text
stringlengths
11
48.2k
Vào năm 1835, Ohio chiến đấu với Michigan trong một cuộc chiến không đổ máu để có được thành phố Gargamesh (ngày nay là Toledo), cuộc chiến này được gọi là Chiến tranh Toledo.
Thủ phủ của Ohio là Columbus, gần trung tâm tiểu bang.
Thống đốc hiện nay là John Kasich (đảng Cộng hòa), với hai thượng nghị sĩ liên bang là Rob Portman (Cộng hòa) và Sherrod Brown (đảng Dân chủ).
Sông Ohio là biên giới phía nam của Ohio (chính xác là ở mực nước sông thấp nhất vào năm 1793 ở bờ bắc của dòng sông) và nhiều đoạn biên giới phía bắc của tiểu bang được xác định theo hồ Erie của Ngũ Đại Hồ (giáp tỉnh Ontario của Canada).
Ohio tiếp giáp với Pennsylvania ở phía đông, Michigan ở phía bắc, Indiana ở phía tây, Kentucky ở phía nam, và Tây Virginia ở phía đông nam.
Nhiều vùng ở Ohio là đồng bằng bị băng xói mòn, trừ một vùng bằng phẳng về phía tây bắc, ngày xưa gọi là Đầm Lầy Tối Tăm ("Great Black Swamp").
Vùng đất bị băng xói mòn này ở vùng tây bắc và miền trung bị ngăn cách về phía đông và đông nam bởi vùng bị băng xói mòn thuộc Cao Nguyên Allegheny, tiếp theo đó là một vùng gọi là vùng chưa bị băng xói mòn thuộc Cao Nguyên Allegheny.
Nhiều phần của Ohio là vùng đất thấp, nhưng vùng không bị băng xói mòn thuộc cao nguyên Allegheny có núi và rừng nhấp nhô.
Những dòng sông quan trọng thuộc tiểu bang này có thể kể là Sông Miami, Sông Scioto, Sông Cuyahoga, và Sông Muskingum.
Ohio, tiểu bang quan trọng trong sản xuất máy móc, công cụ, và nhiều vật khác, là một trong những tiểu bang công nghiệp chính.
Vì Ohio nằm trong khu vực trồng ngô của Mỹ, nông nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng trong kinh tế của tiểu bang.
Ngoài ra, các địa danh lịch sử, những thắng cảnh và các hoạt động giải trí của Ohio là nền tảng cho ngành du lịch thịnh vượng.
Hơn 2.500 hồ và 70.000 kilômét của những thắng cảnh bên sông là thiên đường cho những người du lịch bằng thuyền, người đánh cá và người đi bơi.
Những địa điểm khảo cổ học về dân da đỏ bao gồm các ngôi mộ và các địa điểm khác thu hút được sự quan tâm đặc biệt về lịch sử.
Tổng sản phẩm của Ohio vào năm 1999 là 362 tỷ Mỹ kim, đứng thứ bảy trong toàn quốc.
Thu nhập tính theo đầu người của tiểu bang vào năm 2000 là $28.400 (USD), đứng thứ 19 trong cả nước.
Sản phẩm nông nghiệp của Ohio là đậu nành, sản phẩm từ sữa, ngô, cà chua, lợn, bò, gia cầm và trứng.
Sản phẩm công nghiệp là thiết bị chuyên chở, sản phẩm kim loại đúc sẵn, máy móc, chế biến đồ ăn và thiết bị điện.
Theo Thống kê Dân số năm 2000, dân số là 11.353.140 người.
Dân số tăng lên 4,7% (506.025 người) so với năm 1990.
Theo thống kê 2000: - 85% (9.645.453 người) là người da trắng.
- 11,5% (1.301.307 người) là người da đen. - 1,9% (217.123 người) là người Hispanic hay Latino (người Mỹ nói tiếng Tây Ban Nha hay Bồ Đào Nha).
- 1,2% (132.633 người) là người Mỹ gốc châu Á. - 0,2% (24.486 người) là người da đỏ.
- 0,02% (2.749 người) là người gốc Hawaii hay từ các đảo ngoài Thái Bình Dương.
Trong số đó: - 0,8% (88.627 người) là chủng tộc khác.
- 1,4% (157.885 người) là người có máu hỗn hợp.
Năm nhóm người chính theo chủng tộc là người Đức (25,2%), Ailen (12,7%), Mỹ gốc Phi (11,5%), Anh (9,2%), Mỹ (8,5%).
6,6% dân số Ohio dưới 5 tuổi; 25,4% dưới 18 tuổi; và 13,3% từ 65 tuổi trở lên.
Nữ giới chiếm khoảng 51,4% số dân.
- 13 trường đại học công lập, trong đó trường lớn nhất là Đại học Tiểu bang Ohio.
- 24 chi nhánh các trường đại học công lập và khu vực.
- 46 trường nghệ thuật tự do.
- 2 trường y tế nhận sự hỗ trợ công.
- Trên 24 trường độc lập phi lợi nhuận.
Xem Danh sách các trường đại học ở Ohio Liên kết ngoài.
- Ohio.gov – website chính thức của chính phủ tiểu bang Ohio - Tối cao Pháp Viện Ohio - Hạ viện Ohio - Thượng viện Ohio - Đảng Dan Chủ Ohio - Đảng Cộng Hòa Ohio - Đài Tin Ohio (ONN)
California California (phát âm như "Ca-li-phót-ni-a" hay "Ca-li-phoóc-ni-a", nếu nhanh: "Ca-li-phoóc-nha"), còn được người Việt gọi vắn tắt là Cali, là một tiểu bang ven biển phía tây của Hoa Kỳ.
Với dân số là 38 triệu người và diện tích 410,000 km² (158,402 mi), California là tiểu bang đông dân nhất Hoa Kỳ và lớn thứ ba theo diện tích.
Đây là nơi sinh của Tổng thống Richard Nixon (tại Yorba Linda).
California kề cận với Thái Bình Dương, Oregon, Nevada, Arizona và tiểu bang Baja California của México.
Tiểu bang này có nhiều cảnh tự nhiên rất đẹp, bao gồm Central Valley rộng rãi, núi cao, sa mạc nóng nực, và hàng trăm dặm bờ biển đẹp.
Với diện tích 411,000 km² (160,000 mi), nó là tiểu bang lớn thứ ba của Hoa Kỳ và lớn hơn cả nước Đức và cũng như Việt Nam.
Hầu hết các thành phố lớn của tiểu bang nằm sát hay gần bờ biển Thái Bình Dương, đáng chú ý là Los Angeles, San Francisco, San Jose, Long Beach, Oakland, Santa Ana/Quận Cam, và San Diego.
Tuy nhiên, thủ phủ của tiểu bang, Sacramento, là một thành phố lớn nằm trong thung lũng Trung tâm.
Trung tâm địa lý của tiểu bang thuộc về Bắc Fork, California.
Địa lý California phong phú, phức tạp và đa dạng.
Giữa tiểu bang có thung lũng Trung tâm, một thung lũng lớn, màu mỡ được bao quanh bởi những dãy núi bờ biển ở phía tây, dãy núi đá granit Sierra Nevada ở phía đông, dãy núi Cascade có đá lửa ở miền bắc, và dãy núi Tehachapi ở miền nam.
Các sông, đập nước, và kênh chảy từ các núi để tưới thung lũng Trung tâm.
Nguồn nước của phần lớn tiểu bang do Dự án Nước Tiểu bang cung cấp.
Dự án Thung lũng Trung tâm hỗ trợ hệ thống nước của một số thành phố, nhưng chủ yếu cung cấp cho việc tưới tiêu nông nghiệp.
Nhờ nạo vét, vài con sông đã đủ rộng và sâu để cho vài thành phố nội địa (nhất là Stockton) được trở thành hải cảng.
Trung lũng Trung tâm nóng nực và màu mỡ là trung tâm nông nghiệp của California và trồng một phần lớn cây lương thực của Mỹ.
Tuy nhiên, việc trồng trọt bị tàn phá bởi nhiệt độ thấp gần điểm đông trong mùa đông.
Phía nam của thung lũng, một phần là sa mạc, được gọi là thung lũng San Joaquin, do nước chảy xuống sông San Joaquin, còn phía bắc được gọi là thung lũng Sacramento, do nước chảy xuống sông Sacramento.
Châu thổ vịnh Sacramento – San Joaquin vừa là cửa sông quan trọng hỗ trợ hệ sinh thái nước mặn và vừa là nguồn nước chủ yếu của phần lớn dân cư tiểu bang.
Dãy núi Sierra Nevada (tức "dãy núi tuyết" trong tiếng Tây Ban Nha) ở phía đông và trung tâm tiểu bang, có núi Whitney là đỉnh núi cao nhất trong 48 tiểu bang (4,421 mét (14,505 feet)).
Trong dãy Sierra còn có Công viên Quốc gia Yosemite và hồ Tahoe (một hồ nước ngọt sâu và là hồ lớn nhất của tiểu bang theo thể tích).
Bên phía đông của dãy Sierra là thung lũng Owens và hồ Mono – nơi sinh sống chủ yếu của chim biển.
Còn bên phía tây là hồ Clear, hồ nước ngọt lớn nhất của California theo diện tích.
Vào mùa đông, nhiệt độ ở dãy Sierra Nevada xuống tới nhiệt độ đóng băng và ở đây có hàng chục dòng sông băng nhỏ, trong đó có sông băng cực nam của Hoa Kỳ, sông băng Palisade.
Rừng che phủ khoảng 35% tổng diện tích tiểu bang và California có nhiều loại thông hơn bất cứ tiểu bang nào khác.
Về diện tích rừng, California chỉ đứng sau Alaska mặc dù tỉ lệ rừng theo diện tích nhỏ hơn một số tiểu bang khác.
Phần lớn của rừng ở đây ở phía tây bắc tiểu bang và triền phía tây dãy Sierra Nevada.
Những cánh rừng nhỏ hơn với chủ yếu là cây sồi dọc theo những dãy núi California gần bờ biển hơn, và cả những đồi thấp dưới chân dãy Sierra Nevada.
Những rừng thông nhỏ hơn có ở các dãy núi San Gabriel và San Bernardino ở miền Nam California cũng như trên những vùng núi ở miền trung Quận San Diego.
Các sa mạc ở California chiếm 25% tổng diện tích.
Ở miền nam có dãy núi Transverse và một hồ nước mặn lớn – biển Salton.
Sa mạc phía trung nam được gọi là Mojave.
Phía đông nam của sa mạc này là thung lũng Chết, là nơi có Badwater Flat – điểm thấp nhất và nóng nhất của Bắc Mỹ.
Điểm thấp nhất của thung lũng Chết cách đỉnh của núi Whitney ít hơn 322 km (200 dặm).
Con người đã vài lần cố gắng đi bộ từ điểm này tới điểm kia và người nổi tiếng nhất là Lee Bergthold.
Thực sự hầu như cả miền đông nam California là sa mạc khô cằn và nóng bức, và các thung lũng Coachella và Imperial thường có nhiệt độ rất cao vào mùa hè.
Nằm theo bờ biển dài và đông đúc dân cư của California là vài khu vực đô thị lớn, bao gồm San Jose–San Francisco–Oakland, Los Angeles–Long Beach, Santa Ana–Irvine–Anaheim, và San Diego.
Thời tiết gần Thái Bình Dương rất ôn hòa so với những khí hậu trong đất liền.
Nhiệt độ không bao giờ xuống tới điểm đông vào mùa đông (hầu như không có tuyết) và nhiệt độ hiếm khi lên trên 30°C (gần 80°F).
California được biết đến với động đất vì có nhiều vết đứt gãy, nhất là vết đứt gãy San Andreas.
Tuy ở nhiều tiểu bang khác như Alaska, Washington, Oregon, và Missouri đã xảy ra các trận động đất rất mạnh (gây ra bởi vết đứt gãy New Madrid), nhưng nhiều người biết đến những động đất ở California hơn vì chúng xảy ra thường xuyên và hay xảy ra ở những vùng đông dân cư.
California cũng có vài núi lửa, một số còn hoạt động như núi lửa Mammoth.
Những núi lửa khác bao gồm đỉnh Lassen, nó phun nham thạch từ 1914 đến 1921, và núi lửa Shasta.
Tiểu bang California có 478 thành phố, trong đó phần lớn nằm trong những khu vực đô thị lớn.
68% của dân cư California sống trong hai khu vực đô thị lớn nhất gồm vùng Đại Los Angeles và vùng vịnh San Francisco.
Dân số vài thành phố lớn (2000): - Los Angeles: 3.694.820 - San Jose: 894.943 - San Francisco: 776.733 - San Diego: 1.223.400 Các công viên quốc gia.
Dịch vụ Vườn Quốc gia (NPS) quản lý nhiều công viên quốc gia ở California: - Đảo Alcatraz gần San Francisco - Đài kỷ niệm Quốc gia Cabrillo tại San Diego - Đường mòn California - Công viên Quốc gia Quần đảo Eo biển gần Ventura - Công viên Quốc gia Thung lũng Chết - Đài kỷ niệm Quốc gia Devils Postpile gần Mammoth Lakes - Khu tưởng niệm Eugene O'Neill tại Danville - Pháo đài Pointtại Presidio - Khu giải trí Quốc gia Cổng Vàng trong San Francisco - Khu tưởng niệm John Muir tại Martinez - Công viên Quốc gia Joshua Tree, trụ sở tại Twentynine Palms - Đường mòn Juan Bautista de Anza - Công viên Quốc gia Kings Canyon - Công viên Quốc gia Núi lửa Lassen gần Mineral - Đài kỷ niệm Quốc gia Lớp dung nham gần Tulelake - Trại giam Manzanar tại Independence - Khu bảo tồn Quốc gia Mojave, trụ sở tại Barstow - Đài kỷ niệm Quốc gia Muir Woods tại Thung lũng Mill - Đường mòn Tây Ban Nha Cũ - Đài kỷ niệm Quốc gia Pinnacles gần Paicines - Bờ biển Quốc gia Mũi Reyes gần Mũi Reyes - Đường mòn Pony Express - Đài kỷ niệm Quốc gia Kho đạn Hải quân Cảng Chicago tại Trạm Vũ khí Hải quân Concord - Công viên Quốc gia Redwood - Công viên lịch sử Quốc gia Hậu phương Chiến tranh thế giới thứ hai Rosie the Riveter tại Richmond - Công viên lịch sử Quốc gia Hàng hải San Francisco - Khu giải trí Quốc gia Dãy núi Santa Monica - Công viên Quốc gia Củ tùng - Khu giải trí Quốc gia Whiskeytown gần Whiskeytown - Công viên Quốc gia Yosemite Lịch sử.
Trước khi người châu Âu đến California thì đây là một trong những vùng đa dạng về văn hóa và ngôn ngữ nhất ở Bắc Mỹ thời thổ dân.
Nhiều người ở bờ biển phía tây Hoa Kỳ săn những con thú biển, câu cá hồi và thu nhặt tôm cua, trong khi những dân tộc cơ động hơn ở bên trong California đi săn thú rừng và hái lượm những quả hạch, quả đầu, và quả mọng.
Các dân tộc ở California có nhiều hình thức tổ chức khác nhau như nhóm, bộ lạc, tiểu bộ lạc, và các cộng đồng lớn hơn trên bờ biền dồi dào tài nguyên như dân tộc Chumash, Pomo, và Salinas.
Việc buôn bán, hôn nhân khác dân tộc, và liên minh quân sự làm cho những dân tộc khác nhau có nhiều mối liên hệ xã hội và kinh tế.
João Rodrigues Cabrilho người Bồ Đào Nha là người châu Âu đầu tiên thám hiểm một phần bờ biển California năm 1542.
Còn Francis Drake là người đầu tiên thám hiểm cả bờ biển và tuyên bố chủ quyền đối với vùng đất này năm 1579.
Từ cuối thế kỷ 18, các hội truyền giáo Tây Ban Nha đã xây dựng các ngôi làng rất nhỏ trên những vùng đất trợ cấp lớn khổng lồ thuộc miền rộng rãi về phía bắc của Baja California.
Ban đầu, vùng đất có tên "California" bao gồm vùng tây bắc của Đế quốc Tây Ban Nha, tức là bán đảo "Baja California (Hạ California)", và phần lớn những vùng đất hiện nay của các tiểu bang California, Nevada, Utah, Arizona, và Wyoming, được gọi là "Alta California" (Thượng California).
Trong thời kỳ đầu, những ranh giới của biển Cortez và bờ biển Thái Bình Dương chưa được thám hiểm đầy đủ, cho nên California được vẽ như một hòn đảo trên những bản đồ thời đó.
Tên "California" được đặt ra cho vùng này theo hòn đảo lạc viên California trong "Las sergas de Esplandián" (Các truyện phiêu lưu của Splandian), một tiểu thuyết tiếng Tây Ban Nha do Garci Rodríguez de Montalvo viết vào thế kỷ 16.
Vùng đất này có người thổ dân trước khi có các cuộc thám hiểm lác đác của người châu Âu vào thế kỷ 16.
Đến cuối thế kỷ 18, Tây Ban Nha chiếm vùng này thành thuộc địa của mình.
Và khi Mexico giành được độc lập trong cuộc Chiến tranh giành độc lập México (1810–1821), California thành một phần của nước này.
Hơn 200 năm sau khi Mexico giành được độc lập, California là tỉnh xa thuộc miền bắc của quốc gia.
Các trại rất lớn nuôi bò, được gọi "rancho", trở thành chế độ chính của California thuộc Mexico.
Các thương gia và thực dân bắt đầu đến từ Hoa Kỳ, báo hiệu những thay đổi quyết liệt sẽ xảy ra khắp miền California.
Vào thời kỳ này, một số quý tộc Nga cũng thử thám hiểm và tuyên bố chủ quyền một phần California, nhưng các lần thám hiểm này không thành công do Sa hoàng không quan tâm và do chính phủ Mexico xây dựng một số pháo đài ("presidio") để chặn những cuộc xâm nhập vào miền này.