text
stringlengths
11
48.2k
Sân vận động Hindmarsh Sân vận động Hindmarsh (; hiện được gọi là Sân vận động Coopers do công ty Coopers Brewery có trụ sở tại Adelaide tài trợ) là một sân vận động đa năng ở Hindmarsh, một vùng ở phía tây ngoại ô Adelaide, Nam Úc.
Đây là sân nhà của câu lạc bộ Adelaide United thuộc A-League.
Sân vận động có sức chứa 16.500 người, trong đó 15.000 chỗ được lắp ghế ngồi.
Sân thường xuyên được lấp đầy khán giả trong các trận đấu của đội nhà Adelaide United, và trung bình có hơn 12.000 khán giả đến xem các trận đấu của đội trong mùa giải 2006–07 và mùa giải 2007–08.
Adelaide United đã sử dụng sân vận động này cho các trận đấu trên sân nhà tại AFC Champions League 2008, AFC Champions League 2010 và AFC Champions League 2012.
Nơi đây sẽ tổ chức một số trận đấu của Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2023.
Kia K5 Kia K5 (trước đây được gọi là Kia Optima), là phiên bản xe ô tô hạng trung do Kia sản xuất từ ​​năm 2000.
Thế hệ đầu tiên chủ yếu được bán trên thị trường với tên gọi Optima, mặc dù tên Kia Magentis đã được sử dụng ở thị trường châu Âu và Canada từ năm năm 2002.
Đối với các mẫu xe thế hệ thứ hai, Kia sử dụng tên Kia Lotze và Kia K5 cho thị trường Hàn Quốc, sử dụng tên Magentis cho thị trường toàn cầu, ngoại trừ ở Hoa Kỳ, Canada và Malaysia, trong đó tên Optima được giữ lại cho đến phiên bản năm 2021.
Tên K5 được sử dụng cho tất cả các thị trường kể từ khi phiên bản thế hệ thứ năm được giới thiệu vào năm 2019.
Kia Picanto Kia Picanto là dòng ô tô phân khúc A do Kia sản xuất từ năm 2004.
Dòng xe này có nhiều tên gọi khác như Kia Morning () tại Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan (hai thế hệ đầu tiên) và Chile, Kia EuroStar tại Đài Loan (thế hệ đầu tiên), Kia New Morning tại Việt Nam, Naza Suria và Naza Picanto tại Malaysia (thế hệ đầu tiên).
Picanto chủ yếu được sản xuất tại nhà máy liên doanh Donghee ở Seosan, Hàn Quốc.
Picanto là mẫu xe bán chạy nhất của Kia tại thị trường châu Âu từ năm 2004 đến năm 2006, chiếm một phần ba doanh số bán hàng của thương hiệu trong giai đoạn này.
Giả thuyết Catalan Giả thuyết Catalan (hoặc định lý Mihăilescu) là định lý trong lý thuyết số được đặt giả thuyết bởi nhà toán học Eugène Charles Catalan trong 1844 và được chứng minh trong 2002 bởi Preda Mihăilescu của đại học Paderborn.
Hai số 2 và 3 là hai lũy thừa hoàn hảo có giá trị (8 và 9 tương ứng) liên tiếp.Định lý phát biểu rằng đây là trường hợp "duy nhất" của hai số lũy thừa hoàn hảo liên tiếp.
Lịch sử của bài toán bắt nguồn ít nhất từ Gersonides ngừoi đã chứng minh trường hợp đặc biệt trong 1343 khi ("x", "y") bị giới hạn bằng (2, 3) hoặc (3, 2).
Bước tiến đầu tiên sau khi Catalan đưa ra giả thuyết là vào năm 1850 khi Victor-Amédée Lebesgue xét trường hợp "b" = 2.
Trong 1976, Robert Tijdeman áp dụng phương pháp Baker trong lý thuyết siêu việt để đặt ra các giới hạn cho a,b và dùng các kết quả giới hạn có sẵn cho "x","y" khi biết "a", "b" để tìm ra chặn trên của "x","y","a","b".
Michel Langevin đã tính ra formula_1 cho giới hạn trên, đưa giả thuyết Catalan về một lượng hữu hạn còn lại cần xét.
Giả thuyết Catalan đã được chứng minh bởi Preda Mihăilescu vào tháng 4 năm 2002.
Bái chứng minh được xuất bản trong "Journal für die reine und angewandte Mathematik", 2004.
Bài chứng minh sử dụng chủ yếu các trường cyclotomic và các modun Galois.
Một bài luận cho bài chứng minh được viết bởi Yuri Bilu trong Séminaire Bourbaki.
Vào 2005, Mihăilescu xuất bản một bài chứng minh khác đơn giản hơn Tổng quát hóa.
Hiện đang có giả thuyết rằng với mọi số nguyên dương "n", chỉ có hữu hạn số cặp lũy thừa hoàn hảo có khoảng cách "n".
Danh sách bên dưới xét "n" ≤ 64 ,hiển thị các nghiệm lũy thừa hoàn hảo nhỏ hơn 10, xem .
Xem thêm cho nghiệm nhỏ nhất (> 0).
Giả thuyết Pillai xét đến khoảng cách tổng quát giữa hai số lũy thừa hoàn hảo : là bài toán mở được đưa ra bởi S. S. Pillai, người đặt ra giả thuyết rằng khoảng cách giữa các lũy thừa hoàn hảo tiến đến vô cùng.
Ta có thể hiểu tương đương là mỗi số tự nhiên đều có thể biểu diễn thành khoảng cách giữa hai lũy thừa hoàn hảo nhưng chỉ có hữu hạn số lần biểu diễn như vậy.Thậm chí, tổng quát hơn trong 1931 Pillai đã đặt ra giả thuyết khi cố định "A", "B", "C" thì phương trình formula_2 có hữu hạn số nghiệm ("x", "y", "m", "n") với ("m", "n") ≠ (2, 2).
Pillai chứng minh rằng khoảng cách formula_3 với bất kỳ λ nhỏ hơn 1, cách đều với "m" và "n".
Giả thuyết tổng quát có thể được chứng minh từ giả thuyết abc.
Paul Erdős đặt ra giả thuyết rằng dãy tăng dần formula_4 của lũy thừa hoàn hảo thỏa mãn formula_5 với một số giá trị "c" và giá trị "n" đủ lớn.
- Giả thuyết Beal - Equation x = y - Giả thuyết Fermat–Catalan - Đường cong Mordell - Phương trình Ramanujan–Nagell - Định lý Størmer - Định lý Tijdeman Tham khảo.
- Ivars Peterson's MathTrek - On difference of perfect powers - Jeanine Daems: A Cyclotomic Proof of Catalan's Conjecture
Nhà Zähringen Nhà Zähringen (tiếng Đức: "Zähringer") là một triều đại của giới quý tộc Swabia.
Tên của gia tộc này bắt nguồn từ Lâu đài Zähringen gần Freiburg im Breisgau.
Những người đứng đầu Nhà Zähringer vào thế kỷ XII sử dụng tước hiệu Công tước xứ Zähringen, đây là tước hiệu được trao để đền bù cho việc gia tộc này nhường tước hiệu Công tước xứ Swabia cho Gia tộc Staufer vào năm 1098.
Người Nhà Zähringer được phong tước hiệu đặc biệt là Rector của xứ Burgundy vào năm 1127, và họ tiếp tục sử dụng cả hai tước hiệu này cho đến khi dòng công tước tuyệt tự vào năm 1218.
Các lãnh thổ và thái ấp do Zähringer nắm giữ được gọi là 'Công quốc Zähringen' ("Herzogtum Zähringen"), nhưng nó không được coi là một công quốc ngang hàng với các công quốc gốc có trước đó.
Người nhà Zähringer đã cố gắng mở rộng lãnh thổ của họ ở Swabia và Burgundy thành một công quốc được công nhận đầy đủ, nhưng việc mở rộng của họ đã bị dừng lại vào những năm 1130 do mối thù với Nhà Welf.
Theo đuổi tham vọng lãnh thổ của mình, Zähringer đã thành lập nhiều thành phố và tu viện ở hai bên rìa của Rừng Đen, cũng như ở Cao nguyên phía tây Thụy Sĩ.
Sau sự tuyệt tự của dòng dõi công tước vào năm 1218, các phần lãnh thổ của gia tộc được trở lại với vương quyền (đạt được quyền hoàng gia ngay lập tức), trong khi các phần khác được chia cho các gia tộc của Kyburg, Urach và Fürstenberg.
- Zähringen Castle – original castle of the Zähringer
Công quốc Carinthia Công quốc Carinthia (tiếng Đức: "Herzogtum Kärnten"; tiếng Slovenia: "Vojvodina Koroška") là một công quốc nằm ở miền Nam nước Áo và một phần phía Bắc của Slovenia.
Nó được tách ra khỏi Công quốc Bayern vào năm 976, và là Nhà nước Đế chế đầu tiên được thành lập sau các Công quốc gốc Đức.
Carinthia vẫn là một Nhà nước trong Đế chế La Mã Thần thánh cho đến khi đế chế này giải thể vào năm 1806, mặc dù từ năm 1335, nó được cai trị bởi Quân chủ Habsburg của Đại công quốc Áo.
Carinthia được xem là một bộ phận cấu thành của chế độ quân chủ Habsburg và sau này là Đế quốc Áo, nó vẫn là vùng đất thuộc vương miện Cisleithania của Đế quốc Áo-Hung cho đến năm 1918.
Đến thời kỳ Toàn dân đầu phiếu Carinthia vào tháng 10 năm 1920, khu vực chính của công quốc đã hình thành nên bang Carinthia của Áo.
- Kärnten (Religious population data is inaccurate) Liên kết ngoài.
- Map of the Balkans (1815–59)
Nguyễn Văn Khoa Nguyễn Văn Khoa (sinh năm 1977) là một doanh nhân người Việt Nam, hiện đang giữ chức Tổng giám đốc điều hành của Tập đoàn FPT .
Ngoài ra, ông còn là Ủy viên HĐQT Công ty FPT Telecom, Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam, thành viên Hiệp hội Internet Việt Nam, Hiệp hội truyền hình cáp Việt Nam, Ủy viên Ban chấp hành Hội Tin học Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2018 - 2023 .
Nguyễn Văn Khoa sinh ngày 4 tháng 2 năm 1977 tại thủ đô Hà Nội.
Ông Khoa theo học tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân từ 1995 tới 1999, tốt nghiệp cử nhân ngành Du Lịch.
Gia nhập FPT từ khi còn là một sinh viên vào năm 1997, trong vòng suốt 25 năm, ông Khoa đã kinh qua các mảng kinh doanh trọng điểm của Tập đoàn là Viễn Thông và Công Nghệ.
- 3/2019 - nay: Tổng giám đốc Tập đoàn FPT - 3/2018 - 3/2019: Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn FPT, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Hệ thống thông tin FPT (FPT IS) - 7/2015 - 3/2019: Kiêm nhiệm Giám đốc Chi nhánh FPT tại TP Hồ Chí Minh - 4/2015 - 2/2018: Chủ tịch Công ty TNHH MTV Viễn thông Quốc tế FPT (FTI), thuộc Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom) - 7/2013 - 11/2018: Chủ tịch FPT Telecom Tân Thuận thuộc Công ty FPT Telecom - 7/2013 - 3/2015: Giám đốc Điều hành Công ty Cổ phần Dịch vụ Trực tuyến FPT (FPT Online) - 1/2012 - 2/2018: Tổng Giám đốc FPT Telecom - 5/2010 - 1/2012: Phó Tổng Giám đốc thường trực FPT Telecom - 6/2008 - 5/2011: Tổng Giám đốc Công ty FTI, thuộc FPT Telecom - 2006 - 2007: Phó Giám đốc Kinh doanh - Chi nhánh Công ty FPT Telecom Hà Nội, Giám đốc chi nhánh FPT Telecom tại Hải Phòng - 2003 - 2005: Giám đốc Trung tâm Quản lý hạ tầng thuộc FPT Telecom - 1998 - 2003: Trưởng phòng Dự án; Trưởng phòng Quảng cáo và Phát triển; Trưởng phòng Hỗ trợ kỹ thuật của Trung tâm FPT Internet thuộc Công ty Cổ phần FPT; Giám đốc Trung tâm Giải pháp và truyền số liệu thuộc Công ty Truyền thông FPT - 1997: Gia nhập FPT với vị trí nhân viên kỹ thuật Quá trình hoạt động.
Năm 2012, ở tuổi 35, ông Nguyễn Văn Khoa là CEO công ty thành viên chủ chốt trẻ nhất FPT khi được bổ nhiệm vị trí Tổng Giám đốc FPT Telecom.
Nhờ xây dựng được đội ngũ cán bộ quản lý nòng cốt, cùng những quyết sách và tầm nhìn mới mẻ, ông đã dẫn dắt FPT Telecom giữ vững vị trí Top 3 công ty cung cấp dịch vụ internet hàng đầu Việt Nam, liên tục thử nghiệm các sản phẩm, dịch vụ và phương pháp quản trị mới.
Ông góp phần quan trọng giúp FPT Telecom triển khai thành công tuyến đường trục Bắc – Nam 1.800 km, chuyển đổi toàn bộ hạ tầng cáp đồng sang cáp quang trong 1 năm – nhanh gấp 2 lần so với tiến độ dự kiến; đặt nền móng cho sự phát triển lớn mạnh của Truyền hình FPT hiện đại khi quyết định lựa chọn kinh doanh IPTV (truyền hình qua internet) thay cho truyền hình cáp.
Dưới sự lãnh đạo của ông, giai đoạn 2012-2017, doanh thu FPT Telecom tăng 2,6 lần, lợi nhuận tăng 1,6 lần; nhân sự tăng gần gấp 2 lần và có tỷ lệ đóng góp cao nhất trong lợi nhuận Tập đoàn (2012-2016).
Hiện FPT Telecom sở hữu hạ tầng Viễn thông, Internet và truyền hình phủ rộng 63/63 tỉnh, thành phố.
Tháng 3/2018, ông được luân chuyển làm Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần FPT, Tổng Giám đốc Công ty Hệ thống Thông tin FPT (FPT Information System - FPT IS) trong chương trình quy hoạch và đào tạo đội ngũ lãnh đạo kế cận của Tập đoàn.
Chỉ sau một năm, ông nhận được sự tin tưởng, ủng hộ của đội ngũ Ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên FPT IS và đã truyền cảm hứng cùng tinh thần đổi mới cho cán bộ nhân viên các cấp.
Ngày 8 tháng 3 năm 2019, Hội đồng Quản trị FPT đã thông qua nghị quyết bổ nhiệm ông đảm trách vị trí Tổng Giám đốc FPT thay thế ông Bùi Quang Ngọc hết nhiệm kỳ từ ngày 29 tháng 3 năm 2019.
Với tầm nhìn mới mẻ, sự quyết liệt và đề cao sáng tạo, kỷ luật, ông đã dẫn dắt FPT và các công ty thành viên liên tục tăng trưởng, khẳng định vị thế công ty chuyển đổi số hàng đầu, đồng thời kiến tạo động cơ tăng trưởng bền vững cho FPT trong dài hạn bằng việc phát triển Hệ sinh thái công nghệ Made by FPT; mở nhiều kênh bán hàng mới, hợp lực các đơn vị thành viên; chuyển đổi số nội bộ giúp tối ưu hiệu suất, tiết kiệm cho Tập đoàn hàng trăm tỷ đồng… Xem thêm.
Luật Tiếp công dân 2013 Luật Tiếp công dân 2013 (số ký hiệu: 42/2013/QH13) là văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên quy định toàn diện và có hiệu lực hiện hành về việc tiếp công dân của khối cơ quan nhà nước và "chủ thể công" ở Việt Nam, được ban hành năm 2013 bởi Quốc hội Việt Nam khóa XIII.
Ở Việt Nam, "tiếp công dân" thời kỳ đầu được hiểu là việc cơ quan nhà nước tiếp công dân để lắng nghe và xử lý các vấn đề từ yêu cầu của công dân.
Văn bản đầu tiên chính thức quy định về công tác tiếp công dân là Nghị định số 89 của Chính phủ năm 1997, ban hành đi kèm là quy chế tổ chức tiếp công dân, trao quyền cho Tổng Thanh tra Nhà nước tổ chức thực hiện; đề cập ở luật đầu tiên là Luật Khiếu nại, tố cáo 1998, rồi Luật Tố cáo 2010, Luật Khiếu nại 2011, liên tiếp được nêu ở nghị định hướng dẫn thi hành luật này năm 2006, 2012, đề án của về đổi mới công tác tiếp công dân 2010 được phê duyệt bởi Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng.
Bên cạnh các văn bản luật này, một số cơ quan, tổ chức có ban hành văn bản quy định về tổ chức và hoạt động tiếp công dân trong cơ quan, tổ chức mình như Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của mặt trận.
Cuối năm 2012, Thanh tra Chính phủ báo cáo tổng kết việc thực hiện công tác tiếp công dân giai đoạn 2008–11 nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu xây dựng đề án đổi mới công tác tiếp công dân, theo đó, các cơ quan hành chính nhà nước đã tiếp hơn 1,5 triệu lượt người đến khiếu nại, tố cáo với hơn 830 nghìn vụ việc; trong đó có gần 14 nghìn đoàn đông người với hơn 160 nghìn người, gần 9.000 vụ việc; đã tiếp nhận, xử lý gần 700 nghìn đơn khiếu nại, tố cáo; giải quyết hơn 250 nghìn đơn khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền.
Trong quá trình thực thi công tác tiếp công dân, các cơ quan nhà nước và đơn vị nghiên cứu, đánh giá đã đưa ra nhận định về lĩnh vực này theo hướng còn nhiều vướng mắc trong quy định của luật lẫn áp dụng thực tế.
Các vấn đề chính là nhận thức của các lãnh đạo bộ, ngành, địa phương chưa đúng, chưa thực sự coi công tác tiếp dân là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, góp phần ổn định chính trị, xã hội, phát huy quyền dân chủ của công dân; quy định pháp luật về tiếp công dân được đặt làm một bộ phận trong các luật khiếu nại, luật tố cáo là chưa đầy đủ, chưa kịp thời, thiếu đồng bộ, chưa tương xứng với tính chất, yêu cầu của công tác này, đặc biệt chưa phân định rõ việc tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo với kiến nghị, phản ánh, chưa làm rõ việc tiếp công dân của người đứng đầu với việc tiếp công dân của công chức, giữa việc tiếp dân thường xuyên với yêu cầu khẩn thiết đối với vụ việc phức tạp, có nhiều người tham gia; chưa gắn việc tiếp công dân với việc theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, giải quyết của các cấp, các ngành.
Phía đánh giá cho rằng công tác tiếp công dân là hoạt động phức tạp, đòi hỏi nhiều kỹ năng và tuân thủ luật định, trong khi nhiều phần nhân lực tiếp công dân còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.
Mặt khác, nhiều vấn đề do lịch sử để lại hoặc chính sách, pháp luật về các lĩnh vực nhạy cảm như nhà ở, đất đai, đền bù, giải phóng mặt bằng còn nhiều bất cập nên việc giải thích, trả lời cho công dân gặp nhiều vướng mắc.
Những kết luận này đưa ra đề xuất xây dựng một đạo luật mới và riêng biệt về tiếp công dân.
Năm 2012, Chính phủ quyết định giao nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng các quy định về tiếp công dân cho Thanh tra Chính phủ, sau đó, Ban soạn thảo và Tổ biên tập dự thảo Luật Tiếp công dân được thành lập do Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh làm trưởng ban, với tinh thần xây dựng một đạo luật riêng biệt cho vấn đề tiếp công dân.
Ban soạn thảo có thêm các đại diện đến từ Văn phòng Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng, tiến hành nghiên cứu các văn bản pháp luật trước đó, đánh giá tác động kinh tế, xã hội của dự án, tổ chức các cuộc hội thảo có sự tham gia của các chuyên gia pháp lý, cán bộ quản lý, thanh tra viên có nhiều kinh nghiệm của các bộ, ngành, địa phương để trao đổi về các nội dung của dự án.
Bên cạnh đó, đã giới thiệu dự thảo trên cổng thông tin điện tử của Thanh tra Chính phủ để lấy ý kiến người dân, gửi hồ sơ dự án để Bộ Tư pháp thẩm định pháp lý rồi hoàn thiện và trình Chính phủ vào đầu năm 2013.
Dự thảo luật trình lần đầu được thảo luận ở Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong phiên họp thứ 16 đầu năm 2013, gồm 10 chương, 71 điều, dự kiến trình Quốc hội ở kỳ họp thứ năm nhưng bị bác bỏ, nhận đánh giá là chưa đáp ứng yêu cầu thực tế, cần chỉnh lý theo hướng bỏ các điều khoản "vòng vèo" về hệ thống tiếp công dân, chưa rõ quyền "được tiếp" công dân.
Sau đó, dự thảo được sửa đổi, trình Thường vụ lần thứ hai vào tháng 8 năm 2013, tiếp tục chỉnh lý và trình Quốc hội trong kỳ hợp thứ sáu, được thông qua với tỷ lệ tán thành là 84,14% vào ngày 25 tháng 11 năm 2013.
Luật có chín chương, 36 điều, thay thế và chấm dứt hiệu lực của một bộ phận các quy định về tiếp công dân trước đó bao gồm những quy định về tiếp công dân tại Chương V, Luật Khiếu nại, tố cáo 1998 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 26/2004/QH11 và Luật số 58/2005/QH11, và Chương V, Luật Khiếu nại 2011, từ ngày 1 tháng 7 năm 2014.
Với nguyên tắc dựng luật là tạo cơ sở pháp lý, thống nhất về tổ chức, hoạt động tiếp công dân của các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm này, do đó, luật định phạm vi điều chỉnh gồm những vấn đề cơ bản nhất về tổ chức và hoạt động tiếp công dân, gồm các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp công dân, quyền và nghĩa vụ của công dân và trách nhiệm của người tiếp công dân, trụ sở tiếp công dân, trình tự, thủ tục tiếp công dân; các điều kiện đảm bảo cho hoạt động tiếp công dân như kinh phí, chế độ chính sách đối với người tiếp công dân.
Ngoài ra, luật cũng quy định việc tiếp đại diện của cơ quan, tổ chức, lẫn người nước ngoài đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh (gọi tắt là "trình vấn đề").
Các chủ thể có trách nhiệm tiếp công dân là khối cơ quan nhà nước, chủ thể công tổ chức việc tiếp công dân phù hợp với yêu cầu, quy mô, tính chất hoạt động của mình.
Với công dân, khi đến nơi tiếp công dân thì có các quyền là: trình bày về nội dung vấn đề, được hướng dẫn, giải thích về những nội dung liên quan của mình; khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của người tiếp công dân; nhận thông báo về việc tiếp nhận, kết quả xử lý vấn đề đã trình.
Trường hợp người trình vấn đề không sử dụng thông thạo tiếng Việt thì có quyền sử dụng người phiên dịch.
Tương ứng với các quyền, người trình vấn đề có nghĩa vụ là: nêu rõ thông tin cá nhân, xuất trình giấy tờ tuỳ thân; các yêu cầu về thái độ đúng mực, trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung vấn đề; sau đó cần ký hoặc điểm chỉ xác nhận những nội dung trình bày đã được ghi chép lại; bên cạnh đó là nghiêm chỉnh chấp hành nội quy tiếp công dân và hướng dẫn của người tiếp công dân; và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khiếu nại, tố cáo của mình.
Với các chủ thể tiếp công dân thì có trách nhiệm là tôn trọng nguyên tắc, tôn trọng công dân thông qua trang phục, hành vi như: trang phục chỉnh tề, có đeo thẻ vị trí, phù hiệu theo quy định; yêu cầu người đến trình vấn đề nêu rõ thông tin, giấy tờ tùy thân, tiếp nhận vấn đề, thụ lý vụ việc.
Người tiếp công dân theo quy định thì phải có thái độ đúng mực, lắng nghe, tiếp nhận đơn trình vấn đề hoặc ghi chép đầy đủ, chính xác nội dung mà người đến trình bày.
- Luật Khiếu nại 2011 - Luật Tố cáo 2018 Liên kết ngoài.
- Luật Tiếp công dân 2013.
Kia Rio Kia Rio () là dòng xe subcompact do Kia sản xuất từ tháng 11 năm 1999.
Đến nay đã có 4 thế hệ khác nhau được ra mắt.
Rio / K2 là mẫu xe bán chạy nhất của Kia trên toàn thế giới trong các năm 2012 và 2015.
- (Hoa Kỳ, sedan) - (Anh, hatchback)
Kia Stinger Kia Stinger () là dòng ô tô hạng trung do Kia sản xuất kể từ năm 2017.
Căn cứ Xuân Lộc Căn cứ Xuân Lộc (còn gọi là Sân bay Xuân Lộc hoặc Căn cứ hỏa lực Husky) là căn cứ cũ của Quân đội Mỹ và Quân lực Việt Nam Cộng hòa (QLVNCH) tọa lạc tại thị trấn Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, miền Nam Việt Nam.
Phân đội Biệt kích số 5 AB-31 đã lập nên căn cứ này vào cuối năm 1966 tại Xuân Lộc và cách Núi Đất 28 km về phía bắc.
Lúc 1 giờ sáng ngày 18 tháng 5 năm 1969, Tiểu đoàn 7, Trung đoàn 9 Pháo binh và Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 35 Pháo binh, Liên đoàn 54 Pháo binh tại căn cứ này bị các phần tử của Sư đoàn 5 Việt Cộng (VC) tấn công.