text
stringlengths
1
25.3k
Đó cũng là nhân tố để chúng ta lại hy vọng vào kỳ SEA Games tới.
Bóng đá Việt Nam sẽ tiếp tục tiến lên.
Với thành tích lần này, tuy chưa được như mong muốn nhưng đã đặt nhiều nhiệm vụ đối với những người có trách nhiệm trong việc đưa bóng đá Việt Nam vươn lên những tầm cao mới.
Trong đó, quan trọng là phải có kế hoạch đào tạo lớp cầu thủ kế cận, đào tạo nhân tài và đẩy nhanh hơn tiến trình xã hội hóa bóng đá nước nhà, thu hút những nhà đầu tư lâu dài cho bóng đá.
Lào vượt mức chỉ tiêu HCV.
ND - Trong ngày thi đấu hôm qua, các VĐV Lào đã giành thêm bảy HCV, đều là số HCV vượt chỉ tiêu 25 HCV trước lúc khai mạc SEA Games 25.
Đội tuyển u-su Lào giành ba HCV của Kham-la (đối kháng hạng 52 kg nam), Pho-xay (hạng 56 kg nam) và Bua-pha (hạng 60 kg nam).
VĐV Vi-la-sắc giành tấm HCV duy nhất của môn quyền Anh cho đoàn chủ nhà ở hạng 64 kg nam.
Ở môn giu-đô, VĐV Khem-kham giành HCV hạng siêu nặng dưới 120 kg.
Võ sĩ pen-cát si-lát Phiu-tha-vi giành HCV hạng 90 kg nam.
Ngày thi đấu cuối môn lặn, VĐV Bu-tha-non giành HCV nội dung 200 m vòi hơi chân vịt.
Chúc mừng đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam.
ND - Với tâm lý thoải mái, tự tin, đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam đã xuất sắc giành chiến thắng với tỷ số 3 - 0 trước đội Thái-lan, giành lại ngôi vị vô địch số 1 Đông-Nam Á.
Dự xem trận đấu này, Thứ trưởng Thường trực Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Danh Thái đã xuống sân động viên, chia sẻ cảm xúc của niềm vui chiến thắng với các cầu thủ, đồng chí nói: "Rất đáng khen ngợi cho các nữ cầu thủ Việt Nam, họ đã giữ được tâm lý và sức khỏe tốt cho đến phút thi đấu cuối cùng và kết quả là chúng ta đã giành chiến thắng, xin chúc mừng cho đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam".
Đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam đã có hơn 6 tỷ đồng tiền thưởng Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) Nguyễn Trọng Hỷ cho biết, đã tặng ngay 6.000 USD cho đội nữ Việt Nam.
Đồng thời VFF cũng có phần thưởng hai tỷ đồng cho đội nữ.
Ngoài ra, lãnh đạo UBND thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định thưởng cho đội một tỷ đồng.
Thầy trò huấn luyện viên Trần Vân Phát cũng nhận được những lời hứa trao thưởng của Bảo hiểm Bảo Việt (600 triệu đồng), Ngân hàng BIDV (500 triệu đồng), Công ty xây dựng Sông Hồng (300 triệu đồng).
Trước đó, Công ty nghe nhìn Toàn Cầu (AVG) cũng công khai mức thưởng hai tỷ đồng cho chiếc Huy chương vàng SEA Games của đội nữ.
Như vậy, tuyển nữ Việt Nam đã có hơn 6 tỷ đồng phần thưởng ngay sau khi đăng quang ngôi vô địch bóng đá nữ ở Lào.
Bí quyết hóa giải những quả đá phạt của thủ môn Kiều Trinh Ở loạt đấu 11 m đầy căng thẳng của trận chung kết bóng đá nữ SEA Games 25, cú sút đầu tiên của đội tuyển Việt Nam do Kim Hồng thực hiện đã thành công.
Trong khi đó, ba cầu thủ Thái- lan đều không hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Kiều Trinh là người cản phá thành công một cú sút của đối thủ.
Chị nói về bí quyết của mình: "Thái-lan là đội bóng chúng ta đã đối mặt nhiều lần trong những năm gần đây.
Vì thế, tôi rất tự tin và tập trung cho từng cú sút ở chấm 11 m".
Kết thúc trận chung kết, Kiều Trinh được bình chọn là Cầu thủ hay nhất trận đấu với phần thưởng 5 triệu đồng.
Nước chủ nhà khẩn trương chuẩn bị cho Lễ bế mạc Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Lào Xổm-sa-vat Leng-sa-vat - Trưởng Ban tổ chức SEA Games 25 đã triệu tập cuộc họp của Ban tổ chức với các Tiểu ban và các Liên đoàn, Hiệp hội thể thao Lào để chuẩn bị cho Lễ bế mạc SEA Games 25 vào ngày 18-12.
Phó Thủ tướng yêu cầu công tác an ninh tại tất cả các địa điểm thi đấu cũng như toàn bộ Thủ đô Viêng Chăn phải được bảo đảm tuyệt đối an toàn, yêu cầu các quan chức phải lưu ý công tác an ninh tại những nơi ra, vào ở các địa điểm thi đấu.
Đặc biệt phải bảo đảm vé vào cửa chỉ được bán ra tại các đại lý chính thức.
Các cơ quan phải tạo điều kiện cho người hâm mộ mua được vé chính thức và kêu gọi người dân tới xem và ủng hộ các vận động viên thi đấu.
Ca sĩ Hồ Quỳnh Hương được mời hát đơn ca tại Lễ bế mạc Điểm nhấn của Lễ bế mạc là tiết mục đơn ca của 10 ca sĩ nổi tiếng đến từ 10 nước trong khu vực.
Còn riêng nước chủ nhà Lào sẽ được ưu tiên có 4 ca sĩ tham gia biểu diễn ở tiết mục này.
Ban tổ chức SEA Games 25 đã mời ca sĩ Hồ Quỳnh Hương của Việt Nam tham gia tiết mục này.
Phần không thể thiếu được trong bất kỳ Lễ bế mạc nào của một đại hội thể thao là trao cờ đăng cai cho nước chủ nhà kế tiếp.
Lào sẽ trao cho In-đô-nê-xi-a cờ đăng cai SEA Games 26 ngay trước phần biểu diễn ca nhạc của các nghệ sĩ In-đô-nê-xi-a.
Trận mưa vàng của điền kinh Việt Nam Trong ngày thi đấu cuối cùng, các vận động viên điền kinh Việt Nam tiếp tục chứng tỏ sức mạnh tuyệt đối ở các đường chạy cự ly trung bình.
Trên đường chạy 1.500 m nam, Nguyễn Đình Cương đã xuất sắc về nhất với thành tích 3 phút 46 giây 57, bảo vệ thành công HCV anh có được ở hai kỳ SEA Games trước.
Trương Thanh Hằng cũng xuất sắc bứt phá ngay từ vạch xuất phát, ra những cú nước rút thần tốc ở các bước chạy cuối cùng và cán đích đầu tiên ở đường chạy 1.500 m nữ.
Thành tích chị đạt được là 4 phút 19 giây 47.
Đây là tấm Huy chương vàng SEA Games lần thứ ba liên tiếp của Thanh Hằng ở đường chạy 1.500 m nữ.
Như vậy, điền kinh Việt Nam đã giành được 7 Huy chương vàng sau bốn ngày thi đấu, trong đó có ba vận động viên đoạt "cú đúp" là Vũ Thị Hương, Trương Thanh Hằng và Nguyễn Đình Cương.
Cổ động viên đặc biệt nhất Ba tuổi, biết nói bốn thứ tiếng, không ngại trò chuyện, không ngại reo hò cổ vũ, sẵn sàng giao lưu với tất cả các nhóm cổ động viên.
Đó là những gì Lê-ông (Léon, trong ảnh) đã thể hiện trên khán đài.
Cậu bé gốc Việt Nam ở Lào này trở thành tâm điểm của mọi khán đài và của tất cả các nhóm cổ động viên.
Thấy cậu ở đâu là họ kéo đến, reo hò, tung hô.
Ngay cả các cổ động viên Pháp đến cổ vũ cho tuyển Việt Nam cũng không tránh khỏi sức hấp dẫn của Lê-ông.
Họ nói tiếng Pháp với cậu bé như nói chuyện với một người Pháp thực thụ.
Thậm chí còn học được một ít tiếng Việt sau khi Lê-ông hô vang: "Việt Nam chiến thắng", "Việt Nam vô địch", "Việt Nam tiến lên".
Bảng xếp hạng huy chương sau ngày thi đấu 17-12 Thứ tự Đoàn HCV HCB HCĐ Tổng 1 Thái-lan 84 80 95 259 2 Việt Nam 81 71 57 209 3 In-đô-nê-xi-a 43 53 73 169 4 Ma-lai-xi-a 40 40 59 139 5 Phi-li-pin 37 34 49 120 6 Xin-ga-po 33 30 34 97 7 Lào 32 25 49 106 8 Mi-an-ma 10 22 37 69 9 Cam-pu-chia 3 10 25 38 10 Bru-nây 1 1 8 10 11 Đông Ti-mo 0 0 3 3
Xuất khẩu của Trung Quốc gây khó cho láng giềng.
Khủng hoàng kinh tế tác động đáng kể đến xuất khẩu của các nước Đông Nam Á. Đã vậy, họ còn khốn khổ vì sự cạnh tranh không sòng phẳng từ các công ty nhà nước hậu thuẫn của Trung Quốc.
Nhà máy kim khí Dunia Metal Works ở Indonesia lúc nào cũng ồn ào: tiếng máy dập chan chát, những cuộn thép bung ra rào rào, những lô đinh thép ầm ầm đổ xuống mặt bàn sắt chờ đóng gói Nhưng dù có vẻ tất bật, nhà máy này đang trải qua một giai đoạn trì trệ, chỉ hoạt động khoảng 40% công suất.
Doanh số bán đinh trên thị trường nội địa đang teo tóp, xuất khẩu thì tiêu vong tất cả đều do sản phẩm đinh giá rẻ từ Trung Quốc.
Giám đốc nhà máy, ông Juniarto Suhandinata, than thở: Chúng tôi từng cạnh tranh với người Nhật Bản và người Hàn Quốc, nhưng với người Trung Quốc thì chẳng có cửa nào .
Trung Quốc là đối thủ khó cạnh tranh nổi, và Dunia không phải là nhà máy duy nhất nhận ra điều đó.
Tuy nhiên, lời than thở của ông Suhandinata có một hàm ý khác nữa: một cảm giác bất an trước tác động của sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và dường như không giới hạn của Trung Quốc.
Từ lâu Trung Quốc tự coi mình là nhà lãnh đạo khối quốc gia đang phát triển, cho dù sức mạnh kinh tế của Trung Quốc lớn hơn nhiều lần so với bất kỳ nền kinh tế đang phát triển nào khác.
Và đáng chú ý là Trung Quốc chẳng những không tận dụng sức mạnh kinh tế của mình để bảo vệ các đồng đội ở thế giới thứ ba nhằm đối phó với những o ép của thế giới phát triển mà ngược lại còn cạnh tranh quyết liệt với các lân bang nghèo khó hơn trong việc giành thị trường xuất khẩu đang teo tóp ở các nước công nghiệp.
Với nhiều người châu Á, Trung Quốc đã trở thành một thế lực đe dọa mới.
Ansari Bukhara, người giám sát ngành sắt thép và máy móc của Bộ Công nghiệp Indonesia nhận định: Trung Quốc 10 năm trước khác xa Trung Quốc bây giờ.
Họ mạnh hơn và lớn hơn các nước khác.
Thế thì tại sao chúng ta phải ưu đãi cho họ?
Ở nhiều cấp độ khác nhau, các nước khác cũng đưa ra lời than phiền tương tự.
Hãy lấy khối ASEAN với 600 triệu dân làm ví dụ.
Chín tháng đầu năm nay, ASEAN bị thâm thủng 74 tỉ đô la Mỹ trong thương mại với Trung Quốc.
Hiện tượng này trái ngược với mức thặng dư chút đỉnh mà ASEAN đạt được trong thương mại với Trung Quốc những năm gần đây.
Điều này buộc mọi người phải suy nghĩ lại, sự trỗi dậy của kinh tế Trung Quốc có phải là cơ may cho các nước láng giềng?
Việt Nam là nước bị thâm thủng nặng trong buôn bán với Trung Quốc.
Tại Thái Lan, các nhà sản xuất công khai than phiền về việc họ không có khả năng cạnh tranh với giá Trung Quốc .
Ấn Độ năm nay đã tiến hành nhiều cuộc điều tra về thương mại không công bằng đối với hàng hóa Trung Quốc, từ thép cán hình chữ I đến giấy in báo.
Hội nghị cấp cao Diễn đàn Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) vào tháng trước ở Singapore đã thúc giục các chính phủ châu Á áp dụng tỷ giá hối đoái theo hướng thị trường , rõ ràng là nhắm tới đồng nhân dân tệ mà theo nhiều nhà kinh tế học đã được Bắc Kinh định giá thấp hơn giá trị thực để đẩy mạnh xuất khẩu.
Do Trung Quốc không có sự đáp ứng thích hợp, Indonesia đã bắt đầu xem xét lại hiệp định thương mại tự do ký kết giữa Trung Quốc và 6 nước đi trước của ASEAN.
Dưới áp lực mạnh mẽ của các nhà sản xuất trong nước, từ sắt thép đến xe gắn máy, tuần trước Bộ Thương mại Indonesia cho biết họ sẽ đàm phán lại việc cắt giảm thuế hơn 350 mặt hàng mà lẽ ra sẽ bắt đầu có hiệu lực trong năm đầu tiên thi hành hiệp định, bắt đầu từ tháng 1/2010.
Thực ra, trước đây Nhật Bản và Hàn Quốc cũng từng bị coi là những cỗ máy xuất khẩu và cũng bị phê phán ở Đông Nam Á khi các doanh nghiệp của họ được nhà nước hậu thuẫn gia tăng xuất khẩu.
Nhưng theo ông Jong-Wha Lee, kinh tế trưởng của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), thách thức lần này từ Trung Quốc rất khác.
Không chỉ quy mô mà tốc độ của sức mạnh đang nổi lên của Trung Quốc là hiện tượng chưa từng có trong khu vực này.
Vì thế nó tạo ra rất nhiều vấn đề, không chỉ trong lĩnh vực thương mại và chính sách tỷ giá mà cả vai trò, vị trí của Trung Quốc trong tương lai , ông Lee nói.
Nhận thức được sự khó chịu của các nước láng giềng, Trung Quốc đã có những bước xoa dịu dư luận.
Hồi tháng 4/2009, nước này đề xuất một quỹ đầu tư trị giá 10 tỉ đô la Mỹ giúp xây dựng đường bộ, đường sắt và hải cảng ở Đông Nam Á và dành ra một quỹ tín dụng ưu đãi 15 tỉ đô la để cho các nước châu Á vay với lãi suất thấp.
Nhưng Trung Quốc gần như không làm gì để đáp lại lời phàn nàn của các nước láng giềng về vấn đề giá trị đồng nhân dân tệ.
Do Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ tỷ giá hối đoái nên dẫn tới sự mất cân đối trong thương mại toàn cầu, kích hoạt sự sụp đổ của hệ thống tài chính năm 2008.
Thế nhưng, nước này lại khăng khăng chống lại áp lực đòi dỡ bỏ việc ràng buộc đồng nhân dân tệ vào đô la Mỹ và để cho nó tăng giá.
Kết quả là hoạt động xuất khẩu của các nước láng giềng sụp đổ.
Indonesia là nước dễ bị tổn thương nhất vì đây là nước đông dân nhất và kinh tế kém phát triển nhất trong số các quốc gia một thời là các con hổ châu Á .
Trong vòng 4 năm qua, Indonesia đã chuyển từ một nền ngoại thương tương đối cân bằng trong quan hệ với Trung Quốc sang thâm hụt thương mại.
Hiện thâm hụt của Indonesia đã bằng một phần ba tổng kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc và tỷ lệ này đang gia tăng.
Ngoài tỷ giá hối đoái có lợi cho xuất khẩu, Trung Quốc còn sử dụng hệ thống ngân hàng quốc doanh cung cấp cho các ngành công nghiệp những khoản vay tín dụng ưu đãi để xây dựng nhà xưởng, mua nguyên vật liệu và phát triển sản xuất.
Việc các công ty thép Trung Quốc thâu tóm các nguồn quặng sắt càng khiến cho các nhà sản xuất thép Indonesia điêu đứng.
Các thị trường xuất khẩu của Indonesia đã gần như không còn.
Cũng giống như nhà máy đinh Dunia, công ty dây thép Surabaya ở phía đông đảo lớn Java, đã từ bỏ hoạt động xuất khẩu.
Sindu Prawira, Giám đốc điều hành của Surabaya than thở: Ngày trước, tôi có tới 450 công nhân, bây giờ chỉ còn 170 người.
Không chỉ công ty tôi mà ở đâu cũng vậy .
Khi số công nhân bị mất việc tăng nhanh, chính phủ Indonesia tìm cách giúp đỡ các nhà sản xuất bị thua thiệt.
Hồi tháng 10, Indonesia quyết định áp thuế nhập khẩu 145% lên mặt hàng đinh nhập khẩu từ Trung Quốc với lý lẽ rằng các công ty Trung Quốc đã cạnh tranh không sòng phẳng.
Irvan K. Hakim, đồng Chủ tịch Hiệp hội Sắt thép Indonesia nói rằng, ông đã nhiều lần than phiền với các quan chức Trung Quốc trong nhiều năm và bây giờ ông không lạc quan chút nào về khả năng tìm được sự đồng thuận.
Trung Quốc là Trung Quốc, bạn biết đấy.
Ngay cả Mỹ cũng không nói chuyện được với họ , ông nói.
Thái Bình (Theo Far Eastern Economic Review)
Băng nhóm chuyên làm giả tiền rách lãnh án.
Ngày 17.12, TAND TP Cần Thơ đã đưa ra xét xử và tuyên phạt Trần Văn Lập (SN 1971, ngụ xã Phước Lại, H.Cần Giuộc) 20 năm tù, Trần Văn Tạo (SN 1968, ngụ xã Phước Lợi, H.Bến Lức, cùng của Long An) 18 năm tù cùng về tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản.