnh.
2. Sở Nội vụ
a) Theo dõi chung về tình hình triển khai thực hiện kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh; theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện các nhiệm vụ được giao trong kế hoạch;
b) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện công tác chỉ đạo, điều hành và kiểm tra, đánh giá tình hình triển khai thực hiện công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh; tham mưu việc xếp loại kết quả thực hiện cải cách hành chính hàng năm của các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện và thực hiện đo lường hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước các cấp trên địa bàn tỉnh;
c) Hướng dẫn các các sở, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng báo cáo cải cách hành chính hàng quý, 06 tháng, hàng năm hoặc đột xuất theo quy định;
d) Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho công chức thực hiện công tác cải cách hành chính các sở, ngành, cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện; công chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả các cấp trên địa bàn tỉnh;
đ) Chủ trì, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện công tác cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; triển khai thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã trên địa bàn tỉnh;
e) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính lập dự toán kinh phí cho việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính hàng năm trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt.
3. Sở Tư pháp
Chủ trì, triển khai nội dung cải cách thể chế và cải cách thủ tục hành chính; chịu trách nhiệm triển khai thực hiện Đề án ''Đo lường sự hài lòng của người dân đối với các dịch vụ công thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Tư pháp’'
4. Sở Tài chính
Triển khai nội dung cải cách tài chính công; chủ trì, phối hợp Sở Nội vụ thẩm định kinh phí thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính hàng năm trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt; chủ trì hướng dẫn các sở, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính.
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc thực hiện thu hút đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh.
6. Sở Thông tin và Truyền thông
Chủ trì, triển khai nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước theo kế hoạch này.
7. Sở Khoa học và Công nghệ
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính thực hiện đổi mới cơ chế tài chính cho hoạt động khoa học và công nghệ và cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức khoa học và công nghệ công lập phù hợp với quy định của Trung ương; Chịu trách nhiệm về triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh.
8. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh
Chủ trì, xây dựng, triển khai và kiểm tra việc thực hiện các nội dung trong chương trình làm việc hàng năm của Ủy ban nhân dân tỉnh; vận hành Cổng thông tin điện tử của tỉnh; theo dõi, đôn đốc các sở, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong việc triển khai thực hiện các chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
9. Sở Y tế
Chủ trì, thực hiện nội dung xã hội hóa trong lĩnh vực y tế; chịu trách nhiệm triển khai thực hiện Quyết định số 2151/QĐ-BYT ngày 04/6/2015 của Bộ Y tế phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện ''Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh’' và Đề án ''Đo lường sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ y tế công’' theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
10. Sở Giáo dục và Đào tạo
Chủ trì, thực hiện nội dung xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo; chịu trách nhiệm triển khai thực hiện Đề án "Đo lường sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ giáo dục công giai đoạn 2016-2020" theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
11. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Chủ trì, thực hiện nội dung xã hội hóa trong các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch.
12. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Ấp Bắc, Cổng Thông tin điện tử tỉnh
Tiếp tục duy trì việc tuyên truyền và nâng cao chất lượng các chuyên mục, chuyên trang về cải cách hành chính để tuyên truyền có hiệu quả công tác cải cách hành chính của tỉnh giai đoạn 2016-2020.
Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm triển khai thực hiện tốt kế hoạch này. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ảnh về Sở Nội vụ để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Bộ Nội vụ;
- TTTU, TT HĐND tỉnh;
- CT, các PCT;
- Các sở, ban, ngành tỉnh;
- UBND các H, TX, TP;
- VPUB: CVP, PVP (Đồng), P. NC;
- Lưu: VT, NC.
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Văn Nghĩa | {
"issuing_agency": "Tỉnh Tiền Giang",
"promulgation_date": "05/05/2016",
"sign_number": "87/KH-UBND",
"signer": "Lê Văn Nghĩa",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xay-dung-Do-thi/Thong-tu-13-2021-TT-BXD-xac-dinh-cac-chi-tieu-kinh-te-ky-thuat-va-do-boc-khoi-luong-cong-trinh-487048.aspx | Thông tư 13/2021/TT-BXD xác định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và đo bóc khối lượng công trình mới nhất | BỘ XÂY DỰNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 13/2021/TT-BXD
Hà Nội, ngày 31 tháng 8 năm 2021
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT VÀ ĐO BÓC KHỐI LƯỢNG CÔNG TRÌNH
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 81/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Kinh tế xây dựng và Viện trưởng Viện Kinh tế xây dựng;
Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư hướng dẫn phương pháp xác định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và đo bóc khối lượng công trình.
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này các phương pháp xác định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và đo bóc khối lượng công trình sau:
1. Phương pháp xác định suất vốn đầu tư xây dựng tại Phụ lục I;
2. Phương pháp xác định chỉ số giá xây dựng tại Phụ lục II;
3. Phương pháp xác định định mức dự toán mới, điều chỉnh định mức dự toán và rà soát, cập nhật hệ thống định mức tại Phụ lục III;
4. Phương pháp xác định đơn giá nhân công xây dựng tại Phụ lục IV;
5. Phương pháp xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng tại Phụ lục V;
6. Phương pháp đo bóc khối lượng công trình tại Phụ lục VI.
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15/10/2021.
Điều 3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và đo bóc khối lượng công trình quy định tại Thông tư này thay thế các phương pháp đã ban hành tại Mục I Phụ lục số 5, Phụ lục số 6, Phụ lục số 7 của Thông tư số 09/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng; Thông tư số 11/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng; Thông tư số 14/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chỉ số giá xây dựng; Thông tư số 15/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định đơn giá nhân công xây dựng và Thông tư số 17/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn đo bóc khối lượng xây dựng công trình.
Điều 4. Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến xác định và quản lý chi phí của các dự án đầu tư xây dựng theo quy định của Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng, các PTT
Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương Đảng và các ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Cục kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước;
- Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Công báo; Website Chính phủ; Website Bộ Xây dựng;
- Lưu: VT; Cục KTXD; Viện KTXD; (100b).
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Bùi Hồng Minh
PHỤ LỤC I
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH SUẤT VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
(Kèm theo Thông tư số 13/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)
I. XÁC ĐỊNH SUẤT VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
1. Trình tự xác định suất vốn đầu tư
Suất vốn đầu tư xây dựng được xác định theo các bước như sau:
Bước 1: Lập danh mục loại công trình xây dựng, xác định đơn vị tính suất vốn đầu tư;
Bước 2: Thu thập số liệu, dữ liệu có liên quan;
Bước 3: Xử lý số liệu, dữ liệu và xác định suất vốn đầu tư;
Bước 4: Tổng hợp kết quả tính toán, biên soạn suất vốn đầu tư.
2. Nội dung các bước công việc
2.1. Lập danh mục loại công trình xây dựng, xác định đơn vị tính
- Lập danh mục loại công trình xây dựng để xác định suất vốn đầu tư dựa trên cơ sở: danh mục loại công trình cần xác định suất vốn đầu tư; phân loại, phân cấp công trình; tính năng sử dụng, quy mô, hình thức đầu tư; đặc điểm kết cấu, công nghệ và yêu cầu kỹ thuật của công trình; quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng; địa điểm xây dựng công trình.
- Đơn vị tính suất vốn đầu tư: lựa chọn trên cơ sở tính chất công trình, mục đích sử dụng suất vốn đầu tư trong lập và quản lý chi phí theo quy định hiện hành.
Tuỳ theo loại công trình, đơn vị tính suất vốn đầu tư có thể là diện tích/thể tích/chiều dài/công suất/năng lực phục vụ của công trình theo thiết kế.
2.2. Thu thập số liệu, dữ liệu và xây dựng cơ sở dữ liệu để tính toán suất vốn đầu tư
a) Nội dung số liệu, dữ liệu công trình cần thu thập bao gồm:
- Thông tin chung về công trình xây dựng (tên, loại, cấp công trình, địa điểm xây dựng, quy mô công trình, quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng áp dụng, thời gian xây dựng...);
- Thông tin về nguồn vốn, hình thức đầu tư, các chỉ tiêu kinh tế - tài chính, tỷ giá ngoại tệ...;
- Các khoản mục chi phí đầu tư xây dựng công trình trong tổng mức đầu tư; dự toán xây dựng công trình hoặc quyết toán của dự án/công trình (nếu có); số liệu quy đổi vốn đầu tư xây dựng công trình (nếu có);
- Các cơ chế chính sách, căn cứ xác định chi phí của công trình.
b) Thông tin dữ liệu được thu thập, tính toán từ thực tế các công trình xây dựng mới thuộc loại công trình cần xác định suất vốn đầu tư có mức độ trang bị kỹ thuật, áp dụng công nghệ thi công trung bình tiên tiến.
Khi xác định suất vốn đầu tư cho một nhóm, loại công trình xây dựng, thì thông tin cần thu thập tối thiểu phải từ 3 công trình xây dựng trở lên. Trường hợp không đủ số lượng công trình tối thiểu thì sử dụng tài liệu tổng kết, số liệu thống kê liên quan đến chi phí đầu tư xây dựng công trình hoặc kết hợp thông tin dữ liệu đã thu thập từ thực tế và khai thác từ hệ thống cơ sở dữ liệu hiện có các công trình, dự án để xác định suất vốn đầu tư.
c) Xây dựng cơ sở dữ liệu để tính toán suất vốn đầu tư:
- Trên cơ sở đánh giá, phân tích thông tin số liệu về các công trình, dự án đã thực hiện, xác định nội dung các hạng mục xây dựng/công tác xây dựng/công việc chủ yếu; các công nghệ áp dụng; yêu cầu kỹ thuật chủ yếu cho công trình, dự án;
- Lựa chọn các yêu cầu về kinh tế, kỹ thuật đối với mỗi loại công trình để xác định suất vốn đầu tư:
+ Quy mô, công suất hoặc năng lực phục vụ của công trình;
+ Quy chuẩn xây dựng, các tiêu chuẩn xây dựng dự kiến sử dụng phù hợp với yêu cầu đối với loại công trình;
+ Lựa chọn biện pháp thi công chủ đạo có tính chất phổ biến được sử dụng hiện nay;
+ Điều kiện thi công phổ biến đối với công trình;
+ Giá cả các yếu tố đầu vào;
+ Hồ sơ thiết kế được sử dụng để xác định khối lượng xây dựng chủ yếu;
+ Định mức, đơn giá và chế độ chính sách về quản lý chi phí đầu tư xây dựng được áp dụng tại thời điểm cần xác định;
+ Các nội dung chi phí được xác định trong suất vốn đầu tư.
Trường hợp sử dụng số liệu, dữ liệu được khai thác từ hệ thống cơ sở dữ liệu hiện có. Các yêu cầu thông tin dữ liệu từ công trình hiện có bao gồm:
- Các thành phần nội dung chi phí, các hạng mục chủ yếu của công trình, dự án;
- Các thông tin về giá cả đầu vào, cơ chế chính sách trong xác định suất vốn đầu tư;
- Quy mô, công suất hoặc năng lực phục vụ, đặc điểm kỹ thuật của công trình, dự án.
2.3. Xử lý số liệu, dữ liệu và xác định suất vốn đầu tư:
- Rà soát các nội dung chi phí, cập nhật, bổ sung hoặc loại bỏ các nội dung chi phí cho phù hợp với quy định hiện hành, quy chuẩn, tiêu chuẩn đối với công trình, dự án. Trường hợp còn thiếu các hạng mục thì bổ sung các hạng mục cần thiết theo tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng công trình. Loại bỏ các yếu tố, khoản mục chi phí có tính chất riêng biệt trong thông tin, số liệu thu thập của công trình quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng (trong trường hợp xác định suất vốn đầu tư để công bố).
- Cập nhật giá cả đầu vào cho phù hợp mặt bằng giá tại thời điểm xác định suất vốn đầu tư. Trường hợp không thể chi tiết được chi phí của một số hạng mục, công trình thuộc dự án thì sử dụng chỉ số giá xây dựng, hệ số điều chỉnh vùng (nếu cần thiết) để điều chỉnh về mặt bằng giá tại thời điểm tính toán, địa điểm tính toán.
- Tổng hợp các chi phí và xác định suất vốn đầu tư theo công thức:
(1.1)
Trong đó:
S: Suất vốn đầu tư xây dựng cho công trình;
V: Tổng chi phí đầu tư xây dựng công trình đã xử lý, bổ sung, hiệu chỉnh.
N: Quy mô theo diện tích/thể tích/chiều dài/công suất/năng lực phục vụ của công trình theo thiết kế tương ứng với đơn vị tính suất vốn đầu tư được lựa chọn.
- Suất vốn đầu tư cho loại công trình được tính bình quân từ suất đầu tư của các công trình đã tính toán.
2.4. Tổng hợp kết quả tính toán, biên soạn suất vốn đầu tư bao gồm các nội dung:
- Thuyết minh và hướng dẫn sử dụng;
- Trị số suất vốn đầu tư theo nhóm/loại công trình;
- Các thông tin liên quan khác (nếu có).
II. XÁC ĐỊNH SUẤT VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRÊN CƠ SỞ HỆ THỐNG SUẤT VỐN ĐẦU TƯ HIỆN HÀNH
Suất vốn đầu tư xây dựng xác định trên cơ sở hệ thống suất vốn đầu tư hiện hành theo các bước như sau:
1. Thu thập các thông tin, dữ liệu có liên quan đến việc áp dụng hệ thống suất vốn đầu tư hiện hành.
2. Căn cứ các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật, quy định về quản lý chi phí, hệ thống định mức xây dựng, giá xây dựng, chỉ số giá xây dựng, các yếu tố chi phí khác,... để đánh giá, hoàn thiện và cập nhật các nội dung suất vốn đầu tư, bao gồm:
a) Danh mục suất vốn đầu tư;
b) Thuyết minh và hướng dẫn sử dụng suất vốn đầu tư;
c) Trị số suất vốn đầu tư:
- Trường hợp có đầy đủ cơ sở dữ liệu về suất vốn đầu tư quy định tại điểm c khoản 2.2 Mục I Phụ lục này. Suất vốn đầu tư được cập nhật giá cả đầu vào và chế độ chính sách tại thời điểm tính toán;
- Trường hợp cập nhật giá trị suất vốn đầu tư từ hệ thống suất vốn đầu tư hiện hành được thực hiện theo công thức sau:
(1.2)
Trong đó:
S: Suất vốn đầu tư sau điều chỉnh;
S0t: Suất vốn đầu tư tại năm t đã được công bố;
Ktg: Hệ số điều chỉnh suất vốn đầu tư ở năm t về thời điểm cần xác định suất vốn đầu tư. Hệ số Ktg được xác định dựa trên chỉ số giá xây dựng;
Kkv: Hệ số điều chỉnh khu vực/vùng của suất vốn đầu tư trong trường hợp suất vốn đầu tư cần xác định có sự khác biệt về vùng/khu vực với suất vốn đầu tư đã được công bố. Hệ số này xác định bằng phương pháp chuyên gia hoặc trên cơ sở so sánh mặt bằng giá các khu vực;
n: Số lượng các khoản mục chi phí bổ sung hoặc giảm trừ;
i: Thứ tự các khoản mục chi phí bổ sung, giảm trừ;
STi: Các chi phí bổ sung được phân bổ đối với các khoản mục chi phí cần thiết theo quy định nhưng chưa được tính đến trong suất vốn đầu tư hiện hành hoặc các chi phí giảm trừ được phân bổ đối với các khoản mục chi phí theo quy định không còn phù hợp trong suất vốn đầu tư hiện hành;
d) Các ghi chú (nếu có);
đ) Tổng hợp kết quả rà soát, cập nhật và biên soạn suất vốn đầu tư.
PHỤ LỤC II
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHỈ SỐ GIÁ XÂY DỰNG
(Kèm theo Thông tư số 13/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)
I. HƯỚNG DẪN CHUNG XÁC ĐỊNH CHỈ SỐ GIÁ XÂY DỰNG
1. Trình tự xác định chỉ số giá xây dựng
- Xác định thời điểm tính toán gồm thời điểm gốc và thời điểm so sánh;
- Lựa chọn các yếu tố đầu vào;
- Thu thập, xử lý số liệu, dữ liệu;
- Xác định chỉ số giá xây dựng.
2. Thời điểm xác định chỉ số giá xây dựng
2.1. Thời điểm xác định chỉ số giá xây dựng để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố gồm:
a) Thời điểm gốc được quy định tại Thông tư hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
b) Thời điểm so sánh là các tháng, quý và năm công bố chỉ số giá xây dựng so với thời điểm gốc.
2.2. Trường hợp xác định chỉ số giá xây dựng cho công trình cụ thể thì chủ đầu tư phải căn cứ vào tiến độ và các điều kiện thực hiện công việc để lựa chọn thời điểm gốc, thời điểm so sánh cho phù hợp.
3. Lựa chọn các yếu tố chi phí đầu vào
Các yếu tố chi phí đầu vào đại diện là các chi phí về loại vật liệu, nhân công, máy thi công xây dựng chủ yếu cho công trình hoặc loại công trình. Việc lựa chọn loại vật liệu, nhân công, máy thi công xây dựng chủ yếu để xác định chỉ số giá xây dựng được quy định tại Thông tư hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
4. Thu thập và xử lý số liệu, dữ liệu
4.1. Yêu cầu về thu thập số liệu, dữ liệu để xác định cơ cấu chi phí
a) Số liệu về chi phí đầu tư xây dựng công trình như tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng, quyết toán vốn đầu tư công trình hoàn thành (nếu có) đã được phê duyệt bao gồm chi tiết các khoản mục chi phí.
b) Các chế độ, chính sách, quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, sử dụng lao động, vật tư, máy và thiết bị thi công và các chi phí khác có liên quan ở thời điểm tính toán.
4.2. Yêu cầu về thông tin giá thị trường của các yếu tố đầu vào
Giá vật liệu xây dựng, nhân công xây dựng, máy thi công xây dựng được xác định theo Thông tư hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
Danh mục vật liệu đưa vào tính chỉ số giá xây dựng phải được thống nhất về chủng loại, quy cách, nhãn mác.
Danh mục máy và thiết bị thi công đưa vào tính chỉ số giá xây dựng phải được thống nhất về chủng loại, công suất.
4.3. Xử lý số liệu tính toán chỉ số giá xây dựng
a) Đối với các số liệu, dữ liệu để xác định cơ cấu chi phí: Việc xử lý số liệu, dữ liệu thu thập được bao gồm các công việc rà soát, kiểm tra, hiệu chỉnh lại số liệu, dữ liệu và cơ cấu dự toán chi phí. Số liệu về cơ cấu dự toán chi phí cần phải được quy đổi theo cơ cấu dự toán quy định tại thời điểm gốc. Các số liệu về tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình, quyết toán vốn đầu tư công trình hoàn thành (nếu có) phải được quy đổi về mặt bằng giá ở thời điểm gốc.
b) Đối với các thông tin về giá cả các yếu tố đầu vào: các số liệu, dữ liệu thu thập về giá cả các yếu tố đầu vào cần phải được kiểm tra, rà soát, hiệu chỉnh, cụ thể: giá các loại vật liệu xây dựng đầu vào được kiểm tra về sự phù hợp của chủng loại, quy cách, nhãn mác; giá các loại nhân công xây dựng đầu vào được kiểm tra về sự phù hợp với loại thợ, cấp bậc thợ thực hiện công việc; giá ca máy của các loại máy và thiết bị thi công đầu vào được kiểm tra sự phù hợp về chủng loại, công suất.
5. Xác định chỉ số giá xây dựng
Chỉ số giá xây dựng được tính bình quân trong khoảng thời gian được lựa chọn, không tính đến một số khoản chi phí về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, lãi vay trong thời gian xây dựng, vốn lưu động ban đầu cho sản xuất kinh doanh. Đơn vị tính chỉ số giá xây dựng là phần trăm (%).
Chỉ số giá xây dựng được tính bằng phương pháp bình quân nhân gia quyền giữa mức độ biến động giá (chỉ số giá xây dựng) của các yếu tố đầu vào đại diện được chọn với quyền số tương ứng.
5.1. Chỉ số giá xây dựng theo yếu tố chi phí
a) Chỉ số giá vật liệu xây dựng công trình (KVL) được xác định theo công thức Laspeyres bình quân nhân gia quyền theo công thức sau:
(2.1)
Trong đó:
: tỷ trọng chi phí bình quân của loại vật liệu xây dựng chủ yếu thứ j trong tổng chi phí các loại vật liệu xây dựng chủ yếu của các công trình đại diện;
: chỉ số giá loại vật liệu xây dựng thứ j;
m: số loại vật liệu xây dựng chủ yếu.
Tỷ trọng chi phí bình quân () của loại vật liệu xây dựng chủ yếu thứ j trong tổng chi phí các loại vật liệu chủ yếu bằng bình quân các tỷ trọng chi phí loại vật liệu xây dựng chủ yếu thứ j của các công trình đại diện.
Tổng các tỷ trọng chi phí loại vật liệu xây dựng chủ yếu bằng 1.
Tỷ trọng chi phí của từng loại vật liệu xây dựng chủ yếu thứ j của từng công trình đại diện được tính bằng tỷ số giữa chi phí loại vật liệu chủ yếu thứ j so với tổng chi phí các loại vật liệu chủ yếu trong chi phí trực tiếp của công trình đại diện đó, được xác định như sau:
(2.2)
Trong đó:
: tỷ trọng chi phí loại vật liệu xây dựng chủ yếu thứ j của công trình đại diện i;
: chi phí loại vật liệu xây dựng chủ yếu thứ j của công trình đại diện thứ i.
Các loại vật liệu xây dựng chủ yếu có thể bao gồm những loại sau: xi măng; cát xây dựng; đá xây dựng; gỗ xây dựng; gạch xây dựng; gạch ốp lát; thép xây dựng; vật liệu tấm lợp bao che; vật tư điện; vật tư nước; nhựa đường; cửa khung nhựa/nhôm; kính; sơn; trần, vách thạch cao.
Tùy theo đặc điểm, tính chất cụ thể của từng công trình xây dựng, lựa chọn loại vật liệu chủ yếu để tính toán cho phù hợp.
Chỉ số giá loại vật liệu xây dựng () được tính bằng bình quân theo quyền số các chỉ số giá của các loại vật liệu xây dựng có trong nhóm vật liệu đó.
Chỉ số giá của từng loại vật liệu trong nhóm được xác định bằng tỷ số giữa giá bình quân đến hiện trường của loại vật liệu xây dựng đó tại thời điểm so sánh so với thời điểm gốc.
b) Chỉ số giá nhân công xây dựng công trình (KNC) xác định bằng bình quân các chỉ số giá nhân công xây dựng của các loại bậc thợ chủ yếu của công trình hoặc loại công trình.
Tùy theo đặc điểm, tính chất cụ thể của từng công trình, loại công trình xây dựng để lựa chọn loại bậc thợ nhân công chủ yếu phục vụ tính toán chỉ số giá nhân công xây dựng công trình cho phù hợp.
Chỉ số giá nhân công xây dựng của từng loại bậc thợ chủ yếu xác định bằng tỷ số giữa đơn giá ngày công của nhân công xây dựng tại thời điểm so sánh với thời điểm gốc.
c) Chỉ số giá máy thi công xây dựng công trình (KMTC) được xác định theo công thức Laspeyres bình quân nhân gia quyền, cụ thể như sau:
(2.3)
Trong đó:
: tỷ trọng chi phí của máy thi công xây dựng chủ yếu thứ k trong tổng chi phí các máy thi công xây dựng chủ yếu của các công trình đại diện;
: chỉ số giá của máy thi công xây dựng chủ yếu thứ k;
f: số máy thi công xây dựng chủ yếu.
Tổng các tỷ trọng chi phí máy thi công xây dựng chủ yếu bằng 1.
Tỷ trọng chi phí của từng máy thi công xây dựng chủ yếu của từng công trình đại diện được tính bằng tỷ số giữa chi phí máy thi công xây dựng chủ yếu đó so với tổng chi phí các máy thi công xây dựng chủ yếu trong chi phí trực tiếp của công trình đại diện. Công thức xác định như sau:
(2.4)
Trong đó:
: tỷ trọng chi phí máy thi công xây dựng chủ yếu thứ k của công trình đại diện thứ i;
: chi phí máy thi công xây dựng chủ yếu thứ k của công trình đại diện thứ i.
Các máy thi công xây dựng chủ yếu được quy định bao gồm: máy làm đất, máy vận chuyển, máy nâng hạ, máy phục vụ công tác bê tông, máy gia công kim loại, máy phục vụ công tác cọc, máy đào hầm, máy làm đường.
Tùy theo đặc điểm, tính chất cụ thể của từng công trình xây dựng, các máy thi công xây dựng chủ yếu có thể được bổ sung để tính toán cho phù hợp.
Chỉ số giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng chủ yếu được xác định bằng tỷ số giữa giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng của loại máy và thiết bị thi công đó tại thời điểm so sánh so với thời điểm gốc.
5.2. Chỉ số giá xây dựng theo cơ cấu chi phí
a) Chỉ số giá phần xây dựng (IXD) xác định theo công thức:
(2.5)
Trong đó:
PVL, PNC, PMTC: Tỷ trọng bình quân của chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công xây dựng trong chi phí trực tiếp của các công trình đại diện. Tổng các tỷ trọng bình quân nói trên bằng 1.
KVL , KNC , KMTC: chỉ số giá vật liệu xây dựng công trình, nhân công xây dựng công trình, máy thi công xây dựng công trình trong chi phí trực tiếp của các công trình đại diện.
Cách xác định các thành phần của công thức (2.5) như sau:
- Chỉ số giá vật liệu xây dựng công trình, nhân công xây dựng công trình, máy thi công xây dựng công trình (KVL , KNC , KMTC) xác định theo hướng dẫn tại khoản 5.1 nêu trên.
- Tỷ trọng bình quân của chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công xây dựng trong chi phí trực tiếp (PVL, PNC, PMTC) được xác định như sau:
Tỷ trọng bình quân của chi phí vật liệu (PVL), nhân công (PNC), máy thi công xây dựng (PMTC) được xác định bằng bình quân của các tỷ trọng chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công xây dựng của các công trình đại diện lựa chọn.
Tỷ trọng chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công xây dựng của từng công trình đại diện bằng tỷ số giữa chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công xây dựng so với tổng các chi phí này của công trình đại diện đó. Công thức xác định như sau:
(2.6)
(2.7)
(2.8)
Trong đó:
: tỷ trọng chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công xây dựng của công trình đại diện thứ i;
: chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công xây dựng trong chi phí trực tiếp của công trình đại diện thứ i;
: tổng của chi phí vật liệu, nhân công và máy thi công xây dựng của công trình đại diện thứ i.
Chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công xây dựng được xác định căn cứ vào khối lượng công tác xây dựng thực hiện, các định mức, đơn giá xây dựng công trình, công bố giá vật liệu, giá nhân công, giá ca máy và thiết bị thi công.
b) Chỉ số giá phần thiết bị công trình (ITB) được xác định theo công thức
(2.9)
Trong đó:
PSTB, PLĐ: tỷ trọng bình quân chi phí mua sắm thiết bị chủ yếu, chi phí lắp đặt và thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị chủ yếu đó (nếu có) của các công trình đại diện lựa chọn;
KSTB, KLĐ: hệ số biến động chi phí mua sắm thiết bị chủ yếu, hệ số biến động chi phí lắp đặt và thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị chủ yếu đó (nếu có) của các công trình đại diện lựa chọn.
Hệ số biến động chi phí mua sắm thiết bị chủ yếu được xác định bằng tỷ số giữa chi phí mua sắm thiết bị bình quân tại thời điểm so sánh với thời điểm gốc.
Giá thiết bị xác định theo phương pháp điều tra, thống kê số liệu giá cả của những loại thiết bị chủ yếu có số lượng lớn, giá cả cao và biến động nhiều trên thị trường, hoặc có thể xác định trên cơ sở tham khảo mức độ trượt giá thiết bị, hoặc tính theo yếu tố trượt giá của cơ cấu sản xuất thiết bị.
Các loại thiết bị chủ yếu là những loại thiết bị có tỷ trọng chi phí lớn trong chi phí mua sắm thiết bị. Ví dụ: hệ thống thang máy, hệ thống điều hòa đối với công trình dân dụng; dây chuyền công nghệ sản xuất chính đối với công trình công nghiệp.
Hệ số biến động chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị (nếu có) xác định như đối với chỉ số giá phần xây dựng.
c) Chỉ số giá phần chi phí khác (ICPK) được xác định theo công thức sau:
(2.10)
Trong đó:
: tỷ trọng bình quân của khoản mục chi phí chủ yếu thứ s trong tổng chi phí các khoản mục chủ yếu thuộc phần chi phí khác của các công trình đại diện;
: hệ số biến động chi phí của khoản mục chi phí chủ yếu thứ s trong chi phí khác của các công trình đại diện;
e: số khoản mục chi phí chủ yếu thuộc chi phí khác của các công trình đại diện.
Các khoản mục chi phí chủ yếu trong chi phí khác của công trình đại diện là những khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí khác của công trình đại diện. Ví dụ những khoản mục chi phí chủ yếu trong chi phí khác đối với công trình dân dụng như: chi phí khảo sát xây dựng, chi phí thiết kế xây dựng, chi phí lập dự án đầu tư xây dựng công trình, chi phí quản lý dự án, chi phí giám sát thi công.
Đối với những khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng < 2% trong tổng chi phí khác của công trình đại diện thì có thể không sử dụng để tính.
Đối với một số khoản mục chi phí khác tính trên chi phí xây dựng hoặc chi phí thiết bị thì các hệ số biến động của chúng được lấy bằng chỉ số giá phần xây dựng hoặc chỉ số giá phần thiết bị tương ứng.
Đối với một số khoản mục chi phí khác tính trên tổng chi phí xây dựng và chi phí thiết bị thì các hệ số biến động của chúng được lấy bằng bình quân của chỉ số giá phần xây dựng và chỉ số giá phần thiết bị.
5.3. Chỉ số giá xây dựng công trình
Chỉ số giá xây dựng công trình (I) được tính theo công thức sau:
(2.11)
Trong đó:
PXD, PTB, PCPK: tỷ trọng bình quân của chi phí xây dựng, thiết bị, chi phí khác của các công trình đại diện lựa chọn. Tổng các tỷ trọng bình quân nói trên bằng 1;
IXD, ITB, ICPK: chỉ số giá phần xây dựng, phần thiết bị, phần chi phí khác của công trình đại diện lựa chọn.
Cách xác định các thành phần của công thức (2.11) như sau:
- Chỉ số giá phần xây dựng, phần thiết bị, phần chi phí khác (IXD, ITB, ICPK) xác định theo hướng dẫn tại khoản 5.2 Mục I Phụ lục này.
- Tỷ trọng bình quân của chi phí xây dựng, thiết bị, chi phí khác (PXD, PTB, PCPK) được xác định như sau:
Tỷ trọng bình quân của chi phí xây dựng (PXD), chi phí thiết bị (PTB), chi phí khác (PCPK) được xác định bằng bình quân của các tỷ trọng chi phí xây dựng, tỷ trọng chi phí thiết bị, tỷ trọng chi phí khác tương ứng của các công trình đại diện trong loại công trình.
Tỷ trọng chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí khác của từng công trình đại diện bằng tỷ số giữa chi phí xây dựng, thiết bị, chi phí khác của công trình đại diện đó so với tổng các chi phí này của công trình. Công thức xác định như sau:
(2.12)
(2.13)
(2.14)
Trong đó:
: tỷ trọng chi phí xây dựng, thiết bị, chi phí khác so với tổng các chi phí này của công trình đại diện thứ i;
: chi phí xây dựng, thiết bị, chi phí khác của công trình đại diện thứ i;
: tổng các chi phí xây dựng, thiết bị và chi phí khác của công trình đại diện thứ i.
Các số liệu về chi phí xây dựng, chi phí thiết bị và chi phí khác của các công trình đại diện lựa chọn được xác định từ các số liệu thống kê thu thập.
II. XÁC ĐỊNH CHỈ SỐ GIÁ XÂY DỰNG
1. Xác định chỉ số giá xây dựng cho công trình cụ thể
- Chỉ số giá xây dựng cho công trình cụ thể được xác định trên cơ sở cơ cấu chi phí của công trình đó, giá cả (hoặc chỉ số giá) các yếu tố đầu vào phù hợp với điều kiện thực hiện công việc và khu vực xây dựng công trình.
- Xác định chỉ số giá xây dựng công trình nằm trên địa bàn 1 đơn vị hành chính cấp tỉnh trình tự xác định chỉ số giá như khoản 5 Mục I Phụ lục này.
2. Xác định chỉ số giá xây dựng cho địa phương
- Lựa chọn số lượng và danh mục loại công trình theo loại hình công trình để công bố được căn cứ vào yêu cầu quản lý, các quy định về quản lý dự án, quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, đặc điểm loại hình công trình trên địa bàn. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ Danh mục các loại công trình tại Mục IV Phụ lục này để lựa chọn và xác định danh mục các loại công trình tính chỉ số giá xây dựng công bố cho địa phương.
- Khi xác định chỉ số giá xây dựng cho loại công trình thì phải lựa chọn các công trình đại diện cho loại công trình đó. Số lượng công trình đại diện cho loại công trình được xác định tùy thuộc điều kiện cụ thể của từng địa phương nhưng không ít hơn 3 công trình. Công trình đại diện là công trình được đầu tư phổ biến trong loại hình công trình được xây dựng tại địa phương.
- Căn cứ đặc điểm thị trường xây dựng của địa phương, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc xác định chỉ số giá xây dựng chung toàn tỉnh/thành phố hoặc xác định chỉ số giá xây dựng cho từng khu vực thuộc địa bàn tỉnh/thành phố và tổng hợp lại để có chỉ số giá xây dựng chung.
Việc phân chia khu vực để tính chỉ số giá xây dựng do các tỉnh, thành phố quyết định theo đặc điểm về địa giới hành chính và đặc điểm thị trường xây dựng tại địa phương hoặc theo quy định phân vùng mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.
Trong trường hợp có phân chia khu vực tính toán thì chỉ số giá xây dựng địa phương được tính bằng phương pháp bình quân nhân gia quyền giữa chỉ số giá xây dựng của từng khu vực của địa phương với quyền số tương ứng và được thực hiện theo công thức sau:
(2.15)
Trong đó:
: Tỷ trọng giá trị vốn đầu tư xây dựng của khu vực t trong tổng giá trị vốn đầu tư xây dựng của địa phương trong năm trước năm tính toán;
: Chỉ số giá xây dựng của khu vực t;
n : Số khu vực thuộc địa phương;
Việc xác định chỉ số giá xây dựng khu vực được thực hiện như ở khoản 5 Mục I Phụ lục này.
3. Chỉ số giá xây dựng quốc gia
Chỉ số giá xây dựng quốc gia được tính bằng phương pháp bình quân nhân gia quyền giữa chỉ số giá xây dựng của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương/ hoặc vùng với quyền số tương ứng.
4. Xác định chỉ số giá xây dựng công trình nằm trên địa bàn hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên
4.1. Xác định chỉ số giá xây dựng theo loại công trình, theo cơ cấu chi phí
- Trường hợp sử dụng chỉ số giá do địa phương công bố
Chỉ số giá xây dựng được tính bằng phương pháp bình quân nhân gia quyền giữa chỉ số giá xây dựng của từng đơn vị hành chính cấp tỉnh với quyền số tương ứng và được thực hiện theo công thức sau:
(2.16)
Trong đó:
: Tỷ trọng chi phí đã được phân bổ cho đơn vị hành chính cấp tỉnh thứ t trong tổng mức đầu tư/dự toán của công trình;
: Chỉ số giá xây dựng của đơn vị hành chính cấp tỉnh thứ t;
n : Số đơn vị hành chính cấp tỉnh công trình đi qua;
- Trường hợp địa phương chưa công bố chỉ số giá thì việc xác định chỉ số giá thực hiện như tại khoản 5 Mục I Phụ lục này.
4.2. Xác định chỉ số giá xây dựng theo yếu tố chi phí, theo loại vật liệu chủ yếu
- Xác định chỉ số giá xây dựng để điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng thực hiện theo phương pháp xác định chỉ số giá xây dựng tại Phụ lục này và Thông tư hướng dẫn điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành.
- Giá cả các yếu tố đầu vào phù hợp với điều kiện thực hiện công việc của gói thầu tuân thủ theo các nguyên tắc nêu tại khoản 4.2 Mục I Phụ lục này;
- Các bước xác định chỉ số giá như khoản 5.1 Mục I Phụ lục này.
III. PHƯƠNG PHÁP CHUYỂN ĐỔI GIÁ TRỊ CHỈ SỐ GIÁ XÂY DỰNG KHI THAY ĐỔI THỜI ĐIỂM GỐC
Để sử dụng tập chỉ số giá xác định với thời điểm gốc 2020 với các tập chỉ số giá đã được xác định với các thời điểm gốc khác (so với thời điểm gốc năm 2020) cần thiết phải chuyển đổi giá trị để có thể so sánh. Việc chuyển đổi giá trị giữa các tập chỉ số giá dựa trên so sánh giá trị chỉ số giá tính theo mặt bằng giá năm 2021 với cơ cấu năm gốc 2020 và cơ cấu năm gốc của các tập chỉ số giá đã công bố. Cụ thể:
1. Chuyển đổi giá trị chỉ số giá xây dựng đã công bố theo quy định tại Thông tư trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực
Giá trị chỉ số giá theo năm gốc 2020
=
Giá trị chỉ số giá xây dựng đã công bố
x
Giá trị chỉ số giá năm 2021 theo năm gốc 2020
Giá trị chỉ số giá năm 2021 theo năm gốc thực hiện tại Thông tư trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực
2. Chuyển đổi giá trị chỉ số giá xây dựng kỳ công bố năm gốc 2020 về năm gốc đã lựa chọn theo quy định tại Thông tư trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực
Giá trị chỉ số giá kỳ công bố theo năm gốc lựa chọn theo Thông tư trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực
=
Giá trị chỉ số giá kỳ công bố theo năm gốc 2020
x
Giá trị chỉ số giá năm 2021 theo năm gốc thực hiện tại Thông tư trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực
Giá trị chỉ số giá năm 2021 theo năm gốc 2020
IV. DANH MỤC LOẠI CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CHỈ SỐ GIÁ XÂY DỰNG
STT
DANH MỤC CÔNG TRÌNH
I
Công trình dân dụng
1
Công trình nhà ở
2
Công trình giáo dục
3
Công trình văn hóa
4
Công trình trụ sở cơ quan nhà nước và tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội
5
Công trình y tế
6
Công trình thể thao
…
II
Công trình công nghiệp
1
Công trình sản xuất vật liệu xây dựng
2
Công trình luyện kim và cơ khí chế tạo
3
Công trình khai thác mỏ và chế biến khoáng sản
4
Công trình dầu khí
5
Công trình năng lượng
6
Công trình hóa chất
7
Công trình công nghiệp nhẹ
…
III
Công trình hạ tầng kỹ thuật
1
Công trình cấp nước
2
Công trình thoát nước
3
Công trình xử lý chất thải rắn
4
Tuyến cống thoát nước mưa, nước thải
5
Công trình chiếu sáng công cộng
6
Đường cáp truyền tín hiệu viễn thông
…
IV
Công trình giao thông
1
Công trình đường bộ
2
Công trình đường sắt
3
Công trình cầu
4
Công trình hầm
5
Công trình đường thủy nội địa
6
Công trình hàng hải
7
Công trình hàng không
8
Nhà ga
…
V
Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn
1
Công trình thủy lợi
2
Công trình đê điều
…
Ghi chú:
- Căn cứ vào những công trình được xây dựng phổ biến trên địa bàn địa phương để lựa chọn danh mục công trình để công bố chỉ số giá xây dựng cho phù hợp.
- Trong danh mục loại công trình cần thể hiện chi tiết về đặc điểm chung để phân biệt về mặt kỹ thuật của loại công trình (ví dụ loại công trình cầu (cầu bê tông, cầu thép); loại công trình đường (đường bê tông tông xi măng, đường bê tông nhựa)).
V. CÁC BIỂU MẪU CÔNG BỐ CHỈ SỐ GIÁ XÂY DỰNG
Bảng 2.1: CHỈ SỐ GIÁ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Đơn vị tính: %
STT
Loại công trình
Chỉ số giá tháng (quý, năm) so với năm gốc …….
I
Công trình dân dụng
1
Công trình nhà ở
2
Công trình giáo dục
…
…
II
Công trình công nghiệp
1
Công trình sản xuất vật liệu xây dựng
2
Công trình luyện kim và cơ khí chế tạo
…
…
III
Công trình hạ tầng kỹ thuật
1
Công trình cấp nước
2
Công trình thoát nước
…
…
IV
Công trình giao thông
1
Công trình đường bộ
2
Công trình cầu
…
…
V
Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn
1
Công trình thủy lợi
2
Công trình đê điều
…
…
Bảng 2.2: CHỈ SỐ GIÁ PHẦN XÂY DỰNG
Đơn vị tính: %
STT
Loại công trình
Chỉ số giá tháng (quý, năm) so với năm gốc …..)
I
Công trình dân dụng
1
Công trình nhà ở
2
Công trình giáo dục
…
…
II
Công trình công nghiệp
1
Công trình sản xuất vật liệu xây dựng
2
Công trình luyện kim và cơ khí chế tạo
…
…
III
Công trình hạ tầng kỹ thuật
1
Công trình cấp nước
2
Công trình thoát nước
…
…
IV
Công trình giao thông
1
Công trình đường bộ
2
Công trình cầu
…
…
V
Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn
1
Công trình thủy lợi
2
Công trình đê điều
…
…
Bảng 2.3: CHỈ SỐ GIÁ VẬT LIỆU, NHÂN CÔNG, MÁY THI CÔNG
Đơn vị tính: %
STT
Loại công trình
Tháng (quý, năm) so với năm gốc …….
Vật liệu
Nhân công
Máy TC
I
Công trình dân dụng
1
Công trình nhà ở
2
Công trình giáo dục
…
…
II
Công trình công nghiệp
1
Công trình sản xuất vật liệu xây dựng
2
Công trình luyện kim và cơ khí chế tạo
…
…
III
Công trình hạ tầng kỹ thuật
1
Công trình cấp nước
2
Công trình thoát nước
…
…
IV
Công trình giao thông
1
Công trình đường bộ
2
Công trình cầu
…
…
V
Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn
1
Công trình thủy lợi
2
Công trình đê điều
…
…
Bảng 2.4: CHỈ SỐ GIÁ VẬT LIỆU XÂY DỰNG
Đơn vị tính: %
STT
Loại vật liệu
Tháng (quý, năm) so với năm gốc …….
1
Xi măng
2
Cát xây dựng
3
Đá xây dựng
4
Gạch xây
5
Gạch ốp lát
6
Gỗ xây dựng
7
Thép xây dựng
8
Nhựa đường
9
Vật liệu tấm lợp bao che
10
Cửa khung nhựa /nhôm
11
Kính
12
Sơn
13
Vật tư điện
14
Vật tư nước
15
Trần, vách thạch cao
…..
PHỤ LỤC III
XÁC ĐỊNH ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN MỚI, ĐIỀU CHỈNH ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN VÀ RÀ SOÁT, CẬP NHẬT HỆ THỐNG ĐỊNH MỨC
(Kèm theo Thông tư số 13/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)
I. XÁC ĐỊNH ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN MỚI CỦA CÔNG TRÌNH
1. Việc xác định định mức dự toán mới của công trình được thực hiện đối với các công tác xây dựng chưa được quy định hoặc đã được quy định nhưng sử dụng công nghệ thi công mới, biện pháp thi công, điều kiện thi công chưa quy định trong hệ thống định mức dự toán được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
2. Định mức dự toán được xác định bằng các phương pháp sau:
2.1. Tính toán theo hồ sơ thiết kế, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, yêu cầu kỹ thuật và điều kiện thi công, biện pháp thi công được dự kiến.
2.2. Theo số liệu thống kê của công trình đã thực hiện.
2.3. Tổ chức khảo sát, thu thập số liệu từ thi công thực tế.
3. Tổ chức, cá nhân xác định dự toán xây dựng căn cứ vào phương pháp quy định tại khoản 2.1, 2.2 nêu trên hoặc kết hợp hai phương pháp này để xác định định mức dự toán mới cho công trình, phục vụ việc xác định giá xây dựng công trình và chi phí đầu tư xây dựng của dự án.
Chủ đầu tư tổ chức khảo sát, thu thập số liệu từ thi công thực tế theo phương pháp quy định tại khoản 2.3 để xác định hoặc chuẩn xác lại các nội dung của định mức trong quá trình thi công xây dựng. Trong quá trình tính toán có thể kết hợp tính toán theo phương pháp quy định tại khoản 2.1, sử dụng số liệu thống kê theo phương pháp quy định tại khoản 2.2 nêu trên để xác định định mức.
4. Hồ sơ báo cáo kết quả xác định định mức
4.1. Bảng tổng hợp định mức dự toán.
4.2. Tiêu chuẩn xây dựng; tiêu chuẩn nhà sản xuất; bản vẽ thiết kế thi công, chỉ dẫn kỹ thuật, biện pháp thi công, quy trình kỹ thuật thi công, điều kiện thi công.
4.3. Phân tích, đánh giá, xử lý số liệu và bảng tính toán trị số định mức; trong đó thuyết minh rõ các nội dung: thành phần công việc, hướng dẫn áp dụng và điều kiện áp dụng. Trong đó:
a) Thành phần công việc: mô tả rõ về quy trình công nghệ thi công áp dụng cho công tác, thể hiện rõ các bước công việc (công đoạn) thuộc công tác xây dựng được xác định, tính toán trong định mức (kèm theo sơ đồ thi công của công tác), thể hiện rõ các loại vật tư, máy móc, thiết bị và nhân công được sử dụng tương ứng với biện pháp thi công áp dụng đối với từng bước công việc trong quy trình thi công.
b) Định mức cơ sở của từng công đoạn, bước công việc, gồm: định mức sử dụng vật liệu, định mức năng suất lao động, định mức năng suất máy và thiết bị thi công.
4.4. Phiếu khảo sát, thu thập số liệu và báo cáo tổng hợp kết quả khảo sát (đối với trường hợp sử dụng phương pháp tổ chức khảo sát, thu thập số liệu từ thi công thực tế).
a) Phiếu khảo sát phải thể hiện các nội dung về tên dự án, công trình; thời gian, địa điểm thực hiện khảo sát; biện pháp thi công, điều kiện thi công; trình độ thợ, chủng loại vật liệu, máy thi công; tiêu hao về vật liệu; thời gian thực hiện của từng nhân công, máy thi công đối với từng bước thực hiện công tác khảo sát, thu thập số liệu.
b) Phiếu khảo sát phải có xác nhận của chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu tư vấn giám sát (nếu có).
c) Số lượng phiếu khảo sát phải đảm bảo độ tin cậy, chính xác, mang tính đại diện và được xác định phù hợp với điều kiện thi công của công trình, yêu cầu cụ thể công tác cần xây dựng định mức, tiến độ thi công.
4.4. Các tài liệu khác phục vụ quá trình xác định định mức (nếu có), như: nhật ký công trình, biên bản nghiệm thu khối lượng…
5. Trình tự thực hiện
Căn cứ vào danh mục công tác xây dựng cần xác định định mức, trình tự xác định định mức thực hiện như sau:
5.1. Bước 1: Xác định tên, thành phần công việc và đơn vị tính.
a) Mỗi định mức công tác xây dựng phải thể hiện rõ tên, loại công tác, thông số kỹ thuật (nếu có), biện pháp thi công, điều kiện thi công và đơn vị tính của định mức.
b) Thành phần công việc cần thể hiện các bước thực hiện công tác theo quy trình tổ chức thi công xây dựng từ khi chuẩn bị đến khi hoàn thành, phù hợp với điều kiện, biện pháp thi công và phạm vi thực hiện công việc của công tác xây dựng.
5.2. Bước 2: Xác định hao phí vật liệu, nhân công và máy thi công.
Việc xác định hao phí vật liệu, nhân công và máy thi công được thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 6 Mục I Phụ lục này.
5.3. Bước 3: Tổng hợp kết quả xác định định mức.
Trên cơ sở hao phí vật liệu, nhân công, máy thi công từng công đoạn, từng bước công việc, tổng hợp định mức theo nhóm, loại công tác hoặc kết cấu xây dựng; thực hiện mã hoá thống nhất trên cơ sở tổng hợp các khoản mục hao phí về vật liệu, nhân công và máy thi công, gồm các nội dung:
a) Tên công tác; đơn vị tính của định mức; mã hiệu định mức.
b) Quy định áp dụng.
c) Thành phần công việc.
d) Các thành phần hao phí của định mức và trị số định mức.
đ) Các ghi chú, chỉ dẫn khác (nếu có).
6. Xác định hao phí vật liệu, nhân công và máy thi công
6.1. Xác định hao phí vật liệu
Hao phí vật liệu được xác định theo yêu cầu thiết kế, hoặc yêu cầu thực hiện công việc, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng theo quy định để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác hoặc kết cấu xây dựng. Hao phí vật liệu gồm hao phí vật liệu chính và hao phí vật liệu khác.
Hao phí vật liệu chính (VL) là hao phí những loại vật liệu chủ yếu, chiếm tỷ trọng chi phí lớn trong chi phí vật liệu, được xác định theo công thức sau:
VL = VL1 + VL2
(3.1)
Trong đó:
VL1: hao phí vật liệu không luân chuyển, được xác định theo công thức (3.2);
VL2: hao phí vật liệu luân chuyển, được xác định theo công thức (3.3).
Hao phí vật liệu khác là hao phí những loại vật liệu chiếm tỷ trọng chi phí nhỏ trong chi phí vật liệu, được xác định bằng tỷ lệ phần trăm (%) và được xác định phù hợp với từng loại công tác theo điều kiện cụ thể hoặc tham khảo định mức dự toán của công trình có điều kiện, biện pháp thi công tương tự đã thực hiện.
a) Đối với vật liệu không luân chuyển
Hao phí những loại vật liệu không luân chuyển (VL1) được xác định theo công thức sau:
VL1 = QVL x (1 + HVL)
(3.2)
Trong đó:
QVL: lượng hao phí của vật liệu cần thiết theo yêu cầu thiết kế hoặc yêu cầu thực hiện công việc tính trên đơn vị tính của định mức;
HVL : định mức hao hụt vật liệu trong thi công theo quy định (tính bằng tỷ lệ phần trăm (%)). Đối với những vật liệu mới, định mức hao hụt vật liệu trong thi công có thể vận dụng theo định mức sử dụng vật liệu đã được quy định hoặc theo tiêu chuẩn, chỉ dẫn của nhà sản xuất hoặc theo hao hụt thực tế.
b) Đối với vật liệu luân chuyển
Hao phí những loại vật liệu luân chuyển (VL2) phục vụ thi công được xác định trên cơ sở thiết kế tổ chức thi công, số lần luân chuyển và bù hao hụt vật liệu (nếu có) theo công thức sau:
(3.3)
Trong đó:
: lượng hao phí vật liệu luân chuyển (ván khuôn, giàn giáo, cầu công tác…);
Ht/c: tỷ lệ bù hao hụt trong thi công được quy định như tại công thức (3.2);
KLC: hệ số luân chuyển của loại vật liệu, được xác định theo định mức sử dụng vật liệu được ban hành. Đối với vật liệu có số lần luân chuyển, tỷ lệ bù hao hụt khác với quy định đã được ban hành, hệ số luân chuyển được xác định theo công thức sau:
(3.4)
Trong đó:
h: tỷ lệ bù hao hụt từ lần thứ 2 trở đi (trường hợp không bù hao hụt h=0) theo quy định hoặc tính toán đối với trường hợp chưa có trong quy định;
n: số lần sử dụng vật liệu luân chuyển.
6.2. Xác định hao phí nhân công
Hao phí nhân công (NC) được xác định trên số lượng, cấp bậc công nhân trực tiếp thực hiện để hoàn thành đơn vị khối lượng công tác hoặc kết cấu xây dựng theo một chu kỳ hoặc theo nhiều chu kỳ. Hao phí nhân công được tính toán, xác định theo công thức sau:
(3.5)
Trong đó:
: mức hao phí nhân công trực tiếp của bước công việc thứ i (i=1÷n) để hoàn thành công tác xây dựng từ khi chuẩn bị đến khi kết thúc tính cho một đơn vị khối lượng công tác hoặc kết cấu xây dựng cụ thể (được quy đổi ra ngày công, 1 ngày công = 8 giờ công);
Kcđ: hệ số chuyển đổi định mức, tham khảo theo hướng dẫn tại khoản 6.4 Phụ lục này.
a) Trường hợp xác định theo hồ sơ thiết kế, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi công, biện pháp thi công
Hao phí nhân công được xác định theo tổ chức lao động trong dây chuyền công nghệ phù hợp với điều kiện thi công, biện pháp thi công dự kiến của công trình.
b) Trường hợp xác định theo số liệu của công trình có điều kiện, biện pháp thi công tương tự
Hao phí nhân công được vận dụng từ định mức dự toán mới của công trình có biện pháp thi công, điều kiện thi công tương tự đã thực hiện hoặc tính toán, điều chỉnh trên cơ sở phân tích các số liệu tổng hợp, thống kê của công trình có biện pháp thi công, điều kiện thi công tương tự đã thực hiện.
c) Trường hợp xác định theo phương pháp tổ chức khảo sát, thu thập số liệu từ thi công thực tế
Mức hao phí nhân công được tính toán trên cơ sở số lượng công nhân từng khâu trong dây chuyền sản xuất và tổng số lượng công nhân trong cả dây chuyền theo số liệu khảo sát thực tế của công trình (theo thời gian, địa điểm, khối lượng thực hiện trong một hoặc nhiều chu kỳ…) và các quy định khác có liên quan về sử dụng công nhân.
6.3. Xác định hao phí máy thi công
Hao phí máy thi công (M) được xác định theo dây chuyền công nghệ tổ chức thi công để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác hoặc kết cấu xây dựng. Hao phí máy thi công bao gồm hao phí máy thi công chính và hao phí máy khác:
- Hao phí máy thi công chính là hao phí những loại máy thi công chủ yếu, chiếm tỷ trọng chi phí lớn trong chi phí máy thi công, được xác định theo hướng dẫn tại điểm a, b, c dưới đây;
- Hao phí máy khác là những loại máy thi công chiếm tỷ trọng chi phí nhỏ trong chi phí máy thi công, được xác định bằng tỷ lệ phần trăm (%) và được tính toán, xác định phù hợp với từng loại công tác theo điều kiện cụ thể hoặc tham khảo định mức dự toán của công trình có điều kiện, biện pháp thi công tương tự đã thực hiện.
Hao phí máy thi công được tính toán, xác định theo công thức sau:
(3.6)
Trong đó: Mi là mức hao phí cho công đoạn, bước công việc thứ i (i=1÷n) để hoàn thành công tác xây dựng từ khi chuẩn bị đến khi kết thúc tính cho một đơn vị khối lượng công tác hoặc kết cấu xây dựng cụ thể (được quy đổi ra ca máy, 1 ca máy = 8 giờ máy); được xác định như sau:
a) Trường hợp xác định theo hồ sơ thiết kế, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi công, biện pháp thi công
Hao phí máy thi công chính được xác định theo công thức sau:
(3.7)
Trong đó:
QCM: định mức năng suất máy thi công trong một ca, được xác định theo thông số kỹ thuật của từng máy trong dây chuyền công nghệ tổ chức thi công dự kiến theo công thức (3.8) dưới đây hoặc tham khảo năng suất máy thi công trong các tài liệu về sử dụng máy.
QCM = QKT x Kt x Kcs
(3.8)
Trong đó:
QKT: năng suất kỹ thuật của máy thi công trong một ca;
Kt: hệ số sử dụng thời gian trong một ca làm việc của máy thi công;
Kcs: hệ số sử dụng năng suất phản ánh việc sử dụng hiệu quả năng suất của từng máy trong tổ hợp máy;
Kcđ: hệ số chuyển đổi định mức, tham khảo theo hướng dẫn tại khoản 6.4 Phụ lục này.
b) Trường hợp xác định theo số liệu của công trình có điều kiện, biện pháp thi công tương tự
Hao phí máy được vận dụng từ định mức dự toán mới của công trình có biện pháp thi công, điều kiện thi công tương tự đã thực hiện hoặc tính toán, điều chỉnh theo công thức (3.9) tại điểm c dưới đây trên cơ sở phân tích các số liệu tổng hợp, thống kê của công trình có biện pháp thi công, điều kiện thi công tương tự đã thực hiện.
Tổng khối lượng công tác hoặc kết cấu xây dựng (m) và thời gian sử dụng từng loại máy (tM) được xác định theo số liệu thống kê, tổng hợp.
c) Trường hợp xác định theo phương pháp tổ chức khảo sát, thu thập số liệu từ thi công thực tế
Hao phí máy thi công chính được tính toán theo công thức sau:
(3.9)
Trong đó:
tM: thời gian sử dụng từng loại máy để hoàn thành khối lượng công tác hoặc kết cấu xây dựng.
m: tổng khối lượng công tác hoặc kết cấu xây dựng.
Kcđ: hệ số chuyển đổi định mức, tham khảo theo hướng dẫn tại khoản 6.4 Phụ lục này.
Trong đó tổng khối lượng công tác hoặc kết cấu xây dựng (m) và thời gian sử dụng từng loại máy (tM) được xác định theo số liệu khảo sát thực tế của công trình (theo thời gian, địa điểm, khối lượng thực hiện trong một hoặc nhiều chu kỳ…).
6.4. Hệ số chuyển đổi định mức
Hệ số chuyển đổi định mức Kcđ được xác định phụ thuộc vào phương pháp xác định định mức; nhóm công tác (đơn giản hay phức tạp theo dây chuyền công nghệ tổ chức thi công; điều kiện thi công, yêu cầu kỹ thuật; chu kỳ làm việc (liên tục hay gián đoạn)); số liệu khảo sát.
Nội dung
Tính toán theo hồ sơ thiết kế, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng
Theo số liệu thống kê của công trình đã thực hiện
Tổ chức khảo sát, thu thập số liệu từ thi công thực tế
Hao phí nhân công
≤ 1,2
≤ 1,15
≤ 1,1
Hao phí máy thi công
≤ 1,15
≤ 1,1
≤ 1,05
II. ĐIỀU CHỈNH ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN CỦA CÔNG TRÌNH
1. Việc điều chỉnh định mức dự toán được thực hiện đối với công tác xây dựng đã quy định trong hệ thống định mức xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhưng chưa phù hợp với yêu cầu thiết kế, yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi công, biện pháp thi công của công trình.
2. Trình tự thực hiện
Căn cứ vào danh mục công tác xây dựng cần điều chỉnh định mức và tổng hợp báo cáo căn cứ điều chỉnh định mức, trình tự điều chỉnh định mức thực hiện như sau:
2.1. Bước 1: Phân tích, so sánh về yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi công, biện pháp thi công cụ thể, thành phần công việc của công tác so với nội dung trong định mức dự toán được ban hành.
2.2. Bước 2: Căn cứ vào yêu cầu kỹ thuật, điều chỉnh thành phần hao phí định mức.
- Điều chỉnh hao phí vật liệu
+ Đối với những loại vật liệu cấu thành nên sản phẩm theo yêu cầu thiết kế thì căn cứ quy định, tiêu chuẩn thiết kế của công trình để tính toán điều chỉnh.
+ Đối với vật liệu phục vụ thi công thì điều chỉnh các yếu tố thành phần trong định mức dự toán ban hành, định mức dự toán công trình tương tự thì tính toán điều chỉnh hao phí vật liệu theo biện pháp thi công dự kiến.
- Điều chỉnh hao phí nhân công
Thành phần, hao phí nhân công được điều chỉnh căn cứ theo điều kiện tổ chức biện pháp thi công của công trình hoặc trên cơ sở định mức dự toán công trình tương tự đã thực hiện.
- Điều chỉnh hao phí máy thi công
Trường hợp thay đổi dây chuyền máy, thiết bị thi công theo điều kiện tổ chức của công trình khác với quy định trong định mức dự toán đã ban hành, định mức dự toán công trình tương tự thì tính toán điều chỉnh mức hao phí theo điều kiện tổ chức thi công của công trình.
3. Hồ sơ báo cáo kết quả điều chỉnh định mức: như quy định tại khoản 4.1, 4.2, 4.3 Mục I Phụ lục này.
III. RÀ SOÁT, CẬP NHẬT HỆ THỐNG ĐỊNH MỨC XÂY DỰNG
1. Hệ thống định mức xây dựng do Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh ban hành được rà soát, cập nhật theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/2/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
2. Rà soát định mức dự toán xây dựng để loại bỏ các định mức đã lạc hậu; hoặc hiệu chỉnh các định mức dự toán chưa phù hợp với năng suất, trình độ quản lý hiện hành; hoặc xây dựng bổ sung các định mức dự toán xây dựng có công nghệ, biện pháp thi công mới.
3. Nội dung rà soát, cập nhật hệ thống định mức dự toán xây dựng đã ban hành
a) Nghiên cứu về công nghệ xây dựng, biện pháp thi công đang được sử dụng phổ biến của các công tác xây dựng;
b) Căn cứ tiêu chuẩn kỹ thuật, yêu cầu kỹ thuật thi công; quy trình tổ chức thi công các công đoạn, bước công việc của công tác xây dựng; điều kiện thi công; yêu cầu về trình độ tay nghề nhân công xây dựng, về sử dụng máy và thiết bị thi công và các số liệu khảo sát thực tế, dữ liệu định mức công trình đã có để đánh giá, xác định, hoàn thiện và cập nhật các thành phần nội dung định mức dự toán của công tác xây dựng gồm:
- Tên định mức, đơn vị tính của định mức;
- Quy định áp dụng định mức;
- Thành phần công việc, quy trình tổ chức thi công xây dựng;
- Các thành phần hao phí của định mức và trị số hao phí định mức.
- Các ghi chú (nếu có).
4. Trình tự thực hiện rà soát định mức:
Trên cơ sở kế hoạch rà soát các định mức dự toán xây dựng đã ban hành, việc thực hiện rà soát theo trình tự sau:
4.1. Bước 1: Nghiên cứu, đánh giá xác định các nội dung bất cập đối với định mức dự toán đã ban hành.
4.2. Bước 2: Tổ chức thu thập số liệu:
a) Khảo sát gián tiếp đối với các tổ chức, cá nhân tham gia trong quá trình xây dựng gồm: nhà thầu thi công; nhà thầu tư vấn; nhà sản xuất, cung cấp máy móc thiết bị thi công; cơ quan quản lý nhà nước, Ban Quản lý dự án/Chủ đầu tư;
b) Khảo sát trực tiếp tại các công trình, dự án đầu tư xây dựng.
c) Tổng hợp dữ liệu các định mức dự toán mới, định mức dự toán điều chỉnh của các công trình, của các tổ chức, cá nhân gửi về cơ quan ban hành định mức.
4.3. Bước 3: Tổng hợp, thống kê, phân loại, xử lý số liệu thu thập và tính toán định mức.
a) Tổng hợp, thống kê, đánh giá và phân loại theo các nhóm định mức (loại bỏ, điều chỉnh, bổ sung mới); phân loại số liệu theo các điều kiện, yêu cầu kỹ thuật đối với công tác xây dựng.
b) Xử lý số liệu, tính toán xác định hao phí định mức của từng công đoạn thi công của công tác xây dựng và tổng hợp theo từng thành phần hao phí vật liệu, nhân công, máy thi công của định mức dự toán.
4.4. Bước 4: Tổng hợp định mức dự toán
Ban hành đầy đủ các thành phần nội dung định mức dự toán xây dựng như nêu tại điểm b khoản 3 nêu trên và đảm bảo yêu cầu sau:
(1) Mã hiệu: theo quy định của Bộ Xây dựng;
(2) Tên định mức: thể hiện rõ công nghệ xây dựng, biện pháp thi công, yêu cầu kỹ thuật của công tác xây dựng được xác định định mức;
(3) Đơn vị tính định mức: phù hợp với đơn vị tính khối lượng của công tác;
(4) Phạm vi áp dụng và hướng dẫn sử dụng định mức: Mô tả rõ về điều kiện tổ chức thi công, phạm vi thực hiện công việc và các điều kiện đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường được quy định cho công tác xây dựng được tính toán định mức; các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật được áp dụng cho công tác xây dựng;
(5) Thành phần công việc: Mô tả rõ về quy trình công nghệ thi công áp dụng cho công tác, thể hiện rõ các bước công việc (công đoạn) thuộc công tác xây dựng được xác định, tính toán trong định mức (kèm theo sơ đồ thi công của công tác), thể hiện rõ các loại vật tư, máy móc, thiết bị và nhân công được sử dụng tương ứng với biện pháp thi công áp dụng đối với từng bước công việc trong quy trình thi công;
(6) Định mức cơ sở của từng công đoạn, bước công việc gồm: định mức sử dụng vật liệu, định mức năng suất lao động, định mức năng suất máy và thiết bị thi công;
(7) Bảng định mức dự toán: tổng hợp các thành phần định mức cơ sở của các bước công việc.
5. Hồ sơ rà soát, cập nhật định mức
a) Tổng hợp số liệu thu thập khảo sát, dữ liệu định mức của các công trình làm cơ sở rà soát định mức.
b) Tổng hợp các tài liệu về tiêu chuẩn xây dựng; tiêu chuẩn nhà sản xuất; quy trình thi công... được áp dụng làm căn cứ, cơ sở rà soát các thành phần nội dung của định mức.
c) Tổng hợp các tài liệu phân tích, đánh giá số liệu làm căn cứ tính toán xác định định mức.
d) Tổng hợp các bảng tính toán chi tiết xác định định mức.
đ) Báo cáo thuyết minh công tác rà soát hiệu chỉnh hoặc cập nhật bổ sung định mức của từng công tác hoặc nhóm công tác xây dựng.
e) Kết quả định mức được hoàn thiện, cập nhật sau khi rà soát.
PHỤ LỤC IV
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐƠN GIÁ NHÂN CÔNG XÂY DỰNG
(Kèm theo Thông tư số 13/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)
I. XÁC ĐỊNH ĐƠN GIÁ NHÂN CÔNG XÂY DỰNG ĐỂ CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG CÔNG BỐ
1. Khảo sát, xác định đơn giá nhân công xây dựng
1.1. Nguồn thông tin để thực hiện khảo sát
a) Khảo sát trực tiếp tại công trình trong khu vực công bố và doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn tỉnh/thành phố.
b) Khảo sát chuyên gia có kinh nghiệm, chủ đầu tư, nhà thầu và cá nhân, tổ chức trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn tỉnh, thành phố.
c) Thống kê số liệu từ hồ sơ quyết toán hoàn thành, số liệu kết quả trúng thầu của công trình xây dựng tại khu vực công bố có điều chỉnh theo chỉ số giá nhân công xây dựng về thời điểm xác định.
d) Kết hợp các kết quả khảo sát, thống kê nêu trên.
1.2. Nguyên tắc khảo sát để xác định, công bố đơn giá nhân công xây dựng
a) Đơn giá nhân công xây dựng được khảo sát, xác định và công bố phù hợp với nhóm nhân công xây dựng quy định tại Bảng 4.1 Phụ lục này và quy định tại điểm a, b khoản 4 Điều 8 Thông tư hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng của Bộ Xây dựng.
b) Đơn giá nhân công xây dựng được khảo sát, xác định và công bố đã bao gồm các khoản phụ cấp và bảo hiểm người lao động phải nộp theo quy định và không bao gồm các khoản bảo hiểm mà người sử dụng lao động phải nộp theo quy định. Đơn giá nhân công xây dựng được xác định cho thời gian làm việc là 8h/ngày và 26 ngày/tháng theo quy định.
c) Việc xác định, công bố đơn giá nhân công xây dựng phải phù hợp với mặt bằng giá nhân công xây dựng trên thị trường lao động của từng địa phương nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định, tham khảo khung đơn giá nhân công xây dựng bình quân do Bộ xây dựng công bố tại Bảng 4.2 Phụ lục này.
d) Việc lựa chọn khu vực khảo sát, thu thập số liệu để xác định và công bố đơn giá nhân công xây dựng phải đảm bảo đủ số lượng thông tin yêu cầu tối thiểu, đảm bảo đủ độ tin cậy và phản ánh được mặt bằng nhân công xây dựng tại khu vực cần công bố. Khu vực được lựa chọn để khảo sát và công bố đơn giá nhân công xây dựng là khu vực có sự tương đồng về điều kiện kinh tế - xã hội, phù hợp quy định phân vùng của Chính phủ.
đ) Các công trình, dự án được lựa chọn khảo sát, thu thập thông tin để xác định và công bố đơn giá nhân công xây dựng đảm bảo tính phổ biến về loại công trình, điều kiện thi công, tiến độ thi công, công nghệ thi công. Các đối tượng được lựa chọn để phỏng vấn thu thập thông tin (các chuyên gia, chủ đầu tư, nhà thầu…) phải có kinh nghiệm, sự am hiểu về lĩnh vực xây dựng và thị trường nhân công xây dựng Các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn được lựa chọn để khảo sát, thu thập thông tin phải là các doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh, năng lực và kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng.
e) Quá trình khảo sát, thu thập thông tin theo trình tự, phương pháp và các bảng, biểu mẫu được hướng dẫn tại Phụ lục này. Số liệu thu thập được đảm bảo tính trung thực, khách quan, có sự xác nhận của các bên có liên quan.
g) Số liệu khảo sát, thống kê sử dụng để xác định đơn giá nhân công xây dựng phải được xử lý, sàng lọc, rà soát trước khi tính toán xác định đơn giá nhân công xây dựng.
1.3. Tổ chức khảo sát
Bước 1: Cơ quan chủ trì (Sở Xây dựng) quyết định thành lập tổ khảo sát (đại diện Sở Xây dựng làm tổ trưởng) và phê duyệt kế hoạch khảo sát gồm các nội dung sau:
- Thời gian bắt đầu và kết thúc công việc khảo sát;
- Các khu vực dự kiến công bố đơn giá nhân công xây dựng;
- Lưới khảo sát;
- Danh mục các công trình đang thi công xây dựng, đã thi công xây dựng hoàn thành trong 3 năm trên địa bàn được lựa chọn khảo sát, các đối tượng cần khảo sát;
- Danh mục các công việc cần khảo sát, thu thập số liệu và kinh phí phục vụ khảo sát;
- Tên tổ chức tư vấn chuyên môn thực hiện công tác khảo sát (nếu có).
Bước 2: Thông báo tới các đối tượng thực sẽ hiện khảo sát (các Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, các đơn vị tư vấn, nhà thầu, doanh nghiệp xây dựng và các chuyên gia) trên địa bàn về kế hoạch thực hiện khảo sát để phối hợp khảo sát.
Bước 3: Tiến hành khảo sát, thu thập đơn giá nhân công xây dựng theo danh mục nhóm công tác xây dựng.
1.4. Khảo sát đơn giá nhân công xây dựng
a) Khảo sát trực tiếp tại công trình:
- Đối với các công tác xây dựng thuộc Nhóm: I, III, IV và các nhóm nhân công khác tại Bảng 4.1 phụ lục này: Cần thực hiện khảo sát tối thiểu đơn giá nhân công của 03 công tác xây dựng trong mỗi nhóm theo tổ đội thực hiện công tác đó; mỗi công tác xây dựng cần thực hiện khảo sát tối thiểu tại 03 công trình xây dựng.
- Đối với các công tác xây dựng thuộc Nhóm II: cần thực hiện khảo sát tối thiểu tại 03 loại hình công trình xây dựng. Số lượng công tác xây dựng cần thực hiện khảo sát tối thiểu là 12 công tác xây dựng. Mỗi công tác xây dựng được khảo sát tối thiểu tại 03 công trình xây dựng.
b) Khảo sát, thu thập số liệu tại các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn tỉnh/thành phố: Cần thực hiện khảo sát ít nhất tại 05 doanh nghiệp xây dựng có kinh nghiệm thi công xây dựng đại diện đối với 05 loại hình công trình xây dựng. Số liệu thu thập là hợp đồng lao động và/hoặc bảng lương doanh nghiệp chi trả cho công nhân xây dựng tại các công trình trong vòng 02 năm gần thời điểm khảo sát nhất.
c) Khi thực hiện khảo sát trực tiếp tại công trình và các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn, trường hợp không đủ số lượng cần khảo sát theo quy định tại điểm a, b khoản này thì có thể kết hợp với số liệu khảo sát từ nguồn thông tin nêu tại điểm b, c khoản 1.1 nêu trên để đảm bảo số mẫu khảo sát theo quy định.
d) Đơn giá nhân công xây dựng của mỗi công tác xây dựng thứ i trong công thức (4.1) được điều tra bằng mẫu phiếu khảo sát tại các Bảng 4.4, Bảng 4.5, Bảng 4.6 và tổng hợp số liệu tính toán theo Bảng 4.7 của Phụ lục này.
1.5. Xác định đơn giá nhân công xây dựng
Đơn giá nhân công xây dựng của nhóm công tác xây dựng được tính bằng trung bình số học đơn giá nhân công thu thập, tổng hợp từ các mẫu phiếu khảo sát, xác định theo công thức sau:
(4.1)
Trong đó:
GNCXD: đơn giá nhân công xây dựng của nhóm công tác xây dựng (đồng/ngày công);
: đơn giá nhân công thực hiện công tác xây dựng thứ i trong nhóm công tác xây dựng. Đơn giá nhân công thực hiện công tác xây dựng thứ i được xác định bằng khảo sát theo hướng dẫn tại Phụ lục này (đồng/ngày công);
m: số lượng đơn giá nhân công xây dựng được thu thập, tổng hợp trong nhóm.
1.6. Hồ sơ xác định đơn giá nhân công xây dựng
Hồ sơ xác định đơn giá nhân công xây dựng do địa phương công bố gồm:
- Quyết định thành lập tổ khảo sát;
- Kế hoạch khảo sát;
- Thuyết minh khảo sát trong đó nêu rõ: Đặc điểm kinh tế - xã hội của các khu vực công bố đơn giá nhân công xây dựng của tỉnh; số lượng, loại công trình đang thực hiện hoặc đã thực hiện trước thời điểm khảo sát của từng khu vực; các phiếu khảo sát lập theo mẫu; các biểu tổng hợp đơn giá nhân công xây dựng đủ pháp lý theo quy định tại Phụ lục này;
- File phần mềm tính toán đơn giá nhân công xây dựng.
1.7. Công bố đơn giá nhân công xây dựng
Mẫu công bố đơn giá nhân công xây dựng quy định tại Phụ lục 8 Thông tư hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng của Bộ Xây dựng.
2. Quy đổi đơn giá nhân công xây dựng theo cấp bậc trong hệ thống định mức dự toán xây dựng
2.1. Quy đổi đơn giá nhân công xây dựng theo cấp bậc trong hệ thống định mức dự toán xây dựng theo công thức sau:
(4.2)
Trong đó:
: đơn giá nhân công xây dựng thực hiện một công tác xây dựng thứ i có hao phí định mức công bố trong hệ thống định mức dự toán xây dựng công trình (đồng/công);
: đơn giá nhân công xây dựng của một nhân công trong nhóm công tác xây dựng thứ j được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công bố;
: hệ số cấp bậc bình quân của nhóm nhân công xây dựng thứ j, quy định tại Bảng 4.3 của Phụ lục này;
: hệ số cấp bậc của nhân công thực hiện công tác i có cấp bậc trong hệ thống định mức dự toán xây dựng công trình.
2.2. Ví dụ tính toán:
Xác định đơn giá nhân công xây dựng của công tác đào xúc đất ra bãi thải, bãi tập kết mà hiệu AB.11200 cấp bậc thợ 3/7 trong định mức dự toán xây dựng công trình, biết đơn giá nhân công xây dựng của nhóm 1 theo công bố của tỉnh là 250.000đ/ngày công, cấp bậc bình quân của nhóm 1 là 3,5/7 (Bảng 4.3 Phụ lục này):
ĐVT: đồng/ngày công
TT
Cấp bậc nhân công xây dựng
ĐGNCXD bình quân nhóm I
ĐGNCXD bậc 3/7 của công tác đào đất
(1)
(2)
(3)
(4)
(5) = (4)*1,39/1,52
1
1/7
1
2
2/7
1,18
3
3/7
1,39
228.600
4
3,5/7
1,52
250.000
5
4/7
1,65
6
5/7
1,94
7
6/7
2,3
8
7/7
2,71
3. Chuyển đổi đơn giá nhân công xây dựng
Việc chuyển đổi đơn giá nhân công xây dựng của địa phương đã công bố trước thời điểm có hiệu lực của Thông tư này sang đơn giá nhân công xác định theo nhóm nhân công xây dựng quy định tại Phụ lục này như sau:
1. Đơn giá nhân công của nhóm I: giữ nguyên đơn giá nhân công nhóm 1 đã công bố.
2. Đơn giá nhân công của nhóm II: xác định bằng bình quân số học của đơn giá nhân công các nhóm 2, 3, 4, 5 và 11 đã công bố.
3. Đơn giá nhân công của nhóm III: xác định bằng đơn giá nhân công nhóm 6 đã công bố.
4. Đơn giá nhân công của nhóm IV: xác định bằng bình quân số học đơn giá nhân công các nhóm 7, 8, 9 và 10 đã công bố.
5. Đơn giá nhân công của các nhóm nhân công thuộc nhóm nhân công khác (gồm: vận hành tàu, thuyền, thợ lặn, kỹ sư, nghệ nhân): xác định bằng đơn giá nhân công tương ứng đã công bố.
II. XÁC ĐỊNH ĐƠN GIÁ NHÂN CÔNG XÂY DỰNG CỦA CÔNG TRÌNH
1. Nguồn thông tin để thực hiện khảo sát
a) Khảo sát trực tiếp người lao động thực hiện các công tác xây dựng phù hợp với các công tác cần xác định đơn giá nhân công xây dựng của công trình, dự án.
b) Khảo sát các doanh nghiệp thi công xây dựng công trình, doanh nghiệp có sử dụng lao động (gồm thợ chính và thợ phụ) thực hiện các công tác xây dựng tương tự với các công tác xây dựng của công trình, dự án.
c) Khảo sát chuyên gia có kinh nghiệm, chủ đầu tư, nhà thầu và cá nhân, tổ chức trong lĩnh vực xây dựng cần khảo sát.
d) Thống kê số liệu từ hồ sơ quyết toán hoàn thành, số liệu kết quả trúng thầu của công trình xây dựng tương tự (nếu có), có điều chỉnh theo chỉ số giá nhân công xây dựng về thời điểm xác định và địa điểm xây dựng.
đ) Kết hợp các nguồn thông tại các điểm a, b, c, d nêu trên.
2. Nguyên tắc khảo sát để xác định đơn giá nhân công xây dựng
a) Đơn giá nhân công xây dựng được khảo sát phải phù hợp với đơn giá nhân công xây dựng trên thị trường xây dựng (đã bao gồm các khoản phụ cấp và bảo hiểm người lao động phải nộp theo quy định và không bao gồm các khoản bảo hiểm mà người sử dụng lao động phải nộp theo quy định). Đơn giá nhân công xây dựng được xác định cho thời gian làm việc là 8h/ngày và 26 ngày/tháng.
b) Thời điểm điều tra khảo sát đơn giá nhân công xây dựng phải phù hợp với thời gian thực hiện dự án.
c) Điều tra, khảo sát thông qua người sử dụng lao động và người lao động làm các công việc xây dựng bằng cách phỏng vấn trực tiếp hoặc gửi phiếu điều tra gián tiếp; điều tra, khảo sát thu thập các hồ sơ, tài liệu liên quan đến bảng lương của người sử dụng lao động trả cho người lao động để làm cơ sở tính toán xác định đơn giá nhân công xây dựng công trình (các bảng lương có xác nhận của người sử dụng lao động hoặc chữ ký của người lao động).
3. Khảo sát đơn giá nhân công xây dựng.
a) Trường hợp đơn giá nhân công xây dựng công bố của địa phương không phù hợp với đặc thù của một số công tác xây dựng của công trình thì thực hiện khảo sát xác định đơn giá nhân công xây dựng công trình cho từng công tác xây dựng. Mỗi công tác xây dựng cần thực hiện khảo sát với yêu cầu số lượng nguồn thông tin tối thiểu đối với 06 người lao động (nêu tại điểm a khoản 1 Mục II) hoặc 03 doanh nghiệp (nêu tại điểm b khoản 1 Mục II) hoặc 06 cá nhân, tổ chức (nêu tại điểm c khoản 1 Mục II) có kinh nghiệp đối với việc thực hiện các công tác xây dựng có điều kiện, yêu cầu thi công tương ứng với điều kiện, yêu cầu thi công của công trình.
b) Trường hợp đơn giá nhân công xây dựng công bố của địa phương không phù hợp với đặc thù của công trình, dự án (áp dụng cho tất cả các công tác xây dựng của công trình, dự án) thì thực hiện khảo sát xác định đơn giá nhân công công trình để áp dụng cho tất cả các công tác xây dựng của công trình, dự án. Việc khảo sát đơn giá nhân công công trình thực hiện đối với từng nhóm nhân công như quy định tại khoản 1.4 Mục I Phụ lục này và với yêu cầu số lượng nguồn thông tin tối thiểu như quy định tại điểm a nêu trên.
4. Các quy định khác
a) Trường hợp trên khu vực, địa phương cần khảo sát thiếu đối tượng khảo sát thì có thể lựa chọn nguồn thông tin khảo sát (nêu tại điểm d khoản 1), các đối tượng khảo sát phù hợp với các đặc điểm của dự án cần khảo sát đơn giá nhân công ở các khu vực, địa phương lân cận.
b) Mẫu các phiếu điều tra khảo sát được quy định tại các Bảng 4.8, Bảng 4.9 Phụ lục này.
5. Xác định đơn giá nhân công xây dựng:
a) Số liệu điều tra khảo sát đơn giá nhân công xây dựng phải được rà soát, xử lý.
b) Phương pháp xác định nhân công xây dựng như quy định tại khoản 5 Mục I Phần A Phụ lục này
c) Việc quy đổi đơn giá nhân công xây dựng theo cấp bậc trong hệ thống định mức dự toán xây dựng theo hướng dẫn khoản 3 Mục I Phụ lục này.
6. Hồ sơ xác định đơn giá nhân công xây dựng
Hồ sơ xác định đơn giá nhân công xây dựng (gửi Sở Xây dựng tham gia ý kiến) theo quy định tại khoản 4 Điều 9 Thông tư hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng của Bộ Xây dựng gồm:
- Công văn đề nghị tham gia ý kiến về đơn giá nhân công xây dựng cho công trình, dự án.
- Hồ sơ xác định đơn giá nhân công xây dựng gửi kèm gồm:
+ Quyết định thành lập tổ khảo sát của đơn vị tổ chức khảo sát;
+ Kế hoạch khảo sát;
+ Thuyết minh, các bước thực hiện khảo, các phiếu khảo sát lập theo mẫu… theo quy định tại Phụ lục này;
+ File phần mềm tính toán đơn giá nhân công xây dựng.
BẢNG 4.1
DANH MỤC NHÓM NHÂN CÔNG XÂY DỰNG
STT
NHÓM NHÂN CÔNG
CÔNG TÁC XÂY DỰNG
1
Nhóm nhân công xây
dựng
1.1
Nhóm I
- Công tác phát cây, phá dỡ công trình, tháo dỡ kết cấu công trình, bộ phận máy móc, thiết bị công trình;
- Công tác trồng cỏ các loại;
- Công tác bốc xếp, vận chuyển vật tư, vật liệu, phụ kiện, cấu kiện xây dựng, phế thải xây dựng các loại;
- Công tác đào, đắp, phá, bốc xúc, san, ủi, bơm, nạo vét, xói hút: bùn, đất, cát, đá, sỏi các loại, phế thải;
- Công tác đóng gói vật liệu rời.
1.2
Nhóm II
- Công tác xây dựng không thuộc nhóm I, nhóm III, nhóm IV.
1.3
Nhóm III
- Công tác lắp đặt, sửa chữa máy và thiết bị công trình xây dựng, công nghệ xây dựng.
1.4
Nhóm IV
- Công tác vận hành máy và thiết bị thi công xây dựng, lái xe các loại.
2
Nhóm nhân công khác
2.1
Vận hành tàu, thuyền
- Công tác vận hành tàu, thuyền: Thuyền trưởng, thuyền phó, Thủy thủ, thợ máy, thợ điện, máy trưởng, máy I, máy II, điện trưởng, kỹ thuật viên cuốc I, kỹ thuật viên cuốc II.
2.2
Thợ lặn
- Công tác lặn để thực hiện một số công việc dưới nước trong thi công xây dựng.
2.3
Kỹ sư
- Trực tiếp thực hiện các công việc khảo sát, thí nghiệm.
2.4
Nghệ nhân
- Công tác chế tác đồ gỗ mỹ nghệ; chế tác đồ đá mỹ nghệ; chế tác tượng, biểu tượng.
Ghi chú:
- Đối với các công tác xây dựng thuộc một số các công trình chuyên ngành, đặc thù thì thực hiện theo hướng dẫn, quy định của ngành.
- Đối với các nhóm: Thuyền trưởng, thuyền phó; Thủy thủ, thợ máy; Máy trưởng, máy I, máy II, điện trưởng, kỹ thuật viên cuốc I, kỹ thuật viên cuốc II tàu sông; Máy trưởng, máy I, máy II, điện trưởng, kỹ thuật viên cuốc I, kỹ thuật viên cuốc II tàu biển thuộc nhóm Vận hành tàu, thuyền (Bảng 4.1) được xem như là các nhóm nhân công cần thực hiện khảo sát, xác định (GNCXD) tại công thức (4.1) Phụ lục này.
BẢNG 4.2
KHUNG ĐƠN GIÁ NHÂN CÔNG XÂY DỰNG BÌNH QUÂN
ĐVT: đồng/ngày
STT
NHÓM NHÂN CÔNG XÂY DỰNG
VÙNG I
VÙNG II
VÙNG III
VÙNG IV
1
Nhóm nhân công xây dựng
Nhóm I, II, III, IV
213.000 ÷ 336.000
195.000 ÷ 312.000
180.000 ÷ 295.000
172.000 ÷ 284.000
2
Nhóm nhân công khác
2.1
Vận hành tàu, thuyền
348.000 ÷ 520.000
319.000 ÷ 477.000
296.000 ÷ 443.000
280.000 ÷ 422.000
2.2
Thợ lặn
620.000 ÷ 680.000
570.000 ÷ 628.000
534.000 ÷ 587.000
509.000 ÷ 562.000
2.3
Kỹ sư
245.000 ÷ 350.000
225.000 ÷ 325.000
207.000 ÷ 308.000
198.000 ÷ 296.000
2.4
Nghệ nhân
590.000 ÷ 620.000
540.000 ÷ 568.000
504.000 ÷ 527.000
479.000 ÷ 502.000
Ghi chú:
- Đơn giá nhân công xây dựng bình quân công bố tại bảng trên được công bố cho 04 vùng theo quy định của Chính phủ về lương tối thiểu vùng. Trong phạm vi địa giới hành chính của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phân chia khu vực công bố đơn giá nhân công xây dựng đảm bảo nguyên tắc về phân khu vực công bố đơn giá nhân công xây dựng trong tỉnh quy định tại điểm d khoản 2 Mục I Phần A Phụ lục này.
- Đối với các khu vực vùng sâu, vùng xa (vùng dân cư thưa thớt, nằm sâu trong rừng núi hoặc vùng ngập nước, ở xa các trung tâm kinh tế, văn hóa, giao thông không thuận tiện, đi lại khó khăn, kinh tế thường lạc hậu, kém phát triển) và hải đảo thì khung đơn giá nhân công bình quân được điều chỉnh với hệ số không quá 1,2 so với khung đơn giá nhân công bình quân nêu trên.
BẢNG 4.3
BẢNG HỆ SỐ CẤP BẬC ĐƠN GIÁ NHÂN CÔNG XÂY DỰNG
STT
Nhóm nhân công xây dựng
Cấp bậc bình quân
1
2
3
4
5
6
7
8
1
Nhóm công nhân xây dựng
1.1
Nhóm I, II, III:
3,5/7
1
1,18
1,39
1,65
1,94
2,30
2,71
1.2
Nhóm IV:
- Nhóm vận hành máy, thiết bị thi công xây dựng.
3,5/7
1
1,18
1,39
1,65
1,94
2,30
2,71
- Nhóm lái xe các loại
2/4
1
1,18
1,40
1,65
1.3
Vận hành tàu, thuyền
- Thuyền trưởng, thuyền phó
1,5/2
1
1,05
- Thủy thủ, thợ máy, thợ điện
2/4
1
1,13
1,3
1,47
- Máy trưởng, máy I, máy II, điện trưởng, kỹ thuật viên cuốc I, kỹ thuật viên cuốc II tàu sông
1,5/2
1
1,06
- Máy trưởng, máy I, máy II, điện trưởng, kỹ thuật viên cuốc I, kỹ thuật viên cuốc II tàu biển
1,5/2
1
1,04
1.4
Thợ lặn
2/4
1
1,10
1,24
1,39
2
Nhóm nhân công khác
2.1
Kỹ sư khảo sát, thí nghiệm, kỹ sư trực tiếp
4/8
1
1,13
1,26
1,40
1,53
1,66
1,79
1,93
2.2
Nghệ nhân
1,5/2
1
1,08
BẢNG 4.4
PHIẾU KHẢO SÁT TỔ ĐỘI, THU THẬP ĐƠN GIÁ NHÂN CÔNG XÂY DỰNG TẠI CÔNG TRÌNH
Tên dự án:
Nhóm công tác xây dựng:
2
Tên công trình:
Số thứ tự phiếu khảo sát:
CT.01
Loại công trình:
Khu vực công bố:
Tên chủ đầu tư:
Vùng (theo phân vùng CP):
Tên nhà thầu xây dựng:
Nguồn vốn dự án:
Địa điểm XDCT:
Thời gian khảo sát:
Đơn vị khảo sát:
Tổ thợ:
Tổ gia công, lắp dựng cốt thép
STT
Họ và tên
Loại thợ
Đơn giá nhân công xây dựng thực nhận (đ/ngc)
Ghi chú
[1]
[2]
(3)
(4)
(5)
1
Chính
Ví dụ: 350.000
2
Phụ
Ví dụ: 300.000
....
n
Đơn giá nhân công xây dựng bình quân (đ/ngày công)
Đơn vị khảo sát
Đại diện nhà thầu
Đại diện Sở Xây dựng
Ghi chú:
- Thợ chính là thợ có kỹ thuật tham gia trực tiếp vào quá trình thực hiện các công việc để tạo ra sản phẩm của công trình.
- Thợ phụ là công nhân lao động phổ thông, giúp cho thợ chính thực hiện các công việc của công trình.
- Đơn giá nhân công xây dựng bình quân của cả tổ đội là đơn giá tương đương với cấp bậc bình quân công bố tại bảng 4.3 Phụ lục này và được tính bằng trung bình số học đơn giá nhân công của thợ chính và thợ phụ trong tổ.
BẢNG 4.5
PHIẾU THỐNG KÊ ĐƠN GIÁ NHÂN CÔNG XÂY DỰNG TỪ KẾT QUẢ TRÚNG THẦU/SỐ LIỆU QUYẾT TOÁN CÔNG TRÌNH HOÀN THÀNH
Tên dự án:
Nhóm công tác xây dựng:
Tên công trình:
Số thứ tự phiếu khảo sát:
QT.01
Loại công trình:
Khu vực công bố:
Tên chủ đầu tư:
Vùng (phân vùng Chính phủ):
Tên nhà thầu xây dựng:
Nguồn vốn dự án:
Địa điểm xây dựng công trình:
Thời gian khảo sát:
Đơn vị khảo sát:
STT
Tên công tác xây dựng
ĐVT
Chi phí nhân công để thực hiện 1 đơn vị công tác xây dựng (trong hồ sơ khảo sát)
Định mức hao phí lao động thực hiện công tác xây dựng tại cột (3) (trong hồ sơ khảo sát)
Đơn giá nhân công xây dựng được khảo sát
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)=(3)/(4)
(6)
1
SX, LD cốt thép BT tại chỗ, cốt thép lanh tô, giằng tường đk<10mm, chiều cao <=50m
T
Ví dụ: 350.000
2
Sản xuất lắp dựng, tháo dỡ ván khuôn lanh tô, giằng tường bằng ván ép phủ phim
m2
Ví dụ: 300.000
Đơn giá nhân công xây dựng bình quân nhóm (đ/ngc)
Đơn vị khảo sát
Chủ đầu tư
Đại diện Sở Xây dựng
BẢNG 4.6
PHIẾU KHẢO SÁT THU THẬP THÔNG TIN TỪ CHUYÊN GIA
Tên chuyên gia:
Nhóm công tác xây dựng:
Đơn vị công tác:
Số thứ tự phiếu khảo sát:
CG.01
Số năm kinh nghiệm:
Khu vực công bố:
Lĩnh vực công tác:
Vùng (theo phân vùng Chính phủ):
Địa điểm khảo sát ĐGNCXD:
Thời gian khảo sát:
Đơn vị khảo sát:
STT
Tên công tác
Số lượng loại thợ trong 01 tổ đội
ĐGNCXD (đ/ngày công)
ĐGNCXD bình quân (đ/ngc)
Ghi chú
Thợ chính
Thợ phụ
Thợ chính
Thợ phụ
[1]
[2]
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)=[(3)*(5)+(4)*(6)]/[(3)+(4)]
(8)
1
Gia công, lắp dựng cốt thép
2
Đổ bê tông
...
Đơn giá nhân công xây dựng bình quân (đ/ngc)
GiXD
Đơn vị khảo sát
Chuyên gia
Đại diện Sở Xây dựng
Ghi chú:
- Thợ chính là thợ có kỹ thuật tham gia trực tiếp vào quá trình thực hiện các công việc để tạo ra sản phẩm của công trình.
- Thợ phụ là công nhân lao động phổ thông, giúp cho thợ chính thực hiện các công việc của công trình.
- Đơn giá nhân công xây dựng bình quân của một công tác là đơn giá tương đương với cấp bậc bình quân công bố tại Bảng 4.3 Phụ lục này và được tính bằng bình quân gia quyền đơn giá nhân công của thợ chính và thợ phụ trong tổ đội.
BẢNG 4.7
BẢNG TỔNG HỢP ĐƠN GIÁ NHÂN CÔNG XÂY DỰNG TỪNG KHU VỰC CỦA ĐỊA PHƯƠNG
Thời gian tiến hành khảo sát:
Từ ngày đến ngày
Mã khu vực:
I
Khu vực 1 gồm các địa bàn:
Tổng số phiếu khảo sát:
STT
Nhóm công tác
xây dựng
Đơn giá nhân công xây dựng bình quân nhóm (đồng/ ngày)
Đơn giá nhân công xây dựng bình quân (đ/ngc)
Số thứ tự mẫu phiếu khảo sát
CT.01
CT.02
....
CG.01
CG.02
....
QT.01
QT.02
....
[1]
[2]
[3]
[4]
[5]
[6]
[7]
[8]
[9]
…
[n]
GXDj= [(3)+(4)+(5)+...]/n
1
Nhóm 1:
+ …
+ ….
2
Nhóm 2:
+ ….
+ …..
ĐƠN VỊ KHẢO SÁT
ĐẠI DIỆN SỞ XÂY DỰNG
BẢNG 4.8
PHIẾU KHẢO SÁT ĐƠN GIÁ NHÂN CÔNG XÂY DỰNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP/ TỔ CHỨC/… NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN
Tên dự án/công trình:
Nhóm công tác xây dựng:
II
Số thứ tự phiếu khảo sát:
DNII.01
Loại công trình:
Khu vực khảo sát:
Tên chủ đầu tư:
Tên nhà thầu xây dựng:
Nguồn vốn dự án:
Địa điểm XDCT:
Thời gian khảo sát:
Đơn vị khảo sát:
STT
Họ và tên
Loại thợ
Đơn giá nhân công xây dựng thực nhận (đ/ngc)
Tổ thợ
[1]
[2]
(3)
(4)
(5)
1
Nguyễn Văn A
Chính
350.000
Xây
3
Nguyễn Mỹ B
Phụ
270.000
Phụ xây
…
Đơn giá nhân công xây dựng bình quân (đ/ngc)
GiXD
Đơn vị khảo sát
Đại diện doanh nghiệp được khảo sát
Đại diện đơn vị Tổ chức khảo sát
Ghi chú:
- Thợ chính là thợ có kỹ thuật tham gia trực tiếp vào quá trình thực hiện các công việc để tạo ra sản phẩm của công trình.
- Thợ phụ là công nhân lao động phổ thông, giúp cho thợ chính thực hiện các công việc của công trình.
BẢNG 4.9
PHIẾU KHẢO SÁT ĐƠN GIÁ NHÂN CÔNG XÂY DỰNG NGƯỜI LAO ĐỘNG TRỰC TIẾP
Thời gian khảo sát
Nhóm công tác xây dựng
IV
Khu vực khảo sát
Số thứ tự phiếu khảo sát
LĐIV.01
Đơn vị khảo sát
STT
Họ và tên
Loại thợ
Đơn giá nhân công xây dựng thực nhận (đ/ngc)
Công việc xây dựng đảm nhiệm
Ghi chú
(1)
(2)
(3)
(5)
(6)
(7)
1
Trần Công X
Chính
390.000
Lái máy ủi 110CV
2
Phạm Văn Y
Phụ
300.000
Phụ lái máy ủi 110CV
Đơn giá nhân công xây dựng bình quân (đ/ngc)
GiXD
Đơn vị khảo sát
Đại diện đơn vị Tổ chức khảo sát
Ghi chú:
- Thợ chính là thợ có kỹ thuật tham gia trực tiếp vào quá trình thực hiện các công việc để tạo ra sản phẩm của công trình.
- Thợ phụ là công nhân lao động phổ thông, giúp cho thợ chính thực hiện các công việc của công trình.
PHỤ LỤC V
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ CA MÁY VÀ THIẾT BỊ THI CÔNG XÂY DỰNG
(Kèm theo Thông tư số 13/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)
I. XÁC ĐỊNH GIÁ CA MÁY VÀ THIẾT BỊ THI CÔNG ĐỂ CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG CÔNG BỐ
Giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng (sau đây gọi là giá ca máy) là mức chi phí bình quân cho một ca làm việc theo quy định của máy và thiết bị thi công xây dựng. Giá ca máy gồm toàn bộ hoặc một số khoản mục chi phí như chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, chi phí nhiên liệu, năng lượng, chi phí nhân công điều khiển và chi phí khác.
Giá ca máy và thiết bị thi công để các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công bố được xác định như sau:
1. Trình tự xác định giá ca máy
- Bước 1: Lập danh mục máy và thiết bị thi công xây dựng cần xác định giá ca máy;
- Bước 2: Xác định định mức các hao phí, các dữ liệu cơ bản và nguyên giá làm cơ sở xác định giá ca máy;
- Bước 3: Tính toán, xác định giá ca máy.
2. Lập danh mục xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng
- Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ nhu cầu sử dụng máy trên địa bàn để lập danh mục máy và thiết bị thi công làm cơ sở xác định giá ca máy công bố;
- Danh mục máy và thiết bị thi công phải phù hợp với hệ thống định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thể tham khảo danh mục máy và thiết bị thi công nêu tại Mục V Phụ lục này để làm cơ sở lập danh mục xác định giá ca máy và thiết bị thi công.
3. Xác định định mức các hao phí và các dữ liệu cơ bản làm cơ sở xác định giá ca máy
a) Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ định mức các hao phí và các dữ liệu cơ bản đối với những máy và thiết bị thi công nêu tại Mục V Phụ lục này để làm cơ sở xác định giá ca máy.
b) Đối với các loại máy và thiết bị thi công chưa có trong Mục V Phụ lục này thì định mức các hao phí và các dữ liệu cơ bản được xác định như sau:
- Định mức khấu hao của máy: căn cứ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định hoặc tham khảo vận dụng của loại máy có cùng tính năng kỹ thuật nêu tại Mục V Phụ lục này;
- Định mức sửa chữa của máy: khảo sát thu thập, tổng hợp số liệu về chi phí bảo dưỡng, sửa chữa máy thông qua các tài liệu sau: thống kê chi phí bảo dưỡng, sửa chữa máy, các hướng dẫn về bảo dưỡng, sửa chữa máy; quy đổi chi phí bảo dưỡng, sửa chữa máy thành tỷ lệ phần trăm (%) so với nguyên giá máy; phân bổ đều tỷ lệ % chi phí bảo dưỡng, sửa chữa máy theo số năm đời máy. Trường hợp không đủ thông tin, dữ liệu cần thiết thì được xác định bằng cách vận dụng định mức sửa chữa của loại máy có cùng tính năng kỹ thuật nêu tại Mục V Phụ lục này;
- Số ca làm việc trong năm của máy: khảo sát thu thập, tổng hợp số liệu về thời gian sử dụng máy trong thực tế từ các hồ sơ, tài liệu liên quan đến thời gian sử dụng máy gồm: nhật ký công trình, báo cáo thống kê định kỳ về thời gian sử dụng máy, các quy định và yêu cầu kỹ thuật về thời gian bảo dưỡng, sửa chữa máy, số liệu thống kê về thời tiết ảnh hưởng đến thời gian làm việc của máy; quy định về thời gian sử dụng và hoạt động cả đời máy trong tài liệu kỹ thuật của máy hoặc do nhà sản xuất máy công bố… Bổ sung các yếu tố ảnh hưởng đến số ca làm việc của máy trong năm theo những điều kiện cụ thể của công trình. Trường hợp không đủ thông tin, dữ liệu thì được xác định bằng cách vận dụng số ca làm việc trong năm của loại máy có cùng tính năng kỹ thuật nêu tại Mục V Phụ lục này;
- Định mức tiêu hao nhiên liệu, năng lượng: khảo sát số liệu mức nhiên liệu, năng lượng của máy tiêu thụ phù hợp với thời gian làm việc thực tế của máy trong ca; số liệu tính toán theo hướng dẫn trong tài liệu kỹ thuật của máy do nhà sản xuất máy công bố về tiêu hao nhiên liệu, năng lượng khi máy hoạt động;
- Số lượng nhân công điều khiển máy: theo yêu cầu về số lượng công nhân điều khiển máy, trình độ tay nghề (cấp bậc thợ); tham khảo các hướng dẫn về nhân công điều khiển máy do nhà sản xuất máy công bố. Trường hợp không đủ thông tin, dữ liệu cần thiết thì được xác định bằng cách vận dụng số lượng nhân công điều khiển máy của loại máy có cùng tính năng kỹ thuật nêu tại Mục V Phụ lục này.
- Định mức chi phí khác của máy: khảo sát thu thập, tổng hợp số liệu về chi phí khác của máy gồm các chi phí cần thiết để máy hoạt động bình thường, có hiệu quả tại công trình; quy đổi giá trị khoản chi phí này theo tỷ lệ % so với giá tính khấu hao của máy; phân bổ chi phí quản lý máy theo năm. Trường hợp không đủ thông tin, dữ liệu cần thiết thì được xác định bằng cách vận dụng định mức chi phí khác của loại máy có cùng tính năng kỹ thuật nêu tại Mục V Phụ lục này;
4. Nguyên giá của máy và thiết bị thi công được xác định theo hướng dẫn tại điểm c, khoản 1 Mục III Phụ lục này.
5. Tính toán, xác định giá ca máy và thiết bị thi công: giá ca máy và thiết bị thi công được tính toán, xác định theo nội dung nêu tại Mục III Phụ lục này.
6. Hồ sơ xác định/trình công bố giá ca máy và thiết bị thi công: Hồ sơ xác định giá ca máy và thiết bị thi công do tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công bố gồm:
a) Thuyết minh, xử lý số liệu, tính toán giá ca máy và thiết bị thi công để công bố.
b) Đối với các loại máy và thiết bị thi công chưa có trong Mục V Phụ lục này
- Các tài liệu liên quan đến thông số kỹ thuật chủ yếu của máy và thiết bị thi công cần xác định, thông tin về nguyên giá máy và thiết bị thi công (hợp đồng, hóa đơn mua bán máy; báo giá của nhà cung cấp máy và thiết bị thi công xây dựng công trình; nguyên giá máy và thiết bị thi công của công trình/dự án tương tự).
- Phiếu khảo sát, thu thập số liệu và báo cáo tổng hợp kết quả khảo sát (nếu có). Số lượng phiếu khảo sát phải đảm bảo độ tin cậy, mang tính đại diện và được xác định phù hợp với nhu cầu sử dụng máy trên địa bàn của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
II. XÁC ĐỊNH GIÁ CA MÁY VÀ THIẾT BỊ THI CÔNG CỦA CÔNG TRÌNH
1. Xác định giá ca máy đối với các loại máy và thiết bị thi công chưa được công bố hoặc đã được cấp có thẩm quyền công bố nhưng chưa phù hợp với yêu cầu sử dụng và điều kiện thi công của công trình
a) Xác định giá ca máy đối với các loại máy và thiết bị thi công chưa được công bố:
- Phương pháp xác định giá ca máy căn cứ theo hướng dẫn nêu tại Mục III Phụ lục này;
- Đối với định mức các hao phí: Số ca năm; định mức khấu hao, sửa chữa, chi phí khác được xác định bằng cách vận dụng định mức các hao phí của loại máy có cùng tính năng kỹ thuật nêu tại Mục V Phụ lục này để làm cơ sở xác định giá ca máy thi công;
- Đối với thành phần nhân công khiển máy: được xác định theo hướng dẫn của nhà sản xuất máy hoặc yêu cầu công nghệ hoặc tham khảo máy có cùng tính năng kỹ thuật nêu tại Mục V Phụ lục này. Đơn giá nhân công xác định theo công bố của tỉnh, thành phố hoặc theo đơn giá nhân công của công trình (nếu được xác định riêng cho công trình).
- Đối với định mức tiêu hao nhiên liệu, năng lượng: được xác định theo quy định trong tài liệu kỹ thuật của máy do nhà sản xuất máy công bố về tiêu hao nhiên liệu, năng lượng khi máy hoạt động hoặc theo số liệu mức tiêu hao nhiên liệu, năng lượng của máy tiêu thụ phù hợp với thời gian làm việc thực tế của máy trong ca;
- Nguyên giá của máy và thiết bị thi công được xác định theo hướng dẫn nêu tại điểm c, khoản 1 Mục III Phụ lục này;
- Ngoài ra có thể tham khảo giá ca máy của công trình, dự án đã và đang thực hiện sau khi quy đổi về mặt bằng giá tại thời điểm xác định giá ca máy của công trình để quyết định áp dụng.
b) Xác định giá ca máy đối với các loại máy và thiết bị thi công đã được cấp có thẩm quyền công bố nhưng áp dụng cho công trình chưa phù hợp
- Căn cứ theo bảng định mức các hao phí, các dữ liệu cơ bản và nguyên giá làm cơ sở xác định giá ca máy nêu tại Mục V Phụ lục này điều chỉnh các định mức hao phí, dữ liệu để cập nhật, tính toán lại giá ca máy;
- Giá các yếu tố đầu vào (nhiên liệu, năng lượng; đơn giá nhân công) được xác định phù hợp với công trình và quy định tại Thông tư hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
c) Hồ sơ xác định giá ca máy và thiết bị thi công của công trình: Hồ sơ xác định giá ca máy và thiết bị thi công của công trình gồm:
- Các tài liệu liên quan đến thông số kỹ thuật chủ yếu của máy và thiết bị thi công cần xác định, thông tin về nguyên giá máy và thiết bị thi công (hợp đồng, hóa đơn mua bán máy; báo giá của nhà cung cấp máy và thiết bị thi công xây dựng công trình; nguyên giá máy và thiết bị thi công của công trình/dự án tương tự);
- Thuyết minh, xử lý số liệu, tính toán giá ca máy và thiết bị thi công của công trình.
2. Xác định giá ca máy chờ đợi
Trường hợp cần xác định giá ca máy chờ đợi thì giá ca máy chờ đợi bao gồm các khoản mục chi phí sau: chi phí khấu hao (được tính 50% chi phí khấu hao), chi phí nhân công điều khiển (được tính 50% chi phí nhân công điều khiển) và chi phí khác của máy.
III. XÁC ĐỊNH CÁC KHOẢN MỤC CHI PHÍ CỦA GIÁ CA MÁY VÀ THIẾT BỊ THI CÔNG
Các khoản mục chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, chi phí nhiên liệu, năng lượng, chi phí nhân công điều khiển và chi phí khác của máy và được xác định theo công thức sau:
CCM = CKH + CSC + CNL + CNC + CCPK
(5.1)
Trong đó:
CCM: giá ca máy (đồng/ca);
CKH: chi phí khấu hao (đồng/ca);
CSC: chi phí sửa chữa (đồng/ca);
CNL: chi phí nhiên liệu, năng lượng (đồng/ca);
CNC: chi phí nhân công điều khiển (đồng/ca);
CCPK: chi phí khác (đồng/ca).
Các khoản mục chi phí trong giá ca máy được xác định trên cơ sở nguyên giá máy, định mức các hao phí xác định giá ca máy và giá các yếu tố nhiên liệu, năng lượng, đơn giá nhân công.
1. Xác định chi phí khấu hao
a) Trong quá trình sử dụng máy, máy bị hao mòn, giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của máy do tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do bào mòn của tự nhiên.
Khấu hao máy là việc tính toán, và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của máy vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian trích khấu hao của máy để thu hồi vốn đầu tư máy. Khấu hao của máy được tính trong giá ca máy.
b) Chi phí khấu hao trong giá ca máy được xác định theo công thức sau:
(5.2)
Trong đó:
CKH: chi phí khấu hao trong giá ca máy (đồng/ca);
G: nguyên giá máy trước thuế (đồng);
GTH: giá trị thu hồi (đồng);
ĐKH: định mức khấu hao của máy (%/năm);
NCA: số ca làm việc của máy trong năm (ca/năm).
c) Xác định nguyên giá máy:
- Nguyên giá của máy để tính giá ca máy được xác định theo giá máy mới, phù hợp với mặt bằng thị trường của loại máy sử dụng để thi công xây dựng công trình.
- Nguyên giá của máy là toàn bộ các chi phí để đầu tư mua máy tính đến thời điểm đưa máy vào trạng thái sẵn sàng sử dụng gồm giá mua máy (không kể chi phí cho vật tư, phụ tùng thay thế mua kèm theo), thuế nhập khẩu (nếu có), chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, chi phí lưu kho, chi phí lắp đặt (lần đầu tại một công trình), chi phí chuyển giao công nghệ (nếu có), chạy thử, các khoản chi phí hợp lệ khác có liên quan trực tiếp đến việc đầu tư máy, không bao gồm thuế giá trị gia tăng.
- Nguyên giá của máy không bao gồm các chi phí như: chi phí lắp đặt, tháo dỡ trạm trộn bê tông xi măng, trạm trộn bê tông nhựa, cần trục di chuyển trên ray, cần trục tháp và các thiết bị, máy thi công xây dựng tương tự khác từ lần thứ hai trở đi. Các chi phí này được xác định bằng cách lập dự toán và được tính vào chi phí khác trong dự toán xây dựng công trình.
- Nguyên giá của máy được xác định trên cơ sở các số liệu sau:
+ Hợp đồng mua bán máy và các chi phí khác liên quan để đưa máy vào trạng thái sẵn sàng hoạt động;
+ Báo giá của nhà cung cấp máy và thiết bị thi công xây dựng công trình;
+ Tham khảo nguyên giá máy từ các công trình/dự án tương tự đã và đang thực hiện trên địa bàn tỉnh, thành phố;
+ Tham khảo nguyên giá máy các địa phương lân cận công bố hoặc tham khảo nguyên giá máy của Bộ Xây dựng nêu tại Mục V Phụ lục này.
d) Giá trị thu hồi: là giá trị phần còn lại của máy sau khi thanh lý, được xác định như sau:
- Đối với máy có nguyên giá từ 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng) trở lên giá trị thu hồi tính bằng 10% nguyên giá.
- Không tính giá trị thu hồi với máy có nguyên giá nhỏ hơn 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng).
đ) Định mức khấu hao của máy (%/năm) được xác định trên cơ sở căn cứ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định hoặc tham khảo định mức khấu hao của máy nêu tại Mục V Phụ lục này. Đối với những máy làm việc ở vùng nước mặn, nước lợ và trong môi trường ăn mòn cao thì định mức khấu hao được điều chỉnh với hệ số 1,05.
e) Số ca làm việc của máy trong năm (ca/năm) được xác định trên cơ sở số ca làm việc của máy trong năm nêu tại Mục V Phụ lục này.
2. Xác định chi phí sửa chữa
a) Chi phí sửa chữa máy là các khoản chi phí để bảo dưỡng, sửa chữa máy định kỳ, sửa chữa máy đột xuất trong quá trình sử dụng máy nhằm duy trì và khôi phục năng lực hoạt động tiêu chuẩn của máy. Chi phí sửa chữa trong giá ca máy được xác định theo công sau:
(5.3)
Trong đó:
CSC: chi phí sửa chữa trong giá ca máy (đồng/ca);
ĐSC: định mức sửa chữa của máy (% năm);
G: nguyên giá máy trước thuế giá trị gia tăng (đồng);
NCA: số ca làm việc của máy trong năm (ca/năm).
b) Định mức sửa chữa của máy (% năm) được xác định trên cơ sở định mức sửa chữa của máy nêu tại Mục V Phụ lục này. Đối với những máy làm việc ở vùng nước mặn, nước lợ và trong môi trường ăn mòn cao thì định mức sửa chữa được điều chỉnh với hệ số 1,05.
c) Nguyên giá máy trước thuế (G) và số ca làm việc của máy trong năm (NCA) xác định như quy định tại điểm c, e khoản 1 Mục III Phụ lục này.
d) Chi phí sửa chữa máy chưa bao gồm chi phí thay thế các loại phụ tùng thuộc bộ phận công tác của máy có giá trị lớn mà sự hao mòn của chúng phụ thuộc chủ yếu tính chất của đối tượng công tác.
3. Xác định chi phí nhiên liệu, năng lượng
a) Nhiên liệu, năng lượng là xăng, dầu, điện, gas hoặc khí nén tiêu hao trong thời gian một ca làm việc của máy để tạo ra động lực cho máy hoạt động gọi là nhiên liệu chính.
Các loại dầu mỡ bôi trơn, dầu truyền động,... gọi là nhiên liệu phụ trong một ca làm việc của máy được xác định bằng hệ số so với chi phí nhiên liệu chính.
b) Chi phí nhiên liệu, năng lượng trong giá ca máy được xác định theo công thức sau:
(5.4)
Trong đó:
CNL: chi phí nhiên liệu, năng lượng trong giá ca máy (đồng/ca);
ĐNL: định mức tiêu hao nhiên liệu, năng lượng loại i của thời gian máy làm việc trong một ca;
GNL: giá nhiên liệu loại i;
KPi: hệ số chi phí nhiên liệu phụ loại i;
n: số loại nhiên liệu, năng lượng sử dụng trong một ca máy.
c) Định mức tiêu hao nhiên liệu, năng lượng của thời gian máy làm việc trong một ca của một loại máy và thiết bị thi công nêu tại Mục V Phụ lục này.
d) Giá nhiên liệu, năng lượng được xác định trên cơ sở:
- Giá xăng, dầu: theo thông báo của nhà cung cấp phù hợp với thời điểm tính giá ca máy và khu vực xây dựng công trình;
- Giá điện: theo quy định về giá bán điện của nhà nước phù hợp với thời điểm tính giá ca máy và khu vực xây dựng công trình.
đ) Hệ số chi phí nhiên liệu phụ cho một ca máy làm việc, được xác định theo từng loại máy và điều kiện cụ thể của công trình. Hệ số chi phí nhiên liệu phụ có giá trị bình quân như sau:
- Máy và thiết bị chạy động cơ xăng: 1,02;
- Máy và thiết bị chạy động cơ diesel: 1,03;
- Máy và thiết bị chạy động cơ điện: 1,05.
e) Định mức tiêu hao nhiên liệu, năng lượng của máy và thiết bị chuyên dùng khảo sát, thí nghiệm nêu tại Chương II Mục V Phụ lục này đã tính vào mức hao phí trong định mức dự toán.
4. Xác định chi phí nhân công điều khiển
a) Chi phí nhân công điều khiển trong một ca máy được xác định trên cơ sở các quy định về số lượng, thành phần, nhóm, cấp bậc công nhân điều khiển máy theo quy trình vận hành máy và đơn giá ngày công tương ứng với cấp bậc công nhân điều khiển máy.
b) Chi phí nhân công điều khiển trong giá ca máy được xác định theo công thức sau:
(5.5)
Trong đó:
Ni: số lượng công nhân theo cấp bậc điều khiển máy loại i trong một ca máy;
CTLi: đơn giá ngày công cấp bậc công nhân điều khiển máy loại i;
n: số lượng, loại công nhân điều khiển máy trong một ca máy.
c) Số lượng công nhân theo cấp bậc điều khiển máy của một loại máy được xác định theo số lượng, thành phần, nhóm và cấp bậc thợ điều khiển máy nêu tại Mục V Phụ lục này.
d) Đơn giá ngày công cấp bậc công nhân điều khiển máy được xác định trên cơ sở đơn giá nhân công xây dựng do Sở Xây dựng của tỉnh, thành phố công bố hoặc đơn giá nhân công của công trình (nếu được xác định riêng cho công trình).
đ) Định mức nhân công điều khiển của máy và thiết bị chuyên dùng khảo sát, thí nghiệm nêu tại Chương II Mục V Phụ lục này đã tính vào mức hao phí trong định mức dự toán.
5. Xác định chi phí khác
a) Chi phí khác trong giá ca máy là các khoản chi phí cần thiết đảm bảo để máy hoạt động bình thường, có hiệu quả tại công trình, gồm bảo hiểm máy, thiết bị trong quá trình sử dụng; bảo quản máy và phục vụ cho công tác bảo dưỡng kỹ thuật trong bảo quản máy; đăng kiểm các loại; di chuyển máy trong nội bộ công trình và các khoản chi phí có liên quan trực tiếp đến quản lý máy và sử dụng máy tại công trình chưa được tính trong các nội dung chi phí khác trong giá xây dựng công trình, dự toán xây dựng. Chi phí khác trong giá ca máy được xác định theo công thức sau:
(5.6)
Trong đó:
CK: chi phí khác trong giá ca máy (đồng/ca);
GK: định mức chi phí khác của máy (% năm);
G: nguyên giá máy trước thuế (đồng);
NCA: số ca làm việc của máy trong năm (ca/năm).
b) Định mức chi phí khác của máy được xác định trên cơ sở tham khảo nêu tại Mục V Phụ lục này.
c) Nguyên giá máy trước thuế (G) và số ca làm việc của máy trong năm (NCA) xác định như quy định tại điểm c, e khoản 1 Mục III Phụ lục này.
IV. XÁC ĐỊNH GIÁ THUÊ MÁY
1. Xác định giá thuê máy theo ca máy
a) Trình tự xác định giá ca máy theo số liệu khảo sát giá thuê máy như sau:
- Bước 1: Lập danh mục máy và thiết bị thi công xây dựng có thông tin giá thuê máy phổ biến trên thị trường;
- Bước 2: Khảo sát xác định giá thuê máy trên thị trường;
- Bước 3: Tính toán, xác định giá ca máy theo giá ca máy thuê bình quân.
b) Phạm vi/khu vực khảo sát giá thuê máy: Khảo sát trên địa bàn các địa phương và các địa phương lân cận.
c) Nguyên tắc khảo sát xác định giá ca máy thuê:
- Giá ca máy thuê trên thị trường được khảo sát thu thập, tổng hợp số liệu, thống kê giá cho thuê máy của các doanh nghiệp xây dựng, doanh nghiệp kinh doanh mua, bán, cho thuê máy;
- Giá ca máy thuê được khảo sát xác định phù hợp với chủng loại máy và thiết bị thi công được sử dụng trong định mức dự toán ban hành, hoặc định mức dự toán xây dựng của công trình.
d) Nội dung khảo sát cần xác định rõ các thông tin sau:
- Giá ca máy thuê được khảo sát xác định chỉ bao gồm toàn bộ hoặc một số các khoản mục chi phí trong giá ca máy như chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, chi phí nhiên liệu, năng lượng, chi phí nhân công điều khiển và chi phí khác của máy. Các nội dung chi phí khác liên quan đến việc cho thuê máy để đủ điều kiện cho máy hoạt động, vận hành tại công trường (nếu có) như các khoản mục chi phí quy định và chi phí vận chuyển máy móc, thiết bị đến công trình... được tính riêng không bao gồm trong giá ca máy thuê được khảo sát;
- Giá ca máy thuê được khảo sát xác định tương ứng với đơn vị ca máy (theo quy định về thời gian một ca hoạt động sản xuất thi công của định mức dự toán xây dựng) và các hình thức cho thuê máy (cho thuê bao gồm cả vận hành hoặc chỉ cho thuê máy không bao gồm vận hành) cùng các điều kiện cho thuê máy kèm theo;
- Trường hợp doanh nghiệp công bố giá thuê máy theo các đơn vị thời gian thuê máy theo giờ, theo ngày, theo tháng hoặc năm thì phải được quy đổi về giá thuê theo ca máy để phục vụ tính toán;
- Trường hợp hình thức cho thuê máy bao gồm cả vận hành thì thông tin khảo sát cần xác định riêng các khoản mục chi phí liên quan đến vận hành máy (gồm chi phí nhiên liệu, năng lượng, chi phí nhân công điều khiển máy) và các khoản mục chi phí được phân bổ vào giá ca máy thuê (gồm chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, chi phí khác);
- Khảo sát các thông tin cơ bản của máy: về thông số kỹ thuật của máy (chủng loại, công suất, kích thước, mức độ tiêu hao nhiên liệu…); về xuất xứ của máy; về tình trạng của máy…;
- Khảo sát các thông tin cơ bản về doanh nghiệp cho thuê máy;
đ) Tổng hợp xử lý số liệu và tính toán xác định giá ca máy thuê
Giá ca máy thuê sau khi khảo sát được sàng lọc theo từng loại và công suất máy, đồng thời được xử lý dữ liệu trước khi tính toán xác định giá ca máy thuê bình quân làm cơ sở công bố, cụ thể:
- Các khoản mục chi phí nhiên liệu, năng lượng, chi phí nhân công điều khiển máy trong giá ca máy thuê khảo sát được chuẩn xác theo quy định của nhà sản xuất về mức tiêu hao năng lượng, nhiên liệu, thành phần thợ lái máy và các quy định xác định giá nhiên liệu, năng lượng, đơn giá nhân công tại Mục III Phụ lục này. Sau đó tổng hợp xử lý bằng phương pháp hồi quy, chuyển đổi số liệu về thời điểm tính toán và tổng hợp để xác định chi phí;
- Các khoản mục chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, chi phí khác trong giá ca máy thuê khảo sát được xử lý bằng phương pháp hồi quy, chuyển đổi số liệu về thời điểm tính toán và tổng hợp để xác định chi phí.
2. Xác định giá thuê máy theo giờ
a) Giá thuê máy theo giờ là chi phí bên đi thuê trả cho bên cho thuê để được quyền sử dụng máy trong một khoảng thời gian tính theo giờ máy (chưa đủ một ca) để hoàn thành đơn vị khối lượng sản phẩm xây dựng.
b) Giá máy theo giờ bao gồm chi phí nhiên liệu, năng lượng; chi phí tiền lương thợ điều khiển máy; chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa và chi phí khác được tính toán và được phân bổ cho một giờ làm việc.
c) Tùy theo loại máy xây dựng, tính chất công việc của công tác xây dựng, công nghệ, biện pháp thi công, giá máy theo giờ được xác định trên cơ sở điều chỉnh giá ca máy theo ca được công bố trong bảng giá ca máy của địa phương nhân với hệ số 1,2 hoặc xác định theo hướng dẫn nêu tại Mục II của Phụ lục này.
V. BẢNG ĐỊNH MỨC CÁC HAO PHÍ, CÁC DỮ LIỆU CƠ BẢN VÀ NGUYÊN GIÁ LÀM CƠ SỞ ĐỂ XÁC ĐỊNH GIÁ CA MÁY VÀ THIẾT BỊ THI CÔNG
CHƯƠNG I: MÁY VÀ THIẾT BỊ THI CÔNG XÂY DỰNG
Stt
Mã hiệu
Loại máy và thiết bị
Số ca năm
Định mức (%)
Định mức tiêu hao nhiên liệu, năng lượng
(1ca)
Nhân công điều khiển máy
Nguyên giá tham khảo
(1000 VND)
Khấu hao
Sửa chữa
Chi phí khác
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
1.1
M101.0000
MÁY THI CÔNG ĐẤT VÀ
LU LÈN
M101.0100
Máy đào một gầu, bánh xích - dung tích gầu:
1
M101.0101
0,40 m3
280
17,0
5,80
5
43 lít diezel
1x4/7
809.944
2
M101.0102
0,50 m3
280
17,0
5,80
5
51 lít diezel
1x4/7
952.186
3
M101.0103
0,65 m3
280
17,0
5,80
5
59 lít diezel
1x4/7
1.075.609
4
M101.0104
0,80 m3
280
17,0
5,80
5
65 lít diezel
1x4/7
1.183.203
5
M101.0105
1,25 m3
280
17,0
5,80
5
83 lít diezel
1x4/7
1.863.636
6
M101.0106
1,60 m3
280
16,0
5,50
5
113 lít diezel
1x4/7
2.244.200
7
M101.0107
2,30 m3
280
16,0
5,50
5
138 lít diezel
1x4/7
3.258.264
8
M101.0108
3,60 m3
300
14,0
4,00
5
199 lít diezel
1x4/7
6.504.000
9
M101.0115
Máy đào 1,25 m3 gắn đầu búa thủy lực/hàm kẹp
280
17,0
5,80
5
83 lít diezel
1x4/7
2.150.000
10
M101.0116
Máy đào 1,60 m3 gắn đầu búa thủy lực
300
16,0
5,50
5
113 lít diezel
1x4/7
2.530.564
M101.0200
Máy đào một gầu, bánh hơi - dung tích gầu:
11
M101.0201
0,80 m3
260
17,0
5,40
5
57 lít diezel
1x4/7
1.172.647
12
M101.0202
1,25 m3
260
17,0
4,70
5
73 lít diezel
1x4/7
2.084.693
M101.0300
Máy đào gầu dây - dung tích gầu:
13
M101.0301
0,40 m3
260
17,0
5,80
5
59 lít diezel
1x5/7
1.080.697
14
M101.0302
0,65 m3
260
17,0
5,80
5
65 lít diezel
1x5/7
1.188.698
15
M101.0303
1,20 m3
260
16,0
5,50
5
113 lít diezel
1x5/7
2.208.172
16
M101.0304
1,60 m3
260
16,0
5,50
5
128 lít diezel
1x5/7
2.806.763
17
M101.0305
2,30 m3
260
16,0
5,50
5
164 lít diezel
1x5/7
3.732.682
M101.0400
Máy xúc lật - dung tích gầu:
18
M101.0401
0,65 m3
280
16,0
4,80
5
29 lít diezel
1x4/7
690.656
19
M101.0402
0,9 m3
280
16,0
4,80
5
39 lít diezel
1x4/7
911.473
20
M101.0403
1,25 m3
280
16,0
4,80
5
47 lít diezel
1x4/7
1.061.665
21
M101.0404
1,6m3 ÷ 1,65 m3
280
16,0
4,80
5
75 lít diezel
1x4/7
1.362.509
22
M101.0405
2,30 m3
280
14,0
4,40
5
95 lít diezel
1x4/7
1.769.175
23
M101.0406
3,20 m3
280
14,0
3,80
5
134 lít diezel
1x4/7
3.282.220
M101.0500
Máy ủi - công suất:
24
M101.0501
75 cv
280
18,0
6,00
5
38 lít diezel
1x4/7
496.093
25
M101.0502
100 cv
280
14,0
5,80
5
44 lít diezel
1x4/7
792.756
26
M101.0503
110 cv
280
14,0
5,80
5
46 lít diezel
1x4/7
851.855
27
M101.0504
140 cv
280
14,0
5,80
5
59 lít diezel
1x4/7
1.366.980
28
M101.0505
180 cv
280
14,0
5,50
5
76 lít diezel
1x4/7
1.753.811
29
M101.0506
240 cv
280
13,0
5,20
5
94 lít diezel
1x4/7
2.203.242
30
M101.0507
320 cv
280
12,0
4,10
5
125 lít diezel
1x4/7
3.710.784
M101.0600
Máy cạp tự hành - dung tích thùng:
31
M101.0601
9 m3
280
14,0
4,20
5
132 lít diezel
1x6/7
1.727.900
32
M101.0602
16 m3
280
14,0
4,00
5
154 lít diezel
1x6/7
2.631.577
33
M101.0603
25 m3
280
13,0
4,00
5
182 lít diezel
1x6/7
3.289.328
M101.0700
Máy san tự hành - công suất:
34
M101.0701
110 cv
230
15,0
3,60
5
39 lít diezel
1x5/7
1.022.799
35
M101.0702
140 cv
230
14,0
3,08
5
44 lít diezel
1x5/7
1.370.764
36
M101.0703
180 cv
250
14,0
3,10
5
54 lít diezel
1x5/7
1.713.454
M101.0800
Máy đầm đất cầm tay - trọng lượng:
37
M101.0801
50 kg
200
20,0
5,40
4
3 lít xăng
1x3/7
26.484
38
M101.0802
60 kg
200
20,0
5,40
4
3,5 lít xăng
1x3/7
33.134
39
M101.0803
70 kg
200
20,0
5,40
4
4 lít xăng
1x3/7
35.771
40
M101.0804
80 kg
200
20,0
5,40
4
5 lít xăng
1x3/7
37.663
M101.0900
Máy lu bánh hơi tự hành - trọng lượng tĩnh:
41
M101.0901
9 t
270
15,0
4,30
5
34 lít diezel
1x4/7
611.661
42
M101.0902
16 t
270
15,0
4,30
5
38 lít diezel
1x4/7
695.012
43
M101.0903
18 t
270
14,0
4,30
5
42 lít diezel
1x4/7
765.981
44
M101.0904
25 t
270
14,0
4,10
5
55 lít diezel
1x4/7
873.524
M101.1000
Máy lu rung tự hành - trọng lượng tĩnh:
45
M101.1001
8 t
270
14,0
4,60
5
19 lít diezel
1x4/7
778.593
46
M101.1002
12 t
270
14,0
4,60
5
27 lít diezel
1x4/7
1.008.000
47
M101.1003
15 t
270
14,0
4,30
5
39 lít diezel
1x4/7
1.268.266
48
M101.1004
18 t
270
14,0
4,30
5
53 lít diezel
1x4/7
1.484.153
49
M101.1005
20t
270
14,0
4,30
5
61 lít diezel
1x4/7
1.535.452
50
M101.1006
25 t
270
14,0
3,70
5
67 lít diezel
1x4/7
1.668.970
M101.1100
Máy lu bánh thép tự hành - trọng lượng tĩnh:
51
M101.1101
6,0 t
270
15,0
2,90
5
20 lít diezel
1x4/7
310.973
52
M101.1102
8,5 t ÷ 9 t
270
15,0
2,90
5
24 lít diezel
1x4/7
365.850
53
M101.1103
10 t
270
15,0
2,90
5
26 lít diezel
1x4/7
476.144
54
M101.1104
12 t
270
15,0
2,90
5
32 lít diezel
1x4/7
516.960
55
M101.1105
16 t
270
15,0
2,90
5
37 lít diezel
1x4/7
534.828
56
M101.1106
25 t
270
15,0
2,90
5
47 lít diezel
1x4/7
601.429
M101.1200
Máy lu chân cừu tự hành - trọng lượng tĩnh:
57
M101.1201
12 t
270
15,0
3,60
5
29 lít diezel
1x4/7
1.073.429
58
M101.1202
20 t
270
15,0
3,60
5
61 lít diezel
1x4/7
1.610.452
M102.0000
MÁY NÂNG CHUYỂN
M102.0100
Cần trục ô tô - sức nâng:
59
M102.0101
3 t
250
9,0
5,10
5
25 lít diezel
1x1/4+1x3/4 lái xe
645.827
60
M102.0102
4 t
250
9,0
5,10
5
26 lít diezel
1x1/4+1x3/4 lái xe
693.293
61
M102.0103
5 t
250
9,0
4,70
5
30 lít diezel
1x1/4+1x3/4 lái xe
769.879
62
M102.0104
6 t
250
9,0
4,70
5
33 lít diezel
1x1/4+1x3/4 lái xe
948.964
63
M102.0105
10 t
250
9,0
4,50
5
37 lít diezel
1x1/4+1x3/4 lái xe
1.328.572
64
M102.0106
16 t
250
9,0
4,50
5
43 lít diezel
1x1/4+1x3/4 lái xe
1.556.727
65
M102.0107
20 t
250
8,0
4,50
5
44 lít diezel
1x1/4+1x3/4 lái xe
1.939.546
66
M102.0108
25 t
250
8,0
4,30
5
50 lít diezel
1x1/4+1x3/4 lái xe
2.230.644
67
M102.0109
30 t
250
8,0
4,30
5
54 lít diezel
1x1/4+1x3/4 lái xe
2.521.398
68
M102.0110
40 t
250
7,0
4,10
5
64 lít diezel
1x1/4+1x3/4 lái xe
3.736.007
69
M102.0111
50 t
250
7,0
4,10
5
70 lít diezel
1x1/4+1x3/4 lái xe
5.241.944
M102.0200
Cần cẩu bánh hơi - sức nâng:
70
M102.0201
6t
240
9,0
4,50
5
25 lít diezel
1x4/7+1x6/7
629.428
71
M102.0202
16 t
240
9,0
4,50
5
33 lít diezel
1x4/7+1x6/7
1.032.544
72
M102.0203
25 t
240
9,0
4,50
5
36 lít diezel
1x4/7+1x6/7
1.266.087
73
M102.0204
40 t
240
8,0
4,00
5
50 lít diezel
1x4/7+1x6/7
2.624.354
74
M102.0205
63 t ÷ 65 t
240
8,0
4,00
5
61 lít diezel
1x4/7+1x6/7
3.109.212
75
M102.0206
80t
240
7,0
3,80
5
67 lít diezel
1x4/7+1x6/7
4.714.447
76
M102.0207
90 t
240
7,0
3,80
5
69 lít diezel
1x4/7+1x7/7
5.870.688
77
M102.0208
100 t
240
7,0
3,80
5
74 lít diezel
1x4/7+1x7/7
7.072.227
78
M102.0209
110 t
240
7,0
3,60
5
78 lít diezel
1x4/7+1x7/7
8.936.333
79
M102.0210
125 t ÷ 130 t
240
7,0
3,60
5
81 lít diezel
1x4/7+1x7/7
10.669.966
M102.0300
Cần cẩu bánh xích - sức nâng:
80
M102.0301
5 t
250
9,0
5,40
5
32 lít diezel
1x4/7+1x5/7
808.517
81
M102.0302
10 t
250
9,0
4,50
5
36 lít diezel
1x4/7+1x5/7
1.085.398
82
M102.0303
16 t
250
9,0
4,50
5
45 lít diezel
1x4/7+1x5/7
1.411.235
83
M102.0304
25 t
250
8,0
4,60
5
47 lít diezel
1x4/7+1x6/7
1.896.437
84
M102.0305
28 t
250
8,0
4,60
5
49 lít diezel
1x4/7+1x6/7
2.263.892
85
M102.0306
40 t
250
8,0
4,10
5
51 lít diezel
1x4/7+1x6/7
2.973.986
86
M102.0307
50 t
250
8,0
4,10
5
54 lít diezel
1x4/7+1x6/7
3.818.900
87
M102.0308
60 t
250
8,0
4,10
5
55 lít diezel
1x4/7+1x6/7
4.110.300
88
M102.0309
63 t ÷ 65 t
250
7,0
4,10
5
56 lít diezel
1x4/7+1x6/7
4.653.327
89
M102.0310
80 t
250
7,0
3,80
5
58 lít diezel
1x4/7+1x6/7
5.492.391
90
M102.0311
100 t
250
7,0
3,80
5
59 lít diezel
1x4/7+1x6/7
7.004.354
91
M102.0312
110 t
250
7,0
3,60
5
63 lít diezel
1x4/7+1x6/7
8.157.167
92
M102.0313
125 t ÷ 130 t
250
7,0
3,60
5
72 lít diezel
1x4/7+1x6/7
11.463.578
93
M102.0314
150 t
250
7,0
3,60
5
83 lít diezel
1x4/7+1x6/7
12.790.430
94
M102.0315
250t
200
7,0
3,60
5
141 lít diezel
1x4/7+1x6/7
26.563.873
95
M102.0316
300t
200
7,0
3,60
5
155 lít diezel
1x4/7+1x6/7
36.309.348
M102.0400
Cần trục tháp - sức nâng:
96
M102.0401
5 t
290
13,0
4,70
6
42 kWh
1x3/7+1x5/7
871.689
97
M102.0402
10 t
290
12,0
4,00
6
60 kWh
1x3/7+1x5/7
1.419.834
98
M102.0403
12 t
290
12,0
4,00
6
68 kWh
1x3/7+1x5/7
1.729.964
99
M102.0404
15 t
290
12,0
4,00
6
90 kWh
1x3/7+1x5/7
1.900.450
100
M102.0405
20 t
290
11,0
3,80
6
113 kWh
1x3/7+1x5/7
2.279.943
101
M102.0406
25 t
290
11,0
3,80
6
120 kWh
1x3/7+1x6/7
3.161.607
102
M102.0407
30 t
290
11,0
3,80
6
128 kWh
1x3/7+1x6/7
3.962.098
103
M102.0408
40 t
290
11,0
3,50
6
135 kWh
1x3/7+1x6/7
4.598.753
104
M102.0409
50 t
290
11,0
3,50
6
143 kWh
1x4/7+1x6/7
5.768.420
105
M102.0410
60 t
290
11,0
3,50
6
198 kWh
1x4/7+1x6/7
7.210.611
M102.0500
Cần cẩu nổi:
106
M102.0501
Kéo theo - sức nâng 30 t
195
9,0
6,20
7
81 lít diezel
1 thuyền phó 1/2 + 3 thợ máy (2x2/4+1x3/4) + 1 thợ điện 2/4 + 1 thủy thủ 2/4
2.794.100
107
M102.0502
Tự hành - sức nâng 100 t
195
9,0
6,00
7
118 lít diezel
1 thuyền trưởng 1/2 + 1 thuyền phó 1/2 + 4 thợ máy (3x2/4+1x4/4) + 1 thợ điện 3/4 + 1 thuỷ thủ 2/4
4.205.700
M102.0600
Cổng trục - sức nâng:
108
M102.0601
10 t
195
12,0
2,80
5
81 kWh
1x3/7+1x5/7
471.300
109
M102.0602
20 t
195
12,0
2,80
5
90 kWh
1x3/7+1x6/7
655.320
110
M102.0603
30 t
195
12,0
2,80
5
90 kWh
1x3/7+1x6/7
730.500
111
M102.0604
50 t
195
12,0
2,50
5
123 kWh
1x3/7+1x7/7
891.135
112
M102.0605
60 t
195
12,0
2,50
5
144 kWh
1x3/7+1x7/7
966.900
113
M102.0606
90 t
195
12,0
2,50
5
180 kWh
1x3/7+1x7/7
1.300.802
114
M102.0701
Cẩu lao dầm K33-60
195
12,0
3,50
6
233 kWh
1x3/7+4x4/7+1x6/7
2.698.418
115
M102.0702
Thiết bị nâng hạ dầm 90 t
195
12,0
3,50
6
232 kWh
1x3/7+2x4/7+1x6/7
2.955.481
116
M102.0703
Hệ thống xe goong di chuyển dầm (gồm mô tơ điện 3,5 kW và con lăn)
195
14,0
3,50
6
16 kWh
1x4/7
11.818
M102.0800
Cầu trục - sức nâng:
117
M102.0801
30 t
290
9,0
2,30
5
48 kWh
1x3/7+1x6/7
378.691
118
M102.0802
40 t
290
9,0
2,30
5
60 kWh
1x3/7+1x6/7
426.157
119
M102.0803
50 t
290
9,0
2,30
5
72 kWh
1x3/7+1x6/7
482.909
120
M102.0804
60 t
290
9,0
2,30
5
84 kWh
1x3/7+1x7/7
579.445
121
M102.0805
90 t
290
9,0
2,30
5
108 kWh
1x3/7+1x7/7
720.350
122
M102.0806
110 t
290
9,0
2,10
5
132 kWh
1x3/7+1x7/7
994.021
123
M102.0807
125 t
290
9,0
2,10
5
144 kWh
1x3/7+1x7/7
1.143.067
124
M102.0808
180 t
290
9,0
2,10
5
168 kWh
1x3/7+1x7/7
1.486.217
125
M102.0809
250 t
290
9,0
2,00
5
204 kWh
1x3/7+1x7/7
1.918.794
M102.0900
Máy vận thăng - sức nâng:
126
M102.0901
0,8 t
290
17,0
4,30
5
21 kWh
1x3/7
187.683
127
M102.0902
2 t
290
17,0
4,10
5
32 kWh
1x3/7
251.200
128
M102.0903
3 t
290
17,0
4,10
5
39 kWh
1x3/7
288.920
M102.1000
Máy vận thăng lồng - sức nâng:
129
M102.1001
3 t
290
16,5
4,10
5
47 kWh
1x3/7
590.336
M102.1100
Tời điện - sức kéo:
130
M102.1101
0,5 t
240
15,0
5,10
4
4 kWh
1x3/7
4.600
131
M102.1102
1,0 t
240
15,0
5,10
4
5 kWh
1x3/7
5.900
132
M102.1103
1,5 t
240
15,0
4,60
4
5,5 kWh
1x3/7
16.400
133
M102.1104
2,0 t
240
15,0
4,60
4
6,3 kWh
1x3/7
23.900
134
M102.1105
3,0 t
240
15,0
4,60
4
11 kWh
1x3/7
38.600
135
M102.1106
3,5 t
240
15,0
4,60
4
12 kWh
1x3/7
42.500
136
M102.1107
5,0 t
240
15,0
4,60
4
14 kWh
1x3/7
51.700
M102.1200
Pa lăng xích - sức nâng:
137
M102.1201
3 t
240
15,0
4,60
4
1x3/7
7.900
138
M102.1202
5 t
240
15,0
4,20
4
1x3/7
10.200
M102.1300
Kích nâng - sức nâng:
139
M102.1301
5 t
190
13,0
2,20
5
1x4/7
2.700
140
M102.1302
10 t
190
13,0
2,20
5
1x4/7
4.600
141
M102.1303
30 t
190
13,0
2,20
5
1x4/7
5.800
142
M102.1304
50 t
190
13,0
2,20
5
1x4/7
9.800
143
M102.1305
100 t
190
13,0
2,20
5
1x4/7
19.000
144
M102.1306
200 t
190
13,0
2,20
5
1x4/7
27.400
145
M102.1307
250 t
190
13,0
2,20
5
1x4/7
44.000
146
M102.1308
500 t
190
13,0
2,20
5
1x4/7
95.500
147
M102.1309
Hệ kích nâng 25 t (máy bơm dầu thủy lực 3 kW)
190
13,0
2,00
5
6 kWh
1x4/7
118.182
M102.1400
Kích thông tâm
148
M102.1401
RRH - 100 t
190
13,0
2,20
5
1x4/7
84.383
149
M102.1402
YCW - 150 t
190
13,0
2,20
5
1x4/7
11.694
150
M102.1403
YCW - 250 t
190
13,0
2,20
5
1x4/7
18.000
151
M102.1404
YCW - 500 t
190
13,0
2,20
5
1x4/7
55.491
152
M102.1501
Kích đẩy liên tục tự động ZLD-60 (60t, 6c)
190
13,0
3,50
5
29 kWh
1x4/7+1x5/7
242.715
153
M102.1601
Kích sợi đơn YDC - 500 t
190
13,0
2,20
5
1x4/7
20.179
M102.1700
Trạm bơm dầu áp lực- công suất:
154
M102.1701
40 MPa (HCP-400)
190
16,0
6,50
5
14 kWh
1x4/7
24.077
155
M102.1702
50 MPa (ZB4 - 500)
190
16,0
6,50
5
20 kWh
1x4/7
30.497
M102.1800
Xe nâng - chiều cao nâng:
156
M102.1801
9 m
280
13,0
4,00
5
22 lít diezel
1x1/4+1x3/4 lái xe
511.600
157
M102.1802
12 m
280
13,0
4,00
5
25 lít diezel
1x1/4+1x3/4 lái xe
731.758
158
M102.1803
18 m
280
13,0
3,80
5
29 lít diezel
1x1/4+1x3/4 lái xe
994.767
159
M102.1804
24 m
280
13,0
3,80
5
33 lít diezel
1x1/4+1x3/4 lái xe
1.254.565
160
M102.1805
Xe nâng hàng - sức nâng 2t
240
16,0
3,50
5
9 lít diezel
1x4/7
180.200
M102.1900
Xe thang - chiều dài thang:
161
M102.1901
9 m
280
15,0
3,90
5
25 lít diezel
1x1/4+1x3/4 lái xe
1.008.639
162
M102.1902
12 m
280
15,0
3,70
5
29 lít diezel
1x1/4+1x3/4 lái xe
1.371.165
163
M102.1903
18 m
280
15,0
3,70
5
33 lít diezel
1x1/4+1x3/4 lái xe
1.662.779
M103.0000
MÁY VÀ THIẾT BỊ GIA CỐ NỀN MÓNG
M103.0100
Máy đóng cọc tự hành, bánh xích - trọng lượng đầu búa:
164
M103.0101
1,2 t
260
14,0
4,40
5
56 lít diezel
1x5/7
1.125.927
165
M103.0102
1,8 t
260
14,0
4,40
5
59 lít diezel
1x5/7
1.233.813
166
M103.0103
3,5 t
260
13,0
3,90
5
62 lít diezel
1x5/7
2.354.696
167
M103.0104
4,5 t
260
13,0
3,90
5
65 lít diezel
1x5/7
2.751.960
168
M103.0105
8,0 t
260
13,0
3,90
5
146 lít diezel
1x5/7
12.825.610
M103.0200
Máy đóng cọc chạy trên ray - trọng lượng đầu búa:
169
M103.0201
1,2 t
260
14,0
3,90
5
24 lít diezel + 14 kWh
1x5/7
579.674
170
M103.0202
1,8 t
260
14,0
3,90
5
30 lít diezel + 14 kWh
1x5/7
852.657
171
M103.0203
2,5 t
260
12,0
3,50
5
36 lít diezel + 25 kWh
1x5/7
1.129.080
172
M103.0204
3,5 t
260
12,0
3,50
5
48 lít diezel + 25 kWh
1x5/7
1.271.935
173
M103.0205
4,5 t
260
12,0
3,50
5
63 lít diezel + 34 kWh
1x5/7
1.570.829
174
M103.0206
5,5 t
260
12,0
3,50
5
78 lít diezel + 34 kWh
1x5/7
1.872.934
M103.0300
Máy búa rung tự hành, bánh xích - công suất:
175
M103.0301
60 kW
220
13,0
4,80
5
40 lít diezel + 159 kWh
1x5/7
3.047.619
176
M103.0302
90 kW
220
13,0
4,80
5
51 lít diezel + 240 kWh
1x5/7
4.585.650
M103.0400
Búa rung - công suất:
177
M103.0401
40 kW
240
14,0
3,80
5
108 kWh
122.906
178
M103.0402
50 kW
240
14,0
3,80
5
135 kWh
149.734
179
M103.0403
170 kW
240
14,0
2,64
5
357 kWh
282.270
M103.0500
Tàu đóng cọc - trọng lượng đầu búa:
180
M103.0501
1,2 t
240
12,0
5,90
6
37 lít diezel
1 thuyền phó 1/2 + 3 thợ máy (2x2/4+1x3/4) + 1 thợ điện 2/4 + 1 thủy thủ 2/4
2.532.100
181
M103.0502
1,8 t
240
12,0
5,90
6
42 lít diezel
1 thuyền phó 1/2 + 3 thợ máy (2x2/4+1x3/4) + 1 thợ điện 2/4 + 1 thủy thủ 2/4
2.891.261
182
M103.0503
2,5 t
240
12,0
5,90
6
47 lít diezel
1 thuyền phó 1/2 + 3 thợ máy (2x2/4+1x3/4) + 1 thợ điện 2/4 + 1 thủy thủ 2/4
2.994.676
183
M103.0504
3,5 t
240
12,0
5,90
6
52 lít diezel
1 thuyền phó 1/2 + 3 thợ máy (2x2/4+1x3/4) + 1 thợ điện 2/4 + 1 thủy thủ 2/4
3.049.364
184
M103.0505
4,5 t
240
12,0
5,90
6
58 lít diezel
1 thuyền phó 1/2 + 3 thợ máy (2x2/4+1x3/4) + 1 thợ điện 2/4 + 1 thủy thủ 2/4
3.765.940
M103.0600
Tàu đóng cọc C 96 - búa thuỷ lực, trọng lượng đầu búa:
185
M103.0601
7,5 t
240
11,0
4,60
6
162 lít diezel
1 t.tr1/2 + 1 t.phII.1/2 + 4 thợ máy (3x2/4+1x4/4) + 1 thợ điện 3/4 + 1 thuỷ thủ 2/4
9.816.850
M103.0700
Máy ép cọc trước - lực ép:
186
M103.0701
60 t
210
17,0
4,00
5
38 kWh
1x4/7
138.727
187
M103.0702
100 t
210
17,0
4,00
5
53 kWh
1x4/7
188.256
188
M103.0703
150 t
210
17,0
4,00
5
75 kWh
1x4/7
213.021
189
M103.0704
200 t
210
17,0
4,00
5
84 kWh
1x4/7
237.786
190
M103.0801
Máy ép cọc Robot thủy lực tự hành 860t
180
22,0
3,96
5
756 kWh
1x3/7+1x4/7
6.642.900
191
M103.0901
Máy ép thuỷ lực (KGK-
130C4), lực ép 130 t
240
15,0
2,60
5
138 kWh
1x4/7
671.738
192
M103.0902
Máy ép cọc thủy lực 45 Hp
240
15,0
2,60
5
25 kWh
1x4/7
132.000
193
M103.1001
Máy cấy bấc thấm
230
12,0
3,10
5
48 lít diezel
1x4/7
1.099.500
M103.1100
Máy khoan xoay:
194
M103.1101
Máy khoan xoay 80kNm÷125kNm
260
13,0
8,20
5
52 lít diezel
1x6/7
3.934.467
195
M103.1102
Máy khoan xoay 150kNm÷200kNm
260
13,0
8,20
5
68 lít diezel
1x6/7
4.514.371
196
M103.1103
Máy khoan xoay > 200kNm÷300kNm
260
13,0
8,20
5
96 lít diezel
1x6/7
11.608.382
197
M103.1104
Máy khoan xoay > 300kNm÷400kNm
260
13,0
6,50
5
137 lít diezel
1x6/7
14.865.951
198
M103.1105
Gầu đào (thi công móng cọc, tường Barrette)
260
13,0
5,80
5
565.686
199
M103.1201
Máy khoan tường sét
260
13,0
6,50
5
32 lít diezel + 171 kWh
1x6/7
4.600.000
M103.1300
Máy khoan cọc đất
200
M103.1301
Máy khoan cọc đất (1 cần)
260
13,0
6,50
5
36 lít diezel + 167 kWh
1x6/7
5.354.545
201
M103.1302
Máy khoan cọc đất (2 cần)
260
13,0
6,50
5
36 lít diezel + 232 kWh
1x6/7
6.109.091
202
M103.1401
Máy cấp xi măng
260
13,0
6,50
5
14.800
M103.1500
Máy trộn dung dịch - dung tích:
203
M103.1501
750 lít
300
16,0
6,40
5
13 kWh
1x3/7
25.796
204
M103.1502
1000 lít
300
15,0
5,80
5
18 kWh
1x4/7
177.479
M103.1600
Máy sàng lọc - năng suất:
205
M103.1601
100 m3/h
300
15,0
5,80
5
21 kWh
1x4/7
353.468
M103.1700
Máy bơm dung dịch - năng suất:
206
M103.1701
15 m3/h
215
16,0
6,60
5
37 kWh
1x4/7
22.000
207
M103.1702
200 m3/h
215
16,0
6,60
5
50 kWh
1x4/7
43.182
M104.0000
MÁY SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG
M104.0100
Máy trộn bê tông - dung tích:
208
M104.0101
100 lít
165
19,0
6,50
5
8 kWh
1x3/7
23.050
209
M104.0102
250 lít
165
19,0
6,50
5
11 kWh
1x3/7
30.210
M104.0200
Máy trộn vữa - dung tích:
210
M104.0201
80 lít
170
19,0
6,80
5
5 kWh
1x3/7
12.841
211
M104.0202
150 lít
170
19,0
6,80
5
8 kWh
1x3/7
17.828
212
M104.0203
250 lít
170
19,0
6,80
5
11 kWh
1x3/7
22.873
M104.0300
Máy trộn vữa xi măng - dung tích:
213
M104.0301
1200 lít
170
19,0
6,80
5
72 kWh
1x4/7
75.863
214
M104.0302
1600 lít
170
19,0
6,80
5
96 kWh
1x4/7
104.103
M104.0400
Trạm trộn bê tông - năng suất:
215
M104.0401
16 m3/h
260
15,0
5,80
5
92 kWh
1x3/7+1x5/7
907.804
216
M104.0402
25 m3/h
260
15,0
5,60
5
116 kWh
1x3/7+1x5/7
1.264.024
217
M104.0403
30 m3/h
260
15,0
5,60
5
172 kWh
1x3/7+1x5/7
1.596.969
218
M104.0404
50 m3/h
260
15,0
5,60
5
198 kWh
1x3/7+1x5/7
2.549.373
219
M104.0405
60 m3/h
260
15,0
5,30
5
265 kWh
1x3/7+1x5/7
2.804.470
220
M104.0406
75 m3/h
260
15,0
5,30
5
418 kWh
2x3/7+1x5/7
3.237.391
221
M104.0407
90 m3/h
260
15,0
5,30
5
425 kWh
2x3/7+1x5/7
4.306.280
222
M104.0408
125 m3/h
260
15,0
5,30
5
446 kWh
2x3/7+1x5/7
5.375.168
223
M104.0409
160 m3/h
260
15,0
5,00
5
553 kWh
3x3/7+1x5/7
5.643.909
M104.0500
Máy sàng rửa đá, sỏi - năng suất:
224
M104.0501
35 m3/h
155
18,0
7,60
5
76 kWh
1x4/7
18.917
225
M104.0502
45 m3/h
155
18,0
7,60
5
97 kWh
1x4/7
23.618
M104.0600
Máy nghiền sàng đá di động - năng suất:
226
M104.0601
20 m3/h
260
18,0
8,60
5
315 kWh
1x3/7+1x4/7
1.351.273
227
M104.0602
25 m3/h
260
18,0
7,60
5
357 kWh
1x3/7+1x4/7
1.766.194
228
M104.0603
125 m3/h
260
18,0
7,60
5
630 kWh
1x3/7+1x4/7
5.964.816
M104.0700
Máy nghiền đá thô - năng suất:
229
M104.0701
14 m3/h
260
18,0
8,60
5
134 kWh
1x3/7+1x4/7
214.626
230
M104.0702
200 m3/h
260
18,0
8,60
5
840 kWh
1x3/7+1x4/7
1.831.774
M104.0800
Trạm trộn bê tông asphan - năng suất:
231
M104.0801
25 t/h
190
15,0
5,70
5
210 kWh
1x4/7+1x5/7+1x6/7
3.286.462
232
M104.0802
50 t/h
190
15,0
5,70
5
300 kWh
1x4/7+1x5/7+1x6/7
4.648.053
233
M104.0803
60 t/h
190
15,0
5,70
5
324 kWh
2x4/7+1x5/7+1x6/7
5.422.748
234
M104.0804
80 t/h
190
15,0
5,50
5
384 kWh
2x4/7+2x5/7+1x6/7
6.094.486
235
M104.0805
120 t/h
190
15,0
5,50
5
714 kWh
2x4/7+2x5/7+1x6/7
6.737.442
M105.0000
MÁY VÀ THIẾT BỊ THI CÔNG MẶT ĐƯỜNG BỘ
M105.0100
Máy phun nhựa đường - công suất:
236
M105.0101
190 cv
150
13,0
5,60
6
57 lít diezel
1x1/4+1x3/4 lái xe
930.161
M105.0200
Máy rải hỗn hợp bê tông nhựa - năng suất:
237
M105.0201
65 t/h
180
14,0
6,40
5
34 lít diezel
1x3/7+1x5/7
1.284.890
238
M105.0202
100 t/h
180
14,0
6,40
5
50 lít diezel
1x3/7+1x5/7
1.520.612
239
M105.0203
130 cv - 140 cv
180
14,0
3,80
5
63 lít diezel
1x3/7+1x5/7
2.991.351
240
M105.0301
Máy rải Novachip 170 cv
180
14,0
3,80
5
79 lít diezel
1x3/7+1x5/7
13.200.000
241
M105.0401
Máy rải cấp phối đá dăm, năng suất 50 m3/h - 60 m3/h
180
14,0
4,20
5
30 lít diezel
1x3/7+1x5/7
2.043.419
242
M105.0402
Máy rải xi măng SW16TC (16m3)
180
14,0
5,60
6
57 lít diezel
1x3/7+1x5/7
6.500.000
M105.0500
Máy cào bóc
243
M105.0501
Máy cào bóc đường Wirtgen - 1000C
220
16,0
5,80
5
92 lít diezel
1x4/7+1x5/7
3.128.588
244
M105.0502
Máy cào bóc tái sinh, Wigent 2400
180
16,0
5,80
5
340 lít diezel
1x4/7+1x7/7
24.432.515
245
M105.0503
Máy cào bóc tái sinh, công suất > 450 HP
180
16,0
5,80
5
523 lít diezel
1x4/7+1x7/7
17.000.000
246
M105.0601
Thiết bị sơn kẻ vạch YHK 10A
200
20,0
3,50
5
1x4/7
57.211
247
M105.0701
Lò nấu sơn YHK 3A, lò nung keo
200
17,0
3,60
5
11 lít diezel
1x4/7
324.920
248
M105.0801
Máy rót mastic
200
17,0
4,50
5
4 lít xăng
1x4/7
34.166
249
M105.0901
Thiết bị nấu nhựa 500 lít
200
25,0
10,0
5
1x4/7
45.516
250
M105.1001
Máy rải bê tông SP500
200
14,0
4,20
5
73 lít diezel
1x3/7+1x5/7
7.369.287
M106.0000
PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ
M106.0100
Ô tô vận tải thùng - trọng tải:
251
M106.0101
0,5 t
250
18,0
6,20
6
5 lít xăng
1x2/4 lái xe
106.420
252
M106.0102
1,5 t
250
18,0
6,20
6
7 lít xăng
1x2/4 lái xe
157.562
253
M106.0103
2 t
250
18,0
6,20
6
12 lít xăng
1x2/4 lái xe
183.212
254
M106.0104
2,5 t
250
17,0
6,20
6
13 lít xăng
1x2/4 lái xe
218.983
255
M106.0105
5 t
250
17,0
6,20
6
25 lít diezel
1x2/4 lái xe
317.869
256
M106.0106
7 t
250
17,0
6,20
6
31 lít diezel
1x2/4 lái xe
427.131
257
M106.0107
10 t
250
16,0
6,20
6
38 lít diezel
1x2/4 lái xe
560.241
258
M106.0108
12 t
260
16,0
6,20
6
41 lít diezel
1x3/4 lái xe
606.044
259
M106.0109
15 t
260
16,0
6,20
6
46 lít diezel
1x3/4 lái xe
739.497
260
M106.0110
20 t
270
14,0
5,40
6
56 lít diezel
1x3/4 lái xe
1.248.374
261
M106.0111
32 t
270
14,0
5,40
6
62 lít diezel
1x3/4 lái xe
1.976.364
M106.0200
Ô tô tự đổ - trọng tải:
262
M106.0201
2,5 t
260
17,0
7,50
6
19 lít xăng
1x2/4 lái xe
248.104
263
M106.0202
5 t
260
17,0
7,50
6
41 lít diezel
1x2/4 lái xe
437.559
264
M106.0203
7 t
260
17,0
7,30
6
46 lít diezel
1x2/4 lái xe
616.643
265
M106.0204
10 t
280
17,0
7,30
6
57 lít diezel
1x2/4 lái xe
704.070
266
M106.0205
12 t
280
17,0
7,30
6
65 lít diezel
1x3/4 lái xe
812.415
267
M106.0206
15 t
300
16,0
6,80
6
73 lít diezel
1x3/4 lái xe
1.035.410
268
M106.0207
20 t
300
16,0
6,80
6
76 lít diezel
1x3/4 lái xe
1.540.447
269
M106.0208
22 t
300
14,0
6,80
6
77 lít diezel
1x3/4 lái xe
1.802.194
270
M106.0209
25 t
340
13,0
6,80
6
81 lít diezel
1x3/4 lái xe
2.341.396
271
M106.0210
27 t
340
13,0
6,60
6
86 lít diezel
1x3/4 lái xe
2.505.849
M106.0300
Ô tô đầu kéo - công suất:
272
M106.0301
150 cv
200
13,0
4,90
6
30 lít diezel
1x3/4 lái xe
448.050
273
M106.0302
200 cv
200
13,0
4,90
6
40 lít diezel
1x3/4 lái xe
618.750
274
M106.0303
255 cv
200
12,0
4,40
6
51 lít diezel
1x3/4 lái xe
878.300
275
M106.0304
272 cv
260
11,0
4,00
6
56 lít diezel
1x3/4 lái xe
1.079.950
276
M106.0305
360 cv
260
11,0
3,80
6
68 lít diezel
1x3/4 lái xe
1.136.368
M106.0400
Ô tô chuyển trộn bê tông - dung tích thùng trộn:
277
M106.0401
6 m3
260
14,0
5,70
6
43 lít diezel
1x1/4+1x3/4 lái xe
884.645
278
M106.0402
10,7 m3
260
14,0
5,50
6
64 lít diezel
1x1/4+1x3/4 lái xe
2.176.758
279
M106.0403
14,5 m3
260
14,0
5,50
6
70 lít diezel
1x1/4+1x3/4 lái xe
2.966.930
M106.0500
Ô tô tưới nước - dung tích:
280
M106.0501
4 m3
260
13,0
4,80
6
20 lít diezel
1x2/4 lái xe
438.539
281
M106.0502
5 m3
260
12,0
4,40
6
23 lít diezel
1x3/4 lái xe
497.469
282
M106.0503
6 m3
260
12,0
4,40
6
24 lít diezel
1x3/4 lái xe
571.304
283
M106.0504
7 m3
260
11,0
4,10
6
26 lít diezel
1x3/4 lái xe
688.248
284
M106.0505
9 m3
260
11,0
4,10
6
27 lít diezel
1x3/4 lái xe
796.249
285
M106.0506
10 m3
260
11,0
4,10
6
30 lít diezel
1x3/4 lái xe
866.135
286
M106.0507
16 m3
270
11,0
4,10
6
35 lít diezel
1x3/4 lái xe
1.114.405
M106.0600
Ô tô hút bùn, hút mùn khoan, dung tích:
287
M106.0601
2 m3
260
13,0
5,20
6
19 lít diezel
1x2/4 lái xe
435.615
288
M106.0602
3 m3
260
13,0
5,20
6
27 lít diezel
1x3/4 lái xe
642.388
M106.0700
Ô tô bán tải - trọng tải:
289
M106.0701
1,5 t
250
16,0
4,50
6
18 lít xăng
1x2/4 lái xe
359.717
M106.0800
Rơ mooc - trọng tải:
290
M106.0801
15 t
240
13,0
3,70
6
160.855
291
M106.0802
21t
240
13,0
3,70
6
186.651
292
M106.0803
30 t
240
13,0
3,10
6
251.560
293
M106.0804
40 t
240
13,0
3,10
6
297.117
294
M106.0805
60 t
240
13,0
3,10
6
333.817
295
M106.0806
100 t
240
13,0
3,10
6
537.425
296
M106.0807
125 t
240
13,0
3,10
6
601.973
M106.0900
Xe bồn chuyên dụng
297
M106.0901
30 t
240
13,0
3,10
6
93 lít diezel
1x3/4 lái xe
1.340.000
298
M106.0902
Xe bồn 13-14m3 (chở bitum, polymer)
180
14,0
5,60
6
35 lít diezel
1x1/4+1x3/4 lái xe
3.243.150
299
M106.0903
Ô tô cấp nhũ tương 5 m3
180
12,0
4,40
6
23 lít diezel
1x3/4 lái xe
931.000
M107.0000
MÁY KHOAN ĐẤT ĐÁ
M107.0100
Máy khoan đất đá, cầm tay - đường kính khoan:
300
M107.0101
D ≤ 42 mm (động cơ điện-1,2 kW)
240
18,0
8,50
5
5 kWh
1x3/7
13.471
301
M107.0102
D ≤ 42 mm (truyền động khí nén - chưa tính khí nén)
240
18,0
8,50
5
1x3/7
26.484
302
M107.0103
D ≤ 42 mm (khoan SIG - chưa tính khí nén)
240
18,0
6,50
5
1x3/7
126.804
303
M107.0104
Búa chèn (truyền động khí nén - chưa tính khí nén)
240
18,0
8,50
5
1x3/7
6.134
M107.0200
Máy khoan xoay đập tự hành, khí nén (chưa tính khí nén) - đường kính khoan:
304
M107.0201
D75-95 mm
270
17,0
5,30
5
1x3/7+1x4/7
1.101.564
305
M107.0202
D105-110 mm
270
17,0
5,30
5
1x3/7+1x4/7
1.376.725
M107.0300
Máy khoan hầm tự hành, động cơ diezel - đường kính khoan:
306
M107.0301
D 45 mm (2 cần - 147 cv)
285
13,0
3,90
6
84 lít diezel
1x4/7+1x7/7
11.436.520
307
M107.0302
D 45 mm (3 cần - 255 cv)
285
13,0
3,90
6
138 lít diezel
1x4/7+1x7/7
16.668.260
M107.0400
Máy khoan néo - độ sâu khoan:
308
M107.0401
H 3,5 m (80 cv)
285
13,0
3,90
6
38 lít diezel
1x4/7+1x7/7
12.651.359
M107.0500
Máy khoan ROBBIN, đường kính khoan:
309
M107.0501
D 2,4 m (250 kW)
240
13,0
3,20
6
675 kWh
1x4/7+1x7/7
41.605.242
M107.0600
Tổ hợp dàn khoan neo, công suất:
310
M107.0601
9 kW
240
18,0
1,80
6
16 kWh
1x4/7
2.207.026
M107.0700
Máy khoan tạo lỗ neo gia cố mái ta luy:
311
M107.0701
YG 60
250
13,0
4,50
5
28 lít diezel
1x3/7+1x4/7
1.043.321
M107.0800
Máy khoan dẫn chuyên dụng
312
M107.0801
HCR1200-EDII
285
13,0
5,20
5
332 lít diezel
1x4/7
5.660.000
313
M107.0803
Máy khoan XY-1A (phục vụ công tác xây dựng)
180
10,0
5,00
5
20,4 lít diezel
1x4/7
102.500
M108.0000
MÁY VÀ THIẾT BỊ ĐỘNG LỰC
M108.0100
Máy phát điện lưu động - công suất:
314
M108.0101
3,75 kVA
170
13,0
4,20
5
2 lít diezel
1x3/7
8.369
315
M108.0102
6,25 kVA
170
13,0
4,20
5
5 lít diezel
1x3/7
28.433
316
M108.0103
37,5 kVA
170
12,0
3,90
5
24 lít diezel
1x3/7
117.173
317
M108.0104
62,5 kVA
170
12,0
3,90
5
36 lít diezel
1x3/7
172.893
318
M108.0105
93,75 kVA
170
11,0
3,60
5
45 lít diezel
1x4/7
244.894
319
M108.0106
150kVA
170
10,0
3,30
5
76 lít diezel
1x4/7
320.678
320
M108.0107
250 kVA
170
10,0
3,30
5
106 lít diezel
1x4/7
335.697
M108.0200
Máy nén khí, động cơ xăng - năng suất:
321
M108.0201
120 m3/h
180
11,0
5,00
5
14 lít xăng
1x4/7
71.198
322
M108.0202
600 m3/h
180
10,0
4,60
5
46 lít xăng
1x4/7
374.105
M108.0300
Máy nén khí, động cơ diezel - năng suất:
323
M108.0301
120 m3/h
180
11,0
5,40
5
14 lít diezel
1x4/7
77.045
324
M108.0302
240 m3/h
180
11,0
5,40
5
28 lít diezel
1x4/7
156.842
325
M108.0303
360 m3/h
180
11,0
5,40
5
35 lít diezel
1x4/7
217.034
326
M108.0304
420 m3/h
180
11,0
5,40
5
38 lít diezel
1x4/7
281.811
327
M108.0305
540 m3/h
180
11,0
5,40
5
44 lít diezel
1x4/7
321.366
328
M108.0306
600 m3/h
180
10,0
5,00
5
47 lít diezel
1x4/7
410.793
329
M108.0307
660 m3/h
180
10,0
5,00
5
50 lít diezel
1x4/7
478.552
330
M108.0308
1200 m3/h
180
10,0
3,90
5
75 lít diezel
1x4/7
959.970
331
M108.0309
1260 m3/h
180
10,0
3,50
5
78 lít diezel
1x4/7
1.103.857
M108.0400
Máy nén khí, động cơ điện - năng suất:
332
M108.0401
5 m3/h
180
12,0
5,20
5
2 kWh
1x3/7
2.866
333
M108.0402
300 m3/h
180
11,0
3,80
5
86 kWh
1x3/7
143.199
334
M108.0403
600 m3/h
180
11,0
3,40
5
125 kWh
1x4/7
309.098
M109.0000
MÁY VÀ THIẾT BỊ THI CÔNG CÔNG TRÌNH THỦY
M109.0100
Sà lan - trọng tải:
335
M109.0101
100 t
260
11
5,90
6
490.476
336
M109.0102
200 t
290
11,0
5,90
6
721.153
337
M109.0103
250 t
290
11,0
5,90
6
901.384
338
M109.0104
400 t
290
11,0
5,50
6
1.207.730
339
M109.0105
600 t
290
11,0
5,50
6
1.420.866
340
M109.0106
800 t
290
11,0
5,20
6
2.012.922
341
M109.0107
1000 t
290
11,0
5,20
6
2.368.110
M109.0200
Phao thép - trọng tải:
342
M109.0201
60 t
230
11,0
5,90
6
121.530
343
M109.0202
200 t
230
11,0
5,90
6
211.645
344
M109.0203
250 t
230
11,0
5,90
6
222.193
345
M109.0301
Pông tông
230
13,0
5,20
6
343.952
M109.0400
Thuyền (ghe) đặt máy bơm - trọng tải:
346
M109.0401
5 t
230
11,0
5,20
6
44 lít diezel
1 thuyền trưởng 1/2
258.000
347
M109.0402
40 t
230
11,0
5,20
6
131 lít diezel
1 thuyền trưởng 1/2 + 1 thủy thủ 1x3/4
887.000
M109.0500
Ca nô - công suất:
348
M109.0501
12 cv
260
12,0
6,00
6
3 lít diezel
1 thuyền trưởng 1/2
94.701
349
M109.0502
23 cv
260
12,0
6,00
6
5 lít diezel
1 thuyền trưởng 1/2
103.988
350
M109.0503
30 cv
260
12,0
5,40
6
6 lít diezel
1 thuyền trưởng 1/2
112.816
351
M109.0504
54 cv
260
12,0
5,40
6
10 lít diezel
1 thuyền trưởng 1/2 + 1 thủy thủ 2/4
144.918
352
M109.0505
75 cv
260
11,0
4,60
6
14 lít diezel
1 thuyền trưởng 1/2 + 1 thủy thủ 2/4
207.403
353
M109.0506
90 cv
260
11,0
4,60
6
19 lít diezel
1 thuyền trưởng 1/2 + 1 thủy thủ 2/4
278.115
354
M109.0507
150 cv
260
11,0
4,60
6
23 lít diezel
1 thuyền trưởng 1/2 + 1 máy I 1/2 +1 thủy thủ 2/4
364.360
M109.0700
Tầu kéo và phục vụ thi công thuỷ (làm neo, cấp dầu,...) - công suất:
355
M109.0701
75 cv
260
9,5
5,20
6
68 lít diezel
1 thuyền trưởng 1/2 + 2 thợ máy (1x2/4+1x3/4) + 1 thợ điện 2/4 + 2 thuỷ thủ 2/4
258.000
356
M109.0702
150 cv
260
9,5
5,00
6
95 lít diezel
1 thuyền trưởng 2/2 + 1 thuyền phó 1/2 + 1 máy I 1/2 + 2 thợ máy (1x3/4+1x2/4) + 2 thuỷ thủ (1x2/4+1x3/4)
612.500
357
M109.0703
250 cv
260
9,5
5,00
6
148 lít diezel
1 thuyền trưởng 2/2 + 1 thuyền phó 1/2 + 1 máy I 1/2 + 2 thợ máy (1x3/4+1x2/4) + 2 thuỷ thủ (1x2/4+1x3/4)
787.238
358
M109.0704
360 cv
260
9,5
5,00
6
202 lít diezel
1 thuyền trưởng 2/2 + 1 thuyền phó 1/2 + 1 máy I 1/2 + 2 thợ máy (1x3/4+1x2/4) + 2 thuỷ thủ (1x2/4+1x3/4)
887.000
359
M109.0705
600 cv
260
9,5
4,20
6
315 lít diezel
1 thuyền trưởng 2/2 + 1 thuyền phó 2/2 + 1 máy I 2/2 + 3 thợ máy (2x3/4 + 1x2/4) + 4 thuỷ thủ (3x3/4+1x4/4)
1.318.800
360
M109.0706
1200 cv (tầu kéo biển)
270
9,5
3,80
6
714 lít diezel
1 thuyền trưởng 2/2 + 1 thuyền phó I 2/2 + 1 máy I 2/2 + 3 thợ máy (2x3/4+1x2/4) + 4 thuỷ thủ (3x3/4+1x4/4)
9.851.500
M109.0800
Tàu cuốc sông- công suất:
361
M109.0801
495 cv
290
7,0
5,10
6
520 lít diezel
1 thuyền trưởng 2/2 + 1 thuyền phó 2/2 + 1 máy trưởng 2/2 + 1 máy II 2/2 + 1 điện trưởng 2/2 + 1 kỹ thuật viên cuốc I 2/2 + 2 kỹ thuật viên cuốc II 2/2 + 4 thợ máy (3x3/4+1x4/4) + 4 thuỷ thủ (3x3/4+1x4/4)
11.237.300
M109.0900
Tàu cuốc biển - công suất:
362
M109.0901
2085 cv
290
7,0
4,50
6
1751 lít diezel
1 thuyền trưởng 2/2 + 1 thuyền phó 2/2 + 1 máy trưởng 2/2 + 1 máy II 2/2 + 1 điện trưởng 2/2 + 1 kỹ thuật viên cuốc I 2/2 + 2 kỹ thuật viên cuốc II 2/2 + 4 thợ máy (3x3/4+1x4/4) + 4 thuỷ thủ (3x3/4+1x4/4)
34.650.000
M109.1000
Tàu hút - công suất:
363
M109.1001
585 cv
290
9,0
4,10
6
573 lít diezel
1 thuyền trưởng 2/2 + thuyền phó 2/2 + 1 máy trưởng 2/2 + 1 máy II 2/2 + 1 kỹ thuật viên cuốc I 2/2 + 1 kỹ thuật viên cuốc II 2/2 + 2 thợ máy (1x3/4+1x4/4) + 4 thuỷ thủ (3x3/4+1x4/4)
7.685.500
364
M109.1002
1200 cv
290
7,0
3,75
6
1008 lít diezel
1 thuyền trưởng 2/2 + thuyền phó 2/2 + 1 máy trưởng 2/2 + 1 máy II 2/2 + 1 điện trưởng 2/2 + 1 kỹ thuật viên cuốc I 2/2 + 1 kỹ thuật viên cuốc II 2/2 + 6 thợ máy (5x3/4 + 1x4/4) + 2 thuỷ thủ (1x3/4 + 1x4/4)
20.115.500
365
M109.1003
3958 cv ÷ 4170 cv
290
7,0
2,40
6
3211 lít diezel
1 thuyền trưởng 2/2 + thuyền phó 2/2 + 1 máy trưởng 2/2 + 1 máy II 2/2 + 1 điện trưởng 2/2 + 1 kỹ thuật viên cuốc I 2/2 + 3 kỹ thuật viên cuốc II 2/2 + 6 thợ máy (5x3/4 + 1x4/4) + 4 thuỷ thủ (3x3/4 + 1x4/4)
101.976.10 0
M109.1100
Tàu hút bụng tự hành - công suất:
366
M109.1101
1390 cv
290
7,0
6,50
6
1446 lít diezel
1 thuyền trưởng 2/2 + thuyền phó 2/2 + 1 máy trưởng 2/2 + 1 máy II 2/2 + 1 điện trưởng 2/2 + 1 kỹ thuật viên cuốc I 2/2 + 1 kỹ thuật viên cuốc II 2/2 + 2 thợ máy (1x3/4 + 1x4/4) + 4 thuỷ thủ (3x3/4 + 1x4/4)
11.388.400
367
M109.1102
5945 cv
290
7,0
6,00
6
5232 lít diezel
1 thuyền trưởng 2/2 + 1 thuyền phó 2/2 + 1 máy trưởng 2/2 + 1 máy II 2/2 + 1 điện trưởng 2/2 + 1 kỹ thuật viên cuốc I 2/2 + 1 kỹ thuật viên cuốc II 2/2 + 2 thợ máy (1x3/4 + 1x4/4) + 4 thuỷ thủ (3x3/4 + 1x4/4)
65.840.000
M109.1200
Tầu ngoạm (có tính năng phá đá ngầm), công suất 3170 CV - dung tích gầu:
368
M109.1201
17 m3
290
9,0
5,50
6
2663 lít diezel
1 thuyền trưởng 2/2 + 1 thuyền phó 2/2 + 1 máy trưởng 2/2 + 1 máy II 2/2 + 1 kỹ thuật viên cuốc I 2/2 + 3 kỹ thuật viên cuốc II 2/2 + 4 thợ máy (3x3/4 + 1x4/4) + 4 thuỷ thủ (3x3/4 + 1x4/4)
38.478.500
M109.1300
Máy xáng cạp - dung tích gầu:
369
M109.1301
1,25 m3
250
10,0
5,20
6
70 lít diezel
1x5/7
1.699.696
370
M109.1401
Trạm lặn
170
25,0
7,50
8
1 thợ lặn cấp I 1/2 + 1 thợ lặn 2/4
77.160
M110.0000
MÁY VÀ THIẾT BỊ THI CÔNG TRONG HẦM
M110.0100
Máy xúc chuyên dùng trong hầm - dung tích gầu:
371
M110.0101
0,9 m3
290
13,0
4,80
6
52 lít diezel
1x4/7
3.125.148
372
M110.0102
1,65 m3
290
13,0
4,80
6
65 lít diezel
1x4/7
3.593.955
M110.0200
Máy cào đá, động cơ điện - năng suất:
373
M110.0201
3 m3/ph
290
12,0
5,30
6
248 kWh
1x3/7
975.792
M110.0300
Thiết bị phục vụ vận chuyển đá nổ mìn trong hầm:
374
M110.0301
Tời ma nơ - 13 kW
300
14,0
4,30
6
43 kWh
1x4/7
29.121
375
M110.0302
Xe goòng 3 t
300
14,0
4,30
6
1x4/7
30.956
376
M110.0303
Đầu kéo 30 t
300
11,0
3,80
6
37 lít diezel
1x4/7
3.107.721
377
M110.0304
Quang lật 360 t/h
300
14,0
4,30
6
27 kWh
1x4/7
247.875
M110.0400
Máy nâng phục vụ thi công hầm - công suất:
378
M110.0401
135 cv
270
12,0
3,10
6
45 lít diezel
1x4/7
781.918
M111.0000
MÁY VÀ THIẾT BỊ THI CÔNG ĐƯỜNG ỐNG, ĐƯỜNG CÁP NGẦM
M111.0100
Máy và thiết bị khoan đặt đường ống:
379
M111.0101
Máy nâng TO-12-24, sức nâng 15 t
180
16,0
4,20
6
53 lít diezel
1x4/7+1x7/7
1.091.245
380
M111.0102
Máy khoan ngang UĐB-4
150
17,0
4,20
6
33 lít xăng
1x4/7+1x7/7
464.335
M111.0200
Máy và thiết bị khoan đặt đường cáp ngầm:
381
M111.0201
Máy khoan ngầm có định hướng
260
15,0
3,50
6
201 kWh
1x4/7+1x7/7
5.938.103
382
M111.0202
Hệ thống STS (phục vụ khoan ngầm có định hướng khi khoan qua sông nước)
150
15,0
3,50
6
2 kWh
1x6/7+1x4/7
1.755.761
M112.0000
MÁY VÀ THIẾT BỊ THI
CÔNG KHÁC
M112.0100
Máy bơm nước, động cơ điện - công suất:
383
M112.0101
1,1 kW
190
17,0
4,70
5
3 kWh
3.440
384
M112.0102
2 kW
190
17,0
4,70
5
5 kWh
3.898
385
M112.0103
2,8 kW
190
17,0
4,70
5
8 kWh
4.586
386
M112.0104
7 kW ÷ 7,5 kW
180
17,0
4,70
5
10 kWh
10.663
387
M112.0105
14 kW
180
16,0
4,50
5
34 kWh
17.198
388
M112.0106
20 kW
180
16,0
4,20
5
48 kWh
27.860
M112.0200
Máy bơm nước, động cơ diezel - công suất:
389
M112.0201
5 cv
150
20,0
5,40
5
2,7 lít diezel
12.956
390
M112.0202
5,5 cv
150
20,0
5,40
5
3 lít diezel
15.478
391
M112.0203
10 cv
150
20,0
5,40
5
5 lít diezel
26.943
392
M112.0204
20 cv
150
18,0
4,70
5
10 lít diezel
65.809
393
M112.0205
25 cv
150
17,0
4,00
5
11 lít diezel
73.720
394
M112.0206
30 cv
150
17,0
4,00
5
15 lít diezel
89.198
395
M112.0207
40 cv
150
17,0
4,40
5
20 lít diezel
114.952
396
M112.0208
75 cv
150
16,0
3,80
5
36 lít diezel
237.442
397
M112.0209
120 cv
150
16,0
3,80
5
53 lít diezel
267.801
M112.0300
Máy bơm nước, động cơ xăng - công suất:
398
M112.0301
3 cv
150
20,0
5,80
5
1,6 lít xăng
9.860
399
M112.0302
6 cv
150
20,0
5,80
5
3 lít xăng
16.854
400
M112.0303
8 cv
150
20,0
5,80
5
4 lít xăng
22.013
401
M112.0401
Máy bơm chân không 7,5 kW
280
13,0
3,60
5
22 kWh
252.231
402
M112.0402
Máy bơm xói 4MC (75 kW)
180
13,0
3,60
5
180 kWh
1x3/7
120.039
403
M112.0501
Máy bơm áp lực xói nước đầu cọc (300 cv)
180
13,0
2,20
5
111 lít diezel
1x3/7
1.158.316
M112.0600
Máy bơm vữa - năng suất:
404
M112.0601
6 m3/h
150
18,0
6,60
5
19 kWh
1x4/7
103.415
405
M112.0602
9 m3/h
150
18,0
6,60
5
34 kWh
1x4/7
129.899
406
M112.0603
32 - 50 m3/h
150
18,0
6,10
5
72 kWh
1x4/7
170.830
M112.0700
Máy bơm cát, động cơ diezel - công suất:
407
M112.0701
126 cv
200
12,0
3,80
5
54 lít diezel
1x5/7
240.684
408
M112.0702
350 cv
200
12,0
3,50
5
127 lít diezel
1x5/7
505.900
409
M112.0703
380 cv
200
12,0
3,30
5
136 lít diezel
1x5/7
541.420
410
M112.0704
480 cv
200
12,0
3,10
5
168 lít diezel
1x5/7
659.820
M112.0800
Xe bơm bê tông, tự hành - năng suất:
411
M112.0801
50 m3/h
260
13,0
5,40
6
53 lít diezel
1x1/4+1x3/4 lái xe
2.508.786
412
M112.0802
60 m3/h
260
13,0
5,00
6
60 lít diezel
1x1/4+1x3/4 lái xe
2.809.744
M112.0900
Máy bơm bê tông - năng suất:
413
M112.0901
40 - 60 m3/h
220
13,0
6,50
5
182 kWh
1x3/7+1x5/7
1.245.106
414
M112.0902
60 - 90 m3/h
220
13,0
6,50
5
248 kWh
1x4/7+1x5/7
1.711.849
M112.1000
Máy phun vẩy - năng suất:
415
M112.1001
9 m3/h (AL 285)
200
13,0
4,90
6
54 kWh
1x4/7
1.734.436
416
M112.1002
16 m3/h (AL 500)
200
13,0
4,50
6
429 kWh
1x4/7
6.737.447
M112.1100
Máy đầm bê tông, đầm bàn - công suất:
417
M112.1101
1,0 kW
150
25,0
8,80
4
5 kWh
1x3/7
6.420
M112.1200
Máy đầm bê tông, đầm cạnh - công suất:
418
M112.1201
1,0 kW
150
25,0
8,80
4
5 kWh
5.045
M112.1300
Máy đầm bê tông, dầm dùi - công suất:
419
M112.1301
1,5 kW
150
20,0
8,80
4
7 kWh
1x3/7
7.395
420
M112.1302
3,5 kW
150
20,0
6,50
4
16 kWh
1x3/7
24.535
M112.1400
Máy phun (chưa tính khí nén):
421
M112.1401
Máy phun sơn 400 m2/h
150
22,0
5,40
4
1x3/7
8.026
422
M112.1402
Máy phun chất tạo màng 5,5Hp
150
22,0
5,40
4
1x3/7
7.452
423
M112.1403
Máy phun cát
200
22,0
4,20
4
1x3/7
16.510
424
M112.1404
Máy phun bi 235 kW
250
22,0
4,20
4
176 kWh
1x3/7+1x4/7
3.123.015
M112.1500
Máy khoan đứng - công suất:
425
M112.1501
2,5 kW
220
12,5
4,10
4
5 kWh
42.900
426
M112.1502
4,5 kW
220
12,5
4,10
4
9 kWh
57.200
M112.1600
Máy khoan sắt cầm tay, đường kính khoan:
427
M112.1601
1,7 kW
130
30,0
8,40
4
3 kWh
4.150
M112.1700
Máy khoan bê tông cầm tay - công suất:
428
M112.1701
0,62 kW
150
30,0
7,50
4
0,9 kWh
4.800
429
M112.1702
0,75 kW
150
20,0
7,50
4
1,1 kWh
6.250
430
M112.1703
0,85 kW
150
20,0
7,50
4
1,3 kWh
6.750
431
M112.1704
1,00 kW
130
20,0
7,50
4
1,6 kWh
8.400
432
M112.1705
1,50 kW
110
20,0
7,50
4
2,3 kWh
10.400
M112.1800
Máy luồn cáp - công suất:
433
M112.1801
15 kW
240
9,0
2,20
5
27 kWh
1x3/7
94.900
M112.1900
Máy cắt cáp - công suất:
434
M112.1901
10 kW
230
13,3
3,50
4
13 kWh
1x3/7
23.400
M112.2000
Máy cắt sắt cầm tay - công suất:
435
M112.2001
1,7 kW
130
30,0
7,50
4
3 kWh
7.750
M112.2100
Máy cắt gạch đá - công suất:
436
M112.2101
1,5 kW
120
20,0
5,5
4
2,7 kWh
8.750
437
M112.2102
1,7 kW
90
14,0
7,00
4
3 kWh
7.900
M112.2200
Máy cắt bê tông - công suất:
438
M112.2201
7,5 kW
120
20,0
5,50
4
11 kWh
1x3/7
17.400
439
M112.2202
12 cv (MCD 218)
120
20,0
4,50
5
8 lít xăng
1x3/7
38.500
M112.2300
Máy cắt ống - công suất:
440
M112.2301
5 kW
240
14,0
4,50
4
9 kWh
1x3/7
28.200
M112.2400
Máy cắt tôn - công suất:
441
M112.2401
5 kW
240
13,0
3,80
4
10 kWh
1x3/7
18.800
442
M112.2402
15 kW
240
13,0
3,90
4
27 kWh
1x3/7
156.600
M112.2500
Máy cắt đột - công suất:
443
M112.2501
2,8 kW
240
14,0
4,10
4
5 kWh
1x3/7
41.700
M112.2600
Máy cắt uốn cốt thép - công suất:
444
M112.2601
5 kW
240
14,0
4,10
4
9 kWh
1x3/7
18.200
M112.2700
Máy cắt cỏ cầm tay - công suất:
445
M112.2701
0,8 kW
190
20,5
10,50
4
2 kWh
4.600
446
M112.2801
Máy cắt thép Plasma
230
13,0
3,80
4
13 kWh
1x3/7
68.900
M112.2900
Búa căn khí nén (chưa tính khí nén) - tiêu hao khí nén:
447
M112.2901
1,5 m3/ph
120
30,0
6,60
5
5.400
448
M112.2902
3,0 m3/ph
120
30,0
6,60
5
6.100
M112.3000
Máy uốn ống - công suất:
449
M112.3001
2,0 kW÷2,8 kW
230
14,0
4,50
4
5 kWh
1x3/7
28.200
M112.3100
Máy lốc tôn - công suất:
450
M112.3101
5 kW
230
13,0
3,90
4
10 kWh
1x3/7
54.800
M112.3200
Máy cưa kim loại - công suất:
451
M112.3201
1,7 kW
230
14,0
4,10
4
4 kWh
22.700
452
M112.3202
2,7 kW
230
14,0
4,10
4
6 kWh
27.300
M112.3300
Máy tiện - công suất:
453
M112.3301
10 kW
230
14,0
4,10
4
19 kWh
1x3/7
111.400
M112.3400
Máy bào thép - công suất:
454
M112.3401
7,5 kW
230
14,0
4,10
4
16 kWh
1x3/7
72.900
M112.3500
Máy phay - công suất:
455
M112.3501
7 kW
230
14,0
4,10
4
15 kWh
1x3/7
89.100
M112.3600
Máy ghép mí - công suất:
456
M112.3601
1,1 kW
220
14,0
4,10
4
2 kWh
1x3/7
6.100
M112.3700
Máy mài - công suất:
457
M112.3701
1,0 kW
220
14,0
4,90
4
2 kWh
3.500
458
M112.3702
1,7 kW
220
14,0
4,90
4
3 kWh
7.400
459
M112.3703
2,7 kW
230
14,0
4,90
4
4 kWh
11.200
M112.3800
Máy cưa gỗ cầm tay - công suất:
460
M112.3801
1,3 kW
180
30,0
10,5
4
3 kWh
7.600
M112.3900
Máy hàn một chiều - công suất:
461
M112.3901
50 kW
200
24,0
4,50
5
105 kWh
1x4/7
26.000
M112.4000
Máy hàn xoay chiều - công suất:
462
M112.4001
7 kW
200
21,0
4,80
5
15 kWh
1x4/7
4.300
463
M112.4002
14 kW ÷ 15 kW
200
21,0
4,80
5
29 kWh
1x4/7
8.600
464
M112.4003
23 kW
200
21,0
4,80
5
48 kWh
1x4/7
16.000
M112.4100
Máy hàn hơi - công suất:
465
M112.4101
1000 l/h
160
21,0
4,80
5
1x4/7
3.400
466
M112.4102
2000 l/h
160
21,0
4,80
5
1x4/7
5.200
467
M112.4201
Máy hàn cắt dưới nước
90
21,0
10,0
5
2 thợ lặn (1/4 + 2/4)
106.900
M112.4300
Máy hàn nối ống nhựa:
468
M112.4301
Máy hàn nhiệt cầm tay
200
21,0
6,50
5
6 kWh
1.532
469
M112.4302
Máy gia nhiệt D315mm
200
21,0
6,50
5
8 kWh
1x4/7
50.000
470
M112.4303
Máy gia nhiệt D630mm
200
21,0
6,50
5
12 kWh
1x4/7
122.727
471
M112.4304
Máy gia nhiệt D1200mm
200
21,0
6,50
5
18 kWh
1x4/7
170.909
M112.4400
Máy quạt gió - công suất:
472
M112.4401
2,5 kW
160
19,0
1,70
5
16 kWh
3.600
473
M112.4402
4,5 kW
160
19,0
1,70
5
29 kWh
7.900
M112.4500
Máy khoan khoan đập cáp - công suất:
474
M112.4501
40 kW
200
14,0
6,40
5
144 kWh
1x4/7
630.000
M112.4600
Máy khoan xoay - công suất:
475
M112.4601
54 cv
230
14,0
6,50
5
19 lít diezel
1x4/7
1.117.200
476
M112.4602
300 cv
230
13,0
3,90
5
97 lít diezel
1x6/7
7.036.900
M112.4700
Bộ kích chuyên dùng
477
M112.4701
Bộ thiết bị trượt (60 kích loại 6 t)
200
18,0
4,50
5
65 kWh
1x4/7+1x7/7
550.300
478
M112.4702
Bộ kích lắp dựng, tháo dỡ ván khuôn 50-60 t
200
13,0
2,20
5
14 kWh
1x4/7
91.300
M112.4800
Một số máy và thiết bị chuyên dùng
479
M112.4801
Máy xiết bu lông
230
14
4,90
4
3 kWh
37.900
480
M112.4802
Máy xóa vạch sơn, công suất 13HP
200
20
3,50
5
4 lít xăng
34.166
481
M112.4803
Máy hiện sóng 2 tia (Oscilograf)
220
10
3,50
5
93.480
482
M112.4804
Vôn mét điện tử
200
10
2,20
4
3.400
483
M112.4805
Đồng hồ vạn năng
200
10
2,20
4
1.500
CHƯƠNG II: MÁY VÀ THIẾT BỊ CHUYÊN DÙNG KHẢO SÁT, THÍ NGHIỆM
Stt
Mã hiệu
Loại máy và thiết bị
Số ca năm
Định mức (%)
Nguyên giá tham khảo
(1000 VND)
Khấu hao
Sửa chữa
Chi phí khác
1
2
3
4
5
6
7
8
M201.0000
MÁY VÀ THIẾT BỊ KHẢO SÁT
484
M201.0001
Bộ khoan tay
180
15
6,00
5
35.083
485
M201.0002
Máy khoan XY-1A
180
10
5,00
5
76.000
486
M201.0003
Máy khoan XY-3
180
10
5,00
5
210.909
487
M201.0004
Máy khoan GK-250
180
10
5,00
5
136.364
488
M201.0005
Bộ nén ngang GA
180
10
3,00
5
476.947
489
M201.0006
Búa căn MO - 10 (chưa tính khí nén)
180
20
6,60
5
6.363
490
M201.0007
Búa khoan tay P30
180
15
8,50
5
12.268
491
M201.0008
Thùng trục 0,5 m3
150
20
8,00
5
3.096
492
M201.0009
Máy khoan F-60L
250
10
4,00
5
1.396.445
493
M201.0010
Máy xuyên động RA-50
180
10
3,50
5
58.816
494
M201.0011
Máy xuyên tĩnh Gouda
180
10
2,80
5
495.291
495
M201.0012
Thiết bị đo ngẫu lực
180
10
3,00
5
340.513
496
M201.0013
Bộ dụng cụ thí nghiệm SPT
180
10
3,50
5
10.777
497
M201.0014
Biến thế thắp sáng
150
18
4,50
5
3.325
498
M201.0015
Máy thăm dò địa vật lý UJ-18
150
10
3,20
4
31.300
499
M201.0016
Máy thăm dò địa vật lý MF-2-100
150
10
3,20
4
38.752
500
M201.0017
Máy, thiết bị thăm dò địa chấn - loại 1 mạch (ES-125)
150
10
2,20
4
97.797
501
M201.0018
Máy, thiết bị thăm dò địa chấn - loại 12 mạch (Triosx-12)
150
10
2,00
4
292.130
502
M201.0019
Máy, thiết bị thăm dò địa chấn - loại 24 mạch (Triosx-24)
150
10
2,00
4
343.379
503
M201.0020
Máy thuỷ bình điện tử
180
10
2,80
4
15.822
504
M201.0021
Máy toàn đạc điện tử
180
10
1,80
4
178.855
505
M201.0022
Bộ thiết bị khống chế mặt bằng GPS (3 máy)
180
10
1,50
4
670.706
506
M201.0023
Ống nhòm
180
10
2,00
4
1.147
507
M201.0024
Kính hiển vi
200
10
1,80
4
8.943
508
M201.0025
Kính hiển vi điện tử quét
200
10
1,20
4
3.221.684
509
M201.0026
Máy ảnh
150
10
2,00
4
6.306
M202.0000
MÁY VÀ THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM VẬT LIỆU, CẤU KIỆN VÀ KẾT CẤU XÂY DỰNG
510
M202.0001
Cần Belkenman
180
10
2,80
4
20.866
511
M202.0002
Thiết bị đếm phóng xạ
180
10
2,20
4
142.511
512
M202.0003
TRL Profile Beam
180
10
1,80
4
399.443
513
M202.0004
Máy FWD
180
10
1,40
4
2.056.833
514
M202.0005
Thiết bị đo phản ứng Romdas
180
10
3,00
4
92.408
515
M202.0006
Bộ thiết bị PIT (đo biến dạng nhỏ)
180
10
2,20
4
348.767
516
M202.0007
Bộ thiết bị đo PDA (đo biến dạng lớn)
180
10
1,40
4
1.371.222
517
M202.0008
Bộ thiết bị siêu âm
180
10
2,00
4
573.827
518
M202.0009
Cân điện tử
200
10
1,80
4
8.255
519
M202.0010
Cân phân tích
200
10
1,80
4
12.726
520
M202.0011
Cân bàn
200
10
1,80
4
4.815
521
M202.0012
Cân thủy tĩnh
200
10
1,80
4
5.618
522
M202.0013
Lò nung
200
10
4,00
4
14.217
523
M202.0014
Tủ sấy
200
10
4,50
4
12.268
524
M202.0015
Tủ hút khí độc
200
10
4,00
4
12.268
525
M202.0016
Tủ lạnh
250
10
4,00
4
7.796
526
M202.0017
Máy hút chân không
200
10
4,50
4
3.783
527
M202.0018
Máy hút ẩm OASIS-America
200
10
4,00
4
10.319
528
M202.0019
Bếp điện
150
30
6,50
4
803
529
M202.0020
Bếp cát
150
30
6,50
4
1.032
530
M202.0021
Máy chưng cất nước
200
10
3,50
4
7.567
531
M202.0022
Máy trộn đất
200
10
3,50
4
6.306
532
M202.0023
Máy trộn xi măng, dung tích 5lít
200
10
3,50
4
19.949
533
M202.0024
Máy trộn dung dịch lỏng (máy đo độ rung vữa)
200
10
3,50
4
16.968
534
M202.0025
Máy đầm tiêu chuẩn (đầm rung)
200
10
4,50
4
6.306
535
M202.0026
Máy cắt đất
200
10
3,00
4
2.637
536
M202.0027
Máy cắt mẫu lớn (30x30) cm
200
10
3,00
4
17.198
537
M202.0028
Máy cắt ứng biến
200
10
2,20
4
163.950
538
M202.0029
Máy nén 3 trục
200
10
1,60
4
779.854
539
M202.0030
Máy ép litvinốp
200
10
3,00
4
17.886
540
M202.0031
Kích tháo mẫu
200
10
2,20
4
7.796
541
M202.0032
Máy ép mẫu đá, bê tông
200
10
2,20
4
166.931
542
M202.0033
Máy cắt mẫu vật liệu (bê tông, gạch, đá)
200
10
3,50
4
72.574
543
M202.0034
Máy khoan mẫu đá
200
10
3,50
4
67.071
544
M202.0035
Máy mài thử độ mài mòn
200
10
4,20
4
10.319
545
M202.0036
Máy nén một trục
200
10
3,00
4
17.886
546
M202.0037
Máy nén Marshall
200
10
2,20
4
264.728
547
M202.0038
Máy CBR
200
10
2,50
4
78.994
548
M202.0039
Máy thí nghiệm thuỷ lực quay tay
200
10
3,50
4
8.369
549
M202.0040
Máy nén 4 t (quay tay)
200
10
3,50
4
7.796
550
M202.0041
Máy nén thuỷ lực 10 t
200
10
3,50
4
21.440
551
M202.0042
Máy nén thuỷ lực 50 t
200
10
3,50
4
35.656
552
M202.0043
Máy nén thuỷ lực 125 t
200
10
3,50
4
47.695
553
M202.0044
Máy nén thuỷ lực 200 t
200
10
3,50
4
62.000
554
M202.0045
Máy kéo nén thủy lực 100 t
200
10
3,50
4
52.166
555
M202.0046
Máy kéo nén uốn thuỷ lực 25 t
200
10
3,50
4
28.892
556
M202.0047
Máy kéo nén uốn thuỷ lực 100 t
200
10
2,20
4
241.340
557
M202.0048
Máy gia tải - 20 t
200
10
3,50
4
37.261
558
M202.0049
Máy caragrang (làm thí nghiệm chảy)
200
10
3,50
4
6.306
559
M202.0050
Máy xác định hệ số thấm
200
10
2,50
4
86.447
560
M202.0051
Máy đo PH
200
10
3,50
4
9.287
561
M202.0052
Máy đo âm thanh
200
10
3,50
4
8.369
562
M202.0053
Máy đo chiều dày màng sơn
200
10
2,50
4
107.772
563
M202.0054
Máy đo điện thế thí nghiệm ăn mòn cốt thép trong bê tông
200
10
2,50
4
92.408
564
M202.0055
Máy đo vết nứt
200
10
3,50
4
16.280
565
M202.0056
Máy đo tốc độ ăn mòn cốt thép trong bê tông
200
10
2,20
4
134.027
566
M202.0057
Máy đo độ thấm của I-on Clo
200
10
2,00
4
193.874
567
M202.0058
Dụng cụ đo độ cháy của than
200
10
3,50
4
12.038
568
M202.0059
Máy đo gia tốc
200
10
2,50
4
98.370
569
M202.0060
Máy ghi nhiệt ổn định
200
10
3,50
4
16.854
570
M202.0061
Máy đo chuyển vị
200
10
2,50
4
60.765
571
M202.0062
Máy xác định môđun
200
10
3,00
4
31.300
572
M202.0063
Máy so màu ngọn lửa
200
10
3,00
4
41.733
573
M202.0064
Máy so màu quang điện
200
10
2,50
4
107.313
574
M202.0065
Máy đo độ dãn dài Bitum
200
10
2,50
4
62.599
575
M202.0066
Máy chiết nhựa (Xốc lét)
200
10
3,50
4
8.828
576
M202.0067
Bộ thí nghiệm độ co ngót, trương nở
200
10
3,50
4
14.561
577
M202.0068
Bộ dụng cụ đo độ xuyên động hình côn DCP
180
10
1,40
5
1.376
578
M202.0069
Thiết bị thử tỷ diện
200
10
3,50
4
15.822
579
M202.0070
Bàn dằn
200
10
3,50
4
26.828
580
M202.0071
Bàn rung
200
10
3,50
4
9.745
581
M202.0072
Máy khuấy bằng từ
200
10
3,50
4
15.249
582
M202.0073
Máy khuấy cầm tay NAG-2
200
10
3,50
4
9.057
583
M202.0074
Máy nghiền bi sứ LE1
200
10
3,50
4
8.369
584
M202.0075
Máy phân tích hạt Lazer
200
10
2,50
4
82.778
585
M202.0076
Máy phân tích vi nhiệt
200
10
2,50
4
67.071
586
M202.0077
Tenxômét
200
10
3,50
4
7.911
587
M202.0078
Máy đo độ giãn nở bê tông
200
10
2,50
4
83.466
588
M202.0079
Máy đo hệ số dẫn nhiệt
200
10
3,50
4
7.452
589
M202.0080
Máy nhiễu xạ Rơn ghen (phân tích thành phần hoá lý của vật liệu)
200
10
1,20
4
2.364.900
590
M202.0081
Cần ép mẫu thử gạch chịu lửa
120
30
6,50
4
1.147
591
M202.0082
Côn thử độ sụt
120
30
6,50
4
909
592
M202.0083
Dụng cụ xác định độ chịu lực va đập xung kích gạch lát xi măng (viên bi sắt)
120
30
6,50
4
1.147
593
M202.0084
Dụng cụ xác định giới hạn bền liên kết
120
30
6,50
4
803
594
M202.0085
Chén bạch kim
200
10
1,20
4
25.223
595
M202.0086
Kẹp niken
200
10
1,80
4
9.057
596
M202.0087
Máy siêu âm đo chiều dầy kim loại
200
10
3,00
4
42.306
597
M202.0088
Máy dò vị trí cốt thép
200
10
2,50
4
67.071
598
M202.0089
Máy siêu âm kiểm tra chất lượng mối hàn
200
10
2,20
4
153.517
599
M202.0090
Máy siêu âm kiểm tra cường độ bê tông của cấu kiện bê tông, bê tông cốt thép tại hiện trường
200
10
2,50
4
64.204
600
M202.0091
Súng bi
200
10
3,50
4
8.599
601
M202.0092
Thiết bị hấp mẫu xi măng
200
10
3,50
4
1.200
602
M202.0093
Bình hút ẩm
200
10
3,50
4
500
603
M202.0094
Bộ dụng cụ xác định thấm nước
200
10
3,50
4
22.000
604
M202.0095
Bơm thủy lực ZB4-500
200
10
3,50
4
16.360
605
M202.0096
Đồng hồ đo áp lực
200
10
2,20
4
200
606
M202.0097
Đồng hồ đo biến dạng
200
10
2,20
4
1.200
607
M202.0098
Đồng hồ đo nước
200
10
2,20
4
2.800
608
M202.0099
Đồng hồ đo lún
200
10
2,20
4
1.800
609
M202.0100
Đồng hồ Shore A
200
10
2,20
4
1.500
610
M202.0101
Dụng cụ đo độ bền va đập
200
10
6,50
4
1.200
611
M202.0102
Dụng cụ đo hệ số giãn nở ẩm
200
10
6,50
4
5.000
612
M202.0103
Dụng cụ phá vỡ mẫu kính
200
10
6,50
4
2.500
613
M202.0104
Dụng cụ thử thấm mực
200
10
6,50
4
500
614
M202.0105
Dụng cụ Vica
200
10
6,50
4
1.900
615
M202.0106
Dụng cụ xác định độ bền va đập
200
10
6,50
4
90.000
616
M202.0107
Dụng cụ xác định độ bền va uốn
200
10
6,50
4
80.000
617
M202.0108
Khuôn Capping mẫu
200
10
6,50
4
1.500
618
M202.0109
Khuôn dập mẫu
200
10
6,50
4
440
619
M202.0110
Kích kéo thủy lực 60 t
200
10
2,20
4
20.455
620
M202.0111
Kích thủy lực 800 t
200
10
2,20
4
124.150
621
M202.0112
Kính phóng đại đo lường
200
10
2,50
4
3.500
622
M202.0113
Kính lúp
200
10
2,50
4
200
623
M202.0114
Máy bộ đàm
200
10
2,50
4
350
624
M202.0115
Máy cắt quay tay
200
10
2,50
4
1.200
625
M202.0116
Máy cắt, mài mẫu vật liệu
200
10
2,50
4
18.000
626
M202.0117
Máy đo dao động điện tử (kèm đầu đo dao động 3 chiều)
200
10
2,50
4
281.375
627
M202.0118
Máy đo độ bóng
200
10
2,50
4
6.500
628
M202.0119
Máy khoan HILTI hoặc loại tương tự
200
10
2,50
4
15.000
629
M202.0120
Thiết bị đo độ dẫn nước
200
10
3,50
4
2.500
630
M202.0121
Thiết bị đo độ dày
200
10
3,50
4
1.500
631
M202.0122
Máy đo độ giãn nở nhiệt dài
200
10
3,50
4
2.500
632
M202.0123
Máy dò khuyết tật
200
10
3,50
4
3.500
633
M202.0124
Máy đo kích thước
200
10
3,50
4
2.500
634
M202.0125
Máy đo thời gian khô màng sơn
200
10
3,50
4
3.000
635
M202.0126
Máy đo ứng suất bề mặt
200
10
3,50
4
5.000
636
M202.0127
Máy đo ứng suất điện tử
200
10
3,50
4
5.000
637
M202.0128
Máy Hveem
200
10
2,50
4
15.000
638
M202.0129
Máy kéo vải địa kỹ thuật
200
10
2,50
4
220.000
639
M202.0130
Máy kéo, nén WDW-100
200
10
2,50
4
220.000
640
M202.0131
Máy thử cơ lý thạch cao
200
10
2,50
4
5.000
641
M202.0132
Máy kiểm tra độ cứng
200
10
2,50
4
9.900
642
M202.0133
Máy làm sạch bằng siêu âm
200
10
2,50
4
3.500
643
M202.0134
Máy mài mòn bề mặt
200
10
2,50
4
18.000
644
M202.0135
Máy mài mòn sâu
200
10
2,50
4
4.500
645
M202.0136
Máy nén cố kết
200
10
2,50
4
25.000
646
M202.0137
Máy phân tích thành phần kim loại
200
10
2,50
4
10.000
647
M202.0138
Máy quang phổ đo hệ số phản xạ ánh sáng
200
10
2,50
4
50.000
648
M202.0139
Máy quang phổ đo hệ số truyền sáng
200
10
2,50
4
60.000
649
M202.0140
Máy siêu âm đo vết nứt
200
10
2,50
4
36.500
650
M202.0141
Máy soi kim tương
200
10
2,20
4
10.000
651
M202.0142
Máy thấm
200
10
2,20
4
19.900
652
M202.0143
Máy thử độ bền nén, uốn
200
10
2,20
4
210.000
653
M202.0144
Máy thử độ bục
200
10
1,80
4
5.000
654
M202.0145
Máy thử độ rơi côn
200
10
1,80
4
4.500
655
M202.0146
Máy uốn gạch
200
10
1,80
4
80.000
656
M202.0147
Nồi hấp áp suất cao (Autoclave)
200
10
3,50
4
5.500
657
M202.0148
Thiết bị đo chuyển vị Indicator
200
10
3,50
4
15.000
658
M202.0149
Thiết bị đo điểm sương
200
10
3,50
4
10.000
659
M202.0150
Thiết bị đo độ bền ẩm
200
10
3,50
4
10.000
660
M202.0151
Thiết bị đo độ cứng màng sơn
200
10
3,50
4
5.000
661
M202.0152
Thiết bị đo độ dày
200
10
3,50
4
1.500
662
M202.0153
Thiết bị đo hệ số ma sát
200
10
3,50
4
5.000
663
M202.0154
Thiết bị đo thử độ kín
200
10
3,50
4
5.000
664
M202.0155
Thiết bị thử tính năng sử dụng của sứ vệ sinh
200
10
2,80
4
15.000
665
M202.0156
Thiết bị thử va đập phản hồi
200
10
2,80
4
10.000
666
M202.0157
Tủ chiếu UV
200
10
2,80
4
5.000
667
M202.0158
Tủ khí hậu
200
10
2,80
4
60.000
668
M202.0159
Thước đo vết nứt
200
10
2,80
4
139
669
M202.0160
Vi kế
200
10
2,80
4
139
670
M202.0161
Máy scanner (khổ Ao)
150
13
3,00
4
119.581
671
M202.0162
Máy vẽ plotter
220
13
3,00
4
99.975
672
M202.0163
Máy vi tính
220
13
4,00
4
10.089
673
M202.0164
Máy tính xách tay
220
13
3,50
4
18.917
674
M202.0165
Bể ổn nhiệt
200
10
3,5
4
7.452
675
M202.0166
Bếp gas công nghiệp
150
30
6,5
4
500
676
M202.0167
Bình thử bọt khí
200
10
2,5
4
27.000
677
M202.0168
Bộ dụng cụ xác định hàm lượng cát
200
10
6,5
4
1.500
678
M202.0169
Bộ thiết bị thí nghiệm điểm hóa mềm (ELE)
200
10
2,5
4
303.030
679
M202.0170
Dụng cụ đo nhám
200
10
6,5
4
500
680
M202.0171
Dụng cụ thử va đập bi rơi
200
10
6,5
4
1.200
681
M202.0172
Dụng cụ thử va đập con lắc
200
10
6,5
4
1.200
682
M202.0173
Dụng cụ thử xuyên
200
10
6,5
4
1.900
683
M202.0174
Dụng cụ xác định sự thay đổi chiều dài của mẫu vữa
200
10
2,2
4
2.200
684
M202.0175
Dụng cụ xác định thời gian bắt đầu đông kết
200
10
3,5
4
3.000
685
M202.0176
Khoáng chuẩn
200
10
3,5
4
1.000
686
M202.0177
Khung giá máy & Máy gia tải 50 tấn kỹ thuật số
200
10
2,5
4
37.261
687
M202.0178
Máy Gigarang
200
10
3,5
4
10.000
688
M202.0179
Máy SHWD
180
10
1,4
4
2.056.833
689
M202.0180
Máy bào gỗ
180
30
10,5
4
1.200
690
M202.0181
Máy cắt Makita
200
10
3,5
4
3.979
691
M202.0182
Máy cắt phẳng
200
10
2,5
4
25.000
692
M202.0183
Máy đầm xoay
220
10
6,5
4
6.306
693
M202.0184
Máy đo chiều dày lớp bê tông bảo vệ và đo đường kính cốt thép
200
10
2,5
4
114.350
694
M202.0185
Máy đo độ đàn hồi
200
10
2,5
4
62.599
695
M202.0186
Máy kéo, nén thủy lực 0,5 tấn
200
10
3,5
4
8.369
696
M202.0187
Máy kéo, nén thủy lực 20 tấn
200
10
3,5
4
25.000
697
M202.0188
Máy kéo, nén thủy lực 200 tấn
200
10
2,5
4
62.000
698
M202.0189
Máy kéo, nén thủy lực 50 tấn
200
10
2,5
4
35.656
699
M202.0190
Máy khoan lấy mẫu chuyên dụng
200
10
3,5
4
6.800
700
M202.0191
Máy khuấy và làm mát nước
200
10
3,5
4
5.500
701
M202.0192
Máy thử cường độ bám dính
220
10
1,4
4
18.000
702
M202.0193
Máy thử độ chống thấm
200
10
2,5
4
18.000
703
M202.0194
Máy thử kéo xác định cường độ bám dính
220
10
1,4
4
18.000
704
M202.0195
Máy xác định độ thấm nước của bê tông kiểu C430 (hoặc C431)
200
10
2,2
4
19.900
705
M202.0196
Nhớt kế
200
10
6,5
4
20.000
706
M202.0197
Nhớt kế Suttard
200
10
6,5
4
150
707
M202.0198
Nhớt kế Vebe
200
10
6,5
4
6.000
708
M202.0199
Súng bật nẩy
200
10
3,5
4
9.000
709
M202.0200
Thiết bị đo góc nghỉ của cát
200
10
2,5
4
2.000
710
M202.0201
Thiết bị đo góc nghỉ tự nhiên của đất rời
200
10
2,5
4
1.500
711
M202.0202
Thiết bị đo nhiệt độ bê tông
200
10
3,5
4
1.800
712
M202.0203
Thiết bị đo nhiệt lượng
200
10
3,5
4
1.500
713
M202.0204
Thiết bị gia nhiệt vòng và bi
200
10
3,5
4
10.000
714
M202.0205
Thiết bị thử tải trọng
200
10
3,5
4
10.000
715
M202.0206
Thiết bị wheel tracking
200
10
2,5
4
1.387.200
716
M202.0207
Thiết bị xác định độ bền cọ rửa
200
10
3,5
4
40.000
717
M202.0208
Thiết bị xác định thay đổi chiều cao cột vữa
200
10
6,5
4
1.000
718
M202.0209
Xe chuyên dùng
180
10
1,4
4
546.000
719
M202.0210
Dụng cụ vòng và bi
200
10
6,5
4
3.500
M203.0000
MÁY VÀ THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM ĐIỆN, ĐƯỜNG DÂY VÀ TRẠM BIẾN ÁP
720
M203.0001
Bộ tạo nguồn 3 pha
220
10
3,50
5
508.246
721
M203.0002
Bộ nguồn AC-DC
220
10
3,50
5
49.988
722
M203.0003
Công tơ mẫu xách tay
220
10
3,50
5
210.613
723
M203.0004
Hộp bộ đo tgd Delta
220
10
3,50
5
1.000.900
724
M203.0005
Hợp bộ đo lường
220
10
3,50
5
946.212
725
M203.0006
Hợp bộ phân tích hàm lượng khí
220
10
3,50
5
1.618.868
726
M203.0007
Hợp bộ thí nghiệm cao áp
220
10
3,50
5
507.559
727
M203.0008
Hợp bộ thí nghiệm rơle
220
10
3,50
5
955.957
728
M203.0009
Máy điều chỉnh điện áp 1pha
220
10
3,50
5
19.835
729
M203.0010
Máy đo độ A xít
220
10
3,50
5
182.524
730
M203.0011
Máy đo độ chớp cháy kín
220
10
3,50
5
174.957
731
M203.0012
Máy đo độ nhớt
220
10
3,50
5
150.307
732
M203.0013
Máy đo điện áp xuyên thủng
220
10
3,50
5
36.574
733
M203.0014
Máy đo điện trở một chiều
220
10
3,50
5
179.658
734
M203.0015
Máy đo điện trở tiếp địa
220
10
3,50
5
61.109
735
M203.0016
Máy đo điện trở tiếp xúc
220
10
3,50
5
104.905
736
M203.0017
Cầu đo tang dầu cách điện
220
10
3,50
5
365.277
737
M203.0018
Máy đo tỷ trọng
220
10
3,50
5
73.491
738
M203.0019
Máy đo vạn năng
220
10
3,50
5
151.224
739
M203.0020
Máy chụp sóng
220
10
3,50
5
521.317
740
M203.0021
Máy kiểm tra độ ổn định oxy hoá dầu
220
10
3,50
5
374.105
741
M203.0022
Máy phát tần số
220
10
3,50
5
133.224
742
M203.0023
Máy phân tích độ ẩm khí SF6
220
10
3,50
5
184.244
743
M203.0024
Máy đo vi lượng ẩm
220
10
3,50
5
166.702
744
M203.0025
Mê gôm mét
220
10
3,50
5
50.446
745
M203.0026
Thiết bị kiểm tra áp lực
220
10
3,50
5
86.332
746
M203.0027
Thiết bị tạo dòng điện
220
10
3,50
5
499.762
PHỤ LỤC VI
PHƯƠNG PHÁP ĐO BÓC KHỐI LƯỢNG CÔNG TRÌNH
(Kèm theo Thông tư số 13/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)
I. HƯỚNG DẪN CHUNG
1. Đo bóc khối lượng công trình là việc xác định khối lượng cụ thể được thực hiện theo phương thức đo, đếm, tính toán, kiểm tra trên cơ sở kích thước, số lượng quy định trong bản vẽ thiết kế, thuyết minh thiết kế hoặc từ yêu cầu triển khai dự án, thi công xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật, các hồ sơ, chỉ dẫn khác có liên quan và các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam.
2. Việc đo bóc khối lượng công trình phải phù hợp với mục đích sử dụng, phương pháp xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng theo quy định.
3. Khối lượng đo bóc cần thể hiện được tính chất, kết cấu công trình, vật liệu chủ yếu sử dụng và biện pháp thi công, đảm bảo đủ điều kiện để xác định chi phí xây dựng.
4. Đối với một số bộ phận công trình, công tác xây dựng thuộc công trình, hạng mục công trình chưa thể đo bóc được khối lượng chính xác, cụ thể thì có thể đưa ra “khối lượng tạm tính”. Khối lượng tạm tính được xác định khi công việc có trong hồ sơ thiết kế, yêu cầu thực hiện của dự án nhưng không thể xác định được khối lượng chính xác theo những quy tắc đo bóc. Khối lượng tạm tính sẽ được đo bóc tính toán lại khi thực hiện nghiệm thu, thanh toán và quyết toán hoặc thực hiện theo quy định cụ thể tại hợp đồng xây dựng.
5. Trường hợp sử dụng số liệu thống kê khối lượng từ các chương trình phần mềm thiết kế, phần mềm chuyên dụng tự động xác định khối lượng thì khối lượng các công tác này cần phải được ghi rõ về cách thức xác định trong Bảng tổng hợp khối lượng xây dựng. Các khối lượng thống kê từ phần mềm thiết kế, phần mềm chuyên dụng phải phù hợp với cách xác định theo hướng dẫn này.
Người tổng hợp các khối lượng từ chương trình phần mềm thiết kế, phần mềm chuyên dụng hoặc người xác định khối lượng bằng phần mềm đo bóc khối lượng cần nắm rõ nội dung của các số liệu đó, bổ sung các thông tin mô tả phù hợp cho việc xác định chi phí hoặc áp dụng các đơn giá, định mức.
6. Việc xác định khối lượng trong nghiệm thu, thanh toán và quyết toán chi phí xây dựng thực hiện theo các quy định trong hợp đồng và hướng dẫn đo bóc này.
II. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ
1. Yêu cầu đối với việc đo bóc khối lượng công trình
1.1. Hồ sơ đo bóc khối lượng công trình bao gồm: Bảng tổng hợp khối lượng xây dựng, Bảng chi tiết khối lượng công tác xây dựng, các Bảng thống kê chi tiết (nếu có).
1.2. Yêu cầu trong xây dựng Bảng tổng hợp khối lượng xây dựng
a) Bảng tổng hợp khối lượng xây dựng là bảng tổng hợp kết quả đo bóc khối lượng công tác xây dựng của công trình hoặc hạng mục công trình, cung cấp các thông tin về khối lượng và các thông tin có liên quan khác để làm cơ sở xác định chi phí xây dựng.
b) Tất cả các công tác/nhóm công tác xây dựng cần thực hiện phải được ghi trong Bảng tổng hợp khối lượng xây dựng. Bảng tổng hợp khối lượng xây dựng được lập cho toàn bộ công trình hoặc lập riêng cho từng hạng mục công trình, gói thầu và theo kế hoạch tiến độ, yêu cầu thực hiện dự án.
c) Nội dung chủ yếu của Bảng tổng hợp khối lượng xây dựng bao gồm: Danh mục các công tác/nhóm công tác, đơn vị tính, cách thức xác định khối lượng, kết quả xác định khối lượng, các thông tin mô tả công việc (nếu cần thiết). Việc bố trí và trình bày nội dung trong Bảng tổng hợp khối lượng xây dựng phải đơn giản và ngắn gọn. Mẫu Bảng tổng hợp khối lượng xây dựng xem tại khoản 1 Mục III.
1.3. Yêu cầu đối với Bảng chi tiết khối lượng công tác xây dựng công trình.
Bảng chi tiết khối lượng công tác xây dựng của công trình, hạng mục công trình dùng để diễn giải chi tiết cách thức tính toán, kết quả xác định khối lượng trong quá trình đo bóc. Mẫu Bảng chi tiết khối lượng công tác xây dựng xem tại khoản 2 Mục III.
1.4. Một số yêu cầu khác
a) Danh mục công việc cần thực hiện đo bóc khối lượng phù hợp với bản vẽ thiết kế, với quy trình công nghệ, trình tự thi công xây dựng công trình, thể hiện được đầy đủ nội dung các công tác xây dựng cần xác định khối lượng, vị trí các bộ phận công trình, công tác xây dựng thuộc công trình.
Đối với những công tác đã có trong danh mục định mức hoặc đơn giá xây dựng được cấp có thẩm quyền ban hành thì tên gọi, đơn vị tính các công tác đó ghi trong Bảng chi tiết khối lượng công tác xây dựng, Bảng tổng hợp khối lượng xây dựng công trình, hạng mục công trình phù hợp với tên gọi, đơn vị tính công tác xây dựng tương ứng trong hệ thống định mức hoặc đơn giá xây dựng công trình.
b) Đơn vị tính được lựa chọn theo yêu cầu quản lý và thiết kế thể hiện, phù hợp với đơn vị tính trong hệ thống định mức và đơn vị đo lường theo quy định hiện hành.
c) Các ký hiệu dùng trong Bảng chi tiết khối lượng công tác xây dựng của công trình, hạng mục công trình phải phù hợp với ký hiệu đã thể hiện trong bản vẽ thiết kế. Các khối lượng theo thống kê của thiết kế thì phải ghi rõ theo số liệu thống kê của thiết kế và chỉ rõ số hiệu của bản vẽ thiết kế có thống kê đó.
d) Kết quả đo bóc khối lượng công tác xây dựng từ Bảng chi tiết khối lượng công tác xây dựng của công trình được tổng hợp vào Bảng tổng hợp khối lượng xây dựng sau khi đã được xử lý theo hướng dẫn làm tròn các trị số. Trường hợp kết quả tính toán là số thập phân thì lấy đến ba số sau dấu phẩy.
2. Trình tự triển khai công tác đo bóc khối lượng xây dựng công trình
2.1. Nghiên cứu, kiểm tra nắm vững các thông tin trong bản vẽ thiết kế và tài liệu chỉ dẫn kèm theo. Trường hợp cần thiết, yêu cầu người thiết kế giải thích rõ các vấn đề về thiết kế có liên quan đến việc đo bóc khối lượng xây dựng công trình.
2.2. Lập bảng chi tiết khối lượng công tác xây dựng của công trình, hạng mục công trình bao gồm:
- Liệt kê danh mục công việc cần thiết thực hiện đo bóc khối lượng;
- Phân chia các công việc thành các công tác cụ thể để thực hiện đo bóc. Khi thực hiện phân chia các công tác cần ưu tiên tuân theo quy cách đã được phân biệt trong hệ thống định mức, đơn giá dự toán sẵn có đã được công bố, nhóm nhân công thực hiện công việc;
- Việc lựa chọn đơn vị tính thực hiện theo hướng dẫn nêu tại điểm b khoản 1.4 Mục này;
- Danh mục công việc/ công tác cần đo bóc được trình bày phù hợp với bản vẽ thiết kế, trình tự thi công xây dựng công trình, thể hiện được đầy đủ nội dung các công tác xây dựng cần xác định khối lượng, vị trí các bộ phận công trình, công tác xây dựng thuộc công trình;
- Đối với những công tác đã có trong danh mục định mức hoặc đơn giá xây dựng được cấp có thẩm quyền ban hành thì tên gọi, đơn vị tính các công tác đó ghi trong Bảng chi tiết khối lượng công tác xây dựng, Bảng tổng hợp khối lượng xây dựng, hạng mục công trình phù hợp với tên gọi, đơn vị tính công tác xây dựng tương ứng trong hệ thống định mức hoặc đơn giá xây dựng công trình.
2.3. Thực hiện đo bóc khối lượng xây dựng công trình theo Bảng chi tiết khối lượng công tác xây dựng.
2.4. Tổng hợp các khối lượng xây dựng đã đo bóc vào Bảng khối lượng xây dựng sau khi khối lượng đo bóc đã được xử lý theo hướng dẫn làm tròn các trị số.
2.5. Thực hiện rà soát, kiểm tra khối lượng xây dựng công trình đã được đo bóc
Khối lượng xây dựng công trình sau khi được tổng hợp trong Bảng khối lượng xây dựng cần được rà soát, kiểm tra với các nội dung chủ yếu:
- Sự đầy đủ về danh mục công tác theo hồ sơ thiết kế, yêu cầu triển khai dự án, thi công xây dựng;
- Kiểm tra sự phù hợp của tên công tác, đơn vị tính, cách thức diễn giải tính toán, giá trị khối lượng sau khi đo bóc;
- Sự rõ ràng của các thông tin cần thiết phục vụ cho việc xác định chi phí xây dựng đối với mỗi công tác;
- Các yêu cầu khác đối với việc đo bóc khối lượng phục vụ cho việc lập và quản lý chi phí, quản lý khối lượng xây dựng công trình.
Người chủ trì đo bóc khối lượng chịu trách nhiệm chính về nội dung, chất lượng của các thông tin, số liệu trong Bảng đo bóc khối lượng. Người thực hiện đo bóc khối lượng có trách nhiệm phối hợp, giải thích, làm rõ nội dung liên quan đến kết quả đo bóc với người chủ trì.
3. Đo bóc theo diện tích, quy mô công suất hoặc năng lực phục vụ theo thiết kế công trình
3.1. Đo bóc khối lượng theo diện tích, quy mô công suất hoặc năng lực phục vụ được thực hiện làm cơ sở để xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, tổng mức đầu tư xây dựng theo phương pháp xác định theo suất vốn đầu tư xây dựng công trình.
3.2. Đo bóc theo diện tích xây dựng
a) Đo bóc theo diện tích sàn xây dựng đối với công trình dân dụng và công nghiệp
- Khối lượng diện tích sàn xây dựng công trình là tổng diện tích sàn xây dựng của tất cả các tầng, bao gồm cả các tầng hầm, tầng nửa hầm, tầng kỹ thuật, tầng áp mái và tầng mái tum (nếu có). Diện tích sàn xây dựng của một tầng là diện tích sàn xây dựng của tầng đó, gồm cả tường bao (hoặc phần tường chung thuộc về nhà) và diện tích mặt bằng của lôgia, ban công, cầu thang, giếng thang máy, hộp kỹ thuật, ống khói;
- Các thông tin mô tả bao gồm: chiều cao công trình (chiều cao từng tầng hoặc chiều cao toàn bộ tòa nhà), số lượng tầng (bao gồm tầng nổi, tầng hầm), tính chất kết cấu, vật liệu sử dụng chủ yếu, biện pháp gia cố nền đặc biệt và các thông tin khác có liên quan đến việc xác định chi phí (nếu có) cần được ghi trong Bảng chi tiết khối lượng công tác xây dựng.
b) Đo bóc theo diện tích cầu giao thông
- Khối lượng diện tích cầu giao thông đường bộ tính theo chiều rộng là hết gờ lan can ngoài và chiều dài đến hết đuôi mố;
- Các thông tin mô tả bao gồm: loại cầu, loại dầm cầu, bề rộng cầu, chiều dài nhịp, loại cọc, chiều dài cọc móng và các thông tin khác có liên quan đến việc xác định chi phí (nếu có) cần được ghi trong Bảng chi tiết khối lượng công tác xây dựng.
3.3. Đo bóc theo quy mô công suất hoặc năng lực phục vụ của công trình
a) Đối với những công trình đã có trong danh mục suất vốn đầu tư được cấp có thẩm quyền ban hành thì đơn vị tính sử dụng để đo bóc phù hợp với đơn vị tính tương ứng trong tập suất vốn đầu tư ban hành.
b) Khi đo bóc khối lượng theo quy mô công suất, theo thông số kỹ thuật hoặc năng lực phục vụ theo thiết kế của công trình, các thông tin mô tả cần được thể hiện rõ về tính chất, đặc điểm và loại vật liệu sử dụng xác định từ thiết kế cơ sở và các yêu cầu cần thiết khác trong dự án.
4. Đo bóc theo nhóm công tác xây dựng, đơn vị kết cấu hoặc bộ phận công trình
4.1. Danh mục nhóm công tác, đơn vị kết cấu hoặc bộ phận công trình được lựa chọn trên cơ sở mục tiêu thực hiện công việc chính trong quá trình xây dựng.
4.2. Đơn vị tính
a) Xác định phù hợp với loại công tác xây dựng chính, đơn vị kết cấu hoặc bộ phận của công trình, đảm bảo thuận tiện nhất trong việc đo đếm trên bản vẽ hoặc ngoài thực địa khi xây dựng công trình và phải phù hợp với đơn vị tính theo định mức đã được công bố (nếu có).
b) Đối với những nhóm công tác, đơn vị kết cấu hoặc bộ phận công trình đã có trong danh mục định mức, đơn giá được cấp có thẩm quyền ban hành thì tên gọi, đơn vị tính ghi trong Bảng chi tiết khối lượng công tác xây dựng, Bảng tổng hợp khối lượng công tác xây dựng công trình, hạng mục công trình phù hợp với tên gọi, đơn vị tính trong tập định mức, đơn giá ban hành.
4.3. Khối lượng đo bóc theo nhóm công tác xây dựng, đơn vị kết cấu hoặc bộ phận công trình được thực hiện theo phương thức đo, đếm, tính toán, kiểm tra trên cơ sở kích thước, số lượng và thống kê trong hồ sơ thiết kế của công trình, các chỉ dẫn kỹ thuật, yêu cầu công việc phải thực hiện của công trình.
5. Đo bóc theo công tác xây dựng chủ yếu
5.1. Công tác phá dỡ
Khối lượng công tác phá dỡ được phân loại theo loại cấu kiện cần phá dỡ, loại vật liệu cần phá dỡ, biện pháp thi công và điều kiện thi công.
Phần mô tả trong công tác phá dỡ cần ghi chú về biện pháp chống đỡ (nếu có), khối lượng biện pháp chống đỡ và vận chuyển phế thải ra khỏi công trình được tính toán thành những công tác riêng biệt.
Khối lượng vật liệu sau khi phá dỡ nếu được tận dụng (tận dụng hết, tận dụng bao nhiêu %...) thì cần được ghi rõ trong phần mô tả khoản mục công việc trong Bảng tổng hợp khối lượng xây dựng.
5.2. Công tác đào, đắp
Khối lượng đào phải được đo bóc theo nhóm, loại công tác, cấp đất, đá, độ sâu đào, bề rộng của hố đào, điều kiện thi công, biện pháp thi công (thủ công hay cơ giới).
Khối lượng đắp phải được đo bóc theo nhóm, loại công tác, theo loại vật liệu đắp (đất, đá, cát...), cấp đất đá, độ dày của lớp vật liệu đắp, độ chặt yêu cầu khi đắp, điều kiện thi công, biện pháp thi công (thủ công hay cơ giới).
Khối lượng công tác đào, đắp được tính theo kích thước trong bản vẽ thiết kế, tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu, không tính thêm độ nở rời, co ngót hoặc hao hụt.
Trường hợp đào đất để đắp thì khối lượng đất đào bằng khối lượng đất đắp nhân với hệ số chuyển đổi từ đất đào sang đất đắp. Trường hợp mua đất rời để đắp thì khối lượng đất rời dùng để đắp được xác định căn cứ vào khối lượng đất đo tại nơi đắp nhân với hệ số tơi xốp của đất (bằng khối lượng thể tích khô của đất theo yêu cầu thiết kế chia cho khối lượng thể tích khô xốp ngoài hiện trường).
Khối lượng đào, đắp khi đo bóc không bao gồm khối lượng các công trình ngầm chiếm chỗ (đường ống kỹ thuật, cống thoát nước...). Trong khối lượng đào không tính riêng khối lượng các loại đất/đá mà khác với cấp đất/đá đang thực hiện đo bóc nếu khối lượng đó nhỏ hơn 1m3.
Đối với công tác đào, đắp móng công trình nhà cao tầng, công trình thủy công, trụ cầu, mố cầu, hầm, các công trình theo tuyến, nền đất yếu thì trong phần mô tả đào, đắp cần ghi rõ biện pháp thi công phục vụ đào, đắp như làm cừ chống sạt lở...(nếu có).
Việc tận dụng vật liệu sau khi đào (tận dụng hết, tận dụng bao nhiêu %… nếu có), phương án vận chuyển vật liệu đào ra khỏi công trình cần được ghi cụ thể trong phần mô tả của khoản mục công việc trong Bảng tổng hợp khối lượng xây dựng.
5.3. Công tác xây
Khối lượng công tác xây được đo bóc, phân loại riêng theo loại vật liệu xây (gạch, đá...), mác vữa xây, chiều dày khối xây, chiều cao công trình, theo bộ phận công trình và điều kiện thi công.
Khối lượng xây dựng được đo bóc bao gồm cả các phần nhô ra và các chi tiết liên kết gắn liền với khối xây thể hiện trong thiết kế, không phải trừ khối lượng các khoảng trống không phải xây trong khối xây có diện tích nhỏ hơn 0,25m2.
Độ dày của tường khi xác định không bao gồm lớp ốp mặt, lớp phủ bề mặt (lớp trát). Độ dày của tường vát là độ dày trung bình của tường đó.
Xây tường độc lập có chiều dài lớn hơn không quá 4 lần chiều dày tường được tính là xây cột, trụ.
Khối lượng cột, trụ gắn với tường, được thiết kế cùng một loại vật liệu với tường, thực hiện thi công cùng với xây tường, khi đo bóc khối lượng thì được tính là khối lượng của tường đó.
5.4. Công tác bê tông
Khối lượng bê tông được đo bóc, phân loại riêng theo phương thức sản xuất bê tông (bê tông trộn tại chỗ, bê tông thương phẩm), theo loại bê tông sử dụng (bê tông đá dăm, bê tông át phan, bê tông chịu nhiệt, bê tông bền sunfat...), kích thước vật liệu (đá, sỏi, cát...), mác xi măng, mác vữa bê tông, theo chi tiết bộ phận kết cấu (móng, tường, cột ...), theo chiều dày khối bê tông, theo chiều cao công trình, theo cấu kiện bê tông (bê tông đúc sẵn), theo điều kiện thi công và biện pháp thi công.
Khối lượng bê tông được đo bóc là toàn bộ kết cấu bê tông kể cả các phần nhô ra, không trừ thể tích cốt thép có hàm lượng < 2% so với thể tích cấu kiện bê tông, dây buộc, bản mã, các bộ phận ứng suất trước (ngoại trừ ống luồn cáp, ống siêu âm), các lỗ rỗng trên bề mặt kết cấu bê tông có thể tích nhỏ hơn 0,1m3 nằm trong bê tông.
Cột, trụ nối với tường, nếu có cùng loại cấp phối, mác bê tông với tường và không có yêu cầu phải đúc riêng thì khi đo bóc được đo như bộ phận của tường.
Phần bê tông giao giữa cột và dầm nếu có cùng loại cấp phối, mác bê tông và không có yêu cầu phải đúc riêng thì khi đo bóc được đo như bộ phận của dầm.
Phần bê tông dầm, cột, vách nằm trong tấm sàn nếu có cùng loại cấp phối, mác bê tông với tấm sàn và không có yêu cầu phải đúc riêng thì khi đo bóc được đo như bộ phận của sàn.
Những yêu cầu đặc biệt về các biện pháp đầm, bảo dưỡng hoặc biện pháp kỹ thuật xử lý đặc biệt theo thiết kế hoặc tiêu chuẩn, quy phạm, phương án vận chuyển bê tông (cự ly, loại xe), tỷ lệ cấp phối bê tông cần được ghi rõ trong Bảng chi tiết khối lượng công tác xây dựng và Bảng tổng hợp khối lượng xây dựng.
5.5. Công tác ván khuôn
Khối lượng ván khuôn được đo bóc, phân loại riêng theo yêu cầu thiết kế, chất liệu sử dụng làm ván khuôn (thép, gỗ, gỗ dán phủ phim...).
Khối lượng ván khuôn được đo cho bề mặt của bê tông cần phải chống đỡ tạm thời trong khi đúc (kể cả các phần ván khuôn nhô ra theo tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc chỉ dẫn kỹ thuật), không phải trừ các lỗ rỗng trên bề mặt kết cấu bê tông có diện tích nhỏ hơn 1m2.
Đối với khối lượng ván khuôn theo tấm định hình khi thi công theo yêu cầu kỹ thuật có kích thước lớn hơn 3m2 không phải trừ diện tích ván khuôn các lỗ rỗng trên bề mặt kết cấu bê tông.
Ván khuôn để lại công trình, chất liệu sử dụng làm ván khuôn, số lần luân chuyển ván khuôn (nếu cần thiết) cần được nêu rõ trong phần mô tả của khoản mục công việc trong Bảng tổng hợp khối lượng xây dựng.
5.6. Công tác cốt thép
Khối lượng cốt thép phải được đo bóc, phân loại theo loại thép (thép thường và thép dự ứng lực, thép trơn, thép vằn), mác thép, nhóm thép, đường kính cốt thép theo chi tiết bộ phận kết cấu (móng, cột, tường...) và điều kiện thi công.
Khối lượng cốt thép được đo bóc bao gồm khối lượng cốt thép, mối nối chồng, nối ren, nối ống, miếng đệm, con kê, bu lông liên kết và khối lượng cốt thép biện pháp thi công như thép chống giữa hai lớp cốt thép... (nếu có).
Khối lượng thép được xác định theo trọng lượng riêng của thép theo đường kính danh nghĩa (nằm trong giới hạn tiêu chuẩn cho phép).
Các thông tin cường độ tiêu chuẩn, hình dạng bề mặt và các đặc điểm về nhận dạng khác cần được ghi rõ trong Bảng chi tiết khối lượng công tác xây dựng, Bảng tổng hợp khối lượng công tác xây dựng.
5.7. Công tác cọc
Khối lượng cọc phải được đo bóc, phân loại theo loại vật liệu chế tạo cọc (cọc tre, cọc gỗ, bê tông cốt thép, thép,…), kích thước cọc (chiều dài mỗi cọc, đường kính, tiết diện...), biện pháp thi công (đóng, ép,…) cọc, độ sâu cọc, cấp đất đá, điều kiện thi công (trên cạn, dưới nước, môi trường nước ngọt, nước lợ, nước mặn) và biện pháp thi công (thủ công, thi công bằng máy).
Độ sâu cọc được đo dọc theo trục của cọc từ điểm bắt đầu tiếp xúc với mặt đất tới cao độ mũi cọc.
Các thông tin liên quan đến các yêu cầu cần thiết khi đóng cọc, nối cọc, phá dỡ đầu cọc cần được ghi rõ trong Bảng chi tiết khối lượng công tác xây dựng, Bảng tổng hợp khối lượng xây dựng.
Đối với kết cấu cọc Barrette hay cọc bê tông cốt thép đúc sẵn tại hiện trường, việc đo bóc khối lượng công tác bê tông, cốt thép cọc như hướng dẫn về khối lượng công tác bê tông (khoản 5.4) và cốt thép (khoản 5.6) đã quy định ở trên.
Các ống vách để lại vĩnh viễn (phục vụ công tác cọc khoan nhồi, tường cừ giữ lại…) phải được ghi rõ trong Bảng chi tiết khối lượng công tác xây dựng, Bảng tổng hợp khối lượng xây dựng.
5.8. Công tác khoan
Khối lượng công tác khoan phải được đo bóc, phân loại theo đường kính lỗ khoan, chiều sâu khoan, điều kiện khoan (khoan trên cạn hay khoan dưới nước, môi trường nước ngọt, nước lợ, nước mặn), cấp đất, đá; phương pháp khoan (khoan thẳng, khoan xiên) và thiết bị khoan (khoan xoay, khoan guồng xoắn, khoan lắc...), kỹ thuật sử dụng bảo vệ thành lỗ khoan (ống vách, bentonit...).
Chiều sâu khoan được đo dọc theo lỗ khoan, tính từ điểm bắt đầu tiếp xúc với mặt đất đến cao độ đáy hố khoan.
Các thông tin về công tác khoan: Chiều sâu khoan, cấp đất đá, điều kiện khi khoan (khoan trên cạn, dưới nước, độ sâu mực nước, tốc độ dòng chảy, mực nước thủy triều lên và xuống, chiều sâu ngàm vào đá, chiều dài ống vách phụ (nếu có),...) cần được ghi rõ trong Bảng chi tiết khối lượng công tác xây dựng, Bảng tổng hợp khối lượng xây dựng.
5.9. Công tác làm đường
Khối lượng công tác làm đường phải được đo bóc, phân loại theo loại đường (bê tông xi măng, bê tông át phan, láng nhựa, cấp phối...), theo trình tự của kết cấu (nền, móng, mặt đường), chiều dày của từng lớp, theo biện pháp thi công.
Khối lượng làm đường khi đo bóc không phải trừ các khối lượng lỗ trống trên mặt đường (như hố ga, hố thăm hoặc tương tự) có diện tích nhỏ hơn 1m2.
Các thông tin về loại vật liệu, chiều dày các lớp cấp phối, mặt cắt ngang đường, lề đường cần được ghi rõ trong Bảng chi tiết khối lượng công tác xây dựng, Bảng tổng hợp khối lượng xây dựng.
Khối lượng công tác vỉa hè, dải phân cách, lan can phòng hộ, sơn kẻ, diện tích trồng cỏ, hệ thống cọc tiêu, biển báo hiệu, hệ thống chiếu sáng... được đo bóc riêng.
Các công tác xây, bê tông, cốt thép... thuộc công tác làm đường, khi đo bóc như hướng dẫn về đo bóc khối lượng công tác xây (khoản 5.3), công tác bê tông (khoản 5.4) và công tác cốt thép (khoản 5.6) quy định ở trên.
5.10. Công tác đường ống
Khối lượng công tác đường ống được đo bóc, phân loại theo loại ống, kích thước ống, vật liệu chế tạo (bê tông, gang, thép,…).
Chiều dài của đường ống được đo dọc theo đường trung tâm của đường ống. Chiều dài của đường ống cấp nước phân phối, thoát nước được đo bao gồm chiều dài có phụ kiện và van. Chiều dài đường ống thoát nước (mưa, bẩn) không tính chiều dài ở các hố ga, hố thu và hố thăm chiếm chỗ.
Vật liệu, kiểu nối, đường kính ống và yêu cầu lót ống được nêu rõ trong Bảng chi tiết khối lượng công tác xây dựng, Bảng tổng hợp khối lượng xây dựng.
5.11. Công tác kết cấu thép
Khối lượng kết cấu thép phải được đo bóc, phân loại theo chủng loại thép, đặc tính kỹ thuật của thép, kích thước kết cấu, các kiểu liên kết (hàn, bu lông...), các yêu cầu kỹ thuật cần thiết khi gia công, lắp dựng, biện pháp gia công, lắp dựng (thủ công, cơ giới, trụ chống tạm khi lắp dựng kết cấu thép...).
Khối lượng kết cấu thép được đo bóc theo khối lượng của các thanh thép, các tấm thép tạo thành. Khối lượng kết cấu thép bao gồm cả mối nối chồng theo quy định của tiêu chuẩn kỹ thuật, khối lượng cắt xiên, cắt vát các đầu hoặc các khối lượng khoét bỏ để tạo ra các rãnh, lỗ hoặc khắc hình trên bề mặt kết cấu thép mà mỗi lỗ có diện tích nhỏ hơn 0,1m2 cũng như khối lượng bu lông, đai ốc, con kê nhưng không bao gồm khối lượng các bu lông, chi tiết gá lắp, lắp ráp tạm thời.
Đối với kết cấu thép phục vụ thi công cần nêu rõ thời gian sử dụng, số lần luân chuyển, thanh lý thu hồi... trong Bảng chi tiết khối lượng công tác xây dựng, Bảng tổng hợp khối lượng xây dựng.
5.12. Công tác kết cấu gỗ
Khối lượng kết cấu gỗ phải được đo bóc, phân loại theo nhóm gỗ, theo chi tiết bộ phận kết cấu (vì kèo gỗ, xà gồ gỗ, cầu phong gỗ, dầm gỗ, kết cấu gỗ mặt cầu…), kích thước cấu kiện, chi tiết liên kết, mối nối trong kết cấu không gian, theo điều kiện thi công và biện pháp thi công.
Khối lượng bao gồm cả mối nối, mối ghép bằng gỗ. Đối với sàn, vách, trần gỗ không trừ khối lượng khoảng trống, lỗ rỗng có diện tích nhỏ hơn 0,25m2. Không tính các vật liệu dùng để chống đỡ khi lắp dựng kết cấu gỗ như đà giáo, thanh chống…
Chiều dài của các bộ phận gỗ được đo là tổng chiều dài không trừ mối nối và mối ghép.
Khối lượng các vật liệu kim khí để tăng cường độ cứng cho kết cấu gỗ và mối nối bằng sắt thép, bu lông, neo, tăng đơ, đinh… và các lớp hoàn thiện bề mặt được đo bóc riêng.
Vật liệu, loại và kích thước của đồ gá lắp được nêu rõ trong Bảng chi tiết khối lượng công tác xây dựng, Bảng tổng hợp khối lượng xây dựng.
5.13. Công tác hoàn thiện
a) Yêu cầu chung của công tác hoàn thiện
Khối lượng công tác hoàn thiện được đo bóc, phân loại theo công việc cần hoàn thiện (trát, láng, ốp, lát, sơn, mạ, làm cửa, làm trần, làm mái...), theo chiều dày bề mặt cần hoàn thiện (trát, láng, sơn, mạ…), theo chủng loại đặc tính kỹ thuật vật liệu sử dụng hoàn thiện (loại vữa, mác vữa, loại gỗ, loại đá, loại tấm trần, loại mái...), theo chi tiết bộ phận kết cấu (dầm, cột, tường, trụ, trần, mái...), theo điều kiện thi công và biện pháp thi công.
Khối lượng công tác hoàn thiện khi đo bóc không phải trừ đi khối lượng các lỗ rỗng, khoảng trống không phải hoàn thiện có diện tích nhỏ hơn 0,25m2.
Các thông tin về đặc tính kỹ thuật của vật liệu cần được ghi rõ trong Bảng chi tiết khối lượng công tác xây dựng và Bảng tổng hợp khối lượng xây dựng.
b) Đo bóc công tác trát, láng
Khối lượng được đo bóc là khối lượng bề mặt cần hoàn thiện được xác định tiếp xúc với nền của kết cấu bao gồm cả khe nối trơn, các bờ, các góc, chỗ giao cắt phẳng, các phần lõm vào, lồi ra... Khối lượng các gờ chỉ, các phào và các vật liệu dùng để liên kết phục vụ công tác trát, láng như các miếng giữ góc, các sợi, các lưới thép được tính riêng.
c) Đo bóc công tác lát, ốp
Khối lượng được đo bóc là khối lượng bề mặt cần ốp, lát của kết cấu bao gồm cả chỗ nối, các gờ, các góc, lát tạo đường máng và rãnh, lát trên đường ống dẫn ngầm và nắp hố thăm, lát vào các khung và lát xung quanh các đường ống, dầm chìa và tương tự...
Khối lượng các chi tiết trang trí ở gờ, ở các góc và chỗ giao nhau được tính riêng.
d) Đo bóc công tác cửa
Khối lượng được đo bóc theo loại cửa và theo bộ phận của cửa như khung cửa, cánh cửa, các thanh nẹp, các tấm nẹp trang trí, hộp cửa, vật liệu chèn khe (nếu có), các loại khóa, các loại phụ kiện tự đóng, mở…
Các thông tin như chất liệu cửa (cửa gỗ, cửa kính, cửa kim loại, cửa nhựa, cửa cuốn…), tính chất loại vật liệu (nhóm gỗ, chất liệu kim loại,…), phương pháp liên kết, đặc điểm vị trí lắp dựng (tường gạch, tường bê tông, kết cấu gỗ…), xử lý bề mặt và hoàn thiện trước khi lắp dựng cần được ghi rõ trong Bảng chi tiết khối lượng công tác xây dựng.
đ) Đo bóc công tác trần
Khối lượng được đo bóc theo loại trần (bao gồm tấm trần, hệ dầm trần, khung treo, các thanh giằng, miếng đệm, thanh viền,...) thuộc hệ thống kỹ thuật công trình được gắn vào trần.
Khối lượng đo bóc có thể tính riêng theo tấm trần và hệ dầm trần, khung treo…
e) Đo bóc công tác mái
Khối lượng được đo bóc theo loại mái, bề mặt cần lợp mái ứng với từng khối lượng theo bộ phận của mái như vì kèo, giằng vì kèo, xà gồ, cầu phong, lớp mái theo vật liệu sử dụng (gồm cả làm úp nóc, bờ chảy).
g) Công tác sơn
Khối lượng sơn tường được đo bóc là khối lượng bề mặt cần hoàn thiện.
Diện tích được đo cho công tác sơn đường ống là chiều dài nhân với chu vi của đoạn ống được sơn không trừ hoặc thêm các mặt bích, van, giá treo và các phụ kiện nhô lên khác.
Khi tính toán diện tích sơn các bộ phận kết cấu kim loại, không tính toán chi tiết cho từng tấm nối, đinh tán, bu lông, đai ốc và các chi tiết tương tự.
Đối với kết cấu thép có yêu cầu sơn bảo vệ trước khi lắp đặt thì khối lượng sơn được bổ sung thêm khối lượng sơn vá, dặm hoàn thiện sau khi lắp đặt.
5.14. Công tác lắp đặt hệ thống kỹ thuật công trình
Khối lượng lắp đặt hệ thống kỹ thuật công trình như cấp điện, nước, thông gió, cấp nhiệt, điện nhẹ, báo cháy, chữa cháy... được đo bóc, phân loại theo từng loại vật tư, phụ kiện và theo các thông số kỹ thuật (tiết diện, chủng loại,…) của hệ thống kỹ thuật công trình theo thiết kế sơ đồ của hệ thống, có tính đến các điểm cong, gấp khúc theo chi tiết bộ phận kết cấu, theo các modul lắp đặt, theo kiểu liên kết, theo biện pháp thi công và điều kiện thi công (chiều cao, độ sâu lắp đặt).
5.15. Công tác lắp đặt thiết bị công trình
Khối lượng lắp đặt thiết bị công trình được đo bóc, phân loại theo loại thiết bị, tổ hợp, hệ thống thiết bị cần lắp đặt, theo các modul lắp đặt, theo kiểu liên kết, theo biện pháp thi công và điều kiện thi công (chiều cao, độ sâu lắp đặt),...
Khối lượng lắp đặt thiết bị công trình bao gồm tất cả các phụ kiện để hoàn thiện tại chỗ, các thiết bị, tổ hợp, hệ thống thiết bị theo thiết kế và phục vụ công tác kiểm tra, chạy thử, vận hành tạm.
5.16. Công tác dàn giáo phục vụ thi công
Khối lượng công tác dàn giáo phục vụ thi công bao gồm cả công tác lắp dựng và tháo dỡ được đo bóc theo chủng loại dàn giáo (dàn giáo tre, gỗ, thép và dàn giáo công cụ), theo mục đích sử dụng (dàn giáo trong, dàn giáo ngoài, dàn giáo hoàn thiện trụ, cột độc lập...), thời gian sử dụng dàn giáo, số lần luân chuyển, thanh lý thu hồi...
Chiều cao dàn giáo là chiều cao từ cốt mặt nền, sàn hiện tại của công trình đến độ cao lớn nhất bảo đảm đủ điều kiện thuận lợi để thi công.
Đo bóc khối lượng dàn giáo thép công cụ phục vụ thi công thì ngoài các hướng dẫn nói trên cần lưu ý một số quy định cụ thể như sau:
- Dàn giáo ngoài được tính theo diện tính hình chiếu đứng trên mặt ngoài của kết cấu.
- Dàn giáo trong được tính theo diện tích hình chiếu bằng của kết cấu và chỉ được tính đối với các công tác có chiều cao lớn hơn 3,6m theo nguyên tắc lấy chiều cao dàn giáo 3,6m làm gốc và cứ mỗi khoảng tăng thêm 1,2m tính thêm một lớp để cộng dồn, khoảng tăng chưa đủ 0,6m không được tính khối lượng.
- Dàn giáo hoàn thiện trụ và cột độc lập được tính theo chu vi mặt cắt cột, trụ cộng thêm 3,6m nhân với chiều cao cột, trụ.
6. Xác định khối lượng trong nghiệm thu, thanh toán và quyết toán hợp đồng thi công xây dựng
6.1. Khi lập hồ sơ mời thầu, chủ đầu tư phải quy định rõ nguyên tắc, phương pháp đo bóc khối lượng khi nghiệm thu, thanh toán và quyết toán hợp đồng.
6.2. Nếu trong hợp đồng không có thỏa thuận khác thì nguyên tắc đo bóc khối lượng các công tác xây dựng chủ yếu theo hướng dẫn tại khoản 5 và các quy định khác có liên quan.
6.3. Khối lượng thi công xây dựng hoàn thành được kiểm tra, tính toán, đo đạc, xác nhận giữa chủ đầu tư, nhà thầu thi công, tư vấn giám sát theo thời gian hoặc giai đoạn thi công đã được quy định trong điều khoản của Hợp đồng xây dựng và phải được đối chiếu với khối lượng trong thiết kế được duyệt để làm cơ sở nghiệm thu, thanh toán. Đối với hợp đồng trọn gói không cần đo bóc khối lượng hoàn thành chi tiết. Khối lượng phát sinh ngoài thiết kế, dự toán được duyệt phải được chủ đầu tư hoặc người quyết định đầu tư chấp thuận, phê duyệt làm cơ sở nghiệm thu, thanh toán và quyết toán hợp đồng.
III. CÁC BIỂU MẪU SỬ DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐO BÓC KHỐI LƯỢNG CÔNG TRÌNH
1. Bảng tổng hợp khối lượng xây dựng
Mẫu biểu Bảng tổng hợp khối lượng xây dựng:
BẢNG 6.1: BẢNG TỔNG HỢP KHỐI LƯỢNG XÂY DỰNG
- Tên dự án: ………………………………………………………………
- Tên công trình: …………………………………………………………
- Hạng mục công trình: …………………………………………………..
STT
MÃ HIỆU CÔNG TÁC
DANH MỤC CÔNG TÁC XÂY DỰNG
ĐƠN VỊ TÍNH
CÁCH THỨC XÁC ĐỊNH
KHỐI LƯỢNG
GHI CHÚ
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
Người thực hiện
Người chủ trì
Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
Số…
Lĩnh vực hành nghề: Định giá xây dựng
Hạng…
Ghi chú:
- Danh mục công tác xây dựng ở cột (3) có thể giữ nguyên như kết cấu ở Bảng chi tiết khối lượng công tác xây dựng hoặc có thể sắp xếp lại tùy theo mục đích sử dụng.
- Cách thức xác định ở cột (5) ghi rõ cách thức để xác định khối lượng như: theo số liệu từ “Bảng chi tiết khối lượng công tác xây dựng”, “Tạm tính” hay “Thống kê từ thiết kế”, “Xác định theo phần mềm thiết kế, phần mềm chuyên dụng”...
- Khối lượng ghi ở cột (6) là khối lượng toàn bộ ứng với tên công việc đã đo bóc sau khi đã được làm tròn các trị số. Khối lượng này được tổng hợp từ Bảng chi tiết khối lượng công tác xây dựng hoặc thống kê từ bản vẽ thiết kế hoặc theo khối lượng được xác định bằng phần mềm đo bóc khối lượng.
- Cột (7) dành cho các ghi chú làm rõ hơn về các đặc điểm, mô tả khoản mục công tác cần lưu ý khi áp giá, xác định chi phí…
2. Bảng chi tiết khối lượng công tác xây dựng
Mẫu biểu Bảng chi tiết khối lượng công tác xây dựng:
BẢNG 6.2: BẢNG CHI TIẾT KHỐI LƯỢNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG
- Tên dự án: ………………………………………………………………
- Tên công trình: …………………………………………………………
- Hạng mục công trình: …………………………………………………..
STT
KÝ HIỆU BẢN VẼ
MÃ HIỆU CÔNG TÁC
DANH MỤC CÔNG TÁC
ĐƠN VỊ TÍNH
SỐ BỘ PHẬN GIỐNG NHAU
DIỄN GIẢI TÍNH TOÁN
KHỐI LƯỢNG MỘT BỘ PHẬN
KHỐI LƯỢNG TOÀN BỘ
GHI CHÚ
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)=(6) x (8)
(10)
Người thực hiện
Người chủ trì
Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
Số…
Lĩnh vực hành nghề: Định giá xây dựng
Hạng…
Ghi chú:
- Danh mục công tác ở cột (4), đơn vị tính ở cột (5) được lập theo các hướng dẫn nêu tại Điểm a, b khoản 1.4.
- Tại cột Diễn giải tính toán (cột 7): cần ghi rõ chi tiết cơ sở đưa ra các khối lượng, công thức xác định,…
- Cột (10) dành cho các ghi chú cần thuyết minh làm rõ về các đặc điểm, mô tả khoản mục công việc cần lưu ý khi thực hiện đo bóc, xác định chi phí, áp đơn giá cho công tác…
- Trường hợp khối lượng công tác xây dựng xác định theo phần mềm đo bóc khối lượng thì không phải diễn giải chi tiết các cột (2), (6), (7), (8). Cột (10) ghi rõ là xác định theo phần mềm. | {
"issuing_agency": "Bộ Xây dựng",
"promulgation_date": "31/08/2021",
"sign_number": "13/2021/TT-BXD",
"signer": "Bùi Hồng Minh",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Chi-thi-08-CT-UBND-2011-kiem-che-lam-phat-on-dinh-kinh-te-bao-dam-an-sinh-xa-hoi-Ba-Ria-Vung-Tau-278503.aspx | Chỉ thị 08/CT-UBND 2011 kiềm chế lạm phát ổn định kinh tế bảo đảm an sinh xã hội Bà Rịa Vũng Tàu | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 08/CT-UBND
Vũng Tàu, ngày 16 tháng 3 năm 2011
CHỈ THỊ
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 11/NQ-CP NGÀY 24 THÁNG 02 NĂM 2011 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TẬP TRUNG KIỀM CHẾ LẠM PHÁT, ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, BẢO ĐẢM AN SINH XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Để tổ chức thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24 tháng 02 nam 2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh kịp thời, hiệu quả, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị:
1. Về thực hiện các giải pháp tiền tệ và hoạt động ngân hàng
Giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Triển khai kịp thời Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ, các văn bản chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và nội dung Chỉ thị này đến các tổ chức tín dụng trên địa bàn; tổ chức theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện của các tổ chức tín dụng.
- Xây dựng các giải pháp về tiền tệ và hoạt động ngân hàng phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh.
- Chỉ đạo các tổ chức tín dụng (chủ yếu là các chi nhánh ngân hàng, công ty tài chính) trên địa bán tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu:
+ Kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng của các chi nhánh ngân hàng, công ty tài cơ các tổ chức tín dụng khác, bảo đảm phù hợp với chỉ tiêu được các ngân hàng, công ty tài chính cấp trên giao; thực hiện cho vay vốn ở mức hợp lý, giảm tốc độ và tỷ trọng cho vay lĩnh vực phi sản xuất, nhất là lĩnh vực kinh doanh bất động sản và chứng khoán, nâng cao chất lượng tín dụng để tập trung vốn cho vay sản xuất - kinh doanh, khu vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa.
+ Tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối phải nghiêm túc chấp hành đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước về cơ chế điều hành tỷ giá, bình ổn tỷ giá, đáp ứng yêu cầu ổn định, phát triển sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.
- Tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra tại chỗ về cho vay lĩnh vực phi sản xuất, chất lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng trên địa bàn.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp tục duy trì tổ công tác liên ngành thực hiện kiểm tra kinh doanh ngoại tệ, vàng trên địa bàn theo quy định; xử lý nghiêm các trường hợp đầu cơ, găm giữ, kinh doanh vàng, ngoại tệ, niêm yết mua - bán bằng ngoại tệ trái pháp luật.
Ngân hàng Nhà nước tổ chức theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện của các tổ chức tín dụng và tổng hợp báo cáo theo định kỳ vào thứ sáu hàng tuần, trong đó tham mưu, đề xuất Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý các khó khăn vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện.
2. Nhóm giải pháp thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách nhà nước:
a) Giao Cục thuế, Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu:
- Tích cực thực hiện kế hoạch thu ngân sách năm 2011 được Hội đồng nhân dân tỉnh giao, phấn đấu tăng thu ngân sách tối thiểu là 7% so với dự toán.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát trong quản lý thu thuế, chống thất thu thuế.
- Tập trung xử lý các khoản nợ đọng thuế; triển khai các biện pháp cưỡng chế nợ thuế để thu hồi nợ đọng và hạn chế phát sinh số nợ thuế mới.
- Tăng cường thực hiện các giải pháp về cải cách thủ tục hành chính thuế và hiện đại hệ thống thuế; tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, hiệu quả. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo Đề án 30 và đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu quả quản lý thuế và tiết kiệm chi phí, thời gian cho các tổ chức, cá nhân.
b) Giao Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh hướng dẫn các đơn vị sử dụng ngân sách và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thực hiện Quyết định số 507/QĐ-UBND ngày 10 tháng 3 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc giao chi tiêu tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên 9 tháng còn lại năm 2011 cho các đơn vị sử dụng ngân sách và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.
c) Giao Thủ trưởng các đơn vị sử dụng ngân sách; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thực hiện việc tiết kiệm chi ngân sách như sau:
- Căn cứ chỉ tiêu tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2011 được giao, tổ chức thực hiện tại đơn vị mình và giao chỉ tiêu tiết kiệm chi tiết theo từng lĩnh vực chi cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc để thực hiện đảm bảo không thấp hơn số kinh phí phải tiết kiệm được giao.
- Thực hiện rà soát, sắp xếp, bố trí lại nhiệm vụ chi thường xuyên đã được giao; để đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ chuyên môn đã được giao đầu năm 2011 trong điều kiện tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên theo Nghị quyết của Chính phủ.
- Đối với các cơ quan, đơn vị có nguồn thu được để lại chi theo quy định cũng thực hiện tiết kiệm 10% chi thường xuyên từ nguồn thu được để lại, đồng thời phải lập báo cáo gửi cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan tài chính đồng cấp.
- Thủ trưởng các đơn vị sử dụng ngân sách; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thực hiện tạm dừng việc trang bị mới xe ô tô, máy điều hoà nhiệt độ, thiết bị văn phòng...., giảm tối đa số lượng, quy mô và kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo, lễ hội, sơ kết, tổng kết, các đoàn công tác trong và ngoài nước sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước ... thực hiện tiết kiệm tối đa việc sử dụng điện, nước, điện thoại, xăng dầu và văn phòng phẩm.
- Đối với việc mua máy điều hoà nhiệt độ, thiết bị văn phòng:
+ Đối với các trường hợp thanh toán hợp đồng mua sắm trang thiết bị và trường hợp đã có quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu và chọn thầu, các đơn vị thực hiện mua sắm có trách nhiệm lập báo cáo danh mục tài sản, số lượng, giá trị, gửi báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trước ngày 31 tháng 3 năm 2011, đồng gửi về Sở Tài chính để tổng hợp, tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh.
+ Đối với trường hợp mua sắm phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh thiên tai; thì đơn vị phải có đề xuất bằng văn bản trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định.
+ Các trường hợp dự kiến mua sắm (đã cỏ dự toán được duyệt) trước ngày 24 tháng 02 năm 2011, nhưng chưa ký kết hợp đồng mua sắm, chưa thực hiện phê duyệt kết quả đấu thầu và chọn thầu, phải dừng mua sắm trừ trường hợp đột xuất, xét thấy cần thiết, Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ có chỉ đạo riêng.
- Từ ngày 24 tháng 2 năm 2011, UBND các cấp chỉ xem xét bổ sung kinh phí ngoài dự toán cho các trường hợp cấp bách để thực hiện các chính sách, chế độ, phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh và những công việc đột xuất cần thiết khác.
Thủ trưởng các đơn vị sử dụng ngân sách, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có báo cáo theo nội dung tại mục c, điểm 2 của Chỉ thị này, theo mẫu biểu số 01/NQ11 và 02/NQ11 đính kèm gửi báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, đồng gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính.
d) Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan:
- Kiểm tra, hướng dẫn các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị chủ đầu t:ư dự án thuộc nguồn vốn ngân sách tỉnh, thực hiện:
+ Chưa khởi công các công trình, dự án mới trong năm 2011, trừ các dự án phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai và các dự án cấp bách khác. Chủ động rà soát lại mục tiêu, quy mô và hiệu quả đầu tư của dự án được Ủy ban nhân dân tỉnh giao cho đơn vị làm chủ đầu tư; tiếp tục thực hiện các công việc chuẩn bị mặt bằng xây dựng và hoàn thiện các thủ tục pháp lý cần thiết để khi có điều kiện có thể khởi công được ngay.
+ Tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công và giải ngân vốn đầu tư đã bố trí cho các dự án hoàn thành, dự án chuyển tiếp trong năm 2011, chủ động rà soát tiến độ, khối lượng thực hiện,nếu không đủ điều kiện để giải ngân hết trong năm, báo cáo để Ủy ban nhân dân tỉnh cắt giảm hoặc điều chuyển vốn cho các dự án có tiến độ thực hiện nhanh, hoàn thành trong năm 2011.
- Rà soát, điều chỉnh vốn ngân sách tỉnh năm 2011, báo cáo tỉnh trong tháng 3 năm 2011.
- Kiểm tra, hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố thực hiện rà soát, điều chuyển vốn ngân sách cấp huyện kế hoạch năm 2011 và tổng hợp kết quả rà soát, điều chuyển vốn kế hoạch năm 2011 của ngân sách các huyện, thị xã, thành phố báo cáo tỉnh trong tháng 4 năm 2011.
3. Nhóm giải pháp thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu kiềm chế nhập siêu, sử dụng tiết kiệm năng lượng.
a) Yêu cầu Giám đốc các sở, thủ trưởng các ban, ngành và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, địa phương, triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về kiềm chế lạm phát, bình ổn thị trường; đồng thời phải tiếp tục phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ của ngành, địa phương đã được Chính phủ, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh giao.
- Tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn về cơ chế, chính sách, môi trường kinh doanh, thủ tục hành chính để các doanh nghiệp chủ động sản xuất, kinh doanh, đảm bảo cung ứng đủ và ổn định hàng hoá, dịch vụ. Các cơ quan hành chính nhà nước phải thường xuyên bố trí lịch tiếp, làm việc với các doanh nghiệp đề tháo gỡ khó khăn vướng mắc, giúp doanh nghiệp đảm bảo kế hoạch sản xuất, kinh doanh, nhất là các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa dịch vụ thiết yếu và các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
b) Giao Sở Công thương chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan:
Ủy ban nhân dân tỉnh đã xuất từ nguồn vốn ngân sách tỉnh 81 tỷ đồng ứng cho 04 doanh nghiệp và Ủy ban nhân dân huyện Côn Đảo dự trữ các mặt hàng thiết yếu để thực hiện bình ổn giá trước, trong và sau Tết nguyên đán Tân Mão 2011 đến tháng 5 năm 2011. Nay, Ủy ban nhân dân tỉnh cho phép tiếp tục thực hiện bình ổn giá đối với 9 mặt hàng thiết yếu theo quy định của Nhà nước gồm: gạo, đường ăn, dầu ăn, thịt gia súc, thịt gia cầm, trứng gia cầm, thực phẩm chế biến, thủy hải sản đông lạnh, rau củ quả đến thời hạn 31 tháng 12 năm 2011.
Trong tháng 3/2011, Sở Công thương có trách nhiệm lập phương án đảm bảo cung cấp hàng hóa thiết yếu nêu trên và xem xét bổ sung một số mặt hàng thiết yếu khác trên địa bàn tỉnh đến hết năm 2011, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
- Phối hợp với Sở Tài chính tiếp tục giám sát chặt chẽ các đơn vị tham gia thực hiện bình ổn giá theo phương án đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, đảm bảo dự trữ, cung ứng các mặt hàng đầy đủ, bán hàng đúng giá cam kết, phân phối hàng hoá theo đúng yêu cầu.
- Chỉ đạo và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh tham gia bình ổn giá mở rộng mạng lưới, tăng điểm bán hàng, tích cực đưa hàng về nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức các chương trình khuyến mãi, giảm giá, kết hợp với việc triển khai cuộc vận động ''Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam''.
- Tăng cường kiểm tra việc kê khai, niêm yết và bán theo giá niêm yết tại các cửa hàng, siêu thị, chợ đầu mối; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định.
- Kiểm tra, giám sát bảo đảm thực hiện nghiêm Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc sử dụng hàng hóa, vật tư, thiết bị sản xuất trong nước, nhất là các dự án sử dụng máy móc, thiết bị, vật liệu nhập khẩu. Chủ động áp dụng các biện pháp phù hợp kiểm soát nhập khẩu hàng tiêu dùng, hạn chế nhập siêu.
- Triển khai thực hiện Quyết định số 401/QĐ-UBND ngày 21 tháng 02 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2015, phấn đấu tiết kiệm sử dụng điện 10% theo Nghị quyết số 02/NQ-CP , của Chính phủ, đồng thời, áp dụng các biện pháp cần thiết và phù hợp để khuyến khích, khuyến cáo các doanh nghiệp, nhân dân sử dụng tiết kiệm năng lượng (điện, xăng dầu), sử dụng các công nghệ cao, công nghệ xanh, sạch, công nghệ tiết kiệm nguyên, nhiên liệu và năng lượng.
- Xây dựng kế hoạch ưu tiên bảo đảm điện cho sản xuất; phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo việc sử dụng điện tiết kiệm, phân bổ hợp lý để bảo đảm đáp ứng cho các nhu cầu thiết yếu của sản xuất và đời sống nhân dân trên địa bàn.
- Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện tiết kiệm điện tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp.
- Tiếp tục duy trì hoạt động của Đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh kiểm tra, kiểm soát giá cả, hàng hoá lưu thông trong dịp Tết Nguyên đán Tân Mão năm 2011.
b) Giao Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục duy trì các đoàn kiểm tra của cấp huyện thực hiện việc kiểm tra theo chức năng, nhiệm vụ được giao đến 31 tháng 12 năm 2011. Nội dung kiểm tra của Đoàn kiểm tra của tỉnh và các Đoàn kiểm tra của cấp huyện như sau:
- Kiểm tra phát hiện hàng gian, hàng lậu, hàng kém chất lượng.
- Kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức, loan tin bịa đặt không có cơ sở để tăng giá; các hành vi liên kết chiếm lĩnh vị trí độc quyền để tăng giá, ép giá gây bất ổn thị trường nhằm thu lợi bất chính. Chú ý kiểm tra các cơ sở kinh doanh xăng dầu, sắt, thép, xi măng, sản phẩm sữa, phân bón, thuốc phòng chữa bệnh cho người, cước hành khách (tàu cánh ngầm, đường bộ. . .), dịch vụ bãi biển, khách sạn phòng trọ, dịch vụ trông giữ xe. . . trong việc tuân thủ các quy định về quản lý giá.
- Kiểm tra việc thực hiện đo lường hàng hóa (cân, đong, đóng gói), chất lượng và ghi nhãn hàng hóa.
- Kiểm tra, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến và lưu thông; kiểm tra về nguồn gốc, xuất xứ, hạn sử dụng đối với các mặt hàng tiêu thụ phổ biến như: thịt heo, thịt gà, rau quả, dầu ăn, đường ăn, gạo. . .
- Kiểm tra việc chấp hành các quy định của Nhà nước về niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết đã được đăng ký giá, kê khai giá theo quy định.
c) Giao Sở Y tế thực hiện kiểm tra việc niêm yết giá, bán đúng giá niêm yết các mặt hàng thuốc chữa bệnh cho người; kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.
d) Giao Cục Thuế, Cục Hải quan tỉnh chủ trì, phối hợp với các quan:
- Thực hiện ưu đãi miễn giảm thuế theo quy định của pháp luật về ưu đãi đầu tư; xem xét miễn, giảm thuế nguyên liệu đầu vào nhập khẩu phục vụ sản xuất xuất khẩu đối với những ngành hàng trong nước còn thiếu nguyên liệu như dệt may, da giày, thuỷ sản, hạt điều, gỗ, dược phẩm. . . và các chính sách khác khi có văn bản chính thức của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan.
- Thực hiện các giải pháp về cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hoá hệ thống thuế, hải quan; tạo mọi điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh ổn định, hiệu quả.
- Bám sát các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và nội dung Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ, các chính sách về thuế để thông tin; tuyên truyền đầy đủ, kịp thời đến các đối tượng nộp thuế.
e) Giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan:
- Tiếp tục triển khai, đôn đốc, kiểm tra các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện đăng ký giá, kê khai giá hàng hóa, dịch vụ theo quy định. Tổ chức kiểm tra việc thực hiện đăng ký giá, kê khai giá, có biện pháp xử lý đối với các đơn vị không thực hiện đúng quy định.
- Thiết lập đường dây nóng để tiếp nhận phản ảnh của các tổ chức, cá nhân về giá cả thị trường.
- Tổ chức theo dõi tình hình giá cả thị trường để kịp thời báo cao Ủy ban nhân dân tỉnh có biện pháp bình ổn kịp thời, theo quy định. Thường xuyên kiểm tra, giám sát Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực giá và thanh, kiểm tra giá để kịp thời tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh điều hành công tác quản lý giá.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Công thương giám sát tình hình thực hiện quỹ hàng hoá bình ổn giá đối với các doanh nghiệp tham gia bình ổn giá, Ủy ban nhân dân huyện Côn Đảo được Ủy ban nhân dân tỉnh giao thực hiện.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập thêm một đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh do Sở Tài chính làm trưởng đoàn với sự tham gia của các ngành: Công thương, Y tế; Giao thông vận tải, Cục thuế tỉnh, Công an tỉnh để tiến hành kiểm tra theo các nội dung sau:
+ Kiểm tra việc chấp hành các quy định của Nhà nước về việc đăng ký giá, kê khai giá và bán theo giá đã đăng ký và kê khai đối với tổ chức, cá nhân theo Quyết định số 122/QĐ-UBND ngày 12 tháng 01 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành danh sách các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực hiện đăng ký giá, kê khai giá trên địa bàn tỉnh.
+ Kiểm tra giá thuộc danh mục các mặt hàng bình ổn của các đơn vị đã được Ủy ban nhân dân tỉnh hỗ trợ lãi suất tiền thực hiện bình ổn giá trên địa bàn tỉnh gồm 4 công ty và Ủy ban nhân dân huyện Côn Đảo). Thời gian kiểm tra: từ ngày 20 tháng 3 năm 2011 đến hết năm 2011.
4. Về các giải pháp tăng cường bảo đảm an sinh xã hội:
a) Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan:
- Thực hiện đồng bộ các chính sách an sinh xã hội theo các chương trình, dự án, kế hoạch đã được phê duyệt; đẩy mạnh thực hiện các giải pháp đảm bảo an sinh xã hội theo Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ.
- Tập trung chỉ đạo thực hiện các chính sách hỗ trợ hộ nghèo tại các địa phương, nhất là các xã, phường, thị trấn có tỷ lệ hộ nghèo cao trên địa bàn tỉnh (trên 20% hộ nghèo); hỗ trợ các hộ nghèo, địa phương nghèo xuất khẩu lao động, tạo điều kiện thuận lợi trong việc cho học sinh, sinh viên vay vốn học tập.
- Kiểm tra, hướng dẫn các cơ quan, địa phương triển khai thực hiện đầy đủ kịp thời, đúng đối tượng, đúng chế độ chính sách đối với người có công cách mạng, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (già yếu cô đơn, không nơi nương tựa...) trên địa bàn tỉnh.
- Triển khai thực hiện kịp thời và chầy đủ các chính sách hỗ trợ hộ nghèo khi điều chỉnh giá điện theo chủ trương chung của Chính phủ cũng như việc vận dụng cụ sách của tỉnh.
- Thường xuyên tổ chức theo dõi, giám sát chặt chẽ đời sống của các hộ dân nghèo, gặp khó khăn, thu nhập thấp, đồng bào dân tộc thiểu số để kịp thời kiến nghị trung ương và tỉnh trong việc hỗ trợ đối với các đối tượng này.
b) Giao Sở Tài chỉnh chủ trì phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các đơn vị liên quan tham mưu bố trí kinh phí đảm bảo để thực hiện các chính sách an sinh xã hội.
5. Nhóm các giải pháp về đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền:
a) Giao Sở Thông tin và Truyền thông:
- Chủ trì quán triệt và tổ chức thực hiện kế hoạch tuyên truyền Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm giúp cho các tổ chức, nhân dân sự nhận thức rõ và đồng thuận cao trong quá trình triển khai thực hiện, vượt qua những khó khăn trước mắt, hoàn thành các mục tiêu, yêu cầu đề ra tại Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ.
- Tăng cường thông tin về một số giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội năm 2011 trên các chuyên trang như: thời sự, kinh tế, chính trị - xã hội;
- Phản ánh kịp thời các chủ trương, chính sách, các thành tựu đã đạt được trong việc lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của trung ương và địa phương thực hiện nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội.
- Phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Hội Nhà báo tỉnh quản lý chặt chẽ, định hướng cụ thể công tác thông tin trên bá chí về Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ và các biện pháp của tỉnh.
- Kiểm tra, hướng dẫn các cơ quan thông tin, truyền thông, báo chí bám sát các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và nội dung chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh để thông tin, tuyên truyền đầy đủ, kịp thời, nhất là các nội dung thuộc lĩnh vực tài chính, tiền tệ, giá cả, các chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ hộ nghèo trực tiếp chịu tác động của việc thực hiện điều chỉnh giá điện để nhân dân hiểu, đồng thời có biện pháp xử lý nghiêm theo thẩm quyền các hành vi đưa tin sai sự thật không đúng định hướng của Đảng, Nhà nước về việc thực hiện chủ trương kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.
b) Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các phòng chuyên môn làm việc với Ban quản lý các chợ để thực hiện thông tin tuyên truyền; đồng thời chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường thị trấn trực thuộc thông tin trên hệ thống phát thanh về các chủ trương, chính sách của trung ương và của Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân, tạo sự đồng thuận trong xã hội.
c) Các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành phố phối hợp thực hiện tốt quy chế phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí, không để báo chí bị động, tự đi tìm những thông tin từ các nguồn không chính thống.
d) Cơ quan Báo Bà Rịa - Vũng Tàu, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ có kế hoạch cụ thể để triển khai công tác thông tin tuyên truyền các nội dung được đề ra trong kế hoạch, bảo đảm chế độ báo cáo theo quy định.
6. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu:
- Tổ chức vận động các tổ chức thành viên, các đoàn thể xã hội và nhân dân quán triệt nội dung và tinh thần Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ để tạo sự đồng thuận trong xã hội và quyết tâm chính trị vượt qua giai đoạn khó khăn về kinh tế và đời sống hiện nay.
- Xây dựng kế hoạch phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Bà Rịa - Vũng Tàu, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các tổ chức thành viên đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân tích cực hưởng ứng thực hiện tốt các nội dung Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ.
7. Tổ chức thực hiện:
a) Các tổ công tác do Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập để thực hiện chính sách tài chính, tiền tệ và thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu; chính sách về đầu tư công, tiết kiệm năng lượng; bảo đảm an sinh xã hội khẩn trương xây dựng kế hoạch công tác, phải đi vào hoạt động ngay trong tháng 3 năm 2011 để thúc đẩy triển khai thực hiện các nội dung Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ.
b) Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành, các cơ quan có liên quan tổ chức họp giao ban thường xuyên theo định kỳ để cùng phối hợp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao ngay trong tháng 3 năm 2011.
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chủ động triển khai thực hiện nghiêm túc, triệt để Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ, Chỉ thị của Ủy ban nhân dân tỉnh, có trách nhiệm phân công lãnh đạo cơ quan và bố trí cán bộ theo dõi.
d) Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã thành phố theo định kỳ hàng tháng, quý phải kiểm điểm tình hình thực hiện và tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, đồng gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính trước ngày 05 hàng tháng.
e) Giao Sở kế hoạch và Đầu tư theo dõi tình hình và kết quả triển khai thực hiện của các đơn vị; tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, dự thảo văn bản cho Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo trung ương trước ngày 10 hàng tháng.
Kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội đang là nhiệm vụ cấp bách, khó khăn, đòi hỏi các cấp, các ngành của tỉnh và toàn dân chung sức, đồng lòng quyết tâm hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đề ra như trong giai đoạn trước đây đã vượt qua; đồng thời, góp sức cùng Chính phủ đưa nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển bền vững, tạo tiền đề thuận lợi cho nước ta bước vào giai đoạn mới với thế và lực mới.
Yêu cầu các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố các cơ quan đơn vị có liên quan nghiêm túc, khẩn trương tổ chức thực hiện chỉ thị này./.
CHỦ TỊCH
Trần Minh Sanh
Mẫu 02/NQ11
Tên đơn vị cấp trên:
Tên đơn vị báo cáo:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BÁO CÁO DANH MỤC TÀI SẢN MUA SẮM
(Ban hành kèm theo Chỉ thị số 08/CT-UBND ngày 16 tháng 3 năm 2011)
Đơn vị: Tr.đ
Stt
Danh mục tài sản mua sắm
(xe ôtô, máy điều hòa nhiệt độ, thiết bị văn phòng)
Số lượng
(cái, bộ, chiếc)
Đơn giá dự toán
Thành tiền (đồng)
Văn bản cho phép mua sắm của cấp có thẩm quyền
Ghi chú
1
2
3
4
5
6
7
A
Báo cáo việc dừng mua sắm
I
Xe ôtô
1
…
2
…
II
Máy điều hòa nhiệt độ
1
…
2
…
III
Thiết bị văn phòng
1
…
2
…
B
Báo cáo việc đang mua sắm dở dang
I
Xe ôtô
1
…
2
…
II
Máy điều hòa nhiệt độ
1
…
2
…
III
Thiết bị văn phòng
1
…
2
…
Tổng cộng
Thủ trưởng cơ quan
(ký tên, đóng dấu)
Hướng dẫn:
+ Mục A là mục dùng để ghi báo cáo các tài sản đã có trong dự toán ngân sách của đơn vị năm 2011, đang dự kiến mua, đến 24 tháng 02 năm 2011 chưa thực hiện mua, nay theo Nghị quyết của Chính phủ phải dừng mua.
+ Mục B là mục dung để ghi báo cáo các tài sản đã có trong dự toán ngân sách của đơn vị năm 2011, đơn vị đã có quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu, và chọn thầu; các trường hợp thanh toán hợp đồng mua sắm.
+ Tên đơn vị báo cáo: đối với đơn vị cấp sở (hoặc UBND cấp huyện) thực hiện báo cáo theo đơn vị là sở (hoặc UBND huyện). Từng đơn vị trực thuộc sở (hoặc trực thuộc UBND cấp huyện) lập báo cáo theo biểu mẫu của đơn vị mình gửi về cấp sở (hoặc UBND cấp huyện) để tập hợp gửi về UBND tỉnh, Sở Tài chính.
+ Tại mục (6): đề nghị ghi rõ số văn bản, ngày ban hành văn bản, tên đơn vị ban hành văn bản).
Mẫu 01/NQ11
Tên đơn vị cấp trên:
Tên đơn vị báo cáo:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BÁO CÁO TỔNG HỢP TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 11/NQ-CP CỦA CHÍNH PHỦ
(Ban hành kèm theo Chỉ thị số 08/CT-UBND ngày 16 tháng 3 năm 2011)
Đơn vị: Tr.đ
Stt
Đơn vị
Vốn đầu tư (rà soát các công trình, dự án ngưng, đình hoãn, giãn tiến độ)
Số kinh phí thực hiện tiết kiệm 10% chi thường xuyên
Số kinh phí tạm dừng trang bị mới xe ô tô, mua sắm tài sản có giá trị lớn, điều hòa nhiệt độ, thiết bị văn phòng; giảm quy mô, số lượng hội nghị, lễ hội,..
Số kinh phí thực hiện tiết kiệm tối đa trong việc sử dụng điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm, xăng, dầu
Số kinh phí ngừng các khoản chi cho các nhiệm vụ chưa thực sự cấp bách thiết thực
Số lượng
Số tiền
Xe ô tô
Mua sắm tài sản
Hội nghị, lễ hội,..
A
B
1
2
3
4
5
6
7
8
Ngày …. tháng ….năm 2011
Thủ trưởng cơ quan
(ký tên, đóng dấu) | {
"issuing_agency": "Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu",
"promulgation_date": "16/03/2011",
"sign_number": "08/CT-UBND",
"signer": "Trần Minh Sanh",
"type": "Chỉ thị"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Quyet-dinh-874-QD-UBND-2022-bo-sung-du-an-vao-Ke-hoach-su-dung-dat-huyen-Tra-Bong-Quang-Ngai-528337.aspx | Quyết định 874/QĐ-UBND 2022 bổ sung dự án vào Kế hoạch sử dụng đất huyện Trà Bồng Quảng Ngãi | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 874/QĐ-UBND
Quảng Ngãi, ngày 09 tháng 8 năm 2022
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT BỔ SUNG CÁC CÔNG TRÌNH, DỰ ÁN VÀO KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2022 HUYỆN TRÀ BỒNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29/11/2013;
Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
Căn cứ Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;
Căn cứ Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;
Căn cứ Thông tư số 01/2021/TT-BTNMT ngày 12/4/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
Căn cứ Nghị quyết số 18/2022/NQ-HĐND ngày 07/7/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thông qua danh mục bổ sung công trình, dự án phải thu hồi đất và danh mục công trình, dự án chuyển mục đích sử dụng đất lúa, đất rừng phòng hộ sang đất phi nông nghiệp năm 2022 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi;
Căn cứ Quyết định số 1385/QĐ-UBND ngày 31/12/2021 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2022 của huyện Trà Bồng;
Theo đề nghị của UBND huyện Trà Bồng tại Tờ trình số 99/TTr-UBND ngày 29/7/2022 và đề xuất của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 3908/TTr-STNMT ngày 04/8/2022 về việc phê duyệt bổ sung các công trình, dự án vào Kế hoạch sử dụng đất năm 2022 huyện Trà Bồng.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt bổ sung các công trình, dự án vào Kế hoạch sử dụng đất năm 2022 huyện Trà Bồng, với các nội dung sau:
1. Phân bổ diện tích các loại đất trong năm kế hoạch (chi tiết Biểu 01 kèm theo).
2. Kế hoạch thu hồi đất năm 2022 huyện Trà Bồng (chi tiết Biểu 02 kèm theo).
3. Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất năm 2022 huyện Trà Bồng (chi tiết Biểu 03 kèm theo).
4. Kế hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng năm 2022 huyện Trà Bồng (chi tiết Biểu 04 kèm theo).
5. Danh mục các công trình, dự án bổ sung thực hiện trong năm 2022.
Có 01 công trình, dự án phải thu hồi đất theo quy định tại Khoản 3 Điều 62 Luật Đất đai với tổng diện tích là 1,83ha được HĐND tỉnh thông qua tại Nghị quyết số 18/2022/NQ-HĐND ngày 07/7/2022 (Chi tiết tại Phụ biểu 01 kèm theo).
6. Danh mục công trình, dự án chuyển mục đích sử dụng đất lúa, đất rừng phòng hộ sang đất phi nông nghiệp năm 2022 của huyện Trà Bồng được HĐND tỉnh thông qua tại Nghị quyết số 18/2022/NQ-HĐND ngày 07/7/2022 (Chi tiết tại Phụ biểu 02 kèm theo).
Điều 2. Căn cứ vào Điều 1 của Quyết định này, Ủy ban nhân dân huyện Trà Bồng và Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm:
1. UBND huyện Trà Bồng:
a) Công bố, công khai danh mục công trình, dự án bổ sung vào kế hoạch sử dụng đất của năm 2022 huyện Trà Bồng để các tổ chức, cá nhân biết, giám sát, thực hiện; chịu trách nhiệm tính chính xác tên gọi của công trình, dự án; vị trí, diện tích của công trình, dự án.
b) Tổ chức thực hiện, tham mưu thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất theo đúng Luật Đất đai năm 2013.
c) Tổ chức kiểm tra thường xuyên việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất; trường hợp các công trình, dự án chưa đảm bảo chỉ tiêu sử dụng đất được phân bổ, chưa phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã phê duyệt, chưa đầy đủ về tính pháp lý thì tổng hợp báo cáo, đề xuất UBND tỉnh để xem xét điều chỉnh cho phù hợp, trước khi trình UBND tỉnh thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo đúng quy định.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Theo dõi kết quả thực hiện của UBND huyện Trà Bồng và tổng hợp các nội dung phát sinh vướng mắc báo cáo UBND tỉnh xem xét chỉ đạo; chịu trách nhiệm về nội dung tham mưu, đề xuất UBND tỉnh phê duyệt bổ sung các công trình, dự án vào Kế hoạch sử dụng đất năm 2022 huyện Trà Bồng, đảm bảo đúng quy định.
b) Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành, UBND huyện Trà Bồng và các đơn vị liên quan tổ chức thẩm định hồ sơ thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất trình UBND tỉnh quyết định theo đúng quy định Luật Đất đai.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan; Chủ tịch UBND huyện Trà Bồng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- VPUB: PCVP, CB-TH;
- Lưu: VT, KTNak908.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Đặng Văn Minh
Biểu 01
KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2022 HUYỆN TRÀ BỒNG (BỔ SUNG)
(Kèm theo Quyết định số 875/QĐ-UBND ngày 09/8/2022 của UBND tỉnh)
Đơn vị tính: ha
STT
Chỉ tiêu sử dụng đất
Mã
Tổng diện tích
Phân theo đơn vị hành chính
Thị trấn Trà Xuân
Xã Hương Trà
Xã Sơn Trà
Xã Trà Bình
Xã Trà Bùi
Xã Trà Giang
Xã Trà Hiệp
Xã Trà Lâm
Xã Trà Phong
Xã Trà Phú
Xã Trà Sơn
Xã Trà Tân
Xã Trà Tây
Xã Trà Thanh
Xã Trà Thủy
Xã Trà Xinh
(1)
(2)
(3)
(4)=(5)+
…+(20)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
(10)
(11)
(12)
(13)
(14)
(15)
(16)
(17)
(18)
(19)
(20)
Tổng diện tích tự nhiên (1+2+3)
76,040.69
593.27
4,947.51
4,990.16
2,184.03
6,299.10
3,707.76
4,997.19
3,466.51
4,035.40
1,591.06
5,735.42
5,935.98
6,957.81
4,924.78
7,614.07
8,060.66
1
Đất nông nghiệp
NNP
71,343.29
352.83
4,683.73
4,739.18
1,945.78
6,155.69
3,621.49
4,782.29
3,315.35
3,633.92
1,347.55
5,536.64
5,708.89
6,034.15
4,706.83
7,072.70
7,706.27
Trong đó:
-
1.1
Đất trồng lúa
LUA
1,327.94
99.41
92.43
69.11
256.29
40.85
15.93
99.41
34.57
74.65
141.23
140.79
46.18
77.20
62.63
56.89
20.38
Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước
LUC
1,066.93
99.41
65.14
62.55
256.29
24.70
11.31
49.49
33.66
59.89
141.12
120.50
35.37
24.20
28.92
36.98
17.41
1.2
Đất trồng cây hàng năm khác
HNK
1,650.34
117.61
280.98
198.55
156.21
10.38
1.24
13.77
0.22
176.69
177.65
86.77
80.29
98.30
174.21
49.44
28.04
1.3
Đất trồng cây lâu năm
CLN
16,834.95
134.37
1,844.82
1,727.94
583.19
952.36
342.51
982.40
591.92
915.70
255.48
1,230.68
933 39
2,216.06
1,283.39
1,784.72
1,056.02
14
Đất rừng phòng hộ
RPH
22,628.37
-
991.62
1,158.70
147.26
1,921.62
2,172.09
1,135.01
341.67
326.78
257.45
1,233.16
495.91
2,930.49
782.18
2,972.90
5,761.51
1.5
Đất rừng đặc dụng
RDD
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
1.5
Đất rừng sản xuất
RSX
28,880.99
-
1,473.89
1,584.87
797.38
3,230.48
1,089.63
2,551.60
2,346.72
2,140.10
515.54
2,843.84
4,142.85
712.10
2,404.42
2,207.25
840.32
Trong đó: đất có rừng sản xuất là rừng tự nhiên
RSN
5,154.03
-
451.14
116.79
1.11
538.11
331.70
470.88
185.52
149.74
-
371.74
1,535.84
221.93
262.39
359.85
157.29
1.6
Đất nuôi trồng thủy sản
NTS
9.10
1.44
-
-
5.46
-
0.09
0.10
0.26
-
0.21
1.39
0.16
-
-
-
.
1.7
Đất nông nghiệp khác
NKH
11.62
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
10.12
-
-
1.50
-
2
Đất phi nông nghiệp
PNN
4,502.67
238.05
247.19
236.38
237.87
143.03
85.98
211.27
150.08
344.74
235.27
187.98
224.85
858.83
209.93
537.78
353.43
Trong đó:
-
2.1
Đất quốc phòng
CQP
38.63
21.62
0.66
-
-
-
0.10
-
-
2.66
6.28
4.40
-
-
-
2.90
-
2.2
Đất an ninh
CAN
3.44
1.32
020
0.25
-
0.30
0.05
0.15
0.30
0.57
-
0.10
-
0.20
-
-
-
2.3
Đất cụm công nghiệp
SKN
2.52
2.52
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
2.4
Đất thương mại, dịch vụ
TMD
3.54
2.52
-
-
0.20
-
-
-
-
0.36
-
-
0.46
-
-
.
.
2.5
Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp
SKC
18.67
249
5.00
-
7.53
-
-
1.76
-
0.09
0.50
0.10
1.20
-
-
-
-
2.6
Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản
SKS
1.57
-
-
-
1.57
-
-
-
-
-
-
-
-
-
_
.
.
2.7
Đất sản xuất vệt liệu xây dựng, làm đồ gốm
SKX
3.69
-
1.94
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
.
-
1.75
-
2.8
Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã
DHT
2,632.03
82.19
124.17
130.74
78.74
71.34
21.23
111.82
87.80
211.16
80.37
84.63
85.98
768.12
81.57
372.13
240.05
Trong đó:
-
-
Đất giao thông
DGT
798.91
59.48
67.67
53.17
50.37
65.26
16.51
39.40
38.08
56.33
47.73
42.27
57.51
78.85
35.34
67.39
23.56
-
Đất thủy lợi
DTL
1,009.19
3.75
4.19
3.80
12.42
0.89
0.02
2.58
1.54
78.55
13.21
20.88
5.34
673.80
1.52
4.34
182.37
-
Đất xây dựng cơ sở văn hóa
DVH
3.00
1.28
-
-
0.56
0.05
0.35
0.10
-
0.15
0.08
0.09
0.08
-
0.20
0.05
-
-
Đất xây dựng cơ sở y tế
DYT
9.93
1.10
0.80
0.37
0.20
0.28
0.37
0.55
0.06
3.40
0.10
0.28
0.68
0.73
0.19
0.44
0.39
-
Đất xây dựng cơ sở giáo dục đào tạo
DGD
53.81
5.01
7.21
3.75
5.48
1.18
0.35
1.35
1.34
8.04
2.32
5.54
1.48
2.67
2.31
3.16
2.63
-
Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao
DTT
11.08
0.31
1.66
-
0.75
0.78
2.02
0.45
-
1.00
132
0.35
2.20
0.03
-
0.21
-
-
Đất công trình năng lượng
DNL
530.48
1.57
39.91
43.64
3.26
0.05
0.01
40.86
34.74
56.73
0.01
10.49
-
0.02
0.03
27266
26.50
-
Đất công trình bưu chính, viễn thông
DBV
0.66
0.13
0.04
0.03
0.02
0.03
0.02
0.02
0.02
0.11
0.03
0.06
0.03
0.06
0.01
0.02
0.02
-
Đất có di tích lịch sử - văn hóa
DDT
1.21
0.21
0.02
-
-
-
-
0.50
-
0.43
-
-
-
0.03
-
-
0.02
-
Đất bãi thải, xử lý chất thải
DRA
4.10
2.00
0.79
-
1.30
-
-
-
-
-
0.01
-
-
-
-
-
-
-
Đất cơ sở tôn giáo
TON
0.55
0.55
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
Đất làm nghĩa trang, nhà tang lễ, nhà hỏa táng
NTD
207.48
5.66
1.88
25.99
4.20
2.82
1.58
26.01
12.02
6.11
15.57
4.68
18.66
11.91
41.98
23.86
4.56
-
Đất chợ
DCH
1.63
1.13
-
-
0.19
-
-
-
-
0.31
-
-
-
-
-
-
-
2.9
Đất sinh hoạt cộng đồng
DSH
7.96
0.19
1.01
0.43
0.39
0.44
042
1.91
0.33
0.27
0.32
0.09
0.78
0.50
0.27
0.21
0.40
2.10
Đất khu vui chơi, giải trí công cộng
DKV
9.10
2.47
-
0.03
057
-
-
3.89
1.96
0.18
-
-
-
-
-
-
-
2.11
Đất ở tại nông thôn
ONT
357.00
-
28.35
24.96
41.07
13.55
4.86
14.74
13.15
36.82
34.45
37.68
17.49
22.08
26.70
22.13
18.99
2.12
Đất ở tại đô thị
ODT
57.31
57.31
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
2.13
Đất xây dựng trụ sở cơ quan
TSC
14.65
3.83
0.68
0.34
0.25
0.09
0.28
0.21
0.11
4.14
0.43
1.00
1.20
0.82
0.22
0.54
0.50
2.14
Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp
DTS
2.92
1.95
-
-
0.24
-
0.06
0.23
-
-
0.10
-
0.31
0.02
-
-
-
2.15
Đất tín ngưỡng
TIN
0.83
0.01
-
-
0.08
-
-
-
-
-
075
-
-
-
-
-
-
2.16
Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối
SON
1,335.99
59.56
85.17
79.62
94.92
57.32
58.98
76.57
46.44
88.46
111.86
59.97
117.43
67.10
101.18
137.93
93.50
2.17
Đất có mặt nước chuyên dùng
MNC
12.77
-
0.03
0.01
12.31
-
-
-
-
0.02
0.21
-
-
-
-
0.19
-
2.18
Đất phi nông nghiệp khác
PNK
0.05
0.05
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
3
Đất chưa sử dụng
CSD
194.73
2.39
16.59
14.60
0.38
0.38
0.30
3.63
1.07
56.74
8.25
10.80
2.24
64.82
8.02
3.59
0.95
II
Các khu chức năng
-
1
Đất đô thị
KDT
593.27
593.27
2
Khu sản xuất nông nghiệp (chuyên trồng lúa nước, cây công nghiệp làu năm)
KNN
13,529.79
139.03
1,553.37
1,459.35
545.43
671.38
218.82
853.20
458.61
828.28
313.13
1,027.61
526.42
1,787.36
1,021.96
1,160.83
965.01
3
Khu lâm nghiệp (khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất)
KLN
51,889.50
-
2,501.67
2,691.92
947.44
5,036.24
3,266.68
3,621.13
2,719.13
2,486.11
741.69
4,078.70
4,879.83
3,747.04
3,186.44
5,384.99
6,600.47
4
Khu dân cư nông thôn
DNT
2,755.57
-
231.42
68.25
322.30
64.36
20.51
137.42
108.99
788.72
153.42
242.40
261.32
51.72
103.32
156.70
44.71
* Ghi chú: Khu chức năng không tổng hợp khi tính tổng diện tích tự nhiên
Biểu 02
KẾ HOẠCH THU HỒI ĐẤT NĂM 2022 CỦA HUYỆN TRÀ BỒNG (BỔ SUNG)
(Kèm theo Quyết định số 875/QĐ-UBND ngày 09/8/2022 của UBND tỉnh)
Đơn vị tính: ha
TT
Chỉ tiêu sử dụng đất
Mã
Tổng diện tích
Phân tích phân theo đơn vị hành chính
Thị trấn Trà Xuân
Xã Hương Trà
Xã Sơn Trà
Xã Trà Bình
Xã Trà Bùi
Xã Trà Giang
Xã Trà Hiệp
Xã Trà Lâm
Xã Trà Phong
Xã Trà Phú
Xã Trà Sơn
Xã Trà Tân
Xã Trà Tây
Xã Trà Thanh
Xã Trà Thủy
Xã Trà Xinh
(1)
(2)
(3)
(4)=(5)+
…+(20)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
(10)
(11)
(12)
(13)
(14)
(15)
(16)
(17)
(18)
(19)
(20)
1
Đất nông nghiệp
NNP
3.10
0.81
1.36
0.90
0.03
1.1
Đất trồng lúa
LUA
1.74
0.81
0.90
0.03
Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước
LUC
1.74
0.81
0.90
0.03
1.2
Đất trồng cây hàng năm khác
HNK
1.3
Đất trồng cây lâu năm
CLN
1.36
1.36
1.4
Đất rừng phòng hộ
RPH
1.5
Đất rừng đặc dụng
RDD
1.6
Đất rừng sản xuất
RSX
1.7
Đất nuôi trồng thủy sản
NTS
1.8
Đất làm muối
LMU
1.9
Đất nông nghiệp khác
NKH
2
Đất phi nông nghiệp
PNN
0.37
0.37
2.1
Đất quốc phòng
CQP
2.2
Đất an ninh
CAN
2.3
Đất cụm công nghiệp
SKN
2.4
Đất thương mại, dịch vụ
TMD
2.5
Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp
SKC
2.6
Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản
SKS
2.7
Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm
SKX
2.8
Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã
DHT
0.32
0.32
Trong đó:
-
Đất giao thông
DGT
0.27
0.27
-
Đất thủy lợi
DTL
-
Đất xây dựng cơ sở văn hóa
DVH
-
Đất xây dựng cơ sở y tế
DYT
-
Đất xây dựng cơ sở giáo dục đào tạo
DGD
-
Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao
DTT
-
Đất công trình năng lượng
DNL
-
Đất công trình bưu chính, viễn thông
DBV
-
Đất có di tích lịch sử - văn hóa
DDT
-
Đất bãi thải, xử lý chất thải
DRA
-
Đất cơ sở tôn giáo
TON
-
Đất làm nghĩa trang, nhà tang lễ, nhà hỏa táng
NTD
0.05
0.05
-
Đất chợ
DCH
2.9
Đất sinh hoạt cộng đồng
DSH
2.10
Đất khu vui chơi, giải trí công cộng
DKV
2.11
Đất ở tại nông thôn
ONT
2.12
Đất ở tại đô thị
ODT
2.13
Đất xây dựng trụ sở cơ quan
TSC
2.14
Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp
DTS
2.15
Đất tín ngưỡng
TIN
2.16
Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối
SON
0.05
0.05
2.17
Đất có mặt nước chuyên dùng
MNC
2.18
Đất phi nông nghiệp khác
PNK
Biểu 03
KẾ HOẠCH CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2022 CỦA HUYỆN TRÀ BỒNG (BỔ SUNG)
(Kèm theo Quyết định số 875/QĐ-UBND ngày 09/8/2022 của UBND tỉnh)
Đơn vị tính: ha
TT
Chỉ tiêu sử dụng đất
Mã
Tổng diện tích
Diện tích phân theo đơn vị hành chính
Thị trấn Trà Xuân
Xã Hương Trà
Xã Sơn Trà
Xã Trà Bình
Xã Trà Bùi
Xã Trà Giang
Xã Trà Hiệp
Xã Trà Lâm
Xã Trà Phong
Xã Trà Phú
Xã Trà Sơn
Xã Trà Tân
Xã Trà Tây
Xã Trà Thanh
Xã Trà Thủy
Xã Trà Xinh
(1)
(2)
(3)
(4)=(5)+
…+(20)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
(10)
(11)
(12)
(13)
(14)
(15)
(16)
(17)
(18)
(19)
(20)
1
Đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp
NNP/PNN
3.10
0.81
1.36
0.90
0.03
1.1
Đất trồng lúa
LUA/PNN
1.74
0.81
0.90
0.03
Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước
LUC/PNN
1.74
0.81
0.90
0.03
1.2
Đất trồng cây hàng năm khác
HNK/PNN
1.3
Đất trồng cây lâu năm
CLN/PNN
1.36
1.4
Đất rừng phòng hộ
RPH/PNN
1.5
Đất rừng đặc dụng
RDD/PNN
1.6
Đất rừng sản xuất
RSX/PNN
1.7
Đất nuôi trồng thủy sản
NTS/PNN
1.8
Đất làm muối
LMU/PNN
1.9
Đất nông nghiệp khác
NKH/PNN
2
Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp
Trong đó:
2.1
Đất trồng lúa chuyển sang đất trồng cây lâu năm
LUA/CLN
2.2
Đất trồng lúa chuyển sang đất trồng rừng
LUA/LNP
2.3
Đất trồng lúa chuyển sang đất nuôi trồng thủy sản
LUA/NTS
2.4
Đất trồng lúa chuyển sang đất làm muối
LUA/LMU
2.5
Đất trồng cây hàng năm khác chuyển sang đất nuôi trồng thủy sản
HNK/NTS
2.6
Đất trồng cây hàng năm khác chuyển sang đất làm muối
HNK/LMU
2.7
Đất rừng phòng hộ chuyển sang đất nông nghiệp không phải là rừng
RPH/NKR(a)
2.8
Đất rừng đặc dụng chuyển sang đất nông nghiệp không phải là rừng
RDD/NKR(a)
2.9
Đất rừng sản xuất chuyển sang đất nông nghiệp không phải là rừng
RSX/NKR(a)
3.
Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở
PKO/OCT
Biểu 04
KẾ HOẠCH ĐƯA ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG VÀO SỬ DỤNG NĂM 2022 CỦA HUYỆN TRÀ BỒNG (BỔ SUNG)
(Kèm theo Quyết định số 875/QĐ-UBND ngày 09/8/2022 của UBND tỉnh)
Đơn vị tính: ha
TT
Chỉ tiêu sử dụng đất
Mã
Tổng diện tích
Diện tích phân theo đơn vị hành chính
TT Trà Xuân
Xã Hương Trà
Xã Sơn Trà
Xã Trà Bình
Xã Trà Bùi
Xã Trà Giang
Xã Trà Hiệp
Xã Trà Lâm
Xã Trà Phong
Xã Trà Phú
Xã Trà Sơn
Xã Trà Tân
Xã Trà Tây
Xã Trà Thanh
Xã Trà Thủy
Xã Trà Xinh
(1)
(2)
(3)
(4)=(5)+
…+(20)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
(10)
(11)
(12)
(13)
(14)
(15)
(16)
(17)
(18)
(19)
(20)
1
Đất nông nghiệp
NNP
1.1
Đất trồng lúa
LUA
Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước
LUC
1.2
Đất trồng cây hàng năm khác
HNK
1.3
Đất trồng cây lâu năm
CLN
1.4
Đất rừng phòng hộ
RPH
1.5
Đất rừng đặc dụng
RDD
1.6
Đất rừng sản xuất
RSX
1.7
Đất nuôi trồng thủy sản
NTS
1.8
Đất làm muối
LMU
1.9
Đất nông nghiệp khác
NKH
2
Đất phi nông nghiệp
PNN
0.10
0.10
2.1
Đất quốc phòng
CQP
2.2
Đất an ninh
CAN
2.3
Đất cụm công nghiệp
SKN
2.4
Đất thương mại, dịch vụ
TMD
2.5
Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp
SKC
2.6
Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản
SKS
2.7
Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm
SK.X
2.8
Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã
DHT
0.10
0.10
Trong đó:
-
Đất giao thông
DGT
0.10
0.10
-
Đất thủy lợi
DTL
-
Đất xây dựng cơ sở văn hóa
DVH
-
Đất xây dựng cơ sở y tế
DYT
-
Đất xây dựng cơ sở giáo dục đào tạo
DGD
-
Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao
DTP
-
Đất công trình năng lượng
DNL
-
Đất công trình bưu chính, viễn thông
DBV
-
Đất có di tích lịch sử - văn hóa
DDT
-
Đất bãi thải, xử lý chất thải
DRA
-
Đất cơ sở tôn giáo
TON
-
Đất làm nghĩa trang, nhà tang lễ, nhà hỏa táng
NTD
-
Đất chợ
DCH
2.9
Đất sinh hoạt cộng đồng
DSH
2.10
Đất khu vui chơi, giải trí công cộng
DKV
2.11
Đất ở tại nông thôn
ONT
2.12
Đất ở tại đô thị
ODT
2.13
Đất xây dựng trụ sở cơ quan
TSC
2.14
Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp
DTS
2.15
Đất tín ngưỡng
TIN
2.16
Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối
SON
2.17
Đất có mặt nước chuyên dùng
MNC
2.18
Đất phi nông nghiệp khác
PNK
Phụ biểu 01
DANH MỤC CÔNG TRÌNH, DỰ ÁN THU HỒI ĐẤT NĂM 2022 HUYỆN TRÀ BỒNG
(Kèm theo Quyết định số 875/QĐ-UBND ngày 09/8/2022 của UBND tỉnh)
STT
Tên công trình, dự án
Diện tích QH
(ha)
Địa điểm
(đến cấp xã)
Vị trí trên bản đồ địa chính (tờ bản đồ số, thửa số)
Chủ trương, quyết định, dghi vốn
Tổng nguồn vốn đầu tư
Dự kiến kinh phí đầu tư năm 2022
Dự kiến kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
Ghi chú
Tổng
(triệu đồng)
Trong đó
Ngân sách Trung ương
Ngân sách cấp tỉnh
Ngân sách cấp huyện
Ngân sách cấp xã
Vốn khác (Doanh nghiệp, hỗ trợ)
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)=(10)+
…(14)
(10)
(11)
(12)
(13)
(14)
(15)
1
Sửa chữa hư hỏng, khắc phục sạt lở tuyến đường giao thông Eo Chim- Trà Nham, huyện Trà Bồng
1.83
Hương Trà
Tờ bản đồ 02,04 và 08 (tỷ lệ 1/5000)
Quyết định số 1701/QĐ-UBND ngày 29/4/2022 của UBND huyện Trà Bồng về việc phân bổ nguồn vượt thu ngân sách cấp tỉnh so với HĐND tỉnh giao năm 2021
2,500
2,500
2,500
TỔNG CỘNG
1.83
2,500
2,500
0
0
2,500
0
0
0
Phụ biểu 02
DANH MỤC CÔNG TRÌNH, DỰ ÁN CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT LÚA, ĐẤT RỪNG PHÒNG HỘ SANG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP THỰC HIỆN TRONG NĂM 2022 HUYỆN TRÀ BỒNG
(Kèm theo Quyết định số 875/QĐ-UBND ngày 09/8/2022 của UBND tỉnh)
STT
Tên công trình, dự án
Diện tích QH (ha)
Trong đó
Địa điểm (đến cấp xã)
Vị trí trên BĐ địa chính (tờ BĐ số, thửa số) hoặc vị trí trên BĐ hiện trạng sử dụng đất cấp xã
Ghi chú
Diện tích đất LUA (ha)
Diện tích đất RPH (ha)
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
1
Nhà máy chế biến gỗ Nhất Hưng Trà Bồng
2.39
0.9
Trà Bình
Tờ bản đồ số 42
KH 2021 bổ sung; QĐ 1069/QĐ-UBND
2
Khu công viên cây xanh thị trấn Trà Xuân; Hạng mục bồi thường, giải phóng mặt bằng
1.00
0.67
TT Trà Xuân
Tờ bản đồ số 17
KH 2021 bổ sung; QĐ 1069/QĐ-UBND
3
Kè chống sạt lở trường Tiểu học Trà Thanh
0.09
0.03
Trà Thanh
Tờ bản đồ số 07 (bản đồ lập theo QĐ 245/QĐ-UBND ngày 28/12/2012)
KH 2021 bổ sung; QĐ 1069/QĐ-UBND
4
Tuyến đường vào hạ tầng cụm công nghiệp thị trấn Trà Xuân
1.84
0.14
TT Trà Xuân
Tờ bản đồ số 09 và 19
KH 2021 bổ sung; QĐ 1069/QĐ-UBND
TỔNG
5.32
1.74
0.00 | {
"issuing_agency": "Tỉnh Quảng Ngãi",
"promulgation_date": "09/08/2022",
"sign_number": "874/QĐ-UBND",
"signer": "Đặng Văn Minh",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-112-CP-thanh-lap-Vien-thiet-ke-cong-nghiep-hoa-chat-thuoc-Tong-cuc-Hoa-chat-54957.aspx | Quyết định 112-CP thành lập Viện thiết kế công nghiệp hóa chất thuộc Tổng cục Hóa chất | HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
******
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 112-CP
Hà Nội, ngày 22 tháng 05 năm 1978
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THÀNH LẬP VIỆN THIẾT KẾ CÔNG NGHIỆP HÓA CHẤT THUỘC TỔNG CỤC HÓA CHẤT
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng Chính phủ ngày 14/7/1960;
Căn cứ vào nghị định số 150-CP ngày 19/8/1969 của Hội đồng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Tổng cục Hóa chất;
Theo đề nghị của đồng chí Tổng cục trưởng Tổng cục Hóa chất,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Nay thành lập Viện thiết kế công nghiệp hóa chất thuộc Tổng cục Hóa chất (thay các Công ty thiết kế công nghiệp hóa chất hiện nay).
Điều 2: Viện thiết kế công nghiệp hóa chất có nhiệm vụ sau đây:
1. Tiến hành nghiên cứu thí nghiệm các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật về quá trình công nghệ, thiết bị và máy móc hóa chất nhằm sớm đưa các công trình nghiên cứu ra phục vụ sản xuất, đổi mới kỹ thuật trong các nhà máy hóa chất đã xây dựng, từng bước trang bị kỹ thuật mới (có trình độ hiện đại tiên tiến) cho toàn bộ ngành công nghiệp hóa chất ở nước ta.
2. Thiết kế các xí nghiệp sản xuất hóa chất và các thiết bị, máy móc trực tiếp phục vụ cho việc xây dựng và phát triển ngành hóa chất trong cả nước.
3. Nghiên cứu giúp Tổng cục Hóa chất trong việc xét duyệt, tổ chức xây dựng các công trình và lựa chọn, thiết bị về hóa chất, v.v… do nước ngoài đảm nhiệm.
4. Tham gia vào việc đào tạo và bồi dưỡng cán bộ thiết kế của ngành.
Viện thiết kế công nghiệp hóa chất hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế và có tư cách pháp nhân.
Điều 3: Viện thiết kế công nghiệp hóa chất do một Viện trưởng phụ trách và có từ một đến hai Phó viện trưởng giúp việc. Đồng chí Tổng cục trưởng Tổng cục hóa chất quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Viện; bảo đảm yêu cầu hoạt động có hiệu quả thiết thực.
Điều 4: Đồng chí Tổng cục trưởng Tổng cục Hóa chất có trách nhiệm thi hành quyết định này.
Điều 5: Những quy định trước đây trái với quyết định này đều bãi bỏ.
TM. HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
KT. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
PHÓ THỦ TƯỚNG
Lê Thanh Nghị | {
"issuing_agency": "Hội đồng Chính phủ",
"promulgation_date": "22/05/1978",
"sign_number": "112-CP",
"signer": "Lê Thanh Nghị",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Nghi-quyet-06-NQ-TW-van-de-phat-trien-nong-nghiep-nong-thon-112629.aspx | Nghị quyết 06-NQ/TW vấn đề phát triển nông nghiệp nông thôn | BAN BÍ THƯ -----
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
-------
Số: 06-NQ/TW
Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 1998
NGHỊ QUYẾT
VỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN
I - ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH
Từ khi thành lập đến nay, Đảng ta luôn khẳng định tầm quan trọng của vấn đề nông dân, nông nghiệp và nông thôn. Trong quá trình đổi mới, đường lối đúng đắn của Đảng về phát triển nông nghiệp, nông thôn đã khơi dậy nguồn động lực to lớn của nhân dân, đưa đến những thành tựu rất quan trọng. Mười năm qua (1988 – 1998), sản xuất nông nghiệp phát triển tương đối toàn diện, liên tục, với tốc độ cao (bình quân tăng 4,3%/năm). Cơ cấu kinh tế nông thôn bước đầu chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ. Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản tăng nhanh, một số mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn (gạo, cà phê, cao su, tôm...). Cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống thuỷ lợi được tăng cường. Đời sống của đại bộ phận nông dân được cải thiện. Nhiều nhân tố mới trong nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới xuất hiện. Những thành tựu đó góp phần rất quan trọng vào sự ổn định và phát triển kinh tế-xã hội đất nước, đồng thời tiếp tục khẳng định vị trí rất quan trọng của nông nghiệp, nông thôn nước ta.
Tuy vậy, trong quá trình thực hiện, cũng tồn tại những vấn đề cần giải quyết và khuyết điểm cần khắc phục: cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm; việc ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, nhất là về giống nhiều loại cây trồng, vật nuôi còn hạn chế, công nghiệp chế biến và ngành nghề kém phát triển; thị trường tiêu thụ nông sản hàng hoá gặp nhiều khó khăn, khả năng cạnh tranh của nông sản phẩm hàng hoá yếu, lao động dư thừa, nhiều cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống ở một số vùng còn rất thấp: quan hệ sản xuất ở nông thôn chậm đổi mới; tiềm năng to lớn về đất đai, rừng biển và lao động ở một số vùng chưa được khai thác có hiệu quả; đời sống của một bộ phận nông dân, nhất và ở vùng sâu, vùng xa còn rất khó khăn.
Nguyên nhân chủ yếu của những yếu kém trên là:
1. Chúng ta chưa thực hiện nghiêm túc đường lối đúng đắn đã được nêu trong các nghị quyết Đại hội và nhiều nghị quyết Trung ương: coi công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong giai đoạn hiện nay.
2. Một số chính sách của Đảng và Nhà nước chậm đổi mới, chưa thông thoáng, thiếu đồng bộ, chưa phù hợp với nền sản xuất hàng hoá quy mô lớn và đẩy mạnh xuất khẩu, nhất là các chính sách về đất đai, khoa học công nghệ, tín dụng thị trường. Việc nghiên cứu vận dụng các kinh nghiệm quản lý tiên tiến trên thế giới vào điều kiện của ta còn nhiều hạn chế. Đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn còn thấp.
3. Trong điều hành chưa chú ý nắm bắt thực tiễn, không kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, uốn nắn sai lầm, lệch lạc trong thực hiện chủ trương chính sách; chậm tổng kết kinh nghiệm và những mô hình mới, những nhân tố mới của quần chúng, của các đơn vị cơ sở. Kinh tế nhà nước chưa được củng cố để phát huy vai trò chủ đạo và hướng dẫn, hỗ trợ kinh tế hộ, kinh tế hợp tác, kinh tế tư nhân. Công nghiệp, thương nghiệp chưa liên kết chặt chẽ nên chưa phục vụ tốt sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Luật đất đai có những quy định chưa phù hợp; việc thực hiện còn nhiều khuyết điểm và lúng túng.
4. Một số cán bộ lãnh đạo, quản lý chưa nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò của nông nghiệp, nông thôn và yêu cầu tăng cường khối liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức trong thời kỳ công nghiệp hoá. Một số địa phương chưa xác định đúng tiềm năng nội lực cần tập trung phát huy là ở nông nghiệp, nông thôn. Hệ thống quản lý, chỉ đạo nông nghiệp và phát triển nông thôn còn phân tán, hiệu lực thấp, chưa đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.
II – QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
A. Quan điểm
1. Coi trọng thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong phát triển nông nghiệp (gồm cả lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp) và xây dựng nông thôn, đưa nông nghiệp và kinh tế nông thôn lên sản xuất lớn là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng cả trước mắt và lâu dài, là cơ sở để ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, củng cố liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
2. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp chế biến, ngành nghề gắn sản xuất với thị trường để hình thành sự liên kết nông - công nghiệp - dịch vụ và thị trường ngay trên địa bàn nông thôn và trên phạm vi cả nước; gắn phát triển nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới; gắn công nghiệp hoá với thực hiện dân chủ hoá và nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực ở nông thôn: tạo ra sự phân công lao động mới, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống, xoá đói giảm nghèo, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống giữa thành thị và nông thôn, thực hiện có kết quả mục tiêu phát triển dân số.
3. Phát huy lợi thế của từng vùng và cả nước, áp dụng nhanh các tiến bộ khoa học, công nghệ để phát triển nông nghiệp hàng hoá đa dạng, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu nông sản thực phẩm và nguyên liệu công nghiệp, hướng mạnh ra xuất khẩu.
4. Phát triển nền nông nghiệp với nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế hợp tác xã dần trở thành nền tảng, hợp tác và hướng dẫn kinh tế tư nhân phát triển theo đúng pháp luật. Tiếp tục phát triển nhiều hình thức kinh tế hợp tác; các loại hình hợp tác xã dịch vụ cho kinh tế hộ nông dân, từng bước xây dựng các hợp tác xã nông nghiệp theo Luật hợp tác xã; chú trọng liên kết kinh tế nhà nước với các thành phần kinh tế khác. Tạo điều kiện và khuyến khích mạnh mẽ hộ nông dân và những người có khả năng đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn.
B. Mục tiêu
1. Bảo đảm an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống. Từng bước cải thiện cơ cấu và chất lượng bữa ăn, tiến tới đạt tiêu chuẩn về dinh dưỡng.
2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tăng nhanh khối lượng sản phẩm hàng hoá, nhất là hàng nông, lâm, thuỷ sản qua chế biến; tăng kim ngạch xuất khẩu; giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp dịch vụ trong cơ cấu kinh nông thôn.
3. Ban hành nhiều biện pháp để giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn; xóa hộ đói (vào năm 2000), giảm tỷ lệ nghèo; phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, chú trọng phát triển hệ thống thuỷ lợi, bảo đảm đường giao thông thông suốt đến trung tâm xã, có đủ trường học, trạm y tế và nước sạch cho sinh hoạt.
4. Bảo vệ môi trường sinh thái; ngăn chặn nạn phá rừng; có chính sách để huy động nhân dân và các thành phần kinh tế tích cực khoanh nuôi, tái sinh bảo vệ và trồng rừng, đưa tỉ lệ che phủ của rừng đạt 48% vào năm 2010.
5. Nâng cao hiệu quả và năng lực đánh bắt, chú trọng thâm canh và đẩy mạnh nuôi trồng thuỷ, hải sản phục vụ xuất khẩu; phấn đấu để sớm đứng vào hàng ngũ những quốc gia có sản lượng thuỷ, hải sản lớn của thế giới.
6. Thực hiện tốt quy chế dân chủ, bảo đảm ổn định chính trị xã hội và đoàn kết nông thôn.
III - MỘT SỐ CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH LỚN
1. Đẩy mạnh thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn
Đẩy mạnh thâm canh lúa, từng bước hình thành các vùng tập trung sản xuất lúa năng suất, chất lượng cao gắn với công nghiệp chế biến, bảo quản sau thu hoạch để nâng cao hiệu quả sản xuất lúa gạo và đẩy mạnh xuất khẩu.
Hình thành các vùng sản xuất tập trung cây công nghiệp, rau, hoa quả, thâm canh, sử dụng các giống có chất lượng cao gắn với công nghiệp chế biến và thị trường để nâng cao giá trị sản phẩm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Khuyến khích kinh tế hộ, hợp tác xã và trang trại chăn nuôi quy mô vừa và lớn, chú trọng khâu giống và công nghiệp chế biến, thị trường xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi; thực hiện các biện pháp để nâng cao năng suất và hạ giá thành, đưa chăn nuôi thực sự trở thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp.
Tập trung bảo vệ có hiệu quả vốn rừng hiện có và làm giàu rừng, nhất là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ. Triển khai thực hiện có hiệu quả dự án trồng mới 5 triệu ha rừng. Hình thành các vùng rừng sản xuất tập trung gắn với chế biến và nâng cao hiệu quả của nghề rừng.
Đầu tư đồng bộ cho chương trình nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản gắn với chế biến hiện đại. Ưu tiên đầu tư cho chương trình đánh bắt xa bờ. Có chính sách hỗ trợ nông, ngư dân khai thác tốt các diện tích mặt nước có khả năng nuôi trồng thuỷ sản tổ chức sản xuất và cung cấp giống tốt, phòng chống các loại bệnh, hỗ trợ nông dân phát triển nuôi trồng thuỷ sản.
Hỗ trợ, khuyến khích sản xuất và sử dụng các loại máy móc thiết bị cơ khí sản xuất trong nước phục vụ sản xuất, chế biến nông, lâm, thuỷ hải sản. Khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống. Khuyến khích phát triển các cơ sở công nghiệp sử dụng nhiều lao động và vật liệu tại chỗ.
Có chính sách khuyến khích mạnh các nguồn vốn của dân cư, các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, dành một tỷ lệ quan trọng các nguồn vốn nhà nước huy động được để đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn hình thành các tổ hợp công - nông nghiệp - dịch vụ ở những địa bàn có điều kiện.
2. Chính sách về các thành phần kinh tế
Nền kinh tế nhiều thành phần trong nông nghiệp, nông thôn tồn tại lâu dài, mỗi thành phần có vị trí, vai trò riêng và đều được khuyến khích phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
a)Khuyến khích phát triển kinh tế hộ.
Kinh tế hộ gia đình ở nông thôn (làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp... hoặc kết hợp làm nhiều ngành nghề là loại hình tổ chức sản xuất có hiệu quả về kinh tế - xã hội, tồn tại, phát triển lâu dài, có vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Tiếp tục khuyến khích kinh tế hộ phát triển mạnh mẽ để tạo ra lượng sản phẩm hàng hoá đa dạng có chất lượng, giá trị ngày càng cao, tăng thu nhập cho mỗi gia đình nông dân, cải thiện đời sống mọi mặt ở nông thôn, cung cấp sản phẩm cho đô thị, công nghiệp và xuất khẩu, đồng thời thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngay từ kinh tế hộ.
Sớm hoàn thành việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để ổn định lâu dài cho hộ nông dân; mở rộng việc cho nông dân vay vốn bằng nhiều hình thức phù hợp với từng loại cây trồng, vật nuôi nhằm hỗ trợ đúng lúc, đúng đối tượng thực sự có nhu cầu và khả năng sử dụng hiệu quả vốn vay, trước hết chú trọng đáp ứng nhu cầu giống, các vật tư thiết yếu, dịch vụ kỹ thuật; gắn việc hình thành vùng nguyên liệu với các cơ sở chế biến; có cơ chế và hình thức tổ chức thích hợp để tạo sự gắn bó về tổ chức và lợi ích giữa các cơ sở chế biến với đơn vị sản xuất nguyên liệu. Đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, hỗ trợ hộ nông dân vươn lên sản xuất hàng hoá với quy mô ngày càng lớn, gắn với công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn hiện nay đang phát triển mô hình trang trại nông nghiệp, phổ biến và các trang trại gia đình, thực chất là kinh tế hộ sản xuất hàng hoá với quy mô lớn hơn, sử dụng lao động, tiền vốn của gia đình là chủ yếu để sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Một bộ phận trang trại ngoài lao động của gia đình, có thuê thêm lao động để sản xuất, kinh doanh, quy mô diện tích đất canh tác xoay quanh mức hạn điền ở từng vùng theo quy định của pháp luật.
Nhà nước có chính sách khuyến khích phát triển hình thức trang trại gia đình như các loại hình sản xuất khác của kinh tế hộ gia đình. Đặc biệt khuyến khích các hộ nông dân các trang trại gia đình và các thành phần kinh tế khác liên kết với nhau, hình thành các tổ chức, các hình thức kinh tế hợp tác để mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, thu hút là hỗ trợ các hộ gia đình còn khó khăn.
b) Phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã
Kinh tế hộ phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá là cơ sở để hình thành và phát triển kinh tế hợp tác liên kết với kinh tế hộ theo yêu cầu mới nhằm tạo ra năng suất, chất lượng cao hơn, đem lại lợi ích thiết thực cho nông dân và xã hội.
Hoạt động của các hợp tác xã gắn với kinh tế hộ vừa có tác dụng hỗ trợ, tạo điều kiện để kinh tế hộ phát triển, vừa góp phần phát huy hiệu quả đầu tư của Nhà nước trên từng địa bàn (nhất là về thuỷ lợi và khoa học kỹ thuật...). Khuyến khích các hợp tác xã, hộ gia đình, các thành phần kinh tế phát triển các hình thức liên kết, hợp tác trên cơ sở tự nguyện, theo quy định của pháp luật.
Tổng kết, đánh giá đầy đủ hơn tình hình phát triển kinh tế hợp tác và thực hiện Luật hợp tác xã để định hướng và thúc đẩy kinh tế hợp tác và hợp tác xã phát triển theo hướng đa dạng, trên cơ sở tự nguyện của nông dân và sự hỗ trợ của Nhà nước.
Tập trung chỉ đạo thực hiện, với bước đi vững chắc và phù hợp việc chuyển đổi các hợp tác xã nông nghiệp theo Luật hợp tác xã. Đối với các hợp tác xã khá và trung bình, tiếp tục hỗ trợ giải quyết các vướng mắc về tài sản, vốn quỹ, cho vay vốn, đào tạo cán bộ chuyên môn, quản lý... để chuyển đổi thành hợp tác xã mới. Đối với những hợp tác xã yếu kém, đã có nhiều biện pháp hỗ trợ vẫn không khắc phục được, xã viên có nguyện vọng thì xem xét từng trường hợp có thể giải thể, hướng dẫn và giúp đỡ nông dân hình thành tổ chức kinh tế hợp tác phù hợp. Xem xét giải quyết dứt điểm công nợ tồn đọng để tạo điều kiện tổ chức lại các hợp tác xã.
Khuyến khích các hợp tác xã nông nghiệp chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, phát triển thành các hợp tác xã nông nghiệp sản xuất, kinh doanh dịch vụ tổng hợp.
Ở những nơi chưa có hợp tác xã nông nghiệp, cần làm tốt công tác tuyên truyền, hỗ trợ, khuyến khích hình thành các loại hình hợp tác hướng vào dịch vụ sản xuất và đời sống theo nhu cầu nông dân.
Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho kinh tế hợp tác và hợp tác xã. Có cơ chế để nhân dân lựa chọn bầu những người có năng lực, kinh nghiệm, phẩm chất tốt tham gia quản lý các tổ chức kinh tế hợp tác.
c) Tăng cường vai trò có kinh tế nhà nước trong nông nghiệp, nông thôn.
Hoạt động của kinh tế nhà nước trong nông nghiệp hướng vào việc làm dịch vụ đầu vào, đầu ra; đầu tư vào các lĩnh vực, các địa bàn mà các thành phần khác không đủ sức hoặc không muốn đầu tư; hoặc để hỗ trợ cho các thành phần kinh tế khác cùng phát triển, trước hết là các lĩnh vực: thuỷ lợi, cơ khí, điện, xây dựng cơ sở hạ từng; khoa học công nghệ; công nghiệp chế biến và kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng nông, lâm, hải sản có ý nghĩa lớn về kinh tế- xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng.
Củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của các nông, lâm trường và quốc doanh đánh cá để làm tốt vai trò là trung tâm sản xuất, dịch vụ khoa học, kỹ thuật trong từng khu vực. Tăng tiềm lực các doanh nghiệp quốc doanh có vị trí quan trọng, sản xuất kinh doanh có hiệu quả; sắp xếp lại những doanh nghiệp yếu kém và chọn lọc tổ chức thêm một số doanh nghiệp quốc doanh mới đủ mạnh để bảo đảm vai trò chủ đạo trong các khâu cung cấp giống, vật tư hưởng dẫn kỹ thuật, chế biến và tiêu thụ nông sản. Khuyến khích các doanh nghiệp nhà nước hợp đồng dài hạn với hộ nông dân, với các hợp tác xã để cung ứng vật tư, nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm, tạo mối liên kết ổn định, lâu dài với nông dân.
Đổi mới cơ chế quản lý đất đai và lao động của các nông, lâm trường bằng rà soát, tổ chức lại các nông, lâm trường quốc doanh. Nông, lâm trường chỉ được giữ lại diện tích đất đã được đầu tư và có kế hoạch đầu tư theo dự án khả thi. Diện tích đất chưa và không sử dụng phải cao lại cho chính quyền địa phương để giao cho các hộ nông dân theo pháp luật. Những nông, lâm trường sử dụng đất có hiệu quả so với hộ nông dân thì được tiếp tục sử dụng, nhưng hằng năm Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố phải đánh giá lại hiệu quả sử dụng đất của nông, lâm trường để có sự điều chỉnh thích hợp. Giao khoán đất, vườn cây ổn định lâu đài cho các hộ gia đình nông lâm trường viên và hộ dân địa phương tại chỗ gắn với sản phẩm cuối cùng, theo sự hướng dẫn, kiểm tra của ngành và của nông, lâm trường về kỹ thuật và công nghệ. Có thể giao một phần đất sản xuất cho các hộ gia đình nông, lâm trường viên để phát triển kinh tế gia đình, không để có sự bất bình đẳng giữa hộ gia đình nông lâm trường viên và hộ dân địa phương sở tại. Đối với nông trường cao su, phải duy trì và phát triển theo quy hoạch từng vùng; nâng cao năng lực và chất lượng công nghiệp chế biến, bảo đảm tiêu thụ hết sản lượng mủ cao su của các nông trường và của các hộ trồng cao su.
Củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị kinh tế nhà nước, các đơn vị quân đội làm kinh tế vùng sâu, vùng xa, các địa bàn xung yếu, vừa sản xuất kinh doanh, vừa hỗ trợ đồng bào dân tộc định canh, định cư, ổn định sản xuất, đời sống, xoá đói giảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế, giữ vững an ninh quốc phòng vùng biên giới và địa bàn chiến lược.
Củng cố các tổ chức thương nghiệp nhà nước kinh doanh các mặt hàng quan trọng và thiết yếu trên địa bàn nông thôn. Đa dạng hoá các hình thức liên kết giữa thương nghiệp nhà nước với hợp tác xã và các thành phần kinh tế khác; bám sát thị trường giải quyết tốt đầu ra, có lực lượng dự trữ đủ sức can thiệp thị trường khi cần thiết bằng các biện pháp kinh tế nhằm hạn chế cao nhất sự đột biến giá cả. Chống đầu cơ, không để nông dân bị ép cấp, ép giá khi mua vật tư và bán sản phẩm.
d)Về các thành phần kinh tế khác trong nông nghiệp.
- Khuyến khích mọi người có vốn, có kinh nghiệm quản lý kinh doanh tự đầu tư hoặc liên kết, liên doanh dưới mọi hình thức để phát triển ngành nghề, dịch vụ, công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến và công nghiệp sử dụng nhiều lao động, xây dựng một số cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế trang trại, kinh doanh với quy mô lớn hoặc liên kết với các thành phần kinh tế khác đầu tư theo từng dự án cụ thể để khai thác, sử dụng có hiệu quả các loại đất trống, đồi núi trọc, đất hoang hoá ở trung du, miền núi, ven biển... Nhà nước hoan nghênh, khuyến khích các chủ trang trại, giao khoán một phần đất khai hoang, vườn cây hoặc gia súc cho người lao động (hộ nông dân), hỗ trợ giống, vốn vật tư đầu vào (trừ dần vào tiền công bao tiêu sản phẩm) để hộ nông dân từng bước vươn lên thành hộ có liên kết với chủ trang trại lớn và hướng dẫn chủ trang trại ký kết hợp đồng lao động với người lao động theo pháp luật trên cơ sở hai bên cùng có lợi. Riêng đối với các trang trại ở đồng bằng, cần hướng đầu tư kinh doanh vào việc phát triển công nghiệp chế biến, chăn nuôi quy mô lớn, không phải sử dụng nhiều đất canh tác.
Kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế tư bản nhà nước là những thành phần kinh tế trong nền kinh tế nhiều thành phần được phát triển lâu dài theo định hướng xã hội chủ nghĩa như Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng đã xác định. Nhà nước khuyến khích tư nhân trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư kinh doanh trong nông nghiệp, nhất là đầu tư vào công nghiệp phục vụ nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng.
Bộ Chính trị giao Ban cán sự đảng Chính phủ cùng với Ban Tổ chức Trung ương, Ban Kinh tế Trung ương nắm lại tình hình cán bộ, công chức, đảng viên làm kinh tế trang trại vượt hạn điền với quy mô lớn, nghiên cứu, đề xuất chủ trương, chính sách trình Bộ Chính trị quyết định phương án giải quyết phù hợp.
Nghiêm cấm việc lợi dụng chức quyền để lấn chiếm, ép mua, ép bán đất đai kiếm lợi bất chính, làm cho nhân dân bất bình.
- Thí điểm hình thức liên doanh giữa nhà nước với tư bản tư nhân trong lĩnh vực nông nghiệp ở một số địa bàn. Khuyến khích các hộ gia đình, chủ trang trại liên kết với doanh nghiệp nhà nước xây dựng các cơ sở chế biến, tìm thị trường tiêu thụ nông sản.
3. Chính sách đất đai
Hiến pháp, Luật đất đai năm 1993 và các nghị quyết của Đảng đã khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch, kế hoạch và pháp luật, bảo đảm sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả. Nhà nước giao đất, cho thuê đất để các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài. Nhà nước định giá đất một cách công khai, căn cứ vào từng loại đất, từng vùng và mức đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng... làm cơ sở để xây dựng chính sách chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mức đền bù khi thu hồi đất, thế chấp khi vay vốn v.v..
Về tích tụ ruộng đất: Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tích tụ và tập trung ruộng đất là hiện tượng sẽ diễn ra trong quá trình phát triển nông nghiệp lên sản xuất hàng hoá lớn, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân công lại lao động xã hội trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Việc tích tụ và tập trung ruộng đất phải được kiểm soát, quản lý chặt chẽ của Nhà nước, phù hợp với quá trình chuyển địch cơ cấu kinh tế và trình độ phát triển của công nghiệp, dịch vụ, từng bước chuyển dần lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ và xu hướng phát triển các hình thức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp, không để quá trình này diễn ra tự phát làm cho người nông dân mất ruộng mà không tìm được việc làm, trở thành bần cùng hoá. Bằng nhiều biện pháp thiết thực tạo điều kiện để mọi người nông dân chủ yếu sống bằng nghề nông, có đất để sản xuất.
Đối với nông dân không có đất sản xuất, nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long hiện nay cần được phân loại cụ thể và giải quyết sát hợp với từng địa phương theo Chỉ thị 23-CT/TW ngày 29-11-1997 của Bộ Chính trị về lãnh đạo thực hiện công tác xoá đói, giảm nghèo.
Về giao đất, hạn điền, cho thuê đất và thời hạn giao đất: Đẩy mạnh việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ổn định lâu dài cho nông dân, giải quyết những tranh chấp và khiếu kiện về đất đai đảm bảo mỗi khoảnh đất, khoảnh rừng đều có chủ quản lý hợp pháp, cụ thể.
Giữ nguyên mức hạn điền (theo vùng như đã quy định trong Luật đất đai năm 1993, nhưng cần nghiên cứu các quy định cụ thể hơn theo phân vùng và theo loại đất, chú trọng các vùng Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ.
Nông dân được Nhà nước giao đất để sản xuất (không phải trả tiền) trong phạm vi hạn điền và được Nhà nước cho thuê phần đất vượt hạn điền ở những vùng có điều kiện. Những người không phải là nông dân được Nhà nước cho thuê quyền sử dụng đất trống, đồi núi trọc, đất bồi ven biển, đất hoang hoá để đầu tư, phát triển nông, lâm, ngư nghiệp với diện tích phù hợp với từng vùng theo quy định của pháp luật. Căn cứ vào tình hình thực tế hiện nay, cần tăng thời hạn giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân để nông dân yên tâm đầu tư phát triển sản xuất.
Bảo vệ diện tích đất canh tác lúa nước trên cơ sở kết hợp các biện pháp kinh tế và hành chính. Việc trồng cây lâu năm trên đất trồng lúa hoặc lấy đất trồng lúa để sử dụng cho mục đích khác phải theo quy hoạch và phải được cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật. Tiếp tục khai hoang mở rộng diện tích đất trồng lúa ở những nơi có điều kiện để bù đắp phần diện tích phải lấy để làm việc khác.
Về sử dụng đất trống, đồi núi trọc và đất rừng: Nhà nước cần nhanh chóng quy hoạch sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng để khuyến khích mọi cá nhân, tổ chức trong nước và ngoài nước đầu tư khai thác sử dụng đất trống, đồi núi trọc. Trước hết cần ưu tiên giao đất, giao rừng cho cư dân tại chỗ và số dân điều chỉnh ở đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long lên Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. Nhà nước hỗ trợ và giao đất để đồng bào định, canh định cư có thể sinh sống bằng nghề nông, nghề rừng và cho các nhà đầu tư thuê để kinh doanh theo quy định của pháp luật, trong đó có hình thức trang trại lớn. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế có vốn đầu tư thuê đất theo dự án sản xuất kinh doanh để khai thác sử dụng đất vào mục đích phát triển sản xuất nông lâm, ngư nghiệp với nhiều hình thức (vườn đồi, vườn rừng, VAC, hùn vốn phát triển công nghiệp chế biến... ).
Rà soát lại quy hoạch, xác định chính xác diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ phải bảo vệ, khoanh nuôi, tái sinh và trồng mới với giống cây trồng phù hợp để giữ gìn môi trường sinh thái; ngăn chặn tình trạng phá rừng đã quy hoạch để lấy đất trồng các loại cây khác.
Căn cứ các nội dung và tư tưởng chỉ đạo trên đây, trước mắt Chính phủ trình Quốc hội thông qua việc sửa đổi và bổ sung một số điều trong Luật đất đai năm 1993 trong kỳ họp cuối năm 1998. Đồng thời tổng kết việc thực hiện Luật đất đai năm 1998, trên cơ sở đó, chuẩn bị xây dựng Luật đất đai sửa đổi có tính toàn diện sau này.
4. Chính sách về khoa học và công nghệ
Trong những năm tới, dành ưu tiên đầu tư vào các lĩnh vực sau đây:
Phát triển thuỷ lợi là biện pháp hàng đầu để thâm canh, tăng vụ và khai thác các vùng đất mới. Trước hết, ưu tiên đầu tư nâng cấp và tăng cường công tác quản lý để nâng cao hiệu quả khai thác các công trình đã có; tập trung vốn hoàn thành các công trình xây dựng dở dang để sớm đưa vào sử dụng đầu tư mới đối với những công trình thật sự cấp bách và có hiệu quả cao. Chú trọng đầu tư phát triển các công trình thuỷ lợi nhỏ gắn với thuỷ điện ở miền núi, củng cố và phát triển hệ thống đê sông, đê biển và các công trình phòng chống lụt, bão, để giảm nhẹ thiệt hại. Có chính sách khuyến khích nhân dân tham gia đầu tư và quản lý, khai thác các công trình thuỷ lợi.
Đầu tư đúng mức cho việc phát triển khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, nhất và áp dụng các thành tựu của sinh học hiện đại. Ưu tiên đầu tư cho nghiên cứu và áp dụng giống mới, nhất và các giống lúa chất lượng cao phục vụ xuất khẩu, lúa cạn, các loại rau quả, cây nguyên liệu, vật nuôi, tạo ra khâu đột phá về năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trên thị trường khu vực và thế giới.
Chú trọng việc chấn chỉnh tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống các viện nghiên cứu, các trung tâm, tổ chức sự nghiệp khoa học trong nông, lâm, ngư nghiệp.
Nhà nước tạo điều kiện và khuyến khích phát triển công nghệ chế biến, bảo quản để giảm tổn thất sau thu hoạch, nâng cao chất lượng sản phẩm hỗ trợ và tạo điều kiện để đẩy mạnh việc nghiên cứu, sản xuất các loại máy móc thiết bị, công cụ phục vụ sản xuất chế biến nông, lâm, thuỷ hải sản.
5. Các chính sách đầu tư, tín dụng và thị trường
Từng bước tăng đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn. Trước hết tập trung đầu tư xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng (đường, thuỷ lợi, điện, trường học, trạm xá..,) ở nông thôn, chú ý các vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Khuyến khích nhân dân, các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia đầu tư vào các lĩnh vực trực tiếp phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn. Nghiên cứu phương án để lại tỷ lệ thoả đáng các nguồn thu từ thuế sử dụng đất nông nghiệp cho ngân sách xã và huyện (nhất là xã) để đầu tư lại cho nông nghiệp, nông thôn. Có chính sách và quy định cụ thể để huy động hợp lý sự đóng góp của nhân dân vào việc xây dựng nông thôn. Rà soát, xoá bỏ các loại phí, các khoản đóng góp đặt ra tuỳ tiện, trái pháp luật.
Mở rộng tín dụng, tăng dần vốn vay trung và dài hạn, đáp ứng yêu cầu vốn cho công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn; thực hiện chính sách ưu đãi về lãi suất và có thời hạn trả nợ riêng đối với tín dụng cho các chương trình ưu tiên về phát triển nông nghiệp, nông thôn. Thời hạn cho vay vốn phải phù hợp với chu kỳ sinh trưởng của vật nuôi, cây trồng và thời gian khấu hao máy móc nông nghiệp.
Phát triển thị trường tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản trong nước trên cơ sở tạo điều kiện tăng thu nhập của nhân dân và thực hiện cơ chế lưu thông hàng hoá thông thoáng. Thực hiện các biện pháp mở rộng thị trường xuất khẩu; có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị sản xuất thuộc các thành phần kinh tế đẩy mạnh xuất khẩu nông sản.
6. Một số chính sách xã hội
Thực hiện chính sách chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, phát triển công nghiệp chế biến và dịch vụ thuộc mọi thành phần kinh tế để thu hút nhiều lao động, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Đồng thời có quy hoạch phân bố lại lao động, dân cư trong từng địa phương và trên phạm vi cả nước. Thực hiện tốt các chính sách, chương trình quốc gia về xoá đói, giảm nghèo ở nông thôn. Tổng kết, có biện pháp cụ thể để hạn chế mức chênh lệch về thu nhập và đời sống giữa thành thị và nông thôn, giữa các tầng lớp dân cư, giữa các vùng trong phạm vi cả nước, trước hết cần tập trung xóa đói giảm nghèo cho trên 1.700 xã đặc biệt khó khăn.
Thực hiện tốt các chủ trương, chính sách về phát triển giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá và sinh đẻ có kế hoạch trên địa bàn nông thôn, nâng cao dân trí, nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật, tư tưởng, đạo đức, văn hoá, lối sống, sức khoẻ của dân cư, phát triển nguồn nhân lực được đào tạo để đẩy mạnh công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế- xã hội ở nông thôn.
IV- TỔ CHỨC CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN
Các ngành và cơ quan chức năng nghiên cứu toàn diện các vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn làm cơ sở xây dựng các chủ trương, chính sách phù hợp với thực tiễn, hợp lòng dân, nhằm thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên ở nông thôn thông qua việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, tuyển chọn cán bộ. Có chính sách đúng đắn đối với việc đào tạo cán bộ cơ sở, thu hút cán bộ và trí thức về công tác lâu đài ở nông thôn.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đặc biệt quan tâm củng cố các tổ chức đảng cơ sở vững mạnh và trong sạch, coi đây là nhân tố quan trọng đảm bảo sự thành công của sự nghiệp phát triển nông thôn.
Nhà nước tăng cường chỉ đạo công tác quy hoạch, phân bố lực lượng sản xuất, xây dựng chính sách, quản lý các chương trình quốc gia trong nông nghiệp và nông thôn, triển khai một số chương trình trọng điểm phù hợp với yêu cầu mới, thực hiện đầy đủ chức năng quản lý toàn diện về nông nghiệp, về tài nguyên đất, nước, rừng và xây dựng nông thôn mới. Đẩy mạnh phân cấp ngân sách, đầu tư, quản lý các cơ sở công nghiệp chế biến, các hệ thống thủy lợi, các nông, lâm trường, các dịch vụ gắn với địa bàn sản xuất cho cấp thành, thành phố; mở rộng quyền hạn của các tỉnh, thành phố trong việc tiếp cận thị trường và tổ chức công tác xuất nhập khẩu để có sự chỉ đạo sát sao, chủ động và kịp thời.
Củng cố chính quyền cơ sở và thực hiện quy chế dân chủ ở nông thôn. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, của Hội Nông dân Việt Nam và các đoàn thể khác để góp phần động viên sức mạnh toàn dân từng bước xây dựng nông thôn Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu đẹp, đậm đà bản sắc dân tộc, văn minh và hiện đại.
Thực hiện nghị quyết của Bộ Chính trị về một số vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn là nhiệm vụ của toàn Đảng. Các cấp uỷ đảng, đảng đoàn, ban cán sự đảng có trách nhiệm phổ biến, quán triệt nghị quyết, xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch và chương trình trong địa phương và ngành đơn vị mình. Đặc biệt các tỉnh, thành ủy căn cứ vào tình hình đặc điểm của địa phương để trực tiếp triển khai và tổ chức chỉ đạo thực hiện nghị quyết cho sát hợp và đạt hiệu quả cao. Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương và ban tuyên giáo các cấp biên soạn tài liệu phổ biến đến cơ sở, chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền phổ biến nghị quyết bằng nhiều hình thức phù hợp với đông đảo quần chúng hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn.
T/M BỘ CHÍNH TRỊ
TỔNG BÍ THƯ
Lê Khả Phiêu | {
"issuing_agency": "Ban Bí thư",
"promulgation_date": "10/11/1998",
"sign_number": "06-NQ/TW",
"signer": "Lê Khả Phiêu",
"type": "Nghị quyết"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Quyet-dinh-2136-QD-UBND-tiep-nhan-du-an-Xay-dung-nang-luc-kha-nang-ung-pho-thien-tai-vung-trong-diem-212577.aspx | Quyết định 2136/QĐ-UBND tiếp nhận dự án Xây dựng năng lực khả năng ứng phó thiên tai vùng trọng điểm | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 2136/QĐ-UBND
Thừa Thiên Huế, ngày 21 tháng 10 năm 2013
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT TIẾP NHẬN DỰ ÁN ÁN “XÂY DỰNG NĂNG LỰC VÀ KHẢ NĂNG ỨNG PHÓ THIÊN TAI VÙNG TRỌNG ĐIỂM” DO TỔ CHỨC BẮC ÂU TRỢ GIÚP VIỆT NAM (NAV) TÀI TRỢ.
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định 93/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài;
Căn cứ Thông tư số 07/2010/TT-BKH ngày 30 tháng 3 năm 2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn thi hành Nghị định 93/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài;
Căn cứ Thông tư số 225/2010/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Bộ Tài chính về việc Quy định chế độ quản lý tài chính Nhà nước đối với viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách Nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 11/2011/QĐ-UBND ngày 23 tháng 4 năm 2011 của Ủy ban Nhân dân tỉnh ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế;
Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 2038/SKHĐT-KTĐN ngày 18 tháng 10 năm 2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt tiếp nhận dự án viện trợ không hoàn lại "Xây dựng năng lực và khả năng ứng phó thiên tai vùng trọng điểm" do tổ chức Bắc Âu Trợ giúp Việt Nam (NAV) tài trợ với những nội dung sau:
1. Tên dự án: Xây dựng năng lực và tăng cường khả năng ứng phó với thiên tai vùng trọng điểm.
2. Tổ chức tài trợ: do tổ chức Bắc Âu trợ giúp Việt Nam (NAV).
3. Địa bàn thực hiện dự án: xã Điền Hương huyện Phong Điền, xã Phú Diên và Phú An huyện Phú Vang, xã Lộc Trì và thị trấn Phú Lộc huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.
4. Mục tiêu của dự án: Nâng cao năng lực phòng ngừa và ứng phó với thiên tai cho người dân vùng dự án.
5. Các hoạt động cụ thể của dự án:
- Tập huấn nâng cao năng lực phòng ngừa và ứng phó thiên tai cho các hộ gia đình trong vùng dự án.
- Tập huấn về sơ cấp cứu và cứu hộ cứu nạn cho các tình nguyện viên.
- Hỗ trợ áo phao và túi sơ cấp cứu.
6. Tổng vốn dự án: 325.500.000 VNĐ, trong đó:
- Nguồn vốn tài trợ của tổ chức NAV: 325.500.000 VNĐ.
7. Thời gian thực hiện dự án: 3 tháng.
8. Tổ chức thực hiện:
- Chủ quản dự án: Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Cơ quan tiếp nhận và thực hiện: Hội Chữ thập đỏ tỉnh Thừa Thiên Huế.
Điều 2. Chủ tịch Hội chữ thập đỏ tỉnh Thừa Thiên Huế có trách nhiệm:
+ Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện: Phong Điền, Phú Vang, Phú Lộc và các sở ngành chức năng tổ chức thực hiện các hoạt động dự án theo đúng quy định hiện hành.
+ Phối hợp với Sở Tài chính thực hiện các chế độ quản lý tài chính, xác nhận viện trợ, hạch toán ngân sách đối với khoản viện trợ nước ngoài trực tiếp cho đơn vị.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Ngoại vụ, Tài chính, Công an tỉnh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các huyện: Phú Lộc, Phú Vang và Phong Điền, Văn phòng Tổ chức NAV tại Huế và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Các Bộ: KH-ĐT,TC; PACCOM (kèm HS);
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- LĐ: VPUB và các CV: VX, ĐN;
- Lưu VT.
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Ngô Hòa | {
"issuing_agency": "Tỉnh Thừa Thiên Huế",
"promulgation_date": "21/10/2013",
"sign_number": "2136/QĐ-UBND",
"signer": "Ngô Hòa",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Thong-tu-lien-tich-03-2012-TTLT-BLDTBXH-BYT-BCA-huong-dan-Nghi-dinh-94-134794.aspx | Thông tư liên tịch 03/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BCA hướng dẫn Nghị định 94 | BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI - BỘ Y TẾ - BỘ CÔNG AN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 03/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BCA
Hà Nội, ngày 10 tháng 02 năm 2012
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 94/2010/NĐ-CP NGÀY 09/09/2010 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC CAI NGHIỆN MA TÚY TẠI GIA ĐÌNH, CAI NGHIỆN MA TÚY TẠI CỘNG ĐỒNG
Căn cứ Nghị định số 94/2010/NĐ-CP ngày 09/09/2010 của Chính phủ về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng;
Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Nghị định số 77/2009/NĐ-CP ngày 15/09/2009 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;
Liên bộ: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Công an quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 94/2010/NĐ-CP ngày 09/09/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng (sau đây gọi tắt là Nghị định số 94/2010/NĐ-CP) như sau:
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định:
1. Việc thành lập, giải thể và quy chế làm việc của Tổ công tác cai nghiện ma túy (sau đây gọi tắt là Tổ công tác).
2. Thẩm quyền và thủ tục xác định người nghiện ma túy.
3. Điều kiện và hoạt động của cơ sở điều trị cắt cơn nghiện ma túy (sau đây gọi tắt là cơ sở điều trị cắt cơn).
4. Việc đánh giá kết quả cai nghiện và cấp Giấy chứng nhận hoàn thành thời gian cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng.
Điều 2. Nguyên tắc hướng dẫn và áp dụng pháp luật
1. Thông tư này hướng dẫn những điều, khoản, điểm mà Nghị định số 94/2010/NĐ-CP giao cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế và Bộ Công an hướng dẫn thi hành và những vấn đề khác có liên quan đến việc thực hiện hoạt động cai nghiện ma túy tại gia đình và tại cộng đồng.
2. Ngoài việc áp dụng Nghị định số 94/2010/NĐ-CP và Thông tư này, việc thực hiện cai nghiện ma túy tại gia đình và tại cộng đồng còn phải thực hiện các quy định của Luật phòng, chống ma túy và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Chương 2.
QUY ĐỊNH VỀ THÀNH LẬP, GIẢI THỂ VÀ QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CÔNG TÁC CAI NGHIỆN MA TÚY
Điều 3. Thành lập, giải thể Tổ công tác
1. Thành lập Tổ công tác:
a) Hồ sơ đề nghị thành lập Tổ công tác do cán bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là cấp xã) lập, gồm các giấy tờ sau:
- Tờ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã về việc thành lập Tổ công tác cai nghiện ma túy;
- Kế hoạch tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình và cai nghiện ma túy tại cộng đồng đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt;
- Danh sách các thành viên dự kiến tham gia Tổ công tác.
b) Thành phần và số lượng thành viên Tổ công tác:
- Thành phần Tổ công tác gồm: Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã làm Tổ trưởng, cán bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp xã làm Thường trực và các thành viên theo quy định tại Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 94/2010/NĐ-CP;
- Số lượng thành viên Tổ công tác: Đối với xã có dưới 20 người cai nghiện, Tổ công tác gồm 07 người; đối với xã có từ 20 người cai nghiện trở lên cứ thêm 03 người cai nghiện thì thêm 01 người tham gia Tổ công tác. Căn cứ nơi cư trú của người cai nghiện, Tổ công tác bố trí các thành viên tại tổ dân phố, thôn, ấp, bản để thuận tiện cho công tác quản lý, giúp đỡ người cai nghiện.
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị thành lập Tổ công tác, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định thành lập Tổ công tác;
d) Nội dung Quyết định thành lập Tổ công tác thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Giải thể Tổ công tác:
Tổ công tác tự giải thể sau khi hết thời hạn hoạt động theo Quyết định thành lập. Trường hợp chưa hết thời hạn nhưng trên địa bàn xã không còn người cai nghiện thì Tổ trưởng Tổ công tác trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định giải thể.
Điều 4. Quy chế làm việc của Tổ công tác
Quy chế làm việc của Tổ công tác do Tổ trưởng Tổ công tác xây dựng và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt căn cứ vào Điều 5 Nghị định số 94/2010/NĐ-CP và quy định tại Điều này, bao gồm các nội dung chính sau:
1. Nguyên tắc làm việc của Tổ công tác
a) Tổ công tác làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, chịu sự phân công, phân nhiệm của Tổ trưởng Tổ công tác. Mọi hoạt động của các thành viên phải tuân thủ các quy định của pháp luật về phòng, chống ma túy;
b) Mỗi thành viên được phân công trực tiếp theo dõi, quản lý một số người cai nghiện và phối hợp với thành viên khác thực hiện nội dung hoạt động liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ của mình;
c) Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người cai nghiện trong việc tiếp cận dịch vụ tư vấn, chăm sóc y tế, tâm lý và xã hội cho người cai nghiện.
2. Nhiệm vụ của Tổ trưởng Tổ công tác
a) Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng và phê duyệt các phương án tổ chức điều trị cắt cơn cho người cai nghiện tại gia đình và tại cộng đồng;
b) Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức đoàn thể tại địa phương phối hợp với Tổ công tác thực hiện kế hoạch cai nghiện tại gia đình và tại cộng đồng;
c) Phân công trách nhiệm đối với từng thành viên Tổ công tác trong việc thực hiện kế hoạch cai nghiện và kế hoạch giúp đỡ người cai nghiện ma túy;
d) Chủ trì thẩm tra hồ sơ đăng ký tự nguyện cai nghiện tại gia đình, hồ sơ đăng ký tự nguyện cai nghiện tại cộng đồng và các phiên họp thẩm tra, xét duyệt hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng;
đ) Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch cai nghiện tại gia đình và tại cộng đồng.
3. Nhiệm vụ của Thường trực Tổ công tác
a) Tiếp nhận hồ sơ đăng ký tự nguyện cai nghiện tại gia đình, hồ sơ đăng ký tự nguyện cai nghiện tại cộng đồng, hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng;
b) Tổng hợp hồ sơ phục vụ cho công tác thẩm tra việc đăng ký tự nguyện cai nghiện tại gia đình, đăng ký tự nguyện cai nghiện tại cộng đồng và họp thẩm tra, xét duyệt hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng;
c) Chuẩn bị các thủ tục để Tổ trưởng Tổ công tác trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã Quyết định về quản lý cai nghiện tự nguyện tại gia đình, Quyết định về cai nghiện tự nguyện tại cộng đồng, Quyết định áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này; cấp Giấy chứng nhận hoàn thành thời gian cai nghiện tại gia đình, cộng đồng theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Định kỳ hoặc đột xuất tổng hợp báo cáo kết quả cai nghiện tại gia đình và tại cộng đồng;
đ) Quản lý hồ sơ cai nghiện tại gia đình và tại cộng đồng theo quy định.
4. Nhiệm vụ của thành viên Tổ công tác
a) Thành viên là cán bộ Công an cấp xã có trách nhiệm
- Lập hồ sơ đề nghị xác định người nghiện ma túy;
- Thu thập tài liệu, lập, kiểm tra hồ sơ để xác định đối tượng thuộc diện cai nghiện tự nguyện tại gia đình, cai nghiện tự nguyện tại cộng đồng hoặc bị áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng;
- Giữ gìn trật tự, an toàn cho công tác cai nghiện và phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan và gia đình người nghiện ma túy theo dõi, giúp đỡ, quản lý người nghiện ma túy trong và sau khi cai nghiện theo sự phân công của Tổ trưởng Tổ công tác.
b) Thành viên là cán bộ Y tế cấp xã có trách nhiệm
- Thẩm tra, xác định tình trạng nghiện của người nghiện ma túy và tổ chức xét nghiệm tìm chất ma túy khi cần thiết;
- Hướng dẫn người nghiện ma túy và gia đình hoặc người giám hộ lập và thực hiện kế hoạch cai nghiện;
- Lập hồ sơ bệnh án, tổ chức điều trị cắt cơn nghiện và điều trị các rối loạn sinh học cho người cai nghiện tại gia đình và tại cộng đồng theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.
c) Các thành viên khác có trách nhiệm giám sát, theo dõi, quản lý, giúp đỡ người được cai nghiện theo sự phân công của Tổ trưởng Tổ công tác.
5. Chế độ hội họp, báo cáo
a) Định kỳ hàng tháng Tổ trưởng Tổ công tác có trách nhiệm triệu tập các thành viên tham gia họp định kỳ, mỗi thành viên báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ trong tháng và đề ra kế hoạch cho tháng tiếp theo.
b) Định kỳ hàng tháng, quý, 06 tháng và 01 năm hoặc đột xuất Tổ trưởng Tổ công tác có trách nhiệm báo cáo kết quả hoạt động cai nghiện tại gia đình và tại cộng đồng cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
Chương 3.
THẨM QUYỀN VÀ THỦ TỤC XÁC ĐỊNH NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY
Điều 5. Thẩm quyền xác định người nghiện ma túy
Người có thẩm quyền xác định người nghiện ma túy khi đủ các điều kiện sau:
1. Là bác sỹ hoặc y sỹ có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh và có chứng chỉ tập huấn về điều trị cắt cơn nghiện ma túy do Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp.
2. Thuộc trong các đối tượng sau
a) Trạm trưởng trạm Y tế cấp xã;
b) Bệnh xá trưởng Bệnh xá Quân y;
c) Giám đốc, Trưởng khoa Khám bệnh các Phòng khám khu vực, Bệnh viện cấp huyện trở lên;
d) Giám đốc, Trưởng Phòng Y tế của Trung tâm cai nghiện ma túy.
Điều 6. Thủ tục xác định người nghiện ma túy
1. Hồ sơ đề nghị xác định người nghiện ma túy gồm:
a) Văn bản đề nghị xác định người nghiện ma túy của công an cấp xã;
b) Sơ yếu lý lịch tóm tắt của người được đề nghị xác định nghiện ma túy theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Bản sao tài liệu chứng minh hành vi sử dụng ma túy bất hợp pháp.
2. Thủ tục xác định người nghiện ma túy
a) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị xác định người nghiện ma túy của Công an cấp xã, người có thẩm quyền xác định người nghiện ma túy tại Khoản 1 Điều này, căn cứ vào tiêu chuẩn xác định nghiện ma túy theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế để xác định tình trạng nghiện ma túy;
b) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, người có thẩm quyền xác định người nghiện ma túy phải trả lời bằng văn bản kết quả xác định nghiện ma túy theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này.
Chương 4.
ĐIỀU KIỆN VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ ĐIỀU TRỊ CẮT CƠN NGHIỆN MA TÚY TẠI CỘNG ĐỒNG
Điều 7. Điều kiện đối với cơ sở điều trị cắt cơn nghiện ma túy tại cộng đồng
1. Trường hợp thành lập cơ sở điều trị cắt cơn riêng biệt
a) Về cơ sở vật chất, thiết bị: cơ sở điều trị cắt cơn phải xây dựng thành khu liên hoàn, cách ly với môi trường bên ngoài để tránh thẩm lậu ma túy và tối thiểu phải có 03 phòng chức năng và các thiết bị kèm theo như sau:
- Phòng khám và cấp cứu: Diện tích tối thiểu 10m2 trong đó có tủ thuốc với đầy đủ các danh mục thuốc, dụng cụ cấp cứu theo quy định của Bộ Y tế;
- Phòng lưu bệnh nhân: Diện tích tối thiểu 8m2 và bằng hoặc lớn hơn 4m2/người điều trị; phòng phải thoáng mát về mùa hè, kín gió về mùa đông và trong phòng có đủ mỗi bệnh nhân 01 bộ dụng cụ sinh hoạt gồm giường, chiếu, ga, gối, chăn, màn;
- Phòng thường trực của cán bộ y tế, bảo vệ.
b) Về cán bộ phải có tối thiểu 04 người gồm: Phụ trách đơn vị điều trị cắt cơn là y, bác sỹ chuyên khoa tâm thần hoặc đa khoa có chứng chỉ hành nghề theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh và có chứng chỉ tập huấn về điều trị cắt cơn nghiện ma túy; 01 y, bác sỹ điều trị; 01 điều dưỡng viên; 01 bảo vệ.
2. Trường hợp không thành lập cơ sở điều trị cắt cơn riêng biệt theo quy định tại Khoản 1 Điều 23 Nghị định số 94/2010/NĐ-CP mà thực hiện kết hợp với Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội, các cơ sở khác được phép điều trị cắt cơn trong khu vực để tổ chức điều trị cắt cơn cho người nghiện ma túy thì khu vực điều trị cắt cơn phải bảo đảm các điều kiện sau:
a) Về cơ sở vật chất, thiết bị: Khu vực để tổ chức điều trị cắt cơn phải bảo đảm cách ly với môi trường bên ngoài để tránh thẩm lậu ma túy; có đầy đủ dụng cụ sinh hoạt cho người nghiện ma túy theo định mức 01 người/01 bộ dụng cụ sinh hoạt gồm: giường, chiếu, ga, gối, chăn, màn; có tủ thuốc với đầy đủ các danh mục thuốc, dụng cụ cấp cứu theo quy định của Bộ Y tế;
b) Về nhân sự: cán bộ điều trị cắt cơn, giải độc cho người nghiện ma túy phải qua đào tạo, tập huấn về điều trị hỗ trợ cắt cơn nghiện ma túy và được Sở Y tế cấp chứng chỉ.
Điều 8. Hoạt động của cơ sở điều trị cắt cơn
1. Hoạt động chuyên môn về cắt cơn
a) Lập hồ sơ bệnh án theo mẫu quy định. Việc ghi chép, bảo quản hồ sơ bệnh án phải thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
b) Thực hiện chế độ điều trị cắt cơn theo phác đồ do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
2. Hoạt động phòng, chống HIV/AIDS và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm tại cơ sở.
a) Tuyên truyền, giáo dục cho người cai nghiện nâng cao nhận thức, thực hiện các hành vi an toàn dự phòng lây truyền HIV và các bệnh truyền nhiễm khác tại cơ sở;
b) Thực hiện các chế độ kiểm soát nhiễm khuẩn theo quy định của Bộ Y tế;
c) Bảo đảm liên tục trong điều trị thuốc kháng HIV đối với các trường hợp người người nghiện ma túy đang được điều trị bằng thuốc kháng HIV.
3. Bảo đảm trật tự, an toàn cho đối tượng điều trị cắt cơn tại cơ sở, thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm phòng tránh thẩm lậu ma túy và các hành vi mất an toàn khác của đối tượng.
4. Hướng dẫn gia đình quản lý, chăm sóc, hỗ trợ người nghiện ma túy trong quá trình điều trị cắt cơn, tư vấn, động viên, khích lệ để họ an tâm điều trị.
Chương 5.
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CAI NGHIỆN VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN HOÀN THÀNH THỜI GIAN CAI NGHIỆN MA TÚY TẠI GIA ĐÌNH, CỘNG ĐỒNG
Điều 9. Nội dung quản lý, giám sát người cai nghiện ma túy tại gia đình và tại cộng đồng.
1. Quản lý, giúp đỡ người cai nghiện thực hiện kế hoạch cai nghiện cá nhân, bao gồm:
a) Giám sát thực hiện thời gian biểu hàng ngày;
b) Hướng dẫn người nghiện ma túy tham gia học nghề, lao động sản xuất, sinh hoạt câu lạc bộ và các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao do địa phương tổ chức;
c) Quản lý việc chấp hành các chế độ về cư trú, đi lại, thông tin, báo cáo;
2. Định kỳ hàng quý hoặc đột xuất tổ chức xét nghiệm nước tiểu để xác định hành vi sử dụng ma túy của người cai nghiện.
Điều 10. Đánh giá kết quả cai nghiện tại gia đình, cai nghiện tại cộng đồng
1. Nội dung đánh giá
a) Tình trạng sức khỏe của người cai nghiện;
b) Trạng thái tinh thần, tâm lý của người cai nghiện, mối quan hệ của người cai nghiện với các thành viên trong gia đình và mối quan hệ của người cai nghiện với cộng đồng dân cư;
c) Tình trạng sử dụng ma túy;
d) Kết quả học nghề, lao động sản xuất và tham gia các hoạt động khác tại địa phương.
2. Phương pháp đánh giá
a) Cán bộ được phân công theo dõi giúp đỡ người cai nghiện, Tổ trưởng tổ dân phố nơi người cai nghiện cư trú và gia đình quan sát thái độ, hành vi của người cai nghiện trong việc thực hiện kế hoạch cai nghiện cá nhân của họ và nhận xét bằng văn bản;
b) Tổ trưởng Tổ công tác tổ chức các cuộc họp Tổ công tác, họp Tổ dân phố, thôn, bản để đánh giá kết quả cai nghiện tại gia đình, cai nghiện tại cộng đồng và ghi lại biên bản cuộc họp;
c) Xét nghiệm tìm chất ma túy trong nước tiểu.
3. Việc đánh giá kết quả cai nghiện phải được thực hiện định kỳ hàng tháng và đánh giá khi kết thúc thời gian cai nghiện.
Điều 11. Đánh giá kết quả cai nghiện và cấp Giấy chứng nhận hoàn thành thời gian cai nghiện tại gia đình, cộng đồng
1. Người cai nghiện ma túy được cấp Giấy chứng nhận hoàn thành thời gian cai nghiện tại gia đình, cộng đồng khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Kết quả xét nghiệm không dương tính với chất ma túy;
b) Đã thực hiện đầy đủ nội dung kế hoạch cai nghiện cá nhân đối với người tự nguyện cai nghiện tại gia đình;
c) Đã thực hiện nghiêm chỉnh quy trình cai nghiện đối với người tự nguyện cai nghiện tại cộng đồng và người bị áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng.
2. Tổ trưởng Tổ công tác tổ chức đánh giá kết quả cai nghiện đối với từng người cai nghiện theo quy định tại Điều 10 Thông tư này và làm văn bản đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy chứng nhận hoàn thành thời gian cai nghiện tại gia đình, cộng đồng.
Chương 6.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 12. Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội
1. Chủ trì phối hợp với Sở Y tế, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố cụ thể hóa chức năng, nhiệm vụ; xây dựng quy chế làm việc, cơ chế phối hợp và mối quan hệ của các ban, ngành, đoàn thể; bố trí cán bộ, cơ sở vật chất, kinh phí bảo đảm cho công tác cai nghiện tại gia đình và tại cộng đồng, đặc biệt là ở cấp xã.
2. Tổ chức đào tạo tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng về tư vấn điều trị nghiện ma túy và dự phòng tái nghiện cho đội ngũ cán bộ làm công tác cai nghiện tại gia đình và tại cộng đồng.
3. Hướng dẫn và kiểm tra việc tổ chức cai nghiện tại gia đình và tại cộng đồng.
4. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có trách nhiệm tham mưu cho Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh:
- Chỉ đạo cấp xã xây dựng và triển khai kế hoạch cai nghiện tại gia đình và tại cộng đồng và hướng dẫn, giám sát việc thực hiện;
- Xây dựng các cơ sở điều trị cắt cơn theo cụm xã, nâng cấp các phòng khám để điều trị cắt cơn và bố trí nhân lực, vật lực cho công tác cai nghiện tại gia đình và tại cộng đồng phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Điều 13. Trách nhiệm của Sở Y tế
1. Tổ chức tập huấn và cấp chứng chỉ về điều trị cắt cơn nghiện ma túy cho đội ngũ cán bộ y tế tại địa phương.
2. Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của các cơ sở điều trị cắt cơn; việc xác định người nghiện ma túy và xét nghiệm tìm chất ma túy.
Điều 14. Trách nhiệm của Công an cấp tỉnh
1. Tổ chức tập huấn công tác bảo vệ bảo đảm trật tự, an toàn tại cơ sở điều trị cắt cơn.
2. Chỉ đạo Công an cấp xã
- Lập hồ sơ đề nghị xác định người nghiện ma túy;
- Lập hồ sơ cai nghiện tự nguyện tại gia đình và tại cộng đồng và áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng.
Điều 15. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký.
2. Bãi bỏ Thông tư liên tịch số 01/2003/TTLT/BLĐTBXH-BYT-BCA ngày 24/01/2003 của liên bộ: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Công an hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 56/2002/NĐ-CP ngày 15 tháng 02 năm 2002 của Chính phủ về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng kể từ thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành.
Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc đề nghị báo cáo về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Công an để xem xét, giải quyết./.
KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ CÔNG AN
Phạm Quý Ngọ
KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ Y TẾ
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Thị Xuyên
KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Trọng Đàm
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (Vụ KGVX, Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ);
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Bộ trưởng Bộ LĐTBXH, Bộ Y tế, Bộ Công an (để b/c);
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở LĐTBXH, Sở Y tế, Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ LĐTBXH, Bộ Y tế, Bộ Công an;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Cổng TTĐT Bộ LĐTBXH, Bộ Y tế;
- Lưu: VT Bộ LĐTBXH, VT Bộ Y tế, VT Bộ Công an.
DANH MỤC
CÁC PHỤ LỤC
1. Phụ lục 1: Mẫu Quyết định thành lập Tổ công tác cai nghiện ma túy.
2. Phụ lục 2: Mẫu Quyết định về cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng.
a) Mẫu số 1. Mẫu Quyết định về quản lý cai nghiện tự nguyện tại gia đình;
b) Mẫu số 2. Quyết định về cai nghiện tự nguyện tại cộng đồng;
c) Mẫu số 3. Quyết định áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng.
3. Phụ lục 3: Mẫu Giấy chứng nhận hoàn thành thời gian cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng.
4. Phụ lục 4: Mẫu Hồ sơ bệnh án.
5. Phụ lục 5: Mẫu Sơ yếu lý lịch tóm tắt của người được đề nghị xác định nghiện ma túy.
6. Phụ lục 6: Mẫu phiếu trả lời kết quả về việc xác định người nghiện ma túy.
PHỤ LỤC 1
QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP TỔ CÔNG TÁC CAI NGHIỆN MA TÚY
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 03/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BCA ngày 10 tháng 02 năm 2012 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 94/2010/NĐ-CP ngày 09/09/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng)
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN……..
ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ……….
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: ………/QĐ-UB
……….(1), ngày … tháng … năm 201…
QUYẾT ĐỊNH
Thành lập Tổ công tác cai nghiện ma túy
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN
xã (phường, thị trấn) ………..........…………….
- Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân;
- Căn cứ Nghị định 94/2010/NĐ-CP ngày 09/09/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng;
- Căn cứ Thông tư liên tịch số: 03/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BCA ngày 10 tháng 02 năm 2012 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 94/2010/NĐ-CP ngày 09/09/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng;
- Căn cứ Kế hoạch số …/KH-UB ngày … tháng … năm 201… về tổ chức cai nghiện tại gia đình, cai nghiện tại cộng đồng của Ủy ban nhân dân cấp xã;
- Theo đề nghị của Tổ trưởng Tổ công tác cai nghiện ma túy,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Thành lập Tổ công tác cai nghiện ma túy gồm các ông (bà) có tên sau:
1. Ông (bà) ……………………, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Tổ trưởng Tổ công tác cai nghiện ma túy;
2. Ông (bà) ……………………, cán bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp xã, Thường trực Tổ công tác cai nghiện;
3. Ông (bà)..............................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Điều 2. Tổ trưởng, Thường trực và các thành viên Tổ công tác cai nghiện ma túy có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng và được hưởng các chế độ theo quy định.
Điều 3. Điều khoản thi hành
Quyết định này có hiệu lực từ ngày … tháng … năm 201… đến ngày … tháng … năm 201…
Trưởng các phòng, ban cấp xã và các ông (bà) có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Các Phòng (ban) cấp xã;
- Lưu: VT Ủy ban nhân dân.
CHỦ TỊCH
(Ký tên đóng dấu)
____________
1 Địa danh
PHỤ LỤC 2
MẪU QUYẾT ĐỊNH VỀ CAI NGHIỆN MA TÚY TẠI GIA ĐÌNH, CAI NGHIỆN MA TÚY TẠI CỘNG ĐỒNG
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 03/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BCA ngày 10 tháng 02 năm 2012 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 94/2010/NĐ-CP ngày 09/09/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng)
Mẫu 1. Mẫu Quyết định về quản lý cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình;
Mẫu 2. Quyết định cai nghiện ma túy tự nguyện tại cộng đồng;
Mẫu 3. Quyết định áp dụng biện pháp cai nghiện ma túy bắt buộc tại cộng đồng.
Mẫu 1. Mẫu Quyết định quản lý cai nghiện tự nguyện tại gia đình
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN……..
ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ……….
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: ………/QĐ-UB
………(1), ngày … tháng … năm 201…
QUYẾT ĐỊNH
Quản lý cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN
xã (phường, thị trấn) …..........………………….
- Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân;
- Căn cứ Nghị định 94/2010/NĐ-CP ngày 09/09/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng;
- Căn cứ Thông tư liên tịch số: 03/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BCA ngày 10 tháng 02 năm 2012 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 94/2010/NĐ-CP ngày 09/09/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng;
- Căn cứ vào hồ sơ đăng ký cai nghiện tự nguyện tại gia đình của anh (chị) ………..;
- Theo đề nghị của Tổ trưởng Tổ công tác cai nghiện ma túy,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Quản lý cai nghiện tự nguyện tại gia đình cho anh (chị) ..............................................
sinh ngày …/…/…….; nơi ở hiện nay:....................................................................................
thời gian cai nghiện là 6 tháng kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực.
Điều 2. Giao cho Tổ công tác cai nghiện ma túy, Công an, Y tế xã (phường, thị trấn) phối hợp với gia đình, Tổ trưởng tổ dân phố (Trưởng thôn, ấp, bản) xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý, giúp đỡ anh (chị) …................ triển khai kế hoạch cai nghiện cá nhân đã lập.
Điều 3. Điều khoản thi hành
Quyết định này có hiệu lực sau 7 ngày kể từ ngày ký.
Anh chị có tên tại Điều 1, Tổ trưởng tổ công tác cai nghiện ma túy, Tổ trưởng tổ dân phố (thôn, ấp, bản) chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Lưu: VT Ủy ban nhân dân.
CHỦ TỊCH
(Ký tên đóng dấu)
____________
1 Địa danh
Mẫu 2. Quyết định cai nghiện tự nguyện tại cộng đồng
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN……..
ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ……….
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: ………/QĐ-UB
………(1), ngày … tháng … năm 201…
QUYẾT ĐỊNH
Cai nghiện ma túy tự nguyện tại cộng đồng
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN
xã (phường, thị trấn) …………………….........................
- Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân;
- Căn cứ Nghị định 94/2010/NĐ-CP ngày 09/09/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng;
- Căn cứ Thông tư liên tịch số: 03/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BCA ngày 10 tháng 02 năm 2012 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 94/2010/NĐ-CP ngày 09/09/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng;
- Căn cứ vào hồ sơ đăng ký cai nghiện tự nguyện tại gia đình của anh (chị) ………..;
- Theo đề nghị của Tổ trưởng Tổ công tác cai nghiện ma túy,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Cai nghiện tự nguyện tại cộng đồng cho anh (chị)........................................................
sinh ngày …/…/… ….; nơi ở hiện nay:....................................................................................
thời gian cai nghiện là 6 tháng kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực.
Điều 2. Giao cho Tổ công tác cai nghiện ma túy, Công an, Y tế xã (xã, phường, thị trấn) phối hợp với gia đình, Tổ trưởng tổ dân phố (Trưởng thôn, ấp, bản) xây dựng và thực hiện kế hoạch tổ chức cai nghiện tại cộng đồng cho anh (chị)…
Điều 3. Điều khoản thi hành
Quyết định này có hiệu lực sau 7 ngày kể từ ngày ký.
Anh chị có tên tại Điều 1, Tổ trưởng Tổ công tác cai nghiện ma túy, Tổ trưởng tổ dân phố (thôn, ấp, bản) chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Lưu: VT Ủy ban nhân dân.
CHỦ TỊCH
(Ký tên đóng dấu)
____________
1 Địa danh
Mẫu 3. Quyết định áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN……..
ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ……….
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: ………/QĐ-UB
………(1), ngày … tháng … năm 201…
QUYẾT ĐỊNH
Áp dụng biện pháp cai nghiện ma túy bắt buộc tại cộng đồng
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN
xã (phường, thị trấn) …………………….
- Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân;
- Căn cứ Nghị định 94/2010/NĐ-CP ngày 09/09/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng;
- Căn cứ Thông tư liên tịch số: 03/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BCA ngày 10 tháng 02 năm 2012 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 94/2010/NĐ-CP ngày 09/09/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng;
- Căn cứ vào hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng của anh (chị) ………..;
- Theo đề nghị của Tổ trưởng Tổ công tác cai nghiện ma túy,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng đối với anh (chị) ......................
sinh ngày …/…/…….; nơi ở hiện nay:.....................................................................................
thời gian cai nghiện bắt buộc là … tháng kể từ ngày ký Quyết định này.
Điều 2. Giao cho Tổ công tác cai nghiện ma túy, Công an, Y tế xã (xã, phường, thị trấn) phối hợp với gia đình, Tổ trưởng tổ dân phố (Trưởng thôn, ấp, bản) xây dựng và thực hiện kế hoạch áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng đối với anh (chị) …
Điều 3. Điều khoản thi hành
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Anh chị có tên tại Điều 1, Tổ trưởng Tổ công tác cai nghiện ma túy, Tổ trưởng tổ dân phố (thôn, ấp, bản) chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Lưu: VT Ủy ban nhân dân.
CHỦ TỊCH
(Ký tên đóng dấu)
____________
1 Địa danh
PHỤ LỤC 3
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN HOÀN THÀNH THỜI GIAN CAI NGHIỆN MA TÚY TẠI GIA ĐÌNH, CỘNG ĐỒNG
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 03/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BCA ngày 10 tháng 02 năm 2012 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 94/2010/NĐ-CP ngày 09/09/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng)
UBND: (huyện) ……..
UBND: (xã) ……….
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
………(1), ngày … tháng … năm 201…
GIẤY CHỨNG NHẬN
Đã hoàn thành đợt cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn .........................................................................
Chứng nhận anh (chị)...............................................................................................................
Cư trú tại.................................................................................................................................
đã hoàn thành đợt cai nghiện ma túy tại ….(2) từ ngày … tháng … năm … đến ngày … tháng … năm … theo Quyết định số: ……./QĐ-UB ngày … tháng … năm … của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn ……………………
Vào sổ cai nghiện số: ……../GCN-UB
CHỦ TỊCH
(Ký tên đóng dấu)
Ghi chú:
1 Địa danh
2 Hình thức cai nghiện
PHỤ LỤC 4
MẪU BỆNH ÁN ĐIỀU TRỊ CẮT CƠN NGHIỆN MA TÚY
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 03/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BCA ngày 10 tháng 02 năm 2012 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 94/2010/NĐ-CP ngày 09/09/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng)
BỆNH ÁN ĐIỀU TRỊ CẮT CƠN NGHIỆN MA TÚY
Sở Y tế ………………………
………………………………..
Số hồ sơ: …………
Số giường: ……….
A. HÀNH CHÍNH:
1. Họ và tên (Chữ in hoa) .................................................................................. Nam £ Nữ £
2. Sinh ngày ££ ££
££££ Tuổi ££
3. Nghề nghiệp: ……………………………………..4. Dân tộc.......................................................
5. Địa chỉ: Số nhà ................… thôn, phố.................................................................................
6. Nơi làm việc: ......................................................................................................................
7. Thuộc diện: a) Đóng phí £ b) Giảm phí £ c) Miễn phí £
8. Họ, tên, địa chỉ người nhà khi cần báo tin: ...........................................................................
............................................................................................................... điện thoại: …………..
9. Đến cai nghiện hồi … giờ … ngày … tháng … năm ……….
B. BỆNH ÁN:
I. Lý do cai nghiện
a) Tự nguyện £ b) Theo quyết định của UBND xã, phường £ c) Khác ………….
II. Hỏi bệnh:
1. Quá trình sử dụng ma túy:
- Sử dụng ma túy lần đầu tiên: tháng … năm ……..
- Lý do sử dụng ma túy: ..........................................................................................................
- Trong những ngày gần đây:
+ Có sử dụng hàng ngày không: a) Có £ b) Không £
+ Sử dụng mấy lần: ……..lần/ngày
+ Mỗi lần sử dụng bao nhiêu (ghi số: ml, bi, viên, tép, chỉ…).....................................................
+ Nếu không sử dụng có chịu được không: a) Chịu được £ b) Không chịu được £
- Đã dùng những loại ma túy nào:.............................................................................................
- Đã sử dụng bằng những cách nào?
a) Hút £ b) Hít £ c) Nuốt £ d) Tiêm, chích £ e) Cách khác ……..
- Sử dụng ma túy lần gần đây nhất vào lúc … giờ …/phút ngày … tháng … năm …
2. Số lần cai nghiện
- Lần này là lần cai thứ mấy ……….;
- Cai lần thứ nhất tại …………………………., Thời gian cai được bao lâu....................................
bằng phương pháp nào (ATK, cai vo,…)...................................................................................
Lý do tái nghiện:......................................................................................................................
- Cai lần thứ 2 tại …………………………., Thời gian cai được bao lâu.........................................
bằng phương pháp nào (ATK, cai vo,…)...................................................................................
Lý do tái nghiện:......................................................................................................................
- Cai lần thứ 3 tại …………………………., Thời gian cai được bao lâu.........................................
bằng phương pháp nào (ATK, cai vo,…)...................................................................................
Lý do tái nghiện:......................................................................................................................
- Cai lần thứ 4 tại …………………………., Thời gian cai được bao lâu.........................................
bằng phương pháp nào (ATK, cai vo,…)...................................................................................
Lý do tái nghiện:......................................................................................................................
- Cai lần thứ 5 tại …………………………., Thời gian cai được bao lâu.........................................
bằng phương pháp nào (ATK, cai vo,…)...................................................................................
Lý do tái nghiện:......................................................................................................................
3. Các bệnh kèm theo (tên bệnh, mức độ):
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
4. Đặc điểm liên quan:
- Có thường xuyên sử dụng: a) rượu £ b) thuốc lá £
- Có cơ địa dị ứng: £
5. Trong gia đình còn ai nghiện ma túy nữa (ghi rõ: cha, mẹ, anh, chị, em…)...........................
III. KHÁM BỆNH:
1. Toàn thân (da, niêm mạc, hệ thống hạch, tuyến giáp)
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Mạch: …….. lần/phút Huyết áp: …../….. mHg
Nhiệt độ: ……..oC Cân nặng: ……….Kg
Nhịp thở ……. lần/phút
2. Các cơ quan:
- Hô hấp:.................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
- Tuần hoàn:............................................................................................................................
...............................................................................................................................................
- Tiêu hóa:...............................................................................................................................
- Thận - tiết niệu, sinh dục:........................................................................................................
...............................................................................................................................................
- Mắt.......................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
3. Tâm thần:
- Biểu hiện chung (Tỉnh táo, lẫn lộn, bực dọc, trầm cảm, …):......................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
- Biểu hiện khác: .....................................................................................................................
...............................................................................................................................................
4. Xét nghiệm ma túy trong nước tiểu (TEST nhanh):
...............................................................................................................................................
5. Tóm tắt bệnh án: ................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
IV. CHẨN ĐOÁN KHI VÀO TRẠM:
- NGHIỆN MA TÚY LOẠI:.........................................................................................................
- BỆNH KÈM THEO ................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
V. HƯỚNG ĐIỀU TRỊ:
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Ngày … tháng … năm …..
Y, Bác sĩ làm bệnh án
(Ký, ghi rõ họ tên)
Họ và tên người cai nghiện:.......................................................................................................
Địa chỉ:....................................................................................................................................
TỜ ĐIỀU TRỊ
Ngày giờ
Diễn biến
Y lệnh
Họ và tên người cai nghiện........................................................................................................
Địa chỉ:....................................................................................................................................
BẢN THEO DÕI DIỄN BIẾN CỦA HỘI CHỨNG CAI
TT
Thời gian
Biểu hiện
Ngày …………
Ngày …………
Ngày …………
…giờ
…giờ
…giờ
…giờ
…giờ
…giờ
…giờ
…giờ
…giờ
…giờ
…giờ
…giờ
…giờ
…giờ
…giờ
…giờ
…giờ
…giờ
A
Các triệu chứng
1.
Thèm chất ma túy
2.
Ngáp
3.
Sốt
4.
Nổi da gà
5.
Chảy nước mắt, nước mũi
6.
Toát mồ hôi
7.
Mất ngủ
8.
Đau nhức cơ bắp
9.
Dị cảm (dòi bò trong xương)
10.
Đồng tử dãn
11.
Buồn nôn, nôn
12.
Tiêu chảy
13.
Mạch (ghi cụ thể)
14.
Huyết áp (ghi cụ thể)
B
BIỂU HIỆN NẶNG
1.
Vật vã
2.
Ý định tự tử
3.
Co giật
4.
Khó thở
5.
Trụy tim mạch
6.
Hôn mê
C. TỔNG KẾT BỆNH ÁN
1. Diễn biến lâm sàng của hội chứng cai và các bệnh phối hợp:
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
2. Phương pháp điều trị:
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
3. Kết quả xét nghiệm ma túy sau điều trị: .............................................................................
4. Tình trạng sau điều trị (Tâm thần, thể trạng):
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
4.1. Ra … giờ … ngày … tháng … năm …
4.2. Tổng số ngày điều trị …….
4.3. Kết quả điều trị hội chứng cai:
- Hết £
- Giảm £
- Chuyển đến ………………….
- Tử vong £
- Tử vong hồi … giờ … phút ngày … tháng … năm …….
* Do bệnh £, * Do tai biến điều trị £,
* Do sốc ma túy £, * Khác £
- Nguyên nhân tử vong: ………………………..
5. Hướng điều trị tiếp theo: ....................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Trưởng trạm y tế
(Ký, ghi rõ họ tên)
Ngày … tháng … năm …
Y, bác sĩ điều trị
(Ký, ghi rõ họ tên)
PHỤ LỤC 5
MẪU SƠ YẾU LÝ LỊCH TÓM TẮT CỦA NGƯỜI ĐƯỢC ĐỀ NGHỊ XÁC ĐỊNH NGHIỆN MA TÚY
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 03/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BCA ngày 10 tháng 02 năm 2012 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 94/2010/NĐ-CP ngày 09/09/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
………(1), ngày … tháng … năm 201…
SƠ YẾU LÝ LỊCH
(Dành cho người cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng)
Họ và tên: …………………….. sinh ngày … tháng … năm ……..nam (nữ)...................................
Quê quán: ..............................................................................................................................
Nơi ở hiện nay: .......................................................................................................................
Dân tộc: ……………………….. tôn giáo ………………… trình độ văn hóa...................................
Nghề nghiệp ………………….. tình trạng việc làm .....................................................................
Gia đình có ……….. người
Thu nhập bình quân 1 người trong gia đình trong 1 tháng …………….đồng
Số người nghiện ma túy trong gia đình……..người
Tên tổ chức xã hội đã và đang tham gia...................................................................................
Tình trạng hôn nhân (có vợ, chồng hay chưa có vợ, chồng).......................................................
Tình trạng vi phạm pháp luật: Bị phạt tù …..lần, bị đưa đi cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng ….. lần, bị giáo dục tại xã, phường, thị trấn……lần, bị đưa đi cai nghiện bắt buộc……lần.
Tình trạng sử dụng ma túy:
- Bắt đầu sử dụng ma túy từ tháng … năm …
- Lý do sử dụng ma túy ...........................................................................................................
- Sử dụng ma túy hàng ngày từ tháng … năm …
- Lý do sử dụng thường xuyên.................................................................................................
- Số lần sử dụng trong ngày … lần, hình thức sử dụng (chích, hút, hít, uống)..............................
- Loại ma túy thường sử dụng..................................................................................................
Tình trạng cai nghiện
- Cai nghiện lần 1: từ tháng … năm … đến tháng … năm … tại ………..
Dưới hình thức (tự nguyện hay bắt buộc) ……….tái nghiện tháng … năm …
Lý do tái nghiện ……………..
- Cai nghiện lần 2: từ tháng … năm … đến tháng … năm … tại ………..
Dưới hình thức (tự nguyện hay bắt buộc) ……….tái nghiện tháng … năm …
Lý do tái nghiện ......................................................................................................................
...............................................................................................................................................
- Được hỗ trợ học nghề … lần.
- Được hỗ trợ vốn tạo việc làm … lần
Tình trạng sức khỏe (tốt, bình thường, yếu) ……………
Đang mắc bệnh ………………………………..
Hoàn cảnh gia đình
Họ và tên cha ………………………………. ………..tuổi, nghề nghiệp........................................
Nơi ở hiện tại...........................................................................................................................
Họ và tên mẹ ………………………………. ………..tuổi, nghề nghiệp........................................
Nơi ở hiện tại...........................................................................................................................
Họ và tên vợ (chồng) ………………………… ………..tuổi, nghề nghiệp......................................
Nơi ở hiện tại...........................................................................................................................
Họ và tên con ………………………………. ………..tuổi, nghề nghiệp.......................................
Nơi ở hiện nay.........................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Anh (chị, em ruột)
Họ và tên ………………………………. ………..tuổi, nghề nghiệp..............................................
Nơi ở hiện tại...........................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Ý kiến đề đạt với chính quyền địa phương:
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Tôi xin cam đoan lời khai trên là hoàn toàn đúng sự thực./.
NGƯỜI KHAI KÝ TÊN
(Ký, ghi rõ họ tên)
Ghi chú: 1 Địa danh
PHỤ LỤC 6
MẪU PHIẾU TRẢ LỜI KẾT QUẢ VỀ VIỆC XÁC ĐỊNH NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 03/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BCA ngày 10 tháng 02 năm 2012 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 94/2010/NĐ-CP ngày 09/09/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng)
BỆNH VIỆN (Trung tâm cai nghiện, xã,…)………….
PHÒNG Y TẾ (Bệnh xá)……….
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
………(1), ngày … tháng … năm 201…
PHIẾU TRẢ LỜI KẾT QUẢ
Về việc xác định người nghiện ma túy
Kính gửi: Công an (2) …………………………
Căn cứ hồ sơ đề nghị xác định nghiện ma túy đối với anh (chị) (3)..............................................
Của Công an cấp xã ...............................................................................................................
Tôi (4)......................................................................................................................................
Xác định anh (chị) (3) ………………………….nghiện (5)................................................................
với các điều kiện lâm sàng và xét nghiệm như sau:
1. Lâm sàng (6):
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
2. Kết quả xét nghiệm tìm chất ma túy (7)..................................................................................
Nơi nhận:
- Như nơi gửi;
- Tổ công tác cai nghiện;
- Lưu VT.
NGƯỜI XÁC ĐỊNH
(Ký tên đóng dấu)
____________
1 Địa danh
2 Tên xã, phường, thị trấn
3 Họ và tên người được xác định nghiện ma túy
4 Họ, tên, chức danh, tên đơn vị người xác định nghiện
5 Nghiện hay không nghiện loại ma túy (tên ma túy)
6 Mô tả các điều kiện về lâm sàng
7 Kết quả xét nghiệm tìm chất ma túy (dương tính hay âm tính). | {
"issuing_agency": "Bộ Công An, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế",
"promulgation_date": "10/02/2012",
"sign_number": "03/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BCA",
"signer": "Nguyễn Thị Xuyên, Nguyễn Trọng Đàm, Phạm Quý Ngọ",
"type": "Thông tư liên tịch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-176-2016-QD-UBND-chuc-nang-nhiem-vu-quyen-han-co-cau-to-chuc-So-Xay-dung-Bac-Giang-309517.aspx | Quyết định 176/2016/QĐ-UBND chức năng nhiệm vụ quyền hạn cơ cấu tổ chức Sở Xây dựng Bắc Giang | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 176/2016/QĐ-UBND
Bắc Giang, ngày 30 tháng 03 năm 2016
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA SỞ XÂY DỰNG TỈNH BẮC GIANG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND ngày 03/12/2004;
Căn cứ Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 07/2015/TTLT-BXD-BNV ngày 16/11/2015 của Bộ Xây dựng - Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh về các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành Xây dựng;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 69/TTr-SNV ngày 11/3/2016 và Giám đốc Sở Tư pháp tại Báo cáo số 54/BC-STP ngày 24/3/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Xây dựng tỉnh Bắc Giang.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 104/2009/QĐ-UBND ngày 08/10/2009 của UBND tỉnh ban hành Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Xây dựng tỉnh Bắc Giang.
Điều 3. Giám đốc Sở, Thủ trưởng cơ quan thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch UBND huyện, thành phố và cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- VPCP, Bộ NV, Bộ XD;
- Cục kiểm tra VBQPPL (BTP);
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh (b/c);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- VP Tỉnh ủy, các cơ quan thuộc Tỉnh ủy;
- VP Đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh; các Ban HĐND tỉnh;
- UB MTTQ và các đoàn thể CT-XH tỉnh;
- TAND, VKSND, Cục THADS tỉnh;
- Các cơ quan TW trên địa bàn tỉnh;
- VP UBND tỉnh:
+ LĐVP các phòng, TT;
+ Lưu: VT, NC.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Linh
QUY ĐỊNH
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA SỞ XÂY DỰNG TỈNH BẮC GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 176/2016/QĐ-UBND ngày 30 tháng 3 năm 2016 của UBND tỉnh Bắc Giang)
Điều 1. Vị trí, chức năng
1. Sở Xây dựng là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về các lĩnh vực: Quy hoạch xây dựng và kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật đô thị và khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao (bao gồm: Cấp nước, thoát nước đô thị và khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao; quản lý chất thải rắn thông thường tại đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng; chiếu sáng đô thị; công viên, cây xanh đô thị; quản lý nghĩa trang, trừ nghĩa trang liệt sỹ; kết cấu hạ tầng giao thông đô thị, không bao gồm việc quản lý khai thác, sử dụng, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đô thị; quản lý xây dựng ngầm đô thị; quản lý sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị); nhà ở; công sở; thị trường bất động sản; vật liệu xây dựng; về các dịch vụ công trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân cấp, ủy quyền của UBND tỉnh và theo quy định của pháp luật.
2. Sở Xây dựng có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Xây dựng.
Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Trình UBND tỉnh:
a) Dự thảo các quyết định, chỉ thị, các văn bản quy định việc phân công, phân cấp và ủy quyền trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở thuộc phạm vi trách nhiệm, thẩm quyền của UBND tỉnh;
b) Dự thảo quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm, các chương trình, dự án trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở được UBND tỉnh giao;
c) Dự thảo chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở trên địa bàn tỉnh, đảm bảo phù hợp với mục tiêu và nội dung chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước của UBND tỉnh;
d) Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ và các Sở quản lý ngành, lĩnh vực liên quan dự thảo các văn bản quy định cụ thể điều kiện, tiêu chuẩn chức danh đối với cấp trưởng, cấp phó của các đơn vị trực thuộc Sở; cấp trưởng, cấp phó của Phòng Quản lý đô thị, Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc UBND cấp huyện.
2. Trình Chủ tịch UBND tỉnh:
a) Dự thảo các quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch UBND tỉnh về các lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở;
b) Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, tổ chức lại, giải thể các đơn vị trực thuộc Sở theo quy định của pháp luật.
3. Hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn, các quy hoạch phát triển, kế hoạch, chương trình, dự án đã được phê duyệt thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về các lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở.
4. Về quy hoạch xây dựng, kiến trúc (gồm: Quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn, quy hoạch xây dựng các khu chức năng đặc thù; thiết kế đô thị, quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị):
a) Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn về quy hoạch xây dựng, kiến trúc, các quy định về lập, thẩm định, phê duyệt các loại đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị;
b) Tổ chức lập, thẩm định quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt và ban hành của UBND tỉnh; hướng dẫn và phối hợp với UBND cấp huyện trong việc lập, thẩm định các quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt và ban hành của UBND cấp huyện; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt, ban hành;
c) Tổ chức lập, thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt hoặc để UBND tỉnh trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt các đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;
d) Hướng dẫn các chủ đầu tư trong việc tổ chức lập các đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND tỉnh;
đ) Hướng dẫn UBND cấp huyện trong việc tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt các đồ án quy hoạch chung xây dựng xã và quy hoạch xây dựng nông thôn trên địa bàn xã theo phân cấp;
e) Quản lý và tổ chức thực hiện các quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt trên địa bàn tỉnh theo phân cấp, bao gồm: Tổ chức công bố, công khai các quy hoạch xây dựng; quản lý hồ sơ các mốc giới, chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng; cấp giấy phép quy hoạch, cấp chứng chỉ quy hoạch xây dựng; giới thiệu địa điểm xây dựng và hướng tuyến công trình hạ tầng kỹ thuật; cung cấp thông tin về quy hoạch, kiến trúc;
g) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về điều kiện hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư quy hoạch đô thị, điều kiện năng lực của các cá nhân và tổ chức tham gia thiết kế quy hoạch xây dựng hạng II và hạng III; về thi tuyển ý tưởng quy hoạch; thi tuyển, tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc công trình trên địa bàn tỉnh;
h) Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng, kiến trúc trên địa bàn tỉnh.
5. Về hoạt động đầu tư xây dựng:
a) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật trong hoạt động đầu tư xây dựng, gồm: Lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng; khảo sát, thiết kế xây dựng; cấp giấy phép xây dựng; thi công, nghiệm thu, bảo hành và bảo trì công trình xây dựng; thí nghiệm chuyên ngành xây dựng và kiểm định xây dựng; an toàn trong thi công xây dựng; quản lý chi phí đầu tư xây dựng; quản lý điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, cá nhân và cấp phép hoạt động cho nhà thầu nước ngoài;
b) Tổ chức thẩm định dự án đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng và dự toán xây dựng theo phân cấp; hướng dẫn, kiểm tra công tác thẩm định, thẩm tra dự án đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng và dự toán xây dựng theo quy định của pháp luật;
c) Hướng dẫn, kiểm tra công tác lựa chọn nhà thầu trong hoạt động đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật trên địa bàn tỉnh;
d) Tham mưu cho UBND tỉnh quản lý nhà nước đối với hoạt động của các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh do UBND tỉnh thành lập;
đ) Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;
e) Tổ chức thực hiện việc giám định chất lượng công trình xây dựng, giám định sự cố công trình xây dựng theo phân cấp và phân công của UBND tỉnh; theo dõi, tổng hợp và báo cáo cấp có thẩm quyền tình hình sự cố công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh theo quy định;
g) Hướng dẫn công tác lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh; tổ chức lập để UBND tỉnh công bố hoặc Sở công bố theo phân cấp: Các tập đơn giá xây dựng, đơn giá nhân công, giá ca máy và thiết bị xây dựng, giá vật liệu xây dựng, giá khảo sát xây dựng, giá thí nghiệm vật liệu và cấu kiện xây dựng, định mức dự toán các công việc đặc thù thuộc các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh chưa có trong danh mục định mức xây dựng do Bộ Xây dựng công bố; tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh hướng dẫn việc áp dụng hoặc vận dụng các định mức, đơn giá xây dựng, chỉ số giá xây dựng, suất vốn đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn ngân sách của địa phương;
h) Tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện việc cấp, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh theo phân cấp;
i) Cấp, điều chỉnh, thu hồi giấy phép hoạt động xây dựng cho các nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại địa bàn tỉnh theo phân cấp;
k) Cấp chứng chỉ năng lực hạng II, hạng III đối với tổ chức tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh; kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về điều kiện năng lực hành nghề xây dựng của cá nhân và điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức tham gia hoạt động đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh. Tổ chức sát hạch, cấp, cấp lại, thu hồi chứng chỉ hành nghề đối với cá nhân, chứng chỉ năng lực đối với tổ chức tham gia hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn, kiểm tra việc cấp, cấp lại, thu hồi và quản lý các loại chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh;
l) Xây dựng cơ sở dữ liệu, cập nhật, đăng tải và cung cấp thông tin về năng lực của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng có trụ sở chính trên địa bàn tỉnh (bao gồm cả các nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại địa bàn tỉnh);
m) Hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động, môi trường trong thi công xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh; kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn đối với máy, thiết bị, vật tư xây dựng có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trên địa bàn tỉnh; phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý vi phạm về an toàn, vệ sinh lao động, môi trường trong thi công xây dựng công trình; hướng dẫn giải quyết sự cố mất an toàn kỹ thuật trong thi công xây dựng công trình theo quy định của pháp luật;
n) Theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá tổng thể hoạt động đầu tư xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của Sở.
6. Về phát triển đô thị:
a) Tổ chức lập các loại quy hoạch theo quy định, chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh và cho từng đô thị trên địa bàn tỉnh, đảm bảo phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị quốc gia, chương trình phát triển đô thị quốc gia, quy hoạch xây dựng vùng liên tỉnh, vùng tỉnh, quy hoạch chung đô thị đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; xác định các khu vực phát triển đô thị và kế hoạch thực hiện; xác định các chỉ tiêu về lĩnh vực phát triển đô thị trong nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; tổ chức thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, chương trình sau khi được UBND tỉnh phê duyệt;
b) Xây dựng các cơ chế, chính sách, giải pháp nhằm thu hút, huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng và phát triển các đô thị đồng bộ, các khu đô thị mới, các chính sách, giải pháp quản lý quá trình đô thị hóa, các mô hình quản lý đô thị, khuyến khích phát triển các dịch vụ công trong lĩnh vực phát triển đô thị; tổ chức thực hiện sau khi được UBND tỉnh phê duyệt, ban hành;
c) Tổ chức thực hiện các chương trình, dự án đầu tư phát triển đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo sự phân công của UBND tỉnh (Các chương trình nâng cấp đô thị; chương trình phát triển đô thị; đề án phát triển các đô thị Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu; kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh; các dự án cải thiện môi trường đô thị, nâng cao năng lực quản lý đô thị; các dự án đầu tư phát triển đô thị);
d) Tổ chức thực hiện việc đánh giá, phân loại đô thị hàng năm theo các tiêu chí đã được Chính phủ quy định theo chức năng, nhiệm vụ được phân công; thẩm định Đề án đề nghị công nhận đô thị loại V trên địa bàn tỉnh để trình UBND tỉnh phê duyệt sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng;
đ) Hướng dẫn, kiểm tra các hoạt động đầu tư xây dựng, phát triển đô thị, khai thác sử dụng đất xây dựng đô thị theo quy hoạch và kế hoạch đã được phê duyệt; tổ chức thực hiện quản lý đầu tư phát triển đô thị theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư phát triển đô thị, pháp luật về đầu tư xây dựng và pháp luật có liên quan theo phân công của UBND tỉnh; hướng dẫn quản lý trật tự xây dựng đô thị;
e) Tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư phát triển đô thị; tổ chức vận động, khai thác, điều phối các nguồn lực trong và ngoài nước cho việc đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống đô thị trên địa bàn tỉnh theo sự phân công của UBND tỉnh;
g) Theo dõi, tổng hợp, đánh giá và báo cáo tình hình phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh; tổ chức xây dựng và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu, cung cấp thông tin về tình hình phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh.
7. Về hạ tầng kỹ thuật đô thị và khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, bao gồm: cấp nước, thoát nước đô thị và khu công nghiệp; quản lý chất thải rắn thông thường tại đô thị, khu công nghiệp, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng; chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị; quản lý nghĩa trang (trừ nghĩa trang liệt sĩ); kết cấu hạ tầng giao thông đô thị; quản lý xây dựng ngầm đô thị; quản lý sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị:
a) Về cấp nước, thoát nước đô thị và khu công nghiệp:
Xây dựng kế hoạch, chương trình, chỉ tiêu và cơ chế chính sách phát triển hệ thống cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn tỉnh, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện sau khi được phê duyệt.
Tổ chức lập, thẩm định, lấy ý kiến Bộ Xây dựng và các cơ quan liên quan về quy hoạch cấp nước, thoát nước trên địa bàn tỉnh theo quy định, trình UBND tỉnh phê duyệt.
Trình UBND tỉnh văn bản thẩm tra hoặc văn bản góp ý kiến về dự án đầu tư xây dựng công trình cấp nước, thoát nước thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND tỉnh theo quy định; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện sau khi được phê duyệt.
Tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư, vận động, khai thác các nguồn lực để phát triển cấp nước, thoát nước trên địa bàn tỉnh theo phân công của UBND tỉnh; hướng dẫn và quản lý việc thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công trình, các mô hình công nghệ, mô hình quản lý hệ thống cấp nước, thoát nước phù hợp với đặc điểm và quy mô đô thị, khu công nghiệp; hướng dẫn quản lý, khai thác, bảo trì hệ thống cấp nước, thoát nước trong đô thị và khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
b) Về quản lý chất thải rắn thông thường:
Xây dựng kế hoạch, chương trình, chỉ tiêu và cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện sau khi được phê duyệt.
Tổ chức lập, thẩm định, lấy ý kiến Bộ Xây dựng và các cơ quan liên quan về quy hoạch xử lý chất thải rắn theo quy định trên địa bàn tỉnh, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn, kiểm tra việc lập, triển khai và quản lý quy hoạch xử lý chất thải rắn.
Tổ chức lập, thẩm định quy hoạch xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn theo quy định trên địa bàn tỉnh, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn, kiểm tra việc triển khai thực hiện.
Tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư, vận động, khai thác các nguồn lực để phát triển quy hoạch xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh theo phân công của UBND tỉnh.
Trình UBND tỉnh văn bản thẩm tra hoặc đóng góp ý kiến đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND tỉnh theo quy định; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện sau khi được phê duyệt.
c) Về chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị:
Xây dựng kế hoạch, chương trình và các cơ chế chính sách khuyến khích phát triển chiếu sáng đô thị và cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh trình UBND tỉnh phê duyệt; hướng dẫn việc thực hiện sau khi được phê duyệt.
Tổ chức lập, thẩm định quy hoạch chiếu sáng đô thị trên địa bàn tỉnh trình UBND tỉnh phê duyệt đối với những quy hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND tỉnh; đề nghị Bộ Xây dựng đóng góp ý kiến đối với quy hoạch chiếu sáng đô thị đối với những quy hoạch cần lấy ý kiến theo quy định của pháp luật; hướng dẫn, kiểm tra việc tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý chiếu sáng đô thị, quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh.
Hướng dẫn, kiểm tra việc tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh. Tổ chức lập, thẩm định về quy hoạch cây xanh đô thị theo phân công của UBND tỉnh.
Tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện việc cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh và lập danh mục cây trồng, cây cần bảo tồn, cây nguy hiểm, cây cấm trồng, cây trồng hạn chế trong đô thị trên địa bàn tỉnh theo phân cấp.
d) Về quản lý nghĩa trang (trừ nghĩa trang liệt sĩ);
Xây dựng kế hoạch, chương trình và các cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng trên địa bàn tỉnh, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quy hoạch và các hoạt động xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang.
Tổ chức lập, thẩm định, lấy ý kiến Bộ Xây dựng và các cơ quan liên quan về quy hoạch nghĩa trang trên địa bàn tỉnh trình UBND tỉnh phê duyệt theo quy định đối với những quy hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND tỉnh.
Tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư, vận động, khai thác các nguồn lực để tham gia trong lĩnh vực xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng theo phân công của UBND tỉnh.
Trình UBND tỉnh văn bản thẩm tra hoặc văn bản góp ý kiến về dự án đầu tư xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND tỉnh theo quy định; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện sau khi được phê duyệt.
đ) Về kết cấu hạ tầng giao thông đô thị:
Tổ chức lập, thẩm định quy hoạch giao thông đô thị trình UBND tỉnh phê duyệt đối với những quy hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND tỉnh; đề nghị Bộ Xây dựng đóng góp ý kiến đối với những quy hoạch giao thông đô thị cần lấy ý kiến theo quy định của pháp luật; hướng dẫn việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch giao thông đô thị và nội dung quy hoạch giao thông trong đồ án quy hoạch đô thị; kiểm tra việc xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đô thị theo quy hoạch đô thị và quy hoạch giao thông đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
e) Về quản lý xây dựng ngầm đô thị:
Xây dựng kế hoạch, chương trình và cơ chế chính sách khuyến khích phát triển xây dựng ngầm đô thị trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện sau khi được phê duyệt.
Hướng dẫn, kiểm tra công tác lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý thực hiện quy hoạch không gian xây dựng ngầm đô thị; trình cấp có thẩm quyền ban hành các quy định về quản lý xây dựng, khai thác công trình ngầm và công tác hạ ngầm các đường dây, đường cáp trong đô thị; hướng dẫn việc thực hiện sau khi được phê duyệt; xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về công trình ngầm đô thị.
g) Về quản lý sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị:
Hướng dẫn, kiểm tra công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch đô thị có liên quan đến việc xác định công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung.
Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành các quy định về sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị sau khi được phê duyệt.
h) Hướng dẫn công tác lập, quản lý chi phí các dịch vụ hạ tầng kỹ thuật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở; tổ chức lập để UBND tỉnh công bố hoặc ban hành định mức dự toán các dịch vụ hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh mà chưa có trong định mức dự toán do Bộ Xây dựng công bố, hoặc đã có nhưng không phù hợp với quy trình kỹ thuật và điều kiện cụ thể của tỉnh; tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh hướng dẫn việc áp dụng hoặc vận dụng các định mức, đơn giá về dịch vụ hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh và giá dự toán chi phí các dịch vụ hạ tầng kỹ thuật sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương; kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
i) Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về hạ tầng kỹ thuật:
Lập báo cáo về tình hình phát triển hạ tầng kỹ thuật bao gồm: Thực trạng về xây dựng phát triển; tình hình lập, thẩm định phê duyệt quy hoạch và phát triển quy hoạch; tình hình đầu tư xây dựng và triển khai dự án đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật tại địa bàn tỉnh, quản lý giá các dịch vụ liên quan đến hạ tầng kỹ thuật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở.
8. Về nhà ở:
a) Nghiên cứu xây dựng để trình UBND tỉnh xem xét, báo cáo HĐND tỉnh quyết định ban hành chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của tỉnh, bao gồm chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở nói chung và các chương trình mục tiêu của tỉnh về hỗ trợ nhà ở cho đối tượng xã hội gặp khó khăn về nhà ở; tổ chức triển khai thực hiện sau khi được cơ quan có thẩm quyền quyết định phê duyệt;
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan:
Hướng dẫn việc lập, thẩm định, phê duyệt các dự án phát triển nhà ở, thẩm định các dự án phát triển nhà ở do UBND tỉnh chấp thuận hoặc quyết định đầu tư; thực hiện lựa chọn chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở thương mại và nhà ở xã hội để trình UBND tỉnh xem xét, quyết định theo thẩm quyền;
Xây dựng các cơ chế, chính sách về phát triển và quản lý nhà ở phù hợp với điều kiện cụ thể của tỉnh để trình UBND tỉnh xem xét, ban hành theo thẩm quyền; đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra việc triển khai thực hiện sau khi được UBND tỉnh ban hành;
c) Tổ chức việc thẩm định giá bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội đối với các dự án phát triển nhà ở xã hội trên phạm vi địa bàn tỉnh; xây dựng khung giá bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội do các hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng, giá dịch vụ quản lý, vận hành nhà ở xã hội theo sự phân công của UBND tỉnh;
d) Xây dựng kế hoạch phát triển nhà ở xã hội hàng năm, 05 (năm) năm được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách địa phương hoặc bằng nguồn vốn xã hội hóa để UBND tỉnh trình HĐND tỉnh xem xét, phê duyệt; hướng dẫn thực hiện việc quản lý, sử dụng nguồn vốn đầu tư xây dựng nhà ở xã hội từ ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật;
đ) Tham mưu cho UBND tỉnh rà soát, điều chỉnh, bổ sung quỹ đất dành để phát triển nhà ở xã hội trong quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết đô thị của tỉnh; trình UBND tỉnh xem xét, quyết định thu hồi quỹ đất thuộc các dự án phát triển nhà ở thương mại, khu đô thị mới đã giao cho các chủ đầu tư, nhưng không triển khai hoặc triển khai chậm so với tiến độ đã được phê duyệt, quỹ đất 20% dành để xây dựng nhà ở xã hội trong các dự án phát triển nhà ở thương mại, khu đô thị mới nhưng chưa sử dụng để giao cho các chủ đầu tư có nhu cầu đầu tư xây dựng nhà ở xã hội;
e) Xây dựng, trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch phát triển quỹ nhà ở công vụ do tỉnh quản lý (bao gồm nhu cầu đất đai và vốn đầu tư xây dựng) theo quy định về tiêu chuẩn diện tích nhà ở công vụ do Thủ tướng Chính phủ ban hành;
g) Xây dựng, trình UBND tỉnh quy định và công khai các tiêu chuẩn, đối tượng và điều kiện được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội, thuê nhà ở công vụ, nhà ở thuộc sở hữu nhà nước áp dụng trên địa bàn tỉnh; ban hành khung giá cho thuê nhà ở công vụ; khung giá cho thuê, thuê mua và giá bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh; tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về tiếp nhận quỹ nhà ở tự quản của Trung ương và của tỉnh để thống nhất quản lý, thực hiện bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cho người đang thuê theo quy định của pháp luật;
h) Tham gia định giá các loại nhà trên địa bàn tỉnh theo khung giá, nguyên tắc và phương pháp định giá các loại nhà của Nhà nước;
i) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các tiêu chuẩn xây dựng nhà ở, nhà ở xã hội; hướng dẫn thực hiện việc phân loại, thiết kế mẫu, thiết kế điển hình, quy chế quản lý, sử dụng, chế độ bảo hành, bảo trì nhà ở, nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh;
k) Tổ chức thực hiện các chính sách pháp luật của Nhà nước về phát triển và quản lý nhà ở; thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho các đối tượng xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở;
l) Tổng hợp, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện phát triển nhà ở, nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh theo định kỳ hàng năm hoặc theo yêu cầu đột xuất, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Xây dựng để tổng hợp, báo cáo Chính phủ;
m) Tổ chức điều tra, thống kê, đánh giá định kỳ về nhà ở thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn tỉnh; tổ chức xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu và cung cấp thông tin về nhà ở thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn tỉnh.
9. Về công sở:
a) Tổ chức lập, thẩm định quy hoạch phát triển hệ thống công sở các cơ quan hành chính nhà nước, trụ sở làm việc thuộc sở hữu nhà nước của các cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội, các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh để trình Chủ tịch UBND phê duyệt; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện sau khi được UBND tỉnh phê duyệt;
b) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các tiêu chuẩn xây dựng công sở, trụ sở làm việc; hướng dẫn thực hiện việc phân loại, thiết kế mẫu, thiết kế điển hình, quy chế quản lý, sử dụng, chế độ bảo hành, bảo trì công sở, trụ sở làm việc thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn tỉnh;
c) Phối hợp với Sở Tài chính thực hiện việc chuyển đổi mục đích sử dụng, mua bán, cho thuê, thuê mua đối với công sở, trụ sở làm việc thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;
d) Tổ chức điều tra, thống kê, đánh giá định kỳ về công sở thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn tỉnh; tổ chức xây dựng cơ sở dữ liệu và cung cấp thông tin về công sở thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn tỉnh.
10. Về thị trường bất động sản:
a) Xây dựng, trình UBND tỉnh ban hành cơ chế, chính sách phát triển và quản lý thị trường bất động sản; các giải pháp nhằm minh bạch hóa hoạt động giao dịch, kinh doanh bất động sản trên địa bàn tỉnh; tổ chức thực hiện sau khi được UBND tỉnh phê duyệt, ban hành;
b) Thực hiện các chính sách, giải pháp điều tiết và bình ổn thị trường bất động sản trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;
c) Hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về điều kiện năng lực của chủ đầu tư dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở, dự án hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp và các dự án đầu tư kinh doanh bất động sản khác trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn các quy định về bất động sản được đưa vào kinh doanh;
d) Tổ chức thẩm định hồ sơ chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ các dự án khu đô thị mới, dự án phát triển nhà ở, dự án hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp để UBND tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ quyết định hoặc UBND tỉnh quyết định cho phép chuyển nhượng dự án theo thẩm quyền; hướng dẫn kiểm tra các quy định của pháp luật trong hoạt động mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà, công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh;
đ) Kiểm tra hoạt động đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về môi giới bất động sản, quản lý điều hành sàn giao dịch bất động sản; thực hiện việc cấp và quản lý chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản trên địa bàn tỉnh;
e) Theo dõi, tổng hợp tình hình, tổ chức xây dựng hệ thống thông tin về thị trường bất động sản, hoạt động kinh doanh bất động sản, kinh doanh dịch vụ bất động sản trên địa bàn tỉnh; định kỳ báo cáo tháng, quý, 6 tháng, hàng năm về Bộ Xây dựng.
11. Về vật liệu xây dựng:
a) Tổ chức lập, thẩm định các quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng; quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của tỉnh phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng quốc gia, quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng chủ yếu; quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch sau khi được UBND tỉnh phê duyệt;
b) Quản lý và tổ chức thực hiện các quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng, nguyên liệu sản xuất xi măng; quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng quốc gia, quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng chủ yếu đã được phê duyệt trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;
c) Hướng dẫn các hoạt động thẩm định, đánh giá về: Công nghệ khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng, nguyên liệu sản xuất xi măng; công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng; chất lượng sản phẩm vật liệu xây dựng;
d) Tổ chức thẩm định các dự án đầu tư khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng, nguyên liệu sản xuất xi măng theo phân cấp của Chính phủ và phân công của UBND tỉnh;
đ) Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật, các quy định về an toàn, vệ sinh lao động trong các hoạt động: khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng, nguyên liệu sản xuất xi măng; sản xuất vật liệu xây dựng;
e) Hướng dẫn các quy định của pháp luật về kinh doanh vật liệu xây dựng đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh theo phân công của UBND tỉnh;
g) Kiểm tra chất lượng các sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng được sản xuất, lưu thông và đưa vào sử dụng trong các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;
h) Theo dõi, tổng hợp tình hình đầu tư khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng, nguyên liệu sản xuất xi măng, tình hình sản xuất vật liệu xây dựng của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh.
12. Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của các tổ chức dịch vụ công trong các lĩnh vực quản lý của Sở; quản lý, chỉ đạo hoạt động và việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các tổ chức sự nghiệp công lập trực thuộc Sở theo quy định của pháp luật.
13. Tham mưu cho UBND tỉnh quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của các hội, tổ chức phi chính phủ hoạt động trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
14. Thực hiện hợp tác quốc tế về các lĩnh vực quản lý của Sở theo quy định của pháp luật, sự phân công hoặc ủy quyền của UBND tỉnh.
15. Xây dựng, chỉ đạo và tổ chức thực hiện kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ, bảo vệ môi trường; xây dựng hệ thống thông tin, tư liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước và hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của Sở được giao theo quy định của pháp luật.
16. Hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở đối với Phòng Kinh tế và hạ tầng, Phòng Quản lý đô thị thuộc UBND cấp huyện; các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình chuyên ngành; Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện, thành phố.
17. Thanh tra, kiểm tra đối với tổ chức, cá nhân trong việc thi hành pháp luật thuộc ngành xây dựng, xử lý theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý các trường hợp vi phạm; giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, thực hiện phòng chống tham nhũng, lãng phí trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở theo quy định của pháp luật hoặc phân công của UBND tỉnh.
18. Theo dõi, tổng hợp, báo cáo định kỳ 6 tháng, hàng năm và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao với UBND tỉnh, Bộ Xây dựng và các cơ quan có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật; thực hiện chế độ báo cáo thống kê tổng hợp ngành xây dựng theo quy định của Bộ Xây dựng và sự phân công của UBND tỉnh.
19. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng, Thanh tra, các phòng chuyên môn nghiệp vụ và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở theo hướng dẫn chung của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và theo quy định của UBND tỉnh.
20. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức, viên chức, cơ cấu ngạch công chức, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập; thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức và lao động thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật và theo sự phân công hoặc ủy quyền của UBND tỉnh.
21. Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách nhà nước được phân bổ theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh.
22. Thực hiện các nhiệm vụ khác về các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành xây dựng theo sự phân công, phân cấp hoặc ủy quyền của UBND tỉnh và theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Về cơ cấu tổ chức và biên chế của Sở Xây dựng
1. Lãnh đạo Sở: Gồm Giám đốc và không quá 03 Phó Giám đốc.
a) Giám đốc Sở là người đứng đầu Sở, chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Sở; chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh và Bộ trưởng Bộ Xây dựng; báo cáo trước HĐND tỉnh, trả lời kiến nghị của cử tri, chất vấn của đại biểu HĐND tỉnh theo yêu cầu;
b) Phó Giám đốc Sở là người giúp Giám đốc Sở, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Khi Giám đốc vắng mặt, một Phó Giám đốc được Giám đốc Sở ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Sở;
c) Việc bổ nhiệm Giám đốc, Phó Giám đốc Sở do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ Xây dựng ban hành và theo quy định của pháp luật. Việc miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và các chế độ chính sách khác đối với Giám đốc, Phó Giám đốc Sở thực hiện theo quy định của pháp luật. Giám đốc, Phó Giám đốc Sở không kiêm chức danh Trưởng của đơn vị cấp dưới có tư cách pháp nhân.
2. Các tổ chức tham mưu tổng hợp và chuyên môn nghiệp vụ:
a) Văn phòng (bao gồm cả công tác pháp chế);
b) Thanh tra.
c) Phòng Quy hoạch - kiến trúc;
d) Phòng Phát triển đô thị và hạ tầng kỹ thuật;
e) Phòng Quản lý xây dựng;
f) Phòng Kinh tế và vật liệu xây dựng;
g) Phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản;
h) Chi cục Giám định xây dựng (được tổ chức không quá 02 phòng và 01 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Giám định chất lượng xây dựng).
3. Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở:
a) Trung tâm Quy hoạch xây dựng Bắc Giang;
b) Ban Quản lý trụ sở liên cơ quan và nhà ở sinh viên tỉnh Bắc Giang;
Việc thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập khác trực thuộc Sở Xây dựng thực hiện theo quy định của pháp luật.
4. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các đơn vị thuộc và trực thuộc Sở Xây dựng
Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các đơn vị thuộc và trực thuộc Sở Xây dựng (trừ chức danh do Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm) do Giám đốc Sở Xây dựng bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, cho từ chức, nghỉ hưu và thực hiện các chế độ, chính sách khác theo quy định của pháp luật. Số lượng cấp phó của người đứng đầu nêu tại khoản 2 và khoản 3 Điều này không quá 02 người.
5. Biên chế của Sở Xây dựng
a) Biên chế công chức, số lượng người làm việc của Sở Xây dựng được UBND tỉnh giao hàng năm trên cơ sở vị trí việc làm gắn với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động và nằm trong tổng biên chế công chức, số lượng người làm việc trong các cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh;
b) Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và danh mục vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức, cơ cấu chức danh nghề nghiệp viên chức được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hàng năm Sở Xây dựng phối hợp với Sở Nội vụ lập kế hoạch biên chế công chức, số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp theo quy định của pháp luật bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được giao.
Điều 4. Tổ chức thực hiện
Giám đốc Sở Xây dựng có trách nhiệm quy định nhiệm vụ cụ thể của các phòng, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở; ban hành Quy chế làm việc của Sở Xây dựng để tổ chức thực hiện; phối hợp với Sở Nội vụ hướng dẫn chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Kinh tế và hạ tầng các huyện, Phòng Quản lý đô thị thành phố Bắc Giang,
Trong quá trình thực hiện nếu có nội dung cần bổ sung, sửa đổi, Sở Xây dựng phối hợp với Sở Nội vụ báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định./. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Bắc Giang",
"promulgation_date": "30/03/2016",
"sign_number": "176/2016/QĐ-UBND",
"signer": "Nguyễn Văn Linh",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Quyet-dinh-3079-QD-TCHQ-cong-nhan-hoat-dong-dai-ly-lam-thu-tuc-hai-quan-292724.aspx | Quyết định 3079/QĐ-TCHQ công nhận hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan | BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 3079/QĐ-TCHQ
Hà Nội, ngày 09 tháng 10 năm 2015
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG NHẬN HOẠT ĐỘNG ĐẠI LÝ LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN
Căn cứ Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Thông tư số 12/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính quy định chi tiết thủ tục cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan; cấp và thu hồi mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan; trình tự, thủ tục công nhận và hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan;
Căn cứ hồ sơ đề nghị công nhận đại lý làm thủ tục hải quan gửi kèm công văn số 02/CVASNL ngày 4/8/2015 của Công ty CP Dịch vụ Tiếp vận và Tàu biển Asiana;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về Hải quan,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công nhận:
Công ty CP Dịch vụ Tiếp vận và Tàu biển Asiana
Mã số thuế: 0310319974
Địa chỉ: số 12 Nội khu Mỹ Toàn 2, Phường Tân Phong, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cấp thay đổi lần thứ 4 ngày 3/9/2014
Đủ điều kiện hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan.
Công ty CP Dịch vụ Tiếp vận và Tàu biển Asiana có trách nhiệm thực hiện đúng quy định của Luật Hải quan, Thông tư số 12/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính quy định chi tiết thủ tục cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan; cấp và thu hồi mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan; trình tự, thủ tục công nhận và hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 2099/HQHCM-GSQL ngày 08/8/2011 của Cục hải quan thành phố Hồ Chí Minh về việc Xác nhận điều kiện hoạt động đại lý Hải quan.
Điều 3. Các ông (bà) Giám đốc Công ty CP Dịch vụ Tiếp vận và Tàu biển Asiana, Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về Hải quan và Cục trưởng Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Cục CNTT&TKHQ;
- Lưu: VT, GSQL (3).
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Nguyễn Văn Cẩn | {
"issuing_agency": "Tổng cục Hải quan",
"promulgation_date": "09/10/2015",
"sign_number": "3079/QĐ-TCHQ",
"signer": "Nguyễn Văn Cẩn",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Ke-hoach-so-36-KH-UBND-2010-phat-trien-thuong-mai-dien-tu-tinh-Tuyen-Quang-349922.aspx | Kế hoạch số 36/KH-UBND 2010 phát triển thương mại điện tử tỉnh Tuyên Quang | UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 36/KH-UBND
Tuyên Quang, ngày 12 tháng 11 năm 2010
KẾ HOẠCH
PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TỈNH TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
Căn cứ Quyết định số 1073/QĐ-TTg ngày 12/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2011 - 2015; Văn bản số 7184/BCT-TMĐT ngày 20/7/2010 của Bộ Công Thương về việc xây dựng Kế hoạch phát triển thương mại điện tử của tỉnh giai đoạn 2011 - 2015, Uỷ ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2011 - 2015 như sau:
I. THỰC TRẠNG VÀ TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TỈNH TUYÊN QUANG
Sau gần 02 năm thực hiện Kế hoạch số 14/KH-UBND ngày 22/6/2009 của UBND tỉnh về phát triển thương mại điện tử tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010, nhận thức của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp trong tỉnh về thương mại điện tử đã có nhiều chuyển biến tích cực; nhiều doanh nghiệp đã đầu tư triển khai các dịch vụ thanh toán qua thẻ, hoặc xây dựng website để phục vụ tuyên truyền, quảng bá sản phẩm, dịch vụ của đơn vị, từng bước hình thành các website có tính năng mua bán trực tuyến, 100% các doanh nghiệp đã sử dụng thư điện tử trong giao dịch kinh doanh, nhiều doanh nghiệp đã đăng ký triển khai Chương trình hỗ trợ của Cục thương mại điện tử và Công nghệ thông tin - Bộ Công thương để thiết lập các website cho đơn vị.
Các Sở, ban, ngành, đoàn thể cũng tích cực đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác điều hành, quản lý, cung cấp các dịch vụ hành chính công trực tuyến theo các mức độ phù hợp với yêu cầu cải cách hành chính.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin và phát triển thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh thời gian qua có kết quả tốt, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế, cụ thể:
- Mức độ quan tâm của doanh nghiệp và người tiêu dùng đến thương mại điện tử chưa cao;
- Nguồn nhân lực phục vụ công tác phát triển và quản lý thương mại điện tử trong các doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước còn yếu và thiếu;
- Hạ tầng công nghệ thông tin ở mức thấp; các dịch vụ tài chính, ngân hàng chưa đáp ứng các yêu cầu về thanh toán trong thương mại điện tử;
- Tập quán mua - bán vẫn mang nặng thói quen mua, bán trực tiếp, người mua chưa yên tâm về chất lượng hàng hóa, dịch vụ cung ứng qua mạng.
Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2011-2015 nhằm đưa ra các giải phát thiết thực đưa thương mại điện tử của tỉnh phát triển, từ đó góp phần để nền kinh tế của tỉnh có những bước hội nhập, phát triển mạnh mẽ, bền vững hơn trong giai đoạn 2011-2015.
II. MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN
1. Mục tiêu tổng quát
1.1. Nâng cao nhận thức của các cán bộ quản lý nhà nước, các doanh nghiệp, người dân về vai trò, ý nghĩa thương mại điện tử trong sản xuất, kinh doanh phục vụ đời sống, đồng thời bồi dưỡng các kỹ năng cần thiết để giúp doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử.
1.2. Phát triển, ứng dụng thương mại điện tử theo kịp trình độ phát triển chung của cả nước, từ đó góp phần đưa kinh tế của tỉnh hội nhập nhanh chóng và sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo mục tiêu của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV.
1.3. Hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng khả năng tiếp cận thị trường quốc tế và thị trường nội địa; giúp doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tiết kiệm thời gian và chi phí giao dịch, tuyên truyền, quảng bá dịch vụ, sản phẩm.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. 100% cán bộ quản lý nhà nước biết đến lợi ích của thương mại điện tử.
2.2. Tất cả doanh nghiệp nhỏ và vừa tiến hành giao dịch thương mại điện tử loại hình doanh nghiệp với doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp với người tiêu dùng trong đó:
- 20% doanh nghiệp tham gia các website thương mại điện tử để tiến hành mua, bán các sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 15% doanh nghiệp có trang thông tin điện tử, cập nhật định kỳ thông tin hoạt động và quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp.
- 100% doanh nghiệp kinh doanh xuất, nhập khẩu trên địa bàn tỉnh có website riêng và liên kết, giao dịch qua Sàn Giao dịch thương mại điện tử của tỉnh.
- 100% doanh nghiệp sử dụng thường xuyên, thành thạo thư điện tử trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.3. Hình thành các tiện ích hỗ trợ người tiêu dùng tham gia thương mại điện tử loại hình doanh nghiệp với người tiêu dùng:
- 50% số siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn thành phố Tuyên Quang cho phép thực hiện thanh toán (mua, bán hàng hóa, dịch vụ) qua các phương tiện điện tử.
- Bước đầu thực hiện thanh toán các chi phí dịch vụ, nhiên liệu, điện, nước, dịch vụ viễn thông... qua phương tiện điện tử (thẻ tín dụng, tài khoản cá nhân...).
2.4. 80% các chào thầu mua sắm của các cơ quan hành chính trong tỉnh được công bố trên các trang tin điện tử (đối với các cơ quan đã có website) và khoảng 10% trong số đó được tiến hành giao dịch trên mạng.
3. Phương hướng, nhiệm vụ
3.1. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến về lợi ích của ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và các kiến thức pháp luật về thương mại điện tử cho các cơ quan, doanh nghiệp, thương nhân và người dân.
3.2. Tổ chức các hội thảo, hội nghị, các lớp đào tạo bồi duỡng kiến thức, kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử cho cán bộ quản lý của các tổ chức, cá nhân và các đơn vị sản xuất kinh doanh.
3.3. Liên kết, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan (Cục Thương mại điện tử, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam...) tổ chức các chương trình hỗ trợ về phương pháp, kỹ thuật cho các doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động sản xuất kinh doanh, hỗ trợ các đơn vị, doanh nghiệp quảng bá, tiếp thị, giới thiệu thông tin sản phẩm, hình ảnh doanh nghiệp trên Internet.
3.4. Đẩy mạnh tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý nhà nước về thương mại điện tử do các Bộ, ngành Trung ương tổ chức, các chương trình hợp tác, trao đổi học hỏi kinh nghiệm phát triển thương mại điện tử với các tỉnh, thành phố trong nước và quốc tế.
3.5. Xây dựng, duy trì, nâng cấp Sàn Thương mại điện tử tỉnh Tuyên Quang (Sở Công Thương xây dựng và quản lý) đạt đầy đủ các tiêu chí, tính năng của sàn thương mại điện tử để hỗ trợ doanh nghiệp, đồng thời đáp ứng kịp thời, thiết thực các yêu cầu đặt ra của công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực công nghiệp - thương mại.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI
1. Công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến kiến thức.
- Tổ chức các chương trình tập huấn về thương mại điện tử cho cán bộ quản lý kinh tế trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường tuyên truyền về thương mại điện tử cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và cá nhân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng; giới thiệu, biểu dương các doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân điển hình trong đầu tư phát triển và ứng dụng thương mại điện tử có hiệu quả trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
2. Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực về thương mại điện tử.
2.1. Trong giai đoạn 2011 - 2015 sẽ tổ chức 5 lớp học tập trung, mỗi năm 01 lớp, cụ thể:
Năm 2011, 2012 tổ chức đào tạo phổ biến kiến thức cơ bản về thương mại điện tử, quy mô từ 50 - 70 người/lớp học;
Năm 2013 - 2015 sẽ tổ chức 03 lớp đào tạo nâng cao, chuyên sâu, quy mô từ 30 - 40 người/lớp học;
2.2. Đối tượng: Cán bộ quản lý nhà nước có liên quan đến việc quản lý và ứng dụng thương mại điện tử; cán bộ, nhân viên các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, các tổ chức kinh tế.
2.3. Nội dung: Giới thiệu tổng quan về thương mại điện tử; phổ biến pháp luật về thương mại điện tử; các xu hướng, mô hình phát triển thương mại trong nước và quốc tế; đào tạo chuyên sâu các kỹ năng ứng dụng về công nghệ thông tin và thương mại điện tử.
3. Tổ chức hội thảo, hội nghị về thương mại điện tử.
3.1. Tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị nhằm đánh giá thực trạng ứng dụng thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh, trao đổi kinh nghiệm, phản ảnh các khó khắn, vướng mắc, nghe ý kiến của các chuyên gia và bàn giải pháp phát triển thương mại điện tử tỉnh Tuyên Quang giai đoạn đến năm 2020.
3.2. Số lượng tham gia: 60 - 80 đại biểu/hội thảo, hội nghị.
3.3. Đối tượng: Đại diện các cấp, các ngành Trung ương, địa phương và doanh nghiệp.
4. Tổ chức các đoàn khảo sát, học tập kinh nghiệm triển khai thương mại điện tử của các địa phương khác.
4.1. Tổ chức đoàn tham quan và học hỏi kinh nghiệm của các tỉnh bạn về việc triển khai ứng dụng thương mại điện tử.
4.2. Tham gia các chương trình hội thảo, hội nghị thương mại điện tử do các Bộ, ngành Trung ương, các tỉnh bạn tổ chức.
4.3. Đối tượng: Lãnh đạo, cán bộ các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động quản lý và ứng dụng thương mại điện tử.
5. Các hoạt động hỗ trợ ứng dụng thương mại điện tử.
5.1. Hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia Cổng thương mại điện tử Quốc gia ECVN nhằm quảng bá thương hiệu sản phẩm và khai thác các cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp.
- Mục tiêu đến năm 2015: 100% doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh xuất, nhập khẩu trong tỉnh tham gia giao dịch trên Sàn giao dịch điện tử Quốc gia (ECVN).
- Hoạt động triển khai cụ thể:
+ Tuyên truyền thông tin và tổ chức Hội nghị giới thiệu về ECVN, vận động doanh nghiệp tham gia; tổ chức điều tra, thu thập thông tin của đơn vị đăng ký tham gia.
+ Đào tạo kỹ năng quản trị gian hàng trực tuyến và hướng dẫn thực hành cho các đơn vị đăng ký tham gia.
+ Tiến hành các thủ tục cần thiết để đưa các doanh nghiệp tham gia Cổng thương mại điện tử quốc gia ECVN. Hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm đối tác thông qua việc khai thác các cơ hội giao thương hàng ngày.
- Đối tượng được hỗ trợ: Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc các ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn, hoạt động xuất khẩu chủ chốt của tỉnh và các doanh nghiệp có nhu cầu khác.
5.2. Hỗ trợ xây dựng các Website cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trong tỉnh:
Phối hợp với Trung tâm thương mại điện tử (ECOMVIET) - Cục Thương mại điện tử hỗ trợ kỹ thuật xây dựng một số website cho doanh nghiệp theo chương trình “Mỗi doanh nghiệp một Website” của Cục Thương mại điện tử, từng bước nâng cấp đạt được tính năng của Website thương mại điện tử (mua, bán, đặt hàng, thanh toán trực tuyến…), ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp mũi nhọn, hoạt động xuất khẩu quan trọng của tỉnh.
5.3. Duy trì, bảo dưỡng, phát triển Sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Tuyên Quang.
- Bố trí cán bộ chuyên trách theo dõi, tổng hợp và quản trị Sàn giao dịch thương mại điện tử Tuyên Quang. Hàng năm, có kế hoạch bảo trì, nâng cấp sàn giao dịch thương mại điện tử. Đến năm 2014 Sàn giao dịch phải có tính năng đặt hàng và mua bán trực tuyến; hệ thống bảo mật, chứng nhận đảm bảo, chữ ký, dấu điện tử..., được xây dựng và phát triển theo kịp trình độ phát triển chung của thương mại điện tử cả nước.
- Thời gian triển khai: từ năm 2011 đến năm 2015.
6. Huy động nguồn lực trong tỉnh cho phát triển thương mại điện tử.
- Phát triển thương mại điện tử trên cơ sở huy động các nguồn lực của toàn xã hội, đặc biệt là nguồn huy động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong việc đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật và đào tạo nguồn nhân lực; trước hết tập trung hỗ trợ đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp; xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu của từng doanh nghiệp. Các doanh nghiệp chủ động thực hiện đầu tư xây dựng hệ thống máy tính kết nối Internet, kết nối mạng nội bộ và xây dựng website của doanh nghiệp.
- Khuyến khích, hỗ trợ các ngân hàng và tổ chức tín dụng triển khai ứng dụng công nghệ mới và các loại hình dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ thanh toán điện tử: Tiền điện, tiền nước, điện thoại, tiền lương...;
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Kinh phí thực hiện Kế hoạch này được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của tỉnh và huy động từ các nguồn kinh phí khác.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Công Thương:
- Lập Kế hoạch và dự toán kinh phí thực hiện các nội dung được giao trong kế hoạch này trong dự toán ngân sách hàng năm.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan triển khai thực hiện các nội dung, chương trình trong Kế hoạch này.
- Tổ chức, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kế hoạch; định kỳ hàng năm báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh về kết quả thực hiện và đề xuất những giải pháp mới nhằm đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh.
2. Báo Tuyên Quang, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh.
Phối hợp với Sở Công thương, các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện các hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức về thương mại điện tử, vai trò, lợi ích của Internet trong đời sống nhân dân, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các điển hình thành công trong ứng dụng thương mại điện tử đến các cơ quan, đơn vị, người dân và các doanh nghiệp.
3. Các doanh nghiệp.
Tích cực tham gia, cộng tác với các chương trình, dự án của cơ quan nhà nước; chủ động triển khai ứng dụng thương mại điện tử trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
4. Các Sở: Thông tin và Truyền Thông, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Khoa học và Công nghệ và các đơn vị liên quan theo chức năng, nhiệm vụ, phối hợp, kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện Kế hoạch này theo quy định hiện hành của pháp luật./.
Nơi nhận:
- Bộ Công thương; (Báo
- Bộ TTTT;
- Thường trực Tỉnh uỷ; cáo)
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, Các PCT UBND tỉnh;
- Ban Chỉ đạo CNTT tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Hiệp hội DN nhỏ và vừa;
- Chánh VP, các Phó CVP UBND tỉnh;
- CV: TH, TC, CN, CNTT;
- Lưu VT (NK 70).
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Đỗ Văn Chiến | {
"issuing_agency": "Tỉnh Tuyên Quang",
"promulgation_date": "12/11/2010",
"sign_number": "36/KH-UBND",
"signer": "Đỗ Văn Chiến",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thu-tuc-To-tung/Ke-hoach-345-KH-UBND-2023-thuc-hien-Quyet-dinh-17-QD-TTg-thi-hanh-an-ban-an-thuong-mai-Lao-Cai-579733.aspx | Kế hoạch 345/KH-UBND 2023 thực hiện Quyết định 17/QĐ-TTg thi hành án bản án thương mại Lào Cai | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 345/KH-UBND
Lào Cai, ngày 24 tháng 08 năm 2023
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 17/QĐ-TTG NGÀY 13/01/2023 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ ĐỐI VỚI CÁC BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH KINH DOANH, THƯƠNG MẠI GIAI ĐOẠN 2023 - 2028 ” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
Thực hiện Quyết định số 17/QĐ-TTg ngày 13/01/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thi hành án dân sự đối với các bản án, quyết định kinh doanh, thương mại giai đoạn 2023 - 2028 (sau đây gọi tắt là Quyết định số 17/QĐ-TTg); Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Triển khai thực hiện đồng bộ, toàn diện các nhiệm vụ, giải pháp Quyết định đã đề ra; xác định trách nhiệm cụ thể các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan trong việc thực hiện Quyết định, đảm bảo hiệu quả thiết thực; gắn với tiếp tục triển khai, thực hiện Luật Thi hành án dân sự năm 2008, được sửa đổi, bổ sung năm 2014 và năm 2022.
- Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác thi hành án kinh doanh thương mại (KDTM) của các cấp, các ngành nhằm đưa công tác thi hành án dân sự (THADS) tạo sự chuyển biến đột phá về chất lượng, rút ngắn thời gian, giảm thiểu chi phí, bảo đảm tính tuân thủ pháp luật hiện hành, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước, nhất là trong công tác (THADS), cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao tính hấp dẫn, cạnh tranh của nền kinh tế đối với nhà đầu tư, doanh nghiệp.
2. Yêu cầu
- Các nhiệm vụ, giải pháp phải đảm bảo tính khả thi, phù hợp với điều kiện, tình hình thực tiễn của ngành, đơn vị, địa phương.
- Đề cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, xác định rõ các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, thời hạn hoàn thành, trách nhiệm thực hiện đối với các hoạt động để triển khai thực hiện.
II. NỘI DUNG
1. Quán triệt, triển khai thực hiện Quyết định số 17/QĐ-TTg ngày 13/01/2023 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 870/QĐ - BTP ngày 29/5/2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thi hành án dân sự đối với các bản án, quyết định kinh doanh, thương mại giai đoạn 2023 - 2028”
a) Cơ quan chủ trì: Cục Thi hành án dân sự tỉnh.
b) Cơ quan phối hợp: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lào Cai và các sở, ban, ngành liên quan.
c) Thời gian thực hiện: Tháng 10 năm 2023.
d) Kết quả đầu ra: Tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai thi hành Quyết định số 17/QĐ-TTg ngày 13/01/2023 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch này đến toàn thể các thành viên Ban Chỉ đạo THADS tỉnh; đại diện các sở, ban, ngành tỉnh; các cơ quan liên quan; Đài Phát thanh và Truyền hình Lào Cai; Báo Lào Cai; UBND huyện, thị xã, thành phố; các ngân hàng, tổ chức tín dụng và Hiệp hội doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Xây dựng văn bản chỉ đạo Chi cục THADS các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện.
Các sở, ban, ngành liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và Kế hoạch này tổ chức quán triệt, triển khai đến các đơn vị trực thuộc, đảm bảo việc thực hiện có hiệu quả Quyết định của Thủ tướng và nội dung Kế hoạch.
2. Tổ chức phổ biến, tuyên truyền
a) Cơ quan chủ trì: Cục Thi hành án dân sự tỉnh.
b) Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành tỉnh; các cơ quan liên quan; Đài Phát thanh và Truyền hình Lào Cai; Báo Lào Cai; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh.
c) Thời gian thực hiện: Hằng năm.
d) Kết quả đầu ra: Tin, bài tuyên truyền về công tác thi hành án dân sự liên quan đến tín dụng, ngân hàng, kinh doanh, thương mại; tuyên truyền cho các cơ quan ban ngành trong hệ thống chính trị xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác thi hành án dân sự; tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân nhận thức rõ quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc tuân thủ pháp luật, chấp hành các bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền; tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền, phổ biến về thi hành các bản án, quyết định kinh doanh thương mại dành cho doanh nghiệp, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài... nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự nói chung, công tác thi hành án kinh doanh thương mại nói riêng.
3. Đề cao vai trò, trách nhiệm, hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo THADS các cấp trong thi hành án kinh doanh thương mại
a) Cơ quan chủ trì: Ban Chỉ đạo Thi hành án dân sự tỉnh.
b) Cơ quan tham mưu: Cục Thi hành án dân sự tỉnh; các sở, ban, ngành tỉnh; Ban Chỉ đạo Thi hành án dân sự cấp huyện và các cơ quan có liên quan.
c) Thời gian thực hiện: Hằng năm.
d) Kết quả đầu ra: Văn bản chỉ đạo phối hợp các cơ quan có liên quan trong thi hành án kinh doanh, thương mại trên địa bàn; giải quyết kịp thời những vướng mắc, khó khăn phát sinh trong việc phối hợp; chỉ đạo việc tổ chức cưỡng chế thi hành các vụ án lớn, phức tạp, có ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương; chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp chặt chẽ với các tổ chức tín dụng, cơ quan quản lý tài sản, đất đai và các cơ quan liên quan cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin về tài khoản, tài sản, đất đai theo yêu cầu của cơ quan Thi hành án dân sự, kịp thời áp dụng các biện pháp bảo đảm, kê biên, phong toả, xử lý tài sản trong quá trình thi hành án kinh doanh, thương mại.
4. Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa cơ quan Thi hành án dân sự với các cơ quan chức năng trong thi hành án dân sự nói chung và thi hành án kinh doanh, thương mại
a) Cơ quan chủ trì và chỉ đạo thực hiện: Cục Thi hành án dân sự tỉnh.
b) Cơ quan phối hợp: Tòa án nhân dân tỉnh; Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh; Công an tỉnh; Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lào Cai; các sở, ban, ngành; các cơ quan liên quan; Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố; các ngân hàng, tổ chức tín dụng và Hiệp hội doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
c) Đơn vị thực hiện: Phòng Nghiệp vụ và tổ chức thi hành án dân sự, Chi cục Thi hành án dân sự các huyện, thị xã, thành phố.
d) Thời gian thực hiện: Hằng năm.
đ) Kết quả đầu ra: Tăng cường công tác phối hợp liên ngành trong thi hành án dân sự nói chung và thi hành án kinh doanh, thương mại, đặc biệt là tăng cường phối hợp trong tổ chức cưỡng chế thi hành án dân sự; kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn phát sinh trong việc tổ chức phối hợp các cơ quan có liên quan, góp phần nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự, thi hành án kinh doanh, thương mại.
5. Nâng cao hiệu quả công tác hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ trong thi hành án dân sự nói chung và thi hành án kinh doanh, thương mại.
a) Cơ quan chủ trì: Cục Thi hành án dân sự tỉnh.
b) Cơ quan phối hợp: Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh; Ngân hàng Nhà nước
- Chi nhánh tỉnh Lào Cai và các sở, ban, ngành liên quan.
c) Thời gian thực hiện: Hằng năm.
d) Kết quả đầu ra: Các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo bảo đảm chất lượng, hiệu quả, kịp thời định hướng, tháo gỡ khó khăn vướng mắc nhằm tổ chức thi hành dứt điểm các vụ việc thi hành án dân sự nói chung và thi hành án kinh doanh, thương mại có điều kiện thi hành, đặc biệt là những vụ việc trọng điểm, giá trị thi hành lớn, khó khăn, phức tạp; những vụ việc có tài sản đã áp dụng biện pháp bảo đảm, kê biên, phong toả. Từ đó nâng tỷ lệ thi hành xong đối với các bản án, quyết định KDTM trên tổng số có điều kiện thi hành năm sau cao hơn năm trước, góp phần hoàn thành và vượt chỉ tiêu, nhiệm vụ Quốc hội giao theo Nghị quyết số 96/2019/QH14 cho cơ quan THADS địa phương.
6. Chỉ đạo phối hợp cưỡng chế thi hành dứt điểm những vụ việc khó khăn, phức tạp
a) Cơ quan chủ trì: Cục Thi hành án dân sự tỉnh.
b) Cơ quan phối hợp: Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh; Công an tỉnh; Sở Tài nguyên và Môi trường; Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lào Cai và các sở, ban, ngành liên quan.
c) Thời gian thực hiện: Hằng năm.
d) Kết quả đầu ra: Những vụ việc trọng điểm, việc có giá trị thi hành lớn, việc khó khăn, phức tạp, có ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương được chỉ đạo giải quyết dứt điểm.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Cục Thi hành án dân sự tỉnh chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước
- Chi nhánh tỉnh Lào Cai; các sở, ban, ngành tỉnh; các cơ quan liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; các ngân hàng, tổ chức tín dụng và Hiệp hội doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện Kế hoạch; hướng dẫn theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch; chỉ đạo Chi cục Thi hành án dân sự các huyện, thị xã, thành phố tham mưu Ủy ban nhân dân cùng cấp xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện tại địa phương; tổng hợp kết quả, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Tư pháp theo quy định.
2. Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố phối hợp với Cục Thi hành án dân sự tỉnh triển khai thực hiện bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả, gửi báo cáo về Cục Thi hành án dân sự tỉnh để tổng hợp kết quả, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Tư pháp theo quy định.
3. Kinh phí triển khai thực hiện các nội dung tại Kế hoạch được bố trí từ ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành. Giao Cục Thi hành án dân sự tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí từ ngân sách tỉnh để tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động trong nội dung Kế hoạch.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc các cơ quan, đơn vị, địa phương kịp thời phản ánh về Cục Thi hành án dân sự tỉnh để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Bộ Tư pháp;
- TT. Tỉnh ủy, UBND tỉnh;
- Ban Chỉ đạo THADS tỉnh;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh;
- Các sở, ban, ngành tỉnh;
- CA tỉnh, TAND tỉnh, Viện KSND tỉnh;
- Cục THADS tỉnh Lào Cai (02b);
- Ngân hàng Nhà nước - CN tỉnh Lào Cai;
- Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh;
- Báo Lào Cai, Đài PTTH Lào Cai;
- UBND huyện, thị xã, thành phố;
- Lãnh đạo Văn phòng;
- Lưu: VT, BBT, NC1.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Giàng Thị Dung | {
"issuing_agency": "Tỉnh Lào Cai",
"promulgation_date": "24/08/2023",
"sign_number": "345/KH-UBND",
"signer": "Giàng Thị Dung",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Quyet-dinh-261-QD-1-tieu-chuan-nha-nuoc-TCVN-4251-86-Trai-lon-giong-37067.aspx | Quyết định 261-QĐ 1 tiêu chuẩn nhà nước TCVN 4251-86. Trại lợn giống. | UỶ BAN KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT NHÀ NƯỚC
********
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 261-QĐ
Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 1986
QUYẾT ĐỊNH
CỦA UỶ BAN KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT NHÀ NƯỚC SỐ 261-QĐ NGÀY 10-4-1986 BAN HÀNH MỘT TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC
CHỦ NHIỆM UỶ BAN KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT NHÀ NƯỚC
Căn cứ Nghị định số 141-HĐBT ngày 24-8-1982 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành Điều lệ về công tác tiêu chuẩn hoá;
Xét đề nghị của Bộ Nông nghiệp trong công văn số 89 - KHKT/CV ngày 7-12-1984,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. - Nay ban hành tiêu chuẩn Việt Nam:
TCVN 4251-86. Trại lợn giống. Yêu cầu chung về quản lý kỹ thuật.
Điều 2. - Tiêu chuẩn trên ban hành để chính thức áp dụng, có hiệu lực từ ngày 1-1-1987 và phải được nghiêm chỉnh chấp hành trong tất cả các ngành, các địa phương có liên quan.
Đoàn Phương
(Đã ký) | {
"issuing_agency": "Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước",
"promulgation_date": "10/04/1986",
"sign_number": "261-QĐ",
"signer": "Đoàn Phương",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Ke-hoach-166-KH-UBND-2018-Hoi-nghi-lam-viec-doi-thoai-voi-Hiep-hoi-doanh-nghiep-Hoa-Binh-405001.aspx | Kế hoạch 166/KH-UBND 2018 Hội nghị làm việc đối thoại với Hiệp hội doanh nghiệp Hòa Bình | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÒA BÌNH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 166/KH-UBND
Hòa Bình, ngày 19 tháng 12 năm 2018
KẾ HOẠCH
TỔ CHỨC HỘI NGHỊ LÀM VIỆC, ĐỐI THOẠI VỚI HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP, CÁC CHI HỘI TRỰC THUỘC VÀ HỘI DOANH NGHIỆP CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ NĂM 2019
Căn cứ Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 và những năm tiếp theo;
Căn cứ Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020;
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức Hội nghị đối thoại làm việc, đối thoại với Hiệp hội doanh nghiệp, các Chi hội trực thuộc và Hội doanh nghiệp các huyện, thành phố năm 2019, như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Tạo cơ Hội để hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, các Chi hội trực thuộc và Hội doanh nghiệp các huyện, thành phố gặp gỡ, trao đổi, đề xuất các cơ chế, chính sách, giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.
- Đánh giá vai trò của Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, các Chi hội trực thuộc và Hội doanh nghiệp các huyện, thành phố trong việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.
- Giải quyết kiến nghị, đề xuất Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, các Chi hội trực thuộc và Hội doanh nghiệp các huyện, thành phố về thủ tục hành chính, đăng ký đầu tư, xây dựng, đất đai...
2. Yêu cầu
- Tổ chức hội nghị đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh;
- Kịp thời rà soát, tổng hợp thông tin, tình hình hỗ trợ giải quyết khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư nước ngoài trong quá trình đầu tư, kinh doanh tại tỉnh Hòa Bình.
II. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, SỐ LƯỢNG ĐẠI BIỂU, THÀNH PHẦN
1. Nội dung Chương trình Hội nghị gồm có:
- Đón tiếp đại biểu (Ban Tổ chức);
- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu (Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh);
- Khai mạc Hội nghị (Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh);
- Báo kết quả giải quyết vướng mắc và tổng hợp kết quả thu thập vướng mắc của Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, các Chi hội trực thuộc và Hội doanh nghiệp các huyện, thành phố năm 2018 (Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư);
- Thảo luận, trao đổi thông tin, giải đáp vướng mắc, khó khăn (Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì);
- Kết luận và kết thúc Hội nghị (Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh).
2. Thời gian và địa điểm tổ chức hội nghị:
Thời gian: Dự kiến 1/2 ngày, tháng 01 năm 2019.
Địa điểm: Hội trường Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Số lượng đại biểu: Đại biểu đăng ký tham dự hội nghị qua phiếu khảo sát, thu thập thông tin do Sở Kế hoạch và Đầu phát hành.
4. Thành phần tham dự hội nghị gồm có:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh (Chủ trì Hội nghị);
- Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư; Ngoại vụ; Xây dựng; Tài nguyên và Môi trường; Công Thương; Giao thông Vận tải; Lao động - Thương binh và Xã hội; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Tài chính; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Công an tỉnh; Cục Thuế tỉnh; Bảo hiểm Xã hội tỉnh; Ngân hàng nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Hòa Bình;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố;
- Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh;
- Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Hòa Bình;
- Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh;
- Các Chi hội trực thuộc và Hội doanh nghiệp các huyện, thành phố.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
- Do Sở Kế hoạch và Đầu tư bố trí
IV. PHÂN CÔNG THỰC HIỆN
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch, chương trình hội nghị; xây dựng Phiếu khảo sát, thu thập thông tin gửi trước cho Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, các Chi hội trực thuộc và Hội doanh nghiệp các huyện, thành phố về các vấn đề thường quan tâm; chịu trách nhiệm gửi Giấy mời của Ủy ban nhân dân tỉnh tới các doanh nghiệp, nhà đầu tư.
2. Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh có trách nhiệm phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan trong việc trao đổi thông tin về hội nghị đến Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, các Chi hội trực thuộc và Hội doanh nghiệp các huyện, thành phố, tiếp đón các đại biểu, khách mời dự hội nghị; đồng thời, cung cấp các tài liệu, ấn phẩm quảng bá về tiềm năng, lợi thế và môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh. Cung cấp các thông tin, cơ chế, chính sách thu hút đầu tư của tỉnh tới các doanh nghiệp, nhà đầu tư.
3. Các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chuẩn bị các nội dung liên quan đến lĩnh vực quản lý, giải đáp vướng mắc cho Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, Các chi hội trực thuộc và Hội doanh nghiệp các huyện, thành phố.
Yêu cầu các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch này. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, kịp thời thông tin về Sở Kế hoạch và Đầu tư để phối hợp với các cơ quan liên quan thống nhất, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành tỉnh;
- Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình;
- UBND các huyện, thành phố;
- Chánh, Phó Chánh VP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, NNTN (K80).
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Quang | {
"issuing_agency": "Tỉnh Hòa Bình",
"promulgation_date": "19/12/2018",
"sign_number": "166/KH-UBND",
"signer": "Nguyễn Văn Quang",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Thong-tu-lien-tich-01-2018-TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BTP-BTC-BNN-PTNT-giai-quyet-khieu-nai-380094.aspx | Thông tư liên tịch 01/2018/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BTP-BTC-BNN&PTNT giải quyết khiếu nại | VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO - TÒA ÁN DÂN DÂN TỐI CAO - BỘ CÔNG AN – BỘ QUỐC PHÒNG - BỘ TƯ PHÁP – BỘ TÀI CHÍNH - BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 01/2018/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BTP-BTC-BNN&PTNT
Hà Nội, ngày 05 tháng 4 năm 2018
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
QUY ĐỊNH PHỐI HỢP TRONG VIỆC BÁO CÁO, THÔNG BÁO VỀ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRONG HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2016;
Căn cứ Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân ngày 24/11/2014;
Căn cứ Luật tổ chức Tòa án nhân dân ngày 24/11/2014;
Căn cứ Nghị định số 106/2014/NĐ-CP ngày 17/11/2014 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;
Căn cứ Nghị định số 164/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Căn cứ Nghị định số 96/2017/NĐ-CP ngày 16/ 8/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26/7/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số số 15/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ các quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp;
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư liên tịch quy định phối hợp trong việc báo cáo, thông báo về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư liên tịch này quy định việc phối hợp của các cơ quan, người có thẩm quyền trong việc báo cáo, thông báo về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư liên tịch này áp dụng đối với các cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư liên tịch này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hoạt động tư pháp: Bao gồm hoạt động trong các lĩnh vực tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thủ tục phá sản, thi hành án hình sự, thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, thi hành tạm giữ, tạm giam, xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án và việc khác mà pháp luật quy định là hoạt động tư pháp.
2. Khiếu nại trong hoạt động tư pháp: Là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức, theo thủ tục do pháp luật quy định, đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp, khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
3. Tố cáo trong hoạt động tư pháp: Là việc cá nhân, theo thủ tục do pháp luật quy định, báo cho cơ quan, người có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
4. Báo cáo về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp là văn bản của cơ quan cấp dưới gửi cơ quan cấp trên trong cùng một bộ, ngành để báo cáo.
5. Thông báo về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp là văn bản do các cơ quan cấp trung ương của mỗi bộ, ngành gửi cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Điều 4. Nguyên tắc thực hiện việc xây dựng và gửi báo cáo, thông báo
1. Việc xây dựng báo cáo, thông báo phải chính xác, bảo đảm đúng, đầy đủ các yêu cầu về nội dung, thời hạn đã được quy định trong Thông tư liên tịch này và yêu cầu của Quốc hội, các cơ quan có thẩm quyền của Quốc hội.
2. Bảo đảm việc chỉ đạo tập trung, thống nhất, kịp thời của cơ quan cấp trung ương đối với các cơ quan cấp dưới ở mỗi bộ, ngành.
3. Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan ở mỗi cấp, trong đó Viện kiểm sát giữ vai trò chủ trì.
Chương II
XÂY DỰNG VÀ GỬI VĂN BẢN BÁO CÁO, THÔNG BÁO
Điều 5. Thời điểm, nội dung báo cáo, thông báo
1. Thời điểm lấy số liệu báo cáo, thông báo như sau:
a) Báo cáo, thông báo định kỳ 06 tháng lấy số liệu từ ngày 01 tháng 10 của năm trước liền kề đến ngày 31 tháng 3 của kỳ báo cáo, thông báo.
b) Báo cáo, thông báo để xây dựng báo cáo trình Uỷ ban tư pháp thẩm tra, Uỷ ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến lấy số liệu từ ngày 01 tháng 10 của năm trước liền kề đến ngày 31 tháng 7 của năm báo cáo, thông báo.
c) Báo cáo, thông báo bổ sung để hoàn thiện báo cáo về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp trình Quốc hội lấy số liệu bổ sung từ ngày 01 tháng 8 đến ngày 30 tháng 9 của năm báo cáo, thông báo.
2. Nội dung báo cáo, thông báo gồm:
a) Nội dung báo cáo, thông báo định kỳ 06 tháng về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.
b) Nội dung báo cáo, thông báo về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp để xây dựng báo cáo trình Uỷ ban tư pháp thẩm tra, Uỷ ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.
c) Nội dung báo cáo, thông báo bổ sung để hoàn thiện báo cáo về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp trình Quốc hội theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.
3. Báo cáo, thông báo phải kèm theo các phụ lục thống kê số liệu. Việc xây dựng báo cáo, thông báo và phụ lục thống kê số liệu thực hiện theo các mẫu, phụ lục ban hành kèm Thông tư liên tịch này.
Quá trình thực hiện phải phối hợp với Viện kiểm sát cùng cấp để kiểm tra, rà soát, đảm bảo tính thống nhất, chính xác.
Điều 6. Thời hạn gửi báo cáo, thông báo
1. Thời hạn gửi báo cáo, thông báo về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp định kỳ 06 tháng như sau:
a) Báo cáo của cơ quan, đơn vị cấp huyện, cấp khu vực gửi lên cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, cấp quân khu của mỗi ngành, đồng gửi Viện kiểm sát cùng cấp trước ngày 03 tháng 4 của kỳ báo cáo.
b) Báo cáo của cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, cấp quân khu và Tòa án nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao gửi lên cơ quan, đơn vị cấp trung ương của mỗi bộ, ngành, đồng gửi Viện kiểm sát cùng cấp trước ngày 08 tháng 4 của kỳ báo cáo.
c) Báo cáo của Cục điều tra hình sự Bộ Quốc phòng, Cục Bảo vệ an ninh quân đội, Tòa án quân sự trung ương, Cục thi hành án Bộ Quốc phòng gửi Bộ Quốc phòng, đồng thời gửi Viện kiểm sát quân sự trung ương trước ngày 12 tháng 4 của kỳ báo cáo.
d) Thông báo của các cơ quan cấp trung ương gửi Viện kiểm sát nhân dân tối cao trước ngày 08 tháng 5 của kỳ thông báo.
2. Thời hạn gửi báo cáo, thông báo để xây dựng báo cáo năm về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp trình Uỷ ban tư pháp thẩm tra, Uỷ ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến như sau:
a) Báo cáo của cơ quan, đơn vị cấp huyện, cấp khu vực gửi lên cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, cấp quân khu của mỗi ngành, đồng gửi Viện kiểm sát cùng cấp trước ngày 03 tháng 8 của năm báo cáo.
b) Báo cáo của cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, cấp quân khu và Tòa án nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao gửi lên cơ quan, đơn vị cấp trung ương của mỗi bộ, ngành, đồng gửi Viện kiểm sát cùng cấp trước ngày 08 tháng 8 của năm báo cáo.
c) Báo cáo của Cục điều tra hình sự Bộ Quốc phòng, Cục Bảo vệ an ninh quân đội, Tòa án quân sự trung ương, Cục thi hành án Bộ Quốc phòng gửi Bộ Quốc phòng, đồng thời gửi Viện kiểm sát quân sự trung ương trước ngày 12 tháng 8 của năm báo cáo.
d) Thông báo của các cơ quan cấp trung ương gửi Viện kiểm sát nhân dân tối cao trước ngày 18 tháng 8 của năm thông báo.
3. Thời hạn gửi báo cáo, thông báo bổ sung để hoàn thiện báo cáo về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp trình Quốc hội như sau:
a) Báo cáo của cơ quan, đơn vị cấp huyện, cấp khu vực gửi lên cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, cấp quân khu của mỗi ngành, đồng gửi Viện kiểm sát cùng cấp trước ngày 03 tháng 10 của năm báo cáo.
b) Báo cáo của cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, cấp quân khu và Tòa án nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao gửi lên cơ quan, đơn vị cấp trung ương của mỗi bộ, ngành, đồng gửi Viện kiểm sát cùng cấp trước ngày 08 tháng 10 của năm báo cáo.
c) Báo cáo của Cục điều tra hình sự Bộ Quốc phòng, Cục Bảo vệ an ninh quân đội, Tòa án quân sự trung ương, Cục thi hành án Bộ Quốc phòng gửi Bộ Quốc phòng, đồng thời gửi Viện kiểm sát quân sự trung ương trước ngày 12 tháng 10 của năm báo cáo.
d) Thông báo của các cơ quan cấp trung ương gửi Viện kiểm sát nhân dân tối cao trước ngày 18 tháng 10 của năm thông báo.
Điều 7. Thẩm quyền ký văn bản báo cáo, thông báo
Báo cáo, thông báo do người đứng đầu cơ quan, đơn vị ký. Trường hợp người đứng đầu cơ quan, đơn vị vắng mặt thì có thể ủy quyền lại cho cấp phó của mình ký thay (KT).
Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 8. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc cần phản ánh kịp thời về Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn để giải quyết theo thẩm quyền.
Điều 9. Trách nhiệm thực hiện
Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn có trách nhiệm triển khai, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Thông tư liên tịch này trong bộ, ngành mình.
Trường hợp bộ, ngành nào có nhiều cơ quan, đơn vị cùng có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp ở mỗi cấp, phải giao một cơ quan, đơn vị chủ trì làm đầu mối chung và thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết.
KT. CHÁNH ÁN
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
PHÓ CHÁNH ÁN
Nguyễn Trí Tuệ
KT. VIỆN TRƯỞNG
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
PHÓ VIỆN TRƯỞNG
Nguyễn Thị Thủy Khiêm
KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ CÔNG AN
THỨ TRƯỞNG
Thượng Tướng Lê Quý Vương
KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ TƯ PHÁP
THỨ TRƯỞNG
Phan Chí Hiếu
KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG
Vũ Thị Mai
KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ QUỐC PHÒNG
THỨ TRƯỞNG
Thượng tướng Lê chiêm
KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
THỨ TRƯỞNG THƯỜNG TRỰC
Hà Công Tuấn
Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội;
- Ủy ban Tư pháp của Quốc hội;
- Ban Nội chính Trưng ương;
- Văn phòng chính phủ;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Bộ Công an
- Bộ Tư pháp;
- Bộ Quốc phòng
- Bộ Tài Chính
- Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
- Công báo;
- Lưu: VT VKSNDTC, TANDTC,BCA, BTP, BQP, BTC, BNN&PTNT.(Hùng 30b)
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN | {
"issuing_agency": "Bộ Công An, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao",
"promulgation_date": "05/04/2018",
"sign_number": "01/2018/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BTP-BTC-BNN&PTNT",
"signer": "Hà Công Tuấn, Vũ Thị Mai, Lê Quý Vương, Nguyễn Thị Thủy Khiêm, Phan Chí Hiếu, Lê Chiêm, Nguyễn Trí Tuệ",
"type": "Thông tư liên tịch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-1512-QD-UBND-2019-cong-bo-danh-muc-thu-tuc-hanh-chinh-So-Nong-nghiep-tinh-Lai-Chau-439355.aspx | Quyết định 1512/QĐ-UBND 2019 công bố danh mục thủ tục hành chính Sở Nông nghiệp tỉnh Lai Châu | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LAI CHÂU
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 1512/QĐ-UBND
Lai Châu, ngày 13 tháng 11 năm 2019
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG; DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BỊ BÃI BỎ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TỈNH LAI CHÂU
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương, ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Văn phòng Chính phủ về hướng dẫn nghiệp vụ Kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 789/QĐ-UBND ngày 22/7/2019 của UBND tỉnh về việc thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Lai Châu;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 106 Danh mục thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung; 02 Danh mục thủ tục hành chính bị bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Lai Châu.
(có Danh mục chi tiết kèm theo)
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Các thủ tục hành chính công bố trước đây trái với Quyết định này đều bị bãi bỏ.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT; Giám đốc Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Cục KSTTHC - VPCP;
- Chủ tịch UBND tỉnh; (b/c)
- Lưu: VT, KSTT(02).
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Tống Thanh Hải
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN | {
"issuing_agency": "Tỉnh Lai Châu",
"promulgation_date": "13/11/2019",
"sign_number": "1512/QĐ-UBND",
"signer": "Tống Thanh Hải",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Thong-tu-04-2021-TT-BNNPTNT-huong-dan-thuc-hien-tham-dinh-hoat-dong-lien-quan-den-de-dieu-479646.aspx | Thông tư 04/2021/TT-BNNPTNT hướng dẫn thực hiện thẩm định hoạt động liên quan đến đê điều mới nhất | BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 04/2021/TT-BNNPTNT
Hà Nội, ngày 28 tháng 6 năm 2021
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN VIỆC CHẤP THUẬN, THẨM ĐỊNH CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐÊ ĐIỀU
Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Luật Đê điều ngày 29 tháng 11 năm 2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Nghị định số 113/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đê điều;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng, chống thiên tai;
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện việc chấp thuận, thẩm định các hoạt động liên quan đến đê điều.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn thực hiện việc lấy ý kiến chấp thuận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với các hoạt động liên quan đến đê điều và thẩm định các nội dung liên quan đến thoát lũ, an toàn đê điều đối với dự án đầu tư xây dựng ở bãi sông, bãi nổi hoặc cù lao nơi chưa có công trình xây dựng do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến đê điều.
Điều 3. Quy định về việc chấp thuận
1. Các hoạt động phải lấy ý kiến chấp thuận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bao gồm:
a) Cấp giấy phép cho các hoạt động quy định tại các điểm a, b, c và h khoản 1 Điều 25 Luật Đê điều đối với đê cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III;
b) Xây dựng, cải tạo công trình giao thông có liên quan đến đê điều đối với công trình ảnh hưởng đến hai tỉnh trở lên.
2. Nội dung xem xét chấp thuận
a) Sự tuân thủ các quy định của pháp luật về đê điều;
b) Sự phù hợp với quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều; phương án phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, phương án phát triển hệ thống đê điều trong quy hoạch tỉnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Việc bảo đảm an toàn đê điều, thoát lũ khi xây dựng công trình;
d) Giải pháp phòng, chống lũ trong quá trình thi công và đảm bảo an toàn cho đê trong quá trình quản lý, sử dụng công trình;
đ) Biện pháp đảm bảo an toàn giao thông trên đê trong quá trình thi công;
e) Các vấn đề liên quan khác (nếu có).
3. Cách thức thực hiện việc lấy ý kiến chấp thuận
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hai bộ Hồ sơ đề nghị chấp thuận, bao gồm:
a) Công văn đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Ý kiến bằng văn bản của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Hồ sơ kỹ thuật công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt bao gồm: Thuyết minh và Bản vẽ mặt bằng tổng thể, mặt cắt đại diện, trong đó thể hiện những nội dung liên quan đến đê điều, thoát lũ khi xây dựng công trình;
d) Văn bản khác có liên quan đến việc xây dựng, thực hiện dự án (nếu có);
đ) Văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liên quan đối với công trình ảnh hưởng đến hai tỉnh trở lên.
4. Tiếp nhận, xử lý hồ sơ đề nghị chấp thuận
a) Tổng cục Phòng, chống thiên tai thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ đề nghị chấp thuận.
b) Trong quá trình xem xét hồ sơ, nếu xét thấy công trình có ảnh hưởng đến an toàn đê điều và thoát lũ, tùy theo từng trường hợp cụ thể, Tổng cục Phòng, chống thiên tai có thể gửi văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ sung thêm các tài liệu để phục vụ cho quá trình xem xét, chấp thuận bao gồm: văn bản thẩm tra của đơn vị tư vấn độc lập về sự ảnh hưởng của công trình đến an toàn đê điều và thoát lũ lòng sông (sự giảm lưu lượng lũ thiết kế; tăng mực nước lũ thiết kế; ảnh hưởng đến dòng chảy khu vực lân cận, thượng lưu, hạ lưu; ổn định lòng dẫn; ổn định thân đê, nền đê khu vực xây dựng công trình); ý kiến bằng văn bản của các cơ quan chức năng liên quan; tài liệu khảo sát địa hình, địa chất phục vụ cho việc kiểm tra, tính toán.
c) Trường hợp hồ sơ chưa đủ theo quy định hoặc cần bổ sung tài liệu quy định tại điểm b khoản này, trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Tổng cục Phòng, chống thiên tai có thông báo bằng văn bản gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
d) Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Tổng cục Phòng, chống thiên tai xem xét có ý kiến chấp thuận bằng văn bản; trường hợp không chấp thuận, Tổng cục Phòng, chống thiên tai có văn bản thông báo, nêu rõ lý do việc không chấp thuận và gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Điều 4. Quy định về việc thẩm định
1. Các dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng bãi sông, bãi nổi hoặc cù lao nơi chưa có công trình xây dựng trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phải thẩm định theo quy định của pháp luật về xây dựng, pháp luật về đầu tư và phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định các nội dung liên quan đến thoát lũ, an toàn đê điều.
2. Nội dung thẩm định
a) Sự tuân thủ các quy định của pháp luật về đê điều;
b) Sự phù hợp với quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi, quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều, quy hoạch tỉnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Vị trí xây dựng công trình so với phạm vi bảo vệ đê điều;
d) Các nội dung đảm bảo không được làm giảm quá giới hạn cho phép của lưu lượng lũ thiết kế; không làm tăng quá giới hạn cho phép của mực nước lũ thiết kế; không ảnh hưởng đến dòng chảy của khu vực lân cận, thượng lưu, hạ lưu đối với việc xây dựng công trình;
đ) Việc bảo đảm an toàn đê điều, ổn định bờ, bãi sông, bãi nổi hoặc cù lao, lòng dẫn khi xây dựng công trình.
e) Giải pháp phòng, chống lũ trong quá trình thi công, quản lý, sử dụng công trình;
g) Các vấn đề liên quan khác (nếu có).
3. Cách thức thực hiện việc đề nghị thẩm định
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hai bộ Hồ sơ đề nghị thẩm định, bao gồm:
a) Tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Ý kiến bằng văn bản của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Hồ sơ dự án đầu tư xây dựng trong đó thể hiện những nội dung liên quan đến quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều, quy hoạch tỉnh, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng được phê duyệt và kết quả tính toán đáp ứng theo yêu cầu về an toàn đê điều, thoát lũ theo quy định tại khoản 3 Điều 26 Luật Đê điều, khoản 13 Điều 13 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch và Điều 5 Nghị định số 113/2007/NĐ-CP ngày 28/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đê điều;
d) Văn bản khác có liên quan đến việc xây dựng, thực hiện dự án (nếu có);
đ) Văn bản thẩm tra của đơn vị tư vấn độc lập về sự ảnh hưởng của công trình đến an toàn đê điều và thoát lũ lòng sông, cụ thể về sự giảm lưu lượng lũ thiết kế; tăng mực nước lũ thiết kế; ảnh hưởng đến dòng chảy khu vực lân cận, thượng lưu, hạ lưu; ổn định lòng dẫn; ổn định thân đê, nền đê khu vực xây dựng công trình;
e) Văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liên quan đối với công trình ảnh hưởng đến hai tỉnh trở lên.
4. Tiếp nhận, xử lý hồ sơ đề nghị thẩm định
a) Tổng cục Phòng, chống thiên tai thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ đề nghị thẩm định.
b) Trường hợp hồ sơ chưa đủ theo quy định hoặc cần bổ sung tài liệu, trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Tổng cục Phòng, chống thiên tai có thông báo bằng văn bản gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
c) Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Tổng cục Phòng, chống thiên tai xem xét hồ sơ, tổ chức thẩm định, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có ý kiến thẩm định bằng văn bản và gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Điều 5. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2021 và thay thế Thông tư số 46/2011/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về trình tự thực hiện chấp thuận, thẩm định các hoạt động liên quan đến đê điều.
2. Trong quá trình thực hiện, trường hợp có phát sinh vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để nghiên cứu, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở NN&PTNT các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Công báo; website Chính phủ; website Bộ NN&PTNT;
- Các Tổng cục, Cục, Vụ, VP, Ttra thuộc Bộ NN&PTNT;
- Lưu: VT, PCTT.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Hoàng Hiệp | {
"issuing_agency": "Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn",
"promulgation_date": "28/06/2021",
"sign_number": "04/2021/TT-BNNPTNT",
"signer": "Nguyễn Hoàng Hiệp",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Nghi-quyet-05-2024-NQ-HDND-ho-tro-can-bo-vien-chuc-tu-nguyen-tinh-gian-bien-che-Hau-Giang-605696.aspx | Nghị quyết 05/2024/NQ-HĐND hỗ trợ cán bộ viên chức tự nguyện tinh giản biên chế Hậu Giang | HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH HẬU GIANG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 05/2024/NQ-HĐND
Hậu Giang, ngày 29 tháng 3 năm 2024
NGHỊ QUYẾT
QUY ĐỊNH VỀ HỖ TRỢ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TỰ NGUYỆN TINH GIẢN BIÊN CHẾ GIAI ĐOẠN 2024 - 2026 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG
KHÓA X KỲ HỌP THỨ 19
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức ngày 25 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 46/2010/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về thôi việc và thủ tục nghỉ hưu đối với công chức;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
Căn cứ Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;
Xét Tờ trình số 14/TTr-UBND ngày 13 tháng 3 năm 2024 của Ủy han nhân dân tỉnh Hậu Giang dự thảo Nghị quyết quy định về hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức tự nguyện tinh giản hiên chế giai đoạn 2024 - 2026 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang; Báo cáo thẩm tra của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị quyết này quy định về hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức tự nguyện tinh giản biên chế giai đoạn 2024 - 2026 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang thuộc các cơ quan, tổ chức, đơn vị sau:
a) Các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh, cấp huyện.
b) Các đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh, cấp huyện.
2. Đối tượng áp dụng
a) Cán bộ, công chức trong các cơ quan, tổ chức cấp tỉnh, cấp huyện.
b) Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh, cấp huyện.
3. Các trường hợp cán bộ nghỉ hưu theo quy định trong giai đoạn 2024 - 2026 không thuộc đối tượng áp dụng tinh giản biên chế và không hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định này.
Điều 2. Điều kiện được hưởng chính sách
1. Đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ là cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện cơ quan có thẩm quyền xem xét theo quy định tại khoản 2 Điều này, nằm trong số lượng biên chế tinh giản theo kế hoạch hàng năm của từng cơ quan, đơn vị và được cơ quan có thẩm quyền quyết định thực hiện tinh giản biên chế theo phân cấp quản lý.
2. Cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện cơ quan có thẩm quyền xem xét bao gồm:
a) Có 01 năm trước liền kề thời điểm xem xét, được cấp có thẩm quyền đánh giá, xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản (đối tượng này nếu thực hiện theo Nghị định số 29/2023/NĐ-CP ngày 03/6/2023 của Chính phủ về việc tinh giản biên chế thì không áp dụng chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết này).
b) Có 02 năm trong 05 năm gần nhất tính đến thời điểm xem xét được đánh giá, xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành nhiệm vụ cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản.
c) Có 02 năm trong 05 năm gần nhất tính đến thời điểm xem xét được đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ ở mức thấp hơn cán bộ khác cùng cơ quan, đơn vị, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản.
d) Cán bộ, công chức, viên chức tự nguyện tinh giản biên chế.
3. Cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện cấp có thẩm quyền xem xét tại điểm a, b, c khoản 2 Điều này được cơ quan vận động tinh giản biên chế nhưng không tự nguyện tinh giản biên chế, nếu trong trường hợp năm liền kề tiếp theo, cán bộ, công chức, viên chức đó vào diện phải tinh giản biên chế theo quy định chung của Nhà nước thì không được hưởng chính sách hỗ trợ tài chính tinh giản biên chế của tỉnh.
Điều 3. Mức hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức tự nguyện tinh giản biên chế
1. Cán bộ, công chức, viên chức tự nguyện tinh giản biên chế được giải quyết thôi việc và được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định tại Nghị định số 46/2010/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về thôi việc và thủ tục nghỉ hưu đối với công chức và Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.
2. Ngoài chế độ trợ cấp thôi việc theo quy định tại 02 Nghị định nêu trên, cán bộ, công chức, viên chức tự nguyện tinh giản biên chế được hưởng thêm chính sách hỗ trợ tài chính một lần của tỉnh như sau: Hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức tự nguyện tinh giản biên chế với mức 20 triệu đồng/năm, tính số năm công tác còn lại đến tuổi nghỉ hưu, nhưng tổng số tiền được hỗ trợ không quá 200 triệu đồng/người và số năm được hưởng hỗ trợ không được nhiều hơn tổng thời gian đã công tác của người tự nguyện tinh giản biên chế.
3. Thời gian tính hưởng chính sách là một năm (đủ 12 tháng); trong trường hợp có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến đủ 06 tháng được tính là ½ năm; từ trên 06 tháng đến dưới 12 tháng tính tròn là một năm.
Điều 4. Kinh phí thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước, thực hiện theo phân cấp ngân sách.
Điều 5. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết theo quy định pháp luật.
Hội đồng nhân dân tỉnh giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang Khóa X Kỳ họp thứ 19 thông qua ngày 29 tháng 3 năm 2024 và có hiệu lực từ ngày 08 tháng 4 năm 2024./.
Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Nội vụ;
- Bộ Tài chính;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản QPPL);
- Cục Quản trị II; Cục Hành chính - Quản trị II;
- TT: TU, HĐND, UBND tỉnh;
- Đại biểu Quốc hội tỉnh; đại biểu HĐND tỉnh;
- Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh;
- UBMTTQVN và các đoàn thể tỉnh;
- Các sở, ban, ngành tỉnh;
- HĐND, UBND, UBMTTQVN cấp huyện;
- Cơ quan Báo, Đài tỉnh;
- Công báo tỉnh;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT.HV
CHỦ TỊCH
Trần Văn Huyến | {
"issuing_agency": "Tỉnh Hậu Giang",
"promulgation_date": "29/03/2024",
"sign_number": "05/2024/NQ-HĐND",
"signer": "Trần Văn Huyến",
"type": "Nghị quyết"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dau-tu/Quyet-dinh-147-QD-UBND-2022-bo-sung-du-an-vao-Ke-hoach-dau-tu-cong-trung-han-Tuyen-Quang-512555.aspx | Quyết định 147/QĐ-UBND 2022 bổ sung dự án vào Kế hoạch đầu tư công trung hạn Tuyên Quang | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 147/QĐ-UBND
Tuyên Quang, ngày 24 tháng 3 năm 2022
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC GIAO BỔ SUNG DANH MỤC DỰ ÁN VÀO KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG TRUNG HẠN VỐN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG GIAI ĐOẠN 2021-2025 VÀ KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG VỐN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2022, TỈNH TUYÊN QUANG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/201 5; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13/6/2019;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công;
Căn cứ Nghị quyết số 06/NQ-HĐND ngày 14/3/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc bổ sung danh mục dự án vào Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách địa phương giai đoạn 2021-2025 và Kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách địa phương năm 2022, tỉnh Tuyên Quang;
Theo đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 17/TTr-SKH ngày 07/3/2022 và số 18//TTr-SKH ngày 09/3/2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Giao bổ sung danh mục dự án vào Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách địa phương giai đoạn 2021-2025 và Kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách địa phương năm 2022, tỉnh Tuyên Quang, cụ thể như sau:
I.
Bổ sung danh mục dự án khởi công mới vào Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách địa phương giai đoạn 2021 - 2025
1. Lập quy hoạch
- Tên dự án: Lập quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị thuộc khu vực có ý nghĩa quan trọng trong các đô thị trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang (chi tiết có Biểu số 01 kèm theo).
- Chủ đầu tư: Sở Xây dựng tỉnh Tuyên Quang.
- Tổng mức đầu tư dự kiến: 36.064.000.000 đồng (Ba mươi sáu tỷ, không trăm sáu mươi tư triệu đồng).
- Nguồn vốn đầu tư: Vốn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác.
- Địa điểm thực hiện: Trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
- Thời gian thực hiện: Năm 2022 - 2025.
2. Cải tạo nâng cấp Nhà khách Kim Bình, Văn phòng Tỉnh ủy
- Tên công trình: Cải tạo nâng cấp Nhà khách Kim Bình, Văn phòng Tỉnh ủy.
- Dự án nhóm C.
- Địa điểm xây dựng: Nhà khách Kim Bình, Văn phòng Tỉnh ủy thuộc tổ 6, phường Phan Thiết, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang.
- Chủ đầu tư: Văn phòng Tỉnh ủy.
- Tổng mức đầu tư dự kiến: 38.000 triệu đồng (Ba mươi tám tỷ đồng).
- Nguồn vốn đầu tư: Vốn ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác.
- Thời gian thực hiện: Năm 2022 - 2024.
3. Công trình Sửa chữa, cải tạo Nhà điều trị 3 tầng; Nhà khám chữa bệnh 3 tầng thuộc Trung tâm Y tế huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang.
- Tên công trình: Sửa chữa, cải tạo Nhà điều trị 3 tầng; Nhà khám chữa bệnh 3 tầng thuộc Trung tâm Y tế huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang.
- Dự án nhóm C.
- Địa điểm xây dựng: Tổ 7, thị trấn Na Hang, huyện Na Hang.
- Chủ đầu tư: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Tuyên Quang.
- Tổng mức đầu tư dự kiến: 10.300 triệu đồng (Mười tỷ, ba trăm triệu đồng).
- Nguồn vốn đầu tư: Vốn ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác.
- Thời gian thực hiện: Năm 2022 - 2023.
II.
Bổ sung danh mục dự án khởi công mới vào kế hoạch đầu tư vốn ngân sách địa phương năm 2022
1. Lập quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị thuộc khu vực có ý nghĩa quan trọng trong các đô thị trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang (chi tiết có Biểu số 02 kèm theo).
2. Cải tạo nâng cấp Nhà khách Kim Bình, Văn phòng Tỉnh ủy.
3. Công trình Sửa chữa, cải tạo Nhà điều trị 3 tầng; Nhà khám chữa bệnh 3 tầng thuộc Trung tâm Y tế huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang.
Điều 2.
Tổ chức thực hiện
1. Văn phòng Tỉnh ủy, Sở Xây dựng, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Tuyên Quang và các cơ quan, đơn vị được giao làm chủ đầu tư căn cứ nội dung phê duyệt tại Điều 1 Quyết định này, tổ chức thực hiện theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.
2. Các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Kho bạc Nhà nước Tuyên Quang và các cơ quan, đơn vị có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ, có trách nhiệm tổ chức thực hiện và kiểm tra, hướng dẫn đơn vị được giao làm chủ đầu tư thực hiện Quyết định này bảo đảm chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật.
Điều 3.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký
Chánh Văn phòng: Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng; Giám đốc Kho bạc Nhà nước Tuyên Quang; Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Tuyên Quang; các chủ đầu tư và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư; (báo cáo)
- Bộ Tài chính; (báo cáo)
- Thường trực Tỉnh uỷ; (báo cáo)
- Thường trực HĐND tỉnh; (báo cáo)
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Như Điều 3; (thi hành)
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Các Phó CVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, ĐT XD. (H)
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Sơn
Biểu 01
DANH MỤC DỰ ÁN QUY HOẠCH CHI TIẾT XÂY DỰNG THUỘC KHU VỰC CÓ Ý NGHĨA QUAN TRỌNG TRONG CÁC ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Quyết định số 147/QĐ-UBND ngày 24/3/2022 của UBND tỉnh)
STT
Tên đồ án quy hoạch
Địa điểm
Quy mô
(ha)
Dự kiến Kinh phí
(Triệu đồng)
TỔNG (29 đồ án)
2.218,2
36.064,00
1
Khu đô thị Tân Quang City 1
Phường Phường Ỷ La, Tân Quang, Phan Thiết thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang.
48
1.541,45
2
Khu đô thị thương mại dịch vụ Trung Việt
Phường An Tường, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
40,0
1.801,8
3
Khu đô thị Tân Hà
Tổ 14, phường Tân Hà, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang.
36,5
1.785,72
4
Khu đô thị LUXYRY PARK VIEWS
Phường Ỷ La, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
43,0
1873,6
5
Khu đô thị Tân Trào
Phường Ỷ La, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
26,5
1347,5
6
Quy hoạch chi tiết xây dựng chỉnh trang đô thị tổ 9 phường Ỷ La (khu dân cư Quán Hùng)
Phường Ỷ La, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
15,0
992,4
7
Khu nhà ở phường Ỷ la
Phường Ỷ La, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang.
7,5
636,4
8
Khu dân cư Tân Trào
Xã Trung Môn, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang
10,0
757,5
9
Quy hoạch chi tiết xây dựng chỉnh trang đô thị tổ 6 phường Nông Tiến
Tổ 6, phường Nông tiến, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang.
5,5
521,4
10
Quy hoạch chi tiết xây dựng chỉnh trang đô thị tổ dân phố Tân Yên, thị trấn Tân Yên
Tổ dân phố Tân Yên, thị trấn Tân Yên, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang
10,0
757,5
11
Khu đô thị An Phú
Phường An Tường, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
20,0
1.212,5
12
Khu dân cư mới tại xã Trung Môn
Xã Trung Môn, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.
9,8
750,2
13
Khu nhà ở Hưng Thành
Phường Hưng Thành, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
9,0
745,0
14
Khu đô thị Mimosa
Phường An Tường, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
20
915,33
15
Khu đô thị Trung Môn
Xã Trung Môn, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang
20,0
1.212,5
16
Khu đô thị sinh thái Sơn Dương, thị trấn Sơn Dương
TT Sơn Dương, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang
21,0
1.250,0
17
Khu dân cư xã Trung Môn
Xã Trung Môn, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.
12,0
844,7
18
Quy hoạch chung xây dựng khu phức hợp đô thị nghỉ dưỡng, và dự án Sân golf hồ Ngòi Là tại các xã Chân Sơn, Trung Môn, Kim Phú huyện Yên Sơn, thành phố Tuyên Quang.
Xã Chân Sơn, Trung Môn, huyện Yên Sơn, Kim Phú,thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
1.600,0
3.668,7
19
Khu đô thị mới Ỷ La
Phường Ỷ La và xã Kim Phú, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
25,0
1.324,5
20
Khu nhà ở đô thị Phương Bắc
Tổ 2, phường Tân Hà, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang.
12
844,7
21
Quy hoạch chi tiết xây dựng chỉnh trang đô thị tổ dân phố Tân Tiến, thị trấn Tân Yên Tân Tiến
tổ dân phố Tân Tiến, thị trấn Tân Yên, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang
3,0
487,8
22
Khu nhà ở dịch vụ thương mại Phú Lâm
Tổ 2 Phường Mỹ Lâm, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
4,5
487,8
23
Khu đô thị tại xã Lưỡng Vượng, thành phố Tuyên Quang
Xã Lưỡng Vượng, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
48,0
1.959,1
24
Khu nhà ở và dịch vụ thương mại Ỷ La.
Phường Ỷ La, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
15,0
992,4
25
Khu đô thị tại phường Ỷ La.
Phường Ỷ La, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
20,0
1.212,5
26
Quy hoạch chi tiết xây dựng chỉnh trang đô thị tổ dân phố Cầu Mới, thị trấn Tân Yên
tổ dân phố Cầu mới, thị trấn Tân Yên Huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang
9,8
750,2
27
Khu đô thị mới Kim Phú
Xã Kim Phú, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
48,0
1.959,1
28
Khu đô thị Tuyên Quang
Xã Trung Môn, huyện Yên Sơn và xã Ỷ La, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
29,1
1.436,1
29
Khu dân cư sinh thái Phú Mỹ Hưng
Xã kim Phú, thành phố Tuyên Quang và xã Hoàng Khai huyện Yên Sơn. tỉnh Tuyên Quang
50,0
1.995,6
Biểu số 02
DANH MỤC DỰ ÁN QUY HOẠCH CHI TIẾT XÂY DỰNG THUỘC KHU VỰC CÓ Ý NGHĨA QUAN TRỌNG TRONG CÁC ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG BỔ SUNG VÀO KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG VỐN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2022, TỈNH TUYÊN QUANG
(Kèm theo Quyết định số 147/QĐ-UBND ngày 24/3/2022 của UBND tỉnh)
STT
Tên đồ án quy hoạch
Địa điểm
Quy mô
(ha)
Dự kiến Kinh phí
(Triệu đồng)
TỔNG (19 đồ án)
1.978,8
23.938,7
1
Khu đô thị Tân Quang City 1
Phường Phường Ỷ La, Tân Quang, Phan Thiết thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang.
48
1.541,45
2
Khu đô thị thương mại dịch vụ Trung Việt
Phường An Tường, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
40,0
1.801,8
3
Khu đô thị Tân Hà
Tổ 14, phường Tân Hà, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang.
36,5
1.785,72
4
Khu đô thị LUXYRY PARK VIEWS
Phường Ỷ La, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
43,0
1873,6
5
Khu đô thị Tân Trào
Phường Ỷ La, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
26,5
1347,5
6
Quy hoạch chi tiết xây dựng chỉnh trang đô thị tổ 9 phường Ỷ La (khu dân cư Quán Hùng)
Phường Ỷ La, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
15,0
992,4
7
Khu nhà ở phường Ỷ la
Phường Ỷ La, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang.
7,5
636,4
8
Khu dân cư Tân Trào
Xã Trung Môn, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang
10,0
757,5
9
Quy hoạch chi tiết xây dựng chỉnh trang đô thị tổ 6 phường Nông Tiến
Tổ 6, phường Nông tiến, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang.
5,5
521,4
10
Quy hoạch chi tiết xây dựng chỉnh trang đô thị tổ dân phố Tân Yên, thị trấn Tân Yên
Tổ dân phố Tân Yên, thị trấn Tân Yên, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang
10,0
757,5
11
Khu đô thị An Phú
Phường An Tường, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
20,0
1.212,5
12
Khu dân cư mới tại xã Trung Môn
Xã Trung Môn, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.
9,8
750,2
13
Khu nhà ở Hưng Thành
Phường Hưng Thành, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
9,0
745,0
14
Khu đô thị Mimosa
Phường An Tường, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
20
915,33
15
Khu đô thị Trung Môn
Xã Trung Môn, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang
20,0
1.212,5
16
Khu đô thị sinh thái Sơn Dương, thị trấn Sơn Dương
TT Sơn Dương, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang
21,0
1.250,0
17
Khu dân cư xã Trung Môn
Xã Trung Môn, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.
12,0
844,7
18
Quy hoạch chung xây dựng khu phức hợp đô thị nghỉ dưỡng, và dự án Sân golf hồ Ngòi Là tại các xã Chân Sơn, Trung Môn, Kim Phú huyện Yên Sơn, thành phố Tuyên Quang.
Xã Chân Sơn, Trung Môn, huyện Yên Sơn, Kim Phú,thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
1.600,0
3.668,7
19
Khu đô thị mới Ỷ La
Phường Ỷ La và xã Kim Phú, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
25,0
1.324,5 | {
"issuing_agency": "Tỉnh Tuyên Quang",
"promulgation_date": "24/03/2022",
"sign_number": "147/QĐ-UBND",
"signer": "Nguyễn Văn Sơn",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dau-tu/Thong-bao-481-TB-BGTVT-ket-luan-Bo-truong-Ho-Nghia-Dung-hop-kiem-diem-tinh-hinh-thuc-hien-vuong-mac-du-an-ODA-vay-von-Ngan-hang-The-gioi-58369.aspx | Thông báo 481/TB-BGTVT kết luận Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng họp kiểm điểm tình hình thực hiện vướng mắc dự án ODA vay vốn Ngân hàng Thế giới | BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
*****
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
******
Số: 481/TB-BGTVT
Hà Nội, ngày 18 tháng 10 năm 2007
THÔNG BÁO
KẾT LUẬN CỦA BỘ TRƯỞNG HỒ NGHĨA DŨNG TẠI CUỘC HỌP KIỂM ĐIỂM TÌNH HÌNH THỰC HIỆN VÀ VƯỚNG MẮC CÁC DỰ ÁN ODA VAY VỐN NGÂN HÀNG THẾ GIỚI
Ngày 10/10/2007 tại Bộ GTVT, Bộ trưởng đã chủ trì cuộc họp kiểm điểm tình hình thực hiện và vướng mắc trong các dự án ODA vay vốn Ngân hàng Thế giới. Tham dự cuộc họp có Thứ trưởng Ngô Thịnh Đức, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường, Lãnh đạo và chuyên viên các Vụ KHĐT, Vụ HTQT, Vụ KHCN, Vụ Tài chính, Cục Giám định & QLCL CTGT, Cục Đường bộ VN, Cục Đường sông VN, văn phòng thường trực UB ATGT QG, các ban QLDA1, 5, 18, Đường thủy, ATGT và Ban QLDA ĐB2.
Sau khi nghe đại diện Vụ KHĐT, các Ban QLDA báo cáo, ý kiến của các Thứ trưởng và các Cục, Vụ chuyên ngành, Bộ trưởng đã kết luận như sau:
1. Tình hình thực hiện chung của các dự án xây dựng cơ bản hiện nay đều rất chậm, đặc biệt là các dự án ODA vay vốn Ngân hàng Thế giới (WB).
2. Với các dự án vay vốn WB, Nhà tài trợ chủ yếu tập trung vào các vấn đề xã hội, cộng đồng và xóa đói giảm nghèo nên rất nhạy cảm với xã hội, vì vậy Bộ yêu cầu các đơn vị liên quan đặc biệt chú ý trong công tác thực hiện, tránh để xảy ra những vấn đề nổi cộm trong xã hội gây ảnh hưởng đến uy tín của Ngành GTVT.
3. Yêu cầu các Cục, Vụ tham mưu, chuyên ngành và các ban QLDA rà soát lại toàn bộ các vướng mắc và nguyên nhân gây ra sự chậm trễ, có các kiến nghị, đề xuất phương án xử lý và giải quyết để đẩy nhanh tiến độ.
4. Vụ KHĐT, cục Giám định & QLCL CTGT có tham mưu cụ thể cho Lãnh đạo Bộ để thúc đẩy tiến độ thực hiện các dự án ODA.
5. Một số vướng mắc liên quan đến thủ tục, chính sách thay đổi, các đơn vị phải cập nhật thường xuyên và bám sát tuân thủ thực hiện.
6. Về vấn đề các hợp đồng được phép điều chỉnh giá, các Ban QLDA chủ động nghiên cứu, tuân thủ Hợp đồng và các văn bản pháp qui mới nhất của Nhà nước tránh để xảy ra sai phạm.
7. Bộ sẽ có chỉ đạo sớm về việc ủ quyền chung cho toàn bộ các dự án. Với từng dự án riêng lẻ, các Cục, Vụ và các Ban QLDA sớm đề xuất để Bộ xử lý ủy quyền phê duyệt riêng trong khi chưa có chỉ đạo chung.
8. Về thủ tục phê duyệt các dự án ODA, Bộ đã có nhiều văn bản và làm việc trực tiếp với các bộ ngành liên quan. Chính phủ đã chỉ đạo nhất trí về nguyên tắc phê duyệt dự án tuân thủ thông lệ Quốc tế, Cục Giám định & QLCL CTGT và Vụ KHĐT kiểm tra để tuân thủ thực hiện.
9. Theo qui định hiện hành, có quá nhiều các hạng mục phải tổ chức đấu thầu gây ảnh hưởng đến các tiến độ thực hiện dự án. Bộ đã có kiến nghị đề xuất cho phép chỉ định thầu với một số công việc như: qui hoạch, lập dự án… Phó TTCP đã có ý kiến, các Cục, Vụ kiểm tra thủ tục để tuân thủ. Trong trường hợp vẫn vướng mắc, các Cục, Vụ tham mưu để Bộ trình TTCP xin trực tiếp cho từng trường hợp cụ thể.
10. Các vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án, các Ban QLDA và Cục Giám định & QLCL CTGT cần phối hợp chặt chẽ để giải quyết dứt điểm tránh để tồn đọng gây chậm tiến độ thực hiện và giải ngân các dự án.
11. Các ban QLDA cần nghiêm khắc yêu cầu các nhà thầu thi công chậm tiến độ thực hiện đúng hợp đồng. Với các nhà thầu không tuân thủ cần nghiêm khắc xử lý, báo cáo Bộ để dứt điểm chấm dứt hợp đồng.
12. Về công tác giải ngân, các Ban QLDA cần giải quyết nhanh thủ tục khi nhà thầu đã hoàn tất hồ sơ và có chỉ đạo, hướng dẫn nhà thầu hoàn thành các hồ sơ hoàn công và thanh toán các khối lượng thực hiện đã được nghiệm thu theo từng tháng, tránh để tình trạng tồn đọng khó giải quyết.
13. Về các vấn đề cụ thể khác, các đơn vị liên quan tiếp thu ý kiến chỉ đạo trực tiếp của Thứ trưởng Ngô Thịnh Đức, Thứ trường Nguyễn Hồng Trường để thực hiện tháo gỡ các vướng mắc đang tồn tại của từng dự án.
14. Qua vụ việc tai nạn ở cầu Cần Thơ, Bộ trưởng có chỉ đạo trong việc thực hiện các dự án ODA nói chung như sau:
- Các chủ đầu tư cần đặc biệt chú ý trong công tác quản lý, theo dõi giám sát các nhà thầu tư vấn, xây lắp trong việc tuân thủ các qui định của Hợp đồng, Hiệp định và các qui định của Chính phủ Việt Nam.
- Các Ban QLDA thay mặt Bộ quản lý dự án phải chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý các nhà thầu tư vấn và xây lắp trong quá trình thực hiện dự án.
- Các Ban QLDA rà soát lại việc thực hiện toàn bộ các dự án ODA rút kinh nghiệm về việc quản lý tuân thủ các qui định của Hợp đồng, Hiệp định và các qui định của Chính phủ Việt Nam đặc biệt là vấn đề đảm bảo an toàn lao động và an toàn giao thông trên công trường.
- Các Cục,Vụ tham mưu rà soát lại các vấn đề liên quan về thủ tục, kiểm tra và chỉ đạo trong quá trình thực hiện dự án. Phối hợp với các Ban QLDA tìm các phương án giải quyết và đề xuất các thay đổi cho phù hợp.
Thừa lệnh Bộ trưởng, Văn phòng Bộ GTVT thông báo để các cơ quan, đơn vị biết và thực hiện đảm bảo tiến độ các Dự án./.
Nơi nhận:
- Bộ trưởng (để b/c)
- Các Thứ trưởng (để b/c)
- Văn phòng WB tại Hà Nội
- Các thành viên dự họp;
- Lưu: VT, KHĐT
TL. BỘ TRƯỞNG
CHÁNH VĂN PHÒNG
Nguyễn Văn Công | {
"issuing_agency": "Bộ Giao thông vận tải",
"promulgation_date": "18/10/2007",
"sign_number": "481/TB-BGTVT",
"signer": "Nguyễn Văn Công",
"type": "Thông báo"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-1446-KH-UBND-2022-trien-khai-Chien-luoc-ngoai-giao-van-hoa-Quang-Binh-527857.aspx | Kế hoạch 1446/KH-UBND 2022 triển khai Chiến lược ngoại giao văn hóa Quảng Bình | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 1446/KH-UBND
Quảng Bình, ngày 11 tháng 8 năm 2022
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC NGOẠI GIAO VĂN HÓA ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
Thực hiện Quyết định số 2013/QĐ-TTg ngày 30/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến năm 2030; căn cứ tình hình thực tế của địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình xây dựng và ban hành Kế hoạch triển khai Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh (sau đây gọi tắt là Kế hoạch), cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Bám sát chủ trương, đường lối đối ngoại và chính sách phát triển văn hóa của đất nước đã được các kỳ Đại hội, nhất là Đại hội XIII của Đảng đề ra, cụ thể là: “phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại trong việc tạo lập và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao vị thế và uy tín của đất nước” và “phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc”; công tác ngoại giao văn hóa là nhiệm vụ chung của cả hệ thống chính trị, được triển khai đồng bộ trên các trụ cột đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân.
- Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác ngoại giao văn hóa để bạn bè quốc tế hiểu biết hơn nữa về con người, văn hóa và tiềm năng, thế mạnh của Quảng Bình, qua đó, mở rộng quan hệ hợp tác với các địa phương, tổ chức, cá nhân nước ngoài nhằm thu hút, thúc đẩy đầu tư, thương mại và du lịch để phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đồng thời tôn vinh các giá trị, vẻ đẹp của văn hóa Quảng Bình và tiếp thu tinh hoa, văn hóa của nhân loại, làm phong phú, sâu sắc thêm những giá trị văn hóa truyền thống của Quảng Bình.
2. Yêu cầu
- Các hoạt động ngoại giao văn hóa được triển khai có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, tiết kiệm, phù hợp với tình hình thực tế của Quảng Bình; gắn kết chặt chẽ giữa ngoại giao văn hóa với ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế và đối ngoại nhân dân để tạo dựng và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác với các đối tác nước ngoài theo hướng ổn định, bền vững và hiệu quả góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh.
- Ngoại giao văn hóa lấy địa phương, người dân, doanh nghiệp là trung tâm, theo đó, địa phương, người dân, doanh nghiệp vừa là chủ thể thụ hưởng vừa là đối tác, tham gia vào việc triển khai Kế hoạch.
- Liên tục, linh hoạt, đổi mới hình thức các hoạt động ngoại giao văn hóa, trong đó, chú trọng các giải pháp công nghệ để thích nghi với thời kỳ mới nhằm tăng cường quảng bá hình ảnh về văn hóa, con người, thiên nhiên Quảng Bình trên ứng dụng công nghệ số và các phương tiện truyền thông thế hệ mới.
II. MỤC TIÊU
I. Mục tiêu chung
Định vị Quảng Bình là điểm đến an toàn, con người thân thiện, thiên nhiên hấp dẫn, kỳ vỹ với các giá trị văn hóa đặc sắc trên bản đồ khu vực và thế giới về ngoại giao văn hóa. Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, trên cơ sở nền tảng văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa địa phương nói riêng, làm phong phú thêm những giá trị văn hóa truyền thống của vùng đất Quảng Bình. Thông qua công tác ngoại giao văn hóa góp phần “bảo vệ đất nước từ sớm, từ xa”.
2. Mục tiêu cụ thể
- Thúc đẩy và làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ, lòng tin giữa Quảng Bình với các địa phương, tổ chức, cá nhân nước ngoài. Phấn đấu đến năm 2030, tham gia tổ chức các hoạt động văn hóa có quy mô, chất lượng trong khuôn khổ Tuần/Ngày Việt Nam, Tuần/Ngày Văn hóa Việt Nam tại các nước có quan hệ hữu nghị truyền thống, đối tác thân thiết.
- Chủ động hội nhập sâu, rộng trong các lĩnh vực văn hóa tại các tổ chức, diễn đàn khu vực và quốc tế; hỗ trợ người dân, doanh nghiệp hội nhập quốc tế; giúp người dân, doanh nghiệp tiếp cận nhanh với tri thức mới của nhân loại, qua đó góp phần nâng cao dân trí, nâng cao chất lượng lao động và chất lượng thụ hưởng văn hóa.
- Xây dựng văn hóa Quảng Bình với nhiều giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể độc đáo gắn liền với hình ảnh về Di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, vùng đất được mệnh danh là “Vương quốc hang động”, các sản phẩm du lịch về du lịch biển, du lịch mạo hiểm, du lịch văn hóa - lịch sử.
- Bảo vệ và phát huy các di sản vật thể, phi vật thể mà Quảng Bình được quốc tế công nhận; nghiên cứu, tìm hiểu để xây dựng hồ sơ, vận động công nhận các di sản mới của tỉnh Quảng Bình.
- Tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa của nhân loại phù hợp với văn hóa của người Quảng Bình để góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đồng thời bảo vệ các giá trị nền tảng tư tưởng của Đảng, thành quả của đất nước.
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Gắn kết ngoại giao văn hóa với ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế
- Gắn kết ngoại giao văn hóa với ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế nhằm phục vụ các mục tiêu hòa bình, an ninh, phát triển và nâng cao vị thế, uy tín của tỉnh Quảng Bình với các đối tác nước ngoài; triển khai các hoạt động ngoại giao văn hóa gắn với,các lĩnh vực mà Quảng Bình có tiềm năng, lợi thế cạnh tranh để đưa tỉnh nhà phát triển nhanh và bền vững.
- Linh hoạt, lồng ghép các hoạt động ngoại giao văn hóa thể hiện giá trị văn hóa của Quảng Bình, của Việt Nam vào nội dung hoạt động đối ngoại hàng năm của tỉnh khi tổ chức các đoàn ra nước ngoài và đón tiếp các đoàn nước ngoài đến làm việc tại tỉnh thông qua các bài phát biểu, nội dung trao đổi, ấn phẩm, quà tặng đối ngoại,…; đề xuất các hoạt động hợp tác trên lĩnh vực văn hóa trong các thỏa thuận quốc tế giữa tỉnh Quảng Bình và các địa phương, đối tác nước ngoài.
- Gắn ngoại giao văn hóa với các xu thế lớn, ưu tiên phát triển của thế giới như phát triển xanh, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, chuyển đổi số, bình đẳng giới, công bằng xã hội, ... và các vấn đề mà người dân, doanh nghiệp tỉnh Quảng Bình quan tâm.
- Phấn đấu đưa Quảng Bình trở thành địa chỉ hấp dẫn về giao lưu, hợp tác, tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch trong và ngoài nước.
2. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền
- Tiếp tục triển khai công tác quán triệt, tuyên truyền đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người dân tỉnh Quảng Bình các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác ngoại giao văn hóa nhằm nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của văn hóa đối ngoại trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày một sâu, rộng; kết hợp nhiều hình thức tuyên truyền một cách đa dạng, sáng tạo; tận dụng những lợi thế của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư về tốc độ, hàm lượng thông tin, khả năng tiếp cận công chúng; thúc đẩy kết hợp với ngoại giao số, ngoại giao công chúng để lan tỏa các giá trị văn hóa cao đẹp của dân tộc Việt Nam, qua đó giúp định hướng cảm xúc, hành vi, thói quen và thái độ yêu mến của người dân thế giới với người Việt Nam nói chung và người Quảng Bình nói riêng.
- Kết hợp nhuần nhuyễn ngoại giao văn hóa và thông tin đối ngoại, từng bước triển khai ngoại giao công chúng, tạo “sức mạnh mềm” cho địa phương, đất nước. Chủ động phối hợp với các cơ quan ở Trung ương, các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài, các Hội người gốc Quảng Bình ở nước ngoài, các tổ chức quốc tế; tích cực tham gia các sự kiện, hoạt động giao lưu, hợp tác quốc tế, hội chợ thương mại, xúc tiến đầu tư, du lịch, ... để giới thiệu, quảng bá hình ảnh, tiềm năng, thế mạnh, thông tin tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Quảng Bình đến các nước trên thế giới và người Việt Nam ở nước ngoài.
- Hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi để các đoàn phóng viên nước ngoài được cấp phép, tác nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm tìm hiểu, giới thiệu về văn hóa, hình ảnh, thiên nhiên và con người Quảng Bình ra thế giới và phải nhận định đây chính là kênh quảng bá hữu hiệu nhằm thu hút các dòng đầu tư về thương mại, du lịch, dịch vụ giúp Quảng Bình nâng cao thương hiệu địa phương.
- Đấu tranh, phản bác kịp thời, có hiệu quả về những luận điệu sai trái, xuyên tạc, nội dung thông tin không đúng sự thật về hình ảnh, đất nước, con người Việt Nam của các thế lực thù địch.
3. Quảng bá và gìn giữ các giá trị văn hóa, hình ảnh và con người Quảng Bình
- Đẩy mạnh quảng bá, nhận diện thương hiệu Quảng Bình gắn liền với Di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, vùng đất được mệnh danh là “Vương quốc hang động”, các sản phẩm về du lịch biển, du lịch mạo hiểm, du lịch văn hóa - lịch sử; nghiên cứu các sản phẩm quà tặng đối ngoại mang đặc trưng riêng của tỉnh Quảng Bình.
- Tổ chức, tham gia các chương trình giao lưu văn hóa trong và ngoài nước để nâng cao thương hiệu, hình ảnh về tỉnh Quảng Bình với các giá trị văn hóa đặc sắc, độc đáo, giàu truyền thống, năng động, mến khách và thân thiện thông qua các lễ hội riêng biệt như: Tuần văn hóa Du lịch Đồng Hới, Lễ hội Hang động Quảng Bình, Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông tại các địa phương trong tỉnh, Lễ hội Bài chòi...; tham gia biểu diễn giao lưu nghệ thuật, triển lãm tranh, ảnh; các sự kiện, chương trình du lịch; hội nghị, hội thảo về văn hóa, đặc biệt là có sự tham gia của tổ chức UNESCO, bạn bè quốc tế và các đối tác nước ngoài có quan hệ với tỉnh Quảng Bình, qua đó, quảng bá các sản vật địa phương, ẩm thực, ngành nghề truyền thông, văn hóa của tỉnh Quảng Bình đến với bạn bè trong nước và quốc tế.
- Đầu tư, gìn giữ các di sản văn hóa, đặc biệt là các di tích xếp hạng cấp quốc gia, cấp quốc gia đặc biệt, các làng nghề truyền thông, trong đó chú trọng phối kết hợp với các hoạt động về du lịch để giới thiệu đến du khách. Đối với các làng nghề truyền thống khuyến khích huy động mọi nguồn lực từ các thành phần kinh tế cùng với áp dụng khoa học công nghệ để gia tăng năng suất, khả năng cạnh tranh gắn với bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa của làng nghề truyền thống.
- Nghiên cứu các loại hình văn hóa độc đáo của Quảng Bình nhằm bảo tồn, xây dựng, phát triển và vận động công nhận danh hiệu quốc tế đối với các sản phẩm văn hóa vật thể và phi vật thể của tỉnh.
4. Tích cực, chủ động thúc đẩy các hoạt động trong lĩnh vực về văn hóa tại các tổ chức, diễn đàn khu vực và quốc tế
- Chủ động, tích cực tham gia xây dựng, đóng góp trong việc phát huy bản sắc ASEAN, nâng cao nhận thức của người dân về Cộng đồng ASEAN nói chung và Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN nói riêng; thúc đẩy các hoạt động ngoại giao văn hóa trong ASEAN.
- Chủ động triển khai các hoạt động ngoại giao văn hóa tại các khu vực, địa phương nước ngoài, đặc biệt là các địa phương có chung đường biên giới, có nhiều bà con người Quảng Bình sinh sống, học tập và làm việc; đồng thời tìm hiểu mở rộng hoạt động ngoại giao văn hóa với các đối tác, khu vực có tiềm năng thúc đẩy quan hệ.
- Tích cực, đóng góp có trách nhiệm trong các hoạt động giao lưu trên các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, văn hóa, thể thao, du lịch, thương mại, nghiên cứu khoa học tại Hiệp hội các tỉnh 3 nước Việt Nam, Lào, Thái Lan có sử dụng đường 8 và đường 12; với tổ chức UNESCO trong việc bảo tồn và phát triển Di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, di sản phi vật thể Hát ca trù, Nghệ thuật Bài chòi,...
5. Gắn kết ngoại giao văn hóa với địa phương, người dân, doanh nghiệp, người Quảng Bình ở nước ngoài và giao lưu Nhân dân
- Gắn kết chặt chẽ Chiến lược ngoại giao văn hóa với kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của từng địa phương trong tỉnh theo từng giai đoạn nhằm giới thiệu, quảng bá giá trị văn hóa, tiềm năng, thế mạnh về hợp tác, đầu tư, đồng thời mở rộng giao lưu, hợp tác với các địa phương, đối tác nước ngoài.
- Tạo môi trường thuận lợi để triển khai các hoạt động giao lưu Nhân dân, tiếp cận nhanh với tri thức nhân loại; tăng cường các hoạt động giao lưu văn hóa giữa thanh niên Quảng Bình với thanh niên các nước trong khu vực và trên thế giới.
- Tạo điều kiện để người Quảng Bình ở nước ngoài, đặc biệt là thế hệ trẻ được sinh ra tại nước ngoài tiếp nhận thông tin, sản phẩm văn hóa từ địa phương để kế thừa, phát huy bản sắc, truyền thống văn hóa tại nước sở tại; tiếp tục cử giáo viên đi dạy tiếng Việt tại các địa phương nước ngoài có nhiều thế hệ người con Quảng Bình sinh sống, học tập và làm việc; tiếp tục tổ chức các chương trình hướng bà con Quảng Bình ở các nước tìm về cội nguồn, quê hương, đất nước thông qua các hoạt động tham quan, tìm hiểu văn hóa, lịch sử, chủ quyền, đón Tết Nguyên đán, phối hợp tổ chức Trại hè Việt Nam cho con em ta ở nước ngoài, đồng thời vận động bà con người Quảng Bình ở nước ngoài về lập nghiệp, xây dựng quê hương Quảng Bình ngày một phát triển và văn minh.
- Quan tâm, phát hiện, tạo điều kiện để người dân Quảng Bình ở trong nước và ngoài nước tham gia các cuộc thi khu vực, quốc tế trong các lĩnh vực về văn hóa, khoa học, giáo dục,..; xây dựng kế hoạch phổ biến kiến thức cơ bản về văn hóa, ngoại giao văn hóa cho người Quảng Bình đi lao động, học tập, công tác ở nước ngoài nhằm góp phần xây dựng hình ảnh người Quảng Bình, người Việt Nam có văn hóa, tôn trọng pháp luật và có hiểu biết về văn hóa bản địa.
- Thực hiện thống kê, nắm bắt tình hình người Quảng Bình hiện đang sinh sống và làm việc tại nước ngoài, từng bước xây dựng dữ liệu, hoàn thiện cơ sở dữ liệu về người Quảng Bình ở nước ngoài để tăng cường các hoạt động trao đổi thông tin, nắm bắt tâm tư, tình cảm, nguyện vọng để tạo sự gắn kết, xây dựng quê hương Quảng Bình thông qua các hoạt động đầu tư, thương mại để phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Tích cực hỗ trợ doanh nghiệp giới thiệu năng lực, thế mạnh cạnh tranh và xây dựng định hình bản sắc văn hóa doanh nghiệp, từ đó tạo dựng niềm tin với các đối tác quốc tế; tạo điều kiện để doanh nghiệp tham gia triển khai ngoại giao văn hóa, kết hợp giới thiệu sản phẩm gắn với văn hóa, hình ảnh và con người Quảng Bình.
- Thông qua công tác ngoại giao văn hóa để khơi gợi lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước trong mỗi người dân Quảng Bình nhằm góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc phục vụ, đấu tranh chống mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch đóng góp thiết thực vào sự nghiệp xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
6. Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại
- Tăng cường hợp tác, hội nhập quốc tế, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa, tri thức, kinh nghiệm hay, khoa học tiên tiến của thế giới một cách phù hợp, sáng tạo, từ đó kế thừa, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc để hoàn thiện và làm phong phú hơn kho tàng văn hóa, tri thức của Việt Nam, của con người Quảng Bình để theo kịp với thời đại mới, tăng cường giao lưu nhân dân để “hòa nhập nhưng không hòa tan” trong xu thế phát triển chung vì sự tiến bộ của toàn nhân loại.
- Kịp thời có các biện pháp đấu tranh, phòng chống và có hướng xử lý đẩy lùi ảnh hưởng của những sản phẩm văn hóa không lành mạnh, độc hại xâm nhập từ bên ngoài vào không phù hợp với các giá trị truyền thống của Việt Nam.
7. Xây dựng nguồn nhân lực, đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho công tác ngoại giao văn hóa
- Xây dựng đội ngũ cán bộ có chuyên môn về công tác ngoại giao văn hóa từ tỉnh đến xã, phường; tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức về công tác đối ngoại, ngoại giao văn hóa, văn hóa của các nước và văn hóa của Việt Nam cho các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các sở, ban, ngành, địa phương; tranh thủ nguồn hỗ trợ quốc tế về các học bổng, các khóa học ngắn hạn, dài hạn ở nước ngoài để nâng cao năng lực và kỹ năng cho cán bộ làm công tác đối ngoại, ngoại giao văn hóa.
- Tập trung đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ làm công tác biên, phiên dịch; phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, du lịch phục vụ cho việc phát triển của công tác ngoại giao văn hóa.
IV. KINH PHÍ
1. Các sở, ban, ngành, địa phương chủ động sử dụng kinh phí được bố trí trong dự toán hàng năm theo phân cấp ngân sách để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể ban hành kèm theo Kế hoạch này, đảm bảo theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn của Bộ, ngành, Trung ương; báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Tài chính) xem xét, bố trí kinh phí để thực hiện các nội dung phát sinh ngoài nhiệm vụ đã được cân đối trong dự toán hàng năm của các đơn vị.
2. Khuyến khích huy động nguồn xã hội hóa và các nguồn kinh phí hợp pháp khác để triển khai thực hiện Kế hoạch này theo quy định.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Ngoại vụ là cơ quan đầu mối theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch này; hàng năm, tổng hợp, báo cáo về tình hình thực hiện Kế hoạch trong báo cáo kết quả hoạt động đối ngoại gửi Ủy ban nhân dân tỉnh để báo cáo Thủ tướng Chính phủ (thông qua Bộ Ngoại giao).
2. Các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ vào phân công nhiệm vụ tại Kế hoạch này và theo chức năng, nhiệm vụ, tình hình địa phương, đơn vị, xây dựng chương trình, kế hoạch để tổ chức thực hiện có hiệu quả; chủ động lồng ghép giới thiệu văn hóa đặc trưng của Việt Nam, của Quảng Bình vào các hoạt động có yếu tố nước ngoài; định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện trong báo cáo kết quả hoạt động đối ngoại của địa phương, đơn vị gửi về Sở Ngoại vụ để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh; báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh khen thưởng (thông qua Sở Nội vụ) đối với các cá nhân, tập thể tiêu biểu, có thành tích xuất sắc đóng góp tích cực cho công tác ngoại giao văn hóa của địa phương (nếu có).
3. Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí hàng năm theo quy định để triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch ngoại giao văn hóa của tỉnh.
Trong quá trình thực hiện Kế hoạch, nếu có vấn đề phát sinh, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, địa phương phản ánh kịp thời bằng văn bản về Sở Ngoại vụ để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết. Yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ; (B/c)
- Các Bộ: VHTTDL, Ngoại giao; (B/c)
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh; (B/c)
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Lãnh đạo VPUBND tỉnh;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT,NCVX.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hồ An Phong
PHỤ LỤC
CÁC NHIỆM VỤ CỤ THỂ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NGOẠI GIAO VĂN HÓA ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Kế hoạch số 1446/KH-UBND ngày 11/8/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình)
TT
Nội dung/Nhiệm vụ
Cơ quan chủ trì
Cơ quan phối hợp
Thời gian
I
Gắn kết ngoại giao văn hóa với ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế
1
Linh hoạt lồng ghép các hoạt động ngoại giao văn hóa thể hiện giá trị văn hóa của Quảng Bình, của Việt Nam vào nội dung hoạt động đối ngoại hàng năm của tỉnh, khi tổ chức các đoàn ra nước ngoài và đón tiếp các đoàn nước ngoài đến làm việc tại tỉnh; đề xuất các hoạt động hợp tác trên lĩnh vực văn hóa trong các thỏa thuận quốc tế giữa tỉnh Quảng Bình và các địa phương, đối tác nước ngoài.
Sở Ngoại vụ
Các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương liên quan
Hàng năm
2
Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phối hợp với các cơ quan trung ương như Bộ Ngoại giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư,... hỗ trợ Quảng Bình tham gia các đoàn xúc tiến thương mại, du lịch, văn hóa tại nước ngoài.
Sở Ngoại vụ
Các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương liên quan
Hàng năm
3
Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng các nội dung xúc tiến, quảng bá văn hóa, du lịch Quảng Bình phù hợp với thị hiếu của từng địa bàn quốc tế.
Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch
Các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương liên quan
Hàng năm
4
Xây dựng, triển khai các chính sách khuyến khích thu hút đầu tư, chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch nước ngoài lồng ghép các thông tin quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh, văn hóa, nghệ thuật, con người, các nét đặc trưng của tỉnh Quảng Bình,...
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Du lịch, Sở Công Thương, Ban Quản lý Khu kinh tế
Các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương liên quan
Hàng năm
II
Công tác thông tin, tuyên truyền
1
Quán triệt, tuyên truyền, phổ biến Quyết định số 2013/QĐ-TTg ngày 30/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến năm 2030 và Kế hoạch triển khai Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến năm 2030 của tỉnh Quảng Bình; lồng ghép, đưa nội hàm ngoại giao văn hóa vào thực tiễn hoạt động của các cơ quan, đơn vị, địa phương
Các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương
Hàng năm
2
Triển khai lồng ghép nội dung ngoại giao văn hóa trong các chương trình thông tin đối ngoại của tỉnh
Sở Thông tin và Truyền thông
Các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương liên quan
Hàng năm
3
Hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan báo chí, hệ thống cổng thông tin điện tử trên địa bàn tỉnh tuyên truyền về việc thực hiện Kế hoạch triển khai Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến năm 2030 của tỉnh Quảng Bình, Kế hoạch số 2081/KH-UBND ngày 24/9/2021 của tỉnh Quảng Bình về tuyên truyền, quảng bá ASEAN giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Sở Thông tin và Truyền thông
Các cơ quan báo chí, hệ thống cổng thông tin điện tử
Hàng năm
4
Hướng dẫn các cơ quan báo chí xây dựng các chuyên trang, chuyên mục về ngoại giao văn hóa; các chương trình, chuyên đề giới thiệu về văn hóa, nghệ thuật, con người, các nét đặc trưng của tỉnh Quảng Bình
Sở Thông tin và Truyền thông
Các cơ quan báo chí
Hàng năm
5
Nghiên cứu, dự báo xu hướng phát triển của văn hóa trong khu vực và trên thế giới
Sở Ngoại vụ
Các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương liên quan
Hàng năm
6
Giải quyết thủ tục, hướng dẫn, tạo điều kiện cho các đoàn phóng viên nước ngoài đến hoạt động trên địa bàn tỉnh; tranh thủ hoạt động của các đoàn để quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh, văn hóa, nghệ thuật, con người, các nét đặc trưng của tỉnh Quảng Bình ra thế giới
Sở Ngoại vụ
Các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương liên quan
Hàng năm
7
Đấu tranh, phản bác kịp thời, có hiệu quả về những luận điệu sai trái, xuyên tạc, nội dung thông tin không đúng sự thật về hình ảnh, đất nước, con người Việt Nam của các thế lực thù địch
Các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương
Hàng năm
III
Quảng bá và gìn giữ các giá trị văn hóa, hình ảnh và con người Quảng Bình
1
Tiếp tục quảng bá, nhận diện thương hiệu Quảng Bình gắn liền với Di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng và danh xưng “Vương quốc hang động”
Các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương
Hàng năm
2
Thực hiện tốt các biện pháp bảo tồn, gìn giữ, đặc biệt là phát huy giá trị của di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại Ca trù, Nghệ thuật Bài chòi, các di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia gắn với phát triển du lịch để trở thành một sản phẩm du lịch hấp dẫn, có bản sắc. Nghiên cứu, đề xuất công nhận các di sản văn hóa mới của tỉnh Quảng Bình.
Sở Văn hóa và Thể thao
Các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương liên quan
Hàng năm
3
Nghiên cứu, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức Festival văn hóa đặc trưng của tỉnh Quảng Bình theo định kỳ 2 năm 1 lần.
Sở Văn hóa và Thể thao
Sở Du lịch và các sở, ban, ngành liên quan và các địa phương
2022-2025
4
Xây dựng các chương trình văn hóa, nghệ thuật đặc trưng của tỉnh phục vụ các hoạt động giao lưu với các địa phương, đối tác nước ngoài, phù hợp với từng địa phương, đối tác của bạn, đặc biệt là Lào, Thái Lan. Tổ chức các đoàn văn hóa, nghệ thuật, thể thao tham dự tại các sự kiện nổi bật trong nước và quốc tế.
Sở Văn hóa và Thể thao
Các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương liên quan
Hàng năm
5
Quảng bá, tổ chức Lễ hội Đua thuyền truyền thống trên sông tại các địa phương trong tỉnh
Sở Văn hóa và Thể thao; các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương liên quan
Hàng năm
6
Quảng bá, tổ chức Lễ hội Hang động Quảng Bình
Sở Du lịch
Ban Quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng và các sở, ban, ngành, địa phương liên quan
Định kỳ 02 năm một lần
7
Xây dựng nội dung về ngoại giao văn hóa đưa vào giảng dạy tại các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh; tăng cường các hoạt động hợp tác, liên kết trong đào tạo, nghiên cứu khoa học với các đối tác nước ngoài.
Sở Giáo dục và Đào tạo; các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh
Các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương liên quan
Hàng năm
8
Nghiên cứu, đề xuất các tặng phẩm đối ngoại mang đặc trưng riêng của tỉnh Quảng Bình.
Sở Ngoại vụ
Các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương liên quan
Hàng năm
9
Bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa của các làng nghề truyền thống và xây dựng các sản phẩm du lịch văn hóa, du lịch nông nghiệp mang văn hóa của miền quê Quảng Bình.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Văn hóa và Thể thao
Sở Du lịch và các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương liên quan
Hàng năm
10
Xây dựng hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới lần thứ 3 theo tiêu chí (vii): “chứa đựng các hiện tượng thiên nhiên siêu việt hay các khu vực có vẻ đẹp thiên nhiên khác thường và tầm quan trọng thẩm mỹ”
đối với Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
Ban Quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
Các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương liên quan
Hàng năm
11
Tham mưu xây dựng và triển khai Kế hoạch tổ chức các hoạt động Tuần Văn hóa - Du lịch thành phố Đồng Hới
UBND thành phố Đồng Hới
Các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương liên quan
Hàng năm
IV
Tích cực, chủ động thúc đẩy các hoạt động trong lĩnh vực về văn hóa tại các tổ chức, diễn đàn khu vực và quốc tế
1
Tham gia xây dựng, đóng góp trong việc phát huy bản sắc ASEAN, nâng cao nhận thức của người dân về Cộng đồng ASEAN nói chung và Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN nói riêng, thúc đẩy các hoạt động ngoại giao văn hóa trong ASEAN.
Sở Ngoại vụ, Sở Văn hóa và Thể thao
Các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương liên quan
Hàng năm
2
Tham gia các hoạt động ngoại giao văn hóa tại các địa phương nước ngoài, đặc biệt là nước có chung đường biên giới, nước có nhiều bà con người Quảng Bình sinh sống, học tập và làm việc.
Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Ngoại vụ
Các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương liên quan
Hàng năm
3
Tích cực, đóng góp có trách nhiệm trong các hoạt động giao lưu trên các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, văn hóa, thể thao, du lịch, thương mại, nghiên cứu khoa học tại Hiệp hội các tỉnh 3 nước Việt Nam, Lào, Thái Lan có sử dụng đường 8 và đường 12.
Sở Ngoại vụ
Các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương liên quan
Hàng năm
4
Chủ trì, phối hợp với tổ chức UNESCO trong việc bảo tồn và phát triển Di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, di sản phi vật thể Hát ca trù,...
Sở Văn hóa và Thể thao, Ban Quản lý Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
Sở Ngoại vụ và các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương liên quan
Hàng năm
V
Gắn kết ngoại giao văn hóa với địa phương, người dân, doanh nghiệp, người Quảng Bình ở nước ngoài và giao lưu nhân dân
1
Tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa giữa thanh niên Quảng Bình với thanh niên các nước trong khu vực và trên thế giới.
Tỉnh Đoàn
Các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương liên quan
Hàng năm
2
Cử giáo viên đi dạy tiếng Việt tại các địa phương nước ngoài có nhiều thế hệ người con Quảng Bình sinh sống, học tập và làm việc như Lào, Thái Lan,... Tăng cường các nội dung về giới thiệu về quê hương, đất nước, con người Việt Nam trong chương trình giảng dạy.
Sở Ngoại vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo
Sở Giáo dục và Đào tạo và các sở, ban, ngành liên quan và các địa phương
Hàng năm
3
Tổ chức các chương trình hướng bà con Quảng Bình, người Việt Nam ở nước ngoài tìm về cội nguồn, quê hương, đất nước thông qua các chương trình như: Vui xuân trên quê hương Quảng Bình, Trại hè Việt Nam,...
Sở Ngoại vụ
Các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương liên quan
Hàng năm
4
Tạo điều kiện để người dân Quảng Bình ở trong nước và ngoài nước tham gia các cuộc thi khu vực, quốc tế trong các lĩnh vực về văn hóa, khoa học, giáo dục,...
Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Ngoại vụ
Các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương liên quan
Hàng năm
5
Thực hiện thống kê, nắm bắt tình hình người Quảng Bình hiện đang sinh sống và làm việc tại nước ngoài, từng bước xây dựng dữ liệu, hoàn thiện cơ sở dữ liệu về người Quảng Bình ở nước ngoài
Sở Ngoại vụ, Công an tỉnh
Các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương liên quan
Hàng năm
6
Triển khai áp dụng hiệu quả “Bộ quy tắc ứng xử văn minh trong du lịch” của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; tuyên truyền, phổ biến, triển khai rộng rãi “Bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch Quảng Bình”.
Sở Du lịch
Các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương liên quan
Hàng năm
7
Phổ biến kiến thức cơ bản về văn hóa nước sở tại, văn hóa Việt Nam, ngoại giao văn hóa cho người Quảng Bình đi lao động nước ngoài.
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội
Sở Ngoại vụ và các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương liên quan
Hàng năm
8
Tăng cường phổ biến thông tin về các Hiệp định thương mại tự do và các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế mà Việt Nam tham gia để các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tận dụng tốt những cơ hội tiếp cận và mở rộng thị trường. Hỗ trợ doanh nghiệp giới thiệu các sản phẩm có chất lượng có kết hợp các yếu tố văn hóa đặc sắc của tỉnh, trên cơ sở đó phổ biến, quảng bá những giá trị văn hóa tốt đẹp đến bạn bè thế giới.
Sở Công Thương
Các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương liên quan
Hàng năm
9
Hỗ trợ doanh nghiệp giới thiệu năng lực, thế mạnh cạnh tranh trên sàn giao dịch điện tử và xây dựng định hình bản sắc văn hóa doanh nghiệp; tạo điều kiện để doanh nghiệp tham gia triển khai ngoại giao văn hóa, kết hợp giới thiệu sản phẩm.
Sở Công Thương, Sở Ngoại vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư
Các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương liên quan
Hàng năm
10
Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về đối ngoại nhân dân; tham mưu và triển khai các hoạt động thiết lập các mối quan hệ hòa bình, đoàn kết, hữu nghị và hợp tác với Nhân dân các nước, các tổ chức đối ngoại nhân dân của nước ngoài.
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh
Các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương liên quan
Hàng năm
VI
Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại
1
Nghiên cứu, chọn lọc những kinh nghiệm hay của các nước để tham mưu cho lãnh đạo và các cơ quan trong công tác ngoại giao văn hoá.
Sở Ngoại vụ
Các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương liên quan
Hàng năm
2
Tham mưu các biện pháp đấu tranh, phòng chống và có hướng xử lý đẩy lùi ảnh hưởng của những sản phẩm văn hóa không lành mạnh, độc hại xâm nhập từ bên ngoài vào không phù hợp với các giá trị truyền thống của người Việt Nam.
Công an tỉnh
Các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương liên quan
Hàng năm
VII
Xây dựng nguồn nhân lực, đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho công tác ngoại giao văn hóa
1
Từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách phụ trách công tác ngoại giao văn hóa nhằm đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới
Sở Ngoại vụ, Sở Nội vụ
Các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương liên quan
Hàng năm
2
Bồi dưỡng nghiệp vụ đối ngoại, đặc biệt là ngoại giao văn hóa, lễ tân đối ngoại; ngoại ngữ, biên phiên dịch cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của tỉnh
Sở Ngoại vụ
Các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương liên quan
Hàng năm
3
Tranh thủ các nguồn lực, hoạt động hợp tác quốc tế nguồn hỗ trợ quốc tế để đào tạo nguồn nhân lực cho công tác ngoại giao văn hóa của tỉnh
Sở Ngoại vụ, Sở Văn hóa và Thể thao
Các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương liên quan
Hàng năm
4
Đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, du lịch phục vụ cho công tác ngoại giao văn hóa
Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch
Các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương liên quan
Hàng năm | {
"issuing_agency": "Tỉnh Quảng Bình",
"promulgation_date": "11/08/2022",
"sign_number": "1446/KH-UBND",
"signer": "Hồ An Phong",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Ke-hoach-513-KH-UBND-2020-trien-khai-cai-cach-hanh-chinh-tinh-Ha-Tinh-2021-469422.aspx | Kế hoạch 513/KH-UBND 2020 triển khai cải cách hành chính tỉnh Hà Tĩnh 2021 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 513/KH-UBND
Hà Tĩnh, ngày 31 tháng 12 năm 2020
KẾ HOẠCH
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TỈNH HÀ TĨNH NĂM 2021
Thực hiện Văn bản số 6459/BNV-CCHC ngày 07/12/2020 của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch và báo cáo CCHC định kỳ năm 2021; triển khai, thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/ĐH ngày 16/10/2020 của Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025, Nghị quyết số 244/NQ- HĐND ngày 08/12/2020 của HĐND tỉnh về phát triển kinh tế, xã hội năm 2021; trên cơ sở tình hình thực tế của địa phương, UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành Kế hoạch Cải cách hành chính (CCHC) năm 2021 trên địa bàn tỉnh, với các nội dung sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về CCHC, tạo sự thống nhất, quyết tâm chính trị cao của các cấp, các ngành, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong triển khai, thực hiện các nội dung trọng tâm CCHC trên địa bàn tỉnh nhằm tạo chuyển biến căn bản trong nhận thức và hành động của cả hệ thống chính trị về CCHC.
- Từng bước cụ thể hóa một trong ba nội dung đột phá chiến lược của Nghị quyết số 01-NQ/ĐH ngày 16/10/2020 của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025, đó là: Đẩy mạnh CCHC, tập trung xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, gắn trách nhiệm người đứng đầu; tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi phục vụ người dân, doanh nghiệp.
- Phấn đấu tỉnh Hà Tĩnh tăng thứ hạng về các chỉ số CCHC cấp tỉnh gồm: Chỉ số Hiệu quả quản trị hành chính công cấp tỉnh (PAPI), Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số cải cách hành chính (PARINDEX), chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS), Chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông (ICT), đưa Hà Tĩnh vào nhóm các tỉnh, thành phố dẫn đầu về chính quyền số.
2. Yêu cầu
- Triển khai, thực hiện kế hoạch CCHC năm 2021 phải đảm bảo đồng bộ, toàn diện trên cả 6 lĩnh vực của CCHC, trong đó ưu tiên nguồn lực và tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đối với các nhiệm vụ, nội dung được xác định là trọng tâm, có tính đột phá trong năm 2021.
- Công tác CCHC phải được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, quản lý của các cấp, các ngành và các địa phương. Kết quả chỉ số CCHC hàng năm gắn với công tác đánh giá, xếp loại người đứng đầu theo quy định tại Quyết định số 54/2019/QĐ-UBND ngày 27/9/2019 của UBND tỉnh về ban hành Quy định trách nhiệm người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước và cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh về thực hiện cải cách hành chính.
- Kết quả CCHC phải hướng tới 3 mục tiêu chủ yếu: Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; tác động tích cực đối với phát triển kinh tế xã hội, củng cố QPAN và mang lại sự hài lòng của người dân, tổ chức. Các chỉ tiêu, nhiệm vụ trong Kế hoạch CCHC năm 2021 được gắn kết với các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2021.
II. CÁC CHỈ TIÊU CỤ THỂ
1. 100% các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã, UBND các xã, phường, thị trấn, các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh xây dựng và ban hành Kế hoạch CCHC năm 2021 đảm bảo quy định, chất lượng và tổ chức thực hiện có hiệu quả.
2. 100% người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục trực tiếp phụ trách chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện CCHC và chịu trách nhiệm toàn diện về kết quả công tác CCHC ở cơ quan, đơn vị do mình quản lý.
3. Tối thiểu 35% cơ quan đơn vị được kiểm tra CCHC trong năm 2021; 100% các đơn vị, địa phương ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra CCHC các đơn vị trực thuộc đảm bảo thực chất và đúng quy định.
4. 100% văn bản quy phạm pháp luật được ban hành đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và phù hợp với tình hình thực tiễn của tỉnh.
5. Tối thiểu 98,5% hồ sơ TTHC được giải quyết trước và đúng hạn. Đối với hồ sơ quá hạn có văn bản xin lỗi theo quy định; phấn đấu sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp đạt từ 91% trở lên.
6. Thực hiện rà soát 100% cơ cấu tổ chức các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp để sắp xếp theo hướng tinh gọn, giảm đầu mối, không trùng lặp về chức năng, nhiệm vụ, đảm bảo vận hành hiệu lực, hiệu quả, giảm tối đa chi phí quản lý, điều hành.
7. 100% đơn vị bố trí người làm việc đúng vị trí việc làm đã được phê duyệt; số công chức được tuyển dụng mới không quá 50% số biên chế đã thực hiện tinh giản biên chế, đã giải quyết chế độ nghỉ hưu hoặc thôi việc theo quy định; 100% CBCCVC trong kế hoạch được cử đi đào tạo, bồi dưỡng theo quy định; chuyển đổi vị trí công tác đạt trên 90%. Cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức gắn với việc sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ quan, đơn vị đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh.
8. 100% số cơ quan đơn vị được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm khi hết giai đoạn 03 năm theo quy định tại các Nghị định của Chính phủ: Số 16/2015/NĐ-CP ; số 141/2016/NĐ-CP ; số 54/2016/NĐ-CP ; số 130/2005/NĐ-CP .
9. Tối thiểu 50% thủ tục hành chính có phát sinh hồ sơ được triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4; trên 30% TTHC thuộc danh mục dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 được tiếp nhận và thụ lý, đồng thời được tích hợp với cổng dịch vụ công quốc gia. 100% TTHC được cập nhật công khai trên Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh; 100% hồ sơ TTHC được tiếp nhận thụ lý được cập nhật, quản lý và tổ chức thực hiện trên hệ thống phần mềm một cửa của tỉnh (trừ các TTHC đặc thù).
10. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong chỉ đạo, điều hành, quản lý và kết nối với người dân:
- 100% văn bản (trừ văn bản mật và tối mật) của cấp tỉnh, cấp huyện; 95% của cấp xã được trao đổi trực tuyến trong nội bộ và giữa các cơ quan với nhau, tiến tới không chuyển văn bản giấy.
- 80% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế - xã hội phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của tỉnh được thực hiện trực tuyến và liên thông với hệ thống báo cáo quốc gia.
- 30% hoạt động kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.
- Bảo đảm kết nối toàn diện: Phổ cập Internet băng rộng như một tiện ích thiết yếu trong cộng đồng; giảm tỷ lệ người dân chưa sử dụng Internet xuống dưới 29%, tỷ lệ hộ gia đình chưa có kết nối băng rộng xuống dưới 35%. Phổ cập điện thoại thông minh tới người dân, đặc biệt tới các vùng công ích. Bảo đảm băng thông, tốc độ, chất lượng cho thiết lập mạng kết nối vạn vật, phục vụ các dịch vụ mới của kinh tế số e-Gov, e-Health, e-learning, thương mại điện tử, đô thị thông minh.
11. Công tác ISO 9001:2015
- Đảm bảo 100% các cơ quan HCNN cấp tỉnh, huyện, xã, các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc các Sở, Ban, ngành cấp tỉnh thực hiện tốt việc áp dụng, duy trì và cải tiến đáp ứng yêu cầu TCVN ISO 9001:2015 ; Tiếp tục chuyển đổi, xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2015 tại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các Sở, Ban, ngành cấp tỉnh; UBND cấp xã thuộc các huyện, đảm bảo lộ trình Kế hoạch 121/KH-UBND ngày 10/4/2018 của UBND tỉnh; Xây dựng mới hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2015 tại các trường học, bệnh viện trên địa bàn tỉnh.
- Đảm bảo 100% danh mục và quy trình nội bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh; UBND cấp huyện, xã được soát xét, kiểm tra, thẩm định đảm bảo đúng quy định của các văn bản quy phạm pháp luật liên quan và các yêu cầu của TCVN ISO 9001:2015 trước khi trình UBND cấp tỉnh công bố áp dụng.
12. Tác động của kết quả CCHC đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh: Phấn đấu thu ngân sách đạt trên 12.500 tỷ đồng, tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt trên 31.000 tỷ đồng.
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Công tác chỉ đạo, điều hành
- Tổ chức triển khai kịp thời kế hoạch CCHC của tỉnh: Các sở, ban, ngành địa phương và các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh cần cụ thể hóa các nhiệm vụ CCHC của tỉnh, xác định rõ các mục tiêu, chỉ tiêu, tiến độ hoàn thành, phân công rõ trách nhiệm, bố trí nguồn lực, kinh phí phù hợp để triển khai đồng bộ trên 06 lĩnh vực CCHC.
- Xây dựng và ban hành Kế hoạch CCHC tỉnh giai đoạn 2021-2030 trên cơ sở Nghị quyết của Chính phủ về CCHC trong giai đoạn tới và thực tiễn CCHC của Hà Tĩnh.
- Xây dựng Đề án Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức; chất lượng hoạt động của chính quyền các cấp giai đoạn 2021-2025.
- Thường xuyên tổ chức rà soát, đôn đốc chỉ đạo việc tổ chức, thực hiện các nội dung nhiệm vụ trọng tâm của Kế hoạch thông qua các cuộc họp giao ban hàng tháng, hàng tuần của UBND tỉnh và của các sở, ngành theo dõi, phụ trách từng lĩnh vực cải cách hành chính.
- Sửa đổi Quy chế và Bộ tiêu chí xác định chỉ số CCHC tại các đơn vị, địa phương để phù hợp với các quy định mới của Trung ương, đặc thù của từng cấp, từng ngành trên địa bàn tỉnh để làm công cụ đánh giá, xếp loại thực chất hơn kết quả cải cách hành chính của các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh.
- Chỉ đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã, các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh tổ chức thực hiện việc lấy ý kiến đánh giá sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp đã giải quyết TTHC tại cơ quan, đơn vị, địa phương bằng các hình thức khác nhau theo quy định tại Thông tư số 01/2018/TT-VPCP ngày 23/11/2018 của Văn phòng Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC thực hiện định kỳ theo tháng hoặc quý để nâng cao chất lượng giải quyết TTHC.
- Tổ chức có hiệu quả các buổi tiếp xúc, đối thoại với cá nhân, tổ chức về thực hiện TTHC và giải quyết TTHC. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện trách nhiệm định kỳ tiếp công dân theo quy định; kịp thời xử lý, chỉ đạo giải quyết nhanh chóng và đúng thẩm quyền các khiếu nại, tố cáo thuộc lĩnh vực, nhiệm vụ trách nhiệm của ngành, đơn vị, địa phương. Tiếp thu đầy đủ và xử lý, phúc đáp kịp thời, giải trình theo quy định các phản ánh, kiến nghị, góp ý, yêu cầu từ các tổ chức, công dân, nhất là tập trung giải quyết, xử lý các vụ việc tồn đọng.
- Tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công vụ, kiểm tra CCHC theo hướng đột xuất, không báo trước. Đặc biệt tập trung thanh tra, kiểm tra trong việc giải quyết TTHC thuộc các lĩnh vực như: Đất đai, đầu tư, xây dựng, Lao động thương binh và xã hội... Chỉ đạo xử lý, khắc phục kịp thời những vi phạm, sai sót, xác định rõ địa chỉ, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, người đứng đầu trong việc thực hiện chức trách nhiệm vụ, thẩm quyền được giao trong công tác quản lý nhà nước trên địa bàn, lĩnh vực phụ trách.
- Tuyên truyền CCHC phải gắn với Kế hoạch CCHC năm 2021 của tỉnh. Đổi mới và đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền; nâng cao chất lượng nội dung tuyên truyền, phù hợp từng nhóm đối tượng. Đối với những nội dung mới, khó cần làm kỹ công tác tuyên truyền để tạo sự đồng thuận, thống nhất trong tổ chức, thực hiện; chú trọng nêu gương các cá nhân, tổ chức làm tốt công tác CCHC trên các phương tiện thông tin đại chúng; các tiện ích sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; dịch vụ bưu chính công ích để Nhân dân biết, tiếp cận và sử dụng.
- Kế thừa và phát huy những kinh nghiệm đã đạt được trong công tác CCHC của tỉnh trong thời gian qua, đồng thời chủ động nghiên cứu, học tập các mô hình sáng kiến CCHC của các tỉnh bạn để áp dụng phù hợp vào thực tiễn của tỉnh.
2. Cải cách thể chế
- Triển khai nghiêm túc, kịp thời Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
- Thực hiện nghiêm quy trình, thời hạn ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là quy trình lập đề nghị xây dựng Nghị quyết, tổ chức lấy ý kiến đối tượng chịu tác động trực tiếp của văn bản, lấy ý kiến phản biện của UBMTTQ các cấp theo quy định.
- Hướng dẫn các đơn vị tự kiểm tra văn bản QPPL theo ngành, lĩnh vực nhằm kịp thời phát hiện các sai sót để tham mưu cấp có thẩm quyền xử lý đảm bảo đúng quy định.
- Tổ chức kiểm tra, kiểm soát việc ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND cấp huyện sớm phát hiện các sai sót để có biện pháp chấn chỉnh kịp thời.
- Tập trung rà soát văn bản quy phạm pháp luật theo hướng chú trọng đến nội dung để đánh giá sự phù hợp, tính khả thi nhằm sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế văn bản không còn phù hợp.
- Tổ chức thực hiện việc theo dõi tình hình thi hành văn bản QPPL trên địa bàn tỉnh nhằm xem xét, đánh giá thực trạng thi hành pháp luật, kiến nghị thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
- Tăng cường tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ công chức làm công tác pháp chế tại các sở, ban, ngành.
- Tổ chức tọa đàm, hội thảo nhằm đưa ra những sáng kiến, những đơn vị thực hiện tốt công tác thể chế, qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm để triển khai nhiệm vụ trong giai đoạn tiếp theo.
- Tăng cường công tác kiểm tra việc xây dựng, kiểm tra văn bản gắn với thi hành pháp luật; làm rõ trách nhiệm của đơn vị, cá nhân tham mưu ban hành văn bản có sai sót.
3. Cải cách thủ tục hành chính gắn với thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông
- Kịp thời cập nhật các TTHC do Trung ương công bố, ban hành mới, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ để tham mưu công bố kịp thời theo quy định; công khai minh bạch các TTHC và cập nhật kịp thời lên cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC.
- Rà soát, đơn giản hóa và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền cắt giảm thành phần hồ sơ, yêu cầu điều kiện thực hiện TTHC, thời hạn giải quyết để tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức trong việc giải quyết TTHC.
- Thực hiện nghiêm quy định về xin lỗi đối với cá nhân, tổ chức trong quá trình tiếp nhận, giải quyết TTHC tại Bộ phận một cửa các cấp.
- Định kỳ 01 năm một lần tổ chức đối thoại với cá nhân, tổ chức về kết quả tiếp nhận, giải quyết TTHC theo quy định tại Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 10/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong công tác cải cách TTHC.
- Đánh giá tác động, kiểm soát chặt chẽ việc quy định các TTHC khi xây dựng thể chế về cơ chế, chính sách mới (được Luật giao).
- Triển khai Kế hoạch số hóa kết quả giải quyết TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, đơn vị, địa phương giai đoạn 2020 - 2025 theo quy định tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ về thực hiện TTHC trên môi trường điện tử.
- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14/02/2008 của Chính phủ về tiếp nhận, xử lý, phản ánh kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính và việc giám sát thực hiện TTHC của các cơ quan hành chính.
- Thực hiện kiểm tra, giám sát định kỳ, đột xuất tình hình tổ chức, hoạt động của Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh, Trung tâm Hành chính công cấp huyện, Bộ phận “Tiếp nhận và Trả kết quả” cấp xã. Có giải pháp hiệu quả để tăng cường hơn nữa sự giám sát của Nhân dân đối với hoạt động cơ chế “Một cửa, một cửa liên thông”.
- UBND tỉnh, UBND cấp huyện tiếp tục triển khai thực hiện Đo lường sự hài lòng của người dân, đại diện tổ chức đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước theo phân cấp.
4. Cải cách tổ chức bộ máy
- Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về "Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ" và Đề án công tác cán bộ của Tỉnh ủy; sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hoặc xây dựng mới các Văn bản quy phạm pháp luật về công tác cán bộ, xây dựng và quản lý đội ngũ cán bộ bảo đảm đồng bộ, thống nhất.
- Tập trung tham mưu công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Thực hiện Nghị quyết của Trung ương về đổi mới, nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở, xã, phường, thị trấn. Xác định lộ trình thực hiện để đến năm 2030 cơ bản hoàn thành việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, thôn, tổ dân phố đảm bảo đúng quy định.
- Tổ chức quán triệt đầy đủ nội dung, yêu cầu và tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các nội dung của Nghị định số 107/2020/NĐ-CP , Nghị định số 108/2020/NĐ-CP , Nghị định số 120/2020/NĐ-CP , Văn bản số 5035/BNV-TCBC ngày 24/9/2020 của Bộ Nội vụ và Kế hoạch số 483/KH-UBND ngày 14/12/2020 của UBND tỉnh về thực hiện sắp xếp, kiện toàn cơ cấu tổ chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện và các đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 107/2020/NĐ-CP , Nghị định số 108/2020/NĐ-CP và Nghị định số 120/2020/NĐ-CP. Tiếp tục nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động các cấp, các ngành và Nhân dân trong tỉnh về tiếp tục sắp xếp, kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ máy của các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện và các đơn vị sự nghiệp công lập tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
- Rà soát, đánh giá thực trạng; xây dựng Đề án sắp xếp, kiện toàn cơ cấu các phòng, đơn vị trực thuộc cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện và các đơn vị sự nghiệp công lập trên cơ sở đảm bảo tính tổng thể, đồng bộ, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác, đáp ứng đúng các tiêu chí thành lập và số lượng cấp phó theo quy định, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ được giao; tránh xáo trộn tổ chức, đảm bảo mọi nhiệm vụ được thực hiện bình thường, không gián đoạn; phát huy trình độ chuyên môn, năng lực, kinh nghiệm công tác của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; gắn với tiếp tục thực hiện tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế theo Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị quyết số 19-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Nghị quyết số 39- NQ/TW của Bộ Chính trị và Chương trình hành động số 920-CTr/TU ngày 31/01/2018, Chương trình hành động số 1011-CTr/TU ngày 03/5/2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh.
- Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, đơn vị sau khi có hướng dẫn của các Bộ, ngành trung ương. Đổi mới hệ thống tổ chức, quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động để tinh gọn đầu mối, khắc phục chồng chéo, dàn trải và trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị sự nghiệp công lập; rà soát, chuyển đổi các đơn vị sự nghiệp công lập có đủ điều kiện sang công ty cổ phần.
- Tăng cường phân cấp, phân quyền mạnh mẽ, hợp lý gắn với quyền hạn và trách nhiệm; khuyến khích sự năng động, sáng tạo và phát huy tính tích cực, chủ động của các cấp, các ngành trong thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước.
- Thực hiện nghiêm Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị và các Nghị định: Số 108/2014/NĐ-CP , số 113/2018/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế gắn với thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị quyết số 19-NQ/TW; Kết luận số 17-KL/TW ngày 11/9/2017 của Bộ Chính trị về tình hình thực hiện biên chế, tinh giản biên chế của các tổ chức trong hệ thống chính trị năm 2015 - 2016; mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp giai đoạn 2017 - 2021.
- Tiếp tục hoàn thiện các nội dung về vị trí việc làm trong các đơn vị, địa phương theo quy định để làm cơ sở cho việc tuyển dụng, sử dụng và bổ nhiệm công chức, viên chức.
5. Cải cách công vụ
- Tiến hành sắp xếp, cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức phù hợp với đề án vị trí việc làm của cơ quan, đơn vị đã được phê duyệt.
- Tiếp tục nâng cao chất lượng thi tuyển công chức và thi nâng ngạch công chức theo nguyên tắc cạnh tranh; tổ chức tốt kỳ thi thăng hạng viên chức hành chính; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào thi tuyển, thi nâng ngạch công chức, thi thăng hạng viên chức theo đúng quy định.
- Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng theo vị trí việc làm; gắn công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức với việc bố trí, sử dụng, đào tạo đúng chuyên ngành, chuyên môn nghiệp vụ; bổ sung kịp thời các kiến thức cơ bản về quản lý công, pháp luật, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ và các kiến thức bổ trợ cho công việc để cán bộ, công chức, viên chức có nền tảng tư tưởng chính trị vững vàng, năng lực phân tích và giải quyết công việc tốt, nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp, trách nhiệm, sự tận tụy trong giải quyết công việc của cán bộ, công chức, viên chức. Tổ chức thực hiện Kế hoạch số 310/KH-UBND ngày 18/8/2020 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Đề án “Chương trình quốc gia về học tập ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2019 -2030” tại tỉnh Hà Tĩnh.
- Triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 258/NQ-HĐND ngày 08/12/2020 của HĐND tỉnh quy định chức danh, số lượng, mức khoán chi phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố; mức bồi dưỡng đối với người trực tiếp tham gia công việc của thôn, tổ dân phố.
- Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đánh giá cán bộ, công chức, viên chức làm cơ sở tinh giản biên chế, sắp xếp, điều chuyển, bố trí nhân sự phù hợp với vị trí việc làm để nâng cao hiệu quả hoạt động. Tiếp tục thực hiện việc chuẩn hóa, chuyển đổi, tích hợp cơ sở dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Hà Tĩnh về cơ sở dữ liệu quốc gia cán bộ, công chức, viên chức đặt tại Bộ Nội vụ.
- Tăng cường quản lý, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, không để xảy ra những vụ việc gây hậu quả và tác động tiêu cực do sự quan liêu trong quản lý, sự thiếu trách nhiệm, tắc trách, vô kỷ luật trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, xử lý nghiêm những vi phạm và trách nhiệm của người đứng đầu để tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, phục vụ Nhân dân; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công vụ nhằm chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính theo Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 05/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ, các Quyết định của UBND tỉnh: số 52/2017/QĐ-UBND ngày 22/11/2017, số 20/2019/QĐ-UBND ngày 19/4/2019 của UBND tỉnh.
6. Cải cách tài chính công
- Nâng cao hiệu quả phân bổ và sử dụng các nguồn lực tài chính, đặc biệt là nguồn vốn ngân sách nhà nước, trong đó từng bước giảm dần tỷ trọng chi thường xuyên để tăng chi đầu tư phát triển; tinh giản bộ máy, biên chế, thực hiện cải cách tiền lương; đẩy mạnh thực hiện khoán chi, đưa vào thu nhập một số chính sách, chế độ theo tiêu chuẩn, định mức chi. Nâng cao hiệu quả chi ngân sách, từng bước triển khai quản lý chi ngân sách theo kết quả thực hiện nhiệm vụ gắn với thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH.
- Tham mưu ban hành quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi các cấp ngân sách, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách giai đoạn 2022-2025; định mức phân bổ chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2022.
- Tiếp tục triển khai thực hiện việc đổi mới, hoàn thiện cơ chế quản lý vốn, tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp.
- Tiếp tục thực hiện cơ chế khoán biên chế, kinh phí hành chính; thực hiện đổi mới cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập; thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với tổ chức khoa học và công nghệ công lập.
- Ban hành định mức kinh tế kỹ thuật, giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước theo Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ.
- Đôn đốc các địa phương, đơn vị giải ngân kịp thời kinh phí thực hiện các chế độ, chính sách theo quy định; thực hiện nghiêm các kiến nghị sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nhà nước về tài chính ngân sách.
- Hướng dẫn, thể chế hóa và đôn đốc triển khai thực hiện việc thoái vốn nhà nước tại các đơn vị theo Quyết định 908/QĐ-TTg ngày 29/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể, tại các đơn vị: Công ty CP môi trường đô thị Hồng Lĩnh; Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Hà Tĩnh; Tổng công ty KSTM Hà Tĩnh - CTCP.
- Đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế, kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan hành chính theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ; cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công theo quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ; Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác; Nghị định số 54/2016/NĐ-CP ngày 14/6/2016 của Chính phủ.
- Tăng cường công tác kiểm soát đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp trong việc sử dụng có hiệu quả tài sản công, kinh phí từ ngân sách nhà nước; thực hiện công khai tài chính đúng quy định; kiểm tra việc thực hiện dự toán, quyết toán và sử dụng ngân sách theo quy định.
7. Xây dựng và phát triển chính phủ điện tử
7.1. Ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước
- Cụ thể hóa và triển khai Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Hà Tĩnh, phiên bản 2.0; lồng ghép xây dựng các chương trình, kế hoạch, dự án, đề án thực hiện hàng năm, có kiểm tra, đánh giá kết quả và vai trò của người đứng đầu.
- Triển khai các nhiệm vụ trọng tâm theo Kế hoạch số 393/KH-UBND ngày 29/10/2020 của UBND tỉnh về chuyển đổi số tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
- Xây dựng mạng truyền số liệu chuyên dùng cấp II toàn tỉnh, bảo đảm hạ tầng kết nối liên thông, trao đổi văn bản, tài liệu của các cơ quan Đảng, Nhà nước trên môi trường mạng; hạ tầng cung cấp dịch vụ công trực tuyến; tiếp cận thông tin, khai thác dữ liệu mở và các ứng dụng khác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin mạng.
- Xây dựng Trung tâm giám sát đô thị thông minh bảo đảm giám sát chất lượng, kết quả hoạt động cung cấp các dịch vụ đô thị thông minh; giúp điều phối hoạt động chỉ đạo điều hành, quản lý cung cấp dịch vụ và hỗ trợ ứng phó kịp thời mọi sự cố diễn ra trong cộng đồng, như: thiên tai, dịch bệnh, bạo loạn,...
- Tiếp tục triển khai hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến đến cấp xã, cho phép kết nối với các hệ thống giao ban đa phương tiện đảm bảo điều kiện phục vụ hoạt động chỉ đạo điều hành hiệu quả hơn.
- Tiếp tục triển khai nền tảng tích hợp, chia sẻ dùng chung cấp tỉnh (LGSP), kết nối liên thông với nền tảng tích hợp và chia sẻ quốc gia (NGSP) bảo đảm đồng bộ các hệ thống dữ liệu quốc gia nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng Chính quyền điện tử theo hướng Chính phủ số.
- Tiếp tục triển khai hạ tầng giao thông thông minh, y tế thông minh, giáo dục thông minh đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh theo Biên bản hợp tác về việc ứng dụng, phát triển CNTT và viễn thông với Tập đoàn Viễn thông Quân đội. Thí điểm mô hình và hệ thống dịch vụ đô thị thông minh tại thành phố Hà Tĩnh, nhân rộng ra các Trung tâm đô thị của thị xã Hồng Lĩnh, thị xã Kỳ Anh; Thử nghiệm thành công và nhân rộng các mô hình dịch vụ phường, xã, thị trấn thông minh.
- Đẩy mạnh ứng dụng hệ thống dịch vụ công mức độ 3 và phát triển dịch vụ công mức 4, Đến hết năm 2021, phấn đấu trên 30% hồ sơ TTHC tiếp nhận và thụ lý qua DVC TT mức độ 3 và 4 (không bao gồm DVC TT của cơ quan trung ương đóng trên địa bàn).
- Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động hiệu quả Cổng thông tin điện tử của tỉnh đảm bảo cung cấp thông tin, tích hợp đầy đủ các ứng dụng đáp ứng nhu cầu người dân, doanh nghiệp và các nhà đầu tư; đồng thời phát triển Sàn giao dịch thương mại điện tử của tỉnh (hatinhtrade.com.vn), Sàn giao dịch Công nghệ và Thiết bị trực tuyến tỉnh, kết hợp hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh ứng dụng, khai thác CNTT để tham gia xúc tiến thương mại, nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua thương mại điện tử.
- Thực hiện tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích, kết nối mạng thông tin phục vụ công việc này theo quy định tại Thông tư số 17/2017/TT-BTTTT ngày 23/6/2017 của Bộ TTTT quy định một số nội dung, biện pháp thi hành Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích.
- Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, kỹ năng số, tăng cường tương tác với người dân, doanh nghiệp phát huy hiệu quả các Cổng/Trang thông tin điện tử, hệ thống truyền thanh cơ sở nhằm cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin về chính sách, chủ trương, các lợi ích của việc ứng dụng CNTT trong đời sống xã hội, đặc biệt trong việc ứng dụng dịch vụ công trực tuyến củ a cơ quan nhà nước, tương tác, trao đổi thông tin giữa người dân, doanh nghiệp với cơ quan hành chính.
- Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát đối với các dự án về CNTT nhằm đảm bảo tính hiệu quả của quá trình đầu tư và phát huy tối đa hiệu quả khai thác các nguồn vốn.
7.2. Áp dụng ISO trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị
- Đẩy mạnh thực hiện việc duy trì và cải tiến có hiệu quả Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn Việt nam (HTQLCL TCVN) ISO 9001:2015 tại 274 cơ quan HCNN cấp tỉnh, huyện, xã, cơ quan HCNN cấp II, các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc CQHCNN cấp tỉnh đã hoàn thành xây dựng và áp dụng.
- Chuyển đổi, xây dựng mới hệ thống quản lý chất lượng tại 10 đơn vị sự nghiệp cấp 2; 05 trường trung học phổ thông; 10 bệnh viện trên địa bàn tỉnh.
- Xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2015 tại các xã, phường, thị trấn thuộc các huyện, thành phố, thị xã (do các huyện, thành phố, thị xã chủ trì triển khai đảm bảo hoàn thành theo lộ trình kế hoạch 121/KH-UBND).
- Tổ chức kiểm tra việc xây dựng, áp dụng, duy trì, cải tiến và công bố HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2015 tại các cơ quan, đơn vị áp dụng;
- Tổ chức Đào tạo nghiệp vụ về ISO hành chính cho cán bộ, công chức tại các cơ quan xây dựng và áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001: 2015 ; đào tạo bổ sung đội ngũ chuyên gia đánh giá HTQLCL cho công chức Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đáp ứng điều kiện và nhiệm vụ được giao.
- Tổ chức tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch Chuyển đổi, xây dựng và áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2015 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước giai đoạn 2018-2021 số 121/KH-UBND ngày 10/4/2018 của UBND tỉnh; Ban hành Kế hoạch xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2015 tại các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh đến năm 2030.
- Tổ chức soát xét, kiểm tra, thẩm định danh mục và quy trình nội bộ TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của các Sở, Ban, ngành cấp tỉnh; UBND cấp huyện, xã đảm bảo đúng quy định của các văn bản quy phạm pháp luật liên quan và đáp ứng yêu cầu của TCVN ISO 9001:2015 trước khi trình UBND tỉnh công bố áp dụng.
V. PHỤ LỤC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NĂM 2021
(Có Phụ lục chi tiết kèm theo Kế hoạch này).
V. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí thực hiện kế hoạch CCHC năm 2021 trong dự toán ngân sách hàng năm cho các đơn vị, địa phương theo quy định:
1. Đối với các nhiệm vụ được phê duyệt theo Đề án, Kế hoạch, Dự án: Kinh phí thực hiện theo Đề án, Kế hoạch, Dự án được phê duyệt.
2. Đối với các nhiệm vụ có quy định định mức kinh phí cụ thể để thực hiện: Kinh phí chi theo định mức quy định đã được dự kiến tại khung phụ lục nhiệm vụ trọng tâm kèm theo Kế hoạch này.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thủ trưởng các sở, ban ngành cấp tỉnh, các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thị xã
a) Chỉ đạo xây dựng Kế hoạch cụ thể để triển khai và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ CCHC tại cơ quan, đơn vị phù hợp với đặc điểm tính chất nhiệm vụ của từng địa phương, cơ quan, đơn vị mình; chủ động thực hiện các nhiệm vụ CCHC thường xuyên trong năm 2021 theo chức năng nhiệm vụ được giao, đồng thời thực hiện tốt các nhiệm vụ CCHC năm 2021 của tỉnh.
b) Tăng cường công tác tự thanh tra, kiểm tra về thực hiện cải cách hành chính tại các cơ quan, đơn vị, địa phương và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ - Cơ quan thường trực công tác CCHC của tỉnh) kết quả thực hiện công tác CCHC của cơ quan, đơn vị, địa phương (định kỳ hàng quý, 6 tháng, năm).
2. Các cơ quan chủ trì thực hiện các nội dung cải cách hành chính
a) Sở Nội vụ - Cơ quan thường trực công tác CCHC của tỉnh chịu trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra toàn diện công tác CCHC theo Kế hoạch; tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Nội vụ về kết quả thực hiện công tác CCHC của tỉnh theo đúng quy định.
b) Các cơ quan chủ trì thực hiện các nội dung cải cách hành chính gồm: Văn phòng UBND tỉnh và các Sở: Nội vụ, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Tư pháp, Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và phối hợp kiểm tra các nội dung cải cách hành chính, đồng thời tổng hợp báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ) về các nội dung công tác CCHC theo chức năng, nhiệm vụ được phân công (định kỳ hàng quý, 6 tháng và năm theo quy định).
3. Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh
Chịu trách nhiệm là đầu mối trong việc tiếp nhận, hướng dẫn, theo dõi và giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính của tổ chức, cá nhân theo thẩm quyền được giao; Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm soát chặt chẽ số liệu thủ tục hành chính thực hiện thẩm định và phê duyệt tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. Tăng cường việc lấy ý kiến đánh giá sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức giải quyết TTHC.
4. Báo Hà Tĩnh, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh
a) Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh tiếp tục đổi mới, đa dạng hóa chương trình, nội dung tuyên truyền về CCHC; duy trì và nâng cao chất lượng chuyên đề, tin tức CCHC; hàng tuần, hàng tháng chủ động phối hợp với Sở Nội vụ, các cơ quan có liên quan để kịp thời cập nhật tin tức về công tác CCHC trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Trung tâm Văn hóa - Truyền thông cấp huyện.
b) Báo Hà Tĩnh nâng cao chất lượng chuyên trang CCHC, kịp thời đưa tin tức, ý kiến của người dân về CCHC; nêu gương điển hình tập thể, cá nhân trong thực hiện công tác CCHC trên địa bàn tỉnh; thực hiện chuyên mục “Cải cách hành chính” có hiệu quả.
5. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể cấp tỉnh
Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trong công tác truyền thông; giám sát, phản biện nhằm tạo sự ủng hộ và tham gia của cá nhân, tổ chức đối với công tác CCHC.
Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Giám đốc (Thủ trưởng) các sở, ban, ngành cấp tỉnh, các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm triển khai thực hiện Kế hoạch này. Trong quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, địa phương phản ánh về Sở Nội vụ để tổng hợp, báo cáo đề xuất UBND tỉnh xem xét, giải quyết theo quy định./.
Nơi nhận:
- Bộ Nội vụ;
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
- UBMTQT tỉnh và các Đoàn thể trực thuộc;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành cấp tỉnh;
- Các cơ quan TW đóng trên địa bàn;
- UBND các huyện, TP, TX;
- Báo HT, Đài PTTH tỉnh;
- Chánh VP, PVP Trần Tuấn Nghĩa;
- Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh;
- Trung tâm TT-CB-TH tỉnh;
- Lưu: VT, NCPC.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Hồng Lĩnh | {
"issuing_agency": "Tỉnh Hà Tĩnh",
"promulgation_date": "31/12/2020",
"sign_number": "513/KH-UBND",
"signer": "Nguyễn Hồng Lĩnh",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xay-dung-Do-thi/Quyet-dinh-3977-QD-UBND-2022-Ke-hoach-van-dong-xay-dung-nong-thon-moi-Thanh-Hoa-2021-2025-539867.aspx | Quyết định 3977/QĐ-UBND 2022 Kế hoạch vận động xây dựng nông thôn mới Thanh Hóa 2021 2025 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 3977/QĐ-UBND
Thanh Hóa, ngày 18 tháng 11 năm 2022
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 09-CT/TU NGÀY 29/9/2022 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA CÁC CẤP ỦY ĐẢNG ĐỐI VỚI CUỘC VẬN ĐỘNG “TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI, ĐÔ THỊ VĂN MINH” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA, GIAI ĐOẠN 2021-2025
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 15/12/2016 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; Nghị quyết liên tịch số 88/NQLT/2017/CP-ĐCTUBTƯMTTQVN, ngày 07/10/2016 giữa Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh;
Căn cứ Thông tri số 25/TTr-MTTW-BTT ngày 24/5/2022 của Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam về việc hướng dẫn thực hiện Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh", giai đoạn 2021- 2025;
Căn cứ Chỉ thị số 09-CT/TU ngày 29/9/2022 của Ban Thường vụ T͑nh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, giai đoạn 2021-2025;
Theo đề nghị của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh tại Tờ trình số 806/TTr-VPĐP ngày 19/10/2022 về việc đề nghị ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TU ngày 29/9/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TU ngày 29/9/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Chánh Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh; Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- BCĐ Trung ương các Chương trình MTQG (để b/c);
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (để b/c);
- Ủy ban MTTQ Việt Nam (để b/c);
- T.tr Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh (để b/c);
- Các sở, ngành, MTTQ và các đoàn thể cấp tỉnh;
- Văn phòng Điều phối NTM tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Lưu: VT, PgNN.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Đức Giang
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 09-CT/TU NGÀY 29/9/2022 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA CÁC CẤP ỦY ĐẢNG ĐỐI VỚI CUỘC VẬN ĐỘNG “TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI, ĐÔ THỊ VĂN MINH”, TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA, GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3977/QĐ-UBND ngày 18 tháng 11 năm 2022 của UBND tỉnh Thanh Hóa)
Thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TU ngày 29/9/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, giai đoạn 2021-2025; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện, với những nội dung sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Cụ thể hóa và triển khai có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ của Chỉ thị số 09-CT/TU ngày 29/9/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025 (gọi tắt là Cuộc vận động).
- Phát huy vai trò chủ trì của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trong phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội nhằm tập hợp, vận động các tầng lớp Nhân dân tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, đồng thời huy động và tạo nguồn lực, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh, trọng tâm là các Chương trình mục MTQG (xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021-2025) trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
2. Yêu cầu
- Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền với Mặt trận Tổ quốc các cấp trong triển khai thực hiện Cuộc vận động và các phong trào thi đua khác để tránh chồng chéo về nội dung, đối tượng, đảm bảo đồng bộ, thống nhất, thiết thực và đạt hiệu quả.
- Quán triệt đầy đủ, sâu sắc và triển khai thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh ủy về đẩy mạnh Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động cụ thể, thiết thực, hiệu quả, gắn với triển khai thực hiện các Chương trình MTQG, các Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng NTM”, “Vì người nghèo - Không để ai bỏ lại phía sau”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”...
- Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến để các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân hiểu rõ nội dung, mục đích, ý nghĩa của Cuộc vận động đối với sự phát triển của mỗi địa phương và cả tỉnh.
II. NỘI DUNG CỦA KẾ HOẠCH
1. Mục tiêu
- Đối với khu vực nông thôn: Tập trung tuyên truyền, vận động huy động các nguồn lực trong nhân dân phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương để đẩy mạnh Chương trình xây dựng nông thôn mới, góp phần phấn đấu đến năm 2025, toàn tỉnh có 19 huyện, thị xã, thành phố, 88% số xã, 65% số thôn, bản miền núi, 60% số thôn, bản thuộc các xã đặc biệt khó khăn trở lên đạt chuẩn nông thôn mới; trong đó, có 4 huyện và 40% số xã trở lên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 10% số xã và 10% số thôn/bản trở lên đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
- Đối với khu vực đô thị: Tập trung tuyên truyền, huy động nguồn lực trong Nhân dân để chỉnh trang các tuyến phố, xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao, bảo vệ môi trường, tạo chuyển biến rõ nét trong thực hiện nếp sống văn hóa, văn hóa đô thị. Phấn đấu đến năm 2025, các huyện, thị xã, thành phố trong kế hoạch xây dựng đạt chuẩn nông thôn mới/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, có 100% thị trấn, phường đạt chuẩn tiêu chí đô thị văn minh.
2. Nhiệm vụ, giải pháp
2.1. Tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh
- Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí trong tỉnh, hệ thống thông tin cơ sở để thông tin, tuyên truyền về Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
- Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Thanh Hóa tăng cường thời lượng, nâng cao chất lượng các tin, bài, phản ánh về kết quả, kinh nghiệm thực hiện Cuộc vận động; xây dựng phóng sự truyền hình về chủ đề xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh phát sóng trên hệ thống phát thanh truyền hình của Trung ương và địa phương.
- Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh, Mặt trận Tổ quốc tỉnh, theo lĩnh vực được phân công, biên soạn bộ tài liệu hướng dẫn và tổ chức tập huấn về xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh cho cán bộ xây dựng nông thôn mới, cán bộ Mặt trận Tổ quốc các cấp và các tổ chức thành viên.
- Các sở, ngành cấp tỉnh, các địa phương thường xuyên tuyên truyền, mở các chuyên trang, chuyên mục về tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh trên các báo, đài, tạp chí, trang thông tin điện tử của đơn vị.
- Phát huy vai trò những người có uy tín, chức sắc tôn giáo, các già làng, trưởng bản, người tiêu biểu, các báo cáo viên, tuyên truyền viên ở cơ sở và các khu dân cư; chú trọng đến việc phát hiện và tuyên truyền các gương điển hình, tiêu biểu trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
2.2. Nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động
- Cấp ủy đảng, chính quyền các cấp tiếp tục lãnh đạo triển khai thực hiện Cuộc vận động theo tinh thần Chỉ thị số 10-CT/TW của Ban Bí thư và Chỉ thị 09-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Chủ động ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện Cuộc vận động phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, góp phần thực hiện có hiệu quả các Chương trình MTQG trong giai đoạn mới.
- UBND cấp huyện, xã xây dựng Chương trình thực hiện Nghị quyết liên tịch số 88/NQLT/CP- ĐCTUBTƯMTTQVN, ngày 07/10/2016 giữa Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về phối hợp thực hiện giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
2.3. Các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục phối hợp với Mặt trận Tổ quốc các cấp triển khai thực hiện 05 nội dung Cuộc vận động phù hợp với yêu cầu mới
- Tuyên truyền, vận động Nhân dân đoàn kết phát triển kinh tế, tích cực giúp nhau giảm nghèo bền vững, nâng cao cuộc sống, khuyến khích làm giàu chính đáng, góp phần thực thiện hoàn thành tiêu chí 10 (về thu nhập), tiêu chí 11 (giảm tỷ lệ hộ nghèo), tiêu chí 12 (về lao động), tiêu chí 13 (về tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn) trong xây dựng nông thôn mới; tiêu chí số 6 (về việc làm, thu nhập, bình quân, hộ nghèo) trong xây dựng đô thị văn minh.
- Đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, chăm lo sự nghiệp giáo dục, phát triển nguồn nhân lực, chăm sóc sức khỏe Nhân dân; xây dựng gia đình văn hóa; phát huy truyền thống đền ơn, đáp nghĩa, tương thân, tương ái, góp phần thực hiện hoàn thành tiêu chí số 14 (về giáo dục và đào tạo), tiêu chí số 15 (về y tế), tiêu chí số 16 (về văn hóa) trong xây dựng nông thôn mới; tiêu chí số 7 (về văn hóa, thể thao đô thị), tiêu chí số 8 (về y tế, giáo dục đô thị) trong xây dựng đô thị văn minh.
- Tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, xây dựng cảnh quan môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp, góp phần thực hiện hoàn thành tiêu chí số 17 (về môi trường và an toàn thực phẩm) trong xây dựng nông thôn mới; tiêu chí số 3 (về môi trường đô thị) trong xây dựng đô thị văn minh.
- Đoàn kết chấp hành pháp luật, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, góp phần thực hiện hoàn thành tiêu chí số 17 (về môi trường và an toàn thực phẩm), tiêu chí số 18 (về hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật), tiêu chí số 19 (về quốc phòng và an ninh) trong xây dựng nông thôn mới; tiêu chí số 3 (về môi trường và an toàn thực phẩm đô thị), tiêu chí số 4 (về an ninh trật tự đô thị) trong xây dựng đô thị văn minh.
- Phát huy dân chủ, tích cực tham gia giám sát và phản biện xã hội, góp phần xây dựng hệ thống chính trị cơ sở trong sạch vững mạnh, góp phần thực hiện hoàn thành tiêu chí số 18 (về hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật) trong xây dựng nông thôn mới; tiêu chí số 9 (hệ thống chính trị và trách nhiệm của chính quyền đô thị) trong xây dựng đô thị văn minh.
3. Công tác thi đua, khen thưởng
- Đối tượng thi đua, khen thưởng: Thực hiện theo quy định của pháp luật về thi đua - khen thưởng (được quy định tại điểm 1, mục V của Kế hoạch số 175/KH-UBND ngày 30/6/2022 của UBND tỉnh về Tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Chung sức xây dựng nông thôn mới" trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025 và quy định tại Thông tri số 25/TTr-MTTW-BTT ngày 24/5/2022 của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam).
- Hình thức thi đua - khen thưởng:
+ Huân chương Lao động, Bằng khen, Giấy khen và các hình thức khen thưởng khác của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
+ Bằng khen, Giấy khen và các hình thức khen thưởng khác của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp.
- Kinh phí khen thưởng: Từ nguồn ngân sách Nhà nước các cấp (Thực hiện theo hướng dẫn tại các Thông tư của Bộ Tài chính: số 53/2022/TT-BTC ngày 12/8/2022 về quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2021-2025; số 121/TT-BTC ngày 15/11/2017 quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”).
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh
- Phối hợp với các sở, ban ngành cấp tỉnh và các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền về Chương trình xây dựng nông thôn mới gắn với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện Kế hoạch trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh tổng hợp, đề xuất việc khen thưởng cho các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Phong trào thi đua “Chung sức xây dựng nông thôn mới” trên địa bàn tỉnh.
- Tổng hợp nhu cầu kinh phí, tham mưu trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này từ nguồn kinh phí sự nghiệp Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.
2. Sở Tài chính
Trên cơ sở đề nghị của các sở, ngành có liên quan, tổng hợp nhu cầu, bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách Nhà nước, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định để triển khai thực hiện Kế hoạch (Từ nguồn vốn sự nghiệp Trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 và hàng năm, vốn ngân sách tỉnh).
3. Các sở, ban ngành cấp tỉnh
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động triển khai thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; tập trung chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các địa phương thực hiện các nội dung, tiêu chí nông thôn mới ở các mức độ (nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu) đối với cấp huyện, xã, thôn, bản và tiêu chí đô thị văn minh theo lĩnh vực phân công, gắn với nội dung của Cuộc vận động, góp phần thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này, cũng như đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.
4. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh
- Thường xuyên tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên và các tầng lớp Nhân dân tích cực tham gia, hưởng ứng phong trào thi đua "Chung sức xây dựng nông thôn mới" gắn với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.
- Chủ trì phối hợp cùng các tổ chức chính trị - xã hội giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách, quy hoạch xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, giảm nghèo bền vững; giám sát việc xét công nhận đối với địa phương đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, địa phương đạt chuẩn đô thị văn minh; giám sát việc phân bổ và sử dụng nguồn vốn của Nhà nước, nguồn vốn xã hội hóa, nguồn vốn do nhân dân đóng góp xây dựng nông thôn mới; giám sát nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới; giám sát việc bảo vệ môi trường, an ninh trật tự, bảo đảm an toàn thực phẩm trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
- Tổ chức giám sát, phản biện xã hội các nội dung liên quan đến xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; ban hành hướng dẫn lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
- Phối hợp với Sở Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh), Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh, hướng dẫn công tác bình xét thi đua - khen thưởng; tổ chức biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu có thành tích xuất sắc trong triển khai thực hiện Cuộc vận động.
Trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch, nếu có gì vướng mắc đề nghị các sở, ngành và các địa phương gửi văn bản phản ánh về Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết./. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Thanh Hóa",
"promulgation_date": "18/11/2022",
"sign_number": "3977/QĐ-UBND",
"signer": "Lê Đức Giang",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Thong-tu-lien-tich-16-2013-TTLT-BYT-BNNPTNT-phong-chong-benh-lay-truyen-190971.aspx | Thông tư liên tịch 16/2013/TTLT-BYT-BNNPTNT phòng chống bệnh lây truyền | BỘ Y TẾ - BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 16/2013/TTLT-BYT-BNN&PTNT
Hà Nội, ngày 27 tháng 5 năm 2013
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
HƯỚNG DẪN PHỐI HỢP PHÒNG, CHỐNG BỆNH LÂY TRUYỀN TỪ ĐỘNG VẬT SANG NGƯỜI
Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31/8/2012 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10/9/2009 của Chính phủ sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ;
Căn cứ Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm;
Căn cứ Pháp lệnh Thú y;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Y tế dự phòng và Cục trưởng Cục Thú y;
Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn phối hợp phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định việc phối hợp trong giám sát, điều tra, xử lý ổ dịch, truyền thông, đào tạo, nghiên cứu khoa học về phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người
giữa các đơn vị của ngành y tế và ngành nông nghiệp. Danh mục các bệnh lây truyền từ động vật sang người được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 2. Nội dung phối hợp
1. Giám sát bệnh lây truyền từ động vật sang người.
2. Tổ chức điều tra, xử lý ổ dịch
bệnh lây truyền từ động vật sang người.
3. Truyền thông phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người.
4. Đào tạo và nghiên cứu khoa học về phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người.
Điều 3. Nguyên tắc thực hiện phối hợp
1. Bình đẳng, tôn trọng và hỗ trợ lẫn nhau vì mục đích chung là bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
2. Bảo đảm tính chủ động, kịp thời và liên tục đối với tất cả các hoạt động phối hợp.
Chương II
GIÁM SÁT BỆNH LÂY TRUYỀN TỪ ĐỘNG VẬT SANG NGƯỜI
Điều 4. Nội dung phối hợp trong giám sát bệnh lây truyền từ động vật sang người
1. Trao đổi các thông tin về ca bệnh, ổ dịch trên động vật hoặc trên người:
a) Các thông tin về trường hợp bệnh, ổ dịch trên động vật:
- Ngày phát hiện trường hợp bệnh, ổ dịch đầu tiên nghi ngờ mắc bệnh hoặc đã xác định mắc bệnh có thể lây sang người;
- Tên, loài động vật mắc bệnh;
- Địa điểm ghi nhận các trường hợp bệnh, ổ dịch trên động vật, số mắc, chết, số đàn lây nhiễm;
- Triệu chứng lâm sàng của động vật nghi ngờ hoặc xác định mắc bệnh lây truyền từ động vật sang người;
- Kết quả xét nghiệm: ngày xét nghiệm, phương pháp xét nghiệm, số mẫu xét nghiệm, số xét nghiệm dương tính, âm tính;
- Đặc điểm chăn nuôi động vật bị mắc bệnh;
- Các biện pháp phòng, chống đã triển khai;
- Đề xuất, kiến nghị các biện pháp giải quyết tiếp.
b) Các thông tin về trường hợp bệnh, ổ dịch trên người:
- Ngày khởi phát, ngày ghi nhận trường hợp bệnh, ổ dịch trên người đầu tiên bị nghi ngờ hoặc đã xác định là mắc bệnh lây truyền từ động vật sang người;
- Địa điểm, số trường hợp mắc, chết;
- Triệu chứng chính của các trường hợp mắc, chết;
- Kết quả xét nghiệm: ngày xét nghiệm, phương pháp xét nghiệm, số mẫu xét nghiệm, số xét nghiệm dương tính, âm tính;
- Các yếu tố nguy cơ;
- Các biện pháp phòng, chống đã triển khai;
- Đề xuất, kiến nghị các biện pháp giải quyết tiếp.
2. Chia sẻ mẫu bệnh phẩm:
a) Tất cả các mẫu bệnh phẩm của động vật nghi ngờ mắc bệnh có thể lây truyền sang người hoặc của người nghi ngờ mắc bệnh lây truyền từ động vật được thu thập trong quá trình giám sát, điều tra ổ dịch phải được cung cấp cho cơ quan thú y hoặc y tế khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan thú y hoặc y tế cùng cấp;
b) Thời gian thực hiện việc chia sẻ mẫu bệnh phẩm: trong vòng 48 giờ kể từ khi nhận được yêu cầu.
Điều 5. Phương thức, thời hạn trao đổi thông tin trong giám sát bệnh lây truyền từ động vật sang người
1. Việc trao đổi thông tin trong giám sát bệnh lây truyền từ động vật sang người trong trường hợp đột xuất hoặc theo định kỳ phải được thực hiện bằng văn bản.
2. Trường hợp khẩn cấp có thể trao đổi trực tiếp, điện thoại, fax hoặc thư điện tử nhưng trong vòng 24 giờ kể từ khi phát hiện ca bệnh, ổ dịch ở người hoặc động vật nghi ngờ mắc bệnh lây truyền từ động vật sang người phải gửi văn bản theo Phụ lục 2 hoặc theo Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Việc trao đổi thông tin theo định kỳ tháng, quý, năm về tình hình bệnh lây truyền từ động vật sang người thực hiện theo Phụ lục 4 hoặc theo Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 6. Phân công đơn vị đầu mối thực hiện trao đổi thông tin trong giám sát bệnh lây truyền từ động vật sang người
1. Cấp trung ương: Cục Y tế dự phòng và Cục Thú y.
2. Cấp khu vực:
a) Khu vực miền Bắc: Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương và Cơ quan Thú y vùng 1, Cơ quan Thú y vùng 2 chịu trách nhiệm trao đổi thông tin trong giám sát bệnh lây truyền từ động vật sang người đối với các tỉnh thuộc khu vực được giao phụ trách theo Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Khu vực miền Trung: Viện Pasteur Nha Trang và Cơ quan Thú y vùng 3, Cơ quan Thú y vùng 4 chịu trách nhiệm trao đổi thông tin trong giám sát bệnh lây truyền từ động vật sang người đối với các tỉnh thuộc khu vực được giao phụ trách theo Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Khu vực Tây Nguyên: Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên và Cơ quan Thú y vùng 5 chịu trách nhiệm trao đổi thông tin trong giám sát bệnh lây truyền từ động vật sang người đối với các tỉnh thuộc khu vực được giao phụ trách theo Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Khu vực miền Nam: Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh và Cơ quan Thú y vùng 6, Cơ quan Thú y vùng 7 chịu trách nhiệm trao đổi thông tin trong giám sát bệnh lây truyền từ động vật sang người đối với các tỉnh thuộc khu vực được giao phụ trách theo Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Cấp tỉnh: Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là tỉnh) và Chi cục Thú y tỉnh.
4. Cấp huyện: Trung tâm Y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là huyện) hoặc Trung tâm Y tế dự phòng huyện (đối với các huyện đã có Trung tâm Y tế dự phòng độc lập) và Trạm Thú y huyện.
5. Cấp xã: Trạm y tế xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là xã) và Ban chăn nuôi - thú y xã.
Chương III
ĐIỀU TRA Ổ DỊCH, XỬ LÝ Ổ DỊCH
Điều 7. Thành lập Đội điều tra, xử lý ổ dịch
1. Khi phát hiện động vật nghi mắc bệnh lây truyền từ động vật sang người, cơ quan thú y có trách nhiệm tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp thành lập Đội điều tra, xử lý ổ dịch, gồm các thành phần sau:
a) Lãnh đạo chính quyền địa phương;
b) Đại diện cơ quan thú y;
c) Đại diện cơ quan y tế dự phòng;
d) Đại diện các cơ quan, đơn vị có liên quan khác.
2. Khi phát hiện người bệnh nghi ngờ hoặc xác định mắc bệnh lây truyền từ động vật sang người, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi người bệnh đang điều trị có trách nhiệm thông báo bằng văn bản trong vòng 24 giờ đến cơ quan y tế dự phòng cùng cấp để thông báo bằng văn bản cho cơ quan thú y cùng cấp thành lập Đội điều tra, xử lý ổ dịch theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 8. Điều tra, xử lý ổ dịch, báo cáo tình hình bệnh dịch
1. Điều tra ổ dịch:
a) Điều tra nguồn lây;
b) Xác định hành vi nguy cơ;
c) Lấy mẫu từ người nghi ngờ mắc bệnh, người bệnh, động vật nghi ngờ truyền bệnh sang người và tiến hành xét nghiệm xác định;
c) Tiến hành xử lý ổ dịch.
2. Xử lý ổ dịch:
a) Việc xử lý ổ dịch trên người thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
b) Việc xử lý ổ dịch trên động vật thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
3. Báo cáo kết quả điều tra, xử lý ổ dịch:
a) Báo cáo kết quả với cơ quan cấp trên và chính quyền sở tại ngay sau khi kết thúc điều tra, xử lý ổ dịch;
b) Việc công bố thông tin tình hình bệnh dịch trên người và trên động vật được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Chương IV
TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG, CHỐNG BỆNH LÂY TRUYỀN TỪ ĐỘNG VẬT SANG NGƯỜI
Điều 9. Nội dung truyền thông
1. Nội dung truyền thông:
a) Tên loại bệnh, dịch truyền nhiễm;
b) Đường lây bệnh truyền nhiễm;
c) Các yếu tố, hành vi nguy cơ;
d) Biện pháp phòng, chống.
2. Các thông điệp truyền thông phải có sự thống nhất giữa các đơn vị y tế và nông nghiệp về nội dung, phương thức truyền thông.
Điều 10. Phân công thực hiện truyền thông
1. Trường hợp có ổ dịch trên động vật có khả năng lây truyền sang người nhưng chưa phát hiện ca bệnh trên người: Chi cục Thú y tỉnh là đơn vị đầu mối, phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh xây dựng thông điệp truyền thông về phòng, chống dịch bệnh và triển khai truyền thông.
2. Trường hợp phát hiện người bị nghi ngờ hoặc đã được xác định mắc bệnh lây truyền từ động vật sang người: Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh là đơn vị đầu mối, phối hợp với Chi cục Thú y tỉnh xây dựng thông điệp truyền thông về phòng, chống dịch bệnh và triển khai truyền thông.
Chương V
ĐÀO TẠO, NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VỀ PHÒNG, CHỐNG BỆNH LÂY TRUYỀN TỪ ĐỘNG VẬT SANG NGƯỜI
Điều 11. Phối hợp trong tổ chức đào tạo, tập huấn
1. Thống nhất xây dựng khung chương trình đào tạo, tập huấn về nội dung phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người.
2. Phối hợp tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn theo kế hoạch đã được phê duyệt.
3. Cử cán bộ theo đề nghị của ngành y tế hoặc nông nghiệp tham gia các chương trình đào tạo, tập huấn.
Điều 12. Phối hợp trong nghiên cứu khoa học
1. Chia sẻ thông tin, số liệu liên quan đến nội dung đề tài nghiên cứu theo đề nghị bằng văn bản của các cơ quan thuộc ngành y tế hoặc nông nghiệp.
2. Cử cán bộ tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học do ngành y tế hoặc ngành nông nghiệp thực hiện.
3. Thông báo kết quả nghiên cứu về các bệnh lây truyền từ động vật sang người cho các đơn vị y tế hoặc nông nghiệp sau khi được nghiệm thu chính thức.
Chương VI
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 13. Trách nhiệm của Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế
1. Đầu mối của Bộ Y tế phối hợp với Cục Thú y - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai các hoạt động phối hợp phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người.
2. Chỉ đạo toàn bộ các hoạt động về phối hợp giữa ngành y tế và nông nghiệp trong phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người đối với các đơn vị trong ngành y tế.
3. Phối hợp với Cục Thú y - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng, đề xuất sửa đổi các hướng dẫn giám sát bệnh lây truyền từ động vật sang người; xây dựng và phát triển các kế hoạch hoạt động phối hợp trong phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người.
4. Định kỳ 6 tháng một lần, tổ chức họp giao ban với Cục Thú y - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị liên quan để đánh giá hoạt động phối hợp trong giám sát phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người.
Điều 14. Trách nhiệm của Cục Thú y - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Đầu mối của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế triển khai các hoạt động phối hợp phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người.
2. Chỉ đạo toàn bộ các hoạt động về phối hợp giữa ngành y tế và nông nghiệp trong phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người đối với các đơn vị trong ngành nông nghiệp.
3. Phối hợp với Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế xây dựng, đề xuất sửa đổi các hướng dẫn giám sát bệnh lây truyền từ động vật sang người; xây dựng và phát triển các kế hoạch hoạt động phối hợp trong phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người.
4. Định kỳ 6 tháng một lần, phối hợp với Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế và các đơn vị liên quan tổ chức họp giao ban để đánh giá hoạt động phối hợp trong giám sát phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người.
Điều 15. Trách nhiệm của Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh
1. Đầu mối phối hợp với các đơn vị quy định tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư này trong việc triển khai các hoạt động phối hợp phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người thuộc khu vực được giao phụ trách.
2. Chỉ đạo, hỗ trợ chuyên môn, kỹ thuật, tổ chức kiểm tra, giám sát, xác minh tác nhân gây bệnh lây truyền từ động vật sang người tại các đơn vị y tế ở các tuyến thuộc khu vực được giao phụ trách.
3. Phối hợp với các đơn vị thuộc ngành nông nghiệp thực hiện các nghiên cứu khoa học về các bệnh lây truyền từ động vật sang người.
4. Phối hợp với các Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng và các đơn vị thuộc ngành nông nghiệp trong phòng, chống các bệnh do ký sinh trùng, côn trùng lây truyền từ động vật sang người tại khu vực được giao phụ trách.
5. Đề xuất các mô hình phối hợp trong giám sát, phòng và chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người; xây dựng nội dung tài liệu đào tạo, tập huấn.
6. Thu thập, phân tích, đánh giá, lưu trữ số liệu giám sát các bệnh lây truyền từ động vật sang người.
7. Thực hiện chia sẻ thông tin, phối hợp tổ chức điều tra, xử lý ổ dịch, chia sẻ mẫu bệnh phẩm, triển khai các biện pháp phòng, chống dịch, phối hợp trong đào tạo và nghiên cứu khoa học.
8. Định kỳ 3 tháng một lần, tổ chức họp giao ban với các đơn vị quy định tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư này và các đơn vị liên quan để đánh giá hoạt động phối hợp trong giám sát phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người thuộc khu vực được giao phụ trách.
Điều 16. Trách nhiệm của các Cơ quan thú y vùng
1. Đầu mối phối hợp với các đơn vị quy định tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư này trong việc triển khai các hoạt động phối hợp phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người thuộc khu vực được giao phụ trách.
2. Chỉ đạo, hỗ trợ chuyên môn, kỹ thuật, tổ chức kiểm tra, giám sát, xác minh tác nhân gây bệnh lây truyền từ động vật sang người tại các đơn vị nông nghiệp ở các tuyến thuộc khu vực được giao phụ trách.
3. Phối hợp với các đơn vị thuộc ngành y tế thuộc khu vực phụ trách thực hiện các nghiên cứu khoa học về các bệnh lây truyền từ động vật sang người.
4. Đề xuất các mô hình phối hợp trong giám sát, phòng, chống; xây dựng nội dung tài liệu đào tạo, tập huấn.
5. Thu thập, phân tích, đánh giá, lưu trữ số liệu giám sát các bệnh lây truyền từ động vật sang người.
6. Thực hiện chia sẻ thông tin, phối hợp tổ chức điều tra, xử lý ổ dịch, chia sẻ mẫu bệnh phẩm, triển khai các biện pháp phòng, chống dịch, phối hợp trong đào tạo và nghiên cứu khoa học.
7. Định kỳ 3 tháng một lần, phối hợp với các đơn vị quy định tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư này và các đơn vị liên quan tổ chức họp giao ban để đánh giá hoạt động phối hợp trong giám sát phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người thuộc khu vực được giao phụ trách.
Điều 17. Trách nhiệm của Sở Y tế
1. Chỉ đạo các đơn vị thuộc ngành
y tế trên địa bàn tỉnh thực hiện các hoạt động về phối hợp giữa ngành y tế và nông nghiệp trong phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người.
2. Tổ chức kiểm tra, giám sát, đôn đốc các đơn vị thực hiện phối hợp giữa ngành y tế, nông nghiệp trong phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người trên địa bàn phụ trách.
3. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch hoạt động chung trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; đề xuất Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các hoạt động ưu tiên.
Điều 18. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Chỉ đạo các đơn vị thuộc ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh thực hiện các hoạt động về phối hợp giữa ngành y tế và nông nghiệp trong phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người.
2. Tổ chức kiểm tra, giám sát, đôn đốc các đơn vị thực hiện phối hợp giữa ngành y tế, nông nghiệp trong phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người trên địa bàn phụ trách.
3. Phối hợp với Sở Y tế xây dựng các kế hoạch hoạt động chung trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; đề xuất Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các hoạt động ưu tiên.
Điều 19. Trách nhiệm của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh
1. Là đơn vị đầu mối, tham mưu cho Sở Y tế triển khai thực hiện các hoạt động phối hợp phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người trên địa bàn phụ trách.
2. Thực hiện việc giám sát, phòng và chống bệnh lây truyền từ động vật sang người: chia sẻ thông tin, phối hợp tổ chức điều tra, xử lý ổ dịch, chia sẻ mẫu bệnh phẩm, triển khai các biện pháp phòng, chống dịch, phối hợp trong đào tạo và nghiên cứu khoa học.
3. Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các đơn vị trong ngành y tế tuyến huyện, xã triển khai các hoạt động phối hợp trong phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người.
4. Định kỳ 3 tháng một lần, tổ chức họp giao ban với các Chi cục Thú y tỉnh và các đơn vị liên quan để đánh giá hoạt động phối hợp trong giám sát, phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người.
Điều 20. Trách nhiệm của Chi cục Thú y tỉnh
1. Là đơn vị đầu mối, tham mưu cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện các hoạt động phối hợp phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người trên địa bàn phụ trách.
2. Thực hiện việc giám sát, phòng và chống bệnh lây truyền từ động vật sang người: chia sẻ thông tin, phối hợp tổ chức điều tra, xử lý ổ dịch, chia sẻ mẫu bệnh phẩm, triển khai các biện pháp phòng, chống dịch, phối hợp trong đào tạo và nghiên cứu khoa học.
3. Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các đơn vị trong ngành nông nghiệp tuyến huyện, xã triển khai các hoạt động phối hợp trong phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người.
4. Định kỳ 3 tháng một lần phối hợp với các Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh và các đơn vị liên quan tổ chức họp giao ban để đánh giá hoạt động phối hợp trong giám sát phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người.
Chương VII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 21. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 7 năm 2013.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời để Liên Bộ nghiên cứu sửa đổi cho phù hợp.
KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
THỨ TRƯỞNG
Vũ Văn Tám
KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ Y TẾ
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Thanh Long
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (Vụ Khoa giáo văn xã, Công báo, Cổng thông tin điện tử Chính phủ);
- Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL);
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Các Vụ, Cục, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ, Tổng cục thuộc Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Y tế các ngành;
- Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế; Cổng thông tin điện tử Bộ NN&PTNT;
- Lưu VT, PC: Bộ Y tế, Bộ NN&PTNT.
PHỤ LỤC 1
DANH MỤC CÁC BỆNH LÂY TRUYỀN TỪ ĐỘNG VẬT SANG NGƯỜI ƯU TIÊN PHỐI HỢP GIỮA NGÀNH Y TẾ VÀ NÔNG NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Thông tư số 16 /2013/TTLT-BYT-BNN&PTNT ngày 27 /5 /2013)
DANH MỤC
Các bệnh lây truyền từ động vật sang người ưu tiên phối hợp giữa ngành y tế và nông nghiệp
1. Bệnh Cúm A(H5N1).
2. Bệnh Dại.
3. Bệnh Liên cầu khuẩn lợn.
4. Bệnh Than (nhiệt thán).
5. Bệnh Xoắn khuẩn vàng da (leptospirosis).
PHỤ LỤC 2
MẪU BÁO CÁO TRƯỜNG HỢP BỆNH HOẶC Ổ DỊCH LÂY TRUYỀN TỪ ĐỘNG VẬT SANG NGƯỜI (ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ THÚ Y KHI TRAO ĐỔI THÔNG TIN BỆNH DỊCH VỚI CÁC ĐƠN VỊ Y TẾ)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 16/2013/TTLT-BYT-BNN&PTNT ngày 27/5/2013)
Cơ quan chủ quản:........[1]............
Đơn vị:................[2]......................
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số:.........../......[3].....
..........[4]........., ngày..... tháng ....năm .........
BÁO CÁO
TRƯỜNG HỢP BỆNH HOẶC Ổ DỊCH LÂY TRUYỀN TỪ ĐỘNG VẬT SANG NGƯỜI
Kính gửi: ......................[5]..........................
I. Thông tin trường hợp bệnh hoặc ổ dịch đầu tiên:
1. Tên, loài động vật mắc bệnh:..............................................................................
2. Địa điểm phát hiện:...............................................[6].............................................
3. Họ tên người liên hệ (hộ chăn nuôi, trang trại): ...................... Điện thoại:.........
4. Ngày phát hiện trường hợp bệnh đầu tiên:........./........../.....................................
5. Chẩn đoán ban đầu:......................................Nơi chẩn đoán..............................
6. Chẩn đoán xác định:............................................................................................
7. Yếu tố dịch tễ:.....................................................................................................
8. Đặc điểm chăn nuôi:............................................................................................
9. Ngày lấy mẫu bệnh phẩm:....................../......./....................................................
10. Ngày gửi xét nghiệm:.................../......../...........................................................
11. Phương pháp xét nghiệm:................................................................................
12. Ngày trả và kết quả xét nghiệm:................./......../............................................
II. Tổng hợp tình hình bệnh hoặc ổ dịch đến thời điểm báo cáo
1. Tổng số động vật mắc:.......................................................................................
2. Tổng số động vật chết:.......................................................................................
3. Tổng số đàn nhiễm bệnh:...................................................................................
4. Số địa phương ghi nhận ca bệnh: Số tỉnh:.......... Số huyện:.......... Số xã:.........
5. Số mẫu xét nghiệm:............................................................................................
6. Phương pháp xét nghiệm:..................................................................................
7. Số mẫu dương tính:...........................................................................................
8. Các yếu tố nguy cơ lây truyền sang người:.......................................................
III. Nhận định tình hình
...............................................................................................................................
IV. Các biện pháp phòng, chống dịch đã triển khai
...............................................................................................................................
Nơi nhận:
- ..................
Thủ trưởng đơn vị
(ký, đóng dấu)
PHỤ LỤC 3
MẪU BÁO CÁO TRƯỜNG HỢP BỆNH HOẶC Ổ DỊCH LÂY TRUYỀN TỪ ĐỘNG VẬT SANG NGƯỜI (ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ Y TẾ KHI TRAO ĐỔI THÔNG TIN BỆNH DỊCH VỚI CÁC ĐƠN VỊ THÚ Y)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 16/2013/TTLT-BYT-BNN&PTNT ngày 25/5/2013)
Cơ quan chủ quản:.......[7]...........
Đơn vị:...............[8]....................
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số:........./.....[9].....
..........[10]........, ngày..... tháng ....năm ........
BÁO CÁO
TRƯỜNG HỢP BỆNH HOẶC Ổ DỊCH LÂY TRUYỀN TỪ ĐỘNG VẬT SANG NGƯỜI
Kính gửi: ......................[11]..........................
I. Thông tin bệnh nhân đầu tiên:
1. Họ tên bệnh nhân:................................................... Tuổi:................ Giới:.............
2. Họ tên người liên hệ (đối với trẻ em):......................................................................
3. Nghề nghiệp:............................................................................................................
4. Nơi ở hiện tại:..........................................[12]...........................................................
5. Quận/Huyện:........................ Tỉnh: ..........................Số điện thoại: ......................
6. Ngày khởi phát triệu chứng đầu tiên:....................... /................. /........................
7. Ngày vào viện:........./.........../...........Ngày tử vong (nếu có): ............/......./...........
8. Nơi khám bệnh đầu tiên:......................................................................................
9. Nơi bệnh nhân đang điều trị:................................................................................
10. Chẩn đoán ban đầu:...........................................................................................
11. Chẩn đoán xác định:...........................................................................................
12. Tiền sử: ..............................................................................................................
13. Yếu tố dịch tễ: .....................................................................................................
14. Ngày lấy mẫu bệnh phẩm: .................................. Loại bệnh phẩm....................
15. Ngày gửi xét nghiệm: ................/.........../............................................................
16. Ngày trả và kết quả xét nghiệm: ........./........../....................................................
17. Nơi xét nghiệm:.......................... Phương pháp xét nghiệm:..............................
II. Tổng hợp tình hình bệnh hoặc ổ dịch đến thời điểm báo cáo
1. Tổng số trường hợp mắc:......................................................................................
2. Tổng số trường hợp tử vong:.................................................................................
3. Số địa phương ghi nhận trường hợp bệnh: Số tỉnh:...... Số huyện:......Số xã:.......
4. Số mẫu xét nghiệm:..............................................................................................
5. Số mẫu dương tính:.............................................................................................
6. Các yếu tố nguy cơ:............................................................................................
III. Nhận định tình hình
...............................................................................................................................
IV. Các biện pháp phòng, chống dịch đã triển khai
..............................................................................................................................
Nơi nhận:
- ..................
Thủ trưởng đơn vị
(ký, đóng dấu)
PHỤ LỤC 4
MẪU BÁO CÁO BỆNH LÂY TRUYỀN TỪ ĐỘNG VẬT SANG NGƯỜI THÁNG/QUÝ/NĂM (ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ Y TẾ KHI TRAO ĐỔI THÔNG TIN BỆNH DỊCH VỚI CÁC ĐƠN VỊ THÚ Y)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 16/2013/TTLT-BYT-BNN&PTNT ngày 27/5/2013)
Cơ quan chủ quản:.......[13]...........
Đơn vị:...............[14]...............
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số:........./.....[15].....
..........[16]........, ngày..... tháng ....năm ........
BÁO CÁO THÁNG/QUÝ/NĂM
BỆNH LÂY TRUYỀN TỪ ĐỘNG VẬT SANG NGƯỜI
Tháng.... (từ ngày 01 đến ngày 31 hàng tháng)[17]
Quý.....(từ ngày 01 của tháng đầu quý đến ngày 31 của tháng cuối quý)[18]
Năm..... (từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 các năm)[19]
Kính gửi: ......................[20]..........................
I. Tình hình bệnh, dịch
TT
Địa phương
Cúm A (H5N1)
Dại
Liên cầu lợn
Than
Xoắn khuẩn vàng da
M[21]
C[22]
XN[23] (+)
M
C
XN (+)
M
C
XN (+)
M
C
XN (+)
M
C
XN (+)
1
......[24].......
2
..........
Cộng:
II. Nhận xét, đánh giá:
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
Nơi nhận:
- ..................
Thủ trưởng đơn vị
(ký, đóng dấu)
PHỤ LỤC 5
MẪU BÁO CÁO BỆNH LÂY TRUYỀN TỪ ĐỘNG VẬT SANG NGƯỜI THÁNG/QUÝ/NĂM
(Áp dụng đối với các đơn vị thú y khi trao đổi thông tin bệnh dịch với các đơn vị y tế)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 16/2013/TTLT-BYT-BNN&PTNT ngày 27/5/2013)
Cơ quan chủ quản:.......[25]...........
Đơn vị:................[26]...................
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số:........./....[27]......
.........[28]........., ngày..... tháng ....năm ........
BÁO CÁO THÁNG/QUÝ/NĂM
BỆNH LÂY TRUYỀN TỪ ĐỘNG VẬT SANG NGƯỜI
Tháng.... (từ ngày 01 đến ngày 31 hàng tháng)[29]
Quý.....(từ ngày 01 của tháng đầu quý đến ngày 31 của tháng cuối quý)[30]
Năm..... (từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 các năm)[31]
Kính gửi: ......................[32]..........................
I. Tình hình bệnh, dịch
TT
Địa phương
Cúm A (H5N1) trên gia cầm
Số chó dại
Số lợn mắc liên cầu lợn
Số gia súc mắc nhiệt thán
Số gia súc mắc xoắn khuẩn vàng da
M[33]
C[34]
XN[35] (+)
M
C
XN (+)
M
C
XN (+)
M
C
XN (+)
M
C
XN (+)
1
.......[36]......
2
...............
Cộng:
II. Nhận xét, đánh giá:
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Nơi nhận:
- ..................
Thủ trưởng đơn vị
(ký, đóng dấu)
PHỤ LỤC 6
PHÂN CÔNG ĐƠN VỊ ĐẦU MỐI PHỤ TRÁCH CÁC TỈNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 16/2013/TTLT-BYT-BNN&PTNT ngày 27/5/2013)
BẢNG PHÂN CÔNG
Đơn vị đầu mối phụ trách các tỉnh
STT
Tên đơn vị
Tỉnh được giao phụ trách
I
Các đơn vị y tế
1
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
Hà Nội, Hòa Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Lào Cai, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái, Hải Phòng, Thái Bình, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.
2
Viện Pasteur Nha Trang
Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Định, Bình Thuận, Ninh Thuận.
3
Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh
TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, An Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Lâm Đồng.
4
Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên
Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc, Đắc Nông
II
Các đơn vị thú y
1
Cơ quan thú y vùng 1
Hà Nội, Hòa Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Lào Cai, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái.
2
Cơ quan thú y vùng 2
Hải Phòng, Thái Bình, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên.
3
Cơ quan thú y vùng 3
Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
4
Cơ quan thú y vùng 4
Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Định.
5
Cơ quan thú y vùng 5
Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Đắc Nông
6
Cơ quan thú y vùng 6
TP. Hồ Chí Minh, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang, Bến Tre.
7
Cơ quan thú y vùng 7
Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, An Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau.
Ghi chú:
[1] Tên cơ quan chủ quản trực tiếp;
[2] Tên đơn vị lập báo cáo;
[3] Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức lập báo cáo;
[4] Địa danh;
[5] Cơ quan nhận Báo cáo;
[6] Ghi rõ số nhà, xã, phường, quận, huyện, tỉnh, thành phố địa điểm phát hiện bệnh hoặc ổ dịch.
Ghi chú:
[7] Tên cơ quan chủ quản trực tiếp;
[8] Tên đơn vị lập báo cáo;
[9] Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức lập báo cáo;
[10] Địa danh;
[11] Cơ quan nhận Báo cáo;
Ghi chú:
[12] Ghi rõ số nhà, xã, phường, quận, huyện, tỉnh, thành phố địa điểm phát hiện bệnh hoặc ổ dịch.
[13] Tên cơ quan chủ quản trực tiếp;
[14] Tên đơn vị lập báo cáo;
[15] Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức lập báo cáo;
[16] Địa danh;
[17] Thời hạn gửi báo cáo tháng: trước ngày 15 của tháng kế tiếp;
[18] Thời hạn gửi báo cáo quý: trước ngày 15 của quý kế tiếp;
[19] Thời hạn gửi báo cáo năm: trước ngày 15 tháng 01 của năm kế tiếp;
[20] Ghi rõ số nhà, xã, phường, quận, huyện, tỉnh, thành phố địa điểm phát hiện ca bệnh;
[21] M: số trường hợp mắc;
[22] C: số trường hợp chết;
[23] XN(+): số trường hợp xét nghiệm dương tính;
[24] Địa bàn quản lý trực tiếp của đơn vị báo cáo;
Ghi chú:
[25] Tên cơ quan chủ quản trực tiếp
[26] Tên cơ quan, tổ chức lập báo cáo
[27] Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức lập báo cáo
[28] Địa danh
[29] Thời hạn gửi báo cáo tháng: trước ngày 15 của tháng kế tiếp.
[30] Thời hạn gửi báo cáo quý: trước ngày 15 của quý kế tiếp.
[31] Thời hạn gửi báo cáo năm: trước ngày 15 tháng 01 của năm kế tiếp.
[32] Ghi rõ số nhà, xã, phường, quận, huyện, tỉnh, thành phố địa điểm phát hiện ca bệnh
[33] M: số trường hợp mắc
[34] C: số trường hợp chết
[35] XN(+): số trường hợp xét nghiệm dương tính
[36] Địa bàn quản lý trực tiếp của đơn vị báo cáo | {
"issuing_agency": "Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế",
"promulgation_date": "27/05/2013",
"sign_number": "16/2013/TTLT-BYT-BNNPTNT",
"signer": "Vũ Văn Tám, Nguyễn Thanh Long",
"type": "Thông tư liên tịch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Nghi-quyet-59-2012-NQ-HDND-ho-tro-thuc-hien-tinh-gian-bien-che-Long-An-191361.aspx | Nghị quyết 59/2012/NQ-HĐND hỗ trợ thực hiện tinh giản biên chế Long An | HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH LONG AN
----------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 59/2012/NQ-HĐND
Long An, ngày 13 tháng 7 năm 2012
NGHỊ QUYẾT
VỀ HỖ TRỢ ĐỂ THỰC HIỆN TINH GIẢN BIÊN CHẾ ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC CỦA TỈNH LONG AN
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LONG AN
KHÓA VIII - KỲ HỌP THỨ 5
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16/12/2002;
Sau khi xem xét Tờ trình số: 1970/TTr-UBND ngày 12/6/2012 của UBND tỉnh về quy định các khoản hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh Long An thuộc diện tinh giản biên chế, nghỉ việc trước tuổi; báo cáo thẩm tra của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân và ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh Long An thuộc diện tinh giản biên chế, nghỉ việc trước tuổi; cụ thể như sau:
I. Phạm vi điều chỉnh:
Hỗ trợ để thực hiện tinh giản biên chế đối với cán bộ, công chức, viên chức đủ 55 tuổi đến đủ 59 tuổi đối với nam, đủ 50 tuổi đến đủ 54 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên thuộc các cơ quan Đảng, đoàn thể, cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh, cấp huyện.
II. Đối tượng áp dụng:
1. Công chức, viên chức dôi dư do sắp xếp lại tổ chức theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; hoặc đơn vị sự nghiệp công lập sắp xếp lại tổ chức, biên chế để thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức, biên chế và tài chính theo quy định của pháp luật.
2. Người thôi giữ chức vụ lãnh đạo do không bổ nhiệm lại nhưng chưa đến tuổi nghỉ hưu, không bố trí được vào vị trí công tác mới.
3. Công chức, viên chức chưa đạt trình độ chuẩn theo quy định của vị trí công tác đang đảm nhận nhưng không có vị trí công tác khác phù hợp để bố trí và không thể đào tạo lại để chuẩn hoá về chuyên môn; cán bộ, công chức, viên chức dôi dư do cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị không hợp lý và không thể bố trí công tác khác.
III. Các khoản hỗ trợ để thực hiện tinh giản biên chế:
Cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng nêu trên, ngoài hưởng chế độ hưu trí theo quy định tại Điều 51, 52 của Luật Bảo hiểm xã hội (đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội; cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 1%), còn được hưởng các khoản hỗ trợ sau đây:
1. Được hỗ trợ 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định tại điểm a khoản 1 Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội;
2. Được hỗ trợ 05 tháng tiền lương cho 20 năm đầu công tác có đóng đủ bảo hiểm xã hội. Từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp 1/2 tháng lương.
3. Được hỗ trợ tương ứng với tổng số tiền lương hưu bị giảm do bị trừ tỷ lệ lương hưu trong thời gian 15 năm (180 tháng).
IV. Cách tính các khoản hỗ trợ:
1. Tiền lương tháng theo quy định này, bao gồm: tiền lương theo ngạch, bậc; các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và mức chênh lệch bảo lưu (nếu có).
2. Tiền lương tháng để tính các khoản hỗ trợ quy định tại Khoản 1 và 2 Mục III được tính bình quân tiền lương tháng của năm năm cuối trước khi tinh giản biên chế.
3. Tiền lương hưu hàng tháng để tính các khoản hỗ trợ tại Khoản 3 Mục III được tính bằng tiền lương tháng đang hưởng khi tinh giản biên chế.
V. Thời gian áp dụng và nguồn kinh phí thực hiện:
Thời gian áp dụng kể từ ngày Nghị quyết có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2014.
Nguồn kinh phí thực hiện: do ngân sách địa phương đảm bảo.
Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện.
Điều 3. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Thường trực, các Ban và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc tổ chức thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Long An khóa VIII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 13/7/2012./.
Nơi nhận:
- UB Thường vụ Quốc hội (b/c);
- Chính phủ (bc);
- Ban Công tác Đại biểu Quốc hội (b/c);
- VP.Quốc hội, VP.Chính phủ “TP.HCM”;
- TT.TU, UBND tỉnh, UBMTTQ tỉnh;
- Đại biểu QH đơn vị tỉnh LA;
- Đại biểu HĐND tỉnh khoá VIII;
- Văn phòng UBND tỉnh;
- Các Sở ngành, Đoàn thể tỉnh;
- TT.HĐND, UBND các huyện, thành phố;
- LĐ và CV VP Đoàn ĐBQH & HĐND tỉnh;
- Lưu:VT. D\NQ_hotrotinhgianbienche
CHỦ TỊCH
Đặng Văn Xướng | {
"issuing_agency": "Tỉnh Long An",
"promulgation_date": "13/07/2012",
"sign_number": "59/2012/NQ-HĐND",
"signer": "Đặng Văn Xướng",
"type": "Nghị quyết"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xuat-nhap-khau/Thong-tu-76-2007-TT-BTC-huong-dan-che-do-tai-chinh-thu-tuc-hai-quan-Khu-kinh-te-mo-Chu-Lai-Quang-Nam-23417.aspx | Thông tư 76/2007/TT-BTC hướng dẫn chế độ tài chính thủ tục hải quan Khu kinh tế mở Chu Lai Quảng Nam | BỘ TÀI CHÍNH
******
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 76/2007/TT-BTC
Hà Nội, ngày 05 tháng 07 năm 2007
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH VÀ THỦ TỤC HẢI QUAN ÁP DỤNG TẠI KHU KINH TẾ MỞ CHU LAI, TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước;
Căn cứ Luật, Pháp lệnh về thuế, phí, lệ phí;
Căn cứ Quyết định số 253/2006/QĐ-TTg ngày 06/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập và ban hành Quy chế hoạt động Khu kinh tế mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam;
Sau khi có ý kiến thống nhất của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam tại công văn số 1434/UBND-KTTH ngày 29/5/2007, Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ tài chính và thủ tục hải quan áp dụng tại Khu kinh tế mở Chu Lai như sau:
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Phạm vi áp dụng:
Chế độ tài chính và thủ tục hải quan quy định tại Thông tư này (dưới đây gọi tắt là chế độ tài chính) được áp dụng trên địa bàn Khu kinh tế mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam (sau đây viết tắt là KKTM Chu Lai).
Chế độ tài chính quy định tại Thông tư này chỉ áp dụng đối với các hoạt động kinh doanh được tiến hành trên địa bàn KKTM Chu Lai. Trường hợp các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh cả trên địa bàn KKTM Chu Lai và trong nội địa Việt Nam thì phải hạch toán riêng các hoạt động kinh doanh trên địa bàn KKTM Chu Lai làm căn cứ xác định chế độ tài chính được áp dụng.
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh đã được cấp giấy phép đầu tư; cơ sở kinh doanh trong nước đã được cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư tại KKTM Chu Lai trước ngày Quyết định số 253/2006/QĐ-TTg ngày 06/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi tắt là Quyết định số 253/2006/QĐ-TTg) có hiệu lực mà chưa hưởng đủ ưu đãi thì được hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định tại Thông tư này cho thời gian ưu đãi còn lại, trường hợp dự án có mức ưu đãi cao hơn mức ưu đãi quy định tại Thông tư này thì tiếp tục thực hiện ưu đãi theo Giấy phép đầu tư cho thời gian còn lại của dự án.
2. Đối tượng áp dụng:
Đối tượng áp dụng Thông tư này là nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế hoạt động theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể và cá nhân hành nghề độc lập, các tổ chức và cá nhân hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật tại Việt Nam.
3. Giải thích từ ngữ:
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
- Khu phi thuế quan: là khu vực địa lý được ngăn cách bằng hàng rào cứng với các khu chức năng khác của KKTM Chu Lai theo quy định tại các Điều 8, Điều 9 của Quyết định số 253/2006/QĐ-TTg.
- Khu Thương mại tự do là khu vực địa lý thuộc khu phi thuế quan, gắn với một phần cảng Kỳ Hà theo quy định tại Điều 8, Quyết định số 253/2006/QĐ-TTg.
- Các khu chức năng: bao gồm khu công nghiệp, khu cảng và dịch vụ hậu cần cảng, khu du lịch và dịch vụ giải trí, khu dân cư,... trong KKTM Chu Lai (không bao gồm khu chế xuất) được xác định trong Quy hoạch chung KKTM Chu Lai do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Nội địa Việt Nam: bao gồm các khu chức năng trong KKTM Chu Lai và phần còn lại của lãnh thổ Việt Nam (trừ các khu phi thuế quan quy định tại khoản 1, Điều 5 Luật thuế Xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005, tại Khoản 2, Điều 1, Nghị định số 149/2005/NĐ-CP ngày 08/12/2005, dưới đây gọi tắt là khu phi thuế quan khác).
- Cổng kiểm soát hải quan: Khu phi thuế quan có 2 cổng kiểm soát hải quan: Cổng kiểm soát hải quan tại phần tiếp giáp giữa cảng phi thuế quan với biển, gọi tắt là cổng A; Cổng kiểm soát hải quan tại phần tiếp giáp giữa cảng phi thuế quan với nội địa, gọi tắt là cổng B.
- Danh mục hàng hoá có xuất xứ từ Khu phi thuế quan: Là danh mục hàng hoá do Ban quản lý KKTM Chu Lai (gọi tắt là Ban quản lý) ban hành theo từng thời kỳ (gọi tắt là Danh mục hàng hoá xuất xứ Khu phi thuế quan) gồm những hàng hoá sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại Khu phi thuế quan không sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài.
4. Điều kiện áp dụng chế độ tài chính liên quan đến Khu phi thuế quan:
Các cơ chế tài chính quy định đối với Khu phi thuế quan trong KKTM Chu Lai chỉ áp dụng khi Khu phi thuế quan được bảo đảm đồng thời các điều kiện sau:
- Có hàng rào cứng bảo đảm cách ly các hoạt động trong Khu phi thuế quan với các khu chức năng khác trong KKTM Chu Lai;
- Trong Khu phi thuế quan không có khu dân cư, không có dân cư cư trú thường xuyên hoặc tạm trú (kể cả người nước ngoài);
- Có cơ quan hải quan giám sát, kiểm tra người, hàng hoá và các phương tiện vào và ra Khu phi thuế quan.
5. Một số quy định chung về thủ tục hải quan Khu phi thuế quan:
a) Các tổ chức, cá nhân hoạt động trong Khu phi thuế quan được xuất khẩu ra nước ngoài và nhập khẩu từ nước ngoài tất cả các hàng hoá, dịch vụ mà pháp luật Việt Nam không cấm. Chính sách về mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá theo từng thời kỳ và các văn bản hướng dẫn thực hiện của các Bộ, ngành có liên quan. Việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thuộc Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện, hàng hoá hạn chế kinh doanh thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Thương mại.
b) Định kỳ 6 tháng, doanh nghiệp Khu phi thuế quan có trách nhiệm gửi cơ quan hải quan Báo cáo quyết toán vật tư, nguyên vật liệu, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong kỳ và Báo cáo xuất-nhập-tồn kho sản phẩm. Cơ quan hải quan kiểm tra đối chiếu và gửi cơ quan thuế để kiểm tra xác định các khoản thuế phải nộp.
c) Hàng hoá, hành lý xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh tại Khu phi thuế quan thuộc loại hình nào thì áp dụng qui trình thủ tục hải quan quy định cho loại hình đó.
d) Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh qua Khu phi thuế quan chỉ được đi qua và làm thủ tục hải quan tại cổng A và cổng B theo quy định tại điểm VI, Mục 2, Phần B, Thông tư số 112/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan.
6. Nguyên tắc ưu đãi đầu tư:
Các dự án đầu tư vào KKTM Chu Lai được hưởng ưu đãi tối đa dành cho các dự án đầu tư ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật về đầu tư, về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng và các ưu đãi theo điều ước quốc tế, các hợp đồng thương mại song phương và đa phương mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.
Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định các mức ưu đãi khác nhau về cùng một vấn đề thì được áp dụng mức ưu đãi quy định tại văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.
Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật quy định về cùng một vấn đề do cùng một cơ quan ban hành mà có quy định khác nhau thì áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau.
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ
1. Chính sách thuế đối với KKTM Chu Lai:
1.1. Thuế thu nhập doanh nghiệp:
a) Các dự án đầu tư của các tổ chức và cá nhân trong nước và nước ngoài để hình thành cơ sở sản xuất kinh doanh mới trong KKTM Chu Lai được hưởng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong 15 năm, kể từ khi dự án đầu tư bắt đầu hoạt động kinh doanh; được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 04 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế; được giảm 50% số thuế phải nộp cho 09 năm kế tiếp.
b) Các dự án đầu tư của các tổ chức và cá nhân trong nước và nước ngoài trong KKTM Chu Lai thuộc các lĩnh vực công nghệ cao đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 99/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2003 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế khu công nghệ cao; Các dự án đầu tư của các tổ chức và cá nhân trong nước và nước ngoài trong KKTM Chu Lai có quy mô lớn và có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển ngành, lĩnh vực hoặc phát triển kinh tế - xã hội của vùng được hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong suốt thời gian thực hiện dự án.
c) Cơ sở sản xuất kinh doanh đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lực sản xuất thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
d) Thu nhập chịu thuế đối với hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất phải nộp thuế thu nhập theo Nghị định số 24/2007/NĐ-CP ngày 14/2/2007 của Chính phủ quy định chi tiết về thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn.
đ) Trong quá trình hoạt động, sau khi quyết toán với cơ quan thuế mà bị lỗ, doanh nghiệp được chuyển khoản lỗ sang những năm sau để trừ vào thu nhập chịu thuế, đồng thời thông báo cho cơ quan thuế biết bằng văn bản cùng lúc nộp tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm. Thời gian chuyển lỗ không quá 5 năm.
e) Để thực hiện các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân có dự án đầu tư tại KKTM Chu Lai phải nộp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với doanh nghiệp trong nước), Giấy phép đầu tư (đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) cho cơ quan thuế nơi doanh nghiệp kê khai nộp thuế.
f) Doanh nghiệp có trách nhiệm đăng ký với cơ quan thuế nơi doanh nghiệp kê khai nộp thuế về thời gian thực hiện miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp nêu tại điểm này. Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp và chuyển lỗ trên đây chỉ áp dụng đối với cơ sở sản xuất kinh doanh đã thực hiện đúng, đầy đủ chế độ tài chính - kế toán và đã đăng ký nộp thuế theo kê khai.
1.2. Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:
a) Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong các trường hợp sau đây không thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:
- Hàng hoá từ Khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài; Hàng hoá từ nước ngoài nhập khẩu vào Khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong Khu phi thuế quan;
- Hàng hoá từ Khu phi thuế quan chuyển sang hoặc bán cho các khu phi thuế quan khác và ngược lại.
- Các trường hợp hàng hoá không thuộc diện chịu thuế xuất khẩu khác có xuất xứ từ nội địa Việt Nam đưa vào Khu phi thuế quan.
b) Hàng hoá thuộc diện chịu thuế xuất khẩu có xuất xứ từ nội địa Việt Nam đưa vào Khu phi thuế quan phải nộp thuế xuất khẩu và làm thủ tục xuất khẩu theo quy định hiện hành.
c) Hàng hoá từ Khu phi thuế quan nhập vào nội địa Việt Nam phải nộp thuế nhập khẩu theo quy định sau:
- Hàng hoá có xuất xứ từ nước ngoài nộp thuế nhập khẩu theo quy định hiện hành.
- Hàng hoá được sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại Khu phi thuế quan được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi CEPT nếu đủ điều kiện theo quy định hiện hành.
- Hàng hoá thuộc Danh mục xuất xứ Khu phi thuế quan đưa vào nội địa không phải nộp thuế nhập khẩu.
- Hàng hoá sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại Khu phi thuế quan trong KKTM Chu Lai có sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài (không bao gồm hàng hoá nhập từ nội địa Việt Nam có sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài), khi nhập khẩu vào nội địa Việt Nam chỉ phải nộp thuế nhập khẩu đối với phần nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài cấu thành trong hàng hoá đó.
Căn cứ để xác định thuế nhập khẩu phải nộp đối với phần nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài cấu thành trong hàng hoá nhập vào nội địa Việt Nam là:
Giá tính thuế xác định theo quy định hiện hành; số lượng hàng hoá nhập khẩu vào nội địa Việt Nam; thuế suất thuế nhập khẩu đối với từng loại nguyên liệu, linh kiện. Giá tính thuế và thuế suất áp dụng tại thời điểm mở tờ khai nhập khẩu vào nội địa. Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh có trách nhiệm đăng ký với cơ quan Hải quan về danh mục hàng hoá nhập khẩu sử dụng làm nguyên liệu sản xuất hàng nhập khẩu vào nội địa và định mức nguyên liệu, linh kiện dùng để sản xuất hàng nhập khẩu trước khi nhập vào nội địa Việt Nam.
Giá trị nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu cấu thành trong mỗi đơn vị hàng hoá nhập khẩu vào nội địa được xác định theo quy định về giá tính thuế nhập khẩu đối với hàng nhập khẩu tại thời điểm nhập khẩu vào nội địa Việt Nam.
d) Các dự án đầu tư sản xuất trong KKTM Chu Lai của các tổ chức và cá nhân trong nước và nước ngoài được miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu sản xuất, vật tư, linh kiện và bán thành phẩm mà trong nước chưa sản xuất được trong 05 năm, kể từ khi bắt đầu sản xuất.
Thủ tục, hồ sơ miễn thuế, kê khai và quyết toán thuế nhập khẩu đối với trường hợp này được thực hiện theo quy định tại Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Nghị định số 149/2005/NĐ-CP ngày 08/12/2005 và Thông tư số 113/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thi hành thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
đ) Các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hoạt động sản xuất, kinh doanh trong Khu phi thuế quan nhập nguyên liệu sản xuất, vật tư, hàng hoá từ nước ngoài nhưng không sử dụng hết và các thứ phẩm còn có giá trị thương mại được phép bán vào nội địa Việt Nam sau khi hoàn tất thủ tục hải quan phải nộp thuế nhập khẩu theo quy định hiện hành.
1.3. Thuế tiêu thụ đặc biệt:
a. Hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được sản xuất, tiêu thụ trong Khu phi thuế quan hoặc được nhập khẩu từ nước ngoài vào Khu phi thuế quan và ngược lại không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Riêng ô tô dưới 24 chỗ ngồi thực hiện nộp thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định chung hiện hành.
b. Hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt từ nội địa Việt Nam xuất khẩu vào Khu phi thuế quan không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Riêng ô tô dưới 24 chỗ ngồi thực hiện nộp thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định chung hiện hành.
c. Hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt từ Khu phi thuế quan chuyển sang hoặc bán cho các khu phi thuế quan khác và ngược lại không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
d. Hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt từ Khu phi thuế quan nhập vào nội địa Việt Nam phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng nhập khẩu theo quy định hiện hành.
1.4. Thuế giá trị gia tăng:
Các doanh nghiệp KKTM Chu Lai được sử dụng hoá đơn giá trị gia tăng theo quy định hiện hành, thực hiện đăng ký, kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng đối với trường hợp thực hiện nộp thuế giá trị gia tăng theo quy định tại Thông tư này. Đối với những trường hợp hàng hoá không phải nộp thuế giá trị gia tăng, trong hoá đơn thuế giá trị gia tăng, dòng thuế giá trị gia tăng được gạch chéo (x). Cụ thể như sau:
a) Hàng hoá, dịch vụ sản xuất và tiêu thụ trong Khu phi thuế quan và từ nước ngoài nhập khẩu vào Khu phi thuế quan và ngược lại không phải chịu thuế giá trị gia tăng.
b) Hàng hoá, dịch vụ từ Khu phi thuế quan chuyển sang hoặc bán cho các khu chế xuất và ngược lại không phải chịu thuế giá trị gia tăng.
c) Hàng hoá, dịch vụ từ nội địa Việt Nam xuất khẩu vào Khu phi thuế quan được hưởng thuế suất thuế giá trị gia tăng là 0%.
d) Hàng hoá, dịch vụ từ Khu phi thuế quan nhập khẩu vào nội địa Việt Nam phải chịu thuế giá trị gia tăng đối với hàng nhập khẩu với thuế suất theo quy định hiện hành. Cụ thể, doanh nghiệp trong Khu phi thuế quan khi xuất bán cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nội địa Việt Nam lập hoá đơn không có thuế giá trị gia tăng, dòng thuế suất và thuế giá trị gia tăng gạch chéo. Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nội địa (hoặc doanh nghiệp Khu phi thuế quan trong KKTM Chu Lai trong trường hợp tự mang hàng vào nội địa để bán) chỉ phải nộp thuế giá trị gia tăng đối với hàng nhập khẩu theo tờ khai hải quan khi làm thủ tục nhập khẩu vào thị trường nội địa.
1.5. Về giá, phí và lệ phí và các loại thuế khác:
a) Giá thuê đất, giá cho thuê đất đối với đất đã xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, tiền sử dụng các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật, công trình dịch vụ và tiện ích công cộng trong KKTM Chu Lai do các doanh nghiệp kinh doanh cơ sở hạ tầng xác định sau khi đã thoả thuận với Ban Quản lý KKTM Chu Lai.
b) Ban quản lý KKTM Chu Lai được thu các khoản thu về phí sử dụng các công trình hạ tầng, tiện ích công cộng trong KKTM Chu Lai theo quy định của pháp luật hiện hành để chi phí cho công tác duy tu, bảo dưỡng, bảo vệ hạ tầng và chi phí quản lý theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Việc thu, chi về phí sử dụng các công trình hạ tầng, tiện ích công cộng trong KKTM Chu Lai thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
c) Các loại thuế, phí và lệ phí khác được thực hiện theo quy định hiện hành tại các Luật, Pháp lệnh về thuế, phí, lệ phí, Luật đầu tư và các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành.
2. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá ra vào Khu phi thuế quan:
2.1. Đối với hàng hoá từ nước ngoài nhập khẩu vào Khu phi thuế quan:
a) Nhập khẩu vào Khu phi thuế quan qua cổng A:
- Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh nhập khẩu có trách nhiệm khai báo hải quan, nộp hồ sơ hải quan theo đúng quy định hiện hành đối với từng loại hình nhập khẩu hàng hoá theo quy định tại khoản 5, Mục I của Thông tư này.
- Cơ quan hải quan cổng A thực hiện giải quyết các thủ tục cần thiết theo quy định hiện hành đối với từng loại hàng hoá.
b) Nhập khẩu vào Khu phi thuế quan qua cổng B: Thực hiện theo quy định hiện hành về hàng nhập khẩu chuyển khẩu
2.2. Đối với hàng hoá từ nước ngoài nhập khẩu vào nội địa Việt Nam qua cổng A và hàng hoá từ nội địa xuất khẩu ra nước ngoài qua cổng A: Thực hiện theo quy định hiện hành.
2.3. Đối với hàng hoá từ nội địa xuất vào khu phi thuế quan:
a) Trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh trong nội địa đăng ký làm thủ tục hải quan tại cơ quan hải quan Cổng B thì phải có trách nhiệm khai báo hải quan, nộp hồ sơ hải quan theo quy định đối với từng loại hình xuất khẩu. Trường hợp vận chuyển hàng hoá nội bộ giữa doanh nghiệp với chi nhánh trong và ngoài khu phi thuế quan thì được thay thế hợp đồng mua bán bằng chứng từ xuất kho. Cơ quan hải quan cổng B có trách nhiệm thực hiện đầy đủ thủ tục xuất khẩu cho tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh trong nội địa theo đúng quy định đối với từng loại hình xuất khẩu.
b) Trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh trong nội địa đăng ký tờ khai xuất khẩu tại cửa khẩu Chi cục Hải quan nội địa: Thủ tục hải quan thực hiện theo quy định hiện hành đối với hàng xuất khẩu chuyển cửa khẩu. Cơ quan hải quan Cổng B thực hiện nhiệm vụ của hải quan cửa khẩu xuất đối với hàng xuất khẩu chuyển cửa khẩu (trừ việc xác nhận thực xuất).
2.4. Đối với hàng hoá từ Khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài:
a) Qua cổng B: Thực hiện theo quy định hiện hành đối với hàng xuất khẩu chuyển cửa khẩu.
b) Qua cổng A: Thực hiện đăng ký làm thủ tục tại cơ quan hải quan cổng A. Cơ quan hải quan cổng A thực hiện thủ tục hải quan theo quy định hiện hành đối với hàng xuất khẩu.
2.5. Đối với hàng hoá từ khu phi thuế quan đưa vào nội địa:
a) Đối với hàng hoá thuộc Danh mục hàng hoá xuất xứ Khu phi thuế quan được miễn làm thủ tục hải quan nhưng phải kê khai về số lượng hàng hoá với cơ quan hải quan và chịu sự giám sát của cơ quan hải quan.
b) Đối với các hàng hoá khác phải thực hiện thủ tục hải quan đầy đủ, cụ thể như sau:
- Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tại khu phi thuế quan (bên bán) có trách nhiệm cung cấp cho tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh trong nội địa (bên mua) đầy đủ chứng từ, hoá đơn và các giấy tờ theo quy định của cơ quan hải quan để doanh nghiệp nội địa khai báo hải quan, nộp hồ sơ hải quan theo đúng quy định đối với từng loại hình nhập khẩu tại cơ quan hải quan cổng B.
- Hải quan cổng B có trách nhiệm làm thủ tục hải quan cho hàng hoá nhập khẩu của doanh nghiệp nội địa theo đúng quy định. Trường hợp phát hiện có hàng nước ngoài được đưa vào khu phi thuế quan để tiếp tục nhập khẩu vào nội địa có cùng chủng loại với hàng hoá nằm trong Danh mục hàng hoá xuất xứ khu phi thuế quan do Ban quản lý KKTM Chu Lai thông báo, nhưng doanh nghiệp không khai báo hải quan, thì cơ quan hải quan cổng B yêu cầu xuất trình chứng từ chứng minh về nguồn gốc xuất xứ của lô hàng; tiến hành xử lý vi phạm và làm thủ tục nhập khẩu cho lô hàng theo quy định của pháp luật; đồng thời, thông báo cho Ban quản lý KKTM Chu Lai biết để có biện pháp quản lý hoặc loại trừ khỏi Danh mục hàng hoá xuất xứ Khu phi thuế quan.
2.6. Đối với hàng hoá gia công:
Thủ tục hải quan đối với hàng hoá mà tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh trong Khu phi thuế quan gia công cho thương nhân nước ngoài hoặc thuê tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh trong nội địa gia công và ngược lại được thực hiện theo quy định hiện hành.
2.7. Hàng hoá tạm xuất - tái nhập; tạm nhập - tái xuất; chuyển khẩu; quá cảnh và vận chuyển:
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và vận chuyển qua Khu phi thuế quan chỉ được đi qua các cổng có trạm kiểm soát hải quan. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá tạm xuất- tái nhập; tạm nhập- tái xuất; chuyển khẩu; quá cảnh và vận chuyển tại Khu phi thuế quan thực hiện theo quy định hiện hành.
2.8. Ngoài các hướng dẫn tại Thông tư này, doanh nghiệp phải thực hiện các nghĩa vụ khác quy định tại Luật Hải quan, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các văn bản hướng dẫn khác về hải quan.
3. Chế độ thưởng cho người có công trong việc vận động vốn đầu tư trong và ngoài nước
3.1. Căn cứ vào khả năng ngân sách và hiệu quả gọi vốn đầu tư, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam quyết định thưởng cho các tổ chức, cá nhân có công gọi vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vận động các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài và các dự án đầu tư trong nước vào KKTM Chu Lai sau khi có ý kiến thoả thuận của Bộ Tài chính theo nguyên tắc mức khen thưởng đối với hình thức gọi vốn đầu tư không hoàn lại cao hơn các hình thức gọi vốn khác. Việc chi trả khen thưởng thực hiện sau khi dự án đi vào hoạt động, có sản phẩm lưu thông trên thị trường và nhà đầu tư đã góp ít nhất 50% vốn pháp định cam kết.
3.2. Kinh phí sử dụng để khen thưởng cho các tổ chức, cá nhân có công gọi vốn đầu tư (không bao gồm vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước) để đầu tư vào các công trình kinh tế, xã hội tại KKTM Chu Lai được trích từ nguồn tiền thưởng của ngân sách địa phương và hạch toán vào mục chi tiền thưởng đột xuất.
4. Chế độ ưu đãi phát triển cơ sở hạ tầng
4.1. Hỗ trợ đầu tư từ ngân sách nhà nước để xây dựng cơ sở hạ tầng:
a) Phạm vi, đối tượng đầu tư từ ngân sách nhà nước (NSNN)
- Ngân sách Nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật- xã hội và các công trình dịch vụ và tiện ích công cộng quan trọng phục vụ chung cho KKTM Chu Lai theo các chương trình mục tiêu được bố trí theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt. NSNN chỉ hỗ trợ để đầu tư xây dựng cho các công trình cơ sở hạ tầng chung của toàn KKTM Chu Lai, không bao gồm cơ sở hạ tầng dành riêng cho từng khu chức năng trong KKTM Chu Lai, trừ việc hỗ trợ đầu tư xây dựng các công trình xử lý nước thải, chất thải tập trung của các khu chức năng và hỗ trợ bồi thường, giải phóng mặt bằng trong các khu chức năng và tái định cư cho các gia đình bị thu hồi đất.
- Việc hỗ trợ đầu tư từ NSNN để xây dựng cơ sở hạ tầng KKTM Chu Lai được thực hiện theo đúng dự án phù hợp với quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Ban Quản lý KKTM Chu Lai là đầu mối kế hoạch của địa phương được cân đối riêng vốn xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN để xây dựng cơ sở hạ tầng KKTM Chu Lai; là chủ đầu tư trực tiếp quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng bằng vốn NSNN trong phạm vi KKTM Chu Lai theo quy định về quản lý đầu tư xây dựng hiện hành của Nhà nước.
b) Hỗ trợ đầu tư từ NSNN để xây dựng cơ sở hạ tầng
- Hàng năm, căn cứ các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội đã được các cấp thẩm quyền phê duyệt, tiến độ thực hiện của dự án, ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách tỉnh Quảng Nam để đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng của KKTM Chu Lai theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
- Vốn ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách tỉnh Quảng Nam để đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các công trình dịch vụ và tiện ích công cộng của KKTM Chu Lai được ghi rõ trong trong dự toán NSNN giao cho tỉnh Quảng Nam . Cùng với nguồn hỗ trợ của ngân sách Trung ương, hàng năm tỉnh Quảng Nam bố trí dự toán ngân sách địa phương đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, các công trình dịch vụ và tiện ích công cộng của KKTM Chu Lai theo quy định tại điểm 4.1.a Khoản này.
c) Các khoản thu phát sinh trên địa bàn được nộp vào ngân sách nhà nước. Việc phân cấp nguồn thu giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật hiện hành.
d. Việc quản lý, sử dụng vốn do ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng KKTM Chu Lai:
Vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ
đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng KKTM Chu Lai được quản lý, sử dụng theo quy định về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành. Việc lập dự toán được thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
4.2. Chế độ dùng quỹ đất để tạo vốn phát triển hạ tầng:
Ban quản lý là đầu mối được giao chỉ tiêu kế hoạch hàng năm và là chủ đầu tư trực tiếp quản lý các dự án sử dụng vốn từ quỹ đất tại KKTM Chu Lai; tổ chức đấu thầu để lựa chọn đơn vị có đủ năng lực về tài chính, kinh nghiệm và uy tín để triển khai thi công các dự án cơ sở hạ tầng đầu tư bằng vốn từ quỹ đất tại KKTM Chu Lai.
Ban quản lý lập danh mục các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng được sử dụng quỹ đất để tạo vốn và diện tích khu đất được sử dụng để tạo vốn thực hiện dự án gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp theo quy định của Luật ngân sách nhà nước để Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định theo thẩm quyền.
Căn cứ quy hoạch sử dụng đất của địa phương, khả năng thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất từ đấu giá, tiền thu về sử dụng đất, thuê đất không thông qua đấu giá và nhu cầu về chi đền bù, hỗ trợ cho người có đất bị thu hồi và nhu cầu chi đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng thuộc đối tượng đầu tư từ ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật, Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam chỉ đạo cơ quan tài chính tổng hợp các nhiệm vụ thu, chi này vào dự toán ngân sách hàng năm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định.
Căn cứ dự toán ngân sách năm được Hội đồng nhân dân quyết định, Uỷ ban nhân dân giao cơ quan tài chính phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện thu, chi từ nguồn thu tiền sử dụng đất, thuê đất và quyết toán vào ngân sách nhà nước theo chế độ quy định.
Trường hợp tổ chức, cá nhân ứng trước kinh phí để thực hiện bồi thường, hỗ trợ người có đất bị thu hồi để đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng thuộc đối tượng đầu tư của ngân sách nhà nước, sau đó mới thực hiện đấu giá thu tiền sử dụng đất, thuê đất thì khoản thu sử dụng đất, thuê đất để hoàn trả cho các tổ chức, cá nhân đã ứng trước phải thực hiện hạch toán thu, chi đầy đủ vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành.
Việc sử dụng quỹ đất tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng KKTM Chu Lai thực hiện theo Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai, Nghị định 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật đất đai, Quyết định số 216/2005/QĐ-TTg ngày 31/8/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất và các quy định khác có liên quan của pháp luật hiện hành.
4.3. Đầu tư cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn ODA và các nguồn vốn khác:
Các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật - xã hội, công trình dịch vụ tiện ích công cộng cần thiết của KKTM Chu Lai và các trợ giúp kỹ thuật khác được ưu tiên đưa vào danh mục gọi vốn ODA và được sử dụng các hình thức huy động vốn khác theo quy định tại Điều 21 của Quy chế KKTM Chu Lai ban hành kèm theo Quyết định số 253/2006/QĐ-TTg.
5. Chế độ tài chính áp dụng cho Ban quản lý KKTM Chu Lai:
5.1. Ban quản lý là đơn vị dự toán ngân sách địa phương. Kinh phí hoạt động của Ban quản lý do ngân sách địa phương đảm bảo và từ các nguồn thu khác theo quy định hiện hành. Mọi khoản thu theo quy định do Ban quản lý thực hiện đều phải nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định.
5.2. Ban quản lý được phép thu các loại phí, lệ phí tương ứng với nhiệm vụ được các cơ quan quản lý Nhà nước ủy quyền theo qui định hiện hành. Khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ủy quyền thực hiện nhiệm vụ thu, Ban quản lý có trách nhiệm thông báo và đăng ký với cơ quan thuế nơi ban quản lý đặt trụ sở để làm các thủ tục về việc nộp số phí, lệ phí thu được do thực hiện các nhiệm vụ ủy quyền.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. UBND tỉnh Quảng Nam có trách nhiệm đảm bảo thực hiện đủ các điều kiện quy định tại Khoản 4, Mục I để Khu phi thuế quan được áp dụng chế độ tài chính quy định tại Thông tư này. Trường hợp chưa đủ các điều kiện quy định thì chưa được áp dụng.
2. Tổng Cục Hải quan có trách nhiệm:
Căn cứ vào các quy định về thủ tục hải quan tại Thông tư này và các quy định về quy trình, thủ tục hải quan áp dụng tại Khu phi thuế quan hiện hành để quy định quy trình, thủ tục hải quan cụ thể áp dụng tại Khu phi thuế quan trong KKTM Chu Lai.
3. Cơ quan hải quan tỉnh Quảng Nam có trách nhiệm:
- Tổ chức công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, ngăn chặn việc nhập khẩu trái phép hàng hoá từ Khu phi thuế quan vào nội địa Việt Nam và tại các khu vực khác trong địa bàn hoạt động của hải quan.
- Phối hợp với Ban quản lý KKT và các cơ quan liên quan (Thuế, Công an, Biên phòng) thực hiện công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, ngăn chặn nhập khẩu trái phép hàng hoá từ Khu phi thuế quan vào nội địa Việt Nam.
- Kiểm tra, giám sát hàng hoá, phương tiện vận tải, phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; tổ chức các trạm hải quan theo quy định, phù hợp với đặc điểm địa lý Khu phi thuế quan để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
4. Cục thuế tỉnh Quảng Nam có trách nhiệm hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện điểm e, khoản 1.1, Mục II, Thông tư này và các nội dung khác về thuế.
5. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Mọi vướng mắc trong quá trình thực hiện đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, hướng dẫn bổ sung./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ và các phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng TƯ và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- Cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND tỉnh Quảng Nam;
- Sở Tài chính, Cục thuế, Kho bạc Nhà Nước,
Cục Hải quan, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam.;
- Ban quản lý KKTM Chu Lai
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo; Website Chính phủ;
- Kiểm toán Nhà nước,
- Website Bộ Tài chính,
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, PC.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trần Văn Tá | {
"issuing_agency": "Bộ Tài chính",
"promulgation_date": "05/07/2007",
"sign_number": "76/2007/TT-BTC",
"signer": "Trần Văn Tá",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-468-QD-UBND-2024-cong-bo-thu-tuc-hanh-chinh-an-toan-buc-xa-So-Khoa-hoc-Phu-Yen-608580.aspx | Quyết định 468/QĐ-UBND 2024 công bố thủ tục hành chính an toàn bức xạ Sở Khoa học Phú Yên | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 468/QĐ-UBND
Phú Yên, ngày 09 tháng 4 năm 2024
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI BỔ SUNG TRONG LĨNH VỰC NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ, AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHÚ YÊN
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị định số 92/2017/NĐ -CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn nghiệp vụ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 1915/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 8 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ;
Căn cứ Quyết định 1480/QĐ-UBND ngày 31 tháng 10 năm 2023 của Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên về việc ủy quyền thực hiện cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, cấp lại Giấy phép tiến hành công việc bức xạ - Sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế và Chứng chỉ nhân viên bức xạ chẩn đoán trong y tế trên địa bàn tỉnh Phú Yên thuộc thủ tục hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân.
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 25/TTr-SKHCN ngày 03 tháng 4 năm 2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực Năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Khoa học và Công nghệ Phú Yên (có Phụ lục kèm theo).
Điều 2. Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm cập nhật và công khai thủ tục hành chính tại Điều 1 Quyết định này vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính và tích hợp dữ liệu để công khai trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính theo đúng quy định (chậm nhất sau 03 ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành); niêm yết, công khai các thủ tục hành chính này tại Trung tâm Phục vụ hành chính công và trên Trang thông tin điện tử của Sở; thực hiện giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền, theo đúng quy định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký cho đến hết ngày 31/12/2025.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Cục Kiểm soát TTHC-Văn phòng Chính phủ;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Chánh, PCVP UBND tỉnh;
- Trung tâm Truyền thông;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, NC.
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đào Mỹ
PHỤ LỤC
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TRONG LĨNH VỰC NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ, AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHÚ YÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 468/QĐ-UBND ngày 09 tháng 04 năm 2024 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên)
TT
Tên thủ tục hành chính
Thời hạn giải quyết
Đối tượng áp dụng
Địa điểm thực hiện
Phí, lệ phí
Căn cứ pháp lý
Trình tự thực hiện
1
Thủ tục khai báo thiết bị X- quang chẩn đoán trong y tế
05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ khai báo.
Tổ chức, cá nhân có thiết bị X- quang chẩn đoán trong y tế.
- Tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Phú Yên, địa chỉ: 206A Trần Hưng Đạo, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.
- Nộp trực tuyến tại Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Phú Yên, địa chỉ: http://dichvucong. phuyen.gov.vn.
- Nộp qua dịch vụ bưu chính công ích.
Không
- Luật Năng lượng nguyên tử số 18/2008/QH12 ngày 03/6/2008.
- Nghị định số 142/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 2020 quy định về việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử.
- Thông tư số 287/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
- Thông tư số 02/2022/TT- BKHCN ngày 25/02/2022 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 142/2020/NĐ-CP ngày 09/12/2020 của Chính phủ quy định về việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử.
- Thông tư số 13/2023/TT-BKHCN ngày 30 tháng 6 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành, liên tịch ban hành.
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân có thiết bị X - quang chẩn đoán trong y tế nộp phiếu khai báo đến địa điểm thực hiện theo quy định. Riêng đối với thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế sử dụng di động trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên thì khai báo với Sở KH&CN nơi tổ chức, cá nhân sở hữu, quản lý thiết bị đặt trụ sở chính. Việc khai báo phải được thực hiện trong 07 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức, cá nhân có thiết bị bức xạ.
- Bước 2: Sở KH&CN tổ chức thẩm định hồ sơ.
+ Đề nghị chỉnh sửa, bổ sung thông tin phiếu khai báo (nếu có);
+ Cấp Giấy xác nhận khai báo (không cấp Giấy xác nhận khai báo trong trường hợp Phiếu khai báo là thành phần của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ).
2
Thủ tục cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ - Sử dụng thiết bị X- quang chẩn đoán trong y tế
25 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và phí, lệ phí.
Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ sử dụng thiết bị X - quang chẩn đoán trong y tế
- Tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Phú Yên, địa chỉ: 206A Trần Hưng Đạo, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.
- Nộp trực tuyến tại Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Phú Yên, địa chỉ: http://dichvucong. phuyen.gov.vn.
- Nộp qua dịch vụ bưu chính công ích.
- Phí thẩm định cấp giấy phép:
+ Sử dụng thiết bị X-quang chụp răng: 2.000.000 đồng/1 thiết bị.
+ Sử dụng thiết bị X-quang chụp vú: 2.000.000 đồng/1 thiết bị.
+ Sử dụng thiết bị X-quang di động: 2.000.000 đồng/1 thiết bị.
+ Sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán thông thường: 3.000.000 đồng/1 thiết bị.
+ Sử dụng thiết bị đo mật độ xương: 3.000.000 đồng/1 thiết bị.
+ Sử dụng thiết bị X-quang tăng sống truyền hình: 5.000.000 đồng/1 thiết bị.
+ Sử dụng thiết bị X-quang chụp cắt lớp vi tính (CT Scanner): 8.000.000 đồng/ 1 thiết bị.
+ Sử dụng hệ thiết bị PET/CT: 16.000.000 đồng/1 thiết bị.
- Lệ phí cấp giấy phép: Không.
- Luật Năng lượng nguyên tử số 18/2008/QH12 ngày 03/6/2008.
- Nghị định số 142/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 2020 quy định về việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử.
- Thông tư số 287/2016/TT- BTC ngày 15/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
- Thông tư số 02/2022/TT- BKHCN ngày 25/02/2022 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 142/2020/NĐ-CP ngày 09/12/2020 của Chính phủ quy định về việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử.
- Thông tư số 13/2023/TT-BKHCN ngày 30 tháng 6 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành, liên tịch ban hành.
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ sử dụng thiết bị X - quang chẩn đoán trong y tế đến địa điểm thực hiện theo quy định.
- Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở KH&CN Phú Yên kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản mức phí đối với hồ sơ hợp lệ hoặc thông báo bằng văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ.
- Bước 3: Trong thời hạn 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận được phí, lệ phí và hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Sở KH&CN Phú Yên tổ chức thẩm định hồ sơ và cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ sử dụng thiết bị X - quang chẩn đoán trong y tế.
Trường hợp không cấp giấy phép, Sở KH&CN Phú Yên trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3
Thủ tục gia hạn giấy phép tiến hành công việc bức xạ - Sử dụng thiết bị X- quang chẩn đoán trong y tế
25 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và phí, lệ phí.
Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ sử dụng thiết bị X - quang chẩn đoán trong y tế.
- Tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Phú Yên, địa chỉ: 206A Trần Hưng Đạo, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.
- Nộp trực tuyến tại Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Phú Yên, địa chỉ: http://dichvucong. phuyen.gov.vn.
- Nộp qua dịch vụ bưu chính công ích.
- Phí thẩm định cấp giấy phép: 75% phí thẩm định cấp giấy phép mới.
- Lệ phí cấp giấy phép: Không.
- Luật Năng lượng nguyên tử số 18/2008/QH12 ngày 03/6/2008.
- Nghị định số 142/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 2020 quy định về việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử.
- Thông tư số 287/2016/TT- BTC ngày 15/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
- Thông tư số 02/2022/TT-BKHCN ngày 25/02/2022 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 142/2020/NĐ-CP ngày 09/12/2020 của Chính phủ quy định về việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử.
- Thông tư số 13/2023/TT- BKHCN ngày 30 tháng 6 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành, liên tịch ban hành.
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy phép tiến hành công việc bức xạ sử dụng thiết bị X - quang chẩn đoán trong y tế đến địa điểm thực hiện theo quy định.
- Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở KH&CN Phú Yên kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản mức phí đối với hồ sơ hợp lệ hoặc thông báo bằng văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ.
- Bước 3: Trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được phí, lệ phí và hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Sở KH&CN Phú Yên tổ chức thẩm định hồ sơ và cấp gia hạn Giấy phép tiến hành công việc bức xạ (sử dụng thiết bị X - quang chẩn đoán trong y tế).
Trường hợp không cấp gia hạn giấy phép, Sở KH&CN Phú Yên trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4
Thủ tục sửa đổi giấy phép tiến hành công việc bức xạ - Sử dụng thiết bị X- quang chẩn đoán trong y tế
10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và phí, lệ phí (nếu có).
Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ sử dụng thiết bị X - quang chẩn đoán trong y tế
- Tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Phú Yên, địa chỉ: 206A Trần Hưng Đạo, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.
- Nộp trực tuyến tại Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Phú Yên, địa chỉ: http://dichvucong. phuyen.gov.vn.
- Nộp qua dịch vụ bưu chính công ích.
Không
- Luật Năng lượng nguyên tử số 18/2008/QH12 ngày 03/6/2008.
- Nghị định số 142/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 2020 quy định về việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử.
- Thông tư số 287/2016/TT- BTC ngày 15/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
- Thông tư số 02/2022/TT- BKHCN ngày 25/02/2022 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 142/2020/NĐ-CP ngày 09/12/2020 của Chính phủ quy định về việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử.
- Thông tư số 13/2023/TT-BKHCN ngày 30 tháng 6 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành, liên tịch ban hành.
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị sửa đổi Giấy phép tiến hành công việc bức xạ sử dụng thiết bị X - quang chẩn đoán trong y tế đến địa điểm thực hiện theo quy định.
- Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở KH&CN Phú Yên kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản mức phí, lệ phí (nếu có) đối với hồ sơ hợp lệ hoặc thông báo bằng văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ.
- Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được phí, lệ phí (nếu có) và hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Sở KH&CN Phú Yên tổ chức thẩm định hồ sơ và cấp sửa đổi giấy phép tiến hành công việc bức xạ (sử dụng thiết bị X - quang chẩn đoán trong y tế).
Trường hợp không cấp sửa đổi giấy phép, Sở KH&CN Phú Yên trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5
Thủ tục bổ sung giấy phép tiến hành công việc bức xạ - Sử dụng thiết bị X- quang chẩn đoán trong y tế
25 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và phí, lệ phí (nếu có)
Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ sử dụng thiết bị X - quang chẩn đoán trong y tế
- Tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Phú Yên, địa chỉ: 206A Trần Hưng Đạo, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.
- Nộp trực tuyến tại Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Phú Yên, địa chỉ: http://dichvucong. phuyen.gov.vn.
- Nộp qua dịch vụ bưu chính công ích.
Không
- Luật Năng lượng nguyên tử số 18/2008/QH12 ngày 03/6/2008.
- Nghị định số 142/2020/NĐ- CP ngày 09 tháng 12 năm 2020 quy định về việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử.
- Thông tư số 287/2016/TT- BTC ngày 15/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí , lệ phí trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
- Thông tư số 02/2022/TT-BKHCN ngày 25/02/2022 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 142/2020/NĐ-CP ngày 09/12/2020 của Chính phủ quy định về việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử.
- Thông tư số 13/2023/TT- BKHCN ngày 30 tháng 6 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành, liên tịch ban hành.
Tổ chức, cá nhân phải đề nghị bổ sung giấy phép trong các trường hợp bổ sung thiết bị bức xạ mới so với giấy phép đã được cấp.
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị bổ sung Giấy phép tiến hành công việc bức xạ sử dụng thiết bị X - quang chẩn đoán trong y tế đến địa điểm thực hiện theo quy định.
- Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở KH&CN Phú Yên kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản mức phí, lệ phí (nếu có) đối với hồ sơ hợp lệ hoặc thông báo bằng văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ.
- Bước 3: Trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được phí, lệ phí (nếu có) và hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Sở KH&CN Phú Yên tổ chức thẩm định hồ sơ và cấp bổ sung Giấy phép tiến hành công việc bức xạ (sử dụng thiết bị X - quang chẩn đoán trong y tế).
Trường hợp không cấp bổ sung giấy phép, Sở KH&CN Phú Yên trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
6
Thủ tục cấp lại giấy phép tiến hành công việc bức xạ - Sử dụng thiết bị X- quang chẩn đoán trong y tế
10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và phí, lệ phí (nếu có).
Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ sử dụng thiết bị X - quang chẩn đoán trong y tế
- Tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Phú Yên, địa chỉ: 206A Trần Hưng Đạo, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.
- Nộp trực tuyến tại Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Phú Yên, địa chỉ: http://dichvucong. phuyen.gov.vn.
- Nộp qua dịch vụ bưu chính công ích.
Không
- Luật Năng lượng nguyên tử số 18/2008/QH12 ngày 03/6/2008.
- Nghị định số 142/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 2020 quy định về việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử.
- Thông tư số 287/2016/TT- BTC ngày 15/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
- Thông tư số 02/2022/TT- BKHCN ngày 25/02/2022 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 142/2020/NĐ-CP ngày 09/12/2020 của Chính phủ quy định về việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử.
- Thông tư số 13/2023/TT- BKHCN ngày 30 tháng 6 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành, liên tịch ban hành.
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép tiến hành công việc bức xạ - sử dụng thiết bị X - quang chẩn đoán trong y tế đến địa điểm thực hiện theo quy định trong trường hợp giấy phép bị rách, nát, mất.
- Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở KH&CN Phú Yên kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản mức phí, lệ phí (nếu có) đối với hồ sơ hợp lệ hoặc thông báo bằng văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ.
- Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được phí, lệ phí (nếu có) và hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Sở KH&CN Phú Yên tổ chức thẩm định hồ sơ và cấp lại giấy phép tiến hành công việc bức xạ (sử dụng thiết bị X - quang chẩn đoán trong y tế).
Trường hợp không đồng ý cấp lại Giấy phép, Sở KH&CN Phú Yên trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
7
Thủ tục cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ (đối với người phụ trách an toàn cơ sở X- quang chẩn đoán trong y tế)
10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và phí, lệ phí theo quy định.
Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Chứng chỉ nhân viên bức xạ đối với người phụ trách an toàn cơ sở X - quang chẩn đoán trong y tế.
- Tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Phú Yên, địa chỉ: 206A Trần Hưng Đạo, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.
- Nộp trực tuyến tại Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Phú Yên, địa chỉ: http://dichvucong. phuyen.gov.vn.
- Nộp qua dịch vụ bưu chính công ích.
- Phí: Không.
- Lệ phí: 200.000 đồng/1 chứng chỉ.
- Luật Năng lượng nguyên tử số 18/2008/QH12 ngày 03/6/2008.
- Nghị định số 142/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 2020 quy định về việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử.
- Thông tư số 287/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
- Thông tư số 02/2022/TT-BKHCN ngày 25/02/2022 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 142/2020/NĐ-CP ngày 09/12/2020 của Chính phủ quy định về việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử.
- Thông tư số 13/2023/TT- BKHCN ngày 30 tháng 6 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành, liên tịch ban hành.
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ nhân viên bức xạ đối với người phụ trách an toàn cơ sở X - quang chẩn đoán y tế đến địa điểm thực hiện theo quy định.
- Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở KH&CN Phú Yên kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản mức lệ phí đối với hồ sơ hợp lệ hoặc thông báo bằng văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ.
- Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được phí, lệ phí và hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Sở KH&CN Phú Yên tổ chức thẩm định hồ sơ và cấp Chứng chỉ nhân viên bức xạ cho người phụ trách an toàn cơ sở X - quang chẩn đoán y tế.
Trường hợp không cấp Chứng chỉ, Sở KH&CN Phú Yên trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Phú Yên",
"promulgation_date": "09/04/2024",
"sign_number": "468/QĐ-UBND",
"signer": "Đào Mỹ",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Nghi-quyet-18-2015-NQ-HDND-phe-chuan-quyet-toan-ngan-sach-dia-phuong-2014-tinh-Bac-Kan-285870.aspx | Nghị quyết 18/2015/NQ-HĐND phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương 2014 tỉnh Bắc Kạn | HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 18/2015/NQ-HĐND
Bắc Kạn, ngày 23 tháng 07 năm 2015
NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC PHÊ CHUẨN QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2014 TỈNH BẮC KẠN
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
KHÓA VIII, KỲ HỌP THỨ 10
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 73/2003/NĐ-CP ngày 23 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ ban hành quy chế xem xét, quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương;
Sau khi xem xét Tờ trình số 30/TTr-UBND ngày 25 tháng 6 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương năm 2014 tỉnh Bắc Kạn; Báo cáo thẩm tra số 22/BC-HĐND ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1.
Phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương năm 2014 tỉnh Bắc Kạn như sau:
1. Tổng thu ngân sách địa phương: 7.249.323 triệu đồng (Bảy nghìn, hai trăm bốn mươi chín tỷ, ba trăm hai mươi ba triệu đồng), gồm:
a) Thu ngân sách cấp tỉnh: 4.377.614 triệu đồng.
b) Thu ngân sách cấp huyện: 2.313.553 triệu đồng.
c) Thu ngân sách cấp xã: 558.156 triệu đồng.
2. Tổng chi ngân sách địa phương: 7.108.075 triệu đồng (Bảy nghìn, một trăm không tám tỷ, không trăm bảy mươi năm triệu đồng), gồm:
a) Chi ngân sách cấp tỉnh: 4.347.694 triệu đồng.
b) Chi ngân sách cấp huyện: 2.231.048 triệu đồng.
c) Chi ngân sách cấp xã: 529.333 triệu đồng.
3. Kết dư ngân sách địa phương: 141.248 triệu đồng (Một trăm bốn mươi mốt tỷ, hai trăm bốn mươi tám triệu đồng), gồm:
a) Ngân sách cấp tỉnh: 29.920 triệu đồng.
b) Ngân sách cấp huyện: 82.505 triệu đồng.
c) Ngân sách cấp xã: 28.823 triệu đồng.
4. Kết dư ngân sách cấp tỉnh: 29.920 triệu đồng (Hai mươi chín tỷ, chín trăm hai mươi triệu đồng), trong đó:
a) Trích vào Quỹ dự trữ tài chính: 2.509 triệu đồng.
b) Chuyển vào thu ngân sách năm 2015: 27.411 triệu đồng, trong đó số kinh phí thuộc nguồn ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu là 24.902 triệu đồng.
Điều 2. Hiệu lực thi hành
Nghị quyết này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua.
Điều 3. Tổ chức thực hiện
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết này.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh; Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn khóa VIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 15 tháng 7 năm 2015./.
Nơi nhận:
- Ủy ban thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- VPQH, VPCP, VPCTN;
- Ban công tác đại biểu (UBTVQH);
- Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Bộ Tài chính;
- Kiểm toán NN khu vực X;
- TT Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- UBMTTQ và các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- Trung tâm Công báo tỉnh;
- TT huyện (thành) ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ các huyện, thành phố;
- LĐVP;
- Phòng Công tác ĐBQH, HĐND, TT-DN;
- Lưu VT, HS.
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Du | {
"issuing_agency": "Tỉnh Bắc Kạn",
"promulgation_date": "23/07/2015",
"sign_number": "18/2015/NQ-HĐND",
"signer": "Nguyễn Văn Du",
"type": "Nghị quyết"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dau-tu/Thong-bao-47-2016-TB-LPQT-cham-dut-hieu-luc-Hiep-dinh-khuyen-khich-bao-ho-dau-tu-Viet-Nam-Indonesia-321644.aspx | Thông báo 47/2016/TB-LPQT chấm dứt hiệu lực Hiệp định khuyến khích bảo hộ đầu tư Việt Nam Inđônêsia | BỘ NGOẠI GIAO
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 47/2016/TB-LPQT
Hà Nội, ngày 27 tháng 7 năm 2016
THÔNG BÁO
VỀ VIỆC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CHẤM DỨT HIỆU LỰC
Thực hiện quy định tại Điều 56 của Luật Điều ước quốc tế năm 2016, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:
Hiệp định giữa Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa In-đô-nê-xi-a về khuyến khích và bảo hộ đầu tư, ký tại Gia-các-ta ngày 25 tháng 10 năm 1991 được chấm dứt hiệu lực từ ngày 07 tháng 01 năm 2016.
Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo theo quy định của Luật nêu trên./.
TL. BỘ TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG
VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG
Nguyễn Văn Ngự | {
"issuing_agency": "Bộ Ngoại giao",
"promulgation_date": "27/07/2016",
"sign_number": "47/2016/TB-LPQT",
"signer": "Nguyễn Văn Ngự",
"type": "Thông báo"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thue-Phi-Le-Phi/Nghi-quyet-25-2011-NQ-HDND-muc-thu-hoc-phi-mam-non-pho-thong-cong-lap-Bac-Kan-196013.aspx | Nghị quyết 25/2011/NQ-HĐND mức thu học phí mầm non phổ thông công lập Bắc Kạn | HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 25/2011/NQ-HĐND
Bắc Kạn, ngày 07 tháng 10 năm 2011
NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH MỨC THU HỌC PHÍ ĐỐI VỚI CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON VÀ PHỔ THÔNG CÔNG LẬP NĂM HỌC 2011 - 2012 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN KHOÁ VIII
KỲ HỌP CHUYÊN ĐỀ THÁNG 9 NĂM 2011
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số: 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015;
Căn cứ Thông tư liên tịch số: 29/2010/TTLT-BGDDT-BTC-BLĐTBXH ngày 15 tháng 11 năm 2010 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số: 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015;
Sau khi xem xét Tờ trình số: 35b/TTr-UBND ngày 08 tháng 9 năm 2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn về việc quy định mức thu học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập năm học 2011 - 2012 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; Báo cáo Thẩm tra số: 27/BC-HĐND ngày 27 tháng 9 năm 2011 của Ban Văn hoá - Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh và Tổng hợp ý kiến thảo luận của Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Quy định mức thu học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập năm học 2011 - 2012 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn như sau:
1. Về mức thu học phí
a) Đối với học sinh mầm non:
- Khu vực 4 phường của thị xã Bắc Kạn: 58.000 đồng/tháng/học sinh;
- Các khu vực còn lại: 18.000 đồng/tháng/học sinh;
- Thời gian thu: 9 tháng/năm học.
b) Đối với học sinh Trung học cơ sở:
- Khu vực 4 phường của thị xã Bắc Kạn: 51.000 đồng/tháng/học sinh;
- Các khu vực còn lại: 14.000 đồng/tháng/học sinh;
- Thời gian thu: 9 tháng/năm học.
c) Đối với học sinh Trung học phổ thông:
- Khu vực 4 phường của thị xã Bắc Kạn: 53.000 đồng/tháng/học sinh;
- Các khu vực còn lại: 17.000 đồng/tháng/học sinh;
- Thời gian thu: 9 tháng/năm học.
d) Đối với học viên giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông:
- Khu vực 4 phường của thị xã Bắc Kạn: 53.000 đồng/tháng/học viên;
- Các khu vực còn lại: 17.000 đồng/tháng/học viên;
- Thời gian thu: 8 tháng/năm học.
2. Về chế độ miễn, giảm học phí
Thực hiện theo quy định tại Nghị định số: 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015 và Thông tư liên tịch số: 29/2010/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 15 tháng 11 năm 2010 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số: 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ.
Điều 2. Từ năm học 2012 - 2013 đến năm học 2014 - 2015, giao Uỷ ban nhân dân tỉnh: căn cứ vào mức thu học phí của năm học trước, chỉ số giá tiêu dùng tăng bình quân hàng năm do Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh để dự kiến mức thu mới cho phù hợp với quy định tại Nghị định số: 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ; thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh trước khi quyết định và báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp gần nhất.
Điều 3. Nghị quyết này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày thông qua.
Điều 4. Tổ chức thực hiện:
1. Giao Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết này.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu và Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh; Hội đồng nhân dân và Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn khoá VIII, kỳ họp chuyên đề tháng 9 thông qua ngày 28 tháng 9 năm 2011./.
CHỦ TỊCH
Hà Văn Khoát | {
"issuing_agency": "Tỉnh Bắc Kạn",
"promulgation_date": "07/10/2011",
"sign_number": "25/2011/NQ-HĐND",
"signer": "Hà Văn Khoát",
"type": "Nghị quyết"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Quyet-dinh-1145-QD-BKHCN-cong-bo-Tieu-chuan-quoc-gia-125670.aspx | Quyết định 1145/QĐ-BKHCN công bố Tiêu chuẩn quốc gia | BỘ KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 1145/QĐ-BKHCN
Hà Nội, ngày 04 tháng 05 năm 2011
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29/6/2006;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Nghị định số 28/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố 03 Tiêu chuẩn quốc gia sau đây:
1.
TCVN 6238-1:2011
(ISO 8124:2009)
An toàn đồ chơi trẻ em - Phần 1: Các yêu cầu an toàn liên quan đến tính chất cơ lý
2.
TCVN 6238-3:2011
(ISO 8124-3:2010)
An toàn đồ chơi trẻ em - Phần 3: Giới hạn mức thôi nhiễm của một số nguyên tố độc hại
3.
TCVN 6238-4A:2011
(ISO 8124-4:2010)
An toàn đồ chơi trẻ em - Phần 4A: Đu, cầu trượt và các đồ chơi vận động tương tự sử dụng tại gia đình
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- Vụ PC;
- Lưu VT, TĐC.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Quân | {
"issuing_agency": "Bộ Khoa học và Công nghệ",
"promulgation_date": "04/05/2011",
"sign_number": "1145/QĐ-BKHCN",
"signer": "Nguyễn Quân",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van-tai/%e2%80%8bQuyet-dinh-44-2023-QD-UBND-quan-ly-pham-vi-bao-ve-ket-cau-ha-tang-giao-thong-duong-bo-Binh-Duong%e2%80%8b-589419.aspx | Quyết định 44/2023/QĐ-UBND quản lý phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ Bình Dương | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 44/2023/QĐ-UBND
Bình Dương, ngày 30 tháng 11 năm 2023
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VÀ KHAI THÁC TRONG PHẠM VI BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Nghị định số 117/2021/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải;
Căn cứ Nghị định số 98/2019/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định thuộc lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật;
Căn cứ Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Thông tư số 35/2017/TT-BGTVT ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Thông tư số 13/2020/TT-BGTVT ngày 29 tháng 6 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và Thông tư số 35/2017/TT-BGTVT ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Thông tư số 39/2021/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải Bình Dương tại Tờ trình số 4064/TTr-SGTVT ngày 01 tháng 11 năm 2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về quản lý, sử dụng và khai thác trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bình Dương”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2024.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành của tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Các Bộ: Tài chính, Giao thông vận tải;
- Văn phòng Chính phủ;
- Cục kiểm tra VB QPPL - Bộ Tư pháp;
- TT.TU, TT.HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- CSDL Quốc gia về PL (Sở Tư pháp);
- TT công báo, Website tỉnh;
- LĐVP, CV, TH;
- Lưu: VT.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Dành
QUY ĐỊNH
VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VÀ KHAI THÁC TRONG PHẠM VI BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG
(Kèm theo Quyết định số 44/2023/QĐ-UBND ngày 30 tháng 11 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định một số nội dung về quản lý, sử dụng và khai thác trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Các nội dung khác về quản lý, sử dụng và khai thác trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ không được đề cập tại Quy định này được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác quản lý, sử dụng và khai thác trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Điều 3. Phân cấp quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Theo quy định tại Điều 13, 14, 15 Quy định quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, chiếu sáng, thoát nước, cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Bình Dương ban hành kèm theo Quyết định số 33/2019/QĐ-UBND ngày 13 tháng 12 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Chương II
PHẠM VI BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Điều 4. Xác định phạm vi quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Phạm vi quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được xác định theo quy định tại Chương V Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Khoản 1, 2, 3 Điều 1 Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Chương II Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Khoản 1, 2 Điều 1 Thông tư số 35/2017/TT-BGTVT ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư 50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và các nội dung tại Quy định này.
Chương III
SỬ DỤNG, KHAI THÁC PHẠM VI BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Điều 5. Sử dụng, khai thác trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Việc sử dụng, khai thác trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thực hiện theo quy định tại Chương VI Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ; Khoản 4 Điều 1 Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ; Khoản 1, 2 Điều 1 Nghị định số 117/2021/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Điều 10, 11, 12, 15 Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ; Khoản 3, 4, 5, 8 Điều 1 Thông tư số 35/2017/TT-BGTVT ; Khoản 1 Điều 1 Thông tư số 39/2021/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và các nội dung tại Quy định này.
Điều 6. Chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu, chấp thuận xây dựng cùng thời điểm với cấp giấy phép thi công xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
1. Ngay từ khi lập dự án đầu tư, hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi đất dành cho đường bộ, chủ đầu tư tổ chức lập và gửi hồ sơ đề nghị chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu đến cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền để xem xét chấp thuận.
2. Chấp thuận xây dựng cùng thời điểm cấp phép thi công xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của các tuyến đường bộ được giao quản lý.
3. Cơ quan thẩm quyền chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu, chấp thuận xây dựng cùng thời điểm cấp giấy phép thi công công trình thiết yếu là cơ quan quản lý đường bộ quy định tại Điều 3 Quy định này.
4. Trong thời hạn 18 tháng kể từ ngày có văn bản chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu, chấp thuận xây dựng cùng thời điểm với cấp giấy phép thi công xây dựng công trình thiết yếu mà chủ công trình thiết yếu chưa triển khai thi công hoặc chưa hoàn thiện thủ tục cấp phép thi công thì phải thực hiện gia hạn văn bản chấp thuận.
Điều 7. Cấp giấy phép thi công xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
1. Cơ quan thẩm quyền cấp phép thi công xây dựng công trình thiết yếu là cơ quan thực hiện chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu.
2. Cấp giấy phép thi công xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của các tuyến đường bộ được giao quản lý được thực hiện sau khi chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu.
3. Trong thời hạn 18 tháng kể từ ngày có giấy phép thi công xây dựng công trình thiết yếu mà chủ công trình thiết yếu chưa triển khai thi công thì phải thực hiện gia hạn giấy phép thi công.
4. Cơ quan cấp giấy phép thi công xây dựng công trình thiết yếu có trách nhiệm kiểm tra, đánh giá, tham gia nghiệm thu và tham gia xác nhận hết bảo hành đối với công tác hoàn trả kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do thi công xây dựng, sửa chữa công trình thiết yếu.
Điều 8. Chấp thuận, cấp giấy phép thi công xây dựng biển quảng cáo tạm thời trong phạm vi hành lang an toàn đường bộ trên đường đang khai thác
1. Việc lắp đặt biển quảng cáo trong hoặc ngoài hành lang an toàn đường bộ tuân theo các quy định của pháp luật về quảng cáo và về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Cá nhân, tổ chức được phép lắp đặt biển quảng cáo chịu toàn bộ trách nhiệm liên quan do việc lắp đặt biển quảng cáo gây ra.
2. Giới hạn khoảng cách an toàn đường bộ theo chiều ngang của biển quảng cáo tính từ mép đất của đường bộ đến điểm gần nhất của biển quảng cáo tối thiểu bằng 1,3 lần chiều cao của biển (điểm cao nhất của biển) và không được nhỏ hơn 05 mét.
3. Cơ quan có thẩm quyền chấp thuận, cấp phép thi công xây dựng biển quảng cáo tạm thời trong phạm vi hành lang an toàn đường bộ là cơ quan quản lý đường bộ quy định tại Điều 3 Quy định này.
Điều 9. Xây dựng công trình thiết yếu trên các tuyến đường bộ được xây dựng mới hoặc nâng cấp, cải tạo
1. Khi lập dự án xây dựng mới hoặc nâng cấp, cải tạo hoặc nắn chỉnh tuyến, xây dựng tuyến tránh, Chủ đầu tư dự án có trách nhiệm thực hiện các nội dung sau:
a) Gửi thông báo đến các cơ quan, đơn vị quản lý đường bộ (Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và các doanh nghiệp đầu tư BOT (có liên quan)) các thông số kỹ thuật của dự án (cấp kỹ thuật, quy mô, hướng tuyến, mặt cắt ngang, thời gian dự kiến khởi công, hoàn thành);
b) Tổng hợp nhu cầu, đề xuất giải pháp bảo đảm an toàn, bền vững công trình của dự án đường bộ do tác động của việc xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, báo cáo về cấp quyết định đầu tư để xem xét, quyết định.
2. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu đầu tư xây dựng công trình thiết yếu có liên quan đến dự án xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo đường bộ:
Có văn bản đề nghị chấp thuận xây dựng, di dời công trình thiết yếu đến cơ quan quản lý đường bộ tại Điều 3 Quy định này, chủ đầu tư dự án xây dựng (kèm theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật của hạng mục công trình thiết yếu sẽ xây dựng trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; các giải pháp bảo đảm an toàn, bền vững công trình đường bộ khi xây dựng công trình thiết yếu và đồng bộ với quá trình thi công dự án đường bộ);
3. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu thi công, lắp đặt công trình thiết yếu trong hộp kỹ thuật, hào kỹ thuật của công trình đường bộ phải xin phép cơ quan quản lý đường bộ (theo Điều 3 Quy định này) để được xem xét cấp Giấy phép thi công và chi trả kinh phí thuê hộp kỹ thuật theo quy định của pháp luật.
4. Mọi chi phí phát sinh để thực hiện các giải pháp bảo đảm an toàn, bền vững công trình đường bộ khi xây dựng công trình thiết yếu gây ra do Chủ đầu tư công trình thiết yếu chi trả.
Điều 10. Chấp thuận, cấp phép thi công xây dựng công trình đường bộ trong phạm vi đất dành cho đường bộ đang khai thác
1. Trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo công trình đường bộ trong phạm vi đất dành cho đường bộ, chủ đầu tư dự án gửi hồ sơ đề nghị chấp thuận quy mô, giải pháp thiết kế đến cơ quan quản lý đường bộ theo quy định tại Điều 3 Quy định này để được xem xét giải quyết.
2. Chủ đầu tư hoặc nhà thầu thi công công trình trên đường bộ đang khai thác phải đề nghị Cơ quan được giao quản lý tuyến đường theo quy định tại Điều 3 Quy định này cấp Giấy phép thi công.
3. Đối với các dự án công trình giao thông sử dụng vốn ngân sách nhà nước, không phải đề nghị cấp giấy phép thi công; nhưng trước khi thi công, chủ đầu tư dự án phải gửi đến cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền hồ sơ có liên quan gồm: Quyết định phê duyệt dự án, hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công được duyệt kể cả phương án thi công, biện pháp tổ chức thi công bảo đảm an toàn giao thông để cơ quan quản lý đường bộ xem xét, thỏa thuận bằng văn bản về thời gian thi công, biện pháp tổ chức bảo đảm an toàn giao thông khi thi công.
4. Tổ chức, cá nhân quản lý, bảo trì đường bộ làm công tác bảo dưỡng thường xuyên không phải đề nghị cấp Giấy phép thi công nhưng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Chương IV
ĐẤU NỐI VÀO HỆ THỐNG ĐƯỜNG BỘ CỦA ĐỊA PHƯƠNG
Điều 11. Đấu nối vào đường bộ
1. Đấu nối vào đường bộ bao gồm:
a) Đấu nối giao thông từ đường nhánh vào đường bộ:
- Đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị và các loại đường giao thông nông thôn;
- Đường chuyên dùng gồm: Đường lâm nghiệp, đường khai thác mỏ, đường phục vụ thi công, đường khu công nghiệp, đường cụm công nghiệp;
- Đường gom, đường nối từ đường gom;
- Đường dẫn ra, vào cửa hàng xăng dầu; đường nối trực tiếp từ các công trình đơn lẻ.
- Đường từ các khu vực, công trình phục vụ quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội.
b) Đấu nối thoát nước vào hệ thống thoát nước trên đường bộ:
Đối tượng thực hiện đấu nối hệ thống thoát nước (gồm cả nước thải sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật) theo quy định tại Điều 30, Điều 32 của Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải.
2. Yêu cầu khi đấu nối
a) Yêu cầu khi đấu nối giao thông
- Việc đấu nối phải phù hợp với chủ trương, quy hoạch được cấp có thẩm quyền chấp thuận, phê duyệt.
- Không đấu nối vào tuyến, đoạn tuyến được quy hoạch là đường cao tốc.
- Không đấu nối trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của cầu (trừ đường công vụ qua hai bên cầu), hầm đường bộ, cầu phao đường bộ, bến phà đường bộ.
- Không đấu nối vào bụng đường cong nằm có bán kính đường cong nhỏ hơn bán kính đường cong tối thiểu thông thường theo cấp kỹ thuật của đường; trong đoạn đường dốc có độ dốc dọc lớn hơn độ dốc dọc lớn nhất theo cấp đường đang khai thác; trong khu vực địa hình không bảo đảm tầm nhìn lái xe. Khi đấu nối vào lưng đường cong có bố trí siêu cao phải thiết kế cải tạo để đảm bảo an toàn giao thông theo yêu cầu thiết kế đường ô tô hiện hành.
- Việc thiết kế, xây dựng nút giao đấu nối phải tuân thủ theo yêu cầu của quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật và yêu cầu thiết kế đường ô tô hiện hành, đảm bảo khả năng thông hành và an toàn giao thông.
b) Yêu cầu khi đấu nối thoát nước
Yêu cầu đấu nối thoát nước thực hiện theo quy định tại Điều 31 của Nghị định số 80/2014/NĐ-CP .
Điều 12. Chấp thuận điểm đấu nối
Xác định điểm đấu nối bao gồm các nội dung: Khảo sát hiện trạng; xác định vị trí, hình thức giao cắt, đấu nối.
Chấp thuận điểm đấu nối do cơ quan quản lý nhà nước theo quy định tại Điều 3 Quy định này thực hiện khi điểm đấu nối đáp ứng các quy định tại Điều 11 Quy định này.
Điều 13. Chấp thuận thiết kế và phương án tổ chức giao thông nút giao đấu nối
1. Trước khi phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công nút giao hoặc công trình có nút giao đấu nối vào đường bộ, chủ đầu tư tổ chức lập và gửi hồ sơ đề nghị chấp thuận thiết kế và phương án tổ chức giao thông của nút giao đến cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền để xem xét chấp thuận.
2. Cơ quan có thẩm quyền chấp thuận thiết kế và phương án tổ chức giao thông nút giao đấu nối vào hệ thống đường bộ là cơ quan quản lý đường bộ theo Điều 3 Quy định này.
3. Dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ đã được cơ quan thẩm quyền thẩm định thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở trong đó có nút giao đấu nối vào tuyến đường đang khai thác thì không phải thực hiện bước chấp thuận thiết kế và phương án tổ chức giao thông nút giao.
4. Văn bản chấp thuận thiết kế kỹ thuật và phương án thiết kế tổ chức giao thông của nút giao có giá trị trong thời gian 12 tháng kể từ ngày ký ban hành, nếu quá 12 tháng phải thực hiện việc gia hạn.
Điều 14. Cấp giấy phép thi công đấu nối
1. Chủ đầu tư tổ chức lập và gửi hồ sơ đề nghị cấp phép thi công nút giao đến cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền để cấp giấy phép thi công.
2. Cơ quan có thẩm quyền cấp phép thi công nút giao đấu nối vào đường bộ là cơ quan thực hiện thủ tục chấp thuận thiết kế và phương án tổ chức giao thông nút giao đấu nối.
3. Nút giao phải được cơ quan cấp phép thi công nghiệm thu và chấp thuận đưa vào khai thác, sử dụng.
4. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về chất lượng công trình nút giao ảnh hưởng đến an toàn giao thông, bền vững kết cấu công trình đường bộ và phải nộp 01 bộ hồ sơ hoàn công để cơ quan cấp phép thi công lưu trữ và bổ sung, cập nhật nút giao vào hồ sơ quản lý tuyến đường.
5. Đơn vị quản lý, sử dụng nút giao chịu trách nhiệm bảo trì nút giao; việc bảo dưỡng thường xuyên nút giao không phải đề nghị cấp phép thi công nhưng phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tai nạn giao thông; khi sửa chữa định kỳ nút giao phải đề nghị cấp phép thi công theo quy định tại Điều này.
Điều 15. Đấu nối tạm thời có thời hạn vào đường bộ đang khai thác
1. Đối với dự án, công trình xây dựng do điều kiện địa hình trong khu vực khó khăn hoặc điều kiện kỹ thuật của thiết bị, cho phép mở điểm đấu nối tạm thời có thời hạn để làm đường công vụ vận chuyển nguyên vật liệu, vận chuyển thiết bị máy móc; hết thời hạn đấu nối tạm sẽ hoàn trả hiện trạng ban đầu của hành lang an toàn đường bộ.
2. Thời hạn sử dụng điểm đấu nối tạm thời không quá 12 tháng, trường hợp đặc biệt có thể gia hạn 01 (một) lần nhưng tổng thời gian mở điểm đấu nối tạm không quá 24 tháng. Sau thời hạn này, chủ đầu tư dự án có trách nhiệm xóa bỏ điểm đấu nối tạm thời và hoàn trả hành lang an toàn đường bộ như ban đầu; trường hợp dự án, công trình có tiến độ thi công lớn hơn 24 tháng, phải làm đường gom nối từ dự án đến nút giao điểm đấu nối gần nhất.
3. Khi có nhu cầu, chủ đầu tư gửi văn bản đề nghị chấp thuận đấu nối tạm thời trong đó nêu rõ lý do, vị trí, lý trình điểm đấu nối, thời gian sử dụng điểm đấu nối tạm thời đến cơ quan quản lý đường bộ để được xem xét chấp thuận, cấp phép thi công.
4. Việc chấp thuận thiết kế, cấp phép thi công điểm đấu nối tạm thời thực hiện theo quy định tại Điều 13, 14 của Quy định này.
Chương V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 16. Trách nhiệm các Sở, Ban, Ngành
1. Sở Giao thông vận tải:
a) Thực hiện quyền, trách nhiệm quản lý Nhà nước đối với hệ thống đường bộ địa phương; tổ chức thực hiện công tác quản lý, khai thác các tuyến đường thuộc phạm vi quản lý theo quy định tại Điều 3 Quy định này;
b) Chỉ đạo lực lượng Thanh tra Giao thông vận tải phối hợp với lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý vi phạm về phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo thẩm quyền.
c) Định kỳ tổng hợp báo cáo tình hình quản lý, bảo trì hệ thống đường bộ do địa phương quản lý gửi về Ủy ban nhân dân tỉnh và Cục Đường bộ Việt Nam theo quy định;
d) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các thủ tục hành chính liên quan đến các hoạt động quản lý, sử dụng và khai thác trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Xây dựng
Hướng dẫn lập, quản lý và thực hiện các đề án quy hoạch xây dựng đảm bảo quy định về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; đảm bảo về hành lang an toàn đường bộ, đường gom, đấu nối theo quy định; phối hợp thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường
Quản lý việc sử dụng đất hành lang an toàn đường bộ theo quy định của pháp luật về đất đai. Hướng dẫn, tổ chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kiểm soát chất lượng nước thải trước khi thải ra ngoài.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện quy hoạch và xây dựng hệ thống công trình thủy lợi liên quan đến công trình đường bộ; hướng dẫn việc sử dụng đất trong hành lang an toàn đường bộ để canh tác nông nghiệp, bảo đảm kỹ thuật và an toàn công trình đường bộ; hướng dẫn việc cấp giấy phép đối với các hoạt động liên quan đến đê điều theo Điều 25 Luật Đê điều và xây dựng, cải tạo công trình giao thông có liên quan đến đê điều đối với các tuyến đê được phân cấp cho tỉnh quản lý theo quy định tại Khoản 2, Điều 28 Luật Đê điều.
5. Công an tỉnh
Chỉ đạo, hướng dẫn Công an các cấp phối hợp kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo thẩm quyền đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ.
6. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh
Chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ tổ chức bảo vệ công trình quốc phòng kết hợp với công trình đường bộ.
7. Sở Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo thực hiện việc quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông bảo đảm kỹ thuật và an toàn công trình đường bộ.
8. Sở Công thương
Chỉ đạo thực hiện việc quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng công trình năng lượng, công nghiệp bảo đảm kỹ thuật và an toàn công trình đường bộ.
9. Sở Tài chính
Căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách và dự toán do các đơn vị liên quan gửi, Sở Tài chính xem xét, tham mưu cấp có thẩm quyền kinh phí quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định.
10. Đơn vị được phân cấp, ủy quyền quản lý đường chuyên dùng:
a) Thực hiện quyền, trách nhiệm quản lý đối với các đường được giao quản lý; tổ chức thực hiện công tác quản lý, khai thác các tuyến đường thuộc phạm vi quản lý theo quy định tại Điều 3 Quy định này và các quy định có liên quan khác;
b) Báo cáo tổng hợp tình hình quản lý, khai thác hệ thống đường bộ được phân cấp quản lý gửi về Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở Giao thông vận tải theo định kỳ hàng năm trước ngày 08 tháng 01 của năm tiếp theo;
c) Thực hiện quyền, trách nhiệm khác đối với công tác quản lý và bảo trì công trình đường bộ thuộc hệ thống đường bộ được giao quản lý theo quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 17. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Thực hiện quản lý, khai thác và bảo trì các tuyến đường bộ theo phân cấp tại Điều 3 Quy định này;
2. Giải tỏa các công trình ảnh hưởng đến phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phù hợp với quy hoạch phát triển giao thông đường bộ; ảnh hưởng đến an toàn công trình đường bộ và hoạt động giao thông vận tải;
3. Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ hành lang an toàn đường bộ, chống lấn chiếm đối với các trường hợp đã tồn tại từ trước khi các quy định về phạm vi bảo vệ kết cấu đường bộ được ban hành; Cưỡng chế tháo dỡ đối với các công trình xây dựng trái phép, các trường hợp lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ từ thời điểm các quy định về phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đã được ban hành;
4. Phối hợp với đơn vị quản lý đường bộ, thanh tra giao thông vận tải xử lý theo thẩm quyền các hành vi xâm phạm công trình đường bộ, các hành vi lấn, chiếm, sử dụng trái với quy định trong phạm vi đất của đường bộ và hành lang an toàn đường bộ;
5. Định kỳ tổng hợp báo cáo Sở Giao thông vận tải tình hình quản lý, khai thác hệ thống đường bộ do mình quản lý để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Cục Đường bộ Việt Nam.
6. Hướng dẫn, tổ chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kiểm soát chất lượng nước thải trước khi thải ra ngoài.
Điều 18. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Thực hiện quản lý, khai thác và bảo trì các tuyến đường bộ theo phân cấp tại Điều 3 Quy định này và các tuyến đường được giao quản lý;
2. Tổ chức kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện trách nhiệm đối với việc quản lý, vận hành khai thác đường giao thông nông thôn thuộc quyền sở hữu của cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân theo phân cấp;
3. Hằng năm thống kê, phân loại các loại đường giao thông nông thôn trên địa bàn; tổng hợp tình hình quản lý, vận hành khai thác đường giao thông nông thôn, danh sách các công trình trên đường giao thông nông thôn trên địa bàn bị hư hỏng, xuống cấp không đủ điều kiện khai thác an toàn để báo cáo và kiến nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện xử lý;
4. Phát hiện và phối hợp với đơn vị quản lý đường bộ, thanh tra giao thông vận tải xử lý kịp thời theo thẩm quyền các hành vi lấn, chiếm, sử dụng trái với quy định trong phạm vi đất của đường bộ và hành lang an toàn đường bộ;
5. Phát hiện và phối hợp với đơn vị quản lý đường bộ, thanh tra giao thông vận tải và các lực lượng liên quan thực hiện các biện pháp bảo vệ công trình đường bộ và hành lang an toàn đường bộ trên địa bàn mình quản lý (kiểm tra, lập biên bản và xử lý kịp thời các hành vi lấn chiếm, sử dụng trái phép đất của đường bộ và hành lang an toàn đường bộ) hoặc chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý (khi vượt quá thẩm quyền).
6. Tiếp nhận, bàn giao và quản lý, bảo vệ các cọc mốc hành lang bảo vệ đường bộ, các hạng mục khác (nếu được bàn giao).
Điều 19. Trách nhiệm của đơn vị quản lý, bảo trì đường bộ đối với đường đang khai thác và Chủ đầu tư đối với công trình đường bộ đang triển khai dự án xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo
1. Chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý đường bộ và các cơ quan có thẩm quyền trong việc tổ chức quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ được giao quản lý, bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt và đúng quy định của pháp luật.
2. Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng phương án cắm mốc xác định hành lang an toàn đường bộ; chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã công bố công khai và tổ chức việc cắm mốc lộ giới trên thực địa, bàn giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý, bảo vệ.
3. Thường xuyên kiểm tra, phát hiện kịp thời các hành vi lấn, chiếm và sử dụng trái phép hành lang an toàn đường bộ. Khi phát hiện vi phạm phải yêu cầu đình chỉ hành vi vi phạm và thông báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Thanh tra giao thông vận tải để xử lý theo thẩm quyền.
4. Phối hợp với Thanh tra giao thông vận tải và các cơ quan chức năng của chính quyền địa phương thực hiện giải tỏa công trình lấn chiếm, sử dụng trái phép hành lang an toàn đường bộ thuộc phạm vi đơn vị trực tiếp quản lý; đồng thời, định kỳ báo cáo cơ quan quản lý đường bộ cấp trên về công tác quản lý hành lang an toàn đường bộ.
Điều 20. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân và các cơ quan khác
1. Đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động trên đường bộ và hai bên đường bộ:
a) Chấp hành nghiêm chỉnh, đầy đủ các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng, khai thác và bảo vệ công trình đường bộ, đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ và các quy định khác có liên quan; chấp hành sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý đường bộ về việc sử dụng phạm vi đất dành cho đường bộ;
b) Bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, phát hiện và thông báo kịp thời đến cơ quan quản lý đường bộ hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất theo địa bàn quản lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
2. Thanh tra giao thông vận tải:
a) Chủ trì, phối hợp với đơn vị quản lý bảo dưỡng tuyến đường xử lý kịp thời các hành vi vi phạm quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc phạm vi trách nhiệm được giao;
b) Phối hợp với đơn vị bảo dưỡng đường bộ, Ủy ban nhân dân cấp xã hoàn thiện hồ sơ vi phạm hành lang an toàn đường bộ gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện đề nghị cưỡng chế giải tỏa;
c) Chủ trì, phối hợp với đơn vị quản lý bảo dưỡng tuyến đường hoàn thiện hồ sơ vi phạm công trình đường bộ, lấn, chiếm và sử dụng trái phép đất của đường bộ; xử lý theo thẩm quyền. Trường hợp hành vi vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, chuyển hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Các cơ quan bảo vệ pháp luật ở địa phương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo thẩm quyền; phối hợp với đơn vị quản lý đường bộ trong việc bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Điều 21. Triển khai tổ chức thực hiện
1. Sở Giao thông vận tải là cơ quan đầu mối giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các tổ chức, cá nhân được giao quản lý, vận hành khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thực hiện Quy định này và tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
2. Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm triển khai thực hiện và hướng dẫn thi hành Quy định này đến các cơ quan, đơn vị có liên quan.
Điều 22. Sửa đổi, bổ sung Quy định
1. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu tại Quy định này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, địa phương kịp thời báo cáo về Sở Giao thông vận tải để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định sửa đổi, bổ sung kịp thời./. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Bình Dương",
"promulgation_date": "30/11/2023",
"sign_number": "44/2023/QĐ-UBND",
"signer": "Nguyễn Văn Dành",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Quyet-dinh-786-1998-QD-BTC-sua-doi-thue-suat-cua-mot-so-mat-hang-thuoc-nhom-2710-trong-Bieu-thue-nhap-khau-41779.aspx | Quyết định 786/1998/QĐ-BTC sửa đổi thuế suất của một số mặt hàng thuộc nhóm 2710 trong Biểu thuế nhập khẩu | BỘ TÀI CHÍNH
********
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 786/1998/QĐ-BTC
Hà Nội, ngày 22 tháng 6 năm 1998
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC SỬA ĐỔI MỨC THUẾ SUẤT CỦA MỘT SỐ MẶT HÀNG THUỘC NHÓM 2710 TRONG BIỂU THUẾ NHẬP KHẨU
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Điều 8, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được Quốc hội thông qua ngày 26/12/1991;
Căn cứ các khung thuế suất thuế nhập khẩu ban hành kèm theo Nghị quyết số 537 a/NQ-HĐNN8 ngày 22/2/1992 của Hội đồng Nhà nước; được sửa đổi, bổ sung tại Nghị quyết số 31 NQ/UBTVQH9 ngày 9/3/1993, Nghị quyết số 174 NQ/UBTVQH9 ngày 26/3/1994, Nghị quyết số 290 NQ/UBTVQH9 ngày 7/9/1995, Nghị quyết số 293 NQ/UBTVQH9 ngày 08/11/1995, Nghị quyết số 416 NQ/UBTVQH9 ngày 5/8/1997 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội khoá 9;
Căn cứ thẩm quyền quy định tại Điều 3 - Quyết định số 280/TTg ngày 28/5/1994 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu kèm theo Nghị định số 54/CP;
Căn cứ tình hình biến động giá của mặt hàng gạo trên thị trường thế giới;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu của một số nhóm mặt hàng thuộc nhóm mã số 2710 trong Biểu thuế nhập khẩu quy định tại các Quyết định số 590 TC/QĐ/TCT ngày 15/8/1997; Quyết định số 386/1998/QĐ-BTC ngày 30/3/1998 của Bộ trưởng Bộ Tài chính thành mức thuế suất thuế nhập khẩu mới như sau:
Mã số
Nhóm mặt hàng
Thuế suất (%)
1
2
3
2710
- Xăng dầu và các loại dầu chế biến từ khoáng chất bi-tum, trừ dạng thô; Các chế phẩm chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác, có tỷ trọng dầu lửa hoặc các loại dầu chế biến từ khoáng chất bi-tum chiếm từ 70% trở lên, những loại dầu này là thành phần cơ bản của các chế phẩm đó.
....
...........
.....
2710.00.20
- Diesel các loại
60
2710.00.30
- Madut
30
2710.00.40
- Nhiên liệu dùng cho máy bay (TC1, ZA1...)
60
2710.00.50
- Dầu hoả thông dụng
60
....
...........
.....
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành và được áp dụng cho tất cả các Tờ khai hàng hoá nhập khẩu đăng ký với cơ quan Hải quan bắt đầu từ ngày 25/6/1998.
Các chủng loại mặt hàng không sửa đổi thuế suất vẫn thực hiện theo quy định tại Quyết định số 590 TC/QĐ/TCT ngày 15/8/1997; số 386/1998/QĐ/BTC ngày 30/3/1998 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Phạm Văn Trọng
(Đã ký) | {
"issuing_agency": "Bộ Tài chính",
"promulgation_date": "22/06/1998",
"sign_number": "786/1998/QĐ-BTC",
"signer": "Phạm Văn Trọng",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xay-dung-Do-thi/Quyet-dinh-100-QD-UBND-2015-Bo-tieu-chi-xa-Nong-thon-moi-kieu-mau-Nghe-An-2015-2020-265250.aspx | Quyết định 100/QĐ-UBND 2015 Bộ tiêu chí xã Nông thôn mới kiểu mẫu Nghệ An 2015 2020 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 100/QĐ-UBND
Nghệ An, ngày 12 tháng 01 năm 2015
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH TẠM THỜI BỘ TIÊU CHÍ XÃ NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2015-2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 491/2009/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày 20/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi một số tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về Nông thôn mới; Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020; Quyết định số 695/QĐ-TTg ngày 08/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi nguyên tắc cơ chế hỗ trợ vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2010-2020;
Căn cứ Thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/10/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc Hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới;
Căn cứ Thông báo số 1169-TB/TU ngày 17/7/2014 kết luận của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Nam Đàn; Thông báo số 1321-TB/TU ngày 06/11/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Đề án xây dựng xã Kim Liên (huyện Nam Đàn) thành xã Nông thôn mới kiểu mẫu;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 3820/TTr-SNN-VPĐP ngày 25/12/2014,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành Quy định tạm thời Bộ tiêu chí xã Nông thôn mới kiểu mẫu tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015-2020 (Có Quy định kèm theo).
Điều 2.
Giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì phối hợp với các Sở, ngành có liên quan, các địa phương được UBND tỉnh giao xây dựng xã Nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2015-2020 tổ chức thực hiện.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, Chủ tịch UBND các xã được UBND tỉnh giao xây dựng xã Nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2015-2020 và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Xuân Đường
QUY ĐỊNH TẠM THỜI
BỘ TIÊU CHÍ XÃ NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2015-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 100/QĐ-UBND ngày 12/01/2015 của UBND tỉnh Nghệ An)
Căn cứ Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2010-2020;
Căn cứ Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới và Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày 20/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi một số tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
Căn cứ Thông tư số 41/2013/TTBNNPTNT ngày 04/10/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc Hướng dẫn thực hiện tiêu Quốc gia về Nông thôn mới;
Trên cơ sở ý kiến của các Sở, ban, ngành cấp tỉnh và đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới;
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định tạm thời Bộ tiêu chí xã Nông thôn mới kiểu mẫu tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015-2020.
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
1.1. Phạm vi điều chỉnh: Quy định này quy định về việc xây dựng xã Nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015-2020.
1.2. Đối tượng áp dụng: Quy định này áp dụng đối với các xã được UBND tỉnh giao xây dựng xã Nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2015-2020.
2. Giải thích từ ngữ
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
2.1. Nông thôn là phần lãnh thổ được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Uỷ ban nhân dân xã.
2.2. Thôn (xóm, làng,…) là tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư có chung địa bàn cư trú trong một xã.
II. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CÁC TIÊU CHÍ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU
1. Tiêu chí quy hoạch và thực hiện theo quy hoạch
Xã đạt tiêu chí khi đáp ứng đủ 03 yêu cầu sau:
1.1. Có quy hoạch Nông thôn mới: Được lập theo quy định tại Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT ngày 28/10/2011 của liên Bộ: Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới và được cấp có thẩm quyền phê duyệt và được công bố rộng rãi tới các thôn.
1.2. Các bản vẽ quy hoạch: Được niêm yết công khai để người dân biết và thực hiện; hoàn thành việc cắm mốc chỉ giới các công trình hạ tầng theo quy hoạch được duyệt.
1.3. Có Quy chế quản lý quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Tiêu chí giao thông
2.1. Giải thích từ ngữ:
a) Cứng hóa là đường được trải nhựa, trải bê tông, lát bằng gạch, đá xẻ hoặc trải cấp phối có lu lèn bằng đá dăm, đá thải, gạch vỡ, gạch xỉ.
b) Các loại đường giao thông nông thôn:
- Đường trục xã là đường nối trung tâm hành chính xã đến trung tâm các thôn;
- Đường trục thôn là đường nối trung tâm thôn đến các cụm dân cư trong thôn;
- Đường ngõ, xóm là đường nối giữa các hộ gia đình trong các cụm dân cư;
- Đường trục chính nội đồng là đường chính nối từ khu dân cư đến khu sản xuất tập trung của thôn, xã.
c) Quy mô đường giao thông nông thôn:
- Quy hoạch theo quy định của Bộ Giao thông vận tải: Việc quy hoạch và thiết kế giao thông nông thôn căn cứ vào tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) 4054:2005 và Quyết định bổ sung số 315/QĐ-BGTVT ngày 23/02/2011;
- Về xây dựng giao thông: Xây dựng hệ thống giao thông nông thôn đồng bộ và phải đảm bảo:
+ Được bố trí đầy đủ biển báo hiệu đường bộ, cọc tiêu, mốc lộ giới;
+ Trên các trục đường phải trồng cây xanh, bố trí đầy đủ hệ thống mương thoát nước;
+ Tại các ngã ba, ngã tư phải có hệ thống đèn chiếu sáng công cộng. Đối với xã có du lịch phát triển thì phải có phần hè đi bộ, đèn chiếu sáng ở các tuyến chính;
+ Xây dựng và tổ chức thực hiện tốt quy chế quản lý, bảo trì các tuyến đường giao trên địa bàn xã quản lý;
+ Thực hiện trách nhiệm quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được quy định tại Điều 42, Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010.
- Đối với đường đang sử dụng: Nơi nào mặt đường hẹp, không thể mở rộng theo quy định thì có thể cải tạo, tận dụng tối đa diện tích 2 bên để mở rộng mặt đường, đồng thời nâng cấp tạo các điểm tránh xe thuận lợi dọc tuyến (đồng thời quy hoạch các bãi đỗ xe để các hộ có xe ô tô có thể gửi xe thuận lợi). Nếu mặt đường đảm bảo 80% theo quy định và đảm bảo các điều kiện trên thì coi là đạt tiêu chí tuyến đó.
2.2. Quy định xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu: Xã đạt tiêu chí giao thông khi đáp ứng đủ 04 yêu cầu:
- Có tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVG đạt 100%;
- Có tỷ lệ đường trục thôn, xóm được cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT đạt 100%;
- Có tỷ lệ đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa đạt 100%;
- Có tỷ lệ đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện đạt 100%.
3. Tiêu chí thuỷ lợi
3.1. Giải thích từ ngữ:
a) Kiên cố hoá là gia cố kênh mương bằng các vật liệu (đá xây, gạch xây, bê tông, composite) để bảo đảm kênh mương hoạt động ổn định, bền vững. Trường hợp tưới tiêu bằng đường ống cố định cũng được coi là kiên cố hoá.
Tỷ lệ kênh mương do xã quản lý được kiên cố hoá được tính bằng tỷ lệ % (phần trăm) giữa tổng số km kênh mương đã được kiên cố hoá so với tổng số km kênh mương cần được kiên cố hoá theo quy hoạch.
b) Hệ thống thủy lợi trong phạm vi xã, do xã quản lý cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh phải bảo đảm các yêu cầu sau:
- Có hệ thống công trình thuỷ lợi được xây dựng theo quy hoạch và thiết kế được duyệt, được bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên bảo đảm phát huy trên 80% năng lực thiết kế;
- Phục vụ sản xuất trồng trọt, nuôi trồng thủy sản; Tạo nguồn để cơ bản đáp ứng yêu cầu nước cho sinh hoạt, chăn nuôi gia súc, gia cầm và hoạt động sản xuất phi nông nghiệp trên địa bàn;
- Có tổ chức (Hợp tác xã hoặc Tổ hợp tác) quản lý khai thác và bảo vệ công trình, đảm bảo kênh mương, cống, kè, đập, bờ bao. Được vận hành có hiệu quả bền vững, phục vụ cho sản xuất, dân sinh, được đa số người dân hưởng lợi đồng thuận.
3.2. Quy định xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu: Xã đạt tiêu chí thủy lợi khi đáp ứng đủ 02 yêu cầu:
- Đạt tỷ lệ kiên cố hóa kênh mương theo quy định (trừ các vùng không áp dụng kiên cố hoá), đạt từ 90% trở lên.
- Có hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh.
4. Tiêu chí điện nông thôn
4.1. Giải thích từ ngữ:
a) Hệ thống điện nông thôn bao gồm: Các trạm biến áp phân phối, các tuyến đường dây trung áp, các tuyến đường dây hạ áp, công tơ đo đếm điện năng phục vụ sản xuất và đời sống khu vực nông thôn.
b) Hệ thống điện bảo đảm yêu cầu kỹ thuật của ngành điện được hiểu là đảm bảo đáp ứng các nội dung của Quy định kỹ thuật điện nông thôn (viết tắt là QĐKT-ĐNT-2006) ban hành kèm theo Quyết định số 44/2006/QĐ-BCN ngày 08/12/2006 của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương), cả về xác định phụ tải điện, lưới điện phân phối, trạm biến áp phân phối, đường dây cấp hạ áp, khoảng cách an toàn và hành lang bảo vệ, chất lượng điện áp. Cơ quan quản lý hệ thống điện trên địa bàn xã có trách nhiệm xác định mức độ đạt chuẩn của chỉ tiêu này.
c) Nguồn cấp điện cho nông thôn gồm: Nguồn điện được cấp từ lưới điện quốc gia, hoặc ngoài lưới điện quốc gia. Tại địa bàn chưa được cấp điện lưới quốc gia, tùy vào điều kiện cụ thể của địa phương để xem xét, áp dụng phương tiện phát điện tại chỗ như thủy điện nhỏ, điện gió, điện mặt trời, diesel hoặc kết hợp các nguồn nói trên.
d) Sử dụng điện thường xuyên là đảm bảo có điện sử dụng hàng ngày.
đ) Đảm bảo an toàn về điện khi đạt các quy định trong Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về an toàn điện (QCVN 01:2008/BCT) ban hành kèm theo Quyết định số 12/2008/QĐ-BCT ngày 17/6/2008 của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
4.2. Quy định xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu: Xã đạt tiêu chí điện nông thôn khi đáp ứng đủ 02 yêu cầu:
a) Có hệ thống đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện;
b) Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn đạt quy định, đạt từ 99% trở lên.
5. Tiêu chí trường học
5.1. Xã đạt tiêu chí trường học khi có tỷ lệ trường học các cấp có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia:
5.2. Giải thích từ ngữ:
5.2.1. Trường học các cấp thuộc xã bao gồm: Mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở.
5.2.2. Đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất theo quy định của Bộ Giáo dục:
a) Trường mầm non: Cơ sở vật chất đạt chuẩn Quốc gia 100%, gồm các nội dung:
- Địa điểm trường: Diện tích, khuôn viên, cổng trường, tên trường: Địa điểm trường đặt nơi thuận lợi, an toàn cho trẻ, đủ diện tích học tập và các hoạt động của trường; Khuôn viên trường luôn sạch sẽ, hệ thống điện cây cối trong trường đảm bảo an toàn và đảm bảo thẩm mỹ.
- Các phòng chức năng: Đủ và đúng kích thước các khối phòng sau:
+ Khối Phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo: Phòng sinh hoạt chung, Phòng ngủ, Phòng vệ sinh, hiên phơi.
+ Khối phòng phục vụ học tập: Phòng giáo dục thể chất (60m2 và thiết bị, đồ dùng hoạt động), Phòng nghệ thuật (60m2 và thiết bị, đồ dùng hoạt động).
+ Khối phòng tổ chức ăn: Khu vực nhà bếp, kho thực phẩm, tủ lạnh lưu nấu thức ăn.
+ Khối phòng hành chính quản trị: Văn phòng trường (30m2), Phòng Hiệu trưởng (15m2), Phòng các Phó Hiệu trưởng, Phòng Hành chính quản trị (15m2), Phòng Y tế (12m2, thiết bị y tế, theo dõi,…), Phòng Bảo vệ (6m2 và bàn ghế), Phòng dùng cho nhân viên (16m2, có tủ để đồ dùng cá nhân), Khu vệ sinh cho giáo viên, nhân viên (9m2, có nước sử dụng, có bồn rửa tay, bồn tắm riêng), Khu để xe cho cán bộ, giáo viên.
+ Sân vườn: Đủ diện tích, có nhiều mô hình hoạt động cho các cháu mẫu giáo, tạo môi trường xanh, sạch, đẹp.
b) Trường tiểu học: Có cơ sở vật chất đạt chuẩn 100%, các nội dung sau:
- Diện tích, khuôn viên, sân chơi, bãi tập, cổng, bờ rào, biển trường: Phù hợp, đủ diện tích, khuôn viên trường luôn sạch sẽ, hệ thống điện, cây cối trong trường đảm bảo an toàn, mát mẻ.
- Phòng học, bảng, bàn ghế:
+ Trường không quá 30 lớp, mỗi lớp không quá 35 học sinh, đủ 1 phòng/1 lớp, diện tích phòng học đủ theo quy định.
+ Bàn ghế (kích thước, vật liệu, kết cấu, kiểu dáng, màu sắc đúng quy định).
- Trang thiết bị văn phòng phục vụ công tác quản lý, dạy học: Có đầy đủ, đúng quy định các khối sau: Khối phòng phục vụ học tập, Phòng bếp, nhà nghỉ.
- Khu vệ sinh, nhà để xe, hệ thống nước sạch, hệ thống thoát nước, có hệ thống thu gom rác thải.
- Thư viện: Thư viện đạt chuẩn; Hoạt động của Thư viện đầy đủ trong các ngày hoạt động của trường.
- Thiết bị dạy học và hiệu quả sử dụng.
- Không có học sinh bỏ học, tỷ lệ trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%, trẻ hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6 THCS đạt 100%.
c) Trường trung học cơ sở (THCS): Có cơ sở vật chất đạt chuẩn Quốc gia 100% các nội dung sau:
- Địa điểm: Diện tích, khuôn viên, cổng trường, tên trường: Phù hợp, đủ diện tích, khuôn viên trường luôn sạch sẽ, hệ thống điện, cây cối trong trường đảm bảo an toàn, mát mẻ.
- Các phòng chức năng: Có đủ số phòng, đạt tiêu chuẩn về diện tích các phòng theo quy định, được trang bị các điều kiện làm việc phù hợp, tiên tiến.
+ Có đủ và đúng quy định khối phòng học, phòng bộ môn, nhà đa chức năng: Phòng học (không quá 2 ca, diện tích, bàn ghế, bảng,… đúng quy định), Phòng Y tế, Phòng bộ môn, Thư viện, Phòng truyền thống, Văn phòng, Phòng họp Hội đồng, Phòng các tổ bộ môn, Phòng Hiệu trưởng, Phòng các Phó Hiệu trưởng, Phòng Đoàn Đội, Phòng thường trực, Phòng kho.
+ Có đủ hệ thống nước sạch cho hoạt động dạy, học và các hoạt động khác trong trường.
+ Có khu vệ sinh cho giáo viên, nhân viên, học sinh (có nước sử dụng, có bồn rửa tay, bồn tắm riêng). Được bố trí hợp lý, sử dụng thuận tiện, luôn luôn sạch sẽ, có hệ thống thu gom rác thải.
+ Có khu để xe cho cán bộ, giáo viên: Đủ diện tích, ngăn nắp, gọn gàng, đảm bảo an toàn.
+ Sân chơi: Có đủ diện tích, vệ sinh, văn minh, lịch sự; Đủ thiết bị luyện tập và đảm bảo an toàn.
+ Hệ thống công nghệ thông tin, trang Websie, đảm bảo hoạt động liên tục, có nhiều thông tin bổ ích, thiết thực.
- Không có học sinh bỏ học, không có học sinh xếp loại học lực loại yếu, không có học sinh vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật.
6. Tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa
6.1. Về Diện tích quy hoạch:
a) Đối với xã:
- Diện tích đất quy hoạch Khu trung tâm Văn hoá - Thể thao xã vùng đô thị đồng bằng tối thiểu: 2.500 m2, vùng miền núi tối thiểu: 1.500 m2 (chưa tính diện tích sân vận động).
- Diện tích sân vận động tối thiểu: 90m x 120m.
b) Đối với thôn, xóm (gọi tắt là thôn).
- Diện tích đất quy hoạch Khu nhà văn hoá: Vùng đô thị, đồng bằng tối thiểu 500m2, vùng miền núi tối thiểu 300m2.
- Diện tích đất quy hoạch khu thể thao: Vùng đô thị, đồng bằng tối thiểu 2.000m2, vùng miền núi tối thiểu: 1.500m2.
6.2. Về quy mô xây dựng:
a) Cấp xã:
- Đối với nhà văn hoá: Nhà văn hoá xã, phường, thị trấn vùng đô thị, đồng bằng: có hội trường tối thiểu 250 chỗ ngồi, có sân khấu, có 05 phòng chức năng (hành chính, thông tin truyền thanh; đọc sách, báo, thư viện; phòng sinh hoạt của các câu lạc bộ, phòng luyện tập các môn thể thao đơn giản); Nhà văn hoá xã phường, thị trấn miền núi: có hội trường tối thiểu 200 chỗ ngồi, có sân khấu, có 04 phòng chức năng (hành chính, thông tin truyền thanh; đọc sách, báo, thư viện; phòng sinh hoạt của các câu lạc bộ, phòng luyện tập các môn thể thao đơn giản).
- Đối với công trình thể thao: Sân bóng đá tối thiểu (90m x 120m) có tường rào bao quanh, sân khấu ngoài trời, hệ thống mương thoát nước, mặt sân đảm bảo; Nhà tập luyện, các công trình phụ trợ (Nhà vệ sinh, nhà để xe…) các công trình thể thao khác.
b) Cấp thôn:
- Nhà văn hoá: có hội trường tối thiểu 100 chỗ ngồi, sân khấu 30m2 đối với vùng đồng bằng; có hội trường tối thiểu 80 chỗ ngồi, sân khấu 25m2 đối với miền núi. Các bản vùng dân tộc miền núi khuyến khích làm kiểu nhà truyền thống.
- Sân tập thể thao đơn giản: đối với đồng bằng diện tích tối thiểu: 250m2, miền núi diện tích tối thiểu 200m2.
6.3. Trang thiết bị:
- Hội trường Văn hóa đa năng có đủ: Bàn, ghế, giá, tủ, trang bị âm thanh, ánh sáng, thông gió, đài truyền thanh.
- Dụng cụ thể dục, thể thao đảm bảo theo công trình thể dục thể thao và các môn thể thao của từng xã.
6.4. Cán bộ:
- Cán bộ quản lý: đạt trình độ trung cấp về văn hóa, thể dục thể thao trở lên; được hưởng phụ cấp chuyên trách và bán chuyên trách.
- Cán bộ nghiệp vụ có chuyên môn về văn hóa, thể thao; được hợp đồng và hưởng thù lao bán chuyên trách: có cộng tác viên thường xuyên.
6.5. Kinh phí hoạt động:
- Đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên, ổn định hàng năm.
- Thù lao cho cán bộ chuyên trách và bán chuyên trách được quy định tại Thông tư liên tịch 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH ngày 12/5/2010.
6.6. Hoạt động Văn hoá, văn nghệ:
- Tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị các xã đồng bằng tối thiểu: 12 cuộc/năm; các xã miền núi tối thiểu: 04 cuộc/năm.
- Liên hoan, hội diễn văn nghệ quần chúng các xã đồng bằng tối thiểu 4 cuộc/ năm; các xã miền núi tối thiểu: 02 cuộc/năm.
- Duy trì hoạt động thường xuyên các câu lạc bộ xã đồng bằng tối thiểu: 05 Câu lạc bộ/ năm; các xã miền núi tối thiểu 03 Câu lạc bộ trở lên.
- Thư viện, phòng đọc, sách báo các xã đồng bằng: Hoạt động tốt; các xã miền núi: Có hoạt động.
- Hoạt động xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, nếp sống văn hóa, bảo tồn các di sản văn hóa dân tộc các xã đồng bằng: Hoạt động tốt; các xã miền núi: Có hoạt động.
- Thu hút nhân dân hưởng thụ và tham gia các hoạt động, sáng tạo văn hóa các xã đồng bằng tối thiểu: 30% /tổng số dân; các xã miền núi tối thiểu 20% /tổng số dân.
6.7. Hoạt động Thể dục thể thao:
- Thi đấu thể thao các xã đồng bằng 06 cuộc/năm, các xã miền núi: 04 cuộc/ năm.
- Thu hút nhân dân tham gia tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên các xã đồng bằng tối thiểu 25%/ năm, các xã miền núi tối thiểu 20%/ tổng số dân.
6.8. Hoạt động văn hoá, vui chơi giải trí cho trẻ em:
Thu hút trẻ em trên địa bàn dân cư tham gia hoạt động văn hóa, thể thao vùng đồng bằng: Đạt 30% thời gian hoạt động trong năm; vùng miền núi: Đạt 20% thời gian hoạt động trong năm.
6.9. Chỉ đạo hướng dẫn nghiệp vụ:
Chỉ đạo, hướng dẫn nhà văn hóa, khu thể thao (Khối, xóm, thôn, làng, hiện có): Đạt 100%.
6.10. Quy định xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu: Có 100% thôn có nhà văn hóa và khu thể thao đạt chuẩn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Thông tư số 06/2011/TT-BVHTTDL ngày 08/3/2011 quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của nhà văn hóa - khu thể thao thôn.
7. Tiêu chí chợ nông thôn
7.1. Chợ đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu khi đáp ứng đủ 02 yêu cầu:
a) Về công trình kỹ thuật: Có đủ các công trình của chợ nông thôn do xã quản lý (chợ hạng 3) được quy định trong TCVN 9211: 2012 Chợ - Tiêu chuẩn thiết kế ban hành tại Quyết định 3621/QĐ-BKHCN ngày 28/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc công bố Tiêu chuẩn quốc gia.
b) Điều hành quản lý chợ:
- Có tổ chức quản lý;
- Có Nội quy chợ do UBND xã quy định và niêm yết công khai để điều hành hoạt động, xử lý vi phạm;
- Có sử dụng cân đối chứng, thiết bị đo lường để người tiêu dùng tự kiểm tra về số lượng, khối lượng hàng hóa;
- Các hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại chợ không thuộc danh mục cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật.
7.2. Đối tượng áp dụng:
a) Chợ đạt chuẩn chỉ áp dụng đối với các xã có chợ theo quy hoạch mạng lưới chợ nông thôn được UBND cấp huyện phê duyệt;
b) Xã có chợ nhưng không thuộc loại quy hoạch của huyện thì xét theo quy định riêng (nếu có) của UBND cấp huyện.
8. Tiêu chí bưu điện
8.1. Xã đạt tiêu chí bưu điện khi đáp ứng đủ 02 yêu cầu:
a) Có ít nhất 01 (một) điểm cung cấp được 02 dịch vụ bưu chính và viễn thông đạt tiêu chuẩn ngành theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông tại Quyết định số 463/QĐ-BTTTT ngày 22/3/2012 về việc ban hành hướng dẫn thực hiện tiêu chí ngành thông tin và truyền thông về xây dựng nông thôn mới.
Đối với các xã đảo có từ 200 người dân trở lên phải có điểm cung cấp dịch vụ bưu chính và viễn thông công cộng;
b) Có phủ sóng hoặc mạng để truy cập internet.
8.2. Giải thích từ ngữ:
a) Điểm phục vụ bưu chính, viễn thông là địa điểm cung ứng một hoặc cả hai dịch vụ: Dịch vụ bưu chính, dịch vụ viễn thông công cộng do doanh nghiệp dịch vụ bưu chính viễn thông quản lý, đóng tại địa bàn xã.
b) Dịch vụ bưu chính là dịch vụ chấp nhận, vận chuyển và phát bưu gửi bằng các phương thức từ địa điểm của người gửi đến địa điểm của người nhận qua mạng bưu chính, trừ phương thức điện tử.
c) Viễn thông là việc gửi, truyền, nhận và xử lý ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng thông tin khác bằng đường cáp, sóng vô tuyến điện, phương tiện quang học và phương tiện điện từ khác.
d) Dịch vụ viễn thông là dịch vụ gửi, truyền, nhận và xử lý thông tin giữa hai hoặc một nhóm người sử dụng dịch vụ viễn thông, bao gồm dịch vụ cơ bản và dịch vụ giá trị gia tăng.
9. Tiêu chí nhà ở dân cư
9.1. Xã được công nhận đạt tiêu chí nhà ở dân cư khi đáp ứng đủ 02 yêu cầu:
a) Trên địa bàn không còn hộ gia đình ở trong nhà tạm, nhà dột nát;
b) Đạt mức quy định tối thiểu của vùng về tỷ lệ hộ gia đình có nhà ở đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng. Đạt từ 95% trở lên.
9.2. Giải thích từ ngữ:
a) Nhà tạm, nhà dột nát là loại nhà xây dựng bằng các vật liệu tạm thời, dễ cháy, có niên hạn sử dụng dưới 5 năm hoặc không đảm bảo ‘‘3 cứng’’ (nền cứng, khung cứng, mái cứng), thiếu diện tích ở, bếp, nhà vệ sinh theo quy định, không đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
b) Nhà ở nông thôn đạt chuẩn Bộ Xây dựng phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Nhà ở đảm bảo “03 cứng” (nền cứng, khung cứng, mái cứng) và diện tích nhà ở đạt từ 14m2/người trở lên;
- Niên hạn sử dụng công trình nhà ở từ 20 năm trở lên;
- Các công trình phụ trợ (bếp, nhà vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi,...) phải được bố trí đảm bảo vệ sinh, thuận tiện cho sinh hoạt;
- Kiến trúc, mẫu nhà ở phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống của từng dân tộc, vùng miền.
10. Tiêu chí thu nhập
10.1. Phương pháp tính thu nhập bình quân/người/năm:
a) Thu nhập bình quân đầu người là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật sau khi trừ chi phí sản xuất trong năm của hộ chia đều cho số thành viên trong hộ.
b) Nguồn thu nhập của hộ gia đình bao gồm:
- Thu từ sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản, diêm nghiệp, sau khi đã trừ chi phí sản xuất và thuế, các chi phí khác (nếu có);
- Thu từ sản xuất ngành nghề phi nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, sau khi đã trừ chi phí sản xuất và thuế, các chi phí khác (nếu có);
- Thu từ tiền công, tiền lương;
- Thu từ tiền công, tiền lương của thành viên trong gia đình làm việc phi nông nghiệp trong và ngoài địa bàn xã;
- Thu khác được tính vào thu nhập, như: Quà biếu, lãi tiết kiệm,…
c) Các khoản thu không tính vào thu nhập, gồm: Các khoản trợ cấp xã hội, hỗ trợ tiền điện, rút tiền tiết kiệm, thu nợ, bán tài sản, vay nợ, tạm ứng.
d) Mức thu nhập bình quân đầu người/năm của xã sẽ do xã tự điều tra, thu thập thông tin và tính toán theo hướng dẫn thống nhất của Tổng cục Thống kê. Chi cục Thống kê huyện có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ các xã điều tra, đồng thời thẩm định trình UBND huyện công nhận.
10.2. Quy định xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu: Xã được công nhận đạt tiêu chí thu nhập khi có mức thu nhập bình quân đầu người/năm của xã đạt mức tối thiểu từ 30 triệu đồng/người/năm vào năm 2016, đạt 35 triệu đồng/người/năm trở lên vào năm 2017, đạt 45 triệu đồng/người/năm trở lên vào năm 2018, đạt 50 triệu đồng/người/năm trở lên vào năm 2019 và đạt 60 triệu đồng/người/năm trở lên vào năm 2020.
11. Tiêu chí hộ nghèo
11.1. Xã được công nhận đạt tiêu chí hộ nghèo: Khi có tỷ lệ hộ nghèo của xã ở dưới mức tối thiểu theo quy định của vùng.
11.2. Hộ nghèo nông thôn: là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người theo chuẩn hộ nghèo được Thủ tướng Chính phủ quy định áp dụng cho từng giai đoạn.
11.3. Quy định xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu: Định mức áp dụng đối với xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu là < 3% (dưới 3%).
12. Tiêu chí tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên
12.1. Lao động có việc làm thường xuyên của xã: là những người trong độ tuổi có khả năng lao động, có đăng ký hộ khẩu thường trú tại xã, có thời gian làm việc bình quân 20 ngày công/tháng trở lên trong năm cả ở trong và ngoài địa bàn xã.
Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên là tỷ lệ phần trăm giữa số người lao động có việc làm thường xuyên trong tổng số dân trong độ tuổi lao động của xã.
12.2. Quy định xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu: Xã được công nhận đạt tiêu chí này khi có tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên đạt từ 90% trở lên.
13. Tiêu chí về hình thức tổ chức sản xuất
13.1. Giải thích từ ngữ:
a) Hợp tác xã hoạt động có hiệu quả khi đảm bảo 03 yêu cầu:
- Được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật hợp tác xã năm 2012;
- Tổ chức được ít nhất 01 loại dịch vụ cơ bản, thiết yếu theo đặc điểm từng vùng phục vụ thành viên hợp tác xã và người dân trên địa bàn;
- Kinh doanh có lãi liên tục trong 03 năm liền kề (trường hợp mới thành lập thì cũng phải đủ 2 năm liền kề có lãi liên tục).
b) Tổ hợp tác hoạt động có hiệu quả đảm bảo 02 yêu cầu:
- Thành lập, tổ chức, quản lý và hoạt động theo đúng quy định tại Nghị định số 151/2007/NĐ-CP ngày 10/10/2007 của Chính phủ và Thông tư số 04/2008/TT-BKH ngày 09/7/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi liên tục trong 03 năm liền kề được Uỷ ban nhân dân xã xác nhận.
c) Liên kết giữa hộ nông dân (hoặc tổ hợp tác, hợp tác xã) với doanh nghiệp, tổ chức khoa học hoặc nhà khoa học lâu dài là có hợp đồng được ký kết giữa các bên và thực hiện có hiệu quả các khâu sản xuất - chế biến - tiêu thụ nông sản với thời hạn tối thiểu 03 năm.
13.2. Quy định xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu: Xã được công nhận đạt tiêu chí về hình thức tổ chức sản xuất khi có ít nhất 01 hợp tác xã hoặc tổ hợp tác có đăng ký, hoạt động đạt hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo Luật, có hợp đồng liên kết với doanh nghiệp.
14. Tiêu chí giáo dục
14.1. Xã đạt tiêu chí giáo dục khi khi đáp ứng đủ 02 yêu cầu:
a) Đạt phổ cập giáo dục trung học cơ sở;
b) Đạt tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học và tỷ lệ lao động qua đào tạo theo quy định của vùng.
14.2. Giải thích từ ngữ:
a) Đạt phổ cập giáo dục THCS khi đạt 02 nội dung sau:
- Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THCS hàng năm đạt từ 98% trở lên;
- Tỷ lệ thanh, thiếu niên từ 15 đến hết 18 tuổi có bằng tốt nghiệp THCS (bao gồm cả hệ bổ túc) từ 90 - 95%.
b) Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học bậc trung học phổ thông, bổ túc trung học, học nghề (tại các trung tâm giáo dục thường xuyên hoặc trường dạy nghề) đạt từ 90% trở lên.
c) Lao động qua đào tạo là lao động trong độ tuổi đã tham gia các khóa bồi dưỡng dạy nghề ngắn hạn hoặc đào tạo dài hạn được cấp chứng chỉ nghề hoặc văn bằng từ trung cấp chuyên môn nghiệp vụ trở lên, đạt từ 40% trở lên.
15. Tiêu chí y tế
15.1. Trạm xá xã đạt chuẩn quốc gia: Khi đạt các chỉ tiêu theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế tại Quyết định số 3447/QĐ-BYT ngày 22/9/2011 về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011-2020 và được Sở Y tế xác nhận.
15.2. Tỷ lệ người dân tham gia Bảo hiểm y tế: Là tỷ lệ phần trăm (%) giữa số người dân trong xã có thẻ Bảo hiểm y tế còn hiệu lực trên tổng số dân trong xã.
Bảo hiểm y tế bao gồm: Bảo hiểm do nhà nước hỗ trợ, bảo hiểm bắt buộc hoặc bảo hiểm tự nguyện.
15.3. Quy định xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu: Là xã có tỷ lệ người dân tham gia các hình bảo hiểm y tế đạt từ 65% trở lên. Đồng thời phải đáp ứng 02 yêu cầu: Trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia; Tỷ lệ người dân tham gia Bảo hiểm y tế đạt từ 70% trở lên.
16. Tiêu chí văn hóa
Xã được công nhận đạt tiêu chí văn hóa kiểu mẫu khi có từ 100% thôn trở lên được công nhận và giữ vững danh hiệu “Thôn văn hóa” liên tục từ 05 năm trở lên.
17. Tiêu chí môi trường
17.1. Xã được công nhận đạt tiêu chí môi trường khi đạt được 05 yêu cầu:
a) Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy định đạt mức quy định của vùng;
b) 90% cơ sở sản xuất - kinh doanh trên địa bàn đạt chuẩn về môi trường. (10% còn lại tuy có vi phạm nhưng đang khắc phục);
c) Đường làng, ngõ xóm, cảnh quan từng hộ xanh - sạch - đẹp, không có hoạt động làm suy giảm môi trường;
d) Nghĩa trang có quy hoạch và quản lý theo quy hoạch;
đ) Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định.
17.2. Giải thích từ ngữ:
a) Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy định: Nước sạch theo Quy chuẩn Quốc gia là nước đáp ứng các chỉ tiêu theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia (QCVN: 02:2009/BYT) về chất lượng nước sinh hoạt do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành tại Thông tư số 05/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009; Nước hợp vệ sinh là nước sử dụng trực tiếp hoặc sau lọc thoả mãn yêu cầu chất lượng: không màu, không mùi, không vị lạ, không chứa thành phần gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, có thể dùng để ăn uống sau khi đun sôi; Tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh và nước theo Quy chuẩn Quốc gia đạt 95% số hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh, trong đó 50% số hộ sử dụng nước sạch đáp ứng Quy chuẩn Quốc gia.
b) Các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường nếu trong quá trình sản xuất, chế biến có xả nước thải, chất thải rắn, mùi, khói bụi, tiếng ồn nằm trong giới hạn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Thông tư số 46/2011/TT-BTNMT ngày 26/12/2011 quy định về bảo vệ môi trường làng nghề, Thông tư số 47/2011/TT-BTNMT ngày 28/12/2011 quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường và các văn bản khác có liên quan.
Chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh là chuồng trại đáp ứng các yêu cầu: Nằm cách biệt với nhà ở; chất thải chăn nuôi (phân, nước tiểu) được thu gom xử lý; không xả, chảy tràn trên bề mặt đất; không gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường xung quanh.
c) Đạt tiêu chí đường làng, ngõ xóm, cảnh quan từng hộ xanh - sạch - đẹp, không có hoạt động làm suy giảm môi trường khi đáp ứng các yêu cầu: Đường làng, ngõ xóm xanh, sạch, đẹp; Trên 90% số hộ đã thực hiện cải tạo vườn, chỉnh trang hàng rào; cổng ngõ không lầy lội; Không có cơ sở sản xuất kinh doanh (chăn nuôi, chế biến thực phẩm, sản xuất nghề tiểu thủ công nghệ, buôn bán phế liệu) gây ô nhiễm môi trường.
d) Nghĩa trang có quy hoạch và quản lý theo quy hoạch: Mỗi thôn hoặc liên thôn hoặc xã, liên xã có quy hoạch đất làm nghĩa trang lâu dài phù hợp với tập quán của địa phương (trừ nơi có tập quán an táng không ở nghĩa trang); Có Quy chế quản lý nghĩa trang; Việc táng người chết phải được thực hiện phù hợp với tín ngưỡng, phong tục, tập quán tốt, truyền thống văn hóa và nếp sống văn minh hiện đại.
đ) Rác thải, chất thải, nước thải được thu gom và xử lý là: Hộ gia đình có nhà vệ sinh, nhà tắm đạt tiêu chuẩn quy định; có hệ thống tiêu thoát (nước thải, chất thải sinh hoạt) đảm bảo vệ sinh, không gây ô nhiễm không khí và nguồn nước xung quanh; Mỗi khu dân cư tập trung của thôn, xã phải có hệ thống tiêu thoát nước thải thông thoáng, hợp vệ sinh; Thôn, xã có tổ dịch vụ thu gom rác thải và xử lý tại bãi rác tập trung.
18. Tiêu chí hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh
18.1. Giải thích từ ngữ:
a) Hệ thống tổ chức chính trị xã hội ở xã bao gồm: Tổ chức đảng, Chính quyền và Đoàn thể chính trị - xã hội: Mặt trận Tổ quốc, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh xã.
b) Cán bộ, công chức xã bao gồm các chức vụ, chức danh quy định tại Điều 61 của Luật Cán bộ, công chức năm 2008.
Cán bộ, công chức xã đạt chuẩn khi có đủ các điều kiện sau:
- Trình độ văn hóa: Tốt nghiệp trung học phổ thông đối với khu vực đồng bằng và đô thị, tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên đối với khu vực miền núi, hải đảo;
- Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp trở lên của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của chức danh công chức được đảm nhiệm;
- Trình độ tin học: Có chứng chỉ tin học văn phòng trình độ A trở lên;
- Công tác lâu dài ở địa bàn dân tộc thiểu số, phải biết sử dụng thành thạo một tiếng dân tộc thiểu số chính trong khu vực;
- Sau khi được tuyển dụng phải hoàn thành chứng chỉ quản lý nhà nước và lý luận chính trị theo quy định;
- Tiêu chuẩn cụ thể đối với chức danh Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã và Trưởng Công an xã thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành đối với các chức danh này.
c) Danh hiệu: “Tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh” do Ban Chấp hành đảng bộ huyện xét, công nhận hàng năm.
d) Danh hiệu chính quyền "Trong sạch, vững mạnh" do UBND huyện xét, công nhận hàng năm.
đ) Danh hiệu tiên tiến của các đoàn thể của xã do tổ chức đoàn thể cấp huyện xét, công nhận hàng năm.
18.2. Xã đạt tiêu chí hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh khi đáp ứng đủ 04 yêu cầu:
a) 100% cán bộ, công chức xã đạt chuẩn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nội vụ tại Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn;
b) Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định;
c) Đảng bộ xã đạt tiêu chuẩn “Trong sạch, vững mạnh” theo quy định của Ban Tổ chức Trung ương tại Hướng dẫn số 07-HD/BTCTW ngày 11/10/2011 về đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên;
d) Các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội của xã được công nhận đạt danh hiệu tiên tiến trở lên.
19. Tiêu chí an ninh, trật tự xã hội được giữ vững
Xã đạt tiêu chí “An ninh trật tự xã hội được giữ vững” khi đạt 04 yêu cầu:
19.1. Không có tổ chức, cá nhân hoạt động chống Đảng, chính quyền, phá hoại kinh tế; truyền đạo trái pháp luật, khiếu kiện đông người kéo dài;
19.2. Không có tụ điểm phức tạp về trật tự xã hội và không phát sinh thêm người mắc các tệ nạn xã hội trên địa bàn;
19.3. Trên 80% số thôn được công nhận đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh, trật tự;
19.4. Hàng năm Công an xã đạt danh hiệu đơn vị tiên tiến trở lên.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các Sở, ban, ngành cấp tỉnh: Căn cứ Quy định, phối hợp với các huyện chỉ đạo, hướng dẫn các xã theo nội dung, tiêu chí của ngành mình.
Trên cơ sở các nội dung, tiêu chí thuộc lĩnh vực ngành quản lý, chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan hướng dẫn việc thực hiện, đánh giá và thẩm định mức đạt từng tiêu chí, chỉ tiêu thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành trên địa bàn.
2. Ủy ban nhân dân các huyện: Căn cứ Quy định này, tập trung chỉ đạo các xã được phê duyệt đề án xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu từng bước xây dựng theo lộ trình được duyệt.
3. Ủy ban nhân dân các xã: Căn cứ vào Quy định, xây dựng đề án, kế hoạch thực hiện từng năm. Đồng thời đánh giá kết quả thực hiện từng nội dung, tiêu chí.
Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có vấn đề phát sinh hoặc khó khăn vướng mắc các địa phương phản ánh về Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới để kịp thời bổ sung, sửa đổi./. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Nghệ An",
"promulgation_date": "12/01/2015",
"sign_number": "100/QĐ-UBND",
"signer": "Nguyễn Xuân Đường",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-2099-QD-UBND-2023-cong-bo-thu-tuc-hanh-chinh-linh-vuc-Nong-thon-cap-huyen-Phu-Tho-593415.aspx | Quyết định 2099/QĐ-UBND 2023 công bố thủ tục hành chính lĩnh vực Nông thôn cấp huyện Phú Thọ | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ THỌ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 2099/QĐ-UBND
Phú Thọ, ngày 4 tháng 10 năm 2023
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC NÔNG THÔN THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Căn cứ Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn nghiệp vụ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị quyết số 10/2023/NQ-HĐND ngày 14/7/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ quy định định mức chi ngân sách nhà nước hỗ trợ, nội dung hỗ trợ, mẫu hồ sơ, trình tự, thủ tục, tiêu chí lựa chọn dự án, kế hoạch, phương án sản xuất trong thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 183/TTr-SNN ngày 29/9/2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính lĩnh vực Nông thôn thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp huyện trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, xây dựng mới quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính công bố tại Điều 1 Quyết định này; hoàn thiện hồ sơ trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt theo quy định.
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông cập nhật, đăng tải công khai kịp thời, đầy đủ, chính xác Danh mục thủ tục hành chính, bộ phận tạo thành của thủ tục hành chính công bố tại Điều 1 Quyết định này trên Cổng thông tin điện tử, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh theo quy định.
2. Văn phòng UBND tỉnh cập nhật, đăng tải công khai kịp thời, đầy đủ, chính xác các dữ liệu thủ tục hành chính vào Cơ sở dữ liệu quốc gia theo quy định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tin và Truyền thông; UBND các huyện, thành, thị và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định./.
CHỦ TỊCH
Bùi Văn Quang
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC NÔNG THÔN THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ
(Ban hành kèm theo Quyết định số:2099/QĐ-UBND ngày 4 tháng 10 năm 2023 của Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ)
I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
TT
Tên TTHC
Thời hạn giải quyết
Cách thức/Địa điểm thực hiện
Phí, lệ phí
(nếu có)
DVC trực tuyến
(mức độ)
Căn cứ pháp lý
1
Phê duyệt hỗ trợ dự án, kế hoạch liên kết theo chuỗi giá trị (Đối với các dự án, kế hoạch liên kết thực hiện trong phạm vi địa bàn huyện, thành, thị).
15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
(Trình tự thực hiện thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 10/2023/NQ-HĐND ngày 14/7/ 2023).
1. Trực tiếp:
Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của UBND cấp huyện
2. Trực tuyến:
Địa chỉ truy cập : https://www.dichvucong.phutho.gov.vn
3. Dịch vụ Bưu chính công ích
Không quy định
Toàn trình
- Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia.
- Nghị định số 38/2023/NĐ-CP ngày 24/6/2023 của Chính Phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 27/2022/ NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ.
- Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
- Thông tư số 02/2022/TT-UBDT ngày 30/6/2022 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc hướng dẫn thực hiện một số dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025.
- Thông tư số 09/2022/TT-BLĐTB XH ngày 25/5/2022 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số nội dung thực hiện đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo và hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025.
- Thông tư số 04/2022/TT-BNNPT NT ngày 11/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025.
2
Phê duyệt dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng (Áp dụng đối với trường hợp UBND cấp huyện là cơ quan được giao vốn thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất).
05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng quy định.
(Trình tự thực hiện thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 10/2023/NQ-HĐND ngày 14/7/ 2023).
1. Trực tiếp:
Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của UBND cấp huyện
2. Trực tuyến:
Địa chỉ truy cập : https://www.dichvucong.phutho.gov.vn
3. Dịch vụ Bưu chính công ích
Không quy định
Toàn trình
- Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia.
- Nghị định số 38/2023/NĐ-CP ngày 24/6/2023 của Chính Phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 27/2022/ NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ.
- Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
- Thông tư số 02/2022/TT-UBDT ngày 30/6/2022 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc hướng dẫn thực hiện một số dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025.
- Thông tư số 09/2022/TT-BLĐTB XH ngày 25/5/2022 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số nội dung thực hiện đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo và hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025.
- Thông tư số 04/2022/TT-BNNPT NT ngày 11/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025.
II. NỘI DUNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC NÔNG THÔN THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ
1. Phê duyệt hỗ trợ dự án, kế hoạch liên kết theo chuỗi giá trị (Đối với các
dự án, kế hoạch liên kết thực hiện trong phạm vi địa bàn huyện, thành, thị).
a) Trình tự thực hiện:
- Đơn vị chủ trì liên kết nộp hồ sơ đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của UBND cấp huyện (các dự án, kế hoạch liên kết thuộc chương trình nào thì gửi cơ quan thường trực chương trình đó thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 10/2023/NQ-HĐND ngày 14/7/2023 của HĐND tỉnh Phú Thọ).
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ thì yêu cầu đơn vị chủ trì liên kết bổ sung hoàn thiện hồ sơ.
- Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan được giao chủ trì của Chương trình mục tiêu quốc gia cấp huyện tham mưu cho UBND cấp huyện thành lập Hội đồng thẩm định dự án, kế hoạch liên kết (gọi tắt là Hội đồng thẩm định).
- Trong thời gian 10 ngày làm việc Hội đồng thẩm định tổ chức thẩm định, nếu hồ sơ đủ điều kiện thì Hội đồng thẩm định có tờ trình trình cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt. Nếu hồ sơ không đủ điều kiện thì cơ quan chủ trì tương ứng của Hội đồng thẩm định phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho Đơn vị chủ trì liên kết biết.
b. Cách thức thực hiện:
Nộp hồ sơ trực tiếp; trực tuyến hoặc gửi qua đường bưu chính.
c. Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đề nghị hỗ trợ dự án, kế hoạch liên kết (Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị quyết số 10/2023/NQ-HĐND ngày 14/7/2023 của HĐND tỉnh Phú Thọ).
+ Nội dung dự án, kế hoạch liên kết (Mẫu số 02 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị quyết số 10/2023/NQ-HĐND ngày 14/7/2023 của HĐND tỉnh Phú Thọ).
+ Bản thỏa thuận cử đơn vị làm chủ trì liên kết (Mẫu số 03 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị quyết số 10/2023/NQ-HĐND ngày 14/7/2023 của HĐND tỉnh Phú Thọ).
+ Bản sao (công chứng hoặc chứng thực) giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hoặc Quyết định thành lập; văn bản chứng minh năng lực của đơn vị chủ trì liên kết.
+ Bản sao (công chứng hoặc chứng thực) giấy chứng nhận, hoặc cam kết về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; hợp đồng liên kết; văn bản khác (nếu có) theo quy định của bộ, cơ quan trung ương.
- Số lượng hồ sơ: 10 bộ hồ sơ
d. Thời hạn giải quyết hồ sơ:
Trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Đơn vị chủ trì liên kết
f. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: UBND cấp huyện.
g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt dự án, kế hoạch liên kết.
h. Phí, lệ phí: Không.
i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: quy định tại Nghị quyết số 10/2023/NQ-HĐND ngày 14/7/2023 của HĐND tỉnh Phú Thọ.
k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
- Trong các ngành, nghề, lĩnh vực khác không thuộc lĩnh vực sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
- Đảm bảo quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định số 38/2023/NĐ-CP ngày 24/6/2023 của Chính Phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, cụ thể:
+ Dự án, kế hoạch liên kết phải xác định được kết quả về chỉ số tạo việc làm, mức tăng thu nhập, đóng góp phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương theo kế hoạch năm và thời điểm kết thúc dự án.
+ Đơn vị chủ trì liên kết và các đối tượng liên kết phải có hợp đồng hoặc biên bản hợp tác về đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật, cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, tổ chức sản xuất, thu hoạch, sơ chế, chế biến, thu mua, tiêu thụ sản phẩm.
+ Đảm bảo tỷ lệ tham gia của người dân thuộc đối tượng đầu tư của chương trình mục tiêu quốc gia theo quy định tại khoản 5 Điều 20 Nghị định số 38/2023/NĐ-CP ngày 24/6/2023 (Các dự án, kế hoạch, phương án, mô hình phát triển sản xuất phải đảm bảo tối thiểu 50% người dân tham gia dự án là đối tượng hỗ trợ của các chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó ưu tiên nguồn lực hỗ trợ thực hiện dự án có trên 70% người dân tham gia dự án là đối tượng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ dân tộc thiểu số, người có công với cách mạng, phụ nữ thuộc hộ nghèo) và quy định của cơ quan có thẩm quyền tại địa phương.
l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia.
- Nghị định số 38/2023/NĐ-CP ngày 24/6/2023 của Chính Phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 27/2022/ NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ.
- Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
- Thông tư số 02/2022/TT-UBDT ngày 30/6/2022 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc hướng dẫn thực hiện một số dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025.
- Thông tư số 09/2022/TT-BLĐTBXH ngày 25/5/2022 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số nội dung thực hiện đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo và hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025.
- Thông tư số 04/2022/TT-BNNPTNT ngày 11/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025.
Mẫu số 01
TÊN ĐƠN VỊ ĐỀ XUẤT
DỰ ÁN, KẾ HOẠCH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: …/….
….., ngày …. tháng …. năm …..
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Về việc hỗ trợ thực hiện dự án, kế hoạch phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị
Kính gửi: …………… (tên cơ quan được giao chủ trì)
Tên đơn vị chủ trì liên kết đề xuất dự án: ........................................................................................
Người đại diện theo pháp luật: .........................................................................................................
Chức vụ: ...........................................................................................................................................
Giấy đăng ký kinh doanh số/Quyết định thành lập ……..........................…. ngày cấp......................
Địa chỉ: ..............................................................................................................................................
Điện thoại: ……..............……. Fax: ……………….. Email: ...............................................................
Căn cứ Chương trình mục tiêu quốc gia ………………….., (tên đơn vị chủ trì liên kết đề xuất dự án) đề nghị (1):
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Loại sản phẩm, dịch vụ: ................................................................................................................
2. Địa bàn thực hiện: .........................................................................................................................
3. Quy mô dự án, kế hoạch: .............................................................................................................
4. Tiến độ thực hiện dự kiến: ............................................................................................................
II. ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƯỚC
1. Nội dung và kinh phí đề nghị hỗ trợ (thuyết minh chi tiết nội dung, mức kinh phí đề nghị hỗ trợ từ ngân sách nhà nước)
2. Tổng vốn, kinh phí đề nghị hỗ trợ: ...............................................................................................
Chi tiết các năm đề nghị hỗ trợ (nếu hỗ trợ trong nhiều năm): ........................................................
III. CAM KẾT: ………...........................……. (tên đơn vị chủ trì liên kết đề xuất dự án) cam kết:
1. Chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật về tính chính xác của những thông tin trên đây.
2. Thực hiện đầy đủ các thủ tục và thực hiện đúng nội dung đã đăng ký theo quy định khi có quyết định hỗ trợ của cơ quan có thẩm quyền.
3. Đảm bảo đúng số lượng và tỷ lệ kinh phí đối ứng quy định tối thiểu từ các bên tham gia liên kết theo nội dung đã đăng ký và dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật.
IV. TÀI LIỆU KÈM THEO (liệt kê danh mục các tài liệu có liên quan gửi kèm):
…………............................................………/.
Nơi nhận:
- Như kính gửi;
- Lưu:
CHỦ TRÌ LIÊN KẾT
(Ký, ghi họ tên, đóng dấu)
Mẫu số 02
TÊN ĐƠN VỊ
CHỦ TRÌ LIÊN KẾT
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
..., ngày … tháng … năm ...
TÊN DỰ ÁN, KẾ HOẠCH LIÊN KẾT
Phần I
GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN, KẾ HOẠCH LIÊN KẾT
I. CHỦ TRÌ LIÊN KẾT
1. Thông tin chung về chủ trì liên kết
- Người đại diện theo pháp luật: .......................................................................................................
- Chức vụ: ........................................................................................................................................
- Giấy đăng ký kinh doanh số …………...............................………., ngày cấp ................................
- Địa chỉ: ...........................................................................................................................................
- Điện thoại: …………..............…… Fax: …….…..... Email: .............................................................
2. Thông tin chứng minh năng lực của đơn vị chủ trì liên kết
3. Mức đóng góp vốn đối ứng của đơn vị chủ trì liên kết
II. CÁC ĐỐI TƯỢNG LIÊN KẾT (đối với trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia liên kết)
1. Đơn vị tham gia liên kết thứ nhất:
a) Thông tin chung về đơn vị tham gia liên kết
- Người đại diện theo pháp luật: .......................................................................................................
- Chức vụ: .........................................................................................................................................
- Giấy đăng ký kinh doanh số …….....................................…….., ngày cấp ....................................
- Địa chỉ: ...........................................................................................................................................
- Điện thoại: ……….................………. Fax: ……..............……. Email: ............................................
b) Thông tin chứng minh năng lực của đơn vị tham gia liên kết
c) Mức đóng góp vốn đối ứng của đơn vị tham gia liên kết
2. Đơn vị tham gia liên kết thứ hai:
a) Thông tin chung về đơn vị tham gia liên kết
- Người đại diện theo pháp luật: .......................................................................................................
- Chức vụ: .........................................................................................................................................
- Giấy đăng ký kinh doanh số……............................................…….., ngày cấp ..............................
- Địa chỉ: ............................................................................................................................................
- Điện thoại: ………………… Fax: ……....….. Email: .......................................................................
b) Thông tin chứng minh năng lực của đơn vị tham gia liên kết
c) Mức đóng góp vốn đối ứng của đơn vị tham gia liên kết
(Kèm theo biên bản ký kết giữa chủ trì liên kết và đơn vị tham gia liên kết).
3. Đơn vị liên kết thứ ........ :
(Thông tin cần làm rõ tương tự các đơn vị trên)
4. Số lượng người dân, hộ gia đình là đối tượng hỗ trợ của chương trình mục tiêu quốc gia tham gia dự án, liên kết
(Kèm theo danh sách ký xác nhận hoặc biên bản ký kết giữa chủ trì liên kết và người dân tham gia liên kết).
III. SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG DỰ ÁN, KẾ HOẠCH LIÊN KẾT
(Liệt kê danh mục các văn bản có liên quan làm căn cứ xây dựng dự án, kế hoạch liên kết)
Phần II
NỘI DUNG DỰ ÁN LIÊN KẾT
I. MỤC TIÊU, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN, KẾ HOẠCH LIÊN KẾT
1. Mục tiêu chung
2. Mục tiêu cụ thể
3. Thời gian triển khai
4. Địa điểm, quy mô
II. NỘI DUNG DỰ ÁN, KẾ HOẠCH LIÊN KẾT
1. Nội dung, mức kinh phí cụ thể cho từng hoạt động
(Phương án, kế hoạch sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, cung ứng dịch vụ; dự toán chi tiết theo từng năm kế hoạch; các chỉ số đầu ra gắn với các mốc thời gian thực hiện dự án, kế hoạch; nội dung và chi phí hỗ trợ cho hộ gia đình, hoặc người dân thuộc đối tượng hỗ trợ của chương trình mục tiêu quốc gia;....)
2. Tổng chi phí thực hiện dự án, kế hoạch liên kết
Làm rõ tổng mức kinh phí cần huy động, cơ cấu từng nguồn vốn (ngân sách nhà nước, vốn của chủ trì liên kết, vốn tham gia của bên liên kết hoặc phần đóng góp của người dân bằng tiền hoặc hiện vật quy đổi thành tiền, vốn tín dụng).
3. Dự kiến kết quả đầu ra, hiệu quả thực hiện của dự án theo năm ngân sách và đến thời điểm kết thúc dự án, kế hoạch liên kết
III. CÁC NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
(Đề xuất chi tiết nội dung, mức vốn, thời gian hỗ trợ từ ngân sách nhà nước)
IV. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN, KẾ HOẠCH LIÊN KẾT
Phần III
CAM KẾT TRÁCH NHIỆM VÀ KIẾN NGHỊ
I. CÁC NỘI DUNG CAM KẾT TRÁCH NHIỆM TRONG THỰC HIỆN DỰ ÁN, KẾ HOẠCH LIÊN KẾT
1. Làm rõ trách nhiệm và cam kết của chủ trì liên kết, các bên tham gia liên kết. Trong đó làm rõ cam kết về: Chất lượng sản phẩm, dịch vụ và bố trí vốn của chủ trì liên kết, các bên liên kết để thực hiện các nội dung, hoạt động dự án, kế hoạch; nội dung và chi phí hỗ trợ cho hộ gia đình, hoặc người dân thuộc đối tượng hỗ trợ của chương trình mục tiêu quốc gia.
2. Chế tài xử lý và cơ chế thu hồi vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước trong trường hợp đơn vị chủ trì vi phạm cam kết và các nội dung khác có liên quan.
II. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
CHỦ TRÌ LIÊN KẾT
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Mẫu số 03
BẢN THỎA THUẬN
VỀ VIỆC CỬ ĐƠN VỊ LÀM CHỦ TRÌ LIÊN KẾT
Ngày ... tháng ... năm ..., tại……………, …..………chúng tôi là các bên tham gia liên kết, bao gồm:
1. Đơn vị tham gia liên kết thứ nhất:
- Người đại diện theo pháp luật: ......................................................................................................
- Chức vụ: .........................................................................................................................................
- Giấy đăng ký kinh doanh số ……………............................................... , ngày cấp ........................
- Địa chỉ: ............................................................................................................................................
- Điện thoại: ……………........…… Fax: …………… Email: ...............................................................
2. Đơn vị tham gia liên kết thứ hai:
- Người đại diện theo pháp luật: ......................................................................................................
- Chức vụ: .........................................................................................................................................
- Giấy đăng ký kinh doanh số ……………............................................... , ngày cấp ........................
- Địa chỉ: ............................................................................................................................................
- Điện thoại: ……………........…… Fax: …………… Email: ...............................................................
3. Đơn vị liên kết thứ .......... :
(Thông tin cần làm rõ tương tự các đơn vị trên)
Các bên tham gia liên kết thống nhất cử đơn vị làm chủ đầu tư dự án liên kết (hoặc chủ trì liên kết) như sau:
I. ĐƠN VỊ LÀM CHỦ TRÌ LIÊN KẾT
II. THÔNG TIN CHUNG VỀ LIÊN KẾT
1. Địa bàn liên kết
2. Sản phẩm, dịch vụ thực hiện liên kết
3. Quy mô liên kết
4. Quyền hạn, trách nhiệm của các bên tham gia liên kết
III. VỐN THỰC HIỆN DỰ ÁN, KẾ HOẠCH LIÊN KẾT
1. Tổng vốn thực hiện dự án, kế hoạch
2. Số vốn đề nghị hỗ trợ
3. Đối ứng của các bên tham gia liên kết
(Bao gồm cả vốn bằng tiền hoặc hiện vật của người dân tham gia liên kết được quy đổi thành tiền)
4. Các nguồn vốn khác
IV. THỰC HIỆN LIÊN KẾT
1. Trách nhiệm của các bên tham gia liên kết (ghi rõ trách nhiệm của mỗi bên tham gia liên kết)
2. Các cam kết cho trường hợp phát sinh sửa đổi các nội dung được thỏa thuận
Các bên tham gia liên kết ký trong Biên bản thỏa thuận này thống nhất với các nội dung đã thỏa thuận. Biên bản thỏa thuận có hiệu lực kể từ ngày ký và được thực hiện trong suốt thời gian thực hiện Dự án, kế hoạch liên kết. Các bên tham gia liên kết có trách nhiệm thực hiện đầy đủ cam kết của mỗi bên trong quá trình thực hiện, các bên có thể sửa đổi các nội dung được thỏa thuận nhưng không được làm thay đổi nội dung của Dự án liên kết đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Bản thỏa thuận này được lập thành ………… bản có giá trị như nhau. Các bên tham gia liên kết giữ ……….. bản, chủ trì liên kết giữ …………… bản./.
Chữ ký của các bên tham gia dự án liên kết
ĐƠN VỊ THAM GIA LIÊN KẾT
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
ĐƠN VỊ THAM GIA LIÊN KẾT
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
ĐƠN VỊ THAM GIA LIÊN KẾT
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
ĐƠN VỊ THAM GIA LIÊN KẾT
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
2. Phê duyệt dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng (Áp dụng đối với trường hợp UBND cấp huyện là cơ quan được giao vốn thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất).
a. Trình tự thực hiện:
- Đại diện cộng đồng dân cư nộp hồ sơ đề xuất dự án, phương án sản xuất, dịch vụ đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của UBND cấp huyện, nơi được giao vốn thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất.
- Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ thì yêu cầu đại diện cộng đồng dân cư bổ sung hoàn thiện hồ sơ.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, Tổ thẩm định tổ chức thẩm định, nếu hồ sơ đủ điều kiện thì Tổ thẩm định có tờ trình trình Chủ tịch UBND cấp huyện xem xét phê duyệt. Nếu hồ sơ không đủ điều kiện thì trong vòng 03 ngày làm việc kể từ khi thẩm định, Tổ thẩm định phải thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do cho cộng đồng dân cư đề xuất dự án, phương án sản xuất biết.
b. Cách thức thực hiện:
Nộp hồ sơ trực tiếp; trực tuyến hoặc gửi qua đường bưu chính.
c. Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đề nghị hỗ trợ phát triển sản xuất của cộng đồng (Mẫu số 04 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị quyết số 10/2023/NQ-HĐND ngày 14/7/2023 của HĐND tỉnh Phú Thọ).
+ Biên bản họp cộng đồng (Mẫu số 05 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị quyết số 10/2023/NQ-HĐND ngày 14/7/2023 của HĐND tỉnh Phú Thọ).
+ Dự án/phương án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng (Mẫu số 06 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị quyết số 10/2023/NQ-HĐND ngày 14/7/2023 của HĐND tỉnh Phú Thọ).
+ Bản cam kết của hộ gia đình (Mẫu số 07 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị quyết số 10/2023/NQ-HĐND ngày 14/7/2023 của HĐND tỉnh Phú Thọ).
+ Bản photo hợp đồng tiêu thụ (nếu có).
- Số lượng: 10 bộ hồ sơ
d. Thời hạn giải quyết hồ sơ
Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng quy định.
e. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cộng đồng dân cư.
f. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: UBND cấp huyện.
g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng.
h. Phí, lệ phí: Không.
i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: theo quy định tại Nghị quyết số 10/2023/NQ-HĐND ngày 14/7/2023 của HĐND tỉnh Phú Thọ.
k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
- Đảm bảo tỷ lệ tham gia của người dân thuộc đối tượng đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia theo quy định tại khoản 5 Điều 20 Nghị định số 38/2023/NĐ-CP ngày 24/6/2023 của Chính Phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (Các dự án, kế hoạch, phương án, mô hình (gọi chung là dự án) phát triển sản xuất phải đảm bảo tối thiểu 50% người dân tham gia dự án là đối tượng hỗ trợ của các chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó ưu tiên nguồn lực hỗ trợ thực hiện dự án có trên 70% người dân tham gia dự án là đối tượng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ dân tộc thiểu số, người có công với cách mạng, phụ nữ thuộc hộ nghèo)
- Cộng đồng dân cư đề xuất dự án, phương án sản xuất, dịch vụ là nhóm hộ được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận; tổ hợp tác thành lập tự nguyện theo quy định của pháp luật; nhóm hộ do các tổ chức chính trị - xã hội làm đại diện; nhóm hộ do Ban phát triển thôn làm đại diện hoặc nhóm hộ do người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.
- Tổ, nhóm cộng đồng phải có thành viên có kinh nghiệm làm kinh tế giỏi được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận.
- Hộ tham gia dự án, phương án sản xuất, dịch vụ phải đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, lao động, tư liệu sản xuất đáp ứng nội dung của dự án và cam kết đảm bảo phần đối ứng thực hiện dự án, phương án.
l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia.
- Nghị định số 38/2023/NĐ-CP ngày 24/6/2023 của Chính Phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 27/2022/ NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ.
- Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
- Thông tư số 02/2022/TT-UBDT ngày 30/6/2022 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc hướng dẫn thực hiện một số dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025.
- Thông tư số 09/2022/TT-BLĐTBXH ngày 25/5/2022 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số nội dung thực hiện đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo và hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025.
- Thông tư số 04/2022/TT-BNNPTNT ngày 11/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025.
Mẫu số 04
CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số …….
………, ngày ……. tháng ….. năm …..
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
V/v hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng
Kính gửi: UBND xã......... (hoặc UBND cấp huyện.....)
Cộng đồng dân cư:…………………………..............................................……………………………..
Người đại diện: ………………………………………...............................................…………………...
Chức vụ: ……………………………...............................................……………………………………..
CMTND/CCCD: …..............…..........ngày cấp.................Nơi cấp....................................................
Địa chỉ:………………………................................................……………………………………………
Điện thoại: ................................ Fax:.......................Email:…….....................................……………..
Căn cứ chính sách…………(Cộng đồng dân cư) đề nghị......(tên cơ quan được giao phê duyệt hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng):
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Loại sản phẩm hỗ trợ phát triển sản xuất:………………..............................................……………
2. Địa bàn thực hiện:………………………………………………..................................................……
3. Quy mô:………………………………………………………..................................................……….
4. Tiến độ thực hiện dự kiến:…………………………………...............................................…………
II. ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƯỚC
1. Nội dung hỗ trợ chi tiết (nêu cụ thể từng nội dung đề nghị nhà nước hỗ trợ):
………………………………………………………………………..........................………………………
……………………………………………………………………….................................…………………
2. Tổng vốn, kinh phí dự kiến đề nghị hỗ trợ: ………………….............................................………..
Chi tiết các năm đề nghị hỗ trợ (nếu hỗ trợ trong nhiều năm): ........................................................
III. CAM KẾT:………….............................…... (tên Cộng đồng dân cư) cam kết:
1. Tính chính xác của những thông tin trên đây
2. Thực hiện đầy đủ các thủ tục và thực hiện đúng nội dung đã đăng ký theo quy định khi có quyết định hỗ trợ của cơ quan có thẩm quyền.
3. Đảm bảo đúng số lượng và tỷ lệ kinh phí đối ứng quy định tối thiểu từ các bên tham gia liên kết theo nội dung đã đăng ký và dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4. Đảm bảo thực hiện thu hồi vốn quay vòng theo quy định
5. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Việt Nam.
IV. TÀI LIỆU KÈM THEO(liệt kê danh mục các tài liệu có liên quan gửi kèm):…….....................….
Nơi nhận:
- Như kính gửi;
- Lưu;
ĐẠI DIỆN CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ
(Ký, ghi rõ họ tên)
Mẫu số 05
UBND XÃ……...
KHU…………
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
………, ngày ……. tháng ….. năm …..
BIÊN BẢN HỌP CỘNG ĐỒNG
Hôm nay, ngày.....tháng ....năm......, tại thôn.......xã.......huyện ....., nhóm hộ (tổ hợp tác) đã tổ chức họp để lựa chọn các hộ đủ điều kiện, đăng ký tham gia dự án ..... như sau:
I. Chủ trì cuộc họp:
- Chủ trì cuộc họp: Ông (bà)............................................................. Chức vụ: Trưởng khu dân cư.
-Thư ký cuộc họp: Ông (bà)............................................................ .Chức vụ: ……....………………
II. Thành phần tham gia:
- Đại diện UBND xã:……………………….....................................................………………………….
- Đại diện thôn (nơi triển khai dự án): ...............................................................................................
- Đại diện nhóm hộ (Tổ hợp tác): ………………………………..................................................….....
- Số hộ tham gia:...............hộ là các hộ sinh sống trên địa bàn thôn
III. Nội dung cuộc họp.
1. Thống nhất cử đại diện cộng đồng dân cư (gồm: tên người đại diện, số CCCD hoặc CMND, địa chỉ liên hệ, số điện thoại liên lạc).
2. Mục tiêu dự án (mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể, dự kiến số hộ thoát nghèo): Thống nhất tên dự án: ..............; Thông qua nội dung, điều kiện và cơ chế hỗ trợ; Bình xét hộ đủ điều kiện về đất đai, lao động tham gia dự án; Tổng số hộ tham cuộc họp bình xét.........hộ; Tổng số hộ được lựa chọn tham gia dự án: .....hộ, trong đó: hộ nghèo...…..hộ, hộ cận nghèo:......... hộ, hộ mới thoát nghèo.....…..hộ; lập danh sách các đối tượng tham gia dự án.
3. Đối tượng tham gia:…………………………....................................................……………………..
4. Thời gian triển khai:…………………………………………….....................................................…..
5. Địa bàn thực hiện:…………………………………………....................................................…….....
6. Các hoạt động của dự án:.............................................................................................................
7. Dự toán kinh phí thực hiện dự án; nguồn kinh phí thực hiện (ngân sách nhà nước hỗ trợ, vay vốn tín dụng ưu đãi, vốn lồng ghép thực hiện các chính sách và vốn đối ứng của các hộ gia đình tham gia :
8. Hình thức, mức quay vòng (nếu có): ............................................................................................
9. Dự kiến kết quả đầu ra, hiệu quả thực hiện của dự án, phương án; trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp:………..............................................................................……………
10. Chế tài xử lý trong trường hợp vi phạm cam kết:……...............................................……………
11. Tổ chức thực hiện dự án: ……………………………...............................................……………...
12. Các nội dung liên quan khác........................................................................................................
Cuộc họp đã kết thúc vào …........… giờ cùng ngày. Các thành viên tham dự đã thống nhất nội dung biên bản.
Thư ký
(ký, ghi rõ họ tên)
Đại diện nhóm hộ/Tổ hợp tác/cộng đồng
(ký, ghi rõ họ tên)
Trưởng khu dân cư
(ký, ghi rõ họ tên)
Đại diện UBND Xã
(ký, ghi rõ họ tên)
Mẫu số 06
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
………………., ngày…. tháng…..năm 20…..
TÊN DỰ ÁN ………………..
1. Đại diện cộng đồng dân cư (gồm: tên người đại diện, số CCCD hoặc CMND, địa chỉ liên hệ, số điện thoại liên lạc).
2. Mục tiêu dự án (mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể, dự kiến số hộ thoát nghèo):
...........................................................................................................................................................
3. Đối tượng tham gia:.......................số lượng: ................hộ (có danh sách kèm theo)
4. Thời gian triển khai: Thời gian bắt đầu.........., thời gian kết thúc ..................
5. Địa bàn thực hiện:………………………………………...................................................…………..
6. Kế hoạch sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm: ……………….....................................………
……………….………………………................................................................................................…
7. Dự toán kinh phí thực hiện dự án và phân kỳ theo từng năm; nguồn kinh phí thực hiện (ngân sách nhà nước hỗ trợ, vay vốn tín dụng ưu đãi, vốn lồng ghép thực hiện các chính sách và phần đóng góp của các hộ gia đình tham gia).
8. Hình thức, mức quay vòng (nếu có): (nêu rõ số tiền quay vòng phải thu, hình thức thu, thời gian thu...).
9. Phương án mua sắm vật tư, trang thiết bị phục vụ sản xuất, cung ứng dịch vụ, giống cây trồng vật nuôi đề xuất hỗ trợ từ ngân sách nhà nước:……................
10. Dự kiến kết quả đầu ra, hiệu quả thực hiện của dự án, phương án; (nêu rõ hiệu quả về kinh tế, xã hội, môi trường...)
11. Nhu cầu đào tạo, tập huấn kỹ thuật:………………….................................................……………
12. Các rủi ro và giải pháp tài chính xử lý rủi ro (nếu có):………...............................................……
13. Chế tài xử lý trong trường hợp vi phạm cam kết:………….............................................………..
14. Tổ chức thực hiện dự án: ...........................................................................................................
15. Các nội dung liên quan khác: …………………………...............................................…………….
ĐẠI DIỆN CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ
(ký, ghi rõ họ tên)
Mẫu số 07
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
………………., ngày…. tháng…..năm 20…..
BẢN CAM KẾT CỦA HỘ GIA ĐÌNH THAM GIA DỰ ÁN/PHƯƠNG ÁN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CỘNG ĐỒNG
1. Họ và tên chủ hộ: ………………………………..............................................………………...........
2. Địa chỉ: Khu.........................,xã……......................................,huyện…..........................................
3. Số CCCD/CMTND:.........................................., do cơ quan công an................ cấp, ngày..........., tháng........., năm 20........
4. Số điện thoại: ……….....................................…………………………
TÔI XIN CAM KẾT NHƯ SAU:
1. Tự nguyện, tích cực tham gia thực hiện vào các nội dung của dự án/phương án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, lao động, tư liệu sản xuất đáp ứng nội dung của dự án/phương án.
3. Cam kết đảm bảo phần đối ứng của gia đình tham gia thực hiện dự án/phương án.
4. Thực hiện luân chuyển hiện vật hoặc tiền quay vòng theo phê duyệt dự án/phương án của cấp có thẩm quyền (nếu có).
5. Nếu vi phạm cam kết, Tôi xin chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
Cam kết này được lập thành 03 bản có giá trị như nhau. UBND xã giữ 01 bản; Tổ trưởng, nhóm trưởng giữ 01 bản; cá nhân giữ 01 bản.
Đại diện
nhóm trưởng/Tổ trưởng
(ký, ghi rõ họ tên)
Đại diện UBND Xã
(ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
Đại diện hộ tham gia
(ký, ghi rõ họ tên) | {
"issuing_agency": "Tỉnh Phú Thọ",
"promulgation_date": "04/10/2023",
"sign_number": "2099/QĐ-UBND",
"signer": "Bùi Văn Quang",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-1101-QD-UBND-2019-danh-muc-thu-tuc-hanh-chinh-So-Tai-chinh-Son-La-416034.aspx | Quyết định 1101/QĐ-UBND 2019 danh mục thủ tục hành chính Sở Tài chính Sơn La | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 1101/QĐ-UBND
Sơn La, ngày 15 tháng 5 năm 2019
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA SỞ TÀI CHÍNH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Tờ trình số 291/TTr-STC ngày 10 tháng 5 năm 2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 46 Danh mục thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý Nhà nước của Sở Tài chính, trong đó: 44 Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh; 02 Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp huyện, thành phố (có Danh mục cụ thể kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế các Quyết định số 2479/QĐ-UBND ngày 22 tháng 10 năm 2016 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc công bố bộ thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Tài chính; Quyết định số 2120/QĐ-UBND ngày 29 tháng 8 năm 2018 của Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La về việc công bố danh mục thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Quản lý Công sản thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài chính.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính, Thủ trưởng các cơ quan liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Cục KSTTHC, Văn phòng Chính phủ;
- Thường trực tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- Trung tâm Thông tin;
- Trung tâm Phục vụ hành chính công;
- Lưu: VT, KSTTHC, N(40b).
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Quốc Khánh
DANH MỤC
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA CẤP TỈNH; CẤP HUYỆN, THÀNH PHỐ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1101/QĐ-UBND ngày 15 tháng 5 năm 2019 của Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La)
A. CẤP TỈNH: 46 Thủ tục hành chính (TTHC)
STT
Tên thủ tục hành chính
Thời hạn giải quyết
Địa điểm thực hiện
Cách thức thực hiện
Phí, lệ phí (đồng)
Căn cứ pháp lý
I. LĨNH VỰC GIÁ: 03 TTHC
1
Quyết định giá
10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Tài chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh
Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính
Không
- Luật Giá số 11/2012/QH13 ngày 20/6/2012 của Quốc hội;
- Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá;
- Thông tư số 56/2014/TT-BTC ngày 28/4/2014 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá.
2
Đăng ký giá của các doanh nghiệp thuộc phạm vi Sở Tài chính
05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Tài chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh
Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính
Không
- Luật Giá số 11/2012/QH13 ngày 20/6/2012 của Quốc hội;
- Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giá;
- Thông tư số 56/2014/TT-BTC ngày 28/4/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá.
3
Thủ tục lập phương án giá tiêu thụ, mức trợ giá
UBND cấp tỉnh quyết định giá tiêu thụ cụ thể, mức trợ giá cụ thể sản phẩm công ích giống nông nghiệp, thủy sản cho các cơ sở hoạt động công ích trước ngày 31 tháng 07 năm trước
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Tài chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh
Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính
Không
- Luật Giá số 11/2012/QH13 ngày 20/6/2012 của Quốc Hội;
- Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá;
- Nghị định số 130/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm công ích.
II. LĨNH VỰC CÔNG SẢN: 20 TTHC
1
Quyết định mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong trường hợp không phải lập thành dự án đầu tư
24 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Tài chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh
Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính
Không
- Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;
- Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
2
Quyết định thuê tài sản phục vụ hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị
24 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Tài chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh
Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính
Không
- Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;
- Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
3
Quyết định chuyển đổi công năng sử dụng tài sản công trong trường hợp không thay đổi đối tượng quản lý, sử dụng tài sản công
24 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Tài chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh
Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính
Không
- Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;
- Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
4
Quyết định sử dụng tài sản công để tham gia dự án đầu tư theo hình thức đối tác công - tư
24 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Tài chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh
Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính
Không
- Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;
- Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
5
Quyết định thu hồi tài sản công trong trường hợp cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản công tự nguyện trả lại tài sản cho Nhà nước
24 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Tài chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh
Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính
Không
- Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;
- Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
6
Quyết định thu hồi tài sản công trong trường hợp thu hồi tài sản công theo quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ và e Khoản 1 Điều 41 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
24 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Tài chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh
Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính
Không
- Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;
- Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
7
Quyết định điều chuyển tài sản công
24 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Tài chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh
Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính
Không
- Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;
- Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
8
Quyết định bán tài sản công
24 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Tài chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh
Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính
Không
- Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;
- Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
9
Quyết định bán tài sản công cho người duy nhất theo quy định tại Khoản 2 Điều 25 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ.
05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Tài chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh
Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính
Không
- Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;
- Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
10
Quyết định hủy bỏ quyết định bán đấu giá tài sản công
05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Tài chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh
Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính
Không
- Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;
- Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
11
Quyết định thanh lý tài sản công
24 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Tài chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh
Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính
Không
- Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;
- Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
12
Quyết định tiêu hủy tài sản công
24 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Tài chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh
Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính
Không
- Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;
- Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
13
Quyết định xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại
24 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Tài chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh
Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính
Không
- Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;
- Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
14
Phê duyệt đề án sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích kinh doanh, cho thuê
24 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Tài chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh
Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính
Không
- Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;
- Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
15
Phê duyệt đề án sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích liên doanh, liên kết
Không quá 30 ngày đối với mỗi bước
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Tài chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh
Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính
Không
- Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;
- Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
16
Quyết định xử lý tài sản phục vụ hoạt động của dự án khi dự án kết thúc
Không quá 30 ngày đối với mỗi bước.
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Tài chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh
Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính
Không
- Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;
- Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
17
Quyết định xử lý tài sản bị hư hỏng, không sử dụng được hoặc không còn nhu cầu sử dụng trong quá trình thực hiện dự án
Không quá 30 ngày đối với mỗi bước.
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Tài chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh
Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính
Không
- Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;
- Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
18
Mua quyển hóa đơn
05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Tài chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh
Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính
Không
- Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;
- Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
19
Mua hóa đơn lẻ
05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Tài chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh
Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính
Không
- Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;
- Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
20
Xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị tài sản của các tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất
Không quy định thời gian
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Tài chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh
Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính
Không
- Luật số 09/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc hội về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;
- Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03/6/2009 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;
- Nghị định số 13/2006/ND-CP ngày 03/6/2006 của Chính Phủ về việc xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị tài sản của các tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất;
- Thông tư số 245/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 của Bộ Tài chính quy định thực hiện một số nội dung nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03/6/2009 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;
- Thông tư số 29/2006/TT-BTC ngày 04/4/2006 của Bộ Tài chính thực hiện một số nội dung của Nghị định số 13/2006/NĐ-CP ngày 24/1/2006 của Chính phủ về việc xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị tài sản của các tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất.
III. LĨNH VỰC TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP: 20 TTHC
1
Quyết định và công bố giá trị doanh nghiệp thuộc thẩm quyền của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa đảm bảo cách thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp tối đa không quá 06 tháng đối với trường hợp xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp tài sản và không quá 9 tháng đối với trường hợp xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp dòng tiền chiết khấu và các phương pháp khác.
- Trường hợp quá thời hạn trên chưa công bố được giá trị của doanh nghiệp cổ phần hoá, cơ quan quyết định cổ phần hoá xem xét, quyết định kéo dài thời gian công bố giá trị doanh nghiệp nhưng phải đảm bảo nguyên tắc việc công bố giá trị doanh nghiệp và việc tổ chức bán cổ phần lần đầu của doanh nghiệp cổ phần hóa cách thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp không quá 18 tháng trừ các trường hợp đặc thù theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Tài chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh
Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính
Không
- Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần;
- Nghị định số 189/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 59/2011/NĐ-CP
- Nghị định số 116/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 59/2011/NĐ-CP
- Thông tư số 127/2014/TT-BTC ngày 05/9/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp khi thực hiện chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần.
2
Phê duyệt phương án cổ phần hóa thuộc thẩm quyền quyết định UBND cấp tỉnh các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Không quy định
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Tài chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh
Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính
Không
- Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần;
- Nghị định số 189/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 59/2011/NĐ-CP;
- Nghị định số 116/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 59/2011/NĐ-CP;
- Thông tư số 127/2014/TT-BTC ngày 05/9/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp khi thực hiện chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần.
3
Thủ tục cấp tạm ứng kinh phí đối với các tổ chức, đơn vị của địa phương
08 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Tài chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh
Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính
Không
- Quyết định số 42/2012/QĐ-TTg ngày 08/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ các tổ chức, đơn vị sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số tại khu vực miền núi, vùng đặc biệt khó khăn;
- Quyết định số 64/2015/QĐ-TTg ngày 17/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 42/2012/QĐ-TTg ngày 08/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ các tổ chức, đơn vị sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số tại khu vực miền núi, vùng đặc biệt khó khăn;
- Thông tư số 58/2017/TT-BTC ngày 13/6/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc hỗ trợ các tổ chức, đơn vị sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số tại khu vực miền núi, vùng đặc biệt khó khăn.
4
Thủ tục cấp phát kinh phí đối với các tổ chức, đơn vị trực thuộc địa phương
08 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Tài chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh
Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính
Không
- Quyết định số 42/2012/QĐ-TTg ngày 08/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ các tổ chức, đơn vị sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số tại khu vực miền núi, vùng đặc biệt khó khăn;
- Quyết định số 64/2015/QĐ-TTg ngày 17/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 42/2012/QĐ-TTg ngày 08/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ các tổ chức, đơn vị sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số tại khu vực miền núi, vùng đặc biệt khó khăn;
- Thông tư số 58/2017/TT-BTC ngày 13/6/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc hỗ trợ các tổ chức, đơn vị sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số tại khu vực miền núi, vùng đặc biệt khó khăn.
5
Thủ tục Cấp phát, thanh toán, quyết toán kinh phí cấp bù miễn thuỷ lợi phí thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
08 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Tài chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh
Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính
Không
- Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thuỷ lợi ngày 04/4/2001;
- Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi;
- Nghị định số 67/2012/NĐ-CP ngày 10/9/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi;
- Thông tư số 41/2013/TT-BTC ngày 11/4/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 67/2012/NĐ-CP ngày 10/9/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi;
- Thông tư số 178/2014/TT-BTC ngày 26/11/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về tài chính khi thực hiện đấu thầu, đặt hàng, giao kế hoạch đối với các đơn vị làm nhiệm vụ khai thác công trình thủy lợi.
6
Thủ tục lập, phân bổ dự toán kinh phí sản phẩm công ích giống nông nghiệp, thủy sản
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phân bổ dự toán ngân sách đã được giao trước ngày 31 tháng 12 năm trước
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Tài chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh
Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính
Không
- Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16 tháng 12 năm 2002 của Quốc Hội;
- Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 06 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước.
7
Thủ tục tạm ứng kinh phí sản phẩm công ích giống nông nghiệp, thủy sản
Không quy định
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Tài chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh
Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính
Không
- Nghị định số 130/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích;
- Thông tư số 116/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 06 năm 2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn lập, phân bổ dự toán, thanh toán, quyết toán kinh phí sản phẩm công ích giống nông nghiệp, thủy sản.
8
Thủ tục thanh toán kinh phí sản phẩm công ích giống nông nghiệp, thủy sản
Không quy định
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Tài chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh
Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính
Không
- Nghị định số 130/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích;
- Thông tư số 116/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 06 năm 2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn lập, phân bổ dự toán, thanh toán, quyết toán kinh phí sản phẩm công ích giống nông nghiệp, thủy sản.
9
Quyết toán kinh phí sản phẩm công ích giống nông nghiệp, thủy sản
Không quy định
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Tài chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh
Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính
Không
- Nghị định số 130/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích;
- Thông tư số 116/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 06 năm 2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn lập, phân bổ dự toán, thanh toán, quyết toán kinh phí sản phẩm công ích giống nông nghiệp, thủy sản.
10
Thủ tục báo cáo định kỳ
Không quy định
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Tài chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh
Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính
Không
- Nghị định số 130/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích;
- Thông tư số 116/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 06 năm 2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn lập, phân bổ dự toán, thanh toán, quyết toán kinh phí sản phẩm công ích giống nông nghiệp, thủy sản.
11
Thủ tục đề nghị hỗ trợ tiền thuê đất, thuê mặt nước
12 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Tài chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh
Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính
Không
- Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
- Thông tư số 30/2015/TT-BTC ngày 09/3/2015 của Bộ Tài chính về hướng dẫn việc lập dự toán, thanh toán và quyết toán các khoản hỗ trợ doanh nghiệp theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
12
Thủ tục tạm ứng kinh phí đào tạo nguồn nhân lực
12 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Tài chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh
Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính
Không
- Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
- Thông tư số 30/2015/TT-BTC ngày 09/3/2015 của Bộ Tài chính về hướng dẫn việc lập dự toán, thanh toán và quyết toán các khoản hỗ trợ doanh nghiệp theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
13
Thủ tục thanh toán kinh phí đào tạo nguồn nhân lực
12 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Tài chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh
Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính
Không
- Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
- Thông tư số 30/2015/TT-BTC ngày 09/3/2015 của Bộ Tài chính về hướng dẫn việc lập dự toán, thanh toán và quyết toán các khoản hỗ trợ doanh nghiệp theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
14
Thủ tục tạm ứng kinh phí hỗ trợ phát triển thị trường
12 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Tài chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh
Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính
Không
- Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
- Thông tư số 30/2015/TT-BTC ngày 09/3/2015 của Bộ Tài chính về hướng dẫn việc lập dự toán, thanh toán và quyết toán các khoản hỗ trợ doanh nghiệp theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
15
Thủ tục thanh toán kinh phí hỗ trợ phát triển thị trường
12 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Tài chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh
Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính
Không
- Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
- Thông tư số 30/2015/TT-BTC ngày 09/3/2015 của Bộ Tài chính về hướng dẫn việc lập dự toán, thanh toán và quyết toán các khoản hỗ trợ doanh nghiệp theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
16
Thủ tục tạm ứng kinh phí hỗ trợ áp dụng khoa học công nghệ
12 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Tài chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh
Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính
Không
- Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
- Thông tư số 30/2015/TT-BTC ngày 09/3/2015 của Bộ Tài chính về hướng dẫn việc lập dự toán, thanh toán và quyết toán các khoản hỗ trợ doanh nghiệp theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
17
Thủ tục thanh toán kinh phí hỗ trợ áp dụng khoa học công nghệ
12 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Tài chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh
Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính
Không
- Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
- Thông tư số 30/2015/TT-BTC ngày 09/3/2015 của Bộ Tài chính về hướng dẫn việc lập dự toán, thanh toán và quyết toán các khoản hỗ trợ doanh nghiệp theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
18
Thủ tục tạm ứng kinh phí hỗ trợ hạng mục xây dựng cơ bản
12 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Tài chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh
Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính
Không
- Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
- Thông tư số 30/2015/TT-BTC ngày 09/3/2015 của Bộ Tài chính về hướng dẫn việc lập dự toán, thanh toán và quyết toán các khoản hỗ trợ doanh nghiệp theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
19
Thủ tục thanh toán kinh phí hỗ trợ hạng mục xây dựng cơ bản
12 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Tài chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh
Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính
Không
- Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
- Thông tư số 30/2015/TT-BTC ngày 09/3/2015 của Bộ Tài chính về hướng dẫn việc lập dự toán, thanh toán và quyết toán các khoản hỗ trợ doanh nghiệp theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
20
Thủ tục thanh toán hỗ trợ chi phí vận chuyển
12 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Tài chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh
Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính
Không
Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
- Thông tư số 30/2015/TT-BTC ngày 09/3/2015 của Bộ Tài chính về hướng dẫn việc lập dự toán, thanh toán và quyết toán các khoản hỗ trợ doanh nghiệp theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
IV. LĨNH VỰC TIN HỌC VÀ THỐNG KÊ: 01 TTHC
1 .Thủ tục đăng ký mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách
Trường hợp 1:
Đăng ký mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách cho các đơn vị dự toán, đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước
- Đối với hồ sơ nộp trực tiếp và nộp hồ sơ qua đường bưu chính: Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đăng ký mã số ĐVQHNS trực tuyến đầy đủ, hợp lệ.
- Đối với hồ sơ nộp qua Dịch vụ công trực tuyến thời hạn nhận và trả kết quả trong ngày theo giờ: Sáng từ 09h đến 11h, chiều từ 14h đến 16h.
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Tài chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh
Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua dịch vụ công trực tuyến
Không
- Luật Giao dịch điện tử ngày 29 tháng 11 năm 2005;
- Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;
- Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số;
- Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23/02/2007 của Chính phủ quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính;
- Nghị định số 106/2011/NĐ-CP ngày 23/11/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007;
- Nghị định số 170/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số và Nghị định số 106/2011/NĐ-CP ngày 23/11/2011
Trường hợp 2:
Đăng ký mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách cho các đơn vị khác có quan hệ với ngân sách
- Đối với hồ sơ nộp trực tiếp và nộp hồ sơ qua đường bưu chính: Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đăng ký mã số ĐVQHNS trực tuyến đầy đủ, hợp lệ.
- Đối với hồ sơ nộp qua Dịch vụ công trực tuyến thời hạn nhận và trả kết quả trong ngày theo giờ: Sáng từ 09h đến 11h, chiều từ 14h đến 16h.
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Tài chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh
Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua dịch vụ công trực tuyến
Không
- Luật Giao dịch điện tử ngày 29 tháng 11 năm 2005;
- Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;
- Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số;
- Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23/02/2007 của Chính phủ quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính;
- Nghị định số 106/2011/NĐ-CP ngày 23/11/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007;
- Nghị định số 170/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số và Nghị định số 106/2011/NĐ-CP ngày 23/11/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007;
- Thông tư số 185/2015/TT-BTC ngày 17/11/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn đăng ký, cấp và sử dụng mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách.
Trường hợp 3:
Đăng ký mã số ĐVQHNS cho các dự án đầu tư tại giai đoạn chuẩn bị đầu tư
- Đối với hồ sơ nộp trực tiếp và nộp hồ sơ qua đường bưu chính: Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đăng ký mã số ĐVQHNS trực tuyến đầy đủ, hợp lệ.
- Đối với hồ sơ nộp qua Dịch vụ công trực tuyến thời hạn nhận và trả kết quả trong ngày theo giờ: Sáng từ 09h đến 11h, chiều từ 14h đến 16h.
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Tài chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh
Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua dịch vụ công trực tuyến
Không
- Luật Giao dịch điện tử ngày 29 tháng 11 năm 2005;
- Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;
- Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số;
- Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23/02/2007 của Chính phủ quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính;
- Nghị định số 106/2011/NĐ-CP ngày 23/11/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007;
- Nghị định số 170/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số và Nghị định số 106/2011/NĐ-CP ngày 23/11/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007;
- Thông tư số 185/2015/TT-BTC ngày 17/11/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn đăng ký, cấp và sử dụng mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách.
Trường hợp 4:
Thủ tục Đăng ký mã số ĐVQHNS cho các dự án đầu tư tại giai đoạn thực hiện dự án
- Đối với hồ sơ nộp trực tiếp và Nộp hồ sơ qua đường bưu chính: Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đăng ký mã số ĐVQHNS trực tuyến đầy đủ, hợp lệ.
- Đối với hồ sơ nộp qua Dịch vụ công trực tuyến thời hạn nhận và trả kết quả trong ngày theo giờ: Sáng từ 09h đến 11h, chiều từ 14h đến 16h.
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Tài chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh
Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua dịch vụ công trực tuyến
Không
- Luật Giao dịch điện tử ngày 29 tháng 11 năm 2005;
- Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;
- Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số;
- Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23/02/2007 của Chính phủ quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính;
- Nghị định số 106/2011/NĐ-CP ngày 23/11/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007;
- Nghị định số 170/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số và Nghị định số 106/2011/NĐ-CP ngày 23/11/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007;
- Thông tư số 185/2015/TT-BTC ngày 17/11/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn đăng ký, cấp và sử dụng mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách.
Trường hợp 5:
Thủ tục Đăng ký bổ sung thông tin chuyển giai đoạn dự án đầu tư
- Đối với hồ sơ nộp trực tiếp và Nộp hồ sơ qua đường bưu chính tại Sở Tài chính. Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đăng ký mã số ĐVQHNS trực tuyến đầy đủ, hợp lệ.
- Đối với hồ sơ nộp qua Dịch vụ công trực tuyến thời hạn nhận và trả kết quả trong ngày theo giờ: Sáng từ 09h đến 11h, chiều từ 14h đến 16h.
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Tài chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh
Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua dịch vụ công trực tuyến
Không
- Luật Giao dịch điện tử ngày 29 tháng 11 năm 2005;
- Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;
- Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số;
- Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23/02/2007 của Chính phủ quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính;
- Nghị định số 106/2011/NĐ-CP ngày 23/11/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007;
- Nghị định số 170/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số và Nghị định số 106/2011/NĐ-CP ngày 23/11/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007;
- Thông tư số 185/2015/TT-BTC ngày 17/11/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn đăng ký, cấp và sử dụng mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách.
Trường hợp 6:
Thủ tục Đăng ký thay đổi thông tin về mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách
- Đối với hồ sơ nộp trực tiếp và Nộp hồ sơ qua đường bưu chính tại Sở Tài chính. Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đăng ký mã số ĐVQHNS trực tuyến đầy đủ, hợp lệ.
- Đối với hồ sơ nộp qua Dịch vụ công trực tuyến thời hạn nhận và trả kết quả trong ngày theo giờ: Sáng từ 09h đến 11h, chiều từ 14h đến 16h.
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Tài chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh
Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua dịch vụ công trực tuyến
Không
- Luật Giao dịch điện tử ngày 29 tháng 11 năm 2005;
- Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;
- Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số;
- Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23/02/2007 của Chính phủ quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính;
- Nghị định số 106/2011/NĐ-CP ngày 23/11/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007;
- Nghị định số 170/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số và Nghị định số 106/2011/NĐ-CP ngày 23/11/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007;
- Thông tư số 185/2015/TT-BTC ngày 17/11/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn đăng ký, cấp và sử dụng mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách.
B. CẤP HUYỆN: 02 thủ tục hành chính (TTHC)
STT
Tên thủ tục hành chính
Thời hạn giải quyết
Địa điểm thực hiện
Cách thức thực hiện
Phí, lệ phí (đồng)
Căn cứ pháp lý
1
Mua hóa đơn lẻ
05 ngày việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện, thành phố
Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính
Không
- Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;
- Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của 23 Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
2
Mua quyển hóa đơn
5 ngày việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện, thành phố
Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính
Không
- Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;
- Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Sơn La",
"promulgation_date": "15/05/2019",
"sign_number": "1101/QĐ-UBND",
"signer": "Nguyễn Quốc Khánh",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Quyet-dinh-1033-QD-UBND-2019-De-an-ho-tro-thong-tin-tuyen-truyen-ve-dan-toc-ton-giao-Bac-Kan-418681.aspx | Quyết định 1033/QĐ-UBND 2019 Đề án hỗ trợ thông tin tuyên truyền về dân tộc tôn giáo Bắc Kạn | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 1033/QĐ-UBND
Bắc Kạn, ngày 26 tháng 6 năm 2019
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN HỖ TRỢ THÔNG TIN, TUYÊN TRUYỀN VỀ DÂN TỘC, TÔN GIÁO GIAI ĐOẠN 2019 - 2021
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số: 219/QĐ-TTg ngày 21 tháng 02 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án hỗ trợ thông tin, tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo;
Theo đề nghị của Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số: 749/TTr-STTTT ngày 19 tháng 6 năm 2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Đề án hỗ trợ thông tin, tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo giai đoạn 2019 - 2021.
Điều 2. Chánh Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phạm Duy Hưng
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN HỖ TRỢ THÔNG TIN, TUYÊN TRUYỀN VỀ DÂN TỘC, TÔN GIÁO GIAI ĐOẠN 2019 - 2021
(Kèm theo Quyết định số: 1033/QĐ-UBND ngày 26/6/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về dân tộc và truyền thống lịch sử, bản sắc văn hóa dân tộc, các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, những giá trị của tôn giáo đối với đời sống xã hội, góp phần phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Nâng cao nhận thức và tạo sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân, đồng thời làm rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, của cán bộ, công chức, viên chức về dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, những giá trị của tín ngưỡng, tôn giáo trong đời sống xã hội.
- Phát huy các giá trị truyền thống lịch sử, văn hóa của các dân tộc; tăng cường đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo trong thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh - quốc phòng trên địa bàn tỉnh.
2. Yêu cầu
- Công tác truyền thông phải được triển khai nghiêm túc, thường xuyên, có trọng tâm, trọng điểm, hướng về cơ sở và phù hợp với nhiều đối tượng, phù hợp tình hình thực tế của địa phương.
- Tăng cường các thông tin tích cực góp phần đấu tranh, phản bác thông tin tiêu cực, đặc biệt là các thông tin sai lệch trên Internet và mạng xã hội để kịp thời định hướng dư luận xã hội; đấu tranh, phản bác các thông tin, dư luận trái chiều, xuyên tạc gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và đời sống nhân dân.
II. NỘI DUNG VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN
1. Bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ thông tin, tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo
a) Nội dung
- Phổ biến, tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; việc chấp hành chính sách, pháp luật về dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo.
- Thông tin về tình hình công tác tôn giáo, dân tộc ở Việt Nam và trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; quan điểm, chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay.
- Kỹ năng, nghiệp vụ thông tin, tuyên truyền về công tác dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo; giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong thực hiện việc tuyên truyền về công tác dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo...
b) Đối tượng tham gia: Là cán bộ, công chức làm công tác dân tộc, tôn giáo; phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí, xuất bản; cán bộ thông tin, tuyên truyền cơ sở; người có uy tín, trưởng thôn bản vùng dân tộc thiểu số và miền núi; cán bộ làm công tác thông tin, tuyên truyền của các tổ chức chính trị - xã hội.
c) Số lượng: Dự kiến 01 lớp/năm.
d) Thời gian: Từ năm 2020 - 2021.
e) Địa điểm: Tại thành phố Bắc Kạn.
g) Cơ quan chủ trì:
- Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng thông tin, tuyên truyền về dân tộc.
- Sở Nội vụ chỉ đạo Ban Tôn giáo chủ trì tổ chức bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng thông tin, tuyên truyền về tín ngưỡng, tôn giáo.
h) Cơ quan phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan.
2. Biên soạn tài liệu phục vụ hoạt động thông tin, tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo
a) Nội dung: Khai thác các kết quả nghiên cứu về dân tộc, truyền thống dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo để xây dựng, biên soạn nội dung tài liệu phục vụ sản xuất các sản phẩm thông tin, tuyên truyền. Sưu tầm, nghiên cứu, biên tập các tư liệu phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền về dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo.
b) Thời gian thực hiện: Từ năm 2020 - 2021.
c) Cơ quan chủ trì:
- Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức xây dựng, biên soạn tài liệu phục vụ hoạt động thông tin, tuyên truyền về dân tộc.
- Sở Nội vụ chỉ đạo Ban Tôn giáo chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức xây dựng, biên soạn tài liệu phục vụ hoạt động thông tin, tuyên truyền về tín ngưỡng, tôn giáo.
d) Cơ quan phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông; các Sở, Ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
3. Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống thông tin cơ sở về dân tộc, tôn giáo
a) Nội dung:
- Tuyên truyền chính sách, pháp luật và chấp hành chính sách, pháp luật về dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo.
- Tuyên truyền về truyền thống lịch sử, tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chủ quyền quốc gia.
- Tuyên truyền về những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam.
- Tuyên truyền về dân tộc, truyền thống lịch sử dân tộc Việt Nam ra nước ngoài.
- Tuyên truyền về giá trị của tín ngưỡng, tôn giáo trong đời sống xã hội.
- Tuyên truyền xây dựng, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc trong thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ chủ quyền quốc gia. Đóng góp của nhân dân vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Ý thức cộng đồng trong đời sống xã hội, trong bảo vệ tải nguyên, môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, hoạt động từ thiện và giải quyết những vấn đề xã hội quan tâm.
- Tuyên truyền đấu tranh chống các hình thức lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hành nghề mê tín, trục lợi, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và đời sống nhân dân.
b) Hình thức tuyên truyền: Trên các phương tiện thông tin đại chúng, cổ động trực quan, tuyên truyền miệng, Trang/Cổng Thông tin điện tử…
c) Thời gian thực hiện: Từ 2019 - 2021.
d) Cơ quan thực hiện:
- Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì hướng dẫn các cơ quan báo chí của tỉnh và hệ thống thông tin cơ sở tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo trên báo chí, phát thanh - truyền hình và thông tin điện tử.
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan chỉ đạo thực hiện lồng ghép nội dung thông tin, tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo trong hoạt động tuyên truyền lưu động cấp tỉnh, cấp huyện.
- Báo Bắc Kạn, Đài Phát thanh và Truyền hình Bắc Kạn, Tạp chí Văn nghệ Ba Bể mở các chuyên mục, chuyên trang, tăng thời lượng tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật liên quan đến dân tộc, tôn giáo trên địa bàn tỉnh.
- Các Sở, Ban, Ngành, đơn vị thực hiện tuyên truyền trên Trang Thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị mình (nếu có).
- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện tuyên truyền trên Cổng Thông tin điện tử, hệ thống truyền thanh cấp huyện, cấp xã, tuyên truyền trực quan và tuyên truyền lưu động trên địa bàn.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn hỗ trợ hợp pháp khác (nếu có) theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
2. Căn cứ nhiệm vụ được phân công tại Kế hoạch, hằng năm, các đơn vị chủ động phối hợp, xây dựng dự toán để tổ chức thực hiện, tổng hợp chung vào dự toán ngân sách hằng năm của cơ quan, đơn vị gửi cơ quan tài chính cùng cấp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Thông tin và Truyền thông:
- Chịu trách nhiệm theo dõi, triển khai thực hiện Kế hoạch này; định kỳ hằng năm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Thông tin và Truyền theo quy định.
- Phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Thông tin và Truyền thông để triển khai các nhiệm vụ phối hợp tại địa phương theo Quyết định số: 219/QĐ-TTg ngày 21 tháng 02 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Ban Dân tộc tỉnh; Sở Nội vụ; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Báo Bắc Kạn; Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh chủ động xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này. Định kỳ trước 15/12 hằng năm, gửi báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Thông tin và Truyền thông) để tổng hợp báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông.
3. Sở Tài chính thẩm định, cân đối ngân sách và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí cho cơ quan, đơn vị trong dự toán hằng năm để đảm bảo thực hiện các nội dung theo kế hoạch.
4. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các Sở, Ngành có Trang/Cổng Thông tin điện tử chủ động thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền theo định hướng của Sở Thông tin và Truyền thông.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Đề án hỗ trợ thông tin, tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo giai đoạn 2019 - 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh./. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Bắc Kạn",
"promulgation_date": "26/06/2019",
"sign_number": "1033/QĐ-UBND",
"signer": "Phạm Duy Hưng",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-67-2007-QD-UBND-phan-cap-quan-ly-tai-san-nha-nuoc-tai-Dong-Thap-190453.aspx | Quyết định 67/2007/QĐ-UBND phân cấp quản lý tài sản nhà nước tại Đồng Tháp | UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
---------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 67/2007/QĐ-UBND
Thành Phố Cao Lãnh, ngày 28 tháng 12 năm 2007
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ PHÂN CẤP THẨM QUYỀN, TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TÀI SẢN NHÀ NƯỚC TẠI CƠ QUAN HÀNH CHÍNH, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP, TÀI SẢN ĐƯỢC XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU CỦA NHÀ NƯỚC
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 137/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính Phủ Quy định việc phân cấp quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 35/2007/TT-BTC ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 137/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính Phủ quy định việc phân cấp quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước;
Căn cứ Nghị quyết số 94/2007/NQ-HĐND.K7 ngày 13 tháng 12 năm 2007 của Hội đồng nhân dân Tỉnh khóa VII, kỳ họp thứ 9 về việc phân cấp thẩm quyền, trách nhiệm quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về phân cấp thẩm quyền, trách nhiệm quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2008; và bãi bỏ Quyết định số 15/2005/QĐ.UB ngày 28 tháng 01 năm 2005 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp về việc phân cấp thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân Tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban ngành Tỉnh; Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp công lập; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Trương Ngọc Hân
QUY ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÂN CẤP THẨM QUYỀN, TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TÀI SẢN NHÀ NƯỚC TẠI CƠ QUAN HÀNH CHÍNH, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP, TÀI SẢN ĐƯỢC XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU CỦA NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 67/2007/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh.
1. Quy định này phân cấp cụ thể việc đăng ký, quản lý sử dụng tài sản nhà nước; xử lý tài sản nhà nước bị thu hồi; điều chuyển tài sản nhà nước; thanh lý, bán, chuyển đổi hình thức sở hữu tài sản nhà nước thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân Tỉnh.
2. Việc phân cấp quản lý nhà nước đối với tài sản thuộc kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích cộng cộng, lợi ích quốc gia; tài sản sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh quốc gia; tài sản dự trữ quốc gia; tài sản nhà nước tại doanh nghiệp; tài nguyên thiên nhiên và đất đai khác thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật, không thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy định này.
Điều 2. Đối tượng áp dụng.
1. Cơ quan nhà nước địa phương thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước.
2. Cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp (sau đây gọi chung là cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập) được giao trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản nhà nuớc.
3. Các cơ quan và đối tượng khác có liên quan đến quản lý, sử dụng tài sản nhà nước thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 3. Đăng ký quyền quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
1. Cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập được Nhà nước giao trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản phải đăng ký tại Sở Tài chính theo quy định tại khoản 5, Thông tư số 35/2007/TT-BTC ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Bộ Tài chính về nội dung, trình tự, thủ tục đăng ký tài sản, bao gồm những loại tài sản sau đây:
a) Trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp công lập;
b) Xe ô tô các loại;
c) Các tài sản khác có nguyên giá theo sổ sách kế toán từ 500 triệu đồng trở lên/1 đơn vị tài sản.
2. Đối với tài sản cố định không thuộc khoản 1 Điều này thì không phải đăng ký. Cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập phải lập thẻ tài sản cố định theo Mẫu số 05-ĐK/TSNN ban hành kèm theo Thông tư số 35/2007/TT-BTC ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Bộ Tài chính, để theo dõi, hạch toán theo chế độ kế toán hiện hành.
Điều 4. Thẩm quyền quyết định đầu tư, mua sắm tài sản nhà nước.
1. Đối với tài sản là nhà, công trình kiến trúc và tài sản khác gắn liền với đất, thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật về đầu tư và xây dựng.
2. Đối với tài sản là phương tiện giao thông vận tải, máy móc, trang thiết bị làm việc và các động sản khác, thẩm quyền mua sắm được qui định như sau:
a) Căn cứ vào tiêu chuẩn, định mức quy định Thủ trưởng các sở, ban ngành Tỉnh, Thủ trưởng các phòng, ban thuộc cấp huyện, thị xã, thành phố và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn quyết định mua sắm theo dự toán ngân sách được giao hàng năm.
b) Trường hợp cần thiết, cấp bách, căn cứ quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Uỷ ban nhân dân các cấp quyết định bổ sung ngân sách để mua sắm tài sản nhà nước ngoài dự toán ngân sách được giao hàng năm của cơ quan hành chính thuộc địa phương quản lý. Đơn vị sử dụng tài sản tiến hành mua sắm theo quy định của pháp luật.
c) Thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản tại các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Thẩm quyền thu hồi tài sản nhà nước.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh quyết định thu hồi tài sản nhà nước của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc địa phương quản lý theo thẩm quyền, trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính. Sở Tài chính xử lý hoặc đề xuất xử lý tài sản nhà nước bị thu hồi theo hướng dẫn tại khoản 6, Phần II, Thông tư số 35/2007/TT-BTC ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Bộ Tài chính.
Điều 6. Thẩm quyền điều chuyển tài sản nhà nước.
Nội dung, trình tự, thủ tục điều chuyển thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 7, Phần II, Thông tư số 35/2007/TT-BTC ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Bộ Tài chính. Việc phân cấp thẩm quyền điều chuyển tài sản như sau:
1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh có thẩm quyền điều chuyển các tài sản nhà nước, bao gồm:
a) Trụ sở làm việc cơ quan hành chính; cơ sở hoạt động sự nghiệp; các công trình xây dựng gắn liền với đất.
b) Xe ô tô các loại.
2. Giám đốc Sở Tài chính:
Quyết định điều chuyển tài sản nhà nước giữa các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc địa phương quản lý (trừ tài sản nhà nước thuộc thẩm quyền điều chuyển của Uỷ ban nhân dân Tỉnh: trụ sở làm việc cơ quan hành chính; cơ sở hoạt động sự nghiệp; các công trình xây dựng gắn liền với đất; xe ô tô).
3. Thủ trưởng các sở, ban, ngành Tỉnh và Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố:
Quyết định điều chuyển tài sản nhà nước giữa các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc nội bộ ngành hoặc thuộc huyện, thị xã, thành phố quản lý, tài sản thuộc thẩm quyền điều chuyển là tài sản nhà nước khác (trừ tài sản nhà nước thuộc thẩm quyền điều chuyển của Uỷ ban nhân dân Tỉnh và Giám đốc Sở Tài chính).
4. Thẩm quyền quyết định điều chuyển tài sản nhà nước tại các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Bán, chuyển đổi hình thức sở hữu, thanh lý tài sản nhà nước.
Nội dung, trình tự, thủ tục bán, chuyển đổi hình thức sở hữu, thanh lý tài sản nhà nước thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 9 và 10 Phần II, Thông tư số 35/2007/TT-BTC ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Bộ Tài chính. Việc phân cấp thẩm quyền bán, chuyển đổi hình thức sở hữu, thanh lý tài sản nhà nước như sau:
1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh có thẩm quyền bán, chuyển đổi hình thức sở hữu, thanh lý tài sản nhà nước, bao gồm:
a) Trụ sở làm việc cơ quan hành chính; cơ sở hoạt động sự nghiệp; các công trình xây dựng gắn liền với đất.
b) Xe ô tô các loại.
2. Giám đốc Sở Tài chính:
Quyết định bán, chuyển đổi hình thức sở hữu, thanh lý tài sản nhà nước của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cấp Tỉnh quản lý (trừ tài sản nhà nước thuộc thẩm quyền bán, chuyển đổi hình thức sở hữu, thanh lý tài sản nhà nước của Uỷ ban nhân dân Tỉnh) và có nguyên giá theo sổ sách kế toán từ 100 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản.
3. Thủ trưởng các sở, ban, ngành Tỉnh:
Quyết định bán, chuyển đổi hình thức sở hữu, thanh lý tài sản nhà nước thuộc nội bộ ngành quản lý (trừ tài sản thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân Tỉnh) và có nguyên giá theo sổ sách kế toán dưới 100 triệu đồng/01 đơn vị tài sản.
4. Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố:
Quyết định bán, chuyển đổi hình thức sở hữu, thanh lý tài sản nhà nước của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc huyện, thị xã, thành phố quản lý (trừ tài sản nhà nước thuộc thẩm quyền bán, chuyển đổi hình thức sở hữu, thanh lý tài sản nhà nước của Uỷ ban nhân dân Tỉnh).
5. Thẩm quyền quyết định bán, chuyển đổi hình thức sở hữu, thanh lý tài sản nhà nước tại các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 8. Phân cấp thẩm quyền xác lập quyền sở hữu tài sản của Nhà nước và lập, phê duyệt phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước.
1. Thẩm quyền xác lập quyền sở hữu tài sản của Nhà nước.
1.1. Đối với tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm pháp luật bị tịch thu sung quỹ nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật.
1.2. Đối với các tài sản khác
a) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước theo quy định của pháp luật đối với:
- Tài sản của các dự án sử dụng vốn ngoài nước do địa phương quản lý sau khi kết thúc hoạt động được chuyển giao cho Nhà nước Việt Nam.
- Tài sản được chủ sở hữu chuyển quyền sở hữu dưới hình thức biếu, tặng cho, đóng góp, viện trợ, các hình thức chuyển giao khác cho các tổ chức thuộc địa phương và các tài sản khác theo quy định của pháp luật.
b) Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước đối với các tài sản khác theo thẩm quyền (trừ tài sản thuộc thẩm quyền quyết định của Uỷ ban nhân dân Tỉnh).
2. Thẩm quyền lập, phê duyệt phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước.
2.1. Thẩm quyền lập phương án xử lý tài sản:
Cơ quan đang quản lý hoặc được giao tạm quản lý tài sản có trách nhiệm lập phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2.2. Thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản:
a) Giám đốc Sở Tài chính phê duyệt phương án xử lý đối với tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm pháp luật bị tịch thu sung quỹ nhà nước; tài sản xác lập quyền sở hữu của Nhà nước thuộc thẩm quyền cấp tỉnh và các tài sản bị xử lý tịch thu của các cơ quan thuộc Bộ, cơ quan Trung ương quản lý đóng trên địa bàn Tỉnh (Thuế, Hải quan, Công an, Bộ đội Biên phòng, Kiểm lâm, Kiểm sát, Tòa án...).
b) Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố phê duyệt phương án xử lý đối với tài sản do cơ quan nhà nước thuộc cấp mình quyết định tịch thu sung quỹ nhà nước và tài sản xác lập quyền sở hữu của Nhà nước thuộc thẩm quyền cấp huyện, thị xã, thành phố.
c) Đối với tài sản được chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu dưới các hình thức biếu, tặng, cho, đóng góp, viện trợ và các hình thức chuyển giao khác theo quy định của pháp luật: cơ quan được giao nhiệm vụ tiếp nhận thực hiện lập bảng kê số lượng, nguyên giá, giá trị còn lại (đã quy đổi sang Việt Nam đồng) của tài sản đã tiếp nhận, đề xuất phương án bố trí sử dụng với Uỷ ban nhân dân Tỉnh (đối với tài sản chuyển giao cho các tổ chức, đơn vị thuộc cấp tỉnh) ra quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước đối với những tài sản này và Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố (đối với tài sản chuyển giao cho các tổ chức, đơn vị thuộc cấp huyện, thị xã, thành phố) ra quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước đối với những tài sản này.
d) Số tiền thu được từ việc bán tài sản tịch thu sung quỹ, xác lập quyền sở hữu của Nhà nước thuộc cấp nào xử lý nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước cấp đó, sau khi trừ chi phí theo quy định của pháp luật.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 9. Thủ trưởng các sở, ban, ngành Tỉnh; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm thực hiện việc quản lý tài sản nhà nước theo đúng quy định tại Nghị định số 137/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ, Thông tư số 35/2007/TT-BTC ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 137/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ “về việc quy định việc phân cấp quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước”, và Quy định này.
Điều 10. Giám đốc Sở Tài chính có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Quy định này. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc các đơn vị kịp thời phản ánh về Uỷ ban nhân dân Tỉnh để xem xét, sửa đổi, bổ sung Quy định cho phù hợp./. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Đồng Tháp",
"promulgation_date": "28/12/2007",
"sign_number": "67/2007/QĐ-UBND",
"signer": "Trương Ngọc Hân",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tien-te-Ngan-hang/Quyet-dinh-1604-QD-NHNN-2018-phe-duyet-De-an-phat-trien-ngan-hang-xanh-tai-Viet-Nam-411378.aspx | Quyết định 1604/QĐ-NHNN 2018 phê duyệt Đề án phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam | NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 1604/QĐ-NHNN
Hà Nội, ngày 07 tháng 8 năm 2018
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG XANH TẠI VIỆT NAM
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Quyết định số 403/2014/QĐ-TTg ngày 20/3/2014 ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014-2020;
Chỉ thị số 03/CT-NHNN ngày 24/3/2015 về thúc đẩy tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng;
Quyết định số 1552/QĐ-NHNN ngày 06/8/2015 về Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm 2020;
Xét đề nghị của Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt “Đề án phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam” với những nội dung chủ yếu sau:
I. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT VÀ CÁC CHỈ TIÊU CỤ THỂ
1. Mục tiêu tổng quát
Tăng cường nhận thức và trách nhiệm xã hội của hệ thống ngân hàng đối với việc bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, từng bước xanh hóa hoạt động ngân hàng, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ dự án thân thiện với môi trường, thúc đẩy các ngành sản xuất, dịch vụ và tiêu dùng xanh, năng lượng sạch và năng lượng tái tạo; góp phần tích cực thúc đẩy tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.
2. Các mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể
a) Từng bước tăng tỷ trọng vốn tín dụng cho các ngành, lĩnh vực xanh cần ưu tiên hỗ trợ trong Danh mục dự án xanh do NHNN ban hành.
b) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ đi cùng với xây dựng thói quen thân thiện với môi trường cho khách hàng trong khuôn khổ các hoạt động ngân hàng; phát triển mạnh các kênh giao dịch điện tử, các dịch vụ, phương thức thanh toán mới trên nền tảng công nghệ hiện đại.
c) Phấn đấu đến năm 2025:
- 100% ngân hàng xây dựng được quy định nội bộ về quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng.
- 100% các ngân hàng thực hiện đánh giá rủi ro môi trường xã hội trong hoạt động cấp tín dụng; Áp dụng các tiêu chuẩn về môi trường cho các dự án được ngân hàng cấp vốn vay; Kết hợp đánh giá rủi ro môi trường như một phần trong đánh giá rủi ro tín dụng của ngân hàng.
- Ít nhất 10-12 ngân hàng có đơn vị/bộ phận chuyên trách về quản lý rủi ro môi trường và xã hội.
- 60% ngân hàng tiếp cận được nguồn vốn xanh và triển khai cho vay các dự án tín dụng xanh.
II. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG XANH Ở VIỆT NAM
1. Nhóm giải pháp đối với NHNN
a) Xây dựng và ban hành hướng dẫn để định hướng phát triển ngân hàng xanh cho các TCTD
- Ban hành hướng dẫn về hoạt động ngân hàng xanh, tín dụng xanh trong đó nêu rõ định nghĩa của hoạt động tín dụng xanh, ngân hàng xanh; các tiêu chí đánh giá ngân hàng xanh trong đó bao gồm: (i) Hệ thống các quy định nội bộ về quản lý rủi ro môi trường và xã hội; (iii) Mô hình tổ chức để triển khai các hoạt động quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong quy trình cấp tín dụng; (iii) Tỷ trọng vốn tín dụng cho các ngành, lĩnh vực xanh cần ưu tiên hỗ trợ trong danh mục dự án xanh do NHNN ban hành; (iv) Chất lượng đào tạo, tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao nhận thức và năng lực của cán bộ ngân hàng nói chung và cán bộ tín dụng nói riêng trong phát triển bền vững, tín dụng xanh, ngân hàng xanh.
- Ban hành hướng dẫn xây dựng báo cáo về ngân hàng xanh/tín dụng xanh trong đó chi tiết các chỉ tiêu và yêu cầu báo cáo bảo đảm những nội dung sau: (i) Quản trị và cơ cấu tổ chức; (ii) Hệ thống chính sách và năng lực tài chính; (iii) Quản lý quy trình; (iv) Kiểm soát nội bộ và công bố thông tin.
- Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện Sổ tay hướng dẫn đánh giá rủi ro môi trường và xã hội cho 11 các ngành kinh tế còn lại trong tổng số 21 nhóm ngành chưa có hướng dẫn trong hoạt động cấp tín dụng của TCTD.
- Định kỳ cập nhật Danh mục dự án xanh.
b) Xây dựng và ban hành các chính sách ưu đãi, cơ chế hỗ trợ cho các TCTD để khuyến khích phát triển ngân hàng xanh
Nghiên cứu các cơ chế và công cụ ưu đãi, hỗ trợ áp dụng cho các ngân hàng để khuyến khích phát triển ngân hàng xanh/tín dụng xanh, như:
- Xem xét ưu tiên nguồn vốn cho phát triển tín dụng xanh thông qua chính sách tái cấp vốn/tái chiết khấu trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc không ảnh hưởng đến việc điều hành chính sách tiền tệ và mục tiêu lạm phát trong từng thời kỳ.
- Xem xét ưu tiên tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi từ các tổ chức quốc tế, các đối tác phát triển thông qua NHNN cho các NHTM có tỷ trọng cho vay tín dụng xanh cao.
c) Đẩy mạnh công tác đào tạo và truyền thông
- Tiếp tục triển khai và mở rộng chương trình đào tạo về tín dụng xanh, ngân hàng xanh cho cán bộ NHNN và cán bộ tín dụng của các TCTD.
- Định kỳ tổ chức các diễn đàn, hội thảo về chủ đề tín dụng xanh, ngân hàng xanh cũng tăng trưởng xanh và phát triển bền vững
- Tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngành Ngân hàng về tăng trưởng xanh và phát triển bền vững nói chung và về phát triển tín dụng xanh, ngân hàng xanh nói riêng.
- Bổ sung trong báo cáo thường niên của NHNN nội dung về hoạt động của ngành Ngân hàng hướng tới phát triển bền vững, góp phần hướng tới kinh tế xanh và tăng trưởng xanh.
d) Nghiên cứu triển khai một số giải pháp khuyến khích về lợi ích kinh tế (kết hợp với biện pháp hành chính) nhằm phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên cơ sở tận dụng các thành tựu khoa học công nghệ 4.0 để xanh hóa hoạt động ngân hàng.
2. Đối với các TCTD
a) Tập trung xây dựng khung chiến lược về ngân hàng xanh
Tùy thuộc vào định hướng kinh doanh, phân khúc thị trường, sản phẩm và khách hàng mục tiêu, cùng năng lực và thế mạnh của mình, từng TCTD xây dựng khung chiến lược và lộ trình hướng tới phát triển ngân hàng xanh theo cấp độ phù hợp trên cơ sở tham chiếu 5 cấp độ như sau:
Cấp độ 1: Thực hiện các hoạt động bổ trợ, tài trợ cho các sự kiện “xanh” và tham gia các hoạt động công cộng.
Cấp độ 2: Tách bạch phát triển các dự án và hoạt động kinh doanh, trong đó ngân hàng phát triển thêm các sản phẩm dịch vụ xanh riêng biệt bổ sung vào danh mục sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống.
Cấp độ 3: Hoạt động kinh doanh có hệ thống, trong đó hầu hết quy trình, sản phẩm dịch vụ ngân hàng tuân thủ nguyên tắc xanh, cơ cấu tổ chức của ngân hàng được thiết kế để hỗ trợ tác động “xanh” trên các giác độ: mục tiêu hoạt động, nguyên tắc hoạt động, nhân sự và cơ cấu tổ chức, quy trình hoạt động.
Cấp độ 4: Sáng kiến cân bằng sinh thái tầm chiến lược. Hoạt động ngân hàng xanh không chỉ giới hạn ở phạm vi các nghiệp vụ đơn lẻ mà được mở rộng thành mạng lưới, liên minh, đối thoại cộng đồng hay toàn thể hệ sinh thái nhằm đạt được tính bền vững của các yếu tố xã hội, môi trường và tài chính.
Cấp độ 5: Sáng kiến cân bằng sinh thái chủ động, trong đó các hoạt động ngân hàng xanh tương tự như cấp độ 4, những được thực hiện một cách có mục đích, không chỉ là các hoạt động ứng phó với thay đổi bên ngoài như cấp độ 4.
b) Xây dựng và thiết lập hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã hội một cách toàn diện, trong đó bao gồm: Các hướng dẫn nội bộ về quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng; Bộ máy tổ chức để thực hiện việc quản lý, đánh giá rủi ro môi trường và xã hội; phân công, phân cấp, phân bổ và sử dụng các nguồn lực để triển khai hệ thống; Hệ thống báo cáo về hoạt động quản lý rủi ro môi trường và xã hội; Các chương trình nâng cao năng lực thể chế của ngân hàng về quản lý rủi ro môi trường và xã hội.
c) Thực hiện theo hướng dẫn của NHNN về đánh giá rủi ro môi trường và xã hội; Kết hợp đánh giá rủi ro môi trường như một phần trong đánh giá rủi ro tín dụng của ngân hàng. Đưa việc đánh giá rủi ro môi trường và xã hội trong hướng dẫn về kiểm toán nội bộ và trong các báo cáo chung của ngân hàng; Phát triển kế hoạch quản lý rủi ro môi trường và xã hội sau khi đánh giá và giám sát các dự án và các khoản vay đã triển khai.
d) Nghiên cứu thành lập đơn vị/bộ phận chịu trách nhiệm về việc triển khai quản lý rủi ro môi trường và xã hội và quản lý, giám sát việc triển khai ngân hàng xanh, tín dụng xanh tại ngân hàng.
đ) Từng bước chuyển đổi các quy trình quản trị nội bộ, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng và công nghệ thông tin theo hướng hỗ trợ tốt hơn cho việc giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường; cung cấp các dịch vụ tín dụng và thanh toán trong các lĩnh vực thân thiện với môi trường; Chủ động xây dựng hướng dẫn nội bộ về môi trường làm việc xanh hướng tới thực hiện các biện pháp tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nước, giấy in, điện, nhiên liệu... tại từng chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn hệ thống của ngân hàng.
e) Xây dựng chính sách cho vay cụ thể đối với các lĩnh vực môi trường nhạy cảm như nông nghiệp, đồ da, năng lượng tái tạo, dệt may; Theo dõi chặt chẽ và có biện pháp giảm dần việc cho vay đối với các hoạt động gây hại môi trường.
g) Phối hợp với đơn vị chức năng của NHNN trong việc xây dựng, triển khai, đánh giá và báo cáo về việc thực hiện chiến lược, kế hoạch hành động ngân hàng xanh/tín dụng xanh của đơn vị.
h) Tổ chức các khóa đào tạo và tăng cường nhận thức cho nhân viên về phát triển bền vững, tăng trưởng xanh, tín dụng xanh, ngân hàng xanh, hiểu được tầm quan trọng về quản lý rủi ro môi trường và xã hội; tổ chức tuyên truyền tổ chức sự kiện cho khách hàng hiểu hơn về sản phẩm, dịch vụ ngân hàng xanh; giới thiệu các sản phẩm thân thiện với môi trường hoặc không gây tác động xấu đến môi trường.
Phối hợp chặt chẽ với đơn vị chức năng của NHNN trong việc đánh giá nhu cầu, xây dựng chương trình đào tạo và bồi dưỡng để triển khai tại đơn vị và/hoặc triển khai trong ngành ngân hàng.
i) Phối hợp chặt chẽ với đơn vị chức năng của NHNN và ngành môi trường để tiến tới xây dựng và hình thành hệ thống dữ liệu về tình hình tuân thủ, vi phạm yêu cầu về môi trường của doanh nghiệp, tạo cơ sở cho các NHTM trong việc thẩm định, xác định mức độ rủi ro môi trường khi đánh giá khách hàng vay, từ đó hạn chế/giảm cấp các khoản vay cho hoạt động gây hại môi trường.
III. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN
1. Giai đoạn 1 (2018-2020):
a) NHNN:
- Ban hành hướng dẫn về hoạt động ngân hàng xanh, tín dụng xanh.
- Ban hành hướng dẫn xây dựng báo cáo về ngân hàng xanh, tín dụng xanh.
- Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện Sổ tay hướng dẫn đánh giá rủi ro môi trường và xã hội cho 11 các ngành kinh tế còn lại trong tổng số 21 nhóm ngành chưa có hướng dẫn trong hoạt động cấp tín dụng của TCTD.
- Định kỳ cập nhật Danh mục dự án xanh.
- Xem xét ưu tiên nguồn vốn cho phát triển tín dụng xanh thông qua chính sách tái cấp vốn/tái chiết khấu.
- Xem xét ưu tiên tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi từ các tổ chức quốc tế, các đối tác phát triển thông qua NHNN cho các NHTM có tỷ trọng cho vay tín dụng xanh cao.
- Nghiên cứu triển khai một số giải pháp khuyến khích về lợi ích kinh tế (kết hợp với biện pháp hành chính) nhằm phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên cơ sở tận dụng các thành tựu khoa học công nghệ 4.0 để xanh hóa hoạt động ngân hàng.
- Tiếp tục triển khai và mở rộng chương trình đào tạo về tín dụng xanh, ngân hàng xanh cho cán bộ NHNN và cán bộ tín dụng của các TCTD.
- Định kỳ tổ chức các diễn đàn, hội thảo về chủ đề ngân hàng xanh, tín dụng xanh, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.
- Tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngành Ngân hàng về tăng trưởng xanh và phát triển bền vững nói chung và về phát triển tín dụng xanh, ngân hàng xanh nói riêng.
b) Các TCTD:
- Xây dựng khung chiến lược và lộ trình thực hiện hướng tới phát triển ngân hàng xanh.
- Xây dựng và thiết lập hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã hội một cách toàn diện; trong đó xây dựng được các hướng dẫn nội bộ về quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng; Hệ thống báo cáo về hoạt động quản lý rủi ro môi trường và xã hội; Các chương trình nâng cao năng lực thể chế của ngân hàng về quản lý rủi ro môi trường và xã hội.
- Tuân theo hướng dẫn của NHNN về đánh giá rủi ro môi trường và xã hội; Kết hợp đánh giá rủi ro môi trường như một phần trong đánh giá rủi ro tín dụng của ngân hàng. Đưa việc đánh giá rủi ro môi trường và xã hội trong hướng dẫn về kiểm toán nội bộ và trong các báo cáo chung của ngân hàng; Phát triển kế hoạch quản lý rủi ro môi trường và xã hội sau khi đánh giá và giám sát các dự án và các khoản vay đã triển khai.
- Xây dựng hướng dẫn nội bộ về môi trường làm việc xanh.
- Xây dựng chính sách cho vay cụ thể đối với các lĩnh vực môi trường nhạy cảm.
- Tổ chức các khóa đào tạo, tăng cường năng lực quản lý rủi ro môi trường và xã hội, tăng cường nhận thức cho nhân viên về phát triển bền vững, tăng trưởng xanh, tín dụng xanh, ngân hàng xanh; tổ chức tuyên truyền tổ chức sự kiện cho khách hàng hiểu hơn về sản phẩm, dịch vụ ngân hàng xanh; giới thiệu các sản phẩm thân thiện với môi trường hoặc không gây tác động xấu đến môi trường.
2. Giai đoạn 2 (2021-2025):
a) NHNN:
- Căn cứ kết quả bước đầu về tỷ trọng tín dụng xanh trong danh mục đầu tư và kết quả xây dựng khung chiến lược phát triển ngân hàng xanh của ngân hàng giai đoạn 1, NHNN công bố mục tiêu tỷ trọng tín dụng xanh trong danh mục đầu tư của ngân hàng cho giai đoạn 2021-2025.
- Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện Sổ tay hướng dẫn đánh giá rủi ro môi trường và xã hội.
- Tiếp tục hoàn thiện Danh mục dự án xanh.
- Bổ sung trong báo cáo thường niên của NHNN nội dung về hoạt động của ngành Ngân hàng hướng tới phát triển bền vững, góp phần hướng tới kinh tế xanh và tăng trưởng xanh.
b) Các TCTD:
- Báo cáo về tiến độ thực hiện tỷ trọng tín dụng xanh trong danh mục đầu tư của ngân hàng giai đoạn 1; đề xuất mục tiêu thực hiện cho giai đoạn 2 (2021-2025).
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã hội một cách toàn diện; trong đó hình thành được một bộ máy tổ chức để thực hiện việc quản lý, đánh giá rủi ro môi trường và xã hội, giám sát thực hiện hoạt động ngân hàng xanh, tín dụng xanh tại ngân hàng.
- Phối hợp chặt chẽ với đơn vị chức năng của NHNN và ngành môi trường xây dựng và hình thành hệ thống dữ liệu về tình hình tuân thủ, vi phạm yêu cầu về môi trường của doanh nghiệp, tạo cơ sở cho các TCTD trong việc thẩm định, xác định mức độ rủi ro môi trường khi đánh giá khách hàng vay, từ đó hạn chế/giảm cấp các khoản vay cho hoạt động gây hại môi trường.
- Tiếp tục tổ chức các khóa đào tạo, tăng cường năng lực quản lý rủi ro môi trường và xã hội, tăng cường nhận thức cho nhân viên về phát triển bền vững, tăng trưởng xanh, tín dụng xanh, ngân hàng xanh.
- Xây dựng và hình thành hệ thống dữ liệu về tình hình tuân thủ, vi phạm yêu cầu về môi trường của doanh nghiệp.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Triển khai thực hiện
a) Viện Chiến lược ngân hàng làm đầu mối, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các diễn đàn, hội thảo về chủ đề ngân hàng xanh, tín dụng xanh, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững; tổ chức điều tra, khảo sát, thu thập số liệu của các TCTD phục vụ cho việc đánh giá hoạt động ngân hàng xanh, tín dụng xanh.
b) Vụ Tín dụng các ngành kinh tế chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu, xây dựng và ban hành hướng dẫn để định hướng phát triển ngân hàng xanh cho các TCTD bao gồm: ban hành hướng dẫn về hoạt động ngân hàng xanh, tín dụng xanh; ban hành hướng dẫn xây dựng báo cáo về ngân hàng xanh, tín dụng xanh; nghiên cứu, hoàn thiện Sổ tay hướng dẫn đánh giá rủi ro môi trường và xã hội cho 11 các ngành kinh tế còn lại trong tổng số 21 nhóm ngành chưa có hướng dẫn trong hoạt động cấp tín dụng của TCTD.
c) Vụ Chính sách tiền tệ nghiên cứu, tham mưu về việc hỗ trợ nguồn vốn thông qua các công cụ chính sách tiền tệ đối với ngân hàng xanh, tín dụng xanh theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của Chính phủ, phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ từng thời kỳ; Bổ sung trong báo cáo thường niên của NHNN nội dung về hoạt động của ngành ngân hàng hướng tới kinh tế xanh, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.
d) Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan thuộc NHNN, kết hợp với nguồn hỗ trợ kỹ thuật quốc tế, xây dựng chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao nhận thức của các ngân hàng, tăng cường năng lực cho cán bộ trong ngành Ngân hàng để thúc đẩy phát triển ngân hàng xanh.
đ) Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng nghiên cứu, tham mưu bổ sung cơ chế thanh tra, giám sát rủi ro môi trường và xã hội của các ngân hàng, TCTD; bổ sung, lồng ghép quy định về quản lý rủi ro môi trường và xã hội vào các quy định quản trị nội bộ của các TCTD.
e) Vụ Thanh toán chủ trì phối hợp với Cục Công nghệ tin học tham mưu xây dựng cơ chế chính sách thúc đẩy ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản phẩm dịch vụ ngân hàng, phát triển mạng lưới thanh toán điện tử, thanh toán qua điện thoại di động, ứng dụng công nghệ thân thiện với môi trường; Nghiên cứu triển khai một số giải pháp khuyến khích về lợi ích kinh tế (kết hợp với biện pháp hành chính) nhằm phát triển thanh toán trên cơ sở tận dụng các thành tựu khoa học công nghệ 4.0 để xanh hóa hoạt động ngân hàng.
g) Ban Quản lý các dự án ODA đầu mối, phối hợp với các đơn vị có liên quan định kỳ cập nhật Danh mục dự án xanh; xem xét ưu tiên tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi từ các tổ chức quốc tế, các đối tác phát triển thông qua NHNN cho các NHTM có tỷ trọng cho vay tín dụng xanh cao.
h) Vụ Truyền thông, Văn phòng NHNN tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngành Ngân hàng về tăng trưởng xanh và phát triển bền vững nói chung và về phát triển tín dụng xanh, ngân hàng xanh nói riêng.
i) Vụ Tài chính kế toán cân đối, bố trí nguồn lực tài chính phù hợp để xây dựng và triển khai hoạt động ngân hàng xanh, tín dụng xanh.
k) Các TCTD chủ động xây dựng khung chiến lược phát triển ngân hàng xanh báo cáo NHNN và thực hiện các nhiệm vụ theo lộ trình tại Mục III của Đề án này.
2. Giám sát, đánh giá kết quả thực hiện
a) Việc đánh giá được tiến hành hàng năm.
b) Các đơn vị thuộc NHNN, các TCTD, theo nhiệm vụ được phân công, có trách nhiệm gửi báo cáo về tình hình thực hiện nhiệm vụ, các kiến nghị, đề xuất để gửi đơn vị đầu mối (Viện CLNH) tổng hợp; đồng thời gửi Vụ Tín dụng các ngành kinh tế với các nhiệm vụ có nội dung tương đồng với nhiệm vụ tại Quyết định số 1552/QĐ-NHNN ngày 6/8/2015 của Thống đốc NHNN ban hành kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm 2020; Thời hạn gửi báo cáo trước ngày 31 tháng 12 hàng năm.
c) Viện CLNH làm đầu mối, tổng hợp và xây dựng báo cáo tổng hợp đánh giá kết quả thực hiện Đề án, trình Thống đốc NHNN trước ngày 31 tháng 01 hàng năm.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng, Viện trưởng Viện CLNH, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch hội đồng quản trị, Chủ tịch hội đồng thành viên và Tổng Giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Thống đốc và các Phó Thống đốc;
- Lưu: VP NHNN, Viện CLNH.
KT. THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC
Nguyễn Kim Anh | {
"issuing_agency": "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam",
"promulgation_date": "07/08/2018",
"sign_number": "1604/QĐ-NHNN",
"signer": "Nguyễn Kim Anh",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-1582-QD-UBND-chuong-trinh-cong-tac-Uy-ban-nhan-dan-tinh-Lai-Chau-2016-310925.aspx | Quyết định 1582/QĐ-UBND chương trình công tác Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu 2016 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LAI CHÂU
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 1582/QĐ-UBND
Lai Châu, ngày 28 tháng 12 năm 2015
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC CỦA UBND TỈNH NĂM 2016
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND-UBND ngày 26/11/2003
Căn cứ Quyết định số 18/2011/QĐ-UBND ngày 19/7/2011 của UBND tỉnh Lai Châu về việc ban hành quy chế làm việc của UBND tỉnh;
Căn cứ Chương trình làm việc của Ban Thường vụ Tỉnh ủy năm 2016;
Căn cứ Nghị quyết số 145/NQ-HĐND ngày 11/12/2015 của HĐND tỉnh về chương trình xây dựng nghị quyết của HĐND tỉnh năm 2016;
Xét đề nghị của Chánh Văn phòng UBND tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình công tác của UBND tỉnh năm 2016.
(Có chương trình chi tiết kèm theo)
Điều 2. Căn cứ chương trình công tác năm 2016 của UBND tỉnh Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, chương trình công tác cụ thể đối với ngành, địa phương, đơn vị và tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo hoàn thành kế hoạch đề ra.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2016.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Các thành viên UBND tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư;
- TT. Tỉnh ủy, HĐND tỉnh;
- Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Văn phòng UBND: LĐ, CV, TH-CB;
- Lưu: VT, TH.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Đỗ Ngọc An
CHƯƠNG TRÌNH
CÔNG TÁC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU NĂM 2016
(Kèm theo Quyết định số 1582/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2015 của UBND tỉnh Lai Châu)
TT
Danh mục
Đơn vị thẩm định
Đơn vị đề xuất/ xây dựng
Đơn vị phối hợp
Thời gian
Ghi chú
QUÝ I
1
UBND tỉnh họp giải quyết các công việc thường xuyên theo quy chế làm việc
Tháng 01
2
UBND tỉnh họp giải quyết các công việc thường xuyên theo quy chế làm việc
Tháng 02
3
Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm giai đoạn 2016 - 2020 tỉnh Lai Châu
Sở Kế hoạch và Đầu tư
Sở Kế hoạch và Đầu tư
Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố
Tháng 3
Báo cáo BTV, BCH; Nghị quyết chuyên đề trình HĐND tỉnh
4
Báo cáo tổng kết Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 20/4/2011 của BCH Đảng bộ tỉnh về giảm nghèo nhanh và bền vững giai đoạn 2011-2015
Sở Lao động TB&XH
Sở Lao động TB&XH
Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố
Tháng 3
Báo cáo BCH Đảng bộ tỉnh
5
Đề án giảm nghèo bền vững tỉnh Lai Châu giai đoạn 2016 - 2020
Sở Lao động TB&XH
Sở Lao động TB&XH
Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố
Tháng 3
Nghị quyết trình BCH Đảng bộ tỉnh; Nghị quyết chuyên đề trình HĐND tỉnh
6
Báo cáo tổng kết Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 20/7/2011 của BCH Đảng bộ tỉnh về tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục trong giai đoạn mới
Sở Giáo dục và Đào tạo
Sở Giáo dục và Đào tạo
Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố
Tháng 3
Báo cáo BCH Đảng bộ tỉnh
7
Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh quý I; nhiệm vụ công tác quý II năm 2016
Sở Kế hoạch và Đầu tư
Sở Kế hoạch và Đầu tư
Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố
Tháng 3
QUÝ II
8
Báo cáo bổ sung kết quả thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2015
Sở Kế hoạch và Đầu tư
Sở Kế hoạch và Đầu tư
Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố
Tháng 4
Trình HĐND tỉnh
9
Báo cáo tổng kết Nghị quyết số 15-NQ/TU ngày 16/7/2007 của BCH Đảng bộ tỉnh về phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2007-2015; Dự thảo Kết luận của BCH Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TU
Sở Nông nghiệp và PTNT
Sở Nông nghiệp và PTNT
Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố
Tháng 4
Báo cáo BCH Đảng bộ tỉnh
10
Đề án phát triển hạ tầng thiết yếu các khu sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung giai đoạn 2016-2020
Sở Nông nghiệp và PTNT
Sở Nông nghiệp và PTNT
Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố
Tháng 4
Báo cáo BCH Đảng bộ tỉnh; Nghị quyết chuyên đề trình HĐND tỉnh
11
Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Lai Châu đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
Sở Xây dựng
Sở Xây dựng
Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố
Tháng 4
Chuyển từ 2015
12
Chương trình phát triển đô thị thành phố Lai Châu giai đoạn 2016-2020
Sở Xây dựng
Sở Xây dựng
Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố
Tháng 4
13
Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất tỉnh Lai Châu đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2016-2020) tỉnh Lai Châu
Sở Tài nguyên và Môi trường
Sở Tài nguyên và Môi trường
Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố
Tháng 4
Nghị quyết chuyên đề trình HĐND tỉnh; trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
14
Điều chỉnh quy hoạch mạng lưới trường, lớp học ngành giáo dục và đào tạo đến năm 2020
Sở Giáo dục và Đào tạo
Sở Giáo dục và Đào tạo
Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố
Tháng 4
Chuyển từ 2015
15
Đề án nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống y tế cơ sở giai đoạn 2016-2020
Sở Y tế
Sở Y tế
Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư
Tháng 4
Trình BCH Đảng bộ tỉnh; Nghị quyết chuyên đề trình HĐND tỉnh
16
Đề án về công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2016-2020
Sở Y tế
Sở Y tế
Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố
Tháng 5
Nghị quyết chuyên đề trình HĐND tỉnh
17
Đề án nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Lai Châu giai đoạn 2016-2020
Sở Giáo dục và Đào tạo
Sở Giáo dục và Đào tạo
Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố
Tháng 5
Nghị quyết BCH Đảng bộ tỉnh; Nghị quyết chuyên đề trình HĐND tỉnh;
18
Quy định chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2017-2020
Sở Tài chính
Sở Nông nghiệp và PTNT
Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố
Tháng 5
Nghị quyết chuyên đề trình HĐND tỉnh
19
Đề án nâng cao chất lượng giáo dục vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016-2020
Sở Giáo dục và Đào tạo
Sở Giáo dục và Đào tạo
Các sở, ban, ngành; UBND các huyện Tam Đường, Phong Thổ, Sìn Hồ
Tháng 5
Báo cáo BCH Đảng bộ tỉnh; Nghị quyết chuyên đề trình HĐND tỉnh
20
Quyết định tổng biên chế trong các cơ quan, tổ chức hành chính và tổng số người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập tỉnh Lai Châu năm 2016
Sở Nội vụ
Sở Nội vụ
Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố
Tháng 5
Trình HĐND tỉnh
21
Điều chỉnh Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Lai Châu đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
Sở Xây dựng
Sở Xây dựng
Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố
Tháng 5
Chuyển từ 2015
22
Báo cáo Tổng kết Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 12/10/2011 của BCH Đảng bộ tỉnh về xây dựng nông thôn mới đến năm 2020
Sở Nông nghiệp và PTNT
Sở Nông nghiệp và PTNT
Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố
Tháng 5
Báo cáo BCH Đảng bộ tỉnh
23
Báo cáo Tổng kết Nghị quyết số 20-NQ/TU ngày 29/3/2008 của BCH Đảng bộ tỉnh về phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tỉnh Lai Châu đến năm 2015
Sở Công thương
Sở Công thương
Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố
Tháng 5
Báo cáo BCH Đảng bộ tỉnh
24
Báo cáo Tổng kết Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 10/8/2006 của BCH Đảng bộ tỉnh về lãnh đạo công tác di dân TĐC thủy điện Huổi Quảng, Bản Chát
Sở Kế hoạch và Đầu tư
Sở Kế hoạch và Đầu tư
Các sở, ban, ngành; UBND các huyện Than Uyên, Tân Uyên
Tháng 5
Báo cáo BCH Đảng bộ tỉnh
25
Báo cáo Tổng kết Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 20/4/2011 của BCH Đảng bộ tỉnh về lãnh đạo công tác di dân TĐC thủy điện Lai Châu
Sở Kế hoạch và Đầu tư
Sở Kế hoạch và Đầu tư
Các sở, ban, ngành; UBND các huyện Mường Tè, Nậm Nhùn, Sìn Hồ
Tháng 5
Báo cáo BCH Đảng bộ tỉnh
26
Đề án phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020
Sở Nông nghiệp và PTNT
Sở Nông nghiệp và PTNT
Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố
Tháng 5
Nghị quyết trình BCH Đảng bộ tỉnh
27
Quy định chính sách hỗ trợ kinh phí nuôi dưỡng học sinh bán trú trong các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh
Sở Tài chính
Sở Giáo dục và Đào tạo
Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố
Tháng 6
Nghị quyết chuyên đề trình HĐND tỉnh
28
Quy định mức học phí đối với các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Lai Châu năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021;
Sở Tài chính
Sở Giáo dục và Đào tạo
Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố
Tháng 6
Nghị quyết chuyên đề trình HĐND tỉnh
29
Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên năm 2017 và các năm tiếp theo
Sở Tài chính
Sở Tài chính
Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố
Tháng 6
Báo cáo BTV, BCH; Nghị quyết chuyên đề trình HĐND tỉnh
30
Phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi NSĐP năm 2017 và ổn định cho các năm tiếp theo trên địa bàn tỉnh Lai Châu
Sở Tài chính
Sở Tài chính
Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố
Tháng 6
Báo cáo BTV, BCH; Nghị quyết chuyên đề trình HĐND tỉnh
31
Báo cáo tình hình thực hiện thu, chi ngân sách địa phương 6 tháng đầu năm 2016
Sở Tài chính
Sở Tài chính
Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố
Tháng 6
Trình HĐND tỉnh
32
Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm; nhiệm vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm 2016
Sở Kế hoạch và Đầu tư
Sở Kế hoạch và Đầu tư
Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố
Tháng 6
Trình HĐND tỉnh
33
Báo cáo kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều hành và thực hiện chương trình công tác của UBND tỉnh 6 tháng đầu năm 2016
VP UBND tỉnh
VP UBND tỉnh
Các sở, ban, ngành
Tháng 6
Trình HĐND tỉnh
34
Báo cáo công tác thi hành án dân sự 6 tháng đầu năm 2016
Cục Thi hành án dân sự tỉnh
Cục Thi hành án dân sự tỉnh
Các sở, ban, ngành
Tháng 6
Trình HĐND tỉnh
35
Báo cáo tình hình giải quyết khiếu nại tố cáo 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2016
Thanh tra tỉnh
Thanh tra tỉnh
Các sở, ban, ngành
Tháng 6
Trình HĐND tỉnh
36
Báo cáo kết quả công tác phòng, chống tham nhũng 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2016
Thanh tra tỉnh
Thanh tra tỉnh
Các sở, ban, ngành
Tháng 6
Trình HĐND tỉnh
QUÝ III
37
Định hướng xây dựng dự toán thu - chi NSĐP năm 2017 (để bảo vệ tại Bộ Tài chính); Kế hoạch tài chính 5 năm
Sở Tài chính
Sở Tài chính
Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố
Tháng 7
Báo cáo BTV Tỉnh ủy
38
Định hướng xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và vốn đầu tư năm 2017 (để bảo vệ tại Bộ KH&ĐT)
Sở Kế hoạch và Đầu tư
Sở Kế hoạch và Đầu tư
Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố
Tháng 7
Báo cáo BTV Tỉnh ủy
39
Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Lai Châu giai đoạn 2016 - 2025, tầm nhìn đến 2035;
Sở Công thương
Sở Công thương
Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố
Tháng 7
Nghị quyết chuyên đề trình HĐND tỉnh
40
Chương trình phát triển kinh tế cửa khẩu đến năm 2020
Sở Kế hoạch và Đầu tư
Sở Kế hoạch và Đầu tư
Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố
Tháng 7
Nghị quyết chuyên đề trình HĐND tỉnh
41
Đề án ổn định và phát triển kinh tế - xã hội vùng tái định cư các công trình thủy điện trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020
Sở Nông nghiệp và PTNT
Sở Nông nghiệp và PTNT
Các sở, ban, ngành; UBND các huyện biên giới
Tháng 7
Nghị quyết trình BTV Tỉnh ủy
42
Báo cáo tổng kết Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 16/3/2007 của BCH Đảng bộ tỉnh về phát triển kinh tế cửa khẩu giai đoạn 2007-2015; Dự thảo Kết luận của BCH Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TU.
Sở Kế hoạch và Đầu tư
Sở Kế hoạch và Đầu tư
Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố
Tháng 8
Báo cáo BCH Đảng bộ tỉnh
43
Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Lai Châu giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến 2030
Sở Kế hoạch và Đầu tư (Thường trực HĐTĐ)
UBND Thành phố
Các sở, ban, ngành; UBND các huyện Tam Đường, Phong Thổ, Sìn Hồ
Tháng 8
Báo cáo BTV Tỉnh ủy
44
Đề án phát triển giao thông nông thôn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2016 -2020
Sở Giao thông Vận tải
Sở Giao thông Vận tải
Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố
Tháng 8
45
Báo cáo Tổng kết Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 16/7/2007 của BCH Đảng bộ tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh các xã biên giới đến năm 2010 và các năm tiếp theo
Sở Kế hoạch và Đầu tư
Sở Kế hoạch và Đầu tư
Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố
Tháng 8
Báo cáo BCH Đảng bộ tỉnh
46
Báo cáo Tổng kết Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 07/5/2007 của BCH Đảng bộ tỉnh về đẩy mạnh xây dựng, nâng cao hiệu quả và chất lượng đời sống văn hóa ở cơ sở trong giai đoạn tới
Sở Văn hóa TT&DL
Sở Văn hóa TT&DL
Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố
Tháng 8
Báo cáo BCH Đảng bộ tỉnh
47
Đề án phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh các xã biên giới giai đoạn 2016-2020
Sở Kế hoạch và Đầu tư
Sở Kế hoạch và Đầu tư
Các sở, ban, ngành; UBND các huyện biên giới
Tháng 8
Nghị quyết trình BTV Tỉnh ủy; Nghị quyết chuyên đề trình HĐND tỉnh
48
Điều chỉnh, bổ sung mức thu phí, lệ phí và tỷ lệ phần trăm trích nộp NSNN trên địa bàn tỉnh Lai Châu
Sở Tài chính
Sở Tài chính
Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố
Tháng 9
Nghị quyết chuyên đề trình HĐND tỉnh
49
Đề án chia tách, thành lập bản thuộc một số xã trên địa bàn tỉnh Lai Châu
Sở Nội vụ
Sở Nội vụ
UBND các huyện, thành phố
Tháng 9
Nghị quyết chuyên đề trình HĐND tỉnh
50
Đề án phát triển du lịch giai đoạn 2016-2020
Sở Văn hóa TT&DL
Sở Văn hóa TT&DL
Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố
Tháng 9
Trình BCH Đảng bộ tỉnh; Nghị quyết chuyên đề trình HĐND tỉnh
51
Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh 9 tháng; giải pháp thực hiện 3 tháng cuối năm 2016
Sở Kế hoạch và Đầu tư
Sở Kế hoạch và Đầu tư
Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố
Tháng 9
Trình HĐND tỉnh
QUÝ IV
52
Kế hoạch Cải cách hành chính nhà nước tỉnh Lai Châu năm 2017
Sở Nội vụ
Sở Nội vụ
Các sở, ban, ngành
Tháng 10
Trình HĐND tỉnh
53
Quyết toán thu chi ngân sách địa phương năm 2015
Sở Tài chính
Sở Tài chính
Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố
Tháng 10
Trình HĐND tỉnh
54
Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng biên chế hành chính, số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập năm 2016
Sở Nội vụ
Sở Nội vụ
Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố
Tháng 10
Trình HĐND tỉnh
55
Báo cáo đánh giá công tác phòng chống tham nhũng năm 2016; Phương hướng, nhiệm vụ năm 2017
Thanh tra tỉnh
Thanh tra tỉnh
TT BCĐ PCTN
Tháng 10
Trình HĐND tỉnh
56
Báo cáo công tác thi hành án dân sự năm 2016
Cục Thi hành án dân sự tỉnh
Cục Thi hành án dân sự tỉnh
Các cơ quan nội chính
Tháng 10
Trình HĐND tỉnh
57
Báo cáo tình hình giải quyết khiếu nại tố cáo năm 2016. Phương hướng, nhiệm vụ năm 2017
Thanh tra tỉnh
Thanh tra tỉnh
Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố
Tháng 10
Trình HĐND tỉnh
58
Báo cáo Tổng kết Nghị quyết số 24/NQ/TU ngày 5/11/2008 của BCH Đảng bộ tỉnh về phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh đến năm 2015
Sở Nông nghiệp và PTNT
Sở Nông nghiệp và PTNT
Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố
Tháng 10
Báo cáo BCH Đảng bộ tỉnh
59
Danh mục các dự án phải thu hồi đất và danh mục các dự án được phép chuyển mục đích sử dụng đất
Sở Tài nguyên và Môi trường
Sở Tài nguyên và Môi trường
Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố
Tháng 11
Nghị quyết chuyên đề trình HĐND tỉnh
60
Báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2016; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2017
Sở Kế hoạch và Đầu tư
Sở Kế hoạch và Đầu tư
Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố
Tháng 11
Trình HĐND tỉnh
61
Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư năm 2016; Kế hoạch vốn đầu tư năm 2017
Sở Kế hoạch và Đầu tư
Sở Kế hoạch và Đầu tư
Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố
Tháng 11
Trình HĐND tỉnh
62
Báo cáo tình hình thực hiện thu chi ngân sách địa phương năm 2016; Dự toán thu NSNN và phân bổ dự toán thu, chi NSĐP năm 2017
Sở Tài chính
Sở Tài chính
Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố
Tháng 11
Trình HĐND tỉnh
63
Báo cáo tình hình thực hiện chương trình hành động thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2016; Nhiệm vụ, giải pháp năm 2017
Sở Tài chính
Sở Tài chính
Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố
Tháng 11
Trình HĐND tỉnh
64
Báo cáo kiểm điểm công tác chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh năm 2016; những giải pháp chỉ đạo điều hành và chương trình công tác của UBND tỉnh năm 2017
VP UBND tỉnh
VP UBND tỉnh
Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố
Tháng 11
Trình HĐND tỉnh | {
"issuing_agency": "Tỉnh Lai Châu",
"promulgation_date": "28/12/2015",
"sign_number": "1582/QĐ-UBND",
"signer": "Đỗ Ngọc An",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Quyet-dinh-684-QD-UBND-HC-2023-phan-chia-Cum-Khoi-thi-dua-trong-Tinh-Dong-Thap-571308.aspx | Quyết định 684/QĐ-UBND-HC 2023 phân chia Cụm Khối thi đua trong Tỉnh Đồng Tháp | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 684/QĐ-UBND-HC
Đồng tháp, ngày 29 tháng 06 năm 2023
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ PHÂN CHIA CỤM, KHỐI THI ĐUA TRONG TỈNH VÀ CHỈ TIÊU KHEN THƯỞNG CỜ THI ĐUA, BẰNG KHEN CỦA CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Cắn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Thi đua, khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng;
Căn cứ Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng;
Căn cứ Thông tư số 12/2019/TT-BNV ngày 04 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số 05/2020/TT-BNV ngày 09 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc bãi bỏ khoản 7 Điều 2 Thông tư số 12/2019/TT-BNV ngày 04 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ;
Căn cứ Hướng dẫn số 1479/HD-BTĐKT ngày 25 tháng 7 năm 2016 của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương tổ chức cụm, khối thi đua của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đề nghị tặng “Cờ thi đua của Chính phủ”, Cờ thi đua cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Quyết định số 03/2023/QĐ-UBND ngày 15 tháng 02 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp quy định công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp;
Xét đề nghị của Sở Nội vụ tại Tờ trình số 1332/TTr-SNV ngày 23 tháng 5 năm 2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này là Quy định về phân chia Cụm, Khối thi đua trong Tỉnh và chỉ tiêu khen thưởng Cờ thi đua, Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) Tỉnh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, thay thế Quyết định số 1243/QĐ-UBND.HC ngày 28 tháng 10 năm 2019 của UBND tỉnh Đồng Tháp ban hành Quy định về phân chia Cụm, Khối thi đua trong Tỉnh và chỉ tiêu khen thưởng Cờ thi đua, Bằng khen của UBND Tỉnh.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND Tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp Tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Hội đồng TĐ-KT Trung ương;
- Ban TĐ-KT Trung ương;
- TT/TU, TT/HĐND, UBMTTQVN Tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội Tỉnh;
- CT, các PCT/UBND Tỉnh;
- Báo ĐT, Đài PT&TH ĐT, Cổng TTĐT Tỉnh;
- LĐVP/UBND Tỉnh;
- Lưu: VT, THVX. HDiem.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Phạm Thiện Nghĩa
QUY ĐỊNH
PHÂN CHIA CỤM, KHỐI THI ĐUA VÀ CHỈ TIÊU KHEN THƯỞNG CỜ THI ĐUA, BẰNG KHEN CỦA CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
(Kèm theo Quyết định số: 684/QĐ-UBND-HC ngày 29 tháng 06 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)
Chương I
MỤC ĐÍCH, NGUYÊN TẮC PHÂN CHIA CỤM, KHỐI THI ĐUA
Điều 1. Mục đích việc phân chia Cụm, Khối thi đua
Việc phân chia Cụm, Khối thi đua nhằm nâng cao tinh thần, trách nhiệm của các địa phương, các ban, ngành, các đơn vị trong công tác chỉ đạo, tổ chức các phong trào thi đua yêu nước; làm cơ sở cho việc bình chọn những tập thể, cá nhân tiêu biểu trong các phong trào thi đua, bảo đảm cho việc đánh giá, bình xét một cách chính xác công tác thi đua, khen thưởng của từng địa phương, ngành, đơn vị.
Điều 2. Nguyên tắc phân chia Cụm, Khối thi đua
1. Căn cứ các văn bản chỉ đạo của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng (TĐKT) Trung ương, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân Tỉnh, Ủy ban nhân dân (UBND) Tỉnh và tình hình thực tế công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện các phong trào thi đua yêu nước của địa phương làm cơ sở để phân chia các Cụm, Khối thi đua.
2. Việc phân chia Cụm, Khối thi đua dựa vào chức năng, nhiệm vụ của các địa phương, ban, ngành, đơn vị. Đối với các địa phương, kết hợp yếu tố địa lý để phân chia các Cụm, Khối thi đua phù hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc tổ chức thi đua, bình xét khen thưởng và nhân rộng các điển hình tiên tiến.
Chương II
PHÂN CHIA CỤM, KHỐI THI ĐUA; CHỈ TIÊU KHEN THƯỞNG
Điều 3. Cụm thi đua các huyện, thành phố
1. Các huyện, thành phố trong Tỉnh được chia thành 03 Cụm thi đua, mỗi Cụm 04 đơn vị.
2. Số lượng khen thưởng
a) Chọn 01 Cờ cho đơn vị hạng Nhất, 01 Bằng khen cho đơn vị hạng nhì trong Cụm.
b) Đối với phong trào thi đua theo chuyên đề đặc thù, mỗi Cụm chọn 01 tập thể dẫn đầu phong trào thi đua chuyên đề của Cụm đề nghị Chủ tịch UBND Tỉnh tặng Bằng khen (nếu có).
c) Sở Nội vụ tham mưu, xét chọn, đề nghị Chủ tịch UBND Tỉnh tặng Bằng khen cho 01 cá nhân thuộc đơn vị Cụm trưởng (hoặc Cụm phó) có thành tích xuất sắc trong chỉ đạo hoặc tham mưu triển khai, tổ chức và điều hành hoạt động của Cụm thi đua.
Điều 4. Khối thi đua các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội Tỉnh (và tương đương)
1. Cờ thi đua: Mỗi Khối thi đua bình chọn 01 đơn vị dẫn đầu Khối để đề nghị Chủ tịch UBND Tỉnh tặng Cờ thi đua.
2. Bằng khen của Chủ tịch UBND Tỉnh
a) Khối thi đua có từ 4 đến 5 đơn vị: 01 Bằng khen.
b) Khối thi đua có từ 6 đến 8 đơn vị: 02 Bằng khen.
c) Khối thi đua có từ 9 đến 11 đơn vị: 03 Bằng khen.
d) Khối thi đua có từ 12 đơn vị trở lên: 04 Bằng khen.
đ) Đối với phong trào thi đua theo chuyên đề đặc thù: Mỗi Khối chọn 01 tập thể dẫn đầu phong trào thi đua chuyên đề của Khối đề nghị Chủ tịch UBND Tỉnh tặng Bằng khen (nếu có).
e) Sở Nội vụ tham mưu, xét chọn, đề nghị Chủ tịch UBND Tỉnh tặng Bằng khen cho 01 cá nhân thuộc đơn vị Khối trưởng (hoặc Khối phó) có thành tích xuất sắc trong chỉ đạo hoặc tham mưu triển khai, tổ chức và điều hành hoạt động của Khối thi đua.
Điều 5. Cụm, Khối thi đua thuộc huyện, thành phố
1. Các xã, phường, thị trấn trong huyện, thành phố được tổ chức thành Cụm thi đua, như sau:
a) Địa phương có từ 15 xã, phường, thị trấn trở lên tổ chức thành 02 Cụm. Mỗi Cụm chọn 01 Cờ thi đua.
b) Địa phương có từ 14 xã, phường, thị trấn trở xuống tổ chức thành 01 Cụm. Mỗi Cụm chọn 01 Cờ thi đua.
2. Các phòng, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội trong huyện, thành phố được tổ chức thành 02 Khối thi đua. Mỗi Khối chọn 01 Cờ thi đua.
3. Các Hội quán: Mỗi huyện, thành phố thành lập một Khối thi đua Hội quán từ 05 đến 15 thành viên theo từng lĩnh vực như: Sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, hoa kiểng, du lịch,…Mỗi Khối chọn 01 Cờ thi đua.
Trường hợp, không đủ số lượng chia theo từng lĩnh vực như nêu trên thì thành lập Khối thi đua gồm nhiều lĩnh vực.
4. Các Doanh nghiệp nhỏ và vừa: Mỗi huyện, thành phố thành lập một Khối thi đua từ 10 đến 15 thành viên. Mỗi Khối chọn 01 Cờ thi đua.
5. Các Hợp tác xã: Mỗi huyện, thành phố thành lập từ một đến hai Khối thi đua. Chủ tịch UBND huyện, thành phố tặng Giấy khen theo thẩm quyền.
6. Các Hộ kinh doanh cá thể: Mỗi huyện, thành phố thành lập từ một đến hai Khối thi đua. Chủ tịch UBND huyện, thành phố tặng Giấy khen theo thẩm quyền.
Điều 6. Khối thi đua ngành Giáo dục và Đào tạo
1. Mỗi huyện, thành phố tổ chức các Khối thi đua
a) Khối các trường Mẫu giáo, mầm non: Chọn 01 Cờ thi đua.
b) Khối các trường Tiểu học: Chọn 01 Cờ thi đua.
c) Khối các trường THCS: Chọn 01 Cờ thi đua.
Khuyến khích các trường tư thục có nguyện vọng tham gia Khối thi đua; đối với địa phương có nhiều trường (từ 05 đơn vị trở lên) tham gia thì thành lập Khối thi đua các trường tư thục. Nếu không nhiều trường tham gia thì ghép vào chung với Khối thi đua các trường công lập.
2. Các Trường THPT và các Trung tâm Giáo dục Thường xuyên, Trường Trung cấp Nghề - Giáo dục Thường xuyên, Trung tâm Dạy nghề - Giáo dục Thường xuyên do Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý được tổ chức thành các Khối thi đua, như sau:
a) Khối 1: Gồm các Trường THPT Chuyên và các Trường THPT không Chuyên trên địa bàn thành phố: Cao Lãnh, Sa Đéc, Hồng Ngự và huyện Lấp Vò: 01 Cờ thi đua.
Riêng đối với các Trường THPT Chuyên sẽ áp dụng tiêu chí thi đua thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất trong năm học để xét Cờ thi đua.
b) Khối 2: Gồm các Trường THPT trên địa bàn huyện: Tháp Mười, Cao Lãnh, Châu Thành và Lai Vung: 01 Cờ thi đua.
c) Khối 3: Gồm các Trường THPT trên địa bàn huyện: Tân Hồng, Hồng Ngự, Tam Nông và Thanh Bình: 01 Cờ thi đua.
d) Khối 4: Gồm các Trung tâm Giáo dục Thường xuyên, Trường Trung cấp Nghề - Giáo dục Thường xuyên, Trung tâm Dạy nghề - Giáo dục Thường xuyên: 01 Cờ thi đua.
Điều 7. Khối thi đua ngành Y tế
1. Khối thi đua Trạm Y tế các xã, phường, thị trấn
a) Khối thi đua Trạm y tế xã, phường, thị trấn thuộc thành phố: Cao Lãnh, Sa Đéc, Hồng Ngự, huyện Lấp Vò: Chia thành 02 Khối, mỗi Khối 01 Cờ thi đua.
b) Khối thi đua Trạm y tế xã, thị trấn thuộc huyện: Tháp Mười, Cao Lãnh, Châu Thành, Lai Vung: Chia thành 02 Khối, mỗi Khối 01 Cờ thi đua.
c) Khối thi đua Trạm y tế xã, thị trấn thuộc huyện: Tân Hồng, Hồng Ngự, Tam Nông, Thanh Bình: Chia thành 02 Khối, mỗi Khối 01 Cờ thi đua.
2. Khối thi đua Trung tâm Y tế các huyện, thành phố: 01 Cờ thi đua.
3. Khối thi đua các Bệnh viện trong Tỉnh (gồm các Bệnh viện công lập và Bệnh viện ngoài công lập): 01 Cờ thi đua.
4. Khối thi đua các Trung tâm chuyên khoa, Chi cục thuộc Sở Y tế: 01 Cờ thi đua.
Điều 8. Khối thi đua trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc
Số lượng đề nghị khen thưởng:
1. Xét chọn 09 đơn vị thuộc các Khối thi đua đề nghị Chủ tịch UBND Tỉnh tặng Cờ thi đua (Khối: UBND cấp huyện, cấp xã, cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục).
2. Xét chọn 100 tập thể, cá nhân đề nghị Chủ tịch UBND Tỉnh tặng Bằng khen.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 9. Tổ chức thực hiện
1. Mỗi Cụm, Khối thi đua có Quy chế tổ chức, hoạt động và bình xét thi đua, khen thưởng; có Trưởng cụm, Trưởng khối, Phó cụm, Phó khối và thường trực Cụm, Khối để chỉ đạo, điều hành hoạt động của Cụm, Khối và thực hiện chế độ luân phiên hằng năm.
2. Giao Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan hướng dẫn các đơn vị Cụm, Khối thi đua trong Tỉnh xây dựng Quy chế tổ chức, hoạt động và bình xét thi đua, khen thưởng và thực hiện Quy định; phối hợp các Cụm, Khối thi đua tiến hành tổ chức, triển khai thực hiện các phong trào thi đua yêu nước trên địa bàn Tỉnh; đánh giá, chấm điểm chính xác, công bằng, chọn ra đơn vị, địa phương xuất sắc tiêu biểu đề nghị Chủ tịch UBND Tỉnh tặng Cờ thi đua, Bằng khen.
Tham mưu Chủ tịch Hội đồng TĐKT Tỉnh phân công thành viên Hội đồng phụ trách, theo dõi, chỉ đạo Khối, Cụm thi đua trên địa bàn Tỉnh; đề xuất tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc.
3. Sở Giáo dục và Đào tạo: Tham mưu, triển khai, hướng dẫn hoạt động của Khối thi đua ngành giáo dục và đào tạo theo thẩm quyền quản lý. Phối hợp với Sở Nội vụ trong việc nhận xét, đánh giá, xếp loại các trường hằng năm để làm cơ sở cho các Khối thi đua ngành giáo dục huyện, thành phố xét thi đua, khen thưởng.
4. Công an Tỉnh: Tham mưu, triển khai, hướng dẫn hoạt động của Khối thi đua ngành Công an theo thẩm quyền quản lý.
5. Sở Y tế: Tham mưu, triển khai, hướng dẫn hoạt động của Khối thi đua ngành y tế theo thẩm quyền quản lý.
6. Ngân hàng Nhà nước Tỉnh: Tham mưu, triển khai, hướng dẫn hoạt động của Khối thi đua Ngân hàng, Quỹ Tín dụng nhân dân theo thẩm quyền quản lý.
7. Liên minh Hợp tác xã Tỉnh: Tham mưu, triển khai, hướng dẫn hoạt động của Khối thi đua Hợp tác xã theo thẩm quyền quản lý.
8. Đề nghị Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Tỉnh: triển khai, hướng dẫn hoạt động của Khối thi đua Doanh nghiệp khởi nghiệp.
9. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Tham mưu, triển khai, hướng dẫn hoạt động của Khối thi đua: Doanh nghiệp Tỉnh, Doanh nghiệp nhỏ và vừa, Doanh nghiệp khởi nghiệp, Hộ kinh doanh cá thể theo thẩm quyền quản lý.
10. Đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tỉnh: Triển khai, hướng dẫn hoạt động của Khối thi đua Hội quán.
11. Các huyện, thành phố: Triển khai, hướng dẫn hoạt động của Khối, Cụm thi đua trên địa bàn quản lý.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, báo cáo về Sở Nội vụ (Cơ quan thường trực của Hội đồng TĐKT Tỉnh) để tổng hợp, kịp thời báo cáo UBND Tỉnh xem xét, điều chỉnh.
DANH SÁCH THÀNH VIÊN KHỐI, CỤM THI ĐUA TỈNH
(Kèm theo Quyết định số: 684/QĐ-UBND-HC ngày 29 tháng 6 năm 2023 của Ủy ban nhân dân Tỉnh)
I. KHỐI THI ĐUA
Khối 1. Các cơ quan Đảng
1. Báo Đồng Tháp;
2. Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Tỉnh;
3. Văn phòng Tỉnh uỷ;
4. Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ;
5. Ban Dân vận Tỉnh uỷ;
6. Đảng uỷ Khối các cơ quan Tỉnh;
7. Ban Tổ chức Tỉnh uỷ;
8. Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh ủy;
9. Ban Nội chính Tỉnh ủy.
Khối 2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội
1. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tỉnh;
2. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Tỉnh;
3. Liên đoàn Lao động Tỉnh;
4. Hội Cựu chiến binh Việt Nam Tỉnh;
5. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Tỉnh;
6. Hội Nông dân Việt Nam Tỉnh.
Khối 3. Các sở, ngành tham mưu quản lý nhà nước về văn hóa, xã hội
1. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch;
2. Sở Giáo dục và Đào tạo;
3. Sở Y tế;
4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;
5. Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Tháp;
6. Vườn quốc gia Tràm Chim;
7. Bảo hiểm Xã hội Tỉnh.
Khối 4. Các sở, ngành tham mưu quản lý nhà nước về kinh tế
Khối 4A:
1. Sở Tài nguyên và Môi trường;
2. Sở Giao thông Vận tải;
3. Sở Công Thương;
4. Sở Xây dựng;
5. Sở Khoa học và Công nghệ;
6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
7. Ban Quản lý Khu kinh tế Tỉnh;
8. Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Du lịch và Đầu tư Tỉnh.
Khối 4B:
1. Quỹ Đầu tư phát triển Tỉnh;
2. Văn phòng Ban An toàn Giao thông Tỉnh;
3. Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn Tỉnh;
4. Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Tỉnh;
5. Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp Tỉnh;
Khối 5. Các cơ quan tham mưu, tổng hợp
1. Sở Tài chính;
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư;
3. Văn phòng Uỷ ban nhân dân Tỉnh;
4. Sở Nội vụ;
5. Sở Ngoại vụ;
6. Sở Thông tin và Truyền thông;
7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh Tỉnh;
8. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân Tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân Tỉnh.
Khối 6. Các cơ quan nội chính
1. Cục Thi hành án Dân sự Tỉnh;
2. Viện Kiểm sát nhân dân Tỉnh ;
3. Sở Tư pháp;
4. Thanh tra Tỉnh;
5. Toà án nhân dân Tỉnh;
6. Công an Tỉnh;
7. Bộ Chỉ huy Quân sự Tỉnh;
8. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Tỉnh.
Khối 7. Các trường Đại học, Cao đẳng
1. Trường Đại học Đồng Tháp;
2. Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp;
3. Trường Cao đẳng Y tế Đồng Tháp;
4. Trường Chính trị Đồng Tháp.
Khối 8. Các Ngân hàng (chia thành 2 Khối 8A, 8B)
Khối 8A:
1. Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Đồng Tháp;
2. Ngân hàng TMCP Đầu tư Phát triển chi nhánh Đồng Tháp (BIDV);
3. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Tháp;
4. Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Đồng Tháp;
5. Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Sa Đéc;
6. Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Đồng Tháp;
7. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển chi nhánh Sa Đéc.
Khối 8B:
1. Ngân hàng TMCP Xăng dầu PETROLIMEX chi nhánh Đồng Tháp;
2. Ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Đồng Tháp;
3. Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội chi nhánh Đồng Tháp;
4. Ngân hàng TMCP Kiên Long chi nhánh Đồng Tháp;
5. Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Đồng Tháp;
6. Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Đồng Tháp;
7. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Đồng Tháp.
8. Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh chi nhánh Đồng Tháp.
9. Ngân hàng TMCP Nam Á chi nhánh Đồng Tháp;
10. Ngân hàng Xây dựng chi nhánh Đồng Tháp;
11. Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt chi nhánh Đồng Tháp;
12. Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Đồng Tháp;
13. Ngân hàng TMCP An Bình chi nhánh Đồng Tháp.
Khối 9. Các cơ quan, đơn vị Trung ương đóng trên địa bàn (chia thành 2 Khối 9A, 9B)
Khối 9A:
1. Bưu điện Đồng Tháp;
2. Công ty Điện lực Đồng Tháp;
3. Viễn thông Đồng Tháp;
4. Viễn thông quân đội Viettel - Chi nhánh Đồng Tháp;
5. Công ty Lương thực Đồng Tháp;
6. Công ty Bảo Minh Đồng Tháp;
7. Công ty Bảo Việt Đồng Tháp;
8. Công ty Bảo Việt nhân thọ Đồng Tháp;
9. Công ty TNHH MTV Thuốc lá Đồng Tháp;
10. Công ty Xăng dầu Đồng Tháp (TNHH 01 TV);
11. Trung tâm Kinh doanh VNPT - Đồng Tháp.
Khối 9B:
1. Cục Thuế Tỉnh;
2. Cục Hải quan Tỉnh;
3. Cục Thống kê Tỉnh;
4. Kho bạc Nhà nước Tỉnh;
5. Cảng vụ Hàng hải Đồng Tháp.
Khối 10. Các Doanh nghiệp Tỉnh (chia thành 2 Khối 10A, 10B)
Khối 10A:
1. Công ty Cổ phần Thương mại Dầu khí Đồng Tháp;
2. Công ty Cổ phần Cấp nước và Môi trường Đô thị Đồng Tháp;
3. Công ty Cổ phần Xây lắp và Vật liệu xây dựng Đồng Tháp;
4. Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Đồng Tháp;
5. Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế Domesco;
6. Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm;
7. Công ty Cổ phần Du lịch Đồng Tháp;
8. Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển nhà và Khu công nghiệp (HIDICO);
9. Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Sa Giang;
10. Công ty Cổ phần thực phẩm Bích Chi;
11. Công ty Cổ phần In và Bao bì Đồng Tháp;
12. Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn;
13. Công ty TNHH Hùng Cá.
Khối 10B:
1. Công ty Cổ phần Sách và Thiết bị Đồng Tháp;
2. Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Viễn thông;
3. Công ty Cổ phần Vận tải xăng dầu Đồng Tháp;
4. Công ty Cổ phần Khí hóa lỏng;
5. Công ty Cổ phần Nhiên liệu Đồng Tháp;
6. Công ty Cổ phần dịch vụ du lịch Mỹ Trà;
7. Công ty Cổ phần Đầu tư Du lịch và Phát triển Thủy sản (Trisedco);
8. Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển Đa Quốc gia (IDI).
Khối 11. Các Doanh nghiệp khởi nghiệp
1. Công ty TNHH Sản xuất thương mại dịch vụ Khởi Minh Thành Công;
2. Công ty TNHH MTV Sản xuất - Thương mại - Dịch vụ Khánh Thu;
3. Công ty Tinh dầu Hương Đồng Tháp;
4. Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ Heo Rừng;
5. Công ty Cổ phần AMBROYAL;
6. Cơ sở Trại nấm Phong Nhã;
7. Cơ sở Handmade Shop - Handy House.
Khối 12. Các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp
1. Hội Chữ thập đỏ Tỉnh;
2. Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Tỉnh;
3. Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Tỉnh;
4. Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị Tỉnh;
5. Liên minh Hợp tác xã Tỉnh;
6. Ban đại diện Hội Người cao tuổi Tỉnh;
7. Hội Bảo trợ người khuyết tật, nạn nhân chất độc da cam/dioxin và bệnh nhân nghèo Tỉnh;
8. Hội Khuyến học Tỉnh;
9. Hội Cựu giáo chức Tỉnh;
10. Hội Luật gia Tỉnh.
Khối 13. Các Quỹ Tín dụng nhân dân
1. Quỹ Tín dụng nhân dân Tân Thuận Đông, thành phố Cao Lãnh;
2. Quỹ Tín dụng nhân dân Tân Phú Đông, thành phố Sa Đéc;
3. Quỹ Tín dụng nhân dân xã Long Hưng A, huyện Lấp Vò;
4. Quỹ Tín dụng nhân dân xã Tân Quy Tây, thành phố Sa Đéc;
5. Quỹ Tín dụng nhân dân xã Tân Long, huyện Thanh Bình;
6. Quỹ Tín dụng nhân dân xã Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh;
7. Quỹ Tín dụng nhân dân xã Bình Thành, huyện Thanh Bình;
8. Quỹ Tín dụng nhân dân xã An Long, huyện Tam Nông;
9. Quỹ Tín dụng nhân dân Cao Lãnh, huyện Cao Lãnh;
10. Quỹ Tín dụng nhân dân xã Phong Mỹ, huyện Cao Lãnh;
11. Quỹ Tín dụng nhân dân xã Tân Thạnh, huyện Thanh Bình;
12. Quỹ Tín dụng nhân dân xã Phong Hòa, huyện Lai Vung;
13. Quỹ Tín dụng nhân dân xã Định An, Lấp Vò;
14. Quỹ Tín dụng nhân dân Lai Vung, huyện Lai Vung;
15. Quỹ Tín dụng nhân dân xã Hòa Thành, huyện Lai Vung
16. Quỹ Tín dụng nhân dân Sa Rài, huyện Tân Hồng;
17. Quỹ Tín dụng nhân dân xã Hòa Long, huyện Lai Vung.
Khối 14. Các Hợp tác xã
1. HTX Nông nghiệp Tân Bình, xã Tân Bình, huyện Thanh Bình;
2. HTX Nông nghiệp Bình Hòa, xã Bình Thành, huyện Thanh Bình;
3. HTX Nông nghiệp Tân Cường, xã Phú Cường, huyện Tam Nông;
4. HTX Nông nghiệp Phú Thọ, xã An Long, huyện Tam Nông;
5. HTX Nông nghiệp Tân Tiến, xã Phú Đức, huyện Tam Nông;
6. HTX Nông nghiệp số 1 Gáo Giồng, xã Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh;
7. HTX Vận tải Thủy bộ thành phố Cao Lãnh;
8. HTX Dịch vụ nông nghiệp Bình Thành, xã Bình Thành, huyện Lấp Vò;
9. HTX Nông nghiệp số 2 Định An, xã Định An, huyện Lấp Vò;
10. HTX Dịch vụ vận tải Thành phố Sa Đéc;
11. HTX Dịch vụ Nông nghiệp Thắng Lợi, xã Mỹ Đông, huyện Tháp Mười;
12. HTX Dịch vụ Nông nghiệp Mỹ Đông II, xã Mỹ Đông, huyện Tháp Mười;
13. HTX Dịch vụ Nông nghiệp Thuận Tiến, xã Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh;
14. HTX Nông nghiệp An Thạnh, xã An Phong, huyện Thanh Bình.
II. CỤM THI ĐUA HUYỆN, THÀNH PHỐ
1. Cụm 1
- Thành phố Cao Lãnh;
- Thành phố Sa Đéc;
- Thành phố Hồng Ngự;
- Huyện Lấp Vò.
2. Cụm 2
- Huyện Châu Thành;
- Huyện Lai Vung;
- Huyện Cao Lãnh;
- Huyện Tháp Mười.
3. Cụm 3
- Huyện Tân Hồng;
- Huyện Hồng Ngự;
- Huyện Tam Nông;
- Huyện Thanh Bình./. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Đồng Tháp",
"promulgation_date": "29/06/2023",
"sign_number": "684/QĐ-UBND-HC",
"signer": "Phạm Thiện Nghĩa",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dau-tu/Nghi-quyet-138-2013-NQ-HDND-bo-sung-du-an-xay-dung-ket-cau-ha-tang-theo-71-2012-NQ-HDND-Dong-Thap-226910.aspx | Nghị quyết 138/2013/NQ-HĐND bổ sung dự án xây dựng kết cấu hạ tầng theo 71/2012/NQ-HĐND Đồng Tháp | HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 138/2013/NQ-HĐND
Đồng Tháp, ngày 05 tháng 12 năm 2013
NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC BỔ SUNG ĐIỀU 1 NGHỊ QUYẾT SỐ 71/2012/NQ-HĐND NGÀY 10 THÁNG 7 NĂM 2012 CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH VỀ VIỆC ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG ĐƯỢC SỬ DỤNG QUỸ ĐẤT ĐỂ TẠO VỐN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
KHÓA VIII, KỲ HỌP THỨ 7
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai;
Căn cứ Thông tư số 03/2009/TT-BKH ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn lựa chọn nhà đầu tư thực hiện đầu tư dự án có sử dụng quỹ đất;
Căn cứ Nghị quyết số 71/2012/NQ-HĐND ngày 10 tháng 7 năm 2012 của Hội đồng nhân dân Tỉnh về việc điều chỉnh, bổ sung danh mục các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng được sử dụng quỹ đất để tạo vốn trên địa bàn tỉnh;
Xét Tờ trình số 89/TTr-UBND ngày 22 tháng 11 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp về việc thông qua bổ sung danh mục các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng
được sử dụng quỹ đất để tạo vốn trên địa bàn tỉnh; Báo cáo thẩm tra số 55/BC-HĐND ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thống nhất bổ sung vào Điều 1 Nghị quyết số 71/2012/NQ-HĐND ngày 10 tháng 7 năm 2012 của Hội đồng nhân dân Tỉnh về việc điều chỉnh, bổ sung danh mục các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng được sử dụng quỹ đất để tạo vốn trên địa bàn tỉnh; nội dung như sau:
“Bổ sung vào danh mục 04 dự án với tổng diện tích chiếm đất là 76,205 ha (danh mục chi tiết theo Phụ lục đính kèm)”.
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này.
Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân và các Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân Tỉnh khoá VIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 05 tháng 12 năm 2013 và có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày thông qua./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- UBTVQH; VPCP (I,II);
- Cục kiểm tra văn bản (BTP);
- Ban chỉ đạo Tây nam bộ;
- TT.TU,UBND Tỉnh, UBMTTQ VN Tỉnh;
- Đoàn ĐBQH Tỉnh;
- Các Sở: XD, TC, KHĐT, TNMT;
- TT.HĐND, UBND huyện, thị xã, thành phố;
- Công báo tỉnh;
- Lưu: VT.
CHỦ TỊCH
Lê Vĩnh Tân
PHỤ LỤC
VỀ 04 DỰ ÁN BỔ SUNG DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG ĐƯỢC SỬ DỤNG QUỸ ĐẤT ĐỂ TẠO VỐN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Kèm theo Nghị quyết số 138/2013/NQ-HĐND ngày 05/12/2013 của Hội đồng nhân dân Tỉnh)
TT
Tên dự án
Địa điểm
Qui mô chiếm đất (ha)
Chủ dự án
1
Khu du lịch - Nghỉ dưỡng ven sông Tiền (giai đoạn 1)
Phường 6, thành phố Cao Lãnh
12,145
(gồm 10,729ha diện tích mặt đất và 1,416ha diện tích mặt nước)
Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố Cao Lãnh
2
Phát triển đô thị Sen Vàng phường 3, thành phố Cao Lãnh
Phường 3, thành phố Cao Lãnh
54,360
Trung tâm Phát triển quỹ nhà đất Tỉnh
3
Nhà máy xay, sấy và lau bóng gạo
Xã Phú Hiệp, huyện Tam Nông
7,000
Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Tam Nông
4
Khu dân cư chợ Bình Hàng Trung
Xã Bình Hàng Trung, huyện Cao Lãnh
2,700
Trung tâm Phát triển quỹ nhà đất Tỉnh
TỔNG CỘNG
76,205 | {
"issuing_agency": "Tỉnh Đồng Tháp",
"promulgation_date": "05/12/2013",
"sign_number": "138/2013/NQ-HĐND",
"signer": "Lê Vĩnh Tân",
"type": "Nghị quyết"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Quyet-dinh-563-QD-QLD-2021-sua-doi-thong-tin-Danh-muc-thuoc-duoc-cap-giay-dang-ky-luu-hanh-489631.aspx | Quyết định 563/QĐ-QLD 2021 sửa đổi thông tin Danh mục thuốc được cấp giấy đăng ký lưu hành | BỘ Y TẾ
CỤC QUẢN LÝ DƯỢC
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 563/QĐ-QLD
Hà Nội, ngày 30 tháng 09 năm 2021
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC SỬA ĐỔI THÔNG TIN TẠI DANH MỤC THUỐC ĐƯỢC CẤP GIẤY ĐĂNG KÝ LƯU HÀNH TẠI VIỆT NAM BAN HÀNH KÈM THEO CÁC QUYẾT ĐỊNH CẤP GIẤY ĐĂNG KÝ LƯU HÀNH CỦA CỤC QUẢN LÝ DƯỢC
CỤC TRƯỞNG CỤC QUẢN LÝ DƯỢC
Căn cứ Luật Dược số 105/2016/QH13 ngày 06/4/2016;
Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20/6/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược;
Căn cứ Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế;
Căn cứ Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ về công tác văn thư;
Căn cứ Thông tư số 32/2018/TT-BYT ngày 12/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
Căn cứ Thông tư số 29/2020/TT-BYT ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, liên tịch ban hành;
Căn cứ vào hồ sơ đăng ký lưu hành thuốc lưu tại Cục Quản lý Dược;
Theo đề nghị của Trưởng phòng Đăng ký thuốc, Cục Quản lý Dược.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi một số thông tin tại Danh mục thuốc được cấp giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam ban hành kèm theo các Quyết định cấp giấy đăng ký lưu hành của Cục Quản lý Dược (Danh mục cụ thể tại Phụ lục kèm theo Quyết định này).
Các thông tin khác tại Danh mục thuốc được cấp giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam ban hành kèm theo các Quyết định cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Phụ lục kèm theo Quyết định này không thay đổi.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Giám đốc cơ sở sản xuất và cơ sở đăng ký có thuốc tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng BYT (để b/c);
- TTr. Trương Quốc Cường (để b/c);
- Cục trưởng Vũ Tuấn Cường (để b/c);
- Cục Quân y - Bộ Quốc phòng, Cục Y tế - Bộ Công An;
- Cục Y tế GTVT - Bộ Giao thông vận tải; Tổng Cục Hải quan - Bộ Tài chính;
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
- Bộ Y tế: Vụ PC, Cục QLYDCT, Cục QLKCB, Thanh tra Bộ;
- Viện KN thuốc TW, Viện KN thuốc TP. HCM;
- Tổng Công ty Dược Việt Nam - Công ty CP; Các công ty XNK dược phẩm;
- Các Bệnh viện, Viện có giường bệnh trực thuộc BYT;
- Các phòng Cục QLD: QLGT, QLKDD, QLCLT, PCTTra, VP Cục; Website Cục QLD;
- Lưu: VT, ĐKT.
KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG
Nguyễn Thành Lâm
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC THÔNG TIN SỬA ĐỔI CỦA CÁC THUỐC ĐƯỢC CẤP GIẤY ĐĂNG KÝ LƯU HÀNH TẠI VIỆT NAM BAN HÀNH KÈM THEO CÁC QUYẾT ĐỊNH CẤP GIẤY ĐĂNG KÝ LƯU HÀNH CỦA CỤC QUẢN LÝ DƯỢC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 563/QĐ-QLD ngày 30/09/2021)
1. Quyết định số 41/QĐ-QLD ngày 06/02/2017
STT
Tên thuốc
Cơ sở đăng ký
Số đăng ký
Nội dung sửa đổi
Thông tin tại danh mục đã ban hành
Thông tin sửa đổi
1
Auliplus 20
Công ty liên doanh dược phẩm Mebiphar- Austrapharm
VD-26473-17
Tuổi thọ
36 tháng
24 tháng
2. Quyết định số 274/QĐ-QLD ngày 15/6/2020
STT
Tên thuốc
Cơ sở đăng ký
Số đăng ký
Nội dung sửa đổi
Thông tin tại danh mục đã ban hành
Thông tin sửa đổi
1
Zentel
GlaxoSmithKline Pte Ltd
GC-337-20
Cách ghi hoạt chất chính - hàm lượng
Albendazol 200mg
Albendazole 200 mg
Cách ghi quy cách đóng gói
Hộp 01 vỉ x 02 viên
Hộp 1 vỉ x 2 viên
Địa chỉ cơ sở nhận gia công
Số 27, đường 3A, KCN Biên Hòa 2, Phường An Bình, TP Biên Hòa, Đồng Nai
Số 27, Đường 3A, Khu Công nghiệp Biên Hòa II, phường An Bình, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Việt Nam
Địa chỉ cơ sở đăng ký
150 Beach Road # 21-00 Gateway West, Singapore 189720
23, Rochester Park, Singapore 139234 | {
"issuing_agency": "Cục Quản lý dược",
"promulgation_date": "30/09/2021",
"sign_number": "563/QĐ-QLD",
"signer": "Nguyễn Thành Lâm",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xuat-nhap-khau/Thong-bao-1771-TB-TCHQ-2023-ket-qua-xac-dinh-truoc-ma-so-Thuoc-Rodogyl-564614.aspx | Thông báo 1771/TB-TCHQ 2023 kết quả xác định trước mã số Thuốc Rodogyl | BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 1771/TB-TCHQ
Hà Nội, ngày 14 tháng 4 năm 2023
THÔNG BÁO
VỀ KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH TRƯỚC MÃ SỐ
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN
Căn cứ Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát, kiểm soát hải quan; Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20 tháng 04 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015;
Căn cứ Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra giám sát hải quan; thuê xuất khẩu, thuê nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa, phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm; Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/ 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính; Thông tư số 31/2022/TT-BTC ngày 8/6/2022 của Bộ Tài chính ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam;
Trên cơ sở hồ sơ đề nghị xác định trước mã số, Đơn đề nghị số 002/HSCODE/SAV ngày 8/3/2023 của Công ty TNHH SANOFI - AVENTIS Việt Nam, mã số thuế: 0300782774;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thuế xuất nhập khẩu,
Tổng cục Hải quan thông báo kết quả xác định trước mã số như sau:
1. Hàng hóa đề nghị xác định trước mà số do tổ chức, cá nhân cung cấp:
Tên thương mại: Thuốc Rodogyl
Tên gọi theo cấu tạo, công dụng: Thuốc Rodogyl
Ký, mã hiệu, chủng loại: Không có
Nhà sản xuất: SANOFI S.P.A
2. Tóm tắt mô tả hàng hóa được xác định trước mã số:
- Thành phần, cấu tạo, công thức hoá học:
Mỗi viên nén bao phim chứa:
Thành phần chính:
+ Spiramycin: 750000 IU
+ Metronidazole: 125 mg
Thành phần tá dược: Tinh bột ngô, povidone K30, natri croscarmellose, Silica colloidal khan, Sorbitol, Magnesi stearat, cellulose vi tinh thể, hypromellose, titan dioxid, macrogol 6000
- Cơ chế hoạt động, cách thức sử dụng:
Viên nén bao phim Rodogyl được chỉ định để điều trị các bệnh nhiễm trùng răng miệng như áp xe răng ở người lớn và trẻ em.
Nhóm dược lý- trị liệu: Kháng sinh phối hợp. Chế phẩm thuốc này là một phối hợp giữa Spiramycin, một kháng sinh thuộc nhóm macrolide và metronidazole, một kháng sinh thuộc nhóm nitro-5-imidazole
Liều dùng:
+ Người lớn: 4 đến 6 viên mỗi ngày, chia ra 2 hoặc 3 lần uống trong bữa ăn. Trong các trường hợp nặng, có thể tăng liều lên 8 viên một ngày
+ Trẻ em: Từ 6 đến 10 tuổi: 2 viên mỗi ngày; từ 10 đến 15 tuổi: 3 viên mỗi ngày
Cách dùng: Dùng đường uống, uống viên thuốc với 1 ly nước lớn, nên uống trong bữa ăn.
- Hàm lượng tính trên trọng lượng: Spiramycin: 750 000 IU; Metronidazole: 125 mg; Viên nén bao phim
Quy cách đóng gói: 1 hộp 2 vỉ, mỗi vỉ 10 viên nén bao phim
- Thông số kỹ thuật:
Thành phần: Mỗi viên nén bao phim chứa:
+ Thành phần chính: Spyramycin: 750000 IU; Metronidazole: 125 mg
+ Thành phần tá dược: Tinh bột ngô, povidone K30, natri croscarmellose, Silica colloidal khan, Sorbitol, Magnesi stearat, cellulose vi tinh thể, hypromellose, titan dioxid, macrogol 6000
Dạng bào chế: Viên nén bao phim, màu trắng đến trắng kem, một mặt viên có ký hiệu “302 AV”
- Công dụng theo thiết kế: Viên nén bao phim Rodogyl được chỉ định để điều trị các bệnh nhiễm trùng răng miệng như áp xe răng ở người lớn và trẻ em.
3. Kết quả xác định trước mã số: Theo thông tin trên Đơn đề nghị xác định trước mã số, số giấy phép lưu hành sản phẩm (SĐK): VN-21829-19 và thông tin tại tài liệu đính kèm hồ sơ, mặt hàng như sau:
Tên thương mại: Thuốc Rodogvl
Tên gọi theo Giấy phép lưu hành sản phẩm: Thuốc Rodogyl
- Thành phần, cấu tạo, công thức hoá học:
Mỗi viên nén bao phim chứa:
Thành phần chính:
+ Spiramycin: 750000 IU
+ Metronidazole: 125 mg
Thành phần tá dược: Tinh bột ngô, povidone K30, natri croscarmellose, Silica colloidal khan, Sorbitol, Magnesi stearat, cellulose vi tinh thể, hypromellose, titan dioxid, macronol 6000
- Cơ chế hoạt động, cách thức sử dụng:
Viên nén bao phim Rodogyl được chỉ định để điều trị các bệnh nhiễm trùng răng miệng như áp xe răng ở người lớn và trẻ em.
Nhóm dược lý- trị liệu: Kháng sinh phối hợp. Chế phẩm thuốc này là một phối hợp giữa Spiramycin, một kháng sinh thuộc nhóm macrolide và metronidazole, một kháng sinh thuộc nhóm nitro-5-imidazoIe
Liều dùng:
+ Người lớn: 4 đến 6 viên mỗi ngày, chia ra 2 hoặc 3 lần uống trong bữa ăn. Trong các trường hợp nặng, có thể tăng liều lên 8 viên một ngày
+ Trẻ em: Từ 6 đến 10 tuổi: 2 viên mỗi ngày; từ 10 đến 15 tuổi: 3 viên mỗi ngày
Cách dùng: Dùng đường uống, uống viên thuốc với 1 ly nước lớn, nên uống trong bữa ăn.
- Hàm lượng tính trên trọng lượng: Spiramycin: 750 000 IU; Metronidazole: 125 mg; Viên nén bao phim
Quy cách đóng gói: 1 hộp 2 vỉ, mỗi vỉ 10 viên nén bao phim
- Thông số kỹ thuật:
Thành phần: Mỗi viên nén bao phim chứa:
+ Thành phần chính: Spyramycin: 750000 IU; Metronidazole: 125 mg
+ Thành phần tá dược: Tinh bột ngô, povidone K30, natri croscarmellose, Silica colloidal khan, Sorbitol, Magnesi stearat, cellulose vi tinh thể, hypromellose, titan dioxid, macrogol 6000
Dạng bào chế: Viên nén bao phim, màu trắng đến trắng kem, một mặt viên có ký hiệu “302 AV”.
- Công dụng theo thiết kế: Viên nén bao phim Rodogyl được chỉ định để điều trị các bệnh nhiễm trùng răng miệng như áp xe răng ở người lớn và trẻ em.
Ký, mã hiệu, chủng loại: Không có
Nhà sản xuất: SANOFI S-P-A
thuộc nhóm 30.04 “Thuốc (trừ các mặt hàng thuộc nhóm 30.02, 30.05 hoặc 30.06) gồm các sản phẩm đã hoặc chưa pha trộn dùng cho phòng bệnh hoặc chữa bệnh, đã được đóng gói theo liều lượng (kể cả các sản phẩm thuộc loại dùng để hấp thụ qua da) hoặc làm thành dạng nhất định hoặc đóng gói để bán lẻ.”, phân nhóm 3004.20 “- Loại khác, chứa kháng sinh:”, phân nhóm “- - Loại khác:”, mã số 3004.20.91 “- - - Dạng uống (*) hoặc dạng mỡ” tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
Thông báo này có hiệu lực từ ngày ký.
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan thông báo để Công ty TNHH SANOFI - AVENTIS Việt Nam biết và thực hiện./.
Nơi nhận:
- Công ty TNHH SANOFI - AVENTIS Việt Nam; (Số 10 Hàm Nghi, Phường Bến Nghé, Quận 1. TP.Hồ Chí Minh)
- Cục Hải quan tỉnh, thành phố (để thực hiện);
- Cục Kiểm định Hải quan;
- Website Hải quan;
- Lưu: VT, TXNK-Uyên (3b).
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Hoàng Việt Cường
* Ghi chú: Kết quả xác định trước mã số trên chỉ có giá trị sử dụng đối với tổ chức, cá nhân đã gửi đề nghị xác định trước mã số | {
"issuing_agency": "Tổng cục Hải quan",
"promulgation_date": "14/04/2023",
"sign_number": "1771/TB-TCHQ",
"signer": "Hoàng Việt Cường",
"type": "Thông báo"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Chi-thi-22-CT-UBND-2021-giai-phap-phong-chong-benh-Dai-o-dong-vat-tinh-Nghe-An-481960.aspx | Chỉ thị 22/CT-UBND 2021 giải pháp phòng chống bệnh Dại ở động vật tỉnh Nghệ An | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 22/CT-UBND
Nghệ An, ngày 25 tháng 6 năm 2021
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TẬP TRUNG TRIỂN KHAI QUYẾT LIỆT, ĐỒNG BỘ CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG BỆNH DẠI Ở ĐỘNG VẬT
Theo thông báo của cơ quan chuyên ngành thú y và y tế các tỉnh, từ đầu năm 2021 đến nay, cả nước ghi nhận 15 trường hợp người tử vong do bệnh Dại tại 10 tỉnh, thành phố và trên 140.000 người phải đi điều trị dự phòng bệnh Dại; đối với động vật, qua công tác giám sát chủ động, đã phát hiện 33 trường hợp chó, mèo có kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút Dại tại 06 tỉnh.
Trên địa bàn tỉnh Nghệ An, công tác phòng, chống bệnh Dại ở động vật được cả hệ thống chính trị quan tâm, tỷ lệ tử vong do bệnh Dại có chiều hướng giảm, tuy nhiên số bệnh nhân phải điều trị do bệnh Dại vẫn còn lớn, nguyên nhân chủ yếu là: (1) Công tác quản lý đàn chó nuôi của một số địa phương chưa được quan tâm đúng mức, nhất là việc thống kê, lập sổ quản lý chó nuôi...; (2) Người nuôi chó chưa chấp hành việc nuôi nhốt theo đúng quy định, ở vùng nông thôn, miền núi chủ yếu nuôi chó thả rông; (3) Tỷ lệ tiêm phòng dại cho đàn chó thấp (hàng năm chỉ đạt 20-30% so với tổng đàn); (4) Chưa thành lập các đội chuyên trách để bắt chó thả rông và động vật mắc bệnh Dại, có dấu hiệu mắc bệnh Dại; (5) Việc áp dụng các chế tài xử lý vi phạm quy định về quản lý chó nuôi, tiêm phòng vắc xin dại cho chó, mèo chưa được thực hiện nghiêm theo Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y; (6) Nghệ An là tỉnh có tổng đàn chó nhiều với gần 500.000 con, khí hậu rất khắc nghiệt, mùa hè nắng nóng, có ngày lên tới 40°C ảnh hưởng đến sức khỏe đàn chó, mèo. Do đó, nguy cơ bệnh Dại xảy ra thời gian tới rất cao.
Thực hiện Chỉ thị số 2894/CT-BNN-TY ngày 18/5/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dại ở động vật. Để khắc phục những tồn tại, bất cập, hạn chế nêu trên, đặc biệt để giảm thiểu tình trạng chó thả rông cắn người và số người tử vong vì bệnh Dại, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ngành cấp tỉnh có liên quan tập trung triển khai quyết liệt và đồng bộ các giải pháp sau:
1. UBND các huyện, thành phố, thị xã
- Quản lý đàn chó, mèo, phòng, chống bệnh Dại theo đúng quy định của Luật Thú y; Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn; Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 06/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 708/KH-UBND ngày 29/11/2017 của UBND tỉnh về thực hiện Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh Dại giai đoạn 2018-2021 trên địa bàn tỉnh Nghệ An; tránh tình trạng chủ quan, lơ là để dịch bệnh xảy ra trên động vật và gây bệnh trên người.
- Rà soát, bổ sung và phê duyệt kế hoạch, bố trí kinh phí, nguồn lực để tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch phòng, chống bệnh Dại tại địa phương, bao gồm: Hỗ trợ vắc xin Dại tiêm phòng cho động vật trên địa bàn; giám sát lưu hành bệnh dại; tổ chức thực hiện công tác truyền thông; tổ chức thống kê, lập sổ theo dõi hộ đăng ký nuôi chó, cam kết tiêm phòng vắc xin cho chó, mèo... Sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả nguồn kinh phí được cấp theo Quyết định số 1233/QĐ-UBND ngày 06/5/2021 của UBND tỉnh về việc giải quyết kinh phí thực hiện Chương trình quốc gia khống chế bệnh Dại năm 2021.
- Chỉ đạo phòng Nông nghiệp/Phòng Kinh tế, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp phối hợp với UBND cấp xã: Khi phát hiện hoặc nhận được thông tin về các trường hợp người bị chó nghi mắc bệnh Dại cắn hoặc khi động vật nghi mắc bệnh Dại, chủ động phối hợp với cơ quan y tế và các cơ quan liên quan để tổ chức điều tra, xác định nguyên nhân ổ dịch theo hướng dẫn của ngành Thú y.
- Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn:
+ Tổ chức tiêm phòng vắc xin Dại cho đàn chó, mèo đảm bảo đạt 100% trong diện phải tiêm (tối thiểu đạt 80% tổng đàn); thường xuyên rà soát, tiêm phòng bổ sung tránh bỏ sót đối tượng chó, mèo thuộc diện tiêm phòng; tăng cường giám sát, phát hiện sớm động vật mắc bệnh Dại, nghi mắc bệnh Dại, báo cáo kịp thời để xử lý.
+ Thống kê và báo cáo chính xác số hộ nuôi chó ở từng khu dân cư, lập sổ theo dõi hộ nuôi chó và số chó nuôi trong từng hộ gia đình; yêu cầu các hộ nuôi chó cam kết thực hiện nghiêm việc khai báo, đăng ký chó nuôi, chấp hành việc xích, nhốt, khi cho chó ra đường, nơi công cộng phải đeo rọ mõm và tiêm phòng vắc xin dại theo đúng quy định.
+ Quy định cụ thể việc bắt giữ chó thả rông nơi công cộng thuộc địa bàn quản lý; thành lập các đội chuyên trách để bắt chó thả rông và động vật mắc bệnh Dại, có dấu hiệu mắc bệnh Dại...
- Thành lập các đoàn liên ngành kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Dại; kiểm tra công tác quản lý đàn chó, công tác tiêm phòng vắc xin Dại cho đàn chó, mèo.
- Tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng dân cư về tính chất nguy hiểm, các dấu hiệu nhận biết động vật nghi mắc bệnh Dại và biện pháp phòng, chống. Nâng cao trách nhiệm của người nuôi chó với cộng đồng, đặc biệt tuyên truyền nhân dân giám sát, phát hiện và báo cáo chính quyền, cơ quan Thú y các trường hợp chó, mèo, động vật khác nghi mắc bệnh Dại để kịp thời xử lý.
- Triển khai thực hiện các hoạt động năm cuối và tổng kết, báo cáo Chương trình khống chế tiến tới loại trừ bệnh Dại giai đoạn 2018-2021 theo Công văn số 1999/UBND-NN ngày 08/4/2021 của UBND tỉnh về việc chỉ đạo triển khai và tổng kết Chương trình quốc gia khống chế, tiến tới loại trừ bệnh Dại giai đoạn 2018-2021; trong đó cần đánh giá, phân tích chi tiết các nội dung và kết quả đã đạt được, các nội dung chưa làm được; những tồn tại, bất cập, khó khăn gặp phải, nguyên nhân và giải pháp khắc phục; đề xuất cụ thể các nội dung, giải pháp cho giai đoạn tiếp theo.
- Đối với thành phố Vinh, các thị xã, khu đông dân cư, khu du lịch: Tổ chức xây dựng vùng an toàn dịch bệnh Dại.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Thành lập các đoàn kiểm tra, chỉ đạo, đôn đốc công tác phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn tỉnh.
- Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y cung ứng đầy đủ vắc xin Dại cho các địa phương để tiêm phòng; tập trung chỉ đạo tiêm phòng bệnh Dại cho đàn chó, mèo năm 2021 đạt tỷ lệ theo quy định; tổ chức giám sát, đánh giá lưu hành bệnh Dại.
3. Sở Y tế: Chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Trung tâm Y tế cấp huyện phối hợp chặt chẽ với Chi cục Chăn nuôi và Thú y triển khai thực hiện các nội dung theo Kế hoạch số 708/KH-UBND ngày 29/11/2017 của UBND tỉnh; thực hiện tốt việc trao đổi thông tin trong giám sát bệnh lây truyền từ động vật sang người; phối hợp với ngành Thú y, chính quyền địa phương điều tra dịch tễ bệnh Dại trên đàn vật nuôi tại các địa bàn có liên quan với bệnh nhân.
4. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Y tế tham mưu, bố trí nguồn kinh phí phục vụ cho công tác phòng, chống bệnh Dại động vật và trên người.
5. Công an tỉnh: Chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương hỗ trợ cơ quan Thú y và các ngành có liên quan tổ chức thực hiện công tác phòng, chống bệnh Dại để đảm bảo an toàn cho nhân viên thực hiện nhiệm vụ và an ninh trật tự tại địa phương.
6. Đài PT TH tỉnh, Báo Nghệ An: Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền về phòng, chống bệnh Dại, các quy định của pháp luật khi nuôi chó, mèo nhằm nâng cao trách nhiệm người nuôi chó với cộng đồng và nhận thức của người dân để tích cực tham gia phòng, chống bệnh Dại và quản lý chó nuôi.
7. Các Sở, Ngành cấp tỉnh có liên quan: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn chủ động phối hợp với ngành Nông nghiệp và PTNT, Y tế, UBND các cấp triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh Dại đạt hiệu quả cao.
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị; Giám đốc các Sở; Thủ trưởng các Ngành cấp tỉnh có liên quan liên quan thực hiện nghiêm Chỉ thị này./.
Nơi nhận:
- Bộ NN & PTNT (để b/c);
- Cục Thú y (để b/c);
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- PCT NN UBND tỉnh;
- Các Sở, Ngành cấp tỉnh có liên quan;
- Đài PTTH Tỉnh, Báo Nghệ An;
- Chi cục Chăn nuôi và Thú y;
- CVP, PVP TC UBND tỉnh;
- Lưu: VT, NN (M).
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hoàng Nghĩa Hiếu | {
"issuing_agency": "Tỉnh Nghệ An",
"promulgation_date": "25/06/2021",
"sign_number": "22/CT-UBND",
"signer": "Hoàng Nghĩa Hiếu",
"type": "Chỉ thị"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/So-huu-tri-tue/Ke-hoach-109-KH-UBND-2017-ve-phap-luat-bao-ho-quyen-tac-gia-quyen-lien-quan-tinh-Lao-Cai-351183.aspx | Kế hoạch 109/KH-UBND 2017 về pháp luật bảo hộ quyền tác giả quyền liên quan tỉnh Lào Cai | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 109/KH-UBND
Lào Cai, ngày 13 tháng 04 năm 2017
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ VÀ THỰC THI CÓ HIỆU QUẢ PHÁP LUẬT BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
Thực hiện Quyết định số 88/QĐ-TTg ngày 20/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Tăng cường năng lực quản lý và thực thi có hiệu quả pháp luật bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan đến năm 2020, định hướng đến năm 2025; UBND tỉnh Lào Cai xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện với những nội dung cụ thể sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
- Tạo chuyển biến nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động quản lý và thực thi pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan.
- Thúc đẩy sáng tạo tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học, hoạt động biểu diễn, ghi âm, ghi hình, phát sóng có giá trị phục vụ công chúng, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của tỉnh.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Đến năm 2020
- Hệ thống các cơ quan quản lý và thực thi pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan từ tỉnh đến các huyện, thành phố được củng cố, kiện toàn đồng bộ và có sự phối hợp chặt chẽ.
- Cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3 đối với hoạt động đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.
- 70% cán bộ quản lý và thực thi pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan từ tỉnh đến các huyện, thành phố được tham gia chương trình tập huấn nghiệp vụ.
b) Phấn đấu đến năm 2025
- 100% từ tỉnh đến huyện, thành phố có cán bộ kiêm nhiệm hoặc chuyên trách quản lý và thực thi pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan.
- Cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 đối với hoạt động đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.
- 100% cán bộ quản lý và thực thi pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan từ tỉnh đến các huyện, thành phố được tham gia chương trình tập huấn nghiệp vụ.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Nghiên cứu, rà soát, đánh giá để kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản lý và thực thi quyền tác giả, quyền liên quan trong hệ thống pháp luật hiện hành.
2. Tăng cường năng lực quản lý và thực thi:
- In, phát hành cẩm nang tuyên truyền, tài liệu hỏi đáp về quản lý và thực thi pháp luật quyền tác giả, quyền liên quan.
- Cử cán bộ tham gia các lớp đào tạo bồi dưỡng kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ của Trung ương; trong đó tập trung vào đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý và thực thi pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan.
- Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan, cho cán bộ làm công tác quản lý và thực thi pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan từ tỉnh đến huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân liên quan.
- Bố trí nhân lực là những người có trình độ chuyên môn, năng lực, trách nhiệm làm công tác quản lý và thực thi pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan tại địa phương.
- Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan trong hoạt động thực thi pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan, bảo đảm công khai, minh bạch, hướng tới hoạt động chuyên nghiệp.
3. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và hợp tác quốc tế:
- Ứng dụng Bộ cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản quyền tác giả, quyền liên quan; bộ công cụ phần mềm quản lý và tra cứu phát hiện vi phạm trên Internet do Trung ương xây dựng vào hoạt động quản lý và thực thi pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan tại các cơ quan, đơn vị liên quan và địa phương trong tỉnh.
- Liên thông giữa cơ sở dữ liệu về đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan với Hệ thống dữ liệu của các cơ quan thực thi, tạo thuận lợi trong kiểm tra, phát hiện vi phạm pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan.
- Áp dụng dịch vụ hành chính công trực tuyến đối với hoạt động đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan đáp ứng yêu cầu cải cách thủ tục hành chính.
4. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật cho các chủ thể quyền, cá nhân, tổ chức khai thác, sử dụng và công chúng:
- Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức cho các đối tượng liên quan về các quyền lợi, trách nhiệm, chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan.
- Tổ chức các chương trình hoạt động tương tác; huy động xã hội hóa trong công tác truyền thông để nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Ngân sách nhà nước, đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và các nguồn huy động hợp pháp khác (nếu có).
2. Các sở, ban, ngành liên quan, các huyện, thành phố căn cứ nhiệm vụ được phân công xây dựng kinh phí đưa vào chi thường xuyên hằng năm theo phân cấp ngân sách hiện hành.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện Kế hoạch.
- In, phát hành tài liệu tuyên truyền, tài liệu hỏi đáp về quản lý và thực thi pháp luật quyền tác giả, quyền liên quan (do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch biên soạn).
- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, nghiệp vụ về quản lý và thực thi pháp luật quyền tác giả, quyền liên quan.
- Triển khai dịch vụ công trực tuyến đối với hoạt động đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan ứng dụng Bộ cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản quyền tác giả, quyền liên quan; bộ công cụ phần mềm quản lý và tra cứu phát hiện vi phạm trên Internet do Trung ương xây dựng; liên thông giữa cơ sở dữ liệu về đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan với hệ thống dữ liệu của các cơ quan thực thi pháp luật quyền tác giả, quyền liên quan.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp rà soát, đánh giá, đề xuất hoặc kiến nghị các cơ quan liên quan đề xuất xây dựng, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan trong hệ thống pháp luật hiện hành.
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc quản lý và thực thi pháp luật quyền tác giả, quyền liên quan; định kỳ hằng năm báo cáo UBND tỉnh và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc triển khai thực hiện Kế hoạch.
2. Sở Tài chính
Căn cứ khả năng ngân sách, cân đối, bố trí kinh phí hằng năm để triển khai thực hiện Kế hoạch.
3. Sở Tư pháp
- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch rà soát, đề xuất hoặc kiến nghị cơ quan liên quan đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan trong hệ thống pháp luật hiện hành.
- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan.
4. Sở Thông tin và Truyền thông
- Rà soát, đề xuất hoặc kiến nghị cơ quan liên quan đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về áp dụng các biện pháp thực thi pháp luật quyền tác giả, quyền liên thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở.
- Chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí tuyên truyền pháp luật và hoạt động thực thi pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan.
5. Sở Nội vụ
Nghiên cứu, tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền bố trí nhân lực làm công tác quản lý và thực thi pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan tại địa phương.
6. Sở Công Thương
- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch vận hành liên thông giữa cơ sở dữ liệu về đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan với Hệ thống dữ liệu của các cơ quan thực thi pháp luật quyền tác giả, quyền liên quan.
- Kiểm tra, rà soát, đề xuất hoặc kiến nghị cơ quan liên quan đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về áp dụng các biện pháp thực thi pháp luật quyền tác giả, quyền liên quan thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở.
7. Sở Khoa học và Công nghệ
Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ đối với các lĩnh vực liên quan.
8. UBND các huyện, thành phố
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ; xử lý kịp thời các vấn đề liên quan đến việc quản lý và thực thi pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan của địa phương.
9. Các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan
Chủ động, tích cực hợp tác với các cơ quan quản lý và thực thi pháp luật quyền tác giả, quyền liên quan nhằm bảo vệ quyền lợi của hội viên theo quy định của pháp luật.
V. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO
Các sở, ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố gửi báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch định kỳ hằng năm (trước ngày 15/12) hoặc đột xuất (khi có yêu cầu) về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Đề án Tăng cường năng lực quản lý và thực thi có hiệu quả pháp luật bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Lào Cai; yêu cầu các sở, ngành, địa phương tổ chức triển khai thực hiện./.
Nơi nhận:
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Cục Bản quyền tác giả (Bộ VHTTDL);
- Thường trực UBND tỉnh;
- Các sở: Văn hóa - TTDL, Tài chính, Tư pháp, Nội vụ, Khoa học và Công nghệ, Công Thương, Thông tin và Truyền thông;
- Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Đài PT-TH tỉnh, Báo Lào Cai, Cổng TTĐT tỉnh;
- CVP, PCVP2;
- Lưu: VT, TH1,4, BBT, VX
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Hữu Thể | {
"issuing_agency": "Tỉnh Lào Cai",
"promulgation_date": "13/04/2017",
"sign_number": "109/KH-UBND",
"signer": "Nguyễn Hữu Thể",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Quyet-dinh-44-2022-QD-UBND-sua-doi-Dieu-4-Quyet-dinh-09-2022-QD-UBND-Thanh-Hoa-529156.aspx | Quyết định 44/2022/QĐ-UBND sửa đổi Điều 4 Quyết định 09/2022/QĐ-UBND Thanh Hóa | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 44/2022/QĐ-UBND
Thanh Hóa, ngày 09 tháng 9 năm 2022
QUYẾT ĐỊNH
SỬA ĐỔI ĐIỀU 4 QUYẾT ĐỊNH SỐ 09/2022/QĐ-UBND NGÀY 22/02/2022 CỦA UBND TỈNH QUY ĐỊNH ĐIỀU KIỆN, TIÊU CHÍ, QUY MÔ, TỶ LỆ ĐỂ TÁCH DIỆN TÍCH ĐẤT THÀNH DỰ ÁN ĐỘC LẬP VÀ TRÁCH NHIỆM PHỐI HỢP GIỮA CÁC CƠ QUAN TRONG VIỆC THỰC HIỆN THỦ TỤC CHẤP THUẬN NHẬN CHUYỂN NHƯỢNG, NHẬN GÓP VỐN, THUÊ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP ĐỂ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHI NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa tại Tờ trình số 753/TTr-STNMT ngày 31 tháng 8 năm 2022, kèo thao Báo cáo thẩm định số 520/BCTĐ-STP ngày 23 tháng 8 năm 2022 của Sở Tư pháp.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Sửa đổi Điều 4 Quyết định số 09/2022/QĐ-UBND ngày 22/02/2022 của UBND tỉnh quy định điều kiện, tiêu chí, quy mô, tỷ lệ để tách diện tích đất thành dự án độc lập và trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện thủ tục chấp thuận việc nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa như sau:
“Điều 4. Giá trị pháp lý và hiệu lực của văn bản chấp thuận cho tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư phi nông nghiệp
1. Văn bản chấp thuận cho tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư phi nông nghiệp là căn cứ pháp lý để tổ chức kinh tế được nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp sau khi được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư dự án theo quy định của pháp luật.
2. Văn bản chấp thuận cho tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư phi nông nghiệp có hiệu lực pháp lý trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày ký”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2022.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông vận tải; Cục trưởng Cục Thuế Thanh Hóa; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 2 Quyết định;
- Văn phòng Chính phủ (để b/c);
- Bộ Tài nguyên và Môi trường (để b/c);
- Cục Kiểm tra văn bản Bộ Tư pháp (để b/c);
- Thường trực Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh (để b/c);
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Công báo tỉnh Thanh Hóa;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh Thanh Hoá;
- Lưu: VT, NN, THKH.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Đức Giang | {
"issuing_agency": "Tỉnh Thanh Hóa",
"promulgation_date": "09/09/2022",
"sign_number": "44/2022/QĐ-UBND",
"signer": "Lê Đức Giang",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Nghi-quyet-05-2021-NQ-HDND-doi-tuong-kho-khan-duoc-huong-tro-giup-xa-hoi-tinh-Ca-Mau-482663.aspx | Nghị quyết 05/2021/NQ-HĐND đối tượng khó khăn được hưởng trợ giúp xã hội tỉnh Cà Mau | HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 05/2021/NQ-HĐND
Cà Mau, ngày 15 tháng 7 năm 2021
NGHỊ QUYẾT
QUY ĐỊNH MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG KHÓ KHĂN ĐƯỢC HƯỞNG TRỢ GIÚP XÃ HỘI THƯỜNG XUYÊN TẠI CỘNG ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU (NGOÀI CÁC ĐỐI TƯỢNG QUY ĐỊNH TẠI NGHỊ ĐỊNH SỐ 20/2021/NĐ-CP NGÀY 15/3/2021 CỦA CHÍNH PHỦ)
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU
KHÓA X, KỲ HỌP THỨ HAI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017, năm 2019);
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020);
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội,
Căn cứ Thông tư số 02/2021/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội;
Xét Tờ trình số 93/TTr-UBND ngày 09 tháng 7 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau về việc ban hành Nghị quyết quy định các đối tượng khó khăn khác được hưởng trợ giúp xã hội thường xuyên tại cộng đồng trên địa bàn tỉnh Cà Mau; Báo cáo thẩm tra số 59/BC-HĐND ngày 09 tháng 7 năm 2021 của Ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị quyết này quy định một số đối tượng khó khăn chưa được quy định tại Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ (gọi tắt là Nghị định số 20/2021/NĐ-CP) được hưởng trợ giúp xã hội thường xuyên tại cộng đồng trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Một số đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Cà Mau được áp dụng tại Nghị quyết này ngoài các đối tượng được quy định tại Nghị định số 20/2021/NĐ-CP .
2. Các cơ quan, tổ chức, gia đình và cá nhân có liên quan trong việc trợ giúp xã hội của tỉnh Cà Mau.
Điều 3. Đối tượng và mức trợ giúp xã hội thường xuyên tại cộng đồng
1. Mức trợ cấp xã hội hàng tháng đối với đối tượng khó khăn chưa được quy định tại Nghị định số 20/2021/NĐ-CP bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại khoản 2, Điều 4 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP nhân với hệ số tương ứng với các đối tượng cụ thể như sau:
a) Trẻ em dưới 16 tuổi có cha hoặc mẹ bị khuyết tật đặc biệt nặng đang hưởng trợ cấp xã hội tại cộng đồng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được hưởng với hệ số 2,5;
b) Trẻ em dưới 16 tuổi có cha hoặc mẹ bị khuyết tật nặng đang hưởng trợ cấp xã hội tại cộng đồng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được hưởng với hệ số 2,0;
c) Trẻ em dưới 03 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc đối tượng quy định tại các khoản 1, 3 và 6 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngoài địa bàn các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số được hưởng với hệ số 1,5;
d) Người nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ cận nghèo không có nguồn thu nhập ổn định hàng tháng như tiền lương, tiền công, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp xã hội hàng tháng được hưởng với hệ số 1,0.
2. Các đối tượng bảo trợ xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều này khi chết được hỗ trợ chi phí mai táng bằng 20 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội.
3. Đối tượng bảo trợ xã hội theo quy định khoản 1, khoản 2 Điều này nếu hưởng nhiều chính sách trợ giúp xã hội tương ứng khác nhau thì chỉ được hưởng một chính sách cao nhất.
Điều 4. Kinh phí thực hiện
Kinh phí thực hiện được đảm bảo từ ngân sách của địa phương theo quy định phân cấp quản lý của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Điều 5. Tổ chức thực hiện
1. Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết này.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Cà Mau Khóa X, Kỳ họp thứ Hai thông qua ngày 15 tháng 7 năm 2021 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 8 năm 2021./.
Nơi nhận:
- Ủy ban thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Bộ Tài chính;
- Bộ LĐTBXH;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL);
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Ủy ban nhân dân tỉnh;
- BTT. UBMTTQ Việt Nam tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- TT. HĐND, UBND huyện, thành phố;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT.
CHỦ TỊCH
Nguyễn Tiến Hải | {
"issuing_agency": "Tỉnh Cà Mau",
"promulgation_date": "15/07/2021",
"sign_number": "05/2021/NQ-HĐND",
"signer": "Nguyễn Tiến Hải",
"type": "Nghị quyết"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bao-hiem/Thong-tu-2292-TT-GTVT-huong-dan-che-do-bao-hiem-tai-nan-hanh-khach-44751.aspx | Thông tư 2292-TT/GTVT hướng dẫn chế độ bảo hiểm tai nạn hành khách | BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI-BỘ TÀI CHÍNH
********
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 2292-TT/GTVT
Hà Nội, ngày 08 tháng 8 năm 1983
THÔNG TƯ LIÊN BỘ
CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI - TÀI CHÍNH SỐ 2292-TT/GTVT NGÀY 8-8-1983 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM TAI NẠN HÀNH KHÁCH.
Căn cứ quyết định số 314-CP ngày 1-10-1980 của Hội đồng Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải và Bộ Tài chính đã phối hợp chỉ đạo thực hiện chế độ bảo hiểm tai nạn hành khách trong phạm vi cả nước. Bước đầu bảo hiểm tai nạn hành khách đã đạt một số kết quả. Nhiều vụ tai nạn lớn xảy ra, hành khách bị tai nạn đã được giải quyết quyền lợi về bảo hiểm một cách nhanh chóng và đúng mức. Qua đó quần chúng nhân dân dần dần đã thấy rõ được sự quan tâm chăm sóc của Đảng và Nhà nước đến tính mạng của con người.
Song có lúc, có nơi việc thực hiện chưa được thống nhất theo các nguyên tắc của chế độ bảo hiểm tại nạn hành khách. Để việc thực hiện được thống nhất và đạt kết quả tốt hơn, liên Bộ Giao thông vận tải và Tài chính ra thông tư này hướng dẫn cụ thể một số điểm sau đây
I. NHẬN THỨC VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN BẢO HIỂM VÀ XÍ NGHIỆP VẬN TẢI
1. Theo tinh thần của quy tắc bảo hiểm tai nạn cho hành khách được ban hành theo quyết định số 284-TC ngày 22-12-1980 của Bộ Tài chính thì bảo hiểm tai nạn hành khách là một chế độ bảo hiểm được xây dựng trên cơ sở đóng góp của hành khách nhằm mục đích xây dựng quỹ bảo hiểm Nhà nước để bù đắp một phần thiệt hại cho hành khách, tạo thêm điều kiện để ổn định đời sống, đồng thời góp phần đẩy mạnh công tác phòng ngừa, hạn chế tai nạn, bảo vệ tính mạng cho hành khách. Do đó việc hưởng tiền bồi thường về bảo hiểm tại nạn hành khách là một quyền lợi mà hành khách đã góp bảo hiểm được hưởng khi bị tai nạn trong lúc đi tàu, đi xe ngoài các chế độ chính sách hiện hành khác như chế độ bồi thường theo trách nhiệm dân sự của chủ phương tiện, bảo hiểm xã hội, cứu tế xã hội, v.v...
2. Khi hành khách bị tai nạn, việc bồi thường của cơ quan bảo hiểm và của các đơn vị vận tải phải được giải quyết song song. Cần nhận rõ rằng việc bồi thường của cơ quan bảo hiểm và việc bồi thường theo trách nhiệm dân sự của các đơn vị vận tải là hai vấn đề khác nhau và độc lập với nhau. Chế độ này không thể thay thế chế độ kia vì mỗi chế độ đều dựa trên một nguyên tắc hoàn toàn khác nhau. Việc bồi thường của cơ quan bảo hiểm đối với hành khách đã tham gia bảo hiểm dựa trên quy tắc bảo hiểm đã ban hành và việc bồi thường của các đơn vị vận tải về thiệt hại cho hành khách là dựa trên các nguyên tắc của trách nhiệm dân sự.
II. THU NỘP PHÍ BẢO HIỂM
Cơ quan bảo hiểm tuy có nhiệm vụ quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm vào việc bồi thường cho hành khách nhưng không trực tiếp thu phí bảo hiểm của hành khách. Việc thu phí bảo hiểm Nhà nước đã giao cho ngành giao thông vận tải. Các đơn vị vận tải có trách nhiệm thu phí bảo hiểm trong giá vé cùng với giá cước, sau đó tách phần phí bảo hiểm ra khỏi giá vé và chuyển nộp cho cơ quan bảo hiểm để đưa vào quỹ bảo hiểm. Như vậy, phí bảo hiểm hành khách là tiền hành khách góp vào quỹ bảo hiểm thông qua các đơn vị vận tải, chứ không phải là tiền của đơn vị vận tải. Các công ty, xí nghiệp vận tải, các hợp tác xã vận tải có trách nhiệm thu và nộp đầy đủ, kịp thời phí bảo hiểm hành khách cho cơ quan bảo hiểm theo đúng quy định trong thông tư số 3270-TV ngày 9-12-1980 của Bộ Giao thông vận tải.
Mức phí bảo hiểm thực hiện theo quyết định số 603-BH/TC ngày 26-11-1982 của Bộ Tài chính và các thông tư số 150-TT/VTGC ngày 18-11-1982 hướng dẫn thi hành giá cước vận tải hành khách đi ô-tô và tàu sông và thông tư số 151-TT/VTGC ngày 18-11-1982 hướng dẫn thi hành giá cước xe lửa và quyết định số 1232-QĐ/VTGC ngày 26-8-1982 của Bộ Giao thông vận tải về giá cước tàu biển. Mức quy định 0,10đ/lượt quy định đối với xe buýt trong thông tư số 150-TT/VTGC được vận dụng đối với tất cả các loại xe chở khách chạy theo từng chặng ngắn trong thành phố, thị trấn hoặc chạy ra ngoại ô hoặc vùng phụ cận như xe buýt, xe lam, tắcxi...
Sau khi nhận được phí bảo hiểm, các đơn vị bảo hiểm địa phương có trách nhiệm thanh toán tiền hoa hồng thu nộp phí bảo hiểm cho các đơn vị vận tải theo tỷ lệ đã được Bộ Giao thông vận tải và Bộ Tài chính thống nhất quy định trong văn bản số 3270-TV ngày 9-12-1980 của Bộ Giao thông vận tải, cụ thể như sau:
- Vận tải đường sắt: 1% trên số phí bảo hiểm thu được.
- Vận tải ô-tô: 1,5% trên số phí bảo hiểm thu được.
- Vận tải sông, biển: 2% trên số phí thu được.
Để thực hiện nghiệm chỉnh chế độ bảo hiểm và nguyến tắc quản lý tài chính của Nhà nước, liên Bộ quy định:
- Trường hợp đơn vị vận tải chuyển nộp phí bảo hiểm không đầy đủ, không đúng kỳ hạn thì từ ngày nộp chậm thứ 11 trở đi phải chịu phạt mỗi ngày 0,08% số phí chưa nộp hoặc nộp chưa đầy đủ. Trường hợp đơn vị bảo hiểm thanh toán tiền hoa hồng chậm hoặc thiếu cho các đơn vị vận tải thì cũng phải chịu phạt theo đúng quy định trên.
- Trường hợp vi phạm nghiêm trọng hoặc tái phạm nhiều lần chế độ thu nộp phí bảo hiểm thì ngoài việc phải chịu phạt tiền theo quy định trên, thủ trưởng đơn vị và người có lỗi còn phải chịu kỷ luật hành chính hoặc có thể phải phạt trừ tiền thưởng xí nghiệp, xem như một hành động phạm tới chế độ chính sách chung của Nhà nước.
III. GIẢI QUYẾT HẬU QUẢ TAI NẠN VÀ BỒI THƯỜNG.
Khi hành khách bị tai nạn, đơn vị vận tải và đơn vị bảo hiểm đều có trách nhiệm giải quyết hậu quả tai nạn và bồi thường cho hành khách. Để việc phân định trách nhiệm được rõ ràng, các đon vị vận tải đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và các đơn vị bảo hiểm cần chú ý thực hiện các nguyên tắc sau đây:
1. Khai báo:
Với trách nhiệm của người vận tải, khi tai nạn xảy ra, các đơn vị vận tải cần phải chủ động thực hiện các trách nhiệm đã qui định như khai báo ngay với cơ quan công an, hoặc chính quyền địa phương, tổ chức việc cấp cứu nạn nhân, bảo vệ hiện trường và hành lý của hành khách. Đồng thời đơn vị vận tải phải tìm cách thông báo nhanh nhất cho cơ quan bảo hiểm ở địa phương đó biết.
2. Giải quyết cấp cứu, chôn cất nạn nhân:
Yêu cầu cấp bách khi tai nạn xảy ra là phải tổ chức việc cấp cứu và chôn cất người bị nạn kịp thời và chu đáo. Lái xe hoặc đại diện của đơn vị vận tải là người có mặt sớm nhất tại nơi xảy ra tai nạn, do đó có trách nhiệm đứng ra giải quyết hậu quả, liên hệ với chính quyền địa phương tổ chức cấp cứu hoặc chôn cất những người bị nạn. Trường hợp người lái xe, phụ xe bị thương hoặc bị chết thì hành khách đi trên xe có trách nhiệm tìm mọi biện pháp báo cho chính quyền địa phương ở nơi gần nhất biết để đến giúp đỡ giải quyết hậu quả tai nạn.
Việc thanh toán các chi phí cho cấp cứu, chôn cất được giải quyết như sau:
- Trước hết cần xác định rõ các chi phí nói ở đây phải nằm trong phạm vi cần thiết và hợp lý.
- Nếu chủ phương tiện có lỗi (phóng nhanh, vượt ẩu, phương tiện thiếu an toàn ...) thì các chi phí bỏ ra cho cấp cứu, chôn cất, chủ phương tiện phải gánh chịu.
- Nếu chủ phương tiện không có lỗi, nhưng tai nạn thuộc phạm vi được bảo hiểm(thiên tai, hành khách bị kẻ xấu hành hung, ném đá...) thì cơ quan bảo hiểm phải thanh toán lại các chi phí về cấp cứu và chôn cất cho các đơn vị vận tải hoặc cơ quan, đơn vị đã bỏ tiền ứng trước.
- Nếu chủ phương tiện không có lỗi, đồng thời tai nạn cũng không thuộc phạm vi bồi thường của bảo hiểm (hành khách tự tử, nhảy tàu, nhảy xe...) trước hết chủ phương tiện hoặc địa phương vẫn phải giải quyết việc cấp cứu, chôn cất. Việc thanh toán những chi phí này sẽ do cơ quan bảo hiểm, chủ phương tiện vận tải và địa phương bàn bạc thống nhất giải quyết.
3. Bồi thường:
Việc bồi thường của các đơn vị vận tải dựa trên các nguyên tắc của trách nhiệm dân sự mà pháp luật đã quy định. Còn việc bồi thường của cơ quan bảo hiểm dựa trên cơ sở quy tắc bảo hiểm. Do đó có trường hợp hành khách được hưởng bồi thường của các đơn vị vận tải và của cả cơ quan bảo hiểm. Nhưng cũng có trường hợp chỉ được hưởng bồi thường của cơ quan bảo hiểm mà không được hưởng bồi thường của đơn vị vận tải hoặc không được hưởng bồi thường của một bên nào cả. Mức bồi thường và nội dung bồi thường của hai loại bồi thường trên cũng hoàn toàn khác nhau. Cụ thể như sau:
a) Được hưởng bồi thường của cả đơn vị vận tải và của cơ quan bảo hiểm:
Đó là trường hợp đơn vị vận tải có lỗi đã gây ra tai nạn cho hành khách (phóng nhanh, vượt ẩu, phương tiện thiếu an toàn...).
b) Chỉ được hưởng bồi thường của cơ quan bảo hiểm:
Thông thường đó là những tai nạn do thiên tai hoặc do người khác gây nên (hành khách bị hành hung, ném đá...) mà đơn vị vận tải không chịu trách nhiệm.
c) Không được hưởng bồi thường của bảo hiểm cũng như của đơn vị vận tải:
Đó là trường hợp hành khách tự tử, chết do bệnh tật hoặc cố ý vi phạm một cách nghiêm trọng những quy tắc an toàn (nhảy tàu, nhảy xe...).
IV. TĂNG CƯỜNG NHỮNG BIỆN PHÁP TỔ CHỨC QUẢN LÝ NHẰM NGĂN NGỪA HẠN CHẾ TAI NẠN GIAO THÔNG.
Việc đề phòng, ngăn ngừa tai nạn giao thông là nhiệm vụ rất quan trọng của các ngành, các cấp. Đó cũng là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của ngành giao thông vận tải và ngành bảo hiểm. Sự kết hợp giữa giao thông vận tải, bảo hiểm, công an cũng như đối với các ngành từ trung ương đến địa phương trong công tác bảo đảm an toàn giao thông, ngăn ngừa tai nạn xảy ra là điều cần thiết và lâu dài.
Để bảo đảm an toàn giao thông, các cấp lãnh đạo, các đơn vị trong ngành giao thông vận tải có trách nhiệm phải giáo dục anh em lái tàu, lái xe nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ giao thông, tăng cường kiểm tra về mặt an toàn kỹ thuật của phương tiện vận tải, các thiết bị thông tin tín hiệu, đường sá, cầu phà... Kết hợp với công an tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành luật lệ giao thông trên đường, tổ chức tốt việc đi lại của nhân dân và định kỳ sơ kết, tổng kết công tác an toàn giao thông.
Các đơn vị bảo hiểm có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các đơn vị giao thông vận tải trong công tác kiểm tra an toàn giao thông và kiến nghị với các ngành, các cấp những biện pháp bảo đảm an toàn giao thông.
- Tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân về luật lệ giao thông bằng các hình thức như panô, ápphích, triển lãm...
- Theo dõi động viên phong trào giữ gìn an toàn giao thông, khen thưởng những đơn vị, cá nhân có thành tích nổi bật trong công tác an toàn giao thông.
Đóng góp một phần kinh phí để hỗ trợ các đơn vị vận tải mua sắm một số trang thiết bị cần thiết nhằm bảo đảm an toàn cho hành khách, hoặc đề xuất xây dựng những công trình nhỏ nhưng có tác dụng thiết thực làm tăng thêm an toàn trong giao thông.
Nhận được thông tư hướng dẫn này, các tổng cục, cục, sở giao thông vận tải, sở tài chính, công ty bảo hiểm và các chi nhánh cần tổ chức trao đổi quán triệt ý nghĩa, mục đích, nguyên tắc của chế độ bảo hiểm tai nạn hành khách, nhận rõ trách nhiệm cụ thể của mỗi ngành và phổ biến sâu rộng cho cán bộ, công nhân viên thuộc ngành mình.
Ở địa phương, nơi nào còn mắc mứu về thực hiện chế độ bảo hiểm hành khách thì ngành giao thông vận tải và bảo hiểm địa phương cần bàn bạc, có biện pháp giải quyết sớm. Những khó khăn tồn tại không giả quyết được ở địa phương cần báo cáo phản ảnh cho Bộ Giao thông vận tải và Bộ Tài chính giải quyết.
Hàng năm, giữa hai ngành cần có tổng kết việc thực hiện chế độ bảo hiểm tai nạn hành khách nhằm nhanh chóng đưa chế độ bảo hiểm này vào nền nếp, góp phần phục vụ tốt sự đi lại của nhân dân.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày ký. Những quy định trước đây của liên Bộ trái với thông tư này đều bãi bỏ.
Ngô Thiết Thạch
(Đã ký)
Nguyễn Đình Doãn
(Đã ký) | {
"issuing_agency": "Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính",
"promulgation_date": "08/08/1983",
"sign_number": "2292-TT/GTVT",
"signer": "Ngô Thiết Thạch, Nguyễn Đình Doãn",
"type": "Thông tư liên tịch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Quyet-dinh-123-QD-UBND-2021-phe-duyet-Danh-muc-sach-giao-khoa-lop-6-Bac-Ninh-474127.aspx | Quyết định 123/QĐ-UBND 2021 phê duyệt Danh mục sách giáo khoa lớp 6 Bắc Ninh | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC NINH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 123/QĐ-UBND
Bắc Ninh, ngày 07 tháng 4 năm 2021
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DANH MỤC SÁCH GIÁO KHOA LỚP 6 SỬ DỤNG TRONG CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH TỪ NĂM HỌC 2021 - 2022
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019;
Căn cứ Luật Giáo dục năm 2019;
Căn cứ Thông tư số 25/2020/TT-BGDĐT ngày 26/8/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 482/TTr-SGDĐT ngày 05/4/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Danh mục sách giáo khoa lớp 6 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh từ năm học 2021 - 2022.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh; Sở Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Bộ Giáo dục và Đào tạo (báo cáo);
- Chủ tịch, các PCT.UBND tỉnh;
- VP UBND tỉnh: PVPVX, CVP;
- Lưu: VT, KGVX.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Vương Quốc Tuấn
DANH MỤC
SÁCH GIÁO KHOA LỚP 6 SỬ DỤNG TRONG CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH TỪ NĂM HỌC 2021 - 2022
(Kèm theo Quyết định số 123/QĐ-UBND ngày 07 tháng 4 năm 2021 của UBND tỉnh Bắc Ninh).
TT
Tên sách
Tên tác giả
Nhà xuất bản
1
Ngữ văn 6 Tập 1
Bùi Mạnh Hùng (Tổng chủ biên), Nguyễn Thị Ngân Hoa (Chủ biên), Nguyễn Linh Chi, Nguyễn Thị Mai Liên, Lê Trà My, Lê Thị Minh Nguyệt, Nguyễn Thị Nương, Nguyễn Thị Hải Phương
Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam
Ngữ văn 6 Tập 2
Bùi Mạnh Hùng (Tổng chủ biên), Nguyễn Thị Ngân Hoa (Chủ biên), Phan Huy Dũng, Phạm Đặng Xuân Hương, Đặng Lưu, Nguyễn Thanh Tùng
Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam
2
Toán 6 Tập 1
Hà Huy Khoái (Tổng Chủ biên), Nguyễn Huy Đoan (Chủ biên), Nguyễn Cao Cường, Trần Mạnh Cường, Doãn Minh Cường, Sĩ Đức Quang, Lưu Bá Thắng
Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam
Toán 6 Tập 2
Hà Huy Khoái (Tổng Chủ biên), Nguyễn Huy Đoan (Chủ biên), Nguyễn Cao Cường, Trần Mạnh Cường, Doãn Minh Cường, Sĩ Đức Quang, Lưu Bá Thắng
Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam
3
Tiếng Anh 6 tập Một
Hoàng Văn Vân (Tổng chủ biên), Nguyễn Thị Chi (Chủ biên), Lê Kim Dung, Phan Chí Nghĩa, Vũ Mai Trang, Lương Quỳnh Trang
Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam
Tiếng Anh 6 Tập Hai
Hoàng Văn Vân (Tổng chủ biên), Nguyễn Thị Chi (Chủ biên), Lê Kim Dung, Phan Chí Nghĩa, Vũ Mai Trang, Lương Quỳnh Trang, Nguyễn Quốc Tuấn
Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam
4
Giáo dục công dân 6
Nguyễn Thị Toan (Tổng Chủ biên), Trần Thị Mai Phương (Chủ biên), Nguyễn Hà An, Nguyễn Thị Hoàng Anh, Phạm Thị Kim Dung, Nguyễn Thị Thọ
Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam
5
Giáo dục công dân 6
Trần Văn Thắng (Tổng Chủ biên), Nguyễn Thị Thu Hoài, Nguyễn Thúy Quỳnh, Mai Thu Trang
Nhà Xuất bản Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh
6
Khoa học tự nhiên 6
Vũ Văn Hùng (Tổng chủ biên), Đinh Đoàn Long, Lê Kim Long, Bùi Gia Thịnh (đồng Chủ biên), Nguyễn Hữu Chung, Nguyễn Thu Hà, Bùi Thị Việt Hà, Nguyễn Đức Hiệp, Trần Thị Thanh Huyền, Lê Trọng Huyền, Vũ Trọng Rỹ, Nguyễn Văn Vịnh
Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam
7
Khoa học tự nhiên 6
Mai Sỹ Tuấn (Tổng chủ biên), Nguyễn Văn Khánh, Đặng Thị Oanh (đồng Chủ biên), Lê Minh Cầm, Ngô Ngọc Hoa, Lê Thị Phương Hoa, Phan Thị Thanh Hội, Đỗ Thanh Hữu, Cao Tiến Khoa, Lê Thị Thanh, Nguyễn Đức Trường, Trương Anh Tuấn
Nhà Xuất bản Đại học Sư phạm
8
Lịch sử và Địa lí 6
Vũ Minh Giang (Tổng chủ biên), Nghiêm Đình Vỳ, Đào Ngọc Hùng (đồng Tổng Chủ biên), Đinh Ngọc Bảo, Đào Ngọc Hùng (đồng Chủ biên), Vũ Thị Hằng, Phan Ngọc Huyền, Phạm Thị Thanh Huyền, Lê Huỳnh, Trần Thị Hồng Mai, Hoàng Anh Tuấn, Phí Công Việt
Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam
9
Lịch sử và Địa lí 6
Đỗ Thanh Bình, Nguyễn Viết Thịnh (Tổng Chủ biên), Trần Viết Lưu, Nguyễn Văn Ninh, Đỗ Thị Minh Đức (đồng Chủ biên), Phạm Thị Kim Anh, Nguyễn Văn Dũng, Nguyễn Phùng Tám, Kiều Văn Hoan, Ngô Thị Hải Yến
Nhà Xuất bản Đại học Sư phạm
10
Tin học 6
Nguyễn Chí Công, Hà Đặng Cao Tùng, Đinh Thị Hạnh Mai, Hoàng Thị Mai
Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam
11
Công nghệ 6
Lê Huy Hoàng (Tổng chủ biên kiêm Chủ biên), Trương Thị Hồng Huệ, Lê Xuân Quang, Vũ Thị Ngọc Thúy, Nguyễn Thanh Trịnh, Vũ Cẩm Tú
Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam
12
Công nghệ 6
Nguyễn Tất Thắng (Tổng chủ biên), Trần Thị Lan Hương (Chủ biên), Hoàng Xuân Anh, Nguyễn Thị Thanh Huệ, Bùi Thị Hải Yến
Nhà Xuất bản Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh
13
Âm nhạc 6
Hoàng Long, Đỗ Thị Minh Chính (đồng Tổng chủ biên), Vũ Mai Lan (Chủ biên), Bùi Minh Hoa, Trần Bảo Lân, Trịnh Thị Oanh, Cao Sỹ Anh Tùng, Nguyễn Thị Thanh Vân
Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam
14
Âm nhạc 6
Đỗ Thanh Hiên (Tổng chủ biên kiêm Chủ biên), Nguyễn Mai Anh, Nguyễn Quang Nhã
Nhà Xuất bản Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh
15
Mĩ thuật 6
Đoàn Thị Mỹ Hương, Đinh Gia Lê (đồng Tổng chủ biên), Phạm Thị Chỉnh, Phạm Minh Phong (đồng Chủ biên), Phạm Duy Anh, Vũ Thị Thanh Hương, Nguyễn Thị May, Đoàn Dũng Sĩ
Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam
16
Mĩ thuật 6
Nguyễn Thị Nhung, Nguyễn Xuân Tiên (đồng Tổng chủ biên), Nguyễn Tuấn Cường, Nguyễn Hồng Ngọc (đồng Chủ biên), Quách Thị Ngọc An, Nguyễn Dương Hải Đăng, Nguyễn Đức Giang, Phạm Ngọc Mai, Trần Đoàn Thanh Ngọc, Đàm Thị Hải Uyên, Trần Thị Vân
Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam
17
Giáo dục thể chất 6
Lưu Quang Hiệp (Tổng chủ biên), Đinh Quang Ngọc (chủ biên), Đinh Khánh Thu, Mai Thị Bích Ngọc, Nguyễn Văn Thành
Nhà Xuất bản Đại học Sư phạm
18
Giáo dục thể chất 6
Hồ Đắc Sơn, Nguyễn Duy Quyết (đồng Tổng Chủ biên), Nguyễn Việt Hoàn, Nguyễn Mạnh Toàn (đồng Chủ biên), Vũ Tuấn Anh, Nguyễn Hữu Bính, Nguyễn Xuân Đoàn, Lê Trường Sơn Chấn Hải, Đỗ Mạnh Hưng, Lê Chí Nhân, Phạm Hoài Quyên, Phạm Mai Vương
Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam
19
Hoạt động trải nghiệm, Hướng nghiệp 6
Lưu Thu Thủy, Bùi Sỹ Tụng (đồng Tổng Chủ biên), Hoàng Thị Hạnh, Nguyễn Thị Việt Nga, Trần Thị Thu (đồng Chủ biên), Vũ Thị Lan Anh, Nguyễn Thanh Bình, Lê Văn Cầu, Dương Thị Thu Hà, Tạ Văn Hai, Nguyễn Thu Hương, Lê Thị Luận, Nguyễn Thị Thanh Mai, Nguyễn Hồng Thuận, Lê Thị Thanh Thủy.
Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam
Danh mục gồm 19 sách giáo khoa lớp 6./. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Bắc Ninh",
"promulgation_date": "07/04/2021",
"sign_number": "123/QĐ-UBND",
"signer": "Vương Quốc Tuấn",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Nghi-quyet-30-2021-NQ-HDND-chi-bao-duong-de-dieu-va-xu-ly-cap-bach-su-co-de-dieu-Da-Nang-485414.aspx | Nghị quyết 30/2021/NQ-HĐND chi bảo dưỡng đê điều và xử lý cấp bách sự cố đê điều Đà Nẵng | HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 30/2021/NQ-HĐND
Đà Nẵng, ngày 12 tháng 8 năm 2021
NGHỊ QUYẾT
QUY ĐỊNH NỘI DUNG, NHIỆM VỤ CHI DUY TU, BẢO DƯỠNG ĐÊ ĐIỀU VÀ XỬ LÝ CẤP BÁCH SỰ CỐ ĐÊ ĐIỀU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
KHÓA X, NHIỆM KỲ 2021-2026, KỲ HỌP THỨ 2
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Đê điều ngày 29 tháng 11 năm 2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Thông tư số 68/2020/TT-BTC ngày 15 tháng 7 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành quy định quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí chi thường xuyên thực hiện duy tu, bảo dưỡng đê điều và xử lý cấp bách sự cố đê điều;
Xét Tờ trình số 93/TTr-UBND ngày 13 tháng 7 năm 2021 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc quy định nội dung, nhiệm vụ chi duy tu, bảo dưỡng đê điều và xử lý cấp bách sự cố đê điều trên địa bàn thành phố; Báo cáo thẩm tra số 36/BC-HĐND ngày 11 tháng 8 năm 2021 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân thành phố và ý kiến thảo luận của các vị đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Quy định nội dung, nhiệm vụ chi duy tu, bảo dưỡng đê điều và xử lý cấp bách sự cố đê điều trên địa bàn thành phố Đà Nẵng do ngân sách địa phương bảo đảm từ nguồn kinh phí chi thường xuyên đối với các tuyến đê cấp IV và cấp V, cụ thể như sau:
1. Duy tu, bảo dưỡng đê điều
a) Sửa chữa, cải tạo, gia cố mặt đê;
b) Sửa chữa, gia cố đường gom, đường hành lang chân đê, dốc lên xuống đê trong phạm vi bảo vệ đê;
c) Sửa chữa và trồng có mái đê, cơ đê, chân đê, mái kè;
d) Đắp đất, trồng cây chắn sóng;
đ) Khảo sát, phát hiện và xử lý mối và các ẩn họa trong thân đê; khoan phụt vữa gia cố chất lượng thân đê;
e) Kiểm tra đánh giá chất lượng cống dưới đê; xử lý các hư hỏng nhỏ; nạo vét thượng, hạ lưu của cống dưới đê;
g) Kiểm tra hiện trạng kè bảo vệ đê; chi tu sửa các hư hỏng nhỏ của kè;
h) Bổ sung, sửa chữa các công trình phục vụ việc quản lý, bảo vệ đê điều: Cột mốc trên đê; cột chỉ giới, cột thủy chí; biển báo đê; trạm và thiết bị quan trắc; kho, bãi chứa vật tư dự phòng bão lũ;
i) Sửa chữa các công trình phục vụ việc quản lý, bảo vệ đê điều: Công trình phân lũ, làm chậm lũ; công trình tràn sự cố; giếng giảm áp; điếm canh đê;
k) Bổ sung, bảo dưỡng, thu gom vật tư dự trữ phòng, chống lụt bão liên quan đến đê điều thuộc nhiệm vụ của thành phố;
l) Khảo sát địa hình, địa chất, khảo sát mặt cắt cố định ngang sông định kỳ, đo đạc sơ họa diễn biến lòng dẫn; đo đạc diễn biến bãi biển trước đê; bổ sung cơ sở dữ liệu về đê điều phục vụ công tác quản lý đê và phòng, chống lụt bão;
m) Các công việc khác có liên quan trực tiếp tới công tác duy tu, bảo dưỡng đê điều theo quy định tại Luật Đê điều, pháp luật có liên quan và được cấp có thẩm quyền phê duyệt (nếu có).
2. Xử lý cấp bách sự cố đê điều
Các sự cố đê điều cần phải xử lý cấp bách để đảm bảo an toàn hệ thống đê là các sự cố phát sinh trước, trong và sau mùa lũ, bão hàng năm; những sự cố này chưa được đưa vào kế hoạch và bố trí trong dự toán duy tu, bảo dưỡng đê điều hàng năm, gồm:
a) Xử lý sạt trượt mái đê, mái kè;
b) Xử lý nứt đê;
c) Xử lý sập tổ mối trên đê;
d) Xử lý sụt, lún thân đê;
đ) Xử lý đoạn bờ sông bị sạt trượt có nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn đê;
e) Xử lý rò rỉ, thấm, tổ mối và các khuyết tật khác trong thân đê;
g) Xử lý lỗ sủi, mạch sủi, bãi sủi, mạch đùn, bục đất, giếng phụt;
h) Xử lý trường hợp nước lũ tràn qua đỉnh đê;
i) Xử lý các sự cố hư hỏng cống qua đê;
k) Hàn khẩu đê;
l) Xử lý giếng giảm áp làm việc không bình thường: nước từ trong giếng, khu vực cát thẩm lọc có hiện tượng nước đục và kéo theo bùn cát thoát ra ngoài.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này theo đúng quy định của pháp luật.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố, các Ban, các Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân thành phố khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026, Kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 12 tháng 8 năm 2021 và có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày thông qua./.
Nơi nhận:
- UBTV Quốc hội, Chính phủ, VP Chủ tịch nước;
- Vụ Pháp chế các bộ: NN&PTNT; Tài chính;
- Cục Kiểm tra VB QPPL - Bộ Tư pháp;
- Ban Thường vụ Thành ủy;
- Các cơ quan tham mưu, giúp việc Thành ủy;
- Đoàn ĐBQH; đại biểu HĐND thành phố;
- UBND, UBMTTQVN thành phố;
- Các sở, ngành, đoàn thể thành phố;
- Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND thành phố;
- Văn phòng UBND thành phố;
- Các quận ủy, huyện ủy; HĐND huyện;
- UBND, UBMTTQVN các quận, huyện;
- HĐND xã; UBND phường, xã;
- Báo Đà Nẵng, Đài PT-TH Đà Nẵng,
Trung tâm THVN (VTV8), Cổng TTĐT TP;
- Lưu: VT, CTHĐ.
CHỦ TỊCH
Lương Nguyễn Minh Triết | {
"issuing_agency": "Thành phố Đà Nẵng",
"promulgation_date": "12/08/2021",
"sign_number": "30/2021/NQ-HĐND",
"signer": "Lương Nguyễn Minh Triết",
"type": "Nghị quyết"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thue-Phi-Le-Phi/Quyet-dinh-07-2013-QD-UBND-muc-thu-quan-ly-va-su-dung-phi-dau-gia-tai-Dong-Thap-194478.aspx | Quyết định 07/2013/QĐ-UBND mức thu quản lý và sử dụng phí đấu giá tại Đồng Tháp | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 07/2013/QĐ-UBND
Đồng Tháp, ngày 31 tháng 01 năm 2013
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH MỨC THU, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ ĐẤU GIÁ, PHÍ THAM GIA ĐẤU GIÁ TÀI SẢN, ĐẤU GIÁ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh về phí và lệ phí ngày 28 tháng 8 năm 2001;
Căn cứ Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24 tháng 7 năm 2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí;
Căn cứ Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25 tháng 5 năm 2006 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24 tháng 7 năm 2002 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí;
Căn cứ Thông tư số 03/2012/TT-BTC ngày 05 tháng 01 năm 2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí đấu giá, phí tham gia đấu giá và lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề đấu giá tài sản;
Căn cứ Thông tư số 48/2012/TT-BTC ngày 16 tháng 3 năm 2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc xác định giá khởi điểm và chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất;
Căn cứ Công văn số 54/HĐND-KTNS ngày 20 tháng 9 năm 2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc mức thu phí đấu giá tài sản, đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định mức thu, quản lý và sử dụng phí đấu giá, phí tham gia đấu giá tài sản, đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- TT/HĐND, TT/UBND tỉnh;
- CT, các PCT/UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KTTH-NSương.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Dương
QUY ĐỊNH
MỨC THU, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ ĐẤU GIÁ, PHÍ THAM GIA ĐẤU GIÁ TÀI SẢN, ĐẤU GIÁ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 07/2013/QĐ-UBND ngày 31 tháng 01 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh.
Quy định này quy định mức thu, quản lý và sử dụng phí đấu giá, phí tham gia đấu giá tài sản, đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Tổ chức, cá nhân có tài sản bán đấu giá theo quy định tại Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản (gọi tắt là Nghị định số 17/2010/NĐ-CP) phải nộp phí đấu giá tài sản cho tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp; trừ trường hợp bán đấu giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước, đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất và các trường hợp do Hội đồng bán đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện.
2. Tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá theo quy định tại Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ; tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của Quyết định số 216/2005/QĐ-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất phải nộp phí tham gia đấu giá cho tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp hoặc Hội đồng bán đấu giá tài sản.
Chương II
MỨC THU, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ
Điều 3. Mức thu phí
1. Mức thu phí đấu giá tài sản:
a) Trường hợp bán đấu giá tài sản thành thì mức thu phí được tính trên giá trị tài sản bán được của một cuộc bán đấu giá, theo quy định như sau:
TT
Giá trị tài sản bán được của một cuộc bán đấu giá
Mức thu
1
Dưới 50 triệu đồng
5% giá trị tài sản bán được
2
Từ 50 triệu đến 1 tỷ đồng
2,5 triệu + 1,5% giá trị tài sản bán được quá 50 triệu
3
Từ trên 1 tỷ đến 10 tỷ đồng
16,75 triệu + 0,2% giá trị tài sản bán được vượt 1 tỷ
4
Từ trên 10 tỷ đến 20 tỷ đồng
34,75 triệu + 0,15% giá trị tài sản bán được vượt 10 tỷ
5
Từ trên 20 tỷ đồng
49,75 triệu + 0,1% giá trị tài sản bán được vượt 20 tỷ. Tổng số phí không quá 300 triệu/cuộc đấu giá
b) Trường hợp bán đấu giá tài sản không thành thì trong thơi han 7 ngày kể tư ngay k ết thúc phiên đấu giá , người có tài sản bán đấu giá, cơ quan thi hành án, cơ quan tài chính thanh toán cho tổ chức bán đấu giá tài sản, Hội đồng bán đấu giá tài sản các chi phí thực tế, hợp lý quy định tại Điều 43 Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010, trừ trường hợp các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định khác.
2. Mức thu phí tham gia đấu giá tài sản:
a) Mức thu phí tham gia đấu giá tài sản được quy định tương ứng với giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá theo quy định như sau:
STT
Giá khởi điểm của tài sản
Mức thu
(đồng/hồ sơ)
1
Từ 20.000.000 đồng trở xuống
50.000
2
Từ trên 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng
100.000
3
Từ trên 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng
150.000
4
Từ trên 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng
200.000
5
Trên 500.000.000 đồng
500.000
b) Trường hợp cuộc đấu giá tài sản không được tổ chức thì người tham gia đấu giá tài sản được tổ chức bán đấu giá hoàn lại toàn bộ số tiền phí đấu giá tài sản mà người tham gia đấu giá tài sản đã nộp.
3. Mức thu phí đấu giá quyền sử dụng đất:
Mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất được quy định tương ứng với giá khởi điểm của quyền sử dụng đất hoặc diện tích đất bán đấu giá.
a) Trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất để đầu tư xây dựng nhà ở của hộ gia đình, cá nhân:
STT
Giá trị quyền sử dụng đất theo giá khởi điểm
Mức thu
(đồng/hồ sơ)
1
Từ 200 triệu đồng trở xuống
100.000
2
Từ trên 200 triệu đồng đến 500 triệu đồng
200.000
3
Từ trên 500 triệu đồng
500.000
b) Trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất không thuộc phạm vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều này:
STT
Diện tích đất
Mức thu
(đồng/hồ sơ)
1
Từ 0,5 ha trở xuống
1.000.000
2
Từ trên 0,5 ha đến 2 ha
3.000.000
3
Từ trên 2 ha đến 5 ha
4.000.000
4
Từ trên 5 ha
5.000.000
c) Trường hợp cuộc đấu giá không tổ chức được thì tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá quyền sử dụng đất được hoàn lại toàn bộ tiền phí tham gia đấu giá đã nộp trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày dự kiến tổ chức phiên bán đấu giá.
Điều 4. Quản lý và sử dụng phí
1. Hội đồng bán đấu giá tài sản được sử dụng số tiền phí thu được của người tham gia đấu giá để trang trải các chi phí cho Hội đồng đấu giá tài sản, nếu thừa nộp vào ngân sách nhà nước.
2. Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản được để lại 100% (một trăm phần trăm) trên tổng số tiền thu phí đấu giá, phí tham gia đấu giá để đảm bảo hoạt động, trang trải cho việc tổ chức bán đấu giá và thu phí theo quy định của pháp luật.
3. Đối với đơn vị thu phí là doanh nghiệp bán đấu giá tài sản (trừ đấu giá quyền sử dụng đất): phí đấu giá, phí tham gia đấu giá thu được là khoản thu không thuộc ngân sách nhà nước. Đơn vị thu phí có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật đối với số phí thu được và có quyền quản lý, sử dụng số tiền thu phí sau khi đã nộp thuế theo quy định của pháp luật. Hàng năm, đơn vị thu phí phải thực hiện quyết toán thuế đối với số tiền phí thu được với cơ quan thuế theo quy định của pháp luật về thuế hiện hành.
4. Các nội dung liên quan đến hoạt động đấu giá tài sản, đấu giá quyền sử dụng đất không quy định tại Quyết định này được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 03/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí đấu giá, phí tham gia đấu giá và lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề đấu giá tài sản; Thông tư số 48/2012/TT-BTC ngày 16/3/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc xác định giá khởi điểm và chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất.
5. Đơn vị thu phí phải sử dụng biên lai thu phí do cơ quan thuế in ấn, cấp phát và thực hiện các quy định về quản lý sử dụng biên lai theo Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/07/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định của Pháp luật về phí và lệ phí; Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002; Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ về hoá đơn bán hàng hoá dịch vụ. Khi thu phí phải cấp biên lai thu phí cho đối tượng nộp phí.
Điều 5. Chế độ tài chính kế toán
1. Đơn vị tổ chức thu phí phải mở sổ sách, biên lai kế toán theo dõi số thu, nộp và sử dụng tiền phí thu được theo đúng chế độ kế toán, thống kê theo quy định của nhà nước.
2. Hàng năm, đơn vị tổ chức thu phí phải lập dự toán thu - chi gửi cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan tài chính, cơ quan thuế cùng cấp, Kho bạc Nhà nước nơi tổ chức thu theo quy định.
3. Định kỳ phải báo cáo quyết toán việc thu, nộp, sử dụng số tiền phí thu được theo quy định của Nhà nước; trường hợp thu các loại phí khác nhau phải theo dõi hạch toán và quyết toán riêng đối với từng loại phí.
4. Đối với tiền phí để lại cho đơn vị tổ chức thu, sau khi quyết toán đúng chế độ, tiền phí chưa sử dụng hết trong năm được phép chuyển sang năm sau để sử dụng tiếp theo chế độ quy định.
5. Thực hiện chế độ công khai tài chính theo quy định của pháp luật;
6. Thực hiện niêm yết công khai mức thu phí tại nơi thu phí.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 6. Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị tổ chức thực hiện thu phí theo quy định.
Điều 7. Cơ quan Thuế nơi đơn vị thu đóng trụ sở có trách nhiệm cấp biên lai thu phí cho đơn vị thu; kiểm tra đôn đốc các đơn vị thu phí thực hiện chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng biên lai thu phí theo đúng chế độ quy định.
Điều 8. Tổ chức, cá nhân vi phạm về quản lý, thu, nộp, sử dụng phí sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 9. Sở Tài chính có trách nhiệm quản lý, kiểm tra việc thu phí theo đúng quy định. Định kỳ 6 tháng, năm, tổng hợp báo cáo tình hình việc thực hiện thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trên địa bàn tỉnh; tổng hợp các kiến nghị, đề xuất trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương./. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Đồng Tháp",
"promulgation_date": "31/01/2013",
"sign_number": "07/2013/QĐ-UBND",
"signer": "Nguyễn Văn Dương",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Luat-thue-gia-tri-gia-tang-Luat-thue-tieu-thu-dac-biet-Luat-quan-ly-thue-sua-doi-2016-309816.aspx | Luật thuế giá trị gia tăng Luật thuế tiêu thụ đặc biệt Luật quản lý thuế sửa đổi 2016 số 106/2016/QH13 mới nhất | QUỐC HỘI
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Luật số: 106/2016/QH13
Hà Nội, ngày 06 tháng 4 năm 2016
LUẬT
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG, LUẬT THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT VÀ LUẬT QUẢN LÝ THUẾ
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số Điều theo Luật số 31/2013/QH13, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số Điều theo Luật số 70/2014/QH13, Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số Điều theo Luật số 21/2012/QH13 và Luật số 71/2014/QH13.
Điều 1
Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số Điều theo Luật số 31/2013/QH13:
1. Các Khoản 1, 9 và 23 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu.
Doanh nghiệp, hợp tác xã mua sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường bán cho doanh nghiệp, hợp tác xã khác thì không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng nhưng được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào.”
“9. Dịch vụ y tế, dịch vụ thú y, bao gồm dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh cho người và vật nuôi; dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật.”
“23. Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác; sản phẩm xuất khẩu là hàng hóa được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên.”
2. Điểm g Khoản 1 Điều 8 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“g) Sản phẩm xuất khẩu quy định tại Khoản 23 Điều 5 của Luật này.
Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu là hàng hóa, dịch vụ được tiêu dùng ở ngoài Việt Nam, trong khu phi thuế quan; hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách hàng nước ngoài theo quy định của Chính phủ.”
3. Khoản 1 và Khoản 2 Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế nếu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng hoặc trong quý thì được khấu trừ vào kỳ tiếp theo.
Trường hợp cơ sở kinh doanh đã đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư mới, đang trong giai đoạn đầu tư có số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư mà chưa được khấu trừ và có số thuế còn lại từ ba trăm triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng.
Cơ sở kinh doanh không được hoàn thuế giá trị gia tăng mà được kết chuyển số thuế chưa được khấu trừ của dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư sang kỳ tiếp theo đối với các trường hợp:
a) Dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh không góp đủ số vốn Điều lệ như đã đăng ký; kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có Điều kiện khi chưa đủ các Điều kiện kinh doanh theo quy định của Luật đầu tư hoặc không bảo đảm duy trì đủ Điều kiện kinh doanh trong quá trình hoạt động;
b) Dự án đầu tư khai thác tài nguyên, khoáng sản được cấp phép từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 hoặc dự án đầu tư sản xuất sản phẩm hàng hóa mà tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên theo dự án đầu tư.
Chính phủ quy định chi Tiết Khoản này.
2. Cơ sở kinh doanh trong tháng, quý có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nếu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ ba trăm triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý, trừ trường hợp hàng hóa nhập khẩu để xuất khẩu, hàng hóa xuất khẩu không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của Luật hải quan. Thực hiện hoàn thuế trước, kiểm tra sau đối với người nộp thuế sản xuất hàng hóa xuất khẩu không vi phạm pháp luật về thuế, hải quan trong thời gian hai năm liên tục; người nộp thuế không thuộc đối tượng rủi ro cao theo quy định của Luật quản lý thuế.”
Điều 2
Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số Điều theo Luật số 70/2014/QH13:
1. Khoản 1 và Khoản 2 Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Đối với hàng hóa sản xuất trong nước, hàng hóa nhập khẩu là giá do cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu bán ra.
Trường hợp hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được bán cho cơ sở kinh doanh thương mại là cơ sở có quan hệ công ty mẹ, công ty con hoặc các công ty con trong cùng công ty mẹ với cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu hoặc cơ sở kinh doanh thương mại là cơ sở có mối quan hệ liên kết thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt không được thấp hơn tỷ lệ phần trăm (%) so với giá bình quân của các cơ sở kinh doanh thương mại mua trực tiếp của cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu bán ra theo quy định của Chính phủ;
2. Đối với hàng hóa nhập khẩu tại khâu nhập khẩu là giá tính thuế nhập khẩu cộng với thuế nhập khẩu. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế không bao gồm số thuế nhập khẩu được miễn, giảm. Hàng hoá chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nhập khẩu được khấu trừ số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp ở khâu nhập khẩu khi xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp bán ra;”
2. Khoản 4 Mục I Biểu thuế tiêu thụ đặc biệt quy định tại Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:
STT
Hàng hóa, dịch vụ
Thuế suất (%)
4
Xe ô tô dưới 24 chỗ
a) Xe ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống, trừ loại quy định tại các Điểm 4đ, 4e và 4g của Biểu thuế quy định tại Điều này
- Loại có dung tích xi lanh từ 1.500 cm3 trở xuống
+ Từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017
40
+ Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018
35
- Loại có dung tích xi lanh trên 1.500 cm3 đến 2.000 cm3
+ Từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017
45
+ Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018
40
- Loại có dung tích xi lanh trên 2.000 cm3 đến 2.500 cm3
50
- Loại có dung tích xi lanh trên 2.500 cm3 đến 3.000 cm3
+ Từ ngày 01 tháng 07 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017
55
+ Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018
60
- Loại có dung tích xi lanh trên 3.000 cm3 đến 4.000 cm3
90
- Loại có dung tích xi lanh trên 4.000 cm3 đến 5.000 cm3
110
- Loại có dung tích xi lanh trên 5.000 cm3 đến 6.000 cm3
130
- Loại có dung tích xi lanh trên 6.000 cm3
150
b) Xe ô tô chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ, trừ loại quy định tại các Điểm 4đ, 4e và 4g của Biểu thuế quy định tại Điều này
15
c) Xe ô tô chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ, trừ loại quy định tại các Điểm 4đ, 4e và 4g của Biểu thuế quy định tại Điều này
10
d) Xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng, trừ loại quy định tại các Điểm 4đ, 4e và 4g của Biểu thuế quy định tại Điều này
- Loại có dung tích xi lanh từ 2.500 cm3 trở xuống
15
- Loại có dung tích xi lanh trên 2.500 cm3 đến 3.000 cm3
20
- Loại có dung tích xi lanh trên 3.000 cm3
25
đ) Xe ô tô chạy bằng xăng kết hợp năng lượng điện, năng lượng sinh học, trong đó tỷ trọng xăng sử dụng không quá 70% số năng lượng sử dụng
Bằng 70% mức thuế suất áp dụng cho xe cùng loại quy định tại các Điểm 4a, 4b, 4c và 4d của Biểu thuế quy định tại Điều này
e) Xe ô tô chạy bằng năng lượng sinh học
Bằng 50% mức thuế suất áp dụng cho xe cùng loại quy định tại các Điểm 4a, 4b, 4c và 4d của Biểu thuế quy định tại Điều này
g) Xe ô tô chạy bằng điện
- Loại chở người từ 9 chỗ trở xuống
15
- Loại chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ
10
- Loại chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ
5
- Loại thiết kế vừa chở người, vừa chở hàng
10
h) Xe mô-tô-hôm (motorhome) không phân biệt dung tích xi lanh
- Từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017
70
- Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018
75
Điều 3
Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số Điều theo Luật số 21/2012/QH13 và Luật số 71/2014/QH13:
1. Điều 61 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 61. Miễn thuế, giảm thuế
Cơ quan quản lý thuế thực hiện miễn thuế, giảm thuế đối với các trường hợp thuộc diện miễn thuế, giảm thuế được quy định tại các văn bản pháp luật về thuế và miễn thuế đối với hộ gia đình, cá nhân có số thuế sử dụng đất phi nông nghiệp phải nộp hằng năm từ năm mươi nghìn đồng trở xuống.”
2. Khoản 4 Điều 92
được sửa đổi, bổ sung như sau:
“4. Chưa thực hiện biện pháp cưỡng chế thuế đối với trường hợp người nộp thuế được cơ quan quản lý thuế cho phép nộp dần tiền nợ thuế trong thời hạn không quá mười hai tháng, kể từ ngày bắt đầu của thời hạn cưỡng chế thuế. Việc nộp dần tiền nợ thuế được xem xét trên cơ sở đề nghị của người nộp thuế và phải có bảo lãnh của tổ chức tín dụng. Người nộp thuế phải nộp tiền chậm nộp theo mức 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp.”
3. Khoản 1 Điều 106 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Người nộp thuế chậm nộp tiền thuế so với thời hạn quy định, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan quản lý thuế, thời hạn trong quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế thì phải nộp đủ tiền thuế và tiền chậm nộp theo mức bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp.
Đối với các Khoản nợ tiền thuế phát sinh trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 mà người nộp thuế chưa nộp vào ngân sách nhà nước, kể cả Khoản tiền nợ thuế được truy thu qua kết quả thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền thì được chuyển sang áp dụng mức tính tiền chậm nộp theo quy định tại Khoản này từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.
Trường hợp người nộp thuế cung ứng hàng hoá, dịch vụ được thanh toán bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước nhưng chưa được thanh toán nên không nộp kịp thời các Khoản thuế dẫn đến nợ thuế thì không phải nộp tiền chậm nộp tính trên số tiền thuế còn nợ nhưng không vượt quá số tiền ngân sách nhà nước chưa thanh toán phát sinh trong thời gian ngân sách nhà nước chưa thanh toán.”
4. Bãi bỏ khoản 3 Điều 42.
Điều 4
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016, trừ quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Khoản 4 Điều 3 của Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 9 năm 2016.
3. Chính phủ quy định chi Tiết các Điều, Khoản được giao trong Luật.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 06 tháng 4 năm 2016.
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
Nguyễn Thị Kim Ngân | {
"issuing_agency": "Quốc hội",
"promulgation_date": "06/04/2016",
"sign_number": "106/2016/QH13",
"signer": "Nguyễn Thị Kim Ngân",
"type": "Luật"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Nghi-quyet-06-2008-NQ-HDND-tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-6-thang-dau-nam-va-nhiem-vu-kinh-te-xa-hoi-6-thang-cuoi-nam-2008-huyen-Can-Gio-69231.aspx | Nghị quyết 06/2008/NQ-HĐND tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ kinh tế - xã hội 6 tháng cuối năm 2008 huyện Cần Giờ | HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
HUYỆN CẦN GIỜ
-----
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------
Số: 06/2008/NQ-HĐND
Cần Giờ, ngày 17 tháng 7 năm 2008
NGHỊ QUYẾT
VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM VÀ NHIỆM VỤ KINH TẾ - XÃ HỘI 6 THÁNG CUỐI NĂM 2008
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN CẦN GIỜ KHÓA IX, KỲ HỌP LẦN THỨ 15
Căn cứ Điều 48, Điều 50 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Xét nội dung báo cáo của Thường trực Hội đồng nhân dân, Báo cáo Thẩm tra của 2 Ban Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các ngành, thông báo của Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện và ý kiến của các đại biểu Hội đồng nhân dân huyện,
QUYẾT NGHỊ:
Nhất trí với Báo cáo 6 tháng đầu năm, Chương trình công tác 6 tháng cuối năm 2008 của Thường trực và hai Ban Hội đồng nhân dân huyện.
Thông qua Báo cáo về tình hình thực hiện kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và thống nhất với các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm chỉ đạo thực hiện trong 6 tháng cuối năm 2008 của Ủy ban nhân dân huyện.
Hội đồng nhân dân huyện nhấn mạnh một số nhiệm vụ sau:
I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN TRONG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2008:
Trong 6 tháng đầu năm, kinh tế - xã hội của huyện gặp nhiều khó khăn do thời tiết diễn biến không thuận lợi và tình hình lạm phát đã ảnh hưởng nhất định đến sự tăng trưởng trong các lĩnh vực sản xuất thủy sản, công nghiệp, giao thông, xây dựng cơ bản và đời sống của nhân dân. Trước tình hình đó, Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện đã có nhiều cố gắng thực hiện tốt các chỉ đạo của Trung ương, Thành phố đồng thời chủ động tìm kiếm các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, xây dựng cơ bản, kiểm soát giá cả thị trường, thực hiện trợ cấp cho các hộ nghèo, góp phần giữ vững tăng trưởng và ổn định kinh tế, xã hội. Cụ thể như sau:
1. Về kinh tế:
* Tổng giá trị sản xuất (GCĐ.94): 759,866 tỷ đồng, tăng 8,23% so với cùng kỳ và đạt 27,41% kế hoạch, trong đó:
- Thủy sản: giảm 20,81%, đạt 22,43% kế hoạch;
- Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: giảm 26,54%, đạt 57,22% kế hoạch;
- Nông - lâm nghiệp: tăng 33,46%, đạt 42,04% kế hoạch;
- Giao thông - bưu điện: giảm 2,47%, đạt 40,38% kế hoạch;
- Đầu tư - xây dựng: tăng 45,57%, đạt 29% kế hoạch;
- Thương mại - dịch vụ: tăng 38,1%, đạt 50,26% kế hoạch;
* Tổng thu ngân sách nhà nước: tăng 3,8 lần, đạt 81,7% dự toán.
2. Về xã hội:
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 0,48% so với kế hoạch (1,18%);
- Tỷ lệ học sinh hoàn tất chương trình tiểu học đạt 99,74%;
- Tỷ lệ tốt nghiệp trung học cơ sở đạt 99,72%;
- Tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông đạt 91,97%;
- Giải quyết việc làm cho 2.592 lao động, tăng 10,43% so cùng kỳ và đạt 57% kế hoạch. Có 292 lao động đã qua đào tạo;
- Tiêm chủng đủ 8 mũi cho trẻ em đạt 21,26% và tiêm ngừa bại liệt cho trẻ dưới 5 tuổi đạt 100%;
- Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng 8,32% so với kế hoạch (7,8%);
- Tỷ lệ dân số tham gia tập luyện thể dục thể thao thường xuyên 18,9% so với kế hoạch (19%).
Hội đồng nhân dân huyện đánh giá cao kết quả chỉ đạo, tổ chức thực hiện chủ đề “Năm 2008 - Năm thực hiện nếp sống văn minh đô thị” đã được Hội đồng nhân dân huyện thông qua tại Nghị quyết số 14/2007/NQ-HĐND ngày 26 tháng 12 năm 2007.
II. NHIỆM VỤ KINH TẾ - XÃ HỘI 6 THÁNG CUỐI NĂM 2008:
Ngoài các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu được nêu trong báo cáo của Ủy ban nhân dân huyện, trong quá trình điều hành thực hiện nhiệm vụ, chỉ tiêu kinh tế - xã hội, thu - chi ngân sách, an ninh quốc phòng 6 tháng cuối năm 2008, Hội đồng nhân dân yêu cầu Ủy ban nhân dân huyện lưu ý:
- Tiếp tục chỉ đạo việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát giá cả thị trường; theo dõi sát tình hình biến động vật giá, kịp thời có biện pháp để hỗ trợ sản xuất, ổn định đời sống cho các đối tượng thuộc diện chính sách, xã hội nghèo.
- Chỉ đạo giải quyết vốn cho sản xuất và đầu tư phát triển; chỉ đạo triển khai thực hiện các mô hình sản xuất và kinh doanh mới.
- Chỉ đạo tiếp tục giải quyết những tồn tại trong việc thi hành Luật Đất đai; đẩy nhanh tiến độ thực hiện quy hoạch chung và các quy hoạch chi tiết trên địa bàn huyện.
- Chỉ đạo triển khai các nhóm giải pháp để thực hiện các mục tiêu về giải quyết việc làm, giảm hộ nghèo giai đoạn 2006 - 2010 và Thông tri số 14-TT/HU của Huyện ủy về thực hiện xóa đói giảm nghèo đối với diện chính sách, có công.
- Chỉ đạo tổng kết đánh giá kết quả thực hiện đề án di dời 1.280 hộ; triển khai thực hiện đề án di dời 1.400 hộ sống ven sông, ven biển, vùng trũng thấp và trong rừng phòng hộ; đề án di dời và tái định cư nhân dân thuộc xã Thạnh An.
- Tăng cường chỉ đạo, tìm kiếm biện pháp tháo gỡ những khó khăn trong đầu tư xây dựng cơ bản. Tiếp tục tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành vi trong thực hiện nếp sống văn minh đô thị, chú trọng việc tổ chức thực hiện ở các khu phố, tổ nhân dân; tăng cường xử phạt, xử lý nghiêm các vi phạm; Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn khắc phục tình hình ô nhiễm môi trường tại các khu dân cư.
- Chỉ đạo các giải pháp đồng bộ trong thực hiện chương trình phổ cập giáo dục và chuẩn bị các điều kiện cho việc khai giảng năm học mới 2008 - 2009.
- Tiếp tục thực hiện chương trình cải cách hành chính, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tập trung triển khai thực hiện đồng bộ việc sắp xếp các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện. Tăng cường công tác thanh tra công vụ.
- Đẩy mạnh việc triển khai các giải pháp huy động nguồn lực thực hiện 7 chương trình kinh tế - xã hội và 10 nhóm công trình trọng điểm theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ IX và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2006 -2010).
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
Hội đồng nhân dân huyện giao Ủy ban nhân dân huyện tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này.
Hội đồng nhân dân huyện giao Thường trực Hội đồng nhân dân, hai Ban Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân huyện phối hợp hoạt động, tăng cường giám sát, kịp thời đôn đốc, kiến nghị chấn chỉnh những thiếu sót, chậm trễ trong việc thực hiện Nghị quyết.
Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện, các tổ chức thành viên, Đài Truyền thanh và Bản tin huyện tổ chức tuyên truyền, phổ biến và động viên các tầng lớp nhân dân tích cực thực hiện Nghị quyết; kịp thời phát hiện, phản ánh những vấn đề cần điều chỉnh, bổ sung với các cơ quan có thẩm quyền.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân huyện khóa IX, kỳ họp lần thứ 15, phiên họp ngày 11 tháng 7 năm 2008 thông qua./.
CHỦ TỊCH
Nguyễn Thị Kim Dung | {
"issuing_agency": "Huyện Cần Giờ",
"promulgation_date": "17/07/2008",
"sign_number": "06/2008/NQ-HĐND",
"signer": "Nguyễn Thị Kim Dung",
"type": "Nghị quyết"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Chi-thi-04-2009-CT-UBND-tang-cuong-quan-ly-nha-nuoc-vu-khi-vat-lieu-no-cong-cu-ho-tro-tren-dia-ban-quan-Binh-Tan-99088.aspx | Chỉ thị 04/2009/CT-UBND tăng cường quản lý nhà nước vũ khí, vật liệu nổ công cụ hỗ trợ trên địa bàn quận Bình Tân | ỦY BAN NHÂN DÂN
QUẬN BÌNH TÂN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
Số: 04/2009/CT-UBND
Bình Tân, ngày 30 tháng 11 năm 2009
CHỈ THỊ
VỀ TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VŨ KHÍ, VẬT LIỆU NỔ VÀ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BÌNH TÂN
Thực hiện Chỉ thị số 10/CT-UBND ngày 18 tháng 5 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố về tăng cường quản lý nhà nước đối với vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Để tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ trên địa bàn quận Bình Tân trong thời gian tới, Ủy ban nhân dân quận chỉ thị:
1. Giao Công an quận phối hợp với Ban Chỉ huy Quân sự quận tổ chức kiểm tra, rà soát, thống kê, tổng hợp lập danh sách tất cả các cơ quan, xí nghiệp, cá nhân được trang bị, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ do cơ quan Công an và Quân sự cấp phép sử dụng. Qua đó, thu hồi tất cả số vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ của các đơn vị, cá nhân không thuộc diện được phép trang bị sử dụng. Sau kiểm tra, Công an quận phải tổng hợp kết quả báo cáo về Ủy ban nhân dân quận và cấp trên theo quy định. Tổ chức ký kết liên tịch kế hoạch liên ngành giữa Công an và Quân sự quận trong việc quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ trên địa bàn và cần chú ý những việc sau:
1.1. Thường xuyên nắm chắc tình hình, vụ việc, đối tượng liên quan, nghi vấn vận chuyển, tàng trữ, buôn bán vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ trái phép để tiến hành điều tra làm rõ và xử lý nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời tăng cường kết hợp thực hiện các biện pháp khác nhằm phát huy hiệu quả công tác quản lý nhà nước và kiên quyết đấu tranh nhằm chấm dứt các hoạt động tàng trữ, sử dụng, buôn bán vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ trái phép.
1.2. Thông báo các địa điểm tiếp nhận vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ ở từng điểm thích hợp để nhân dân phát hiện, tố giác hoặc giao nộp được nhanh chóng, thuận tiện. Việc giao nhận, phân loại, xử lý phải đúng theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 03/1998/TTLT-CA-QP ngày 17 tháng 8 năm 1998 của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng về quan hệ phối hợp trong lĩnh vực quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
2. Đề nghị Tòa án nhân dân quận tổ chức đưa ra xét xử lưu động ở khu vực dân cư trọng điểm một số vụ án nghiêm trọng về nhập lậu, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, sản suất và sử dụng trái phép các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ để gây án (nếu có) nhằm để răn đe tội phạm và tuyên truyền giáo dục chung trong nhân dân.
3. Thủ trưởng các cơ quan, doanh nghiệp phối hợp Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận, các đoàn thể quận và Ủy ban nhân dân 10 phường phối hợp Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể phường tăng cường tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, đảng viên, công nhân, viên chức và nhân dân về tầm quan trọng của công tác quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; tác hại của việc tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép các loại vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, nhằm nâng cao ý thức, tự giác giao nộp và tố giác các đối tượng tàng trữ, vận chuyển, buôn bán và sử dụng trái phép vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ cho chính quyền địa phương. Đồng thời vận động cán bộ đảng viên, cán bộ đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức hiện nay vẫn còn lưu giữ các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ làm vật kỷ niệm trực tiếp đem giao nộp hoặc báo tin bằng phương tiện thông tin nhanh và thuận tiện nhất để được hướng dẫn, giúp đỡ, xử lý nhanh và hiệu quả nhất.
Yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị quận, Ủy ban nhân dân 10 phường, người đứng đầu tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình,… phải có trách nhiệm tự kiểm tra trong phạm vi cơ quan, doanh nghiệp và địa bàn của mình để phát hiện, giao nộp các loại vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ trái phép; nếu xảy ra vi phạm, người đứng đầu phải bị xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật.
4. Công an quận phối hợp Ban Chỉ huy Quân sự quận chỉ đạo, kiểm tra, theo dõi đôn đốc việc triển khai thực hiện Chỉ thị này. Định kỳ hàng quý, 06 tháng, 01 năm Công an quận và Ban Chỉ huy Quân sự quận có báo cáo kết quả thực hiện cho Ủy ban nhân dân quận và thành phố theo đúng quy định.
5. Chỉ thị này được phổ biến rộng rãi trong các cơ quan, đơn vị trên địa bàn quận và có hiệu lực sau 07 ngày, kể từ ngày ký./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC
Cao Văn Phần | {
"issuing_agency": "Quận Bình Tân",
"promulgation_date": "30/11/2009",
"sign_number": "04/2009/CT-UBND",
"signer": "Cao Văn Phần",
"type": "Chỉ thị"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Thong-bao-476-TB-VPCP-2023-ket-luan-buoi-lam-viec-cai-cach-thu-tuc-hanh-chinh-587417.aspx | Thông báo 476/TB-VPCP 2023 kết luận buổi làm việc cải cách thủ tục hành chính | VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 476/TB-VPCP
Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2023
THÔNG BÁO
KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ TRẦN LƯU QUANG - TỔ TRƯỞNG TỔ CÔNG TÁC CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ TẠI BUỔI LÀM VIỆC VỚI MỘT SỐ BỘ, ĐỊA PHƯƠNG VỀ CÔNG TÁC CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NGÀY 16 THÁNG 11 NĂM 2023
Ngày 16 tháng 11 năm 2023, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang - Tổ trưởng Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi tắt là Tổ công tác) đã chủ trì buổi làm việc với 3 Bộ (Quốc phòng, Ngoại giao, Thông tin và Truyền thông) và 8 địa phương (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quảng Ninh, Hải Dương, Tây Ninh) về công tác cải cách TTHC theo hình thức trực tuyến. Tham dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo các bộ, lãnh đạo Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có tên trên đây.
Sau khi nghe đồng chí Ủy viên thường trực Tổ công tác báo cáo tổng hợp về tình hình, kết quả triển khai cải cách TTHC của 3 bộ, 8 địa phương và đánh giá qua theo dõi của Văn phòng Chính phủ - Cơ quan thường trực Tổ công tác, phát biểu của các Bộ: Quốc phòng, Ngoại giao, Thông tin và Truyền thông, các địa phương: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà Nẵng và ý kiến giải đáp của Ủy viên thường trực Tổ công tác, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang - Tổ trưởng Tổ công tác đã kết luận như sau:
1. Đánh giá cao sự chuẩn bị, báo cáo tổng hợp, đánh giá của Văn phòng Chính phủ - Cơ quan thường trực Tổ công tác và ý kiến phát biểu của các bộ, địa phương. Ghi nhận và biểu dương nỗ lực của các bộ, địa phương đã vượt qua khó khăn, chủ động triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trong công tác cải cách TTHC.
2. Tuy nhiên, phải thẳng thắn nhìn nhận việc triển khai còn rất chậm, chưa đáp ứng yêu cầu về tiến độ theo Kế hoạch năm 2023 đã được Thủ tướng Chính phủ giao. Một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục như: việc chậm công bố TTHC của các bộ làm ảnh hưởng đến việc công bố, công khai của địa phương; thực hiện tái cấu trúc quy trình TTHC, dịch vụ công chưa thực chất; quy trình xử lý hồ sơ chưa được thực hiện toàn trình trên môi trường điện tử; việc số hóa vẫn còn chậm và chưa phát huy hiệu quả, tỷ lệ tái sử dụng dữ liệu số hóa thấp; kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các bộ, ngành, địa phương còn hạn chế; chưa bảo đảm việc đồng bộ đầy đủ 100% trạng thái hồ sơ trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.
Một số nguyên nhân: Người đứng đầu một số bộ, địa phương chưa quan tâm đúng mức, chưa quyết liệt chỉ đạo đối với công tác này; các quy định về thiết lập, quản lý, sử dụng dữ liệu giữa các ngành lĩnh vực còn thiếu đồng bộ; việc phối hợp giữa các bộ, cơ quan chưa hiệu quả dẫn tới kéo dài thời gian xử lý công việc.
3. Một số giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nêu cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị triển khai các nhiệm vụ cải cách TTHC, quyết tâm hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao trong năm 2023 tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2023 của Chính phủ, Quyết định số 933/QĐ-TTg ngày 06 tháng 8 năm 2023, Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản chỉ đạo của Tổ công tác.
Cải cách TTHC là nhiệm vụ trọng tâm và khó, phải thay đổi thói quen, cách làm, do đó các bộ, ngành, địa phương cần tăng cường phối hợp, trao đổi, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm trong quá trình triển khai, thực tế cho thấy trong những điều kiện, hoàn cảnh tương đồng, nhưng vẫn có bộ, địa phương làm tốt hơn.
b) Các bộ, ngành, địa phương
- Tập trung rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa TTHC, đồng thời kiểm soát chặt chẽ quá trình ban hành TTHC mới, bảo đảm các TTHC dễ hiểu, dễ thực hiện và công bố đầy đủ, công khai, kịp thời theo quy định. Các địa phương không được ban hành TTHC trừ trường hợp được luật, nghị quyết của Quốc hội giao hoặc trường hợp cần thiết phải quy định TTHC trong nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định tại khoản 4 Điều 27 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
- Rà soát, đề xuất phương án đơn giản hóa TTHC nội bộ, bảo đảm mục tiêu cắt giảm, đơn giản hóa ít nhất 20% TTHC và cắt giảm ít nhất 20% chi phí tuân thủ TTHC, hoàn thành trong tháng 12 năm 2023.
- Thực hiện số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC, tái sử dụng dữ liệu số hóa và khai thác triệt để lợi ích mang lại của Đề án 06. Thực hiện xử lý hồ sơ công việc toàn trình trên môi trường điện tử để khắc phục tình trạng tiếp nhận hồ sơ điện tử nhưng quy trình xử lý bên trong lại bằng giấy, ảnh hưởng đến việc cung cấp kết quả điện tử và tái sử dụng dữ liệu đã có trong hệ thống thông tin giải quyết TTHC.
- Định kỳ hằng tháng công khai kết quả đánh giá Bộ chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện TTHC, dịch vụ công theo Quyết định số 766/QĐ-TTg ngày 23 tháng 6 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ.
c) Bộ Thông tin và Truyền thông
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật cho hoạt động hướng dẫn, tiếp nhận, số hóa hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC tại bộ, ngành, địa phương do doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích thực hiện trong tháng 12 năm 2023.
- Khẩn trương đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định số 73/2019/NĐ-CP của Chính phủ để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quản lý đầu tư về công nghệ thông tin và triển khai Đề án 06, trình Chính phủ ban hành trước ngày 31 tháng 12 năm 2023.
d) Văn phòng Chính phủ - Cơ quan thường trực Tổ công tác có văn bản đề nghị các bộ, cơ quan liên quan trả lời các khó khăn, vướng mắc, đề xuất, kiến nghị của 3 bộ, 8 địa phương và theo dõi, đôn đốc việc trả lời, báo cáo Tổ trưởng Tổ công tác.
Văn phòng Chính phủ thông báo để các bộ, cơ quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan liên quan biết, thực hiện./.
Nơi nhận:
- TTgCP, các PTTg (để b/c);
- Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các thành viên Tổ công tác cải cách TTHC;
- Các thành viên Hội đồng tư vấn cải cách TTHC;
- VPCP: BTCN, các PCN,
các Vụ, đơn vị: PL, NC, KGVX, QHĐP, QHQT, TH, Cổng TTĐT CP;
- Lưu: VT, KSTT(3).
BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
Trần Văn Sơn | {
"issuing_agency": "Văn phòng Chính phủ",
"promulgation_date": "20/11/2023",
"sign_number": "476/TB-VPCP",
"signer": "Trần Văn Sơn",
"type": "Thông báo"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Chung-khoan/Chi-thi-145-CT-phat-hanh-cong-trai-xay-dung-To-quoc-thu-ghi-bang-ngoai-te-17178.aspx | Chỉ thị 145-CT phát hành công trái xây dựng Tổ quốc thu ghi bằng ngoại tệ | HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
******
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 145-CT
Hà Nội, ngày 19 tháng 04 năm 1985
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC PHÁT HÀNH CÔNG TRÁI XÂY DỰNG TỔ QUỐC THU VÀ GHI BẰNG NGOẠI TỆ
Pháp lệnh của Hội đồng Nhà nước về việc phát hành công trái xây dựng tổ quốc đã quyết định phát hành phiếu công trái thu và ghi bằng ngoại tệ.
Để triển khai thi hành pháp lệnh, theo đề nghị của các Bộ Tài chính, Ngoại giao, Ngoại thương, Lao động, Ngân hàng Nhà nước và Ban Việt Kiều Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng quy định cụ thể việc phát hành công trái thu và ghi bằng ngoại tệ như sau:
1. Về nguyên tắc, việc vận động mua công trái ở nước ngoài phải bảo đảm tôn trọng pháp luật và những quy định về quản lý tiền tệ của nước sở tại, không để gây ra sự cố trong quan hệ đối ngoại, không gây khó khăn cho kiều bào ta trong quan hệ với nước sở tại.
2. Đối tượng vận động mua công trái bằng ngoại tệ là người Việt Nam đang sinh sống, lao động, học tập và công tác ở nước ngoài.
Không đặt vấn đề vận động người nước ngoài mua công trái. Trường hợp người nước ngoài tự nguyện yêu cầu mua công trái thì ủy ban trung ương vận động mua công trái phối hợp với Bộ Ngoại giao xem xét cụ thể từng trường hợp và quyết định nhận hay không nhận.
Đối với người nước ngoài là thân nhân (cha, mẹ, vợ, chồng, con đẻ) của người Việt Nam thì vận động mua công trái như người Việt Nam.
3. Tuỳ tình hình cụ thể ở mỗi nước mà vận động mua công trái công khai, hợp pháp hay vận động mua công trái không công khai. Nhà nước cố gắng tạo điều kiện thuận lợi và hợp pháp cho người Việt Nam ở nước ngoài mua công trái.
4. Công trái bằng ngoại tệ được bán cho các đối tượng cư trú ở trong nước trong các trường hợp sau đây:
a) Người cư trú ở trong nước có thân nhân ở nước ngoài gửi ngoại tệ về qua Ngân hàng Nhà nước;
b) Người cư trú ở trong nước có ngoại tệ chưa kê khai với Nhà nước, nay dùng để mua công trái. Việc đem ngoại tệ mua công trái được xem như làm thủ tục kê khai theo điều lệ quản lý ngoại hối.
5. Ngoại tệ được dùng mua công trái bao gồm ngoại tệ, chuyển đổi và ngoại tệ không chuyển đổi.
Căn cứ vào tính chất của từng loại ngoại tệ, Ngân hàng Nhà nước (Ngân hàng Ngoại thương) sau khi thoả thuận với Bộ Tài chính quy định thể thức thu và ghi trên phiếu công trái.
Đối với các loại ngoại tệ không chuyển đổi, cần quy đổi sang tiền Việt Nam để ghi vào phiếu công trái như điều 4 pháp lệnh quy định. Khi quy đổi sang tiền Việt Nam thì áp dụng tỷ giá khuyến khích, cụ thể là:
- Đối với ngoại tệ các nước xã hội chủ nghĩa thì áp dụng tỷ giá khuyến khích như đối với người đi hợp tác lao động gửi tiền về.
- Đối với ngoại tệ các nước ngoài xã hội chủ nghĩa thì áp dụng tỷ giá có thưởng như đối với kiều hối.
6. Phiếu công trái của những người cư trú ở nước ngoài phải được bảo quản trong nội địa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngân hàng Ngoại thương chịu trách nhiệm bảo quản phiếu công trái cho các đối tượng nói trên với các thủ tục thuận tiện.
7. Công trái thu và ghi bằng ngoại tệ do Bộ tài chính thống nhất quản lý phát hành theo chế độ chung về phát hành công trái quy định trong nghị định số 145-HĐBT ngày 06/12/1983 của Hội đồng Bộ trưởng quy định chi tiết thi hành pháp lệnh về việc phát hành công trái xây dựng Tổ quốc.
Ngân hàng Ngoại thương có trách nhiệm bán công trái bằng ngoại tệ, thu tiền, trao hoá đơn nhận tiền cho người mua, ghi tên người mua và số tiền mua vào phiếu công trái, bảo quản phiếu công trái tại Ngân hàng Ngoại thương, chuyển tiền bán công trái về nước và nộp vào ngân sách Nhà nước.
8. Các cơ quan đại diện ngoại giao của nước ta ở nước ngoài được uỷ nhiệm quản lý việc phát hành công trái ở nước ngoài, dưới sự chỉ đạo của Bộ Ngoại giao về mặt quan hệ đối ngoại và của Bộ tài chính, Ngân hàng Nhà nước (Ngân hàng Ngoại thương) về mặt nghiệp vụ phát hành công trái. Ở các nước không có cơ quan đại diện ngoại giao thường trú thì Ban Việt Kiều Trung ương phối hợp với các Đại sứ kiêm nhiệm vận động mua công trái thông qua các tổ chức của người Việt Nam ở nước ngoài.
9. Các tổ chức quản lý các đối tượng là người Việt Nam ở nước ngoài có nhiệm vụ làm công tác vận động mua công trái trong các đối tượng thuộc diện quản lý của mình dưới sự chỉ đạo thống nhất về mặt đối ngoại của Bộ Ngoại giao thông qua hệ thống Sứ quán đặt ở các nước, cụ thể là:
Các tổ chức thuộc Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp vận động trong sinh viên, học sinh.
Các tổ chức thuộc Bộ Lao động và Tổng cục dạy nghề vận động trong công nhân lao động và học sinh học nghề.
Các tổ chức thuộc Bộ Ngoại thương và Bộ Ngoại giao vận động trong cán bộ, công nhân,viên chức thuộc ngành mình.
Các hội Việt kiều yêu nước vận động trong kiều bào sinh sống ở nước ngoài.
10. Các cơ quan được giao nhiệm vụ nêu trên cần ra các văn bản hướng dẫn cụ thể và tổ chức thực hiện chỉ thị này.
K.T. CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
PHÓ CHỦ TỊCH
Tố Hữu | {
"issuing_agency": "Hội đồng Bộ trưởng",
"promulgation_date": "19/04/1985",
"sign_number": "145-CT",
"signer": "Tố Hữu",
"type": "Chỉ thị"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Quyet-dinh-520-QD-UBND-cong-bo-thu-tuc-hanh-chinh-thuoc-So-Cong-thuong-Vinh-Long-2013-295930.aspx | Quyết định 520/QĐ-UBND công bố thủ tục hành chính thuộc Sở Công thương Vĩnh Long 2013 | UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 520/QĐ-UBND
Vĩnh Long, ngày 26 tháng 3 năm 2013
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH VÀ THAY THẾ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG.
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP , ngày 08 tháng 06 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công thương tại Tờ trình số 226/TTr-SCT, ngày 20 tháng 3 năm 2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 10 (mười) thủ tục hành chính. Trong đó mới ban hành 06 (sáu) thủ tục hành chính và thay thế 04 (bốn) thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công thương (có phụ lục 1, 2 kèm theo).
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Công thương:
- Niêm yết, công khai đầy đủ danh mục và nội dung các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết tại trụ sở.
- Tổ chức thực hiện đúng các thủ tục hành chính được công bố kèm theo Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Công Thương, Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3 (để thực hiện);
- Bộ Tư Pháp (để báo cáo);
- TT.TU, TT.HĐND tỉnh (để báo cáo);
- CT, các PCT UBND tỉnh (để chỉ đạo);
- Các CQ TW trên địa bàn tỉnh (để thực hiện);
- LĐVP UBND tỉnh (để theo dõi);
- Phòng KSTTHC, KTN (để tổng hợp);
- Lưu: VT, 1.22.05
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trương Văn Sáu
PHỤ LỤC 1
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 520/QĐ-UBND, ngày 26/3/2013 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long)
PHẤN I
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG
Số TT
Tên thủ tục hành chính
I
Lĩnh vực sản xuất, kinh doanh rượu
1
Cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu.
2
Cấp lại Giấy phép kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu (do bị mất, bị tiêu hủy toàn bộ hoặc một phần, bị rách, nát hoặc bị cháy).
3
Cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp (có quy mô dưới 03 triệu lít/năm).
4
Cấp lại Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp - do Giấy phép đã cấp bị mất, bị tiêu hủy toàn bộ hoặc một phần, bị rách, nát hoặc bị cháy (có quy mô dưới 03 triệu lít/năm).
II
Lĩnh vực quảng cáo thực phẩm
1
Cấp mới Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương.
2
Cấp lại Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương.
PHẤN II
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG.
I. Lĩnh vực sản xuất, kinh doanh rượu
1. Cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu:
- Trình tự thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Văn phòng Sở Công thương tỉnh Vĩnh Long (số 2A, đường Hùng Vương, phường 1, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long).
* Đối với trường hợp nộp trực tiếp, công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thành phần, tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ hợp lệ, đầy đủ, ra phiếu nhận hồ sơ, hẹn ngày trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính giao cho người nộp.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ, công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn hoặc viết phiếu yêu cầu bổ sung hồ sơ trao cho người nộp, để người nộp bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ.
* Đối với trường hợp gửi qua đường bưu điện, công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thành phần, tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ hợp lệ, đầy đủ, sau 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Văn phòng Sở Công thương sẽ thông báo ngày trả kết quả bằng điện thoại hoặc bằng văn bản gửi qua email hoặc đường bưu điện cho người nộp biết.
+ Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ, sau 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Văn phòng Sở Công thương gửi văn bản qua đường bưu điện thông báo cho người nộp và hướng dẫn hoàn chỉnh hồ sơ.
Bước 3: Nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Văn phòng Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Long (số 2A, đường Hùng Vương, phường 1, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long). Theo các bước sau:
+ Khi đến nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính, người nhận phải trả lại phiếu nhận hồ sơ (nếu gửi hồ sơ qua đường bưu điện phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu) và ký vào sổ trả kết quả;
+ Công chức kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính và trao cho người nhận;
+ Người nhận kết quả kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính, nếu phát hiện có sai sót hoặc không đúng thì yêu cầu điều chỉnh lại cho đúng.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trực tiếp: Từ 07 giờ đến 11 giờ và từ 13 giờ đến 17 giờ, từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ các ngày nghỉ theo quy định).
- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước hoặc qua đường bưu điện.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
a. Thành phần hồ sơ: Theo quy định tại khoản 2 Điều 14 của Thông tư số 39/2012/TT-BCT , ngày 20/12/2012 của Bộ Công Thương.
a) Đơn đề nghị cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép kinh doanh sản phẩm rượu (theo mẫu tại Phụ lục số 33).
b) Bản sao Giấy phép kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu đã được cấp;
c) Các tài liệu chứng minh nhu cầu sửa đổi, bổ sung.
b. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Theo quy định tại khoản 3 Điều 15 của Thông tư số 39/2012/TT-BCT , ngày 20/12/2012 của Bộ Công Thương.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Long.
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Long
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu (cấp sửa đổi, bổ sung lần thứ ...).
- Phí, lệ phí: (Theo quy định tại Điều 2 của Thông tư số 77/2012/TT-BTC , ngày 16/5/2012).
+ Địa bàn thành phố thuộc tỉnh, thị xã: 1.400.000 đồng/giấy chứng nhận (Trong đó: Phí thẩm định kinh doanh hàng hoá, dịch vụ hạn chế kinh doanh thuộc lĩnh vực thương mại là 1.200.000 đồng/điểm kinh doanh/lần thẩm định; Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, Giấy phép kinh doanh thuộc lĩnh vực thương mại, Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hoá là 200.000 đồng/giấy/lần cấp).
+ Địa bàn huyện: 700.000 đồng/giấy chứng nhận (Trong đó: Phí thẩm định kinh doanh hàng hoá, dịch vụ hạn chế kinh doanh thuộc lĩnh vực thương mại là 600.000 đồng/điểm kinh doanh/lần thẩm định; Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, Giấy phép kinh doanh thuộc lĩnh vực thương mại, Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hoá là 100.000 đồng/giấy/lần cấp).
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép kinh doanh sản phẩm rượu (theo mẫu tại Phụ lục 33, ban hành kèm theo Thông tư số 39/2012/TT-BCT , ngày 20/12/2012).
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Nghị định số 94/2012/NĐ-CP , ngày 12/11/2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu.
+ Thông tư số 39/2012/TT-BCT , ngày 20/12/2012 của Bộ Công Thương Quy định một số điều của Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu.
+ Thông tư số 77/2012/TT-BTC , ngày 16/5/2012 Bộ trưởng của Bộ Tài chính Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định kinh doanh hành hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; phí thẩm định kinh doanh hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực thương mại; lệ phí cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; lệ phí cấp Giấy phép kinh doanh thuộc lĩnh vực thương mại và lệ phí cấp Giấy phép thành lập Sở Giao dịnh hàng hóa.
Phụ lục 33
(Kèm theo Thông tư số 39/2012/TT-BCT ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Bộ Công Thương)
TÊN DOANH NGHIỆP
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: /
............., ngày...... tháng....... năm............
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP SỬA ĐỔI, BỔ SUNG GIẤY PHÉP
KINH DOANH SẢN PHẨM RƯỢU
Kính gửi: ......................(1)
Tên doanh nghiệp : .......................:
Địa chỉ trụ sở chính: ......................;
Điện thoại:......................... Fax:...............;
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh doanh nghiệp............ mã số doanh nghiệp:............ do............................. cấp đăng ký lần đầu ngày........ tháng......... năm......., đăng ký thay đổi lần thứ ..... ngày .......... tháng......... năm.......;
Địa điểm kinh doanh:
+ Tên địa điểm kinh doanh: ...................................;
+ Địa chỉ địa điểm kinh doanh: ...........................;
+ Điện thoại:......................... Fax:...............;
Đã được cấp Giấy phép kinh doanh...........(2) sản phẩm rượu số..........ngày..... tháng.....năm.....do.... .......(1) cấp.
Đã được cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép kinh doanh...........(2) sản phẩm rượu số..........ngày..... tháng.....năm.....do.... .......(1) cấp (nếu có).
Doanh nghiệp kính đề nghị ......................(1) xem xét cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép kinh doanh ........ (2) sản phẩm rượu, với lý do cụ thể như sau (tùy thuộc vào nhu cầu sửa đổi, bổ sung để doanh nghiệp thực hiện theo một trong các đề nghị dưới đây):
1. Sửa đổi thông tin chung (tên thương nhân, trụ sở chính, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, địa điểm kinh doanh,...)
Thông tin cũ:...................
Thông tin mới:.............
1. Sửa đổi, bổ sung về tổ chức ..............(2).... sản phẩm rượu, như sau:
a) Được phép mua các loại sản phẩm rượu: ......................................(3).... của ......................................(4).... sản phẩm rượu có tên sau:
.......................................................................(5)
Được phép tổ chức ..............(2).... sản phẩm rượu tại tỉnh, thành phố ......................(6)
b) Được phép mua các loại sản phẩm rượu: ......................................(3).... của ......................................(4).... sản phẩm rượu có tên sau:
.......................................................................(5)
Được phép tổ chức ..............(2).... sản phẩm rượu tại tỉnh, thành phố ......................(6)
3. Sửa đổi, bổ sung địa điểm tổ chức bán lẻ sản phẩm rượu tại các địa điểm:
a) Đề nghị sửa đổi:
Thông tin cũ:...................
Thông tin mới:....
b) Đề nghị bổ sung:
..............................................................(7)
......(ghi rõ tên doanh nghiệp)......... xin cam đoan thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ, Thông tư số 39/2012/TT-BCT ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 94/2012/NĐ-CP và những quy định của pháp luật liên quan. Nếu sai xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
(Họ và Tên, ký tên, đóng dấu)
Chú thích:
(1): Ghi rõ tên Bộ Công Thương hoặc Sở Công Thương hoặc Phòng Công Thương hoặc Phòng Kinh tế nơi doanh nghiệp dự kiến xin phép để kinh doanh.
(2) Ghi rõ là phân phối hoặc bán buôn hoặc bán lẻ.
(3): Ghi rõ từng loại sản phẩm rượu như: Vang, Whisky, Cognac,..;
(4): Ghi rõ của tổ chức, cá nhân sản xuất rượu hoặc doanh nghiệp phân phối sản phẩm rượu khác hoặc doanh nghiệp nhập khẩu sản phẩm rượu trực tiếp từ thương nhân nước ngoài hoặc của doanh nghiệp bán buôn sản phẩm rượu
(5): Ghi rõ địa chỉ, điện thoại các địa điểm doanh nghiệp dự kiến xin phép để bán lẻ sản phẩm rượu.
(6): Ghi rõ tên của từng tỉnh, thành phố
(7): Ghi rõ địa chỉ, điện thoại các địa điểm doanh nghiệp dự kiến xin phép bổ sung để bán lẻ sản phẩm rượu.
2. Cấp lại Giấy phép kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu (do bị mất, bị tiêu hủy toàn bộ hoặc một phần, bị rách, nát hoặc bị cháy):
- Trình tự thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Văn phòng Sở Công thương tỉnh Vĩnh Long (số 2A, đường Hùng Vương, phường 1, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long).
* Đối với trường hợp nộp trực tiếp, công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thành phần, tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ hợp lệ, đầy đủ, ra phiếu nhận hồ sơ, hẹn ngày trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính giao cho người nộp.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ, công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn hoặc viết phiếu yêu cầu bổ sung hồ sơ trao cho người nộp, để người nộp bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ.
* Đối với trường hợp gửi qua đường bưu điện, công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thành phần, tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ hợp lệ, đầy đủ, sau 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Văn phòng Sở Công thương sẽ thông báo ngày trả kết quả bằng điện thoại hoặc bằng văn bản gửi qua email hoặc đường bưu điện cho người nộp biết.
+ Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ, sau 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Văn phòng Sở Công thương gửi văn bản qua đường bưu điện thông báo cho người nộp và hướng dẫn hoàn chỉnh hồ sơ.
Bước 3: Nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Văn phòng Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Long (số 2A, đường Hùng Vương, phường 1, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long). Theo các bước sau:
+ Khi đến nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính, người nhận phải trả lại phiếu nhận hồ sơ (nếu gửi hồ sơ qua đường bưu điện phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu) và ký vào sổ trả kết quả;
+ Công chức kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính và trao cho người nhận;
+ Người nhận kết quả kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính, nếu phát hiện có sai sót hoặc không đúng thì yêu cầu điều chỉnh lại cho đúng.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trực tiếp: Từ 07 giờ đến 11 giờ và từ 13 giờ đến 17 giờ, từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ các ngày nghỉ theo quy định).
- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước hoặc qua đường bưu điện.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
a. Thành phần hồ sơ: Theo quy định tại khoản 2 Điều 15 của Thông tư số 39/2012/TT-BCT , ngày 20/12/2012 của Bộ Công Thương.
- Đơn đề nghị cấp lại (theo mẫu tại Phụ lục số 34, kèm theo Thông tư này);
- Bản gốc hoặc bản sao Giấy phép kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu đã được cấp (nếu có);
b. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Theo quy định tại khoản 3 Điều 15 của Thông tư số 39/2012/TT-BCT , ngày 20/12/2012 của Bộ Công Thương
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Long.
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Long
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu (cấp lại lần thứ ...).
- Phí, lệ phí: (Theo quy định tại Điều 2 của Thông tư số 77/2012/TT-BTC , ngày 16/5/2012).
+ Địa bàn thành phố thuộc tỉnh, thị xã: 1.400.000 đồng/giấy chứng nhận (Trong đó: Phí thẩm định kinh doanh hàng hoá, dịch vụ hạn chế kinh doanh thuộc lĩnh vực thương mại là 1.200.000 đồng/điểm kinh doanh/lần thẩm định; Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, Giấy phép kinh doanh thuộc lĩnh vực thương mại, Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hoá là 200.000 đồng/giấy/lần cấp).
+ Địa bàn huyện: 700.000 đồng/giấy chứng nhận (Trong đó: Phí thẩm định kinh doanh hàng hoá, dịch vụ hạn chế kinh doanh thuộc lĩnh vực thương mại là 600.000 đồng/điểm kinh doanh/lần thẩm định; Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, Giấy phép kinh doanh thuộc lĩnh vực thương mại, Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hoá là 100.000 đồng/giấy/lần cấp).
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh sản phẩm rượu (theo mẫu tại Phụ lục 34, ban hành kèm theo Thông tư số 39/2012/TT-BCT , ngày 20/12/2012).
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Nghị định số 94/2012/NĐ-CP , ngày 12/11/2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu.
+ Thông tư số 39/2012/TT-BCT , ngày 20/12/2012 của Bộ Công Thương Quy định một số điều của Nghị định số 94/2012/NĐ-CP , ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu.
+ Thông tư số 77/2012/TT-BTC , ngày 16/5/2012 Bộ trưởng của Bộ Tài chính Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định kinh doanh hành hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; phí thẩm định kinh doanh hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực thương mại; lệ phí cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; lệ phí cấp Giấy phép kinh doanh thuộc lĩnh vực thương mại và lệ phí cấp Giấy phép thành lập Sở Giao dịnh hàng hóa.
Phụ lục 34
(Kèm theo Thông tư số 39/2012/TT-BCT ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Bộ Công Thương)
TÊN DOANH NGHIỆP
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: /
............., ngày...... tháng....... năm............
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI
GIẤY PHÉP KINH DOANH SẢN PHẨM RƯỢU
(trong trường hợp bị mất, bị tiêu hủy toàn bộ hoặc một phần, bị rách, nát hoặc bị cháy)
Kính gửi: ......................(1)
Tên doanh nghiệp: .......................:
Địa chỉ trụ sở chính: ......................;
Điện thoại:......................... Fax:...............;
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh doanh nghiệp............ mã số doanh nghiệp:............ do............................. cấp đăng ký lần đầu ngày........ tháng......... năm......., đăng ký thay đổi lần thứ ..... ngày .......... tháng......... năm.......;
Địa điểm kinh doanh:
+ Tên địa điểm kinh doanh: ...................................;
+ Địa chỉ địa điểm kinh doanh: ...........................;
+ Điện thoại:......................... Fax:...............;
Đã được cấp Giấy phép kinh doanh...........(2) sản phẩm rượu số..........ngày..... tháng.....năm.....do.... .......(1) cấp.
Đã được cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép kinh doanh...........(2) sản phẩm rượu số..........ngày..... tháng.....năm.....do.... .......(1) cấp (nếu có).
Doanh nghiệp kính đề nghị ......................(1) xem xét cấp lại Giấy phép kinh doanh ........ (2) sản phẩm rượu, với lý do .... ......................(3)..................
......(ghi rõ tên doanh nghiệp)......... xin cam đoan thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ, Thông tư số 39/2012/TT-BCT ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 94/2012/NĐ-CP và những quy định của pháp luật liên quan. Nếu sai xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
(Họ và Tên, ký tên, đóng dấu)
Chú thích:
(1): Ghi rõ tên Bộ Công Thương hoặc Sở Công Thương hoặc Phòng Công Thương hoặc Phòng Kinh tế nơi doanh nghiệp dự kiến xin phép để kinh doanh.
(2) Ghi rõ là phân phối hoặc bán buôn hoặc bán lẻ.
(3): Ghi rõ lý do xin cấp lại.
3. Cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp (có quy mô dưới 03 triệu lít/năm):
- Trình tự thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Văn phòng Sở Công thương tỉnh Vĩnh Long (số 2A, đường Hùng Vương, phường 1, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long).
* Đối với trường hợp nộp trực tiếp, công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thành phần, tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ hợp lệ, đầy đủ, ra phiếu nhận hồ sơ, hẹn ngày trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính giao cho người nộp.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ, công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn hoặc viết phiếu yêu cầu bổ sung hồ sơ trao cho người nộp, để người nộp bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ.
* Đối với trường hợp gửi qua đường bưu điện, công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thành phần, tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ hợp lệ, đầy đủ, sau 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Văn phòng Sở Công thương sẽ thông báo ngày trả kết quả bằng điện thoại hoặc bằng văn bản gửi qua email hoặc đường bưu điện cho người nộp biết.
+ Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ, sau 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Văn phòng Sở Công thương gửi văn bản qua đường bưu điện thông báo cho người nộp và hướng dẫn hoàn chỉnh hồ sơ.
Bước 3: Nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Văn phòng Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Long (số 2A, đường Hùng Vương, phường 1, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long). Theo các bước sau:
+ Khi đến nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính, người nhận phải trả lại phiếu nhận hồ sơ (nếu gửi hồ sơ qua đường bưu điện phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu) và ký vào sổ trả kết quả;
+ Công chức kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính và trao cho người nhận;
+ Người nhận kết quả kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính, nếu phát hiện có sai sót hoặc không đúng thì yêu cầu điều chỉnh lại cho đúng.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trực tiếp: Từ 07 giờ đến 11 giờ và từ 13 giờ đến 17 giờ, từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ các ngày nghỉ theo quy định).
- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước hoặc qua đường bưu điện.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
a. Thành phần hồ sơ: Theo quy định tại khoản 2 Điều 14 của Thông tư số 39/2012/TT-BCT , ngày 20/12/2012 của Bộ Công Thương.
a) Đơn đề nghị cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp (theo mẫu tại Phụ lục số 3)
b) Bản sao Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp đã được cấp;
c) Các tài liệu chứng minh nhu cầu sửa đổi, bổ sung.
b. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. (Theo quy định tại khoản 3, Điều 14 của Thông tư số 39/2012/NĐ-CP , ngày 20/12/2012)
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Long.
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Long
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp (cấp sửa đổi, bổ sung lần thứ ...).
- Phí, lệ phí: Theo quy định của Bộ Tài chính.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp (theo mẫu tại Phụ lục 3, ban hành kèm theo Thông tư số 39/2012/TT-BCT , ngày 20/12/2012).
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Nghị định số 94/2012/NĐ-CP , ngày 12/11/2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu.
+ Thông tư số 39/2012/TT-BCT , ngày 20/12/2012 của Bộ Công Thương Quy định một số điều của Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu.
Phụ lục 3
(Kèm theo Thông tư số 39/2012/TT-BCT ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Bộ Công Thương)
TÊN DOANH NGHIỆP
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: /
............., ngày...... tháng....... năm............
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
GIẤY PHÉP SẢN XUẤT RƯỢU CÔNG NGHIỆP
Kính gửi: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . (1)
Tên doanh nghiệp:......................................................................................
Trụ sở giao dịch:...................... Điện thoại:......................... Fax:...............
Địa điểm sản xuất.......................................................................................
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) số........... ngày....... tháng....... năm......do..............................cấp ngày........ tháng......... năm........
Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp đã được cấp số........ do(1) ........cấp ngày.......tháng.....năm...
Đã được cấp sửa đổi, bổ sung (hoặc cấp lại) Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp số..........ngày..... tháng.....năm.....do.... .......(1) cấp (nếu có).
Doanh nghiệp kính đề nghị ......................(1) xem xét cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép sản xuất rượu, với lý do cụ thể như sau .....(2)
Thông tin cũ:...................
Thông tin mới:.............
Doanh nghiệp đề nghị .…(1) xem xét cấp sửa đổi (hoặc bổ sung)(*) Giấy phép sản xuất các loại rượu:............ (3)
Quy mô sản xuất sản phẩm rượu................................................. (4)
Doanh nghiệp xin cam đoan lý do trên hoàn toàn xác thực và thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu, Thông tư số 39/2012/TT-BCT ngày 20 năm 2012 của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012, các quy định về sở hữu trí tuệ và các quy định khác liên quan. Nếu sai xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
(Họ và Tên, ký tên, đóng dấu)
Chú thích:
(1): Tên cơ quan cấp Giấy phép
(2): Lý do xin cấp sửa đổi, bổ sung
(3): Chủng loại rượu (ví dụ: rượu vang, rượu trắng, rượu whisky, rượu vodka...)
(4): Công suất từng loại rượu dự kiến sản xuất
(*): Nếu là cấp sửa đổi thì đề nghị cấp sửa đổi. Nếu trường hợp cấp bổ sung thì đề nghị cấp bổ sung
4. Cấp lại Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp - do Giấy phép đã cấp bị mất, bị tiêu hủy toàn bộ hoặc một phần, bị rách, nát hoặc bị cháy (có quy mô dưới 03 triệu lít/năm):
- Trình tự thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Văn phòng Sở Công thương tỉnh Vĩnh Long (số 2A, đường Hùng Vương, phường 1, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long).
* Đối với trường hợp nộp trực tiếp, công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thành phần, tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ hợp lệ, đầy đủ, ra phiếu nhận hồ sơ, hẹn ngày trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính giao cho người nộp.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ, công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn hoặc viết phiếu yêu cầu bổ sung hồ sơ trao cho người nộp, để người nộp bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ.
* Đối với trường hợp gửi qua đường bưu điện, công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thành phần, tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ hợp lệ, đầy đủ, sau 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Văn phòng Sở Công thương sẽ thông báo ngày trả kết quả bằng điện thoại hoặc bằng văn bản gửi qua email hoặc đường bưu điện cho người nộp biết.
+ Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ, sau 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Văn phòng Sở Công thương gửi văn bản qua đường bưu điện thông báo cho người nộp và hướng dẫn hoàn chỉnh hồ sơ.
Bước 3: Nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Văn phòng Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Long (số 2A, đường Hùng Vương, phường 1, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long). Theo các bước sau:
+ Khi đến nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính, người nhận phải trả lại phiếu nhận hồ sơ (nếu gửi hồ sơ qua đường bưu điện phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu) và ký vào sổ trả kết quả;
+ Công chức kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính và trao cho người nhận;
+ Người nhận kết quả kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính, nếu phát hiện có sai sót hoặc không đúng thì yêu cầu điều chỉnh lại cho đúng.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trực tiếp: Từ 07 giờ đến 11 giờ và từ 13 giờ đến 17 giờ, từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ các ngày nghỉ theo quy định).
- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước hoặc qua đường bưu điện.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
a. Thành phần hồ sơ: Theo quy định tại khoản 2 Điều 15 của Thông tư số 39/2012/TT-BCT , ngày 20/12/2012 của Bộ Công Thương.
- Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp (theo mẫu tại Phụ lục số 2);
- Bản gốc hoặc bản sao Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp đã được cấp (nếu có);
b. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. (Theo quy định tại khoản 3, Điều 14 của Thông tư số 39/2012/NĐ-CP , ngày 20/12/2012)
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Long.
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Long
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp (cấp lại lần thứ ...).
- Phí, lệ phí: Theo quy định của Bộ Tài chính.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp (theo mẫu tại Phụ lục 2, ban hành kèm theo Thông tư số 39/2012/TT-BCT , ngày 20/12/2012).
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Nghị định số 94/2012/NĐ-CP , ngày 12/11/2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu.
+ Thông tư số 39/2012/TT-BCT , ngày 20/12/2012 của Bộ Công Thương Quy định một số điều của Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu.
Phụ lục 2
(Kèm theo Thông tư số 39/2012/TT-BCT ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Bộ Công Thương)
TÊN DOANH NGHIỆP
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: /
............., ngày...... tháng....... năm............
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI
GIẤY PHÉP SẢN XUẤT RƯỢU CÔNG NGHIỆP
Kính gửi: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . (1)
Tên doanh nghiệp:......................................................................................
Trụ sở giao dịch:...................... Điện thoại:......................... Fax:...............
Địa điểm sản xuất.......................................................................................
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) số........... ngày....... tháng....... năm......do.................................. cấp ngày........ tháng......... năm........
Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp đã được cấp số........ do(1) ........cấp ngày.......tháng.....năm...
Đã được cấp lại (hoặc sửa đổi, bổ sung) Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp số..........ngày..... tháng.....năm.....do.... .......(1) cấp (nếu có).
Doanh nghiệp kính đề nghị ......................(1) xem xét cấp lại Giấy phép sản xuất rượu, với lý do cụ thể như sau .....(2)
Thông tin cũ:...................
Thông tin mới:.............
Doanh nghiệp đề nghị .…(1) xem xét cấp lại Giấy phép sản xuất các loại rượu:............ (3)
Quy mô sản xuất sản phẩm rượu................................................. (4)
Doanh nghiệp xin cam đoan lý do trên hoàn toàn xác thực và thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu, Thông tư số 39/2012/TT-BCT ngày 20 năm 2012 của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012, các quy định về sở hữu trí tuệ và các quy định khác liên quan. Nếu sai xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
(Họ và Tên, ký tên, đóng dấu)
Chú thích:
(1): Tên cơ quan cấp Giấy phép
(2): Lý do xin cấp lại
(3): Chủng loại rượu (ví dụ: rượu vang, rượu trắng, rượu whisky, rượu vodka...)
(4): Công suất từng loại rượu dự kiến sản xuất
II. Lĩnh vực quảng cáo thực phẩm:
1. Cấp mới Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương.
- Trình tự thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Văn phòng Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Long (số 2A, đường Hùng Vương, phường 1, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long). Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thành phần, tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ hợp lệ, đầy đủ, ra phiếu nhận hồ sơ, hẹn ngày trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính giao cho người nộp.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ, công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn hoặc viết phiếu yêu cầu bổ sung hồ sơ trao cho người nộp, để người nộp bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ.
Bước 3: Nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Văn phòng Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Long (số 2A, đường Hùng Vương, phường 1, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long). Theo các bước sau:
+ Khi đến nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính, người nhận phải trả lại phiếu tiếp nhận hồ sơ và ký vào sổ trả kết quả;
+ Công chức kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính và trao cho người nhận;
+ Người nhận kết quả kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính, nếu phát hiện có sai sót hoặc không đúng thì yêu cầu điều chỉnh lại cho đúng.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trực tiếp: Từ 07 giờ đến 11 giờ và từ 13 giờ đến 17 giờ, từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ các ngày nghỉ theo quy định).
- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ: (Theo quy định tại khoản 1 Điều 8, của Thông tư số 40/2012/TT-BCT , ngày 21/12/2012).
- Giấy đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm theo quy định tại Phụ lục I Ban hành kèm theo Thông tư này;
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm còn hiệu lực của cơ quan có thẩm quyền;
- Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phù hợp của cơ sở sản xuất kinh doanh;
- Bản sao có chứng thực thông báo tiếp nhận bản công bố hợp quy (đối với sản phẩm đã có quy chuẩn kỹ thuật được ban hành và có hiệu lực) hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật tương ứng được ban hành và có hiệu lực);
- Tài liệu khoa học chứng minh tính chất, công dụng của sản phẩm đúng như nội dung đăng ký quảng cáo;
- Bản dự thảo nội dung dự kiến quảng cáo (video clip, hình ảnh, phóng sự, bài viết…);
- Giấy ủy quyền quảng cáo hoặc hợp đồng thuê dịch vụ quảng cáo đối với trường hợp đăng ký xác nhận quảng cáo bởi người kinh doanh dịch vụ quảng cáo.
(Toàn bộ tài liệu có trong thành phần hồ sơ phải có dấu của cơ quan, tổ chức, cá nhân đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm.)
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ. Theo quy định tại khoản 2 Điều 9, của Thông tư số 40/2012/TT-BCT ngày 21/12/2012.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Long.
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Long
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm.
- Lệ phí :(Theo quy định tại Biểu số 1, Biểu số 2 của Quyết định số 80/2005/QĐ-BTC , ngày 17/11/2005).
+ Lệ phí cấp giấy tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo: 50.000đồng /1 lần cấp/1 sản phẩm.
+ Phí thẩm định, xét duyệt hồ sơ đăng ký quảng cáo thực phẩm: 300.000 đồng/lần/sản phẩm.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: (theo mẫu Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 40/2012/TT-BCT , ngày 21/12/2012).
+ Giấy đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm (phụ lục 1).
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Theo quy định tại Điều 3 của Thông tư số 40/2012/TT-BCT , ngày 21/12/2012).
+ Cơ sở có hồ sơ đăng ký đầy đủ và hợp lệ theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.
+ Sản phẩm thực phẩm không thuộc danh mục những sản phẩm, hàng hóa bị cấm quảng cáo theo quy định của pháp luật hiện hành.
+ Sản phẩm thực phẩm của cơ sở đáp ứng quy định về điều kiện an toàn thực phẩm hoặc sản phẩm của cơ sở/quốc gia có tên trong danh sách được cơ quan thẩm quyền Việt Nam công nhận đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật hiện hành.
+ Nội dung quảng cáo phải chính xác, đúng với chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm như đã công bố và đăng ký.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Nghị định số 38/2012/NĐ-CP , ngày 25/4/2012 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật an toàn thực phẩm;
+ Thông tư số 40/2012/TT-BCT , ngày 21/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương Quy định cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương;
+ Quyết định số 80/2005/QĐ-BTC , ngày 17/11/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm;
PHỤ LỤC I
(Ban hành kèm theo Thông tư số: /2012/TT-BCT ngày tháng năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
Tên tổ chức/cá nhân
Địa chỉ:.............................
Số điện thoại:....................
Số fax:................................
Email: ...............................
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
..............., ngày.........tháng.........năm ……
GIẤY ĐỀ NGHỊ
XÁC NHẬN NỘI DUNG QUẢNG CÁO THỰC PHẨM
(Áp dụng đối với trường hợp đăng ký lần đầu)
Số: /20......../
Kính gửi: (Cơ quan xác nhận nội dung quảng cáo)
Căn cứ Thông tư số: /2012/TT-BCT ngày tháng năm 2012 của Bộ Công Thương và để đáp ứng nhu cầu quảng cáo thực phẩm của ... (tên cơ sở); đề nghị ... (tên cơ quan xác nhận nội dung quảng cáo) xem xét và xác nhận nội dung quảng cáo đối với sản phẩm thực phẩm cụ thể như sau:
1. Thông tin liên quan đến sản phẩm:
TT
Tên sản phẩm
Tên, địa chỉ của cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm
Nội dung quảng cáo
Phương tiện quảng cáo (tên báo/ đài truyền hình …)
Thời gian dự kiến quảng cáo
1
2
2. Các hồ sơ liên quan đính kèm theo quy định:
.................................................................................................................
.................................................................................................................
Tôi xin cam đoan các thông tin và hồ sơ nêu trên là đúng sự thật và cam kết thực hiện quảng cáo sản phẩm thực phẩm theo đúng nội dung đã đăng ký và được xác nhận.
Đại diện tổ chức, cá nhân
(Ký tên, đóng dấu)
2. Cấp lại Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương.
- Trình tự thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Văn phòng Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Long (số 2A, đường Hùng Vương, phường 1, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long). Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thành phần, tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ hợp lệ, đầy đủ, ra phiếu nhận hồ sơ, hẹn ngày trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính giao cho người nộp.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ, công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn hoặc viết phiếu yêu cầu bổ sung hồ sơ trao cho người nộp, để người nộp bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ.
Bước 3: Nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Văn phòng Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Long (số 2A, đường Hùng Vương, phường 1, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long). Theo các bước sau:
+ Khi đến nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính, người nhận phải trả lại phiếu tiếp nhận hồ sơ và ký vào sổ trả kết quả;
+ Công chức kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính và trao cho người nhận;
+ Người nhận kết quả kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính, nếu phát hiện có sai sót hoặc không đúng thì yêu cầu điều chỉnh lại cho đúng.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trực tiếp: Từ 07 giờ đến 11 giờ và từ 13 giờ đến 17 giờ, từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ các ngày nghỉ theo quy định).
- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ: (Theo quy định tại khoản 2 Điều 8, của Thông tư số 40/2012/TT-BCT ngày 21/12/2012).
- Giấy đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm theo quy định tại Phụ lục II Ban hành kèm theo Thông tư này;
- Bản thuyết minh kèm theo các tài liệu sửa đổi, bổ sung liên quan đến nội dung quảng cáo thực phẩm đã thay đổi;
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm còn hiệu lực của cơ quan có thẩm quyền;
- Bản dự thảo nội dung dự kiến quảng cáo (video clip, hình ảnh, phóng sự, bài viết…);
(Toàn bộ tài liệu có trong thành phần hồ sơ phải có dấu của cơ quan, tổ chức, cá nhân đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm.)
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ. Theo quy định tại khoản 1 Điều 10, của Thông tư số 40/2012/TT-BCT , ngày 21/12/2012.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Long.
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Long
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm.
- Lệ phí :(Theo quy định tại Biểu số 1, Biểu số 2 của Quyết định số 80/2005/QĐ-BTC , ngày 17/11/2005).
+ Lệ phí cấp giấy tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo: 50.000đồng /1 lần cấp/1 sản phẩm.
+ Phí thẩm định, xét duyệt hồ sơ đăng ký quảng cáo thực phẩm: 300.000 đồng/lần/sản phẩm.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: (theo mẫu Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 40/2012/TT-BCT , ngày 21/12/2012).
+ Giấy đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm (phụ lục II).
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không có
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Nghị định số 38/2012/NĐ-CP , ngày 25/4/2012 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật an toàn thực phẩm;
+ Thông tư số 40/2012/TT-BCT , ngày 21/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương Quy định cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương;
+ Quyết định số 80/2005/QĐ-BTC , ngày 17/11/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm;
PHỤ LỤC II
(Ban hành kèm theo Thông tư số: /2012/TT-BCT ngày tháng năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
Tên tổ chức/cá nhân
Địa chỉ:.............................
Số điện thoại:....................
Số fax:................................
Email: ...............................
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
..............., ngày.........tháng.........năm ……
GIẤY ĐỀ NGHỊ
XÁC NHẬN NỘI DUNG QUẢNG CÁO THỰC PHẨM
(Áp dụng đối với trường hợp đăng ký lại)
Số: /20......../
Kính gửi: (Cơ quan xác nhận nội dung quảng cáo)
Ngày ….. tháng ….. năm ……, …. (tên cơ sở) đã được ….. (tên cơ quan có thẩm quyền) xác nhận nội dung quảng cáo đối với sản phẩm thực phẩm (số ……..); tuy nhiên, ...(lý do đăng ký lại) …..; đề nghị …. (Cơ quan xác nhận nội dung quảng cáo) xem xét và xác nhận nội dung quảng cáo đối với sản phẩm thực phẩm, cụ thể như sau:
1. Thông tin liên quan đến sản phẩm
TT
Tên sản phẩm
Tên, địa chỉ của cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm
Nội dung quảng cáo
Phương tiện quảng cáo (tên báo/ đài truyền hình …)
Thời gian dự kiến quảng cáo
1
2
2. Các hồ sơ liên quan đính kèm theo quy định:
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
Tôi xin cam đoan các thông tin và hồ sơ nêu trên là đúng sự thật và cam kết thực hiện quảng cáo sản phẩm thực phẩm theo đúng nội dung đã đăng ký và được xác nhận.
Đại diện tổ chức, cá nhân
(Ký tên, đóng dấu)
PHỤ LỤC 2
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THAY THẾ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-UBND, ngày / /2013 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long)
PHẤN I
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THAY THẾ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG
Số TT
Tên thủ tục hành chính
TTHC được công bố tại Quyết định.
Nội dung sửa đổi
Lĩnh vực sản xuất, kinh doanh rượu
1
Cấp Giấy phép kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu.
Quyết định số 1131/QĐ-UBND , ngày 19/7/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh.
- Căn cứ pháp lý: Bỏ Nghị định số 40/2008/NĐ-CP , ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu và Thông tư số 10/2008/TT-BCT , ngày 25 tháng 7 năm 2008 của Bộ Công Thương. Bổ sung Nghị định số 94/2012/NĐ-CP , ngày 12/11/2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu và Thông tư số 39/2012/TT-BCT , ngày 20/12/2012 của Bộ Công Thương.
2
Cấp lại Giấy phép kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu (trước thời hạn hết hiệu lực của giấy phép 30 ngày).
Quyết định số 1131/QĐ-UBND , ngày 19/7/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh.
- Căn cứ pháp lý: Bỏ Nghị định số 40/2008/NĐ-CP , ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu và Thông tư số 10/2008/TT-BCT , ngày 25 tháng 7 năm 2008 của Bộ Công Thương. Bổ sung Nghị định số 94/2012/NĐ-CP , ngày 12/11/2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu và Thông tư số 39/2012/TT-BCT , ngày 20/12/2012 của Bộ Công Thương.
3
Cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp (có quy mô dưới 03 triệu lít/năm).
Quyết định số 1934/QĐ-UBND , ngày 20/8/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh.
- Căn cứ pháp lý: Bỏ Nghị định số 40/2008/NĐ-CP , ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu và Thông tư số 10/2008/TT-BCT , ngày 25 tháng 7 năm 2008 của Bộ Công Thương. Bổ sung Nghị định số 94/2012/NĐ-CP , ngày 12/11/2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu và Thông tư số 39/2012/TT-BCT ngày 20/12/2012 của Bộ Công Thương.
4
Cấp lại Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp, trước thời hạn hết hiệu lực của giấy phép 30 ngày (có quy mô dưới 03 triệu lít/năm)
Quyết định số 1934/QĐ-UBND , ngày 20/8/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh.
- Căn cứ pháp lý: Bỏ Nghị định số 40/2008/NĐ-CP , ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu và Thông tư số 10/2008/TT-BCT , ngày 25 tháng 7 năm 2008 của Bộ Công Thương. Bổ sung Nghị định số 94/2012/NĐ-CP , ngày 12/11/2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu và Thông tư số 39/2012/TT-BCT , ngày 20/12/2012 của Bộ Công Thương.
PHẤN II
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THAY THẾ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG
1. Cấp Giấy phép kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu:
- Trình tự thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Văn phòng Sở Công thương tỉnh Vĩnh Long (số 2A, đường Hùng Vương, phường 1, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long).
* Đối với trường hợp nộp trực tiếp, công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thành phần, tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ hợp lệ, đầy đủ, ra phiếu nhận hồ sơ, hẹn ngày trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính giao cho người nộp.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ, công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn hoặc viết phiếu yêu cầu bổ sung hồ sơ trao cho người nộp, để người nộp bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ.
* Đối với trường hợp gửi qua đường bưu điện, công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thành phần, tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ hợp lệ, đầy đủ, sau 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Văn phòng Sở Công thương sẽ thông báo ngày trả kết quả bằng điện thoại hoặc bằng văn bản gửi qua email hoặc đường bưu điện cho người nộp biết.
+ Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ, sau 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Văn phòng Sở Công thương gửi văn bản qua đường bưu điện thông báo cho người nộp và hướng dẫn hoàn chỉnh hồ sơ.
Bước 3: Nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Văn phòng Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Long (số 2A, đường Hùng Vương, phường 1, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long). Theo các bước sau:
+ Khi đến nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính, người nhận phải trả lại phiếu nhận hồ sơ (nếu gửi hồ sơ qua đường bưu điện phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu) và ký vào sổ trả kết quả;
+ Công chức kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính và trao cho người nhận;
+ Người nhận kết quả kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính, nếu phát hiện có sai sót hoặc không đúng thì yêu cầu điều chỉnh lại cho đúng.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trực tiếp: Từ 07 giờ đến 11 giờ và từ 13 giờ đến 17 giờ, từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ các ngày nghỉ theo quy định).
- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước hoặc qua đường bưu điện.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
a. Thành phần hồ sơ: Theo quy định tại Điều 11 của Thông tư số 39/2012/TT-BCT , ngày 20/12/2012 của Bộ Công Thương.
1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu theo Mẫu tại Phụ lục 29 kèm theo Thông tư này;
2. Bản sao Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (có đăng ký ngành nghề kinh doanh bán buôn đồ uống có cồn hoặc kinh doanh rượu) và Giấy chứng nhận mã số thuế;
3. Hồ sơ về địa điểm kinh doanh, gồm có:
a) Địa chỉ, diện tích và mô tả khu vực kinh doanh rượu;
b) Bản sao tài liệu chứng minh quyền sử dụng địa điểm kinh doanh (là sở hữu hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng với thời gian tối thiểu là 01 năm);
c) Bảng kê thiết bị kiểm tra và điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm trong khu vực kinh doanh rượu (để đảm bảo khu vực kinh doanh luôn thoáng, mát và tránh được mặt trời chiếu trực tiếp vào sản phẩm rượu);
d) Bản cam kết của doanh nghiệp về bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật đối với địa điểm kinh doanh;
4. Báo cáo kết quả, kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp:
a) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 03 năm trước đó, kèm theo bảng kê chi tiết danh sách và bản sao hợp lệ các hợp đồng mua bán với mỗi tổ chức, cá nhân sản xuất rượu hoặc doanh nghiệp phân phối sản phẩm rượu, các khoản thuế đã nộp;
b) Hình thức tổ chức bán hàng, phương thức quản lý hệ thống bán buôn;
5. Bảng kê danh sách thương nhân, bản sao Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (có đăng ký ngành nghề kinh doanh bán buôn đồ uống có cồn hoặc kinh doanh rượu) và Giấy chứng nhận mã số thuế, Giấy phép kinh doanh sản phẩm rượu (nếu đã kinh doanh) của các doanh nghiệp đã hoặc sẽ thuộc hệ thống bán buôn sản phẩm rượu (tối thiểu phải có từ 03 thương nhân bán lẻ sản phẩm rượu trở lên);
6. Bản sao các văn bản giới thiệu, hợp đồng mua bán của tổ chức, cá nhân sản xuất rượu hoặc của các doanh nghiệp phân phối sản phẩm rượu (trong đó ghi rõ địa bàn, loại sản phẩm rượu dự kiến kinh doanh);
7. Bản sao Giấy chứng nhận công bố hợp quy hoặc Giấy chứng nhận tiêu chuẩn các loại sản phẩm rượu của doanh nghiệp dự kiến kinh doanh;
8. Hồ sơ về phương tiện vận chuyển bao gồm: bản sao giấy tờ chứng minh quyền sử dụng phương tiện vận chuyển (là sở hữu hoặc đồng sở hữu theo hợp đồng liên doanh, liên kết góp vốn; hoặc có hợp đồng thuê phương tiện vận tải phù hợp với quy mô kinh doanh của doanh nghiệp với thời gian thuê tối thiểu là 01 năm); tối thiểu phải có 01 xe có tải trọng từ 500 kg trở lên; đáp ứng yêu cầu bảo quản được chất lượng của sản phẩm rượu trong thời gian vận chuyển;
9. Hồ sơ về năng lực tài chính: có năng lực tài chính bảo đảm cho toàn bộ hệ thống bán buôn của doanh nghiệp hoạt động bình thường (có Giấy xác nhận của ngân hàng tối thiểu 300 triệu Việt Nam đồng trở lên);
10. Hồ sơ về kho hàng bao gồm:
a) Tài liệu chứng minh quyền sử dụng kho (là sở hữu, đồng sở hữu theo hợp đồng liên doanh, liên kết góp vốn của doanh nghiệp hoặc thuê sử dụng với thời gian tối thiểu là 01 năm); tối thiểu tổng diện tích phải từ 50 m2 trở lên hoặc khối tích phải từ 150 m3 trở lên; đáp ứng yêu cầu bảo quản được chất lượng của sản phẩm rượu trong thời gian lưu kho;
b) Bản cam kết của doanh nghiệp về bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật đối với kho hàng;
11. Bản sao Phiếu thu đã nộp phí và lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính.
b. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. (Theo quy định tại khoản 5, Điều 18 của Nghị định 94/2012/NĐ-CP).
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Long.
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Long
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu.
- Phí, lệ phí: (Theo quy định tại Điều 2 của Thông tư số 77/2012/TT-BTC , ngày 16/5/2012).
+ Địa bàn thành phố thuộc tỉnh, thị xã: 1.400.000 đồng/giấy chứng nhận (Trong đó: Phí thẩm định kinh doanh hàng hoá, dịch vụ hạn chế kinh doanh thuộc lĩnh vực thương mại là 1.200.000 đồng/điểm kinh doanh/lần thẩm định; Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, Giấy phép kinh doanh thuộc lĩnh vực thương mại, Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hoá là 200.000 đồng/giấy/lần cấp).
+ Địa bàn huyện: 700.000 đồng/giấy chứng nhận (Trong đó: Phí thẩm định kinh doanh hàng hoá, dịch vụ hạn chế kinh doanh thuộc lĩnh vực thương mại là 600.000 đồng/điểm kinh doanh/lần thẩm định; Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, Giấy phép kinh doanh thuộc lĩnh vực thương mại, Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hoá là 100.000 đồng/giấy/lần cấp).
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu (theo mẫu tại Phụ lục 29, ban hành kèm theo Thông tư số 39/2012/TT-BCT , ngày 20/12/2012).
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: (Theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Nghị định 94/2012/NĐ-CP , ngày 12/11/2012)
Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu bao gồm:
a) Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật và có đăng ký ngành nghề kinh doanh bán buôn đồ uống có cồn hoặc kinh doanh rượu;
b) Có địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng, đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, trang thiết bị theo quy định;
c) Có hệ thống bán buôn sản phẩm rượu trên địa bàn tỉnh nơi thương nhân đặt trụ sở chính (tối thiểu phải từ 03 thương nhân bán lẻ sản phẩm rượu trở lên);
d) Trực thuộc hệ thống kinh doanh của tổ chức, cá nhân sản xuất rượu hoặc của doanh nghiệp phân phối sản phẩm rượu; có hợp đồng và văn bản giới thiệu của tổ chức, cá nhân sản xuất rượu hoặc của doanh nghiệp phân phối sản phẩm rượu;
đ) Có kho hàng (hoặc hệ thống kho hàng) thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu theo hợp đồng liên doanh, liên kết góp vốn; hoặc có hợp đồng thuê kho hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của doanh nghiệp (tối thiểu tổng diện tích phải từ 50 m2 trở lên hoặc khối tích phải từ 150 m3 trở lên) đáp ứng yêu cầu bảo quản được chất lượng của sản phẩm rượu trong thời gian lưu kho;
e) Có phương tiện vận tải thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu theo hợp đồng liên doanh, liên kết góp vốn; hoặc có hợp đồng thuê phương tiện vận tải phù hợp với quy mô kinh doanh của doanh nghiệp (tối thiểu phải có 01 xe có tải trọng từ 500 kg trở lên); đáp ứng yêu cầu bảo quản được chất lượng của sản phẩm rượu trong thời gian vận chuyển;
g) Có năng lực tài chính bảo đảm cho toàn bộ hệ thống phân phối của doanh nghiệp hoạt động bình thường (có Giấy xác nhận của ngân hàng tối thiểu 300 triệu Việt Nam đồng trở lên);
h) Có bản cam kết của doanh nghiệp về bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;
i) Phù hợp với quy định tại Điều 18 Nghị định này. Cụ thể:
1. Số lượng Giấy phép kinh doanh phân phối, bán buôn, bán lẻ sản phẩm rượu được xác định trên nguyên tắc sau:
a) Giấy phép kinh doanh phân phối sản phẩm rượu được xác định theo số dân trên cả nước theo nguyên tắc không quá một (01) Giấy phép kinh doanh phân phối sản phẩm rượu trên bốn trăm nghìn (400.000) dân;
b) Giấy phép kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu được xác định trên địa bàn tỉnh theo nguyên tắc không quá một (01) Giấy phép kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu trên một trăm nghìn (100.000) dân;
c) Giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu tại cửa hàng bán lẻ trên địa bàn một quận, huyện, thị xã (sau đây gọi chung là huyện) được xác định theo nguyên tắc không quá một (01) giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu trên một nghìn (1.000) dân và phù hợp theo quy hoạch hệ thống kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu.
2. Hàng năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, căn cứ vào tình hình biến động dân số từng thời kỳ, cơ quan có thẩm quyền công bố số lượng Giấy phép kinh doanh (phân phối, bán buôn, bán lẻ) sản phẩm rượu phải công bố số lượng giấy phép đang còn hiệu lực và số lượng giấy phép còn lại chưa được cấp (nếu có) và theo nguyên tắc quy định tại Khoản 1 Điều này:
a) Bộ Công Thương công bố số lượng Giấy phép kinh doanh phân phối sản phẩm rượu tối đa trên toàn quốc (số lượng giấy phép đang còn hiệu lực và số lượng giấy phép còn lại chưa được cấp (nếu có)) trước ngày 31 tháng 12 hàng năm;
b) Sở Công Thương trên địa bàn tỉnh công bố và gửi báo cáo về Bộ Công Thương số lượng Giấy phép kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu tối đa trên địa bàn tỉnh, số lượng Giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu tối đa trên địa bàn mỗi huyện trong tỉnh (số lượng giấy phép đang còn hiệu lực và số lượng giấy phép còn lại chưa được cấp (nếu có)) trước ngày 31 tháng 12 hàng năm;
c) Phòng Công Thương hoặc phòng Kinh tế hạ tầng (sau đây gọi chung là Phòng Công Thương) trên địa bàn huyện công bố và gửi báo cáo về Sở Công Thương số lượng Giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu tối đa trên địa bàn huyện (số lượng giấy phép đang còn hiệu lực và số lượng giấy phép còn lại chưa được cấp (nếu có)) trước ngày 31 tháng 12 hàng năm.
3. Giấy phép kinh doanh phân phối, bán buôn và bán lẻ sản phẩm rượu được cấp trên nguyên tắc thứ tự ưu tiên: cấp phép kinh doanh sản phẩm rượu cho những, thương nhân kinh doanh sản phẩm rượu xin cấp lại giấy phép do hết hạn nếu bảo đảm điều kiện theo quy định, không vi phạm pháp luật; xem xét để tiếp tục cấp phép cho những thương nhân mới nếu bảo đảm đầy đủ điều kiện theo quy định, hồ sơ của thương nhân được cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận trước sẽ được xét cấp trước, số lượng giấy phép cấp không được vượt quá số lượng giấy phép đã được công bố.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Nghị định số 94/2012/NĐ-CP , ngày 12/11/2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu.
+ Thông tư số 39/2012/TT-BCT , ngày 20/12/2012 của Bộ Công Thương Quy định một số điều của Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu.
+ Thông tư số 77/2012/TT-BTC ngày 16/5/2012 Bộ trưởng của Bộ Tài chính Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định kinh doanh hành hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; phí thẩm định kinh doanh hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực thương mại; lệ phí cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; lệ phí cấp Giấy phép kinh doanh thuộc lĩnh vực thương mại và lệ phí cấp Giấy phép thành lập Sở Giao dịnh hàng hóa.
Phụ lục 29
(Kèm theo Thông tư số 39/2012/TT-BCT ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Bộ Công Thương)
TÊN DOANH NGHIỆP
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: /
............., ngày...... tháng....... năm............
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP
KINH DOANH BÁN BUÔN SẢN PHẨM RƯỢU
Kính gửi: Sở Công Thương ......................(1)
Tên doanh nghiệp:......................................................................................
Địa chỉ trụ sở chính: ......................;
Điện thoại:......................... Fax:...............;
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh doanh nghiệp ............ mã số doanh nghiệp:............ do............................. cấp đăng ký lần đầu ngày........ tháng......... năm......., đăng ký thay đổi lần thứ ..... ngày .......... tháng......... năm.......;
Địa điểm kinh doanh:
+ Tên địa điểm kinh doanh: ...................................;
+ Địa chỉ địa điểm kinh doanh: ...........................;
+ Điện thoại:......................... Fax:...............;
Đề nghị Sở Công Thương ......................(1) xem xét cấp Giấy phép kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu, cụ thể:
1. Được phép tổ chức bán buôn sản phẩm rượu, như sau:
a) Được phép mua các loại sản phẩm rượu: ......................................(2).... của tổ chức, cá nhân sản xuất rượu hoặc doanh nghiệp phân phối sản phẩm rượu có tên sau:
.......................................................................(3)
Được phép mua các loại sản phẩm rượu: ......................................(2).... của tổ chức, cá nhân sản xuất rượu hoặc doanh nghiệp phân phối sản phẩm rượu có tên sau:
.......................................................................(3)
b) Được phép tổ chức hệ thống bán buôn sản phẩm rượu tại tỉnh, thành phố ......................(1)
2. Được phép tổ chức bán lẻ sản phẩm rượu tại các địa điểm:
......................................................................................................(4)
Doanh nghiệp xin cam đoan thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ, Thông tư số 39/2012/TT-BCT ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 94/2012/NĐ-CP và những quy định của pháp luật liên quan. Nếu sai xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
(Họ và Tên, ký tên, đóng dấu)
Chú thích:
(1): Ghi rõ tên tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp dự định xin phép để kinh doanh.
(2): Ghi rõ từng loại sản phẩm rượu như: Vang, Whisky, Cognac,..;
(3): Ghi rõ tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất rượu hoặc doanh nghiệp phân phối rượu.
(4): Ghi rõ địa chỉ, điện thoại các địa điểm doanh nghiệp dự kiến xin phép để bán lẻ sản phẩm rượu.
2. Cấp lại Giấy phép kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu (trước thời hạn hết hiệu lực của giấy phép 30 ngày):
- Trình tự thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Văn phòng Sở Công thương tỉnh Vĩnh Long (số 2A, đường Hùng Vương, phường 1, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long).
* Đối với trường hợp nộp trực tiếp, công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thành phần, tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ hợp lệ, đầy đủ, ra phiếu nhận hồ sơ, hẹn ngày trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính giao cho người nộp.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ, công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn hoặc viết phiếu yêu cầu bổ sung hồ sơ trao cho người nộp, để người nộp bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ.
* Đối với trường hợp gửi qua đường bưu điện, công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thành phần, tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ hợp lệ, đầy đủ, sau 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Văn phòng Sở Công thương sẽ thông báo ngày trả kết quả bằng điện thoại hoặc bằng văn bản gửi qua email hoặc đường bưu điện cho người nộp biết.
+ Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ, sau 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Văn phòng Sở Công thương gửi văn bản qua đường bưu điện thông báo cho người nộp và hướng dẫn hoàn chỉnh hồ sơ.
Bước 3: Nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Văn phòng Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Long (số 2A, đường Hùng Vương, phường 1, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long). Theo các bước sau:
+ Khi đến nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính, người nhận phải trả lại phiếu nhận hồ sơ (nếu gửi hồ sơ qua đường bưu điện phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu) và ký vào sổ trả kết quả;
+ Công chức kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính và trao cho người nhận;
+ Người nhận kết quả kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính, nếu phát hiện có sai sót hoặc không đúng thì yêu cầu điều chỉnh lại cho đúng.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trực tiếp: Từ 07 giờ đến 11 giờ và từ 13 giờ đến 17 giờ, từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ các ngày nghỉ theo quy định).
- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước hoặc qua đường bưu điện.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
a. Thành phần hồ sơ: Theo quy định tại khoản 1 Điều 15 và Điều 11 của Thông tư số 39/2012/TT-BCT ngày 20/12/2012 của Bộ Công Thương.
1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu theo Mẫu tại Phụ lục 29 kèm theo Thông tư này;
2. Bản sao Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (có đăng ký ngành nghề kinh doanh bán buôn đồ uống có cồn hoặc kinh doanh rượu) và Giấy chứng nhận mã số thuế;
3. Hồ sơ về địa điểm kinh doanh, gồm có:
a) Địa chỉ, diện tích và mô tả khu vực kinh doanh rượu;
b) Bản sao tài liệu chứng minh quyền sử dụng địa điểm kinh doanh (là sở hữu hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng với thời gian tối thiểu là 01 năm);
c) Bảng kê thiết bị kiểm tra và điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm trong khu vực kinh doanh rượu (để đảm bảo khu vực kinh doanh luôn thoáng, mát và tránh được mặt trời chiếu trực tiếp vào sản phẩm rượu);
d) Bản cam kết của doanh nghiệp về bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật đối với địa điểm kinh doanh;
4. Báo cáo kết quả, kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp:
a) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 03 năm trước đó, kèm theo bảng kê chi tiết danh sách và bản sao hợp lệ các hợp đồng mua bán với mỗi tổ chức, cá nhân sản xuất rượu hoặc doanh nghiệp phân phối sản phẩm rượu, các khoản thuế đã nộp;
b) Hình thức tổ chức bán hàng, phương thức quản lý hệ thống bán buôn;
5. Bảng kê danh sách thương nhân, bản sao Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (có đăng ký ngành nghề kinh doanh bán buôn đồ uống có cồn hoặc kinh doanh rượu) và Giấy chứng nhận mã số thuế, Giấy phép kinh doanh sản phẩm rượu (nếu đã kinh doanh) của các doanh nghiệp đã hoặc sẽ thuộc hệ thống bán buôn sản phẩm rượu (tối thiểu phải có từ 03 thương nhân bán lẻ sản phẩm rượu trở lên);
6. Bản sao các văn bản giới thiệu, hợp đồng mua bán của tổ chức, cá nhân sản xuất rượu hoặc của các doanh nghiệp phân phối sản phẩm rượu (trong đó ghi rõ địa bàn, loại sản phẩm rượu dự kiến kinh doanh);
7. Bản sao Giấy chứng nhận công bố hợp quy hoặc Giấy chứng nhận tiêu chuẩn các loại sản phẩm rượu của doanh nghiệp dự kiến kinh doanh;
8. Hồ sơ về phương tiện vận chuyển bao gồm: bản sao giấy tờ chứng minh quyền sử dụng phương tiện vận chuyển (là sở hữu hoặc đồng sở hữu theo hợp đồng liên doanh, liên kết góp vốn; hoặc có hợp đồng thuê phương tiện vận tải phù hợp với quy mô kinh doanh của doanh nghiệp với thời gian thuê tối thiểu là 01 năm); tối thiểu phải có 01 xe có tải trọng từ 500 kg trở lên; đáp ứng yêu cầu bảo quản được chất lượng của sản phẩm rượu trong thời gian vận chuyển;
9. Hồ sơ về năng lực tài chính: có năng lực tài chính bảo đảm cho toàn bộ hệ thống bán buôn của doanh nghiệp hoạt động bình thường (có Giấy xác nhận của ngân hàng tối thiểu 300 triệu Việt Nam đồng trở lên);
10. Hồ sơ về kho hàng bao gồm:
a) Tài liệu chứng minh quyền sử dụng kho (là sở hữu, đồng sở hữu theo hợp đồng liên doanh, liên kết góp vốn của doanh nghiệp hoặc thuê sử dụng với thời gian tối thiểu là 01 năm); tối thiểu tổng diện tích phải từ 50 m2 trở lên hoặc khối tích phải từ 150 m3 trở lên; đáp ứng yêu cầu bảo quản được chất lượng của sản phẩm rượu trong thời gian lưu kho;
b) Bản cam kết của doanh nghiệp về bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật đối với kho hàng;
11. Bản sao Phiếu thu đã nộp phí và lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính.
b. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. (Theo quy định tại khoản 1, Điều 15 của Thông tư số 39/2012/TT-BCT , ngày 20/12/2012 và khoản 5, Điều 18 của Nghị định 94/2012/NĐ-CP).
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Long.
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Long
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu.
- Phí, lệ phí: (Theo quy định tại Điều 2 của Thông tư số 77/2012/TT-BTC , ngày 16/5/2012).
+ Địa bàn thành phố thuộc tỉnh, thị xã: 1.400.000 đồng/giấy chứng nhận (Trong đó: Phí thẩm định kinh doanh hàng hoá, dịch vụ hạn chế kinh doanh thuộc lĩnh vực thương mại là 1.200.000 đồng/điểm kinh doanh/lần thẩm định; Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, Giấy phép kinh doanh thuộc lĩnh vực thương mại, Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hoá là 200.000 đồng/giấy/lần cấp).
+ Địa bàn huyện: 700.000 đồng/giấy chứng nhận (Trong đó: Phí thẩm định kinh doanh hàng hoá, dịch vụ hạn chế kinh doanh thuộc lĩnh vực thương mại là 600.000 đồng/điểm kinh doanh/lần thẩm định; Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, Giấy phép kinh doanh thuộc lĩnh vực thương mại, Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hoá là 100.000 đồng/giấy/lần cấp).
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu (theo mẫu tại Phụ lục 29, ban hành kèm theo Thông tư số 39/2012/TT-BCT , ngày 20/12/2012).
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: (Theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Nghị định 94/2012/NĐ-CP , ngày 12/11/2012)
Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu bao gồm:
a) Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật và có đăng ký ngành nghề kinh doanh bán buôn đồ uống có cồn hoặc kinh doanh rượu;
b) Có địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng, đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, trang thiết bị theo quy định;
c) Có hệ thống bán buôn sản phẩm rượu trên địa bàn tỉnh nơi thương nhân đặt trụ sở chính (tối thiểu phải từ 03 thương nhân bán lẻ sản phẩm rượu trở lên);
d) Trực thuộc hệ thống kinh doanh của tổ chức, cá nhân sản xuất rượu hoặc của doanh nghiệp phân phối sản phẩm rượu; có hợp đồng và văn bản giới thiệu của tổ chức, cá nhân sản xuất rượu hoặc của doanh nghiệp phân phối sản phẩm rượu;
đ) Có kho hàng (hoặc hệ thống kho hàng) thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu theo hợp đồng liên doanh, liên kết góp vốn; hoặc có hợp đồng thuê kho hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của doanh nghiệp (tối thiểu tổng diện tích phải từ 50 m2 trở lên hoặc khối tích phải từ 150 m3 trở lên) đáp ứng yêu cầu bảo quản được chất lượng của sản phẩm rượu trong thời gian lưu kho;
e) Có phương tiện vận tải thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu theo hợp đồng liên doanh, liên kết góp vốn; hoặc có hợp đồng thuê phương tiện vận tải phù hợp với quy mô kinh doanh của doanh nghiệp (tối thiểu phải có 01 xe có tải trọng từ 500 kg trở lên); đáp ứng yêu cầu bảo quản được chất lượng của sản phẩm rượu trong thời gian vận chuyển;
g) Có năng lực tài chính bảo đảm cho toàn bộ hệ thống phân phối của doanh nghiệp hoạt động bình thường (có Giấy xác nhận của ngân hàng tối thiểu 300 triệu Việt Nam đồng trở lên);
h) Có bản cam kết của doanh nghiệp về bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;
i) Phù hợp với quy định tại Điều 18 Nghị định này. Cụ thể:
1. Số lượng Giấy phép kinh doanh phân phối, bán buôn, bán lẻ sản phẩm rượu được xác định trên nguyên tắc sau:
a) Giấy phép kinh doanh phân phối sản phẩm rượu được xác định theo số dân trên cả nước theo nguyên tắc không quá một (01) Giấy phép kinh doanh phân phối sản phẩm rượu trên bốn trăm nghìn (400.000) dân;
b) Giấy phép kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu được xác định trên địa bàn tỉnh theo nguyên tắc không quá một (01) Giấy phép kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu trên một trăm nghìn (100.000) dân;
c) Giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu tại cửa hàng bán lẻ trên địa bàn một quận, huyện, thị xã (sau đây gọi chung là huyện) được xác định theo nguyên tắc không quá một (01) giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu trên một nghìn (1.000) dân và phù hợp theo quy hoạch hệ thống kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu.
2. Hàng năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, căn cứ vào tình hình biến động dân số từng thời kỳ, cơ quan có thẩm quyền công bố số lượng Giấy phép kinh doanh (phân phối, bán buôn, bán lẻ) sản phẩm rượu phải công bố số lượng giấy phép đang còn hiệu lực và số lượng giấy phép còn lại chưa được cấp (nếu có) và theo nguyên tắc quy định tại Khoản 1 Điều này:
a) Bộ Công Thương công bố số lượng Giấy phép kinh doanh phân phối sản phẩm rượu tối đa trên toàn quốc (số lượng giấy phép đang còn hiệu lực và số lượng giấy phép còn lại chưa được cấp (nếu có)) trước ngày 31 tháng 12 hàng năm;
b) Sở Công Thương trên địa bàn tỉnh công bố và gửi báo cáo về Bộ Công Thương số lượng Giấy phép kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu tối đa trên địa bàn tỉnh, số lượng Giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu tối đa trên địa bàn mỗi huyện trong tỉnh (số lượng giấy phép đang còn hiệu lực và số lượng giấy phép còn lại chưa được cấp (nếu có)) trước ngày 31 tháng 12 hàng năm;
c) Phòng Công Thương hoặc phòng Kinh tế hạ tầng (sau đây gọi chung là Phòng Công Thương) trên địa bàn huyện công bố và gửi báo cáo về Sở Công Thương số lượng Giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu tối đa trên địa bàn huyện (số lượng giấy phép đang còn hiệu lực và số lượng giấy phép còn lại chưa được cấp (nếu có)) trước ngày 31 tháng 12 hàng năm.
3. Giấy phép kinh doanh phân phối, bán buôn và bán lẻ sản phẩm rượu được cấp trên nguyên tắc thứ tự ưu tiên: cấp phép kinh doanh sản phẩm rượu cho những, thương nhân kinh doanh sản phẩm rượu xin cấp lại giấy phép do hết hạn nếu bảo đảm điều kiện theo quy định, không vi phạm pháp luật; xem xét để tiếp tục cấp phép cho những thương nhân mới nếu bảo đảm đầy đủ điều kiện theo quy định, hồ sơ của thương nhân được cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận trước sẽ được xét cấp trước, số lượng giấy phép cấp không được vượt quá số lượng giấy phép đã được công bố.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Nghị định số 94/2012/NĐ-CP , ngày 12/11/2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu.
+ Thông tư số 39/2012/TT-BCT , ngày 20/12/2012 của Bộ Công Thương Quy định một số điều của Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu.
+ Thông tư số 77/2012/TT-BTC ngày 16/5/2012 Bộ trưởng của Bộ Tài chính Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định kinh doanh hành hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; phí thẩm định kinh doanh hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực thương mại; lệ phí cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; lệ phí cấp Giấy phép kinh doanh thuộc lĩnh vực thương mại và lệ phí cấp Giấy phép thành lập Sở Giao dịnh hàng hóa.
Phụ lục 29
(Kèm theo Thông tư số 39/2012/TT-BCT ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Bộ Công Thương)
TÊN DOANH NGHIỆP
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: /
............., ngày...... tháng....... năm............
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP
KINH DOANH BÁN BUÔN SẢN PHẨM RƯỢU
Kính gửi: Sở Công Thương ......................(1)
Tên doanh nghiệp:......................................................................................
Địa chỉ trụ sở chính: ......................;
Điện thoại:......................... Fax:...............;
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh doanh nghiệp ............ mã số doanh nghiệp:............ do............................. cấp đăng ký lần đầu ngày........ tháng......... năm......., đăng ký thay đổi lần thứ ..... ngày .......... tháng......... năm.......;
Địa điểm kinh doanh:
+ Tên địa điểm kinh doanh: ...................................;
+ Địa chỉ địa điểm kinh doanh: ...........................;
+ Điện thoại:......................... Fax:...............;
Đề nghị Sở Công Thương ......................(1) xem xét cấp Giấy phép kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu, cụ thể:
1. Được phép tổ chức bán buôn sản phẩm rượu, như sau:
a) Được phép mua các loại sản phẩm rượu: ......................................(2).... của tổ chức, cá nhân sản xuất rượu hoặc doanh nghiệp phân phối sản phẩm rượu có tên sau:
.......................................................................(3)
Được phép mua các loại sản phẩm rượu: ......................................(2).... của tổ chức, cá nhân sản xuất rượu hoặc doanh nghiệp phân phối sản phẩm rượu có tên sau:
.......................................................................(3)
b) Được phép tổ chức hệ thống bán buôn sản phẩm rượu tại tỉnh, thành phố ......................(1)
2. Được phép tổ chức bán lẻ sản phẩm rượu tại các địa điểm:
......................................................................................................(4)
Doanh nghiệp xin cam đoan thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ, Thông tư số 39/2012/TT-BCT ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 94/2012/NĐ-CP và những quy định của pháp luật liên quan. Nếu sai xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
(Họ và Tên, ký tên, đóng dấu)
Chú thích:
(1): Ghi rõ tên tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp dự định xin phép để kinh doanh.
(2): Ghi rõ từng loại sản phẩm rượu như: Vang, Whisky, Cognac,..;
(3): Ghi rõ tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất rượu hoặc doanh nghiệp phân phối rượu.
(4): Ghi rõ địa chỉ, điện thoại các địa điểm doanh nghiệp dự kiến xin phép để bán lẻ sản phẩm rượu.
3. Cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp (có quy mô dưới 03 triệu lít/năm):
- Trình tự thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Văn phòng Sở Công thương tỉnh Vĩnh Long (số 2A, đường Hùng Vương, phường 1, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long).
* Đối với trường hợp nộp trực tiếp, công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thành phần, tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ hợp lệ, đầy đủ, ra phiếu nhận hồ sơ, hẹn ngày trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính giao cho người nộp.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ, công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn hoặc viết phiếu yêu cầu bổ sung hồ sơ trao cho người nộp, để người nộp bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ.
* Đối với trường hợp gửi qua đường bưu điện, công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thành phần, tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ hợp lệ, đầy đủ, sau 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Văn phòng Sở Công thương sẽ thông báo ngày trả kết quả bằng điện thoại hoặc bằng văn bản gửi qua email hoặc đường bưu điện cho người nộp biết.
+ Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ, sau 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Văn phòng Sở Công thương gửi văn bản qua đường bưu điện thông báo cho người nộp và hướng dẫn hoàn chỉnh hồ sơ.
Bước 3: Nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Văn phòng Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Long (số 2A, đường Hùng Vương, phường 1, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long). Theo các bước sau:
+ Khi đến nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính, người nhận phải trả lại phiếu nhận hồ sơ (nếu gửi hồ sơ qua đường bưu điện phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu) và ký vào sổ trả kết quả;
+ Công chức kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính và trao cho người nhận;
+ Người nhận kết quả kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính, nếu phát hiện có sai sót hoặc không đúng thì yêu cầu điều chỉnh lại cho đúng.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trực tiếp: Từ 07 giờ đến 11 giờ và từ 13 giờ đến 17 giờ, từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ các ngày nghỉ theo quy định).
- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước hoặc qua đường bưu điện.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
a. Thành phần hồ sơ: Theo quy định tại Điều 5 của Thông tư số 39/2012/TT-BCT , ngày 20/12/2012 của Bộ Công Thương.
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp (theo mẫu tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này);
b) Bản sao Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (có đăng ký ngành nghề kinh doanh sản xuất rượu hoặc đồ uống có cồn theo quy định và phù hợp với quy trình sản xuất) và Giấy chứng nhận mã số thuế;
c) Bản thuyết minh về quy trình sản xuất, cơ sở vật chất (nhà xưởng), máy móc thiết bị (bảng kê danh mục và công suất máy móc, thiết bị chuyên ngành cho các công đoạn chính như nấu, lên men, chưng cất, pha chế, chiết rót… phù hợp với các công đoạn và quy mô sản xuất của cơ sở; thiết bị đo lường, kiểm tra chất lượng men rượu, hàm lượng đường, nồng độ cồn…);
d) Bảng kê diện tích, sơ đồ nhà xưởng, kho tàng, văn phòng làm việc và các công trình phụ trợ;
đ) Bản sao bằng cấp, giấy chứng nhận chuyên môn phù hợp và có giá trị, hợp đồng lao động với người lao động kỹ thuật ở các vị trí chủ chốt; bản cam kết của chủ sử dụng lao động về cán bộ công nhân viên sản xuất trong nhà máy đủ sức khoẻ để sản xuất sản phẩm thực phẩm, không mắc bệnh truyền nhiễm;
e) Bản sao Giấy tiếp nhận công bố hợp quy, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
g) Liệt kê tên hàng hóa sản phẩm rượu kèm theo bản sao nhãn hàng hóa sản phẩm rượu mà doanh nghiệp dự kiến sản xuất;
h) Bản sao Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền cấp.
* Đối với Dự án mới bắt đầu xây dựng:
Trước khi sản phẩm rượu được đưa ra thị trường, doanh nghiệp xin cấp giấy phép sản xuất rượu sẽ phải nộp bổ sung cho cơ quan cấp phép các giấy tờ sau: Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, Giấy tiếp nhận công bố hợp quy, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
b. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. (Theo quy định tại khoản 4, Điều 9 của Nghị định 94/2012/NĐ-CP , ngày 12/11/2012)
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Long.
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Long
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp.
- Phí, lệ phí: Không.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp (theo mẫu tại Phụ lục 1, ban hành kèm theo Thông tư số 39/2012/TT-BCT , ngày 20/12/2012).
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: (Theo quy định tại Điều 8 của Nghị định 94/2012/NĐ-CP ngày 12/11/2012)
Điều kiện cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp bao gồm:
1. Doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh ngành nghề sản xuất rượu.
2. Sản xuất rượu công nghiệp phải phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Bia - Rượu - Nước giải khát được phê duyệt.
3. Có dây chuyền máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ sản xuất rượu. Toàn bộ máy móc thiết bị để sản xuất rượu phải có nguồn gốc hợp pháp.
4. Đảm bảo các điều kiện theo quy định về an toàn, vệ sinh lao động, phòng, chống cháy nổ và bảo vệ môi trường.
5. Có quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp nhãn hàng hóa sản phẩm rượu tại Việt Nam.
6. Có cán bộ kỹ thuật có trình độ, chuyên môn phù hợp với ngành, nghề sản xuất rượu.
7. Người tham gia trực tiếp sản xuất rượu phải đảm bảo sức khoẻ, không mắc bệnh truyền nhiễm.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Nghị định số 94/2012/NĐ-CP , ngày 12/11/2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu.
+ Thông tư số 39/2012/TT-BCT , ngày 20/12/2012 của Bộ Công Thương Quy định một số điều của Nghị định số 94/2012/NĐ-CP , ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu.
Phụ lục 1
(Kèm theo Thông tư số 39/2012/TT-BCT ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Bộ Công Thương)
TÊN DOANH NGHIỆP
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: /
............., ngày...... tháng....... năm............
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP SẢN XUẤT RƯỢU CÔNG NGHIỆP
Kính gửi: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . (1)
Tên doanh nghiệp:......................................................................................
Trụ sở giao dịch:...................... Điện thoại:......................... Fax:...............
Địa điểm sản xuất.......................................................................................
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) số........... ngày....... tháng....... năm......do.................................. cấp ngày........ tháng......... năm......................
Đề nghị .…(1) xem xét cấp Giấy phép sản xuất các loại rượu:............ (2)
Quy mô sản xuất sản phẩm rượu................................................. (3)
Doanh nghiệp xin cam đoan thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu, Thông tư số 39/2012/TT-BCT ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012, các quy định về sở hữu trí tuệ và các quy định khác liên quan. Nếu sai xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
(Họ và Tên, ký tên, đóng dấu)
Chú thích:
(1): Tên cơ quan cấp Giấy phép
(2): Chủng loại rượu (ví dụ: rượu vang, rượu trắng, rượu whisky, rượu vodka...)
(3): Công suất từng loại rượu dự kiến sản xuất
4. Cấp lại Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp, trước thời hạn hết hiệu lực của giấy phép 30 ngày (có quy mô dưới 03 triệu lít/năm):
- Trình tự thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Văn phòng Sở Công thương tỉnh Vĩnh Long (số 2A, đường Hùng Vương, phường 1, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long).
* Đối với trường hợp nộp trực tiếp, công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thành phần, tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ hợp lệ, đầy đủ, ra phiếu nhận hồ sơ, hẹn ngày trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính giao cho người nộp.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ, công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn hoặc viết phiếu yêu cầu bổ sung hồ sơ trao cho người nộp, để người nộp bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ.
* Đối với trường hợp gửi qua đường bưu điện, công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thành phần, tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ hợp lệ, đầy đủ, sau 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Văn phòng Sở Công thương sẽ thông báo ngày trả kết quả bằng điện thoại hoặc bằng văn bản gửi qua email hoặc đường bưu điện cho người nộp biết.
+ Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ, sau 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Văn phòng Sở Công thương gửi văn bản qua đường bưu điện thông báo cho người nộp và hướng dẫn hoàn chỉnh hồ sơ.
Bước 3: Nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Văn phòng Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Long (số 2A, đường Hùng Vương, phường 1, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long). Theo các bước sau:
+ Khi đến nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính, người nhận phải trả lại phiếu nhận hồ sơ (nếu gửi hồ sơ qua đường bưu điện phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu) và ký vào sổ trả kết quả;
+ Công chức kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính và trao cho người nhận;
+ Người nhận kết quả kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính, nếu phát hiện có sai sót hoặc không đúng thì yêu cầu điều chỉnh lại cho đúng.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trực tiếp: Từ 07 giờ đến 11 giờ và từ 13 giờ đến 17 giờ, từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ các ngày nghỉ theo quy định).
- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước hoặc qua đường bưu điện.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
a. Thành phần hồ sơ: Theo quy định tại khoản 1 Điều 15 và Điều 5 của Thông tư số 39/2012/TT-BCT , ngày 20/12/2012 của Bộ Công Thương.
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp (theo mẫu tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này);
b) Bản sao Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (có đăng ký ngành nghề kinh doanh sản xuất rượu hoặc đồ uống có cồn theo quy định và phù hợp với quy trình sản xuất) và Giấy chứng nhận mã số thuế;
c) Bản thuyết minh về quy trình sản xuất, cơ sở vật chất (nhà xưởng), máy móc thiết bị (bảng kê danh mục và công suất máy móc, thiết bị chuyên ngành cho các công đoạn chính như nấu, lên men, chưng cất, pha chế, chiết rót… phù hợp với các công đoạn và quy mô sản xuất của cơ sở; thiết bị đo lường, kiểm tra chất lượng men rượu, hàm lượng đường, nồng độ cồn…);
d) Bảng kê diện tích, sơ đồ nhà xưởng, kho tàng, văn phòng làm việc và các công trình phụ trợ;
đ) Bản sao bằng cấp, giấy chứng nhận chuyên môn phù hợp và có giá trị, hợp đồng lao động với người lao động kỹ thuật ở các vị trí chủ chốt; bản cam kết của chủ sử dụng lao động về cán bộ công nhân viên sản xuất trong nhà máy đủ sức khoẻ để sản xuất sản phẩm thực phẩm, không mắc bệnh truyền nhiễm;
e) Bản sao Giấy tiếp nhận công bố hợp quy, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
g) Liệt kê tên hàng hóa sản phẩm rượu kèm theo bản sao nhãn hàng hóa sản phẩm rượu mà doanh nghiệp dự kiến sản xuất;
h) Bản sao Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền cấp.
b. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. (Theo quy định tại khoản 4, Điều 9 của Nghị định 94/2012/NĐ-CP , ngày 12/11/2012)
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Long.
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Long
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp.
- Phí, lệ phí: Không.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp (theo mẫu tại Phụ lục 2, ban hành kèm theo Thông tư số 39/2012/TT-BCT , ngày 20/12/2012).
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: (Theo quy định tại Điều 8 của Nghị định 94/2012/NĐ-CP , ngày 12/11/2012)
Điều kiện cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp bao gồm:
1. Doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh ngành nghề sản xuất rượu.
2. Sản xuất rượu công nghiệp phải phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Bia - Rượu - Nước giải khát được phê duyệt.
3. Có dây chuyền máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ sản xuất rượu. Toàn bộ máy móc thiết bị để sản xuất rượu phải có nguồn gốc hợp pháp.
4. Đảm bảo các điều kiện theo quy định về an toàn, vệ sinh lao động, phòng, chống cháy nổ và bảo vệ môi trường.
5. Có quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp nhãn hàng hóa sản phẩm rượu tại Việt Nam.
6. Có cán bộ kỹ thuật có trình độ, chuyên môn phù hợp với ngành, nghề sản xuất rượu.
7. Người tham gia trực tiếp sản xuất rượu phải đảm bảo sức khoẻ, không mắc bệnh truyền nhiễm.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Nghị định số 94/2012/NĐ-CP , ngày 12/11/2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu.
+ Thông tư số 39/2012/TT-BCT , ngày 20/12/2012 của Bộ Công Thương Quy định một số điều của Nghị định số 94/2012/NĐ-CP , ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu.
Phụ lục 2
(Kèm theo Thông tư số 39/2012/TT-BCT ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Bộ Công Thương)
TÊN DOANH NGHIỆP
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: /
............., ngày...... tháng....... năm............
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI
GIẤY PHÉP SẢN XUẤT RƯỢU CÔNG NGHIỆP
Kính gửi: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . (1)
Tên doanh nghiệp:......................................................................................
Trụ sở giao dịch:...................... Điện thoại:......................... Fax:...............
Địa điểm sản xuất.......................................................................................
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) số........... ngày....... tháng....... năm......do.................................. cấp ngày........ tháng......... năm........
Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp đã được cấp số........ do(1) ........cấp ngày.......tháng.....năm...
Đã được cấp lại (hoặc sửa đổi, bổ sung) Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp số..........ngày..... tháng.....năm.....do.... .......(1) cấp (nếu có).
Doanh nghiệp kính đề nghị ......................(1) xem xét cấp lại Giấy phép sản xuất rượu, với lý do cụ thể như sau .....(2)
Thông tin cũ:...................
Thông tin mới:.............
Doanh nghiệp đề nghị .…(1) xem xét cấp lại Giấy phép sản xuất các loại rượu:............ (3)
Quy mô sản xuất sản phẩm rượu................................................. (4)
Doanh nghiệp xin cam đoan lý do trên hoàn toàn xác thực và thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu, Thông tư số 39/2012/TT-BCT ngày 20 năm 2012 của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012, các quy định về sở hữu trí tuệ và các quy định khác liên quan. Nếu sai xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
(Họ và Tên, ký tên, đóng dấu)
Chú thích:
(1): Tên cơ quan cấp Giấy phép
(2): Lý do xin cấp lại
(3): Chủng loại rượu (ví dụ: rượu vang, rượu trắng, rượu whisky, rượu vodka...)
(4): Công suất từng loại rượu dự kiến sản xuất | {
"issuing_agency": "Tỉnh Vĩnh Long",
"promulgation_date": "26/03/2013",
"sign_number": "520/QĐ-UBND",
"signer": "Trương Văn Sáu",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Nghi-quyet-40-2011-NQ-HDND-Quy-che-hoat-dong-cua-Hoi-dong-nhan-dan-147045.aspx | Nghị quyết 40/2011/NQ-HĐND Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân | HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 40/2011/NQ-HĐND
Hà Giang, ngày 09 tháng 12 năm 2011
NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG KHÓA XVI NHIỆM KỲ 2011 - 2016
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG
KHOÁ XVI - KỲ HỌP THỨ BA
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị quyết số 753/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02 tháng 4 năm 2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân;
Sau khi xem xét Tờ trình số 18/TTr-HĐND ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang khóa XVI, nhiệm kỳ 2011 - 2016;
Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang đã thảo luận và nhất trí,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang khóa XVI nhiệm kỳ 2011 - 2016.
Điều 2. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 20/12/2011.
Điều 3. Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang giao cho Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh; Ủy ban nhân dân tỉnh; các Ban, Tổ đại biểu, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh; Đoàn thư ký các kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang khóa XVI - Kỳ họp thứ ba thông qua./.
CHỦ TỊCH
Vương Mí Vàng
QUY CHẾ
HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG KHÓA XVI, NHIỆM KỲ 2011 - 2016
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 40/2011/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi, đối tượng điều chỉnh
1. Quy chế này quy định về nguyên tắc, chế độ trách nhiệm, lề lối làm việc, quan hệ công tác và trình tự hoạt động của Đại biểu HĐND, Thường trực HĐND, các Ban HĐND, các Tổ đại biểu và Đoàn thư ký các kỳ họp HĐND tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2011-2016.
Các hoạt động của Đại biểu HĐND, Thường trực HĐND, các Ban HĐND, các Tổ đại biểu và Đoàn thư ký các kỳ họp không quy định tại Quy chế này thì thực hiện theo Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003 (sau đây gọi là Luật Tổ chức HĐND và UBND) và Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân ban hành kèm theo Nghị quyết số 753/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02 tháng 4 năm 2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XI (sau đây gọi là Quy chế hoạt động của HĐND năm 2005).
2. Đại biểu HĐND tỉnh, Thường trực HĐND, các Ban HĐND, các Tổ đại biểu và Đoàn thư ký các kỳ họp chịu sự điều chỉnh của Quy chế này.
Điều 2. Nguyên tắc hoạt động của HĐND tỉnh
Hội đồng nhân dân tỉnh hoạt động theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, thực hiện cơ chế tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách và quyết định theo đa số.
Chương II
ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH
Đại biểu HĐND tỉnh thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Luật Tổ chức HĐND và UBND; Quy chế hoạt động của HĐND năm 2005 và thực hiện các quy định cụ thể sau :
Điều 3. Chế độ, lề lối làm việc
Đại biểu HĐND tỉnh không chuyên trách phải dành ít nhất 1/8 thời gian trong năm để thực hiện nhiệm vụ người đại biểu; Đại biểu là thành viên không chuyên trách các Ban HĐND tỉnh phải giành ít nhất 1/4 thời gian trong năm để thực hiện nhiệm vụ người đại biểu và tham gia hoạt động của Ban (giám sát, khảo sát, thẩm tra, tiếp xúc cử tri, tiếp công dân...)
Đại biểu Hội đồng nhân dân có nhiệm vụ tiếp xúc cử tri trước và sau các kỳ họp HĐND theo quy định; tham dự đầy đủ các kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh; chấp hành Nội quy kỳ họp, tham gia thảo luận, chất vấn và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND, họp Tổ, thảo luận ở Tổ đại biểu HĐND, tham gia họp Ban của Hội đồng nhân dân mà đại biểu là thành viên và tham gia hoạt động giám sát, tiếp công dân và các hoạt động khác của Hội đồng nhân dân; khi thực hiện nhiệm vụ người đại biểu, đại biểu HĐND tỉnh phải đeo phù hiệu, khi cần xuất trình giấy chứng nhận đại biểu HĐND tỉnh.
Các đại biểu HĐND tỉnh được bầu ở một huyện, thành phố là thành viên Tổ đại biểu HĐND tỉnh ở đơn vị đó, thực hiện nhiệm vụ đại biểu theo sự phân công của tổ trưởng tổ đại biểu, khi đại biểu chuyển công tác hoặc nơi cư trú đến địa phương khác trong cùng đơn vị hành chính cấp tỉnh thì thực hiện theo Điều 84. Quy chế hoạt động của HĐND năm 2005.
Điều 4. Chế độ, điều kiện đảm bảo hoạt động, cung cấp thông tin
Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh được cung cấp:
1. Các tài liệu của kỳ họp.
2. Báo Hà Giang, báo Đại biểu nhân dân, các văn bản khác liên quan đến hoạt động của HĐND.
3. Bản tin hoạt động của Đoàn Đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh, Nghị quyết
các kỳ họp HĐND tỉnh.
4. Các điều kiện đảm bảo hoạt động của đại biểu HĐND tỉnh được thực hiện theo hướng dẫn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Nghị quyết của HĐND tỉnh.
5. Trong nhiệm kỳ của HĐND tỉnh, đại biểu HĐND tỉnh được Thường trực HĐND tỉnh cấp phù hiệu và giấy chứng nhận đại biểu HĐND tỉnh. Được đi trao đổi, học tập kinh nghiệm hoạt động HĐND ở các tỉnh khác.
Điều 5. Hoạt động của đại biểu HĐND tỉnh tại kỳ họp
1. Khi nhận được thông báo về thời gian, dự kiến chương trình và tài liệu kỳ họp, đại biểu HĐND tỉnh phải nghiên cứu tài liệu, tiếp xúc cử tri, tham gia các hoạt động của Tổ đại biểu HĐND tỉnh và đến dự kỳ họp đúng ngày, giờ quy định.
2. Trong kỳ họp HĐND tỉnh, đại biểu HĐND có nhiệm vụ và quyết định những vấn đề sau:
a) Thực hiện nội quy kỳ họp, tham gia thảo luận và quyết định nội dung chương trình kỳ họp;
b) Thảo luận, chất vấn tại phiên họp toàn thể và thảo luận ở Tổ đại biểu HĐND về các vấn đề thuộc nội dung, chương trình kỳ họp.
c) Biểu quyết thông qua các dự thảo Nghị quyết của kỳ họp.
3. Đại biểu HĐND tỉnh thực hiện quyền chất vấn của mình bằng cách gửi phiếu chất vấn đến chủ tọa kỳ họp thông qua đoàn thư ký kỳ họp.
Trình tự thủ tục chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp và giữa hai kỳ họp được thực hiện theo quy định tại Điều 41 của Luật Tổ chức HĐND và UBND, Điều 53, 54 Quy chế hoạt động của HĐND năm 2005.
Điều 6. Hoạt động tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp HĐND tỉnh
Đại biểu HĐND tỉnh phải thực hiện nhiệm vụ tiếp xúc cử tri trước và sau các kỳ họp HĐND tỉnh theo qui định và theo sự phân công của tổ trưởng tổ đại biểu; nội dung và trình tự hội nghị tiếp xúc cử tri thực hiện theo quy định tại Điều 43, 44, 45- Quy chế hoạt động của HĐND năm 2005.
Điều 7. Hoạt động tiếp công dân của đại biểu HĐND tỉnh
Đại biểu HĐND tỉnh thực hiện tiếp công dân theo Điều 47, 48, 49, 50 của Mục II, Chương V Quy chế hoạt động của HĐND năm 2005. Đồng thời, đại biểu HĐND tỉnh tham gia tiếp công dân theo tổ đại biểu được quy định tại Điều 23, Chương V của Quy chế này.
Điều 8. Đại biểu HĐND xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu, đại biểu được miễn nhiệm, bị bãi nhiệm, đại biểu bị mất quyền đại biểu HĐND
Thực hiện theo Điều 45, 46, 47, Mục 3, Chương II, Luật Tổ chức HĐND và UBND; Điều 86 đến Điều 91, Chương XI, Quy chế hoạt động của HĐND năm 2005.
Chương III
THƯỜNG TRỰC HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH
Điều 9. Tổ chức và nguyên tắc hoạt động
1. Thường trực HĐND tỉnh do HĐND tỉnh bầu ra gồm: Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch HĐND và Uỷ viên Thường trực HĐND. Thường trực HĐND tỉnh làm việc chuyên trách.
2. Thường trực HĐND tỉnh làm việc theo chế độ tập thể. Hoạt động theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, quyết định theo đa số; các thành viên Thường trực HĐND tỉnh thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chủ tịch HĐND tỉnh. Chủ tịch HĐND tỉnh chịu trách nhiệm chính trong hoạt động của Thường trực HĐND, Phó Chủ tịch, Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh giúp Chủ tịch HĐND làm nhiệm vụ theo sự phân công của Chủ tịch HĐND tỉnh.
Điều 10. Nhiệm vụ và quyền hạn
Thường trực HĐND tỉnh thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều 53 và từ Điều 66 đến Điều 73, Luật Tổ chức HĐND và UBND; từ Điều 18 đến Điều 25, Quy chế hoạt động của HĐND năm 2005.
Thường trực HĐND chịu trách nhiệm trước HĐND tỉnh về việc đảm bảo các hoạt động thường xuyên của HĐND, điều hòa phối hợp hoạt động của các Ban HĐND, Tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND tỉnh; chịu sự hướng dẫn, giám sát, kiểm tra của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ.
1. Về chuẩn bị, triệu tập và Chủ tọa kỳ họp
1.1. Chậm nhất là 40 ngày trước khi tiến hành kỳ họp, Thường trực HDND tỉnh chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh, Chủ tịch UBMTTQ tỉnh, Trưởng, Phó các Ban HĐND tỉnh và Thủ trưởng cơ quan liên quan để thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp HĐND tỉnh và giao cơ quan chuyên môn có trách nhiệm chuẩn bị. Chủ trì phối hợp với UBND tỉnh, các Ban HĐND tỉnh thống nhất nội dung chương trình xây dựng nghị quyết HĐND tỉnh hàng năm; phối hợp với Ủy ban MTTQ tỉnh, các Ban HĐND tỉnh dự kiến Chương trình giám sát của HĐND tỉnh hàng năm trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp cuối năm.
1.2. Phân công các Ban HĐND tỉnh thẩm tra các báo cáo và dự thảo nghị quyết HĐND tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ của mỗi Ban.
1.3. Chỉ đạo xây dựng tờ trình, dự thảo nghị quyết của HĐND tỉnh trình HĐND tỉnh theo thẩm quyền.
1.4. Quyết định triệu tập kỳ họp HĐND tỉnh chậm nhất là 20 ngày đối với kỳ họp thường lệ và 10 ngày đối với kỳ họp bất thường trước ngày khai mạc kỳ họp; các tài liệu cần thiết của kỳ họp được gửi đến đại biểu HĐND tỉnh chậm nhất 05 ngày trước khai mạc kỳ họp; công bố thời gian, địa điểm, dự kiến chương trình họp HĐND trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh chậm nhất là 05 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp.
1.5. Chủ tọa kỳ họp HĐND tỉnh đảm bảo dân chủ theo chương trình HĐND tỉnh thông qua; đề nghị HĐND tỉnh điều chỉnh chương trình khi cần thiết; gợi ý nội dung thảo luận; chỉ đạo việc tổng hợp, tiếp thu ý kiến thảo luận; tổng hợp các ý kiến chất vấn của đại biểu, dự kiến danh sách người trả lời chất vấn trình HĐND tỉnh quyết định tại kỳ họp, điều hành kỳ họp HĐND biểu quyết thông qua các nghị quyết của kỳ họp.
1.6. Đôn đốc, kiểm tra việc hoàn chỉnh các báo cáo, nghị quyết sau kỳ họp, ký ban hành văn bản kỳ họp HĐND tỉnh theo quy định.
2. Về hoạt động giám sát Thường trực HĐND tỉnh
2.1. Dự kiến nội dung và dự thảo nghị quyết về Chương trình giám sát của HĐND tỉnh năm sau trình HĐND tỉnh tại kỳ họp cuối năm.
2.2. Quyết định chương trình giám sát 6 tháng, hàng quý, hàng tháng của Thường trực HĐND tỉnh trên cơ sở Nghị quyết về Chương trình giám sát năm đã được HĐND tỉnh thông qua hoặc theo đề nghị của các Ban HĐND tỉnh, đại biểu HĐND tỉnh, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và ý kiến, kiến nghị của cử tri trong tỉnh.
2.3. Quyết định thành lập đoàn giám sát; thông báo kết quả giám sát chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày kết thúc giám sát. Trong thời gian giữa hai kỳ họp chuyển ý kiến chất vấn của đại biểu đến người bị chất vấn và quyết định thời hạn, hình thức trả lời ý kiến chất vấn đó.
2.4. Xem xét việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, kết quả giám sát của các Ban HĐND tỉnh, Tổ đại biểu HĐND tỉnh; tổng hợp kết quả giám sát trình kỳ họp HĐND tỉnh.
2.5. Đôn đốc, kiểm tra, giám sát hoạt động UBND tỉnh, các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội trên địa bàn và HĐND, UBND cấp dưới trong việc thi hành hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và Nghị quyết của HĐND tỉnh.
2.6. Căn cứ chương trình giám sát, Thường trực HĐND tỉnh phân công thành viên Thường trực đảm nhiệm từng nội dung để tổ chức giám sát hoặc phân công các Ban HĐND tỉnh thực hiện và báo cáo kết quả với Thường trực HĐND tỉnh. Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, của tổ chức, cá nhân, Thường trực HĐND tỉnh yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng biện pháp để chấm dứt vi phạm, xử lý, khôi phục quyền và lợi ích theo luật định và yêu cầu người có thẩm quyền giải quyết.
2.7. Ngoài hoạt động giám sát, khi cần Thường trực HĐND tỉnh sẽ tổ chức các cuộc khảo sát về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật và nghị quyết HĐND tỉnh đối với các cấp, các ngành, các đơn vị trên địa bàn tỉnh.
3. Thường trực HĐND tỉnh điều hòa, phối hợp hoạt động của các Ban HĐND tỉnh, giữ mối liên hệ với Tổ đại biểu và đại biểu HĐND tỉnh
3.1. Phân công, điều hòa, phối hợp hoạt động của các Ban HĐND tỉnh đảm bảo thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và chương trình công tác của các Ban HĐND tỉnh theo quy định.
3.2. Tham dự các phiên họp của các Ban HĐND tỉnh. Phối hợp với các Ban HĐND trong hoạt động thẩm tra, giám sát.
3.3. Tổ chức tập huấn, trao đổi kinh nghiệm hoạt động của HĐND, các Ban HĐND các cấp trên địa bàn.
3.4. Giữ mối liên hệ với đại biểu HĐND, Tổ đại biểu HĐND tỉnh: Đôn đốc các Tổ đại biểu tổ chức tiếp xúc cử tri, thu thập ý kiến, nguyện vọng của cử tri, nghiên cứu, quán triệt quy định của pháp luật, tài liệu kỳ họp HĐND; chỉ đạo việc thực hiện chế độ chính sách đối với đại biểu HĐND tỉnh; hướng dẫn, tạo điều kiện cho đại biểu và Tổ đại biểu HĐND tỉnh hoạt động. trên cơ sở đề nghị của Tổ đại biểu, quyết định thành lập đoàn giám sát của tổ đại biểu, nội dung, kế hoạch giám sát của tổ đại biểu trước khi tổ tiến hành giám sát.
4. Tổ chức tiếp công dân vào ngày 15 và ngày 30 hàng tháng, tại phòng tiếp dân HĐND-UBND tỉnh (nếu trùng vào ngày lễ, ngày nghỉ thì chuyển sang ngày hôm sau), tiếp nhận các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân, chuyển, theo dõi và đôn đốc các cơ quan nhà nước trong việc xem xét việc giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân. Chủ trì, phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh xây dựng kế hoạch tiếp xúc cử tri và tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri.
5. Phối hợp với Ủy ban MTTQ cùng cấp, đề xuất với Cấp ủy về dự kiến số lượng, thành phần, cơ cấu đại biểu HĐND tỉnh khóa mới.
6. Quyết định bầu cử bổ sung đại biểu HĐND huyện, thành phố và cấp xã (nếu có).
7. Ban hành văn bản cá biệt để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn.
8. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Thường trực Tỉnh ủy phân công.
9. Thực hiện tham vấn ý kiến nhân dân khi cần thiết.
Điều 11. Phân công nhiệm vụ thành viên Thường trực HĐND tỉnh
1. Chủ tịch HĐND tỉnh
Có trách nhiệm điều hành toàn bộ các hoạt động của HĐND, Thường trực HĐND tỉnh; chịu trách nhiệm về công tác tổ chức và hoạt động của Thường trực HĐND tỉnh; giữ mối quan hệ của HĐND tỉnh với Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, Chính phủ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh và UBND tỉnh.
Chỉ đạo việc thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước; Nghị quyết của BCH Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Đảng đoàn HĐND tỉnh; Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Chương trình hoạt động của HĐND tỉnh hàng năm và cả nhiệm kỳ.
Chủ trì quyết định về kinh phí hoạt động của Thường trực và của HĐND tỉnh; chịu trách nhiệm trước pháp luật và HĐND tỉnh về việc quản lý, sử dụng kinh phí hoạt động của HĐND tỉnh được ngân sách cấp hàng năm.
Phụ trách và chỉ đạo giải quyết các vấn đề lớn phát sinh trong quá trình thực hiện nghị quyết của HĐND tỉnh giữa hai kỳ họp thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND, Thường trực HĐND tỉnh.
Phụ trách công tác tổ chức cán bộ theo phân cấp; thực hiện tiếp công dân theo lịch và đột xuất.
Phụ trách lĩnh vực kinh tế, ngân sách; là Chủ tịch Hội đồng tuyển chọn thẩm phán tỉnh, Chủ tịch Hội đồng tuyển chọn kiểm sát viên trung cấp, kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh.
Phụ trách công tác đối ngoại của HĐND, Thường trực HĐND tỉnh;
Ký Quyết định thành lập các đoàn giám sát, khảo sát của Thường trực HĐND và của HĐND tỉnh.
2. Phó Chủ tịch HĐND tỉnh
Giúp Chủ tịch HĐND tỉnh giải quyết các công việc hàng ngày của Thường trực HĐND tỉnh; thay mặt Chủ tịch HĐND tỉnh giải quyết các công việc khi Chủ tịch HĐND tỉnh đi vắng hoặc ủy quyền.
Phụ trách lĩnh vực pháp chế và dân tộc, đề xuất đưa vào chương trình xây dựng các nghị quyết của HĐND tỉnh về các vấn đề thuộc lĩnh vực phụ trách; đôn đốc công tác chuẩn bị và tham gia nội dung dự thảo các báo cáo, tờ trình, nghị quyết trước khi trình HĐND tỉnh tại các kỳ họp; kiểm duyệt lần cuối các nghị quyết đã được HĐND tỉnh thông qua để trình Chủ tịch HĐND tỉnh ký chứng thực, ban hành theo luật định; theo dõi tình hình thực hiện các nghị quyết HĐND tỉnh; đề xuất chương trình giám sát của HĐND, Thường trực HĐND tỉnh và chủ trì các cuộc giám sát thực hiện nghị quyết HĐND tỉnh, tình hình thực thi pháp luật của nhà nước trên địa bàn tỉnh thuộc lĩnh vực phụ trách.
Tham gia công tác tiếp công dân; phụ trách và chỉ đạo công tác xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của tổ chức, công dân.
Giúp Chủ tịch HĐND tỉnh thực hiện điều hòa, phân công, phối hợp hoạt động các Ban HĐND tỉnh; giữ mối quan hệ công tác với UBND tỉnh, MTTQ Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên của Mặt trận; các cơ quan, đơn vị của địa phương và Trung ương đóng trên địa bàn; HĐND, Thường trực HĐND các huyện, thành phố Hà Giang.
3. Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh
Thay mặt Chủ tịch và Phó Chủ tịch HĐND tỉnh xử lý các công việc hàng ngày của Thường trực khi Chủ tịch và Phó Chủ tịch đi vắng hoặc ủy quyền.
Phụ trách lĩnh vực văn hóa - xã hội; đề xuất đưa vào chương trình xây dựng nghị quyết của HĐND tỉnh các vấn đề thuộc lĩnh vực phụ trách; đôn đốc công tác chuẩn bị và tham gia nội dung dự thảo các báo cáo, tờ trình nghị quyết trước khi trình HĐND tỉnh tại các kỳ họp; kiểm duyệt lần cuối các nghị quyết đã được HĐND tỉnh thông qua để trình Chủ tịch HĐND tỉnh ký chứng thực, ban hành theo luật định; theo dõi tình hình thực hiện các nghị quyết HĐND tỉnh; đề xuất chương trình giám sát của HĐND, Thường trực HĐND tỉnh và chủ trì các cuộc giám sát thực hiện nghị quyết HĐND tỉnh, tình hình thực thi pháp luật của nhà nước trên địa bàn tỉnh thuộc lĩnh vực phụ trách.
Chỉ đạo công tác chuẩn bị nội dung, chương trình, thời gian tổ chức các kỳ họp HĐND tỉnh, đưa ra thảo luận tại các cuộc họp thống nhất giữa Thường trực HĐND tỉnh với UBND, Chủ tịch Ủy ban MTTQ, các Ban HĐND, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh; chịu trách nhiệm tổ chức họp báo trước và sau các kỳ họp HĐND tỉnh.
Phụ trách công tác tổng hợp và theo dõi kết quả giải quyết của UBND tỉnh đối với các ý kiến, kiến nghị của cử tri.
Theo dõi, phụ trách hoạt động của Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh; công tác bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng hoạt động của đại biểu HĐND các cấp.
Trưởng Ban biên tập và chịu trách nhiệm việc xuất bản, phát hành Bản tin hoạt động của Đoàn ĐBQH-HĐND tỉnh và một số ấn phẩm khác.
Điều 12. Chế độ làm việc
1. Thường trực HĐND tỉnh làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thiểu số phục tùng đa số. Thành viên Thường trực HĐND tỉnh chịu trách nhiệm tập thể về các công việc của Thường trực trước HĐND tỉnh và chịu trách nhiệm cá nhân trước Thường trực HĐND tỉnh về những công việc được phân công.
2. Hàng tháng, ít nhất một lần vào tuần cuối cùng của tháng, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức họp mở rộng đến các Trưởng Ban, Phó Trưởng Ban HĐND, lãnh đạo Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh để kiểm điểm kết quả hoạt động trong tháng và đề ra nhiệm vụ hoạt động tháng sau, đồng thời có thể họp nội bộ hoặc họp bất thường khi cần.
3. Hàng tháng, Thường trực HĐND tỉnh phân công thành viên Thường trực thực hiện hoạt động khảo sát, kiểm tra trực tiếp cơ sở theo Chương trình công tác của Thường trực và các Ban HĐND tỉnh.
4. Các hoạt động của HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh có trách nhiệm báo cáo, xin ý kiến Đảng Đoàn HĐND tỉnh trước khi thực hiện.
Điều 13. Mối quan hệ công tác
1. Thường trực HĐND tỉnh chịu sự lãnh đạo của Tỉnh ủy và Đảng Đoàn HĐND tỉnh về toàn bộ các nội dung hoạt động của HĐND tỉnh.
2. Thường trực HĐND tỉnh giữ mối quan hệ chặt chẽ với Đoàn ĐBQH tỉnh về các hoạt động của Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh khi có nội dung liên quan; tháng đầu quý nghe Ủy ban MTTQ tỉnh, cơ quan, tổ chức có liên quan báo cáo việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và ý kiến, kiến nghị của cử tri.
3. Thường trực HĐND tỉnh quan hệ chặt chẽ với UBND tỉnh trên các lĩnh vực hoạt động theo quy định của luật. Phối hợp với UBND tỉnh giải quyết những vấn đề phát sinh khi thực hiện nghị quyết của HĐND tỉnh, xem xét, điều chỉnh, bổ sung những biện pháp nhằm bảo đảm thực hiện nghị quyết của HĐND tỉnh theo đề nghị của UBND, các Ban HĐND tỉnh và thực hiện những nội dung thuộc thẩm quyền.
4. Thường trực HĐND tỉnh điều hòa, phối hợp chặt chẽ với các Ban HĐND, Tổ đại biểu HĐND tỉnh trong các hoạt động thẩm tra, giám sát, khảo sát, tiếp xúc cử tri và các hoạt động khác của các Ban, các Tổ đại biểu HĐND tỉnh. Chỉ đạo các hoạt động của Đoàn thư ký kỳ họp.
5. Đối với các cơ quan, ban, ngành thuộc UBND tỉnh.
Thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành thuộc UBND tỉnh được mời dự các cuộc họp của Thường trực HĐND tỉnh khi có nội dung liên quan. Khi cần thiết Thường trực HĐND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị báo cáo công tác, cung cấp tài liệu về hoạt động của cơ quan, đơn vị và trả lời các ý kiến, kiến nghị của cử tri.
6. Thường trực HĐND tỉnh phối hợp chặt chẽ với Ủy ban MTTQ và người đứng đầu các đoàn thể nhân dân cùng cấp trong việc thực hiện nhiệm vụ: Tham gia các kỳ họp HĐND tỉnh, hoạt động giám sát và kiểm tra việc thực hiện nghị quyết HĐND tỉnh; phối hợp với Ủy ban MTTQ và các đoàn thể nhân dân trong việc theo dõi, giám sát và tạo điều kiện thuận lợi cho đại biểu HĐND tỉnh thực hiện nhiệm vụ.
7. Sáu tháng một lần, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị trao đổi kinh nghiệm hoạt động của HĐND và Thường trực HĐND cấp huyện, đại diện Thường trực HĐND cấp xã trên địa bàn để đánh giá kết quả hoạt động, đề ra nhiệm vụ trong thời gian tới; giải quyết hoặc báo cáo cấp trên giải quyết kịp thời đề nghị của Thường trực HĐND cấp dưới. Dự các kỳ họp HĐND huyện, thành phố. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định của pháp luật.
8. Thường trực HĐND tỉnh điều hòa, phối hợp các Ban HĐND tỉnh trong công tác và trao đổi kinh nghiệm hoạt động với các Ban HĐND huyện, thành phố theo quy định.
9. Thường trực HĐND tỉnh chỉ đạo Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh tham mưu, giúp việc, phục vụ HĐND, Thường trực HĐND, các Ban, Tổ đại biểu và đại biểu HĐND tỉnh.
Chương IV
CÁC BAN HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH
Điều 14. Tổ chức và nguyên tắc hoạt động
Hội đồng nhân dân tỉnh khoá XVI thành lập 04 Ban: Ban Kinh tế - Ngân sách, Ban Văn hoá - Xã hội, Ban Pháp chế, Ban Dân tộc. Trong đó: Trưởng Ban, Phó trưởng các Ban hoạt động chuyên trách, các thành viên hoạt động kiêm nhiệm.
Các Ban HĐND tỉnh hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước HĐND tỉnh; tuân thủ sự điều hoà phối hợp trong hoạt động của Thường trực HĐND tỉnh, đồng thời thực hiện nhiệm vụ và báo cáo kết quả khi Thường trực HĐND tỉnh phân công. Các thành viên Ban chịu trách nhiệm tập thể về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ban trước HĐND tỉnh, chịu trách nhiệm cá nhân trước Ban về nhiệm vụ được Ban phân công.
Điều 15. Chức năng, quyền hạn của các Ban HĐND tỉnh
Ngoài nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại điều 30, 31, 32, 33 Quy chế hoạt động của HĐND năm 2005. Các Ban HĐND tỉnh có những quyền hạn sau:
1. Yêu cầu UBND, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND, cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội ở địa phương cung cấp những thông tin, tài liệu cần thiết liên quan đến hoạt động giám sát. Yêu cầu các cơ quan trên báo cáo bằng văn bản về những vấn đề thuộc lĩnh vực Ban phụ trách.
2. Đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung, đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ Chỉ thị, Quyết định trái pháp luật của UBND tỉnh, Nghị quyết trái pháp luật của HĐND huyện, thành phố, xã, thị trấn.
3. Trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các Ban HĐND có trách nhiệm giúp Thường trực HĐND tỉnh nghiên cứu và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân; giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân thuộc lĩnh vực Ban phụ trách.
4. Khi có thông tin về các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực Ban phụ trách thì Ban có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan giải trình. Trong trường hợp cần thiết Ban có thể thành lập đoàn giám sát để làm rõ vụ việc.
5. Kiến nghị với HĐND tỉnh những vấn đề cần thiết liên quan đến lĩnh vực Ban phụ trách khi phát hiện những vấn đề sai phạm, thiếu sót cần khắc phục, những chủ trương, biện pháp cần phải sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp.
6. Kiến nghị với Thường trực HĐND tỉnh để đưa ra HĐND bầu bổ sung, thay đổi Trưởng Ban, Phó trưởng Ban hoặc các thành viên của Ban.
Điều 16. Hoạt động thẩm tra
Chậm nhất là mười ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban HĐND tổ chức họp thẩm tra các báo cáo, đề án, dự thảo nghị quyết thuộc lĩnh vực của Ban hoặc theo sự phân công của Thường trực HĐND tỉnh.
Để chuẩn bị cho công tác thẩm tra, Ban có thể cử thành viên tham gia nghiên cứu dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án; yêu cầu cơ quan soạn thảo và các cơ quan hữu quan cung cấp tài liệu và trình bày về vấn đề mà Ban thẩm tra, tổ chức họp lấy ý kiến của những người am hiểu về vấn đề đó, khảo sát tình hình thực tế tại địa phương về những nội dung liên quan đến dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án. Việc thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án được thực hiện theo trình tự Luật định.
Nội dung báo cáo thẩm tra phải nêu được ý kiến đánh giá của Ban về báo cáo, đề án, dự thảo nghị quyết, những vấn đề được Ban nhất trí, không nhất trí và các ý kiến khác nhau, những đề nghị sửa đổi, bổ sung, các căn cứ đồng tình, không đồng tình theo phản biện của Ban.
Trưởng Ban có trách nhiệm báo cáo Thường trực HĐND về kết quả thẩm tra của Ban. Báo cáo thẩm tra của Ban phải gửi đến Thường trực HĐND tỉnh trước kỳ họp theo quy định.
Điều 17. Hoạt động giám sát
Các Ban HĐND tỉnh quyết định chương trình giám sát hàng quý, hàng tháng của mình, căn cứ vào Nghị quyết Chương trình giám sát năm của HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh và ý kiến các thành viên của Ban.
Để chuẩn bị cho việc giám sát, Ban thu thập tài liệu, tình hình thực tế để xây dựng nội dung, kế hoạch giám sát, thông báo nội dung, kế hoạch cho cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát ít nhất 7 ngày làm việc, trước khi bắt đầu tiến hành hoạt động giám sát.
Chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc giám sát, các Ban có thông báo kết quả giám sát bằng văn bản về các vấn đề đã giám sát để gửi cho đơn vị được giám sát, Thường trực HĐND tỉnh và các cơ quan liên quan.
Ngoài ra, các Ban HĐND tỉnh có trách nhiệm tham gia khảo sát, giám sát hoặc tổ chức đoàn khảo sát, giám sát về các lĩnh vực của Ban khi các Uỷ ban của Quốc hội yêu cầu.
Điều 18. Lề lối làm việc, chế độ hội họp
Căn cứ vào chương trình hoạt động của HĐND và Thường trực HĐND tỉnh, các Ban HĐND tỉnh xây dựng chương trình công tác của mình.
Các Ban của Hội đồng nhân dân họp ít nhất mỗi quý một lần để kiểm điểm việc thực hiện chương trình công tác của Ban, bàn công tác tháng, quý và phân công nhiệm vụ cho các thành viên của Ban. Thành viên của Ban có trách nhiệm tham dự đầy đủ các cuộc họp của Ban, trong trường hợp không thể tham dự được thì phải báo cáo với Trưởng ban và được Trưởng ban đồng ý.
Các thành viên Ban tham gia đầy đủ các cuộc giám sát, khảo sát chuyên đề do Ban mình tổ chức.
Các cuộc họp thẩm tra, giám sát của Ban chỉ được tiến hành khi có ít nhất 2/3 số thành viên tham dự, khi biểu quyết phải có quá nửa số thành viên của Ban tán thành.
Điều 19. Mối quan hệ công tác
Các Ban HĐND tỉnh phối hợp với Thường trực HĐND tỉnh; Đoàn ĐBQH tỉnh, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình có liên quan.
Phối hợp với Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn có liên quan.
Người đứng đầu UBND tỉnh, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội ở địa phương và cán bộ, công chức, viên chức, trong phạm vi quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu của các Ban HĐND tỉnh, thực hiện kết luận giám sát và thông báo kết quả giải quyết những kết luận giám sát chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của các Ban HĐND tỉnh; tạo các điều kiện khác để Ban thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Phối hợp với Thường trực HĐND và Ban Kinh tế - Xã hội, Ban Pháp chế HĐND cấp huyện trong việc thực hiện nhiệm vụ về những vấn đề có liên quan.
Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh đảm bảo điều kiện cho hoạt động của các Ban HĐND tỉnh theo quy định.
Chương V
TỔ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH
Điều 20. Tổ chức của tổ đại biểu
Tổ đại biểu HĐND tỉnh do Thường trực HĐND tỉnh quyết định thành lập, có 11 tổ đại biểu, tên gọi theo đơn vị hành chính (huyện, thành phố); tổ đại biểu gồm: Tổ trưởng, tổ phó và các thành viên.
Tổ trưởng, tổ phó tổ đại biểu do Thường trực HĐND tỉnh chỉ định và được hưởng phụ cấp theo quy định.
Điều 21. Chế độ, lề lối làm việc
Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tổ chức họp ít nhất mỗi quý một lần, để bàn kế hoạch công tác, phân công đại biểu tiếp dân, tiếp xúc cử tri, chuẩn bị các nội dung tham gia thảo luận và chất vấn (nếu có) tại các kỳ họp HĐND tỉnh, tổ chức nghiên cứu pháp luật, chính sách của nhà nước. Thành viên tổ đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm tham dự đầy đủ các cuộc họp của Tổ đại biểu, trong trường hợp không thể tham dự được thì phải báo cáo với Tổ trưởng Tổ đại biểu và được Tổ trưởng đồng ý; cuộc họp Tổ đại biểu phải được ghi thành biên bản, Tổ trưởng và thư ký ký tên và gửi đến Thường trực HĐND tỉnh
Điều 22. Hoạt động giám sát của tổ đại biểu HĐND tỉnh
Tổ đại biểu phải thực hiện tối thiểu 02 cuộc giám sát trong năm. Căn cứ chương trình giám sát năm của HĐND tỉnh, ý kiến của Thường trực HĐND tỉnh, tổ đại biểu xây dựng kế hoạch giám sát trên địa bàn ứng cử.
Nội dung, kế hoạch giám sát do Tổ đại biểu xây dựng và trình Thường trực HĐND tỉnh ký ban hành; Kết luận giám sát do Tổ đại biểu dự thảo, trình Thường trực HĐND tỉnh ký thông báo.
Điều 23. Hoạt động tiếp xúc cử tri của tổ đại biểu HĐND tỉnh
Thực hiện đúng các quy định tại mục I, chương V, Quy chế hoạt động HĐND năm 2005, các Tổ đại biểu HĐND tỉnh xây dựng kế hoạch tiếp xúc cử tri gửi các cơ quan có liên quan theo Điều 41 Quy chế hoạt động của HĐND năm 2005 để phối hợp tổ chức cho đại biểu tiếp xúc cử tri, các đại biểu HĐND tỉnh thực hiện tiếp xúc cử tri tại các đơn vị bầu cử theo sự phân công của Tổ trưởng Tổ đại biểu, bảo đảm tính hiệu quả, thiết thực trong việc tiếp xúc cử tri. Trong trường hợp đại biểu không thể tiếp xúc cử tri theo kế hoạch của Tổ thì đại biểu HĐND báo cáo với Tổ trưởng Tổ đại biểu HĐND tỉnh và phải được Tổ trưởng đồng ý, đồng thời xây dựng kế hoạch riêng để thực hiện tiếp xúc cử tri.
Sau khi tiếp xúc cử tri, Tổ trưởng hoặc Tổ phó Tổ đại biểu (theo sự phân công của Tổ trưởng) có nhiệm vụ tổng hợp, phản ánh các ý kiến, kiến nghị của cử tri theo tổ đại biểu đến Thường trực HĐND tỉnh, Ủy ban MTTQ tỉnh (chậm nhất là 5 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp nếu là tiếp xúc cử tri trước kỳ họp) để chuyển đến UBND tỉnh, các cơ quan chức năng giải quyết, trả lời theo quy định tại Điều 46 Quy chế hoạt động của HĐND, các ý kiến, kiến nghị thuộc thẩm quyền của cơ quan, tổ chức cấp dưới được gửi đến cơ quan, tổ chức đó giải quyết.
Các tổ đại biểu HĐND tỉnh có trách nhiệm theo dõi việc giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri (qua Báo cáo kết quả giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri của UBND tỉnh trình tại các kỳ họp HĐND tỉnh), để trả lời cho cử tri biết, bằng văn bản đối với những nơi không đến tiếp xúc trực tiếp; trả lời trực tiếp đối với những nơi tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri.
Tại hội nghị tiếp xúc cử tri sau kỳ họp cuối năm Tổ đại biểu phải báo cáo với cử tri về kết quả thực hiện nhiệm vụ đại biểu của mình và hoạt động của HĐND tỉnh trong năm.
Tổ đại biểu HĐND tỉnh có trách nhiệm nghiên cứu, đề xuất với Thường trực HĐND tỉnh và các cơ quan có liên quan nghiên cứu, xem xét và có biện pháp giải quyết các kiến nghị của cử tri liên quan đến chủ trương, chính sách hoặc các vấn đề của địa phương.
Tổ đại biểu HĐND tỉnh được sử dụng con dấu của HĐND tỉnh (đóng dấu treo) trong việc ban hành các văn bản của tổ: Kế hoạch công tác, tiếp xúc cử tri; báo cáo hoạt động của Tổ đại biểu...
Điều 24. Tổ đại biểu HĐND tỉnh phân công thành viên tiếp công dân theo định kỳ mỗi quý một lần (do Tổ chủ động xây dựng lịch). Địa điểm tiếp công dân do Thường trực HĐND, UBND huyện, thành phố nơi đại biểu ứng cử bố trí.
Điều 25. Mối quan hệ công tác
- Đối với Thường trực HĐND tỉnh: Tổ đại biểu chịu sự phân công thực hiện các nhiệm vụ của Tổ trong các hoạt động của HĐND tỉnh.
- Đối với Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh: Tổ đại biểu giữ mối liên hệ trong hoạt động tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri trước và sau các kỳ họp HĐND tỉnh; đánh giá chất lượng hoạt động của Tổ đại biểu HĐND.
- Đối với UBND các cấp, các sở, ban, ngành, các tổ chức, đơn vị: Tổ đại biểu khi cần yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ hoạt động giám sát, khảo sát và thực hiện các Kết luận giám sát của Tổ đại biểu HĐND tỉnh.
Điều 26. Nhiệm vụ của Tổ trưởng, Tổ phó và các thành viên Tổ đại biểu HĐND tỉnh
1. Tổ trưởng tổ đại biểu HĐND: Điều hành việc thực hiện những nhiệm vụ của Tổ đại biểu; chủ trì việc tổ chức để đại biểu HĐND tỉnh trong Tổ thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu HĐND và tham gia thực hiện nhiệm vụ của Tổ; chủ trì việc xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch hoạt động của Tổ; triệu tập và Chủ trì các cuộc họp của Tổ; chuẩn bị các báo cáo đưa ra họp Tổ xem xét, thông qua, tổng hợp báo cáo tiếp xúc cử tri của Tổ gửi về Thường trực HĐND tỉnh và Uỷ ban MTTQ tỉnh theo quy định; giữ mối liên hệ với Thường trực HĐND, các Ban, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh và các cơ quan, tổ chức hữu quan; giữ mối liên hệ với đại biểu HĐND trong Tổ, Thường trực HĐND huyện, thành phố; UBND, Ủy ban MTTQ huyện, thành phố nơi ứng cử, các cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan ở địa phương.
2. Tổ phó Tổ đại biểu HĐND: Giúp Tổ trưởng thực hiện nhiệm vụ do Tổ Trưởng phân công; tổ chức và điều hành những công việc của Tổ đại biểu khi Tổ trưởng vắng mặt.
3. Thành viên tổ đại biểu HĐND: Nhiệm vụ của các thành viên Tổ đại biểu HĐND tỉnh do Tổ trưởng phân công.
Chương VI
ĐOÀN THƯ KÝ CÁC KỲ HỌP
Điều 27. Đoàn thư ký các kỳ họp do HĐND tỉnh bầu ra gồm 05 đại biểu HĐND tỉnh, trong đó có 1 trưởng đoàn và 4 thành viên. Mỗi kỳ họp, trưởng đoàn phân công 3 thành viên làm việc trực tiếp và liên tục trong suốt kỳ họp. Các thành viên khác thực hiện nhiệm vụ của đoàn thư ký tại kỳ họp khi trưởng đoàn phân công. Đoàn thư ký kỳ họp có nhiệm vụ giúp cho Đoàn chủ tọa kỳ họp: Tổng hợp các ý kiến chất vấn và trả lời chất vấn; chỉnh sửa nghị quyết sau thảo luận và trình bày các dự thảo nghị quyết để kỳ họp thông qua; ghi biên bản chi tiết diễn biến của kỳ họp; tổng hợp các ý kiến thảo luận tại kỳ họp; Đoàn thư ký kỳ họp có trách nhiệm rà soát, kiểm tra các nghị quyết kỳ họp trước khi trình Thường trực HĐND tỉnh kiểm duyệt và trình Chủ tịch HĐND tỉnh ký chứng thực, ban hành.
Điều 28. Đoàn thư ký kỳ họp làm đầu mối giúp Đoàn chủ tọa kỳ họp liên hệ với Văn phòng Đoàn ĐBQH-HĐND tỉnh và các cơ quan có liên quan giải quyết các vấn đề phát sinh trong kỳ họp.
Chương VII
XẾP LOẠI HOẠT ĐỘNG ĐẠI BIỂU VÀ TỔ ĐẠI BIỂU HĐND TỈNH
Mục 1. ĐỐI VỚI ĐẠI BIỂU HĐND TỈNH
Điều 29. Tiêu chuẩn xếp loại
1. Thực hiện tốt nhiệm vụ hoạt động của người đại biểu HĐND được quy định tại Điều 1, 2, 3, 4 Quy chế hoạt động của HĐND năm 2005.
2. Gương mẫu chấp hành chính sách, pháp luật của nhà nước; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, góp phần phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tích cực tham gia vào việc quản lý nhà nước.
3. Tham dự đầy đủ các kỳ họp, các phiên họp HĐND tỉnh; tích cực tham gia thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND.
4. Liên hệ chặt chẽ, chịu sự giám sát của cử tri. Thu thập, phân loại và phản ánh đầy đủ, chính xác các ý kiến, kiến nghị của cử tri với HĐND và các cơ quan hữu quan. Thường xuyên theo dõi, đôn đốc việc giải quyết kiến nghị của cử tri và khiếu nại, tố cáo của nhân dân, thông báo kết quả giải quyết cho cử tri
5. Thường xuyên rèn luyện, nâng cao trình độ và kỹ năng hoạt động của người đại biểu HĐND; hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác và tham gia đầy đủ các hoạt động của HĐND.
Điều 30. Xếp loại
1. Đạt được 5 tiêu chuẩn xếp loại tốt.
2. Đạt được 4 tiêu chuẩn xếp loại khá.
3. Đạt được 3 tiêu chuẩn xếp loại trung bình.
4. Đạt được 2 tiêu chuẩn trở xuống xếp loại yếu.
Mục 2. ĐỐI VỚI TỔ ĐẠI BIỂU HĐND TỈNH
Điều 31. Tiêu chuẩn xếp loại
1. Thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn đuợc quy định tại Điều 4, 5 Quy chế hoạt động của HĐND năm 2005.
2. Tổ chức các cuộc tiếp xúc cử tri cho đại biểu trong Tổ theo đúng quy định của luật; tổ chức các cuộc họp Tổ để các đại biểu HĐND nghiên cứu, chuẩn bị ý kiến đóng góp tại kỳ họp HĐND tỉnh; nghiên cứu văn bản pháp luật phục vụ cho hoạt động của đại biểu.
3. Tổ đại biểu HĐND có kế hoạch phối hợp và phân công đại biểu thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
4. Tổ chức tốt các hoạt động của Tổ theo hướng dẫn của Thường trực HĐND tỉnh, trong năm thực hiện được từ 2 cuộc giám sát trở lên.
Điều 32. Xếp loại
1. Đạt 4 tiêu chuẩn trên và có từ 80% số đại biểu trở lên trong Tổ được xếp loại hoạt động tốt thì Tổ được xếp loại hoạt động tốt.
2. Đạt 3/4 tiêu chuẩn trên và có từ 70% đến dưới 80% số đại biểu trong Tổ được xếp loại hoạt động khá thì Tổ được xếp loại hoạt động khá.
3. Đạt 2/4 tiêu chuẩn trên và có tỷ lệ đại biểu từ 50% đến dưới 70% số đại biểu trong Tổ được xếp loại hoạt động trung bình thì Tổ xếp loại hoạt động trung bình.
4. Không đạt được các tiêu chuẩn trên thì Tổ xếp loại yếu. Căn cứ vào các tiêu chuẩn trên hàng năm các Tổ tiến hành kiểm điểm xếp loại đại biểu và Tổ đại biểu; báo cáo Thường trực HĐND tỉnh để làm căn cứ xét thi đua khen thưởng.
Chương VIII
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 33. Tổ chức thực hiện
Thường trực HĐND, các Ban HĐND, các tổ đại biểu, Đại biểu HĐND, Đoàn thư ký kỳ họp HĐND tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2011-2016, Văn phòng Đoàn ĐBQH - HĐND tỉnh có trách nhiệm thực hiện Quy chế này.
Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh những vướng mắc, cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, đại biểu HĐND tỉnh phản ánh về Thường trực HĐND tỉnh để tổng hợp, xem xét trình HĐND tỉnh quyết định./. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Hà Giang",
"promulgation_date": "09/12/2011",
"sign_number": "40/2011/NQ-HĐND",
"signer": "Vương Mí Vàng",
"type": "Nghị quyết"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Quyet-dinh-613-QD-BNN-CCPT-2024-dam-bao-chat-luong-an-toan-thuc-pham-602231.aspx | Quyết định 613/QĐ-BNN-CCPT 2024 đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm | BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 613/QĐ-BNN-CCPT
Hà Nội, ngày 28 tháng 02 năm 2024
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN THỰC PHẨM, GIA TĂNG CHẾ BIẾN VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NÔNG LÂM THỦY SẢN NĂM 2024
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 105/2022/NĐ-CP ngày 22/12/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 21/10/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới;
Căn cứ Quyết định số 4509/QĐ-BNN-CCPT ngày 30/10/2023 của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 426/QĐ- TTg ngày 21/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 21/10/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới.
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này "Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024".
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3.
Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT, Trưởng ban Ban Quản lý An toàn thực phẩm, Giám đốc Sở An toàn thực phẩm, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thủ tướng (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận TQVN;
- Lãnh đạo Bộ NN&PTNT;
- Đảng ủy Bộ NN&PTNT;
- Các Bộ Y tế; Công Thương; Công an;
- Hội Nông dân Việt Nam;
- Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Lưu: VT, CCPT.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trần Thanh Nam
KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG
ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN THỰC PHẨM, GIA TĂNG CHẾ BIẾN VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NÔNG LÂM THỦY SẢN NĂM 2024
(Kèm theo Quyết định số 613/QĐ-BNN-CCPT ngày 28/02/2024 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Triển khai đầy đủ, kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ và giải pháp theo chỉ đạo của Trung ương Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT về đảm bảo an ninh, an toàn thực phẩm và nâng cao khả năng cạnh tranh của nông lâm thủy sản Việt Nam tại thị trường trong nước và quốc tế.
2. Thống nhất chỉ đạo từ Trung ương tới địa phương, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, kịp thời giữa các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong công tác tham mưu, đề xuất và tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đề ra tại các chương trình, kế hoạch, đề án về chất lượng, an toàn thực phẩm, chế biến và phát triển thị trường.
II. KẾT QUẢ VÀ CÁC CHỈ SỐ CẦN ĐẠT
1. Về hoàn thiện thể chế, nâng cao năng lực
- 100% các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn được hoàn thành theo kế hoạch được giao;
- 100% các địa phương rà soát, kiện toàn hệ thống quản lý chất lượng, chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản phù hợp với phân công, phân cấp;
- Trên 85% cán bộ quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm, chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản các cấp được bồi dưỡng, cập nhật hàng năm về chuyên môn nghiệp vụ.
2. Về an toàn thực phẩm
- Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản được chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đạt 99,1%;
- Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản nhỏ lẻ ký cam kết tuân thủ quy định an toàn thực phẩm đạt 93,0%;
- Tỷ lệ mẫu thực phẩm nông lâm thủy sản được giám sát vi phạm các quy định ATTP giảm 10% (so với năm 2023);
- Tỷ lệ cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm nông lâm thủy sản được chứng nhận HACCP, ISO 2200 hoặc tương đương tăng 10% (so với năm 2023);
- Tỷ lệ gia súc, gia cầm được giết mổ tập trung công nghiệp đạt 20%;
- Diện tích trồng trọt, diện tích nuôi thủy sản, số cơ sở chăn nuôi được chứng nhận Thực hành nông nghiệp tốt - GAP (như VietGAP, GAHP và tương đương tăng 10% (so với năm 2023);
- Số lượng sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật sinh học đăng ký vào trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam và lượng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học tăng 20% (so với năm 2023).
- Số lượng chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn tăng 10% (so với năm 2023).
3. Về chất lượng, xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, nông nghiệp hữu cơ
- Số lượng sản phẩm OCOP lũy kế được công nhận đạt từ 3 sao trở lên năm 2024 đạt từ 11.500 sản phẩm trở lên;
- Số lượng sản phẩm nông lâm thủy sản được xếp hạng theo bình chọn của Chương trình thương hiệu quốc gia tăng 10% (so với năm 2023);
- Diện tích nhóm đất nông nghiệp sản xuất hữu cơ đạt 1,0% tổng diện tích nhóm đất nông nghiệp; Diện tích đất trồng trọt hữu cơ đạt 1,0% tổng diện tích đất trồng trọt; Tỷ lệ sản phẩm chăn nuôi hữu cơ đạt 1,0% tính trên tổng sản phẩm chăn nuôi sản xuất trong nước; Diện tích nuôi trồng thủy sản hữu cơ đạt 0,5% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản; Diện tích sản xuất muối dinh dưỡng hữu cơ đạt 1,0% tổng diện tích sản xuất muối dinh dưỡng;
- Số lượng sản phẩm nông lâm thủy sản được bảo hộ dưới hình thức chỉ dẫn địa lý, số lượng sản phẩm nông lâm thủy sản chủ lực, sản phẩm gắn với nguồn gốc địa lý được bảo hộ tại nước ngoài tăng 10% (so với năm 2023).
4. Về chế biến và phát triển thị trường
- Tốc độ tăng giá trị tăng thêm lĩnh vực công nghiệp chế biến nông sản đạt 7,5%; Tốc độ tăng giá trị gia tăng của sản phẩm chăn nuôi chế biến đạt 3,5%;
- Tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch của nông sản chủ lực giảm 1,0%/năm;
- Số sản phẩm, số doanh nghiệp được phép xuất khẩu nông lâm thủy sản đi các thị trường có yêu cầu cấp phép tăng 10% (so với năm 2023)
- Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 54,0 tỷ USD;
III. CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM NĂM 2024
1. Hoàn thiện chính sách pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm và thúc đẩy chế biến, phát triển thị trường.
2. Kiện toàn tổ chức bộ máy; sắp xếp, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tăng cường cơ sở hạ tầng kỹ thuật đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường.
3. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường.
4. Phổ biến chính sách pháp luật, thông tin, truyền thông về chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản, gia tăng chế biến và phát triển thị trường.
5. Triển khai công tác đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến, phát triển thị trường đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
6. Chủ động thanh tra, kiểm tra, giám sát, phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm cơ sở, sản phẩm vi phạm quy định về chất lượng, an toàn thực phẩm.
IV. NGUỒN KINH PHÍ
1. Ngân sách nhà nước về an toàn thực phẩm, hoạt động xúc tiến thương mại và phát triển thị trường.
2. Ngân sách nhà nước cấp cho các Chương trình, Kế hoạch, Đề án phục vụ phát triển Ngành, các dự án xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn.
3. Kinh phí hỗ trợ của các Dự án, Tổ chức Quốc tế.
4. Kinh phí huy động xã hội hóa từ các nguồn hợp pháp.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trách nhiệm của các cơ quan
a) Các cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT:
- Cơ quan được phân công chủ trì chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch triển khai từng nhiệm vụ cụ thể để đảm bảo tiến độ, hiệu quả;
- Cơ quan được phân công chủ trì báo cáo Bộ (qua Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường) kết quả thực hiện hàng tháng (trước ngày 22 hàng tháng), 6 tháng (trước ngày 15/6), cả năm (trước ngày 15/12), trong đó nêu rõ những việc đã hoàn thành, việc chưa hoàn thành, nguyên nhân và đề xuất giải pháp tiếp tục hoàn thiện;
- Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường chủ trì theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện kế hoạch, định kỳ hàng tháng, sơ kết 6 tháng, tổng kết năm báo cáo Bộ.
b) Ban Quản lý an toàn thực phẩm, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở An toàn thực phẩm các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương:
- Xây dựng kế hoạch đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024 tại địa phương trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức triển khai đảm bảo đúng tiến độ, hiệu quả;
- Chỉ đạo cơ quan, đơn vị trực thuộc thực hiện nghiêm túc Kế hoạch trên địa bàn quản lý;
- Ban Quản lý an toàn thực phẩm, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở An toàn thực phẩm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố và Bộ Nông nghiệp và PTNT (qua Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường) kết quả thực hiện hàng tháng (trước ngày 22 hàng tháng), 6 tháng (trước ngày 15/6), cả năm (trước ngày 15/12), trong đó nêu rõ những việc đã hoàn thành, việc chưa hoàn thành, nguyên nhân và đề xuất giải pháp tiếp tục hoàn thiện.
2. Sơ kết và tổng kết
Bộ Nông nghiệp và PTNT chủ trì tổ chức sơ kết và tổng kết để đánh giá kết quả triển khai kế hoạch; thống nhất giải pháp, biện pháp khắc phục các khó khăn vướng mắc trong thực hiện làm cơ sở cho việc triển khai kế hoạch giai đoạn tiếp theo.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu cần sửa đổi, bổ sung kế hoạch, Thủ trưởng các cơ quan chủ động báo cáo Bộ (qua Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường) để xem xét, quyết định./.
PHỤ LỤC
PHÂN CÔNG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN THỰC PHẨM, GIA TĂNG CHẾ BIẾN VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NÔNG LÂM THỦY SẢN NĂM 2024
(Kèm theo Quyết định số 613/QĐ-BNN-CCPT ngày 28/02/2024 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
TT
Nhiệm vụ
Cơ quan chủ trì
Cơ quan phối hợp
Thời gian thực hiện
1
Hoàn thiện chính sách pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm và gia tăng chế biến, phát triển thị trường
1.1
Tiếp tục rà soát, sửa đổi bổ sung văn bản chính sách pháp luật về chất lượng vật tư nông nghiệp và nông lâm thủy sản, an toàn thực phẩm, chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản, đáp ứng yêu cầu công tác quản lý nhà nước và hội nhập quốc tế
- Vụ Pháp chế;
- Các Cục chuyên ngành
- Các cơ quan, đơn vị liên quan
Theo kế hoạch
1.2
Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho các sản phẩm nông lâm thủy sản:
Theo kế hoạch
- Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
- Các Cục chuyên ngành
- Vụ KH, CN&MT
- Hệ thống quy chuẩn địa phương
- Ban Quản lý ATTP, Sở NN&PTNT, Sở ATTP các tỉnh, thành phố
- Các cơ quan, đơn vị liên quan
2
Kiện toàn tổ chức bộ máy, sắp xếp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tăng cường cơ sở hạ tầng kỹ thuật đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường
2.1
Kiện toàn tổ chức bộ máy, sắp xếp nhân lực thực thi công tác chất lượng, an toàn thực phẩm, chế biến và phát triển thị trường các cấp
- Vụ Tổ chức cán bộ;
- Cục Chất lượng, CB&PTTT;
- Ban Quản lý ATTP, Sở NN&PTNT, Sở ATTP các tỉnh, thành phố
- Các cơ quan, đơn vị liên quan.
2024
2.2
Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý các cấp; các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường
- Cục Chất lượng, CB&PTTT;
- Các Cục chuyên ngành;
- Ban Quản lý ATTP, Sở NN&PTNT, Sở ATTP các tỉnh, thành phố
- Các cơ quan, đơn vị liên quan
2024
2.3
Cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật đáp ứng yêu cầu trong các hoạt động kiểm nghiệm, xét nghiệm, thử nghiệm, kiểm tra, giám định, thẩm tra, giám sát, chứng nhận phục vụ quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật
- Cục Chất lượng, CB&PTTT;
- Các Cục chuyên ngành;
- Các cơ quan, đơn vị liên quan
2024
3
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác chất lượng, an toàn thực phẩm, chế biến và phát triển thị trường
3.1
Xây dựng hạ tầng kỹ thuật cơ sở dữ liệu (CSDL) lĩnh vực chất lượng, an toàn thực phẩm, chế biến, phát triển thị trường từ Trung ương đến địa phương.
- Các Cục chuyên ngành;
- Ban Quản lý ATTP, Sở NN&PTNT, Sở ATTP các tỉnh, thành phố
- Trung tâm Chuyển đổi số và TKNN;
- Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ NN&PTNT;
- Các cơ quan, đơn vị có liên quan.
Theo kế hoạch
3.2
Tổ chức cập nhật thông tin, dữ liệu và khai thác, quản trị hệ thống CSDL của Ngành và hệ thống CSDL quốc gia về chất lượng, an toàn thực phẩm, chế biến và thị trường nông lâm thủy sản
- Các Cục chuyên ngành;
- Ban Quản lý ATTP, Sở NN&PTNT, Sở ATTP các tỉnh, thành phố
- Trung tâm Chuyển đổi số và TKNN;
- Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ NN&PTNT;
- Các cơ quan, đơn vị có liên quan.
Theo kế hoạch
3.3
Xây dựng và phát triển dịch vụ cung cấp, kết nối thông tin về chất lượng, an toàn thực phẩm, chế biến, thị trường nông lâm thủy sản trong nước và quốc tế
- Cục Chất lượng, CB&PTTT;
- Ban Quản lý ATTP, Sở NN&PTNT, Sở ATTP các tỉnh, thành phố
- Trung tâm Chuyển đổi số và TKNN;
- Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ NN&PTNT;
- Các cơ quan, đơn vị có liên quan.
Thường xuyên
3.4
Xây dựng, vận hành trang thông tin điện tử về chất lượng, chế biến và phát triển thị trường phục vụ công tác quản lý, người dân và doanh nghiệp
- Cục Chất lượng, CB&PTTT;
- Ban Quản lý ATTP, Sở NN&PTNT, Sở ATTP các tỉnh, thành phố
- Trung tâm Chuyển đổi số và TKNN;
- Các cơ quan, đơn vị có liên quan.
2024
4
Phổ biến pháp luật, thông tin, truyền thông về chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản, gia tăng chế biến và phát triển thị trường
4.1
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, quy định của Việt Nam và thị trường nhập khẩu về chất lượng, ATTP lĩnh vực nông nghiệp tới tổ chức, người dân, doanh nghiệp.
- Cục Chất lượng, CB&PTTT;
- Văn phòng Bộ.
- Các Cục, Vụ thuộc Bộ; Trung tâm KNQG;
- Ban Quản lý ATTP, Sở NN&PTNT, Sở ATTP các tỉnh, thành phố;
- Các cơ quan truyền thông đại chúng.
2024
4.2
Hướng dẫn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp chuyển giao khoa học công nghệ trong sản xuất, kinh doanh, chuyển mạnh sang chế biến sâu, chế biến tinh và kết nối tiêu thụ sản phẩm
- Trung tâm Khuyến nông Quốc gia
- Ban Quản lý ATTP, Sở NN&PTNT, Sở ATTP các tỉnh, thành phố
2024
4.3
Triển khai có hiệu quả các Chương trình phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân
- Các Cục chuyên ngành;
- Văn phòng Điều phối NTMTW;
- Hội Nông dân, Hội LHPNVN
- Các cơ quan, đơn vị có liên quan
2024
5
Triển khai công tác đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến, phát triển thị trường đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu
5.1
Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường trong các Chiến lược, Chương trình, Đề án, Kế hoạch đã được ban hành
- Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ NN&PTNT;
- Ban Quản lý ATTP, Sở NN&PTNT, Sở ATTP các tỉnh, thành phố
- Các cơ quan, đơn vị liên quan
2024
5.2
Xây dựng các mô hình: (i) Mô hình Ban/Tổ giám sát ATTP tại cơ sở ở cấp xã có sự tham gia của đại diện Ban quản lý nông thôn mới, Chi hội nông dân, Chi hội Phụ nữ và lực lượng khuyến nông cộng đồng; (ii) Mô hình chuỗi giá trị ngành hàng gắn vùng nguyên liệu, hợp tác xã với hệ thống logistics cho tiêu thụ nội địa và xuất khẩu
- Ban Quản lý ATTP, Sở NN&PTNT, Sở ATTP các tỉnh, thành phố;
- Cục Chất lượng, CB&PTTT;
- Các Cục chuyên ngành;
- Văn phòng Điều phối NTMTW; Trung tâm KNQG;
- Hội Nông dân, Hội LHPNVN
2024
5.3
Phát hiện, phổ biến, nhân rộng các mô hình phát triển nông nghiệp, nông thôn có hiệu quả gắn với bảo đảm chất lượng, ATTP; biểu dương gương điển hình tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản chất lượng, ATTP
- Ban Quản lý ATTP, Sở NN&PTNT, Sở ATTP các tỉnh, thành phố
- Cục Chất lượng, CB&PTTT; Trung tâm KNQG;
- Hội Liên hiệp PNVN, Hội Nông dân Việt Nam;
- Các cơ quan truyền thông đại chúng.
2024
5.4
Triển khai kế hoạch phát triển thị trường và xúc tiến thương mại năm 2024; đàm phán tháo gỡ rào cản kỹ thuật và thương mại, mở cửa thị trường; phát triển, hỗ trợ cải thiện bảo quản, chế biến sau thu hoạch, ổn định chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu.
- Vụ Hợp tác quốc tế;
- Cục Chất lượng, CB&PTTT;
- Các Cục chuyên ngành.
- Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố;
- Các cơ quan, đơn vị có liên quan
2024
5.5
Triển khai có hiệu quả các Chương trình phối hợp giữa Bộ Nông nghiệp và PTNT với 03 thành phố (Hà Nội, Cần Thơ, Hồ Chí Minh) về đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản giao thương các tỉnh, thành phố
- Cục Chất lượng, CB&PTTT;
- Sở Nông nghiệp và PTNT (Hà Nội, Cần Thơ, Hồ Chí Minh)
- Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố;
- Các cơ quan, đơn vị có liên quan
2024
6
Chủ động thanh tra, kiểm tra, giám sát, phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm cơ sở, sản phẩm vi phạm quy định về chất lượng, ATTP
6.1
Triển khai đồng bộ, đầy đủ các Chương trình, Kế hoạch của Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm; Chương trình giám sát an toàn thực phẩm đối với nông, thủy sản.
- Cục Chất lượng, CB&PTTT;
- Ban Quản lý ATTP, Sở NN&PTNT, Sở ATTP các tỉnh, thành phố
- Các cơ quan, đơn vị có liên quan
Theo kế hoạch
6.2
Triển khai đầy đủ hoạt động thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo đúng các quy định; chủ động giám sát chặt chẽ, hậu kiểm các cơ sở được chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm
- Ban Quản lý ATTP, Sở NN&PTNT, Sở ATTP các tỉnh, thành phố
- Các Cục chuyên ngành
2024
6.3
Tổ chức vận động, ký cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
- Ban Quản lý ATTP, Sở NN&PTNT, Sở ATTP các tỉnh, thành phố
- Các Cục chuyên ngành
2024
6.4
Thanh tra, hậu kiểm phát hiện và xử lý triệt để các vụ vi phạm về kinh doanh, sử dụng, lạm dụng vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông nghiệp không đảm bảo an toàn thực phẩm, gian lận chất lượng, nguồn gốc xuất xứ
- Các Cục chuyên ngành;
- Ban Quản lý ATTP, Sở NN&PTNT, Sở ATTP các tỉnh, thành phố.
- Các cơ quan, đơn vị liên quan
2024 | {
"issuing_agency": "Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn",
"promulgation_date": "28/02/2024",
"sign_number": "613/QĐ-BNN-CCPT",
"signer": "Trần Thanh Nam",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-3363-QD-UBND-2022-cong-bo-thu-tuc-hanh-chinh-chan-nuoi-So-Nong-nghiep-Can-Tho-529413.aspx | Quyết định 3363/QĐ-UBND 2022 công bố thủ tục hành chính chăn nuôi Sở Nông nghiệp Cần Thơ | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 3363/QĐ-UBND
Cần Thơ, ngày 12 tháng 9 năm 2022
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 3117/QĐ-BNN-TY ngày 17 tháng 8 năm 2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ lĩnh vực thú y thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Danh mục đính kèm).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, đồng thời bãi bỏ Quyết định số 2622/QĐ-UBND ngày 11 tháng 8 năm 2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Cục KSTTHC, VPCP;
- UBND TP (1BC);
- VP UBND TP (2C,3BG);
- Sở Thông tin và Truyền thông;
- Cổng TTĐT thành phố;
- Lưu: VT.PM.
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Dương Tấn Hiển
DANH MỤC
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
(Kèm theo Quyết định số 3363/QĐ-UBND ngày 12 tháng 9 năm 2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố cần Thơ)
TT
Tên thủ tục hành chính
Thời gian giải quyết
Địa điểm thực hiện
Phí, lệ phí (nếu có)
Căn cứ pháp lý
Lĩnh vực Chăn nuôi
1
Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại, thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng
a) Đối với cơ sở sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc:
- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp:
+ Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ: Tại thời điểm tiếp nhận hồ sơ.
+ Thẩm định hồ sơ và thành lập đoàn đánh giá điều kiện thực tế của cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi: Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ.
+ Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đánh giá điều kiện thực tế.
- Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng:
+ Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc.
+ Thẩm định hồ sơ và thành lập đoàn đánh giá điều kiện thực tế của cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi: Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ.
+ Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đánh giá điều kiện thực tế.
b) Đối với cơ sở sản xuất (sản xuất, sơ chế, chế biến) thức ăn chăn nuôi truyền thống nhằm mục đích thương mại, theo đặt hàng:
- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp:
+ Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ: Tại thời điểm tiếp nhận hồ sơ.
+ Thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ.
- Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng:
+ Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc.
+ Thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 04, Ngô Hữu Hạnh, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
- Thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi (trường hợp phải đánh giá điều kiện thực tế): 5.700.000 đồng/01 cơ sở/lần.
- Thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi (trường hợp không đánh giá điều kiện thực tế): 1.600.000 đồng/01 cơ sở/lần.
- Thẩm định đánh giá giám sát duy trì điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi: 1.500.000 đồng/01 cơ sở/lần.
- Luật Chăn nuôi số 32/2018/QH14 ngày 19 tháng 11 năm 2018.
- Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi.
- Nghị định số 46/2022/NĐ-CP ngày 13 tháng 7 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi.
- Thông tư số 24/2021/TT-BTC ngày 31/3/2021 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong chăn nuôi.
2
Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại, thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng
- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp:
+ Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ: Tại thời điểm tiếp nhận hồ sơ.
+ Thẩm định hồ sơ và cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ.
- Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng:
+ Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc.
+ Thẩm định hồ sơ và cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 04, Ngô Hữu Hạnh, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
- Thẩm định cấp lại (trường hợp không đánh giá điều kiện thực tế): 250.000 đồng/01 cơ sở/lần.
- Thẩm định đánh giá giám sát duy trì điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi: 1.500.000 đồng/01 cơ sở/lần.
- Luật Chăn nuôi số 32/2018/QH14 ngày 19 tháng 11 năm 2018.
- Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ.
- Nghị định số 46/2022/NĐ-CP ngày 13 tháng 7 năm 2022 của Chính phủ.
- Thông tư số 24/2021/TT-BTC ngày 31/3/2021 của Bộ Tài chính.
3
Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn
- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp:
+ Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ: Tại thời điểm tiếp nhận hồ sơ.
+ Thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi: Trong thời hạn 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ.
- Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng:
+ Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc.
+ Thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi: Trong thời hạn 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 04, Ngô Hữu Hạnh, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
- Thẩm định để cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi trang trại quy mô lớn: 2.300.000 đồng/01 cơ sở/lần.
- Thẩm định đánh giá giám sát duy trì điều kiện chăn nuôi trang trại quy mô lớn: 1.500.000 đồng/01 cơ sở/lần.
- Luật Chăn nuôi số 32/2018/QH14 ngày 19 tháng 11 năm 2018.
- Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ.
- Nghị định số 46/2022/NĐ-CP ngày 13 tháng 7 năm 2022 của Chính phủ.
- Thông tư số 24/2021/TT-BTC ngày 31/3/2021 của Bộ Tài chính.
4
Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn
- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp:
+ Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ: Tại thời điểm tiếp nhận hồ sơ.
+ Thẩm định hồ sơ và cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ.
- Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng:
+ Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc.
+ Thẩm định hồ sơ và cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 04, Ngô Hữu Hạnh, phường Tân An, quện Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
- Thẩm định cấp lại (trường hợp không đánh giá điều kiện thực tế): 250.000 đồng/01 cơ sở/lần.
- Thẩm định đánh giá giám sát duy trì điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi: 1.500.000 đồng/01 cơ sở/lần.
- Luật Chăn nuôi số 32/2018/QH14 ngày 19 tháng 11 năm 2018.
- Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ.
- Nghị định số 46/2022/NĐ-CP ngày 13 tháng 7 năm 2022 của Chính phủ.
- Thông tư số 24/2021/TT-BTC ngày 31/3/2021 của Bộ Tài chính. | {
"issuing_agency": "Thành phố Cần Thơ",
"promulgation_date": "12/09/2022",
"sign_number": "3363/QĐ-UBND",
"signer": "Dương Tấn Hiển",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Quyet-dinh-1934-QD-UBND-nam-2009-dinh-chinh-Quyet-dinh-21-2009-QD-UBND-Lam-Dong-187532.aspx | Quyết định 1934/QĐ-UBND năm 2009 đính chính Quyết định 21/2009/QĐ-UBND Lâm Đồng | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 1934/QĐ-UBND
Đà Lạt, ngày 03 tháng 8 năm 2009
QUYẾT ĐỊNH
V/V ĐÍNH CHÍNH QUYẾT ĐỊNH SỐ 21/2009/QĐ-UBND NGÀY 05/6/2009 CỦA UBND TỈNH LÂM ĐỒNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 03/6/2008;
Căn cứ Nghị định số 104/2004/NĐ-CP ngày 23/3/2004 của Chính phủ về Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Văn bản số 1642/SNN-KH ngày 20/7/2009,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Đính chính Quyết định số 21/2009/QĐ-UBND ngày 05/6/2009 của UBND tỉnh ban hành định mức hỗ trợ áp dụng cho Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc chương trình 135 giai đoạn II trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, như sau:
1. Phụ lục III- Định mức kinh tế- kỹ thuật cây trồng vật nuôi:
- Điểm 1.2, khoản 1, mục A: Định mức giống cây ca cao trồng xen 160 cây/ha, nay đính chính là 630 cây/ha.
- Điểm 3.1, khoản 3, mục A: Định mức giống ngô lai 40 kg/ha, nay đính chính là 20 kg/ha.
2. Điểm b, khoản 3, Điều 5- Mức hỗ trợ đối với một số mô hình có tính đặc thù riêng:
- Mô hình công nghệ cao hỗ trợ tối đa 50.000.000 triệu đồng/mô hình, nay đính chính là 50.000.000 đồng/mô hình;
- Mô hình cơ giới hoá nông nghiệp, bảo quản chế biến và ngành nghề khác tối đa 75.000.000 triệu đồng/mô hình, nay đính chính là 75.000.000 đồng/mô hình.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/6/2009.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Trưởng ban Dân tộc, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện và thủ trưởng các đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./-
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hoàng Sĩ Sơn | {
"issuing_agency": "Tỉnh Lâm Đồng",
"promulgation_date": "03/08/2009",
"sign_number": "1934/QĐ-UBND",
"signer": "Hoàng Sĩ Sơn",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Quyet-dinh-06-2019-QD-UBND-Quy-che-quan-ly-su-dung-tai-nguyen-nuoc-Dien-Bien-406293.aspx | Quyết định 06/2019/QĐ-UBND Quy chế quản lý sử dụng tài nguyên nước Điện Biên | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 06/2019/QĐ-UBND
Điện Biên, ngày 08 tháng 01 năm 2019
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC SỬA ĐỔI KHOẢN 4, ĐIỀU 10 VÀ ĐIỀU 44, QUY CHẾ QUẢN LÝ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 06/2015/QĐ-UBND NGÀY 03/6/2015 CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 21 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước;
Căn cứ Thông tư số 72/2017/TT-BTNMT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về việc xử lý, trám lấp giếng không sử dụng.
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi Khoản 4, Điều 10 và Điều 44, Quy chế quản lý, sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Điện Biên ban hành kèm theo Quyết định số 06/2015/QĐ-UBND ngày 03 tháng 6 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy chế quản lý, sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Điện Biên, cụ thể như sau:
TT
Nội dung quy định tại Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 06/2015/QĐ-UBND ngày 03 tháng 6 năm 2015 của UBND tỉnh
Nội dung điều chỉnh
4. Thực hiện điều tra, thống kê, tổng hợp, phân loại giếng phải trám lấp, kiểm tra việc thực hiện trình tự, thủ tục, yêu cầu kỹ thuật trong việc trám lấp giếng theo thẩm quyền
4. Tổ chức điều tra, thống kê, rà soát phân loại và lập danh mục giếng không sử dụng phải trám lấp.
Điều 44. Công tác trám lấp giếng: Việc trám lấp giếng phải thực hiện theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BTNMT ngày 4/9/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định về việc xử lý trám lấp giếng không sử dụng.
Điều 44. Quy định về trám lấp giếng: Việc trám lấp giếng thực hiện theo quy định tại Thông tư số: 72/2017/TT-BTNMT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về việc xử lý, trám lấp giếng không sử dụng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 18 tháng 01 năm 2019.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường và Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ (Cục Kiểm soát TTHC) (b/c);
- Bộ Tài nguyên và Môi trường (b/c);
- Cục kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp (b/c);
- Lãnh đạo UBND tỉnh;
- Đoàn đại biểu QH tỉnh;
- Trung tâm công báo tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, TTTH, KTN.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Mùa A Sơn | {
"issuing_agency": "Tỉnh Điện Biên",
"promulgation_date": "08/01/2019",
"sign_number": "06/2019/QĐ-UBND",
"signer": "Mùa A Sơn",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Nghi-quyet-17-NQ-HDND-nam-2011-thuc-hien-nhiem-vu-kinh-te-xa-hoi-quoc-phong-148451.aspx | Nghị quyết 17/NQ-HĐND năm 2011 thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội quốc phòng | HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 17/NQ-HĐND
Vĩnh Long, ngày 09 tháng 12 năm 2011
NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KINH TẾ - XÃ HỘI, QUỐC PHÒNG - AN NINH NĂM 2012
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
KHÓA VIII, KỲ HỌP THỨ 03
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Sau khi xem xét báo cáo của Uỷ ban Nhân dân tỉnh về việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2011 và phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2012, báo cáo của các ngành bảo vệ pháp luật, thông báo của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh tham gia xây dựng chính quyền, báo cáo thẩm tra của các Ban Hội đồng Nhân dân; Đại biểu Hội đồng Nhân dân tỉnh thảo luận và thống nhất,
QUYẾT NGHỊ:
Hội đồng Nhân dân tỉnh nhất trí với đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2011 và nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2012 với mục tiêu, chỉ tiêu và các giải pháp chủ yếu sau:
I. Mục tiêu chung:
Năm 2012 là năm thứ hai thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2010–2015, ngay từ năm đầu quyết tâm tập trung mọi nguồn lực, tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chủ trương của Quốc hội, Nghị quyết 11/CP của Chính phủ tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội; tiếp tục thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế; chuyển dịch cơ cấu lao động, đào tạo nguồn nhân lực. Tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách, vốn trái phiếu Chính phủ và các nguồn vốn khác; ưu tiên bố trí vốn cho các công trình trọng điểm, công trình chuyển tiếp, chỉnh trang đô thị, xây dựng huyện Bình Tân, Bình Minh, khu hành chính Tỉnh, xây dựng xã nông thôn mới,... bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội; triển khai thực hiện các chương trình biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
II. Một số chỉ tiêu chủ yếu:
a) Các chỉ tiêu về kinh tế:
KH 2012
- Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng(%)
11,5
- Giá trị sản xuất nông - lâm, ngư nghiệp tăng(%)
5
Trong đó: Nông nghiệp tăng(%)
4,7
- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng(%)
22
- Giá trị các ngành dịch vụ tăng(%)
13
- GDP bình quân đầu người (giá hiện hành, Tr.đ)
33,91
- Cơ cấu GDP (theo giá thực tế)
+ Khu vực I(%)
48,00
+ Khu vực II(%)
18,00
+ Khu vực III(%)
34,00
- Tổng kim ngạch xuất khẩu (triệu USD)
390
- Tổng vốn đầu tư phát triển toàn XH (tỷ đồng)
10.000
- Tổng thu ngân sách trên địa bàn (tỷ đồng)
2.385
- Tổng chi ngân sách địa phương (tỷ đồng)
3.877,7
b) Các chỉ tiêu phát triển xã hội
- Tỷ lệ lao động có chuyên môn kỹ thuật
42%
- Tạo thêm việc làm mới cho lao động (người)
26.500
- Chuyển dịch cơ cấu lao động
+ Lao động nông, lâm, thuỷ sản
56,7%
+ Lao động phi nông nghiệp
43,3%
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên khoảng
1%
- Giảm số hộ nghèo (theo tiêu chí mới)
giảm 2%
- Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi còn dưới
17,5%
- Tỷ lệ giảm tối thiểu số vụ, số người chết và bị thương về tai nạn giao thông
5 – 10%
c) Các chỉ tiêu về môi trường
- Cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý (%)
75
- Tỷ lệ chất thải rắn đô thị được thu gom (%)
82
- Tỷ lệ các khu, cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải (%)
100
- Chất thải, nước thải các cơ sở y tế được thu gom và xử lý (%)
100
- Tỷ lệ hộ đô thị sử dụng nước từ hệ thống nước máy tập trung (%)
93
- Tỷ lệ hộ nông thôn sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung (%)
36
III. Các giải pháp chủ yếu:
1. Tiếp tục thực hiện chủ trương của Chính phủ về ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng kinh tế:
Tiếp tục triển khai thực hiện tốt Nghị quyết 02, Nghị quyết 11/CP và chỉ thị 1792 của Chính phủ; thực hiện tốt công tác quản lý thị trường, kiểm soát giá cả, chống buôn lậu, hàng gian hàng giả,.... không để xảy ra đột biến giá các mặt hàng thiết yếu, liên quan đến đời sống. Thực hiện tốt các chính sách tiền tệ của Chính phủ, chủ động linh hoạt phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh, chủ động cắt giảm các khoản chi tiêu công chưa thật cần thiết, chi tiêu không hợp lý; phát triển sản xuất kinh doanh, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế.
2. Phát triển nông nghiệp - nông thôn:
Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, tăng cường công tác quản lý quy hoạch vùng nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP, globalGAP gắn với thương hiệu; cũng cố tổ chức kinh tế tập thể, tổ chức sản xuất lúa – màu theo hướng tập trung, tạo ra sản phẩm sạch, đảm bảo số lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; xây dựng hệ thống nhân giống lúa, hỗ trợ người dân ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới; Tăng cường sự chỉ đạo các ngành, các địa phương tổ chức thực hiện tốt đề án Nông nghiệp - Nông dân và Nông thôn; nghiên cứu ban hành chủ trương đầu tư các công trình xây dựng của Xã nông thôn mới bằng nhiều hình thức, kể cả mời gọi các doanh nghiệp hợp đồng thực hiện cho xã chọn gói và hòan trả vốn cho doanh nghiệp theo phân kỳ; Thực hiện tốt việc xây dựng Xã nông thôn mới, nhất là 22 xã điểm.
Chỉ đạo thực hiện quyết định 80/2002/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng đối với các sản phẩm nông sản và cá tra xuất khẩu.
Đầu tư gia cố, hòan thiện hệ thống đê bao và kênh mương nội đồng bảo đảm cho sản xuất nông nghiệp và thủy sản do mùa lũ vừa qua làm xuống cấp, hư hại. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, thu hút vốn đầu tư, nâng cao hiệu quả đầu tư, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.
Thực hiện các giải pháp nhằm cải thiện môi trường, tạo thuận lợi cho đầu tư và sản xuất, kinh doanh phát triển, tạo chuyển biến về chất lượng tăng trưởng, hiệu quả đầu tư và khả năng cạnh tranh cao, Thực hiện các giải pháp nhằm duy trì chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh; Triển khai các văn bản hướng dẫn thi hành các luật có liên quan đến đầu tư, kinh doanh, đấu thầu, quản lý và sử dụng đất đai,...
Công khai quy trình, thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất kinh doanh và đầu tư. Công khai hoá quy hoạch; minh bạch hoá danh mục đầu tư trong các lĩnh vực, địa bàn thuộc diện cấm kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện. Thực hiện có hiệu quả các chính sách, biện pháp hỗ trợ cho hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Tập trung chỉ đạo đầu tư xây dựng cơ bản nhất là các dự án chuyển tiếp, trọng điểm, bức xúc, thực hiện đúng tiến độ các công trình, dự án đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước, thực hiện tốt công tác bồi hoàn, giải phóng mặt bằng và tái định cư đối với các dự án, chú trọng giải quyết tốt đời sống nhân dân hậu tái định cư, tập trung tháo gỡ khó khăn, tăng cường công tác giám sát, thanh tra, chống thất thoát, lãng phí và nâng cao chất lượng các dự án đầu tư xây dựng cơ bản.
Thực hiện có hiệu quả các chính sách, biện pháp hỗ trợ cho hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp, hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận các điều kiện phục vụ cho sản xuất kinh doanh như nguồn vốn, đào tạo lao động có tay nghề, thị trường tiêu thụ hàng hóa,..., giúp doanh nghiệp yên tâm đầu tư phát triển.
Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, khai thác thị trường nội địa, nhất là thị trường nông thôn.
Khuyến khích phát triển sản xuất hàng xuất khẩu; phát triển, mở rộng thị trường và đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu, nhất là sản phẩm có giá trị gia tăng cao.
4. Tăng thu ngân sách, đảm bảo chi ngân sách, tiết kiệm chi tiêu công, tăng cường huy động vốn đầu tư cho tăng trưởng.
Thu ngân sách phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội. Nâng cao hiệu quả chi tiêu ngân sách nhà nước, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi tiêu công; tích cực khai thác thêm nguồn thu để bảo đảm các nhiệm vụ chi đã đề ra.
Thực hiện tốt chính sách thuế của Chính phủ, giúp các cơ sở sản xuất - kinh doanh và người dân vượt qua khó khăn trong tình hình hiện nay. Tăng cường các biện pháp quản lý thu, chống thất thu thuế, nợ đọng thuế; chống gian lận thương mại, trốn thuế.
Tăng cường công tác quản lý lãi suất huy động và cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu vốn vay cho sản xuất và tiêu dùng; quản lý tốt kinh doanh vàng và ngoại tệ. Các ngân hàng thương mại chủ động cân đối nguồn vốn đáp ứng đủ và kịp thời nhu cầu vay vốn cho sản xuất và đời sống.
Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ kinh phí cho các Huyện - Thành phố xây dựng các Cụm công nghiệp theo quy hoạch đã được phê duyệt.
5. Quản lý chặt chẽ công tác quy hoạch và dự báo phát triển kinh tế - xã hội
Tiếp tục lập quy hoạch các ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh giai đoạn 2010-2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Tăng cường kiểm tra công tác lập, trình phê duyệt và triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể huyện, thành phố, các quy hoạch ngành, lĩnh vực chủ yếu làm cơ sở xây dựng phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch phát triển của từng ngành, lĩnh vực hàng năm.
6. Thực hiện đồng bộ các giải pháp tạo việc làm, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống nhân dân.
Thực hiện đồng bộ các giải pháp tạo thêm việc làm mới gắn với giải pháp thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tạo điều kiện thành lập các doanh nghiệp mới, khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng lao động có tay nghề cao; thực hiện tốt xuất khẩu lao động, thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm; Thực hiện tốt Đề án đào tạo nghề Nông thôn; mở rộng các hình thức dạy nghề. Hòan thiện tổ chức, đầu tư hợp lý, nâng chất họat động cho các Trung tâm Dạy nghề.
Tiếp thực thực hiện có hiệu quả và vận động các thành phần kinh tế tham gia để giảm nhanh hộ nghèo theo hướng bền vững. Thực hiện tốt chính sách khám chữa bệnh và bảo hiểm y tế cho người nghèo, hộ cận nghèo, vận động nhân dân tham gia bảo hiểm tự nguyện..
Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách bảo đảm an sinh xã hội, hỗ trợ các gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo
Khuyến khích doanh nghiệp xây dựng nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp, ký túc xá cho sinh viên, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân, người lao động có thu nhập thấp,…
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hóa trên các lĩnh vực giáo dục, y tế, thể dục thể thao, bảo trợ xã hội, trẻ em, …
- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình bệnh viện trên địa bàn tỉnh, thực hiện Dự án AP – xây dựng trạm y tế xã, phường do tổ chức AP (Hoa Kỳ) tài trợ; tăng cường hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân, phòng chống các bệnh xã hội và các dịch bệnh nguy hiểm ở người.
- Phát huy có hiệu quả các di tích lịch sử, văn hóa; Tổ chức tốt các ngày lễ trọng đại trong năm; Tiếp tục nâng chất lượng cuộc vận động Tòan dân đòan kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư và nơi công cộng. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư vào thể thao quần chúng, nâng cao hiệu quả hoạt động thể thao thành tích cao. Tăng cường thanh kiểm tra các họat động dịch vụ về thông tin - truyền thông. Quy họach hạ tầng bưu chính, viễn thông trên địa bàn.
- Triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số nghèo.
- Tiếp tục thực hiện tốt chương trình nước sạch nông thôn theo quy hoạch phát triển kinh - tế xã hội giai đoạn 2011- 2020, tầm nhìn 2030.
7. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ và tăng cường bảo vệ, cải thiện môi trường:
Ứng dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất (nhất là sản xuất nông nghiệp) và đời sống của nhân dân.
Tiếp tục thực hiện tốt Luật bảo vệ môi trường, chương trình phát triển bền vững về lĩnh vực môi trường. Thường xuyên kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về lĩnh vực môi trường, nhất là trong lĩnh vực khai thác cát trên địa bàn tỉnh. Tăng cường công tác kiểm tra việc sử dụng đất công và các lọai tài nguyên khóang sản khác như cát sông, đất sét, nguồn nước mặt và nước ngầm.
Tăng cường hoạt động, tuyên truyền nâng cao nhận thức của các tầng lớp dân cư về môi trường và tác động của môi trường đối với đời sống. Vận động người dân trong sản xuất kinh doanh có ý thức về bảo vệ môi trường để hàng hoá tiêu thụ trên thị trường không phạm vào các hàng rào phi thuế quan của các nước trong tiến trình hội nhập quốc tế.
8. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đẩy mạnh cải cách hành chính và phòng chống tham nhũng, lãng phí; Tăng cường công tác quốc phòng, an ninh.
Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của nhân dân về nhiệm vụ quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội trong tình hình mới. Chủ động phát hiện, kiên quyết đấu tranh ngăn chặn làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch. Tiếp tục thực hiện có kết quả các chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm và các tệ nạn xã hội.
Thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng khu vực phòng thủ, tăng cường tiềm lực quốc phòng; củng cố "thế trận an ninh nhân dân". Tiếp tục bảo đảm tốt hơn các nhu cầu cơ bản của khối nội chính theo điều kiện của địa phương, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ chiến sĩ. Thực hiện tốt công tác tuyển quân, diễn tập năm 2012.
Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính theo cơ chế ”một cửa”, "một cửa liên thông. Nâng cao vai trò và hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.
Tăng cường kiểm tra, giám sát, bảo đảm sự lãnh đạo tập trung, thống nhất và phát huy được tính chủ động, sáng tạo của các cấp, các ngành trong việc tổ chức triển khai thực hiện. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý nhà nước; đổi mới phương thức điều hành của chính quyền các cấp. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan ban ngành.
Tăng cường dân chủ, nâng cao chất lượng công tác cán bộ. Đào tạo, bồi dưỡng và chuẩn hoá cán bộ công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước. Nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức của cán bộ công chức và vai trò và trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức.
Tổ chức thực hiện tốt Luật phòng, chống tham nhũng, Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020. Đảm bảo công khai, minh bạch trong xây dựng và thực thi các chính sách và pháp luật của nhà nước. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra; phối hợp thật tốt giữa các cơ quan kiểm tra, thanh tra. Kiên quyết xử lý nghiêm kỷ luật hành chính và xử lý bằng pháp luật các vụ việc tham nhũng. Phát huy vai trò của nhân dân, các đoàn thể chính trị - xã hội, của báo chí trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu...tiếp tục thực hiện tốt công tác cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết số: 49/TW của Bộ Chính trị.
Tăng cường tuyên truyền, giáo dục các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phát huy dân chủ; tiếp tục cụ thể hoá bằng pháp luật các quyền cơ bản của công dân đã được Hiến pháp quy định; nâng cao chất lượng, hiệu quả việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, nhất là ở cơ sở.
Tiếp tục thực hiện luật tố tụng hành chính, kiện toàn tổ chức và hoạt động pháp chế ngành; Bồi dưỡng kỷ năng quản lý cho đội ngủ cán bộ, công chức mới bố trí sang cơ quan hành chính cấp cơ sở.
9. Về giá đất:
Thống nhất tờ trình số: 71/TTR- UBD ngày 21/11/2011 của Ủy ban nhân tỉnh về giá các loại đất trên địa bàn tỉnh; Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức, triển khai thực hiện trong năm 2012.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh năm 2012:
Uỷ ban Nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát Nhân dân, Toà án Nhân dân tỉnh làm theo chức năng nhiệm vụ của mình tổ chức thực hiện đạt hiệu quả cao Nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
Thường trực Hội đồng Nhân dân, các Ban Hội đồng Nhân dân, đại biểu Hội đồng Nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện nghị quyết.
Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Vĩnh Long các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội được thành lập theo quy định của pháp luật giám sát và động viên mọi tầng lớp nhân dân thực hiện tốt Nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh khoá VIII, kỳ họp lần thứ 03 thông qua ngày 09/12/2011./.
Nơi nhận:
- UBTVQH, CP ;
- Tỉnh ủy; UBND tỉnh;
- Cục kiểm tra văn bản-BTP ;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Các Sở, ban ngành tỉnh;
- TT HĐND-UBND huyện, TP
- Lưu: VP.
CHỦ TỊCH
Phạm Văn Lực | {
"issuing_agency": "Tỉnh Vĩnh Long",
"promulgation_date": "09/12/2011",
"sign_number": "17/NQ-HĐND",
"signer": "Phạm Văn Lực",
"type": "Nghị quyết"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Quyet-dinh-2042-QD-UBND-2017-Quy-hoach-diem-kinh-doanh-karaoke-vu-truong-Binh-Thuan-2025-356538.aspx | Quyết định 2042/QĐ-UBND 2017 Quy hoạch điểm kinh doanh karaoke vũ trường Bình Thuận 2025 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 2042/QĐ-UBND
Bình Thuận, ngày 19 tháng 7 năm 2017
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG, DỰ TOÁN KINH PHÍ ĐỀ ÁN XÂY DỰNG QUY HOẠCH CÁC ĐIỂM KINH DOANH KARAOKE, VŨ TRƯỜNG TỈNH BÌNH THUẬN GIAI ĐOẠN 2017 - 2025
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng;
Căn cứ Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT ngày 09/02/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn xác định định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 1603/TTr-SVHTTDL ngày 06/7/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt đề cương, dự toán kinh phí Đề án xây dựng Quy hoạch các điểm kinh doanh karaoke, vũ trường trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017 - 2025 với các nội dung chủ yếu sau:
1. Tên đề án: Đề án Xây dựng Quy hoạch các điểm kinh doanh karaoke, vũ trường trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017 - 2025.
2. Cơ quan lập quy hoạch: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận.
3. Mục tiêu, yêu cầu của đề án lập quy hoạch
Xây dựng phương án Quy hoạch các điểm kinh doanh karaoke, vũ trường trên địa bàn tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2017 - 2025 và xác định các giải pháp thực hiện.
4. Phạm vi, đối tượng, thời kỳ lập quy hoạch
- Phạm vi nghiên cứu: Toàn bộ địa giới tỉnh Bình Thuận.
- Đối tượng: Các tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường.
- Thời kỳ lập quy hoạch: Giai đoạn 2017 - 2025.
5. Nhiệm vụ của đề án quy hoạch
- Điều tra, khảo sát toàn diện địa điểm, hiện trạng, xác định quỹ đất, phân tích các điều kiện của việc kinh doanh karaoke, vũ trường trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
- Dự kiến quy hoạch (tổng số điểm karaoke và vũ trường).
- Quy hoạch các điểm kinh doanh karaoke, vũ trường trên địa bàn tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2017 - 2025 phù hợp với các quy hoạch kinh tế xã hội chung của tỉnh và quy hoạch phát triển ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận đến năm 2030.
- Phù hợp với các quy định của pháp luật về kinh doanh karaoke, vũ trường và quy định khác của pháp luật có liên quan.
6. Sản phẩm quy hoạch
- Báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt: 20 quyển.
- Bản đồ hiện trạng và quy hoạch karaoke, vũ trường tỷ lệ 1/100.000: 10 bản đồ.
- Đĩa CD lưu trữ tài liệu quy hoạch: 20 đĩa.
7. Dự toán kinh phí xây dựng quy hoạch (bao gồm thuế giá trị gia tăng): 191.646.038 đồng (Một trăm chín mươi mốt triệu, sáu trăm bốn mươi sáu ngàn không trăm ba tám đồng). Trong đó:
- Chi phí khảo sát, đo vẽ và mua bản đồ phục vụ Quy hoạch các điểm kinh doanh karaoke, vũ trường trên địa bàn tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2017 - 2025: 35.985.715 đồng.
- Chi phí lập Quy hoạch: 155.660.323 đồng. (Biểu chi tiết kèm theo)
8. Nguồn vốn lập quy hoạch: Ngân sách tỉnh, từ nguồn vốn quy hoạch hàng năm.
9. Tiến độ thực hiện.
- Từ tháng 5 - 6/2017: Lập đề cương, gửi các ngành thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt đề cương dự toán.
- Tháng 7 - 8/2017: Điều tra khảo sát thực tế địa bàn.
- Tháng 9 - 10/2017: Xây dựng dự thảo báo cáo quy hoạch và thiết kế bản đồ.
- Tháng 10/2017: Tổ chức báo cáo quy hoạch tại Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch và thông qua Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Tháng 11/2017: Chỉnh sửa báo cáo Quy hoạch, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và tổ chức công bố quy hoạch.
(Nội dung đề cương kèm theo)
Điều 2. Căn cứ đề cương, dự toán Đề án được phê duyệt tại Quyết định này, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp cùng các Sở, ngành liên quan triển khai thực hiện các nội dung của đề án này theo đúng trình tự quy định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- TT. Tỉnh ủy;
- TT. HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Phòng Tổng hợp;
- Lưu: VT, KGVX, Hương.
CHỦ TỊCH
Nguyễn Ngọc Hai
ĐỀ CƯƠNG
QUY HOẠCH CÁC ĐIỂM KINH DOANH KARAOKE, VŨ TRƯỜNG TỈNH BÌNH THUẬN GIAI ĐOẠN 2017 - 2025
(Kèm theo Quyết định số 2042/QĐ-UBND ngày 19/7/2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận)
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết lập quy hoạch
2. Nhiệm vụ nghiên cứu
3. Những căn cứ và tài liệu liên quan lập quy hoạch
4. Sản phẩm cuối cùng
5. Khái quát vị trí địa lý; lịch sử văn hóa xã hội, đặc điểm tình hình kinh tế xã hội.
Phần thứ nhất
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ KARAOKE, VŨ TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025
I. THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG, CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ KARAOKE, VŨ TRƯỜNG
1. Thực trạng hoạt động kinh doanh karaoke
2. Thực trạng hoạt động kinh doanh vũ trường
3. Công tác quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh karaoke, vũ trường trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. (Kèm theo số liệu)
II. MỘT SỐ TỒN TẠI, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN
1. Tồn tại, hạn chế
2. Nguyên nhân tồn tại, hạn chế
Phần thứ hai
NỘI DUNG QUY HOẠCH CÁC ĐIỂM KINH DOANH KARAOKE, VŨ TRƯỜNG
I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH
1. Quan điểm
2. Mục tiêu
a) Mục tiêu phát triển hoạt động văn hóa
b) Mục tiêu quản lý
3. Nguyên tắc
4. Định hướng phát triển
a) Dự báo nhu cầu karaoke, vũ trường trong giai đoạn trước mắt và lâu dài. b) Dự báo khả năng phát triển theo địa bàn.
II. NỘI DUNG QUY HOẠCH
1. Phạm vi, đối tượng
a) Phạm vi: Toàn bộ địa giới tỉnh Bình Thuận.
b) Đối tượng: Các tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường.
c) Khu vực, trục đường hạn chế không khuyến khích phát triển kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường.
2. Nội dung quy hoạch
2.1. Giai đoạn 2017 - 2020:
a) Định hướng Quy hoạch tổng thể:
Khái quát tổng thể mạng lưới karaoke, vũ trường trên địa bàn toàn tỉnh giai đoạn 2017 - 2020. Đánh giá cụ thể số điểm kinh doanh đã cấp giấy chứng nhận đăng ký (trong đó: số điểm kinh doanh hoạt động karaoke, vũ trường hoạt động theo mô hình doanh nghiệp, số điểm hoạt động theo mô hình hộ kinh doanh).
b) Quy hoạch chi tiết theo địa bàn:
* Thành phố Phan Thiết
- Nhận định tình hình, đặc điểm địa bàn dân cư, nhu cầu thực tế. Xác định các khu vực phát triển.
- Dự kiến quy hoạch (tổng số điểm karaoke và vũ trường).
* Thị xã La Gi
- Nhận định tình hình, đặc điểm địa bàn dân cư, nhu cầu thực tế. Xác định các khu vực phát triển.
- Dự kiến quy hoạch (tổng số điểm karaoke và vũ trường).
* Huyện Tuy Phong
- Nhận định tình hình, đặc điểm địa bàn dân cư, nhu cầu thực tế. Xác định các khu vực phát triển.
- Dự kiến quy hoạch (tổng số điểm karaoke và vũ trường).
* Huyện Bắc Bình
- Nhận định tình hình, đặc điểm địa bàn dân cư, nhu cầu thực tế. Xác định các khu vực phát triển.
- Dự kiến quy hoạch (tổng số điểm karaoke và vũ trường).
* Huyện Hàm Thuận Bắc
- Nhận định tình hình, đặc điểm địa bàn dân cư, nhu cầu thực tế. Xác định các khu vực phát triển.
- Dự kiến quy hoạch (tổng số điểm karaoke và vũ trường).
2.2. Giai đoạn 2021 - 2025:
a) Định hướng Quy hoạch tổng thể:
Khái quát tổng thể mạng lưới karaoke, vũ trường trên địa bàn toàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025.
b) Quy hoạch chi tiết theo địa bàn:
* Thành phố Phan Thiết
- Nhận định tình hình, đặc điểm địa bàn dân cư, nhu cầu thực tế. Xác định các khu vực phát triển.
- Dự kiến quy hoạch (tổng số điểm karaoke và vũ trường).
* Thị xã La Gi
- Nhận định tình hình, đặc điểm địa bàn dân cư, nhu cầu thực tế. Xác định các khu vực phát triển.
- Dự kiến quy hoạch (tổng số điểm karaoke và vũ trường).
* Huyện Tuy Phong
- Nhận định tình hình, đặc điểm địa bàn dân cư, nhu cầu thực tế. Xác định các khu vực phát triển.
- Dự kiến quy hoạch (tổng số điểm karaoke và vũ trường).
* Huyện Bắc Bình
- Nhận định tình hình, đặc điểm địa bàn dân cư, nhu cầu thực tế. Xác định các khu vực phát triển.
- Dự kiến quy hoạch (tổng số điểm karaoke và vũ trường).
* Huyện Hàm Thuận Bắc
- Nhận định tình hình, đặc điểm địa bàn dân cư, nhu cầu thực tế. Xác định các khu vực phát triển.
- Dự kiến quy hoạch (tổng số điểm karaoke và vũ trường).
Phần thứ ba
NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH
I. NHIỆM VỤ
II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Các giải pháp chủ yếu
a) Giải pháp tuyên truyền
b) Giải pháp về tăng cường quản lý Nhà nước về hoạt động karaoke, vũ trường
c) Giải pháp về tổ chức quản lý
- Giải pháp về nguồn lực
- Giải pháp về cơ chế chính sách
+ Tăng cường đầu tư, khuyến khích tư nhân và thu hút đầu tư nước ngoài
+ Xã hội hóa các hoạt động văn hóa, kinh doanh dịch vụ văn hóa.
d) Giải pháp tổ chức triển khai quy hoạch
- Giải pháp hạ tầng
- Giải pháp về tổ chức địa bàn
- Giải pháp cơ sở vật chất, hiện đại đồng bộ
2. Phân kỳ thực hiện
Giai đoạn I: Từ 2017 - 2020
Giai đoạn II: Từ 2021 - 2025
3. Lộ trình thực hiện đề án
3.1. Giai đoạn I: Từ 2017 - 2020
- Triển khai xây dựng và thực hiện quy hoạch
- Biện pháp xử lý và khắc phục hiện trạng trái với quy hoạch
- Thực hiện theo quy hoạch tại các địa phương.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch karaoke, vũ trường trên địa bàn tỉnh.
- Sơ kết đánh giá việc thực hiện quy hoạch.
3.2. Giai đoạn II: Từ 2021 - 2025
- Tiếp tục triển khai thực hiện đề án quy hoạch sâu rộng trên địa bàn tỉnh.
- Bổ sung, điều chỉnh quy hoạch (theo nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và các quy định mới…)
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch karaoke, vũ trường trên địa bàn tỉnh.
- Tổng kết đánh giá việc thực hiện quy hoạch.
Phần thứ tư
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
3. Sở Tài chính
4. Sở Xây dựng
5. Sở Công Thương
6. Công an tỉnh
7. UBND các huyện, thị xã, thành phố.
BIỂU DỰ TOÁN CHI TIẾT CHI PHÍ DANH MỤC THỰC HIỆN QUY HOẠCH KARAOKE, VŨ TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN GIAI ĐOẠN 2017 - 2025
(Kèm theo Quyết định số 2042/QĐ-UBND ngày 19 tháng 7 năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận.
TT
Nội dung
Tỷ lệ (%)
Kinh phí (1.000 đồng)
TỔNG DỰ TOÁN LẬP QUY HOẠCH Ở MỨC TỐI ĐA
155.660.323
Tổng dự toán trước thuế
100
143.267.670
Thuế VAT = 10%
10
12.392.653
I
Chi phí xây dựng nhiệm vụ và dự toán
2,5
3.581.692
1
Chi phí xây dựng đề cương, nhiệm vụ
1,5
2.149.015
2
Chi phí lập dự toán theo đề cương, nhiệm vụ
1
1.432.677
II
Chi phí xây dựng quy hoạch
84
120.344.843
1
Chi phí thu thập, xử lý số liệu, dữ liệu ban đầu
7
10.028.737
2
Chi phí thu thập bổ sung về số liệu, tư liệu theo yêu cầu quy hoạch
4
5.730.707
3
Chi phí khảo sát thực địa
20
28.653.534
4
Chi phí thiết kế quy hoạch
53
75.931.865
4.1
Phân tích, đánh giá vai trò vị trí của ngành
1
1.432.677
4.2
Phân tích, dự báo tiến bộ khoa học, công nghệ và phát triển ngành của khu vực; của cả nước tác động tới phát triển ngành của tỉnh trong thời kỳ quy hoạch
3
4.298.030
4.3
Phân tích đánh giá hiện trạng phát triển của ngành của tỉnh
4
5.730.707
4.4
Nghiên cứu mục tiêu và quan điểm phát triển ngành của tỉnh
3
4.298.030
4.5
Nghiên cứu, đề xuất các phương án phát triển
6
8.596.060
4.6
Nghiên cứu các giải pháp thực hiện mục tiêu
20
28.653.534
- Luận chứng các phương án phát triển
5
7.163.384
- Xây dựng phương án phát triển, đào tạo nguồn nhân lực
1
1.432.677
- Xây dựng các phương án và giải pháp phát triển khoa học công nghệ
1
1.432.677
- Xây dựng các phương án và giải pháp bảo vệ môi trường
1,5
2.149.015
- Xây dựng các phương án, tính toán nhu cầu và đảm bảo vốn đầu tư
4
5.730.707
- Xây dựng các chương trình dự án đầu tư trọng điểm
1,5
2.149.015
- Xây dựng phương án tổ chức lãnh thổ
3
4.298.030
- Xác định các giải pháp về cơ chế, chính sách và đề xuất các phương án thực hiện
3
4.298.030
4.7
Xây dựng báo cáo tổng hợp và các báo cáo liên quan
8
11.461.414
- Xây dựng báo cáo đề dẫn
1
1.432.677
- Xây dựng báo cáo tổng hợp
6
8.596.060
- Xây dựng các báo cáo tóm tắt
0,6
859.606
- Xây dựng văn bản trình thẩm định
0,2
286.535
- Xây dựng văn bản trình phê duyệt dự án quy hoạch
0,2
286.535
4.8
Xây dựng hệ thống bản đồ quy hoạch
8
11.461.414
III
Chi phí khác
13.5
19.341.135
1
Chi phí quản lý dự án quy hoạch
4,0
5.730.707
2
Chi phí thẩm định đề cương, nhiệm vụ và dự toán
1,5
2.149.015
3
Chi phí thẩm định quy hoạch
4,5
6.447.045
4
Chi phí công bố quy hoạch
3,5
5.014.368 | {
"issuing_agency": "Tỉnh Bình Thuận",
"promulgation_date": "19/07/2017",
"sign_number": "2042/QĐ-UBND",
"signer": "Nguyễn Ngọc Hai",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-688a-QD-BCT-2020-cong-bo-danh-muc-thu-tuc-hanh-chinh-thuoc-quan-ly-Bo-Cong-Thuong-441180.aspx | Quyết định 688a/QĐ-BCT 2020 công bố danh mục thủ tục hành chính thuộc quản lý Bộ Công Thương | BỘ CÔNG THƯƠNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 688a/QĐ-BCT
Hà Nội, ngày 28 tháng 02 năm 2020
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG/ BỊ BÃI BỎ THUỘC CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 và Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định sửa đổi, bổ sung một số Điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này các thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung/bị bãi bỏ thuộc chức năng quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 3 năm 2020.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ (Cục KSTTHC );
- Các Sở Công Thương;
-
Văn phòng Bộ (TH-CC);
-
Lưu: VT,PC.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trần Quốc Khánh
1. Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương
STT
Số hồ sơ TTHC(1)
Tên thủ tục hành chính
Tên VBQPPL quy định nội dung sửa đổi (2)
Lĩnh vực
Cơ quan thực hiện
A.
Thủ tục hành chính cấp Trung ương
1.
1.003041
Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô
Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương
Công nghiệp nặng
Cục Công nghiệp
2.
1.000646
Cấp đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô
Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương
Công nghiệp nặng
Cục Công nghiệp
3.
2.001651
Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô
Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương
Công nghiệp nặng
Cục Công nghiệp
4.
1.003090
Cấp giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô
Nghị định 17/2020/NĐ- CP sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương
Xuất nhập khẩu
Cục Xuất nhập khẩu
5.
2.001293
Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh thực phẩm do Bộ Công Thương thực hiện
Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương
An toàn thực phẩm
Vụ Khoa học và Công nghệ
6
2.001278
Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh thực phẩm do Bộ Công Thương thực hiện
Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương
An toàn thực phẩm
Vụ Khoa học và Công nghệ
7.
2.000117
Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm do Bộ Công Thương thực hiện
Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương
An toàn thực phẩm
Vụ Thị trường trong nước
8.
2.000115
Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm do Bộ Công Thương thực hiện
Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương
An toàn thực phẩm
Vụ Thị trường trong nước
9.
1.000981
Cấp Giấy phép chế biến nguyên liệu thuốc lá
Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương
Công nghiệp tiêu dùng
Cục Công nghiệp
10
1.000948
Cấp lại Giấy phép chế biến nguyên liệu thuốc lá
Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương
Công nghiệp tiêu dùng
Cục Công nghiệp
11.
1.000911
Cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép chế biến nguyên liệu thuốc lá
Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương
Công nghiệp tiêu dùng
Cục Công nghiệp
12.
1.000832
Cấp Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá
Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương
Công nghiệp tiêu dùng
Cục Công nghiệp
13.
1.000779
Cấp lại Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá
Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương
Công nghiệp tiêu dùng
Cục Công nghiệp
14.
2.000218
Cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá
Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương
Công nghiệp tiêu dùng
Vụ Thị trường trong nước
15.
1.001338
Cấp Giấy phép phân phối sản phẩm thuốc lá
Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương
Công nghiệp tiêu dùng
Vụ Thị trường trong nước
16.
1.001323
Cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép phân phối sản phẩm thuốc lá
Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương
Công nghiệp tiêu dùng
Vụ Thị trường trong nước
17.
2.000598
Cấp lại Giấy phép phân phối sản phẩm thuốc lá
Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương
Công nghiệp tiêu dùng
Vụ Thị trường trong nước
18.
1.004021
Cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp (quy mô từ 3 triệu lít/năm trở lên)
Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương
Công nghiệp tiêu dùng
Cục Công nghiệp
19.
1.003992
Cấp lại Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp (quy mô từ 3 triệu lít/năm trở lên)
Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương
Công nghiệp tiêu dùng
Cục Công nghiệp
20.
1.004007
Cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp (quy mô từ 3 triệu lít/năm trở lên)
Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương
Công nghiệp tiêu dùng
Cục Công nghiệp
21.
1.003977
Cấp Giấy phép phân phối rượu
Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương
Lưu thông hàng hóa trong nước
Vụ Thị trường trong nước
22
1.005376
Cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép phân phối
rượu
Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương
Lưu thông hàng hóa trong nước
Vụ Thị trường trong nước
23
1.003101
Cấp lại Giấy phép phân phối rượu
Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương
Lưu thông hàng hóa trong nước
Vụ Thị trường trong nước
24.
1.003820
Cấp Giấy phép sản xuất hóa chất bảng 1
Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương
Hóa chất
Cục Hóa chất
25.
1.003775
Cấp lại Giấy phép sản xuất hóa chất bảng 1
Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương
Hóa chất
Cục Hóa chất
26.
2.001585
Cấp điều chỉnh Giấy phép sản xuất hóa chất Bảng 1
Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương
Hóa chất
Cục Hóa chất
27.
1.003724
Cấp Giấy phép sản xuất hóa chất bảng 2, hóa chất bảng 3
Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương
Hóa chất
Cục Hóa chất
28.
2.001722
Cấp lại Giấy phép sản xuất hóa chất bảng 2, hóa chất bảng 3
Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương
Hóa chất
Cục Hóa chất
29.
1.004031
Cấp điều chỉnh Giấy phép sản xuất hóa chất Bảng 2, hóa chất Bảng 3
Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương
Hóa chất
Cục Hóa chất
30.
1.004015
Cấp Giấy phép sản xuất hóa chất DOC, DOC-PSF
Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương
Hóa chất
Cục Hóa chất
31.
2.001689
Cấp lại Giấy phép sản xuất hóa chất DOC, DOC-PSF
Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương
Hóa chất
Cục Hóa chất
32.
1.003905
Cấp điều chỉnh Giấy phép sản xuất hóa chất DOC, DOC-PSF
Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương
Hóa chất
Cục Hóa chất
33.
2.000431
Cấp giấy phép Xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất Bảng 1
Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương
Hóa chất
Cục Hóa chất
34.
2.000257
Cấp giấy phép Xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất Bảng 2, hóa chất Bảng 3
Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương
Hóa chất
Cục Hóa chất
35.
1.003980
Cấp Giấy phép sản xuất hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực Công nghiệp
Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương
Hóa chất
Cục Hóa chất
36.
1.003891
Cấp lại Giấy phép sản xuất hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp.
Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương
Hóa chất
Cục Hóa chất
37.
2.001614
Cấp điều chỉnh Giấy phép sản xuất hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp.
Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương
Hóa chất
Cục Hóa chất
38.
2.002093
Cấp giấy phép kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp
Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương
Hóa chất
Cục Hóa chất
39
2.002094
Cấp lại giấy phép kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh
doanh trong lĩnh vực công nghiệp
Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi một số Nghị định
liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương
Hóa chất
Cục Hóa chất
40.
2.002095
Cấp điều chỉnh giấy phép kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp
Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương
Hóa chất
Cục Hóa chất
41.
2.001424
Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu LPG
Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương
Kinh doanh khí
Vụ Thị trường trong nước
42.
1.005184
Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu LNG
Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương
Kinh doanh khí
Vụ Thị trường trong nước
43.
1.000706
Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu CNG
Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương
Kinh doanh khí
Vụ Thị trường trong nước
B. Thủ tục hành chính cấp tỉnh
44.
2.000591
Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm do Sở Công Thương thực hiện
Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương
An toàn thực phẩm
Sở Công Thương
45.
2.000535
Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm do Sở Công Thương thực hiện
Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương
An toàn thực phẩm
Sở Công Thương
46
2.000637
Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá
Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương
Lưu thông hàng hóa trong nước
Sở Công Thương
47.
2.000640
Cấp lại Giấy chứng nhận đủ kiều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá
Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương
Lưu thông hàng hóa trong nước
Sở Công Thương
48.
2.000197
Cấp sửa đổi, bổ sung Giấy chứng nhận đủ điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá
Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương
Lưu thông hàng hóa trong nước
Sở Công Thương
49.
2.000626
Cấp Giấy phép mua bán nguyên vật liệu thuốc lá
Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương
Lưu thông hàng hóa trong nước
Sở Công Thương
50.
2.000204
Cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép mua bán nguyên liệu thuốc lá
Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương
Lưu thông hàng hóa trong nước
Sở Công Thương
51.
2.000622
Cấp lại Giấy phép mua bán nguyên liệu thuốc lá
Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương
Lưu thông hàng hóa trong nước
Sở Công Thương
52.
2.000190
Cấp giấy phép bán buôn sản phẩm thuốc lá
Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương
Lưu thông hàng hóa trong nước
Sở Công
Thương
53.
2.000176
Cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép bán buôn sản phẩm thuốc lá
Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương
Lưu thông hàng hóa trong nước
Sở Công Thương
54.
2.000167
Cấp lại giấy phép bán buôn sản phẩm thuốc lá
Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương
Lưu thông hàng hóa trong nước
Sở Công Thương
55.
2.001646
Cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp (quy mô dưới 3 triệu lít/năm)
Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương
Lưu thông hàng hóa trong nước
Sở Công Thương
56.
2.001636
Cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp (quy mô dưới 3 triệu lít/năm)
Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương
Lưu thông hàng hóa trong nước
Sở Công Thương
57.
2.001630
Cấp lại Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp (quy mô dưới 3 triệu lít/năm)
Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương
Lưu thông hàng hóa trong nước
Sở Công Thương
58.
2.001624
Cấp Giấy phép bán buôn rượu trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương
Lưu thông hàng hóa trong nước
Sở Công Thương
59.
2.001619
Cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép bán buôn rượu trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương
Lưu thông hàng hóa trong nước
Sở Công Thương
60
2.000636
Cấp lại Giấy phép bán buôn rượu trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương
Lưu thông hàng hóa trong nước
Sở Công Thương
61.
2.001547
Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp
Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương
Hóa chất
Sở Công Thương
62.
2.001175
Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp
Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương
Hóa chất
Sở Công Thương
63
2.001172
Cấp điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp
Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương
Hóa chất
Sở Công Thương
64
1.002758
Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp
Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương
Hóa chất
Sở Công Thương
65
2.001161
Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp
Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương
Hóa chất
Sở Công Thương
66.
2.000652
Cấp điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp
Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương
Hóa chất
Sở Công Thương
67.
2.000142
Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện thương nhân kinh doanh mua bán LPG
Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương
Kinh doanh khí
Sở Công Thương
68.
2.000166
Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện thương nhân kinh doanh mua bán
LNG
Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương
Kinh doanh khí
Sở Công Thương
69.
2.000354
Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện thương nhân kinh doanh mua bán CNG
Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương
Kinh doanh khí
Sở Công Thương
C
Thủ tục hành chính cấp huyện
70.
2.000633
Cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh
Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương
Lưu thông hàng hóa trong nước
Phòng Kinh tế
71.
1.001279
Cấp lại Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh
Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương
Lưu thông hàng hóa trong nước
Phòng Kinh tế
72.
2.000629
Cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh
Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương
Lưu thông hàng hóa trong nước
Phòng Kinh tế
73.
2.000620
Cấp Giấy phép bán lẻ rượu
Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương
Lưu thông hàng hóa trong nước
Phòng Kinh tế
74.
2.000615
Cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép bán lẻ rượu
Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương
Lưu thông hàng hóa trong nước
Phòng Kinh tế
75.
2.001240
Cấp lại Giấy phép bán lẻ rượu
Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương
Lưu thông hàng hóa trong nước
Phòng Kinh tế
76.
2.000181
Cấp Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá
Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương
Lưu thông hàng hóa trong nước
Phòng Công Thương
77.
2.000162
Cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá
Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương
Lưu thông hàng hóa trong nước
Phòng Công Thương
78.
2.000150
Cấp lại giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá
Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương
Lưu thông hàng hóa trong nước
Phòng Công Thương
2. Danh mục thủ tục hành chính bị bãi bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của huyện:
STT
Số hồ sơ TTHC(1)
Tên thủ tục hành chính
Tên VBQPPL quy định việc bãi bỏ, hủy bỏ thủ tục hành chính (2)
Lĩnh vực
Cơ quan thực hiện
1
2.001235
Cấp Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ trên địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương
Lưu thông hàng hóa trong nước
Phòng Kinh tế
2
2.001231
Cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ trên địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương
Lưu thông hàng hóa trong nước
Phòng Kinh tế
3
1.002956
Cấp lại Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ trên địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương
Lưu thông hàng hóa trong nước
Phòng Kinh tế
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN | {
"issuing_agency": "Bộ Công thương",
"promulgation_date": "28/02/2020",
"sign_number": "688a/QĐ-BCT",
"signer": "Trần Quốc Khánh",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-78-2008-QD-UBND-Quy-che-quan-ly-cong-cu-ho-tro-trang-bi-cho-luc-luong-Bao-ve-chuyen-trach-cua-cac-to-chuc-tin-dung-TPHCM-81179.aspx | Quyết định 78/2008/QĐ-UBND Quy chế quản lý công cụ hỗ trợ trang bị cho lực lượng Bảo vệ chuyên trách của các tổ chức tín dụng TPHCM | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
Số: 78/2008/QĐ-UBND
TP. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 10 năm 2008
QUYẾT ĐỊNH
VỀ BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRANG BỊ CHO LỰC LƯỢNG BẢO VỆ CHUYÊN TRÁCH CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG HOẠT ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 73/2001/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2001 của Chính phủ về hoạt động và tổ chức lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp;
Căn cứ Thông tư số 05/TT-BNV (C13) ngày 28 tháng 9 năm 1996 của Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) về việc hướng dẫn thực hiện một số vấn đề trong Nghị định số 47/CP ngày 12 tháng 8 năm 1996 của Chính phủ về quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ;
Căn cứ Công văn số 2051/VPCP-NC ngày 01 tháng 4 năm 2008 của Văn phòng Chính phủ về việc cho phép thí điểm trang bị, sử dụng công cụ hỗ trợ cho lực lượng bảo vệ chuyên trách các ngân hàng thương mại cổ phần và Công văn số 2710/C11 (C13) ngày 17 tháng 6 năm 2008 của Tổng cục Cảnh sát;
Xét đề nghị của Giám đốc Công an thành phố tại Công văn số 971/CVCATP(PC13) ngày 25 tháng 7 năm 2008 và Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 801/TTr-SNV ngày 09 tháng 10 năm 2008,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý công cụ hỗ trợ trang bị cho lực lượng Bảo vệ chuyên trách của các tổ chức tín dụng hoạt động trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Công an thành phố, Giám đốc Kho bạc thành phố, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, Tổng Giám đốc, Giám đốc các tổ chức tín dụng hoạt động trên địa bàn thành phố và các tổ chức cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ; (để báo cáo)
- Bộ Công an; (để báo cáo)
- Cục Kiểm tra văn bản; (để báo cáo)
- Văn phòng Chính phủ; (để báo cáo)
- Thường trực Thành ủy; (để báo cáo)
- Thường trực HĐND. TP; (để báo cáo)
- TTUB: CT, các PCT; (để báo cáo)
- Văn phòng Thành ủy;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố;
- Sở Tài chính thành phố;
- Sở Ngoại vụ thành phố;
- Sở Nội vụ thành phố (2b);
- VPHĐ-UB: Các PVP;
- Các Phòng CV; TCTMDV (2b);
- Trung tâm Công báo;
- Lưu:VT, (TM/Tr-O) H.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC
Nguyễn Thành Tài
QUY CHẾ
QUẢN LÝ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRANG BỊ CHO LỰC LƯỢNG BẢO VỆ CHUYÊN TRÁCH CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG HOẠT ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 78 /2008/QĐ-UBND ngày 30 tháng 10 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Quy chế này quy định việc quản lý công cụ hỗ trợ trang bị cho lực lượng bảo vệ chuyên trách của các tổ chức tín dụng hoạt động trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 2. Công cụ hỗ trợ được quy định trong Quy chế này gồm các loại roi cao su, gậy cao su, roi điện, gậy điện, gậy sắt, găng tay điện, bình xịt hơi cay, súng bắn hơi cay, súng bắn đạn nhựa, cao su (không bao gồm các loại công cụ hỗ trợ khác) được quy định tại khoản 3 Điều 1 của Quy chế quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ được ban hành kèm theo Nghị định số 47/CP ngày 12 tháng 8 năm 1996 của Chính phủ.
Điều 3. Đối tượng được trang bị và sử dụng
1. Đối tượng được cấp phép trang bị, quản lý, sử dụng công cụ hỗ trợ là các tổ chức tín dụng được cơ quan có thẩm quyền cho phép hoạt động, kinh doanh trong lĩnh vực tài chính, tín dụng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
2. Nhân viên được trang bị, quản lý và sử dụng công cụ hỗ trợ là lực lượng bảo vệ chuyên trách thuộc các tổ chức tín dụng được thành lập theo Nghị định số 73/2001/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2001 của Chính phủ về hoạt động và tổ chức lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp.
Điều 4. Lực lượng bảo vệ chuyên trách của các tổ chức tín dụng hoạt động trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh chỉ được phép sử dụng công cụ hỗ trợ trong các trường hợp được pháp luật quy định, như:
- Bảo vệ trụ sở cơ quan, đơn vị, áp tải tiền, lợi ích vật chất khác của ngân hàng và của khách hàng khi có giao dịch;
- Phòng vệ chính đáng do bị tấn công bằng vũ lực;
- Ngăn chặn hành vi phạm tội quả tang;
- Vô hiệu hóa hành vi trốn chạy hoặc chống trả của người vi phạm pháp luật, cần đưa đến cơ quan Công an để lập biên bản xử lý và các hành vi vi phạm khác...
Điều 5.
1. Tổ chức, cá nhân không thuộc diện trang bị, giao giữ, sử dụng công cụ hỗ trợ và các loại vũ khí khác, nếu đang có, không kể do nguồn gốc nào, đều phải kê khai và giao nộp tại cơ quan Công an hoặc cơ quan Quân sự các cấp.
2. Hàng năm, các tổ chức tín dụng phải tự kiểm tra chất lượng và thực hiện việc chuyển loại, thanh lý số công cụ hỗ trợ hư hỏng, xuống cấp; đồng thời lập danh sách, kê khai giao nộp cho cơ quan Công an cấp phép sử dụng để lập hội đồng tiêu hủy theo quy định.
Chương II
THỦ TỤC, HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ TRANG BỊ, CẤP PHÉP SỬ DỤNG CÔNG CỤ HỖ TRỢ
Điều 6. Thủ tục đề nghị trang bị (mua)
Công văn đề nghị trang bị và sử dụng do Tổng Giám đốc ký có phê duyệt của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước gửi Tổng cục Cảnh sát - Bộ Công an hoặc Công an thành phố.
Bản sao hợp lệ giấy phép thành lập và cho phép các tổ chức tín dụng hoạt động của Ngân hàng Nhà nước.
Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Quyết định thành lập lực lượng bảo vệ chuyên trách theo quy định tại Nghị định số 73/2001/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2001 của Chính phủ về hoạt động và tổ chức lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp.
Giấy giới thiệu kèm giấy Chứng minh nhân dân của người được cử liên hệ.
Điều 7. Thủ tục cấp mới, cấp đổi giấy phép sử dụng
1. Thủ tục cấp mới:
- Công văn của các tổ chức tín dụng gửi cơ quan Công an thành phố đề nghị cấp giấy phép sử dụng;
- Bản kê khai công cụ hỗ trợ đề nghị cấp phép sử dụng (theo mẫu VK5) do Bộ Công an ban hành theo Quyết định số 998/2001/QĐ-BCA(C11) ngày ngày 10 tháng 10 năm 2001;
- Bản sao giấy phép mua công cụ hỗ trợ của cơ quan Công an cấp;
- Hóa đơn bán công cụ hỗ trợ của cơ sở sản xuất, kinh doanh công cụ hỗ trợ;
- Giấy giới thiệu kèm Chứng minh nhân dân của người đến làm thủ tục.
2. Thủ tục đề nghị cấp đổi:
- Công văn đề nghị cấp đổi, cấp lại (nêu rõ lý do);
- Bản kê khai công cụ hỗ trợ đề nghị cấp phép sử dụng (theo mẫu VK5);
- Giấy phép sử dụng gần hết hạn thời gian sử dụng;
- Danh sách trích ngang nhân viên bảo vệ;
- Giấy giới thiệu kèm Chứng minh nhân dân của người đến liên hệ.
Chương III
PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM TRONG VIỆC TRANG BỊ, BẢO QUẢN, KIỂM TRA, SỬ DỤNG CÔNG CỤ HỖ TRỢ
Điều 8. Đối với Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước TP. Hồ Chí Minh
1. Có trách nhiệm phối hợp với Công an thành phố Hồ Chí Minh (Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về Trật tự xã hội là đơn vị được giao nhiệm vụ cấp giấy phép trang bị và sử dụng công cụ hỗ trợ) chỉ đạo, hướng dẫn cho các tổ chức tín dụng lập danh sách đề nghị trang bị công cụ hỗ trợ cho lực lượng bảo vệ chuyên trách thuộc các đơn vị trên.
2. Phối hợp với Công an thành phố Hồ Chí Minh tổ chức mở lớp đào tạo, tập huấn kỹ thuật, nghiệp vụ về trang bị, bảo quản và sử dụng cho lực lượng bảo vệ chuyên trách thuộc các tổ chức tín dụng trước khi được trang bị công cụ hỗ trợ.
Điều 9. Đối với các tổ chức tín dụng
1. Có trách nhiệm mua sắm công cụ hỗ trợ tại các cơ sở được phép kinh doanh công cụ hỗ trợ, theo đúng quy định chủng loại quy định tại Quy chế này.
Về số lượng: từ hai đến ba nhân viên bảo vệ trang bị một công cụ hỗ trợ.
Tổ chức quản lý công cụ hỗ trợ một cách chặt chẽ, tập trung tại đơn vị; chỉ giao công cụ hỗ trợ cho nhân viên bảo vệ khi làm nhiệm vụ. Hàng tuần phải bảo dưỡng, kiểm tra chất lượng công cụ hỗ trợ; nơi cất giữ phải có các phương tiện chuyên dùng bảo quản chắc chắn và có phương án đảm bảo tốt việc phòng, chống cháy, nổ theo quy định.
2. Phối hợp và chịu sự hướng dẫn trực tiếp của Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước thành phố và Công an thành phố về việc xây dựng phương án, kế hoạch nhằm bảo vệ an toàn trụ sở cơ quan, đơn vị, bảo vệ việc áp tải tiền, lợi ích vật chất khác của ngân hàng và của khách hàng khi có giao dịch, cũng như việc tổ chức tập huấn kỹ thuật, nghiệp vụ về bảo quản, sử dụng công cụ hỗ trợ cho lực lượng bảo vệ chuyên trách của đơn vị.
3. Tổ chức việc phân công cán bộ, nhân viên chuyên môn theo dõi, quản lý chặt chẽ công cụ hỗ trợ. Có sổ sách ghi chép, theo dõi cập nhật thường xuyên việc cấp phát, cũng như thu hồi công cụ hỗ trợ. Trường hợp công cụ hỗ trợ hoặc giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ bị mất, người được giao quản lý, sử dụng phải báo ngay cho cơ quan, đơn vị, đồng thời cơ quan, đơn vị đó phải lập biên bản xác nhận sự việc, có văn bản báo ngay cho cơ quan Công an sở tại nơi mất và cơ quan Công an cấp phép (Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về Trật tự xã hội - Công an thành phố) để có biện pháp truy tìm kịp thời.
4. Tuyệt đối chỉ giao, cấp, phát công cụ hỗ trợ cho cán bộ, nhân viên quản lý, cho lực lượng bảo vệ chuyên trách sử dụng khi đã qua lớp đào tạo, tập huấn thành thạo về kỹ thuật, nghiệp vụ bảo quản và sử dụng công cụ hỗ trợ.
5. Chỉ đưa vào sử dụng công cụ hỗ trợ khi đã được cơ quan Công an có thẩm quyền cấp phép. Lực lượng bảo vệ chuyên trách khi thi hành nhiệm vụ, được trang bị, sử dụng công cụ hỗ trợ phải mang theo giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ và giấy tờ tùy thân khác để xuất trình khi có cơ quan Công an thẩm quyền kiểm tra, kiểm soát.
6. Tổng Giám đốc, Giám đốc hoặc người đứng đầu (người đại diện theo pháp luật) của các tổ chức tín dụng là người chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc bảo quản, sử dụng công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật. Nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng việc trang bị, sử dụng công cụ hỗ trợ để xâm phạm tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân và của các cơ quan, tổ chức xã hội khác.
Điều 10. Đối với Công an thành phố Hồ Chí Minh
1. Có trách nhiệm phối hợp với Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước thành phố hướng dẫn các tổ chức tín dụng hoàn tất các thủ tục quy định về đăng ký mua, trang bị công cụ hỗ trợ cũng như việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký, cấp giấy phép sử dụng số công cụ hỗ trợ trên theo quy định tại khoản 6 Mục E Phần II Thông tư số 05/TT-NBV(C13) ngày 28 tháng 9 năm 1996 của Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 47/CP ngày 12 tháng 8 năm 1996 của Chính phủ về quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
2. Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ, Công an thành phố (Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về Trật tự xã hội) phải cấp giấy phép mua công cụ hỗ trợ tại các cơ sở được phép bán công cụ hỗ trợ theo quy định.
3. Có kế hoạch phối hợp với Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước thành phố tổ chức việc đào tạo, tập huấn nghiệp vụ, kỹ thuật bảo quản, sử dụng công cụ hỗ trợ cho lực lượng bảo vệ chuyên trách các tổ chức tín dụng.
4. Chủ động phối hợp với Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước thành phố tổ chức việc kiểm tra định kỳ mỗi năm một lần hoặc đột xuất theo yêu cầu công tác về việc bảo quản, sử dụng công cụ hỗ trợ của lực lượng bảo vệ chuyên trách các tổ chức tín dụng. Kịp thời phát hiện ngăn ngừa, chấn chỉnh các biểu hiện sơ hở trong bảo quản, sử dụng cũng như xử lý các hành vi vi phạm trong bảo quản, sử dụng công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 11.
1. Giám đốc Công an thành phố và Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước thành phố có trách nhiệm triển khai, hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc các tổ chức tín dụng thực hiện đúng Quy chế này.
2. Đơn vị, cá nhân được phép trang bị, sử dụng công cụ hỗ trợ mà vi phạm chế độ quản lý công cụ hỗ trợ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây ra thiệt hại về vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc sử dụng công cụ hỗ trợ để ngăn chặn các hành động phạm tội và hành vi vi phạm pháp luật khác, thì tùy theo tính chất vụ việc sẽ được xem xét đề nghị khen thưởng kịp thời.
Điều 12.
1. Sau 01 năm triển khai thực hiện việc trang bị, quản lý, sử dụng công cụ hỗ trợ của lực lượng bảo vệ chuyên trách thuộc các tổ chức tín dụng được quy định tại Quy chế này; Giám đốc Công an thành phố có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước thành phố, Tổng Giám đốc, Giám đốc hoặc người đứng đầu (người đại diện theo pháp luật) các tổ chức tín dụng tổ chức họp đánh giá, rút kinh nghiệm, báo cáo kết quả cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố.
2. Giao cho Giám đốc Công an thành phố chủ trì, phối hợp với Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước thành phố và Thủ trưởng các Sở, ngành liên quan, tổng hợp những phát sinh, vướng mắc trong quá trình thực hiện Quy chế này báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố có ý kiến chỉ đạo kịp thời./. | {
"issuing_agency": "Thành phố Hồ Chí Minh",
"promulgation_date": "30/10/2008",
"sign_number": "78/2008/QĐ-UBND",
"signer": "Nguyễn Thành Tài",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Quyet-dinh-2413-QD-UBND-gia-dat-cu-the-lam-can-cu-xac-dinh-gia-khoi-diem-ban-dau-gia-Phu-Yen-2016-330061.aspx | Quyết định 2413/QĐ-UBND giá đất cụ thể làm căn cứ xác định giá khởi điểm bán đấu giá Phú Yên 2016 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 2413/QĐ-UBND
Phú Yên, ngày 11 tháng 10 năm 2016
QUYẾT ĐỊNH
V/V PHÊ DUYỆT GIÁ ĐẤT CỤ THỂ ĐỂ LÀM CĂN CỨ XÁC ĐỊNH GIÁ KHỞI ĐIỂM BÁN ĐẤU GIÁ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT ĐỐI VỚI 01 THỬA ĐẤT TIẾP GIÁP ĐƯỜNG VÕ THỊ SÁU, PHƯỜNG XUÂN YÊN, THỊ XÃ SÔNG CẦU
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Luật Đất đai năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về giá đất;
Căn cứ Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết phương pháp định giá đất; xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất; định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất;
Căn cứ Quyết định số 44/2016/QĐ-UBND ngày 29/8/2016 của UBND tỉnh về quy định chi tiết trình tự, thủ tục thực hiện định giá đất cụ thể trên địa bàn tỉnh;
Theo Quyết định số 1403/QĐ-UBND ngày 24/6/2016 của UBND tỉnh về Phê duyệt Kế hoạch định giá đất cụ thể trên địa bàn thành phố Tuy Hòa, thị xã Sông Cầu và huyện Đông Hòa;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (tại Tờ trình số 720/TTr-STNMT ngày 05/10/2016); Biên bản thẩm định ngày 28/9/2016 của Hội đồng thẩm định giá đất cụ thể và hồ sơ kèm theo.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt giá đất cụ thể để làm căn cứ xác định giá khởi điểm bán đấu giá quyền sử dụng đất đối 01 thửa đất tiếp giáp đường Võ Thị Sáu, phường Xuân Yên, thị xã Sông Cầu; với nội dung như sau:
PHƯƠNG ÁN GIÁ ĐẤT
TT
Tên lô đất
Diện tích (m2)
Loại đất
Vị trí đất
Đường, đoạn đường hoặc khu vực
Giá đất phê duyệt (đồng/m2)
1
Thửa đất số 18, khu A, tờ số 3, bản đồ 299TTg, vùng 6, Long Hải Bắc, thị trấn Sông Cầu (nay thửa đất này tiếp giáp với đường Võ Thị Sáu, phường Xuân Yên, thị xã Sông Cầu)
100
Đất ở đô thị (ODT)
1
Đường Võ Thị Sáu, phường Xuân Yên
5.410.000
Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Giao thông Vận tải; Cục trưởng Cục Thuế tỉnh; Chủ tịch UBND thị xã Sông Cầu và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan có trách nhiệm thi hành quyết định này kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- CT, PCT UBND tỉnh (Hiến);
- Lưu: VT, Hg, HgAQD
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Chí Hiến | {
"issuing_agency": "Tỉnh Phú Yên",
"promulgation_date": "11/10/2016",
"sign_number": "2413/QĐ-UBND",
"signer": "Nguyễn Chí Hiến",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xuat-nhap-khau/Thong-bao-4098-TB-TCHQ-2015-ket-qua-phan-loai-hang-hoa-xuat-nhap-khau-chat-trang-men-Art-Dios-280400.aspx | Thông báo 4098/TB-TCHQ 2015 kết quả phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu chất tráng men Art Dios | BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 4098/TB-TCHQ
Hà Nội, ngày 07 tháng 05 năm 2015
THÔNG BÁO
VỀ KẾT QUẢ PHÂN LOẠI ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
Căn cứ Nghị định số 06/2003/NĐ-CP ngày 22/1/2003 của Chính phủ quy định về việc phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
Căn cứ Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Thông tư số 49/2010/TT-BTC ngày 12/4/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc phân loại hàng hóa, áp dụng mức thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Thông tư số 156/2011/TT-BTC ngày 14/11/2011 của Bộ Tài chính về việc ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam; Thông tư số 164/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính về việc ban hành Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế;
Trên cơ sở kết quả phân tích của Trung tâm Phân tích phân loại hàng hóa XNK - Chi nhánh Tp.Hồ Chí Minh tại Thông báo số 490/TB-PTPLHCM ngày 13/3/2015 và đề nghị của Cục trưởng Cục Thuế XNK, Tổng cục Hải quan thông báo kết quả phân loại hàng hóa như sau:
1. Tên hàng theo khai báo: Mục 1: Chất tráng men dùng để tráng men đáy nồi chảo - Ceramic coating Art Dios BS/FC-10016.
2. Đơn vị nhập khẩu: Công ty TNHH Living & Life Vina; Đ/c: KCN Mỹ Xuân A2, Tân Thanh, Bà Rịa - Vũng Tàu; MST: 3501715043.
3. Số, ngày tờ khai hải quan: 10022342692/A12 ngày 02/12/2014 tại Chi cục Hải quan Cửa khẩu Cảng Phú Mỹ, Cục Hải quan Bà Rịa - Vũng Tàu.
4. Tóm tắt mô tả và đặc tính hàng hóa: Chất phủ, thành phần chính gồm poly(dimethylsiloxane), nhôm oxit, titan oxit, methanol, nước... hàm lượng rắn là 51.6%, dạng lỏng.
5. Kết quả phân loại:
Tên thương mại: Art Dios BS/FC-10016.
Tên gọi theo cấu tạo, công dụng: Chất phủ, thành phần chính gồm poly(dimethylsiloxane), nhôm oxit, titan oxit, methanol, nước... hàm lượng rắn là 51.6%, dạng lỏng.
Ký, mã hiệu, chủng loại: BS/FC-10016.
Nhà sản xuất: Korea Fine Ceramic Co.,Ltd.
thuộc nhóm 32.09 "Sơn và vecni (kể cả các loại men tráng (enamels) và dầu bóng) làm từ các loại polyme tổng hợp hoặc các polyme tự nhiên đã biến đổi về mặt hóa học, đã phân tán hay hòa tan trong môi trường nước", mã số 3209.90.00 "- Loại khác" tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi.
Thông báo này có hiệu lực kể từ ngày ban hành./.
Nơi nhận:
- Tổng cục trưởng (để b/c);
- Các Cục HQ tỉnh, TP (để t/hiện);
- Chi cục Hải quan Cửa khẩu Cảng Phú Mỹ, Cục Hải quan Bà Rịa - Vũng Tàu;
- Trung tâm PTPL HHXNK và các chi nhánh;
- Website Hải quan;
- Lưu: VT, TXNK-PL-L.Anh (3b).
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Nguyễn Dương Thái | {
"issuing_agency": "Tổng cục Hải quan",
"promulgation_date": "07/05/2015",
"sign_number": "4098/TB-TCHQ",
"signer": "Nguyễn Dương Thái",
"type": "Thông báo"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Quyet-dinh-34-2017-QD-UBND-von-huy-dong-tu-cong-dong-thuc-hien-chuong-trinh-quoc-gia-Hai-Phong-376563.aspx | Quyết định 34/2017/QĐ-UBND vốn huy động từ cộng đồng thực hiện chương trình quốc gia Hải Phòng | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 34/2017/QĐ-UBND
Hải Phòng, ngày 19 tháng 12 năm 2017
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG HỢP PHÁP TỪ CỘNG ĐỒNG THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 21 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Pháp lệnh ngày 20 tháng 4 năm 2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 24/1999/NĐ-CP ngày 16 tháng 4 năm 1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế tổ chức huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng của các xã, thị trấn;
Căn cứ Nghị định số 161/2016/NĐ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ về cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng một số dự án thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Thông tư số 85/1999/TT-BTC ngày 07 tháng 7 năm 1999 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy chế tổ chức huy động, quản lý và xử lý các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng của các xã, thị trấn;
Căn cứ Thông tư số 28/2012/TT-BTC ngày 24 tháng 02 năm 2012 của Bộ Tài chính quy định về quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn;
Căn cứ Thông tư số 349/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định về thanh toán, quyết toán nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Quyết định số 41/2016/QĐ-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý, điều hành thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia;
Thực hiện Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020;
Theo đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 64/TTr-KHĐT ngày 31 tháng 10 năm 2017; Báo cáo thẩm định số 60/BCTĐ-STP ngày 30 tháng 10 năm 2017 của Sở Tư pháp.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý, sử dụng nguồn vốn huy động hợp pháp từ cộng đồng thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 28 tháng 12 năm 2017.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, các thành viên Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn thành phố, Thủ trưởng các Sở, ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã; chủ đầu tư và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Chính phủ;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL – Bộ Tư pháp;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội HP;
- TTTU; TTHĐNDTP;
- CT, các PCT UBND TP;
- Như Điều 3;
- Sở Tư pháp;
- Công báo TP, Cổng thông tin điện tử TP;
- Báo Hải Phòng; Đài PTTH HP;
- CVP, các PCVP;
- CV: NN, LĐ, TC, TH;
- Lưu: VT.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Tùng
QUY CHẾ
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG HỢP PHÁP TỪ CỘNG ĐỒNG THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 34/2017/QĐ-UBND ngày 19 tháng 12 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này áp dụng trong công tác quản lý, sử dụng các khoản đóng góp hợp pháp từ cộng đồng (bao gồm vốn đóng góp tự nguyện của nhân dân; vốn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước) để xây dựng, nâng cấp sửa chữa các công trình cơ sở hạ tầng thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quy chế này áp dụng đối với các cơ quan quản lý nhà nước, Ủy ban nhân dân các xã, chủ đầu tư, nhân dân, các tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội liên quan trong quá trình quản lý, triển khai thực hiện chương trình, dự án các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
Điều 3. Nguyên tắc quản lý, sử dụng vốn huy động
1. Các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân, các tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội để đầu tư xây dựng các công trình phải được sử dụng đúng mục đích, huy động cho công trình nào phải đầu tư trực tiếp cho công trình đó.
2. Phương thức huy động, mức huy động do nhân dân bàn bạc và quyết định theo nguyên tắc tự nguyện, được Hội đồng nhân dân xã thông qua.
3. Việc quản lý, sử dụng vốn đảm bảo công khai, có sự tham gia giám sát của cộng đồng, đảm bảo phù hợp với quy định của Luật Ngân sách, Luật Đầu tư công và pháp luật liên quan.
Chương II
LẬP KẾ HOẠCH HUY ĐỘNG VỐN TỪ CỘNG ĐỒNG THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
Điều 4. Lập kế hoạch
1. Danh mục dự án đầu tư có sử dụng nguồn vốn huy động hợp pháp từ cộng đồng được đề xuất đồng thời với quá trình lập Kế hoạch đầu tư trên địa bàn xã và được xây dựng, phê duyệt theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Thông tư số 01/2017/TT-BKHĐT ngày 14 tháng 02 năm 2017 về hướng dẫn quy trình lập Kế hoạch đầu tư cấp xã thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia; Kế hoạch thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn xã.
2. Ủy ban nhân dân xã tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân huyện danh mục dự án sử dụng vốn huy động hợp pháp từ cộng đồng cần hỗ trợ kinh phí từ ngân sách huyện, thành phố.
3. Ủy ban nhân dân huyện xem xét, cân đối bố trí kinh phí đối với hạng mục đầu tư xã đề nghị hỗ trợ từ nguồn ngân sách huyện.
4. Uỷ ban nhân dân huyện tổng hợp đăng ký danh mục các dự án đề nghị hỗ trợ từ ngân sách thành phố, gửi về cơ quan chủ trì Chương trình mục tiêu quốc gia để tổng hợp, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố theo quy định.
Chương III
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG
Điều 5. Hình thức huy động
Các khoản đóng góp tự nguyện và viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân (trong và ngoài nước) để đầu tư cho các dự án đầu tư do xã quản lý được thực hiện như sau:
1. Trường hợp đóng góp bằng tiền:
a) Khi thu khoản đóng góp bằng tiền mặt phải có chứng từ theo quy định về kế toán ngân sách xã hiện hành.
b) Uỷ ban nhân dân xã thực hiện thu và nộp vào tài khoản Tiền gửi vốn đầu tư của ngân sách xã do xã quản lý mở tại Kho bạc nhà nước (nếu đóng góp bằng ngoại tệ thì ngoại tệ được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá hạch toán ngoại tệ do Kho bạc nhà nước công bố hàng tháng).
2. Trường hợp đóng góp bằng hiện vật và công lao động:
a) Đối với khoản đóng góp bằng hiện vật và công lao động tự nguyện của nhân dân: Ủy ban nhân dân xã hạch toán vào giá trị công trình, dự án để theo dõi, quản lý, không hạch toán vào thu, chi ngân sách nhà nước.
b) Uỷ ban nhân dân xã thành lập Hội đồng xác định giá trị hiện vật (bằng tiền Việt Nam) để giao cho Chủ đầu tư quản lý; Hội đồng xác định giá trị hiện vật do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã quyết định thành lập; thành viên gồm đại diện Chính quyền, Đoàn thể trong xã và Ban giám sát đầu tư của cộng đồng.
c) Căn cứ quy định hiện hành của Ủy ban nhân dân thành phố về giá đất, giá bồi thường các công trình kiến trúc cây cối, hoa màu; giá cả vật tư; giá trị ngày công lao động tại địa phương (tại thời điểm góp), Hội đồng xác định giá trị đóng góp của dân và công khai cho nhân dân nơi có dự án biết để thống nhất đưa vào giá trị công trình, được thể hiện trong hồ sơ quyết toán công trình.
d) Nguồn thu và tổng kinh phí có được cho dự án đó phải được niêm yết công khai bằng danh sách của từng đối tượng đóng góp bằng tiền, bằng hiện vật, ngày công lao động đã được quy đổi thành đồng tiền Việt Nam tại trụ sở thôn hoặc Uỷ ban nhân dân xã.
Điều 6. Quản lý và sử dụng vốn huy động
1. Các khoản đóng góp của nhân dân và các nguồn khác đầu tư cho dự án phải thực hiện đúng chế độ quy định. Kế toán xã phải mở sổ kế toán để phản ánh và hạch toán quá trình thu, sử dụng các khoản đóng góp, tính toán chính xác số chênh lệch thu - chi (nếu có).
2. Sau khi công trình hoàn thành đưa vào sử dụng, Chủ đầu tư lập và trình duyệt quyết toán theo quy định và báo cáo tình hình thu, quản lý, sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân và các nguồn huy động khác cho dự án để công khai cho nhân dân biết. Sau 15 ngày kể từ ngày quyết toán công trình được phê duyệt, Uỷ ban nhân dân xã lập báo cáo tình hình thu, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân gửi Uỷ ban nhân dân huyện, đồng thời trình ra Hội đồng nhân dân xã trong kỳ họp gần nhất.
3. Trong trường hợp có chênh lệch thu - chi, Uỷ ban nhân dân xã phối hợp với Mặt trận tổ quốc, đại diện các tổ chức quần chúng tổ chức họp dân để bàn bạc và thống nhất quyết định xử lý phần chênh lệch.
Điều 7. Nhận tặng 100% giá trị công trình từ các tổ chức, cá nhân
1. Ủy ban nhân dân xã được phép tiếp nhận công trình thuộc thẩm quyền quản lý do tổ chức, cá nhân xây tặng.
2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân xã:
a) Hướng dẫn tổ chức, cá nhân tặng 100% giá trị công trình đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật về xây dựng, đất đai, bảo vệ môi trường và pháp luật liên quan. Xem xét sự phù hợp của các nội dung xây dựng công trình, bao gồm: tên công trình, quy mô xây dựng, thiết kế, hình thức thi công, thời gian thực hiện, tổng kinh phí, nguồn kinh phí, các điều kiện để triển khai thi công (diện tích sử dụng đất, giải pháp thi công, an toàn xây dựng, phương án giải phóng mặt bằng, bảo vệ môi trường…).
Trường hợp cần thiết, có thể xin ý kiến cơ quan chuyên môn cấp huyện cho ý kiến về thiết kế công trình, các điều kiện để triển khai công trình trước khi cho phép tổ chức, cá nhân triển khai thi công.
b) Kiểm tra, giám sát tổ chức, cá nhân xây dựng công trình theo phương án đã được phê duyệt, đảm bảo các quy định của pháp luật hiện hành; tiếp nhận công trình để quản lý.
3. Tổ chức, cá nhân tặng công trình có trách nhiệm triển khai đầu tư xây dựng công trình, đảm bảo quy định của pháp luật về xây dựng, đất đai, bảo vệ môi trường và các quy định của pháp luật hiện hành; bàn giao cho Ủy ban nhân dân xã quản lý sau khi công trình hoàn thành.
Điều 8. Điều kiện để triển khai thi công
1. Hoàn thành thủ tục các dự án theo quy định hiện hành.
2. Người dân, tổ chức, cá nhân đã đóng góp 100% số tiền và hiện vật đã cam kết theo kế hoạch.
3. Hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng theo quy định.
Điều 9. Giám sát sử dụng vốn
1. Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng tại địa phương có trách nhiệm giám sát quá trình sử dụng vốn, cụ thể:
a) Thực hiện giám sát toàn diện các khâu trong quá trình huy động, quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí; giám sát quá trình thi công xây lắp, nghiệm thu xác nhận sự cố hoặc phát sinh của công trình (nếu có), xử lý kỹ thuật nhằm đảm bảo chất lượng của công trình; bàn giao và quyết toán công trình đúng theo quy định.
b) Phát hiện và thông báo kịp thời cho cấp có thẩm quyền để xử lý đối với những vi phạm trong quá trình tổ chức huy động, quản lý các khoản đóng góp để xây dựng công trình và quá trình thi công, số lượng, chất lượng công trình.
2. Trường hợp những công trình yêu cầu cao về kỹ thuật, vượt quá khả năng của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng thì Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng có ý kiến bằng văn bản để Chủ đầu tư thuê đơn vị có chức năng giám sát thực hiện nhiệm vụ giám sát kỹ thuật công trình, mức kinh phí thuê tư vấn giám sát theo quy định hiện hành. Nội dung giám sát về sử dụng vốn vẫn thuộc trách nhiệm giám sát của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng.
Điều 10. Thủ tục đầu tư công trình
1. Quy trình lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng, Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ; Nghị định 161/2016/NĐ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ về cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng đối với một số dự án thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 và quy định hiện hành.
2. Chỉ phê duyệt đầu tư xây dựng công trình khi xác định rõ nguồn vốn, người dân cam kết đảm bảo đóng góp đầy đủ vốn đối ứng.
3. Việc tổ chức lựa chọn nhà thầu xây dựng cơ sở hạ tầng: Lựa chọn theo hình thức tham gia thực hiện của cộng đồng (lựa chọn cộng đồng dân cư, tổ chức đoàn thể, tổ, nhóm thợ tại địa phương nơi có gói thầu thực hiện toàn bộ hoặc một phần gói thầu) hoặc lựa chọn nhà thầu theo quy định hiện hành của Luật Đấu thầu.
Chương IV
CHẾ ĐỘ BÁO CÁO, KIỂM TRA
Điều 11. Chế độ báo cáo, kiểm tra
1. Ủy ban nhân dân xã báo cáo kết quả huy động tài chính, tiến độ thực hiện dự án 6 tháng, hàng năm (hoặc đột xuất theo yêu cầu) về Ủy ban nhân dân huyện để tổng hợp, theo dõi, kiểm tra đôn đốc thực hiện.
2. Ủy ban nhân dân huyện:
a) Thường xuyên rà soát kiểm tra, giám sát tình hình huy động, quản lý, sử dụng nguồn vốn huy động triển khai thực hiện các dự án, chấn chỉnh kịp thời những sai sót; đối với những vấn đề vượt thẩm quyền, báo cáo cấp trên để xử lý kịp thời.
b) Ủy ban nhân dân huyện tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện của các xã trên địa bàn gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các Sở, ngành liên quan để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố định kỳ 6 tháng, hàng năm (hoặc đột xuất theo yêu cầu).
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở quản lý xây dựng chuyên ngành tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố; kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về huy động, quản lý, sử dụng vốn huy động hợp pháp từ cộng đồng tại địa phương theo quy định./. | {
"issuing_agency": "Thành phố Hải Phòng",
"promulgation_date": "19/12/2017",
"sign_number": "34/2017/QĐ-UBND",
"signer": "Nguyễn Văn Tùng",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Quyet-dinh-14-2023-QD-UBND-bai-bo-Quyet-dinh-43-2016-QD-UBND-su-dung-the-di-lai-APEC-Bac-Ninh-588491.aspx | Quyết định 14/2023/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 43/2016/QĐ-UBND sử dụng thẻ đi lại APEC Bắc Ninh | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC NINH
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 14/2023/QĐ-UBND
Bắc Ninh, ngày 20 tháng 7 năm 2023
QUYẾT ĐỊNH
V/V BÃI BỎ QUYẾT ĐỊNH SỐ 43/2016/QĐ-UBND NGÀY 01/11/2016 CỦA UBND TỈNH BẮC NINH VỀ VIỆC BAN HÀNH “QUY CHẾ XÉT, CHO PHÉP SỬ DỤNG THẺ ĐI LẠI CỦA DOANH NHÂN APEC, THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ CỦA CHỦ TỊCH UBND TỈNH BẮC NINH”
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 06 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016;
Căn cứ Quyết định số 09/2023/QĐ-TTg ngày 12/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về Trình tự, thủ tục, thẩm quyền, cấp và quản lý thẻ đi lại doanh nhân APEC;
Theo đề nghị của Chánh Văn phòng UBND tỉnh tại Tờ trình số 193 /TTr-VP ngày 14/7/2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Bãi bỏ Quyết định số 43/2016/QĐ-UBND ngày 01 tháng 11 năm 2016 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc ban hành “Quy chế xét, cho phép sử dụng thẻ đi lại của doanh nhân APEC thuộc thẩm quyền quản lý của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2023.
Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh; Công an tỉnh; Cục thuế tỉnh; Cục Hải quan Bắc Ninh; Bảo hiểm xã hội tỉnh và các Sở, ban, ngành trực thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Ngoại giao;
- Bộ Công an;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL);
- TT.Tỉnh ủy, TT.HĐND tỉnh, Đoàn ĐBQH tỉnh (b/c);
- Chủ tịch và các PCT.UBND tỉnh;
- Các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- Các Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh;
- Lưu: VT, PNV.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Hương Giang | {
"issuing_agency": "Tỉnh Bắc Ninh",
"promulgation_date": "20/07/2023",
"sign_number": "14/2023/QĐ-UBND",
"signer": "Nguyễn Hương Giang",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Quyet-dinh-3560-QD-UBND-2023-Ke-hoach-hanh-dong-tang-truong-xanh-Nghe-An-2021-2030-584956.aspx | Quyết định 3560/QĐ-UBND 2023 Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh Nghệ An 2021 2030 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 3560/QĐ-UBND
Nghệ An, ngày 01 tháng 11 năm 2023
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG TĂNG TRƯỞNG XANH TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2021 - 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Quyết định số 1658/QĐ-TTg ngày 01/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050;
Căn cứ Quyết định số 882/QĐ-TTg ngày 22/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030;
Căn cứ Quyết định số 1059/QĐ-TTg ngày 14/9/2023 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Quy hoạch tỉnh Nghệ An thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 600/QĐ-BKHĐT ngày 07/4/2023 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành Hướng dẫn xây dựng Kế hoạch động và tích hợp tăng trưởng xanh vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội các cấp;
Theo đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Báo cáo số 538/BC-SKHĐT ngày 17/10/2023.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 - 2030.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ,
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh;
- Các tổ chức chính trị xã hội tỉnh;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- Các Phó CVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, TH (Hùng).
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Bùi Thanh An
KẾ HOẠCH
HÀNH ĐỘNG TĂNG TRƯỞNG XANH TỈNH NGHỆ AN, GIAI ĐOẠN 2021 - 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3560/QĐ-UBND ngày 01/11/2023 của UBND tỉnh Nghệ An)
Thực hiện Quyết định số 1658/QĐ-TTg ngày 01/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050; Quyết định số 882/QĐ-TTg ngày 22/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030; UBND tỉnh Nghệ An ban hành Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 - 2030 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Quán triệt các quan điểm, định hướng chiến lược, nhiệm vụ, giải pháp tại Quyết định số 1658/QĐ-TTg ngày 01/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050; Quyết định số 882/QĐ-TTg ngày 22/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030.
- Cụ thể hoá các mục tiêu, nội dung triển khai và tổ chức thực hiện kế hoạch hành động tăng trưởng xanh trên địa bàn tỉnh gắn với thực hiện Nghị quyết số 39- NQ/TW ngày 18/7/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Quy hoạch tỉnh Nghệ An thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm.
2. Yêu cầu
- Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh của tỉnh phải phù hợp với Chiến lược và Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030.
- Xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cần triển khai thực hiện, đảm bảo tính khả thi, phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng ngành, lĩnh vực, địa phương; đảm bảo đồng bộ, liên ngành, liên vùng, cân bằng giữa yêu cầu trước mắt và lâu dài, có trọng tâm theo thứ tự ưu tiên gắn với nguồn lực rõ ràng và có thể linh hoạt điều chỉnh để phù hợp với tình hình mới.
- Truyền thông, nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của tăng trưởng xanh tới các cấp, các ngành, người dân. Thường xuyên theo dõi, giám sát, kiểm tra, báo cáo đánh giá tiến độ và kết quả thực hiện; kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
Tăng trưởng xanh góp phần thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nhằm đạt được thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội; hướng tới nền kinh tế xanh, trung hòa các-bon và đóng góp vào mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Mục tiêu về giảm cường độ phát thải khí nhà kính (KNK)
Đến năm 2030, cường độ phát thải KNK trên tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tỉnh Nghệ An xuống từ 9 - 18,4% so với năm 2018[1].
2.2. Mục tiêu về xanh hóa sản xuất
Chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng xanh hóa các ngành kinh tế, áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn thông qua khai thác và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và năng lượng dựa trên nền tảng khoa học và công nghệ, ứng dụng công nghệ số và chuyển đổi số, phát triển kết cấu hạ tầng bền vững để nâng cao Chất lượng tăng trưởng, phát huy lợi thế cạnh tranh và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.
Đến năm 2030: Tiêu hao năng lượng sơ cấp trên GRDP bình quân giai đoạn 2021 - 2030 giảm từ 1,0 - 1,5%/năm; tỷ trọng năng lượng tái tạo trên tổng cung cấp năng lượng sơ cấp đạt 15 - 20%; kinh tế số đạt 30% GRDP; tỷ lệ che phủ rừng ổn định ở mức 58%; ít nhất 30% tống diện tích cây trồng cạn có tưới được áp dụng phương pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; 90% cơ sở sản xuất kinh doanh có hệ thống xử lý đạt quy chuẩn về môi trường.
2.3. Mục tiêu về xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững
Xây dựng lối sống xanh kết hợp với nếp sống đẹp truyền thống để tạo nên đời sống chất lượng cao hòa hợp với thiên nhiên. Thực hiện đô thị hóa, xây dựng nông thôn mới đảm bảo các mục tiêu tăng trưởng xanh, bền vững; tạo lập văn hóa tiêu dùng bền vững trong bối cảnh hội nhập với thế giới.
Đến năm 2030: Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại các đô thị đạt 99% và tại khu vực nông thôn là 80%; Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt thu gom được xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường đạt 95%; Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị được xử lý bằng phương pháp chôn lấp trực tiếp so với lượng chất thải được thu gom đạt 30%; Tỷ lệ nước thải đô thị được thu gom và xử lý đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định lần lượt đạt trên 50% đối với đô thị loại II trở lên và 20% đối với các loại đô thị còn lại; tỷ lệ phương tiện công cộng 3- 6%.
2.4. Mục tiêu về bình đẳng, bao trùm, nâng cao năng lực chống chịu trong quá trình chuyển đổi xanh
Nâng cao chất lượng cuộc sống và khả năng chống chịu của người dân với biến đổi khí hậu, đảm bảo bình đẳng về điều kiện, cơ hội phát huy năng lực và thụ hưởng thành quả của sự phát triển, không để ai bị bỏ lại phía sau trong quá trình chuyển đổi xanh.
Đến năm 2030: Chỉ số phát triển con người (HDI) đạt trên 0,75; Tỷ lệ đô thị hóa đạt 40-45%; Tỷ lệ người dân tại các đô thị từ loại V trở lên được cung cấp nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung đạt 100%; tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước sạch đáp ứng quy chuẩn đạt 60%.
III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về ý nghĩa của giảm phát thải khí nhà kính làm thay đổi nhận thức, hành vi sử dụng năng lượng trong sản xuất, tiêu dùng của doanh nghiệp, người dân. Nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, doanh nghiệp trong tỉnh về vai trò, trách nhiệm và quyền lợi trong việc thực hiện các mục tiêu về tăng trưởng xanh của tỉnh. Các sở, ban, ngành và địa phương thực hiện lồng ghép các nội dung, mục tiêu Tăng trưởng xanh của tỉnh vào các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp vào các chương trình, kế hoạch phát triển hàng năm, 5 năm của từng ngành, từng cơ quan, đơn vị.
2. Thường xuyên rà soát, đánh giá các quy định hiện hành, đề xuất ban hành mới hoặc điều chỉnh, bổ sung các quy định cho phù hợp với tình hình thực tế của ngành và địa phương. Nghiên cứu ban hành hoặc đề xuất ban hành các quy định những biện pháp chế tài phù hợp nhằm thúc đẩy thực hiện tăng trưởng xanh trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành.
3. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, kiểm soát chặt chẽ việc lập, thẩm định, phê duyệt, quản lý và thực hiện quy hoạch đảm bảo tính đồng bộ và thống nhất. Chú trọng quản lý xây dựng hạ tầng kỹ thuật và đầu tư xây dựng theo quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn mới được phê duyệt.
4. Phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng từng bước hiện đại, nâng cao năng lực thích ứng và chống chịu với thiên tai và biến đổi khí hậu.
Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội đồng bộ và từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, tạo sự thay đổi tích cực ở các vùng còn nhiều khó khăn, xã hội nông thôn dân chủ, bình đẳng, ổn định; môi trường sinh thái được bảo vệ; quốc phòng và an ninh.
Nâng cao công suất, mở rộng phạm vi cấp nước sinh hoạt đô thị. Rà soát, đánh giá toàn diện trên các lĩnh vực xử lý chất thải rắn, cấp nước đô thị, thoát nước xử lý nước thải đô thị trên địa bàn tỉnh.
5. Phát triển nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới hợp lý, phù hợp với tiềm năng địa phương, đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu năng lượng của tỉnh, đáp ứng cho các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (giai đoạn 2021 - 2030), góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại. Phát triển đồng bộ lưới điện truyền tải và phân phối trên địa bàn tỉnh đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và nhu cầu điện các năm theo Quy hoạch được phê duyệt, ưu tiên các địa bàn khu vực biên giới.
Chỉ đạo Công ty Điện lực Nghệ An và các đơn vị liên quan xây dựng hệ thống lưới điện hiện đại, thông minh, hiệu quả, có khả năng kết nối khu vực; bảo đảm cung cấp điện an toàn, đáp ứng tiêu chí N-1 đối với vùng phụ tải quan trọng và N-2 đối với vùng phụ tải đặc biệt quan trọng. Tỷ lệ tiết kiệm năng lượng trên tổng tiêu thụ năng lượng cuối cùng so với kịch bản phát triển bình thường đạt khoảng 7% vào năm 2030 và khoảng 14% vào năm 2045.
6. Tiếp tục vận động các doanh nghiệp du lịch đầu tư xây dựng mô hình khách sạn xanh; sử dụng công nghệ, vật liệu thân thiện với môi trường để giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, giảm thiểu nước thải, tiết kiệm điện, nước trong quá trình hoạt động. Phát triển sản phẩm du lịch “xanh”: du lịch sinh thái, cộng đồng, nông nghiệp nông thôn nhằm khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch, ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong phát triển du lịch. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tại các điểm tham quan, du lịch, các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, tham mưu xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch.
7. Nâng cao năng lực và chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng; khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ vận tải ưu tiên đầu tư, khai thác vận hành các loại xe buýt, xe taxi tiết kiệm nhiên liệu, thân thiện môi trường như: xe hybrid; xe sử dụng nhiên liệu CNG, LPG; xe điện... Phối hợp, chỉ đạo việc ứng dụng năng lượng tái tạo, công nghệ ít tiêu tốn năng lượng như pin năng lượng mặt trời, sử dụng đèn LED vào các hạng mục chiếu sáng, báo hiệu giao thông trong dự án đầu tư và công trình bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông vận tải.
8. Phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn trong công nghiệp để tận dụng nguồn nguyên vật liệu đã qua sử dụng, giảm chi phí xử lý, tận dụng tối đa giá trị tài nguyên và hạn chế chất thải, khí thải ra môi trường.
Từng bước phát triển ngành vật liệu xây dựng phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, trên cơ sở khai thác hợp lý, có hiệu quả tài nguyên, khoáng sản, bảo vệ môi trường, sinh thái.
Phấn đấu 70% các cụm công nghiệp có doanh nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung vào năm 2025 và đạt 100% vào năm 2030.
9. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả đề án phát triển chăn nuôi gắn với chế biến tiêu thụ sản phẩm tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2030 về việc chuyển đổi phương thức chăn nuôi quy mô nhỏ, phân tán sang chăn nuôi trang trại, hình thành các vùng chăn nuôi trọng điểm gắn với bảo vệ môi trường, an toàn sinh học và ứng dụng công nghệ lĩnh vực chăn nuôi và thú y. Mở rộng quy mô áp dụng các thực hành sản xuất chăn nuôi tốt nhằm nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, năng lực cạnh tranh và giải phát thải khí nhà kính. Xây dựng và tổ chức thực hiện các mô hình chăn nuôi tuần hoàn 4F, phát triển các mô hình áp dụng quy trình thực hành chăn nuôi tốt (Viet GAP, Global GAP). Đầu tư xây dựng các cơ sở giết mổ tập trung, chế biến sản phẩm chăn nuôi nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, gia tăng giá trị sản phẩm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, ứng dụng và nhân rộng các giống vật nuôi có hiệu quả cao, ít phát thải, có năng lực chống chịu và thích ứng với biến đổi khí hậu.
10. Giảm dần sản lượng khai thác thủy sản gần bờ; khuyến khích đánh bắt xa bờ theo hình thức tổ đội sản xuất, khai thác các đối tượng có giá trị kinh tế cao, liên kết chuỗi giữa khai thác - cung ứng dịch vụ hậu cần và thu mua, thị trường tiêu thụ tốt; Gắn khai thác thủy sản với bảo vệ chủ quyền quốc gia và an ninh quốc phòng trên các vùng biển, đảo của Tổ quốc... Tiếp tục đầu tư ứng dụng công nghệ thiết bị hiện đại trong khai thác, bảo quản, chế biến nâng cao giá trị, giảm tổn thất và đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
11. Nâng cao hiệu quả kinh tế rừng trồng, phát triển lâm nghiệp xã hội, trồng rừng gỗ lớn, gỗ quý và lâm sản ngoài gỗ, nhất là các loại dược liệu; đẩy mạnh trồng rừng sản xuất, hình thành các vùng nguyên liệu cho công nghiệp chê biên gỗ và lâm sản ngoài gỗ; tổ chức sản xuất lâm nghiệp theo chuỗi giá trị, nhân rộng các mô hình kinh tế hợp tác trong lâm nghiệp. Thực hiện tốt chính sách dịch vụ môi trường rừng, nâng cao ý thức quản lý bảo vệ rừng cho tổ chức và cộng đồng dân cư; phấn đấu đạt tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp bình quân khoảng 5,5- 6%/năm.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Là cơ quan đầu mối về Tăng trưởng xanh, có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã triển khai thực hiện Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh (TTX).
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội lồng ghép TTX và phát triển bền vững. Phối hợp với các Sở, ngành triển khai việc xanh hoá sản xuất, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, kiểm soát ô nhiễm, ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ngành liên quan cân đối, vận động, thu hút để đảm bảo nguồn vốn thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu và nhiệm vụ trong Kế hoạch hành động TTX.
- Chủ trì phối hợp với các Sở, ban ngành và UBND các huyện, thành phố, thị xã bổ sung, hoàn thiện danh mục chương trình, dự án trong từng giai đoạn cụ thể để triển khai thực hiện; đồng thời, chủ trì tham mưu điều chỉnh Kế hoạch hành động TTX trong trường hợp cần thiết.
- Hướng dẫn, giám sát, đánh giá, kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện Kế hoạch hành động TTX báo cáo UBND tỉnh theo định kỳ hằng năm và đánh giá 5 năm một lần kể từ khi ban hành Kế hoạch hành động TTX của tỉnh.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương có liên quan thực hiện đổi mới kỹ thuật canh tác để giảm cường độ phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, thủy sản. Cụ thể:
- Rà soát phần quỹ đất trồng rừng phòng hộ, đặc dụng, đất trồng mới rừng sản xuất; đất quy hoạch trồng cây xanh đô thị, đất phát triển trồng cây xanh phân tán vùng nông thôn... làm cơ sở xây dựng và thực hiện các chương trình, kế hoạch, dự án trồng rừng, trồng cây xanh phân tán hàng năm và cả giai đoạn để tích hợp vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh.
- Phát triển nông nghiệp tỉnh theo hướng nông nghiệp đô thị, nông nghiệp công nghệ cao với phương châm mục tiêu sản xuất sạch, tăng trưởng xanh. Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học, tạo giống, các loại hình dịch vụ kỹ thuật, chú trọng dịch vụ giống nông nghiệp nhằm nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp theo hướng chất lượng cao và bền vững, giảm phát thải nhà kính, cải thiện môi trường, góp phần ứng phó biến đổi khí hậu.
- Triển khai các hoạt động tái sử dụng, tái chế phụ phẩm, phế thải nông nghiệp. Hỗ trợ đầu tư cho các dự án thí điểm và phổ biến công nghệ xử lý, tái sử dụng phụ phẩm, phế phẩm nông nghiệp tạo ra thức ăn chăn nuôi, trồng nấm, làm nguyên liệu công nghiệp, biogas, phân bón hữu cơ nhằm nâng cao giá trị sản xuất, giảm phát thải ô nhiễm. Xây dựng chính sách khuyến khích tái chế phụ phẩm, phế phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp và hộ gia đình đổi mới công nghệ, trang thiết bị để nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng trong sản xuất ở các làng nghề và các cơ sở ngành nghề ở nông thôn.
- Tập trung nguồn lực tiếp tục triển khai thực hiện các chương trình, dự án nâng cấp hệ thống đê điều đảm bảo an toàn hoạt động kinh tế - xã hội, dân sinh, giao thông, ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu. Tăng cường đầu tư hệ thống thủy lợi với thiết bị vận hành theo hướng hiện đại đảm bảo điều tiết, cung cấp và bảo vệ tốt nguồn nước. Đầu tư nâng cao hiệu suất các trạm bơm, triệt để tận dụng khả năng sử dụng các hệ thống thủy lợi tự chảy để tiết kiệm năng lượng bơm nước; quản lý tài nguyên nước bền vững.
- Hỗ trợ thực hiện các mô hình sản xuất ở nông thôn theo chu trình sinh thái; mô hình xử lý tốt chất thải làng nghề.
- Khuyến khích và hỗ trợ các hộ gia đình nông thôn sử dụng rộng rãi các nguồn năng lượng tái tạo (biogas...).
3. Sở Công Thương
- Chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan thực hiện công tác quản lý nhà nước về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và giảm phát thải khí nhà kính trong một số ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp, công sở về ý thức thường xuyên sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ môi trường. Tổ chức tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên báo, đài, website; tại các trường học và hộ gia đình trên địa bàn.
- Chủ trì, phối hợp thực hiện chương trình liên quan đến giảm phát thải khí nhà kính trong công nghiệp theo quy định và phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo tiết kiệm năng lượng trên địa bàn tỉnh.
4. Sở Giao thông vận tải
- Chủ trì, phối hợp thực hiện các đề án, dự án của ngành, tích hợp lồng ghép các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính trong giao thông vận tải, phát triển hạ tầng giao thông bền vững và giao thông công cộng trên địa bàn đảm bảo tính liên kết đồng bộ giữa các quy hoạch, kế hoạch của tỉnh.
- Tăng cường tham mưu thu hút đầu tư cải tạo, nâng cấp các hệ thống, mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh, có khả năng chống chịu, ứng phó với biến đổi khí hậu, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh.
- Tăng cường thực hiện các biện pháp nâng cao năng lực vận chuyển hành khách công cộng, phát triển vận tải đa phương thức và có sức cạnh tranh giữa các đơn vị vận tải, cải thiện hệ thống phương tiện và dịch vụ vận tải để đáp ứng yêu cầu cả về số lượng và chất lượng vận chuyển hành khách, hàng hóa.
- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển các loại hình giao thông, sử dụng dịch vụ giao thông công cộng. Tích cực kêu gọi các doanh nghiệp vận tải đầu tư mới thay thế các xe đã hết niên hạn sử dụng, mở thêm các tuyến xe buýt mới trên địa bàn tỉnh và kết nối với các tỉnh lân cận phù hợp quy hoạch, quan tâm phát triển các tuyến xe buýt phục vụ người dân vùng khó khăn nhằm phục vụ nhu cầu của người dân đi lại thuận tiện, an toàn.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Tham mưu cho UBND tỉnh về các quy định, chính sách bảo vệ môi trường theo các định hướng TTX; tham mưu xây dựng kế hoạch ứng phó biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh và tổ chức thực hiện.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng danh mục ngành nghề sản xuất, kinh doanh dịch vụ không được phép đầu tư xây dựng mới trong khu dân cư.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố trong công tác giám sát môi trường nhằm tăng cường hiệu quả bảo vệ môi trường đặc biệt đối với khối công nghiệp.
- Chỉ đạo triển khai các nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch tỉnh, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch tài nguyên nước trên quan điểm phát triển bền vững, kế hoạch hành động TTX; kiểm soát ô nhiễm môi trường hiệu quả.
- Chủ trì, tổ chức thực hiện tốt Quyết định số 607/QĐ-UBND ngày 11/3/2022 của UBND tỉnh về việc phê duyệt kết quả thực hiện Đề án "Điều tra, đánh giá về chất lượng đất, tiềm năng đất đai trên địa bàn tỉnh Nghệ An”.
- Thực hiện các biện pháp sử dụng tài nguyên nước hiệu quả theo hướng bền vững. Tham mưu ban hành chính sách quản lý tổng hợp các lưu vực sông, nước ngầm... để bảo vệ tài nguyên đất và nước, phát triển thủy lợi, giữ cân bằng sinh thái. Xây dựng kế hoạch hành động về sử dụng và phát triển tài nguyên nước phù hợp với chiến lược TTX.
6. Sở Xây dựng
- Chủ trì, phối hợp thực hiện các đề án, dự án liên quan đến quy hoạch đô thị bền vững, phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công trình xanh, đảm bảo thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu; phát triển ngành vật liệu xây dựng phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, trên cơ sở khai thác hợp lý, có hiệu quả tài nguyên, khoáng sản, bảo vệ môi trường, sinh thái.
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong các hoạt động quản lý chất thải đô thị trên địa bàn tỉnh.
7. Sở Nội vụ
Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thẩm định các nội dung lồng ghép kiến thức về tăng trưởng xanh và phát triển bền vững vào các chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, viên chức hàng năm.
8. Sở Tài chính
- Chủ trì, phối hợp các sở, ngành và địa phương triển khai thực hiện quy định mua sắm công xanh của Chính phủ, hướng đến chi đầu tư và chi thường xuyên của Ngân sách Nhà nước ưu tiên mua sắm và sử dụng hàng hóa dán nhãn sinh thái, hàng hóa có khả năng tái chế.
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các sở, ngành liên quan cân đối, vận động, thu hút để đảm bảo nguồn vốn thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu và nhiệm vụ trong Kế hoạch hành động TTX.
9. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chỉ đạo các cơ quan báo chí; hệ thống đài truyền thanh, truyền hình cấp huyện; đài truyền thanh cơ sở cấp xã tuyên truyền về TTX và tăng thời lượng phát sóng phát thanh, xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, sản phẩm tuyên truyền, giáo dục và nâng cao ý thức về TTX.
- Hướng dẫn các sở, ban, ngành, địa phương sử dụng cổng/trang thông tin điện tử, mạng xã hội làm phương tiện phục vụ công tác tuyên truyền về TTX.
- Hàng năm tham mưu đặt hàng với các cơ quan truyền thông, báo chí để thực hiện tuyên truyền về TTX phù hợp với yêu cầu và quy định của pháp luật.
- Tham mưu UBND tỉnh đầu tư hạ tầng kỹ thuật về công nghệ thông tin trên địa bàn; tiếp tục triển khai các chương trình, đề án, dự án ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý Nhà nước. Khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và sản xuất, tiêu dùng tiết kiệm năng lượng và tài nguyên, giảm chi phí quản lý. Ứng dụng công nghệ số, công nghệ thông tin vào hệ thống quản lý, quản trị, vận hành các nhiệm vụ, hoạt động TTX.
10. Sở Văn hóa và Thể thao
- Tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn tỉnh Nghệ An; Triển khai thực hiện “xây dựng nếp sống văn hóa, đô thị văn minh trên địa bàn tỉnh Nghệ An”.
- Triển khai cuộc vận động thực hiện "Lối sống xanh": Phối hợp với các Sở ngành, Hội Phụ nữ, Tỉnh đoàn... tổ chức các hoạt động truyền thông đa dạng để nâng cao nhận thức cho các nhóm xã hội về lối sống xanh; Thực hiện phổ biến phong trào 3T - "Tiết kiệm, Tái chế, Tái sử dụng" trong cộng đồng dân cư.
11. Sở Du lịch
Đẩy mạnh phát triển các mô hình du lịch sinh thái, du lịch thân thiện với môi trường, du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa. Đôn đốc, hướng dẫn các doanh nghiệp du lịch, khách du lịch ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên du lịch, áp dụng các tiêu chí về bảo vệ môi trường, thẩm định và gắn nhãn du lịch bền vững cho các cơ sở lưu trú du lịch đạt tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
12. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hỗ trợ đào tạo nhân lực có kỹ năng nghề cho ngành nghề lĩnh vực kinh tế xanh; Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, thu hút các doanh nghiệp tham gia tuyển dụng, giới thiệu, tư vấn việc làm cho người lao động tại sàn giao dịch việc làm.
- Gắn kết tăng trưởng kinh tế với an sinh xã hội, ưu tiên phát triển kinh tế gắn với giải quyết việc làm, tăng cường công tác giảm nghèo, tạo sinh kế, chuyển đổi nghề nghiệp phù hợp, đẩy mạnh các chương trình hỗ trợ về sản xuất và đời sống hộ nghèo và cận nghèo, các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn.
13. Sở Y tế
- Thực hiện nâng cao chất lượng công tác quản lý, công tác khám chữa bệnh, sử dụng có hiệu quả cơ sở hạ tầng và trang thiết bị đã đầu tư; mở rộng xã hội hóa các hoạt động y tế, hợp tác đầu tư trang thiết bị hiện đại phục vụ khám, chữa và điều trị; khuyến khích phát triển y tế tư nhân, tăng cường phối hợp công tư.
- Chủ động triển khai công tác y tế dự phòng, nâng cao năng lực giám sát, phát hiện và khống chế dịch bệnh; thực hiện Chiến lược quốc gia an toàn thực phẩm, triển khai quyết liệt các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát và quản lý nhà nước về sản xuất, lưu thông, cung ứng thuốc chữa bệnh.
- Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình. Thực hiện các chương trình, đề án bảo vệ và chăm sóc trẻ em; ưu tiên hỗ trợ bảo vệ và chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em nghèo.
14. Sở Giáo dục và Đào tạo
Chỉ đạo tích hợp nội dung tăng trưởng xanh vào hoạt động giáo dục ở các cấp học; nâng cao nhận thức của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục về vai trò, ý nghĩa và định hướng hoạt động thực hiện tăng trưởng xanh.
15. Sở Khoa học và Công nghệ
Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan triển khai ứng dụng công nghệ xanh; xây dựng cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ theo hướng xanh.
16. Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam
- Tuyên truyền, phổ biến chính sách tăng trưởng xanh trong phạm vi Khu Kinh tế và các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp các cơ quan có liên quan thực hiện cải thiện môi trường chính sách nhằm hình thành khu công nghiệp sinh thái.
17. Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã
- Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã theo chức năng, nhiệm vụ được giao thực hiện quán triệt và tổ chức thực hiện có hiệu quả Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh của tỉnh; lồng ghép các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp vào các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, 5 năm của từng ngành, lĩnh vực, cơ quan, đơn vị.
- Chủ trì, phối hợp để xây dựng các chỉ tiêu tăng trưởng xanh của ngành phù hợp với điều kiện, đặc thù phát triển của ngành, địa phương; tổ chức giám sát, đánh giá các mục tiêu, chỉ tiêu tăng trưởng xanh thuộc lĩnh vực, địa bàn quản lý. Phân công tổ chức thực hiện, xác định cá nhân chịu trách nhiệm cụ thể. Đề xuất các chương trình, đề án, dự án, hoạt động liên quan đến tăng trưởng xanh.
- Định kỳ thu thập, tổng hợp thông tin về việc thực hiện các mục tiêu, chi tiêu giám sát và đánh giá tăng trưởng xanh của tỉnh. Kịp thời tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh những giải pháp, biện pháp cụ thể để thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu tăng trưởng xanh của tỉnh;
- Tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, công chức, người dân về nội dung Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh và Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh của tỉnh và của ngành, địa phương.
- Tổ chức sơ kết nhằm kiểm điểm, đánh giá nghiêm túc về các kết quả đạt được, xác định rõ các ưu khuyết điểm, tồn tại và nguyên nhân, trách nhiệm của từng sở, ngành, từng địa phương trong thực hiện tăng trưởng xanh.
18. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Tỉnh đoàn, Hội liên Hiệp Phụ nữ tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp
- Chủ động phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước trong phạm vi chức năng và hoạt động của mình để triển khai thực hiện Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh của tỉnh.
- Phối hợp tuyên truyền, vận động, huy động sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh của tỉnh và của ngành, địa phương.
19. Các bên liên quan khác
Khuyến khích sự tham gia của các bên liên quan, bao gồm cộng đồng dân cư, cộng đồng doanh nghiệp, viện nghiên cứu, các tổ chức trong nước và quốc tế trong việc phối hợp và chủ động thực hiện, đề xuất các sáng kiến thúc đẩy thực hiện Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh của tỉnh và của ngành, địa phương và tham gia vào quá trình giám sát và đánh giá thực hiện Kế hoạch.
V. CÁC HOẠT ĐỘNG ƯU TIÊN
Có Phụ lục I và II kèm theo.
VI. NGUỒN VỐN THỰC HIỆN
Đa dạng hóa các kênh huy động nguồn lực, lồng ghép nguồn vốn từ ngân sách các cấp, các chương trình mục tiêu, chương trình mục tiêu quốc gia và các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện các mục tiêu tăng trưởng xanh.
VII. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO
1. Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã định kỳ báo cáo tình hình triển khai thực hiện Chiến lược, Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh; nêu rõ các vướng mắc, khó khăn và đề xuất giải pháp thực hiện; gửi báo cáo về Sở Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 30/11 hàng năm để tổng hợp (báo cáo thường niên, sơ kết giữa kỳ vào năm 2025, tổng kết thực hiện vào năm 2030).
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, theo dõi, đôn đốc thực hiện Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh của tỉnh; tổng hợp báo cáo của các đơn vị, địa phương tham mưu UBND tỉnh báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo đúng tiến độ.
Trên đây là Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 - 2030. Các sở, ban, ngành, địa phương và đơn vị liên quan căn cứ nhiệm vụ được phân công, tổ chức triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc vấn đề phát sinh, các cơ quan, đơn vị phản ánh về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết hoặc trình cấp có thẩm quyền giải quyết theo quy định./.
PHỤ LỤC I.
HOÀN THIỆN THỂ CHẾ VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC
(Kèm theo Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 -2030)
STT
Tên nhiệm vụ
Nội dung hoạt động
Thời gian thực hiện
Cơ quan chủ trì
Cơ quan phối hợp
1
Triển khai thực hiện Kế hoạch hành động thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh của tỉnh
Trên cơ sở Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh của tỉnh; các Sở, Ngành, UBND các huyện, thành phố xây dựng Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh của đơn vị mình, tổ chức phê duyệt và triển khai thực hiện.
2023-2030
Sở Kế hoạch và Đầu tư
Các Sở, ngành liên quan
2
Điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, nâng cao hiệu quả quản lý rừng thông qua thiết lập hệ thống giám sát tài nguyên rừng
Điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng
2023-2025
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Sở Tài nguyên và Môi trường
3
Kiểm toán năng lượng cho đội tàu có chiều dài lớn nhất từ 15m trở lên sử dụng ánh sáng trong hoạt động khai thác thủy sản
Điều tra, khảo sát thống kê tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15m trở lên sử dụng bóng đèn LED thay thế đèn metal halide (bóng siêu) phục vụ đánh giá hiệu quả giảm phát thải khí nhà kính
2024 - 2025
Sở Nông nghiệp và PTNT
UBND các huyện, thị xã ven biển
4
Tuyên truyền và hướng dẫn nông dân trong việc sản xuất nông sản, quy trình sử dụng giống, phân hóa học, thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc hợp lý nhằm nâng cao tính cạnh tranh của sản xuất nông nghiệp, bảo vệ môi trường, tránh bạc màu đất, hạn chế tối thiểu sự ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp lên sức khỏe con người
Xây dựng tài liệu tập huấn và tuyên truyền nông dân trong việc sản xuất nông sản, quy trình sử dụng giống, phân hóa học, thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc hợp lý nhằm nâng cao tính cạnh tranh của sản xuất nông nghiệp, bảo vệ môi trường, tránh bạc màu đất, hạn chế tối thiểu sự ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp lên sức khỏe con người.
2024-2030
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Các Sở, ngành liên quan
5
Xây dựng hệ thống cơ chế chính sách thu hút đầu tư cho công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh
Nghiên cứu, đánh giá đề xuất xây dựng một số cơ chế chính sách tăng cường đầu tư cho công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng
2023-2030
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên và Môi trường,...
6
Xây dựng và thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi xanh, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa
Hỗ trợ chuyển đổi xanh cho các doanh nghiệp
2023 - 2030
Sở Kế hoạch và Đầu tư
Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh
7
Tham mưu ban hành quy định về phân loại, thu gom, vận chuyển xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- Thực hiện Báo cáo chuyên đề hiện trạng môi trường chất thải rắn sinh hoạt (Điều tra hiện trạng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả);
- Xây dựng dự thảo quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh
2023-2024
Sở Tài nguyên và Môi trường
Các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã
8
Tham mưu ban hành quy định về phân loại, thu gom, vận chuyển xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- Xây dựng dự thảo quy định về phân loại, thu gom, vận chuyển xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- Thực hiện Báo cáo chuyên đề hiện trạng môi trường chất thải y tế nguy hại;
2024 - 2030
Sở Tài nguyên và Môi trường
Các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã
- Chỉ đạo và kiểm tra việc quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế đối với các đơn vị trực thuộc.
Sở Y tế
9
Tham mưu ban hành quy định về thu gom, vận chuyển xử lý chất thải rắn xây dựng, bùn thải từ bể phốt, hầm cầu và bùn thải từ hệ thống thoát nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- Thực hiện Báo cáo chuyên đề hiện trạng môi trường chất thải rắn xây dựng, bùn thải từ bể phốt, hầm cầu và bùn thải từ hệ thống thoát nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- Xây dựng dự thảo quy định về về thu gom, vận chuyển xử lý chất thải rắn xây dựng, bùn thải từ bể phốt, hầm cầu và bùn thải từ hệ thống thoát nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An
2023 - 2024
Sở Tài nguyên và Môi trường
Các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã
10
Đánh giá, cung cấp cơ sở dữ liệu cấp sở, ngành, địa phương về tính dễ bị tổn thương, rủi ro, tổn thất, thiệt hại để đánh giá tác động kinh tế - xã hội của biến đổi khí hậu, thiên tai, da thiên tai cấp quốc gia
Cơ sở dữ liệu tích hợp đồng bộ với "hệ thống cơ sở dữ liệu tăng trưởng xanh quốc gia" về tính dễ bị tổn thương, rủi ro, tổn thất, thiệt hại của biến đổi khí hậu, thiên tai, đa thiên tai của các ngành và địa phương, bao gồm các nghiên cứu, đề án, kịch bản, hệ thống các bản đồ rủi ro thiên tai, rủi ro khí hậu
2023-2025
Sở Tài nguyên và Môi trường
Các đơn vị, viện nghiên cứu liên quan
11
Đánh giá, cung cấp cơ sở dữ liệu cấp sở, ngành, địa phương về các kế hoạch liên quan đến huy động nguồn lực và phân bổ ngân sách tại địa phương
Các chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch liên quan đến huy động nguồn lực và phân bổ ngân sách đã tích hợp kết quả đánh giá tác động.
2023-2030
Sở Kế hoạch và Đầu tư
Sở Tài chính, các đơn vị liên quan
12
Xây dựng các chương trình về truyền thông về tăng trưởng xanh
Tích hợp truyền thông về vai trò, ý nghĩa tăng trưởng xanh; phổ biến những quy định, chính sách thúc đẩy tăng trưởng xanh và trách nhiệm của xã hội; khuyến khích những hành động thiết thực về lối sống, tiêu dùng xanh hài hòa với thiên nhiên gắn với các giá trị văn hóa truyền thống, chống chịu với biến đổi khí hậu và thiên tai trong các chương trình mục tiêu quốc gia cùng các kênh truyền thông của các cơ quan, ngành, lĩnh vực, địa phương
2023-2030
Sở Thông tin và Truyền thông
Các cơ quan truyền thông, Đài Phát thanh - Truyền hình Nghệ An, Báo Nghệ An
13
Nâng cao năng lực cho Lực lượng Kiểm lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Đào tạo tập huấn, nâng cao trình độ nghiệp vụ về công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng
2023-2030
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Sở Nội vụ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Liên đoàn lao động tỉnh
14
Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng phát triển kinh tế số
Các chương trình đào tạo, tập huấn và bồi dưỡng kiến thức
2023-2030
Sở Thông tin và Truyền thông
Cộng đồng doanh nghiệp; các viện nghiên cứu, trường đại học, các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ.
15
Triển khai các hoạt động chia sẻ, học tập kinh nghiệm, nâng cao năng lực, phối hợp nghiên cứu chuyển giao công nghệ thực hiện tăng trưởng xanh; nghiên cứu, đề xuất với các đối tác phát triển về các dự án hỗ trợ kỹ thuật cho tăng trưởng xanh; hỗ trợ kết nối các địa phương và doanh nghiệp Việt Nam với các nhà đầu tư nước ngoài; chủ động phối hợp và tham gia cùng cộng đồng quốc tế giải quyết các vấn đề toàn cầu và khu vực cũng như các thách thức đối với thực hiện tăng trưởng xanh
Các thỏa thuận hợp tác, hoạt động chia sẻ, học tập kinh nghiệm, nâng cao năng lực, hợp tác với quốc tế
2023-2030
Sở Khoa học và Công nghệ
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cộng đồng doanh nghiệp; các viện
16
Xây dựng Kế hoạch đầu tư công và dự toán chi ngân sách của tỉnh liên quan đến tăng trưởng xanh
Các kế hoạch đầu tư công và dự toán chi ngân sách tỉnh theo hướng ưu tiên nguồn lực từ ngân sách nhà nước cho tăng trưởng xanh
2023-2030
Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính
Các sở, ban, ngành và địa phương
17
Ứng dụng công nghệ số, công nghệ thông tin vào hệ thống quản lý, quản trị, vận hành các nhiệm vụ, hoạt động tăng trưởng xanh. Hoàn thiện, cập nhật Kiến trúc Chính phủ điện tử
Chương trình, đề án, hoạt động về ứng dụng công nghệ số, công nghệ thông tin vào công tác quản trị, điều hành các hoạt động tăng trưởng xanh
2023-2030
Sở Thông tin và Truyền thông
Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Kế hoạch và Đầu tư
18
Quy hoạch và phát triển đô thị tăng trưởng xanh theo hướng đô thị thông minh bền vững, phát thải thấp, có năng lực chống chịu với biến đổi khí hậu và thiên tai, đa thiên tai.
Chỉ đạo công tác quy hoạch và phát triển đô thị tăng trưởng xanh theo hướng đô thị thông minh bền vững, phát thải thấp, có năng lực chống chịu với biến đổi khí hậu và thiên tai, đa thiên tai dựa trên nền tảng công nghệ số.
Thường xuyên
Sở Xây dựng
Sở, ban, ngành và địa phương liên quan
19
Triển khai sản xuất xanh và tiêu dùng xanh
Các chương trình nâng cao năng lực, đào tạo, tập huấn về mua sắm công xanh, dịch vụ công xanh
2023-2030
Sở Kế hoạch và Đầu tư
Các sở, ngành liên quan
20
Chỉ đạo các đơn vị kinh doanh vận tải phát triển phương tiện tiết kiệm nhiên liệu và chuyển đổi sử dụng nhiên liệu trong giao thông theo quy định
Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách khuyến khích của tỉnh trong phát triển các phương tiện cơ giới sử dụng tiết kiệm nhiên liệu; lộ trình chuyển đổi sử dụng nhiên liệu từ xăng thường sang xăng sinh học, sử dụng các dạng năng lượng khác (LPG, năng lượng điện, năng lượng sinh học) thay thế nhiên liệu truyền thống cho các phương tiện vận tải trên địa bàn tỉnh.
2023-2030
Sở Giao thông vận tải
Sở, ban, ngành và địa phương liên quan
21
Tham mưu ban hành quy định chính sách hỗ trợ để tổ chức, hộ gia đình trong đô thị, khu dân cư tập trung xây dựng công trình, lắp đặt thiết bị xử lý nước thải tại chỗ đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường trước khi thải vào nguồn tiếp nhận trong trường hợp không bố trí được quỹ đất xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải tại khu đô thị, khu dân cư tập trung đã hình thành trước ngày 01/01/2022
Xây dựng dự thảo quy định chính sách hỗ trợ thu gom, xử lý tại chỗ nước thải sinh hoạt phát sinh từ tổ chức, hộ gia đình tại các khu dân cư không tập trung
2024-2030
Sở Tài nguyên và Môi trường
Các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã
22
Khuyến khích phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng xanh, thân thiện với môi trường; tăng cường sử dụng nguyên vật liệu tái chế trong sản xuất vật liệu xây dựng.
Khuyến khích phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng xanh, thân thiện với môi trường; tăng cường sử dụng nguyên vật liệu tái chế trong sản xuất vật liệu xây dựng.
2023-2030
Sở Xây dựng
Sở, ban, ngành và địa phương liên quan
PHỤ LỤC II.
CÁC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT XANH, LỐI SỐNG XANH
(Kèm theo Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 -2030)
STT
Hoạt động
Nội dung
Thời gian thực hiện
Cơ quan chủ trì
Cơ quan phối hợp
I
SẢN XUẤT XANH
1
Đề xuất các giải pháp tiết kiệm năng lượng điện trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng trên địa bàn tỉnh
Triển khai, phổ biến, tuyên truyền các giải pháp hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn tỉnh
2024-2030
Sở Công Thương
Các sở ngành liên quan
2
Triển khai mô hình sản xuất sạch hơn theo chương trình sản xuất và tiêu dùng bền vững
Thực hiện triển khai xây dựng các mô hình sản xuất sạch hơn theo chương trình sản xuất và tiêu dùng bền vững trên địa bàn tỉnh
2024-2030
Sở Công Thương
Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và các đơn vị liên quan
3
Tăng cường triển khai mô hình sản xuất sạch hơn, sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả trong hoạt động phân phối sản phẩm, dịch vụ.
Triển khai mô hình sản xuất sạch hơn, sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả trong sản xuất, phân phối sản phẩm.
2024-2030
Sở Công Thương
Các Sở, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và các đơn vị liên quan
4
Tăng cường triển khai mô hình sản xuất sạch hơn, sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả trong hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Triển khai mô hình sản xuất sạch hơn và sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả trong hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh
2024-2030
Sở Công Thương
Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và các đơn vị liên quan
5
Sử dụng tài nguyên và năng lượng tuần hoàn trong khu công nghiệp sinh thái
- Ký thỏa thuận với nhà đầu tư hạ tầng về phát triển khu công nghiệp sinh thái (liên quan đến chi phí - lợi ích của nhà đầu tư hạ tầng).
- Cải thiện môi trường chính sách nhằm hình thành nên khu công nghiệp sinh thái;
- Chọn dự án đối tượng, khu công nghiệp đối tượng (khoảng 3 khu công nghiệp); thu hút nhà đầu tư phù hợp với mục tiêu xây dựng khu công nghiệp sinh thái.
2024 - 2030
Ban Quản lý khu Kinh tế Đông Nam Nghệ An
Các Sở ngành liên quan
6
Xây dựng kế hoạch phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị theo hưởng hạ tầng xanh, hạ tầng thông minh, có năng lực chống chịu với biến đổi khí hậu và thiên tai
Đôn đốc, chỉ đạo UBND cấp huyện tăng cường nguồn lực để đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật có khả năng chống chịu với BĐKH và xanh hóa hạ tầng đô thị
2023-2030
Sở Xây dựng
Sở, ban, ngành và địa phương liên quan
7
Triển khai thực hiện đề án trồng 01 tỷ cây giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định số 524/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 trên địa bàn tỉnh
Triển khai các hoạt động của đề án trồng 01 tỷ cây giai đoạn 2021-2025
2023-2025
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Sở ngành liên quan
8
Triển khai mô hình sản xuất sạch, tiết kiệm điện, nhiên liệu đối với nghề khai thác thủy sản sử dụng ánh sáng
Hỗ trợ mô hình sử dụng đèn LED chiếu sáng phục vụ khai thác thủy sản cho tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 20m trở lên.
2024 - 2030
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
UBND các huyện, thị xã ven biển
9
Xây dựng mô hình nông nghiệp theo hướng kinh tế tuần hoàn
Xây dựng mô hình nông nghiệp theo hướng kinh tế tuần hoàn trong trồng trọt và chăn nuôi
2024-2030
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Viện nghiên cứu chuyên ngành liên quan
10
Xây dựng mô hình sản xuất trồng trọt thông minh thích ứng biến đổi khí hậu
Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu
2024-2030
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Viện nghiên cứu chuyên ngành liên quan
11
Xây dựng mô hình canh tác lúa thích ứng giảm thiểu phát thải khí nhà kính
Canh tác lúa tiên tiến 3 giảm 3 tăng
2024-2030
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Viện nghiên cứu chuyên ngành liên quan
12
Xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn trong các hoạt động sản xuất của các làng nghề sản xuất và tái chế
Xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn trong các hoạt động sản xuất của các làng nghề sản xuất và tái chế
2024-2030
Sở Công Thương
Viện nghiên cứu chuyên ngành liên quan
13
Áp dụng các tiêu chí tăng trưởng xanh theo quy định trong các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn
Ban hành văn bản yêu cầu Doanh nghiệp đăng ký, áp dụng các tiêu chí tăng trưởng xanh theo quy định
2023-2030
Sở Du lịch
Sở, Ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã, các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh
14
Phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng; du lịch tâm linh...
Phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng; du lịch tâm linh...
2024-2030
Sở Du lịch
UBND các huyện, thành phố, thị xã, các đơn vị kinh doanh du lịch trong tỉnh
15
Tăng cường bảo vệ và phục hồi rừng tự nhiên nhằm kiểm soát mất rừng, suy thoái rừng, cháy rừng, chuyển đổi rừng tự nhiên, tăng khả năng lưu giữ và hấp thụ các-bon của rừng, phát triển dịch vụ môi trường rừng; nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ rừng thông qua tăng cường giám sát tài nguyên rừng
Đầu tư kinh phí cho công tác phục hồi, nâng cao chất lượng rừng tự nhiên; tăng cường công tác bảo vệ rừng tự nhiên nâng cao khả năng hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng phát triển DVMTR để tăng nguồn lực đầu tư cho bảo vệ và phát triển rừng
2023-2030
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, chính quyền địa phương các cấp
16
Đầu tư các giải pháp nâng cao năng suất chất lượng, giá trị rừng trồng; đầu tư công nghệ sinh học để nâng cao chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp tạo nguồn nguyên liệu ổn định bền vững cho các nhà máy chế biến gỗ; tạo chuỗi liên kết sản phẩm gỗ bền vững
Rà soát, đánh giá năng suất chất lượng, giá trị rừng trồng hiện có; đề xuất giải pháp hữu hiệu nâng cao năng suất, chất lượng giá trị rừng trồng; tăng cường đầu tư cho khu vực sản xuất giống lâm nghiệp công nghệ cao.
2023-2030
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, chính quyền địa phương các cấp
17
Xây dựng các mô hình nông lâm kết hợp trên đất lâm nghiệp, tận dụng môi trường rừng để phát triển dược liệu dưới tán rừng tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân sống gần rừng
Thu hút các doanh nghiệp liên doanh liên kết với các chủ rừng để tạo ra các sản phẩm nông lâm kết hợp bền vững tạo thu nhập ổn định cho các chủ rừng
2023-2030
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, chính quyền địa phương các cấp
18
Nghiên cứu, đề xuất xây dựng mô hình thí điểm khu công nghiệp sinh thái, thân thiện môi trường
Nghiên cứu, đề xuất và triển khai các mô hình thí điểm khu công nghiệp sinh thái, thân thiện môi trường trên địa bàn tỉnh
2023-2024
Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An
Sở Công Thương, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã
19
Nghiên cứu, đề xuất xây dựng mô hình thí điểm cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp thân thiện với môi trường
Nghiên cứu, đề xuất và triển khai các mô hình thí điểm cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp thân thiện với môi trường trên địa bàn tỉnh
2023-2024
Sở Công thương
Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã
20
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tranh thủ các nguồn tài trợ từ các nước, tổ chức quốc tế thực hiện các dự án bảo vệ môi trường
Tăng cường hợp tác quốc tế để huy động nguồn lực để thực hiện các dự án về bảo vệ môi trường
2024-2030
Sở Kế hoạch và Đầu tư
Sở Tài nguyên và Môi trường, sở, ngành có liên quan,Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã
II
TIÊU DÙNG BỀN VỮNG
1
Tuyên truyền về tiêu dùng bền vững cho cộng đồng, người dân
Tuyên truyền về hành vi tiêu dùng bền vững cho cộng đồng, người dân.
2024-2030
Sở Công thương
Các Sở, ban ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã
2
Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tiết kiệm năng lượng, thay đổi hành vi tiêu dùng trong lĩnh vực giao thông vận tải
Xây dựng và thực hiện chiến dịch truyền thông về sử dụng và lợi ích của phương tiện giao thông công cộng, đi bộ và đạp xe; sử dụng các dạng năng lượng khác (LPG, năng lượng điện, năng lượng sinh học...) thay thế nhiên liệu truyền thống cho các phương tiện vận tải.
2024-2030
Sở Thông tin và Truyền thông
Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công Thương, Sở Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã
3
Khuyến khích các siêu thị, trung tâm thương mại hình thành khu vực, gian hàng xanh trưng bày và bán các sản phẩm thân thiện môi trường
Khuyến khích hình thành khu vực gian hàng xanh trưng bày và bán các sản phẩm thân thiện với môi trường tại các TTTM và khuyến khích người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường như túi đựng đồ tái chế, túi sử dụng nhiều lần.
2024-2030
Sở Công Thương
Các Sở, ban ngành liên quan
4
Tăng cường ứng dụng công nghệ số trong hoạt động dịch vụ, thương mại
Tăng cường ứng dụng công nghệ số trong hoạt động dịch vụ, thương mại
2024-2030
Sở Khoa học và Công nghệ
Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã và các đơn vị liên quan
5
Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về thay đổi hành vi tiêu dùng trong sử dụng túi nilon và các sản phẩm làm từ nhựa khác
Xây dựng và thực hiện chiến dịch truyền thông việc sử dụng túi nilon và các sản phẩm làm từ nhựa
2024-2030
Sở Công Thương
Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã
6
Tuyên truyền, phổ biến về vai trò, ý nghĩa tăng trưởng xanh và trách nhiệm của doanh nghiệp, khách du lịch đối với bảo vệ môi trường, tăng trưởng xanh và phát triển du lịch bền vững
Tuyên truyền trên cổng thông tin điện tử của Sở Du lịch; Lồng ghép tập huấn trong lĩnh vực du lịch.
2023-2030
Sở Du lịch
Sở, Ban, ngành, huyện, thành thị, các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh
7
Khuyến khích các đơn vị kinh doanh du lịch chú trọng đầu tư hệ thống thu gom, phân loại và tái chế nhằm tái sử dụng nước thải, rác thải cho các mục đích khác nhau
Ban hành văn bản khuyến khích các đơn vị kinh doanh đầu tư các trang thiết bị đảm bảo thân thiện môi trường, bảo vệ môi trường
2023-2030
Sở Du lịch
Sở, Ban, ngành, huyện, thành thị, các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh
8
Khuyến khích các đơn vị kinh doanh lữ hành xây dựng và khai thác các tour du lịch xanh (du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, nông thôn...)
Ban hành văn bản khuyến khích các đơn vị kinh doanh lữ hành khai thác các tour du lịch
2023-2030
Sở Du lịch
Sở, Ban, ngành, huyện, thành thị, các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh
[1] Tổng lượng phát thải khí nhà kính trong năm cơ sở 2018 là 11.331,9 nghìn tấn CO2tđ; GRDP 2018 = 75.663,106 tỷ đồng; cường độ phát thải 2018 = 149,768 tấn CO2tđ/tỷ đồng. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Nghệ An",
"promulgation_date": "01/11/2023",
"sign_number": "3560/QĐ-UBND",
"signer": "Bùi Thanh An",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Quyet-dinh-157-2004-QD-UB-dieu-chinh-von-dau-tu-phat-trien-Nguon-von-vay-Kho-bac-Son-La-236299.aspx | Quyết định 157/2004/QĐ-UB điều chỉnh vốn đầu tư phát triển Nguồn vốn vay Kho bạc Sơn La | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 157/2004/QĐ-UB
Sơn La, ngày 01 tháng 12 năm 2004
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC ĐIỀU CHỈNH VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NĂM 2004 (NGUỒN VỐN VAY KHO BẠC)
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
Căn cứ luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành tại các Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999; số 12/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000 và số 07/2003/NĐ-CP ngày 30/01/2003 của Chính phủ;
Căn cứ thông báo số 621/TBB-TU của Ban thường vụ Tỉnh ủy về việc điều chỉnh kế hoạch nguồn vốn vay kho bạc đầu tư xây dựng cơ bản năm 2004.
Căn cứ quyết định số: 91/2004/QĐ-UB ngày 01/8/2004 của UBND tỉnh Sơn La về việc giao chỉ tiêu vốn XDCB đợt II năm 2004.
Theo đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại tờ trình số: 719/TT-KH ngày 01 tháng 12 năm 2004;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Điều chỉnh chỉ tiêu kế hoạch vốn đầu tư phát triển năm 2004 như sau:
Tổng mức vốn điều chỉnh: 3 tỷ đồng (Ba tỷ đồng chẵn).
Nguồn vốn: Vốn vay kho bạc Nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng năm 2004.
(Có biểu chi tiết kèm theo).
Điều 2. Căn cứ vào kế hoạch điều chỉnh, các chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện theo đúng quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành.
Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm đôn đốc và hướng dẫn các chủ đầu tư tổ chức thực hiện đảm bảo đúng kế hoạch vốn đã giao; đồng thời có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo quy chế hoạt động của HĐND và UBND tỉnh khoá XII.
Điều 3. Các ông (bà) Chánh văn phòng HĐND-UBND tỉnh, Giám đốc các sở, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã; các chủ đầu tư, các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- TT Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh (B/c)
- Như điều 3 (thực hiện)
- Lưu VP.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
CHỦ TỊCH
Hoàng Trí Thức
KẾ HOẠCH
ĐIỀU CHỈNH NGUỒN VỐN VAY KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐẦU TƯ XDCB NĂM 2004
(Kèm theo quyết định số: 157/QĐ-UB ngày 01/12/2004 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La)
STT
Danh mục công trình
Chủ đầu tư
Năng lực thiết kế
Thời gian KC-HT
Địa điểm xây dựng
Tổng mức đầu tư
Kế hoạch Điều chỉnh
Vốn đã giao tại quyết định số: 91/QĐ-UB
Tăng
Giảm
KH sau điều chỉnh
Tổng số
7.000
3.000
3.000
7.000
1
Sân vận động tỉnh
BQL cụm CN và khu đô thị mới
3200 chỗ
1998-2004
Thị Xã
31.793
2.000
1.000
1.000
2
Nhà khách UBND tỉnh
VP UBND tỉnh
4316 m2
2001-2002
Thị xã
9.793
5.000
2.000
3.000
3
San nền cải tạo mặt bằng khu dân cư bản Lắc
UBND thị xã Sơn La
4 0383 m2
2002-2003
Thị xã
2.212
1.000
1.000
4
Nhà khách nhà ăn Tỉnh ủy
Văn phòng Tỉnh ủy
1491 m2
2004-2005
Thị xã
6.333
2.000
2.000 | {
"issuing_agency": "Tỉnh Sơn La",
"promulgation_date": "01/12/2004",
"sign_number": "157/2004/QĐ-UB",
"signer": "Hoàng Trí Thức",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Nghi-quyet-38-2006-NQ-HDND-phan-cap-nguon-thu-nhiem-vu-chi-thuong-xuyen-ngan-sach-Khanh-Hoa-291001.aspx | Nghị quyết 38/2006/NQ-HĐND phân cấp nguồn thu nhiệm vụ chi thường xuyên ngân sách Khánh Hòa | HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 37/2006/NQ-HĐND
Nha Trang, ngày 18 tháng 12 năm 2006
NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NGHỊ QUYẾT SỐ 24/2006/NQ-HĐND NGÀY 28/7/2006 CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH VỀ PHÂN CẤP NGUỒN THU, NHIỆM VỤ CHI THƯỜNG XUYÊN CHO NGÂN SÁCH CÁC CẤP Ở ĐỊA PHƯƠNG
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
KHÓA IV, KỲ HỌP THỨ 7
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Nghị quyết số 24/2006/NQ-HĐND ngày 28 tháng 7 năm 2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi thường xuyên cho ngân sách các cấp ở địa phương;
Sau khi xem xét Tờ trình số 7438/TTr-UBND ngày 05/12/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung Điều 1 Nghị quyết số 24/2006/NQ-HĐND ngày 28 tháng 7 năm 2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi thường xuyên cho ngân sách các cấp ở địa phương, cụ thể:
1. Tại mục II. Đối với ngân sách cấp huyện, sửa đổi bổ sung điểm 1.2 như sau:
Thu từ khu vực thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh gồm các đối tượng là doanh nghiệp thành lập theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã.
2. Tại mục III. Đối với ngân sách cấp xã , sửa đổi bổ sung như sau:
2.1. Sửa đổi bổ sung điểm 1.1:
Thu từ khu vực thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh gồm các đối tượng là cá nhân, hộ kinh doanh có mức thuế môn bài từ bậc 1 đến bậc 6;
2.2. Bổ sung thêm điểm 1.13. Thu lệ phí trước bạ nhà, đất;
2.3. Bổ sung thêm điểm 1.14. Thu thuế nhà, đất;
Điều 2. Căn cứ Nghị quyết này, giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện.
Điều 3. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và các đại biểu Hội đồng nhân dân giám sát việc thực hiện Nghị quyết này trên các lĩnh vực, địa bàn thuộc phạm vi trách nhiệm được phân công.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa khóa IV, kỳ họp thứ 7 thông qua./.
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần An Khánh
PHỤ LỤC SỐ 01
TỶ LỆ PHẦN TRĂM (%) PHÂN CHIA CÁC KHOẢN THU GIỮA NGÂN SÁCH CÁC CẤP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ NHA TRANG
(Kèm theo Nghị quyết số 38/2006/NQ-HĐND ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa)
Số TT
NỘI DUNG NGUỒN THU
Tổng số NSNN
% NSTƯ
% NSĐP
Trong đó
% NST
% NSH
% NSX
1
Thu thuế Xuất nhập khẩu
- GTGT hàng nhập khẩu
100
100
0
0
0
0
- Thuế XK,NK, TTĐB
100
100
0
0
0
0
2
Thu DN trung ương
- Thuế giá trị gia tăng
100
47
53
53
0
0
- Thuế TN doanh nghiệp
100
47
53
53
0
0
- Thuế TT đặc biệt
100
47
53
53
0
0
- Thuế Tài nguyên
100
0
100
100
0
0
- Thu thuế môn bài
100
0
100
100
0
0
- Thu khác
100
100
0
0
0
0
3
Thu DN Địa phương
a- DN nhà nước
- Thuế giá trị gia tăng
100
47
53
53
0
0
- Thuế TN doanh nghiệp
100
47
53
53
0
0
- Thuế TT đặc biệt
100
47
53
53
0
0
- Thuế Tài nguyên
100
0
100
100
0
0
- Thu thuế môn bài
100
0
100
100
0
0
- Thu khác
100
0
100
100
0
0
b- Các DN công ích
- Thuế Giá trị gia tăng
100
47
53
0
53
0
- Thuế TN doanh nghiệp
100
47
53
0
53
0
- Thuế TT đặc biệt
100
47
53
0
53
0
- Thuế Tài nguyên
100
0
100
0
100
0
- Thu thuế môn bài
100
0
100
0
100
0
- Thu khác
100
0
100
0
100
0
4
DN có vốn ĐT nước ngoài
- Thuế Giá trị gia tăng
100
47
53
53
0
0
- Thuế TN doanh nghiệp
100
47
53
53
0
0
- Thuế TT đặc biệt
100
47
53
53
0
0
- Thu tiền thuê đất
100
0
100
100
0
0
- Thuế Tài nguyên
100
0
100
100
0
0
- Thu thuế môn bài
100
0
100
100
0
0
- Thu khác
100
0
100
100
0
0
5
Thu thuế ngoài quốc doanh
a- Thu từ DN thành lập theo luật DN, luật HTX
- Thuế GTGT, Thuế TNDN,thuế tiêu thụ đặc biệt
100
47
53
0
53
0
- Thuế tài nguyên
100
0
100
0
100
0
- Thuế môn bài (bậc 1 đến 4)
100
0
100
0
100
0
- Thu khác ngoài quốc doanh
100
0
100
0
100
0
b- Thu từ cá nhân SXKD hàng hóa dịch vụ
- Thuế GTGT, Thuế TNDN, thuế tiêu thụ đặc biệt:
Nhóm 1:
100
47
53
0
49
4
Vạn Thạnh
Nhóm 2 :
100
47
53
0
45
8
P.Tân Lập, Lộc Thọ,Vạn Thắng, Phương Sài.
Nhóm 3:
100
47
53
0
33
20
Xương Huân, Phước Tiến, Vĩnh Nguyên, Phương Sơn
Nhóm 4:
100
47
53
0
23
30
Vĩnh Hải,Vĩnh Phước, Phước Hòa, Phước Long, Phước Tân
Nhóm 5:
100
47
53
0
13
40
P.Vĩnh Thọ, Phước Hải
Nhóm 6:
100
47
53
0
0
53
Các xã phường còn lại
- Thuế tài nguyên
PS trên địa bàn xã
100
100
0
0
100
PS trên địa bàn phường
100
100
0
0
100
- Thuế môn bài (bậc 1 đến 6)
+ Nhóm 1:
100
0
100
0
85
15
P. Tân Lập.
+ Nhóm 2:
100
0
100
0
80
20
Vạn Thạnh, Lộc Thọ
+ Nhóm 3:
100
0
100
0
60
40
P. Vĩnh Hải, Vĩnh Phước, Xương Huân, Phước Tân, Phước Tiến, Phước Hòa, Phước Hải, Phước Long, Vĩnh Nguyên, Vạn Thắng
+ Nhóm 4:
100
0
100
0
30
70
Xã Phước Đồng, Phương Sơn
+ Nhóm 5:
100
0
100
0
0
100
Các xã phường còn lại
- Thu khác ngoài quốc doanh
PS trên địa bàn phường
100
0
100
0
0
100
PS trên địa bàn xã
100
0
100
0
0
100
6
Thu thuế SD đất nông nghiệp
100
100
0
0
100
7
Thu thuế nhà đất
+ Nhóm 1:
100
0
100
0
80
20
P.Vĩnh Hải, Vĩnh Phước, Phước Long, Phước Hải, Vĩnh Nguyên, Lộc Thọ
+ Nhóm 2:
100
0
100
0
65
35
P.Ph.Hòa, Tân Lập
+ Nhóm 3:
100
0
100
0
50
50
Vĩnh Thọ, Xương Huân, Vạn Thạnh, Phước Tiến, Vạn Thắng, Phương Sài
+ Nhóm 4:
100
0
100
0
30
70
Xã Vĩnh Hiệp, P.Sơn
+ Nhóm 5:
100
0
100
0
18
82
Phường Vĩnh Hòa xã Phước Đồng
+ Nhóm 6:
100
0
100
0
0
100
Các xã phường còn lại
8
Thu thuế thu nhập cá nhân
100
47
53
53
0
0
9
Thu tiền cho thuê mặt đất, nước
- Do UBND tỉnh ra quyết định
100
0
100
100
0
0
- Do UBND Tphố ra quyết định
100
0
100
0
100
0
10
Thu thuế chuyển quyền SD đất
- Thuộc địa bàn phường
100
0
100
0
100
0
- Thuộc địa bàn xã
+ Nhóm 1:
100
0
100
0
30
70
Phước Đồng
+ Nhóm 2:
100
0
100
0
0
100
Xã Vĩnh Phương, Vĩnh Ngọc, Vĩnh, Trung, Vĩnh Thái, Vĩnh Lương, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Thạnh
11
Thu phí xăng dầu
100
47
53
53
0
0
12
Thu hoạt động XS kiến thiết
100
0
100
100
0
0
13
Thu tiền cho thuê nhà SHNN
- Nhà do tỉnh quản lý
100
0
100
100
0
0
- Nhà do thành phố quản lý
100
0
100
0
100
0
14
Thu tiền bán nhà
- Nhà do tỉnh quản lý
100
0
100
100
0
0
- Nhà do thành phố quản lý
100
0
100
0
100
0
15
Thu cấp quyền SD đất
Toàn bộ số thu CQSD đất phát sinh trên địa bàn thành phố Nha Trang
100
0
100
100
0
0
16
Thu lệ phí trước bạ
+Trước bạ nhà và đất
- Địa bàn phường
100
0
100
0
100
0
- Địa bàn xã
+ Nhóm 1:
100
0
100
0
30
70
Xã Vĩnh Hiệp, Phước Đồng, Vĩnh Ngọc
+ Nhóm 2:
100
0
100
0
100
Vĩnh Phương, Vĩnh Trung, VĩnhThái, Vĩnh Lương, Vĩnh Thạnh
+ Các khoản trước bạ không phải nhà và đất
100
0
100
0
100
0
17
Thu phí và lệ phí
- Các đơn vị do trung ương quản lý
100
100
0
0
0
0
- Các đơn vị do tỉnh quản lý
100
0
100
100
0
0
- Các đơn vị do thành phố quản lý
100
0
100
0
100
0
- Các đơn vị do cấp xã phường q.lý
100
0
100
0
0
100
18
Thu hoạt động sự nghiệp
- Các đơn vị do trung ương quản lý
100
100
0
0
0
0
- Các đơn vị do tỉnh quản lý
100
0
100
100
0
0
- Các đơn vị do thành phố quản lý
100
0
100
0
100
0
- Các đơn vị do xã phường quản lý
100
0
100
0
0
100
19
Thu quỹ đất công ích và HLCS
- Địa bàn xã
100
0
100
0
0
100
- Địa bàn phường
100
0
100
0
0
100
20
Thu nhân dân đóng góp
- Đóng góp cho xã
100
0
100
0
0
100
- Đóng góp cho phường
100
0
100
0
0
100
- Đóng góp cho cấp huyện
100
0
100
0
100
0
- Đóng góp cho cấp tỉnh
100
0
100
100
0
0
- Đóng góp cho cấp trung ương
100
100
0
0
0
0
21
Thu viện trợ không hoàn lại
- Viện trợ cho xã
100
0
100
0
0
100
- Viện trợ cho phường
100
0
100
0
0
100
- Viện trợ cho cấp thành phố
100
0
100
0
100
0
- Viện trợ cho cấp tỉnh
100
0
100
100
0
0
- Viện trợ cho cấp trung ương
100
100
0
0
0
0
22
Thu khác ngân sách
- Thu khác trung ương quản lý
100
100
0
0
0
0
- Thu khác tỉnh quản lý
100
0
100
100
0
0
- Thu khác thành phố quản lý
100
0
100
0
100
0
- Thu khác xã quản lý
100
0
100
0
0
100
- Thu khác phường quản lý
100
0
100
0
0
100
PHỤ LỤC SỐ 02
TỶ LỆ PHẦN TRĂM ( %) PHÂN CHIA CÁC KHOẢN THU GIỮA NGÂN SÁCH CÁC CẤP TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ CAM RANH
(Kèm theo Nghị quyết số 38/2006/NQ-HĐND ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa)
Số TT
NỘI DUNG NGUỒN THU
Tổng số NSNN
% NSTƯ
% NSĐP
Trong đó
% NST
% NSH
% NSX
1
Thu thuế Xuất nhập khẩu
- GTGT hàng nhập khẩu
100
100
0
0
0
0
- Thuế XK,NK, TTĐB
100
100
0
0
0
0
2
Thu DN trung ương
- Thuế giá trị gia tăng
100
47
53
53
0
0
- Thuế TN doanh nghiệp
100
47
53
53
0
0
- Thuế TT đặc biệt
100
47
53
53
0
0
- Thuế Tài nguyên
100
0
100
100
0
0
- Thu thuế môn bài
100
0
100
100
0
0
- Thu khác
100
100
0
0
0
0
3
Thu DN Địa phương
a- DN nhà nước (cả DN công ích thủy lợi Nam)
- Thuế giá trị gia tăng
100
47
53
53
0
0
- Thuế TN doanh nghiệp
100
47
53
53
0
0
- Thuế TT đặc biệt
100
47
53
53
0
0
- Thuế Tài nguyên
100
0
100
100
0
0
- Thu thuế môn bài
100
0
100
100
0
0
- Thu khác
100
0
100
100
0
0
b- Các DN công ích
- Thuế Giá trị gia tăng
100
47
53
0
53
0
- Thuế TN doanh nghiệp
100
47
53
0
53
0
- Thuế TT đặc biệt
100
47
53
0
53
0
- Thuế Tài nguyên
100
0
100
0
100
0
- Thu thuế môn bài
100
0
100
0
100
0
- Thu khác
100
0
100
0
100
0
4
DN có vốn ĐT nước ngoài
- Thuế Giá trị gia tăng
100
47
53
53
0
0
- Thuế TN doanh nghiệp
100
47
53
53
0
0
- Thuế TT đặc biệt
100
47
53
53
0
0
- Thu tiền thuê đất
100
0
100
100
0
0
- Thuế Tài nguyên
100
0
100
100
0
0
- Thu thuế môn bài
100
0
100
100
0
0
- Thu khác
100
0
100
100
0
0
5
Thu thuế ngoài quốc doanh
a- Thu từ DN thành lập theo
luật DN, luật HTX (MB bậc 1 đến 4)
- Thuế GTGT, Thuế TNDN, thuế tiêu thụ đặc biệt:
100
47
53
0
53
0
- Thuế tài nguyên
100
0
100
0
100
0
- Thuế môn bài (bậc 1đến 4)
100
0
100
0
100
0
- Thu khác ngoài quốc doanh
100
0
100
0
100
0
b- Thu từ cá nhân SXKD hàng hóa dịch vụ (MB bậc 1 đến 6)
- Thuế GTGT, Thuế TNDN, thuế tiêu thụ đặc biệt:
+ Nhóm 1:
100
47
53
0
30
23
P. Cam Thuận
+ Nhóm 2:
100
47
53
0
21
32
P. Cam Nghĩa
+ Nhóm 3
100
47
53
0
15
38
P. Cam Lợi, P. Ba Ngòi
+ Nhóm 4:
100
47
53
0
0
53
Các xã, phường còn lại
- Thuế tài nguyên
100
0
100
0
0
100
- Thuế môn bài (bậc 1 đến 6)
+ Nhóm 1:
100
100
0
60
40
P.Cam Thuận, Cam Nghĩa, Cam Lợi
+ Nhóm 2:
100
100
0
0
100
Các xã phường còn lại
- Thu khác ngoài quốc doanh
100
0
100
0
0
100
6
Thu thuế SD đất nông nghiệp
100
100
0
0
100
7
Thu thuế nhà đất
Nhóm 1:
100
0
100
0
90
10
Cam Thuận, Cam Nghĩa, Cam Lợi và Phường Ba Ngòi
Nhóm 2:
100
0
100
0
80
20
Phường Cam Lộc
Nhóm 3:
100
0
100
0
53
47
Phường Cam Linh
Nhóm 4:
100
0
100
0
0
100
Các xã phường còn lại
8
Thu thuế thu nhập cá nhân
100
47
53
53
0
0
9
Thu tiền cho thuê mặt đất,nước
- Do UBND tỉnh ra quyết định
100
0
100
100
0
0
- Do UBND Thị xã ra quyết định
100
0
100
0
100
0
10
Thu thuế chuyển quyền SD đất
- Thuộc địa bàn phường
100
0
100
0
70
30
- Thuộc địa bàn xã
100
0
100
0
0
100
11
Thu phí xăng dầu
100
47
53
53
0
0
12
Thu hoạt động XS kiến thiết
100
0
100
100
0
0
13
Thu tiền cho thuê nhà SHNN
- Nhà do tỉnh quản lý
100
0
100
100
0
0
- Nhà do thị xã quản lý
100
0
100
0
100
0
14
Thu tiền bán nhà
- Nhà do tỉnh quản lý
100
0
100
100
0
0
- Nhà do thị xã quản lý
100
0
100
0
100
0
15
Thu cấp quyền SD đất
- Do UBND tỉnh ra quyết định
100
0
100
100
0
0
- Do UBND Thị xã ra QĐịnh
+ Địa bàn xã
100
0
100
0
60
40
+ Địa bàn phường
100
0
100
0
100
0
16
Thu lệ phí trước bạ
+ Trước bạ nhà và đất
- Địa bàn phường
100
0
100
0
80
20
- Địa bàn xã
100
0
100
0
0
100
+ Các khoản TB không phải nhà đất
100
0
100
0
100
0
17
Thu phí và lệ phí
- Các đơn vị do trung ương quản lý
100
100
0
0
0
0
- Các đơn vị do tỉnh quản lý
100
0
100
100
0
0
- Các đơn vị do thị xã quản lý
100
0
100
0
100
0
- Các đơn vị do cấp xã phường q.lý
100
0
100
0
0
100
18
Thu hoạt động sự nghiệp
- Các đơn vị do trung ương quản lý
100
100
0
0
0
0
- Các đơn vị do tỉnh quản lý
100
0
100
100
0
0
- Các đơn vị do thị xã quản lý
100
0
100
0
100
0
- Các đơn vị do xã phường quản lý
100
0
100
0
0
100
19
Thu quỹ đất công ích và HLCS
100
100
0
0
100
20
Thu nhân dân đóng góp
- Đóng góp cho xã
100
0
100
0
0
100
- Đóng góp cho phường
100
0
100
0
0
100
- Đóng góp cho cấp huyện
100
0
100
0
100
0
- Đóng góp cho cấp tỉnh
100
0
100
100
0
0
- Đóng góp cho cấp trung ương
100
100
0
0
0
0
21
Thu viện trợ không hoàn lại
- Viện trợ cho xã
100
0
100
0
0
100
- Viện trợ cho phường
100
0
100
0
0
100
- Viện trợ cho cấp huyện
100
0
100
0
100
0
- Viện trợ cho cấp tỉnh
100
0
100
100
0
0
- Viện trợ cho cấp trung ương
100
100
0
0
0
0
22
Thu khác ngân sách
- Thu khác trung ương quản lý
100
100
0
0
0
0
- Thu khác tỉnh quản lý
100
0
100
100
0
0
- Thu khác thị xã quản lý
100
0
100
0
100
0
- Thu khác xã quản lý
100
0
100
0
0
100
- Thu khác phường quản lý
100
0
100
0
0
100
PHỤ LỤC SỐ 03
TỶ LỆ PHẦN TRĂM( %) PHÂN CHIA CÁC KHOẢN THU GIỮA NGÂN SÁCH CÁC CẤP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VẠN NINH
(Kèm theo Nghị quyết số 38/2006/NQ-HĐND ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa)
Số TT
NỘI DUNG NGUỒN THU
Tổng số NSNN(%)
% NSTƯ
% NSĐP
Trong đó
% NST
% NSH
%NS.xã
1
Thu thuế Xuất nhập khẩu
- GTGT hàng nhập khẩu
100
100
0
0
0
0
- Thuế XK, NK, TTĐB
100
100
0
0
0
0
2
Thu DN trung ương
- Thuế giá trị gia tăng
100
47
53
53
0
0
- Thuế TN doanh nghiệp
100
47
53
53
0
0
- Thuế TT đặc biệt
100
47
53
53
0
0
- Thuế Tài nguyên
100
0
100
100
0
0
- Thuế môn bài
100
0
100
100
0
0
- Thu khác
100
100
0
0
0
0
3
Thu DN Địa phương
a- DN nhà nước :
- Thuế giá trị gia tăng
100
47
53
53
0
0
- Thuế TN doanh nghiệp
100
47
53
53
0
0
- Thuế TT đặc biệt
100
47
53
53
0
0
- Thuế Tài nguyên
100
0
100
100
0
0
- Thuế môn bài
100
0
100
100
0
0
- Thu khác
100
0
100
100
0
0
b- Các DN công ích
- Thuế giá trị gia tăng
100
47
53
0
53
0
- Thuế TN doanh nghiệp
100
47
53
0
53
0
- Thuế TT đặc biệt
100
47
53
0
53
0
- Thuế Tài nguyên
100
0
100
0
100
0
- Thuế môn bài
100
0
100
0
100
0
- Thu khác
100
0
100
0
100
0
4
DN có vốn ĐT nước ngoài
- Thuế giá trị gia tăng
100
47
53
53
0
0
- Thuế TN doanh nghiệp
100
47
53
53
0
0
- Thuế TT đặc biệt
100
47
53
53
0
0
- Thuế Tài nguyên
100
0
100
100
0
0
- Thuế môn bài
100
0
100
100
0
0
- Thu tiền cho thuê mặt đất, nước
100
0
100
100
0
0
- Thu khác
100
0
100
100
0
0
5
Thu thuế ngoài quốc doanh
a- Thu từ DN thành lập theo luật DN, luật HTX
- Thuế GTGT, Thuế TNDN, thuế tiêu thụ đặc biệt:
100
47
53
0
53
0
- Thuế tài nguyên
100
0
100
0
100
0
- Thuế môn bài (bậc 1đến 4)
100
0
100
0
100
0
- Thu khác ngoài quốc doanh
100
0
100
0
100
0
b- Thu từ cá nhân SXKD hàng hóa dịch vụ (MB bậc 1 đến 6)
- Thuế GTGT, Thuế TNDN, thuế tiêu thụ đặc biệt:
+ Nhóm 1:
100
47
53
0
39
14
Thị trấn Vạn Giã
+ Nhóm 2:
100
47
53
0
0
53
Các xã còn lại
- Thuế tài nguyên
100
0
100
0
0
100
- Thuế môn bài (bậc 1 đến 6)
Thị trấn Vạn Giã
100
0
100
0
30
70
Các xã còn lại
100
0
100
0
0
100
- Thu khác ngoài quốc doanh
Thị trấn Vạn Giã
100
0
100
0
0
100
Các xã còn lại
100
0
100
0
0
100
6
Thu thuế SD đất nông nghiệp
100
100
0
0
100
7
Thu thuế nhà đất
Thị trấn Vạn Giã
100
0
100
0
30
70
Các xã còn lại
100
0
100
0
0
100
8
Thu thuế thu nhập cá nhân
100
47
53
53
0
0
9
Thu tiền cho thuê mặt đất,nước
- Do UBND tỉnh ra quyết định
100
0
100
100
0
0
- Do UBND huyện ra quyết định
100
0
100
0
100
0
10
Thu thuế chuyển quyền SD đất
Thị trấn Vạn Giã
100
0
100
0
30
70
Các xã còn lại
100
0
100
0
0
100
11
Thu phí xăng dầu
100
47
53
53
0
0
12
Thu hoạt động XS kiến thiết
100
0
100
100
0
0
13
Thu tiền cho thuê nhà SHNN
- Nhà do tỉnh quản lý
100
0
100
100
0
0
- Nhà do huyện quản lý
100
0
100
0
100
0
14
Thu tiền bán nhà
- Nhà do tỉnh quản lý
100
0
100
100
0
0
- Nhà do huyện quản lý
100
0
100
0
100
0
15
Thu cấp quyền SD đất
- Do UBND tỉnh ra quyết định
100
0
100
100
0
0
- Do UBND huyện ra QĐ
+ Địa bàn thị trấn
100
0
100
0
80
20
+ Địa bàn xã
100
0
100
0
60
40
16
Thu lệ phí trước bạ
+ Trước bạ nhà và đất
- Địa bàn thị trấn
100
0
100
0
30
70
- Địa bàn xã
100
0
100
0
0
100
+ Các khoản trước bạ không phải nhà và đất
100
0
100
0
100
0
17
Thu phí và lệ phí
- Các đơn vị do trung ương quản lý
100
100
0
0
0
0
- Các đơn vị do tỉnh quản lý
100
0
100
100
0
0
- Các đơn vị do huyện quản lý
100
0
100
0
100
0
- Các đơn vị do cấp xã phường q.lý
100
0
100
0
0
100
18
Thu hoạt động sự nghiệp
- Các đơn vị do trung ương quản lý
100
100
0
0
0
0
- Các đơn vị do tỉnh quản lý
100
0
100
100
0
0
- Các đơn vị do cấp huyện quản lý
100
0
100
0
100
0
- Các đơn vị do cấp xã quản lý
100
0
100
0
0
100
19
Thu quỹ đất công ích và HLCS
- Địa bàn xã
100
0
100
0
0
100
- Địa bàn phường
100
0
100
0
0
100
20
Thu nhân dân đóng góp
- Đóng góp cho xã
100
0
100
0
0
100
- Đóng góp cho phường
100
0
100
0
0
100
- Đóng góp cho cấp huyện
100
0
100
0
100
0
- Đóng góp cho cấp tỉnh
100
0
100
100
0
0
- Đóng góp cho cấp trung ương
100
100
0
0
0
0
21
Thu viện trợ không hoàn lại
- Viện trợ cho xã
100
0
100
0
0
100
- Viện trợ cho phường
100
0
100
0
0
100
- Viện trợ cho thị trấn
100
0
100
0
0
100
- Viện trợ cho cấp huyện
100
0
100
0
100
0
- Viện trợ cho cấp tỉnh
100
0
100
100
0
0
- Viện trợ cho cấp trung ương
100
100
0
0
0
0
22
Thu khác ngân sách
- Thu khác trung ương quản lý
100
100
0
0
0
0
- Thu khác tỉnh quản lý
100
0
100
100
0
0
- Thu khác huyện quản lý
100
0
100
0
100
0
- Thu khác xã quản lý
100
0
100
0
0
100
- Thu khác thị trấn quản lý
100
0
100
0
0
100
PHỤ LỤC SỐ 04
TỶ LỆ PHẦN TRĂM( %) PHÂN CHIA CÁC KHOẢN THU GIỮA NGÂN SÁCH CÁC CẤP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NINH HÒA
(Kèm theo Nghị quyết số 38/2006/NQ-HĐND ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa)
Số TT
NỘI DUNG NGUỒN THU
Tổng số NSNN
% NSTƯ
% NSĐP
Trong đó
% NST
% NSH
% NSX
1
Thu thuế Xuất nhập khẩu
- GTGT hàng nhập khẩu
100
100
0
0
0
0
- Thuế XK, NK, TTĐB
100
100
0
0
0
0
2
Thu DN trung ương
- Thuế giá trị gia tăng
100
47
53
53
0
0
- Thuế TN doanh nghiệp
100
47
53
53
0
0
- Thuế TT đặc biệt
100
47
53
53
0
0
- Thuế Tài nguyên
100
0
100
100
0
0
- Thu thuế môn bài
100
0
100
100
0
0
- Thu khác
100
100
0
0
0
0
3
Thu DN Địa phương
a- DN nhà nước (cả DN công ích thủy lợi Bắc)
- Thuế giá trị gia tăng
100
47
53
53
0
0
- Thuế TN doanh nghiệp
100
47
53
53
0
0
- Thuế TT đặc biệt
100
47
53
53
0
0
- Thuế Tài nguyên
100
0
100
100
0
0
- Thuế môn bài
100
0
100
100
0
0
- Thu khác
100
0
100
100
0
0
b- Các DN công ích
- Thuế giá trị gia tăng
100
47
53
0
53
0
- Thuế TN doanh nghiệp
100
47
53
0
53
0
- Thuế TT đặc biệt
100
47
53
0
53
0
- Thuế Tài nguyên
100
0
100
0
100
0
- Thuế môn bài
100
0
100
0
100
0
- Thu khác
100
0
100
0
100
0
4
DN có vốn ĐT nước ngoài
- Thuế giá trị gia tăng
100
47
53
53
0
0
- Thuế TN doanh nghiệp
100
47
53
53
0
0
- Thuế TT đặc biệt
100
47
53
53
0
0
- Thu tiền thuê mặt đất,nước
100
0
100
100
0
0
- Thuế Tài nguyên
100
0
100
100
0
0
- Thu thuế môn bài
100
0
100
100
0
0
- Thu khác
100
0
100
100
0
0
5
Thu thuế ngoài quốc doanh
a- Thu từ DN thành lập theo luật DN, luật HTX
- Thuế GTGT, Thuế TNDN, thuế tiêu thụ đặc biệt:
100
47
53
0
53
0
- Thuế tài nguyên
100
0
100
0
100
0
- Thuế môn bài (bậc 1 đến 6)
100
0
100
0
100
0
- Thu khác ngoài quốc doanh
100
0
100
0
100
0
b- Thu từ cá nhân SXKD hàng hóa dịch vụ (MB bậc 4 đến 6)
- Thuế GTGT, Thuế TNDN, thuế tiêu thụ đặc biệt:
Nhóm 1:
100
47
53
0
35
18
Thị trấn Ninh Hòa
Nhóm 2:
100
47
53
0
0
53
Các xã còn lại
- Thuế tài nguyên
100
100
0
0
100
- Thuế môn bài( bậc 1 đến 6)
Thị trấn Ninh Hòa
100
0
100
0
30
70
Các xã còn lại
100
0
100
0
0
100
- Thu khác ngoài quốc doanh
Thị trấn Ninh Hòa
100
0
100
0
0
100
Các xã còn lại
100
0
100
0
0
100
6
Thu thuế SD đất nông nghiệp
100
100
0
0
100
7
Thu thuế nhà đất
Thị trấn Ninh Hòa
100
0
100
0
30
70
Các xã còn lại
100
0
100
0
0
100
8
Thu thuế thu nhập cá nhân
100
47
53
53
0
0
9
Thu tiền cho thuê mặt đất, nước
- Do UBND tỉnh ra quyết định
100
0
100
100
0
0
- Do UBND huyện ra quyết định
100
0
100
0
100
0
10
Thu thuế chuyển quyền SD đất
Thị trấn Ninh Hòa
100
0
100
0
30
70
Các xã còn lại
100
0
100
0
0
100
11
Thu phí xăng dầu
100
47
53
53
0
0
12
Thu hoạt động XS kiến thiết
100
0
100
100
0
0
13
Thu tiền cho thuê nhà SHNN
- Nhà do tỉnh quản lý
100
0
100
100
0
0
- Nhà do huyện quản lý
100
0
100
0
100
0
14
Thu tiền bán nhà
- Nhà do tỉnh quản lý
100
0
100
100
0
0
- Nhà do huyện quản lý
100
0
100
0
100
0
15
Thu cấp quyền SD đất
- Do UBND tỉnh ra quyết định
100
0
100
100
0
0
- Do UBND huyện ra QĐ
Thị trấn Ninh Hòa
100
0
100
0
70
30
Các xã còn lại
100
0
100
0
60
40
16
Thu lệ phí trước bạ
+ Trước bạ nhà và đất
Thị trấn Ninh Hòa
100
0
100
0
30
70
Các xã còn lại
100
0
100
0
0
100
+ Các khoản trước bạ không phải nhà và đất
100
0
100
0
100
0
17
Thu phí và lệ phí
- Các đơn vị do trung ương quản lý
100
100
0
0
0
0
- Các đơn vị do tỉnh quản lý
100
0
100
100
0
0
- Các đơn vị do huyện quản lý
100
0
100
0
100
0
- Các đơn vị do cấp xã phường q.lý
100
0
100
0
0
100
18
Thu hoạt động sự nghiệp
- Các đơn vị do trung ương quản lý
100
100
0
0
0
0
- Các đơn vị do tỉnh quản lý
100
0
100
100
0
0
- Các đơn vị do cấp huyện quản lý
100
0
100
0
100
0
- Các đơn vị do cấp xã quản lý
100
0
100
0
0
100
19
Thu quĩ đất công ích và HLCS
100
0
100
0
0
100
20
Thu nhân dân đóng góp
- Đóng góp cho xã
100
0
100
0
0
100
- Đóng góp cho Thị trấn
100
0
100
0
0
100
- Đóng góp cho cấp huyện
100
0
100
0
100
0
- Đóng góp cho cấp tỉnh
100
0
100
100
0
0
- Đóng góp cho cấp trung ương
100
100
0
0
0
0
21
Thu viện trợ không hoàn lại
- Viện trợ cho xã
100
0
100
0
0
100
- Viện trợ cho phường
100
0
100
0
0
100
- Viện trợ cho thị trấn
100
0
100
0
0
100
- Viện trợ cho cấp huyện
100
0
100
0
100
0
- Viện trợ cho cấp tỉnh
100
0
100
100
0
0
- Viện trợ cho cấp trung ương
100
100
0
0
0
0
22
Thu khác ngân sách
- Thu khác trung ương quản lý
100
100
0
0
0
0
- Thu khác tỉnh quản lý
100
0
100
100
0
0
- Thu khác huyện quản lý
100
0
100
0
100
0
- Thu khác xã quản lý
100
0
100
0
0
100
- Thu khác thị trấn quản lý
100
0
100
0
0
100
PHỤ LỤC SỐ 05
TỶ LỆ PHẦN TRĂM (%) PHÂN CHIA CÁC KHOẢN THU GIỮA NGÂN SÁCH CÁC CẤP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN DIÊN KHÁNH
(Kèm theo Nghị quyết số 38/2006/NQ-HĐND ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa)
Số TT
NỘI DUNG NGUỒN THU
Tổng số NSNN
% NSTƯ
% NSĐP
Trong đó
% NST
% NSH
% NSxã
1
Thu thuế Xuất nhập khẩu
- GTGT hàng nhập khẩu
100
100
0
0
0
0
- Thuế XK, NK, TTĐB
100
100
0
0
0
0
2
Thu DN trung ương
- Thuế giá trị gia tăng
100
47
53
53
0
0
- Thuế TN doanh nghiệp
100
47
53
53
0
0
- Thuế TT đặc biệt
100
47
53
53
0
0
- Thuế Tài nguyên
100
0
100
100
0
0
- Thuế môn bài
100
0
100
100
0
0
- Thu khác
100
100
0
0
0
0
3
Thu DN Địa phương
a- DN nhà nước
- Thuế giá trị gia tăng
100
47
53
53
0
0
- Thuế TN doanh nghiệp
100
47
53
53
0
0
- Thuế TT đặc biệt
100
47
53
53
0
0
- Thuế Tài nguyên
100
0
100
100
0
0
- Thuế môn bài
100
0
100
100
0
0
- Thu khác
100
0
100
100
0
0
b- Các DN công ích
- Thuế giá trị gia tăng
100
47
53
0
53
0
- Thuế TN doanh nghiệp
100
47
53
0
53
0
- Thuế TT đặc biệt
100
47
53
0
53
0
- Thuế Tài nguyên
100
0
100
0
100
0
- Thuế môn bài
100
0
100
0
100
0
- Thu khác
100
0
100
0
100
0
4
DN có vốn ĐT nước ngoài
- Thuế giá trị gia tăng
100
47
53
53
0
0
- Thuế TN doanh nghiệp
100
47
53
53
0
0
- Thuế TT đặc biệt
100
47
53
53
0
0
- Thu tiền thuê mặt đất,nước
100
0
100
100
0
0
- Thuế Tài nguyên
100
0
100
100
0
0
- Thu thuế môn bài
100
0
100
100
0
0
- Thu khác
100
0
100
100
0
0
5
Thu thuế ngoài quốc doanh
a- Thu từ DN thành lập theo luật DN, luật HTX
- Thuế GTGT, Thuế TNDN, thuế tiêu thụ đặc biệt
100
47
53
0
53
0
- Thuế tài nguyên
100
0
100
0
100
0
- Thuế môn bài (bậc 1đến 4)
100
0
100
0
100
0
- Thu khác ngoài quốc doanh
100
0
100
0
100
0
b- Thu từ cá nhân SXKD hàng
hóa dịch vụ (MB từ bậc 1đến 6):
- Thuế GTGT, Thuế TNDN, thuế tiêu thụ đặc biệt:
Nhóm 1:
100
47
53
0
46
7
Thị trấn Diên Khánh
Nhóm 2:
100
47
53
0
0
53
Các xã còn lại
- Thuế tài nguyên
PS trên địa bàn xã
100
0
100
0
0
100
PS trên địa bàn thị trấn
100
0
100
0
0
100
- Thuế môn bài (bậc 1 đến 6)
Nhóm 1:
100
0
100
0
30
70
Thị trấn Diên Khánh
Nhóm 2:
100
0
100
0
0
100
Các xã còn lại
- Thu khác ngoài quốc doanh
PS trên địa bàn thị trấn
100
0
100
0
0
100
PS trên địa bàn xã
100
0
100
0
0
100
6
Thu thuế SD đất nông nghiệp
- Thị trấn Diên Khánh
100
100
0
0
100
- Các xã
100
100
0
0
100
7
Thu thuế nhà đất
- Thị trấn Diên Khánh
100
0
100
0
30
70
- Các xã còn lại
100
0
100
0
0
100
8
Thu thuế thu nhập cá nhân
100
47
53
53
0
0
9
Thu tiền cho thuê mặt đất, nước
- Do UBND tỉnh ra quyết định
100
0
100
100
0
0
- Do UBND huyện ra quyết định
100
0
100
0
100
0
10
Thu thuế chuyển quyền SD đất
- Thị trấn Diên Khánh
100
0
100
0
30
70
- Các xã còn lại
100
0
100
0
0
100
11
Thu phí xăng dầu
100
47
53
53
0
0
12
Thu hoạt động XS kiến thiết
100
0
100
100
0
0
13
Thu tiền cho thuê nhà SHNN
- Nhà do tỉnh quản lý
100
0
100
100
0
0
- Nhà do huyện quản lý
100
0
100
0
100
0
14
Thu tiền bán nhà
- Nhà do tỉnh quản lý
100
0
100
100
0
0
- Nhà do huyện quản lý
100
0
100
0
100
0
15
Thu cấp quyền SD đất
- Do UBND tỉnh ra quyết định
100
0
100
100
0
0
- Do UBND huyện ra QĐ
- Thị trấn Diên Khánh
100
0
100
0
70
30
- Các xã còn lại
100
0
100
0
60
40
16
Thu lệ phí trước bạ
+ Trước bạ nhà và đất
- Thị trấn Diên Khánh
100
0
100
0
30
70
- Các xã còn lại
100
0
100
0
0
100
+ Các khoản trước bạ không phải nhà và đất
100
0
100
0
100
0
17
Thu phí và lệ phí
- Các đơn vị do trung ương quản lý
100
100
0
0
0
0
- Các đơn vị do tỉnh quản lý
100
0
100
100
0
0
- Các đơn vị do huyện quản lý
100
0
100
0
100
0
- Các đơn vị do cấp xã phường q.lý
100
0
100
0
0
100
18
Thu hoạt động sự nghiệp
- Các đơn vị do trung ương quản lý
100
100
0
0
0
0
- Các đơn vị do tỉnh quản lý
100
0
100
100
0
0
- Các đơn vị do cấp huyện quản lý
100
0
100
0
100
0
- Các đơn vị do cấp xã quản lý
100
0
100
0
0
100
19
Thu quỹ đất công ích và HLCS
- Địa bàn xã
100
0
100
0
0
100
- Địa bàn phường
100
0
100
0
0
100
20
Thu nhân dân đóng góp
- Đóng góp cho xã
100
0
100
0
0
100
- Đóng góp cho phường
100
0
100
0
0
100
- Đóng góp cho cấp huyện
100
0
100
0
100
0
- Đóng góp cho cấp tỉnh
100
0
100
100
0
0
- Đóng góp cho cấp trung ương
100
100
0
0
0
0
21
Thu viện trợ không hoàn lại
- Viện trợ cho xã
100
0
100
0
0
100
- Viện trợ cho phường
100
0
100
0
0
100
- Viện trợ cho thị trấn
100
0
100
0
0
100
- Viện trợ cho cấp huyện
100
0
100
0
100
0
- Viện trợ cho cấp tỉnh
100
0
100
100
0
0
- Viện trợ cho cấp trung ương
100
100
0
0
0
0
22
Thu khác ngân sách
- Thu khác trung ương quản lý
100
100
0
0
0
0
- Thu khác tỉnh quản lý
100
0
100
100
0
0
- Thu khác thành phố quản lý
100
0
100
0
100
0
- Thu khác xã quản lý
100
0
100
0
0
100
- Thu khác phường quản lý
100
0
100
0
0
100
PHỤ LỤC SỐ 06
TỶ LỆ PHẦN TRĂM (%) PHÂN CHIA CÁC KHOẢN THU GIỮA NGÂN SÁCH CÁC CẤP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KHÁNH VĨNH
(Kèm theo Nghị quyết số 38/2006/NQ-HĐND ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa)
STT
NỘI DUNG NGUỒN THU
TỔNG SỐ NSNN (%)
% NS TW
% NS ĐP
Trong đó:
% NST
% NSH
% NS XÃ
1
Thu thuế Xuất nhập khẩu
-Thuế GTGT hàng nhập khẩu
100
100
0
0
0
0
- Thuế XK, NK, TTĐB
100
100
0
0
0
0
2
Thu DN trung ương
- Thuế giá trị gia tăng
100
47
53
53
0
0
- Thuế TN doanh nghiệp
100
47
53
53
0
0
- Thuế tiêu thụ đặc biệt
100
47
53
53
0
0
- Thuế Tài nguyên
100
0
100
100
0
0
- Thuế môn bài
100
0
100
100
0
0
- Thu khác
100
100
0
0
0
0
3
Thu DN Địa phương
a- DN nhà nước
- Thuế giá trị gia tăng
100
47
53
53
0
0
- Thuế TN doanh nghiệp
100
47
53
53
0
0
- Thuế tiêu thụ đặc biệt
100
47
53
53
0
0
- Thuế Tài nguyên
100
0
100
100
0
0
- Thuế môn bài
100
0
100
100
0
0
- Thu khác
100
0
100
100
0
0
b- Các DN công ích
- Thuế giá trị gia tăng
100
47
53
0
53
0
- Thuế TN doanh nghiệp
100
47
53
0
53
0
- Thuế tiêu thụ đặc biệt
100
47
53
0
53
0
- Thuế Tài nguyên
100
0
100
0
100
0
- Thuế môn bài
100
0
100
0
100
0
- Thu khác
100
0
100
0
100
0
4
DN có vốn ĐT nước ngoài
- Thuế giá trị gia tăng
100
47
53
53
0
0
- Thuế TN doanh nghiệp
100
47
53
53
0
0
- Thuế TT đặc biệt
100
47
53
53
0
0
- Thu tiền thuê đất
100
0
100
100
0
0
- Thuế Tài nguyên
100
0
100
100
0
0
- Thu thuế môn bài
100
0
100
100
0
0
- Thu khác
100
0
100
100
0
0
5
Thu thuế ngoài quốc doanh
a- Thu từ DN thành lập theo luật DN, luật HTX
- Thuế GTGT, Thuế TNDN, thuế tiêu thụ đặc biệt:
100
47
53
0
53
0
- Thuế tài nguyên
100
0
100
0
100
0
- Thuế môn bài (từ bậc 1 đến 4)
100
0
100
0
100
0
- Thu khác ngoài quốc doanh
100
0
100
0
100
0
b- Thu từ cá nhân SXKD hàng hóa dịch vụ ( MB bậc 1 đến 6 )
- Thuế GTGT, Thuế TNDN, thuế tiêu thụ đặc biệt:
100
47
53
0
0
53
- Thuế tài nguyên
100
0
100
0
0
100
- Thuế môn bài (từ bậc 1 đến 6)
100
0
100
0
0
100
- Thu khác ngoài quốc doanh
100
0
100
0
0
100
6
Thu thuế SD đất nông nghiệp
100
100
0
0
100
7
Thu thuế nhà đất
100
0
100
0
0
100
8
Thuế thu nhập cá nhân
100
0
100
100
0
0
9
Thu tiền cho thuê mặt đất,nước
- Do UBND tỉnh ra quyết định
100
0
100
100
0
0
- Do UBND huyện ra quyết định
100
0
100
0
100
0
10
Thu thuế chuyển quyền SD đất
100
0
100
0
0
100
11
Thu phí xăng dầu
100
47
53
53
0
0
12
Thu hoạt động XS kiến thiết
100
0
100
100
0
0
13
Thu tiền cho thuê nhà SHNN
- Nhà do tỉnh quản lý
100
0
100
100
0
0
- Nhà do huyện quản lý
100
0
100
0
100
0
14
Thu tiền bán nhà
- Nhà do tỉnh quản lý
100
0
100
100
0
0
- Nhà do huyện quản lý
100
0
100
0
100
0
15
Thu cấp quyền SD đất
- Do UBND tỉnh ra quyết định
100
0
100
100
0
0
- Do UBND huyện ra quyết định
100
0
100
0
60
40
16
Thu lệ phí trước bạ
+Trước bạ nhà và đất
100
0
100
0
0
100
100
0
100
0
100
0
17
Thu phí và lệ phí
-Các đơn vị do trung ương quản lý
100
100
0
0
0
0
- Các đơn vị do tỉnh quản lý
100
0
100
100
0
0
- Các đơn vị do huyện quản lý
100
0
100
0
100
0
- Các đơn vị do cấp xã th.trấn q.lý
100
0
100
0
0
100
18
Thu hoạt động sự nghiệp
- Các đơn vị do trung ương quản lý
100
100
0
0
0
0
- Các đơn vị do tỉnh quản lý
100
0
100
100
0
0
- Các đơn vị do cấp huyện quản lý
100
0
100
0
100
0
- Các đơn vị do cấp xã quản lý
100
0
100
0
0
100
19
Thu quỹ đất công ích và HLCS
100
0
100
0
0
100
20
Thu nhân dân đóng góp
- Đóng góp cho xã
100
0
100
0
0
100
- Đóng góp cho thị trấn
100
0
100
0
0
100
- Đóng góp cho cấp huyện
100
0
100
0
100
0
- Đóng góp cho cấp tỉnh
100
0
100
100
0
0
- Đóng góp cho cấp trung ương
100
100
0
0
0
0
21
Thu viện trợ không hoàn lại
- Viện trợ cho xã
100
0
100
0
0
100
- Viện trợ cho thị trấn
100
0
100
0
0
100
- Viện trợ cho cấp huyện
100
0
100
0
100
0
- Viện trợ cho cấp tỉnh
100
0
100
100
0
0
- Viện trợ cho cấp trung ương
100
100
0
0
0
0
22
Thu khác ngân sách
- Thu khác trung ương quản lý
100
100
0
0
0
0
- Thu khác tỉnh quản lý
100
0
100
100
0
0
- Thu khác huyện quản lý
100
0
100
0
100
0
- Thu khác xã quản lý
100
0
100
0
0
100
- Thu khác thị trấn quản lý
100
0
100
0
0
100
PHỤ LỤC SỐ 07
TỶ LỆ PHẦN TRĂM (%) PHÂN CHIA CÁC KHOẢN THU GIỮA NGÂN SÁCH CÁC CẤP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KHÁNH SƠN
(Kèm theo Nghị quyết số 38/2006/NQ-HĐND ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa)
STT
NỘI DUNG NGUỒN THU
TỔNG SỐ NSNN (%)
% NS TW
% NS ĐP
Trong đó:
% NST
% NSH
% NS XÃ
1
Thu thuế Xuất nhập khẩu
- Thuế GTGT hàng nhập khẩu
100
100
0
0
0
0
- Thuế XK,NK, TTĐB
100
100
0
0
0
0
2
Thu DN trung ương
- Thuế giá trị gia tăng
100
47
53
53
0
0
- Thuế TN doanh nghiệp
100
47
53
53
0
0
- Thuế tiêu thụ đặc biệt
100
47
53
53
0
0
- Thuế Tài nguyên
100
0
100
100
0
0
- Thuế môn bài
100
0
100
100
0
0
- Thu khác
100
100
0
0
0
0
3
Thu DN Địa phương
a- DN nhà nước
- Thuế giá trị gia tăng
100
47
53
53
0
0
- Thuế TN doanh nghiệp
100
47
53
53
0
0
- Thuế tiêu thụ đặc biệt
100
47
53
53
0
0
- Thuế Tài nguyên
100
0
100
100
0
0
- Thuế môn bài
100
0
100
100
0
0
- Thu khác
100
0
100
100
0
0
b- Các DN công ích
- Thuế giá trị gia tăng
100
47
53
0
53
0
- Thuế TN doanh nghiệp
100
47
53
0
53
0
- Thuế tiêu thụ đặc biệt
100
47
53
0
53
0
- Thuế Tài nguyên
100
0
100
0
100
0
- Thuế môn bài
100
0
100
0
100
0
- Thu khác
100
0
100
0
100
0
4
DN có vốn ĐT nước ngoài
- Thuế giá trị gia tăng
100
47
53
53
0
0
- Thuế TN doanh nghiệp
100
47
53
53
0
0
- Thuế TT đặc biệt
100
47
53
53
0
0
- Thu tiền thuê đất
100
0
100
100
0
0
- Thuế Tài nguyên
100
0
100
100
0
0
- Thu thuế môn bài
100
0
100
100
0
0
- Thu khác
100
0
100
100
0
0
5
Thu thuế ngoài quốc doanh luật DN, luật HTX
- Thuế GTGT, Thuế TNDN, thuế tiêu thụ đặc biệt:
100
47
53
0
53
0
- Thuế tài nguyên
100
0
100
0
100
0
- Thuế môn bài (từ bậc 1 đến 4)
100
0
100
0
100
0
- Thu khác ngoài quốc doanh
100
0
100
0
100
0
b- Thu từ cá nhân SXKD hàng hóa dịch vụ ( MB bậc 1 đến 6 )
- Thuế GTGT, Thuế TNDN, thuế tiêu thụ đặc biệt:
100
47
53
0
0
53
- Thuế tài nguyên
100
0
100
0
0
100
- Thuế môn bài (từ bậc 1 đến 6)
100
0
100
0
0
100
- Thu khác ngoài quốc doanh
100
0
100
0
0
100
6
Thu thuế SD đất nông nghiệp
100
100
0
0
100
7
Thu thuế nhà đất
100
0
100
0
0
100
8
Thuế thu nhập cá nhân
100
0
100
100
0
0
9
Thu tiền cho thuê mặt đất, nước
- Do UBND tỉnh ra quyết định
100
0
100
100
0
0
- Do UBND huyện ra quyết định
100
0
100
0
100
0
10
Thu thuế chuyển quyền SD đất
100
0
100
0
0
100
11
Thu phí xăng dầu
100
47
53
53
0
0
12
Thu hoạt động XS kiến thiết
100
0
100
100
0
0
13
Thu tiền cho thuê nhà SHNN
- Nhà do tỉnh quản lý
100
0
100
100
0
0
- Nhà do huyện quản lý
100
0
100
0
100
0
14
Thu tiền bán nhà
- Nhà do tỉnh quản lý
100
0
100
100
0
0
- Nhà do huyện quản lý
100
0
100
0
100
0
15
Thu cấp quyền SD đất
- Do UBND tỉnh ra quyết định
100
0
100
100
0
0
- Do UBND huyện ra quyết định
100
0
100
0
60
40
16
Thu lệ phí trước bạ
+ Trước bạ nhà và đất
100
0
100
0
0
100
+ Các khoản trước bạ không phải nhà và đất
100
0
100
0
100
0
17
Thu phí và lệ phí
- Các đơn vị do trung ương quản lý
100
100
0
0
0
0
- Các đơn vị do tỉnh quản lý
100
0
100
100
0
0
- Các đơn vị do huyện quản lý
100
0
100
0
100
0
- Các đơn vị do cấp xã th.trấn q.lý
100
0
100
0
0
100
18
Thu hoạt động sự nghiệp
- Các đơn vị do trung ương quản lý
100
100
0
0
0
0
- Các đơn vị do tỉnh quản lý
100
0
100
100
0
0
- Các đơn vị do cấp huyện quản lý
100
0
100
0
100
0
- Các đơn vị do cấp xã quản lý
100
0
100
0
0
100
19
Thu quĩ đất công ích và HLCS
100
0
100
0
0
100
20
Thu nhân dân đóng góp
- Đóng góp cho xã
100
0
100
0
0
100
- Đóng góp cho thị trấn
100
0
100
0
0
100
- Đóng góp cho cấp huyện
100
0
100
0
100
0
- Đóng góp cho cấp tỉnh
100
0
100
100
0
0
- Đóng góp cho cấp trung ương
100
100
0
0
0
0
21
Thu viện trợ không hoàn lại
- Viện trợ cho xã
100
0
100
0
0
100
- Viện trợ cho thị trấn
100
0
100
0
0
100
- Viện trợ cho cấp huyện
100
0
100
0
100
0
- Viện trợ cho cấp tỉnh
100
0
100
100
0
0
- Viện trợ cho cấp trung ương
100
100
0
0
0
0
22
Thu khác ngân sách
- Thu khác trung ương quản lý
100
100
0
0
0
0
- Thu khác tỉnh quản lý
100
0
100
100
0
0
- Thu khác huyện quản lý
100
0
100
0
100
0
- Thu khác xã quản lý
100
0
100
0
0
100
- Thu khác thị trấn quản lý
100
0
100
0
0
100 | {
"issuing_agency": "Tỉnh Khánh Hòa",
"promulgation_date": "18/12/2006",
"sign_number": "38/2006/NQ-HĐND",
"signer": "Trần An Khánh",
"type": "Nghị quyết"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Quyet-dinh-1267-QD-UBND-2017-ke-hoach-thoi-gian-nam-hoc-Tra-Vinh-2017-2018-363154.aspx | Quyết định 1267/QĐ-UBND 2017 kế hoạch thời gian năm học Trà Vinh 2017 2018 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TRÀ VINH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 1267/QĐ-UBND
Trà Vinh, ngày 14 tháng 7 năm 2017
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH KHUNG KẾ HOẠCH THỜI GIAN NĂM HỌC 2017 - 2018 ĐỐI VỚI GIÁO DỤC MẦM NON, GIÁO DỤC PHỔ THÔNG VÀ GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số 2071/QĐ-BGDĐT ngày 16/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên áp dụng từ năm học 2017-2018;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 145/TTr.SGDĐT ngày 12/7/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2017 - 2018 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh bao gồm:
1. Ngày tựu trường, ngày khai giảng, ngày bắt đầu và ngày kết thúc học kỳ I; ngày bắt đầu và ngày kết thúc học kỳ II; ngày kết thúc năm học.
2. Ngày thi học sinh giỏi, ngày xét công nhận hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học, ngày xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở.
3. Ngày hoàn thành tuyển sinh vào các lớp đầu cấp học.
4. Các ngày nghỉ lễ, tết.
5. Thời gian nghỉ đối với giáo viên trong năm học.
6. Các ngày nghỉ khác (nghỉ giữa học kỳ, nghỉ cuối học kỳ, nghỉ tết của đồng bào dân tộc khmer).
Điều 2. Khung kế hoạch thời gian năm học 2017-2018 phải đảm bảo các nguyên tắc theo quy định tại Điều 2 Quyết định số 2071/QĐ-BGDĐT ngày 16/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên áp dụng từ năm học 2017-2018.
Điều 3. Khung kế hoạch thời gian năm học 2017 - 2018 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh cụ thể như sau:
1. Ngày tựu trường, ngày khai giảng, ngày bắt đầu và ngày kết thúc học kỳ I; ngày bắt đầu và ngày kết thúc học kỳ II; ngày kết thúc năm học:
1.1. Ngày tựu trường:
- Giáo dục mầm non: Ngày 28/8/2017.
- Giáo dục tiểu học: Ngày 21/8/2017.
- Giáo dục trung học cơ sở và trung học phổ thông: Ngày 07/8/2017.
- Giáo dục thường xuyên: Ngày 28/8/2017.
1.2. Ngày khai giảng năm học: Ngày 05/9/2017.
1.3. Ngày bắt đầu và ngày kết thúc học kỳ I:
- Giáo dục mầm non: Từ ngày 04/9/2017 đến ngày 06/01/2018.
- Giáo dục tiểu học: Từ ngày 28/8/2017 đến ngày 30/12/2017.
- Giáo dục trung học cơ sở và trung học phổ thông: Từ ngày 14/8/2017 đến ngày 23/12/2017.
- Giáo dục thường xuyên: Từ ngày 04/9/2017 đến ngày 23/12/2017.
1.4. Ngày bắt đầu và ngày kết thúc học kỳ II:
- Giáo dục mầm non: Từ ngày 08/01/2018 đến ngày 19/5/2018.
- Giáo dục tiểu học: Từ ngày 08/01/2018 đến ngày 19/5/2018.
- Giáo dục trung học cơ sở và trung học phổ thông: Từ ngày 01/01/2018 đến ngày 19/5/2018.
- Giáo dục thường xuyên: Từ ngày 01/01/2018 đến ngày 12/5/2018.
1.5. Ngày kết thúc năm học: Trước ngày 31/5/2018.
2. Ngày thi học sinh giỏi, ngày xét công nhận hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học, ngày xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở:
- Ngày thi học sinh giỏi quốc gia: Thực hiện văn bản hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; ngày thi học sinh giỏi cấp tỉnh: Thực hiện văn bản hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo.
- Xét công nhận hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp THCS trước ngày 15/6/2018.
3. Ngày hoàn thành tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2018 - 2019: Trước ngày 31/7/2018.
4. Các ngày nghỉ lễ, tết: Nghỉ tết Nguyên đán 02 tuần từ ngày 12/02/2018 đến ngày 24/02/2018; nghỉ tết dân tộc khmer, thực hiện theo văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
5. Thời gian nghỉ phép năm đối với giáo viên được thực hiện trong thời gian 02 tháng nghỉ hè (tháng 6 và tháng 7/2018). Trường hợp cần thiết, cấp trên trực tiếp quản lý bố trí nghỉ xen kẽ vào thời gian khác trong năm học nhưng phải đảm bảo đủ thời gian làm việc theo quy định và đảm bảo nội dung chương trình theo kế hoạch thời gian năm học.
6. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thời gian nghỉ học và thời gian kéo dài năm học trong trường hợp đặc biệt. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định cho học sinh nghỉ học trong trường hợp thời tiết quá khắc nghiệt, thiên tai và bố trí học bù, bảo đảm thời gian nghỉ của giáo viên trong năm học.
(Đính kèm kế hoạch thời gian năm học 2017 - 2018 cụ thể).
Điều 4. Giao Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai thực hiện Quyết định này và Quyết định số 2071/QĐ-BGDĐT ngày 16/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên áp dụng từ năm học 2017-2018; thực hiện chế độ thông tin báo cáo đúng quy định.
Điều 5. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 6. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng các Sở, ngành tỉnh có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- CT, các PCT.UBND tỉnh;
- Các Sở, ngành tỉnh;
- UBND các huyện, TX, TP;
- BLĐ VP;
- Các Phòng NC;
- Lưu: VT, KGVX.
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Kim Ngọc Thái
KHUNG KẾ HOẠCH
THỜI GIAN NĂM HỌC 2017 - 2018 ĐỐI VỚI GIÁO DỤC MẦM NON
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1267/QĐ-UBND ngày 14/7/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh)
HỌC KỲ I
HỌC KỲ II
THỜI GIAN
TUẦN THỰC HỌC
THỜI GIAN
TUẦN THỰC HỌC
28/8 - 01/9/2017
Tựu trường
08/01 - 13/01/2018
19
04/9 - 09/9/2017
Khai giảng ngày 05/9/2017
15/01 - 20/01/2018
20
11/9 - 16/9/2017
2
22/01 - 27/01/2018
21
18/9 - 23/9/2017
3
29/01 - 03/02/2018
22
25/9 - 30/9/2017
4
05/02 - 10/02/2018
23
02/10 - 07/10/2017
5
12/02 - 17/02/2018
Nghỉ tết Nguyên đán
09/10 - 14/10/2017
6
19/02 - 24/02/2018
Nghỉ tết Nguyên đán
16/10 - 21/10/2017
7
26/02 - 03/3/2018
24
23/10 - 28/10/2017
8
05/3 - 10/3/2018
25
30/10 - 04/11/2017
9
12/3 - 17/3/2018
26
06/11 - 11/11/2017
10
19/3 - 24/3/2018
27
13/11 - 18/11/2017
11
26/3 - 31/3/2018
28
20/11 - 25/11/2017
12
02/4 - 07/4/2018
29
27/11 - 02/12/2017
13
09/4 - 14/4/2018
30
04/12 - 09/12/2017
14
16/4 - 21/4/2018
31
11/12 - 16/12/2017
15
23/4 - 28/4/2018
32
18/12 - 23/12/2017
16
30/4 - 05/5/2018
33
25/12 - 30/12/2017
17
07/5 - 12/5/2018
34
01/01 - 06/01/2018
18
14/5 - 19/5/2018
35
21/5 - 26/5/2018
Kết thúc năm học
KHUNG KẾ HOẠCH
THỜI GIAN NĂM HỌC 2017 - 2018 ĐỐI VỚI GIÁO DỤC TIỂU HỌC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1267/QĐ-UBND ngày 14/7/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh)
HỌC KỲ I
HOC KỲ II
THỜI GIAN
TUẦN THỰC HỌC
THỜI GIAN
TUẦN THỰC HỌC
21/8 - 26/8/2017
Tựu trường
08/01/ - 13/01/2018
19
28/8 - 01/9/2017
1
15/01 - 20/01/2018
20
04/9 - 09/9/2017
2 Khai giảng ngày 05/9/2017
22/01 - 27/01/2018
21
11/9 - 16/9/2017
3
29/01 - 03/02/2018
22
18/9 - 23/9/2017
4
05/02 - 10/02/2018
23
25/9 - 30/9/2017
5
12/02 - 17/02/2018
Nghỉ tết Nguyên đán
02/10 - 07/10/2017
6
19/02 - 24/02/2018
Nghỉ tết Nguyên đán
09/10 - 14/10/2017
7
26/02 - 03/3/2018
24
16/10 - 21/10/2017
8
05/3 - 10/3/2018
25
23/10 - 28/10/2017
9
12/3 - 17/3/2018
26
30/10 - 04/11/2017
10
19/3 - 24/3/2018
27
06/11 - 11/11/2017
11
26/3 - 31/3/2018
28
13/11 - 18/11/2017
12
02/4 - 07/4/2018
29
20/11 - 25/11/2017
13
09/4 - 14/4/2018
30
27/11 - 02/12/2017
14
16/4 - 21/4/2018
31
04/12 - 09/12/2017
15
23/4 - 28/4/2018
32
11/12 - 16/12/2017
16
30/4 - 05/5/2018
33
18/12 - 23/12/2017
17
07/5 - 12/5/2018
34
25/12 - 30/12/2017
18 Kiểm tra HKI
14/5 - 19/5/2018
35 Kiểm tra HKII
01/01 - 06/01/2018
Nghỉ giữa HK
21/5 - 26/5/2018
36 Dự phòng
28/5 - 31/5/2017
Kết thúc năm học
KHUNG KẾ HOẠCH
THỜI GIAN NĂM HỌC 2017 - 2018 ĐỐI VỚI GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ VÀ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1267/QĐ-UBND ngày 14/7/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh)
HỌC KỲ I
HỌC KỲ II
THỜI GIAN
TUẦN THỰC HỌC
THỜI GIAN
TUẦN THỰC HỌC
07/8 - 12/8/2017
Tựu trường
01/01 - 06/01/2018
20
14/8 - 19/8/2017
1
08/01 - 13/01/2018
21
21/8 - 26/8/2017
2
15/01 - 20/01/2018
22
28/8 - 01/9/2017
3
22/01 - 27/01/2018
23
04/9 - 09/9/2017
4 Khai giảng ngày 05/9/2017
29/01 - 03/02/2018
24
11/9 - 16/9/2017
5
05/02 - 10/02/2018
25
18/9 - 23/9/2017
6
12/02 - 17/02/2018
Nghỉ tết Nguyên đán
25/9 - 30/9/2017
7
19/02 - 24/02/2018
Nghỉ tết Nguyên đán
02/10 - 07/10/2017
8
26/02 - 03/3/2018
26
09/10 - 14/10/2017
9
05/3 - 10/3/2018
27
16/10 - 21/10/2017
10
12/3 - 17/3/2018
28
23/10 - 28/10/2017
11
19/3 - 24/3/2018
29
30/10 - 04/11/2017
12
26/3 - 31/3/2018
30
06/11 - 11/11/2017
13
02/4 - 07/4/2018
31
13/11 - 18/11/2017
14
09/4 - 14/4/2018
32
20/11 - 25/11/2017
15
16/4 - 21/4/2018
33
27/11 - 02/12/2017
16
23/4 - 28/4/2018
34
04/12 - 09/12/2017
17
30/4 - 05/5/2018
35
11/12 - 16/12/2017
18
07/5 - 12/5/2018
36
18/12 - 23/12/2017
19 Kiểm tra HKI
14/5 - 19/5/2018
37 Kiểm tra HKII
25/12 - 30/12/2017
Nghỉ giữa HK
21/5 - 26/5/2018
Dự phòng
28/5 - 31/5/2018
Kết thúc năm học
KHUNG KẾ HOẠCH
THỜI GIAN NĂM HỌC 2017 - 2018 ĐỐI VỚI GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1267/QĐ-UBND ngày 14/7/ 2017 của Chủ tịch UBND tỉnh)
HỌC KỲ I
HỌC KỲ II
THỜI GIAN
TUẦN THỰC HỌC
THỜI GIAN
TUẦN THỰC HỌC
28/8 - 01/9/2017
Tựu trường
01/01 - 06/01/2018
17
04/9 - 09/9/2017
1 Khai giảng ngày 05/9/2017
08/01 - 13/01/2018
18
11/9 - 16/9/2017
2
15/01 - 20/01/2018
19
18/9 - 23/9/2017
3
22/01 - 27/01/2018
20
25/9 - 30/9/2017
4
29/01 - 03/02/2018
21
02/10 - 07/10/2017
5
05/02 - 10/02/2018
22
09/10 - 14/10/2017
6
12/02 - 17/02/2018
Nghỉ tết Nguyên đán
16/10 - 21/10/2017
7
19/02 - 24/02/2018
Nghỉ tết Nguyên đán
23/10 - 28/10/2017
8
26/02 - 03/3/2018
23
30/10 - 04/11/2017
9
05/3 - 10/3/2018
24
06/11 - 11/11/2017
10
12/3 - 17/3/2018
25
13/11 - 18/11/2017
11
19/3 - 24/3/2018
26
20/11 - 25/11/2017
12
26/3 - 31/3/2018
27
27/11 - 02/12/2017
13
02/4 - 07/4/2018
28
04/12 - 09/12/2017
14
09/4 - 14/4/2018
29
11/12 - 16/12/2017
15
16/4 - 21/4/2018
30
18/12 - 23/12/2017
16 Kiểm tra HKI
23/4 - 28/4/2018
31
25/12 - 30/12/2017
Nghỉ giữa HK
30/4 - 05/5/2018
Ôn tập
07/5 - 12/5/2018
32 Kiểm tra HKII
14/5 - 19/5/2018
Dự phòng
21/5 - 26/5/2018
Kết thúc năm học | {
"issuing_agency": "Tỉnh Trà Vinh",
"promulgation_date": "14/07/2017",
"sign_number": "1267/QĐ-UBND",
"signer": "Kim Ngọc Thái",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-1046-QD-UBND-2022-De-an-nang-cao-van-hoa-cong-vu-Vinh-Phuc-2022-2025-517097.aspx | Quyết định 1046/QĐ-UBND 2022 Đề án nâng cao văn hoá công vụ Vĩnh Phúc 2022 2025 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 1046/QĐ-UBND
Vĩnh Phúc, ngày 02 tháng 6 năm 2022
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VĂN HOÁ CÔNG VỤ GIAI ĐOẠN 2022-2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2030"
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức năm 2008; Luật Viên chức năm 2010; Luật sửa đổi một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019;
Căn cứ Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín ngang tầm nhiệm vụ;
Căn cứ Quyết định số 1847/QĐ-TTg ngày 27/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án văn hóa công vụ;
Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025;
Căn cứ các Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh: số 10-NQ/TU ngày 20/11/20219 về xây dựng đội ngũ trí thức và trọng dụng nhân tài tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2020 - 2025; số 08-NQ/TU ngày 22/9/2021 về tập trung xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ các cấp giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;
Theo đề nghị của Sở Nội vụ tại Tờ trình số 257/TTr-SNV ngày 10/5/2022 về việc phê duyệt Đề án “Thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao văn hoá công vụ giai đoạn 2022-2025 và định hướng đến 2030".
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao văn hoá công vụ giai đoạn 2022-2025 và định hướng đến 2030” (Chi tiết Đề án kèm theo quyết định này).
Điều 2. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Lê Duy Thành
ĐỀ ÁN
THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VĂN HOÁ CÔNG VỤ GIAI ĐOẠN 2022-2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2030
(Kèm theo Quyết định số 1046/QĐ/UBND ngày 02/6/2022 của Uỷ ban nhân dân tỉnh)
Phần thứ nhất
ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH, CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG
Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ và trong quy hoạch Vùng Thủ đô Hà Nội, có diện tích tự nhiên hơn 1.235,87 km2 với dân số 1.181.313 người; tỉnh có 21 cơ quan chuyên môn, 09 đơn vị hành chính cấp huyện (02 thành phố và 7 huyện), 770 đơn vị sự nghiệp và 136 xã, phường, thị trấn (105 xã, 15 phường, 16 thị trấn), 1.236 thôn, tổ dân phố (900 thôn, 336 tổ dân phố).
Từ khi tái lập tỉnh đến nay (từ ngày 01/01/1997 - 01/01/2022), kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc đã có bước phát triển vượt bậc cả về lượng và chất. Trong giai đoạn 1997-2021, tốc độ tăng trưởng GRDP (tổng sản phẩm trên địa bàn) bình quân tăng 13,44%/năm. GRDP bình quân đầu người liên tục tăng trưởng, vượt mức bình quân của cả nước; năm 2020 đạt 105,5 triệu đồng/người (tương đương 4.500 USD), cao gấp 1,73 lần so với mức trung bình của cả nước (2.779 USD), đứng thứ 5/11 tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng và đứng vị trí thứ 10/63 tỉnh/thành phố cả nước; Quy mô GRDP tỉnh Vĩnh Phúc năm 2021 theo giá hiện hành ước đạt 136,2 nghìn tỷ đồng, tăng 12,6 nghìn tỷ đồng, tương đương tăng 10,2% so với năm 2020. Đưa giá trị GRDP bình quân đầu người lên 114,27 triệu đồng/người, tăng 8,8 triệu đồng/người, tương đương tăng 8,30% so với năm 2020, cao gấp 52,5 lần so với GRDP bình quân đầu người năm 1997 chỉ ở mức 2,18 triệu đồng/người. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh năm 2021 tăng 8,02% so với cùng kỳ năm 2020 đứng thứ 9 cả nước. Trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh có nhiều chuyển biến, đan xen cả thuận lợi và khó khăn, thách thức do hậu quả của thiên tai bão lũ liên tiếp xảy ra, đặc biệt là dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp đã tác động bất lợi đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Song với sự đoàn kết, nỗ lực quyết tâm cao của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể, các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh, cùng với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, giúp đỡ của Trung ương Đảng, Chính phủ, các địa phương, các tổ chức, cá nhân, giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh bình quân tăng 6,86%/năm.
Cùng với sự phát triển kinh tế, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh nhằm xây dựng hệ thống chính trị hoạt động hiệu lực, hiệu quả góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ có tư duy khoa học, đổi mới, có phương pháp, kỹ năng, phong cách làm việc hiện đại, chuyên nghiệp, bố trí đúng vị trí việc làm, khung năng lực, tiêu chuẩn chức danh cán bộ. Từng bước, hoàn thiện đồng bộ, đầy đủ, thống nhất hệ thống các quy định, quy chế, quy trình công tác cán bộ đảm bảo khoa học, khách quan, dân chủ, minh bạch, chặt chẽ nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp của tỉnh bảo đảm tính kế thừa, liên tục, phát triển, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đến nay đội ngũ cán bộ các cấp từ tỉnh đến cơ sở của Vĩnh Phúc đảm bảo về số lượng, cơ cấu, chất lượng, trình độ, năng lực, phẩm chất, kỹ năng, phương pháp công tác.
II. CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Cơ sở chính trị
- Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, nhiệm kỳ 2021-2026.
- Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín ngang tầm nhiệm vụ.
- Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025.
- Các Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh: số 10-NQ/TU ngày 20/11/20219 về xây dựng đội ngũ trí thức và trọng dụng nhân tài tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2020 - 2025; số 08-NQ/TU ngày 22/9/2021 về tập trung xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ các cấp giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
- Kế hoạch số 105-KH/TU ngày 10/8/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.
2. Cơ sở pháp lý
- Luật Cán bộ, công chức năm 2008; Luật Viên chức năm 2010; Luật sửa đổi một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019.
- Các Nghị định của Chính phủ: số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 về kiểm soát thủ tục hành chính; số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử;
- Quyết định số 1847/QĐ-TTg ngày 27/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án văn hóa công vụ;
- Nghị quyết số 06/2021/NQ-HĐND ngày 03/8/2021 của HĐND tỉnh về một số chính sách đặc thù xây dựng đội ngũ trí thức và thu hút trọng dụng người có tài năng tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025.
- Quyết định số 69/2021/QĐ-UBND về việc ban hành Quy chế văn hoá công vụ tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh tỉnh Vĩnh Phúc.
- Chỉ thị số 12/CT-UBND ngày 14/4/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện văn hóa công vụ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
3. Cơ sở thực tiễn
Trong những năm qua, các cấp uỷ đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở đã tập trung, thống nhất, quyết liệt trong việc đổi mới phương thức lãnh đạo, quản lý về công tác cán bộ; Hệ thống các văn bản về công tác cán bộ được ban hành, sửa đổi, bổ sung ngày càng đầy đủ, chặt chẽ, phù hợp với thực tế hơn nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp từ tỉnh đến cơ sở đảm bảo về số lượng, cơ cấu, chất lượng, trình độ, năng lực, phẩm chất, kỹ năng, phương pháp công tác, siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính bước đầu đã góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong chỉ đạo điều hành và thực thi nhiệm vụ. Nhìn chung, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đã thực hiện nghiêm các quy định về kỷ luật, kỷ cương, đạo đức công vụ; ý thức, trách nhiệm, hiệu quả trong giải quyết công việc không ngừng được nâng cao.. Tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân của cán bộ, công chức, viên chức có nhiều chuyển biến tích cực được các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân đánh giá, ghi nhận, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Tuy nhiên, công tác lãnh đạo, chỉ đạo về văn hóa công vụ chưa kịp thời, thường xuyên, quyết liệt, chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của văn hoá công vụ đối với hoạt động và sự phát triển của cơ quan nhà nước. Một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức chậm đổi mới, thiếu chủ động, sáng tạo trong thực thi nhiệm vụ, chưa nhiệt huyết, tinh thần trách nhiệm và đạo đức công vụ chưa cao. Kỷ luật, kỷ cương hành chính ở một số cơ quan, đơn vị, địa phương còn chưa được siết chặt, vẫn còn tình trạng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động chưa chấp hành đúng thời gian làm việc, chưa tận tuỵ với công việc, trang phục chưa lịch sự. Môi trường làm việc một số cơ quan, đơn vị chưa ngăn nắp, gọn gàng; chưa đảm bảo tính trang nghiêm, chuyên nghiệp của công sở. Trong thực thi nhiệm vụ còn tình trạng giải quyết công việc chậm, muộn, vi phạm kỷ cương hành chính, trong giao tiếp, ứng xử còn chưa lịch sự … Nguyên nhân, do người đứng đầu một số cơ quan, đơn vị chưa quan tâm đúng mức trong lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện các quy định về văn hoá công vụ; nhận thức về tinh thần trách nhiệm, đạo đức công vụ của một số cán bộ, công chức, viên chức còn hạn chế; công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm quy chế văn hoá công vụ chưa thường xuyên, kịp thời, tính răn đe chưa cao; cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, môi trường làm việc của một số cơ quan chưa đồng bộ, hiệu quả.
Một trong những đặc trưng của hoạt động công vụ là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước do các công chức, viên chức nhà nước tiến hành theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, phục vụ lợi ích nhà nước và xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Những người trong các công sở đều có nhiều hoặc ít quyền hành. Nếu không giữ đúng cần, kiệm, liêm, chính thì dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt của dân". Vì vậy, nâng cao đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp không chỉ là nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức mà còn là trách nhiệm của các cơ quan quản lý cán bộ, công chức, viên chức.
Từ thực tiễn trên, việc xây dựng Đề án về thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao văn hoá công vụ giai đoạn 2022-2025 và định hướng đến 2030 để giải quyết tổng thể các nhiệm vụ về văn hoá công vụ như: Đầu tư, chỉnh trang cơ sở hạ tầng, môi trường và trang thiết bị làm việc, điều chỉnh tăng mức chi phí quản lý hành chính; ban hành quy chế, thể chế, quy trình nghiệp vụ, tiêu chí định hướng cho sự thay đổi tích cực đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức; các biện pháp, giải pháp để thay đổi căn bản ý thức, tinh thần, thái độ, trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; kế hoạch, thời gian lộ trình thực hiện đổi mới về văn hoá công vụ…tương xứng với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong tình hình mới là nhiệm vụ quan trọng và hết sức cần thiết.
III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp; trung tâm (bộ phận) một cửa các cấp;
Bài trí khuôn viên công sở, trung tâm (bộ phận) một cửa các cấp;
Văn hóa tổ chức bao gồm các chuẩn mực văn hóa công vụ; các quy định, quy chuẩn, nội quy về văn hóa công vụ.
Các nguồn lực, điều kiện đảm bảo thực hiện văn hoá công vụ.
2. Phạm vi nghiên cứu
Đề án nghiên cứu về thực trạng văn hoá công vụ trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp; trung tâm (bộ phận) một cửa các cấp của tỉnh.
Đề án không đề cập đến các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn.
Phần thứ hai
THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC BỘ MÁY, CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC VÀ VĂN HOÁ CÔNG VỤ
I. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TỈNH VĨNH PHÚC
1. Tổ chức bộ máy các cơ quan nhà nước
1.1. Cấp tỉnh
- Cơ quan hành chính nhà nước: Có 21 cơ quan chuyên môn (02 cơ quan đặc thù là Ban Quản lý các khu công nghiệp và Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh); 13 Chi cục và tương đương Chi cục với 168 phòng chuyên môn (128 phòng chuyên môn thuộc các sở, ngành; 40 phòng chuyên môn thuộc các Chi cục trực thuộc sở, ngành).
Ngoài ra, tại cấp tỉnh có 01 Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Vĩnh Phúc là đơn vị hành chính đặc thù thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, thực hiện các nhiệm vụ của Bộ phận một cửa theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính để hướng dẫn thực hiện thủ tục hành chính; tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính; giải quyết hoặc chuyển hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính; trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính; theo dõi, giám sát, đánh giá việc giải quyết và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân; thu phí, lệ phí (nếu có) theo quy định;
- Đơn vị sự nghiệp: 274 đơn vị (trong đó 10 đơn vị trực thuộc UBND tỉnh; 231 đơn vị trực thuộc các sở, ngành; 26 đơn vị trực thuộc các Chi cục; 8 Quỹ cấp tỉnh).
- Các tổ chức Hội cấp tỉnh: 19 tổ chức Hội đặc thù được giao chỉ tiêu biên chế và 46 các tổ chức Hội cấp tỉnh khác.
1.2. Cấp huyện
- Cơ quan hành chính nhà nước: Có 9 UBND huyện, thành phố (07 huyện và 02 thành phố) với 100 cơ quan chuyên môn cấp huyện, mỗi huyện có 11 cơ quan chuyên môn, riêng huyện Tam Đảo có thêm Phòng Dân tộc.
Ngoài ra, 9/9 huyện, thành phố có Bộ phận một cửa tại cấp huyện, thành phố để thực hiện các nhiệm vụ của Bộ phận một cửa theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính (tương tự như Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh).
- Đơn vị sự nghiệp: 495 đơn vị.
1.3. Cấp xã:
Có 136 đơn vị hành chính cấp xã (105 xã, 15 phường, 16 thị trấn); trong đó có 32 đơn vị hành chính cấp xã loại I, 96 đơn vị hành chính cấp xã loại II, 08 đơn vị hành chính cấp xã loại III.
136/136 xã, phường thị trấn có bố trí Bộ phận một cửa cấp xã để giải quyết thủ tục hành chính.
2. Số lượng, chất lượng cán bộ, công chức, viên chức
2.1. Về số lượng cán bộ, công chức, viên chức:
Tính đến 31/12/2021, các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc UBND tỉnh có 26.803 cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, trong đó: Công chức cấp tỉnh, huyện là 1.583 người; cán bộ, công chức cấp xã 2.456 người, viên chức 22.380 người (sự nghiệp giáo dục 16.888 người, sự nghiệp y tế 4.107 người, sự nghiệp khác 1.385 người), hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP 384 người.
2.2. Về chất lượng đội ngũ:
Về trình độ chuyên môn: Hiện có 101 tiến sĩ và tương đương, 2.975 thạc sĩ và tương đương, 16.975 đại học, trong đó: Các cơ quan hành chính có có 12 tiến sĩ, 647 thạc sĩ, 773 đại học; Sự nghiệp giáo dục và đào tạo có 17 tiến sĩ, 1.083 thạc sĩ, 12.237 đại học; sự nghiệp y tế có 58 tiến sĩ và tương đương, 551 thạc sĩ và tương đương, 1.521 đại học; sự nghiệp khác có 04 tiến sĩ, 560 thạc sĩ, 540 đại học. Cán bộ, công chức cấp xã: Thạc sỹ có 46 người; đại học có 2.079 người; cao đẳng có 54 người; trung cấp có 237 người; sơ cấp có 31 người.
Về trình độ lý luận chính trị: Hiện có 48 người trình độ cử nhân, 954 người trình độ cao cấp, 6.245 người trình độ trung cấp, trong đó: Các cơ quan hành chính có 22 cử nhân, 599 cao cấp, 703 trung cấp; Sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo có 21 cử nhân, 47 cao cấp, 1.788 trung cấp; Sự nghiệp Y tế có 51 cao cấp, 784 trung cấp; Sự nghiệp khác có 01 cử nhân, 174 cao cấp, 923 trung cấp. Cán bộ, công chức cấp xã: Cao cấp có 48 người, trung cấp có 2.081 người; sơ cấp có 66 người.
Về trình độ quản lý nhà nước: Hiện có 56 người có chứng chỉ bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp, 768 người có chứng chỉ bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính, 2.481 người có chứng chỉ bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên. Trong đó, cán bộ, công chức cấp xã: 31người có chứng chỉ chuyên viên chính, 2.013 người có chứng chỉ chuyên viên.
Về trình độ tin học: Hiện có 946 người trình độ từ trung cấp trở lên, 25.283 người có chứng chỉ, trong đó: Các cơ quan hành chính có 53 người trình độ từ trung cấp trở lên, 4.246 người có chứng chỉ; 53 người trình độ từ trung cấp trở lên, 1.409 người có chứng chỉ; Sự nghiệp giáo dục và đào tạo có 767 người trình độ từ trung cấp trở lên, 16.121 người có chứng chỉ; Sự nghiệp y tế có 10 người trình độ từ trung cấp trở lên, 4.097 người có chứng chỉ; Sự nghiệp khác có 87 người trình độ từ trung cấp trở lên, 1.298 người có chứng chỉ đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm. Cán bộ, công chức cấp xã: có 15 người có trình độ từ trung cấp trở lên, 2.165 người có chứng chỉ tin học.
Về trình độ ngoại ngữ: 100% cán bộ, công chức, viên chức đạt chuẩn về trình độ ngoại ngữ, trong đó: Các cơ quan hành chính có 43 người trình độ từ đại học trở lên, 1.429 người có chứng chỉ; Sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo có 1.068 người trình độ từ cao đẳng trở lên, 15.820 người có chứng chỉ; Sự nghiệp Y tế có 25 người trình độ từ cao đẳng trở lên, 4.082 người có chứng chỉ; Sự nghiệp khác có 46 người trình độ từ cao đẳng trở lên, 1.399 người có chứng chỉ đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm. Cán bộ, công chức cấp xã có 5 người có trình độ đại học trở lên, 2.076 người có chứng chỉ.
Về độ tuổi, giới tính, dân tộc: Công chức cấp tỉnh, cấp huyện: Dưới 30 tuổi có 11 người (chiếm tỷ lệ 0,75%), từ 31 đến 40 tuổi có 546 người(chiếm tỷ lệ 37,35%), từ 41 đến 50 tuổi có 670 người (chiếm tỷ lệ 45,83%), từ 51 tuổi trở lên có 235 người (chiếm tỷ lệ 16,07%); Nữ giới có 501 người (chiếm tỷ lệ 34,27%); Dân tộc thiểu số có 30 người (chiếm tỷ lệ 2,05%). Viên chức sự nghiệp các cấp: Dưới 30 tuổi có 3.295 người (chiếm tỷ lệ 14,72%), từ 31 đến 40 tuổi có 9.662 người (chiếm tỷ lệ 43,17%), từ 41 đến 50 tuổi có 8.144 người (chiếm tỷ lệ 36,39%), từ 51 tuổi trở lên có 1.279 người (chiếm tỷ lệ 5,71%); Nữ giới có 17.470 người (chiếm tỷ lệ 78,06%); Dân tộc thiểu số có 810 người (chiếm tỷ lệ 3,62%). Cán bộ, công chức cấp xã: Dưới 30 tuổi có 115 người (chiếm tỷ lệ 5%), từ 31 đến 40 tuổi có 946 người (chiếm tỷ lệ 39%), từ 41 đến 50 tuổi có 778 người (chiếm tỷ lệ 29%); Dân tộc thiểu số có 88 người (chiếm tỷ lệ 4%).
3. Đánh giá chung
a) Ưu điểm
- Bộ máy các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của tỉnh đã thực hiện sắp xếp tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả.
- Nhìn chung, trình độ bằng cấp chuyên môn của cán bộ, công chức của tỉnh đạt chuẩn và trên chuẩn theo yêu cầu của vị trí việc làm. 100% công chức tỉnh, huyện làm nhiệm vụ chuyên môn có trình độ đại học trở lên trong đó sau đại học chiếm 45%; 100% công chức được bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo đạt tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định; 90% công chức có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên.
b) Tồn tại, hạn chế
- Cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh có trình độ bằng cấp cao hơn so với các tỉnh lân cận nhưng hiệu quả làm việc chưa tương xứng với bằng cấp, chất lượng đội ngũ chưa đồng đều. Năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là ở xã, phường, thị trấn một số nơi còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Tỉnh chưa có đội ngũ chuyên gia đầu ngành giỏi ở một số lĩnh vực quản lý mũi nhọn như: Hành chính công, Tài chính công, Hoạch định chính sách, Luật quốc tế, Quản lý tài nguyên Môi trường, Quản lý quy hoạch đô thị, Quản lý nguồn nhân lực, Quản lý du lịch, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông, Chính phủ điện tử, Quản lý bệnh viện, Quản lý trường học...
- Một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức chậm đổi mới, thiếu chủ động, sáng tạo trong thực thi nhiệm vụ, chưa tận tuỵ, tinh thần trách nhiệm và đạo đức công vụ chưa cao. Kỷ luật, kỷ cương hành chính ở một số cơ quan, đơn vị, địa phương còn chưa nghiêm, qua thanh tra, kiểm tra công vụ còn phát hiện nhiều việc chậm, muộn, vi phạm kỷ cương, hành chính, nhiều tập thể, cá nhân bị kiểm điểm.
- Số cán bộ công chức, viên chức có khả năng sử dụng ngoại ngữ để học tập, phục vụ công tác chuyên môn và làm việc trực tiếp với người nước ngoài chiếm tỷ lệ rất thấp.
- Đội ngũ viên chức sự nghiệp giáo dục và đào tạo đông nhưng chưa mạnh, một bộ phận thiếu động lực tự học và đổi mới, chưa bắt kịp yêu cầu về đổi mới quản lý, chương trình, phương pháp giáo dục, sử dụng công nghệ thông tin và ngoại ngữ; chất lượng viên chức sự nghiệp Y tế chưa đồng đều, đặc biệt là ở cấp cơ sở còn thiếu bác sĩ có trình độ chuyên môn, tay nghề cao.
- Độ tuổi công chức cấp tỉnh, cấp huyện đang có sự mất cân đối. Tỷ lệ công chức trẻ chiếm tỷ lệ rất thấp (dưới 30 tuổi là 11 người, chiếm tỷ lệ 0,75%, từ 31 đến 40 tuổi là 724 người, chiếm tỷ lệ 49,7%); trên 40 tuổi là 721 người, chiếm tỷ lệ 49,5%.
- Bình quân một số năm gần đây, mỗi năm có khoảng 100 cán bộ, công chức, viên chức phải xử lý kỷ luật trong đó khoảng 85% là vi phạm chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình, 15% là vi phạm trong thực hiện nhiệm vụ.
II. THỰC TRẠNG VỀ VĂN HOÁ CÔNG VỤ TRONG CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ CỦA TỈNH
1. Ban hành các quy định về văn hóa công vụ
1.1. Thực trạng công tác lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành các văn bản, quy định, thể chế của UBND tỉnh về văn hóa công vụ
Nhìn chung, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã triển khai, kịp thời ban hành các quy định về văn hóa công vụ để phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Thường xuyên ban hành các văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện văn hóa công vụ, kỷ luật, kỷ cương hành chính đối với cán bộ, công chức, viên chức. Quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện đạo đức công vụ, cương quyết đưa ra khỏi bộ máy những cán bộ công chức, viên chức thoái hóa, biến chất, vi phạm đạo đức công vụ. Công tác chỉ đạo, điều hành có nhiều đổi mới tích cực, theo hướng rõ người, rõ việc, rõ hiệu quả, một người, một việc, một đầu mối xuyên suốt và được cụ thể hóa theo từng chủ đề công tác năm, cụ thể:
- Chỉ thị số 11-CT/TU ngày ngày 18/10/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, tổ chức các ngày kỷ niệm, không uống rượu, bia trong ngày làm việc và không hút thuốc lá nơi công sở.
- Thực hiện Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 3569/QĐ-CT ngày 05/12/2014 về Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
- Thực hiện Quyết định số 1847/QĐ-TTg ngày 27/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án văn hóa công vụ, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 130/KH-UBND ngày 06/8/2019 triển khai thực hiện Quyết định số 1847/QĐ-TTg và Quyết định số 69/2021/QĐ-UBND ngày 27/12/2021 về việc ban hành quy chế văn hóa công vụ.
- Để tăng cường thi đua thực hiện văn hóa công vụ, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 150/KH-UBND ngày 23/9/2019 triển khai thực hiện phong trào “Cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Vĩnh Phúc thi đua thực hiện văn hóa công sở giai đoạn 2019-2025” nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức và hành động, nâng cao ý thức, đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức.
- Nhằm tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính và đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức, UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày 05/3/2021, về việc tăng cường thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, văn hóa công sở, đạo đức công vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
- UBND tỉnh ban hành các văn bản: Công văn số 6862/UBND-TH1 ngày 30/09/2016 về việc thực hiện Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 05/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 52/2012/QĐ-UBND ngày 25/12/2012 về việc quy định cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện không uống rượu, bia trong ngày làm việc và không hút thuốc lá nơi công sở; Công văn số 3795/UBND-TH1 ngày 10/06/2016 về việc chấn chỉnh thực hiện nghiêm kỷ cương, tác phong, thời giờ làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh.
- Từ năm 2018 đến nay, hằng năm UBND đều ban hành Kế hoạch kiểm tra trách nhiệm thực thi công vụ để kiểm tra việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương, văn hóa công sở, đạo đức công vụ đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
1.2. Tồn tại, hạn chế
- Một số cấp ủy đảng, chính quyền chậm cụ thể hóa các quy định về văn hóa công vụ và chưa thường xuyên ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện nghiêm văn hóa công vụ tại cơ quan, đơn vị.
- Việc tham mưu ban hành các quy định, quy chế về văn hóa công vụ để triển khai thực hiện Đề án số 1847/ĐA-TTg của Thủ tướng Chính phủ còn chậm chưa phù hợp với yêu cầu thực tiễn về đổi mới kỷ luật, kỷ cương hành chính trong tình hình mới.
- Nội dung các quy định, văn bản chỉ đạo về văn hóa công vụ mới chỉ đề cập đến trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, chưa quan tâm, chú trọng đến việc quan tâm, tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, môi trường làm việc cho cán bộ, công chức, viên chức thực hiện nhiệm vụ.
- Hệ thống chính sách, pháp luật còn chồng chéo, chưa hoàn chỉnh, hoạt động pháp chế còn nhiều hạn chế, các cơ quan chưa năng động trong việc vận dụng các quy định của pháp luật vào thực tiễn địa phương, chưa tìm ra những giải pháp có đặc thù để thúc đẩy sự phát triển của văn hóa công vụ có hiệu quả.
2. Thực trạng về các điều kiện thực hiện văn hóa công vụ
2.1. Trụ sở làm việc
a) Thực trạng
- Cơ quan hành chính nhà nước: có 18/21 cơ quan hành chính cấp tỉnh có trụ sở riêng; 03/21 cơ quan có chung trụ sở làm việc với Văn phòng UBND tỉnh (Sở Nội vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh).
- Cơ quan hành chính cấp huyện: 9/9 huyện, thành phố có trụ sở riêng làm việc, trong đó 3/9 cơ quan là (Vĩnh Tường, Vĩnh Yên, Phúc Yên) có trụ sở còn chật hẹp; 6/9 cơ quan còn lại đã cải tạo trụ sở đảm bảo điều kiện làm việc.
- Cơ quan hành chính cấp xã: 136/136 xã có trụ sở làm việc riêng, có bộ phận trực một cửa được bố trí tại vị trí thuận lợi cho người dân đến giao dịch.
- Các đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh: 4/5 Ban QLDA chưa có trụ sở riêng; Đài PTTH tỉnh, Quỹ ĐTPT và BLTD, Ban GPMB và PTQĐ đã có trụ sở riêng.
- Các tổ chức Hội đặc thù cấp tỉnh: Đã có trụ sở riêng, đảm bảo tương đối tốt điều kiện làm việc.
- Trụ sở bệnh viện, trường học cơ bản đảm bảo đầy đủ, đáp ứng nhu cầu của người dân.
b) Tồn tại, hạn chế:
- Một số cơ quan có trụ sở riêng nhưng còn chật hẹp, diện tích các phòng làm việc còn nhỏ trong khi hồ sơ, tài liệu nhiều nên nhìn rất bề bộn, không có kho lưu trữ hồ sơ, tài liệu riêng.
- Trụ sở một số cơ quan không sử dụng hết công suất, hiệu quả của công trình xây dựng như: Ban Giải phóng mặt bằng và Phát triển quỹ đất tỉnh, Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch, Trường cao đẳng sư phạm Vĩnh Phúc; một số cơ quan, đơn vị sau khi tổ chức lại, sáp nhập tổ chức bộ máy (Trường Trung cấp y cũ)
- Trụ sở Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh đang sử dụng lại của cơ quan khác nên không tiện dụng; việc bài trí, sắp xếp chưa thể hiện được tính trang nghiêm, phục vụ nhân dân của cơ quan nhà nước.
- Một số cơ quan chưa quan tâm đến chỉnh trang, vệ sinh trụ sở cơ quan nên để cây cỏ mọc, đồ cũ nát, rác thải ngay cạnh cổng cơ quan ảnh hưởng nhiều đến mỹ quan và tính tôn nghiêm của cơ quan nhà nước.
- Một số cơ quan có trụ sở đã cũ, xuống cấp cần cải tạo hoặc xây dựng mới. Bộ phận một cửa cấp huyện, cấp xã của một số địa phương còn chật hẹp, chưa hiện đại.
- Một số bệnh viện, trung tâm y tế còn chật hẹp, chưa được khang trang sạch đẹp; trang thiết bị chưa hiện đại.
- Một số trường học đã cũ, diện tích hẹp đặc biệt là các trường học của thành phố Phúc Yên, Vĩnh Yên.
- Việc khai thác, sử dụng, bảo quản trang thiết bị trường học, thư viện kém hiệu quả, lãng phí.
2. 2. Bài trí, cảnh quan khuôn viên, công sở
a) Thực trạng
Nhìn chung các cơ quan đã bài trí, sắp xếp theo quy định về bài trí công sở phù hợp với điều kiện thực tiễn, thực trạng của từng cơ quan.
b) Tồn tại, hạn chế
- Trụ sở các cơ quan có hình thức trang trí, bài trí khác nhau, không thống nhất về màu sơn, kiểu dáng cổng trụ sở, bài trí biển hiệu tên cơ quan, ánh sáng, đèn điện ...
- Một số cơ quan chưa có sơ đồ chỉ dẫn vị trí các phòng làm việc, bộ phận tại trụ sở cơ quan hoặc có nhưng đã cũ nát, mờ chữ mà chưa được thay thế.
- Hầu hết các cơ quan chưa bố trí được phòng chờ cho khách đến liên hệ công tác; chưa thực hiện việc đăng ký làm việc bằng hình thức trực tuyến qua điện thoại hoặc email.
- Một số cơ quan không bố trí nhân viên đón tiếp khi khách đến làm việc mà khách liên hệ qua nhân viên văn thư (bố trí ngồi ngay lối vào cơ quan). Nhiều trường hợp nhân viên văn thư không có tại phòng hoặc có lúc không tiếp đón niềm nở do đang bận công việc nên tạo cảm giác không thiện cảm ngay khi mới đến liên hệ công tác. Có cơ quan bố trí nhân viên bảo vệ đón tiếp, nhưng nhân viên bảo vệ thường là tuổi cao, không được đào tạo bồi dưỡng về nghiệp vụ lễ tân văn phòng nên thái độ và phong cách chưa phù hợp.
- Khu vực để xe của một số cơ quan còn chật hẹp; một số cơ quan có nơi để xe nhưng không ghi biển hiệu hướng dẫn cách đỗ xe nên còn tình trạng đỗ xe lộn xộn, không trật tự (các cơ quan thuộc khuôn viên UBND tỉnh, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giao thông vận tải, Sở Nông nghiệp và PTNT, cổng các trường học, bệnh viện).
- Nhiều cơ quan trồng cây xanh lộn xộn, có khi lại trồng rau ăn vào khu vực đất trống; không có các phong trào trồng hoa, cây cảnh để tạo cảnh quan cho công sở và là nơi giải trí giảm căng thẳng sau những giờ làm việc.
- Khu vệ sinh các trường học, bệnh viện đã được quan tâm đầu tư xây dựng nhưng chưa duy trì thường xuyên việc dọn dẹp sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh môi trường. Một số đã xuống cấp, nhưng không được cải tạo, sửa chữa, để nguyên tình trạng hỏng qua nhiều năm, gây càng lãng phí, xuống cấp trầm trọng hơn.
2.3. Bài trí phòng làm việc, trang thiết bị làm việc
a) Thực trạng
Các cơ quan đã bố trí đầy đủ phòng làm việc cho cán bộ, công chức, viên chức. Trang thiết bị đảm bảo mỗi công chức có đủ 01 bàn làm việc, 01 tủ tài liệu và 01 máy vi tính.
9/9 huyện, thành phố đã được trang bị, đầu tư phòng họp trực tuyến, đảm bảo hoạt động tốt.
Một số đã được trang bị, đầu tư phòng họp trực tuyến, đảm bảo hoạt động tốt (chưa đủ 136/136 xã).
b) Tồn tại, hạn chế
- Hầu hết các sở, ngành chưa được mua sắm, đầu tư trang thiết bị phòng họp trực tuyến do không có kinh phí và chủ trương chung để thực hiện nhất là trong tình hình thực hiện Chính phủ điện tử và đảm bảo điều kiện thích ứng trong mọi hoàn cảnh để thực hiện nhiệm vụ.
- Một số xã chưa có phòng họp trực tuyến để liên thông cấp tỉnh, huyện, nên mất nhiều thời gian họp hành.
- Một số cơ quan có bố trí phòng đón tiếp khách (UBND cấp tỉnh, cấp huyện) nhưng không chú ý đào tạo nghiệp vụ lễ tân, đón tiếp khách cho nhân viên văn phòng nên việc đón tiếp khách còn thiếu chuyên nghiệp, thiếu chu đáo và chưa theo đúng chuẩn mực nghi lễ về văn hóa công sở.
- Biển tên của các phòng làm việc giữa các cơ quan không đồng nhất, một số cơ quan chỉ có biển tên phòng chưa có biển tên công chức, viên chức đối với các phòng làm việc có từ 02 người làm việc trở lên.
- Một số thiết bị, công cụ, dụng cụ đã bị hỏng hoặc không còn sử dụng nhưng chưa được tháo bỏ, dọn dẹp kịp thời.
- Bàn ghế trong cùng một phòng làm việc chưa sắp xếp để thống nhất một loại, có phòng còn sắp đặt nhiều loại bàn ghế khác nhau tạo cảm giác luộm thuộm, thiếu ngăn nắp.
- Việc treo các tranh ảnh, bằng khen, giấy khen trong phòng làm việc còn theo cảm tính, trống chỗ nào là treo chỗ đó nên nhìn thiếu thẩm mỹ và không đảm bảo tính trang nghiêm.
- Còn tình trạng phòng làm việc chưa được sắp xếp gọn gàng, bày biện tài liệu, hồ sơ lộn xộn, kê giường nghỉ trưa, ấm đun nước, chai lọ ... không ngăn nắp, trật tự nhưng để lâu nên thành thói quen, không có sự kiểm tra, nhắc nhở.
- Hệ thống máy vi tính chưa đồng bộ, có cơ quan đã thay đổi, nâng cấp máy vi tính mới; có cơ quan còn nhiều máy vi tính thế hệ cũ, xử lý chậm, không tương thích với các phần mềm quản lý hiện đại.
- Hầu hết mỗi phòng làm việc đều có bố trí 01 bàn uống nước, pha trà nên mất diện tích kê bàn ghế uống nước, đồ đạc lỉnh kỉnh và cũng là nơi tập trung nói chuyện, uống trà vặt.
- Hầu hết các cơ quan chưa quan tâm đến môi trường (vật lý) công sở, phòng nào cũng có thể có người hút thuốc lá, chưa bố trí địa điểm được phép hút thuốc là, nhiều phòng làm việc có không gian không thoáng đãng, có côn trùng, mất vệ sinh...
2. 4. Chế độ tiền lương, chi phí quản lý hành chính
a) Thực trạng
- Vĩnh Phúc là tỉnh tự cân đối ngân sách nên nguồn kinh phí chi trả lương cho cán bộ, công chức, viên chức luôn đáp ứng đầy đủ, kịp thời theo đúng chế độ tiền lương quy định chung.
- Năm 2021, chi phí quản lý hành chính đối với các cơ quan quản lý nhà nước hiện đang thực hiện mức 51 triệu đồng/người/năm (áp dụng cho cơ quan dưới 21 chỉ tiêu biên chế), mức 49 triệu đồng/người/năm (áp dụng cho cơ quan từ 21 đến dưới 41 chỉ tiêu biên chế), mức 47 triệu đồng/người/năm (áp dụng cho cơ quan từ 41 chỉ tiêu biên chế trở lên) trong đó bao gồm tất cả các khoản chi khen thưởng, phúc lợi tập thể, điện nước, văn phòng phẩm, công tác phí, tiếp khách, chi phí tập huấn, kiểm tra, tuyên truyền, mua sắm, sửa chữa, bảo trì thường xuyên tài sản, công cụ dụng cụ… Đối với đơn vị sự nghiệp, mức 31 triệu đồng/người/năm (áp dụng cho cơ quan dưới 20 chỉ tiêu biên chế), mức 29 triệu đồng/người/năm (áp dụng cho cơ quan từ 21 chỉ tiêu biên chế trở lên).
b) Tồn tại, hạn chế
- Mức chi phí quản lý hành chính như năm 2021 mới chỉ tạm đủ cho các hoạt động thường xuyên ở mức độ trung bình, chưa có nguồn kinh phí để tăng cường công tác chỉnh trang, mua sắm, thay thế, hiện đại hóa các trang thiết bị, cơ sở vật chất.
- Nguồn mua sắm sửa chữa được cấp hàng năm còn thấp, chỉ đảm bảo mua sắm sửa chữa nhỏ, thường xuyên, không đủ kinh phí để chỉnh trang, hiện đại hóa trang thiết bị, trồng cây xanh…
- Chưa có quy định về khoản mục chi phí may quần áo đồng phục (kể cả từ nguồn kinh phí tiết kiệm được của cơ quan).
- Chưa có hướng dẫn thống nhất của tỉnh về việc mua sắm, trang bị danh mục các vật dụng, trang thiết bị hỗ trợ việc quản lý cán bộ, công chức, viên chức (hệ thống camera, máy chấm công …).
- Chưa có kinh phí và chủ trương để xây dựng ứng dụng đánh giá, nhận xét của tổ chức, cá nhân về kết quả giao dịch, làm việc đối với cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp giải quyết công việc (phần mềm để người dân nhận xét mức độ hài lòng trong giải quyết công việc đối với cán bộ tại cửa ra vào; hoặc gửi tin nhắn để người dân cho ý kiến trả lời).
- Tuy là tỉnh tự cân đối được ngân sách từ năm 2004, nhưng đến nay cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan của tỉnh chưa được hưởng chính sách thu nhập tăng thêm từ những đóng góp cho sự phát triển kinh tế của tỉnh, mức lương theo quy định của nhà nước chưa đảm bảo trang trải cuộc sống. Bên cạnh đó các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn (Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng nhà nước, Thuế… ) đều có cơ chế thu nhập tăng thêm, dẫn đến tình trạng chưa hấp dẫn, thu hút được người tài vào làm việc trong cơ quan nhà nước của tỉnh.
3. Thực trạng việc chấp hành các quy chuẩn hoá hoạt động công vụ
a) Thực trạng
- Việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001: 2015 vào hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước của tỉnh
Tính đến hết năm 2021, Vĩnh Phúc có 176 cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính Nhà nước thực hiện áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 theo quy định của Chính phủ trong đó có 40 cơ quan cấp tỉnh, huyện, thành phố và 136 xã, phường, thị trấn.
Việc áp dụng ISO giúp từng tổ chức, cá nhân trong cơ quan hành chính xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của mình.Việc xây dựng các quy trình thực hiện TCVN ISO 9001:2015 gắn với TTHC đã giúp cho công việc của cơ quan được rõ ràng và khoa học hơn; xác định rõ chức danh, nhiệm vụ cụ thể của từng công chức, viên chức, mối quan hệ, sự phối hợp chặt chẽ giữa trong và ngoài đơn vị; kiểm soát tốt các tài liệu, hồ sơ dễ tìm, dễ thấy, dễ kiểm tra; khắc phục được tình trạng không được cập nhật kịp thời, không được sắp xếp mã hoá lưu trữ các tài liệu, mất nhiều thời gian, khó tìm kiếm tài liệu khi cần thiết như trước đây; mang lại hiệu quả công việc cao hơn, minh bạch và tiết kiệm thời gian hơn. Từ những kết quả đạt được nêu trên đã góp phần đáng kể nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong các năm qua.
- Về giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh
+ Về cải cách thể chế: Từ năm 2011 đến nay, HĐND và UBND các cấp đã ban hành 2.792 văn bản quy phạm pháp luật trên các lĩnh vực; thực hiện rà soát 932 văn bản quy phạm pháp luật do HĐND và UBND các cấp ban hành; kiểm tra 511 văn bản do các cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện ban hành đúng quy trình, thể thức, thẩm quyền.
+ Cải cách thủ tục hành chính: Đã tập trung triển khai nhiều giải pháp để thực hiện như tăng cường kiểm soát, đôn đốc quá trình xử lý hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính; thực hiện rút ngắn tối thiểu 20% thời hạn giải quyết của 825 thủ tục hành chính có thời hạn giải quyết trên 10 ngày làm việc; thực hiện tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích; chỉ đạo, quán triệt việc thực hiện công khai xin lỗi tổ chức, cá nhân khi giải quyết thủ tục hành chính không đúng thời hạn; kiện toàn hệ thống một cửa các cấp và triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh; tổ chức thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển chính phủ điện tử.
Hiện nay, số thủ tục hành chính được công khai trên Cổng thông tin giao tiếp điện tử của tỉnh là 1.799, trong đó cấp tỉnh có 1.401 thủ tục; cấp huyện có 272 thủ tục; cấp xã có 126 thủ tục. Kết quả giải quyết thủ tục hành chính được thực hiện tại Trung tâm phục vụ hành chính công của tỉnh; đối với cấp huyện và cấp xã được giải quyết tại Bộ phận một cửa.
Để minh bạch thời gian giải quyết thủ tục hành chính liên thông, UBND tỉnh đã ban hành quy chế phối hợp, quy định rõ thời gian giải quyết và trách nhiệm giữa các cơ quan hành chính trong việc giải quyết thủ tục hành chính.
Cổng Dịch vụ công tỉnh Vĩnh Phúc đã được xây dựng đáp ứng chức năng, yêu cầu kỹ thuật theo quy định và đã kết nối vào Trục liên thông quốc gia; các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 do Ủy ban nhân dân tỉnh công bố đã được tích hợp lên Cổng Dịch vụ công; 100% sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện đã xây dựng hệ thống mạng nội bộ (LAN), kết nối internet; 100% cán bộ, công chức cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã được trang bị máy vi tính; 100% văn bản điện tử đăng tải trên Cổng thông tin giao tiếp điện tử của tỉnh sử dụng chữ ký số chuyên dùng; 100% cơ quan, đơn vị, địa phương đã triển khai, sử dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành; các sở, ban, ngành, địa phương đã thực hiện ký số văn bản đi và phát hành trên phần mềm quản lý văn bản và điều hành; đã cấp 8.500 hộp thư điện tử cho 100% cơ quan, đơn vị, địa phương phục vụ chuyên môn, nghiệp vụ và công việc liên quan đến công vụ của cơ quan nhà nước...
Từ năm 2015 đã có 9/9 UBND cấp huyện triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông hiện đại; sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp về giải quyết thủ tục hành chính đạt trên 80%; sự hài lòng của cá nhân đối với dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công cung cấp trên các lĩnh vực giáo dục và y tế đạt trên 80%; sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước đạt trên 80%. Những kết quả nêu trên đã góp phần cải thiện về vị trí xếp bậc Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); Chỉ số Hiệu quả quản trị và Hành chính công cấp tỉnh (PAPI); nổi bật là Chỉ số đánh giá cải cách cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh nhiều năm đứng trong nhóm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương dẫn đầu cả nước: năm 2013 xếp thứ 6/63; năm 2016 xếp thứ 8/63; năm 2018 xếp thứ 14/63; năm 2019 xếp thứ 10/63. Riêng Chỉ số hài lòng của người dân và tổ chức đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) năm 2017 xếp thứ 01/63; năm 2018 xếp thứ 13/63; năm 2019 xếp thứ 11/63 tỉnh, thành phố.
- Việc ban hành quy định, nội quy, quy trình giải quyết công việc và phân công, phân cấp, trách nhiệm, quyền hạn của tập thể, cá nhân
+ Chuẩn hóa các quy trình công việc, chỉ rõ mục đích, phạm vi, các bước triển khai, trách nhiệm, các yêu cầu và kết quả, sản phẩm công việc để thực thi và kiểm tra công việc
+ Công khai quy trình giải quyết thủ tục hành chính, kết quả giải quyết công việc trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân dễ tiếp cận.
b) Tồn tại, hạn chế
- Một số cơ quan, đơn vị còn chưa quen với cách tiếp cận và giải quyết công việc theo quy trình nên việc xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng chưa thực sự gắn kết với hoạt động cải cách hành chính, hiệu quả chưa cao. Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động chuyên môn thường xuyên thay đổi cũng gây khó khăn trong việc xác định phạm vi, đối tượng xây dựng, áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng… Thói quen làm việc thụ động, ngại thay đổi của một bộ phận công chức tại các cơ quan hành chính Nhà nước cũng ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng xây dựng, áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng.
- Một số cơ quan chưa thực hiện công khai các quy trình, quy chế làm việc (văn bản giấy) tại trụ sở cơ quan để tổ chức, cá nhân khi đến cơ quan có thể đọc, nghiên cứu, tìm hiểu về cơ quan, đơn vị.
- Một số quy trình giải quyết công việc của các cơ quan chưa được công khai, hướng dẫn chi tiết cho người dân, doanh nghiệp
- Các quy định về văn hóa công vụ của một số cơ quan, đơn vị được ban hành lồng ghép vào quy chế làm việc, nội quy, quy định của cơ quan.
- Tất cả các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh đã có Đề án vị trí việc làm được phê duyệt, đã có bản mô tả khung năng lực vị trí việc làm, tuy nhiên việc áp dụng quy định này để rà soát, sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức hiện có mặt và phân công nhiệm vụ, quy trình giải quyết công việc còn thiếu cụ thể, chưa thực hiện thường xuyên, hiệu quả chưa cao.
- Việc quán triệt, học tập quy trình giải quyết công việc chưa được quan tâm đúng mức, chưa có biện pháp hiệu quả để tự đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức.
4. Thực trạng việc chấp hành các chuẩn mực văn hóa công vụ
4.1. Tinh thần, thái độ làm việc
a) Thực trạng
Nhìn chung, cán bộ, công chức, viên chức khi thi hành nhiệm vụ, công vụ đã thực hiện các quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức được quy định tại Điều 8, 9, 10 của Luật Cán bộ, công chức và Điều 16, 17, 18 của Luật Viên chức.
Tinh thần, thái độ làm việc của cán bộ, công chức, viên chức đã thay đổi, chuyển biến rõ rệt trong những năm gần đây, đặc biệt là đối với đội ngũ cán bộ làm việc tại bộ phận một cửa, đội ngũ viên chức sự nghiệp y tế. Đã cải thiện cơ bản tình trạng vô cảm, thờ ơ trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, không có hiện tượng tiêu cực với người nhà bệnh nhân.
b) Tồn tại, hạn chế
- Một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức còn biểu hiện ban phát, xin - cho trong giải quyết thủ tục hành chính, kiến nghị của người dân; còn hiện tượng lạm dụng, đánh đồng quyền lực nhà nước với chức trách, nhiệm vụ cá nhân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ (người dân phải sử dụng từ "Xin" trong rất nhiều đơn từ, văn bản kiến nghị với cơ quan nhà nước về quyền lợi của bản thân).
- Một số cán bộ còn có những biểu hiện thiếu trách nhiệm trong việc thiết lập hệ thống mục tiêu cá nhân trong công sở, chưa gắn mục tiêu chung của cơ quan và mục tiêu riêng của từng cán bộ, công chức, viên chức nên trong thực hiện nhiệm vụ còn tình trạng không vì lợi ích chung, dẫn đến thái độ và hành vi “chọn việc”, cơ quan, đơn vị nào việc nhẹ nhàng, dễ dàng thì chọn lựa.
- Còn tình trạng chưa chấp hành đúng thời gian làm việc, đi làm muộn, về sớm trước thời gian quy định, cá biệt còn có trường hợp đi ăn sáng, ngồi quán trong giờ làm việc; đăng tin bài trên các trang cá nhân không có nội dung liên quan đến công việc và kinh doanh online ngay trong giờ làm việc nhưng không được chấn chỉnh, nhắc nhở; đi nước ngoài nhưng không báo cáo tổ chức, cơ quan có thẩm quyền.
- Hầu hết các cơ quan chưa được trang bị máy móc, phương tiện để kiểm tra ngày giờ công, kiểm tra đi muộn về sớm, đi ra ngoài cơ quan giải quyết việc riêng.
- Các cơ quan còn tình trạng cán bộ, công chức, viên chức chưa tích cực làm việc hết khả năng của mình, có thái độ né tránh, làm việc cầm chừng, chưa năng động, chủ động , sáng tạo trong công việc.
4.2. Giao tiếp và ứng xử trong quan hệ công tác
a) Thực trạng
Nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến tích cực, bước đầu hình thành phong cách ứng xử, lề lối làm việc, xây dựng hình ảnh đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuẩn mực, chuyên nghiệp, thân thiện trong thực thi nhiệm vụ. Nhìn chung, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có thái độ lịch sự trong giao tiếp nơi công sở, ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc. Phong cách giao tiếp và ứng xử của đội ngũ cán bộ giải quyết TTHC và giải quyết nhiệm vụ trực tiếp với tổ chức, công dân bước đầu đã được Nhân dân đánh giá theo hướng tích cực, gần gũi, phục vụ vì lợi ích của Nhân dân. Nhiều cơ quan lập Zalo nhóm để giao tiếp, chỉ đạo trực tuyến và báo cáo kết quả công việc được nhanh chóng, khẩn trương, toàn diện. Bước đầu triển khai thực hiện “4 xin, 4 luôn”: xin chào, xin lỗi, xin cảm ơn, xin phép; mỉm cười, nhẹ nhàng, lắng nghe, luôn giúp đỡ.
Thực hiện xin lỗi khi giải quyết TTHC: Theo quy định, các cơ quan, đơn vị và cá nhân liên quan đến việc giải quyết TTHC chậm hạn hoặc để xảy ra sai sót gây thiệt hại đối với tổ chức, cá nhân phải thực hiện xin lỗi. Đối với các sở, ban, ngành thực hiện việc tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC tại Trung tâm Phục vụ hành chính công thực hiện xin lỗi theo Quyết định số 03/2020/QĐ-UBND ngày 08/01/2020 của UBND tỉnh ban hành quy chế hoạt động của Cổng dịch vụ công trực tuyến tỉnh Vĩnh Phúc và Quyết định 3690/QĐ-UBND ngày 29/12/2017 ban hành Quy chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị liên quan với Trung tâm Hành chính công tỉnh trong việc tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính. Đối với UBND cấp huyện, quy định việc xin lỗi công dân trong giải quyết TTHC chậm hạn tại kế hoạch triển khai Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ. Tuy nhiên, qua kiểm tra công tác cải cách hành chính đa số các huyện có thực hiện nhưng chưa triệt để; vẫn còn tình trạng chậm giải quyết TTHC nhưng chưa thực hiện xin lỗi công dân theo quy định.
Đội ngũ viên chức sự nghiệp y tế đã thực hiện tốt quy tắc ứng xử và nâng cao y đức, làm thay đổi căn bản thái độ, cách ứng xử, tinh thần trách nhiệm phục vụ đối với bệnh nhân, không còn tình trạng tiêu cực như trước đây. Các đơn vị sự nghiệp y tế thực hiện khẩu hiệu “Người bệnh đến tiếp đón niềm nở, người bệnh ở chăm sóc tận tình, người bệnh về dặn dò chu đáo”, nói không với phong bì bồi dưỡng của người bệnh và người nhà người bệnh, không trục lợi từ người bệnh và người nhà người bệnh.
Đội ngũ viên chức sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo thực hiện nghiêm chuẩn mức đạo đức nhà giáo, tâm huyết với nghề nghiệp, có ý thức giữ gìn danh dự, lương tâm nhà giáo, bao dung, độ lượng, đối xử hoà nhã với người học, đồng nghiệp. Đặc biệt thực hiện nghiêm quy định không sử dụng điện thoại di động và làm việc riêng trong các cuộc họp, trong khi lên lớp, học tập, coi thi, chấm thi.
b) Tồn tại, hạn chế
- Việc thực hiện Quy tắc “4 xin, 4 luôn”: xin chào, xin lỗi, xin cảm ơn, xin phép; luôn mỉm cười, luôn nhẹ nhàng, luôn lắng nghe, luôn giúp đỡ chưa trở thành thói quen của cán bộ, công chức, viên chức; hiệu quả chưa cao.
- Trong giao tiếp, còn hay sử dụng từ ngữ giao tiếp thiếu chuẩn như từ “sếp” để giao tiếp trong giờ làm việc.
- Chưa xây dựng được những nét đẹp trong văn hoá chào hỏi, văn hóa giao tiếp công sở; còn biểu hiện hách dịch, lạnh lùng, nói trống không, kiệm lời vẻ mặt cau có, một số trường hợp còn bất hòa trong giao tiếp…; còn tình trạng nói tục, nói tiếng lóng, quát nạt, không giữ gìn uy tín, danh dự cho đồng nghiệp giao tiếp.
- Một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức nhà nước còn tỏ ra thờ ơ, vô cảm trước nguyện vọng của công dân, mà biểu hiện rõ nhất là tình trạng giải quyết hồ sơ thủ tục cho nhân dân còn phiền hà, sách nhiễu, chậm trễ, cá biệt còn có tình trạng “làm luật”; hay giải quyết các yêu cầu, đơn thư của công dân còn chậm, để người dân phải đi lại nhiều lần.
- Văn hóa công vụ đang ở tình trạng “thừa hiện đại, thiếu văn hóa”. Đó là tình trạng chạy đua hiện đại hóa về trang thiết bị làm việc, về cơ sở vật chất, công sở nhưng giao tiếp, tri thức công vụ, niềm tin công vụ, nhận thức về bổn phận, trách nhiệm của cán bộ, công chức vẫn còn là một hạn chế. Những chuẩn mực về giao tiếp công vụ vẫn chưa được bảo đảm, tri thức công vụ của cán bộ, công chức mặc dù có những thay đổi nhưng vẫn chưa ngang tầm nhiệm vụ.
4.3. Đạo đức, lối sống
a) Thực trạng
Các cơ quan thường xuyên phổ biến, quán triệt việc thực hiện các quy định, chỉ đạo về đạo đức, lối sống lành mạnh, tiên phong, gương mẫu, sống gần gũi và quan hệ mật thiết với nhân dân, tổ chức thường xuyên việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Hàng năm, ngay từ đầu năm, các cơ quan đã tổ chức cho cán bộ, đảng viên ký cam kết thực hiện thực hiện Nghị quyết TW4 (Khoá XII) về tăng cường xây dựng chỉnh đốn đảng gắn với học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và Quy định nêu gương, không vi phạm 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”. Trong kiểm điểm, đánh giá cán bộ đã thực hiện nêu cao tinh thần tự phê bình và phê bình, dân chủ trong tham gia phát biểu ý kiến. Tổ chức các cuộc trao đổi, đối thoại…
Nhìn chung, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống lành mạnh, giản dị, nhiều cơ quan xây dựng phong trào thi đua đoàn kết nội bộ, thi đua hoàn thành nhiệm vụ, nhiều gương người tốt, việc tốt.
b) Tồn tại, hạn chế
- Còn tình trạng lãng phí về thời gian làm việc như buôn chuyện tại công sở, làm việc riêng trong giờ hành chính hoặc trong thời gian đi công tác; lãng phí về nguồn lực công như: tiền điện thoại, tiền điện, vật tư văn phòng phẩm… tại hầu hết các cơ quan công sở hiện nay và là một trong các nguyên nhân gây chậm muộn kết quả, tiến độ công tác, làm giảm sự tín nhiệm, tin tưởng của tổ chức, cá nhân.
- Lối sống, cách đối xử hiện nay tại công sở hầu hết vẫn dựa trên tư duy và thói quen duy tình trước đây như: “Đưa nhau đến trước cửa quan, bên ngoài là lý, bên trong là tình”, “Một bồ cái lý không bằng một tý cái tình” nên việc vi phạm thường dễ bị cho qua, nhất là khi người vi phạm là lãnh đạo (lãnh đạo đi muộn, về sớm hoặc lãng phí điện, nước…không ai nhắc).
- Tư tưởng của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức là thiếu chính kiến cụ thể, thiếu ý thức cải tiến, đấu tranh chống lại thói quen xấu, cách làm xấu “thấy đúng không dám bảo vệ, thấy sai không dám đấu tranh” tư duy “nước trôi thì bèo trôi”, “nước nổi thì thuyền nổi”, “xấu đều hơn tốt lỏi”, dẫn đến nhiều khi không nhận ra tồn tại hoặc cứ chấp nhận tồn tại.
- Còn tình trạng cán bộ, công chức, viên chức vi phạm luật giao thông do điều khiển phương tiện giao thông trong tình trạng đã uống rượu bia.
- Việc thực hiện quy định cấm hút thuốc trong công sở, cấm sử dụng rượu, bia trước giờ làm việc, buổi trưa ngày làm việc tuy không còn phổ biến nhưng vẫn còn xảy ra tại một số cơ quan.
- Một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức có biểu hiện suy thoái phẩm chất, đạo đức, tham nhũng, cửa quyền, thiếu ý thức trách nhiệm và tinh thần phục vụ, vô cảm trước yêu cầu của Nhân dân, của xã hội.
4.4. Trang phục, lễ phục, thẻ cán bộ, công chức
a) Thực trạng:
- Trang phục, lễ phục của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh hiện nay đã có nhiều tiến bộ, chỉn chu hơn trước. Một số cơ quan có quy định mặc đồng phục trong một số ngày làm việc (ngày đầu tuần, ngày cuối tuần); các ngành như Thanh tra, Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh đã trang bị và mặc đồng phục trong các ngày làm việc.
- Các cơ quan hành chính đã làm thẻ công chức theo quy định tại Thông tư số 06/2008/TT-BNV của Bộ Nội vụ.
b) Tồn tại, hạn chế:
- Nhiều cơ quan chưa có quy định cụ thể và chưa chú trọng, nhắc nhở công chức chỉnh trang về trang phục, nên còn một số trường hợp ăn mặc chưa phù hợp với tính chất trang nghiêm, lịch sự nơi công sở.
- Hầu hết các cơ quan không mặc đồng phục công sở, chủ yếu là trang phục tự do nên còn tình trạng mặc váy ngắn (trên đầu gối), váy lòe xòe, áo không cổ, áo phông, quần bò, dép lê… thể hiện tính thẩm mỹ về trang phục chưa cao, không tạo được sự chuyên nghiệp tại công sở.
- Tình trạng không đeo thẻ công chức trong thi hành nhiệm vụ còn xảy ra phổ biến (trừ đội ngũ viên chức sự nghiệp y tế, cán bộ làm nhiệm vụ thanh tra, tiếp công dân).
- Phần lớn các cơ quan, đơn vị không có nguồn kinh phí để may đồng phục cho cán bộ, công chức, viên chức.
5. Thực trạng về công tác quản lý, kiểm tra, giám sát văn hóa công vụ
5.1. Thực trạng
a) Chuẩn hóa, bố trí sắp xếp theo vị trí việc làm:
Vĩnh Phúc là một trong các địa phương đầu tiên trên cả nước hoàn thành phê duyệt Đề án vị trí việc làm trong toàn bộ cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập. Đồng thời chỉ đạo các cơ quan, đơn vị rà soát cơ cấu công chức, viên chức theo đề án vị trí việc làm, thực hiện nghiêm việc sắp xếp theo đúng khung năng lực, bản mô tả vị trí việc làm đã được tỉnh phê duyệt (bằng cấp chuyên môn, kinh nghiệm công tác, khả năng đáp ứng công việc...). Qua đó, đã phát huy được trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và sở trường công tác của từng cán bộ; các cán bộ có thể thực hiện các công việc có tính tương tác, hỗ trợ lẫn nhau trong chuyên môn nghiệp vụ, sẵn sàng làm ở các vị trí khác nhau để thực hiện tốt công tác luân chuyển cán bộ hoặc thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác theo quy định.
b) Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng về đạo đức công vụ:
Nhằm giúp cho cán bộ, công chức, viên chức nâng cao nhận thức và thực hiện tốt văn hoá công sở, đạo đức công vụ, các quy tắc ứng xử theo quy định hiện hành, Từ năm 2016 đến nay, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch hàng năm để đào tạo, bồi dưỡng về bồi dưỡng nội dung văn hoá công sở, đạo đức công vụ, các quy tắc ứng xử. Kết quả đã tổ chức 16 lớp bồi dưỡng, với 2.424 học viên bồi dưỡng về xây dựng và phát triển văn hóa công sở; Đạo đức công vụ; Kỹ năng hoạt động đối thoại; Kỹ năng quan hệ với truyền thông trong thế giới hiện đại; Kỹ năng trình bày và nói trước công chúng; Vai trò điều hành hoạt động công sở.
c) Siết chặt khâu phân loại, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức:
Công tác đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức có nhiều đổi mới; trách nhiệm của người đứng đầu trong đánh giá, phân loại cán bộ, công chức được đề cao; kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao chiếm tỷ trọng lớn trong quá trình đánh giá; mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu được gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. Năm 2021, UBND tỉnh đã ban hành văn bản chỉ đạo thực hiện quyết liệt, toàn diện công tác đánh giá bằng sản phẩm, thực hiện đánh giá hàng Quý để việc đánh giá dần đi vào thực chất, đúng người đúng việc, không cào bằng.
d) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát:
Công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện kỷ cương hành chính luôn được thực hiện thường xuyên, gắn với công tác thanh tra, kiểm tra công vụ, kiểm tra công tác cải cách hành chính, kiểm tra việc quản lý tổ chức bộ máy, công tác cán bộ, biên chế, vị trí việc làm trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp. Từ năm 2018, Tỉnh đã thành lập Đoàn kiểm tra trách nhiệm thực thi công vụ để thực hiện thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thực thi công vụ đối với 377 lượt cơ quan, đơn vị qua kiểm tra đã chỉ ra được tồn tại, hạn chế, đồng thời kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm các trường hợp vi phạm. Kết quả đã kiểm điểm đối với 36 tập thể và 324 cá nhân.
Qua thanh tra, kiểm tra và tiếp nhận, xác minh các thông tin được phương tiện thông tin đại chúng và công dân phản ánh cho thấy các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp đã cơ bản chấp hành, thực hiện đúng quy định của Nhà nước. Công tác kiểm tra công vụ góp phần chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính và thái độ, tác phong làm việc của cán bộ, công chức, viên chức; góp phần kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính của công dân, tổ chức; góp phần phòng ngừa, phát hiện các thiếu sót, khuyết điểm, vi phạm trong thực thi công vụ; giúp lãnh đạo các cơ quan, đơn vị rút kinh nghiệm, chấn chỉnh các thiếu sót, khuyết điểm của cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý. Việc xử lý nghiêm minh đối với các trường hợp có vi phạm kỷ luật, kỷ cương hành chính đã thể hiện trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong công tác quản lý cán bộ, công chức; có tác dụng tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính cho các đơn vị, nâng cao ý thức chấp hành kỷ luật, đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức.
5.2. Tồn tại, hạn chế
- Việc quản lý, bố trí, sử dụng đội ngũ CBCCVC các cơ quan, đơn vị chưa hoàn toàn gắn với vị trí việc làm, chức năng, nhiệm vụ, khối lượng công việc; Có hiện tượng mô tả vị trí việc làm chưa thực sự dựa trên công việc theo chức năng nhiệm vụ được giao gây ảnh hưởng đến việc xác định chính xác số lượng người làm việc cần thiết của từng vị trí việc làm, của mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương.
- Qua thanh tra, kiểm tra công vụ còn phát hiện nhiều việc chậm, muộn, vi phạm kỷ cương, hành chính, nhiều tập thể, cá nhân bị kiểm điểm.
- Đạo đức công vụ, tinh thần, thái độ và trách nhiệm một số CBCCVC chưa cao, còn gây phiền hà cho tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp. Hiệu quả của Bộ phận một cửa ở một số đơn vị cấp xã còn thấp.
- Công tác thanh tra, kiểm tra công vụ còn chưa kịp thời, chưa toàn diện trên các lĩnh vực: tuyển dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, văn hoá công vụ.
- Đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức chưa đảm bảo đúng thực chất sản phẩm công việc, một số trường hợp đánh giá lại chú trọng về chính sách như tuổi tác, chế độ hưu hoặc còn nể nang, bình quân chủ nghĩa nên dẫn đến sự suy giảm niềm tin, giảm nhiệt huyết, dần thay đổi thái độ làm việc. Kết quả đánh giá của nhiều cơ quan, đơn vị không chỉ ra được số cán bộ có năng lực, trình độ hạn chế, không hoàn thành nhiệm vụ để có biện pháp đào tạo, bồi dưỡng, bố trí công tác khác hoặc cho thôi việc, tinh giản biên chế; đồng thời chưa tạo ra được động lực phấn đấu, chưa có cơ chế động viên, khuyến khích những người có trình độ, năng lực đóng góp nhiều cho sự phát triển của cơ quan, đơn vị.
- Công tác đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, văn hóa công vụ chưa đạt chất lượng, hiệu quả.
III. NGUYÊN NHÂN CỦA TỒN TẠI, HẠN CHẾ
1. Nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và người dân về quyền và nghĩa vụ trong thực thi công vụ chuyển biến chậm. Một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa "công bộc của dân" trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong khi người dân cũng chưa nhận thức đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân trong khi làm việc với các cơ quan nhà nước.
2. Một số cấp ủy đảng, chính quyền chưa thường xuyên chỉ đạo về thực hiện nghiêm văn hóa công vụ; Việc ban hành quy chế về văn hóa công vụ để triển khai thực hiện Đề án 1847/ĐA-TTg của Thủ tướng Chính phủ còn chậm, chưa phù hợp với yêu cầu thực tiễn về phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong tình hình mới.
3. Nội dung các quy định, văn bản chỉ đạo về văn hóa công vụ mới chỉ đề cập đến trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, chưa quan tâm, chú trọng đến việc quan tâm, tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, môi trường làm việc cho cán bộ, công chức, viên chức thực hiện nhiệm vụ.
4. Chế độ, chính sách về tiền lương, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức nhìn chung còn thấp, chưa đảm bảo đủ trang trải cuộc sống để chuyên tâm vào công tác.
5. Hệ thống chính sách, pháp luật còn chồng chéo, chưa hoàn chỉnh, hoạt động pháp chế còn nhiều hạn chế, các cơ quan chưa năng động trong việc vận dụng các quy định của pháp luật vào thực tiễn địa phương, chưa tìm ra những giải pháp có đặc thù để thúc đẩy sự phát triển của văn hóa công vụ.
6. Kỷ luật, kỷ cương hành chính ở một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa nghiêm nên qua thanh tra, kiểm tra công vụ còn phát hiện nhiều việc chậm, muộn, vi phạm kỷ cương, hành chính, nhiều tập thể, cá nhân bị kiểm điểm. Công tác thanh tra, kiểm tra công vụ còn chưa kịp thời, chưa toàn diện trên các lĩnh vực: tuyển dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, văn hoá công vụ.
7. Đạo đức công vụ, tinh thần, thái độ và trách nhiệm một số cán bộ, công chức, viên chức chưa cao, làm việc chưa khoa học, thiếu tâm huyết; không tuân thủ thời gian, làm việc chậm chạp; làm việc không có kế hoạch dẫn đến làm việc thường bị động, hiệu quả thấp, nhiều khi mang tính đối phó cho xong việc; còn gây phiền hà cho tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp.
8. Nhận thức, ý thức trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức trong xây dựng cảnh quan, giữ gìn vệ sinh chung của cơ quan còn yếu; còn biểu hiện không coi cơ quan là nhà chung nên vứt rác bừa bãi, những việc ở nhà không làm nhưng làm ở cơ quan.
9. Công tác đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức chưa đảm bảo đúng thực chất sản phẩm công việc. Kết quả đánh giá của nhiều cơ quan, đơn vị không chỉ ra được số cán bộ có năng lực, trình độ hạn chế, không hoàn thành nhiệm vụ để có biện pháp đào tạo, bồi dưỡng, bố trí công tác khác hoặc cho thôi việc, tinh giản biên chế; đồng thời chưa tạo ra được động lực phấn đấu, chưa có cơ chế động viên, khuyến khích những người có trình độ, năng lực đóng góp nhiều cho sự phát triển của cơ quan, đơn vị.
10. Công tác đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, văn hóa công vụ chưa đạt chất lượng, hiệu quả.
11. Chưa chú trọng các phong trào thi đua thực hiện văn hóa công sở; phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể, đặc biệt là Đoàn thanh niên trong giữ gìn vệ sinh môi trường xanh - sạch - đẹp trong các cơ quan; chậm nhân rộng, phát huy mô hình gương người tốt việc tốt…
12. Các điều kiện đảm bảo cho hoạt động công vụ như chi phí quản lý hành chính, đầu tư trang thiết bị, đầu tư cơ sở vật chất… chưa tương xứng với sự phát triển kinh tế của tỉnh.
Phần thứ ba
QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
I. QUAN ĐIỂM
1. Văn hóa công vụ phải gắn với trách nhiệm công vụ, trong đó trách nhiệm công vụ là trung tâm, văn hóa là cái gốc. Văn hóa công vụ phải đảm bảo kế thừa, phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc; nâng cao đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, đạo đức nghề nghiệp của viên chức; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; phòng, chống tham nhũng.
2. Xây dựng văn hóa công vụ gắn với đổi mới, sáng tạo, cải tiến quá trình thực thi công vụ là chiến lược, động lực cạnh tranh và phát triển của tỉnh.
3. Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong thực hiện văn hóa công vụ; cùng với xây dựng quy định, thể chế, gắn trách nhiệm, nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức là trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc trang bị, tạo điều kiện để cán bộ, công chức, viên chức hoàn thành tốt chức trách nhiệm vụ
4. Văn hóa công vụ là phải đặt giá trị tập thể lên trên lợi ích cá nhân, lấy lợi ích người dân, doanh nghiệp làm mục tiêu. Xây dựng văn hóa công vụ cuối cùng là nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước tiến tới một nền hành chính chuyên nghiệp, trách nhiệm, minh bạch, hiệu quả, vì Nhân dân phục vụ nhằm mục đích phục vụ người dân, doanh nghiệp, góp phần xây dựng kinh tế - xã hội của tỉnh.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
Tạo sự thay đổi nhận thức và hành động của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ; thay đổi nhận thức của người dân trong quá trình làm việc với các cơ quan nhà nước; thay đổi căn bản môi trường, trang thiết bị làm việc hướng tới sự uy nghiêm và tạo điều kiện tốt nhất cho cán bộ, công chức, viên chức thực thi công vụ, nhiệm vụ. Đội ngũ cán bộ các cấp từ tỉnh đến cơ sở của tỉnh Vĩnh Phúc được xây dựng cơ bản đảm bảo về số lượng, cơ cấu, chất lượng, trình độ, năng lực, phẩm chất, kỹ năng, phương pháp công tác, tư duy khoa học, đổi mới, có phương pháp, kỹ năng, phong cách làm việc hiện đại, chuyên nghiệp; được bố trí đúng vị trí việc làm, khung năng lực, tiêu chuẩn chức danh.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025
a) Về điều kiện đảm bảo hoạt động công vụ:
- Đối với Trung tâm hành chính công tỉnh, Bộ phận một cửa cấp huyện, xã (146 cơ quan): Tập trung đầu tư, cải tạo, chỉnh trang trụ sở làm việc, trang thiết bị làm việc và chuẩn hóa đội ngũ công chức, viên chức làm việc tại các cơ quan này nhằm thay đổi căn bản phong cách, chất lượng phục vụ của cơ quan nhà nước đối với tổ chức và cá nhân đến giao dịch, giải quyết tốt các thủ tục hành chính.
- Đối với các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp: Chỉnh trang, sắp xếp, bài trí, cải tạo khuôn viên công sở.
- Đầu tư đủ trang thiết bị, điều kiện làm việc cho cán bộ, công chức, viên chức như máy vi tính, điện thoại, công cụ, dụng cụ, văn phòng phẩm, bàn ghế...
- Tăng tối đa 30% mức chi phí quản lý hành chính đối với cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp.
- Thực hiện cơ chế thí điểm chi trả thu nhập tăng thêm cho đội ngũ công chức nhà nước.
b) Về thể chế:
- Rà soát từ "xin" trong các đơn từ, văn bản kiến nghị với cơ quan nhà nước về quyền lợi của người dân và thay bằng các từ phản ánh đúng bản chất hơn như "đề nghị", "kiến nghị" để tạo thay đổi căn bản từ nhận thức, trách nhiệm của cán bộ công chức, viên chức và của người dân đối với văn hóa công vụ và từ đó thay đổi cách ứng xử, phương pháp, cách thức làm việc trong quá trình thực thi công vụ.
- 100% cơ quan ban hành và thực hiện đầy đủ Quy chế văn hóa công vụ; quy trình giải quyết công việc nội bộ chung; nội quy, quy chế, quy trình giải quyết công việc cụ thể đối với từng vị trí việc làm phù hợp với đặc điểm, tình hình của từng cơ quan, đơn vị.
c) Về chuẩn mực văn hoá công sở:
- Tạo sự thay đổi, chuyển biến căn bản về nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức đối với văn hóa công vụ.
- 100% cán bộ, công chức, viên chức có phương pháp, kỹ năng, phong cách làm việc hiện đại, chuyên nghiệp, chuẩn mực đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.
3. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030
Căn cứ kết quả thực hiện mục tiêu năm 2025, tiếp tục xây dựng mục tiêu cụ thể đến năm 2030 trong đó mục tiêu cơ bản của giai đoạn này là tập trung đầu tư, cải tạo chỉnh trang trụ sở của 100% trụ sở các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh (21 sở, ngành), cấp huyện (9 cơ quan), cấp xã (136 cơ quan) và bài trí, sắp xếp phù hợp yêu cầu.
III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP
1. Nhóm nhiệm vụ, giải pháp về công tác lãnh đạo chỉ đạo, điều hành
a) Đề nghị Ban Thường ủy Tỉnh ủy thống nhất lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các quy định về văn hóa công vụ. Các tổ chức Đảng, đoàn thể tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra giám sát về thực hiện văn hóa công vụ.
b) Đề nghị HĐND tỉnh xem xét, ban hành các cơ chế chính sách nhằm tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức thực hiện tốt văn hóa công sở.
c) UBND tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện văn hóa công sở; Ban hành các quy định, kế hoạch nhằm triển khai thực hiện văn hóa công sở; Nội dung các quy định, văn bản chỉ đạo về văn hóa công vụ quy định trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và chú trọng đến việc quan tâm, tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, môi trường làm việc cho cán bộ, công chức, viên chức thực hiện nhiệm vụ.
d) Các cấp ủy đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, cụ thể hóa, ban hành các quy định về văn hóa công vụ và tổ chức thực hiện nghiêm văn hóa công vụ.
2. Nhóm các nhiệm vụ, giải pháp để đảm bảo điều kiện thực hiện văn hóa công vụ
2.1. Trụ sở làm việc các cơ quan hành chính (19 sở ngành, 9 UBND cấp huyện, 136 xã)
a) Bài trí cổng cơ quan:
- Các cơ quan phải có biển tên là biển đồng (màu vàng), chữ màu đỏ, được đặt tại cổng chính phía bên phải lối vào, trong đó ghi rõ tên gọi đầy đủ bằng tiếng Việt và địa chỉ của cơ quan theo quy định tại Thông tư số 05/2008/TT-BNV ngày 07/8/2008 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn biển tên cơ quan hành chính nhà nước.
Thời gian hoàn thành: Trong năm 2022.
- Kiến trúc, màu sơn, trang trí: Các cơ quan quản lý nhà nước cơ bản thống nhất một màu sơn và kiểu dáng trang trí.
Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, tham mưu xây dựng phương án chỉnh trang về kiến trúc, cải tạo cổng, màu sơn, trang trí của 21 sở, ban, ngành, 9 UBND cấp huyện và 136 xã, phường, thị trấn theo mẫu thống nhất có tính đến một số yếu tố đặc thù của từng cơ quan, địa phương.
Thời gian thực hiện: Từ năm 2023 đến 2025.
b) Trụ sở làm việc:
- Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu, đề xuất UBND tỉnh việc đầu tư, cải tạo, chỉnh trang trụ sở làm việc, bố trí, sử dụng trụ sở các cơ quan nhà nước đảm bảo đúng quy định và hiệu quả; Xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện trong giai đoạn từ năm 2025 đến 2030.
- Đối với các cơ quan sử dụng không sử dụng hết công năng trụ sở (Ban Giải phóng mặt bằng và PTQĐ tỉnh, Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch, Trường Cao đẳng Vĩnh Phúc...): Sở Tài chính chủ trì rà soát, phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất UBND tỉnh phương án giải quyết phù hợp.
Thời gian thực hiện: Từ năm 2022 đến 2025.
- Sở Y tế: Chủ trì rà soát công năng, hiệu quả hoạt động của hệ thống trụ sở các đơn vị sự nghiệp y tế trên toàn tỉnh và đề xuất phương án, kế hoạch chỉnh trang, đầu tư theo từng năm (từ 2022-2025) phù hợp với yêu cầu của cơ sở khám chữa bệnh hiện đại.
- Sở Giáo dục và Đào tạo: Chủ trì rà soát hệ thống trụ sở các trường học trên địa bàn tỉnh, đề xuất mô hình trụ sở, khuôn viên trường học, thư viện, cây xanh, nhà thể chất … đảm bảo thống nhất, đồng bộ trên toàn tỉnh và đề xuất kế hoạch chỉnh trang theo từng năm.
Thời gian thực hiện: Từ năm 2022 đến 2025.
2.2. Trụ sở làm việc bộ phận một cửa các cấp
a) Đối với Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh:
- Văn phòng UBND tỉnh chủ trì phối hợp với Sở Xây dựng và các cơ quan liên quan đề xuất chỉnh trang, cải tạo hoặc có phương án phù hợp (trụ sở làm việc, khu vực để xe, khu vực chờ của khách giao dịch, bài trí khuôn viên, cây xanh) đối với Trung tâm hành chính công tỉnh.
- Văn phòng UBND tỉnh chủ trì phối hợp với Sở Tài chính đề xuất cấp kinh phí về trang thiết bị làm việc.
Thời gian thực hiện: Từ năm 2022 đến 2025
b) Đối với bộ phận một cửa cấp huyện, xã:
- Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan khảo sát, đánh giá và thống nhất phương án kiến trúc, chỉnh trang, cải tạo hoặc có phương án phù hợp đối với Bộ phận một cửa cấp huyện (9 cơ quan), xã (136 cơ quan) trong toàn tỉnh đảm bảo đồng nhất một mẫu trụ sở (bao gồm trụ sở làm việc, khu vực để xe, khu vực chờ của khách giao dịch, bài trí khuôn viên, cây xanh)
- UBND cấp huyện bố trí nguồn kinh phí để đầu tư, chỉnh trang, mua sắm trang thiết bị làm việc.
Thời gian thực hiện: Từ năm 2022 đến 2025
2.3. Bài trí khuôn viên, công sở của các cơ quan, đơn vị, địa phương
a) Xây dựng phương án chỉnh trang, cải tạo, bài trí khuôn viên công sở (bên ngoài và bên trong công sở) theo mẫu thống nhất và phù hợp với điều kiện thực tế của từng cơ quan, địa phương:
- Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu UBND tỉnh xây dựng phương án, mô hình bài trí của các cơ quan phù hợp với điều kiện thực tế và thống nhất chung.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu UBND tỉnh xây dựng kế hoạch, dự án trồng cây xanh tại khuôn viên cơ quan, bệnh viện, trường học phù hợp với môi trường công sở.
Thời gian thực hiện: Từ năm 2022-2025.
b) Cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Tại lối vào hoặc tại cổng cơ quan phải có Bảng sơ đồ chỉ dẫn các phòng làm việc thuộc trụ sở cơ quan; Công bố số điện thoại, địa chỉ email để liên hệ công tác tại nơi dán sơ đồ chỉ dẫn và trên website của cơ quan, đơn vị
- Bố trí nhân viên, bảo vệ đón tiếp khách đến liên hệ công tác; phòng chờ (hoặc ghế ngồi) cho khách đến liên hệ công tác; Bộ phận đón tiếp phải được tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ lễ tân, có thái độ niềm nở, chu đáo, lịch sự, nghiêm túc tạo thiện cảm, môi trường lành mạnh, văn minh, phong cách chuyên nghiệp ngay từ cổng cơ quan.
- Bố trí, sắp xếp hoặc đặt các biển hiệu, kẻ vẽ sơ đồ quy định nơi đỗ xe ngăn nắp, trật tự. Đối với các trường học cần quy định rõ nơi đỗ xe gắn với các quy định về an toàn giao thông. Đối với các đơn vị được phép thu phí gửi xe thực hiện mức thu theo đúng quy định, tuyệt đối không thu thêm hoặc không có chứng từ thu.
- Chỉnh trang, tăng cường việc trồng cây xanh, vệ sinh môi trường đảm bảo xanh - sạch - đẹp, xanh mát quanh năm. Phát động phong trào trồng hoa tươi với các loại hoa phù hợp với công sở, phong trào dọn dẹp vệ sinh môi trường hàng tuần của các tổ chức đoàn thể, tạo cảnh quan cho công sở và là nơi giải trí giảm căng thẳng sau những giờ làm việc. Cán bộ, công chức, viên chức phải tiên phong trong thực hiện, phải coi việc chỉnh trang, làm đẹp cơ quan nơi mình công tác cũng như cảnh quan chung như là việc làm của gia đình mình.
- Khuyến khích các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp, tổ chức… nhận chăm sóc, vệ sinh từng tuyến đường, từng khu vực.
- Bố trí, dọn dẹp, chỉnh trang khu vực vệ sinh, dụng cụ thu gom rác thải luôn đảm bảo sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh môi trường.
- Bố trí phòng hút thuốc lá hoặc biển chỉ dẫn địa điểm được phép hút thuốc lá, thông báo các biển hiệu cấm hút thuốc lá tại các địa điểm không được phép hút thuốc lá.
- Thực hiện phương pháp 5S của Nhật Bản: (1. Sàng lọc: loại bỏ nhũng thức không cần thiết; 2. Sắp xếp; sắp xếp mọi thứ gọn gàng, ngăn nắp, tiện dụng; 3. Sạch sẽ: luôn luôn vệ sinh sạch sẽ; 4- Săn sóc: luôn duy trì các nội dung 1, 2, 3 và tiêu chuẩn hóa; 5- Sẵn sàng: nâng cao kỷ luật và ý thức tự giác) nhằm xây dựng cảnh quan, môi trường công sở sạch sẽ, ngăn nắp, tiêu chuẩn hóa và nâng cao kỷ luật, ý thức tự giác của cán bộ, công chức, viên chức.
- Đối với các đơn vị sự nghiệp (không thuộc sự nghiệp y tế, sự nghiệp giáo dục): Các cơ quan chủ quản hướng dẫn, triển khai việc bài trí khuôn viên công sở tương tự như cơ quan hành chính và đảm bảo hình thức, nội dung theo quy định của ngành, lĩnh vực từ nguồn kinh phí của đơn vị và các nguồn hợp pháp khác.
- Đối với sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo: Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì xây dựng kế hoạch, phương án, mô hình cổng trường học, bài trí khuôn viên theo mẫu thống nhất chung trong toàn tỉnh trong đó có tính đến một số trường học có yếu tố đặc thù như thành phố, miền núi, diện tích...; lập dự toán và nguồn kinh phí trình cấp có thẩm quyền triển khai thực hiện.
- Đối với các Bệnh viện: Sở Y tế chủ trì, thống nhất hướng dẫn các Bệnh viện, Trung tâm Y tế phương án chỉnh trang, cải tạo khuôn viên thống nhất một mô hình chung trong cả tỉnh.
2.4. Bài trí phòng làm việc bên trong trụ sở và trang thiết bị
a) Các cơ quan, đơn vị thực hiện:
- Gắn biển tên hoặc danh sách họ và tên, chức vụ, chức danh cán bộ ngoài cửa Phòng làm việc.
- Bài trí Phòng làm việc đơn giản nhưng hiện đại, tiện cho công việc. Trên bàn làm việc chỉ có máy tính, điện thoại, tài liệu cho công việc, các thiết bị, dụng cụ làm việc, đồ dùng cá nhân để gọn gàng, ngăn nắp. Khoảng cách giữa các bàn làm việc thuận tiện cho công việc.
- Đối với các phòng làm việc có diện tích nhỏ hẹp, nhiều phòng làm việc cùng một khu vực, nên bố trí một khu vực uống nước tập trung bên ngoài phòng làm việc.
- Phòng làm việc phải tiện nghi, tạo sự thoải mái, gần gũi khi làm việc đồng thời tiết kiệm tối đa tài sản cho cơ quan.
- Môi trường vật lý: đèn chiếu sáng, độ ẩm, không khí, cửa ra vào, rèm cửa, thiết bị chuông, khóa cửa, ấm chén, nước uống, bàn ghế, tủ tài liệu ... đảm bảo đầy đủ, còn sử dụng, vận hành tốt.
- Bố trí diện tích tối đa phòng làm việc theo quy định tại Nghị định số 152/2017/NĐ-CP ngày 27/12/2017 của Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp
- Bố trí trang thiết bị làm việc theo quy định tại Quyết định số 50/2017/QĐ-TTg ngày 31/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ
- Rà soát, xây dựng kế hoạch chỉnh trang Phòng làm việc và các đồ dùng, trang thiết bị, đề xuất nguồn kinh phí để thực hiện.
b) Sở Thông tin và Truyền thông:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan đề xuất chủ trương và nguồn kinh phí để lắp đặt, trang bị cho 19 sở, ngành (trừ Văn phòng UBND tỉnh, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh đã có) có 19 phòng họp trực tuyến.
c) Sở Tài chính
Thẩm định, đề xuất, hướng dẫn nguồn kinh phí đầu tư trang thiết bị làm việc, công cụ, dụng cụ nhỏ lẻ đối với 21 sở ngành, 9 UBND cấp huyện, 136 xã theo từng năm trong giai đoạn 2022-2025 và bố trí vào dự toán ngân sách hàng năm theo quy định.
2.6. Bài trí Quốc kỳ, Quốc huy, chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, phòng trưng bày truyền thống, phòng tiếp khách theo nghi lễ nhà nước
a) Các cơ quan, đơn vị, địa phương: Thực hiện chỉnh trang, bài trí Quốc kỳ, Quốc huy, chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh theo đúng quy định; bài trí phòng truyền thống để lưu trữ tư liệu, bằng khen, giấy khen đảm bảo các tiêu chí văn hóa.
b) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, đơn vị chỉnh trang, thực hiện việc treo, bố trí Quốc kỳ, Quốc huy, chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, phòng truyền thống thống nhất chung trong toàn tỉnh.
Thời gian hoàn thành: Chậm nhất hết tháng 6/2022 và thực hiện thường xuyên.
c) Sở Nội vụ: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan tổ chức đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ lễ tân, văn phòng, tiếp khách theo nghi lễ nhà nước.
2.7. Chế độ phụ cấp, chi phí quản lý hành chính
a) Sở Tài chính:
- Tham mưu, đề xuất cơ chế chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức để đảm bảo mức tương quan tiền lương phù hợp.
- Nghiên cứu, tham mưu, hướng dẫn tăng mức chi phí quản lý hành chính trong đó có các khoản mục chi nhằm thực hiện văn hóa công sở.
Thời gian thực hiện: Từ năm 2022
b) Các cơ quan đơn vị:
Sử dụng các nguồn chi tiết kiệm, hiệu quả để thực hiện tốt quy chế chi tiêu nội bộ, trích khen thưởng đối với các trường hợp thực hiện tốt văn hóa công vụ.
3. Nhóm các nhiệm vụ, giải pháp về quy chuẩn hoá hoạt động công vụ
a) Nhiệm vụ, giải pháp về áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001: 2015 vào hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước của tỉnh:
- Tiếp tục duy trì áp dụng, cải tiến HTQLCL theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001-2015 gắn liền với Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2021-2030.
- Ban Chỉ đạo mô hình khung của tỉnh hàng năm cần xây dựng, ban hành kế hoạch kiểm tra việc áp dụng, cải tiến HTQLCL của các cơ quan hành chính Nhà nước; kịp thời khen thưởng, có biện pháp, chế tài xử lý các tập thể, cá nhân không duy trì áp dụng hoặc áp dụng HTQLCL không hiệu quả.
- Bố trí nguồn kinh phí để triển khai ISO điện tử cho các cơ quan
- Sử dụng kết quả nhận xét, đánh giá duy trì cải tiến áp dụng ISO vào tiêu chí xếp loại thi đua hàng năm hoặc chấm điểm chỉ số cải cách hành chính.
- Sở KH&CN là cơ quan đầu mối tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo việc duy trì áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO tại các cơ quan hành chính Nhà nước, đảm bảo đây là một công cụ thật sự hiệu quả trong thực hiện cải cách hành chính tại địa phương. Từ đó, nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý hành chính và chất lượng phục vụ người dân.
b) Nhiệm vụ, giải pháp về giải quyết thủ tục hành chính:
- Thực hiện tốt công tác kiểm soát, công khai thủ tục hành chính; công khai phí, lệ phí, thời gian và tình trạng giải quyết hồ sơ; nâng cao chất lượng, hiệu quả trong thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông; thực hiện có hiệu quả các phần mềm giải quyết thủ tục hành chính, đặc biệt là phần mềm dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4.
- Hoàn thiện hệ thống cổng thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị, địa phương; thực hiện hiệu quả việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quản lý về chất lượng (ISO) trong các cơ quan hành chính nhà nước; Thời gian chậm nhất: Tháng 12/2022.
- Văn phòng UBND tỉnh: Chủ trì kiểm tra, kiểm soát công tác giải quyết thủ tục hành chính tại các cơ quan; Tổ chức ký cam kết hàng năm để làm tiêu chí đánh giá, xếp loại.
- Sở Nội vụ chủ trì xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu về quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh.
- Sở Thông tin và truyền thông chủ trì, tham mưu, đề xuất việc tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng hiệu quả phần mềm dùng cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả một cửa, một cửa liên thông ở các cấp.
c) Các cơ quan, đơn vị xây dựng quy định, quy chế, quy trình giải quyết công việc nội bộ:
- Thực hiện rà soát, bổ sung, sửa đổi các quy định, quy trình, thủ tục hành chính trong các hoạt động công vụ gắn liền với trách nhiệm thực thi công vụ, sự phân cấp trong quản lý.
- Kiến nghị, đề xuất các vướng mắc, khó khăn với cấp có thẩm quyền để hoàn thiện quy định.
- Cải tiến phương thức công khai, minh bạch quy trình, quy định đến nhân dân thông qua nhiều hình thức, phương tiện thông tin đại chúng, nhóm zalo, thư điện tử...;
- Thực hiện nhiệm vụ được giao theo kế hoạch, phân công công tác, theo vị trí, chức năng nhiệm vụ và nghiệm thu công việc theo sản phẩm.
- Tổ chức nghiên cứu, học tập, kiểm tra kiến thức đối với cán bộ, công chức, viên chức để nắm rõ quy định, quy trình, thủ tục hành chính.
4. Nhóm các nhiệm vụ, giải pháp về chuẩn mực văn hóa công vụ
a) Sở Nội vụ:
- Sở Nội vụ chủ trì tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành các nội quy, quy chế, quy định, các chuẩn mực, quy tắc ứng xử về văn hóa công vụ.
- Thực hiện xây dựng tài liệu bồi dưỡng về văn hóa công vụ áp dụng chung cho tất cả các cơ quan, đơn vị và trên cơ sở đó các cơ quan, đơn vị căn cứ vào các đặc điểm riêng của ngành, của địa phương để hoàn thiện các tài liệu mang tính thể chế này.
- Tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng văn hóa công vụ.
- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về văn hóa công vụ.
b) Sở Tài chính:
- Đề xuất, bố trí hoặc hướng dẫn về nguồn kinh phí trang bị máy chấm công đối với 21 sở ngành, 9 UBND cấp huyện, 136 xã.
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan liên quan đề xuất, tham mưu chủ trương và nguồn kinh phí trang bị phần mềm, máy chấm điểm chỉ số hài lòng của tổ chức, cá nhân sau khi giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm hành chính công cấp tỉnh, bộ phận một cửa 9 huyện, thành phố và 136 xã, phường, thị trấn.
c) Các cơ quan, đơn vị:
- Xây dựng hệ giá trị chuẩn về văn hóa công vụ là bộ tiêu chí đánh giá văn hóa công vụ, chế tài xử lý vi phạm và cơ chế khen thưởng đối với cá nhân, tập thể… Xây dựng bản cam kết về văn hóa công vụ của các cơ quan hành chính nhà nước thể hiện sự tự ý thức về trách nhiệm của bản thân đối với công dân, tổ chức khi thực thi công vụ. Cơ chế ràng buộc trách nhiệm, tự chịu trách nhiệm trong phạm vi chức trách của cơ quan và từng cán bộ, công chức được giao.
- Xây dựng mô hình, phong trào thi đua để dần hình thành những nét đẹp trong văn hoá công vụ bắt đầu từ việc chào hỏi tạo nên bầu không khí làm việc thân thiện, thể hiện tình cảm, sự gần gũi, nuôi dưỡng mối đoàn kết trong nội bộ tổ chức và mỗi cá nhân; thể hiện trình độ, phẩm chất của người cán bộ, sự tôn trọng, quan tâm và sẵn sàng phục vụ yêu cầu của công dân, góp phần xây dựng hình ảnh người cán bộ, công chức, viên chức gần dân và vì dân.
- Xây dựng tác phong làm việc chuyên nghiệp tại cơ quan qua thực hiện các phương pháp:
+ Từng bước thiết lập tác phong làm việc khoa học, làm việc theo kế hoạch, tiết kiệm thời gian.
+ Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ, công chức, viên chức, làm rõ vai trò chủ trì, vai trò phối hợp của từng nhiệm vụ để phát huy khả năng làm việc độc lập, phát huy được tính sáng tạo để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao, thể hiện rõ năng lực của từng người và khả năng phối hợp, hợp tác trong thực thi nhiệm vụ để công việc hiệu quả cao nhất.
- Đào tạo, bồi dưỡng đề xây dựng hệ giá trị văn hóa công vụ trong đội ngũ cán bộ, công chức có khát vọng cống hiến, tinh thần yêu nước, nhân ái, sự liêm chính, trung thực, tinh thần trọng chân lý, trọng nhân dân, thượng tôn pháp luật. Cán bộ, công chức ý thức đầy đủ về bổn phận, trách nhiệm của mình trong hoạt động công vụ, trong mối quan hệ với tổ chức, công dân. Nhân danh quyền lực của nhân dân để thực thi công vụ. Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức không nên chỉ dừng lại ở bồi dưỡng tri thức công vụ mà còn cần song hành với giáo dục liêm sỉ, lương tâm, danh dự, giáo dục ý thức trách nhiệm đi liền với thực hành đạo đức, lối sống liêm khiết.
- Thực hiện nghiêm quy định nêu gương đối với cán bộ lãnh đạo, đảng viên trong việc tiên phong, gương mẫu, đi đầu trong thực hiện văn hóa công vụ.
- Xây dựng và thực hiện Quy chế đánh giá cán bộ theo sản phẩm
d) Đối với cán bộ, công chức, viên chức
- Xây dựng, gắn mục tiêu cá nhân với mục tiêu chung của cơ quan trong thực hiện nhiệm vụ, luôn đảm bảo nguyên tắc vì lợi ích chung, tuyệt đối không có hành vi “chọn việc”, làm việc chưa hết khả năng của mình, có thái độ né tránh, làm việc cầm chừng, chưa năng động, sáng tạo trong công việc.
- Am hiểu và chấp hành đúng nội quy, kỷ luật, kỷ cương hành chính, văn hóa công vụ, quy chế, quy trình nghiệp vụ được giao đảm nhiệm.
- Nâng cao nhận thức, thấm sâu các giá trị cơ bản của văn hóa công vụ là: 1. Một nền công vụ khoa học, nhân văn, thương dân, dân là gốc; 2. Tư tưởng công vụ đấu tranh cho độc lập và chủ quyền quốc gia, tự do, tự lực, tự cường; 3. Tinh thần tự hào dân tộc, tự tôn nền văn hiến quốc gia, trọng trí tuệ, quy tụ người hiền; 4. Một nền công vụ đạo lý, tôn trọng chính nghĩa, bảo vệ công lý; 5.Vừa đề cao đức trị vừa đề cao pháp trị; hình thành tư tưởng về một nền công vụ pháp quyền; 6. Tư tưởng và hành vi công vụ khoan dung, độ lượng, vị tha; 7. Hòa hợp, hữu nghị, hợp tác vì sự phát triển và tiến bộ.
- Xây dựng cho mình ý thức làm việc có trách nhiệm, xem việc của công sở như là việc của chính mình và dốc toàn tâm, toàn lực để hoàn thành công việc được giao ngay từ khi mới vào làm việc hoặc triển khai việc mới.
- Nâng cao tính chuyên nghiệp trong giao tiếp, ứng xử với đồng nghiệp, với nhân dân; tác phong làm việc năng động, hiệu quả; nêu cao tinh thần kỷ luật, tích cực tham gia hoạt động do cơ quan, đơn vị tổ chức;
- Không ngừng tự học mọi lúc, mọi nơi, tự trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng làm việc mới, hiệu quả để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
5. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện văn hóa công vụ
Các cơ quan chủ quản, cơ quan cấp trên có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện văn hóa công vụ đối với tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý. Sở Nội vụ có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra việc chấp hành và thực hiện văn hóa công sở của các cơ quan, đơn vị thuộc UBND tỉnh quản lý.
Phần thứ ba
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Giao Sở Xây dựng, chủ trì, cùng Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các sở ngành, UBND các huyện, thành phố nghiên cứu, tham mưu giúp UBND tỉnh đề xuất Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy các nội dung đầu tư, chỉnh trang trụ sở làm việc, khuôn viên, cảnh quan, môi trường cơ quan bảo đảm đáp ứng tiêu chí văn hóa công sở;
2. Giao Sở Tài chính chủ trì, cùng các sở ngành, UBND các huyện, thành phố nghiên cứu, tham mưu giúp UBND tỉnh mua sắm trang thiết bị làm việc, cơ chế chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức.
Nghiên cứu đề xuất UBND tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh về chi kinh phí thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức; điều chỉnh tăng mức chi phí quản lý hành chính và các cơ chế, chính sách khác để thực hiện Đề án.
2. Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu UBND tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc để triển khai thực hiện Đề án.
- Tham mưu xây dựng kế hoạch, văn bản chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện Đề án; tổng hợp báo cáo kết quả triển khai thực hiện Đề án theo quy định.
- Hướng dẫn, đôn đốc, phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Đề án bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả và đúng quy định hiện hành.
- Định kỳ 6 tháng trước ngày 20/6 và hàng năm trước ngày 20/12, báo cáo UBND tỉnh việc triển khai thực hiện Đề án này.
3. Các sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thành phố
- Xây dựng Kế hoạch từng năm và giai đoạn 2022-2025 để cụ thể hóa và tổ chức thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Đề án phù hợp với đặc điểm tình hình của cơ quan, đơn vị (UBND các huyện, thành phố triển khai đến UBND các xã, phường, thị trấn thuộc đơn vị);
- Tổ chức triển khai thực hiện Đề án theo đúng nội dung, thời gian, đảm bảo chất lượng, hiệu quả, góp phần nâng cao đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, đạo đức nghề nghiệp của viên chức; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; phòng, chống tham nhũng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2022-2025 và định hướng đến 2030
- Rà soát, kiểm kê, đánh giá, tiêu chuẩn hóa cơ sở vật chất, hạ tầng, trang thiết bị, công cụ dụng cụ để sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả, tránh lãng phí.
- Căn cứ mục tiêu của Đề án, đề xuất cơ chế, chính sách, chủ trương của tỉnh để xây dựng và thực hiện tốt văn hóa công vụ theo từng nhiệm vụ, giải pháp của Đề án.
- Ban hành quy định của cơ quan, đơn vị về thực hiện văn hóa công vụ; tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện văn hóa công vụ trong cơ quan và các đơn vị trực thuộc.
- Định kỳ 6 tháng trước ngày 10/6 và hàng năm trước ngày 10/12, báo cáo việc triển khai thực hiện Đề án qua Sở Nội vụ để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
Trên đây là Đề án thực hiện các giải pháp tăng cường về văn hóa công vụ giai đoạn 2022-2025 và định hướng đến 2030. Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương nghiêm túc tổ chức triển khai thực hiện./. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Vĩnh Phúc",
"promulgation_date": "02/06/2022",
"sign_number": "1046/QĐ-UBND",
"signer": "Lê Duy Thành",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-466-QD-UBND-2015-cong-bo-thu-tuc-hanh-chinh-So-Nong-nghiep-tinh-Dak-Lak-428633.aspx | Quyết định 466/QĐ-UBND 2015 công bố thủ tục hành chính Sở Nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK LẮK
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 466/QĐ-UBND
Đắk Lắk, ngày 13 tháng 02 năm 2015
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN.
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP, ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP, ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BTP, ngày 07 tháng 02 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 14/2014/QĐ-UBND, ngày 03 tháng 6 năm 2014 của UBND tỉnh ban hành quy chế công bố, công khai thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 20/TTr-SNN, ngày 02 tháng 02 năm 2015.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 02 (hai) thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Thủ tục hành chính được công bố tại Quyết định này có hiệu lực theo ngày văn bản quy phạm pháp luật có quy định về TTHC có hiệu lực thi hành (được nêu tại phụ lục đính kèm).
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Tư pháp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Cục Kiểm soát TTHC - Bộ Tư pháp;
- Sở Tư pháp; Sở NN&PTNT;
- Sở Thông tin và Truyền thông;
- Cổng thông tin điện tử UBND tỉnh;
- Lưu: VT, NNMT, NC (N_20)
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Y Dhăm Ênuôl
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 466/QĐ-UBND ngày 13/02/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh)
Phần I
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH
I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH
Số TT
Tên thủ tục hành chính
A. Lĩnh vực Lâm nghiệp
1.
Thẩm định Phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng là tổ chức
2.
Phê duyệt Phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng là tổ chức
Phần II
NỘI DUNG CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH
I. ĐỐI VỚI TTHC MỚI BAN HÀNH.
A. Lĩnh vực Lâm nghiệp
1. Thẩm định Phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng là tổ chức.
a) Trình tự thực hiện:
- Chủ rừng là tổ chức (chủ rừng) nộp bộ hồ sơ yêu cầu Thẩm định Phương án quản lý rừng bền vững tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận và xem xét tính hợp lệ của hồ sơ;
- Hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập Hội đồng thẩm định;
- Nhận kết quả tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
(Căn cứ Khoản 3; Điều 10 của Thông tư số 38/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/11/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn về phương án quản lý rừng bền vững - Sau đây gọi tắt là Thông tư 38/2014/TT-BNNPTNT).
b) Cách thức thực hiện:
- Chủ rừng nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Địa chỉ: Số 47- Đường Nguyễn Tất Thành- Thành phố Buôn Ma Thuột- Tỉnh Đắk Lắk.
(Căn cứ Điểm a, Khoản 3; Điều 10 của Thông tư số 38/2014/TT-BNNPTNT).
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Tờ trình đề nghị thẩm định Phương án của chủ rừng (phụ lục VI);
+ Bản thuyết minh Phương án tại phụ lục II (đối với rừng tự nhiên), phụ lục III (đối với rừng trồng);
+ Hệ thống bản đồ;
+ Bản sao tài liệu, số liệu điều tra, thu thập.
- Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ hồ sơ.
(Căn cứ Khoản 2; Điểm a, K 3; Điều 10 của Thông tư số 38/2014/TT-BNNPTNT).
d) Thời hạn giải quyết
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo bằng văn bản và gửi lại hồ sơ cho chủ rừng để hoàn thiện.
- Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định phương án và gửi văn bản thẩm định cho chủ rừng.
(Căn cứ Điểm b, Khoản 3; Điều 10 của Thông tư số 38/2014/TT-BNNPTNT).
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các chủ rừng là tổ chức.
(Căn cứ Khoản 2; Điều 1 của Thông tư số 38/2014/TT-BNNPTNT).
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Chi cục Lâm nghiệp, Chi cục Kiểm lâm và các Sở, ngành liên quan.
(Căn cứ Khoản 1; Điểm b, Khoản 3; Điều 10 của Thông tư số 38/2014/TT-BNNPTNT).
f) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản Thẩm định phương án.
(Căn cứ Điểm b, Khoản 3; Điều 10 của Thông tư số 38/2014/TT-BNNPTNT).
g) Lệ phí: Không
h) Mẫu đơn, tờ khai:
- Tờ trình đề nghị thẩm định phương án quản lý rừng bền vững (Phụ lục VI).
- Bản thuyết minh phương án theo Phụ lục II (đối với rừng tự nhiên), Phụ lục III (đối với rừng trồng).
(Căn cứ Điểm a, b, Khoản 2; Điều 10 của Thông tư số 38/2014/TT-BNNPTNT).
i) Điều kiện thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Thông tư số 38/2014/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 11 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phương án quản lý rừng bền vững.
2. Phê duyệt Phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng là tổ chức.
a) Trình tự thực hiện:
- Chủ rừng là tổ chức (chủ rừng) nộp bộ hồ sơ yêu cầu Phê duyệt Phương án quản lý rừng bền vững tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận và xem xét tính hợp lệ của hồ sơ;
- Hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Nhận kết quả tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
(Căn cứ Khoản 3; Điều 11 của Thông tư số 38/2014/TT-BNNPTNT).
b) Cách thức thực hiện:
- Chủ rừng nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Địa chỉ: Số 47- Đường Nguyễn Tất Thành- Thành phố Buôn Ma Thuột- Tỉnh Đắk Lắk.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Tờ trình đề nghị Phê duyệt Phương án của chủ rừng (phụ lục VI);
+ Bản thuyết minh Phương án tại phụ lục II (đối với rừng tự nhiên), phụ lục III (đối với rừng trồng);
+ Hệ thống bản đồ;
+ Văn bản tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định.
- Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ hồ sơ.
(Căn cứ Khoản 2; Điều 11 của Thông tư số 38/2014/TT-BNNPTNT).
d) Thời hạn giải quyết:
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phê duyệt phương án và trả kết quả cho chủ rừng.
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải thông báo cho chủ rừng biết; sau khi chủ rừng hoàn chỉnh hồ sơ đạt yêu cầu, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phê duyệt phương án và trả kết quả cho chủ rừng.
(Căn cứ Điểm a, b, Khoản 3; Điều 11 của Thông tư số 38/2014/TT-BNNPTNT).
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các chủ rừng là tổ chức.
(Căn cứ Khoản 2; Điều 1 của Thông tư số 38/2014/TT-BNNPTNT).
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.
(Căn cứ Khoản 3; Điều 11 của Thông tư số 38/2014/TT-BNNPTNT).
f) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản phê duyệt phương án.
(Căn cứ Khoản 3; Điều 11 của Thông tư số 38/2014/TT-BNNPTNT).
g) Lệ phí: Không
h) Mẫu đơn, tờ khai:
- Tờ trình đề nghị Phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững (Phụ lục VI).
- Bản thuyết minh phương án theo Phụ lục II (đối với rừng tự nhiên), Phụ lục III (đối với rừng trồng).
(Căn cứ Điểm a, b, Khoản 2; Điều 11 của Thông tư số 38/2014/TT-BNNPTNT).
i) Điều kiện thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Thông tư số 38/2014/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 11 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phương án quản lý rừng bền vững.
PHỤ LỤC VI
(Kèm theo Thông tư số 38/2014/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 11 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT)
MẪU TỜ TRÌNH
CQ QUẢN LÝ CẤP TRÊN
TÊN ĐƠN VỊ TRÌNH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: /TTr-...
….., ngày tháng năm ..
TỜ TRÌNH
V/v thẩm định/ phê duyệt Phương án quản lý rừng bền vững
Kính gửi: Sở Nông nghiệp và PTNT
Căn cứ Thông tư /2014/TT-BNNPTNT ngày / /2014 của Bộ NN&PTNT hướng dẫn về Phương án quản lý rừng bền vững, đề nghị Sở NN&PTNT thẩm định/ phê duyệt Phương án quản lý rừng bền vững với những nội dung sau:
1. Tên chủ rừng.
2. Địa chỉ.
3. Mục tiêu Phương án.
4. Hiện trạng tài nguyên rừng, đất đai và kết quả sản xuất kinh doanh của chủ rừng.
5. Bố trí quy hoạch sử dụng đất, sử dụng rừng; kế hoạch sản xuất, kinh doanh; nhu cầu, nguồn vốn đầu tư; hiệu quả của Phương án.
6. Hệ thống giải pháp, phương thức tổ chức thực hiện Phương án.
Kính trình quý sở xem xét thẩm định/ phê duyệt Phương án./.
Nơi nhận:
Người đại diện của chủ rừng
(ký, đóng dấu)
PHỤ LỤC II
(Kèm theo Thông tư số 38/2014/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 11 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT)
THUYẾT MINH PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG
(Đối với rừng tự nhiên)
Phần 1
ĐỀ CƯƠNG THUYẾT MINH PHƯƠNG ÁN
Mở đầu
Trong phần này nêu được các nội dung chính sau:
1. Khái quát chung về tình hình sản xuất kinh doanh, công tác quản lý bảo vệ rừng của chủ rừng.
2. Sự cần thiết phải xây dựng và thực hiện Phương án quản lý rừng bền vững (sau đây viết tắt là Phương án).
Chương 1
CĂN CỨ XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN
I. CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƯỚC
Trong phần này liệt kê những văn bản có nội dung liên quan đến việc xây dựng và thực hiện Phương án, gồm: Luật; Pháp lệnh; Nghị định của Chính phủ; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư của các bộ, ngành Trung ương và những văn bản pháp lý, chỉ đạo của cơ quan cấp tỉnh, huyện.
II. CAM KẾT QUỐC TẾ
Liệt kê những Công ước, thỏa thuận Quốc tế mà Việt Nam đã ký kết có nội dung có liên quan đến việc xây dựng và thực hiện Phương án.
III. TÀI LIỆU SỬ DỤNG
Trong phần này liệt kê những tài liệu được sử dụng trong xây dựng Phương án, ví dụ như:
1. Bản đồ: bản đồ tài nguyên rừng và hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch 3 loại rừng.
2. Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh, huyện.
3. Số liệu hiện trạng tài nguyên rừng, quy hoạch sử dụng đất của đơn vị.
Chương 2
ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG CỦA ĐƠN VỊ
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Đơn vị được thành lập khi nào, chức năng và nhiệm vụ, nêu sơ đồ tổng quát.
2. Tổ chức sản xuất của đơn vị thế nào: tên bộ phận, nhiệm vụ sản xuất; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật của cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật; tay nghề công nhân.
3. Nêu số lượng và đánh chất lượng của các trang thiết bị máy móc làm việc và phục vụ sản xuất; mô tả sơ đồ công nghệ ở những khâu sản xuất chính.
Nhận xét những vấn đề gì ảnh hưởng đến công tác sản xuất kinh doanh của đơn vị. Những vấn đề gì cần quan tâm chú ý khi xây dựng và thực hiện phương án.
II. ĐỊA HÌNH, KHÍ HẬU, THỦY VĂN VÀ THỔ NHƯỠNG
1. Đơn vị thuộc vùng khí hậu nào, chế độ gió, hướng gió thịnh hành; mùa mưa, mùa khô là thời gian nào trong năm.
2. Thủy văn: lượng mưa trung bình, cao nhất, thấp nhất; sự phân bổ của hệ thống sông, suối chính.
3. Địa chất và thổ nhưỡng: loại đất chủ yếu, tầng dầy, tình hình phân bố.
Nhận xét: với những đặc điểm trên thì có ảnh hưởng tích cực, hoặc tiêu cực như thế nào đối với hoạt động của đơn vị. Những vấn đề gì cần quan tâm chú ý khi xây dựng và thực hiện Phương án.
III. ĐA DẠNG SINH HỌC
1. Đa dạng thực vật rừng: mô tả các loài cây chủ yếu và các loài cây quý hiếm, khu vực cần được bảo vệ nguồn gen.
2. Đa dạng động vật rừng (cũng tương tự như thực vật rừng).
Nhận xét: có những vấn đề gì cần quan tâm chú ý về tính đa dạng sinh học khi xây dựng và thực hiện Phương án.
IV. GIAO THÔNG
Nêu tên, chiều dài các tuyến đường giao thông (quốc lộ, liên tỉnh, liên huyện...), trong khu vực mà có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của đơn vị. Mô tả khái quát về chất lượng của các tuyến đường trên và những vấn đề cần quan tâm.
Nhận xét: có những thuận lợi, khó khăn gì trong công tác quản lý rừng về hiện trạng giao thông này. Những vấn đề gì cần quan tâm chú ý khi xây dựng và thực hiện Phương án.
V. DÂN SINH, KINH TẾ, XÃ HỘI
Mô tả đặc điểm về dân số, lao động, độ tuổi, dân tộc; mật độ dân số bình quân, trình độ dân trí, chất lượng lao động, thu nhập bình quân; thống kê các cơ sở hạ tầng, công trình phúc lợi của địa phương tại khu vực hoạt động của đơn vị.
Nhận xét: tình hình kinh tế - xã hội có những ảnh hưởng gì đối với công tác sản xuất kinh doanh của đơn vị. Những vấn đề gì cần quan tâm chú ý khi xây dựng và thực hiện Phương án.
VI. DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG
Mô tả tại lâm phận của đơn vị có những loại dịch vụ môi trường rừng nào (hoạt động du lịch, sản xuất nguồn nước sinh hoạt; nước công nghiệp, sản xuất thủy điện...). Địa điểm, diện tích hoặc quy mô các dịch vụ đó.
Nhận xét: có những thuận lợi, khó khăn gì khi sử dụng các loại dịch vụ môi trường rừng ở địa phương. Những vấn đề gì cần quan tâm chú ý khi xây dựng và thực hiện Phương án.
VII. TÀI NGUYÊN RỪNG
1. Mô tả quy mô về diện tích, địa danh (tên tiểu khu) 3 loại rừng (sản xuất, phòng hộ, đặc dụng) của đơn vị.
2. Mô tả về hiện trạng rừng và sử dụng đất, cụ thể:
- Diện tích rừng tự nhiên, rừng gỗ lá rộng theo loại rừng; rừng hỗn giao; rừng lá kim; rừng ngập mặn; rừng núi đá;
- Diện tích rừng trồng: rừng có trữ lượng; rừng chưa có trữ lượng;
- Diện tích đất lâm nghiệp không có rừng;
- Đất khác nằm xen kẽ trong lâm phần của đơn vị;
- Tổng trữ lượng, trữ lượng bình quân, khả năng khai thác và những vấn đề khác có liên quan đến chất lượng tài nguyên (nếu có).
Nhận xét: tình hình tài nguyên có những ảnh hưởng thuận lợi, khó khăn gì đối với công tác sản xuất kinh doanh của đơn vị. Những vấn đề gì cần quan tâm chú ý khi xây dựng và thực hiện Phương án.
VIII. CÔNG TÁC QUẢN LÝ TỔ CHỨC SẢN XUẤT
1. Quản lý rừng tự nhiên: diện tích bao nhiêu, chất lượng thế nào, phương thức quản lý ra sao, hiện có khai thác không, nếu có thì khai thác bao nhiêu, hiệu quả kinh tế.
2. Quản lý rừng trồng: diện tích bao nhiêu, loại cây gì, phương thức quản lý ra sao, hiện có khai thác không, nếu có thì khai thác bao nhiêu, hiệu quả kinh tế.
3. Công tác bảo vệ rừng, phòng chống cháy và sâu bệnh hại rừng: tổ chức thực hiện thế nào, trang thiết bị, cơ sở vật chất đầu tư cho công tác này.
4. Quản lý lâm sản ngoài gỗ: có loại lâm sản chủ yếu nào, có khai thác không, phương thức khai thác thế nào, hiệu quả kinh tế mang lại.
5. Quản lý dịch vụ: có những cơ sở chế biến nào, sản phẩm chế biến là gì, nguồn nguyên liệu cung ứng, hiệu quả kinh tế.
6. Các hoạt động sản xuất khác như thế nào (nếu có).
Nhận xét: những ưu điểm, tồn tại trong công tác quản lý rừng, tổ chức sản xuất. Những vấn đề gì ảnh hưởng đến công tác sản xuất kinh doanh của đơn vị. Những vấn đề gì cần quan tâm chú ý khi xây dựng và thực hiện Phương án.
Chương 3
MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG ÁN
I. MỤC TIÊU
Trong phần này nêu được mục tiêu tổng quát và các mục tiêu cụ thể cho Phương án phải đạt được trong một luân kỳ, trong đó phải xác định được các nội dung chính sau đây:
1. Mục tiêu kinh tế
a) Sản lượng gỗ khai thác ổn định từ rừng tự nhiên và rừng trồng, khối lượng nguyên liệu đưa vào chế biến trong cả luân kỳ, các giai đoạn 5 năm và từng năm.
b) Giá trị sản xuất từ các hoạt động sản xuất khác trong cả luân kỳ, các giai đoạn 5 năm và từng năm.
c) Tổng doanh thu lợi nhuận đạt được, giá trị nộp ngân sách trong cả luân kỳ, các giai đoạn 5 năm và từng năm.
2. Mục tiêu xã hội - môi trường
a) Giải quyết được bao nhiêu việc làm, thu nhập bình quân của người lao động; cơ sở hạ tầng, công trình phúc lợi được xây dựng.
b) Tổng diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng, độ che phủ của rừng đạt được sau luân kỳ; giai đoạn 5 năm và từng năm.
II. PHÂN LOẠI RỪNG CÓ GIÁ TRỊ BẢO TỒN CAO
1. Vùng có giá trị bảo tồn cao
Khu vực không khai thác gỗ chỉ thực hiện các hoạt động bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh tự nhiên và khai thác lâm sản ngoài gỗ theo phương thức phân tán.
2. Vùng kinh doanh rừng
Khu vực khai thác gỗ hạn chế được thực hiện các hoạt động bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh tự nhiên kết hợp trồng bổ sung; khai thác lâm sản ngoài gỗ. Đối với khai thác gỗ phải thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Khu vực sản xuất gỗ được tổ chức mọi hoạt động quản lý bảo vệ, phát triển vốn rừng và sử dụng rừng theo kế hoạch sản xuất của đơn vị.
III. KẾ HOẠCH SẢN XUẤT, KINH DOANH RỪNG BỀN VỮNG
Thuyết minh các kế hoạch quản lý rừng bền vững ở Mục 3, Chương 2 của Thông tư này (nếu có).
IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Giải pháp về công tác quản lý
Để đáp ứng được yêu cầu kinh doanh bền vững thì công tác quản lý phải có những đổi mới gì, mô tả mô hình quản lý đối với từng khâu công việc. Những khâu công việc nào cần được tăng cường, chú ý về công tác quản lý.
2. Giải pháp về quan hệ và phối hợp trong quản lý bảo vệ rừng và tổ chức sản xuất kinh doanh của đơn vị
Nội dung này, nêu các nội dung phối hợp, trách nhiệm cụ thể của các bên liên quan, bao gồm: đối với cơ quan chuyên môn; đối với chính quyền địa phương các cấp; đối với người dân và cộng đồng địa phương.
3. Giải pháp về khoa học công nghệ.
Những lĩnh vực, khâu sản sản xuất nào cần phải đầu tư về khoa học công nghệ, phương thức tổ chức thực hiện, nhu cầu vốn đầu tư.
4. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực
Dự báo nhu cầu nhân lực, nêu biện pháp huy động nhân lực, kế hoạch đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho người lao động ở từng lĩnh vực, từng khâu công việc.
5. Giải pháp về tài chính và tín dụng
Xác định cụ thể về khả năng huy động các nguồn vốn đầu tư cho từng hạng mục công việc đã xác định trong Phương án, đề ra những biện pháp tài chính, tín dụng để tránh rủi ro trong sản xuất, kinh doanh.
V. HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG ÁN
1. Hiệu quả kinh tế.
2. Hiệu quả xã hội - môi trường.
Chương 4
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM
Mô tả và phân công cụ thể về trách nhiệm đối với từng vị trí, bộ phận, tổ sản xuất của đơn vị để thực hiện các nhiệm vụ đã xác định trong Phương án.
II. KẾ HOẠCH KIỂM TRA, GIÁM SÁT
Mô tả được mục tiêu của công tác kiểm tra, giám sát phải đạt được là gì. Xác định cụ thể các chỉ tiêu kiểm tra, giám sát đối với từng khâu công việc.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Những nội dung cơ bản có tính chất tổng hợp nhất đã được xác định trong Phương án. Việc thực hiện Phương án sẽ đạt được những kết quả gì nổi bật so với phương thức trước đó.
2. Để thực hiện Phương án đạt mục tiêu đề ra, những vấn đề gì khó khăn phải kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền để tháo gỡ, hoặc cần phải bổ sung cơ chế, chính sách gì./.
Phần 2
HỆ THỐNG BIỂU KÈM THEO PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG
(Đối với rừng tự nhiên)
Biểu 01: Hiện trạng đất đai, tài nguyên rừng
STT
Hạng mục
Diện tích
Trữ lượng (m3/1000 cây)
ha
%
m3/1000 cây
% (với gỗ)
1
2
3
4
5
6
Tổng diện tích tự nhiên
I
Diện tích có rừng
1
Rừng tự nhiên
1.1
Rừng gỗ
1.1.1
Rừng lá rộng TX và nửa rụng lá
-
Rất giàu
-
Giàu
-
Trung bình
-
Nghèo
1.1.2
Rừng lá rộng rụng lá
-
Rất giàu
-
Giàu
-
Trung bình
-
Nghèo
1.1.3
Rừng lá kim
1.1.4
Rừng gỗ hỗn giao LR + LK
1.2
Rừng gỗ + tre nứa
1.3
Rừng tre nứa + gỗ
1.4
Rừng tre nứa
2
Rừng trồng
2.1
Rừng gỗ
2.2
Rừng tre nứa
2.3
Rừng đặc sản
2.4
Loại khác
II
Đất LN chưa có rừng
1
la
2
Ib
3
Ic
III
Đất nông nghiệp
IV
Đất khác
Biểu 02: Hiện trạng đất đai, tài nguyên rừng theo tiểu khu
Tên tiểu khu
Tổng cộng (ha)
Diện tích có rừng (ha)
Diện tích đất lâm nghiệp chưa có rừng (ha)
Diện tích đất nông nghiệp (ha)
Diện tích đất khác (ha)
Cộng
Rừng gỗ tự nhiên
Rừng trồng
Rừng rất giàu
Rừng giàu
Rừng trung bình
Rừng nghèo
Rừng lá kim
Rừng hỗn giao LR-LK
Rừng hỗn giao tre nứa, gỗ
Rừng hỗn giao gỗ, tre nứa
Rừng tre nứa
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
1. Rừng phòng hộ
125
-
129
Cộng
2. Rừng sản xuất
139
-
142
Cộng
Tổng cộng
Biểu 03: Trữ lượng các loại rừng theo tiểu khu
Số hiệu TK
Tổng cộng
Trữ lượng rừng (m3/ha; 1000 cây/ha)
Cộng
Rừng gỗ tự nhiên
Rừng trồng
Rừng rất giàu
Rừng giàu
Rừng trung bình
Rừng nghèo
Rừng lá kim
Rừng hỗn giao LR-LK
Rừng hỗn giao tre nứa, gỗ
Rừng hỗn giao gỗ, tre nứa
Rừng tre nứa
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
1. Rừng phòng hộ
125
-
129
Cộng
2. Rừng sản xuất
139
-
142
Cộng
Tổng cộng
Biểu 4: Dân sinh - kinh tế - xã hội (thống kê các xã liên quan đến lâm phần của đơn vị
STT
Đơn vị hành chính
Tổng số hộ
Nhân khẩu
Lao động
Diện tích canh tác bình quân (ha/hộ)
Thu nhập bình quân (1000 đồng/hộ)
Nhu cầu sử dụng lâm sản hàng năm (m3/hộ; tấn/hộ)
Tổng
Kinh
DT khác
Tổng
Nam
Nữ
Tổng
Nông nghiệp
Lâm nghiệp
Tổng
Nông nghiệp
Lâm nghiệp
Gỗ
Củi
Lâm sản khác
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
I
Xã A
1
Làng 1
2
Làng 2
-
-
II
Xã B
1
Làng 1
2
Làng 2
-
-
…
Tổng cộng
Biểu 05: Hiện trạng đường giao thông thống kê trong lâm phần và khu giáp, ranh
STT
Loại đường
Tên tuyến
Số hiệu tuyến (nếu có)
Cấp đường
Chiều dài (km)
Mô tả đánh giá
1
2
3
4
5
6
7
I.
Trong lâm phần
1
Liên xã
2
Liên huyện
…
Quốc lộ
II
Khu vực giáp ranh
1
Liên xã
2
Liên huyện
….
Quốc lộ
Tổng
Biểu 06: Quy hoạch, bố trí sử dụng đất đai
ĐVT: ha
STT
Hạng mục
Tổng
Phân ra
Rừng tự nhiên
Rừng trồng
Đất trống
Đất nông nghiệp
Đất khác
1
2
3
4
5
6
7
8
Tổng diện tích tự nhiên
I
Quy hoạch đất lâm nghiệp
1
Quy hoạch vùng bảo vệ
-
Bảo vệ đất
-
Bảo vệ lưu vực nước
-
Bảo vệ dọc sông suối
-
Rừng có giá trị bảo tồn cao
-
Bảo vệ môi trường sông của động vật
-
Bảo vệ di tích, văn hóa, tín ngưỡng
…
2
Quy hoạch vùng sản xuất
-
Khu vực khai thác gỗ rừng tự nhiên
-
Khu vực khai thác gỗ rừng trồng
-
Khu vực khai thác lâm sản ngoài gỗ
II
Quy hoạch đất nông nghiệp
-
Quy hoạch ruộng nước
-
Quy hoạch đất trồng màu
-
Quy hoạch trồng cây công nghiệp
-
Quy hoạch đất nông nghiệp khác
…
III
Quy hoạch khác
-
Thủy điện
-
…
Biểu 07. Kế hoạch bảo vệ rừng
STT
Giai đoạn/năm
Địa danh (TK)
Diện tích (ha)
Nội dung
Dự kiến KH
Cơ sở vật chất (nếu có)
Kinh phí (đồng)
1
Giai đoạn 1
Năm 201..
Năm 201..
Năm 201..
Năm 201..
Năm 201..
2
Giai đoạn ...
Biểu 08: Kế hoạch khai thác gỗ rừng tự nhiên
STT
Giai đoạn
Địa danh
Diện tích (ha)
Trữ lượng bình quân (m3/ha)
Sản lượng khai thác dự kiến (m3)
Khoảnh
Tiểu khu
Gỗ lớn
Gỗ tận dụng
Củi
1
2
3
4
5
6
7
8
I
20…
1
Năm 20...
2
Năm 20...
3
Năm 20...
4
Năm 20...
5
Năm 20...
II
20....
-
-
-
-
-
III
20....
Cộng toàn luân kỳ
Biểu 09: Kế hoạch khoanh nuôi rừng
STT
Giai đoạn
Địa danh
Diện tích tác động (ha)
Biện pháp kỹ thuật
Vốn đầu tư (đồng)
Khoảnh
Tiểu khu
Mức độ thấp
Mức độ cao
Đơn giá
Kinh phí
1
2
3
4
5
6
7
8
I
20... - 20...
1
2
3
4
5
II
20... - 20...
1
2
-
-
Tổng cộng
Biểu 10: Kế hoạch nuôi dưỡng rừng
STT
Giai đoạn
Địa danh
Diện tích tác động (ha)
Số lượng tận dụng (m3)
Biện pháp kỹ thuật
Vốn đầu tư (đồng)
Khoảnh
Tiểu khu
Gỗ
Củi
Đơn giá
Kinh phí
I
20... - 20...
1
2
3
4
5
II
20...- 20...
III
Tổng cộng
Biểu 11: Kế hoạch làm giàu rừng
STT
Giai đoạn
Địa danh
Diện tích tác động (ha)
Số lượng tận dụng (m3)
Biện pháp kỹ thuật
Vốn đầu tư (đồng)
Khoảnh
Tiểu khu
Gỗ
Củi
Đơn giá
Kinh phí
I
20... - 20...
1
2
3
4
5
II
20... - 20...
III
Tổng cộng
Biểu 12: Kế hoạch cải tạo rừng
STT
Giai đoạn
Địa danh
Diện tích tác động (ha)
Số lượng tận dụng (m3)
Biện pháp kỹ thuật
Vốn đầu tư (đồng)
Khoảnh
Tiểu khu
Gỗ
Củi
Đơn giá
Kinh phí
I
20... - 20...
1
2
3
II
20... - 20...
III
Tổng cộng
Biểu 13: Kế hoạch trồng rừng
STT
Giai đoạn
Hạng mục
Địa danh
Diện tích (ha)
Loài trồng
Đơn giá (đồng)
Dự toán (đồng)
Khoảnh
Tiểu khu
1
2
3
4
5
6
7
8
I
20..- 20..
1
2
3
4
5
II
20..- 20..
1
2
-
-
cộng
T.cộng
Biểu 14: Kế hoạch khai thác rừng trồng
STT
Giai đoạn
Hạng mục
Địa danh
Diện tích (ha)
Sản lượng (m3)
Khoảnh
Tiểu khu
Gỗ
Củi
1
2
3
4
5
6
7
I
20..- 20..
1
2
3
4
5
II
20..- 20..
1
2
-
-
T.cộng
Biểu 15: Kế hoạch khai thác lâm sản ngoài gỗ
STT
Giai đoạn
Tre nứa
Song mây
Nhựa thông
…
…
Diện tích (ha)
Sản lượng (1000 cây)
Diện tích (ha)
Sản lượng (tấn)
Diện tích (ha)
Sản lượng (tấn)
I
20..-20..
1
2
3
4
5
II
20..-20..
1
2
-
-
T.cộng
Biểu 16: Kế hoạch sản xuất nông lâm kết hợp
Giai đoạn
20...-20...
20... -20...
20... -20...
20... -20...
Diện tích (ha)
Sản lượng (tấn)
Diện tích (ha)
Sản lượng (tấn)
Diện tích (ha)
Sản lượng (tấn)
Diện tích (ha)
Sản lượng (tấn)
I/ Trồng cây lương thực
-
-
-
…
II/ Trồng cây công nghiệp
-
-
-
…
Biểu 17: Kế hoạch chế biến và tiêu thụ sản phẩm gỗ
STT
Giai đoạn
Khối lượng gỗ tròn (m3)
Sản phẩm chính
Gỗ xẻ (m3)
Ván nhân tạo (m3)
…
…
1
20…-20…
2
20…-20…
Biểu 18: Kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng
STT
Hạng mục
Đơn vị tính
20..-
20...
20..-
20...
20..-
20...
20..-
20...
20..-
20...
1
Làm đường
km
Vận chuyển
Vận xuất
2
Xây nhà
cái
Nhà làm việc
Trạm bảo vệ rừng
3
…
Tổng
Biểu 19: Kế hoạch cung cấp dịch vụ môi trường rừng
STT
Hạng mục
Địa điểm
Diện tích (ha)
Đơn giá (đồng)
Thành tiền (đồng)
1
Sản xuất thủy điện
2
Du lịch
3
Sản xuất nước sạch
Tổng
Biểu 20: Kế hoạch lâm nghiệp cộng đồng
STT
Hạng mục
Địa điểm (làng, xã)
Khối lượng
Số hộ được hưởng (hộ)
Thu nhập bình quân hộ (1.000đ/hộ)
1
Tham gia thực hiện nhiệm vụ
Giao khoán bảo vệ rừng (ha)
Khoán trồng rừng (ha)
Khoán chăm sóc rừng (ha)
…
2
Hỗ trợ cộng đồng
Gỗ làm nhà (m3)
Lâm sản khác (m3, cây, tấn)
…
Tổng
Biểu 21: Tổng hợp nhu cầu vốn
ĐVT: 1000 đồng
Hạng mục
Tổng cộng
Cụ thể từng năm, từng giai đoạn
20..
20..
20..
20..
1. Sản xuất lâm nghiệp
- Trồng rừng
- Cải tạo rừng
- Nuôi dưỡng rừng
- Làm giàu rừng
- Khoanh nuôi rừng
…
2. Sản xuất nông nghiệp
3. Sản xuất công nghiệp
- Khai thác
- Chế biến
…
4. Xây dựng cơ bản
- Đường trục
- Nhà cửa
- Cơ sở hạ tầng khác
…
Cộng
Biểu 22: Tổng hợp khả năng huy động vốn
ĐVT: 1000 đồng
Nguồn huy động
Tích lũy/ĐVSP
Khối lượng
Tổng vốn huy động
Cụ thể từng năm, từng giai đoạn
20..
20..
20..
20...
...
1. Tiền bán lâm sản
2. Gia công chế biến
3. Dịch vụ môi trường
4. Nguồn thu khác
…
Tổng
PHỤ LỤC III
(Kèm theo Thông tư số 38/2014/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 11 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT)
THUYẾT MINH PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG
(Đối với rừng trồng)
Phần 1
ĐỀ CƯƠNG THUYẾT MINH PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG
LỜI NÓI ĐẦU
1. Thông tin về đơn vị gồm: năm thành lập, cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp, địa chỉ; điện thoại, số fax, email, tài khoản giao dịch (nếu có); chức năng, nhiệm vụ chủ yếu.
2. Cơ sở pháp lý, sự cần thiết, những căn cứ, nguồn gốc số liệu, tài liệu xây dựng Phương án quản lý rừng bền vững.
Chương 1
KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA ĐƠN VỊ
1. Vị trí địa lý, phạm vi ranh giới, diện tích
- Rừng và đất rừng của đơn vị nằm trong địa phận của tỉnh, huyện, xã.
- Giới cận theo các hướng Đông, Tây, Nam, Bắc.
- Cách các trung tâm quan trọng như thành phố, thị xã, thị trấn, các nhà máy chế biến, tiêu thụ sản phẩm, đường quốc lộ bao nhiêu km về phía nào.
- Diện tích đơn vị quản lý: trình bày khái quát về tổng diện tích, diện tích rừng, diện tích đất trống.
2. Điều kiện tự nhiên
2.1. Địa hình
- Loại địa hình
- Độ dốc (độ dốc trung bình, độ dốc cao nhất)
- Độ cao so với mực nước biển (độ cao trung bình, độ cao cao nhất).
2.2. Điều kiện khí hậu, thủy văn
2.2.1. Khí hậu
Sử dụng tài liệu của trạm khí tượng nằm trong khu vực của đơn vị, nếu không có, sử dụng tài liệu của trạm khí tượng gần nhất. Các thông tin cần thu thập:
- Nhiệt độ bình quân năm, nhiệt độ bình quân tháng nóng nhất, tháng lạnh nhất; nhiệt độ cao nhất, thấp nhất.
- Độ ẩm trung bình theo mùa.
- Lượng mưa trung bình hàng năm, các tháng mùa mưa, các tháng mùa khô.
- Các hướng gió chính, gió hại (nếu có), thời gian xuất hiện.
Các yếu tố khí hậu cực đoan như bão, sương muối, gió nóng, gió khô (nếu có), số lần, thời gian thường xuất hiện.
2.2.2. Thủy văn
- Mạng lưới sông suối, hồ, đập.
- Nếu có khả năng vận chuyển sản phẩm thì ghi rõ số km có khả năng lợi dụng và hướng vận chuyển.
- Tình trạng lũ lụt, sạt lở đất cần đề phòng.
2.3. Đặc điểm về đất đai
- Sự biến động về quản lý đất đai trong 5 năm gần đây.
- Hiện trạng, quy hoạch bố trí sử dụng đất đai (phân chia 3 loại rừng, diện tích đã đưa vào sử dụng theo các mục đích khác nhau, diện tích đất trồng trọc chưa sử dụng, phân bố đất đai cho các đơn vị quản lý, tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất đai, thuê đất và liên kết sản xuất).
- Phân loại đất và các đặc tính chính của từng loại: diện tích, khu vực phân bố, đá mẹ, độ dày tầng đất, độ đá lẫn, thành phần cơ giới, độ PH, thực bì chỉ thị.
- Đánh giá tổng quát về đất, đặc biệt là đất chưa có rừng (mức độ tốt, xấu, diễn biến độ phì đất sau khi trồng rừng (với các loài cây chính, khu vực chính).
2.4. Rừng và các tài nguyên thiên nhiên khác
2.4.1. Tài nguyên rừng
- Rừng tự nhiên: tổng diện tích, trạng thái, trữ lượng bình quân/ha.
- Rừng trồng: tổng diện tích, phân bố theo loài cây, tuổi, tình hình tăng trưởng, sản lượng bình quân khi khai thác, sâu bệnh hại, cháy rừng, phá rừng.
- Lâm sản ngoài gỗ.
- Kỹ thuật và công nghệ lâm sinh đang sử dụng (rừng trồng, rừng tự nhiên)
- Đánh giá chung về tài nguyên rừng và đất rừng.
2.4.2. Các loại tài nguyên thiên khác (nếu có).
2.4.3. Tài nguyên đa dạng sinh học và các khu rừng có giá trị bảo tồn cao.
2.5. Đánh giá khái quát về thuận lợi và hạn chế của điều kiện tự nhiên đối với kinh doanh rừng.
3. Đặc điểm kinh tế và xã hội
(phạm vi huyện, các xã trong và liền kề địa bàn hoạt động của đơn vị).
3.1. Đặc điểm xã hội
- Dân số, dân tộc, lao động (dư thừa lao động, khả năng huy động lao động cho các hoạt động của đơn vị)
- Trình độ dân trí (tỷ lệ người biết chữ, cấp học phổ thông, tỷ lệ sinh đẻ, trình độ canh tác, trường học, trạm xá), an ninh.
3.2. Đặc điểm kinh tế
- Cơ cấu kinh tế của huyện, xã; những ngành nghề chính trong vùng, tỷ lệ đói, nghèo; phát triển công, nông nghiệp và dịch vụ.
- Tình hình chế biến và thị trường lâm sản: số cơ sở chế biến gỗ và lâm sản, sản phẩm chính; giá cả thị trường.
- Tình hình tiêu thụ gỗ (tại chỗ, trong tỉnh, ngoài tỉnh, loại sản phẩm, khối lượng, giá cả, khó khăn, thuận lợi, khả năng tiêu thụ gỗ trong tương lai).
3.3. Kết cấu hạ tầng: mạng lưới đường xá, đường dân sinh; mạng lưới điện; chợ, ngân hàng, bưu điện, trường học, phương tiện vận tải hàng hóa.
3.4. Đánh giá chung về tình hình kinh tế xã hội, thuận lợi, khó khăn.
4. Hiện trạng mạng lưới đường xá, phương tiện vận chuyển, hệ thống thông tin liên lạc của đơn vị
- Mạng lưới đường trục vận chuyển lâm sản: km, cấp đường, chất lượng đường.
- Phương tiện vận chuyển chính.
5. Hiện trạng nguồn nhân lực, lao động của đơn vị
- Nguồn nhân lực: cán bộ quản lý (trình độ đại học, trung cấp, sơ cấp), lao động hợp đồng dài hạn, thời vụ, nguồn lao động (đã qua đào tạo, chưa qua đào tạo).
- Số hộ nhận khoán theo công việc.
6. Đánh giá về hiệu quả sản xuất, kinh doanh trong 5 năm gần đây
- Đánh giá về các kế hoạch đã xây dựng và tình hình thực hiện về khối lượng, về chất lượng; thi hành luật pháp, chính sách, quy trình, quy phạm; ưu điểm, tồn tại và nguyên nhân.
- Hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường.
Chương 2
KẾ HOẠCH QUẢN LÝ RỪNG
1. Mục tiêu
1.1. Mục tiêu chung
1.2. Mục tiêu cụ thể
1.2.1. Về kinh tế
- Tổng diện tích rừng và đất rừng được đưa vào quản lý, sử dụng và phát triển.
- Diện tích rừng trồng, năng suất rừng trồng đạt được và tăng so với hiện tại.
- Về sản lượng khai thác bình quân/năm khi định hình và tăng so với hiện tại.
1.2.2. Về xã hội
- Giải quyết công ăn việc làm, thu hút bao nhiêu lao động, giá trị ngày công lao động.
- Đóng góp nâng cao nhận thức, năng lực, trình độ của người dân đối với nghề rừng
- Đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng: đường xá, cụm dân cư, các công trình công cộng; phát triển ngành nghề nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo.
- Giải quyết tốt mối quan hệ với các tổ chức và cộng đồng địa phương.
1.2.3. Về môi trường
- Nâng cao độ che phủ của rừng, tăng cường các biện pháp cải tạo đất, chống xói mòn thông qua các biện pháp kỹ thuật lâm sinh.
- Bảo vệ tính đa dạng sinh học, các loài động vật, thực vật quý hiếm, trồng các loài cây bản địa quý hiếm, trồng cây cung cấp gỗ nhỏ, kết hợp gỗ lớn, giảm sức ép đối với rừng tự nhiên.
Các mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường được chứng minh bằng số liệu cụ thể.
2. Quy hoạch, bố trí sử dụng đất đai
2.1. Quy hoạch sử dụng đất
2.2. Xác định diện tích đất theo quy hoạch 3 loại rừng
2.3. Xác định các khu vực loại trừ
a) Rừng đáp ứng những nhu cầu quan trọng của cộng đồng dân cư địa phương.
b) Rừng phòng hộ cục bộ.
c) Đất ven ruộng lúa của dân.
d) Các khu vực mục đích bảo tồn.
2.4. Đất rừng sản xuất
- Đất có rừng trồng.
- Đất có rừng tự nhiên.
- Đất chưa có rừng.
+ Đất dành cho trồng rừng, cây gỗ nhỏ, cây gỗ nhỏ kết hợp sản xuất gỗ lớn, cây gỗ lớn.
+ Đất dành cho sản xuất nông lâm kết hợp.
3. Tổ chức bộ máy quản lý và các đơn vị trực thuộc
- Tổ chức bộ máy, sơ đồ tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ
- Tổ chức các đội sản xuất: địa điểm, diện tích quản lý, nhân lực.
- Tổ chức các đơn vị dịch vụ (cung ứng vật tư, vườn ươm, dịch vụ sản xuất khác). Mô tả địa điểm, quy mô, nhiệm vụ.
4. Lập kế hoạch quản lý, sản xuất kinh doanh
4.1. Kế hoạch bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và khu rừng có giá trị bảo tồn
4.1.1. Phòng cháy, chữa cháy
- Biện minh về các khu vực và thời gian cần phòng chống cháy
- Các giải pháp thiết bị, kỹ thuật (chòi canh, đường ranh cản lửa rừng, mốc bảng, trang thiết bị...)
- Tổ chức lực lượng để thực hiện và tuyên truyền giáo dục.
4.1.2. Kế hoạch phòng trừ sâu bệnh hại
- Dự báo, giám sát
- Kỹ thuật phòng trừ
- Sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật (phụ lục cấm).
4.1.3. Kế hoạch bảo tồn đa dạng sinh học và khu vực có giá trị bảo tồn
- Xác định địa điểm, diện tích, mục đích, nội dung bảo vệ
- Xác định các biện pháp bảo vệ.
4.1.4. Chống chặt phá phi pháp lấy gỗ, lấy đất để canh tác
- Biện minh về các khu vực cần bảo vệ (những khu vực gần đường giao thông, các khu rừng có cây đạt yêu cầu của thị trường, nơi có nhu cầu canh tác nương rẫy)
- Tổ chức tuần tra canh gác
- Tổ chức trạm gác cửa rừng (số lượng, địa điểm)
- Tuyên truyền giáo dục, tổ chức màng lưới dân để phát hiện kịp thời các vụ việc
- Dự toán kinh phí.
4.2. Trồng rừng
- Xác định tổng diện tích cần trồng rừng (trồng lại rừng sau khai thác và trồng rừng mới)
- Mục đích trồng rừng
- Chọn loài cây trồng, thuyết minh về lựa chọn loài cây; mô tả đặc trưng về loài cây lựa chọn; dự kiến diện tích trồng cho từng loài trên các dạng đất khác nhau.
- Xác định địa danh, diện tích trồng từng năm trong chu kỳ kinh doanh.
- Thuyết minh một số nội dung kỹ thuật cơ bản.
- Chu kỳ, năng suất dự kiến đạt được.
- Xác định đơn giá và vốn đầu tư.
4.3. Khai thác rừng trồng
4.3.1. Những cơ sở và kỹ thuật xây dựng kế hoạch khai thác
- Xác định chu kỳ khai thác theo loài cây
- Chọn đối tượng rừng đưa vào khai thác
- Tỷ lệ lợi dụng gỗ, củi
- Loại sản phẩm, quy cách sản phẩm
- Kỹ thuật và công nghệ theo tiêu chuẩn khai thác tác động thấp.
4.3.2. Xây dựng kế hoạch cho một chu kỳ: trình tự đưa các lô vào khai thác bảo đảm ổn định trong chu kỳ, xác định cụ thể địa danh, diện tích, sản lượng khai thác.
4.3.3. Công cụ và công nghệ khai thác
Biện minh về công cụ sử dụng, kỹ thuật mở đường vận xuất, vận chuyển (chiều rộng đường, mật độ đường, cự ly giữa các tuyến), kỹ thuật khai thác, an toàn lao động theo kỹ thuật khai thác tác động thấp.
4.3.4. Tổ chức khai thác, tiêu thụ sản phẩm
- Tự tổ chức khai thác hay bán cây đứng cho đơn vị khai thác
- Tiêu thụ gỗ (tiêu thụ trong tỉnh hay ngoài tỉnh).
4.4. Xây dựng cơ sở hạ tầng
- Duy tu bảo dưỡng đường số km, tên tuyến, thời gian thực hiện
- Mở đường mới, đường nhánh, số km, tên tuyến, giá trị sử dụng, thời gian thực hiện
- Hệ thống bãi gỗ, số lượng, địa điểm, diện tích
- Xây dựng các công trình phúc lợi (nếu có) như nhà làm việc, câu lạc bộ, trạm quản lý bảo vệ, chòi canh, chỉ rõ mục đích, số lượng, thời gian thực hiện
- Xây dựng vườn ươm, mục đích, địa điểm, diện tích, công suất, thời gian thực hiện
- Dự toán kinh phí.
4.5. Kế hoạch nhân lực và đào tạo
- Kế hoạch nhân lực
+ Thuyết minh về nhu cầu lao động bình quân cho 1 năm cho từng khâu công việc
+ Kế hoạch huy động lao động phục vụ trồng rừng, khai thác và các dịch vụ khác (lao động thường xuyên, lao động thời vụ); Kế hoạch khoán theo công việc.
- Kế hoạch bồi dưỡng đào tạo nhân lực: đối tượng, nội dung đào tạo, hình thức đào tạo (ngắn hạn, dài hạn) số lượng người, số lớp.
4.6. Kế hoạch giám sát, đánh giá
4.6.1. Giám sát, đánh giá các chỉ tiêu về kinh tế
4.6.2. Giám sát, đánh giá các chỉ tiêu về môi trường
4.6.3. Giám sát, đánh giá các chỉ tiêu về xã hội.
Chương 3
PHÂN TÍCH, TÍNH TOÁN HIỆU QUẢ KINH DOANH
1. Kinh tế
1.1. Giá trị sản phẩm thu được
1.2. Sản phẩm từ các hoạt động lâm sinh, từ rừng trồng
1.3. Tăng vốn rừng (Tăng về diện tích, trữ lượng rừng trồng)
2. Xã hội
Đối tượng bị tác động và mức độ ảnh hưởng, bao gồm cả tác động tích cực và tác động tiêu cực (giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập của người dân, nâng cao năng lực, đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, ô nhiễm môi trường, nguồn nước).
3. Môi trường
Tiên lượng các tác động tích cực, tiêu cực đối với môi trường, về bảo tồn đa dạng sinh học và các mẫu sinh thái có giá trị bảo tồn; tăng độ che phủ của rừng, phát triển các loài cây bản địa, tác dụng của việc bảo vệ các khu vực loại trừ và thực hiện khai thác tác động thấp.
Chương 4
TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ
1. Tồn tại
Nêu những khó khăn những tồn tại về mặt kỹ thuật, về chính sách, về thể chế.
2. Kiến nghị:
Nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho việc thực hiện kế hoạch đã xây dựng./.
Phần 2
HỆ THỐNG BIỂU KÈM THEO PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG
(Đối với rừng trồng)
Biểu 01: Hiện trạng đất đai, tài nguyên rừng
STT
Hạng mục
Diện tích
Trữ lượng (m3/1000 cây)
ha
%
m3/1000 cây
% (với gỗ)
1
2
3
4
5
6
Tổng diện tích quản lý
I
Diện tích có rừng
1
Rừng tự nhiên
1.1
Rừng gỗ
1.2
Rừng gỗ + tre nứa
1.3
Rừng tre nứa + gỗ
1.4
Rừng tre nứa
2
Rừng trồng
2.1
Rừng gỗ
2.2
Rừng tre nứa
2.3
Rừng đặc sản
2.4
Loại khác
II
Đất LN chưa có rừng
1
Ia
2
Ib
3
Ic
III
Đất nông nghiệp
IV
Đất khác
Biểu 02: Hiện trạng sử dụng đất
STT
Mục đích sử dụng
Diện tích (ha)
Cơ cấu (%)
(1)
(2)
(4)
(5)
Tổng diện tích quản lý
1
Đất lâm nghiệp
1.1
Đất rừng sản xuất
1.2
Đất rừng phòng hộ
1.3
Đất rừng đặc dụng
2
Đất phi nông nghiệp
2.1
Đất có nhà ở
2.2
Đất chuyên dùng...
3
Đất nông nghiệp
3.1
Đất trồng cây hàng năm
3.2
Đất trồng cây lâu năm...
4
Đất khác
Biểu 03: Hiện trạng rừng trồng theo loài cây và tuổi
Loài cây
Diện tích (ha)
Tuổi rừng
1
2
3
…
…
1. Keo
2. Bồ đề
Tổng số
Biểu 04: Hiện trạng hệ thống đường (trong lâm phần và khu vực giáp ranh)
STT
Loại đường
Tên tuyến
Số hiệu tuyến (nếu có)
Cấp đường
Chiều dài (km)
Mô tả đánh giá
I
Trong lâm phần
1
Liên xã
2
Liên huyện
Quốc lộ
II
Khu vực giáp ranh
1
Liên xã
2
Liên huyện
Quốc lộ
Tổng
Biểu 05: Kết quả sản xuất kinh doanh 5 năm gần nhất
Hạng mục
Đơn vị
Năm …
Năm …
Năm …
Năm …
Năm …
Tổng cộng
Tăng trưởng
1. Trồng rừng
- Kế hoạch
ha
- Thực hiện
ha
- % hoàn thành
%
2. S.lượng gỗ KT
- K.hoạch khai thác
m3
- Thực hiện
m3
- Sản lượng TB
m3/ha
- % hoàn thành
%
3. Giá trị TSL
tr.đ
4. Doanh thu
tr.đ
5. Lãi (lỗ)
tr.đ
6. Nộp ngân sách
tr.đ
7. Nộp BHXH
tr.đ
8. Lương bình quân/người/tháng
Nghìn đồng
Biểu 06: Quy hoạch, bố trí sử dụng đất
Loại đất
Đơn vị
Hiện trạng
Quy hoạch
Ghi chú
Tổng diện tích
ha
1. Đất sản xuất lâm nghiệp
ha
- Đất rừng sản xuất
ha
- Đất rừng phòng hộ
ha
- Đất rừng đặc dụng
ha
2. Đất sản xuất nông nghiệp
ha
3. Đất phi nông nghiệp
ha
4. Đất không thể trồng rừng
ha
Biểu 07: Kế hoạch trồng rừng cho 1 chu kỳ kinh doanh
STT
Chỉ tiêu
Loài cây trồng
Keo lá tràm
Keo tai tượng
…
...
...
1
Năm...
-
Địa danh (lô, khoảnh, tiểu khu)
-
Diện tích (ha)
-
Mật độ (cây/ha)
-
Chu kỳ khai thác (năm)
-
Mục tiêu kinh doanh
-
Năm khai thác
-
Sản lượng khai thác ước tính (m3)
-
Số lượng cây giống trồng rừng (cây)
2
Năm...
-
……
-
……
3
Năm...
-
……
-
……
-
……
Biểu 08: Kế hoạch chăm sóc rừng trồng
Hạng mục
Đơn vị
Diện tích chăm sóc
Năm …
Năm …
Năm …
Năm …
Năm …
Năm …
Năm …
Năm …
Năm thứ nhất
ha
Năm thứ hai
ha
Năm thứ ba
ha
Biểu 09: Kế hoạch khai thác rừng trồng cho 1 chu kỳ kinh doanh
Năm khai thác
Diện tích (ha)
Loài cây
Các chỉ tiêu rừng trồng
Sản lượng dự kiến (m3)
Tổ/đội sx hoặc địa danh
Tuổi (năm)
D bq (cm)
H bq (m)
Trữ lượng (m3)
bq/ha
tổng M
bq/ha
tổng SL
Cộng
Biểu 10: Nhu cầu lao động cho 1 chu kỳ kinh doanh
Năm
Nhu cầu lao động (người)
L.động trong đơn vị (người)
L.động thuê khoán (người)
Ghi chú | {
"issuing_agency": "Tỉnh Đắk Lắk",
"promulgation_date": "13/02/2015",
"sign_number": "466/QĐ-UBND",
"signer": "Y Dhăm Ênuôl",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Quyet-dinh-12-2023-QD-UBND-Bang-he-so-dieu-chinh-gia-dat-Da-Huoai-Lam-Dong-550992.aspx | Quyết định 12/2023/QĐ-UBND Bảng hệ số điều chỉnh giá đất Đạ Huoai Lâm Đồng | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 12/2023/QĐ-UBND
Lâm Đồng, ngày 06 tháng 01 năm 2023
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH BẢNG HỆ SỐ ĐIỀU CHỈNH GIÁ CÁC LOẠI ĐẤT NĂM 2023 TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠ HUOAI, TỈNH LÂM ĐỒNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về giá đất;
Căn cứ Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất;
Căn cứ Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;
Căn cứ Nghị định số 135/2016/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;
Căn cứ Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;
Căn cứ Nghị định số 123/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;
Căn cứ Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;
Căn cứ Thông tư số 76/2014/TT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất;
Căn cứ Thông tư số 77/2014/TT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;
Căn cứ Thông tư số 332/2016/TT-BTC ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 76/2014/TT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất;
Căn cứ Thông tư số 333/2016/TT-BTC ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 77/2014/TT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2014 hướng dẫn một số điều của Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;
Căn cứ Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT ngày 29 tháng 9 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư hướng dẫn thi hành Luật Đất đai;
Căn cứ Thông tư số 10/2018/TT-BTC ngày 30 tháng 01 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 76/2014/TT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất;
Căn cứ Thông tư số 11/2018/TT-BTC ngày 30 tháng 01 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 77/2014/TT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;
Xét đề nghị của Sở Tài chính tại Tờ trình số 03/TTr-STC ngày 03/01/2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Bảng hệ số điều chỉnh giá các loại đất năm 2023 trên địa bàn huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng để áp dụng trong các trường hợp cụ thể sau:
1. Diện tích tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của thửa đất hoặc khu đất có giá trị (tính theo giá đất trong Bảng giá đất) dưới 10 tỷ đồng (mười tỷ đồng) để xác định tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trong các trường hợp:
a) Tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất phải nộp tiền sử dụng đất.
b) Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở đối với diện tích đất ở vượt hạn mức; tính tiền thuê đất đối với đất nông nghiệp vượt hạn mức giao đất, vượt hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp.
c) Xác định giá đất để làm giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê.
d) Xác định đơn giá thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm đối với trường hợp thuê đất sử dụng vào mục đích kinh doanh thương mại, dịch vụ, bất động sản, khai thác khoáng sản.
đ) Xác định đơn giá thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê không thông qua hình thức đấu giá.
e) Xác định đơn giá thuê đất cho các tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi chuyển từ thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm sang thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê.
g) Xác định đơn giá thuê đất cho các tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng tài sản gắn liền với đất thuê được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất trong thời hạn sử dụng đất còn lại, sử dụng đất đúng mục đích đã được xác định trong dự án.
h) Xác định giá trị quyền sử dụng đất thuộc trường hợp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, đơn giá thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm và đơn giá thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước;
i) Xác định đơn giá thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm cho chu kỳ ổn định tiếp theo đối với thửa đất hoặc khu đất được Nhà nước cho thuê sử dụng vào mục đích kinh doanh thương mại, dịch vụ, bất động sản, khai thác khoáng sản.
2. Xác định đơn giá thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm (không bao gồm trường hợp thuê đất sử dụng vào mục đích kinh doanh thương mại, dịch vụ, bất động sản, khai thác khoáng sản).
3. Xác định giá khởi điểm trong đấu giá quyền sử dụng đất để cho thuê theo hình thức thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm.
4. Xác định số tiền phải nộp đối với các trường hợp được Nhà nước giao đất nhưng không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm tiến độ sử dụng đất so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư.
5. Xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Điều 2. Hiệu lực thi hành
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 17 tháng 01 năm 2023 và thay thế Quyết định số 14/2022/QĐ-UBND ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành Bảng hệ số điều chỉnh giá đất năm 2022 trên địa bàn huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng.
Điều 3. Trách nhiệm thi hành
1. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Cục Thuế tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức thực hiện Quyết định này; kịp thời báo cáo đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện và những nội dung chưa phù hợp với quy định hiện hành; thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét điều chỉnh, bổ sung Bảng hệ số điều chỉnh giá các loại đất khi có đề nghị của Ủy ban nhân dân huyện Đạ Huoai.
2. Cục Thuế tỉnh và Ủy ban nhân dân huyện Đạ Huoai theo chức năng, nhiệm vụ được giao chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Quyết định này.
Điều 4. Xử lý đối với một số trường hợp cụ thể
1. Trường hợp thửa đất hoặc khu đất xác định giá thuộc đất đô thị, trung tâm thương mại, dịch vụ, đầu mối giao thông quan trọng, khu dân cư tập trung có khả năng sinh lợi đặc biệt, có lợi thế trong việc sử dụng đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh, thương mại và dịch vụ hoặc tại một số vị trí đất thực hiện dự án trong cùng một khu vực, tuyến đường có hệ số sử dụng đất (mật độ xây dựng, chiều cao của công trình) khác với mức bình quân chung của khu vực, tuyến đường hoặc tại thời điểm xác định giá, giá đất thị trường tại khu vực định giá, khu vực lân cận có biến động so với giá đất được xác định theo Bảng hệ số điều chỉnh giá các loại đất quy định tại Điều 1 Quyết định này thì căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, Ủy ban nhân dân huyện Đạ Huoai hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ xác định giá đất tổ chức điều tra, khảo sát, thu thập thông tin, lập hồ sơ đề xuất gửi Sở Tài chính thẩm định, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định tăng hệ số điều chỉnh giá đất để:
a) Tính tiền sử dụng đất khi tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất; công nhận quyền sử dụng đất; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với trường hợp diện tích tính thu tiền sử dụng đất của thửa đất hoặc khu đất có giá trị dưới 10 tỷ đồng (tính theo giá đất trong Bảng giá các loại đất do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định).
b) Xác định giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, đấu giá quyền sử dụng đất thuê trả tiền một lần cho cả thời gian thuê đối với diện tích tính thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất của thửa đất hoặc khu đất có giá trị dưới 10 tỷ đồng (tính theo giá đất trong Bảng giá các loại đất do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định) và xác định giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất thuê theo hình thức thuê đất trả tiền hàng năm theo quy định.
2. Đối với các trường hợp được chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp (không phải đất ở) sang đất ở thì tiền sử dụng đất phải nộp đối với phần diện tích chuyển mục đích vượt hạn mức giao đất ở tối thiểu không được thấp hơn khi tính theo giá đất quy định tại Bảng giá đất (không có hệ số điều chỉnh) tại vị trí của phần diện tích đó, nếu thấp hơn thì tính bằng mức tối thiểu.
Điều 5. Tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Tài chính, Tài nguyên và Môi Trường, Xây dựng; Cục trưởng Cục Thuế tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Đạ Huoai; Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị và các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Trần Văn Hiệp
BẢNG HỆ SỐ ĐIỀU CHỈNH GIÁ CÁC LOẠI ĐẤT NĂM 2023 TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠ HUOAI, TỈNH LÂM ĐỒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 12 /2023/QĐ-UBND ngày 06/01/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng)
I. ĐẤT NÔNG NGHIỆP
1. Đất trồng cây hàng năm
STT
Tên đơn vị hành chính
Giá đất
(1.000 đồng/m2)
Hệ số điều chỉnh giá đất (lần)
Vị trí 1
Vị trí 2
Vị trí 3
Vị trí 1
Vị trí 2
Vị trí 3
1
TT Mađaguôi
65
52
33
1,70
1,65
1,61
2
TT ĐạMri
65
52
33
1,97
1,94
1,80
3
Xã Mađaguôi
48
38
24
2,19
2,11
2,08
4
Xã Đạ Oai
48
38
24
2,19
2,11
2,08
5
Xã Đạ Tồn
48
38
24
2,73
2,57
2,08
6
Xã Hà Lâm
65
52
33
1,81
1,70
1,60
7
Xã Đạ P'Loa
53
42
27
1,98
1,81
1,85
8
Xã Đoàn Kết
53
42
27
2,18
1,99
2,04
9
Xã Phước Lộc
53
42
27
1,98
1,81
1,85
2. Đất trồng cây lâu năm
Stt
Tên đơn vị hành chính
Giá đất
(1.000 đồng/m2))
Hệ số điều chỉnh giá đất (lần)
Vị trí 1
Vị trí 2
Vị trí 3
Vị trí 1
Vị trí 2
Vị trí 3
1
Thị trấn Mađaguôi
65
52
33
2,08
2,08
2,06
2
Thị trấn ĐạMri
65
52
33
2,08
2,08
2,06
3
Xã Mađaguôi
48
38
24
2,81
2,63
2,71
4
Xã Đạ Oai
48
38
24
2,81
2,63
2,71
5
Xã Đạ Tồn
48
38
24
3,80
3,42
2,71
6
Xã Hà Lâm
65
52
33
2,08
2,08
1,97
7
Xã Đạ P'Loa
53
42
27
2,55
2,14
2,22
8
Xã Đoàn Kết
53
42
27
2,80
2,36
2,44
9
Xã Phước Lộc
53
42
27
2,55
2,14
2,22
3. Đất nuôi trồng thủy sản
Stt
Tên đơn vị hành chính
Giá đất
(1.000 đồng/m2)
Hệ số điều chỉnh
giá đất (lần)
Vị trí 1
Vị trí 2
Vị trí 3
Vị trí 1
Vị trí 2
Vị trí 3
1
Thị trấn Mađaguôi
54
43
27
1,89
1,60
1,52
2
Thị trấn ĐạMri
54
43
27
1,96
1,90
1,81
3
Xã Mađaguôi
48
38
24
1,38
1,39
1,71
4
Xã Đạ Oai
48
38
24
1,60
1,50
1,40
5
Xã Đạ Tồn
48
38
24
2,05
1,61
1,71
6
Xã Hà Lâm
54
43
27
1,80
1,70
1,60
7
Xã Đạ P'Loa
53
42
27
1,60
1,55
1,50
8
Xã Đoàn Kết
53
42
27
2,08
1,82
1,75
9
Xã Phước Lộc
53
42
27
1,80
1,70
1,60
4. Đất nông nghiệp khác
Stt
Tên đơn vị hành chính
Giá đất
(1.000 đồng/m2)
Hệ số điều chỉnh
giá đất (lần)
Vị trí 1
Vị trí 2
Vị trí 3
Vị trí 1
Vị trí 2
Vị trí 3
1
Thị trấn Mađaguôi
65
52
33
2,08
2,08
2,06
2
Thị trấn ĐạMri
65
52
33
2,08
2,08
2,06
3
Xã Mađaguôi
48
38
24
3,74
3,42
2,71
4
Xã Đạ Oai
48
38
24
2,81
2,63
2,71
5
Xã Đạ Tồn
48
38
24
3,74
3,42
2,71
6
Xã Hà Lâm
65
52
33
2,31
2,08
1,97
7
Xã Đạ P'Loa
53
42
27
2,55
2,14
2,22
8
Xã Đoàn Kết
53
42
27
2,80
2,36
2,44
9
Xã Phước Lộc
53
42
27
2,55
2,14
2,22
5. Đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản và đất nông nghiệp khác nằm trong phạm vi quy hoạch đất ở đô thị thuộc thị trấn và khu dân cư nông thôn: Hệ số điều chỉnh giá đất bằng hệ số điều chỉnh giá đất tương ứng quy định cùng vị trí, cùng địa bàn của đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản và đất nông nghiệp khác (theo bảng hệ số tại Điểm 1, 2, 3 và 4 nêu trên)
6. Đất rừng sản xuất
Stt
Tên đơn vị hành chính
Giá đất
(1.000 đồng/m2)
Hệ số điều chỉnh giá đất
(lần)
Vị trí 1
Vị trí 2
Vị trí 3
Vị trí 1
Vị trí 2
Vị trí 3
1
Thị trấn Mađaguôi
30
24
15
1,10
1,10
1,10
2
Thị trấn ĐạMri
30
24
15
1,10
1,10
1,10
3
Xã Mađaguôi
30
24
15
1,10
1,10
1,10
4
Xã Đạ Oai
30
24
15
1,10
1,10
1,10
5
Xã Đạ Tồn
30
24
15
1,10
1,10
1,10
6
Xã Hà Lâm
30
24
15
1,10
1,10
1,10
7
Xã Đạ P'Loa
30
24
15
1,10
1,10
1,10
8
Xã Đoàn Kết
30
24
15
1,10
1,10
1,10
9
Xã Phước Lộc
30
24
15
1,10
1,10
1,10
7. Đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng: Hệ số điều chỉnh giá đất bằng 1,0 lần.
II. ĐẤT Ở TẠI NÔNG THÔN
STT
Tên đơn vị hành chính, khu vực, đường, đoạn đường
Giá đất
(1.000 đồng/m2)
Hệ số năm2023
(lần)
1
XÃ MAĐAGUÔI
1.1
Khu vực 1
1
Tỉnh lộ 721 từ cầu 1 thửa 18,19(13) đến kênh N2 thửa 1620,1794(8)
1.680
1,60
2
Tỉnh lộ 721 từ kênh N2 thửa 1645,1178(8) đến Cống nhà ông Lê thửa 847,1567(8)
1.720
1,86
3
Tỉnh lộ 721 từ Cống nhà ông Lê thửa 1615(8), 1185(7) đến cầu 2 thửa 1145,1232(7)
1.100
1,70
1.2
Khu vực 2
1
Tỉnh lộ 721 từ Cầu 2 thửa 1144,1225(7) đến giáp ranh xã Đạ Oai
340
2,20
2
Từ Tỉnh lộ 721 thửa 1142,1702(8) đến cống dâng thuỷ lợi thửa 1166,1420(8)
750
2,50
3
Từ Cống dâng thuỷ lợi thửa 44,419(12) đến ngã ba đường thôn 6 thửa 115,947(12)
710
2,10
4
Từ ngã 3 Đường thôn 6 thửa 145,944(12) đến trường cấp 2 thửa 194(12)
310
2,90
5
Từ ngã ba đường ĐT 721 đi Đạ Tồn thửa 1347,1348(8) đến hết nghĩa trang thôn 2 thửa 90,91(4)
440
2,30
6
Từ nghĩa trang thôn 2 thửa 264,265(4) đến giáp ranh Đạ Tồn
250
2,60
7
Đường từ cầu Thôn 7 thửa 255,277(13) đến kênh N1 thửa 944,947(12)
500
2,50
8
Từ kênh N1 thửa 115,145(12) đến hết thôn 3 thửa 7,8(17)
390
2,00
9
Đường nhựa thôn 5 từ thửa 973,1313(7) đến hết thửa 2,5(3)
250
2,80
10
Đường bê tông thôn 1 từ thửa 1411,1412(8) đến hết thửa 5,494(12)
200
2,90
11
Đường bê tông thôn 2 từ thửa 973(7), 1338(8) đến hết thửa 14,16(8)
190
3,20
12
Đường bê tông vào bãi rác từ thửa 90,92(9) đến thửa 150,113(6)
130
3,00
13
Đoạn từ ĐT 721 thửa 1764(8) đến giáp ranh Đường Điện Biên Phủ, thị trấn Mađaguôi
800
2,10
14
Đường Diên Thái từ thửa 49,92(29) đến hết thửa 1,2(28)
120
3,00
1.3
Khu vực 3
1
Đường xe 3-4 bánh ra vào được
130
2,80
2
Đường xe 3-4 bánh không ra vào được
110
2,50
2
XÃ ĐẠ OAI
2.1
Khu vực 1
1
Tỉnh lộ 721 từ giáp ranh xã Mađaguôi đến cây số 8 thửa 890,911(208d)
335
2,00
2
Tỉnh lộ 721 từ cây số 8 thửa 743,912(208d) đến cây số 9 thửa 348,386(208a)
420
2,00
3
Từ cây số 9 thửa 347,357(208a) đến cầu Đạ Oai thửa 27,28(204c)
490
2,50
4
Từ cầu Đạ Oai thửa 150,151(204a) đến giáp ranh Đạ Tẻh
310
3,20
2.2
Khu vực 2
1
Đường vào thôn 2 từ TL 721 thửa 134a,207(204c) vào đến cống nhà ông Phương thửa 141,144(204d)
200
2,50
2
Đường thôn 2 từ cống nhà ông Phương thửa 140,142(204d) vào đến cầu treo thửa 241,242 (1)
140
2,45
3
Đường thôn 1 từ tỉnh lộ 721 thửa 59,174(204a) vào đến cầu Đạ Sọ thửa 202(204b)
240
2,70
4
Từ cầu Đa Sọ thửa 203,204(204b) vào đến đồi đá trắng thửa 22(241c), 98(241a)
200
2,20
5
Đường từ TL 721 thửa 226,345(208a) đi Nam Cát Tiên - Tân Phú - Đồng Nai thửa 17,18(287d)
240
2,70
6
Đường vào trạm bom thủy lợi Đạ Gùi từ thửa 234(208a) đến hết thửa 168(208a)
140
3,20
7
Đường vào khu Tái định cư cụm công nghiệp Đạ Oai từ thửa 108,119(289a) đến hết thửa 170,171(312b)
210
2,80
8
Đường từ tỉnh lộ 721 thửa 455,941(208d) đi Phú An-Tân Phú-Đồng Nai thửa 815,856(208c)
240
2,50
9
Đường Thôn 7 từ tỉnh lộ 721 thửa 101,136(289a) vào đến ranh giới xã Đạ Tồn
170
2,40
10
Đường bê tông thôn 4
170
2,10
11
Đường bê tông Bình Thạnh thôn 3 từ thửa 146,197(204c) đến hết thửa 56,103(204c)
170
2,00
12
Đường bê tông vào nhà ông Luyện từ thửa 742(208d) đến hết thửa 888(208d)
170
2,00
13
Đường bê tông xóm 12 hộ từ thửa 265,269(208a) đến hết thửa 9,12(287b)
180
2,00
14
Đường bê tông Bình Dương thôn 3 từ thửa 55,116(204c) đến hết thửa 125,140(204d)
170
2,10
15
Đường bê tông đồi Phim thôn 6 từ thửa 595,598(208d) đến hết thửa 309,345(208d)
170
2,10
16
Đường bê tông vào nghĩa trang thôn 4 từ thửa 168,171b(208a) đến hết thửa 97,98(208a)
140
1,80
2.3
Khu vực 3
1
Đường xe 3-4 bánh ra vào được
120
2,30
2
Đường xe 3-4 bánh không ra vào được
105
2,50
3
XÃ ĐẠ TỒN
3.1
Khu vực 1
1
Đường nhựa Thôn 2 từ giáp xã Mađaguôi đến hết thửa 180,179(7); 243,297(3)
350
2,30
2
Đường từ trường cấp I thửa 392,384(17) vào đến hết trạm y tế thửa 4(17), 464(7)
300
1,80
3.2
Khu vực 2
1
Đường từ Trạm y tế thửa 5,464(17) đến nhà ông Minh thửa 8(17), 613(7)
280
1,80
2
Đường nhựa Thôn 1 từ thửa 140,181(7) đến hết thửa 27,28(10)
320
2,20
3
Đường từ cầu treo thửa 97(3) đi Dốc Kiến thửa 103,105(5)
240
2,10
4
Đường nhựa từ Cầu Treo thửa 74,93(3) đi suối Đạ Tràng thửa 36,59(2)
190
1,84
5
Đường bê tông số 10 thôn 3 từ thửa 15,39(4) đến hết thửa 4(4), 51(3)
190
1,84
6
Đường đất từ thửa 27,28(10) giáp TT Mađaguôi đến hết thửa 81,82(12)
130
2,80
7
Đường đất từ thửa 36,59 (2) giáp xã Đạ Oai đến hết thửa 45,46(1)
130
2,80
3.3
Khu vực 3
1
Đường xe 3-4 bánh ra vào được
130
2,20
2
Đường xe 3-4 bánh không ra vào được
115
1,80
4
XÃ HÀ LÂM
4.1
Khu vực 1
1
Đoạn từ ranh giới TT Mađaguôi đến cầu Đắc Lơ thửa 110,118(3)
1.550
1,60
2
Đoạn từ cầu Đắc Lơ thửa 109,201,202(3) đến cầu Đại Quay thửa 85, 190(10)
1.980
2,00
3
Đoạn từ cầu Đại Quay thửa 1,53(12) đến đường vào UB xã cũ thửa 50,301(14)
1.980
1,80
4
Đoạn từ đường vào UB xã cũ thửa 48,320(14) đến giáp ranh TT Đạm ri
2.920
1,84
5
Đường Hà Lâm - Đạ P'Loa - Đoàn Kết đoạn từ QL 20 thửa 38 và 39(14) đến giáp Hội trường Thôn 3)
1.150
1,80
4.2
Khu vực 2
1
Đường từ Quốc lộ 20 thửa 163(14), 123(15) đến cầu Ba vì thửa 30,312(14)
1.150
1,80
2
Từ cầu Ba Vì thửa 66(40), 150(41)đến ngã 3 Đạ M’Ri, Phước Lộc thửa 74(40), 176(41)
750
2,13
3
Từ ngã 3 Đạm ri Phước Lộc thửa 115(4), 176(41) đến giáp ranh xã Đạm ri, xã Phước Lộc
650
1,92
4
Đường vào UBND xã cũ thửa 4,5(14) đến ngã 3 đập tràn thửa 130,131(14)
450
1,89
5
Từ QL20 thửa 2,7(13) qua cụm công nghiệp Hà Lâm đến đường đi xã Phước Lộc thửa 45,77(40)
585
1,70
6
Quốc lộ 20 thửa 22,45(3) vào cầu treo thôn 1 thửa 18,19(3)
380
2,00
7
Từ cầu treo thôn 1 thửa 6,7(3) đi hết đường nhựa
280
2,40
8
Đường Văn Đức từ thửa 37,281(12) vào đến hết đường nhựa
8.1
Đường Văn Đức từ thửa 37,281(12) vào đến Ngã ba đường vào vườn chùa thửa 238, 121 (12)
450
2,10
8.2
Đường Văn Đức từ Ngã ba đường vào vườn chùa thửa 119, 120 (12) đến giáp đường Đông Anh thửa 68, 73 (16)
300
2,50
9
Đường vào nhà máy giấy từ thửa 42, 207(10) vào đến hết đường nhựa
380
1,80
10
Đường số 3 thôn 1 từ thửa145 (3), 82 (7) vào đến hết đường bê tông
290
1,90
11
Đường số 4 thôn 1 từ thửa 71, 72 (7) vào đến hết đường bê tông
290
1,90
12
Đường số 5 thôn 1 từ thửa 64, 65 (7) vào đến hết đường bê tông
290
1,90
13
Đường số 10 thôn 2 từ thửa số 189 (12), 55 (13) vào đến hết đường bê tông
290
1,90
14
Đường số 12 thôn 3 từ thửa 130, 131 (15) vào đến hết đường bê tông
290
1,90
15
Các đường bê tông
230
1,80
16
Đường Hà Lâm - Đạ P'loa - Đoàn Kết đoạn từ Hội trường thôn 3 đến ngã ba đường Văn Đức thửa 73, 66 (16)
900
1,50
17
Đường Hà Lâm - Đạ P'loa - Đoàn Kết (đoạn còn lại)
650
1,62
18
Đường Be 54 từ thửa 121, 146 (3) đến hết đoạn đường nhựa
380
1,40
19
Đường số 18 thôn 4 từ thửa 104, 68 (41) đến giáp ranh xã Phước Lộc
380
1,40
20
Đường số 20 vào trường mầm non Hoa Hồng từ thửa 41(40), 71(41) đến thửa 35(41)
380
1,40
21
Đường số 19 thôn 4 từ thửa 57, 73(32) đến hết đường bê tông
290
1,90
22
Đường số 14 thôn 1 từ thửa số 127 (7) đến giáp đường cầu tre thôn 1 thửa 15 (6)
290
1,90
4.3
Khu vực 3
1
Đường xe 3-4 bánh ra vào được
195
1,80
2
Đường xe 3-4 bánh không ra vào được
140
1,80
5
XÃ ĐẠ P'LOA
5.1
Khu vực 1
1
Từ cầu số 1 thửa 11,13(3) đến cầu số 2 thửa 37,46(7)
400
3,20
2
Từ cầu số 2 thửa 213,218(7) đến cầu số 3 thửa 151,194(7)
350
3,40
3
Từ cầu số 3 thửa 4,27(13) đến hết Cầu số 4, thửa 223, 224 (13).
480
3,70
5.2
Khu vực 2
1
Đường Thôn 2 từ thửa 37,187(7) đến hết thửa 1,3(1)
195
2,60
2
Đường Thôn 3 từ thửa 4,5(13) đến hết thửa 11,19(13)
150
2,30
3
Đường Thôn 4 từ thửa 172,177(13) đến hết thửa 1,2(14)
160
2,80
4
Đường thôn 5 từ thửa 142, 144(8) đến hết thửa 18(15)
160
2,80
5
Đường từ thôn 1 thửa 78,339(8) đến cầu treo đi thôn 5 thửa 111,112(8)
190
2,70
6
Các đường bê tông
150
2,30
5.3
Khu vực 3
1
Đường xe 3-4 bánh ra vào được
120
2,00
2
Đường xe 3-4 bánh không ra vào được
100
1,80
6
XÃ ĐOÀN KẾT
6.1
Khu vực 1
1
Đoạn từ cầu số 4 thửa 1,4(3) đến cầu số 5 thửa 73,86(3)
600
3,00
2
Đoạn từ cầu số 5 thửa 82,106(3) đến đỉnh dốc Ông Kia thửa 112,116(3)
500
2,80
3
Đoạn từ đỉnh dốc Ông Kia thửa 115,121(3) đến cầu số 6 thửa 25,26(9)
3.1
Đoạn từ thửa 35(5)đến đỉnh dốc ông Kia
900
2,30
3.2
Đoạn từ cầu số 6 đến giáp thửa 42(5)
750
2,33
4
Đoạn từ cầu số 6 thửa 44,45(9) đến giáp Tánh Linh
600
2,50
5
Đoạn cầu treo thửa 14,15(3) đến giáp Tỉnh lộ thửa 72,74(3)
500
2,00
6.2
Khu vực 2
1
Đường vào thôn 2 từ thửa 23, 24 (10) đến hết thửa 1,22 (23); 1,2 (13)
1.1
Đường thôn 2 thửa 23,24(10) đến thửa số 28(7);2(12)
340
2,20
1.2
Đường vào Thôn 2 từ thửa 8,9(12); 49,50(22) đến hết thửa 1,22(23); 1,2(13)
310
2,00
2
Đường Thôn 3 đi Đá Bàn từ thửa 64(2), 73(5) đến hết thửa 17,55(14)
320
3,00
3
Đường Thôn 3 thửa 35,42(5) đi Thôn 2 thửa 22,24(7)
320
2,50
4
Đường Thôn 1 thửa 44,106(9) đi Thôn 2 thửa 7,56(11)
300
2,00
5
Đường thôn 4 đi Đá bàn từ thửa 29(3), đến hết thửa 22(15)
300
2,00
6
Đường thôn 4 đi Đá bàn từ thửa 21(15), đến hết thửa 17,55(14)
220
2,73
6.3
Khu vực 3
1
Đường xe 3-4 bánh ra vào được
220
1,70
2
Đường xe 3-4 bánh không ra vào được
190
1,80
7
XÃ PHƯỚC LỘC
7.1
Khu vực 1
1
Từ ranh giới Hà Lâm đến giáp Cống Hộp thôn Phước Dũng thửa 43,47(42)
430
2,40
2
Từ Cống Hộp thôn Phước Dũng thửa 48,55(42) đến giáp suối nghĩa địa thửa 5,8(40)
480
2,10
3
Từ suối nghĩa địa thửa 122,133(40) đến hết đường nhựa
400
2,00
7.2
Khu vực 2
1
Đoạn đường nhựa đến suối Heo từ thửa 22,32(34) đến hết thửa 4(11)
390
2,00
2
Đường nội bộ khu trung tâm cụm xã từ thửa 83,121(40) đến hết thửa 4,28(40)
390
2,00
3
Đường bê tông số 11 thôn Phước An từ thửa 6,32(34) đến hết thửa 30,44(35)
280
2,20
4
Đường bê tông số 6 khu sình mây từ thửa 23,37(39) đến hết thửa 84,87(49)
240
2,60
5
Đường bê tông số 19 từ thửa 284(34) đến hết thửa 293(34)
200
3,10
7.3
Khu vực 3
1
Đường xe 3-4 bánh ra vào được
220
1,90
2
Đường xe 3-4 bánh không ra vào được
160
2,20
III. ĐẤT Ở TẠI ĐÔ THỊ
STT
Tên đơn vị hành chính, khu vực, đường, đoạn đường
Giá đất (1.000 đồng/m2)
Hệ số năm 2023
(lần)
I
THỊ TRẤN MAĐAGUÔI
1
Đường Hùng Vương đoạn từ giáp ranh Đồng Nai thửa 114,148 (338c) đến Cầu Trắng thửa 229,424 (44)
2.250
1,50
2
Đường Hùng Vương đoạn từ Cầu Trắng thửa 198,212(44) đến giáp Trung tâm văn hoá thửa 79,157(41)
3.650
1,90
3
Đường Hùng Vương đoạn từ TT Văn hoá thửa 117(41),498(37) đến cống gần UBND thị trấn thửa 193,414(36)
4.780
3,14
4
Đường Hùng Vương đoạn từ cống UBND thị trấn thửa 194,247(37) đến cống trạm BT thửa 16(315c),17(35)
2.890
3,00
5
Quốc lộ 20 đoạn từ cống trạm biến thế thửa 4(35),19(315c) đến km 84 thửa 69(268c)
5.1
Đường Quốc lộ 20 đoạn từ cống trạm biến thế thửa 4(35),19(315c) đến cống Trạm dừng chân Suối Hồng thửa 37(315b), 6(34)
1.685
1,80
5.2
Quốc lộ 20 đoạn từ cống Trạm dừng chân Suối Hồng thửa 39(315b), 10,47(34) đến km 84 thửa 69(268c)
1.050
2,02
6
Quốc lộ 20 đoạn từ km 84 thửa 81(268c) đến ranh giới Hà Lâm
1.750
1,80
7
Đường Trần Phú đoạn từ giáp Hùng Vương thửa 385,406(37) đến giáp đường Nguyễn Trãi
3.550
1,80
8
Đường Trần Phú đoạn từ Nguyễn Trãi thửa 380,434(37) đến ranh giới xã Mađaguôi
2.450
2,40
9
Đường Trương Định đoạn từ giáp đường Hùng Vương đến giáp đường Nguyễn Tri Phương
6.230
3,20
10
Đường Trương Định đoạn từ đường Nguyễn Tri Phương đến giáp đường Phan Bội Châu
3.950
4,60
11
Đường Hai Bà Trưng đoạn từ giáp Hùng Vương đến giáp Nguyễn Tri Phương
6.120
4,60
12
Đường Hai Bà Trưng đoạn từ Nguyễn Tri Phương đến Phan Bội Châu
4.150
4,10
13
Đường Nguyễn Tri Phương đoạn từ giáp Nguyễn Khuyến đến giáp Hai Bà Trưng
2.130
2,11
14
Đường Nguyễn Tri Phương đoạn từ Hai Bà Trưng thửa 136(41) đến đường số 5 (QH chợ mới) thửa 476,482(37)
3.650
2,71
15
Đường Nguyễn Tri Phương đoạn từ đường số 5 (QH chợ mới) thửa 481,486(37) đến Bùi Thị Xuân thửa 341(36)
2.250
1,40
16
Đường Phan Bội Châu từ thửa 93(41) đến hết thửa 107(41)
3.680
4,40
17
Đường Lý Tự Trọng từ thửa 468(37) đến hết thửa 107(41)
4.600
4,80
18
Đường số 5 (QH chợ mới) từ thửa 479(37) đến hết thửa 60(41)
2.400
3,46
19
Đường từ Quốc lộ 20 thửa 129,136(338c) đến cầu tổ dân phố 12 thửa 50(362b)
850
2,20
20
Từ cầu tổ DP12 thửa 90,100(362b) đến hết đường nhựa
685
2,12
21
Đường Lê Hồng Phong từ thửa 90,122(44) đến hết thửa 738,919(314c)
1.500
2,67
22
Đường 30 tháng 4 từ thửa 192,231(44) đến hết thửa 97(315c)
22.1
Đường 30 tháng 4 từ đường Nguyễn Thái Học thửa 97(315c) đến đường đất ra đường số 7 chợ thửa 743(314d)
940
2,80
22.2
Đường 30 tháng 4 từ đường đất ra đường số 7 chợ thửa 744, 753(314d) đến đường Hùng Vương thửa 192, 231(44)
825
3,64
23
Đường Điện Biên Phủ từ giáp xã Mađaguôi đến hết thửa 410,421(315a)
23.1
Đường Điện Biên Phủ từ giáp đường Hùng Vương đến đường Phạm Ngọc Thạch thửa 99 (314b).
1.150
4,80
23.2
Đường Điện Biên Phủ từ giáp xã Mađaguôi đến đường Phạm Ngọc Thạch thửa 104a (314b).
950
2,30
24
Đường Phan Chu Trinh từ thửa 184,199(40) đến hết thửa 520,531(314c).
1.500
2,67
25
Đường Nguyễn Du từ thửa 111,120(40) đến hết thửa 22,28(39).
1.950
2,31
26
Đường Lê Lai từ thửa 154,256(41) đến hết thửa 257(41)
1.950
1,50
27
Đường Phùng Hưng từ thửa 154,155(41) đến hết thửa 258,283(41)
1.880
1,86
28
Đường giữa trung tâm văn hóa và phòng Giáo dục từ thửa 114,157(41) đến hết thửa 229(41)
1.880
1,86
29
Đường Trần Hưng Đạo từ thửa 217(37),254(36) đến hết thửa 23,30(30)
2.950
1,90
30
Đường Bùi Thị Xuân từ thửa 264,414(36) đến hết thửa 175,185(315c)
1.200
2,50
31
Đường Nguyễn Thái Học từ thửa 61,84(35) đến hết thửa 173,175(315c)
1.355
2,70
32
Đường từ QL 20 thửa 55,56(33) vào Hồ thủy lợi Đạliông thửa 306,309(315a)
800
3,75
33
Đường Nguyễn Trãi đoạn từ giáp Trần Phú thửa 48(37),380(38) đến Phạm Ngọc Thạch thửa 419(314a)
1.550
2,30
34
Đường Nguyễn Trãi đoạn từ Phạm Ngọc Thạch thửa 419(314a) đến Điện Biên Phủ thửa 217,218(314a)
1.250
2,85
35
Đường Nguyễn Thị Minh Khai từ thửa 1051,1533(314c) đến hết thửa 11(39)
1.250
2,60
36
Đường Võ Thị Sáu đoạn từ giáp Trần Phú thửa 259,289(38) đến cầu TDP6 thửa 20,23(29)
1.250
3,20
37
Đường Võ Thị Sáu đoạn từ cầu TDP6 thửa 491(314a) đến Nguyễn Trãi thửa 385(314a)
1.150
3,13
38
Đường Nguyễn Huệ từ thửa 30,115(30) đến giáp đường Điện Biên Phủ
1.520
2,63
39
Đường Nguyễn Đức Cảnh từ thửa 20,123(338a) đến hết thửa 239,245(338a)
700
3,00
40
Đường Phạm Ngọc Thạch đoạn từ giáp Nguyễn Trãi thửa 419(314a) đến Trần Hưng Đạo thửa 23,30(30)
1.500
2,67
41
Đường Phạm Ngọc Thạch đoạn từ Trần Hưng Đạo thửa 23,30(30) đến Điện Biên Phủ thửa 94,101a(314b)
1.225
3,27
42
Đường Trần Bình Trọng từ thửa 204,377(40) đến hết thửa 623(314c)
1.550
2,58
43
Đường Ngô Gia Tự đoạn từ giáp Hùng Vương thửa 497,506(338a) vào đến 150m
700
2,40
44
Đường Nguyễn Khuyến từ thửa 4(44) đến hết thửa 104(44)
800
4,80
45
Đường Ngô Quyền đoạn từ giáp Hùng Vương đến Nguyễn Tri Phương
975
4,10
46
Đường Ngô Quyền đoạn từ Nguyễn Tri Phương đến 30 tháng 4 thửa 11(338b), 973(314d)
770
3,64
47
Đường Nguyễn Văn Trỗi đoạn từ giáp Hùng Vương thửa 116,135(36) vào đến 150m
950
2,60
48
Đường Nguyễn Văn Trỗi đoạn từ trên 150m đến hết đường bê tông
750
2,40
49
Đường Phạm Ngũ Lão từ thửa 270,271(37) đến hết thửa 79(41), 498(37)
1.350
2,20
50
Đường Lê Quý Đôn đoạn từ giáp Trần Phú thửa 385(37), 434(38) vào đến 150m
1.550
1,60
51
Đường Hoàng Hoa Thám đoạn từ giáp Trần Phú thửa 318,359(38) đến đường Nguyễn Du
1.220
2,10
52
Đường Hoàng Diệu đoạn từ giáp Trần Phú đến Nguyễn Du thửa 560,562(38)
1.200
2,20
53
Đường Đào Duy Từ thửa 20,57(43) đến hết thửa 105(43), 430(41)
750
2,40
54
Đường Nguyễn Viết Xuân từ thửa 416, 478(41) đến hết thửa 40,62(43)
750
2,40
55
Đường Kim Đồng từ thửa 344, 464(314d) đến hết thửa 484,486(314d)
700
2,30
56
Đường nhựa từ QL20 thửa 24,58 (268c) vào buôn B' Kẻ thửa 42,43(268c)
750
3,50
57
Hẻm 26 Hùng Vương từ thửa 201,211 (33) đến hết đường bê tông ( hẻm Lâm Hoàng)
685
2,30
58
Hẻm 323 Hùng Vương từ thửa 97,187 (40) ra đến đường Trần Phú ( hẻm 97)
960
2,70
59
Hẻm 113 Hùng Vương từ thửa 506 (338a) ra đến giáp đường Ngô Gia Tự thửa 415(338a) ( đường đất)
750
2,00
60
Hẻm Hùng Vương đường đất từ thửa 47, 169 (46) đến hết đường
750
2,00
61
Hẻm 49 Hùng Vương từ thửa 389, 441 (44) đến hết đường
750
2,00
62
Hẻm Hùng Vương vào hội trường tổ dân phố 11 từ thửa 162, 172 (44) đến hết đường
815
3,20
63
Đường số 7 chợ từ giáp đường Phan Bội Châu đến đường số 5 nối dài
2.750
1,80
64
Đường số 2 chợ từ đường số 5 đến hết đường nhựa
3.000
2,77
65
Hẻm 41 từ Quốc lộ 20 thửa 50(292a) vào 350m (đất)
700
2,60
66
Hẻm trên 3 mét tiếp giáp đường Hùng Vương đoạn từ Đồng Nai đến Cầu Trắng
750
2,00
67
Hẻm dưới 3 mét tiếp giáp đường Hùng Vương đoạn từ Đồng Nai đến Cầu Trắng
500
2,20
68
Hẻm trên 3.0 mét tiếp giáp đường Hùng Vương đoạn từ Cầu Trắng đến cống trạm biến thế
935
1,90
69
Hẻm dưới 3.0 mét tiếp giáp đường Hùng Vương đoạn từ Cầu Trắng đến cống trạm biến thế
625
2,10
70
Hẻm trên 3.0 mét tiếp giáp đường Hùng Vương đoạn từ cống trạm biến thế đến giáp ranh xã Hà Lâm
685
1,90
71
Hẻm dưới 3.0 mét tiếp giáp đường Hùng Vương đoạn từ cống trạm biến thế đến giáp ranh xã Hà Lâm
500
1,80
72
Hẻm trên 3.0 mét tiếp giáp đường Trần Phú
685
3,10
73
Hẻm dưới 3.0 mét tiếp giáp đường Trần Phú
500
2,20
II
THỊ TRẤN ĐẠ M'RI
1
Đường Lê Lợi đoạn từ ranh giới xã Hà Lâm đến nghĩa trang Lộc Phước thửa 23,25(12)
2.950
2,71
2
Đường Lê Lợi đoạn từ nghĩa trang Lộc Phước thửa 26, 30 (12) đến hết UBND TT Đạ M'ri thửa 18(28), 310(29).
2.1
Đường Lê Lợi đoạn từ nhà ông Nguyễn Minh Châu thửa 3, 24 (33) đến hết UBND TT Đạ M'ri thửa 18(28), 310(29)
6.530
1,90
2.2
Đường Lê lợi đoạn từ hết dốc nghĩa trang Lộc Phước thửa 40,51(12) đến hết cây xăng số 16
4.550
2,20
3
Đường Lê Lợi đoạn từ UBND TT Đạ M'ri thửa 3(28), 133(29) đến chân đèo Bảo Lộc thửa 153(5), 19(9)
3.380
3,02
4
Đường Bà Gia từ ngã ba B'sa thửa 207,242(31) đến giáp đường Nguyễn Văn Cừ thửa 296,308(31)
3.375
3,02
5
Đường Bà Gia từ đường Nguyễn Văn Cừ thửa 296,308(31)đến cống số 1 thửa 44,49(34)
5.1
Đường Bà Gia từ đường Nguyễn Văn Cừ thửa 296,308 (31) đến nhà ông Hoàng Anh Hùng 314, 451 (32)
2.000
2,75
5.2
Đường Bà Gia từ nhà bà Lý Thị Ngọc Lan thửa 1, 15 (34) đến cống số 1 thửa 44,49(34)
1.450
2,76
6
Đường Bà Gia từ cống số 1 thửa 44,49(34) đến cầu Số 1 thửa 17,19(25)
850
3,53
7
Đường Nguyễn Văn Cừ từ thửa 84(12), 26(33) đến hết thửa161,241(8)
7.1
Đường Nguyễn Văn Cừ từ nhà ông Trần Tấn Công thửa 84(12), 26(33) đến nhà bà Mai Thị Liên thửa 64,73(14)
1.880
2,00
7.2
Đường Nguyễn Văn Cừ từ nhà ông Nguyễn Mên thửa 73(14), 149(29) đến giáp đường Hà Huy Tập thửa 161, 96 (8)
1.050
2,86
8
Đường Lê Thị Pha thửa 10(9), 145(5) đến 200m thửa 127,128(5)
980
2,00
9
Đường Lê Thị Pha đoạn còn lại từ thửa 123,198(5) đến hết thửa 31,51(5)
565
2,70
10
Đường Đinh Công Tráng
980
4,08
11
Đường Phan Đăng Lưu
850
2,40
12
Đường Phan Văn Trị
850
2,40
13
Đường Phan Đình Phùng
900
4,00
14
Đường từ nhà ông Trần Như Đạo thửa 174,172(31) đến nhà ông Huỳnh Tấn Đại thửa 36,37(13)
850
2,30
15
Đường từ nhà ông Nguyễn Hữu Tài thửa 102,61(4) đến thửa 98,65(4)
650
2,70
16
Đường từ nhà ông Trần Văn Trang thửa 24,47(4) đến thửa 2(8),6(7)
650
2,70
17
Đường từ nhà ông Nguyễn Tấn Hồng thửa 92,93(7) đến thửa 56,60(7)
650
2,70
18
Đường Nguyễn Bỉnh Khiêm (trọn đường) thửa 81, 76 (8) đến thửa 74, 150 (8)
850
3,53
19
Đường Trần Quang Diệu (trọn đường) thửa 165, 166 (14) đến thửa 279, 177 (14)
850
2,40
20
Đường Nơ Trang Long (trọn đường) thửa 129, 128 (5) đến thửa 95 (5)
650
2,30
21
Đường Trần Quang Khải (trọn đường) thửa 142, 107 (7) đến thửa 74 (7), 150 (8)
850
2,40
22
Đường Đoàn Thị Điểm (trọn đường) thửa 19, 30 (28) đến thửa 48 (13), 2 (28)
850
2,60
23
Đường Hà Huy Tập (trọn đường)
850
2,60
24
Đường đi thôn 2, xã Đạ Ploa đoạn từ thửa 521, 330 (14) đến suối Đạ Lu thửa 72, 61 (14)
650
2,30
25
Đường đi thôn 2, xã Đạ Ploa đoạn từ thửa 16, 33 (20) đến giáp ranh thôn 2, xã Đạ Ploa.
500
2,00
26
Đường số 1 vào khu sản xuất
470
2,13
27
Đường trục xã thôn 1 (Đoạn từ quán Chín Chi đến cầu bê tông Đạ M'ri)
800
2,50
28
Đường trục xã thôn 1 (đoạn từ cầu bê tông Đạ M'ri 61, 81 (52) đến giáp đường nhựa đi ngã ba xã Hà Lâm, Phước Lộc)
600
3,33
29
Từ cầu suối thị trấn Đạ M'ri thửa 227, 228 (49) đến hết phân hiệu Trường Tiểu học thị trấn Đạ M'ri và hết phân hiệu Trường Mầm non Phong Lan thửa 57, 58, 98, 389 (49)
950
4,00
30
Từ phân hiệu Trường Mầm non Phong Lan thửa 97, 147 (49) đến cầu Thôn 2 thửa 155, 156 (49)
900
3,40
31
Từ cầu thôn 2 thửa 91, 376 (49) đến hết ngã ba đi thôn 1 thửa 24, 32 (50)
850
3,29
32
Từ ngã ba đi Thôn 1 thửa 20,31 (50) đến cầu Thôn 1 thửa 18 (50), 39 (44)
780
2,60
33
Từ cầu Thôn 1 thửa 34 (44), 17 (51) đến giáp ranh xã Hà Lâm
650
2,80
34
Các đoạn đường còn lại
34.1
Đường nhựa Thôn 3 nhánh 1 đoạn từ giáp nhà ông Hoàng Như Văn thửa đất số 142, 131 (49) đến hết đường nhựa.
900
3,40
34.2
Đường nhựa Thôn 3 nhánh 2 đoạn từ giáp phân hiệu Trường Tiểu học thị trấn Đạ M'ri thửa đất số 284 (49); 151 (46) đến hết đường nhựa.
900
3,40
35
Đừng bê tông Thôn 1 từ thửa 63, 99 (44) đến hết thửa 13, 18 (44)
500
2,40
36
Đường bê tông Thôn 2 từ thửa 159, 377 (49) đến hết thửa 184, 196 (49)
600
2,00
37
Đường bê tông Thôn 3
500
2,40
IV. ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP KHÔNG PHẢI LÀ ĐẤT Ở:
Hệ số điều chỉnh giá đất bằng hệ số điều chỉnh giá đất của đất ở tương ứng cùng vị trí, địa bàn theo quy định tại mục II và III nêu trên. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Lâm Đồng",
"promulgation_date": "06/01/2023",
"sign_number": "12/2023/QĐ-UBND",
"signer": "Trần Văn Hiệp",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Ke-hoach-199-KH-UBND-2023-thong-bao-luu-tru-qua-phan-mem-ASM-co-so-kinh-doanh-Ha-Noi-574629.aspx | Kế hoạch 199/KH-UBND 2023 thông báo lưu trú qua phần mềm ASM cơ sở kinh doanh Hà Nội | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 199/KH-UBND
Hà Nội, ngày 01 tháng 8 năm 2023
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN THÔNG BÁO LƯU TRÚ QUA PHẦN MỀM ASM TẠI CƠ SỞ KINH DOANH LƯU TRÚ VÀ CƠ SỞ Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến 2030 (gọi tắt là Đề án 06). Ngày 27/02/2023, Cục C06 - Bộ Công an đã triển khai phần mềm thông báo lưu trú (gọi tắt là phần mềm ASM) phục vụ cho các cơ sở kinh doanh lưu trú (khách sạn, nhà nghỉ, nhà khách, phòng trọ, bệnh viện, bến xe, đơn vị vận chuyển hành khách đường dài và các cơ sở lưu trú khác). Phần mềm ASM có giao diện dễ hiểu, dễ thao tác và nhanh hơn khi thực hiện thông báo lưu trú trên Cổng dịch vụ công quốc gia như hiện nay.
Để nâng cao hiệu quả công tác thông báo lưu trú theo quy định của Luật cư trú năm 2020 đồng thời cung cấp những tiện ích phục vụ các cơ sở kinh doanh lưu trú, cơ sở y tế trên địa bàn Thành phố. UBND Thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện thông báo lưu trú qua phần mềm ASM trên địa bàn thành phố Hà Nội, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn cơ sở kinh doanh lưu trú, cơ sở y tế, nhà cho thuê, nhà trọ, nhà công vụ, nhà khách, nhà trong khu công nghiệp... cài đặt, sử dụng ứng dụng phần mềm thông báo lưu trú ASM tạo điều kiện thuận lợi cho công tác nắm tình hình, quản lý công dân lưu trú tại các cơ sở lưu trú, cơ sở Y tế, phục vụ cho việc cung cấp, báo cáo số liệu theo yêu cầu của các đơn vị được nhanh chóng, kịp thời.
- Giúp cơ sở kinh doanh lưu trú, cơ sở y tế, nhà cho thuê, nhà trọ, nhà công vụ, nhà khách, nhà trong khu công nghiệp... nhập, quản lý thông tin của khách lưu trú thông qua thiết bị đọc mã QR trên thẻ CCCD rút ngắn thời gian hơn so với việc khách tự nhập thông tin trước đây. Công tác thống kê cung cấp, báo cáo số liệu được chính xác, đầy đủ.
- Triển khai thông báo lưu trú trên phần mềm ASM tại các cơ sở kinh doanh lưu trú, cơ sở y tế nhà cho thuê, nhà trọ, nhà công vụ, nhà khách, nhà trong khu công nghiệp tạo nền tảng cho các hoạt động kết nối, sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ công cuộc chuyển đổi số.
2. Yêu cầu
- Bảo đảm 100% cơ sở có liên quan hoạt động lưu trú trên địa bàn Thành phố thực hiện thông báo lưu trú qua phần mềm ASM (khách sạn, nhà nghỉ, nhà khách, phòng trọ, bệnh viện, bến xe, đơn vị vận chuyển hành khách đường dài và các cơ sở lưu trú khác), tạo điều kiện thuận lợi để người dân, tổ chức thực hiện thủ tục thông báo lưu trú theo đúng quy định của pháp luật về cư trú.
- Trong quá trình triển khai thực hiện phải đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, hiệu quả, phù hợp với các quy định của pháp luật; đảm bảo an ninh, an toàn thông tin, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi không làm ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ sở kinh doanh lưu trú, cơ sở Y tế và quyền lợi người dân, có sự phối hợp chặt chẽ giữa Các sở, ban, ngành và các đơn vị liên quan trong thực hiện việc thông báo lưu trú theo quy định của pháp luật.
II. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN THỰC HIỆN
1. Thời gian thực hiện
- Chính thức: từ 01/8/2023.
- Thực hiện thường xuyên, liên tục.
2. Đối tượng thực hiện Thông báo lưu trú
Các cơ sở kinh doanh lưu trú, cơ sở y tế có người lưu trú (khách sạn, nhà nghỉ, nhà khách, phòng trọ, bệnh viện, bến xe, đơn vị vận chuyển hành khách đường dài và các cơ sở lưu trú khác).
III. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Khảo sát trang thiết bị phục vụ triển khai phần mềm ASM
- Cơ quan thực hiện: Công an Thành phố.
- Cơ quan phối hợp: Sở Văn hóa thể thao và Sở Du lịch, UBND cấp huyện, cấp xã, các cơ sở lưu trú (khách sạn, nhà nghỉ, nhà khách, phòng trọ, bệnh viện, bến xe, đơn vị vận chuyển hành khách đường dài và các cơ sở lưu trú khác).
- Nội dung: Tiến hành rà soát và cung cấp tài liệu về hệ thống phần mềm ASM.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
- Kết quả thực hiện: 100% cơ sở có người lưu trú trên địa bàn tự trang cấp máy tính và được cài đặt phần mềm ASM.
2. Tạo tài khoản, hướng dẫn các bước thực hiện thông báo lưu trú cho các cơ sở kinh doanh lưu trú và cơ sở y tế.
- Cơ quan thực hiện: Công an Thành phố.
- Cơ quan phối hợp: Cục nghiệp vụ - Bộ Công an, VP UBND Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã, các cơ sở Y tế, cơ sở kinh doanh lưu trú.
- Nội dung:
+ Tạo tài khoản, hướng dẫn thực hiện thông báo lưu trú cho các cơ sở y tế và cơ sở kinh doanh lưu trú (khách sạn, nhà nghỉ, nhà khách, phòng trọ, bệnh viện, bến xe, đơn vị vận chuyển hành khách đường dài và các cơ sở lưu trú khác).
+ Hướng dẫn chủ nhà, chủ cơ sở thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra giấy tờ tùy thân của người lưu trú để thực hiện Thông báo lưu trú và Đăng ký tạm trú đối với các trường hợp đủ điều kiện theo quy định từ đó kịp thời phát hiện những tồn tại, vi phạm, xử lý theo quy định của pháp luật; Đảm bảo tất cả người dân và các cơ sở có liên quan hoạt động lưu trú trên địa bàn Thành phố (khách sạn, nhà nghỉ, nhà khách, phòng trọ, bệnh viện, bến xe, đơn vị vận chuyển hành khách đường dài và các cơ sở lưu trú khác) thực hiện thông báo lưu trú theo đúng quy định của pháp luật về cư trú; kịp thời tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
- Kết quả thực hiện:
+ Cán bộ tham gia triển khai phần mềm ASM, Tổ công tác Đề án 06 cấp huyện, cấp xã, các cơ sở Y tế, cơ sở kinh doanh lưu trú thao tác thành thạo trên phần mềm ASM.
+ Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện và các báo cáo liên quan.
3. Tuyên truyền về tiện ích của việc thực hiện thông báo lưu trú qua phần mềm ASM
- Cơ quan thực hiện: Công an Thành phố.
- Cơ quan phối hợp: Sở Thông tin và truyền thông, Văn phòng UBND Thành phố
- Nội dung: Xây dựng các bài viết, phóng sự, tin tức, đăng tải, phát sóng trên các phương tiện thông tin truyền thông, cơ quan thông tấn báo chí, Cổng/Trang thông tin điện tử và hệ thống truyền thanh cơ sở, mạng viễn thông, mạng xã hội tuyên truyền về tiện ích của phần mềm thông báo lưu trú ASM.
- Thời gian thực hiện: thường xuyên.
- Kết quả thực hiện: Tuyên truyền tất cả người dân và các cơ sở có liên quan hoạt động lưu trú trên địa bàn Thành phố biết và thực hiện thủ tục thông báo lưu trú theo đúng quy định của pháp luật về cư trú.
4. Định kỳ hoặc đột xuất tiến hành kiểm tra các cơ sở kinh doanh lưu trú, cơ sở y tế thực hiện thông báo lưu trú trên phần mềm ASM
- Cơ quan thực hiện: Công an Thành phố.
- Cơ quan phối hợp: Sở Văn hóa thể thao, Sở Du lịch, UBND cấp các quận, huyện, thị xã và UBND các xã, phường, thị trấn.
- Nội dung: Kiểm tra việc thực hiện thông báo lưu trú trên phần mềm ASM đối với các cơ sở y tế và cơ sở kinh doanh lưu trú, nhà cho thuê, nhà ở trong khu công nghiệp.
- Kết quả thực hiện: Báo cáo UBND Thành phố, UBND cấp huyện, cấp xã và Công an cùng cấp chấn chỉnh tồn tại (nếu có) và phát huy những cách làm hay, sáng kiến sáng tạo (nếu có).
V. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
1. Công an Thành phố
- Thường trực Tổ công tác Đề án 06 Thành phố phối hợp Văn phòng UBND Thành phố theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch này.
- Chủ trì, phối hợp các sở, ngành, đơn vị liên quan tham mưu triển khai các giải pháp đẩy mạnh tuyên truyền về tiện ích, hướng dẫn sử dụng phần mềm ASM bằng nhiều hình thức phù hợp trên các phương tiện thông tin đại chúng. Xây dựng thông cáo báo chí, băng rôn, khẩu hiệu, poster, tờ bướm phục vụ tuyên truyền về thực hiện phần mềm ASM gắn với việc tuyên truyền lợi ích của việc sử dụng CCCD gắn chip, định danh điện tử VneID.
- Chỉ đạo Công an cơ sở hướng dẫn phương pháp thực hiện cho các cơ sở kinh doanh lưu trú, cơ sở y tế thành thạo kỹ năng, thao tác cài đặt, đăng ký, sử dụng phần mềm ASM. Trực tiếp cài đặt, hướng dẫn, giải đáp thắc mắc của các cơ quan, đơn vị trong việc sử dụng ứng dụng thông báo lưu trú trên phần mềm ASM, thường xuyên đôn đốc, theo dõi, đánh giá, tập hợp tiến độ triển khai và báo cáo kết quả thực hiện theo quy định từ đó đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cải cách thủ tục hành chính của lực lượng CATP.
- Chủ trì, phối hợp Văn phòng UBND thành phố, Sở Y tế, Sở Văn hóa thể thao và Sơ Du lịch thành lập các Tổ công tác để kiểm tra, giám sát, đôn đốc, đánh giá kết quả thực hiện của các cơ sở, UBND Cấp huyện, cấp xã.
2. Sở Y tế, Sở Văn hóa thể thao và Sở Du lịch
- Phân công cán bộ tham gia theo dõi kết quả thực hiện các các đơn vị, đối chiếu, đánh giá hiệu quả phần mềm ASM. Kịp thời đánh giá, đề xuất bổ sung, điều chỉnh các chức năng của phần mềm phù hợp với thực tế tại địa bàn. Tập trung đánh giá tình hình và kết quả thực hiện để tổ chức nhân rộng sau thời gian tổ chức thí điểm.
- Chỉ đạo các cơ sở kinh doanh lưu trú, cơ sở Y tế bố trí đủ nhân viên phối hợp chặt chẽ với lực lượng Công an địa phương và các đơn vị có liên quan thực hiện theo quy định.
- Tham gia cùng các tổ kiểm tra của Công an thành phố để kiểm tra kết quả thực hiện của các cơ sở trên địa bàn thành phố.
3. UBND các quận, huyện, thị xã
- Chỉ đạo các Phòng, Ban, đơn vị cấp huyện, UBND cấp xã tổ chức triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ của Kế hoạch theo hoạt động của UBND cấp huyện; tăng cường tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phát huy vai trò phối hợp thực hiện từ cấp cơ sở.
- Thành lập các tổ kiểm tra, giám sát, đôn đốc, hướng dẫn việc thực hiện tại các đơn vị, khắc phục giải quyết ngay các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch.
4. Các cơ sở kinh doanh lưu trú, cơ sở Y tế, nhà cho thuê, nhà trọ, nhà công vụ, nhà khách, nhà trong khu công nghiệp...
- Phối hợp lực lượng Công an và các đơn vị có liên quan bố trí nhân sự tham gia, đào tạo, hướng dẫn triển khai hệ thống phần mềm ASM và theo dõi việc triển khai thực hiện tại cơ sở. Trong đó chọn cử cán bộ, nhân viên là đầu mối liên hệ trực tiếp lực lượng Công an trong việc hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc hoặc kiến nghị, đề xuất những vấn đề phát sinh qua thực tế áp dụng thí điểm.
- Kịp thời cung cấp thông tin cho Công an cấp xã các trường hợp có nghi vấn liên quan đến ANTT. Đồng thời trao đổi những vấn đề phát sinh, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện thông báo lưu trú qua phần mềm ASM.
5. Sở Thông tin và truyền thông
- Tăng cường nội dung tuyên truyền về sự tiện dụng của việc thông báo lưu trú trên phần mềm ASM trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân hiểu, nhận thức đầy đủ về lợi ích, hiệu quả của việc thực hiện thông báo lưu trú trên phần mềm ASM...
- Phối hợp Công an Thành phố xây dựng pano, biên soạn hình ảnh tuyên truyền về việc ứng dụng phần mềm ASM trong thông báo lưu trú để các tập thể, cá nhân tham gia thực hiện.
6. Ban Quản lý các Khu công nghiệp, khu chế xuất
Đẩy mạnh tuyên truyền về tiện ích của ứng dụng thông báo lưu trú trên phần mềm ASM cho Ban quản lý nhà nơi có công chức, viên chức, người lao động đang lưu trú thuộc thẩm quyền quản lý của Ban. Đồng thời hướng dẫn cài đặt, sử dụng ứng dụng thông báo lưu trú trên phần mềm ASM để thực hiện quản lý người lưu trú theo quy định.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành và Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã trực tiếp chỉ đạo triển khai thực hiện Kế hoạch, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND Thành phố về kết quả triển khai thực hiện.
2. Trên cơ sở các nhiệm vụ đã nêu tại Kế hoạch này, các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã xây dựng Kế hoạch thực hiện, gửi về Công an Thành phố để theo dõi, phối hợp thực hiện; báo cáo tình hình kết quả và những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện.
3. Giao Công an Thành phố chủ trì, phối hợp với Văn phòng UBND Thành phố theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc triển khai thực hiện của các đơn vị, tổng hợp, báo cáo theo quy định./.
Nơi nhận:
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND Thành phố;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: Công an, Thông tin và Truyền thông;
- Các Sở, ban, ngành Thành phố;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- Văn phòng UBND TP: CVP, các PCVP, các phòng: KSTTHC, NC, KGVX, TH, HCTC, Trung tâm THCB;
- Lưu: VT, KSTTHC.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Hồng Sơn | {
"issuing_agency": "Thành phố Hà Nội",
"promulgation_date": "01/08/2023",
"sign_number": "199/KH-UBND",
"signer": "Lê Hồng Sơn",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Ke-hoach-20-KH-UBND-2023-thuc-hien-Chuong-trinh-Viec-lam-Bac-Lieu-559249.aspx | Kế hoạch 20/KH-UBND 2023 thực hiện Chương trình Việc làm Bạc Liêu | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẠC LIÊU
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 20/KH-UBND
Bạc Liêu, ngày 17 tháng 02 năm 2023
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH VIỆC LÀM TỈNH BẠC LIÊU NĂM 2023
Căn cứ Nghị quyết số 37/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bạc Liêu phê duyệt Chương trình Việc làm tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2021 - 2025.
Căn cứ Chương trình số 04/CTr-UBND ngày 17/12/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu về Việc làm tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2021 - 2025.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình Việc làm tỉnh Bạc Liêu năm 2023, với các nội dung chủ yếu sau:
I. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU
1. Mục tiêu
- Giải quyết việc làm cho người lao động, nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế về nguồn lao động ở địa phương phục vụ cho quá trình tăng trưởng, phát triển bền vững của tỉnh, giảm thiểu tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm, góp phần giảm nghèo bền vững, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
- Phát triển thị trường lao động toàn diện, bền vững theo hướng hiện đại nhằm huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu lao động. Ưu tiên đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng cao năng suất lao động, chất lượng việc làm. Phát triển thị trường lao động lành mạnh, ổn định, tạo ra nhiều việc làm, khuyến khích các hình thức tạo việc làm tại chỗ, đẩy mạnh hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
2. Chỉ tiêu
- Giải quyết việc làm cho 18.800 lao động, trong đó: Giải quyết việc làm trong và ngoài tỉnh là 18.500 lao động (Hỗ trợ tạo việc làm cho 1.500 lao động thông qua các dự án vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm); đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 300 lao động.
- Tỷ lệ thất nghiệp thành thị 2,8%, tỷ lệ thất nghiệp nông thôn 1,7%.
- Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 69,26%.
- 100% người lao động đến với Trung tâm Dịch vụ việc làm được tư vấn về chính sách, việc làm và học nghề, trong đó có trên 50% người lao động được giới thiệu việc làm.
- Trên 70% số người lao động được giới thiệu việc làm tìm được việc làm, nâng tỷ lệ lao động được giải quyết việc làm qua hệ thống Trung tâm Dịch vụ việc làm lên 35%.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Đẩy mạnh phát triển kinh tế, thu hút đầu tư để tạo việc làm
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách để huy động các nguồn lực trong tỉnh, nguồn lực của các nhà đầu tư trong nước, nước ngoài vào các ngành nghề, lĩnh vực mà tỉnh có lợi thế, thu hút nhiều lao động.
- Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại; ưu tiên phát triển các ngành, lĩnh vực mũi nhọn, có lợi thế so sánh, tiến tới sớm hình thành và khẳng định thương hiệu của tỉnh; sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội, tạo ra sự chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động.
- Đẩy mạnh phát triển mạnh các ngành dịch vụ, nhất là dịch vụ du lịch, thương mại, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, tài chính, ngân hàng và các dịch vụ có giá trị gia tăng cao. Đa dạng hóa, nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch, đưa du lịch trở thành ngành trọng điểm của tỉnh.
- Phát triển nhanh khu, cụm công nghiệp. Tiếp tục bổ sung chính sách hỗ trợ phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung. Tập trung hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng các khu - cụm công nghiệp, khuyến khích mọi thành phần kinh tế vào phát triển cụm liên kết ngành công nghiệp. Ưu tiên phát triển các cụm liên kết công nghiệp tại các vùng có lợi thế về giao thông, địa lý, tài nguyên, lao động; trở thành động lực tăng trưởng và thúc đẩy phát triển công nghiệp nông thôn. Có chính sách khuyến khích di dời các cơ sở sản xuất trong khu dân cư vào đầu tư mở rộng sản xuất tại các cụm công nghiệp.
- Phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững trên cơ sở đẩy mạnh tái cơ cấu theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm nông sản. Trên cơ sở xây dựng nông thôn mới, phối hợp đồng bộ vấn đề giải quyết việc làm, giảm nghèo, khuyến nông, khuyến công... Đẩy mạnh phổ biến kiến thức kinh doanh, phương thức làm ăn mới cho người lao động, đặc biệt hỗ trợ nông dân đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường. Phát triển bền vững các làng nghề truyền thống, ưu tiên cho các đối tượng lao động phải chuyển đổi nghề do chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp.
2. Phát triển doanh nghiệp, doanh nhân và thực hiện tốt chính sách tín dụng việc làm để tạo việc làm mới
a) Hỗ trợ phát triển nhanh, mạnh mạng lưới doanh nghiệp và doanh nhân để tạo việc làm mới, đồng thời ổn định việc làm thông qua xây dựng mối quan hệ hài hòa trong doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh:
- Thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp; đề án phát triển doanh nghiệp tỉnh; hỗ trợ việc thành lập mới và chuyển hộ kinh doanh cá thể thành doanh nghiệp; phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã, phát triển mạnh kinh tế tư nhân.
- Tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho các dự án trọng điểm triển khai, hoàn thành đúng tiến độ; thu hút có chọn lọc các nhà đầu tư nước ngoài. Thúc đẩy hình thành, phát triển mô hình hệ sinh thái khởi nghiệp; tiếp nhận, xử lý kịp thời các vướng mắc của doanh nghiệp, tổ chức và công dân; thực hiện mạnh mẽ, có hiệu quả công tác cải cách hành chính, nhất là cắt giảm các thủ tục không cần thiết. Hoàn thiện hệ thống thông tin doanh nghiệp phục vụ công tác quản lý.
- Bảo đảm việc làm ổn định thông qua phát huy vai trò và tầm ảnh hưởng của tổ chức Đảng, Công đoàn trong các doanh nghiệp, hợp tác xã, tăng cường kiểm tra việc triển khai thực hiện việc chấp hành pháp luật lao động tại các cơ sở kinh tế trên địa bàn tỉnh, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ.
- Có chính sách hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp tiếp nhận và đào tạo lao động phổ thông thuộc đối tượng là lao động thuộc hộ nghèo, lao động thuộc diện chính sách, thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, gắn với giải quyết việc làm sau thời gian học nghề tại doanh nghiệp. Tổ chức việc kết nối giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp để đẩy mạnh hoạt động đào tạo nghề theo địa chỉ, phù hợp với yêu cầu sử dụng của doanh nghiệp.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động Trung tâm dịch vụ việc làm để giới thiệu, cung ứng lao động, nguồn nhân lực chất lượng cao cho doanh nghiệp.
b) Thực hiện tốt chính sách tín dụng việc làm nhằm tạo việc làm thông qua hoạt động cho vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm và các tổ chức tín dụng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm:
- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và người lao động được vay vốn để giải quyết việc làm từ Quỹ Quốc gia về việc làm theo quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP , Nghị định số 74/2019/NĐ-CP của Chính phủ; cho vay tại các Ngân hàng thương mại theo quy định tại Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và các chính sách tín dụng khác để đầu tư phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo việc làm ổn định và thu hút thêm lao động vào làm việc.
- Nâng cao hiệu quả việc cho vay ủy thác đối với các tổ chức chính trị - xã hội qua Ngân hàng Chính sách xã hội và hiệu quả của các chương trình cho vay vốn khác như: Vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, vay học sinh - sinh viên, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động.
- Ưu tiên bố trí nguồn ngân sách địa phương để bổ sung vốn cho vay giải quyết việc làm ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh và Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội các huyện, thị xã để cho vay tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm.
- Tăng cường công tác quản lý việc sử dụng lao động, thực hiện nghiêm túc kỷ cương pháp luật về lao động, việc làm.
3. Hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
- Tăng cường sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các hội, đoàn thể đối với công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; kịp thời phát hiện, phòng ngừa và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để bảo vệ quyền lợi của người dân.
- Triển khai thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Nghị định số 61/2015/NĐ-CP , Nghị định số 74/2019/NĐ-CP của Chính phủ; Nghị quyết số 15/2020/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh. Tập trung cung ứng lao động chủ yếu vào các thị trường ổn định, có thu nhập cao như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, CHLB Đức...
- Thu hút các doanh nghiệp có năng lực, uy tín đến tư vấn, tuyển chọn lao động tại địa phương đưa đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Thực hiện kịp thời, đầy đủ các chính sách hỗ trợ chi phí học nghề, học ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết, chi phí làm các thủ tục cần thiết cho người lao động là người dân tộc thiểu số; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp; thân nhân của người có công với cách mạng có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Tạo điều kiện để người lao động không thuộc diện chính sách được vay vốn với lãi suất ưu đãi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ nguồn vốn ủy thác từ ngân sách tỉnh cho Ngân hàng Chính sách xã hội.
- Khuyến khích, tạo điều kiện để hình thành một số cơ sở đào tạo nghề, kỹ năng nghề, ngoại ngữ cho lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài trên địa bàn tỉnh nhằm giảm chi phí đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Tập trung đẩy mạnh công tác tạo nguồn và nâng cao chất lượng lao động bằng việc vận động những người tốt nghiệp đại học, cao đẳng tham gia đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
- Chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm của tỉnh chủ động phối hợp với các doanh nghiệp hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có nhu cầu tuyển dụng lao động tổ chức các sàn giao dịch việc làm nhằm tư vấn, kết nối cung cầu, tư vấn, giới thiệu cho người lao động để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Thành lập Quỹ hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở ngoài theo hợp đồng của tỉnh (theo hướng dẫn Trung ương nếu có).
- Nguồn kinh phí thực hiện nhiệm vụ, giải pháp này thực hiện theo Nghị quyết số 15/2020/NQ-HĐND ngày 08/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bạc Liêu quy định chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2021 - 2025.
4. Hỗ trợ phát triển thị trường lao động, đẩy mạnh công tác dự báo và thông tin thị trường lao động
- Đầu tư nâng cao năng lực, phát huy hiệu quả hoạt động của Trung tâm Dịch vụ việc làm; đẩy mạnh công tác tư vấn, giới thiệu việc làm, cung cấp kịp thời thông tin về thị trường lao động cho người lao động, người sử dụng lao động; đồng thời kết nối với các tỉnh khác trong toàn quốc.
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động giao dịch việc làm; đa dạng hóa các hình thức giao dịch việc làm; duy trì thường xuyên, định kỳ, nâng cao tần suất, chất lượng, hiệu quả các phiên giao dịch việc làm tại Trung tâm Dịch vụ việc làm; tổ chức các phiên giao dịch việc làm lưu động, chuyên đề để kết nối cung - cầu và tư vấn việc làm cho người lao động; xây dựng website kết nối cung - cầu lao động trực tuyến; hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu về cung - cầu lao động nhằm tăng cơ hội, khả năng tìm việc làm của người lao động.
- Thực hiện tốt công tác điều tra cung - cầu lao động; thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động theo quy định; xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn nhân lực; củng cố, nâng cao năng lực công tác dự báo và thông tin thị trường lao động.
5. Đổi mới công tác quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp gắn với giải quyết việc làm
- Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Đào tạo nghề gắn với nhu cầu xã hội, gắn với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; nâng cao chất lượng đào tạo và đội ngũ nhà giáo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; phát triển chương trình, giáo trình đảm bảo chuẩn đầu ra; đầu tư trang thiết bị đào tạo nghề đồng bộ, nhất là các ngành nghề cung cấp lao động cho các khu công nghiệp, các ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Từng bước nâng chuẩn đào tạo tiếp cận với trình độ khu vực và quốc tế.
- Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa công tác đào tạo nguồn nhân lực; khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho người lao động. Tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp với các đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh để nâng cao chất lượng đào tạo gắn với việc giải quyết việc làm tại chỗ sau khi người học hoàn thành khóa học.
- Làm tốt hơn nữa công tác định hướng, tư vấn hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông, thu hút được nhiều người tham gia học nghề, tạo điều kiện cho người học được trang bị kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề, trình độ ngoại ngữ, thái độ nghề nghiệp, đủ điều kiện tham gia vào thị trường lao động trong nước và nước ngoài.
- Hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn, lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; hỗ trợ học nghề cho người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số; hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện; hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, khởi sự doanh nghiệp... nâng cao khả năng tự tạo việc làm, tự tìm việc làm cho người lao động.
6. Truyền thông, nâng cao năng lực thực hiện Chương trình việc làm
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về giải quyết việc làm bằng nhiều hình thức như: Tờ rơi, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt khai thác tốt hệ thống truyền thanh cơ sở..., thông qua hệ thống các tổ chức chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở, nhằm nâng cao nhận thức của đoàn viên, hội viên và người dân về giải quyết việc làm.
- Tranh thủ các nguồn lực để đầu tư phát triển Trung tâm Dịch vụ việc làm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, tạo cơ hội cho người lao động và doanh nghiệp được tiếp cận thông tin thị trường lao động.
- Tăng cường năng lực thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lao động - việc làm ở các cấp, các ngành; giao chỉ tiêu, kế hoạch về giải quyết việc làm cho các cấp, các ngành phấn đấu thực hiện; thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát xử lý sai phạm trong lĩnh vực dịch vụ việc làm, đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng...
7. Tăng cường công tác quản lý thực hiện Chương trình việc làm
- Tăng cường quản lý nhà nước về lao động, việc làm ở các cấp, các ngành, nhất là cơ sở; thường xuyên nắm bắt thực tiễn để bổ sung, sửa đổi, xây dựng cơ chế, chính sách, điều chỉnh các biện pháp thực hiện chương trình, kế hoạch, đề án giải quyết việc làm phù hợp với từng năm. Thành lập, kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo ở 03 cấp: Tỉnh, huyện và xã.
- Tăng cường giám sát, đánh giá việc thực hiện các hoạt động thuộc Chương trình việc làm. Giám sát, kiểm tra theo chuyên đề hoặc lồng ghép với các chương trình kiểm tra, giám sát khác. Phát huy đồng bộ các hệ thống giám sát, đánh giá: Giám sát từ trên xuống, giám sát từ cơ sở, tự giám sát.
- Tổ chức thu thập thông tin về tình hình thực hiện Chương trình; cuối năm có báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Chương trình và đề xuất phương hướng thực hiện năm tiếp theo.
- Tăng cường hoạt động và nêu cao vai trò của tổ chức công đoàn cơ sở và công đoàn các cấp, vai trò quản lý nhà nước cấp huyện. Các cơ quan chức năng cấp huyện tăng cường giám sát, kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động tại các doanh nghiệp; phát hiện kịp thời, giải quyết dứt điểm những hiện tượng tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động, hạn chế đến mức thấp nhất các cuộc tranh chấp lao động và đình công xảy ra nhằm ổn định sản xuất kinh doanh, xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ tại doanh nghiệp, đảm bảo việc làm và an sinh xã hội.
- Các Sở, Ban, Ngành, địa phương trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện quản lý nhà nước về việc làm.
8. Tăng cường sự phối hợp của nhà đầu tư, doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động với các cơ quan quản lý nhà nước về đào tạo nghề, tuyển dụng lao động
- Có cơ chế, chính sách hỗ trợ, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động tham gia vào quá trình đào tạo nghề, tuyển dụng lao động.
- Tổ chức đào tạo cho người lao động trên cơ sở trang thiết bị, máy móc và có thể sử dụng của doanh nghiệp. Thực hiện ký kết và tổ chức đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động.
- Việc phát triển nguồn lao động chất lượng cao đáp ứng yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp và người sử dụng lao động thông qua liên kết đào tạo giữa doanh nghiệp, nhà trường, các đơn vị có chức năng đào tạo và dưới sự quản lý nhà nước của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong thời gian hoàn thiện thủ tục đầu tư để được cấp giấy phép đầu tư, có trách nhiệm phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh để xác định nhu cầu đào tạo, sử dụng lao động.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Tổng kinh phí thực hiện Kế hoạch là 47.050 triệu đồng, trong đó:
- Nguồn Trung ương: 25.300 triệu đồng;
- Ngân sách địa phương: 21.750 triệu đồng.
Đơn vị tính: Triệu đồng
STT
Nội dung hoạt động
Kinh phí
Tổng cộng
NSTW
NSĐP
1
Bổ sung vốn cho vay giải quyết việc làm
40.000
20.000
20.000
2
Đầu tư Trung tâm Dịch vụ việc làm thuộc ngành LĐTBXH
4.000
4.000
-
3
Hỗ trợ phát triển thị trường lao động (Tổ chức sàn giao dịch việc làm; hoạt động thu thập thông tin thị trường lao động; xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn nhân lực)
2.250
900
1.350
4
Truyền thông, nâng cao năng lực (tuyên truyền, phóng sự, Hội nghị, Hội thảo, tờ rơi...)
400
200
200
5
Hoạt động quản lý (Hội nghị triển khai, sơ kết, tổng kết, xăng xe, công tác phí...)
400
200
200
Tổng cộng:
47.050
25.300
21.750
(Có kèm theo dự toán chi tiết nguồn ngân sách địa phương).
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Chủ trì phối hợp với các Sở, Ngành, địa phương triển khai thực hiện Kế hoạch; tham mưu cho UBND tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình việc làm, hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố thành lập Ban Chỉ đạo cấp huyện.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ngành có liên quan tổ chức thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động. Kịp thời nắm bắt tình hình cung - cầu lao động để đề xuất các giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động.
- Trên cơ sở dự toán kế hoạch này, lập dự toán kinh phí chi tiết gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư (đối với ngân sách địa phương ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh cho vay giải quyết việc làm) để trình UBND tỉnh phê duyệt thực hiện; phối hợp với các Sở, Ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát, tham mưu UBND tỉnh phân bổ và đánh giá, tổng hợp chỉ tiêu tạo việc làm tại các huyện, thị xã, thành phố; phối hợp với các Sở, Ngành liên quan thực hiện công tác kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình việc làm trên phạm vi toàn tỉnh.
- Tổng hợp đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch này báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp với các Sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính và Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định phân bổ nguồn vốn ngân sách tỉnh để triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch; phối hợp xây dựng chính sách, lồng ghép Chương trình việc làm với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác của tỉnh.
3. Sở Tài chính
Trên cơ sở dự toán kinh phí của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan, đơn vị liên quan, tổng hợp trình UBND tỉnh bố trí, phân bổ nguồn kinh phí thường xuyên để thực hiện Kế hoạch theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
4. Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ; trường Đại học Bạc Liêu; các trường Cao đẳng
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan, tổ chức tốt hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và cơ sở giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp huyện; tư vấn, hướng dẫn học sinh có định hướng đúng đắn về học nghề, chủ động lựa chọn các loại hình nghề sau phổ thông; quan tâm đúng mức việc phân luồng cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông vào giáo dục nghề nghiệp.
5. Sở Công Thương
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan cung cấp thông tin thị trường hàng hóa; hỗ trợ việc tiêu thụ sản phẩm tiểu thủ công nghiệp cho lao động nông thôn đến cấp xã.
- Thực hiện các chính sách, dự án về phát triển cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp thu hút lao động vào làm việc; thực hiện tốt các Chương trình khuyến công.
6. Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh
Thực hiện tốt việc tiếp nhận, thẩm định, giải ngân, thu hồi, xử lý nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm (kể cả đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng) từ Quỹ quốc gia về việc làm, nguồn vốn huy động, ngân sách địa phương ủy thác của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh theo đúng quy định và thẩm quyền. Ưu tiên hỗ trợ giải quyết cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh và người lao động qua đào tạo nghề có chứng chỉ để tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm.
7. Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh
- Hướng dẫn, chỉ đạo các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý nghiên cứu thị trường, tiếp tục đầu tư chiều sâu, đổi mới trang thiết bị, đổi mới công nghệ, định hướng đúng hoạt động của doanh nghiệp, mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo thêm nhiều việc làm mới, nâng cao năng suất lao động và tăng thu nhập cho người lao động.
- Hướng dẫn các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý xây dựng và thực hiện cơ chế ưu tiên tuyển dụng lao động Bạc Liêu.
- Chủ động thông tin về nhu cầu lao động của các doanh nghiệp đến các địa phương; hỗ trợ các địa phương tìm việc làm cho người lao động; vận động doanh nghiệp tiếp nhận lao động vào làm việc. Định kỳ báo cáo UBND tỉnh qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
8. Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch; Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Bạc Liêu
- Phối hợp với các Sở, Ngành và địa phương đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về việc thực hiện Chương trình việc làm tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2021 - 2025 và Kế hoạch này.
- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về lĩnh vực lao động - việc làm; tổ chức tuyên truyền, đưa tin bài, ảnh; nhân rộng các điển hình tiên tiến, mô hình mới, cách làm hay hiệu quả góp phần tổ chức triển khai thực hiện tốt Kế hoạch.
9. Các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh
- Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và định hướng phát triển của ngành để xây dựng kế hoạch hàng năm và dài hạn gắn với chỉ tiêu tạo việc làm, thu hút lao động. Chủ động phối hợp với các ngành khác, địa phương đề xuất những giải pháp khắc phục tình trạng mất việc làm; tạo thêm việc làm mới và giải quyết vấn đề việc làm của ngành.
- Hướng dẫn, chỉ đạo các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý nghiên cứu thị trường; tiếp tục đầu tư, mở rộng sản xuất, kinh doanh, đa dạng hóa các sản phẩm, đổi mới công nghệ theo hướng tăng năng suất lao động, hàm lượng công nghệ và chất xám trong sản phẩm, tạo thêm nhiều việc làm bền vững cho người lao động, đặc biệt tăng cường việc làm có năng suất và thu nhập cao.
- Khuyến khích các doanh nghiệp ưu tiên tiếp nhận lao động địa phương vào làm việc tại doanh nghiệp, đặc biệt là lao động yếu thế, lao động bị thu hồi đất nông nghiệp, chuyển đổi nghề nghiệp.
10. UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Căn cứ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương và Kế hoạch này, chủ động xây dựng kế hoạch giải quyết việc làm cho người lao động của địa phương. Tổ chức thực hiện lồng ghép Chương trình việc làm với Chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và các chương trình, dự án khác để giải quyết việc làm có hiệu quả.
- Chỉ đạo đơn vị trực thuộc có liên quan thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về lao động trên địa bàn; có kế hoạch đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức làm công tác lao động - việc làm ở địa phương.
- Tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về việc làm, hỗ trợ tạo việc làm để người lao động hiểu rõ; phối hợp với các doanh nghiệp làm tốt công tác tuyển chọn lao động địa phương đưa đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
11. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức nghề nghiệp - xã hội, tổ chức xã hội
- Phối hợp với các tổ chức thành viên đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách, pháp luật về việc làm, Chương trình Việc làm, Kế hoạch này đến với đoàn viên, hội viên và người lao động trên địa bàn tỉnh; đồng thời, xây dựng kế hoạch thực hiện và định kỳ báo cáo kết quả về cơ quan thường trực theo quy định.
- Làm tốt công tác nhận ủy thác cho vay đã ký kết với Ngân hàng Chính sách xã hội góp phần nâng cao hiệu quả cho vay giải quyết việc làm.
- Tham gia thực hiện và giám sát việc thực hiện Chương trình việc làm ở các cấp.
12. Chế độ báo cáo
- Các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể; UBND các huyện, thị xã, thành phố; Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh căn cứ nhiệm vụ được phân công trong Kế hoạch này để xây dựng kế hoạch triển khai, thực hiện; báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) trước ngày 15/6 (báo cáo 06 tháng) và trước ngày 15/12 (báo cáo năm).
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổng hợp báo cáo UBND tỉnh định kỳ 06 tháng (trước ngày 25/6) và cả năm (trước ngày 25/12).
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chương trình Việc làm tỉnh Bạc Liêu năm 2023, đề nghị các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện./.
Nơi nhận:
- Bộ LĐTBXH;
- TT. Tỉnh ủy;
- TT.HĐND tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- CT và PCT Duy;
- CVP, PCVP XP;
- Các đơn vị nêu tại mục IV;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, (H-KH09).
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phan Thanh Duy
DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH VIỆC LÀM TỈNH BẠC LIÊU NĂM 2023
(Kèm theo Kế hoạch số: 20/KH-UBND ngày 17/02/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh)
NGUỒN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG
Đơn vị tính: Đồng
STT
NỘI DUNG
ĐVT
SỐ LƯỢNG
ĐƠN GIÁ
THÀNH TIỀN
I
NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
20.000.000.000
Ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội 20.000 triệu đồng để cho người lao động vay giải quyết việc làm, bình quân cho mỗi lao động vay là 35 triệu đồng
Hộ
571
35.000.000
20.000.000.000
II
NGUỒN VỐN SỰ NGHIỆP
1.750.000.000
1
Hỗ trợ phát triển thị trường lao động
1.350.000.000
1.1
Tổ chức sàn giao dịch việc làm
190.000.000
1.1.1
Tổ chức phiên giao dịch việc làm cấp tỉnh (01 phiên)
47.555.000
-
Thuê mặt bằng/Hội trường bao gồm bàn, ghế mái che, dù che cho đại biểu tham dự, thảm... (hợp đồng trọn gói)
Ngày
1
14.500.000
14.500.000
-
Thuê âm thanh, ánh sáng (01 buổi test, 01 buổi chạy)
Ngày
1
4.000.000
4.000.000
-
Thuê cổng hơi chào mừng đại biểu
Lần
1
6.000.000
6.000.000
-
Làm Backdrop sân khấu
Cái
1
4.000.000
4.000.000
-
In ấn và thuê treo băng rôn ngang (8m x 1m)
Cái
1
1.000.000
1.000.000
-
In, thuê treo băng rôn dọc (1,6m x 0,7m)
Cái
20
200.000
4.000.000
-
In tờ rơi màu
Tờ
500
2.500
1.250.000
-
Thông báo chữ về việc tổ chức Phiên giao dịch việc làm cấp tỉnh trên Đài PT-TH tỉnh Bạc Liêu
Lần
2
1.100.000
2.200.000
-
Nước uống đại biểu
Người
500
20.000
10.000.000
-
Thuê xe vận chuyển máy móc, thiết bị
Buổi
1
605.000
605.000
1.1.2
Tổ chức phiên giao dịch việc làm định kỳ hàng tháng tại Trung tâm DVVL (12 phiên)
37.800.000
-
In tờ rơi màu (60 tờ/phiên x 12 phiên)
Tờ
720
2.500
1.800.000
-
Nước uống đại biểu (20.000 đ/người)
Người
720
20.000
14.400.000
-
In ấn và thuê treo băng rôn hội trường (1,2mx 2m)
Cái
12
600.000
7.200.000
-
In, thuê treo băng rôn dọc (1,6m x 0,7m) (06 cái/phiên)
Cái
72
200.000
14.400.000
1.1.3
Tổ chức Phiên giao dịch việc làm lưu động tại các huyện, thị xã, thành phố (07 phiên)
74.365.000
-
In tờ rơi màu 150 tờ/phiên x 07
Tờ
1.050
2.500
2.625.000
-
In ấn và thuê treo băng rôn hội trường
Cái
7
800.000
5.600.000
-
In, thuê treo băng rôn dọc (1,6m x 0,7m) (10 cái/phiên)
Cái
70
200.000
14.000.000
-
Thông báo chữ về việc tổ chức Phiên giao dịch việc làm cấp tỉnh trên Đài PT-TH tỉnh BL
Lần
7
1.100.000
7.700.000
-
Thuê hội trường
Lần
7
1.000.000
7.000.000
-
Nước uống đại biểu (20.000 đ/người)
Người
1.050
20.000
21.000.000
-
Thuê xe vận chuyển máy móc, thiết bị; công tác phí
Lần
7
16.440.000
+
Đông Hải - Hồng Dân
Chuyến
2
2.000.000
4.000.000
+
Giá Rai - Phước Long
Chuyến
2
1.800.000
3.600.000
+
Hòa Bình - Vĩnh Lợi
Chuyến
2
1.400.000
2.800.000
+
Thành phố Bạc Liêu
Chuyến
1
1.000.000
1.000.000
+
Phụ cấp đi đường (07 người/huyện/ngày): 07 người x 06 ngày x 120.000đ/ngày
Ngày
6
840.000
5.040.000
1.1.4
Tổ chức tư vấn 08 cụm tại các Điểm giao dịch việc làm xã, phường, thị trấn (50 người/cuộc,cụm)
30.280.000
-
In ấn và thuê treo băng rôn hội trường
Cái
8
600.000
4.800.000
-
Hỗ trợ quét dọn vệ sinh hội trường
lần
8
200.000
1.600.000
-
In tờ rơi màu
Tờ
400
2.500
1.000.000
-
Nước uống đại biểu (20.000 đ/người)
Cụm
400
20.000
8.000.000
-
Công tác phí cán bộ đi tư vấn (08 cụm)
14.880.000
+
Phụ cấp đi đường (03 người x 120.000đ = 300.000đ)
Ngày
8
360.000
2.880.000
+
Thuê xe vận chuyển máy móc, thiết bị đến các xã/thị trấn (08 chuyến)
Chuyến
8
1.500.000
12.000.000
1.2
Chi hoạt động thu thập thông tin thị trường lao động
960.000.000
1.2.1
Tổ chức tuyên truyền
75.600.000
-
Tuyên truyền trên Đài
Ngày
5
1.000.000
5.000.000
-
Thuê thu thông tin tuyên truyền tại khóm, ấp
Lần
1
1.000.000
1.000.000
-
USB lưu thông tin tuyên truyền tại khóm, ấp
Cái
64
150.000
9.600.000
1.2.2
Thu thập thông tin Cung lao động
840.800.000
a
Chi tập huấn điều tra
67.531.000
-
Thuê hội trường + trang trí
Buổi
7
2.000.000
14.000.000
-
Nước uống cho đại biểu
Người
673
20.000
13.460.000
-
In tài liệu tập huấn cho điều tra viên, giám sát viên, tổ giúp việc
Bộ
673
15.000
10.095.000
-
Văn phòng phẩm phục vụ công tác tập huấn (viết, sơ mi nút, tập học sinh ...)
Bộ
673
12.000
8.076.000
-
Báo cáo viên
Buổi
7
700.000
4.900.000
-
Hỗ trợ người trợ giảng 4 người x 200.000 đ = 800.000 đ/buổi
Buổi
7
800.000
5.600.000
-
Công tác phí (5 người x 120.000 đ = 600 000 đ)
Ngày
4
600.000
2.400.000
-
Thuê xe tập huấn tại các huyện, thị xã
Lần
6
1.500.000
9.000.000
b
Chi thu thập thông tin
729.269.000
-
Chi điều tra viên thu thập thông tin đối với người 15 tuổi (theo số liệu thống kê bình quân hàng năm có khoảng 15.000 người bước vào 15 tuổi)
Phiếu
15.000
7.000
105.000.000
-
Chi điều tra viên cập nhật, biến động thông tin đối với người đã thay đổi thông tin từ thông tin đã thu thập các năm trước đó (theo số liệu thống kê tạm tính bình quân hàng năm có khoảng 136.840 người được cập nhật biến động)
Phiếu
136.840
4.000
547.360.000
-
Chi kiểm tra, rà soát thông tin vào phần mềm và xử lý thông tin, tổng hợp số liệu kết quả
Phiếu
151.818
500
75.909.000
-
Chi viết báo cáo tổng hợp thu thập thông tin
Báo cáo
1
1.000.000
1.000.000
c
Chi kiểm tra, giám sát, nghiệm thu kết quả điều tra
44.000.000
-
Công tác phí cho Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc giám sát, nghiệm thu (5 người x 120.000đ = 600.000đ)
Ngày
20
600.000
12.000.000
-
Thuê xe giám sát, nghiệm thu phiếu điều tra 05 huyện, 1 thị xã, 1 thành phố và các xã, phường, thị trấn (Tạm tính sau thanh toán thực tế)
Ngày
20
1.500.000
30.000.000
-
Văn phòng phẩm phục vụ công tác kiểm tra, giám sát và nghiệm thu (viết, giấy A4, mực in...)
Lần
1
2.000.000
2.000.000
1.2.3
Thu thập thông tin Cầu lao động
91.400.000
a
Chi tập huấn điều tra, hướng dẫn điều tra
7.050.000
-
Bảng tiêu đề hội nghị, trang trí
Cái
1
800.000
800.000
-
Báo cáo viên
Buổi
2
700.000
1.400.000
-
Nước uống cho đại biểu
Người
80
40.000
2.800.000
-
Photo tài liệu
Bộ
80
15.000
1.050.000
-
Văn phòng phẩm phục vụ hội nghị
Lần
1
1.000.000
1.000.000
b
Chi thu thập thông tin
64.750.000
-
Chi rà soát doanh nghiệp
DN
1.700
2.500
4.250.000
-
Chi cho điều tra viên cập nhật thông tin ghi chép phiếu
Phiếu
1.700
30.000
51.000.000
-
Chi kiểm tra, rà soát thông tin vào phần mềm và xử lý thông tin, tổng hợp số liệu kết quả
Phiếu
1.700
5.000
8.500.000
-
Viết báo cáo kết quả thu thập thông tin
Báo cáo
1
1.000.000
1.000.000
c
Chi kiểm tra, giám sát
19.600.000
-
Công tác phí giám sát, nghiệm thu (3 người x 120.000 đ = 360.000 đ)
Ngày
10
360.000
3.600.000
-
Thuê xe, giám sát, nghiệm thu phiếu điều tra 5 huyện, 1 thị xã, 1 thành phố (tạm tính sau thanh toán thực tế)
Ngày
10
1.500.000
15.000.000
-
Văn phòng phẩm, thông tin liên lạc, chi khác...
Lần
1
1.000.000
1.000.000
1.2.4
Thu thập thông tin người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
4.200.000
-
Chi rà soát người lao động nước ngoài
Người
80
5.000
400.000
-
Chi cho điều tra viên cập nhật thông tin ghi chép phiếu
Phiếu
80
30.000
2.400.000
-
Chi rà soát thông tin vào phần mềm và xử lý thông tin, tổng hợp số liệu kết quả
Phiếu
80
5.000
400.000
-
Viết báo cáo kết quả thu thập thông tin
Báo cáo
1
1.000.000
1.000.000
1.2.5
In ấn kết quả thu thập thông tin
Cuốn
20
400.000
8.000.000
1.3
Xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn nhân lực
200.000.000
Thuê viết phần mềm Quản lý lao động giai đoạn 2 - năm 2023
Phần mềm
1
200.000.000
2
Truyền thông nâng cao năng lực
200.000.000
2.1
Tổ chức tuyên truyền nhóm tại xã, phường, thị trấn (30 xã, mỗi xã 40 người, thời gian 01 buổi)
162.600.000
-
Nước uống cho đại biểu: 40 người x 20.000 đ = 800.000 đ/xã
Xã
30
800.000
24.000.000
-
Hỗ trợ tiền xe: 40 người x 40.000 đ
Xã
30
1.600.000
48.000.000
-
Báo cáo viên
Buổi
30
500.000
15.000.000
-
Công tác phí: 02 người x 120.000 đ/ngày
Ngày
15
240.000
3.600.000
-
Hỗ trợ quét dọn Hội trường
Xã
30
500.000
15.000.000
-
Thuê xe (tạm tính)
Xã
30
1.400.000
42.000.000
-
Cắt băng rol trang trí
Xã
30
400.000
12.000.000
-
Chi phụ vụ
Xã
30
100.000
3.000.000
2.2
In Tờ rơi
Tờ
10.960
2.500
27.400.000
2.3
Tuyên truyền trên báo
2
5.000.000
10.000.000
3
Hoạt động quản lý
200.000.000
3.1
Công tác Kiểm tra, giám sát tại các huyện, thị xã, thành phố
58.560.000
-
Hợp đồng thuê xe lãnh đạo đi công tác
Ngày
22
1.500.000
33.000.000
-
Phụ cấp lưu trú (4 người x 120.000 đồng/ngày = 480.000 đồng)
Ngày
22
480.000
10.560.000
-
Làm thêm giờ
Người
3
5.000.000
15.000.000
3.2
Hội nghị sơ kết 03 năm thực hiện Chương trình
156.500.000
-
Thuê hội trường + Trang trí
Buổi
1
2.800.000
2.800.000
-
Photo tài liệu
Bộ
150
30.000
4.500.000
-
Nước uống giữa giờ
Người
150
20.000
3.000.000
-
Văn phòng phẩm phục vụ Hội nghị
2.000.000
-
Khen thưởng 15 tập thể, 25 cá nhân
107.000.000
-
Làm phóng sự sơ kết
Lần
1
40.000.000
40.000.000
3.3
Văn phòng phẩm, mực máy in, phô tô phục vụ công tác quản lý, kiểm tra, giám sát
10.500.000
Tổng cộng (I + II)
21.750.000.000
Bằng chữ: Hai mươi mốt tỷ, bảy trăm năm mươi triệu đồng
PHỤ LỤC:
PHÂN BỔ CHỈ TIÊU GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO CÁC HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số: 20/KH-UBND ngày 17/02/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh)
Nội dung
Chỉ tiêu thực hiện của các huyện, thị xã, thành phố
Thành phố Bạc Liêu
Thị xã Giá Rai
Huyện Hòa Bình
Huyện Vĩnh Lợi
Huyện Đông Hải
Huyện Phước Long
Huyện Hồng Dân
Cộng
Giải quyết việc làm (người)
3.040
3.050
2.540
2.540
2.550
2.540
2.540
18.800
Trong đó:
- Giải quyết việc làm trong nước
3.000
3.000
2.500
2.500
2.500
2.500
2.500
18.500
- Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
40
50
40
40
50
40
40
300 | {
"issuing_agency": "Tỉnh Bạc Liêu",
"promulgation_date": "17/02/2023",
"sign_number": "20/KH-UBND",
"signer": "Phan Thanh Duy",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Quyet-dinh-217-2004-QD-TTg-De-an-thi-diem-co-phan-hoa-Tong-cong-ty-Thuong-mai-va-Xay-dung-52707.aspx | Quyết định 217/2004/QĐ-TTg Đề án thí điểm cổ phần hoá Tổng công ty Thương mại và Xây dựng | THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 217/2004/QĐ-TTg
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2004
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 217/2004/QĐ-TTG NGÀY 31 THÁNG 12 NĂM 2004 VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN THÍ ĐIỂM CỔ PHẦN HOÁ TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 12 tháng 6 năm 1999;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp nhà nước ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án thí điểm cổ phần hoá Tổng công ty Thương mại và Xây dựng thuộc Bộ Giao thông vận tải, với những nội dung như sau:
1. Mục tiêu: chuyển Tổng công ty Thương mại và Xây dựng thành Tổng công ty cổ phần để hình thành doanh nghiệp nhà nước có nhiều chủ sở hữu, huy động vốn, tạo thêm động lực và có cơ chế quản lý năng động, hiệu quả.
2. Hình thức cổ phần hoá: giữ nguyên giá trị phần vốn nhà nước hiện có tại Tổng công ty, phát hành cổ phiếu để thu hút vốn, cụ thể là:
a) Chuyển các công ty thành viên hạch toán độc lập sau đây: Thương mại và Xây dựng Bạch Đằng, Xuất khẩu lao động và Du lịch Sao Vàng, Xây dựng và Phát triển cơ sở hạ tầng, Xây dựng và Thương mại miền núi, Thương mại và Xây dựng Hải Phòng, Cơ khí và Thương mại Hải Phòng, Xây dựng và Thương mại Việt Nhật, Thương mại và Xây dựng Đà Nẵng, thuộc Tổng công ty Thương mại và Xây dựng thành công ty cổ phần.
b) Chuyển Văn phòng và các đơn vị hạch toán phụ thuộc Tổng công ty Thương mại và Xây dựng thành Công ty mẹ - Tổng công ty cổ phần Thương mại và Xây dựng, trong đó nhà nước nắm trên 50% vốn điều lệ.
3. Tên gọi của Tổng công ty Thương mại và Xây dựng sau khi cổ phần hoá:
- Tên tiếng Việt: Tổng công ty cổ phần Thương mại và Xây dựng
- Tên tiếng Anh: VietNam Trading Engineering Construction Joint - Stock Corporation
- Viết tắt : Vietracimex
- Trụ sở chính: 201 Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
4. Ngành nghề sản xuất kinh doanh chính:
Xây dựng dân dụng và công nghiệp; xuất nhập khẩu vật tư, hàng hóa; dịch vụ hợp tác lao động; đại lý vận tải và môi giới hàng hải.
5. Ưu đãi cho ngưười lao động trong Tổng công ty: ngưười lao động có tên trong danh sách thưường xuyên của Tổng công ty Thương mại và Xây dựng đưược mua cổ phần ưưu đãi theo quy định tại Điều 37 Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ về việc chuyển công ty nhà nưước thành công ty cổ phần, cụ thể nhưư sau:
- Ngưười lao động trong Văn phòng Tổng công ty đưược mua cổ phần ưưu đãi khi bán cổ phần của Tổng công ty.
- Ngưười lao động trong các đơn vị thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty đưược mua cổ phần ưưu đãi khi bán cổ phần của đơn vị thành viên đó.
6. Việc giải quyết lao động dôi dưư thực hiện theo quy định hiện hành.
7. Trình tự, thủ tục, nguyên tắc cổ phần hóa Tổng công ty Thương mại và Xây dựng và các đơn vị thành viên thực hiện theo các quy định tại Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ về chuyển công ty nhà nưước thành công ty cổ phần.
Điều 2. Tổ chức thực hiện:
1. Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các ngân hàng thương mại xử lý các khoản nợ khó đòi, nợ ngân hàng của Tổng công ty Thương mại và Xây dựng theo quy định hiện hành.
2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải tổ chức xác định giá trị Tổng công ty Thương mại và Xây dựng, gửi kết quả về Bộ Tài chính tổ chức thẩm tra và quyết định công bố.
3. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét việc giải thể Công ty Liên doanh An Thông để làm căn cứ xử lý các vấn đề tài chính theo quy định.
4. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định chuyển Tổng công ty Thương mại và Xây dựng thành Tổng công ty cổ phần Thương mại và Xây dựng và các công ty thành viên hạch toán độc lập nói tại điểm a khoản 2 Điều 1 thành công ty cổ phần; kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề phát sinh cần xử lý vượt quá thẩm quyền.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Bộ trưởng các Bộ: Giao thông vận tải, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Lao động - Thương binh và Xã hội, Nội vụ, Thủ trưởng các cơ quan liên quan, Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp và Hội đồng Quản trị Tổng công ty Thương mại và Xây dựng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nguyễn Tấn Dũng
(Đã ký) | {
"issuing_agency": "Thủ tướng Chính phủ",
"promulgation_date": "31/12/2004",
"sign_number": "217/2004/QĐ-TTg",
"signer": "Nguyễn Tấn Dũng",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tien-te-Ngan-hang/Quyet-dinh-172-1999-QD-TTg-to-chuc-tin-dung-thanh-lap-Cong-ty-chung-khoan-va-tham-gia-niem-yet-chung-khoan-45593.aspx | Quyết định 172/1999/QĐ-TTg tổ chức tín dụng thành lập Công ty chứng khoán và tham gia niêm yết chứng khoán | THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 172/1999/QĐ-TTg
Hà Nội, ngày 19 tháng 8 năm 1999
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 172/1999/QĐ-TTG NGÀY 19 THÁNG 8 NĂM 1999 VỀ VIỆC CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG THÀNH LẬP CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VÀ THAM GIA NIÊM YẾT CHỨNG KHOÁN
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12 tháng 12 năm 1997;
Căn cứ Nghị định số 48/1998/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ về Chứng khoán và Thị trường chứng khoán;
Xét đề nghị của ủy ban Chứng khoán Nhà nước (công văn số 92/UBCK3 ngày 17 tháng 7 năm 1999), ý kiến của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (công văn số 724/CV-NHNN5 ngày 06 tháng 8 năm 1999),
QUYẾT ĐỊNH :
Điều 1. Cho phép các tổ chức tín dụng được thành lập Công ty chứng khoán trực thuộc có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập; Chủ tịch Hội đồng Quản trị của tổ chức tín dụng Quyết định thành lập Công ty chứng khoán sau khi có sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Điều 2. Giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc chuyển nhượng cổ phần của ngân hàng thương mại cổ phần và các quy định có liên quan, để tạo điều kiện cho ngân hàng đủ tiêu chuẩn tham gia niêm yết cổ phiếu tại Trung tâm giao dịch chứng khoán.
Điều 3. Giao Bộ Tài chính nghiên cứu hướng dẫn cơ chế tài chính và hỗ trợ tài chính cho các Công ty chứng khoán thuộc tổ chức tín dụng và các công ty chứng khoán thuộc Tổng công ty, trong thời gian 3 năm đầu hoạt động.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 5. Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Chủ tịch ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Chủ tịch Hội đồng quản trị các tổ chức tín dụng và các Tổng công ty có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nguyễn Tấn Dũng
(Đã ký) | {
"issuing_agency": "Thủ tướng Chính phủ",
"promulgation_date": "19/08/1999",
"sign_number": "172/1999/QĐ-TTg",
"signer": "Nguyễn Tấn Dũng",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Quyet-dinh-16-2016-QD-UBND-sua-doi-Quy-dinh-muc-ho-tro-cho-hoat-dong-khuyen-nong-Tien-Giang-444876.aspx | Quyết định 16/2016/QĐ-UBND sửa đổi Quy định mức hỗ trợ cho hoạt động khuyến nông Tiền Giang | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TIỀN GIANG
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 16/2016/QĐ-UBND
Tiền Giang, ngày 14 tháng 4 năm 2016
QUYẾT ĐỊNH
SỬA ĐỔI ĐIỂM E, KHOẢN 3, ĐIỀU 4 QUY ĐỊNH VỀ NỘI DUNG VÀ MỨC HỖ TRỢ CHO CÁC HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 26/2014/QĐ-UBND NGÀY 11/8/2014 CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 của Chính phủ về khuyến nông;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 183/2010/TTLT-BTC-BNN ngày 15/11/2010 của Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp đối với hoạt động khuyến nông;
Căn cứ Thông tư số 15/2013/TT-BNNPTNT ngày 26/02/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 của Chính phủ về khuyến nông.
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi Điểm e, Khoản 3, Điều 4 Quy định về nội dung và mức hỗ trợ cho các hoạt động khuyến nông trên địa bàn tỉnh ban hành kèm theo Quyết định số 26/2014/QĐ-UBND ngày 11/8/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang, như sau:
“e) Chi thuê cán bộ kỹ thuật chỉ đạo mô hình trình diễn tính bằng mức lương tối thiểu chia (/) 22 ngày nhân (x) số ngày thực tế thuê.”
Điều 2. Quyết định có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký. Bãi bỏ Quyết định số 751/QĐ-UBND ngày 25/3/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang sửa đổi Điểm e, Khoản 3, Điều 4 quy định về nội dung và mức hỗ trợ cho các hoạt động khuyến nông trên địa bàn tỉnh Tiền Giang ban hành kèm theo Quyết số 26/2014/QĐ-UBND ngày 11/8/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phạm Anh Tuấn | {
"issuing_agency": "Tỉnh Tiền Giang",
"promulgation_date": "14/04/2016",
"sign_number": "16/2016/QĐ-UBND",
"signer": "Phạm Anh Tuấn",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Quyet-dinh-24-2010-QD-UBND-muc-chi-ho-tro-cho-Bac-si-tram-y-te-xa-phuong-192162.aspx | Quyết định 24/2010/QĐ-UBND mức chi hỗ trợ cho Bác sĩ trạm y tế xã phường | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TIỀN GIANG
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 24/2010/QĐ-UBND
Mỹ Tho, ngày 22 tháng 12 năm 2010
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH MỨC CHI HỖ TRỢ CHO BÁC SĨ CÔNG TÁC TẠI TRẠM Y TẾ XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN VÀ NHÂN VIÊN Y TẾ KHU PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị quyết số 251/2010/NQ-HĐND ngày 27 tháng 10 năm 2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quy định mức hỗ trợ cho Bác sĩ công tác tại Trạm y tế xã, phường, thị trấn và nhân viên y tế khu phố;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Y tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành mức chi hỗ trợ cho Bác sĩ công tác tại Trạm y tế xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã) và nhân viên y tế khu phố trên địa bàn tỉnh Tiền Giang như sau:
1. Đối tượng
a) Bác sĩ công tác tại Trạm y tế xã;
b) Nhân viên y tế khu phố.
2. Mức hỗ trợ
a) Mức chi hỗ trợ hàng tháng cho Bác sĩ công tác tại Trạm y tế xã là 0,9 so với mức lương tối thiểu chung;
b) Mức chi hỗ trợ hàng tháng cho nhân viên y tế khu phố là 0,3 so với mức lương tối thiểu chung.
3. Thời gian thực hiện mức chi hỗ trợ được áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2011.
4. Kinh phí thực hiện chi hỗ trợ cho các đối tượng nêu tại khoản 1 Điều 1 quyết định này được sử dụng từ nguồn ngân sách sự nghiệp y tế.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 07/2006/QĐ-UBND ngày 22 tháng 02 năm 2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang về việc ban hành mức chi hỗ trợ cho Bác sĩ công tác tại Trạm Y tế xã (phường, thị trấn) và nhân viên Tổ Y tế ấp (khóm, khu phố).
Điều 3. Giao Giám đốc Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công tổ chức triển khai thực hiện quyết định này.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng các ngành có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công căn cứ quyết định thi hành./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phan Văn Hà | {
"issuing_agency": "Tỉnh Tiền Giang",
"promulgation_date": "22/12/2010",
"sign_number": "24/2010/QĐ-UBND",
"signer": "Phan Văn Hà",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Quyet-dinh-1991-2006-QD-UBND-quy-dinh-ve-han-muc-dat-o-cho-ho-gia-dinh-ca-nhan-Ha-Giang-242927.aspx | Quyết định 1991/2006/QĐ-UBND quy định về hạn mức đất ở cho hộ gia đình cá nhân Hà Giang | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 1991/2006/QĐ-UBND
Hà giang, ngày 01 tháng 8 năm 2006
QUYẾT ĐỊNH
V/V BAN HÀNH QUY ĐỊNH HẠN MỨC ĐẤT Ở CHO HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;.
Căn cứ Khoản 2 điều 83, Khoản 5 điều 84, điều 87 Luật Đất đai ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành luật đất đai;
Căn cứ Nghị quyết số: 12/2006/NQ-HĐND ngày 10/7/2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà giang về việc quy định hạn mức đất ở cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Hà giang;
Xét đề nghị của giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Giang tại tờ trình số: 116 /TTr-TNMT ngày 31 tháng 7 năm 2006.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết đinh này Quy định hạn mức đất ở cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh khi được Nhà nước giao đất ở và xác định đất ở đối với những trường hợp đã sử dụng đất trước thời điểm luật đất đai năm 2003 cố hiệu lực thi hành nhưng chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế quyết định số 2179/QĐ-UB ngày 30 tháng 7 năm 2001 của UBND tỉnh Hà Giang về việc quy định hạn mức đất ở cho hộ gia đình, cá nhân.
Điều 3. Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Xây dựng; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã; Thủ trưởng các sở, ban, ngành liên quan và các chủ sử dụng đất nêu tại điều 1 chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:
- Thường trực Tỉnh ủy:
- VP Chính phủ;
- Ttr HĐND, UBND tỉnh;
- Cục kiểm tra văn bản (Bộ tư pháp)
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- VP Tỉnh ủy, VP UBND tỉnh;
- Báo Hà Giang (đăng báo);
- Đài PTTH Hà Giang;
- Sở Tư pháp;
- Tòa án nhân dân tỉnh;
- Viện kiểm sát nhân dân tỉnh;
- Như Điều 3;
- Lưu: VT-CV.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Nguyễn Trường Tô
QUY ĐỊNH
HẠN MỨC ĐẤT CHO HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN ĐƯỢC NHÀ NƯỚC GIAO ĐẤT Ở, XÁC ĐỊNH QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG
(Kèm theo Quyết định số 1991/2006/QĐ-UBND ngày 01 tháng 8 năm 2006 của UBND tỉnh Hà Giang)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng.
1.1. Phạm vi áp dụng.
Tất cả những hộ gia đình, cá nhân trong tỉnh được Nhà nước giao đất ở và xác định diện tích đất ở đối với những trường hợp đã sử dụng đất trước thời điểm luật đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành nhưng chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở.
1.2. Đối tượng áp dụng.
+ Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất ở.
+ Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất ở, khi được thanh lý nhà ở.
+ Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước xác định hạn mức đất ở, đối với thửa đất có cả vườn, ao, công trình phụ trợ khác nhưng giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất chưa xác định rõ đất ở.
+ Hộ gia đình, cá nhân đã có đất ở trước thời điểm luật đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành nhưng chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở.
Điều 2. Giải thích từ ngữ:
Trong quy định này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
2.1. Hạn mức giao đất ở là diện tích đất ở quy định tối đa được giao cho một hộ gia đình, cá nhân làm nhà ở trên từng khu vực nông thôn, đô thị.
2.2. Xác định đất ở là xác định ranh giới, diện tích đất ở tối đa cho một hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng thửa đất ở có vườn, ao và các công trình phụ trợ khác theo từng khu vực nông thôn, đô thị trước thời điểm luật đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành nhưng chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở hoặc đã có nhưng chưa xác định rõ đất ở.
Chương II
QUY ĐỊNH HẠN MỨC ĐẤT Ở
Mục 1. Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất ở mới (kể cả trường hợp giao đất ở khi thanh lý nhà ở, tập thể của nhà nước, tổ chức cho hộ gia đình, cá nhân).
Điều 3. Hạn mức giao đất để làm nhà ở đối với khu vực nông thôn.
3.1. Trung tâm các huyện lỵ (Nhưng chưa được công nhận là thị trấn) diện tích được giao tối đa 200m2.
3.2. Khu vực thị tứ, trung tâm các cụm xã và thôn, xóm, tổ khu phố tiếp giáp với thị trấn, phường diện tích được giao tối đa 300m2.
3.3. Khu vực nông thôn còn lại diện tích được giao tối đa 400m2.
Điều 4. Hạn mức giao đất để làm nhà ở khu vực đô thị.
4.1. Khu vực các phường thuộc thị xã Hà Giang diện tích đất giao tối đa 100m2.
4.2. Khu vực nội các thị trấn diện tích giao tối đa 200m2.
Điều 5. Hạn mức giao đất đối với hộ gia đình có nhiều nhân khẩu cùng sinh sống.
Hộ gia đình có trên 10 nhân khẩu cùng sinh sống thì hạn mức giao đất ở được tăng thêm tối đa 50% so với hạn mức quy định tối đa giao cho hộ gia đình, cá nhân ở mỗi khu vực nêu tại Điều 3 và Điều 4 của quy định này.
Mục 2. Xác định diện tích đất ở cho hộ gia đình, cá nhân đối với thửa đất ở có vườn, ao, công trình phụ trợ khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Điều 6. Hạn mức giao đất cho hộ gia đình, cá nhân có giấy tờ về quyền sử dụng thửa đất ở có vườn, ao.
6.1. Trường hợp đất ở có vườn, ao, công trình phụ trợ đã sử dụng trước ngày 18 tháng 12 năm 1980 mà trong hồ sơ địa chính hoặc các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất ghi rõ ranh giới thửa đất ở (hoặc thổ cư) thì toàn bộ diện tích đất đó được tiếp tục xác định là đất ở cho hộ gia đình, cá nhân đó.
6.2. Trong trường hợp thửa đất có thời gian sử dụng trước ngày 18 tháng 12 năm 1980 như khoản 6.1 nêu trên nhưng ranh giới thửa đất chưa xác định cụ thể trong hồ sơ địa chính hoặc trên các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất thì diện tích đất ở được xác định không quá 5 lần hạn mức diện tích giao đất làm nhà ở mới cho hộ gia đình, cá nhân ở từng khu vực quy định tại Điều 3 và Điều 4 của quy định này.
6.3. Trường hợp thửa đất ở có vườn, ao và công trình phụ trợ khác được hình thành từ ngày 18 tháng 12 năm 1980 đến trước ngày 1 tháng 7 năm 2004 người sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại khoản 1,2,5 điều 50 của Luật Đất đai 2003 mà trong giấy tờ ghi rõ diện tích đất ở thì diện tích đất ở có vườn, ao, công trình phụ trợ được xác định theo giấy tờ đó.
6.4. Trường hợp thửa đất ở có vườn, ao, công trình phụ trợ khác được hình thành từ 18 tháng 12 năm 1980 đến trước ngày 1 tháng 7 năm 2004. Người đang sử dụng có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại khoản 1,2,5 điều 50 Luật Đất đất 2003, trong giấy tờ không ghi rõ diện tích đất ở thì diện tích đất ở được xác định tối đa cho hộ gia đình, cá nhân như sau:
a) Đất ở khu vực nông thôn:
- Khu vực trung tâm các huyện lỵ (Nhưng chưa được công nhận là thị trấn) tối đa 500m2.
- Khu vực thị tứ trung tâm cụm xã và thôn, xóm, tổ khu phố giáp ranh liền kề với phường, thị trấn diện tích tối đa 700m2.
- Khu vực nông thôn còn lại diện tích tối đa 1000m2.
b) Đất ở khu vực đô thị:
- Khu vực các phường thuộc thị xã Hà Giang diện tích tối đa 300 m2.
- Khu vực nội các thị trấn trong tỉnh diện tích tối đa 500 m2.
6.5. Trường hợp diện tích thửa đất lớn hơn hạn mức đất ở quy định lại khoản 6.1; 6.2; 6.3; 6.4 Điều này thì việc xác định hạn mức đất ở áp dụng theo quy định tại các khoản : 6.1 ;6.2 ; 6.3 ; 6.4 Điều 6 quy định này.
Trường hợp diện tích thửa đất nhỏ hơn hạn mức xác định đất ở quy định định tại các khoản: 6.1; 6.2; 6.3; 6.4 Điều này thì toàn bộ thửa đất đó được tiếp tục xác định là đất ở.
Điều 7. Hạn mức giao đất cho hộ gia đình, cá nhân không có giấy tờ ủy quyền sử dụng thửa đất có vườn, ao.
Người sử dụng đất không có bất cứ loại giấy tờ hợp pháp nào về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1,2,5 điều 50 của Luật Đất đai 2003 thì diện tích đất ở có vườn, ao, công trình phụ trợ được xác định theo mức đất ở giao cho hộ gia đình, cá nhân được quy định tại điều 3,4,5 của quy định này.
Điều 8. Người sử dụng đất có nhu cầu sử dụng đất ở lớn hơn hạn mức đất ở thì được áp dụng theo khoản 2,3,4 Điều 80 Nghị định 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 9. Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thị, xã có trách nhiệm triển khai quy định này đến các xã, phường, thị trấn và nhân dân biết để thực hiện.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các ngành, các cấp phản ánh kịp thời về Sở Tài nguyên và Môi trường để trình UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện quy định./ | {
"issuing_agency": "Tỉnh Hà Giang",
"promulgation_date": "01/08/2006",
"sign_number": "1991/2006/QĐ-UBND",
"signer": "Nguyễn Trường Tô",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xay-dung-Do-thi/Quyet-dinh-2058-QD-UBND-cong-nhan-dat-chuan-pho-cap-giao-duc-mam-non-cho-tre-nam-tuoi-212649.aspx | Quyết định 2058/QĐ-UBND công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HƯNG YÊN
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 2058/QĐ-UBND
Hưng Yên, ngày 28 tháng 10 năm 2013
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG NHẬN CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ ĐẠT CHUẨN PHỔ CẬP GIÁO DỤC MẦM NON CHO TRẺ EM NĂM TUỔI NĂM 2013
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14/6/2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25/11/2009;
Căn cứ Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 9/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010 - 2015;
Căn cứ Thông tư số 32/2010/TT-BGD&ĐT ngày 02/12/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định điều kiện, tiêu chuẩn, quy trình công nhận phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi;
Căn cứ Kế hoạch số 19/KH-UBND ngày 25/02/2011 của UBND tỉnh về việc phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011-2015;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 1591/TTr-SGDĐT ngày 24/10/2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công nhận 10 đơn vị huyện, thành phố thuộc tỉnh Hưng Yên đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi năm 2013 (Có danh sách kèm theo).
Điều 2. Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện, thành phố có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra và có nhiệm vụ duy trì, phát huy kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi theo đúng quy định và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở: Giáo dục và Đào tạo, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Y tế, Nội vụ, Lao động -Thương binh và Xã hội, Thủ trưởng các cơ quan liên quan; Trưởng Ban Chỉ đạo phổ cập giáo dục tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố căn cứ quyết định thi hành./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC
Nguyễn Khắc Hào
DANH SÁCH
CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ ĐẠT CHUẨN PHỔ CẬP GIÁO DỤC MẦM NON CHO TRẺ EM NĂM TUỔI NĂM 2013
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2058/QĐ-UBND ngày 28/10/2013 của UBND tỉnh)
STT
Các huyện, thành phố
Ghi chú
1
Thành phố Hưng Yên
2
Huyện Kim Động
3
Huyện Tiên Lữ
4
Huyện Phù Cừ
5
Huyện Ân Thi
6
Huyện Khoái Châu
7
Huyện Yên Mỹ
8
Huyện Mỹ Hào
9
Huyện Văn Lâm
10
Huyện Văn Giang | {
"issuing_agency": "Tỉnh Hưng Yên",
"promulgation_date": "28/10/2013",
"sign_number": "2058/QĐ-UBND",
"signer": "Nguyễn Khắc Hào",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-1112-QD-UBND-2019-thu-tuc-hanh-chinh-tai-nguyen-moi-truong-So-Tai-nguyen-Gia-Lai-407992.aspx | Quyết định 1112/QĐ-UBND 2019 thủ tục hành chính tài nguyên môi trường Sở Tài nguyên Gia Lai | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 1112/QĐ-UBND
Gia Lai, ngày 07 tháng 11 năm 2018
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ DANH MỤC GỒM 39 THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI VÀ 38 THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BÃI BỎ TRONG LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/08/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát TTHC;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/ 2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính.
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 3195/TTr-STNMT ngày 31/10/2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này Danh mục gồm 39 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường theo Quyết định số 2528/QĐ-BTNMT ngày 18/10/2017; Quyết định 2813/QĐ-BTNMT ngày 12/9/2018 và Quyết định 3086/QĐ-BTNMT ngày 10/10/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (Phụ lục I kèm theo).
Điều 2. Bãi bỏ 38 thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường đã được Chủ tịch UBND tỉnh công bố tại Quyết định số 793/QĐ-UBND ngày 31/8/2017 (Phụ
lục II kèm theo).
Điều 3. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Cục KSTTHC-VPCP;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, NC.
CHỦ TỊCH
Võ Ngọc Thành
PHỤ LỤC 1.1
PHÍ, LỆ PHÍ
Mức thu lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản áp dụng theo quy định tại Thông tư số 191/2016/TT-BTC ngày 08 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định đánh giá trữ lượng khoáng sản và lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản, cụ thể:
1. Đối với Giấy phép khai thác khoáng sản và Giấy phép khai thác khoáng sản ở khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình:
Số TT
Nhóm Giấy phép khai thác khoáng sản
Mức thu
(đồng/giấy phép)
1
Giấy phép khai thác cát, sỏi lòng suối
a
Có công suất khai thác dưới 5.000 m3/năm
1.000.000
b
Có công suất khai thác từ 5.000 m3 đến 10.000 m3/năm
10.000.000
c
Có công suất khai thác trên 10.000 m3/năm
15.000.000
2
Giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
a
Giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có diện tích dưới 10 ha và công suất khai thác dưới 100.000 m3/năm
15.000.000
b
Giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có diện tích từ 10 ha trở lên và công suất khai thác dưới 100.000 m3/năm hoặc loại hoạt động khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có diện tích dưới 10 ha và công suất khai thác từ 100.000 m3/năm trở lên, than bùn trừ hoạt động khai thác cát, sỏi lòng suối quy định tại mục 1 của Biểu mức thu này
20.000.000
c
Giấy phép khai thác khoáng sản làm nguyên liệu xi măng; khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có diện tích từ 10 ha trở lên và công suất khai thác từ 100.000 m3/năm trở lên, trừ hoạt động khai thác cát, sỏi lòng suối quy định tại mục 1 của Biểu mức thu này
30.000.000
3
Giấy phép khai thác khoáng sản làm nguyên liệu xi măng; khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường mà có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; đá ốp lát và nước khoáng
40.000.000
4
Giấy phép khai thác các loại khoáng sản lộ thiên trừ các loại khoáng sản đã quy định tại điểm 1, 2, 3, 6, 7 của Biểu mức thu này
a
Không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
40.000.000
b
Có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
50.000.000
5
Giấy phép khai thác các loại khoáng sản trong hầm lò trừ các loại khoáng sản đã quy định tại điểm 2, 3,6 của Biểu mức thu này
60.000.000
6
Giấy phép khai thác khoáng sản quý hiếm
80.000.000
7
Giấy phép khai thác khoáng sản đặc biệt và độc hại
100.000.000
2. Đối với Quyết định điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản: không mất phí, lệ phí
3. Phí thẩm định đánh giá trữ lượng khoáng sản áp dụng Thông tư số 191/2016/TT-BTC ngày 08 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định đánh giá trữ lượng khoáng sản và lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản:
Số TT
Tổng chi phí thăm dò khoáng sản thực tế
(không bao gồm thuế GTGT)
Mức phí
1
Đến 01 tỷ đồng
10 triệu đồng
2
Trên 01 đến 10 tỷ đồng
10 triệu đồng + (0,5% x phần tổng chi phí trên 1 tỷ đồng)
3
Trên 10 đến 20 tỷ đồng
55 triệu đồng + (0,3% x phần tổng chi phí trên 10 tỷ đong)
4
Trên 20 tỷ đồng
85 triệu đồng + (0,2% x phần tổng chi phí trên 20 tỷ đồng)
PHỤ LỤC 1.2
PHÍ LỆ PHÍ
1. Phí thẩm định đề án, báo cáo thăm dò đánh giá trữ lượng, khai thác sử dụng nước dưới đất.
TT
Thẩm định đề án, báo cáo thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất.
Mức thu (đồng)
1
Đối với đề án thiết kế giếng với có lưu lượng nước dưới 200 m3/ngày đêm
300.000
2
Đối với đề án, báo cáo thăm dò đánh giá trữ lượng, khai thác có lưu lượng nước từ 200 đến dưới 500 m3/ngày đêm
800.000
3
Đối với đề án, báo cáo thăm dò, đánh giá trữ lượng, khai thác có lưu lượng nước từ 500 đến dưới 1.000 m3/ngày đêm
2.000.000
4
Đối với đề án, báo cáo thăm dò, đánh giá trữ lượng, khai thác có lưu lượng nước từ 1.000 đến dưới 3.000 m3/ngày đêm
3.800.000
2. Phí thẩm định đề án, khai thác, sử dụng nước mặt
TT
Thẩm định đề án, khai thác, sử dụng nước mặt
Mức thu (đồng)
1
Đề án, khai thác, sử dụng nước mặt cho cho các mục đích khác với lưu lượng dưới 500 m3/ngày đêm
500.000
2
Đề án, khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng từ 0,1 đến 0,5 m3/giây; hoặc cho phát điện với công suất từ 50 đến dưới 200 kw; hoặc cho các mục đích khác với lưu lượng từ 500 đến dưới 3.000 m3/ngày đêm
1.100.000
3
Đề án, báo cáo khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, để phát điện với công suất từ 200 đến dưới 1.000 kw; hoặc cho các mục đích khác với lưu lượng từ 3.000 đến dưới 20.000 m3/ngày đêm
3.300.000
4
Đề án, khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng từ 1 đến dưới 2 m3/giây; hoặc để phát điện với công suất từ 1.000 đến dưới 2.000 kw; hoặc cho các mục đích khác với lưu lượng từ 20.000 đến dưới 50.000 m3/ngày đêm
6.300.000
3. Phí thẩm định đề án xả nước thải vào nguồn nước.
TT
Thẩm định đề án xả nước thải vào nguồn nước
Mức thu (đồng)
1
Đề án có lưu lượng nước dưới 100 m3/ngày đêm
500.000
2
Đề án có lưu lượng nước từ 100 đến dưới 500 m3/ngày đêm
1.100.000
3
Đề án có lưu lượng nước từ 500 đến dưới 2.000 m3/ngày đêm
3.300.000
4
Đề án có lưu lượng nước từ 2.000 đến dưới 3.000 m3/ngày đêm
6.300.000
PHỤ LỤC 1.3
PHÍ, LỆ PHÍ
1. Mức thu phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường:
STT
Tổng vốn đầu tư (Tỷ đồng)
Mức thu (Triệu đồng)
Đến 50
Trên 50 đến 100
Trên 100 đến 200
Trên 200 đến 500
Trên 500
1
Nhóm 1. dự án xử lý chất thải và cải thiện môi trường
5,0
6,5
12,0
14,0
17,0
2
Nhóm 2. Dự án công trình dân dụng
6,9
8,5
15,0
16,0
25,0
3
Nhóm 3. Dự án hạ tầng kỹ thuật
7,5
9,5
17,0
18,0
25,0
4
Nhóm 4. Dự án nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
7,8
9,5
17,0
18,0
24,0
5
Nhóm 5. Dự án giao thông
8,1
10,0
18,0
20,0
25,0
6
Nhóm 6. Dự án Công nghiệp
8,4
10,5
19,0
20,0
26,0
7
Nhóm 7. Dự án khác (không thuộc nhóm 1,2,3,4,5,6)
5,0
6,0
10,8
12,0
15,6
Mức thu phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung hoặc thẩm định lại báo cáo đánh giá tác động môi trường bằng 50% mức thu phí thẩm định lần đầu. Trường hợp dự án có thay đổi tổng vốn đầu tư thì phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung hoặc thẩm định lại tính theo tổng vốn đầu tư mới.
2. Mức thu phí thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường:
STT
Tổng vốn đầu tư của dự án khai thác khoáng sản (Tỷ đồng)
Đến 50
Trên 50 đến 100
Trên 100 đến 200
Trên 200 đến 500
Trên 500
1
Mức thu phí (Triệu đồng)
8,4
10,5
19,0
20,0
26,0
Mức thu phí thẩm định lại phương án cải tạo, phục hồi môi trường và phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung thẩm định độc lập; mức thu phí thẩm định và thẩm định lại phương án cải tạo, phục hồi môi trường và phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung thẩm định cùng thời điểm với báo cáo đánh giá tác động môi trường thì áp dụng mức thu phí bằng 50% mức phí trên.
PHỤ LỤC II
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BÃI BỎ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1112/QĐ-UBND ngày 07 tháng 11 năm 2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai)
STT
Số hồ sơ TTHC
Tên thủ tục hành chính
I. LĨNH VỰC KHOÁNG SẢN, ĐỊA CHẤT (Đã được công bố tại Quyết định 793/QĐ-UBND ngày 31/8/2017 của UBND tỉnh)
1
T-GLA-285710-TT
Thủ tục Đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở khu vực chưa thăm dò khoáng sản
2
T-GLA-285711-TT
Thủ tục Đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở khu vực đã có kết quả thăm dò khoáng sản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt
3
T-GLA-285696-TT
Cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản
4
T-GLA-285697-TT
Gia hạn Giấy phép thăm dò khoáng sản
5
T-GLA-285699-TT
Chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản
6
T-GLA-285698-TT
Trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò khoáng sản
7
T-GLA-285702-TT
Gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản
8
T-GLA-285704-TT
Chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản.
9
T-GLA-285703-TT
Trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khai thác khoáng sản.
10
T-GLA-285700-TT
Hồ sơ thẩm định và phê duyệt trữ lượng khoáng sản
11
T-GLA-285708-TT
Thẩm định, phê duyệt đề án Đóng cửa mỏ khoáng sản
12
T-GLA-285705-TT
Cấp Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản
13
T-GLA-285706-TT
Gia hạn Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản
14
T-GLA-285707-TT
Trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản
15
T-GLA-285670-TT
Thủ tục đề nghị điều chỉnh Giấy phép khai thác khoáng sản
16
T-GLA-285701-TT
Cấp giấy phép khai thác khoáng sản
17
T-GLA-285669-TT
Thủ tục đề nghị khai thác khoáng sản ở khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình
18
T-GLA-285668-TT
Thủ tục đăng ký, khu vực, công suất, khối lượng, phương pháp, thiết bị và kế hoạch khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong diện tích dự án xây dựng công trình
19
T-GLA-285671 -TT
Thủ tục kiểm tra, nghiệm thu đề án đóng cửa mỏ khoáng sản và ban hành quyết định đóng cửa mỏ khoáng sản
II. LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN NƯỚC (Đã được công bố tại Quyết định 793/QĐ-UBND ngày 31/8/2017 của UBND tỉnh)
1
T-GLA-285682-TT
Cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng dưới 3.000m3/ngày đêm
2
T-GLA-285683-TT
Gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép thăm dò nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng dưới 3.000m3/ngày đêm
3
T-GLA-285686-TT
Cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất dưới 3.000 m3/ngày đêm
4
T-GLA-285687-TT
Thủ tục gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất dưới 3.000 m3/ngày đêm
5
T-GLA-285688-TT
Cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt dưới 2 m3/giây (đối với sản xuất nông nghiệp), dưới 2.000kw (đối với phát điện), dưới 50.000 m3/ngày đêm (đối với mục đích khác)
6
T-GLA-285689-TT
Thủ tục gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt dưới 2 m3/giây (đối với sản xuất nông nghiệp), dưới 2.000kw (đối với phát điện), dưới 50.000 m3/ngày đêm (đối với mục đích khác)
7
T-GLA-285684-TT
Thủ tục cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước dưới 3.000 m3/ngày đêm
8
T-GLA-285685-TT
Thủ tục gia hạn, điều chỉnh nội giấy phép xả nước thải vào nguồn nước dưới 3.000 m3/ngày đêm
9
T-GLA-285692-TT
Cấp phép hành nghề khoan nước dưới đất quy mô vừa và nhỏ
10
T-GLA-285694-TT
Thủ tục Gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất quy mô vừa và nhỏ
III. LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG (Đã được công bố tại Quyết định 793/QĐ-UBND ngày 31/8/2017 của UBND tỉnh)
1
T-GLA-285722-TT
Thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường
2
T-GLA-285724-TT
Thẩm định, phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khoáng sản (trường hợp có phương án và báo cáo đánh giá tác động môi trường cùng một cơ quan thẩm quyền phê duyệt)
3
T-GLA-285726-TT
Thẩm định, phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khoáng sản (trường hợp có phương án bổ sung và báo cáo đánh giá tác động môi trường cùng một cơ quan thẩm quyền phê duyệt)
4
T-GLA-285713-TT
Cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất cho tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất
5
T -GLA-285714-TT
Cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất cho tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất (trường hợp Giấy xác nhận hết hạn)
6
T-GLA-285715-TT
Cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất cho tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất (trường hợp Giấy xác nhận bị mất hoặc hư hỏng)
IV. LĨNH VỰC KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN (Đã được công bố tại Quyết định 793/QĐ-UBND ngày 31/8/2017 của UBND tỉnh)
1
T-GLA-285672-TT
Cấp giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn
2
T-GLA-285673-TT
Thủ tục cấp sửa đổi, bổ sung, gia hạn giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn
3
T-GLA-285674-TT
Cấp lại giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn
PHỤ LỤC I
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1112/QĐ-UBND ngày 07 tháng 11 năm 2018 của Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai)
TT
Tên thủ tục hành chính
Thời hạn giải quyết
Địa điểm thực hiện
Phí, lệ phí (nếu có)
Căn cứ pháp lý
I
LĨNH VỰC KHOÁNG SẢN, ĐỊA CHẤT
1
Đăng ký khai thác khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường trong diện tích dự án xây dựng công trình (đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc cho phép đầu tư mà sản phẩm khai thác chỉ được sử dụng cho xây dựng công trình đó) bao gồm cả đăng ký khối lượng cát, sỏi thu hồi từ dự án nạo vét, khơi thông luồng lạch
- Thời hạn kiểm tra hồ sơ: không quá 05 ngày.
- Thời hạn thẩm định hồ sơ: không quá 35 ngày.
+ Trong thời gian không quá 10 ngày, kể từ ngày có phiếu tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hoàn thành việc kiểm tra tọa độ, diện tích khu vực đề nghị khai thác khoáng sản và kiểm tra tại thực địa;
+ Trong thời gian không quá 25 ngày, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải hoàn thành việc thẩm định các tài liệu, hồ sơ và các nội dung khác có liên quan đến việc khai thác khoáng sản và xác định tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.
- Thời hạn cấp Giấy phép khai thác khoáng sản: không quá 12 ngày
+ Trong thời hạn không quá 05 ngày, kể từ ngày hoàn thành công việc thẩm định hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hoàn chỉnh và trình hồ sơ đăng ký cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố nơi có dự án xây dựng công trình/ dự án nạo vét, khơi thông luồng lạch;
+ Trong thời hạn không quá 07 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố hoàn thành việc đăng ký. Trong trường hợp không đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Thời hạn thông báo và trả kết quả hồ sơ: Trong thời gian không quá 05 ngày, kể từ khi nhận được hồ sơ từ cơ quan có thẩm quyền, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị đăng ký khối lượng khai thác khoáng sản để nhận kết quả và thực hiện các nghĩa vụ có liên quan theo quy định. Thời gian nêu trên không kể thời gian tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản làm thủ tục nộp tiền cấp quyền khai thác.
Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh - Tầng 1, 17 Trần Hưng Đạo, TP Pleiku, Gia Lai
Không
- Luật khoáng sản năm 2010.
- Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016.
- Thông tư số 45/2016/TT-BTNMT ngày 22/12/2016.
- Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015.
2
Chấp thuận tiến hành khảo sát tại thực địa, lấy mẫu trên mặt đất để lựa chọn diện tích lập đề án thăm dò khoáng sản
Không quá 10 ngày
Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh - Tầng 1, 17 Trần Hưng Đạo, TP Pleiku, Gia Lai
Không
- Luật khoáng sản năm 2010.
- Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016.
- Thông tư số 45/2016/TT-BTNMT ngày 22/12/2016.
3
Cấp, điều chỉnh Giấy phép khai thác khoáng sản; cấp Giấy phép khai thác khoáng sản ở khu vực có dự án đầu tư công trình
+ Đối với hồ sơ cấp giấy phép khai thác khoáng sản:
Thời hạn giải quyết hồ sơ:
- Thời hạn kiểm tra hồ sơ: không quá 05 ngày.
- Thời hạn giải quyết hồ sơ: Không quá 80 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (giảm 10 ngày làm việc so với quy định).
+ Thẩm định hồ sơ cấp Giấy phép khai thác khoáng sản: 70 ngày.
+ Thời gian quyết định việc cấp hoặc không cấp Giấy phép khai thác khoáng sản: 07 ngày.
+ Thời gian trả kết quả: Không quá 03 ngày
+ Đối với hồ sơ điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản:
- Thời hạn kiểm tra hồ sơ: không quá 05 ngày.
- Thời hạn giải quyết hồ sơ:
+ Thời gian thẩm định và trình hồ sơ đề nghị điều chỉnh Giấy phép khai thác khoáng sản: 25 ngày.
+ Thời gian quyết định cho phép hoặc không cho phép điều chỉnh Giấy phép khai thác khoáng sản: 07 ngày.
+ Thông báo và trả kết quả hồ sơ điều chỉnh Giấy phép khai thác khoáng sản: Trong thời gian không quá 03 ngày.
+ Đối với hồ sơ khai thác khoáng sản ở khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình:
- Thời hạn kiểm tra hồ sơ: không quá 05 ngày.
- Thời hạn giải quyết hồ sơ:
+ Thời gian thẩm định và trình hồ sơ đề nghị khai thác khoáng sản ở khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình: 50 ngày.
+ Thời gian quyết định cho phép hoặc không cho phép khai thác khoáng sản ở khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình: 07 ngày.
+ Thông báo và trả kết quả hồ sơ cấp Giấy phép khai thác khoáng sản: Trong thời gian không quá 10 ngày.
Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh - Tầng 1, 17 Trần Hưng Đạo, TP Pleiku, Gia Lai
Theo mục 1, 2 Phụ lục 1.1 kèm theo danh mục này.
- Luật khoáng sản năm 2010.
- Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016.
- Thông tư sô 45/2016/TT-BTNMT ngày 22/12/2016.
- Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015.
- Thông tư số 191/2016/TT-BTC ngày 08/11/2016.
- Thông tư liên tịch số 54/2014/TTLT BTNMT-BTC ngày 09/9/2014
4
Đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở khu vực chưa thăm dò khoáng sản
Không quá 102 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (giảm 10 ngày làm việc so với quy định)
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ đề nghị tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản: 30 ngày.
- Thời gian xét chọn hồ sơ đề nghị tham gia đấu giá: 30 ngày.
- Thời gian nộp tiền đặt trước được thông báo trong hồ sơ mời đấu giá quyền khai thác khoáng sản trước khi tổ chức phiên đấu giá: 07 ngày.
- Thời gian tổ chức phiên đấu giá quyền khai thác khoáng sản: 20 ngày.
- Thời gian trình hồ sơ phê duyệt kết quả trúng đấu giá: 05 ngày.
- Thời gian phê duyệt kết quả trúng đấu giá: 05 ngày.
- Thời gian thông báo và đăng tải công khai kết quả trúng đấu giá: 05 ngày.
Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh - Tầng 1, 17 Trần Hưng Đạo, TP Pleiku, Gia Lai
Không
- Luật khoáng sản 2010.
- Nghị định số 22/2012/NĐ-CP ngày 26/3/2012.
- Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016.
- Thông tư số 16/2014/TT-BTNMT ngày 14/4/2014.
- Thông tư liên tịch số 54/2014/TTLT-BTNMT-BTC ngày 09/9/2014.
5
Đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở khu vực đã có kết quả thăm dò khoáng sản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt
Không quá 102 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (giảm 10 ngày so với quy định), cụ thể:
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ đề nghị tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản: 30 ngày.
- Thời gian xét chọn hồ sơ đề nghị tham gia đấu giá: 30 ngày.
- Thời gian nộp tiền đặt trước được thông báo trong hồ sơ mời đấu giá quyền khai thác khoáng sản trước khi tổ chức phiên đấu giá: 07 ngày.
- Thời gian tổ chức phiên đấu giá quyền khai thác khoáng sản: 20 ngày.
- Thời gian trình hồ sơ phê duyệt kết quả trúng đấu giá: 05 ngày.
- Thời gian phê duyệt kết quả trúng đấu giá: 05 ngày.
- Thời gian thông báo và đăng tải công khai kết quả trúng đấu giá: 05 ngày.
Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh - Tầng 1, 17 Trần Hưng Đạo, TP Pleiku, Gia Lai
Không
- Luật khoáng sản năm 2010.
- Nghị định số 22/2012/NĐ-CP ngày 26/3/2012.
- Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016.
- Thông tư số 16/2014/TT-BTNMT ngày 14/4/2014.
- Thông tư liên tịch số 54/2014/TTLT-BTNMT-BTC ngày 09/9/2014.
6
Cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản
- Thời hạn kiểm tra hồ sơ: không quá 05 ngày.
- Thời hạn giải quyết hồ sơ: Không quá 80 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (giảm 10 ngày làm việc so với quy định). Không tính thời gian kiểm tra và trả lời về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp phải lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức hữu quan về các vấn đề liên quan đến việc cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản thì thời gian lấy ý kiến không tính vào thời hạn quy định, cụ thể như sau:
+ Thời hạn thẩm định và trình hồ sơ: 68 ngày, kể từ ngày có phiếu tiếp nhận hồ sơ
+ Thời hạn cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản: 07 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ của Sở Tài nguyên và Môi trường.
+ Thời hạn trả kết quả hồ sơ cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản:
+ Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản từ UBND tỉnh.
Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh - Tầng 1, 17 Trần Hưng Đạo, TP Pleiku, Gia Lai
Mức thu lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản áp dụng theo quy định tại Thông tư số 191/2016/TT-BTC ngày 08/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, cụ thể:
- Diện tích thăm dò nhỏ hơn 100 hec-ta (ha), mức thu là 4.000.000 đồng/01 giấy phép;
- Diện tích thăm dò từ 100 ha đến 50.000 ha, mức thu là 10.000.000 đồng/01 giấy phép;
- Diện tích thăm dò trên 50.000 ha, mức thu là 15.000.000 đồng/01 giấy phép.
- Luật khoáng sản 2010
- Nghị định số 22/2012/NĐ-CP ngày 26/3/2012.
- Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016.
- Nghị định số 136/2018/NĐ-CP ngày 05/10/2018.
- Thông tư số 45/2016/TT-BTNMT ngày 22/12/2016.
- Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015.
- Thông tư số 191/2016/TT-BTC ngày 08/11/2016.
Thông tư số 53/2013/TT-BTNMT ngày 30/12/2013
- Thông tư liên tịch số 54/2014/TTLT-BTNMT-BTC ngày 09/9/2014
7
Gia hạn Giấy phép thăm dò khoáng sản
- Thời hạn kiểm tra hồ sơ: không quá 05 ngày.
- Thời hạn giải quyết hồ sơ: Không quá 40 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (giảm 05 ngày làm việc so với quy định).
+ Thời gian thẩm định hồ sơ gia hạn Giấp phép thăm dò: 33 ngày.
+ Thời gian quyết định việc cho phép hoặc không cho phép gia hạn Giấp phép thăm dò: 05 ngày.
+ Trả kết quả giải quyết hồ sơ: Trong thời gian không quá 02 ngày.
Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh - Tầng 1, 17 Trần Hưng Đạo, TP Pleiku, Gia Lai
Mức thu lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản áp dụng theo quy định tại Thông tư số 191/2016/TT-BTC ngày 08/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, cụ thể:
- Diện tích thăm dò nhỏ hơn 100 hec-ta (ha), mức thu là 2.000.000 đồng/01 giấy phép;
- Diện tích thăm dò từ 100 ha đến 50.000 ha, mức thu là 5.000.000 đồng/01 giấy phép;
- Diện tích thăm dò trên 50.000 ha, mức thu là 7.500.000 đồng/01 giấy phép.
- Luật khoáng sản năm 2010.
- Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016.
- Thông tư số 45/2016/TT-BTNMT ngày 22/12/2016.
- Thông tư số 191/2016/TT-BTC ngày 08/11/2016.
8
Chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản
- Thời hạn kiểm tra hồ sơ: không quá 05 ngày.
- Thời hạn giải quyết hồ sơ: Không quá 40 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (giảm 05 ngày làm việc so với quy định)
+ Thời gian thẩm định hồ sơ chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản: 33 ngày.
+ Thời gian quyết định việc cho phép hoặc không cho phép chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản: 05 ngày.
+ Trả kết quả giải quyết hồ sơ: Trong thời gian không quá 02 ngày.
Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh - Tầng 1, 17 Trần Hưng Đạo, TP Pleiku, Gia Lai
Mức thu lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản áp dụng theo quy định tại Thông tư số 191/2016/TT-BTC ngày 08/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, cụ thể:
- Diện tích thăm dò nhỏ hơn 100 hec-ta (ha), mức thu là 2.000.000 đồng/01 giấy phép;
- Diện tích thăm dò từ 100 ha đến 50.000 ha, mức thu là 5.000.000 đồng/01 giấy phép;
- Diện tích thăm dò trên 50.000 ha, mức thu là 7.500.000 đồng/01 giấy phép.
- Luật khoáng sản năm 2010
- Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016.
- Nghị định số 136/2018/NĐ-CP ngày 05/10/2018.
- Thông tư số 45/2016/TT-BTNMT ngày 22/12/2016.
- Thông tư số 191/2016/TT-BTC ngày 08/11/2016.
9
Trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản hoặc một phần diện tích khu vực thăm dò khoáng sản
- Thời hạn kiểm tra hồ sơ: không quá 05 ngày.
- Thời hạn giải quyết hồ sơ: Không quá 40 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (giảm 05 ngày làm việc so với quy định)
+ Thời gian thẩm định hồ sơ: 33 ngày.
+ Thời gian quyết định việc cho phép hoặc không cho phép trả lại giấy phép thăm dò khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích thăm dò khoáng sản: 05 ngày.
+ Trả kết quả giải quyết hồ sơ: Trong thời gian không quá 02 ngày.
Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh - Tầng 1, 17 Trần Hưng Đạo, TP Pleiku, Gia Lai
Không
- Luật khoáng sản 2010.
- Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016.
- Thông tư số 45/2016/TT-BTNMT ngày 22/12/2016.
10
Gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản
- Thời hạn kiểm tra hồ sơ: không quá 05 ngày.
- Thời hạn giải quyết hồ sơ: Không quá 40 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (giảm 05 ngày làm việc so với quy định)
+ Thời gian thẩm định hồ sơ gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản: 33 ngày.
+ Thời gian quyết định việc cho phép hoặc không cho phép gia hạn Giấp phép khai thác khoáng sản: 05 ngày.
+ Trả kết quả giải quyết hồ sơ: 02 ngày
Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh - Tầng 1, 17 Trần Hưng Đạo, TP Pleiku, Gia Lai
Lệ phí tính bằng 50% mức lệ phí tương ứng với các mức thu tại mục 1 Phụ lục 1.1 kèm theo danh mục này
- Luật khoáng sản 2010.
- Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016.
- Thông tư số 45/2016/TT-BTNMT ngày 22/12/2016.
- Thông tư số 191/2016/TT-BTC ngày 08/11/2016.
11
Chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản.
- Thời hạn kiểm tra hồ sơ: không quá 05 ngày.
- Thời hạn giải quyết hồ sơ: Không quá 40 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (giảm 05 ngày làm việc so với quy định).
+ Thời gian thẩm định hồ sơ Chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản: 33 ngày.
+ Thời gian quyết định cho phép hoặc không cho phép Chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản: 05 ngày.
+ Trả kết quả giải quyết hồ sơ: Trong thời gian không quá 02 ngày.
Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh - Tầng 1, 17 Trần Hưng Đạo, TP Pleiku, Gia Lai
Lệ phí tính bằng 50% mức lệ phí tương ứng với các mức thu tại mục 1, Phụ lục 1.1 kèm theo danh mục này
- Luật khoáng sản 2010.
- Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016.
- Thông tư số 45/2016/TT-BTNMT ngày 22/12/2016.
- Thông tư số 191/2016/TT-BTC ngày 08/11/2016.
12
Trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản.
- Thời hạn kiểm tra hồ sơ: không quá 05 ngày.
- Thời hạn giải quyết hồ sơ: Không quá 40 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (giảm 05 ngày làm việc so với quy định).
+ Thời gian thẩm định hồ sơ trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khai thác khoáng sản: 33 ngày.
+ Thời gian quyết định việc cho phép hoặc không cho phép trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khai thác khoáng sản: 05 ngày.
+ Trả kết quả giải quyết hồ sơ: Trong thời gian không quá 02 ngày.
Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh - Tầng 1, 17 Trần Hưng Đạo, TP Pleiku, Gia Lai
Không
- Luật khoáng sản 2010.
- Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016.
- Thông tư số 45/2016/TT-BTNMT ngày 22/12/2016.
13
Phê duyệt trữ lượng khoáng sản
- Thời hạn kiểm tra hồ sơ: không quá 05 ngày.
- Thời hạn giải quyết hồ sơ: Không quá 120 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (giảm 60 ngày so với quy định)
Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh - Tầng 1, 17 Trần Hưng Đạo, TP Pleiku, Gia Lai
Theo mục 3. Phụ lục 1.1 kèm theo danh mục này
- Luật khoáng sản 2010.
- Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016.
- Thông tư số 45/2016/TT-BTNMT ngày 22/12/2016.
- Thông tư số 191/2016/TT-BTC ngày 08/11/2016.
14
Đóng cửa mỏ khoáng sản
- Thời hạn kiểm tra hồ sơ: không quá 05 ngày.
- Thời hạn thẩm định đề án đóng cửa mỏ: Thời hạn giải quyết không quá 55 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (giảm 05 ngày làm việc so với quy định).
+ Thời gian thẩm định đề án đóng cửa mỏ khoáng sản: 46 ngày
+ Thời gian quyết định phê duyệt hoặc không phê duyệt Đề án đóng cửa mỏ: 07 ngày.
+ Trả kết quả phê duyệt đề án đóng cửa mỏ: Trong thời gian không quá 02 ngày.
(Thời hạn tổ chức, cá nhân thực hiện nội dung đề án đóng cửa mỏ khoáng sản đã được phê duyệt: Thời gian căn cứ vào nội dung đề án đóng cửa mỏ được phê duyệt và không tính vào thời gian giải quyết thủ tục hành chính)
- Thời hạn nghiệm thu kết quả thực hiện đề án đóng cửa mỏ khoáng sản
+ Thời hạn nghiệm thu kết quả thực hiện đề án đóng cửa mỏ khoáng sản: 15 ngày
+ Thời gian hoàn thiện hồ sơ và trình phê duyệt: 05 ngày
+ Thời gian ban hành Quyết định đóng cửa mỏ: 07 ngày
+ Trả kết quả thực hiện thủ tục hành chính đóng cửa mỏ khoáng sản: Trong thời gian không quá 03 ngày
Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh - Tầng 1, 17 Trần Hưng Đạo, TP Pleiku, Gia Lai
Không
- Luật khoáng sản 2010.
- Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016.
- Thông tư số 45/2016/TT-BTNMT ngày 22/12/2016.
- Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015.
15
Cấp Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản
- Thời hạn kiểm tra hồ sơ: không quá 05 ngày.
- Thời hạn giải quyết hồ sơ: Không quá 25 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (giảm 05 ngày làm việc so với quy định)
+ Thời gian thẩm định hồ sơ cấp Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản: 18 ngày.
+ Thời gian quyết định cho phép hoặc không cho phép khai thác tận thu khoáng sản: 05 ngày.
+ Trả kết quả giải quyết hồ sơ: Trong thời gian 02 ngày.
Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh - Tầng 1, 17 Trần Hưng Đạo, TP Pleiku, Gia Lai
Khai thác tận thu: 5.000.000 đồng/01giấy phép.
- Luật khoáng sản 2010.
- Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016.
- Thông tư số 45/2016/TT-BTNMT ngày 22/12/2016.
- Thông tư số 191/2016/TT-BTC ngày 08/11/2016.
16
Gia hạn Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản
- Thời hạn kiểm tra hồ sơ: không quá 05 ngày.
- Thời hạn giải quyết hồ sơ: Không quá 13 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (giảm 02 ngày làm việc so với quy định)
+ Thời gian thẩm định hồ sơ gia hạn Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản: 09 ngày.
+ Thời gian quyết định cho phép hoặc không cho phép gia hạn Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản: 03 ngày.
+ Trả kết quả giải quyết hồ sơ: Trong thời gian không quá 01 ngày.
Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh - Tầng 1, 17 Trần Hưng Đạo, TP Pleiku, Gia Lai
Gia hạn Giấy phép khai thác tận thu: 2.500.000 đồng/01giấy phép.
- Luật khoáng sản 2010.
- Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016.
- Thông tư số 45/2016/TT-BTNMT ngày 22/12/2016.
- Thông tư số 191/2016/TT-BTC ngày 08/11/2016.
17
Trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản
- Thời hạn kiểm tra hồ sơ: không quá 05 ngày.
- Thời hạn giải quyết hồ sơ: Không quá 13 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (giảm 02 ngày làm việc so với quy định)
+ Thời gian thẩm định hồ sơ trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản: 09 ngày.
+ Thời hạn cho phép hoặc không cho phép trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản: 03 ngày.
+ Trả kết quả giải quyết hồ sơ: Trong thời gian không quá 01 ngày.
Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh - Tầng 1, 17 Trần Hưng Đạo, TP Pleiku, Gia Lai
Không
- Luật khoáng sản 2010.
- Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016.
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015
- Thông tư số 45/2016/TT-BTNMT ngày 22/12/2016.
18
Tính tiền, cấp quyền khai thác khoáng sản (đối với trường hợp Giấy phép khai thác khoáng sản đã được cấp trước ngày Nghị định 203/2013/NĐ-CP có hiệu lực)
- Chậm nhất là 10 (mười) ngày làm việc khi nhận được văn bản phê duyệt tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, Cục thuế địa phương nơi có khu vực khoáng sản được cấp phép khai thác ra thông báo nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo Mẫu số 04 tại Phụ lục II của Nghị định số 203/2013/NĐ-CP, gửi tổ chức, cá nhân được cấp quyền khai thác khoáng sản.
- Thời điểm nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản chậm nhất lần đầu là 90 (chín mươi) ngày tính từ ngày nhận được thông báo của Cục thuế địa phương; thời điểm các lần sau chậm nhất là ngày 31 tháng 3 các năm tiếp theo. Sau các thời điểm này, ngoài số tiền phải nộp theo thông báo, tổ chức, cá nhân còn phải nộp tiền phạt theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh - Tầng 1, 17 Trần Hưng Đạo, TP Pleiku, Gia Lai
Không
- Luật khoáng sản năm 2010.
- Nghị định 203/2013/NĐ-CP ngày 28/11/2013.
- Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016.
II
LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN NƯỚC
1
Điều chỉnh tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước
Không quá 20 ngày làm việc
Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh - Tầng 1, 17 Trần Hưng Đạo, TP Pleiku, Gia Lai
Không
- Luật tài nguyên nước năm 2012.
- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27/11/2013.
- Nghị định số 82/2017/NĐ-CP của Chính phủ ngày 17/7/2017.
- Quyết định số 27/2017/QĐ-UBND ngày 23/8/2017 của UBND tỉnh Gia Lai
- Quyết định số 852/QĐ-UBND ngày 13 tháng 12 năm 2017 của UBND tỉnh Gia Lai.
2
Tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước đối với trường hợp tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy phép trước ngày Nghị định số 82/2017/NĐ-CP có hiệu lực thi hành
- Thời hạn kiểm tra hồ sơ: Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 02 ngày làm việc, Sở Tài nguyên và Môi trường trả lại hồ sơ kèm theo văn bản giải thích rõ lý do;
- Thời hạn thẩm định hồ sơ và phê duyệt tiền cấp quyền: không quá 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức thẩm định hồ sơ tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt tiền cấp quyển khai thác tài nguyên nước (hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường phê duyệt trường hợp ủy quyền);
- Thời hạn gửi thông báo: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định phê duyệt tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước, Sở Tài nguyên và Môi trường gửi thông báo cho chủ giấy phép và Cục thuế địa phương nơi có công trình kèm theo quyết định phê duyệt tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.
Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh - Tầng 1, 17 Trần Hưng Đạo, TP Pleiku, Gia Lai
Không
- Luật tài nguyên nước năm 2012.
- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27/11/2013.
- Nghị định số 82/2017/NĐ-CP của Chính phủ ngày 17/7/2017.
- Quyết định số 27/2017/QĐ-UBND ngày 23/8/2017 của UBND tỉnh Gia Lai
- Quyết định số 852/QĐ-UBND ngày 13 tháng 1 năm 2017 của UBND tỉnh Gia Lai
3
Cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng dưới 3.000m3/ngày đêm
Không quá 40 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (giảm 05 ngày làm việc so với quy định), cụ thể:
- Thời gian xem xét, kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ: 10 ngày làm việc.
- Thời gian thẩm định, trình UBND tỉnh (hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường trường hợp ủy quyền) cấp phép: 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Thời gian thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép thực hiện nghĩa vụ tài chính và nhận giấy phép: 05 ngày làm việc.
Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh - Tầng 1, 17 Trần Hưng Đạo, TP Pleiku, Gia Lai
Theo mục 1: Phí thẩm định đề án, báo cáo thăm dò đánh giá trữ lượng, khai thác sử dụng nước dưới đất, phụ lục 1.2 kèm theo danh mục này.
- Luật tài nguyên nước năm 2012.
- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013.
- Nghị định số 60/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016.
- Nghị định số 136/2018/NĐ-CP ngày 05/10/2018.
- Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/5/2014.
- Quyết định số 01/2015/QĐ-UBND ngày 05/01/2015.
- Nghị quyết số 44/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016.
4
Gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép thăm dò nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng dưới 3.000 m3/ngày đêm
Không quá 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (giảm 10 ngày làm việc so với quy định), cụ thể:
- Thời gian xem xét, kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ: 05 ngày làm việc.
- Thời gian thẩm định, trình UBND tỉnh (hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường trường hợp ủy quyền) cấp phép: 17 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Thời gian thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép thực hiện nghĩa vụ tài chính và nhận giấy phép: 03 ngày làm việc.
Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh - Tầng 1, 17 Trần Hưng Đạo, TP Pleiku, Gia Lai
Phí thẩm định gia hạn, điều chỉnh đề án, báo cáo thăm dò đánh giá trữ lượng, khai thác sử dụng nước dưới đất áp dụng bằng 50% mức thu quy định tại mục 1, phụ lục 1.2 kèm theo danh mục này.
- Luật tài nguyên nước năm 2012.
- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013.
- Nghị định số 60/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016.
- Nghị định số 136/2018/NĐ-CP ngày 05/10/2018.
- Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/5/2014.
- Quyết định số 01/2015/QĐ-UBND ngày 05/01/2015.
- Nghị quyết số 44/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016.
5
Cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng dưới 3.000m3/ngày đêm
Không quá 40 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (giảm 05 ngày làm việc so với quy định), cụ thể:
- Thời gian xem xét, kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ: 10 ngày làm việc.
- Thời gian thẩm định, trình UBND tỉnh (hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường trường hợp ủy quyền) cấp phép: 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Thời gian thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép thực hiện nghĩa vụ tài chính và nhận giấy phép: 05 ngày làm việc.
Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh - Tầng 1, 17 Trần Hưng Đạo, TP Pleiku, Gia Lai
Theo mục 1: Phí thẩm định đề án, báo cáo thăm dò đánh giá trữ lượng, khai thác sử dụng nước dưới đất, phụ lục 1.2 kèm theo danh mục này.
- Luật tài nguyên nước năm 2012.
- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013.
- Nghị định số 60/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016.
- Nghị định số 13 /2018/NĐ-CP ngày 05/10/2018.
- Thông tư số 27/2014/TT-BTNMTT ngày 30/5/2014.
- Quyết định số 01/2015/QĐ-UBND ngày 05/01/2015.
- Nghị quyết số 44/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016.
6
Gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng dưới 3.000m3/ngày đêm
Không quá 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (giảm 10 ngày làm việc so với quy định), cụ thể:
- Thời gian xem xét, kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ: 05 ngày làm việc.
- Thời gian thẩm định, trình UBND tỉnh (hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường trường hợp ủy quyền) cấp phép: 17 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Thời gian thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép thực hiện nghĩa vụ tài chính và nhận giấy phép: 03 ngày làm việc.
Trung tâm phục vụ hành chính công của tỉnh- Tầng 1, 17 Trần Hưng Đạo, TP Pleiku, Gia Lai
Phí thẩm định gia hạn, điều chỉnh đề án, báo cáo thăm dò đánh giá trữ lượng, khai thác sử dụng nước dưới đất áp dụng bằng 50% mức thu quy định tại mục 1, phụ lục 1.2 kèm theo danh mục này.
- Luật tài nguyên nước năm 2012.
- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013.
- Nghị định số 60/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016.
- Nghị định số 136 /2018/NĐ-CP ngày 05/10/2018.
- Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/5/2014.
- Quyết định số 01/2015/QĐ-UBND ngày 05/01/2015.
- Nghị quyết số 44/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016.
7
Cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng dưới 2m3/giây; phát điện với công suất lắp máy dưới 2.000kw; cho các mục đích khác với lưu lượng dưới 50.000m3/ngày đêm; Cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước biển cho mục đích sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với lưu lượng dưới 100.000m3/ ngày đêm
Không quá 40 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (giảm 05 ngày làm việc so với quy định), cụ thể:
- Thời gian xem xét, kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ: 10 ngày làm việc.
- Thời gian thẩm định, trình UBND tỉnh (hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường trường hợp ủy quyền) cấp phép: 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Thời gian thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép thực hiện nghĩa vụ tài chính và nhận giấy phép: 05 ngày làm việc.
Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh - Tầng 1, 17 Trần Hưng Đạo, TP Pleiku, Gia Lai
Theo mục 2: Phí thẩm định đề án, khai thác, sử dụng nước mặt, phụ lục 1.2 kèm theo danh mục này.
- Luật tài nguyên nước năm 2012.
- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013.
- Nghị định số 60/2016/NĐ-CP ngà 01/7/2016.
- Nghị định số 13/2018/NĐ-CP ngày 05/10/2018.
- Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/5/2014.
- Nghị định số 82/2017/NĐ-CP của Chính phủ ngày 17/7/2017.
- Quyết định số 01/2015/QĐ-UBND ngày 05/01/2015.
- Nghị quyết số 44/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016.
8
Gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng dưới 2m3/giây; phát điện với công suất lắp máy dưới 2.000kw; cho các mục đích khác với lưu lượng dưới 50.000m3/ngày đêm; Gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép khai thác, sử dụng nước biển cho mục đích sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với lưu lượng dưới 100.000m3/ ngày đêm
Không quá 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (giảm 10 ngày làm việc so với quy định), cụ thể:
- Thời gian xem xét, kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ: 05 ngày làm việc.
- Thời gian thẩm định, trình UBND tỉnh (hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường trường hợp ủy quyền) cấp phép: 17 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Thời gian thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép thực hiện nghĩa vụ tài chính và nhận giấy phép: 03 ngày làm việc.
Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh - Tầng 1, 17 Trần Hưng Đạo, TP Pleiku, Gia Lai
Phí thẩm định gia hạn, điều chỉnh áp dụng bằng 50% mức thu quy định tại mục 2, phụ lục 1.2 kèm theo danh mục này.
- Luật tài nguyên nước năm 2012.
- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013.
- Nghị định số 13/2018/NĐ-CP ngày 05/10/2018.
- Nghị định số 60/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016.
- Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/5/2014.
- Nghị định số 82/2017/NĐ-CP của Chính phủ ngày 17/7/2017.
- Quyết định số 01/2015/QĐ-UBND ngày 05/01/2015.
- Nghị quyết số 44/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016.
9
Cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng dưới 30.000m3/ngày đêm đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản; với lưu lượng dưới 3.000m3/ngày đêm đối với các hoạt động khác
Không quá 40 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (giảm 05 ngày làm việc so với quy định), cụ thể:
- Thời gian xem xét, kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ: 10 ngày làm việc.
- Thời gian thẩm định, trình UBND tỉnh (hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường trường hợp ủy quyền) cấp phép: 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Thời gian thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép thực hiện nghĩa vụ tài chính và nhận giấy phép: 05 ngày làm việc.
Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh - Tầng 1, 17 Trần Hưng Đạo, TP Pleiku, Gia Lai
Theo mục 3: Phí thẩm định đề án xả nước thải vào nguồn nước, phụ lục 1.2 kèm theo danh mục này
- Luật tài nguyên nước năm 2012.
- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013.
- Nghị định số 60/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016.
- Nghị định số 13/2018/NĐ-CP ngày 05/10/2018.
- Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/5/2014.
- Quyết định số 01/2015/QĐ-UBND ngày 05/01/2015.
- Nghị quyết số 44/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016.
10
Gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng dưới 30.000m3/ngày đêm đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản; với lưu lượng dưới 3.000m3/ngày đêm đối với các hoạt động khác
Không quá 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (giảm 10 ngày làm việc so với quy định), cụ thể:
- Thời gian xem xét, kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ: 05 ngày làm việc.
- Thời gian thẩm định, trình UBND tỉnh (hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường trường hợp ủy quyền) cấp phép: 17 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Thời gian thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép thực hiện nghĩa vụ tài chính và nhận giấy phép: 03 ngày làm việc.
Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh - Tầng 1, 17 Trần Hưng Đạo, TP Pleiku, Gia Lai
Phí thẩm định gia hạn, điều chỉnh áp dụng bằng 50% mức thu quy định tại mục 3, phụ lục 1.2 kèm theo danh mục này.
- Luật tài nguyên nước năm 2012.
- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013.
- Nghị định số 60/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016.
- Nghị định số 13/2018/NĐ-CP ngày 05/10/2018.
- Thông tư 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/5/2014.
- Quyết định số 01/2015/QĐ-UBND ngày 05/01/2015.
- Nghị quyết số 44/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016.
11
Cấp phép hành nghề khoan nước dưới đất quy mô vừa và nhỏ
Không quá 16 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (giảm 05 ngày làm việc so với quy định), cụ thể:
Thời gian xem xét, kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ: 03 ngày làm việc
Thời gian thẩm định: 10 ngày làm việc
Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh - Tầng 1, 17 Trần Hưng Đạo, TP Pleiku, Gia Lai
Phí thẩm định hồ sơ, điều kiện hành nghề khoan nước dưới đất: 1.100.000 đồng
- Luật tài nguyên nước năm 2012.
- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27/11/2013.
- Nghị định số 60/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016.
- Nghị định số 136 /2018/NĐ-CP ngày 05/10/2018.
- Thông tư số 40/2014/TT-BTNMT ngày 11/7/2014.
- Nghị quyết số 44/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 của HĐND tỉnh
12
Gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất quy mô vừa và nhỏ
- Thời gian xem xét, kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ: 03 ngày làm việc.
- Thời gian thẩm định: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Thời gian trình UBND tỉnh quyết định cấp gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép: 03 ngày làm việc.
Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh - Tầng 1, 17 Trần Hưng Đạo, TP Pleiku, Gia Lai
Phí thẩm định gia hạn, điều chỉnh hồ sơ điều kiện hành nghề khoan nước dưới đất: 550.000 đồng
- Luật tài nguyên nước năm 2012.
- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27/11/2013.
- Nghị định số 60/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016.
- Nghị định số 13/2018/NĐ-CP ngày 05/10/2018.
- Thông tư số 40/2014/TT-BTNMT ngày 11/7/2014.
- Nghị quyết số 44/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 của HĐND tỉnh
III
Lĩnh vực môi trường
1
Thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường
Không quá 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (giảm 05 ngày làm việc so với quy định)
- Thời gian thẩm định: 28 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ
- Thời gian phê duyệt: 17 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ
(Thời gian này không bao gồm thời gian mà tổ chức, cá nhân hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu của Chi cục Bảo vệ môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường trong quá trình thẩm định, phê duyệt).
Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh - Tầng 1, 17 Trần Hưng Đạo, TP Pleiku, Gia Lai
Mục 1 - Phụ lục 1.3 kèm theo danh mục này
- Luật bảo vệ môi trường 2014.
- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015.
- Nghị định số 136/2018/NĐ-CP ngày 05/10/2018.
- Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015.
- Quyết định số 715/QĐ-UBND ngày 29/9/2016 của UBND tỉnh.
- Nghị quyết số 45/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 của HĐND tỉnh.
2
Thẩm định, phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khoáng sản (trường hợp có phương án và báo cáo đánh giá tác động môi trường cùng một cơ quan thẩm quyền phê duyệt)
Không quá 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (giảm 05 ngày làm việc so với quy định)
- Thời gian thẩm định: 28 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ
- Thời gian phê duyệt: 17 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ
(Thời gian này không bao gồm thời gian mà tổ chức, cá nhân hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu của Chi cục Bảo vệ môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường trong quá trình thẩm định, phê duyệt).
Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh - Tầng 1, 17 Trần Hưng Đạo, TP Pleiku, Gia Lai
Phụ lục 1.3 kèm theo danh mục này
- Luật bảo vệ môi trường 2014.
- Luật Khoáng sản 2010
- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015.
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015.
- Nghị định số 136/2018/NĐ-CP ngày 05/10/2018.
- Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015.
- Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015.
- Quyết định số 715/QĐ-UBND ngày 29/9/2016 của UBND tỉnh.
- Nghị quyết số 45/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 của HĐND tỉnh.
3
Thẩm định, phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung đối với hoạt động khoáng sản (trường hợp có phương án bổ sung và báo cáo đánh giá tác động môi trường cùng một cơ quan thẩm quyền phê duyệt)
Không quá 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (giảm 05 ngày làm việc so với quy định)
- Thời gian thẩm định: 28 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ
- Thời gian phê duyệt: 17 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ
(Thời gian này không bao gồm thời gian mà tổ chức, cá nhân hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu của Chi cục Bảo vệ môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường trong quá trình thẩm định, phê duyệt).
Trung tâm phục vụ hành chính công của tỉnh- Tầng 1, 17 Trần Hưng Đạo, TP Pleiku, Gia Lai
Phụ lục 1.3 kèm theo danh mục này
- Luật bảo vệ môi trường 2014.
- Luật Khoáng sản 2010.
- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015.
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015.
- Nghị định số 136/2018/NĐ-CP ngày 05/10/2018.
- Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015.
- Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015.
- Quyết định số 715/QĐ-UBND ngày 29/9/2016 của UBND tỉnh.
- Nghị quyết 45/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 của HĐND tỉnh.
4
Cấp giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường đối với tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất
Mười bảy (17) ngày làm việc (giảm 18 ngày làm việc so với quy định), (không bao gồm thời gian hoàn thiện hồ sơ của tổ chức, cá nhân).
Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh - Tầng 1, 17 Trần Hưng Đạo, TP Pleiku, Gia Lai
Không
- Luật Bảo vệ môi trường 2014;
- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015.
- Nghị định số 136/2018/NĐ-CP ngày 05/10/2018.
- Thông tư 41/2015/TT-BTNMT ngày 09/9/2015.
- Thông tư số 03/2018/TT-BTNMT ngày 14/8/2018.
5
Cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất cho tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu
Mười lăm (15) ngày làm việc (giảm 10 ngày làm việc so với quy định), (không bao gồm thời gian hoàn thiện hồ sơ của tổ chức, cá nhân).
Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh - Tầng 1, 17 Trần Hưng Đạo, TP Pleiku, Gia Lai
Không
- Luật Bảo vệ môi trường 2014;
- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015.
- Nghị định số 136/2018/NĐ-CP ngày 05/10/2018.
- Thông tư 41/2015/TT-BTNMT ngày 09/9/2015. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Gia Lai",
"promulgation_date": "07/11/2018",
"sign_number": "1112/QĐ-UBND",
"signer": "Võ Ngọc Thành",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-1644-QD-UBND-2023-cong-bo-thu-tuc-hanh-chinh-giam-dinh-y-khoa-cap-tinh-Lam-Dong-576678.aspx | Quyết định 1644/QĐ-UBND 2023 công bố thủ tục hành chính giám định y khoa cấp tỉnh Lâm Đồng | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 1644/QĐ-UBND
Lâm Đồng, ngày 23 tháng 8 năm 2023
QUYẾT ĐỊNH
CÔNG BỐ DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BAN HÀNH MỚI, THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BÃI BỎ LĨNH VỰC GIÁM ĐỊNH Y KHOA THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA CẤP TỈNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 3178/QĐ-BYT ngày 11/8/2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc công bố thủ tục hành chính quy định tại Thông tư liên tịch số 34/2012/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 28/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng Giám định y khoa thực hiện;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Y tế.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này danh mục thủ tục hành chính ban hành mới, thủ tục hành chính bãi bỏ lĩnh vực giám định y khoa thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, cụ thể như sau:
- Ban hành mới 03 thủ tục hành chính.
- Bãi bỏ 06 thủ tục hành chính (số thứ tự từ 152 đến 157 Mục A) tại danh mục ban hành kèm theo Quyết định số 3014/QĐ-UBND ngày 22/12/2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc/Thủ trưởng các sở, ban, ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (Cục KSTTHC);
- TT. Tỉnh ủy, TT. HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Trung tâm Công báo - Tin học;
- Lưu: VT, TTPVHCC.
CHỦ TỊCH
Trần Văn Hiệp
DANH MỤC
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BAN HÀNH MỚI, THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BÃI BỎ LĨNH VỰC GIÁM ĐỊNH Y KHOA THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA CẤP TỈNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
(Kèm theo Quyết định số: 1644/QĐ-UBND ngày 23 tháng 8 năm 2023 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng)
I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BAN HÀNH MỚI
STT
Số hồ sơ TTHC
Tên thủ tục hành chính
Thời hạn giải quyết
Địa điểm/cách thức thực hiện
Phí, lệ phí (nếu có)
Căn cứ pháp lý
1
1.011798
Khám giám định mức độ khuyết tật đối với trường hợp người khuyết tật hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật (bao gồm cá nhân, cơ quan, tổ chức) không đồng ý với kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật
65 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ
Trực tiếp tại Hội đồng Giám định Y khoa tỉnh Lâm Đồng - Số 01 Phạm Ngọc Thạch, Phường 6, Tp. Đà Lạt (Tầng trệt - Khu Văn phòng - Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng)
Theo quy định tại Thông tư số 243/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính
- Luật Người khuyết tật số 51/2010/QH12 ngày 17/6/2010.
- Thông tư liên tịch số 34/2012/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 28/12/2012 của Bộ Y tế và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng GĐYK thực hiện
- Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật.
- Nghị định số 131/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng
- Thông tư số 01/2023/TT-BYT ngày 01/02/2023 của Bộ Y tế về việc quy định chi tiết về hoạt động và mối quan hệ công tác của Hội đồng Giám định y khoa các cấp
- Thông tư số 243/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy giám định y khoa
- Quyết định số 3178/QĐ-BYT ngày 11/8/2023 của Bộ Y tế.
2
1.011799
Khám giám định đối với trường hợp người khuyết tật hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật (cá nhân, cơ quan, tổ chức) có bằng chứng xác thực về việc xác định mức độ khuyết tật của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật không khách quan, không chính xác
65 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ
Trực tiếp tại Hội đồng Giám định Y khoa tỉnh Lâm Đồng - Số 01 Phạm Ngọc Thạch, Phường 6, Tp. Đà Lạt (Tầng trệt - Khu Văn phòng - Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng)
Theo quy định tại Thông tư số 243/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính
- Luật số 51/2010/QH12.
- Thông tư liên tịch số 34/2012/TTLT-BYT-BLĐTBXH .
- Nghị định số 28/2012/NĐ-CP .
- Nghị định số 131/2021/NĐ-CP
- Thông tư số 01/2023/TT-BYT
- Thông tư số 243/2016/TT-BTC .
- Quyết định số 3178/QĐ-BYT .
3
1.011800
Khám giám định phúc quyết mức độ khuyết tật đối với trường hợp người khuyết tật hoặc đại diện người khuyết tật (cá nhân, cơ quan, tổ chức) không đồng ý với kết luận của Hội đồng Giám định y khoa đã ban hành Biên bản khám giám định
95 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ
Trực tiếp tại Hội đồng Giám định Y khoa tỉnh Lâm Đồng - Số 01 Phạm Ngọc Thạch, Phường 6, Tp. Đà Lạt (Tầng trệt - Khu Văn phòng - Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng)
Theo quy định tại Thông tư số 243/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính
- Luật số 51/2010/QH12.
- Thông tư liên tịch số 34/2012/TTLT-BYT-BLĐTBXH .
- Nghị định số 28/2012/NĐ-CP .
- Nghị định số 131/2021/NĐ-CP
- Thông tư số 01/2023/TT-BYT
- Thông tư số 243/2016/TT-BTC .
- Quyết định số 3178/QĐ-BYT .
II. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BÃI BỎ
Bãi bỏ 06 thủ tục hành chính số thứ tự từ 152 đến 157 Mục A tại danh mục ban hành kèm theo Quyết định số 3014/QĐ-UBND ngày 22/12/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng
STT
Mã TTHC
Tên thủ tục hành chính bãi bỏ
Tên VBQPPL quy định việc bãi bỏ TTHC
Cơ quan thực hiện
1
1.000278
Khám giám định mức độ khuyết tật đối với trường hợp người khuyết tật không đồng ý với kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật
Quyết định số 3178/QĐ-BYT ngày 11/8/2023 của Bộ Y tế về việc công bố thủ tục hành chính quy định tại Thông tư liên tịch số 34/2012/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng Giám định Y khoa thực hiện.
Hội đồng Giám định Y khoa tỉnh
2
1.000101
Khám giám định phúc quyết mức độ khuyết tật đối với trường hợp đại diện người khuyết tật (cá nhân, cơ quan, tổ chức) không đồng ý với kết luận của Hội đồng Giám định y khoa đã ban hành Biên bản khám giám định
3
1.000269
Khám giám định đối với trường hợp đại diện hợp pháp của người khuyết tật (cá nhân, cơ quan, tổ chức) có bằng chứng xác thực về việc xác định mức độ khuyết tật của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật không khách quan, không chính xác.
4
1.000276
Khám giám định mức độ khuyết tật đối với trường hợp đại diện hợp pháp của người khuyết tật (bao gồm cá nhân, cơ quan, tổ chức) không đồng ý với kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật.
5
1.000262
Khám giám định phúc quyết mức độ khuyết tật đối với trường hợp người khuyết tật không đồng ý với kết luận của Hội đồng Giám định y khoa đã ban hành Biên bản khám giám định.
6
1.000272
Khám giám định đối với trường hợp người khuyết tật có bằng chứng xác thực về việc xác định mức độ khuyết tật của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật không khách quan, không chính xác. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Lâm Đồng",
"promulgation_date": "23/08/2023",
"sign_number": "1644/QĐ-UBND",
"signer": "Trần Văn Hiệp",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xay-dung-Do-thi/Nghi-quyet-44-NQ-HDND18-2017-mo-hinh-thanh-pho-thong-minh-Bac-Ninh-2017-2022-den-2030-348348.aspx | Nghị quyết 44/NQ-HĐND18 2017 mô hình thành phố thông minh Bắc Ninh 2017 2022 đến 2030 | HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BẮC NINH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 44/NQ-HĐND18
Bắc Ninh, ngày 12 tháng 04 năm 2017
NGHỊ QUYẾT
V/V PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN XÂY DỰNG TRIỂN KHAI MÔ HÌNH THÀNH PHỐ THÔNG MINH TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2017 - 2022, TẦM NHÌN ĐẾN 2030
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH
KHÓA XVIII, KỲ HỌP THỨ TƯ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết 05-NQ/TW ngày 01/11/2016 của Ban Chấp hành Trung ương về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế;
Căn cứ Nghị quyết số 24/2016/QH14 ngày 08/11/2016 của Quốc hội về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Thông báo số 132/TB-VPCP ngày 13/3/2017 của Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh;
Căn cứ Kết luận số 71-KL/TU ngày 03/3/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đề án xây dựng triển khai mô hình thành phố thông minh tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2017 - 2022, tầm nhìn đến năm 2030;
Xét Tờ trình số 90/TTr-UBND ngày 31/3/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị V/v Phê duyệt đề án xây dựng triển khai mô hình thành phố thông minh tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2017 - 2022, tầm nhìn đến 2030; báo cáo thẩm tra của Ban văn hóa - xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phê duyệt đề án xây dựng triển khai mô hình thành phố thông minh tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2017 - 2022, tầm nhìn đến 2030 với một số nội dung chủ yếu sau:
1. Đưa giải pháp xây dựng thành phố thông minh là giải pháp đột phá trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn từ nay đến năm 2030;
2. Xây dựng mô hình thành phố thông minh tỉnh Bắc Ninh:
a) Với 6 lĩnh vực cốt lõi:
- Nền kinh tế thông minh;
- Cư dân thông minh;
- Quản trị thông minh;
- Dịch chuyển thông minh;
- Môi trường thông minh;
- Cuộc sống thông minh.
b) Với 27 phạm vi, lĩnh vực chính với 90 chỉ tiêu cụ thể (theo Phụ lục 1 đính kèm).
3. Mục tiêu xây dựng mô hình thành phố thông minh tỉnh Bắc Ninh của các sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017 - 2022, tầm nhìn đến 2030 (theo Phụ lục 2 đính kèm).
4. Lộ trình triển khai các dự án trọng điểm xây dựng mô hình thành phố thông minh tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2017 - 2022 tầm nhìn đến 2030 với trọng tâm trong năm 2017 là các lĩnh vực An ninh, Y tế, Giáo dục, Tài nguyên - Môi trường, Quy hoạch, Xây dựng, Công nghiệp, Thông tin truyền thông (theo Phụ lục 3 đính kèm).
Điều 2. Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện Nghị quyết. Hằng năm, báo cáo kết quả thực hiện tại kỳ họp thường lệ của Hội đồng nhân dân tỉnh.
Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh có trách nhiệm đôn đốc, giám sát, kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết đã được Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVIII, kỳ họp thứ Tư thông qua ngày 12/4/2017 và có hiệu lực từ ngày 01/5/2017./.
Nơi nhận:
- UBTVQH; CP (b/c);
- Bộ TP (b/c) ;
- TT Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- VKSND, TAND tỉnh;
- Các Ban HĐND, các đại biểu HĐND tỉnh;
- VP. TU, UBND tỉnh;
- Các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể tỉnh;
- Các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh;
- Các Huyện ủy, Thị ủy, Thành ủy;
- TT HĐND, UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Công báo, Đài PTTH, Cổng TTĐT tỉnh, Báo BN, TTXVN tại BN;
- VP: LĐVP, phòng Tổng hợp, lưu VT.
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Xuân Thu
PHỤ LỤC 1
CÁC TIÊU CHÍ XÂY DỰNG MÔ HÌNH THÀNH PHỐ THÔNG MINH TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2017 - 2022, TẦM NHÌN ĐẾN 2030
(Kèm theo Nghị quyết số 44/NQ-HĐND18 ngày 12/4/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh)
STT
Phạm vi, lĩnh vực
Chỉ tiêu
I
Kinh tế thông minh
1
Tinh thần sáng tạo
Tỷ lệ % GDP chi cho nghiên cứu và phát triển
Tỷ lệ lao động làm việc trong các lĩnh vực có đòi hỏi kỹ thuật cao/nghìn dân
Số bằng sáng chế/triệu dân
2
Tinh thần khởi nghiệp
Tỷ lệ tự tạo việc làm
Tỷ lệ doanh nghiệp nội địa/trên tổng số doanh nghiệp
Doanh nghiệp mới đăng ký
3
Bức tranh kinh tế
Có các trung tâm ra quyết định (ví dụ hội sở của công ty, tập đoàn,...)
Các công ty có trụ sở tại thành phố được niêm yết trên sàn chứng khoán quốc gia
4
Sản xuất
GDP trên đầu người có việc làm
Tỷ lệ sản xuất đơn lẻ
Tỷ lệ sản xuất kết nối
5
Thị trường lao động
Tỷ lệ thất nghiệp
Tỷ lệ người có việc làm bán thời gian
6
Gắn kết quốc tế
Hành khách di chuyển bằng hàng không
Vận tải hàng hóa bằng hàng không
II
Cư dân thông minh
1
Giáo dục
Tỷ lệ dân số đạt chuẩn ISCED mức 5-6 (được đào tạo trình độ cao đẳng trở lên)
Có các trung tâm tri thức (trung tâm nghiên cứu, trường đại học tốp đầu,....)
Kỹ năng ngoại ngữ
2
Học tập suốt đời
Sách mượn trên mỗi người dân
Tỷ lệ tham gia học tập suốt đời
3
Đa sắc tộc
Sự đóng góp của người nước ngoài
Sự đóng góp của các công dân thành phố ở nước ngoài
4
Sự công bằng
Nhận thức được việc làm mới
Chia sẻ của những người làm việc trong ngành công nghiệp sáng tạo
Tỷ lệ cử tri đi bầu cử
Tham gia vào các công việc tình nguyện
III
Quản trị thông minh
1
Nhận thức chính trị
Số đại biểu Hội đồng nhân dân/nghìn dân
Hoạt động chính trị của người dân
Sự đóng góp của phụ nữ cho các hoạt động của thành phố
2
Dịch vụ công và dịch vụ xã hội
Chi tiêu của các cơ quan quản lý/người dân trong các dịch vụ xã hội
Tỷ lệ trẻ em được đến trường
Sự hài lòng với chất lượng của các trường học
3
Quản lý hiệu quả và minh bạch
Sự hài lòng với sự minh bạch của bộ máy nhà nước
Sự hài lòng với cuộc chiến chống tham nhũng
Tính minh bạch trong việc cung cấp thông tin của thành phố
Sự linh hoạt trong điều hành của hệ thống lãnh đạo
IV
Dịch chuyển thông minh
1
Hệ thống giao thông vận tải của tỉnh
Mạng lưới giao thông công cộng/đầu người
Sự hài lòng với quyền truy cập các dịch vụ vận chuyển công cộng
2
Khả năng tiếp cận quốc gia
Sự hài lòng với chất lượng vận chuyển công cộng quốc tế
3
Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông
Máy tính trong các hộ gia đình
Khả năng kết nối, chia sẻ dữ liệu
Hệ thống giám sát thời gian thực
Truy cập internet băng thông rộng tại các gia đình
4
Tính bền vững của hệ thống giao thông
Tham gia của các di động xanh (giao thông cá nhân không có động cơ)
Lượng khí thải CO2 của giao thông công cộng
An toàn giao thông
Mức phí giao thông công cộng/tháng
Tỷ lệ sử dụng phương tiện cá nhân/dân số
Sử dụng ô tô tiết kiệm
V
Môi trường thông minh
1
Chất lượng không khí (không gây ô nhiễm)
Giờ chiếu sáng của mặt trời
Khoảng không xanh
Khói bụi (ozon)
Bệnh hô hấp mãn tính gây tử vong/đầu người
2
Nhận thức sinh thái
Những nỗ lực cá nhân về bảo vệ thiên nhiên
Ý kiến về bảo vệ thiên nhiên
Nhận thức về biến đổi khí hậu
Cách tiếp cận toàn diện đến các vấn đề môi trường
3
Quản lý tài nguyên bền vững
Sử dụng hiệu quả nguồn nước (sử dụng/GDP)
Sử dụng hiệu quả nguồn điện (sử dụng/GDP)
VI
Cuộc sống thông minh
1
Các cơ sở văn hóa và giải trí
Số người đến rạp chiếu phim/dân số
Khách tham quan bảo tàng/nghìn dân
Số người đến rạp hát/nghìn dân
Số người đến luyện tập tại các trung tâm thể thao/ nghìn dân
Số người đến thư viện/nghìn dân
Số điểm văn hóa tập trung/nghìn dân
2
Tình trạng sức khỏe
Tuổi thọ người dân
Số giường bệnh viện/nghìn dân
Số bác sỹ/nghìn dân
Sự hài lòng của các nhân viên y tế
Sự hài lòng của người dân với chất lượng hệ thống chăm sóc sức khỏe
3
An toàn cá nhân
Tỷ lệ tội phạm
Tỷ lệ tử vong do hành hung
Sự hài lòng với sự an toàn cá nhân
4
Chất lượng nhà
Nhà ở hoàn thành tiêu chuẩn tối thiểu
Diện tích ở bình quân dân cư
Sự hài lòng với nhà ở cá nhân
Tỷ lệ đô thị hóa
5
Các cơ sở giáo dục
Số sinh viên/dân số
Sự hài lòng với việc sử dụng các dịch vụ đào tạo
Số lượng cơ sở giáo dục các cấp/dân số
Tỷ lệ cơ sở giáo dục đạt chuẩn
6
Hấp dẫn du lịch
Số lượng các điểm du lịch được xếp hạng
Số ngày nghỉ qua đêm/năm/khách du lịch
Tỷ lệ du khách/dân số
Số lượng các điểm du lịch được bảo tồn
Tỷ lệ du khách đến các điểm du lịch qua thông tin quảng bá
7
Gắn kết xã hội
Nhận thức cá nhân về nguy cơ đói nghèo
Tỷ lệ đói nghèo
Tỷ lệ dân số tuân theo các quy tắc xã hội
Tỷ lệ chia sẻ xã hội (số người chia sẻ/dân số)
PHỤ LỤC 2
MỤC TIÊU CỦA CÁC LĨNH VỰC TRONG VIỆC XÂY DỰNG MÔ HÌNH THÀNH PHỐ THÔNG MINH TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2017-2022, TẦM NHÌN ĐẾN 2030
(Kèm theo Nghị quyết số 44/NQ-HĐND18 ngày 12/4/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh)
1. Công nghệ thông tin:
- Xây dựng nền tảng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) cho thành phố thông minh;
- Xây dựng hệ thống Trung tâm điều hành để hỗ trợ cho quản lý điều hành;
- Kiểm tra giám sát chất lượng ứng dụng CNTT trên toàn tỉnh, đảm bảo xây dựng một nền tảng tích hợp cho các ứng dụng chính quyền điện tử và các ứng dụng thành phố thông minh;
- Tăng cường an ninh - an toàn bảo mật cho toàn bộ hệ thống;
- Đào tạo nâng cao năng lực CNTT cho cán bộ và người dân trên toàn tỉnh.
2. Y tế:
- Đưa tỉnh Bắc Ninh thành một trong những tỉnh có ngành y tế hàng đầu Việt Nam;
- Đồng bộ hạ tầng công nghệ thông tin với quy hoạch thống nhất trong toàn ngành y tế Bắc Ninh;
- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về sức khỏe người dân quản lý hồ sơ sức khỏe và liên thông dữ liệu toàn tỉnh;
- Nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu;
- Nâng cao công tác khám chữa bệnh, triển khai kỹ thuật chuyên sâu ngang tầm quốc tế.
3. Giáo dục và đào tạo:
- Ứng dụng CNTT đẩy mạnh phát triển năng lực người học toàn diện góp phần nâng cao chỉ số phát triển con người của tỉnh, đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo cơ cấu hợp lý ngành nghề và trình độ trong các lĩnh vực để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh;
- Nâng cao trình độ CNTT cho đội ngũ cán bộ giáo dục phục vụ công tác quản lý điều hành và công tác chuyên môn;
- Ứng dụng CNTT trong quản lý, chỉ đạo điều hành 100% hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành công tác giáo dục;
- 100% các trường Trung học phổ thông, Trung học cơ sở và Tiểu học xây dựng các phòng máy tính, có kết nối internet băng rộng;
- Xây dựng hệ thống thông tin phục vụ quản lý giáo dục cho từng trường học kết nối với cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo cấp tỉnh, cấp huyện;
- Tổ chức việc thu thập, trao đổi thông tin quản lý giáo dục qua mạng. Đưa các thông tin về giáo dục và đào tạo lên website của ngành giáo dục và đào tạo website của các trường và hình thành mạng giáo dục đào tạo từ xa xứng tầm các nước trong khu vực và quốc tế.
4. An ninh, an toàn:
- Ứng dụng CNTT xây dựng trung tâm giám sát an ninh để hỗ trợ công tác nắm bắt trước thông tin về những sự kiện xấu có thể diễn ra, sẵn sàng ứng phó và trấn áp mọi loại hình tội phạm trên địa bàn tỉnh, kiểm soát và duy trì các điều kiện để cuộc sống của người dân trên địa bàn tỉnh;
- Xây dựng hệ thống camera đảm bảo giám sát an ninh, giao thông và các địa điểm văn hóa xã hội trọng yếu;
- Giám sát tình hình trật tự, đảm bảo an ninh cho các cơ quan đảng, chính quyền cấp tỉnh và cấp huyện, góp phần thực hiện tốt chức năng lãnh đạo, quản lý, điều hành của các cơ quan này.
- Tăng cường công tác giám sát an ninh cho các đơn vị, các công trình trọng yếu (nhà máy sản xuất quan trọng, nhà máy cấp nước, công trình thiết yếu, khu du lịch đông người...) góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội.
5. Tài nguyên môi trường:
- Xây dựng trung tâm điều hành và quản lý tập trung: Đảm bảo vận hành hiệu quả và quản lý tập trung toàn bộ cơ sở dữ liệu về tài nguyên và môi trường; hỗ trợ hiệu quả công tác giám sát, thanh kiểm tra, công tác báo cáo (với Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Tài nguyên và Môi trường), chia sẻ thông tin môi trường, ứng phó sự cố cũng như kết nối với doanh nghiệp, người dân trong việc công khai thông tin về chất lượng môi trường và tài nguyên của tỉnh;
- Ứng dụng CNTT nâng cao năng lực hoạt động xử lý môi trường, thu gom vận chuyển chất thải trên địa bàn tỉnh;
- Ứng dụng CNTT nâng cao hiệu quả mạng lưới quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh. Hệ thống tự động, tiên tiến, đạt tiêu chuẩn quốc tế; kết nối trực tuyến về trung tâm điều hành, cung cấp khả năng giám sát, cảnh báo sớm và hỗ trợ việc ban hành quyết định cho nhà quản lý;
- Ứng dụng CNTT trong quản lý nước, khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu, đo đạc bản đồ và viễn thám.
6. Khoa học công nghệ:
- Xây dựng vườn ươm để ươm tạo các doanh nghiệp khởi nghiệp: 100% doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực khoa học - công nghệ được tư vấn, ươm tạo;
- Ứng dụng CNTT để xây dựng phát triển thị trường công nghệ, quảng bá các sản phẩm khoa học công nghệ;
- Đến năm 2020 số doanh nghiệp khoa học và công nghệ sẽ được thành lập là 100 đơn vị.
Hình thành và phát triển khoảng 20 doanh nghiệp sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ công nghệ cao thuộc danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển và khoảng 10 doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
7. Đào tạo nguồn nhân lực:
Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng hướng tới xây dựng đội ngũ nhân lực tỉnh Bắc Ninh có quy mô, cơ cấu, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện hội nhập; tạo ra lực lượng lao động có trình độ, kỹ năng, kỹ thuật ngày càng cao đáp ứng nhu cầu lao động qua đào tạo cho các chương trình kinh tế xã hội trọng tâm của tỉnh và cho doanh nghiệp trên địa bàn. Đào tạo cán bộ công chức, cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý có phẩm chất và năng lực, có phong cách làm việc hiện đại, chuyên nghiệp, có khả năng hội nhập kinh tế quốc tế để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh và xây dựng hệ thống chính trị của tỉnh.
- Xây dựng trung tâm kiểm tra đánh giá nguồn nhân lực đạt tiêu chuẩn quốc tế;
- Đào tạo 100% công chức, viên chức của địa phương đáp ứng được yêu cầu công việc theo từng ngành nghề cụ thể.
- 100% cán bộ chuyên môn CNTT sử dụng thành thạo các kỹ năng cần thiết ứng dụng của thành phố thông minh, vận hành tốt hệ thống và đào tạo các đối tượng khác sử dụng.
8. Văn hóa, thể thao và du lịch:
- Xây dựng trung tâm quản lý điều hành thông minh về các hoạt động văn hóa thể thao và du lịch kiểm soát, điều hành, lưu trữ và luôn cập nhật những thông tin liên quan đến các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch của tỉnh;
- Xây dựng và hoàn thiện toàn bộ hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch, thể thao và văn hóa đạt chuẩn Việt Nam và quốc tế;
- Phát triển quan hệ hợp tác nội địa với các đối tác trên toàn quốc, hợp tác quốc tế với 5 nước trong khu vực và 10 nước phát triển;
- Bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa tâm linh, làng nghề và văn hóa phi vật thể của tỉnh;
- Đưa phong trào thể thao rèn luyện sức khỏe đến với tất cả người dân trong toàn tỉnh.
9. Giao thông:
- Xây dựng trung tâm điều hành hệ thống quản lý điều hành giao thông thông minh của tỉnh hiện đại ở mức độ tự động hóa cao để nâng cao năng lực, chất lượng kiểm soát, tổ chức giao thông và quy hoạch giao thông;
- Xây dựng mạng lưới camera và thiết bị đo mật độ giao thông để giám sát giao thông tại các nút, đường giao thông quan trọng của tỉnh hỗ trợ công tác điều khiển giao thông, xử lý vi phạm luật giao thông, xử lý tai nạn giao thông;
- Nâng cao hiệu quả của dịch vụ vận chuyển hành khách công cộng: Xây dựng hệ thống quản lý phương tiện giao thông công cộng kết nối vào trung tâm điều hành giúp giám sát các hoạt động vận chuyển hành khách công cộng đảm bảo đúng lộ trình, đúng thời gian... Mặt khác, cung cấp những thông tin giao thông giúp phân tuyến, thay đổi tuyến hợp lý hơn;
- Chia sẻ thông tin giao thông tiện ích cho các nhóm đối tượng khác nhau như người tham gia giao thông, cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông, dịch vụ cấp cứu, cứu hộ, phòng cháy chữa cháy, các cơ quan nghiên cứu hoạch định chính sách, các đơn vị vận tải, các tổ chức sản xuất kinh doanh để có phương án phù hợp nhất với thực trạng giao thông hiện hữu.
10. Nông nghiệp và phát triển nông thôn:
- Xây dựng một nền nông nghiệp tiên tiến có năng suất cao, chất lượng tốt, mang lại hiệu quả cao cho xã hội và mang lại lợi ích cho nông dân, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp dựa trên nền tảng ứng dụng các công nghệ mới.
- 100% sản phẩm sản xuất ra đạt tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm sạch (VSATTP);
- Triển khai thành công mô hình hợp tác xã nông nghiệp tiên tiến trên địa bàn tỉnh;
- Đào tạo nâng cấp trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên môn với 80% đạt chuẩn quốc gia, 20% đạt chuẩn quốc tế;
- Đào tạo trình độ cơ bản cần thiết cho đội ngũ nông dân trong tỉnh các kiến thức cơ bản về sản xuất nông nghiệp để tạo ra sản phẩm sạch, năng suất cao.
11. Phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn:
- Ứng dụng CNTT hỗ trợ công tác quản lý điều hành phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn: Tiến tới quản lý thông tin tập trung, tăng cường sự phối hợp, liên kết chia sẻ thông tin giữa lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn với các đơn vị khác để có phương án kịp thời;
- Ứng dụng CNTT trong quản lý công tác phòng cháy, chữa cháy tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ, nhà hàng, khách sạn;
- Ứng dụng CNTT để đẩy mạnh tuyên truyền, đào tạo cộng đồng nâng cao ý thức của người dân đối với hoạt động phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn.
12. Xây dựng:
- Kiểm soát và giám sát hiệu quả công tác quản lý xây dựng trên địa bàn toàn tỉnh chia sẻ thông tin với cộng đồng thông qua hệ thống ứng dụng CNTT hướng tới xây dựng môi trường sống thông minh đạt tiêu chuẩn quốc tế;
- Hoàn thiện mô hình quản lý đô thị, chương trình cấp phép xây dựng và cấp phép hoạt động trong ngành xây dựng, quản lý cấp thoát nước ứng dụng CNTT đảm bảo tính minh bạch và chia sẻ thông tin đến người dân qua hệ thống mạng, vô tuyến truyền hình trực tuyến;
- Hoàn thiện và tích hợp các cơ sở dữ liệu trong các lĩnh vực quản lý xây dựng phục vụ công tác quản lý nhà nước, chia sẻ thông tin và phối hợp liên ngành cũng như kết nối và giao lưu quốc tế.
13. Truyền hình:
- Đưa Đài phát thanh - truyền hình tỉnh Bắc Ninh thuộc nhóm đài phát thanh và truyền hình hàng đầu cả nước. Trong đó việc giao lưu hợp tác với các đài trong nước và các đài quốc tế là nền tảng cho sự phát triển. Đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất và vận hành là điểm đột phá trong thời gian tới;
Nâng cấp tổng thể hệ thống của đài phát thanh và truyền hình lên chuẩn HD và phát sóng theo chuẩn HD, số hóa hệ thống phát thanh truyền hình theo lộ trình số hóa của Chính phủ.
14. Lao động thương binh và xã hội, đào tạo nghề:
- Quản lý cập nhật toàn bộ số liệu dạy nghề trên toàn tỉnh;
- Kết nối với nhà đầu tư và các tổ chức nhu cầu tiếp nhận lao động trên địa bàn tỉnh, trên lãnh thổ Việt Nam và các nước tiên tiến trong khu vực;
- Đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cao của các nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh;
- Xây dựng kho dữ liệu học liệu dùng chung về các nội dung đào tạo cần thiết cung cấp cho toàn tỉnh;
- Xây dựng trung tâm đánh giá nguồn nhân lực đạt chuẩn quốc tế;
- Xây dựng sàn giao dịch việc làm;
- Xây dựng 01 trường nghề đạt chuẩn quốc tế, các trường còn lại đạt chuẩn quốc gia.
15. Công thương:
- Sử dụng hệ thống CNTT để tăng cường kết nối, tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP;
- Đến năm 2020, đảm bảo 100% thực phẩm được kiểm soát nguồn gốc và được kiểm tra vệ sinh;
- Đến năm 2020, thương mại điện tử đạt 15% doanh số bán lẻ của tỉnh.
16. Ban Quản lý các khu công nghiệp:
Quản lý các doanh nghiệp, các hoạt động có liên quan đến thu hút đầu tư, xây dựng, quản lý trong các khu công nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh thông qua hệ thống CNTT.
PHỤ LỤC 3
LỘ TRÌNH TRIỂN KHAI CÁC DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM XÂY DỰNG MÔ HÌNH THÀNH PHỐ TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2017 - 2022
(Kèm theo Nghị quyết số 44/NQ-HĐND18 ngày 12/4/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh)
STT
Tên dự án
Chủ đầu tư
Giai đoạn triển khai
1
Trung tâm dịch vụ hành chính công
Sở TTTT
2017
2
Trung tâm kiểm soát bệnh tật; kiểm nghiệm thuốc và thực phẩm cấp tỉnh
Sở Y tế
2018-2022
3
Các giải pháp đồng bộ nâng cao chất lượng các cơ sở y tế dự phòng và vệ sinh an toàn thực phẩm trong tỉnh
Sở Y tế
2017-2022
4
Dự án xử lý nước thải y tế cho các bệnh viện tuyến huyện
Sở Y tế
2018-2019
5
Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm y tế dự phòng huyện Thuận Thành và Yên Phong
Sở Y tế
2018-2022
6
Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu Hồ sơ quản lý sức khỏe người dân có kết nối với các cơ sở y tế
Sở Y tế
2017-2018
7
Xây dựng trung tâm điều hành giáo dục và đào tạo theo xu hướng hội nhập khu vực và quốc tế giai đoạn 2017-2022
Sở GDDT
2017
8
Xây dựng 100 trường học thông minh thuộc ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Bắc Ninh
Sở GDĐT
2018-2022
9
Xây dựng hệ thống e-learning cho toàn tỉnh hướng tới mô hình học tập kết nối
Sở GDĐT
2018 -2022
10
Dự án trung tâm điều hành và kết nối
Sở TNMT
2018 -2022
11
Giải pháp tổng thể xây dựng cơ sở dữ liệu và quản lý đất đai toàn tỉnh
Sở TNMT
2017-2022
12
Xây dựng Trung tâm chỉ huy điều hành Công an tỉnh Bắc Ninh và hệ thống xe thông tin chỉ huy
Công an tỉnh
2017
13
Trang bị hệ thống thu thập, phân tích, cảnh báo sớm cho Công an tỉnh Bắc Ninh
Công an tỉnh
2017-2019
14
Nâng cao năng lực cho lực lượng cảnh sát công an tỉnh Bắc Ninh
Công an tỉnh
2018-2022
15
Nâng cao năng lực đảm bảo an ninh cho công an tỉnh Bắc Ninh
Công an tỉnh
2018-2022
16
Hệ thống cảm biến, camera giám sát, bảo vệ các cơ sở trọng yếu
Công an tỉnh
2017
17
Trung tâm điều hành và quản lý chung
Sở TTTT
2017
18
Dự án trường nghề thông minh (01 trường)
Sở LĐTBXH
2018-2022
19
Dự án hệ thống e-learning
Sở LĐTBXH
2018
20
Dự án Trung tâm kiểm tra đánh giá chất lượng nguồn nhân lực
Sở Nội vụ
2018-2019
21
Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức giai đoạn 2016 -2020
Sở Nội vụ
2018-2019
22
Trung tâm điều hành hoạt động thanh tra nhà nước tỉnh
Sở TTTT
2018
23
Dự án quản lý hệ thống giao thông thông minh cho tỉnh Bắc Ninh
Sở GTVT
2018-2019
24
Trung tâm điều hành Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn
Sở TTTT
2018
25
Thí điểm mô hình hợp tác xã nông nghiệp tiên tiến tạo ra các sản phẩm đạt chuẩn quốc tế, cung cấp cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu (cà rốt)
Sở NNPTNT
2018-2022
26
Dự án xây dựng vùng sản xuất hoa lan và trung tâm triển lãm hoa lan quốc tế
Sở NNPTNT
2018-2022
27
Thương mại điện tử Sở Công thương
Sở TTTT
2018
28
Trung tâm điều hành Sở Tư pháp
Sở TTTT
2018
29
Vườn ươm khởi nghiệp
Sở KHCN
2018
30
Nâng cấp hệ thống chiếu sáng thông minh trên địa bàn thành phố Bắc Ninh
Sở Xây dựng
2018-2022
31
Trung tâm điều hành Sở Thông tin và Truyền thông (Hệ thống và các dịch vụ nền tảng)
Sở TTTT
2017
32
An ninh mạng
Sở TTTT
2017
33
Xây dựng hệ thống mạng WAN riêng của tỉnh
Sở TTTT
2017
34
Đầu tư xây dựng Trung tâm chỉ huy phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn
Cảnh sát PCCC
2018-2020
35
Đầu tư xây dựng Trung tâm huấn luyện theo tiêu chuẩn quốc tế
Cảnh sát PCCC
2018 - 2020
36
Các chương trình đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn cũng như nâng cao nhận thức cho người dân địa phương.
Cảnh sát PCCC
2018 - 2022
37
Đầu tư trang thiết bị và phương tiện
Cảnh sát PCCC
2019
38
Quản lý quy hoạch xây dựng, đô thị
Sở Xây dựng
2017
39
Quản lý cấp nước và xử lý nước thải thông minh
Sở TNMT
2018
40
Quản lý doanh nghiệp tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Ban quản lý các KCN
2018
41
Bảo tồn phát huy giá trị Văn hóa - Du lịch Bắc Ninh (4.0)
Sở VHTTDL
2018-2022 | {
"issuing_agency": "Tỉnh Bắc Ninh",
"promulgation_date": "12/04/2017",
"sign_number": "44/NQ-HĐND18",
"signer": "Nguyễn Xuân Thu",
"type": "Nghị quyết"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-2732-QD-UBND-2017-don-vi-su-nghiep-cong-lap-thuoc-Van-phong-Uy-ban-tinh-An-Giang-362087.aspx | Quyết định 2732/QĐ-UBND 2017 đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Văn phòng Ủy ban tỉnh An Giang | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 2732/QĐ-UBND
An Giang, ngày 14 tháng 9 năm 2017
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP TRỰC THUỘC VĂN PHÒNG ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ Quy định cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ Quy định cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 1262/TTr-SNV ngày 09 tháng 8 năm 2017.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu như sau:
I. QUAN ĐIỂM
1. Quy hoạch đơn vị sự nghiệp của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang phải tuân thủ và phù hợp yêu cầu về đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập theo quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
2. Thống nhất, đồng bộ và phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
3. Sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tăng cường thực hiện tự chủ của các đơn vị sự nghiệp, đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ công; tiếp tục củng cố, đầu tư cơ sở vật chất các hoạt động dịch vụ sự nghiệp công, đồng thời thực hiện các chính sách thúc đẩy xã hội hóa nhằm thu hút tối đa nguồn lực của xã hội tham gia phát triển các dịch vụ sự nghiệp công.
4. Sắp xếp, kiện toàn bộ máy tinh gọn, đồng bộ, thống nhất để nâng cao hiệu quả hoạt động; bảo đảm tính đặc thù, có tính kế thừa, phát huy tối đa cơ sở vật chất kỹ thuật và đội ngũ viên chức hiện có.
5. Đẩy mạnh chuyển đổi cơ chế hoạt động các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tự chủ, tự bảo đảm chi phí hoạt động và chi đầu tư trên cơ sở đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, nhân sự.
6. Quy hoạch mang tính động và mở, có sự cập nhật, điều chỉnh phù hợp trong từng thời kỳ.
II. MỤC TIÊU
1. Tăng cường khai thác các nguồn thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công và các nguồn thu khác; bảo đảm tổ chức bộ máy tinh gọn, nâng cao chất lượng dịch vụ sự nghiệp công.
2. Tăng cường phân cấp và thực hiện trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao hơn cho đơn vị sự nghiệp trực thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang đồng bộ cả về tổ chức thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính, có tính đến đặc điểm từng loại hình đơn vị, khả năng, nhu cầu thị trường và trình độ quản lý nhằm thúc đẩy các đơn vị sự nghiệp công phát triển lành mạnh, bền vững.
3. Nâng cao số lượng, chất lượng dịch vụ công, đáp ứng tốt nhu cầu của các tổ chức, cá nhân.
III. NỘI DUNG QUY HOẠCH
1. Giai đoạn 2017 - 2020
a) Số lượng đơn vị sự nghiệp trực thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh
Có 03 (ba) đơn vị là: Nhà khách trực thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Trung tâm Công báo - Tin học và Trung tâm hành chính công tỉnh An Giang.
b) Cơ Chế tự chủ:
- Nhà khách trực thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện cơ chế tự chủ về tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính tự đảm bảo một phần chi thường xuyên theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 và Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ.
- Trung tâm Công báo - Tin học thực hiện cơ chế tự chủ về tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính do ngân sách nhà nước đảm bảo chi thường xuyên theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 và Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ (thực hiện theo nhiệm vụ được giao do đơn vị không có nguồn thu).
- Trung tâm hành chính công tỉnh An Giang thực hiện cơ chế tự chủ về tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính do ngân sách nhà nước đảm bảo chi thường xuyên theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 và Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ (thực hiện theo nhiệm vụ được giao do đơn vị không có nguồn thu).
2. Giai đoạn 2021 - 2030
a) Số lượng đơn vị sự nghiệp trực thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh
Có 03 (ba) đơn vị là: Nhà khách trực thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Trung tâm Công báo - Tin học và Trung tâm hành chính công tỉnh An Giang.
b) Cơ Chế tự chủ:
- Năm 2021 - 2025: Nhà khách trực thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện cơ chế tự chủ về tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính tự đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 và Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ. Đồng thời tiến hành rà soát, quy hoạch và xây dựng đề án chi tiết cho việc chuyển đơn vị hoạt động theo hình thức tự đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên và chi đầu tư hoặc sang mô hình doanh nghiệp hoạt động theo hình thức Công ty Cổ phần mà đơn vị chuyển đổi.
- Năm 2025 - 2030: Nhà khách trực thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện cơ chế tự chủ về tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính tự đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên và chi đầu tư hoặc chuyển đổi thành Công ty cổ phần theo quy định.
- Trung tâm Công báo - Tin học thực hiện cơ chế tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tự chủ tài chính thuộc loại tự đảm bảo một phần chi thường xuyên theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 và Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ.
- Trung tâm hành chính công tỉnh An Giang thực hiện cơ chế tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tự chủ tài chính thuộc loại tự đảm bảo một phần chi thường xuyên theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 và Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ.
IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH
1. Tuyên truyền sâu, rộng đến toàn thể công chức, viên chức trong toàn đơn vị nắm rõ và quán triệt tinh thần Nghị định số 16/2015/NĐ-CP, Nghị định số 141/2016/NĐ-CP và những văn bản có liên quan.
2. Luôn luôn bám sát nhiệm vụ chính trị qua mỗi giai đoạn, xác định được mục tiêu và hướng đi đúng, nhanh chóng tiếp cận với những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực xây dựng để ứng dụng vào các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của đơn vị. Chú trọng hiệu quả và chất lượng các lĩnh vực tư vấn đang là thế mạnh của đơn vị để xây dựng kế hoạch hành động, duy trì lợi thế, đẩy mạnh tốc độ phát triển, tăng nguồn thu cho đơn vị.
3. Coi trọng yếu tố con người, quan tâm đúng mức đến việc quy hoạch, bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ kế thừa, nhất là những cán bộ trẻ có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ tốt, có tâm huyết, có đạo đức tốt và có ý nguyện cống hiến lâu dài cho đơn vị.
4. Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ hợp lý, khuyến khích phát triển nội lực và tập hợp được sự cộng tác, phối hợp của các nhà khoa học, các đơn vị đối tác.
5. Về tổ chức: Kiện toàn sắp xếp lại tổ chức các đơn vị, bộ phận trực thuộc, không làm xáo trộn sự ổn định hiện có. Nâng cao vai trò trách nhiệm cá nhân, các chế độ lương, thưởng khuyến khích hoạt động sáng tạo và cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động. Xây dựng và hoàn thiện Quy chế dân chủ cơ sở và các quy định quản lý cơ quan đảm bảo hiệu quả hoạt động của đơn vị.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang: Chủ trì, phối hợp các Sở, ngành và các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch. Định kỳ đánh giá, báo cáo tình hình thực hiện với Ủy ban nhân dân tỉnh; Chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định việc điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp điều kiện thực tế.
2. Các Sở, ngành, đơn vị có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang thực hiện các nội dung liên quan trong quy hoạch.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Nội vụ và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Văn Nưng | {
"issuing_agency": "Tỉnh An Giang",
"promulgation_date": "14/09/2017",
"sign_number": "2732/QĐ-UBND",
"signer": "Lê Văn Nưng",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Ke-hoach-44-KH-UBND-2020-phong-chong-dich-benh-truyen-nhiem-o-nguoi-tinh-Son-La-440336.aspx | Kế hoạch 44/KH-UBND 2020 phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm ở người tỉnh Sơn La | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 44/KH-UBND
Sơn La, ngày 14 tháng 02 năm 2020
KẾ HOẠCH
PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM Ở NGƯỜI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA NĂM 2020
Căn cứ Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007; Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 13/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh Dại giai đoạn 2017-2021”; Thông tư 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 của Bộ Y tế về hướng dẫn chế độ thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm; Quyết định số 2018/QĐ-BYT ngày 28/3/2018 của Bộ Y tế về ban hành hướng dẫn giám sát dựa vào sự kiện; Thông tư số 17/2019/TT-BYT ngày 17/7/2019 của Bộ Y tế về việc Hướng dẫn giám sát và đáp ứng với dịch, bệnh truyền nhiễm,
Căn cứ diễn biến tình hình dịch, bệnh truyền nhiễm ở người trên thế giới, trong khu vực, tại Việt Nam và trên địa bàn tỉnh năm 2019. Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm ở người năm 2020, với các nội dung như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Giảm tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm, khống chế kịp thời các vụ dịch, không để xảy ra dịch lớn và kéo dài nhằm góp phần bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe của nhân dân và phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh Sơn La.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Phát hiện sớm và xử lý kịp thời, nhằm giảm số mắc và tử vong ở người do các dịch bệnh truyền nhiễm đặc biệt là: dịch bệnh sởi, dịch cúm, bệnh dại, bệnh viêm não vi rút; bệnh sốt xuất huyết, bệnh tay chân miệng, bệnh ho gà và các bệnh truyền nhiễm khác; các bệnh có vắc xin thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng, các bệnh lây truyền từ động vật sang người
b) Củng cố hệ thống giám sát để chủ động phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm tại các tuyến; báo cáo kịp thời, đầy đủ tình hình bệnh truyền nhiễm theo quy định. Nâng cao năng lực phòng xét nghiệm tuyến tỉnh và tuyến huyện trong thu thập, bảo quản, vận chuyển bệnh phẩm và tiến hành xét nghiệm chẩn đoán sớm các tác nhân gây bệnh.
c) Nâng cao chất lượng truyền thông giáo dục sức khỏe dưới nhiều hình thức, bảo đảm công tác truyền thông đến được đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi vệ sinh phòng bệnh cho nhân dân.
d) Đảm bảo tỷ lệ trẻ được tiêm chủng trên địa bàn toàn tỉnh đạt từ 95% trở lên và giữ vững thành quả thanh toán, loại trừ một số bệnh đã đạt được của Chương trình tiêm chủng mở rộng, tiến tới loại trừ bệnh sởi và tăng cường đảm bảo công tác an toàn tiêm chủng. Đảm bảo 100% vùng lõm trong tiêm chủng trên địa bàn toàn tỉnh đạt tỷ lệ tiêm chủng theo kế hoạch.
đ) Huy động sự vào cuộc của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và của cộng đồng đối với công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm. Tăng cường phối hợp liên ngành nhằm triển khai có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch và kiểm tra, giám sát các hoạt động phòng, chống dịch tại địa phương.
e) Tăng cường công tác kiểm dịch y tế tại khu vực biên giới, cửa khẩu nhằm phát hiện sớm và ngăn chặn kịp thời không để bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm xâm nhập vào địa bàn tỉnh.
II. CHỈ TIÊU CHUYÊN MÔN
1. 100% bệnh, dịch bệnh mới phát sinh được phát hiện và xử lý kịp thời.
2. 100% các ca bệnh truyền nhiễm được báo cáo, cập nhật thông tin đúng thời gian theo quy định.
3. 100% số người nhập cảnh vào Sơn La qua cửa khẩu Lóng Sập và Chiềng Khương được giám sát, kiểm tra và xử lý y tế theo đúng quy định, không để dịch bệnh xâm nhập qua cửa khẩu.
4. Giảm số mắc, tử vong một số bệnh truyền nhiễm lưu hành và phổ biến trên địa bàn so với trung bình giai đoạn 2015 - 2019, cụ thể:
a) Bệnh tay chân miệng: Tỷ lệ mắc dưới 14/100.000 dân, tỷ lệ tử vong/mắc 0,0%.
b) Bệnh sốt xuất huyết: Không để dịch xảy ra; tỷ lệ mắc dưới 4/100.000 dân, tỷ lệ tử vong/mắc 0,0%.
c) Bệnh sởi: Tỷ lệ mắc dưới 10/100.000 dân, tỷ lệ tử vong/mắc 0,02%.
d) Bệnh viêm não vi rút: Tỷ lệ mắc dưới 10/100.000 dân. Tỷ lệ tử vong < 0,8/100.000 dân.
đ) Cúm A(H7N9): Giám sát phát hiện sớm, xử lý kịp thời không để dịch bệnh bùng phát, lan rộng.
g) Bệnh sốt rét: Duy trì loại trừ bệnh sốt rét trên quy mô tỉnh và không để bệnh sốt rét quay trở lại trong các năm 2020 và những năm tiếp theo. Lấy mẫu máu ngoại vi làm xét nghiệm bằng lam hoặc test là 30.000 mẫu/năm.
h) Bệnh dại: Khống chế ≤ 5 trường hợp tử vong do bệnh dại.
i) Các bệnh truyền nhiễm thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng: Duy trì thành quả thanh toán bại liệt, uốn ván sơ sinh: Tỷ lệ mắc: ≤ 0,6/100.000 dân; Tỷ lệ tử vong: ≤ 0,5/100.000 dân.
k) Các bệnh truyền nhiễm lưu hành khác: Giám sát, phát hiện sớm xử lý kịp thời không để gia tăng số mắc và xảy ra dịch bệnh.
III. CÁC NHÓM GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Năm 2019 công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh đã được triển khai tích cực, tuy nhiên vẫn còn một số nội dung hoạt động hiệu quả chưa cao do một số nguyên nhân như: Chưa có sự vào cuộc tích cực của chính quyền địa phương, nhất là ở tuyến xã, nguồn kinh phí từ Trung ương gân như cắt giảm toàn bộ, kinh phí địa phương chỉ hỗ trợ được một phần, UBND một số huyện chưa đầu tư kinh phí cho hoạt động phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm và tiêm chủng mở rộng... Một số văn bản hướng dẫn giám sát đáp ứng nhanh phòng, chống dịch bệnh của Bộ Y tế mới được đưa vào triển khai trong năm nên cán bộ y tế cơ sở còn chưa thành thạo; công tác truyền thông chưa thực hiện được thường xuyên; còn tồn tại nhiều vũng lõm trong tiêm chủng mở rộng, nhận thức của người dân còn nhiều hạn chế...
Trước những khó khăn đó để công tác phòng, chống bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn toàn tỉnh ở các tuyến thực hiện đồng bộ và có hiệu quả, nâng cao sức khỏe cho nhân dân và đáp ứng với tình hình thực tế hiện nay, cần triển khai hiệu quả các giải pháp sau:
1. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong phòng, chống dịch bệnh và tiêm chủng mở rộng
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã chịu trách nhiệm chỉ đạo công tác phòng chống bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm ở người tại địa phương. Nêu cao vai trò của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương trong chỉ đạo triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên của các cấp ủy đảng, chính quyền và của cả cộng đồng.
- Tăng cường phối hợp liên ngành trong công tác phòng chống bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm ở người. Xây dựng kế hoạch liên ngành (Y tế - Giáo dục đào tạo; Y tế - Nông nghiệp...) để chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch.
- Ngành y tế duy trì giao ban, tổng kết công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn toàn tỉnh hàng năm.
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát, chỉ đạo việc triển khai công tác phòng, chống dịch từ tuyến tỉnh, tuyến huyện đến tuyến xã.
2. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, thông tin báo cáo
a) UBND các cấp chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn quản lý. Tổ chức họp định kỳ hàng năm và đột xuất khi cần thiết.
b) Sở Y tế
- Chủ trì, phối hợp với các ngành tổng hợp, tham mưu với UBND tỉnh bố trí kinh phí cho các hoạt động phòng, chống dịch. Kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh.
- Chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật; Trung tâm Y tế các huyện, thành phố chủ động và thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện đáp ứng với công tác phòng, chống dịch bệnh. Lưu ý các ổ dịch cũ, những vùng nguy cơ cao xảy ra dịch, bệnh truyền nhiễm, những vùng tỷ lệ tiêm chủng hàng năm thấp,...
- Chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát các đơn vị thực hiện tốt Quyết định số 2018/QĐ-BYT ngày 28/3/2018 của Bộ Y tế về ban hành hướng dẫn giám sát dựa vào sự kiện; chế độ thông tin báo cáo và khai báo tình hình dịch bệnh truyền nhiễm theo Thông tư số 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Duy trì và nâng cao chất lượng báo cáo bệnh truyền nhiễm trực tuyến bằng phần mềm tại tất cả các tuyến.
3. Tiếp tục đầu tư các nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch bệnh
- Tập trung được nguồn lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị. Duy trì cán bộ làm chuyên trách tại các đơn vị hệ y tế dự phòng, đảm bảo nhân lực tham gia công tác phòng, chống dịch tại các địa phương đặc biệt hệ thống y tế thôn/bản/tiểu khu.
- Tăng cường huy động lực lượng cộng tác viên, tình nguyện viên để tham gia, triển khai các biện pháp giám sát, chống dịch tại cộng đồng.
- Các địa phương cấp kinh phí mua sắm một số trang thiết bị, thuốc, hóa chất đáp ứng kịp thời cho các tuyến để triển khai các hoạt động phòng, chống dịch; cấp kinh phí kịp thời để tiếp tục triển khai tiêm vắc xin phòng bệnh dại miễn phí cho các đối tượng chính sách trên địa bàn. Chuẩn bị sẵn sàng đội cơ động chống dịch, cơ số thuốc, hóa chất, trang thiết bị sẵn sàng ứng phó theo tình huống nếu xảy ra dịch lớn hoặc xảy ra đại dịch. Tập huấn bổ sung kiến thức về phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm cho viên chức, nhân viên y tế.
- UBND các huyện/thành phố xây dựng kế hoạch và bố trí kinh phí đảm bảo cho các hoạt động phòng chống bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm và tiêm chủng phòng bệnh trên địa bàn.
- Tăng cường truyền thông giáo dục sức khỏe dưới nhiều hình thức như: Truyền thông trên Đài tiếng nói Việt Nam, trên Đài truyền hình tỉnh, các phóng sự, thông điệp, tờ rơi, áp phích các buổi nói chuyện, loa phát thanh,... Nội dung truyền thông phải phù hợp và đảm bảo thông tin đến được với cộng đồng, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
- Thực hiện đầy đủ chế độ chính sách cho cán bộ tham gia chống dịch: phụ cấp ưu đãi nghề, phụ cấp chống dịch, trực dịch...
4. Các giải pháp về chuyên môn kỹ thuật
a) Các giải pháp giảm số mắc bệnh truyền nhiễm
* Duy trì các thành quả thanh toán và loại trừ bệnh
Tiếp tục duy trì các thành quả thanh toán bệnh bại liệt (từ năm 2000), loại trừ bệnh uốn ván sơ sinh trên quy mô huyện (từ năm 2005), loại trừ bệnh sốt rét năm 2019 và tiến tới loại trừ bệnh sởi, khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại giai đoạn 2017-2021.
* Tổ chức các Chiến dịch tiêm vắc xin bổ sung
- Chiến dịch uống vắc xin OPV bổ sung cho trẻ từ 0-5 tuổi vùng nguy cơ cao trên địa bàn toàn tỉnh, dự kiến trong Quý I/2020. Tổ chức triển khai tiêm bổ sung vắc xin TPV phòng bệnh bại liệt cho trẻ sinh năm 2016, 2017 và các trường hợp chưa được tiêm vắc xin IPV trong năm 2018.
- Chiến dịch tiêm vắc xin Sởi-Rubella vùng nguy cơ đồng loạt cho trẻ 1 -5 tuổi vùng nguy cơ cao; Những trẻ từ 6-10 tuổi chưa được tiêm vắc xin Sởi- Rubella hoặc thiếu mũi tiêm vắc xin Sởi-Rubella trên địa bàn toàn tỉnh sẽ được tiêm bổ sung. Dự kiến triển khai bắt đầu từ Quý I/2020.
- Tổ chức các đợt tiêm bổ sung vắc xin AT cho các vùng nguy cơ cao, các xã có ca mắc uốn ván sơ sinh trong, năm 2020, đảm bảo trên 95% các đối tượng được tiêm vắc xin trong đợt tiêm bổ sung.
* Tăng cường công tác tiêm chủng phòng bệnh.
- Ngành Y tế giao chỉ tiêu kế hoạch cho các đơn vị liên quan thực hiện. Chỉ đạo các huyện tiếp tục rà soát toàn bộ các vùng lõm trong tiêm chủng để tăng cường tiêm chủng thường xuyên; nghiên cứu, đề xuất triển khai tiêm bổ sung một số Chiến dịch tiêm chủng phòng bệnh tại cộng đồng,...
- Tăng cường chỉ đạo công tác truyền thông vận động tiêm chủng đúng lịch. Lưu ý những vùng những đối tượng khó tiếp cận, những vùng tỷ lệ thấp, vùng có số mắc bệnh truyền nhiễm lưu hành cao,...
- Nâng cao chất lượng triển khai Hệ thống thông tin tiêm chủng Quốc gia bằng phần mềm trực tuyến.
* Các hoạt động khác
- Duy trì hệ thống giám sát bệnh tại tất cả các tuyến tỉnh, huyện, xã. Đặc biệt là sự phối kết hợp chặt chẽ giữa cơ sở dự phòng và cơ sở điều trị. Thực hiện nghiêm túc các quy định tại Thông tư 54/2015/TT-BYT của Bộ Y tế về báo cáo bệnh truyền nhiễm; giám sát dựa vào sự kiện theo Quyết định 2018/QĐ-BYT ngày 28/3/2018 của Bộ Y tế, nhằm phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh đầu tiên để có biện pháp cách ly, thu dung, điều trị kịp thời.
- Phát huy tối đa các biện pháp phòng, chống bệnh chủ động bằng vắc xin, đặc biệt là các hoạt động của Chương trình Tiêm chủng mở rộng. Đảm bảo tỷ lệ tiêm chủng luôn đạt chỉ tiêu đề ra và đảm bảo an toàn tiêm chủng.
- Tuyên truyền vận động nhân dân đi tiêm phòng vắc xin phòng bệnh đầy đủ, đúng lịch; thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm,...từ đó người dân hiểu và chủ động phòng, chống và khai báo về dịch bệnh truyền nhiễm tại địa phương,...
- Tiếp tục triển khai tiêm miễn phí vắc xin phòng bệnh dại cho các đối tượng chính sách trên địa bàn; mở rộng thêm điểm tiêm vắc xin phòng bệnh dại miễn phí trên địa bàn cho đối tượng nhằm hạn chế các ca tử vong do bệnh dại. Cung cấp dịch vụ tiêm vắc xin phòng bệnh dại đến tuyến xã.
- Tăng cường công tác kiểm tra liên ngành trên địa bàn để phát hiện và thông báo kịp thời các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân như: Ngộ độc thực phẩm, súc vật, gia cầm mắc dịch bệnh,...
- Thực hiện điều tra dịch tễ ca bệnh, phân tích, dự báo xu hướng phát triển của bệnh dịch ở từng ổ dịch để có biện pháp phòng, chống thích hợp.
- Tham gia đầy đủ các chương trình tập huấn giám sát, phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm, các phương pháp lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển bệnh phẩm, thống kê báo cáo, triển khai phần mềm báo cáo bệnh truyền nhiễm do tuyến trên tổ chức.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát và xử lý y tế tại các cửa khẩu, các chốt kiểm dịch để ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập.
- Triển khai thêm một số kỹ thuật xét nghiệm mới và mua sắm các test nhanh chẩn đoán sớm trong các ổ dịch...
b) Các giải pháp giảm tử vong
- Tăng cường năng lực cho bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện trong điều trị các trường hợp bệnh; thực hiện đúng các phác đồ hướng dẫn, chẩn đoán, điều trị các bệnh truyền nhiễm gây dịch của Bộ Y tế.
- Trang bị phương tiện chẩn đoán, điều trị cấp cứu để đạt mục tiêu giảm tử vong. Các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện thành lập các đội điều trị cấp cứu cơ động, sẵn sàng hỗ trợ tuyến dưới khi cần.
- Tập huấn, cập nhật kiến thức nâng cao trình độ cho nhân viên y tế các tuyến đặc biệt là tuyến y tế cơ sở; báo cáo, xử trí, điều trị hoặc chuyển tuyến kịp thời, đặc biệt các bệnh diễn biến nhanh, tỷ lệ tử vong cao để hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp tử vong do dịch, bệnh truyền nhiễm.
5. Nâng cao chất lượng truyền thông giáo dục sức khỏe
- Xây dựng các thông điệp truyền thông giáo dục sức khỏe cho từng đối tượng, để người dân biết cách phòng chống.
- Tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe, phổ biến kiến thức về biện pháp phòng bệnh, giáo dục vệ sinh tại những nơi có nguy cơ cao, nơi tập trung đông người như: Trường học, khu dân cư tập trung, các bản vùng sâu, vùng xa bằng nhiều hình thức...; nâng cao chất lượng và đa dạng các loại hình, lựa chọn các nội dung cho phù hợp với vùng miền, đúng thời điểm và đối tượng,... Phối hợp với các cơ quan truyền thông để triển khai có hiệu quả hoạt động truyền thông về phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm.
6. Tăng cường phối hợp liên ngành
- Tăng cường phối hợp giữa ngành Y tế với các ngành: Giáo dục và Đào tạo, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hải quan, biên phòng... trong công tác phòng, chống dịch bệnh.
- Huy động các đoàn thể, xã hội tham gia các hoạt động phòng, chống dịch bệnh.
- Các ban, ngành đoàn thể phối hợp thực hiện công tác truyền thông, lựa chọn nội dung, hình thức cho phù hợp với từng địa bàn về phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm.
IV. KINH PHÍ
1. Nguồn ngân sách của tỉnh cấp hàng năm thực hiện phòng chống dịch, tiêm chủng mở rộng và kiểm dịch y tế.
2. Nguồn kinh phí hỗ trợ của Bộ Y tế, Chính phủ, các chương trình dự án.
3. Các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Y tế
- Tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm; tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch; báo cáo UBND tỉnh và Bộ Y tế về tình hình diễn biến dịch bệnh theo quy định đảm bảo kịp thời, chính xác.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh ở người.
- Kiểm tra, giám sát việc triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh; đặc biệt tại các cửa khẩu có các trạm kiểm dịch y tế, không để dịch bệnh nguy hiểm xâm nhập vào địa bàn tỉnh.
- Chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật; Trung tâm Y tế các huyện/thành phố; các Bệnh viện tuyến tỉnh, huyện chủ động và thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện sẵn sàng đáp ứng bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm.
- Làm đầu mối phối hợp chia sẻ thông tin dịch bệnh truyền nhiễm, định kỳ tổ chức Hội nghị với các nước tiểu vùng Mê Công mở rộng theo quy định.
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả kế hoạch này.
2. Sở Thông tin và Truyền thông
- Phối hợp với các ngành liên quan, UBND huyện, thành phố chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhằm chuyển tải thông tin đến người dân về tăng cường trách nhiệm thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh của người dân đối với cộng đồng trên địa bàn, chú trọng truyền thông về lợi ích, hiệu quả của tiêm chủng mở rộng trong phòng, chống dịch bệnh.
- Phối hợp với ngành y tế chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chí tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch bệnh để mọi người dân hiểu và thực hiện; kịp thời đưa các thông tin khuyến cáo của Bộ Y tế, của địa phương trong thời gian xảy ra dịch trên địa bàn tỉnh (nếu có).
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi, Thú Y và Thủy sản, các phòng ban trực thuộc:
- Phối hợp với UBND các huyện, thành phố chỉ đạo, kiểm tra và hướng dẫn chính quyền xã, phường, thị trấn thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống bệnh dại ở động vật và các bệnh lây truyền từ động vật và gia cầm sang người đặc biệt là quản lý tốt về nguồn gốc vật nuôi. Tuyên truyền Nghị định 90/NĐ-CP ngày 31/7/2017 về quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực thú y.
- Thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm dịch hoạt động giết mổ, buôn bán, vận chuyển, nuôi gia súc, gia cầm, động vật trên địa bàn tỉnh.
- Triển khai tốt việc tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho chó, mèo phấn đấu đạt tỷ lệ ≥ 80% số động vật được tiêm phòng trong giai đoạn 2018-2021, đồng thời tổ chức tuyên truyền cho nhân dân hiểu và cùng tham gia thực hiện.
- Thực hiện Thông tư liên tịch số 16/2013/TTLB-BYT-BNN&PTNT về hướng dẫn phối hợp phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người (bệnh dại, liên cầu lợn, cúm gia cầm A/H7N9...) để phối hợp triển khai các biện pháp phòng, chống dịch đồng bộ cả ở người và động vật.
- Hướng dẫn người chăn nuôi quản lý đàn chó, mèo nuôi tại các hộ gia đình, thực hiện theo phụ lục số 15 Thông tư số 07/2016/YY-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về Phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn.
- Phát động, hướng dẫn xây dựng các mô hình điểm về quản lý vật nuôi, tập trung quản lý đàn chó nhà, trong giai đoạn loại trừ khống chế bệnh dại, lưu ý ở các vùng du lịch trọng điểm của tỉnh.
- Phối hợp, chia sẻ thông tin cùng với ngành y tế trong tuyên truyền, giám sát, phát hiện, xử lý dịch bệnh ở động vật lây sang người.
4. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm. Đặc biệt quan tâm đến công tác phòng chống bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm tại trường mầm non, tiểu học, nội trú, bán trú.
- Tăng cường triển khai công tác phòng chống dịch bệnh xâm nhập trong các trường học. Tuyên truyền, hướng dẫn học sinh, giáo viên, cô nuôi dạy trẻ, phụ huynh các biện pháp phòng bệnh, theo dõi trẻ hàng ngày, phát hiện sớm các trường hợp bệnh để thông báo cho gia đình và cơ quan y tế xử lý kịp thời. Đưa nội dung giáo dục sức khỏe và kiến thức phòng chống bệnh dại, sởi, tay chân miệng, bệnh cúm... vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp vào các buổi học ngoại khóa. Tổ chức buổi tìm hiểu về một số bệnh thông thường theo mùa và cách phòng tránh trong trường học.
- Các trường mầm non, tiểu học, các trường có học sinh bán trú khi có ca mắc bệnh truyền nhiễm phải nghiêm chỉnh thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, cách ly theo hướng dẫn của ngành y tế. Thông báo ngay cho cơ quan y tế huyện/thành phố kịp thời xử lý.
- Khuyến khích học sinh và gia đình tham gia các hoạt động phòng, chống dịch bệnh tại cộng đồng, tiêm vắc xin phòng bệnh. Phát động tất cả các trường học thực hiện các chiến dịch như: Vệ sinh lớp học, vệ sinh môi trường, loại bỏ loăng quăng, bọ gậy....
- Chỉ đạo các trường học phối hợp với y tế địa phương tổ chức tuyên truyền cho học sinh về dịch bệnh và các biện pháp phòng chống tại trường học. Lựa chọn thời điểm truyền truyền về các bệnh truyền nhiễm tại địa phương, đặc biệt lưu ý các bệnh theo mùa, theo tuổi, bệnh đã có vắc xin phòng bệnh,...
- Cung cấp kịp thời thông tin về dịch bệnh trong trường học cho ngành Y tế đế phối hợp xử lý; chấp hành nghiêm các quy định chuyên môn về phòng, chống dịch của ngành Y tế đối với các dịch bệnh xảy ra trong các trường học.
5. Sở Tài chính
- Tham mưu đề xuất cấp có thẩm quyền bố trí nguồn ngân sách nhà nước đảm bảo cho kinh phí phòng, chống dịch bệnh.
- Hướng dẫn các đơn vị sử dụng, thanh quyết toán nguồn kinh phí được cấp đảm bảo theo đúng quy định.
6. Các sở, ban, ngành của tỉnh
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, phối hợp triển khai thực hiện một số hoạt động để kịp thời đáp ứng với công tác phòng, chống dịch, bệnh truyền nhiễm tại địa phương.
- Chỉ đạo các đơn vị ngành dọc phối kết hợp với ngành Y tế triển khai công tác phòng, chống dịch tại địa phương.
7. Báo Sơn La; Đài Phát thanh - truyền hình tỉnh
Tiếp tục thực hiện Chương trình số 98/Ctr-SYT-BSL-PTTHSL ngày 02/4/2018 về việc phối hợp thông tin, truyền thông về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2018-2020 với Sở Y tế. Chuyển tải thông tin đến người dân nhằm tăng cường trách nhiệm thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo mùa, theo tình hình bệnh dịch tại địa phương; chú trọng truyền thông về lợi ích, hiệu quả của tiêm chủng mở rộng và các chiến dịch tiêm vắc xin của tỉnh về hiệu quả trong phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm.
8. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Xây dựng kế hoạch phòng, chống bệnh, dịch truyền nhiễm ở người năm 2020; chỉ đạo giám sát, xử lý ca bệnh, ổ dịch triệt để, sâu sát, nắm chắc tình hình dịch bệnh tại địa phương. Chịu trách nhiệm khi để xảy ra dịch bệnh mà chậm triển khai thực hiện các biện pháp xử lý, báo cáo,...
- Huy động sự tham gia của các cấp ủy, chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội phối hợp với ngành y tế triển khai công tác phòng chống dịch bệnh tại các tuyến.
- Đảm bảo kinh phí cho hoạt động phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm và tiêm chủng mở rộng trên địa bàn.
- Chỉ đạo tuyên truyền để nhân dân biết cách tự phòng bệnh, chủ động đến các cơ sở y tế khi có dấu hiệu nghi ngờ và tích cực tham gia vào các hoạt động phòng, chống dịch tại cộng đồng.
- Kiểm tra việc triển khai thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh tại địa phương.
- Chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2020; hàng năm có trích ngân sách địa phương để hỗ trợ công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn.
9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội; các tổ chức hội, đoàn thể
- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, phối hợp thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch trong cộng đồng.
- Giám sát việc triển khai thực hiện các quy định của pháp luật; chủ động phát hiện và kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống dịch trên địa bàn.
Trên đây là kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm ở người trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2020; Yêu cầu các Sở, ngành và UBND các huyện/thành phố triển khai thực hiện./.
Nơi nhận:
- Bộ Y tế (B/c);
- Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế;
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các Phó chủ tịch UBND tỉnh;
- Như mục V;
- CVP UBND tỉnh;
- Sở Y tế;
- Lưu: VT, KGVX. 10 bản.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phạm Văn Thủy | {
"issuing_agency": "Tỉnh Sơn La",
"promulgation_date": "14/02/2020",
"sign_number": "44/KH-UBND",
"signer": "Phạm Văn Thủy",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Nghi-quyet-234-2019-NQ-HDND-ho-tro-kinh-phi-dong-bao-hiem-y-te-cho-tre-em-Kien-Giang-422828.aspx | Nghị quyết 234/2019/NQ-HĐND hỗ trợ kinh phí đóng bảo hiểm y tế cho trẻ em Kiên Giang | HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 234/2019/NQ-HĐND
Kiên Giang, ngày 26 tháng 7 năm 2019
NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC HỖ TRỢ KINH PHÍ ĐÓNG BẢO HIỂM Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN ĐANG ĐƯỢC NUÔI DƯỠNG TẠI CÁC CƠ SỞ BẢO TRỢ XÃ HỘI NGOÀI CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG
KHÓA IX, KỲ HỌP THỨ MƯỜI BA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế;
Căn cứ tình hình thực tế về trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đang được nuôi dưỡng tại các cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập trên địa bàn tỉnh Kiên Giang;
Xét Tờ trình số 103/TTr-UBND ngày 27 tháng 6 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh dự thảo Nghị quyết về việc hỗ trợ kinh phí đóng bảo hiểm y tế đối với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đang được nuôi dưỡng tại các cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập trên địa bàn tỉnh Kiên Giang; Báo cáo thẩm tra số 39/BC-HĐND ngày 15 tháng 7 năm 2019 của Ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị quyết này quy định kinh phí từ ngân sách nhà nước để đóng bảo hiểm y tế cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đang được nuôi dưỡng tại các cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
2. Đối tượng áp dụng
Trẻ em từ đủ 06 tuổi đến dưới 16 tuổi có hoàn cảnh khó khăn đang được nuôi dưỡng tại các cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, trừ các đối tượng đã được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế; các cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập trên địa bàn tỉnh và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 2. Mức hỗ trợ và nguồn kinh phí thực hiện
1. Hỗ trợ 60% mức đóng bảo hiểm y tế đối với trẻ em được quy định tại Khoản 2, Điều 1 Nghị quyết này từ ngân sách tỉnh.
2. Mức đóng bảo hiểm y tế 40% còn lại được thực hiện theo Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế và Nghị quyết số 81/2017/NQ-HĐND ngày 20/7/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế từ ngân sách địa phương đối với người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình và học sinh, sinh viên giai đoạn 2017 - 2020 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
Điều 3. Tổ chức thực hiện
1. Hội đồng nhân dân giao Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu và Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
3. Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang khóa IX, Kỳ họp thứ Mười ba thông qua ngày 19 tháng 7 năm 2019 và có hiệu lực từ ngày 05 tháng 8 năm 2019./.
Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Văn phòng: Quốc hội, Chính phủ, Chủ tịch nước;
- Các bộ: TC, DG&ĐT, LĐTB&XH;
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
- Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Ủy ban MTTQVN tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành đoàn thể cấp tỉnh;
- Thường trực HĐND cấp huyện;
- UBND cấp huyện;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Trung tâm Tin học - Công báo;
- Lãnh đạo VP, các phòng và chuyên viên;
- Lưu: VT.
CHỦ TỊCH
Đặng Tuyết Em | {
"issuing_agency": "Tỉnh Kiên Giang",
"promulgation_date": "26/07/2019",
"sign_number": "234/2019/NQ-HĐND",
"signer": "Đặng Tuyết Em",
"type": "Nghị quyết"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-01-QD-BCD-quy-che-hoat-dong-Ban-chi-dao-Nha-nuoc-Du-an-trong-moi-5-trieu-ha-rung-giai-doan-2008-2010-97793.aspx | Quyết định 01/QĐ-BCĐ quy chế hoạt động Ban chỉ đạo Nhà nước Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng giai đoạn 2008 - 2010 | BAN CHỈ ĐẠO NHÀ NƯỚC DỰ ÁN TRỒNG MỚI 5 TRIỆU HA RỪNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------
Số: 01/QĐ-BCĐ
Hà Nội, ngày 29 tháng 10 năm 2009
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO NHÀ NƯỚC DỰ ÁN TRỒNG MỚI 5 TRIỆU HA RỪNG GIAI ĐOẠN 2008 - 2010
TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO NHÀ NƯỚC DỰ ÁN TRỒNG MỚI 5 TRIỆU HA RỪNG
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật bảo vệ và phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Nhà nước Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng giai đoạn 2008 – 2010.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Các Thành viên Ban Chỉ đạo Nhà nước Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
TRƯỞNG BAN
PHÓ THỦ TƯỚNG
Nguyễn Sinh Hùng
QUY CHẾ
HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO NHÀ NƯỚC DỰ ÁN TRỒNG MỚI 5 TRIỆU HA RỪNG GIAI ĐOẠN 2008 – 2010
(ban hành kèm theo Quyết định số 01/QĐ-BCĐ ngày 29 tháng 10 năm 2009)
Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Ban Chỉ đạo Nhà nước Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo Dự án 661) là tổ chức giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo và điều hành dự án trên địa bàn cả nước, được thành lập theo Quyết định số 1832/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo Nhà nước Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng giai đoạn 2008 – 2010.
Điều 2. Nhiệm vụ và thành phần của Ban Chỉ đạo Dự án 661 được quy định tại Quyết định số 1832/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 3. Kinh phí hoạt động
Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo Dự án 661 sử dụng trong nguồn kinh phí 0,7% của Ban Điều hành Dự án 661 thuộc Văn phòng thường trực Dự án 661 đặt tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Chương 2.
CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC VÀ THÔNG TIN BÁO CÁO
Điều 4. Chế độ và nguyên tắc làm việc.
1. Trưởng ban, Phó Trưởng ban, các ủy viên BCĐ làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
2. Ban Chỉ đạo Nhà nước Dự án 661 làm việc theo nguyên tắc tập trung thống nhất, các thành viên BCĐ chịu trách nhiệm về phần việc được phân công; Trưởng ban hoặc người được Trưởng ban ủy quyền quyết định các vấn đề của Ban Chỉ đạo Dự án 661.
Điều 5. Trưởng ban triệu tập và chủ trì các phiên họp thường kỳ 6 tháng một lần vào trung tuần tháng 6 và tháng 12 trong năm và các phiên họp bất thường khác khi cần thiết. Trưởng ban có thể ủy quyền cho Phó Trưởng ban chủ trì các phiên họp.
Các thành viên có trách nhiệm tham dự đầy đủ và chuẩn bị nội dung báo cáo theo quy định. Trường hợp thành viên vắng mặt thì phải ủy quyền cho cán bộ đi dự họp; cán bộ được ủy quyền dự họp thay phải là người nắm được tình hình công việc để báo cáo hoặc tham gia báo cáo.
Điều 6. Nội dung phiên họp thường kỳ nhằm đánh giá các mặt hoạt động của Ban Chỉ đạo Nhà nước Dự án 661, kết quả thực hiện nhiệm vụ của các Bộ, ngành, địa phương và cơ quan liên quan; kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giải quyết những vấn đề vượt quá thẩm quyền của Ban Chỉ đạo Nhà nước.
Điều 7. Giúp việc cho Ban Chỉ đạo Nhà nước Dự án 661 là Văn phòng thường trực Ban Điều hành Dự án 661, đặt tại Cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Điều 8. Quan hệ giữa Ban Chỉ đạo Nhà nước, Ban Điều hành Dự án 661 với các Ban Chỉ đạo, ban điều hành dự án của các địa phương:
- Định kỳ hàng quý, năm, các Ban Chỉ đạo, ban điều hành dự án các địa phương có trách nhiệm báo cáo lên Ban Điều hành Dự án 661 để tổng hợp, báo cáo Ban Chỉ đạo Nhà nước về tình hình thực hiện Dự án và kiến nghị giải quyết các vấn đề phát sinh có liên quan đến Dự án.
- Khi có phát sinh vấn đề mới tại địa phương, Ban Chỉ đạo, ban điều hành dự án của các địa phương trực tiếp làm việc với thường trực Ban Điều hành Dự án 661 để tổng hợp, báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước hoặc trực tiếp trao đổi với các thành viên có liên quan của Ban Chỉ đạo Nhà nước để xử lý các vấn đề phát sinh.
Điều 9. Chế độ thông tin, báo cáo
- Văn phòng thường trực Ban Điều hành Dự án 661 có trách nhiệm cung cấp kịp thời các tài liệu liên quan đến lĩnh vực công tác được phân công cho các thành viên Ban Chỉ đạo Nhà nước.
- Định kỳ hàng quý, năm, các thành viên Ban Chỉ đạo Nhà nước có trách nhiệm báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ được phân công để kịp thời xử lý các yêu cầu và kiến nghị đề ra. Các tài liệu, văn bản của Ban Chỉ đạo Nhà nước được quản lý, sử dụng theo quy định hiện hành.
Chương 3.
PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN VÀ NHIỆM VỤ CỦA VĂN PHÒNG BAN CHỈ ĐẠO DỰ ÁN 661
Điều 10. Phân công trách nhiệm các thành viên Ban Chỉ đạo dự án 661:
1. Trưởng Ban:
Chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về toàn bộ hoạt động của Ban Chỉ đạo Dự án 661 theo chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chỉ đạo được quy định tại Quyết định số 1832/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2008; chỉ đạo chung các hoạt động và chủ trì các cuộc họp của Ban; trực tiếp làm việc và kiểm tra thực hiện các dự án bảo vệ phát triển rừng tại các địa phương.
2. Phó Trưởng Ban thường trực – Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Giúp Trưởng Ban Điều hành giải quyết các công việc thuộc nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo.
- Thừa ủy quyền Trưởng Ban chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương có liên quan giải quyết các vấn đề liên quan đến Dự án 661.
- Trực tiếp chỉ đạo, báo cáo Trưởng Ban và Ban Chỉ đạo Nhà nước về kế hoạch, tiến độ, tình hình thực hiện Dự án; đề xuất giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện Dự án.
3. Các ủy viên Ban Chỉ đạo nhà nước:
Căn cứ vào yêu cầu công việc và chương trình công tác, các ủy viên Ban Chỉ đạo Nhà nước chủ động đi công tác để nắm bắt tình hình, giải quyết những khó khăn, vướng mắc theo chức năng, nhiệm vụ được phân công.
Các ủy viên Ban Chỉ đạo Nhà nước là đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành, chịu trách nhiệm chung về quản lý nhà nước đối với Dự án thuộc lĩnh vực của Bộ, ngành mình phụ trách đồng thời chịu trách nhiệm trực tiếp đối với một số công việc cụ thể được phân công như sau:
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn:
Chủ trì theo dõi tổng hợp chung Dự án 661 toàn quốc, chuẩn bị nội dung các phiên họp Ban Chỉ đạo Nhà nước, chỉ đạo thực hiện dự án 661 toàn quốc.
Trực tiếp theo dõi, đôn đốc và tổng hợp tình hình thực hiện Dự án 661 các tỉnh vùng Đông Bắc (Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên).
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
Chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành, các địa phương, lập kế hoạch bố trí nguồn vốn, đảm bảo đủ vốn thực hiện hoàn thành nhiệm vụ của Dự án theo Nghị quyết số 73/2006/QH11 của Quốc hội khóa 11, trên cơ sở những chính sách mới được Thủ tướng Chính phủ ban hành (các Quyết định số: 100/2007/QĐ-TTg , 147/2007/QĐ-TTg , 164/2008/QĐ-TTg) và Nghị quyết số 30a/2009/NQ-CP của Chính phủ.
Trực tiếp theo dõi, đôn đốc và tổng hợp tình hình thực hiện Dự án 661 các tỉnh vùng Tây Bắc, (Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình) và các tỉnh đồng bằng Sông Hồng (Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình).
- Bộ Tài chính:
Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và các địa phương, đảm bảo đủ vốn ngân sách, cân đối nguồn vốn vay ưu đãi, cấp phát kịp thời và giải quyết những vướng mắc trong cơ chế tài chính thuộc dự án 661.
Trực tiếp theo dõi, đôn đốc và tổng hợp tình hình thực hiện Dự án 5 triệu ha rừng các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường:
Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn giải quyết các vấn đề về giao đất, giao rừng và quy hoạch đất đai phục vụ Dự án 661. Giao quyền sử dụng đất cho các chủ rừng theo quy định. Đảm bảo cung cấp bản đồ nền Việt Nam 2000 và phần mềm liên quan để sử dụng phục vụ dự án.
Trực tiếp theo dõi, đôn đốc và tổng hợp tình hình thực hiện Dự án 5 triệu ha rừng các tỉnh Nam Bộ (Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận).
- Bộ Khoa học và Công nghệ:
Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức nghiên cứu, đưa các ứng dụng khoa học công nghệ vào thực hiện trong các nhiệm vụ theo kế hoạch thuộc Dự án 661.
Trực tiếp theo dõi, đôn đốc và tổng hợp tình hình thực hiện Dự án 661 các tỉnh thuộc Đông Nam Bộ (thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh).
- Bộ Quốc phòng:
Chịu trách nhiệm chỉ đạo bảo vệ rừng, thực hiện đảm bảo số lượng Dự án 661 theo quy định trong các Dự án cơ sở thuộc phạm vi quản lý của Bộ. Phối hợp với các tỉnh để tổ chức lực lượng quân đội trồng rừng phòng hộ tuyến biên giới.
Trực tiếp theo dõi, đôn đốc và tổng hợp tình hình thực hiện Dự án 661 các tỉnh Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông Và Lâm Đồng).
- Bộ Công an:
Chịu trách nhiệm chỉ đạo, thực hiện đảm bảo số lượng và chất lượng Dự án 661 theo quy định trong các Dự án cơ sở thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
Trực tiếp theo dõi, đôn đốc và tổng hợp tình hình thực hiện Dự án 661 ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (Sóc Trăng, Bạc Liêu, An Giang, Kiên Giang và Cà Mau).
- Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội:
Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường giải quyết các vấn đề về lao động, nhân lực tham gia Dự án 661.
Trực tiếp theo dõi, đôn đốc và tổng hợp tình hình thực hiện Dự án 661 ở các tỉnh Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, Hậu Giang, Bến Tre, Trà Vinh.
- Ủy ban Dân tộc:
Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổ chức, chỉ đạo thực hiện Dự án 661 ở vùng dân tộc và miền núi; thường xuyên tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đồng bào dân tộc thiểu số, các cấp chính quyền địa phương tích cực tham gia trồng, bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng.
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:
Chịu trách nhiệm chỉ đạo các ngân hàng thương mại chủ động cân đối nguồn vốn đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn vay thương mại cho Dự án 661 theo quy định hiện hành.
- Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội:
Thực hiện nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra giám sát việc thực hiện Dự án 661 tại các địa phương và thực hiện nhiệm vụ dự án của các Bộ ngành thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ ngành trên địa bàn cả nước.
- Hội đồng Dân tộc Quốc hội:
Chỉ đạo, kiểm tra giám sát việc tổ chức thực hiện Dự án 661 ở vùng dân tộc và miền núi: vận động, tuyên truyền đồng bào dân tộc thiểu số tích cực tham gia trồng, bảo vệ rừng.
Ngoài các công việc thuộc chức trách nêu trên, đề nghị Hội đồng Dân tộc, Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đề xuất với Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc xác định nội dung, phân công giám sát thực hiện Dự án 661.
- Hội Nông dân Việt Nam:
Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức, chỉ đạo thực hiện Dự án 661; vận động, tuyên truyền, chỉ đạo các thành viên trong hội tham gia công tác khuyến lâm cùng với nông dân sống trong rừng và gần rừng tích cực tham gia trồng, bảo vệ rừng.
Vận động nông dân xây dựng một số mô hình điểm về kinh tế lâm nghiệp, trồng và bảo vệ rừng.
- Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh:
Chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện đảm bảo số lượng và chất lượng Dự án 661 theo quy định trong các Dự án cơ sở thuộc phạm vi quản lý chỉ đạo của Trung ương đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Tổ chức lực lượng thanh niên tình nguyện tham gia trồng rừng phòng hộ ở những vùng khó khăn.
Chương 4.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 11. Các thành viên Ban Chỉ đạo Nhà nước Dự án 661 chịu trách nhiệm trước Trưởng ban, trước Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý cán bộ về những công việc được Trưởng ban phân công, sử dụng các phương tiện, các trang thiết bị do đơn vị quản lý để thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Điều 12. Trong quá trình thực hiện Quy chế hoạt động nếu có vướng mắc, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Dự án 661 tổng hợp ý kiến, đề xuất nội dung cần sửa đổi trình Ban Chỉ đạo, báo cáo Phó Thủ tướng – Trưởng Ban Chỉ đạo xem xét, quyết định./. | {
"issuing_agency": "Ban Chỉ Đạo Nhà nước",
"promulgation_date": "29/10/2009",
"sign_number": "01/QĐ-BCĐ",
"signer": "Nguyễn Sinh Hùng",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Quyet-dinh-05-2013-QD-UBND-nang-bac-luong-truoc-thoi-han-do-lap-thanh-tich-178124.aspx | Quyết định 05/2013/QĐ-UBND nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 05/2013/QĐ-UBND
Thủ Dầu Một, ngày 20 tháng 03 năm 2013
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ NÂNG BẬC LƯƠNG TRƯỚC THỜI HẠN DO LẬP THÀNH TÍCH XUẤT SẮC TRONG THỰC HIỆN NHIỆM VỤ ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TỈNH BÌNH DƯƠNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004;
Căn cứ Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 19/02/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số 03/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức;
Căn cứ Thông tư số 83/2005/TT-BNV ngày 10/08/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ nâng bậc lương và các chế độ phụ cấp lương đối với cán bộ, công chức, viên chức;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 181/TTr-SNV ngày 12/3/2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Bình Dương.
Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng các Sở ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực từ ngày 10/04/2013 và thay thế Quyết định số 26/2007/QĐ-UBND ngày 15/03/2007 của UBND tỉnh Bình Dương./.
Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Nội vụ;
- Cục Kiểm tra VBQPPL - Bộ Tư pháp;
- TTTU, TTHĐND, Đoàn ĐBQH, UBMTTQVN tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Ban Tổ chức Tỉnh ủy, BHXH;
- Trung tâm Công báo tỉnh, Website tỉnh;
- LĐVP, V, các Phòng CV, HCTC, TH.
- Lưu VT, SNV.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Lê Thanh Cung
QUY ĐỊNH
VỀ NÂNG BẬC LƯƠNG TRƯỚC THỜI HẠN DO LẬP THÀNH TÍCH XUẤT SẮC TRONG THỰC HIỆN NHIỆM VỤ ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TỈNH BÌNH DƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 05/2013/QĐ-UBND ngày 20/03/2013 của UBND tỉnh Bình Dương)
Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi áp dụng
Quy định này áp dụng đối với hoạt động nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh.
2. Đối tượng áp dụng
a) Cán bộ bầu cử làm việc tại các cơ quan Đảng, Mặt trận, Đoàn thể, cơ quan nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện hưởng lương theo ngạch công chức và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo;
b) Cán bộ, công chức, viên chức được xếp lương theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ đang làm việc trong các cơ quan Đảng, Mặt trận, Đoàn thể, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh, cấp huyện;
c) Cán bộ, công chức cấp xã được xếp lương theo ngạch công chức hành chính;
d) Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong chỉ tiêu biên chế, được xếp lương theo ngạch công chức, viên chức trong các cơ quan Đảng, Mặt trận, Đoàn thể, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh, cấp huyện.
Điều 2. Nguyên tắc và cấp độ về thành tích xuất sắc trong nâng bậc lương trước thời hạn
1. Nguyên tắc xét nâng bậc lương trước thời hạn
a) Việc xem xét, quyết định nâng bậc lương trước thời hạn phải đảm bảo tính công khai, dân chủ, công bằng không gây mất đoàn kết, đồng thời động viên, khích lệ phong trào thi đua nhằm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị;
b) Đảm bảo số người được nâng bậc lương trước thời hạn trong một năm không vượt quá 10% số biên chế trả lương của cơ quan, đơn vị;
c) Việc xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức căn cứ vào thành tích xuất sắc cao nhất mà cán bộ, công chức, viên chức đạt được trong suốt thời gian giữ bậc lương. Khi có quyết định bổ nhiệm ngạch sau khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại, quyết định nâng bậc lương thường xuyên, quyết định nâng bậc lương trước thời hạn thì các thành tích công tác được khen thưởng trước đó không được tính vào thành tích được xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với các lần sau;
d) Không xét nâng bậc lương trước thời hạn hai lần liên tiếp đối với một cá nhân; không xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời hiệu bị xử lý kỷ luật theo quy định tại Luật cán bộ, công chức, Luật Viên chức.
2. Cấp độ về thành tích xuất sắc trong nâng bậc lương trước thời hạn
Cán bộ, công chức, viên chức được xét nâng bậc lương trước thời hạn nếu trong thời gian giữ bậc lương lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền quyết định công nhận bằng văn bản, nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch và còn thiếu từ 01 tháng đến 12 tháng để được nâng bậc lương thường xuyên, thì được xem xét nâng bậc lương trước thời hạn so với thời gian quy định tương ứng với các mức như sau:
a) Được nâng bậc lương trước thời hạn 12 tháng đối với cá nhân đạt một trong các hình thức khen thưởng hoặc danh hiệu thi đua sau:
- Các loại Huân chương gồm: Huân chương Sao vàng; Huân chương Hồ Chí Minh; Huân chương Độc lập các hạng; Huân chương Lao động các hạng; Huân chương Đại Đoàn kết Dân tộc; Huân chương Dũng cảm;
- Các Danh hiệu vinh dự nhà nước gồm: Anh hùng Lao động; Nhà giáo nhân dân; Thầy thuốc nhân dân; Nghệ sỹ nhân dân; Nhà giáo ưu tú; Thầy thuốc ưu tú; Nghệ sỹ ưu tú;
- Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước;
- Chiến sĩ Thi đua toàn quốc;
- Bằng khen Thủ tướng Chính phủ;
- Chiến sĩ Thi đua cấp tỉnh.
b) Được nâng bậc lương trước thời hạn 09 tháng đối với cá nhân đạt một trong các hình thức khen thưởng hoặc danh hiệu thi đua sau:
- Bằng khen của UBND tỉnh, Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương;
- Chiến sĩ Thi đua cơ sở.
c) Được nâng bậc lương trước thời hạn 6 tháng đối với cá nhân đạt một trong các hình thức khen thưởng hoặc danh hiệu thi đua sau:
- Giấy khen của Thủ trưởng Sở, ngành, Chủ tịch UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp xã;
- Lao động tiên tiến.
Điều 3. Cách tính chỉ tiêu và thời điểm được nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ
1. Cách tính chỉ tiêu
Căn cứ vào số cán bộ, công chức, viên chức có mặt thuộc chỉ tiêu biên chế do cấp có thẩm quyền phân bố cho cơ quan, đơn vị hàng năm, bao gồm số biên chế và hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế hưởng lương từ ngân sách tỉnh đã thực hiện (gọi là biên chế trả lương) để làm cơ sở tính chỉ tiêu nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ. Nếu Sở ngành có nhiều cơ quan, đơn vị trực thuộc có thể tính riêng biên chế từng cơ quan, đơn vị trực thuộc hoặc gộp biên chế các cơ quan, đơn vị trực thuộc lại thành biên chế chung để linh động khi xét.
Lấy số biên chế trả lương chia cho 10, lấy phần nguyên sẽ được số chỉ tiêu tương ứng, số dư (nhỏ hơn 10) của phép chia này được tính như sau:
- Nếu số dư từ 08 đến 09 thì được bổ sung thêm 01 chỉ tiêu;
- Nếu số dư từ 04 đến 07 thì trong 02 năm được bổ sung 01 chỉ tiêu;
- Nếu số dư từ 03 trở xuống thì không bổ sung chỉ tiêu.
Lưu ý: Đối với các cơ quan, đơn vị đơn lẻ có số biên chế trả lương từ 03 trở xuống cần trao đổi trước với Sở Nội vụ về số lượng chỉ tiêu trước khi đề nghị.
2. Chỉ tiêu nâng bậc lương trước thời hạn của năm nào thì thực hiện hết chỉ tiêu của năm đó. Nếu đến hết quý I ở năm sau liền kề, cơ quan, đơn vị không thực hiện hết số chỉ tiêu được nâng bậc lương trước thời hạn của năm đó thì không được tính vào chỉ tiêu nâng bậc lương trước thời hạn của các năm sau.
3. Thời điểm tính hưởng bậc lương mới do được nâng bậc lương trước thời hạn được tính kể từ ngày cán bộ, công chức, viên chức có số tháng giữ bậc lương cũ cộng với số tháng được nâng bậc lương trước thời hạn bằng số tháng theo quy định để được nâng bậc lương thường xuyên. Trường hợp ngày ký quyết định nâng bậc lương trước thời hạn sau thời điểm được tính hưởng bậc lương mới thì cán bộ, công chức, viên chức được truy lĩnh tiền lương và truy lĩnh nộp bảo hiểm xã hội phần chênh lệch tiền lương tăng thêm giữa bậc lương mới so với bậc lương cũ.
Điều 4. Thứ tự xét nâng bậc lương trước thời hạn
1. Trường hợp số người đủ tiêu chuẩn nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc nhiều hơn số chỉ tiêu theo cách tính tại khoản 1, Điều 3 Quy định này thì xét theo thứ tự cấp độ thành tích từ cao đến thấp theo khoản 2, Điều 2 của Quy định này.
2. Trường hợp có từ 02 người trở lên có cấp độ thành tích ngang nhau mà không đủ chỉ tiêu để nâng bậc lương trước thời hạn cho tất cả, thì thực hiện ưu tiên theo thứ tự sau:
a) Cán bộ, công chức, viên chức chưa được nâng bậc lương trước thời hạn lần nào;
b) Công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo hoặc giữ chức vụ lãnh đạo thấp hơn;
c) Cán bộ, công chức, viên chức nữ;
d) Cán bộ, công chức, viên chức có hệ số lương thấp hơn;
đ) Cán bộ, công chức, viên chức ngoài thành tích được dùng làm căn cứ để xét nâng bậc lương trước thời hạn còn có nhiều thành tích khác hơn.
Điều 5. Quy trình xét nâng lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ
1. Vào cuối tháng 12 hàng năm cho đến hết quý I của năm sau liền kề, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị tổ chức cuộc họp toàn thể cán bộ, công chức, viên chức hoặc đại diện gồm Cấp ủy, Ban lãnh đạo, Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Trưởng, phó các phòng ban, Trưởng, phó các đơn vị trực thuộc (nếu đơn vị trực thuộc xét chung chỉ tiêu với cơ quan chủ quản). Các thành viên tham dự căn cứ vào chỉ tiêu nâng bậc lương trước thời hạn theo cách tính chỉ tiêu tại khoản 1, Điều 3 Quy định này tiến hành xét chọn những người xứng đáng trong số những trường hợp còn thiếu từ 01 đến 12 tháng là đến hạn nâng lương thường xuyên (tính tại thời điểm họp xét đề nghị) theo thứ tự được quy định tại Điều 4 Quy định này.
2. Hồ sơ đề nghị nâng bậc lương trước thời hạn
Sau khi tổ chức họp xét tại cơ quan, đơn vị, Sở ngành, UBND cấp huyện gửi hồ sơ đề nghị về Sở Nội vụ để xem xét quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định. Hồ sơ gồm:
a) Công văn của cơ quan, đơn vị kèm danh sách đề nghị các trường hợp nâng bậc lương trước thời hạn (theo mẫu).
b) Biên bản cuộc họp xét nâng bậc lương trước thời hạn của cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức trong đó tóm tắt kết quả thực hiện nâng bậc lương trước thời hạn 02 năm gần nhất của cơ quan, đơn vị; ghi rõ số biên chế được giao, số biên chế trả lương và chỉ tiêu được nâng bậc lương trước thời hạn của cơ quan, đơn vị theo cách tính chỉ tiêu tại khoản 1, Điều 3 Quy định này, danh sách các trường hợp được xét nâng bậc lương trước thời hạn của năm hiện tại.
c) Bản sao quyết định của cấp có thẩm quyền công nhận thành tích xuất sắc các trường hợp được đề nghị nâng lương trước thời hạn.
Điều 6. Trách nhiệm thi hành
1. Thủ trưởng các Sở, ngành trực thuộc UBND tỉnh, UBND cấp huyện có trách nhiệm:
a) Tổ chức triển khai cho cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị Quy định này, đảm bảo tính dân chủ, công khai, minh bạch khi xét.
b) Tổ chức họp xét và dự kiến danh sách cán bộ, công chức, viên chức được xét nâng bậc lương trước thời hạn, niêm yết công khai danh sách này ở cơ quan, đơn vị ít nhất 10 ngày trước khi đề nghị Sở Nội vụ xem xét giải quyết.
2. Giao Giám đốc Sở Nội vụ:
a) Tham mưu UBND tỉnh quyết định nâng bậc lương trước thời hạn đối với các trường hợp có ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương (trình Bộ Nội vụ thỏa thuận trước khi quyết định).
b) Ký quyết định nâng bậc lương trước thời hạn đối với các trường hợp có ngạch chuyên viên chính và tương đương.
c) Thỏa thuận cho Thủ trưởng Sở ngành, Chủ tịch UBND cấp huyện ra quyết định nâng bậc lương trước thời hạn đối với các trường hợp có ngạch chuyên viên và tương đương trở xuống.
d) Giúp UBND tỉnh theo dõi, kiểm tra, thanh tra, báo cáo việc thực hiện chế độ nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc ở các cơ quan, đơn vị trong tỉnh.
Điều 7. Tổ chức thực hiện
1. Quy định này được phổ biến đến từng cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh và làm căn cứ thực hiện trong cuộc họp xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị có văn bản phản ánh, kiến nghị, Sở Nội vụ tổng hợp báo cáo trình UBND tỉnh bổ sung, sửa đổi Quy định này cho phù hợp./.
TÊN CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
-----------------
DANH SÁCH CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC ĐỦ ĐIỀU KIỆN ĐỀ NGHỊ NÂNG BẬC LƯƠNG
TRƯỚC THỜI HẠN - CHỈ TIÊU NĂM ……….
(Kèm theo Công văn số /………….. ngày / của ………………..)
STT
Họ và Tên
Chức vụ, Cơ quan, đơn vị
Lương hiện hưởng
Lương nâng trưóc thời hạn
Thành tích xuất sắc
Ghi chú
Ngạch (hoặc Chức danh nghề nghiệp)
Hệ số
Thời điểm căn cứ tính nâng lương lần sau
Thời điểm nâng lương đúng hạn
Ngạch (hoặc Chức danh nghề nghiệp)
Hệ số
Thời điểm căn cứ tính nâng lương lần sau
Số tháng nâng trước thời hạn
1
2 | {
"issuing_agency": "Tỉnh Bình Dương",
"promulgation_date": "20/03/2013",
"sign_number": "05/2013/QĐ-UBND",
"signer": "Lê Thanh Cung",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Thong-bao-257-TB-VPCP-ket-luan-Pho-Thu-tuong-Nguyen-Thien-Nhan-111980.aspx | Thông báo 257/TB-VPCP kết luận Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân | VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
Số: 257/TB-VPCP
Hà Nội, ngày 21 tháng 09 năm 2010
THÔNG BÁO
KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG NGUYỄN THIỆN NHÂN TẠI CUỘC HỌP GIAO BAN TRIỂN KHAI QUYẾT ĐỊNH SỐ 239/QĐ-TTG NGÀY 09 THÁNG 02 NĂM 2010 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ ĐỀ ÁN PHỔ CẬP GIÁO DỤC MẦM NON CHO TRẺ EM 5 TUỔI GIAI ĐOẠN 2010 - 2015
Ngày 10 tháng 8 năm 2010, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã chủ trì cuộc họp trực tuyến giao ban triển khai Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 09 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2010 - 2015. Tham dự họp tại điểm cầu Hà Nội tại trụ sở Văn phòng Chính phủ gồm: đại diện lãnh đạo các Bộ và cơ quan: Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nội vụ, Y tế, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông; Văn phòng Chính phủ, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Ủy ban Dân tộc, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Khuyến học Việt Nam. Dự họp tại 63 điểm cầu của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm: đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội và các cơ quan liên quan của địa phương. Sau khi nghe báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về kế hoạch triển khai Quyết định số 239/QĐ-TTg và ý kiến của các Bộ, các đại biểu tham dự cuộc họp, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân kết luận như sau:
I. Đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2010 - 2015 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 09 tháng 02 năm 2010 đã được các Bộ, ngành và các địa phương quán triệt và triển khai bước đầu. Đây là một Đề án có quy mô lớn nhưng rất cụ thể, thời gian thực hiện không dài, đòi hỏi sự nỗ lực, tham gia của cả hệ thống chính trị; quá trình triển khai thực hiện phải khẩn trương, chủ động, tổ chức tốt việc giám sát, kiểm tra đôn đốc để bảo đảm tính khả thi và có hiệu quả.
Trong thời gian tới cần tập trung thực hiện một số nội dung cụ thể sau: các địa phương lựa chọn đưa các mục tiêu, nội dung của Đề án vào Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh, thành phố cũng như kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương; xây dựng kế hoạch, bố trí đủ nguồn kinh phí, quỹ đất và giáo viên thực hiện Đề án; thực hiện chế độ chính sách đối với giáo viên mầm non một cách hợp lý; tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để đẩy mạnh tiến độ thực hiện đúng mục tiêu đề ra.
II. TRÁCH NHIỆM CÁC BỘ, NGÀNH VÀ ĐỊA PHƯƠNG
1. Các Bộ, ngành Trung ương
a) Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Chủ trì kiện toàn lại Ban Chỉ đạo Phổ cập - xóa mù chữ tại trung ương và địa phương, áp dụng cơ chế hoạt động của Ban Chỉ đạo đã có ngay từ đầu năm học mới để tham mưu, đề xuất, kiểm tra đôn đốc, tổ chức thực hiện có hiệu quả. Tổ chức điều tra, khảo sát, trên cơ sở đó xác định quy mô, nhu cầu cơ sở vật chất, trang thiết bị và giáo viên; có dự toán về tổng kinh phí, hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch triển khai của địa phương, tổ chức thực hiện đồng thời với việc nghiên cứu, bổ sung nguồn kinh phí. Trước mắt, hướng dẫn các địa phương sử dụng các nguồn vốn hiện có, lồng ghép để đầu tư ngay cho phổ cập mầm non cho trẻ em 5 tuổi, khi Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn mới chưa được phê duyệt.
- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ có liên quan xây dựng, thẩm định các dự án chi tiết của Đề án, bảo đảm định mức kinh phí tối thiểu để đưa vào Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011 - 2015, sớm báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội xem xét, hoàn thành trong tháng 8 năm 2010.
Trước ngày 30 tháng 9 năm 2010, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ có liên quan hoàn thành xây dựng các Dự án ODA về: đào tạo giáo viên, xây dựng, cải tạo phòng học, tổng số kinh phí khoảng 2.300 tỷ đồng, trình Chính phủ xem xét.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ và Bảo hiểm xã hội Việt Nam nghiên cứu, trước ngày 30 tháng 9 trình Thủ tướng Chính phủ việc hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho giáo viên đã có tối thiểu 20 năm công tác và còn thiếu nhiều nhất 5 năm, để được hưởng chế độ hưu trí.
- Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan từng bước giải quyết hợp lý chế độ chính sách cho giáo viên mầm non, nhất là chính sách cho giáo viên lâu năm, hướng dẫn thu học phí theo chính sách mới...
b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định, tổng hợp nhu cầu về xây dựng cơ bản của các dự án thành phần, trình Chính phủ bổ sung nguồn vốn xây dựng cơ bản để bảo đảm xây dựng các phòng học, trang bị đồ dùng giảng dạy thuộc chỉ tiêu năm 2010, 2011;
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổng hợp, thẩm định các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011 - 2015, dự án ODA và các dự án liên quan khác hỗ trợ Đề án theo tiến độ đã nêu trên.
c) Bộ Tài chính
Trước ngày 30 tháng 9 năm 2010 chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ tạm ứng nguồn vốn ngân sách năm 2011 để thực hiện Đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; hướng dẫn, kiểm tra, việc thực hiện các nguồn kinh phí đã phân bổ; phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ đề xuất hỗ trợ chính sách bảo hiểm cho giáo viên mầm non lớn tuổi để có đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí và bổ sung hoàn thiện các chính sách cho giáo viên mầm non, trình Chính phủ.
d) Bộ Nội vụ
Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tài chính, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, nghiên cứu, ban hành Thông tư liên tịch quy định về định mức cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong các cơ sở giáo dục mầm non và bổ sung hoàn thiện chế độ chính sách, nhất là chế độ lương cho giáo viên mầm non.
đ) Bộ Y tế
Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng và hoàn thiện Chương trình quốc gia về dinh dưỡng, các chương trình dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng lồng ghép trong đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non; kiểm tra, giám sát công tác chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng trong các trường, lớp mầm non 5 tuổi theo các mục tiêu phổ cập; phổ biến kiến thức, kỹ năng và cung cấp dịch vụ chăm sóc, giáo dục tại gia đình.
e) Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ bổ sung, điều chỉnh chế độ, chính sách bảo hiểm, tiền lương cho giáo viên mầm non.
g) Bộ Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo các cơ quan thông tin, truyền thông tăng cường công tác truyền thông, vận động xã hội để thực hiện Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi.
h) Bộ Tài nguyên và Môi trường
Hướng dẫn các địa phương quy hoạch, bố trí đủ quỹ đất xây dựng trường lớp mầm non; tổ chức kiểm tra, đôn đốc thực hiện sát sao nội dung này.
2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Trong tháng 9 năm 2010, tổ chức quán triệt nội dung Quyết định số 239/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành đến cán bộ chủ chốt của các Sở, Ban, ngành và Ủy ban nhân dân các quận, huyện, xã, phường, thị trấn; cần nghiên cứu đưa nội dung này vào Nghị quyết cấp ủy và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; thành lập Ban Chỉ đạo Phổ cập - xóa mù chữ của địa phương; tiến hành điều tra, khảo sát xác định số lượng trẻ em trong độ tuổi trên địa bàn, xác định các nguồn lực để xây dựng kế hoạch; lập dự toán, phân bổ ngân sách phổ cập mầm non 5 tuổi cho năm 2011;
- Trước ngày 15 tháng 10 năm 2010 cần tiến hành rà soát quy hoạch, bổ sung, điều chỉnh có đủ quỹ đất để xây dựng trường, lớp, phòng học cho giáo dục mầm non. Những điểm trường đã có đất, cần xem xét, điều chỉnh tăng số lượng tầng của nhà học phù hợp để tăng quy mô đào tạo. Những nơi xây dựng mới, phải quy hoạch quỹ đất để xây dựng đủ chỗ học cho cả trẻ em 5 tuổi và các độ tuổi 3 - 4 tuổi; có thể mở rộng hình thức lớp mẫu giáo linh hoạt tại các gia đình bảo đảm cho trẻ em mẫu giáo được đi học;
- Chỉ đạo chuyển đổi loại hình cơ sở giáo dục mầm non phù hợp với Luật Giáo dục;
- Xây dựng cơ chế tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá công nhận thực hiện cho trẻ em 5 tuổi theo tiêu chuẩn quy định trên địa bàn.
Văn phòng Chính phủ thông báo các Bộ, ngành, cơ quan liên quan, các địa phương biết và thực hiện./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc;
- Lưu: Văn thư, KGVX (5b).
KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM
Nguyễn Hữu Vũ | {
"issuing_agency": "Văn phòng Chính phủ",
"promulgation_date": "21/09/2010",
"sign_number": "257/TB-VPCP",
"signer": "Nguyễn Hữu Vũ",
"type": "Thông báo"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tien-te-Ngan-hang/Quyet-dinh-1894-QD-UBND-2015-thu-tuc-dang-ky-ho-so-vay-von-dong-moi-tau-ca-Khanh-Hoa-283352.aspx | Quyết định 1894/QĐ-UBND 2015 thủ tục đăng ký hồ sơ vay vốn đóng mới tàu cá Khánh Hòa | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 1894/QĐ-UBND
Khánh Hòa, ngày 15 tháng 07 năm 2015
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ, XÁC NHẬN, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT HỒ SƠ VAY VỐN ĐÓNG MỚI, NÂNG CẤP TÀU CÁ, CHO VAY VỐN LƯU ĐỘNG THEO CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 67/2014/NĐ-CP NGÀY 07/7/2014 CỦA CHÍNH PHỦ
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân đã được Quốc hội nước CHXHCN thông qua ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản;
Căn cứ Thông tư số 22/2014/TT-NHNN ngày 15 tháng 8 năm 2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thực hiện chính sách tín dụng theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số 25/2014/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 8 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định yêu cầu kỹ thuật đối với thiết kế mẫu tàu cá;
Căn cứ Thông tư số 26/2014/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 8 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định yêu cầu về nhà xưởng, trang thiết bị đối với cơ sở đóng mới, nâng cấp, cải hoán tàu cá;
Căn cứ Quyết định số 3602/QĐ-BNN-TCTS ngày 19 tháng 8 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành hướng dẫn về số lượng tàu cá đóng mới thực hiện Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 1135/TTr-SNN ngày 02 tháng 7 năm 2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định tạm thời về trình tự, thủ tục đăng ký, xác nhận, thẩm định, phê duyệt hồ sơ vay vốn đóng mới, nâng cấp tàu cá, cho vay vốn lưu động theo chính sách tín dụng của Nghị định số 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, thay thế Quyết định số 885/QĐ-UBND ngày 10/4/2015 của UBND tỉnh về ban hành Quy định tạm thời về trình tự, thủ tục đăng ký, xác nhận, thẩm định, phê duyệt hồ sơ vay vốn đóng mới nâng cấp tàu cá, cho vay vốn lưu động theo chính sách tín dụng của Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã thành phố; Giám đốc Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh Khánh Hòa; Giám đốc các Ngân hàng Thương mại - Chi nhánh Khánh Hòa; Chi cục trưởng Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Bộ Tài chính;
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- TTTU, TT HĐND tỉnh;
- CT UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh;
- Lưu VP, HP, HB.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đào Công Thiên
QUY ĐỊNH TẠM THỜI
VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ, XÁC NHẬN, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT HỒ SƠ VAY VỐN ĐÓNG MỚI, NÂNG CẤP TÀU CÁ, CHO VAY VỐN LƯU ĐỘNG THEO CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 67/2014/NĐ-CP NGÀY 07/7/2014 CỦA CHÍNH PHỦ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1894/QĐ-UBND ngày 15/7/2015 của UBND tỉnh Khánh Hòa)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Quy định này quy định trình tự, thủ tục đăng ký, xét duyệt, thẩm định, phê duyệt việc cho vay đặt hàng đóng mới, nâng cấp tàu khai thác hải sản xa bờ, tàu dịch vụ hậu cần nghề cá; cho vay vốn lưu động để khai thác hải sản và cung cấp dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ theo quy định tại Điều 2; Điều 4 và Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản (sau đây gọi tắt là Nghị định 67).
2. Các quy định về trình tự thủ tục đối với các trường hợp hỗ trợ khác theo Nghị định 67 được thực hiện theo các Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính, cụ thể:
a) Trình tự, thủ tục chi trả phí bảo hiểm khai thác hải sản được thực hiện theo Thông tư số 115/2014/TT-BTC ngày 20/8/2014 của Bộ Tài chính;
b) Trình tự, thủ tục về chính sách hỗ trợ đầu tư, ưu đãi thuế và một số chính sách khác theo quy định tại Điều 3, Điều 6 và Điều 7 Nghị định 67 được thực hiện theo Thông tư số 117/2014/TT-BTC ngày 21/8/2014 của Bộ Tài chính.
Điều 2. Đối tượng đăng ký
1. Tổ chức, cá nhân (sau đây gọi là chủ tàu) đặt hàng đóng mới tàu có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên; nâng cấp tàu (bao gồm một trong các nội dung sau: thay máy mới; gia cố bọc vỏ thép; bọc vỏ vật liệu mới; mua ngư lưới cụ, trang thiết bị hàng hải; trang thiết bị bảo quản hải sản, bốc xếp hàng hóa) phục vụ hoạt động khai thác hải sản.
2. Nâng cấp máy tàu có tổng công suất máy chính dưới 400CV, thành tàu có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên và nâng cấp công suất máy đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên (phần máy bổ sung hoặc thay thế phải là máy mới 100%) để khai thác hải sản xa bờ và cung cấp dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ.
3. Chủ tàu đăng ký vay vốn lưu động để khai thác hải sản và cung cấp dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ.
Điều 3. Loại nghề khuyến khích phát triển, ưu tiên đăng ký
Các nhóm nghề khai thác khuyến khích phát triển, ưu tiên đăng ký gồm: Nghề lưới vây (lưới vây mạn và lưới vây đuôi), Nghề câu cá Ngừ đại dương, Nghề lưới rê khơi (trừ nghề lưới rê khai thác cá ngừ), Nghề câu khơi, Nghề mành chụp (chụp cá, chụp mực...) và Tàu dịch vụ hậu cần nghề cá.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 4. Điều kiện để đăng ký vay vốn
1. Chủ tàu đang hoạt động nghề cá có hiệu quả, có khả năng tài chính và có phương án sản xuất cụ thể.
2. Cam kết mua đầy đủ bảo hiểm theo quy định đối với thân tàu, trang thiết bị ngư lưới cụ trên tàu (bảo hiểm mọi rủi ro) sau khi hoàn thành việc đóng mới, nâng cấp tàu và trước khi đưa vào sử dụng (được chủ tàu cam kết tại Phụ lục 1, 3 kèm theo Quy định này).
3. Có phương án vay vốn (theo hướng dẫn của Ngân hàng thương mại cho vay) gửi Ngân hàng thương mại cho vay để thẩm định.
Điều 5. Trình tự, thủ tục đăng ký, xác nhận, thẩm định, phê duyệt hồ sơ
1. Đăng ký:
a) Chủ tàu có nhu cầu vay vốn đủ điều kiện quy định tại Điều 4 Quy định này nộp 02 bộ hồ sơ (giống nhau) cho Ủy ban nhân dân (UBND) xã, phường, thị trấn (gọi chung là UBND cấp xã) nơi mình cư trú để được xét duyệt; Bìa hồ sơ ghi rõ Hồ sơ đăng ký vay vốn đóng mới (nâng cấp) tàu, hoặc đăng ký vay vốn lưu động để khai thác hải sản (cung cấp dịch vụ hậu cần khai thác hải sản) xa bờ theo Nghị định 67, UBND cấp xã có trách nhiệm cung cấp Mẫu hồ sơ cho chủ tàu theo quy định.
b) Đối với các chủ tàu là doanh nghiệp:
UBND xã chỉ tiếp nhận hồ sơ đối với chủ doanh nghiệp có hộ khẩu thường trú và trụ sở chính trên địa bàn xã.
Nếu doanh nghiệp có tàu thuộc sở hữu của nhiều chủ, có hộ khẩu thường trú trên nhiều địa bàn, hoặc chủ doanh nghiệp có hộ khẩu thường trú và nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính không cùng địa bàn, hoặc các trường hợp khác vượt quá thẩm quyền xác nhận của UBND cấp xã thì UBND cấp xã trình Ban Chỉ đạo tỉnh xem xét và có ý kiến chỉ đạo cụ thể.
Thành phần hồ sơ gồm:
Đơn đăng ký vay vốn đóng mới tàu, hoặc đăng ký nâng cấp tàu, hoặc đăng ký vay vốn lưu động (mẫu Phụ lục 1, 2, 3 kèm theo Quy định này) trong đó nêu rõ tên Ngân hàng thương mại thiết lập quan hệ vay vốn.
Bản sao có chứng thực hoặc công chứng Bằng (Chứng chỉ) thuyền trưởng, máy trưởng phù hợp với công suất tàu; trường hợp thuê thuyền trưởng, máy trưởng phải có hợp đồng lao động giữa chủ tàu với thuyền trưởng, máy trưởng.
Phương án sản xuất kinh doanh (mẫu Phụ lục 4 kèm theo Quy định này), trong đó: chủ tàu liên hệ với Ngân hàng thương mại thiết lập quan hệ vay vốn để được hướng dẫn nội dung “Kế hoạch vay vốn và trả nợ” của Phương án.
Bản sao có chứng thực hoặc công chứng Giấy phép khai thác thủy sản (đối với tàu khai thác) hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với tàu dịch vụ hậu cần nghề cá).
Bản sao có chứng thực hoặc công chứng Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá đang chủ sở hữu;
Bản sao có chứng thực hoặc công chứng Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá đang chủ sở hữu;
Bản sao Quy ước hoạt động tổ, đội đoàn kết sản xuất trên biển hoặc bản sao thẻ thành viên nghiệp đoàn nghề cá đối với chủ tàu là cá nhân (không yêu cầu đối với chủ tàu là Hợp tác xã hoặc doanh nghiệp).
2. Xác nhận hồ sơ tại UBND cấp xã:
a) UBND cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ từ chủ tàu thuộc địa bàn quản lý. Trong vòng 07 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ 2 bộ hồ sơ, UBND cấp xã tổ chức xem xét, xác nhận và chịu trách nhiệm về nội dung xác nhận của mình.
Đối với hồ sơ xác nhận đủ điều kiện theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này thì trình 01 bộ đến UBND huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi chung là UBND cấp huyện) để xem xét, thẩm định theo quy định; bộ còn lại UBND cấp xã (hoặc chủ tàu) chuyển đến Ngân hàng thương mại để thẩm định Phương án vay vốn (Ngân hàng thương mại cho vay do chủ tàu lựa chọn và ghi rõ trong Đơn đăng ký).
Đối với hồ sơ không đủ điều kiện để xác nhận thì trả lại cho chủ tàu, kèm theo ý kiến nhận xét cụ thể về từng nội dung không đủ điều kiện.
b) Các nội dung xác nhận của UBND cấp xã với chủ tàu:
- Đang sinh sống và có hộ khẩu thường trú trên địa bàn xã, phường, thị trấn;
- Đang hoạt động nghề cá (hoạt động khai thác hải sản hoặc dịch vụ hậu cần nghề cá) có hiệu quả;
- Có khả năng tài chính;
- Có Phương án sản xuất cụ thể, khả thi;
- Loại nghề đăng ký, công suất tàu phù hợp với chính sách khuyến khích của Nhà nước và UBND tỉnh;
3. Thẩm định hồ sơ tại UBND cấp huyện:
a) UBND cấp huyện có trách nhiệm tiếp nhận, tổng hợp hồ sơ từ UBND cấp xã. Trong vòng 07 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ, UBND cấp huyện tổ chức kiểm tra, thẩm định các nội dung xác nhận của UBND cấp xã và gửi hồ sơ về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Nghị định 67 (thông qua Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản - Cơ quan thường trực Tổ tư vấn giúp việc Ban Chỉ đạo 67).
Đối với hồ sơ thẩm định không đạt yêu cầu, UBND cấp huyện thông báo cho UBND cấp xã và gửi hồ sơ trả lại cho chủ tàu kèm theo văn bản nêu rõ lý do nội dung không đạt. Trong trường hợp xét thấy cần thiết, UBND cấp huyện có thể tổ chức kiểm tra, xác minh thực tế kết quả xác nhận của UBND cấp xã.
b) Để thuận lợi trong công tác thẩm định, UBND cấp huyện thành lập Hội đồng thẩm định hồ sơ cấp huyện tại địa phương. Hội đồng thẩm định hồ sơ cấp huyện có chức năng tư vấn giúp UBND cấp huyện tổ chức thực hiện công tác tiếp nhận và thẩm định hồ sơ theo quy định.
4. Thẩm định Phương án vay vốn tại các Ngân hàng thương mại:
a) Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ từ UBND cấp xã hoặc trực tiếp từ chủ tàu, Ngân hàng thương mại tiến hành thẩm định tính hiệu quả, khả thi của phương án vay vốn (Ngân hàng thương mại cho vay có trách nhiệm hướng dẫn chủ tàu viết phương án vay vốn theo quy định) và báo cáo kết quả thẩm định về Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh Khánh Hòa và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (thông qua Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản).
b) Đối với vay vốn lưu động: Ngân hàng thương mại và chủ tàu thỏa thuận thời hạn cho vay, Ngân hàng thương mại xem xét và quyết định việc cho vay có đảm bảo hoặc không có đảm bảo bằng tài sản đối với chủ tàu theo quy định của pháp luật.
c) Trường hợp kết luận phương án vay vốn không hiệu quả, khả thi, thuyết minh rõ lý do nội dung không đạt yêu cầu thì Ngân hàng thương mại có trách nhiệm trả lời cho chủ tàu được biết. Nếu có khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, các Ngân hàng thương mại báo cáo Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh Khánh Hòa và Ban Chỉ đạo 67 tỉnh để kịp thời xử lý.
5. Xét duyệt và phê duyệt của UBND tỉnh:
a) Trong vòng 05 ngày làm việc, kể từ khi tiếp nhận đủ hồ sơ thẩm định của UBND cấp huyện và kết quả thẩm định của Ngân hàng thương mại; Tổ tư vấn giúp việc Ban Chỉ đạo 67 tiến hành họp xét duyệt, chọn lựa lần cuối (riêng Ngân hàng thương mại, chủ tàu tham gia vay Ngân hàng thương mại nào, thì Ngân hàng thương mại đó tham gia tổ tư vấn giúp việc để thẩm định, xét duyệt).
b) Sau xét duyệt, Tổ tư vấn giúp việc báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết quả xét duyệt, tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập danh sách chủ tàu đóng mới và nâng cấp; chủ tàu vay vốn lưu động để khai thác hải sản và cung cấp dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ đủ điều kiện vay vốn, trình UBND tỉnh phê duyệt.
c) Đối với hồ sơ không đạt yêu cầu, Tổ tư vấn tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo cho UBND cấp huyện và gửi hồ sơ để trả lại cho chủ tàu kèm theo văn bản nêu rõ lý do. Đối với Hồ sơ, tài liệu xét duyệt đạt yêu cầu, giao cho Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản lưu trữ theo đúng quy định của pháp luật.
6. Niêm yết danh sách, thông báo cho chủ tàu làm thủ tục vay vốn:
Sau khi nhận được quyết định phê duyệt của UBND tỉnh, UBND cấp xã (có chủ tàu cá được UBND tỉnh phê duyệt) niêm yết công khai danh sách chủ tàu cá đủ điều kiện vay vốn theo quy định, thông báo cho chủ tàu liên hệ với Ngân hàng thương mại để tiến hành các thủ tục vay vốn theo quy định.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 6. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Nghị định 67 tỉnh Khánh Hòa, có trách nhiệm theo dõi, tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện theo nội dung Quy định này và các chính sách phát triển thủy sản liên quan khác, xây dựng các báo cáo định kỳ hàng quý, hàng năm của Ban Chỉ đạo 67 tỉnh để báo cáo Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương và UBND tỉnh theo quy định.
2. Chỉ đạo Tổ tư vấn (cơ quan thường trú đặt tại Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản), tiếp nhận hồ sơ thẩm định của UBND cấp huyện và kết quả thẩm định phương án vay vốn của Ngân hàng thương mại; tổ chức họp Tổ tư vấn để thẩm định, xét duyệt, chọn lựa lần cuối; báo cáo và tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập danh sách chủ tàu đóng mới và nâng cấp, chủ tàu vay vốn lưu động để khai thác hải sản và cung cấp dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ đủ điều kiện vay vốn, trình UBND tỉnh phê duyệt.
3. Chỉ đạo Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tổ chức in ấn các mẫu hồ sơ có liên quan và giao cho UBND cấp xã để phát cho người dân có nhu cầu đăng ký; căn cứ vào chỉ tiêu phân bổ của UBND tỉnh cho từng địa phương về số lượng tàu đóng mới, tàu đóng mới công suất từ 400CV trở lên thay thế tàu công suất dưới 90CV, tham mưu văn bản của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn thông báo đến Ủy ban nhân dân các cấp, Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh Khánh Hòa, các Ngân hàng thương mại trên địa bàn để ngừng tiếp nhận hồ sơ khi đã đủ chỉ tiêu theo quy định.
Điều 7. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh Khánh Hòa, các Ngân hàng thương mại.
1. Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh Khánh Hòa chỉ đạo các Ngân hàng thương mại cho vay: hướng dẫn chủ tàu lập kế hoạch vay vốn, phương án vay vốn theo quy định, thực hiện thẩm định phương án vay vốn và báo cáo kết quả thẩm định về Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh Khánh Hòa và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (thông qua Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản) theo đúng thời gian quy định.
2. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chính quyền địa phương các cấp tổ chức tuyên truyền các chủ trương, chính sách có liên quan; định kỳ báo cáo UBND tỉnh và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kết quả thực hiện việc giải ngân sau khi chủ tàu cá được UBND tỉnh phê duyệt đủ điều kiện vay vốn.
3. Các Ngân hàng thương mại bố trí kinh phí đảm bảo cho hoạt động phát sinh của Tổ tư vấn cấp tỉnh (đối với hồ sơ thẩm định do đơn vị mình cho vay) bằng nguồn kinh phí của đơn vị.
Điều 8. Trách nhiệm của UBND cấp huyện và UBND cấp xã
1. UBND cấp huyện căn cứ vào điều kiện của địa phương, thành lập Hội đồng xét duyệt theo nội dung Quy định.
2. UBND cấp huyện chỉ đạo UBND cấp xã xác nhận đối tượng được vay đóng mới, nâng cấp tàu cá, vay vốn lưu động và được hưởng chính sách bảo hiểm thân tàu, tai nạn thuyền viên đảm bảo công khai, minh bạch, đúng đối tượng, đúng chính sách theo quy định của Nghị định 67.
3. UBND cấp xã niêm yết công khai danh sách chủ tàu cá đủ điều kiện vay vốn theo quy định, thông báo cho chủ tàu liên hệ với Ngân hàng thương mại để tiến hành các thủ tục vay vốn theo quy định.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 9.
1. Quy định này được thực hiện từ ngày ban hành đến hết năm 2016.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu các Bộ, ngành Trung ương có quy định khác so với nội dung của Quy định này, UBND tỉnh sẽ tiến hành điều chỉnh cho phù hợp.
3. Các sở, ban, ngành liên quan, UBND cấp huyện và UBND cấp xã tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng để đảm bảo triển khai có hiệu quả chính sách tín dụng thực hiện Nghị định 67, báo cáo kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện về Ban Chỉ đạo 67 tỉnh (thông qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp) để được xem xét, giải quyết./.
PHỤ LỤC 1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN ĐĂNG KÝ ĐÓNG MỚI TÀU THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 67/2014/NĐ-CP
Kính gửi:
- UBND xã/phường/thị trấn: …………………………………;
- UBND huyện/thị xã/thành phố: ………………………….;
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa;
- Ngân hàng thương mại ……………………………………..
Tôi tên là (ghi rõ họ tên): ………………………………………………………………………
Năm sinh: ……………………………………………………………………………………….
CMND số: ……….. Cấp ngày: …………………. Nơi cấp: …………………………………
Đăng ký hộ khẩu thường trú tại: ………………………………………………………………
Điện thoại liên lạc: ………………………………………………………………………………
Có tàu cá đăng ký số (liệt kê hết tàu đang có): ………………………………………………
Đang hoạt động thủy sản nghề (liệt kê hết các nghề đang hoạt động): …………………..
.........................................................................................................................................
Sau khi nghe phổ biến một số chính sách hỗ trợ phát triển ngành thủy sản theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ, tôi làm đơn đăng ký đóng mới tàu cá như sau:
- Thông số kỹ thuật tàu: Lmax x Bmax x D (m): …………………………………………………
- Vật liệu vỏ (thép, gỗ, vật liệu mới): …………………………………………………………
- Tổng công suất máy chính: ………………………………………………………… CV.
- Nghề đăng ký hoạt động: ………………………………………………………………………
- Vùng biển đăng ký hoạt động: …………………………………………………………………
- Thời gian bắt đầu thực hiện (dự kiến): năm ………………………………………………….
- Đăng ký vay vốn tại Ngân hàng: ………………………………………………………………
- Tổng kinh phí dự kiến thực hiện: ……………………………………………………… đồng.
(bằng chữ: …………………………………………………………………………………. đồng).
Trong đó:
- Vốn vay ngân hàng: …………………………………………………………………… đồng
(bằng chữ ……………………………………………………………………………………….)
- Vốn tự có (đối ứng): …………………………………………………………………… đồng
(bằng chữ ……………………………………………………………………………………….)
Nếu được xét duyệt, tôi cam kết mua đầy đủ bảo hiểm theo quy định đối với thân tàu, trang thiết bị, ngư lưới cụ thể trên tàu (bảo hiểm mọi rủi ro) sau khi hoàn thành việc đóng mới và trước khi đưa vào sử dụng; thực hiện đầy đủ việc hoàn trả vốn vay và lãi vay theo quy định./.
Khánh Hòa, ngày…tháng…năm 201...
Xác nhận của chính quyền địa phương
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)
* Nghề hoạt động: Ghi nghề đăng ký hoạt động của ngư dân: Nghề câu cá ngừ đại dương, Nghề lưới vây khơi; Nghề lưới rê khơi, Nghề câu khơi, Nghề mành chụp, tàu dịch vụ hậu cần nghề cá.
* Vùng biển hoạt động: Ghi vùng biển tàu hoạt động (vùng biển Vịnh Bắc Bộ, Hoàng Sa, Trường Sa, Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ,...)
PHỤ LỤC 2
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP TÀU THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 67/2014/NĐ-CP
Kính gửi:
- UBND xã/phường/thị trấn: …………………………………;
- UBND huyện/thị xã/thành phố: ………………………….;
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa;
- Ngân hàng thương mại ……………………………………..
Tôi tên là (ghi rõ họ tên): ………………………………………………………………………
Năm sinh: ……………………………………………………………………………………….
CMND số: ……….. Cấp ngày: …………………. Nơi cấp: …………………………………
Đăng ký hộ khẩu thường trú tại: ………………………………………………………………
Điện thoại liên lạc: ………………………………………………………………………………
Có tàu cá đăng ký số (liệt kê hết tàu đang có): ………………………………………………
Đang hoạt động thủy sản nghề (liệt kê hết các nghề đang hoạt động): ………………….
.......................................................................................................................................
Sau khi nghe phổ biến một số chính sách hỗ trợ phát triển ngành thủy sản theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ, tôi làm đơn đăng ký đóng mới tàu cá như sau:
1. Số đăng ký tàu cá đăng ký nâng cấp …………… Công suất: ……………………… CV
2. Nghề hoạt động sau nâng cấp: ……………………………………………………………..
3. Vùng biển hoạt động sau nâng cấp: …………………………………………………….…
4. Nội dung nâng cấp: …………………………………………….……………….....; Cụ thể:
a. Phần vỏ tàu
Kích thước chính: Lmax x Bmax x D (m): ………………………………………………………..
Vật liệu vỏ: ………………………………………………………………………………………..
b. Phần máy tàu
Công suất máy: …………………………………………………………………………………..
Hãng và nơi sản xuất: ……………………………………………………………………………
c. Ngư lưới cụ; trang thiết bị khai thác, thiết bị khác:
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
d. Đăng ký vay vốn tại Ngân hàng: ……………………………………………………………..
e. Tổng kinh phí dự kiến thực hiện: ……………………………………………………. đồng
(bằng chữ: ……………………………………………………………………………….. đồng).
Trong đó:
- Vốn vay ngân hàng: ……………………………………………………………………… đồng
(bằng chữ: …………………………………………………………………………………………)
- Vốn tự có (đối ứng): ……………………………………………………………………. đồng
(bằng chữ: …………………………………………………………………………………………)
Nếu được xét duyệt, Tôi cam kết mua đầy đủ bảo hiểm theo quy định đối với thân tàu, trang thiết bị, ngư lưới cụ thể trên tàu (bảo hiểm mọi rủi ro) sau khi hoàn thành việc đóng mới và trước khi đưa vào sử dụng; thực hiện đầy đủ việc hoàn trả vốn vay và lãi vay theo quy định./.
Khánh Hòa, ngày…tháng…năm 201...
Xác nhận của chính quyền địa phương
Người làm đơn
* Vùng biển hoạt động: Ghi vùng biển tàu hoạt động (vùng biển Vịnh Bắc Bộ, Hoàng Sa, Trường Sa, Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ,...)
* Nội dung nâng cấp tàu: Thay máy mới/gia cố bọc vỏ thép/gia cố bọc vật liệu mới/mua ngư lưới cụ/mua trang thiết bị hàng hải/mua trang thiết bị bảo quản sản phẩm/thiết bị bốc xếp hàng hóa).
PHỤ LỤC 3
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------
ĐƠN ĐĂNG KÝ VAY VỐN LƯU ĐỘNG THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 67/2014/NĐ-CP
Kính gửi:
- UBND xã/phường/thị trấn: …………………………………;
- UBND huyện/thị xã/thành phố: ………………………….;
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa;
- Ngân hàng thương mại ……………………………………..
Tôi tên là (ghi rõ họ tên): ………………………………………………………………………
Năm sinh: ……………………………………………………………………………………….
CMND số: ……….. Cấp ngày: …………………. Nơi cấp: …………………………………
Đăng ký hộ khẩu thường trú tại: ………………………………………………………………
Điện thoại liên lạc: ………………………………………………………………………………
Có tàu cá đăng ký số (liệt kê hết tàu đang có): ………………………………………………
Đang hoạt động thủy sản nghề (liệt kê hết các nghề đang hoạt động): ...........................
.......................................................................................................................................
Sau khi nghe phổ biến một số chính sách hỗ trợ phát triển ngành thủy sản theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ, tôi làm đơn đăng ký đóng mới tàu cá như sau:
- Số đăng ký tàu cá đăng ký vay vốn: ………………. Công suất: ……………………… CV
- Nghề hoạt động: …………………………………………………………………………………
- Vùng biển hoạt động: ……………………………………………………………………………
- Nội dung đăng ký vay vốn: ………………………………………………………………………
- Đăng ký vay vốn tại Ngân hàng: ……………………………………………………………....
- Nhu cầu vốn lưu động: …………………………………………………………………….đồng
(bằng chữ: ………………………………………………………………………………… đồng)
- Trong đó: …………………………………………………………………………………………
+ Vốn vay ngân hàng: …………………………………………………………………..… đồng
(bằng chữ ………………………………………………………………………………….. đồng)
+ Vốn tự có (đối ứng): …………………………………………………………………….. đồng
(bằng chữ: ………………………………………………………………………………… đồng);
- Dự kiến thời hạn vay vốn: …………………………………………………………………….
Nếu được xét duyệt, Tôi cam kết thực hiện đúng, đầy đủ việc hoàn trả vốn vay và lãi vay theo quy định./.
Khánh Hòa, ngày…tháng…năm 201...
Xác nhận của chính quyền địa phương
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)
* Vùng biển hoạt động: Ghi vùng biển tàu hoạt động (vùng biển Vịnh Bắc Bộ, Hoàng Sa, Trường Sa, Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ,...)
* Nội dung đăng ký vay vốn: Khai thác hải sản/cung cấp dịch vụ hậu cần khai thác thủy sản.
PHỤ LỤC 4
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------
PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT, KINH DOANH
(Vay vốn đóng mới, nâng cấp tàu cá xa bờ, vay vốn lưu động theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ)
I. Thông tin chung:
Tên tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác (dịch vụ khai thác thủy sản): …………………
…………………………………………………………………………………………………….
Năm sinh: ………………………………………………………………………………………..
Số CMND: ………………… Ngày cấp: ………………. Nơi cấp: ……………………………
Địa chỉ/Trụ sở: ……………………………………………………………………………………
Điện thoại: …………………………………… Fax: ……………………………………………
Số đăng ký tàu đang sở hữu: ………………………………………. Công suất: ................
Số Giấy CNĐKKD: …………………… Ngày cấp: ……………….. Cơ quan cấp: …………
Mã số thuế hoặc mã số kinh doanh: ……………………………………………………………
Nghề chính: ………………………………………………………………………………………
Nghề phụ: …………………………………………………………………………………………
II. Nội dung Phương án sản xuất kinh doanh:
1. Mục tiêu của Phương án sản xuất kinh doanh: ………………………………………
2. Giá trị tài sản tàu cá hiện có: …………………………………………………………….
Nguồn vốn sở hữu:
- Tàu cá 1:
Số Đăng ký:
Công suất:
Nghề:
Tổng giá trị:
- Tàu cá 2:
Số Đăng ký:
Công suất:
Nghề:
Tổng giá trị:
- Tàu cá 3:
Số Đăng ký:
Công suất:
Nghề:
Tổng giá trị:
Tổng giá trị tài sản Tàu cá:
3. Hạch toán Phương án sản xuất kinh doanh
3.1. Chi phí đầu tư sản xuất khai thác thủy sản: (A)
a) Giá thành một con tàu kể cả máy có các thông số như sau:
- Tàu LxBxD (m):
Vật liệu vỏ:
Tỉ lệ %:
Số tiền:
- Máy ký hiệu:
Nước sản xuất:
Công suất
Tỉ lệ %:
Số tiền:
Tổng cộng (a):
b) Các trang thiết bị:
- Ngư cụ:
Tỉ lệ %:
Số tiền:
- Trang thiết bị khai thác:
Tỉ lệ %:
Số tiền:
- Trang thiết bị hàng hải:
Tỉ lệ %:
Số tiền:
- Trang thiết bị cứu sinh:
Tỉ lệ %:
Số tiền:
- Trang thiết bị bảo quản sản phẩm:
Tỉ lệ %:
Số tiền:
- Trang thiết bị bảo quản hàng hóa:
Tỉ lệ %:
Số tiền:
- Trang thiết bị bốc xếp hàng hóa:
Tỉ lệ %:
Số tiền:
- Máy điện:
Tỉ lệ %:
Số tiền:
- Máy lọc nước biển:
Tỉ lệ %:
Số tiền:
Tổng cộng (b):
Tổng kinh phí đầu tư: A = (a) + (b) =
Số tiền tối đa được cho vay: F* =
3.2. Chu kỳ sản xuất khai thác thủy sản
- Số ngày thu mua, bảo quản/chuyến biển:
- Số ngày khai thác thủy sản/chuyến biển:
- Số chuyến biển/năm (m):
3.3. Tổng chi phí cho một chuyến biển: (B)
a) Chi phí nhiên liệu:
b) Chi phí lương thực, thực phẩm:
c) Chi phí đá làm lạnh bảo quản sản phẩm trên tàu:
d) Chi phí lương cho thuyền viên:
e) Chi phí khác:
Tổng cộng B = (a) + (b) + (c) + (d) + (e) =
3.4. Tổng chi phí trong một năm: (C)
a) Tổng chi phí cho một chuyến biển (B) x số chuyến biển trong năm (m): =
b) Khấu hao tài sản cố định (D) = 1/20 chi phí đầu tư sản xuất kinh doanh (A): =
Tổng cộng (C) = (a) + (b) =
3.5. Hiệu quả sản xuất kinh doanh:
a) Tổng doanh thu bình quân một năm P = Tổng doanh thu bình quân một chuyến biển (E) x Số chuyến biển trong năm (m):
P = E x m =
b) Lợi nhuận bình quân năm L = Tổng doanh thu bình quân một năm (P) – tổng chi phí bình quân một năm (C) – Lãi suất năm (1)** :
L = P – C –1 =
3.6. Thời hạn hoàn vốn:
H = F / L =
III. Kế hoạch vay vốn và trả nợ
1. Tổng nhu cầu vốn: ……………………………………………………… đồng. Trong đó:
- Vốn tự có tham gia: ……………………………………………………………………. đồng.
- Nhu cầu vay vốn Ngân hàng: ………………………………………………………… đồng.
+ Vay vốn ngắn hạn: ……………………………………………………………………. đồng.
+ Vay vốn trung, dài hạn: ………………………………………………………………. đồng.
2. Thời hạn xin vay ngắn hạn: ………………………………………………………… tháng.
3. Thời hạn xin vay trung, dài: …………………………………………………………. tháng.
4. Phương thức cho vay: ……………………………………………………………………….
- Trả nợ gốc làm: ……………………………… kỳ. Mỗi kỳ trả: ……………………… đồng.
- Trả lãi theo: ……………………………………………………………………………………
IV. Biện pháp tổ chức quản lý, thực hiện Phương án sản xuất kinh doanh
1. Đang là thành viên của tổ đội sản xuất trên biển theo Nghị định số 151/2007/NĐ-CP ngày 10/10/2007 của Chính phủ, với số tàu cá của tổ đội là: ………………………. tàu.
2. Có thuê mướn lao động hoặc sử dụng lao động gia đình (số lượng): …………………
……………………………………………………………………………………………………..
Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự đúng đắn, trung thực trong phương án sản xuất khai thác thủy sản này./.
Khánh Hòa, ngày…tháng…năm 201…
Xác nhận của Ủy ban nhân dân
xã, phường …………………..
Ông (Bà): …………………. hiện đang cư trú tại địa phương.
Đang hoạt động nghề cá có hiệu quả, có khả năng tài chính để thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh theo mục tiêu của phương án.
Khánh Hòa, ngày…tháng…năm 201...
TM. UBND xã (phường, thị trấn)
CHỦ TỊCH (Ký tên, đóng dấu)
Chủ dự án
(Ký tên, ghi rõ họ tên)
Ghi chú:
(*): F= A x (70 – 95)%
- 70% đối với đóng mới và cải hoán đối với tàu vỏ gỗ
- 90% đối với đóng tàu vỏ vật liệu mới, sắt và công suất từ 400 CV - 800 CV
- 95% đối với đóng tàu vỏ vật liệu mới, sắt và công suất từ 800 CV trở lên
(**): 1 = F x (1 – 3) %
- 3% đối với đóng mới và cải hoán đối với tàu vỏ gỗ
- 2% đối với đóng tàu vỏ vật liệu mới, sắt và công suất từ 400 CV - 800 CV
- 1% đối với đóng tàu vỏ vật liệu mới, sắt và công suất từ 800 CV trở lên | {
"issuing_agency": "Tỉnh Khánh Hòa",
"promulgation_date": "15/07/2015",
"sign_number": "1894/QĐ-UBND",
"signer": "Đào Công Thiên",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-1495-QD-CT-2021-thu-tuc-hanh-chinh-nganh-Tu-phap-Uy-ban-cap-huyen-tinh-Vinh-Phuc-480138.aspx | Quyết định 1495/QĐ-CT 2021 thủ tục hành chính ngành Tư pháp Ủy ban cấp huyện tỉnh Vĩnh Phúc | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 1495/QĐ-CT
Vĩnh Phúc, ngày 08 tháng 6 năm 2021
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY TRÌNH NỘI BỘ CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA UBND CẤP HUYỆN, UBND CẤP XÃ THUỘC PHẠM VI, CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA NGÀNH TƯ PHÁP
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 8/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/04/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn nghiệp vụ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 01/2018/TT-VPCP ngày 23/11/2018 của Bộ Trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/04/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 1906/QĐ-UBND ngày 9/8/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc công bố danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện; Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp xã thuộc phạm vi, chức năng quản lý của ngành Tư pháp;
Căn cứ Quyết định số 2272/QĐ-CT ngày 09/09/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực Chứng thực được sửa đổi, bổ sung thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện, UBND cấp xã thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngành Tư pháp;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số: 04/TTr-STP ngày 02/ 02/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo quyết định này 30 quy trình nội bộ thủ tục hành chính của UBND cấp huyện; 31 quy trình nội bộ thủ tục hành chính của UBND cấp xã thuộc phạm vi, chức năng quản lý của ngành Tư pháp (Có phụ lục I, II kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Căn cứ Quyết định này, Văn phòng UBND tỉnh (Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh) chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp xây dựng quy trình điện tử giải quyết 61 thủ tục hành chính trên phần mềm Hệ thống thông tin điện tử một cửa của tỉnh (Phần mềm hành chính công) để áp dụng thống nhất; Sở Tư pháp tổ chức thực hiện việc cập nhật thông tin, dữ liệu về tiếp nhận, giải quyết hồ sơ, trả kết quả thủ tục hành chính lên Hệ thống thông tin một cửa điện tử theo quy định tại Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Vũ Chí Giang
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN | {
"issuing_agency": "Tỉnh Vĩnh Phúc",
"promulgation_date": "08/06/2021",
"sign_number": "1495/QĐ-CT",
"signer": "Vũ Chí Giang",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Quyet-dinh-3087-QD-UBND-2019-De-an-san-xuat-vu-Xuan-vu-He-tinh-Thai-Binh-430579.aspx | Quyết định 3087/QĐ-UBND 2019 Đề án sản xuất vụ Xuân vụ Hè tỉnh Thái Bình | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI BÌNH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 3087/QĐ-UBND
Thái Bình, ngày 04 tháng 11 năm 2019
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH ĐỀ ÁN SẢN XUẤT VỤ XUÂN, VỤ HÈ NĂM 2020.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 16/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng;
Căn cứ Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 05/5/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy, tổ chức Đảng trong việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh tỉnh Thái Bình đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 16/2014/QĐ-UBND ngày 24/9/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy định cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư vào một số lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Bình, giai đoạn đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 2376/QĐ-UBND ngày 21/9/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy định về một số cơ chế, chính sách hỗ trợ xã đạt chuẩn quốc gia nông thôn mới, huyện đạt chuẩn quốc gia nông thôn mới và cơ chế, chính sách hỗ trợ sản phẩm đặc thù của huyện, thành phố giai đoạn 2018-2019;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 324/TTr-SNNPTNT ngày 29/10/2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án sản xuất vụ Xuân, vụ Hè năm 2020.
Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai, thực hiện Đề án.
Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm chỉ đạo và triển khai Đề án đối với các xã, phường, thị trấn thuộc địa bàn quản lý.
Điều 3. Chánh Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Giám đốc Sở, Thủ trưởng ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn trong tỉnh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Ủy ban MT Tổ quốc tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Cựu Chiến binh tỉnh, Đoàn Thanh niên tỉnh;
- Cục Quản lý Thị trường tỉnh;
- Lãnh đạo VP;
- Lưu VT, KTNN.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Đặng Trọng Thăng
ĐỀ ÁN
SẢN XUẤT VỤ XUÂN, VỤ HÈ NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3087/QĐ-UBND ngày 04/11/2019 của UBND tỉnh).
I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SẢN XUẤT VỤ XUÂN, VỤ HÈ NĂM 2019
1. Kết quả sản xuất vụ Xuân, vụ Hè năm 2019:
1.1. Tổng diện tích gieo trồng lúa xuân và cây màu xuân năm 2019 toàn tỉnh 92.011ha, giảm 677ha so với vụ Xuân năm 2018, trong đó:
1.1.1 Lúa xuân:
- Diện tích gieo cấy đạt 77.589ha, giảm 631ha so với vụ Xuân năm 2018, năng suất 71,30 tạ/ha, sản lượng 553.210 tấn; sản lượng được tiêu thụ qua hợp đồng liên kết sản xuất đạt trên 10%.
- Cơ cấu giống: Giống lúa chất lượng cao 26.225ha, chiếm 33,8%, chủ yếu là các giống Bắc thơm số 7, T10, lúa nếp, lúa Nhật; giống lúa năng suất cao 51.365ha (chiếm 66,2%), chủ yếu là các giống lúa thuần BC15, TBR225, Thiên ưu 8, TBR1 và các giống lúa lai.
- Thời vụ gieo cấy: Chủ yếu mạ được gieo xung quanh tiết lập Xuân từ 01- 08/02/2019, cấy tập trung từ 10-20/02/2019; một số diện tích giống lúa dài ngày gieo tuần 1 tháng 12/2018, cấy từ 15-30/01/2019.
- Phương thức gieo cấy: Chủ yếu gieo mạ non trên nền cứng, cấy bằng tay, diện tích cấy bằng máy 3.134ha, tăng 1.901ha so với vụ Xuân 2018; diện tích lúa gieo thẳng chiếm 22,49%, giảm 7.489ha so với vụ Xuân 2018.
1.1.2. Cây màu xuân: Tổng diện tích 14.422ha, giảm 46ha so với năm 2018.
1.2. Diện tích cây màu vụ Hè năm 2019: Đạt 11.370ha, tăng 482ha so với năm 2018.
1.3. Kết quả thực hiện chuyển đổi đất lúa sang trồng các loại cây trồng ngắn ngày khác: Vụ Xuân 2019, toàn tỉnh chuyển đổi được 249,18ha từ diện tích lúa sang cây trồng khác gồm ngô ngọt, ớt, dưa, bí, cây dược liệu, cây ăn quả; trong đó, 12ha chuyển đổi sang trồng cây ăn quả.
1.4. Kết quả thực hiện sản xuất theo “cánh đồng lớn”, cánh đồng có liên kết: Toàn tỉnh có 234 cánh đồng với diện tích 6.804ha; trong đó, có 218 cánh đồng lúa (diện tích 6.281 ha); 16 cánh đồng màu (diện tích 523ha) chủ yếu gồm ngô ngọt, kê, dưa bí, ớt,... Hầu hết các cánh đồng đều có hợp đồng bao tiêu sản phẩm với các công ty như Công ty Cổ phần Tập đoàn ThaiBinhSeed, Công ty Giống cây trồng Trung ương, Công ty TNHH An Đình, Công ty TNHH Hưng Cúc, Công ty Cổ phần Chế biến nông sản Thương mại Dịch vụ Thanh Nhàn,...
1.5. Kết quả tập trung, tích tụ ruộng đất: Tính đến vụ Xuân năm 2019, tổng diện tích đất được tập trung, tích tụ để sản xuất trồng trọt có quy mô từ 02ha trở lên là 2.428,3ha, trong đó diện tích tập trung, tích tụ có quy mô từ 10ha trở lên có 844,1 ha, chiếm 28,34%; hình thức tập trung, tích tụ ruộng đất để sản xuất chủ yếu là thuê và mượn đất. Hầu hết các mô hình tập trung, tích tụ bước đầu được đánh giá có hiệu quả hơn từ 1,2 đến 1,5 lần so với sản xuất thông thường khi chưa được tập trung tích tụ.
2. Thuận lợi, khó khăn và tồn tại từ sản xuất vụ Xuân, vụ Hè năm 2019
2.1. Thuận lợi:
- Công tác chỉ đạo sản xuất nông nghiệp luôn nhận được sự quan tâm sâu sát, kịp thời của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ngành, địa phương;
- Công tác thông tin, tuyên truyền được triển khai có trọng tâm, trọng điểm, các cơ quan truyền thông vào cuộc một cách mạnh mẽ để tuyên truyền chủ trương, các giải pháp đến với nông dân kịp thời;
- Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp (HTXDVNN) đã có sự thay đổi trong điều hành và tổ chức các khâu dịch vụ có hiệu quả cao, đặc biệt dịch vụ phun thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) được điều hành tập trung thu hút được nhiều nông dân tham gia; một số nơi xuất hiện dịch vụ gieo cấy bằng máy; liên kết sản xuất với doanh nghiệp được chú trọng; việc trao đổi mượn ruộng sản xuất quy mô lớn được nhiều nông dân quan tâm và sản xuất có hiệu quả;
- Thời tiết vụ Đông Xuân năm 2019 tương đối thuận lợi, chất lượng nguồn nước và công tác điều tiết nước đáp ứng kịp thời cho kế hoạch sản xuất; các đối tượng sâu bệnh hại cây trồng đều được phát hiện sớm, tham mưu chỉ đạo kịp thời; công tác quản lý nhà nước về vật tư nông nghiệp được chú trọng;
- Chủng loại và số lượng giống lúa sử dụng đã giảm hơn so với năm trước, giống lúa chất lượng được mở rộng ở 02 huyện: Kiến Xương và Tiền Hải; nông dân sản xuất liên kết bằng giống theo yêu càu của thị trường và nhu cầu của đơn vị liên kết;
- Hình thành 7 sản phẩm gạo trên 3 chuỗi được xác nhận sản phẩm an toàn của 02 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
2.2. Khó khăn và tồn tại
- Chấp hành thời vụ và lịch gieo cấy: Một số địa phương nông dân chưa chấp hành lịch gieo mạ (gieo mạ ở cuối tháng 11/2018) dẫn đến tình trạng lúa trổ bông ngay trong tiết Thanh minh, sâu bệnh và chuột gây hại nặng làm giảm năng suất; tỷ lệ diện tích gieo thẳng ở nhiều địa phương còn cao, tình trạng sử dụng nhiều loại thuốc cỏ trong vụ sản xuất có nguy cơ dẫn đến thoái hóa đất, ô nhiễm môi trường và sức khỏe cộng đồng.
- Diễn biến về thời tiết hết sức phức tạp và bất lợi cho sản xuất, đặc biệt diện tích lúa trỗ bông đầu tháng 5 gặp mưa kéo dài, nhiệt độ xuống thấp, bệnh đạo ôn cổ bông phát sinh, gây hại trên diện rộng; giai đoạn lúa vào chắc nhiệt độ ở mức 37- 38°C làm cho lúa bị chín ép, năng suất không cao.
- Tình trạng thiếu lao động trong nông thôn ngày càng phổ biến, hiệu quả sản xuất lúa ở mức thấp so với ngành nghề khác dẫn đến tình trạng nông dân không canh tác đất lúa, hoặc sản xuất cầm chừng, giữ đất...
- Vai trò của một số HTXDVNN chưa được phát huy trong tổ chức sản xuất và thực hiện các khâu dịch vụ; liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo giữa doanh nghiệp và nông dân còn chưa thực sự bền vững
II. CHỦ TRƯƠNG, GIẢI PHÁP SẢN XUẤT VỤ XUÂN, VỤ HÈ 2020.
1. Nhận định một số yếu tố tác động đến sản xuất vụ Xuân, vụ Hè năm 2020.
1.1. Khó khăn:
- Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia, vụ Xuân năm 2020 được dự báo là vụ Xuân ấm, nhiệt độ từ tháng 12/2019 đến tháng 02/2020 phổ biến ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm (TBNN); tổng lượng mưa tháng 01 và tháng 02/2020 phổ biến ở mức thấp hơn từ 15-30%.
- Quy mô sản xuất nhỏ lẻ, hoạt động của HTXDVNN đã có sự chuyển biến song còn yếu và thiếu vốn để hoạt động, rất khó để tạo thành chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm; phần lớn các HTXDVNN chưa làm thủ tục để cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón và thuốc BVTV; tổn thất sau thu hoạch còn ở mức cao, dịch vụ phơi sấy chưa được hình thành dẫn đến doanh nghiệp khó thu mua sản phẩm sau thu hoạch.
- Thiếu hụt lao động trong nông thôn, hiệu quả sản xuất lúa còn ở mức thấp, tình trạng nông dân bỏ ruộng không canh tác có xu hướng gia tăng gây ảnh hưởng lớn đến các diện tích canh tác khác trong vùng (cỏ dại, chuột hại, điều tiết nước...); các đối tượng dịch hại mới phát sinh gây hại như sâu keo mùa Thu diễn biến phức tạp.
1.2. Thuận lợi:
- Công tác cảnh báo về thiên tai, dịch hại luôn được chủ động và dự báo sớm để các địa phương triển khai, thực hiện.
- Các văn bản quy phạm pháp luật mới có hiệu lực như Luật Trồng trọt; các Nghị định của Chính phủ: số 62/2019NĐ-CP ngày 11/7/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa; số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 về chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; số 109/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 về sản xuất nông nghiệp hữu cơ; số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 về Khuyến nông; số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn,... giúp ngành nông nghiệp quản lý, định hướng phát triển tạo ra những bước đột phá nâng cao giá trị sản xuất trồng trọt.
- Nhu cầu về sản phẩm nông sản của người tiêu dùng ngày càng đa dạng, đồng thời yêu cầu cả chất lượng; đó là cơ sở chuyển đổi cơ cấu cây trồng đa dạng hơn kết hợp với sản xuất an toàn, đáp ứng nhu cầu thị trường và nâng cao giá trị thu nhập cho nông dân.
2. Chủ trương sản xuất vụ Xuân, vụ Hè 2020
2.1. Chủ trương:
- Gieo cấy hết diện tích đất lúa trong khung thời vụ cho phép; bố trí hợp lý giữa nhóm lúa chất lượng và lúa năng suất cao, ưu tiên nhóm giống lúa chất lượng cao có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, mở rộng diện tích gieo mạ khay, cấy bằng máy, hạn chế tối đa việc gieo thẳng.
- Tổ chức sản xuất lúa theo các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính, áp dụng quy trình thâm canh cải tiến SRI, hiệu ứng hàng biên để giảm chi phí đầu vào tăng năng suất, chất lượng cho sản phẩm lúa của Thái Bình.
- Phát huy và nâng cao vai trò hoạt động của HTXDVNN trong các khâu dịch vụ đầu vào và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân; tập trung xây dựng, phát triển vùng sản xuất hàng hóa, ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao; khuyến khích phát triển các hoạt động hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ, liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm.
- Thực hiện tốt việc chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng các loại cây trồng có hiệu quả cao hơn, nâng cao giá trị canh tác trên một đơn vị diện tích trồng trọt.
- Đẩy mạnh chủ trương tập trung, tích tụ đất đai phục vụ phát triển sản xuất trồng trọt quy mô lớn, có sức cạnh tranh cao; khuyến khích, nhân rộng các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, thị trường tiêu thụ tốt.
2.2. Mục tiêu
a. Lúa Xuân:
- Diện tích: 76.500ha, trong đó lúa chất lượng cao 35-40%.
- Năng suất: 71,50 tạ/ha trở lên.
- Sản lượng: 546 nghìn tấn trở lên.
- Diện tích áp dụng mạ khay, cấy máy 10.000ha; diện tích sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh khoảng 5.000ha.
- Diện tích liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm đạt từ 15% trở lên.
b. Cây màu Xuân: Tổng diện tích gieo trồng 15.000ha trở lên, trong đó:
- Cây ngô:
3.000ha
- Cây khoai tây:
300ha
- Cây lạc:
2.000ha
- Cây dưa, bí các loại
1.500ha
- Cây khoai lang:
500ha
- Cây rau đậu các loại:
5.000ha
- Cây đậu tương:
300ha
- Cây khác:
2.400ha
c. Cây màu hè: Tận dụng mọi quỹ đất để trồng cây màu hè; khuyến khích mở rộng diện tích cây màu hè trên đất chuyên trồng lúa (đất 2 vụ lúa), phấn đấu tổng diện tích 11.000ha trở lên, trong đó diện tích cây màu hè trên đất chuyên trồng lúa đạt từ 2.500ha trở lên gồm:
- Cây dưa, bí các loại:
2.500ha
- Cây ngô:
1.800ha
- Đậu đỗ lấy hạt các loại:
2.000ha
- Rau các loại:
4.000ha
- Cây đậu tương:
700ha
Phấn đấu 50-60% diện tích sản xuất rau, củ, quả theo hướng an toàn và theo tiêu chuẩn VietGAP, đáp ứng yêu cầu tiêu dùng và nguyên liệu cho các nhà máy của Tập đoàn Lavifood tại Thái Bình.
3. Các giải pháp chính trong sản xuất vụ Xuân, vụ Hè 2020
3.1. Giải pháp về tuyên truyền:
- Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người sản xuất trong việc chấp hành lịch thời vụ, tạo sự quyết tâm cao trong cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở để triển khai, thực hiện Đề án sản xuất vụ Xuân, vụ Hè năm 2020; thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa sang phát triển cây trồng khác với mục tiêu nâng cao hiệu quả trên diện tích canh tác.
- Tuyên truyền, mở rộng hình thức gieo mạ khay, cấy máy, giải phóng sức lao động; vận động tổ chức, cá nhân tập trung, tích tụ ruộng đất, sản xuất cây trồng an toàn theo chuỗi, thu gom vỏ bao thuốc BVTV để thực hiện Đề án đạt hiệu quả.
- Tổ chức hội thảo, tập huấn phổ biến, hướng dẫn các quy định về chuyển đổi đất trồng lúa để cán bộ, nông dân hiểu rõ và triển khai, thực hiện. Triển khai đào tạo, tập huấn cho người sản xuất bằng nhiều hình thức khác nhau về các biện pháp kỹ thuật, thông tin thị trường, giới thiệu các mô hình, cách tổ chức liên kết sản xuất hiệu quả để ứng dụng rộng rãi vào sản xuất.
3.2. Các giải pháp về quản lý, chỉ đạo:
- Chủ động kế hoạch ứng phó điều kiện thời tiết bất thuận trong sản xuất ngay từ đầu vụ, huy động sự tham gia chỉ đạo của cả hệ thống chính trị từ tỉnh, huyện đến cơ sở trong chỉ đạo sản xuất; tăng cường cán bộ kỹ thuật về cơ sở chỉ đạo và hướng dẫn về cơ cấu giống, lịch thời vụ, quy trình canh tác, chăm sóc, bảo vệ cây trồng.
- Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý đất đai và các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương; dựa trên nhu cầu thị trường, khai thác lợi thế về thổ nhưỡng, cây trồng đặc sản gắn với sản xuất hàng hóa, tập trung, hiệu quả và bền vững, đồng thời phải dựa trên cơ sở khoa học, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng; sản xuất theo chuỗi giá trị; đi sâu vào chế biến nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh trên thị trường.
- Tăng cường cán bộ kỹ thuật về cơ sở tập huấn và chỉ đạo về cơ cấu giống, lịch thời vụ, quy trình canh tác, vùng sản xuất hàng hóa, công tác thủy nông, bảo vệ thực vật,... giúp nông dân hiểu rõ, đồng thuận và thực hiện các nội dung của Đề án sản xuất nông nghiệp của tỉnh, huyện, thành phố.
- Tăng cường công tác chỉ đạo, hỗ trợ, tạo điều kiện trong thực hiện tập trung tích tụ ruộng đất; đẩy mạnh việc ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới về giống cây trồng, phân bón, thuốc BVTV; cơ giới hóa đồng bộ các khâu trong quá trình sản xuất để nâng cao giá trị gia tăng.
- Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc hội thảo, quảng cáo, kinh doanh vật tư nông nghiệp; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân buôn bán giống, phân bón, thuốc BVTV chất lượng kém, quảng cáo sai với chất lượng.
3.3. Các giải pháp kỹ thuật:
3.3.1. Lúa xuân: Thực hiện tốt cơ cấu giống, thời vụ gieo cấy
a. Cơ cấu giống: Tùy điều kiện cụ thể mỗi địa phương nên lựa chọn 2 - 3 giống lúa chủ lực, 1 - 2 giống bổ sung trên cơ sở các giống được phép sản xuất, kinh doanh theo quy định của Nhà nước; ưu tiên chọn nhóm giống ngắn ngày, chất lượng phù hợp với thị trường tiêu thụ; sử dụng các giống có tính chống chịu khá với bệnh đạo ôn, bạc lá.
- Nhóm lúa thuần chất lượng cao từ 35-40%, gồm các giống: Bắc thơm số 7, TBR279, Đông A1, Đài thơm 8, các giống lúa nếp, giống lúa Nhật có thị trường tiêu thụ tốt,...
- Nhóm lúa thuần năng suất cao từ 45-50%, gồm các giống TBR225, BC15, Thiến ưu 8, TBR-1,...
- Nhóm lúa lai khoảng 10-15%, với các giống: Thái Xuyên 111, CNR36,...
b. Thời vụ và phương thức cấy:
* Đối với lúa cấy:
- Thời vụ: Gieo mạ non trên nền đất cứng xung quanh tiết Lập Xuân (từ 30 tháng 1 đến 06/02/2020).
+ Các giống có thời gian sinh trưởng trên 130 ngày gieo đầu lịch, các giống có thời gian sinh trưởng dưới 130 ngày gieo cuối lịch.
+ Tuổi mạ: Khi cấy đạt 2,5 - 3,0 lá, kết thúc gieo cấy trước ngày 20/02/2020.
* Vùng trồng lúa Nhật và gieo trồng cây màu hè: Quy hoạch gọn vùng, gieo cấy bằng các giống lúa có thời gian sinh trưởng dưới 120 ngày, thời vụ gieo từ 10 đến 15/01/2020.
c. Những vấn đề kỹ thuật cần lưu ý:
- Áp dụng biện pháp gieo mạ non trên nền đất cứng và che phủ nilon trang; không gieo cấy lúa, sử dụng thuốc trừ cỏ khi nhiệt độ xuống dưới 15°C; gieo tăng 5-10% mạ dự phòng; chủ động chuẩn bị thóc giống ngắn ngày để dự phòng khi thời tiết bất thuận xảy ra;
- Không cấy giống BC15, TBR225 trên các vùng hay bị nhiễm đạo ôn ở các vụ trước, phải tuân thủ đúng lịch thời vụ gieo cấy; trên những chân đất trũng, hẩu, tầng canh tác dày ở vùng nội đồng và vùng ven biển khuyến cáo nông dân sử dụng lúa lai.
- Áp dụng triệt để biện pháp 3 giảm, 3 tăng; 1 phải 5 giảm; kỹ thuật canh tác lúa cải tiến SRI, trong đó, cần tập trung vào việc thực hiện giải pháp canh tác lúa bền vững, giảm phát thải khí nhà kính.
3.3.2. Cây màu vụ Xuân
a. Cây ngô: Sử dụng các giống ngô lai năng suất cao như: LVN10, NK4300, VS36, LVN4, LVN61, SSC886, các giống ngô sinh khối phục vụ cho chăn nuôi...; giống ngô nếp: HN88, HN68, MX10,... ngô đường: Suger75, GS93, SW1011... Thời vụ gieo từ 15 đến 31/01/2020; cải tiến kỹ thuật trồng ngô theo hướng gia tăng mật độ đảm bảo đạt từ 2.200 - 2.600 cây/sào, sử dụng phân bón hợp lý, áp dụng quy trình kỹ thuật phù hợp cho từng giống.
b. Cây lạc: Sử dụng giống năng suất cao, chất lượng tốt như: L14, TB25... để mở rộng diện tích. Thời vụ gieo trồng từ 20/01 đến 10/02/2020. Áp dụng phương pháp trồng lạc che phủ nilon để chống rét đầu vụ, hạn chế cỏ dại, tiết kiệm phân bón và nước tưới.
c. Cây đậu tương: Sử dụng các giống có thời gian sinh trưởng 80-95 ngày, năng suất cao và chống chịu tốt với sâu bệnh như: ĐT26; ĐT84; ĐT51 ...
d. Cây khoai tây: Mở rộng diện tích khoai tây trên chân đất cao, sử dụng các giống có năng suất cao, chống chịu bệnh, như: Solara, Marabel (Đức), Diamant và Sinora (Hà Lan) nhân giống ở vụ Xuân, bảo quản trong kho lạnh để làm giống cho sản xuất vụ Đông, trồng mật độ dầy để tăng lượng củ giống; thời vụ trồng đầu tháng 12/2019, kết thúc trồng xong trong tháng 12/2019.
đ. Các loại rau củ quả: Xây dựng các mô hình trồng rau an toàn theo chuỗi, có hướng dẫn kỹ thuật và kiểm soát an toàn từ khâu sản xuất đến thu hoạch, có liên kết đầu ra ổn định cho sản phẩm; xây dựng được các mô hình sản xuất rau củ quả công nghệ cao, phấn đấu 50-60% diện tích sản xuất rau, củ, quả theo hướng an toàn và theo tiêu chuẩn VietGAP ở các địa phương trong tỉnh đáp ứng yêu cầu tiêu dùng và nguyên liệu cho các nhà máy của Tập đoàn Lavifood tại Thái Bình.
3.3.3. Cây màu Hè
- Thời vụ: Gieo trồng kết thúc trong tháng 5/2020; áp dụng kỹ thuật làm bầu, trồng xen, trồng gối để tận dụng thời vụ.
- Giống cây: Dưa lê, dưa hồng, dưa hấu, dưa gang, các giống đậu xanh, đậu đen, vừng, ngô nếp, ngô đường, ngô làm thức ăn xanh cho chăn nuôi...
- Chân đất sau thu hoạch màu xuân gieo trồng trực tiếp cây màu hè. Chân đất sau lúa xuân, nhất thiết phải làm bầu để tranh thủ thời vụ, rút ngắn thời gian chiếm đất trên đồng ruộng. Rẽ lúa đặt bầu ra ruộng trước khi thu hoạch lúa xuân.
3.3.4. Cây ăn quả: Việc phát triển cây ăn quả trên đất lúa cần phải được xác định, đánh giá kỹ cả về mặt kỹ thuật, thị trường và tính thích ứng. Các địa phương cần đánh giá, phân tích điều kiện, tính chất đất đai để lựa chọn giống cây ăn quả và biện pháp canh tác phù hợp; đánh giá khả năng đầu tư, khả năng tiêu thụ sản phẩm (cả sản phẩm tươi và sản phẩm chế biến) để lựa chọn quy mô sản xuất.
3.3.5. Phân bón: Tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ, phân bón hữu cơ vi sinh để từng bước giảm lượng phân bón vô cơ, nâng cao độ phì cho đất; chỉ sử dụng các loại phân bón được công nhận lưu hành, đảm bảo hiệu quả, an toàn cho người, an toàn thực phẩm theo nguyên tắc: Đúng chân đất, đúng loại giống, đúng liều lượng, đúng thời điểm, đúng cách bón; bón phân cân đối đạm, lân, ka li theo nhu cầu sinh trưởng của cây trồng.
Đối với cây lúa: Tăng cường sử dụng các chế phẩm sinh học để xử lý rơm rạ sau thu hoạch lúa mùa, sử dụng phân vi sinh, phân hữu cơ vi sinh để tránh ngộ độc hữu cơ, ngộ độc phèn. Bón lót sâu, thúc sớm; không bón đạm đơn; nhân rộng các mô hình sử dụng phân bón nhả chậm, bón 1 lần,... Khuyến cáo nông dân sử dụng các loại phân bón của các công ty có uy tín, chất lượng như: Việt Nhật, Lâm Thao, Văn Điển, Bình Điền,...
Đối với cây trồng cạn: Sử dụng phân bón chuyên dùng cho các loại cây trồng, tăng cường sử dụng phân vi sinh, phân hữu cơ vi sinh. Chăm sóc, thâm canh cây con từ trong vưòn ươm, trong bầu và ngay sau khi đặt bầu, bón thúc kịp thời để cung cấp dinh dưỡng cho cây phát triển; lên luống, định nhánh, bấm ngọn, định quả phù hợp với từng loại cây trồng; ưu tiên sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc sinh học để phòng trừ sâu bệnh.
3.3.6. Công tác bảo vệ thực vật
Vệ sinh đồng ruộng sau thu hoạch, cày lật đất sớm, phơi ải để diệt mầm mong sâu bệnh và cải tạo đất hạn chế sự phát sinh sâu bệnh ở vụ Xuân 2020.
Áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp trên cây trồng (IPM); khuyến cáo nông dân áp dụng triệt để các biện pháp sinh học; chỉ sử dụng thuốc BVTV khi tới ngưỡng phòng trừ theo chỉ đạo của cơ quan chuyên môn. Hướng dẫn nông dân sử dụng đúng thuốc, đúng thời điểm, đúng nồng độ, liều lượng và đúng kỹ thuật để đảm bảo hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường, sức khỏe cộng đồng.
Chú trọng và khuyến cáo nông dân hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc cỏ trên đồng ruộng, trong vụ chỉ sử dụng 1 lần ở giai đoạn tiền nẩy mầm, không sử dụng thuốc cỏ tràn lan trong vụ.
Tăng cường công tác điều tra, chỉ đạo phòng chống sâu keo mùa Thu trên cây ngô theo Chỉ thị số 4962/CT-BNN-BVTV ngày 15/7/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, và thực hiện việc hướng dẫn một số biện pháp cơ bản phòng trừ bệnh lùn sọc đen hại ngô theo Công văn số 1857/BVTV-TV ngày 15/8/2017 của Cục Bảo vệ thực vật.
Thực hiện tốt công tác phòng, chống chuột bảo vệ sản xuất; tổ chức lực lượng, đồng loạt ra quân diệt chuột, đặc biệt giai đoạn đổ ải. Sử dụng các biện pháp thủ công kết hợp với dùng thuốc sinh học diệt chuột; hạn chế tối đa việc dùng các loại thuốc hóa học độc hại cho người, vật nuôi và môi trường.
3.3.7. Công tác thủy nông: Đối với sản xuất lúa, giữ nước để chủ động tưới là chính, hạn chế tiêu; tăng cường công tác thủy lợi nội đồng, điều tiết nước đảm bảo không để khô hạn, đặc biệt ở giai đoạn mới cấy.
Đối với cây trồng cạn, giữ đủ ẩm, đảm bảo tiêu thoát nước tốt khi gặp mưa.
3.4. Giải pháp thị trường, tiêu thụ
Tăng cường, nâng cao liên kết chuỗi trong sản xuất, tiêu thụ nông sản;
Tiếp tục đẩy mạnh tích tụ ruộng đất để phát huy ưu thế về diện tích lớn trong sản xuất nông sản và đảm bảo lượng nông sản lớn tham gia cạnh tranh trên thị trường;
Hình thành các hiệp hội trong sản xuất, tiêu thụ nông sản; trước hết là Hiệp hội nông sản thực phẩm an toàn để tăng cường các mối liên kết thông qua Hội chợ, hội thảo, trao đổi kinh nghiệm, giới thiệu mô hình, cách làm hay và sự hợp tác giữa các Hội, Hiệp hội ở các địa phương nhằm nâng cao chất lượng nông sản và tăng giá trị sản xuất;
Hoàn thành các nội dung của các dự án đầu tư nhà máy chế biến nông sản, khu công nghiệp phục vụ nông nghiệp, sớm đưa các dự án vào hoạt động, như các dự án của Thaco Trường Hải, LaviFood, TH;
Tiếp tục thu hút các dự án đầu tư cho nông nghiệp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh.
3.5. Chính sách hỗ trợ sản xuất vụ Xuân, vụ Hè năm 2020
Hỗ trợ một phần kinh phí diệt chuột bảo vệ sản xuất cho vụ Xuân, vụ Hè năm 2020; hỗ trợ máy cấy để mở rộng diện tích cơ giới hóa khâu gieo cấy phù hợp với thực tiễn sản xuất lúa hiện nay; hỗ trợ các mô hình sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh; hỗ trợ nông dân mượn ruộng sản xuất với quy mô từ 5ha trở lên.
Ngoài chính sách hỗ trợ của tỉnh, các huyện, thành phố, các xã, phường, thị trấn căn cứ vào yêu cầu và điều kiện cụ thể của địa phương có chính sách hỗ trợ riêng để khuyến khích hộ nông dân phát triển sản xuất.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
Căn cứ Đề án của tỉnh, các huyện, thành phố xây dựng Đề án sản xuất vụ Xuân, vụ Hè năm 2020 của địa phương, đảm bảo tuân thủ và chấp hành đúng lịch thời vụ, cơ cấu giống của tỉnh; xây dựng kế hoạch chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng các loại cây trồng cho hiệu quả cao hơn có lợi thế của địa phương; chỉ đạo các xã, phường, thị trấn xây dựng kế hoạch sản xuất chi tiết. Làm tốt công tác tuyên truyền về chủ trương, định hướng phát triển nông nghiệp của tỉnh, huyện, thành phố. Chỉ đạo HTXDVNN thực hiện tốt công tác thủy lợi nội đồng, cung ứng vật tư nông nghiệp cho nông dân.
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lựa chọn địa điểm xây dựng các mô hình chuyển đổi cây trồng trên đất lúa đảm bảo phát huy lợi thế của địa phương và có hiệu quả bền vững.
Hướng dẫn, chỉ đạo các hợp tác xã và nông dân ký hợp đồng sản xuất, bao tiêu sản phẩm theo chuỗi giá trị; bố trí đủ kinh phí sự nghiệp nông nghiệp của địa phương và nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật để tổ chức triển khai, thực hiện tốt Đề án sản xuất vụ Xuân, vụ Hè năm 2020.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Định hướng lựa chọn cây trồng phù hợp vào sản xuất; theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá kết quả sản xuất của các địa phương, tham mưu và đề xuất kịp thời với Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình tổ chức, thực hiện Đề án; chỉ đạo các đơn vị trong ngành xây dựng kế hoạch, phối hợp với các địa phương chuẩn bị tốt mọi điều kiện phục vụ sản xuất vụ Xuân, vụ Hè năm 2020.
Phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, các sở, ban, ngành liên quan rà soát quy hoạch các loại cây trồng, quy hoạch hệ thống thủy lợi và tham mưu các cơ chế, chính sách khuyến khích chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa theo quy định của Nghị định 62/2019NĐ-CP ngày 11/7/2019 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa; triển khai, nhân rộng các mô hình sản xuất trồng trọt cho hiệu quả kinh tế cao 400 - 500 triệu/ha.
Tăng cường lãnh đạo và phân công cán bộ kỹ thuật về cơ sở, phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện, thành phố để chỉ đạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, tuyên truyền, vận động nông dân thực hiện nghiêm túc chủ trương của tỉnh, huyện, thành phố đã đề ra trong Đề án đảm bảo có hiệu quả.
Tổ chức tốt việc thanh tra, kiểm tra các tổ chức và cá nhân sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hoạt động kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, trái với các quy định của Nhà nước.
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, các sở, ban, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố xây dựng cơ chế, chính sách về đối tượng, định mức, phương thức, điều kiện áp dụng cho từng nội dung; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành cơ chế hỗ trợ sản xuất nông nghiệp trong phạm vi nguồn kinh phí sự nghiệp nông nghiệp, nguồn vốn ngân sách địa phương đối ứng, nguồn vốn Trung ương hỗ trợ được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Các sở, ban, ngành liên quan: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh các giải pháp cụ thể để thực hiện Đề án bảo đảm hiệu quả:
- Sở Kế hoạch và tư: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương, các sở, ngành liên quan sớm trình cơ chế, chính sách hỗ trợ máy cấy, thực hiện các giải pháp tạo môi trường kinh doanh để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; phối hợp với Sở Tài chính cân đối nguồn vốn, xây dựng kế hoạch cấp kinh phí đế thực hiện Đề án, đặc biệt việc thực hiện cơ chế hỗ trợ của tỉnh.
- Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí trong phạm vi nguồn kinh phí sự nghiệp nông nghiệp và nguồn vốn địa phương đối ứng, nguồn vốn Trung ương hỗ trợ được cấp có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện Đề án sản xuất vụ Xuân, vụ Hè năm 2020.
- Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các đơn vị liên quan triển khai, thực hiện Thông tư liên tịch số 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 16/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc thực hiện công tác thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc BVTV sau khi sử dụng; Văn bản số 3786/UBND-NNTNMT ngày 04/10/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tăng cường công tác quản lý thuốc diệt cỏ trên địa bàn tỉnh.
- Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các đơn vị liên quan tuyên truyền, vận động và triển khai các mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật tăng năng suất, chất lượng cây trồng; sử dụng rơm rạ trong sản xuất nấm, phân hữu cơ, phân vi sinh phục vụ sản xuất, đời sống và bảo vệ môi trường.
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Cựu Chiến binh tỉnh, Đoàn Thanh niên tỉnh, Đài Phát thanh và Truyền hình Thái Bình, Báo Thái Bình: Thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo thẩm quyền được giao; phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố tập trung tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nông dân thực hiện Đề án sản xuất nông nghiệp vụ Xuân, vụ Hè năm 2020; các cơ quan thông tin đại chúng tăng thời lượng và chọn thời điểm phù hợp tuyên truyền, phổ biến Đề án; kịp thời biểu dương các tổ chức, cá nhân làm tốt, phê bình các địa phương, cá nhân làm chưa tốt, để việc thực hiện Đề án đạt hiệu quả cao./. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Thái Bình",
"promulgation_date": "04/11/2019",
"sign_number": "3087/QĐ-UBND",
"signer": "Đặng Trọng Thăng",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Quyet-dinh-916-QD-BKHCN-cong-bo-tieu-chuan-quoc-gia-Thang-may-Cabin-doi-trong-ray-dan-huong-Thang-may-thuy-luc-101708.aspx | Quyết định 916/QĐ-BKHCN công bố tiêu chuẩn quốc gia Thang máy - Cabin, đối trọng ray dẫn hướng, Thang máy thủy lực | BỘ KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
Số: 916/QĐ-BKHCN
Hà Nội, ngày 01 tháng 06 năm 2009
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29/6/2006;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Nghị định số 28/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố 3 tiêu chuẩn quốc gia sau đây:
1)
TCVN 5867 : 2009
Thang máy - Cabin, đối trọng và ray dẫn hướng - Yêu cầu an toàn
2)
TCVN 6396-2 : 2009
EN 81-2 : 1998
Thang máy thủy lực - Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt
3)
TCVN 8040 : 2009
ISO 7465 : 2007
Thang máy và thang dịch vụ - Ray dẫn hướng cho cabin và đối trọng kiểu chữ T.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- Vụ PC;
- Lưu VT, TĐC.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trần Quốc Thắng | {
"issuing_agency": "Bộ Khoa học và Công nghệ",
"promulgation_date": "01/06/2009",
"sign_number": "916/QĐ-BKHCN",
"signer": "Trần Quốc Thắng",
"type": "Quyết định"
} |