text
stringlengths
1
25.3k
Nếu đúng như vậy, vốn điều lệ thực tế của Nhuệ Giang chỉ là chưa đến 11 tỷ đồng, chưa bằng 0,74% tổng quy mô dự án.
Một câu hỏi đặt ra là liệu Công ty Nhuệ Giang có đủ năng lực để làm chủ đầu tư dự án này?
Bởi theo Luật Nhà ở 2014, một trong những điều kiện để làm chủ đầu tư dự án bất động sản là doanh nghiệp, hợp tác xã có vốn pháp định theo quy định của pháp luật kinh doanh bất động sản và có vốn ký quỹ để thực hiện đối với từng dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Trong khi đó, theo Luật Kinh doanh bất động sản 2014, vốn pháp định với doanh nghiệp kinh doanh bất động sản không thấp hơn 20 tỷ đồng.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư Bất động sản về vấn đề này, luật sư Trần Đức Phượng, Đoàn Luật sư TP.HCM cho biết, diễn tiến cổ phần hóa Công ty Xuân Hòa và quá trình thay tên đổi chủ sử dụng đất (từ công ty Xuân Hòa sang Công ty Nhuệ Giang) đối với diện tích 24.000 m2 do Xuân Hòa quản lý trước đây có thể thấy khá giống với nhiều trường hợp được xem là thâu tóm đất của doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa không thông qua đấu giá (Điều 118, Điều 119 Luật Đất đai 2013) đã từng được Kiểm toán Nhà nước nêu lên ở nhiều trường hợp.
Thậm chí, đầu năm 2017, Bộ Tài chính đã có báo cáo Thủ tướng Chính phủ về vấn đề này.
Theo đó, với trọng tâm là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011-2015, Kiểm toán Nhà nước nhấn mạnh, một số doanh nghiệp nhà nước có quỹ đất lớn, vị trí lợi thế cho kinh doanh, nhưng không còn nhu cầu sử dụng hoặc trong diện phải di dời, đã không thực hiện trả lại đất cho Nhà nước, mà kêu gọi nhà đầu tư cùng liên doanh, hợp tác đầu tư bằng cách góp giá trị lợi thế quyền thuê đất để khai thác quỹ đất hiện có, sau đó thực hiện thoái toàn bộ vốn góp.
Trên thực tế, khi giao đất không qua đấu giá là lỗ hổng, cơ hội để các doanh nghiệp cổ phần hóa chuyển giao cho các doanh nghiệp khác (chủ đầu tư), dùng phương cách nộp tiền sử dụng đất theo cơ chế định giá thay cho đấu giá và hưởng một khoản lợi khá lớn.
Khoản chênh lệch từ tiền sử dụng đất này do chủ đầu tư hưởng lợi, có thể lến tới hàng nghìn tỷ đồng tùy từng khu đất, dự án, trong khi ngân sách nhà nước bị thất thu do khu đất không được đem đấu giá công khai.
Do đó, theo luật sư Phượng, cần thiết phải xem lại quá trình cổ phần hóa, giao đất và sang tên chủ đầu tư với các dự án như trên.
Theo Trang NinhBáo Đầu tư Bất động sản
Những chính sách nổi bật chính thức có hiệu lực từ tháng 2/2018.
Hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ em; Bỏ quy định bán xe phải thông báo với cơ quan công an; ... là chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 2/2018
6 trường hợp cần trưng cầu giám định trong vụ án kinh tế Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP, có hiệu lực từ ngày 1/2/2018, quy định ngoài những trường hợp bắt buộc theo Điều 206 BLTTHS 2015 thì cơ quan tiến hành tố tụng có thể trưng cầu giám định trong vụ án kinh tế những trường hợp cần thiết như: - Xác định chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ của tài sản, hàng hóa, hàng giả, hàng thật, hàng cấm; - Truy nguyên về tài liệu, đồ vật, chữ ký, chữ viết, con dấu, dấu vết, dữ liệu điện tử; - Xác định tính chính xác của các dụng cụ cân, đo, đong, đếm và các máy móc, thiết bị khác; - Xác định hành vi vi phạm trong lĩnh vực đầu tư; - Gặp khó khăn khi xác định mức độ thiệt hại do hành vi vi phạm trong lĩnh vực đầu tư gây ra; - Xác định hành vi vi phạm về thuế, tài chính, và các lĩnh vực khác xét thấy cần thiết phải thực hiện giám định.
Hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ em Ảnh minh họa Có hiệu lực từ ngày 20/2, Nghị định 06/2018 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ em mẫu giáo và chính sách đối với giáo viên mầm non.
Những trường hợp không tính thuế TNDN Theo Nghị định 146/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 100/2016/NĐ-CP và Nghị định 12/2015/NĐ-CP: Từ 1/2/2018, phần chi vượt mức 3 triệu đồng/tháng/người (quy định cũ là 1 triệu đồng) để trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ cho người lao động; phần vượt mức quy định về BHXH, BHYT trích nộp cho các quỹ cho tính chất an sinh xã hội, quỹ BHYT và quỹ BHTN cho người lao động sẽ không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
P.V ( Tổng hợp )
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 2/2018.
Ôtô chạy quá tốc độ ở cảng biển sẽ bị phạt đến 8 triệu đồng; Bỏ quy định bán xe phải thông báo với cơ quan công an; Hướng dẫn quản lý, giám sát thu thuế casino... là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 2/2018.
Những trường hợp cần trưng cầu giám định trong vụ án kinh tế Có hiệu lực từ 1/2, Thông tư liên tịch 01/2017 của Bộ Tư Pháp, Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao quy định cơ quan tiến hành tố tụng có thể trưng cầu giám định trong vụ án kinh tế với sáu trường hợp cần thiết dưới đây: Xác định chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ của tài sản, hàng hóa, hàng giả, hàng thật, hàng cấm; Truy nguyên về tài liệu, đồ vật, chữ ký, chữ viết, con dấu, dấu vết, dữ liệu điện tử; Xác định tính chính xác của các dụng cụ cân, đo, đong, đếm và các máy móc, thiết bị khác; Xác định hành vi vi phạm trong lĩnh vực đầu tư; Gặp khó khăn khi xác định mức độ thiệt hại do hành vi vi phạm trong lĩnh vực đầu tư gây ra; Xác định hành vi vi phạm về thuế, tài chính, và các lĩnh vực khác xét thấy cần thiết phải thực hiện giám định.
Hình minh họa Ôtô chạy quá tốc độ ở cảng biển sẽ bị phạt đến 8 triệu đồng Có hiệu lực từ 1/2, Nghị định 142 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải nêu rõ, người điều khiển ôtô và các loại phương tiện tương tự ôtô trong vùng đất cảng sẽ bị phạt khi mắc những lỗi sau: Chạy quá tốc độ quy định từ 5 km/h đến dưới 10 km/h bị phạt 600.000-800.000 đồng; Chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h bị phạt 5-6 triệu đồng; Chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h bị phạt 7-8 triệu đồng.
Sửa đổi quy định về BHXH Từ 15/2, bỏ quy định về việc cho phép cơ quan BHXH được trích một phần khoản phạt lãi chậm nộp để hỗ trợ nâng cao năng lực hoạt động thanh tra, tăng cường cơ sở vật chất và khen thưởng hoạt động thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHTN, BHYT.
Khai thác tàu thuyền quá niên hạn sẽ bị phạt tới 75 triệu đồng Phạt tiền mức cao nhất từ 65 - 75 triệu đồng đối với nhà hàng nổi, khách sạn nổi, phương tiện lưu trú du lịch ban đêm; Phạt tiền thấp nhất từ 45 - 55 triệu đồng đối với phương tiện chở hàng nguy hiểm, chở dầu, chở khí hóa lỏng, tàu đệm khí.
Hướng dẫn quản lý, giám sát thu thuế casino Tại Thông tư số 146/2017/TT-BTC, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12/02/2018, Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý, giám sát việc thu thuế đối với hoạt động kinh doanh casino quy định tại Nghị định số 03/2017/NĐ-CP ngày 16/01/2017 của Chính phủ.
Theo quy định tại Thông tư, DN kinh doanh casino phải bố trí một địa điểm trong Điểm kinh doanh casino với các phương tiện, trang thiết bị cần thiết theo quy định tại Khoản 1 Điều 40 Nghị định số 03/2017/NĐ-CPngày 16/01/2017 của Chính phủ để cơ quan thuế quản lý thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát trực tiếp hoặc qua các thiết bị điện tử và qua hệ thống camera.
Bơi lội trong cảng biển bị phạt tiền từ 100.000 đến 300.000 đồng Theo Nghị định 142/2017/NĐ-CP của Chính phủ, có hiệu lực từ ngày 1/2, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải: Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp dịch vụ tại cảng biển không đúng với mức giá cụ thể hoặc không nằm trong khung giá hoặc cao hơn mức giá tối đa hoặc thấp hơn mức giá tối thiểu do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định.
Kèm theo là biện pháp khắc phục hậu quả buộc trả lại cho khách hàng toàn bộ tiền chênh lệch do bán cao hơn mức giá quy định và mọi chi phí phát sinh do hành vi vi phạm gây ra.
Đáng chú ý, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đến 300.000 đồng với hành vi bơi lội hoặc làm mất trật tự công cộng trong khu vực cảng.
Cự Giải ( T/h ) Năm lần bảy lượt cấp cứu vì đau dạ dày, tôi đã tìm ra giải pháp
Không sang tên khi chuyển nhượng đất sẽ bị phạt.
(TN&MT;) Tôi vừa mua một mảnh đất ở gần nhà.
Hai bên đã ký hợp đồng công chứng.
Sổ đỏ của mảnh đất tôi đã giữ.
Như vậy, mảnh đất này đương nhiên thuộc quyền sở hữu của tôi đúng không?
Tôi có cần thiết phải sang tên trên sổ đỏ hay không?
Bởi, nếu sang tên thì sau này tôi bán lại mảnh đất đó tôi lại phải mất công chuyển đổi tên một lần nữa.
Trả lời Câu hỏi của bạn Báo Tài nguyên & Môi trường xin tư vấn như sau: Theo quy định của Luật Đất đai thì hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất bắt buộc phải công chứng mới phát sinh hiệu lực.
Tuy nhiên như vậy là chưa đủ, sau khi công chứng các bên còn phải làm thủ tục đăng ký biến động đất đai (sang tên từ người chuyển nhượng cho người nhận chuyển nhượng).
Cụ thể, theo Điều 95, Luật Đất đai năm 2013, đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi sau đây: Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
Trong trường hợp chuyển nhượng đất thì trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày chuyển nhượng, người sử dụng đất phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động.
Trường hợp các bên không thực hiện việc đăng ký trong thời hạn 30 ngày này thì sẽ bị xử phạt hành chính, theo quy định tại Nghị định 102/2014/NĐ-CP: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký đất đai lần đầu.
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các trường hợp biến động đất đai quy định tại các điểm a, b, h, k,l, i khoản 4 điều 95 của Luật đất đai nhưng không thực hiện đăng ký biến động theo quy định.
Thủ tục sang tên quyền sở hữu nhà ở.
Câu hỏi của bạn đọc CafeLand có nội dung:Gia đình tôi có mảnh đất nông nghiệp được cấp sổ đỏ năm 1998 chủ sở hữu là bố tôi.
Bố tôi đã mất năm 2000, năm 2002 mẹ tôi có ra xã làm sổ hộ khẩu nhưng không có tên bố tôi.
Giờ gia đình tôi muốn làm lại sổ đỏ mang tên mẹ thì cần có hồ sơ thủ tục gì?
Mong luật sư tư vấn giúp.
Xin cảm ơn.
huongnguyen@... Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An trả lời bạn như sau: Theo thông tin bạn cung cấp gia đình có mảnh đất nông nghiệp mang tên bố bạn.
Nếu quyền sử dụng đất có trong thời kỳ hôn nhân thì là tài sản chung vợ chồng nếu không có căn cứ chứng minh đó là tài sản riêng.
Khi bố bạn mất không để lại di chúc, di sản bố bạn để lại là 1/2 quyền sử dụng đất, mẹ bạn 1/2 quyền sử dụng đất.
Do đó, để có thể chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản khác gắn liền với đất, hàng thừa kế làm thủ tục khai nhận hoặc thỏa thuận phân chia di sản thừa kế đối với phần tài sản của bố bạn để lại trong khối tài sản chung vợ chồng.
Bố bạn mất năm 2000 nên áp dụng theo quy định tại Điều 675, 676 Bộ luật dân sự năm 2005, bố mất không để lại di chúc nên di sản bố bạn để lại được phân chia theo pháp luật cho các đồng thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
Các đồng thừa kế có thể lập Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế (Điều 57 Luật Công chứng năm 2014) hoặc Văn bản khai nhận di sản thừa kế (Điều 58 Luật Công chứng năm 2014) trong đó đồng ý để mẹ bạn hưởng toàn bộ phần di sản thừa kế của bố bạn.
Sau khi công chứng văn bản thừa kế, người được hưởng di sản thực hiện thủ tục đăng ký quyền tài sản tại Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp quận/huyện nơi có bất động sản.
Về thủ tục đăng ký sang tên quyền sở hữu nhà ở: Hồ sơ gồm: Bản chính văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế có công chứng; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy tờ khác (giấy tờ tùy thân, giấy chứng tử ).
Giải pháp nào giúp người dân tránh khiếu kiện kéo dài, vượt cấp về đất đai?.
Mới đây Phapluatplus.vn nhận được nhiều đơn thư bạn đọc phản ánh, kêu cứu về việc; đất ở đã nhiều năm nhưng không được cấp sổ đỏ, thậm chí bị thu hồi
Cơ quan chức năng có chập trễ ?
Theo đơn của ông Hoàng Thanh Tốn, ở Khoái Châu, Hưng Yên, gia đình ông ở ổn định từ 1960, nhưng đến nay chính quyền xã cho người ra xây bịt kín cả lối đi, ông phải trèo qua tường để đi.
Ông Tốn viến đơn kêu cứu trong nhiều năm nhưng không được giải quyết, vì chính quyền huyện bác đơn kêu cứu của ông.
Hiện ông phải làm đơn khởi kiện ra Tòa án nhân dân huyện Khoái Châu để được xem xét .
Hay như cụ Nguyễn Thị Thật ở Thanh Trì, Hà Nội trong cảnh; chủ đầu tư đến thu hồi nhà, đất của cụ nhưng không bồi thường vì cho rằng, cụ không có giấy tờ đất Không chỉ ông Tốn, cụ Thật mà còn nhiều người dân gửi đơn tới Tòa soạn phản ánh về việc đất đai của họ không được giải quyết thấu tính đạt lý; theo quy định của pháp luật hiện hành.
Mặc dù, pháp luật đã quy định rõ về điều kiện cấp sổ đỏ cho người dân, nhưng trên thực tế, nhiều địa phương hiện vẫn đang thực hiện theo kiểu hành dân .
Sau khi nghiên cứu đơn thư bạn đọc PV phapluatplus.vn, trích đăng lại Nghị định số 01/2017/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực ngày 3/3/2017, để người dân cũng như các cơ quan chức năng có trách nhiệm giải quyết cho người dân, tránh khiếu kiện vượt cấp kéo dài, góp phần ổn định an ninh trật tự trong đời sống xã hội.
Cụ Nguyễn Thị Thật và lá đơn gửi Phapluatplus.vn.
Theo đó, Nghi định số 01/2017, sẽ mở rộng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trong nhiều trương hợp.
Cụ thể, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có vi phạm pháp luật đất đai trước ngày 1/7/2014, đang sử dụng đất ổn định trong các trường hợp sau vẫn được cấp sổ đỏ: Thứ nhất, sử dụng đất lấn, chiếm hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng mà nay đất đó không còn thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng, cũng không thuộc chỉ giới xây dựng đường giao thông, không có mục đích sử dụng cho trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp và công trình công cộng khác Thứ hai, đang sử dụng đất lấn, chiếm thuộc quy hoạch bị UBND cấp tỉnh thu hồi, nhưng được Ban Quản lý rừng xem xét giao khoán hoặc đã lấn, chiếm và nay đang dùng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, nhà ở và không thuộc quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng Thứ ba; lấn, chiếm đất chưa sử dụng hoặc tự ý chuyển mục đích sử dụng đất thuộc trường hợp phải xin phép mà chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép nhưng đã có nhà ở và sử dụng đất ổn định trước 15/10/1993.
Đất được giao không đúng thẩm quyền Nếu người đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với thửa đất được giao không đúng thẩm quyền trước 1/7/2004, đất đó không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch nhưng tại thời điểm cấp giấy chứng nhận có nhà ở hoặc không có nhà ở thì được xem xét cấp giấy chứng nhận và phải thực hiện nghĩa vụ tài chính.
Diện tích đất tăng thêm so với Giấy tờ về quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất Văn phòng đăng ký đất đai phải xác nhận vào Đơn đề nghị cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với diện tích đất tăng thêm và gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế, trình cấp giấy chứng nhận, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai cho toàn bộ diện tích thửa đất đang sử dụng, trao giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi UBND cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại UBND cấp xã.
Đất xây dựng khu đô thị, khu dân cư nông thôn, khu sản xuất kinh doanh có nhiều mục đích sử dụng đất khác nhau Nếu chung cư kết hợp với văn phòng, cơ sở dịch vụ, thương mại, nếu chủ đầu tư có nhu cầu và có đủ điều kiện thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho một hoặc nhiều căn hộ, văn phòng, cơ sở dịch vụ, thương mại thuộc sở hữu của chủ đầu tư.
Trường hợp đã chuyển quyền sử dụng đất nhưng chưa sang tên Trường hợp đang sử dụng đất thuộc nhóm: nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho trước 1/1/2008, đất chuyển nhượng, tặng cho từ 1/1/2008 đến trước 1/7/2014 mà có giấy về quyền sử dụng đất hoặc đất thừa kế có quyền sử dụng trước 1/7/2014.
Cơ quan tiếp nhận không được yêu cầu người nhận chuyển quyền sử dụng đất nộp hợp đồng, văn bản chuyển quyền sử dụng đất Như vậy, Nghị định này có nhiều điểm mới được sửa đổi bổ sung, được dư luận đánh giá có nhiều thuận lợi cho người dân trong việc xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ).
Tuy nhiên, trên thực tế nhiều hộ dân hiện phải đội đơn kêu cứu hàng năm trời mà chưa được giải quyết.
Điều 101.
Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất 1 .
Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này, có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.
2 .
Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất.
Ly Ly
Nam Từ Liêm - Hà Nội: Cần làm rõ việc ngăn chặn cấp GCNQSDĐ.
Lý do mà chính quyền sở tại đưa ra khi không tiếp nhận hồ sơ xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) cho ông Quân, bà Huệ là 'có tranh chấp' (?!
).
Như Báo đã đăng bài phản ánh về Đơn kiến nghị của bà Mai Thị Quỳnh Nga (sinh năm 1980, trú tại Khu tập thể Đá Quý, tổ dân phổ 16, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) về việc bố, mẹ bà Nga là ông Mai Ngọc Quân và bà Tô Thị Huệ đã nhiều năm nay không được xét cấp GCNQSDĐ cho thửa đất số 53 (nay là thửa đất số 44) mà hiện nay cả gia đình ông bà đang sinh sống.
Lý do mà chính quyền sở tại đưa ra khi không tiếp nhận hồ sơ xét cấp Giấy chứng nhận QSDĐ cho ông Quân, bà Huệ là đất có tranh chấp (?!).
Để tìm hiểu rõ hơn về việc này nhằm phản ánh khách quan nhất tới bạn đọc và công dân kiến nghị, Phóng viên đã có buổi làm việc và trao đổi với ông Nguyễn Đình Quân - Cán bộ Tư pháp UBND phường Trung Văn, ông Quân cho biết: Xét về điều kiện để cấp Giấy chứng nhận QSDĐ của gia đình bà Huệ tại thửa đất số 53 (nay là 44), tờ bản đồ số 26 là hoàn toàn đủ điều kiện xét cấp.
Tuy nhiên, khi UBND phường có thông báo tới các hộ gia đình về việc hoàn thiện thủ tục để xét cấp Giấy chứng nhận QSDĐ thì thửa đất mang tên bà Huệ lập tức bị ông Nguyễn Anh Tiến, trú tại phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội gửi đơn đến UBND phường Trung Văn cùng Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội - Chi nhánh quận Nam Từ Liêm đề nghị ngăn chặn giao dịch, không thực hiện thủ tục đăng ký sang tên, chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với thửa đất này.
Nội dung đơn của ông Tiến đề cập đến việc gia đình bà Huệ đã chuyển nhượng QSD đất cho ông Tiến thông qua giao dịch giấy viết tay.
Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại, mặc dù ông Tiến đã trả tiền nhưng gia đình bà Huệ lại không chịu giao đất.
Nhận thấy Đơn đề nghị của ông Tiến là có cơ sở, nên UBND phường đã ngừng việc tiếp nhận hồ sơ xét cấp Giấy chứng nhận QSD đất cho bà Huệ, đồng thời tiến hành hòa giải đối với hai bên theo đúng chức năng, nhiệm vụ của phường.
Trong trường hợp không thể hòa giải thì UBND phường sẽ hướng dẫn các bên làm đơn khởi kiện ra Tòa xử lý .
Mặt khác, gia đình bà Huệ lại hoàn toàn phủ nhận việc mua bán đất theo Giấy chuyển nhượng viết tay giữa gia đình bà và ông Tiến.
Lý giải cho việc này, bà Nga (con gái bà Huệ, ông Quân - người được ủy quyền để thực hiện các thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho thửa đất số 53 (nay là thửa đất số 44) cho biết: Thực chất đây là vụ việc cho vay nặng lãi chứ hoàn toàn không phải giao dịch mua bán đất.
Trước đây, tôi có giao dịch làm ăn với một người đàn ông tên Toàn (người này chúng tôi sẽ đề cập đến chi tiết ở bài viết sau - PV).
Khi đó, ông Toàn còn hùn hạp làm ăn chung với 2 người đàn ông nữa là ông Năng và ông Tiến.
Trong quá trình làm ăn, tôi có vay của ông Toàn một khoản tiền lớn và cách thức trả lãi suất theo ngày.
Tuy nhiên, khi giao dịch vay tiền, ông Toàn lại không đứng tên trong giấy cho vay tiền của tôi, mà lại để ông Tiến là người đứng ra cho vay.
Hình thức thế chấp vay tiền là Giấy chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo giao dịch viết tay mà ông Tiến cung cấp cho UBND phường Trung Văn.
Đến tháng 10/2016, tôi gặp khó khăn trong kinh doanh nên đã đàm phán với ông Toàn để xin ngắt một khoản tiền lãi vay, theo đó tôi đã tiến hành giao dịch thanh toán toàn bộ số tiền gốc đã vay của ông Toàn trước sự chứng kiến của nhiều người.
Những tưởng câu chuyện đã xong, cho đến khi UBND phường Trung Văn có thông báo ngừng giao dịch việc xét cấp Giấy chứng nhận QSD đất đối với gia đình mình, tôi rất ngỡ ngàng và bức xúc.