type
stringclasses 1
value | url
stringlengths 45
244
| title
stringlengths 10
211
| image_url
sequencelengths 0
20
| detail_url
sequencelengths 0
20
| content
sequencelengths 1
51
| __index_level_0__
int64 34
429
|
---|---|---|---|---|---|---|
ethnic_data | https://nhandan.vn/chuyen-nguoi-lo-lo-lam-giau-tu-du-lich-post775962.html | Chuyện người Lô Lô làm giàu từ du lịch | [
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/ngtnba/2023_10_04/a-ha-giang-2-7567.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/ngtnba/2023_10_04/a-ha-giang-3-1012.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/ngtnba/2023_10_04/a-hg4-8647.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/ngtnba/2023_10_04/a-ha-giang-5-1624.jpg.webp"
] | [
"Quán cà phê có tên \"Cà phê Cực Bắc\" khá nổi tiếng mà những du khách đến Hà Giang thường ghé lại thưởng thức và cảm nhận văn hóa vùng cao.",
"Để phát triển mạnh du lịch, 32 hộ dân trong thôn Lô Lô Chải cải tạo nhà cửa để mở rộng mô hình homestay.",
"Mỗi năm, thôn Lô Lô Chải đón hàng chục nghìn du khách thăm quan, nghỉ dưỡng.",
"Nét văn hóa truyền thống của dân tộc Lô Lô được quan tâm và gìn giữ."
] | [
"Trước kia, người dân thôn Lô Lô Chải còn lạ lẫm với khái niệm làm du lịch, mặc dù hàng ngày du khách vẫn ghé qua chơi sau khi thăm ",
". Chỉ đến khi trong thôn có gia đình trưởng thôn làm dịch vụ đón khách, cho thu nhập khá, người dân trong thôn mới học tập, làm theo.",
"Ngồi trong Homestay Sìn Gai của gia đình, ông Sìn Gỉ Gai, Trưởng thôn Lô Lô Chải kể về những ngày đầu làm du lịch. Đó là vào năm 2011, Đại sứ quán Luxembourg đã hỗ trợ cho 3 hộ dân trong thôn kinh phí để cải tạo lại nhà truyền thống, xây dựng công trình vệ sinh để làm ",
". Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn thì chỉ còn gia đình ông Gai là duy trì homestay đón khách, bởi ngày đó, người dân nơi đây chưa tin làm du lịch thành công ở thôn biên giới.",
"Ông Sìn Gỉ Gai cho biết: “Những ngày đầu làm du lịch cộng đồng, mình chưa có kinh nghiệm, đón khách bằng sự chân thành, mộc mạc. Khách du lịch đến nghỉ, tôi coi như người thân của gia đình. Chính sự chân thành của gia đình cùng với nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Lô Lô, cho nên chỉ sau 3 năm, homestay của gia đình tôi đã trở thành điểm đến nghỉ ngơi của những người thích khám phá cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số”.",
"Lượng khách mỗi năm thêm đông, năm 2014 và 2017, ông Gai đầu tư thêm 2 ngôi nhà truyền thống với 10 phòng khách có sức chứa khoảng 50 người. Hiện tại, mỗi tháng gia đình ông Gai có thu nhập khoảng 20 triệu đồng từ làm dịch vụ lưu trú, đồng thời tạo công ăn việc làm cho một số lao động địa phương với mức thu nhập khá.",
"Một trong những yếu tố quan trọng để phát triển du lịch ở thôn Lô Lô Chải đó là phải gìn giữ nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Lô Lô. Do đó, với cương vị là trưởng thôn, ông Sìn Gỉ Gai đã tích cực tuyên truyền, vận động các hộ dân trong thôn gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống để phục vụ du khách, không phá vỡ cảnh quan, kiến trúc nhà truyền thống gắn với công tác giữ vệ sinh môi trường.",
"Tấm gương của người trưởng thôn tiên phong làm du lịch đã giúp cho người dân Lô Lô Chải mạnh dạn chuyển đổi nghề nghiệp, cải tạo lại nhà cửa, công trình vệ sinh để làm dịch vụ đón khách. ",
"Từ năm 2015 đến nay, nhiều hộ dân thôn ",
" đã vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách Xã hội về tu sửa nhà cửa, công trình vệ sinh đón khách du lịch. Hiện thôn có 32 hộ làm du lịch, mỗi ngày có thể đón khoảng 300 khách ăn, nghỉ. Chính quyền địa phương đã mở các lớp tập huấn nâng cao kỹ năng phục vụ du khách, các hộ trong thôn đã biết ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quảng bá hình ảnh. Hiện nay, mỗi tháng thôn đón khoảng 1.000 lượt khách lưu trú và hàng chục nghìn khách tham quan. Các hộ làm du lịch đều có nguồn thu ổn định từ 10 đến 30 triệu đồng/tháng.",
"Ngôi nhà truyền thống hơn 200 tuổi của gia đình chị Lù Thị Vấn nay đã trở thành quán Cafe Cực Bắc. Hàng ngày, chị Vấn tất bật với công việc phục vụ đồ uống cho du khách và dọn dẹp 3 phòng lưu trú. Du khách đến thôn đều tìm đến Cafe Cực Bắc để nghỉ ngơi, chiêm ngưỡng vẻ đẹp ngôi nhà cổ.",
"Chị Vấn cho biết: “Ngày trước làm nông vất vả quanh năm nhưng vẫn nghèo. Từ năm 2015 đến nay gia đình mở quán bán đồ uống, làm thêm 3 phòng lưu trú đã giúp gia đình có nguồn thu ổn định vài chục triệu đồng/tháng. Từ làm du lịch mà vợ chồng tôi có điều kiện nuôi hai con ăn học. Hiện cả hai cháu đang là sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội”. ",
"Với mục tiêu chia sẻ lợi nhuận, cả thôn cùng hưởng lợi từ du lịch nên thôn cũng đã hình thành các nhóm hộ làm dịch vụ phụ trợ. Cụ thể, thôn đã hình thành các nhóm hộ trồng rau an toàn, nhóm nuôi lợn đen, gà bản, nhóm trồng hoa tam giác mạch, nhóm nấu rượu, nhóm biểu diễn văn nghệ. Các nhóm hộ có mối liên kết chặt chẽ với các gia đình làm dịch vụ ăn nghỉ để cung cấp các sản phẩm phục vụ du khách. Do đó, nguồn thu từ du lịch chia đều cho hơn 110 hộ dân trong thôn. Du khách đến thôn cũng được thụ hưởng các dịch vụ ăn uống, nghỉ dưỡng bảo đảm chất lượng.",
"Bí thư Chi bộ thôn Lô Lô Chải Vàng Dỉ Tình cho biết, từ một thôn thuần nông có hơn 80% hộ nghèo, nhờ làm du lịch nên cuộc sống của người dân đã khấm khá hơn trước, cả thôn chỉ còn gần 10% hộ nghèo theo tiêu chí mới. Điều quan trọng nhất là từ khi làm du lịch, các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Lô Lô được gìn giữ và phát huy. "
] | 367 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/dam-da-ban-sac-trong-ngay-hoi-van-hoa-dan-toc-lo-lo-huyen-bao-lam-tinh-cao-bang-post807846.html | Đậm đà bản sắc trong Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng | [
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/olyrlysefly/2024_05_04/ndo_br_z5407337843484-b3b45c5a37d02024d8a00c94a5186b28-800-x-450-7876.jpg.webp"
] | [
"Gian hàng trưng bày, giới thiệu các sản phẩm thủ công của đồng bào dân tộc Lô Lô."
] | [
"Huyện Bảo Lâm có dân số hơn 65 nghìn người, thuộc 9 dân tộc anh em. Trong đó, đồng bào dân tộc Lô Lô có 250 gia đình, với 1.338 người, chủ yếu sinh sống ở 4 xóm trong xã Đức Hạnh.",
"Phát biểu ý kiến tại ngày hội, đồng chí Mã Gia Hãnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Bảo Lâm cho biết, những năm qua, được sự quan tâm, đầu tư cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc và đồng bào dân tộc Lô Lô nói riêng, đời sống vật chất, tinh thần của bà con không ngừng được cải thiện, nâng cao.",
"Diện mạo nông thôn mới ở các xóm, bản nơi đồng bào dân tộc Lô Lô sinh sống ngày càng khang trang, sạch đẹp; đồng bào dân tộc luôn luôn tin tưởng, chấp hành, thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước",
"Đồng bào dân tộc Lô Lô ở huyện Bảo Lâm đang lưu giữ nhiều giá trị ",
" độc đáo như: trang phục; các làn điệu dân ca giao duyên, đối đáp; vũ điệu múa trống đồng… ",
"Việc tổ chức ngày hội nhằm tôn vinh, bảo tồn, quảng bá và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa trong sự nghiệp ",
", xã hội và từng bước cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.",
"Trong ngày hội, đã diễn ra các hoạt động, thi hát dân ca giao duyên và trình diễn trang phục dân tộc Lô Lô; thi thêu thổ cẩm, thi đan lát các vật dụng gia đình, thi quay sợi bông, dệt vải... ",
"Trong ngày hội còn diễn ra các trò chơi, đeo gùi hứng ngô, thi kéo co, đẩy gậy, tạo không khí hào hứng, sôi nổi.",
"Các địa phương trong huyện Bảo Lâm cũng tổ chức các gian hàng trưng bày, giới thiệu các đặc sản, sản vật địa phương đến du khách."
] | 368 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/doc-dao-kien-truc-nha-trinh-tuong-mai-am-duong-cua-nguoi-dao-tien-o-cao-bang-post826546.html | Độc đáo kiến trúc nhà trình tường, mái âm dương của người Dao Tiền ở Cao Bằng | [
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/buimsbbucqzwsb/2024_08_24/img-1863-515.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/buimsbbucqzwsb/2024_08_24/img-1877-9307.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/buimsbbucqzwsb/2024_08_24/img-1897-1396.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/buimsbbucqzwsb/2024_08_24/img-1868-4128.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/buimsbbucqzwsb/2024_08_24/img-1867-7932.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/buimsbbucqzwsb/2024_08_24/img-1873-3315.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/buimsbbucqzwsb/2024_08_24/img-1865-2325.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/buimsbbucqzwsb/2024_08_24/img-1870-822.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/buimsbbucqzwsb/2024_08_24/img-1896-1097.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/buimsbbucqzwsb/2024_08_24/img-1866-6257.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/buimsbbucqzwsb/2024_08_24/img-1875-5028.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/buimsbbucqzwsb/2024_08_24/img-1871-1688.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/buimsbbucqzwsb/2024_08_24/img-1874-5554.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/buimsbbucqzwsb/2024_08_24/img-1860-8556.jpg.webp"
] | [
"Khu nhà trình tường, lợp mái âm dương.",
"Kho cất giữ lương thực.",
"Em nhỏ chơi đùa trong xóm.",
"Mái lợp ngói âm dương độc đáo.",
"Ông Chu Ứng Tích tiếp khách trong gian chính của ngôi nhà.",
"Đồ dùng trong căn bếp.",
"Dãy nhà liền kề gồm 9 căn sát nhau.",
"Cột nhà và mái vòm hình vòng cung.",
"Bức tường được đục thông sang 2 căn nhà.",
"Khu bếp bên trong ngôi nhà của chị Lý Thị Ún.",
"Bài trí bên trong ngôi nhà.",
"Gương, lược treo trên tường.",
"Mảng tường được trình bằng đất sét được lưu giữ nguyên vẹn.",
"Nếp nhà trình tường và mái lợp âm dương là điểm nhấn thu hút du khách."
] | [
"Được xây dựng khoảng những năm 1960, đến nay, những ngôi nhà này được gìn giữ tương đối nguyên vẹn, hài hòa với cảnh quan chung quanh. ",
"Nhóm hộ Nà Rẻo có hơn 30 hộ dân là người dân tộc ",
" quần tụ chung sống. Nhịp sống ở đây rất chậm và yên bình. Giữa không gian tĩnh lặng của núi rừng, những nếp nhà đơn sơ nằm ngăn nắp bật lên màu vàng đặc trưng của ngôi nhà trình tường. ",
"Lúc chúng tôi đến, bà con đang bận đi làm nương. Được biết, nghề chủ yếu của người dân ở đây là trồng trúc sào, dong riềng, ngô và chăn nuôi gia cầm, gia súc. Ngô, lúa thu hoạch về được cất giữ trong những chiếc lán bố trí khu đầu hồi. ",
"Trong xóm còn lại người già và các em nhỏ đang tung tăng chơi vui dọc con đường. Tiếp chuyện chúng tôi, bà con vô cùng thân thiện, vui vẻ khi có khách nơi xa đến thăm. ",
"Theo ông Chu Ứng Tích, chủ một căn nhà trong xóm, ngôi nhà ông đang ở được bố mẹ xây khoảng năm 1964, khi ông được một tuổi. Trong quá trình sinh sống, ngoài vài lần lợp lại mái ngói âm dương, bên trong chưa được tu sửa lần nào. ",
"Bên trong ngôi nhà, gian giữa đặt bàn thờ tổ tiên, ở khu vực trung tâm là bộ bàn ghế để tiếp khách. Bên trái và phải bố trí buồng ngủ của các thành viên trong gia đình, khu vực bếp, sinh hoạt chung... ",
"Bền bỉ theo thời gian, tất cả ngôi nhà nhà trình tường ở đây xây theo một mẫu kiến trúc. Bên ngoài các căn nhà đều giống nhau, bên trong có sự sắp xếp khác biệt tùy mỗi hộ gia đình. ",
"Cả xóm có duy nhất một dãy 9 hộ liền kề nhau, còn lại vài căn nhà cùng một kiểu kiến trúc nằm lẻ tẻ, rải rác. ",
"Sàn nhà được làm bằng đất nện dày, mái lợp ngói âm dương đã trổ rêu xanh cổ kính, tường nhà được trình bằng đất sét chắc chắn, dày dặn... Bao quanh nhà là hàng rào đá kiên cố với bậc thang lên xuống cũng được xếp bằng đá. Hai bên đầu hồi xây vòm hình vòng cung, ngoài cửa xây nhiều cột bằng gạch chắc chắn. ",
"Chị Chu Thị Liên cho biết, đến nay cả xóm mới có một hộ chuyển đi nơi khác, còn lại bà con vẫn gắn bó nơi này. Ở đây ít có sự dịch chuyển, biến động của các hộ gia đình. Khi nhà bên cạnh chuyển đi, nhà để hoang không sử dụng nên nhà chị đục thông tường, mở rộng căn hộ. ",
"Căn nhà của chị Lý Thị Ún đỡ ẩm mốc và nhiều ánh sáng hơn. Ngồi trong gian bếp trò chuyện, chị cho biết, gia đình cũng muốn sửa sang, cải tạo cho khang trang nhưng chính quyền địa phương khuyến khích người dân hạn chế nâng cấp, tu sửa làm thay đổi kết cấu nguyên bản của ngôi nhà.",
"Điểm chung của những ngôi nhà hơn 60 năm tuổi là bên trong phần lớn đã xuống cấp, thiếu ánh sáng, ẩm mốc. ",
"Vật dụng trong nhà đơn giản, cơ bản và cũ kỹ... cho thấy ít có sự tác động của nhịp sống hiện đại. ",
"Với điểm nhấn về kiến trúc, chính quyền địa phương hỗ trợ kinh phí trình lại tường đất vỡ và cải tạo một số hạng mục xuống cấp.",
"Ông Chu Ứng Tích chia sẻ, gần đây nhiều đoàn du khách đến thăm khu nhà trình tường của nhóm hộ Nà Rẻo, tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc và nghề truyền thống vùng cao. Ông cùng bà con có nghe về kế hoạch phát triển du lịch cộng đồng. Tuy nhiên, với hiện trạng này, để làm du lịch, cần xây dựng nhà vệ sinh và cải thiện cảnh quan, môi trường xung quanh khang trang, sạch sẽ hơn mới có thể đón khách. ",
"Với điểm nhấn độc đáo về kiến trúc, khu nhà trình tường của nhóm hộ Nà Rẻo, xóm Tam Hợp có thể kết nối các điểm tham quan khác trong huyện Nguyên Bình như vườn trúc sào tại xóm Bản Phường, xã Thành Công; làng du lịch cộng đồng xóm Hoài Khao, xã Quang Thành; tham quan vọng cảnh trên đỉnh Phja Oắc cao 1.931m... ",
"Tuy nhiên, bên cạnh việc khai thác tài nguyên văn hóa gắn với phát triển du lịch, chính quyền địa phương cần quan tâm giữa bảo tồn kiến trúc nhà ở song song cải thiện môi trường sống của bà con, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần người dân vùng cao. "
] | 369 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/nguoi-lo-lo-cao-bang-hoc-cach-lam-du-lich-cong-dong-post826606.html | Người Lô Lô (Cao Bằng) học cách làm du lịch cộng đồng | [
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/buimsbbucqzwsb/2024_08_24/img-0016-4153.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/buimsbbucqzwsb/2024_08_24/img-0000-3973.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/buimsbbucqzwsb/2024_08_24/img-0004-4486.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/buimsbbucqzwsb/2024_08_24/img-0009-2928.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/buimsbbucqzwsb/2024_08_24/img-0000-5018.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/buimsbbucqzwsb/2024_08_24/img-0014-4163.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/buimsbbucqzwsb/2024_08_24/img-0012-9633.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/buimsbbucqzwsb/2024_08_24/img-0013-8531.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/buimsbbucqzwsb/2024_08_24/img-0007-248.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/buimsbbucqzwsb/2024_08_24/img-1520-6537.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/buimsbbucqzwsb/2024_08_24/img-0002-426.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/buimsbbucqzwsb/2024_08_24/img-1582-8528.jpg.webp"
] | [
"Mùa lúa chín là thời điểm thu hút du khách đến bản Khuổi Khon.",
"Lối vào bản Khuổi Khon.",
"Những mái ngói âm dương góp phần tô điểm vẻ đẹp cho xóm Khuổi Khon.",
"Kiến trúc ngôi nhà truyền thống của người Lô Lô",
"Bếp lửa phụ ở tầng 1.",
"Gia đình chị Chi Thị Môn tiếp khách bên cạnh bếp lửa trên tầng 2",
"Những ngôi nhà sàn được tu sửa để đón khách đến lưu trú.",
"Nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng bản Khuổi Khon.",
"Trưng bày trang phục truyền thống bên trong nhà văn hóa cộng đồng.",
"Bể nước công cộng ở bản Khuổi Khon.",
"Những con đường bê-tông trong bản đang được thi công.",
"Xe ủi đang múc đất làm công trình."
] | [
"Cách thành phố Cao Bằng khoảng 120km và cách trung tâm huyện Bảo Lạc khoảng hơn 10km, bản Khuổi Khon sắp bước vào vụ lúa chín. Những nếp nhà sàn đơn sơ xen giữa thửa ruộng bậc thang đang dần ngả vàng và những nương ngô xanh mướt, khiến cho bản Khuổi Khon rực lên như một bức tranh đa sắc. ",
"Vượt qua cổng Làng văn hóa cộng đồng Khuổi Khon khoảng 5km đường hẹp, chúng tôi đến bản Khuổi Khon, nơi có 101 hộ dân với 489 nhân khẩu, ba ",
" Lô Lô, Tày và Nùng cùng chung sống. ",
"Như nhiều vùng đất của tỉnh Cao Bằng, những ngôi nhà sàn truyền thống lợp mái ngói âm dương làm nên nét độc đáo cho vùng đất và là yếu tố hấp dẫn du khách. ",
"Người Lô Lô có tập quán sống ở những vùng núi cao, nên quanh bản bốn bề là rừng núi bao bọc, che chắn.",
" Nơi đây còn lưu giữ nhiều bản sắc nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số bản địa.",
"Ngôi nhà sàn truyền thống của người Lô Lô, làm bằng vật liệu chính là gỗ, gồm 5 gian, 4 mái, cửa nằm chính giữa tầng 2, bậc thang lên xuống nhà gồm bảy hoặc chín bậc, tùy độ cao của ngôi nhà.",
"Kết cấu ngôi nhà của người Lô Lô có hai tầng. Tầng một là nơi chứa nông cụ sản xuất, có một bếp lửa phụ để nấu thức ăn cho gia súc. ",
"Tầng hai là nơi sinh hoạt chung của cả gia đình. Không gian chính của ngôi nhà vừa là nơi để bàn thờ tổ tiên, cũng là không gian tiếp khách. Người Lô Lô rất coi trọng bếp lửa, nơi tạo ra sự ấm cúng cho cả ngôi nhà. Bếp lửa đặt ngay cạnh cửa ra vào. ",
"Chị Chi Thị Môn, người dân trong bản cho biết, người Lô Lô sẽ không để bếp lửa tắt, lúc nào than hồng cũng được ủ dưới lớp tro để bếp luôn duy trì hơi ấm.",
"Trong những năm qua, được hỗ trợ từ Đề án “Bảo tồn văn hóa truyền thống dân tộc Lô Lô gắn với phát triển điểm du lịch cộng đồng xóm Khuổi Khon, xã Kim Cúc, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng”, bản Khuổi Khon có năm căn nhà truyền thống được sửa chữa, tôn tạo sạch sẽ và xây nhà vệ sinh mới để phục vụ du khách. Khi có đoàn khách đến tham quan, các hộ gia đình sẽ đưa khách đi tham quan trong bản, nấu ăn phục vụ khách... ",
"Từ đề án, nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng là căn nhà sàn gỗ năm gian với diện tích 120m vuông cũng được hoàn thành vào tháng 3/2021. Thiết chế văn hóa này vừa phục vụ các hoạt động sinh hoạt của bà con trong bản, vừa là nơi đội văn nghệ phục vụ các đoàn du khách. ",
" Bên trong nhà văn hóa trưng bày hai chiếc trống đồng, trang phục dân tộc Lô Lô, tranh ảnh ghi lại con người và nhịp sống của người Lô Lô. ",
"Cuộc sống còn nhiều khó khăn, nhưng dựa vào cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp và các giá trị văn hóa bản địa còn được gìn giữ khá nguyên vẹn, bà con Lô Lô đang bước đầu học làm ",
" cộng đồng nhằm cải thiện đời sống. Một số hộ dân đã được tham gia các lớp tập huấn về du lịch và tham quan học hỏi kinh nghiệm mô hình du lịch cộng đồng. ",
"Các con đường trong bản đang dần được đổ bê-tông, hạ tầng giao thông ở bản Khuổi Khon cùng một số hạng mục bổ trợ đang tiếp tục được đầu tư. ",
"Các hạng mục như bãi đỗ xe đang thành hình để phục vụ các đoàn du khách. ",
"Tiềm năng là vậy, nhưng để xây dựng Khuổi Khon trở thành một điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn, cần phải đầu tư nguồn lực về tài chính và con người. Hiện nay, thu nhập từ du lịch cộng đồng của người dân chưa đều đặn. Người dân chưa tự tổ chức được các hoạt động đón khách, nguồn khách phụ thuộc vào các công ty lữ hành... Vì vậy, các hộ gia đình cũng chưa mạnh dạn đầu tư phát triển du lịch cộng đồng. ",
"Thời gian tới, Khuổi Khon cần phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch, xây dựng sơ đồ chương trình du lịch cụ thể để khách tham quan trải nghiệm; bố trí các dịch vụ như nơi đón khách, gian hàng lưu niệm, đặc sản địa phương, cơ sở lưu trú, giữ gìn cảnh quan và môi trường sống... để đáp ứng nhu cầu tham quan của khách du lịch trong và ngoài nước. "
] | 370 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/dan-toc-ma-post723943.html | Dân tộc Mạ | [
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/igpcvcvjntc8510/2022_11_21/ma12-418.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/bpcbzivo/2022_10_25/images2253130a325.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/bpcbzivo/2022_10_25/ma2.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/igpcvcvjntc8510/2022_11_21/ma6-7412.jpg.webp"
] | [
"Đồng bào Mạ (Lâm Đồng) bên căn nhà Dài truyền thống (Ảnh: THÀNH ĐẠT)",
"Nhà Dài cổ xưa còn lại duy nhất của người Mạ ở Lâm Đồng. (Ảnh: MAI VĂN BẢO)",
"Lễ chạm trán cho cô dâu, chú rể được xem là quan trọng nhất trong lễ cưới của người Mạ. (Ảnh: Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật)",
"(Ảnh: THÀNH ĐẠT)"
] | [
"Người Mạ là một dân tộc thiểu số cư trú lâu đời ở phía nam Tây Nguyên.",
"Về tên tự gọi, người Mạ có cách phân biệt theo địa vực cư trú như Mạ Blao, Mạ Đạ Đơng, Mạ Đạ Huoai... và theo các nhóm địa phương, bao gồm Mạ Ngăn, Mạ Xốp, Mạ Tô và Mạ Krung. ",
": ",
"Theo số liệu Điều tra 53 Dân tộc thiểu số 01/04/2019: dân tộc Mạ hiện có 50.322 người, trong đó dân số nam là 24.401 người và nữ là 25.921 người. Quy mô hộ: 4,7 người/hộ. ",
": ",
"Địa bàn cư trú chủ yếu của người Mạ từ vùng giáp ranh khu vực cao nguyên Đà Lạt trên địa bàn các huyện Bảo Lâm, Bảo Lộc, Đạ Huoai, Đức Trọng và Di Linh, tỉnh Lâm Đồng, 1 phần ở vùng đệm rừng quốc gia Cát Tiên về phía tây nam, tỉnh Bình Phước và Đồng Nai. ",
" ",
"Người Mạ thuộc thuộc ngữ hệ Nam Á, nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ-me, gần cận với ngôn ngữ của các dân tộc Mnông, Chơro, Xtiêng và đặc biệt là người Cơ-ho. Người Mạ không có chữ viết riêng. Sau năm 1975, con em dân tộc Mạ được đến trường đi học tiếng phổ thông. ",
" Theo số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số 01/4/2019: Tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết chữ phổ thông là 70,8%; Tỷ lệ người đi học chung cấp tiểu học là 100,1%; Tỷ lệ người đi học chung cấp trung học cơ sở là 77,6%; Tỷ lệ người đi học chung cấp trung học phổ thông: 33,3%; Tỷ lệ trẻ em ngoài nhà trường: 24,4%. 20,1% dân tộc Mạ từ 15 tuổi trở lên biết đọc, viết chữ của dân tộc Mạ.",
"Trước đây, người Mạ ở nhà dài, có khoảng 20 - 30 hộ sinh sống. Mỗi nếp nhà dài có thể là đại diện của một dòng họ. Mỗi khi có một gia đình mới được thiết lập, họ làm thêm một gian nhà nữa về hai bên của gian nhà chính, giữa các gian nhà không có vách ngăn.",
" Người Mạ theo âm lịch.",
"Trong truyền thống, người Mạ theo tín ngưỡng đa thần giáo. Thần (Yàng) là các thế lực siêu nhiên chi phối đời sống con người. Có nhiều loại thần như Thần núi (Yang bơ nơm), Thần nhà (Yang hiu), Thần lúa (Yang koi), Thần sông (Yang đạ)... Họ thường giết súc vật tế thần vào những dịp được mùa, sinh đẻ, bệnh tật, chết chóc. Lễ hiến sinh lớn nhất là lễ đâm trâu, thường được thực hiện lúc kết thúc mùa rẫy, cảm tạ thần đã ban cho một vụ mùa bội thu và cầu mong cho mùa vụ năm sau được tốt tươi. ",
"Nam đóng khố, nữ mặc áo dài sát thân. ",
"Khố của nam giới có loại dài: loại ngắn, có loại đơn giản chỉ một màu chàm sẫm và hai đường hoa văn đơn sơ dọc theo rìa mép. Nam nữ đều có áo chui đầu, áo nam thường rộng hơn một chút, hở tà, vạt sau dài hơn vạt trươc và dài che kín mông. Người Mạ có tập quán cà răng, căng tai, phụ nữ thích đeo chuỗi hạt cườm nhiều màu sắc. Hiện nay tục cà răng, căng tai không còn nữa.",
"Nhạc cụ truyền thống. Nhạc cụ truyền thống của người Mạ là bộ chiêng đồng 6 chiếc không núm. Khi hoà tấu có trống bịt da trâu đánh giáo đầu, giữ nhịp và đổ hồi trước khi kết thúc. Bên cạnh cồng chiêng thì chỉ còn đàn tre, kèn bầu và đàn môi, đàn đá.",
"Người Mạ còn lưu giữ truyền thuyết, truyện cổ tích, các bài hát dân ca Mạ (yal yau), chuyện kể, văn hóa cồng chiêng, đàn đá B’Đạ, sử thi Mạ, dân ca, dân vũ với các làn diệu: K’Dùng -K’Làng, Sềm N’Drao… Hiện chỉ còn khoảng 4,4% người Mạ biết hát bài hát truyền thống và 1,2% biết chơi nhạc cụ truyền thống.",
"Làng là đơn vị tổ chức xã hội cao nhất của người Mạ do chủ làng đứng đầu (quăng bon). Chủ làng có nhiệm vụ cúng tế trong các nghi lễ mang tính chất cộng đồng. Người Mạ tồn tại hai hình thức gia đình: gia đình lớn phụ quyền và gia đình nhỏ phụ quyền. Người chủ gia đình lớn là người cao tuổi nhất của thế hệ cao nhất trong gia tộc, có nhiệm vụ điều hành mọi công việc trong gia đình và trông coi các đồ dùng quý hiếm như chiêng, ché.",
" Theo quy ước của người Mạ, họ hàng vẫn có thể được cưới nhau nhưng ít nhất phải 3 đời). Trai gái Mạ có quyền bình đẳng, tự tìm hiểu. Chế độ cư trú sau hôn nhân của người Mạ thiên về cư trú bên chồng. Tuy vậy, sau lễ cưới, người chồng phải sang nhà vợ ở một vài năm, nếu nhà nghèo thì có thể ở lâu hơn. Nếu nộp đầy đủ sính lễ cho nhà gái thì chỉ cần ở lại nhà gái 8 ngày. ",
"Trước đây, nương rẫy đóng vai trò chủ yếu trong đời sống của người Mạ. Ngày nay, sản xuất nông nghiệp, tiêu biểu là các loại hình trồng trọt của người Mạ có sự biến đổi sâu sắc hầu khắp mọi mặt như giống cây trồng, ứng dụng khoa học công nghệ và thị trường hóa sản phẩm trồng trọt. Ngày nay, người Mạ không còn săn bắt tự nhiên mà phát triển nuôi cá, gia súc, gia cầm thương phẩm. Người Mạ nổi tiếng về nghề trồng bông dệt vải.",
"Theo số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số 01/4/2019: Tỷ lệ hộ nghèo: 14,1%, Tỷ lệ hộ cận nghèo: 7,7%; Tỷ lệ thất nghiệp trong cộng đồng người Mạ: 0,48%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ: 3,7%; Tỷ trọng lao động làm việc trong khu vực phi nông nghiệp: 8,8%; Tỷ lệ hộ làm nghề thủ công truyền thống: 1,02%."
] | 371 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/doi-thay-tren-dai-bu-sa-lu-xien-post752584.html | Đổi thay trên dải Bù Sa Lu Xiên | [
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/huounvj/2023_05_14/01-2025.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/huounvj/2023_05_14/02-5857.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/huounvj/2023_05_14/03-7806.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/huounvj/2023_05_14/04-7475.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/huounvj/2023_05_14/05-3855.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/huounvj/2023_05_14/06-9664.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/huounvj/2023_05_14/07-8205.jpg.webp"
] | [
"Những già làng người Mạ ở Đồng Nai Thượng trong đêm hội “mừng lúa mới”.",
"Đồng bào dân tộc Mạ, S’Tiêng ở Đồng Nai Thượng cùng vui ngày hội buôn làng.",
"Khu vực trung tâm xã Đồng Nai Thượng hôm nay.",
"Học sinh Trường tiểu học và THCS Đồng Nai Thượng trong giờ học giáo dục thể chất.",
"Học sinh mầm non ở Đồng Nai Thượng được các cô giáo giới thiệu trực quan về văn hóa truyền thống người Mạ.",
"Cung đường về thôn Bù Gia Rá, xã Đồng Nai Thượng.",
"Phát triển cây ăn quả mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân xã Đồng Nai Thượng."
] | [
"Đặt chân lên đỉnh Đồi Mây đã nghe thoảng mùi hương thân thuộc. Hôm nay, đường chân trời dường như thấp hơn, mây la đà phiêu lãng giữa đại ngàn. Ngoái nhìn lại, cung đường nhựa ước mơ của người dân xã Đồng Nai Thượng, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng, như dải lụa vắt ngang những triền núi. ",
"Chúng tôi may mắn đến xứ thượng vào mùa hội, được xoay cần rượu thơm nồng cùng các già làng, cựu du kích người Mạ, S’Tiêng kiên cường, anh dũng bên bếp lửa nhà dài và nghe kể chuyện khan. Chiều buông màu lam tím. Những ngôi nhà dài đã được cất lên cùng những cây nêu, biểu tượng ngàn đời trong những mùa hội buôn làng. Người già, người trẻ ở các buôn Đạ Cọ, Bù Sa, Bê Đê, Bi Nao, Bù Gia Rá, đã kết nối vòng xoang ở khu vực trung tâm xã.",
"“Tạ ơn thần lúa đã cho dân làng thu hoạch được mùa… Ơ Yàng!”. Thủ tục xin phép thần linh của già làng Điểu K’Lót vừa dứt, những câu yal yau, ndrĩ nring đã rộn ràng mùa hội; tiếng cồng, tiếng chiêng tấu lên thổn thức. Khung cảnh trở nên huyền bí trong ánh lửa bập bùng. Già Điểu K’Lót bảo: “Cây lúa xưa nay nuôi sống bà con buôn làng và là biểu tượng trong đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc bản địa nam Tây Nguyên. Các nghi lễ truyền thống đều theo chu kỳ cây lúa. Đây cũng là dịp để cùng vui, cùng hát, đoàn kết xây dựng quê hương”.",
"Ngọn lửa thiêng đã cháy đượm. Mùi thịt nướng quyện hương rượu cần thơm lừng, những chàng trai, cô gái tuổi cập kê buông lời đơs long (hát giao duyên) tình tự. Trước ngôi nhà dài buôn Bi Nao, già làng Điểu K’Brờn đang cất câu ví ndrĩ nring bằng tiếng Mạ, đại ý: “Trên chỏm núi đừng nhắc đến nước/ Ở làng Mạ đừng nói chuyện xưa…”. Ngừng lời, già vỗ vai tôi, bảo: “Lời hát vậy thôi, chớ người Mạ, S’Tiêng ở xứ này luôn nhắc nhớ con cháu chuyện xưa, chuyện những năm tháng cầm súng bảo vệ buôn làng, chuyện những dũng sĩ diệt Mỹ Tư Lôi, K’Lút, Năm Lôi... Cả chuyện cái điện, cái đường, cái chữ… ở xứ này nữa”. ",
"Không nhắc nhớ sao được, bởi cách đây chừng 15 năm, cái tên Đồng Nai Thượng nếu ai đã từng đến đều nghĩ về xa ngái và đói nghèo. Xa, đến độ phải vật vã băng rừng đo bằng chiều dài nỗi nhớ mới ra được đến trung tâm huyện lỵ cách chừng 35 cây số. Nghèo, đến ám ảnh của khô khốc ống nứa giã rau nhíp và đọt mây. Ấy vậy mà xứ thượng lọt thỏm giữa “rừng non” (Bù Sa, người Mạ cắt nghĩa là “rừng non”) nay đã già, đã trở thành xã nông thôn mới lúc nào chẳng hay.",
"Đêm. Đồng Nai Thượng giờ hiếm nghe tiếng tắc kè xoáy vào nỗi buồn, nỗi nhớ. Thay vào đó là những câu yal yau về hành trình xây dựng buôn làng no ấm, văn minh. ",
"Sáng. Hẹn người bạn ở trung tâm huyện Cát Tiên lên Đồng Nai Thượng uống cà-phê, ăn sáng. Bạn thảng thốt nhận lời, bởi chợt giật mình, chẳng nghĩ xứ này giờ lại gần đến vậy, chẳng nghĩ xứ này giờ đã có “dịch vụ” ăn sáng… Cũng phải, cách đây chừng chục năm, để lên được Đồng Nai Thượng, nghĩ thôi cũng đã chới với rồi. Giờ cung đường nhựa đã vắt qua điệp trùng núi, ô-tô bon bon đến tận những buôn làng.",
"Gió thượng nguồn lồng lộng, ly cà-phê đã cạn. Chúng tôi thung thăng trên vùng đất Bù Sa Lu Xiên, qua những buôn làng để được ngắm những ngôi nhà trong mơ, những vườn điều xanh tơ rễ cắm chặt xuống mùa khô khát, những vườn mít, mãng cầu, sầu riêng mùa đơm trái... Được vốc ngụm nước từ suối Đạ Roòng, Đạ Tơi, Đạ La mát lành. ",
"“Ở làng Mạ đừng nói chuyện xưa”, lời già làng là vậy. Nhưng trước sự đổi thay hôm nay, dòng ký ức tự nhiên trỗi dậy. Cách đây chừng 15 năm, ai vượt được Đồi Mây lên “cổng trời” Đồng Nai Thượng, đều trở thành những vị khách “cực quý” của buôn làng. Ngày đó, Đồng Nai Thượng ẩn mình như một ốc đảo hoang vu giữa đại ngàn. Đây là xã xa nhất, sâu nhất tỉnh Lâm Đồng. Vào mùa mưa, để đến được đây, phải “quá giang” trên những chiếc xe máy bánh cuốn xích đặc chủng của người dân xứ này. Hơn mười cây số trườn từ chân dốc, lội vực, lên đến Bù Sa Lu Xiên đã đầm đìa mồ hôi vì hồi hộp. Bởi thế, mới có chuyện một ký muối, bột ngọt… được “gùi” lên phía thượng nguồn, có giá cao gấp bốn, năm lần dưới xuôi.",
"Trong kháng chiến chống Mỹ, miền đất này là vùng căn cứ quan trọng thuộc Chiến khu D. Sau ngày đất nước thống nhất, một lần nữa nhân dân xã Năm (tên cũ xã Đồng Nai Thượng) lại bắt đầu cuộc chiến chống lại đói nghèo. Và mãi đến năm 1991, trường học đầu tiên được mở, bà con trong xã nô nức đi học “xóa mù”, đời sống văn hóa tinh thần dần được nâng lên, nhưng đói nghèo còn đeo đẳng mãi. “Hồi chưa có đường nhựa, nguyên vật liệu, sách vở vận chuyển lên đây được tính tiền theo ký. Giờ nghĩ lại cứ ngỡ giấc mơ”, thầy giáo Mai Thế Tùng, Trường tiểu học và trung học cơ sở Đồng Nai Thượng chia sẻ.",
"Tôi đã từng đến Đồng Nai Thượng từ thuở đó. Nói là “thuở”, nhưng khoảng chừng 15 năm thôi, nào cô Oanh, cô Mỳ, cô Loan, thầy Quốc, thầy Hiên… họ đã hiến một phần đời đẹp nhất cho sự nghiệp “cõng chữ lên non”. Nay trường mới đã khang trang, 18 phòng học kiên cố; 33 cán bộ, giáo viên đã nở nụ cười khi hơn 370 học sinh phần lớn dân tộc Mạ đã biết yêu trường, yêu lớp, không phải đi gõ cửa từng nhà vận động. Hôm nay, ngồi uống chén trà cùng thầy Tùng trong căn phòng chừng 25m2, nơi tôi từng ghép bàn chợp mắt qua đêm cùng 8 thầy hơn 15 năm trước… bỗng thấy bồi hồi. ",
"Lần nào cũng thế, có dịp về miền đất rừng núi nghĩa tình thời bom đạn giữa Chiến khu D, tôi đều ghé thăm “ma nữ” Điểu Thị Năm Lôi, biệt danh kẻ địch gắn cho người đàn bà có vóc dáng nhỏ bé, nhưng rắn rỏi này. “Xưa, đá nó sợ chân bà con mình… Giờ đường lên Đồng Nai Thượng đã trải nhựa. Đây là con đường của cuộc cách mạng đổi thay”, Dũng sĩ diệt Mỹ Điểu Thị Năm Lôi, đại biểu Quốc hội khóa VI, đón chúng tôi bằng câu chuyện về cung đường. Nói đoạn, bà Năm Lôi cười sảng khoái. Bà bảo, chính căn nhà xây thuộc hạng to ở xứ thượng này của bà, cũng bị “đội giá” vì con đường. ",
"Khói chiều bắt đầu vương vấn trên những nếp nhà. Và câu chuyện xưa ở xứ này vẫn được kể mãi. Giữa tĩnh lặng đại ngàn, nhấp ngụm nước suối Đạ Roòng mát lạnh cùng già làng, cựu chiến binh Điểu K’Lộc, ông bảo: “Ồ, chuyện xưa không kể hết đâu. Giờ bà con đang tự hào về sự đổi thay trên vùng quê cách mạng. Đảng, Nhà nước đã đưa cái chữ, ánh điện, y tế lên Đồng Nai Thượng rồi, xứ này không còn “cô đơn” nữa, đời sống đã khá lên nhiều, bà con mình vui lắm”. Đôi mắt sáng lên, già cười mãn nguyện. ",
"Bao thế hệ đi qua, trên vùng đất quanh năm “ủ trong mây” này, bà con người Mạ, S’Tiêng đã lang thang hết núi này đến cánh rừng khác, rồi dừng chân bên những sườn đồi để làm cho “lúa mẹ trổ bông”. Xã Đồng Nai Thượng đã hoàn thành xây dựng nông thôn mới năm 2019; hơn 430 hộ, phần lớn là đồng bào Mạ, S’Tiêng đã sống quần tụ tại năm thôn, chạy dọc theo tuyến đường nhựa đã “cõng” sự gần gũi đến với xứ này. Bí thư Đảng ủy xã Điểu K’Giắc ví von, giờ đây, những người Mạ, S’Tiêng đã nghĩ về những ngày hội. Và sẽ có những huyền thoại được tiếp nối trên miền đất anh hùng này.",
"Hôm nay, Điểu Thị Trang ở thôn Bù Gia Rá chuẩn bị xuất chuồng lứa heo bản địa. Khuôn mặt chị rạng ngời, khi từ sáu con heo giống được xã hỗ trợ, giờ tổng đàn lên đến 30 con; cùng hơn 2ha điều, sầu riêng được mua bằng tiền tích góp, mang lại thu nhập hơn 300 triệu đồng mỗi năm. Chị nói vui: “Mình thuộc “lứa” thoát nghèo nhanh của xã cách đây 5 năm. Cũng nhờ nghị lực của vợ chồng và sự hỗ trợ của Nhà nước, hai năm sau thoát nghèo mình đã xây được nhà và có chút tích lũy để nuôi hai con ăn học”. Trong danh sách 34 hộ đăng ký thoát nghèo từ năm 2022, nào K’Rơ, Ka Quyết, Điểu K’Cơ, Điểu K’Ren… giờ cuộc sống đã cơ bản no đủ, nhiều hộ tham gia phát triển nông nghiệp bền vững theo chương trình của xã. “Ở đây giờ chẳng khác dưới xuôi là mấy. Nhờ xã hỗ trợ sinh kế, giờ mình yên tâm sản xuất nông nghiệp, nuôi hai đứa con học đại học”, chị Điểu K’Mười chia sẻ. ",
"Cơn mưa rừng bất chợt làm dịu mát xứ hanh hao. Cùng với tôi nhâm nhi ly cà-phê ở quán ven đường, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Đồng Nai Thượng Điểu Thị Prợt “chất vấn”: Nhà báo thấy xứ này hôm nay thế nào? Tôi nén chặt hai chữ: Kỳ tích! Từ vùng được ví là “ốc đảo” thâm u giữa đại ngàn, xứ chơi vơi và dễ tổn thương đến tột cùng, giờ đang tính chuyện xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, phấn đấu đạt chuẩn vào năm 2025. “Hiện thu nhập bình quân đầu người hơn 51 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 8,5%, 5 thôn đều đạt thôn văn hóa cấp huyện; cây công nghiệp, cây ăn trái giá trị cao gần 2 nghìn ha; tổng đàn vật nuôi gần 5 nghìn con; một sản phẩm đạt OCOP 3 sao cấp tỉnh…”, bà Điểu Thị Prợt nhớ như in những con số được xem là sự đổi thay ngoạn mục.",
"Chia tay miền đất phía thượng nguồn dòng Đồng Nai trong chiều trôi rất khẽ. Mùi hương cây trái quyện trong làn gió mới ngọt lành. Vượt đỉnh Đồi Mây về xuôi, chợt ngoái nhìn, cung đường xuyên mây lên Bù Sa Lu Xiên đã không còn diệu vợi."
] | 372 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/dan-toc-mang-post723944.html | Dân tộc Mảng | [
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/igpcvcvjntc8510/2022_11_21/mang9-8400.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/bpcbzivo/2022_10_25/dongbaomang2.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/igpcvcvjntc8510/2022_11_21/mang3-971.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/bpcbzivo/2022_10_25/lehoi11.jpg.webp"
] | [
"(Ảnh: THÀNH ĐẠT)",
"Múa giã gạo mừng nhà mới trong Lễ vào nhà mới của một gia đình người Mảng (Ảnh: Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam)",
"(Ảnh: THÀNH ĐẠT)",
"Trong đám cưới người Mảng, bà con bôi nhọ nồi, bùn vào nhau để cầu may mắn. (Ảnh: Báo Lai Châu)"
] | [
"Xưa nay vùng Nặm Ban (Dum Bai) thuộc xã Nặm Ban, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu vẫn được gọi là \"quê hương\" của người Mảng. Người Mảng là một trong những dân cư bản địa ở vùng Tây Bắc.",
"Tên tự gọi: Mảng.",
"Tên gọi khác: Mảng Ư, Xá Mảng, Niểng O, Xá Bá O.",
"Nhóm địa phương: Mảng Gứng, Mảng Hệ.",
"Theo số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số 01/4/2019: Dân tộc Mảng có 4.650 người, trong đó dân số nam: 2.313 người, dân số nữ: 2.337 người. Quy mô hộ: 4,8 người/hộ. Tỷ lệ dân số sống ở khu vực nông thôn: 97,4%. ",
"Tập trung ở tỉnh Lai Châu, trải dài trên vùng biên giới phía bắc, giáp ranh với Trung Quốc.",
"Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ Me (ngữ hệ Nam - Á). Theo khảo sát của Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu, người Mảng bảo tồn tiếng nói khá tốt, 100% người dân sử dụng tiếng nói của dân tộc mình trong sinh hoạt hằng ngày. Khi giao tiếp với bên ngoài, một số người có thể sử dụng tiếng phổ thông, tiếng Thái, tiếng Hà Nhì và tiếng Hmông.",
" Theo số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số 01/4/2019: Tỷ lệ người Mảng từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết chữ phổ thông: 46,2%; Tỷ lệ người đi học chung cấp tiểu học: 104,3%; Tỷ lệ người đi học chung cấp trung học cơ sở: 88,9%; Tỷ lệ người đi học chung cấp trung học phổ thông: 38,8%; Tỷ lệ trẻ em ngoài nhà trường: 14,3%.",
" ",
": Người Mảng ăn 2 bữa (trưa-tối), ngô là lương thực chính, ngô trộn sắn hoặc trộn với ít gạo đồ lên. Lá sắn non đồ muối là thức ăn gần như quanh năm của người Mảng. Họ ưa hút thuốc lào, uống rượu trắng. ",
": Nét độc đáo trong y phục phụ nữ Mảng là tấm choàng quấn quanh thân được cắt may bằng vải thô màu trắng, ở giữa thêu hàng chỉ đỏ. Ðầu để trần, tóc buộc thành chỏm trên đầu bằng dây có tua khá đẹp, chân quấn xà cạp.",
"Trước kia cả phụ nữ và đàn ông Mảng đều phải xăm mặt O ăm (còn gọi là xăm mồm hay xăm cằm). Đây là nghi lễ thành đinh bắt buộc khi con trai, con gái đến tuổi trưởng thành (con trai từ 16 - 18 tuổi, con gái từ 15 - 16 tuổi), với mục đích chính là được cộng đồng công nhận là thành viên chính thức. Nhờ có hình xăm trên mặt mà sau khi chết đi, tổ tiên ở trên trời mới nhận ra là người trong cùng dòng họ và mới cho hồn trú ngụ cùng.",
" Người đứng đầu tổ chức xã hội truyền thống là Pơgia. Tổ chức Bản (Muy) vẫn duy trì theo tập quán truyền thống. Bản có trưởng bản trông coi về thu thuế tạp dịch. Trong bản thường có một dòng họ lớn, các trưởng họ cùng với hội đồng già làng điều hành mọi hoạt động xã hội, tôn giáo theo tập quán. Người Mảng có 5 họ chính, mỗi họ lấy một con vật làm vật tổ.",
"Mặc dù nhà người Mảng rất tạm bợ, nhưng từ khâu chọn đất, san nền, dựng cột cho đến lợp đều phải nhờ thầy bói xem ngày, giờ rồi mới tiến hành dựng nhà. Lễ này gồm nhiều đặc trưng nghi lễ phức tạp thể hiện đặc trưng tộc người.",
" Ngoài tết Nguyên đán ra, người Mảng ăn tết Cơm mới sau vụ gặt tháng 10 âm lịch. Hàng năm, dân bản còn cúng ma bản và ma nhà để yêu cầu yên. Ðặc biệt ở họ tồn tại hàng loạt nghi lễ liên quan đến nông nghiệp: lễ gieo nương; cúng hồn lúa, mẹ lúa; cúng sau vụ thu hoạch...",
" Ma nhà được cúng vào dịp tết hoặc khi trong nhà có người đau ốm. Người Mảng tin có nhiều ma, trong đó ma nhà có vị trí đặc biệt quan trọng. Bên cạnh đó họ cũng thờ ma Ðẳm- tổ tiên, dòng họ.",
"Làn điệu dân ca \"xoỏng\" được nhiều người biết và ưa thích. Ngày nay, người Mảng còn lưu giữ truyền thuyết kể về vùng đất tổ của mình đó là Muăng Buăng, một địa điểm trên sườn núi thuộc xã Nậm Ban, huyện Sìn Hồ (nay thuộc huyện Nậm Nhùn).",
" ",
"Sản xuất nông nghiệp nương rẫy là phương thức sinh sống chủ yếu của người Mảng. Trước đây người Mảng chăn nuôi tiểu gia súc, sau này là đại gia súc; nghề đan lát đặc biệt phát triển, đạt đến trình độ tinh xảo, trong khi nghề dệt không phát triển; các sản phẩm đan lát chủ yếu đem trao đổi với người Thái để lấy các sản phẩm may mặc. Ngoài ra, nghề khâu nón cũng rất phát triển, dùng để trao đổi hoặc bán cho người Thái.",
"Theo số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số 01/4/2019: Tỷ lệ hộ nghèo: 66,3%; Tỷ lệ hộ cận nghèo: 10,2%; Tỷ lệ thất nghiệp: 0,67%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ: 4,0%; Tỷ trọng lao động làm việc trong khu vực phi nông nghiệp: 11,2%; Tỷ trọng lao động làm công việc quản lý hoặc CMKT bậc cao và trung: 1,7%; Tỷ lệ hộ làm nghề thủ công truyền thống: 0,11%. "
] | 373 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/tu-sach-dinh-huu-du-den-voi-hoc-sinh-dan-toc-thieu-so-vung-kho-khan-cua-tinh-dak-lak-post725428.html | “Tủ sách Đinh Hữu Dư” đến với học sinh dân tộc thiểu số vùng khó khăn của tỉnh Đắk Lắk | [] | [] | [
"Viết tiếp ước mơ còn dang dở của người đồng nghiệp trẻ là tặng tủ sách cho học sinh nghèo miền núi, 5 năm qua, chương trình “Tủ sách Đinh Hữu Dư” của Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam đã mang hàng chục nghìn cuốn sách và trang thiết bị thư viện thiết yếu đến với hàng chục điểm trường tại các vùng khó khăn trên khắp cả nước.",
"Việc triển khai chương trình này tại Trường Tiểu học Nơ Trang Lơng nhằm góp phần nuôi dưỡng thói quen đọc sách, tăng cường vốn Tiếng Việt và nâng bước chân đến trường cho các học sinh cũng như nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường trong thời gian tới.",
"“Tủ sách Đinh Hữu Dư” trao cho Trường Tiểu học Nơ Trang Lơng gồm gần 1.000 cuốn sách tham khảo, sách kỹ năng sống, sách khoa học, văn học, truyện thiếu nhi, báo thiếu nhi; 1.800 quyển vở cho thầy và trò nhà trường. ",
"Ngoài ra, chương trình đã trao tặng ti-vi, máy lọc nước, đồ dùng sinh hoạt, cải tạo chỗ ở cho 45 học sinh dân tộc Mnông đang tạm thời lưu trú tại trường để học tập; tặng 10 suất học bổng, mỗi suất trị giá 1 triệu đồng cho học sinh nghèo vượt khó.",
"Tổng trị giá phần quà gần 90 triệu đồng do đoàn viên, thanh niên Thông tấn xã Việt Nam đóng góp và các nhà hảo tâm tài trợ.",
"Trường Tiểu học Nơ Trang Lơng cách trung tâm huyện M’Drắk gần 30km, cách thành phố Buôn Ma Thuột gần 120km. Trường có 239 học sinh, 100% học sinh là người dân tộc thiểu số. Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nơ Trang Lơng Phạm Thị Hòa cho biết, chương trình “Tủ sách Đinh Hữu Dư” đã giúp tủ sách thư viện của nhà trường được đầy thêm. Đồng thời, các học sinh có hoàn cảnh khó khăn được nhận học bổng có thêm động lực để vượt lên hoàn cảnh đạt kết quả cao trong học tập. Qua đó, cổ vũ, động viên thầy và trò Trường Tiểu học Nơ Trang Lơng vượt qua khó khăn, tiếp tục phấn đấu nâng cao chất lượng dạy và học.",
"Phát biểu tại chương trình, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện M’Drắk Lê Văn Thao mong muốn, thời gian tới huyện tiếp tục nhận được sự quan tâm và có thêm nhiều chương trình “Tủ sách Đinh Hữu Dư” về với học sinh trên địa bàn. Đây là chương trình ý nghĩa, thiết thực, có giá trị nhân văn sâu sắc. ",
"Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện M’Drắk đề nghị tập thể Ban Giám hiệu và giáo viên Trường Tiểu học Nơ Trang Lơng cần quản lý tốt, có hiệu quả “Tủ sách Đinh Hữu Dư”, tạo điều kiện để học sinh phát triển thói quen đọc, tiếp thu tri thức, hoàn thiện nhân cách tốt để trở thành công dân có ích cho xã hội.",
"Trong khuôn khổ chương trình, ngày 18/11, Đoàn cơ sở Thông tấn xã Việt Nam khu vực miền Trung-Tây Nguyên tổ chức chương trình Fake News tại Trường Trung học phổ thông Dân tộc nội trú Nơ Trang Lơng, thành phố Buôn Ma Thuột."
] | 374 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/le-cuoi-truyen-thong-cua-nguoi-mnong-post749745.html | Lễ cưới truyền thống của người M’nông | [] | [] | [
"Phong tục cho phép những chàng trai, cô gái M’nông đến tuổi trưởng thành có quyền lựa chọn người yêu để tiến đến hôn nhân. Ở mỗi nhóm M’nông, tập quán cưới xin có sự khác nhau nhưng vẫn phải trải qua ba bước chính trong hôn nhân gồm: lễ chạm ngõ, lễ ăn hỏi và lễ cưới.",
"Lễ chạm ngõ: Khi chàng trai tìm được cô gái vừa ý, sẽ đem tặng cô gái một chiếc lược, một chuỗi hạt hoặc một vòng đeo tay để làm tin. Sau đó, chàng trai về thông báo với bố mẹ và xin ý kiến. Nếu đồng ý thì bố mẹ chàng trai sẽ nhờ ông mối mang lễ vật đến nhà gái. Lễ vật gồm một con gà, một con dao, ống măng chua. Khi nhà gái bằng lòng, ông mối sẽ thay mặt nhà trai bàn bạc với nhà gái về lễ dạm hỏi. ",
"Trong một số trường hợp có tục gia đình đính ước cho con cái khi còn là vị thành niên, với mong muốn khi con mình lớn lên việc đính ước ấy sẽ trở thành hiện thực. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp xảy ra việc từ hôn sau đính ước thì chỉ cần tiến hành một món lễ nhỏ trả lại phía bên kia, một kỷ vật mà thông thường là chuỗi hạt cườm. ",
"Lễ ăn hỏi: Ðúng ngày thỏa định, nhà trai cử một người già có uy tín cùng một số trai tráng khỏe mạnh mang lễ vật đến nhà gái ăn hỏi. Tùy từng nơi, từng gia đình mà sính lễ khác nhau. Lễ chính gồm một con trâu hoặc heo, một gùi măng chua, da trâu muối, một ché rượu cần nhỏ. Nhà gái cử một vị cao tuổi nhận lễ vật rồi bày lên chiếc chiếu hoa ở giữa nhà để cúng Yàng xin làm lễ cưới. Khi mọi việc đã xong, hai bên nhà trai, nhà gái mới tiến hành bàn bạc, chọn ngày lành tháng tốt để tổ chức đám cưới.",
"Lễ cưới sẽ được tổ chức ba ngày liền ở nhà gái. Hôn lễ được mở đầu bằng việc nhà gái đem biếu nhà trai mỗi người một bát gạo đầy, tượng trưng ý nguyện cầu mong cuộc sống của họ luôn luôn no đủ. Mỗi bát gạo tương đương một ché rượu mà nhà trai tặng nhà gái. Ông mối sẽ đóng vai trò người làm chủ hôn. Ông mối dẫn đôi uyên ương đến bên cột nhà chính. Hai người làm chứng đại diện cho hai họ cầm chiếc khăn buộc vào cột nhà. Chủ lễ cầm tay đôi vợ chồng trẻ nắm vào chiếc khăn, ý nói tình cảm hai người đã được buộc chặt, luôn gắn bó bên nhau. ",
"Sau đó, chủ lễ dặn dò chú rể, cô dâu về đạo vợ chồng và trách nhiệm của mỗi người đối với cha mẹ, gia đình, họ hàng. Tiếp sau đó là người làm chứng xúc cho hai vợ chồng mỗi người ba muỗng cơm và cũng được đôi vợ chồng phúc đáp lại.",
"Sau nghi thức này, ông mối đưa cần rượu để hai vợ chồng trẻ uống đầu tiên mở màn cho lễ uống rượu mừng ngày cưới. Những ché rượu được cột sẵn ở cột buộc ché rượu theo hàng dọc giữa nhà. Sau khi xong thủ tục lễ nghi là cuộc vui giữa họ hàng thân thuộc chúc tụng cô dâu, chú rể bách niên giai lão, hạnh phúc viên mãn. Mọi người cùng uống rượu, ca hát, nhảy múa theo nhịp chiêng rộn rã suốt ngày đêm. Những người đến dự đám cưới mang theo rượu, thuốc lá, gạo nếp... góp vào ngày vui của gia chủ. ",
"Ngày nay, mặc dù ít nhiều chịu ảnh hưởng của lối sống hiện đại nhưng người M’nông vẫn luôn giữ được nét đẹp văn hóa truyền thống đặc trưng của dân tộc mình. Họ đã biết loại bỏ những thủ tục rườm rà, thay vào đó là những yếu tố tích cực phù hợp với xu thế hiện nay và chắt lọc, giữ gìn những tinh hoa văn hóa truyền thống. Hiện mỗi bon làng thường có 1 đến 2 người mai mối, họ đều là những người chuẩn mực, có đức tính tốt, ở độ tuổi ngũ tuần. Hai vợ chồng người làm mối phải song toàn, sống vui, sống đẹp, sống hạnh phúc để mang tài lộc, hạnh phúc đến cho đôi trai gái…."
] | 375 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/det-tho-cam-cua-nguoi-mnong-o-binh-phuoc-duoc-cong-nhan-la-van-hoa-phi-vat-the-post753302.html | Dệt thổ cẩm của người M’nông ở Bình Phước được công nhận là văn hóa phi vật thể | [] | [] | [
"Đồng bào dân tộc M’nông ở Bình Phước hiện nay có trên 10 nghìn người, chiếm 1,1% dân số của tỉnh. Với kinh nghiệm được tích lũy từ bao đời, người M’nông đã tạo nên nghề truyền thống riêng của dân tộc mình, trong đó có nghề dệt thổ cẩm. ",
"Một số người M’nông nghiều kinh nghiệm kể lại, dệt thủ công truyền thống tích lũy và phát triển qua nhiều thế hệ, thể hiện kỹ thuật qua đôi bàn tay khéo léo và sáng tạo của người phụ nữ để phục vụ nhu cầu cuộc sống. ",
"Dệt thổ cẩm đòi hỏi phải có năng khiếu, kỹ năng, nắm rõ kỹ thuật dệt; bên cạnh đó, phải nhận biết và khai thác đúng các nguyên liệu từ thiên nhiên như lá cây, vỏ cây rừng để phối tạo ra chất liệu nhuộm màu, cũng như kỹ thuật tạo hình hoa văn. ",
"Những kỹ thuật, tri thức này còn thể hiện sự ghi nhớ, chắt lọc, sáng tạo và tích lũy qua thời gian để tạo ra sản phẩm độc đáo, riêng có của người M’nông.",
"Theo Quyết định số 1838 ngày 4/8/2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, nghề thủ công truyền thống Dệt thổ cẩm của người M’nông sinh sống tại xã Bù Gia Mập (huyện Bù Gia Mập) và các xã Đồng Nai, Thọ Sơn, Phú Sơn, Đắk Nhau (huyện Bù Đăng) thuộc danh mục ",
".",
"Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Phước Nguyễn Khắc Vĩnh cho biết, việc công nhận nghề thủ công truyền thống dệt thổ cẩm của người M’nông là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia không chỉ là sự tôn vinh và khẳng định những giá trị lịch sử-văn hóa, khoa học của nghề truyền thống, mà còn là sự ghi nhận những nỗ lực của các cấp chính quyền địa phương, của ngành văn hóa, thể thao và du lịch, đặc biệt là tâm huyết của các nghệ nhân và cộng đồng người M’nông đối với việc duy trì, bảo tồn và phát huy giá trị nghề dệt thổ cẩm.",
"Cũng theo ông Vĩnh, cần có cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ các hộ gia đình còn duy trì nghề dệt thổ cẩm tiếp cận nguồn vốn, nhằm tạo điều kiện mở rộng, phát triển sản xuất, kinh doanh phù hợp với nền kinh tế thị trường. ",
"Trong đó, có chính sách khuyến khích, ưu đãi với nghệ nhân dệt thổ cẩm, người có tay nghề giỏi và xây dựng các buôn, sóc thành điểm du lịch cộng đồng; thành lập các hợp tác xã dệt thổ cẩm để quảng bá, giới thiệu sản phẩm tới đông đảo khách du lịch. "
] | 376 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/van-hoa-la-dong-luc-cho-su-phat-trien-post767113.html | Văn hóa là động lực cho sự phát triển | [] | [] | [
"Nằm trong vùng phát triển kinh tế năng động Ðông Nam Bộ, có vị trí tiếp giáp giữa đồng bằng và cao nguyên, Bình Phước có điều kiện thuận lợi giao thoa, tiếp biến văn hóa giữa các vùng miền, quốc gia. Ðặc biệt, Bình Phước còn là nơi hội tụ của cộng đồng 41 dân tộc anh em, tạo nên một diện mạo văn hóa rất phong phú, đa dạng trong thống nhất. ",
"Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Phước, trên địa bàn tỉnh có 45 di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng; trong đó, có năm di tích quốc gia đặc biệt, 12 di tích quốc gia, 28 di tích cấp tỉnh. Trong sáu di sản văn hóa đã được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thì có đến bốn di sản văn hóa phi vật thể của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. ",
"Ngoài ra, tỉnh cũng đã phục dựng được tám lễ hội của đồng bào các dân tộc thiểu số; mở các lớp truyền dạy và thực hành như: mô hình đan lát truyền thống của người Khmer, kỹ thuật chế biến rượu cần và dệt thổ cẩm của đồng bào X’tiêng.",
"Ðồng bào dân tộc M’nông ở Bình Phước có hơn 10.000 người, chiếm 1,1% số dân toàn tỉnh, phân bố chủ yếu ở huyện Bù Ðăng và huyện Bù Gia Mập. Với kinh nghiệm tích lũy từ bao đời, người M’nông đã tạo nên các nghề truyền thống riêng của dân tộc mình, trong đó có dệt thổ cẩm. Theo các nghệ nhân, nghề thủ công truyền thống dệt thổ cẩm của người M’nông được tích lũy và phát triển qua nhiều thế hệ, thể hiện kỹ thuật qua đôi tay khéo léo, sáng tạo của người phụ nữ để phục vụ nhu cầu cuộc sống. ",
"Nghề dệt thổ cẩm của người M’nông không chỉ mang nhiều ý nghĩa văn hóa đặc sắc mà còn là văn hóa ứng xử của cư dân với cộng đồng, thể hiện mối quan hệ gắn kết cộng đồng. Chính vì thế, cuối tháng 5 vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với nghề thủ công truyền thống dệt thổ cẩm của người M’nông xã Bù Gia Mập (huyện Bù Gia Mập) và các xã Ðồng Nai, Thọ Sơn, Phú Sơn, Ðắk Nhau (huyện Bù Ðăng). ",
"Ðiều này thể hiện nỗ lực của các cấp chính quyền, ngành văn hóa, thể thao và du lịch, nhất là các nghệ nhân trong duy trì, bảo tồn và phát huy giá trị nghề dệt thổ cẩm. “Ngoài các chính sách khuyến khích, ưu đãi với nghệ nhân, người có tay nghề giỏi lưu giữ các nghề truyền thống của các dân tộc, tỉnh Bình Phước cũng đang nghiên cứu, xây dựng các buôn, sóc thành điểm du lịch cộng đồng; thành lập các hợp tác xã dệt thổ cẩm, nấu rượu cần… để quảng bá, giới thiệu sản phẩm tới đông đảo khách du lịch. ",
"Bên cạnh đó, tỉnh cũng xây dựng các đề án đầu tư, cải tiến sản phẩm thủ công truyền thống mang tính hiện đại hơn; cải tiến kỹ thuật dệt nhằm rút ngắn thời gian, phục hồi chất liệu truyền thống, giảm công sức lao động và giảm giá thành sản phẩm”, ông Vĩnh cho biết thêm.",
"Chủ trương chung của Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ tỉnh Bình Phước lần thứ 11 luôn coi trọng văn hóa và văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội. Nhờ đó, nhiều di sản văn hóa phi vật thể đã được vinh danh, bảo tồn và phát huy giá trị. Nhiều di tích lịch sử-văn hóa được xếp hạng, tu bổ, tôn tạo; các phong tục, tập quán tốt đẹp của đồng bào dân tộc X’tiêng, M’nông, Khmer được nghiên cứu, sưu tầm và phục dựng. ",
"Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, công tác sưu tầm, lưu giữ và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa truyền thống như lễ hội, các làn điệu dân ca, dân vũ, nhạc cụ truyền thống... vẫn chưa được quan tâm đúng mức: một số di tích lịch sử, văn hóa bị xuống cấp; việc nghiên cứu, đầu tư, khai thác và phát huy các di sản văn hóa, phong tục, tập quán, các ngành nghề truyền thống, hoạt động văn hóa dân gian chưa được quan tâm tương xứng. Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, giai đoạn 2010-2022, tỷ lệ ngân sách nhà nước đầu tư cho lĩnh vực văn hóa hằng năm chỉ đạt hơn 1% trong tổng chi ngân sách địa phương. ",
"Qua hơn 25 năm tái lập, tỉnh Bình Phước đã không ngừng đổi thay và phát triển trên các lĩnh vực; trong đó, văn hóa có một sự phát triển vượt bậc và kết tinh thành những giá trị to lớn. Ðể văn hóa ngày càng phát triển và tạo động lực cho kinh tế-xã hội phát triển, tỉnh Bình Phước đang tập trung tổng kết, đánh giá kết quả triển khai thực hiện các quan điểm, đường lối, chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bình Phước. ",
"Ðồng thời, rút ra các bài học kinh nghiệm; nhận diện thời cơ, thách thức, từ đó đề ra các nhiệm vụ, giải pháp mang tính đột phá, tạo chuyển biến mới trong việc xây dựng văn hóa, con người Bình Phước trong thời kỳ mới, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa, nghệ thuật của nhân dân trong tỉnh. Trong giai đoạn mới, Bình Phước chú trọng việc đầu tư cho sự phát triển văn hóa ngang bằng đầu tư phát triển kinh tế."
] | 377 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/trai-nghiem-van-hoa-truyen-thong-tai-lang-van-hoa-du-lich-cac-dan-toc-viet-nam-thang-8-post765171.html | Trải nghiệm văn hóa truyền thống tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam tháng 8 | [] | [] | [
"Chương trình tháng 8 “Về Làng trải nghiệm nét văn hóa truyền thống” với các hoạt động như tái hiện Lễ vào nhà mới của đồng bào dân tộc Khơ Mú tỉnh Sơn La, giao lưu dân ca dân vũ “Sắc hoa Làng tôi” của các nhóm đồng bào dân tộc phía bắc đang hoạt động hàng ngày tại Làng, ",
" và nghề thủ công truyền thống, hoạt động điểm nhấn cuối tuần của các nhóm nghệ nhân đang hoạt động hằng ngày tại Làng.",
"Khách tham quan được trải nghiệm các trò chơi dân gian và giao lưu gắn kết tập thể như múa xòe, sạp, đánh tu lu, đánh yến, ném còn, đi cà khoeo…",
"Đồng bào các dân tộc tại làng giới thiệu các sản phẩm từ nghề dệt truyền thống và trang phục truyền thống gắn liền với nghề thêu, dệt truyền thống và các hoạt động đan lát, chế tác nhạc cụ…",
"Điểm nhấn là không gian giới thiệu văn hóa truyền thống tộc người, ở đó du khách được tìm hiểu về kiến trúc, trang phục, dân ca dân vũ, lễ hội... cùng với các loại hình diễn xướng, biểu diễn nhạc cụ dân tộc, trò chơi dân gian truyền thống. ",
"Tìm hiểu văn hóa ẩm thực và thưởng thức các món ăn đặc sắc: xôi đồ, thịt gà nấu măng, cá ốt đồ, rau đồ, cá nướng, các món ăn từ thịt lợn, xôi màu… của dân tộc Mường, Thái; gà nướng… của dân tộc Khơ Mú; cà-phê, ca cao… của dân tộc Ê Đê; khau nhục, cá om măng chua, lạp sườn, thịt gác bếp, măng nhồi… của dân tộc Tày, Nùng, Dao; các loại bánh truyền thống của các dân tộc; các hoạt động khác: hái chè, dệt vải, chế tác nhạc cụ, đan lát đồ thủ công, nấu rượu, chế biến thuốc nam... "
] | 378 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/kham-pha-am-thuc-dan-toc-trong-chuong-trinh-thang-10-tai-lang-van-hoa-du-lich-cac-dan-toc-viet-nam-post775604.html | Khám phá ẩm thực dân tộc trong chương trình tháng 10 tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam | [] | [] | [
"Chương trình tháng 10 “Khám phá nét ẩm thực dân tộc” gồm các hoạt động kỷ niệm 93 năm Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 với chủ đề “Vẻ đẹp người phụ nữ đồng bào qua đôi bàn tay khéo léo”, tái hiện Lễ kết nghĩa buôn làng của ",
" tỉnh Bình Phước, giao lưu, dân ca dân vũ “Bản hòa âm M’Nông”, trình diễn nghề truyền thống của đồng bào M’Nông, triển lãm ảnh “Bình Phước - Hồn đất, tình người”, giới thiệu không gian văn hóa ẩm thực M’nông - Tinh hoa hội tụ, lễ SenDolta của đồng bào dân tộc Kh'mer ",
", cùng với hoạt động của các nhóm nghệ nhân đang hoạt động hằng ngày tại Làng. ",
"Trong chuỗi hoạt động này, khách tham quan sẽ được thưởng thức các chương trình dân ca dân vũ đặc sắc của các nhóm cộng đồng, các loại bánh đặc sắc và ấn tượng nhất của mỗi dân tộc; được xem giới thiệu nghệ thuật dệt vải độc đáo tới du khách của các dân tộc Tà Ôi, Ba Na, Thái…, nghề đan lát truyền thống của các dân tộc.",
"Đặc biệt, tại không gian văn hóa ẩm thực M’Nông - Tinh hoa hội tụ, khách tham quan được thưởng thức, xem trình diễn, giới thiệu các công đoạn chế biển các món ăn truyền thống của dân tộc M’Nông tỉnh Bình Phước.",
"Người xem được tương tác, trải nghiệm, thực hành chế biến ẩm thực truyền thống của đồng bào M’Nông với các món ăn độc đáo như bánh lá, cá khô, cơm lam, thịt nướng.",
"Còn các nhóm nghệ nhân đang hoạt động hằng ngày tại Làng tiếp tục có những hoạt động quảng bá, giới thiệu về những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc mình như các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống tiêu biểu, các trò chơi dân gian truyền thống, văn hóa ẩm thực và thưởng thức các món ăn đặc sắc, các hoạt động hái chè, dệt vải, chế tác nhạc cụ, đan lát đồ thủ công, nấu rượu, chế biến thuốc nam... "
] | 379 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/le-sum-hop-cong-dong-cua-nguoi-mnong-post808474.html | Lễ sum họp cộng đồng của người M’Nông | [] | [] | [
"Theo truyền thống, lễ thường diễn ra vào mùa khô, từ tháng 1 đến tháng 3 dương lịch, khi thu hoạch mùa màng xong. Thời điểm này thích hợp để huy động và tập trung vật chất, con người; cộng đồng có dịp nghỉ ngơi, ăn uống, vui chơi, giải trí. Ðây là lễ lớn với sự tham gia của nhiều bon làng nên thường từ 3 đến 5 năm mới tổ chức một lần. Trước khi lễ diễn ra, già làng sẽ tiến hành họp bon để thống nhất chọn ngày đẹp, địa điểm, quy mô của buổi lễ. Sau khi thống nhất địa điểm và thời gian, thanh niên trai tráng trong bon chủ sẽ vào rừng chọn cây lồ ô thật đẹp để làm nêu, nấu cơm lam. ",
"Trước ngày lễ một tuần, một cây nêu lớn được dựng lên, để thông tin và mời gọi các thần linh biết để về dự lễ với bon làng. Phần ngọn trên cây nêu trang trí nhiều hoa, hình chim, nai kết bằng tre nứa, được tô vẽ khéo léo, tinh xảo. Thân cây nêu trang trí hoa văn với mầu chủ đạo là đen, đỏ và trắng. Ở giữa thân cây nêu là một mâm tre hình vuông bày biện các lễ vật cúng thần linh.",
"Riêng các bon làng tham dự sẽ mang theo các sản vật tự làm ra được như: heo, gà, lúa, rượu cần để đãi khách... Lễ vật cúng gồm: một con gà, một ché rượu cần và một đĩa xôi, tất cả đều đặt trên một chiếc nia bằng tre, đặt dưới chân cây nêu...",
"Mở đầu buổi lễ, các dàn chiêng thi nhau diễn tấu lên những bài chiêng truyền thống để chào đón khách. Thanh niên nam nữ cùng nhau nắm tay nới rộng vòng xoang, nhảy múa chung quanh cây nêu. Khi tiếng chiêng kết thúc, quan khách đã tề tựu đông đủ cũng là lúc già làng bắt đầu thực hiện nghi thức cúng để cầu mong cho dân làng bình an, làm ăn phát đạt, đoàn kết gắn bó, cùng nhau phát triển.",
"Lời bài cúng của già làng: “Ơi thần đất tốt, dân làng ở các bon. Ơi thần núi đất cao. Ơi thần đất có rừng cây đa khổng lồ. Ơi thần nước có thác cao tầng. Ơi các vị thần tốt bụng phù hộ cho đời người hãy về đây chứng giám. Hôm nay, người Bu Noong của các bon cùng tổ chức lễ hội bằng một con gà, một ché rượu cần, có nhiều bộ cồng chiêng, múa hát dân ca, nhạc cụ để chào mừng. Chúng con ở các bon mời các vị thần cùng vui họp mặt với tinh thần đoàn kết bền vững. Xin thần phù hộ cho chúng con làm ăn ngày một giàu có. Xin thần phù hộ cho con chúng con học giỏi, thành người văn minh. Xin phù hộ cho bon không còn ốm đau, tai nạn, rủi ro và có nhiều phước lành. Ơi Giàng!”.",
"Sau khi nghi lễ kết thúc, bà con các bon tham gia Lễ sum họp cộng đồng vừa thưởng thức món ăn, rượu cần, vừa giao lưu sinh hoạt, hát dân ca, dân vũ, hát đối đáp, các nghệ nhân hát Ót N’drong quanh đống lửa bập bùng kéo dài tận đêm khuya. Ngày hôm sau, mọi người tiếp tục chơi các trò chơi dân gian như bắn nỏ, bịt mắt đánh chiêng...",
"Trong cuộc sống hiện đại ngày nay mặc dù đã có nhiều thay đổi, nhưng Lễ sum họp cộng đồng vẫn tiếp tục được bảo tồn và phát huy giá trị tại các bon của người M’Nông. Lễ sum họp cộng đồng không còn bó hẹp trong không gian văn hóa của người M’Nông bản địa mà đã vượt ra khỏi không gian, cộng đồng của bon làng, tạo không khí vui tươi, đoàn kết, gắn bó mật thiết cộng đồng của các tộc người cùng sinh sống bên nhau. ",
"Khi có điều kiện, người M’Nông lại tổ chức lễ với sự tham gia của nhiều bon làng, tộc người cùng sinh sống trên địa bàn và tùy theo điều kiện kinh tế của từng vùng mà tổ chức lớn hay nhỏ. Ngoài người M’Nông bản địa, các bon của người M’Nông thì các dân tộc khác trên địa bàn, người dân và du khách đều có thể cùng tham gia Lễ sum họp cộng đồng. Trong không khí rộn ràng của lễ hội, ai cũng mong muốn những điều tốt đẹp nhất đến với bon làng mình, cộng đồng mình."
] | 380 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/le-hoi-danh-bat-ca-suoi-cua-nguoi-muong-hoa-binh-post750091.html | Lễ hội đánh bắt cá suối của người Mường Hòa Bình | [
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/dbkxfkxrky/2023_04_27/img-9984-8991.jpg.webp"
] | [
"Quăng chài thi đánh bắt cá là nét độc đáo của Lễ hội."
] | [
"Đây là lễ hội dân gian gắn liền với nền nông nghiệp lúa nước, mang dấu ấn của nền văn minh Việt cổ, là hoạt động văn hóa, tín ngưỡng không thể thiếu của ",
" Tân Lạc. Lễ hội đã thu hút được hàng nghìn người dân địa phương, khách tham quan trong và ngoài tỉnh. ",
"Quăng chài thi đánh bắt cá là nét độc đáo của Lễ hội.",
"Lễ hội đánh bắt cá suối tháng ba hay còn gọi là Lễ xuống đồng làm cỏ lúa, sau khi cày bừa và cấy xong vụ xuân lúc cây lúa đã cứng cáp, người dân trong vùng tổ chức đánh cá tập thể ở khoang suối Bo và Khoang Lở, những con cá nào to nhất sẽ được dân làng dâng lên cúng thờ thành hoàng tại miếu thờ, để cầu cho một năm mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, người dân khỏe mạnh, gặp nhiều may mắn…",
"Phần hội, diễn ra từ sáng sớm tại sân bãi trước Miếu với các hoạt động văn nghệ dân gian như: Hòa tấu cồng chiêng, hát đối, hát thường đang, bộ mẹng, múa đâm đuống... và những trò chơi dân gian: Thi chèo bè mảng, thi quăng chài, thi đánh bắt cá và giới thiệu các món ăn độc đáo của người Mường, ngày nay có thêm một số các hoạt động như các môn thể thao hiện đại như: bơi lội, bóng chuyền, bóng đá... ",
"Lễ hội đánh bắt cá Suối truyền thống xã Lỗ Sơn là một trong những lễ hội rất độc đáo của Người Mường Tân Lạc. Khác với lễ hội Khai Hạ Mường Bi và lễ hội Chùa Kè Phú Vinh, lễ hội đánh bắt cá suối truyền thống xã Lỗ Sơn được tổ chức không chỉ gắn kết cộng đồng mà còn thể hiện thái độ trách nhiệm giữa con người với mẹ thiên nhiên. ",
"Lễ hội nhằm tuyên truyền sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân trân trọng và gìn giữ tài nguyên thiên nhiên, khơi dậy và thắt chặt hơn nữa tình đoàn kết, tạo khí thế hăng say lao động sản xuất để xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh."
] | 381 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/dan-toc-muong-post723894.html | Dân tộc Mường | [
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/vowkjqkp/2022_11_20/img-1021-5047.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/vowkjqkp/2022_10_17/ns.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/vowkjqkp/2022_11_28/1-9764.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/vowkjqkp/2022_11_20/muong2-317.jpg.webp"
] | [
"Dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình trình diễn tiết mục văn hóa phi vật thể tiêu biểu. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)",
"Một ngôi nhà sàn của người Mường tại huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa tuổi đời gần 100 năm. (Ảnh: TTXVN)",
"Nghệ thuật trang trí cạp váy trong trang phục truyền thống của phụ nữ Mường mang đậm nét văn hóa Đông Sơn. (Ảnh: baodantoc.vn)",
"Nghề dệt và đan lát là 2 nghề thủ công tiêu biểu của người Mường. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)"
] | [
" là cư dân bản địa, sinh sống lâu đời ở nước ta và đã tạo dựng được một nền văn hóa phong phú, giàu bản sắc tộc người.",
"Tên gọi khác: Mol, Mual, Mul hoặc Mon....",
" ở nước ta cư trú trên một vùng đồi núi khá rộng, trong các thung lũng chân núi, có địa lý môi sinh thuận lợi cho trồng trọt, nằm giữa vùng người Việt ở phía đông và vùng người Thái ở phía tây, chiều dài khoảng 350km, chiều rộng khoảng 80-90km; tập trung chủ yếu ở các tỉnh Hòa Bình, các huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Thanh Thủy của tỉnh Phú Thọ; các huyện Ngọc Lặc, Thạch Thành, Cẩm Thủy, Bá Thước, Như Xuân, Lang Chánh của tỉnh Thanh Hóa và rải rác ở các tỉnh Sơn La, Ninh Bình, Yên Bái...",
" Người Mường là tộc người có dân số đông thứ 4 trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, chỉ sau người Việt, Tày, Thái. ",
"Theo số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số năm 2019, ",
" có tổng dân số là 1.452.095 người, tập trung chủ yếu tại tỉnh Hòa Bình (với số dân 549.026 người), Thanh Hóa (341.359 người); Phú Thọ (218.404 người); Sơn La (84.676 người); Hà Nội (62.239 người); Ninh Bình (27.6345 người), Yên Bái (17.401 người)… Ngoài ra, người Mường còn có mặt tại một số tỉnh, thành phố phía nam như Đắk Lắk (15.656 người); Bình Dương (9.021 người); Đồng Nai (6.257 người); Lâm Đồng (6.072 người),…",
" Tiếng Mường, thuộc nhóm ngôn ngữ Việt-Mường, ngữ hệ Nam Á.",
"Tổ chức xã hội truyền thống của ",
" có nhiều nét đặc thù, đó là xã hội đã có sự phân hóa thành đẳng cấp ",
" (quý tộc) và ",
". Thiết chế xã hội trong xã hội cổ truyền ở ",
" nói chung là ",
" và ",
". Ở đó hình thành một bộ máy quản lý, điều hành theo luật tục, mọi thành viên trong cộng đồng xóm, mường phải tuyệt đối tuân thủ. Nơi cư trú của ",
" được gọi bằng từ ",
"hoặc ",
", có nghĩa là ",
". ",
" là đơn vị cơ sở của xã hội Mường gồm nhiều tiểu gia đình phụ quyền mà tế bào gia đình là cha mẹ và con cái, trong đó quyền thế thuộc về con trưởng.",
"Ðại bộ phận người Mường ở nhà sàn, kiểu nhà 4 mái, chung quanh có hàng cau, cây mít. Phần trên sàn người ở, dưới gầm đặt chuồng gia súc, gia cầm, để cối giã gạo, các công cụ sản xuất khác. Ngày nay điều kiện kinh tế ngày càng phát triển, đời sống đồng bào được nâng cao nên bên cạnh nhà sàn truyền thống, ở nhiều vùng người Mường đã xuất hiện những ngôi nhà mái ngói, nhà mái bằng, nhà cao tầng. Kiến trúc của các loại hình nhà này mang đậm dấu ấn của người Việt.",
"Thờ cúng tổ tiên, thờ Tản Viên, thờ thổ công.",
" Bộ y phục nữ đa dạng hơn nam giới và còn giữ được nét độc đáo. Khăn đội đầu là một mảnh vải trắng hình chữ nhật không thêu thùa, yếm, áo cánh (phổ biến là màu trắng) thân rất ngắn thường xẻ ở ngực và váy dài đến mắt cá chân gồm hai phần chính là thân váy và cạp váy. Cạp váy nổi tiếng bởi các hoa văn được dệt kỳ công. Trang sức gồm vòng tay, chuỗi hạt và bộ xà tích 2 hoặc 4 giây bạc có treo hộp quả đào và móng vuốt hổ, gấu bịt bạc.",
"Trang phục truyền thống nam giới của ",
" đơn giản hơn. Áo ngắn, cổ tròn, có nẹp viền quanh. Quần được may bằng vải mộc thô màu trắng, nhuộm nâu hoặc nhuộm chàm, ống rộng. Khi mặc quần, người mặc sẽ bắt chéo hai mép cạp dắt vào bên trong và dùng khăn thắt lại. Khăn của nam giới ",
" màu đen hoặc tím than bằng vải tự dệt. Hiện nay, bộ trang phục truyền thống của nam giới Mường hầu như không còn nữa, chủ yếu họ mua sẵn trang phục của người Kinh ở ngoài chợ.",
"Lễ cưới của người Mường hiện nay đã thực hiện theo nếp sống mới, các hiện tượng mua dâu, mua rể không còn. Trai gái tự do yêu đương tìm hiểu, ưng ý nhau thì báo để gia đình chuẩn bị lễ cưới. ",
"Trước kia, gạo nếp là món chính trong bữa ăn hằng ngày của người Mường nhưng hiện nay gạo tẻ đã dần thay thế trở thành nguồn lương thực chính, gạo nếp chỉ dùng trong các dịp lễ tết, tiếp khách. ",
"Rượu cần của ",
" nổi tiếng bởi cách chế biến và hương vị đậm đà của men được đem ra mời khách quý và uống trong các cuộc vui tập thể. Phụ nữ cũng như nam giới thích hút thuốc lào bằng loại ống điếu to. Ðặc biệt, phụ nữ còn có phong tục nhiều người cùng chuyền nhau hút chung một điếu thuốc.",
" ",
" trước kia chỉ có một số ít người biết chữ quốc ngữ hoặc chữ Hán, còn đại bộ phận là mù chữ. Từ khi hòa bình lập lại, phong trào học tập phát triển mạnh. Phần lớn các bậc cha mẹ đã hạn chế những suy nghĩ kìm hãm tinh thần ham học, học cao của con cái và thay vào đó là cho con đi học kết hợp giáo dục giữa gia đình và nhà trường nhằm tạo điều kiện cho con mình có một tương lai xán lạn hơn.",
"Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê năm 2019, tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết chữ phổ thông là 95,5%; tỷ lệ người đi học chung cấp tiểu học 100,8%; tỷ lệ người đi học chung cấp trung học cơ sở là 96,3%; tỷ lệ người đi học chung cấp trung học phổ thông là 71,5%; tỷ lệ trẻ em ngoài nhà trường là 6,7%.",
"Hoạt động kinh tế chủ yếu của ",
" là nông nghiệp ruộng nước. ",
" kết hợp nông nghiệp lúa nước với nương rẫy, chăn nuôi, săn bắn, hái lượm và tiểu thủ công nghiệp mang nặng tính tự cung, tự cấp. Do địa bàn cư trú là trong các thung lũng dưới chân núi, những nơi có sông suối dày đặc, nên từ lâu ",
" đã hoàn thiện hệ thống thủy lợi để dẫn nước tưới tiêu cho ruộng và trồng hoa màu. Họ còn làm các nghề thủ công mà tiêu biểu là nghề dệt và đan lát. ",
"Từ khi cả nước thực hiện công cuộc đổi mới, tiến tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kinh tế ",
" đã có những chuyển biến rõ rệt. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2019: tỷ lệ thất nghiệp (1,18%); tỷ trọng lao động làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp (36%); tỷ lệ hộ nghèo (14,5%); tỷ lệ hộ cận nghèo (14,9%); tỷ lệ hộ sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh (89,9%); tỷ lệ hộ sử dụng điện lưới để thắp sáng (99,6%)."
] | 382 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/dac-sac-di-san-van-hoa-dan-toc-muong-tren-thanh-pho-cang-post751985.html | Đặc sắc di sản văn hóa dân tộc Mường trên thành phố Cảng | [
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/cuhatguhgenat/2023_05_10/van-hoa-muong-06-8514.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/cuhatguhgenat/2023_05_10/van-hoa-muong-04-9908.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/cuhatguhgenat/2023_05_10/van-hoa-muong-03-5163.jpg.webp"
] | [
"Các hiện vật đặc sắc của văn hóa Mường lần đầu tiên được giới thiệu tại Hải Phòng.",
"Học sinh và du khách trải nghiệm ẩm thực độc đáo của người Mường Hòa Bình ngay tại thành phố Cảng.",
"Các phong tục độc đáo của người Mường cũng được giới thiệu."
] | [
"Chương trình là sự phối hợp giữa Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình, đồng thời cũng là hoạt động chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn trong tháng 5/2023, kỷ niệm 68 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng và Lễ hội Hoa phượng đỏ - Hải Phòng 2023.",
"Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình Bùi Thị Niềm cho biết, với hơn 250 tài liệu, hiện vật gốc và các tài liệu bổ trợ phản ánh một số nét đặc trưng văn hóa ",
", tỉnh Hòa Bình đã được trưng bày lần này.",
"Thông qua các hiện vật, tài liệu, du khách và người dân thành phố Cảng có dịp được tiếp xúc, tìm hiểu, nghiên cứu và trải nghiệm để thêm hiểu về những di sản văn hóa tiêu biểu của dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình.",
"Đặc biệt, lần đầu tiên tại phòng trưng bày này, quý khách sẽ được tìm hiểu về giá trị đặc biệt của các di sản văn hóa phi vật thể: Nghệ thuật Chiêng Mường, Mo Mường; Tri thức Lịch Đoi (Lịch tre) và Lễ hội Khai Hạ đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp chứng nhận đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.",
"Các di sản văn hóa tỉnh Hòa Bình rất phong phú, đa dạng, đã trở thành nguồn lực phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh trong công cuộc đổi mới và hội nhập.",
"Trong đó, nhiều di sản văn hóa đã trở thành những sản phẩm văn hóa-du lịch hoàn chỉnh, vừa là động lực vừa là mục tiêu cho sự phát triển ngành kinh tế mũi nhọn du lịch, đồng thời mang tới cho cộng đồng và địa phương những lợi ích thiết thực và bền vững...",
"Anh Nguyễn Văn Thanh, ở phường Minh Khai (quận Hồng Bàng) chia sẻ, xem trưng bày các hiện vật và trải nghiệm các hoạt động nghệ thuật, ẩm thực tại chỗ đã giúp anh cùng mọi người mường tượng được đời sống và sinh hoạt văn hóa của người Mường ở Hòa Bình - nơi được coi là cái nôi của nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng cách ngày nay trên hai vạn năm, nơi sinh ra sử thi “Đẻ đất, đẻ nước” nổi tiếng...",
"Thông qua những chiếc trống đồng, chiêng quý giá được lưu giữ cùng những điệu múa, câu hát, với rượu cần, cơm lam, thịt nướng và trang phục của các diễn viên biểu diễn... đã giúp mọi người như được tham dự các lễ hội rộn rã, tưng bừng đậm nét văn hóa của người Việt cổ.",
"Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng Trần Thị Hoàng Mai chia sẻ, “Di sản Văn hóa tiêu biểu dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình” được trưng bày không chỉ là sự kết hợp và giao lưu văn hoá giữa các cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà còn góp phần tạo không khí sôi động, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của người dân, du khách và như một khẳng định Hải Phòng luôn khát vọng vươn xa “Tỏa sáng miền cửa biển\".",
"Đây cũng là hoạt động thiết thực giúp các thế hệ sau thấu hiểu những giá trị nhân văn, nếp sống, cách nghĩ, tâm hồn, phong tục tập quán và truyền thống của dân tộc Mường nói riêng và của cộng đồng các dân tộc Việt Nam nói chung.",
"Cùng với các trải nghiệm thú vị thông qua các mô hình hiện vật, hình ảnh, nhạc cụ, trang phục, đồ thủ công mỹ nghệ, thổ cẩm, kiến trúc nhà ở..., người dân và du khách còn được hòa mình cùng những bản hoà tấu trống chiêng, những câu hát, điệu múa suối nguồn độc đáo của người Mường; những món ăn đặc trưng, đơn giản, dân dã mang hương vị của núi rừng, sông suối nhưng vô cùng độc đáo, hấp dẫn như rượu cần, cơm lam, cỗ lá...",
"Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng Trần Thị Hoàng Mai khẳng định, chuyên đề trưng bày “Di sản Văn hóa tiêu biểu dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình” là cơ hội tốt để quảng bá, lan tỏa những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Mường nói riêng, của dân tộc Việt Nam nói chung với nhân dân cả nước, bạn bè quốc tế, góp phần thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển mạnh mẽ hơn nữa...",
"Chuyên đề trưng bày sẽ diễn ra đến ngày 10/6. "
] | 383 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/nguoi-truyen-lua-van-hoa-muong-post769371.html | Người “truyền lửa” văn hóa Mường | [
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/dbkxfkxrky/2023_08_26/img-20230826-105345-800-x-450-pixel-3045.jpg.webp"
] | [
"Bà Dung đang dạy những làn điệu dân ca Mường cho các cháu tại Nhà Văn hóa thị trấn Bo, huyện Kim Bôi."
] | [
"Bà Dung tâm sự: “vốn là con nhà cán bộ cách mạng, tôi đã có 44 năm tuổi đảng, gần cả cuộc đời công tác gắn bó với quê hương xứ Mường yêu dấu. Ngoài đam mê văn hóa dân tộc, tôi thấy cần phải đóng góp một phần trách nhiệm nhỏ bé của mình để giữ gìn, bảo tồn những bản sắc mà ông cha để lại. Vậy là ý tưởng mở lớp truyền dạy văn hóa Mường cho các cháu được thực hiện từ năm 2004 đến nay. Khi các cháu lớn lên sẽ thấy được niềm tự hào là người con của đất Mường”.",
"Bà Dung ví, để dạy được những lớp như vậy không khác gì cán bộ làm công tác dân vận, làm sao để các cháu phải thích đã, rồi tiếp theo mới gieo vào lòng cho các cháu tình yêu dân tộc mình, yêu văn hóa, yêu bản sắc, yêu quê hương, yêu đất nước. ",
"Tại lớp học, cháu Quách Ngọc Linh tâm sự, sau hai năm cháu học được rất nhiều những bài hát, những điệu múa, những bài chiêng Mường từ bà Dung dạy. Cháu mong rằng, các bạn nhỏ sẽ tham gia lớp học nhiều hơn để hiểu thêm bề dày của văn hóa dân tộc, để gìn giữ bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa dân tộc. ",
"Người dân quanh vùng kể, bà Dung thời trẻ là người phụ nữ đẹp người, đẹp nết lại có niềm đam mê gìn giữ văn hóa dân tộc nên được rất nhiều người quý mến. Bao năm nay, bà vẫn dành nhiều thời gian miệt mài truyền dạy con em trong vùng miễn phí để lưu giữ lại những nét văn hóa truyền thống của dân tộc Mường. ",
"Theo dòng chảy của thời gian cùng với nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, bản sắc dân tộc Mường đang có nguy cơ bị mai một thì việc bảo tồn và gìn giữ là điều khẩn thiết. ",
"Không chỉ dạy để lưu giữ, bảo tồn, mà bà Dung như một người “truyền lửa” về văn hoá Mường cho thế hệ trẻ. Bà luôn khích lệ, động viên để các cháu hiểu được từ gốc rễ, lịch sử. Ngoài các cháu thích học tự nguyện đến xin bà Dung dạy, bà còn đi vận động, \"nịnh\" các cháu chưa muốn tham gia để vào lớp học. ",
"Không chỉ dạy trong huyện, mà các huyện khác trong tỉnh cứ nơi nào mời là bà đều có mặt. Đến nay bà đã dạy được hơn 500 người qua các khóa học và hàng chục câu lạc bộ Chiêng Mường trong và ngoài huyện. Giờ đây bước sang tuổi 64, nhưng bà vẫn hăng say với niềm đam mê bất tận, để thổi hồn vào những lời ca, điệu múa, lan tỏa cho mai sau. ",
"Với những đam mê cống hiến không mệt mỏi cho nền văn hóa của dân tộc mình, bà đã được nhận nhiều bằng khen của các cấp, các ngành từ địa phương đến Trung ương. Bà là tấm gương về học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong vùng. ",
"Theo dòng chảy của thời gian cùng với nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, bản sắc dân tộc Mường đang có nguy cơ bị mai một thì việc bảo tồn và gìn giữ là điều khẩn thiết. Để có những người đam mê gìn giữ và truyền dạy bản sắc văn hóa của dân tộc Mường cho thế hệ mai sau như bà Dung là vô cùng quý giá. Mong rằng niềm đam mê bất tận đó sẽ chảy mãi trong con người bà như dòng sông Bôi ấm áp. "
] | 384 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/suc-song-moi-muong-ham-post778519.html | Sức sống mới Mường Ham | [
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/ngtnba/2023_10_19/19-10-nghe-an-2-canh-dong-ban-muong-ham1-5783.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/ngtnba/2023_10_19/19-10-nghe-an-3tiet-muc-nhay-sap-cua-doi-van-nghe-ban-muong-ham1-474.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/ngtnba/2023_10_19/19-10-nghe-an-4tiet-muc-khac-luong-cua-phu-nu-ban-muong-ham1-4118.jpg.webp"
] | [
"Cánh đồng lúa nước của bản Mường Ham.",
"Đồng bào dân tộc Thái ở bản Mường Ham chú trọng giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.",
"Tiết mục khắc luống thể thiếu trong đời sống tinh thần của cộng đồng dân tộc Thái."
] | [
" ",
"Theo lời kể của các già bản, vào cuối thế kỷ XIX, vùng Mường Tôn, thuộc xã Châu Kim, huyện Quế Phong bây giờ là trung tâm của “chín bản, mười mường” xảy ra biến cố. Một dòng họ Lo Căm quyền thế gọi là một Tạo Mường đã cho người đưa con trai duy nhất của mình là Tạo Nọi xuống vùng rừng núi thuộc xã Châu Cường, huyện Quỳ Hợp bây giờ để lánh nạn. ",
"Gia nhân của Tạo Mường đã giấu Tạo Nọi trong một hang đá lớn thuộc thung lũng Túng Nhau và được bảo vệ rất cẩn mật để chờ ngày hết loạn lạc sẽ trở về với gia đình. Gia nhân của Tạo Mường vừa chăm sóc, bảo vệ Tạo Nọi, vừa tiến hành khai hoang, phát rẫy, đắp phai, đào kênh dẫn nước về ruộng. ",
"Gần 10 năm sau, hay tin quê nhà đã hết loạn lạc, Tạo Mường đã mất, gia nhân rước Tạo Nọi từ Túng Nhau đến một vùng bằng phẳng, cảnh sắc hài hòa, có dòng Nậm Huống trong mát. Đến đây Tạo Nọi lệnh cho gia nhân dừng bước và cắm đất, dựng nhà, tiếp tục mở rộng khai hoang để người từ khắp nơi tìm về đây sinh sống, cùng khai bản, lập mường. Vùng đất Tạo Nọi dừng chân được gọi là Mường Hám theo nghĩa tiếng Thái “hám” là khiêng, cáng cũng có nghĩa là rước, sau này gọi chệch âm là Mường Ham. ",
"Theo chân Tạo Nọi, người Thái bản trên, mường dưới kéo nhau về cùng Tạo Nọi xây dựng bản mường... Mường Ham ngày càng được mở rộng, trở thành mường lớn nhất trong vùng. Bà con người Thái ở Quỳ Hợp quen gọi là Mường Tôn, tức mường gốc của cả vùng Khủn Tinh xưa. Về sau, triều đình nhà Nguyễn gọi Mường Ham là Thuần Hàm Tổng gồm các xã Châu Cường, Châu Quang và một phần Châu Lý ngày nay và trở thành trung tâm hành chính của một vùng rộng lớn.",
"Khi Tạo Nọi qua đời, người dân Mường Ham lập đền thờ và tổ chức lễ hội vào dịp đầu xuân, khi vạn vật, cỏ cây được ủ mình trong không khí vui tươi, ấm áp để ghi nhớ công đức của người đầu tiên lập bản, dựng mường.",
"Qua những bước đi thăng trầm của dòng thời gian, có lúc đền thờ bị xuống cấp, lễ hội bị đứt đoạn, nhưng thế hệ cháu con vẫn luôn ghi nhớ và hướng về công đức của tổ tiên. Nay đền thờ đã được phục dựng, lễ hội cũng đã được khôi phục, người Mường Ham càng thêm yêu quý và tự hào về truyền thống quê hương...",
"Cũng theo lời kể của các bậc cao niên, Mường Ham xưa là một vùng rộng lớn, nay mường không còn là đơn vị hành chính, nhưng ở Châu Cường vẫn còn bản Mường Ham. Nghĩa là, bản Mường Ham hôm nay là trung tâm của Mường Ham xưa.",
" ngày nay là trung tâm của xã Châu Cường, có khoảng gần 130 hộ. Nguồn thu nhập chính của bà con dân tộc thiểu số ở đây là làm ruộng nước, trồng hoa màu, rừng nguyên liệu và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Đời sống ngày càng được nâng cao, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc luôn được bà con chú trọng. ",
"Với sự quan tâm, đầu tư của các cấp chính quyền, Mường Ham được đầu tư kinh phí xây dựng đường giao thông và các công trình phúc lợi, dân sinh. Với sự nỗ lực phấn đấu, thu nhập bình quân đầu người của bản năm 2022 đạt hơn 36 triệu đồng/người/năm.",
"Đến Mường Ham hôm nay, hầu hết các tuyến đường nội bản đã được bê-tông hóa, kênh mương nội đồng được xây dựng kiên cố, bà con đang tích cực cải tạo vườn hoang, vườn tạp, đẩy mạnh sản xuất, tạo mỹ quan làng bản.",
"Trưởng bản Mường Ham Vi Thị Phượng phấn khởi chia sẻ, thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, phát huy sức mạnh đoàn kết, nội lực trong cộng đồng dân cư, các cán bộ của bản đã vận động nhân dân, phát huy tối đa sức người, sức của xây dựng đường giao thông nông thôn.",
" Mường Ham là bản thuần nông nghiệp với diện tích lúa nước hơn 16 ha. Ban cán sự bản đã động viên nhân dân nạo vét các tuyến mương tưới, tiêu với tổng chiều dài các tuyến 1,8km, trong đó đã bê-tông hóa 1,5km, thường xuyên cấp nước bảo đảm tưới tiêu hợp lý cho cây trồng. Giáo dục và đào tạo, y tế có nhiều tiến bộ, tỷ lệ trẻ đến trường đúng độ tuổi đạt 100%, bản đã hoàn thành phổ cập bậc tiểu học và trung học cơ sở. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở được tiếp tục học Trung học phổ thông trung học đạt 100%. Trong đó có 3 học sinh đang học các trường cao đẳng, đại học và trung cấp chuyên nghiệp...",
"Về Mường Ham hôm nay, không chỉ được nghe câu chuyện Tạo Nọi lập bản, dựng mường và ngắm cảnh đẹp nơi đây, chúng tôi còn ấn tượng trước bản sắc văn hóa vô cùng độc đáo và phong phú vẫn được bảo tồn, gìn giữ qua các lễ hội, qua từng làn điệu dân ca Thái.",
"Gần đây, xã Châu Cường đã duy trì tổ chức Lễ hội Pựn Pang-Nang Ni dựa trên nền tảng của lễ hội cổ truyền ở Mường Ham đã có trước đây. Ban Thường vụ Huyện ủy Quỳ Hợp cũng đã có thông báo về việc tổng kết 5 năm thực hiện đề án xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, và hướng dẫn tổ chức nâng cấp Lễ hội Pựn Pang-Nang Ni tại xã Châu Cường lên tầm cấp huyện. ",
"Ở Mường Ham còn có Nghệ nhân dân gian Lương Thị Phiên đã ngoài 70 tuổi, từng là cán bộ Đoàn và làm nghề “gõ đầu trẻ”, say mê nhuôn, xuối (làn điệu dân ca Thái) vẫn đêm đêm dành thời gian tập hợp các cháu nhỏ để dạy hát dân ca và nhiều đêm thức trắng sáng tác phần lời, dàn dựng các tiết mục văn nghệ phục vụ công tác tuyên truyền của bản, của xã. ",
"Là huyện miền núi biên giới vẫn đang còn không ít khó khăn, nhưng bằng sự nỗ lực chung tay của cả cộng đồng trong đó có việc phát triển kinh tế, đến nay, Mườm Ham đã có nhiều khởi sắc, đời sống đồng bào dân tộc thiểu số từng bước được nâng lên."
] | 385 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/bao-ton-van-hoa-dan-toc-muong-va-nen-van-hoa-hoa-binh-post792396.html | Bảo tồn văn hóa dân tộc Mường và nền “Văn hóa Hòa Bình” | [
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/buimsbvibuvwsi/2024_01_17/tt-abc-1001.jpg.webp"
] | [
"Trình diễn chiêng Mường trong Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường Hòa Bình năm 2023. (Ảnh TRỌNG ĐẠT)"
] | [
"Các giá trị ",
" là tài sản vô giá gắn kết cộng đồng dân tộc Việt Nam. Người Mường ở Hòa Bình đã sáng tạo ra những giá trị văn hóa độc đáo từ phong tục, tập quán, tín ngưỡng, ẩm thực, dân ca, tục ngữ, lễ hội, tri thức dân gian, Mo Mường… Còn “Văn hóa Hòa Bình” có vị trí quan trọng trong thời đại đồ đá ở Việt Nam, cũng như trên thế giới; là tài sản vô cùng quý báu của nhân loại. ",
"Tuy nhiên, theo dòng chảy của thời gian, cùng với nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, bản sắc dân tộc Mường và nền “Văn hóa Hòa Bình” đang dần bị mai một, hơn bao giờ hết việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc Mường là điều cấp bách. Hiện nay, tại nhiều vùng quê đã mất đi những giá trị quý báu của văn hóa dân tộc Mường và nền “Văn hóa Hòa Bình”. ",
"Trước tình hình đó, tỉnh Hòa Bình đã và đang nỗ lực thực hiện công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể và văn hóa vật thể của người Mường và nền “Văn hóa Hòa Bình” trên địa bàn.",
"Đồng chí Nguyễn Phi Long, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình nhấn mạnh: “Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng; Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc tháng 11/2021; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ 17 đã nhấn mạnh về việc bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa các dân tộc… Tỉnh coi đây là nhiệm vụ hết sức cấp bách, mặc dù trong điều kiện tỉnh còn khó khăn về nguồn lực, nhưng tỉnh vẫn quyết liệt triển khai. ",
"Ngày 24/11/2023, tỉnh Hòa Bình đã ban hành Đề án Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường và nền “Văn hóa Hòa Bình” giai đoạn 2023-2030 để tiếp tục nghiên cứu, bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa và truyền thống tốt đẹp của người Mường; góp phần quảng bá, giới thiệu về vùng đất, con người Hòa Bình, xây dựng những sản phẩm du lịch độc đáo để thu hút du khách trong nước và quốc tế, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội tỉnh trong thời gian tới”.",
"Từ năm 2019, Trường THPT Quyết Thắng, huyện Lạc Sơn thành lập “Câu lạc bộ giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Mường”. Từ đó đến nay, trường chú trọng triển khai mô hình Giáo dục ý thức bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường cho học sinh thông qua hình thức sinh hoạt câu lạc bộ. ",
"Câu lạc bộ tập trung vào sáu mảng chính là: dân ca, trang phục, nhạc cụ, ẩm thực, trò chơi, văn hóa dân gian. Ngoài ra, câu lạc bộ tổ chức dạy bộ chữ Mường cho các thành viên nhóm dân ca và văn hóa dân gian. Thông qua nhiều hoạt động thiết thực, bổ ích, câu lạc bộ đã giúp học sinh thêm yêu và hiểu hơn về bản sắc văn hóa dân tộc Mường. ",
"Đến nay câu lạc bộ đã thu hút hơn 300 thành viên, khôi phục các bài trình tấu chiêng, hòa tấu nhạc cụ dân tộc, làn điệu dân ca, trò chơi truyền thống... biểu diễn trong các dịp lễ, Tết, ngày hội văn hóa của làng, xã, nhà trường và địa phương.",
"Tại thị trấn Bo, huyện Kim Bôi, chúng tôi gặp bà Đinh Thị Kiều Dung - người 20 năm mở lớp dạy miễn phí các làn điệu dân ca Mường cho các lớp thế hệ trẻ. Bà tâm sự: “Gần cả cuộc đời công tác, tôi gắn bó với quê hương xứ Mường. Ngoài đam mê văn hóa dân tộc, tôi thấy cần phải đóng góp một phần trách nhiệm nhỏ bé của mình để giữ gìn, bảo tồn phát huy bản sắc và những giá trị của văn hóa dân tộc Mường mà ông cha để lại. Tôi đã mở lớp truyền dạy văn hóa Mường cho các cháu từ năm 2004 đến nay, để khi các cháu lớn lên sẽ tự hào là người con của đất Mường và sẽ yêu dân tộc, yêu quê hương, đất nước mình sâu sắc hơn…”. ",
"Để ",
" và nền “Văn hóa Hòa Bình”, tỉnh Hòa Bình hỗ trợ các nghệ nhân tham gia bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa; khuyến khích các nhà khoa học tham gia nghiên cứu; khuyến khích con em người dân tộc Mường đang học tập trong lĩnh vực văn hóa về làm việc trong cơ quan văn hóa các cấp... ",
"Đồng chí Nguyễn Phi Long cho biết, tỉnh sẽ huy động nguồn lực đầu tư, quản lý, bảo vệ, khai thác và phát huy giá trị, di sản văn hóa truyền thống, di sản văn hóa khảo cổ gắn với phát triển du lịch bền vững, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; đầu tư nguồn lực, cơ sở vật chất cho nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa của dân tộc Mường và nền “Văn hóa Hòa Bình”. ",
"Thời gian tới, tỉnh sẽ đẩy mạnh công tác quảng bá, giới thiệu về giá trị di sản rộng rãi trong nước và quốc tế; tập trung tu bổ, tôn tạo cảnh quan di tích quốc gia Hang Xóm Trại, xã Tân Lập và Mái đá Làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn - di tích tiêu biểu của “Văn hóa Hòa Bình” tại tỉnh Hòa Bình để xây dựng hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt, tiến tới trình UNESCO đưa vào danh mục di sản văn hóa của nhân loại.",
"Các sở, ngành liên quan trong tỉnh sẽ triển khai những nhiệm vụ cụ thể để xây dựng khu Bảo tồn không gian văn hóa dân tộc Mường gắn với phát triển du lịch tại huyện Tân Lạc, trong đó bao gồm: Bảo tồn không gian văn hóa dân tộc Mường, khu vực sân khấu trình diễn, ẩm thực của người Mường, khu vực tổ chức lễ hội Khai Hạ, khu vực làng người Mường cổ, các điểm du lịch, khu nghỉ dưỡng… ",
"Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình cho biết, tỉnh đang lựa chọn năm điểm du lịch cộng đồng dân tộc Mường để đầu tư hỗ trợ khôi phục n",
" nhằm bảo tồn không gian văn hóa phục vụ khách tham quan. ",
"Đồng thời, tỉnh hoàn thiện hồ sơ khoa học di sản văn hóa Mo Mường trình Thủ tướng Chính phủ, trình tổ chức UNESCO ghi danh vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. ",
"Tỉnh tổ chức kiểm kê, sưu tầm, tư liệu hóa, khôi phục, phát huy di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc Mường về tập quán xã hội và tín ngưỡng, lễ hội truyền thống, nghệ thuật trình diễn dân gian, nghề thủ công truyền thống, tri thức dân gian, tiếng nói, chữ viết, ngữ văn dân gian. ",
"Trong đó, lựa chọn lập hồ sơ năm di sản văn hóa phi vật thể của người Mường đề nghị đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. ",
"Công tác khôi phục các lễ hội truyền thống tiêu biểu, các trò chơi dân gian gắn với xây dựng sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn được tỉnh chú trọng. Tỉnh phục dựng, phát huy các lễ hội truyền thống đặc sắc, trang phục truyền thống, nhà sàn truyền thống, hát dân ca, nghệ thuật chiêng Mường, Mo Mường và phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Mường Hòa Bình. Hiện, tỉnh đang đưa chữ viết của người Mường vào giảng dạy tại một số trường học trên địa bàn. ",
"Những giải pháp đồng bộ trên sẽ mang lại hiệu quả thiết thực trong việc khai thác giá trị di sản văn hóa dân tộc Mường và nền “Văn hóa Hòa Bình” vừa khơi dậy niềm tự hào, vừa trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Hòa Bình trong thời gian tới; góp phần từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, ngành nghề ở nông thôn, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững cho người dân, nhất là đồng bào dân tộc Mường ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa và tạo ra các sản phẩm văn hóa có giá trị phục vụ phát triển du lịch bền vững."
] | 386 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/hoa-binh-quy-hoach-to-hop-khong-gian-van-hoa-muong-tai-huyen-tan-lac-post798966.html | Hòa Bình quy hoạch tổ hợp không gian văn hóa Mường tại huyện Tân Lạc | [
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/dbkxfkxrky/2024_03_07/img-20240114-224826-3169.jpg.webp"
] | [
"Lễ hội Khai hạ là nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình được tổ chức thường niên tại sân vận động xã Phong Phú, huyện Tân Lạc."
] | [
"Năm 2008, xóm Lũy Ải được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đầu tư bảo tồn và công nhận là làng truyền thống tiêu biểu của dân tộc ít người và là xóm đại diện dân tộc Mường. Xóm là nơi lưu giữ nhiều phong tục, tập quán, nét đẹp văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào dân tộc Mường Hòa Bình.",
"Xóm Lũy Ải có 207 hộ dân và 936 nhân khẩu. Xóm còn lưu giữ được nhiều nhà sàn cổ truyền thống, hiện là điểm du lịch cộng đồng OCOP 3 sao, là điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách thích trải nghiệm về các hoạt động văn hóa, di sản dân tộc Mường.",
"Xóm Lũy Ải có vị trí giao thông rất thuận lợi cho du khách, nằm sát ngay đường quốc lộ 6 thuộc xã Phong Phú, huyện Tân Lạc.",
"Khu tổ hợp không gian văn hóa Mường có diện tích hàng trăm hecta gồm các khu: bảo tàng; khu dịch vụ, khách sạn cao cấp; khu trang trại; khu tổ chức lễ hội; khu lưu trú, homestay, resort... ",
"Đồng chí Nguyễn Phi Long, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình nhấn mạnh: công tác quy hoạch, triển khai Khu ",
" không gian văn hóa dân tộc Mường tại xóm Lũy Ải là cụ thể hóa Đề án \"Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa ",
" và nền văn hóa Hòa Bình\". ",
"Tỉnh sẽ ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù, đào tạo nghề; tạo điều kiện cho người dân tại Khu bảo tồn lưu giữ bản sắc dân tộc như: ngôn ngữ, trang phục, nhà ở, nếp sinh hoạt, qua đó tạo không gian phát triển du lịch bền vững, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân…"
] | 387 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/gap-mat-nguoi-lam-cong-tac-bao-ton-van-hoa-truyen-thong-post800190.html | Gặp mặt người làm công tác bảo tồn văn hóa truyền thống | [] | [] | [
"Tại buổi gặp mặt, các nghệ nhân, nghệ sĩ",
"Cũng tại buổi gặp mặt, lãnh đạo huyện đã ghi nhận, biểu dương những đóng góp của các nghệ nhân, nhà nghiên cứu, sưu tầm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa trên địa bàn. Đồng thời, đề nghị các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, ủy ban nhân dân các xã, thị trấn đẩy mạnh tuyên truyền đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân về bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa. Mong các nhà nghiên cứu, sưu tầm, báo chí tiếp tục lưu giữ, tìm tòi, ghi chép lại những giá trị văn hóa có nguy cơ mai một; các nghệ nhân mo Mường, hát dân ca Mường phát huy sứ mệnh, vai trò người nắm giữ di sản văn hóa...",
"Thời gian qua, các cấp, các ngành trong huyện đã tập trung triển khai, thực hiện công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa ",
". Cùng với đó, công tác quản lý về di sản văn hóa trên địa bàn được tăng cường. Toàn huyện có 196 điểm di tích, danh thắng được tiến hành kiểm kê đưa vào danh mục di sản văn hóa vật thể, trong đó có 3 di tích cấp quốc gia, 13 di tích danh thắng cấp tỉnh. Các di sản văn hóa phi vật thể gồm tiếng nói, chữ viết, trang phục, mo Mường, chiêng Mường, nhạc cụ dân tộc, hát dân ca… được bảo tồn; nghề thủ công truyền thống, các lễ hội truyền thống được coi trọng khôi phục.",
"Đến nay, huyện có 8 nghệ nhân được phong tặng danh hiệu, trong đó có 7 nghệ nhân ưu tú và 1 nghệ nhân nhân dân. Công tác truyền dạy các di sản văn hóa được quan tâm thực hiện. Đội ngũ nghệ nhân, nhà nghiên cứu, sưu tầm, sáng tác, báo chí không ngại vất vả, khó khăn trong việc lưu giữ tư liệu quý về di sản văn hóa.",
"Các nghệ nhân mo Mường hoạt động tích cực, góp sức khôi phục các bài mo truyền thống, sưu tầm những áng mo đã bị thất truyền để truyền lại cho thế hệ kế cận. Các câu lạc bộ mo Mường, câu lạc bộ hát thường rang, bộ mẹng, hát đúm giao duyên thu hút ngày càng nhiều thành viên, những người có chung tâm huyết trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa tham gia sinh hoạt."
] | 388 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/trien-khai-thuc-hien-de-an-bao-ton-phat-huy-gia-tri-van-hoa-dan-toc-muong-va-nen-van-hoa-hoa-binh-post813796.html | Triển khai thực hiện Đề án bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường và nền “Văn hóa Hòa Bình” | [] | [] | [
"Hội nghị đã công bố Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường và nền “Văn hóa Hòa Bình” giai đoạn 2023-2030 do đồng chí Bí thư Tỉnh ủy là Trưởng Ban Chỉ đạo và các thành viên; thông qua quy chế hoạt động và phân công nhiệm vụ các thành viên. Đề xuất thành lập tổ tư vấn, tổ giúp việc Ban Chỉ đạo. ",
"Sau khi Ủy ban nhân dân",
" ban hành Đề án bảo tồn, đến nay đã có 10 huyện, thành phố xây dựng và ban hành kế hoạch triển khai thực hiện: Chuẩn bị đầu tư xây dựng khu Bảo tồn không gian văn hóa dân tộc Mường gắn với phát triển du lịch tại huyện Tân Lạc. Bảo tàng tỉnh đã phục chế được 9/74 trống đồng có giá trị tại Bảo tàng tỉnh để bảo quản và phục vụ trưng bày giới thiệu về di sản trống đồng của Hòa Bình. Phối hợp Viện Âm nhạc hoàn thiện bộ Hồ sơ khoa học di sản văn hóa Mo Mường trình Thủ tướng Chính phủ đệ trình tổ chức UNESCO ghi danh vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp… ",
"Kết luận hội nghị, đồng chí Nguyễn Phi Long, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình nhấn mạnh, việc triển khai Đề án bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường và nền “Văn hóa Hòa Bình” giai đoạn 2023-2030 dựa trên 3 quan điểm.",
"Thứ nhất là coi trọng, giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa, dưới sự quản lý của chính quyền, nhân dân là chủ thể thực hiện.",
"Thứ hai là phải bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường phải gắn với xóa bỏ những hủ tục lạc hậu, phát huy những giá trị tốt đẹp, đặc sắc, gắn với xây dựng văn hóa Mường, con người Mường, giáo dục đạo đức, lối sống tốt đẹp cho thế hệ trẻ.",
"Thứ ba là coi giá trị văn hóa dân tộc là nền tảng tinh thần, là động lực phát triển kinh tế do đó phải bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường phù hợp với thời đại, với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội địa phương.",
"Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu thực hiện Đề án phải có ít nhất 4 huyện Mường là Bi, Vang, Thàng, Động (từ các huyện Tân Lạc, Lạc Sơn, Cao Phong và Kim Bôi) thành lập ban chỉ đạo. Khẳng định việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa là nhiệm vụ lâu dài. ",
"Các thành viên Ban chỉ đạo các cấp, các ngành, huyện, thành phố cần xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện. Việc thành lập Tổ tư vấn lựa chọn các thành viên có chuyên môn sâu, kinh nghiệm ở cả Trung ương và địa phương, nghệ nhân, người có uy tín. Tổ giúp việc nắm vững chuyên môn trong công tác tham mưu thực hiện Đề án. Có cơ chế, chính sách phù hợp đầu tư triển khai thực hiện Đề án."
] | 389 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/hoi-sinh-nghe-det-tho-cam-o-phu-tho-post826425.html | Hồi sinh nghề dệt thổ cẩm ở Phú Thọ | [
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/buimsbbucqzcbu/2024_08_23/13a-977.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/buimsbbucqzcbu/2024_08_23/12a-6266.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/buimsbbucqzcbu/2024_08_23/15-8464.jpg.webp"
] | [
"Các nghệ nhân tích cực hướng dẫn các em nhỏ từng đường kim, mũi chỉ.",
"Các em học sinh hào hứng bên khung cửi.",
"Các sản phẩm thổ cẩm đa dạng về mẫu mã luôn được các nghệ nhân trân trọng."
] | [
"Để giữ gìn và phát huy bản sắc của nghề dệt thổ cẩm, tỉnh Phú Thọ đã và đang triển khai nhiều biện pháp, chính sách khuyến khích và những việc làm cụ thể nhằm khôi phục lại nghề truyền thống này. ",
"Đặc biệt, mới đây, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã Quyết định vinh danh nghề dệt thổ cẩm của người Mường ở xã Kim Thượng, xã Xuân Đài, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, là",
". Đây là niềm vui và cũng cũng là thách thức lớn đối với tỉnh Phú Thọ trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đặc sắc này.",
"Chúng tôi tìm về khu Chiềng, xã Kim Thượng, huyện Tân Sơn - cái nôi của nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Mường, tỉnh Phú Thọ, vào những ngày cuối tháng 8. Dưới mái nhà sàn đơn sơ là một lớp truyền dạy nghề dệt giữa các nghệ nhân với các em nhỏ ở các lứa tuổi khác nhau. ",
"Mới đây, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã Quyết định vinh danh nghề dệt thổ cẩm của người Mường ở xã Kim Thượng, xã Xuân Đài, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, là",
".",
"Các nghệ nhân đang kéo sợi dệt tạo nên những sản phẩm dệt thổ cẩm đặc trưng vốn có từ rất lâu đời ở nơi đây. Bên cạnh là nhiều em nhỏ đang chăm chú dõi theo từng đường dệt như những mũi kim xuyên qua các khung dệt.",
"Bà Sa Thị Tâm, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Văn hóa dân gian xã Kim Thượng vui mừng cho biết, người dân xóm Chiềng nói riêng và cả huyện Tân Sơn nói chung rất phấn khởi khi nghề truyền thống được công nhận là di sản văn hóa. Không ngờ rằng nghề truyền thống bao đời tưởng mai một nay lại được hồi sinh.",
" Bà Tâm chia sẻ, nghề dệt thổ cẩm có từ bao giờ không ai biết, chỉ biết rằng nó đã gắn bó mật thiết với đời sống của đồng bào Mường nhiều đời nay. Ngày trước, con gái Mường lên bảy, tám tuổi đã được bà và mẹ dạy cách trồng bông, quay tơ, kéo sợi. Mười ba, mười bốn tuổi đã biết ngồi khung cửi, dệt lên những tấm thổ cẩm lấp lánh, nhiều màu sắc để may chăn đệm chuẩn bị lấy chồng.",
"Những tấm thổ cẩm không chỉ gắn bó mật thiết với đời sống người dân mà còn tượng trưng cho sự giàu có, sung túc trong mỗi gia đình, là vật không thể thiếu trong dịp lễ trọng, việc hiếu, hỉ, tang ma của người Mường. Người Mường quan niệm thổ cẩm còn là thước đo sự giàu có, ấm no, sung túc của các gia đình.",
"Để tạo ra những tấm vải thổ cẩm lung linh sắc màu phải trải qua rất nhiều công đoạn. Hằng năm, cứ đến tháng 5 âm lịch, chờ ngày nắng đẹp, người dân bắt đầu thu hoạch bông phơi 2-3 ngày nắng. ",
"Múi bông sau khi phơi khô, dùng cung để tơi mịn, ép thành con để kéo sợi. Tiếp đến là công đoạn hồ sợi, se sợi, mắc sợi và dệt vải... Tất cả các công đoạn đều được làm thủ công từ đôi bàn tay khéo léo của các chị, các mẹ để tạo được những tấm thổ cẩm đầy màu sắc, hoa văn sinh động như: gối, túi xách, khăn...",
"Vào những năm 60, 70 của thế kỷ trước, nghề dệt thổ cẩm ở xã Kim Thượng, Minh Đài… huyện Tân Sơn nói riêng, tỉnh Phú Thọ nói chung phát triển rất mạnh. ",
"Gần như nhà nào cũng có một khung cửi và từ người già đến người trẻ hầu như ai cũng biết dệt. Thế nhưng, về sau, nhiều gia đình đã không duy trì được nghề, thế hệ trẻ trong làng cũng không còn mặn mà với khung cửi.",
"Lo sợ nghề truyền thống dân tộc bị mai một, lo sợ nét văn hóa đặc trưng của dân tộc mình không còn người tiếp nối, những năm qua, nhiều người già, các nghệ nhân nghề dệt trong xã đã chủ động truyền dạy lại cho những người phụ nữ trong khu, ai có nhu cầu học các nghệ nhân này sẽ chỉ dạy tận tình nhằm khôi phục phát triển và lưu giữ nghề truyền thống vốn có từ lâu đời nay. ",
"Với sự vào cuộc kịp thời, đến nay số lượng người biết làm nghề thông qua lớp truyền dạy nghề đã tăng lên đáng kể. Nhiều học viên sau khi biết và hiểu về nghề càng thêm gắn bó với nét văn hóa truyền thống độc đáo của dân tộc mình.",
"Nguy cơ mai một của nghề dệt truyền thống đang là nỗi niềm trăn trở không chỉ của những người tâm huyết với nghề mà còn là của cả những người đang làm công tác bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc. Do vậy, việc khôi phục, bảo tồn và phát triển nghề truyền thống là một việc làm cần thiết, không chỉ mang lại thu nhập cho người dân những lúc nông nhàn, mà còn góp phần vào việc gìn giữ bản sắc văn hóa, nét độc đáo riêng của các dân tộc tỉnh Phú Thọ. ",
"Em Hà Thị Ngọc Linh, sinh năm 2008, xã Kim Thượng, chia sẻ, em tham gia học dệt đã được 10 buổi, trong các buổi học em được các bà, các cô truyền dạy nghề dệt từ những điều nhỏ nhặt nhất, qua đó về cơ bản em đã biết sử dụng khung cửi, nắm vững kỹ thuật dệt thổ cẩm truyền thống cũng như các công đoạn sản xuất thổ cẩm, may và tạo hoa văn trên vải.",
"Em Linh cho biết, em rất tự hào và nhận thấy trách nhiệm của mình là cần gìn giữ và phát huy giá trị di sản mà cha ông để lại. Em sẽ động viên các bạn cùng trang lứa tham gia học dệt thổ cẩm để nghề dệt thổ cẩm của dân tộc mình ngày càng phát triển. ",
"Bà Sa Thị Tâm bộc bạch: \"Mong muốn của người dân Kim Thượng cũng như các xã khác ở Tân Sơn là khôi phục được nghề dệt truyền thống và lưu truyền mãi tại địa phương. Thế hệ này truyền dạy cho cho các thế hệ tiếp theo. Trước mắt, chúng tôi sẽ cố gắng để truyền dạy hết những kiến thức mình có cho các em, các cháu với mong muốn nghề dệt thực sự là một nghề mang lại thu nhập cho gia đình\".",
"Trong thời gian qua, các cấp, ngành từ tỉnh tới các địa phương cũng đã có nhiều giải pháp để gìn giữ nghề dệt truyền thống trước nguy cơ mai một. Như việc bảo tồn, gìn giữ các trang phục truyền thống; hỗ trợ các làng, bản có nghề dệt duy trì và phát triển; công nhận nghề, làng nghề truyền thống...",
"Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Kim Thượng Phùng Trọng Luận cho biết, xã đã tổ chức thành lập tổ truyền dạy bao gồm các nghệ nhân, các chị em phụ nữ đã biết thành thạo nghề dệt để tập trung truyền dạy cho các thế hệ trẻ, đồng thời khôi phục lại những chiếc khung cửi đã bị hư hỏng; tăng cường phối hợp các cấp bộ, ngành, tranh thủ mọi nguồn lực để khôi phục và phát triển làng nghề, vừa tạo việc làm cho bà con, vừa giữ gìn, phát huy nét đẹp bản sắc văn hóa dân tộc… ",
"Năm 2008, nghề dệt xóm Chiềng được khôi phục và được Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ công nhận làng nghề, đây là cơ hội để nghề dệt ở Kim Thượng mở ra nhiều cơ hội việc làm và phát triển du lịch cộng đồng cho người dân nơi đây. Tuy nhiên, trước sự phát triển các sản phẩm dệt may công nghiệp với nhiều mẫu mã bắt mắt, giá thành rẻ dẫn đến việc bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm ở Kim Thượng cũng gặp nhiều khó khăn…",
"Bà Nguyễn Thị Hồng Huệ, Trưởng phòng Dân tộc huyện Tân Sơn, cho biết, để bảo tồn và phát huy giá trị của nghề dệt thổ cẩm cho đồng bào người Mường trên địa bàn huyện, thời gian qua huyện Tân Sơn đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, khuyến khích bà con khôi phục, lưu giữ nghề dệt thổ cẩm. Đặc biệt, vận động các bà, các mẹ biết nghề tích cực truyền lại cho con, cháu. ",
"Cùng với đó, địa phương đã trích kinh phí hỗ trợ sợi dệt, khôi phục khung cửi, tổ chức các lớp tập huấn, thực hành truyền dạy... để cho bà con có đủ điều kiện duy trì và khôi phục nghề dệt truyền thống. Mặt khác, huyện tiếp tục đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu sản phẩm dệt thổ cẩm gắn với phát triển du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm, kết nối với các điểm bán hàng lưu niệm… nhằm khuyến khích, định hướng, phấn đấu phát triển các sản phẩm dệt tại địa phương, từ đó giúp bà con gắn bó hơn với nghề dệt.",
"Đến nay, huyện Tân Sơn đã phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức nhiều lớp truyền dạy nghề dệt thổ cẩm cho đồng bào dân tộc Mường tại 2 xã Kim Thượng và Xuân Đài; xây dựng hồ sơ, hình ảnh làm tư liệu nghiên cứu, khôi phục và bảo tồn nghề dệt. ",
"Qua đó, nhằm phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư Nhà nước trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, góp phần nâng cao nhận thức cho cộng đồng, xã hội về công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống."
] | 390 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/huyen-thoai-ban-cong-an-xa-anh-hung-dau-tien-cua-tay-bac-post795133.html | Huyền thoại ban công an xã anh hùng đầu tiên của Tây Bắc | [
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/fdmzftmztpmf/2024_02_02/ndo_br_dji-0307-4114.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/fdmzftmztpmf/2024_02_02/ndo_br_dat-7665-4001.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/fdmzftmztpmf/2024_02_02/ndo_br_dji-0299-4166.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/fdmzftmztpmf/2024_02_02/ndo_br_12-7670.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/fdmzftmztpmf/2024_02_02/ndo_br_dat-7361-285.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/fdmzftmztpmf/2024_02_02/dat-7334-3793.jpg.webp"
] | [
"Sau nhiều năm trở lại, cực Tây Tổ quốc đã đổi thay diện mạo với những con đường phẳng lỳ chạy qua những ngầm, suối cũ...",
"Ông Pờ Dần Xinh, một người đảng viên kiên trung tại ngã ba biên giới vẫn chưa thể quên những câu chuyện về mở đất, mở bản của dân tộc Hà Nhì biên viễn.",
"Một góc bản Tả Kố Khừ hôm nay.",
"Anh Pờ Chinh Phạ (bên phải) là con trai của cụ Pờ Xì Tài. Hiện đang làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Sín Thầu, ngay từ bé, anh đã được nghe những câu chuyện huyền thoại về cha mình trong những lần tiễu phỉ dọc đường biên.",
"Bức ảnh ghi lại thời khắc khi Ban Công an xã Sín Thầu được nhận danh hiệu anh hùng.",
"Trong căn nhà cũ, những hiện vật của người Trưởng ban Công an xã anh hùng đầu tiên của Tây Bắc vẫn được lưu giữ vô cùng trang trọng."
] | [
"Vượt gần 250km từ thành phố Điện Biên Phủ theo những con đường quanh co, với vô số khúc cua tay áo cùng những đèo dốc nguy hiểm, chúng tôi đã đặt chân tới xã Sín Thầu trong một sáng giáp Tết. Đây là điểm cực Tây Tổ quốc, nơi mặt trời lặn sau cùng trên lãnh thổ Việt Nam. Từ xa, đỉnh Khoang La Sơn (Thập tầng đại sơn) đón cả đoàn trong cơn mưa ngày một nặng hạt.",
"Trong lần trở lại, Cực Tây đã đổi thay rất nhiều. Những ngầm, suối, dốc đứng được thay thế dần bằng một con đường trải nhựa thẳng tắp chạy dài từ trung tâm huyện lỵ. Điện về với dân bản. Trụ sở xã, trường học, trạm y tế xây dựng khang trang. Vết tích từ thời hạ sơn, mở đất chỉ còn được lưu lại trong ký ức của lớp người đi trước.",
"Ông ",
", nguyên Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Sín Thầu kể lại: Trước đây, Sín Thầu có tên gọi cũ là Xính Phình thuộc huyện Mường Tè, nằm cách tỉnh lỵ Lai Châu cũ hơn 300km. Sín Thầu nằm lọt thỏm giữa cả chục quả núi lớn. Muốn ra tỉnh, người dân đều phải cõng gạo, cõng muối đi bộ vượt núi, bơi sông cả mấy tuần trời. ",
"Năm 1954, bộ đội ta giải phóng Mường Tè. Đến năm 1959, Đồn Công an vũ trang Leng Su Sìn được thành lập. Thiếu úy công an vũ trang, anh hùng Trần Văn Thọ đến giúp bà con trồng lúa, cai thuốc phiện và cùng các ông Pờ Pố Chừ (cụ thân sinh ông Pờ Dần Xinh), Pờ Xừ Pao, Lý Nhù Xá, Chang Pố Hừ thành lập chi bộ Đảng đầu tiên ở ngã ba biên giới với tên Trung Thầu.",
"Cụ Chừ sau đó nhận nhiệm vụ Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Sín Thầu trong nhiều năm, đồng thời cũng là người có công lớn trong việc vận động bà con về định cư tại vùng đất mới Sín Thầu. ",
"Ngừng lại một lát, ông Pờ Dần Xinh tiếp lời: Trước đây, ",
" vốn chủ yếu quần tụ trên A Pa Chải và Tả Lao San, địa điểm cách trung tâm hành chính hiện tại chừng 8km. Lúc này, hoạt động giao thương chủ yếu thực hiện tại các đường biên, thông qua quan hệ thân tộc. Kinh tế nông nghiệp chưa phát triển do các triền đất trên cao không đủ màu mỡ. Trong khi đó, mảnh đất hiện là bản Tả Kố Khừ hiện tại lại vô cùng trù phú, thuận lợi để phát triển cây lúa.",
"“Nhận thấy điều này, ông cụ nhà tôi mới vận động bà con về Tả Kố Khừ xây dựng bản mới sát các con suối lớn như bây giờ”, ông Pờ Dần Xinh nhớ lại.",
"Chỉ ra dòng Mo Phí đang cạn nước dịp cuối năm, ông Sinh hồi tưởng: Ngày ấy, cá sông nhiều lắm, có cảm giác chỉ cần “vén nước” đã bắt được đầy cá tôm. Hươu, nai in dấu chân trên bờ cát. Hổ thi thoảng cũng từ rừng sâu trở về. Đất đai phì nhiêu nên lúa mọc tốt bời bời. ",
"Ban đầu, khi cụ Chừ vận động bà con xuống vùng đất mới, người Hà Nhì vẫn còn nhiều nghi ngại. Gia tộc họ Pờ quyết định đi đầu, làm trước. Từ Tả Lao San, họ gồng gánh nhau về sát dòng Mo Phí. Rồi cấy cày, rồi chăn nuôi. Mấy vụ liền đều thuận lợi. Một căn nhà gỗ khang trang cũng được hình thành.",
"Không đành lòng nhìn đồng bào khốn khổ, một lần nữa, cụ Pờ Pố Chừ lại lên núi, kêu gọi mọi người về vùng đất hứa. Cụ kể cho họ nghe về Tả Kố Khừ, về những đàn trâu béo ních đang thả rông trên 7 ngọn đồi lân cận, về hạt thóc nảy mầm xanh mướt trên từng triền ruộng. Cụ bảo, về đây, nước trong lành và đủ đầy như sữa mẹ. ",
"Nghe chuyện, ai cũng mừng. Nhưng bảo chuyển nhà, họ lại e ngại. Lúc này, để việc “hạ sơn” được thuận, cụ Chừ lại tập hợp thanh niên xã, xin bộ đội giúp sức. Từ trên triền núi cao, người Hà Nhì nối hàng dài, dắt trâu, dắt lợn, địu lúa hướng về dòng Mo Phí đang chảy rì rầm.",
"Năm đó, những hộ đầu tiên đã về Tả Kố Khừ. Điều kiện tự nhiên thuận lợi dần dần khiến bà con tin hơn vào tương lai. Cũng từ đây, một chương mới đã được mở ra cho cả dân tộc Hà Nhì nơi ngã ba biên giới.",
"“Trong tiếng Hà Nhì, Sín Thầu nghĩa là mảnh đất mới. Còn Tả Kố Khừ có thể hiểu là con đường lớn. Từ bản trung tâm mảnh đất mới, có thể đi lên mốc số 0, cũng có thể ngược về huyện lỵ”, ông Xinh giải thích.",
"Mặc dù đã ổn định cuộc sống, nhưng nguy cơ với người Hà Nhì chưa dứt. Suốt trong nhiều năm, nạn phỉ vẫn hoành hành. Chúng liên tục chống phá, mở nhiều đợt tấn công, bắt và giết không ít cán bộ, đảng viên trong khu vực.",
"Lúc này, Pờ Xì Tài, con cả của cụ Pờ Pố Chừ được giao phụ trách Ban Công an xã Sín Thầu. Năm 1968, tỉnh Lai Châu quyết định mở chiến dịch phối hợp với lực lượng vũ trang nước bạn Lào nhằm chiến đấu tiêu diệt phỉ tại khu vực biên giới. Ban Công an xã Sín Thầu được lệnh lên đường tham gia chiến dịch cùng với các đơn vị vũ trang khác. Lực lượng ta chia thành nhiều mũi tổ chức tấn công liên tục trong nhiều tháng vào sào huyệt của phỉ; tiêu diệt và bắt sống gần 2.000 tên, thu hàng trăm súng các loại và nhiều tấn khí tài đạn dược, xóa sổ toàn bộ căn cứ phỉ đặc vụ sát nách Điện Biên...",
"Chủ tịch xã Pờ Chinh Phạ kể, khi còn nhỏ, anh vẫn được nghe cha kể về những ngày tiễu phỉ. Ban công an xã Sín Thầu hành quân cùng bộ đội, ăn rừng, ngủ suối để bám sát các mục tiêu được giao.",
"Có lần, Trung đội trưởng Pờ Xì Tài còn lập công lớn khi tiếp cận được thủ lĩnh của một toán phỉ. Sau nhiều ngày theo dõi, ông phát hiện nhóm phỉ có khoảng 20 tên đã xâm nhập về Sín Thầu. Cầm đầu là một người Hà Nhì ông vốn quen biết. ",
"Sau nhiều ngày trinh sát, hôm đó, ông trực tiếp đóng giả người đi nương, đột nhập vào sào huyệt địch. Gặp lại bạn cũ, Pờ Xì Tài cất súng, ngồi… tâm tình. Nghe lời phân tích, thủ lĩnh toán phỉ đồng ý đầu hàng và tiết lộ nhiều tin tức quý giá về nơi đóng quân, trang bị vũ khí của các toán phỉ khác.",
"Cũng trong chiến dịch lịch sử ấy, riêng xã Sín Thầu đã cung cấp 2/3 số gạo phục vụ chiến đấu. Ban công an xã khi đó với 25 người lập nhiều chiến công xuất sắc. Năm 1973, Ban công an xã Sín Thầu được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân đầu tiên của toàn vùng Tây Bắc.",
"Về sau, nói về cuộc tiễu phỉ trên ngã ba biên giới, lịch sử Công an tỉnh Điện Biên ghi lại: “Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 1970, tỉnh Lai Châu đã huy động 7 đại đội dân quân du kích đi phục vụ chiến đấu tại chiến trường Lào, với gần 700 người, bằng 48.000 ngày công”. ",
"Không chỉ giúp dân được bình an, trong nhiều năm, Pờ Xì Tài cũng trở thành “ngọn đuốc” vùng biên. Ông tham gia diệt giặc đói, vận động bà con đi học cái chữ để đuổi giặc dốt. Ông cũng tham gia tích cực vào phong trào cùng nhân dân bảo vệ quê hương, gìn giữ chế độ, phát triển sản xuất, đưa cuộc sống đi lên từng ngày. Năm 2013, Trưởng ban công an xã anh hùng Pờ Xì Tài mất sau cơn bạo bệnh, để lại niềm tiếc thương vô hạn cho đồng bào. ",
"17 năm trước, trong lần đầu vào bản, tôi đã may mắn được gặp và trò chuyện cùng ông. Khi đó, dù đã cao tuổi, nhưng người đàn ông được ví như “con hùm” cao lớn, lưng rộng và chắc chắn như một thân cổ thụ trăm năm giữa rừng già. Ông vẫn có thể phăm phăm cày ruộng, đánh cá và đặc biệt mặn chuyện khi kể cho khách nghe những câu chuyện từ thời dựng đất.",
"Thời gian qua đi, ngôi nhà của ông vẫn nằm trên khoảng đất cũ nhìn thẳng ra suối Mồ Phí, nhưng hình bóng “ông hùm” Tây Bắc đã vắng. Những ký ức chỉ còn ùa về thông qua câu chuyện kể của người con trai Pờ Chinh Phạ. ",
"Đi cùng chúng tôi, Thiếu tá Bùi Quang Khải, người vừa viết đơn tình nguyện lên cực Tây làm nhiệm vụ trong 2 năm không khỏi bồi hồi. Anh bảo: Tập thể Công an xã Sín Thầu sẽ noi gương các thế hệ đi trước, quyết tâm bảo vệ vững chắc an ninh biên giới, an ninh nông thôn, góp phần vào phát triển kinh tế-xã hội địa phương.",
"Câu chuyện về Ban công an xã anh hùng đầu tiên của Tây Bắc chắc chắn vẫn sẽ được viết tiếp bởi những người hôm nay…"
] | 395 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/len-thuong-nguon-da-giang-an-tet-ho-su-cha-post784938.html | Lên thượng nguồn Đà Giang ăn Tết Hồ Sự Chà | [] | [] | [
"Xã Ka Lăng có tám bản, 561 hộ, tất cả đều là đồng bào dân tộc Hà Nhì. Người Hà Nhì nơi đây cố định ngày trong tháng đón Tết cổ truyền và Tết thường là do Hội đồng già làng, trưởng bản bàn bạc và thống nhất theo từng năm. Người Hà Nhì đón năm mới theo lịch mặt trăng (lịch âm), thế nên Tết thường diễn ra sau khi kết thúc xong mùa vụ và ngày của đầu năm mới, nhất thiết phải là ngày Thìn (ngày con rồng), bởi người Hà Nhì quan niệm, rồng là linh vật mạnh, hành lễ vào ngày rồng cuối năm sẽ hứa hẹn một năm mới an lành, sung túc.",
"Nếu như người Kinh có Tết cổ truyền Nguyên đán bắt đầu từ ngày mồng 1 tháng đầu tiên của năm mới (âm lịch), thì người Hà Nhì có Tết truyền thống riêng - Tết Hồ Sự Chà. Năm nay, người Hà Nhì đón Tết trong ba ngày, từ ngày Thìn đến hết ngày Mùi (tức ngày 6 đến 9 tháng 10 âm lịch). Tết Hồ Sự Chà là dịp để quây quần sum họp của các thành viên trong gia đình, là dịp con cháu đi học, làm ăn xa được về thăm, chúc Tết, tri ân cha mẹ, ông bà, báo cáo tổ tiên, Tết để vui chơi, uống chén rượu mới, ăn bát cơm gạo mới, thăm hỏi người thân, bạn bè, họ hàng, dòng tộc.",
"Ðón Tết cổ truyền năm nay ai cũng vui, nhưng có lẽ vui nhất là anh Chu Ly Sơn ở bản Mé Gióng. Gia đình anh Chu Ly Sơn năm nay trúng lớn nhờ trồng cây sả. “Ðây là năm thứ tám gia đình mình chuyển đổi hơn một héc-ta nương ngô sang trồng sả. Trồng cây sả cũng vất vả, nhưng cho thu nhập cao hơn trồng ngô, sắn. Mỗi năm cây sả cho thu hoạch năm vụ, mỗi vụ cho thu hoạch được 30 lít tinh dầu. Theo giá thị trường 250 nghìn đồng/lít, tính bình quân năm nay gia đình cũng “bỏ túi” khoảng 50 triệu đồng”, anh Sơn phấn khởi chia sẻ. ",
"Còn già bản Sì Hừ Pứ, ở bản Ka Lăng thì không giấu được niềm vui. Già Pứ chẳng nhớ đây là cái Tết thứ bao nhiêu được chứng kiến người Hà Nhì Ka Lăng vui đón năm mới. Ngồi nhấp ngụm trà cổ thụ, cụ phấn khởi kể trong niềm vui: “Chỉ biết khi hạt thóc trên nương đã cất vào bồ, mùa màng kết thúc, con lợn trong chuồng nuôi đã khoảng 100 kg, cây đào đầu bản cựa mầm... thế là Tết về! Không ai bảo ai, mọi người tập trung đông đủ, vệ sinh đường ngõ, trang trí nhà cửa, treo cờ Tổ quốc. ",
"Không khí Tết năm nay đến sớm hơn, đêm nào cũng tưng bừng nhịp phách trống, chiêng của đội văn nghệ bản. Con cháu hăng say tập luyện lắm, không chỉ chào đón năm mới mà còn đi trình diễn ở Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam ở Sơn Tây (Hà Nội). Nhớ lại thời trước mình cũng hay tham gia, nhưng giờ cái chân yếu, nhưng vui hơn vì nay đã có con cháu mang văn hóa người Ka Lăng về đây cho mình xem rồi”.",
"Với người Hà Nhì, để có một cái Tết to, vui, thì việc nuôi lợn trong một năm để mổ vào ngày đầu năm mới đã thành thông lệ. Người Hà Nhì ở Ka Lăng cho rằng, ngày đầu tiên của năm mới có tiếng lợn kêu trong nhà sẽ mang đến điều may mắn, hạnh phúc, con lợn chuẩn bị ăn Tết càng to chứng tỏ năm đó làm ăn càng khấm khá. Thế nên, khi thời gian sang ngày đầu tiên của năm mới, cả bản dậy sớm, việc trước tiên là giúp nhau mổ lợn, cứ lần lượt các nhà, lợn sẽ được mổ lấy gan lợn trình lên tổ tiên. Sau đó một việc hết sức linh thiêng và cẩn trọng, chủ nhà sẽ mời các bậc cao niên trong dòng tộc thực hiện tục “xem gan lợn”. Việc xem gan con lợn được xem như là điều dự báo cho gia chủ một năm mới với đủ những vận hạn, may rủi và cả những dự ước tương lai.",
"Sau khi làm lễ xem gan lợn, phụ nữ Hà Nhì đồ xôi trắng, giã bánh dày, với quan niệm, bánh dày dâng cúng phải nóng hổi, phải to hơn bánh bình thường thì mới thể hiện tấm lòng hiếu thuận của con cháu với tổ tiên. Do đó, mâm cúng trong ngày Tết đầu tiên của người Hà Nhì không thể thiếu bánh dày, thịt lợn, cháo, rượu. Sau khi dâng cúng tổ tiên xong, con cháu nội, ngoại sẽ tập trung chúc Tết ông bà, cha mẹ. Khi các thủ tục đã xong, cả gia đình sẽ được ông bà chia lộc và chúc cho con cháu khỏe mạnh, thành đạt.",
"Trong ngày đầu năm mới, mọi người trong bản đến thăm nhà nhau, chúc Tết, uống rượu, vui văn nghệ. Các thiếu nữ Hà Nhì diện trang phục truyền thống uyển chuyển trong từng điệu múa; trai tráng khỏe khoắn trong động tác xòe mạnh mẽ, khách đến là vui, là xòe, vòng xòe cứ nối dài theo nhịp phách trống chiêng.",
"Anh Mạ Lý Phạ, cán bộ văn hóa xã Ka Lăng cho biết: Trong một năm, người Hà Nhì có nhiều lễ hội và Hồ Sự Chà là Tết được tổ chức rất lớn, có nét riêng, đặc sắc, hội tụ nhiều giá trị văn hóa độc đáo của người Hà Nhì nơi thượng nguồn sông Ðà."
] | 396 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/vung-bien-cuong-yen-dan-am-ban-post763811.html | Vững biên cương, yên dân, ấm bản | [
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/dvoaaobvhficbu/2023_07_24/vung-bien-cuong-hoi-phu-nu-bo-doi-bien-phong-kon-tum-tuyen-truyen-luat-hon-nhan-va-gia-dinh-cho-hoi-vien-phu-nu-xa-bo-y-huyen-ngoc-hoi-1201.jpg.webp"
] | [
"Hội phụ nữ Bộ đội Biên phòng Kon Tum tuyên truyền Luật Hôn nhân và gia đình cho hội viên phụ nữ xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi."
] | [
"Đầu năm 2023, chúng tôi đến huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng khi khu kinh tế cửa khẩu Tà Lùng đã đi vào hoạt động ổn định với hàng chục dự án, đề án trị giá gần 10 nghìn tỷ đồng. Một trung tâm xuất nhập khẩu quốc tế, một đô thị vùng biên giàu bản sắc, điểm đến của du lịch quốc gia và quốc tế, trung tâm giao thông, hậu cần vận tải vùng đã hiện lên khiến ít ai ngờ rằng, cách đây chưa lâu vùng đất này còn không ít khó khăn, thiếu thốn.",
"Bí thư Huyện ủy Nông Thị Hà (nay là Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Cao Bằng) cho biết, kể từ năm 2009, sau khi tuyến biên giới Việt Nam-Trung Quốc hoàn thành công tác phân giới cắm mốc, địa phương đã phát huy lợi thế là huyện biên giới, có vị trí trọng yếu về an ninh-quốc phòng và có cửa khẩu giao thương quốc tế để triển khai đồng loạt những chính sách tích cực nhằm phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn, tạo đà bứt phá để xây dựng địa phương trở thành một đô thị kiểu mẫu vùng biên.",
"Đồng chí Lương Đức Tố, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, nguyên Phó Chủ tịch huyện Quảng Hòa nhớ lại, nhờ nhận được sự đầu tư của Nhà nước và địa phương trong việc xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu, nên từ năm 2012, lãnh đạo huyện đã mạnh dạn làm việc với chính quyền huyện Long Châu, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) để tổ chức hàng loạt sự kiện như Hội chợ Triển lãm thương mại quốc tế Việt - Trung với chủ đề “Hợp tác - Hữu nghị cùng phát triển”, Hội đàm “Hợp tác phát triển thương mại biên giới”... ",
"Qua đó, đã giới thiệu các quy hoạch du lịch, vùng trồng các cây thế mạnh của địa phương và làm trung gian kết nối giữa các doanh nghiệp hai bên để ký kết thỏa thuận hợp tác, tập trung vào xuất khẩu nông sản, thủy sản đông lạnh qua cửa khẩu Tà Lùng.",
" Đến nay, Quảng Hòa đã có hàng trăm dự án trồng chuối, mía xuất khẩu trên diện tích hàng chục nghìn ha, tạo nên sinh kế mới ổn định, giá trị kinh tế cao cho nhân dân trong huyện, qua đó thúc đẩy thêm mối quan hệ thân tình giữa nhân dân hai nước.",
"Cũng trên đà đi tới “miền núi bắt kịp miền xuôi” như Quảng Hòa, nơi ngã ba biên giới A Pa Chải, đồng bào Hà Nhì nơi đây cũng như hàng trăm bản làng của đồng bào Mông, Dao, Thái, Cống, Shi La... khu vực biên giới Điện Biên hôm nay đã và đang có được cuộc sống mới nhiều khởi sắc nhờ sự đồng thuận, phối hợp chặt chẽ của cấp ủy, chính quyền địa phương và hiệu lực, hiệu quả từ Luật BGQG. Trên cơ sở Luật, Nhà nước đã tập trung đầu tư và huy động các nguồn lực, sức mạnh để phát triển kinh tế, thương mại, an sinh xã hội, thực hiện nhiệm vụ xóa đói, giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách giữa các vùng, miền, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển.",
"Đề án “Sắp xếp ổn định dân cư khu vực biên giới” tại Điện Biên là một trong số 298 dự án, chương trình phát triển kinh tế ở khu vực biên giới được triển khai. Từ đó, gần 2.000 hộ gia đình định canh định cư, ổn định sản xuất, hàng trăm ha ruộng lúa nước được khai hoang phục hóa, hàng nghìn ha rừng vành đai biên giới được trồng mới cùng nhiều mô hình chuyển đổi cây trồng, vật nuôi đã góp phần xóa đói giảm nghèo cho bà con.",
"Phấn khởi trước sự đổi thay của quê hương, ông Pờ Dần Xinh, Bí thư Ðảng ủy đầu tiên xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé hồ hởi kể về quá trình vươn lên của đồng bào dân tộc thiểu số trên mảnh đất cực Tây Tổ quốc. Theo ký ức của ông, vào những năm 2000, Sín Thầu vẫn luôn tiềm ẩn nhiều vấn đề nhức nhối, phức tạp về an ninh trật tự, di dịch cư tự do, vượt biên trái phép... nhưng rồi một ánh sáng mới đã soi đường cho cấp ủy, chính quyền và nhân dân nơi đây.",
"Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm trên cơ sở các đề án hỗ trợ của Chính phủ, xã Sín Thầu đã xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, đồng thời triển khai kịp thời, minh bạch các gói hỗ trợ đến nhân dân, tạo niềm tin và động lực để bà con phát huy vai trò của mình trong các phong trào thi đua yêu nước. Nhờ đó, từ một xã nghèo, Sín Thầu đã cán đích Nông thôn mới năm 2020, trở thành ngọn cờ đầu của huyện Mường Nhé.",
"Sự khởi sắc đáng ghi nhận của huyện Quảng Hòa hay xã Sín Thầu là một trong hàng ngàn minh chứng rõ nét về ý nghĩa và hiệu lực, hiệu quả qua 20 năm triển khai Luật BGQG. Luật BGQG là căn cứ pháp lý để phân giới cắm mốc với các nước láng giềng. Trên tuyến biên giới đất liền, Việt Nam đã ký kết 7 văn kiện pháp lý về biên giới với các nước láng giềng và tiến hành phân giới cắm mốc được 5.019 cột mốc, cọc dấu. Nước ta đã hoàn thành công tác phân giới cắm mốc trên tuyến biên giới Việt Nam-Trung Quốc, công tác tôn tạo, tăng dày cột mốc trên tuyến Việt Nam-Lào và đang cùng nước bạn Campuchia nỗ lực hoàn thành toàn bộ công tác phân giới cắm mốc trên đất liền.",
"Chuyện phân giới cắm mốc không chỉ là việc hệ trọng của hai quốc gia, mà còn là việc lớn của người dân biên giới hai nước bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến thửa ruộng, mảnh vườn hay cánh rừng của họ. Ông Hai Bé ở ấp Vĩnh Hòa, xã Vĩnh Gia, huyện Tri Tôn, An Giang là một người có uy tín với nhân dân hai bên biên giới, được ông Sổm Pon, chủ tịch xã Tà Ô, huyện Kiri Vong, tỉnh Takéo (Campuchia) nhận làm anh nuôi.",
" Ông bảo: “Nhà tui có ba chục công ruộng giáp đất ông Lên phía bên Campuchia. Trước giờ làm ruộng gần nhau nên qua lại thân thiết. Giờ biên giới được phân định. Ruộng ai nấy làm, xưa giờ không thay đổi”. Còn ông Pon, người em nuôi “ngoại quốc” của ông Bé cũng cho biết có hơn 100 hộ dân của hai xã tham gia canh tác dọc đoạn biên giới này và ai cũng có ý thức giữ gìn và bảo vệ đường biên giới thiêng liêng của Tổ quốc, cũng như giữ gìn tình cảm láng giềng tốt đẹp.",
"Thiếu tướng Hoàng Hữu Chiến, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng BĐBP cho biết: “Luật BGQG đã tạo động lực phát triển mới trong sự nghiệp đổi mới của đất nước, làm cho biên giới giàu mạnh, bền vững, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, lực lượng vũ trang nhân dân ở khu vực biên giới ngày càng được cải thiện. Luật cũng là cơ sở pháp lý để BĐBP và các lực lượng chức năng tổ chức duy trì kiểm tra, kiểm soát 206 cửa khẩu, lối mở, đường qua lại trên biên giới đất liền và cảng biển; kiểm tra, kiểm soát gần 800 triệu tấn hàng hóa xuất, nhập khẩu; kiểm soát hơn 15 triệu lượt người xuất, nhập cảnh, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động biên mậu, giao thương hàng hóa và du lịch, dịch vụ”.",
"Kể từ năm 2008 đến nay, các tỉnh đã triển khai xây dựng 18 khu kinh tế ven biển, tạo điểm sáng trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Một số khu kinh tế như Nghi Sơn (Thanh Hóa), Chu Lai (Quảng Nam), Vân Đồn (Quảng Ninh), Đình Vũ - Cát Hải (Hải Phòng)... phát triển mạnh, trở thành hạt nhân tăng trưởng không chỉ tại địa phương mà của cả khu vực.",
" Cùng với đó, sức bật của 26 khu kinh tế cửa khẩu trên biên giới đất liền cùng 267 cụm công nghiệp hoạt động ở khu vực biên giới cũng đã phát huy được ưu thế, bảo đảm sản xuất và nâng cao đời sống cho người dân trong khu vực, góp phần củng cố quốc phòng, an ninh, giữa vững trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn biên giới.",
"Cùng với đầu tư phát triển công nghiệp, Đảng, Nhà nước, địa phương biên giới đã có nhiều chính sách tổng thể để thực hiện ba chương trình mục tiêu quốc gia, tạo “cú hích” để biên giới thật sự chuyển mình, từng bước nâng cao điều kiện sống, xóa nghèo bền vững; thu hẹp chênh lệch vùng miền một cách toàn diện ở khu vực nông thôn, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Đến nay, đã có 100% các xã, phường, thị trấn biên giới có đường ô-tô đến trung tâm và có điện lưới quốc gia, 95% thôn bản được phủ sóng điện thoại di động, 94% số hộ thoát nghèo; 95% số hộ thoát cận nghèo.",
"Qua 20 năm, có thể khẳng định Luật BGQG đã góp phần tạo tiềm lực về chính trị, tinh thần, quân sự, an ninh, đối ngoại, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ... đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới."
] | 397 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/nhung-cot-moc-song-tren-vung-bien-gioi-post723974.html | Những "cột mốc sống" trên vùng biên giới | [] | [] | [
"Vùng đất biên ải này, nơi nào cũng in dấu chân ông. \"Bây giờ, dù có nhắm mắt tôi vẫn đi được dọc đường biên và đếm được từng cột mốc trên tuyến biên giới Việt-Trung, Việt-Lào đoạn thuộc địa phận xã Sín Thầu. Trong những chuyến tuần tra biên giới cùng bộ đội biên phòng hay mỗi lần đi làm nương trên biên giới, tôi đều đi một lượt hết các mốc để xem có hành vi nào xâm hại mốc hay không. ",
"Hằng tháng họp bản, tôi đều tham gia ý kiến hướng dẫn bà con sản xuất trên biên giới bảo đảm khoảng cách; khi đi làm nương, bà con cần nắm tình hình khu vực hai bên đường biên, nếu thấy khác lạ thì lập tức báo chính quyền xã và bộ đội biên phòng\"- ông Phù chia sẻ.",
"Ở xã vùng biên, những người uy tín trong cộng đồng như ông Lỳ Xuyến Phù có vai trò rất quan trọng. Ông không chỉ đi đầu, làm gương trong phát triển kinh tế, giữ gìn an ninh trật tự, mà còn am hiểu phong tục, tập quán nhân dân các xã lân cận, như: Leng Su Sìn, Sen Thượng và hiểu cả tập quán của một bộ phận người dân vùng cận biên ở Trung Quốc. ",
"Bởi vậy, mỗi lần cùng bộ đội biên phòng đi tuần tra đường biên, ông Lỳ Xuyến Phù còn dành thời gian đến từng nhà vận động, tuyên truyền người dân chấp hành chủ trương, đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; không nghe luận điệu tuyên truyền của kẻ xấu và không di cư tự do. ",
"Bản nào có việc lớn, ông Lỳ Xuyến Phù đều đến dự; gia đình nào có việc cần đến, ông không bao giờ từ chối, bởi thế mà bà con các dân tộc vùng biên giới khu vực Mường Nhé đều dành cho ông sự quý trọng, tin tưởng.",
"Có nhiều đóng góp trong phong trào bảo vệ đường biên, mốc giới ở Sín Thầu, song ông Lỳ Ná Na, người có uy tín ở bản Tá Miếu đã dành tình yêu của mình với biên cương thật khác. Ngôi nhà của gia đình ông cách mốc 0 gần hai cây số, lại nằm ven đường đi mốc cho nên thỉnh thoảng cũng có khách ghé thăm. ",
"Trong số những người dừng bước thăm nhà, có nhiều người vì tò mò với cuộc sống của gia chủ nơi biên cương cho nên họ thăm hỏi, trò chuyện. Những khi như thế, ông Na rất hào hứng kể về cuộc sống người Hà Nhì, về những cống hiến, hy sinh của người Hà Nhì, đồng bào các dân tộc nơi biên cương Tổ quốc. ",
"Trước khi chủ-khách chia tay, ông Na không quên gửi khách lời mời hẹn: \"Anh chị đi rồi, sau lại về thăm biên cương, cột mốc!\", để rồi mỗi đoàn về xuôi lại đem theo bao nghĩa tình của đồng bào trên biên giới.",
"Khi được hỏi việc nhà bận bịu thế, vậy ông đi tuần tra đường biên, mốc giới khi nào, ông Na cười hiền: \"So với bà con trong bản, đất sản xuất của gia đình tôi gần biên giới nhất. Vì thế, mỗi ngày đi làm trên nương, tôi đều đi một lượt qua các mốc giới; nếu thấy gì bất thường, tôi sẽ báo tin cho bộ đội biên phòng Đồn A Pa Chải. ",
"Ngoài ra, tôi cũng thường xuyên cập nhật quy định mới về quản lý đường biên, mốc giới để thông tin đến bà con dân bản Tá Miếu; hướng dẫn người già, trẻ nhỏ biết cách góp sức bảo vệ đường biên theo sức của mỗi người\". ",
"Chỉ tay về ngôi nhà nhỏ ven đường dẫn lên mốc số 0 (mốc giữa biên giới ba nước Việt Nam-Lào-Trung Quốc), ông Lỳ Ná Na nói: \"Tôi luôn thấy mình thật sự may mắn được gắn bó với vùng biên cương này để ngày ngày, được nhìn thấy cột mốc thiêng liêng của Tổ quốc\".",
"Theo Thiếu tá Ðặng Văn Tuấn, Ðồn trưởng biên phòng A Pa Chải, mỗi chuyến đi tuần mà có ông Lỳ Xuyến Phù, ông Lỳ Ná Na, anh em biên phòng yên tâm lắm. Bởi các ông không chỉ nhớ từng cột mốc, đường biên mà còn hỗ trợ anh em biên phòng rất nhiều khi tuyên truyền, phổ biến quy định pháp luật bằng tiếng Hà Nhì đến bà con nhân dân. ",
"Nhờ đó 100% số gia đình trong xã Sín Thầu đã tự nguyện ký cam kết tham gia quản lý, bảo vệ đường biên, cột mốc, bảo đảm an ninh trật tự; trong đó có bảy gia đình đăng ký tự quản 19,5km đường biên và tám cột mốc trên tuyến biên giới Việt-Trung. Có cuộc sống ổn định, người dân yên tâm bám đất, bám bản, góp phần bảo vệ và giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia.",
"\"Bảo vệ an ninh biên giới là bảo vệ cuộc sống bình yên của chính mình. Dân yên, biên phòng mới mạnh, xin cảm ơn tình cảm, công sức của người có uy tín như các ông: Lỳ Xuyến Phù, Lỳ Ná Na…\", Thiếu tá Ðặng Văn Tuấn bày tỏ."
] | 398 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/dan-toc-ha-nhi-post723936.html | Dân tộc Hà Nhì | [
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/genaghlrgybna/2022_11_22/hanhi2-5519.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/cdhncuxjw/2022_10_23/hanhidat1.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/genaghlrgybna/2022_11_22/hanhi1-3753.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/genaghlrgybna/2022_11_22/hanhibn-981.jpg.webp"
] | [
"",
"Thanh niên Hà Nhì đi tuần tra cùng bộ đội biên phòng. (Ảnh: TRẦN THÀNH ĐẠT)",
"",
""
] | [
"Người Hà Nhì có quá trình di cư diễn ra trong một thời gian dài, bằng các con đường khác nhau và đến nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Người Hà Nhì di cư đến Việt Nam từ cách đây khoảng 300 năm. ",
" Các nhóm dân tộc Hà Nhì: Dựa trên địa vực cư trú có thể chia thành 3 nhóm: người Hà Nhì Cồ Chồ (người Hà Nhì sống ở vùng thấp), người Hà Nhì La Mí (sống ở vùng cao) và người Hà Nhì Đen (người Hà Nhì Lô Mê). Còn căn cứ vào trang phục, ngôn ngữ và đặc điểm nơi cư trú, họ được thành hai nhóm: Hà Nhì Đen và Hà Nhì Hoa (gồm có nhóm Hà Nhì Cồ Chồ và Hà Nhì La Mí).",
" Về tộc danh: Người Hà Nhì tự gọi là Hà Nhì Già.",
"Theo Kết quả điều tra thu thập thông tin về tình trạng kinh tế xã hội của 54 dân tộc thiểu số năm 2019 của Ủy ban Dân tộc Việt Nam – Tổng cục Thống kê, dân số người Hà Nhì tính đến thời điểm 1/4/2019 là 25.539 người, trong đó nam là 12.895 người, nữ là 12.644 người.",
" Thuộc hệ Tạng – Miến, (ngữ hệ Hán-Tạng), gần với Miến hơn.",
" Người Hà Nhì Hoa chủ yếu cư trú tại các huyện của hai tỉnh Điện Biên và Lai Châu; người Hà Nhì Đen cư trú chủ yếu tại các xã trong huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, một bộ phận cư trú ở hai tỉnh Điện Biên và Lai Châu.",
" Hầu hết cư dân ở nhà đất, tường trình chắc chắn, dày tới 30-40cm, thích hợp với khí hậu lạnh vùng núi cao. Tường nhà cao 3- 4m, mái dốc và ngắn, nhà không có hiên, chỉ có một cửa ra vào. Trong nhà còn một lớp tường khác để phòng thủ, chống rét, chống sương và mây mù lùa vào nhà, gọi là hiên trong. Đây cũng là nơi để uống nước, tiếp khách của gia chủ. Nhà ở của người Hà Nhì ở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai thường được bố trí như sau: hai gian đầu hồi được ngăn thành hai buồng dành cho vợ chồng chủ gia đình và con cái hoặc vợ chồng con trai. Khoảng 1/3 chiều rộng của hai gian giữa là phần đất, phần còn lại dựng thành sàn. Ở phần đất có bếp lò nấu nướng và để chạn bát. Phần sàn là nơi đặt bàn thờ tổ tiên, phòng ngủ của con cái chưa xây dựng gia đình và khách. Bếp lửa được đặt phía trên sàn.",
" Phụ hệ.",
" Áo của nam giới được làm bằng vải tự dệt, nhuộm màu chàm hoặc đen. Quần chân què, cạp to, gấu có viền, chiều dài phù hợp với chiều cao của người mặc. Phụ nữ ở hai nhóm Hà Nhì ăn mặc khác nhau. Phụ nữ Hà Nhì Đen chủ yếu mặc áo và đội khăn màu chàm, không trang trí, thêu thùa, áo ngắn đến đầu gối, gấu to và hơi nhô ra ở phần giữa, cài cúc bên nách phải và chỉ trang trí bằng cách đính những đồng xu, khuy bạc. Chỉ phụ nữ có chồng mới đội khăn. Áo của phụ nữ Hà Nhì Hoa được may hai lớp, dài đến mắt cá chân, tay áo được trang trí hoa văn và đầu đội khăn màu sặc sỡ. ",
" Bữa ăn hằng ngày của người Hà Nhì thường chỉ có một món xào hoặc kho và một món canh rau luộc, đặc biệt món luộc của người Hà Nhì không bao giờ cho muối hoặc gia vị. Người Hà Nhì cũng có xôi màu và một số loại bánh làm từ gạo nếp. ",
" Về đồ uống, người Hà Nhì chuộng uống nước một số loại cây có vị thanh ngọt, có tác dụng bổ máu và lợi tiểu, cùng với nước chè hoặc rượu.",
"Người Hà Nhì ăn tết năm mới vào đầu tháng 10 âm lịch. Trong năm còn có Tết cơm mới, Tết mồng năm tháng năm, rằm tháng 7.",
"Người Hà Nhì luôn tin vào “vạn vật hữu linh” - mọi vật đều có linh hồn và luôn có thần linh đại diện ngự trị. Vì vậy vào những ngày nhất định trong năm, người Hà Nhì thường tổ chức các nghi lễ cúng truyền thống để cầu mong thần linh che chở, phù hộ cho con người được bình yên, mạnh khỏe, mùa màng bội thu. ",
" “Gà tu tu” là nghi lễ cúng thần linh đầu tiên vào mỗi dịp đầu năm mới. Đây là nghi lễ căng dây cấm đường, cấm người lạ vào, ngăn không cho ma xấu vào làm hại dân bản, thường được tổ chức vào ngày Dần đầu tiên của tháng Giêng. ",
": cúng tại nguồn nước thiêng “Lù khụ sụ” để nguồn nước không bao giờ ngừng chảy. Buổi chiều ngay sau lễ cúng thần nước, người Hà Nhì sẽ làm lễ cúng “Gạ ma gio”, một trong những nghi lễ lớn và quan trọng đối với họ. ",
" Vào tháng ba hằng năm, người Hà Nhì làm lễ cúng thần rừng “Mu thu gio”, cầu mùa màng tốt tươi, gia súc phát triển, con cháu trong làng đông đúc. ",
" một trong những lễ thức lớn nhất trong năm và đặc sắc nhất của người Hà Nhì, để cầu thần linh bảo vệ mùa màng, ban mưa thuận gió hòa cho cây cối phát triển, mùa vụ bội thu. ",
" Ngoài ra, hằng năm người Hà Nhì còn cúng thần Thổ Ty và cây thần, bảo vệ cuộc sống bình yên cho người dân. ",
" Canh tác ruộng bậc thang và nương rẫy, chăn nuôi, khai thác từ tự nhiên, làm một số nghề thủ công như đan lát, trồng bông dệt vải…",
" Theo “Đặc trưng cơ bản của 54 dân tộc thiểu số năm 2019” của Ủy ban Dân tộc và Tổng cục Thống kê, Tỷ lệ hộ nghèo: 44,8%; Tỷ lệ hộ cận nghèo: 14,9%; Tỷ lệ thất nghiệp: 3,03%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ: 11,3%; Tỷ trọng lao động làm việc trong khu vực phi nông nghiệp: 12,7%; Tỷ trọng lao động làm công việc quản lý hoặc CMKT bậc cao và trung: 4,6%.",
" Theo “Đặc trưng cơ bản của 54 dân tộc thiểu số năm 2019” do Ủy ban Dân tộc và Tổng cục Thống kê thực hiện, Tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết chữ phổ thông: 60,7%; Tỷ lệ người đi học chung cấp tiểu học: 101,2%; Tỷ lệ người đi học chung cấp trung học cơ sở: 91,7%; Tỷ lệ người đi học chung cấp trung học phổ thông: 58,8%; Tỷ lệ trẻ em ngoài nhà trường: 14,7%.",
"Nguồn:",
"- Các dân tộc ở Việt Nam (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật) ",
"- Đặc trưng cơ bản của 54 dân tộc thiểu số năm 2019 (Ủy ban Dân tộc và Tổng cục Thống kê) ",
"- Website Ủy ban Dân tộc ",
"- Kết quả điều tra thu thập thông tin về tình trạng kinh tế xã hội của 54 dân tộc Việt Nam)"
] | 399 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/dong-long-duoi-chan-dinh-khoang-la-san-post795360.html | Đồng lòng dưới chân đỉnh Khoang La San | [
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/fdmzftmztpmf/2024_02_02/ndo_br_13-9601.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/fdmzftmztpmf/2024_02_02/ndo_br_dat-8271-7683.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/fdmzftmztpmf/2024_02_02/ndo_br_4-617.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/fdmzftmztpmf/2024_02_02/ndo_br_dji-0307-4114.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/fdmzftmztpmf/2024_01_28/ndo_br_27-3689.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/fdmzftmztpmf/2024_02_05/ndo_br_untitled-1-2831.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/fdmzftmztpmf/2024_01_28/ndo_br_26-8562.jpg.webp"
] | [
"Nằm dưới chân đỉnh Khoang La San hùng vĩ, nơi đặt mốc 0 cực Tây Tổ quốc, xã Sín Thầu từng là nơi \"thâm sơn, cùng thủy\" của tỉnh Điện Biên.",
"Ông Pờ Dân Xinh vẫn khỏe mạnh và minh mẫn dù đã cao tuổi. Đứng trước trụ sở xã khang trang, ông hồi tưởng lại những câu chuyện... cũ tại Sín Thầu.",
"Ông Pờ Dần Sinh kể lại chuyện... cai nghiện cho bà con Hà Nhì tại ngã ba biên giới.",
"Sau nhiều năm, nhờ khối đại đoàn kết toàn dân, Sín Thầu đã vươn mình mạnh mẽ. Sín Thầu cũng trở thành xã đầu tiên của huyện Mường Nhé đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2021.",
"Trung tá Lý Xú Tư, trưởng công an xã Sín Thầu khi xuống bản.",
"Công an xã Sín Thầu tham gia giúp nhân dân địa phương trong công việc hằng ngày.",
"Lực lượng bộ đội biên phòng Đồn Biên phòng A Pa Chải và công an xã Sín Thầu thực hiện tuần tra, kiểm soát."
] | [
"Hơn hai thập kỷ trước, nhắc đến Sín Thầu, ngay cả những người năng đi nhất cũng phải rùng mình, chùn chân. Mảnh đất nằm lọt thỏm giữa rừng già tít tận ngã ba biên giới, chót cùng cực Tây Tổ quốc xa ngái và hiểm trở như một… giấc mơ.",
" Từ thành phố Điện Biên Phủ, vượt 200km mới tới được huyện lỵ Mường Nhé. Từ đây, người bạo dạn thì cuốn thừng, cuốn xích vào bánh xe, chằng thêm can xăng 20 lít phía sau để bắt đầu hành trình 1 ngày tròn. Mãi tới tận năm 2007, khu vực này mới có đường ô-tô chạy vào xã. Thời ấy, Sín Thầu thậm chí còn được mệnh danh là “đại bản doanh” thuốc phiện, với cái đói, cái nghèo trường kỳ đeo đẳng.",
"Ông Pờ Dần Xinh, nguyên Bí thư kiêm Chủ tịch xã vẫn chưa thể quên nỗi đau mà thuốc phiện gây ra với cộng đồng. Ông kể: “Trước đây dân Sín Thầu nghiện nhiều lắm, bản nào cũng có người nghiện, cả xã có hơn 1.000 người mà hơn 120 người nghiện. Những năm 1990 Sín Thầu vẫn biệt lập, hầu như nhà ai cũng có nương thuốc phiện”. ",
"Thuốc phiện khi ấy được người dân dùng như… cơm bữa. Chuyện mất trộm con gà, con lợn, thậm chí cả trâu bò thả trên nương, trên núi cao cũng thường xuyên xảy ra. Nương rẫy bỏ hoang, nghèo đói lẩn khuất khắp bản làng.",
"Bản thân có mẹ vợ là người nghiện, Pờ Dần Xinh, khi ấy là Phó Chủ tịch kiêm Trưởng ban Công an xã quyết định phải hành động. Ông mạnh dạn đăng ký với cán bộ đồn biên phòng, lãnh đạo huyện, tỉnh để đưa toàn bộ người nghiện đi cai.",
"“Chúng tôi đi tới từng bản một, cùng bộ đội, dân quân phá nương thuốc phiện. Vất vả lắm. Người thì khóc, người thì chửi nói chúng tôi bị ma quỷ ám. Nhưng tất cả vẫn quyết tâm, vừa phá, vừa giải thích”, ông Xinh kể.",
"Phá nương xong, cuộc… “tổng ",
"” chính thức bắt đầu. Tất cả người nghiện được tập trung và phân loại. Nhóm trên 45 tuổi, sức khỏe yếu được tập trung tại trung tâm xã cùng nhau để cai. Số còn lại hoặc lên đồn biên phòng, hoặc gùi gạo, muối, củi lên Tả Lao San khai hoang, dựng lán, làm nhà. Đồn Biên phòng hỗ trợ cán bộ quản lý quân số, cán bộ quân y và thuốc men.",
"Nhưng để bà con tin và nghe theo, ông Xinh đã vận động mẹ vợ là bà Pò Lò Sứ và em vợ Sừng Sừng Khai cai trước. Khi ấy, bà Sứ lúc ấy có thâm niên… 37 năm nghiện. Còn Sừng Khai “không may” vướng vào “nàng tiên nâu” khi bị bệnh mà… gia đình cúng mãi không khỏi. Thương con, mỗi lần con không khỏe, bà Sứ lại cho Khai… hút thuốc phiện. Sừng Khai khỏi bệnh, nhưng cũng không thể rời xa loại độc dược này được nữa. Của cải trong nhà dần vơi đi, như chính sức khỏe ngày càng héo mòn của người con Hà Nhì trên đỉnh trời Tây Bắc. ",
"Cai cho Sừng Khai thì dễ vì Khai quyết tâm, từng tự đập đầu vào thành giường đến khi bật máu. Nhưng bà Sứ lại là một… ca khó. “Mẹ vợ tôi từng tuyên bố: Thà mày giết tao còn hơn bắt tao đi rồi lăn ra ốm. Nhưng chúng tôi vẫn phải làm. Sáng sáng, cùng với gia đình Sừng Khai, chúng tôi cáng mẹ từ nhà ra trung tâm xã cai nghiện, chiều lại đưa bà về. Khổ không đâu cho hết. Phải mất tới 3 lần, bà mới bỏ thành công”, ông Xinh cười nhớ lại, “Dân bản thấy thế mới dần tin theo. Nhưng cũng có nhiều người không cai nổi thì bỏ trốn sang Lào”.",
"Trong khi đó, nhóm “trẻ hơn” lúc này đang tạm cư tại Tả Lao San xa nguồn thuốc phiện, xa dân cư. Họ cùng làm, cùng ăn và cùng nhau cai nghiện. Sau thời gian dài, họ trở về bản với sức vóc và niềm tin mới. Để ngăn chặn từ xa, chính quyền xã giao cho từng gia đình, từng cặp chồng vợ tự giám sát nhau, nếu tái nghiện phải ngay lập tức báo cáo. ",
"Với cách làm ấy, chỉ trong vòng 2 năm 1998-1999, Sín Thầu đã sạch bóng “nàng tiên nâu”. Cũng năm đó, xã được Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu cũ, nay là Điện Biên tặng Bằng khen về mô hình cai nghiện tại cơ sở thành công. Ông Xinh bảo, sau rất lâu, “Sín Thầu mới được nghe thấy nhiều tiếng cười… trôi vào rừng như thế”.",
"Giải quyết xong giặc nghiện, Sín Thầu tiếp tục bắt tay dẹp giặc dốt và đói nghèo. Từng là người Hà Nhì đầu tiên gùi gạo, đeo muối đi bộ, băng rừng hơn 200km ra Mường Tè “nhặt chữ” trong hơn 10 năm, hơn ai hết, ông Xinh hiểu tầm quan trọng của tri thức nên động viên con cháu bằng mọi giá phải đi học. Lần lượt Pờ Mỳ Lế, Pờ Chinh Phạ, Pờ Hùng Sang… lại bước trên con đường ông Xinh đã từng đi. Họ trưởng thành, quay về với các bản làng của huyện Mường Nhé giữ các trọng trách khác nhau.",
"Pờ Mỳ Lế, cô gái Hà Nhì đầu tiên “dám” đi học, giờ là Bí thư Đảng ủy xã Sín Thầu. Pờ Chinh Phạ là Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã. Pờ Hùng Sang, con trai ông Xinh, cũng là bạn học cùng lớp Đại học với tôi, hiện làm Bí thư Đảng ủy xã Pá Mỳ. ",
"Từ những tấm gương ấy, nhiều người thuộc các dòng họ khác nhau cũng quyết tâm vượt khó khăn tới lớp. Quan niệm rằng đi học là để… trốn lao động dần dần bị xóa bỏ khỏi tư duy cố hữu. Chưa dừng lại, ông Xinh tiếp tục vận động xin mở lớp, mở trường ngay tại xã, thành lập thư viện đầu tiên tại cực Tây; hướng dẫn nhân dân trồng lúa, nuôi cá, xây nhà mái ngói, rồi hiến đất làm đường, xây trường, xây trụ sở Ủy ban xã khang trang như bây giờ.",
"Nhắc chuyện cũ, ông Xinh không quên tự hào khoe: Sín Thầu là xã đầu tiên của huyện Mường Nhé đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2021. Từ một xã “bốn không”: không điện, đường, trường, trạm vài thập niên trước, mảnh đất biên viễn đã trở thành xã điển hình trong phát triển kinh tế-xã hội cũng như phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. ",
"Trung tá Lý Xú Tư, Trưởng công an xã cho biết, trên địa Sín Thầu hiếm khi xảy ra các vụ án hình sự. Hiện, xã còn 1 đối tượng án treo, 10 người nghiện và sử dụng trái phép chất ma túy. Toàn bộ đều được lập hồ sơ đưa vào diện quản lý, giám sát chặt chẽ để không phát triển thêm.",
"Với sự đồng lòng, chung tay của cấp ủy, chính quyền, nhân dân và các lực lượng vũ trang, trong đó có công an chuyên trách, tình hình an ninh chính trị tại xã Sín Thầu tiếp tục được giữ vững và ổn định, thế trận an ninh nhân dân ngày càng củng cố, phát triển vững mạnh, phục vụ đắc lực cho nhiệm vụ phát triển kinh tế-văn hoá-xã hội địa phương. ",
"Lực lượng Công an xã chính quy đã chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các giải pháp nhằm bảo đảm an ninh trật tự thông qua việc triển khai các biện pháp nghiệp vụ. Khi có công an chính quy về xã, bà con nhân dân yên tâm lao động, sản xuất. Bởi công an xã thường xuyên bám nắm cơ sở, giải quyết các vấn đề từ sớm dù nhỏ nhất, không để người dân bức xúc, tạo thành điểm nóng phức tạp. Các chỉ tiêu như thực hiện Ðề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025 và tầm nhìn đến năm 2030; thu hồi vũ khí, vật liệu nổ đều đứng nhóm đầu toàn tỉnh.",
"Đặc biệt, Sín Thầu là địa bàn duy nhất của huyện Mường Nhé chưa từng xuất hiện di cư tự do hay tà đạo. Về vấn đề này, ông Pờ Dần Xinh kể, giai đoạn năm 2011, hàng nghìn người Mông từ nhiều nơi trong và ngoài tỉnh nghe lời dụ hoặc của các đối tượng xấu đã kéo nhau về “vùng đất hứa” Mường Nhé khiến tình hình an ninh-chính trị trở nên hết sức phức tạp. Tại các điểm di cư tự do, người dân thường bị các đối tượng lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng truyền đạo trái pháp luật và dụ dỗ gây rối trật tự, lôi kéo người vượt biên trái phép. ",
"“Các xã bên ngoài như Mường Toong, Chung Chải, người Mông tới rất đông. Lúc này, tôi vẫn đang trực tiếp phụ trách Ban Công an xã nên đã yêu cầu thành lập ngay các tổ an ninh, phối hợp cùng bộ đội biên phòng và dân quân tự vệ thường xuyên tuần tra, kiểm soát. Khi phát hiện bất kỳ người lạ nào vào địa bàn xã, lực lượng này sẽ yêu cầu họ phải đi ra. Lực lượng của xã sẵn sàng cưỡng chế người di cư tự do. Nếu họ giả vờ đau không đi được, anh em sẽ chặt cây, đóng bè, khiêng họ ra bằng trâu bò kéo. Bà con ai cũng tham gia, ai cũng cảnh giác nên Sín Thầu mới không có vấn đề di cư tự do hay tà đạo”, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Sín Thầu chia sẻ.",
"Theo Trung tá Lý Xú Tư, học tập mô hình và cách làm của những người đi trước, hiện nay, Công an xã Sín Thầu cũng đẩy mạnh việc phát huy vai trò giám sát, tự giám sát của nhân dân địa phương. Hiện nay xã Sín Thầu có 7 tổ tự quản với 21 thành viên tham gia tự quản an ninh trật tự thôn, bản và 9 hộ với 54 khẩu đang tham gia quản lý đường biên mốc quốc giới. ",
"Bên cạnh đó, công an xã cũng đẩy mạnh tuyên truyền, đề nghị bà con không bán đất cho những đối tượng di cư tự do. Đối với trường hợp xuất hiện người lạ, công an sẽ phối hợp với các lực lượng kiên quyết yêu cầu họ di chuyển ra ngoài địa phận xã.",
"Bên cạnh công an xã, những năm qua, các cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng A Pa Chải cũng đã đồng cam cộng khổ, giúp đỡ đồng bào Hà Nhì. Không chỉ thực hiện nhiệm vụ bảo đảm, giữ vững chủ quyền, lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, đồn cũng thường xuyên triển khai các hoạt động giúp dân phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, xoá đói, giảm nghèo. ",
"Điển hình như các chương trình Nâng bước em tới trường hỗ trợ 5 học sinh với mức 6 triệu đồng/em/năm; dự án “Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nâng bước em tới trường” giúp đỡ 33 cháu trên địa bàn với số tiền 678,1 triệu đồng. Đồn cũng triển khai mô hình “Hũ gạo chiến sĩ”, hằng tháng đơn vị tặng 25kg gạo cho các hộ nghèo cùng nhiều hoạt động ý nghĩa khác.",
"Theo đồng chí Pờ Chinh Phạ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Sín Thầu: Với phương châm \"bốn cùng\" (cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng dân tộc), các lực lượng vũ trang trên địa bàn xã nói chung đã góp công không nhỏ để làm nên một Sín Thầu từ “bốn không” xưa kia trở thành “nhiều có”: có chủ quyền vững chắc, có điện, đường, trường, trạm, có bình yên trong từng bản làng, đường biên.",
"Ngồi bên cạnh, “già làng” Pờ Dần Xinh cười nhẹ bẫng. Ông bảo, thật ra, ở Sín Thầu, bộ đội biên phòng, công an chính quy, các cấp ủy đảng, chính quyền hay nhân dân từ lâu nay đã được “cố kết” thành một khối thống nhất nhờ truyền thống ông cha, tình yêu với quê hương và niềm tin với Đảng.",
"Ngày rời Sín Thầu, ông Pờ Dần Xinh tiễn chúng tôi ra tận đầu cầu Mo Phí và nhắn nhủ hẹn gặp lại ở trung tâm huyện Mường Nhé. Ở đó, những thế hệ tiếp theo của gia tộc họ Pờ cũng đang đêm ngày làm nhiệm vụ bảo vệ biên cương, Tổ quốc. Con trai ông, anh Pờ Hùng Sang hiện là Bí thư Đảng ủy xã Pá Mỳ. Các cháu Pờ San, Pờ Xuân công tác tại các đội nghiệp vụ của Công an huyện Mường Nhé. Cháu út, Pờ Bạch Thiện sau khi tốt nghiệp cũng đang là công an xã Mường Nhé.",
"Trong khi đó, ở cực Tây, Tết này, Trung tá Đặng Đình Hoan, Thiếu tá Bùi Quang Khải ",
". Xa nhà, xa người thân, nhưng tôi tin, tình thân và khối đại đoàn kết toàn dân ở Sín Thầu nói riêng sẽ giúp các anh cảm thấy ấm lòng hơn trên hành trình tiếp nối-hành trình đã được ",
" ngày nào thắp lửa, trao truyền qua nhiều thế hệ đến tận hôm nay…"
] | 400 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/giup-dong-bao-dan-toc-thieu-so-xoa-doi-giam-ngheo-tu-phat-trien-du-lich-ben-vung-post800387.html | Giúp đồng bào dân tộc thiểu số xóa đói giảm nghèo từ phát triển du lịch bền vững | [
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/fxqcjxyfxedwtyuf/2024_03_17/ndo_br_z5258663222770-d1deae30438a049af27cf3dc8e7bde2a-914.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/fxqcjxyfxedwtyuf/2024_03_17/ndo_br_z5258663220832-11191653fff36c30379140adab9164ec-842.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/fxqcjxyfxedwtyuf/2024_03_17/ndo_br_z5258663206029-e746cc33d78c67bdfaee85c7617d4e92-4484.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/fxqcjxyfxedwtyuf/2024_03_17/ndo_br_z5258669829778-db59ebfd8f6bf594eab7ca1d8c5e1bf3-3017.jpg.webp"
] | [
"Con đường dẫn vào làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc H’Mông.",
"Biển hướng dẫn tại làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc H’Mông.",
"Cuối tuần lượng khách đến với làng văn hóa tăng mạnh.",
"Bánh tam giác mạch do chị Hoàng Thị Hiên tự tay làm để phục vụ khách du lịch."
] | [
"Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc ",
" tọa lạc trên diện tích trên 27.000 m2, bao quanh là núi đá kỳ vĩ. Đứng từ xa, quang cảnh tại làng văn hóa du lịch lập tức gây ấn tượng với du khách bởi các homestay được thiết kế theo lối kiến trúc mang đậm bản sắc của dân tộc H’Mông, và được bố trí theo hình vòng cung giống như những bông hoa, giữa là khu vực sân chơi công cộng. Dù đã là cuối tháng ba nhưng dọc lối vào làng văn hóa, hoa đào vẫn đua sau khoe sắc, tạo nên một cách sắc vô cùng thơ mộng. ",
"Được khởi công xây dựng từ tháng 12/2016 và đi vào hoạt động từ tháng 4/2019, đến nay làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc H’Mông đã trở thành một điểm đến được yêu thích của nhiều du khách trong nước và nước ngoài.",
"Khi màn đêm buông xuống cũng là lúc không khí tại làng văn hóa trở nên sôi động và vô cùng náo nhiệt. Tiếng sáo, tiếng khèn, tiếng hát và những tiếng cười nói vang lên rộn rã tại khu vực trung tâm cũng như các homestay. Ít người biết rằng trước khi làng văn hóa đi vào hoạt động, cuộc sống của bà con nơi đây gặp vô vàn khó khăn, kinh tế chậm phát triển. Với địa hình có tới 80% diện tích lộ đá vôi, quanh năm thiếu nước nên người dân thuần túy làm nông nghiệp, hầu như chỉ biết trông chờ vào nuôi dê, bò và trồng ngô. ",
"Nhằm tạo sự đột phá trong phát triển kinh tế xã hội của địa phương, các cấp chính quyền đã xác định việc cần chuyển hướng mạnh mẽ sang lĩnh vực du lịch. Chính vì thế sau nhiều lần họp bàn, chọn được khu vực đất đai tương đối bằng phẳng tại thôn Pả Vi Hạ, cách trung tâm Mèo Vạc khoảng 6km, giao thông thuận lợi, chính quyền đã tiến hành giải tỏa, thu hồi đất và đầu tư hạ tầng để phát triển du lịch. ",
"Sau một thời gian tuyên truyền, vận động cũng như tạo cơ chế chính sách thuận lợi cho bà con như hỗ trợ mặt bằng 50 năm không lấy phí đối với các hộ dân; Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách xã hội có cơ chế giảm lãi suất đối với các hộ tham gia kinh doanh dịch vụ... nhờ vậy đã có 28 hộ đồng bào dân tộc tham gia đầu tư, kinh doanh homestay tại làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc H’Mông.",
"Nhớ lại những ngày đầu, chị Hoàng Thị Hiên, chủ homestay Pả Vi cho biết, chị và nhiều người dân nơi đây vốn lâu nay chỉ quen làm nông nghiệp, nay bước sang lĩnh vực hoàn toàn mới nên không khỏi bỡ ngỡ và có phần lo lắng. Nắm bắt được tâm tư đó, chính quyền địa phương đã tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ du lịch, nghiệp vụ đón khách du lịch cho các chủ hộ, cũng như kỹ năng phục vụ buồng phòng, lễ tân, đầu bếp, công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm... ",
"Trước lượng khách nước ngoài đổ về làng văn hóa ngày một tăng cao, chính quyền địa phương chỉ đạo kịp thời việc mở các lớp đào tạo cấp tốc tiếng Anh cho bà con. Đồng thời chị Hoàng Thị Hiên và nhiều hộ gia đình khác được tạo điều kiện đi thăm quan, học hỏi các mô hình homestay hiệu quả tại Lào Cai, Hòa Bình, Thái Nguyên,... Nhờ vậy chị đã có những kiến thức, kinh nghiệm quý báu để áp dụng tại cơ sở kinh doanh của mình.",
"Thành công của mô hình làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc H’Mông tại thôn Pả Vi Hạ chính là nhờ sự quyết tâm, đồng lòng của chính quyền địa phương và người dân nơi đây. Quan trọng nhất đó là việc kinh doanh du lịch được dựa trên nguyên tắc phát triển bền vững, vừa bảo tồn vừa khai thác hiệu quả các giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào H’Mông, đồng chú trọng công tác bảo vệ môi trường.",
"Đến với làng văn hóa, du khách được đắm mình vào không gian văn hóa giàu bản sắc của đồng bào H’Mông, từ cách trang trí tại các homestay, đến việc trải nghiệm các món ăn truyền thống và tham gia vào các trò chơi dân gian. ",
"Nhằm đa dạng trải nghiệm cũng như chất lượng phục vụ khách du lịch, anh Hoàng Văn Sên, chủ homestay A Sên cho biết, cơ sở của mình còn có thêm dịch vụ tắm, ngâm chân bằng lá thuốc dân tộc. Còn homestay Pả Vi của chị Hoàng Thị Hiên luôn có sẵn các loại bánh do chính chị làm từ hạt tam giác mạch – một loại cây đặc sản của quê hương Hà Giang để phục vụ du khách.",
"Nhằm không ngừng tạo sức hấp dẫn với du khách thập phương, vào mỗi cuối tuần, tại nhà văn hóa cộng đồng còn diễn ra các buổi biểu diễn văn hóa, văn nghệ truyền thống miễn phí do đội văn nghệ của thôn thực hiện. ",
"Thống kê của Phòng Văn hóa thông tin huyện Mèo Vạc cho biết, lượng khách đến làng văn hóa hiện chiếm tới 2/3 lượng khách đến với Mèo Vạc. Nhờ hoạt động hiệu quả, làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc H’Mông đã thực sự tạo ra những bước tiến vượt bậc trong phát triển kinh tế-xã hội của thôn Pả Vi, huyện Mèo Vạc nói riêng và ",
" nói chung. Người dân có thêm nhiều cơ hội việc làm, thu nhập ổn định, từng bước xóa được đói nghèo. Đây cũng là một hướng đi đúng đắn mà nhiều địa phương có thể học tập và nhân rộng."
] | 401 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/du-lich-ben-vung-xu-huong-chu-dao-cua-du-khach-viet-post749020.html | Du lịch bền vững: Xu hướng chủ đạo của du khách Việt | [
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/igpcvcvjntc8510/2023_04_21/booking3-5176.jpg.webp"
] | [
"83% du khách Việt Nam bày tỏ muốn điểm đến xanh, sách hơn sau khi rời đi. (Ảnh chụp từ báo cáo của Booking.com)"
] | [
"Báo cáo ",
" 2023 của Booking.com dựa trên khảo sát 33.000 du khách đến từ 35 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới có độ tuổi từ 18 trở lên có kế hoạch du lịch trong 12 tháng tới. Trong số này, có 1.000 du khách Việt Nam tham gia khảo sát. ",
"Đây là năm thứ 8 Booking.com thực hiện báo cáo về du lịch bền vững. So với các cuộc khảo sát trước đây, báo cáo năm nay tiếp tục chỉ ra sự mâu thuẫn khi khách du lịch phải lựa chọn giữa việc siết chặt ngân sách trong thời điểm kinh tế khó khăn và quyết định chi trả nhiều hơn cho du lịch. Nguyên nhân của sự mâu thuẫn này là bởi du khách hiện đưa ra nhiều quyết định du lịch bền vững hơn trước khi lo ngại về biến đổi khí hậu đang ngày một trầm trọng. ",
"Tình hình kinh tế biến động kéo dài từ năm ngoái, hơn hai năm đại dịch Covid-19 đã khiến mọi người trên toàn thế giới nhận thức đầy đủ hơn về nguy cơ của biến đổi khí hậu. Điều này tác động không nhỏ tới quyết định của du khách khi lựa chọn một chuyến du lịch bền vững. ",
"Báo cáo Du lịch Bền vững 2023 của Booking.com cho thấy, trên toàn cầu, 80% số người tham gia khảo sát \"khẳng định du lịch theo hướng bền vững ngày càng quan trọng với họ\". ",
"Đối với du khách Việt, có tới 97% số người tham gia khảo sát cho biết họ muốn đi du lịch bền vững hơn trong 12 tháng tới. Bất chấp những khó khăn do kinh tế đưa lại, có tới 75% du khách Việt Nam cho biết họ sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các lựa chọn du lịch bền vững đã được cấp chứng nhận, như một cách để bảo đảm chắc chắn họ đang tạo ra ảnh hưởng tích cực.",
"- ",
" du khách Việt tham gia khảo sát cho biết họ muốn đi du lịch bền vững hơn trong 12 tháng tới.",
"- ",
" du khách Việt Nam cho biết họ sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các lựa chọn du lịch bền vững đã được cấp chứng nhận.",
"- ",
" du khách Việt bày tỏ mong muốn có thể giúp những địa điểm nơi họ đến du lịch trở nên xanh, sạch hơn sau khi rời đi.",
"Đồng thời, du khách Việt cũng chủ động tìm kiếm các chương trình tích điểm, khách hàng thân thiết, giảm giá, đi kèm với lựa chọn du lịch bền vững để thỏa mãn ngân sách cá nhân của mình. 79% du khách Việt Nam cho biết, họ cảm thấy an tâm hơn khi ở tại một cơ sở lưu trú được trao chứng nhận, hoặc có huy hiệu bảo đảm cho tính bền vững.",
"Đặc biệt, những lo ngại về biến đổi khí hậu đang biến du khách Việt Nam trở nên có ý thức và trở thành những người tiêu dùng trách nhiệm hơn. 83% du khách Việt bày tỏ mong muốn có thể giúp những địa điểm nơi họ đến du lịch trở nên xanh, sạch hơn sau khi rời đi. Trong khi đó, trên toàn cầu có 66% số người được hỏi nói rằng học muốn điểm đến du lịch xanh hơn, sạch hơn sau khi họ rời đi.",
"Bên cạnh những yếu tố tích cực, lạm phát gia tăng là nguyên nhân khiến 42% du khách Việt Nam thấy rằng du lịch bền vững vẫn là một điều quá đắt đỏ. ",
"Ngoài chi phí, du khách cũng chỉ ra một số rào cản khác đối với việc du lịch bền vững. Một trong số đó là lượng thông tin hạn chế, du khách đồng thời cũng cảm thấy có quá ít lựa chọn. 46% du khách Việt Nam tin rằng các lựa chọn du lịch bền vững không đủ đa dạng, trong khi 81% bày tỏ mong muốn các công ty lữ hành, du lịch có thể cung cấp nhiều gói, lựa chọn bền vững hơn (con số này năm 2022 là 73%). ",
"Mặc dù du lịch bền vững đã trở nên phổ biến hơn nhiều với du khách Việt Nam, song gần một nửa vẫn không biết mình có thể tìm thấy các lựa chọn này như thế nào. Trong số du khách Việt tham gia khảo sát, có tới 83% cho biết họ yêu thích trải nghiệm bản địa khi đến thăm miền đất mới, song 40% trong số này không biết làm thế nào để tìm kiếm cơ hội đóng góp ngược lại cho cộng đồng nơi họ đến trải nghiệm.",
"Ông Varun Grover, Giám đốc Quốc gia Booking.com tại Việt Nam cho biết, “Báo cáo Du lịch Bền vững 2023 của Booking.com xác nhận sự liên quan chặt chẽ giữa những lo toan về chi phí sinh hoạt ở thời điểm này và quan ngại về biến đổi toàn cầu đang diễn ra rõ rệt trên khu vực nơi chúng ta sinh sống, điều sẽ thúc đẩy cho một nhánh du lịch bền vững với chi phí phải chăng hơn”. ",
"Ông Varun Grover nói thêm, Booking.com trong số hơn 500.000 cơ sở lưu trú được cấp huy hiệu bền vững của Booking.com trên toàn cầu, có hơn 5.000 cơ sở tại Việt Nam. Booking.com cam kết sẽ tiếp tục nỗ lực giúp cho trải nghiệm du lịch trở nên dễ dàng hơn với tất cả mọi người, theo cách ý nghĩa và có trách nhiệm hơn, và kỳ vọng lượng cơ sở lưu trú được cấp huy hiệu bền vững sẽ tăng lên hơn nữa theo thời gian. "
] | 402 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/tao-viec-lam-gop-phan-bao-dam-quyen-cua-phu-nu-dan-toc-thieu-so-tai-ha-giang-post800357.html | Tạo việc làm góp phần bảo đảm quyền của phụ nữ dân tộc thiểu số tại Hà Giang | [
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/fxqcjxyfxedwtyuf/2024_03_17/ndo_br_z5257120752675-48bb7b91f03efffa24f349e4be22dfea-6066.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/fxqcjxyfxedwtyuf/2024_03_17/ndo_br_z5257120746129-50003600d02ddc1a60d2f978aaf28b80-5800.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/fxqcjxyfxedwtyuf/2024_03_17/ndo_br_z5257120839592-82984dafc8239b5cfbc5cd8f82886e03-5821.jpg.webp"
] | [
"Chị em Hợp tác xã Lanh Trắng duy trì phương thức dệt thủ công.",
"Các sản phẩm của hợp tác xã Lanh Trắng được làm thủ công.",
"Sản phẩm vỏ gối vuông của Hợp tác xã Lanh Trắng đạt giấy chứng nhận OCOP."
] | [
"Những ngày cuối tuần tại ",
" Lanh Trắng xã Sà Phìn (huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) không khí đông vui nhộn nhịp, tấp nập người vào ra. Các chị em trong hợp tác xã vừa tất bật với các công việc thường ngày vừa niềm nở đón tiếp các du khách vào tham quan.",
"Chị Sùng Thị Si tâm sự: Trước đây gia đình tôi nghèo lắm. Nghèo đến mức tiền điện mỗi tháng chỉ vài chục đến một trăm nghìn mà cũng không có tiền để trả, phải đi vay mượn người ta. Kinh tế khó khăn nên không khí trong gia đình căng thẳng, mệt mỏi, vợ chồng hay cãi vã nhau. Có khi chồng ra ngoài uống rượu say lại về đánh mắng vợ con vô cớ. ",
"Mong muốn kiếm tiền về nuôi vợ con, anh Vàng Mí Lự - chồng chị Si theo người ta dụ dỗ đi qua biên giới lao động trái phép nhưng sau một thời gian phải bỏ về với hai bàn tay trắng. Cảnh nhà nheo nhóc càng thêm túng quẫn. Năm 2017, chị Sùng Thị Si được Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Đồng Văn Vàng Thị Cầu - cũng là người sáng lập Hợp tác xã Lanh Trắng đến nhà động viên, thuyết phục chị tham gia. Chị được hướng dẫn học nghề, từ đó có công ăn việc làm ổn định.",
"Thời gian đầu thu nhập của chị Si và các chị em trong hợp tác xã trung bình được 1,5-1,8 triệu đồng/tháng, đến nay đã đạt mức 3-5 triệu đồng/tháng. Đây quả thực là số tiền mà chị Si có nằm mơ cũng không dám nghĩ đến. Có tiền, đời sống gia đình chị từng bước được cải thiện. Không còn cảnh chạy ăn từng bữa, lo kiếm tiền trả nợ tiền điện hàng tháng, không còn cảnh chồng chán đời say xỉn rượu chè tối ngày. ",
"Anh Vàng Mí Lự cũng được động viên tham gia hợp tác xã cùng với vợ và hiện là một thành viên rất năng nổ, có trách nhiệm. Anh không chỉ xung phong gánh vác các việc nặng trong hợp tác xã mà mỗi khi máy móc bị hỏng hóc anh lập tức có mặt để sửa chữa. ",
"Chị Sùng Thị Si là một trong nhiều chị em phụ nữ H'Mông đã thực sự đổi đời nhờ tham gia Hợp tác xã Lanh Trắng. Không chỉ tự tạo ra thu nhập, các chị em trong hợp tác xã đã có được sự tự tin, tự chủ trong cuộc sống, có tiếng nói trong gia đình, trong cộng đồng nhờ đó nạn bạo hành gia đình dần dần được xóa bỏ.",
"Chị Vàng Thị Cầu cho biết, mục tiêu hoạt động của Hợp tác xã Lanh Trắng đó là phụ nữ có việc làm, có thu nhập là có sự bình đẳng và được tôn trọng, yêu thương. Là người luôn đau đáu với vấn đề xóa đói, giảm nghèo và công tác chăm lo, bảo đảm quyền cho phụ nữ dân tộc thiểu số, chị Vàng Thị Cầu mong muốn chính từ cây lanh và nghề dệt vải lanh truyền thống của đồng bào Mông có thể giúp chị em nơi đây đổi đời. ",
"Thời gian đầu, hợp tác xã huy động được khoảng 10 chị em dân tộc Mông tham gia khởi nghiệp. Điều đáng nói là hầu hết các chị em đều là nạn nhân của bạo lực gia đình, người khuyết tật hoặc gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.",
" Cũng chính vì thế các chị em càng quyết tâm. Chị Vàng Thị Cầu mạnh dạn xin Ủy ban nhân dân huyện cấp cho gần 200ha đất để trồng cây lanh, và vốn vay hỗ trợ từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. “Chậm mà chắc”, hợp tác xã hoạt động theo mô hình khép kín từ nguyên liệu đầu vào là cây lanh, trải qua chừng 40 công đoạn như tước vỏ, se lanh, kéo sợi, dệt vải, hấp, nhuộm, vẽ hoa văn, thêu thùa,... từ đó cho ra các sản phẩm đa dạng.",
"Chủ động lắng nghe phản hồi của thị trường, chị Cầu và các chị em trong hợp tác xã không ngừng cải tiến mẫu mã và chất lượng sản phẩm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Hiện hợp tác xã có tới trên hơn 70 dòng sản phẩm thổ cẩm thủ công mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, trong đó được ưa chuộng nhất là vải lanh thô, vỏ gối vuông. Một số sản phẩm của hợp tác xã đã có giấy chứng OCOP. ",
"Đến nay, sản phẩm của Hợp tác xã Lanh Trắng không chỉ được khách hàng trong nước ưa chuộng mà còn xuất đi các thị trường nước ngoài. Từ đây cũng đồng thời mở thêm nhiều cơ hội phát triển cho sản phẩm truyền thống của địa phương cũng như góp phần tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho phụ nữ dân tộc thiểu số, nhất là những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, nghèo đói trên dải đất biên cương địa đầu cực bắc của Tổ quốc."
] | 403 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/cham-lo-doi-song-dong-bao-cac-dan-toc-thieu-so-post796718.html | Chăm lo đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số | [] | [] | [
"Lần đầu tiên, giữa lòng kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè (Quận 3), lễ hội đua ghe Ngo Quận 3 của đồng bào dân tộc Khmer được tổ chức. Cuộc thi đã nhận được sự quan tâm ủng hộ của hàng chục nghìn người dân theo dõi, cổ vũ nhiệt tình trên suốt chặng đường đua. Song song với phần dự thi đua ghe Ngo còn có các chương trình biểu diễn nghệ thuật, giao lưu văn hóa ẩm thực các dân tộc thiểu số tại Thành phố Hồ Chí Minh với các món ăn đặc trưng như bún nước lèo, cốm dẹp (dân tộc Khmer); xôi ngũ sắc (dân tộc Tày); mì vịt tiềm (dân tộc Hoa); cà ri bò (dân tộc Chăm); bánh Huế... để phục vụ khách tham quan. ",
"Tương tự, nhiều người dân trên địa bàn thành phố Thủ Ðức cũng mãn nhãn với hoạt động biểu diễn lân sư rồng. Ðây là hoạt động văn hóa thể thao truyền thống của cộng đồng dân tộc Hoa sinh sống trên địa bàn thành phố. Mặc dù tổ chức lần đầu tiên, nhưng giải lân sư rồng thành phố Thủ Ðức mở rộng đã thu hút sự quan tâm và tham dự của nhiều đoàn lân sư rồng có truyền thống và nhiều thành tích cao đến từ các tỉnh, thành phố trong cả nước; qua đó tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để các đoàn lân sư rồng giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn.",
"Thực hiện Quyết định số 1270/QÐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020”, Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện nhiều chương trình, chính sách đạt kết quả tích cực. Thành phố đã ban hành nhiều chính sách nhằm bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị di tích lịch sử, di tích văn hóa trong đó có văn hóa của các dân tộc thiểu số. ",
"Thành phố cũng phối hợp Học viện Dân tộc xây dựng mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống của ba dân tộc Hoa, Chăm, Khmer trên địa bàn thành phố gắn với phát triển kinh tế-xã hội từ nay đến năm 2025; góp phần mở ra hướng mới trong nâng cao chất lượng đời sống, giảm nghèo bền vững cho cộng đồng các dân tộc thiểu số trên địa bàn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. ",
"Nhiều chính sách ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục trong đồng bào dân tộc thiểu số được thành phố ban hành như: Miễn giảm học phí đối với học sinh người dân tộc Chăm và Khmer; hỗ trợ chi phí học tập cho sinh viên người dân tộc thiểu số thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo; miễn học phí cho học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và cận nghèo; hỗ trợ chi phí học tập cho học viên cao học, nghiên cứu sinh là người dân tộc thiểu số… ",
"Thành phố cũng rất quan tâm đến công tác bảo tồn văn hóa truyền thống cộng đồng dân tộc thiểu số; luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các hội đoàn, tổ chức, cá nhân trong việc triển khai thực hiện các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, qua đó giúp hoạt động văn hóa nghệ thuật phát triển, đáp ứng nhu cầu thụ hưởng văn hóa đa dạng của đồng bào các dân tộc thiểu số.",
"Năm 2023, các địa phương của Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện có hiệu quả các chính sách giải quyết việc làm, dạy nghề, trợ vốn, chính sách giảm nghèo bền vững trong đồng bào dân tộc thiểu số. Các địa phương đã hỗ trợ để cấp thẻ bảo hiểm y tế cho 10.840 trường hợp; sửa chữa, xây dựng 72 căn nhà, nhà tình thương; hỗ trợ vay vốn cho 615 trường hợp với số tiền gần 28,4 tỷ đồng;… ",
"Ông Tăng Phước Lộc, Phó Trưởng ban Dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, đơn vị cùng với các địa phương tập trung thực hiện có hiệu quả chính sách dân tộc trên các lĩnh vực an sinh xã hội, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; đồng thời, quan tâm làm tốt công tác an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố. ",
"Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Ngô Minh Châu, chương trình công tác dân tộc năm 2024 gắn liền với chủ đề năm 2024 của thành phố, trong đó, thành phố tập trung thực hiện có hiệu quả chính sách dân tộc trên các lĩnh vực an sinh xã hội, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; tiếp tục quan tâm công tác an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất lẫn tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố; tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Ðảng, pháp luật của Nhà nước nói chung và thành phố nói riêng đối với đồng bào các dân tộc thiểu số.",
"Thành phố Hồ Chí Minh hiện có 53 dân tộc thiểu số sinh sống, gồm 103.092 hộ với 453.317 nhân khẩu, chiếm khoảng hơn 5% dân số toàn thành phố. Các dân tộc có quy mô số dân trên 1.000 người gồm: Hoa, Khmer, Chăm, Tày, Mường, Nùng, Thái, Ê Ðê và Gia Rai; trong đó, có ba dân tộc chiếm số đông là dân tộc Hoa với 377.162 người, dân tộc Khmer 42.415 người và dân tộc Chăm 9.796 người. Ðồng bào dân tộc thiểu số sống đan xen ở khắp các quận, huyện của thành phố."
] | 404 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/hoi-sinh-tren-dat-cu-huoi-khon-post795668.html | Hồi sinh trên đất cũ Huổi Khon | [
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/fdmzftmztpmf/2024_02_07/ndo_br_17-8021.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/fdmzftmztpmf/2024_02_07/ndo_br_13-3366.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/fdmzftmztpmf/2024_02_07/ndo_br_10-6164.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/eclydzymlns/2024_02_07/a3-1619771420132-1750.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/fdmzftmztpmf/2024_02_07/ndo_br_26-5354.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/fdmzftmztpmf/2024_02_07/ndo_br_5-8800.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/fdmzftmztpmf/2024_02_07/ndo_br_25-5503.jpg.webp"
] | [
"Trưởng bản Thào A Gia không thể quên được những ngày tháng 5/2011. Anh bảo, đất hứa thì chưa thấy đâu mà khổ đau đã kéo tới.",
"Bà Vàng Thị Pâu bên 2 cháu nội của mình. Gần Tết, đám trẻ vùng cao đã diện áo quần mới chuẩn bị chờ năm mới. Chúng không hề biết vùng đất này đã từng một thời là điểm nóng của cả tỉnh Điện Biên.",
"\"Đầu bếp\" Giàng A Dơ kể lại chuyện xưa với Trung tá Lý A Tung.",
"Người dân rời Huổi Khon trở về quê cũ. (Ảnh tư liệu)",
"Trung tá Lý A Tung nhớ từng triền dốc, ngọn đồi tại Huổi Khon. Vị trí anh đang đứng trước đây chính là khu vực tụ tập đông người, nơi đặt \"trạm phát thanh\" của các đối tượng.",
"\"Bếp trưởng\" Giàng A Dơ, sau 13 năm, đã có một căn nhà khang trang. Phía trước, anh treo ảnh Bác, cờ Tổ quốc một cách nghiêm trang...",
"Đến lượt mình, thế hệ tiếp theo tại bản Huổi Khon đang tiếp tục lớn lên, chung sức để phát triển mảnh đất biên cương này..."
] | [
"Nhắc đến bản Huổi Khon, xã Nậm Kè (huyện Mường Nhé), nhiều người vẫn chưa quên, vì nơi đây đã từng là điểm nóng với sự kiện tụ tập khoảng 7.000 người đòi thành lập “Nhà nước Mông” vào năm 2011.",
"Với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp ủy, chính quyền và cơ quan chức năng tỉnh Điện Biên, đặc biệt là lực lượng công an chính quy, bản Huổi Khon nay đã yên bình trở lại.",
"Ngược dòng thời gian trở về 13 năm trước, một số đối tượng, cầm đầu là Vàng A Ía, Thào A Lù, Giàng A Tỉnh đã chủ trương lợi dụng mê tín dị đoan, thần quyền để cầu nguyện đã tuyên truyền xuyên tạc, lừa bịp, kêu gọi, tập hợp lực lượng, tổ chức đón “vua Mông,” ",
".",
"Luận điệu của các đối tượng là bà con cứ yên tâm đến Huổi Khon, sẽ có thế lực siêu nhiên xuất hiện, dùng… đám mây bốc tất cả đến một nơi ấm no, hạnh phúc. Chưa hết, đám đối tượng Vàng A Ía còn hù dọa, đến ngày 21/5/2011 cả thế giới sẽ chìm ngập trong trận đại hồng thủy trừ… vùng đất hứa. ",
"Do ảnh hưởng của các luận điệu trên, những ngày cuối tháng 4, đầu tháng 5/2011, bà con người H'Mông từ khắp nơi trong cả nước, gần thì Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng… xa thì tận Gia Lai, Đắk Lắk… dắt díu nhau về với niềm tin ngây thơ và phù phiếm: Đón vua ra. Khu vực ngã ba Huổi Khon nơi chúng tôi đang đứng lúc này khi ấy mọc lên hàng trăm lán trại dựng tạm bợ.",
"Thào A Gia, trưởng bản Huổi Khon 2 bây giờ vẫn chưa thể quên được những ngày tháng ấy. Vốn dĩ bản nhỏ chỉ có 97 hộ dân, 568 nhân khẩu trong một vài ngày đã tăng lên gấp hàng chục, hàng trăm lần. Lời đồn rỉ tai nhau lan xa khắp nương rẫy rằng: Vua sẽ giáng trần để đưa bà con tới miền cực lạc. Ở đó, không cần làm lụng gì mà vẫn có rượu thịt thoải mái quanh năm.",
"Người H'Mông, tin theo lời lừa phỉnh bỏ lại sau lưng những mảnh đồi vốn hàng trăm năm thấm mặn mồ hôi, bỏ lại ruộng nương đang vào mùa cày ải. Cả những mái nhà, xóm làng cũng không đủ sức níu chân và niềm tin của họ trước những tin đồn xằng bậy, vu vơ và đầy hiểm độc.. ",
"Không phải ngoại lệ, Thào A Gia hơn 10 năm trước cũng tham gia vụ việc tụ tập đông người. A Gia bảo, đổi đời thì chưa thấy đâu, nhưng cực khổ thì… ngay lập tức xuất hiện. Bà con H’Mông vốn có nhà cửa khi vào Huổi Khon rơi vào cảnh màn trời, chiếu đất. Người đông, đồ ăn thức uống không đủ nên vừa đói vừa rét. Dịch vụ y tế, các tiện ích cơ bản như điện chiếu sáng gần như bằng 0. Con đường độc đạo dẫn vào bản bị phong toả bởi các chốt gác trái phép với tuyên bố “đường chỉ dành cho… vua vi hành”. Người dân sở tại muốn lên nương cũng không thể được. Bệnh tật và cả cái chết bất thình lình ập đến, bủa vây Huổi Khon những ngày hè năm 2011.",
"Nhà của bà Vàng Thị Pâu, 60 tuổi nằm ngay đầu dốc dẫn vào bản. Đây vốn là địa điểm tập trung đông người, gần “trạm phát thanh” ngày trước. Ngồi lặng im bên bếp lửa đang lép bép cháy, bà nhớ lại: Giai đoạn ấy, bà chỉ biết có rất đông người kéo về, rồi họ quây kín chung quanh nhà, quanh vườn, thậm chí “vào cả nhà tôi để họp bàn”. Người phụ nữ gần 1 đời chỉ biết nương rẫy khi ấy, cũng nấu cơm, đun nước, mổ lợn thết đãi đồng bào mình một cách ngây thơ.",
"Giàng A Dơ lại là một trường hợp khác. Dơ không biết chữ, nên thậm chí không biết luôn mình năm nay bao nhiêu tuổi. Thế nhưng, khi vụ tụ tập đông người năm 2011 diễn ra, Dơ là một thành viên khá tích cực. Dơ kể: Một ngày nọ, bỗng dưng có một nhóm người lạ mặt tới nhà. Họ chôn nhiều can xăng xuống vườn nhà, kéo máy xát lúa tới. Hằng ngày, họ bật loa đài hát hò, cầu nguyện. Dơ phân bua bản thân “bị ép tham gia” và có nấu ăn cho các đối tượng xấu.",
"Hôm nay, nhắc lại sự việc đã qua, cả trưởng bản A Gia, A Dơ lẫn bà Pâu đều ngẩn người ra, bảo không hiểu vì sao ngày đó mình lại tin theo những lời sai trái ấy.",
"Theo báo cáo tổng kết của công an tỉnh Điện Biên, trong thời gian từ tháng 4 tới tháng 5/2011, các đối tượng do Vàng A Ía, Thào A Lù, Giàng A Tỉnh cầm đầu đã chỉ đạo dựng khoảng 300 lều, lán để ở, lập barie bố trí canh gác không cho người lạ vào bản.",
"Trung tuần tháng 4/2011 đã có khoảng 7.000 người tụ tập về bản Huổi Khon, xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé, gây sức ép với chính quyền địa phương, đòi giao đất và tiến hành các hoạt động gây bất ổn an ninh chính trị tại địa bàn. Một số đối tượng cực đoan, quá khích còn bắt giữ 16 cán bộ quân đội và cấp uỷ, chính quyền cơ sở khi tới công tác tại bản.",
"Các đối tượng trên địa bàn rất manh động, liều lĩnh, nguy hiểm: Chuẩn bị vũ trang, tập võ, tập bắn, mua vũ khí, đồng thời móc nối với các đối tượng ở nước ngoài thông báo tình hình, tìm hiểu về hoạt động lập “vương quốc Mông”, đề nghị tài trợ, cử người hướng dẫn hoạt động; lén lút nhóm họp và chuẩn bị các điều kiện, phương tiện phục vụ cho việc lập “vương quốc Mông”.",
"Là người trực tiếp tham gia xử lý điểm nóng năm 2011, Trung tá Lý A Tung (hiện công tác tại Công an huyện Mường Nhé, Điện Biên) vẫn chưa thể quên những gì đã diễn ra. Năm 2006, trước thực trạng an ninh trật tự tại xã Nậm Kè diễn biến phức tạp, Công an huyện Mường Nhé đã điều động anh về đảm đương Trưởng Công an xã Nậm Kè. Tới năm 2009, khi Nậm Kè chia tách với Pá Mỳ, anh lại được điều chuyển sang làm Trưởng Công an xã Pá Mỳ. Chỉ 2 năm sau, vụ tụ tập đông người tại Huổi Khon diễn ra.",
"Trung tá Lý A Tung nhớ lại: Trong suốt nhiều tuần lễ, hàng nghìn người đã tụ tập tại Huổi Khon. Sở dĩ nhóm cầm đầu lựa chọn khu vực này là muốn lợi dụng vị trí xung yếu của bản là nơi giáp với các xã Pá Mỳ và Na Cô Sa; từ Huổi Khon có thể quan sát được khu vực trung tâm xã Nậm Kè và Ðồn Biên phòng 411... Ðó là những yếu tố mà nhóm cầm đầu đã tính toán kỹ, trước khi có cuộc tụ tập dân chúng bất hợp pháp.",
"Ngay khi hiện tượng tụ tập đông người trái phép xảy ra, Công an tỉnh Điện Biên đã phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an, các ngành chức năng của tỉnh Điện Biên tổ chức tiếp cận, tác động tư tưởng người dân; vạch trần âm mưu, thủ đoạn của kẻ xấu; kiên trì vận động nhân dân trở về nơi cư trú… nhưng tình hình ngày càng phức tạp hơn, buộc phải tính đến phương án khác. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công an và tỉnh Điện Biên phải giải quyết xong “điểm nóng Mường Nhé” trước 7/5, ngày kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ.",
"Lực lượng Công an đã phối hợp các đơn vị chức năng tiến hành giải tỏa sự việc tại bản Huổi Khon. Kết quả, cơ quan chức năng đã bắt giữ 127 đối tượng có hành vi cản trở người thi hành công vụ, thu được nhiều quả nổ tự chế, súng kíp, bao đựng thuốc nổ, đạn, súng AK, cung nỏ, dao kiếm, hàng chục tấn lương thực, máy xát, máy phát điện.",
"Qua đấu tranh, lực lượng Công an xác định làm rõ vai trò, vị trí của từng đối tượng trong tổ chức và âm mưu, thủ đoạn hoạt động của nhóm đối tượng; đã ",
", tích cực hoạt động với các tội danh khác nhau. Đồng thời đã phối hợp với cấp ủy, chính quyền các cấp và các lực lượng đứng chân trên địa bàn mở đợt tấn công chính trị, kiểm điểm giáo dục răn đe 21 đối tượng hoạt động lập \"Vương quốc Mông\", tổ chức 52 buổi họp dân ở tất cả 14/14 bản, với 3.622 lượt người tham gia để tuyên truyền chính sách đại đoàn kết dân tộc, các quy định của pháp luật và âm mưu, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng xấu; tranh thủ 254 lượt người có uy tín tham gia vào công tác vận động quần chúng, bảo vệ an ninh trật tự trên địa bàn.",
"13 năm sau, dẫn chúng tôi trở lại Huổi Khon, Trung tá Lý A Tung vẫn còn nhớ rõ từng con dốc, ngọn đồi nơi đây. Bản cũ nay đã khoác lên mình màu áo mới sau tháng ngày giông bão. Những dấu vết xưa kia chỉ còn rất mờ nhạt. Ngay ngã 3 dẫn xuống 2 thôn, căn nhà cũ vốn dùng để đặt “trạm phát thanh” và nhà hội họp đã ấm hơi người. Trạm kiểm soát của đồn biên phòng Nậm Kè được đặt án ngữ ngay phía ngoài.",
"Giờ đây, các tuyến đường dẫn vào bản đều được đầu tư rải cấp phối, hai bên đường, những ngôi nhà mới khang trang cũng đang được dựng. Triền đồi trọc “lố nhố” những lều trại khi xưa được phủ xanh. Cách đó không xa, trường học đã mọc lên, với tiếng trẻ ê a đánh vần, tiếng cười đùa trong vắt tan nhanh vào sương mù buổi chiều cuối năm.",
"“Đầu bếp” Giàng A Dơ chở tôi ngược con dốc dựng đứng để lên thăm căn nhà mới vừa được tỉnh Điện Biên trao tặng mới đây nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. A Dơ đã rời mảnh đất cũ ven suối vốn chôn đầy xăng năm nào, bỏ lại ký ức buồn sau lưng để lên trên cao hơn sinh sống. Bức tường bên ngoài, Dơ trang trọng treo ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh và cắm lá cờ Tổ quốc. Phía trái hiên nhà, một chiếc máy xát mới đang nằm im lìm sau vụ lúa mới.",
"“Cựu bếp trưởng” bảo: Nhà anh còn có 2 con trâu đang thả tự do ở đồi xa. Con trai cả học cấp 3 ngoài huyện. Thế hệ tiếp theo của anh sẽ có con chữ để tránh những sai lầm như cha, anh chúng đã từng. \"So với trước kia, đời sống đã ổn định, khấm khá hơn nhiều rồi. Giờ chúng tôi chỉ mong bình yên để tập trung làm ăn, theo Đảng, theo Nhà nước\".",
"Trong khi đó, trưởng bản Thào A Da thì hớn hở khoe: Hôm nay, cuộc sống của đồng bào tại Huổi Khon nói riêng, Nậm Kè nói chung đang ngày càng tốt lên nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước. Điện, đường, trường, trạm được dựng xây đủ đầy. Nhiều hộ được Bộ Công an, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các cấp, ngành hỗ trợ làm nhà vững chãi. Người dân bản cũng chủ động cấy lúa, làm ngô, trồng chít hay chăn con trâu, con lợn chứ không còn trông chờ vào những thế lực siêu nhiên mà kẻ xấu tuyên truyền nữa. ",
"“Chúng tôi được Nhà nước hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, được hướng dẫn kỹ thuật sản xuất gieo trồng nên không lo đói. Trong bản hầu như nhà nào cũng được hỗ trợ trâu sinh sản để phát triển chăn nuôi. Từ con giống được hỗ trợ, đến nay nhiều hộ còn nhân rộng được đàn gia súc. Nhà tôi đến nay cũng đã có tới 3 con trâu rồi”, Thào A Gia thả một hơi thuốc lào nhẹ bẫng vào thinh không, thủng thẳng cười và nói.",
"Tết này, theo đúng như phong tục người H'Mông, Thào A Gia sẽ thịt một con lợn to đang nuôi trong nhà và mời tất cả cán bộ xã, mời cả Trung tá Lý A Tung đến chung vui cùng. Đất cũ Huổi Khon đã bình yên trở lại…"
] | 405 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/doi-moi-sang-tao-trong-day-hoc-o-suoi-giang-post735946.html | Đổi mới sáng tạo trong dạy học ở Suối Giàng | [] | [] | [
"Năm học 2021-2022, ngành giáo dục Yên Bái triển khai xây dựng trường học hạnh phúc ở các cấp học, góp phần xây dựng tỉnh phát triển nhanh, bền vững theo hướng “Xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”. Tại Suối Giàng, việc xây dựng trường học xanh, sạch, an toàn và thân thiện gắn với bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc H’Mông đã được cụ thể hóa và cô giáo Quyên đã lên kế hoạch để thực hiện. ",
"Cô tận dụng nguyên vật liệu có sẵn tại địa phương để xây dựng môi trường, tạo cho trẻ cảm giác gần gũi, an toàn khi đến lớp. Ngoài ra, cô tích cực tham gia xây dựng các giờ học hoạt động gắn liền với bối cảnh địa phương như hoạt động STEM “Bảo tồn và phát huy trà shan tuyết Suối Giàng”, xây dựng chợ quê, phòng trà truyền thống cho trẻ hoạt động nhằm bảo tồn và phát huy đặc sản trà Suối Giàng ngay tại trường học. ",
"Cô giáo Quyên xây dựng các chủ đề giáo dục STEM, là một mô hình giáo dục dạy trẻ em kiến thức, kỹ năng về các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Điều đó tạo ra môi trường giáo dục gần gũi, có tính ứng dụng cao, phù hợp đặc điểm phát triển tâm, sinh lý của trẻ, đáp ứng mục tiêu chương trình giáo dục mầm non, phù hợp điều kiện thực tế tại địa phương, điều kiện học sinh theo học. ",
"Ngoài ra, cô dành thời gian tự học, áp dụng các kiến thức mới, các mô hình giáo dục mới trong thực hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ như tham gia “Cộng đồng giáo viên sáng tạo Việt Nam” và được Microsoft công nhận là “chuyên gia giáo dục sáng tạo”, học tập và ứng dụng sáng tạo công nghệ thông tin vào công tác quản lý hồ sơ sổ sách của giáo viên và dạy học; tham gia “cộng đồng giáo viên STEM”, nhằm học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng và tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục STEM, nhóm đại sứ cùng học để học tập, phát triển bản thân.",
"Cô giáo Quyên được Hội đồng khoa học huyện Văn Chấn đánh giá và công nhận hai sáng kiến là: Sáng kiến “Dạy học theo định hướng STEM trong chương trình giáo dục mầm non”, “Đẩy mạnh công nghệ thông tin qua ứng dụng thực tế tăng cường trong chương trình giáo dục mầm non”. Riêng chương trình: Xây dựng các hoạt động giáo dục STEM gắn với phát triển và bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc H’Mông, được ghi nhận đạt hiệu quả cao.",
"Do điều kiện kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số Suối Giàng còn nhiều khó khăn, việc huy động kinh phí mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học còn hạn chế. Với mong muốn tạo điều kiện tốt nhất để các em được tiếp cận với các mô hình giáo dục tiên tiến, với công nghệ 4.0; đầu năm học 2021-2022, với số tiền cá nhân bỏ ra và huy động sự ủng hộ từ các nhà hảo tâm, bạn bè, cô giáo Quyên đã mua một bộ Robot Mtiny (giá trị hơn 6 triệu đồng) dành cho giáo dục mầm non, giúp học sinh mầm non Suối Giàng tiếp cận với Robot, làm quen với lập trình ở bước cơ bản. ",
"Được sự hỗ trợ từ đội ngũ liên minh STEM, cô Quyên tham mưu các cấp lãnh đạo xây dựng kế hoạch thúc đẩy STEM 4.0 tại địa bàn huyện, qua đó huyện Văn Chấn đã nhận được 16 bộ Robot (giá khoảng 2,4 triệu đồng/bộ) từ đội ngũ liên minh STEM cho 8 đơn vị trường tiểu học và THCS trên địa bàn huyện và 16 bộ Robot cho địa bàn huyện vùng khó khăn Mù Cang Chải; 16 bộ Robot cho 8 đơn vị trường thuộc huyện Than Uyên (Lai Châu)… đồng thời tham gia hỗ trợ các đơn vị tập huấn lập trình Robot, tổ chức ngày hội STEM.",
"Với mong muốn xây dựng các hoạt động STEM vượt ra khỏi biên giới lớp học, không có rào cản giữa thành thị và nông thôn, giữa cấp học này với cấp học khác, cô Quyên và cô giáo Nguyễn Thị Quyến, Trường tiểu học Nam Thành Công quận Đống Đa (Hà Nội) xây dựng kế hoạch và triển khai dự án “STEM không biên giới”. Dự án đã bắt đầu đi vào hoạt động với những giờ học kết nối lớp học để khởi động cho các hoạt động STEM của hai lớp cách xa nhau cả trăm ki-lô-mét. ",
"Phó Hiệu trưởng Trường mầm non Suối Giàng, Lò Thị Thiệp đánh giá, cô giáo Đỗ Thùy Quyên là giáo viên điển hình của nhà trường, có tố chất sáng tạo, ham học hỏi, nhất là các phong tục tập quán và ngôn ngữ dân tộc H’Mông. Cô Quyên những năm qua đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, có sáng kiến được công nhận và đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở."
] | 406 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/dan-toc-giay-post723941.html | Dân tộc Giáy | [
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/cdhncuxjw/2022_10_24/giaydat.jpg.webp"
] | [
"Trang phục hằng ngày phụ nữ dân tộc Giáy. (Ảnh: TRẦN THÀNH ĐẠT)"
] | [
" Người Giáy có nguồn gốc từ Trung Quốc, di cư vào Việt Nam từ khoảng 300 năm trước.",
" Đồng bào Giáy sinh sống tập trung tại các tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu và Yên Bái.",
" -Dân số: Theo số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số năm 2019, dân tộc Giáy có 67.858 người. Trong đó, có 34.624 nam và 33.234 nữ.",
"Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái (ngữ hệ Thái – Kađai).",
"Nhà của người Giáy hiện nay có hai loại: nhà sàn và nhà trệt. Người Giáy ở Hà Giang, Cao Bằng thường ở nhà sàn, người Giáy ở Lào Cai lại ở nhà trệt. Người Giáy ở Trịnh Tường, Bát Xát (Lào Cai) lại có lối làm nhà trình tường.",
" Mái nhà truyền thống của người Giáy thường được lợp bằng tranh hoặc rơm khô. Nhà thường có ba gian: Gian giữa là nơi quan trọng và thiêng liêng nhất, có cửa chính, thường để thờ tổ tiên và tiếp khách. Hai gian hai bên là phòng ngủ của các thành viên trong gia đình, gian sau bàn thờ là nơi ngủ của người già hoặc để đồ. ",
" Ngôi nhà truyền thống của người Giáy bao giờ cũng có một căn gác có diện tích bằng một nửa mặt bằng gian nhà, ở phía trên bếp lửa có cầu thang đi lên. Đây là nơi tích trữ các nông sản của gia đình. ",
"Trang phục truyền thống của nam giới là áo dài trùm đầu gối, xẻ nách, ống tay áo thường rộng. Họ mặc quần lá tọa, ống rộng, đầu thường búi tóc hoặc vấn khăn. Gần đây, chiếc áo truyền thống này được cải tiến, may ngắn hơn trước, cài khuy giữa chứ không cài khuy bên nách như trước. ",
" Phụ nữ Giáy ở các địa phương khác nhau có trang phục truyền thống khác nhau. Phụ nữ Giáy ở Hà Giang thường mặc váy xòe, dài quá đầu gối, chiếc áo dài tứ thân, dài trùm mông, có hàng khuy vải cài bên nách; ống tay áo rộng. Phụ nữ Giáy ở Lào Cai, Lai Châu lại không mặc váy mà mặc quần sa tanh màu đen, áo ngắn nhiều màu sắc, cài khuy bên nách. Quần của phụ nữ được may đơn giản, hai ống rộng. Khăn đội đầu thường là chiếc khăn vuông nhuộm chàm. ",
"Đồng bào Giáy ăn cơm tẻ là chính. Cách chế biến từ gạo thành cơm ở",
" người Giáy có nét khác biệt so với một số dân tộc khác, đó là cho gạo vào",
" chảo luộc, gạo chín gần hết, chỉ còn một lõi nhỏ chưa chín, vớt ra bỏ vào chõ để",
" tiếp tục đồ chín hết cả hạt gạo. Sau khi vớt hết gạo trong chảo, nước luộc gạo",
" như cháo loãng dùng để uống cả ngày. Đồng bào Giáy còn chế biến nhiều loại bánh độc đáo như: bánh chưng gù, bánh tò he, bánh bỏng, bánh khảo, bánh trôi, bánh chay, bánh ngô... ",
"Thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng truyền thống trong cộng đồng người Giáy. Bàn thờ tổ tiên của người Giáy thường được đặt ở vị trí trang trọng nhất trong gian giữa của ngôi nhà. Trên bàn thờ, người ta thường bày ba bát hương: bát lớn nhất ở giữa thờ thổ thần, thổ địa, hai bát hương hai bên thờ chung tất cả những người đã mất trong gia đình.",
" Người Giáy còn thờ thần rừng, thần thổ công của làng. Dấu vết của tôn giáo sơ khai vẫn còn trong đời sống tinh thần của người Giáy. Hình thức thờ vật tổ (tôtem giáo) vẫn thể hiện khá đậm nét ở tộc người này. Mỗi dòng họ thờ một con vật khác nhau, nghi thức cúng bái cũng theo tập tính của loài vật đó.",
"Người Giáy có bộ ba nhạc cụ truyền thống là trống, chiêng và pí lè, thường được sử dụng trong các dịp lễ hội, đám cưới, đám tang. Hình thức hát đối vẫn được các nghệ nhân người Giáy ở Lào Cai hát trong đám cưới bằng tiếng Giáy. Người Giáy có hai điệu múa truyền thống, phổ biến nhất là múa hoa đăng và múa quạt.",
" Về văn học dân gian, truyện cổ dân gian của dân tộc Giáy vẫn còn được lưu truyền rộng rãi trong cộng đồng, thường được kể dưới hình thức thơ hoặc hát. Đồng bào cũng còn lưu truyền những câu ca dao, tục ngữ gắn liền với đời sống của người lao động, khuyên răn con người cách làm ăn, tiêu dùng hợp lý.",
" Người Giáy có nhiều kinh nghiệm canh tác lúa nước. Ngoài canh tác cây lương thực, người Giáy ở Lào Cai còn trồng thêm các loại cây công nghiệp, trong đó nổi bật là thảo quả và chè. ",
" Đồng bào Giáy nuôi các loại gia súc như: trâu, bò, dê, lợn và các loại gia cầm. Thủy sản cũng là một trong những sản phẩm chăn nuôi phổ biến của người Giáy. Họ nuôi chủ yếu là cá trắm, cá chép và rô phi. Bên cạnh đó, người Giáy cũng tích cực phát triển nghề rừng. ",
" Về nghề thủ công, nam giới thường đan lát các vật dụng dùng trong gia đình như rổ, rá, sọt, ghế, địu... bằng các vật liệu mây, tre. Chế tác trang sức bằng bạc cũng là một trong những nghề thủ công do nam giới thực hiện. Kỹ thuật may của người Giáy không phức tạp, họ ít khi sử dụng kỹ thuật thêu trên trang phục mà hay dùng kỹ thuật đáp vải màu để trang trí. Bà con còn phát triển một số nghề phụ như: nghề mộc, làm đậu phụ, nấu rượu sắn và rượu gạo.",
"Theo số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số năm 2019, tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết chữ phổ thông là 80,1%; tỷ lệ đi học chung của trẻ em ở cấp tiểu học: 100,9%; ở cấp trung học cơ sở là 97,1%; ở cấp trung học phổ thông: 67,4%. Tỷ lệ trẻ em dân tộc Giáy trên 5 tuổi được đi học chiếm 99,67%.",
"(Nguồn:",
"- Các dân tộc ở Việt Nam (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật) ",
"- Đặc trưng cơ bản của 54 dân tộc thiểu số năm 2019 (Ủy ban Dân tộc và Tổng cục Thống kê) ",
"- Website Ủy ban Dân tộc ",
"- Kết quả điều tra thu thập thông tin về tình trạng kinh tế xã hội của 54 dân tộc Việt Nam)"
] | 407 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/ra-mat-lang-du-lich-cong-dong-dau-tien-o-huyen-bien-gioi-ngoc-hoi-post809868.html | Ra mắt làng du lịch cộng đồng đầu tiên ở huyện biên giới Ngọc Hồi | [
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/vcobudviqhvobu/2024_05_17/ndo_tr_a2-9699.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/vcobudviqhvobu/2024_05_17/ndo_br_a3-476.jpg.webp"
] | [
"Người dân Đăk Răng trình diễn cồng chiêng, xoang chào đón khách.",
"Biểu diễn cồng chiêng, xoang tại lễ hội."
] | [
"Việc công nhận ",
" Đăk Răng có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn xã Đăk Dục nói riêng và huyện Ngọc Hồi nói chung. ",
"Sự kết hợp cùng với Cửa khẩu quốc tế Bờ Y và Cột mốc ngã 3 biên giới giữa nước Việt Nam-Lào-Campuchia (cùng xã Pờ Y) đã góp phần đa dạng hóa các loại hình du lịch, sản phẩm du lịch, dịch vụ, hình thành điểm tham quan du lịch đáp ứng các yêu cầu phục vụ khách tham quan.",
" Cùng với đó, thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển, góp phần phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho người dân địa phương.",
"Già làng Đăk Răng Blong Vẽ vui mừng cho biết, bà con người Gié Triêng rất phấn khởi khi nơi mình sinh sống được chính quyền địa phương công nhận là Làng du lịch cộng đồng. Đây là cơ hội để bà con phát huy sức mạnh tập thể, đẩy mạnh những nét đẹp văn hóa, cuộc sống đời thường. Qua đó, tăng thêm thu nhập nhờ làm du lịch; đồng thời, góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống.",
"Làng Đăk Răng là ngôi làng ở vùng biên giới đầu tiên của huyện Ngọc Hồi được công nhận là Làng du lịch cộng đồng. Đây là nơi sinh sống của cộng đồng người Gié Triêng với 110 hộ, 348 nhân khẩu.",
"Làng còn là nơi lưu giữ những nét đặc trưng riêng về kiến trúc của một ngôi làng người Gié Triêng, cùng với những giá trị đặc sắc về văn hóa truyền thống tạo nên điểm nhấn về du lịch.",
"Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Đăk Dục Hiêng Lăng Thắng, cho biết, trên địa bàn làng Đăk Răng có nhiều nhánh sông, suối chảy qua, gắn kết với địa hình đồi núi, rừng cây và diện tích canh tác nương, rẫy tạo ra cảnh quan thiên nhiên hài hòa, hội tụ đầy đủ các yếu tố cảnh quan chung của vùng đất Tây Nguyên. Đặc biệt, tại làng còn có Di tích lịch sử chiến thắng Đăk Seang, sân bay Đăk Seang là nơi ghi dấu những chiến công oanh liệt của quân và dân trên địa bàn huyện những năm 1970-1975.",
"Hiện, người Gié Triêng tại Đăk Răng còn giữ gìn được một số bản sắc văn hóa trong sinh hoạt cộng đồng, hộ gia đình như: tổ chức các lễ hội văn hóa truyền thống; làm rượu cần; dệt thổ cẩm; chế tác các loại nhạc cụ; đan lát dụng cụ phục vụ sản xuất, sinh hoạt gia đình; chế biến và sử dụng các loại thực phẩm sẵn có trong tự nhiên hoặc người dân sản xuất được mang đặc trưng riêng.",
"Để phát triển du lịch có hiệu quả, một số hộ gia đình có điều kiện đã xây dựng mô hình homestay, tổ chức phục vụ, hướng dẫn du khách tham quan các hoạt động văn hóa tại làng. Chính quyền xã Đăk Dục còn hỗ trợ, khuyến khích người sản xuất, người dân địa phương xây dựng mô hình du lịch dịch vụ trải nghiệm hoạt động sản xuất nông nghiệp, nông thôn phục vụ khách du lịch. Tiếp tục tập trung khai thác các thế mạnh về sản phẩm về các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống như đan lát, tạc tượng, dệt thổ cẩm; kiến nghị cấp trên đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ khai thác du lịch."
] | 408 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/dan-toc-gie-trieng-post723929.html | Dân tộc Gié Triêng | [
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/unvrwqcqd/2022_10_21/gt1.jpeg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/unvrwqcqd/2022_10_21/gie11.jpeg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/tpuoaob/2022_11_15/gietrieng8-6553.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/tpuoaob/2022_11_15/gietrieng10-9461.jpg.webp"
] | [
"",
"Nhà ở truyền thống của người Gié Triêng. (Ảnh: Báo ảnh Dân tộc và miền núi)",
"Phụ nữ Giẻ-Triêng bên bếp lửa. (Ảnh: Thành Đạt)",
"Người đàn ông Giẻ-Triêng. (Ảnh: Thành Đạt)"
] | [
"Nghiên cứu về lịch sử dân tộc Gié Triêng tại Việt Nam cho thấy dân tộc này có nguồn gốc từ Lào. Nhưng tổ tiên người Gié Triêng đã sinh sống lâu đời ở vùng quanh quần sơn Ngọc Linh, cư trú chủ yếu ở hai tỉnh Kon Tum và Quảng Nam. Ngoài tên gọi Gié Triêng, dân tộc này còn mang những tên gọi khác như Ca-tang, Đoàn, Xóp, Brila (ở huyện Đắk Glei, tỉnh Kon Tum) và Mơnoong hay Pơnoong (ở tỉnh Quảng Nam).",
"Dân tộc Gié Triêng gồm nhiều nhóm địa phương như Gié (Giẻ), Triêng, Ve, Bhnoong... hợp thành.",
"Người Gié Triêng cư trú chủ yếu ở hai tỉnh Kon Tum và Quảng ",
"Theo số liệu điều tra 53 dân tộc thiểu số 1/4/ 2019, tổng dân số người Gié Triêng: 63.322 người; dân số nam: 31.152 người; dân số nữ: 32.170 người; quy mô hộ: 3.8 người/hộ; tỷ lệ dân số sống ở khu vực nông thôn: 91.1%.",
" Ngôn ngữ của người Gié Triêng thuộc nhóm Môn-Khơ Me (ngữ hệ Nam Á), tương đối gần gũi với tiếng Xơ Ðăng, Ba Na. Trong thời kỳ trước năm 1975, người Gié Triêng đã có chữ viết với cấu tạo bộ vần dựa trên chữ cái La-tinh.",
" Người Gié Triêng quần cư theo làng. Đứng đầu làng là chủ làng - còn gọi là Già làng, là người am hiểu các phong tục, tập quán và có uy tín cao nhất đối với dân làng, và cũng là người ra quyết định cuối cùng trong các cuộc họp của làng. Ngoài Già làng ra, trong làng còn có Hội đồng già làng gồm những người chủ và lớn tuổi của các gia đình và người chỉ huy quân sự.",
"Trong mỗi làng của người Gié Triêng bắt buộc phải có một lò rèn và một chiếc búa công cộng. Mỗi làng sẽ bao gồm nhiều căn nhà - nơi sinh sống của các gia đình Gié Triêng, được bố trí dọc theo các con đường làng.",
" Theo tục lệ người Gié Triêng, trẻ em trai khi đến hơn 10 tuổi bắt đầu ngủ đêm tại nhà cộng đồng và sau đó vài ba năm sẽ lấy vợ. Các bậc cha mẹ đồng bào Gié Triêng tôn trọng sự lựa chọn hôn nhân của con cái.",
" Người Gié Triêng ở trên các ngôi sàn dài, nhà sàn nhỏ. Ngoài ra họ còn có nhà công cộng/chung dành cho nam giới, nữ giới và nhà tạm cho phụ nữ sinh đẻ. Hiện nay, người Gié Triêng còn sử dụng nhà trệt dài hình chữ nhật hay hình tròn bao quanh ngôi nhà công cộng ở giữa làng.",
" Nam giới Gié Triêng thường đóng khố, ở trần, để tóc dài hoặc ngắn. Vào mùa lạnh, họ khoác thêm tấm áo choàng bằng vải dệt và đội khăn trắng. Phụ nữ Gié Triêng mặc nhiều loại váy khác nhau, với những tên gọi riêng, hoa văn khác nhau và ý nghĩa khác nhau. Cả nam và nữ người Gié Triêng đều thích đeo nhiều trang sức.",
" Người Gié Triêng theo tín ngưỡng đa thần, nhưng họ chưa có khái niệm riêng biệt để phân biệt thần, thánh, ma quỷ. Ngoài các lễ nghi của từng gia đình, vài năm một lần cả làng tổ chức chung lễ cúng cầu an, tạ ơn thần linh.",
"Bên cạnh các hình thức tín ngưỡng nêu trên, dân tộc Gié Triêng còn có các hình thức ma thuật trong chữa bệnh, hoạt động kinh tế..., gắn liền với các nghi lễ và những “vật thiêng”. ",
"Người Gié Triêng chủ yếu ăn gạo tẻ, gạo nếp, ngô, khoai, sắn và các sản phẩm từ trồng trọt, chăn nuôi, săn bắn, hái lượm như chim, lợn rừng, nai, chồn, cà, bí... Đồng bào trước có thói quen ăn bốc, nhưng nay chuyển sang dùng đũa, bát nhiều hơn. Nam nữ đều hút thuốc lá bằng tẩu.",
" Nhạc cụ quan trọng nhất của người Gié Triêng là cồng chiêng. Có khi đồng bào đánh cồng chiêng tấu cùng với trống, với ống nứa. Nguyên ống nứa cũng là loại nhạc cụ phổ biến để thổi, vỗ, gõ ra âm thanh.",
" Theo số liệu điều tra 53 dân tộc thiểu số 1/4/ 2019: tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết chữ phổ thông là 77.6%, tỷ lệ người đi học chung cấp tiểu học 100.2%, tỷ lệ người đi học chung cấp trung học cơ sở là 90.5%, tỷ lệ người đi học chung cấp trung học phổ thông là 54.2%, tỷ lệ trẻ em ngoài nhà trường là 13.4%.",
"Mỗi khi cúng bái, người Gié Triêng đều thực hiện việc hiến tế, mà máu con vật hiến tế là quan trọng nhất. Lễ quan trọng phải đâm trâu, và xa xưa có nơi phải cúng bằng máu người trong lễ thức đặc biệt liên quan đến thần lúa. Trong chu kỳ sản xuất hằng năm thường có lễ thức khi chọn đất rẫy, phát rẫy, gieo trỉa, khi hạn hay úng, khi mở đầu tuốt lúa, khi đưa lúa lên kho, khi được 100 gùi lúa trở lên và khi lấy thóc lần đầu về ăn. ",
"Gắn với chu kỳ đời người, người Gié Triêng còn thực hiện các lễ thức trong thời kỳ mang thai, trong và sau khi đẻ, khi đặt tên, khi bị đau ốm, khi cưa răng, trong việc cưới xin, khi chết đi. Tết dân tộc thường sớm hơn tết Nguyên đán, tổ chức theo làng.",
"Người Gié Triêng chủ yếu sinh sống bằng việc làm rẫy. Xưa kia, họ trồng lúa nếp là chính, còn ngày nay trồng nhiều lúa tẻ, với cách thức canh tác đơn sơ. Ngoài việc trồng trọt các nông sản như ngô, khoai, sắn,… đồng bào Gié Triêng còn nuôi gà, lợn, trâu, chó dùng khi cúng tế. Người Gié Triêng còn có sở trường về đan lát, nghề dệt vải, và nghề làm gốm ở trình độ sơ đẳng. Trong quá trình trao đổi hàng hóa, người Gié Triêng đã biết dùng tiền làm vật trao đổi.",
"Theo số liệu điều tra 53 dân tộc thiểu số 1/4/ 2019: Dân tộc Gié Triêng có: Tỷ lệ thất nghiệp 1.7%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ: 9.8%; Tỷ trọng lao động làm việc trong khu vực phi nông nghiệp: 11.2%; Tỷ trọng lao động làm công việc quản lý hoặc CMKT bậc cao và trung: 4.4%; Tỷ lệ hộ nghèo: 27.7%; Tỷ lệ hộ cận nghèo: 10.4%; Tỷ lệ hộ sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh: 74.7%; Tỷ lệ hộ sử dụng điện lưới để thắp sáng: 98.6%."
] | 409 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/huong-vi-nghia-tinh-cua-nguoi-gie-trieng-post723925.html | Hương vị nghĩa tình của người Gié-Triêng | [] | [] | [
"Món ăn tuy dân dã, mộc mạc nhưng không kém phần cầu kỳ, kết hợp nhiều nguyên liệu, mang đậm tính truyền thống với ý nghĩa gắn kết tình làng nghĩa xóm, sẻ chia với nhau những lúc khó khăn của đồng bào dân tộc Giẻ-Triêng.",
"Từ xa xưa, gạo là biểu tượng cho sự sống, cái no đủ cho nên dân làng Giẻ-Triêng rất quý hạt gạo. Mỗi khi có cưới xin nhà gái sẽ giã khoảng một tạ gạo. Gạo giã càng mịn, càng nhuyễn bao nhiêu càng thể hiện tấm lòng thành và sự đảm đang của cô dâu bấy nhiêu. Sau đám cưới, gạo đã giã nhuyễn được phân thành những bì nhỏ rồi phát cho họ hàng nhà trai. Họ sẽ mang về chế thành các món ăn phục vụ cho gia đình trong đó đặc biệt phải có món chẹ giâm, món ăn truyền thống truyền từ nhiều đời.",
"Nguyên liệu chính làm nên món chẹ giâm chính là xương và gạo. Có thể là xương bò, xương trâu, xương heo… nhưng để món ngon và không tạp vị người nấu chỉ nên dùng xương một loại động vật mà thôi. Thông thường sẽ chọn phần xương đùi và sườn. Nguyên liệu được rửa sạch sẽ, để ráo nước rồi bỏ vào chiếc nồi đất, đổ nước lấp xấp, bắc lên bếp đun lửa liu riu đến khi có nước ngọt vị xương. Gạo được ngâm trong nước khoảng 30 phút cho đến khi nở ra rồi cho vào cối giã, sau đó cho qua rây để sàng lấy bột mịn. Tiếp đó lấy nước đã ngâm gạo đổ vào bột rồi khuấy đều cho đến khi bột trở thành một hỗn hợp nước gạo mầu trắng đục, sánh quyện như sắn dây. Công đoạn tiếp theo là đổ nước gạo vào nồi đất bắc lên bếp, cho thêm bí đỏ, bí xanh rồi quấy đều không được ngơi tay khi sôi. Nhiệt độ của nồi đất kết hợp quá trình đảo liên tục của người nấu khiến cho gạo, thịt, rau củ bên trong được nhừ và hòa quyện vào nhau. Kiểm tra độ nhừ của thịt đủ tiêu chuẩn, người ta xắt nhỏ lá sả và rắc thêm tiêu vào nồi.",
"Nét độc đáo của món chẹ giâm còn là cách người Giẻ-Triêng thưởng thức món ăn. Già Brool Vẻ ở xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) cho biết: \"Theo đúng cách ăn của người Giẻ-Triêng thì chỉ dùng một chiếc máng lồ ô để ăn. Người này chuyền người kia mỗi người húp một ít, cứ thế xoay vòng. Cách ăn này cũng do ngày xưa đói lắm, mỗi người một chén thì không có đủ cho tất cả. Phải luân phiên như vậy thì từ người già, trẻ con, thanh niên san sẻ nhau từng miếng ăn, qua đó thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm\".",
"Cũng theo già Brool Vẻ, những ngày đầu xây dựng thôn làng, cuộc sống của đồng bào Giẻ-Triêng rất khó khăn, cái ăn còn thiếu cho nên để ấm cái bụng, chẹ giâm đã ra đời. Ý nghĩa ban đầu của nó là tránh đói nhưng chính hương vị thơm ngon của món ăn đã cuốn hút mọi người. Khi cái ăn, cái uống đã đủ đầy, chẹ giâm vẫn xuất hiện trên mâm cơm như một món ăn gợi nhớ đến tình làng nghĩa xóm không thể thay đổi của người Giẻ-Triêng."
] | 410 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/hap-dan-hoi-thi-khen-mong-tren-cao-nguyen-da-tua-chua-post736655.html | Hấp dẫn hội thi khèn Mông trên cao nguyên đá Tủa Chùa | [
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/wpstpyecfyr/2023_01_31/af289035-9aad-488f-832e-5f8b362241ac-7884.jpeg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/wpstpyecfyr/2023_01_31/cc3db771-f13e-4d01-af25-440d0092a816-778.jpeg.webp"
] | [
"Các nghệ nhân say sưa biểu diễn với khèn Mông.",
"Toàn cảnh Hội thi biểu diễn khèn Mông huyện Tủa Chùa lần thứ II, năm 2023."
] | [
"Hấp dẫn nhất trong chuỗi các hoạt động tại Hội xuân Tủa Chùa là Hội thi khèn Mông. Hội thi có sự tham gia của 11 đoàn đến từ 11 xã với 40 nghệ nhân. Ngoài giao lưu, thể hiện khả năng trình diễn khèn, đến với hội thi, mỗi nghệ nhân khèn còn có dịp chia sẻ kinh nghiệm chế tác khèn và câu chuyện đời sống trong suốt một năm qua. ",
"Khèn Mông là một biểu tượng gắn với văn hóa của người dân tộc H’Mông. Với những chàng trai dân tộc H’Mông thì chiếc khèn như một người bạn tri kỷ theo họ suốt cuộc đời. Khi buồn, lúc vui họ đều mang khèn ra thổi, gửi vào đó tâm tư tình cảm và cả ước mong. Bởi thế, với người dân tộc H’Mông thì khèn được ví như sợi dây kết nối giữa con người với thần linh; nhờ tiếng khèn, họ gửi vào đó tình thương yêu, khát vọng...",
"Từng bước duy trì, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống dân tộc H’Mông trên địa bàn huyện Tủa Chùa nói riêng, tỉnh Điện Biên nói chung, nhiều năm qua, Ủy ban nhân dân huyện Tủa Chùa đã nỗ lực tổ chức hội thi khèn Mông, với mong muốn tạo thêm nguồn lực, sân chơi giúp các nghệ nhân khèn thỏa sức sáng tạo, trình diễn. ",
"Ông Lường Tuấn Anh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Tủa Chùa, cho biết: Huyện Tủa Chùa cách thành phố Điện Biên Phủ khoảng 130km, ở độ cao 1.400m so mực nước biển; hơn 70% diện tích tự nhiên trong huyện là núi đá. Dân cư trên địa bàn có hơn 70% là đồng bào dân tộc H’Mông, với nhiều nét văn hóa đặc sắc, độc đáo. Trong đó, khèn Mông là một biểu tượng gắn với văn hóa, mọi mặt đời sống xã hội của người dân tộc H’Mông nơi đây. ",
"Qua hội thi khèn Mông, huyện Tủa Chùa mong muốn giới thiệu, quảng bá các nhiều hơn các nét đặc trưng văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc trên địa bàn đến đông đảo du khách; qua đó du khách hiểu biết thêm về những nét văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc khi tết đến xuân về trên vùng cao nguyên đá."
] | 411 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/dua-tieng-mong-vao-bo-thu-tuc-hanh-chinh-o-cu-knia-post741043.html | Đưa tiếng Mông vào bộ thủ tục hành chính ở Cư K'nia | [
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/hficbupwqvbucq/2023_03_01/2a-3713.jpg.webp"
] | [
"Người dân được cán bộ phụ trách giải quyết thủ tục hành chính hướng dẫn, hỗ trợ nên việc truy cập các thủ tục hành chính qua mã QR rất thuận lợi."
] | [
"Để nâng cao hiệu quả trong công tác giải quyết thủ tục hành chính cho nhân dân, Ủy ban nhân dân xã Cư K’nia đã “sáng kiến” biên dịch tiếng Mông tích hợp vào mã QR dùng song song tiếng Mông và tiếng phổ thông trong bộ thủ tục hành chính, tạo điều kiện tốt nhất để nhân dân tiếp cận thuận lợi hơn khi đến làm thủ tục hành chính.",
"Ông Ma Văn Tu, ở thôn 7, xã Cư K'nia đến Ủy ban nhân dân xã Cư K'nia đăng ký giải quyết thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực tư pháp. Trước khi nộp hồ sơ, ông Tu được công chức Tư pháp-Hộ tịch hướng dẫn quét mã QR tra cứu thông tin cần thiết như: thành phần hồ sơ, quy trình tiếp nhận, cán bộ tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính, thời gian giải quyết thủ tục hành chính... ",
"Đây là lần đầu tiên đi làm thủ tục hành chính, nhưng ông Tu không hề bị bỡ ngỡ. Theo ông Tu, thông tin cần thiết trong bộ thủ tục hành chính được Ủy ban nhân dân xã tích hợp, niêm yết công khai, rõ ràng, minh bạch.",
"Tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã còn có sóng wifi nên điện thoại của ông Tu truy cập vào hệ thống dữ liệu rất dễ dàng. Đặc biệt, nội dung các văn bản của bộ thủ tục hành chính nơi đây được dịch ra bằng tiếng Mông cập nhật song song với tiếng phổ thông nên khi đọc ông Tu dễ hiểu, tiếp cận rất thuận lợi. ",
"Cũng theo ông Tu, trước đây tiếng Mông chưa được dịch, cập nhật vào bộ thủ tục hành chính như hiện nay thì người dân tiếp cận rất khó khăn, một phần do bà con nơi đây không thông thạo tiếng phổ thông, phần nữa một số từ ngữ trong bộ thủ tục hành chính tương đối “xa lạ”, không có trong ngôn ngữ tiếng Mông nên bà con đọc không thể hiểu.",
"Tương tự, ông Sùng A Lồng năm nay đã ngoài 60 tuổi, do không biết tiếng phổ thông nên mỗi lần đến làm các loại thủ tục hành chính tại xã ông Lồng gặp rất nhiều khó khăn. Cán bộ phụ trách bộ phận giải quyết thủ tục hành chính của xã cũng vì thế mà vất vả khi phải hướng dẫn, giải thích cho người dân. ",
"Nhưng hiện nay đã khác, khi đến xã làm các thủ tục, cán bộ bộ phận tiếp nhận chỉ hướng dẫn ông Lồng quét mã QR tra cứu thông tin bằng tiếng phổ thông và tiếng Mông được phiên dịch song song nên gặp nhiều thuận tiện trong giải quyết thủ tục hành chính.",
"Trung bình mỗi tháng, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa của xã Cư K’nia tiếp nhận và giải quyết TTHC cho hơn 600 trường hợp. Theo quy định của bộ thủ tục hành chính đối với cấp xã, Cư K’nia có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết 150 TTHC, thuộc 31 lĩnh vực. ",
"Ông Lồng cho biết, việc Ủy ban nhân dân xã Cư K'nia có “sáng kiến” dịch các văn bản thủ tục hành chính ra tiếng Mông đưa vào bộ thủ tục hành chính đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho người dân, nhất là những người dân đã lớn tuổi không biết tiếng phổ thông…",
"Thời gian qua, để nâng cao hiệu quả trong công tác giải quyết thủ tục hành chính cho nhân dân, tạo điều kiện tốt nhất để nhân dân thuận lợi hơn khi đến làm thủ tục hành chính, Ủy ban nhân dân xã Cư K’nia đã đầu tư đồng bộ hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị ở bộ phận một cửa bảo đảm theo quy định để phục vụ người dân. ",
"Cụ thể, phòng làm việc bộ phận một cửa bảo đảm diện tích, có đầy đủ các trang thiết bị như: máy tính, máy photocopy, hệ thống kho lưu hồ sơ, máy lạnh, ghế ngồi chờ, bàn tiếp đón tổ chức, cá nhân, hệ thống camera giám sát quá trình thực thi công vụ của cán bộ...",
"Tuy nhiên, kết quả đạt được chưa cao, nhất là đối với đối tượng là người dân tộc Mông. Nguyên nhân, cho đến thời điểm hiện nay ở xã Cư K’nia vẫn chưa “tìm ra” cán bộ người Mông, trong khi đó đa số người Mông lại không thông thạo hoặc không biết tiếng phổ thông. ",
"Mặt khác, có nhiều từ ngữ, cụm từ trong bộ thủ tục hành chính không xuất hiện trong tiếng Mông nên người dân không thể tiếp cận đọc, hiểu.",
"Tính đến thời điểm hiện nay, toàn xã Cư K’nia chỉ có 2 thôn trưởng, 1 bí thư chi bộ là người Mông. Tại Uỷ ban nhân dân xã Cư K’nia hiện đang trắng cán bộ, công chức, viên chức người Mông.",
"Nhằm khắc phục khó khăn trên, từ đầu tháng 1 năm nay, Ủy ban nhân dân xã Cư K'nia chính thức tích hợp song song tiếng phổ thông và tiếng Mông qua mã QR đối với hơn 20 thủ tục hành chính thuộc 3 lĩnh vực phát sinh hồ sơ gồm: lao động, thương binh và xã hội; tư pháp và đất đai.",
"Sau gần hai tháng triển khai thí điểm, cách làm này đã đem lại hiệu quả tích cực, phục vụ quyền và lợi ích người dân tốt hơn. Việc đưa tiếng Mông song song với tiếng phổ thông vào bộ thủ tục hành chính đã giúp việc nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng giải quyết thủ tục hành chính của người dân thuận lợi, tốt hơn; giúp giảm thời gian tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính. ",
"Từ những kết quả đạt được, thời gian tới chính quyền địa phương sẽ xây dựng kế hoạch nhân rộng mô hình này đối với các thủ tục hành chính thuộc các lĩnh vực còn lại.",
"Đến thời điểm hiện nay, bộ phận một cửa tại Ủy ban nhân dân xã Cư K'nia là đơn vị duy nhất trên địa bàn tỉnh Đắk Nông thực hiện tích hợp thủ tục hành chính song song bằng tiếng Mông và tiếng phổ thông qua mã QR phục vụ nhu cầu giải quyết thủ tục hành chính cho người dân.",
"Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Cư K'nia Lê Xuân Cường cho biết, để làm được việc này, Ủy ban nhân dân xã đã nhờ những người đồng bào dân tộc Mông thông thạo ngôn ngữ, chữ viết, tiếng phổ thông để hỗ trợ biên dịch. ",
"Đồng thời địa phương liên kết với đội ngũ cán bộ, giảng viên một số cơ sở đào tạo đại học trong khu vực nhờ hỗ trợ việc kiểm tra thông tin bảo đảm chính xác trước khi đưa vào tích hợp mã QR. ",
"Cũng theo ông Cường, sau gần hai tháng triển khai, người dân rất hài lòng. Thời gian tới, xã Cư K'nia sẽ tiếp tục triển khai việc dịch những thủ tục hành chính thuộc nhiều lĩnh vực khác để phục vụ người dân tốt hơn..."
] | 412 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/tung-bung-ngay-hoi-van-hoa-the-thao-cua-dong-bao-hmong-o-thai-nguyen-post749063.html | Tưng bừng Ngày hội Văn hóa - Thể thao của đồng bào H'Mông ở Thái Nguyên | [
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/uncqnkrwq/2023_04_21/12-4031.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/uncqnkrwq/2023_04_21/13-5225.jpg.webp"
] | [
"Thi nấu các món ăn truyền thống.",
"Thiếu nữ dân tộc H'Mông trong Ngày hội."
] | [
"Chủ tịch Ủy ban nhân huyện Đồng Hỷ Vũ Quang Dũng cho biết: Nói đến đồng bào dân tộc H'Mông là nghĩ đến múa khèn, múa ô, thổi kèn lá với những giai điệu mượt mà, say đắm; những làn điệu dân ca ca ngợi tình yêu đôi lứa, ",
", những món ăn truyền thống đậm đà. Đó là tình nghĩa thủy chung vợ chồng, ghi nhớ công lao của ông bà, cha mẹ, răn dạy con người sống có đức, có nhân, có hiếu.",
" Huyện Đồng Hỷ tổ chức Ngày hội Văn hóa - Thể thao dân tộc H'Mông nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp; củng cố, phát huy tình đoàn kết trong cộng đồng các dân tộc; đồng thời thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao được tổ chức tại ngày hội sẽ khơi dậy niềm tự hào về truyền thống, giữ gìn những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào.",
" Đến với Ngày hội, đồng bào được đắm mình trong không gian văn hóa truyền thống đậm đặc, rộn rã, hào hứng, tưng bừng với nhiều hoạt động thiết thực, như trình diễn trang phục truyền thống dân tộc H'Mông, liên hoan văn nghệ, thi ẩm thực, thi múa khèn, thi đấu các môn thể thao và trò chơi dân gian; trải nghiệm ngắm hoa tam giác mạch nở rộ... để thêm đoàn kết, gắn bó, yêu quê hương, đất nước."
] | 413 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/ha-giang-khai-mac-festival-khen-hmong-va-le-hoi-am-thuc-post749193.html | Hà Giang khai mạc Festival khèn H'Mông và lễ hội ẩm thực | [
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/hfwbvyvobvhcob/2023_04_22/a12-5340.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/hfwbvyvobvhcob/2023_04_22/a9-3590.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/hfwbvyvobvhcob/2023_04_22/a-hg2-2042.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/hfwbvyvobvhcob/2023_04_22/a8-3421.jpg.webp"
] | [
"Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang Nguyễn Văn Sơn phát biểu khai mạc.",
"Điệu múa khèn H'Mông được biểu diễn tại lễ khai mạc.",
"Người dân thành phố Hà Giang xem các nghệ nhân người dân tộc Nùng, huyện Xín Mần thêu hoa văn trên vải thổ cẩm.",
"Du khách tham quan gian hàng ẩm thực của đồng bào Lô Lô, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang."
] | [
"Đến dự có đồng chí: Đặng Quốc Khánh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Đoàn Văn Việt, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch.",
"Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang Nguyễn Văn Sơn nhấn mạnh, nhằm tiếp tục thúc đẩy liên kết phát triển du lịch, góp phần quảng bá, nâng cao sức cạnh tranh, thương hiệu du lịch của các địa phương, cũng như thương hiệu du lịch Việt Nam, tỉnh Hà Giang phối hợp các tỉnh, thành phố, hiệp hội, doanh nghiệp du lịch, ẩm thực trong nước, quốc tế tổ chức sự kiện ",
" và lễ hội ẩm thực văn hóa 3 miền bắc-trung-nam năm 2023.",
"Đây là chương trình lớn, đặc sắc, nhằm tôn vinh Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia \"",
"\" và giá trị, bản sắc văn hóa các dân tộc; tôn vinh, giới thiệu giá trị ẩm thực phong phú, đặc sắc của 3 miền bắc-trung-nam và tinh hoa ẩm thực của Nhật Bản, Trung Quốc. ",
"Tại đây du khách sẽ có dịp trải nghiệm, đắm chìm trong không gian văn hóa các dân tộc, tìm hiểu sự tích cây khèn H'Mông, thưởng thức tiếng khèn H'Mông, kết tinh văn hóa từ nghìn đời của đồng bào dân tộc H'Mông nơi rẻo cao, núi đá.",
"Với lễ hội văn hóa ẩm thực 3 miền bắc-trung-nam, du khách có thêm không gian trải nghiệm văn hóa của 3 miền tại địa đầu cực bắc của tổ quốc. Lễ hội ẩm thực gồm 60 gian hàng của 14 tỉnh, thành phố trong nước và 2 gian hàng quốc tế với hơn 40 mặt hàng ẩm thực đặc sắc từ các địa phương trong cả nước.",
"Tại lễ khai mạc diễn ra chương trình nghệ thuật mang chủ đề \"Mùa xuân cao nguyên\" với nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc, mang phong cách riêng đặc trưng của văn hóa tỉnh Hà Giang.",
"Trong khuôn khổ lễ hội, du khách cũng được trải nghiệm nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian ở trung tâm thành phố Hà Giang và các huyện vùng Công viên địa chất toàn cầu ",
"."
] | 414 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/khen-hmong-mot-net-dep-van-hoa-post749907.html | Khèn H’Mông - một nét đẹp văn hóa | [
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/kbfsvun/2023_04_26/chumanh-3-6101.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/kbfsvun/2023_04_26/chumanh-6-3947.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/kbfsvun/2023_04_26/chumanh-7-1654.jpg.webp"
] | [
"Bầu khèn thường được làm từ loại gỗ thông như thông đá, kim giao hoặc pơ mu.",
"Diễn tấu khèn là đặc quyền của nam giới dân tộc H'Mông.",
"Trở thành biểu tượng văn hóa của người H'Mông."
] | [
"Nhạc cụ này là phương tiện để thổ lộ, chia sẻ tâm tư, tình cảm gắn kết cộng đồng. Khèn vừa là nhạc cụ và cũng là đạo cụ để tạo nên các điệu múa trong các lễ hội.",
"Bầu khèn thường được làm từ loại gỗ thông như thông đá, kim giao hoặc pơ mu.",
"Diễn tấu khèn là nghệ thuật độc đáo, chỉ dành cho nam giới và đòi hỏi kỹ thuật khéo léo cũng như sức khỏe dẻo dai, bởi có những thế vũ đạo rất khó.",
"Diễn tấu khèn là đặc quyền của nam giới dân tộc H'Mông.",
"Tiếng khèn có thể vang lên từ những đỉnh núi lẩn khuất mờ sương, từ các phiên chợ rộn rã sắc màu, hay thoảng trong gió thấm đẫm sương mai và quyện với mùi ngô non nơi góc núi có đôi trai gái đang tình tự.",
"Trở thành biểu tượng văn hóa của người H'Mông.",
"Chiếc khèn không chỉ là loại nhạc cụ truyền thống mà nó còn mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, giúp duy trì và tôn vinh bản sắc văn hóa độc đáo của người H’Mông ở vùng cao. "
] | 415 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/trinh-dien-det-vai-lanh-va-ve-sap-ong-cua-nguoi-hmong-post753654.html | Trình diễn dệt vải lanh và vẽ sáp ong của người H’Mông | [
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/rktmgt/2023_05_19/ndo_br_tho-cam-cua-nguoi-hmong-2657.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/rktmgt/2023_05_19/ndo_br_tho-cam-cua-nguoi-hmong-1-5511.jpg.webp"
] | [
"Nghệ nhân người H’Mông vẽ sáp ong trên vải lanh. (Ảnh: Hà Nam)",
"Dụng cụ và nguyên liệu để dệt vải lanh. (Ảnh: Hà Nam)"
] | [
"Chế Cu Nha-một trong 13 xã của huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái-là nơi sinh sống của cộng đồng người H’Mông Hoa.",
"Hầu hết người dân ở đây mặc trang phục truyền thống được may bằng vải lanh với những hoa văn trang trí bằng phương pháp vẽ sáp ong.",
" Tuy vậy theo điều kiện phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, họ đã bắt đầu chuyển sang dùng vải cotton dệt công nghiệp màu đen có độ bóng cao, song kiểu dáng và hình thức trang trí vẫn giữ được phong cách truyền thống.",
"Để vẽ hoa văn bằng sáp ong, người H’Mông thường dùng vải cotton hoặc vải lanh đã giặt sạch sẽ và được làm phẳng, thường thì được trải trên một tấm ván và vuốt phẳng bằng nanh lợn rừng.",
"Bút vẽ là một dụng cụ đặc biệt có cán bằng tre và đầu bằng hai tấm đồng nhỏ có cạnh tròn và trơn, úp vào nhau để chứa sáp ong nóng bên trong. Sáp ong là loại sáp được khai thác trong rừng. ",
"Nghệ thuật vẽ sáp ong của người H’Mông là một kỹ thuật trang trí trên vải khá phổ biến của rất nhiều dân tộc.",
"Về cơ bản, nó là kỹ thuật sử dụng sáp ong nóng chảy vẽ trên mặt vải, che phủ những vị trí muốn giữ lại màu gốc của vải.",
"Tấm vải sẽ được nhuộm với những màu nhuộm nguội và sau cùng được luộc trong nước sôi. Sáp ong tan chảy trong nước sôi sẽ để lộ ra những phần hoa văn được che phủ. Sáp ong chỉ có thể dùng để vẽ khi ở trạng thái nóng chảy.",
"Vì vậy, khi vẽ sáp ong, người vẽ phải ngồi cạnh một bếp than khói nghi ngút. ",
"Để hoàn thiện sản phẩm, nghệ nhân đun nước sôi và nhúng miếng vải đã nhuộm với cao chàm vào luộc. Sáp ong sẽ tan chảy dưới sức nóng và bị tách ra khỏi tấm vải.",
"Lúc này các hoa văn trước đây bị sáp ong bao phủ sẽ lộ ra và có màu trắng ban đầu của vải, nổi bật trên nền vải chàm.",
"Miếng vải sẽ được giặt sạch và phơi khô, sau đó được sử dụng để may vào các sản phẩm phù hợp.",
"Chương trình mở cửa miễn phí cho người dân tham quan. Tới đây, du khách có thể chiêm ngưỡng và tham gia vào quá trình dệt vải và vẽ sáp ong, đồng thời giao lưu văn hóa và trò chuyện những nghệ nhân người H’Mông."
] | 416 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/trien-lam-sac-mau-van-hoa-thai-nguyen-post749807.html | Triển lãm “Sắc màu văn hóa Thái Nguyên” | [] | [] | [
"Triển lãm trưng bày, giới thiệu với công chúng gần 100 hiện vật, hình ảnh tiêu biểu, đặc sắc về vùng đất, con người, danh lam thắng cảnh; nét văn hóa dân tộc đa dạng với sli, lượn, then, pả dung, lễ hội, trò chơi dân gian, sinh hoạt tín ngưỡng của các dân tộc trên địa bàn.",
" Những di tích lịch sử-văn hóa gắn liền với những chiến công vẻ vang của dân tộc trong suốt thời kỳ dựng nước, giữ nước, nhất là trong 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp với An toàn khu Định Hóa, ngày nay trở thành “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cách mạng. ",
" Triển lãm cũng trưng bày tài liệu, hình ảnh phản ánh về Thái Nguyên đang vươn mình trong sự nghiệp đổi mới, hội nhập, đang là trở thành một trung tâm công nghiệp theo hướng hiện đại, điểm đến của các nhà đầu tư lớn, du khách trong và ngoài nước.",
" Bố cục của triển lãm được chia thành 3 phần gồm: Giới thiệu thiên nhiên, con người, lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh tỉnh Thái Nguyên; Giới thiệu văn hoá phi vật thể tiêu biểu của tỉnh Thái Nguyên; Trưng bày hiện vật văn hóa truyền thống, thành tựu mọi mặt của ",
".",
" Trên địa bàn tỉnh hiện có hơn 1.000 di tích, trong đó có 283 di tích đã được xếp hạng với 1 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 52 di tích cấp quốc gia và 218 di tích cấp tỉnh; 19 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.",
" Triển lãm “Sắc màu văn hóa Thái Nguyên” là một trong những hoạt động thiết thực kỷ niệm 48 năm Ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2023) và 137 năm Ngày Quốc tế lao động (1/5/1886-1/5/2023). ",
"Triển lãm mở cửa phục vụ công chúng đến ngày 5/5."
] | 417 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/co-hoi-thoat-ngheo-cua-nguoi-hmong-o-ban-ten-post756036.html | Cơ hội thoát nghèo của người H'Mông ở Bản Tèn | [
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/uncqnkrwq/2023_06_04/12-6901.jpg.webp"
] | [
"Đồng bào dân tộc H’Mông ở Bản Tèn chế biến nhiều món ăn ngon."
] | [
"Bản Tèn có 139 hộ gia đình, tất cả đều là đồng bào ",
", trong đó có 134 hộ nghèo, số còn lại là cận nghèo. ",
"Nguyên nhân chủ yếu là do bà con thiếu nước sản xuất, cho nên ruộng cấy lúa chỉ sản xuất một vụ trong năm; thiếu vốn; trình độ dân trí, sản xuất, kỹ thuật canh tác đều thấp; thời gian dành cho sản xuất chưa nhiều; thậm chí một số hộ dành ngày thứ bảy, chủ nhật cho sinh hoạt tôn giáo, theo đạo chưa đúng quy định của pháp luật.",
" Tuy vậy, Bản Tèn lại có nhiều cơ hội để phát triển kinh tế-xã hội, nhất là du lịch cộng đồng. Nằm ở điểm cao vượt trội so với các vùng lân cận, từ xa nhìn Bản Tèn như một bức tranh quê hữu tình, đó là cánh đồng ruộng bậc thang rộng đến hơn 10ha vàng óng vào mùa lúa chín, hay mặt ruộng lấp loáng nước khi chuẩn bị cấy lúa, không gian rộng lớn xanh mướt khi lúa vào thì con gái.",
" Chung quanh Bản Tèn là rừng tự nhiên, những dãy núi đá hùng vĩ bao bọc, trong bản là những ngôi nhà truyền thống, là không gian sống, sinh hoạt, bảo tồn bản sắc văn hóa lâu đời của đồng bào dân tộc H'Mông. ",
"Đồng bào có một số vật nuôi đặc thù, như gà đen, lợn bản và kinh nghiệm chế biến nhiều món ăn ngon, tốt cho sức khỏe. Trong khu vực, có một số đền, chùa sinh hoạt tín ngưỡng; thác nước đẹp. Đến nay, đường đến bản đã được cứng hóa, ô-tô đi lại thuận tiện.",
" Theo Bí thư Huyện ủy Đồng Hỷ Nguyễn Văn Ngọc, Bản Tèn hội tụ đầy đủ các yếu tố về địa lý, cảnh quan, văn hóa... để trở thành bản du lịch cộng đồng hấp dẫn du khách gần xa trải nghiệm. Vấn đề là bên cạnh sự quan tâm, đầu tư của cấp ủy, chính quyền địa phương, dự án của tỉnh, người dân trong bản cần nỗ lực học hỏi, vượt khó vươn lên với khát vọng thoát nghèo và làm giàu.",
" Những năm gần đây, huyện Đồng Hỷ tổ chức ngày hội văn hóa-thể thao dân tộc H'Mông tại Bản Tèn nhằm tôn vinh, bảo tồn, quảng bá vùng đất, con người, bản sắc văn hóa dân tộc nơi đây, góp phần thu hút khách du lịch, từ đó tăng thu nhập cho người dân.",
" Tới đây, huyện Đồng Hỷ tiến hành rà soát, điều chỉnh quy hoạch chung xã Văn Lăng theo hướng xây dựng Bản Tèn là điểm du lịch cộng đồng, sinh thái, văn hóa đồng bào H'Mông. Dự kiến, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đầu tư dự án đa dạng sinh kế cho đồng bào; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tư vấn, hỗ trợ kiến thức du lịch cộng đồng, xây dựng một số tour, tuyến trải nghiệm du lịch sinh thái, nông nghiệp, văn hóa; huyện Đồng Hỷ vận động, kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư, hỗ trợ Bản Tèn làm du lịch cộng đồng.",
" Bí thư Huyện ủy Đồng Hỷ Nguyễn Văn Ngọc cho rằng, sự quan tâm, quyết tâm chính trị của cấp ủy, chính quyền địa phương hỗ trợ Bản Tèn vươn lên thoát nghèo là chưa đủ, nếu không có nỗ lực của chính đồng bào ở đây.",
" Để làm du lịch, đồng bào H'Mông Bản Tèn cần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, từ bỏ tập quán lạc hậu, không còn phù hợp; vệ sinh môi trường, xây dựng cảnh quan đẹp; khôi phục, bảo tồn, phát triển truyền thống văn hóa đặc sắc; tích cực sản xuất, chăn nuôi, như trước mắt mỗi gia đình nuôi 50 con gà đen, 5 con lợn bản, 2 con bò để phục vụ du khách thì tình hình sẽ có những chuyển biến tích cực."
] | 418 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/nghe-thuat-theu-ghep-vai-cua-nguoi-hmong-trang-post763491.html | Nghệ thuật thêu ghép vải của người H’Mông trắng | [
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/ngtnba/2023_07_21/theu-ghep-vai-2-4947.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/ngtnba/2023_07_21/theu-ghep-vai-3-8774.jpg.webp"
] | [
"Cận cảnh hoa văn hình xoắn ốc đặc trưng trong kỹ thuật thêu ghép vải của người H’Mông trắng.",
"Sự kiện là dịp để nhiều bạn trẻ tìm hiểu về trang phục truyền thống của dân tộc H’Mông."
] | [
"Với mong muốn lưu giữ và quảng bá nghề thủ công của các dân tộc thiểu số, buổi trình diễn kỹ năng thêu truyền thống của dân tộc H’Mông trắng do Craft Link tổ chức đã diễn ra vào ngày 21/7 tại Hà Nội. Hoạt động có sự góp mặt của nghệ nhân Sùng Thị Xé và Hầu Thị Dài đến từ xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. ",
"Giới thiệu về kỹ thuật thêu đặc trưng của ",
", nghệ nhân Sùng Thị Xé chia sẻ: “Trang phục có ý nghĩa rất lớn với người vùng cao. Nhìn vào đó, chúng tôi biết được nguồn cội và bản sắc của dân tộc mình. Vì thế, hầu hết, phụ nữ H’Mông đều biết thêu ghép vải từ nhỏ, xem nó là truyền thống của gia đình”.",
"Xã Y Tý nằm trên cực Bắc huyện Bát Xát, là một trong những vùng đất xa xôi và khó khăn nhất của",
". Trang phục thông thường của phụ nữ nơi đây bao gồm: khăn quấn nhiều lớp trên đầu, áo với phần sau cổ có hình chữ nhật, quần ngắn đến bắp chân, tạp dề và xà cạp trơn màu đen. ",
"Tạp dề được xem là phần phải làm công phu và sử dụng nhiều chi tiết ghép vải nhất trong bộ trang phục. Tấm tạp dề phía trước có một mặt màu xanh, ghép từ 3 miếng vải, chéo ở góc. Phần chính giữa được thêu ghép vải thành một tấm hoa văn to hình chữ nhật ngang và hai miếng chữ nhật nhỏ nằm dọc hai bên. Phần thắt lưng nối với tạp dề ghép mỗi bên ba ô vuông có hoa văn hình xoắn ốc. Xen kẽ giữa những ô vuông này là các đoạn vải trơn màu đỏ, có thêm vài đường chỉ trắng thêu theo chiều dọc.",
"Cùng mẹ tham gia buổi biểu diễn, Nguyễn Phương Thảo, 14 tuổi, trú tại quận Cầu Giấy (Hà Nội) bày tỏ thích thú: “Buổi trình diễn và trải nghiệm rất thú vị. Mỗi một đường kim, mũi chỉ đều thể hiện khả năng sáng tạo trong may mặc của người H'Mông. Thoạt nhìn, cách thêu này có vẻ khá khó, nhưng chỉ cần quan sát kỹ và may theo hướng dẫn của nghệ nhân thì em đã có thể nhanh chóng học được chúng”.",
"Kỹ thuật ghép vải kiểu trổ thủng là nét đặc trưng trong may mặc của nhóm dân tộc H'Mông trắng. Kỹ thuật này được sử dụng để tạo ra các mảng hoa văn trên cổ áo, tay áo, thắt lưng, tạp dề và địu trẻ em. Tuy sắc màu của hoa văn này không quá sặc sỡ, nhưng lại sức lôi cuốn người nhìn bởi các đường thêu vô cùng uyển chuyển và mềm mại.",
"Để làm ra một sản phẩm thêu ghép vải cần trải qua 5 công đoạn. Trước tiên, trên nền vải dày và sẫm có màu đen hoặc xanh, người H'Mông sẽ đặt một miếng vải trắng, gấp cạnh và khâu cố định. Các đường hoa văn sẽ được vẽ và khâu lược bằng chỉ thưa theo dạng xoắn ốc rồi bị cắt thủng. Sau đó, họ khéo léo vén các cạnh vừa cắt rồi dùng mũi chỉ ngắn để khâu giấu thật kín phần vải tưa. Khi đã viền hết các đường hoa văn trổ thủng, họ dùng chỉ màu thêu đường móc xích để đè lên trên nền trắng cho đến khi tấm vải được che phủ kín. Cuối cùng, họ dùng chỉ trắng khâu các mũi đột nhỏ li ti ở chính giữa các nét của phần nền sẫm còn lộ ra để hoàn thiện mảnh thêu.",
"“Thông qua dự án này, chúng tôi hy vọng có thể góp phần khôi phục những truyền thống văn hóa, tăng thêm thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số và nâng cao nhận thức của công chúng về các nghề thủ công truyền thống”, chị Trần Tuyết Lan, Giám đốc Công ty cổ phần doanh nghiệp xã hội Craft Link cho biết.",
"Mỗi nhóm dân tộc thiểu số ở Việt Nam đều có kỹ thuật thêu, dệt riêng được truyền qua nhiều thế hệ. Từng họa tiết thêu tỉ mỉ đều mang những ý nghĩa và biểu tượng riêng, ẩn chứa trong đó là giá trị văn hóa, tín ngưỡng và sự dụng công của người làm ra nó. Với nghệ thuật thêu ghép vải của người H’Mông trắng, điều này đã khiến các sản phẩm thủ công của họ cũng trở nên đẹp hơn, đặc sắc hơn và trở thành những tác phẩm nghệ thuật thực thụ."
] | 419 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/ky-thuat-ve-sap-ong-doc-dao-cua-nguoi-hmong-post765245.html | Kỹ thuật vẽ sáp ong độc đáo của người H’Mông | [
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/cajwedqjr/2023_08_01/trungdu02082023-1-1-9308.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/cajwedqjr/2023_08_01/trungdu02082023-1-2-5697.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/cajwedqjr/2023_08_01/trungdu02082023-1-3-8963.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/cajwedqjr/2023_08_01/trungdu02082023-1-4-9776.jpg.webp"
] | [
"Sáp ong được đun nóng",
"Các hoa văn tinh tế.",
"Phải qua nhiều công đoạn mới hoàn thành được sản phẩm hoàn chỉnh.",
"Du khách nước ngoài thích thú trước họa tiết truyền thống trên tấm vải nhuộm chàm."
] | [
"Dụng cụ và nguyên liệu vẽ sáp ong được người dân khai thác từ chất liệu trong cuộc sống hằng ngày. Vải thường được dệt từ sợi cây lanh, sau khi giặt sạch được làm phẳng bằng cách trải lên một tấm ván và vuốt bằng nanh lợn rừng. Bút vẽ sáp ong lên vải được làm bằng cán tre, đầu là các tấm đồng nhỏ có cạnh tròn và trơn. Sáp ong được đun nóng chảy và duy trì ở trạng thái lỏng trong suốt quá trình vẽ. Sau khi vẽ xong, vải được mang luộc cho lớp sáp bong hết, sau đó là nhuộm chàm rồi phơi vài lần nắng để được tấm vải lanh hoàn chỉnh."
] | 420 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/mo-lop-xoa-mu-chu-cho-dong-bao-hmong-vung-bien-gioi-post776303.html | Mở lớp xóa mù chữ cho đồng bào H’Mông vùng biên giới | [
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/ngtnba/2023_10_06/6-10-son-la-anh-2-8652.jpg.webp"
] | [
"Cán bộ Đồn Biên phòng Mường Lèo hướng dẫn những nét chữ đầu tiên cho học viên tham gia lớp học."
] | [
"Lớp học xóa mù chữ đợt này được Đồn Biên phòng Mường Lèo phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Sốp Cộp, Ủy ban nhân dân xã Mường Lèo và trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và trung học cơ sở xã Mường Lèo tổ chức.",
"Bản Sam Quảng là bản vùng cao biên giới khó khăn, nằm cách trung tâm xã Mường Lèo 12km với 100% ",
" sinh sống. Để mở lớp học này, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Mường Lèo và các thầy, cô giáo của nhà trường và chính quyền địa phương đã đến từng nhà vận động nhân dân tham gia lớp học. ",
"Từ sự vận động và động viên, lớp học đã có 31 học viên tham gia, độ tuổi từ 20 đến 60 tuổi. Giảng dạy trực tiếp cho lớp học xóa mù là cán bộ Đồn Biên phòng Mường Lèo, thạo tiếng đồng bào H’Mông (khi giảng dạy sẽ dùng tiếng H’Mông để giải thích cho học viên hiểu rõ được nội dung).",
" ",
"Đa số học viên của lớp học đều là lao động chính trong các gia đình, ban ngày phải đi lao động sản xuất. Do vậy, Ban tổ chức lớp học đã bố trí thời gian học từ 19 giờ đến 21 giờ hằng ngày. Mục tiêu là dạy cho bà con biết đọc, biết viết và tính toán những phép tính đơn giản phục vụ việc mua bán, trao đổi hàng hóa và giao tiếp bằng tiếng phổ thông. ",
"Theo kế hoạch, lớp học sẽ duy trì từ nay đến hết tháng 6/2024 với chương trình xóa mù chữ tương đương trình độ lớp 1 đến lớp 5.",
"Hiện nay, trên địa bàn huyện Sốp Cộp, vẫn còn ",
"chưa sử dụng được tiếng Việt. Do vậy, thời gian tới các đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan khảo sát và tiếp tục mở các lớp học xóa mù chữ tiếp theo để nâng cao dân trí cho đồng bào dân tộc các bản vùng cao biên giới thuộc huyện Sốp Cộp."
] | 421 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/det-tho-cam-net-dep-van-hoa-tren-cao-nguyen-da-post776449.html | Dệt thổ cẩm - Nét đẹp văn hóa trên cao nguyên đá | [
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/ngtnba/2023_10_07/2-5784.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/ngtnba/2023_10_07/3-2543.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/ngtnba/2023_10_07/4-9150.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/ngtnba/2023_10_07/5-6505.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/ngtnba/2023_10_07/6-3348.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/ngtnba/2023_10_07/7-854.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/ngtnba/2023_10_07/8-3274.jpg.webp"
] | [
"Vải dệt xong được đặt giữa một phiến đá và một trụ gỗ. Người thợ đứng lên trên phiến đá lăn qua lăn lại cho đến khi toàn bộ bề mặt vải được cán phẳng.",
"Thế hệ trẻ tiếp tục kế thừa và phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống để gìn giữ nét đẹp văn hoá dân tộc mình.",
"Phụ nữ H’Mông tranh thủ cuốn sợi lanh những lúc nhàn rỗi.",
"Để có được sản phẩm hoàn chỉnh thì cần phải trải qua rất nhiều công đoạn tỉ mỉ.",
"Các sản phẩm thổ cẩm Lùng Tám khá đa dạng về mẫu mã nên được khách du lịch ưa chuộng.",
"Những nét hoa văn tinh xảo được thêu dệt kỹ lưỡng.",
"Sắc màu rực rỡ đến từ làng dệt thổ cẩm Lùng Tám Hà Giang."
] | [
"Để sản xuất ra một sản phẩm được làm từ vải ",
", những phụ nữ dân tộc H’Mông nơi đây phải mất rất nhiều công lao động bởi các công đoạn sản xuất đều làm thủ công. Sự cầu kỳ đó như càng tôn thêm giá trị, vẻ đẹp của một sản phẩm thổ cẩm.",
"Bà Vàng Thị Mai Chủ nhiệm Hợp tác xã dệt lanh Lùng Tám, xã Lùng Tám, huyện Quản Bạ chia sẻ: Để sản phẩm thổ cẩm hoàn thiện phải trải qua nhiều công đoạn, từ trồng lanh, thu hoạch, bóc tách sợi, giã sợi, quay sợi, nấu sợi, dựng khung dệt…",
"Theo bà Mai một trong những điều đặc biệt tạo nên thương hiệu của những tấm thổ cẩm lanh của ",
" ở Cao nguyên đá Đồng Văn chính là việc tạo nên những hoa văn, họa tiết bằng kỹ thuật thêu đắp vải màu và vẽ hoa văn sáp ong độc đáo. Trong đó công đoạn vẽ sáp ong trên vải lanh là khâu quan trọng nhất, bởi vẽ sao cho họa tiết phải đẹp, rõ nét. Riêng công đoạn vẽ đã mất cả tuần, cả tháng mới hoàn thành. Chính điều đó đã tạo nên sự khác biệt của nghề lanh truyền thống của đồng bào H’Mông tại Hà Giang.",
"Hoa văn trên thổ cẩm của người H’Mông rất đa dạng, chủ yếu là các hoa văn hình học như khối hình vuông, chữ nhật, hình thoi và những họa tiết cách điệu hình hoa cỏ, lá cây, muông thú. Các mẫu hoa văn được lưu giữ qua trí nhớ của người phụ nữ. Mỗi hoa văn mang một ý nghĩa riêng, phản ánh tập tục sinh hoạt, đời sống của đồng bào.",
"Những họa tiết trên mỗi ",
" cho thấy sự tài hoa, óc thẩm mỹ, tính sáng tạo từ những đôi bàn tay lao động cần mẫn của những phụ nữ H’Mông. Đây là một minh chứng sinh động thể hiện đức tính cần cù, chịu thương chịu khó của đồng bào H’Mông đã vượt qua mọi khó khăn, khắc nghiệt của tự nhiên để xây dựng đời sống ngày càng tươi đẹp.",
"Đáp ứng nhu cầu của thị trường hiện nay, từ những sản phẩm thổ cẩm, phụ nữ H’Mông đã khéo léo làm ra các trang phục cách điệu, khăn quàng, ví, túi đeo điện thoại, ba lô, chiếc móc chìa khóa xinh xắn... trở thành hàng hóa được rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước ưa chuộng.",
"Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc H’Mông không chỉ có ý nghĩa bảo tồn các giá trị văn hóa của dân tộc mình mà còn góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho rất nhiều phụ nữ người H’Mông."
] | 422 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/nguoi-hmong-tinh-dien-bien-luu-giu-nghe-ren-truyen-thong-post781740.html | Người H’Mông tỉnh Điện Biên lưu giữ nghề rèn truyền thống | [
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/ngtnba/2023_11_09/58491-9339.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/ngtnba/2023_11_09/35933-1279.jpg.webp"
] | [
"Nghệ nhân Cứ A Khua truyền dạy nghề rèn cho người dân huyện Tủa Chùa.",
"Lãnh đạo tỉnh Điện Biên trao bằng Công nhận Di sản văn hoá phi vật thể nghề rèn cho các huyện có cộng đồng dân tộc Mông."
] | [
"Nghệ nhân nghề rèn Cứ A Khua ở bản Dê Dàng, xã Sính Phình, huyện Tủa Chùa chia sẻ: Để làm ra một phẩm người thợ rèn phải thực hiện nhiều công đoạn từ cắt sắt tạo hình, nung, đập, nhúng nước sau lại nung, đập cho tới khi định hình được sản phẩm thì mài cho sắc rồi hoàn thiện công đoạn sau cùng.",
"Để rèn một con dao thì người thợ rèn phải trải qua rất nhiều công đoạn. Theo Nghệ nhân Cứ A Khua, dao có hai bộ phận là chuôi và lưỡi. Rèn lưỡi hay làm chuôi trước thì tuỳ theo thói quen của mỗi người, nhưng thường thì thợ rèn hay làm lưỡi dao trước tới khi ưng ý với phần lưỡi dao thì mới trau chuốt đến phần chuôi. Bởi ",
" coi trọng chất lượng lưỡi dao hơn là hình thức, bởi hình thức có thể sửa được nhưng độ sắc của lưỡi dao thì chỉ rèn một lần. Nếu lưỡi không sắc, không chắc thì coi như cái dao không đạt yêu cầu.",
"Nghề rèn đòi hỏi sức khoẻ, sự kiên trì cho nên khá kén người làm chứ không phải ai cũng làm được. Ngoài sức khoẻ, người thợ còn phải có cảm nhận tinh tế từ tai và mắt. Đôi tay của người thợ rèn vừa phải rắn chắc, chai sạn nhưng cũng phải đủ nhạy cảm để đánh giá chất lượng từng sản phẩm rèn.",
"Cũng là người dân tộc H’Mông say mê nghề rèn, ông Mùa A Mang, ở thôn Tả Phìn, xã Tả Phìn hiện là một trong số ít người trong thôn còn giữ nghề rèn truyền thống. Ông Mùa A Mang cho biết: Ban đầu tôi chỉ rèn các dụng cụ như: dao, lưỡi cày để sử dụng trong gia đình. Sau mỗi lần làm ra một sản phẩm, tôi hiểu thêm đặc tính của sắt nung, hiểu thêm tiếng kêu của sắt trong từng độ nóng và cứ thế tôi mê những tiếng kêu trên sắt, trên dao… Tới khi sản phẩm làm ra lại có nhiều người khen, người mua thì tôi lại càng yêu thêm nghề rèn được cha ông truyền lại. ",
"Với \"thâm niên\" hơn 40 năm làm nghề rèn, ông Mang đã thuộc lòng từng công đoạn rèn của từng sản phẩm. Ông Mang chia sẻ: “Sự tỉ mỉ, khéo léo đều có thể được rèn luyện qua quá trình làm nghề, song yêu cầu đầu tiên và xuyên suốt của nghề rèn là người thợ rèn phải có sức khỏe tốt. Người thợ cả và thợ phụ phải có sự phối hợp nhịp nhàng để khi búa giáng xuống thanh thép luôn đều nhịp; sức mạnh yếu thì uyển chuyển theo từng công đoạn của từng sản phẩm có như thế mỗi sản phẩm làm ra mới là một \"tác phẩm\" được người dùng trân trọng, sử dụng lâu bền\".",
"Trong kinh tế thị trường hiện nay, nghề rèn của đồng bào H’Mông gặp không ít khó khăn. Nhưng tình yêu với nghề rèn truyền thống của những người như ông Khua, ông Mang và rất nhiều người đàn ông dân tộc H’Mông ở nhiều bản vùng cao trong các huyện: Tủa Chùa, Điện Biên Đông, Tuần Giáo vẫn cố gắng giữ nghề, cũng là giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình. ",
" ",
"Mới đây, nghề rèn của người H’Mông ",
" đã được trao giấy chứng nhận Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia. Đây là niềm vinh dự và là động lực để mỗi người con của dân tộc H’Mông tỉnh Điện Biên thêm yêu quý, trân trọng nghề truyền thống được các thế hệ cha ông lưu giữ.",
"Tại buổi Lễ công bố và trao Giấy chứng nhận Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia nghề rèn của người H’Mông tỉnh Điện Biên do huyện Tủa Chùa vừa tổ chức, ông Lò Văn Tiến, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên đã chúc mừng các chủ thể có di sản được công nhận; đồng thời khẳng định đóng góp âm thầm, bền bỉ của các thế hệ nghệ nhân, cộng đồng dân tộc Mông đã nâng niu, gìn giữ nét văn hóa đặc sắc của nghề rèn. ",
"Với mong muốn, nghề rèn tiếp tục được gìn giữ, phát huy giá trị trong đời sống cộng đồng dân tộc H’Mông nói riêng và nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên nói chung, ông Lò Văn Tiến đề nghị cấp uỷ, chính quyền các huyện có cộng đồng dân tộc H’Mông tiếp tục quan tâm tuyên truyền về giá trị nghề rèn đến các thế hệ trẻ; tạo điều kiện thuận lợi giúp các nghệ nhân, thợ rèn được trao đổi kinh nghiệm, tiếp cận công nghệ để giới thiệu, quảng bá đến người tiêu dùng trong tỉnh và trong nước."
] | 423 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/yen-bai-bao-ton-nghe-thuat-ve-sap-ong-cua-nguoi-hmong-post784841.html | Yên Bái bảo tồn nghệ thuật vẽ sáp ong của người H’Mông | [
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/ngtnba/2023_11_28/img-0694-2-3851.jpg.webp"
] | [
"Một họa tiết vẽ sáp ong trên vải."
] | [
" trên trang phục truyền thống là một chuỗi các công đoạn được làm thủ công, tinh xảo, màu sắc và chất liệu đều được lấy từ thiên nhiên. Trong đó, kỹ thuật vẽ sáp ong trên vải là công đoạn cầu kỳ, đòi hỏi sự tỉ mỉ, tạo nên vẻ đẹp độc đáo cho bộ trang phục của phụ nữ người H’Mông. ",
"Dụng cụ quan trọng là bút vẽ được thiết kế bởi 2 lá đồng, một thanh tre nhỏ dài khoảng 7cm, có một ô trống nhỏ ở giữa hai lá đồng để tạo thành nơi chứa sáp ong. Ngòi bút là một lá đồng hình tam giác, được nẹp vào thanh tre. ",
" Bút vẽ có 3 loại, một loại để vẽ phác họa, vẽ đường thẳng dùng ngòi to, còn loại để vẽ hoa văn dùng ngòi nhỏ, càng mỏng manh vẽ hoa văn càng đẹp và dễ dàng hơn. Những nét vẽ là họa tiết, hoa văn hết sức mộc mạc, bắt nguồn từ các câu chuyện cổ, thơ ca về cội nguồn dân tộc, phong cảnh thiên nhiên, các loại cây trồng, vật nuôi bản địa... ",
"Chiếc bút được thiết kế với các họa tiết dưới dạng ô nằm ngang với đường viền là hình vuông, chữ thập kết hợp với hình quả trám, tam giác, tròn, xoáy kép, răng cưa, đường cong, đường lượn sóng. Bên trong là các hình ngôi sao, hoa bí, hoa tỏi, hoa mận, hoa đào, mạng nhện, cánh bướm, vảy cá...",
"Khi vẽ lên nền vải, người vẽ cần đặt bút vào bát sáp ong đã được đun nóng, kết hợp điều chỉnh lượng sáp ong sao cho vừa đủ để vẽ lên nền vải, đảm bảo đẹp và thể hiện được sự khéo léo của người phụ nữ H’Mông.",
"Theo truyền thống văn hóa của phụ nữ ",
", khi còn là thiếu niên đều học vẽ hoa văn trên vải, khi đến đến tuổi trưởng thành đều có khả năng sử dụng thuần thục nghệ thuật này. Trước tiên là phục vụ nhu cầu trang phục của chính bản thân, gia đình và hôn lễ cá nhân, sau đó là tạo các vật dụng để biếu, tặng, trao đổi hàng hóa.",
"Hiện tại, phụ nữ người H’Mông ở các huyện Mù Cang Chải, Văn Chấn, Trạm Tấu đang duy trì và thực hành thường xuyên nghệ thuật vẽ sáp ong trên vải trong đời sống hàng ngày và được đưa vào truyền dạy trong các trường học để gìn giữ, bảo tồn và thu hút khách du lịch đến với vùng cao Yên Bái. "
] | 424 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/xay-dung-chi-bo-quan-su-tai-yen-bai-post788336.html | Xây dựng chi bộ quân sự tại Yên Bái | [] | [] | [
"Đến xã Nam Cường, thành phố Yên Bái đúng lúc chi bộ quân sự xã phối hợp cùng cán bộ Ban Chỉ huy quân sự thành phố tổ chức sinh hoạt thường kỳ, đồng thời chi trả phụ cấp cho quân nhân dự bị động viên. ",
"Bí thư Đảng bộ kiêm Bí thư chi bộ quân sự Nguyễn Ngọc Hà cho biết: Ngay sau khi được thành lập chi bộ đã ra nghị quyết lãnh đạo làm tốt công tác tuyển chọn và gọi thanh niên nhập ngũ năm 2024. Đó là rà soát nắm nguồn, quản lý thanh niên trong độ tuổi 17, tổ chức khám sơ tuyển 25 nam công dân, đối với số đủ điều kiện nhập ngũ chi bộ tiến hành học lớp nhận thức về đảng, thử thách và hoàn thiện xác minh lý lịch, dự kiến trong tháng 1/2024, hai quần chúng Võ Văn Chiến và Nguyễn Văn Kiên được kết nạp đảng trước khi lên đường làm nghĩa vụ quân sự tại ngũ. ",
"Là địa bàn có nhiều đơn vị quân đội đóng quân, chi bộ quân sự xã đã tiến hành nắm chắc số quân nhân cư trú tại địa phương, tham gia Ban bảo vệ sân bay Yên Bái (do Chủ tịch UBND phường là đảng viên chi bộ quân sự tham gia) nhằm bảo đảm an ninh chính trị, vận động người dân và trẻ em không thả diều, đèn trời, khi đốt nương phải bảo đảm an toàn không để xảy ra cháy rừng ảnh hưởng đến an toàn bay quân sự. ",
"Theo Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Đỗ Văn Nghị đánh giá, đến đầu tháng 7/2023 toàn bộ 15 xã, phường của thành phố Yên Bái thành lập chi bộ quân sự, trong đó có một chi bộ thành lập chi ủy, 14 chi bộ có bí thư và phó bí thư. Số đảng viên tham gia sinh hoạt là 82 đồng chí, nữ 12 đồng chí, dân tộc thiểu số tám đồng chí, 15 bí thư chi bộ có trình độ từ đại học trở lên, bảo đảm vai trò lãnh đạo toàn diện, đạt hiệu quả bước đầu theo quy định. ",
"Tuy nhiên, do mới thành lập nên việc xây dựng quy chế làm việc, phân công nhiệm vụ cho đảng viên theo chức năng như Bí thư Đảng ủy xã phường trực tiếp là Bí thư chi bộ quân sự, Bí thư đoàn xã tham gia lĩnh vực quân sự địa phương, đây là khó khăn trong công tác đánh giá phân loại, xếp loại đảng viên của chi bộ hằng năm. ",
"Về huyện vùng cao đặc biệt khó khăn Trạm Tấu tìm hiểu về công tác quân sự địa phương, được đồng chí Thào A Tài, Bí thư Đảng ủy xã Túc Đán cho biết, việc thành lập và đi vào hoạt động chi bộ quân sự ở vùng cao có ý nghĩa quan trọng, giúp các chủ trương, nghị quyết về công tác quân sự-quốc phòng sớm đi vào cuộc sống, phù hợp từng địa bàn, giải quyết căn bản việc đùn đẩy trách nhiệm cho một thành viên. ",
"Qua tìm hiểu, Túc Đán là xã đặc biệt khó khăn, với 100% dân số là đồng bào H’Mông, Khơ Mú, tỷ lệ hộ nghèo cao, địa bàn rộng, một số điểm nhóm đạo tin lành hoạt động chưa hợp pháp, số người nghiện ma túy cao... Trước tình hình này, chi bộ quân sự được thành lập cuối tháng 6/2023, đã tăng cường thêm một thôn đội trưởng Tống Trong tham gia chi bộ, bởi địa bàn Tống Trong cách trụ sở xã gần 15 km, cần có người phụ trách địa bàn. Các thành viên đã phối hợp với công an xã tổ chức tuần tra, vận động thu hồi vũ khí tự chế, vận động đồng bào tuân thủ pháp luật. Qua đó, cùng công an xã thu hồi 27 súng tự chế, phối hợp xử lý 26 vụ mua bán, sử dụng, tiêu thụ, vận chuyển trái phép ma túy.",
"Chính ủy Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Yên Bái, Đại tá Phạm Viết Khánh cho biết: Hiện các địa phương trong tỉnh đã triển khai sớm Đề án 14 ngày 19/5/2023 của Tỉnh ủy Yên Bái về thành lập chi bộ quân sự xã, phường, thị trấn. Đến đầu tháng 7/2023 thành lập xong 173 chi bộ quân sự theo quy định, đúng mục đích, yêu cầu, thẩm quyền, cơ cấu, thành phần theo quy định. Nhiều chi bộ vùng cao, cần có lãnh đạo toàn diện và nắm tình hình quân báo đã đưa đảng viên là thôn đội trưởng tại các bản xa trụ sở xã tham gia chi bộ quân sự, điển hình như xã Chế Tạo, Dế Xu Phình huyện Mù Cang Chải có từ 12 đến 15 đảng viên tham gia chi bộ quân sự.",
"Đến nay, các chi bộ quân sự trực tiếp tham mưu thực hiện có hiệu quả công tác tuyển quân, huấn luyện, diễn tập, sẵn sàng chiến đấu và quản lý lực lượng dân quân, dự bị động viên ở cơ sở, tiến hành hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị trong nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ mới. Đồng thời, xây dựng, củng cố, kiện toàn tổ chức, biên chế các đơn vị dân quân, xây dựng lực lượng dân quân có bản lĩnh chính trị vững vàng, thật sự là lực lượng chính trị nòng cốt, tin cậy bảo vệ Đảng, chính quyền và nhân dân ở cơ sở."
] | 425 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/chinh-phuc-lang-dia-nguc-tren-may-noi-tach-biet-voi-the-gioi-bi-an-tu-trong-phim-den-ngoai-doi-thuc-post788564.html | Chinh phục “làng địa ngục” trên mây: Nơi tách biệt với thế giới, bí ẩn từ trong phim đến ngoài đời thực | [
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/cvjntcigjcvwxtj/2023_12_21/ndo_br_img-2198-7016.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/cvjntcigjcvwxtj/2023_12_21/ndo_br_img-2060-8414.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/cvjntcigjcvwxtj/2023_12_21/ndo_br_img-2011-7771.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/cvjntcigjcvwxtj/2023_12_21/ndo_br_fullsizerender-3203.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/cvjntcigjcvwxtj/2023_12_21/3-5522.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/cvjntcigjcvwxtj/2023_12_21/ndo_br_tue2823-6731.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/cvjntcigjcvwxtj/2023_12_21/ndo_br_eu4a5625-3183.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/cvjntcigjcvwxtj/2023_12_21/ndo_br_img-2183-7797.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/cvjntcigjcvwxtj/2023_12_21/ndo_br_eu4a5318-397.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/cvjntcigjcvwxtj/2023_12_21/ndo_br_eu4a5636-487.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/cvjntcigjcvwxtj/2023_12_21/ndo_br_eu4a5617-1436.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/cvjntcigjcvwxtj/2023_12_21/ndo_br_2-4902.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/cvjntcigjcvwxtj/2023_12_21/img-3940-3291.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/cvjntcigjcvwxtj/2023_12_21/ndo_br_1-4979.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/cvjntcigjcvwxtj/2023_12_21/ndo_br_tue2721-4128.jpg.webp"
] | [
"",
"",
"",
"",
"",
"",
"",
"",
"",
"",
"",
"",
"",
"",
""
] | [
"Năm nay, tôi lại đi Hà Giang vào những ngày cuối năm. Hành trình này của chúng tôi khám phá một Hà Giang rất khác, với ngôi làng cổ nằm giữa rừng già Vần Chải hoang vu, hẻo lánh, “ẩn mình trong mây” của đồng bào H’Mông mang tên Sảo Há.",
"Nếu là một người quan tâm đến mạng xã hội, có lẽ bạn đã có thể nghe về Sảo Há, ngôi làng nhận được sự quan tâm lớn của cộng đồng mạng thời gian qua. Đây là bối cảnh chính trong bộ phim kinh dị ",
" và “Kẻ ăn hồn” được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên do tác giả trẻ tuổi Thảo Trang chắp bút.",
"Hà Giang được biết đến là tỉnh thành có nhiều ngôi làng “cô độc” giữa đại ngàn với núi đá bao quanh. Sảo Há cũng là một trong những thôn làng ẩn mình giữa cao nguyên đá như vậy. ",
"Để đến được địa phận của Sảo Há là một chặng đường rất dài.",
"Sảo Há là một ngôi làng nhỏ của người Mông nằm trên núi đá cao, lọt thỏm giữa đại ngàn thăm thẳm thuộc thôn Khó Chơ, xã Vần Chải, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.",
"Với địa thế nằm trên độ cao khoảng 2000m so với mực nước biển, theo tiếng H'Mông, Sảo Há có nghĩa là \"thung lũng trên cao\". ",
"Quả thật, vị trí của ngôi làng này thật dễ khiến cho người ta liên tưởng đến một nơi biệt lập, ẩn chứa nhiều điều bí ẩn.",
"Từ Hà Nội, trải qua gần 6 tiếng đồng hồ lắc lư trên xe khách, chúng tôi đến thành phố Hà Giang khi trời chưa sáng hẳn. Cả thành phố còn im lìm trong bóng tối, tiết trời se se lạnh.",
"Khi trời vừa hửng sáng cũng là lúc chúng tôi lại tiếp tục lên đường với 4 tiếng ngồi xe khách để đến thị trấn Yên Minh.",
"Đi Hà Giang đã vài lần, nhưng đây là lần đầu tôi lang thang khắp nẻo, hỏi biết bao nhiêu người để tìm được đến với Sảo Há.",
"Không giống như Lô Lô Chải hay làng cổ Thiên Hương, làng Sảo Há chưa được định vị chính xác trên Google Maps, bởi vậy du khách muốn tới đây có thể tìm kiếm qua từ khóa \"Khó Chơ\".",
"Từ huyện Yên Minh, đường đi đến ngôi làng Sảo Há phải vượt hết một con đèo trên tuyến đường mang tên “Hạnh Phúc” dài gần 17km với những khúc cua “tay áo”, dốc dài len lỏi quanh núi.",
"Đến chân dốc Thẩm Mã tôi lại theo chỉ dẫn tìm về xã Vần Chải, là nơi mà làng Sảo Há tọa lạc rồi tiếp tục hỏi đường. Bức ảnh mờ nhòe chụp lại lối mòn đưa đến ngôi làng cổ được người dân quanh xã nhận ra ngay lập tức.",
"Từ cổng chào của xã đến đường vào làng chỉ mất 4km nhưng không phải chỉ một đoạn đường bình thường.",
" Đó là một con đường mòn với đất đá lởm chởm, đồi dốc ngược đầy thách thức. Vậy nên du khách muốn tới làng Sảo Há chỉ có thể đi xe máy hoặc đi bộ. Người đi xe hai tay căng cứng giữ tay lái. Hai chân luôn phải gá xuống mặt đường để giữ thăng bằng. ",
"Đi một đã khó, nữa là còn kèm một đằng sau!",
"Điểm đặc biệt của Sảo Há này, người ta truyền tai nhau, là nơi không có dấu của sự hiện đại như điện, nước, hay sóng điện thoại; là nơi mà người H'Mông trốn thế giới vì không gian riêng biệt và thưa thớt người ghé qua.",
"Để tiến sâu vào làng, chúng tôi phải đi qua rừng cổ với hai cổng đá sừng sững nơi đặt miếu thờ thần rừng.",
"Cả đoạn đường không quá dài nhưng khung cảnh xung quanh có chút… rợn người.",
"Mọi thứ bao bọc ngôi làng từ đường đi, cảnh vật quả thực như bước ra từ trong trang sách: “Để đến được ngôi làng này người ta phải đi 5 vạn bước chân, trèo 50 dốc núi. Con đường mòn từ rừng đi đến gần ngôi làng dài gần 5km. Càng vào sâu lối đi càng hẹp. Đi sâu vào rừng là đường lên núi, dốc núi dựng đứng cứ khoảng vài trăm mét lại đến một con dốc. Ven đường đầy rẫy những cái cây cao vút, thân cây to đến nỗi người lớn ôm không xuể”.",
" Ngôi làng nép dưới những bóng cây đại ngàn như muốn nuốt chửng người khách lạ. Một nơi heo hút, sương mù giăng lối, khí trời lạnh lẽo như vậy cũng vô cùng phù hợp để vẽ nên một ngôi làng “địa ngục\" như trong phim. ",
"Là nơi ẩn dật của hậu duệ của một băng cướp khét tiếng, do tội ác của ông cha ngày trước mà dân làng thường xuyên gặp phải những chuyện kỳ dị.",
"Đặc biệt hơn Sảo Há còn có lịch sử đầy ly kỳ, kể về lịch sử ngôi làng. Anh Sùng Mí Lúa, người dân tộc H’Mông cho biết, khoảng những năm 1957-1958, có một nhóm thổ phỉ rất dữ tợn.",
"Sau nhiều cuộc nổi loạn và thất bại, thủ lĩnh nhóm thổ phỉ Vàng Vạn Ly đưa các con trốn vào hang núi trên đỉnh núi này.",
"Sau khi được chiêu hàng, Vàng Vạn Ly đưa anh em họ hàng, con cháu định cư ở đây, có lẽ là muốn xa lánh phần thế giới còn lại dưới chân núi.",
"Có một sự thật cũng bất ngờ không kém là nhóm người H’Mông ở đây đều mang chung dòng họ Vàng.",
"Xuất hiện trên phim là thế, song thật sự Sảo Há lại là ngôi làng rất đỗi bình yên, khi những rặng hoa lê, hoa đào dần bung nở, xua đi vẻ lạnh lẽo, trầm mặc của ngôi làng.",
"Đi bộ trên con đường giữa bản, cảm giác như những ồn ào, náo nhiệt của xã hội chưa từng vương tới đây, dù đã qua cả trăm năm.",
" Làng Sảo Há chỉ có độ hơn 20 nóc nhà lấp ló, bên ngoài là hàng rào đá cao tận 1,5m. Những viên đá xếp chặt, không một chút chất kết dính, vẫn vững chắc trăm mùa mưa nắng.",
"Lâu lâu trên đường, chúng tôi lại bắt gặp một vài vóc dáng nhỏ nhắn trong vạt váy đen - đỏ thổ cẩm, bước chầm chậm, gánh gùi cỏ, gùi củi sau lưng hay khoan thai hai su su trĩu nặng.",
"Mỗi khi nắng lên, những nếp nhà trình tường lợp mái âm dương óng ánh. Khói bếp cứ thế cuốn nhau trải dài hết những ngóc ngách. ",
"Sảo Há bây giờ cũng đã bớt \"im lìm\". Ngôi làng như trở thành ngôi sao mới nổi trên miền đá nở hoa. ",
"Chỉ riêng ngày hôm ấy thôi chốc chốc tôi lại thấy có khách men theo cung đường tiến vào làng Sảo Há, cũng có người hệt như tôi ngó ngang dọc dò hỏi đủ đường để tìm đến “làng địa ngục”, ai cũng mang trong mình tâm trạng háo hức tò mò đến thăm ngôi làng cổ ẩn mình giữa núi rừng Hà Giang hùng vĩ.",
"Những ai đã đến với Sảo Há đều có chung cảm nhận với tôi rằng người dân nơi đây rất hiền hòa, thân thiện và hiếu khách. ",
"Tuy đời sống còn nhiều khó khăn và bất tiện nhưng sự ung dung của họ khiến bất kỳ ai cũng thấy nhẹ nhõm vô cùng. ",
"Bên cạnh đó, ở đây mang đến những giây phút giúp cho bản thân cảm thấy bé nhỏ giữa bầu trời rộng lớn, cảm nhận cuộc sống thường nhật trốn xa thế giới ngoài kia. ",
"Và người dân nơi đây, họ vẫn làm vườn, vẫn trồng trọt và khéo léo ngồi se lanh dệt vải, mặc kệ nắng mưa trôi đi bao mùa.",
"Rong ruổi quanh làng cả ngày trời, rồi cũng đến lúc tôi như ông Thập trưởng làng trong “Làng địa ngục” chào bà con trong xóm để xuống dưới xuôi, chỉ có điều không biết có thêm lần nào nữa tôi mới có dịp đến thăm ngôi làng nhỏ này nữa.",
"Đoạn trở về tôi lại đi qua những nẻo đường vắng lặng, nhìn đâu cũng chỉ thấy núi non hùng vĩ, lấm tấm đá đen, qua không biết bao nhiêu nương ngô và thỉnh thoảng mới thấy thấp thoáng một ngôi nhà trình tường án ngữ giữa lưng chừng núi.",
"Tôi cảm giác mỗi lần đến Hà Giang là một lần mình trưởng thành, để nhận ra nếu không ngại khó khăn, ngại đường xa trắc trở thì mình sẽ có thể tìm được những món quà đầy bất ngờ, mà cứ ngỡ nó chỉ đến với ta một lần duy nhất trên đời."
] | 426 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/video-tim-toi-lang-dia-nguc-trong-may-post788871.html | [Video] Tìm tới "Làng địa ngục" trong mây | [] | [] | [
"Ngôi làng Sảo Há thuộc thôn Khó Chớ, thuộc huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, là nơi sinh sống của dân tộc người Mông. Cả làng Sảo Há có khoảng 22 hộ sinh sống, tất cả đều mang chung dòng họ Vàng.",
"Bất cứ du khách nào đặt chân đến cũng phải ấn tượng bởi độ hùng vĩ, hoang sơ và không kém phần ma mị, nhất là buổi sáng tinh sương và lúc chiều tà.",
"Hiện nay, chưa có công ty du lịch nào khai thác tour du lịch Hà Giang đến làng Sảo Há, nên du khách muốn khám phá hầu như sẽ đi tự túc.",
"Vẻ đẹp của làng Sảo Há không chỉ được tô điểm bởi khu rừng nguyên sinh cổ thụ, những ngôi nhà trình tường, mà còn có khu rừng trúc, hang Phỉ hay ngôi miếu cổ… Mỗi nơi lại có một truyền thuyết, câu chuyện riêng. Bởi vậy khi ghé thăm làng, du khách không chỉ được ngắm cảnh, hòa mình vào với thiên nhiên mà còn được lắng nghe, được tìm hiểu thêm về những câu chuyện, truyền thuyết đó.",
"Khoảng thời gian mà người dân Hà Giang khuyến khích khám phá làng Sảo Há là mùa xuân. Đây là thời điểm các loại cây, hoa bung nở rực rỡ. Khi trời sang mùa hạ và mùa thu thì làng mang trên mình vẻ đẹp trong trẻo, bình yên. Còn mùa đông là thời điểm khá không thuận lợi cho du khách ghé thăm nhất bởi thời tiết có thể xuống đến âm 5 - 10 độ C. Tuy nhiên khi đó làng cũng mang một vẻ rất riêng."
] | 427 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/doi-thay-tren-dinh-mo-suong-trang-post794551.html | Đổi thay trên đỉnh mờ sương trắng | [] | [] | [
"Nhớ lại trước đây, để lên được với xã Háng Ðồng chỉ có thể di chuyển bằng xe máy hoặc đi bộ. Cách thức đi lại thuận tiện và phổ biến nhất khi đó vẫn là đi bộ vì cung đường qua các bản rồi đến trung tâm xã không hề đơn giản, chỉ “tay lái cứng” mới dám đi. Tuy nhiên, đi xe máy cũng mất hơn bốn giờ để vượt qua gần 20 km từ xã Tà Xùa vào trung tâm xã Háng Ðồng. Bởi khi đó, con đường lên với xã Háng Ðồng được nằm trong danh sách những “con đường chồn chân vó ngựa”, gồ ghề và trơn như ai đó vô tình làm đổ mỡ ra mặt đường... ",
"Vậy mà giờ đây, mặc dù cuộc sống còn đó những khó khăn nhưng những cung đường mới đổ bê-tông đã thay đổi tất cả. Con đường đất gian nan năm nào đã được trải nhựa đến tận trung tâm xã, đường liên bản cũng đều là đường bê-tông. Hai bên đường, những hàng cột điện nối đuôi nhau đưa lưới điện quốc gia vào tận các bản xa nhất của xã Háng Ðồng. Cùng với đó là hình ảnh những em học sinh người H’Mông tíu tít từ các bản xuống núi học chữ. ",
"Trước đây, vào khoảng tháng 3, trên đường di chuyển tới các bản của xã Háng Ðồng, bắt gặp nhiều những vạt nương trồng thuốc phiện đã nở hoa. Trong những gian nhà ở các bản nồng nặc khói thuốc phiện, bởi khi đó cây thuốc phiện được người dân trồng quanh bản, thậm chí thời điểm đó thuốc phiện nhiều đến nỗi hộ nào cũng có trong nhà. Khách đến chơi nhà chỉ lại mời nhau hút thứ nhựa chết người... ",
"Già bản Mùa A Chu, bản Háng Ðồng C, người cũng từng bị thứ khói thuốc phiện làm khổ, nhớ lại: Cũng bởi ngày đó nhiều thuốc phiện cho nên số người nghiện chiếm khá nhiều, thậm chí có cả phụ nữ cũng hút thuốc phiện. Cũng tại nơi đây, có không ít cán bộ, giáo viên đã bị thứ khói thuốc phiện “lôi kéo”, để rồi phải từ bỏ giữa chừng sự nghiệp nơi vùng cao sương trắng. ",
"Ðến với Háng Ðồng hôm nay, trẻ em trong độ tuổi tại các bản đều được đi học, không kể hộ nghèo hay cận nghèo, các em đều được bố mẹ cho xuống núi đến học tại trung tâm xã sau khi hoàn thành xong bậc học mầm non tại bản. Thậm chí, nhiều bản từng có tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi không đi học chiếm tỷ lệ cao thì mấy năm gần đây luôn duy trì sĩ số 100%, trong đó trẻ em nữ cũng được đi học. ",
"Bí thư Ðảng ủy xã Háng Ðồng, Ðinh Ngọc Sơn cho biết: Sau khi tuyên tuyền vận động được đồng bào một số bản từ bỏ được cây thuốc phiện, xã đã huy động được tất cả số trẻ trong độ tuổi đến trường. Trong đó, số trẻ em đồng bào dân tộc H’Mông là nữ đều được đến trường, không còn việc phân biệt nam nữ như trước nữa.",
"“Ðoạn tuyệt” được với cây thuốc phiện, thêm sự quan tâm, hỗ trợ của tỉnh, huyện và xã, ngoài việc cho con, cháu mình xuống núi học chữ, đồng bào H’Mông nơi đây tiếp tục tạo ra thành tích khi chuyển sang chăn nuôi gia súc, gia cầm hay thâm canh lúa nước, điều mà trước đây chưa từng có ở vùng đất này... Những diện tích đất trước đây người dân phá rừng xong rồi để cỏ mọc hoang hay những triền núi từng là nơi trồng cây anh túc thì nay đồng bào H’Mông đã cải tạo chuyển đổi sang trồng lúa nước, thảo quả, sa nhân... ",
"Hơn 200 ha lúa nước do người H’Mông các bản ở Háng Ðồng làm được chưa phải là nhiều nhưng đó cũng là sự quyết tâm, sự thành công không phải nơi nào cũng làm được sau khi bỏ trồng cây thuốc phiện. Ðến ngay như những người già trước đây ở các bản đều cho rằng trồng lúa nước là của người dưới vùng thấp thì nay đã trở thành những người đầy kinh nghiệm trong việc thâm canh lúa nước, như gia đình ông Mùa A Lù, Mùa A Chống và Mùa A Ký... ",
"Ðồng chí Vương Hồng Hải, nguyên Bí thư Ðảng ủy xã Háng Ðồng, người từng “ba cùng” khắp các bản với đoàn công tác vận động người dân phá bỏ cây thuốc phiện, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cho biết: Háng Ðồng có được như ngày hôm nay chính là nhờ sự quan tâm, hỗ trợ của tỉnh, huyện và sự quyết tâm, đoàn kết của đồng bào. Giờ đây, người dân đã vận động nhau phá bỏ thuốc phiện để trồng lúa nước, ngô, dong giềng, nuôi gia súc, gia cầm, tạo bước đột phá chưa từng có ở một xã vùng cao còn khó khăn như Háng Ðồng."
] | 428 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/muong-nhe-phat-huy-hieu-qua-cong-tac-dan-van-giup-xoa-bo-cac-diem-nong-ve-an-ninh-trat-tu-post792400.html | Mường Nhé phát huy hiệu quả công tác dân vận giúp xoá bỏ các "điểm nóng" về an ninh trật tự | [] | [] | [
"Nhắc lại vụ tụ tập đông người tại bản Huổi Khon, xã Nậm Kè xảy ra hồi cuối tháng 4 đầu tháng 5 năm 2011, ông Tạ Văn Sơn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân ",
" thoáng trầm ngâm. Bấm đốt ngón tay, ông Sơn nói: Nhờ sự quan tâm đặc biệt, sự hỗ trợ nhiều mặt của tỉnh và các cấp, các ngành, người dân ở Huổi Khon nói riêng, xã Nậm Kè nói chung đã dần quên “việc không hay” ngày ấy. Nhưng với cấp ủy, chính quyền huyện Mường Nhé thì sự việc Huổi Khon mãi là bài học “xương máu” trong việc nắm bắt tâm tư, nguyện vọng người dân ở cơ sở. Từ sự việc Huổi Khon, cấp ủy, chính quyền huyện Mường Nhé phân tích, chỉ rõ nguyên nhân sâu xa là do đối tượng xấu lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo đã xúi giục, kích động những người dân kém hiểu biết, nhẹ dạ cả tin làm theo kế hoạch của chúng hòng chia rẽ đoàn kết, gây mất an ninh trật tự địa bàn. ",
"Hiểu rõ nguyên nhân đó cho nên trong các cuộc họp thường kỳ, cấp ủy, chính quyền huyện Mường Nhé luôn nhất quán phương châm chỉ đạo xuyên suốt là phải “sát cơ sở, nắm dân, vững địa bàn”, với yêu cầu mỗi cán bộ, công chức, chiến sĩ các lực lượng vũ trang phải sâu sát, gắn bó, đồng hành với người dân các bản, làng. Riêng Công an huyện - đơn vị chủ công trong nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự, tuyên truyền phòng chống tà đạo phải phân công cán bộ, chiến sĩ phụ trách từng địa bàn, nắm từng khu dân cư không để kẻ xấu, người xấu thực hiện ý đồ chia rẽ kích động.",
"Bám sát chỉ đạo của Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện, khi triển khai thực hiện các chương trình dự án: Đề án 79, chương trình làm nhà đại đoàn kết, các chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới... tại cơ sở, mỗi cán bộ, chiến sĩ đều kết hợp thông tin nội dung, ý nghĩa, phương thức thực hiện từng chương trình. Các cán bộ, chiến sĩ khéo léo đưa nội dung phòng chống tà đạo để người dân dễ nắm bắt, đề cao cảnh giác không bị lợi dụng. ",
"Trong đợt cao điểm dịch Covid-19 hoành hành các năm trước, nhiều đối tượng theo tà đạo “Bà cô Dợ” đã lợi dụng dịch bệnh để xuyên tạc, gây hoang mang trong nhân dân, làm một bộ phận người dân tộc H’Mông lo sợ, không tiêm vắc-xin phòng bệnh. Cũng thời điểm đó, một số đối tượng theo các tà đạo khác, như: “Ân điển cứu rỗi”, “Đức chúa trời toàn năng” đã lợi dụng lôi kéo người dân ở bản Huổi Thanh (xã Nậm Kè), một nhóm người dân tộc Dao ở xã Pá Mỳ tin theo.",
"Nắm rõ thực trạng nêu trên, theo chỉ đạo của Ban Thường vụ Huyện ủy Mường Nhé về việc chủ động nhận diện, đấu tranh các tà đạo đội lốt tôn giáo, các phòng, ban, tổ chức chính trị-xã hội cùng cấp ủy, chính quyền các xã đã thành lập các tổ công tác về địa bàn gặp gỡ các tín đồ, chức sắc, chức việc thông tin tình hình mọi mặt; đồng thời cập nhật thông tin hoạt động của các đối tượng có ý đồ lợi dụng tôn giáo xuyên tạc chủ trương, chính sách. ",
"Bí thư Huyện ủy Mường Nhé Bùi Minh Hải, cho biết: Thực hiện đúng chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước là tạo điều kiện để các tôn giáo hoạt động theo quy định pháp luật, bảo đảm quyền tự do, tín ngưỡng của người dân, Mường Nhé đã và luôn chủ động đối thoại, gặp gỡ, giải đáp các ý kiến của nhân dân, tín đồ tôn giáo trên tinh thần cởi mở, thẳng thắn. Với những người tin theo các tà đạo, như là “Bà cô Dợ”, “Ân điển cứu rỗi”, “Đức chúa trời toàn năng”, huyện cũng tổ chức đối thoại thẳng thắn; đồng thời phân tích, chỉ rõ luận điệu của kẻ xấu. Định kỳ hằng tháng, Thường trực Huyện ủy chủ trì họp đánh giá tình hình, kết quả đấu tranh ngăn chặn tà đạo để kịp thời rút kinh nghiệm và đề ra giải pháp khắc phục khó khăn. ",
"Là lực lượng chủ công trong vận động, đấu tranh đẩy lùi tà đạo ở địa bàn nên mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an huyện Mường Nhé hiểu rõ từng khó khăn khi về cơ sở. Trung tá Vũ Văn Hưng, Trưởng Công an huyện Mường Nhé chia sẻ: Đấu tranh, đẩy lùi tà đạo vốn đã rất khó khăn song ở Mường Nhé việc đấu tranh, đẩy lùi tà đạo càng khó hơn rất nhiều. Địa bàn huyện rộng, dân cư chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, dễ bị xúi giục, lợi dụng, thế nên Mường Nhé thường được các “tà đạo” hướng đến. Thống kê của cơ quan chuyên môn, từ năm 2015 trở lại đây, Mường Nhé có bốn tà đạo xâm nhập, với tổng số 528 người ở 11 xã theo. ",
"Hầu hết số người bị ảnh hưởng tà đạo ở Mường Nhé là anh em họ hàng, người trong gia đình, dòng họ, cho nên lực lượng chức năng khó tiếp cận để tuyên truyền, giải thích. Song với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, của các cấp huyện, xã và sự bám nắm địa bàn của lực lượng công an xã kiên trì về từng gia đình, thậm chí về từng nương giúp người dân gieo hạt, thu hái cho nên dần dần đã gặp gỡ, tiếp xúc và thuyết phục được người theo tà đạo. Công tác đấu tranh với các loại tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự tại địa bàn đạt hiệu quả, tạo thành trì vững chắc chống lại luận điệu xuyên tạc, chia rẽ. ",
"Anh V.A.S., người dân tộc H’Mông ở bản Huổi Khon 2, xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé là một trong số hàng trăm người đã từng bỏ đạo Tin lành để theo “Bà cô Dợ”, vì tin lời ngon ngọt của các đối tượng xấu là theo “Bà cô Dợ” không làm vẫn có ăn, ốm đau không cần thuốc tự khỏi, không bị Covid-19. Khi được công an xã, bộ đội biên phòng và cán bộ xã Nậm Kè đến nhà phân tích đúng, sai thì gia đình anh và nhiều người khác trong bản Huổi Khon 2 đã nhận ra bản chất của tà đạo này. Anh V.A.S. cho biết: “Đợt dịch Covid-19, gia đình tôi được các anh công an xã, cán bộ xã, huyện hướng dẫn cách phòng bệnh; các tổ chức đoàn thể, cán bộ y tế trao thuốc, tiêm vắc-xin cho nên mọi người trong nhà, trong bản đều khỏe mạnh. Từ đó, tôi tự nguyện bỏ tà đạo trở về với cuộc sống đời thường, yên tâm sản xuất phát triển kinh tế gia đình. Đến nay, gia đình tôi được chính quyền xã, huyện ghi nhận là hạt nhân tích cực trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” ở địa phương.",
"Cũng tin theo tà đạo “Bà cô Dợ” như anh V.A.S., thời gian cao điểm nhất, toàn huyện Mường Nhé có 49 hộ với gần 300 người ở bảy bản thuộc bốn xã: Mường Toong, Huổi Lếch, Nậm Kè và Chung Chải đã bỏ bê việc nhà để chờ đợi được cứu rỗi, được cho tiền. Thế nhưng đến nay 100% số người theo tà đạo “Bà cô Dợ” và các tà đạo khác đều tự nguyện từ bỏ và ký cam kết không theo tà đạo, không nghe lời kẻ xấu xúi giục để yên tâm lao động, sản xuất và góp sức giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ vùng đất biên giới bình yên.",
"Năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện Mường Nhé giảm xuống còn 47,3% (giảm 7,47% so với năm 2022); kết nạp được 202 đảng viên (vượt 34,7% kế hoạch); chủ quyền biên giới quốc gia, đường biên tiếp tục được giữ vững; quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm."
] | 429 |