NoiDung
stringlengths
0
3.22M
Dieu
stringlengths
10
693
(Điều 1 Thông tư liên tịch số 88/2016/TTLT-BTC-BTNMT Quy định về hồ sơ và trình tự, thủ tục tiếp nhận, luân chuyển hồ sơ xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai của người sử dụng đất ngày 22/06/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Tài chính, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08/08/2016) Thông tư này quy định về hồ sơ và trình tự, thủ tục tiếp nhận, luân chuyển hồ sơ để xác định, thu nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuê mặt nước theo quy định của pháp luật đất đai và các Khoản thuế, phí, lệ phí khác liên quan đến sử dụng đất đai của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Điều 11.1.TL.7.1. Phạm vi Điều chỉnh
(Điều 2 Thông tư liên tịch số 88/2016/TTLT-BTC-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08/08/2016) 1. Cơ quan tài chính, cơ quan thuế, kho bạc nhà nước các cấp. 2. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Điều 60 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ gồm: a) Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. b) Phòng Tài nguyên và Môi trường quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. c) Ủy ban nhân dân cấp xã. d) Bộ phận một cửa theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. đ) Văn phòng đăng ký đất đai. 3. Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất. 4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Điều 11.1.TL.7.2. Đối tượng áp dụng
(Điều 1 Thông tư số 19/2016/TT-BNNPTNT Hướng dẫn chi tiết Điều 4 Nghị định 35/2015/NĐ-CP ngày 13/04/2015 về quản lý sử dụng đất trồng lúa ngày 27/06/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/08/2016) Thông tư này hướng dẫn về thủ tục đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa.
Điều 11.1.TT.35.1. Phạm vi điều chỉnh
(Điều 2 Thông tư số 19/2016/TT-BNNPTNT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/08/2016) Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa.
Điều 11.1.TT.35.2. Đối tượng áp dụng
(Điều 1 Thông tư số 49/2016/TT-BTNMT Quy định về công tác giám sát, kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm trong lĩnh vực quản lý đất đai ngày 28/12/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2017) Thông tư này quy định về công tác giám sát, kiểm tra, thẩm định, nghiệm thu đối với hạng mục công trình hoặc toàn bộ công trình, sản phẩm thuộc các chương trình, đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật - dự toán, nhiệm vụ quản lý đất đai hoặc nhiệm vụ có hạng mục quản lý đất đai bao gồm: 1. Đo đạc, lập bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính, lập hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; 2. Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính; cơ sở dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; cơ sở dữ liệu giá đất; cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê; 3. Thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất; 4. Lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; 5. Xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất; 6. Điều tra thoái hóa đất; 7. Điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai; 8. Điều tra, đánh giá ô nhiễm đất; 9. Điều tra, phân hạng đất nông nghiệp; 10. Quan trắc giám sát tài nguyên đất; 11. Các chương trình, đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật - dự toán, nhiệm vụ chuyên môn khác về quản lý và sử dụng đất đai.
Điều 11.1.TT.37.1. Phạm vi điều chỉnh
(Điều 2 Thông tư số 49/2016/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2017) Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động liên quan đến giám sát, kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm trong lĩnh vực quản lý đất đai.
Điều 11.1.TT.37.2. Đối tượng áp dụng
(Điều 1 Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT Quy định chi tiết Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai và sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư hướng dẫn thi hành Luật đất đai ngày 29/09/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/12/2017) Thông tư này quy định chi tiết các nội dung sau đây: 1. Quy định chi tiết Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai (sau đây gọi là Nghị định số 01/2017/NĐ-CP). 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư: a) Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; b) Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 quy định về hồ sơ địa chính; c) Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 quy định về bản đồ địa chính; d) Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất; đ) Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014 quy định chi tiết phương pháp định giá đất, xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất, định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất; e) Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014 quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; g) Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT ngày 27 tháng 01 năm 2015 quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ.
Điều 11.1.TT.41.1. Phạm vi điều chỉnh
(Điều 2 Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/12/2017) 1. Cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường các cấp, Văn phòng đăng ký đất đai, công chức địa chính ở xã, phường, thị trấn. 2. Người sử dụng đất, người được Nhà nước giao quản lý đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Điều 11.1.TT.41.2. Đối tượng áp dụng
(Điều 1 Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT Quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất ngày 14/12/2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2019) Thông tư này quy định về thời gian thực hiện, chỉ tiêu, biểu mẫu, nội dung, phương pháp, trình tự thực hiện, kiểm tra, giao nộp, lưu trữ kết quả thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cả nước; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; xã, phường, thị trấn. (Điều này có nội dung liên quan đến Điều 31.1.LQ.41. Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia; Điều 31.1.NĐ.4.3. Nội dung chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia)
Điều 11.1.TT.43.1. Phạm vi điều chỉnh
(Điều 2 Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2019) 1. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an; cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường các cấp; công chức địa chính ở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là công chức địa chính cấp xã). 2. Người sử dụng đất, người được Nhà nước giao quản lý đất và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất. (Điều này có nội dung liên quan đến Điều 31.1.LQ.41. Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia; Điều 31.1.NĐ.4.3. Nội dung chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia)
Điều 11.1.TT.43.2. Đối tượng áp dụng
(Điều 1 Thông tư số 01/2021/TT-BTNMT Quy định về kỹ thuật lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ngày 12/04/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/05/2021) 1. Thông tư này quy định kỹ thuật việc lập, điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất quốc gia; lập, điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh (gồm: tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương); lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện (gồm: huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương). 2. Thông tư này áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường, các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 11.1.TT.45.1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
(Điều 1 Thông tư số 58/2021/TT-BQP Hướng dẫn thực hiện quy định về thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc, tồn đọng trong quản lý, sử dụng đất quốc phòng kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế ngày 07/06/2021 của Bộ Quốc phòng, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 23/07/2021) Thông tư này hướng dẫn xây dựng phương án sử dụng đất; phương án xử lý dự án, hợp đồng liên doanh, liên kết đã thực hiện; quản lý tài chính từ đất quốc phòng kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế; trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp quân đội trong tổ chức thực hiện Nghị định số 26/2021/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Nghị quyết số 132/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc, tồn đọng trong quản lý, sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế (sau đây viết gọn là Nghị định số 26/2021/NĐ-CP).
Điều 11.1.TT.46.1. Phạm vi điều chỉnh
(Điều 2 Thông tư số 58/2021/TT-BQP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 23/07/2021) 1. Đơn vị quân đội, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Quân đội nhân dân (sau đây gọi là đơn vị). 2. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ trực tiếp làm nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh (sau đây gọi là doanh nghiệp quân đội). 3. Tổ chức, cá nhân được tiếp tục sử dụng đất quốc phòng kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế quy định tại Điều 7 Nghị quyết số 132/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc, tồn đọng trong quản lý, sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế (sau đây viết gọn là Nghị quyết số 132/2020/QH14). 4. Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên quan. (Điều này có nội dung liên quan đến Điều 11.1.NQ.3.7. Xử lý đất quốc phòng, an ninh đối với dự án, hợp đồng thuê đất, hợp đồng liên doanh, liên kết đã thực hiện và đối với doanh nghiệp cổ phần hóa, thoái vốn)
Điều 11.1.TT.46.2. Đối tượng áp dụng
(Điều 3 Luật số 45/2013/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014) Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Thửa đất là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc được mô tả trên hồ sơ. 2. Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế - xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định. 3. Kế hoạch sử dụng đất là việc phân chia quy hoạch sử dụng đất theo thời gian để thực hiện trong kỳ quy hoạch sử dụng đất. 4. Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các thửa đất và các yếu tố địa lý có liên quan, lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận. 5. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ thể hiện sự phân bố các loại đất tại một thời điểm xác định, được lập theo từng đơn vị hành chính. 6. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất là bản đồ được lập tại thời điểm đầu kỳ quy hoạch, thể hiện sự phân bổ các loại đất tại thời điểm cuối kỳ của quy hoạch đó. 7. Nhà nước giao quyền sử dụng đất (sau đây gọi là Nhà nước giao đất) là việc Nhà nước ban hành quyết định giao đất để trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất. 8. Nhà nước cho thuê quyền sử dụng đất (sau đây gọi là Nhà nước cho thuê đất) là việc Nhà nước quyết định trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất thông qua hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất. 9. Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người đang sử dụng đất ổn định mà không có nguồn gốc được Nhà nước giao đất, cho thuê đất thông qua việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu đối với thửa đất xác định. 10. Chuyển quyền sử dụng đất là việc chuyển giao quyền sử dụng đất từ người này sang người khác thông qua các hình thức chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất và góp vốn bằng quyền sử dụng đất. 11. Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai. 12. Bồi thường về đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất thu hồi cho người sử dụng đất. 13. Chi phí đầu tư vào đất còn lại bao gồm chi phí san lấp mặt bằng và chi phí khác liên quan trực tiếp có căn cứ chứng minh đã đầu tư vào đất mà đến thời điểm Nhà nước thu hồi đất còn chưa thu hồi được. 14. Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trợ giúp cho người có đất thu hồi để ổn định đời sống, sản xuất và phát triển. 15. Đăng ký đất đai, nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất là việc kê khai và ghi nhận tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và quyền quản lý đất đối với một thửa đất vào hồ sơ địa chính. 16. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất. 17. Thống kê đất đai là việc Nhà nước tổng hợp, đánh giá trên hồ sơ địa chính về hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm thống kê và tình hình biến động đất đai giữa hai lần thống kê. 18. Kiểm kê đất đai là việc Nhà nước tổ chức điều tra, tổng hợp, đánh giá trên hồ sơ địa chính và trên thực địa về hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm kiểm kê và tình hình biến động đất đai giữa hai lần kiểm kê. 19. Giá đất là giá trị của quyền sử dụng đất tính trên một đơn vị diện tích đất. 20. Giá trị quyền sử dụng đất là giá trị bằng tiền của quyền sử dụng đất đối với một diện tích đất xác định trong thời hạn sử dụng đất xác định. 21. Tiền sử dụng đất là số tiền mà người sử dụng đất phải trả cho Nhà nước khi được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất. 22. Hệ thống thông tin đất đai là hệ thống tổng hợp các yếu tố hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, phần mềm, dữ liệu và quy trình, thủ tục được xây dựng để thu thập, lưu trữ, cập nhật, xử lý, phân tích, tổng hợp và truy xuất thông tin đất đai. 23. Cơ sở dữ liệu đất đai là tập hợp các dữ liệu đất đai được sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai thác, quản lý và cập nhật thông qua phương tiện điện tử. 24. Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. 25. Hủy hoại đất là hành vi làm biến dạng địa hình, làm suy giảm chất lượng đất, gây ô nhiễm đất, làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định. 26. Tổ chức sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập, có chức năng thực hiện các hoạt động dịch vụ công theo quy định của pháp luật. 27. Tổ chức kinh tế bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác theo quy định của pháp luật về dân sự, trừ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. 28. Đất để xây dựng công trình ngầm là phần đất để xây dựng công trình trong lòng đất mà công trình này không phải là phần ngầm của công trình xây dựng trên mặt đất. 29. Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất. 30. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp là hộ gia đình, cá nhân đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp; nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp và có nguồn thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp trên đất đó. (Điều này có nội dung liên quan đến Điều 9.1.LQ.101. Chủ thể trong quan hệ dân sự có sự tham gia của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân; Điều 9.1.LQ.101. Chủ thể trong quan hệ dân sự có sự tham gia của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân; Điều 16.1.LQ.228. Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai; Điều 16.1.LQ.229. Tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai; Điều 16.1.LQ.229. Tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai)
Điều 11.1.LQ.3. Giải thích từ ngữ
(Điều 3 Nghị định số 35/2015/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2015) Trong Nghị định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Đất trồng lúa là đất có các điều kiện phù hợp để trồng lúa, bao gồm đất chuyên trồng lúa nước và đất trồng lúa khác. 2. Đất chuyên trồng lúa nước là đất trồng được hai vụ lúa nước trở lên trong năm. 3. Đất trồng lúa khác bao gồm đất trồng lúa nước còn lại và đất trồng lúa nương. 4. Đất trồng lúa nước còn lại là đất chỉ phù hợp trồng được một vụ lúa nước trong năm. 5. Gây ô nhiễm đất trồng lúa là các hoạt động đưa vào trong đất các chất độc hại, vi sinh vật và ký sinh trùng có hại làm thay đổi kết cấu, thành phần các chất của đất, làm ảnh hưởng không có lợi đến sản xuất lúa, chất lượng lúa gạo, sức khỏe của con người, động vật và môi trường. 6. Gây thoái hóa đất trồng lúa là hoạt động làm cho đất lúa bị xói mòn, rửa trôi hoặc bị chua hóa, mặn hóa, phèn hóa, khô hạn,... làm đất giảm độ phì và mất cân bằng dinh dưỡng của đất trồng lúa, dẫn đến giảm năng suất lúa. 7. Làm biến dạng mặt bằng đất trồng lúa là các hoạt động làm thay đổi mặt bằng của ruộng lúa, làm ruộng lúa không đồng đều về kết cấu, thành phần dinh dưỡng và hệ vi sinh vật dẫn đến không trồng được lúa. 8. Cây hàng năm là loại cây được gieo trồng, cho thu hoạch và kết thúc chu kỳ sản xuất trong thời gian không quá 01 (một) năm, kể cả cây hàng năm lưu gốc để thu hoạch không quá 05 (năm) năm. 9. Cây lâu năm là loại cây được gieo trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm. 10. Kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa là hình thức kết hợp giữa trồng lúa với nuôi trồng thủy sản gồm: Trồng một vụ lúa và một vụ nuôi trồng thủy sản hoặc trồng lúa đồng thời kết hợp với nuôi trồng thủy sản.
Điều 11.1.NĐ.7.3. Giải thích từ ngữ
(Điều 3 Thông tư liên tịch số 21/2010/TTLT-BTNMT-BQP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/12/2010) Trong Thông tư này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau: 1. Đất thao trường là đất quốc phòng để xây dựng các công trình huấn luyện chiến đấu, phục vụ cho nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện, diễn tập, hội thi, hội thao có tổ chức bắn đạn thật, sử dụng thuốc nổ của lực lượng quân đội, dân quân tự vệ và giáo dục quốc phòng - an ninh cho học sinh, sinh viên. 2.Đất bãi tập là đất sử dụng vào mục đích công cộng do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý, sử dụng phục vụ cho nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện, diễn tập, hội thi, hội thao của lực lượng quân đội, dân quân tự vệ và giáo dục quốc phòng - an ninh cho học sinh, sinh viên. (Điều này có nội dung liên quan đến Điều 25.7.TT.2.3. Bộ Tổng Tham mư­u; Điều 25.7.TT.2.3. Bộ Tổng Tham mư­u; Điều 25.7.TT.2.14. Các quân khu; Điều 25.7.TT.2.14. Các quân khu; Điều 25.7.TT.2.15. Quân chủng Phòng không-Không quân, Quân chủng Hải quân, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, các binh chủng, quân đoàn, binh đoàn và tương đương; Điều 25.7.TT.2.15. Quân chủng Phòng không-Không quân, Quân chủng Hải quân, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, các binh chủng, quân đoàn, binh đoàn và tương đương; Điều 25.7.TT.2.16. Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội; Điều 25.7.TT.2.16. Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội)
Điều 11.1.TL.2.3. Giải thích từ ngữ
(Điều 3 Thông tư số 03/2012/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/05/2012) Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Chủ đập là tổ chức, cá nhân sở hữu đập để khai thác lợi ích của hồ chứa nước hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao quản lý, vận hành khai thác hồ chứa nước. 2. Đất vùng bán ngập là phần diện tích đất thuộc vùng lòng hồ thủy điện, thủy lợi nhưng không bị ngập nước thường xuyên, thời gian bị ngập nước trong năm tùy thuộc vào quy trình vận hành của từng hồ nhưng không quá sáu (06) tháng, thời điểm ngập xác định được.
Điều 11.1.TT.7.3. Giải thích từ ngữ
(Điều 3 Thông tư số 04/2013/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/06/2013) 1. Dữ liệu: là thông tin dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự. 2. Cơ sở dữ liệu đất đai: là tập hợp thông tin có cấu trúc của dữ liệu địa chính, dữ liệu quy hoạch sử dụng đất, dữ liệu giá đất, dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai được sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai thác, quản lý và cập nhật thường xuyên bằng phương tiện điện tử. 3. Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin: là tập hợp thiết bị tính toán (máy chủ, máy trạm), thiết bị kết nối mạng, thiết bị an ninh an toàn, thiết bị ngoại vi và thiết bị phụ trợ, mạng nội bộ, mạng diện rộng.
Điều 11.1.TT.9.3. Giải thích thuật ngữ
(Điều 3 Thông tư số 17/2014/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014) Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Ranh giới khu vực đất trồng lúa là đường ranh giới ngoài cùng của một hay nhiều thửa đất trồng lúa liền kề tạo thành một đường khép kín, trong đó gồm cả diện tích đất trồng lúa nước cần bảo vệ. 2. Ranh giới khu vực đất trồng lúa nước cần bảo vệ là đường ranh giới ngoài cùng của một hay nhiều thửa đất trồng lúa nước liền kề do quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên trực tiếp phân bổ, trong đó gồm cả diện tích đất chuyên trồng lúa nước cần bảo vệ nghiêm ngặt. 3. Ranh giới khu vực đất chuyên trồng lúa nước cần bảo vệ nghiêm ngặt là đường ranh giới ngoài cùng của một hay nhiều thửa đất chuyên trồng lúa nước liền kề trong khu vực đất trồng lúa cần bảo vệ. 4. Cơ sở dữ liệu về đất trồng lúa là tập hợp các thông tin có cấu trúc dữ liệu về đất trồng lúa được sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai thác, quản lý và cập nhật thường xuyên bằng phương tiện điện tử. Cơ sở dữ liệu về đất trồng lúa là cơ sở dữ liệu thành phần của cơ sở dữ liệu đất đai.
Điều 11.1.TT.13.3. Giải thích từ ngữ
(Điều 3 Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/07/2014) Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Hồ sơ địa chính là tập hợp tài liệu thể hiện thông tin chi tiết về hiện trạng và tình trạng pháp lý của việc quản lý, sử dụng các thửa đất, tài sản gắn liền với đất để phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai và nhu cầu thông tin của các tổ chức, cá nhân có liên quan. 2. Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất lần đầu (sau đây gọi là đăng ký lần đầu) là việc thực hiện thủ tục lần đầu để ghi nhận tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và quyền quản lý đất đối với một thửa đất vào hồ sơ địa chính. 3. Đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất (sau đây gọi là đăng ký biến động) là việc thực hiện thủ tục để ghi nhận sự thay đổi về một hoặc một số thông tin đã đăng ký vào hồ sơ địa chính theo quy định của pháp luật. 4. Giấy chứng nhận là tên gọi chung của các loại giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, bao gồm: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở.
Điều 11.1.TT.15.3. Giải thích từ ngữ
(Điều 3 Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/07/2014) Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Loại đất là tên gọi đặc trưng cho mục đích sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai. 2. Số thứ tự thửa đất là số tự nhiên dùng để thể hiện số thứ tự của thửa đất trên mảnh bản đồ địa chính, mảnh trích đo địa chính và được xác định là duy nhất đối với mỗi thửa đất trong phạm vi một mảnh bản đồ địa chính và mảnh trích đo địa chính đó. 3. Nhãn thửa là tên gọi chung của các thông tin của thửa đất gồm: số thứ tự thửa đất, diện tích thửa đất, loại đất. 4. Diện tích thửa đất, đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất là diện tích của hình chiếu thửa đất, đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất trên mặt phẳng ngang, đơn vị tính là mét vuông (m2), được làm tròn số đến một chữ số thập phân. 5. Trích đo địa chính thửa đất là việc đo đạc địa chính riêng đối với thửa đất tại nơi chưa có bản đồ địa chính để phục vụ yêu cầu quản lý đất đai. 6. Mảnh trích đo địa chính là bản vẽ thể hiện kết quả trích đo địa chính thửa đất. 7. Đối tượng bản đồ địa chính là thửa đất và đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất được biểu thị trên bản đồ bằng các yếu tố hình học (điểm, đường, vùng), dạng ký hiệu và ghi chú thuyết minh.
Điều 11.1.TT.16.3. Giải thích từ ngữ
(Điều 4 Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/07/2014) 1. GNSS (Global Navigation Satellite System): Hệ thống dẫn đường bằng vệ tinh toàn cầu. 2. VN-2000: Hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia hiện hành của Việt Nam được thống nhất áp dụng trong cả nước theo Quyết định số 83/2000/QĐ-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ. 3. UTM (Universal Transverse Mercator): Lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc. 4. PDOP (Position Dilution of Precision): Độ suy giảm độ chính xác vị trí điểm. 5. RINEX (Receiver INdependent EXchange format): Chuẩn dữ liệu trị đo GNSS theo khuôn dạng dữ liệu ASCII được sử dụng để thuận tiện cho việc xử lý không phụ thuộc máy thu hoặc phần mềm. 6. Giấy chứng nhận: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở. 7. Giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất: Giấy chứng nhận, giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai, Điều 18 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai. 8. Đơn vị hành chính cấp xã: Đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn. 9. Ủy ban nhân dân cấp xã: Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. 10. Công chức địa chính cấp xã: Công chức địa chính xã, phường, thị trấn.
Điều 11.1.TT.16.4. Từ ngữ viết tắt
(Điều 3 Thông tư số 34/2014/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 13/08/2014) Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Dữ liệu đất đai là thông tin đất đai dưới dạng số được thể hiện bằng hình thức ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự. 2. Chia sẻ dữ liệu đất đai là việc cung cấp tệp dữ liệu hoặc chuyển dữ liệu giữa hệ thống thông tin đất đai với hệ thống thông tin khác. 3. Cổng thông tin đất đai là điểm truy cập duy nhất của cơ quan quản lý đất đai trên môi trường mạng, liên kết, tích hợp các kênh thông tin, các dịch vụ và các ứng dụng về đất đai mà qua đó người dùng có thể truy cập, khai thác thông tin về đất đai.
Điều 11.1.TT.22.3. Giải thích từ ngữ
(Điều 3 Thông tư số 35/2014/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 13/08/2014) Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Chất lượng đất là thuộc tính của đất có ảnh hưởng tới tính bền vững đối với mục đích sử dụng đất cụ thể. 2. Tiềm năng đất đai là khả năng về số lượng, chất lượng đất cho mục đích sử dụng đất. 3. Đất bị thoái hóa là đất bị thay đổi những đặc tính và tính chất vốn có ban đầu (theo chiều hướng xấu) do tác động của điều kiện tự nhiên và con người. 4. Ô nhiễm đất là sự gia tăng hàm lượng của một số chất, hợp chất so với tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), quy chuẩn Việt Nam (QCVN) cho phép làm nhiễm bẩn đất. 5. Phân hạng đất nông nghiệp là phân chia đất nông nghiệp thành các hạng đất phù hợp với từng mục đích sử dụng cụ thể. 6. Bản đồ chất lượng đất là bản đồ thể hiện vị trí, quy mô và ranh giới không gian của từng khoanh đất theo chất lượng đất. 7. Bản đồ tiềm năng đất đai là bản đồ thể hiện vị trí, quy mô và ranh giới không gian của từng khoanh đất ứng với từng mức tiềm năng cụ thể. 8. Bản đồ ô nhiễm đất là bản đồ thể hiện vị trí, quy mô và ranh giới không gian các khoanh đất hoặc các điểm bị ô nhiễm đất. 9. Bản đồ phân hạng đất nông nghiệp là bản đồ thể hiện sự phân bố các khoanh đất theo các hạng đất. 10. Quan trắc tài nguyên đất là quá trình thu thập thông tin, lấy mẫu, phân tích đất theo các chỉ tiêu đánh giá chất lượng đất, thoái hóa đất, ô nhiễm đất tại các vị trí cố định, vào thời điểm nhất định trong năm. 11. Điều tra, đánh giá đất đai theo chuyên đề là hoạt động điều tra, đánh giá về chất lượng đất, tiềm năng đất đai, thoái hóa đất, ô nhiễm đất, phân hạng đất nông nghiệp đối với loại đất cụ thể theo yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai ở Trung ương tại một thời điểm xác định.
Điều 11.1.TT.23.3. Giải thích từ ngữ
(Điều 3 Thông tư số 48/2014/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 03/11/2014) 1. Đường địa giới hành chính (ĐGHC) là đường ranh giới phân chia lãnh thổ các đơn vị hành chính theo phân cấp quản lý hành chính. Đường ĐGHC các cấp bao gồm: đường ĐGHC tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là cấp tỉnh), đường ĐGHC huyện, quận, thị xã thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là cấp huyện), đường ĐGHC xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là cấp xã). Đường ĐGHC các cấp được xác định trên cơ sở các mốc ĐGHC và các điểm đặc trưng trên thực địa. 2. Mốc ĐGHC là dấu hiệu bằng vật thể dùng để đánh dấu đường ĐGHC giữa các đơn vị hành chính với nhau. Mốc ĐGHC các cấp bao gồm: mốc ĐGHC cấp tỉnh, mốc ĐGHC cấp huyện, mốc ĐGHC cấp xã. 3. Điểm đặc trưng là điểm địa vật dễ nhận biết trên thực địa được lựa chọn để phục vụ cho việc xác định và mô tả đường ĐGHC. 4. Bản đồ ĐGHC gốc thực địa là bản đồ được thành lập từ bản đồ in trên giấy thể hiện đường ĐGHC, các vị trí cắm mốc và các điểm đặc trưng ở thực địa trên bản đồ nền có sự thống nhất và xác nhận của các địa phương có liên quan làm cơ sở cho việc thành lập bản đồ ĐGHC cấp xã. 5. Bản đồ nền là bản đồ địa hình quốc gia được sử dụng để xác định đường địa giới, cắm mốc ĐGHC, thành lập bản đồ ĐGHC gốc thực địa. 6. Hồ sơ ĐGHC bao gồm tài liệu dạng giấy, dạng số thể hiện thông tin về việc thành lập, điều chỉnh đơn vị hành chính và các mốc địa giới, đường địa giới của đơn vị hành chính đó. Hồ sơ địa giới hành chính bao gồm: hồ sơ địa giới hành chính cấp tỉnh, hồ sơ địa giới hành chính cấp huyện, hồ sơ địa giới hành chính cấp xã.
Điều 11.1.TT.26.3. Giải thích từ ngữ
(Điều 3 Thông tư liên tịch số 14/2015/TTLT-BTNMT-BTP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/05/2015) Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Đơn vị tổ chức thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng đất là Tổ chức phát triển quỹ đất hoặc cơ quan, tổ chức có chức năng được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền giao tổ chức thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng đất. 2. Đơn vị thực hiện cuộc bán đấu giá quyền sử dụng đất là tổ chức có chức năng bán đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về đấu giá tài sản và quy định của pháp luật khác có liên quan hoặc Hội đồng đấu giá quyền sử dụng đất được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định thành lập trong trường hợp đặc biệt.
Điều 11.1.TL.3.3. Giải thích từ ngữ
(Điều 3 Thông tư số 60/2015/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2016) Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Khoanh đất gồm một hoặc nhiều thửa đất liền kề, đường ranh giới ngoài cùng của các thửa đất này tạo thành một đường khép kín. 2. Đơn vị đất đai là một hoặc nhiều khoanh đất có đặc trưng về chất lượng đất đai nhất định, khoanh định được trên bản đồ. 3. Yêu cầu sử dụng đất đai là những đòi hỏi về đặc điểm và tính chất đất đai đảm bảo cho mỗi mục đích sử dụng đất đưa vào đánh giá có thể phát triển một cách bền vững. 4. Quy định viết tắt Chữ viết tắt Nội dung viết tắt BOD5 Nhu cầu oxi sinh hóa CEC Dung tích hấp thu COD Nhu cầu oxi hóa học DVD Đơn vị chất lượng đất GIS Hệ thống thông tin địa lý GPS Hệ thống định vị toàn cầu K2O (%) Kali tổng số N (%) Nitơ tổng số OM (%) Chất hữu cơ tổng số P2O5 (%) Phốt pho tổng số pHKCl Độ chua của đất QCVN Quy chuẩn Việt Nam TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TPCG Thành phần cơ giới TSMT Tổng số muối tan
Điều 11.1.TT.33.3. Giải thích từ ngữ
(Điều 3 Thông tư số 75/2015/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/08/2016) Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Cơ sở dữ liệu đất đai là tập hợp các dữ liệu đất đai được sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai thác, quản lý và cập nhật thông qua phương tiện điện tử. 2. Dữ liệu đất đai bao gồm dữ liệu không gian đất đai, dữ liệu thuộc tính đất đai và các dữ liệu khác có liên quan đến thửa đất. 3. Dữ liệu không gian đất đai bao gồm dữ liệu không gian đất đai nền và các dữ liệu không gian chuyên đề. 4. Dữ liệu thuộc tính đất đai bao gồm dữ liệu thuộc tính địa chính; dữ liệu thuộc tính quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; dữ liệu thuộc tính giá đất; dữ liệu thuộc tính thống kê, kiểm kê đất đai. 5. Các dữ liệu khác có liên quan tới thửa đất bao gồm bản ký số hoặc bản quét Giấy chứng nhận; Sổ địa chính; giấy tờ pháp lý làm căn cứ để cấp Giấy chứng nhận; hợp đồng hoặc văn bản thực hiện các quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đã được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật. 6. Siêu dữ liệu (metadata) là các thông tin mô tả về dữ liệu. 7. Cấu trúc dữ liệu là cách tổ chức và lưu trữ dữ liệu trong máy tính. 8. Kiểu thông tin của dữ liệu là tên, kiểu giá trị và độ dài trường thông tin của dữ liệu. 9. XML (eXtensible Markup Language - ngôn ngữ đánh dấu mở rộng) là ngôn ngữ định dạng mở rộng có khả năng mô tả nhiều loại dữ liệu khác nhau bằng một ngôn ngữ thống nhất và được sử dụng để chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin. 10. GML (Geography Markup Language - ngôn ngữ đánh dấu địa lý) là một dạng mã hóa của ngôn ngữ XML để thể hiện nội dung các thông tin địa lý.
Điều 11.1.TT.34.3. Giải thích từ ngữ
(Điều 3 Thông tư số 49/2016/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2017) Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Giám sát công trình, sản phẩm trong lĩnh vực quản lý đất đai là hoạt động theo dõi về tiến độ thực hiện công trình và việc tuân thủ các quy chuẩn, quy định kỹ thuật và các quy định trong các chương trình, đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật - dự toán, nhiệm vụ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. 2. Kiểm tra công trình, sản phẩm trong lĩnh vực quản lý đất đai là việc thực hiện các phương pháp kỹ thuật để đánh giá chất lượng, xác định khối lượng các hạng mục công trình, sản phẩm theo các quy chuẩn, quy định kỹ thuật và các quy định trong các chương trình, đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật - dự toán, nhiệm vụ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. 3. Thẩm định công trình, sản phẩm trong lĩnh vực quản lý đất đai là việc đánh giá chất lượng, khối lượng công trình hoặc hạng mục công trình trên cơ sở hồ sơ, các sản phẩm công trình hoặc hạng mục công trình đã hoàn thành và tài liệu liên quan khác. 4. Nghiệm thu công trình, sản phẩm trong lĩnh vực quản lý đất đai là việc chủ đầu tư xác nhận chất lượng, khối lượng các hạng mục công trình đã hoàn thành trên cơ sở kết quả giám sát, kiểm tra, thẩm định chất lượng, khối lượng công trình, sản phẩm trong lĩnh vực quản lý đất đai. 5. Cơ quan quyết định đầu tư công trình, sản phẩm trong lĩnh vực quản lý đất đai là cơ quan có thẩm quyền quyết định sử dụng vốn đầu tư cho công trình về lĩnh vực quản lý đất đai. 6. Chủ đầu tư công trình, sản phẩm trong lĩnh vực quản lý đất đai là cơ quan sở hữu vốn hoặc được cơ quan quyết định đầu tư giao quản lý và sử dụng vốn để đầu tư công trình về lĩnh vực quản lý đất đai.
Điều 11.1.TT.37.3. Giải thích từ ngữ
(Điều 2 Thông tư số 01/2021/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/05/2021) Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia gồm: đất giao thông, đất xây dựng cơ sở văn hóa, đất xây dựng cơ sở y tế, đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo, đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao, đất công trình năng lượng, đất công trình bưu chính, viễn thông, đất xây dựng kho dự trữ quốc gia, đất có di tích lịch sử - văn hóa, đất bãi thải, xử lý chất thải do Trung ương quản lý. 2. Đất phát triển hạ tầng cấp tỉnh  gồm: đất xây dựng cơ sở văn hóa, đất xây dựng cơ sở y tế, đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo, đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao, đất giao thông, đất thủy lợi, đất công trình năng lượng, đất công trình bưu chính viễn thông, đất có di tích lịch sử - văn hóa, đất bãi thải, xử lý chất thải, đất cơ sở tôn giáo, đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng do cấp tỉnh quản lý. 3. Đất phát triển hạ tầng cấp huyện, cấp xã gồm: đất xây dựng cơ sở văn hóa, đất xây dựng cơ sở y tế, đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo, đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao, đất cơ sở khoa học và công nghệ, đất cơ sở dịch vụ xã hội, đất giao thông, đất thủy lợi, đất công trình năng lượng, đất công trình bưu chính, viễn thông, đất có di tích lịch sử - văn hóa, đất bãi thải, xử lý chất thải, đất cơ sở tôn giáo, đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng và đất chợ do cấp huyện, cấp xã quản lý. 4. Đất xây dựng kho dự trữ quốc gia là đất xây dựng kho chứa các vật tư, thiết bị, hàng hóa nằm trong danh mục hàng dự trữ quốc gia do Nhà nước quản lý, nắm giữ để sử dụng vào mục tiêu dự trữ quốc gia. 5. Khu chức năng sử dụng đất là khu vực đất có một hoặc nhiều loại đất được khoanh định theo không gian sử dụng để ưu tiên sử dụng vào một hoặc một số mục đích chủ yếu được xác định trong quy hoạch đảm bảo phát triển đồng bộ, hiệu quả, bền vững. 6. Chỉ tiêu được phân bổ là chỉ tiêu sử dụng đất được phân bổ từ kế hoạch sử dụng đất quốc gia đến kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; từ kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh đến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện. 7. Chỉ tiêu được xác định là chỉ tiêu sử dụng đất mà quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của từng cấp phải xác định. 8. Chỉ tiêu được xác định bổ sung là chỉ tiêu sử dụng đất được cấp trên trực tiếp phân bổ mà địa phương được xác định thêm.
Điều 11.1.TT.45.2. Giải thích từ ngữ
(Điều 4 Luật số 45/2013/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014) Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.
Điều 11.1.LQ.4. Sở hữu đất đai
(Điều 5 Luật số 45/2013/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014) Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này, bao gồm: 1. Tổ chức trong nước gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự (sau đây gọi chung là tổ chức); 2. Hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây gọi chung là hộ gia đình, cá nhân); 3. Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ; 4. Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo; 5. Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ; 6. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch; 7. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Điều 11.1.LQ.5. Người sử dụng đất
(Điều 6 Luật số 45/2013/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014) 1. Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất. 2. Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh. 3. Người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. (Điều này có nội dung liên quan đến Điều 24.8.NĐ.7. Trách nhiệm của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất làm muối trong quy hoạch; Điều 24.8.NĐ.7. Trách nhiệm của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất làm muối trong quy hoạch)
Điều 11.1.LQ.6. Nguyên tắc sử dụng đất
(Điều 1 Nghị quyết liên tịch số 02/2005/NQLT/HND-BTNMT Về việc phối hợp hành động bảo vệ môi trườngvà quản lý, sử dụng đất đai ngày 13/05/2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Hội Nông dân Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/07/2005) 1. Nâng cao nhận thức, kiến thức pháp luật về bảo vệ môi trường và quản lý, sử dụng đất đai cho toàn thể cán bộ, hội viên và nông dân nhằm thay đổi các hành vi, phong tục tập quán lạc hậu ảnh hưởng xấu đến môi trường nông thôn; hạn chế các hành vi vi phạm chính sách, pháp luật về đất đai; phòng ngừa ô nhiễm môi trường, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên. 2. Phát huy vai trò "trung tâm và nòng cốt" của các cấp Hội nông dân trong công tác quản lý, sử dụng đất đai và bảo vệ môi trường nông thôn gắn với ba phong trào và năm chương trình công tác trọng tâm do Đại hội IV Hội Nông dân Việt Nam (nhiệm kỳ 2003-2008) đề ra. 3. Xây dựng và nhân rộng các mô hình hội viên, nông dân tham gia có hiệu quả vào việc quản lý, sử dụng đất đai và bảo vệ môi trường; đổi mới nội dung, phương thức tập hợp nông dân, củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các cấp Hội. 4. Tăng cường sự phối hợp, chỉ đạo giữa Hội Nông dân Việt Nam với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị liên quan nhằm giải quyết, xử lý triệt để những vi phạm gây nên suy thoái, cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường và tranh chấp đất đai trong nông dân
Điều 11.1.NL.1.1. Mục đích, yêu cầu
(Điều 2 Nghị quyết liên tịch số 02/2005/NQLT/HND-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/07/2005) 1. Đẩy mạnh các hoạt động giáo dục, truyền thông và nâng cao nhận thức nhằm trang bị các kiến thức khoa học kỹ thuật, công nghệ về bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả đất đai cho các cán bộ, hội viên, nông dân, giúp họ nắm vững và chấp hành tốt quyền và nghĩa vụ của mình. Tổ chức biên soạn và phổ cập các tài liệu về bảo vệ môi trường phù hợp với trình độ nhận thức của cán bộ, hội viên, nông dân. Xây dựng và thực hiện các hương ước, quy định về bảo vệ môi trường tại vùng nông thôn và miền núi. 2. Hướng dẫn, hỗ trợ, tạo điều kiện cho cán bộ các cấp hội và hội viên, nông dân tham gia công tác bảo vệ môi trường và quản lý, sử dụng đất đai. 3. Gắn liền công tác bảo vệ môi trường, quản lý và sử dụng đất đai với chương trình xóa đói giảm nghèo, với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. 4. Xây dựng đội ngũ cộng tác viên, tuyên truyền viên là cán bộ, hội viên nông dân và các ngành liên quan có đủ kiến thức và kỹ năng vận động, huy động nông dân cùng tham gia bảo vệ môi trường. 5. Tổ chức hội nghị, hội thảo chuyên đề, mít tinh; xây dựng các mô hình cấp nước sạch và bảo vệ môi trường nông thôn; biểu dương, khen thưởng kịp thời các cá nhân, tập thể tham gia quản lý, sử dụng và bảo vệ tốt môi trường; tạo cơ hội cho cán bộ, hội viên, nông dân giỏi đi tham quan, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm ở trong nước và nước ngoài. 6. Xây dựng và tổ chức thực hiện các công trình nghiên cứu khoa học nhằm làm rõ vai trò của các cấp Hội trong hoạt động bảo vệ môi trường; kiểm tra, giám sát các cấp, cán bộ, hội viên, nông dân thực thi chính sách pháp luật về đất đai và môi trường, xử lý kịp thời, nghiêm minh các trường hợp vi phạm; đề xuất, kiến nghị với Đảng, Nhà nước và các cơ quan chức năng sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành cơ chế, chính sách, pháp luật liên quan đến lĩnh vực bảo vệ môi trường và quản lý, sử dụng đất đai.
Điều 11.1.NL.1.2. Nội dung hoạt động phối hợp
(Điều 3 Nghị quyết liên tịch số 02/2005/NQLT/HND-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/07/2005) 1. Trách nhiệm của Hội Nông dân Việt nam a) Chỉ đạo, tổ chức triển khai quán triệt và hướng dẫn thực hiện tốt Nghị quyết liên tịch đến các cấp Hội Nông dân, vận động sự tham gia tích cực, đông đảo của cán bộ, hội viên, nông dân trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai và bảo vệ môi trường. b) Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường cụ thể hóa các nội dung bảo vệ môi trường của các cấp hội phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương; lồng ghép vấn đề bảo vệ môi trường và quản lý, sử dụng đất đai với chương trình xóa đói giảm nghèo, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung hoạt động đã nêu trong Nghị quyết liên tịch. c) Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tuyên truyền pháp luật về môi trường, đất đai; giải quyết các tranh chấp đất đai; phát hiện và ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường và đất đai; nghiên cứu biên soạn các tài liệu, ấn phẩm về bảo vệ môi trường phục vụ công tác tuyên truyền, giáo dục và tập huấn cho các cấp Hội và hội viên nông dân; xây dựng mô hình trình diễn về sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả đất đai, môi trường và phòng ngừa ô nhiễm môi trường; xây dựng các câu lạc bộ nông dân tự quản, chi hội nông dân thu gom, phân loại, xử lý, tái chế chất thải; thi tìm hiểu các chính sách pháp luật về bảo vệ tài nguyên môi trường; đẩy mạnh các phong trào: "sạch từ nhà ra ngõ, sạch từ ngõ vào nhà", "ăn sạch, ở sạch, uống sạch", "nông dân chỉ sản xuất, chế biến và sử dụng các sản phẩm bảo đảm an toàn vệ sinh"; tham gia các chiến dịch truyền thông hưởng ứng Tuần lễ quốc gia Nước sạch - Vệ sinh môi trường nông thôn; Tuần lễ An toàn vệ sinh lao động, vệ sinh an toàn thực phẩm, Ngày Môi trường thế giới hàng năm và các sự kiện môi trường khác; đưa các nội dung hoạt động bảo vệ môi trường nông thôn vào nội dung sinh hoạt chi hội, tổ hội nông dân. c) Giám sát, kiểm tra các cấp Hội và hội viên nông dân thực hiện chính sách pháp luật về sử dụng tiết kiệm, hiệu quả đất đai, quản lý và bảo vệ môi trường tại các vùng nông thôn, miền núi. d) Huy động và khai thác các nguồn vốn hỗ trợ nông dân nghèo áp dụng các mô hình quản lý đất đai và bảo vệ môi trường, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống, nâng cao chất lượng môi trường và sức khỏe cộng đồng. đ) Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường xây đựng các chương trình, kế hoạch hoạt động hàng năm, xây dựng quản lý và thực hiện tốt mô hình hội viên nông dân sử dụng, bảo vệ tài nguyên môi trường; chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm, trao đổi thông tin, phương pháp để nâng hiệu quả và nhân rộng các mô hình điển hình. 2. Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường a) Chỉ đạo các Sở Tài nguyên và Môi trường, cơ quan, đơn vị quản lý tài nguyên và môi trường các cấp phối hợp chặt chẽ với Hội Nông dân các cấp thực hiện tốt Nghị quyết liên tịch. b) Chủ trì, phối hợp với các cấp Hội Nông dân tổ chức lấy ý kiến hội viên, nông dân tham gia, góp ý vào việc xây dựng và thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật về đất đai, bảo vệ môi trường; các chương trình, dự án phát triển kinh tế, xã hội gắn với bảo vệ môi trường. c) Cung cấp thông tin, tài liệu, ấn phẩm, hỗ trợ kỹ thuật, chuyên gia giúp Hội Nông dân Việt Nam trong các hoạt động truyền thông về bảo vệ môi trường tại các chi hội, tổ hội nông dân; bồi dưỡng, tập huấn cho các cán bộ Hội và nông dân giỏi trở thành các tuyên truyền viên tích cực trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, sử dụng đất đai. d) Phối hợp với các cơ quan chức năng phân bổ kinh phí hàng năm từ ngân sách Nhà nước và các nguồn lực khác để hỗ trợ Hội Nông dân Việt Nam thực hiện tốt các hoạt động bảo vệ môi trường. đ) Phối hợp và tạo điều kiện cho các cấp Hội trong công tác giám sát, kiểm tra, phát hiện và kiến nghị xử lý kịp thời các hành vi gây ô nhiễm, sự cố môi trường, suy thoái, cạn kiệt và xâm hại tài nguyên thiên nhiên, giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp về đất đai và môi trường.
Điều 11.1.NL.1.3. Phân công trách nhiệm
(Điều 4 Nghị quyết liên tịch số 02/2005/NQLT/HND-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/07/2005) 1. Hội Nông dân Việt Nam và Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức triển khai quán triệt Nghị quyết liên tịch cho cán bộ chủ chốt của hai ngành ở Trung ương và 64 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; phối hợp xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động hàng năm; chỉ đạo các cấp tổ chức triển khai thực hiện tốt các nội dung đã ký kết. 2. Hội Nông dân Việt Nam và Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp tổ chức các hội nghị, hội thảo có liên quan đến lĩnh vực bảo vệ môi trường nông thôn; phối hợp đề xuất và kiến nghị với Đảng, Chính phủ những vấn đề mới nảy sinh nhằm hoàn thiện cơ chế chính sách và các giải pháp thiết thực, phù hợp để quản lý, sử dụng, bảo vệ tốt tài nguyên và môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. 3. Vụ Môi trường, Vụ Đất đai và Ban Kiểm tra, Trung tâm Môi trường nông thôn là các cơ quan đầu mối tham mưu cho Lãnh đạo Bộ và Hội chỉ đạo, tổ chức, hướng dẫn triển khai và định kỳ kiểm tra đôn đốc thực hiện các nội dung trong Nghị quyết. Hàng năm tiến hành sơ kết rút kinh nghiệm, biểu dương, khen thưởng và đề xuất kế hoạch thực hiện chương trình hoạt động năm tiếp theo. Sau 5 năm sẽ tổng kết, đánh giá công tác tổ chức, triển khai thực hiện Nghị quyết. 4. Hội Nông dân Việt Nam và Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo các cấp Hội Nông dân, các Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết liên tịch này; 6 tháng và hàng năm có báo cáo kết quả về Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các cấp của Hội và cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường ở địa phương cần phản ánh kịp thời về Trung ương để xem xét và giải quyết. 5. Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các ngành chức năng của mỗi cấp, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để Nghị quyết liên tịch phối hợp hoạt động giữa 2 cơ quan đạt hiệu quả cao, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX: "Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường". 6. Nghị quyết liên tịch này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 11.1.NL.1.4. Tổ chức chỉ đạo thực hiện
(Điều 7 Luật số 45/2013/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014) 1. Người đứng đầu của tổ chức, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đối với việc sử dụng đất của tổ chức mình. 2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đối với việc sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích công ích; đất phi nông nghiệp đã giao cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) để sử dụng vào mục đích xây dựng trụ sở Ủy ban nhân dân, các công trình công cộng phục vụ hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí, chợ, nghĩa trang, nghĩa địa và công trình công cộng khác của địa phương. 3. Người đại diện cho cộng đồng dân cư là trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố hoặc người được cộng đồng dân cư thỏa thuận cử ra đối với việc sử dụng đất đã giao, công nhận cho cộng đồng dân cư. 4. Người đứng đầu cơ sở tôn giáo đối với việc sử dụng đất đã giao cho cơ sở tôn giáo. 5. Chủ hộ gia đình đối với việc sử dụng đất của hộ gia đình. 6. Cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đối với việc sử dụng đất của mình. 7. Người có chung quyền sử dụng đất hoặc người đại diện cho nhóm người có chung quyền sử dụng đất đối với việc sử dụng đất đó. (Điều này có nội dung liên quan đến Điều 9.1.LQ.200. Thực hiện quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản được đầu tư vào doanh nghiệp; Điều 9.1.LQ.200. Thực hiện quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản được đầu tư vào doanh nghiệp)
Điều 11.1.LQ.7. Người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc sử dụng đất
(Điều 8 Luật số 45/2013/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014) 1. Người đứng đầu của tổ chức chịu trách nhiệm đối với việc quản lý đất trong các trường hợp sau đây: a) Tổ chức được giao quản lý công trình công cộng, gồm công trình đường giao thông, cầu, cống, vỉa hè, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước, hệ thống công trình thủy lợi, đê, đập; quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm; b) Tổ chức kinh tế được giao quản lý diện tích đất để thực hiện dự án đầu tư theo hình thức xây dựng - chuyển giao (BT) và các hình thức khác theo quy định của pháp luật về đầu tư; c) Tổ chức được giao quản lý đất có mặt nước của các sông và đất có mặt nước chuyên dùng; d) Tổ chức được giao quản lý quỹ đất đã thu hồi theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm đối với việc quản lý đất sử dụng vào mục đích công cộng được giao để quản lý, đất chưa giao, đất chưa cho thuê tại địa phương. 3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm đối với việc quản lý đất chưa sử dụng tại các đảo chưa có người ở thuộc địa phương. 4. Người đại diện cho cộng đồng dân cư là người chịu trách nhiệm đối với đất được giao cho cộng đồng dân cư quản lý. (Điều này có nội dung liên quan đến Điều 17. Đất dành cho đường sắt của Luật 35/2005/QH11 Đường sắt ban hành ngày 14/06/2005; Điều 11.1.TL.3.4. Quỹ đất được sử dụng để đấu giá quyền sử dụng đất)
Điều 11.1.LQ.8. Người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với đất được giao để quản lý
(Điều 9 Luật số 45/2013/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014) Nhà nước có chính sách khuyến khích người sử dụng đất đầu tư lao động, vật tư tiền vốn và áp dụng thành tựu khoa học, công nghệ vào các việc sau đây: 1. Bảo vệ, cải tạo, làm tăng độ màu mỡ của đất; 2. Khai hoang, phục hóa, lấn biển, đưa diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước hoang hóa vào sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; 3. Phát triển kết cấu hạ tầng để làm tăng giá trị của đất.
Điều 11.1.LQ.9. Khuyến khích đầu tư vào đất đai
(Điều 10 Luật số 45/2013/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014) Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại như sau: 1. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây: a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác; b) Đất trồng cây lâu năm; c) Đất rừng sản xuất; d) Đất rừng phòng hộ; đ) Đất rừng đặc dụng; e) Đất nuôi trồng thủy sản; g) Đất làm muối; h) Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh; 2. Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây: a) Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị; b) Đất xây dựng trụ sở cơ quan; c) Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; d) Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác; đ) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm; e) Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông (gồm cảng hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ và công trình giao thông khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác; g) Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng; h) Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng; i) Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng; k) Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở; 3. Nhóm đất chưa sử dụng gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng. (Điều này có nội dung liên quan đến Điều 10. Nguồn tài chính để tái tạo nguồn lợi thuỷ sản của Luật 17/2003/QH11 Thủy sản ban hành ngày 26/11/2003; Điều 17. Đất dành cho đường sắt của Luật 35/2005/QH11 Đường sắt ban hành ngày 14/06/2005; Điều 10. Phân loại đất của Thông tư 02/2017/TT-UBDT hướng dẫn thực hiện Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017 - 2020. ban hành ngày 22/05/2017; Điều 41.11.LQ.65. Đất đai dành cho thể dục, thể thao; Điều 41.11.LQ.65. Đất đai dành cho thể dục, thể thao; Điều 8.4.LQ.62. Chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn; Điều 8.4.LQ.62. Chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn; Điều 33.7.NĐ.2.3.; Điều 33.7.NĐ.2.3.; Điều 21.2.NĐ.1.4. Trình tự, thủ tục lập, thẩm định và thông qua quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Điều 21.2.NĐ.1.4. Trình tự, thủ tục lập, thẩm định và thông qua quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Điều 33.8.TT.1.5. Diện tích đất tính thuế; Điều 33.8.TT.1.5. Diện tích đất tính thuế)
Điều 11.1.LQ.10. Phân loại đất
(Điều 1 Thông tư số 01/2017/TT-BTNMT Quy định Định mức sử dụng đất xây dựng cơ sở văn hóa, cơ sở y tế, cơ sở giáo dục và đào tạo, cơ sở thể dục thể thao ngày 09/02/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/03/2017) Ban hành kèm theo Thông tư này Định mức sử dụng đất xây dựng cơ sở văn hóa, cơ sở y tế, cơ sở giáo dục và đào tạo, cơ sở thể dục thể thao. Phụ lục_Định mức sử dụng đất xây dựng cơ sở văn hóa (Điều này có nội dung liên quan đến Điều 41.11.LQ.21. Trách nhiệm của Nhà nước đối với giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường; Điều 41.11.LQ.21. Trách nhiệm của Nhà nước đối với giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường; Điều 41.11.NĐ.1.2. Chính sách nhà nước về phát triển thể dục, thể thao; Điều 41.11.NĐ.1.2. Chính sách nhà nước về phát triển thể dục, thể thao; Điều 20.1.NĐ.2.3. Điều kiện thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp; Điều 20.1.NĐ.2.3. Điều kiện thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp; Điều 20.1.NĐ.2.4. Điều kiện thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp cho người khuyết tật; Điều 20.1.NĐ.2.4. Điều kiện thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp cho người khuyết tật)
Điều 11.1.TT.38.1.
(Điều 11 Luật số 45/2013/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014) Việc xác định loại đất theo một trong các căn cứ sau đây: 1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đã được cấp trước ngày 10 tháng 12 năm 2009; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; 2. Giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 100 của Luật này đối với trường hợp chưa được cấp Giấy chứng nhận quy định tại khoản 1 Điều này; 3. Quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp chưa được cấp Giấy chứng nhận quy định tại khoản 1 Điều này; 4. Đối với trường hợp không có giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này thì việc xác định loại đất thực hiện theo quy định của Chính phủ. (Điều này có nội dung liên quan đến Điều 11.1.LQ.100. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất; Điều 11.1.NĐ.3.3. Xác định loại đất; Điều 11.1.TT.17.4. Nguyên tắc thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất)
Điều 11.1.LQ.11. Căn cứ để xác định loại đất
(Điều 3 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014, có nội dung được sửa đổi, có nội dung được bổ sung bởi Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 03/03/2017) 1. Trường hợp đang sử dụng đất không có giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 11 của Luật đất đai thì loại đất được xác định như sau: a) Trường hợp đang sử dụng đất ổn định mà không phải do lấn, chiếm, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép thì loại đất được xác định theo hiện trạng đang sử dụng; b) Trường hợp đang sử dụng, đất do lấn, chiếm, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép thì căn cứ vào nguồn gốc, quá trình quản lý, sử dụng đất để xác định loại đất. 2. Trường hợp Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì việc xác định loại đất được căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, quy hoạch điểm dân cư nông thôn, quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và dự án đầu tư. 3. Đối với thửa đất sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau (không phải là đất ở có vườn, ao trong cùng thửa đất) thì việc xác định loại đất quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được thực hiện như sau: a) Trường hợp xác định được ranh giới sử dụng giữa các mục đích thì tách thửa đất theo từng mục đích và xác định mục đích cho từng thửa đất đó; b) Trường hợp không xác định được ranh giới sử dụng giữa các mục đích thì mục đích sử dụng đất chính được xác định theo loại đất có mức giá cao nhất trong bảng giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) ban hành. Trường hợp nhà chung cư có mục đích hỗn hợp, trong đó có một phần diện tích sàn nhà chung cư được sử dụng làm văn phòng, cơ sở thương mại, dịch vụ thì mục đích sử dụng chính của phần diện tích đất xây dựng nhà chung cư được xác định là đất ở. 4. Cơ quan xác định loại đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, người Việt Nam định cư ở nước ngoài sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư; là Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở. Trường hợp thu hồi đất thì cơ quan có thẩm quyền xác định loại đất là cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất theo quy định của pháp luật về đất đai. Trường hợp thửa đất có cả đối tượng thuộc thẩm quyền xác định loại đất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện thì cơ quan xác định loại đất là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. (Điều này có nội dung liên quan đến Điều 11.1.LQ.11. Căn cứ để xác định loại đất; Điều 11.1.TT.17.4. Nguyên tắc thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất)
Điều 11.1.NĐ.3.3. Xác định loại đất
(Điều 3a Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014, được bổ sung, có nội dung được sửa đổi bởi Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 03/03/2017; Điều 5 Nghị định số 10/2023/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/05/2023) Khi thực hiện thủ tục giao đất, đăng ký nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) có trách nhiệm xác nhận hộ gia đình, cá nhân có thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp theo quy định sau đây: 1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký thường trú xác nhận hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp có nguồn thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp. 2. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không cùng nơi đăng ký thường trú thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký  thường trú xác nhận hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp có nguồn thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp sau khi có văn bản xác nhận về việc sử dụng đất nông nghiệp của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất.
Điều 11.1.NĐ.3.3a. Việc xác nhận nguồn thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo quy định tại khoản 30 Điều 3 của Luật đất đai
(Điều 12 Luật số 45/2013/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014) 1. Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai. 2. Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố. 3. Không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích. 4. Không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của người sử dụng đất. 5. Nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật này. 6. Sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 7. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước. 8. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định về quản lý đất đai. 9. Không cung cấp hoặc cung cấp thông tin về đất đai không chính xác theo quy định của pháp luật. 10. Cản trở, gây khó khăn đối với việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật. (Điều này có nội dung liên quan đến Điều 6. Những hành vi bị cấm trong hoạt động thuỷ sản của Luật 17/2003/QH11 Thủy sản ban hành ngày 26/11/2003; Điều 16.1.LQ.228. Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai; Điều 16.1.LQ.229. Tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai)
Điều 11.1.LQ.12. Những hành vi bị nghiêm cấm
(Điều 13 Luật số 45/2013/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014) 1. Quyết định quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất. 2. Quyết định mục đích sử dụng đất. 3. Quy định hạn mức sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất. 4. Quyết định thu hồi đất, trưng dụng đất. 5. Quyết định giá đất. 6. Quyết định trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất. 7. Quyết định chính sách tài chính về đất đai. 8. Quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. (Điều này có nội dung liên quan đến Điều 24.3.LQ.35. Huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để hộ đê; Điều 24.3.LQ.35. Huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để hộ đê; Điều 26.1.LQ.19. Hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá; Điều 26.1.LQ.19. Hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá)
Điều 11.1.LQ.13. Quyền của đại diện chủ sở hữu về đất đai
(Điều 14 Luật số 45/2013/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014) Nhà nước quyết định mục đích sử dụng đất thông qua quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất và cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. (Điều này có nội dung liên quan đến Điều 6. Những hành vi bị cấm trong hoạt động thuỷ sản của Luật 17/2003/QH11 Thủy sản ban hành ngày 26/11/2003)
Điều 11.1.LQ.14. Nhà nước quyết định mục đích sử dụng đất
(Điều 15 Luật số 45/2013/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014) 1. Nhà nước quy định hạn mức sử dụng đất gồm hạn mức  giao đất nông nghiệp, hạn mức giao đất ở, hạn mức công nhận quyền sử dụng đất ở và hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp. 2. Nhà nước quy định thời hạn sử dụng đất bằng các hình thức sau đây: a) Sử dụng đất ổn định lâu dài; b) Sử dụng đất có thời hạn.
Điều 11.1.LQ.15. Nhà nước quy định hạn mức sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất
(Điều 16 Luật số 45/2013/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014) 1. Nhà nước quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây: a) Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; b) Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai; c) Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người. 2. Nhà nước quyết định trưng dụng đất trong trường hợp thật cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai. (Điều này có nội dung liên quan đến Điều 24.3.LQ.35. Huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để hộ đê; Điều 24.3.LQ.35. Huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để hộ đê; Điều 33.7.NQ.1.1. Đối tượng được miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp; Điều 33.7.NQ.1.1. Đối tượng được miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp)
Điều 11.1.LQ.16. Nhà nước quyết định thu hồi đất, trưng dụng đất
(Điều 17 Luật số 45/2013/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014) Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất thông qua các hình thức sau đây: 1. Quyết định giao đất không thu tiền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất; 2. Quyết định cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; 3. Công nhận quyền sử dụng đất.
Điều 11.1.LQ.17. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất
(Điều 18 Luật số 45/2013/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014) 1. Nhà nước quy định nguyên tắc, phương pháp định giá đất. 2. Nhà nước ban hành khung giá đất, bảng giá đất và quyết định giá đất cụ thể. (Điều này có nội dung liên quan đến Điều 26.1.LQ.19. Hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá; Điều 26.1.LQ.19. Hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá)
Điều 11.1.LQ.18. Nhà nước quyết định giá đất
(Điều 19 Luật số 45/2013/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014) 1. Nhà nước quyết định chính sách thu, chi tài chính về đất đai. 2. Nhà nước điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất mà không do đầu tư của người sử dụng đất mang lại thông qua chính sách thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, đầu tư cơ sở hạ tầng và chính sách hỗ trợ cho người có đất thu hồi. (Điều này có nội dung liên quan đến Điều 33.9.LQ.9. Miễn, giảm thuế; Điều 33.9.LQ.9. Miễn, giảm thuế)
Điều 11.1.LQ.19. Nhà nước quyết định chính sách tài chính về đất đai
(Điều 20 Luật số 45/2013/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014) Nhà nước quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất phù hợp với hình thức giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nguồn gốc sử dụng đất và nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất.
Điều 11.1.LQ.20. Nhà nước quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất
(Điều 21 Luật số 45/2013/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014) 1. Quốc hội ban hành luật, nghị quyết về đất đai; quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia; thực hiện quyền giám sát tối cao đối với việc quản lý và sử dụng đất đai trong phạm vi cả nước. 2. Hội đồng nhân dân các cấp thực hiện quyền thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương mình trước khi trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; thông qua bảng giá đất, việc thu hồi đất thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng của địa phương theo thẩm quyền quy định tại Luật này; giám sát việc thi hành pháp luật về đất đai tại địa phương. 3. Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai theo thẩm quyền quy định tại Luật này. Mục 2 TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẤT ĐAI
Điều 11.1.LQ.21. Thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai
(Điều 22 Luật số 45/2013/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014) 1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó. 2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính. 3. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất. 4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. 5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất. 6. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất. 7. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 8. Thống kê, kiểm kê đất đai. 9. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai. 10. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất. 11. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. 12. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai. 13. Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai. 14. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai. 15. Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai. (Điều này có nội dung liên quan đến Điều 6. Những hành vi bị cấm trong hoạt động thuỷ sản của Luật 17/2003/QH11 Thủy sản ban hành ngày 26/11/2003; Điều 26.1.LQ.19. Hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá; Điều 26.1.LQ.19. Hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá)
Điều 11.1.LQ.22. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai
(Điều 2 Nghị quyết số 112/2015/QH13 Về tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường quốc doanh do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác sử dụng ngày 27/11/2015 của Quốc hội, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 27/11/2015) Để tăng cường hiệu lực quản lý, hiệu quả sử dụng đất đai và nguồn tài chính, tài nguyên quốc gia thuộc các công ty nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác sử dụng đất đai có nguồn gốc từ đất nông, lâm trường, Quốc hội yêu cầu Chính phủ thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau đây: 1. Chỉ đạo các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp. Khẩn trương xây dựng, thẩm định và hoàn thành việc phê duyệt đề án sắp xếp, đổi mới của công ty nông, lâm nghiệp để tổ chức thực hiện theo mô hình mới. Thực hiện việc rà soát, xác định ranh giới, cắm mốc giới, đo đạc, lập bản đồ địa chính và hồ sơ ranh giới sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất, xác định giá đất, thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo đúng quy định của pháp luật đối với các công ty nông, lâm nghiệp. Đề ra giải pháp, xây dựng lộ trình đến hết năm 2016 có phương án, kế hoạch giải quyết dứt điểm cơ bản tình hình tranh chấp đất đai; xử lý các vi phạm pháp luật, đặc biệt là tình trạng lấn chiếm, chuyển nhượng, chuyển mục đích, cho thuê, cho mượn, giao khoán đất trái pháp luật, không thực hiện hoặc chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính. Tập trung chỉ đạo sớm giải quyết dứt điểm các trường hợp tự ý xây dựng công trình, nhà ở, cư trú trái pháp luật trong phạm vi đất, rừng do các công ty nông, lâm nghiệp quản lý. Thu hồi tài sản, đất đai và tài chính cho Nhà nước theo quy định của pháp luật. 2. Năm 2016, xây dựng và hoàn thiện đề án tăng cường quản lý đối với đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh hiện do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp không thuộc diện sắp xếp lại theo Nghị định số118/2014/NĐ-CP ban quản lý rừng và các tổ chức sự nghiệp khác, hộ gia đình, cá nhân sử dụng. Tổ chức thực hiện nghiêm túc đề án trong giai đoạn 2016 - 2020. Quy hoạch, sắp xếp các điểm dân cư tập trung, tách ra khỏi diện tích đất đã giao cho các công ty nông, lâm nghiệp quản lý theo quy định của pháp luật. Tiếp tục rà soát, thu hồi diện tích đất sử dụng không hiệu quả, sử dụng không đúng mục đích và giao lại cho địa phương để giao cho người dân, nhất là hộ đồng bào dân tộc thiểu số thiếu hoặc không có đất ở, đất sản xuất ở địa phương quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai. Xây dựng, hoàn chỉnh chính sách bảo đảm thực hiện tốt việc giao đất, thu đúng, thu đủ tiền thuê đất, sử dụng đất. 3. Ngân sách nhà nước cân đối, bố trí hỗ trợ đủ cho các địa phương để thực hiện toàn bộ việc rà soát, xác định ranh giới, cắm mốc giới, đo đạc, lập bản đồ địa chính và hồ sơ ranh giới sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp thuộc diện sắp xếp, đổi mới theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CPtrong 2 năm 2015 - 2016. 4. Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hình thức phá sản công ty nông, lâm nghiệp, giải thể đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh không hiệu quả, thua lỗ kéo dài; cơ chế giao khoán sử dụng đất nông nghiệp của các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật. Ban hành cơ chế, chính sách bảo vệ rừng, gắn với giảm nghèo bền vững; hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, người trồng rừng, quản lý, bảo vệ rừng có thu nhập từ rừng để bảo đảm ổn định cuộc sống. Trên cơ sở rà soát, điều chỉnh quy hoạch ba loại rừng, xác định những diện tích đất, rừng phòng hộ xung yếu; quy hoạch, đưa diện tích đất, rừng bỏ hoang chưa sử dụng hợp lý trước đây, chuyển sang rừng sản xuất để phát huy hiệu quả kinh tế. Trên cơ sở đó, Nhà nước bảo đảm lực lượng và kinh phí để quản lý, bảo vệ nghiêm ngặt và phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng. 5. Tổ chức thanh tra, kiểm tra, kiểm toán các công ty nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng và các tổ chức, cá nhân khác, trong đó tập trung vào các công ty có biểu hiện vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai; xác định rõ trách nhiệm để xử lý nghiêm các vi phạm trong quản lý, sử dụng đất tại công ty nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng và các tổ chức, cá nhân khác có nguồn gốc đất đai từ nông, lâm trường quốc doanh; xử lý, thu hồi tài sản, đất đai, tài chính theo quy định của pháp luật.
Điều 11.1.NQ.1.2.
(Điều 4 Thông tư số 49/2016/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2017) 1. Công tác giám sát, kiểm tra, thẩm định, nghiệm thu công trình, sản phẩm phải tiến hành thường xuyên và có hệ thống trong quá trình thực hiện trên cơ sở kế hoạch giám sát, kiểm tra, thẩm định, nghiệm thu được lập theo tiến độ thi công từng hạng mục hoặc toàn bộ công trình, sản phẩm. 2. Chủ đầu tư sử dụng đơn vị trực thuộc hoặc thuê đơn vị giám sát, kiểm tra có chức năng phù hợp (sau đây gọi chung là đơn vị giám sát, kiểm tra) thực hiện giám sát, kiểm tra công trình, sản phẩm cấp chủ đầu tư. 3. Các tổ chức, cá nhân thi công (sau đây gọi chung là đơn vị thi công) công trình, sản phẩm phải tự kiểm tra, nghiệm thu chất lượng, khối lượng của tất cả các hạng mục công trình, sản phẩm trước khi cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, nghiệm thu. 4. Trong thời gian thi công nếu có sự thay đổi về chế độ chính sách tiền lương, định mức kinh tế - kỹ thuật thì quá trình giám sát, kiểm tra phải xác định cụ thể khối lượng các hạng mục công việc đã thực hiện trước và sau thời điểm chế độ chính sách tiền lương, định mức kinh tế - kỹ thuật thay đổi.
Điều 11.1.TT.37.4. Nguyên tắc giám sát, kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm
(Điều 5 Thông tư số 49/2016/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2017) 1. Bảo đảm cho công trình, sản phẩm thực hiện theo đúng các quy chuẩn, quy định kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến việc thi công, giám sát, kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm. 2. Phát hiện những sai sót trong quá trình thi công để kịp thời khắc phục, xử lý các sai sót, các vấn đề phát sinh trong quá trình thi công nhằm bảo đảm chất lượng công trình, sản phẩm. 3. Đánh giá, xác nhận đúng chất lượng, khối lượng, mức khó khăn (nếu có) của hạng mục công trình hoặc toàn bộ công trình, sản phẩm đã hoàn thành.
Điều 11.1.TT.37.5. Mục đích giám sát, kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm
(Điều 6 Thông tư số 49/2016/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2017) 1. Chương trình, đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật - dự toán, nhiệm vụ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và các văn bản điều chỉnh của cấp có thẩm quyền trong quá trình thi công. 2. Các quy chuẩn, quy định kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Điều 11.1.TT.37.6. Cơ sở pháp lý để giám sát, kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm
(Điều 7 Thông tư số 49/2016/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2017) 1. Trách nhiệm của cơ quan quyết định đầu tư. a) Tổ chức thực hiện hoặc uỷ quyền cho cơ quan chuyên môn thực hiện thẩm định hồ sơ nghiệm thu đối với các công trình, sản phẩm trong lĩnh vực quản lý đất đai đã hoàn thành; b) Quyết định giải quyết những phát sinh, vướng mắc đối với công nghệ chưa có quy định kỹ thuật; phát sinh do thay đổi chính sách; giải quyết những phát sinh, vướng mắc về định mức kinh tế - kỹ thuật khi thay đổi giải pháp công nghệ dẫn đến làm tăng giá trị dự toán vượt quá giá trị dự toán đã được phê duyệt; giải quyết những phát sinh về khối lượng, mức khó khăn (nếu có) dẫn đến tổng giá trị vượt quá 05 phần trăm so với tổng giá trị dự toán đã được phê duyệt; giải quyết việc kéo dài thời gian thi công công trình so với thời gian thi công đã được phê duyệt. Đối với dự án do Chính phủ quyết định đầu tư thì thực hiện theo quy chế quản lý dự án riêng (nếu có); c) Quyết định đình chỉ thi công, huỷ bỏ một phần hoặc toàn bộ công trình, sản phẩm công trình đang thi công không đúng chương trình, đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật - dự toán, nhiệm vụ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc vi phạm các quy chuẩn, quy định kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. 2. Trách nhiệm của chủ đầu tư. a) Tổ chức thực hiện việc giám sát, kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Bảo đảm chất lượng, khối lượng, tiến độ thực hiện đối với các công trình, sản phẩm được giao; b) Quyết định giải quyết những phát sinh, vướng mắc về công nghệ trong quá trình thi công; giải quyết những phát sinh, vướng mắc về định mức kinh tế - kỹ thuật khi thay đổi giải pháp công nghệ nhưng không làm tăng giá trị dự toán so với giá trị dự toán đã được phê duyệt; giải quyết những phát sinh về khối lượng, mức khó khăn (nếu có) nhưng không làm giá trị vượt quá 05 phần trăm so với tổng giá trị dự toán đã được phê duyệt. Đối với dự án do Chính phủ quyết định đầu tư thì thực hiện theo quy chế quản lý dự án riêng (nếu có); c) Báo cáo kịp thời với cơ quan quyết định đầu tư những vấn đề phát sinh vượt quá thẩm quyền giải quyết của mình; d) Quyết định đình chỉ thi công, huỷ bỏ một phần hoặc toàn bộ công trình, sản phẩm công trình đang thi công không đúng chương trình, đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật - dự toán, nhiệm vụ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc vi phạm các quy chuẩn, quy định kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan và phải báo cáo bằng văn bản đến cơ quan quyết định đầu tư; đ) Lập báo cáo gửi cơ quan quyết định đầu tư về chất lượng, khối lượng, tiến độ các hạng mục công trình, sản phẩm đã hoàn thành khi kết thúc công trình. 3. Trách nhiệm của đơn vị thi công a) Thực hiện kiểm tra, nghiệm thu cấp đơn vị thi công và chịu trách nhiệm về tiến độ thi công, chất lượng, khối lượng công trình, sản phẩm do đơn vị mình thi công; trường hợp công trình, sản phẩm chưa đảm bảo chất lượng, khối lượng theo yêu cầu thì phải tiếp tục hoàn thiện mà không được cấp bổ sung kinh phí; b) Thực hiện thi công theo đúng chương trình, đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật - dự toán, nhiệm vụ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, đúng các quy chuẩn, quy định kỹ thuật, văn bản quy phạm pháp luật liên quan và các văn bản điều chỉnh của cấp có thẩm quyền (nếu có); c) Chịu sự giám sát, kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu của cơ quan quyết định đầu tư và chủ đầu tư đối với chất lượng, khối lượng, tiến độ thực hiện chương trình, đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật - dự toán, nhiệm vụ được giao thực hiện; d) Báo cáo về khối lượng, tiến độ đã thực hiện gửi chủ đầu tư trước ngày 25 hàng tháng; đ) Báo cáo kịp thời bằng văn bản với chủ đầu tư khi có sự thay đổi về giải pháp công nghệ, khối lượng công việc, tiến độ thi công so với chương trình, đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật - dự toán, nhiệm vụ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và chỉ được thực hiện sau khi có văn bản chấp thuận của chủ đầu tư hoặc cơ quan quyết định đầu tư.
Điều 11.1.TT.37.7. Trách nhiệm giám sát, kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm
(Điều 8 Thông tư số 49/2016/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2017) 1. Sau khi được giao nhiệm vụ hoặc ký hợp đồng kinh tế, đơn vị thi công phải lập kế hoạch thi công chi tiết gửi chủ đầu tư và tổ chức thực hiện đúng theo kế hoạch đã lập. 2. Trên cơ sở kế hoạch của đơn vị thi công, chủ đầu tư lập kế hoạch giám sát, kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm phù hợp với tiến độ của chương trình, đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật - dự toán, nhiệm vụ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc hợp đồng đã ký kết.
Điều 11.1.TT.37.8. Lập kế hoạch giám sát, kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm
(Điều 9 Thông tư số 49/2016/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2017) 1. Kinh phí thực hiện kiểm tra, thẩm định của cơ quan quản lý đất đai ở Trung ương và của cơ quan quyết định đầu tư đối với công trình, sản phẩm trong lĩnh vực quản lý đất đai theo quy định hiện hành. 2. Kinh phí thực hiện công tác giám sát, kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu chất lượng, khối lượng công trình, sản phẩm do chủ đầu tư thực hiện được xác định trong tổng dự toán của công trình theo quy định hiện hành. 3. Kinh phí thực hiện công tác giám sát, kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu chất lượng, khối lượng, sản phẩm do đơn vị thi công thực hiện được tính trong đơn giá dự toán của công trình theo quy định hiện hành.
Điều 11.1.TT.37.9. Kinh phí thực hiện công tác giám sát, kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm
(Điều 10 Thông tư số 49/2016/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2017) 1. Nội dung giám sát công trình, sản phẩm bao gồm: a) Giám sát nhân lực, máy móc, thiết bị sử dụng để thi công công trình; b) Giám sát sự phù hợp của quy trình công nghệ đơn vị thi công áp dụng so với chương trình, đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật - dự toán, nhiệm vụ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc được chủ đầu tư cho phép; c) Giám sát tiến độ thi công công trình; d) Giám sát về khối lượng phát sinh trong quá trình thi công công trình (nếu có); đ) Giám sát quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm cấp đơn vị thi công. 2. Trong quá trình giám sát công trình, người trực tiếp giám sát phải tiến hành ghi Nhật ký giám sát công trình theo Mẫu số 01 Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 11.1.TT.37.10. Giám sát công trình, sản phẩm
(Điều 11 Thông tư số 49/2016/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2017) 1. Nội dung, mức kiểm tra của đơn vị thi công, chủ đầu tư phục vụ thẩm định, nghiệm thu chất lượng, khối lượng công trình, sản phẩm được quy định chi tiết tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này. Đối với các nội dung, hạng mục công trình, sản phẩm trong lĩnh vực quản lý đất đai không được quy định tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này thì nội dung kiểm tra được thực hiện theo chương trình, đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật - dự toán, nhiệm vụ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Mức kiểm tra tối thiểu cấp đơn vị thi công đối với sản phẩm ngoại nghiệp là 20 phần trăm và nội nghiệp là 60 phần trăm; mức kiểm tra tối thiểu cấp chủ đầu tư đối với sản phẩm ngoại nghiệp là 05 phần trăm và nội nghiệp là 15 phần trăm. 2. Phương pháp kiểm tra chất lượng, khối lượng công trình, sản phẩm: a) Công tác kiểm tra công trình, sản phẩm phải được thực hiện từ tổng thể đến chi tiết và được thực hiện ở cấp đơn vị thi công và cấp chủ đầu tư. b) Tùy thuộc vào từng hạng mục sản phẩm cụ thể, công tác kiểm tra được thực hiện ở trong phòng hay ở thực địa hoặc cả hai. Thực hiện việc đối soát thông tin trong từng sản phẩm và giữa các sản phẩm để kiểm tra sự đầy đủ, thống nhất thông tin của sản phẩm. Thực hiện lại một số nội dung công việc của đơn vị thi công đã thực hiện trong từng hạng mục của công trình, sản phẩm để so sánh, đối chiếu, đánh giá chất lượng sản phẩm so với các quy chuẩn, quy định kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật, nội dung chương trình, đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật - dự toán, nhiệm vụ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. c) Trong quá trình kiểm tra công trình, sản phẩm được phép sử dụng thiết bị, công nghệ và các nguồn tư liệu, dữ liệu khác để thực hiện đánh giá chất lượng công trình, sản phẩm. d) Đối với các hạng mục công việc kiểm tra mang tính xác suất, phạm vi lấy mẫu kiểm tra phải được phân bố đều trong toàn bộ phạm vi thi công. đ) Quan sát trực quan, sử dụng phần mềm và các tài liệu khác để kiểm tra trực tiếp trên các sản phẩm giao nộp. e) Đối với các chương trình, đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật - dự toán, nhiệm vụ có thể thực hiện kiểm tra công trình, sản phẩm cuối cùng bằng phương pháp tổng hợp thì đơn vị giám sát, kiểm tra lập phương án kiểm tra trình chủ đầu tư phê duyệt. 3. Kết thúc quá trình kiểm tra phải tiến hành ghi nhận kết quả kiểm tra. a) Kết quả kiểm tra được ghi nhận bằng Phiếu ghi ý kiến kiểm tra các hạng mục được lập theo Mẫu số 02 Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này; b) Trên cơ sở kết quả kiểm tra tại các Phiếu ghi ý kiến kiểm tra, tổng hợp đánh giá chất lượng, khối lượng của từng hạng mục và tiến hành lập Biên bản kiểm tra chất lượng sản phẩm của từng hạng mục theo Mẫu số 03 Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 11.1.TT.37.11. Nội dung, phương pháp, mức kiểm tra chất lượng, khối lượng công trình, sản phẩm
(Điều 12 Thông tư số 49/2016/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2017) 1. Đơn vị thi công sử dụng đơn vị trực thuộc, cán bộ chuyên môn kỹ thuật của mình tự kiểm tra chất lượng, khối lượng của tất cả các hạng mục công trình, sản phẩm do đơn vị mình thực hiện và lập hồ sơ kiểm tra chất lượng, khối lượng công trình, sản phẩm cấp đơn vị thi công theo quy định tại Khoản 3 Điều này. 2. Trước khi tiến hành kiểm tra, Đơn vị thi công phải thông báo về kế hoạch kiểm tra tới chủ đầu tư và đơn vị giám sát, kiểm tra công trình để giám sát quá trình kiểm tra theo quy định. 3. Hồ sơ kiểm tra chất lượng, khối lượng công trình, sản phẩm cấp đơn vị thi công bao gồm: a) Báo cáo tổng kết kỹ thuật của đơn vị thi công theo Mẫu số 04 Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này; b) Báo cáo kiểm tra chất lượng, khối lượng công trình, sản phẩm của đơn vị thi công theo Mẫu số 05 Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này; c) Báo cáo đối với những vấn đề phát sinh, vướng mắc về công nghệ, về định mức kinh tế - kỹ thuật, về khối lượng và những vấn đề khác so với chương trình, đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật - dự toán, nhiệm vụ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và văn bản chấp thuận những phát sinh, giải quyết vướng mắc của cấp có thẩm quyền trong thời gian thi công công trình (nếu có). đ) Biên bản kiểm tra chất lượng sản phẩm kèm theo Phiếu ghi ý kiến kiểm tra theo Mẫu số 03 và Mẫu số 02 Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này; 4. Hồ sơ kiểm tra chất lượng, khối lượng công trình, sản phẩm cấp đơn vị thi công lập thành 03 bộ: 01 bộ gửi chủ đầu tư, 01 bộ gửi đơn vị giám sát, kiểm tra cấp chủ đầu tư và 01 bộ lưu tại đơn vị thi công.
Điều 11.1.TT.37.12. Kiểm tra chất lượng, khối lượng công trình, sản phẩm cấp đơn vị thi công
(Điều 13 Thông tư số 49/2016/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2017) 1. Sau khi nhận được hồ sơ kiểm tra chất lượng, khối lượng công trình, sản phẩm cấp đơn vị thi công hợp lệ, trong thời gian không quá 05 ngày làm việc, chủ đầu tư hoặc đơn vị giám sát, kiểm tra tổ chức thực hiện kiểm tra theo các nội dung sau: a) Kiểm tra tính đầy đủ, tính pháp lý, tính thống nhất, tính hợp lệ của hồ sơ kiểm tra chất lượng, khối lượng công trình, sản phẩm cấp đơn vị thi công; b) Phân tích, đánh giá nội dung báo cáo tổng kết kỹ thuật, báo cáo kiểm tra chất lượng, khối lượng công trình, sản phẩm và các biên bản kiểm tra chất lượng sản phẩm, phiếu ghi ý kiến kiểm tra, số liệu, tài liệu kiểm tra cấp đơn vị thi công; c) Kiểm tra, đánh giá quy cách sản phẩm so với các quy định kỹ thuật hiện hành; d) Kiểm tra lại các sản phẩm đã được đơn vị thi công sửa chữa và lập văn bản xác nhận sửa chữa sản phẩm (nếu có); đ) Xác định khối lượng của các hạng mục công trình sản phẩm đạt yêu cầu về chất lượng và các hạng mục, sản phẩm không đạt yêu cầu về chất lượng (nếu có); e) Đánh giá, đề xuất xác định lại mức khó khăn các hạng mục công trình đã thi công phù hợp quy định hiện hành và thực tế sản xuất (nếu có); g) Lập biên bản kiểm tra chất lượng, khối lượng công trình, sản phẩm theo Mẫu số 06 Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này; h) Lập báo cáo giám sát, kiểm tra chất lượng, khối lượng công trình, sản phẩm theo Mẫu số 07 Phụ lục 02 ban hành theo Thông tư này; 2. Hồ sơ kiểm tra chất lượng, khối lượng công trình, sản phẩm cấp chủ đầu tư bao gồm: a) Quyết định phê duyệt chương trình, đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật - dự toán, nhiệm vụ của cơ quan có thẩm quyền; b) Hợp đồng kinh tế hoặc văn bản giao nhiệm vụ cho đơn vị thi công; c) Báo cáo tổng kết kỹ thuật của đơn vị thi công; d) Báo cáo kiểm tra chất lượng, khối lượng công trình, sản phẩm của đơn vị thi công; đ) Các báo cáo có liên quan đến khối lượng phát sinh, vướng mắc trong quá trình thi công và các văn bản xử lý của chủ đầu tư hoặc cơ quan quyết định đầu tư (nếu có); e) Báo cáo của đơn vị thi công về việc sửa chữa sai sót và văn bản xác nhận sửa chữa sản phẩm cấp chủ đầu tư (nếu có); g) Biên bản kiểm tra chất lượng, khối lượng công trình, sản phẩm cấp chủ đầu tư; h) Báo cáo giám sát, kiểm tra chất lượng, khối lượng công trình, sản phẩm cấp chủ đầu tư. i) Biên bản kiểm tra chất lượng sản phẩm kèm theo Phiếu ghi ý kiến kiểm tra cấp chủ đầu tư; 3. Hồ sơ kiểm tra chất lượng, khối lượng công trình, sản phẩm cấp chủ đầu tư lập thành 03 bộ: 02 bộ lưu giữ tại chủ đầu tư, 01 bộ lưu giữ tại đơn vị giám sát, kiểm tra.
Điều 11.1.TT.37.13. Kiểm tra chất lượng, khối lượng công trình, sản phẩm cấp chủ đầu tư
(Điều 14 Thông tư số 49/2016/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2017) 1. Quyền của đơn vị giám sát, kiểm tra a) Yêu cầu đơn vị thi công thực hiện theo đúng chương trình, đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật - dự toán, nhiệm vụ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan; b) Từ chối kiểm tra trong trường hợp đơn vị thi công chưa giao nộp đầy đủ các sản phẩm, hồ sơ kiểm tra chất lượng, khối lượng công trình, sản phẩm cấp đơn vị thi công hoặc các sản phẩm còn tồn tại lỗi mang tính hệ thống; c) Từ chối xác nhận các sản phẩm không đạt chất lượng hoặc các sản phẩm đã có ý kiến kiểm tra nhưng không được sửa chữa theo yêu cầu; d) Báo cáo chủ đầu tư về các vi phạm và kiến nghị hình thức xử lý trong trường hợp đơn vị thi công vi phạm các quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 7 của Thông tư này hoặc vi phạm tiến độ thực hiện do yếu tố chủ quan của đơn vị thi công; đ) Đề xuất, kiến nghị chủ đầu tư chấp nhận hoặc thay đổi mức khó khăn so với chương trình, đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật - dự toán, nhiệm vụ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; 2. Trách nhiệm của đơn vị giám sát, kiểm tra a) Thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các quy định tại Khoản 1 Điều 10 và Khoản 1 Điều 11 của Thông tư này; b) Tổng hợp các ý kiến trong quá trình giám sát, kiểm tra và thông báo cho đơn vị thi công. Trường hợp không thống nhất được ý kiến giữa đơn vị giám sát, kiểm tra với đơn vị thi công thì phải báo cáo chủ đầu tư để giải quyết; c) Phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong quá trình thi công theo thẩm quyền. Báo cáo chủ đầu tư giải quyết những vướng mắc, phát sinh vượt quá thẩm quyền và những vấn đề kỹ thuật phát sinh ngoài chương trình, đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật - dự toán, nhiệm vụ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (nếu có); d) Chịu trách nhiệm về chất lượng, khối lượng sản phẩm đã giám sát, kiểm tra và bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành khi cố ý làm sai lệch kết quả giám sát, kiểm tra.
Điều 11.1.TT.37.14. Quyền và trách nhiệm của đơn vị giám sát, kiểm tra chất lượng, khối lượng công trình, sản phẩm cấp chủ đầu tư
(Điều 15 Thông tư số 49/2016/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2017) 1. Căn cứ thẩm định a) Hồ sơ kiểm tra chất lượng, khối lượng công trình, sản phẩm cấp đơn vị thi công; b) Hồ sơ kiểm tra chất lượng, khối lượng công trình, sản phẩm cấp chủ đầu tư; c) Các sản phẩm đã hoàn thành và các tài liệu liên quan khác (nếu có). 2. Nội dung và thời gian thẩm định Trong thời gian không quá 10 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, chủ đầu tư có trách nhiệm hoàn thành việc thẩm định hạng mục công trình hoặc toàn bộ công trình, sản phẩm. Đối với chương trình, đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật - dự toán, nhiệm vụ có tính chất phức tạp, khối lượng sản phẩm lớn thì thời gian thẩm định có thể kéo dài nhưng không quá 20 ngày làm việc. Nội dung thẩm định bao gồm: a) Thẩm định về việc tuân thủ nội dung chương trình, đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật - dự toán, nhiệm vụ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và các văn bản kỹ thuật liên quan khác; b) Thẩm định việc tuân thủ các quy định về công tác giám sát công trình, kiểm tra chất lượng, khối lượng công trình, sản phẩm; c) Thẩm định việc xử lý các phát sinh trong quá trình thi công của đơn vị thi công, đơn vị giám sát, kiểm tra, chủ đầu tư và cơ quan quyết định đầu tư (nếu có); d) Thẩm định việc xác nhận chất lượng, khối lượng, mức khó khăn (nếu có) hạng mục công trình hoặc toàn bộ công trình, sản phẩm đã thực hiện. Trong trường hợp cần thiết có thể kiểm tra lại chất lượng, khối lượng, mức khó khăn dựa trên một số mẫu sản phẩm; đ) Yêu cầu các đơn vị liên quan sửa chữa, bổ sung hoàn thiện hồ sơ, sản phẩm khi sản phẩm chưa đạt yêu cầu, mức khó khăn chưa phù hợp và hồ sơ tài liệu còn sai sót (nếu có); e) Lập Báo cáo thẩm định chất lượng, khối lượng công trình, sản phẩm theo Mẫu số 08 Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 11.1.TT.37.15. Thẩm định chất lượng, khối lượng công trình, sản phẩm
(Điều 16 Thông tư số 49/2016/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2017) 1. Căn cứ nghiệm thu a) Quyết định phê duyệt chương trình, đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật - dự toán, nhiệm vụ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; b) Hồ sơ kiểm tra chất lượng, khối lượng công trình, sản phẩm cấp chủ đầu tư; c) Báo cáo thẩm định chất lượng, khối lượng công trình, sản phẩm; d) Các sản phẩm đã hoàn thành và các tài liệu liên quan khác (nếu có). 2. Nội dung và thời gian nghiệm thu Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo thẩm định chất lượng, khối lượng hạng mục công trình hoặc toàn bộ công trình, sản phẩm, Chủ đầu tư có trách nhiệm hoàn thành việc nghiệm thu hạng mục công trình hoặc toàn bộ công trình, sản phẩm. Đối với chương trình, đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật - dự toán, nhiệm vụ có tính chất phức tạp, khối lượng sản phẩm lớn thì thời gian nghiệm thu có thể kéo dài nhưng không quá 10 ngày làm việc. Nội dung nghiệm thu bao gồm: a) Nghiệm thu về chất lượng, khối lượng, mức khó khăn (nếu có) các hạng mục công việc đã hoàn thành đạt chất lượng, các hạng mục công việc phát sinh (tăng, giảm) so với chương trình, đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật - dự toán, nhiệm vụ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; b) Lập Biên bản nghiệm thu chất lượng, khối lượng công trình, sản phẩm theo Mẫu số 9 Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này; c) Lập Bảng tổng hợp khối lượng công trình, sản phẩm đã thi công từng năm theo Mẫu số 10 Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này đối với chương trình, đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật - dự toán, nhiệm vụ được thi công trong nhiều năm (nếu có); 3. Hồ sơ nghiệm thu bao gồm: a) Quyết định phê duyệt chương trình, đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật - dự toán, nhiệm vụ của cơ quan có thẩm quyền; b) Hợp đồng kinh tế hoặc văn bản giao nhiệm vụ cho đơn vị thi công; c) Báo cáo tổng kết kỹ thuật của đơn vị thi công; d) Các báo cáo có liên quan đến khối lượng phát sinh, vướng mắc trong quá trình thi công và các văn bản xử lý của chủ đầu tư hoặc cơ quan quyết định đầu tư (nếu có); đ) Báo cáo của đơn vị thi công về việc sửa chữa sai sót và văn bản xác nhận sửa chữa sản phẩm cấp chủ đầu tư (nếu có); e) Biên bản kiểm tra chất lượng, khối lượng công trình, sản phẩm cấp chủ đầu tư (nếu trong Biên bản nghiệm thu chất lượng, khối lượng công trình, sản phẩm không có thành phần đơn vị giám sát, kiểm tra tham gia); g) Báo cáo giám sát, kiểm tra chất lượng, khối lượng công trình, sản phẩm cấp chủ đầu tư; h) Báo cáo thẩm định chất lượng, khối lượng công trình, sản phẩm; i) Biên bản nghiệm thu chất lượng, khối lượng công trình, sản phẩm. k) Biên bản giao nộp sản phẩm hoặc phiếu nhập kho đối với sản phẩm đã hoàn thành theo quy định tại Điều 18 của Thông tư này; l) Bảng tổng hợp khối lượng công trình, sản phẩm đã thi công từng năm (nếu có). 4. Hồ sơ nghiệm thu lập thành 05 bộ: 01 bộ lưu cơ quan quyết định đầu tư, 02 bộ lưu tại chủ đầu tư, 01 bộ giao nộp kèm theo sản phẩm tại cơ quan lưu trữ, 01 bộ lưu tại đơn vị thi công.
Điều 11.1.TT.37.16. Nghiệm thu công trình, sản phẩm
(Điều 17 Thông tư số 49/2016/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2017) 1. Trong thời gian không quá 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ nghiệm thu công trình, sản phẩm hợp lệ của chủ đầu tư, cơ quan quyết định đầu tư hoặc cơ quan được cơ quan quyết định đầu tư ủy quyền có trách nhiệm hoàn thành việc thẩm định hồ sơ nghiệm thu trên cơ sở kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ, chính xác của hồ sơ nghiệm thu và lập Bản xác nhận khối lượng, chất lượng công trình, sản phẩm đã hoàn thành theo Mẫu số 11 Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này. 2. Đối với chương trình, đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật - dự toán, nhiệm vụ mà cơ quan quyết định đầu tư cần kiểm tra, thẩm định lại chất lượng, khối lượng, mức khó khăn (nếu có) của công trình, sản phẩm thì phải thực hiện lập và thông báo kế hoạch, kiểm tra, thẩm định cho chủ đầu tư và thực hiện đúng theo kế hoạch đã thông báo. Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ khi kết thúc công tác kiểm tra, thẩm định lại các bên có liên quan phải lập biên bản kiểm tra, thẩm định chất lượng, khối lượng công trình, sản phẩm. Biên bản này được lưu trong hồ sơ nghiệm thu.
Điều 11.1.TT.37.17. Thẩm định Hồ sơ nghiệm thu
(Điều 18 Thông tư số 49/2016/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2017) 1. Danh mục sản phẩm giao nộp bao gồm toàn bộ sản phẩm của các hạng mục công trình đã được nghiệm thu xác nhận chất lượng, khối lượng và được nêu cụ thể trong chương trình, đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật - dự toán, nhiệm vụ, hợp đồng kinh tế hoặc văn bản giao nhiệm vụ thi công. 2. Sau khi có biên bản nghiệm thu chất lượng, khối lượng công trình, sản phẩm, đơn vị thi công trực tiếp thực hiện việc giao nộp sản phẩm tại nơi lưu trữ do cơ quan quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư qui định. 3. Sau khi có bản xác nhận chất lượng, khối lượng công trình, sản phẩm đã hoàn thành, chủ đầu tư có trách nhiệm lập hồ sơ quyết toán công trình sản phẩm. Hồ sơ quyết toán bao gồm: a) Văn bản đề nghị quyết toán công trình, sản phẩm lập theo Mẫu số 12 Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này; b) Quyết định phê duyệt chương trình, đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật - dự toán, nhiệm vụ của cơ quan có thẩm quyền; c) Hợp đồng kinh tế hoặc văn bản giao nhiệm vụ cho đơn vị thi công; d) Biên bản nghiệm thu chất lượng, khối lượng công trình, sản phẩm; đ) Bản xác nhận chất lượng, khối lượng công trình, sản phẩm; e) Biên bản giao nộp sản phẩm hoặc phiếu nhập kho đối với sản phẩm; g) Bản tổng hợp khối lượng, giá trị quyết toán công trình, sản phẩm đã thi công từng năm theo Mẫu số 13 Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này đối với các công trình được thi công trong nhiều năm. 4. Hồ sơ quyết toán được lập thành 05 bộ: 03 bộ gửi cho chủ đầu tư, 01 bộ gửi cho cơ quan quyết định đầu tư, 01 bộ gửi cho đơn vị thi công.
Điều 11.1.TT.37.18. Giao nộp sản phẩm và hồ sơ quyết toán công trình, sản phẩm
(Điều 23 Luật số 45/2013/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014) 1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đất đai trong phạm vi cả nước. 2. Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thống nhất quản lý nhà nước về đất đai. Bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm giúp Chính phủ trong quản lý nhà nước về đất đai. 3. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương theo thẩm quyền quy định tại Luật này. (Điều này có nội dung liên quan đến Điều 24.3.LQ.42. Trách nhiệm quản lý nhà nước về đê điều của Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ; Điều 24.3.LQ.42. Trách nhiệm quản lý nhà nước về đê điều của Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ; Điều 43.3.LQ.61. Nguyên tắc quản lý và sử dụng đất đô thị; Điều 26.4.LQ.47. Quản lý, sử dụng đất)
Điều 11.1.LQ.23. Trách nhiệm quản lý nhà nước về đất đai
(Điều 24 Luật số 45/2013/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014) 1. Hệ thống tổ chức cơ quan quản lý đất đai được tổ chức thống nhất từ trung ương đến địa phương. 2. Cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ở trung ương là Bộ Tài nguyên và Môi trường. Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương được thành lập ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tổ chức dịch vụ công về đất đai được thành lập và hoạt động theo quy định của Chính phủ.
Điều 11.1.LQ.24. Cơ quan quản lý đất đai
(Điều 4 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014, có nội dung được sửa đổi, có nội dung được bổ sung bởi Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 03/03/2017) 1. Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương bao gồm: a) Cơ quan quản lý đất đai ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là Sở Tài nguyên và Môi trường; b) Cơ quan quản lý đất đai ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là Phòng Tài nguyên và Môi trường. 2.  Cơ quan tài nguyên và môi trường ở địa phương bao gồm Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường và Văn phòng đăng ký đất đai được giao thực hiện một số nhiệm vụ trong quản lý nhà nước về đất đai. 3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm xây dựng tổ chức bộ máy quản lý đất đai tại địa phương; Ủy ban nhân dân cấp huyện bố trí công chức địa chính xã, phường, thị trấn bảo đảm thực hiện nhiệm vụ. 4. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của cơ quan quản lý đất đai ở địa phương và nhiệm vụ của công chức địa chính xã, phường, thị trấn.
Điều 11.1.NĐ.3.4. Cơ quan quản lý đất đai
(Điều 5 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014, có nội dung được sửa đổi, có nội dung được bổ sung bởi Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 03/03/2017; Điều 1 Nghị định số 148/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08/02/2021; Điều 5 Nghị định số 10/2023/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/05/2023) 1. Văn phòng đăng ký đất đai: a) Văn phòng đăng ký đất đai là đơn vị sự nghiệp công trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập hoặc tổ chức lại trên cơ sở hợp nhất Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường và các Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường hiện có ở địa phương; có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng và được mở tài khoản để hoạt động theo quy định của pháp luật. Văn phòng đăng ký đất đai có chức năng thực hiện đăng ký đất đai và tài sản gắn liền với đất; cấp, xác nhận thay đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định; xây dựng, quản lý, cập nhật, đo đạc, chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai; thống kê, kiểm kê đất đai; cung cấp thông tin đất đai theo quy định cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu và thực hiện các dịch vụ khác trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ phù hợp với năng lực theo quy định của pháp luật; b) Văn phòng đăng ký đất đai có chi nhánh tại các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai được thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng đăng ký đất đai theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; c) Kinh phí hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Khi Văn phòng đăng ký đất đai cung cấp các dịch vụ thì người yêu cầu cung cấp dịch vụ có trách nhiệm chi trả chi phí cho việc được cung cấp dịch vụ đó. Đối với thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, người yêu cầu cung cấp dịch vụ có trách nhiệm trả phí thẩm định hồ sơ và thẩm định các điều kiện đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trả chi phí đối với các công việc còn lại của thủ tục theo giá cung cấp dịch vụ công do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành. 2. Tổ chức phát triển quỹ đất: a) Tổ chức phát triển quỹ đất là đơn vị sự nghiệp công được thành lập theo quy định của pháp luật về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập; có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng và được mở tài khoản để hoạt động theo quy định của pháp luật; có chi nhánh tại các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Đối với địa phương đã có Tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh và cấp huyện thì tổ chức lại Tổ chức phát triển quỹ đất trên cơ sở hợp nhất Tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh và cấp huyện hiện có. Tổ chức phát triển quỹ đất có chức năng tạo lập, phát triển, quản lý, khai thác quỹ đất; tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; tổ chức thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng đất và thực hiện các dịch vụ khác. b) Kinh phí hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất thực hiện theo quy định của pháp luật về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. 3. Các hoạt động dịch vụ trong lĩnh vực đất đai bao gồm: a) Điều tra, đánh giá đất đai; cải tạo đất; b) Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; c) Đo đạc, lập bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, đăng ký, lập hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; d) Tư vấn xác định giá đất; đ) Đấu giá quyền sử dụng đất; e) Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; g) Cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai, thông tin về thị trường quyền sử dụng đất và thông tin khác về đất đai; h) Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính về đất đai theo nhu cầu về thời gian và địa điểm của người yêu cầu cung cấp dịch vụ; i) Các dịch vụ khác theo chức năng, nhiệm vụ. 4. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính quy định cụ thể về cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai, Tổ chức phát triển quỹ đất. 5. Văn phòng đăng ký đất đai và Tổ chức phát triển quỹ đất phải được thành lập hoặc tổ chức lại trước ngày 31 tháng 12 năm 2015. Trong thời gian chưa thành lập hoặc tổ chức lại các tổ chức theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, Trung tâm phát triển quỹ đất đã thành lập được tiếp tục hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ đã được giao. (Điều này có nội dung liên quan đến Điều 9.2.NĐ.9. Cơ quan có thẩm quyền đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm)
Điều 11.1.NĐ.3.5. Thực hiện dịch vụ trong lĩnh vực đất đai
(Điều 1 Thông tư liên tịch số 15/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường ngày 04/04/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 19/05/2015) 1. Văn phòng đăng ký đất đai là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, có chức năng thực hiện đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; xây dựng, quản lý, cập nhật, chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai; thống kê, kiểm kê đất đai và cung cấp thông tin đất đai cho tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. 2. Văn phòng đăng ký đất đai có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng; được Nhà nước bố trí văn phòng, trang thiết bị làm việc và mở tài khoản theo quy định của pháp luật.
Điều 11.1.TL.4.1. Vị trí, chức năng
(Điều 2 Thông tư liên tịch số 15/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 19/05/2015) 1. Thực hiện việc đăng ký đất được Nhà nước giao quản lý, đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 2. Thực hiện việc cấp lần đầu, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi là Giấy chứng nhận). 3. Thực hiện việc đăng ký biến động đối với đất được Nhà nước giao quản lý, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 4. Lập, chỉnh lý, cập nhật, lưu trữ và quản lý hồ sơ địa chính; tiếp nhận, quản lý việc sử dụng phôi Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật. 5. Cập nhật, chỉnh lý, đồng bộ hóa, khai thác dữ liệu đất đai; xây dựng, quản lý hệ thống thông tin đất đai theo quy định của pháp luật. 6. Thực hiện việc thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất; chỉnh lý bản đồ địa chính; trích lục bản đồ địa chính. 7. Kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất; kiểm tra, xác nhận sơ đồ nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất do tổ chức, cá nhân cung cấp phục vụ đăng ký, cấp Giấy chứng nhận. 8. Thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật. 9. Cung cấp hồ sơ, bản đồ, thông tin, số liệu đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. 10. Thực hiện việc thu phí, lệ phí theo quy định của pháp luật. 11. Thực hiện các dịch vụ trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ phù hợp với năng lực theo quy định của pháp luật. 12. Quản lý viên chức, người lao động, tài chính và tài sản thuộc Văn phòng đăng ký đất đai theo quy định của pháp luật; thực hiện chế độ báo cáo theo quy định hiện hành và tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực công tác được giao.
Điều 11.1.TL.4.2. Nhiệm vụ, quyền hạn
(Điều 3 Thông tư liên tịch số 15/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 19/05/2015) 1. Lãnh đạo Văn phòng đăng ký đất đai Văn phòng đăng ký đất đai có Giám đốc và không quá 02 Phó Giám đốc. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc và Phó Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), phù hợp với tiêu chuẩn chức danh theo quy định. 2. Cơ cấu tổ chức a) Phòng Hành chính - Tổng hợp; b) Phòng Kế hoạch - Tài chính (Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét quyết định thành lập đối với Văn phòng đăng ký đất đai có từ 15 Chi nhánh trở lên); c) Phòng Đăng ký và cấp giấy chứng nhận; d) Phòng Thông tin - Lưu trữ; đ) Phòng Kỹ thuật địa chính; e) Các Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai. Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai tại các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là đơn vị hạch toán phụ thuộc; có con dấu riêng và được Nhà nước bố trí văn phòng, trang thiết bị làm việc theo quy định của pháp luật. Chi nhánh có Giám đốc, không quá 02 Phó Giám đốc và các bộ phận chuyên môn. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định số lượng Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai. Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng đăng ký đất đai và các Chi nhánh trực thuộc Văn phòng đăng ký đất đai; thực hiện bổ nhiệm, miễn nhiệm Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng của Văn phòng đăng ký đất đai và Giám đốc, Phó Giám đốc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, phù hợp với tiêu chuẩn chức danh theo quy định. 3. Biên chế, số lượng người làm việc của Văn phòng đăng ký đất đai được giao trên cơ sở đề án vị trí việc làm gắn với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động và nằm trong tổng biên chế, số lượng người làm việc của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 11.1.TL.4.3. Cơ cấu tổ chức
(Điều 4 Thông tư liên tịch số 15/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 19/05/2015) 1. Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập. 2. Nguồn kinh phí của Văn phòng đăng ký đất đai a) Kinh phí do ngân sách địa phương đảm bảo, gồm: - Kinh phí đảm bảo hoạt động thường xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng đăng ký đất đai (sau khi đã cân đối với nguồn thu sự nghiệp) theo quy định hiện hành; - Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt hàng, nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao; - Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp của đơn vị theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; - Kinh phí khác. b) Nguồn thu sự nghiệp, gồm: - Phần tiền thu phí, lệ phí được để lại cho đơn vị sử dụng theo quy định của Nhà nước; - Thu từ hoạt động dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn và khả năng của đơn vị; - Thu khác (nếu có). c) Nội dung chi, gồm: - Chi thường xuyên, gồm: chi hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, chi hoạt động thường xuyên phục vụ cho công tác thu phí, lệ phí của đơn vị, gồm: tiền lương; tiền công; các khoản phụ cấp lương; các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn theo quy định hiện hành; dịch vụ công cộng; văn phòng phẩm; các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn; sửa chữa thường xuyên tài sản cố định và các khoản chi khác theo chế độ quy định; - Chi hoạt động dịch vụ, gồm: tiền lương; tiền công; các khoản phụ cấp lương; các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn theo quy định hiện hành; nguyên, nhiên, vật liệu; khấu hao tài sản cố định; sửa chữa tài sản cố định; chi các khoản thuế phải nộp theo quy định của pháp luật; các khoản chi khác (nếu có); - Chi không thường xuyên, gồm: + Chi thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt hàng, nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao. Đối với nhiệm vụ có định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá được cấp có thẩm quyền ban hành thực hiện theo đơn giá đã được quy định và khối lượng thực tế thực hiện. Đối với nhiệm vụ chưa có định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá dự toán, thực hiện theo chế độ chi tiêu tài chính hiện hành của Nhà nước và được cấp có thẩm quyền phê duyệt; + Chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp của đơn vị theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; + Chi khác.
Điều 11.1.TL.4.4. Cơ chế hoạt động
(Điều 5 Thông tư liên tịch số 15/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 19/05/2015) 1. Việc phối hợp giữa Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai với Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện), cơ quan tài chính, cơ quan thuế và các cơ quan, đơn vị khác có liên quan trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng đăng ký đất đai theo các nguyên tắc sau: a) Bảo đảm thực hiện đồng bộ, thống nhất, chặt chẽ, kịp thời, công khai, minh bạch; b) Xác định rõ cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp; trách nhiệm, quyền hạn của người đứng đầu cơ quan, đơn vị; nội dung, thời hạn, cách thức thực hiện; chế độ thông tin, báo cáo; c) Tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành; phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, quy chế tổ chức hoạt động của từng cơ quan, đơn vị. 2. Cơ chế phối hợp giữa Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai với Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ quan tài chính, cơ quan thuế và các cơ quan, đơn vị khác có liên quan thực hiện theo Quy chế phối hợp do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành đảm bảo nguyên tắc theo quy định tại khoản 1 Điều này và hướng dẫn của liên Bộ: Tài chính, Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ và trình tự, thủ tục tiếp nhận, luân chuyển hồ sơ của người sử dụng đất khi thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai.
Điều 11.1.TL.4.5. Cơ chế phối hợp
(Điều 1 Thông tư liên tịch số 16/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của Trung tâm phát triển quỹ đất trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường ngày 04/04/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 19/05/2015) 1. Trung tâm phát triển quỹ đất là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, có chức năng tạo lập, phát triển, quản lý, khai thác quỹ đất; tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; tổ chức thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng đất và thực hiện các dịch vụ khác trong lĩnh vực đất đai. 2. Trung tâm phát triển quỹ đất có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng; được Nhà nước bố trí văn phòng, trang thiết bị làm việc và được mở tài khoản để hoạt động theo quy định của pháp luật.
Điều 11.1.TL.5.1. Vị trí, chức năng
(Điều 2 Thông tư liên tịch số 16/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 19/05/2015) 1. Lập kế hoạch tổ chức thực hiện việc thu hồi đất theo kế hoạch sử dụng đất hàng năm của quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh để bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. 2. Lập, tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. 3. Lập dự án đầu tư và tổ chức xây dựng kết cấu hạ tầng trên đất để tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất khi được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) giao. 4. Tổ chức thực hiện việc đầu tư xây dựng tạo lập và phát triển quỹ nhà, đất tái định cư để phục vụ Nhà nước thu hồi đất và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương khi được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao. 5. Thực hiện việc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. 6. Quản lý quỹ đất đã được giải phóng mặt bằng, quỹ đất nhận chuyển nhượng nhưng chưa có dự án đầu tư hoặc chưa đấu giá quyền sử dụng đất; đất đã thu hồi và thuộc trách nhiệm quản lý của Tổ chức phát triển quỹ đất theo quy định của Luật Đất đai. 7. Tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. 8. Lập phương án sử dụng khai thác quỹ đất được giao quản lý nhưng chưa có quyết định giao đất, cho thuê đất. 9. Thực hiện các dịch vụ trong việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; đấu giá quyền sử dụng đất; dịch vụ tư vấn xác định giá đất, trừ các trường hợp Nhà nước định giá đất; cung cấp thông tin về địa điểm đầu tư, giá đất và quỹ đất cho các tổ chức, cá nhân theo yêu cầu. 10. Được cung cấp hồ sơ, bản đồ, thông tin, số liệu đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật. 11. Liên doanh, liên kết, hợp tác với các tổ chức kinh tế, cá nhân để thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; quy định của pháp luật về cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập và quy định của pháp luật khác có liên quan. 12. Được,ký hợp đồng thuê các tổ chức, cá nhân làm tư vấn hoặc thực hiện các nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật. 13. Thực hiện việc thu phí, lệ phí theo quy định của pháp luật. 14. Quản lý viên chức, người lao động, tài chính và tài sản thuộc Trung tâm phát triển quỹ đất theo quy định của pháp luật; thực hiện chế độ báo cáo theo quy định hiện hành về các lĩnh vực công tác được giao.
Điều 11.1.TL.5.2. Nhiệm vụ, quyền hạn
(Điều 3 Thông tư liên tịch số 16/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 19/05/2015) 1. Lãnh đạo Trung tâm phát triển quỹ đất Trung tâm phát triển quỹ đất có giám đốc và không quá 02 Phó giám đốc. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất thực hiện theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, phù hợp với tiêu chuẩn chức danh theo quy định. 2. Cơ cấu tổ chức a) Phòng Hành chính - Tổng hợp; b) Phòng Kế hoạch - Tài chính; c) Phòng Bồi thường và Giải phóng mặt bằng; d) Phòng Quản lý và Phát triển quỹ đất; đ) Phòng Kỹ thuật và Thông tin đất đai; e) Các Chi nhánh thuộc Trung tâm phát triển quỹ đất (không nhất thiết ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đều thành lập Chi nhánh). Chi nhánh thuộc Trung tâm phát triển quỹ đất tại các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là đơn vị hạch toán phụ thuộc; có con dấu riêng và được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bố trí văn phòng, trang thiết bị làm việc theo quy định của pháp luật. Chi nhánh có Giám đốc, không quá 02 Phó Giám đốc và các viên chức chuyên môn. Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Trung tâm phát triển quỹ đất và các Chi nhánh thuộc Trung tâm phát triển quỹ đất. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng của Trung tâm phát triển quỹ đất và Giám đốc, Phó Giám đốc Chi nhánh Trung tâm phát triển quỹ đất thực hiện theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. 3. Số lượng người làm việc của Trung tâm phát triển quỹ đất được giao trên cơ sở danh mục vị trí việc làm gắn với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động và nằm trong tổng biên chế sự nghiệp của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được cấp có thẩm quyền phê duyệt hàng năm.
Điều 11.1.TL.5.3. Cơ cấu tổ chức
(Điều 4 Thông tư liên tịch số 16/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 19/05/2015) 1. Trung tâm phát triển quỹ đất thực hiện cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập. 2. Nguồn tài chính sử dụng a) Kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm phát triển quỹ đất (sau khi cân đối với nguồn thu sự nghiệp), theo quy định hiện hành để phù hợp với cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập; b) Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp, gồm: Kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và kinh phí quản lý dự án đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật. Kinh phí quản lý và khai thác quỹ đất đã thu hồi, nhận chuyển nhượng, tạo lập, phát triển; kinh phí quản lý và khai thác quỹ nhà đất đã xây dựng phục vụ tái định cư theo dự toán được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Phí đấu giá, tiền bán hồ sơ đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật hiện hành và quy định cụ thể của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết; lãi tiền gửi tổ chức tín dụng. Các khoản thu từ thực hiện hoạt động dịch vụ theo hợp đồng ký kết và theo quy định của pháp luật. Các khoản thu từ hoạt động sự nghiệp khác theo quy định của pháp luật. c) Nguồn vốn được ứng từ ngân sách nhà nước, từ Quỹ phát triển đất hoặc Quỹ đầu tư phát triển, quỹ tài chính khác được ủy thác để thực hiện nhiệm vụ theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; d) Nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng; đ) Nguồn vốn từ liên doanh, liên kết để thực hiện các chương trình, phương án, dự án, đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; e) Nguồn viện trợ, tài trợ và các nguồn khác theo quy định của pháp luật. 3. Nội dung chi a) Chi thường xuyên, gồm: chi hoạt động thường xuyên theo chức năng - nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, chi hoạt động thường xuyên phục vụ cho công tác thu phí, lệ phí của đơn vị, gồm: tiền lương; tiền công; các khoản phụ cấp lương; các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn theo quy định hiện hành; dịch vụ công cộng; văn phòng phẩm; các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn; sửa chữa thường xuyên tài sản cố định và các khoản chi khác theo chế độ quy định; b) Chi hoạt động dịch vụ, gồm: tiền lương; tiền công; các khoản phụ cấp lương; các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn theo quy định hiện hành; nguyên, nhiên, vật liệu; khấu hao tài sản cố định; sửa chữa tài sản cố định; chi các khoản thuế phải nộp theo quy định của pháp luật; các khoản chi khác (nếu có); c) Chi không thường xuyên, gồm: Chi thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt hàng, nhiệm vụ đột xuất được Cấp có thẩm quyền giao. Đối với nhiệm vụ có định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá được cấp có thẩm quyền ban hành thực hiện theo đơn giá đã được quy định và khối lượng thực tế thực hiện. Đối với nhiệm vụ chưa có định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá dự toán, thực hiện theo chế độ chi tiêu tài chính hiện hành của nhà nước và được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp của đơn vị theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Chi khác.
Điều 11.1.TL.5.4. Cơ chế hoạt động
(Điều 5 Thông tư liên tịch số 16/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 19/05/2015) 1. Việc phối hợp thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa Trung tâm phát triển quỹ đất, Chi nhánh thuộc Trung tâm phát triển quỹ đất với Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp huyện), cơ quan tài chính và các cơ quan, đơn vị khác có liên quan phải theo các nguyên tắc sau: a) Bảo đảm thực hiện đồng bộ, thống nhất, chặt chẽ, kịp thời, công khai, minh bạch; b) Xác định rõ cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp; trách nhiệm, quyền hạn của người đứng đầu cơ quan, đơn vị; nội dung, thời hạn, cách thức thực hiện; chế độ thông tin, báo cáo; c) Tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành; phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, quy chế tổ chức hoạt động của từng cơ quan, đơn vị. 2. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Tài chính trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quy chế về việc phối hợp thực hiện chức năng, nhiệm vụ giữa Trung tâm phát triển quỹ đất, Chi nhánh Trung tâm phát triển quỹ đất với Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ quan tài chính và các cơ quan, đơn vị khác có liên quan bảo đảm nguyên tắc theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 11.1.TL.5.5. Cơ chế phối hợp
(Điều 1 Thông tư số 14/2017/TT-BTNMT Quy định về Định mức kinh tế - kỹ thuật đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ngày 20/07/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06/09/2017)
Điều 11.1.TT.40.1. Ban hành kèm theo Thông tư này Định mức kinh tế - kỹ thuật đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
(Điều 5a Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014, được bổ sung, có nội dung được sửa đổi bởi Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 03/03/2017; Điều 1 Nghị định số 136/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/10/2018)
Điều 11.1.NĐ.3.5a. Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân thực hiện điều tra, đánh giá đất đai
1. Tổ chức sự nghiệp, doanh nghiệp được thực hiện điều tra, đánh giá đất đai khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Có chức năng thực hiện điều tra, đánh giá đất đai đối với các tổ chức sự nghiệp của Nhà nước; b) Có ít nhất 02 (hai) cá nhân đủ điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều này. 2. Cá nhân thực hiện điều tra, đánh giá đất đai trong tổ chức có chức năng điều tra, đánh giá đất đai khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Có trình độ từ đại học trở lên thuộc các chuyên ngành về quản lý đất đai, địa chính, khoa học đất, thổ nhưỡng, môi trường và các chuyên ngành khác có liên quan đến điều tra, đánh giá đất đai; b) Có thời gian công tác trong lĩnh vực quản lý tài nguyên đất hoặc điều tra, đánh giá đất đai từ 30 (ba mươi) tháng trở lên. 3. Tổ chức thực hiện phân tích mẫu đất có phòng phân tích đất hoặc thuê phòng phân tích đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp chứng nhận
Điều 5a. Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân thực hiện điều tra, đánh giá đất đai
1. Tổ chức sự nghiệp, doanh nghiệp được thực hiện điều tra, đánh giá đất đai khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Có chức năng thực hiện điều tra, đánh giá đất đai đối với các tổ chức sự nghiệp của Nhà nước; b) Có ít nhất 02 (hai) cá nhân đủ điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều này. 2. Cá nhân thực hiện điều tra, đánh giá đất đai trong tổ chức có chức năng điều tra, đánh giá đất đai khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Có trình độ từ đại học trở lên thuộc các chuyên ngành về quản lý đất đai, địa chính, khoa học đất, thổ nhưỡng, môi trường và các chuyên ngành khác có liên quan đến điều tra, đánh giá đất đai; b) Có thời gian công tác trong lĩnh vực quản lý tài nguyên đất hoặc điều tra, đánh giá đất đai từ 30 (ba mươi) tháng trở lên. 3. Tổ chức thực hiện phân tích mẫu đất có phòng phân tích đất hoặc thuê phòng phân tích đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp chứng nhận
Điều 5a. Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân thực hiện điều tra, đánh giá đất đai
(Điều 5b Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014, được bổ sung, có nội dung được sửa đổi, có nội dung bị bãi bỏ bởi Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 03/03/2017; Điều 1 Nghị định số 136/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/10/2018; Điều 5 Nghị định số 10/2023/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/05/2023) 1. Điều kiện của tổ chức, cá nhân hoạt động về xây dựng hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, xây dựng phần mềm của hệ thống thông tin đất đai được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin và các pháp luật khác có liên quan. 2. Tổ chức sự nghiệp, doanh nghiệp được hoạt động xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Có chức năng xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai đối với các tổ chức sự nghiệp của Nhà nước; b) Có ít nhất 05 (năm) cá nhân đối với hoạt động xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai cấp huyện, có ít nhất 10 (mười) cá nhân đối với hoạt động xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai cấp tỉnh và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tại Trung ương đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều này 3. Cá nhân được hành nghề xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai trong tổ chức hoạt động xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai khi có đủ các điều kiện sau đây: b) Có trình độ từ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành về quản lý đất đai, địa chính, trắc địa bản đồ, công nghệ thông tin và các chuyên ngành khác có liên quan đến cơ sở dữ liệu đất đai; c) Có thời gian công tác trong lĩnh vực quản lý tài nguyên đất hoặc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai từ 24 tháng trở lên.
Điều 11.1.NĐ.3.5b. Điều kiện của tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng hệ thống thông tin đất đai
(Điều 25 Luật số 45/2013/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014) 1. Xã, phường, thị trấn có công chức làm công tác địa chính theo quy định của Luật cán bộ, công chức. 2. Công chức địa chính ở xã, phường, thị trấn có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc quản lý đất đai tại địa phương.
Điều 11.1.LQ.25. Công chức địa chính ở xã, phường, thị trấn
(Điều 26 Luật số 45/2013/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014) 1. Bảo hộ quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hợp pháp của người sử dụng đất. 2. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. 3. Khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì người sử dụng đất được Nhà nước bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của pháp luật. 4. Có chính sách tạo điều kiện cho người trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối không có đất sản xuất do quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và chuyển đổi cơ cấu kinh tế được đào tạo nghề, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm. 5. Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được giao theo quy định của Nhà nước cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 11.1.LQ.26. Bảo đảm của Nhà nước đối với người sử dụng đất
(Điều 27 Luật số 45/2013/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014) 1. Có chính sách về đất ở, đất sinh hoạt cộng đồng cho đồng bào dân tộc thiểu số phù hợp với phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa và điều kiện thực tế của từng vùng. 2. Có chính sách tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số trực tiếp sản xuất nông nghiệp ở nông thôn có đất để sản xuất nông nghiệp.
Điều 11.1.LQ.27. Trách nhiệm của Nhà nước về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào dân tộc thiểu số
(Điều 28 Luật số 45/2013/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014) 1. Xây dựng, quản lý hệ thống thông tin đất đai và bảo đảm quyền tiếp cận của tổ chức, cá nhân đối với hệ thống thông tin đất đai. 2. Công bố kịp thời, công khai thông tin thuộc hệ thống thông tin đất đai cho tổ chức, cá nhân, trừ những thông tin thuộc bí mật theo quy định của pháp luật. 3. Thông báo quyết định hành chính, hành vi hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai cho tổ chức, cá nhân bị ảnh hưởng quyền và lợi ích hợp pháp. 4. Cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong quản lý, sử dụng đất đai có trách nhiệm tạo điều kiện, cung cấp thông tin về đất đai cho tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
Điều 11.1.LQ.28. Trách nhiệm của Nhà nước trong việc xây dựng, cung cấp thông tin đất đai
(Điều 29 Luật số 45/2013/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014) 1. Chính phủ chỉ đạo việc xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính các cấp trong phạm vi cả nước. Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định về trình tự, thủ tục xác định địa giới hành chính, quản lý mốc địa giới và hồ sơ địa giới hành chính các cấp. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về kỹ thuật và định mức kinh tế - kỹ thuật trong việc cắm mốc địa giới hành chính, lập hồ sơ địa giới hành chính các cấp. 2. Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện việc xác định địa giới hành chính trên thực địa và lập hồ sơ về địa giới hành chính trong phạm vi địa phương. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm quản lý mốc địa giới hành chính trên thực địa tại địa phương; trường hợp mốc địa giới hành chính bị mất, xê dịch hoặc hư hỏng phải kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện). 3. Hồ sơ địa giới hành chính bao gồm tài liệu dạng giấy, dạng số thể hiện thông tin về việc thành lập, điều chỉnh đơn vị hành chính và các mốc địa giới, đường địa giới của đơn vị hành chính đó. Hồ sơ địa giới hành chính cấp dưới do Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp xác nhận; hồ sơ địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Bộ Nội vụ xác nhận. Hồ sơ địa giới hành chính cấp nào được lưu trữ tại Ủy ban nhân dân cấp đó và Ủy ban nhân dân cấp trên, Bộ Nội vụ, Bộ Tài nguyên và Môi trường. 4. Tranh chấp địa giới hành chính giữa các đơn vị hành chính do Ủy ban nhân dân của các đơn vị hành chính đó cùng phối hợp giải quyết. Trường hợp không đạt được sự nhất trí về phân định địa giới hành chính hoặc việc giải quyết làm thay đổi địa giới hành chính thì thẩm quyền giải quyết được quy định như sau: a) Trường hợp tranh chấp liên quan đến địa giới của đơn vị hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì Chính phủ trình Quốc hội quyết định; b) Trường hợp tranh chấp liên quan đến địa giới của đơn vị hành chính huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; xã, phường, thị trấn thì Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định. Bộ Tài nguyên và Môi trường, cơ quan quản lý đất đai của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có trách nhiệm cung cấp tài liệu cần thiết và phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp địa giới hành chính. (Điều này có nội dung liên quan đến Điều 1.4.LQ.6. )
Điều 11.1.LQ.29. Địa giới hành chính
(Điều 4 Thông tư số 48/2014/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 03/11/2014) 1. Công tác chuẩn bị. 2. Xác định đường ĐGHC, vị trí cắm mốc và các điểm đặc trưng; lập bản đồ địa giới hành chính gốc thực địa. 3. Lập bản mô tả đường ĐGHC các cấp. 4. Cắm mốc ĐGHC. 5. Thành lập bản đồ ĐGHC các cấp. 6. Lập mới, chỉnh lý hồ sơ ĐGHC các cấp. 7. Kiểm tra, nghiệm thu và giao nộp sản phẩm.Điều 11.1.TT.26.5. Công tác chuẩn bị(Điều 5 Thông tư số 48/2014/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 03/11/2014) Công tác chuẩn bị bao gồm việc thu thập, nghiên cứu, phân tích, đánh giá các tài liệu sau: 1. Các văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về ĐGHC. 2. Hồ sơ ĐGHC của các đơn vị hành chính có liên quan. 3. Bản đồ địa hình, bản đồ địa chính và các tài liệu, dữ liệu khác có liên quan.Điều 11.1.TT.26.6. Xác định đường địa giới hành chính, vị trí cắm mốc địa giới hành chính và các điểm đặc trưng; lập bản đồ địa giới hành chính gốc thực địa(Điều 6 Thông tư số 48/2014/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 03/11/2014)1. Trên cơ sở các văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về ĐGHC, tiến hành chuyển vẽ đường ĐGHC lên bản đồ nền. Đường ĐGHC các cấp phải được biểu thị đầy đủ, chính xác trên bản đồ nền. Trường hợp đường ĐGHC các cấp trùng nhau thì chỉ thể hiện đường ĐGHC cấp cao hơn. Trường hợp đường ĐGHC các cấp trùng với đường biên giới quốc gia thì thể hiện theo đường biên giới quốc gia. Sau khi chuyển vẽ xong đường ĐGHC phải thiết kế sơ bộ vị trí cắm mốc ĐGHC và các điểm đặc trưng trên bản đồ nền. 2. Xác định đường ĐGHC, vị trí cắm mốc ĐGHC và các điểm đặc trưng. 2.1. Xác định đường ĐGHC được thực hiện theo nguyên tắc sau: a) Đo đạc, xác định đường ĐGHC ở thực địa trên cơ sở thiết kế sơ bộ và sự thống nhất của các địa phương có liên quan; b) Trong phạm vi 2cm trên bản đồ về mỗi bên của đường ĐGHC cần đo vẽ bổ sung các yếu tố địa lý mới xuất hiện và xóa bỏ trên bản đồ nền các nội dung không tồn tại trên thực địa. Những yếu tố địa lý được chọn làm vật chuẩn để xác định vị trí các mốc ĐGHC và những yếu tố địa lý có ý nghĩa định hướng được dùng để mô tả đường ĐGHC chưa có trên bản đồ nền đều phải được đo vẽ bổ sung đầy đủ. Các đối tượng hình tuyến phải vẽ đến điểm ngoặt gần nhất, kể cả trường hợp ngoài phạm vi 2cm dọc theo đường địa giới. Việc đo vẽ bổ sung phải tuân thủ theo các quy định về thành lập bản đồ địa hình hiện hành ở tỷ lệ tương ứng; c) Độ chính xác của đường ĐGHC phải đảm bảo độ chính xác của bản đồ nền ở tỷ lệ tương ứng. 2.2. Xác định vị trí cắm mốc ĐGHC trên bản đồ và thực địa được thực hiện theo nguyên tắc sau: a) Mốc ĐGHC phải được xác định tại vị trí giao nhau của đường ĐGHC và ở những vị trí dễ phát sinh tranh chấp sau này. Khi không chọn được vị trí cắm mốc nằm đúng trên đường ĐGHC thì được phép chọn ở vị trí thuận lợi, ổn định lâu dài và gần đường ĐGHC nhất. Vị trí cắm mốc phải được các địa phương có liên quan thống nhất và đánh dấu ở thực địa bằng cọc gỗ. Trường hợp vị trí giao nhau của đường ĐGHC các cấp là đỉnh núi hoặc trên sông, suối, hồ, biển thì không cần xác định vị trí cắm mốc; b) Số lượng vị trí cắm mốc, loại mốc ĐGHC cần phải cắm do Ủy ban nhân dân các cấp có liên quan đến đường địa giới thống nhất quyết định; c) Số hiệu mốc ĐGHC trên mỗi tuyến ĐGHC do các địa phương liên quan thỏa thuận, đánh số theo thứ tự từ 1 đến hết hoặc tiếp theo số thứ tự mốc đã có, trên nguyên tắc không có số trùng nhau, bao gồm những thành phần theo trình tự sau: - Tên các địa phương viết tắt để trong ngoặc đơn, có gạch nối giữa các tên viết tắt của đơn vị hành chính quản lý trực tiếp mốc. - Số lượng các đơn vị hành chính quản lý trực tiếp mốc. - Chữ viết tắt của cấp mốc hành chính ghi tiếp ngay sau số lượng đơn vị hành chính trực tiếp quản lý mốc: cấp tỉnh là T., cấp huyện là H., cấp xã là X. Ví dụ: (PT-TĐ-LC) 3H.1 là số hiệu mốc ĐGHC giữa huyện Phong Thổ, huyện Tam Đường và thành phố Lai Châu khi mốc được cắm đúng trên trên đường ĐGHC. 2.3. Xác định vị trí điểm đặc trưng trên đường ĐGHC được thực hiện theo nguyên tắc sau: a) Điểm đặc trưng trên đường ĐGHC cấp xã là các điểm ngoặt, vị trí giao nhau của đường ĐGHC cấp xã không cắm mốc. Điểm đặc trưng trên đường ĐGHC cấp xã được đánh số liên tục từ 1 đến hết, chiều đánh số do các đơn vị hành chính liền kề thống nhất; b) Điểm đặc trưng trên đường ĐGHC cấp huyện là các mốc ĐGHC cấp xã nằm trên đường ĐGHC cấp huyện và vị trí giao nhau của các đường ĐGHC cấp xã với đường ĐGHC cấp huyện không cắm mốc. Số hiệu điểm đặc trưng trên đường ĐGHC cấp huyện là chữ viết tắt của tên các đơn vị hành chính cấp xã hoặc cấp huyện có liên quan. Ví dụ: (NT-NN-BG) ngã ba địa giới của ba xã Nậm Tăm huyện Sìn Hồ và xã Nùng Nàng, Bản Giang huyện Tam Đường; c) Điểm đặc trưng trên đường ĐGHC cấp tỉnh là các mốc ĐGHC cấp huyện nằm trên đường ĐGHC cấp tỉnh và vị trí giao nhau của các đường địa giới cấp huyện với đường ĐGHC cấp tỉnh không cắm mốc. Số hiệu điểm đặc trưng trên đường ĐGHC cấp tỉnh là chữ viết tắt của tên các đơn vị hành chính cấp huyện hoặc cấp tỉnh có liên quan. Ví dụ: (SH-TC-MC) ngã ba địa giới của ba huyện: Sìn Hồ tỉnh Lai Châu và huyện Tủa Chùa, Mường Chà Tỉnh Điện Biên. 2.4. Lập sơ đồ thuyết minh a) Sơ đồ thuyết minh chỉ lập đối với khu vực đô thị, dân cư đông đúc khi bản đồ ĐGHC không thể hiện được vị trí của đường ĐGHC. Tỷ lệ của sơ đồ thuyết minh, phạm vi lập sơ đồ thuyết minh cho toàn bộ đường ĐGHC của đơn vị hành chính, lập riêng cho từng tuyến hoặc từng đoạn địa giới tùy theo mức độ cần thiết do các đơn vị hành chính liền kề thống nhất quyết định; b) Tài liệu sử dụng để lập sơ đồ thuyết minh ĐGHC là bản đồ địa hình mới nhất có tỷ lệ lớn hơn tỷ lệ bản đồ ĐGHC cấp xã hoặc bản đồ địa chính mới nhất có trong khu vực. Trường hợp khu vực không có bất kỳ một loại tài liệu nào thì phải tiến hành đo vẽ sơ đồ thuyết minh tại thực địa. Sơ đồ thuyết minh ĐGHC có kích thước bằng kích thước của tờ bản đồ nền địa hình và được trình bày theo mẫu quy định tại Phụ lục 11 ban hành kèm theo Thông tư này. 2.5. Toàn bộ kết quả của quá trình xác định đường ĐGHC, vị trí cắm mốc ĐGHC và các điểm đặc trưng được thể hiện trên bản đồ ĐGHC gốc thực địa. 3. Quy định thành lập bản đồ ĐGHC gốc thực địa Trên bản đồ nền ĐGHC cấp xã đã in trên giấy, những nội dung mới xuất hiện, chỉnh sửa hoặc xóa bỏ phải được chỉ dẫn chi tiết bằng các ký hiệu thống nhất, cụ thể như sau: 3.1. Trong phạm vi 2cm về mỗi bên đường ĐGHC, đo đạc bổ sung các yếu tố địa lý mới xuất hiện và đưa lên bản đồ bằng các ký hiệu tương tự bộ ký hiệu dạng số nhưng phải phân biệt được với nội dung cũ hiện có trên bản đồ. Trong một số trường hợp, yếu tố địa lý bổ sung ở dạng đường hoặc vùng được phép vẽ chờm ra ngoài phạm vi trên nhằm theo dõi được một cách liên tục. 3.2. Kết quả đo vẽ bổ sung phải được tu chỉnh ngay sau khi đo đạc tại thực địa. Kết quả phải được trình bày một cách cẩn thận, rõ ràng bằng việc sử dụng loại bút có lực nét nhỏ, không nhòe, hạn chế sửa chữa, gạch xóa tùy tiện và kẻ tay. Phía nam của tờ bản đồ ĐGHC gốc thực địa phải ghi rõ các thông tin: người đo vẽ, ngày đo vẽ, người kiểm tra, tu chỉnh, ngày kiểm tra, tu chỉnh. 3.3. Nội dung đo vẽ bổ sung, chỉnh sửa bản đồ ĐGHC gốc thực địa bao gồm: a) Các yếu tố địa danh mới xuất hiện chưa có trên bản đồ hoặc sai lệch phải bổ sung hoặc chỉnh sửa theo nguyên tắc về phiên chuyển địa danh do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành. Trường hợp trên bản đồ không đủ chỗ điền viết, được phép bổ sung trên các sổ tay để chuyển cho khâu nội nghiệp; b) Khu vực xâm canh, xâm cư phải bổ sung toàn bộ kể cả ở ngoài khu vực 2cm về mỗi bên đường ĐGHC; c) Khu vực cấm không thể điều tra đo vẽ bổ sung thì thể hiện đường khoanh bao và ghi chú “khu cấm”; d) Sông, suối, kênh, mương liên quan đến việc xác định đường ĐGHC phải được đo đạc bổ sung đầy đủ kể cả trường hợp sông, suối, kênh, mương ngắn hơn 2cm trên tỷ lệ bản đồ và độ rộng dưới 1m. Đảo, đá, bãi cạn, bãi ngầm cũng phải bổ sung đầy đủ và ghi rõ thuộc đơn vị hành chính nào; đ) Đối với khu vực dân cư đô thị hoặc nơi địa vật dày đặc, việc đo đạc chỉnh lý bổ sung các yếu tố địa lý phục vụ việc xác định ĐGHC ngoài việc tuân thủ theo quy định của bản đồ nền còn phải thực hiện theo các quy định sau: - Đường ĐGHC đi theo đường phố, ngõ thì đường phố, ngõ phải vẽ theo tỷ lệ bản đồ địa hình. - Tại những nơi cần thông tin để mô tả đường ĐGHC, các yếu tố địa lý bao gồm: nhà hai bên đường, ranh giới tường rào, các công trình văn hóa, điểm phương vị, điểm đặc trưng và các yếu tố địa lý liên quan khác phải đo vẽ theo tỷ lệ. Trường hợp còn lại được phép vẽ gộp khối hoặc tổng quát hóa, biểu thị nửa tỷ lệ hoặc phi tỷ lệ theo quy định của bản đồ địa hình. - Trường hợp mật độ yếu tố địa lý quá dày, không cho phép thể hiện trên bản đồ gốc thực địa ở tỷ lệ đã thiết kế ban đầu, cho phép thu nhỏ ký hiệu hoặc tạo thêm bản trích đo trong trường hợp cần thiết, e) Trên bản đồ nền, gạch bỏ các đối tượng địa vật, các địa danh không còn tồn tại bằng ký hiệu gạch chéo “X” mầu đỏ phủ hết đối tượng. Khi đối tượng cần gạch bỏ có dạng hình tuyến, dùng các dấu gạch chéo cách nhau 1 cm để đánh dấu gạch bỏ, đặc biệt chú ý phải chỉ rõ điểm đầu, điểm cuối của đoạn cần gạch bỏ. Trường hợp cần thay thế bằng đoạn mới, phải dùng mực khác màu để dễ nhận biết; g) Xác định vị trí Ủy ban nhân dân và biểu thị bằng chữ “UB” có gạch chân màu đỏ. 3.4. Các kết quả đo vẽ bổ sung, các điểm khống chế đo vẽ (nếu có) ngoài việc thể hiện trên bản đồ ĐGHC gốc thực địa phải được đưa lên bản vẽ dạng số.Phu luc 11_So do thuyet minh ĐGHC.docĐiều 11.1.TT.26.7. Lập bản mô tả đường địa giới hành chính các cấp(Điều 7 Thông tư số 48/2014/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 03/11/2014)1. Quy định chung về mô tả đường ĐGHC các cấp 1.1. Mô tả đường ĐGHC được lập cho tất cả các tuyến ĐGHC và khép kín theo đơn vị hành chính. Đối với những đơn vị hành chính có đường biên giới quốc gia thì đường ĐGHC phải được mô tả đến đường biên giới quốc gia. Đối với những đơn vị hành chính có đường bờ biển thì đường ĐGHC cấp xã phải được mô tả đến đường bờ nước, trường hợp đường ĐGHC cấp xã trùng với đường ĐGHC cấp huyện hoặc đường ĐGHC cấp xã trùng với đường ĐGHC cấp tỉnh thì đường ĐGHC cấp xã phải được mô tả tiếp đến đường cơ sở. 1.2. Khi mô tả đường ĐGHC cấp xã phải lập biên bản xác nhận mô tả đường ĐGHC cấp xã có xác nhận của các địa phương liên quan. Bản xác nhận mô tả đường ĐGHC cấp huyện, cấp tỉnh được thực hiện trên cơ sở biên tập, tổng hợp nội dung từ các biên bản xác nhận mô tả đường ĐGHC cấp xã. 1.3. Số liệu trong bản mô tả phải phù hợp với bản đồ hoặc sơ đồ thuyết minh (nếu có). 1.4. Mỗi tuyến ĐGHC có thể mô tả liên tục theo toàn tuyến hoặc chia thành một số đoạn. Nội dung mô tả bao gồm: a) Hiện trạng đường ĐGHC trên thực địa; b) Vị trí và khoảng cách giữa các mốc ĐGHC, các điểm đặc trưng đã được xác định trên thực địa; c) Không mô tả những yếu tố địa lý không có trên bản đồ. 1.5. Trường hợp tuyến ĐGHC chưa có sự thống nhất giữa các địa phương liên quan, trong mô tả phải nêu rõ thực trạng và ý kiến đề xuất giải quyết theo quan điểm của mỗi bên. 1.6. Phương pháp mô tả a) Sử dụng lời văn rõ ràng để diễn đạt chính xác vị trí của đường ĐGHC trên thực địa một cách tuần tự theo hướng đã chọn; b) Việc mô tả đoạn ĐGHC phải dựa theo các yếu tố địa lý tồn tại ổn định trên thực địa mà đường ĐGHC đi qua hoặc được dùng làm căn cứ để xác định; c) Trường hợp đặc biệt khi đường ĐGHC đi theo các yếu tố địa lý có khả năng biến động như sông, suối, đường giao thông... thì trong biên bản xác nhận mô tả phải nêu rõ ý kiến thống nhất giữa các đơn vị hành chính liền kề về biện pháp xử lý. 1.7. Lập bản mô tả tình hình chung về ĐGHC các cấp Sau khi lập bản mô tả đường ĐGHC các cấp phải lập bản mô tả tình hình chung về ĐGHC. Trong bản mô tả tình hình chung về ĐGHC mỗi cấp phải nêu khái quát hiện trạng công tác quản lý ĐGHC, các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về ĐGHC, diện tích tự nhiên và dân số của đơn vị hành chính. Bản mô tả tình hình chung về ĐGHC lập theo mẫu quy định tại các Phụ lục 15a,15b, 15c ban hành kèm theo Thông tư này. 2. Quy định lập biên bản xác nhận bản mô tả đường ĐGHC cấp xã 2.1. Biên bản xác nhận mô tả đường ĐGHC cấp xã phải thể hiện rõ những nội dung sau: a) Số hiệu tờ bản đồ có đường ĐGHC; b) Sơ đồ thuyết minh ĐGHC kèm theo (nếu có); c) Các đoạn ĐGHC cấp huyện, cấp tỉnh trùng với tuyến ĐGHC cấp xã; d) Điểm khởi đầu và điểm kết thúc của tuyến ĐGHC cấp xã; đ) Số lượng mốc ĐGHC các cấp và các điểm đặc trưng; e) Số đoạn ĐGHC, chiều dài và phương pháp đo, hướng đi của mỗi đoạn. 2.2. Biên bản xác nhận mô tả đường ĐGHC cấp xã lập theo mẫu quy định tại Phụ lục 12 ban hành kèm theo Thông tư này. 3. Quy định lập bản xác nhận mô tả đường ĐGHC cấp huyện, cấp tỉnh 3.1. Bản xác nhận mô tả đường ĐGHC cấp huyện, cấp tỉnh được lập theo từng tuyến ĐGHC bắt đầu từ điểm giao nhau của đường ĐGHC cấp huyện, cấp tỉnh. 3.2. Bản xác nhận mô tả đường ĐGHC cấp huyện được biên tập, tổng hợp nội dung từ biên bản xác nhận mô tả đường ĐGHC cấp xã trùng cấp huyện. Bản xác nhận mô tả đường ĐGHC cấp tỉnh được biên tập, tổng hợp nội dung từ bản xác nhận mô tả đường ĐGHC cấp huyện trùng cấp tỉnh. 3.3. Bản xác nhận mô tả đường ĐGHC cấp huyện, cấp tỉnh phải thể hiện rõ những nội dung sau: b) Các đoạn ĐGHC cấp tỉnh trùng với tuyến ĐGHC cấp huyện (đối với bản mô tả đường ĐGHC cấp huyện); c) Điểm khởi đầu và điểm kết thúc của tuyến ĐGHC cấp huyện, cấp tỉnh; d) Số lượng mốc ĐGHC và các điểm đặc trưng trên đường ĐGHC cấp huyện, cấp tỉnh; đ) Số đoạn ĐGHC, chiều dài, hướng đi của mỗi đoạn. 3.4. Nội dung và số liệu trong bản xác nhận mô tả đường ĐGHC cấp huyện, cấp tỉnh phải phù hợp với nội dung và số liệu trong hồ sơ ĐGHC của cấp xã, cấp huyện liên quan. 3.5. Bản xác nhận mô tả ĐGHC cấp huyện, cấp tỉnh được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục 13, Phụ lục 14 ban hành kèm theo Thông tư này.Phu luc 12_Mau bien ban xac nhan mo ta ĐGHC cap xa.docPhu luc 13_Mau bien ban xac nhan mo ta ĐGHC cap huyen.docPhu luc 14_Mau bien ban xac nhan mo ta ĐGHC cap tinh.docPhu luc 15_Mau ban mo ta tinh hinh chung ve ĐGHC.docĐiều 11.1.TT.26.8. Cắm mốc địa giới hành chính(Điều 8 Thông tư số 48/2014/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 03/11/2014)1. Quy cách mốc địa giới hành chính Mốc ĐGHC được chia thành 3 cấp: xã, huyện, tỉnh và được sử dụng phù hợp cho từng cấp hành chính tương ứng. Tùy theo điều kiện địa hình cụ thể để thiết kế và triển khai lựa chọn một trong ba loại mốc sau đây: 1.1. Mốc chôn: sử dụng cho tất cả các vùng, mốc được đúc bằng bê tông cốt sắt, đạt mác M25 (39 TCVN 6025 1995) trở lên. Mốc có lõi sắt F8 dài 15cm phía trên có dấu chữ thập làm tâm mốc. Mốc có thể được đúc sẵn rồi chôn hoặc đổ trực tiếp tại thực địa. Quy cách mốc chôn được quy định tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này. 1.2. Mốc gắn: sử dụng trong trường hợp vị trí cắm mốc được chọn trên nền đá. Mốc có kích thước bề mặt 30cm x 30cm, có chiều cao tối thiểu 20cm so với mặt đá và được trát phẳng các mặt. Mốc được đúc bằng bê tông cốt sắt, đạt mác M25 trở lên. Mốc có lõi sắt F8 dài 15cm phía trên có dấu chữ thập làm tâm mốc. 1.3. Mốc chôn ngang bằng mặt hè phố, đường giao thông: Được sử dụng trong trường hợp vị trí cắm mốc được chọn là hè phố hoặc đường giao thông. Mốc có kích thước bề mặt là 40cm x 40cm, có chiều cao 40cm. Mốc được đúc bằng bê tông cốt sắt, đạt mác M25 trở lên. Mốc có lõi sắt 08 dài 15cm phía trên có dấu chữ thập làm tâm mốc ngang bằng mặt mốc. 1.4. Ghi chú trên mặt mốc a) Đối với mốc chôn ghi chú thành 3 hàng được viết bằng chữ in hoa: - Hàng trên: “ĐỊA GIỚI TỈNH” (HUYỆN, XÃ) hoặc có thể viết tắt chữ địa giới Đ.G. - Hàng giữa: Tên đơn vị hành chính. - Hàng dưới: số đầu là số đơn vị hành chính cùng chung mốc, sau đó là chữ ‘T”, “H” hoặc “X” tương ứng với mốc cấp tỉnh, huyện hoặc xã, tiếp theo là dấu chấm và số thứ tự của mốc. - Các ghi chú trên mặt mốc phải khắc chìm sâu khoảng 0,5 cm. Các chữ, số có kích thước cao 3cm, rộng 2cm; nét chữ khoảng 0,5cm. Hàng chữ trên cùng cách mép trên khoảng 5cm - 6cm, giãn cách giữa các hàng chữ khoảng 2,5cm - 3,0cm. b) Mốc gắn trên nền đá và mốc chôn ngang bằng mặt hè phố, đường giao thông: - Trên mặt mốc, cách mép trên 5cm là dòng chữ “MỐC ĐỊA GIỚI” cao 6cm, rộng 3cm. Ở giữa là vòng tròn, trong đó phía trên ghi số hiệu mốc, phía dưới là chữ số khoảng cách đến điểm giao nhau của đường ĐGHC các cấp. Phía ngoài vòng tròn là phạm vi của các đơn vị hành chính và mũi tên chỉ hướng đến điểm giao nhau của đường ĐGHC các cấp. Kích thước các chữ, số là cao 4cm và rộng 2cm. Các ghi chú, chữ và số đều khắc chìm, nét chữ khoảng 0,5cm. Chi tiết các ghi chú trên mặt mốc xem tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này. 2. Cắm mốc ĐGHC 2.1. Mốc ĐGHC các cấp phải được cắm tại vị trí đã được các đơn vị hành chính liền kề thống nhất lựa chọn và xác nhận pháp lý. Mặt mốc có ghi tên của đơn vị hành chính nào thì hướng mặt mốc về phía đơn vị hành chính đó. 2.2. Khi cắm mốc ĐGHC phải có sự chứng kiến của đại diện cơ quan hành chính nhà nước các đơn vị hành chính liền kề và đại diện cơ quan hành chính nhà nước cấp cao hơn chứng kiến. Khi cắm mốc ĐGHC cấp tỉnh phải có đại diện cơ quan hành chính nhà nước của các đơn vị hành chính liền kề chứng kiến. 2.3. Sau khi cắm mốc ĐGHC phải lập bản xác nhận sơ đồ vị trí mốc ĐGHC. Khi vẽ sơ đồ vị trí mốc ĐGHC phải chọn ít nhất ba (03) địa vật ổn định lâu dài làm vật chuẩn để có khả năng khôi phục lại vị trí của mốc trong trường hợp bị mất hoặc bị phá hủy sau này. Các số liệu đo từ mốc đến vật chuẩn đối với góc phương vị lấy đến chẵn giây và khoảng cách lấy đến 0,1 m; Bản xác nhận sơ đồ vị trí mốc ĐGHC được thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 03a, 03b, 03c ban hành kèm theo Thông tư này. 2.4. Sau khi hoàn thành việc cắm mốc ĐGHC, phải bàn giao mốc ĐGHC các cấp cho các đơn vị hành chính trực tiếp quản lý mốc và lập biên bản bàn giao theo mẫu quy định tại Phụ lục 07 ban hành kèm theo Thông tư này. 3. Đo tọa độ, độ cao mốc địa giới hành chính cấp xã 3.1. Tọa độ, độ cao của mốc ĐGHC cấp xã được đo trực tiếp ở thực địa bằng các thiết bị đo đạc thông dụng như máy thu GPS, máy toàn đạc điện tử. Các điểm khống chế tọa độ, độ cao dùng để khởi tính là các điểm tọa độ, độ cao nhà nước có trong khu đo. Trường hợp sử dụng công nghệ GPS, tùy theo khoảng cách từ các điểm khống chế đến mốc ĐGHC cần xác định tọa độ mà chọn thời gian quan trắc cho phù hợp nhưng không được ít hơn 60 phút. 3.2. Quy trình tính toán bình sai xác định tọa độ, độ cao mốc ĐGHC được thực hiện như quy trình tính toán bình sai lưới khống chế tọa độ các cấp. Tọa độ các mốc ĐGHC cấp xã được tính toán bình sai trong Hệ VN-2000, múi chiếu 3° phù hợp với kinh tuyến trục của bản đồ địa hình được sử dụng làm nền để thành lập bản đồ ĐGHC cấp xã khu vực đó. 3.3. Sai số trung phương tọa độ, độ cao mốc ĐGHC cấp xã sau bình sai không được phép vượt quá 0,3m đối với mặt phẳng và 0,5m đối với độ cao. Ở khu vực ẩn khuất, khó khăn các sai số này được phép nâng lên 0,5m đối với mặt phẳng và 0,7m đối với độ cao; 3.4. Sau khi tính toán bình sai phải lập Bảng xác nhận tọa độ mốc ĐGHC cấp xã, giá trị tọa độ, độ cao mốc ĐGHC được điền viết đến 0,01m theo mẫu được quy định tại Phụ lục 04 ban hành kèm theo Thông tư này. 4. Xác định tọa độ các điểm đặc trưng trên đường địa giới hành chính cấp xã Tọa độ các điểm đặc trưng trên đường ĐGHC cấp xã được xác định trên bản đồ địa hình dạng số sử dụng làm nền cho bản đồ ĐGHC cấp xã đó. Tọa độ điểm đặc trưng lấy đến 0,01m, Bảng tọa độ các điểm đặc trưng trên đường địa giới hành chính cấp xã được thực hiện theo quy định tại Phụ lục 05 ban hành kèm theo Thông tư này; 5. Xác định tọa độ, độ cao mốc địa giới hành chính và các điểm đặc trưng trên đường địa giới hành chính cấp huyện, cấp tỉnh 5.1. Bảng tọa độ các mốc ĐGHC và các điểm đặc trưng trên đường ĐGHC cấp huyện, cấp tỉnh được lập trên cơ sở bảng xác nhận tọa độ các mốc ĐGHC cấp xã. Trong đó: a) Các mốc ĐGHC cấp xã nằm trên đường ĐGHC cấp huyện và giao điểm giữa đường ĐGHC cấp xã với đường ĐGHC cấp huyện không cắm mốc được coi là những điểm đặc trưng trên đường ĐGHC cấp huyện; b) Các mốc ĐGHC cấp huyện nằm trên đường ĐGHC cấp tỉnh và giao điểm giữa đường ĐGHC cấp huyện với đường ĐGHC cấp tỉnh không cắm mốc được coi là những điểm đặc trưng trên đường ĐGHC cấp tỉnh. 5.2. Trường hợp bản đồ ĐGHC cấp xã có cơ sở toán học khác với cơ sở toán học của bản đồ ĐGHC cấp huyện, cấp tỉnh thì phải tính chuyển các giá trị tọa độ này về đúng cơ sở toán học của bản đồ ĐGHC cấp huyện, cấp tỉnh. 5.3. Bảng tọa độ các mốc ĐGHC và các điểm đặc trưng trên đường ĐGHC cấp huyện, cấp tỉnh được lập theo quy định tại Phụ lục 06 ban hành kèm theo Thông tư này. Giá trị tọa độ, độ cao lấy đến 0,01m.Phu luc 01_Quy cach moc duc be tong thong thuong.docPhu luc 03_Mau ban xac nhan vi tri moc ĐGHC.docPhu luc 04_Mau ban xac nhan toa do moc ĐGHC cap xa.docPhu luc 05_Mau bang toa do cac diem dac trung tren duong ĐGHC cap xa.docPhu luc 06_Mau bang toa do cac moc dia gioi hanh chinh va diem dac trung tren duong ĐGHC cap huyen (tinh).docPhu luc 07_Bien ban ban giao moc ĐGHC.docĐiều 11.1.TT.26.9. Thành lập bản đồ địa giới hành chính các cấp(Điều 9 Thông tư số 48/2014/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 03/11/2014) 1. Bản đồ nền sử dụng để thành lập bản đồ ĐGHC các cấp là bản đồ địa hình quốc gia dạng số mới nhất được cung cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 2. Tỷ lệ bản đồ nền được sử dụng để thành lập bản đồ ĐGHC các cấp được quy định như sau: Cấp hành chính Vùng đô thị, đồng bằng Vùng trung du, miền núi Cấp xã 1:2.000 - 1:10.000 1:5.000 - 1:10.000 Cấp huyện 1:5.000 - 1:50.000 1:10.000 - 1:50.000 Cấp tỉnh 1:25.000 - 1:50.000 3. Phiên hiệu mảnh bản đồ ĐGHC là phiên hiệu của mảnh bản đồ nền tương ứng. Ngoài phiên hiệu được đánh số theo quy định của bản đồ địa hình, mỗi mảnh bản đồ ĐGHC phải được đánh số thứ tự theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới theo thứ tự sắp xếp của các tờ bản đồ trong mỗi đơn vị hành chính. Ví dụ: 4. Bản đồ ĐGHC cấp xã được thành lập bằng công nghệ số trên cơ sở bản đồ nền dạng số, bản đồ ĐGHC gốc thực địa, các bảng xác nhận tọa độ mốc ĐGHC và bảng tọa độ các điểm đặc trưng. Bản đồ ĐGHC cấp huyện và cấp tỉnh được thành lập trên bản đồ nền có tỷ lệ nhỏ hơn, trong đó các yếu tố ĐGHC và các yếu tố địa lý có liên quan đến ĐGHC được tổng hợp từ bản đồ ĐGHC cấp xã. 5. Nội dung bản đồ ĐGHC các cấp 5.1. Các yếu tố nội dung của bản đồ nền. 5.2. Các yếu tố ĐGHC: Đường ĐGHC, mốc ĐGHC và các điểm đặc trưng trên đường ĐGHC; Trong trường hợp trên tuyến ĐGHC còn tranh chấp thì trên bản đồ phải thể hiện đường ĐGHC đúng thực trạng quản lý theo quan điểm của từng đơn vị hành chính liền kề và thể hiện ký hiệu đường địa giới chưa xác định. 5.3. Các yếu tố địa lý có liên quan đến đường ĐGHC được sử dụng như vật định hướng phục vụ việc xác định vị trí và mô tả đường ĐGHC. 5.4. Địa danh các đơn vị hành chính trong mảnh bản đồ; địa danh dân cư, thủy văn, sơn văn trong phạm vi đơn vị hành chính và phạm vi 2cm ngoài đường ĐGHC các cấp tại thời điểm lập bản đồ. Toàn bộ địa danh thể hiện trên bản đồ ĐGHC trong phạm vi đơn vị hành chính phải được lập phiếu thống kê địa danh dân cư, địa danh sơn văn, địa danh thủy văn theo mẫu quy định tại Phụ lục 10 ban hành kèm theo Thông tư này. 5.5. Các đảo, đá, bãi cạn, bãi ngầm phải ghi chú tên đơn vị hành chính quản lý ở trong ngoặc đơn đặt dưới tên đảo hoặc bên cạnh đảo. Trường hợp đảo, đá, bãi cạn, bãi ngầm nằm cách xa đất liền (ngoài phạm vi của tờ bản đồ có phần đất liền) thì phải làm sơ đồ thuyết minh kèm theo. 5.6. Đối với những đơn vị hành chính có đường biên giới quốc gia thì đường ĐGHC phải thể hiện đến đường biên giới quốc gia. 6. Trình bày bản đồ ĐGHC 6.1. Bản đồ ĐGHC các cấp được giới hạn bởi đường ĐGHC từng cấp, trong đó các yếu tố bản đồ nền trình bày theo quy định bản đồ địa hình, các yếu tố ĐGHC thể hiện theo ký hiệu bản đồ ĐGHC quy định tại Phụ lục 08 ban hành kèm theo Thông tư này. 6.2. Tại các điểm đầu hoặc cuối đường ĐGHC các cấp bao quanh đơn vị hành chính hoặc lãnh thổ, đoạn địa giới được kéo dài thêm 2cm ở tỷ lệ bản đồ. 6.3. Đường ĐGHC các cấp phải được tô viền bằng các dải màu (dải bo) có màu hồng sáng, đảm bảo không làm mờ các yếu tố ĐGHC và các yếu tố địa lý. Đối với đường ĐGHC bao quanh đơn vị hành chính thì chỉ tiến hành tạo dải bo về phía ngoài, đối với các đường ĐGHC nội bộ bên trong thì dải bo được tạo về hai phía của đường ĐGHC. 6.4. Trên bản đồ ĐGHC cấp huyện phải tạo dải bo cho đường ĐGHC cấp xã, trên bản đồ ĐGHC cấp tỉnh chỉ tạo dải bo cho ĐGHC cấp huyện. 6.5. Độ rộng dải bo của đường ĐGHC bao quanh đơn vị hành chính các cấp trên bản đồ được quy định như sau: a) Cấp tỉnh rộng 15mm; b) Cấp huyện rộng 10mm; c) Cấp xã rộng 5mm. 6.6. Độ rộng dải bo đối với đường ĐGHC cấp huyện trên bản đồ ĐGHC cấp tỉnh là 8mm, chia đều mỗi bên 4mm. Độ rộng dải bo đối với đường ĐGHC cấp xã trên bản đồ ĐGHC cấp huyện là 4mm, chia đều mỗi bên 2mm. 6.7. Trình bày khung ngoài của bản đồ ĐGHC được quy định tại Phụ lục 09 ban hành kèm theo Thông tư này. 7. Quy định thành lập bản đồ ĐGHC cấp xã 7.1. Mốc ĐGHC các cấp được thể hiện trên bản đồ số theo đúng giá trị tọa độ trong bảng xác nhận tọa độ mốc ĐGHC cấp xã. 7.2. Điểm đặc trưng được thể hiện trên bản đồ số theo đúng giá trị tọa độ trong bảng tọa độ điểm đặc trưng trên đường ĐGHC. 7.3. Trên cơ sở bản đồ ĐGHC gốc thực địa, xóa bỏ các yếu tố không còn tồn tại trên thực địa đồng thời biên tập bổ sung các yếu tố địa lý đã được thực hiện theo quy định tại tiết b điểm 2.1 khoản 2 Điều 6 Thông tư này. 7.4. Đường ĐGHC các cấp được thể hiện trên bản đồ ĐGHC cấp xã trên cơ sở bản đồ ĐGHC gốc thực địa đã được các đơn vị hành chính liền kề thống nhất xác định. Trên bản đồ số, đường ĐGHC phải đi qua các điểm đặc trưng, các mốc ĐGHC nằm trên đường địa giới. 7.5. Đường ĐGHC cấp xã chỉ vẽ đến bờ biển. Đường ĐGHC cấp huyện, cấp tỉnh phải được thể hiện đến đường cơ sở. 7.3. Biên tập bản đồ ĐGHC cấp xã dạng số: a) Việc biên tập bản đồ ĐGHC cấp xã dạng số tuân thủ theo các quy định về biên tập bản đồ địa hình dạng số hiện hành cùng tỷ lệ có bổ sung các yếu tố ĐGHC vào nhóm đối tượng biên giới, địa giới. Các yếu tố ĐGHC phải được thể hiện ở dạng số theo quy định tại điểm 6.1 khoản 6 Điều 9 Thông tư này; b) Các yếu tố ĐGHC được tổ chức, tách lớp riêng biệt và biên tập theo đơn vị hành chính cấp xã. Các yếu tố địa lý khác được giữ nguyên theo đơn vị mảnh bản đồ nền; c) Trường hợp có sự mâu thuẫn về vị trí của mốc ĐGHC so với các yếu tố địa lý lân cận, phải tiến hành biên tập lại các yếu tố địa lý trên bản đồ cho phù hợp; d) Tại các khu vực có mật độ địa vật quá dày, khi mốc ĐGHC, điểm đặc trưng trùng với yếu tố địa lý trên bản đồ thì ưu tiên thể hiện các yếu tố địa giới, các yếu tố địa lý có trong mô tả ĐGHC và các yếu tố địa lý lân cận có tính định hướng; đ) Trường hợp đường ĐGHC đi trùng đối tượng hình tuyến trên bản đồ, căn cứ vào bản mô tả tiến hành chuẩn hóa lại đối tượng hình tuyến và các đối tượng có liên quan theo đúng tương quan hình học trên cơ sở giữ nguyên các điểm mốc ĐGHC, các điểm đặc trưng. Sau khi chuẩn hóa, đối tượng đường ĐGHC được sao chép trùng khít từ đối tượng hình tuyến đó; e) Mỗi đối tượng đường ĐGHC phải là một đường liên tục (Linestring) hoặc bao gồm nhiều đoạn tiếp nối với nhau với dung sai 0,001 m. Tại những nơi đường ĐGHC các cấp trùng nhau phải thể hiện đầy đủ bằng cách sao chép trùng khít tuyệt đối; g) Khi biên tập bản đồ ĐGHC dạng số được phép sử dụng công cụ làm sạch tự động với dung sai 0,001m đối với các vị trí điểm mốc ĐGHC, điểm đặc trưng trên đường ĐGHC và điểm giao cắt giữa các tuyến ĐGHC; 0,1m đối với các đối tượng khác. 7.7. Biên tập bản đồ ĐGHC cấp xã phục vụ in trên giấy a) Bản đồ ĐGHC in trên giấy được xác lập tính pháp lý theo quy định tại điểm 4.1 khoản 4 Điều 10 Thông tư này; b) Biên tập bản đồ ĐGHC cấp xã phục vụ in trên giấy được thực hiện trên cùng phiên bản phần mềm và bộ thư viện ký hiệu đã sử dụng trong biên tập bản đồ ĐGHC cấp xã dạng số; c) Độ chính xác và tính đầy đủ của phiên bản dữ liệu bản đồ phục vụ in trên giấy không được thay đổi so với bộ dữ liệu bản đồ ĐGHC cấp xã dạng số; d) Quá trình biên tập chỉ được phép xê dịch vị trí các ghi chú hoặc một số ký hiệu có tính đại diện để các nội dung liên quan đến đường ĐGHC các cấp trên bản in được trình bày rõ ràng, dễ đọc; đ) Trường hợp đối tượng quá dày, cho phép viết tắt các ghi chú theo quy định của bản đồ địa hình truyền thống, cá biệt có thể được phép thu nhỏ đến 2/3 so với quy định để đảm bảo dung nạp hết những nội dung cần thiết; e) Trường hợp đoạn ĐGHC đi trùng đối tượng hình tuyến, ký hiệu đường ĐGHC được biên tập chéo cánh xẻ hai bên đoạn đối tượng hình tuyến để chỉ rõ giới hạn đoạn ĐGHC đi trùng. Ký hiệu chéo cánh xẻ tuân theo quy tắc thể hiện của bản đồ địa hình truyền thống. 8. Quy định thành lập bản đồ ĐGHC cấp huyện, cấp tỉnh 8.1. Bản đồ ĐGHC cấp huyện được thành lập bằng công nghệ số từ nguồn dữ liệu bản đồ ĐGHC cấp xã phục vụ in trên giấy. Bản đồ ĐGHC cấp tỉnh được thành lập bằng công nghệ số từ bản đồ ĐGHC cấp huyện. 8.2. Mốc ĐGHC và các điểm đặc trưng cấp huyện, cấp tỉnh được thể hiện theo đúng giá trị tọa độ trong bảng tọa độ các mốc ĐGHC và các điểm đặc trưng trên đường ĐGHC cấp huyện, cấp tỉnh. Trường hợp có sự mâu thuẫn về vị trí của mốc so với các yếu tố địa lý lân cận, phải tiến hành biên tập lại các yếu tố địa lý liên quan trên bản đồ cho phù hợp. 8.3. Các yếu tố ĐGHC và các yếu tố địa lý có liên quan đến đường ĐGHC từ kết quả biên tập bản đồ ĐGHC cấp xã được tổng quát hóa và thể hiện trên bản đồ nền theo các quy định về nội dung và yêu cầu thể hiện ở tỷ lệ tương ứng. Các đối tượng nội dung liên quan trên bản đồ nền phải được chỉnh sửa, biên tập cho phù hợp, không được mâu thuẫn. 8.4. Đường ĐGHC các cấp thể hiện trong bản đồ ĐGHC cấp huyện, cấp tỉnh trên cơ sở kế thừa kết quả biên tập bản đồ ĐGHC cấp xã. Trường hợp có mâu thuẫn cần tiến hành chính sửa, biên tập cho phù hợp trên cơ sở ưu tiên các yếu tố ĐGHC đồng thời phải đảm bảo mức độ đầy đủ như trong bản mô tả đường ĐCHC ở cấp tương ứng. 8.5. Biên tập bản đồ ĐGHC cấp huyện, cấp tỉnh phục vụ in trên giấy được thực hiện theo các quy định như đối với việc biên tập bản đồ ĐGHC cấp xã in trên giấy. Phu luc 08_Mau ki hieu ban do dia gioi hanh chinh.docPhu luc 09_Trinh bay ngoai khung ban do ĐGHC cac cap.docPhu luc 10_Mau phieu thong ke dia danh.docĐiều 11.1.TT.26.10. Lập hồ sơ địa giới hành chính các cấp(Điều 10 Thông tư số 48/2014/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 03/11/2014)1. Nội dung của hồ sơ ĐGHC cấp xã Hồ sơ ĐGHC cấp xã bao gồm các tài liệu sau: a) Các văn bản pháp lý về thành lập xã và điều chỉnh ĐGHC xã; b) Bản đồ ĐGHC cấp xã; c) Các bản xác nhận sơ đồ vị trí các mốc ĐGHC cấp xã, huyện, tỉnh trên đường ĐGHC của xã; d) Bản xác nhận tọa độ các mốc ĐGHC cấp xã; đ) Bảng tọa độ các điểm đặc trưng trên đường ĐGHC cấp xã; e) Mô tả tình hình chung về ĐGHC cấp xã; g) Các biên bản xác nhận mô tả đường ĐGHC cấp xã; h) Các phiếu thống kê địa danh (dân cư, thủy văn, sơn văn); i) Biên bản bàn giao mốc ĐGHC các cấp. 2. Nội dung của hồ sơ ĐGHC cấp huyện Hồ sơ ĐGHC cấp huyện bao gồm các tài liệu sau: a) Các văn bản pháp lý về thành lập huyện và điều chỉnh ĐGHC huyện; b) Bản đồ ĐGHC cấp huyện; c) Các bản xác nhận sơ đồ vị trí các mốc ĐGHC cấp huyện, tỉnh trên đường ĐGHC của huyện; d) Bảng tọa độ các mốc ĐGHC và các điểm đặc trưng trên đường ĐGHC cấp huyện; đ) Mô tả tình hình chung về ĐGHC cấp huyện; e) Các bản xác nhận mô tả đường ĐGHC cấp huyện. 3. Nội dung của hồ sơ ĐGHC cấp tỉnh Hồ sơ ĐGHC cấp tỉnh bao gồm các tài liệu sau: a) Các văn bản pháp lý về thành lập tỉnh và điều chỉnh ĐGHC tỉnh; b) Bản đồ ĐGHC cấp tỉnh; c) Các bản xác nhận sơ đồ vị trí các mốc ĐGHC cấp tỉnh trên đường ĐGHC của tỉnh; d) Bảng tọa độ các mốc ĐGHC và các điểm đặc trưng trên đường ĐGHC cấp tỉnh; đ) Mô tả tình hình chung về ĐGHC cấp tỉnh; e) Các bản xác nhận mô tả đường ĐGHC cấp tỉnh. 4. Xác lập tính pháp lý của các tài liệu trong hồ sơ ĐGHC các cấp 4.1. Xác lập tính pháp lý trên bản đồ ĐGHC các cấp: a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, huyện, tỉnh ký xác nhận ở ngoài góc khung Đông nam các mảnh bản đồ trong bộ bản đồ ĐGHC thuộc phạm vi quản lý hành chính của mình; b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, huyện, tỉnh liên quan ký xác nhận bên trong nội dung các mảnh bản đồ ĐGHC vào phạm vi thuộc quản lý hành chính của mình và cách đường ĐGHC chung với cấp lập hồ sơ từ 2cm đến 3cm. 4.2. Xác lập tính pháp lý trên sơ đồ vị trí các mốc ĐGHC cấp: a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trực tiếp quản lý mốc ĐGHC ký xác nhận sơ đồ vị trí mốc ĐGHC cấp tỉnh, đại diện Bộ Nội vụ ký chứng thực sơ đồ vị trí mốc ĐGHC cấp tỉnh; b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trực tiếp quản lý mốc ký xác nhận và Chủ tịch UBND cấp tỉnh ký chứng thực sơ đồ vị trí mốc ĐGHC cấp huyện c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trực tiếp quản lý mốc ký xác nhận và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký chứng thực sơ đồ vị trí mốc ĐGHC cấp xã. 4.3. Xác lập tính pháp lý trên bản xác nhận tọa độ các mốc ĐGHC: a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp quản lý trực tiếp mốc ĐGHC ký xác nhận vào bản xác nhận tọa độ các mốc ĐGHC cấp tương ứng; b) Đại diện đơn vị thi công ký xác nhận; người lập, người kiểm tra ký và ghi rõ họ tên. 4.4. Xác lập tính pháp lý đối với bản mô tả tình hình chung về ĐGHC các cấp: a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp ký xác nhận; b) Người lập ký và ghi rõ họ tên. 4.5. Xác lập tính pháp lý đối với biên bản xác nhận mô tả đường ĐGHC cấp xã: a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã của hai bên liên quan ký xác nhận; b) Đại diện cơ quan chuyên môn cấp huyện gồm phòng Nội vụ và đơn vị thi công ký chứng kiến. 4.6. Xác lập tính pháp lý đối với bản xác nhận mô tả đường ĐGHC cấp huyện, cấp tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh liên quan trực tiếp ký xác nhận. 4.7. Xác lập tính pháp lý đối với phiếu thống kê địa danh (dân cư, thủy văn, sơn văn) thuộc địa phận hành chính cấp xã do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký xác nhận, người lập phiếu ký và ghi rõ họ tên. 4.8. Xác lập tính pháp lý đối với biên bản bàn giao mốc ĐGHC các cấp: a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký xác nhận bên giao mốc; b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ký xác nhận bên nhận mốc. 4.9. Đối với bản sao các văn bản pháp lý về điều chỉnh ĐGHC các cấp: việc ký sao y bản chính tuân theo quy định tại Thông tư liên tịch số 55/TTLT-BNV-VPCP ngày 06 tháng 5 năm 2005 của Bộ Nội vụ và Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính; Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính. 5. Trình bày và đóng tập hồ sơ ĐGHC lập mới 5.1. Hồ sơ ĐGHC các cấp lập mới được trình bày và đóng tập theo quy định tại Phụ lục 16a, 16b, 16c; bìa hồ sơ ĐGHC trình bày theo quy định tại Phụ lục 17 ban hành kèm theo Thông tư này. 5.2. Bản đồ ĐGHC lập mới được trình bày và đóng tập theo quy định tại Phụ lục 18 ban hành kèm theo Thông tư này.Phu luc 16_Huong dan dong goi ho so ĐGHC.docPhu luc 17_Mau to bia cua tap ho so ĐGHC cap xa.docPhu luc 18_Mau trinh bay bia tap ban do dia gioi hanh chinh.doc(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 16. Thể thức bản sao; Điều 17. Kỹ thuật trình bày của Thông tư 01/2011/TT-BNV Hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính ban hành ngày 19/01/2011; Điều 11.1.TT.26.11. Chỉnh lý, bổ sung hồ sơ ĐGHC đối với các đơn vị hành chính có sự điều chỉnh)Điều 11.1.TT.26.11. Chỉnh lý, bổ sung hồ sơ ĐGHC đối với các đơn vị hành chính có sự điều chỉnh(Điều 11 Thông tư số 48/2014/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 03/11/2014) 1. Trường hợp đơn vị hành chính được điều chỉnh ĐGHC theo Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì thực hiện chỉnh lý, bổ sung hồ sơ ĐGHC theo quy định sau: 1.1. Giữ nguyên hiện trạng bộ hồ sơ ĐGHC hiện đang sử dụng sau khi có Quyết định điều chỉnh ĐGHC của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, không chỉnh sửa làm thay đổi nội dung, tẩy xóa, xé lẻ bộ hồ sơ hiện có. 1.2. Những tài liệu và văn bản pháp lý trong hồ sơ hiện đang sử dụng có nội dung còn phù hợp với nội dung Quyết định điều chỉnh ĐGHC mới của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được sao lục đưa vào hồ sơ ĐGHC chỉnh lý, bổ sung. 1.3. Đối với tuyến ĐGHC không thay đổi và không chôn thêm mốc ĐGHC phải bổ sung bản sao Quyết định điều chỉnh ĐGHC mới của cơ quan nhà nước có thẩm quyền vào tập hồ sơ ĐGHC hiện đang sử dụng. 1.4. Những tài liệu lập mới trong hồ sơ ĐGHC được phải được xác lập tính pháp lý theo quy định tại khoản 4 Điều 10 Thông tư này. 1.5. Những tài liệu bổ sung thêm và những tài liệu liên quan đến chỉnh lý hồ sơ ĐGHC đều phải đóng bổ sung vào tập hồ sơ hiện đang sử dụng. 2. Trường hợp có điều chỉnh đường ĐGHC và chôn thêm mốc mới thì phải bổ sung vào tập hồ sơ hiện đang sử dụng những tài liệu sau: 2.1. Bản thống kê danh mục tài liệu mới bổ sung. 2.2. Bản sao văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về điều chỉnh ĐGHC. 2.3. Bản tổng hợp những thay đổi về ĐGHC. 2.4. Bản xác nhận sơ đồ vị trí mốc mới bổ sung. 2.5. Bảng xác nhận tọa độ các mốc ĐGHC và bảng tọa độ các điểm đặc trưng trên đường ĐGHC mới bổ sung. 2.6. Biên bản xác nhận mô tả tuyến ĐGHC mới lập. 2.7. Biên bản bàn giao mốc ĐGHC mới bổ sung. 3. Tài liệu pháp lý sử dụng để chỉnh lý, bổ sung bản đồ ĐGHC bao gồm: 3.1. Bản sao quyết định của cấp có thẩm quyền về điều chỉnh ĐGHC. 3.2. Bản đồ ĐGHC hiện đang sử dụng. 3.3. Bản đồ nền do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp. 3.4. Bản xác nhận sơ đồ vị trí mốc ĐGHC mới bổ sung; biên bản xác nhận mô tả tuyến ĐGHC mới điều chỉnh; bản xác nhận tọa độ mốc ĐGHC; bảng tọa độ các điểm đặc trưng trên đường ĐGHC. 4. Thực hiện chỉnh lý, bổ sung bản đồ ĐGHC theo quy định sau: 4.1. Căn cứ vào tài liệu, văn bản pháp lý về điều chỉnh ĐGHC tiến hành bổ sung, chỉnh sửa các ký hiệu đường địa giới, mốc ĐGHC, địa danh hành chính, địa danh dân cư, thủy văn, sơn văn cho phù hợp đồng thời bổ sung chỉnh sửa các yếu tố địa lý liên quan đến đường ĐGHC trong phạm vi 2cm trên bản đồ về hai bên đường ĐGHC cấp xã. 4.2. Trình bày bản đồ ĐGHC sau khi đã được chỉnh lý bổ sung theo quy định tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư này, góc phía Đông bắc ngoài khung mảnh bản đồ có ghi chú nội dung: “Mảnh bản đồ được chỉnh lý bổ sung theo quyết định số..., ngày..., tháng..., năm... của...” (điền tên cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc điều chỉnh ĐGHC phải được ghi chính xác theo các văn bản pháp lý). 5. Xác lập tính pháp lý trên các tài liệu chỉnh lý, bổ sung của hồ sơ ĐGHC các cấp được thực hiện theo các quy định sau: 5.1. Các tài liệu lập mới thì xác lập tính pháp lý theo quy định tại khoản 4 Điều 10 Thông tư này. 5.2. Các tài liệu có nội dung không thay đổi được sao lục và xác nhận bởi cơ quan hành chính nhà nước cấp trên quản lý trực tiếp đơn vị hành chính có sự điều chỉnh. 6. Đóng tập các tài liệu chỉnh lý, bổ sung hồ sơ ĐGHC các cấp: 6.1. Bản đồ ĐGHC mới chỉnh lý, bổ sung được đóng tiếp vào tập bản đồ ĐGHC hiện đang sử dụng hoặc theo các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 6.2. Các văn bản tài liệu mới chỉnh lý, bổ sung được đóng tiếp vào tập hồ sơ ĐGHC hiện đang sử dụng hoặc theo các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 11.1.TT.26.10. Lập hồ sơ địa giới hành chính các cấp)Điều 11.1.TT.26.12. Kiểm tra, nghiệm thu hồ sơ địa giới hành chính các cấp(Điều 12 Thông tư số 48/2014/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 03/11/2014)1. Yêu cầu về kiểm tra, nghiệm thu: 1.1. Nhiệm vụ kiểm tra, nghiệm thu hồ sơ ĐGHC phải được thực hiện ngay sau khi hoàn thành từng hạng mục công việc, sản phẩm. 1.2. Hồ sơ ĐGHC khi nghiệm thu phải đảm bảo được lập đầy đủ theo quy định tại Thông tư này, các số liệu phải chính xác, từ ngữ sử dụng trong các văn bản phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu và thống nhất giữa các cấp. 1.3. Đảm bảo tính thống nhất và chính xác về mặt kỹ thuật trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đo vẽ bổ sung các yếu tố ĐGHC, các yếu tố địa lý từ thực địa lên bản đồ địa hình và về lập hồ sơ, bản đồ ĐGHC. 1.4. Xác nhận rõ khối lượng nhiệm vụ đã thực hiện, đối chiếu với Dự án, Thiết kế kỹ thuật - dự toán để làm cơ sở cho việc quyết toán. 1.5. Khi kết thúc nghiệm thu hồ sơ ĐGHC phải lập báo cáo gửi cơ quan quản lý cấp trên nêu rõ số lượng và chất lượng từng tài liệu trong hồ sơ ĐGHC. Trong báo cáo phải có kết luận rõ ràng và đánh giá chất lượng tốt hoặc đạt yêu cầu, những thiếu sót cần phải bổ sung, sửa chữa hoặc làm lại, thời gian hoàn thành, khi nộp lên cấp trên phải đảm bảo đầy đủ và chính xác. 1.6. Phiếu ghi ý kiến kiểm tra, Biên bản nghiệm thu, Bảng danh mục tài liệu đã nghiệm thu trong quá trình kiểm tra, nghiệm thu lập theo mẫu quy định tại Phụ lục 19a, 19b, 19c ban hành kèm theo Thông tư này. 1.7. Những ý kiến liên quan đến đề nghị xử lý của cơ quan Trung ương (Bộ Nội vụ, Bộ Tài nguyên và Môi trường) phải lập thành văn bản đề nghị riêng. 2. Trình tự trách nhiệm các cấp trong kiểm tra nghiệm thu: 2.1. Đơn vị thi công chịu trách nhiệm kiểm tra tất cả các hạng mục của sản phẩm theo các chỉ tiêu kỹ thuật đưa ra trong nội dung Thông tư này. 2.2. Ủy ban nhân dân các cấp phối hợp với đơn vị thi công kiểm tra nghiệm thu hồ sơ ĐGHC thuộc trách nhiệm quản lý trực tiếp của mình và kiểm tra nghiệm thu hồ sơ ĐGHC của cấp dưới thuộc thẩm quyền quản lý. 2.3. Sở Nội vụ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân tỉnh hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác tra kiểm tra nghiệm thu hồ sơ ĐGHC, các cấp. 2.4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nghiệm thu và chịu trách nhiệm trước Chính phủ về chất lượng toàn bộ hồ sơ ĐGHC các cấp thuộc thẩm quyền quản lý của mình. Để bảo đảm giá trị sử dụng lâu dài, nếu trong quá trình sử dụng phát hiện có sai sót thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải có biện pháp chỉ đạo các cấp liên quan chỉnh lý, bổ sung kịp thời và báo cáo cơ quan quản lý cấp trên, không để kéo dài. 2.5. Hồ sơ ĐGHC các cấp trước khi giao nộp để kiểm tra nghiệm thu phải được xem xét kỹ lưỡng về số lượng, chất lượng của tất cả các tài liệu có liên quan đảm bảo bốn tính chất đầy đủ, chính xác, thống nhất và pháp lý của hồ sơ. 3. Tổ chức kiểm tra, nghiệm thu 3.1. Ủy ban nhân dân mỗi cấp thành lập một tổ chuyên viên giúp việc để thực hiện công tác kiểm tra và nghiệm thu hồ sơ ĐGHC thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp và kiểm tra nghiệm thu hồ sơ ĐGHC của cấp dưới thuộc quyền quản lý. Tổ chuyên viên có nhiệm vụ: a) Theo dõi quá trình tổ chức thực hiện và chuẩn bị các công việc cần thiết cho việc kiểm tra nghiệm thu sản phẩm ngay sau khi hoàn thành; b) Thực hiện kiểm tra cơ sở pháp lý và nội dung kỹ thuật đối với các sản phẩm đưa vào kiểm tra nghiệm thu; c) Chỉ ra những thiếu sót và yêu cầu đơn vị thi công có trách nhiệm bổ sung, sửa chữa kịp thời hoặc yêu cầu làm lại khi cần thiết; d) Xác nhận việc sửa chữa, bổ sung hoặc làm lại (nếu có); giúp Ủy ban nhân dân cấp mình xác nhận tính pháp lý cho hồ sơ, xác nhận việc hoàn thành của đơn vị thi công và soạn thảo báo cáo nghiệm thu gửi cấp trên. 3.2. Tổ chức kiểm tra, nghiệm thu trên toàn bộ các hạng mục sản phẩm bản đồ ĐGHC và các tài liệu theo quy định trong bộ hồ sơ ĐGHC, các tài liệu liên quan trong quá trình thi công như: sổ đo, kết quả đo bù, bảng tính, biên bản kiểm nghiệm máy và các tài liệu khác. 3.3. Khi kiểm tra, nghiệm thu hồ sơ ĐGHC ở mỗi cấp, phải có đại diện của Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp tham gia; riêng đối với bộ hồ sơ ĐGHC cấp tỉnh, thì Ủy ban nhân dân tỉnh tự tổ chức kiểm tra nghiệm thu. 3.4. Các tài liệu giao nộp trước khi kiểm tra nghiệm thu: a) Bản đồ ĐGHC; b) Sơ đồ vị trí các mốc ĐGHC; c) Bảng xác nhận tọa độ các mốc ĐGHC; d) Bảng tọa độ các điểm đặc trưng trên đường ĐGHC; đ) Các biên bản xác nhận mô tả ĐGHC; e) Các phiếu thống kê địa danh. 4. Mức độ kiểm tra nghiệm thu 4.1. Đối với hồ sơ ĐGHC cấp xã: a) Đơn vị thi công tự tổ chức kiểm tra 100% các hạng mục công việc và tài liệu trong hồ sơ ĐGHC; b) Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm theo dõi, giám sát quá trình thi công tại thực địa và kiểm tra 100% tất cả các hạng mục công việc và tài liệu của hồ sơ ĐGHC cấp xã của mình trong quá trình đơn vị thi công tổ chức thực hiện; c) Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm: Kiểm tra xem xét tài liệu, chất lượng mốc ĐGHC 30%; Đối chiếu kết quả đo tọa độ mốc ĐGHC và các điểm đặc trưng trên dữ liệu bản đồ ĐGHC 30%. Đối chiếu giữa tài liệu với thực địa: kiểm tra 30% cho các loại công việc và tài liệu: bản đồ ĐGHC, sơ đồ vị trí mốc ĐGHC, biên bản xác nhận mô tả ĐGHC và các bản thống kê địa danh. d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm: Kiểm tra xem xét tài liệu, chất lượng mốc 20%; Đối chiếu kết quả đo tọa độ vị trí mốc và các điểm đặc trưng trên bản đồ ĐGHC 10%. Đối chiếu giữa tài liệu với thực địa: kiểm tra 10% cho các loại công việc và tài liệu: bản đồ ĐGHC, sơ đồ vị trí mốc ĐGHC, biên bản xác nhận mô tả ĐGHC và các bản thống kê địa danh. 4.2. Đối với hồ sơ ĐGHC cấp huyện b) Ủy ban nhân dân cấp huyện kiểm tra 100% tất cả các hạng mục công việc và tài liệu của hồ sơ ĐGHC cấp huyện của mình do đơn vị thi công thực hiện; c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra 50% tất cả các hạng mục công việc và tài liệu. 4.3. Đối với hồ sơ ĐGHC cấp tỉnh a) Đơn vị thi công tự tổ chức kiểm tra 100% tất cả các hạng mục công việc và tài liệu trong hồ sơ ĐGHC do đơn vị thi công thực hiện; b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra 100% tất cả các hạng mục công việc và tài liệu của hồ sơ ĐGHC cấp tỉnh do đơn vị thi công thực hiện; Bộ Nội vụ chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường căn cứ tình hình cụ thể để quyết định mức độ kiểm tra các hạng mục công việc và tài liệu thuộc hồ sơ ĐGHC cấp tỉnh trong quá trình thẩm định. 5. Đóng gói sản phẩm hồ sơ ĐGHC các cấp 5.1. Trước khi đóng gói sản phẩm bản đồ ĐGHC các cấp, phải rà soát toàn bộ sản phẩm theo các nội dung sau: a) Thông tin định tính, định lượng của các yếu tố địa lý cùng tên trên bản đồ ĐGHC các cấp không được mâu thuẫn, đặc biệt là các yếu tố liên quan đến mô tả đường ĐGHC các cấp; b) Các yếu tố ĐGHC và yếu tố địa lý thể hiện trên bản đồ địa hình có liên quan phải được rà soát, chuẩn hóa 100% về độ chính xác, mức độ phù hợp giữa bản đồ số, bản đồ gốc thực địa và bản xác nhận mô tả đường ĐGHC các cấp; c) Bản đồ ĐGHC các cấp in trên giấy phải có chất lượng tốt, tông màu đồng đều, hình thức, màu sắc ký hiệu phải thống nhất trên toàn bộ sản phẩm. Các yếu tố nội dung về ĐGHC phải rõ ràng, dễ nhận biết. 5.2. Việc tiếp biên phải được tiến hành trước khi tổng hợp nội dung bản đồ cấp xã lên cấp huyện và cấp huyện lên cấp tỉnh. Phải tiếp biên tất cả các đối tượng kiểu đường, kiểu vùng có giao cắt với đường biên theo nguyên tắc các đối tượng kiểu đường và kiểu vùng không được biến dạng, đổi hướng hoặc gãy khúc. Các đối tượng địa vật, địa danh cùng tên giữa các đơn vị hành chính lân cận phải thống nhất. 5.3. Việc đóng gói, giao nộp sản phẩm chỉ được thực hiện sau khi đã thông qua công tác kiểm tra nghiệm thu sản phẩm cuối cùng của toàn dự án. Bản đồ ĐGHC được đóng gói theo quy định của việc lập hồ sơ địa giới hành chính các cấp, bao gồm: a) Dữ liệu bản đồ dạng số và kết quả biên tập phục vụ in trên giấy; b) Các thư viện ký hiệu được sử dụng để thành lập và biên tập bản đồ ĐGHC các cấp; c) Các bảng biểu thống kê tọa độ điểm mốc, điểm đặc trưng và các sản phẩm trung gian khác đã sử dụng trong quá trình thành lập bản đồ. 5.4. Số đo GPS theo mẫu tại Phụ lục 7 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng lưới tọa độ. 5.5. Kết quả tính toán bình sai tọa độ, độ cao mốc ĐGHC các cấp. 5.6. Các hạng mục sản phẩm dạng số được ghi trên đĩa CD, DVD có chất lượng tốt hoặc các thiết bị lưu trữ số khác. 6. Việc thẩm định hồ sơ ĐGHC thực hiện theo quy định tại khoản 3 mục 2 Thông tư liên tịch số 06/2006/TTLT-BTNMT-BNV-BNG-BQP ngày 13 tháng 6 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng hướng dẫn quản lý công tác đo đạc và bản đồ về địa giới hành chính và biên giới quốc gia. 7. Việc quản lý, sử dụng hồ sơ ĐGHC các cấp thực hiện theo quy định tại khoản 2 mục 2 Thông tư liên tịch số 06/2006/TTLT-BTNMT-BNV-BNG-BQP ngày 13 tháng 6 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng hướng dẫn quản lý công tác đo đạc và bản đồ về địa giới hành chính và biên giới quốc gia.Phu luc 19_Cac tai lieu kiem traĐiều 11.1.TT.27.1. (Điều 1 Thông tư số 49/2014/TT-BTNMT Ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật xác định đường địa giới hành chính, cắm mốc địa giới và lập hồ sơ địa giới hành chính các cấp ngày 22/08/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2015)Ban hành kèm theo Thông tư này Định mức kinh tế - kỹ thuật xác định đường địa giới hành chính, cắm mốc địa giới và lập hồ sơ địa giới hành chính các cấp.Phu luc_Dinh muc kinh te - ky thuat xac dinh duong dia gioi hanh chinh-cam moc dia gioi-lap ho so dia gioi hanh chinh cac cap.doc(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 27.1.LQ.19. Đo đạc và bản đồ về địa giới hành chính; Điều 27.1.LQ.19. Đo đạc và bản đồ về địa giới hành chính)Điều 11.1.LQ.30. Bản đồ hành chính(Điều 30 Luật số 45/2013/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014) 1. Bản đồ hành chính của địa phương nào thì được lập trên cơ sở bản đồ địa giới hành chính của địa phương đó. 2. Việc lập bản đồ hành chính được thực hiện theo quy định sau đây: a) Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo, hướng dẫn việc lập bản đồ hành chính các cấp trong phạm vi cả nước và tổ chức thực hiện việc lập bản đồ hành chính toàn quốc, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; b) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) tổ chức thực hiện việc lập bản đồ hành chính huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.Mục 2ĐIỀU TRA CƠ BẢN VỀ ĐẤT ĐAI(Mục này có nội dung liên quan đến Điều 33.7.NĐ.2.6. Diện tích thuế được quy định như sau:; Điều 33.7.NĐ.2.6. Diện tích thuế được quy định như sau: của Nghị định 74/CP Quy định chi tiết thi hành Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp ban hành ngày 25/10/1993)Điều 11.1.LQ.31. Lập, chỉnh lý bản đồ địa chính(Điều 31 Luật số 45/2013/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014) 1. Việc đo đạc, lập bản đồ địa chính được thực hiện chi tiết đến từng thửa đất theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn. 2. Việc chỉnh lý bản đồ địa chính được thực hiện khi có sự thay đổi về hình dạng kích thước diện tích thửa đất và các yếu tố khác có liên quan đến nội dung bản đồ địa chính. 3. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc lập, chỉnh lý và quản lý bản đồ địa chính trong phạm vi cả nước; điều kiện hành nghề đo đạc địa chính. 4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc lập, chỉnh lý và quản lý bản đồ địa chính ở địa phương.Điều 11.1.TT.11.3. Điều kiện để bảo đảm thực hiện lồng ghép(Điều 3 Thông tư số 30/2013/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 29/11/2013) 1. Dự án đầu tư hoặc luận chứng kinh tế kỹ thuật hoặc thiết kế kỹ thuật và dự toán được duyệt phải bao gồm tất cả các công đoạn cần thực hiện theo quy định như sau: a) Trường hợp phải đo đạc lập hoặc chỉnh lý bản đồ địa chính thì phải thực hiện các công đoạn: đo đạc lập hoặc chỉnh lý bản đồ địa chính; đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận; xây dựng hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính; b) Trường hợp đã hoàn thành đo đạc lập hoặc chỉnh lý bản đồ địa chính nhưng chưa hoàn thành đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận thì phải thực hiện các công đoạn: đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận; xây dựng hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính. 2. Kế hoạch thực hiện phải được xây dựng, thực hiện thống nhất đối với tất cả các lực lượng tham gia thực hiện gồm cơ quan tài nguyên và môi trường; Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất các cấp tỉnh, huyện; Ủy ban nhân dân cấp xã và đơn vị tư vấn (nếu có); trong đó phải thể hiện đầy đủ các nội dung công việc cụ thể của từng công đoạn cần thực hiện; các nội dung phải thực hiện lồng ghép giữa các công đoạn; thời gian triển khai và hoàn thành, thời gian kiểm tra, nghiệm thu từng nội dung công việc của mỗi công đoạn; lực lượng thực hiện từng nội dung công việc cụ thể. 3. Kinh phí để thực hiện các công đoạn quy định tại khoản 1 Điều này phải được bố trí đầy đủ, bảo đảm thời gian để triển khai thực hiện của từng nội dung, công đoạn theo kế hoạch được duyệt. 4. Các lực lượng chuyên môn ở các cấp xã, huyện, tỉnh và đơn vị tư vấn (nếu có) trực tiếp tham gia thực hiện ở mỗi xã phải được tổ chức thành một lực lượng thống nhất trong một tổ công tác ở mỗi xã, huyện; có sự phân công trách nhiệm cụ thể, rõ ràng cho từng thành viên hoặc nhóm thành viên tham gia và phải ký cam kết thực hiện nhiệm vụ giữa các lực lượng thực hiện, bảo đảm thời gian theo kế hoạch đã thống nhất.(Điều này có nội dung liên quan đến Mục 2 CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT; Điều 11.1.LQ.96. Hồ sơ địa chính; Điều 11.1.LQ.121. Cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia)Điều 11.1.TT.11.4. Thực hiện lồng ghép việc đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận với việc đo đạc lập hoặc chỉnh lý bản đồ địa chính(Điều 4 Thông tư số 30/2013/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 29/11/2013) Đối với các xã, huyện triển khai thực hiện từ công đoạn đo đạc lập hoặc chỉnh lý bản đồ địa chính thì thực hiện các nội dung công việc đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận lồng ghép trong quá trình đo đạc theo quy định như sau: 1. Trong quá trình chuẩn bị triển khai đo đạc lập hoặc chỉnh lý bản đồ địa chính, cần thực hiện lồng ghép các công việc chuẩn bị cho tổ chức kê khai đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất gồm: thu thập, kiểm tra, đánh giá hồ sơ địa chính; lập danh sách các trường hợp phải kê khai đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận lần đầu, trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận và trường hợp phải đăng ký biến động đất đai. 2. Trong quá trình thực hiện xác định ranh giới thửa đất và đo đạc chi tiết bản đồ địa chính ở thực địa, cần thực hiện lồng ghép các công việc phục vụ cho đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận gồm: thu thập tin về mục đích đang sử dụng đất, người đang sử dụng đất; nguồn gốc sử dụng đất; tình trạng tranh chấp sử dụng đất; tình hình biến động ranh giới, diện tích thửa đất so với giấy tờ về quyền sử dụng đất (nếu có). 3. Trong quá trình thực hiện giao nhận kết quả đo đạc địa chính thửa đất cho người sử dụng đất, cần thực hiện lồng ghép việc cấp phát mẫu đơn và hướng dẫn kê khai, lập hồ sơ đăng ký, cấp Giấy chứng nhận lần đầu, hồ sơ cấp đổi Giấy chứng nhận, hồ sơ đăng ký biến động đất đai (sau đây gọi là hồ sơ đăng ký). 4. Trong quá trình thực hiện kiểm tra, xác minh, chỉnh sửa bản đồ địa chính theo ý kiến phản ánh của người sử dụng đất, cần hướng dẫn cho người sử dụng đất kê khai đăng ký lại theo kết quả chỉnh sửa, hoàn thiện bản đồ địa chính.(Điều này có nội dung liên quan đến Mục 2 CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT; Điều 11.1.LQ.96. Hồ sơ địa chính; Điều 11.1.LQ.121. Cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia)Điều 11.1.TT.11.5. Thực hiện lồng ghép việc kiểm tra, xét duyệt hồ sơ đăng ký của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện và của Ủy ban nhân dân cấp xã(Điều 5 Thông tư số 30/2013/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 29/11/2013) Trong quá trình Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện kiểm tra, xác nhận hồ sơ đăng ký của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện cần phối hợp để thực hiện tại xã đối với các công việc sau đây: 1. Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã cùng thực hiện kiểm tra sự đầy đủ, rõ ràng, thống nhất của hồ sơ kê khai đăng ký đã tiếp nhận; phân loại hồ sơ đăng ký để phục vụ cho thẩm tra, xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã và việc duyệt cấp Giấy chứng nhận của Ủy ban nhân dân cấp huyện gồm: a) Hồ sơ đăng ký, cấp Giấy chứng nhận lần đầu, trong đó được phân theo từng loại nguồn gốc sử dụng đất; b) Hồ sơ cấp đổi Giấy chứng nhận; c) Hồ sơ đăng ký biến động đất đai, trong đó phân theo từng loại hình biến động. 2. Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện việc thẩm tra, xác nhận hồ sơ đăng ký của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư theo quy định của pháp luật đất đai đối với mỗi loại thủ tục hành chính. 3. Kiểm tra kết quả xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã đối với từng hồ sơ đăng ký của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư ngay sau khi được xác nhận. 4. Xác định điều kiện cấp Giấy chứng nhận, điều kiện đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất và ghi ý kiến của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện vào từng hồ sơ đăng ký theo thẩm quyền phân cấp quy định đối với mỗi loại thủ tục hành chính.(Điều này có nội dung liên quan đến Mục 2 CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT; Điều 11.1.LQ.96. Hồ sơ địa chính; Điều 11.1.LQ.121. Cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia)Điều 11.1.TT.11.6. Thực hiện lồng ghép việc xây dựng hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính với quá trình đo đạc lập hoặc chỉnh lý bản đồ địa chính và đăng ký, cấp Giấy chứng nhận(Điều 6 Thông tư số 30/2013/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 29/11/2013) Việc xây dựng hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính cần được thực hiện lồng ghép với quá trình đo đạc lập hoặc chỉnh lý bản đồ địa chính và đăng ký, cấp Giấy chứng nhận theo quy định như sau: 1. Trong quá trình thực hiện các công việc chuẩn bị cho đo đạc lập hoặc chỉnh lý bản đồ địa chính và đăng ký, cấp Giấy chứng nhận, cần thực hiện lồng ghép các công việc chuẩn bị về nhân lực, vật tư, thiết bị, dụng cụ, phần mềm và thu thập các tài liệu hồ sơ địa chính đã lập trước đây phục vụ cho xây dựng hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính. 2. Trong quá trình thực hiện đo đạc lập hoặc chỉnh lý bản đồ địa chính cần thực hiện lồng ghép việc xây dựng dữ liệu không gian địa chính gắn với quá trình thực hiện công việc nội nghiệp của quy trình đo đạc lập hoặc chỉnh lý bản đồ địa chính. 3. Trong quá trình thực hiện đăng ký, cấp Giấy chứng nhận, cần thực hiện lồng ghép việc xây dựng dữ liệu thuộc tính địa chính, đồng thời hoàn thiện dữ liệu không gian địa chính theo quy định như sau: a) Thực hiện việc nhập, chuẩn hóa dữ liệu thuộc tính địa chính về lịch sử thửa đất (từ hồ sơ địa chính hoặc hồ sơ đăng ký trước khi đo vẽ bản đồ địa chính) vào cơ sở dữ liệu địa chính ngay trong quá trình tổ chức kê khai đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất. b) Thực hiện việc nhập, chuẩn hóa dữ liệu thuộc tính địa chính vào cơ sở dữ liệu địa chính đối với từng hồ sơ đăng ký ngay sau khi được Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất kiểm tra, ghi ý kiến vào đơn theo quy định. Sau khi được cơ quan có thẩm quyền duyệt cấp Giấy chứng nhận phải thực hiện việc quét lưu Giấy chứng nhận trước khi trao cho người được cấp; cập nhật bổ sung thông tin về Giấy chứng nhận được cấp; chỉnh lý dữ liệu thuộc tính địa chính đối với trường hợp dữ liệu cấp Giấy chứng nhận có thay đổi so với dữ liệu kê khai đăng ký. c) Thực hiện việc chỉnh lý, hoàn thiện dữ liệu không gian địa chính trong quá trình tổ chức kê khai đăng ký đất đai đối với trường hợp có ý kiến phản ánh kết quả đo đạc có sai sót và sau khi được kiểm tra, xác minh ý kiến phản ánh là đúng. Trường hợp sau khi được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận mà dữ liệu không gian thửa đất có thay đổi so với kết quả đo đạc lập bản đồ địa chính thì chỉnh lý, hoàn thiện dữ liệu không gian địa chính cho phù hợp với Giấy chứng nhận đã cấp. 4. Trong quá trình thực hiện đo đạc, đăng ký, cấp Giấy chứng nhận, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính cần thực hiện lồng ghép việc lập hồ sơ địa chính theo quy định như sau: a) Sao Giấy chứng nhận để lưu trước khi trao cho người sử dụng đất; b) Tập hợp, sắp xếp, đánh số thứ tự hồ sơ thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận gắn với quá trình thực hiện kiểm tra, xét duyệt cấp Giấy chứng nhận ở các cấp để quản lý, lưu trữ theo quy định; c) Đối với các huyện, tỉnh chưa xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính thì phải thực hiện việc lập hồ sơ địa chính gắn với quá trình xét duyệt hồ sơ đăng ký, cấp Giấy chứng nhận và in bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê đất, sổ cấp Giấy chứng nhận trên giấy để sử dụng ở các cấp theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Đối với các tỉnh, huyện đã xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, nhưng còn có xã, huyện chưa có điều kiện khai thác sử dụng, cập nhật cơ sở dữ liệu địa chính thì phải thực hiện việc in, sao bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê đất, sổ cấp Giấy chứng nhận cho các xã, huyện đó sử dụng, cập nhật biến động theo quy định.(Điều này có nội dung liên quan đến Mục 2 CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT; Điều 11.1.LQ.96. Hồ sơ địa chính; Điều 11.1.LQ.121. Cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia)Điều 11.1.TT.16.5. Cơ sở toán học(Điều 5 Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/07/2014)1. Bản đồ địa chính được lập ở các tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 và 1:10000; trên mặt phẳng chiếu hình, ở múi chiếu 3 độ, kinh tuyến trục theo từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN-2000 và hệ độ cao quốc gia hiện hành. Kinh tuyến trục theo từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định tại Phụ lục số 02 kèm theo Thông tư này. 2. Khung trong mở rộng của mảnh bản đồ địa chính là khung trong của mảnh bản đồ địa chính được thiết lập mở rộng thêm khi cần thể hiện các yếu tố nội dung bản đồ vượt ra ngoài phạm vi thể hiện của khung trong tiêu chuẩn. Phạm vi mở rộng khung trong của mảnh bản đồ địa chính mỗi chiều là 10 xen ti mét (cm) hoặc 20 cm so với khung trong tiêu chuẩn. 3. Lưới tọa độ vuông góc trên bản đồ địa chính được thiết lập với khoảng cách 10 cm trên mảnh bản đồ địa chính tạo thành các giao điểm, được thể hiện bằng các dấu chữ thập (+). 4. Các thông số của file chuẩn bản đồ 4.1. Thông số hệ quy chiếu và hệ tọa độ Thông số hệ quy chiếu và hệ tọa độ để lập bản đồ địa chính thực hiện theo quy định tại Thông tư số 973/2001/TT-TCĐC ngày 20 tháng 6 năm 2001 của Tổng cục Địa chính hướng dẫn áp dụng hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN-2000. 4.2. Thông số đơn vị đo (Working Units) gồm: a) Đơn vị làm việc chính (Master Units): mét (m); b) Đơn vị làm việc phụ (Sub Units): mi li mét (mm); c) Độ phân giải (Resolution): 1000; d) Tọa độ điểm trung tâm làm việc (Storage Center Point/Global Origin): X: 500000 m, Y: 1000000 m. 5. Chia mảnh, đánh số hiệu mảnh bản đồ địa chính 5.1. Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000 Mảnh bản đồ địa chính, tỷ lệ 1:10000 được xác định như sau: Chia mặt phẳng chiếu hình thành các ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực tế là 6 x 6 ki lô mét (km) tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000 là 60 x 60 cm, tương ứng với diện tích là 3600 héc ta (ha) ngoài thực địa. Số hiệu của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000 gồm 08 chữ số: 02 số đầu là 10, tiếp sau là dấu gạch nối (-), 03 số tiếp là 03 số chẵn km của tọa độ X, 03 chữ số sau là 03 số chẵn km của tọa độ Y của điểm góc trái phía trên khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính. 5.2. Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000 Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000 thành 04 ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực tế là 3 x 3 km tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000 là 60 x 60 cm, tương ứng với diện tích là 900 ha ngoài thực địa. Số hiệu của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000 gồm 06 chữ số: 03 số đầu là 03 số chẵn km của tọa độ X, 03 chữ số sau là 03 số chẵn km của tọa độ Y của điểm góc trái phía trên khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính. 5.3. Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 Chia mảnh bản đồ địa chính, tỷ lệ 1:5000 thành 09 ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực tế 1 x 1 km tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 là 50 x 50 cm, tương ứng với diện tích 100 ha ngoài thực địa. Các ô vuông được đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập từ 1 đến 9 theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, số hiệu của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000, gạch nối (-) và số thứ tự ô vuông. 5.4. Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000 Chia mảnh, bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 thành 04 ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực tế 0,5 x 0,5 km tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000 là 50 x 50 cm, tương ứng với diện tích 25 ha ngoài thực địa. Các ô vuông được đánh thứ tự bằng chữ cái a, b, c, d theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000, gạch nối (-) và số thứ tự ô vuông. 5.5. Bản đồ tỷ lệ 1:500 Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 thành 16 ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực tế 0,25 x 0,25 km tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500 là 50 x 50 cm, tương ứng với diện tích 6,25 ha ngoài thực địa. Các ô vuông được đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập từ 1 đến 16 theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000, gạch nối (-) và số thứ tự ô vuông trong ngoặc đơn. 5.6. Bản đồ tỷ lệ 1:200 Chia mảnh bản đồ địa chính 1:2000 thành 100 ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực tế 0,10 x 0,10 km, tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200 là 50 x 50 cm, tương ứng với diện tích 1,00 ha ngoài thực địa. Các ô vuông được đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập từ 1 đến 100 theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000, gạch nối (-) và số thứ tự ô vuông. Mẫu sơ đồ chia mảnh và đánh số hiệu mảnh bản đồ địa chính quy định tại Phụ lục số 03 kèm theo Thông tư này. 6. Tên gọi của mảnh bản đồ địa chính Tên gọi của mảnh bản đồ địa chính gồm tên của đơn vị hành chính cấp tỉnh, huyện, xã đo vẽ bản đồ; mã hiệu mảnh bản đồ địa chính và số thứ tự của mảnh bản đồ địa chính trong phạm vi một đơn vị hành chính cấp xã (sau đây gọi là số thứ tự tờ bản đồ). Số thứ tự tờ bản đồ được đánh bằng số Ả Rập liên tục từ 01 đến hết trong phạm vi từng xã, phường, thị trấn; thứ tự đánh số theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, các tờ bản đồ tỷ lệ nhỏ đánh số trước, các tờ bản đồ tỷ lệ lớn đánh số sau tiếp theo số thứ tự của tờ bản đồ nhỏ. Trường hợp phát sinh các tờ bản đồ mới trong quá trình sử dụng thì được đánh số tiếp theo số thứ tự tờ bản đồ địa chính có số thứ tự lớn nhất trong đơn vị hành chính cấp xã đó. 7. Tên gọi mảnh trích đo địa chính Tên gọi của mảnh, trích đo địa chính bao gồm tên của đơn vị hành chính cấp tỉnh, huyện, xã thực hiện trích đo địa chính; hệ tọa độ thực hiện trích đo (VN-2000, tự do); khu vực thực hiện trích đo (địa chỉ thửa đất: số nhà, xứ đồng, thôn, xóm...) và số liệu của mảnh trích đo địa chính. Số hiệu của mảnh trích đo địa chính gồm số thứ tự mảnh (được đánh bằng số Ả Rập liên tục từ 01 đến hết trong một năm thuộc phạm vi một đơn vị hành chính cấp xã); năm thực hiện trích, đo địa chính thửa đất; ví dụ: TĐ03-2014. 8. Mật độ điểm khống chế tọa độ 8.1. Để đo vẽ lập bản đồ địa chính bằng phương pháp đo vẽ trực tiếp ở thực địa thì mật độ điểm khống chế tọa độ quy định như sau: a) Bản đồ tỷ lệ 1:5000, 1:10000: Trung bình 500 ha có một điểm khống chế tọa độ có độ chính xác tương đương điểm địa chính trở lên; b) Bản đồ tỷ lệ 1:500, 1:1000, 1:2000: Trung bình từ 100 ha đến 150 ha có một điểm khống chế tọa độ có độ chính xác tương đương điểm địa chính trở lên; c) Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200: Trung bình 30 ha có một điểm khống chế tọa độ có độ chính xác tương đương điểm địa chính trở lên; d) Trường hợp khu vực đo vẽ có dạng hình tuyến thì bình quân 1,5 km chiều dài được bố trí 01 điểm tọa độ có độ chính xác tương đương điểm địa chính trở lên. Trường hợp đặc biệt, khi đo vẽ lập bản đồ địa chính mà diện tích khu đo nhỏ hơn 30 ha thì điểm tọa độ có độ chính xác tương đương điểm địa chính trở lên mật độ không quá 2 điểm. 8.2. Để đo vẽ lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000, 1:5000, 1:10000 bằng phương pháp ảnh hàng không kết hợp với đo vẽ trực tiếp ở thực địa thì trung bình 2500 ha có một điểm khống chế tọa độ có độ chính xác tương đương điểm địa chính trở lên.Phu luc so 02_Kinh tuyen truc theo tung tinh - thanh pho truc thuoc trung uong.docPhu luc so 03_So do chia manh va danh so hieu manh ban do dia chinh.docPhu luc so 13_Mau trich luc ban do dia chinh-ban trich do dia chinh trich luc ban do dia chinh.docĐiều 11.1.TT.16.6. Lựa chọn tỷ lệ và phương pháp đo vẽ bản đồ địa chính, trích đo địa chính thửa đất(Điều 6 Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/07/2014, có nội dung được sửa đổi bởi Điều 20 Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 13/03/2015)1. Tỷ lệ đo vẽ bản đồ địa chính được xác định trên cơ sở loại đất và mật độ thửa đất trung bình trên 01 ha. Mật độ thửa đất trung bình trên 01 ha gọi tắt là Mt, được xác định bằng số lượng thửa đất chia cho tổng diện tích (ha) của các thửa đất. 1.1. Tỷ lệ 1:200 được áp dụng đối với đất thuộc nội thị của đô thị loại đặc biệt có Mt ≥ 60. 1.2. Tỷ lệ 1:500 được áp dụng đối với khu vực có Mt ≥ 25 thuộc đất đô thị, đất khu đô thị, đất khu dân cư nông môn có dạng đô thị; Mt ≥ 30 thuộc đất khu dân cư còn lại. 1.3. Tỷ lệ 1:1000 được áp dụng đối với các trường hợp sau: a) Khu vực có Mt ≥ 10 thuộc đất khu dân cư; b) Khu vực có Mt ≥ 20 thuộc đất nông nghiệp có dạng thửa hẹp, kéo dài; đất nông nghiệp trong phường, thị trấn, xã thuộc các huyện tiếp giáp quận và các xã thuộc thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; c) Khu vực đất nông nghiệp tập trung có Mt ≥ 40. 1.4. Tỷ lệ 1:2000 được áp dụng đối với các trường hợp sau: a) Khu vực có Mt ≥ 5 thuộc khu vực đất nông nghiệp; b) Khu vực có Mt < 10 thuộc đất khu dân cư. 1.5. Tỷ lệ 1:5000 được áp dụng đối với các trường hợp sau: a) Khu vực có Mt < 5 thuộc khu vực đất sản xuất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác; b) Khu vực có Mt ≥ 0,2 thuộc khu vực đất lâm nghiệp. 1.6. Tỷ lệ 1:10000 được áp dụng đối với các trường hợp sau: a) Đất lâm nghiệp có Mt < 0,2; b) Đất chưa sử dụng, đất có mặt nước có diện tích lớn trong trường hợp cần thiết đo vẽ để khép kín phạm vi địa giới hành chính. 1.7. Các thửa đất nhỏ, hẹp, đơn lẻ thuộc các loại đất khác nhau phân bố xen kẽ trong các khu vực quy định tại các điểm 1.1, 1.2, 1.3 và 1.4 khoản 1 Điều này được lựa chọn đo vẽ cùng tỷ lệ với loại đất các khu vực tương ứng. 2. Lựa chọn phương pháp đo vẽ bản đồ địa chính 2.1. Bản đồ địa chính được lập bằng phương pháp đo vẽ trực tiếp ở thực địa bằng máy toàn đạc điện tử, phương pháp sử dụng công nghệ GNSS đo tương đối hoặc phương pháp sử dụng ảnh hàng không kết hợp với đo vẽ trực tiếp ở thực địa. 2.2. Phương pháp lập bản đồ địa chính bằng công nghệ GNSS đo tương đối chỉ được áp dụng để lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000 ở khu vực đất nông nghiệp và bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000, 1:5000, 1:10000, nhưng phải quy định rõ trong thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình. 2.3. Phương pháp lập bản đồ địa chính sử dụng ảnh hàng không kết hợp với đo vẽ trực tiếp ở thực địa chỉ được áp dụng để lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000, 1:5000, 1:10000, nhưng phải quy định rõ trong thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình. 2.4. Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200, 1:500 chỉ được sử dụng phương pháp đo vẽ trực tiếp ở thực địa bằng máy toàn đạc điện tử, máy kinh vĩ điện tử để lập.Điều 11.1.TT.16.7. Độ chính xác bản đồ địa chính(Điều 7 Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/07/2014, có nội dung được sửa đổi, có nội dung được bổ sung bởi Điều 8 Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/12/2017)1. Sai số trung phương vị trí mặt phẳng của điểm khống chế đo vẽ, điểm trạm đo so với điểm khởi tính sau bình sai không vượt quá 0,1 mm tính theo tỷ lệ bản đồ cần lập. 2. Sai số biểu thị điểm góc khung bản đồ, giao điểm của lưới km, các điểm tọa độ quốc gia, các điểm địa chính, các điểm có tọa độ khác lên bản đồ địa chính dạng số được quy định là bằng không (không có sai số). 3. Đối với bản đồ địa chính, dạng giấy, sai số độ dài cạnh khung bản đồ không vượt quá 0,2 mm, đường chéo bản đồ không vượt quá 0,3 mm, khoảng cách giữa điểm tọa độ và điểm góc khung bản đồ (hoặc giao điểm của lưới km) không vượt quá 0,2 mm so với giá trị lý thuyết. 4. Sai số vị trí của điểm bất kỳ trên ranh giới thửa đất biểu thị trên bản đồ địa chính dạng số so với vị trí của các điểm khống chế đo vẽ gần nhất không được vượt quá: a) 5 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200; b) 7 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500; c) 15 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000; d) 30 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000; đ) 150 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000; e) 300 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000. g) Đối với đất nông nghiệp đo vẽ bản đồ địa chính ở tỷ lệ 1:1000,1:2000 thì sai số vị trí điểm nêu tại điểm c và d khoản 4 Điều này được phép tăng 1,5 lần. 5. Đối với đất phi nông nghiệp, sai số tương hỗ vị trí điểm của 2 điểm bất kỳ trên ranh giới thửa đất biểu thị trên bản đồ địa chính dạng số so với khoảng cách trên thực địa được đo trực tiếp hoặc đo gián tiếp từ cùng một trạm máy không vượt quá 0,2 mm theo tỷ lệ bản đồ cần lập, nhưng không vượt quá 4 cm trên thực địa đối với các cạnh thửa đất có chiều dài dưới 5 m. Đối với đất nông nghiệp, đất chưa sử dụng thì sai số tương hỗ vị trí điểm của 2 điểm bất kỳ nêu trên được phép tăng 1,5 lần. 6. Vị trí các điểm mốc địa giới hành chính được xác định với độ chính xác của điểm khống chế đo vẽ. 7. Khi kiểm tra sai số phải kiểm tra đồng thời cả sai số vị trí điểm so với điểm khống chế gần nhất và sai số tương hỗ vị trí điểm. Trị tuyệt đối sai số lớn nhất khi kiểm tra không được vượt quá trị tuyệt đối sai số cho phép, số lượng sai số kiểm tra có giá trị bằng hoặc gần bằng (từ 90% đến 100%) trị tuyệt đối sai số lớn nhất cho phép không quá 10% tổng số các trường hợp kiểm tra. Trong mọi trường hợp các sai số nêu trên không được mang tính hệ thống.(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 11.1.TT.16.15. Tiếp biên và xử lý tiếp biên)Điều 11.1.TT.16.8. Nội dung bản đồ địa chính(Điều 8 Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/07/2014, có nội dung được sửa đổi bởi Điều 20 Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 13/03/2015)1. Các yếu tố nội dung chính thể hiện trên bản đồ địa chính gồm: 1.1. Khung bản đồ; 1.2. Điểm khống chế tọa độ, độ cao Quốc gia các hạng, điểm địa chính, điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp, điểm khống chế đo vẽ có chôn mốc ổn định; 1.3. Mốc địa giới hành chính, đường địa giới hành chính các cấp; 1.4. Mốc giới quy hoạch; chi giới hành lang bảo vệ an toàn giao thông, thủy lợi, đê điều, hệ thống dẫn điện và các công trình công cộng khác có hành lang bảo vệ an toàn; 1.5. Ranh giới thửa đất, loại đất, số thứ tự thửa đất, diện tích thửa đất; 1.6. Nhà ở và công trình xây dựng khác: chi thể hiện trên bản đồ các công trình xây dựng chính phù hợp với mục đích sử dụng của thửa đất, trừ các công trình xây dựng tạm thời. Các công trình ngầm khi có yêu cầu thể hiện trên bản đồ địa chính phải được nêu cụ thể trong thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình; 1.7. Các đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất như đường giao thông, công trình thủy lợi, đê điều, sông, suối, kênh, rạch và các yếu tố chiếm đất khác theo tuyến; 1.8. Địa vật, công trình có giá trị về lịch sử, văn hóa, xã hội và ý nghĩa định hướng cao; 1.9. Dáng đất hoặc điểm ghi chú độ cao (khi có yêu cầu thể hiện phải được nêu cụ thể trong thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình); 1.10. Ghi chú thuyết minh. Khi ghi chú các yếu tố nội dung bản đồ địa chính phải tuân theo các quy định về ký hiệu bản đồ địa chính quy định tại mục II và điểm 12 mục III của Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư này. 2. Thể hiện nội dung bản đồ địa chính 2.1. Mốc địa giới hành chính, đường địa giới hành chính các cấp: a) Biên giới Quốc gia và cột mốc chủ quyền Quốc gia thể hiện trên bản đồ địa chính, phải phù hợp với Hiệp ước, Hiệp định đã được ký kết giữa Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các nước tiếp giáp; ở khu vực chưa có Hiệp ước, Hiệp định thì thể hiện theo quy định của Bộ Ngoại giao; b) Địa giới hành chính các cấp biểu thị trên bản đồ địa chính phải phù hợp với hồ sơ địa giới hành chính; các văn bản pháp lý có liên quan đến việc điều chỉnh địa giới hành chính các cấp; c) Đối với các đơn vị hành chính tiếp giáp biển thì bản đồ địa chính được đo đạc, thể hiện tới đường mép nước biển triều kiệt trung bình tối thiểu trong 05 năm. Trường hợp chưa xác định được đường mép nước biển triều kiệt thì trên bản đồ địa chính thể hiện ranh giới sử dụng đất đến tiếp giáp với mép nước biển ở thời điểm đo vẽ bản đồ địa chính; d) Khi phát hiện có sự mâu thuẫn giữa địa giới hành chính thể hiện trên hồ sơ địa giới hành chính, và đường địa giới các cấp thực tế đang quản lý hoặc có tranh chấp về đường địa giới hành chính thì đơn vị thi công phải báo cáo bằng văn bản cho cơ quan tài nguyên và môi trường cấp huyện và cấp tỉnh để trình cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Trên bản đồ địa chính thể hiện đường địa giới hành chính theo hồ sơ địa giới hành chính (ký hiệu bằng màu đen) và đường địa giới hành chính thực tế quản lý (ký hiệu bằng màu đỏ) và phần có tranh chấp. Trường hợp đường địa giới hành chính các cấp trùng nhau thì biểu thị đường địa giới hành chính cấp cao nhất; đ) Sau khi đo vẽ bản đồ địa chính phải lập Biên bản xác nhận thể hiện địa giới hành chính giữa các đơn vị hành chính có liên quan theo mẫu quy định tại Phụ lục số 09 kèm theo Thông tư này. Trường hợp có sự khác biệt giữa hồ sơ địa giới hành chính và thực tế quản lý thì phải lập biên bản xác nhận giữa các đơn vị hành chính có liên quan. 2.2. Mốc giới quy hoạch; chỉ giới hành lang bảo vệ an toàn giao thông, thủy lợi, đê điều, hệ thống dẫn điện và các công trình công cộng khác có hành lang bảo vệ an toàn: các loại mốc giới, chỉ giới này chỉ thể hiện trong trường hợp đã cắm mốc giới trên thực địa hoặc có đầy đủ tài liệu có giá trị pháp lý đảm bảo độ chính xác vị trí điểm chi tiết của bản đồ địa chính. 2.3. Đối tượng thửa đất a) Thửa đất được xác định theo phạm vi quản lý, sử dụng của một người sử dụng đất hoặc của một nhóm người cùng sử dụng đất hoặc của một người được nhà nước giao quản lý đất; có cùng mục đích sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai; b) Đỉnh thửa đất là các điểm gấp khúc trên đường ranh giới thửa đất; đối với các đoạn cong trên đường ranh giới, đỉnh thửa đất trên thực địa được xác định đảm bảo khoảng cách từ cạnh, nối hai điểm chi tiết liên tiếp đến đỉnh cong tương ứng không lớn hơn 0,2 mm theo tỷ lệ bản đồ cần lập; c) Cạnh thửa đất trên bản đồ được xác định bằng đoạn thẳng nối giữa hai đỉnh liên tiếp của thửa đất; d) Ranh giới thửa đất là đường gấp khúc tạo bởi các cạnh thửa nối liền, bao khép kín phần diện tích thuộc thửa đất đó; đ) Trường hợp đất có vườn, ao gắn liền với nhà ở thì ranh, giới thửa đất được xác định là đường bao của toàn bộ diện tích đất có vườn, ao gắn liền với nhà ở đó; e) Đối với ruộng bậc thang thì ranh giới thửa đất được xác định là đường bao ngoài cùng, bao gồm các bậc thang liền kề có cùng mục đích sử dụng đất, thuộc phạm vi sử dụng của một người sử dụng đất hoặc một nhóm người cùng sử dụng đất (không phân biệt theo các đường bờ chia cắt bậc thang bên trong khu đất tại thực địa); g) Trường hợp ranh giới thửa đất nông nghiệp, đất chưa sử dụng là bờ thửa, đường rãnh nước dùng chung không thuộc thửa đất có độ rộng dưới 0,5m thì ranh giới thửa đất được xác định theo đường tâm của đường bờ thửa, đường rãnh nước. Trường hợp độ rộng đường bờ thửa, đường rãnh nước bằng hoặc lớn hơn 0,5m thì ranh giới thửa đất được xác định theo mép của đường bờ thửa, đường rãnh nước. 2.4. Loại đất a) Loại đất thể hiện trên bản đồ địa chính bằng ký hiệu quy định tại điểm 13 mục III của Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư này. b) Loại đất thể hiện trên bản đồ địa chính phải đúng theo hiện trạng sử dụng đất. Trường hợp có quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất vào mục đích khác với hiện trạng mà việc đưa đất vào sử dụng theo quyết định đó còn trong thời hạn quy định tại điểm h và i khoản 1 Điều 64 của Luật Đất đai thì thể hiện loại đất trên bản đồ địa chính theo quyết định, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất đó. Trường hợp loại đất hiện trạng khác với loại đất ghi trên giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất và đã quá thời hạn đưa đất vào sử dụng quy định tại điểm h và i khoản 1 Điều 64 của Luật Đất đai thì ngoài việc thể hiện loại đất theo hiện trạng còn phải thể hiện thêm loại đất theo giấy tờ đó trên một lớp (level) khác; đơn vị đo đạc có trách nhiệm tổng hợp và báo cáo cơ quan tài nguyên và môi trường cấp có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận về những trường hợp thửa đất có loại đất theo hiện trạng khác với loại đất trên giấy tờ tại thời điểm đo đạc. Trường hợp thửa đất sử dụng vào nhiều mục đích thì phải thể hiện các mục đích sử dụng đất đó. Trường hợp thửa đất có vườn, ao gắn liền với nhà ở đã được Nhà nước công nhận (cấp Giấy chứng nhận) toàn bộ diện tích thửa đất là đất ở thì thể hiện loại đất là đất ở. 2.5. Các đối tượng nhân tạo, tự nhiên có trên đất a) Ranh giới chiếm đất của nhà ở và các công trình xây dựng trên mặt đất được xác định theo mép ngoài cùng của tường bao nơi tiếp giáp với mặt đất, mép ngoài cùng của hình chiếu thẳng đứng lên mặt đất của các kết cấu xây dựng trên cột, các kết cấu không tiếp giáp mặt đất vượt ra ngoài phạm vi của tường bao tiếp giáp mặt đất (không bao gồm phần ban công, các chi tiết phụ trên tường nhà, mái che). Ranh giới chiếm đất của các công trình ngầm được xác định theo mép ngoài cùng của hình chiếu thẳng đứng lên mặt đất của công trình đó. b) Hệ thống giao thông biểu thị phạm vi chiếm đất của đường sắt, đường bộ (kể cả đường trong khu dân cư, đường trong khu vực đất nông nghiệp, lâm nghiệp phục vụ mục đích công cộng) và các công trình có liên quan đến đường giao thông như cầu, cống, hè phố, lề đường, chỉ giới đường, phần đắp cao, xẻ sâu. c) Hệ thống thủy văn biểu thị phạm vi chiếm đất của sông, ngòi, suối, kênh, mương, máng và hệ thống rãnh nước. Đối với hệ thống thủy văn tự nhiên phải thể hiện đường bờ ổn định và đường mép nước ở thời điểm đo vẽ hoặc thời điểm điều vẽ ảnh. Đối với hệ thống thủy văn nhân tạo thì thể hiện ranh giới theo phạm vi chiếm đất của công trình.Phu luc so 01_Ky hieu ban do dia chinh.docPhu luc so 09_Bien ban xac nhan the hien dia gioi hanh chinh.doc(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 11.1.LQ.64. Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai; Điều 11.1.TT.16.16. Biên tập bản đồ địa chính, tính diện tích; Điều 11.1.TT.16.18. Trích đo địa chính; Điều 11.1.TT.16.19. Ký hiệu bản đồ địa chính; Điều 11.1.TT.16.22. Quy định giám sát, kiểm tra, nghiệm thu, xác nhận sản phẩm)Điều 11.1.TT.16.9. Lưới địa chính(Điều 9 Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/07/2014) 1. Lưới địa chính được xây dựng trên cơ sở lưới tọa độ và độ cao Quốc gia để tăng dày mật độ điểm khống chế, làm cơ sở phát triển lưới khống chế đo vẽ và đo vẽ chi tiết. 2. Lưới địa chính được thiết kế trên bản đồ địa hình tỷ lệ lớn hoặc bản đồ địa chính. Khi thiết kế lưới phải đảm bảo các điểm được phân bố đều trên khu đo, trong đó ưu tiên tăng dày cho khu vực bị che khuất nhiều, địa hình phức tạp; các điểm khống chế tọa độ từ địa chính cấp II (trước đây) trở lên, điểm độ cao Quốc gia từ hạng IV trở lên đã có trong khu đo phải được đưa vào lưới mới thiết kế. 3. Lưới địa chính phải được đo nối tọa độ với ít nhất 03 điểm khống chế tọa độ có độ chính xác tương đương điểm tọa độ Quốc gia hạng III trở lên, trường hợp đặc biệt được phép đo nối với 02 điểm nhưng phải quy định cụ thể trong thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình. Trường hợp lập lưới địa chính bằng công nghệ GNSS phải đo nối độ cao với ít nhất 02 điểm khống chế độ cao có độ chính xác tương đương điểm độ cao Quốc gia hạng IV trở lên. 4. Khi lập lưới địa chính bằng công nghệ GNSS phải xác định đồng thời tọa độ và độ cao. Trường hợp lập lưới địa chính bằng phương pháp khác thì không xác định độ cao điểm địa chính. 5. Điểm tọa độ địa chính phải được chọn ở các vị trí có nền đất vững chắc, ổn định, quang đãng, nằm ngoài chỉ giới quy hoạch công trình; đảm bảo khả năng tồn tại lâu dài trên thực địa; thuận lợi cho việc đo ngắm và phát triển lưới cấp thấp. 6. Khi lập lưới bằng công nghệ GNSS thì các điểm phải đảm bảo có góc mở lên bầu trời lớn hơn 120 độ; ở xa các trạm thu phát sóng tối thiểu 500m; xa các trạm biến thế, đường dây điện cao thế, trạm điện cao áp tối thiểu 50m. 7. Dấu mốc được làm bằng sứ hoặc kim loại không gỉ, có vạch khắc chữ thập ở tâm mốc. Trên mặt mốc ghi số hiệu điểm (số hiệu điểm được ghi chìm so với mặt mốc, chữ viết và số quay về hướng Bắc). 8. Mốc phải được xây tường vây để bảo vệ; trên mặt tường vây ghi các thông tin về cơ quan quản lý mốc, số hiệu điểm, thời gian (tháng, năm) chôn mốc ở 2 cạnh Bắc, Nam. Thông tin về cơ quan quản lý mốc và số hiệu điểm địa chính ghi ở cạnh phía Bắc của tường vây, thông tin về thời gian chôn mốc ghi ở cạnh phía Đông của tường vây. Chữ viết và số ghi trên mặt mốc và tường vây quay về hướng Bắc. 9. Mốc và tường vây phải được làm bằng bê tông đạt mác 200 (theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4453-1995) trở lên. Quy cách mốc, tường vây điểm địa chính quy định tại Phụ lục số 06 kèm theo Thông tư này. 10. Trường hợp sử dụng lại các mốc địa chính cấp I, II phải ghi số hiệu của điểm cũ trên mặt tường vây, số hiệu mới của điểm đó trong lưới mới được ghi trong hồ sơ kỹ thuật của lưới mới kèm với ghi chú về số hiệu cũ. 11. Ở những khu vực không ổn định, khu vực có nền đất yếu không thể chôn mốc bê tông thì được phép cắm mốc địa chính bằng cọc gỗ nhưng phải quy định cụ thể trong thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình. 12. Số hiệu mốc được đánh liên tục theo tên khu đo từ 01 đến hết theo nguyên tắc từ trái qua phải, từ trên xuống dưới theo đường lưới tọa độ ô vuông trên bản đồ thiết kế lưới khu đo. Số hiệu điểm địa chính không được trùng tên nhau trong phạm vi một khu đo, các khu đo không được trùng tên nhau trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. 13. Trước khi chôn, gắn mốc, đơn vị thi công phải lập Biên bản thỏa thuận sử dụng đất để chôn mốc, xây tường vây bảo vệ mốc địa chính với người sử dụng đất theo mẫu quy định tại Phụ lục số 04 kèm theo Thông tư này. Trường hợp chôn, gắn mốc ở khu vực không có người sử dụng đất phải thông báo về việc chôn mốc, xây tường vây bảo vệ mốc địa chính bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi chôn mốc theo mẫu quy định tại Phụ lục số 05 kèm theo Thông tư này. Khi hoàn thành việc chôn mốc tại thực địa phải lập Ghi chú điểm tọa độ địa chính theo mẫu quy định tại Phụ lục số 07 kèm theo Thông tư này. Sau khi hoàn thành công trình phải lập Biên bản bàn giao mốc địa chính cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi chôn mốc theo mẫu quy định tại Phụ lục số 08 kèm theo Thông tư này để quản lý và bảo vệ. 14. Tất cả các thiết bị trước khi sử dụng để đo đạc lưới địa chính phải được kiểm tra theo quy định cho từng loại thiết bị. Tài liệu kiểm tra phải lưu kèm theo kết quả đo đạc lưới địa chính. 15. Khi tính toán và trong kết quả cuối cùng giá trị góc lấy chẵn đến giây, giá trị tọa độ và độ cao lấy chẵn đến mm. 16. Lưới địa chính được xây dựng chủ yếu bằng công nghệ GNSS hoặc phương pháp đường chuyền, phương pháp lưới đa giác. 17. Khi lập lưới khống chế đo vẽ hoặc đo vẽ chi tiết bằng công nghệ GNSS thì không lập lưới địa chính. Trường hợp khu đo không đủ mật độ điểm tọa độ Quốc gia, điểm địa chính cơ sở làm điểm gốc để phát triển lưới khống chế đo vẽ hoặc đo vẽ chi tiết thì được bổ sung điểm địa chính nhưng phải trình bày rõ trong thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình. 18. Yêu cầu kỹ thuật cơ bản của lưới địa chính 18.1. Chi tiêu kỹ thuật cơ bản chung của lưới địa chính quy định như sau: Bảng 01 STT Tiêu chí đánh giá chất lượng lưới địa chính Chỉ tiêu kỹ thuật 1 Trị tuyệt đối của sai số trung phương vị trí điểm sau bình sai £ 5 cm 2 Sai số trung phương tương đối cạnh sau bình sai £ 1:50000 3 Trị tuyệt đối sai số trung phương tuyệt đối cạnh dưới 400 m sau bình sai £ 1,2 cm 4 Trị tuyệt đối sai số trung phương phương vị cạnh sau bình sai: - Đối với cạnh lớn hơn hoặc bằng 400 m - Đối với cạnh nhỏ hơn 400 m £ 5 giây £ 10 giây 5 Trị tuyệt đối sai số trung phương độ cao sau bình sai: - Vùng đồng bằng - Vùng núi £ 10 cm £ 12 cm 18.2. Yêu cầu kỹ thuật cơ bản khi lập lưới địa chính bằng công nghệ GNSS và thành quả đo đạc, tính toán, bình sai a) Chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản của lưới địa chính khi lập bằng công nghệ GNSS quy định như sau: Bảng 02 Tiêu chí đánh giá chất lượng lưới địa chính đo bằng công nghệ GNSS Chỉ tiêu kỹ thuật Phương pháp đo Đo tĩnh Sử dụng máy thu có trị tuyệt đối của sai số đo cạnh £ 10 mm + 2.D mm (D: tính bằng km) Số vệ tinh khỏe liên tục ³ 4 PDOP lớn nhất £ 4 Góc ngưỡng cao (elevation mask) cài đặt trong máy thu ³ 15° (15 độ) 6 Thời gian đo ngắm đồng thời ³ 60 phút 7 - Trị tuyệt đối sai số khép hình giới hạn tương đối khi xử lý sơ bộ cạnh (fs/[S]): Khi [S] < 5 km: - Trị tuyệt đối sai số khép độ cao dH £ 1:100000 £ 30 mm ([S]: tính bằng km) 8 Khoảng cách tối đa từ một điểm bất kỳ trong lưới đến điểm cấp cao gần nhất £ 10 km 9 Số hướng đo nối tại 1 điểm ³ 3 10 Số cạnh độc lập tại 1 điểm ³ 2 Trong đó: ; Các giá trị dX, dY, dZ là các giá trị nhận được từ việc giải các cạnh (baselines) tham gia vào vòng khép, n là số cạnh khép hình. b) Phải sử dụng ăng ten, máy thu tín hiệu vệ tinh và phần mềm đi kèm theo máy thu, do nhà sản xuất cung cấp và tuân thủ các yêu cầu quy định tại Thông tư này để thu tín hiệu, tính toán xác định tọa độ và độ cao. Trước khi sử dụng phải kiểm tra hoạt động của máy thu và các thiết bị kèm theo, khi hoạt động bình thường mới được đưa vào sử dụng. Đối với máy thu đang sử dụng cần kiểm tra sự hoạt động của các phím chức năng, kiểm tra sự ổn định của quá trình thu tín hiệu thông qua việc đo thử, kiểm tra việc truyền dữ liệu từ máy thu sang máy tính. Đối với các máy mới, trước khi sử dụng phải tiến hành đo thử nghiệm trên bãi chuẩn (đối với loại máy thu 1 tần số) hoặc trên các điểm cấp 0 (đối với loại máy thu 2 tần số) và so sánh kết quả đo với số liệu đã có. c) Trước khi đo phải lập lịch đo. Khi lập lịch đo được phép sử dụng lịch vệ tinh quảng bá không có nhiễu cố ý SA (Selective Availabitily) để lập nhưng lịch đó không được cũ quá 01 tháng tính đến thời điểm lập lịch đo. Các tham số cần khai báo vào phần mềm lập lịch đo gồm ngày lập lịch đo; vị trí địa lý khu đo (tọa độ địa lý xác định trên bản đồ, lấy theo trung tâm khu đo, giá trị B, L xác định đến phút); số vệ tinh tối thiểu cần quan sát là 4; PDOP lớn nhất cho phép quan sát là 4; khoảng thời gian tối thiểu của ca đo là 60 phút; góc ngưỡng 15 độ. d) Trong quá trình đo lưới tọa độ ở thực địa điểm đánh dấu trên ăng ten phải được đặt quay về hướng Bắc với sai lệch không quá 10 độ; chiều cao ăng ten được tính trung bình từ 03 lần đo độc lập vào các thời điểm bắt đầu đo, giữa khi đo và trước khi tắt máy thu, đọc số đến mm, giữa các lần đo không lệch quá 2 mm. đ) Khi sử dụng các máy thu tín hiệu vệ tinh nhiều chủng loại, nhiều hãng sản xuất khác nhau để lập cùng một lưới phải chuyển file dữ liệu đo ở từng máy sang dạng RINEX. e) Sử dụng các phần mềm (modul) phù hợp với loại máy thu tín hiệu vệ tinh để giải tự động véc tơ cạnh, khi tính khái lược véc tơ cạnh phải đảm bảo các chỉ tiêu sau: - Lời giải được chấp nhận: Fixed; - Chỉ số Ratio: > 1,5 (chỉ xem xét đến khi lời giải là Fixed); - Sai số trung phương khoảng cách: (RMS) < 20 mm + 4.D mm (D tính bằng km). Việc bình sai lưới chỉ được thực hiện sau khi tính khái lược cạnh và sai số khép cho toàn bộ mạng lưới đạt chỉ tiêu kỹ thuật. g) Khi tính khái lược cạnh nếu có chỉ tiêu kỹ thuật không đạt yêu cầu thì được phép tính lại bằng cách thay thế điểm gốc xuất phát, lập các vòng khép khác hoặc không sử dụng điểm khống chế cấp cao để phát triển lưới địa chính nếu số điểm khống chế cấp cao còn lại trong lưới vẫn đảm bảo theo quy định. Trong trường hợp không sử dụng điểm khống chế cấp cao đó làm điểm gốc phát triển lưới thì vẫn đưa vào bình sai như một điểm trong lưới và phải nêu rõ trong Báo cáo Tổng kết kỹ thuật, số liệu chỉ được đưa vào bình sai chính thức bằng phương pháp bình sai chặt chẽ khi đã giải quyết các tồn tại phát hiện trong quá trình tính khái lược. h) Thành quả đo đạc, tính toán và bình sai khi lập lưới địa chính bằng công nghệ GNSS gồm: - Bảng trị đo và số cải chính sau bình sai; - Bảng sai số khép hình; - Bảng chiều dài cạnh, phương vị, chênh cao và các sai số sau bình sai (sai số trung phương vị trí điểm tọa độ, sai số trung phương tương đối cạnh, sai số trung phương phương vị cạnh và sai số trung phương độ cao); - Bảng tọa độ vuông góc không gian X, Y, Z; - Bảng tọa độ và độ cao trắc địa B, L, H; - Bảng tọa độ vuông góc phẳng và độ cao thủy chuẩn sau bình sai; - Sơ đồ lưới địa chính sau thi công. 18.3. Yêu cầu kỹ thuật cơ bản khi lập lưới địa chính bằng phương pháp đường chuyền và thành quả đo đạc, tính toán, bình, sai a) Chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản của lưới địa chính khi lập bằng phương pháp đường chuyền được quy định như sau: Bảng 03 Các yếu tố của lưới đường chuyền Góc ngoặt của đường chuyền ³ 30° (30 độ) Số cạnh trong đường chuyền £ 15 Chiều dài đường chuyền: - Nối 2 điểm cấp cao - Từ điểm khởi tính đến điểm nút hoặc giữa hai điểm nút - Chu vi vòng khép £ 8 km £ 5 km £ 20 km Chiều dài cạnh đường chuyền - Cạnh dài nhất - Cạnh ngắn nhất - Chiều dài trung bình một cạnh £ 1.400 m ³ 200 m 500 - 700 m Trị tuyệt đối sai số trung phương đo góc Trị tuyệt đối sai số giới hạn khép góc đường chuyền hoặc vòng khép (n: là số góc trong đường chuyền hoặc vòng khép) £ 5 giây Sai số khép giới hạn tương đối fs/[s] £ 1:25000 b) Cạnh đường chuyền được đo bằng máy đo dài có trị tuyệt đối sai số trung phương đo dài lý thuyết theo lý lịch của máy đo (ms) không vượt quá 10 mm + D mm (D là chiều dài tính bằng km), được đo 3 lần riêng biệt, mỗi lần đo phải ngắm chuẩn lại mục tiêu, số chênh giữa các lần đo không vượt quá 10mm. c) Góc ngang trong đường chuyền được đo bằng máy đo góc có trị tuyệt đối sai số trung phương đo góc lý thuyết theo lý lịch của máy đo không vượt quá 5 giây, đo theo phương pháp toàn vòng khi trạm đo có 3 hướng trở lên hoặc theo hướng đơn (không khép về hướng mở đầu). Số lần đo quy định như sau: Bảng 04 Loại máy Số lần đo Máy có độ chính xác đo góc 1-2 giây Máy có độ chính xác đo góc 3-5 giây ³ 6 Khi đo góc, vị trí bàn độ ngang trong các lần đo phải thay đổi một góc tính theo công thức: Trong đó: n là số lần đo. Các hạn sai khi đo góc (quy định chung cho các máy đo có độ chính xác đo góc từ 1 - 5 giây) không lớn hơn giá trị quy định ở bảng sau: Bảng 05 TT Các yếu tố trong đo góc Hạn sai (giây) Số chênh trị giá góc giữa các lần đo Số chênh trị giá góc giữa các nửa lần đo Dao động 2C trong 1 lần đo (đối với máy không có bộ phận tự cân bằng) 12 Sai số khép về hướng mở đầu Chênh giá trị hướng các lần đo đã quy “0” (quy không) d) Kết quả đo đường chuyền được tính chuyển lên mặt Ellipsoid, được tính toán khái lược bằng phương pháp bình sai gần đúng, khi các sai số khép góc hoặc sai số khép vòng, sai số khép giới hạn tương đối đường chuyền nằm trong giới hạn cho phép thì kết quả đo mới được sử dụng để bình sai bằng phương pháp bình sai chặt chẽ; kết quả cuối cùng góc lấy chẵn đến giây, tọa độ và độ cao lấy chẵn đến mm. đ) Thành quả đo đạc, tính toán và bình sai khi lập lưới địa chính bằng phương pháp đường chuyền gồm: - Sổ đo góc bằng, đo cạnh đường chuyền; - Bảng chiều dài cạnh, phương vị cạnh và các sai số sau bình sai; - Bảng tọa độ vuông góc phẳng sau bình sai; Phu luc so 04_Bien ban thoa thuan su dung dat de chon moc - xay tuong bao ve moc dia chinh.docPhu luc so 05_Thong bao viec de chon moc - xay tuong bao ve moc dia chinh.docPhu luc so 06_Quy cach moc - tuong vay dia chinh.docPhu luc so 07_Ghi chu dia diem dia chinh.docPhu luc so 08_Bien ban ban giao moc dia chinh.doc(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 11.1.TT.16.10. Lưới khống chế đo vẽ)Điều 11.1.TT.16.10. Lưới khống chế đo vẽ(Điều 10 Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/05/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về bản đồ địa chính, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/07/2014) 1. Lưới khống chế đo vẽ được lập nhằm tăng dày thêm các điểm tọa độ để đảm bảo cho việc lập bản đồ địa chính bằng phương pháp đo vẽ trực tiếp tại thực địa hoặc tăng dày điểm khống chế ảnh để đo vẽ bổ sung ngoài thực địa khi lập bản đồ địa chính bằng phương pháp ảnh hàng không kết hợp đo vẽ trực tiếp ngoài thực địa. 2. Lưới khống chế đo vẽ bao gồm: lưới khống chế đo vẽ cấp 1 và cấp 2 đo vẽ bằng máy toàn đạc điện tử, kinh vĩ điện tử và lưới khống chế đo vẽ đo bằng công nghệ GNSS đo tĩnh, đo tĩnh nhanh hoặc đo động. 2.1. Lưới khống chế đo vẽ cấp 1 được phát triển dựa trên tối thiểu 2 điểm, tọa độ có độ chính xác tương đương điểm địa chính trở lên. Lưới khống chế đo vẽ cấp 2 được phát triển dựa trên tối thiểu 2 điểm tọa độ có độ chính xác tương đương điểm khống chế đo vẽ cấp 1 trở lên. Lưới khống chế đo vẽ đo bằng công nghệ GNSS được phát triển dựa trên tối thiểu 3 điểm tọa độ có độ chính xác tương đương điểm địa chính trở lên. 2.2. Để đo vẽ bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200 chỉ được lập lưới khống chế đo vẽ 1 cấp (cấp 1) hoặc lưới khống chế đo vẽ đo bằng công nghệ GNSS đo tĩnh (nếu diều kiện cho phép). Trong trường hợp đặc biệt cho phép lưới khống chế đo vẽ cấp 1 treo không quá 4 điểm nhưng phải đo đi và đo về ở 2 vị trí bàn độ thuận, nghịch. 2.3. Để đo vẽ bản đồ địa chính, tỷ lệ 1:500 được lập lưới khống chế đo vẽ 2 cấp (cấp 1 và cấp 2) hoặc lưới khống chế đo vẽ đo bằng công nghệ GNSS đo tĩnh (nếu điều kiện cho phép). Trong trường hợp đặc biệt cho phép lập lưới khống chế đo vẽ cấp 2 treo không quá 4 điểm nhưng phải đo đi và đo về ở 2 vị trí bàn độ thuận, nghịch. 2.4. Để đo vẽ bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000, 1:2000, 1:5000, 1:10000 được lập thêm các điểm trạm đo từ lưới khống chế đo vẽ để đo hết khu vực đo vẽ, nhưng sai số trung phương vị trí điểm sau bình sai không quá 0,1 mm theo tỷ lệ bản đồ cần lập so với điểm gốc. 3. Khi lập lưới khống chế đo vẽ bằng phương pháp đường chuyền, căn cứ vào mật độ điểm khởi tính có thể thiết kế dưới dạng đường chuyền đơn hoặc thành mạng lưới có một hay nhiều điểm nút tùy thuộc tỷ lệ bản đồ địa chính cần đo vẽ và điều kiện địa hình. 4. Khi thiết kế lưới khống chế đo vẽ phải quy định các chỉ tiêu kỹ thuật chính của lưới trong thiết kế kỹ thuật - dự toán hoặc phương án thi công, gồm: chiều dài lớn nhất của đường chuyền; chiều dài lớn nhất giữa điểm gốc và điểm nút, giữa hai điểm nút; chiều dài lớn nhất, nhỏ nhất cạnh đường chuyền; số lần đo góc, số lần đo cạnh; sai số khép góc trong của đường chuyền; sai số trung phương đo góc; sai số khép tương đối giới hạn của đường chuyền. 5. Các điểm khống chế đo vẽ tùy theo yêu cầu cụ thể có thể chôn mốc tạm thời hoặc cố định, lâu dài ở thực địa. Nếu chôn mốc cố định, lâu dài ở thực địa thì quy cách mốc thực hiện theo quy định tại Phụ lục số 06 kèm theo Thông tư này và phải quy định rõ trong thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình. Nếu chôn mốc tạm thời thì mốc phải đảm bảo để tồn tại đến khi kết thúc công trình (sau kiểm tra, nghiệm thu bản đồ địa chính). 6. Cạnh lưới khống chế đo vẽ được đo bằng máy đo dài có trị tuyệt đối sai số trung phương đo dài lý thuyết theo lý lịch của máy đo không vượt quá 20 mm + D mm (D là chiều dài tính bằng km); góc ngoặt đường chuyền đo bằng máy đo góc có trị tuyệt đối sai số trung phương đo góc lý thuyết theo lý lịch của máy đo không quá 10 giây. 7. Chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản chung của lưới khống chế đo vẽ quy định như sau: Bảng 06 Tiêu chí đánh giá chất Iượng lưới khống chế đo vẽ Lưới KC đo vẽ cấp 1 Lưới KC đo vẽ cấp 2 1 Sai số trung phương vị trí điểm sau bình sai so với điểm gốc £ 5 cm £ 7 cm 2 Sai số trung phương tương đối cạnh sau bình sai £ 1/25.000 £ 1/10000 3 Sai số khép tương đối giới hạn £ 1/5.000 8. Khi lập lưới khống chế đo vẽ bằng công nghệ GNSS thì thời gian đo ngắm đồng thời 4 vệ tinh trở lên tối thiểu là 15 phút; ngoài ra, tùy tỷ lệ bản đồ địa chính cần đo vẽ, khi thiết kế lưới trong thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình phải quy định các tiêu chí đánh giá chất lượng khác của lưới gồm: số vệ tinh khỏe liên tục tối thiểu; PDOP lớn nhất khi đo; góc mở lên bầu trời; các chỉ tiêu tính khái lược lưới. 9. Lưới khống chế đo vẽ được phép bình sai gần đúng. Khi tính toán và trong kết quả cuối cùng sau bình sai giá trị góc lấy đến chẵn giây; giá trị cạnh, giá trị tọa độ lấy đến cm (0,01m). 10. Thành quả đo đạc, tính toán và bình sai khi lập lưới đo vẽ gồm: bảng tọa độ vuông góc phẳng; sơ đồ lưới.(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 11.1.TT.16.9. Lưới địa chính)Điều 11.1.TT.16.11. Xác định ranh giới thửa đất, lập bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất(Điều 11 Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/07/2014, có nội dung được sửa đổi, có nội dung được bổ sung bởi Điều 8 Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/12/2017)1. Xác định ranh giới thửa đất 1.1. Trước khi đo vẽ chi tiết, cán bộ đo đạc phải phối hợp với người dẫn đạc (là công chức địa chính cấp xã hoặc cán bộ thôn, xóm, ấp, tổ dân phố... để được hỗ trợ, hướng dẫn việc xác định hiện trạng, ranh giới sử dụng đất), cùng với người sử dụng, quản lý đất liên quan tiến hành xác định ranh giới, mốc giới thửa đất trên thực địa, đánh dấu các đỉnh thửa đất bằng đinh sắt, vạch sơn, cọc bê tông, cọc gỗ và lập Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất để làm căn cứ thực hiện đo đạc ranh giới thửa đất; đồng thời, yêu cầu người sử dụng đất xuất trình các giấy tờ liên quan đến thửa đất (có thể cung cấp bản sao các giấy tờ đó không cần công chứng, chứng thực). 1.2. Ranh, giới thửa đất được xác định theo hiện trạng đang sử dụng, quản lý và chỉnh lý theo kết quả cấp Giấy chứng nhận, bản án của tòa án có hiệu lực thi hành, kết quả giải quyết tranh chấp của cấp có thẩm quyền, các quyết định hành chính của cấp có thẩm quyền có liên quan đến ranh giới thửa đất. Trường hợp đang có tranh chấp về ranh giới thửa đất thì đơn vị đo đạc có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có thửa đất để giải quyết. Trường hợp tranh chấp chưa giải quyết xong trong thời gian đo đạc ở địa phương mà xác định được ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý thì đo đạc theo ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý đó; nếu không thể xác định được ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý thi được phép đo vẽ khoanh bao các thửa đất tranh chấp; đơn vị đo đạc có trách nhiệm lập bản mô tả thực trạng phần đất đang tranh chấp thành 02 bản, một bản lưu hồ sơ đo đạc, một bản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để thực hiện các bước giải quyết tranh chấp tiếp theo theo thẩm quyền. 2. Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất 2.1. Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục số 11 kèm theo Thông tư này cho tất cả các thửa đất trừ các trường hợp sau đây: a) Thửa đất có giấy tờ thỏa thuận hoặc văn bản xác định ranh giới, mốc giới sử dụng đất có bản vẽ thể hiện rõ ranh giới sử dụng đất mà ranh giới hiện trạng của thửa đất không thay đổi so với bản vẽ trên giấy tờ đó; b) Thửa đất có giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất mà trong giấy tờ đó thể hiện rõ đường ranh giới chung của thửa đất với các thửa đất liền kề và hiện trạng ranh giới của thửa đất không thay đổi so với giấy tờ hiện có; c) Đối với thửa đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản có bờ thửa hoặc cọc mốc cố định, rõ ràng trên thực địa thì không phải lập Bản mô tả ranh giới, mốc giới sử dụng đất nhưng sau khi có bản đồ thể hiện hiện trạng sử dụng đất phải công bố công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và khu dân cư trong thời gian tối thiểu là 10 ngày liên tục, đồng thời phải thông báo rộng rãi cho người sử dụng đất biết để kiểm tra, đối chiếu; hết thời gian công khai phải lập Biên bản xác nhận việc công khai bản đồ địa chính theo mẫu quy định tại Phụ lục số 14 kèm theo Thông tư này; 2.2. Trường hợp trên giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất có sơ đồ thể hiện ranh giới thửa đất nhưng khác với ranh giới thửa đất theo hiện trạng khi đo vẽ thì trên Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất phải thể hiện ranh giới theo hiện trạng và ranh giới theo giấy tờ đó. 2.3. Trường hợp ranh giới thửa đất đang có tranh chấp thì trên Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất thể hiện đồng thời theo hiện trạng đang sử dụng, quản lý và theo ý kiến của các bên liên quan. 2.4. Trường hợp người sử dụng đất, người sử dụng đất liền kề vắng mặt trong suốt thời gian đo đạc thì việc lập bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất được cán bộ đo đạc, các bên liên quan còn lại và người dẫn đạc xác định theo thực địa và theo hồ sơ thửa đất liên quan (nếu có). Đơn vị đo đạc chuyển Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất đã lập cho Ủy ban nhân dân cấp xã để xác nhận vắng mặt và thông báo trên loa truyền thanh của cấp xã, niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã để người sử dụng đất đến ký xác nhận. Sau 15 ngày kể từ ngày thông báo mà người sử dụng đất không có mặt và không có khiếu nại, tranh chấp liên quan đến ranh giới, mốc giới thửa đất thì ranh giới thửa đất được xác định theo bản mô tả đã lập. Trường hợp sau 10 ngày kể từ ngày nhận được Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất mà người sử dụng đất liền kề không ký xác nhận, đồng thời không có văn bản thể hiện việc có tranh chấp, khiếu nại, tố cáo có liên quan đến ranh giới thửa đất thì ranh giới thửa đất được xác định theo bản mô tả đã được các bên liên quan còn lại, người dẫn đạc ký xác nhận và ghi rõ lý do người sử dụng đất liền kề đó không ký xác nhận vào phần “lý do không đồng ý” trong Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất. Đơn vị đo đạc có trách nhiệm lập danh sách các trường hợp nêu trên để gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã biết và lưu hồ sơ đo đạc.Phu luc so 11_Bien ban mo ta ranh gioi-moc gioi thua dat.docPhu luc so 14_Bien ban xac nhan ve viec cong khai ban do dia chinh.doc(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 11.1.TT.16.12. Đo vẽ chi tiết)Điều 11.1.TT.16.12. Đo vẽ chi tiết(Điều 12 Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/07/2014, có nội dung được sửa đổi bởi Điều 20 Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 13/03/2015)1. Khi đo vẽ chi tiết, tùy theo yêu cầu độ chính xác bản đo cần lập và phương pháp đo vẽ lập bản đồ địa chính mà lựa chọn loại máy đo, độ chính xác lý thuyết theo lý lịch của máy đo cho phù hợp và phải quy định rõ trong thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình. 2. Đo vẽ đường địa giới hành chính 2.1. Trước khi đo vẽ chi tiết, cán bộ đo đạc phải phối hợp với công chức địa chính cấp xã và người dẫn đạc xác định đường địa giới hành chính trên thực địa theo thực tế đang quản lý và thông tin trên hồ sơ địa giới hành chính. 2.2. Việc đo vẽ chi tiết đường địa giới hành chính được thực hiện theo đường ranh giới thực tế đang quản lý tại thực địa với độ chính xác tương đương điểm đo vẽ chi tiết. Trường hợp đường địa giới hành chính được mô tả nằm trên đối tượng giao thông, thủy hệ và đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất có dạng hình tuyến khác có độ rộng trên thực địa từ 0,5 m trở lên thì đo vẽ chi tiết 2 bên mép đối tượng đó và tính nội suy đường địa giới hành chính. Trường hợp đường địa giới hành chính có tranh chấp thì phải đo đạc và thể hiện đường địa giới có tranh chấp theo ý kiến của các bên liên quan. Trường hợp bản đồ địa chính có cùng tỷ lệ hoặc tỷ lệ nhỏ hơn tỷ lệ bản đồ địa giới hành chính dạng số đã có thi được chuyển vẽ đường địa giới hành chính từ bản đồ địa giới hành chính, có đối chiếu với thực địa. 3. Đo vẽ ranh giới thửa đất 3.1. Việc đo vẽ chi tiết ranh giới thửa đất được thực hiện theo hiện trạng thực tế đang sử dụng, quản lý đã được xác định theo quy định tại Điều 11 của Thông tư này. Trường hợp có giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất thể hiện rõ ranh giới thửa đất (có kích thước cạnh hoặc tọa độ đỉnh thửa đất) nhưng ranh giới thửa đất trên thực địa đã thay đổi so với giấy tờ đó thì trên bản đồ địa chính phải thể hiện cả đường ranh giới thửa đất theo giấy tờ đó (bằng nét đứt) và ranh giới thửa đất theo hiện trạng (bằng nét liền). Đơn vị đo đạc phải thể hiện sự thay đổi về ranh giới thửa đất trong Phiếu xác nhận kết quả đo đạc hiện trạng thửa đất lập theo mẫu quy định tại Phụ lục số 12 kèm theo Thông tư này; đồng thời lập danh sách các trường hợp thay đổi ranh giới thửa đất gửi Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Tài nguyên và Môi trường và Sở Tài nguyên và Môi trường (đối với thửa đất do tổ chức sử dụng) nơi có thửa đất để xử lý theo thẩm quyền. Trong quá trình đo vẽ chi tiết, tại mỗi trạm máy phải bố trí các điểm chi tiết làm điểm kiểm tra với các trạm đo kề nhau. Số lượng điểm kiểm tra phụ thuộc vào khu vực đo và không dưới 2 điểm với mỗi trạm đo kề nhau. Trường hợp sai số vị trí điểm kiểm tra giữa hai lần đo từ hai trạm máy bằng hoặc nhỏ hơn sai số quy định tại Điều 7 của Thông tư này thì vị trí điểm kiểm tra được xác định bằng tọa độ trung bình giữa hai lần đo. Trường hợp sai số nói trên vượt quá sai số quy định tại Điều 7 của Thông tư này thì phải kiểm tra, xác định rõ nguyên nhân để khắc phục. Đối với khu đo cùng thời điểm đo vẽ có nhiều tỷ lệ khác nhau thì phải đánh dấu các điểm chi tiết chung của hai tỷ lệ để đo tiếp biên. Các điểm đo tiếp biên phải được đo đạc theo chỉ tiêu kỹ thuật của tỷ lệ bản đồ lớn hơn. 3.2. Sau khi bản đồ địa chính được nghiệm thu cấp đơn vị thi công, đơn vị đo đạc in Phiếu xác nhận kết quả đo đạc hiện trạng thửa đất theo mẫu quy định tại Phụ lục số 12 kèm theo Thông tư này và giao cho người sử dụng đất để kiểm tra, xác nhận, kê khai đăng ký đất đai theo quy định và nộp lại cùng hồ sơ đăng ký đất đai để làm cơ sở nghiệm thu bản đồ địa chính. Trường hợp phát hiện trong kết quả đo đạc địa chính thửa đất có sai sót thì người sử dụng đất báo cho đơn vị đo đạc kiểm tra, chỉnh sửa, bổ sung. 4. Đo vẽ nhà ở, công trình xây dựng khác và đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất Việc đo vẽ chi tiết nhà ở, công trình xây dựng khác và đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất thực hiện theo đường ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý tại thực địa với độ chính xác tương đương điểm đo vẽ chi tiết.Phu luc so 12_Phieu xac nhan ket qua do hien trang thua dat.doc(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 11.1.TT.16.11. Xác định ranh giới thửa đất, lập bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất; Điều 11.1.TT.16.18. Trích đo địa chính)Điều 11.1.TT.16.13. Kiểm tra, kiểm nghiệm máy đo đạc(Điều 13 Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/07/2014) 1. Máy đo đạc phải được kiểm tra, kiểm nghiệm, hiệu chỉnh trước và sau mùa đo, đợt đo hoặc khi phát hiện có biến động có ảnh hưởng đến độ chính xác của máy. 2. Phải lập hồ sơ kiểm nghiệm và giao nộp cùng với các tài liệu đo. 3. Các chỉ tiêu sai số của máy đo đạc phải nêu trong hồ sơ kiểm nghiệm; chỉ đưa vào sử dụng máy đo đạc khi các sai số lý thuyết theo lý lịch, của máy đo và sai số xác định trong kiểm nghiệm đạt các tiêu chuẩn sau: a) Máy đo chiều dài cạnh đường chuyền có trị tuyệt đối sai số trung phương đo dài không vượt quá 20 mm + D mm (D là chiều dài tính bằng km). b) Máy đo góc đường chuyền có trị tuyệt đối sai số trung phương đo góc không quá 10 giây. c) Sai số 2C không quá 12 giây. d) Sai số MO không quá 5 giây. đ) Sai số bọt nước dài không quá 2 giây. e) Sai số dọi tâm quang học không quá 2 mm.Điều 11.1.TT.16.14. Quy định ghi sổ đo(Điều 14 Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/07/2014)Khi đo lưới địa chính, lưới độ cao, lưới khống chế đo vẽ, đo vẽ chi tiết bản đồ địa chính phải ghi sổ đo đầy đủ thông tin đo đạc và lập Sổ nhật ký trạm đo theo mẫu quy định tại Phụ lục số 10 kèm theo Thông tư này, trừ trường hợp sử dụng các máy đo ghi được đầy đủ các thông tin đó. Các loại số đo và các biểu mẫu tính toán xây dựng lưới địa chính khác không quy định tại Thông tư này thì thực hiện theo mẫu quy định cho lưới tọa độ quốc gia hạng III và độ cao quốc gia hạng IV quy định tại Thông tư số 06/2009/TT-BTNMT ngày 18 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng lưới tọa độ và Quyết định số 11/2008/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2008 của Bô trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng lưới độ cao.Phu luc so 10_Mau nhat ky tram do.docĐiều 11.1.TT.16.15. Tiếp biên và xử lý tiếp biên(Điều 15 Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/07/2014) Bản đồ địa chính phải tiếp biên giữa các mảnh tiếp giáp nhau trong cùng đơn vị hành chính cấp xã và giữa các mảnh tiếp giáp nhau khác đơn vị hành chính, cấp xã trong một tỉnh. Hạn sai khi tiếp biên bản đồ địa chính được xác định như sau: Trong đó: Dl là độ lệch giữa đối tượng tiếp biên; m1, m2 là sai số tương ứng với từng loại tỷ lệ bản đồ quy định tại khoản 4 và 5 Điều 7 của Thông tư này. Nếu Dl nằm trong hạn sai cho phép nêu trên thì chỉnh sửa như sau: đối với bản đồ địa chính cùng tỷ lệ thì chỉnh sửa dữ liệu ở bản đồ địa chính lập mới; đối với bản đồ địa chính khác tỷ lệ đo vẽ thì chỉnh sửa dữ liệu ở bản đồ địa chính tỷ lệ nhỏ theo dữ liệu ở bản đồ địa chính tỷ lệ lớn. Nếu Dl lớn hơn hạn sai cho phép nêu trên thì phải kiểm tra lại việc đo vẽ và biên tập bản đồ địa chính để xử lý. Đối với bản đồ địa chính khác thời gian đo vẽ nếu phát hiện có sự sai lệch, chồng, hở mà DI vượt quá hạn sai cho phép nêu trên thì phải kiểm tra lại và phải đảm bảo chất lượng sản phẩm do mình làm ra. Đơn vị thi công không được tự ý chỉnh sửa trên sản phẩm của mình cũng như trên tài liệu cũ để tiếp biên mà phải báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường bằng văn bản các sai lệch, chồng, hở để quyết định.(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 11.1.TT.16.7. Độ chính xác bản đồ địa chính)Điều 11.1.TT.16.16. Biên tập bản đồ địa chính, tính diện tích(Điều 16 Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/07/2014, có nội dung được sửa đổi bởi Điều 20 Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 13/03/2015)1. Khung và trình bày khung bản đồ địa chính thực hiện theo mẫu quy định tại điểm 1 và 2 mục III của Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư này. Khung trong tiêu chuẩn, khung trong mở rộng của mảnh bản đồ địa chính và lưới tọa độ ô vuông được xác định theo giá trị lý thuyết, không có sai số. 2. Bản đồ địa chính được biên tập theo đơn vị hành chính cấp xã. Phạm vi thể hiện của một mảnh bản đồ địa chính được giới hạn trong khung trong tiêu chuẩn. 3. Các đối tượng trên bản đồ địa chính được biểu thị bằng các yếu tố hình học dạng điểm, dạng đường (đoạn thẳng, đường gấp khúc), dạng vùng, ký hiệu và ghi chú. Các đối tượng dạng đường trên bản đồ phải được thể hiện bằng các dạng polyline, linestring, chain hoặc complexchain... tùy theo phần mềm biên tập bản đồ; thể hiện liên tục, không đứt đoạn và phải có điểm nút ở những chỗ giao nhau giữa các đường thể hiện các đối tượng cùng kiểu. Các đối tượng cần tính diện tích phải được xác lập dưới dạng vùng. Các đối tượng dạng vùng (trừ thửa đất) không khép kín trong phạm vi thể hiện của một mảnh bản đồ địa chính hoặc phạm vi khu đo hoặc phạm vi địa giới hành chính thì được khép vùng giả theo khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính hoặc phạm vi khu đo hoặc phạm vi địa giới hành chính. 4. Các thửa đất không thể hiện được trọn trong phạm vi khung trong tiêu chuẩn của một mảnh bản đồ địa chính hoặc trường hợp phải mở rộng khung để thể hiện hết các yếu tố nội dung bản đồ vượt ra ngoài phạm vi khung trong tiêu chuẩn để hạn chế số mảnh bản đồ địa chính tăng thêm ở ranh giới của khu đo hay đường địa giới hành chính thì được mở rộng khung theo quy định tại khoản 2 Điều 5 của Thông tư này để biên tập trọn thửa và thể hiện hết các yếu tố nội dung bản đồ vượt ra ngoài phạm vi khung trong tiêu chuẩn. Trường hợp khi mở rộng khung trong bản đồ mà vẫn không thể hiện được trọn thửa đất thì giữ nguyên khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính, phần ngoài khung được biên tập vào mảnh bản đồ địa chính tiếp giáp bên cạnh; số thửa, diện tích và loại đất được thể hiện trên tờ bản đồ chiếm diện tích phần lớn hơn của thửa đất, còn phần nhỏ hơn của thửa đất chỉ thể hiện loại đất. 5. Các yếu tố hình học, đối tượng bản đồ địa chính phải được xác định đúng phân lớp thông tin bản đồ (level), đúng phân loại, đúng thông tin thuộc tính theo quy định tại Phụ lục số 18, đúng ký hiệu theo quy định tại Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư này. 6. Nhãn thửa, đánh số thứ tự thửa đất và thể hiện các thông tin thửa đất trên bản đồ địa chính 6.1. Trên bản đồ địa chính các thông tin về số thứ tự thửa đất, diện tích thửa đất, loại đất được thể hiện bằng ký hiệu dạng hỗn số quy định tại Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư này. 6.2. Số thứ tự thửa đất được đánh số hiệu bằng số Ả Rập theo thứ tự từ 01 đến hết trên 01 mảnh bản đồ địa chính, bắt đầu từ thửa đất cực Bắc của mảnh bản đồ địa chính, từ trái sang phải, từ trên xuống dưới theo đường zích zắc. Đối với đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất việc khép vùng được thực hiện cho từng khu vực theo ranh giới khu đo, theo đường địa giới hành chính hoặc theo khung trong tiêu chuẩn của tờ bản đồ và được đánh số thứ tự cùng với các thửa đất. 6.3. Khi biên tập bản đồ địa chính được phép tận dụng các lớp (level) bản đồ số còn bỏ trống để thể hiện yếu tố thuộc tính khác của thửa đất (tên chủ, địa chỉ...). 7. Ghi chú và ký hiệu Các ghi chú phải được bố trí vào vị trí thích hợp đảm bảo dễ nhận biết đối tượng được ghi chú, dễ đọc, tính mỹ quan của bản đồ. Trường hợp các ghi chú và các yếu tố khác trùng, đè lên nhau thì ưu tiên thể hiện đúng vị trí các đối tượng theo thứ tự ưu tiên như sau: các ký hiệu dạng điểm, nhãn thửa, các ghi chú khác. 8. Định dạng tệp tin bản đồ địa chính dạng số Bản đồ địa chính dạng số có thể được xây dựng bằng nhiều phần mềm ứng dụng khác nhau nhưng tệp tin sản phẩm hoàn thành phải được chuyển về định dạng file *.dgn và nhập đầy đủ các thông tin mô tả về dữ liệu (siêu dữ liệu, metadata) theo quy định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu địa chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường kèm theo từng mảnh bản đồ địa chính. 9. Biên tập để in bản đồ địa chính 9.1. Việc biên tập để in bản đồ địa chính được thực hiện trên bản sao của các mảnh bản đồ địa chính dạng số thể hiện hiện trạng khi đo vẽ bản đồ. 9.2. Biên tập đường địa giới hành chính khi đường địa giới hành chính trùng nhau hoặc trùng đối tượng khác a) Trường hợp đường địa giới hành chính các cấp trùng nhau thì thể hiện đường địa giới hành chính cấp cao nhất. b) Trường hợp đường địa giới hành chính trùng với các yếu tố hình tuyến có dạng đường một nét thì thể hiện đường địa giới hành chính so le hai bên yếu tố đó. c) Trường hợp đường địa giới hành chính nằm giữa yếu tố hình tuyến hai nét thì thể hiện đường địa giới hành chính vào tâm của yếu tố đó khi khoảng sáng giữa ký hiệu đường địa giới hành chính với các nét của yếu tố đó không nhỏ hơn 0,2 mm trên bản đồ; trường hợp còn lại vẽ so le hai bên như trường hợp đường địa giới hành chính trùng với các yếu tố hình tuyến có dạng đường một nét. 9.3. Biên tập đường ranh giới chiếm đất khi đường ranh giới chiếm đất của các đối tượng trùng nhau a) Trường hợp ranh giới giữa 2 đối tượng dạng vùng khác loại thì đường ranh giới được biên tập trong lớp (level) lớn hơn. b) Trường hợp các đối tượng giao cắt nhau không cùng mức thì đối tượng ở phía trên được thể hiện liên tục không đứt đoạn qua vùng giao cắt. Ranh giới khép vùng của các đối tượng ở dưới được thể hiện theo đường tiếp giáp của hình chiếu thẳng đứng lên mặt đất của đối tượng đó với hình chiếu thẳng đứng lên mặt đất cửa đối tượng ở trên. 9.4. Khi thửa đất hoặc một phần thửa đất không thể thể hiện dưới dạng vùng theo tỷ lệ trên bản đồ thì thửa đất đó được trích vẽ phi tỷ lệ và thể hiện ở vị trí thích hợp ở trong hoặc ngoài khung bản đồ. Đối với các đối tượng giao thông, thủy văn hình tuyến có độ rộng trên bản đồ dưới 0,2 mm thì thể hiện theo đường tâm và ghi chú độ rộng của đối tượng đó. 9.5. Biên tập các ghi chú, ký hiệu khi các ghi chú, ký hiệu chồng đè với các yếu tố khác a) Các ghi chú, ký hiệu phải được bố trí vào vị trí thích hợp đảm bảo dễ nhận biết đối tượng được ghi chú, dễ đọc, tính mỹ quan của bản đồ. Thể hiện vị trí các yếu tố theo thứ tự ưu tiên: các ký hiệu dạng điểm, nhãn thửa, các yếu tố khác; b) Nhãn thửa đất thể hiện theo thông tin hiện trạng. Các thửa đất nhỏ, hẹp không thể trình bày nhãn thửa vào bên trong thửa đất thì trình bày nhãn thửa tại vị trí thích hợp ngoài thửa đất; nếu không thể trình bày nhãn thửa ở bên ngoài thửa đất thì chỉ trình bày số thứ tự thửa đất ở bên trong hoặc bên ngoài thửa đất, đồng thời lập bảng liệt kê các thửa đất nhỏ, hẹp ở dưới khung nam của mảnh bản đồ địa chính. Khi phải trình bày nhãn thửa hoặc số thứ tự thửa đất bên ngoài phạm vi thửa đất thì đánh mũi tên chỉ vào thửa đất đó. 9.6. Bản đồ địa chính dạng giấy được in màu trên giấy in vẽ bản đồ khổ giấy A0, có định lượng 120g/m2 trở lên, bằng máy chuyên dụng in bản đồ, chế độ in đạt độ phân giải tối thiểu 1200 x 600 dpi, mực in chất lượng cao, phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật máy. 10. Tính diện tích 10.1. Việc tính diện tích được thực hiện trên bản đồ dạng số cho tất cả các thửa đất và đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất bằng phương pháp giải tích. Trường hợp các đối tượng dạng vùng cùng kiểu (cùng kiểu đối tượng giao thông hoặc cùng kiểu đối tượng thủy văn...) giao cắt cùng mức thì chiếm đất chung của đối tượng được tính theo đường ranh giới chiếm đất ngoài cùng. Trường hợp các đối tượng dạng vùng không cùng kiểu (không cùng kiểu đối tượng giao thông hoặc không cùng kiểu đối tượng thủy văn) hoặc cùng kiểu nhưng giao cắt không cùng mức thì diện tích phần giao nhau của hình chiếu thẳng đứng của các đối tượng đó trên mặt đất được tính cho đối tượng nằm trực tiếp trên mặt đất. 10.2. Khi có sự chênh lệch giữa tổng diện tích của tất cả các đối tượng chiếm đất so với diện tích tính vùng bao trùm tất cả các đối tượng chiếm đất đó trong một mảnh bản đồ địa chính thì phải kiểm tra phát hiện nguyên nhân và xử lý các trường hợp đối tượng chiếm đất bị tính trùng hoặc bỏ sót. 11. Diện tích và các thông tin thuộc tính của thửa đất, đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất được thể hiện và thống kê trên phạm vi từng mảnh bản đồ địa chính và phạm vi đơn vị hành chính cấp xã vào Sổ mục kê đất đai theo mẫu quy định tại Phụ lục số 15 và Bảng tổng hợp số thửa, diện tích, số chủ sử dụng, quản lý đất theo hiện trạng đo đạc lập bản đồ địa chính theo mẫu quy định tại Phụ lục số 16 kèm theo Thông tư này; đồng thời được tổng hợp vào biểu thống kê hiện trạng sử dụng đất của đơn vị hành chính cấp xã theo quy định về thống kê, kiểm kê đất đai của Bộ Tài nguyên và Môi trường (Biểu 01/TKĐĐ, 02/TKĐĐ, 03/TKĐĐ). 12. Trường hợp chi đo vẽ chi tiết bản đồ địa chính một phần diện tích cần thiết mà không đo vẽ khép kín đơn vị hành chính cấp xã và phần diện tích đo vẽ chi tiết bản đồ địa chính lớn hơn 50% diện tích tự nhiên thì phải biên tập thêm bản đồ tỷ lệ phù hợp từ các loại bản đồ khác để tính diện tích khép kín địa giới hành chính (tính diện tích dựa vào tài liệu bản đồ khác sử dụng để khoanh bao khu vực này).Phu luc so 18_Bang phan lop-phan loai doi tuong ban do dia chinh.doc(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 11.1.TT.16.8. Nội dung bản đồ địa chính; Điều 11.1.TT.16.20. Sổ mục kê đất đai)Điều 11.1.TT.16.17. Đo đạc chỉnh lý, bổ sung, đo vẽ lại bản đồ địa chính(Điều 17 Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/07/2014) 1. Chỉnh lý bản đồ địa chính 1.1. Việc chỉnh lý bản đồ địa chính thực hiện trong các trường hợp sau: a) Xuất hiện thửa đất và các đối tượng chiếm đất mới (trừ các đối tượng là công trình, xây dựng và tài sản trên đất); b) Thay đổi ranh giới thửa đất và các đối tượng chiếm đất (trừ các đối tượng là công trình xây dựng và tài sản trên đất); c) Thay đổi diện tích thửa đất; d) Thay đổi mục đích sử dụng đất; đ) Thay đổi thông tin về tình trạng pháp lý của thửa đất; e) Thay đổi về mốc giới và đường địa giới hành chính các cấp; g) Thay đổi về điểm tọa độ địa chính và điểm tọa độ Quốc gia; h) Thay đổi về mốc giới và hành lang an toàn công trình; i) Thay đổi về địa danh và các ghi chú trên bản đồ. 1.2. Cơ sở để quyết định thực hiện chỉnh lý bản đồ địa chính a) Các thay đổi về ranh giới thửa đất, diện tích thửa đất, mục đích sử dụng đất được thực hiện trong các trường hợp: có quyết định giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất của cấp có thẩm quyền; quyết định của Ủy ban nhân dân các cấp, bản án của Tòa án nhân dân các cấp về việc giải quyết tranh chấp đất đai; kết quả cấp, chỉnh lý Giấy chứng nhận trong các trường hợp chuyển nhượng, chuyển đổi, thừa kế có liên quan đến thay đổi ranh giới, mục đích sử dụng đất; quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; có thay đổi ranh giới thửa đất do sạt lở, sụt đất tự nhiên; người sử dụng đất, cơ quan quản lý đất đai các cấp phát hiện có sai sót trong đo vẽ bản đồ địa chính; b) Mốc giới, đường địa giới hành chính trên bản đồ được chỉnh lý, bổ sung trong các trường hợp có quyết định thay đổi địa giới hành chính, lập đơn vị hành chính mới, đã lập hồ sơ địa giới, cắm mốc địa giới trên thực địa; c) Mốc tọa độ, mốc quy hoạch, hành lang an toàn công trình trên bản đồ được chỉnh lý, bổ sung trong các trường hợp mốc giới mới được cắm trên thực địa và có thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; d) Việc chỉnh lý, bổ sung thông tin về địa danh, địa vật định hướng và các thông tin thuộc tính khác do cơ quan quản lý đất đai các cấp tự quyết định khi phát hiện có thay đổi. 1.3. Khi chỉnh lý các thay đổi về ranh giới thửa đất thì việc thể hiện nội dung và lưu thông tin chỉnh lý thực hiện như sau: a) Đường ranh giới mới của thửa đất được thể hiện trên bản đồ địa chính bằng màu đỏ; đường ranh giới cũ được chuyển thành lớp riêng trên bản đồ địa chính dạng số, được gạch bỏ bằng mực đỏ đối với nơi sử dụng bản đồ địa chính dạng giấy; b) Việc chỉnh lý bản đồ địa chính phải thực hiện đồng bộ với việc chỉnh lý thông tin trong số mục kê đất đai và các tài liệu liên quan khác. 1.4. Khi đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính được phép thực hiện bằng các phương pháp đo đạc đơn giản như: giao hộ cạnh, dóng thẳng hàng, đo bằng thước dây, chuyển vẽ từ bản đồ quy hoạch... và sử dụng các điểm khởi tính gồm: các điểm tọa độ từ lưới khống chế đo vẽ, lưới điểm trạm đo cũ trở lên; các điểm góc thửa đất, góc công trình xây dựng chính có trên bản đồ và hiện còn tồn tại ở thực địa; độ chính xác chỉnh lý thực hiện theo quy định về độ chính xác của bản đồ địa chính. 1.5. Việc chỉnh lý số thứ tự thửa đất được quy định như sau: a) Trường hợp thửa đất mới phát sinh do tách thửa, hợp thửa thì hủy bỏ số thứ tự thửa đất cũ, số thửa mới được đánh số tiếp theo số thứ tự thửa đất có số hiệu lớn nhất trong tờ bản đồ; đồng thời phải lập “Bảng các thửa đất chỉnh lý” ở vị trí thích hợp trong hoặc ngoài khung bản đồ, trừ trường hợp chỉnh lý bản đồ địa chính trong cơ sở dữ liệu địa chính. Nội dung “Bảng các thửa đất chỉnh lý” phải thể hiện số thứ tự, mã loại đất và diện tích thửa đất tách, hợp đã được chỉnh lý và số thứ tự thửa, mã loại đất và diện tích mới của thửa đất đó sau chỉnh lý; b) Trường hợp nhà nước thu hồi một phần thửa đất mà phần thu hồi không tạo thành thửa đất mới và phần diện tích còn lại không bị chia cắt thành nhiều thửa đất thì phần diện tích còn lại không thu hồi vẫn giữ nguyên số thứ tự thửa đất cũ. 2. Đo vẽ bổ sung bản đồ địa chính Việc đo vẽ bổ sung bản đồ địa chính được thực hiện đối với đơn vị hành chính cấp xã đã có bản đồ địa chính nhưng chưa đo vẽ khép kín đơn vị hành chính, kể cả khu vực đã đo vẽ khoanh bao trên bản đồ địa chính nhưng chưa đo vẽ chi tiết đến từng thửa đất. 3. Đo vẽ lại bản đồ địa chính Việc đo vẽ lại bản đồ địa chính được thực hiện đối với khu vực đã có bản đồ địa chính nhưng có biến động trong các trường hợp sau đây: 3.1. Khu vực đất nông nghiệp đã thực hiện quy hoạch lại đồng ruộng và “dồn điền đổi thửa” làm thay đổi toàn bộ các bờ vùng, bờ thửa; 3.2. Khu vực thực hiện quy hoạch sử dụng đất để hình thành các khu trung tâm hành chính, khu đô thị, khu dân cư, khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp; 3.3. Khu vực chỉ có bản đồ địa chính dạng giấy đã rách nát, hư hỏng không thể khôi phục và không thể sử dụng để số hóa; 3.4. Khu vực đã có bản đồ địa chính được lập bằng phương pháp ảnh hàng không, phương pháp bàn đạc bằng máy kinh vĩ quang cơ trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, có tỷ lệ nhỏ hơn so với tỷ lệ cần phải đo vẽ theo quy định tại Thông tư này. 4. Mảnh bản đồ địa chính được biên tập để in lại trong các trường hợp sau: 4.1. Thay đổi đường địa giới hành chính liên quan đến mảnh bản đồ địa chính; 4.2. Số lượng thửa đất có biến động do đo vẽ bổ sung, chỉnh lý biến động trên bản đồ về ranh giới, số hiệu thửa, loại đất, diện tích chiếm trên 40% số lượng thửa đất trên mảnh bản đồ in trước đó.Điều 11.1.TT.16.18. Trích đo địa chính(Điều 18 Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/07/2014) 1. Trích đo địa chính thửa đất được thực hiện ở các tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 và 1:10000. Việc xác định tỷ lệ trích đo địa chính thửa đất được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Thông tư này và được phép lựa chọn tỷ lệ bản đồ lớn hơn một bậc so với quy định cho phù hợp với quy mô diện tích thửa đất. 2. Trích đo địa chính thửa đất được thực hiện trong hệ tọa độ quốc gia VN-2000; trường hợp tách đo địa chính cho hộ gia đình, cá nhân thì thực hiện trong hệ tọa độ quốc gia VN-2000 hoặc hệ tọa độ tự do. 3. Khi trích đo địa chính thửa đất phục vụ cấp Giấy chứng nhận phải đồng thời lập Phiếu xác nhận kết quả đo đạc hiện trạng thửa đất theo mẫu quy định tại Phụ lục số 12 kèm theo Thông tư này. 4. Mảnh trích đo địa chính biên tập ở dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật để thể hiện thửa đất tích đo. Khung và trình bày khung mảnh trích đo địa chính thực hiện theo mẫu quy định tại điểm 3 mục III của Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư này. Trường hợp trích đo địa chính phục vụ đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận đơn lẻ, thường xuyên hàng năm thì khung và trình bày khung mảnh trích đo địa chính thực hiện theo mẫu quy định tại điểm 4 mục III của Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư này. Mảnh trích đo địa chính được đánh số thứ tự mảnh bằng số Ả rập từ 01 đến hết trong một năm trong phạm vi đơn vị hành chính cấp xã. 5. Việc thực hiện trích đo và trình bày, chỉnh lý thửa đất trong mảnh trích đo thực hiện như đối với đối tượng là thửa đất trên bản đồ địa chính quy định tại Thông tư này. Khi trích đo địa chính từ hai thửa đất trở lên trong cùng một thời điểm mà có thể thể hiện trong phạm vi của cùng một mảnh trích đo địa chính thì phải thể hiện trong một mảnh, trích đo đó. 6. Mảnh trích đo địa chính dạng số có thể được xây dựng bằng nhiều phần mềm ứng dụng khác nhau nhưng tệp tin sản phẩm hoàn thành phải được chuyển về khuôn dạng file *.dgn. Ngoài ra, khi thực hiện trích đo địa chính trong hệ tọa độ quốc gia VN-2000 còn phải nhập đầy đủ các thông tin mô tả về dữ liệu (siêu dữ liệu, metadata) theo quy định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu địa chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường kèm theo từng mảnh trích đo địa chính. 7. Mảnh trích đo địa chính dạng giấy được in trên khổ giấy từ A4 đến A0 tùy theo quy mô diện tích thửa đất trích đo và tỷ lệ trích đo để thể hiện được trọn vẹn thửa đất trích đo và đủ vị trí để trình bày khung theo quy định. Giấy in phải có định lượng 120g/m2 trở lên, bằng máy chuyên dụng in bản đồ, chế độ in đạt độ phân giải tối thiểu 1200 x 600 dpi, mực in chất lượng cao, phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật máy.(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 11.1.TT.16.8. Nội dung bản đồ địa chính; Điều 11.1.TT.16.12. Đo vẽ chi tiết)Điều 11.1.TT.16.19. Ký hiệu bản đồ địa chính(Điều 19 Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/07/2014) 1. Ký hiệu bản đồ địa chính quy định tại Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư này được sử dụng chung để thể hiện các yếu tố nội dung bản đồ địa chính, mảnh trích đo địa chính tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 và 1:10000 dạng số và dạng giấy. Những trường hợp đặc biệt chỉ áp dụng cho bản đồ số hoặc bản đồ giấy hoặc một loại nội dung bản đồ hay một loại tỷ lệ bản đồ sẽ có quy định riêng trong ký hiệu và giải thích ký hiệu. 2. Ký hiệu chia làm 3 loại: 2.1. Ký hiệu vẽ theo tỷ lệ: vẽ đúng theo hình dạng, kích thước của địa vật tính theo tỷ lệ bản đồ. 2.2. Ký hiệu vẽ nửa theo tỷ lệ: ký hiệu có một chiều tỷ lệ với kích thước thực của địa vật, chiều kia biểu thị quy ước không theo tỷ lệ bản đồ. 2.3. Ký hiệu không theo tỷ lệ là ký hiệu vẽ quy ước, không theo đúng tỷ lệ kích thước của địa vật, các ký hiệu này dùng trong trường hợp địa vật không vẽ được theo tỷ lệ bản đồ và một số trường hợp địa vật vẽ được theo tỷ lệ nhưng cần sử dụng thêm ký hiệu quy ước đặt vào vị trí quy định để tăng thêm khả năng đọc, khả năng định hướng của bản đồ. 3. Tâm của ký hiệu không theo tỷ lệ bản đồ được bố trí trùng với tâm của đối tượng bản đồ. 3.1. Ký hiệu có dạng hình học: hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật... thì tâm của hình hình học là tâm của ký hiệu. 3.2. Ký hiệu tượng hình có chân là vòng tròn ở chân: trường học, trạm biến thế... thì tâm của vòng tròn là tâm của ký hiệu. 3.3. Ký hiệu tượng hình có chân dạng đường đáy: đình, chùa, tháp, đài phun nước... thì điểm giữa của đường đáy là tâm của ký hiệu. 4. Ghi chú gồm ghi chú định danh thể hiện địa danh, tên các đối tượng bản đồ và ghi chú thuyết minh thể hiện thông tin thuộc tính của địa vật. 4.1. Ghi chú được thể hiện bằng tiếng Việt; địa danh bằng tiếng dân tộc ít người phải được phiên âm sang tiếng Việt. 4.2. Chỉ được sử dụng ký hiệu, phông chữ, chữ số đúng với quy định tại Thông tư này để thể hiện nội dung ghi chú. 4.3. Ghi chú được sắp xếp song song với khung phía Nam của mảnh bản đồ địa chính, trừ ghi chú địa vật hình tuyến và ghi chú thửa đất hẹp thi sắp xếp ghi chú theo hướng địa vật, đầu các ghi chú hướng lên phía khung Bắc. 5. Khi thể hiện các công trình xây dựng bằng ký hiệu tượng trưng và ghi chú mà đối tượng đó nằm gọn trong ranh giới thửa đất thì phải thể hiện đầy đủ thông tin của thửa đất chứa đối tượng đó. Các công trình xây dựng có kích thước nhỏ, hẹp tại các khu vực thửa nhỏ và dày đặc, khi thể hiện có thể gây khó đọc và rối nội dung bản đồ thì được phép chỉ chọn lọc một số công trình có giá trị lịch sử, văn hóa và ý nghĩa định hướng cao để thể thể hiện. 6. Các đối tượng bản đồ có ý nghĩa định hướng cao mà không ghi chú được vào bên trong đối tượng thì ghi chú ra ngoài và đánh mũi tên chỉ vào đối tượng.(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 11.1.TT.16.8. Nội dung bản đồ địa chính)Điều 11.1.TT.16.20. Sổ mục kê đất đai(Điều 20 Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/07/2014, có nội dung được sửa đổi bởi Điều 20 Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 13/03/2015)1. Sổ mục kê đất đai được lập để liệt kê các thửa đất và đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất theo kết quả đo vẽ lập, chỉnh lý bản đồ địa chính, trích đo địa chính thửa đất trong phạm vi đơn vị hành chính cấp xã. 2. Nội dung sổ mục kê đất đai gồm số thứ tự tờ bản đồ địa chính, mảnh trích đo địa chính; số thứ tự thửa đất, đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất; tên người sử dụng, quản lý đất; mã đối tượng sử dụng, quản lý đất; diện tích; loại đất (bao gồm loại đất theo hiện trạng, loại đất theo giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất). 3. Sổ mục kê đất đai được lập dưới dạng số, lưu giữ trong cơ sở dữ liệu đất đai, được in cùng với bản đồ địa chính để lưu trữ và được sao để sử dụng đối với nơi chưa có điều kiện khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu đất đai. Việc lập sổ mục kê đất đai được thực hiện sau khi hoàn thành việc biên tập mảnh bản đồ địa chính, mảnh trích đo địa chính. 4. Nội dung, hình thức quy định chi tiết lập sổ mục kê đất đai thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục số 15 kèm theo Thông tư này.(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 11.1.TT.16.16. Biên tập bản đồ địa chính, tính diện tích)Điều 11.1.TT.16.21. Lập thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình đo đạc bản đồ địa chính(Điều 21 Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/07/2014) 1. Khi thực hiện đo đạc bản đồ địa chính phải lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật - dự toán theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý dự án, công trình trong lĩnh vực quản lý đất đai. Các thiết kế kỹ thuật - dự toán đo đạc bản đồ địa chính phục vụ lập hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận và xây dựng cơ sở dữ liệu sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt phải nộp về Bộ Tài nguyên và Môi trường (Tổng cục Quản lý đất đai) kèm theo Quyết định phê duyệt để kiểm tra việc thực hiện và theo dõi, giám sát. 2. Phải lập báo cáo khảo sát trên cơ sở kết quả khảo sát, thu thập, phân tích, đánh giá các tư liệu, tài liệu có liên quan trước khi lập thiết kế kỹ thuật - dự toán. 3. Khi lập thiết kế kỹ thuật - dự toán nếu áp dụng chỉ tiêu kỹ thuật khác quy định tại Thông tư này thì phải báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường và phải được Bộ Tài nguyên và Môi trường chấp thuận bằng văn bản mới được thi công. 4. Thiết kế kỹ thuật - dự toán bao gồm các nội dung chính sau: 4.1. Sự cần thiết phải đo đạc lập bản đồ địa chính; 4.2. Cơ sở pháp lý; 4.3. Mục tiêu, yêu cầu, phạm vi nhiệm vụ, khối lượng công việc; 4.4. Đặc điểm tình hình tự nhiên, kinh tế, xã hội, hiện trạng sử dụng đất của địa phương nơi thực hiện dự án, công trình đo đạc lập bản đồ địa chính; 4.5. Tình hình công tác đo đạc lập bản đồ địa chính của địa phương; hiện trạng và khả năng sử dụng tư liệu, tài liệu đo đạc, bản đồ địa chính, bản đồ địa hình, bản đồ địa giới hành chính, các tư liệu ảnh và các loại tài liệu, bản đồ khác; 4.6. Thực trạng nguồn nhân lực, trang thiết bị kỹ thuật, năng lực thực hiện dự án, công trình đo đạc bản đồ địa chính của các đơn vị thuộc cơ quan quản lý đất đai của địa phương; 4.7. Thiết kế và giải pháp kỹ thuật; 4.8. Tổ chức thực hiện; 4.9. Dự toán kinh phí; 4.10. Đánh giá tính khả thi và rủi ro thực hiện dự án, công trình. 5. Trường hợp và trích đo địa chính thửa đất thì không phải lập thiết kế kỹ thuật - dự toán, nhưng phải lập phương án thi công và được cơ quan quyết định, đầu tư phê duyệt. Trường hợp trích đo địa chính thửa đất để thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận đối với các trường hợp đơn lẻ, thường xuyên hàng năm thì phải lập kế hoạch thực hiện hàng năm trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp trích đo địa chính thửa đất theo nhu cầu của người sử dụng đất không sử dụng ngân sách nhà nước thì thực hiện theo hợp đồng dịch vụ, không phải lập phương án thi công. Nội dung chính của phương án thi công bao gồm: 5.1. Căn cứ lập phương án; 5.2. Tóm tắt mục tiêu, yêu cầu, phạm vi nhiệm vụ, khối lượng công việc; 5.3. Tóm tắt giải pháp kỹ thuật và tổ chức thực hiện; 5.4. Kinh phí thực hiện.Điều 11.1.TT.16.22. Quy định giám sát, kiểm tra, nghiệm thu, xác nhận sản phẩm(Điều 22 Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/07/2014, có nội dung được sửa đổi bởi Điều 20 Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 13/03/2015)1. Các công đoạn, sản phẩm đo đạc bản đồ địa chính phải được giám sát, kiểm tra, nghiệm thu về chất lượng sản phẩm, khối lượng thực hiện. 2. Việc giám sát, kiểm tra, nghiệm thu thực hiện theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường về giám sát, kiểm tra, thẩm định, nghiệm thu sản phẩm đối với công tác đo đạc bản đồ địa chính. 3. Cơ sở để giám sát, kiểm tra, nghiệm thu là các quy định tại Thông tư này và trong thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình, các văn bản kỹ thuật của khu đo đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. 4. Nội dung giám sát, kiểm tra, nghiệm thu bao gồm: 4.1. Nhân lực, máy móc trang thiết bị đo đạc sử dụng trong thi công; 4.2. Sự tuân thủ quy trình, tiến độ thực hiện; 4.3. Chất lượng, khối lượng sản phẩm công đoạn công trình, hoàn thành công trình và giao nộp sản phẩm. 5. Nội dung chi tiết và mức độ giám sát, kiểm tra thực hiện theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường về giám sát, kiểm tra, thẩm định, nghiệm thu sản phẩm đối với công tác đo đạc bản đồ địa chính. 6. Xác nhận bản đồ địa chính 6.1. Bản đồ địa chính phải được đơn vị thi công ký xác nhận sản phẩm; đơn vị kiểm tra ký xác nhận chất lượng sản phẩm; Ủy ban nhân dân cấp xã ký xác nhận đo vẽ phù hợp hiện trạng quản lý, sử dụng; Sở Tài nguyên và Môi trường ký duyệt nghiệm thu chất lượng sản phẩm đủ điều kiện đưa vào sử dụng tại vị trí phần ngoài khung bản đồ theo mẫu quy định tại điểm 1 mục III của Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư này. 6.2. Bản đồ địa chính được biên tập in lại phải được đơn vị thực hiện biên tập xác nhận sản phẩm, đơn vị kiểm tra ký xác nhận chất lượng sản phẩm; Sở Tài nguyên và Môi trường ký duyệt tại vị trí phần ngoài khung bản đồ theo mẫu quy định tại điểm 2 mục III của Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư này. 7. Xác nhận mảnh trích đo địa chính 7.1. Trường hợp trích đo địa chính thửa đất do Văn phòng đăng ký đất đai hoặc chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất đối với nơi chưa lập Văn phòng đăng ký đất đai (sau đây gọi chung là Vănphòng đăng ký đất đai) để phục vụ đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận đơn lẻ, thường xuyên hàng năm thì phải có chữ ký của người thực hiện đo đạc, người kiểm tra và ký duyệt của Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai tại vị trí phần ngoài khung mảnh trích đo địa chính theo mẫu quy định tại Điểm 4 Mục III của Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư này. 7.2. Trường hợp trích đo địa chính thửa đất phục vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng, thu hồi đất, đấu giá quyền sử dụng đất và mục đích quản lý đất đai khác thì việc xác nhận mảnh trích đo địa chính được thực hiện như quy định đối với việc xác nhận bản đồ địa chính quy định tại điểm 6.1 khoản 6 Điều này.(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 11.1.TT.16.8. Nội dung bản đồ địa chính)Điều 11.1.TT.16.23. Đóng gói, giao nộp sản phẩm(Điều 23 Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/07/2014)1. Đóng gói sản phẩm đo đạc bản đồ địa chính Bản đồ địa chính và các tài liệu có liên quan sau khi được kiểm tra, nghiệm thu phải được xác nhận đầy đủ theo các mẫu biểu quy định và đóng gói thành từng hộp, cặp, túi hay đóng thành từng tập có ghi chú, có mục lục để tra cứu và được kiểm tra lần cuối trước khi giao nộp. 2. Giao nộp sản phẩm đo đạc lập bản đồ địa chính 2.1. Đơn vị thi công giao nộp sản phẩm đo đạc lập bản đồ địa chính cho cơ quan chủ đầu tư để sử dụng ở các cấp theo quy định như sau: a) Ủy ban nhân dân cấp xã gồm có: - Biên bản thỏa thuận sử dụng đất để chôn mốc, xây tường bảo vệ mốc địa chính; Ghi chú điểm tọa độ địa chính; Biên bản bàn giao mốc địa chính; Thông báo về việc chôn mốc, xây tường vây bảo vệ mốc địa chính: 01 bộ; - Bản đồ địa chính dạng giấy và dạng số: 01 bộ; - Sổ mục kê đất đai dạng giấy và dạng số: 01 bộ; - Biên bản xác nhận thể hiện địa giới hành chính: 01 bộ; - Biên bản xác nhận việc công khai bản đồ địa chính: 01 bộ; - Bảng tổng hợp số thửa, diện tích, số chủ sử dụng, quản lý trong đơn vị hành chính theo hiện trạng đo vẽ bản đồ địa chính: 01 bộ; - Biên bản bàn giao sản phẩm đo đạc lập bản đồ địa chính: 01 bộ. b) Phòng Tài nguyên và Môi trường gồm có: - Bản Ghi chú điểm tọa độ địa chính; Bảng tọa độ lưới địa chính, lưới khống chế đo vẽ: 01 bộ; - Bảng tổng hợp số thừa, diện tích, số chủ sử dụng, quản lý trong đơn vị hành chính theo hiện trạng đo đạc bản đồ địa chính: 01 bộ; c) Sở Tài nguyên và Môi trường gồm có: - Sơ đồ lưới địa chính, lưới đo vẽ sau thi công trên nền bản đồ địa hình dạng giấy và dạng số: 01 bộ; - Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất (01 bộ); - Các loại sổ đo, các tài liệu liên quan khác (nếu có); - Tài liệu kiểm tra, kiểm nghiệm máy móc và dụng cụ đo đạc: 01 bộ; - Tài liệu tính toán, bình sai lưới địa chính, lưới khống chế đo vẽ: 01 bộ; - Bảng tổng hợp số thửa, diện tích, số chủ sử dụng, quản lý trong đơn vị hành chính theo hiện trạng đo đạc bản đồ địa chính: 01 bộ; - Phiếu xác nhận kết quả đo đạc hiện trạng thửa đất: 01 bộ; - Biên bản bàn giao sản phẩm đo đạc lập bản đồ địa chính: 01 bộ; - Hồ sơ giám sát, kiểm tra, nghiệm thu: 01 bộ. d) Tổng cục Quản lý đất đai gồm có: - Thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình và Quyết định phê duyệt: dạng giấy 01 bộ, dạng số 01 bộ; - Bản đồ địa chính và bản đồ thể hiện khép kín ranh giới hành chính cấp xã (khi không đo đạc khép kín đơn vị hành chính cấp xã) dạng số: 01 bộ; - Biên bản nghiệm thu và Bản xác nhận chất lượng, khối lượng công trình hoàn thành dạng giấy: 01 bộ. 2.2. Việc giao nộp sản phẩm giữa đơn vị thi công với chủ đầu tư, giữa chủ đầu tư với các cấp sử dụng phải lập thành biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục số 17 kèm theo Thông tư này. 2.3. Ngoài số lượng sản phẩm, hồ sơ nghiệm thu giao nộp theo quy định tại điểm 2.1 khoản 2 Điều này, cơ quan chủ đầu tư quyết định số lượng sản phẩm, hồ sơ nghiệm thu theo quy định về quản lý dự án, công trình đo đạc bản đồ địa chính và phải nêu rõ trong thiết kế kỹ thuật - dự toán công tình. 2.4. Việc xác nhận hoàn thành và thực hiện quyết toán công trình đo đạc lập bản đồ địa chính chỉ được thực hiện sau khi có đầy đủ hồ sơ nghiệm thu và các sản phẩm quy định tại điểm 2.1 khoản 2 Điều này đã được bàn giao và lưu trữ. 3. Trường hợp trích đo địa chính thửa đất để phục vụ đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận đơn lẻ, thường xuyên hàng năm thì sản phẩm đo đạc do Văn phòng đăng ký đất đai quản lý. Trường hợp trích đo địa chính thửa đất phục vụ các mục đích quản lý đất đai khác thì sản phẩm giao nộp và lưu tại cơ quan, đơn vị sử dụng mảnh trích đo địa chính theo mục đích đo đạc và tại Văn phòng đăng ký đất đai để cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính. 4. Toàn bộ sản phẩm đo đạc bản đồ địa chính phải được lưu trữ theo quy định lưu trữ tài liệu của Nhà nước, không được hủy bỏ các tài liệu cũ ngay cả trong trường hợp đã có tài liệu mới cập nhật, thay thế.Phu luc so 17_Bien ban ban giao san pham do dac lap ban do dia chinh.docĐiều 11.1.LQ.32. Hoạt động điều tra, đánh giá đất đai(Điều 32 Luật số 45/2013/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014) 1. Điều tra, đánh giá đất đai bao gồm các hoạt động sau đây: a) Điều tra, đánh giá về chất lượng đất, tiềm năng đất đai; b) Điều tra, đánh giá thoái hóa đất, ô nhiễm đất; c) Điều tra, phân hạng đất nông nghiệp; d) Thống kê, kiểm kê đất đai; đ) Điều tra, thống kê giá đất; theo dõi biến động giá đất; e) Xây dựng và duy trì hệ thống quan trắc giám sát tài nguyên đất. 2. Điều tra, đánh giá đất đai bao gồm các nội dung sau đây: a) Lấy mẫu, phân tích, thống kê số liệu quan trắc đất đai; b) Xây dựng bản đồ về chất lượng đất, tiềm năng đất đai, thoái hóa đất, ô nhiễm đất, phân hạng đất nông nghiệp, giá đất; c) Xây dựng báo cáo đánh giá về chất lượng đất, tiềm năng đất đai, thoái hóa đất, ô nhiễm đất, phân hạng đất nông nghiệp, giá đất; d) Xây dựng báo cáo thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, báo cáo về giá đất và biến động giá đất.Điều 11.1.TT.8.1. (Điều 1 Thông tư số 14/2012/TT-BTNMT Ban hành Quy định kỹ thuật điều tra thoái hóa đất ngày 26/11/2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14/01/2013)Ban hành kèm theo Thông tư này Quy định kỹ thuật điều tra thoái hóa đất.Phu luc_Cac phuong phap thuc hien-chi tieu phan cap danh gia trong dieu tra thoai hoa dat.docPhu luc_Quy dinh ky thuat dieu tra thoai hoa dat.docĐiều 11.1.TT.36.1. (Điều 1 Thông tư số 33/2016/TT-BTNMT Ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra, đánh giá đất đai ngày 07/11/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21/12/2016)Ban hành kèm theo Thông tư này Định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra, đánh giá đất đai.Phụ lục_Định mức kinh tế - kỹ thuật điều traĐiều 11.1.LQ.33. Tổ chức thực hiện điều tra, đánh giá đất đai(Điều 33 Luật số 45/2013/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014) 1. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm sau đây: a) Tổ chức thực hiện và công bố kết quả điều tra, đánh giá đất đai của cả nước, các vùng theo định kỳ 05 năm một lần và theo chuyên đề; b) Chỉ đạo việc thực hiện điều tra, đánh giá đất đai của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; c) Tổng hợp, công bố kết quả điều tra, đánh giá đất đai của cả nước. 2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện và công bố kết quả điều tra, đánh giá đất đai của địa phương; gửi kết quả về Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp. 3. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc điều tra, đánh giá đất đai và điều kiện về năng lực của đơn vị thực hiện điều tra, đánh giá đất đai.(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 26.1.LQ.19. Hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá; Điều 26.1.LQ.19. Hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá)Điều 11.1.TT.23.4. Hoạt động điều tra, đánh giá đất đai(Điều 4 Thông tư số 35/2014/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 13/08/2014) 1. Điều tra, đánh giá đất đai của cả nước, các vùng kinh tế - xã hội (cấp vùng) gồm các hoạt động sau đây: a) Điều tra, đánh giá về chất lượng đất, tiềm năng đất đai; điều tra thoái hóa đất; b) Quan trắc giám sát tài nguyên đất; c) Điều tra, đánh giá đất đai theo chuyên đề. 2. Điều tra, đánh giá đất đai của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (cấp tỉnh) gồm các hoạt động sau đây: b) Điều tra, đánh giá ô nhiễm đất được thực hiện ở những khu vực có nguồn gây ô nhiễm ở địa phương; c) Điều tra, phân hạng đất nông nghiệp được thực hiện đối với nhóm đất nông nghiệp trừ đất nông nghiệp khác. 3. Hoạt động điều tra, đánh giá đất đai được thực hiện theo định kỳ hoặc thực hiện đột xuất theo nhiệm vụ, cụ thể như sau: a) Các hoạt động quy định tại Điểm a Khoản 1, Điểm a, b, c Khoản 2 Điều này được thực hiện định kỳ 5 năm một lần, điều tra toàn diện lần đầu và rà soát, điều chỉnh, bổ sung cho những lần tiếp theo; b) Hoạt động quan trắc giám sát tài nguyên đất được thực hiện hàng năm; c) Hoạt động điều tra, đánh giá đất đai theo chuyên đề được thực hiện đột xuất theo yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai khi có quyết; định phê duyệt nhiệm vụ của cơ quan có thẩm quyền.(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 11.1.TT.23.12. Điều kiện năng lực của đơn vị thực hiện điều tra, đánh giá đất đai)Điều 11.1.TT.23.5. Nội dung điều tra, đánh giá đất đai của cả nước, cấp vùng(Điều 5 Thông tư số 35/2014/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 13/08/2014) 1. Nội dung điều tra, đánh giá đất đai lần đầu, gồm: a) Thu thập thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ; b) Lập kế hoạch và điều tra, lấy mẫu đất tại thực địa; c) Tổng hợp, xử lý thông tin tài liệu nội và ngoại nghiệp; d) Xây dựng bản đồ chất lượng đất, tiềm năng đất đai; bản đồ thoái hóa đất; đ) Phân tích thực trạng chất lượng đất, tiềm năng đất đai; thoái hóa đất; e) Đề xuất các giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và định hướng quản lý sử dụng đất bền vững; g) Xây dựng báo cáo đánh giá về chất lượng đất, tiềm năng đất đai; thoái hóa đất. 2. Nội dung điều tra, đánh giá đất đai lần tiếp theo, gồm: a) Điều tra bổ sung thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ, khảo sát thực địa và xử lý tài liệu điều tra; b) Xây dựng bản đồ chất lượng đất, tiềm năng đất đai; bản đồ thoái hóa đất; c) Phân tích, đánh giá những thay đổi về chất lượng đất, tiềm năng đất đai; thoái hóa đất so với kỳ trước và đề xuất bổ sung các giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và định hướng quản lý sử dụng đất bền vững; d) Xây dựng báo cáo đánh giá về chất lượng đất, tiềm năng đất đai; thoái hóa đất. 3. Nội dung quan trắc giám sát tài nguyên đất hàng năm, gồm: a) Lập kế hoạch và lấy mẫu quan trắc tài nguyên đất; b) Tổng hợp số liệu quan trắc, phân tích, đánh giá các chỉ tiêu về chất lượng đất; thoái hóa đất; ô nhiễm đất và cảnh báo sớm các khu vực đất bị thoái hóa, ô nhiễm mạnh cần giám sát; c) Xây dựng báo cáo quan trắc giám sát tài nguyên đất. 4. Nội dung điều tra, đánh giá đất đai theo chuyên đề, gồm: a) Xác định địa bàn điều tra, đánh giá đất đai theo chuyên đề; b) Điều tra bổ sung thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ, khảo sát thực địa và xử lý tài liệu điều tra; c) Xây dựng các bản đồ chất lượng đất, tiềm năng đất đai và thoái hóa đất của loại đất theo chuyên đề; d) Phân tích, đánh giá những thay đổi về chất lượng đất, tiềm năng đất đai; thoái hóa đất của loại đất theo chuyên đề điều tra và đề xuất bổ sung các giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và định hướng quản lý sử dụng đất bền vững; đ) Xây dựng báo cáo đánh giá kết quả điều tra, đánh giá đất đai theo chuyên đề.(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 11.1.TT.23.6. Nội dung điều tra, đánh giá đất đai cấp tỉnh)Điều 11.1.TT.23.6. Nội dung điều tra, đánh giá đất đai cấp tỉnh(Điều 6 Thông tư số 35/2014/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 13/08/2014) 1. Nội dung điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai; thoái hóa đất được thực hiện theo quy định sau đây: a) Điều tra, đánh giá lần đầu thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Thông tư này; b) Điều tra, đánh giá lần tiếp theo thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 của Thông tư này. 2. Nội dung điều tra, đánh giá ô nhiễm đất, gồm: a) Thu thập thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ để xác định các nguồn gây ô nhiễm đất, các khu vực có nguy cơ ô nhiễm đất; b) Lập kế hoạch và điều tra lấy mẫu đất tại thực địa; c) Phân tích mẫu đất, tổng hợp số liệu và cảnh báo các khu vực đất bị ô nhiễm và có nguy cơ ô nhiễm (cận ô nhiễm); d) Xây dựng bản đồ các khu vực đất bị ô nhiễm; đ) Đề xuất các giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và định hướng quản lý sử dụng đất bền vững; e) Xây dựng báo cáo đánh giá về thực trạng ô nhiễm đất. 3. Nội dung điều tra, phân hạng đất nông nghiệp, gồm: b) Lập kế hoạch và điều tra thực địa hiệu quả sử dụng đất; c) Tổng hợp, xử lý thông tin tài liệu nội nghiệp và ngoại nghiệp; d) Xây dựng bản đồ phân hạng đất nông nghiệp; đ) Xây dựng báo cáo kết quả phân hạng đất nông nghiệp.(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 11.1.TT.23.5. Nội dung điều tra, đánh giá đất đai của cả nước, cấp vùng)Điều 11.1.TT.23.7. Trách nhiệm thực hiện, công bố kết quả điều tra, đánh giá đất đai(Điều 7 Thông tư số 35/2014/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 13/08/2014) 1. Tổng cục Quản lý đất đai có trách nhiệm: a) Xây dựng kế hoạch thực hiện điều tra, đánh giá đất đai trên phạm vi cả nước; b) Triển khai thực hiện điều tra, đánh giá đất đai của cả nước, cấp vùng; c) Xây dựng và duy trì hệ thống quan trắc giám sát tài nguyên đất theo mô hình thống nhất, tổ chức thực hiện việc quan trắc giám sát tài nguyên đất; d) Triển khai thực hiện điều tra, đánh giá đất đai theo chuyên đề phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai; đ) Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện điều tra, đánh giá đất đai của cấp tỉnh; e) Tổng hợp, hoàn chỉnh hồ sơ và trình Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt kế hoạch thực hiện; kết quả điều tra, đánh giá đất đai của cả nước, cấp vùng; kết quả điều tra, đánh giá đất đai theo chuyên đề và công bố kết quả trên cổng thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường. 2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm: a) Phê duyệt kế hoạch thực hiện, kết quả điều tra, đánh giá đất đai tại địa phương và công bố trên cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; b) Báo cáo kết quả điều tra, đánh giá đất đai về Bộ Tài nguyên và Môi trường. 3. Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm: a) Xây dựng kế hoạch điều tra, đánh giá đất đai tại địa phương; b) Triển khai thực hiện điều tra, đánh giá đất đai tại địa phương; c) Tổng hợp, hoàn chỉnh hồ sơ và trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt kế hoạch thực hiện; kết quả điều tra, đánh giá đất đai tại địa phương và công bố trên cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.Điều 11.1.TT.23.8. Hồ sơ trình phê duyệt kết quả điều tra, đánh giá đất đai(Điều 8 Thông tư số 35/2014/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 13/08/2014) 1. Tờ trình phê duyệt kết quả điều tra, đánh giá về chất lượng đất, tiềm năng đất đai; điều tra, đánh giá thoái hóa đất, ô nhiễm đất; điều tra, phân hạng đất nông nghiệp; quan trắc giám sát tài nguyên đất; điều tra, đánh giá đất đai theo chuyên đề. 2. Báo cáo tổng hợp kết quả điều tra, đánh giá về chất lượng đất, tiềm năng đất đai; điều tra, đánh giá thoái hóa đất, ô nhiễm đất; điều tra, phân hạng đất nông nghiệp; điều tra, đánh giá đất đai theo chuyên đề; báo cáo kết quả quan trắc giám sát tài nguyên đất. 3. Bản đồ chất lượng đất, tiềm năng đất đai; thoái hóa đất, ô nhiễm đất; phân hạng đất nông nghiệp.Điều 11.1.TT.23.9. Tài liệu công bố kết quả điều tra, đánh giá đất đai(Điều 9 Thông tư số 35/2014/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 13/08/2014) 1. Quyết định phê duyệt kết quả điều tra, đánh giá về chất lượng đất, tiềm năng đất đai; điều tra, đánh giá thoái hóa đất, ô nhiễm đất; điều tra, phân hạng đất nông nghiệp; quan trắc giám sát tài nguyên đất. 2. Báo cáo tổng hợp kết quả điều tra, đánh giá về chất lượng đất, tiềm năng đất đai; điều tra, đánh giá thoái hóa đất, ô nhiễm đất; điều tra, phân hạng đất nông nghiệp; báo cáo kết quả quan trắc giám sát tài nguyên đất. 3. Bản đồ chất lượng đất, tiềm năng đất đai; thoái hóa đất, ô nhiễm đất; phân hạng đất nông nghiệp.(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 11.1.TT.23.11. Lưu trữ kết quả điều tra, đánh giá đất đai)Điều 11.1.TT.23.10. Thời điểm báo cáo, công bố kết quả điều tra, đánh giá đất đai(Điều 10 Thông tư số 35/2014/TT-BTNMT ngày 30/06/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định việc điều tra, đánh giá đất đai, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 13/08/2014) 1. Thời điểm nộp báo cáo kết quả điều tra, đánh giá đất đai trước ngày 15 tháng 3 các năm có số cuối là số 5 và số 0. Đối với kết quả điều tra, đánh giá thoái hóa đất lần đầu nộp báo cáo trước ngày 15 tháng 3 năm 2015. Đối với kết quả điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai, ô nhiễm đất và phân hạng đất nông nghiệp lần đầu nộp báo cáo trước ngày 15 tháng 3 năm 2020. 2. Thời điểm nộp báo cáo kết quả quan trắc giám sát tài nguyên đất trước ngày 15 tháng 3 hàng năm, bắt đầu từ năm 2020, trừ những năm thực hiện công bố kết quả điều tra, đánh giá đất đai theo quy định tại Khoản 1 Điều này. 3. Thời điểm nộp báo cáo kết quả điều tra, đánh giá đất đai theo chuyên đề được thực hiện theo yêu cầu của dự án nhiệm vụ. 4. Kết quả điều tra, đánh giá đất đai được công bố công khai chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt.Điều 11.1.TT.23.11. Lưu trữ kết quả điều tra, đánh giá đất đai(Điều 11 Thông tư số 35/2014/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 13/08/2014) 1. Kết quả điều tra, đánh giá đất đai của cả nước, các vùng kinh tế - xã hội và kết quả điều tra, đánh giá đất đai theo chuyên đề được lưu trữ 02 bộ (bản giấy và bản số) tại Bộ Tài nguyên và Môi trường. 2. Kết quả điều tra, đánh giá đất đai cấp tỉnh được lưu trữ 01 bộ (bản giấy và bản số) tại Bộ Tài nguyên và Môi trường, 01 bộ (bản giấy và bản số) tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, 01 bộ (bản giấy và bản số) tại Sở Tài nguyên và Môi trường. 3. Hồ sơ lưu trữ kết quả điều tra, đánh giá đất đai bao gồm các tài liệu theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 11.1.TT.23.9. Tài liệu công bố kết quả điều tra, đánh giá đất đai)Điều 11.1.TT.23.12. Điều kiện năng lực của đơn vị thực hiện điều tra, đánh giá đất đai(Điều 12 Thông tư số 35/2014/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 13/08/2014) 1. Tổ chức sự nghiệp, doanh nghiệp được thực hiện điều tra, đánh giá đất đai khi có đủ các điều kiện sau: a) Có chức năng thực hiện điều tra, đánh giá đất đai; b) Có ít nhất 05 cá nhân đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 2 Điều này; c) Có đủ trang thiết bị và công nghệ phù hợp với phương pháp thực hiện theo quy định kỹ thuật về điều tra, đánh giá đất đai của Bộ Tài nguyên và Môi trường. 2. Cá nhân thực hiện điều tra, đánh giá đất đai trong tổ chức có chức năng tư vấn điều tra, đánh giá đất đai khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Có năng lực hành vi dân sự; b) Có một trong các bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học chuyên ngành về quản lý đất đai, địa chính, khoa học đất, thổ nhưỡng, môi trường và các chuyên ngành khác có liên quan đến điều tra, đánh giá đất đai; c) Có thời gian công tác trong lĩnh vực điều tra, đánh giá đất đai theo quy định tại Điều 4 của Thông tư này hoặc các điều tra, đánh giá đất trong lĩnh vực nông nghiệp từ 36 tháng trở lên. 3. Các đơn vị thực hiện phân tích mẫu đất phải có phòng phân tích đất được cấp có thẩm quyền cấp chứng nhận.(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 11.1.TT.23.4. Hoạt động điều tra, đánh giá đất đai)Điều 11.1.TT.33.4. Nguyên tắc thực hiện điều tra, đánh giá đất đai(Điều 4 Thông tư số 60/2015/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2016) 1. Số liệu kết quả điều tra, đánh giá đất đai được thống kê từ diện tích các khoanh đất. 2. Khi thực hiện các hoạt động điều tra, đánh giá đất đai trong cùng một kỳ (lần đầu hoặc lần tiếp theo), các sản phẩm phải được kế thừa, đảm bảo không lặp lại nội dung công việc trên một địa bàn.Điều 11.1.TT.33.5. Quy định về bản đồ kết quả điều tra(Điều 5 Thông tư số 60/2015/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2016) 1. Bản đồ điều tra nội nghiệp và ngoại nghiệp (sau đây gọi là bản đồ kết quả điều tra): a) Đối với điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai, phân hạng đất nông nghiệp, bản đồ kết quả điều tra được lập trên nền bản đồ hiện trạng sử dụng đất cùng kỳ của đơn vị hành chính cấp dưới trực tiếp. Tỷ lệ bản đồ theo quy định: Diện tích tự nhiên (ha) Tỷ lệ bản đồ ≥ 3.000 - 12.000 1/10.000 > 12.000 1/25.000 < 100.000 ≥ 100.000 - 350.000 1/50.000 > 350.000 1/100.000 b) Đối với điều tra, đánh giá ô nhiễm đất, bản đồ kết quả điều tra được lập cho từng khu vực đất bị ô nhiễm trên nền bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã hoặc cấp huyện tỷ lệ từ 1/5.000 đến 1/25.000 (tùy thuộc vào phạm vi ảnh hưởng của nguồn gây ô nhiễm). 2. Quy định về nội dung bản đồ kết quả điều tra: a) Biên giới quốc gia và đường địa giới hành chính các cấp; thủy hệ; giao thông và các đối tượng liên quan; cơ sở toán học gồm khung bản đồ, lưới tọa độ vuông góc, yếu tố địa hình (dáng đất, điểm độ cao, ghi chú độ cao) của bản đồ; các yếu tố kinh tế, xã hội, ghi chú, thuyết minh, được thể hiện theo bản đồ hiện trạng sử dụng đất cùng kỳ và cùng tỷ lệ; b) Ranh giới các khoanh đất theo chỉ tiêu điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai; điều tra, đánh giá ô nhiễm đất; điều tra, phân hạng đất nông nghiệp. Diện tích khoanh đất nhỏ nhất được xác định căn cứ vào ranh giới đất ở thực địa và tỷ lệ bản đồ, cụ thể như sau: Sự thể hiện ranh giới đất ở thực địa Diện tích khoanh đất nhỏ nhất trên bản đồ (mm2 ở tử số) và ngoài thực địa ha ở mẫu số đối với các tỷ lệ bản đồ 1: 5.000 1: 10.000 1: 25.000 1: 50.000 1: 100.000 Rõ ràng Không rõ ràng c) Ký hiệu (nhãn) khoanh đất gồm: số thứ tự khoanh đất (thể hiện bằng số Ả Rập, từ 01 đến hết trong phạm vi điều tra, thứ tự đánh số từ trái sang phải, từ trên xuống dưới); ký hiệu địa hình; ký hiệu loại đất theo mục đích sử dụng; ký hiệu loại thổ nhưỡng (hoặc nguồn gây ô nhiễm) theo các bảng 2, 3, 4 và 13 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này. Ví dụ: BD15(SL1, HT1,G1(KCN)); d) Vị trí điểm đào phẫu diện, điểm lấy mẫu trên bản đồ kết quả điều tra được tạo dưới dạng cell; đ) Hệ thống chú dẫn gồm: ký hiệu phân cấp chỉ tiêu theo các lớp thông tin chuyên đề và ký hiệu (nhãn) khoanh đất. Phu luc 3_Bo chi tieu phan cap trong dieu tra danh gia dat dai.doc(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 11.1.TT.33.18. Xây dựng bản đồ chất lượng đất, tiềm năng đất đai; Điều 11.1.TT.33.24. Lập kế hoạch điều tra lấy mẫu đất tại thực địa; Điều 11.1.TT.33.25. Điều tra lấy mẫu tại thực địa; Điều 11.1.TT.33.27. Xây dựng bản đồ đất bị ô nhiễm; Điều 11.1.TT.33.34. Xây dựng bản đồ phân hạng đất nông nghiệp)Điều 11.1.TT.33.6. Quy định về bản đồ kết quả sản phẩm(Điều 6 Thông tư số 60/2015/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2016)1. Bản đồ chất lượng đất, bản đồ tiềm năng đất đai, bản đồ phân hạng đất nông nghiệp, bản đồ đất bị ô nhiễm (sau đây gọi là bản đồ kết quả sản phẩm): a) Bản đồ chất lượng đất, bản đồ tiềm năng đất đai, bản đồ phân hạng đất nông nghiệp được lập trên nền bản đồ hiện trạng sử dụng đất cùng cấp, cùng kỳ, cùng tỷ lệ; b) Bản đồ đất bị ô nhiễm được lập theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 5 của Thông tư này. Đối với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có từ 02 khu vực đất bị ô nhiễm trở lên thì thành lập thêm bản đồ đất bị ô nhiễm cấp huyện nếu khu vực đất bị ô nhiễm trên cùng một huyện; lập thêm bản đồ đất bị ô nhiễm cấp tỉnh nếu khu vực đất bị ô nhiễm ở các huyện khác nhau. Bản đồ đất bị ô nhiễm được lập trên nền bản đồ hiện trạng sử dụng đất cùng cấp, cùng kỳ. 2. Bản đồ kết quả sản phẩm được lập trên cơ sở tích hợp, tiếp biên, tổng hợp, khái quát hóa nội dung từ dữ liệu trung gian; chồng xếp hoặc ghép các bản đồ chuyên đề. 3. Diện tích tối thiểu của khoanh đất theo tỷ lệ bản đồ kết quả sản phẩm như sau: Diện tích thể hiện trên bản đồ (mm2) Diện tích khoanh đất thực tế (ha) Tỷ lệ 1: 5.000 400 Tỷ lệ 1: 10.000 200 Tỷ lệ 1: 25.000 100 6,25 Tỷ lệ 1: 50.000 25 Tỷ lệ 1: 100.000 Tỷ lệ 1: 250.000 50 312,5 Tỷ lệ 1: 1.000.000 5.000 4. Bản đồ kết quả sản phẩm thể hiện các nội dung sau: a) Các yếu tố biên giới quốc gia và đường địa giới hành chính các cấp; thủy hệ; giao thông và các đối tượng liên quan; cơ sở toán học gồm khung bản đồ, lưới tọa độ vuông góc, yếu tố địa hình (dáng đất, điểm độ cao, ghi chú độ cao) của bản đồ; các yếu tố kinh tế, xã hội, ghi chú, thuyết minh được thể hiện theo bản đồ hiện trạng sử dụng đất cùng kỳ và cùng tỷ lệ; b) Các yếu tố về ranh giới, nhãn, màu sắc khoanh đất thể hiện kết quả đánh giá đất đai được quy định chi tiết tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này; c) Tên bản đồ, chú dẫn và tỷ lệ bản đồ, cơ quan thành lập, cơ quan phê duyệt.(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 11.1.TT.33.7. Quy định về lưu trữ dữ liệu trong điều tra, đánh giá đất đai)Điều 11.1.TT.33.7. Quy định về lưu trữ dữ liệu trong điều tra, đánh giá đất đai(Điều 7 Thông tư số 60/2015/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2016)1. Định dạng dữ liệu lưu trữ: a) Dữ liệu được lưu trữ dưới dạng bản đồ số; b) Tệp tin lưu trữ dữ liệu phải ở định dạng file *.tab của phần mềm Mapinfo hoặc *.shp của phần mềm ArcGIS, kèm theo file nguồn ký hiệu và lý lịch bản đồ; file phải ở dạng mở, cho phép chỉnh sửa, cập nhật thông tin khi cần thiết và có khả năng chuyển đổi khuôn dạng; font chữ, số tiếng Việt; thư viện các ký hiệu, bảng màu được tạo sẵn trong thư viện file.pen của phần mềm Mapinfo. Quy định ký hiệu, bảng màu chi tiết tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này. 2. Dữ liệu lưu trữ được tổ chức theo các lớp thông tin, thể hiện đầy đủ thuộc tính của các khoanh đất, trong đó ranh giới các khoanh đất thuộc cùng một hệ thống chỉ tiêu được xác định cùng lớp thông tin bản đồ. Quy định nội dung và cấu trúc dữ liệu lưu trữ tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này. 3. Dữ liệu lưu trữ bao gồm: a) Bản đồ chuyên đề hoặc lớp thông tin chuyên đề (trung gian) được lập trên nền bản đồ hiện trạng sử dụng đất cùng kỳ của đơn vị hành chính cấp dưới trực tiếp, theo tỷ lệ của bản đồ kết quả điều tra; b) Bản đồ sản phẩm.Phu luc 5_Noi dung cau truc va du lieu trong dieu tra danh gia dat dai.doc(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 11.1.TT.33.6. Quy định về bản đồ kết quả sản phẩm; Điều 11.1.TT.33.17. Tổng hợp, xử lý thông tin nội nghiệp và ngoại nghiệp; Điều 11.1.TT.33.26. Tổng hợp số liệu, xác định các điểm đất bị ô nhiễm và có nguy cơ ô nhiễm)Điều 11.1.TT.33.8. Quy định về hệ thống mẫu biểu trong điều tra, đánh giá đất đai(Điều 8 Thông tư số 60/2015/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2016)1. Hệ thống mẫu biểu trong điều tra, đánh giá chất lượng đất được quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này. 2. Hệ thống mẫu biểu trong điều tra, đánh giá tiềm năng đất đai được quy định tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư này. 3. Hệ thống mẫu biểu trong điều tra, đánh giá ô nhiễm đất được quy định tại Phụ lục 10 ban hành kèm theo Thông tư này. 4. Hệ thống mẫu biểu trong điều tra, phân hạng đất nông nghiệp được quy định tại Phụ lục 11 ban hành kèm theo Thông tư này. 5. Hệ thống mẫu biểu trong quan trắc, giám sát tài nguyên đất được quy định tại Phụ lục 12 ban hành kèm theo Thông tư này.Phu luc 10_Quy dinh ve he thong mau bieu trong dieu tra danh gia o nhiem dat.docPhu luc 11_Quy dinh ve he thong mau bieu trong dieu tra phan hang dat nong nghiep.docPhu luc 12_Quy dinh ve he thong mau bieu trong quan trac giam sat tai nguyen dat.docPhu luc 8_Quy dinh ve he thong mau bieu trong dieu tra danh gia chat luong dat.docPhu luc 9_Quy dinh ve he thong mau bieu trong dieu tra danh gia tiem nang dat dai.doc(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 11.1.TT.33.19. Phân tích đánh giá thực trạng chất lượng đất, tiềm năng đất đai; Điều 11.1.TT.33.39. Phân tích, đánh giá những thay đổi về chất lượng đất, tiềm năng đất đai so với kỳ trước; đề xuất bổ sung các giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và định hướng quản lý sử dụng đất bền vững; Điều 11.1.TT.33.49. Đánh giá chất lượng đất cả nước; Điều 11.1.TT.33.50. Đánh giá tiềm năng đất đai cả nước)Điều 11.1.TT.33.9. Xác định mục tiêu, nội dung của việc điều tra, đánh giá đất đai(Điều 9 Thông tư số 60/2015/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2016)1. Xác định mục tiêu, nhiệm vụ của dự án. 2. Xác định địa bàn điều tra, quy mô diện tích điều tra, đối tượng điều tra và bản đồ cần sử dụng trong điều tra, đánh giá đất đai. 3. Xác định nội dung điều tra, đánh giá đất đai, gồm: a) Xây dựng báo cáo điều tra, đánh giá đất đai; b) Xây dựng bản đồ chất lượng đất, bản đồ tiềm năng đất đai, bản đồ đất bị ô nhiễm, bản đồ phân hạng đất nông nghiệp.Phu luc 13_Cau truc va huong dan xay dung noi dung bao cao ket qua dieu tra danh gia dat dai.docĐiều 11.1.TT.33.10. Thu thập tài liệu phục vụ lập dự án(Điều 10 Thông tư số 60/2015/TT-BTNMT ngày 15/12/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về kỹ thuật điều tra, đánh giá đất đai, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2016) 1. Thu thập các tài liệu, số liệu, bản đồ có liên quan đến việc lập dự án điều tra, đánh giá đất đai. 2. Thu thập các chương trình, dự án, đề tài đã nghiên cứu trước đây có liên quan đến điều tra, đánh giá đất đai. 3. Đánh giá chất lượng, tính thời sự và độ tin cậy của các tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập. 4. Lựa chọn những tài liệu đã thu thập phục vụ lập dự án.Điều 11.1.TT.33.11. Lập đề cương dự án và dự toán kinh phí thực hiện dự án(Điều 11 Thông tư số 60/2015/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2016)1. Xác định sự cần thiết của dự án, gồm: a) Xác định những căn cứ pháp lý và cơ sở xây dựng dự án; b) Xác định thời gian thực hiện dự án, chủ đầu tư, chủ quản đầu tư, đơn vị lập dự án, đơn vị thực hiện dự án, đơn vị phối hợp thực hiện dự án. 2. Đánh giá khái quát về hiện trạng tư liệu có liên quan đến dự án, gồm: a) Đánh giá thực trạng các tư liệu, những công việc đã làm có liên quan đến điều tra, đánh giá đất đai; b) Đánh giá mức độ sử dụng các tư liệu đã có cho dự án. 3. Xác định nội dung, phương pháp thực hiện và sản phẩm của dự án, gồm: a) Xác định nội dung của từng bước công việc thực hiện; b) Xác định những phương pháp, giải pháp kỹ thuật - công nghệ để thực hiện; c) Xác định sản phẩm của dự án và thời gian hoàn thành. 4. Lập dự toán kinh phí dự án, gồm: a) Xác định căn cứ lập dự toán kinh phí; b) Xác định tổng dự toán kinh phí của dự án; c) Xác định dự toán chi tiết cho từng hạng mục công việc của dự án. 5. Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện dự án, gồm: a) Công tác tổ chức và chỉ đạo thực hiện dự án; b) Xây dựng tiến độ chung và tiến độ thực hiện từng nội dung công việc; c) Dự kiến tiến độ cấp phát kinh phí để thực hiện các công việc của dự án. 6. Tổng hợp, xây dựng dự án. 7. Trình duyệt dự án.Điều 11.1.TT.33.12. Thu thập thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ(Điều 12 Thông tư số 60/2015/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2016) 1. Thu thập nhóm các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên có liên quan đến chất lượng đất, tiềm năng đất đai, gồm: a) Thu thập nhóm thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ về đất, chất lượng đất, ô nhiễm đất, thoái hóa đất, phân hạng đất nông nghiệp (nếu có); b) Thu thập nhóm thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ về hiện trạng môi trường đất, khí hậu, biến đổi khí hậu; c) Thu thập nhóm thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ về thủy lợi, thủy văn nước mặt. 2. Thu thập nhóm các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ về kinh tế - xã hội và tình hình quản lý, sử dụng đất, gồm: a) Thu thập nhóm thông tin, tài liệu, số liệu về tình hình phát triển kinh tế - xã hội; b) Thu thập nhóm thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ hiện trạng, biến động sử dụng đất; tình hình quản lý, sử dụng đất.Điều 11.1.TT.33.13. Đánh giá, lựa chọn các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập(Điều 13 Thông tư số 60/2015/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2016) 1. Tổng hợp, phân tích, đánh giá về tính chính xác, khách quan, thời sự của thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập, gồm: a) Sắp xếp, phân loại theo chuyên mục, nguồn gốc hay thời gian tổng hợp xây dựng; b) Đối chiếu các số liệu cũ với hiện trạng để xác định sự phù hợp với thực tế của từng nguồn số liệu (tập trung vào những tài liệu và số liệu thiết yếu với mục tiêu, quy mô, ranh giới đất sẽ được đánh giá); c) Phân tích, đánh giá tính chính xác, khách quan và thời sự của thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập được, lựa chọn những thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ có thể kế thừa, sử dụng cho điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai. 2. Lựa chọn thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ có thể sử dụng, xác định những thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ cần điều tra bổ sung, gồm: a) Lựa chọn thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ có thể sử dụng; b) Đối chiếu nguồn thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ đã lựa chọn với yêu cầu thông tin đầu vào cần thiết cho điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai, xác định những thông tin còn thiếu cần điều tra bổ sung; c) Xây dựng báo cáo kết quả thu thập thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ.Điều 11.1.TT.33.14. Xác định nội dung và kế hoạch điều tra thực địa(Điều 14 Thông tư số 60/2015/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2016)1. Chuẩn bị bản đồ kết quả điều tra: a) Chuyển nội dung các thông tin về tình hình sử dụng đất nông nghiệp bao gồm: hiện trạng, biến động và tình hình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất và các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập được lên bản đồ kết quả điều tra; b) Chuyển các thông tin liên quan về thổ nhưỡng như loại đất/nhóm đất, độ dày tầng đất, kết von, đá lẫn, đá lộ đầu; địa hình (độ dốc, địa hình tương đối) từ bản đồ đất và các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập được lên bản đồ kết quả điều tra; c) Chuyển nội dung các thông tin về khí hậu gồm: lượng mưa, tổng tích ôn, khô hạn, gió từ bản đồ phân vùng khí hậu và các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập được lên bản đồ kết quả điều tra; d) Chuyển các thông tin liên quan về chế độ nước, gồm: chế độ tưới, xâm nhập mặn, ngập úng từ bản đồ thủy lợi, thủy văn nước mặt và các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập được lên bản đồ kết quả điều tra; đ) Chuyển các thông tin liên quan về loại hình thoái hóa, loại đất thoái hóa, mức độ thoái hóa từ bản đồ thoái hóa đất (nếu có) và các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập lên bản đồ kết quả điều tra; e) Chuyển các thông tin liên quan về các điểm hoặc khu vực đất bị ô nhiễm từ bản đồ hiện trạng môi trường đất (nếu có) và các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập lên bản đồ kết quả điều tra. 2. Khảo sát sơ bộ và xác định thông tin, nội dung, số lượng phẫu diện, khu vực cần điều tra tại thực địa, gồm: a) Khảo sát sơ bộ, xác định hướng, tuyến điều tra; b) Tính toán số lượng phẫu diện đất, số lượng phiếu điều tra theo quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này. 3. Xác định ranh giới khoanh đất, điểm đào phẫu diện đất lên bản đồ kết quả điều tra, gồm: a) Xác định ranh giới các khoanh đất cần điều tra lên bản đồ kết quả điều tra theo phương pháp quy định tại mục 2 Phụ lục 1.2 ban hành kèm theo Thông tư này; b) Xây dựng sơ đồ mạng lưới phẫu diện theo phương pháp xây dựng quy định tại mục 2 Phụ lục 1.2 ban hành kèm theo Thông tư này; c) In bản đồ kết quả điều tra nội nghiệp phục vụ điều tra thực địa; d) Thống kê số lượng khoanh đất và đặc trưng của khoanh đất điều tra; đ) Xác định nội dung điều tra theo từng khoanh đất và khu vực tại thực địa. 4. Chuẩn bị bản tả phẫu diện đất, phiếu điều tra tiềm năng đất đai theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này; 5. Xây dựng báo cáo kế hoạch điều tra thực địa.Phu luc 1_So do cac buoc va phuong phap thuc hien trong dieu tra danh gia dat dai.docPhu luc 2_Quy dinh ve so luong phau dien-mau dat-phieu dieu tra trong dieu tra danh gia dat dai.docPhu luc 4_Mau ban ta-mau phieu su dung trong dieu tra danh gia dat dai.doc(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 11.1.TT.33.16. Điều tra tình hình sử dụng đất nông nghiệp và tiềm năng đất đai; Điều 11.1.TT.33.25. Điều tra lấy mẫu tại thực địa; Điều 11.1.TT.33.31. Lập kế hoạch điều tra thực địa; Điều 11.1.TT.33.36. Điều tra bổ sung thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ, xác định nội dung và kế hoạch điều tra bổ sung thực địa; Điều 11.1.TT.33.37. Điều tra, khảo sát thực địa và xử lý tài liệu điều tra; Điều 11.1.TT.33.41. Thu thập bổ sung thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ)Điều 11.1.TT.33.15. Điều tra, lấy mẫu đất tại thực địa(Điều 15 Thông tư số 60/2015/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2016) 1. Rà soát, chỉnh lý ranh giới khoanh đất điều tra theo các chỉ tiêu về loại đất theo mục đích sử dụng, thổ nhưỡng, địa hình, chế độ nước lên bản đồ kết quả điều tra. 2. Xác định vị trí khoanh đất điều tra và chấm điểm đào phẫu diện lên bản đồ kết quả điều tra. Tọa độ điểm đào phẫu diện được xác định bằng thiết bị định vị. 3. Đào (khoan), mô tả phẫu diện đất; lấy tiêu bản đất và mẫu đất của phẫu diện: a) Đào (khoan) phẫu diện đất; b) Chụp ảnh minh họa phẫu diện đất, ảnh cảnh quan khoanh đất điều tra; c) Mô tả phẫu diện đất (theo mẫu bản tả phẫu diện); d) Lấy mẫu đất, tiêu bản, đóng gói và bảo quản mẫu đất (việc lấy mẫu đất phục vụ đánh giá chỉ tiêu tổng số muối tan cần được thực hiện vào mùa khô). 4. Mô tả thông tin về khoanh đất điều tra hoặc nhập thông tin vào bảng cơ sở dữ liệu chung (bản số): a) Vị trí, địa hình, thời tiết, tọa độ điểm đào phẫu diện; b) Loại đất (hay nhóm đất phụ); địa hình (độ dốc hoặc địa hình tương đối); độ dày tầng đất mịn và một số thông tin thổ nhưỡng khác; c) Chế độ nước (chế độ tưới, xâm nhập mặn, ngập úng). 5. Thống kê số lượng, đặc điểm khoanh đất điều tra thực địa. 6. Sao lưu mạng lưới điểm đào phẫu diện, ranh giới khoanh đất theo kết quả điều tra thực địa lên bản đồ kết quả điều tra. 7. Xây dựng báo cáo kết quả điều tra ngoại nghiệp.Điều 11.1.TT.33.16. Điều tra tình hình sử dụng đất nông nghiệp và tiềm năng đất đai(Điều 16 Thông tư số 60/2015/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2016) 1. Điều tra về tình hình sử dụng đất nông nghiệp, gồm: a) Hiện trạng, biến động và tình hình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất; b) Diễn biến năng suất trong 05 năm trở lại đây theo từng mục đích sử dụng; c) Các kỹ thuật canh tác sử dụng đất như xây dựng thiết kế đồng ruộng, làm đất, bón phân, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, khai thác lâm sản, thủy sản, thu hoạch nông sản; d) Mức đầu tư đối với từng mục đích sử dụng đất như giống, phân bón, thức ăn, thuốc bảo vệ thực vật. 2. Điều tra về tiềm năng đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp thông qua các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường. 3. Các yếu tố có liên quan đến quá trình biến đổi chất lượng đất như địa hình, khí hậu, thảm thực vật và chế độ nước. 4. Nội dung điều tra tình hình sử dụng đất nông nghiệp và tiềm năng đất đai theo mẫu phiếu điều tra quy định tại Phụ lục 4.(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 11.1.TT.33.14. Xác định nội dung và kế hoạch điều tra thực địa)Điều 11.1.TT.33.17. Tổng hợp, xử lý thông tin nội nghiệp và ngoại nghiệp(Điều 17 Thông tư số 60/2015/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2016) 1. Tổng hợp thông tin, lựa chọn các yếu tố và chỉ tiêu phân cấp từng yếu tố dùng trong tạo lập các bản đồ chuyên đề dạng giấy đã thu thập được, gồm: a) Tổng hợp, lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu trên bản đồ đất thu thập được; b) Tổng hợp, lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu trên bản đồ khí hậu thu thập được; c) Tổng hợp, lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu trên bản đồ thủy lợi, thủy văn nước mặt thu thập được. 2. Chuẩn bị nền của bản đồ kết quả sản phẩm: a) Xác định cơ sở toán học và các yếu tố nền chung cho bản đồ kết quả sản phẩm; b) Chuyển đổi dữ liệu dạng số các bản đồ chuyên đề hoặc lớp thông tin chuyên đề về tình hình sử dụng đất, thổ nhưỡng, địa hình, khí hậu, chế độ nước, thoái hóa đất, ô nhiễm đất có định dạng khác nhau về định dạng thống nhất; c) Xác định và chỉnh lý các yếu tố nội dung của bản đồ kết quả sản phẩm; d) Hoàn thiện các yếu tố cơ sở chuẩn cho bản đồ kết quả sản phẩm; đ) Chuyển kết quả tổng hợp tại Khoản 1 Điều này lên bản đồ số. 3. Thiết kế các trường thông tin lưu trữ dữ liệu thuộc tính trong mỗi lớp thông tin theo định dạng tương ứng với phân cấp bản đồ chuyên đề. Nội dung và cấu trúc dữ liệu theo quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này. Các lớp thông tin thiết kế bao gồm: a) Lớp thông tin địa hình (độ dốc, địa hình tương đối), đất (loại đất/nhóm đất phụ, độ dày tầng đất, thành phần cơ giới, kết von, đá lẫn, đá lộ đầu); b) Lớp thông tin về tình hình sử dụng đất (loại đất theo mục đích sử dụng, tình hình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất, kỹ thuật canh tác sử dụng đất, mức đầu tư, diễn biến năng suất); c) Lớp thông tin về khí hậu (lượng mưa, tổng tích ôn, số tháng khô hạn); d) Lớp thông tin về chế độ nước (chế độ tưới, xâm nhập mặn, ngập úng); đ) Lớp thông tin về độ phì nhiêu đất (đối với đất nông nghiệp, đất chưa sử dụng); e) Lớp thông tin về các loại hình thoái hóa đất, ô nhiễm đất (nếu có); g) Lớp thông tin kết quả đánh giá chất lượng đất (đơn vị chất lượng đất); h) Lớp thông tin về hiệu quả kinh tế (giá trị gia tăng, hiệu quả đầu tư) và kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế (thấp, trung bình, cao) theo mục đích sử dụng đất; i) Lớp thông tin về hiệu quả xã hội (giải quyết nhu cầu lao động, mức độ chấp nhận của người sử dụng đất, mức độ phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, mức độ phù hợp với chiến lược, quy hoạch ngành) và kết quả đánh giá hiệu quả xã hội (thấp, trung bình, cao) theo mục đích sử dụng đất; k) Lớp thông tin về hiệu quả môi trường (tăng khả năng che phủ đất; duy trì bảo vệ đất; giảm thiểu thoái hóa, ô nhiễm đất) và kết quả đánh giá hiệu quả môi trường (thấp, trung bình, cao) theo mục đích sử dụng đất; l) Lớp thông tin kết quả đánh giá tiềm năng đất đai (thấp, trung bình, cao) theo mục đích sử dụng đất. 4. Phân tích mẫu đất: a) Lựa chọn mẫu đất phân tích bao gồm toàn bộ mẫu đất của phẫu diện chính và mẫu đất tầng mặt của phẫu diện phụ; b) Chỉ tiêu phân tích bao gồm dung trọng, độ chua của đất (pHKCl), chất hữu cơ tổng số (OM%), thành phần cơ giới (cát, cát mịn, limon, sét), dung tích hấp thu (CEC), nitơ tổng số (N%), phốt pho tổng số (P2O5%), kali tổng số (K2O%); đối với khu vực ven biển phân tích thêm chỉ tiêu lưu huỳnh tổng số và tổng số muối tan. 5. Tổng hợp bảng biểu số liệu phục vụ xây dựng bản đồ chất lượng đất và bản đồ tiềm năng đất đai. 6. Tổng hợp, xử lý phiếu điều tra. 7. Xây dựng báo cáo kết quả tổng hợp, xử lý thông tin.(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 11.1.TT.33.7. Quy định về lưu trữ dữ liệu trong điều tra, đánh giá đất đai; Điều 11.1.TT.33.33. Tổng hợp, xử lý thông tin, tài liệu số liệu, bản đồ nội nghiệp và ngoại nghiệp)Điều 11.1.TT.33.18. Xây dựng bản đồ chất lượng đất, tiềm năng đất đai(Điều 18 Thông tư số 60/2015/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2016)1. Xây dựng bản đồ chất lượng đất (Trình tự thực hiện xây dựng bản đồ chất lượng đất theo quy định tại Sơ đồ 4 Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này) gồm các nội dung sau: a) Xác định và phân cấp bộ chỉ tiêu đánh giá chất lượng đất theo Quy định tại mục 3.1.2 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này; b) Nhập thông tin thuộc tính đến từng khoanh đất theo các lớp thông tin đã thiết kế tại các Điểm a, b, c, d, đ và e Khoản 3 Điều 17 Thông tư này; c) Phân cấp thông tin theo các nhóm chỉ tiêu đến từng khoanh đất; d) Thành lập các lớp thông tin chuyên đề về đất, địa hình, khí hậu, chế độ nước, độ phì nhiêu của đất, tình hình sử dụng đất; đ) Chồng xếp các lớp thông tin chuyên đề về đất, địa hình, khí hậu, chế độ nước, độ phì nhiêu của đất để xây dựng bản đồ chất lượng đất; e) Chồng xếp bản đồ chất lượng đất và lớp thông tin về tình hình sử dụng đất để xác định chất lượng đất theo mục đích sử dụng; g) Xây dựng hệ thống chú dẫn và biên tập bản đồ; h) In bản đồ và xây dựng báo cáo thuyết minh bản đồ chất lượng đất. 2. Xây dựng bản đồ tiềm năng đất đai (Trình tự thực hiện xây dựng bản đồ chất lượng đất theo quy định tại Sơ đồ 5 Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này) gồm các nội dung sau: a) Xác định và phân cấp bộ chỉ tiêu đánh giá tiềm năng đất đai theo quy định tại mục 3.1.3 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này; b) Nhập thông tin thuộc tính đến từng khoanh đất theo các lớp thông tin đã thiết kế tại các Điểm h, i, k và 1 Khoản 3 Điều 17 Thông tư này; d) Thành lập lớp thông tin chuyên đề về hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường; đ) Chồng xếp các lớp thông tin tại Điểm d Khoản này và lớp thông tin chất lượng đất để xây dựng bản đồ tiềm năng đất đai; e) Chồng xếp bản đồ tiềm năng đất đai và lớp thông tin về tình hình sử dụng đất để xác định tiềm năng đất đai theo mục đích sử dụng đất; h) In bản đồ và xây dựng báo cáo thuyết minh bản đồ tiềm năng đất đai.Phu luc 7_So do trinh tu thuc hien xay dung ban do trong dieu tra danh gia dat dai.doc(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 11.1.TT.33.5. Quy định về bản đồ kết quả điều tra; Điều 11.1.TT.33.27. Xây dựng bản đồ đất bị ô nhiễm; Điều 11.1.TT.33.34. Xây dựng bản đồ phân hạng đất nông nghiệp)Điều 11.1.TT.33.19. Phân tích đánh giá thực trạng chất lượng đất, tiềm năng đất đai(Điều 19 Thông tư số 60/2015/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2016) 1. Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng đất: a) Tổng hợp hệ thống biểu đánh giá chất lượng đất theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Thông tư này; b) Phân tích, đánh giá các quá trình hình thành, biến đổi chất lượng đất; c) Phân tích, đánh giá ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình quản lý và sử dụng đất đến chất lượng đất; d) Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng đất theo mục đích sử dụng đất; đ) Tổng hợp đánh giá chất lượng đất lần đầu. 2. Phân tích, đánh giá tiềm năng đất đai: a) Tổng hợp hệ thống biểu đánh giá tiềm năng đất đai theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 Thông tư này; b) Phân tích, đánh giá ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến tiềm năng đất đai; c) Phân tích, đánh giá ảnh hưởng của phát triển kinh tế - xã hội đến tiềm năng đất đai; d) Phân tích, đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất tác động đến tiềm năng đất đai; đ) Phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng đất (hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường); e) Phân tích, đánh giá tiềm năng đất đai theo mục đích sử dụng đất; 3. Xây dựng báo cáo đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai lần đầu.(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 11.1.TT.33.8. Quy định về hệ thống mẫu biểu trong điều tra, đánh giá đất đai)Điều 11.1.TT.33.20. Đề xuất các giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và định hướng sử dụng đất bền vững(Điều 20 Thông tư số 60/2015/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2016) 1. Xác định quan điểm, mục tiêu chiến lược khai thác tài nguyên đất bền vững. 2. Xác định các giải pháp về quản lý, sử dụng đất bền vững. 3. Xác định các giải pháp kỹ thuật để bảo vệ và cải tạo đất. 4. Đề xuất định hướng sử dụng đất.Điều 11.1.TT.33.21. Xây dựng báo cáo tổng hợp và báo cáo tổng kết dự án(Điều 21 Thông tư số 60/2015/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2016)1. Xây dựng các phụ lục, bản đồ thu nhỏ đính kèm báo cáo. 2. Biên soạn báo cáo tổng hợp kết quả điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai. 3. Nhân sao tài liệu, tổ chức hội thảo. 4. Hoàn chỉnh tài liệu điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai. 5. Xây dựng báo cáo tóm tắt, báo cáo tổng kết dự án. 6. Nghiệm thu và bàn giao kết quả.Điều 11.1.TT.33.22. Thu thập thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ phục vụ đánh giá ô nhiễm đất(Điều 22 Thông tư số 60/2015/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2016) 1. Thu thập nhóm thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên có liên quan đến quá trình ô nhiễm đất, gồm: điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên. 2. Thu thập nhóm thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ về tình hình phát triển kinh tế - xã hội và quản lý, sử dụng đất. 3. Thu thập nhóm các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ có liên quan đến thực trạng và mức độ ô nhiễm đất đối với các khu vực chưa có kết quả điều tra, đánh giá, phân loại ô nhiễm môi trường đất theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, gồm: hiện trạng môi trường (đất, nước); nguồn gây ô nhiễm (khu, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề; khu khai thác, chế biến khoáng sản; bãi chứa chất thải y tế, rác thải sinh hoạt; khu nuôi trồng, chế biến thủy hải sản; khu vực canh tác sử dụng nhiều phân bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật; kho chứa thuốc bảo vệ thực vật; các nguồn ô nhiễm khác); lịch sử sử dụng đất nhằm xác định nguồn ô nhiễm tồn lưu; kết quả đánh giá, phân loại khu vực ô nhiễm môi trường đất (nếu có); kết quả điều tra thoái hóa đất, chất lượng đất (nếu có).Điều 11.1.TT.33.23. Đánh giá, lựa chọn các thông tin, tài liệu đã thu thập(Điều 23 Thông tư số 60/2015/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2016) 1. Tổng hợp, phân tích, đánh giá về tính chính xác, khách quan, thời sự của thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập. 2. Lựa chọn thông tin và các loại bản đồ chuyên đề có thể kế thừa, sử dụng; xác định những thông tin cần điều tra bổ sung. 3. Xây dựng báo cáo đánh giá kết quả thu thập thông tin, tài liệu điều tra.Điều 11.1.TT.33.24. Lập kế hoạch điều tra lấy mẫu đất tại thực địa(Điều 24 Thông tư số 60/2015/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2016) 1. Xác định những nội dung cần điều tra thực địa: nguồn (tác nhân) gây ô nhiễm; hướng lan tỏa ô nhiễm; ranh giới vùng (khu vực) có nguy cơ bị ô nhiễm; phác thảo hướng tuyến lấy mẫu đất và mật độ, số lượng điểm lấy mẫu. 2. Chuẩn bị bản đồ phục vụ điều tra thực địa (sau đây gọi là bản đồ kết quả điều tra): a) Sử dụng bản đồ nền theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 5 Thông tư này; b) Chuyển các nội dung thông tin đã thu thập về nguồn, điểm ô nhiễm, cấp độ dốc hoặc địa hình tương đối lên bản đồ kết quả điều tra. 3. Xác định sơ đồ mạng lưới vị trí các điểm lấy mẫu: chấm sơ bộ vị trí các điểm dự kiến lấy mẫu lên bản đồ điều tra. 4. Xây dựng kế hoạch chi tiết điều tra thực địa và chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết cho điều tra thực địa. 5. Xây dựng báo cáo kế hoạch điều tra, khảo sát thực địa.(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 11.1.TT.33.5. Quy định về bản đồ kết quả điều tra)Điều 11.1.TT.33.25. Điều tra lấy mẫu tại thực địa(Điều 25 Thông tư số 60/2015/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2016) 1. Điều tra xác định nguồn gây ô nhiễm, tác nhân gây ô nhiễm, hướng lan tỏa ô nhiễm và các yếu tố địa hình, địa vật có liên quan, gồm: a) Điều tra để xác định các nguồn gây ô nhiễm đất, các tác nhân gây ô nhiễm từ các hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề; khai thác, chế biến khoáng sản; y tế; nuôi trồng, chế biến thủy hải sản; khu vực thâm canh cao trong sản xuất nông nghiệp và các hoạt động khác có thể gây ra ô nhiễm đất (nếu có). Các nguồn gây ô nhiễm đất, các tác nhân gây ô nhiễm đất theo quy định tại Bảng 13 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này; b) Điều tra, xác định hướng lan tỏa ô nhiễm theo độ dốc địa hình (lan tỏa từ cao xuống thấp), theo hướng dòng chảy (từ đầu nguồn xuống cuối nguồn), theo hướng gió (từ đầu gió xuống cuối gió) và các tác nhân khác; c) Điều tra, xác định yếu tố địa hình, địa vật có khả năng ngăn cản hoặc chặn hướng lan tỏa ô nhiễm như đường hào, đường giao thông, triền đồi, vách núi, làng mạc, dải cây xanh, hồ nước, sông, suối, kênh rạch và địa hình, địa vật khác. Việc điều tra các nội dung theo quy định tại Khoản này chỉ thực hiện đối với các khu vực chưa có kết quả Điều tra, đánh giá, phân loại ô nhiễm môi trường đất theo quy định của pháp luật bảo vệ môi trường. 2. Xác định ranh giới khoanh đất tại thực địa trên bản đồ kết quả điều tra: a) Xác định ranh giới khoanh đất theo các tiêu chí: nguồn gây ô nhiễm, địa hình, hiện trạng sử dụng đất, hướng lan tỏa và khả năng ngăn cản hoặc chặn hướng lan tỏa ô nhiễm; b) Chỉnh lý vị trí các điểm lấy mẫu đất (bùn đối với đất nuôi trồng thủy sản), mẫu nước ngoài thực địa; định vị xác định tọa độ điểm lấy mẫu đất. 3. Chụp ảnh cảnh quan bề mặt khoanh đất điều tra. a) Vị trí, địa hình, thời tiết, tọa độ điểm lấy mẫu đất (bùn), mẫu nước; b) Nguồn gây ô nhiễm, hiện trạng sử dụng đất, hướng lan tỏa và khả năng ngăn cản hoặc chặn hướng lan tỏa ô nhiễm. 5. Lấy mẫu đất (bùn), mẫu nước; đóng gói, bảo quản mẫu và viết phiếu lấy mẫu theo quy định tại Phụ lục 4.4 và Phụ lục 4.5 ban hành kèm theo Thông tư này. 6. Sao chuyển mạng lưới điểm điều tra lấy mẫu đất, ranh giới khoanh đất theo kết quả điều tra thực địa lên bản đồ kết quả điều tra. 7. Xây dựng báo cáo kết quả điều tra thực địa.(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 11.1.TT.33.5. Quy định về bản đồ kết quả điều tra; Điều 11.1.TT.33.14. Xác định nội dung và kế hoạch điều tra thực địa; Điều 11.1.TT.33.42. Điều tra lấy mẫu đất, nước bổ sung tại thực địa)Điều 11.1.TT.33.26. Tổng hợp số liệu, xác định các điểm đất bị ô nhiễm và có nguy cơ ô nhiễm(Điều 26 Thông tư số 60/2015/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2016) 1. Tổng hợp, xử lý thông tin tài liệu nội nghiệp và ngoại nghiệp: a) Lập danh sách khoanh đất điều tra; b) Tổng hợp bảng biểu số liệu phục vụ đánh giá thực trạng ô nhiễm đất. 2. Phân tích mẫu đất, mẫu nước: a) Rà soát, phân loại mẫu đất, mẫu nước đã lấy; b) Xác định các chỉ tiêu cần phân tích; c) Phân tích mẫu đất (bùn), mẫu nước theo các chỉ tiêu đã lựa chọn; d) Thống kê kết quả phân tích mẫu đất (bùn), mẫu nước. 3. Chuẩn bị bản đồ nền phục vụ xây dựng bản đồ đất bị ô nhiễm: a) Xác định cơ sở toán học và các yếu tố nền chung cho bản đồ đất bị ô nhiễm theo quy định tại Khoản 4 Điều 6 Thông tư này; b) Chuyển kết quả khoanh vẽ từ bản đồ kết quả điều tra (bản giấy) lên bản đồ đất bị ô nhiễm (bản số); c) Xác định và chỉnh lý các yếu tố nội dung chính của bản đồ đất bị ô nhiễm; d) Hoàn thiện các yếu tố cơ sở chuẩn cho bản đồ đất bị ô nhiễm. 4. Thiết kế các trường thông tin lưu trữ dữ liệu thuộc tính trong mỗi lớp thông tin theo định dạng tương ứng với phân cấp bản đồ chuyên đề. Nội dung và cấu trúc dữ liệu theo quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này. Các lớp thông tin thiết kế gồm: a) Lớp thông tin về địa hình, hiện trạng sử dụng đất, vị trí các điểm lấy mẫu đất; b) Lớp thông tin về nguồn gây ô nhiễm, tác nhân gây ô nhiễm, ranh giới vùng (khu vực) đất bị ảnh hưởng; c) Lớp thông tin về ô nhiễm dạng điểm (tại các điểm), ô nhiễm dạng vùng (theo ranh giới khoanh đất); d) Lớp thông tin về kết quả phân tích mẫu đất, nước; đ) Lớp thông tin kết quả đánh giá ô nhiễm đất.(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 11.1.TT.33.7. Quy định về lưu trữ dữ liệu trong điều tra, đánh giá đất đai; Điều 11.1.TT.33.43. Tổng hợp thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ đã điều tra; xác định các điểm đất bị ô nhiễm và nguy cơ ô nhiễm)Điều 11.1.TT.33.27. Xây dựng bản đồ đất bị ô nhiễm(Điều 27 Thông tư số 60/2015/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2016) Trình tự xây dựng bản đồ đất bị ô nhiễm thực hiện theo quy định tại sơ đồ 6 Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này, gồm các nội dung sau: 1. Nhập thông tin thuộc tính theo các lớp thông tin đã thiết kế tại Khoản 4 Điều 26 Thông tư này đến từng điểm lấy mẫu đất hoặc khoanh đất. 2. Xác định và phân cấp bộ chỉ tiêu đánh giá ô nhiễm đất theo quy định tại các Bảng 12, 14, 15 và 16 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này. 3. Chồng xếp các lớp thông tin tại Khoản 1 Điều này để thành lập bản đồ đất bị ô nhiễm. 4. Xây dựng hệ thống chú dẫn và biên tập. 5. Xác định các điểm đất bị ô nhiễm và nguy cơ ô nhiễm trên bản đồ đất bị ô nhiễm. 6. Xây dựng báo cáo thuyết minh bản đồ các khu vực đất bị ô nhiễm.(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 11.1.TT.33.5. Quy định về bản đồ kết quả điều tra; Điều 11.1.TT.33.18. Xây dựng bản đồ chất lượng đất, tiềm năng đất đai; Điều 11.1.TT.33.44. Xây dựng bản đồ đất bị ô nhiễm lần tiếp theo)Điều 11.1.TT.33.28. Đề xuất định hướng quản lý sử dụng đất bền vững(Điều 28 Thông tư số 60/2015/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2016) 1. Cảnh báo những khu vực đất bị ô nhiễm hoặc nguy cơ ô nhiễm. 2. Định hướng quản lý sử dụng đất bền vững.Điều 11.1.TT.33.29. Xây dựng báo cáo kết quả điều tra, đánh giá ô nhiễm đất(Điều 29 Thông tư số 60/2015/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2016)1. Xây dựng hệ thống bảng số liệu ô nhiễm đất. 2. Phân tích, đánh giá thực trạng ô nhiễm đất. 3. Xây dựng các phụ lục, bản đồ thu nhỏ đính kèm báo cáo. 4. Biên soạn báo cáo tổng hợp kết quả điều tra, đánh giá ô nhiễm đất.Điều 11.1.TT.33.30. Thu thập thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ(Điều 30 Thông tư số 60/2015/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2016) 1. Thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ có liên quan đến nhóm đất nông nghiệp, trừ đất nông nghiệp khác theo quy định tại Điều 12 Thông tư này. 2. Đánh giá lựa chọn các thông tin tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập, gồm: a) Tổng hợp, phân tích, đánh giá về tính chính xác, khách quan và thời sự của các thông tin tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập; b) Lựa chọn thông tin, tài liệu, bản đồ chuyên đề sẽ được sử dụng.Điều 11.1.TT.33.31. Lập kế hoạch điều tra thực địa(Điều 31 Thông tư số 60/2015/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2016) 1. Chuẩn bị bản đồ kết quả điều tra thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 của Thông tư này. 2. Xác định ranh giới khoanh đất lên bản đồ kết quả điều tra, gồm: a) Xác định ranh giới các khoanh đất dự kiến điều tra lên bản đồ kết quả điều tra theo phương pháp quy định tại mục 2 Phụ lục 1.2 ban hành kèm theo Thông tư này; b) Thống kê số lượng khoanh đất và đặc trưng của khoanh đất điều tra.(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 11.1.TT.33.14. Xác định nội dung và kế hoạch điều tra thực địa)Điều 11.1.TT.33.32. Điều tra thực địa(Điều 32 Thông tư số 60/2015/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2016) 2. Mô tả thông tin về khoanh đất điều tra hoặc nhập thông tin vào bảng cơ sở dữ liệu chung (bản số), gồm: a) Vị trí, địa hình, thời tiết; b) Loại đất, địa hình, độ dày tầng đất mịn và một số thông tin khác; 3. Chụp ảnh cảnh quan khoanh đất điều tra. 4. Thống kê số lượng, đặc điểm khoanh đất đã điều tra ngoài thực địa. 5. Sao lưu ranh giới khoanh đất theo kết quả điều tra thực địa lên bản đồ kết quả điều tra. 6. Xây dựng báo cáo kết quả điều tra nội và ngoại nghiệp.(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 11.1.TT.33.46. Điều tra bổ sung thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ và điều tra bổ sung thực địa)Điều 11.1.TT.33.33. Tổng hợp, xử lý thông tin, tài liệu số liệu, bản đồ nội nghiệp và ngoại nghiệp(Điều 33 Thông tư số 60/2015/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2016) 1. Tổng hợp, xử lý thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ thực hiện theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3 Điều 17 Thông tư này. 2. Xây dựng báo cáo kết quả tổng hợp, xử lý thông tin.(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 11.1.TT.33.17. Tổng hợp, xử lý thông tin nội nghiệp và ngoại nghiệp)Điều 11.1.TT.33.34. Xây dựng bản đồ phân hạng đất nông nghiệp(Điều 34 Thông tư số 60/2015/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2016) Trình tự thực hiện xây dựng bản đồ phân hạng đất nông nghiệp theo quy định tại Sơ đồ 7 Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này, gồm các nội dung sau: 1. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai: a) Xác định và phân cấp bộ chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai quy định tại Bảng 17 mục 3.3 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này. b) Nhập thông tin thuộc tính đến từng khoanh đất theo các lớp thông tin đã thiết kế tại các Điểm a, b, c, d và đ Khoản 3 Điều 17 Thông tư này; c) Chồng xếp các lớp thông tin đất, địa hình, khí hậu, chế độ nước để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai; d) Xây dựng hệ thống chú dẫn và biên tập bản đồ; đ) Tổng hợp tính chất, đặc điểm, diện tích của từng đơn vị bản đồ đất đai. 2. Xác định các loại đất nông nghiệp cần đánh giá: a) Chồng xếp bản đồ đơn vị đất đai và lớp thông tin hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp để xác định hệ thống sử dụng đất nông nghiệp; b) Lựa chọn các loại đất theo mục đích sử dụng để phân hạng; c) Xác định yêu cầu sử dụng đất cho các mục đích sử dụng cần phân hạng theo quy định tại Bảng 19 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này. 3. Xây dựng bản đồ phân hạng đất nông nghiệp theo từng mục đích sử dụng: a) Đối chiếu yêu cầu sử dụng đất theo từng mục đích sử dụng với các đặc điểm của đơn vị đất đai trên bản đồ đơn vị đất đai để xác định hạng đất của mỗi khoanh đất; b) Xây dựng hệ thống chú dẫn và biên tập bản đồ phân hạng đất nông nghiệp cho từng mục đích sử dụng;(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 11.1.TT.33.5. Quy định về bản đồ kết quả điều tra; Điều 11.1.TT.33.18. Xây dựng bản đồ chất lượng đất, tiềm năng đất đai; Điều 11.1.TT.33.47. Xây dựng bản đồ phân hạng đất nông nghiệp lần tiếp theo)Điều 11.1.TT.33.35. Đánh giá mức độ phù hợp của hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp và xây dựng báo cáo kết quả phân hạng đất nông nghiệp(Điều 35 Thông tư số 60/2015/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2016)1. Thống kê kết quả phân hạng đất, đối chiếu kết quả phân hạng với hiện trạng sử dụng đất để xác định mức độ phù hợp của hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp. 2. Tổng hợp các đơn vị đất đai có cùng hạng đất với cùng các mục đích sử dụng đất. 3. Phân tích, đánh giá mức độ phù hợp của hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp với kết quả phân hạng. 4. Xây dựng các phụ lục, bản đồ thu nhỏ đính kèm báo cáo. 5. Biên soạn báo cáo tổng hợp kết quả điều tra, phân hạng đất nông nghiệp.Điều 11.1.TT.33.36. Điều tra bổ sung thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ, xác định nội dung và kế hoạch điều tra bổ sung thực địa(Điều 36 Thông tư số 60/2015/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2016) 1. Thu thập bổ sung thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ, gồm: a) Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình quản lý sử dụng đất phục vụ điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai lần tiếp theo; b) Kết quả điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai kỳ trước; c) Kết quả quan trắc, giám sát tài nguyên đất hàng năm. 2. Đánh giá, lựa chọn các thông tin tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập bổ sung: b) Lựa chọn thông tin, tài liệu, bản đồ chuyên đề sẽ được sử dụng. 3. Xác định nội dung và kế hoạch điều tra thực địa: a) Chuẩn bị bản đồ kết quả điều tra (kế thừa bản đồ kết quả điều tra kỳ trước); b) Xác định và chỉnh lý ranh giới các khoanh đất có sự thay đổi so với kỳ điều tra, đánh giá trước; xác định nội dung và các khu vực cần điều tra tại thực địa; c) Xác định số lượng phẫu diện, số lượng phiếu điều tra; chấm điểm đào phẫu diện lên bản đồ kết quả điều tra. Việc xác định số lượng phẫu diện, số lượng phiếu điều tra theo quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 11.1.TT.33.14. Xác định nội dung và kế hoạch điều tra thực địa)Điều 11.1.TT.33.37. Điều tra, khảo sát thực địa và xử lý tài liệu điều tra(Điều 37 Thông tư số 60/2015/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2016) 1. Điều tra lấy mẫu đất bổ sung thực hiện theo quy định tại Điều 15 Thông tư này. 2. Điều tra bổ sung sự thay đổi tình hình sử dụng đất so với kỳ điều tra, đánh giá trước theo mẫu phiếu điều tra bổ sung quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này. 3. Tổng hợp, xử lý thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ: a) Phân tích mẫu đất; b) Tổng hợp bảng biểu số liệu phục vụ xây dựng bản đồ chất lượng đất và bản đồ tiềm năng đất đai; c) Tổng hợp, xử lý phiếu điều tra; d) Xây dựng báo cáo kết quả tổng hợp, xử lý thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ đã điều tra.(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 11.1.TT.33.14. Xác định nội dung và kế hoạch điều tra thực địa)Điều 11.1.TT.33.38. Xây dựng bản đồ chất lượng đất, tiềm năng đất đai(Điều 38 Thông tư số 60/2015/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2016) 1. Xây dựng bản đồ chất lượng đất: a) Nhập, phân cấp các thông tin thuộc tính theo kết quả điều tra bổ sung đến từng khoanh đất trên bản đồ chất lượng đất kỳ trước; thành lập các lớp thông tin chuyên đề về đất, địa hình, khí hậu, chế độ nước, độ phì nhiêu của đất, hiện trạng sử dụng đất; b) Chồng xếp các lớp thông tin chuyên đề để xây dựng bản đồ chất lượng đất lần tiếp theo; c) Chồng xếp bản đồ chất lượng đất lần tiếp theo và lớp thông tin về hiện trạng sử dụng đất để xác định chất lượng đất theo mục đích sử dụng; d) Hoàn thiện và biên tập bản đồ chất lượng đất; đ) In bản đồ và xây dựng báo cáo thuyết minh bản đồ chất lượng đất lần tiếp theo. 2. Xây dựng bản đồ tiềm năng đất đai: a) Nhập, phân cấp các thông tin thuộc tính theo kết quả điều tra bổ sung đến từng khoanh đất trên bản đồ tiềm năng đất đai kỳ trước; thành lập các lớp thông tin chuyên đề về hiệu quả kinh tế (giá trị gia tăng, hiệu quả đầu tư); hiệu quả xã hội (giải quyết nhu cầu lao động; mức độ chấp nhận của người sử dụng đất; mức độ phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; mức độ phù hợp với chiến lược, quy hoạch ngành); hiệu quả môi trường (tăng khả năng che phủ đất; duy trì bảo vệ đất; giảm thiểu thoái hóa, ô nhiễm); b) Chồng xếp các lớp thông tin chuyên đề và lớp thông tin chất lượng đất để xây dựng bản đồ tiềm năng đất đai lần tiếp theo; c) Chồng xếp bản đồ tiềm năng đất đai lần tiếp theo và lớp thông tin về hiện trạng sử dụng đất để xác định tiềm năng đất đai theo mục đích sử dụng; d) Hoàn thiện và biên tập bản đồ tiềm năng đất đai; đ) In bản đồ và xây dựng báo cáo thuyết minh bản đồ tiềm năng đất đai lần tiếp theo.Điều 11.1.TT.33.39. Phân tích, đánh giá những thay đổi về chất lượng đất, tiềm năng đất đai so với kỳ trước; đề xuất bổ sung các giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và định hướng quản lý sử dụng đất bền vững(Điều 39 Thông tư số 60/2015/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2016) 1. Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng đất, tiềm năng đất đai theo mục đích sử dụng: b) Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng đất, tiềm năng đất đai theo mục đích sử dụng đất. 2. Phân tích, đánh giá xu thế biến đổi chất lượng đất, tiềm năng đất đai so với kỳ trước: a) Đánh giá sự thay đổi chất lượng đất so với kỳ trước; b) Đánh giá sự thay đổi tiềm năng đất đai so với kỳ trước; c) Phân tích, đánh giá xu hướng và nguyên nhân sự thay đổi về chất lượng và tiềm năng đất đai so với kỳ trước. 3. Đề xuất bổ sung các giải pháp cải tạo, bảo vệ đất, quản lý sử dụng đất: a) Đánh giá tình hình thực hiện các giải pháp về cải tạo, bảo vệ đất, quản lý sử dụng đất đã đề xuất của kỳ trước; b) Đề xuất bổ sung các giải pháp cải tạo, bảo vệ đất, quản lý sử dụng đất phù hợp với chất lượng đất, tiềm năng đất đai hiện tại.(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 11.1.TT.33.8. Quy định về hệ thống mẫu biểu trong điều tra, đánh giá đất đai)Điều 11.1.TT.33.40. Xây dựng báo cáo tổng hợp kết quả điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai lần tiếp theo(Điều 40 Thông tư số 60/2015/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2016)1. Xây dựng các phụ lục, bản đồ thu nhỏ đính kèm báo cáo. 2. Biên soạn báo cáo tổng hợp kết quả điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai lần tiếp theo. 4. Hoàn chỉnh tài liệu điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai lần tiếp theo. 5. Nghiệm thu và bàn giao kết quả.Điều 11.1.TT.33.41. Thu thập bổ sung thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ(Điều 41 Thông tư số 60/2015/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2016) a) Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình quản lý sử dụng đất, thực trạng và mức độ ô nhiễm đất; b) Kết quả điều tra, đánh giá ô nhiễm đất kỳ trước; 2. Đánh giá lựa chọn các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập bổ sung: a) Tổng hợp, phân tích, đánh giá về tính chính xác, khách quan và thời sự của các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập; b) Lựa chọn thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ sẽ được sử dụng. 3. Lập kế hoạch điều tra lấy mẫu đất bổ sung tại thực địa: a) Chuẩn bị bản đồ kết quả điều tra: đối với khu vực đã lập bản đồ đất bị ô nhiễm thì kế thừa bản đồ kết quả điều tra kỳ trước; đối với các khu vực mới phát sinh thì thực hiện theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 25 Thông tư này; b) Xác định số lượng mẫu đất, nước theo quy định tại mục 2.1.2 Phụ lục 2 Thông tư này; c) Xác định và chỉnh lý ranh giới các khoanh đất có sự thay đổi so với kỳ điều tra, đánh giá trước; xác định nội dung và các khu vực cần điều tra tại thực địa; xác định vị trí các điểm lấy mẫu đất, nước lên bản đồ kết quả điều tra.(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 11.1.TT.33.14. Xác định nội dung và kế hoạch điều tra thực địa)Điều 11.1.TT.33.42. Điều tra lấy mẫu đất, nước bổ sung tại thực địa(Điều 42 Thông tư số 60/2015/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2016) 1. Đối với các khu vực đã lập bản đồ đất bị ô nhiễm kỳ trước: a) Điều tra xác định sự thay đổi về các nguồn gây ô nhiễm đất, hướng lan tỏa ô nhiễm, những yếu tố có khả năng ngăn cản hoặc chặn hướng lan tỏa ô nhiễm đất so với kỳ điều tra, đánh giá trước; b) Lấy mẫu đất, nước bổ sung (nếu có). 2. Đối với khu vực chưa thành lập bản đồ đất bị ô nhiễm thì việc điều tra lấy mẫu bổ sung tại thực địa thực hiện theo quy định tại Điều 25 Thông tư này. 3. Xây dựng báo cáo kết quả điều tra thực địa.(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 11.1.TT.33.25. Điều tra lấy mẫu tại thực địa)Điều 11.1.TT.33.43. Tổng hợp thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ đã điều tra; xác định các điểm đất bị ô nhiễm và nguy cơ ô nhiễm(Điều 43 Thông tư số 60/2015/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2016) 1. Đối với các khu vực đã được điều tra, đánh giá ô nhiễm kỳ trước thì thực hiện theo quy định tại Khoản 1, 2 Điều 26 Thông tư này. 2. Đối với các khu vực mới phát sinh ô nhiễm thì thực hiện theo quy định Điều 26 Thông tư này.(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 11.1.TT.33.26. Tổng hợp số liệu, xác định các điểm đất bị ô nhiễm và có nguy cơ ô nhiễm)Điều 11.1.TT.33.44. Xây dựng bản đồ đất bị ô nhiễm lần tiếp theo(Điều 44 Thông tư số 60/2015/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2016) 1. Đối với các khu vực đã được điều tra, đánh giá ô nhiễm kỳ trước, thực hiện chỉnh lý bản đồ đất bị ô nhiễm: a) Chỉnh lý lớp thông tin về ô nhiễm dạng điểm, ô nhiễm dạng vùng theo kết quả điều tra, phân tích mẫu đất bổ sung lên bản đồ đất bị ô nhiễm kỳ trước; b) Bổ sung chú dẫn (nếu có). 2. Đối với các khu vực mới phát sinh ô nhiễm, thực hiện theo quy định tại Điều 27 Thông tư này. 3. Xây dựng báo cáo thuyết minh bản đồ đất bị ô nhiễm.(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 11.1.TT.33.27. Xây dựng bản đồ đất bị ô nhiễm)Điều 11.1.TT.33.45. Xây dựng báo cáo đánh giá về thực trạng ô nhiễm đất và cảnh báo các khu vực đất có nguy cơ bị ô nhiễm lần tiếp theo(Điều 45 Thông tư số 60/2015/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2016)1. Xây dựng hệ thống bảng số liệu ô nhiễm đất. 2. Phân tích, đánh giá thực trạng ô nhiễm đất; đánh giá kết quả thực hiện các biện pháp cải tạo đất bị ô nhiễm kỳ trước. 3. Cảnh báo những khu vực đất bị ô nhiễm hoặc có nguy cơ ô nhiễm mới phát sinh. 4. Đề xuất các giải pháp, biện pháp cải tạo và bảo vệ đất. 5. Xây dựng các phụ lục, bản đồ thu nhỏ đính kèm báo cáo. 6. Biên soạn báo cáo tổng hợp kết quả điều tra, đánh giá ô nhiễm đất lần tiếp theo.Điều 11.1.TT.33.46. Điều tra bổ sung thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ và điều tra bổ sung thực địa(Điều 46 Thông tư số 60/2015/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2016) 1. Thu thập bổ sung thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ: a) Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình quản lý sử dụng đất phục vụ điều tra phân hạng đất nông nghiệp lần tiếp theo; b) Kết quả điều tra phân hạng đất nông nghiệp kỳ trước. a) Tổng hợp, phân tích, đánh giá về tính chính xác khách quan thời sự; 3. Xác định nội dung và kế hoạch điều tra bổ sung thực địa: b) Xác định và chỉnh lý ranh giới khoanh đất có sự thay đổi so với kỳ điều tra, đánh giá trước; xác định nội dung và các khu vực cần điều tra tại thực địa. 4. Điều tra bổ sung và rà soát, chỉnh lý ranh giới khoanh đất có sự thay đổi so với kỳ điều tra trước tại thực địa. Nội dung điều tra thực hiện theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 32 Thông tư này. 5. Tổng hợp xử lý thông tin, tài liệu điều tra và xây dựng báo cáo kết quả điều tra.(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 11.1.TT.33.32. Điều tra thực địa)Điều 11.1.TT.33.47. Xây dựng bản đồ phân hạng đất nông nghiệp lần tiếp theo(Điều 47 Thông tư số 60/2015/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2016) 1. Chỉnh lý các lớp thông tin chuyên đề của bản đồ phân hạng đất nông nghiệp kỳ trước; nhập, phân cấp các thông tin thuộc tính (đất, địa hình, khí hậu, chế độ nước, hiện trạng sử dụng đất) theo kết quả điều tra bổ sung đến từng khoanh đất. a) Xác định hệ thống sử dụng đất, loại đất theo mục đích sử dụng; b) Xác định yêu cầu sử dụng đất cho các mục đích sử dụng đất mới phát sinh. 3. Xây dựng bản đồ phân hạng đất nông nghiệp lần tiếp theo cho từng mục đích sử dụng theo quy định tại Khoản 3 Điều 34 Thông tư này.(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 11.1.TT.33.34. Xây dựng bản đồ phân hạng đất nông nghiệp)Điều 11.1.TT.33.48. Đánh giá mức độ phù hợp của hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp và xây dựng báo cáo kết quả phân hạng đất nông nghiệp lần tiếp theo(Điều 48 Thông tư số 60/2015/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2016)1. Thống kê kết quả phân hạng đất, đối chiếu kết quả phân hạng với hiện trạng sử dụng đất để xác định mức độ phù hợp của hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp. 3. Phân tích, đánh giá sự thay đổi hạng đất so với kết quả phân hạng kỳ trước. 5. Biên soạn báo cáo tổng hợp kết quả điều tra, phân hạng đất nông nghiệp lần tiếp theo.Điều 11.1.TT.33.49. Đánh giá chất lượng đất cả nước(Điều 49 Thông tư số 60/2015/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2016) a) Tích hợp, tiếp biên bản đồ chất lượng đất của các vùng kinh tế - xã hội, tỷ lệ 1/250.000; b) Tổng hợp, khái quát hóa các nội dung bản đồ chất lượng đất của cả nước tỷ lệ 1/1.000.000; c) Biên tập, trình bày và in bản đồ; d) Xây dựng báo cáo thuyết minh bản đồ chất lượng đất. 2. Phân tích, đánh giá chất lượng đất cả nước: đ) Tổng hợp đánh giá chất lượng đất lần đầu.(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 11.1.TT.33.8. Quy định về hệ thống mẫu biểu trong điều tra, đánh giá đất đai)Điều 11.1.TT.33.50. Đánh giá tiềm năng đất đai cả nước(Điều 50 Thông tư số 60/2015/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2016) 1. Xây dựng bản đồ tiềm năng đất đai cả nước: a) Tích hợp, tiếp biên bản đồ tiềm năng đất đai của các vùng kinh tế - xã hội, tỷ lệ 1/250.000; b) Tổng hợp, khái quát hóa các nội dung bản đồ tiềm năng đất đai của cả nước tỷ lệ 1/1.000.000; d) Xây dựng báo cáo thuyết minh bản đồ tiềm năng đất đai. 2. Phân tích, đánh giá tiềm năng đất đai cả nước: b) Phân tích, đánh giá ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình quản lý và sử dụng đất đến tiềm năng đất đai; c) Phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng đất (hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường); d) Phân tích, đánh giá thực trạng tiềm năng đất đai theo mục đích sử dụng đất; đ) Tổng hợp đánh giá tiềm năng đất đai lần đầu.(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 11.1.TT.33.8. Quy định về hệ thống mẫu biểu trong điều tra, đánh giá đất đai)Điều 11.1.TT.33.51. Xây dựng báo cáo tổng hợp kết quả đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai cả nước(Điều 51 Thông tư số 60/2015/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2016)1. Xây dựng các phụ lục, bản đồ thu nhỏ đính kèm báo cáo. 2. Biên soạn báo cáo tổng hợp kết quả đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai. 3. Xây dựng báo cáo tóm tắt. 4. Nghiệm thu và bàn giao kết quả đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai cả nước.Điều 11.1.TT.33.52. Lập kế hoạch và lấy mẫu quan trắc tài nguyên đất(Điều 52 Thông tư số 60/2015/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2016) 1. Xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện việc quan trắc, gồm: a) Xác định những nội dung cần quan trắc giám sát, gồm: độ phì đất; mặn hóa, phèn hóa; xói mòn, rửa trôi; ô nhiễm đất; sạt lở, bồi tụ; khô hạn, hoang mạc hóa, sa mạc hóa; b) Lựa chọn các điểm lấy mẫu quan trắc; c) Lập sơ đồ mạng lưới các điểm lấy mẫu quan trắc lên bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp tỉnh; d) Xác định sơ bộ các tuyến quan trắc tại thực địa; đ) Xác định thời điểm quan trắc; e) Xác định phương pháp quan trắc; g) Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết để thực hiện việc quan trắc: trang thiết bị, máy móc; dụng cụ; vật liệu; mẫu phiếu; phương tiện; nhân lực; tài chính; h) Xây dựng báo cáo kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện việc quan trắc. 2. Lấy mẫu quan trắc tài nguyên đất: a) Xác định vị trí điểm lấy mẫu quan trắc ngoài thực địa. Riêng đối với mẫu quan trắc xói mòn, rửa trôi đất, lấy tại các máng hứng xói mòn cố định; b) Lấy mẫu quan trắc; đóng gói và bảo quản mẫu (riêng đối với mẫu quan trắc đất bị khô hạn, gói kín đưa về phòng thí nghiệm phân tích ngay; đối với xói mòn lấy 01 lần/tháng mùa mưa và 01 lần/mùa khô); c) Viết phiếu lấy mẫu và mô tả; d) Xây dựng báo cáo lấy mẫu quan trắc tài nguyên đất. 3. Thực hiện điều tra: a) Đối với mẫu quan trắc đất bị khô hạn, hoang mạc hóa, sa mạc hóa cần điều tra các thông số chỉ số khô hạn, chỉ số hoang mạc hóa, sa mạc hóa; b) Đối với mẫu quan trắc kết von, đá ong hóa cần đo số lượng (% thể tích bề mặt lát cắt hoặc % khối lượng đất), hình dạng, kích thước hạt kết von; c) Đối với mẫu quan trắc các sự cố trượt, sạt lở, sụt lún đất tại vùng đồi núi; sự xói lở bờ của sông, suối, bờ biển và bồi tụ cửa sông, ven biển: đo đạc xác định diện tích và kích thước các khu vực sạt lở, bồi tụ.Điều 11.1.TT.33.53. Tổng hợp số liệu quan trắc và cảnh báo sớm các khu vực đất bị thoái hóa, ô nhiễm mạnh cần giám sát(Điều 53 Thông tư số 60/2015/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2016) 1. Phân tích mẫu quan trắc: a) Rà soát, phân loại mẫu đất đã lấy; b) Xác định các chỉ tiêu và phương pháp phân tích theo Phụ lục 1.2 ban hành kèm theo Thông tư này; c) Thực hiện phân tích mẫu đất. 2. Tổng hợp kết quả quan trắc: a) Hệ thống bảng, biểu, biểu đồ, số liệu quan trắc về độ phì đất; b) Hệ thống bảng, biểu, biểu đồ, số liệu quan trắc về ô nhiễm đất (kim loại nặng, hóa chất bảo vệ thực vật); c) Hệ thống bảng, biểu, biểu đồ, số liệu quan trắc về thoái hóa đất (mặn, phèn hóa; xói mòn, khô hạn, hoang mạc hóa; kết von, đá ong hóa); d) Hệ thống bảng, biểu, biểu đồ, số liệu quan trắc về các sự cố do thiên tai: trượt, sạt lở, sụt lún đất tại vùng đồi núi; xói lở bờ của sông, suối, bờ biển. 3. So sánh với kết quả quan trắc của những lần trước (nếu có) để phân tích, đánh giá sự biến động (xu hướng biến đổi) về các chỉ tiêu: chất lượng đất (độ phì); thoái hóa đất; ô nhiễm đất; sự cố thiên tai. 4. Xác định và cảnh báo sớm các khu vực đất bị thoái hóa, ô nhiễm cần giám sát (tăng mức độ ô nhiễm, thoái hóa hoặc nguy cơ gặp sự cố thiên tai và giảm chất lượng đất). 5. Đề xuất giải pháp, biện pháp cần thực hiện tại những vùng, khu vực đất bị suy thoái.Điều 11.1.TT.33.54. Xây dựng báo cáo quan trắc giám sát tài nguyên đất(Điều 54 Thông tư số 60/2015/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2016)1. Tập hợp các phụ lục số liệu quan trắc đính kèm báo cáo. 2. Biên soạn báo cáo kết quả quan trắc giám sát tài nguyên đất. 3. Nghiệm thu và bàn giao kết quả quan trắc giám sát tài nguyên đất.Điều 11.1.LQ.34. Thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất(Điều 34 Luật số 45/2013/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014) 1. Thống kê, kiểm kê đất đai bao gồm thống kê, kiểm kê đất đai theo định kỳ và kiểm kê đất đai theo chuyên đề. 2. Thống kê, kiểm kê đất đai định kỳ được thực hiện theo quy định sau đây: a) Thống kê, kiểm kê đất đai được thực hiện theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn; b) Việc thống kê đất đai được tiến hành mỗi năm một lần, trừ năm thực hiện kiểm kê đất đai; c) Việc kiểm kê đất đai được tiến hành 05 năm một lần. 3. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được lập 05 năm một lần gắn với việc kiểm kê đất đai quy định tại khoản 2 Điều này. 4. Việc kiểm kê đất đai chuyên đề để phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. 5. Trách nhiệm thực hiện việc thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất được quy định như sau: a) Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện việc thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của địa phương; b) Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường về kết quả thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của địa phương; c) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện thống kê, kiểm kê đất quốc phòng, an ninh và gửi báo cáo kết quả về Bộ Tài nguyên và Môi trường; d) Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ và công bố kết quả thống kê đất đai hàng năm, kết quả kiểm kê đất đai 05 năm của cả nước. 6. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.Điều 11.1.TL.1.3.(Điều 3 Thông tư liên tịch số 47/2008/TTLT-BTC-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 09/07/2008)Kinh phí cho các hoạt động kiểm kê diện tích đất đang quản lý, sử dụng của các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất của Bộ Tài nguyên và Môi trường từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2008. Kinh phí cho các hoạt động kiểm kê diện tích đất đang quản lý, sử dụng của các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất của địa phương, từ nguồn ngân sách địa phương năm 2008 (bao gồm từ dự phòng chi ngân sách địa phương; tiết kiệm chi thường xuyên theo chỉ đạo của Chính phủ; tăng thu ngân sách địa phương nếu có sau khi đã dành nguồn để thực hiện cải cách tiền lương theo chế độ quy định); đối với các địa phương có khó khăn về nguồn kinh phí, ngân sách trung ương sẽ hỗ trợ một phần theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ (nếu có), bằng hình thức bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương.Điều 11.1.TL.1.4.(Điều 4 Thông tư liên tịch số 47/2008/TTLT-BTC-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 09/07/2008)Các cơ quan, đơn vị, cá nhân sử dụng kinh phí cho các hoạt động kiểm kê diện tích đất đang quản lý, sử dụng của các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, phải theo đúng nội dung đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đúng chế độ, tiết kiệm và có hiệu quả; chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan chức năng có thẩm quyền; thực hiện thanh quyết toán kinh phí kiểm kê theo quy định hiện hành.Điều 11.1.TL.1.5. Nội dung chi hoạt động kiểm kê diện tích đất đang quản lý, sử dụng của các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất(Điều 5 Thông tư liên tịch số 47/2008/TTLT-BTC-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 09/07/2008)1. Nội dung chi ở trung ương (Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện) a) Xây dựng dự án; b) Tập huấn kiểm kê đến cấp tỉnh; in ấn tài liệu hướng dẫn kiểm kê; c) Tổng hợp số liệu kiểm kê diện tích đất của các tổ chức trên phạm vi cả nước; d) Báo cáo kết quả thực hiện kiểm kê và tình hình sử dụng đất của các tổ chức trên phạm vi cả nước. đ) Tổng kết, công bố số liệu kiểm kê; e) Chỉ đạo, kiểm tra việc triển khai kiểm kê diện tích đất đang quản lý, sử dụng của các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất ở địa phương.  2. Nội dung chi ở địa phương: a) Nội dung công việc thực hiện ở cấp tỉnh: - Xây dựng phương án kiểm kê diện tích đất của các tổ chức được nhà nước giao đất, cho thuê đất thực hiện trong toàn tỉnh (bao gồm cả cấp huyện, xã); - Tổ chức hội nghị triển khai, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ (bao gồm cả cấp huyện, xã); - Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; - Trích lục thửa đất (bằng công nghệ tin học) của tổ chức đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc chưa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng đã có bản đồ địa chính hoặc bản trích đo địa chính khu đất của tổ chức để chuyển cho cấp xã; - Đo đạc, chỉnh lý bản trích lục thửa đất của tổ chức đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc khu đất đã được đo vẽ bản đồ địa chính, trích đo địa chính, nhưng có biến động để chuyển cho cấp xã; - Trích đo thửa đất của tổ chức ở nơi chưa có bản đồ địa chính hoặc chưa có bản trích đo địa chính để chuyển cho cấp xã; - In, nhân sao và cấp phát mẫu biểu kiểm kê (bao gồm cả cấp huyện, xã); - Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra cấp huyện, xã thực hiện kiểm kê đất các tổ chức đóng trên địa bàn; - Thẩm định kết quả kiểm kê diện tích đất các tổ chức thực hiện ở cấp huyện; - Xây dựng bộ số liệu kiểm kê diện tích đất các tổ chức của cấp tỉnh  trên cơ sở tổng hợp kết quả kiểm kê của cấp huyện; - Kiểm tra, xác nhận kết quả tổng hợp số liệu kiểm kê toàn tỉnh; - Xây dựng báo cáo kết quả kiểm kê diện tích đất của các tổ chức trên địa bàn cấp tỉnh; - Nhân sao, giao nộp sản phẩm. b) Nội dung công việc thực hiện ở cấp huyện: - Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra cấp xã thực hiện kiểm kê đất các tổ chức đóng trên địa bàn; - Thẩm định kết quả kiểm kê diện tích đất các tổ chức thực hiện ở cấp xã; - Xây dựng bộ số liệu kiểm kê diện tích đất các tổ chức của cấp huyện trên cơ sở tổng hợp kết quả kiểm kê cấp xã; - Kiểm tra, xác nhận kết quả tổng hợp số liệu kiểm kê toàn huyện; - Xây dựng báo cáo kết quả kiểm kê diện tích đất của các tổ chức trên địa bàn cấp huyện; c) Nội dung công việc thực hiện ở cấp xã: - Thu thập tài liệu có liên quan, lập danh sách các tổ chức trên địa bàn; - Phát phiếu điều tra và hướng dẫn cách kê khai cho các tổ chức trên địa bàn; - Thu nhận kết quả kê khai của các tổ chức đóng trên địa bàn; - Đối soát, kiểm tra hồ sơ giao đất, cho thuê đất của tổ chức với kết quả kê khai của các tổ chức, trường hợp có sai khác phải kiểm tra ngoài thực địa; - Tổng hợp số liệu kiểm kê diện tích đất đang quản lý, sử dụng của các tổ chức trên địa bàn cấp xã theo mẫu quy định; - Kiểm tra, xác nhận kết quả tổng hợp số liệu kiểm kê toàn xã; - Xây dựng báo cáo kết quả kiểm kê của cấp xã; - Nhân sao, giao nộp sản phẩm.         Điều 11.1.TL.1.6. Mức chi(Điều 6 Thông tư liên tịch số 47/2008/TTLT-BTC-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 09/07/2008)Mức chi thực hiện Dự án kiểm kê diện tích đất đang quản lý, sử dụng của các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất thực hiện theo chế độ chi tiêu tài chính hiện hành và các văn bản dưới đây: - Thông tư liên tịch số 04/2007/TTLT-BTN&MT-BTC ngày 27/2/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường - Bộ Tài chính về hướng dẫn lập dự toán kinh phí đo đạc bản đồ và quản lý đất đai. - Thông tư số 23/2007/TT-BTC ngày 21/3/2007 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; Thông tư số 127/2007/TT-BTC ngày 31/10/2007 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 23/2007/TT-BTC ngày 21/3/2007 và Thông tư số 57/2007/TT-BTC ngày 11/6/2007 của Bộ Tài chính.Điều 11.1.TL.1.7. Lập, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước(Điều 7 Thông tư liên tịch số 47/2008/TTLT-BTC-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 09/07/2008)Việc lập, phân bổ, chấp hành và quyết toán kinh phí cho các hoạt động kiểm kê diện tích đất đang quản lý, sử dụng của các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất thực hiện theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật; Thông tư này hướng dẫn cụ thể thêm một số nội dung sau: 1. Về lập dự toán:        a) Căn cứ vào nhiệm vụ kiểm kê diện tích đất đã được cấp có thẩm quyền giao, dự toán kinh phí thực hiện được lập theo nguyên tắc sau: - Đối với các nội dung chi đã có định mức kinh tế - kỹ thuật: Dự toán kinh phí được xác định trên cơ sở khối lượng công việc nhân (x) đơn giá hiện hành.  - Đối với nội dung chi chưa có định mức kinh tế - kỹ thuật: Dự toán kinh phí được lập căn cứ vào khối lượng công việc cụ thể, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành của nhà nước và được cấp có thẩm quyền phê duyệt. b) Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xây dựng dự án kiểm kê diện tích đất đang quản lý, sử dụng của các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.  c) Sở Tài nguyên và Môi trường căn cứ vào nội dung công việc, khối lượng cần thực hiện xây dựng phương án và dự toán kinh phí kiểm kê diện tích đất đang quản lý, sử dụng của các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trên địa bàn địa phương, chi tiết theo cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, gửi Sở Tài chính thẩm tra, trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và trình Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định theo quy định hiện hành. 2. Về giao dự toán: a) Ở Trung ương: Bộ Tài nguyên và Môi trường căn cứ dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền giao, định mức kinh tế kỹ thuật được cấp có thẩm quyền ban hành, đơn giá dự toán theo quy định hiện hành, thực hiện phê duyệt và giao dự toán kinh phí chi tiết cho các đơn vị thực hiện làm cơ sở rút dự toán. b) Ở địa phương: Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền giao, định mức kinh tế kỹ thuật được cấp có thẩm quyền ban hành, đơn giá dự toán theo quy định hiện hành, thực hiện phê duyệt và giao dự toán kinh phí cho Sở Tài nguyên và Môi trường (đối với nội dung kiêm kê thực hiện ở cấp tỉnh); Uỷ ban nhân dân cấp huyện (đối với nội dung kiểm kê thực hiện ở cấp huyện, cấp xã), Uỷ ban nhân dân cấp huyện giao dự toán kinh phí kiểm kê cho Uỷ ban nhân dân cấp xã (đối với nội dung kiểm kê thực hiện ở cấp xã). 3. Về chấp hành dự toán: Căn cứ vào dự toán được cấp có thẩm quyền giao, đơn vị thực hiện rút dự toán tại Kho bạc nhà nước, Kho bạc nhà nước kiểm soát chi theo quy định hiện hành.   4. Về quyết toán kinh phí kiểm kê thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật.Điều 11.1.TT.17.3. Mục đích thống kê, kiểm kê đất đai(Điều 3 Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 17/07/2014) 1. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và làm cơ sở để quản lý, sử dụng đất đạt hiệu quả. 2. Cung cấp thông tin, số liệu, tài liệu làm căn cứ để lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. 3. Làm cơ sở đề xuất việc điều chỉnh chính sách, pháp luật về đất đai. 4. Cung cấp số liệu để xây dựng niên giám thống kê các cấp và phục vụ nhu cầu thông tin đất đai cho các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, nghiên cứu khoa học, giáo dục và đào tạo và các nhu cầu khác của Nhà nước và xã hội.Điều 11.1.TT.17.4. Nguyên tắc thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất(Điều 4 Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 17/07/2014) 1. Loại đất, đối tượng sử dụng đất, đối tượng quản lý đất được thống kê, kiểm kê theo hiện trạng sử dụng tại thời điểm thống kê, kiểm kê. Trường hợp đã có quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất nhưng tại thời điểm thống kê, kiểm kê chưa thực hiện theo các quyết định này thì thống kê, kiểm kê theo hiện trạng đang sử dụng; đồng thời phải thống kê, kiểm kê riêng theo quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất nhưng chưa thực hiện để theo dõi, quản lý. Trường hợp mục đích sử dụng đất hiện trạng đã thay đổi khác với mục đích sử dụng đất trên hồ sơ địa chính thì kiểm kê theo hiện trạng đang sử dụng, đồng thời kiểm kê thêm các trường hợp tự chuyển mục đích sử dụng đất đó. 2. Trường hợp đất đang sử dụng vào nhiều mục đích thì ngoài việc thống kê, kiểm kê theo mục đích sử dụng chính, còn phải thống kê, kiểm kê thêm các trường hợp sử dụng đất kết hợp vào các mục đích khác. Mục đích sử dụng đất chính được xác định theo quy định tại Điều 11 của Luật Đất đai và Điều 3 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai. 3. Số liệu kiểm kê đất đai và bản đồ hiện trạng sử dụng đất được tổng hợp thống nhất từ bản đồ đã sử dụng để điều tra, khoanh vẽ đối với từng loại đất của từng loại đối tượng sử dụng đất, đối tượng được Nhà nước giao quản lý đất (sau đây gọi là bản đồ kết quả điều tra kiểm kê) theo quy định tại Thông tư này. Số liệu thống kê đất đai được thực hiện trên cơ sở tổng hợp các trường hợp biến động về sử dụng đất trong năm thống kê từ hồ sơ địa chính và các hồ sơ, tài liệu khác về đất đai liên quan, có liên hệ với thực tế sử dụng đất, để chỉnh lý số liệu thống kê, kiểm kê của năm trước. 4. Diện tích các khoanh đất tính trên bản đồ kết quả điều tra kiểm kê đất đai cấp xã theo đơn vị mét vuông (m2); số liệu diện tích trên các biểu thống kê, kiểm kê đất đai thể hiện theo đơn vị hécta (ha); được làm tròn số đến hai chữ số thập phân sau dấu phẩy (0,01ha) đối với cấp xã; làm tròn số đến một chữ số thập phân sau dấu phẩy (0,1ha) đối với cấp huyện và làm tròn số đến 01ha đối với cấp tỉnh và cả nước.(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 11.1.LQ.11. Căn cứ để xác định loại đất; Điều 11.1.NĐ.3.3. Xác định loại đất)Điều 11.1.TT.17.5. Thời điểm thực hiện và nộp báo cáo kết quả thống kê đất đai(Điều 5 Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 17/07/2014) 1. Thời điểm thống kê đất đai định kỳ hàng năm được tính đến hết ngày 31 tháng 12 hàng năm (trừ năm thực hiện kiểm kê đất đai). 2. Thời điểm hoàn thành và nộp báo cáo kết quả thống kê đất đai định kỳ hàng năm được quy định như sau: a) Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) hoàn thành và nộp báo cáo kết quả lên Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện) trước ngày 01 tháng 02 năm sau; b) Ủy ban nhân dân cấp huyện hoàn thành và nộp báo cáo kết quả lên Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) trước ngày 16 tháng 02 năm sau; c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoàn thành và nộp báo cáo kết quả về Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 01 tháng 3 năm sau; d) Bộ Tài nguyên và Môi trường hoàn thành và báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ trước ngày 31 tháng 3 năm sau.(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 11.1.TT.17.21. Trình tự thực hiện thống kê đất đai hàng năm)Điều 11.1.TT.17.6. Thời điểm thực hiện và nộp báo cáo kết quả kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất(Điều 6 Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 17/07/2014) 1. Thời điểm kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất định kỳ 05 năm được tính đến hết ngày 31 tháng 12 của năm có chữ số tận cùng là 4 và 9. 2. Thời điểm hoàn thành và nộp báo cáo kết quả kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất định kỳ 05 năm được quy định như sau: a) Ủy ban nhân dân cấp xã hoàn thành và nộp báo cáo kết quả lên Ủy ban nhân dân cấp huyện trước ngày 01 tháng 6 của năm sau; b) Ủy ban nhân dân cấp huyện hoàn thành và nộp báo cáo kết quả lên Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước ngày 15 tháng 7 của năm sau; c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoàn thành và nộp báo cáo kết quả về Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 01 tháng 9 của năm sau; d) Bộ Tài nguyên và Môi trường hoàn thành và nộp báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ trước ngày 01 tháng 11 của năm sau.(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 11.1.TT.17.23. Thống kê, kiểm kê định kỳ đất quốc phòng, an ninh.)Điều 11.1.TT.17.7. Trách nhiệm thực hiện, thẩm quyền phê duyệt và công bố kết quả thống kê đất đai(Điều 7 Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 17/07/2014) 1. Thống kê đất đai của cấp xã do Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện; công chức địa chính cấp xã có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện và ký xác nhận các biểu thống kê đất đai; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt các biểu thống kê và báo cáo kết quả thống kê đất đai gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện. 2. Thống kê đất đai của cấp huyện do Phòng Tài nguyên và Môi trường giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện; Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường ký xác nhận các biểu thống kê đất đai; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt biểu thống kê số 01/TKĐĐ và ký báo cáo kết quả thống kê đất đai gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. 3. Thống kê đất đai của cấp tỉnh do Sở Tài nguyên và Môi trường giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện; Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường ký xác nhận các biểu thống kê đất đai; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt biểu thống kê số 01/TKĐĐ và báo cáo kết quả thống kê đất đai gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường. 4. Thống kê đất đai của cả nước do Tổng cục Quản lý đất đai giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện; Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai ký xác nhận các biểu thống kê đất đai; Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ký báo cáo kết quả thống kê gửi Thủ tướng Chính phủ, quyết định công bố kết quả thống kê đất đai của cả nước.Điều 11.1.TT.17.8. Trách nhiệm thực hiện, thẩm quyền phê duyệt và công bố kết quả kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất(Điều 8 Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 17/07/2014) 1. Kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cấp xã do Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện; công chức địa chính cấp xã có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện và ký xác nhận các biểu kiểm kê đất đai, bản đồ hiện trạng sử dụng đất; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt các biểu kiểm kê, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và báo cáo kết quả kiểm kê đất đai gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện. 2. Kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cấp huyện do Phòng Tài nguyên và Môi trường giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện; Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường ký xác nhận các biểu kiểm kê đất đai, bản đồ hiện trạng sử dụng đất; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký duyệt biểu kiểm kê đất đai số 01/TKĐĐ, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và báo cáo kết quả kiểm kê đất đai gửi Ủy ban nhân cấp tỉnh. 3. Kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cấp tỉnh do Sở Tài nguyên và Môi trường giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện; Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường ký xác nhận các biểu kiểm kê đất đai, bản đồ hiện trạng sử dụng đất; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký duyệt biểu kiểm kê đất đai số 01/TKĐĐ, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và báo cáo kết quả kiểm kê đất đai gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường. 4. Kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cả nước do Tổng cục Quản lý đất đai giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện; Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai ký xác nhận các biểu kiểm kê đất đai, bản đồ hiện trạng sử dụng đất; Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ký báo cáo kết quả kiểm kê đất đai trình Thủ tướng Chính phủ, ký quyết định công bố kết quả kiểm kê đất đai của cả nước. 5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương để quyết định việc thuê đơn vị tư vấn thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất trên phạm vi toàn tỉnh hoặc từng đơn vị hành chính cấp huyện nhằm bảo đảm yêu cầu chất lượng và thời gian thực hiện ở địa phương theo quy định tại Thông tư này. Tổng cục Quản lý đất đai được thuê đơn vị tư vấn thực hiện một số công việc cụ thể trong quá trình thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.Điều 11.1.TT.17.9. Chỉ tiêu thống kê, kiểm kê đất đai về loại đất(Điều 9 Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 17/07/2014, có nội dung được sửa đổi bởi Điều 21 Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 13/03/2015)Chỉ tiêu loại đất thống kê, kiểm kê được phân loại theo mục đích sử dụng đất và được phân chia từ khái quát đến chi tiết theo quy định như sau: 1. Nhóm đất nông nghiệp, bao gồm: a) Đất sản xuất nông nghiệp gồm đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm; Trong đất trồng cây hàng năm gồm các loại: Đất trồng lúa (gồm đất chuyên trồng lúa nước, đất trồng lúa nước còn lại và đất trồng lúa nương); đất trồng cây hàng năm khác (gồm đất bằng trồng cây hàng năm khác và đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác). b) Đất lâm nghiệp gồm đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng; c) Đất nuôi trồng thủy sản; d) Đất làm muối; đ) Đất nông nghiệp khác. 2. Nhóm đất phi nông nghiệp, bao gồm: a) Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị; b) Đất xây dựng trụ sở cơ quan; c) Đất quốc phòng; d) Đất an ninh; đ) Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa; đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội; đất xây dựng cơ sở y tế; đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo; đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao; đất xây dựng cơ sở khoa học và công nghệ; đất xây dựng cơ sở ngoại giao và đất xây dựng công trình sự nghiệp khác; e) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp; đất cụm công nghiệp; đất khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm; g) Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông; đất thủy lợi; đất có di tích lịch sử - văn hóa; đất danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng; đất khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải; đất công trình công cộng khác; h) Đất cơ sở tôn giáo; i) Đất cơ sở tín ngưỡng; k) Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng; l) Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối; m) Đất có mặt nước chuyên dùng; n) Đất phi nông nghiệp khác. 3. Nhóm đất chưa sử dụng gồm đất bằng chưa sử dụng; đất đồi núi chưa sử dụng; núi đá không có rừng cây. 4. Việc giải thích cách xác định đối với từng loại đất được thực hiện theo quy định tại Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư này.Phu luc so 01_Giai thich xac dinh loai dat-loai doi tuong su dung-loai doi tuong quan ly dat.doc(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 11.1.TT.17.19. Phương pháp thực hiện kiểm kê đất đai; Điều 11.1.TT.17.22. Trình tự thực hiện kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất)Điều 11.1.TT.17.10. Chỉ tiêu thống kê, kiểm kê đất đai về loại đối tượng sử dụng đất; loại đối tượng được Nhà nước giao quản lý đất(Điều 10 Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/06/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 17/07/2014) 1. Chỉ tiêu thống kê, kiểm kê đất đai về loại đối tượng sử dụng đất bao gồm: a) Hộ gia đình, cá nhân trong nước; b) Tổ chức trong nước gồm: - Tổ chức kinh tế gồm các doanh nghiệp và các hợp tác xã; - Cơ quan, đơn vị của Nhà nước gồm cơ quan nhà nước (kể cả Ủy ban nhân dân cấp xã); tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; đơn vị quốc phòng, an ninh; - Tổ chức sự nghiệp công lập gồm các đơn vị sự nghiệp do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập, có chức năng thực hiện các hoạt động dịch vụ công theo quy định của pháp luật; - Tổ chức khác gồm tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức khác (không phải là cơ quan, đơn vị của Nhà nước, tổ chức sự nghiệp công lập, tổ chức kinh tế); c) Tổ chức nước ngoài gồm: - Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư; - Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ; d) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài gồm người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở; doanh nghiệp của người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc doanh nghiệp liên doanh giữa người Việt Nam định cư ở nước ngoài với tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước hoặc doanh nghiệp người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của tổ chức, cá nhân trong nước sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam; đ) Cộng đồng dân cư và cơ sở tôn giáo gồm: - Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ được Nhà nước giao đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất, nhận thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất để sử dụng nhằm bảo tồn bản sắc dân tộc, như đất làm đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ; - Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo. 2. Chỉ tiêu thống kê, kiểm kê đất đai về loại đối tượng được Nhà nước giao quản lý đất bao gồm: a) Ủy ban nhân dân cấp xã được Nhà nước giao quản lý đất gồm các loại: Đất chưa giao, chưa cho thuê sử dụng; đất xây dựng các công trình công cộng do Ủy ban nhân dân cấp xã trực tiếp quản lý (công trình giao thông nông thôn, thủy lợi nội đồng; quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm của cấp xã); đất sông, suối trong nội bộ xã; đất mặt nước chuyên dùng không có người sử dụng; đất nông nghiệp do Nhà nước thu hồi ở khu vực nông thôn trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 64, các Điểm a, b, c và d tại Khoản 1 Điều 65 của Luật Đất đai; b) Tổ chức phát triển quỹ đất được Nhà nước giao quản lý đất do Nhà nước thu hồi theo quy định của pháp luật đất đai; c) Cộng đồng dân cư và tổ chức khác được Nhà nước giao quản lý đất bao gồm: - Cộng đồng dân cư được Nhà nước giao quản lý đối với đất lâm nghiệp để bảo vệ, phát triển rừng theo quy định của Luật Bảo vệ và phát triển rừng; - Tổ chức được Nhà nước giao quản lý đối với đất có công trình công cộng gồm đường giao thông, cầu, cống từ liên xã trở lên; đường giao, hệ thống thoát nước, đất có mặt nước chuyên dùng trong đô thị; hệ thống công trình thủy lợi, đê, đập, sông, suối liên xã trở lên; quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm do các cấp huyện, tỉnh quản lý; các đảo chưa có người ở; tổ chức được Nhà nước giao đất để thực hiện dự án đầu tư theo hình thức xây dựng - chuyển giao (BT). 3. Việc giải thích cách xác định đối với từng loại đối tượng sử dụng đất, đối tượng được Nhà nước giao quản lý đất được thực hiện theo quy định tại Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư này.(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 11.1.TT.17.19. Phương pháp thực hiện kiểm kê đất đai; Điều 11.1.TT.17.22. Trình tự thực hiện kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất)Điều 11.1.TT.17.11. Chỉ tiêu thống kê, kiểm kê đất đai theo khu vực tổng hợp(Điều 11 Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 17/07/2014) 1. Đất khu dân cư nông thôn: Gồm các loại đất thuộc khu vực được xác định sử dụng chủ yếu để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình công cộng phục vụ đời sống, sinh hoạt của người dân; đất vườn, ao gắn liền với nhà ở và các loại đất khác thuộc phạm vi ranh giới khu dân cư nông thôn trong địa giới hành chính các xã, trừ khu đô thị mới trong trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này. Ranh giới của khu dân cư nông thôn được xác định theo quy hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch xây dựng khu dân cư nông thôn đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; trường hợp khu dân cư nông thôn chưa có quy hoạch được duyệt thì xác định theo ranh giới của thửa đất có nhà ở ngoài cùng của thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, các điểm dân cư tương tự hiện có. Đối với trường hợp dân cư sinh sống dọc theo kênh, mương, đường giao thông hoặc dân cư ở riêng lẻ ở nơi chưa có quy hoạch hoặc nằm ngoài phạm vi quy hoạch khu dân cư nông thôn được duyệt thì chỉ thống kê diện tích thửa đất có nhà ở và vườn, ao gắn liền với nhà ở; trường hợp không xác định được phạm vi ranh giới phần đất ở và vườn, ao gắn liền thì chỉ thống kê diện tích đất ở đã được công nhận, trường hợp thửa đất chưa được cấp giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất thì diện tích đất ở được xác định tạm thời bằng hạn mức giao đất ở mới do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định. 2. Đất đô thị: Gồm các loại đất được xác định thuộc phạm vi địa giới hành chính các phường, thị trấn; các khu đô thị mới đã hình thành trên thực tế thuộc phạm vi quy hoạch phát triển của các quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. 3. Đất khu công nghệ cao: Gồm các loại đất thuộc khu công nghệ cao được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ để sử dụng cho các mục đích phục vụ sản xuất, kinh doanh sản phẩm công nghệ cao, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ cao và đào tạo nhân lực công nghệ cao. 4. Đất khu kinh tế: Gồm các loại đất thuộc khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ để sử dụng cho các mục đích xây dựng các khu phi thuế quan, khu báo thuế, khu chế xuất, khu công nghiệp, khu giải trí, khu du lịch, khu đô thị, khu dân cư, khu hành chính và các khu chức năng khác phù hợp với đặc điểm của từng khu kinh tế. 5. Đất khu bảo tồn thiên nhiên: Được xác định sử dụng vào các mục đích theo quy định của Luật Đất đai và đồng thời để bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; khu bảo tồn thiên nhiên đã được xác lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ bao gồm vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan. 6. Đất cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học: Được xác định sử dụng cho mục đích chăm sóc, nuôi dưỡng, cứu hộ, nhân giống loài hoang dã, cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu, có giá trị; lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền phục vụ mục đích bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học. 7. Đất có mặt nước ven biển: Là khu vực đất có mặt nước biển ngoài đường mép nước triều kiệt trung bình trong nhiều năm, không thuộc địa giới của các đơn vị hành chính cấp tỉnh và đang được sử dụng vào các mục đích, bao gồm các loại: đất mặt nước ven biển nuôi trồng thuỷ sản; đất mặt nước ven biển có rừng, đất mặt nước ven biển sử dụng vào mục đích khác.(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 11.1.TT.17.22. Trình tự thực hiện kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất)Điều 11.1.TT.17.12. Chỉ tiêu thống kê, kiểm kê tổng diện tích đất của đơn vị hành chính(Điều 12 Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 17/07/2014) 1. Chỉ tiêu tổng diện tích đất của đơn vị hành chính được xác định bao gồm toàn bộ diện tích các loại đất trong phạm vi đường địa giới của từng đơn vị hành chính đã được xác định theo quy định của pháp luật. 2. Đối với các đơn vị hành chính tiếp giáp với biển thì diện tích của đơn vị hành chính đó bao gồm diện tích các loại đất của phần đất liền và các đảo trên biển (nếu có); được tính đến đường mép nước biển triều kiệt trung bình trong nhiều năm (gọi chung là đường mép nước biển); trường hợp chưa xác định được đường mép nước biển triều kiệt trung bình trong nhiều năm thì xác định theo đường mép nước biển triều kiệt tại thời điểm kiểm kê. Đất mặt nước ven biển ngoài đường mép nước biển đang sử dụng thì được thống kê riêng, không tổng hợp vào diện tích của đơn vị hành chính đó. 3. Đối với các khu vực có tranh chấp hoặc không thống nhất về địa giới hành chính thì thực hiện thống kê, kiểm kê theo nguyên tắc sau: a) Trường hợp đường địa giới hành chính đang quản lý ngoài thực địa không thống nhất với đường địa giới hành chính thể hiện trên bản đồ địa giới hành chính đã xác định thì tổng diện tích đất của đơn vị hành chính được thống kê theo đường địa giới hành chính đang quản lý thực tế; b) Trường hợp có tranh chấp địa giới hành chính thì thực hiện như sau: - Việc thống kê, kiểm kê đất đai đối với khu vực tranh chấp địa giới hành chính do địa phương đang tạm thời quản lý đất khu vực tranh chấp đó thực hiện; trường hợp không xác định được bên nào đang quản lý khu vực tranh chấp thì các bên cùng thống kê, kiểm kê đối với khu vực tranh chấp. Khu vực tranh chấp địa giới hành chính được thống kê, kiểm kê để xác định vị trí, diện tích theo từng loại đất, từng loại đối tượng sử dụng đất, loại đối tượng được nhà nước giao quản lý đất vào biểu riêng, đồng thời được thể hiện rõ trong Báo cáo kết quả thống kê, kiểm kê đất đai và bản đồ hiện trạng sử dụng đất; - Diện tích khu vực tranh chấp địa giới hành chính không được thống kê, kiểm kê vào tổng diện tích đất của các đơn vị hành chính đang có tranh chấp nhưng phải được tổng hợp vào tổng diện tích đất của đơn vị hành chính cấp trên trực tiếp của các đơn vị hành chính đang có tranh chấp địa giới đó.Điều 11.1.TT.17.13. Hệ thống biểu thống kê, kiểm kê đất đai(Điều 13 Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 17/07/2014)1. Hệ thống biểu thống kê, kiểm kê đất đai bao gồm: a) Biểu 01/TKĐĐ - Thống kê, kiểm kê diện tích đất đai: Áp dụng trong thống kê và kiểm kê đất đai để tổng hợp chung đối với các loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp, nhóm đất chưa sử dụng và đất có mặt nước ven biển đang sử dụng vào các mục đích; b) Biểu 02/TKĐĐ - Thống kê, kiểm kê diện tích đất nông nghiệp: Áp dụng trong thống kê và kiểm kê đất đai để tổng hợp đối với các loại đất chi tiết thuộc nhóm đất nông nghiệp; trường hợp đất đang sử dụng vào nhiều mục đích thì biểu này chỉ tổng hợp theo mục đích sử dụng đất chính; c) Biểu 03/TKĐĐ - Thống kê, kiểm kê diện tích đất phi nông nghiệp: Áp dụng trong thống kê và kiểm kê đất đai để tổng hợp đối với các loại đất chi tiết thuộc nhóm đất phi nông nghiệp; trường hợp đất đang sử dụng vào nhiều mục đích thì biểu này chỉ tổng hợp theo mục đích sử dụng đất chính; d) Biểu 04/TKĐĐ - Thống kê, kiểm kê diện tích đất theo từng đơn vị hành chính: Áp dụng trong thống kê và kiểm kê đất đai để tổng hợp số liệu diện tích đất đai theo từng đơn vị hành chính cấp dưới trực tiếp của cấp thực hiện thống kê, kiểm kê (gồm cấp huyện, cấp tỉnh, vùng và cả nước); đ) Biểu 05a/TKĐĐ - Thống kê, kiểm kê diện tích đất theo mục đích được giao, được thuê, được chuyển mục đích sử dụng đất nhưng chưa thực hiện: Áp dụng trong thống kê, kiểm kê đất đai để tổng hợp đối với các trường hợp đã có quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, nhưng tại thời điểm thống kê, kiểm kê chưa sử dụng đất theo mục đích mới. Mục đích sử dụng đất trong biểu này được tổng hợp theo mục đích sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Biểu 05b/TKĐĐ - Tổng hợp các trường hợp được giao, được thuê, được chuyển mục đích sử dụng đất nhưng chưa thực hiện: Áp dụng trong thống kê, kiểm kê đất đai để liệt kê danh sách các trường hợp được giao, được thuê, được chuyển mục đích nhưng chưa thực hiện; e) Biểu 06a/TKĐĐ - Kiểm kê diện tích đất đã chuyển mục đích sử dụng đất khác với hồ sơ địa chính: Áp dụng trong kiểm kê đất đai để tổng hợp đối với các trường hợp mục đích sử dụng đất hiện trạng đã có biến động so với giấy tờ về quyền sử dụng đất hiện có và hồ sơ địa chính đang quản lý, kể cả trường hợp đã xác định hoặc chưa xác định được tình trạng pháp lý của việc chuyển mục đích sử dụng đất. Biểu 06b/TKĐĐ - Danh sách các trường hợp đã chuyển mục đích sử dụng đất khác với hồ sơ địa chính: Áp dụng trong kiểm kê đất đai để liệt kê danh sách các trường hợp mục đích sử dụng đất hiện trạng đã có biến động so với giấy tờ về quyền sử dụng đất hiện có và hồ sơ địa chính đang quản lý, kể cả trường hợp đã xác định hoặc chưa xác định được tình trạng pháp lý của việc chuyển mục đích sử dụng đất; g) Biểu 07/TKĐĐ - Kiểm kê diện tích đất đai có sử dụng kết hợp vào mục đích khác: Áp dụng trong kiểm kê đất đai để tổng hợp đối với các thửa đất sử dụng vào các mục đích chính (gồm đất trồng lúa, đất trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp, đất ở, đất quốc phòng, đất an ninh, đất thủy lợi, đất công trình năng lượng, đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng) có sử dụng kết hợp vào mục đích khác (sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản hoặc sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp); h) Biểu 08/TKĐĐ - Kiểm kê diện tích đất khu bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học: Áp dụng trong kiểm kê đất đai để tổng hợp theo các loại đất và loại đối tượng sử đất thuộc khu bảo tồn thiên nhiên và cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học; i) Biểu 09/TKĐĐ - Kiểm kê diện tích đất trong các khu vực tổng hợp: Áp dụng trong kiểm kê đất đai để tổng hợp diện tích theo các loại đất có trong các khu vực tổng hợp; k) Biểu 10/TKĐĐ - Phân tích nguyên nhân tăng, giảm diện tích của các loại đất: Áp dụng để phân tích nguyên nhân tăng, giảm diện tích đất theo mục đích sử dụng trong kỳ thống kê, kiểm kê đất đai; l) Biểu 11/TKĐĐ - Cơ cấu diện tích theo mục đích sử dụng đất và đối tượng sử dụng, quản lý đất: Áp dụng để tính toán cơ cấu diện tích theo mục đích sử dụng đất và đối tượng sử dụng, quản lý đất của Biểu 03/TKĐĐ; m) Biểu 12/TKĐĐ - Biến động diện tích theo mục đích sử dụng đất: Áp dụng trong thống kê, kiểm kê đất đai để tính toán sự tăng, giảm diện tích các loại đất do chuyển mục đích sử dụng đất trên cơ sở tổng hợp số liệu từ Biểu 10/TKĐĐ. Đối với số liệu thống kê thì so sánh với số liệu của kỳ thống kê trước và kỳ kiểm kê gần nhất; đối với số liệu kiểm kê thì so sánh với với số liệu của 02 kỳ kiểm kê gần nhất; n) Biểu 13/TKĐĐ - So sánh hiện trạng sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất trong kỳ quy hoạch: Áp dụng trong thống kê, kiểm kê đất đai để so sánh hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm thống kê, kiểm kê đất đai với kế hoạch sử dụng đất của năm thống kê, kiểm kê; o) Biểu 14/TKĐĐ - Thống kê, kiểm kê diện tích đất quốc phòng, đất an ninh: Áp dụng trong thống kê, kiểm kê đất đai để tổng hợp các loại đất đang sử dụng trong khu vực đất quốc phòng, đất an ninh. 2. Nội dung, mã ký hiệu chỉ tiêu, hình thức các mẫu biểu thống kê, kiểm kê đất đai thực hiện theo quy định tại Phụ lục số 02 kèm theo Thông tư này. 3. Các Biểu 01/TKĐĐ, 02/TKĐĐ và 03/TKĐĐ quy định tại Khoản 1 Điều này ngoài việc sử dụng để thống kê, kiểm kê toàn bộ diện tích trong phạm vi địa giới hành chính, còn được sử dụng để thống kê, kiểm kê và báo cáo diện tích đất của riêng khu vực tranh chấp địa giới hành chính quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 12 của Thông tư này.Phu luc 2.xlsĐiều 11.1.TT.17.14. Nội dung thực hiện thống kê đất đai hàng năm(Điều 14 Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 17/07/2014) 1. Thu thập các hồ sơ, tài liệu, số liệu liên quan đến biến động đất đai trong kỳ thống kê; số liệu kiểm kê đất đai hoặc số liệu thống kê đất đai được thực hiện trong năm trước. 2. Xử lý, tổng hợp số liệu và lập các biểu thống kê đất đai ở các cấp theo quy định. 3. Phân tích, đánh giá, hiện trạng sử dụng đất, biến động đất đai, đề xuất các giải pháp tăng cường về quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng đất. 4. Xây dựng báo cáo thống kê đất đai.Điều 11.1.TT.17.15. Nội dung thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất(Điều 15 Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 17/07/2014)1. Thu thập các hồ sơ, tài liệu bản đồ, số liệu về quản lý đất đai thực hiện trong kỳ kiểm kê; hồ sơ kết quả kiểm kê đất đai kỳ trước và kết quả thống kê hàng năm trong kỳ kiểm kê; chuẩn bị bản đồ phục vụ cho điều tra kiểm kê. 2. Điều tra, khoanh vẽ hoặc chỉnh lý các khoanh đất theo các tiêu chí kiểm kê lên bản đồ điều tra kiểm kê; tính diện tích các khoanh đất và lập Bảng liệt kê danh sách các khoanh đất thống kê, kiểm kê đất đai. Bảng liệt kê danh sách các khoanh đất thống kê, kiểm kê đất đai thực hiện theo quy định tại Phụ lục số 03 kèm theo Thông tư này. 3. Xử lý, tổng hợp số liệu và lập các biểu kiểm kê đất đai theo quy định cho từng đơn vị hành chính các cấp; xây dựng báo cáo thuyết minh hiện trạng sử dụng đất. 4. Lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp; xây dựng báo cáo thuyết minh bản đồ hiện trạng sử dụng đất. 5. Phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất, tình hình biến động đất đai trong kỳ kiểm kê; đề xuất các giải pháp tăng cường về quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng đất. 6. Xây dựng báo cáo kết quả kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.Phu luc 3.xlsĐiều 11.1.TT.17.16. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất(Điều 16 Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 17/07/2014)1. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được lập để thể hiện sự phân bố các loại đất tại thời điểm kiểm kê đất đai, được lập theo từng đơn vị hành chính các cấp. 2. Tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp được lập theo quy định như sau: Đơn vị hành chính Dưới 120 1: 1000 Từ 120 đến 500 1: 2000 Trên 500 đến 3.000 1: 5000 Trên 3.000 1: 10000 Dưới 3.000 Từ 3.000 đến 12.000 Trên 12.000 1: 25000 Dưới 100.000 Từ 100.000 đến 350.000 1: 50000 Trên 350.000 1: 100000 Cấp vùng 1: 250000 Cả nước 1: 1000000 Trường hợp đơn vị hành chính thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất có hình dạng đặc thù (chiều dài quá lớn so với chiều rộng) thì được phép lựa chọn tỷ lệ bản đồ lớn hơn hoặc nhỏ hơn một bậc so với quy định trên đây. 3. Nội dung thể hiện trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất gồm: a) Cơ sở toán học gồm khung bản đồ, lưới kilômét, lưới kinh vĩ tuyến, chú dẫn, trình bày ngoài khung và các nội dung có liên quan; b) Biên giới quốc gia và đường địa giới hành chính các cấp: Đối với bản đồ hiện trạng sử dụng đất của vùng kinh tế - xã hội dạng giấy chỉ thể hiện đến địa giới hành chính cấp huyện; bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cả nước dạng giấy chỉ thể hiện đến địa giới hành chính cấp tỉnh. Khi đường địa giới hành chính các cấp trùng nhau thì biểu thị đường địa giới hành chính cấp cao nhất. Trường hợp không thống nhất đường địa giới hành chính giữa thực tế đang quản lý với hồ sơ địa giới hành chính thì trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải thể hiện đường địa giới hành chính thực tế đang quản lý. Trường hợp đang có tranh chấp về địa giới hành chính thì trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải thể hiện đường địa giới hành chính khu vực đang tranh chấp theo ý kiến của các bên liên quan; c) Ranh giới các khoanh đất của bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã thể hiện ranh giới và ký hiệu các khoanh đất theo chỉ tiêu kiểm kê đất đai. Ranh giới các khoanh đất của bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện, cấp tỉnh, các vùng kinh tế - xã hội và cả nước thể hiện theo các chỉ tiêu tổng hợp; được tổng hợp, khái quát hóa theo quy định biên tập bản đồ hiện trạng sử dụng các cấp; d) Địa hình: Thể hiện đặc trưng địa hình của khu vực (không bao gồm phần địa hình đáy biển, các khu vực núi đá và bãi cát nhân tạo) và được biểu thị bằng đường bình độ, điểm độ cao và ghi chú độ cao. Khu vực núi cao có độ dốc lớn chỉ biểu thị đường bình độ cái và điểm độ cao đặc trưng; đ) Thủy hệ và các đối tượng có liên quan phải thể hiện gồm biển, hồ, ao, đầm, phá, thùng đào, sông, ngòi, kênh, rạch, suối. Đối với biển thể hiện theo đường mép nước biển triều kiệt trung bình trong nhiều năm; trường hợp chưa xác định được đường mép nước biển triều kiệt trung bình trong nhiều năm thì xác định theo đường mép nước biển triều kiệt tại thời điểm kiểm kê để thể hiện. Các yếu tố thủy hệ khác có bờ bao thì thể hiện theo chân phía ngoài đường bờ bao (phía đối diện với thủy hệ); trường hợp thủy hệ tiếp giáp với có đê hoặc đường giao thông thì thể hiện theo chân mái đắp của đê, đường phía tiếp giáp với thủy hệ; trường hợp thủy hệ không có bờ bao và không tiếp giáp đê hoặc đường giao thì thể hiện theo mép đỉnh của mái trượt của thủy hệ; e) Giao thông và các đối tượng có liên quan thể hiện phạm vi chiếm đất của đường sắt, đường bộ và các công trình giao thông trên hệ thống đường đó theo yêu cầu sau: - Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã thể hiện tất cả các loại đường giao thông các cấp, kể cả đường trục chính trong khu dân cư, đường nội đồng, đường mòn tại các xã miền núi, trung du; - Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện đường bộ biểu thị từ đường liên xã trở lên; khu vực miền núi phải biểu thị cả đường đất nhỏ; - Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp tỉnh biểu thị từ đường liên huyện trở lên; - Trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất vùng kinh tế - xã hội và cả nước biểu thị từ đường tỉnh lộ trở lên, khu vực miền núi phải biểu thị cả đường liên huyện; g) Các yếu tố kinh tế, xã hội; h) Các ghi chú, thuyết minh. 4. Hình thức thể hiện nội dung bản đồ hiện trạng các cấp thực hiện theo quy định tại Phụ lục số 04 kèm theo Thông tư này. 5. Báo cáo thuyết minh bản đồ hiện trạng sử dụng đất gồm các nội dung: a) Căn cứ pháp lý; mục đích, yêu cầu của việc thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất; b) Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của đơn vị hành chính; c) Thời điểm xây dựng và hoàn thành việc thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất; d) Các nguồn tài liệu được sử dụng và phương pháp, công nghệ thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất; đ) Đánh giá chất lượng bản đồ hiện trạng sử dụng đất về mức độ đầy đủ, chi tiết và độ chính xác của các yếu tố nội dung; e) Những vấn đề còn tồn tại, hạn chế của bản đồ hiện trạng sử dụng đất; g) Kết luận, kiến nghị biện pháp khắc phục hạn chế, tồn tại.Phu luc 4_Ky hieu va phan lop cac yeu to noi dung.doc(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 11.1.TT.22.5. Các ký hiệu và hình thức thể hiện trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất và bản đồ kế hoạch sử dụng đất của Thông tư 29/2014/TT-BTNMT Quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ban hành ngày 02/06/2014)Điều 11.1.TT.17.17. Báo cáo kết quả thống kê, kiểm kê đất đai(Điều 17 Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 17/07/2014) 1. Nội dung Báo cáo kết quả thống kê đất đai bao gồm: a) Tình hình tổ chức thực hiện, nguồn số liệu, tài liệu sử dụng để tổng hợp thống kê đất đai tại cấp xã và đánh giá độ tin cậy của tài liệu, số liệu thu thập; b) Đánh giá hiện trạng sử dụng đất; đánh giá tình hình biến động và phân tích nguyên nhân biến động về sử dụng đất giữa năm thống kê với số liệu thống kê năm trước và số liệu kiểm kê năm gần nhất; tình hình sử dụng đất theo quyết định được giao đất, được thuê đất, được chuyển mục đích sử dụng đất nhưng chưa thực hiện; đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm; c) Đề xuất, kiến nghị biện pháp tăng cường quản lý sử dụng đất đai. 2. Nội dung Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai bao gồm: a) Tình hình tổ chức thực hiện; phương pháp điều tra, thu thập số liệu kiểm kê đất đai, nguồn gốc số liệu thu thập tại cấp xã và đánh giá độ tin cậy của số liệu thu thập và số liệu tổng hợp; các thông tin khác có liên quan đến số liệu; nguồn tài liệu và phương pháp lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất; b) Phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo các chỉ tiêu kiểm kê; đánh giá tình hình biến động và phân tích nguyên nhân biến động về sử dụng đất giữa năm kiểm kê với 02 kỳ kiểm kê gần nhất; đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất trong kỳ kiểm kê đất; tình hình sử dụng đất theo quyết định được giao đất, được thuê đất, được chuyển mục đích sử dụng đất; tình hình chuyển mục đích sử dụng đất khác với hồ sơ địa chính; tình hình tranh chấp địa giới hành chính (nếu có); c) Đề xuất, kiến nghị biện pháp tăng cường quản lý, sử dụng đất đai.Điều 11.1.TT.17.18. Phương pháp thực hiện thống kê đất đai(Điều 18 Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 17/07/2014) 1. Phương pháp thực hiện thống kê đất đai ở cấp xã như sau: a) Việc thống kê đất đai ở cấp xã được thực hiện trên cơ sở tổng hợp các trường hợp biến động đất đai trong kỳ thống kê để làm căn cứ chỉnh lý số liệu thống kê, kiểm kê đất đai của năm trước. Kết quả tổng hợp các trường hợp biến động đất đai phải được cập nhật vào Bảng liệt kê danh sách các khoanh đất thống kê, kiểm kê đất đai của từng xã; b) Đối với các xã, phường, thị trấn đã lập hồ sơ địa chính hoặc cơ sở dữ liệu đất đai và đã được cập nhật đầy đủ, thường xuyên đối với các trường hợp được giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất và đăng ký chuyển quyền sử dụng đất thì việc tổng hợp các trường hợp biến động đất đai được thực hiện căn cứ vào hồ sơ địa chính, có liên hệ với tình hình thực tế sử dụng đất để tổng hợp; ngoài ra cần căn cứ vào các hồ sơ thanh tra, biên bản kiểm tra sử dụng đất của các cấp đã thực hiện trong kỳ, có liên hệ thực tế việc chấp hành các kết luận thanh tra, kiểm tra để tổng hợp bổ sung các trường hợp đã biến động chưa làm thủ tục hành chính về đất đai theo quy định; c) Đối với các xã, phường, thị trấn đã có hồ sơ địa chính hoặc cơ sở dữ liệu đất đai nhưng chưa được cập nhật, chỉnh lý đầy đủ, thường xuyên đối với các trường hợp giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất và đăng ký biến động chuyển quyền sử dụng đất trong kỳ thống kê thì việc tổng hợp các trường hợp biến động đất đai được thực hiện căn cứ vào hồ sơ địa chính và các hồ sơ giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, hồ sơ thanh tra, hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai, biên bản kiểm tra sử dụng đất của các cấp trong kỳ có liên hệ tình hình sử dụng đất trên thực tế tại thời điểm thống kê để tổng hợp số liệu. 2. Phương pháp tổng hợp số liệu thống kê đất đai ở các cấp, các vùng kinh tế - xã hội và cả nước được thực hiện trên máy tính điện tử bằng phần mềm thống nhất của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Đối với các xã chưa có điều kiện tổng hợp số liệu thống kê đất đai bằng phần mềm thì Phòng Tài nguyên và Môi trường thực hiện tổng hợp lại bằng phần mềm để kiểm tra và giao nộp sản phẩm.Điều 11.1.TT.17.19. Phương pháp thực hiện kiểm kê đất đai(Điều 19 Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 17/07/2014, có nội dung được sửa đổi bởi Điều 21 Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 13/03/2015) 1. Phương pháp thu thập thông tin hiện trạng sử dụng đất phục vụ tổng hợp số liệu kiểm kê đất đai cấp xã thực hiện như sau: a) Thông tin hiện trạng sử dụng đất để tổng hợp số liệu kiểm kê đất đai cấp xã được thu thập bằng phương pháp điều tra, khoanh vẽ từ hồ sơ địa chính và các hồ sơ thủ tục hành chính về đất đai, hồ sơ thanh tra, kiểm tra sử dụng đất đã thực hiện ở các cấp trong kỳ, kết hợp điều tra thực địa để rà soát chỉnh lý khu vực biến động và khoanh vẽ bổ sung các trường hợp sử dụng đất chưa thể hiện trên tài liệu bản đồ sử dụng để điều tra kiểm kê. Kết quả điều tra, khoanh vẽ phải thể hiện được các khoanh đất theo các chỉ tiêu kiểm kê quy định tại Điều 9 và Điều 10 của Thông tư này lên bản đồ điều tra kiểm kê (mỗi khoanh đất phải đồng nhất một loại đất, do một loại đối tượng sử dụng hoặc đối tượng được Nhà nước giao quản lý cần kiểm kê) để tính toán diện tích và tổng hợp vào Bảng liệt kê danh sách các khoanh đất thống kê, kiểm kê đất đai làm cơ sở để tổng hợp số liệu kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất; b) Bản đồ sử dụng để điều tra kiểm kê ở cấp xã được quy định như sau: - Địa phương có bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở hoặc bản đồ giải thửa (cũ) thì phải được sử dụng cho điều tra kiểm kê. Trước khi sử dụng loại bản đồ này phải kiểm tra, rà soát, chỉnh lý thống nhất với hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất đã thực hiện ở địa phương; được tổng hợp theo các khoanh đất kiểm kê. Trường hợp địa phương có bản đồ địa chính ở nhiều loại tỷ lệ khác nhau thì có thể thu về cùng một tỷ lệ thống nhất để phục vụ điều tra thực địa; - Khu vực không có bản đồ địa chính, bản đồ địa chính cơ sở mà có ảnh vệ tinh hoặc ảnh hàng không mới chụp (trước thời điểm kiểm kê không quá 2 năm) có độ chính xác tương đương hoặc cao hơn độ chính xác bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã cần thành lập thì sử dụng bình đồ ảnh vệ tinh đã được nắn chỉnh về cơ sở toán học của bản đồ hiện trạng cần thành lập; điều vẽ nội nghiệp đối với những nội dung có hình ảnh rõ nét theo yêu cầu của bản đồ kết quả điều tra kiểm kê, cập nhật chỉnh lý các yếu tố nền địa lý, đường địa giới hành chính và các yếu tố khoanh đất trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất đã lập tại thời điểm gần nhất với thời điểm kiểm kê, trường hợp có sai khác giữa hình ảnh trên ảnh vệ tinh, ảnh máy bay với bản đồ hiện trạng thì chỉnh lý theo hình ảnh của ảnh vệ tinh, ảnh máy bay, giữ nguyên các yếu tố nền ảnh ở dạng raster để phục vụ điều tra, khoanh vẽ; - Khu vực không có bản đồ địa chính, bản đồ địa chính cơ sở, ảnh vệ tinh hoặc ảnh hàng không mới chụp thì sử dụng bản đồ hiện trạng sử dụng đất kỳ trước để điều tra kiểm kê. Trước khi sử dụng bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải đối chiếu nội dung các mảnh bản đồ, lập sơ đồ bảng chắp các mảnh bản đồ nhằm chỉ thị việc sử dụng và tích hợp và ghép biên các mảnh bản đồ cụ thể cho điều tra kiểm kê; - Địa phương có bản đồ địa hình hoặc bản đồ nền địa chính ở tỷ lệ tương đương hoặc lớn hơn bản đồ hiện trạng cần thành lập, bản đồ kiểm kê rừng của ngành nông nghiệp thì được kết hợp sử dụng phục vụ cho điều tra, khoanh vẽ các khoanh đất và các đối tượng hình tuyến; - Các loại bản đồ sử dụng cho điều tra kiểm kê quy định trên đây phải được chuyển đổi về cơ sở toán học của bản đồ hiện trạng cần thành lập. Trường hợp bản đồ lựa chọn điều tra kiểm kê còn ở dạng giấy thì thực hiện số hóa để phục vụ cho biên tập bản đồ kết quả điều tra kiểm kê. Độ phân giải khi quét bản đồ tối thiểu phải đạt 150 dpi; bản đồ chỉ được số hóa sau khi đã nắn ảnh quét đạt các hạn sai theo quy định; c) Việc khoanh vẽ ranh giới các khoanh đất được thực hiện theo thứ tự: - Khoanh vẽ nội nghiệp các khoanh đất từ các sơ đồ, bản đồ của hồ sơ giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất, hồ sơ thanh tra, kiểm tra sử dụng đất ở các cấp; hồ sơ kiểm kê rừng của ngành nông nghiệp đã thực hiện (nếu có); - Việc khoanh vẽ khoanh đất trên thực địa được thực hiện theo phương pháp quan sát trực tiếp, căn cứ vào các địa vật rõ nét có sẵn trên bản đồ và trên thực địa để xác định vị trí các khoanh đất và khoanh vẽ lên bản đồ. Trường hợp xác định được kích thước, diện tích đối tượng cần khoanh vẽ thì kết quả khoanh vẽ khoanh đất phải đảm bảo phù hợp với diện tích, kích thước đối tượng đã xác định. Trường hợp không xác định được vị trí ranh giới khoanh đất tương ứng với yếu tố hình tuyến trên bản đồ và thực địa thì áp dụng phương pháp giao hội cạnh hoặc tọa độ vuông góc từ các điểm chi tiết rõ nét trên thực địa đã được biểu thị trên bản đồ để thể hiện các điểm góc đường ranh giới khoanh đất lên bản đồ; việc xác định chiều dài cạnh giao hội hoặc cạnh vuông góc có thể được đo bằng thước dây hoặc các dụng cụ đo khác có độ chính xác tương đương. 2. Phương pháp lập bản đồ kết quả điều tra kiểm kê của đơn vị hành chính cấp xã thực hiện theo quy định sau đây: a) Bản đồ kết quả điều tra kiểm kê được lập cho từng đơn vị hành chính cấp xã dưới dạng số trong hệ tọa độ VN-2000, múi chiếu 30, kinh tuyến trục của từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trên cơ sở tích hợp, tiếp biên các tài liệu bản đồ đã được sử dụng để điều tra khoanh vẽ thực địa; được sử dụng làm tài liệu phục vụ tính toán, tổng hợp số liệu kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã; b) Nội dung bản đồ kết quả điều tra kiểm kê cần thể hiện bao gồm: - Ranh giới và ký hiệu các khoanh đất theo chỉ tiêu kiểm kê; - Biên giới quốc gia và đường địa giới hành chính các cấp; - Thủy hệ và các đối tượng có liên quan; - Giao thông và các đối tượng có liên quan; - Cơ sở toán học gồm khung bản đồ, lưới tọa độ vuông góc, yếu tố địa hình (dáng đất, điểm độ cao và ghi chú độ cao) và các nội dung khác (trừ ranh giới thửa đất) của bản đồ đã sử dụng để điều tra kiểm kê (nếu có); - Các yếu tố kinh tế, xã hội; - Các ghi chú, thuyết minh. c) Ranh giới các khoanh đất thể hiện trên bản đồ kết quả điều tra kiểm kê được phản ánh đúng theo trạng thái đã được xác định trong quá trình khoanh vẽ, không tổng hợp, không khái quát hóa, đảm bảo thể hiện vị trí, diện tích các khoanh đất với độ chính xác cao nhất theo kết quả điều tra thực địa. Khoanh đất trên bản đồ kết quả điều tra kiểm kê phải thể hiện nhãn khoanh đất gồm số thứ tự khoanh đất; diện tích khoanh đất; mã loại đất; mã loại đối tượng sử dụng đất hoặc đối tượng quản lý đất theo hình thức như sau: Mã loại đất Số thứ tự khoanh đất -------------------------------- Mã đối tượng Diện tích khoanh đất * Trường hợp khoanh đất có mục đích chính và mục đích phụ thì thể hiện mục đích chính trước và thể hiện mục đích phụ sau trong ngoặc đơn: Mã loại đất chính (Mã loại đất phụ) ------------------------------- * Trường hợp khoanh đất có nhiều mục đích sử dụng mà xác định được diện tích sử dụng riêng vào từng mục đích thì thể hiện: Mã loại đất 1 (diện tích loại đất 1); Mã loại đất 2 (diện tích loại đất 2) Nhãn khoanh đất được tạo dưới dạng cell. Mã ký hiệu loại đất, loại đối tượng sử dụng, đối tượng quản lý đất theo quy định tại Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư này. Số thứ tự khoanh đất được thể hiện bằng số Ả Rập, từ 01 đến hết trong phạm vi toàn xã, thứ tự đánh số từ trên xuống dưới, từ trái sang phải, theo đường zích zắc (ziczac). Đối với các yếu tố chiếm đất không tạo thành thửa đất được khép vùng theo đường địa giới hành chính và được đánh số thứ tự như thửa đất; d) Trường hợp bản đồ sử dụng để điều tra kiểm kê có bản gốc dạng số thì thực hiện tích hợp, ghép biên các mảnh bản đồ dạng số; đối chiếu ranh giới khoanh đất trên bản đồ tài liệu đã được sử dụng để điều tra khoanh vẽ với nội dung bản đồ số để xác định và thể hiện ranh giới khoanh đất trên bản đồ tích hợp dạng số. Trường hợp ranh giới khoanh đất được xác định bằng phương pháp giao hội hoặc tọa độ vuông góc thì có thể chuyển vẽ lên bản đồ số đã tích hợp bằng một trong các phương pháp: Quét, số hóa các yếu tố nội dung đã khoanh vẽ ngoài thực địa cần chuyển vẽ lên bản đồ kết quả điều tra kiểm kê hoặc tính tọa độ các đỉnh của khoanh đất và đưa lên bản đồ bằng cách nạp tọa độ các điểm hoặc thực hiện dựng hình bằng phương pháp giao hội hoặc tọa độ vuông góc; đ) Trường hợp bản đồ sử dụng để điều tra kiểm kê không có bản gốc dạng số thì thực hiện quét, số hóa các yếu tố nội dung của bản đồ kết quả điều tra kiểm kê, tích hợp và xử lý tiếp biên trên bản đồ kết quả điều tra kiểm kê dạng số; e) Thông tin bản đồ được tổ chức theo các lớp, trong đó ranh giới các khoanh đất trong cùng một hệ thống chỉ tiêu được xác định cùng lớp thông tin bản đồ. Việc phân lớp thông tin bản đồ kết quả điều tra thực hiện theo quy định về phân lớp bản đồ hiện trạng tại Phụ lục số 04 kèm theo Thông tư này; g) Độ chính xác số hóa, chuyển vẽ, khoanh vẽ các yếu tố nội dung của bản đồ kết quả điều tra kiểm kê thực hiện như sau: - Bản đồ số hóa phải bảo đảm sai số kích thước các cạnh khung trong của bản đồ sau khi nắn so với kích thước lý thuyết không vượt quá 0,2 mm và đường chéo không vượt quá 0,3 mm tính theo tỷ lệ bản đồ; - Sai số tương hỗ chuyển vẽ các khoanh đất không vượt quá ± 0,5 mm tính theo tỷ lệ bản đồ hiện trạng; - Sai số chuyển vẽ vị trí các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất không được vượt quá ± 0,3 mm tính theo tỷ lệ bản đồ hiện trạng; 3. Tính diện tích các khoanh đất theo quy định như sau: Trên bản đồ kết quả điều tra kiểm kê, các đối tượng cần tính diện tích (các khoanh đất, đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất) phải được khép vùng, xác định quan hệ không gian (topology); Trường hợp các đối tượng dạng vùng cùng kiểu (cùng kiểu đối tượng giao thông hoặc cùng kiểu đối tượng thủy văn…), giao cắt cùng mức thì đối tượng được tính theo đường ranh giới chiếm đất ngoài cùng. Trường hợp các đối tượng dạng vùng không cùng kiểu (không cùng kiểu đối tượng giao thông hoặc không cùng kiểu đối tượng thủy văn) hoặc cùng kiểu nhưng giao cắt không cùng mức thì diện tích phần giao nhau của hình chiếu thẳng đứng của các đối tượng đó trên mặt đất được tính cho đối tượng nằm trực tiếp trên mặt đất; Diện tích các khoanh đất được tính bằng phương pháp giải tích trên bản đồ dạng số; Kết quả tính diện tích các khoanh đất được lập thành Bảng liệt kê các khoanh đất thể hiện các thông tin: Mã số khoanh đất, diện tích khoanh đất, thuộc tính khoanh đất tương ứng với chỉ tiêu kiểm kê cụ thể. 4. Phương pháp tổng hợp số liệu kiểm kê thực hiện như sau: a) Số liệu kiểm kê cấp xã được tổng hợp từ Bảng liệt kê danh sách các khoanh đất thống kê, kiểm kê đất đai bằng phần mềm thống nhất của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Đối với các chỉ tiêu kiểm kê bằng các phương pháp phiếu điều tra trực tiếp hoặc chỉ tiêu kiểm kê theo chuyên sâu khác thực hiện gắn với kiểm kê định kỳ mà không tổng hợp được bằng phần mềm thì sử dụng công cụ tính toán truyền thống để tổng hợp và được quy định cụ thể trong từng kỳ kiểm kê; b) Số liệu kiểm kê cấp huyện, tỉnh, vùng kinh tế - xã hội và cả nước được tổng hợp từ số liệu kiểm kê của của đơn vị hành chính trực thuộc bằng phần mềm thống nhất của Bộ Tài nguyên và Môi trường. (Điều này có nội dung liên quan đến Điều 11.1.TT.17.9. Chỉ tiêu thống kê, kiểm kê đất đai về loại đất; Điều 11.1.TT.17.10. Chỉ tiêu thống kê, kiểm kê đất đai về loại đối tượng sử dụng đất; loại đối tượng được Nhà nước giao quản lý đất)Điều 11.1.TT.17.20. Lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất(Điều 20 Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 17/07/2014) 1. Cơ sở toán học của bản đồ hiện trạng sử dụng đất quy định như sau: a) Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh được thành lập trên mặt phẳng chiếu hình, múi chiếu 30 có hệ số điều chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài ko = 0,9999. Kinh tuyến trục của từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định tại Phụ lục số 04 kèm theo Thông tư này; b) Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp vùng kinh tế - xã hội sử dụng lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc với múi chiếu 60, có hệ số điều chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài: ko = 0,9996; c) Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cả nước sử dụng lưới chiếu hình nón đồng góc với hai vĩ tuyến chuẩn 110 và 210, vĩ tuyến gốc là 40, kinh tuyến Trung ương là 1080 cho toàn lãnh thổ Việt Nam; d) Khung bản đồ hiện trạng sử dụng đất được trình bày như sau: - Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1:1000, 1:2000, 1:5000 và 1:10000 chỉ biểu thị lưới kilômét, với kích thước ô vuông lưới kilômét là 10cm x 10cm; - Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1:25000 biểu thị lưới kilômét, với kích thước ô vuông lưới kilômét là 8cm x 8cm; - Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1:50000, 1:100000, 1:250000 và 1:1000000 chỉ biểu thị lưới kinh tuyến, vĩ tuyến. Kích thước ô lưới kinh tuyến, vĩ tuyến của bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1:50000 là 5’ x 5’. Kích thước ô lưới kinh tuyến, vĩ tuyến của bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1:100000 là 10’ x 10’. Kích thước ô lưới kinh tuyến, vĩ tuyến của bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1:250000 là 20’ x 20'. Kích thước ô lưới kinh tuyến, vĩ tuyến của bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1:1000000 là 10 x 10; đ) Các thông số của file chuẩn của bản đồ hiện trạng sử dụng đất như sau: - Hệ tọa độ bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo hệ tọa độ quốc gia VN-2000; - Đơn vị làm việc (Working Units) gồm đơn vị làm việc chính (Master Units) là mét (m); đơn vị làm việc phụ (Sub Units) là milimét (mm); độ phân giải (Resolution) là 1000. 2. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã được thành lập trên cơ sở biên tập, tổng hợp, khái quát hóa từ bản đồ kết quả điều tra kiểm kê đất. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện và tỉnh được lập trên cơ sở tích hợp, tiếp biên, tổng hợp, khái quát hóa nội dung từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất của các đơn vị trực thuộc. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất các vùng kinh tế - xã hội và cả nước được lập trên cơ sở tích hợp, tiếp biên, tổng hợp, khái quát nội dung từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất của các đơn vị hành chính cấp tỉnh và các vùng. Địa phương có các bản đồ địa hình, bản đồ kiểm kê rừng của ngành nông nghiệp và bản đồ nền địa chính thì sử dụng thêm các bản đồ này để tham khảo hoặc bổ sung các yếu tố nội dung cần thiết ngoài ranh giới các khoanh đất mà bản đồ kết quả điều tra kiểm kê đất chưa có. 3. Việc tổng hợp, khái quát hóa nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất của từng cấp bảo đảm yêu cầu sau: a) Mức độ tổng hợp, khái quát hóa nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất của từng cấp phải tương ứng với tỷ lệ bản đồ dạng giấy được in ra. Ranh giới khoanh đất và các yếu tố hình tuyến được khái quát hóa, làm trơn; b) Ranh giới các khoanh đất của bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã thể hiện ranh giới và ký hiệu các khoanh đất theo chỉ tiêu kiểm kê đất đai. Ranh giới các khoanh đất của bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện, cấp tỉnh, các vùng kinh tế - xã hội và cả nước thể hiện theo các chỉ tiêu tổng hợp quy định tại Phụ lục số 04 kèm theo Thông tư này. - Nhãn khoanh đất trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp chỉ thể hiện mã loại đất; c) Các khoanh đất thể hiện trên bản đồ hiện trạng khi có diện tích theo quy định như sau: Diện tích khoanh đất trên bản đồ Từ 1:1000 đến 1:10000 ≥ 16 mm2 Từ 1:25000 đến 1:100000 ≥ 9 mm2 Từ 1:250000 đến 1:1000000 ≥ 4 mm2 Trường hợp khoanh đất có diện tích nhỏ hơn theo quy định trên đây thì được ghép vào các khoanh đất lớn hơn liền kề. Riêng đối với các đảo có diện tích nhỏ hơn quy định trên đây thì vẫn phải được thể hiện trên bản đồ hiện trạng kèm theo ghi chú tên đảo (nếu có) mà không thực hiện tổng quát hóa; d) Các yếu tố hình tuyến (sông, suối, kênh mương…) có chiều dài dưới 2 cm trên bản đồ thì được phép loại bỏ; yếu tố hình tuyến có độ rộng dưới 0,5mm trên bản đồ được biên tập thành 1 nét theo tâm của yếu tố hình tuyến đó. Trường hợp đường sắt và đường ô tô đi sát nhau cho phép dịch chuyển vị trí đường ô tô để đảm bảo giữ vị trí đúng cho đường sắt; Các yếu tố thuỷ hệ hình tuyến khi tổng hợp phải xem xét giữ được tính chất đặc trưng của đối tượng để đảm bảo phản ánh đúng mật độ, kiểu phân bố, đặc điểm sử dụng và phải giữ vị trí đầu nguồn, không được bỏ dòng chảy đặc biệt như suối nước nóng, nước khoáng; đ) Đối với đường bờ biển khi tổng quát hóa phải bảo đảm giữ được hình dáng đặc trưng của từng kiểu bờ. Đối với khu vực có nhiều cửa sông, bờ biển có dạng hình cong tròn được phép gộp 2 hoặc 3 khúc uốn nhỏ nhưng phải giữ lại các cửa sông, dòng chảy đổ ra biển và các bãi bồi; e) Các yếu tố địa hình, địa vật, ghi chú thuyết minh khác được lựa chọn, bổ sung hoặc loại bỏ đảm bảo phù hợp về mật độ thông tin, khả năng đọc và tính mỹ quan của bản đồ; 4. Khi sử dụng phần mềm để biên tập bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số thì ngoài việc thực hiện theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này, còn phải thực hiện theo các yêu cầu: a) Tệp tin bản đồ phải ở dạng mở, cho phép chỉnh sửa, cập nhật thông tin khi cần thiết và có khả năng chuyển đổi khuôn dạng; b) Các ký hiệu dạng điểm trên bản đồ phải thể hiện bằng các ký hiệu dạng cell được thiết kế sẵn trong các tệp *.cell; c) Các đối tượng dạng đường (là một trong các dạng LineString, Chain, Complex Chain hoặc Polyline, … theo phần mềm biên tập) phải thể hiện liên tục, không đứt đoạn và chỉ được dừng tại các điểm nút giao nhau giữa các đường thể hiện các đối tượng cùng kiểu; d) Những đối tượng dạng vùng (polygon) phải được vẽ ở dạng pattern, shape, complex shape hoặc fill color. Những đối tượng dạng vùng phải là các vùng khép kín; đ) Các đối tượng trên bản đồ phải thể hiện đúng lớp, màu sắc, lực nét và các thông số kèm theo như quy định tại bảng phân lớp đối tượng. Đối với các đối tượng tham gia đóng vùng khoanh đất vẽ nửa theo tỷ lệ (như đường giao thông, địa giới …) thì sao lưu nguyên trạng phần tham gia đóng vùng và chuyển về lớp riêng để tham gia đóng vùng. Mỗi khoanh đất phải có một mã loại đất, khi biên tập lược bỏ để in không được xóa mà phải chuyển về lớp riêng để lưu trữ. Sản phẩm phải có ghi chú lý lịch kèm theo; e) Tệp tin bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số hoàn thành phải ở định dạng file *.dgn của phần mềm Microstation, kèm theo file nguồn ký hiệu và lý lịch bản đồ; file phải ở dạng mở, cho phép chỉnh sửa, cập nhật thông tin khi cần thiết và có khả năng chuyển đổi khuôn dạng; fonts chữ, số tiếng Việt, bảng mã Unicode; thư viện các ký hiệu độc lập được tạo sẵn trong thư viện “HT” cho các dãy tỷ lệ có tên tương ứng là ht1-5.cell, ht10-25.cell, ht50-100.cell, ht250-1tr.cell,…; thư viện các ký hiệu hình tuyến theo dãy tỷ lệ có tên tương ứng là ht1-5.rsc, ht10-25.rsc, ht50-100.rsc, ht250-1tr.rsc…; bảng màu có tên là ht.tbl.Điều 11.1.TT.17.21. Trình tự thực hiện thống kê đất đai hàng năm(Điều 21 Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 17/07/2014) 1. Công tác chuẩn bị ở các cấp như sau: a) Tổng cục Quản lý đất đai thực hiện các công việc sau: - Ban hành văn bản chỉ đạo thực hiện thống kê đất đai định kỳ trong trường hợp cần thiết trước thời điểm thực hiện thống kê 03 tháng; - Thu thập tài liệu kết quả thống kê đất đai năm trước, kết quả kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm gần nhất của cả nước; kế hoạch sử dụng đất của năm thống kê; b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện chỉ đạo, thực hiện các công việc sau: - Ban hành văn bản chỉ đạo, đôn đốc thực hiện thống kê đất đai định kỳ trong trường hợp cần thiết trước thời điểm thống kê 01 tháng; - Thu thập kết quả thống kê đất đai năm trước, kết quả kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm gần nhất; hồ sơ kế hoạch sử dụng đất của năm thống kê; thu thập, rà soát, tổng hợp các trường hợp biến động đất đai đã giải quyết trong kỳ thống kê (gồm hồ sơ giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng, đăng ký biến động, thanh tra, kiểm tra sử dụng đất) chuyển cho cấp xã tổng hợp đối với trường hợp chưa gửi thông báo chỉnh lý biến động cho cấp xã theo quy định về chỉnh lý hồ sơ địa chính; c) Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện các công việc sau: - Thu thập, đánh giá, lựa chọn tài liệu có liên quan phục vụ cho công tác thống kê đất đai gồm kết quả thống kê đất đai năm trước, kết quả kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm gần nhất; hồ sơ kế hoạch sử dụng đất của năm thống kê; hồ sơ địa chính; các hồ sơ giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng, hồ sơ đăng ký biến động và hồ sơ thanh tra, biên bản kiểm tra sử dụng đất đã lập ở các cấp trong kỳ; - Chuẩn bị biểu mẫu phục vụ thống kê. 2. Tổ chức thực hiện thống kê đất đai ở các cấp như sau: a) Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện các công việc sau: - Xác định và tổng hợp các trường hợp biến động sử dụng đất trong năm thống kê, lập bảng liệt kê danh sách các trường hợp biến động vào mẫu Bảng liệt kê danh sách các khoanh đất thống kê, kiểm kê đất đai; xác định và tổng hợp danh sách các trường hợp biến động đã hoàn thành thủ tục hành chính nhưng chưa thực hiện trong thực tế; cập nhật các trường hợp thay đổi vào sổ mục kê đất đối với nơi có bản đồ địa chính; - Tổng hợp số liệu thống kê hiện trạng sử dụng đất cấp xã gồm các Biểu: 01/TKĐĐ, 02/TKĐĐ, 03/TKĐĐ, 05a/TKĐĐ và 05b/TKĐĐ; - Phân tích số liệu thống kê hiện trạng dụng đất và tình hình biến động đất đai của địa phương, lập các Biểu: 10/TKĐĐ, 11/TKĐĐ và 12/TKĐĐ; - Xây dựng báo cáo kết quả thống kê đất đai; - Kiểm tra, hoàn thiện, trình duyệt, in sao và giao nộp báo cáo kết quả thống kê đất đai cấp xã về cấp huyện; b) Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh chỉ đạo, thực hiện các công việc sau: - Tiếp nhận và kiểm tra số liệu thống kê đất đai của cấp dưới trực tiếp giao nộp. Chỉ đạo cấp dưới trực tiếp chỉnh sửa, hoàn thiện số liệu, báo cáo kết quả thống kê đất đai (nếu có); - Tổng hợp số liệu thống kê hiện trạng sử dụng đất cấp huyện, cấp tỉnh gồm các Biểu: 01/TKĐĐ, 02/TKĐĐ, 03/TKĐĐ, 04/TKĐĐ và 05a/TKĐĐ; - Phân tích số liệu thống kê, đánh giá hiện trạng sử dụng đất và tình hình biến động sử dụng đất của địa phương, lập các Biểu: 10/TKĐĐ, 11/TKĐĐ; 12/TKĐĐ và 13/TKĐĐ; - Xây dựng báo cáo kết quả thống kê đất đai cấp huyện, cấp tỉnh; - Kiểm tra, hoàn thiện, trình duyệt, in sao và giao nộp báo cáo kết quả thống kê đất đai của địa phương lên cơ quan cấp trên trực tiếp theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này; c) Tổng cục Quản lý đất đai chỉ đạo, thực hiện các công việc sau: - Tiếp nhận và kiểm tra, xử lý số liệu, báo cáo kết quả thống kê đất đai của cấp tỉnh; chỉ đạo cấp tỉnh chỉnh sửa, hoàn thiện số liệu, báo cáo (nếu có); - Tổng hợp số liệu thống kê hiện trạng sử dụng đất của các vùng và cả nước gồm các Biểu: 01/TKĐĐ, 02/TKĐĐ, 03/TKĐĐ, 04/TKĐĐ và 05a/TKĐĐ; - Phân tích số liệu thống kê, đánh giá hiện trạng sử dụng đất và tình hình biến động đất đai các vùng và cả nước, lập các Biểu: 10/TKĐĐ, 11/TKĐĐ; 12/TKĐĐ và 13/TKĐĐ; - Xây dựng Báo cáo kết quả thống kê đất đai của cả nước; - Kiểm tra, hoàn thiện, trình duyệt, in sao, gửi báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thống kê đất đai của các vùng và cả nước; - Trình Bộ trưởng quyết định công bố kết quả thống kê đất đai của cả nước.(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 11.1.TT.17.5. Thời điểm thực hiện và nộp báo cáo kết quả thống kê đất đai)Điều 11.1.TT.17.22. Trình tự thực hiện kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất(Điều 22 Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 17/07/2014) - Trước thời điểm kiểm kê đất đai 18 tháng phải hoàn thành việc xây dựng kế hoạch thực hiện trình Bộ trưởng; - Trước thời điểm kiểm kê đất đai 06 tháng phải hoàn thành việc xây dựng dự án kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất trình Bộ trưởng để trình Chính phủ phê duyệt; - Trước thời điểm kiểm kê đất đai 04 tháng phải hoàn thành việc xây dựng các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện; - Trước thời điểm kiểm kê đất đai 02 tháng phải hoàn thành việc tập huấn; - Thu thập tài liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; kết quả thống kê đất đai 05 năm gần nhất, kết quả kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất hai kỳ trước đó; b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức, chỉ đạo thực hiện các công việc sau: - Trước thời điểm kiểm kê đất đai 05 tháng phải hoàn thành việc xây dựng phương án kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của các cấp hành chính tại địa phương; - Trước thời điểm kiểm kê đất đai 03 tháng phải thành lập Ban chỉ đạo kiểm kê đất đai; hoàn thành việc xây dựng các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện kiểm kê đất đai (nếu có); - Trước thời điểm kiểm kê đất đai 01 tháng phải hoàn thành việc chuẩn bị nhân lực, thiết bị kỹ thuật, tài chính theo quy định và tổ chức tập huấn cho các cấp xã, huyện; - Trước thời điểm kiểm kê đất đai 01 tháng phải hoàn thành việc thu thập, đánh giá, lựa chọn loại các tài liệu đất đai có liên quan phục vụ cho điều tra kiểm kê gồm hồ sơ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; kết quả thống kê đất đai 05 năm gần nhất, kết quả kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất hai kỳ trước đó; thu thập, rà soát, tổng hợp các trường hợp biến động đất đai đã giải quyết trong kỳ kiểm kê ở cấp tỉnh chuyển cho cấp xã đối với trường hợp chưa gửi thông báo chỉnh lý biến động cho cấp xã; - Chuẩn bị bản đồ dạng số phục vụ cho điều tra kiểm kê, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất ở các cấp theo phương án được duyệt chuyển cho các cấp xã, huyện thực hiện; - Rà soát phạm vi địa giới hành chính; xác định các trường hợp đường địa giới hành chính cấp tỉnh đang có tranh chấp hoặc không thống nhất giữa hồ sơ địa giới với thực địa; làm việc với Ủy ban nhân dân của các đơn vị hành chính liên quan để thống nhất xác định phạm vi kiểm kê và chỉ đạo cho các cấp huyện, xã thực hiện; - Phổ biến, quán triệt nhiệm vụ đến các ngành, các cấp và tuyên truyền cho người dân về chủ trương, kế hoạch kiểm kê; c) Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức, chỉ đạo thực hiện các công việc sau: - Xây dựng kế hoạch, phương án kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất và tổ chức chỉ đạo thực hiện trên địa bàn cấp huyện; - Chuẩn bị nhân lực, thiết bị kỹ thuật, tài chính theo quy định để phục vụ cho kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất; - Thu thập, đánh giá, lựa chọn các tài liệu đất đai có liên quan phục vụ kiểm kê đất đai gồm hồ sơ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; kết quả thống kê đất đai 05 năm gần nhất, kết quả kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất hai kỳ trước đó; thu thập, rà soát, tổng hợp các trường hợp biến động đất đai đã giải quyết trong kỳ kiểm kê chuyển cho cấp xã đối với trường hợp chưa gửi thông báo chỉnh lý biến động cho cấp xã; - Phổ biến, quán triệt nhiệm vụ đến các ngành, các cấp và tuyên truyền cho người dân về chủ trương, kế hoạch thực hiện kiểm kê đất đai; - Rà soát phạm vi địa giới hành chính; xác định các trường hợp đang có tranh chấp địa giới hoặc không thống nhất giữa hồ sơ địa giới với thực địa; làm việc với Ủy ban nhân dân của các đơn vị hành chính liên quan để thống nhất xác định phạm vi kiểm kê và chỉ đạo các xã thực hiện; d) Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện các công việc sau: - Xây dựng kế hoạch, phương án kiểm kê đất đai trên địa bàn xã; - Chuẩn bị nhân lực, thiết bị kỹ thuật phục vụ cho kiểm kê đất đai; - Thu thập các tài liệu, số liệu về đất đai hiện có phục vụ cho kiểm kê gồm các loại bản đồ phục vụ cho điều tra khoanh vẽ hiện trạng; hồ sơ địa chính; các hồ sơ giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng, hồ sơ đăng ký biến động đất đai, hồ sơ thanh tra, kiểm tra sử dụng đất; hồ sơ quy hoạch sử dụng đất; kết quả thống kê đất đai của 05 năm gần nhất, kết quả kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất hai kỳ trước đó và các hồ sơ, tài liệu đất đai khác có liên quan; - Rà soát, đối chiếu, đánh giá khả năng sử dụng, lựa chọn các tài liệu, số liệu, bản đồ thu thập để sử dụng cho kiểm kê; - In ấn bản đồ, biểu mẫu phục vụ cho điều tra, kiểm kê; - Rà soát phạm vi địa giới hành chính; trường hợp đường địa giới hành chính cấp xã đang có tranh chấp hoặc không thống nhất giữa hồ sơ địa giới với thực địa thì làm việc với Ủy ban nhân dân của các đơn vị hành chính liên quan để thống nhất xác định phạm vi kiểm kê; - Phổ biến, quán triệt nhiệm vụ đến các cán bộ và tuyên truyền cho người dân về chủ trương, kế hoạch kiểm kê; - Rà soát, chỉnh lý, cập nhật thông tin hiện trạng sử dụng đất từ hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất, hồ sơ thanh tra, kiểm tra trong kỳ kiểm kê đất đai vào bản đồ sử dụng để điều tra kiểm kê; - Rà soát, thu thập ý kiến để xác định các khu vực có biến động trên thực địa trong kỳ kiểm kê cần chỉnh lý bản đồ, cần điều tra bổ sung, khoanh vẽ ngoại nghiệp. 2. Tổ chức thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất ở các cấp như sau: a) Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện các công việc sau: - Điều tra, khoanh vẽ thực địa để bổ sung, chỉnh lý các khoanh đất theo các chỉ tiêu kiểm kê quy định tại các Điều 9, 10 và 11 của Thông tư này; - Chuyển vẽ, xử lý tiếp biên, đóng vùng các khoanh đất lên bản đồ kết quả điều tra kiểm kê dạng số và đóng vùng các khoanh đất theo yêu cầu của kiểm kê chuyên sâu; tính diện tích các khoanh đất; - Lập Bảng liệt kê danh sách các khoanh đất thống kê, kiểm kê đất đai từ kết quả điều tra thực địa; - Tổng hợp số liệu hiện trạng sử dụng đất cấp xã gồm các Biểu: 01/TKĐĐ, 02/TKĐĐ, 03/TKĐĐ, 05a/TKĐĐ, 06a/TKĐĐ, 05b/TKĐĐ, 06b/TKĐĐ, 07/TKĐĐ, 08/TKĐĐ và 09/TKĐĐ; - Phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất và tình hình biến động đất đai, lập các Biểu: 10/TKĐĐ, 11/TKĐĐ và 12/TKĐĐ; xây dựng báo cáo thuyết minh hiện trạng sử dụng đất; - Lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã, xây dựng báo cáo thuyết minh; - Xây dựng báo cáo kết quả kiểm kê đất đai; - Kiểm tra, nghiệm thu kết quả kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cấp xã; - Hoàn thiện, trình duyệt, in sao và giao nộp báo cáo kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất về cấp huyện; b) Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh tổ chức, chỉ đạo, thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của từng cấp gồm các công việc sau: - Kiểm tra, giám sát, đôn đốc, hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện ở các cấp; - Tiếp nhận và kiểm tra thẩm định kết quả kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cấp dưới giao nộp. Chỉ đạo chỉnh sửa, hoàn thiện số liệu, báo cáo kết quả kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất (nếu có); - Tổng hợp số liệu hiện trạng sử dụng đất của cấp huyện, cấp tỉnh gồm các Biểu: 01/TKĐĐ, 02/TKĐĐ, 03/TKĐĐ, 04/TKĐĐ, 05a/TKĐĐ, 06a/TKĐĐ, 07/TKĐĐ, 08/TKĐĐ và 09/TKĐĐ; - Phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất và tình hình biến động đất đai của địa phương, lập các Biểu: 10/TKĐĐ, 11/TKĐĐ, 12/TKĐĐ và 13/TKĐĐ; xây dựng báo cáo thuyết minh hiện trạng sử dụng đất; - Lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cấp huyện, cấp tỉnh và xây dựng báo cáo thuyết minh; - Xây dựng Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cấp huyện, cấp tỉnh; - Kiểm tra, nghiệm thu kết quả kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cấp huyện, cấp tỉnh; - Hoàn thiện, trình duyệt, in sao và giao nộp báo cáo kết quả kiểm kê đất đai lên cấp trên trực tiếp; - Kiểm tra, giám sát, đôn đốc, hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện ở các địa phương; - Tiếp nhận và kiểm tra thẩm định, xử lý kết quả kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cấp tỉnh giao nộp; chỉ đạo cấp tỉnh chỉnh sửa, hoàn thiện số liệu, báo cáo kết quả kiểm kê đất đai và thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của địa phương (nếu có); - Tổng hợp số liệu hiện trạng sử dụng đất các vùng và cả nước, gồm các Biểu: 01/TKĐĐ, 02/TKĐĐ, 03/TKĐĐ, 04/TKĐĐ, 05a/TKĐĐ, 06a/TKĐĐ, 07/TKĐĐ, 08/TKĐĐ và 09/TKĐĐ; - Phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất và tình hình biến động đất đai của cả nước; lập các Biểu: 10/TKĐĐ, 11/TKĐĐ, 12/TKĐĐ và 13/TKĐĐ; xây dựng báo cáo thuyết minh hiện trạng sử dụng đất; - Lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất vùng, cả nước; xây dựng báo cáo thuyết minh hiện trạng sử dụng đất; - Xây dựng Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai của cả nước trình Bộ trưởng phê duyệt; - Nghiệm thu kết quả kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của các vùng và cả nước; - Hoàn thiện, trình duyệt, in sao và gửi báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả kiểm kê đất đai của các vùng và cả nước; - Trình Bộ trưởng quyết định công bố kết quả kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cả nước.(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 11.1.TT.17.9. Chỉ tiêu thống kê, kiểm kê đất đai về loại đất; Điều 11.1.TT.17.10. Chỉ tiêu thống kê, kiểm kê đất đai về loại đối tượng sử dụng đất; loại đối tượng được Nhà nước giao quản lý đất; Điều 11.1.TT.17.11. Chỉ tiêu thống kê, kiểm kê đất đai theo khu vực tổng hợp)Điều 11.1.TT.17.23. Thống kê, kiểm kê định kỳ đất quốc phòng, an ninh.(Điều 23 Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 17/07/2014, có nội dung được sửa đổi bởi Điều 21 Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 13/03/2015)1. Việc thống kê, kiểm kê định kỳ đất quốc phòng, đất an ninh do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện. 2. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an rà soát các địa điểm và diện tích sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh; thống nhất về số liệu thống kê, kiểm kê đất quốc phòng, đất an ninh ở địa phương. 3. Chỉ tiêu thống kê, kiểm kê đất đai định kỳ đất quốc phòng, đất an ninh bao gồm các loại đất theo quy định tại Điều 61 của Luật Đất đai. Biểu thống kê, kiểm kê đất quốc phòng, đất an ninh thực hiện theo mẫu Biểu 14/TKĐĐ quy định tại Phụ lục số 02 kèm theo Thông tư này. 4. Việc nộp kết quả thống kê, kiểm kê định kỳ đất quốc phòng, đất an ninh quy định như sau: a) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm gửi kết quả thống kê, kiểm kê định kỳ đất quốc phòng, đất an ninh ở từng địa phương cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để tổng hợp; gửi kết quả thống kê, kiểm kê đất quốc phòng, đất an ninh trên phạm vi cả nước về Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ; b) Kết quả thống kê định kỳ đất quốc phòng, đất an ninh bao gồm: - Biểu số liệu hiện trạng sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh; - Báo cáo kết quả thống kê định kỳ đất quốc phòng, đất an ninh; c) Kết quả kiểm kê định kỳ đất quốc phòng, đất an ninh bao gồm: - Bản đồ hiện trạng sử dụng đất quốc quốc phòng, đất an ninh; - Báo cáo kết quả kiểm kê, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh; d) Thời gian gửi kết quả thống kê, kiểm kê đất quốc phòng, đất an ninh cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện theo thời gian gửi kết quả thống kê, kiểm kê đất đai của Ủy ban nhân dân cấp xã quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 5 và Điểm a Khoản 2 Điều 6 của Thông tư này; đ) Thời gian gửi kết quả thống kê, kiểm kê đất quốc phòng, đất an ninh về Bộ Tài nguyên và Môi trường như sau: - Kết quả thống kê định kỳ: Trước ngày 15 tháng 3 của năm thực hiện thống kê đất đai; - Kết quả kiểm kê định kỳ: Trước ngày 01 tháng 9 của năm thực hiện kiểm kê đất đai.(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 11.1.LQ.61. Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; Điều 11.1.TT.17.6. Thời điểm thực hiện và nộp báo cáo kết quả kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất)Điều 11.1.TT.17.24. Kiểm tra kết quả thống kê đất đai định kỳ(Điều 24 Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 17/07/2014, có nội dung được sửa đổi bởi Điều 21 Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 13/03/2015)1. Nội dung kiểm tra bao gồm: a) Mức độ đầy đủ của tài liệu, số liệu và tính pháp lý của hồ sơ thống kê đất đai; b) Mức độ đầy đủ, chính xác của kết quả thu thập về các trường hợp biến động đất đai trong Bảng liệt kê các trường hợp biến động ở cấp xã; c) Tính chính xác trong việc tổng hợp số liệu trong các biểu thống kê; d) Tính thống nhất số liệu giữa các biểu số liệu kiểm kê của từng cấp; giữa biểu số liệu với báo cáo kết quả thống kê đất đai; đ) Chất lượng báo cáo kết quả thống kê đất đai về mức độ đầy đủ nội dung; chất lượng phân tích để phản ánh hiện trạng sử dụng đất; chất lượng nội dung đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng đất. 2. Trách nhiệm kiểm tra kết quả thống kê đất đai quy định như sau: a) Đơn vị, cá nhân trực tiếp thực hiện thống kê đất đai có trách nhiệm tự kiểm tra kết quả trong suốt quá trình thực hiện thống kê; b) Phòng Tài nguyên và Môi trường kiểm tra kết quả thống kê đất đai của cấp xã trước khi tiếp nhận; kiểm tra kết quả thống kê đất đai của cấp huyện trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ký duyệt; c) Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh (đối với nơi chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai) kiểm tra kết quả thống kê đất đai của cấp huyện trước khi tiếp nhận; d) Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra kết quả thống kê đất đai của cấp tỉnh trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký duyệt; đ) Tổng cục Quản lý đất đai chịu trách nhiệm kiểm tra kết quả thống kê đất đai của các tỉnh và cả nước trước khi trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. 3. Kết quả kiểm tra quy định tại các Điểm b, c, d, và đ Khoản 2 Điều này được lập thành văn bản thể hiện kết quả kiểm tra từng nội dung quy định tại Khoản 1 Điều này.Điều 11.1.TT.17.25. Kiểm tra, thẩm định kết quả kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất định kỳ(Điều 25 Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 17/07/2014, có nội dung được sửa đổi bởi Điều 21 Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 13/03/2015)1. Nội dung kiểm tra, thẩm định gồm: a) Mức độ đầy đủ của tài liệu, số liệu và tính pháp lý của hồ sơ kiểm kê đất đai; b) Tính chính xác của việc xác định loại đất, loại đối tượng sử dụng, quản lý đất và việc khoanh vẽ trên bản đồ kết quả điều tra kiểm kê của cấp xã; c) Tính chính xác trong việc tổng hợp số liệu trong các biểu; d) Tính thống nhất số liệu giữa biểu số liệu cấp xã với bản đồ kết quả điều tra kiểm kê của cấp xã; giữa các biểu số liệu kiểm kê của từng cấp; giữa biểu số liệu với bản đồ hiện trạng sử dụng đất của từng cấp; giữa biểu số liệu với báo cáo kết quả kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất; đ) Chất lượng báo cáo kết quả kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất về mức độ đầy đủ nội dung; chất lượng phân tích để phản ánh hiện trạng sử dụng đất; chất lượng nội dung đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng đất; e) Chất lượng bản đồ hiện trạng sử dụng đất về hình thức, mức độ đầy đủ của nội dung; sự thống nhất giữa màu và ký kiệu loại đất; mức độ chính xác các khoanh đất trên bản đồ; mức độ sai lệch diện tích các loại đất giữa bản đồ hiện trạng với số liệu kiểm kê. 2. Trách nhiệm kiểm tra, thẩm định kết quả kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất quy định như sau: a) Đơn vị, cá nhân trực tiếp thực hiện từng nhiệm vụ về kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất có trách nhiệm tự kiểm tra kết quả trong suốt quá trình thực hiện; b) Phòng Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, thẩm định kết quả của cấp xã trước khi tiếp nhận; kiểm tra kết quả của cấp huyện trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ký duyệt; c) Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh (đối với nơi chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai) kiểm tra kết quả của cấp huyện trước khi tiếp nhận; d) Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, thẩm định kết quả của cấp tỉnh trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký duyệt; đ) Tổng cục Quản lý đất đai kiểm tra, thẩm định kết quả của cấp tỉnh; kiểm tra kết quả của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an trước khi tiếp nhận; kiểm tra, thẩm định kết quả của cả nước trước khi trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. 3. Kết quả kiểm tra, thẩm định quy định tại các Điểm b, c, d và đ Khoản 2 Điều này được lập thành văn bản thể hiện kết quả từng nội dung quy định tại Khoản 1 Điều này.Điều 11.1.TT.17.26. Hồ sơ giao nộp(Điều 26 Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 17/07/2014) 1. Hồ sơ giao nộp kết quả thống kê đất đai quy định như sau: a) Hồ sơ của cấp xã giao nộp gồm: - Bảng liệt kê danh sách các khoanh đất thống kê, kiểm kê đất đai (danh sách các trường hợp biến động - 01 bộ giấy hoặc dạng số); - Biểu số liệu thống kê đất đai (02 bộ giấy và 01 bộ số - nếu có); - Báo cáo kết quả thống kê đất đai (01 bộ giấy); b) Hồ sơ của cấp huyện giao nộp gồm: - Biểu số liệu thống kê đất đai cấp xã (01 bộ số); - Biểu số liệu thống kê đất đai cấp huyện (01 bộ giấy và 01 bộ số); - Báo cáo kết quả thống kê đất đai cấp huyện (01 bộ giấy và 01 bộ số); c) Hồ sơ của cấp tỉnh giao nộp gồm: - Biểu số liệu thống kê đất đai cấp xã, huyện (01 bộ số); - Biểu số liệu thống kê đất đai cấp tỉnh (01 bộ giấy và 01 bộ số); - Báo cáo kết quả thống kê đất đai cấp tỉnh (01 bộ giấy và 01 bộ số); d) Hồ sơ kết quả thống kê đất đai của các vùng và cả nước gửi Thủ tướng Chính phủ gồm: - Biểu số liệu thống kê đất đai (dạng giấy); - Báo cáo kết quả thống kê đất đai (dạng giấy). 2. Hồ sơ giao nộp kết quả kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất quy định như sau: - Bản đồ kết quả điều tra kiểm kê file diện tích tạo vùng *.POL kết nối cơ sở dữ liệu của bản đồ và Bảng liệt kê danh sách các khoanh đất thống kê, kiểm kê đất đai kèm theo (01 bộ số); - Biểu số liệu kiểm kê đất đai (02 bộ giấy và 01 bộ số - nếu có); - Bản đồ hiện trạng sử dụng đất (01 bộ giấy và 01 bộ số khuôn dạng *.DGN; file diện tích tạo vùng *.POL và báo cáo thuyết minh bản đồ hiện trạng sử dụng đất); - Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai (01 bộ giấy); b) Hồ sơ của cấp huyện gồm: - Bản đồ kết quả điều tra kiểm kê và Bảng liệt kê danh sách các khoanh đất thống kê, kiểm kê đất đai kèm theo (01 bộ số); - Biểu số liệu kiểm kê đất đai cấp xã (01 bộ giấy và 01 bộ số); - Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã (01 bộ số); - Biểu số liệu kiểm kê đất đai cấp huyện (01 bộ giấy và 01 bộ số); - Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện (01 bộ giấy và 01 bộ số); - Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai cấp huyện (01 bộ giấy và 01 bộ số); - Báo cáo thuyết minh hiện trạng sử dụng đất, thuyết minh bản đồ hiện trạng sử dụng đất (01 bộ giấy và 01 bộ số); c) Hồ sơ của cấp tỉnh gồm: - Biểu số liệu kiểm kê đất đai và bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện (01 bộ số); - Biểu số liệu kiểm kê đất đai các tỉnh (01 bộ giấy và 01 bộ số); - Bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp tỉnh (01 bộ giấy và 01 bộ số); - Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai cấp tỉnh (01 bộ giấy và 01 bộ số); d) Hồ sơ của các vùng, cả nước gửi Thủ tướng Chính phủ gồm: - Biểu số liệu kiểm kê đất đai của cả nước và các vùng có chi tiết tới từng tỉnh (01 bộ giấy); - Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai của cả nước (01 bộ giấy); - Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cả nước (01 bộ giấy).(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 11.1.TT.17.27. Lưu trữ, quản lý và cung cấp dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai)Điều 11.1.TT.17.27. Lưu trữ, quản lý và cung cấp dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai(Điều 27 Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 17/07/2014) 1. Tài liệu kết quả thống kê, kiểm kê đất đai của các cấp xã, huyện, tỉnh và cả nước (dạng giấy và dạng số) nêu tại Khoản 1 Điều 26 được quản lý, lưu trữ lâu dài. 2. Tài liệu thống kê, kiểm kê đất đai của xã được lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã và Phòng Tài nguyên và Môi trường. Bản đồ kết quả điều tra kiểm kê cấp xã được lưu tại các cấp xã, huyện, tỉnh và Bộ Tài nguyên và Môi trường. 3. Tài liệu thống kê, kiểm kê đất đai của cấp huyện được lưu tại Phòng Tài nguyên và Môi trường và Sở Tài nguyên và Môi trường. 4. Tài liệu thống kê, kiểm kê đất đai của cấp tỉnh được lưu tại Sở Tài nguyên và Môi trường và Bộ Tài nguyên và Môi trường. 5. Tài liệu thống kê, kiểm kê đất đai của vùng và cả nước được lưu tại Bộ Tài nguyên và Môi trường. 6. Việc quản lý và cung cấp dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai và bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thực hiện theo quy định về quản lý và cung cấp dữ liệu hồ sơ địa chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường.(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 11.1.TT.17.26. Hồ sơ giao nộp)Điều 11.1.TT.25.1. (Điều 1 Thông tư số 42/2014/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11/09/2014, có nội dung được sửa đổi, có nội dung được bổ sung bởi Điều 23 Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 13/03/2015)Ban hành kèm theo thông tư này Định mức kinh tế - kỹ thuật thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.Phu luc_Dinh muc kinh te ky thuat thong ke-kiem ke dat dai va lap ban do hien trang su dung dat - sua doi.docĐiều 11.1.TT.43.3. Mục đích thống kê, kiểm kê đất đai(Điều 3 Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2019) 1. Đánh giá thực trạng tình hình quản lý, sử dụng đất và đề xuất các biện pháp tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng đất. 2. Làm căn cứ để lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. 3. Làm cơ sở đề xuất điều chỉnh chính sách, pháp luật về đất đai. 4. Cung cấp số liệu để xây dựng niên giám thống kê các cấp và phục vụ nhu cầu thông tin đất đai cho các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, nghiên cứu khoa học, giáo dục và đào tạo, các nhu cầu khác của Nhà nước và xã hội.(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 31.1.LQ.41. Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia; Điều 31.1.NĐ.4.3. Nội dung chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia)Điều 11.1.TT.43.4. Nguyên tắc thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai(Điều 4 Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2019) 1. Loại đất, loại đối tượng sử dụng đất, đối tượng quản lý đất và các chỉ tiêu khác được thống kê, kiểm kê phải theo đúng hiện trạng tại thời điểm thống kê, kiểm kê, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều này. 2. Trường hợp đã có quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nhưng tại thời điểm thống kê, kiểm kê chưa sử dụng đất theo quyết định thì thống kê, kiểm kê theo loại đất, loại đối tượng sử dụng đất ghi trong quyết định; đồng thời phải thống kê, kiểm kê theo hiện trạng sử dụng vào biểu riêng (các biểu 05/TKĐĐ và 05a/TKĐĐ) để theo dõi, quản lý theo quy định của pháp luật đất đai; trừ trường hợp đã có quyết định giao đất, cho thuê đất nhưng chưa được bàn giao đất trên thực địa vẫn được thống kê, kiểm kê theo hiện trạng sử dụng. 3. Trường hợp mục đích sử dụng đất hiện trạng đã thay đổi khác với mục đích sử dụng đất trên hồ sơ địa chính thì kiểm kê theo hiện trạng đang sử dụng, đồng thời kiểm kê theo mục đích được ghi trên hồ sơ địa chính và tổng hợp các trường hợp này vào biểu riêng (các Biểu 06/TKĐĐ và 06a/TKĐĐ) để kiểm tra, thanh tra, xử lý theo quy định của pháp luật. 4. Trường hợp chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa theo quy định tại Điều 4 của Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa và khoản 11 Điều 2 của Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai thì vẫn thống kê, kiểm kê theo loại đất trồng lúa; đồng thời kiểm kê diện tích đất trồng lúa đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng vào biểu riêng (Biểu 02a/TKĐĐ). 5. Trường hợp đất đang sử dụng vào nhiều mục đích thì ngoài việc thống kê, kiểm kê theo mục đích sử dụng đất chính, còn phải thống kê, kiểm kê thêm theo mục đích sử dụng đất kết hợp vào biểu riêng (Biểu 07/TKĐĐ). Mục đích sử dụng đất chính được xác định theo quy định tại Điều 11 của Luật Đất đai và Điều 3 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai. 6. Số liệu kiểm kê đất đai định kỳ được tổng hợp từ kết quả điều tra, khoanh vẽ, lập bản đồ kiểm kê đất đai đối với toàn bộ diện tích trong phạm vi địa giới hành chính của đơn vị kiểm kê. Số liệu thống kê đất đai hàng năm được tổng hợp từ bản đồ kiểm kê đất đai đã được chỉnh lý đối với các trường hợp biến động đã thực hiện xong thủ tục hành chính về đất đai trong năm thống kê theo quy định. 7. Diện tích các khoanh đất tính trên bản đồ kiểm kê đất đai cấp xã theo đơn vị mét vuông (m2); số liệu diện tích trên các biểu thống kê, kiểm kê đất đai thể hiện theo đơn vị hécta (ha); được làm tròn số đến hai chữ số thập phân sau dấu phẩy (0,01 ha) đối với cấp xã, làm tròn số đến một chữ số thập phân sau dấu phẩy (0,1 ha) đối với cấp huyện và làm tròn số đến 01 ha đối với cấp tỉnh và cả nước.(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 31.1.LQ.41. Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia; Điều 31.1.NĐ.4.3. Nội dung chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia)Điều 11.1.TT.43.5. Thời điểm và thời gian thực hiện thống kê đất đai(Điều 5 Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2019) 2. Thời gian thực hiện và thời điểm nộp báo cáo kết quả thống kê đất đai định kỳ hàng năm được quy định như sau: a) Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) triển khai thực hiện từ ngày 15 tháng 11 hàng năm (trong thời gian thực hiện phải tiếp tục tổng hợp cả các trường hợp biến động đất đai đến ngày 31 tháng 12); hoàn thành và nộp báo cáo kết quả lên Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện) trước ngày 16 tháng 01 năm sau; b) Ủy ban nhân dân cấp huyện hoàn thành và nộp báo cáo kết quả lên Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) trước ngày 01 tháng 02 năm sau; c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoàn thành và nộp báo cáo kết quả về Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 16 tháng 02 năm sau; d) Bộ Tài nguyên và Môi trường hoàn thành và báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ trước ngày 16 tháng 3 năm sau; đ) Thời gian thực hiện quy định tại các điểm b và c khoản này nếu trùng thời gian nghỉ Tết Nguyên đán thì việc nộp báo cáo kết quả được lùi thời gian bằng số ngày được nghỉ Tết Nguyên đán theo quy định. (Điều này có nội dung liên quan đến Điều 31.1.LQ.41. Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia; Điều 31.1.NĐ.4.3. Nội dung chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia)Điều 11.1.TT.43.6. Thời điểm và thời gian thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất(Điều 6 Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2019) 1. Thời điểm kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất định kỳ 05 năm được tính đến hết ngày 31 tháng 12 của năm có chữ số tận cùng là 4 và 9. 2. Thời gian thực hiện và thời điểm nộp báo cáo kết quả kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất định kỳ 05 năm được quy định như sau: a) Ủy ban nhân dân cấp xã triển khai thực hiện từ ngày 01 tháng 8 năm kiểm kê (trong thời gian thực hiện phải tiếp tục tổng hợp cả các trường hợp biến động đất đai đến ngày 31 tháng 12); hoàn thành và nộp báo cáo kết quả lên Ủy ban nhân dân cấp huyện trước ngày 16 tháng 01 của năm sau; b) Ủy ban nhân dân cấp huyện hoàn thành và nộp báo cáo kết quả lên Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước ngày 01 tháng 3 của năm sau; c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoàn thành và nộp báo cáo kết quả về Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 16 tháng 4 của năm sau; d) Bộ Tài nguyên và Môi trường hoàn thành và báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ trước ngày 16 tháng 6 của năm sau; 3. Thời điểm và thời gian thực hiện kiểm kê đất đai chuyên đề thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 31.1.LQ.41. Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia; Điều 31.1.NĐ.4.3. Nội dung chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia)Điều 11.1.TT.43.7. Trách nhiệm thực hiện, thẩm quyền phê duyệt và công bố kết quả thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất(Điều 7 Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2019) 1. Trách nhiệm thực hiện, thẩm quyền phê duyệt và công bố kết quả thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất định kỳ như sau: a) Thống kê đất đai, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cấp xã do Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện; công chức địa chính cấp xã có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện và ký xác nhận các biểu thống kê, kiểm kê đất đai và bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cấp xã; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt các biểu thống kê, kiểm kê đất đai, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và báo cáo kết quả thống kê, kiểm kê đất đai của cấp xã gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện; b) Thống kê đất đai, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cấp huyện do Phòng Tài nguyên và Môi trường giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thực hiện; Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường ký xác nhận các biểu thống kê, kiểm kê đất đai và bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cấp huyện; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt Biểu 01/TKĐĐ - Thống kê, kiểm kê định kỳ diện tích đất đai, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và báo cáo kết quả thống kê, kiểm kê đất đai của cấp huyện gửi Ủy ban nhân cấp tỉnh; c) Thống kê đất đai, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cấp tỉnh do Sở Tài nguyên và Môi trường giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện; Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường ký xác nhận các biểu thống kê, kiểm kê đất đai và bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt Biểu 01/TKĐĐ - Thống kê, kiểm kê định kỳ diện tích đất đai, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và báo cáo kết quả thống kê, kiểm kê đất đai của cấp tỉnh gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường; d) Văn phòng Đăng ký đất đai và các Chi nhánh (sau đây gọi chung là Văn phòng Đăng ký đất đai) có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường rà soát, tổng hợp các thửa đất có biến động về đất đai đã thực hiện xong thủ tục hành chính trong kỳ thống kê, kiểm kê đất đai gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai (trừ các đơn vị cấp xã đã xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và được sử dụng đồng bộ ở các cấp); đồng thời giúp Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai của cấp tỉnh; đ) Thống kê đất đai, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cả nước do Tổng cục Quản lý đất đai giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện; Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai ký xác nhận các biểu thống kê, kiểm kê đất đai và bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cả nước; Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo kết quả thống kê, kiểm kê đất đai của cả nước trình Thủ tướng Chính phủ, ký quyết định công bố kết quả thống kê, kiểm kê đất đai của cả nước; e) Căn cứ vào tình hình thực tế về điều kiện ứng dụng công nghệ và năng lực cán bộ chuyên môn ở các cấp của địa phương, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện xây dựng cơ chế phối hợp, hỗ trợ giữa Văn phòng Đăng ký đất đai với Phòng Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc thực hiện nhiệm vụ thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo các đơn vị chuyên môn về quản lý đất đai, quản lý biển và hải đảo và quản lý môi trường trực thuộc phối hợp thực hiện việc thống kê, kiểm kê đất có mặt nước ven biển đang sử dụng vào các mục đích, đất các khu bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học và đất ngập nước ở địa phương. 2. Trách nhiệm thực hiện, thẩm quyền phê duyệt và công bố kết quả kiểm kê đất đai chuyên đề như sau: a) Tổng cục Quản lý đất đai chủ trì tổ chức thực hiện và tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt, công bố kết quả kiểm kê đất đai chuyên đề của cả nước hoặc trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và công bố kết quả kiểm kê đất đai chuyên đề của cả nước đối với trường hợp kiểm kê đất đai chuyên đề theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phối hợp tổ chức, chỉ đạo, thực hiện kiểm kê đất đai chuyên đề ở địa phương theo kế hoạch, hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường. 3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương để quy định việc thuê đơn vị tư vấn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo quy định, bảo đảm yêu cầu chất lượng và thời gian thực hiện ở địa phương theo Thông tư này. Tổng cục Quản lý đất đai được thuê đơn vị tư vấn thực hiện một số công việc cụ thể thuộc nhiệm vụ của Tổng cục Quản lý đất đai trong việc kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo quy định.(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 31.1.LQ.41. Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia; Điều 31.1.NĐ.4.3. Nội dung chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia)Điều 11.1.TT.43.8. Chỉ tiêu thống kê, kiểm kê đất đai định kỳ về loại đất(Điều 8 Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2019) Chỉ tiêu loại đất thống kê, kiểm kê được phân loại theo mục đích sử dụng đất và được phân chia từ tổng thể đến chi tiết theo quy định như sau: 1. Nhóm đất nông nghiệp, bao gồm: a) Đất sản xuất nông nghiệp gồm đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm. Trong đất trồng cây hàng năm bao gồm các loại: Đất trồng lúa (gồm đất chuyên trồng lúa nước, đất trồng lúa nước còn lại và đất trồng lúa nương); đất trồng cây hàng năm khác (gồm đất bằng trồng cây hàng năm khác và đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác); b) Đất lâm nghiệp bao gồm đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng; trong đó gồm đất có rừng tự nhiên, đất có rừng trồng và đất đang được sử dụng để bảo vệ, phát triển rừng; c) Đất nuôi trồng thủy sản; d) Đất làm muối; đ) Đất nông nghiệp khác. 2. Nhóm đất phi nông nghiệp, bao gồm: a) Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị; b) Đất xây dựng trụ sở cơ quan; c) Đất quốc phòng; d) Đất an ninh; đ) Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa; đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội; đất xây dựng cơ sở y tế; đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo; đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao; đất xây dựng cơ sở khoa học và công nghệ; đất xây dựng cơ sở ngoại giao và đất xây dựng công trình sự nghiệp khác; e) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp; đất cụm công nghiệp; đất khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm; g) Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông; đất thủy lợi; đất có di tích lịch sử - văn hóa; đất danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng; đất khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải; đất công trình công cộng khác; h) Đất cơ sở tôn giáo; i) Đất cơ sở tín ngưỡng; k) Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng; l) Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối; m) Đất có mặt nước chuyên dùng; n) Đất phi nông nghiệp khác. 3. Nhóm đất chưa sử dụng gồm đất bằng chưa sử dụng; đất đồi núi chưa sử dụng; núi đá không có rừng cây. 4. Đất có mặt nước ven biển gồm đất mặt nước ven biển nuôi trồng thuỷ sản; đất mặt nước ven biển có rừng ngập mặn; đất mặt nước ven biển sử dụng vào mục đích khác. 5. Việc giải thích, hướng dẫn thống kê, kiểm kê đối với từng loại đất được thực hiện theo quy định tại Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư này.(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 31.1.LQ.17. Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia)Điều 11.1.TT.43.9. Chỉ tiêu thống kê, kiểm kê đất đai định kỳ về loại đối tượng sử dụng đất; loại đối tượng được Nhà nước giao quản lý đất(Điều 9 Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2019) b) Tổ chức trong nước, bao gồm: - Tổ chức kinh tế (gồm các doanh nghiệp và các hợp tác xã); c) Tổ chức, cá nhân nước ngoài, bao gồm: - Cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo qui định của pháp luật về nhà ở; d) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài gồm các trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở; doanh nghiệp của người Việt Nam định cư ở nước ngoài; ngoài ra còn thống kê, kiểm kê đối với cả các trường hợp doanh nghiệp liên doanh giữa người Việt Nam định cư ở nước ngoài với tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước hoặc doanh nghiệp của người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của tổ chức, cá nhân trong nước sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam; đ) Cộng đồng dân cư và cơ sở tôn giáo, bao gồm: - Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc cộng đồng người Việt Nam có chung dòng họ được Nhà nước giao đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất, nhận thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất để sử dụng nhằm bảo tồn bản sắc dân tộc, như đất làm đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ; - Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động. 2. Chỉ tiêu thống kê, kiểm kê đất đai về loại đối tượng được Nhà nước giao quản lý đất, bao gồm: a) Ủy ban nhân dân cấp xã được Nhà nước giao quản lý đất gồm các loại: Đất chưa giao, chưa cho thuê sử dụng; đất xây dựng các công trình công cộng do Ủy ban nhân dân cấp xã trực tiếp quản lý (công trình giao thông nông thôn, thủy lợi nội đồng; quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm tại các xã, thị trấn); đất sông, suối trong nội bộ xã; đất mặt nước chuyên dùng không có người sử dụng; đất nông nghiệp do Nhà nước thu hồi của hộ gia đình, cá nhân ở khu vực nông thôn trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 64, các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 65 của Luật Đất đai; c) Cộng đồng dân cư và tổ chức khác được Nhà nước giao quản lý đất, bao gồm: - Cộng đồng dân cư được Nhà nước giao quản lý đối với đất lâm nghiệp để bảo vệ, phát triển rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp; - Tổ chức được Nhà nước giao quản lý đối với đất có công trình công cộng gồm đường giao thông (đường trong đô thị và đường từ liên xã trở lên), cầu, cống, vỉa hè, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước, đất có mặt nước chuyên dùng trong đô thị; hệ thống công trình thủy lợi, đê, đập, sông, suối liên xã trở lên; quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm do các cấp huyện, tỉnh quản lý; các đảo chưa có người ở; tổ chức được Nhà nước giao đất để thực hiện dự án đầu tư theo hình thức xây dựng - chuyển giao (BT). 3. Việc giải thích, hướng dẫn thống kê, kiểm kê đối với từng loại đối tượng sử dụng đất, đối tượng được Nhà nước giao quản lý đất được thực hiện theo quy định tại Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư này.(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 31.1.LQ.17. Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia)Điều 11.1.TT.43.10. Chỉ tiêu thống kê, kiểm kê đất đai định kỳ theo khu vực tổng hợp(Điều 10 Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT Quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất ngày 14/12/2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2019) 1. Đất khu dân cư nông thôn: Kiểm kê các loại đất thuộc khu vực được xác định sử dụng chủ yếu để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình công cộng phục vụ đời sống, sinh hoạt của người dân; đất vườn, ao gắn liền với nhà ở và các loại đất khác thuộc phạm vi ranh giới khu dân cư nông thôn trong địa giới hành chính các xã, trừ khu đô thị mới trong trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này. Đối với trường hợp dân cư sinh sống dọc theo kênh, mương, đường giao thông hoặc dân cư sinh sống riêng lẻ ở nơi chưa có quy hoạch hoặc nằm ngoài phạm vi quy hoạch khu dân cư nông thôn được duyệt thì chỉ thống kê diện tích thửa đất có nhà ở và vườn, ao gắn liền với nhà ở; trường hợp không xác định được phạm vi ranh giới phần đất ở và vườn, ao gắn liền thì chỉ thống kê diện tích đất ở đã được công nhận, trường hợp thửa đất chưa được cấp giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất thì diện tích đất ở được xác định tạm thời bằng hạn mức giao đất ở mới do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định. 2. Đất khu công nghệ cao: Kiểm kê các loại đất thuộc khu công nghệ cao được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ để sử dụng cho các mục đích phục vụ sản xuất, kinh doanh sản phẩm công nghệ cao, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ cao và đào tạo nhân lực công nghệ cao. 3. Đất khu kinh tế: Kiểm kê các loại đất thuộc khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất cho Ban quản lý khu kinh tế để quản lý và giao lại đất, cho thuê đất sử dụng vào các mục đích xây dựng các khu phi thuế quan, khu báo thuế, khu chế xuất, khu công nghiệp, khu giải trí, khu du lịch, khu đô thị, khu dân cư, khu hành chính và các khu chức năng khác phù hợp với đặc điểm của từng khu kinh tế. 4. Đất khu nông nghiệp công nghệ cao: Kiểm kê đối với khu vực, dự án sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp được áp dụng công nghệ mới, tiên tiến, bao gồm: công nghiệp hóa (cơ giới hóa), tự động hóa quá trình sản xuất; ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ sinh học vào lai tạo giống, sản xuất, bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích và phát triển bền vững trên cơ sở canh tác hữu cơ. 5. Đất đô thị: Thống kê, kiểm kê các loại đất thuộc phạm vi địa giới hành chính các phường, thị trấn; các khu đô thị mới đã hình thành trên thực tế thuộc phạm vi quy hoạch phát triển của các quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. 6. Đất khu bảo tồn thiên nhiên: Kiểm kê đất các khu bảo tồn thiên nhiên (gồm vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan) đã được xác lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. 7. Đất cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học: Kiểm kê đất các cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, cứu hộ, nhân giống loài hoang dã, cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu, có giá trị; lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền phục vụ mục đích bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học. 8. Đất ngập nước: Kiểm kê đất vùng đầm lầy, than bùn và vùng đất ngập nước thường xuyên khác hoặc đất ngập nước theo mùa; kể cả các vùng biển có độ sâu không quá 6 mét khi ngấn nước thủy triều thấp nhất đang được sử dụng vào các mục đích nông nghiệp, phi nông nghiệp và bảo tồn thiên nhiên.(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 31.1.LQ.17. Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia)Điều 11.1.TT.43.11. Chỉ tiêu tổng diện tích đất của đơn vị hành chính trong thống kê, kiểm kê đất đai định kỳ(Điều 11 Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2019) 2. Đối với các đơn vị hành chính tiếp giáp với biển thì diện tích của đơn vị hành chính đó bao gồm diện tích các loại đất của phần đất liền và các đảo trên biển (nếu có); được tính đến đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm; trường hợp chưa xác định được đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm thì xác định theo đường mép nước biển thấp nhất tại thời điểm kiểm kê. Đất mặt nước ven biển ngoài đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm đang được sử dụng vào các mục đích thì được thống kê riêng, không tổng hợp vào tổng diện tích của đơn vị hành chính đó. a) Trường hợp không có tranh chấp địa giới hành chính, nhưng có sự không thống nhất giữa đường địa giới hành chính đang quản lý ngoài thực địa với đường địa giới hành chính thể hiện trên bản đồ địa giới hành chính đã được phê duyệt thì tổng diện tích đất của đơn vị hành chính được thống kê, kiểm kê theo đường địa giới hành chính đang quản lý thực tế; - Địa phương đang tạm thời quản lý đất khu vực tranh chấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc thống kê, kiểm kê đất đai đối với khu vực đang tranh chấp; trường hợp các bên đều tự nhận đang quản lý khu vực tranh chấp thì thỏa thuận để một trong các bên thực hiện hoặc các bên cùng thực hiện thống kê, kiểm kê khu vực tranh chấp. - Diện tích khu vực tranh chấp địa giới hành chính không tổng hợp vào tổng diện tích đất của các đơn vị hành chính đang có tranh chấp mà tổng hợp thành biểu riêng theo từng loại đất, từng loại đối tượng sử dụng đất, đối tượng được nhà nước giao quản lý đất và thể hiện rõ diện tích khu vực tranh chấp này trong báo cáo kết quả thống kê, kiểm kê đất đai của địa phương. Diện tích khu vực tranh chấp này được tổng hợp vào tổng diện tích của đơn vị hành chính cấp trên.(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 31.1.LQ.17. Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia)Điều 11.1.TT.43.12. Hệ thống biểu thống kê, kiểm kê đất đai định kỳ(Điều 12 Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2019) 1. Hệ thống biểu thống kê, kiểm kê đất đai định kỳ bao gồm: a) Biểu 01/TKĐĐ - Thống kê, kiểm kê định kỳ diện tích đất đai: Áp dụng trong thống kê và kiểm kê đất đai định kỳ để tổng hợp chung đối với các loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp, nhóm đất chưa sử dụng và đất có mặt nước ven biển đang sử dụng vào các mục đích; b) Biểu 02/TKĐĐ - Thống kê, kiểm kê định kỳ diện tích đất nông nghiệp: Áp dụng trong thống kê và kiểm kê đất đai định kỳ để tổng hợp đối với các loại đất chi tiết thuộc nhóm đất nông nghiệp; trường hợp đất đang sử dụng vào nhiều mục đích thì biểu này chỉ tổng hợp theo mục đích sử dụng đất chính; Biểu 02a/TKĐĐ - Kiểm kê định kỳ diện tích đất trồng lúa đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo quy định: Áp dụng trong kiểm kê đất đai định kỳ để tổng hợp đối với các loại đất trồng lúa đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo quy định tại Điều 4 của Nghị định số 35/2015/NĐ-CP và khoản 11 Điều 2 của Nghị định số 01/2017/NĐ-CP; c) Biểu 03/TKĐĐ - Thống kê, kiểm kê định kỳ diện tích đất phi nông nghiệp: Áp dụng trong thống kê và kiểm kê đất đai định kỳ để tổng hợp đối với các loại đất chi tiết thuộc nhóm đất phi nông nghiệp; trường hợp đất đang sử dụng vào nhiều mục đích thì biểu này chỉ tổng hợp theo mục đích sử dụng đất chính; d) Biểu 04/TKĐĐ - Thống kê, kiểm kê định kỳ diện tích đất phân theo từng đơn vị hành chính: Áp dụng trong thống kê và kiểm kê đất đai định kỳ để tổng hợp số liệu diện tích đất đai theo từng đơn vị hành chính cấp dưới trực tiếp của cấp thực hiện thống kê, kiểm kê (gồm cấp huyện, cấp tỉnh, vùng và cả nước); đ) Biểu 05/TKĐĐ - Thống kê, kiểm kê định kỳ diện tích đất đã được giao, được thuê, được chuyển mục đích sử dụng đất nhưng chưa thực hiện: Áp dụng trong thống kê, kiểm kê đất đai định kỳ để tổng hợp đối với các trường hợp đã có quyết định và đã được bàn giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, nhưng tại thời điểm thống kê, kiểm kê chưa sử dụng đất theo quyết định. Mục đích sử dụng đất trong biểu này được tổng hợp theo hai loại đất: Loại đất theo mục đích được Nhà nước giao, cho thuê, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất và loại đất theo hiện trạng đang sử dụng; Biểu 05a/TKĐĐ - Tổng hợp các trường hợp được giao, được thuê, được chuyển mục đích sử dụng đất nhưng chưa thực hiện: Áp dụng trong thống kê, kiểm kê đất đai định kỳ để liệt kê danh sách các trường hợp được giao, được thuê, được chuyển mục đích nhưng chưa thực hiện; e) Biểu 06/TKĐĐ - Kiểm kê định kỳ diện tích đất đã chuyển mục đích sử dụng khác với hồ sơ địa chính: Áp dụng trong kiểm kê đất đai định kỳ để tổng hợp đối với các trường hợp mục đích sử dụng đất hiện trạng đã có biến động so với giấy tờ về quyền sử dụng đất hiện có và hồ sơ địa chính đang quản lý, kể cả trường hợp đã thực hiện thủ tục hành chính về đất đai nhưng chưa cập nhật chỉnh lý hồ sơ địa chính. Mục đích sử dụng đất trong biểu này được tổng hợp theo hai loại: Loại đất theo hồ sơ địa chính và loại đất theo hiện trạng đang sử dụng; Biểu 06a/TKĐĐ - Danh sách các trường hợp đã chuyển mục đích sử dụng đất khác với hồ sơ địa chính: Áp dụng trong kiểm kê đất đai định kỳ để liệt kê danh sách các trường hợp mục đích sử dụng đất hiện trạng đã có biến động so với giấy tờ về quyền sử dụng đất hiện có và hồ sơ địa chính đang quản lý, kể cả trường hợp đã thực hiện thủ tục hành chính về đất đai nhưng chưa cập nhật chỉnh lý hồ sơ địa chính; g) Biểu 07/TKĐĐ - Kiểm kê định kỳ diện tích đất có sử dụng kết hợp vào mục đích khác: Áp dụng trong kiểm kê đất đai định kỳ để tổng hợp đối với các thửa đất sử dụng vào các mục đích chính (gồm đất trồng lúa, đất trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp, đất ở, đất quốc phòng, đất an ninh, đất thủy lợi, đất công trình năng lượng, đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng) có sử dụng kết hợp vào mục đích khác (sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản hoặc sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp); h) Biểu 08/TKĐĐ - Kiểm kê định kỳ diện tích đất khu bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học: Áp dụng trong kiểm kê đất đai định kỳ để tổng hợp theo các loại đất và loại đối tượng sử đất thuộc khu bảo tồn thiên nhiên và cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học; i) Biểu 09/TKĐĐ - Kiểm kê định kỳ diện tích đất ngập nước: Áp dụng trong kiểm kê đất đai định kỳ để tổng hợp theo các loại đất và loại đối tượng sử dụng đất có ngập nước thường xuyên hoặc theo mùa; k) Biểu 10/TKĐĐ - Kiểm kê định kỳ diện tích đất trong các khu vực tổng hợp: Áp dụng trong kiểm kê đất đai định kỳ để tổng hợp diện tích theo các loại đất có trong các khu vực tổng hợp; l) Biểu 11/TKĐĐ - Thống kê, kiểm kê định kỳ diện tích đất đô thị: Sử dụng cho cấp huyện, tỉnh và cả nước để tổng hợp số liệu thống kê, kiểm kê đất đai định kỳ đối với đất đô thị theo quy định tại khoản 5 Điều 10 của Thông tư này; m) Biểu 12/TKĐĐ - Phân tích nguyên nhân tăng, giảm diện tích của các loại đất: Áp dụng để phân tích nguyên nhân tăng, giảm diện tích đất theo mục đích sử dụng trong kỳ thống kê, kiểm kê đất đai; n) Biểu 13/TKĐĐ - Cơ cấu diện tích theo mục đích sử dụng đất và đối tượng sử dụng, quản lý đất: Áp dụng trong thống kê, kiểm kê đất đai định kỳ để tính toán cơ cấu diện tích theo mục đích sử dụng đất và đối tượng sử dụng, quản lý đất của Biểu 01/TKĐĐ; o) Biểu 14/TKĐĐ - Biến động diện tích theo mục đích sử dụng đất: Áp dụng trong thống kê, kiểm kê đất đai định kỳ để tính toán sự tăng, giảm diện tích các loại đất do chuyển mục đích sử dụng đất trên cơ sở tổng hợp số liệu từ Biểu 12/TKĐĐ. Đối với số liệu thống kê thì so sánh với số liệu của kỳ thống kê trước và kỳ kiểm kê gần nhất; đối với số liệu kiểm kê thì so sánh với số liệu của 02 kỳ kiểm kê gần nhất; p) Biểu 15/TKĐĐ - So sánh hiện trạng sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất: Áp dụng trong thống kê, kiểm kê đất đai định kỳ để so sánh hiện trạng sử dụng đất với kế hoạch sử dụng đất của năm thống kê, kiểm kê đất đai và so sánh diện tích chuyển mục đích sử dụng đất trong kỳ theo thống kê, kiểm kê với diện tích chuyển mục đích sử dụng đất theo kế hoạch sử dụng đất được duyệt; q) Biểu 16/TKĐĐ - Thống kê, kiểm kê định kỳ diện tích đất quốc phòng, đất an ninh: Áp dụng trong thống kê, kiểm kê đất đai định kỳ để tổng hợp các loại đất đang sử dụng trong khu vực đất quốc phòng, đất an ninh. 2. Nội dung, mã ký hiệu chỉ tiêu, hình thức các mẫu biểu thống kê, kiểm kê đất đai thực hiện theo quy định tại Phụ lục số 02 kèm theo Thông tư này. 3. Các Biểu 01/TKĐĐ, 02/TKĐĐ và 03/TKĐĐ quy định tại khoản 1 Điều này ngoài việc sử dụng để thống kê, kiểm kê toàn bộ diện tích trong phạm vi địa giới hành chính, còn được sử dụng để thống kê, kiểm kê và báo cáo riêng diện tích đất khu vực tranh chấp địa giới hành chính quy định tại điểm b khoản 3 Điều 11 của Thông tư này.(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 31.1.LQ.17. Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia)Điều 11.1.TT.43.13. Nội dung thực hiện thống kê đất đai định kỳ(Điều 13 Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2019) 1. Thu thập các hồ sơ, tài liệu, bản đồ, số liệu liên quan đến biến động đất đai trong kỳ thống kê; số liệu kiểm kê đất đai hoặc số liệu thống kê đất đai được thực hiện trong năm trước. 2. Rà soát, cập nhật, chỉnh lý các biến động đất đai trên bản đồ kiểm kê đất đai. 3. Xử lý, tổng hợp số liệu vào các biểu thống kê đất đai ở các cấp theo quy định. 4. Phân tích, đánh giá, hiện trạng sử dụng đất, biến động đất đai, đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng đất. 5. Xây dựng báo cáo thống kê đất đai. 6. Phê duyệt, in sao và ban hành kết quả thống kê đất đai.(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 31.1.LQ.41. Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia)Điều 11.1.TT.43.14. Nội dung thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất định kỳ(Điều 14 Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2019) 1. Thu thập các hồ sơ, tài liệu, bản đồ, số liệu liên quan đến biến động đất đai trong kỳ kiểm kê; hồ sơ kết quả kiểm kê đất đai kỳ trước và kết quả thống kê hàng năm trong kỳ kiểm kê; chuẩn bị bản đồ phục vụ cho điều tra kiểm kê. 2. Điều tra, khoanh vẽ hoặc chỉnh lý các khoanh đất theo các chỉ tiêu kiểm kê để lập bản đồ kiểm kê đất đai; tính diện tích các khoanh đất và lập Bảng liệt kê danh sách các khoanh đất thống kê, kiểm kê đất đai theo quy định tại Phụ lục số 03.1 kèm theo Thông tư này. 3. Xử lý, tổng hợp số liệu và lập các biểu kiểm kê đất đai theo quy định cho từng đơn vị hành chính các cấp; xây dựng báo cáo thuyết minh hiện trạng sử dụng đất. 4. Lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp; xây dựng báo cáo thuyết minh bản đồ hiện trạng sử dụng đất. 5. Phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất, tình hình biến động đất đai trong kỳ kiểm kê; đề xuất các giải pháp tăng cường về quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng đất. 6. Xây dựng báo cáo kết quả kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất. 7. Phê duyệt, in sao và ban hành kết quả kiểm kê đất đai, bản đồ hiện trạng sử dụng đất.(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 31.1.LQ.41. Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia)Điều 11.1.TT.43.15. Báo cáo kết quả thống kê, kiểm kê đất đai định kỳ(Điều 15 Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2019) b) Đánh giá hiện trạng sử dụng đất; đánh giá tình hình biến động và phân tích nguyên nhân biến động về sử dụng đất giữa năm thống kê với số liệu thống kê, kiểm kê đất đai của năm trước; đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm; tình hình giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nhưng chưa thực hiện; tình hình tranh chấp, giải quyết tranh chấp địa giới hành chính trong kỳ thống kê (nếu có); 2. Nội dung Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai bao gồm: b) Phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo các chỉ tiêu kiểm kê; đánh giá tình hình biến động và phân tích nguyên nhân biến động về sử dụng đất giữa năm kiểm kê với số liệu của 02 kỳ kiểm kê gần nhất; đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất trong kỳ kiểm kê đất đai; tình hình giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nhưng chưa thực hiện; tình hình và nguyên nhân chuyển mục đích sử dụng đất khác với hồ sơ địa chính; tình hình chuyển đổi cơ cấu đất trồng lúa; tình hình đất ngập nước; tình hình tranh chấp, giải quyết tranh chấp địa giới hành chính thực hiện trong kỳ kiểm kê (nếu có); c) Đề xuất, kiến nghị biện pháp tăng cường quản lý, sử dụng đất đai.(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 31.1.LQ.41. Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia)Điều 11.1.TT.43.16. Phương pháp thực hiện thống kê đất đai định kỳ(Điều 16 Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2019) 1. Việc thống kê đất đai ở cấp xã được thực hiện trên cơ sở rà soát, đối chiếu bảng tổng hợp các trường hợp biến động đã thực hiện xong thủ tục hành chính về đất đai trong năm thống kê (do Văn phòng Đăng ký đất đai tổng hợp chuyển đến theo mẫu Phụ lục số 03.2 kèm theo Thông tư này) với thực tế sử dụng đất để cập nhật, chỉnh lý bản đồ kiểm kê đất đai và tổng hợp số liệu thống kê đất đai. 2. Việc tổng hợp số liệu thống kê đất đai ở các cấp, các vùng kinh tế - xã hội và cả nước được thực hiện trên máy tính điện tử bằng phần mềm thống kê, kiểm kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường. 3. Đối với xã chưa có điều kiện cập nhật, chỉnh lý bản đồ kiểm kê đất đai dạng số thì Ủy ban nhân dân cấp xã rà soát, đối chiếu bảng tổng hợp các trường hợp biến động đã thực hiện xong thủ tục hành chính về đất đai trong năm thống kê (do Văn phòng Đăng ký đất đai tổng hợp chuyển đến) với thực tế sử dụng đất; xác nhận thông tin hiện trạng sử dụng từng thửa đất vào bảng tổng hợp các trường hợp biến động và gửi về Phòng Tài nguyên và Môi trường để thực hiện việc cập nhật, chỉnh lý bản đồ kiểm kê đất đai dạng số và tổng hợp số liệu thống kê đất đai bằng phần mềm kiểm kê đất đai. 4. Việc cập nhật, chỉnh lý khoanh đất (về ranh giới, loại đất, loại đối tượng sử dụng đất, đối tượng quản lý đất) trên bản đồ kiểm kê đất đai được thực hiện bằng phương pháp chuyển vẽ, cập nhật, chỉnh lý từ hồ sơ thủ tục hành chính về đất đai đã được giải quyết; bảo đảm các yêu cầu quy định tại các khoản 2, 5 và 6 Điều 17 của Thông tư này.(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 31.1.LQ.41. Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia)Điều 11.1.TT.43.17. Phương pháp thực hiện kiểm kê đất đai định kỳ(Điều 17 Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2019) 1. Việc kiểm kê đất đai ở cấp xã được thực hiện trên cơ sở điều tra khoanh vẽ, chỉnh lý các khoanh đất theo từng loại đất, loại đối tượng sử dụng đất, đối tượng quản lý đất quy định tại các Điều 8, 9 và 10 của Thông tư này vào bản đồ sử dụng cho điều tra kiểm kê quy định tại khoản 3 Điều này. Kết quả khoanh vẽ chỉnh lý lập thành bản đồ kiểm kê đất đai ở cấp xã để tổng hợp số liệu kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất. 2. Bản đồ kiểm kê đất đai của cấp xã được quy định như sau: a) Cơ sở toán học của bản đồ kiểm kê đất đai: được lập trong hệ tọa độ quốc gia VN-2000, sử dụng lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc với múi chiếu 30 có hệ số điều chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài ko = 0,9999. Kinh tuyến trục của từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định tại Phụ lục số 04 kèm theo Thông tư này; b) Nội dung bản đồ kiểm kê đất đai bao gồm các nhóm lớp đối tượng sau: - Ranh giới và ký hiệu các khoanh đất theo chỉ tiêu kiểm kê; - Biên giới quốc gia và đường địa giới hành chính các cấp; - Thủy hệ và các đối tượng có liên quan gồm: biển, hồ, ao, đầm, phá, thùng đào, sông, ngòi, kênh, rạch, suối và các đối tượng thủy văn khác; - Giao thông và các đối tượng có liên quan gồm: các công trình đường sắt, các loại đường bộ các cấp (kể cả đường nội đồng, đường đi lại trong khu dân cư, đường mòn tại các xã miền núi, trung du) và các công trình giao thông trên hệ thống đường đó; - Các yếu tố kinh tế, xã hội thể hiện tên các địa danh, trụ sở cơ quan chính quyền các cấp; tên công trình hạ tầng và các đối tượng khác; - Yếu tố địa hình (điểm độ cao, ghi chú độ cao) và các nội dung khác của bản đồ đã sử dụng để điều tra kiểm kê (nếu có, trừ ranh giới thửa đất); - Các ghi chú, thuyết minh; - Khung bản đồ, lưới tọa độ vuông góc; c) Khoanh đất thể hiện trên bản đồ kiểm kê đất đai phải bảo đảm các yêu cầu sau: - Ranh giới khoanh đất phải khép kín và được chuyển vẽ từ bản đồ sử dụng trong điều tra kiểm kê với độ chính xác cao nhất, không được tổng hợp, không khái quát hóa; - Phải thể hiện nhãn khoanh đất gồm số thứ tự khoanh đất; diện tích khoanh đất; mã loại đất; mã loại đối tượng sử dụng đất hoặc đối tượng quản lý đất theo hình thức như sau: Mã loại đất Số thứ tự khoanh đất Mã đối tượng Diện tích khoanh đất - Trường hợp khoanh đất sử dụng kết hợp vào nhiều mục đích đối với toàn bộ diện tích khoanh đất thì mã loại đất thể hiện loại đất chính trước, loại đất phụ thể hiện sau trong ngoặc đơn: Mã loại đất chính (Mã loại đất phụ 1; mã loại đất phụ 2;...); trường hợp loại đất phụ chỉ chiếm một phần diện tích của khoanh đất thì sau mã loại đất phụ thể hiện thêm diện tích của loại đất phụ như: Mã loại đất chính (Mã loại đất phụ 1: diện tích loại đất phụ 1; Mã loại đất phụ 2: diện tích loại đất phụ 2;...); - Trường hợp khoanh đất có nhiều mục đích sử dụng mà xác định được diện tích sử dụng riêng vào từng mục đích (như trường hợp khu dân cư có cả đất ở và đất nông nghiệp) thì thể hiện mã từng loại đất và diện tích kèm theo trong ngoặc đơn như: Mã loại đất 1 (diện tích loại đất 1); Mã loại đất 2 (diện tích loại đất 2);...; - Trường hợp khoanh đất có nhiều loại đối tượng sử dụng, đối tượng quản lý đất đối với toàn bộ diện tích khoanh đất thì quy ước thể hiện mã loại đối tượng có số lượng nhiều nhất; Trường hợp khoanh đất có nhiều loại đối tượng sử dụng, đối tượng quản lý đất mà xác định được diện tích của từng loại đối tượng (như trường hợp khoanh đất nông nghiệp có cả đất của hộ gia đình và đất công ích của xã) thì thể hiện lần lượt mã của từng loại đối tượng và diện tích kèm theo: Mã đối tượng 1 (diện tích của đối tượng 1); Mã đối tượng 2 (diện tích của đối tượng 2);...; - Khoanh đất thuộc khu vực chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ đất trồng lúa sang các loại đất khác thì thể hiện thêm mã của loại đất sau khi chuyển đổi theo quy định tại Biểu 02a/TKĐĐ vào vị trí thích hợp trong khoanh đất. Trường hợp chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên một phần diện tích của khoanh đất thì thể hiện thêm diện tích chuyển đổi: Mã loại đất sau khi chuyển đổi: diện tích chuyển đổi. Trường hợp chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ đất trồng lúa sang nhiều loại đất khác nhau thì thể hiện thêm diện tích chuyển đổi: Mã loại đất sau khi chuyển đổi 1: diện tích chuyển đổi 1; Mã loại đất sau khi chuyển đổi 2: diện tích chuyển đổi 2;...; - Khoanh đất thuộc các khu vực tổng hợp cần thống kê theo quy định tại Biểu 08/TKĐĐ, 09/TKĐĐ và 10/TKĐĐ thì thể hiện thêm mã của các khu vực tổng hợp vào vị trí thích hợp trong khoanh đất. Trường hợp chỉ có một phần diện tích của khoanh đất nằm vào khu vực tổng hợp trên thì thể hiện như sau: Mã khu vực tổng hợp: diện tích trong khu vực tổng hợp. Trường hợp khoanh đất thuộc nhiều khu vực tổng hợp thì thể hiện riêng biệt mã của từng khu vực tổng hợp; - Nhãn khoanh đất được tạo dưới dạng cell hoặc text. Mã ký hiệu loại đất, loại đối tượng sử dụng, đối tượng quản lý đất theo quy định tại Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư này; - Số thứ tự khoanh đất được thể hiện bằng số Ả Rập, từ 01 đến hết trong phạm vi toàn xã, thứ tự đánh số từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, theo đường zích zắc (ziczac). Đối với các yếu tố chiếm đất không tạo thành khoanh đất được khép vùng theo đường địa giới hành chính và được đánh số thứ tự như khoanh đất; d) Đối tượng thủy hệ, giao thông và các đối tượng khác liên quan thể hiện ranh giới chiếm đất của từng loại đối tượng và nhãn đối tượng như quy định tại điểm c khoản này. 3. Loại bản đồ, dữ liệu sử dụng để điều tra kiểm kê đất đai ở cấp xã được quy định như sau: a) Sử dụng bản đồ kiểm kê đất đai đã lập kỳ trước và đã được cập nhật, chỉnh lý trong các kỳ thống kê đất đai hàng năm. Kỳ kiểm kê đất đai năm 2019 sử dụng bản đồ kết quả điều tra kiểm kê đất đai đã lập trong kỳ kiểm kê đất đai năm 2014 và được cập nhật, chỉnh lý biến động hàng năm (nếu có); b) Đối với nơi đã có cơ sở dữ liệu đất đai được xây dựng sau thời điểm lập bản đồ kiểm kê đất đai kỳ trước thì sử dụng cơ sở dữ liệu đất đai để điều tra kiểm kê; c) Đối với nơi chưa có cơ sở dữ liệu đất đai nhưng đã có bản đồ địa chính thành lập sau thời điểm lập bản đồ kiểm kê đất đai kỳ trước thì sử dụng bản đồ địa chính mới để điều tra kiểm kê; d) Đối với nơi bản đồ kiểm kê đất đai kỳ trước chưa được lập trên cơ sở bản đồ địa chính và không có các nguồn tài liệu tại điểm b và điểm c khoản này thì sử dụng các nguồn tài liệu sau (nếu có): bình đồ ảnh mới thành lập trước thời điểm kiểm kê không quá 02 năm đã được nắn chỉnh về cơ sở toán học của bản đồ kiểm kê đất đai cần thành lập theo quy định; dữ liệu không gian đất đai nền; cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia; bản đồ địa hình mới thành lập sau kỳ kiểm kê gần nhất có tỷ lệ lớn hơn hoặc bằng tỷ lệ bản đồ kiểm kê đất đai đã lập kỳ trước để chỉnh lý bản đồ kiểm kê đất đai đã lập kỳ trước. 4. Xử lý, tổng hợp các nguồn bản đồ, dữ liệu phục vụ điều tra, khoanh vẽ thành lập bản đồ kiểm kê đất đai: a) Đối với nơi sử dụng nguồn bản đồ, dữ liệu quy định tại điểm d khoản 3 Điều này thì rà soát, chỉnh lý, bổ sung nội dung có thay đổi từ nguồn bản đồ, dữ liệu này vào bản đồ kiểm kê đất đai đã lập kỳ trước để phục vụ điều tra kiểm kê. Trường hợp sử dụng bình đồ ảnh thì thực hiện điều vẽ nội nghiệp đối với những đường ranh giới khoanh đất và các đối tượng chiếm đất liên quan có hình ảnh rõ nét theo yêu cầu của bản đồ kiểm kê đất đai và cập nhật chỉnh lý lên bản đồ kiểm kê đất đai đã lập kỳ trước; trường hợp có sai khác giữa hình ảnh trên ảnh với bản đồ kiểm kê đất đai thì chỉnh lý theo ảnh vệ tinh, ảnh máy bay, giữ nguyên các yếu tố nền ảnh ở dạng raster để phục vụ điều tra, khoanh vẽ; b) Rà soát khoanh vẽ, chỉnh lý nội nghiệp vào bản đồ, dữ liệu quy định tại khoản 3 Điều này đối với các trường hợp có biến động từ hồ sơ giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, đăng ký biến động đất đai (theo bản tổng hợp các trường hợp biến động đất đai do Văn phòng Đăng ký đất đai chuyển đến), hồ sơ kiểm kê rừng của ngành nông nghiệp và cơ sở dữ liệu đất lúa đã thực hiện trong kỳ kiểm kê; c) Đối với nơi sử dụng nguồn bản đồ, dữ liệu quy định tại các điểm b và c khoản 3 Điều này thì biên tập tổng hợp các thửa đất thành các khoanh đất theo quy định tại khoản 1 Điều này để điều tra kiểm kê. Trường hợp địa phương có bản đồ địa chính ở nhiều loại tỷ lệ khác nhau thì biên tập về cùng một tỷ lệ phù hợp với tỷ lệ của bản đồ kiểm kê đất đai cần thành lập; d) Rà soát đường biên giới, đường địa giới hành chính trên bản đồ sử dụng để điều tra kiểm kê để chỉnh lý cho thống nhất với bản đồ biên giới, bản đồ địa giới hành chính mới nhất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, công bố. Trường hợp không thống nhất đường địa giới hành chính giữa thực tế đang quản lý với hồ sơ địa giới hành chính thì trên bản đồ sử dụng để điều tra kiểm kê phải thể hiện đường địa giới hành chính thực tế đang quản lý. Trường hợp đang có tranh chấp về địa giới hành chính thì trên bản đồ sử dụng để điều tra kiểm kê phải thể hiện đường địa giới hành chính khu vực đang tranh chấp theo ý kiến của các bên liên quan. Việc thể hiện yếu tố địa giới hành chính các cấp trên bản đồ sử dụng để điều tra kiểm kê đất đai dạng số phải đáp ứng các yêu cầu tự động hóa trong tính toán, thống kê báo cáo diện tích các loại đất, cho phép kiểm tra sự phù hợp về số liệu thống kê loại đất từ cấp xã đến cấp tỉnh, cấp vùng và toàn quốc. Khi đường địa giới hành chính các cấp trùng nhau thì ưu tiên biểu thị đường địa giới hành chính cấp cao nhất. 5. Việc điều tra, khoanh vẽ, chỉnh lý ranh giới các khoanh đất và các đối tượng chiếm đất khác có liên quan trên thực địa được thực hiện như sau: a) Đối soát ranh giới, loại đất, loại đối tượng sử dụng, đối tượng quản lý của các khoanh đất và các đối tượng chiếm đất khác có liên quan bằng phương pháp so sánh tương quan giữa bản đồ và thực địa để xác định các trường hợp cần khoanh vẽ bổ sung, chỉnh lý bản đồ cho phù hợp với hiện trạng. Trường hợp phải khoanh vẽ, chỉnh lý ranh giới hoặc chia tách khoanh đất thì áp dụng phương pháp giao hội cạnh hoặc tọa độ vuông góc từ các điểm chi tiết rõ nét trên thực địa đã được biểu thị trên bản đồ; việc xác định chiều dài cạnh giao hội hoặc cạnh vuông góc có thể được đo bằng thước dây hoặc các dụng cụ đo khác có độ chính xác tương đương trở lên; b) Ranh giới chiếm đất của các đối tượng về thủy hệ, giao thông được khoanh vẽ, chỉnh lý theo yêu cầu sau: - Ranh giới công trình thủy lợi, giao thông thể hiện theo đường chân Taluy (đối với công trình đắp cao) hoặc theo đường đỉnh Taluy (đối với công trình đào sâu); - Ranh giới các đối tượng thủy văn hình thành tự nhiên (hồ, sông, ngòi, rạch, suối) thì thể hiện theo mép đỉnh mái trượt của đối tượng thủy văn; trường hợp đối tượng thủy văn có đường bờ bao thì ranh giới đối tượng thủy văn thể hiện theo chân phía ngoài của đường bờ bao; c) Đường bờ biển thể hiện theo đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm; trường hợp tại thời điểm thống kê, kiểm kê chưa xác định được đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm thì xác định theo đường mép nước biển thấp nhất tại thời điểm kiểm kê. 6. Việc lập bản đồ kiểm kê đất đai cấp xã được thực hiện như sau: a) Bản đồ kiểm kê đất đai được lập ở dạng số trên cơ sở kết quả điều tra khoanh vẽ trên thực địa quy định tại khoản 5 Điều này; b) Trường hợp bản đồ sử dụng để điều tra kiểm kê không có bản gốc dạng số thì thực hiện quét, số hóa các yếu tố nội dung của bản đồ đã sử dụng và tích hợp, xử lý tiếp biên để lập bản đồ kiểm kê dạng số; c) Trường hợp ranh giới khoanh đất được xác định bằng phương pháp giao hội hoặc tọa độ vuông góc trên thực địa thì chuyển vẽ lên bản đồ số bằng một trong các phương pháp: Quét, số hóa các yếu tố nội dung đã khoanh vẽ ngoài thực địa hoặc tính tọa độ các đỉnh của khoanh đất và đưa lên bản đồ bằng cách nhập tọa độ các điểm hoặc thực hiện dựng hình bằng phương pháp giao hội hoặc tọa độ vuông góc; d) Thông tin bản đồ kiểm kê đất đai được tổ chức theo các lớp, trong đó ranh giới các khoanh đất trong cùng một hệ thống chỉ tiêu được xác định cùng lớp thông tin bản đồ. Việc phân lớp thông tin bản đồ kiểm kê đất đai thực hiện theo quy định về phân lớp bản đồ hiện trạng sử dụng đất tại Phụ lục số 04 kèm theo Thông tư này; đ) Độ chính xác số hóa, chuyển vẽ, khoanh vẽ các yếu tố nội dung của bản đồ kiểm kê đất đai thực hiện như sau: - Bản đồ số hóa phải bảo đảm sai số kích thước các cạnh khung trong của bản đồ sau khi nắn so với kích thước lý thuyết không vượt quá 0,2 mm và đường chéo không vượt quá 0,3 mm tính theo tỷ lệ bản đồ; - Sai số tương hỗ chuyển vẽ các khoanh đất không vượt quá ±0,5 mm tính theo tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất; - Sai số chuyển vẽ vị trí các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất không được vượt quá ± 0,3 mm tính theo tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất; e) Việc lập bản đồ kiểm kê đất đai ở dạng số thực hiện theo quy định sau: - Tệp tin bản đồ kiểm kê đất đai ở định dạng *.dgn của phần mềm Microstation, kèm theo tệp tin nguồn ký hiệu và lý lịch bản đồ; tệp tin phải ở dạng mở, cho phép chỉnh sửa, cập nhật thông tin khi cần thiết và có khả năng chuyển đổi khuôn dạng; fonts chữ, số tiếng Việt, bảng mã Unicode; thư viện các ký hiệu độc lập được tạo sẵn trong thư viện “HT” cho các dãy tỷ lệ có tên tương ứng là ht1-5.cell, ht10-25.cell, ht50-100.cell, ht250-1tr.cell,…; thư viện các ký hiệu hình tuyến theo dãy tỷ lệ có tên tương ứng là ht1-5.rsc, ht10-25.rsc, ht50-100.rsc, ht250-1tr.rsc…; bảng màu có tên là ht.tbl; - Thông số của tệp tin chuẩn bản đồ (seed file) gồm: Đơn vị đo (Working Units); đơn vị làm việc chính (Master Units) là mét (m); đơn vị làm việc phụ (Sub Units) là mi li mét (mm); độ phân giải (Resolution) là 1000; tọa độ điểm trung tâm làm việc (Storage Center Point/Global Origin) là X: 500000 m, Y: 1000000 m; - Các đối tượng dạng đường (là một trong các dạng Line String, Chain, Complex Chain hoặc Polyline, … theo phần mềm biên tập) phải thể hiện liên tục, không đứt đoạn và chỉ được dừng tại các điểm nút giao nhau giữa các đường thể hiện các đối tượng cùng kiểu; - Những đối tượng dạng vùng (là một trong các dạng pattern, shape, complex shape hoặc fill color,... theo phần mềm biên tập) phải thể hiện là các vùng khép kín; - Các ký hiệu dạng điểm (là dạng cell theo phần mềm biên tập) phải thể hiện bằng các ký hiệu dạng điểm được thiết kế sẵn trong các tệp *.cell; - Các đối tượng trên bản đồ kiểm kê đất đai dạng số phải thể hiện đúng lớp và các thông số kèm theo như quy định tại bảng phân lớp đối tượng. Đối với các đối tượng tham gia đóng vùng khoanh đất vẽ nửa theo tỷ lệ (như đường giao thông, địa giới…) thì sao lưu nguyên trạng phần tham gia đóng vùng và chuyển về lớp riêng để tham gia đóng vùng. 7. Tính diện tích các khoanh đất, đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất theo quy định như sau: Trên bản đồ kiểm kê đất đai, các đối tượng cần tính diện tích (các khoanh đất, đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất) phải được khép vùng, xác định quan hệ không gian (topology). Trường hợp các đối tượng dạng vùng cùng kiểu (cùng kiểu đối tượng giao thông hoặc cùng kiểu đối tượng thủy văn…), giao cắt cùng mức thì đối tượng được tính theo đường ranh giới chiếm đất ngoài cùng. Trường hợp các đối tượng dạng vùng không cùng kiểu (không cùng kiểu đối tượng giao thông hoặc không cùng kiểu đối tượng thủy văn) hoặc cùng kiểu nhưng giao cắt không cùng mức thì diện tích phần giao nhau của hình chiếu thẳng đứng của các đối tượng đó trên mặt đất được tính cho đối tượng nằm trực tiếp trên mặt đất. Diện tích các khoanh đất được tính bằng phương pháp giải tích trên bản đồ dạng số và được tổng hợp để kiểm tra đối chiếu với tổng diện tích của đơn vị hành chính cấp xã tính bằng phương pháp giải tích theo đường địa giới hành chính; trường hợp có sự chênh lệch diện tích giữa số liệu tổng hợp từ các khoanh đất với số liệu tính theo đường địa giới hành chính thì phải kiểm tra, để xử lý các trường hợp bị tính trùng hoặc bỏ sót. Kết quả tính diện tích các khoanh đất được tổng hợp vào Bảng liệt kê các khoanh đất thể hiện các thông tin: Mã số khoanh đất, diện tích khoanh đất, thuộc tính khoanh đất tương ứng với các chỉ tiêu kiểm kê đất đai theo quy định. 8. Phương pháp tổng hợp số liệu kiểm kê thực hiện như sau: a) Số liệu kiểm kê cấp xã được tổng hợp từ Bảng liệt kê các khoanh đất thống kê, kiểm kê đất đai bằng phần mềm thống nhất của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Đối với các chỉ tiêu kiểm kê bằng các phương pháp phiếu điều tra trực tiếp hoặc chỉ tiêu kiểm kê chuyên sâu khác thực hiện gắn với kiểm kê định kỳ mà không tổng hợp được bằng phần mềm thì sử dụng công cụ tính toán truyền thống để tổng hợp và được quy định cụ thể trong từng kỳ kiểm kê; b) Số liệu kiểm kê cấp huyện, tỉnh, vùng kinh tế - xã hội và cả nước được tổng hợp từ số liệu kiểm kê của của đơn vị hành chính trực thuộc bằng phần mềm thống nhất của Bộ Tài nguyên và Môi trường.(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 31.1.LQ.41. Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia)Điều 11.1.TT.43.18. Lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất(Điều 18 Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2019) 1. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được lập theo từng đơn vị hành chính các cấp, vùng kinh tế - xã hội và cả nước để thể hiện sự phân bố các loại đất tại thời điểm kiểm kê đất đai. 2. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã được thành lập trên cơ sở tổng hợp, khái quát hóa nội dung của bản đồ kiểm kê đất đai. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện và tỉnh được lập trên cơ sở tiếp biên, tổng hợp, khái quát hóa nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất của các đơn vị hành chính trực thuộc. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất các vùng kinh tế - xã hội được lập trên cơ sở tổng hợp, khái quát nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất của các đơn vị hành chính cấp tỉnh. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cả nước được lập trên cơ sở tổng hợp, khái quát nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất của các vùng kinh tế - xã hội. 3. Cơ sở toán học của bản đồ hiện trạng sử dụng đất quy định như sau: a) Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 17 của Thông tư này; b) Bản đồ hiện trạng sử dụng đất các vùng kinh tế - xã hội sử dụng lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc với múi chiếu 60, có hệ số điều chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài ko = 0,9996; c) Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cả nước sử dụng lưới chiếu hình nón đồng góc với hai vĩ tuyến chuẩn 110 và 210, kinh tuyến Trung ương 1080 cho toàn lãnh thổ Việt Nam. 4. Tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp được lập theo quy định như sau: Đơn vị hành chính Cấp xã Dưới 120 1: 1000 Từ 120 đến 500 1: 2000 Trên 500 đến 3.000 1: 5000 Trên 3.000 1: 10000 Cấp huyện Dưới 3.000 Từ 3.000 đến 12.000 Trên 12.000 1: 25000 Cấp tỉnh Dưới 100.000 Từ 100.000 đến 350.000 1: 50000 Trên 350.000 1: 100000 Cấp vùng 1: 250000 Cả nước 1: 1000000 Trường hợp đơn vị hành chính thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất có hình dạng đặc thù (chiều dài quá lớn so với chiều rộng) thì được phép lựa chọn tỷ lệ bản đồ lớn hơn hoặc nhỏ hơn một bậc so với quy định trên đây. 5. Nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất được quy định như sau: a) Nhóm lớp cơ sở toán học và các nội dung liên quan bao gồm: lưới kilômét, lưới kinh vĩ tuyến, phiên hiệu mảnh, tỷ lệ bản đồ, khung bản đồ, chú dẫn, biểu đồ cơ cấu đất, trình bày ngoài khung và các nội dung khác có liên quan; b) Nhóm lớp hiện trạng sử dụng đất bao gồm: Ranh giới các khoanh đất tổng hợp và ký hiệu loại đất; c) Các nhóm lớp thuộc dữ liệu nền địa lý gồm: - Nhóm lớp biên giới, địa giới gồm đường biên giới quốc gia và đường địa giới hành chính các cấp. Đối với bản đồ hiện trạng sử dụng đất cả nước chỉ thể hiện đến đường địa giới hành chính cấp tỉnh. Đối với bản đồ hiện trạng sử dụng đất của vùng kinh tế - xã hội thì thể hiện đến đường địa giới hành chính cấp huyện. Đối với bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp tỉnh, huyện, xã thì thể hiện đến đường địa giới hành chính cấp xã; Khi đường địa giới hành chính các cấp trùng nhau thì ưu tiên biểu thị đường địa giới hành chính cấp cao nhất. - Nhóm lớp địa hình gồm các đối tượng để thể hiện đặc trưng cơ bản về địa hình của khu vực cần thành lập bản đồ như: đường bình độ (khu vực núi cao có độ dốc lớn chỉ biểu thị đường bình độ cái), điểm độ cao, điểm độ sâu, ghi chú độ cao, độ sâu; đường mô tả đặc trưng địa hình và các dạng địa hình đặc biệt; - Nhóm lớp thủy hệ và các đối tượng có liên quan gồm: biển, hồ, ao, đầm, phá, thùng đào, sông, ngòi, kênh, rạch, suối và các đối tượng thủy văn khác. Mức độ thể hiện các đối tượng của nhóm lớp này trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp được tổng quát hóa theo tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp; - Nhóm lớp giao thông và các đối tượng có liên quan: bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã thể hiện tất cả các loại đường giao thông các cấp, kể cả đường nội đồng, đường trục chính trong khu dân cư, đường mòn tại các xã miền núi, trung du. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện thể hiện từ đường liên xã trở lên, đối với khu vực miền núi phải thể hiện cả đường đất đến các thôn bản. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp tỉnh thể hiện từ đường liên huyện trở lên, đối với khu vực miền núi phải thể hiện cả đường liên xã. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất vùng kinh tế - xã hội và cả nước thể hiện từ đường tỉnh lộ trở lên, đối với khu vực miền núi phải thể hiện cả đường liên huyện; - Nhóm lớp đối tượng kinh tế, xã hội thể hiện tên các địa danh, trụ sở cơ quan chính quyền các cấp; tên công trình hạ tầng và các công trình quan trọng khác. Mức độ thể hiện các đối tượng của nhóm lớp này trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp được tổng quát hóa theo tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp; d) Các ghi chú, thuyết minh; đ) Nhóm lớp ranh giới và số thứ tự các khoanh đất của bản đồ kiểm kê đất đai khi in bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã: - Nhóm lớp này sẽ được in bên dưới lớp ranh giới khoanh đất tổng hợp của bản đồ hiện trạng sử dụng đất; - Số thứ tự các khoanh đất của bản đồ kiểm kê đất đai chỉ thể hiện cho những khoanh đất trên bản đồ kiểm kê đất đai có ranh giới khoanh đất không trùng với ranh giới khoanh đất tổng hợp của bản đồ hiện trạng sử dụng đất. 6. Hình thức thể hiện nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp thực hiện theo quy định tại Phụ lục số 04 kèm theo Thông tư này. 7. Việc biên tập, tổng hợp, khái quát hóa nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất của từng cấp bảo đảm yêu cầu sau: a) Khoanh đất tổng hợp của bản đồ hiện trạng sử dụng đất được biên tập, tổng hợp như sau: - Khoanh đất tổng hợp của bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã được thể hiện bằng ranh giới và ký hiệu loại đất (gồm mã và màu loại đất) theo các chỉ tiêu kiểm kê đất đai. Khoanh đất tổng hợp của bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện, cấp tỉnh, các vùng kinh tế - xã hội và cả nước được thể hiện bằng ranh giới và ký hiệu loại đất theo các chỉ tiêu tổng hợp quy định tại Phụ lục số 04 kèm theo Thông tư này; - Ký hiệu loại đất gồm mã và màu loại đất. Trường hợp khoanh đất tổng hợp có mục đích chính và mục đích phụ thì thể hiện màu của khoanh đất là màu của loại đất chính; mã loại đất thể hiện mã loại đất chính trước, mã loại đất phụ thể hiện sau trong ngoặc đơn: Mã loại đất chính (Mã loại đất phụ); Trường hợp khoanh đất tổng hợp có nhiều mục đích và xác định được diện tích sử dụng riêng vào từng mục đích thì màu của khoanh đất là màu của loại đất có diện tích lớn nhất (như trường hợp đất đô thị, khu dân cư nông thôn); mã loại đất thể hiện mã của từng loại đất, được sắp xếp theo thứ tự diện tích nhỏ dần: Mã loại đất 1, Mã loại đất 2,... Trường hợp khoanh đất thuộc các khu vực tổng hợp quy định tại Điều 10 của Thông tư này thì thể hiện thêm mã của khu vực tổng hợp theo quy định tại các Biểu 08/TKĐĐ, 09/TKĐĐ và 10/TKĐĐ của Phụ lục số 02 kèm theo Thông tư này. - Các khoanh đất trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp phải bảo đảm ranh giới khép kín, không có phần diện tích chồng, hở giữa các khoanh đất. Ranh giới khoanh đất phải được khái quát hóa, làm trơn, bảo đảm diện tích khoanh đất theo tỷ lệ bản đồ như sau: Trường hợp khoanh đất có diện tích nhỏ hơn theo quy định trên đây thì được ghép vào khoanh đất lớn hơn liền kề. Riêng đối với các đảo có diện tích nhỏ hơn quy định trên đây thì vẫn phải được thể hiện trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất kèm theo ghi chú tên đảo (nếu có) mà không thực hiện tổng quát hóa; b) Đối với đường biên giới, địa giới hành chính phải được biên tập bảo đảm yêu cầu nhận biết đối tượng khi in trên giấy; trường hợp đường địa giới các cấp trùng với đối tượng hình tuyến một nét thì đường địa giới cần được thể hiện so le hai bên và cách đường đối tượng hình tuyến 0,2 mm trên bản đồ; c) Các yếu tố hình tuyến (sông, suối, kênh mương…) có chiều dài dưới 2 cm trên bản đồ thì được phép loại bỏ; yếu tố hình tuyến có độ rộng dưới 0,5 mm trên bản đồ được biên tập thành 1 nét theo tâm của yếu tố hình tuyến đó. Trường hợp đường sắt và đường ô tô đi sát nhau cho phép dịch chuyển vị trí đường ô tô để đảm bảo giữ vị trí đúng cho đường sắt. Các yếu tố hình tuyến khi tổng hợp phải bảo đảm giữ được tính chất đặc trưng của đối tượng để phản ánh đúng mật độ, kiểu phân bố, đặc điểm sử dụng; đối với sông suối phải thể hiện được vị trí đầu nguồn, các dòng chảy đặc biệt như suối nước nóng, nước khoáng; d) Đối với đường bờ biển khi tổng quát hóa phải bảo đảm giữ được hình dáng đặc trưng của từng kiểu bờ. Đối với khu vực có nhiều cửa sông, bờ biển có dạng hình cong tròn được phép gộp 2 hoặc 3 khúc uốn nhỏ nhưng phải giữ lại các cửa sông, dòng chảy đổ ra biển và các bãi bồi; đ) Các đối tượng địa lý khác, ghi chú địa danh, tên riêng, thuyết minh tiến hành lựa chọn, cập nhật hoặc loại bỏ đảm bảo phù hợp về mật độ thông tin, khả năng đọc và tính mỹ quan của bản đồ; e) Khung bản đồ hiện trạng sử dụng đất được trình bày như sau: - Đối với bản đồ tỷ lệ 1:1000, 1:2000, 1:5000 và 1:10000 chỉ biểu thị lưới kilômét, với kích thước ô vuông lưới kilômét là 10cm x 10cm; - Đối với bản đồ tỷ lệ 1:25000 biểu thị lưới kilômét, với kích thước ô vuông lưới kilômét là 8cm x 8cm; - Đối với bản đồ tỷ lệ 1:50000, 1:100000, 1:250000 và 1:1000000 chỉ biểu thị lưới kinh tuyến, vĩ tuyến với kích thước ô lưới kinh tuyến, vĩ tuyến như sau: Tỷ lệ bản đồ đồ hiện trạng sử dụng đất Kích thước ô lưới kinh tuyến, vĩ tuyến 1:50000 5’x5’ 1:100000 10’x10’ 1:250000 20’ x 20' 1:1000000 10 x 10 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được bàn giao ở dạng số, dạng giấy cùng với báo cáo thuyết minh kèm theo. 8. Việc biên tập bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số ngoài việc thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 của Điều này, còn phải thực hiện theo các yêu cầu: a) Việc biên tập bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số được thực hiện theo quy định tại điểm e khoản 6 Điều 17 của Thông tư này; b) Các đối tượng trên bản đồ hiện trạng phải thể hiện đúng lớp, màu sắc, lực nét và các thông số kèm theo như quy định tại bảng phân lớp đối tượng tại Phụ lục số 04 kèm theo Thông tư này. Mỗi khoanh đất phải có một mã loại đất, khi biên tập lược bỏ để in không được xóa mà phải chuyển về lớp riêng để lưu trữ. Sản phẩm phải có ghi chú lý lịch kèm theo. 9. Báo cáo thuyết minh bản đồ hiện trạng sử dụng đất gồm các nội dung: a) Căn cứ pháp lý; mục đích, yêu cầu của việc thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất; b) Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của đơn vị hành chính; c) Thời điểm xây dựng và hoàn thành việc thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất; d) Các nguồn tài liệu được sử dụng và phương pháp, công nghệ thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất; đ) Đánh giá chất lượng bản đồ hiện trạng sử dụng đất về mức độ đầy đủ, chi tiết và độ chính xác của các yếu tố nội dung; e) Những vấn đề còn tồn tại, hạn chế của bản đồ hiện trạng sử dụng đất; g) Kết luận, kiến nghị biện pháp khắc phục hạn chế, tồn tại.(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 31.1.LQ.41. Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia)Điều 11.1.TT.43.19. Trình tự thực hiện thống kê đất đai định kỳ(Điều 19 Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2019) - Ban hành văn bản chỉ đạo thực hiện thống kê đất đai định kỳ trong trường hợp cần thiết trước thời điểm thực hiện thống kê 02 tháng; - Thu thập kết quả thống kê đất đai năm trước, kết quả kiểm kê đất đai của kỳ kiểm kê gần nhất; hồ sơ kế hoạch sử dụng đất của năm thống kê; - Rà soát, tổng hợp các thửa đất có biến động về loại đất và loại đối tượng sử dụng đất, đối tượng quản lý đất đã thực hiện xong thủ tục hành chính về đất đai trong năm thống kê từ hồ sơ địa chính và các hồ sơ thủ tục về đất đai liên quan gửi Ủy ban nhân dân cấp xã trước ngày 15 tháng 11 để thực hiện thống kê đất đai hàng năm (trừ các đơn vị cấp xã đã xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai sử dụng đồng bộ ở các cấp); trường hợp sau ngày gửi bản tổng hợp các trường hợp biến động mà phát sinh các trường hợp biến động mới thì phải gửi bổ sung chậm nhất vào ngày 31 tháng 12 của năm thống kê; - Thu thập, đánh giá, lựa chọn tài liệu, dữ liệu có liên quan phục vụ cho công tác thống kê đất đai gồm kết quả thống kê đất đai năm trước, kết quả kiểm kê đất đai và bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm gần nhất; hồ sơ kế hoạch sử dụng đất của năm thống kê; hồ sơ địa chính; văn bản thông báo chỉnh lý hồ sơ địa chính, bản tổng hợp các trường hợp biến động do Văn phòng Đăng ký đất đai chuyển đến đối với các trường hợp được giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, biến động về sử dụng đất trong kỳ thống kê; - Rà soát thực tế các trường hợp đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và đăng ký biến động đất đai để xác định và chỉnh lý bản đồ khoanh đất đối với các trường hợp biến động về loại đất, loại đối tượng sử dụng đất, đối tượng quản lý đất trong năm thống kê; xác nhận các trường hợp biến động đã hoàn thành thủ tục hành chính nhưng chưa thực hiện trong thực tế vào bảng tổng hợp các trường hợp biến động do Văn phòng Đăng ký đất đai chuyển đến; - Tổng hợp số liệu thống kê hiện trạng sử dụng đất cấp xã gồm các Biểu: 01/TKĐĐ, 02/TKĐĐ, 03/TKĐĐ, 05/TKĐĐ và 05a/TKĐĐ; - Phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất và tình hình biến động đất đai của địa phương, lập các Biểu: 12/TKĐĐ, 13/TKĐĐ và 14/TKĐĐ; - Tổng hợp số liệu thống kê hiện trạng sử dụng đất cấp huyện, cấp tỉnh gồm các Biểu: 01/TKĐĐ, 02/TKĐĐ, 03/TKĐĐ, 04/TKĐĐ; 05/TKĐĐ và 11/TKĐĐ; - Phân tích số liệu thống kê, đánh giá hiện trạng sử dụng đất và tình hình biến động đất đai của địa phương, lập các Biểu: 12/TKĐĐ, 13/TKĐĐ, 14/TKĐĐ và 15/TKĐĐ; - Kiểm tra, hoàn thiện, trình duyệt, in sao và giao nộp báo cáo kết quả thống kê đất đai của địa phương lên cơ quan cấp trên trực tiếp theo quy định tại Thông tư này; - Tổng hợp số liệu thống kê hiện trạng sử dụng đất của các vùng và cả nước gồm các Biểu: 01/TKĐĐ, 02/TKĐĐ, 03/TKĐĐ, 04/TKĐĐ, 05/TKĐĐ và 11/TKĐĐ; - Phân tích số liệu thống kê, đánh giá hiện trạng sử dụng đất và tình hình biến động đất đai các vùng và cả nước, lập các Biểu: 12/TKĐĐ, 13/TKĐĐ, 14/TKĐĐ và 15/TKĐĐ; - Trình Bộ trưởng quyết định công bố kết quả thống kê đất đai của cả nước.(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 31.1.LQ.41. Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia)Điều 11.1.TT.43.20. Trình tự thực hiện kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất định kỳ(Điều 20 Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2019) - Trước thời điểm kiểm kê đất đai 04 tháng phải hoàn thành việc xây dựng dự án kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất để Bộ trưởng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; xây dựng kế hoạch thực hiện và các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện trình Bộ trưởng phê duyệt; - Trước thời điểm kiểm kê đất đai 02 tháng phải hoàn thành việc tập huấn nghiệp vụ cho các địa phương; b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức, chỉ đạo thực hiện và hoàn thành trước thời điểm kiểm kê đất đai 02 tháng đối với các công việc sau: - Xây dựng phương án kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của các cấp hành chính tại địa phương; - Thành lập Ban chỉ đạo kiểm kê đất đai; xây dựng kế hoạch và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện (nếu có); chuẩn bị nhân lực, phân công trách nhiệm và sự phối hợp giữa các lực lượng thực hiện kiểm kê đất đai; - Chuẩn bị thiết bị kỹ thuật, tài chính theo quy định và tổ chức tập huấn cho các cấp xã, huyện; - Thu thập, đánh giá, lựa chọn các tài liệu đất đai có liên quan phục vụ cho điều tra kiểm kê gồm hồ sơ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; kết quả thống kê đất đai 05 năm gần nhất, kết quả kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất hai kỳ trước đó; - Chuẩn bị bản đồ, dữ liệu dạng số đối với trường hợp quy định tại các điểm b, c và d khoản 3 Điều 17 của Thông tư này để phục vụ cho điều tra kiểm kê, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất ở cấp xã theo phương án được duyệt. Trường hợp sử dụng bản đồ, dữ liệu quy định tại điểm d khoản 3 Điều 17 thì thực hiện việc xử lý tổng hợp nội dung theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 17 của Thông tư này; - Rà soát, tổng hợp các thửa đất có biến động về loại đất, loại đối tượng sử dụng đất, đối tượng quản lý đất trong kỳ kiểm kê đất đai từ hồ sơ địa chính và các hồ sơ thủ tục về đất đai liên quan (theo mẫu Phụ lục số 03.2 của Thông tư này) gửi Ủy ban nhân dân cấp xã trước ngày 01 tháng 8 năm kiểm kê đất đai để thực hiện kiểm kê đất đai; trường hợp sau ngày gửi bản tổng hợp các trường hợp biến động mà phát sinh các trường hợp biến động mới thì phải tổng hợp và gửi bổ sung chậm nhất vào ngày 31 tháng 12 của năm kiểm kê; - Rà soát phạm vi địa giới hành chính cấp tỉnh để xác định các trường hợp đường địa giới hành chính đang có tranh chấp hoặc không thống nhất giữa hồ sơ địa giới với thực địa và làm việc với Ủy ban nhân dân của các đơn vị hành chính liên quan để thống nhất xác định phạm vi, trách nhiệm kiểm kê của từng bên theo quy định tại khoản 3 Điều 11 của Thông tư này và chỉ đạo cho Ủy ban nhân dân các cấp huyện, xã thực hiện; c) Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức, chỉ đạo thực hiện và hoàn thành trước thời điểm kiểm kê đất đai 01 tháng đối với các công việc sau: - Xây dựng phương án, kế hoạch thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn cấp huyện; - Chuẩn bị nhân lực, thiết bị kỹ thuật, tài chính theo quy định phục vụ cho kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất; phân công trách nhiệm và sự phối hợp giữa các lực lượng thực hiện; - Thu thập, đánh giá, lựa chọn các tài liệu đất đai có liên quan phục vụ kiểm kê đất đai gồm hồ sơ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; kết quả thống kê đất đai 05 năm gần nhất, kết quả kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất hai kỳ trước đó; - Phối hợp với Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai rà soát, tổng hợp các trường hợp biến động về đất đai đã thực hiện xong thủ tục hành chính trong kỳ kiểm kê đất đai thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện (theo mẫu Phụ lục số 03.2 của Thông tư này) chuyển cho Ủy ban nhân dân cấp xã trước ngày 01 tháng 8 năm kiểm kê đất đai để thực hiện kiểm kê đất đai; đồng thời tiếp tục tổng hợp các trường hợp biến động đất đai đã thực hiện xong thủ tục hành chính đến ngày 31 tháng 12 của năm kiểm kê để gửi bổ sung cho Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện kiểm kê đất đai; - Rà soát phạm vi địa giới hành chính cấp huyện để xác định các trường hợp đang có tranh chấp địa giới hoặc không thống nhất giữa hồ sơ địa giới với thực địa và làm việc với Ủy ban nhân dân của các đơn vị hành chính liên quan để thống nhất xác định phạm vi, trách nhiệm kiểm kê đất đai của từng bên theo quy định tại khoản 3 Điều 11 của Thông tư này và chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện; d) Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện và hoàn thành trước thời điểm kiểm kê đất đai đối với các công việc sau: - Xây dựng phương án, kế hoạch thực hiện kiểm kê đất đai trên địa bàn xã; - Chuẩn bị nhân lực, thiết bị kỹ thuật phục vụ cho kiểm kê đất đai; phân công trách nhiệm cho các lực lượng tham gia hực hiện; - Thu thập các tài liệu, số liệu về đất đai hiện có phục vụ cho kiểm kê gồm các loại bản đồ, dữ liệu phục vụ cho điều tra khoanh vẽ hiện trạng; hồ sơ địa chính; thông báo chỉnh lý biến động và trích lục bản đồ, sơ đồ kèm theo; hồ sơ thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong sử dụng đất; kết quả thống kê đất đai của 05 năm gần nhất, kết quả kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất hai kỳ trước đó; bảng tổng hợp các trường hợp biến động trong kỳ kiểm kê do Văn phòng Đăng ký đất đai chuyển đến và các hồ sơ, tài liệu đất đai khác có liên quan; - Rà soát phạm vi ranh giới hành chính trên bản đồ sử dụng cho điều tra kiểm kê để chỉnh lý thống nhất với bản đồ biên giới, bản đồ địa giới hành chính mới nhất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp đường địa giới hành chính cấp xã đang có tranh chấp hoặc không thống nhất giữa hồ sơ địa giới với thực địa thì Ủy ban nhân dân của các đơn vị hành chính cấp xã có liên quan làm việc để thống nhất xác định phạm vi, trách nhiệm kiểm kê đất đai của từng bên theo quy định tại khoản 3 Điều 11 của Thông tư này; - In ấn tài liệu phục vụ cho kiểm kê đất đai (trừ bản đồ phục vụ điều tra); - Rà soát, thu thập thông tin để xác định các khu vực có biến động trên thực địa trong kỳ kiểm kê cần chỉnh lý bản đồ, cần điều tra bổ sung, khoanh vẽ ngoại nghiệp. - Rà soát khoanh vẽ, chỉnh lý nội nghiệp vào bản đồ, dữ liệu sử dụng cho điều tra kiểm kê đối với các trường hợp có biến động đã thực hiện thủ tục hành chính về đất đai và biên tập tổng hợp các thửa đất thành các khoanh đất theo quy định tại các điểm b, c khoản 4 Điều 17 của Thông tư này; in ấn bản đồ phục vụ điều tra khoanh vẽ ngoại nghiệp; - Điều tra, khoanh vẽ thực địa để bổ sung, chỉnh lý các khoanh đất về ranh giới; loại đất (theo mục đích chính, mục đích phụ - nếu có); đối tượng sử dụng đất, đối tượng quản lý đất; xác định các trường hợp có quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nhưng chưa thực hiện và các trường hợp sử dụng đất không đúng mục đích; các khu vực cần thống kê theo chỉ tiêu tổng hợp; - Chuyển vẽ, xử lý tiếp biên, đóng vùng các khoanh đất và cập nhật thông tin loại đất, loại đối tượng sử dụng đất lên bản đồ kiểm kê đất đai dạng số theo chỉ tiêu kiểm kê chi tiết, chỉ tiêu tổng hợp và chỉ tiêu kiểm kê chuyên đề (nếu có); biên tập bản đồ và tính diện tích các khoanh đất; - Lập Bảng liệt kê danh sách các khoanh đất kiểm kê đất đai từ kết quả điều tra thực địa; - Tổng hợp số liệu hiện trạng sử dụng đất cấp xã gồm các Biểu: 01/TKĐĐ, 02/TKĐĐ, 02a/TKĐĐ, 03/TKĐĐ, 05/TKĐĐ, 05a/TKĐĐ, 06/TKĐĐ, 06a/TKĐĐ, 07/TKĐĐ, 08/TKĐĐ, 09/TKĐĐ và 10/TKĐĐ; - Phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất, biến động đất đai và tình hình quản lý đất đai của địa phương, lập các Biểu: 12/TKĐĐ, 13/TKĐĐ và 14/TKĐĐ; - Lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã và xây dựng báo cáo thuyết minh kèm theo; - Phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an trong việc kiểm kê đất quốc phòng, đất an ninh và tiếp nhận, kiểm tra thống nhất kết quả kiểm kê đất quốc phòng, đất an ninh gửi Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp; - Tiếp nhận và kiểm tra kết quả kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cấp dưới giao nộp. Chỉ đạo chỉnh sửa, hoàn thiện số liệu, báo cáo kết quả kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất (nếu có); - Tổng hợp số liệu hiện trạng sử dụng đất của cấp huyện, cấp tỉnh gồm các Biểu: 01/TKĐĐ, 02/TKĐĐ, 02a/TKĐĐ, 03/TKĐĐ, 04/TKĐĐ, 05/TKĐĐ, 06/TKĐĐ, 07/TKĐĐ, 08/TKĐĐ, 09/TKĐĐ, 10/TKĐĐ và 11/TKĐĐ; - Phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất, biến động đất đai và tình hình quản lý đất đai của địa phương, lập các Biểu: 12/TKĐĐ, 13/TKĐĐ, 14/TKĐĐ và 15/TKĐĐ; - Lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cấp huyện, cấp tỉnh và xây dựng báo cáo thuyết minh kèm theo; - Hoàn thiện, trình duyệt, in sao và giao nộp báo cáo kết quả kiểm kê đất đai lên cấp trên trực tiếp theo quy định tại Thông tư này; - Tiếp nhận và kiểm tra, xử lý kết quả kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cấp tỉnh giao nộp; chỉ đạo cấp tỉnh chỉnh sửa, hoàn thiện số liệu, báo cáo kết quả kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của địa phương (nếu có); - Tổng hợp số liệu hiện trạng sử dụng đất các vùng và cả nước, gồm các Biểu: 01/TKĐĐ, 02/TKĐĐ, 02a/TKĐĐ, 03/TKĐĐ, 04/TKĐĐ, 05/TKĐĐ, 06/TKĐĐ, 07/TKĐĐ, 08/TKĐĐ, 09/TKĐĐ; 10/TKĐĐ và 11/TKĐĐ; - Lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất vùng, cả nước và xây dựng báo cáo thuyết minh hiện trạng sử dụng đất kèm theo; - Xây dựng Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai của cả nước trình Bộ trưởng phê duyệt; báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả kiểm kê đất đai của các vùng và cả nước; - Trình Bộ trưởng quyết định công bố kết quả kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cả nước; - In ấn và phát hành kết quả kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 31.1.LQ.41. Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia)Điều 11.1.TT.43.21. Thống kê, kiểm kê định kỳ đất quốc phòng, an ninh.(Điều 21 Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2019) 1. Việc thống kê, kiểm kê định kỳ đất quốc phòng, đất an ninh do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện. 2. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an rà soát các địa điểm và diện tích đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; thống nhất với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an về số liệu thống kê, kiểm kê đất quốc phòng, đất an ninh ở địa phương. 3. Chỉ tiêu thống kê, kiểm kê đất đai định kỳ đất quốc phòng, đất an ninh bao gồm các loại đất theo quy định tại Điều 61 của Luật Đất đai. Biểu thống kê, kiểm kê đất quốc phòng, đất an ninh thực hiện theo mẫu Biểu 16/TKĐĐ quy định tại Phụ lục số 02 kèm theo Thông tư này. 4. Việc nộp kết quả thống kê, kiểm kê định kỳ đất quốc phòng, đất an ninh quy định như sau: a) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm gửi kết quả thống kê, kiểm kê định kỳ đất quốc phòng, đất an ninh ở từng địa phương cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để tổng hợp; gửi kết quả thống kê, kiểm kê đất quốc phòng, đất an ninh trên phạm vi cả nước về Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ; b) Kết quả thống kê định kỳ đất quốc phòng, đất an ninh bao gồm: - Biểu số liệu hiện trạng sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh; - Báo cáo kết quả thống kê định kỳ đất quốc phòng, đất an ninh; c) Kết quả kiểm kê định kỳ đất quốc phòng, đất an ninh bao gồm: - Sơ đồ khoanh đất của từng điểm sử dụng đất quốc phòng, an ninh thuộc từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Báo cáo kết quả kiểm kê đất quốc phòng, đất an ninh; d) Việc gửi báo cáo kết quả thống kê, kiểm kê đất quốc phòng, đất an ninh cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh như sau: - Hồ sơ kết quả thống kê, kiểm kê đất đai được gửi gồm các tài liệu kết quả thống kê, kiểm kê đất quốc phòng, đất an ninh ở địa phương theo quy định tại các điểm b, c khoản này; - Thời gian gửi kết quả thống kê, kiểm kê đất quốc phòng, đất an ninh cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là trước ngày 16 tháng 01 của năm sau năm thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai; đ) Việc gửi kết quả thống kê, kiểm kê đất quốc phòng, đất an ninh về Bộ Tài nguyên và Môi trường như sau: - Hồ sơ kết quả thống kê, kiểm kê đất đai được gửi gồm biểu số liệu hiện trạng sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh của từng tỉnh và cả nước; báo cáo kết quả thống kê, kiểm kê đất quốc phòng, đất an ninh của cả nước theo quy định tại các điểm b, c khoản này; - Thời gian gửi kết quả thống kê, kiểm kê: Trước ngày 16 tháng 02 của năm sau năm thực hiện thống kê đất đai (đối với kết quả thống kê đất đai); trước ngày 16 tháng 4 của năm sau năm thực hiện kiểm kê đất đai (đối với kết quả kiểm kê đất đai).(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 31.1.LQ.41. Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia)Điều 11.1.TT.43.22. Kiểm tra kết quả thống kê, kiểm kê đất đai định kỳ(Điều 22 Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2019) 1. Nội dung kiểm tra gồm: a) Mức độ đầy đủ của tài liệu, số liệu và tính pháp lý của hồ sơ kết quả thống kê, kiểm kê đất đai; b) Tính đầy đủ, chính xác của việc khoanh vẽ các khoanh đất và xác định loại đất, loại đối tượng sử dụng đất, đối tượng quản lý đất trên bản đồ kiểm kê đất đai của cấp xã; c) Mức độ đầy đủ, chính xác của việc tổng hợp các khoanh đất trong Bảng liệt kê danh sách các khoanh đất thống kê, kiểm kê đất đai so với bản đồ kiểm kê đất đai và so với bản tổng hợp các trường hợp biến động đất đai đã được Ủy ban nhân dân cấp xã rà soát, xác nhận; d) Tính chính xác trong việc tổng hợp số liệu trong các biểu thống kê, kiểm kê đất đai; đ) Tính thống nhất số liệu giữa các biểu thống kê, kiểm kê đất đai với bản đồ kiểm kê đất đai của cấp xã; giữa các biểu số liệu thống kê, kiểm kê của từng cấp; giữa biểu số liệu với báo cáo kết quả thống kê, kiểm kê đất đai; e) Chất lượng báo cáo kết quả thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất về mức độ đầy đủ, thống nhất các nội dung; chất lượng phân tích để phản ánh hiện trạng sử dụng đất; chất lượng nội dung đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng đất; g) Chất lượng bản đồ hiện trạng sử dụng đất về hình thức, mức độ đầy đủ của nội dung và các địa danh; sự thống nhất giữa màu và ký kiệu loại đất; mức độ chính xác các khoanh đất trên bản đồ; mức độ sai lệch diện tích các loại đất giữa bản đồ hiện trạng sử dụng đất với số liệu kiểm kê; tính thống nhất số liệu giữa biểu kiểm kê với các bảng, biểu đồ thuyết minh của bản đồ hiện trạng sử dụng đất của từng cấp (thực hiện đối với kiểm kê đất đai). 2. Trách nhiệm kiểm tra kết quả thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất quy định như sau: a) Đơn vị, cá nhân trực tiếp thực hiện từng nhiệm vụ về thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất có trách nhiệm tự kiểm tra kết quả trong suốt quá trình thực hiện và sau khi hoàn thành mỗi sản phẩm; b) Ủy ban nhân dân cấp xã kiểm tra và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện của cấp xã trước khi phê duyệt; c) Phòng Tài nguyên và Môi trường kiểm tra kết quả thực hiện của cấp xã trước khi tiếp nhận; kiểm tra và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện của cấp huyện trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt; d) Văn phòng đăng ký đất đai kiểm tra kết quả thực hiện của cấp huyện trước khi tiếp nhận; đ) Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện của cấp tỉnh trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; e) Tổng cục Quản lý đất đai kiểm tra kết quả thực hiện của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an trước khi tiếp nhận; kiểm tra và chịu trách nhiệm về kết quả của cả nước trước khi trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; g) Trường hợp Ủy ban nhân dân các cấp thuê đơn vị tư vấn thực hiện công việc về thống kê, kiểm kê đất đai thì cơ quan tài nguyên và môi trường trực thuộc có trách nhiệm kiểm tra nghiệm thu sản phẩm để thanh lý hợp đồng theo quy định của pháp luật và quy định tại Thông tư này. 3. Việc kiểm tra kết quả thống kê, kiểm kê đất đai quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này phải được lập thành văn bản theo quy định tại Thông tư số 49/2016/TT-BTNMT ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về công tác giám sát, kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm trong lĩnh vực quản lý đất đai.(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 31.1.LQ.41. Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia)Điều 11.1.TT.43.23. Hồ sơ giao nộp kết quả thống kê, kiểm kê đất đai định kỳ(Điều 23 Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2019) - Bản đồ kiểm kê đất đai cấp xã đã được cập nhật chỉnh lý biến động (01 bộ dạng số) và bản tổng hợp các trường hợp biến động đất đai trong năm đã được Ủy ban nhân dân cấp xã rà soát thực tế, xác nhận (01 bộ giấy); - Biểu số liệu thống kê đất đai (01 bộ giấy và 01 bộ số); - Báo cáo kết quả thống kê đất đai (01 bộ giấy). - Bản đồ kiểm kê đất đai cấp xã đã được cập nhật chỉnh lý biến động (01 bộ dạng số); - Báo cáo kết quả thống kê đất đai cấp huyện (01 bộ giấy và 01 bộ số). - Bản đồ kiểm kê đất đai cấp xã file diện tích tạo vùng kết nối dữ liệu của bản đồ và Bảng liệt kê danh sách các khoanh đất thống kê, kiểm kê đất đai kèm theo (01 bộ số); - Bảng tổng hợp các trường hợp biến động trong kỳ kiểm kê do Văn phòng Đăng ký đất đai gửi đến đã được Ủy ban nhân dân cấp xã rà soát thực tế, xác nhận (01 bộ giấy); - Biểu số liệu kiểm kê đất đai (01 bộ giấy và 01 bộ số - nếu có); - Bản đồ hiện trạng sử dụng đất và Báo cáo thuyết minh bản đồ hiện trạng sử dụng đất (01 bộ giấy và 01 bộ số khuôn dạng *.DGN; file diện tích tạo vùng); - Bản đồ kiểm kê đất đai và Bảng liệt kê danh sách các khoanh đất thống kê, kiểm kê đất đai kèm theo (01 bộ số); - Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện và Báo cáo thuyết minh bản đồ hiện trạng sử dụng đất (01 bộ giấy và 01 bộ số); - Báo cáo thuyết minh hiện trạng sử dụng đất (01 bộ giấy và 01 bộ số); - Bản đồ kiểm kê đất đai, bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã và Bảng liệt kê danh sách các khoanh đất thống kê, kiểm kê đất đai kèm theo (01 bộ số); - Biểu số liệu kiểm kê đất đai cấp tỉnh (01 bộ giấy và 01 bộ số); - Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp tỉnh và Báo cáo thuyết minh bản đồ hiện trạng sử dụng đất (01 bộ giấy và 01 bộ số); - Biểu số liệu kiểm kê đất đai của cả nước và các vùng phân theo tỉnh (01 bộ giấy); - Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cả nước (01 bộ giấy).(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 31.1.LQ.41. Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia)Điều 11.1.TT.43.24. Lưu trữ, quản lý và cung cấp dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai định kỳ(Điều 24 Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2019) 1. Tài liệu kết quả thống kê, kiểm kê đất đai của các cấp xã, huyện, tỉnh và cả nước (dạng giấy và dạng số) nêu tại Điều 23 của Thông tư này được quản lý, lưu trữ lâu dài; bản đồ sử dụng để điều tra kiểm kê đã cập nhật, chỉnh lý biến động (dạng giấy) được quản lý đến thời điểm công bố kết quả kiểm kê đất đai. 2. Biểu số liệu, báo cáo kết quả thống kê, kiểm kê đất đai và bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cấp xã được lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã và Phòng Tài nguyên và Môi trường; bản đồ kiểm kê đất đai cấp xã (dạng số) được lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan tài nguyên và môi trường các cấp huyện, tỉnh và Bộ Tài nguyên và Môi trường; bản đồ sử dụng để điều tra kiểm kê đã cập nhật, chỉnh lý biến động (dạng giấy) được quản lý tại Ủy ban nhân dân cấp xã. 6. Việc quản lý và cung cấp dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai và bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thực hiện theo quy định về quản lý và cung cấp dữ liệu hồ sơ địa chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường.(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 31.1.LQ.41. Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia)Điều 11.1.TT.43.25. Kiểm kê đất đai chuyên đề(Điều 25 Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2019) 1. Kiểm kê đất đai chuyên đề là việc kiểm kê chuyên sâu về một hoặc một số chỉ tiêu loại đất, loại đối tượng sử dụng đất, đối tượng được giao quản lý đất quy định tại các Điều 8, 9 và 10 của Thông tư này và các nội dung khác có liên quan theo yêu cầu của quản lý nhà nước về đất đai trong từng thời kỳ. 2. Nội dung, phạm vi thực hiện kiểm kê đất đai chuyên đề được thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. 3. Căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc kiểm kê đất đai chuyên đề, Tổng cục Quản lý đất đai có trách nhiệm xây dựng trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành văn bản hướng dẫn chỉ tiêu, biểu mẫu, phương pháp, kế hoạch thực hiện và hồ sơ giao nộp kết quả kiểm kê đất đai chuyên đề để tổ chức chỉ đạo, thực hiện theo yêu cầu.Điều 11.1.TT.44.1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy định Định mức kinh tế - kỹ thuật thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.(Điều 1 Thông tư số 13/2019/TT-BTNMT Ban hành Quy định Định mức kinh tế - kỹ thuật thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất ngày 07/08/2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 23/09/2019)Chương IVQUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT(Chương này có nội dung liên quan đến Điều 24.3.LQ.8. Nguyên tắc và căn cứ để lập quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê; Điều 24.3.LQ.8. Nguyên tắc và căn cứ để lập quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê; Điều 24.3.LQ.14. Nguyên tắc và căn cứ để lập quy hoạch đê điều; Điều 24.3.LQ.14. Nguyên tắc và căn cứ để lập quy hoạch đê điều của Luật 79/2006/QH11 Đê điều ban hành ngày 29/11/2006)Điều 11.1.LQ.35. Nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất(Điều 35 Luật số 45/2013/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014) 1. Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh. 2. Được lập từ tổng thể đến chi tiết; quy hoạch sử dụng đất của cấp dưới phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của cấp trên; kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia phải bảo đảm tính đặc thù, liên kết của các vùng kinh tế - xã hội; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện phải thể hiện nội dung sử dụng đất của cấp xã. 3. Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả. 4. Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; thích ứng với biến đổi khí hậu. 5. Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh. 6. Dân chủ và công khai. 7. Bảo đảm ưu tiên quỹ đất cho mục đích quốc phòng, an ninh, phục vụ lợi ích quốc gia, công cộng, an ninh lương thực và bảo vệ môi trường. 8. Quy hoạch, kế hoạch của ngành, lĩnh vực, địa phương có sử dụng đất phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt.(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 43.3.LQ.72. Quản lý phát triển đô thị mới, khu đô thị mới; Điều 24.8.NĐ.5. Quy hoạch đất làm muối; Điều 24.8.NĐ.5. Quy hoạch đất làm muối)Điều 11.1.LQ.36. Hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất(Điều 36 Luật số 45/2013/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014) 1. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia. 2. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh. 3. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện. 4. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng. 5. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất an ninh.(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 24.8.NĐ.5. Quy hoạch đất làm muối; Điều 24.8.NĐ.5. Quy hoạch đất làm muối)Điều 11.1.LQ.37. Kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất(Điều 37 Luật số 45/2013/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014) 1. Kỳ quy hoạch sử dụng đất là 10 năm. 2. Kỳ kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, cấp tỉnh và kỳ kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh là 05 năm. Kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được lập hàng năm.(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 24.8.NĐ.5. Quy hoạch đất làm muối; Điều 24.8.NĐ.5. Quy hoạch đất làm muối)Điều 11.1.LQ.38. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia(Điều 38 Luật số 45/2013/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014) 1. Căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia bao gồm: a) Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của quốc gia; quy hoạch tổng thể phát triển các vùng kinh tế - xã hội; chiến lược, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực; b) Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; c) Hiện trạng sử dụng đất, tiềm năng đất đai và kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia kỳ trước; d) Nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực; đ) Tiến bộ khoa học và công nghệ có liên quan đến việc sử dụng đất. 2. Nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia bao gồm: a) Định hướng sử dụng đất 10 năm; b) Xác định các chỉ tiêu sử dụng đất đối với nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp, nhóm đất chưa sử dụng; trong đó xác định diện tích một số loại đất gồm đất trồng lúa, đất chuyên trồng lúa nước, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất quốc phòng, đất an ninh, đất khu công nghiệp, đất khu chế xuất, đất khu công nghệ cao, đất khu kinh tế, đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, đất đô thị và đất bãi thải, xử lý chất thải; c) Xác định diện tích các loại đất quy định tại điểm b khoản này của kỳ quy hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp tỉnh và vùng kinh tế - xã hội; d) Lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia và các vùng kinh tế - xã hội; đ) Giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất. 3. Căn cứ lập kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia bao gồm: a) Quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia; b) Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm và hàng năm của cả nước; c) Nhu cầu sử dụng đất 05 năm của các ngành, lĩnh vực; d) Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia kỳ trước; đ) Khả năng đầu tư, huy động nguồn lực để thực hiện kế hoạch sử dụng đất. 4. Nội dung kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia bao gồm: a) Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia kỳ trước; b) Xác định diện tích các loại đất quy định tại điểm b khoản 2 Điều này trong kỳ kế hoạch sử dụng đất 05 năm; c) Kế hoạch sử dụng đất 05 năm cho từng đơn vị hành chính cấp tỉnh và vùng kinh tế - xã hội; d) Giải pháp thực hiện kế hoạch sử dụng đất.(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 24. Giao rừng của Luật 29/2004/QH11 Bảo vệ và phát triển rừng ban hành ngày 03/12/2004; Điều 24.8.NĐ.5. Quy hoạch đất làm muối; Điều 24.8.NĐ.5. Quy hoạch đất làm muối)Điều 11.1.NQ.2.1. Về kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 – 2015) cấp quốc gia(Điều 1 Nghị quyết số 134/2016/QH13 Về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 – 2020) cấp quốc gia ngày 09/04/2016 của Quốc hội, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 09/04/2016)Sau 5 năm tổ chức thực hiện Nghị quyết số 17/2011/QH13 của Quốc hội, Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch, sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) cấp quốc gia đã đạt được những kết quả tích cực. Công tác quản lý nhà nước về đất đai được tăng cường, tài nguyên đất về cơ bản được sử dụng đúng Mục đích, Tiết kiệm và có hiệu quả, bước đầu đáp ứng nhu cầu đất đai cho phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng, quốc phòng, an ninh; diện tích đất trồng lúa được bảo vệ, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, xuất khẩu gạo bình quân 6,5 triệu tấn/năm; bảo vệ và phát triển rừng góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vẫn còn một số hạn chế, bất cập. Chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn thấp; tính liên kết vùng chưa đạt yêu cầu, quản lý quy hoạch còn yếu; việc chấp hành pháp luật, kỷ luật, kỷ cương trong thực hiện quy hoạch, kế hoạch chưa nghiêm; tình trạng sử dụng đất sai Mục đích, lãng phí, kém hiệu quả còn xảy ra ở nhiều nơi; công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa kịp thời gây bức xúc trong nhân dân.Điều 11.1.NQ.2.2. Về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 – 2020) cấp quốc gia(Điều 2 Nghị quyết số 134/2016/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 09/04/2016) 1. Mục tiêu Đáp ứng yêu cầu về đất đai cho các Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trong tình hình mới; sử dụng đất hợp lý, Tiết kiệm, hiệu quả; duy trì quỹ đất trồng lúa hợp lý nhằm bảo đảm an ninh lương thực quốc gia; bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển bền vững, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng đang diễn biến nhanh hơn dự báo; tăng cường, nâng cao năng lực quản lý nhà nước về đất đai. 2. Một số chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 2.1. Chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 Chỉ tiêu sử dụng đất Diện tích (1.000 ha) Quy hoạch đến năm 2020 theo Nghị quyết số 17/2011/QH13
Điều 11.1.TT.26.4. Nội dung công việc xác định đường địa giới hành chính, cắm mốc địa giới và lập hồ sơ địa giới hành chính các cấp
Tăng (+) Giảm (-) 1. Nhóm đất nông nghiệp 26.731,76 27.038,09 +306,33 - Đất trồng lúa 3.812,43 3.760,39 -52,04 Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước (2 vụ trở lên) 3.221,91 3.128,96 -92,95 - Đất rừng phòng hộ 5.841,69 4.618,44 -1.223,25 - Đất rừng đặc dụng 2.271,19 2.358,87 + 87,68 - Đất rừng sản xuất 8.132,11 9.267,94 + 1.135,83 - Đất nuôi trồng thủy sản 790,00 767,96 -22,04 - Đất làm muối 14,78 14,50 -0,28 2. Nhóm đất phi nông nghiệp 4.880,32 4.780,24 -100,08 - Đất quốc phòng 388,03 340,96 -47,07 - Đất an ninh 81,83 71,14 -10,69 - Đất khu công nghiệp 200,00 191,42 -8,58 - Đất phát triển hạ tầng 1.578,43 1.561,39 -17,04 Trong đó: + Đất xây dựng cơ sở văn hóa 20,43 27,82 + 7,39 + Đất xây dựng cơ sở y tế 10,07 10,98 + 0,91 + Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo 81,77 68,48 -13,29 + Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao 44,76 46,81 + 2,05 - Đất có di tích lịch sử- văn hóa, danh lam thắng cảnh 27,71 35,19 + 7,48 - Đất bãi thải, xử lý chất thải 20,95 21,91 + 0,96 - Đất ở tại đô thị 202,44 199,13 -3,31 3. Nhóm đất chưa sử dụng - Đất chưa sử dụng còn lại 1.483,28 1.310,36 -172,92 - Diện tích đưa vào sử dụng 1.680,60 1.853,52 + 172,92 4. Đất khu công nghệ cao 3,63 5. Đất khu kinh tế 1.582,96 6. Đất đô thị 1.941,74 2.2. Chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) Chỉ tiêu sử dụng đất Diện tích (1.000 ha) Hiện trạng năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 26.791,58 26.833,83 26.898,14 26.960,77 27.009,46 4.030,75 3.970,42 3.918,13 3.866,43 3.809,09 3.275,38 3.240,73 3.213,64 3.189,87 3.157,99 5.648,99 5.438,50 5.208,02 4.994,01 4.791,14 2.210,25 2.240,20 2.271,86 2.304,35 2.334,80 7.840,91 8.131,55 8.452,94 8.754,73 9.035,46 749,11 753,34 756,57 760,73 764,50 16,70 16,18 15,79 15,42 14,95 4.049,11 4.209,18 4.363,59 4.503,75 4.645,04 252,52 271,20 290,08 308,85 325,16 56,58 59,79 62,58 65,54 68,51 103,32 123,06 141,61 157,69 174,84 1.338,32 1.387,41 1.434,45 1.477,48 1.519,94 19,62 21,39 23,11 24,71 26,37 8,20 8,80 9,38 9,89 10,45 50,34 54,42 58,23 61,68 65,14 21,45 27,09 32,37 37,10 42,04 - Đất có di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh 26,53 28,43 30,23 31,84 33,57 12,26 14,37 16,45 18,31 20,17 173,80 179,37 184,52 189,67 194,74 2.288,00 2.085,68 1.866,97 1.664,15 1.474,19 1.642,42 1.706,72 1.766,50 1.828,94 1.890,96 3. Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện Trên cơ sở Điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia đã được Quốc hội quyết định, Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau: (1) Rà soát, Điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch của các ngành có sử dụng đất để bảo đảm phù hợp với Nghị quyết của Quốc hội; Điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải thống nhất chặt chẽ từ cấp quốc gia đến các vùng, các địa phương đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước; gắn với cơ cấu lại nền kinh tế và ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Tổ chức lập quy hoạch sử dụng đất các vùng kinh tế - xã hội nhằm khai thác thế mạnh, tiềm năng đất đai bảo đảm tính kết nối liên vùng, liên tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. (2) Xác định ranh giới và công khai diện tích đất trồng lúa cần bảo vệ nghiêm ngặt; quản lý chặt chẽ diện tích đất trồng lúa được quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, bảo đảm khi cần thiết có thể quay lại trồng lúa được. Điều Tiết phân bổ nguồn lực bảo đảm lợi ích giữa các địa phương có Điều kiện phát triển công nghiệp với các địa phương giữ nhiều đất trồng lúa; tăng đầu tư hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, xây dựng các cơ sở bảo quản, chế biến, tiêu thụ lúa hàng hóa tại các địa phương giữ nhiều đất trồng lúa; có chính sách, biện pháp phù hợp để giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập, để người trồng lúa yên tâm sản xuất.
Điều chỉnh quy hoạch đến năm 2020
(3) Tiếp tục rà soát Điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng và tổ chức hiệu quả việc trồng rừng; bố trí quỹ đất trồng cây xanh trong các khu dân cư, khu đô thị. Xây dựng quy chế, xác định khu vực, công khai diện tích rừng phòng hộ ít xung yếu, kém chất lượng ở từng địa phương, từng vùng để chuyển sang rừng sản xuất với quy trình trồng, bảo vệ kết hợp khai thác chặt chẽ, vừa bảo đảm Mục đích phát triển kinh tế rừng, giải quyết đất sản xuất, ổn định đời sống, nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số, hạn chế di dân không theo quy hoạch, vừa góp phần thực hiện chức năng phòng hộ, phòng, chống thiên tai, bảo vệ nguồn nước, chống xói mòn, bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Việc chuyển đổi phải có lộ trình theo kế hoạch sử dụng đất, thủ tục chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật. Không chuyển rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng chắn cát, chắn sóng ven biển sang rừng sản xuất. Tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường quốc doanh do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng theo Nghị quyết số 112/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội. (4) Chỉ đạo Điều tra, đánh giá tình hình đất đai bị xâm nhập mặn, khô hạn, đất đai bị bỏ hoang không sản xuất được để có các giải pháp kịp thời giúp người dân chủ động trong việc ứng phó và thích nghi với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; phân bố dân cư, phát triển cơ sở hạ tầng và chuyển đổi cây trồng, vật nuôi một cách bền vững. (5) Tổ chức quản lý, giám sát chặt chẽ quỹ đất được quy hoạch phát triển đô thị, khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đất cơ sở sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp nhằm sử dụng Tiết kiệm, hiệu quả quỹ đất, khắc phục tình trạng mất cân đối trong cơ cấu sử dụng đất giữa đất ở với đất xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Hoàn thiện cơ chế, chính sách để thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng, phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch đồng bộ với cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội tại các vùng trung du, miền núi, ven biển, dọc trục đường Hồ Chí Minh, hạn chế tối đa việc sử dụng đất trồng lúa hai vụ vào Mục đích sử dụng khác tại khu vực đồng bằng. Tiếp tục rà soát, xác định ranh giới đất sử dụng cho Mục đích quốc phòng, an ninh; đất quốc phòng, đất an ninh kết hợp làm kinh tế; đất do các đơn vị quốc phòng, công an làm kinh tế tại các địa phương để quản lý chặt chẽ, sử dụng Tiết kiệm, hiệu quả. (6) Tăng cường Điều tra đánh giá về chất lượng, tiềm năng đất đai; đánh giá thoái hóa đất, ô nhiễm đất; hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về đất đai; đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ cao trong quản lý đất đai nhằm nâng cao chất lượng công tác dự báo, lập, thẩm định, quản lý, tổ chức thực hiện và giám sát quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. (7) Thực hiện thủ tục hành chính về đất đai công khai, minh bạch; bố trí đủ kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật và công nghệ cho công tác đăng ký đất đai điện tử, công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Hoàn thành việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. (8) Tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về đất đai, bảo đảm việc sử dụng đất theo đúng quy hoạch, kế hoạch.
Điều tra, đánh giá thực trạng đất sản xuất nông nghiệp bỏ hoang; hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý đất đai, chính sách tài chính về đất đai để khuyến khích việc sử dụng đất Tiết kiệm, hiệu quả, tránh bỏ hoang gây lãng phí đất đai.
1. Căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh bao gồm: a) Quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia; b) Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế - xã hội, của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; chiến lược, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực; c) Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; d) Hiện trạng sử dụng đất, tiềm năng đất đai và kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh kỳ trước; đ) Nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực, của cấp tỉnh; e) Định mức sử dụng đất; g) Tiến bộ khoa học và công nghệ có liên quan đến việc sử dụng đất. 2. Nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh bao gồm: a) Định hướng sử dụng đất 10 năm; b) Xác định diện tích các loại đất đã được phân bổ trong quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia và diện tích các loại đất theo nhu cầu sử dụng đất cấp tỉnh; c) Xác định các khu vực sử dụng đất theo chức năng sử dụng; d) Xác định diện tích các loại đất quy định tại điểm b khoản này đến từng đơn vị hành chính cấp huyện; đ) Lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; e) Giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất. 3. Căn cứ lập kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh bao gồm: a) Kế hoạch sử dụng đất 05 năm cấp quốc gia; quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; b) Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm và hàng năm của cấp tỉnh; c) Nhu cầu sử dụng đất 05 năm của các ngành, lĩnh vực, của cấp tỉnh; d) Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh kỳ trước; đ) Khả năng đầu tư, huy động nguồn lực để thực hiện kế hoạch sử dụng đất. 4. Nội dung kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh bao gồm: a) Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh kỳ trước; b) Xác định diện tích các loại đất quy định tại điểm b khoản 2 Điều này trong kỳ kế hoạch sử dụng đất theo từng năm và đến từng đơn vị hành chính cấp huyện; c) Xác định diện tích các loại đất cần chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 57 của Luật này trong kỳ kế hoạch sử dụng đất theo từng năm và đến từng đơn vị hành chính cấp huyện; d) Xác định quy mô, địa điểm công trình, dự án cấp quốc gia và cấp tỉnh sử dụng đất vào các mục đích quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật này thực hiện trong kỳ kế hoạch sử dụng đất theo từng năm và đến từng đơn vị hành chính cấp huyện; Đối với dự án hạ tầng kỹ thuật, xây dựng, chỉnh trang khu đô thị, khu dân cư nông thôn thì phải đồng thời xác định vị trí, diện tích đất thu hồi trong vùng phụ cận để đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện dự án nhà ở, thương mại, dịch vụ, sản xuất, kinh doanh; đ) Lập bản đồ kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; e) Giải pháp thực hiện kế hoạch sử dụng đất.(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 11.1.LQ.57. Chuyển mục đích sử dụng đất; Điều 11.1.LQ.61. Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; Điều 11.1.LQ.62. Thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; Điều 24.8.NĐ.5. Quy hoạch đất làm muối; Điều 24.8.NĐ.5. Quy hoạch đất làm muối)Điều 11.1.LQ.40. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện(Điều 40 Luật số 45/2013/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014) 1. Căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện bao gồm: a) Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; b) Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cấp tỉnh, cấp huyện; c) Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; d) Hiện trạng sử dụng đất, tiềm năng đất đai và kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất cấp huyện kỳ trước; đ) Nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực, của cấp huyện, của cấp xã; 2. Nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp huyện bao gồm: b) Xác định diện tích các loại đất đã được phân bổ trong quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và diện tích các loại đất theo nhu cầu sử dụng đất của cấp huyện và cấp xã; c) Xác định các khu vực sử dụng đất theo chức năng sử dụng đến từng đơn vị hành chính cấp xã; d) Xác định diện tích các loại đất đã xác định tại điểm b khoản này đến từng đơn vị hành chính cấp xã; đ) Lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện; đối với khu vực quy hoạch đất trồng lúa, khu vực quy hoạch chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 57 của Luật này thì thể hiện chi tiết đến từng đơn vị hành chính cấp xã; 3. Căn cứ lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện bao gồm: a) Kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; b) Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện; c) Nhu cầu sử dụng đất trong năm kế hoạch của các ngành, lĩnh vực, của các cấp; d) Khả năng đầu tư, huy động nguồn lực để thực hiện kế hoạch sử dụng đất. 4. Nội dung kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện bao gồm: a) Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm trước; b) Xác định diện tích các loại đất đã được phân bổ trong kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và diện tích các loại đất theo nhu cầu sử dụng đất của cấp huyện, cấp xã trong năm kế hoạch; c) Xác định vị trí, diện tích đất phải thu hồi để thực hiện công trình, dự án sử dụng đất vào mục đích quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật này trong năm kế hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp xã. Đối với dự án hạ tầng kỹ thuật, xây dựng, chỉnh trang đô thị, khu dân cư nông thôn thì phải đồng thời xác định vị trí, diện tích đất thu hồi trong vùng phụ cận để đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện dự án nhà ở, thương mại, dịch vụ, sản xuất, kinh doanh; d) Xác định diện tích các loại đất cần chuyển mục đích sử dụng đối với các loại đất phải xin phép quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 57 của Luật này trong năm kế hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp xã; đ) Lập bản đồ kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện; g) Giải pháp thực hiện kế hoạch sử dụng đất. 5. Đối với quận đã có quy hoạch đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì không lập quy hoạch sử dụng đất nhưng phải lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm; trường hợp quy hoạch đô thị của quận không phù hợp với diện tích đã được phân bổ trong quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh thì phải điều chỉnh quy hoạch đô thị cho phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh.(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 11.1.LQ.57. Chuyển mục đích sử dụng đất; Điều 11.1.LQ.61. Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; Điều 11.1.LQ.62. Thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; Điều 24.8.NĐ.5. Quy hoạch đất làm muối; Điều 24.8.NĐ.5. Quy hoạch đất làm muối)Điều 11.1.LQ.41. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh(Điều 41 Luật số 45/2013/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014) 1. Căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh bao gồm: b) Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của quốc gia và quy hoạch tổng thể phát triển các vùng kinh tế - xã hội; c) Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; d) Hiện trạng sử dụng đất, tiềm năng đất đai và kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh kỳ trước; đ) Nhu cầu sử dụng đất quốc phòng, an ninh; 2. Nội dung quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh bao gồm: a) Định hướng sử dụng đất quốc phòng, an ninh; b) Xác định nhu cầu sử dụng đất quốc phòng, an ninh trong kỳ quy hoạch sử dụng đất phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia; c) Xác định vị trí, diện tích đất quốc phòng, an ninh để giao lại cho địa phương quản lý, sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế - xã hội; d) Giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh. 3. Căn cứ lập kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh bao gồm: a) Kế hoạch sử dụng đất 05 năm cấp quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh; b) Nhu cầu sử dụng đất 05 năm quốc phòng, an ninh; c) Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh kỳ trước; d) Khả năng đầu tư, huy động nguồn lực để thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh. 4. Nội dung kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh bao gồm: a) Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh kỳ trước; b) Xác định khu vực, diện tích đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh trong kỳ kế hoạch 05 năm và cụ thể đến từng năm; c) Xác định cụ thể vị trí, diện tích đất quốc phòng, an ninh bàn giao lại cho địa phương quản lý trong kỳ kế hoạch 05 năm; d) Giải pháp thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh.Điều 11.1.TL.2.5. Rà soát hiện trạng, quy hoạch sử dụng đất quốc phòng làm thao trường(Điều 5 Thông tư liên tịch số 21/2010/TTLT-BTNMT-BQP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/12/2010)1. Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh, các đơn vị sử dụng đất quốc phòng làm thao trường trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát hiện trạng, quy hoạch sử dụng đất quốc phòng làm thao trường trên địa bàn tỉnh; đề xuất nhu cầu sử dụng đất quốc phòng làm thao trường và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Quân khu, Bộ Quốc phòng. 2. Việc rà soát hiện trạng, quy hoạch sử dụng đất quốc phòng làm thao trường nêu tại khoản 1 Điều này phải xác định rõ vị trí, diện tích đất quốc phòng làm thao trường; vị trí, diện tích đất quốc phòng làm thao trường có khả năng sử dụng chung cho các lực lượng bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, lực lượng dự bị động viên, dân quân tự vệ, giáo dục quốc phòng - an ninh cho học sinh, sinh viên. 3. Việc rà soát hiện trạng, quy hoạch và đề xuất nhu cầu sử dụng đất quốc phòng làm thao trường được thực hiện trong quá trình lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng.Điều 11.1.TL.2.8. Chế độ báo cáo tình hình quản lý, sử dụng đất thao trường, bãi tập(Điều 8 Thông tư liên tịch số 21/2010/TTLT-BTNMT-BQP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/12/2010)1. Chế độ báo cáo tình hình quản lý, sử dụng đất thao trường thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và quy định của Bộ Quốc phòng. 2. Chế độ báo cáo tình hình quản lý, sử dụng đất bãi tập giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý, sử dụng và đất thuê của người đang sử dụng được thực hiện như sau: a) Hàng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Quốc phòng; cơ quan quân sự các cấp có trách nhiệm báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp về tình hình quản lý, sử dụng đất bãi tập giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý, sử dụng và đất thuê của người đang sử dụng; b) Thời gian báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã trước ngày 01 tháng 01 năm sau; báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện trước ngày 15 tháng 01 năm sau: báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước ngày 31 tháng 01 năm sau; báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Quốc phòng trước ngày 15 tháng 02 năm sau.Điều 11.1.LQ.42. Trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất(Điều 42 Luật số 45/2013/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014) 1. Chính phủ tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì giúp Chính phủ trong việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia. 2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện. Cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh, cấp huyện chủ trì giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp trong việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. 3. Bộ Quốc phòng tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng; Bộ Công an tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất an ninh. 4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.Điều 11.1.NĐ.3.7. Lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất(Điều 7 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014, có nội dung được sửa đổi, có nội dung được bổ sung bởi Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 03/03/2017; Điều 1 Nghị định số 148/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08/02/2021)1. Trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng đất trong việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia được quy định như sau: a) Các bộ, ngành xác định nhu cầu sử dụng đất đối với các dự án của ngành, lĩnh vực phụ trách theo từng đơn vị hành chính cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác định nhu cầu sử dụng đất của địa phương; b) Các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi nhu cầu sử dụng đất về Bộ Tài nguyên và Môi trường trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị đăng ký nhu cầu sử dụng đất; c) Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, cân đối nhu cầu sử dụng đất và dự kiến phân bổ các chỉ tiêu sử dụng đất quốc gia đến từng vùng kinh tế - xã hội và đơn vị hành chính cấp tỉnh. 2. Trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng đất trong việc lập, điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh: a) Các sở, ngành xác định nhu cầu sử dụng đất đối với các dự án sử dụng đất thuộc chỉ tiêu sử dụng đất cấp tỉnh theo từng đơn vị hành chính cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp huyện xác định nhu cầu sử dụng đất của địa phương; b) Các sở, ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi nhu cầu sử dụng đất đến Sở Tài nguyên và Môi trường trong thời hạn 30 ngày kê từ ngày nhận được văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị đăng ký nhu cầu sử dụng đất; c) Sở Tài nguyên và Môi trường dự kiến phân bổ các chỉ tiêu sử dụng đất trong kế hoạch sử dụng đất quốc gia đến từng đơn vị hành chính cấp huyện; tổng hợp, cân đối nhu cầu sử dụng đất và dự kiến phân bổ các chỉ tiêu sử dụng đất cấp tỉnh đến từng đơn vị hành chính cấp huyện; d) Trong trường hợp cần thiết mà phải thay đổi về quy mô, địa điểm và số lượng dự án, công trình trong cùng một loại đất nhưng không làm thay đổi về chỉ tiêu và khu vực sử dụng đất theo chức năng sử dụng trong kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh đã được phê duyệt thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua trước khi quyết định cập nhật vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện để tổ chức thực hiện. 3. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện: a) Trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng đất trong việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện: Các phòng, ban cấp huyện xác định nhu cầu sử dụng đất và đề xuất các dự án sử dụng đất thuộc danh mục chỉ tiêu sử dụng đất cấp huyện theo từng đơn vị hành chính cấp xã; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) xác định nhu cầu sử dụng đất của địa phương. Các phòng, ban cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã gửi nhu cầu sử dụng đất về Phòng Tài nguyên và Môi trường trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của Phòng Tài nguyên và Môi trường đề nghị đăng ký nhu cầu sử dụng đất. Phòng Tài nguyên và Môi trường xác định các chỉ tiêu sử dụng đất cấp tỉnh và các dự án trong kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh đã phân bố cho cấp huyện đến từng đơn vị hành chính cấp xã; tổng hợp, cân đối nhu cầu sử dụng đất và dự kiến phân bổ các chỉ tiêu sử dụng đất cấp huyện đến từng đơn vị hành chính cấp xã; b) Chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch sử dụng đất cấp huyện gồm chỉ tiêu sử dụng đất theo loại đất và chỉ tiêu sử dụng đất theo khu chức năng. Chỉ tiêu sử dụng đất theo loại đất gồm chỉ tiêu sử dụng đất theo loại đất đã được xác định trong quy hoạch tỉnh và chỉ tiêu sử dụng đất theo loại đất do cấp huyện, cấp xã xác định. Chỉ tiêu sử dụng đất theo loại đất do cấp huyện, cấp xã xác định gồm đất nông nghiệp khác; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm; đất phát triển hạ tầng cấp huyện, cấp xã; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất tín ngưỡng; đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng; đất phi nông nghiệp khác. Chỉ tiêu sử dụng đất theo khu chức năng gồm khu vực chuyên trồng lúa nước; khu vực chuyên trồng cây công nghiệp lâu năm; khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất; khu công nghiệp, cụm công nghiệp; khu đô thị mới, khu đô thị - thương mại - dịch vụ; khu du lịch; khu ở, làng nghề, sản xuất phi nông nghiệp nông thôn; c) Trong trường hợp cần thiết mà phải điều chỉnh về quy mô, địa điểm và số lượng dự án, công trình hoặc nhu cầu sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân nhưng không làm thay đổi về chỉ tiêu sử dụng đất theo loại đất và khu vực sử dụng đất theo chức năng trong quy hoạch sử dụng đất cấp huyện thì Phòng Tài nguyên và Môi trường tổng hợp nhu cầu sử dụng đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trình Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường. Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định và cập nhật vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện. Trường hợp có bổ sung dự án, công trình mà phải thu hồi đất theo quy định tại khoản 3 Điều 62 của Luật Đất đai thì phải được Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thông qua trước khi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định và cập nhật vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện. 4. Trong quá trình tổ chức lập kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác định khu vực, diện tích đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh và vị trí, diện tích đất quốc phòng, an ninh bàn giao cho địa phương quản lý. 5. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật về lập, điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất quốc gia; lập, điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 11.1.LQ.61. Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; Điều 24.8.NĐ.5. Quy hoạch đất làm muối; Điều 24.8.NĐ.5. Quy hoạch đất làm muối)Điều 11.1.QĐ.2.1.(Điều 1 Quyết định số 16/2006/QĐ-BTNMT Ban hành đơn giá lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước và của vùng ngày 09/10/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06/11/2006)Ban hành kèm theo Quyết định này Đơn giá lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước và của vùng dùng làm căn cứ lập, thẩm định, phê duyệt dự toán và thanh quyết toán kinh phí thực hiện dự án.Phu luc_Don gia lap va dieu chinh quy hoach-ke hoach su dung dat cua ca nuoc va cua vung.docĐiều 11.1.TT.45.3. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất(Điều 3 Thông tư số 01/2021/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/05/2021)1. Chỉ tiêu sử dụng đất, mã ký hiệu trong kế hoạch sử dụng đất quốc gia: STT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã I Loại đất 1 Đất nông nghiệp NNP Trong đó: 1.1 Đất trồng lúa LUA Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước LUC 1.2 Đất rừng phòng hộ RPH 1.3 Đất rừng đặc dụng RDD 1.4 Đất rừng sản xuất RSX Trong đó: đất có rừng sản xuất là rừng tự nhiên RSN 2 Đất phi nông nghiệp PNN 2.1 Đất quốc phòng CQP 2.2 Đất an ninh CAN 2.3 Đất khu công nghiệp SKK 2.4 Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia DHT - Đất giao thông DGT Đất xây dựng cơ sở văn hóa DVH Đất xây dựng cơ sở y tế DYT Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo DGD Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao DTT Đất công trình năng lượng DNL Đất công trình bưu chính, viễn thông DBV Đất xây dựng kho dự trữ quốc gia DKG Đất có di tích lịch sử - văn hóa DDT Đất bãi thải, xử lý chất thải DRA 3 Đất chưa sử dụng CSD II Khu chức năng* Đất khu công nghệ cao KCN Đất khu kinh tế KKT Đất đô thị KDT Ghi chú Khu chức năng không tổng hợp khi tính tổng diện tích tự nhiên. 2. Chỉ tiêu sử dụng đất, mã ký hiệu trong kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh: Chỉ tiêu được phân bổ Chỉ tiêu được xác định Chỉ tiêu được xác định bổ sung x 0 Trong đó: Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước LUC x 0 Đất trồng cây lâu năm CLN 1.5 Trong đó: đất có rừng sản xuất là rừng tự nhiên RSN Đất cụm công nghiệp SKN 2.5 Đất thương mại, dịch vụ TMD 2.6 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp SKC 2.7 Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản SKS 2.8 Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh Đất thủy lợi DTL Đất cơ sở tôn giáo TON Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng NTD 2.9 Đất danh lam thắng cảnh DDL 2.10 Đất ở tại nông thôn ONT 2.11 Đất ở tại đô thị ODT 2.12 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 2.13 Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp DTS 2.14 Đất xây dựng cơ sở ngoại giao DNG 4 Khu sản xuất nông nghiệp KNN 5 Khu lâm nghiệp KLN 6 Khu du lịch KDL 7 Khu bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học KBT 8 Khu phát triển công nghiệp KPC 9 Khu đô thị DTC 10 Khu thương mại, dịch vụ KTM 11 Khu dân cư nông thôn DNT Ghi chú được phân bổ, được xác định, được xác định bổ sung. 0: không được phân bổ, không được xác định, không được xác định bổ sung. *: Khu chức năng không tổng hợp khi tính tổng diện tích tự nhiên. 3. Chỉ tiêu sử dụng đất, mã ký hiệu trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện: Đất trồng cây hàng năm khác HNK 1.6 1.7 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 1.8 Đất làm muối LMU 1.9 Đất nông nghiệp khác NKH Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm SKX Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã Đất làm nghĩa trang, nhà tang lễ, nhà hỏa táng Đất xây dựng cơ sở khoa học và công nghệ DKH Đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội DXH Đất sinh hoạt cộng đồng DSH Đất khu vui chơi, giải trí công cộng DKV 2.15 2.16 2.17 2.18 Đất tín ngưỡng TIN 2.19 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 2.20 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 2.21 Đất phi nông nghiệp khác PNK Khu sản xuất nông nghiệp (khu vực chuyên trồng lúa nước, khu vực chuyên trồng cây công nghiệp lâu năm) Khu lâm nghiệp (khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất) Khu phát triển công nghiệp (khu công nghiệp, cụm công nghiệp) Khu đô thị (trong đó có khu đô thị mới) Khu đô thị - thương mại - dịch vụ KDV 12 13 Khu ở, làng nghề, sản xuất phi nông nghiệp nông thôn KON *: Khu chức năng không tổng hợp khi tính tổng diện tích tự nhiên.Điều 11.1.TT.45.4. Quy định về mẫu hồ sơ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất(Điều 4 Thông tư số 01/2021/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/05/2021)1. Mẫu hồ sơ kế hoạch sử dụng đất quốc gia và điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất quốc gia, gồm: a) Biểu kế hoạch sử dụng đất quốc gia theo mẫu quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này; b) Tờ trình, báo cáo thuyết minh tổng hợp theo mẫu quy định tại Phụ lục số 04 và Phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông tư này; c) Bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ kế hoạch sử dụng đất, bản đồ điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất và các bản đồ chuyên đề theo mẫu quy định tại Phụ lục số 08 ban hành kèm theo Thông tư này. 2. Mẫu hồ sơ kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, gồm: a) Biểu kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh theo mẫu quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này; 3. Mẫu hồ sơ quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của quy hoạch sử dụng đất cấp huyện; điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, gồm: a) Biểu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện theo mẫu quy định tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này; b) Tờ trình, báo cáo thuyết minh tổng hợp (kèm theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện về việc thông qua quy hoạch sử dụng đất) theo mẫu quy định tại Phụ lục số 04 và Phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông tư này; c) Bản đồ hiện trạng sử dụng đất; bản đồ quy hoạch sử dụng đất, bản đồ kế hoạch sử dụng đất năm đầu của quy hoạch sử dụng đất cấp huyện; bản đồ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, bản đồ kế hoạch sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện và các bản đồ chuyên đề theo mẫu quy định tại Phụ lục số 08 ban hành kèm theo Thông tư này. 4. Mẫu hồ sơ kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện, gồm: a) Biểu kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện theo mẫu quy định tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này; c) Bản đồ kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện và các bản đồ chuyên đề theo mẫu quy định tại Phụ lục số 08 ban hành kèm theo Thông tư này. 5. Mẫu quyết định phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo mẫu quy định tại Phụ lục số 06 ban hành kèm theo Thông tư này; 6. Báo cáo kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo mẫu quy định tại Phụ lục số 07 ban hành kèm theo Thông tư này.Phu luc_01.2021.TT.BTNMT.docĐiều 11.1.TT.45.5. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất và ký hiệu thể hiện trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; bản đồ quy hoạch sử dụng đất và bản đồ kế hoạch sử dụng đất(Điều 5 Thông tư số 01/2021/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/05/2021)1. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (sau đây gọi là bản đồ hiện trạng sử dụng đất) thể hiện các loại đất tương ứng với từng cấp hành chính theo quy định tại Điều 3 của Thông tư này và được xây dựng theo quy định sau: a) Trường hợp lập quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cùng với lập kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối hoặc lập kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối mà không phải điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thì sử dụng bản đồ hiện trạng sử dụng đất được lập từ kết quả kiểm kê đất đai; b) Trường hợp điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất mà thời điểm điều chỉnh không trùng với thời điểm kiểm kê đất đai thì được xây dựng trên cơ sở bản đồ hiện trạng sử dụng đất đã được lập từ kết quả kiểm kê đất đai và kết quả điều tra bổ sung tại thời điểm điều chỉnh. 2. Ký hiệu và phân lớp các yếu tố nội dung, bố cục bản đồ, xác nhận và ký duyệt thể hiện trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT ngày 14 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất (sau đây gọi là Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT) và Phụ lục số 08 ban hành kèm theo Thông tư này.Điều 11.1.TT.45.6. Quy trình lập kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu quốc gia(Điều 6 Thông tư số 01/2021/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/05/2021)Việc lập kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu quốc gia với trường hợp lập đồng thời với quy hoạch sử dụng đất quốc gia được thực hiện theo trình tự sau: 1. Điều tra, thu thập bổ sung thông tin, tài liệu và khảo sát thực địa về kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu quốc gia. 2. Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốc gia kỳ trước. 3. Xây dựng kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu quốc gia. 4. Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp và các tài liệu có liên quan.Điều 11.1.TT.45.7. Điều tra, thu thập bổ sung thông (in, tài liệu và khảo sát thực địa về kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu quốc gia(Điều 7 Thông tư số 01/2021/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/05/2021)1. Điều tra, thu thập bổ sung các thông tin, tài liệu: a) Điều tra, thu thập các thông tin, tài liệu liên quan đến tình hình quản lý, sử dụng đất, biến động sử dụng đất, kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốc gia kỳ trước; b) Điều tra, thu thập các thông tin, tài liệu về nhu cầu sử dụng đất và các dự án sử dụng đất do các ngành, lĩnh vực xác định và đề xuất; c) Điều tra, thu thập các thông tin, tài liệu về nhu cầu sử dụng đất do Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp xác định: d) Phân loại và đánh giá các thông tin, tài liệu thu thập dược. 2. Điều tra, khảo sát thực địa bổ sung: a) Xác định những nội dung cần điều tra khảo sát thực địa; xây dựng kế hoạch khảo sát thực địa; b) Điều tra, khảo sát thực địa; c) Chỉnh lý bổ sung thông tin, tài liệu trên cơ sở kết quả điều tra, khảo sát thực địa. 3. Tổng hợp, xử lý các thông tin, tài liệu. 4. Lập báo cáo kết quả điều tra, thu thập các thông tin, tài liệu. 5. Hội thảo thống nhất kết quả điều tra, thông tin, tài liệu thu thập. 6. Đánh giá, nghiệm thu.Điều 11.1.TT.45.8. Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốc gia kỳ trước(Điều 8 Thông tư số 01/2021/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/05/2021)1. Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất quốc gia kỳ trước. a) Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất quốc gia kỳ trước; b) Phân tích, đánh giá những mặt được, những tồn tại và nguyên nhân; c) Bài học kinh nghiệm. 2. Phân tích, đánh giá kết quả chuyển mục đích sử dụng đất. 3. Đánh giá những mặt được, tồn tại và nguyên nhân trong thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốc gia kỳ trước. 4. Xây dựng báo cáo chuyên đề (gồm: chuyên đề về đất trồng lúa; đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất; đất khu công nghiệp, đất khu công nghệ cao, đất khu kinh tế; đất đô thị; đất giao thông); bản đồ kết quả rà soát kế hoạch sử dụng đất quốc gia kỳ trước. 5. Hội thảo và chỉnh sửa báo cáo chuyên đề, ban đồ sau hội thảo. 6. Đánh giá, nghiệm thu.Điều 11.1.TT.45.9. Xây dựng kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu quốc gia(Điều 9 Thông tư số 01/2021/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/05/2021)1. Khái quát phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội có liên quan đến kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu quốc gia. 2. Xác định diện tích các loại đất trong quy hoạch sử dụng đất quốc gia theo từng thời kỳ kế hoạch sử dụng đất 05 năm. 3. Kế hoạch sử dụng đất 05 năm cho từng vùng kinh tế - xã hội và đơn vị hành chính cấp tỉnh. 4. Phân bổ các chỉ tiêu sử dụng đất nêu tại khoản 3 Điều này đến từng vùng kinh tế - xã hội và từng đơn vị hành chính cấp tỉnh. 5. Xác định điện tích các loại đất cần chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại các điểm a, c, d và e khoản 1 Điều 57 của Luật Đất đai trong kỳ kế hoạch đến từng vùng kinh tế - xã hội và từng đơn vị hành chính cấp tỉnh. 6. Xác định diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng trong kỳ kế hoạch đến từng vùng kinh tế - xã hội và từng đơn vị hành chính cấp tỉnh, 7. Xác định quy mô, địa điểm công trình, dự án sử dụng đất vào các mục đích quy định tại Điều 61 và khoản 1, khoản 2 Điều 62 của Luật Đất đai để thực hiện trong kỳ kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu quốc gia. 8. Dự kiến các nguồn thu, chi từ đất theo kế hoạch sử dụng đất. 9. Xây dựng các giải pháp thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu quốc gia: a) Giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường; b) Giải pháp về nguồn lực thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu quốc gia; c) Giải pháp tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu quốc gia: d) Các giải pháp khác. 10. Lập bản đồ kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu quốc gia và bản đồ kế hoạch sử dụng đất theo các chuyên đề (gồm: bản đồ chuyên đề về đất trồng lúa; đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất; đất khu công nghiệp, đất khu công nghệ cao, đất khu kinh tế; đất đô thị; đất giao thông). 11. Lập hệ thống bảng, biểu số liệu phân tích, sơ đồ, biểu đồ. 12. Xây dựng các báo cáo chuyên đề (gồm: chuyên đề về đất trồng lúa; đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất; đất khu công nghiệp, đất khu công nghệ cao, đất khu kinh tế; đất đô thị; đất giao thông). 13. Hội thảo và chỉnh sửa báo cáo, bản đồ sau hội thảo. 14. Đánh giá, nghiệm thu.Điều 11.1.TT.45.10. Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp và các tài liệu có liên quan(Điều 10 Thông tư số 01/2021/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/05/2021)1. Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp. 2. Hoàn thiện hệ thống bảng, biểu số liệu, sơ đồ, biểu đồ. 3. Hoàn thiện bản đồ kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu quốc gia. 4. Hội thao. 5. Hoàn thiện báo cáo thuyết minh tổng hợp; hệ thống bảng, biểu số liệu, sơ đồ, biểu đồ; bản đồ kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu quốc gia sau hội thảo. 6. Dự thảo các văn bản trình duyệt kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu quốc gia. 7. Nhân sao hồ sơ, tài liệu phục vụ trình duyệt kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu quốc gia. 8. Báo cáo Chính phủ kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu quốc gia: chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ, tài liệu sau báo cáo. 9. Đánh giá, nghiệm thu.Điều 11.1.TT.45.11. Quy trình lập kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối quốc gia(Điều 11 Thông tư số 01/2021/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/05/2021)Việc lập kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối quốc gia được thực hiện theo các bước: 1. Điều tra, thu thập thông tin, tài liệu và khảo sát thực địa về kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối quốc gia. 2. Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường tác động đến việc sử dụng đất. 3. Phân tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất, biến động sử dụng đất, kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốc gia kỳ trước. 4. Xây dựng kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối quốc gia. 5. Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp và các tài liệu có liên quan.Điều 11.1.TT.45.12. Điều tra, thu thập thông tin, tài liệu và khảo sát thực địa về kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối quốc gia(Điều 12 Thông tư số 01/2021/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/05/2021)1. Điều tra, thu thập các thông tin, tài liệu: a) Điều tra, thu thập các thông tin, tài liệu liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường tác động đến việc sử dụng đất; tình hình quản lý, sử dụng đất, biến động sử dụng đất, kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốc gia kỳ trước; b) Điều tra, thu thập các thông tin, tài liệu về nhu cầu sử dụng đất và các dự án sử dụng đất do các ngành, lĩnh vực xác định và đề xuất; c) Điều tra, thu thập các thông tin, tài liệu về nhu cầu sử dụng đất do Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp xác định; d) Phân loại và đánh giá các thông tin, tài liệu thu thập được. 2. Điều tra, khảo sát thực địa: a) Xác định những nội dung cần điều tra khảo sát thực địa; xây dựng kế hoạch khảo sát thực địa; b) Điều tra, khảo sát thực địa; c) Chỉnh lý bổ sung thông tin, tài liệu trên cơ sở kết quả điều tra, khảo sát thực địa. 3. Tổng hợp, xử lý các thông tin, tài liệu. 4. Lập báo cáo kết quả điều tra, thu thập các thông tin, tài liệu. 5. Hội thảo thống nhất kết quả điều tra, thông tin, tài liệu thu thập. 6. Đánh giá, nghiệm thu.Điều 11.1.TT.45.13. Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường tác động đến việc sử dụng đất(Điều 13 Thông tư số 01/2021/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/05/2021)1. Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên và môi trường: a) Phân tích đặc điểm điều kiện tự nhiên; b) Phân tích đặc điểm các nguồn tài nguyên; c) Phân tích hiện trạng môi trường; d) Đánh giá chung. 2. Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội: a) Phân tích khái quát thực trạng phát triển kinh tế - xã hội; b) Phân tích thực trạng phát triển các ngành, lĩnh vực: c) Phân tích tình hình dân số, lao động, việc làm và thu nhập, tập quán có liên quan đến sử dụng đất; d) Phân tích thực trạng phát triển đô thị và phát triển nông thôn; thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng; đ) Đánh giá chung. 3. Phân tích, đánh giá về biến đổi khí hậu tác động đến việc sử dụng đất: a) Nước biển dâng, xâm nhập mặn; b) Hoang mạc hóa, xói mòn, sạt lở đất. 4. Lập bản đồ theo các chuyên đề. 5. Xây dựng các báo cáo chuyên đề. 6. Hội thảo và chỉnh sửa báo cáo, bản đồ chuyên đề sau hội thảo. 7. Đánh giá, nghiệm thu.Điều 11.1.TT.45.14. Phân tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất, biến động sử dụng đất, kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốc gia kỳ trước(Điều 14 Thông tư số 01/2021/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/05/2021)1. Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện một số nội dung quản lý nhà nước về đất đai liên quan đến việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốc gia kỳ trước: a) Tình hình thực hiện; b) Phân tích, đánh giá những mặt được, những tồn tại và nguyên nhân; 2. Phân tích, đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất: a) Hiện trạng sử dụng đất theo từng loại đất; b) Biến động sử dụng đất theo từng loại đất trong kỳ kế hoạch sử dụng đất quốc gia kỳ trước; c) Phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường trong việc sử dụng đất; d) Phân tích, đánh giá những tồn tại và nguyên nhân. 3. Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốc gia kỳ trước: a) Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất quốc gia kỳ trước; b) Phân tích, đánh giá những mặt được, những tồn tại và nguyên nhân; c) Bài học kinh nghiệm. 4. Phân tích, đánh giá kết quả chuyển mục đích sử dụng đất. 5. Đánh giá những mặt được, tồn tại và nguyên nhân trong thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốc gia kỳ trước. 6. Lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối quốc gia. 7. Xây dựng các báo cáo chuyên đề (gồm: chuyên đề về đất trồng lúa; đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất; đất khu công nghiệp, đất khu công nghệ cao, đất khu kinh tế; đất đô thị; đất giao thông); bản đồ kết quả rà soát kế hoạch sử dụng đất kỳ trước quốc gia. 8. Hội thảo và chỉnh sửa báo cáo chuyên đề, bản đồ sau hội thảo. 9. Đánh giá, nghiệm thu.Điều 11.1.TT.45.15. Xây dựng kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối quốc gia(Điều 15 Thông tư số 01/2021/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/05/2021)1. Khái quát phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội có liên quan đến kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối quốc gia. 2. Tổng hợp các chi tiêu sử dụng đất của kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu chưa thực hiện để xem xét đưa vào kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối quốc gia. 3. Xác định diện tích các loại đất trong kỳ kế hoạch sử dụng đất 5 năm. 4. Phân bổ các chỉ tiêu sử dụng đất nêu tại khoản 3 Điều này đến từng vùng kinh tế - xã hội và từng đơn vị hành chính cấp tỉnh. 5. Xác định diện tích các loại đất cần chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại các điểm a, c, d và e khoản 1 Điều 57 của Luật Đất đai trong kỳ kế hoạch đến từng vùng kinh tế - xã hội và từng đơn vị hành chính cấp tỉnh. 6. Xác định diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng trong kỳ kế hoạch đến từng vùng kinh tế - xã hội và từng đơn vị hành chính cấp tỉnh. 7. Xác định quy mô, địa điểm công trình, dự án sử dụng đất vào các mục đích quy định tại Điều 61 và khoản 1, khoản 2 Điều 62 của Luật Đất đai để thực hiện trong kỳ kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối quốc gia. 8. Dự kiến các nguồn thu, chi từ đất theo kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối quốc gia. 9. Xây dựng các giải pháp thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối quốc gia: a) Giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường; b) Giải pháp về nguồn lực thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối quốc gia; c) Giải pháp tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối quốc gia; d) Các giải pháp khác. 10. Lập bản đồ kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối quốc gia và bản đồ kế hoạch sử dụng đất theo các chuyên đề (gồm: bản đồ chuyên đề về đất trồng lúa; đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất; đất khu công nghiệp, đất khu công nghệ cao, đất khu kinh tế; đất đô thị; đất giao thông). 11. Lập hệ thống bảng, biểu số liệu phân tích, sơ đồ, biểu đồ. 12. Xây dựng các báo cáo chuyên đề (gồm: chuyên đề về đất trồng lúa; đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất; đất khu công nghiệp, đất khu công nghệ cao, đất khu kinh tế; đất đô thị; đất giao thông). 13. Hội thảo và chỉnh sửa báo cáo, bản đồ sau hội thảo. 14. Đánh giá, nghiệm thu.Điều 11.1.TT.45.16. Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp và các tài liệu có liên quan(Điều 16 Thông tư số 01/2021/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/05/2021)Việc xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp kế hoạch sử dụng đất, các tài liệu có liên quan được thực hiện theo quy trình quy định tại Điều 10 của Thông tư này.Điều 11.1.TT.45.17. Quy trình điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất quốc gia(Điều 17 Thông tư số 01/2021/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/05/2021)Việc điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất quốc gia được thực hiện theo các bước: 1. Điều tra, thu thập bổ sung thông tin, tài liệu và khảo sát thực địa; phân tích, đánh giá bổ sung điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường tác động đến việc sử dụng đất; tình hình quản lý, sử dụng đất, biến động sử dụng đất; kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốc gia. 2. Xây dựng điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất quốc gia. 3. Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp và các tài liệu có liên quan.Điều 11.1.TT.45.18. Điều tra, thu thập bổ sung thông tin, tài liệu và khảo sát thực địa; phân tích, đánh giá bổ sung điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường tác động đến việc sử dụng đất; tình hình quản lý, sử dụng đất, biến động sử dụng đất; kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốc gia(Điều 18 Thông tư số 01/2021/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/05/2021)1. Điều tra, thu thập bổ sung các thông tin, tài liệu và khảo sát thực địa: a) Điều tra, thu thập bổ sung các thông tin, tài liệu liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường tác động đến việc sử dụng đất; tình hình quản lý, sử dụng đất, biến động sử dụng đất, kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốc gia; b) Điều tra, thu thập bổ sung các thông tin, tài liệu về nhu cầu sử dụng đất và các dự án sử dụng đất do các ngành, lĩnh vực xác định và đề xuất trong kế hoạch sử dụng đất quốc gia; c) Điều tra, thu thập bổ sung các thông tin, tài liệu về nhu cầu sử dụng đất do Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp xác định; d) Điều tra, khảo sát thực địa bổ sung thông tin, tài liệu. 2. Tổng hợp, xử lý các thông tin, tài liệu và lập báo cáo kết quả điều tra, thu thập bổ sung các thông tin, tài liệu. 3. Phân tích, đánh giá bổ sung điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường tác động đến việc sử dụng đất: a) Phân tích, đánh giá bổ sung điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên và hiện trạng môi trường; b) Phân tích, đánh giá bổ sung thực trạng phát triển kinh tế - xã hội; c) Phân tích, đánh giá bổ sung về biến đổi khí hậu tác động đến việc sử dụng đất. 4. Phân tích, đánh giá bổ sung tình hình quản lý, sử dụng đất, biến động sử dụng đất: a) Phân tích, đánh giá bổ sung tình hình thực hiện một số nội dung quản lý nhà nước về đất đai có liên quan đến việc điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất quốc gia; b) Phân tích, đánh giá bổ sung hiện trạng và biến động sử dụng đất. 5. Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốc gia. 6. Phân tích, đánh giá kết quả chuyển mục đích sử dụng đất quốc gia. 7. Đánh giá những mặt được, tồn tại và nguyên nhân trong thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốc gia. 8. Xây dựng các báo cáo chuyên đề (gồm: chuyên đề về đất trồng lúa; đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất; đất khu công nghiệp, đất khu công nghệ cao, đất khu kinh tế; đất đô thị; đất giao thông). 9. Hội thảo và chỉnh sửa, hoàn thiện báo cáo chuyên đề sau hội thảo. 10. Đánh giá, nghiệm thu.Điều 11.1.TT.45.19. Xây dựng điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất quốc gia(Điều 19 Thông tư số 01/2021/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/05/2021)1. Tổng hợp các chỉ tiêu sử dụng đất cần điều chỉnh, bổ sung để đưa vào kế hoạch sử dụng đất quốc gia. 2. Các nội dung khác của điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại khoản 1 và các khoản 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14 Điều 15 của Thông tư này.Điều 11.1.TT.45.20. Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp và các tài liệu có liên quan(Điều 20 Thông tư số 01/2021/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/05/2021)Việc xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất quốc gia, các tài liệu có liên quan được thực hiện theo quy trình quy định tại Điều 10 của Thông tư này.Điều 11.1.TT.45.21. Quy trình lập kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh(Điều 21 Thông tư số 01/2021/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/05/2021)Việc lập kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh được thực hiện theo quy trình quy định tại Điều 11 của Thông tư này.Điều 11.1.TT.45.22. Điều tra, thu thập thông tin, tài liệu và khảo sát thực địa về kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh(Điều 22 Thông tư số 01/2021/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/05/2021)Việc điều tra, thu thập thông tin, tài liệu và khảo sát thực địa về kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh được thực hiện theo quy trình quy định tại Điều 12 của Thông tư này.Điều 11.1.TT.45.23. Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường tác động đến việc sử dụng đất(Điều 23 Thông tư số 01/2021/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/05/2021)1. Việc phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường tác động đến việc sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều 13 của Thông tư này. 2. Lập bản đồ theo các chuyên đề. 3. Xây dựng các báo cáo chuyên đề. 4. Hội thảo và chỉnh sửa báo cáo, bản đồ chuyên đề sau hội thảo. 5. Đánh giá, nghiệm thu.Điều 11.1.TT.45.24. Phân tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất, biến động sử dụng đất, kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh kỳ trước(Điều 24 Thông tư số 01/2021/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/05/2021)1. Việc phân tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất, biến động sử dụng đất, kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ trước được thực hiện theo quy định tại các khoản 1,2, 3, 4, 5, 6 Điều 14 của Thông tư này. 2. Xây dựng các báo cáo chuyên đề (gồm: chuyên đề về đất trồng lúa; đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất; đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đất khu công nghệ cao, đất khu kinh tế; đất đô thị; đất giao thông; đất thủy lợi và chuyên đề về các khu: sản xuất nông nghiệp; lâm nghiệp; du lịch; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; phát triển công nghiệp; đô thị; thương mại - dịch vụ; dân cư nông thôn); bản đồ kết quả rà soát kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh kỳ trước. 3. Hội thảo và chỉnh sửa báo cáo, bản đồ chuyên đề sau hội thảo. 4. Đánh giá, nghiệm thu.Điều 11.1.TT.45.25. Xây dựng kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh(Điều 25 Thông tư số 01/2021/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/05/2021)1. Khái quát phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội có liên quan đến kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh. 2. Xác định diện tích các loại đất trong kỳ kế hoạch sử dụng đất 5 năm. a) Xác định diện tích các loại đất được phân bổ trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia trên địa bàn tỉnh. b) Xác định diện tích các loại đất do cấp tỉnh xác định. 3. Xác định diện tích các loại đất theo phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai trong quy hoạch tỉnh trong thời kỳ kế hoạch sử dụng đất theo từng năm và đến từng đơn vị hành chính cấp huyện. 4. Xác định diện tích các loại đất cần chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 57 của Luật Đất đai trong kỳ kế hoạch theo từng năm và đến từng đơn vị hành chính cấp huyện. 5. Xác định diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng trong kỳ kế hoạch theo từng năm và đến từng đơn vị hành chính cấp huyện. 6. Xác định quy mô, địa điểm công trình, dự án sử dụng đất vào các mục đích quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật Đất đai để thực hiện trong kỳ kế hoạch sử dụng đất theo từng năm và đến từng đơn vị hành chính cấp huyện. Đối với dự án hạ tầng kỹ thuật xây dựng, chỉnh trang khu đô thị, khu dân cư nông thôn phải đồng thời xác định vị trí, diện tích đất thu hồi trong vùng phụ cận để đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện dự án nhà ở, thương mại, dịch vụ, sản xuất, kinh doanh, 7. Dự kiến các nguồn thu chi từ đất theo kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh. 8. Xây dựng các giải pháp thực hiện kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh: a) Giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường; b) Giải pháp về nguồn lực thực hiện kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; c) Giải pháp tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh. 9. Lập bản đồ kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và bản đồ kế hoạch sử dụng đất theo các chuyên đề (gồm: bản đồ chuyên đề về đất trồng lúa: đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất: đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đất khu công nghệ cao, đất khu kinh tế; đất đô thị; đất giao thông; đất thủy lợi và bản đồ chuyên đề về các khu: sản xuất nông nghiệp; lâm nghiệp; du lịch; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; phát triển công nghiệp; đô thị; thương mại - dịch vụ; dân cư nông thôn). 10. Lập hệ thống bảng, biểu số liệu phân tích, sơ đồ, biểu đồ. 11. Xây dựng báo cáo chuyên đề (gồm: chuyên đề về đất trồng lúa: đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất; đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đất khu công nghệ cao, đất khu kinh tế; đất đô thị; đất giao thông; đất thủy lợi và chuyên đề về các khu: sản xuất nông nghiệp; lâm nghiệp; du lịch; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; phát triển công nghiệp; đô thị; thương mại - dịch vụ; dân cư nông thôn), 12. Hội thảo và chỉnh sửa báo cáo, bản đồ sau hội thảo. 13. Đánh giá, nghiệm thu.Điều 11.1.TT.45.26. Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp và các tài liệu có liên quan(Điều 26 Thông tư số 01/2021/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/05/2021)1. Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp. 2. Hoàn thiện hệ thống bảng, biểu số liệu, sơ đồ, biểu đồ. 3. Hoàn thiện bản đồ kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh. 4. Hội thảo. 5. Hoàn thiện báo cáo thuyết minh tổng hợp; hệ thống bảng, biểu số liệu, sơ đồ, biểu đồ; bản đồ kế hoạch sử dụng đất sau hội thảo. 6. Dự thảo các văn bản trình duyệt kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh. 7, Nhàn sao hồ sơ, tài liệu phục vụ trình duyệt kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh. 8. Báo cáo Thủ tướng Chính phủ kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh: chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ, tài liệu sau báo cáo. 9. Đánh giá, nghiệm thu.Điều 11.1.TT.45.27. Quy trình điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh(Điều 27 Thông tư số 01/2021/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/05/2021)Việc điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh được thực hiện theo quy trình quy định tại Điều 17 của Thông tư này.Điều 11.1.TT.45.28. Điều tra, thu thập bổ sung thông tin, tài liệu và khảo sát thực địa; phân tích, đánh giá bổ sung điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và môi trường tác động đến việc sử dụng đất; tình hình quản lý, sử dụng đất, biến động sử dụng đất; kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh.(Điều 28 Thông tư số 01/2021/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/05/2021)Việc điều tra, thu thập bổ sung thông tin, tài liệu và khảo sát thực địa: phân tích, đánh giá bổ sung điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường tác động đến việc sử dụng đất; tình hình quản lý, sử dụng đất, biến động sử dụng đất; kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh được thực hiện theo quy trình quy định tại Điều 18 của Thông tư này.Điều 11.1.TT.45.29. Xây dựng điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh(Điều 29 Thông tư số 01/2021/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/05/2021)1. Xác định diện tích các loại đất cần điều chỉnh, bổ sung để đưa vào kỳ điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất 5 năm. a) Xác định diện tích các loại đất được phân bố trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia trên địa bàn tỉnh. 2. Các nội dung khác của điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại khoản 1 và các khoản 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13. 14 Điều 25 của Thông tư này.Điều 11.1.TT.45.30. Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp và các tài liệu có liên quan(Điều 30 Thông tư số 01/2021/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/05/2021)Việc xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, các tài liệu có liên quan được thực hiện theo quy trình quy định tại Điều 26 của Thông tư này.Điều 11.1.TT.45.31. Quy trình lập quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của quy hoạch sử dụng đất cấp huyện(Điều 31 Thông tư số 01/2021/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/05/2021)Việc lập quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của quy hoạch sử dụng đất cấp huyện được thực hiện theo các bước: 1. Điều tra, thu thập thông tin, tài liệu và khảo sát thực địa. 2. Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường tác động đến việc sử dụng đất. 3. Phân tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất, biến động sử dụng đất; kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện kỳ trước và tiềm năng đất đai. 4. Xây dựng quy hoạch sử dụng đất cấp huyện. 5. Lập kế hoạch sử dụng đất năm đầu của quy hoạch sử dụng đất cấp huyện. 6. Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp và các tài liệu có liên quan.Điều 11.1.TT.45.32. Điều tra, thu thập thông tin, tài liệu và khảo sát thực địa(Điều 32 Thông tư số 01/2021/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/05/2021)1. Điều tra, thu thập các thông tin, tài liệu: a) Điều tra, thu thập các thông tin. tài liệu liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường tác động đến việc sử dụng đất; tình hình quản lý, sử dụng đất, biến động sử dụng đất; kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện kỳ trước và tiềm năng đất đai; b) Điều tra, thu thập các thông tin, tài liệu về nhu cầu sử dụng đất và các dự án sử dụng đất do các ngành, lĩnh vực xác định và đề xuất; c) Điều tra, thu thập các thông tin, tài liệu về nhu cầu sử dụng đất do Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp xác định; d) Phân loại và đánh giá các thông tin, tài liệu thu thập được. 2. Điều tra, khảo sát thực địa: a) Xác định những nội dung cần điều tra khảo sát thực địa; xây dựng kế hoạch khảo sát thực địa; c) Chỉnh lý bổ sung thông tin, tài liệu trên cơ sở kết quả điều tra, khảo sát thực địa. 3. Tổng hợp, xử lý các thông tin, tài liệu. 4. Lập báo cáo kết quả điều tra, thu thập các thông tin, tài liệu. 6. Đánh giá nghiệm thu.Điều 11.1.TT.45.33. Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường tác động đến việc sử dụng đất(Điều 33 Thông tư số 01/2021/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/05/2021)1. Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên và môi trường: b) Phân tích đặc điểm các nguồn tài nguyên; 2. Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội: a) Phân tích khái quát thực trạng phát triển kinh tế - xã hội; b) Phân tích thực trạng phát triển các ngành, lĩnh vực; c) Phân tích tình hình dân số, lao động, việc làm và thu nhập, tập quán có liên quan đến sử dụng đất; d) Phân tích thực trạng, phát triển đô thị và phát triển nông thôn; thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng; 3. Phân tích, đánh giá về biến đổi khí hậu tác động đến việc sử dụng đất: b) Hoang mạc hóa, xói mòn, sạt lở đất. 4. Lập bản đồ chuyên đề. 5. Xây dựng các báo cáo chuyên đề. 6. Hội thảo và chỉnh sửa báo cáo, bản đồ chuyên đề sau hội thảo. 7. Đánh giá, nghiệm thu.Điều 11.1.TT.45.34. Phân tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất, biến động sử dụng đất; kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện kỳ trước và tiềm năng đất đai(Điều 34 Thông tư số 01/2021/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/05/2021)1. Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện một số nội dung quản lý nhà nước về đất đai liên quan đến việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện: a) Tình hình thực hiện: b) Phân tích, đánh giá những mặt được, những tồn tại và nguyên nhân; b) Biến động sử dụng đất theo từng loại đất trong kỳ quy hoạch trước; c) Phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường trong việc sử dụng đất; d) Phân tích, đánh giá những tồn tại và nguyên nhân. 3. Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện kỳ trước: a) Kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện kỳ trước; b) Phân tích, đánh giá kết quả chuyển mục đích sử dụng đất; c) Phân tích, đánh giá kết quả đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng; d) Phân tích, đánh giá những mặt được, những tồn tại và nguyên nhân; đ) Bài học kinh nghiệm. 4. Phân tích, đánh giá tiềm năng đất đai: a) Phân tích, đánh giá tiềm năng đất đai cho lĩnh vực nông nghiệp; b) Phân tích, đánh giá tiềm năng đất đai cho lĩnh vực phi nông nghiệp. 5. Lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện. 6. Xây dựng các báo cáo chuyên đề (gồm: chuyên đề về đất trồng lúa; đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất; đất nuôi trồng thủy sản; đất làm muối; đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đất khu công nghệ cao, đất khu kinh tế; đất thương mại - dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất đô thị; đất giao thông; đất thủy lợi và chuyên đề về các khu: sản xuất nông nghiệp; lâm nghiệp; du lịch; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; phát triển công nghiệp; đô thị; thương mại - dịch vụ; dân cư nông thôn); bản đồ kết quả rà soát quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện kỳ trước. 7. Hội thảo và chỉnh sửa báo cáo chuyên đề, bản đồ sau hội thảo. 8. Đánh giá, nghiệm thu.Điều 11.1.TT.45.35. Xây dựng quy hoạch sử dụng đất cấp huyện(Điều 35 Thông tư số 01/2021/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/05/2021)1. Khái quát phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. 2. Xác định định hướng sử dụng đất. 3. Xây dựng quy hoạch sử dụng đất cấp huyện: a) Xác định các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong kỳ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện; b) Xác định các chỉ tiêu sử dụng đất theo loại đất gồm chỉ tiêu sử dụng đất do quy hoạch tỉnh phân bố cho cấp huyện và chỉ tiêu sử dụng đất theo nhu cầu sử dụng đất của cấp huyện và cấp xã; c) Xác định nhu cầu sử dụng đất cho các ngành, lĩnh vực trong kỳ quy hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp xã; d) Tổng hợp nhu cầu sử dụng đất, cân đối để xác định các chỉ tiêu sử dụng đất theo loại đất nêu tại điểm b và điểm c khoản này phân bố đến từng đơn vị hành chính cấp xã; đ) Xác định các chỉ tiêu sử dụng đất theo khu chức năng. 4. Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến kinh tế, xã hội và môi trường: a) Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến nguồn thu từ việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và chi phí cho việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; b) Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến khả năng bảo đảm an ninh lương thực; c) Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đối với việc giải quyết quỹ đất ở, mức độ ảnh hưởng đến đời sống các hộ dân phải di dời chỗ ở, số lao động phải chuyển đổi nghề nghiệp do chuyển mục đích sử dụng đất; đ) Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến quá trình đô thị hóa và phát triển hạ tầng; đ) Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến việc tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, bảo tồn văn hoá các dân tộc; e) Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến khả năng khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên; yêu cầu bảo tồn, phát triển diện tích rừng và tỷ lệ che phủ. 5. Xây dựng các giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất cấp huyện: b) Giải pháp về nguồn lực thực hiện quy hoạch sử dụng đất cấp huyện; c) Giải pháp tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch sử dụng đất cấp huyện; 6. Xây dựng hệ thống bảng, biểu số liệu phân tích, sơ đồ, biểu đồ. 7. Lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, gồm: a) Bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện; b) Bản đồ chi tiết đến từng đơn vị hành chính cấp xã các khu vực quy hoạch đất trồng lúa, khu vực quy hoạch chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 57 của Luật Đất đai. 8. Lập bản đồ chuyên đề (gồm: bản đồ định hướng sử dụng đất; bản đồ chuyên đề về đất trồng lúa; đất rừng phòng hộ. đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất; đất nuôi trồng thủy sản; đất làm muối; đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đất khu công nghệ cao, đất khu kinh tế; đất thương mại - dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất đô thị, đất giao thông; đất thủy lợi và chuyên đề về các khu: sản xuất nông nghiệp; lâm nghiệp; du lịch; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; phát triển công nghiệp; đô thị; thương mại - dịch vụ; dân cư nông thôn). 9. Xây dựng các báo cáo chuyên đề (gồm: chuyên đề về đất trồng lúa; đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất; đất nuôi trồng thủy sản; đất làm muối; đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đất khu công nghệ cao, đất khu kinh tế; đất thương mại - dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp: đất đô thị; đất giao thông; đất thủy lợi và chuyên đề về các khu: sản xuất nông nghiệp; lâm nghiệp; du lịch; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; phát triển công nghiệp; đô thị; thương mại - dịch vụ; dân cư nông thôn). 10. Hội thảo và chỉnh sửa báo cáo chuyên đề, bản đồ sau hội thảo. 11. Đánh giá, nghiệm thu.Điều 11.1.TT.45.36. Lập kế hoạch sử dụng đất năm đầu của quy hoạch sử dụng đất cấp huyện(Điều 36 Thông tư số 01/2021/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/05/2021)1. Xác định các chỉ tiêu sử dụng đất cấp tỉnh đã phân bố cho cấp huyện trong năm kế hoạch và phân bố đến từng đơn vị hành chính cấp xã. 2. Xác định nhu cầu sử dụng đất cho các ngành, lĩnh vực trong năm kế hoạch và phân bố đến từng đơn vị hành chính cấp xã, gồm: a) Chỉ tiêu sử dụng đất trong kế hoạch sử dụng đất năm trước chưa thực hiện hết nhưng phải phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn cấp huyện; b) Nhu cầu sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn cấp huyện trên cơ sở xem xét đơn đề nghị của người có nhu cầu sử dụng đất. 3. Tổng hợp nhu cầu sử dụng đất, cân đối xác định các chỉ tiêu sử dụng đất cho các ngành, lĩnh vực trong năm kế hoạch và phân bố đến từng đơn vị hành chính cấp xã. 4. Xác định diện tích các loại đất cần chuyển mục đích quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 57 của Luật Đất đai trong năm kế hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp xã. 5. Xác định diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng trong năm kế hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp xã. 6. Xác định quy mô, địa điểm công trình, dự án sử dụng đất vào các mục đích quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật Đất đai để thực hiện thu hồi đất trong năm kế hoạch. Đối với các công trình, dự án sử dụng đất vào các mục đích theo quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật Đất đai mà thực hiện bằng ngân sách nhà nước phải được ghi vốn thực hiện trong năm kế hoạch. Đối với công trình, dự án sử dụng đất vào các mục đích hạ tầng kỹ thuật, xây dựng, chỉnh trang đô thị, khu dân cư nông thôn phải đồng thời xác định vị trí, diện tích đất thu hồi trong vùng phụ cận để đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện dự án nhà ở, thương mại, dịch vụ, sản xuất, kinh doanh. 7. Xác định diện tích đất cần phải chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện việc nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất trong năm kế hoạch trên cơ sở xem xét đơn đề nghị của người sử dụng đất. 8. Dự kiến các nguồn thu từ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và các khoản chi cho việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong năm kế hoạch sử dụng đất cấp huyện. 9. Xác định các giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất cấp huyện. 10. Lập hệ thống bảng, biểu số liệu phân tích, sơ đồ biểu đồ. 11. Lập bản đồ kế hoạch sử dụng đất năm đầu của quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, gồm: a) Bản đồ kế hoạch sử dụng đất năm đầu của quy hoạch sử dụng đất cấp huyện thể hiện các khu vực dự kiến chuyển mục đích sử dụng đất, khu vực dự kiến Nhà nước thu hồi đất trong năm kế hoạch trên nền bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện; b) Bản vẽ vị trí, ranh giới, diện tích các công trình, dự án trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm đến từng thửa đất, được sử dụng một trong các loại tài liệu sau đây để thể hiện trên nền bản đồ địa chính; trường hợp không có bản đồ địa chính thì sử dụng trên nền bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã: Đối với các công trình, dự án xây dựng tập trung thì sử dụng hồ sơ, bản vẽ trong quá trình lập, phê duyệt quy hoạch xây dựng chi tiết, dự án đầu tư (nếu có); Đối với các khu vực tạo quỹ đất sạch phục vụ đấu giá quyền sử dụng đất, các khu vực nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất mà có chuyển mục đích sử dụng đất và các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất còn lại được trích từ bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện; Đối với các công trình, dự án theo tuyển thì sử dụng các bản đồ định hướng quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo hướng tuyến. c) Bản đồ khu vực cần chuyển mục đích sử dụng đất trong năm kế hoạch trên nền bản đồ kế hoạch sử dụng đất cấp huyện. 12. Xây dựng dự thảo báo cáo thuyết minh tổng hợp kế hoạch sử dụng đất hàng năm. 13. Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện về dự thảo kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện: chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ, tài liệu kế hoạch sử dụng đất trình cấp có thẩm quyền thẩm định. 14. Đánh giá, nghiệm thu.Điều 11.1.TT.45.37. Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp và các tài liệu có liên quan(Điều 37 Thông tư số 01/2021/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/05/2021)1. Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp. 3. Hoàn thiện hệ thống bản đồ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện. 5. Hoàn thiện báo cáo thuyết minh tổng hợp; hệ thống bảng, biểu số liệu, sơ đồ, biểu đồ; hệ thống bản đồ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện sau hội thảo. 6. Lấy ý kiến tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư về quy hoạch sử dụng đất cấp huyện: a) Chuẩn bị hồ sơ lấy ý kiến (hồ sơ gồm: chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất, các công trình, dự án thực hiện trong thời kỳ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện); b) Hình thức lấy ý kiến: tổ chức hội nghị, lấy ý kiến trực tiếp và công khai thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; c) Xây dựng báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý và công khai trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp huyện; d) Chỉnh sửa, hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện sau khi lấy ý kiến góp ý. 7. Dự thảo các văn bản trình duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện. 8. Nhân sao hồ sơ, tài liệu phục vụ trình duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện. 9. Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện; chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ, tài liệu và trình thẩm định. 10. Đánh giá, nghiệm thu.Điều 11.1.TT.45.38. Quy trình điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện(Điều 38 Thông tư số 01/2021/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/05/2021)Việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện được thực hiện theo các bước: 1. Điều tra, thu thập bổ sung thông tin, tài liệu và khảo sát thực địa; phân tích, đánh giá bổ sung điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường tác động đến việc sử dụng đất: tình hình quản lý, sử dụng đất, biến động sử dụng đất; kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất. 2. Xây dựng điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện. 3. Lập kế hoạch sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện. 4. Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp và các tài liệu có liên quan.Điều 11.1.TT.45.39. Điều tra, thu thập bổ sung thông tin, tài liệu và khảo sát thực địa; phân tích, đánh giá bổ sung điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến việc sử dụng đất; tình hình quản lý, sử dụng đất, biển động sử dụng đất; kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện(Điều 39 Thông tư số 01/2021/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/05/2021)1. Điều tra, thu thập bổ sung các thông tin, tài liệu: a) Điều tra, thu thập bổ sung các thông tin, tài liệu liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường tác động đến việc sử dụng đất; tình hình quản lý, sử dụng đất, biến động sử dụng đất; kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất cấp huyện và tiềm năng đất đai; b) Điều tra, thu thập bổ sung các thông tin, tài liệu về nhu cầu sử dụng đất và các dự án sử dụng đất do các ngành, lĩnh vực xác định và đề xuất; c) Điều tra, thu thập bổ sung các thông tin, tài liệu về nhu cầu sử dụng đất do Ủy ban nhân dân cấp xã xác định; a) Xác định những nội dung cần điều tra, khảo sát điều chỉnh, bổ sung; xây dựng kế hoạch khảo sát thực địa; c) Chỉnh lý bổ sung thông tin, tài liệu trên cơ sở kết điều chỉnh, bổ sung thực địa. 4. Lập báo cáo kết quả điều tra, thu thập bổ sung các thông tin, tài liệu. 6. Đánh giá, nghiệm thu. 7. Phân tích, đánh giá bổ sung điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội: c) Phân tích, đánh giá bổ sung về biến đổi khí hậu tác động đến việc sử dụng đất. 8. Phân tích, đánh giá bổ sung tình hình quản lý, sử dụng đất, biến động sử dụng đất: a) Phân tích, đánh giá bổ sung tình hình thực hiện một số nội dung quản lý nhà nước về đất đai liên quan đến điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện; b) Phân tích, đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất. 9. Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất cấp huyện. 10. Lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện. 11. Xây dựng các báo cáo chuyên đề (gồm: chuyên đề về đất trồng lúa; đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất; đất nuôi trồng thủy sản; đất làm muối; đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đất khu công nghệ cao, đất khu kinh tế; đất thương mại - dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất đô thị; đất giao thông; đất thủy lợi và chuyên đề về các khu; sản xuất nông nghiệp; lâm nghiệp; du lịch; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; phát triển công nghiệp; đô thị; thương mại - dịch vụ; dân cư nông thôn); bản đồ kết quả rà soát quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu cấp huyện. 12. Hội thảo và chỉnh sửa báo cáo chuyên đề, bản đồ sau hội thảo. 13. Đánh giá, nghiệm thu.Điều 11.1.TT.45.40. Xây dựng điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện(Điều 40 Thông tư số 01/2021/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/05/2021)1. Xác định diện tích các loại đất cần điều chỉnh, bổ sung để đưa vào điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện: b) Xác định các chỉ tiêu sử dụng đất theo loại đất gồm chỉ tiêu sử dụng đất do quy hoạch tỉnh phân bổ cho cấp huyện và chỉ tiêu sử dụng đất theo nhu cầu sử dụng đất của cấp huyện và cấp xã; d) Tổng hợp nhu cầu sử dụng đất, cân đối để xác định các chỉ tiêu sử dụng đất nêu tại điểm b và điểm c khoản này phân bổ đến từng đơn vị hành chính cấp xã; 2. Các nội dung khác của điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện được thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và các khoản 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 Điều 35 của Thông tư này.Điều 11.1.TT.45.41. Lập kế hoạch sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện(Điều 41 Thông tư số 01/2021/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/05/2021)Việc lập kế hoạch sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện được thực hiện theo quy trình quy định tại Điều 36 của Thông tư này.Điều 11.1.TT.45.42. Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp và các tài liệu có liên quan(Điều 42 Thông tư số 01/2021/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/05/2021)Việc xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, các tài liệu có liên quan được thực hiện theo quy định tại Điều 37 của Thông tư này.Điều 11.1.TT.45.43. Quy trình lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện(Điều 43 Thông tư số 01/2021/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/05/2021)Việc lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện đối với các năm còn lại được thực hiện theo các bước: 2. Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm trước. 3. Xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện.Điều 11.1.TT.45.44. Điều tra, thu thập thông tin, tài liệu và khảo sát thực địa(Điều 44 Thông tư số 01/2021/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/05/2021)1. Điều tra, thu thập các thông tin, tài liệu: a) Điều tra, thu thập các thông tin, tài liệu liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường tác động đến việc sử dụng đất; kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm trước: c) Điều tra, thu thập các thông tin, tài liệu về nhu cầu sử dụng đất do Ủy ban nhân dân cấp xã xác định: đ) Phân loại và đánh giá các thông tin, tài liệu thu thập được. c) Chỉnh lý bổ sung thông tin, tài liệu trên cơ sở kết quả điều tra, khảo sát thực địa, 4. Lập báo cáo kết quả điều tra, thu thập các thông tin, tài liệu, 6. Đánh giá, nghiệm thu.Điều 11.1.TT.45.45. Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm trước(Điều 45 Thông tư số 01/2021/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/05/2021)1. Thu thập các thông tin, tài liệu liên quan đến việc lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện. 2. Phân tích, đánh giá các thông tin, tài liệu liên quan đến việc lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện. 3. Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm trước. 4. Xây dựng các báo cáo chuyên đề (gồm: chuyên đề về đất trồng lúa; đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất; đất nuôi trồng thủy sản; đất làm muối; đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đất khu công nghệ cao, đất khu kinh tế: đất thương mại - dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất đô thị; đất giao thông; đất thủy lợi và chuyên đề về các khu: sản xuất nông nghiệp; lâm nghiệp; du lịch; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; phát triển công nghiệp: đô thị; thương mại - dịch vụ; dân cư nông thôn); bản đồ kết quả rà soát kế hoạch sử dụng đất cấp huyện năm trước. 5. Hội thảo và chỉnh sửa báo cáo chuyên đề sau hội thảo. 6. Đánh giá, nghiệm thu.Điều 11.1.TT.45.46. Xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện(Điều 46 Thông tư số 01/2021/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/05/2021)1. Xác định các chỉ tiêu sử dụng đất cấp tỉnh đã phân bổ cho cấp huyện trong năm kế hoạch và phân bổ đến từng đơn vị hành chính cấp xã. 2. Xác định nhu cầu sử dụng đất cho các ngành lĩnh vực trong năm kế hoạch và phân bổ đến từng đơn vị hành chính cấp xã, gồm: a) Chỉ tiêu sử dụng đất trong kế hoạch sử dụng đất năm trước chưa thực hiện hết nhưng phải phù hợp với kinh tế - xã hội trên địa bàn cấp huyện; 3. Tổng hợp nhu cầu sử dụng đất, cân đối xác định các chỉ tiêu sử dụng đất cho các ngành, lĩnh vực trong năm kế hoạch và phân bổ đến từng đơn vị hành chính cấp xã. 6. Xác định quy mô, địa điểm công trình, dự án có sử dụng đất theo quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật Đất đai để thực hiện thu hồi đất trong năm kế hoạch. Đối với các công trình, dự án theo quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật Đất đai mà thực hiện bằng ngân sách nhà nước phải được ghi vốn thực hiện trong năm kế hoạch. Đối với công trình, dự án hạ Tầng kỹ thuật, xây dựng, chỉnh trang đô thị, khu dân cư nông thôn phải đồng thời xác định vị trí, diện tích đất thu hồi trong vùng phụ cận để đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện dự án nhà ở, thương mại, dịch vụ, sản xuất, kinh doanh. 8. Dự kiến các nguồn thu từ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và các khoản chí cho việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong năm kế hoạch sử dụng đất cấp huyện. 9. Xác định các giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện. 11. Lập bản đồ kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện được thực hiện theo quy định tại khoản 11 Điều 36 của Thông tư này. 12. Xây dựng dự thảo báo cáo thuyết minh tổng hợp kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện. 13. Nhân sao hồ sơ, tài liệu phục vụ trình duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện. 14. Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện về dự thảo kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện; chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ, tài liệu kế hoạch sử dụng đất trình cấp có thẩm quyền thẩm định. 15. Đánh giá, nghiệm thu.Điều 11.1.TT.45.47. Quy trình lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm các quận đã có quy hoạch đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt(Điều 47 Thông tư số 01/2021/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/05/2021)Việc lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm các quận đã có quy hoạch đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt được thực hiện theo quy trình quy định tại Điều 43, Điều 44, Điều 45 và Điều 46 của Thông tư này.Điều 11.1.TT.45.48. Quy trình lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện trong trường hợp quy hoạch sử dụng đất chưa được phê duyệt(Điều 48 Thông tư số 01/2021/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/05/2021)Trường hợp đến thời điểm kết thúc kỳ quy hoạch sử dụng đất mà các chỉ tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch sử dụng đất chưa thực hiện hết thì được tiếp tục thực hiện đến khi quy hoạch sử dụng đất kỳ tiếp theo được phê duyệt; trên cơ sở đó, thực hiện lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện theo quy định tại Điều 43, Điều 44, Điều 45, Điều 46 và Điều 47 của Thông tư này, đảm bảo phù hợp với chỉ tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.Điều 11.1.TT.45.49. Thẩm định, phê duyệt, công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất(Điều 49 Thông tư số 01/2021/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/05/2021)1. Thẩm định, phê duyệt và công bố công khai kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu, kỳ cuối và điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất quốc gia a) Tổ chức thẩm định kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu, kỳ cuối và điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất quốc gia trước khi trình Chính phủ; b) Chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ, tài liệu kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu, kỳ cuối và điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất quốc gia để trình Quốc hội quyết định; c) Công bố công khai kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu, kỳ cuối và điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất quốc gia; d) Đánh giá, nghiệm thu; đ) Giao nộp sản phẩm. 2. Thẩm định, phê duyệt và công bố công khai kế hoạch sử dụng đất và điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh a) Tổ chức thẩm định kế hoạch sử dụng đất và điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; b) Chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ, tài liệu kế hoạch sử dụng đất và điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; c) Công bố công khai kế hoạch sử dụng đất và điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; 3. Thẩm định, phê duyệt và công bố công khai quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của quy hoạch sử dụng đất cấp huyện; điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện a) Tổ chức việc thẩm định quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất năm đầu; điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất; b) Chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ, tài liệu quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của quy hoạch sử dụng đất cấp huyện; điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất và trình Hội đồng nhân dân cấp huyện thông qua quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của quy hoạch sử dụng đất cấp huyện; điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất; c) Chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ, tài liệu quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của quy hoạch sử dụng đất cấp huyện; điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; d) Công bố công khai quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của quy hoạch sử dụng đất cấp huyện; điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất; đ) Đánh giá, nghiệm thu; e) Giao nộp sản phẩm. 4. Thẩm định, phê duyệt và công bố công khai kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện a) Tổ chức việc thẩm định kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện; b) Chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ, tài liệu kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua danh mục dự án cần thu hồi đất; c) Chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ, tài liệu kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; d) Công bố công khai kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện; e) Giao nộp sản phẩm.Điều 11.1.TT.45.50. Lưu trữ hồ sơ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất(Điều 50 Thông tư số 01/2021/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/05/2021)1. Kế hoạch sử dụng đất quốc gia, điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất quốc gia (nếu có) được lưu trữ 04 bộ (01 bộ tại Văn phòng Quốc hội, 01 bộ tại Văn phòng Chính phủ, 02 bộ tại Bộ Tài nguyên và Môi trường); tài liệu lưu trữ gồm: văn bản phê duyệt, báo cáo thuyết minh tổng hợp, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ kế hoạch (điều chỉnh) sử dụng đất và các bản đồ chuyên đề. 2. Kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh (nếu có) được lưu trữ 05 bộ (01 bộ tại Văn phòng Chính phủ, 02 bộ tại Bộ Tài nguyên và Môi trường, 01 bộ tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, 01 bộ tại Sở Tài nguyên và Môi trường); tài liệu lưu trữ gồm: văn bản phê duyệt, báo cáo thuyết minh tổng hợp, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ kế hoạch (điều chỉnh) sử dụng đất và các bản đồ chuyên đề. 3. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện a) Quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của quy hoạch sử dụng đất cấp huyện; điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện được lưu trữ 04 bộ (01 bộ tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, 01 bộ tại Sở Tài nguyên và Môi trường, 01 bộ tại Ủy ban nhân dân cấp huyện, 01 bộ tại Phòng Tài nguyên và Môi trường); tài liệu lưu trữ gồm: văn bản phê duyệt, báo cáo thuyết minh tổng hợp, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch (điều chỉnh) sử dụng đất cấp huyện và các bản đồ chuyên đề. b) Kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện được lưu trữ 05 bộ (01 bộ tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, 01 bộ tại Sở Tài nguyên và Môi trường, 01 bộ tại Ủy ban nhân dân cấp huyện, 01 bộ tại Phòng Tài nguyên và Môi trường, 01 bộ tại Ủy ban nhân dân cấp xã); tài liệu lưu trữ gồm: văn bản phê duyệt, báo cáo thuyết minh tổng hợp, bản đồ kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện và các bản đồ chuyên đề.Điều 11.1.TT.47.1.(Điều 1 Thông tư số 11/2021/TT-BTNMT Ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ngày 06/08/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22/09/2021)Ban hành kèm theo Thông tư này Định mức kinh tế - kỹ thuật lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.Dinh muc KTKT_11_2021_TT-BTNMT.docĐiều 11.1.NĐ.3.7a. Về quy hoạch sử dụng đất trong quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới(Điều 7a Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014, được bổ sung bởi Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 03/03/2017)1. Nội dung quy hoạch sử dụng đất trong quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của cấp huyện. Quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì phải rà soát, điều chỉnh nội dung quy hoạch sử dụng đất trong quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới để đảm bảo phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của cấp huyện. 2. Việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới phải căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.Điều 11.1.LQ.43. Lấy ý kiến về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất(Điều 43 Luật số 45/2013/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014) 1. Cơ quan tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 42 của Luật này có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến đóng góp của nhân dân về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. 2. Hình thức, nội dung và thời gian lấy ý kiến nhân dân về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thực hiện theo quy định sau đây: a) Việc lấy ý kiến đóng góp của nhân dân về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, cấp tỉnh được thực hiện thông qua hình thức công khai thông tin về nội dung của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; việc lấy ý kiến đóng góp của nhân dân về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được thực hiện thông qua hình thức tổ chức hội nghị, lấy ý kiến trực tiếp và công khai thông tin về nội dung của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện; b) Nội dung lấy ý kiến nhân dân về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất gồm các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, các dự án công trình thực hiện trong kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; c) Thời gian lấy ý kiến về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là 30 ngày kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định tổ chức lấy ý kiến. 3. Cơ quan có trách nhiệm lấy ý kiến về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm xây dựng báo cáo tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến của nhân dân và hoàn thiện phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trước khi trình Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. 4. Đối với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm lấy ý kiến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong quá trình tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. 5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 24.8.NĐ.6. Quản lý quy hoạch và quỹ đất làm muối; Điều 24.8.NĐ.6. Quản lý quy hoạch và quỹ đất làm muối)Điều 11.1.NĐ.3.8. Lấy ý kiến về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất(Điều 8 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014, có nội dung được sửa đổi, có nội dung được bổ sung bởi Điều 1 Nghị định số 148/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08/02/2021)1. Hồ sơ lấy ý kiến về quy hoạch sử dụng đất cấp huyện gồm: a) Báo cáo tóm tắt quy hoạch sử dụng đất, trong đó có các chỉ tiêu sử dụng đất, địa điểm, diện tích khu vực dự kiến thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất trong kỳ quy hoạch sử dụng đất; b) Bản đồ quy hoạch sử dụng đất. 2. Báo cáo tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến của nhân dân về quy hoạch sử dụng đất được công khai trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp huyện.(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 24.8.NĐ.6. Quản lý quy hoạch và quỹ đất làm muối; Điều 24.8.NĐ.6. Quản lý quy hoạch và quỹ đất làm muối)Điều 11.1.LQ.44. Thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất(Điều 44 Luật số 45/2013/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014) 1. Thẩm quyền thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: a) Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm giúp Hội đồng thẩm định trong quá trình thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; b) Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh. Cơ quan quản lý đất đai ở trung ương có trách nhiệm giúp Hội đồng thẩm định trong quá trình thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện. Cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm giúp Hội đồng thẩm định trong quá trình thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. 2. Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp có trách nhiệm thẩm định và gửi Thông báo kết quả thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến cơ quan tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quy định tại Điều 42 của Luật này; cơ quan tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có trách nhiệm tiếp thu, giải trình theo nội dung thông báo kết quả thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tổ chức kiểm tra, khảo sát thực địa các khu vực dự kiến chuyển mục đích sử dụng đất, đặc biệt là việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng. 3. Nội dung thẩm định quy hoạch sử dụng đất bao gồm: a) Cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học của việc lập quy hoạch sử dụng đất; b) Mức độ phù hợp của phương án quy hoạch sử dụng đất với chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của quốc gia và địa phương; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực; c) Hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường; d) Tính khả thi của phương án quy hoạch sử dụng đất. 4. Nội dung thẩm định kế hoạch sử dụng đất bao gồm: a) Mức độ phù hợp của kế hoạch sử dụng đất với quy hoạch sử dụng đất; b) Mức độ phù hợp của kế hoạch sử dụng đất với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; c) Tính khả thi của kế hoạch sử dụng đất. 5. Kinh phí tổ chức thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được xác định thành một mục riêng trong kinh phí lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 24. Giao rừng của Luật 29/2004/QH11 Bảo vệ và phát triển rừng ban hành ngày 03/12/2004)Điều 11.1.NĐ.3.9. Trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất(Điều 9 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014, có nội dung được bổ sung, có nội dung được sửa đổi bởi Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 03/03/2017; Điều 1 Nghị định số 148/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08/02/2021)1. Trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh: a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi hồ sơ kế hoạch sử dụng đất đến Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổ chức thẩm định; b) Trong thời hạn không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gửi hồ sơ kế hoạch sử dụng đất đến các thành viên của Hội đồng thẩm định kế hoạch sử dụng đất để lấy ý kiến. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn không quá 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ quan gửi hồ sơ; c) Trường hợp cần thiết, trong thời hạn không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Hội đồng thẩm định kế hoạch sử dụng đất tổ chức kiểm tra, khảo sát thực địa các khu vực dự kiến chuyển mục đích sử dụng đất, đặc biệt là khu vực chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng; d) Trong thời hạn không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, các thành viên Hội đồng thẩm định kế hoạch sử dụng đất gửi ý kiến góp ý bằng văn bản đến Bộ Tài nguyên và Môi trường; đ) Trong thời hạn không quá 10 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn lấy ý kiến góp ý, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức họp Hội đồng thẩm định kế hoạch sử dụng đất và gửi Thông báo kết quả thẩm định kế hoạch sử dụng đất đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; e) Trong thời hạn không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo kết quả thẩm định kế hoạch sử dụng đất, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoàn chỉnh hồ sơ kế hoạch sử dụng đất gửi đến Bộ Tài nguyên và Môi trường để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; g) Trong thời hạn không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn không quá 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. 2. Nội dung thẩm định kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh: a) Mức độ phù hợp của kế hoạch sử dụng đất với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch tỉnh; b) Mức độ phù hợp của kế hoạch sử dụng đất với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội: Đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo quốc phòng, an ninh; khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng đất để phục vụ phát triển các ngành, lĩnh vực; c) Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ trước; hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của các công trình, dự án đã thực hiện trong kế hoạch sử dụng đất kỳ trước; d) Tính khả thi của kế hoạch sử dụng đất: Tính phù hợp của các giải pháp với tình hình thực tế của địa phương; nguồn lực và khả năng huy động vốn để thực hiện kế hoạch. 3. Trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt quy hoạch sử dụng đất cấp huyện: a) Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi hồ sơ quy hoạch sử dụng đất đến Sở Tài nguyên và Môi trường để tổ chức thẩm định; b) Trong thời hạn không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gửi hồ sơ quy hoạch sử dụng đất đến các thành viên của Hội đồng thẩm định quy hoạch sử dụng đất để lấy ý kiến. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn không quá 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ quan gửi hồ sơ; c) Trường hợp cần thiết, trong thời hạn không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Hội đồng thẩm định quy hoạch sử dụng đất tổ chức kiểm tra, khảo sát thực địa các khu vực dự kiến chuyển mục đích sử dụng đất, đặc biệt là khu vực chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên; d) Trong thời hạn không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, các thành viên Hội đồng thẩm định quy hoạch sử dụng đất gửi ý kiến góp ý bằng văn bản đến Sở Tài nguyên và Môi trường; đ) Trong thời hạn không quá 10 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn lấy ý kiến góp ý, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức họp Hội đồng để thẩm định quy hoạch sử dụng đất và gửi Thông báo kết quả thẩm định quy hoạch sử dụng đất đến Ủy ban nhân dân cấp huyện; e) Ủy ban nhân dân cấp huyện hoàn chỉnh hồ sơ quy hoạch sử dụng đất, trình Hội đồng nhân dân cấp huyện thông qua, gửi hồ sơ quy hoạch sử dụng đất đến Sở Tài nguyên và Môi trường để trình phê duyệt; g) Trong thời hạn không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt quy hoạch sử dụng đất cấp huyện; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn không quá 05 ngày, cơ quan nhận hồ sơ có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ quan gửi hồ sơ. 4. Trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt và nội dung thẩm định điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này; trình tự thủ tục, thẩm định, phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng cấp huyện thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này. 5. Việc điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh chỉ được thực hiện khi có một trong các căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch và phải đảm bảo các nguyên tắc sau: a) Không làm thay đổi chỉ tiêu sử dụng đất quốc gia đã phân bổ cho cấp tỉnh; b) Không làm thay đổi mục đích, cơ cấu các loại đất theo chức năng trong phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai trong quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt. 6. Trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện: a) Quý III hàng năm, Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi hồ sơ kế hoạch sử dụng đất hàng năm của năm sau đến Sở Tài nguyên và Môi trường để tổ chức thẩm định; b) Trong thời hạn không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gửi hồ sơ kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện đến các thành viên của Hội đồng thẩm định kế hoạch sử dụng đất để lấy ý kiến. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn không quá 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp huyện; c) Trong thời hạn không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, các thành viên Hội đồng thẩm định kế hoạch sử dụng đất gửi ý kiến thẩm định bằng văn bản đến Sở Tài nguyên và Môi trường; d) Trong thời hạn không quá 05 ngày kể từ ngày kết thúc thời gian lấy ý kiến, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức họp Hội đồng thẩm định kế hoạch sử dụng đất, gửi thông báo kết quả thẩm định kế hoạch sử dụng đất đến Ủy ban nhân dân cấp huyện để hoàn chỉnh hồ sơ; đ) Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổng hợp danh mục dự án cần thu hồi đất quy định tại khoản 3 Điều 62 của Luật Đất đai để báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua đồng thời với quyết định mức vốn ngân sách nhà nước cấp cho việc bồi thường, giải phóng mặt bằng tại kỳ họp cuối năm của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; e) Căn cứ hồ sơ kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện đã được hoàn thiện và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt thực hiện xong trước ngày 31 tháng 12. 7. Trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, kế hoạch sử dụng đất an ninh: a) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an gửi hồ sơ kế hoạch sử dụng đất đến Bộ Tài nguyên và Môi trường để lấy ý kiến thẩm định; b) Trong thời hạn không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gửi hồ sơ đến các thành viên của Hội đồng thẩm định kế hoạch sử dụng đất để lấy ý kiến thẩm định; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn không quá 05 ngày, cơ quan nhận hồ sơ có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ quan gửi hồ sơ; c) Trong thời hạn không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, các thành viên Hội đồng thẩm định kế hoạch sử dụng đất gửi ý kiến thẩm định bằng văn bản đến Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trong thời hạn không quá 05 ngày kể từ ngày kết thúc thời gian lấy ý kiến, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổng hợp và gửi thông báo kết quả thẩm định kế hoạch sử dụng đất đến Bộ Quốc phòng, Bộ Công an để hoàn chỉnh hồ sơ; d) Trường hợp cần thiết, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức họp Hội đồng thẩm định kế hoạch sử dụng đất và gửi Thông báo kết quả thẩm định kế hoạch sử dụng đất đến Bộ Quốc phòng, Bộ Công an; đ) Trong thời hạn không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được Thông báo kết quả thẩm định, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hoàn chỉnh hồ sơ kế hoạch sử dụng đất và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch sử dụng đất quốc phòng; kế hoạch sử dụng đất an ninh.(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 11.1.LQ.45. Thẩm quyền quyết định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Điều 24.8.NĐ.5. Quy hoạch đất làm muối; Điều 24.8.NĐ.5. Quy hoạch đất làm muối)Điều 11.1.LQ.45. Thẩm quyền quyết định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất(Điều 45 Luật số 45/2013/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014) 1. Quốc hội quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia. 2. Chính phủ phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất an ninh. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh trước khi trình Chính phủ phê duyệt. 3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện. Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua quy hoạch sử dụng đất cấp huyện trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua danh mục dự án cần thu hồi đất quy định tại khoản 3 Điều 62 của Luật này trước khi phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện.(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 11.1.NĐ.3.9. Trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất)Điều 11.1.LQ.46. Điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất(Điều 46 Luật số 45/2013/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014) 1. Việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất chỉ được thực hiện trong các trường hợp sau đây: a) Có sự điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của quốc gia; quy hoạch tổng thể phát triển các vùng kinh tế - xã hội mà sự điều chỉnh đó làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất; b) Do tác động của thiên tai, chiến tranh làm thay đổi mục đích, cơ cấu, vị trí, diện tích sử dụng đất; c) Có sự điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của cấp trên trực tiếp làm ảnh hưởng tới quy hoạch sử dụng đất; d) Có sự điều chỉnh địa giới hành chính của địa phương. 2. Việc điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất chỉ được thực hiện khi có sự điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất hoặc có sự thay đổi về khả năng thực hiện kế hoạch sử dụng đất. 3. Nội dung điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất là một phần của quy hoạch sử dụng đất đã được quyết định, phê duyệt. Nội dung điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất là một phần của kế hoạch sử dụng đất đã được quyết định, phê duyệt. Việc điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thực hiện theo quy định tại các điều 42, 43, 44 và 48 của Luật này. 4. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp nào thì có thẩm quyền quyết định, phê duyệt điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp đó.(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 24.8.NĐ.6. Quản lý quy hoạch và quỹ đất làm muối; Điều 24.8.NĐ.6. Quản lý quy hoạch và quỹ đất làm muối; Điều 24.9.NĐ.1.7. Hỗ trợ tập trung đất đai; Điều 24.9.NĐ.1.7. Hỗ trợ tập trung đất đai)Điều 11.1.LQ.47. Tư vấn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất(Điều 47 Luật số 45/2013/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014) 1. Trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cơ quan chịu trách nhiệm chủ trì việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thuê tư vấn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. 2. Chính phủ quy định điều kiện của tổ chức, cá nhân hoạt động tư vấn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.Điều 11.1.NĐ.3.10. Điều kiện của tổ chức thực hiện hoạt động tư vấn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất(Điều 10 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014, có nội dung được sửa đổi, có nội dung được bổ sung bởi Điều 1 Nghị định số 136/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/10/2018; Điều 1 Nghị định số 148/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08/02/2021)1. Tổ chức sự nghiệp, doanh nghiệp được hoạt động tư vấn lập kế hoạch sử dụng đất quốc gia, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện khi có đủ các điều kiện sau: a) Có chức năng tư vấn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; b) Có ít nhất 02 (hai) cá nhân đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này. 2. Cá nhân được hành nghề tư vấn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong tổ chức có chức năng tư vấn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất khi có đủ các điều kiện sau đây: b) Có thời gian công tác trong lĩnh vực quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các quy hoạch chuyên ngành khác có liên quan đến đất đai từ 24 tháng trở lên và đã trực tiếp tham gia lập ít nhất 01 quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cùng cấp trở lên.Điều 11.1.LQ.48. Công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất(Điều 48 Luật số 45/2013/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014) 1. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt phải được công bố công khai. 2. Trách nhiệm công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được quy định như sau: a) Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia tại trụ sở cơ quan và trên cổng thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường; b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh tại trụ sở cơ quan và trên cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; c) Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện tại trụ sở cơ quan, trên cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp huyện và công bố công khai nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện có liên quan đến xã, phường, thị trấn tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã. 3. Thời điểm, thời hạn công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo quy định sau đây: a) Việc công bố công khai được thực hiện trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt; b) Việc công khai được thực hiện trong suốt kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.Điều 11.1.LQ.49. Thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất(Điều 49 Luật số 45/2013/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014) 1. Chính phủ tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia. Thủ tướng Chính phủ phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an trên cơ sở các chỉ tiêu sử dụng đất cấp quốc gia đã được Quốc hội quyết định. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn cấp xã. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh. 2. Trường hợp quy hoạch sử dụng đất đã được công bố mà chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện thì người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng và được thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Trường hợp đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì người sử dụng đất trong khu vực phải chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất theo kế hoạch được tiếp tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất nhưng không được xây dựng mới nhà ở, công trình, trồng cây lâu năm; nếu người sử dụng đất có nhu cầu cải tạo, sửa chữa nhà ở, công trình hiện có thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật. 3. Diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được công bố phải thu hồi để thực hiện dự án hoặc phải chuyển mục đích sử dụng đất mà sau 03 năm chưa có quyết định thu hồi đất hoặc chưa được phép chuyển mục đích sử dụng đất thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch sử dụng đất phải điều chỉnh, hủy bỏ và phải công bố việc điều chỉnh, hủy bỏ việc thu hồi hoặc chuyển mục đích đối với phần diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất. Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch sử dụng đất không điều chỉnh, hủy bỏ hoặc có điều chỉnh, hủy bỏ nhưng không công bố việc điều chỉnh, hủy bỏ thì người sử dụng đất không bị hạn chế về quyền theo quy định tại khoản 2 Điều này. 4. Khi kết thúc kỳ quy hoạch sử dụng đất mà các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất chưa thực hiện hết thì vẫn được tiếp tục thực hiện đến khi quy hoạch sử dụng đất kỳ tiếp theo được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt. 5. Chính phủ quy định chi tiết việc tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 24.8.NĐ.6. Quản lý quy hoạch và quỹ đất làm muối; Điều 24.8.NĐ.6. Quản lý quy hoạch và quỹ đất làm muối)Điều 11.1.NĐ.3.11. Thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất(Điều 11 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014, có nội dung được sửa đổi, có nội dung được bổ sung bởi Điều 1 Nghị định số 148/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08/02/2021)1. Các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện có trách nhiệm rà soát, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch của ngành, lĩnh vực, địa phương có sử dụng đất bảo đảm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt. 2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, kiểm tra Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã xác định cụ thể diện tích, ranh giới đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên ngoài thực địa. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về việc bảo vệ đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên đã được xác định trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. 3. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia, cấp tỉnh và giám sát các địa phương, các bộ, ngành trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. 4. Trường hợp đến thời điểm kết thúc kỳ quy hoạch sử dụng đất mà các chỉ tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa thực hiện hết thì được tiếp tục thực hiện đến khi quy hoạch sử dụng đất kỳ tiếp theo được phê duyệt. Trường hợp quy hoạch tỉnh chưa được phê duyệt thì quy hoạch sử dụng đất cấp huyện được lập đồng thời với việc lập quy hoạch tỉnh. Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện được lập và thẩm định xong trước thì trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt trước. Sau khi quy hoạch tỉnh được phê duyệt, nếu quy hoạch sử dụng đất cấp huyện có mâu thuẫn với quy hoạch tỉnh thì phải điều chỉnh cho phù hợp. Trường hợp kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh chưa được phê duyệt thì Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất cấp huyện đã được phê duyệt để tổ chức lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và tích hợp vào kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh để đảm bảo thống nhất, đồng bộ. 5. Giải quyết việc sử dụng đất khi chấm dứt chủ trương đầu tư dự án theo quy định tại điểm i khoản 2 Điều 2 của Nghị quyết số 82/2019/NQ14 ngày 14 tháng 6 năm 2019 của Quốc hội mà chưa có quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất: a) Khi chấm dứt chủ trương đầu tư dự án thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật Đất đai mà đã có văn bản thông báo thu hồi đất, quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và đã thực hiện chi trả bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thì giao Tổ chức phát triển quỹ đất quản lý diện tích đất thu hồi theo quy định. Trường hợp đã thực hiện chi trả một phần tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thì giao Tổ chức phát triển quỹ đất hoặc Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tiếp tục thực hiện chi trả phần còn lại theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được phê duyệt theo quy định. Nhà nước hoàn trả cho chủ đầu tư số tiền đã ứng trước để bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (nếu có) khi lựa chọn được chủ đầu tư khác. Trường hợp đã có quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư mà chưa chi trả bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thì giao Tổ chức phát triển quỹ đất hoặc Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tiếp tục thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được phê duyệt theo quy định. Trường hợp có văn bản thông báo thu hồi đất nhưng chưa có quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thì văn bản thông báo thu hồi đất, tên dự án trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện được phê duyệt hết hiệu lực kể từ ngày chấm dứt chủ trương đầu tư; b) Khi chấm dứt chủ trương đầu tư dự án có sử dụng đất do nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án phi nông nghiệp mà chủ đầu tư chưa thực hiện nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định thì văn bản cho phép chủ đầu tư nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hết hiệu lực thực hiện kể từ ngày chấm dứt chủ trương đầu tư. 6. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm căn cứ hiện trạng sử dụng đất và điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương để chỉ đạo việc tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt, rà soát việc sử dụng đất tại vị trí đã có văn bản chấm dứt chủ trương đầu tư dự án quy định tại khoản 5 Điều này.Điều 11.1.LQ.50. Báo cáo thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất(Điều 50 Luật số 45/2013/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014) 1. Trách nhiệm báo cáo hàng năm về kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được quy định như sau: a) Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện có trách nhiệm gửi báo cáo kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gửi báo cáo kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến Bộ Tài nguyên và Môi trường; b) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm gửi báo cáo kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh đến Bộ Tài nguyên và Môi trường; c) Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổng hợp kết quả thực hiện hàng năm về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước để báo cáo Chính phủ trình Quốc hội vào kỳ họp cuối năm. 2. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm đối với năm cuối của kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu phải kèm theo báo cáo tổng hợp việc thực hiện cả kỳ kế hoạch sử dụng đất. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm đối với năm cuối của kỳ quy hoạch sử dụng đất phải kèm theo báo cáo tổng hợp việc thực hiện cả kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối và báo cáo tổng hợp việc thực hiện cả kỳ quy hoạch sử dụng đất.(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 35.3.LQ.13. Xem xét báo cáo; Điều 35.3.LQ.13. Xem xét báo cáo)Điều 11.1.LQ.51. Giải quyết phát sinh về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sau khi Luật này có hiệu lực thi hành(Điều 51 Luật số 45/2013/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014) 1. Đối với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì phải rà soát, điều tra bổ sung để điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho phù hợp với quy định của Luật này khi lập kế hoạch sử dụng đất 05 năm (2016 - 2020). 2. Khi Luật này có hiệu lực thi hành mà quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và danh mục dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của cấp huyện do Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định. Việc phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện phải hoàn thành chậm nhất 01 năm kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.Điều 11.1.NĐ.3.12. Giải quyết một số nội dung phát sinh về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sau ngày 01 tháng 7 năm 2014(Điều 12 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014) 1. Đối với địa phương mà quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) của cấp huyện, cấp xã đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 thì được sử dụng để lập kế hoạch sử dụng đất năm 2015 cấp huyện; để điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện đến năm 2020 và lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm theo quy định của Luật Đất đai. 2. Đối với địa phương mà quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp xã chưa được phê duyệt trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 thì không lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp xã. Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) của cấp huyện và sản phẩm của dự án lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp xã đối với những xã đang lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được sử dụng để lập kế hoạch sử dụng đất năm 2015 cấp huyện; để điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm theo quy định của Luật Đất đai.Chương VTHÍ ĐIỂM MỘT SỐ CHÍNH SÁCH ĐỂ THÁO GỠ VƯỚNG MẮC, TỒN ĐỌNG TRONG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT QUỐC PHÒNG, AN NINH KẾT HỢP VỚI HOẠT ĐỘNG LAO ĐỘNG SẢN XUẤT, XÂY DỰNG KINH TẾĐiều 11.1.NQ.3.3. Nguyên tắc sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế(Điều 3 Nghị quyết số 132/2020/QH14, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2020) 1. Việc sử dụng đất quốc phòng, an ninh phải bảo đảm phục vụ cho nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh là chính; trường hợp sử dụng kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế thì phải quản lý chặt chẽ, sử dụng đúng mục đích, hiệu quả, không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh. 2. Đất quốc phòng, an ninh sử dụng kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh và phương án sử dụng đất được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt. 3. Chỉ đơn vị, doanh nghiệp quân đội, công an quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 2 và đối tượng được tiếp tục sử dụng đất quốc phòng, an ninh quy định tại Điều 7 của Nghị quyết này được sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế. 4. Không được sử dụng đất quốc phòng, an ninh để góp vốn bằng quyền sử dụng đất thực hiện hợp đồng liên doanh, liên kết. 5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý, sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế thì phải chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật.Điều 11.1.NĐ.8.3. Yêu cầu trong quản lý, sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế(Điều 3 Nghị định số 26/2021/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/03/2021) 1. Việc sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế phải tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Điều 3 Nghị quyết số 132/2020/QH14; trường hợp hợp tác với đối tác nước ngoài thì phải bảo đảm phù hợp với đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước. 2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình trong quản lý, sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế quy định tại Điều 5 Nghị quyết số 132/2020/QH14. 3. Đơn vị, doanh nghiệp quân đội, công an thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ trong việc quản lý, sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế quy định tại Điều 6 Nghị quyết số 132/2020/QH14. 4. Khi cần sử dụng đất để thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định chấm dứt phương án sử dụng đất tại các đơn vị, doanh nghiệp quân đội, công an; các tổ chức, cá nhân có liên quan phải bàn giao lại đất cho các đơn vị, doanh nghiệp quân đội, công an để thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh. 5. Trong thời hạn 18 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, đơn vị, doanh nghiệp quân đội, công an đang sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế phải hoàn thành việc rà soát, lập phương án sử dụng đất hoặc phương án xử lý dự án, hợp đồng thuê đất hoặc hợp đồng liên doanh, liên kết đã thực hiện (sau đây gọi chung là phương án xử lý) và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Nghị quyết số 132/2020/QH14 và Nghị định này.
Điều 11.1.LQ.39. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh(Điều 39 Luật số 45/2013/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014)