type
stringclasses
1 value
url
stringlengths
45
244
title
stringlengths
10
211
image_url
sequencelengths
0
20
detail_url
sequencelengths
0
20
content
sequencelengths
1
51
__index_level_0__
int64
34
429
ethnic_data
https://nhandan.vn/dong-bao-dan-toc-ho-hoi-mua-the-bao-hiem-y-te-post815501.html
Đồng bào dân tộc hồ hởi mua thẻ bảo hiểm y tế
[ "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/vodrkxrrks/2024_06_21/5c72d44edca47ffa26b5-9856.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/vodrkxrrks/2024_06_21/img-6496-4479.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/vodrkxrrks/2024_06_21/74e8bd7b626dc133987c-3136.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/vodrkxrrks/2024_06_21/be6735b8ebae48f011bf-4511.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/vodrkxrrks/2024_06_21/mua-bhyt-4-9661.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/vodrkxrrks/2024_06_21/dsc-7339-4916.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/vodrkxrrks/2024_06_21/1d04eef028fb8ba5d2ea-1-8697.jpg.webp" ]
[ "Bảo hiểm xã hội huyện Bắc Bình phối hợp Ủy ban nhân dân xã Phan Lâm, Phan Sơn tổ chức tuyên truyền cho người dân tộc thiểu số sau khi có quy định giảm giá.", "Người dân tộc thiểu số đang khám bệnh tại Bệnh viện huyện Hàm Thuận Bắc.", "Cán bộ xã Sông Bình (huyện Bắc Bình) tuyên truyền đến tận nhà người dân.", "Cán bộ xã Sông Bình (huyện Bắc Bình) tuyên truyền đến tận nhà người dân.", "Cán bộ huyện Bắc Bình tuyên truyền, bán bảo hiểm cho người dân tộc thiểu số tận nhà.", "Bệnh viện huyện Hàm Thuận Bắc khám, chữa bệnh cho người dân tộc thiểu số.", "Ủy ban nhân dân xã Hàm Cần tổ chức tuyên truyền cho người dân." ]
[ "Trong những ngày tháng 6, nhiều người dân tộc thiểu số đã đến xã để mua thẻ ", ". Sau khi nghe thông tin của cán bộ xã xuống tuyên truyền thẻ bảo hiểm y tế giảm giá, ông Huỳnh Văn Đê (dân tộc Chăm; huyện Bắc Bình) đã đến Ủy ban nhân dân xã mua cho các thành viên trong gia đình. ", "Với mức giảm giá này, tôi chỉ tốn hơn 70.000 đồng là mua được 6 tháng còn lại trong năm. Nhờ vậy, tôi có thể ", ", lấy thuốc; yên tâm làm việc.", "Để người dân tộc thiểu số biết đến thẻ bảo hiểm y tế được hỗ trợ giảm giá, Bảo hiểm xã hội huyện Bắc Bình phối hợp Ủy ban nhân dân xã được hưởng theo nghị quyết quy định gồm: Sông Bình, Phan Điền, Phan Lâm, Phan Sơn. ", "Nhờ vậy, số người ", " đến các xã mua tăng lên từng ngày. Thậm chí, nhiều hộ gia đình mua toàn bộ nhân khẩu trong gia đình. ", "Ông Trần Ngọc Tuấn, Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện Bắc Bình cho biết, trước khi chưa có quy định, trên địa bàn 4 xã còn khoảng 3.000 người chưa mua, có hơn 1.000 người đã mua từ trước. ", "Nhà nước đã hỗ trợ 85%, người dân tộc thiểu số chỉ mua 15% với mức giá 12.150 đồng/tháng, với 6 tháng còn lại trong năm là 72.900 đồng.", "Mới đây, ngày 15/5/2024, Hội đồng nhân dân tỉnh có Nghị quyết số 06/2024 quy định mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho người ", " thiểu số trên địa bàn tỉnh đến hết tháng 10/2026. ", "Nghị quyết này quy định mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho đối tượng là người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Nghị định số 146/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, 2 được bổ sung tại điểm c khoản 2 Điều 1 Nghị định số 75/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 146/2018/NĐ-CP.", "Theo đó, người dân tộc thiểu số được hưởng quy định, đang sinh sống tại địa bàn các xã khu vực II, khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016-2020 mà các xã này không còn trong danh sách các xã khu vực II, khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.", "Bên cạnh mức hỗ trợ 70% mức đóng bảo hiểm y tế từ ngân sách Trung ương theo quy định tại Nghị định số 75/2023/NĐ-CP của Chính phủ, ngân sách địa phương hỗ trợ 15% mức đóng bảo hiểm y tế cho đối tượng là người dân tộc thiểu số quy định tại điểm a khoản 2 Điều 1 Nghị quyết này, người dân tộc thiểu số chỉ còn mua 15% với mức đóng bảo hiểm y tế.", "Để triển khai thực hiện có hiệu quả quy định hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, ông Nguyễn Minh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao Ban Dân tộc tỉnh phối hợp Bảo hiểm Xã hội tỉnh đề nghị Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố đôn đốc, hướng dẫn Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn rà soát, thống kê kịp thời, đầy đủ đối tượng người dân tộc thiểu số theo quy định tại điểm a, khoản 2 Điều 1 Nghị quyết số 06/2024/NQ-HĐND ngày 15/5/2024 của Hội đồng nhân dân tỉnh; tổng hợp số lượng đối tượng, nhu cầu kinh phí hằng năm. ", "Bên cạnh đó, Ban Dân tộc phối hợp các sở, ngành liên quan hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh định kỳ 6 tháng, hằng năm và đột xuất tình hình thực hiện; chủ trì, phối hợp các sở, ngành và địa phương tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện.", "Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nguyễn Minh giao Sở Tài chính tỉnh kiểm tra, thẩm định, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cấp kinh phí hỗ trợ cho các đối tượng được hưởng; theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, quản lý kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho các đối tượng theo đúng quy định. ", "Sở Y tế tỉnh chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh từ tuyến huyện đến tuyến xã nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong khám bệnh, chữa bệnh; cập nhật kịp thời, chính xác, đầy đủ thông tin về khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho đồng bào dân tộc thiểu số. ", "Bên cạnh đó, Sở Y tế báo cáo kết quả công tác khám, chữa bệnh cho người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh theo định kỳ và đột xuất.", "Cùng với đó, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tuyên truyền, phổ biến chính sách quy định mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số. ", "Ngoài ra, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn rà soát, lập danh sách đối tượng người dân tộc thiểu số được hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế; tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách tại địa phương." ]
134
ethnic_data
https://nhandan.vn/tao-sinh-ke-giup-dan-giam-ngheo-ben-vung-post820755.html
Tạo sinh kế, giúp dân giảm nghèo bền vững
[ "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/huounvj/2024_07_24/ac3f30251736b268eb27-8823.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/pgazsmztzsao/2024_07_24/tt-qt-2-6884.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/huounvj/2024_07_24/d6a489bfaeac0bf252bd-4800.jpg.webp" ]
[ "Nông dân vui mừng trước thành quả vườn cam sai trái được đầu tư bằng nguồn vốn tín dụng chính sách.", "Người dân đến vay vốn tại điểm giao dịch xã Hải Dương, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.", "Nhờ được vay vốn, người dân ở thị trấn Bến Quan, huyện Vĩnh Linh xây dựng mô hình nuôi gà hiệu quả." ]
[ "Ðáng chú ý trong việc thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW tại tỉnh Quảng Trị là sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, cho vay đúng và đủ đối với hộ nghèo, gia đình chính sách, góp phần nâng cao năng lực, chất lượng triển khai tín dụng chính sách.", "Anh Phạm Ngọc Hưng ở thôn Diên Khánh, xã Hải Dương, huyện Hải Lăng, thông qua Tổ vay vốn và tiết kiệm của thôn vay 90 triệu đồng từ chương trình cho vay giải quyết việc làm để mở rộng cơ sở sản xuất nước tinh khiết Dream; công việc phát triển tốt, giải quyết việc làm với thu nhập ổn định cho 5 lao động địa phương.", " Mỗi tháng, ngoài đóng lãi theo quy định, anh còn dành một khoản tham gia gửi tiết kiệm để tích trữ trả nợ gốc. Anh Hưng mong muốn tiếp tục vay thêm nhằm mở rộng quy mô sản xuất, tạo thêm việc làm cũng như nâng cao đời sống cho nhiều lao động địa phương. ", "Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh tập trung công tác ủy thác cho vay qua các tổ chức chính trị, xã hội trong hoạt động tín dụng. Việc ủy thác được thực hiện bài bản, thông suốt từ tỉnh về cơ sở, phát huy được điểm mạnh của tổ chức chính trị, xã hội có mạng lưới, cán bộ ở tất cả các xã, phường, nhất là các chi hội hoạt động ở thôn, làng, cùng tham gia trong việc tuyên truyền, bình xét cho vay. ", "Các tổ chức được ủy thác luôn đôn đốc người vay trả nợ, trả lãi; vận động tổ viên thực hành tiết kiệm hằng ngày, tạo thói quen thường xuyên gửi tiết kiệm hằng tháng nhằm tích góp, tạo nguồn hỗ trợ cho việc trả lãi, trả nợ ngân hàng và tạo lập dần vốn tự có; đồng thời hướng dẫn về cách thức sản xuất, làm ăn đạt hiệu quả, tham gia và giám sát việc thực hiện công khai, dân chủ, minh bạch trong sử dụng nguồn lực của Nhà nước cho mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội.", "Hiện nay, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh có 125 điểm giao dịch đặt tại 100% trụ sở ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; phối hợp với chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị, xã hội quản lý 1.859 tổ tiết kiệm và vay vốn hoạt động tại các thôn, bản. ", "Chị Lý Thị Nga, Chủ tịch Hội Phụ nữ thị trấn Bến Quan, huyện Vĩnh Linh cho biết: Nhờ có vốn vay chính sách 400 triệu đồng, tổ hợp tác chăn nuôi gà tại địa phương với 5 thành viên đã mở rộng hai khu chuồng trại, nuôi 25 nghìn con gà, giải quyết việc làm cho 12 lao động; năm đầu tiên hoạt động đã có lãi hơn 200 triệu đồng sau khi trừ chi phí. Tương tự là mô hình trồng cam hữu cơ của Hợp tác xã cây ăn quả Bến Quan có diện tích 8 ha với 11 thành viên với dư nợ vay 1,1 tỷ đồng, tạo việc làm cho 15 người với thu nhập ổn định. ", "Chị Nga cho rằng, tổ tiết kiệm và vay vốn là mô hình gần dân, sát dân, vì dân, tiết kiệm tối đa chi phí, giúp nguồn vốn chính sách được triển khai nhanh chóng; độ bao phủ của mô hình này rất rộng, gắn kết chặt chẽ với các tổ chức chính trị, xã hội địa phương. Tại điểm giao dịch thị trấn Bến Quan, các chính sách tín dụng của Nhà nước, danh sách hộ vay vốn và các quy trình thủ tục vay được niêm yết công khai, tạo được lòng tin của nhân dân. ", "Ðể phong phú nguồn vốn cho vay, Ủy ban nhân dân tỉnh luôn quan tâm chỉ đạo, huy động và tập trung các nguồn lực tài chính, đáp ứng nhu cầu vay vốn bằng quyết định giao dự toán ngân sách nhà nước hằng năm ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội, đến nay, nguồn vốn này đã đạt hơn 216 tỷ đồng. Tính đến ngày 30/6/2024, tổng nguồn vốn lũy kế của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh huy động đạt hơn 5.091 tỷ đồng, tăng hơn 3.405 tỷ đồng so với năm 2014. ", "Một trong các cách làm đáng chú ý là xây dựng, lồng ghép mô hình, chương trình, dự án phát triển kinh tế-xã hội, giảm nghèo bền vững của địa phương với việc sử dụng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội. Hằng năm, các tổ chức chính trị, xã hội phối hợp Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh xem xét, thẩm định cho vay gần 2.000 mô hình, với tổng số tiền gần 120 tỷ đồng cho những dự án đã được đăng ký phù hợp, bảo đảm quy định, hiệu quả. ", "Cùng với đó, Ngân hàng Chính sách xã hội đã phối hợp với các địa phương, đơn vị cho vay trong các tình huống cấp bách theo các chương trình, đề án đặc biệt như: Cho vay chuyển đổi sinh kế cho ngư dân vùng biển bị thiệt hại do sự cố môi trường biển Formosa năm 2016, vay hỗ trợ sau trận lũ lịch sử năm 2020, nhất là cho vay người dân bị ảnh hưởng do đại dịch Covid-19...", "Một điểm đáng chú ý, đó là các chương trình tín dụng chính sách đã giúp hơn 20 nghìn hộ đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh làm quen với việc vay vốn để sản xuất, tạo thu nhập, qua đó nâng cao trình độ sản xuất, kinh doanh và quản lý vốn. Riêng tại huyện miền núi Hướng Hóa, số dư nợ cho người dân tộc thiểu số vay vốn tín dụng chính sách đạt hơn 775 tỷ đồng với hơn 11.835 hộ vay. ", "Anh Hồ Văn Chiến người dân tộc Vân Kiều ở thôn Ka Túp, thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa được Ngân hàng Chính sách xã hội tư vấn cho vay 100 triệu đồng. Có vốn, anh đầu tư trồng 2 ha rừng cây tràm và mua bò giống về nuôi và bước đầu đã phát huy hiệu quả, đời sống gia đình ngày một khấm khá. Gia đình anh rất vui mừng vì được Nhà nước quan tâm, tạo điều kiện để sản xuất, cải thiện đời sống. ", "Thời gian qua, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh có nhiều sáng tạo trong cách cho vay, trao sinh kế, giảm nghèo bền vững. Ðây là nỗ lực rất lớn đưa chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước vào cuộc sống, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng đời sống. Nguồn vốn tín dụng chính sách đã đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn, là nguồn lực lớn góp sức vào chương trình xây dựng nông thôn mới đạt kết quả tốt, đẩy nhanh quá trình phát triển bền vững của tỉnh. ", "Tuy nhiên, Nhà nước hiện chưa có chính sách cho vay phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh đối với hộ có thu nhập thấp, mức sống trung bình trong khi nhu cầu của đối tượng này rất lớn và trên thực tế khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng các ngân hàng thương mại. ", "Do đó, nhằm phát huy tốt hơn vai trò của vốn tín dụng chính sách xã hội, tỉnh sẽ tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, quan tâm hơn nữa việc cân đối, ưu tiên bố trí kinh phí trong dự toán hằng năm từ nguồn đầu tư phát triển chuyển sang ngân hàng chính sách để bổ sung nguồn vốn ủy thác cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn. ", "Cùng với đó, tỉnh đã đa dạng hóa nguồn lực thực hiện tín dụng chính sách xã hội; thường xuyên rà soát, thống kê xác nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác để tạo điều kiện tiếp cận được vốn tín dụng chính sách kịp thời, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, phát triển bền vững của địa phương." ]
135
ethnic_data
https://nhandan.vn/nang-cao-nang-luc-bao-cao-vien-tuyen-truyen-phap-luat-tai-vung-dong-bao-dan-toc-thieu-so-post820906.html
Nâng cao năng lực báo cáo viên tuyên truyền pháp luật tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số
[ "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/vodrkxrrks/2024_07_24/fde3203828718d2fd460-4748.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/vodrkxrrks/2024_07_24/dbcc954a341f9141c80e-6099.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/vodrkxrrks/2024_07_24/83fd2f22276b8235db7a-3624.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/vodrkxrrks/2024_07_24/843145bce4e941b718f8-8446.jpg.webp" ]
[ "Sở Tư pháp tuyên truyền, phổ biến pháp luật tại xã Phong Phú, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.", "Sở Tư pháp tuyên truyền, phổ biến pháp luật tại xã Bình Tân, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận.", "Sở Tư pháp tuyên truyền, phổ biến pháp luật tại xã Phong Phú, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.", "Sở Tư pháp tuyên truyền, phổ biến pháp luật tại xã Bình Tân, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận." ]
[ "Trong nhiều năm qua, Sở Tư pháp tỉnh Bình Thuận vẫn thường xuyên phối hợp các đơn vị, sở, ngành, địa phương tuyên truyền, phổ biến pháp luật tại những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. ", "Có thể thấy, đội ngũ báo cáo viên tuyên truyền viên pháp luật là vấn đề then chốt, ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật tại vùng đồng bào bào dân tộc thiểu số và miền núi nhằm góp phần nâng cao nhận thức, ", ", khơi dậy khát vọng, ý chí tự lực, tự cường của đồng bào bào dân tộc thiểu số và miền núi.", "Đề án này quán triệt, triển khai kịp thời chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về ưu tiên đầu tư phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác phổ biến giáo dục pháp luật nói chung, tại địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nói riêng. ", "Đặc biệt, đề án phát huy vai trò, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị; tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức tham gia xây dựng, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật tại vùng ", " bào dân tộc thiểu số và miền núi. ", "Bên cạnh đó, đề án đồng bộ và lồng ghép với Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.", "Trong giai đoạn năm 2024 và năm 2025, số lượng báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật tại vùng đồng bào được đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số phù hợp ngôn ngữ tại địa phương tăng thêm ít nhất 20% so số lượng năm 2023.", " Tương tự, bổ sung mới ít nhất 10% đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật là cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số.", "Mỗi thôn có ít nhất 1 tuyên truyền viên pháp luật là người dân tộc thiểu số hoặc biết tiếng dân tộc thiểu số; trong đó ưu tiên lựa chọn, bồi dưỡng già làng, trưởng thôn, các chức sắc, chức việc tôn giáo, người có uy tín trong cộng đồng dân cư. Bảo đảm ít nhất 70% báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật tại địa bàn này được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng phổ biến giáo dục pháp luật phù hợp đối tượng, lĩnh vực, địa bàn.", "Trong giai đoạn từ năm 2026 đến năm 2030, xây dựng, hoàn thiện chính sách, thể chế thu hút đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật và các lực lượng khác trong xã hội. ", "Đến hết năm 2030, số lượng báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số phù hợp ngôn ngữ tại địa phương tăng thêm ít nhất 50% so giai đoạn trước. Bảo đảm tăng thêm ít nhất 25% số lượng cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số tham gia làm báo cáo viên pháp luật so giai đoạn trước. Mỗi thôn, bản, ấp, buôn có ít nhất 2 tuyên truyền viên pháp luật là người dân tộc thiểu số hoặc biết tiếng dân tộc thiểu số.", "Đề án thực hiện nâng cao nhận thức, phát huy vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Cùng với đó, đề án này rà soát, nghiên cứu, đề xuất, hoàn thiện thể chế, chính sách hỗ trợ cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. ", "Bên cạnh đó, thực hiện đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp bồi dưỡng, tập huấn theo hướng nâng cao năng lực thực tiễn, lấy báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật làm trung tâm trong bồi dưỡng, tập huấn.", "Thường xuyên bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng phổ biến giáo dục pháp luật, cung cấp thông tin cho già làng, trưởng thôn, các chức sắc, chức việc tôn giáo, người có uy tín trong cộng đồng dân cư, hòa giải viên cơ sở để tham gia phổ biến giáo dục pháp luật tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. ", "Thực hiện bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, giảng viên nguồn để tập huấn, hướng dẫn kiến thức pháp luật và kỹ năng phổ biến giáo dục pháp luật cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.", "Biên soạn, cung cấp tài liệu phổ biến giáo dục pháp luật cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi bằng chữ phổ thông hoặc song ngữ chữ phổ thông và chữ dân tộc thiểu số để thực hiện phổ biến giáo dục pháp luật cho nhân dân bằng hình thức phù hợp. ", "Bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong phổ biến giáo dục pháp luật cho báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.", "Huy động lực lượng cán bộ, chiến sĩ quân đội nhân dân tham gia phổ biến giáo dục pháp luật tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; lồng ghép việc thực hiện nhiệm vụ của Đề án “Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến giáo dục pháp luật, vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021-2027” theo Kế hoạch số 147/KH-UBND ngày 12/1/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh. ", "Huy động lực lượng công an tham gia phổ biến giáo dục pháp luật tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; lồng ghép việc thực hiện nhiệm vụ của Đề án “Nâng cao hiệu quả công tác phổ biến giáo dục pháp luật gắn với vận động quần chúng nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở của lực lượng Công an nhân dân giai đoạn 2021-2027” theo Kế hoạch số 2675/KH-UBND ngày 24/7/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh." ]
136
ethnic_data
https://nhandan.vn/doc-dao-banh-bo-nguoi-cham-an-giang-post796587.html
Độc đáo bánh bò người Chăm An Giang
[]
[]
[ "An Giang có ba loại bánh bò nổi tiếng là bánh bò Tân Châu của ông Út Dứt, bánh bò thốt nốt của đồng bào dân tộc Khmer và bánh bò Ha Cô của người Chăm. Các đặc sản này đã làm phong phú, tạo thêm thương hiệu cho món ăn đa dạng của tỉnh. ", "Tại An Giang, người Chăm sống tập trung ở huyện An Phú và xã Châu Phong, thị xã Tân Châu. Bánh bò Ha Cô bán quanh năm, nổi bật nhất là sạp bánh bò của nghệ nhân Rofiah luôn thu hút du khách đến tham quan, trải nghiệm món ăn độc đáo này. Tại lễ hội bánh dân gian Nam Bộ lần thứ 9 năm 2022 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ tổ chức, món bánh bò Ha Cô và bánh Namparang của nghệ nhân Rofiah đã xuất sắc đạt Huy chương vàng.", "Nghệ nhân Rofiah chia sẻ, nguyên liệu chính làm nên món bánh bò trứ danh này gồm trái thốt nốt già, bột gạo, nước cốt dừa, đường... Làm bánh bò Ha Cô không khó nhưng để làm ra chiếc bánh đẹp không dễ dàng bởi nó còn tùy thuộc độ khéo tay của người nấu. Để có chiếc bánh ngon đạt chuẩn, phụ nữ Chăm chọn mua gạo sóc của đồng bào dân tộc Khmer trồng tại vùng núi Thất Sơn, tỉnh An Giang. Gạo đem ngâm nước cho mềm rồi xay nhuyễn thành bột gạo đem ủ hỗn hợp với đường, nước từ thịt trái thốt nốt. ", "Thời gian ủ từ sáu giờ trở lên thì bánh mới có độ phồng và độ xốp. Người ta dùng chảo nhỏ nướng bánh, canh lửa than và đổ đủ lượng bột vào chảo, trong khi nướng không lật bánh lại. Để bánh chín vàng đều hai mặt, họ lấy nắp chảo hơ nóng trên bếp củi rồi đậy lên chảo bánh. Một cái bánh bò đẹp phải chín vàng, nổi phồng lên, còn bánh bị khét hoặc canh lửa chưa chuẩn nên bánh chưa chín phần trong thì xem như thất bại. ", "Bánh bò Ha Cô là món ăn truyền thống của người Chăm, được sử dụng phổ biến trong các dịp lễ hội, đám cưới, ăn hỏi của người Chăm, nhưng gần đây thành món ăn phổ biến rộng ra bên ngoài. Đến đây, xem nghệ nhân Rofiah và các phụ nữ Chăm làm bánh với nụ cười tươi luôn nở trên môi, du khách sẽ khó quên nét đẹp văn hóa ẩm thực của làng Chăm Châu Phong. Nghệ nhân Rofiah tâm sự, bà gắn liền với nghề làm bánh bò và làm bánh truyền thống của người Chăm đã hơn 20 năm. ", "Gọi là sạp bánh bò nhưng thật ra chỉ là cái sạp nhỏ bên lề đường, vài cái bàn ghế cho khách ngồi ăn tại chỗ hay chờ lấy bánh. Mấy năm qua, mỗi buổi sáng, sạp lúc nào cũng đông khách đến mua, nụ cười hài lòng của khách đã truyền thêm lửa nghề cho nghệ nhân Rofiah. Vào những dịp lễ, hội trong và ngoài tỉnh, bà thường được mời đi các nơi trổ tài nướng bánh. Nếu ai tò mò muốn tự tay làm chiếc bánh bò Ha Cô thì bà luôn hết lòng hướng dẫn cách nướng bánh và làm thế nào để nướng được chiếc bánh ngon. ", "Cầm chiếc bánh bò nóng hổi trên tay, ông Nguyễn Văn Nghỉ ở huyện Chợ Mới, An Giang chia sẻ: “Tôi biết món bánh bò Ha Cô là món ăn truyền thống của người Chăm ở An Giang, nhưng chưa có dịp nếm thử. Hôm nay, tận mắt nhìn bà Rofiah chế biến, nhìn mầu vàng óng của bánh, mùi thơm dịu tỏa ra thật là rất hấp dẫn”. ", "Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư và Thương mại tỉnh An Giang Lê Trung Hiếu chia sẻ, bánh bò Ha Cô có tên trong cẩm nang du lịch của tỉnh. Gần đây, các đoàn du khách trong và ngoài nước đến làng Chăm Châu Phong tham quan đã rất chú ý và thú vị với món bánh bò Ha Cô của nghệ nhân Rofiah cũng như các phụ nữ Chăm khác. ", "Bánh bò Ha Cô đáp ứng các tiêu chí như sạch, mẫu đẹp, hương thơm, ngon, bổ, rẻ. Theo ông Hiếu, quan trọng nhất là người làm bánh luôn cởi mở, thân thiện dù khách có mua bánh hay không. Chính tính cách văn hóa sông nước ấy đã níu chân du khách tìm về bánh bò Ha Cô mỗi khi có dịp đến nơi này." ]
137
ethnic_data
https://nhandan.vn/bao-ton-va-phat-huy-nghe-det-tho-cam-cua-dong-bao-cham-tai-an-giang-post831836.html
Bảo tồn và phát huy nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Chăm tại An Giang
[ "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/fxqcjxyfxedwtyuf/2024_09_19/ndo_br_z5845617439210-ddb52203b7b8ae55cbb09da89b8452bc-4802.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/fxqcjxyfxedwtyuf/2024_09_19/ndo_br_z5845617527172-90b1f713d3db25c313bdf264f87a8dc9-1480.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/fxqcjxyfxedwtyuf/2024_09_19/ndo_br_z5845617350440-a5df70b931172d9cb662af797c250a2c-4146.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/fxqcjxyfxedwtyuf/2024_09_19/ndo_br_z5845617630206-2279b820a0979b22eaecb287180ab5ad-7193.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/fxqcjxyfxedwtyuf/2024_09_19/ndo_br_z5845617240370-a2b0fb37742e1c577a94f7297572d322-4296.jpg.webp" ]
[ "Chị chị Romah giới thiệu sản phẩm khăn kẻ caro do cơ sở của chị sản xuất. (Ảnh: Thi Phong)", "Làng Chăm Đa Phước ngày càng vắng tiếng dệt vải. (Ảnh: Thi Phong)", "Các sản phẩm dệt của gia đình chị Romah. (Ảnh: Thi Phong)", "Anh Jac Queqrya nhận mọi công việc về mộc trong làng. (Ảnh: Thi Phong)", "Cửa hàng trưng bày tại làng Chăm Đa Phước chủ yếu nhập từ bên ngoài. (Ảnh: Thi Phong)" ]
[ "Theo các nhà nghiên cứu, nghề dệt thổ cẩm của ", " phát triển bắt đầu từ khoảng những năm đầu của thế kỉ XIX. Hầu như đến bất kỳ gia đình nào của người Chăm cũng dễ dàng bắt gặp chiếc khung dệt và hình ảnh những người phụ nữ cần mẫn ngồi dệt vải. ", "Chị Romah sống tại làng Chăm Đa Phước (xã Đa Phước, huyện An Phú, tỉnh An Giang) cho biết nghề dệt trong làng mình đã có từ rất lâu. Từ nhỏ chị đã biết bà ngoại truyền nghề cho mẹ, sau đó chị cũng được mẹ hướng dẫn học nghề thành thạo, để rồi lại tiếp tục hướng dẫn cho con gái. Có thể khẳng định nghề dệt đã gắn bó với lịch sử hình thành và phát triển của làng, tạo nên bản sắc văn hóa đặc trưng cho vùng đất này.", "Cũng giống như chị Romah, anh Mohamad - chủ cơ sở dệt thổ cẩm Chăm truyền thống, xã Châu Phong, thị xã Tân Châu, cho biết nghề dệt thổ cẩm người Chăm đến đời của anh là đời thứ ba, và được truyền từ đời ông, đời bà, đến đời cha mẹ, và đến anh. Để phát huy nghề truyền thống của gia đình, anh đã phát triển nghề này rộng ra, bằng việc đa dạng sản phẩm, kết hợp với phát triển du lịch đưa khách tham quan đến đây trải nghiệm nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc mình.", "Sản phẩm dệt thổ cẩm của người Chăm dễ nhận biết với các họa tiết đặc trưng đó là sóng nước, vân mây, ô vuông, kẻ sọc, lồng đèn, bông dâu,… Người Chăm tự dệt vải, tạo nên các trang phục cho mình để sử dụng trong đời sống hằng ngày như váy, áo, khăn đội đầu; xà rông của nam giới…", "Kỹ thuật dệt thổ cẩm của người Chăm cũng khác biệt với kiểu dệt Ikat - dệt xà rông, theo đó dệt thổ cẩm phải xen kẽ giữa go nền và go hoa văn. Số lượng khung go thay đổi khác nhau tùy từng loại hoa văn như: Dệt thổ cẩm hoa văn dạng bông dâu cần 12 khung go, dạng mắt xích phải có 10 khung go, dạng mắc võng cần 9 khung go, hoa văn con thoi, cánh quạt 8 khung go… Với nguyên liệu chỉ tơ, sợi khá mảnh và dễ đứt nên người Chăm không dùng sợi go lược kẽm mà thay bằng go lược chỉ để giúp cho sợi chỉ khít hơn, khi dệt sản phẩm sẽ khắc mặt, mịn hơn. Người Chăm nhuộm tơ bằng các nguyên liệu tự nhiên giúp cho màu sắc trên sản phẩm vừa bền màu, vừa an toàn cho người sử dụng, tạo thành đặc trưng riêng không lẫn với những loại sản phẩm tơ sợi ở nhiều địa phương khác.", "Tuy nhiên hiện nay do nhiều nguyên nhân nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Chăm An Giang đang ngày càng mai một. Các sản phẩm dệt máy công nghiệp vừa nhanh, giá thành rẻ được người dân ưa chuộng khiến nghề dệt thủ công bị cạnh tranh khốc liệt được cho là nguyên nhân lớn nhất.", "Nhớ lại quãng thời gian khoảng 10 năm trước, khi đến với làng Chăm Đa Phước, chúng tôi đã rất ấn tượng với sự kết hợp hiệu quả giữa nghề dệt thổ cẩm truyền thống với phát triển du lịch tại đây. Đi quanh làng dễ dàng bắt gặp những khung cửi trong các nếp nhà sàn truyền thống của đồng bào. Những phụ nữ Chăm với chiếc khăn trùm đầu truyền thống, ánh mắt sâu thăm thẳm ngồi mải miết bên khung dệt, vừa huyền bí vừa quyến rũ tạo nên nét đặc sắc cho ngôi làng, thu hút du khách phương xa lặn lội tìm đến.", "Nhiều gia đình còn đầu tư sửa sang khuôn viên của nhà mình thành điểm trưng bày sản phẩm, đồng thời đặt các khung dệt cho khách trải nghiệm. Không khí trong làng khi đó rất nhộn nhịp với các đoàn khách tấp nập ghé thăm. ", "Trở lại làng ", " vào trung tuần tháng 9/2024, một khung cảnh trái ngược hiện ra trước mắt tôi. Dù đang là giờ sáng nhưng trong làng khá yên ắng, tuyệt nhiên không có tiếng dệt vải vang lên. Chúng tôi gặp chị Romah đang trông coi cửa hàng trưng bày sản phẩm của gia đình. Chị cho biết cả làng hiện chỉ còn gia đình chị vẫn còn bám trụ lại với nghề dệt truyền thống. Những chị em khác trong làng hầu hết đã chuyển nghề khác vì doanh thu từ nghề dệt ngày càng bấp bênh, không đủ trang trải cuộc sống.", "Nhìn gian hàng của chị Romah phần nào cho thấy sự suy tàn của nghề dệt tại đây. Khu vực trưng bày sản phẩm truyền thống do chính cơ sở của chị Romah làm ra chỉ vỏn vẹn vài chục chiếc khăn đặt trên một chiếc bàn gỗ khiêm tốn. Phần chính của cửa hàng là các sản phẩm khăn do chị nhập từ nơi khác về bán cho bà con và khách du lịch. ", "Chị tâm sự, hàng nhập về mẫu mã đa dạng nên được nhiều người ưa chuộng hơn sản phẩm truyền thống. Con gái được chị trao truyền nghề dệt nhưng giờ cũng lo buôn bán thêm, khi nào có khách đặt hàng mới hỗ trợ mẹ ngồi dệt.", "Anh Jac Queqrya vốn được biết đến là thợ đóng khung dệt số một trong làng Chăm Đa Phước. Giai đoạn trước kia, khi nghề dệt hưng thịnh, anh làm không hết việc, thì nay anh đành phải nhận làm các việc liên quan nghề mộc như đóng bàn ghế, sửa nhà cửa,… vì làng chẳng còn mấy ai mặn mà với nghề dệt. Khung cửi bỏ không, quanh năm không dùng đến, bụi bặm và mạng nhện bám đầy.", "Buồn vì nghề dệt truyền thống trong làng ngày một tàn lụi, nhưng chị Romah cũng phải thừa nhận rằng sản phẩm của mình không đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường. Hiện chị chỉ dệt chủ yếu là khăn, với mẫu mã là kẻ sọc truyền thống, trong khi các sản phẩm tương tự trên thị trường được bày bán rất nhiều. Điểm hạn chế khác là việc tiếp cận thị trường của cơ sở dệt của chị Romah cũng chưa thực năng động, hầu hết là giao cho các mối quen bán ngoài chợ. Việc tiếp cận các loại hình mới như bán hàng online chị chưa cập nhật nên đành trông chờ vào con dâu và con gái. Tuy vậy, vì sản phẩm hiện tại chưa đa dạng, sức khỏe lại ngày một giảm sút nên chị cũng thiếu sự quyết liệt trong việc tìm những hướng đi mới cho cơ sở dệt thổ cẩm. Việc kinh doanh của gia đình duy trì theo kiểu có gì bán nấy. Nhất là sau khi dịch Covid-19 khiến các hoạt động kinh doanh, dịch vụ bị ảnh hưởng nặng nề khiến chị cũng có phần nản lòng.", "Đây có lẽ là tâm lý chung của các thợ dệt trong làng Chăm Đa Phước nói riêng và tại nhiều làng Chăm ở An Giang nói chung, dẫn đến sự mai một của nghề truyền thống vốn gắn bó lâu đời với cộng đồng người Chăm. ", "Ngày 6/3/2023, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định số 480/QĐ-BVHTTDL về việc công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, theo đó nghề dệt thổ cẩm của người Chăm ở xã Châu Phong, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Đây là niềm vinh dự, tự hào đối với làng Chăm Châu Phong và cũng là niềm vui chung của cộng đồng người Chăm ở An Giang. Đồng thời từ đây cũng góp phần tạo thêm động lực, niềm tin cho bà con, nhất là những người vẫn còn đang gắn bó, tha thiết với nghề dệt thổ cẩm của dân tộc mình.", "Tuy nhiên để góp phần đưa nghề dệt thổ cẩm của người Chăm ở An Giang thực sự khởi sắc, có bước tiến mới rất cần sự hỗ trợ của chính quyền và các cơ quan chức năng trong việc tạo cơ chế chính sách, đào tạo nghề, kết nối tìm đầu ra cho sản phẩm, thúc đẩy phát triển du lịch làng nghề giúp bà con có thêm sinh kế và gắn bó với nghề, đẩy mạnh công tác truyền thông, quảng bá giới thiệu làng nghề,... ", "Về phía cộng đồng người Chăm cần phát huy ý thức gìn giữ nghề truyền thống, góp phần bảo tồn văn hóa dân tộc. Theo đó người làm nghề dệt cần phát huy tính sáng tạo, thiết kế thêm nhiều mẫu mã sản phẩm đa dạng phù hợp yêu cầu ngày càng cao của thị trường, chủ động tiếp cận và mở rộng các kênh tiếp thị, nhất là các trang mạng xã hội,… Phối hợp các tour du lịch, mời gọi khách tham quan đến tìm hiểu, trải nghiệm,…", "Mong rằng tới đây, các sản phẩm dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Chăm ở An Giang nói riêng và đồng bào Chăm nói chung sẽ ngày càng phát huy giá trị, vừa mang lại sinh kế cho bà còn, vừa góp phần lưu giữ và thúc đẩy sự phát triển của văn hóa truyền thống trong đời sống hiện đại. " ]
138
ethnic_data
https://nhandan.vn/cham-lo-doi-song-dong-bao-dan-toc-thieu-so-post821833.html
Chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số
[]
[]
[ " Những năm qua, huyện đã huy động mọi nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới, tiếp tục bảo tồn và phát huy hiệu quả các thiết chế văn hóa truyền thống của địa phương.", "Bằng sự năng động, dám nghĩ, dám làm của tuổi trẻ, anh Triệu Kim Vày, người dân tộc Dao ở thôn Nà Làng, xã Ðồn Ðạc đã nỗ lực vượt khó, sáng tạo, tìm cho mình hướng đi riêng trong phát triển kinh tế, đó là nuôi con dúi. ", "Nghĩ là làm, với trại nuôi ban đầu có diện tích hơn 400m², luôn duy trì số lượng một số cặp dúi bố mẹ và hơn 300 con dúi thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Vày thu lãi hơn 300 triệu đồng từ việc bán dúi thương phẩm.", "Bí thư Ðảng ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Ðồn Ðạc Lưu Minh Thắng cho biết: \"Cùng với nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ, xã luôn chú trọng huy động sức mạnh từ các nguồn lực xã hội, nội lực tại chỗ, phát huy sức dân để chăm lo cuộc sống của dân. Nhờ vậy mà người dân chủ động trong phát triển sản xuất, tích cực tham gia các hoạt động của xã, của thôn xóm; cuộc sống của người dân vùng dân tộc thiểu số ngày càng được nâng cao.", "Xác định phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ là động lực, là nền tảng thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, huyện Ba Chẽ đã tập trung huy động các nguồn vốn ngân sách và xã hội hóa để đầu tư xây dựng, nâng cấp toàn bộ hệ thống đường giao thông trên địa bàn, tạo thuận lợi cho giao thương hàng hóa, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế nâng cao thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn.", "Việc đầu tư phát triển bền vững kinh tế-xã hội gắn với bảo đảm an ninh-quốc phòng và các chương trình, dự án mang tính đặc thù như: Ðề án hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, hỗ trợ chuyển đổi nghề, vay vốn phát triển kinh tế; Chương trình xây dựng nông thôn mới, Chương trình giảm nghèo bền vững; Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường và các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, giáo dục, văn hóa,… đã mang lại hiệu quả rõ rệt, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, miền núi của huyện; đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện ngày càng được nâng cao.", "Cùng với việc thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia dành cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, huyện Ba Chẽ đã dành nguồn lực ưu tiên phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số như: chính sách đối với người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số; hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn; hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số; nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn… đã được huyện thực hiện có hiệu quả, đem lại cuộc sống mới cho đồng bào dân tộc thiểu số.", "Song song với đó, việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và giá trị di tích, danh thắng cũng được huyện Ba Chẽ đặc biệt quan tâm. Các giá trị văn hóa truyền thống, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, các lễ hội truyền thống và những nét đẹp văn hóa của các dân tộc của huyện luôn được duy trì và phát huy hiệu quả, góp phần quảng bá hình ảnh con người Ba Chẽ đến với đông đảo nhân dân, du khách trong và ngoài tỉnh. ", "Chị Mông Thị Thủy, ở thôn Khe Lọng Ngoài, xã Thanh Sơn phấn khởi chia sẻ: \"Những năm gần đây, cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số chúng tôi được các cấp ủy, chính quyền rất quan tâm và ngày càng được nâng cao. Cơ sở hạ tầng giao thông được đầu tư xây dựng giúp cho người dân đi lại thuận tiện và phát triển sản xuất, giao thương kết nối vùng miền; an sinh xã hội được bảo đảm, y tế, giáo dục được đầu tư thỏa đáng, từng bước thu hẹp khoảng cách vùng miền\".", "Ðến nay, toàn bộ bảy xã của huyện đã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có ba xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, thị trấn đạt tiêu chuẩn đô thị văn minh. Năm 2022, huyện Ba Chẽ đạt chuẩn nông thôn mới. Ðến hết năm 2023, theo tiêu chí của Trung ương, huyện không còn hộ nghèo, hộ cận nghèo là 39 hộ, chiếm tỷ lệ 0,69%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 72,2 triệu đồng/năm, gấp 1,92 lần so với năm 2019. Huyện không còn xã, thôn thuộc địa bàn đặc biệt khó khăn...", "Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Ba Chẽ Ðinh Thị Vỹ cho biết: \"Huyện tập trung nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo bốn tiêu chí về xây dựng nông thôn mới, đồng thời sử dụng hiệu quả các nguồn lực để đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, nâng cao đời sống của nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Thời gian tới, huyện tiếp tục chỉ đạo thực hiện đồng bộ, chất lượng, hiệu quả chương trình, tập trung rà soát, xây dựng phương án, kế hoạch hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra, củng cố, nâng chất các nội dung, tiêu chí đã đạt được. Huyện lồng ghép nhiệm vụ chỉ đạo thực hiện chương trình tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và các chương trình mục tiêu quốc gia trong thực hiện chương trình phát triển kinh tế-xã hội.", "Về thăm những bản làng vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Ba Chẽ hôm nay, ai cũng nhận thấy sự đổi thay rõ rệt, diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng tươi đẹp hơn. Cuộc sống no ấm, văn minh đã và đang hiện hữu ở từng thôn, bản, khu phố. Những thành quả này là cơ sở vững chắc để huyện Ba Chẽ tiếp tục có sự bứt phá trong phát triển kinh tế-xã hội và là động lực to lớn để Ba Chẽ ngày càng phát triển bền vững." ]
139
ethnic_data
https://nhandan.vn/xay-dung-lich-cham-nham-nang-cao-doi-song-van-hoa-post831980.html
Xây dựng lịch Chăm nhằm nâng cao đời sống văn hóa
[ "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/vodrkxrrks/2024_09_19/0d6316c0eba84df614b9-5225.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/vodrkxrrks/2024_09_19/b32ee48319ebbfb5e6fa-4173.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/vodrkxrrks/2024_09_19/img-5728-9579.jpg.webp" ]
[ "Phong tục của người Chăm tại huyện Bắc Bình.", "Lễ hội của người Chăm.", "Một phong tục tập quán của người Chăm." ]
[ "Hiện nay, đồng bào người Chăm ở Bình Thuận sống rải rác tại các huyện: Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân, Tánh Linh... Trong đó, Hồi giáo Bàni có 20.058 tín đồ, chiếm 1,6% dân số, với 10 cơ sở thờ tự, 329 chức sắc; Bàlamôn giáo có 18.162 tín đồ, chiếm tỷ lệ 1,44% dân số, với 18 cơ sở thờ tự, 73 chức sắc. ", "Ngoài ra, còn có khoảng 124 tín đồ Hồi giáo Islam đang sinh hoạt tại huyện Bắc Bình. Riêng huyện Bắc Bình là nơi người Chăm sinh sống đông nhất, có khoảng 20.044 người, chiếm gần 2/3 dân số người Chăm toàn tỉnh. Người ", " chia làm hai nhóm tôn giáo chính: Chăm Ahier và người Chăm Awai/Bani (Chăm Hồi giáo Bàni và Bàlamôn giáo).", "Theo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Thuận, giai đoạn từ năm 2018-2019, sau khi có ý kiến chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy, Mặt trận Tổ quốc xác định công tác vận động người có uy tín, nhân sĩ trí thức, các chức sắc, cộng đồng dân tộc Chăm để xây dựng lịch Chăm. Sau đó, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Thuận đã tiến hành tiếp xúc với một số nhân sĩ trí thức Chăm tiêu biểu, các chức sắc đứng đầu hai tôn giáo: Bàlamôn và Bàni ở 10 Ha Law tại các huyện: Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Tuy Phong và Tánh Linh nhằm nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các chức sắc, cộng đồng dân tộc Chăm; cũng như khẳng định sự cần thiết trong việc xây dựng Lịch Chăm thống nhất trong địa bàn tỉnh.", "Ngoài ra, Mặt trận Tổ quốc cũng phát phiếu khảo sát cá nhân về nhu cầu sử dụng Lịch Chăm trong cộng đồng dân tộc Chăm và tiến hành làm việc với lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các huyện, xã và các Hội đồng chức sắc ở từng khu vực trong tỉnh; làm việc với sáu chùa, 37 chức sắc, chức việc, nhân sĩ trí thức của Hồi giáo Bàni, Bàlamôn giáo. Qua đó, người đứng đầu chức sắc, tôn giáo, các sư cả khẳng định việc xây dịch Lịch Chăm là cần thiết để phục vụ trong đời sống tâm linh, cũng như sinh hoạt hằng ngày của cộng đồng dân tộc Chăm như Lễ khai đất, dựng nhà, đám cưới, đám hỏi.... ", "Mặt trận Tổ quốc cũng lấy ý kiến từ các giáo sư, tiến sĩ là những chuyên gia hàng đầu nghiên cứu về Lịch Chăm và đang công tác, làm việc ở Thành phố Hồ Chí Minh. Những người này kiến nghị việc xây dựng Lịch Chăm phải dựa trên cơ sở hài hòa nhận thức của chức sắc Bàni và chức sắc Bàlamôn giáo, cũng như bảo đảm tính khoa học, đồng thời bảo đảm tính thống nhất chung của nhân dân Chăm hai tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận.", "Lịch Hồi giáo trong thực tế không được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng người Chăm theo tôn giáo Hồi giáo Bàni mà chỉ sử dụng trong phạm vi hẹp để tính ngày dùng thuần cho tôn giáo tín ngưỡng như lễ Ramuwan, lễ vào chùa Thang Mu kit, ngày chay và lễ Waha. ", "Như vậy, toàn bộ người dân tộc Chăm từ trước đến nay dù Bàlamôn hay Bàni đều sử dụng Lịch Chăm chung; Lịch Chăm được ", " và sử dụng rộng rãi như ngày cưới hỏi, tang chế, lễ hội, dựng nhà, mua trâu bò, bán động sản, vào nhà mới, cũng mộng, thu hoạch mùa màng...", "Ngoài ra, người Chăm còn hiểu việc ấn định ngày tháng có tính thiêng liêng, liên quan đến thánh thần của dân tộc. Thực tế người Chăm của tỉnh Bình Thuận giữa hai đạo Bàlamôn và Hồi giáo Bàni sử dụng Lịch Chăm chênh nhau một tháng, Chăm Bàlamôn tháng 4, Chăm Bàni tháng 3. Các vị chức sắc, nhân sĩ, trí thức cũng đề xuất phương án tính Lịch Chăm với hai cách tính gồm: cách tính theo thiên văn và theo chu kỳ 32 năm. ", "Tuy nhiên, có hai vị sư cả chưa thống nhất về tháng 4 Chăm lịch có 29 ngày, các vị cho rằng tháng 4 Chăm lịch phải là 30 ngày, bắt đầu vào ngày thứ 6, thay vì thứ 7 như hiện nay.", "Theo bà Bố Thị Xuân Linh, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Thuận, trong quá trình vận động, xây dựng “Lịch tín ngưỡng đồng bào Chăm” đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ của đa số chức sắc, chức việc, nhân sĩ trí thức và tín đồ đồng bào Chăm trong tỉnh nhằm nhằm bảo tồn nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Chăm. Mặt khác, một số thành viên ban biên soạn, hội đồng thẩm định ở xa nên chưa chủ động sắp xếp thời gian dự họp ban biên soạn, hội đồng thẩm định “Lịch tín ngưỡng đồng bào Chăm”. Một số vị chưa thể hiện rõ chính kiến của mình trong việc ban hành lịch Chăm dẫn đến việc thực hiện các nguyên tắc ngày kiêng cử giữa Hồi giáo Bàni và Bàlamôn giáo chưa đi vào nền nếp.", "Trong thời gian tới, bà Bố Thị Xuân Linh, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Thuận cho biết, tỉnh tiếp tục tuyên truyền, vận động chức sắc, người có uy tín và cộng đồng người Chăm nâng cao nhận thức trong việc xây dựng và đưa vào sử dụng “Lịch tín ngưỡng đồng bào Chăm”. ", "Bên cạnh đó, Mặt trận tổ quốc tiếp tục rà soát, củng cố kiện toàn ban biên soạn, hội đồng thẩm định gồm đại diện lãnh đạo một số ngành liên quan đến công tác dân tộc, tôn giáo của tỉnh; những chức sắc, chức việc am hiểu Lịch Chăm, có đủ sức khỏe và uy tín trong cộng đồng. ", "Tỉnh rà soát quy chế hoạt động và phân công nhiệm vụ thành viên ban biên soạn, hội đồng thẩm định “Lịch tín ngưỡng đồng bào Chăm” tỉnh Bình Thuận năm 2024 theo hướng rõ nhiệm vụ, hoạt động hiệu quả. Ngoài ra, nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp góp phần đưa “Lịch tín ngưỡng đồng bào Chăm” tỉnh Bình Thuận đi vào thực tiễn đời sống sinh hoạt hằng ngày của chức sắc, chức việc và tín đồ đồng bào Chăm trong tỉnh." ]
140
ethnic_data
https://nhandan.vn/bo-truong-chu-nhiem-uy-ban-dan-toc-hau-a-lenh-chuc-tet-nguoi-cham-post832946.html
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh chúc Tết người Chăm
[ "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/vodrkxrrks/2024_09_24/48568ecced0f4b51121e-9611.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/vodrkxrrks/2024_09_24/793c71eb1228b476ed39-9416.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/vodrkxrrks/2024_09_19/0d6316c0eba84df614b9-5225.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/vodrkxrrks/2024_09_24/ab1489d4ea174c491506-4938.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/vodrkxrrks/2024_09_24/6596076264a1c2ff9bb0-6585.jpg.webp" ]
[ "Đồng chí Hầu A Lềnh, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tham quan văn hóa người Chăm.", "Tiết mục văn nghệ của người Chăm.", "Lễ hội văn hóa của người Chăm.", "Đồng chí Hầu A Lềnh, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc trải nghiệm làm gốm của người Chăm.", "Đồng chí Hầu A Lềnh, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (giữa) tìm hiểu cách làm gốm của người Chăm." ]
[ "Đoàn công tác đến tham quan Trung tâm Trưng bày Văn hóa Chăm Bình Thuận tại huyện Bắc Bình; xem các nghệ nhân tiêu biểu người Chăm biểu diễn nghệ thuật làm gốm, dệt thổ cẩm, trình bày các nhạc cụ người Chăm… ", "Đoàn đã chúc ", " và tặng quà cho chín người có uy tín là đồng bào Chăm theo đạo Bàlamôn ở huyện Bắc Bình.", "Theo ông Nguyễn Công Lý, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Bắc Bình cho biết, Bắc Bình là huyện miền núi với hai thị trấn và 16 xã gồm 25 dân tộc. ", "Dân số toàn huyện 34.265 hộ/133.797 khẩu, trong đó có bảy xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là có ba xã thuần và hai thôn xen ghép thuần đồng bào Chăm. ", "Đồng bào Chăm hiện nay có 5.300 hộ/23.189 khẩu, chiếm 15,47% dân số toàn huyện, trong đó hộ nghèo đồng bào Chăm trên toàn huyện có 28 hộ/147 khẩu, chiếm 0,08% dân số toàn huyện; hộ cận nghèo 225 hộ/ 1.087 khẩu, chiếm 0,66% dân số toàn huyện.", "Hằng năm, vào ", " (thường vào cuối tháng 9 đầu tháng 10 dương lịch), Tết Katê của người Chăm được khai diễn và kéo dài trong ba ngày. ", "Lễ chính được tổ chức tại các Đền, Tháp Chăm như tháp PôSahInư, Đền PôNít… ", "Đặc biệt, ngày 2/10, tại di tích tháp PôSahInư sẽ diễn ra Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận bảo vật quốc gia đối với Linga vàng của tỉnh Bình Thuận. Lễ công bố được tổ chức kết hợp với trưng bày hiện vật Linga vàng và hình ảnh khai quật khảo cổ tháp Pô Dam, các sưu tập hiện vật văn hóa Chăm có giá trị tiêu biểu. ", "Việc các di vật được Thủ tướng Chính phủ công nhận và kết hợp Lễ hội Katê được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là dấu mốc quan trọng, góp phần phát triển du lịch và thúc đẩy kinh tế, văn hóa, xã hội địa phương. ", "Đồng thời, góp phần nâng cao ý thức gìn giữ, bảo tồn và phát huy nét văn hóa các dân tộc, làm phong phú thêm ", " văn hóa của huyện Bắc Bình và của tỉnh Bình Thuận.", "Vào dịp lễ hội Katê, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh thường tổ chức thăm, chúc Tết và tặng quà cho các địa phương có đồng bào Chăm sinh sống, thăm tặng quà cho các vị chức sắc, các vị là người có uy tín trong đồng bào dân tộc Chăm. ", "Đồng thời, tỉnh đã tạo điều kiện cán bộ là người dân tộc Chăm theo đạo Bàlamôn trên địa bàn tỉnh được nghỉ ba ngày để đón Tết Katê sum vầy, vui tươi, an toàn, tiết kiệm.", "Đồng chí Hầu A Lềnh, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chúc toàn thể đồng bào Chăm nhân dịp Tết Katê 2024 đạt nhiều thắng lợi mới, đoàn kết và gặt hái nhiều thành công trong cuộc sống, lao động, sản xuất. ", "Bên cạnh đó, các vị chức sắc và người có uy tín tiếp tục làm tốt công tác vận động, tuyên truyền để chuyển tải các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của địa phương đến với đồng bào Chăm để thêm hiểu, đồng thuận, thống nhất và tham gia triển khai, nhất là trong các phong trào thi đua như xây dựng nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nếp sống văn hóa, đời sống văn hóa khu dân cư cùng các phong trào thi đua khác của địa phương.", "Ông Nguyễn Công Lý, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Bắc Bình cho biết, năm 2024, đồng bào các dân tộc thiểu số, đặc biệt là đồng bào Chăm đã cùng với nhân dân trong huyện đoàn kết, nỗ lực, phấn đấu khắc phục khó khăn và đạt được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng-an ninh, tạo chuyển biến căn bản trong đời sống xã hội của huyện.", "Hệ thống chính trị ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số thường xuyên được củng cố; kinh tế-xã hội được quan tâm đầu tư phát triển; đời sống, thu nhập của đồng bào dân tộc thiểu số được cải thiện đáng kể. ", "Giáo dục, y tế, văn hóa-xã hội vùng đồng bào các dân tộc thiểu số có nhiều chuyển biến; các hoạt động văn hóa, thể thao, lễ hội truyền thống các dân tộc được duy trì, góp phần gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào.", "An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số căn bản được giữ vững. ", "Đại đa số đồng bào yên tâm, tin tưởng và chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phấn khởi trước sự phát triển của địa phương. ", "Qua đó, đã khơi dậy tinh thần đoàn kết, ý thức tự lực, tự cường, thi đua lao động sản xuất, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố lòng tin của đồng bào đối với Đảng, Nhà nước. ", "Các chương trình, chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số được triển khai đầy đủ, phù hợp với nguyện vọng nhân dân, từng bước giúp người dân vươn lên thoát nghèo và xây dựng nông thôn mới; khối đại đoàn kết các dân tộc ngày được tăng cường, đồng bào các dân tộc tuyệt đối tin tưởng và chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng chính sách pháp luật của nhà nước.", "Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh, Đảng, Nhà nước có nhiều chủ trương, chính sách để phát huy vai trò cũng như thúc đẩy sự phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số cả về kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh; xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Trong thời gian tới, tỉnh Bình Thuận và huyện Bắc Bình tiếp tục bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của người Chăm, bảo tồn tiếng nói và chữ viết của người Chăm." ]
141
ethnic_data
https://nhandan.vn/binh-thuan-cong-bo-bao-vat-quoc-gia-linga-post834357.html
Bình Thuận công bố bảo vật quốc gia Linga
[ "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/vodrkxrrks/2024_10_02/img-6082-5304.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/vodrkxrrks/2024_10_02/img-6187-1490.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/vodrkxrrks/2024_10_02/img-6272-4648.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/vodrkxrrks/2024_10_02/img-6383-3653.jpg.webp" ]
[ "Người Chăm biểu diễn văn nghệ trong lễ công bố.", "Hiện vật Linga được công nhận bảo vật quốc gia.", "Lễ hội của người Chăm.", "Lễ hội truyền thống của người Chăm." ]
[ "Theo Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận, hiện vật ", "bằng vàng được phát hiện trong đợt khai quật khảo cổ năm 2013 tại di tích tháp Pô Dam, xã Phú Lạc, huyện Tuy Phong đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận bảo vật quốc gia đợt 12, năm 2023 tại Quyết định số 73/QĐ-TTg ngày 18/01/2024. ", " Linga vàng có niên đại khoảng thế kỷ VIII-IX, là hiện vật gốc độc bản, quý hiếm, có hình thức độc đáo; có giá trị về lịch sử, văn hóa, thẩm mỹ; là biểu tượng của sự sinh sôi nảy nở của vạn vật và muôn loài, được chế tác rất đặc biệt có trọng lượng 78,36 gram, với tỷ lệ vàng ròng chiếm 90,4 %, 9,6% còn lại là bạc và đồng.", "Hiện vật Linga được phát hiện ngay trong địa tầng trong quá trình khai quật khảo cổ, chứa đựng những thông tin khoa học quan trọng, có giá trị lớn đối với công tác nghiên cứu và nhận thức các vấn đề về văn hóa-lịch sử liên quan đến di tích Pô Dam nói riêng và ", " nói chung. Bảo vật quốc gia Linga vàng là tư liệu khoa học quan trọng không chỉ đối với khảo cổ học, mà còn có giá trị lớn đối với nghiên cứu lịch sử, văn hóa, mỹ thuật, tôn giáo, kỹ thuật luyện kim, nghề kim hoàn… của cộng đồng người Chăm.", "Lễ công bố bảo vật diễn ra đúng vào thời điểm đồng bào Chăm đang vui mừng chào đón ", " năm 2024 tại di tích tháp PôSahInư. Đây là Lễ hội truyền thống của đồng bào Chăm diễn ra hàng năm vào đầu tháng 7 Chăm lịch nhằm thể hiện sự thành kính, biết ơn đối với các vị thần linh, ông bà, tổ tiên đã bảo bọc, chở che cho con cháu khỏe mạnh, cuộc sống bình an, no ấm và hạnh phúc; thể hiện khát vọng của cộng đồng luôn cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.", "Đồng thời, lễ hội cũng là dịp để đồng bào thắt chặt tinh thần đoàn kết, mối tương thân tương ái, nâng cao ý thức về cội nguồn dân tộc, giá trị đạo đức, tinh thần hòa hợp, gắn kết các thành viên trong cộng đồng lại với nhau.", " Lễ hội Katê không chỉ là lễ hội truyền thống đặc sắc gắn với tập quán xã hội và tín ngưỡng của đồng bào Chăm, mà còn là một trong năm lễ hội đặc sắc của tỉnh được đưa vào Danh mục các lễ hội tiêu biểu của địa phương cần bảo tồn và phát huy giá trị phục vụ phát triển du lịch. Năm 2022, lễ hội đã được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, góp phần rất lớn trong việc bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa của địa phương." ]
142
ethnic_data
https://nhandan.vn/linga-vang-cua-nguoi-cham-duoc-khai-quat-tai-khu-di-tich-post834459.html
Linga vàng của người Chăm được khai quật tại khu di tích
[ "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/vodrkxrrks/2024_10_02/img-6172-3414.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/vodrkxrrks/2024_10_02/img-6428-2-7840.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/vodrkxrrks/2024_10_02/img-6186-4645.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/vodrkxrrks/2024_10_02/img-6430-3892.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/vodrkxrrks/2024_10_02/img-6179-7747.jpg.webp" ]
[ "Lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận bảo vật quốc gia Linga vàng của người Chăm.", "Linga được chế tác rất đặc biệt có trọng lượng 78,36 gram, với tỷ lệ vàng ròng chiếm 90,4 %, 9,6% còn lại là bạc và đồng.", "Linga là hiện vật gốc độc bản, quý hiếm, có hình thức độc đáo; có giá trị về lịch sử, văn hóa, thẩm mỹ.", "Du khách nước ngoài tìm hiểu bảo vật Linga.", "Bảo vật quốc gia Linga vàng của tỉnh Bình Thuận có niên đại khoảng thế kỷ VIII-IX." ]
[ "Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận, khu di tích ", "là nơi phát hiện Linga vàng, nằm tọa lạc trên sườn núi Ông Xiêm thuộc địa bàn thôn Lạc Trị, xã Phú Lạc, huyện Tuy Phong, cách thành phố Phan Thiết khoảng 120km. Nhóm tháp Po Dam đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia năm 1996.", "Được sự đồng ý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, năm 2013-2014, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận đã phối hợp với Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ tổ chức hai đợt khai quật khảo cổ tại khuôn viên nhóm đền tháp Chăm Po Dam, với tổng diện tích khai quật là 1.455m², để làm sáng tỏ vị trí, kích thước, kết cấu kiến trúc... của các móng đế tháp bị sụp đổ, vùi lấp trong lòng đất phục vụ công tác trùng tu, phục hồi một số kiến trúc của di tích.", "Qua hai đợt khai quật khảo cổ, ", "đã tiến hành bóc tách toàn bộ lớp đất, gạch, đá phủ lấp trên bề mặt khuôn viên tháp Po Dam. Qua đó làm xuất lộ một số kiến trúc quan trọng trong khuôn viên Khu tháp mà trước đó học giả người Pháp Henry Parmentier không đề cập đến trong bản vẽ.", "Cụ thể, kiến trúc dạng nhà dài, kiến trúc dạng vuông ở phía nam; cầu thang cổ dạng bậc cấp bằng gạch chạy theo hướng Đông-Tây dần lên tháp Nam; bốn khối gạch vuông có thể là nơi đặt tượng; hệ thống đường dẫn nội bộ trong Khu tháp; dấu tích đục phá vách núi đá phía tây để mở rộng không gian xây dựng Khu tháp... Những phát hiện này giúp đoàn khảo cổ nhận thức rõ hơn về các kiến trúc vốn có của Khu tháp và chính từ các kiến trúc đơn lẻ này sẽ góp phần nhận diện chức năng các kiến trúc trong không gian tổng thể của Khu tháp.", "Nhiều hiện vật có giá trị như phiến đá chạm khắc chữ Chăm cổ dạng bia ký, kết quả phân tích nội dung cổ tự trên phiến đá cho biết niên đại xây dựng tháp vào khoảng năm 710. Đây là phát hiện mới vô cùng quan trọng, góp phần xác định niên đại xây dựng Khu tháp vào đầu thế kỷ VIII, tương đương với nhóm kiến trúc Mỹ Sơn E1, Mỹ Sơn C7 ở Quảng Nam.", "Đặc biệt, đợt khai quật khảo cổ tại di tích tháp Po Dam lần này đã phát hiện Linga vàng và nhiều hiện vật khác có giá trị như: bệ yoni, bàn nghiền. Các loại nhạc khí như: chuông, chũm chọe, lục lạc; nhẫn muta, gương đồng, rìu, giáo. Cùng một số lượng lớn ngói lợp và nhiều di vật gồm vỡ ra từ các loại vật dụng như bình, hũ, tô, chén, đĩa, nồi… góp phần khẳng định thêm giá trị về mặt lịch sử, văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng thờ sinh thực khí của người Chăm tại di tích tháp Po Dam.", "Ngay sau khi phát hiện, ông Võ Thành Huy, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận cho biết, Sở đã triển khai xây dựng hồ sơ hiện vật Linga vàng phát hiện tháp Po Dam tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia xem xét, thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ công nhận bảo vật quốc gia theo quy định.", "Ngày 18/1/2023, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 73/QĐ-TTg về việc công nhận bảo vật quốc gia đợt 12-năm 2023. Trong số 29 bảo vật quốc gia được công nhận đợt này có Linga vàng tỉnh Bình Thuận.", "Bảo vật quốc gia Linga vàng của tỉnh Bình Thuận có niên đại khoảng thế kỷ VIII-IX, là hiện vật gốc độc bản, quý hiếm, có hình thức độc đáo; có giá trị về lịch sử, văn hoá, thẩm mỹ; là biểu tượng của sự sinh sôi nảy nở của vạn vật và muôn loài, được chế tác rất đặc biệt có trọng lượng 78,36 gram, với tỷ lệ vàng ròng chiếm 90,4%, 9,6% còn lại là bạc và đồng.", "Hiện vật Linga bằng kim loại vàng tại di tích Pô Dam được phát hiện ngay trong địa tầng trong quá trình khai quật khảo cổ, chứa đựng những thông tin khoa học quan trọng, có giá trị lớn đối với công tác nghiên cứu và nhận thức các vấn đề về văn hóa-lịch sử liên quan đến di tích Pô Dam nói riêng và văn hóa Chăm nói chung. Bảo vật quốc gia Linga vàng là tư liệu khoa học quan trọng không chỉ đối với khảo cổ học, mà còn có giá trị lớn đối với nghiên cứu lịch sử, văn hóa, mỹ thuật, tôn giáo, kỹ thuật luyện kim, nghề kim hoàn… của cộng đồng người Chăm trước đây.", "Để quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị bảo vật quốc gia Linga vàng bảo đảm hiệu quả, ông Bùi Thế Nhân, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận cho biết, các đơn vị đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá để nâng cao nhận thức trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về giá trị, ý nghĩa và tầm quan trọng của bảo vật quốc gia nhằm nâng cao trách nhiệm trong việc gìn giữ bảo vật quốc gia. ", "Sở đã chỉ đạo Bảo tàng tỉnh Bình Thuận chú trọng tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị bảo vật quốc gia Linga vàng thông qua công tác trưng bày, triển lãm, giới thiệu lên trang web, phương tiện thông tin truyền thông để tuyên truyền, quảng bá di sản văn hóa, bảo vật quốc gia của địa phương, đáp ứng nhu cầu tham quan, nghiên cứu, tìm hiểu của du khách. Đồng thời, Công an tỉnh Bình Thuận xây dựng phương án bảo vệ, tuần tra, kiểm soát, bảo đảm an toàn các hiện vật và bảo vật quốc gia được lưu giữ, trưng bày tại bảo tàng." ]
143
ethnic_data
https://nhandan.vn/khai-mac-ngay-hoi-van-hoa-the-thao-cac-dan-toc-thieu-so-dong-nai-post838547.html
Khai mạc Ngày hội văn hóa-thể thao các dân tộc thiểu số Đồng Nai
[ "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/dwkoudjxyudlkedw/2024_10_25/ndo_bl_1-resize-6772.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/dwkoudjxyudlkedw/2024_10_25/ndo_bl_3-resize-5153.jpg.webp" ]
[ "Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai Nguyễn Sơn Hùng phát biểu tại lễ khai mạc.", "Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đồng Nai Nguyễn Văn Khang trao cờ lưu niệm, tặng hoa cho các đoàn tham dự Ngày hội." ]
[ " tỉnh Đồng Nai lần thứ 5 diễn ra từ ngày 25-27/10 tại thành phố Biên Hòa, thu hút gần 900 vận động viên, diễn viên quần chúng, nghệ nhân đến từ 12 đơn vị huyện, thành phố, Trường nội trú và Trường trung cấp văn hóa nghệ thuật tỉnh.", "Với 4 nội dung giao lưu, trình diễn gồm: Biểu diễn cồng chiêng, các loại nhạc cụ truyền thống dân tộc; bắn nỏ, bắn ná, đẩy gậy, kéo co, đi cà kheo; trình diễn trang phục đặc đặc sắc văn hóa đến từ các dân tộc; giao lưu ẩm thực với các món ăn đặc sắc theo chủ đề “Hương vị ẩm thực dân tộc”.", "Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai Nguyễn Sơn Hùng cho biết, địa phương hiện có hơn 50 dân tộc cùng sinh sống với dân số khoảng 3,2 triệu người; trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số có gần 200 nghìn người, chiếm 6,42% dân số toàn tỉnh. ", "Đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có truyền thống gắn bó, ", ". Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa truyền thống về ngôn ngữ, phong tục tập quán, tín ngưỡng, lễ hội... tạo nên bản sắc văn hóa đặc trưng của từng dân tộc.", "Việc tổ chức Ngày hội văn hóa-thể thao các dân tộc thiểu số với mục đích góp phần giáo dục ", ", bảo tồn, phát triển du lịch, phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. ", "Qua Ngày hội còn giới thiệu đến người dân, du khách những đặc trưng văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, góp phần quảng bá du lịch Đồng Nai." ]
144
ethnic_data
https://nhandan.vn/ngay-hoi-ton-vinh-gia-tri-van-hoa-truyen-thong-cua-dan-toc-o-binh-thuan-post844410.html
Ngày hội tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc ở Bình Thuận
[ "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/vodrkxrrks/2024_11_12/img-6358-5336.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/vodrkxrrks/2024_11_12/img-6439-4900.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/vodrkxrrks/2024_11_12/img-6487-2824.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/vodrkxrrks/2024_11_12/img-6218-7793.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/vodrkxrrks/2024_11_12/ab29a510947b2f25766a-3808.jpg.webp" ]
[ "Trống Paranưng và kèn Saranai là hai loại nhạc cụ không thể thiếu trong lễ hội của người Chăm.", "Ngày hội là dịp để quảng bá và giới thiệu về hình ảnh, đất nước, con người, nét văn hóa, các di sản văn hóa.", "Trình diễn trang phục truyền thống dân tộc.", "Mỗi đoàn tham gia xây dựng một chương trình ca, múa, nhạc dân gian.", "Người dân tộc tham gia hội thao." ]
[ "Ngày hội sẽ tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc trong nền văn hóa thống nhất, đa dạng của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam nói chung và ", " tỉnh Bình Thuận nói riêng; nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao mức hưởng thụ đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân; đồng thời, gắn với phát triển du lịch cộng đồng của địa phương.", "Bên cạnh đó, ngày hội còn góp phần xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước theo Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI; Kết luận số 76- KL/TW, ngày 4/6/2020 của Bộ Chính trị. ", "Trong những ngày diễn ra ngày hội, các nghệ nhân, diễn viên, cộng tác viên (đồng bào dân tộc) gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao nhận thức, ý thức trong việc bảo tồn, phát huy, gắn kết và lan tỏa các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc trong thời kỳ hội nhập và phát triển của đất nước. ", "Đồng thời, ngày hội là dịp để quảng bá và giới thiệu về hình ảnh, đất nước, con người, nét văn hóa, các di sản văn hóa, dân ca, dân vũ, dân nhạc và nét đẹp, độc đáo của trang phục dân tộc thiểu số trở thành sản phẩm du lịch văn hóa của địa phương.", "Ngoài ra, ngày hội phải huy động được sự tham gia đông đảo của các ngành, các cấp, các địa phương, ", "; tôn vinh được các giá trị, các loại hình văn hóa đặc sắc, các tiết mục tham gia thể hiện đậm nét bản sắc văn hóa tiêu biểu của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, mang tính quần chúng, phong phú về loại hình, sáng tạo, đa dạng, độc đáo về nội dung; lan tỏa nét đẹp văn minh, hiện đại, tạo ấn tượng tốt đẹp, được quảng bá rộng rãi trên các phương tiện thông tin.", "Ngày hội sẽ có phần thi Liên hoan dân ca, dân vũ, dân nhạc và và trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số và miền núi, với chủ đề: “Thanh âm núi rừng”. Phần thi trình diễn trang phục truyền thống dân tộc phải thể hiện đủ ba loại trang phục gồm ngày thường, lễ hội, lễ cưới.", "Phần thi ca ngợi quê hương, đất nước, con người; phản ảnh những khát vọng của con người về cuộc sống ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; khơi dậy khát vọng, niềm tự hào dân tộc, phát huy tính tích cực, ý thức tự lực, tự cường của đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi trong thời kỳ hội nhập và phát triển đất nước.", "Tôn vinh, giới thiệu những nét văn hóa truyền thống, giàu bản sắc của từng dân tộc trên địa bàn tỉnh. Ứng dụng các đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ cấp tỉnh: “Bảo tồn và phát triển nghệ thuật dân gian cho bốn dân tộc tiêu biểu tỉnh Bình Thuận thông qua hình thức biểu diễn nghệ thuật\" và “Nghiên cứu sưu tầm, bảo tồn, phát huy giá trị Ariya của người Chăm tỉnh Bình Thuận”.", "Mỗi đoàn tham gia xây dựng một chương trình ca, múa, nhạc dân gian gồm dân ca thể hiện các làn điệu dân ca truyền thống của các dân tộc tỉnh Bình Thuận như hát ru, hát đối đáp giao duyên, hát đồng dao, hát kể sử thi và trữ tình, hát khấn thần trong các nghi lễ...; dân vũ thể hiện các điệu múa truyền thống dân gian của các dân tộc trong các trích đoạn lễ hội, dân vũ truyền thống, dân vũ sử thi...; dân nhạc thể hiện các nhạc cụ dân tộc như độc tấu, song tấu, tam tấu, hòa tấu... với các loại nhạc cụ truyền thống riêng của từng dân tộc; trình diễn trang phục truyền thống dân tộc thiểu số và miền núi.", "Đặc biệt, ngày hội sẽ có tọa đàm khoa học với chủ đề “Bảo tồn-Gắn kết-Lan tỏa” đưa thực trạng và giải pháp bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.", "Các bài tham luận sẽ nêu thực trạng và giải pháp bảo tồn, phát huy và lan tỏa trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. ", "Thảo luận các giải pháp, phương thức để thực hiện công tác bảo tồn, khôi phục, khai thác và phát huy giá trị văn hóa trong trang phục truyền thống gắn với phát triển du lịch; tuyên truyền nâng cao nhận thức, hành động của cộng đồng về ý nghĩa, giá trị của công tác bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số và miền núi. ", "Nhận diện trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Bình Thuận nói riêng, các tỉnh bạn lân cận nói chung có những đặc điểm chung và khác nhau trong sự giao thoa văn hóa và thích ứng với thời đại hiện nay. ", "Bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Bình Thuận, góp phần cho sự phát triển bền vững văn hóa trong giai đoạn hiện nay. ", "Đưa trang phục truyền thống phổ biến hơn trong cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi và trở thành sản phẩm du lịch đặc sắc để giới thiệu với du khách trong và ngoài nước; nâng cao lòng tự hào, ý thức bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống các dân tộc.", "Bên cạnh đó, ngày hội có không gian trưng bày giới thiệu, quảng bá văn hóa truyền thống địa phương. Theo đó, các đoàn trưng bày, giới thiệu một không gian văn hóa truyền thống gồm: mô hình hiện vật, hình ảnh, nhạc cụ, trang phục của đồng bào dân tộc tiêu biểu của địa phương; tranh, ảnh, sách, đồ thủ công mỹ nghệ, thổ cẩm, các vật dụng trong đời sống sinh hoạt… ", "Điểm nhấn là văn hóa đặc trưng của đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi của địa phương; những thành tựu trong sản xuất, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, phát triển kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng và xây dựng đời sống văn hóa cộng đồng; những sản phẩm du lịch, điểm đến tiêu biểu của địa phương; trưng bày giới thiệu sản phẩm đặc sản truyền thống tiêu biểu của địa phương, các sản phẩm OCOP gắn với du lịch của địa phương." ]
145
ethnic_data
https://nhandan.vn/nang-cao-doi-song-van-hoa-vung-dong-bao-dan-toc-post845038.html
Nâng cao đời sống văn hóa vùng đồng bào dân tộc
[ "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/vodrkxrrks/2024_11_15/cf68e88f4490ffcea681-6274.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/vodrkxrrks/2024_11_15/img-6145-4455.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/vodrkxrrks/2024_11_15/img-6116-398.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/vodrkxrrks/2024_11_15/img-6479-7400.jpg.webp" ]
[ "Tết Ramưwan của đồng bào Chăm luôn được duy trì tổ chức.", "Người dân tìm hiểu đồ vật của người Chăm.", "Người Chăm làm bình gốm bằng đất.", "Người Chăm thi giã gạo trong dịp Tết Katê." ]
[ "Theo Ủy ban nhân dân huyện Tuy Phong, dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện có 2.236 hộ, với 9.240 nhân khẩu, chiếm 6,25% dân số toàn huyện. Hiện có 10 dân tộc đang sinh sống trong huyện. ", "Dân tộc Chăm có 7.011 người, chiếm 75,88% dân số dân tộc thiểu số; dân tộc Raglai có 1.426 người, chiếm 15,43% dân số dân tộc thiểu số; dân tộc Hoa có 687 người, chiếm 7,44% dân số dân tộc thiểu số; dân tộc Nùng có 74 người, chiếm 0,8% dân số dân tộc thiểu số và các dân tộc khác. ", "Đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện sinh sống tập trung chủ yếu tại bốn địa phương gồm: Phan Dũng, Phong Phú và Phú Lạc, Vĩnh Hảo. Trong đó có hai xã thuần đồng bào dân tộc thiểu số là Phan Dũng (dân tộc Raglai) và Phú Lạc (dân tộc Chăm); các xã có thôn, xóm xen ghép là: Thôn 3-Phong Phú (dân tộc Raglai), thôn Tuy Tịnh 2-xã Phong Phú (dân tộc Chăm), thôn Vĩnh Sơn-Vĩnh Hảo (dân tộc Raglai).", "Hằng năm, huyện quan tâm đầu tư văn hóa, thể thao, du lịch và các hoạt động lễ hội truyền thống của các dân tộc góp phần giữ gìn, bảo tồn, phát huy bản sắc, giá trị văn hóa của các dân tộc; các xã đều được phủ sóng truyền thanh, truyền hình; các xã vùng dân tộc thiểu số đều có nhà văn hóa, các thôn đều có nhà văn hóa; xây dựng nếp sống văn hóa và giảm dần các hủ tục lạc hậu; thực hiện kịp thời việc cấp phát báo, tạp chí miễn phí cho các đối tượng thụ hưởng ở vùng dân tộc thiểu số; từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, luôn củng cố các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở hoạt động hiệu quả.", "Để tiếp tục nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần và củng cố, bảo tồn, phát triển các giá trị văn hóa tinh thần của đồng bào ", ", huyện tiếp tục quan tâm đầu tư công tác quy hoạch và phát triển các thiết chế văn hóa cơ sở đưa vào ", ". ", "Ngoài ra, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn hỗ trợ các hoạt động của hai đội văn nghệ của hai thôn, đầu tư nâng cấp tủ sách và đầu sách pháp luật và đầu tư sửa chữa thiết chế nhà văn hóa thôn của ba thôn.", "Các xã vùng dân tộc thiểu số đều được phủ sóng truyền hình truyền thanh Trung ương và địa phương, các xã đều có đài phát thanh phục vụ nhu cầu thông tin, tuyên truyền, sinh hoạt văn hóa của người dân; thực hiện tốt công tác bảo tồn, phát huy và tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa đã được công nhận cấp quốc gia và cấp tỉnh tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm và kịp thời kiến nghị tỉnh trùng tu, sửa chữa chống xuống cấp các di tích.", "Hằng năm, huyện duy trì phát huy các bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số luôn được quan tâm giữ gìn và phát huy. Các lễ hội Pôdam, Tết Katê, Tết Ramưwan của đồng bào Chăm luôn được duy trì tổ chức; quan tâm các hoạt động tham gia Tết Đầu lúa của đồng Raglai ở huyện Bắc Bình; phát huy việc duy trì các lớp dạy chữ Chăm, tiếng Chăm của đồng bào Chăm thôn Lạc Trị, xã Phú Lạc.", "Nhờ vậy, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở các thôn, xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong những năm qua tiếp tục triển khai thực hiện và đã đạt được một số kết quả đáng phấn khởi. Cụ thể, có 5/5 thôn xây dựng Quy ước thôn. ", "Năm 2019 tiếp tục duy trì 5/5 thôn đạt 100% được công nhận danh hiệu “Thôn văn hóa”, có 3.759/3.773 hộ đạt “Gia đình văn hóa”, chiếm 99,62%, có 3.453/3.773 hộ đạt “Gia đình văn hóa”, chiếm 91,51%; đến cuối năm 2023 có 3.887/3921 hộ đạt “Gia đình văn hóa”, chiếm 99,13%, có 3.761/3921 hộ đạt “Gia đình văn hóa”, chiếm 95,91%, tăng 4,4% so với năm 2019.", "Bên cạnh đó, bộ mặt các thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều chuyển biến tích cực, không gian sinh hoạt khang trang và thuận lợi, đời sống kinh tế được nâng lên, phong trào văn hóa văn nghệ được phát triển mở rộng nâng cao về chất lượng; an ninh được giữ vững, giảm rõ các tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, từng bước nâng cao ý thức cộng đồng, tình làng, nghĩa xóm được đoàn kết, gắn bó hơn, người dân chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.", "Phấn đấu đến cuối năm 2025 hộ nghèo, hộ cận nghèo vùng dân tộc thiểu số được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025. ", "Ông Nguyễn Trung Trực, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Tuy Phong cho biết, huyện nâng cao chất lượng thụ hưởng các lĩnh vực như: y tế, giáo dục, nhà ở, vệ sinh môi trường, thông tin truyền thông, văn hóa, xã hội, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, an ninh, quốc phòng trong đồng bào dân tộc thiểu số các xã trong huyện.", "Song song đó, huyện tiếp tục duy trì các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao ở các thôn, xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ quần chúng, giữ gìn và phát huy những giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số; bài trừ mê tín dị đoan, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. ", "Quan tâm đầu tư nâng cấp hệ thống phát thanh, thông tin liên lạc cho các xã vùng dân tộc thiểu số; quản lý, sử dụng hiệu quả các nhà văn hóa xã, nhà văn hóa thôn và duy trì các hoạt động văn hóa, văn nghệ, lễ, hội; giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc." ]
146
ethnic_data
https://nhandan.vn/truyen-day-nghe-lam-gom-thu-cong-cua-dan-toc-mnong-post780401.html
Truyền dạy nghề làm gốm thủ công của dân tộc M’nông
[ "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/ngtnba/2023_10_31/img-1432-4290.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/ngtnba/2023_10_31/img-1430-8981.jpg.webp" ]
[ "Qua lớp học, các học viên đã làm được các sản phẩm gốm truyền thống của dân tộc M’nông.", "Sau quá trình học và thực hành, học viên đã tự tạo ra hàng trăm sản phẩm gốm hoàn thiện, đảm bảo chất lượng và thẩm mỹ." ]
[ "Tham gia lớp học từ ngày 17 đến 31/10, 20 học viên đến từ 6 buôn trên địa bàn xã Yang Tao đã cơ bản nắm bắt nội dung các nghệ nhân truyền dạy và bắt tay vào thực hành. Đến nay hầu hết các học viên đã tự tạo ra được sản phẩm gốm bảo đảm chất lượng và thẩm mỹ như: con voi, con trâu, tô, chén, bình hoa, ché…; đủ tiêu chuẩn bán ra thị trường, phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng và đáp ứng được thị hiếu của ", ". Một số học viên còn tìm tòi, sáng tạo ra nhiều sản phẩm có mẫu mã mới lạ, được các nghệ nhân và du khách đánh giá cao.", "Trước đó, Ban tổ chức đã tặng các nghệ nhân, học viên các nguyên vật liệu và đồ nghề làm gốm: bộ cối chày bằng gỗ, gùi dùng cho việc lấy đất; vòng tre; viên đá cuội; vải miết láng… để phục vụ quá trình học và sử dụng lâu dài tại địa phương.", "Tại lễ bế giảng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh ", " cấp giấy chứng nhận cho 20 học viên đã hoàn thành lớp truyền dạy; tặng Giấy khen cho 5 học viên có thành tích xuất sắc.", "Theo lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk, lớp truyền dạy và thực hành nghề làm gốm thủ công của dân tộc M’nông tại xã Yang Tao, huyện Lắk nằm trong Dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các ", " gắn với phát triển du lịch” (Dự án 6) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.", "Lớp truyền dạy nhằm góp phần phục hồi, bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của nghề làm gốm thủ công; mở ra cơ hội để nghề gốm nơi đây có điều kiện phát triển gắn liền với du lịch; đồng thời cũng tuyên truyền, giáo dục thế hệ trẻ lòng tự hào và ý thức giữ gìn văn hóa truyền thống của dân tộc.", " " ]
147
ethnic_data
https://nhandan.vn/gin-giu-phat-trien-nghe-thuat-lam-gom-cua-nguoi-cham-post845254.html
Gìn giữ, phát triển nghệ thuật làm gốm của người Chăm
[ "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/vodrkxrrks/2024_11_16/860e138758a6e3f8bab7-5508.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/vodrkxrrks/2024_11_16/dd9d0d067f27c4799d36-1142.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/vodrkxrrks/2024_11_16/b41e599b29ba92e4cbab-3527.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/vodrkxrrks/2024_11_16/0f04d5ccb60f1051491e-5400.jpg.webp" ]
[ "Lễ đặt bằng ghi danh của UNESCO đưa \"Nghệ thuật làm gốm người Chăm\" vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.", "Người Chăm dùng sản phẩm đồ gốm trong tiết mục múa", "Tuyên truyền nguy cơ thất truyền nghề gốm người Chăm của thôn Bình Đức cho thế hệ trẻ", "Nhiều nghệ nhân lớn tuổi không còn sức để làm nên nghệ thuật làm gốm truyền thống của người Chăm có nguy cơ mai một" ]
[ "Theo Ủy ban nhân dân huyện Bắc Bình, làng nghề làm gốm truyền thống của ", " đã có từ lâu đời và rất nổi tiếng trong cả nước. ", "Nghề gốm gắn chặt với đời sống kinh tế, văn hóa-xã hội, phong tục tập quán của người Chăm qua bao đời nay. ", "Quy trình làm gốm của người Chăm rất tỉ mỉ gồm các công đoạn như khâu chế biến, pha trộn đất, nhào nặn sản phẩm, chỉnh hình, chà bóng, khâu nung gốm, chế biến nước màu trang trí lên gốm sau khi nung…", "Đến nay, làng nghề làm gốm cơ bản vẫn bảo lưu khá nguyên vẹn kỹ thuật, phương thức theo lối ", " được lưu truyền lại. ", "Với những giá trị và ý nghĩa đó, năm 2012, nghề gốm truyền thống của người Chăm thôn Bình Đức đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. ", "Đến năm 2022, nghệ thuật làm gốm truyền thống của người Chăm thôn Bình Đức đượcTổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.", "Nhờ vậy, thế giới biết đến nghệ thuật làm gốm độc đáo của người Chăm của Việt Nam. Mặt khác, sẽ tạo ra những cơ hội để gìn giữ, bảo tồn và phát triển nghệ thuật làm gốm lâu đời độc đáo này mãi trường tồn, tránh nguy cơ bị mai một, biến thể hoặc mất dần theo thời gian.", "Thời gian gần đây, do tác động của khoa học công nghệ, cơ chế kinh tế thị trường nên nghề gốm đã và đang đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách về thị trường tiêu thụ. ", "Cùng với đó, sản phẩm đồ gốm có giá thành không ổn định đã khiến nghệ nhân có thu nhập bấp bênh làm ảnh hưởng hưởng đến sự tồn tại và phát triển của nghề gốm. ", "Từ đó, dù nhiều nghệ nhân lớn tuổi truyền dạy nhưng thợ trẻ không còn học hỏi, tiếp thu bí quyết của nghề mà lựa chọn một công việc khác để có thu nhập cao hơn, trang trải cuộc sống. ", "Nhiều nghệ nhân lớn tuổi không còn làm nữa khiến nghề làm gốm Chăm thôn Bình Đức trong tương lai nguy cơ không còn. ", "“Đây vừa là niềm vui, nhưng đồng thời cũng là nỗi lo và là trách nhiệm chung của các cấp chính quyền, ngành chức năng và cộng đồng người Chăm địa phương trong việc chung tay gìn giữ, bảo tồn và phát triển nghề gốm truyền thống tránh nguy cơ bị mai một, thất truyền trong thời gian đến”, ông Bùi Thế Nhân, Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận chia sẻ.", "Trước thực trạng đó, năm 2021, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành Quyết định số 2097/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án bảo tồn và phát triển nghề gốm truyền thống của người Chăm thôn Bình Đức. ", "Năm 2023, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận có Công văn số 3441/UBNDKGVXNV về việc triển khai thực hiện Chương trình hành động quốc gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể “Nghề gốm truyền thống của người Chăm” được UNESCO ghi danh.", "Để nghề gốm người Chăm thôn Bình Đức được bảo tồn, ông Bùi Thế Nhân, Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận đề nghị, các sở, ngành và Ủy ban nhân dân huyện Bắc Bình cần phối hợp, thường xuyên mở lớp đào tạo, truyền dạy kỹ năng, bí quyết thực hành nghề gốm cho thế hệ trẻ trong ", " địa phương từ nguồn ngân sách phân bố hằng năm của tỉnh, chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác có liên quan. ", "Bên cạnh đó, tăng cường tổ chức, hỗ trợ cho các nghệ nhân làng gốm Bình Đức học hỏi phương thức và kỹ thuật làm gốm mỹ nghệ phục vụ trang trí và làm quà lưu niệm; tổ chức thực hành, sản xuất để nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng trong và ngoài nước.", "Các đơn vị kêu gọi các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư, khai thác để bảo tồn, phát triển nghề gốm và vừa phục vụ phát triển du lịch. ", "Mặt khác, Nhà nước có chính sách ưu đãi, khuyến khích các đơn vị này. Đặc biệt, các ngành, địa phương đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm gốm thành sản phẩm hàng hóa có tính thương mại và giá trị tăng cao. ", "Cùng với đó, các ngành triển khai việc quy hoạch, mở rộng vùng nguyên liệu, bãi nung gốm truyền thống gắn với xây dựng lò nung gốm mỹ nghệ bảo đảm tính hợp lý cho nghề gốm tồn tại và phát triển bền vững về lâu dài. ", "Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận Bùi Thế Nhân cho hay, quy hoạch khu đất phù hợp tại thôn Bình Đức để xây dựng nhà trưng bày sản phẩm gốm, kết hợp trình diễn nghệ thuật làm gốm, nung gốm và các loại hình nghệ thuật truyền thống của người Chăm phục vụ du khách tham quan. ", "Các đơn vị nghiên cứu, phối hợp với Ban Quản lý Trung tâm Trưng bày văn hóa Chăm xây dựng phát triển mô hình du lịch cộng đồng thu hút du khách tìm hiểu, nghiên cứu, khám phá quy trình làm gốm, trải nghiệm và gốm Chăm. ", "Tăng cường các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch, xây dựng và phát triển các tuyến du lịch để thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan, khám phá, trải nghiệm làng gốm người Chăm của thôn Bình Đức. " ]
148
ethnic_data
https://nhandan.vn/quang-binh-bao-ton-phuc-dung-le-hoi-mung-com-moi-post729900.html
Quảng Bình bảo tồn, phục dựng lễ hội mừng cơm mới
[]
[]
[ "Già làng Hồ Ai ở bản Khe Cát, xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh chia sẻ, đồng bào dân tộc Bru-Vân Kiều sống dọc theo dãy Trường Sơn hùng vĩ, trước đây cuộc sống gắn với phương thức canh tác đơn giản trên rẫy, ven rừng. Sau mùa lúa rẫy hằng năm, bà con tổ chức lễ hội mừng cơm mới để tạ ơn trời đất, cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, lúa ngô đầy kho, cuộc sống no đủ. Tuy nhiên, nhiều thập kỷ trước do du canh, du cư dọc dãy Trường Sơn, lại gặp khó khăn do thiên tai, thời tiết khắc nghiệt, cuộc sống khó khăn cho nên lễ hội ít được tổ chức, nhiều nơi dần mai một. ", "Gần đây, nhờ sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền và nhất là bộ đội biên phòng, người dân đã biết khai hoang các thung lũng để trồng lúa nước. Ở nhiều bản làng, hai vụ lúa nước đã giúp cho bà con chủ động được lương thực, không còn thiếu đói như trước. ", "Do vậy, để mừng sự ấm no nhờ cây lúa, bà con lại tổ chức lễ hội mừng cơm mới, trước là để tạ ơn, sau là dịp để dân bản quây quần, liên hoan, hát mừng bản làng đổi mới. ", "Theo các già làng, đồng bào Bru-Vân Kiều chuẩn bị lễ vật cho lễ hội mừng cơm mới rất chu đáo. Lúa nếp sau khi đưa từ nương, rẫy, ruộng về cất ở nhà ít nhất ba ngày mới đem giã tạo ra những hạt gạo nếp trắng, thơm. ", "Gần đến ngày tổ chức lễ, phụ nữ cùng nhau đi gùi củi, lấy nước, cắt lá dong, lấy rau củ trên rừng, trên nương để chuẩn bị vật phẩm phục vụ lễ cúng mừng cơm mới. Trong khi đó, những người đàn ông vào rừng, xuống suối để tìm kiếm những sản vật của thiên nhiên như cá, mật ong rừng... ", "Còn các già làng, trưởng bản, người uy tín trong đồng bào Bru-Vân Kiều thì chọn bãi đất rộng, bằng phẳng ngay giữa bản để dựng cột nêu hình cây lúa. Trên cây nêu có buộc những cây lúa sai hạt, tượng trưng cho sự no đủ. Cột nêu được trang trí hình chim muông, mặt trăng, mặt trời với các đường nét đơn giản nhưng thanh thoát theo ý niệm của người Bru-Vân Kiều. ", "Lễ hội mừng lúa mới của đồng bào Bru-Vân Kiều ở Quảng Bình được tổ chức theo quy mô cộng đồng, do đồng bào tự đóng góp và thường tiến hành theo cụm bản, hay từng dòng họ. Sau phần cúng lễ của già làng, người có uy tín để mong cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, làng bản yên bình là đồng bào tham gia thực hành các nghi lễ dâng cúng vật phẩm. ", "Bí thư Đảng ủy xã Ngân Thủy, huyện Lệ Thủy Nguyễn Văn Hùng cho biết, hiện nay đời sống của đồng bào Bru-Vân Kiều đã có nhiều đổi mới cho nên bà con chú trọng gìn giữ những nét văn hóa truyền thống, trong đó có lễ hội mừng cơm mới. ", "Với lợi thế xã Ngân Thủy là vùng rừng núi, hang động có nhiều phong cảnh đẹp cho khai thác phát triển du lịch. Xã đang phối hợp các đơn vị liên quan để hướng dẫn, giúp đỡ đồng bào tổ chức mô hình du lịch văn hóa cộng đồng, góp phần nâng cao đời sống của bà con ở nơi đại ngàn Trường Sơn. ", "Mới đây, tại thành phố Đồng Hới, Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp Sở Văn hóa-Thể thao tỉnh Quảng Bình và Ủy ban nhân dân huyện Lệ Thủy tổ chức buổi trưng bày và thực hành trình diễn lễ hội mừng cơm mới của đồng bào dân tộc Bru-Vân Kiều xã Ngân Thủy. Đây là hoạt động nằm trong chương trình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Lễ hội mừng cơm mới/lúa mới của người Bru-Vân Kiều” trong hành trình du lịch di sản Quảng Bình và Quảng Trị.", "Theo đại diện Cục Di sản văn hóa, lễ hội mừng cơm mới của đồng bào dân tộc Bru-Vân Kiều vừa có giá trị về lịch sử và văn hóa tộc người, vừa góp phần thu hút các nhà nghiên cứu, khách du lịch đến trải nghiệm đời sống văn hóa cộng đồng của người dân địa phương. Đây cũng là dịp để đồng bào giao lưu, quảng bá sản phẩm văn hóa cộng đồng ra bên ngoài." ]
149
ethnic_data
https://nhandan.vn/le-cung-tria-lua-cua-nguoi-brau-post814018.html
Lễ cúng trỉa lúa của người Brâu
[ "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/pgazsmztzsao/2024_06_12/le-cung-tria2-7373.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/pgazsmztzsao/2024_06_12/le-cung-tria3-2273.jpg.webp" ]
[ "Dân làng thưởng thức rượu thiêng để mong thần linh chứng giám, phù hộ gia đình mình.", "Làm thủ tục cúng chiêng Tha. Người Brâu quan niệm chiêng Tha không chỉ là nhạc khí mà còn là thần linh, là tổ tiên của họ." ]
[ "Lễ cúng trỉa lúa là lễ hội đầu tiên trong năm của người Brâu bắt đầu vào tháng 4 (nếu mưa sớm), còn năm nào mưa muộn thì phải chờ đến tháng 5, sau mùa đốt rẫy khoảng 1-2 tháng. Đây là phần lễ khởi đầu cho một vụ mùa, nên việc tổ chức lễ và cúng tế phải thể hiện được sự linh thiêng của nó. Sau phần lễ là phần hội diễn ra trong không khí náo nhiệt với sự tham gia của cộng đồng người Brâu. Đối với đàn ông thì mặc khố, đàn bà mặc Ktu cùng nhau thực hiện các điệu múa truyền thống trong nhịp trống, tiếng chiêng, tiếng Tha, tiếng đàn Đing Put. Tất cả hòa quyện, tạo nên một lễ hội mang tính rất riêng của người Brâu.", "Lễ hội đã tạo sự gắn kết, biểu dương sức mạnh cộng đồng, thể hiện mối quan hệ giao tiếp, ứng xử giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với cộng đồng và giữa cộng đồng với thần linh cùng các hiện tượng tự nhiên. Lễ hội cũng là dịp để cả cộng đồng làng đoàn kết, giữa các thế hệ, ai nấy cùng nhau làm những việc để tổ chức lễ hội, cùng nhau hưởng thụ và vui chơi, là dịp biểu dương sức mạnh tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc." ]
150
ethnic_data
https://nhandan.vn/le-cung-tria-lua-cua-nguoi-brau-post820927.html
Lễ cúng trỉa lúa của người Brâu
[]
[]
[ "Từ xa xưa, người Brâu sinh sống với hình thức canh tác du canh du cư, khi kết thúc mùa vụ, người Brâu sẽ tiến hành tìm khu rẫy mới để sản xuất. Sau mùa đốt rẫy khoảng từ 1 đến 2 tháng, người Brâu làm Lễ cúng trỉa lúa. Đây là lễ hội đầu tiên và quan trọng nhất trong năm của người Brâu.", "Để chuẩn bị cho ngày lễ, già làng tiến hành kêu gọi người dân chuẩn bị mỗi nhà một ghè rượu, đàn ông có sức khỏe thì vào rừng chặt mây đắng; nhóm khác thì đi bẫy con chim, con chuột; phụ nữ thì làm những công việc nhẹ như bắt cá, hái rau rừng và ở nhà trang trí nơi cúng lễ, dựng cây nêu.", "Theo già làng A Ốt, Lễ cúng trỉa lúa sẽ diễn ra với 2 phần chính gồm: Lễ cúng hiến sinh, bôi máu vào hạt giống (chính lễ) và trỉa lúa đại trà. Trước khi phần lễ diễn ra, trong vòng 7 ngày, người dân trong làng phải ở nhà, không uống rượu, không ăn cay, không ăn thịt, không đi rẫy hay chặt phá cây rừng.", "Theo tập quán, người Brâu thường gieo các loại hạt giống bầu, bí, cà cùng với lúa cho nên người phụ nữ sẽ chuẩn bị các loại hạt này bỏ vào gùi đem đến nhà rông. Sau khi các công đoạn đã chuẩn bị xong, vật hiến sinh được lần lượt đưa vào cây nêu. Thầy cúng và già làng uy tín tiến hành nghi thức cúng.", "“Ơ Thần suối H’niêng, đồi mờ nú, các thần linh gần xa, nay dân làng có con trâu, con dê, con heo, con gà, rượu ghè cho Yàng đây. Tạ ơn Yàng đã chấp thuận lời cầu xin của dân làng cho cây lúa lên tốt, nở nhiều bông, ra nhiều hạt, sau này tuốt được nhiều lúa, đựng được đầy kho, ăn lâu không hết”, thầy cúng A Dua khấn. Vừa cúng, chủ lễ vừa lấy máu trâu, máu heo, máu gà bôi lên hạt giống. Hành động này có nghĩa các hạt giống đều đã được các thần linh chứng dám, phù hộ cho một vụ mùa mới an lành và bội thu.", "Sau lời khấn, thầy cúng và già làng tiếp tục thủ tục cúng chiêng Tha và mời Tha ăn vì người Brâu cho rằng chiêng Tha không chỉ là nhạc khí mà còn là thần linh, là tổ tiên của họ. Để thực hiện nghi thức, già làng lấy tiết gà bôi vào lòng 2 chiếc chiêng rồi rót rượu vào chiêng vừa khấn mời Tha ăn, Tha uống. ", "Khi các nghi thức cúng hồn lúa đã hoàn tất, thầy cúng và già làng tiến hành uống ghè rượu đầu tiên, sau đó dân làng cùng đến thưởng thức rượu thiêng để mong thần linh chứng giám, phù hộ cho gia đình mình. Những người tham dự cũng được mời uống để chia sẻ sự khẩn cầu và niềm vui khi vào mùa vụ gieo trồng mới. ", "Sau phần lễ là phần hội diễn ra trong không khí náo nhiệt với sự tham gia của cộng đồng người Brâu. Đàn ông thì mặc khố, đàn bà mặc ktu cùng nhau thực hiện các điệu múa truyền thống trong nhịp trống, tiếng chiêng, tiếng Tha, tiếng đàn Đing Put. Tất cả hòa quyện, tạo nên một lễ hội mang nét văn hóa rất riêng của người dân tộc Brâu.", "Khi kết thúc phần hội, già làng sẽ gói các hạt giống đã cúng tế chia cho các gia đình về làm phép. Những hạt giống này được người dân mang trộn chung với hạt giống của gia đình và đem đi trỉa đại trà trên rẫy để khởi đầu cho một vụ mùa mới.", "Hiện nay, người Brâu duy trì, giữ gìn những lễ hội gắn liền với hoạt động sản xuất nông nghiệp và cuộc sống đời thường như: Mùa phát rẫy, lễ Mừng lúa mới, lễ Tết truyền thống… Trong đó, Lễ trỉa lúa được xem là quan trọng nhất của người Brâu vì họ tin rằng, các Yàng đã nhận lời khẩn cầu của dân làng và sẽ phù trợ cho hạt giống gieo xuống nảy mầm, cây trồng tươi tốt, nhà nhà no đủ." ]
151
ethnic_data
https://nhandan.vn/dan-toc-bo-y-post723953.html
Dân tộc Bố Y
[ "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/igpcvcvjntc8510/2022_11_21/dat-6061-1-7142.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/igpcvcvjntc8510/2022_11_21/a10-doi-vo-chong-tre-lam-le-bai-to-tien-16280497145461262756331-8293.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/bpcbzivo/2022_10_26/boy.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/igpcvcvjntc8510/2022_11_21/dat-5423-1-6872.jpg.webp" ]
[ "Một điệu múa truyền thống của người Bố Y (Ảnh: THÀNH ĐẠT)", "Nghi lễ trong đám cưới của người Bố Y (Ảnh: Báo Dân tộc)", "Tết “Sử Giề Pà – Lễ Tạ ơn trâu” của người Bố Y, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai (Ảnh: Báo Dân tộc)", "Người Bố Y ở Mường Khương, tỉnh Lào Cai ngoài trồng lúa, ngô, sắn... còn trồng ớt, đậu tương, chè, thuốc lá, mía (Ảnh: THÀNH ĐẠT)" ]
[ "Tổ tiên của người Bố Y là một chi của người “Lạc Việt” trong khối Bách Việt phát triển thành. Người Bố Y tự gọi mình là Bố Y, Bố Trọng, Bố Man và Liêu, Trọng Gia, Lý Liêu, Di Liêu (có thể từ thời cổ đại). ", "Tộc danh Bố Y ở Việt Nam hiện nay là chỉ hai nhóm: Nhóm Bố Y (tên tự gọi là Pu Y) ở tỉnh Hà Giang và nhóm Tu Dí ở tỉnh Lào Cai. ", "Nhóm Bố Y ở tỉnh Hà Giang đi theo sông Nhiệm và sông Nho Quế vào cư trú ở một số xã thuộc huyện Đồng Văn và Quản Bạ.", "Theo số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số năm 2019: dân số dân tộc Bố Y là 3.232 người, trong đó, dân số nam là 1.695 người và nữ là 1.537 người.", " ", "Nhóm Bố Y nói ngôn ngữ Tày - Thái (ngữ hệ Thái - Ka Ðai), còn nhóm Tu Dí nói ngôn ngữ Hán (ngữ hệ Hán - Tạng).", "Theo số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số năm 2019, tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết chữ phổ thông chiếm 80,0%, tỷ lệ đi học chung của trẻ em ở cấp tiểu học chiếm 100,6%. Tỷ lệ đi học chung của trẻ em ở cấp trung học cơ sở là 96,1%, tỷ lệ đi học chung của trẻ em ở cấp trung học phổ thông là 72,6%, tỷ lệ trẻ em ngoài trường là 7,8%.", "Dưới chế độ phong kiến, địa vị xã hội của người Bố Y bị cho là thấp kém, họ bị quản lý bởi bộ máy hành chính cũ: lý trưởng, chánh tổng và phó tổng đều là người Nùng. Dưới thời Pháp thuộc, Quản Bạ có 2 đơn vị hành chính là Đại Miên và Tiểu Miên. Vùng người Bố Y sinh sống thuộc Tiểu Miên do người Tày làm chánh tổng, phó tổng là người Hmông và người Dao. Dưới tổng là các làng, đứng đầu các làng là Páo tả mua, thường là thầy cúng biết chữ Nho, có uy tín và am hiểu phong tục, tập quán nắm giữ trọng trách này.", " Quan niệm về vũ trụ và linh hồn, trong tâm thức của mỗi dân tộc đều có hệ thống tín niệm về sự tồn tại của một hay nhiều thế giới ngoài thế giới sự sống của con người. Người Bố Y quan niệm vũ trụ gồm ba tầng, chia theo trục dọc: giữa là trần gian, nơi con người sinh sống, phía trên trần gian là nơi trú ngụ của thần linh và dưới cùng là mường của những người tí hon (pầu cúng kính) sống trong lòng đất.", " là cư dân nông nghiệp làm ruộng nước, người Bố Y ở huyện Quản Bạ khi chọn đất làm nhà thường chọn những nơi gần nguồn nước để thuận tiện cho việc sinh hoạt, cày cấy. Để chọn đất làm nhà, người Bố Y thường chọn những chỗ đất bằng phẳng, rộng khoảng 40 - 50m2, sau đó làm lễ cúng thổ địa trên nền đất đó để cầu mong cho ngôi nhà mình sắp làm sẽ bền vững, làm ăn phát đạt, các thành viên trong gia đình khỏe mạnh.", " Nam giới thường mặc áo cổ viền, loại áo cánh ngắn, tứ thân; quần lá nhuộm màu chàm bằng vải tự dệt. Phụ nữ Bố Y mặc áo ngắn năm thân xẻ nách phải, cổ, ống tay áo, chỗ cài cúc được trang trí và viền vải khác màu, hoa văn sặc sỡ. Trang sức người Bố Y trước đây cũng có chạm bạc nhưng ít và manh mún. ", "Người Bố Y gắn bó với ruộng nương và hoạt động trồng trọt, nền kinh tế chủ yếu vẫn là tự cung tự cấp. Hiện nay gạo được sử dụng làm cơm là chủ yếu, còn ngô lại được sử dụng để làm hàng hóa tăng thêm thu nhập và chăn nuôi gia súc, gia cầm.", "Người Bố Y có truyền thống làm ruộng nước và có trình độ canh tác nông nghiệp cao. Hiện nay, rừng đã được giao cho các hộ gia đình chăm sóc và bảo vệ nên người Bố Y không còn canh tác theo lối quảng canh như trước nữa mà đã đi vào thâm canh và xen canh. Người Bố Y ở Mường Khương, tỉnh Lào Cai ngoài trồng lúa, ngô, sắn... còn trồng ớt, đậu tương, chè, thuốc lá, mía. Ớt vừa là loại cây gia vị ưa thích của đồng bào, vừa được coi là loại cây hàng hóa đem lại thu nhập cho người dân.", "Chăn nuôi là hoạt động sinh kế bổ trợ cho hoạt động trồng trọt của người Bố Y. Gia cầm, đặc biệt là gà được người Bố Y nuôi nhiều. Gà cũng là một lễ vật cúng không thể thiếu trong các dịp lễ, tết và đáp ứng nhu cầu thực phẩm của gia đình. Chăn nuôi gia cầm của người Bố Y cũng chủ yếu theo hình thức thả rông.", "Người Bố Y đã làm nhiều nghề thủ công như dệt may, đan lát, làm mộc, rèn, nấu rượu. Đan lát là nghề thủ công truyền thống của nam giới Bố Y, để tạo ra các vật dụng sử dụng trong sản xuất và sinh hoạt hằng ngày của gia đình như các loại rổ, rá, gùi, giần, sàng, đồ đựng. Nghề mộc của người Bố Y vẫn được duy trì cho đến nay. Nấu rượu ngô là một nghề thủ công khá phát triển của người Bố Y. ", "Trước đây, săn bắn là hoạt động của nam giới Bố Y vừa để bảo vệ mùa màng, vừa cung cấp thực phẩm cho đời sống hằng ngày. Sản phẩm của săn bắn bao gồm các loại thú rừng, chim, chuột, cá, cua." ]
152
ethnic_data
https://nhandan.vn/giao-duc-truyen-thong-phat-trien-ban-sac-dan-toc-cho-hoc-sinh-tai-kon-tum-post724530.html
Giáo dục truyền thống, phát triển bản sắc dân tộc cho học sinh tại Kon Tum
[ "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/cuhatguhgenat/2022_11_12/a-3-2-6480.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/cuhatguhgenat/2022_11_12/a-4-2-2718.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/cuhatguhgenat/2022_11_12/a-5-1-9148.jpg.webp" ]
[ "Các em học sinh dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum trình diễn cồng chiêng, múa xoang.", "Các em học sinh dân tộc thiểu số tái diễn lễ cúng nước giọt.", "Quang cảnh Hội diễn nhìn từ trên cao." ]
[ "Theo đó, Hội thi được tổ chức nhằm Chào mừng 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2022), thu hút 18 đơn vị với gần 900 em học sinh người đồng bào dân tộc thiểu số tham gia trình diễn.", "Hội diễn nhằm bảo tồn và phát huy giá trị “Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên”, giúp các em học sinh nhận thức được giá trị văn hóa phi vật thể của nhân loại, góp phần giữ gìn, phát triển bản sắc văn hóa và truyền thống tốt đẹp các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.", "Các em học sinh đã mang đến Hội diễn những phần trình diễn đẹp mắt, mang đậm nét đặc trưng của cộng đồng các dân tộc thiểu số. Nổi bật như phần tái hiện Lễ mừng lúa mới của người Bahnar; lễ Pơ Thi (bỏ mả) của người Gia Rai và lễ cúng nước giọt...", "Em Y Sê Ba (lớp 7, Trường trung học cơ sở xã Đăk Kroong, huyện Đăk Glei) chia sẻ: \"Đây là lần đầu tiên em được nhà trường chọn tham gia biểu diễn cồng chiêng và múa xoang. Em cảm thấy rất vui và tự hào khi được trình diễn những nét văn hóa đặc trưng của dân tộc mình\".", "Phát biểu tại Hội diễn, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum Đinh Thị Lan cho biết: Hội diễn là dịp để thúc đẩy phong trào văn hóa văn nghệ, tạo không khí vui chơi lành mạnh, bổ ích, trong các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú; qua đó, khơi dậy niềm tự hào dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước cho học sinh các trường, góp phần xây dựng khối đoàn kết cộng đồng các dân tộc trên địa bàn tỉnh.", "Hội diễn cồng chiêng, múa xoang học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú tại tỉnh Kon Tum góp phần tạo cơ hội để thế hệ trẻ tiếp cận, giữ gìn, phát huy văn hóa truyền thống dân tộc. Từ đó, cho ra đời nhiều đội cồng chiêng “nhí” tại trường học, tạo tiền đề cho việc tiếp nối giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc ở các cộng đồng." ]
153
ethnic_data
https://nhandan.vn/dan-van-kheo-trong-lam-duong-giao-thong-nong-thon-post615172.html
Dân vận khéo trong làm đường giao thông nông thôn
[]
[]
[ "Huyện Chợ Đồn là một trong những địa phương thực hiện tốt việc vận động cá nhân, tập thể hiến đất làm đường giao thông nông thôn (GTNT) của tỉnh Bắc Kạn. Với quan điểm làm đường giao thông trước tiên là mang lại lợi ích cho chính gia đình mình và những người dân sống ở nơi đây, cơ hội trao đổi các loại nông sản được dễ dàng hơn, gia đình anh Bế Văn Đàn ở thôn Choong, xã Phương Viên đã hiến 1.200 m2 ruộng để làm đường nội thôn, dù rằng diện tích đất nông nghiệp này mang lại nguồn thu nhập chính của gia đình. Phong trào hiến đất làm đường giao thông trên địa bàn xã Phương Viên được đông đảo hội viên nông dân nhiệt tình hưởng ứng. Từ năm 2015 đến 2020, hội viên nông dân của xã Phương Viên đã hiến hàng nghìn mét vuông đất, đóng góp được 493 triệu đồng để san ủi mặt bằng làm đường nội thôn, góp 8.981 công lao động đổ bê-tông, làm đường nội thôn, liên thôn…", "Tại thôn Bản Bẳng, xã Nghĩa Tá, gia đình ông Lý Tiến Kim đã hiến hơn 3.000 m2 đất rừng, cùng người dân tham gia mở đường thôn rộng hơn 3m, giúp các hộ dân và bản thân gia đình ông không phải đi tuyến đường vòng xa xôi, gập ghềnh trước kia. Khi tuyến đường bê-tông được Nhà nước đầu tư đi qua phần đất ruộng của gia đình, ông Kim lại tiếp tục hiến thêm gần 100 m2. Tại xã Nghĩa Tá, điều đáng ghi nhận trong quá trình xây dựng nông thôn mới là có những hộ nghèo, hộ có thu nhập thấp vẫn sẵn sàng hiến đất vì lợi ích chung. Từ năm 2014 đến 2018, phát huy vai trò của các Ban Công tác Mặt trận trong công tác tuyên truyền, người dân trong xã đã hiến hơn 10 nghìn m2 đất, hơn 11.600 công lao động. Qua đó, hoàn thiện hơn 19 nghìn m2 đường bê-tông và mở rộng mặt bằng đường giao thông liên thôn; xây dựng hơn 3,5km kênh, mương thủy lợi.", "Xã Xuân Thượng là điểm sáng trong huy động sức dân làm đường GTNT ở huyện Bảo Yên (Lào Cai). Trước đây, Xuân Thượng được coi là “ốc đảo” của huyện, bởi giao thông đi lại khó khăn, lại thêm tập quán độc canh cây lúa dưới ruộng trũng và cây ngô, sắn trên đồi cao; sản xuất theo kiểu “tự cung tự cấp” manh mún, nhỏ lẻ, cho nên cái nghèo, cái đói cứ đeo đuổi người dân nơi đây. Quyết tâm xóa đói, nghèo, Đảng ủy xã Xuân Thượng chọn khâu đột phá là mở đường giao thông, tăng vụ ba trên đất ruộng cao và trồng cỏ, chăn nuôi trâu. Đảng ủy xã ra nghị quyết làm đường giao thông nông thôn, trọng tâm là xây dựng cầu kiên cố, nối liền các thôn bản và kết nối với quốc lộ 279 và quốc lộ 70 thuận tiện, rút ngắn thời gian lưu thông. Bằng sức dân, chỉ trong hơn một năm, Xuân Thượng làm được 11 cây cầu sắt kiên cố, mở mới và nâng cấp hơn 15 km đường, tạo nên mạng lưới giao thông nối liền trung tâm xã với các thôn bản, xóa thế “ốc đảo”, thông thương với thị trấn Phố Ràng và bên ngoài.", "Từ nhiều năm trước, đường trục chính vào thôn Nà Căm, xã Đề Thám, huyện Tràng Định (Lạng Sơn) là con đường đất, đèo dốc quanh co, rộng chừng 0,5m. Đường xấu, khó đi, cho nên nếu có việc ra ngoài trung tâm xã, hầu hết các hộ dân đều chọn cách đi bộ theo tuyến đường vòng dài hơn 8km. Năm 2018, khi có chủ trương làm đường, nhân dân trong thôn rất phấn khởi và tích cực chung sức làm đường. Gia đình ông Triệu Văn Nhật ở trong thôn đã tự nguyện hiến gần 4.000 m2 đất và hơn 100 cây hồi, quế từ ba đến 30 năm tuổi cho thu nhập hàng chục triệu đồng/năm. Cùng với gia đình ông Nhật, một số hộ dân khác cũng hiến hàng nghìn mét vuông đất để mở đường. Có mặt bằng, con đường trục của thôn nhanh chóng triển khai xây dựng với chiều rộng từ năm đến sáu mét, lòng đường trải nhựa rộng 3m. Con đường được hoàn thành không chỉ giúp người dân trong thôn thuận lợi đi lại, phát triển sản xuất, mà còn trực tiếp góp phần hoàn thành tiêu chí về giao thông trong xây dựng nông thôn mới (NTM) ở xã khó khăn này.", "Tại nhiều thôn, bản vùng cao Hà Giang, dù đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn nhưng người dân vẫn tình nguyện góp tiền, hiến đất, góp công làm đường dù không nằm trong đề án hỗ trợ xi-măng của tỉnh. Tiêu biểu như xóm Sính Tủng Chứ, xã Thài Phìn Tủng, huyện Đồng Văn (Hà Giang) đã tự bàn bạc, lên kế hoạch, thống nhất góp tiền làm đường. 18 hộ dân trong xóm đã tự nguyện đóng góp 379 triệu đồng để thuê máy ủi, đánh đá mở mới tuyến đường nối từ quốc lộ 4C vào trung tâm xóm với chiều dài gần 2km, chiều rộng mặt đường 3,5m, tạo thuận lợi đi lại và giao thương hàng hóa giữa các vùng.", "Huyện Đình Lập (tỉnh Lạng Sơn) là huyện nằm trong Chương trình 30a của Chính phủ, nhưng những năm qua cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở đều tổ chức tuyên truyền, vận động để người dân hiểu rõ hơn mục đích, ý nghĩa của chương trình xây dựng đường giao thông gắn với xây dựng NTM. Từ đó, nhiều hộ dân đã tự nguyện hiến “tấc vàng” để xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng như: giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa…  ", "Từ năm 2011 đến nay, người dân Đình Lập đã hiến khoảng 80.000 m2 đất để xây dựng các công trình giao thông, trường học, nhà văn hóa, trạm y tế… Nhiều gia đình tự nguyện hiến hàng nghìn mét vuông đất, xây dựng cơ sở hạ tầng. Phó Chủ tịch UBND huyện Đình Lập Nông Minh Cát cho biết: Để huy động được sức dân, nhất là vận động người dân hiến đất xây dựng các công trình công cộng thì công tác tuyên truyền, vận động luôn được UBND huyện phối hợp triển khai thường xuyên, liên tục.", "Từ sự chung sức của người dân, cộng với nguồn lực đầu tư của Nhà nước, nhiều công trình hạ tầng trên địa bàn huyện đã được đầu tư xây dựng. Từ năm 2010 đến nay, huyện đã mở mới được 22 km đường vào trung tâm thôn; cải tạo, nâng cấp, cứng hóa được 30,5 km đường huyện, 64,4 km đường xã, 144 km đường thôn, ngõ, xóm… Qua đó góp phần quan trọng vào thực hiện chương trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện.", "Đầu tháng 7-2020, trời nóng nắng như thiêu đốt với nền nhiệt hơn 38 độ C, cùng Chủ tịch UBND xã Xà Hồ (huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái) Giàng A Sáy đi xe máy về bản Tà Đằng nằm cheo leo trên đỉnh Xà Hồ với độ cao 1.800 m, hai bên đường các nương ngô hè và sắn lên xanh ngắt. Con đường bê-tông rộng 1m, dài gần 5km vừa mới hoàn thành đã giúp 58 hộ người Mông trong bản thêm niềm vui mới. Phương thức đầu tư công trình GTNT của Trạm Tấu là nhà nước góp 60% kinh phí xây dựng bằng vật liệu, người dân góp 40% chủ yếu bằng việc hiến đất giải phóng mặt bằng và ngày công lao động… Do làm tốt công tác dân vận, hộ anh Sùng A Chờ đã hiến 100 m2 đất nương, hộ anh Sùng A Vàng hiến 100 m2 nương ngô, để khi mở đường mới khi đi qua đỡ bị dốc ngược. Làm đường lên núi cao, nhiều đoạn có đá tảng chắn lối, không có mìn phá đá, không đủ tiền thuê máy khoan, Trưởng bản Sùng A Hành nghĩ cách lấy củi đốt đá liên tục trong mấy ngày, đá bị nung nóng tơi ra, dân dùng xà beng, cuốc chim mở đường, thế là thiên nhiên cứng đầu cũng thua ý chí con người.", "Tại tỉnh Sơn La, năm 2010, hệ thống đường bộ địa phương có tổng chiều dài 8.518 km, sau 10 năm con số này đạt 17.627 km. Năm 2010, tỉnh có 72 xã dù có đường giao thông, nhưng không đi được trong cả bốn mùa; một xã chưa có đường giao thông đến trung tâm. Nhưng đến nay, tất các các xã đều có đường giao thông đến trung tâm, trong đó có thêm 55 xã có đường giao thông đi được bốn mùa.", "Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Sơn La Nguyễn Hợp Cường cho biết: Sở dĩ giao thông nông thôn giai đoạn vừa qua ở Sơn La có bước bứt phá, là nhờ tỉnh có cơ chế chính sách uyển chuyển, hợp lòng dân, khơi dậy được nguồn lực trong nhân dân. Nhất là trong giai đoạn từ năm 2013, bắt đầu từ Nghị quyết số 41/NQ-HĐND ngày 14-3-2013 về quy định cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng đường giao thông nội bản, tiểu khu, tổ dân phố. Tinh thần chính của Nghị quyết này là thay phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” bằng phương châm “nhân dân làm thì Nhà nước hỗ trợ”. Nơi nào chính quyền và người dân cam kết làm đường, thì Nhà nước hỗ trợ  xi-măng để cứng hóa đường giao thông.", "Chính từ nghị quyết này mà con đường vào bản Buổn, dài 2,3 km thuộc phường Chiềng Cơi (TP Sơn La) lầy lội, trùi sụt suốt 17 năm đã được người dân bàn, cùng nhau thi công trong chưa đầy một tháng. Nhiều nơi bà con đăng ký, Phòng Kinh tế - Hạ tầng của các huyện, thành phố không kịp cung ứng xi-măng. Không khí làm đường, cứng hóa hệ thống giao thông bản, tiểu khu, tổ dân phố những năm tháng đó sôi động, người dân mừng vui, phấn khởi.", "Để phù hợp sức dân và mang lại hiệu quả cho chương trình cứng hóa giao thông, từ năm 2013 đến 2017, HĐND tỉnh Sơn La đã phải điều chỉnh, bổ sung ba lần Nghị quyết số 41/NQ-HĐND. Ban đầu chỉ quy định cứ nơi nào làm đường thì nhà nước hỗ trợ xi-măng. Sau này Nghị quyết 63/NQ-HĐND ngày 12-12-2013 bổ sung hỗ trợ thêm người dân chi phí quản lý, giám sát công trình, hỗ trợ sắt, công cụ trộn bê-tông... tổng chi phí bình quân tăng lên từ 30 - 36% tùy từng nơi...    " ]
154
ethnic_data
https://nhandan.vn/gia-lai-ba-con-lang-de-kon-don-duong-moi-post749861.html
Gia Lai: Bà con làng Đê Kôn đón đường mới
[]
[]
[ "Dự án đường vào làng Đê Kôn, xã H’ra, huyện Mang Yang, được đầu tư với tổng chiều dài 6,6km. ", "Tuyến đường đi qua địa phận thôn Phú Danh, kết nối với các làng Bok Ayol, làng Kơ Dung và làng Đê Kôn. ", "Kết cấu mặt đường rộng từ 3,5 đến 5,5m, nền đường rộng từ 5 đến 6,5m; tổng mức đầu tư 34 tỷ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh.", "Làng Đê Kôn (xã H’ra, huyện Mang Yang, Gia Lai) là một trong những làng đặc biệt khó khăn thuộc tỉnh Gia Lai. ", "Hiện làng có hơn 54 hộ với 238 nhân khẩu, trong đó chiếm 80% là đồng bào Bahnar, tỷ lệ hộ nghèo chiếm đến 80%. ", "Ngoài khó khăn chung, có lẽ trở ngại lớn nhất là vấn đề giao thông đi lại. ", "Tuyến đường độc đạo vào làng là đường đất, địa hình hiểm trở, độ dốc lớn; vào mùa mưa, lũ làng Đê Kôn hoàn toàn bị cô lập với bên ngoài. ", "“Từ khi có con đường khang trang vào làng bà con Đê Kôn rất vui mừng và phấn khởi. Dân làng đi lại, các cháu đến trường thuận lợi, bà con dân làng không còn bị cô lập khi mưa lũ đến; các sản phẩm nông nghiệp được thông thương không bị tư thương bị ép giá…” - ông Hriu, Bí thư Chi bộ, kiêm Trưởng thôn Đê Kôn phấn khởi cho biết.", " “Có con đường, làng Đê Kôn hiện đã được đầu tư đầy đủ điện, đường, trường, trạm”. ", "Trong những năm tới, để làng Đê Kôn phát triển hơn nữa, chính quyền các cấp sẽ tiếp tục hỗ trợ bà con đẩy nhanh tiến độ xóa đói giảm nghèo thông qua thực hiện có hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ từ 3 ", ", góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo cho nhân dân làng Đê Kôn”, Chủ tịch UBND huyện Mang Yang Lê Trọng cho biết. ", "Dịp này, UBND huyện Mang Yang đã công bố quyết định giao rừng cộng đồng cho bà con làng Đê Kôn, nhằm tăng cường công tác bảo vệ, phát triển rừng, đồng thời giúp bà con có điều kiện nâng cao, cải thiện cuộc sống." ]
155
ethnic_data
https://nhandan.vn/dong-bao-dan-toc-thieu-so-kon-tum-huong-ve-gio-to-hung-vuong-post750444.html
Đồng bào dân tộc thiểu số Kon Tum hướng về Giỗ Tổ Hùng Vương
[ "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/athlrainagbna/2023_04_29/ndo_br_a2-5936.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/athlrainagbna/2023_04_29/ndo_br_a3-4726.jpg.webp" ]
[ "Thi kéo co tại phần Hội, lễ Giỗ Tổ Hùng Vương.", "Thi gói bánh chưng xanh." ]
[ "Dưới ánh nắng chiều chiếu lọt qua những liếp tre nhà rông, đội nghệ nhân dân gian chủ yếu là học sinh và chị em phụ nữ người Xê-đăng tại thôn Kon K’Lốc, xã Đăk Mar đang hăng say tập luyện những bài dân ca truyền thống của dân tộc mình, sẵn sàng tham gia biểu diễn, giao lưu trong ngày ", ".", "Gác lại công việc gia đình, chị Y Pên (26 tuổi) hòa chung với tiếng cồng chiêng để thể hiện bài xoang “Đón khách” theo làn điệu dân ca Xê-đăng. ", "Y Pên cho hay, sau khi hoàn thành chương trình đại học về quê, chị mới có điều kiện tham gia tập luyện cồng chiêng, xoang cùng với dân làng. Năm nay, nghe tin đội nghệ nhân của thôn được chọn tham gia giao lưu, biểu diễn phục vụ tại lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, chị càng phấn khởi, hăng say tập luyện.", "“Nói về giỗ Tổ Hùng Vương, em mới chỉ được tham gia một lần, nhưng em cũng nhận thức được tầm quan trọng của tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng, là nét đẹp không thể thiếu của nền văn hóa các dân tộc Việt Nam. Chúng em rất thích thú và háo hức được tham gia. Được hòa mình vào các trò chơi dân gian, tìm hiểu các bộ trang phục của các dân tộc anh em khác trên địa bàn mang đến ngày lễ. Đây cũng là cơ hội cho chúng em hiểu biết thêm về xã hội, vừa có thể giao lưu các nền văn hóa với nhau”, Y Pên thích thú chia sẻ.", "Với sự hướng dẫn của Nghệ nhân Ưu tú Y Kha, các chàng trai, cô gái Xê-đăng dần nhuần nhuyễn các bài cồng chiêng, thuộc và thể hiện thuần thục các làn điệu dân ca của dân tộc mình.", "Là một trong những nghệ nhân ưu tú đầu tiên trên địa bàn ", " từ năm 2015, Nghệ nhân Ưu tú Y Kha có cơ hội tham gia nhiều hoạt động giao lưu văn hóa toàn quốc, có kinh nghiệm nhiều năm dẫn dắt đội nghệ nhân, đội cồng chiêng của thôn Kon K’Lốc biểu diễn chào, đón khách và phục vụ các nghi thức trong lễ Giỗ Tổ Hùng Vương. ", "Nghệ nhân Ưu tú Y Kha khá rành rọt về văn hóa, phong tục của các dân tộc anh em hội tụ về ngày giỗ Tổ. NNƯT Y Kha cho rằng, dù khác nhau về phong tục, tập quán cũng như các nghi thức thờ cúng tổ tiên, nhưng dịp giỗ Tổ chính là nơi để mọi người giao lưu, cùng gắn kết trong tình đoàn kết các dân tộc anh em con Lạc cháu Hồng.", "Chia sẻ cảm xúc khi tham gia các hoạt động tại lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm nay, Nghệ nhân Ưu tú Y Kha cho biết: Vì tôi đã được đi chỗ này chỗ kia, nên tôi biết được việc gìn giữ văn hóa, truyền thống của người Xê-đăng nói riêng và các dân tộc khác nói chung có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Tuy mỗi dân tộc, mỗi địa phương sẽ có những phong tục, tập quán cũng như tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau. Nhưng mình phải làm sao biến cái sự khác nhau đó thành lợi thế để các dân tộc anh em giao lưu với nhau.", "“Tôi luôn tin rằng, với người Xê-đăng chúng tôi nói riêng, hay các dân tộc anh em khác như: Kinh, Thái, Tày, Nùng, Ba Na… trên địa bàn huyện hay các du khách đến với ngày lễ cũng đều chung một mong muốn là gặp gỡ, cùng học hỏi, chia sẻ lẫn nhau để phát huy đoàn kết, giúp đỡ nhau trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc nói chung, xây dựng kinh tế-xã hội của xã, của huyện”, Nghệ nhân Ưu tú Y Kha nhận định.", "Huyện Đăk Hà hiện có 28 thành phần dân tộc anh em từ khắp cả nước chọn làm quê hương thứ hai để an cư, lạc nghiệp. Đúng như nhận định của Nghệ nhân Ưu tú Y Kha, những năm qua, cùng với các chính sách phát triển kinh tế-xã hội, địa phương luôn chú trọng công tác gìn giữ, phát huy các giá trị truyền thống của các dân tộc anh em trên địa bàn. Đặc biệt, thông qua việc tổ chức các hoạt động hướng về cội nguồn dân tộc mỗi dịp Giỗ Tổ Hùng Vương. Tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng nói riêng, truyền thống dựng nước và giữ nước của người Việt Nam nói chung đã đi sâu vào đời sống văn hóa của người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Đăk Hà.", "Tiêu biểu như cộng đồng dân tộc Thái tại thôn Thanh Xuân, xã Đăk Ngọk. Sau khi chọn đất Đăk Hà làm quê hương thứ hai để an cư lạc nghiệp, các thế hệ nhân dân trong thôn luôn tâm niệm phải phát huy tinh thần đoàn kết, chung sức đồng lòng với các dân tộc anh em khác xây dựng quê hương Đăk Hà ngày càng phát triển. Nhiều thế hệ người Thái sinh ra và lớn lên tại Đăk Hà đã nỗ lực học tập, rèn luyện để trở thành những công dân ưu tú. Do vậy, mỗi dịp Giỗ Tổ Hùng Vương, người dân trong thôn luôn nhiệt tình tham gia.", "Em Vi Hà Bảo Trân, người dân tộc Thái tại thôn Thanh Xuân, xã Đăk Ngọk phấn khởi cho biết: “Qua các bài giảng trên lớp thì em đã biết đến tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng và công lao dựng nước của các vị Vua Hùng. Em rất vui khi được tham gia ngày Giỗ Tổ, để được học hỏi thêm nét đẹp văn hóa, tinh thần của các dân tộc anh em. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt, trở thành con ngoan trò giỏi để thực hiện đúng lời dạy của Bác Hồ: Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.", "Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại huyện Đăk Hà bao gồm phần lễ và phần hội. Trong không khí trang nghiêm của phần lễ, sau nghi thức rước linh vị Vua Hùng, các dân tộc anh em sẽ dâng hương cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, cây cối xanh tốt, mùa màng bội thu. Đồng thời, tiến dâng lên Vua Hùng những sản vật đặc trưng do chính bàn tay mình làm ra như cơm lam, nếp cẩm, măng le, nếp than… vừa để thể hiện lòng tôn kính với bậc tiền nhân, vừa để báo công với các Vua Hùng. ", "Tại phần hội, diễn ra nhiều hoạt động như: giao lưu văn nghệ và các trò chơi dân gian; Thi bịt mắt đập niêu, kéo co, đẩy gậy, leo cột trơn, đi cà kheo; thi gói bánh chưng xanh… thu hút được sự quan tâm của đông đảo nhân dân tham gia. Với mỗi người dân tộc thiểu số, đây không chỉ là dịp để giao lưu mà còn là dịp để mọi người thắt chặt thêm tinh thần đoàn kết, gắn bó trong học tập, rèn luyện." ]
156
ethnic_data
https://nhandan.vn/bai-2-loi-giai-nao-cho-sinh-ke-post771820.html
Bài 2: Lời giải nào cho sinh kế?
[]
[]
[ "Cùng với những tập tục lạc hậu vẫn tồn tại, chi phối, một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số chưa thoát khỏi tư duy “ăn rừng”, chưa thoát khỏi ý nghĩ chỉ cần vừa đủ, không biết cách tích lũy và đầu tư phát triển. Như đã nói, ngày xưa đồng bào có quyền lực với rừng; khi thiếu gỗ làm nhà, thiếu chất đốt, thậm chí cần quan tài chôn người chết đã có sẵn ở rừng; hết cái ăn chỉ cần vác gùi, vác xà gạt vào rừng. Nói khái quát, từ ngôi nhà để ở, miếng thịt, con cá, ngọn rau để ăn đến khố, váy để mặc và ngay cả nhạc cụ để chơi… họ đều được nhận từ rừng. Tư tưởng đó tạo nên tính thụ động, sức ỳ, tâm lý trông chờ, ỷ lại và hậu quả tất nhiên là thiếu sự năng động, thiếu ý thức vươn lên. ", "Ngày nay, diện tích rừng tự nhiên suy giảm cùng với cách quản lý mới nên một bộ phận cư dân sống dựa vào đặc ân của rừng gần như bị mất đi một nguồn sống quan trọng. Nếu bản thân đồng bào không chủ động tiếp cận với những phương thức mưu sinh mới thì họ tự lùi lại phía sau. Và như vậy, bộ phận người nghèo trong cộng đồng các dân tộc thiểu số Tây Nguyên vẫn chiếm tỷ lệ khá cao. ", "Theo Nghị định 07/NĐ-CP của Chính phủ quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025 thì chuẩn hộ nghèo ở khu vực nông thôn là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1,5 triệu đồng trở xuống và thiếu hụt ba chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản. Con số nói trên là một nguồn thu nhập vô cùng ít ỏi, vậy mà ở một vùng đất giàu tiềm năng như Tây Nguyên vẫn còn hàng nghìn hộ gia đình không vươn tới nổi. ", "Một nghịch lý khác, dù Nhà nước đã hỗ trợ vốn, hỗ trợ cây trồng, vật nuôi để những hộ nghèo có thêm nguồn lực, nhưng khi gia đình đó tách hộ thì lại có nguy cơ tăng thêm một hộ nghèo mới và ngay cả gia đình được hỗ trợ ban đầu cũng có thể tái nghèo vì phải chia sẻ một phần của cải cho hộ mới ra đời. Thường thì những hộ nghèo “nhân đôi” ấy có chung một đặc tính là thiếu chí tiến thủ, lười lao động, nhưng lại siêng đàn đúm rượu chè…", "Chúng ta cần nhận diện chính xác nguyên nhân vì sao một bộ phận đồng bào không thoát được đói nghèo, lúng túng tìm lối đi, từ đó xác lập cách làm đúng và hiệu quả. ", "“Xâu cá” hay “cần câu”? Nếu không có sự thay đổi từ nhận thức của đồng bào thì cả hai phương thức đó đều không thể mang lại hiệu quả. Ở một khía cạnh khác, trong những chuyến thực tế, chúng tôi đã chứng kiến nhiều câu chuyện chứng minh về sự kéo lùi tiến trình phát triển do sức nặng tập tục. Ví như tâm lý “ăn chung” vẫn tồn tại trong một số cộng đồng. Không phủ nhận tính nhân văn, nhưng lối sống này cũng gây nhiều hệ lụy. Có cán bộ người Cơ Ho, mỗi mùa thu hoạch được mấy tấn lúa mà gặt xong thì bán ngay hoặc không dám mang về nhà vì sợ “bà con, dòng họ đến xin hết”. ", "Ở một vài buôn làng, các đoàn thể phát động phong trào trồng rau, nuôi gà đẻ trứng cải thiện cuộc sống, nhưng chỉ sau một, hai năm thì phong trào “chết yểu”; nhà không trồng, không nuôi thì không ngừng xin trứng, xin rau, làm cho nhà tích cực nuôi, trồng chán nản bỏ cuộc. Ở một huyện nghèo, có một cán bộ lãnh đạo huyện người dân tộc thiểu số cộng cư cùng dòng tộc, nhà ông không bao giờ dám khóa cửa, bởi “khi cần thì bà con đến nhà mình tự lấy gạo ăn”. ", "Cộng cảm và chia sẻ là một lối sống đẹp, nhưng sự bó hẹp trong đời sống cộng cư cùng những tập tục xưa cũ tồn tại kiểu “thú săn được chia đều cả làng” khiến những người có tinh thần tiên phong cũng khó vượt ra khỏi áp lực cộng đồng. Nếu họ thoát ra thì sẽ bị cô lập, mà với đồng bào dân tộc thiểu số thì sự xa lánh của cộng đồng, dòng tộc còn đáng sợ hơn cái chết. Chính cái quyền sở hữu mập mờ chung chung đó đã làm triệt tiêu động lực của không ít người… ", "Chìa khóa ở đâu? Trước hết, dân vận là công cụ quan trọng nhất. Thời đất nước chiến tranh, những chiến sĩ cộng sản đã bám đất, bám dân, cùng trải đời sống “bốn cùng” (cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói) với đồng bào. Thời bình, công tác vận động quần chúng nhằm mục đích mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho đồng bào. Nhưng công tác dân vận trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong thời gian qua đã thật sự hiệu quả chưa, nhất là việc tuyên truyền vận động thay đổi cung cách làm ăn, tìm kiếm cơ hội mưu sinh cho đồng bào nghèo? ", "Thực tế chỉ ra rằng, ở đâu mà cán bộ, đảng viên có tâm, có tầm, có phương pháp vận động quần chúng tốt thì ở nơi đó cuộc sống của đồng bào ổn định và phát triển. Ở nơi nào cán bộ cơ sở “sáng vác ô đi…” đến trụ sở, đút chân gầm bàn và gõ lên máy tính những bản báo cáo chung chung thì người dân ở đó mất đi niềm tin, mất đi điểm tựa quan trọng. Đồng bào yêu quý những cán bộ, đảng viên cởi giày lội ruộng cùng họ; mở tai lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của họ; biết tường tận cái tốt, cái đúng để cùng họ loại trừ cái xấu, cái sai; biết cách tìm đường giúp họ vượt qua những mặc cảm, thiếu thốn để vươn lên trong cuộc sống, cải thiện từ những điều nhỏ nhặt hằng ngày… ", "Nhiều cán bộ ở Tây Nguyên cũng nói với chúng tôi, để thay đổi nhận thức, thay đổi phương thức mưu sinh của những người lớn tuổi trong cộng đồng rất khó, vì nếp nghĩ cũ kỹ đã bám chắc trong óc, trong tim của họ. Phải tuyên truyền, giáo dục từ lớp trẻ, từ các cháu học sinh và những thanh niên bắt đầu khởi nghiệp. Một số ít trường học ở vùng cao nguyên, nhất là các trường nội trú, đã lồng ghép giáo dục cho các em ý chí tự lực, tự cường, con đường lập thân, lập nghiệp. Các thầy, cô cũng giúp các em thay đổi nền nếp, trực tiếp cầm tay chỉ việc tham gia sản xuất để giúp các em thay đổi tư duy, biết cách tổ chức và vươn lên làm chủ cuộc sống của mình.", "Đặc biệt, những tấm gương các bạn trẻ người đồng bào dân tộc thiểu số sản xuất, kinh doanh thành công đã góp phần lan tỏa những cảm hứng tích cực đối với cộng đồng. Không ly hương, những người trẻ ấy tự tin bám trụ và lập nghiệp thành công ở nơi chốn mà họ sinh ra. Ngay chính giữa buôn làng mình, họ lớn lên từng ngày về ý chí lập nghiệp, thay đổi tư duy và phương thức làm ăn để tạo lập một cuộc sống giàu có, hạnh phúc. Trên hành trình đó, họ đã vượt qua những rào cản cố hữu về tâm lý và tập quán mưu sinh lạc hậu. ", "Như chúng tôi đã kể về những bạn trẻ Cơ Ho vùng Xã Lát (huyện Lạc Dương, Lâm Đồng) hay những thanh niên Ê Đê các buôn cổ trong thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk). Họ đã biết cách phát huy di sản văn hóa ông cha để làm du lịch thành công, trở thành những mô hình cho thanh niên nhiều buôn làng học tập. Những bạn trẻ người Ba Na như Hồ Thị Viên, Đinh Khek, Đinh A Ngưi (Gia Lai) khai thác những tiềm năng, thế mạnh của địa phương để tổ chức kinh doanh, vừa làm giàu cho gia đình vừa hỗ trợ cộng đồng là những tấm gương sáng. ", "Thanh niên Jơ Jê Ha Mi ở xã Đạ Tông (Đam Rông, Lâm Đồng) đã làm giàu thành công bằng cách sản xuất rau sạch. Bao năm qua, gia đình Ha Mi cũng khó khăn như bao bà con Cơ Ho của mình. Vài sào lúa, ngô luôn khiến cuộc sống gia đình anh khó khăn, phải trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Bởi vậy, chàng thanh niên này luôn trăn trở về con đường thoát nghèo. ", "Từ 80 triệu đồng vay từ nguồn vốn Ngân hàng Chính sách xã hội và người thân, Ha Mi đầu tư mua vật tư, thiết bị, cải tạo vườn để trồng các loại rau thương phẩm trên 8.000 m2 đất của gia đình. Sản phẩm làm ra, anh cung ứng cho thị trường trong huyện và các địa phương giáp ranh, mang lại nguồn thu nhập mấy trăm triệu đồng mỗi năm. Hiệu quả kinh tế chưa phải là cao, nhưng thanh niên dân tộc thiểu số biết trồng rau sạch thương phẩm là câu chuyện khá lạ, bởi từ trước đến nay, đồng bào chỉ quen miệng với măng nứa, đọt mây, rau rừng. Chính vì vậy, cuộc chuyển đổi “thói quen rau rừng” sang “tư duy rau sạch hàng hóa” của Ha Mi đã tiếp thêm động lực cho thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số địa phương trong việc thay đổi tư duy, lựa chọn sinh kế… ", "Cùng với tiếp tục đổi mới các hình thức vận động quần chúng, cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và các cơ quan chức năng các tỉnh Tây Nguyên cũng cần nỗ lực hơn nữa trong việc thúc đẩy quá trình khởi nghiệp của các chàng trai, cô gái “da nâu, mắt sáng” trong các buôn làng. Bên cạnh hỗ trợ, cần tạo sự lan tỏa cảm hứng tích cực từ những tấm gương sáng, những mô hình tốt, nhất là các bạn trẻ khởi nghiệp thành công ngay giữa quê hương. Đó chính là những hình ảnh trực quan sinh động, là tiền đề cho lớp trẻ trong buôn làng học hỏi và nhân rộng mỗi ngày mỗi nhiều thêm. Họ chính là những tín hiệu tích cực, những tác nhân trực tiếp trong cuộc vận động đồng bào thay đổi nhận thức, tư duy, thay đổi nếp nghĩ, cách làm, tiếp cận những phương thức mưu sinh phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh mới.", "-----------------------------------", "(*) Xem Báo Nhân Dân từ số ra ngày 10/9/2023." ]
157
ethnic_data
https://nhandan.vn/hoi-tu-va-giao-thoa-post800820.html
Hội tụ và giao thoa
[]
[]
[ "Ði, thấy và cảm nhận văn hóa Tây Nguyên đã đậm in những gam màu thơm hương tươi sắc từ nhiều miền quê, từ nhiều tộc người góp mặt. Lời kể trường ca “Xống chụ xon xao” (Tiễn dặn người yêu, dân tộc Thái), “Te tấc te đác” (Ðẻ đất đẻ nước, dân tộc Mường) đang quyện trong đêm khan “Ðam San”, “Xing Nhã” của đồng bào bản địa Tây Nguyên. Trên mỗi miền quê đại ngàn nghe văng vẳng tiếng khèn H’Mông hòa cùng giai điệu khèn M’bướt của người Cơ Ho; âm thanh cồng Mường hòa với tiếng chiêng núm, chiêng bằng của người Ê Ðê, Ba Na, Chu Ru; điệu xòe Tây Bắc nối nhịp bước chân cùng điệu xoang Tây Nguyên. ", "Trong mỗi bữa tiệc liên hoan đoàn kết các buôn làng hôm nay, ngoài những món ăn truyền thống của người Kinh, rồi của đồng bào các dân tộc bản địa như xôi ống, thịt nướng, canh da trâu nấu với cà đắng, rau rừng và những chóe rượu cần thơm nức hương đại ngàn Tây Nguyên, đã có thêm những món ăn từ núi rừng biên cương phía bắc như thắng cố, cơm lam, chẩm chéo chấm với cá nướng, và các loại rượu Sán Lùng, Mẫu Sơn, Bắc Hà hay rượu Cốc Ngù chôn trong hang đá…", "Sau các dòng di dân từ ngày xưa, từ sau ngày nước nhà thống nhất, cùng với đồng bào các dân tộc miền núi phía bắc, người dân từ các vùng đồng bằng Bắc Bộ và duyên hải miền trung đã tiếp tục chọn Tây Nguyên làm quê hương thứ hai theo những làn sóng di cư, cả trong và ngoài kế hoạch. Trên đất Tây Nguyên, nơi nào người dân từ các vùng miền trong nước về tụ cư tập trung thì nơi đó bản sắc văn hóa cố xứ càng hết sức đậm đà. Nó như những mạch nguồn âm ỉ trong dòng chảy đời sống hằng ngày của cư dân, cộng đồng. ", "Mỗi khi có cơ hội thì dòng chảy ấy trào tuôn làm ấm thêm sắc màu quê mới. Nó thể hiện ở cách đặt tên làng, tên phố, bằng cách lập nên và thực thi những bản “hương ước” kế thừa những mỹ tục, điều phải, lẽ hay từ quê cũ, làng xưa. Nó hiện hữu trong mỗi nét ăn, điều ở, lối sống, ứng xử và những biểu hiện hằng ngày. Những lời ca, điệu múa cổ truyền, những câu tục ngữ, ngạn ngữ, ca dao từ thuở ông bà vẫn được trao truyền, phát huy trong đời sống hôm nay.", "Cái đẹp của văn hóa đã tạo nên sự xích lại gần nhau của các cộng đồng cư dân. Phát huy bản sắc các vùng miền, các tộc người đã tạo nên những không gian lành mạnh, bầu sinh khí, cố kết, những nền tảng nhân văn vững bền trên quê hương mới." ]
158
ethnic_data
https://nhandan.vn/doc-dao-ky-thuat-nhuom-cua-nguoi-ba-na-post811753.html
Độc đáo kỹ thuật nhuộm của người Ba Na
[]
[]
[ "Người Ba Na cho rằng, đây là phát hiện rất quan trọng, có ý nghĩa như sự trao ân ban phúc của thần linh cho cộng đồng. Hoạt động này do phụ nữ đảm trách, vì vậy mà việc chế biến thuốc nhuộm và kỹ thuật nhuộm vải là bí quyết của riêng phụ nữ. Họ có đủ sự kiên nhẫn, khéo léo để tạo ra các sắc mầu, hoa văn độc đáo cho bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình.", "Mầu sắc chủ đạo trên trang phục truyền thống người Ba Na là mầu đen, có trang trí họa tiết mầu. Cũng như nhiều dân tộc khác ở Tây Nguyên, người Ba Na nhuộm sợi sau đó mới dệt. Kỹ thuật này được giới nghiên cứu nghề dệt thủ công đặt tên là ikat. Ðây là kỹ thuật nhuộm bao sợi. Khác batik là nhuộm bao vải; với ikat không phải dùng tấm vải mà là sợi được bao trước khi nhuộm. Người ta dùng xơ vỏ cây hoặc sợi ni-lông buộc bao chung quanh bó sợi ở những đoạn khác nhau rồi đem nhuộm. Các phần sợi được bao sẽ không bắt mầu. Quy trình bao - nhuộm lặp lại nhiều lần để tạo những sợi đa sắc. Sợi này được dùng làm sợi ngang hoặc sợi dọc để dệt nên tấm vải ikat. Hoa văn ikat có vẻ đẹp rất riêng nhờ các đường biên mờ. Chính vì vậy, mà sự thể hiện hoa văn trên khung dệt đòi hỏi người thợ phải có óc tưởng tượng và độ chính xác rất cao.", "Ðể tạo mầu đen, người Ba Na sử dụng lá cây gơ gũl mọc trong rừng trộn với bùn dưới ruộng, ngâm khoảng một tuần sẽ có mầu đen tuyền, ngâm 1 ngày 1 đêm sẽ có mầu xám tro. Mầu đen được nhuộm bằng lá gơ gũl thường là mầu nền của mỗi tấm vải, biểu hiện cho đất đai, cho sự nảy mầm từ mặt đất, độ che phủ của cây rừng mà suốt cả cuộc đời con người phải gắn chặt với nó, kể cả khi trút hơi thở cuối cùng. ", "Ðể tạo mầu vàng nhạt, họ dùng củ kơ trong giã ra lấy nước để ngâm sợi, mầu vàng đậm được ngâm từ nước của củ nghệ giã nát. Mầu vàng biểu hiện cho ánh sáng mặt trời, sự kết hợp hài hòa giữa con người và tự nhiên. Mầu đỏ cũng là một loại mầu bà con tự chế tác, họ lấy cây tơ ngo giã nát hòa với nước sẽ cho ra một mầu đỏ đậm. Ðây là mầu biểu hiện của lửa, của máu, tượng trưng cho sức sống, sự vươn lên, niềm đam mê, tình yêu và khát vọng. Với mầu trắng, đây là mầu mộc vốn có của sợi chỉ, không nhuộm bởi bất cứ mầu nào khác. Ngày nay, người Ba Na cũng sáng tạo ra nhiều hoa văn họa tiết mới với nhiều mầu sắc phong phú hơn, họ sử dụng thêm mầu xanh lá cây từ cây lá nếp, mầu tím từ cây lá cẩm, mầu cam từ cây cà ri. Trước khi nhuộm sợi, người dệt sẽ nấu một nồi nước sôi rồi bỏ hạt aren (hạt cây thầu dầu) và một nắm gạo nhỏ vào, sau đó bỏ sợi vào luộc kỹ; thường luộc khoảng một ngày một đêm cho đến khi sợi mềm mới đạt tiêu chuẩn. Sau đó họ vớt ra để nguội tự nhiên.", "Công đoạn tiếp theo, người dệt lấy những vòng sợi trắng cho vào ngâm dung dịch mầu, thời gian ngâm tùy thuộc vào độ đậm hay nhạt của sợi đúng ý của người nhuộm. Khi đạt thời gian cần thiết, người nhuộm sẽ vớt ra và mang sợi đi giặt, nếu mầu chưa đạt họ sẽ nhuộm tiếp, còn nếu mầu đã đạt như ý muốn họ sẽ mang sợi lên phơi cho khô. Sau đó, đưa sợi trộn với bột của gạo nếp than hấp cho sợi cứng, không bị xù lông rồi vớt sợi ra phơi khô. Khi sợi đã khô, tiếp tục đưa sợi vào dụng cụ quấn sợi để quấn sợi lại thành những cuộn sợi tròn. Khi muốn dệt váy hay dệt khố, tấm choàng, chăn đắp, tấm địu... thì người phụ nữ chạn sợi lên khung giăng sợi và khung cửi để dệt. ", "Ngày nay, do sự tiện lợi của các sợi chỉ công nghiệp với nhiều mầu sắc, bà con không còn làm các mầu truyền thống như trước đây nữa, họ sử dụng các loại sợi chỉ đã có sẵn trên thị trường mua được ở chợ về để dệt. Tuy nhiên, những sản phẩm thủ công truyền thống của người Ba Na vẫn luôn được trân trọng, thường được sử dụng trong dịp Tết hay những ngày lễ quan trọng. Vì thế mà kỹ thuật nhuộm độc đáo của người Ba Na vẫn được bảo tồn và phát triển." ]
159
ethnic_data
https://nhandan.vn/dan-toc-xo-dang-post723896.html
Dân tộc Xơ-đăng
[ "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/unvrwqcqd/2022_10_17/24.jpeg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/tpuoaob/2022_11_15/xo-dang4-185.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/unvrwqcqd/2022_10_17/2.jpeg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/unvrwqcqd/2022_10_17/h21.jpeg.webp" ]
[ "Đồng bào Xơ-đăng chuẩn bị thực hiện nghi lễ cúng bến nước. (Ảnh: Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam)", "Cụ già người Xơ-đăng. (Ảnh: Thành Đạt)", "Nghệ nhân Y Sinh thực hiện thao tác làm đàn Klông Pút - nhạc cụ truyền thống của người Xơ-đăng. (Ảnh: Báo Dân tộc và phát triển)", "Khố hoa – nét đặc trưng độc đáo của người Xơ Đăng. (Ảnh: Báo Dân tộc và phát triển)" ]
[ "Đồng bào Xơ-đăng có một quá trình lịch sử rất lâu đời sinh sống tại vùng Bắc Tây Nguyên. Khoảng những năm 1855-1885, khi người Pháp ra sức củng cố chính quyền ở Đông Dương và khi giữa các bộ lạc miền núi xảy ra tình trạng hỗn loạn, thì người Xơ-Đăng mở rộng lãnh thổ sinh sống của mình sang những bộ lạc láng giềng.", "Dân tộc Xơ-đăng, còn có tên gọi khác là Xơ Đeng, Ca Dong, Cà Dong, Tơ-dra, Hđang, Mơ-nâm, Ha Lăng, Ka Râng, Bri La Teng, Con Lan.", "Người Xơ-đăng là 1 trong 12 tộc người thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên, cư trú chủ yếu ở tỉnh Kon Tum và một phần ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đắk Lắk và Gia Lai...", " Theo số liệu điều tra 53 dân tộc thiểu số 1/4/ 2019, tổng dân số người Xơ-Đăng: 212.277 người; dân số nam: 104.513 người; dân số nữ: 107.764 người; quy mô hộ: 4,3 người/hộ; tỷ lệ dân số sống ở khu vực nông thôn: 93.7%.", " Dân tộc Xơ-đăng sử dụng tiếng Xơ-đăng - một ngôn ngữ thuộc nhóm Môn - Khơ me (ngữ hệ Nam Á), gần với tiếng Hrê, Ba Na, Gié Triêng. Người Xơ-Đăng còn có chữ viết dựa trên hệ chữ cái La-tinh, đây là hệ chữ mới hình thành cách đây mấy chục năm.", " Người Xơ-đăng sống quần cư với nhau thành làng (", "). Trong mỗi làng truyền thống bao gồm nhiều nóc nhà dài nơi nhiều thế hệ gia đình người Xơ-đăng cùng sinh sống. Đứng đầu làng là già làng - người điều hành mọi sinh hoạt chung trong làng và đại diện của dân làng. Người dân trong một làng luôn đùm bọc, giúp đỡ nhau vì vậy trong làng của người Xơ-đăng hiếm thấy trường hợp một người bị đói trong khi kho thóc người khác còn đầy.", "Xét về mặt gia đình, người Xơ-đăng phân thành đại gia đình (On vêă): thường bao gồm nhiều cặp vợ chồng cùng các thế hệ con cháu cùng chung huyết thống của họ sống với nhau dưới một mái nhà dài, và tiểu gia đình (Kla on vêă): gồm 2-3 thế hệ cùng chung sống.", "Người Xơ-đăng theo tín ngưỡng đa thần bởi quan niệm vạn vật hữu linh, tức mọi vật đều có linh hồn. Ngoài thế giới thần linh, người Xơ-đăng còn quan niệm mỗi người có ba loại hồn: Hồn ", "hay ", "luôn ở với thể xác, lúc sống cũng như lúc chết; hồn ", "thường lang lang đây đó, do vậy hay bị ma bắt nạt làm người sinh ốm đau; hồn thứ ba là ", "thường sống ở trong các tổ mối, từ đó có nhiều lễ cúng liên quan.", " Phụ nữ Xơ-đăng mặc áo (ao goh), váy (ktắc), tấm choàng (khăn vai). Nam giới thì quấn khăn (trăng) hoặc đóng khố (kpen tích).", " Nguồn lương thực chủ yếu của người Xơ-đăng là gạo, gồm gạo tẻ, gạo dẻo và gạo nếp. Vào những dịp đầu năm, cúng sửa máng nước, cúng nhà rông hoặc khi săn được thú lớn, người Xơ-đăng tập trung ở nhà rông để ăn chung với nhau một bữa. Đồ ăn lúc này chủ yếu là cơm, thịt.", "Theo số liệu điều tra 53 dân tộc thiểu số 1/4/ 2019: tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết chữ phổ thông là 76.9%, tỷ lệ người đi học chung cấp tiểu học 100.7%, tỷ lệ người đi học chung cấp trung học cơ sở là 85.1%, tỷ lệ người đi học chung cấp trung học phổ thông là 35.7%, tỷ lệ trẻ em ngoài nhà trường là 19.1%.", "Nhạc cụ của người Xơ-đăng rất phong phú, gồm nhiều loại khác nhau như đàn ", ", sáo ", "hay ", ", khèn ống vỗ, đàn bầu ", ", hay ", "...", "Người Xơ-đăng có rất nhiều lễ hội trong năm, như: Lễ đâm trâu (Ka Pô); Lễ cơm mới; Lễ cúng máng nước;… Trong đó, Lễ hội mừng năm mới là ngày hội lớn trong năm của đồng bào Xơ-đăng nhằm tổng kết thu hoạch sau một mùa rẫy, đồng thời cũng nhằm tạ ơn các Giàng (thần) đã cho mùa màng bội thu.", "Một bộ phận người Xơ-đăng biết trồng lúa nước, điển hình là nhóm Mnâm nhưng theo lối sơ khai như làm đất bằng cách lùa đàn trâu dẫm quần... Làm nương rẫy vẫn đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động kinh tế của người Xơ-đăng, với phương thức canh tác thô sơ như: chọc lỗ để tra hạt giống thì dùng gậy đẽo nhọn hay gậy có lưỡi sắt; làm cỏ bằng loại cuốc con có cán lấy từ chạc cây và cái nạo có lưỡi bẻ cong về một bên; thu hoạch thì dùng tay tuốt lúa. Ngoài lúa, người Xơ Ðăng còn trồng kê, ngô, sắn, bầu, bí, thuốc lá, dưa, dứa, chuối, mía...", "Người Xơ-đăng còn biết dệt vải, rèn (phát triển ở nhóm Tơ Ðrá). Ở một số nơi, người Xơ-đăng đã biết đãi vàng sa khoáng. Nghề đan lát cũng phát triển trong cộng đồng người Xơ-đăng. Hiện nay đồng bào cũng đã biết dùng tiền làm vật trao đổi.", "Theo số liệu điều tra 53 dân tộc thiểu số 1/4/ 2019: Dân tộc Xơ-đăng có: Tỷ lệ thất nghiệp 0.66%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ: 4.3%; Tỷ trọng lao động làm việc trong khu vực phi nông nghiệp: 4.8%; Tỷ trọng lao động làm công việc quản lý hoặc CMKT bậc cao và trung: 1.7%; Tỷ lệ hộ nghèo: 44.9%; Tỷ lệ hộ cận nghèo: 9.8%; Tỷ lệ hộ sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh: 66.5%; Tỷ lệ hộ sử dụng điện lưới để thắp sáng: 93.4%." ]
177
ethnic_data
https://nhandan.vn/dan-toc-xinh-mun-post723897.html
Dân tộc Xinh Mun
[ "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/igpcvcvjntc8510/2022_11_21/xinh-mun5-4245.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/igpcvcvjntc8510/2022_11_21/x1-1-7659.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/igpcvcvjntc8510/2022_11_21/xinh-mun6-9217.jpg.webp" ]
[ "Trang phục của người Xinh Mun giống trang phục của người Thái (Ảnh: THÀNH ĐẠT)", "Nhà ở truyền thống của người Xinh Mun (Ảnh: Ủy ban Dân tộc)", "Một buổi làm ruộng của người Xinh Mun (Ảnh: THÀNH ĐẠT)" ]
[ "Người Xinh Mun là tộc người có nguồn gốc ở Tây Bắc Việt Nam và Bắc Đông Dương, một trong những tộc người thuộc lớp cư dân có mặt sớm nhất ở vùng Tây Bắc.", "Tên tự gọi: Xinh Mun", "Tên gọi khác: Puộc, Xá, Pnạ", "Nhóm địa phương: Xinh, Mun Dạ, Xinh Mun Nghẹt.", " ", "Theo số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số 01/4/ 2019: 29.503 người trong đó dân số nam là 14.793 người và dân số nữ là 14.710 người. Quy mô hộ: 4,7 người/hộ. Tỷ lệ dân số sống ở khu vực nông thôn: 99,4%. ", " Tập trung ở một số huyện vùng biên giới Việt - Lào: Yên Châu, Sông Mã, Mộc Châu, thuộc tỉnh Sơn La (đa số) và một số ít cư trú ở huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên,...", "Thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ Me (ngữ hệ Nam Á). Người Xinh Mun giỏi tiếng Thái. Trước đây, một số người biết sử dụng chữ Thái, nay dùng chữ phổ thông.", " Theo số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số 01/4/ 2019: Tỷ lệ người Xinh Mun từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết chữ phổ thông: 64,7%; Tỷ lệ người đi học chung cấp tiểu học: 99,5%; Tỷ lệ người đi học chung cấp trung học cơ sở: 80,7%; Tỷ lệ người đi học chung cấp trung học phổ thông: 23,6%; Tỷ lệ trẻ em ngoài nhà trường: 21,8%. ", " Người Xinh Mun ăn cơm nếp, cơm tẻ, thích gia vị cay, uống rượu cần, có tập quán ăn trầu, nhuộm răng đen.", " Giống người Thái.", " Nhà truyền thống của người Xinh Mun thuộc loại nhà sàn (ziêng). Người Xinh Mun thường kiến tạo mái hồi nhà theo kiểu hình khum tròn hình mai rùa.", "Gia đình nhỏ, phụ quyền là chủ yếu, nhưng những đại gia đình gồm ba thế hệ hay các anh em trai đã có vợ vẫn sống chung trong một nhà còn tồn tại khá đậm nét. Số lượng thành viên trong nhà khoảng 10-15 người, cũng có nhà lên tới 20-30 người. Người Xinh Mun có nhiều họ nhưng phổ biến nhất là hai họ: Vì và Lò.", " Phổ biến tục ở rể. Trước đây con trai phải ở rể khoảng 8-12 năm hoặc ở rể suốt đời nếu bên vợ không có con trai. Trong lễ cưới đi ở rể, cô dâu, chú rể phải đổi tên của mình lấy một tên mới chung cho cả hai người. Tên chung này do bố mẹ vợ, ông cậu đặt cho, đôi khi lại phải bói xin âm dương để tìm tên chung. Ngay trong hôm cưới đi ở rể, đôi vợ chồng mới cưới trở về nhà trai 2, 3 ngày rồi mới sang ở hẳn nhà gái cho đến hết thời gian ở rể. Lễ cưới đưa dâu về nhà trai tổ chức sau khi hết thời gian ở rể, lúc đó đôi vợ chồng đã có một hoặc vài con. Lễ lại mặt tổ chức sau đó vài ngày, hay một năm.", " Phụ nữ có mang vẫn đi nương, đi rừng cho đến tận ngày sinh. Trẻ gần một tuổi mới mời thầy cúng về, làm lễ đặt tên.", " Người Xinh Mun có tập quán ai dựng nhà thì cả bản đến giúp. Họ thường làm nhà vào dịp sau vụ gặt và chọn đất dựng nhà bằng cách bói xem đất dựng nhà có hợp với các thành viên trong nhà không. Ngày nước (các ngày 2, 6, 8, 9 trong tháng) thích hợp với việc làm nhà. Kiêng ngày hoả tức các ngày 1 và 7. ", " Tiếng súng trong nhà báo hiệu có người chết, cùng lúc đó người con trai ném ông đầu rau vào nơi thờ cúng tổ tiên bày tỏ một sự giận giữ truyền thống. Không dùng quan tài gỗ mà chỉ bó cót. Chọn đất đào huyệt bằng cách ném trứng trên khu vực định sẵn, trứng vỡ ở đâu thì huyệt được đặt ở đó. Nhà mồ được làm cẩn thận, có đủ thứ cần thiết tượng trưng cho người chết. Người Xinh Mun không có tục cải táng và tảo mộ.", " Thờ cúng tổ tiên hai đời, bố mẹ và ông bà. Biểu trưng cho nơi thờ tổ tiên là một chiếc xương hàm lợn, ít trầu đựng trên nắp giỏ cơm, ống tre đựng nước. Cúng vào các dịp cơm mới, đám cưới, nhà mới. Việc thờ cúng tổ tiên, tuỳ nơi, có thể chỉ do anh cả, cũng có thể do các anh em trai cùng đảm nhiệm. Bố mẹ vợ được thờ riêng ở một chiếc lán nhỏ, bên cạnh nhà, cơm nước cúng được nấu ở ngoài nhà. Lễ cúng bản hàng năm rất được coi trọng.", "Sau năm 1954, nhất là từ khi Đảng và Nhà nước tiến hành cuộc vận động định canh định cư và xây dựng hợp tác xã nông nghiệp, người Xinh Mun bắt đầu có những thay đổi về phương thức trồng trọt. Ngoài canh tác nương rẫy, họ đã biết nhiều hơn việc làm thủy lợi nhỏ để khai phá ruộng bậc thang và canh tác lúa nước. Ngoài các loại gia súc, gia cầm, nhiều nơi người Xinh Mun còn đào ao nuôi cá. ", "Theo số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số 01/4/2019: Tỷ lệ hộ nghèo: 65,3%; Tỷ lệ hộ cận nghèo: 9,4%; Tỷ lệ thất nghiệp: 0,28%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ: 2,1%; Tỷ trọng lao động làm việc trong khu vực phi nông nghiệp: 2,3%; Tỷ trọng lao động làm công việc quản lý hoặc CMKT bậc cao và trung: 0,3%. " ]
178
ethnic_data
https://nhandan.vn/dan-toc-thai-post723932.html
Dân tộc Thái
[ "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/tpuoaob/2022_11_15/don-nang-trang-cua-nguoi-thai-nghe-an-1064.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/tpuoaob/2022_11_15/dat-1524-5566.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/unvrwqcqd/2022_10_21/dat1513.jpg.webp" ]
[ "Lễ đón nàng trăng của người Thái. (Ảnh: Thành Đạt)", "(Ảnh: Thành Đạt)", "Điệu xoè Thái. (Ảnh: Thành Đạt)" ]
[ "Người Thái có cội nguồn ở vùng Đông Nam Á lục địa, tổ tiên xa xưa của người Thái có mặt ở Việt Nam từ rất sớm. Người Thái ở Việt Nam được nhìn nhận là một cộng đồng tộc người với nhiều nhóm địa phương. Nguồn gốc cũng như sự có mặt của họ ở Việt Nam không hoàn toàn giống nhau. Theo các nhà dân tộc học, người Thái ở Việt Nam có hai nhóm chính: Thái Trắng và Thái Đen.", " ", "Người Thái cư trú ở một số tỉnh chủ yếu sau đây tại Việt Nam: Hòa Bình, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An. Quá trình di cư từ đầu những năm 1990 đã mở rộng địa bàn cư trú của tộc người này ra một số vùng khác, trong đó có các tỉnh ở khu vực Tây Nguyên.", " Theo số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số năm 2019, dân tộc Thái có 1.820.950 người. Trong đó, có 910.202 nam và 910.748 nữ.", " Thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái (ngữ hệ Thái – Kađai).", "Thiết chế bản mường, một hình thức tổ chức mang tính tiền nhà nước, đánh dấu trình độ phát triển cao của xã hội người Thái.", " Người Thái thờ cúng tổ tiên, thờ cúng thần nông nghiệp, thần sông núi. Việc thờ cúng gắn liền với các lễ hội trong năm như: lễ xuống đồng, lễ cầu mưa, lễ rước hồn lúa, lễ cầu mùa, lễ mừng cơm mới... Tục cưới xin, tang ma được tổ chức chặt chẽ theo nghi thức truyền thống.", "Cúng tổ tiên ở người Thái Ðen vào tháng 7, 8 âm lịch. Người Thái Trắng ăn tết theo âm lịch. Bản mường có cúng thần đất, núi, nước và linh hồn người làm trụ cột.", "Ở nhà sàn, dáng vẻ khác nhau. Hình tượng “khau cút” được khắc họa như là biểu tượng độc đáo cho ngôi nhà sàn có mái hình mui rùa của người Thái Đen. Trong khi đó, ngôi nhà của người Thái Trắng thường được dựng trên mặt bằng hình chữ nhật, có lan can gỗ chạy trước hoặc chung quanh nhà. Một trong những nét kiến trúc của nhà sàn người Thái mang nhiều đặc trưng tộc người là cầu thang, nơi lưu giữ những giá trị văn hóa tinh thần đặc trưng tộc người, giá trị tôn giáo, những kiêng kỵ về giới, sinh đẻ.", "Các nhóm người Thái như Thái Đen, Thái Trắng đều có nhiều điểm chung trong trang phục hằng ngày nhưng trong đó, vẫn nổi bật bản sắc riêng để phân biệt. Phụ nữ Thái Trắng mặc áo cánh ngắn màu sáng, trắng, cài cúc bạc tạo hình bướm hoặc ong; váy màu đen không trang trí hoa văn. Khăn đội đầu bằng vải chàm dài khoảng hai mét...", "Phụ nữ Thái Đen với trang phục áo cánh ngắn màu tối (chàm hoặc đen). Các thiếu nữ chưa lập gia đình sẽ không búi tóc mà đội khăn được thêu rất tỉ mỉ gọi là khăn piêu. Người phụ nữ Thái khi đã lập gia đình sẽ búi tóc lên đỉnh đầu gọi là \"tằng cẩu\", khi chồng chết có thể búi tóc thấp xuống sau gáy. Phụ nữ Thái đeo nhiều đồ trang sức như vòng cổ, vòng tay, hoa tai, trâm cài tóc trên đầu, xà tích...", "Áo nam giới có hai loại, áo cánh ngắn và áo dài. Áo ngắn may bằng vải chàm, kiểu xẻ ngực, tay dài hoặc ngắn, cổ tròn. Khuy áo làm bằng đồng hay tết thành nút vải. Áo không có trang trí hoa văn chỉ trong dịp trang trọng người ta mới thấy nam giới Thái mặc tấm áo cánh ngắn mới, lấp ló đôi quả chì (mak may) ở đầu đường xẻ tà hai bên hông áo.", " Xôi nếp, cơm lam, rượu cần, các loại đồ nướng thường được coi là những đặc trưng của ẩm thực Thái.", "Người Thái có các điệu xòe đặc sắc, hát thơ, đối đáp giao duyên phong phú. Nhạc cụ truyền thống có các loại sáo lam, tiêu. ", "Trò chơi của người Thái phổ biến là ném còn, kéo co, đua ngựa, dạo thuyền, bắn nỏ, múa xoè, chơi quay và quả mák lẹ.", "Theo số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số năm 2019, tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết chữ phổ thông là 81,6%; tỷ lệ đi học chung của trẻ em ở cấp tiểu học: 100,8%; cấp trung học cơ sở là 94,6%; cấp trung học phổ thông: 56,5%. Tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên biết đọc, viết chữ dân tộc mình là 4,3%. Tỷ lệ trẻ em dân tộc Thái trên 5 tuổi được đi học chiếm 99,4%.", "Đồng bào dân tộc Thái trồng lúa nước và trồng trọt trên nương. Ngoài trồng lúa nước bà con còn canh tác nương rẫy, trồng lúa xen kẽ các cây hoa màu như: đậu tương, ngô, khoai, sắn… Đồng bào Thái áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế. Sản xuất nông nghiệp của người Thái ngày càng hướng tới thị trường hơn thay vì tự cung tự cấp như trước đây.", " Chăn nuôi phổ biến là: lợn, trâu, dê và nuôi tằm. Việc chăn nuôi theo hình thức thả rông đã không còn phổ biến mà thay vào đó là nuôi nhốt trong chuồng trại. Ngoài ra, người Thái còn phát triển nghề tiểu thủ công như: dệt vải, đan lát…", "Ngày nay, trong xu thế chung của quá trình phát triển, thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp như: dịch vụ phục vụ khách du lịch, làm thuê, buôn bán cũng có xu hướng phát triển nhờ sự phát triển của hệ thống giao thông; nhu cầu thị trường, chính sách của Nhà nước." ]
179
ethnic_data
https://nhandan.vn/dan-toc-tay-post723931.html
Dân tộc Tày
[ "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/unvrwqcqd/2022_10_21/le3.jpeg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/unvrwqcqd/2022_10_21/1.jpeg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/tpuoaob/2022_11_15/dat9715-8587.jpeg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/unvrwqcqd/2022_10_21/1302826027159642526383704999964382030282951n.jpeg.webp" ]
[ "Lễ Cầu an của người Tày. (Ảnh: Báo Dân tộc và phát triển)", "Người Tày trong trang phục truyền thống. (Ảnh: Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam)", "Người Tày và điệu hát Then. (Ảnh: Thành Đạt)", "Đàn tính của người Tày. (Ảnh: Báo Dân tộc và phát triển)" ]
[ "Người Tày có mặt ở Việt Nam từ rất sớm, từ cuối thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên và là một trong những chủ nhân đầu tiên của nước Việt cổ.", "Người Tày cư trú chủ yếu ở vùng thung lũng các tỉnh Ðông Bắc như: Quảng Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang đến Lào Cai, Yên Bái.", " Theo số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số năm 2019, dân tộc Tày có 1.845.492 người. Trong đó, có 918.155 nam và 927.337 nữ.", "Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái (ngữ hệ Thái – Kađai).", "Người Tày có nhiều hình thức tín ngưỡng dân gian khác nhau như trong phạm vi gia đình có thờ tổ tiên, thờ Bà mụ, Phật Bà Quan Âm, Táo quân, ngoài bản thì thờ thổ thần, một số bản có thờ thành hoàng, một số nơi còn xây chùa để thờ Phật. Các nghi lễ vòng đời cũng có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của người Tày.", " Nhà ở truyền thống của người Tày bao gồm ba dạng cơ bản: nhà sàn, nhà nửa sàn nửa đất và nhà phòng thủ. Trong đó, nhà sàn là dạng nhà truyền thống phổ biến nhất với cấu trúc chung là loại nhà sàn năm gian, ba gian hoặc một gian, hai chái, mái chéo hình lưỡi rìu, thấp so với mặt sàn. Chung quanh sàn nhà bưng kín bằng tre, phên nứa hoặc ván gỗ, ít cửa sổ. Bộ vì kèo 3, 5, 7 cột kê hoặc những biến thể 2, 4, 6 cột. Mái được lợp bằng cỏ gianh, lá cọ, nứa hoặc ngói.", "Nhà nửa sàn nửa đất là dạng nhà thích hợp với địa hình dốc, chỉ xuất hiện lẻ tẻ ở vài nơi, nhất là khu vực trung du gần rừng núi. Nhà phòng thủ là dạng nhà đất có chức năng phòng, chống trộm cướp, thú dữ, chỉ có ở vùng biên giới Việt - Trung. Tại Lạng Sơn, dạng nhà này sau chuyển thành dạng nhà đất hai tầng, trình tường đất dày, tầng hai làm bằng gỗ, mái lợp ngói âm dương.", " Chủ yếu được làm bằng vải chàm đen, ít trang trí hoa văn . Y phục của nam giới bao gồm áo cánh bốn thân, xẻ ngực, buộc khuy nút vải, cổ tròn, ống tay áo nhỏ và dài, có hai túi ở hai bên vạt áo. Quần may theo kiểu chân què, cạp lá tọa.", "Bộ trang phục nữ thường có hai chiếc áo, một chiếc áo cánh ngắn và một chiếc áo dài; quần hoặc váy, thắt lưng; khăn vấn tóc và khăn vuông đội trên đầu. Áo cánh là loại áo ngắn, mỏng, may bằng vải trắng hoặc màu sáng, mặc bên trong áo dài. Áo có bốn thân, xẻ ngực, cổ tròn, ống tay nhỏ, có hai túi nhỏ ở vạt áo. Áo dài là loại áo năm thân, có năm cúc bằng nút vải hoặc bằng đồng cài bên nách phải; thắt lưng dài quấn quanh bụng rồi buộc phía sau, buông dài xuống ngang kheo chân; cổ áo tròn; ống tay dài và hẹp.", " Lương thực chính mà người Tày sử dụng để nấu ăn hằng ngày là gạo tẻ. Ngoài cơm tẻ ăn hằng ngày, người Tày còn sử dụng gạo tẻ và gạo nếp để nấu cháo, cơm lam, bún, cốm, rất nhiều món xôi và các loại bánh. Đặc biệt, ở người Tày món bánh trứng kiến được xem là một đặc sản bởi nhân của nó được chế biến từ trứng của một loài kiến đen xây tổ trên cành cây đem xào với mỡ, muối, kiệu hay hành lá.", " Người Tày có rất nhiều các làn điệu dân ca như lượn, then, quan lang, hát ví, hát ru, hát đồng dao...", "Lượn là làn điệu được sử dụng thường xuyên dưới hình thức hát giao duyên nam nữ, được hát trong nhà và những dịp lễ hội, đám cưới, mừng nhà mới, khi có khách lạ dừng chân qua đêm ở bản.", "Then được coi là một làn điệu dân ca đặc biệt, trước kia hầu như chỉ sử dụng trong nghi lễ dưới hình thức hát xướng và khi hát có thể kết hợp với cả múa và nhạc.", "Hát quan lang chỉ sử dụng trong đám cưới, là hình thức hát đối đáp giữa đại diện nhà trai và nhà gái.", "Đàn tính là loại nhạc cụ có mặt trong tất cả những sinh hoạt văn hóa tinh thần của người Tày, như linh hồn trong nghệ thuật dân ca dân vũ Tày.", " Theo số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số năm 2019, tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết chữ phổ thông là 94,9%; tỷ lệ đi học chung của trẻ em ở cấp tiểu học: 100,4%; ở cấp trung học cơ sở là 97,5%; ở cấp trung học phổ thông: 79,5%.Tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên biết đọc, viết chữ dân tộc mình là 20,5%. Tỷ lệ trẻ em dân tộc Tày trên 5 tuổi được đi học chiếm 99,63%.", "Đồng bào Tày đã khai thác các thung lũng và đồi núi vùng cư trú của mình thành những cánh đồng, những triền ruộng bậc thang màu mỡ; thành những vườn rừng với cọ, hồi, cây ăn trái xanh tốt. Bà con dân tộc Tày ở nhiều nơi hiện nay đã biết đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, kết hợp kỹ thuật canh tác truyền thống như xen canh, luân canh, gối vụ, sử dụng phân bón vi sinh và hóa học... Chăn nuôi phát triển với nhiều loại gia súc, gia cầm. Người Tày có khá nhiều nghề thủ công như đan lát, dệt vải, nhuộm chàm, làm ngói máng, chế tác gỗ....", "Với vị trí địa lý thuận lợi, cận kề với đồng bằng Bắc Bộ và tiếp giáp với Trung Quốc, khu vực cư trú của người Tày ở Đông Bắc từ xưa đã diễn ra việc trao đổi buôn bán sầm uất với nhiều chợ phiên nổi tiếng như chợ Kỳ Lừa, chợ Đồng Đăng của tỉnh Lạng Sơn; chợ Quảng Uyên, chợ Trùng Khánh của tỉnh Cao Bằng hay chợ Chu, chợ Đu của tỉnh Thái Nguyên..." ]
180
ethnic_data
https://nhandan.vn/dan-toc-ta-oi-post723947.html
Dân tộc Tà Ôi
[ "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/igpcvcvjntc8510/2022_11_21/taoi3-1192.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/bpcbzivo/2022_10_25/detzengtaoi.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/bpcbzivo/2022_10_25/taoi1.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/igpcvcvjntc8510/2022_11_21/ta-oi-9054.jpg.webp" ]
[ "Các hoạt động văn hóa cộng đồng người Tà Ôi (Ảnh: Báo Dân tộc và Phát triển)", "Một người phụ nữ Tà Ôi dệt zèng (vải thổ cẩm) theo phương pháp thủ công lâu đời (Ảnh: Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam)", "Nghi thức cúng trong nhà của Lễ cầu mùa của người Tà Ôi (Ảnh: Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam)", "Một hoạt động sinh hoạt văn hóa truyền thống của người Tà Ôi (Ảnh: THÀNH ĐẠT)" ]
[ "Về nguồn gốc, đa số các nhà nghiên cứu cho rằng người Tà Ôi gốc ở Lào, đã di cư sang Việt Nam khoảng vài trăm năm nay. Một số người Tà Ôi cao niên lại cho rằng người Tà Ôi có nguồn gốc tại chỗ. ", "Tên gọi khác: Tà Ôi, Pa Cô, Tà Uốt, KanTua, Pa Hy...", "Nhóm địa phương: Tà Ôi, Pa Cô, Pa Hy.", "Theo số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số 01/4/2019, dân tộc Tà Ôi có 52.356 người, dân số nam là 26.201 người, dân số nữ là 26.155 người, 92,5% dân sống tại nông thôn.", "Chủ yếu ở hai huyện Đakrông và Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị và huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.", " Thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ Me (ngữ hệ Nam Á). Cách đây mấy chục năm, chữ viết ra đời trên cơ sở dùng chữ cái La-tinh để tạo ra bộ vần, lấy tiếng Pa Cô làm chuẩn. ", " Theo điều tra 53 Dân tộc thiểu số tháng 4/2019, Tỷ lệ người Tà Ôi từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết chữ phổ thông: 78,4%; Tỷ lệ người đi học chung cấp tiểu học: 99,8%; Tỷ lệ người đi học chung cấp trung học cơ sở: 83,1%; Tỷ lệ người đi học chung cấp trung học phổ thông: 52,8%; Tỷ lệ trẻ em ngoài nhà trường: 17,8%. Tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên biết đọc, viết chữ dân tộc mình: 6,3%.", ": Nữ mặc váy ống loại ngắn và áo, hoặc váy loại dài che luôn cả từ ngực trở xuống, có nơi dùng thắt lưng sợi dệt, năm quấn khố mặc áo, thường hay ở trần. Tục cà răng, xăm trên da và đeo trang sức làm căng rộng lỗ xâu ở dái tai chỉ còn số ít ở các cụ già.", " Nhà truyền thống của người Tà Ôi là nhà sàn dài, trước kia dài có khi hàng trăm mét, gồm nhiều cặp vợ chồng cùng các con (gọi là \"bếp\"). Giữa các bếp trong làng thường có quan hệ bà con thân thuộc với nhau. Mái nhà uốn tròn ở 2 đầu hồi, trên đỉnh dốc có khau cút nhô lên. Trong nhà, mỗi \"bếp\" (gia đình riêng) đều có buồng sinh hoạt riêng.", ": Người Tà Ôi sống theo tập tục cổ truyền, trọng người già, tin theo \"già làng\", quý trẻ em không phân biệt trai hay gái. Mỗi làng bao gồm người của các dòng họ khác nhau, từng dòng họ có người đứng đầu, có kiêng cữ riêng và tên gọi riêng. Làng là đơn vị tổ chức xã hội cơ bản và tự quản trong xã hội cổ truyền.", ": Trai gái lớn lên sau khi đã cắt cụt 6 chiếc răng cửa hàm trên thì được tìm hiểu nhau và lấy vợ, lấy chồng. Việc cưới hỏi do nhà trai chủ động. Nhà gái cho con đi làm dâu và được nhận của cải dẫn cưới gồm cồng, chiêng, ché, nồi đồng, trâu, lợn… Một số người giàu có không chỉ có một vợ.", ": Bãi mộ chung của làng chỉ chôn những người chết bình thường. Có tục \"chia của\" cho người chết như ở các dân tộc. Việc mai táng sau khi chết là tạm thời. Vài năm sau khi chôn, tang gia tổ chức lễ cải táng, đưa hài cốt vào quan tài mới và chôn trong bãi mộ, bên cạnh những thân nhân quá cố từ trước. Khi đó, nhà mồ được trang trí đẹp bằng chạm khắc và vẽ.", " Người Tà Ôi tin mọi vật đều có siêu linh, từ trời, đất, núi, rừng, suối nước, cây cối cho đến lúa gạo, con người, con vật đều có \"thần\" hoặc hồn. Nhiều làng còn thờ cúng chung vật \"thiêng\" là hòn đá, cái vòng đồng, chiêng, ché... dị dạng hoặc có xuất xứ khác lạ, được coi là có quan hệ huyền bí đối với cuộc sống của làng.", ": Có rất nhiều lễ cúng, liên quan đến sức khoẻ, tài sản, việc ngăn chặn dịch bệnh, việc làm rẫy... Những lễ lớn đều có đâm trâu tế thần và trở thành ngày hội trong làng. Gắn với chu kỳ canh tác có những lễ thức quan trọng nhằm cúng cầu thần lúa, mong bội thu, no đủ. Tết cổ truyền vào thời kỳ nghỉ ngơi sau khi tuốt lúa, trước mùa rẫy mới.", ": Vốn tục ngữ, ca dao, câu đố, truyện cổ khá phong phú. Dân ca có điệu Calơi đối đáp khi uống rượu, hội hè, điệu Ba boih hát một mình khi lao động hoặc đi đường, điệu Roih gửi gắm, dặn dò đối với các bậc con cháu nhân các dịp vui vẻ, điệu Cha chap dành cho tình cảm trai gái của thanh niên...", ": cồng, chiêng, tù và sừng trâu hay sừng dê, khèn 14 ống nứa, sáo 6 lỗ, nhị vừa kéo vừa điều khiển âm thanh bằng miệng, đàn Ta lư...", "Làm rẫy, trồng lúa rẫy là nguồn sống chính của người Tà Ôi. Cách thức canh tác tương tự như ở các tộc Cơ Tu, Bru - Vân Kiều. Ruộng nước đã phát triển ở nhiều nơi. Bên cạnh các cây trồng truyền thống, trong những năm gần đây, người Tà Ôi còn trồng thêm một số cây trồng mới như cà phê, tre, lồ ô, mây, keo,... và chuyển sang chăn nuôi gia súc gia cầm, đào ao thả cá thương phẩm. Người Tà Ôi có nghề dệt zèng (thổ cẩm truyền thống) từ lâu đời, sản phẩm được các dân tộc láng giềng ưa chuộng (nhất là y phục có đính hoa văn bằng chì và cườm trắng). Quan hệ hàng hoá với bên Lào cũng khá quan trọng. ", "Theo số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số 01/4/2019: Tỷ lệ hộ nghèo: 35,4%; Tỷ lệ hộ cận nghèo: 14,9%; Tỷ lệ thất nghiệp: 1,63%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ: 13,5%; Tỷ trọng lao động làm việc trong khu vực phi nông nghiệp: 34,3%; Tỷ trọng lao động làm công việc quản lý hoặc CMKT bậc cao và trung: 5,3%; Tỷ lệ hộ làm nghề thủ công truyền thống: 5,97%. " ]
181
ethnic_data
https://nhandan.vn/dan-toc-si-la-post723939.html
Dân tộc Si La
[ "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/genaghlrgybna/2022_11_22/sila-dat2-1493.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/genaghlrgybna/2022_11_22/sila4-4470.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/genaghlrgybna/2022_11_22/sila-6993.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/genaghlrgybna/2022_11_22/sila2-9294.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/genaghlrgybna/2022_11_22/sila3-4804.jpg.webp" ]
[ "Trang phục phụ nữ dân tộc Si La. (Ảnh: TRẦN THÀNH ĐẠT)", "", "", "", "" ]
[ " Người Si La di cư từ tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) sang Việt Nam cách đây khoảng 150 năm. Khi đến Việt Nam, người Si La chỉ có sáu hộ gia đình mang các họ Lý, Giàng, Pờ, Hù, Lỳ và Vàng. Nhìn chung, các hộ người Si La ở Việt Nam thường cư trú không ổn định, liên tục chuyển đi, chuyển lại nhiều lần.", " Về tộc danh: Người Si La tự gọi mình là Cú Dề Tsừ, ngoài ra còn có tên tự gọi là Khờ Puớ, có nghĩa là người chỉ cho người khác đồ vật để đút vào túi. Người Thái gọi họ là Khả Pẻ, có nghĩa là váy ngược. Si La là tên gọi chính thức.", " Theo Kết quả điều tra thu thập thông tin về tình trạng kinh tế xã hội của 54 dân tộc thiểu số năm 2019 của Ủy ban Dân tộc Việt Nam – Tổng cục Thống kê, dân số người Si La tính đến thời điểm 1/4/2019 là 909 người, trong đó nam là 453 người, nữ là 456 người.", " thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến.", "Người Si La sinh sống chủ yếu ở Lai Châu và Điện Biên. ", "Trước đây, do sống du canh du cư nên nhà ở của người Si La đơn giản, tạm bợ, thường không có vườn tược, nhà phụ, không có chuồng trại. Sau khi định canh định cư, nhà ở đã được xây kiên cố, có vườn trồng rau, cây ăn quả, có chuồng trại.", " Nhà ở được làm theo kiểu nhà trệt có hai gian hai chái, nền đất, có hiên trước rộng, mái lợp bằng cỏ tranh, vách liếp hoặc vách gỗ, có một cửa ra vào (trừ nhà của trưởng họ có thêm một cửa phụ ở gian trái, gần nơi đặt bàn thờ và chỉ được mở vào những dịp cúng lễ chung cho cả dòng họ). ", "Phụ hệ.", "Phụ nữ mặc váy, hở bụng, áo cài khuy bên nách phải, nổi bật là vạt ngực gắn đầy những đồng xu bạc, xu nhôm; cổ và tay áo được trang trí bằng cách gắn lên những đường vải màu khác nhau. Váy màu đen hay chàm, khi mặc giắt ra phía sau. Khăn đội đầu phân biệt theo lứa tuổi và tình trạng hôn nhân. Phụ nữ thường đeo túi đan bằng dây gai.", " Tục nhuộm răng phổ biến, nam giới nhuộm đỏ, nữ nhuộm đen.", "Người Si La ăn cơm tẻ. Thức ăn hằng ngày thường là những thứ có sẵn trong thiên nhiên như các loại thịt thú rừng, tôm, cá, ếch, cua, các loại rau, củ, quả như rau dớn rừng, rau bát, rau ngót, củ mài, các loại măng, nấm khai thác theo mùa, các loài côn trùng… Thịt các loài thú rừng thường được luộc, xào, nấu canh, nướng, làm gỏi hoặc ngâm ủ chua, sấy khô, ướp muối hay rán chín rồi ngâm vào mỡ để bảo quản, dự trữ ăn dần. Các loài tôm, cá, nhuyễn thể thường được nấu canh, sấy, hấp, ủ chua hay kho mặn. Các loại rau thường được nấu canh, luộc, xào hay làm gia vị.", "Người Si La ăn tết năm mới vào đầu tháng 12 âm lịch và ăn tết cơm mới.", "Người Si La thờ cúng tổ tiên nhưng chỉ tính tới hai đời, gồm bố mẹ, ông bà và tất cả những người trên ông bà đã khuất. Con cái chỉ thờ cúng bố mẹ đẻ đã mất; còn từ thế hệ ông bà trở lên do trưởng họ thờ cúng. ", " Lễ cúng bàn là lễ cúng quan trọng nhất cầu cả bản không ốm đau, bệnh tật, lợn gà không bị thú rừng bắt trong năm. Cứ 7 năm lại làm lễ cúng hồn lúa, dùng vợt bắt cá, gạo đưa đường để đưa hồn lúa từ nương về bản, tới nhà rồi cất kỹ trên bồ thóc.", "Canh tác nương rẫy và ruộng nước, trồng ngô, lúa, cây hoa màu, cao lương đen, cao lương trắng, các loại rau, rau gia vị, chăn nuôi ngựa, trâu, bò, dê, gà và vịt… Người Si La còn có nghề thủ công đan lát.", " Theo “Đặc trưng cơ bản của 54 dân tộc thiểu số năm 2019” của Ủy ban Dân tộc và Tổng cục Thống kê, Tỷ lệ hộ nghèo: 34,4%; Tỷ lệ hộ cận nghèo: 13,4%; Tỷ lệ thất nghiệp: 0,70%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ: 17,0%; Tỷ trọng lao động làm việc trong khu vực phi nông nghiệp: 16,0%; Tỷ trọng lao động làm công việc quản lý hoặc CMKT bậc cao và trung: 12,2%.", "Theo “Đặc trưng cơ bản của 54 dân tộc thiểu số năm 2019” do Ủy ban Dân tộc và Tổng cục Thống kê thực hiện, Tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết chữ phổ thông: 68,3%; Tỷ lệ người đi học chung cấp tiểu học: 100,0%; Tỷ lệ người đi học chung cấp trung học cơ sở: 100,0%; Tỷ lệ người đi học chung cấp trung học phổ thông: 85,5%; Tỷ lệ trẻ em ngoài nhà trường: 6,1%.", "(Nguồn:", "- Các dân tộc ở Việt Nam (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật) ", "- Đặc trưng cơ bản của 54 dân tộc thiểu số năm 2019 (Ủy ban Dân tộc và Tổng cục Thống kê) ", "- Website Ủy ban Dân tộc ", "- Kết quả điều tra thu thập thông tin về tình trạng kinh tế xã hội của 54 dân tộc Việt Nam)" ]
182
ethnic_data
https://nhandan.vn/doc-dao-le-dai-phan-cua-nguoi-san-diu-post726508.html
Độc đáo lễ Đại Phan của người Sán Dìu
[]
[]
[ "Lễ Đại Phan có tên gọi theo tiếng Sán Dìu là Hí Thai Van, nghĩa là đại hội lớn nhất để những người muốn trở thành thầy cúng ra trình làng. Đây cũng là nghi lễ thăng chức cao nhất cho thầy cúng trở thành Đại Phan (thầy bậc 4). ", "Hơn 40 năm nghiên cứu, sưu tầm bản sắc văn hóa của người Sán Dìu và đã được công nhận là thầy bậc 4, ông Thăng Văn Nhất, thôn Cây đa, xã Ninh Lai, huyện Sơn Dương cho biết, lễ Đại Phan có hai hình thức là lễ Đại Phan trình làng và lễ Đại Phan thăng cấp cao nhất cho thầy. Buổi lễ sẽ diễn ra trong ba ngày. ", "Dân làng còn kết hợp tổ chức lễ cầu mùa, cầu yên với mong muốn bản làng no ấm, mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt. Sau phần lễ là phần hội với các trò chơi dân gian tiêu biểu như: múa lân, kéo co, thi đấu vật, hát soọng cô... thu hút khách thập phương xa gần cùng tham gia. ", "Lễ Đại Phan là sự tích hợp những giá trị văn hóa nghệ thuật đặc trưng của người Sán Dìu, tiêu biểu là nghệ thuật tạo hình, nghệ thuật biểu diễn cộng đồng với không gian hành lễ mang đậm màu sắc tâm linh, phản ánh đời sống tinh thần phong phú, với những điệu múa, bài dân ca được lưu truyền nhiều đời nay. ", "Bên cạnh đó, lễ còn biểu hiện một trình độ thẩm mỹ cao với rất nhiều tranh vẽ, hình cắt giấy trang trí trên đàn lễ, phản ánh tư duy phong phú của người Sán Dìu về thế giới siêu hình, về vũ trụ luận.", "Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tuyên Quang Nguyễn Văn Hòa cho biết, lễ Đại Phan của dân tộc Sán Dìu ở Tuyên Quang là một kho tàng văn hóa cổ truyền có giá trị văn hóa nghệ thuật đặc sắc, với những câu chuyện cổ, những làn điệu hát múa dân ca đã và đang góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa của vùng đất Tuyên Quang cũng như của đất nước. ", "Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có kế hoạch cụ thể sưu tầm, phục dựng, bảo tồn một cách hoàn chỉnh nhất về lễ Đại Phan để lưu giữ tại bảo tàng, cũng như lưu truyền trong các cộng đồng dân cư ở vùng có đông đồng bào dân tộc Sán Dìu sinh sống; tiếp tục động viên, khích lệ những nghệ nhân, những người am hiểu về truyền thống văn hóa của dân tộc Sán Dìu tích cực truyền dạy cho các thế hệ sau để tiếp tục gìn giữ, phát huy di sản của dân tộc mình." ]
183
ethnic_data
https://nhandan.vn/dan-toc-san-chay-post723930.html
Dân tộc Sán Chay
[ "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/unvrwqcqd/2022_10_21/lecung.jpeg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/tpuoaob/2022_11_15/7-1-2208.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/unvrwqcqd/2022_10_21/5codauchuremoiruoumoitrau.jpeg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/unvrwqcqd/2022_10_21/10.jpeg.webp" ]
[ "Lễ Cầu mùa của người Sán Chay. (Ảnh: Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam)", "Các cô gái Sán Chay chơi bóng đá. (Ảnh: Thành Đạt)", "Cô dâu Sán Chay mời trầu họ nhà trai trong ngày cưới. (Ảnh: Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam)", "Nghệ nhân Trạc Thị Ngọn (ngồi giữa) hướng dẫn các phụ nữ Sán Chay cách dệt thổ cẩm. (Ảnh: Báo Dân tộc và phát triển)" ]
[ "Người Sán Chay từ Trung Quốc đến Việt Nam vào quãng cuối đời Minh, đầu đời Thanh, cách ngày nay 300-500 năm.", "Người Sán Chay cư trú rải rác, xen lẫn với các dân tộc ít người khác, tại một số địa phương thuộc các tỉnh nằm ở phần đông nam vùng Đông Bắc Việt Nam, như: Tuyên Quang (ở các huyện Sơn Dương, Yên Sơn, Hàm Yên), Thái Nguyên (Đồng Hỷ, Phú Lương, Đại Từ...), Bắc Giang (Lục Ngạn, Sơn Động, Lục Nam, Yên Thế), Quảng Ninh (Bình Liêu, Ba Chẽ, Tiên Yên, Hoành Bồ), Cao Bằng (Bảo Lâm, Bảo Lạc), Lạng Sơn (Lộc Bình, Hữu Lũng), Phú Thọ (Đoan Hùng), Vĩnh Phúc (Sông Lô).", "Theo số liệu điều tra 53 dân tộc thiểu số 1/4/ 2019, tổng dân số người Sán Chay: 201.398 người; dân số nam: 102.750 người; dân số nữ: 98.648 người; quy mô hộ: 3.9 người/hộ; tỷ lệ dân số sống ở khu vực nông thôn: 94.7%.", "Người Sán Chay hình thành hainhóm địa phương gồm: Cao Lan và Sán Chỉ. Tiếng Cao Lan thuộc nhóm ngôn ngữ Tày-Thái (ngữ hệ Thái-Kađai) còn tiếng Sán Chỉ thuộc nhóm ngôn ngữ Hán (ngữ hệ Hán Tạng).", " Trong nhà người Sán Chay có rất nhiều bàn thờ. Ngoài thờ cúng tổ tiên, họ còn thờ trời đất, thổ công, bà mụ, thần nông, thần chăn nuôi... Bàn thờ của người Sán Chay khá đơn sơ, nhiều khi chỉ là một ống tre để cắm hương. Nhưng hằng năm, đến trước tết Nguyên đán, các bàn thờ được quét dọn và dán lên một mảnh giấy đỏ.", " Nhà ở truyền thống của người Sán Chay thường là nhà sàn và nhà nửa sàn nửa đất (loại nhà này hiện còn rất ít). Mặt bằng sinh hoạt trong ngôi nhà sàn được chia thành nhiều khu vực khác nhau. Nửa nhà phía trước, từ trái sang phải, đầu tiên là buồng con gái có cầu thang đi xuống gầm sàn, phần giữa đặt bếp đun và nơi người già ngủ vào mùa rét, cuối cùng bên phải là buồng con dâu. Nửa nhà phía sau, bên trái nơi cao hơn mặt sàn chung khoảng 30cm đặt bàn thờ tổ tiên, tiếp đến là nơi ngủ của người già khi mùa nóng và nơi tiếp khách nam; ở bên phải, nơi thấp hơn là chỗ tiếp khách, ăn uống và ngủ đêm của các thành viên nam nhỏ tuổi trong nhà. Dưới gầm sàn là nơi đặt cối giã gạo và trước đây là nơi nhốt gia súc, gia cầm.", " Phụ nữ mặc váy chàm và áo dài có trang trí hoa văn ở nách áo và lưng áo. Thường ngày, họ chỉ dùng một thắt lưng chàm nhưng trong những ngày hội hè, tế lễ, phụ nữ sẽ mặc những bộ đồ chàm nhưng đã được trang trí đẹp hơn, phía trước ngực có những mảng vải màu trắng xen lẫn những mảng vải màu chàm, phía sau có thêu hoa văn màu đỏ và trắng, thắt lưng hai màu đỏ và xanh lơ. Trên đầu đội khăn vuông màu chàm đen. Nam giới mặc áo chàm dài hoặc ngắn, quần màu nâu hoặc trắng.", " Nguồn thức ăn của đồng bào chủ yếu là gạo nếp và gạo tẻ; bên cạnh đó là ngô, khoai, sắn. Những nguồn lương thực này được chế biến bằng nhiều cách, như: nấu, nướng, đồ, xay bột làm bánh và làm bún… Ðàn ông thường hút thuốc lào. Phụ nữ ăn trầu.", " Nổi bật là làn điệu dân ca trữ tình - sình ca, lối hát giao duyên nam nữ gồm 2 loại: hát ở bản về ban đêm và hát trên đường đi hoặc ở chợ. Các điệu múa của người Sán Chay cũng rất phong phú: múa trống, múa xúc tép, múa chim, múa đâm cá, múa thắp đèn… Nhạc cụ gồm: thanh la, não bạt, trống, chuông, kèn… Độc đáo nhất là trống tang bằng sành và khèn ống nứa.", " Theo số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số năm 2019, tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết chữ phổ thông là 89,7%; tỷ lệ đi học chung của trẻ em ở cấp tiểu học: 101,1%; ở cấp trung học cơ sở là 96,6%; ở cấp trung học phổ thông: 70,5%. Tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên biết đọc, viết chữ dân tộc mình là 7,1%. Đặc biệt, 99,68% trẻ em dân tộc Sán Chay trên 5 tuổi được đi học.", "Trồng trọt cây lương thực trên đất dốc là hoạt động kinh tế chủ đạo của người Sán Chay. Ruộng của người Sán Chay ở nhiều nơi đã được canh tác hai vụ chiêm và mùa. Vụ chiêm từ khoảng cuối tháng Giêng đến tháng năm và tháng sáu. Ở vụ mùa, người Sán Chay chủ yếu trồng giống lúa Bao thai hồng (Bao thai lùn). Hiện nay, canh tác vườn đồi đang là xu hướng phát triển phổ biến. Loại cây được trồng chủ yếu là vải, nhãn, hồng, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người Sán Chay ở nhiều nơi, nhất là ở tỉnh Bắc Giang.", "Cơ cấu vật nuôi vẫn là chăn nuôi trâu, bò để cày kéo, chăn nuôi gà, vịt, ngan, gia cầm khác để đáp ứng nhu cầu thực phẩm trong sinh hoạt gia đình, cũng như đáp ứng nhu cầu lễ vật trong các nghi lễ truyền thống. Người Sán Chay đánh bắt cá, tôm bằng chài lưới và vó vừa không hủy hoại môi sinh, vừa giữ gìn được nguồn giống thủy sản, bảo đảm khai thác lâu dài.", "Nuôi ong mật là hoạt động kinh tế hoàn toàn mới đối với người Sán Chay. Đến nay, có khá nhiều gia đình phát triển nghề nuôi ong thành một trong những hoạt động kinh tế chính, có thu nhập cao và ổn định.", "Theo số liệu điều tra 53 dân tộc thiểu số 1/4/ 2019: Dân tộc Sán Chay có: Tỷ lệ thất nghiệp 1.93%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ: 8.3%; Tỷ trọng lao động làm việc trong khu vực phi nông nghiệp: 26.5%; Tỷ trọng lao động làm công việc quản lý hoặc CMKT bậc cao và trung: 2.1%; Tỷ lệ hộ nghèo: 18.7%; Tỷ lệ hộ cận nghèo: 14.7%; Tỷ lệ hộ sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh: 89.1%; Tỷ lệ hộ sử dụng điện lưới để thắp sáng: 98.9%." ]
184
ethnic_data
https://nhandan.vn/dan-toc-ro-mam-post723946.html
Dân tộc Rơ Măm
[ "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/igpcvcvjntc8510/2022_11_21/ro-mam5-7337.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/bpcbzivo/2022_10_25/romam1.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/igpcvcvjntc8510/2022_11_21/romam3-8484.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/igpcvcvjntc8510/2022_11_21/ro-mam-8039.jpg.webp" ]
[ "(Ảnh: THÀNH ĐẠT)", "Người Rơ Măm ở làng Le, xã Mô Rai, huyện Sa Thầy rộn ràng tổ chức Lễ mừng lúa mới. (Ảnh: Báo Kon Tum)", "Đồng bào Rơ Măm ở làng Le (xã Mô Rai, huyện Sa Thầy) đánh cồng chiêng, múa xoang trong Lễ mừng lúa mới. (Ảnh: Báo Kon Tum)", "Người Rơ Măm sống bằng nghề làm rẫy, trồng lúa nếp là chính (Ảnh: THÀNH ĐẠT)" ]
[ "Về nguồn gốc lịch sử của người Rơ Măm, nhìn chung chưa được các nhà khoa học xác định rõ, chỉ biết tộc người này đã có mặt ở Việt Nam từ lâu. ", "Theo số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số 01/4/ 2019: Tổng dân số 639 người, dân số nam: 317 người; dân số nữ: 322 người. Tỷ lệ dân số sống ở khu vực nông thôn: 88,4%. ", " Trong lịch sử, những năm đầu thế kỷ XX, dân số Rơ Măm còn tương đối đông, phân bố rải rác trong 12 làng xen lẫn với người Gia-rai ở tỉnh Kon Tum. Trải qua nhiều biến cố, nay chỉ còn một làng với dân số ít ỏi ở nơi tiếp giáp Việt Nam - Campuchia, thuộc huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum.", "Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ Me (ngữ hệ Nam Á). Người Rơ Măm hiện sử dụng thành thạo tiếng nói của nhiều dân tộc, trong đó có tiếng phổ thông.", "Theo số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số 01/4/2019: Tỷ lệ người Rơ Măm từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết chữ phổ thông: 80,0%; Tỷ lệ người đi học chung cấp tiểu học: 106,1%; Tỷ lệ người đi học chung cấp trung học cơ sở: 77,1%; Tỷ lệ người đi học chung cấp trung học phổ thông: 58,3%; Tỷ lệ trẻ em ngoài nhà trường: 15,7%.", " ", ": Tập quán ăn bốc còn tồn tại khá phổ biến vào thời điểm hiện nay. Những ngày lễ tết, hội hè cư dân uống rượu cần chế từ các loại gạo, sắn, bắp...", ": Trong xã hội truyền thống, đàn ông Rơ Măm mặc khố, phía sau buông đến ống chân. Phụ nữ quấn váy và ở trần, một số mặc áo cộc tay. Váy và khố đều có màu trắng của vải mộc, không nhuộm. Phụ nữ ưa đeo hoa tai làm bằng ngà voi, nứa hoặc gỗ. Nam nữ thanh niên đều cắt 4 hoặc 6 chiếc răng cửa của hàm trên, khi bước vào tuổi trưởng thành.", ": Nhà ở là loại nhà sàn dài, cất kế tiếp, xung quanh ngôi nhà chung. Cửa chính của mọi ngôi nhà đều quay nhìn vào nhà rông và nhà ở của các gia đình là khu sân chơi. Quanh làng có hàng rào bảo vệ. Mỗi nóc nhà thường có nhiều bếp. Mỗi cặp vợ chồng ở trong một buồng có vách ngăn, với một bếp riêng. Gian chính giữa nhà là nơi tiếp khách... ", "Ðứng đầu làng là một già làng, người cao tuổi nhất trong làng, do dân tín nhiệm bầu ra. Làng truyền thống là một công xã láng giềng. Mọi thành viên quan hệ với nhau dựa trên cơ sở bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi. Quan hệ xã hội ở đây còn lưu giữ khá đậm các tàn dư của thời kỳ mẫu hệ vào giai đoạn đang chuyển nhanh sang chế độ phụ quyền.", " Lễ cưới được tổ chức đơn giản, chỉ là bữa ăn uống cộng cảm của dân làng để chứng kiến và chúc mừng bữa ăn chung đầu tiên của cô dâu, chú rể. Sau ngày cưới đôi vợ chồng trẻ sống bên nhà vợ 4-5 năm rồi về ở bên nhà chồng hoặc cư trú luân phiên cả hai bên. Việc ly dị rất ít xảy ra.", "Người Rơ Măm thường dùng trống để báo tin trong nhà có người chết. Xác chết được đặt ở mặt trước ngôi nhà, đầu hướng vào trong, mặt nhìn nghiêng. Việc chôn cất sẽ được tiến hành vào một hai hôm sau. Các ngôi mộ xếp theo hàng lối sao cho mặt người chết không nhìn hướng vào làng.", " Người Rơ Măm quan niệm \"vạn vật hữu linh\", cả linh hồn con người sau khi chết cũng là lực lượng siêu nhiên đầy quyền lực và bí ẩn. Một trong những lực lượng siêu nhiên được người dân thờ cúng nhiều nhất là thần lúa. Họ cúng thần lúa vào ngày bắt đầu trỉa giống, khi lúa lên đòng, trước ngày tuốt lúa... để cầu mong một mùa rẫy bội thu.", " Ngày lễ lớn nhất thường được tổ chức sau khi thu hoạch mùa rẫy. Sau lễ mừng lúa mới là thời điểm diễn ra hàng loạt đám cưới của nam nữ thanh niên và lễ bỏ mả cho người đã chết.", "Người Rơ Măm sống bằng nghề làm rẫy, trồng lúa nếp là chính, thêm một ít lúa tẻ, ngô và sắn. Trong số những nghề phụ gia đình, nghề trồng bông, dệt vải được chú ý phát triển nhất. Vải họ dệt ra trước kia đủ cung cấp cho nhu cầu mặc của gia đình ngoài ra còn là hàng hoá trao đổi lấy dầu đốt, muối ăn. Hiện nay, nhờ chính sách đặc biệt của Nhà nước, người Rơ Măm đã chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao. ", "Theo số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số 01/4/ 2019: 1 số chỉ tiêu về mức sống, việc làm của người Rơ Măm: Tỷ lệ hộ nghèo: 33,3%; Tỷ lệ hộ cận nghèo: 36,4%; Tỷ lệ hộ sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh: 94,6%; Tỷ lệ hộ sử dụng điện lưới để thắp sáng: 98,4%. " ]
185
ethnic_data
https://nhandan.vn/dan-toc-ra-glai-post723898.html
Dân tộc Ra-glai
[ "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/cuhatguhgenat/2022_11_15/ndo_tr_raglai13-6030.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/cuhatguhgenat/2022_11_15/ndo_tr_raglai4-3564.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/cuhatguhgenat/2022_11_15/ndo_tr_raglai-963.jpg.webp" ]
[ "(Ảnh: Thành Đạt)", "(Ảnh: Thành Đạt)", "(Ảnh: Thành Đạt)" ]
[ "Người Ra-glai đã sinh sống lâu đời ở vùng miền nam Trung Bộ.", "Nhóm địa phương: Rai (ở Hàm Tân-Bình Thuận), Hoang, La Oang (Ðức Trọng-Lâm Ðồng)...", " ", "Theo số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số 1/4/2019, tổng dân số người Ra-glai là 146.613 người. Trong đó, có 71.628 nam, 74.985 nữ.", "Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Malayô-Pôlynêxia (ngữ hệ Nam Ðảo). Do có sự tiếp xúc với các dân tộc khác quanh vùng nên ở người Ra Glai đã xuất hiện tượng song ngữ và đa ngữ. Tiếng phổ thông hiện giữ một vai trò quan trọng, là ngôn ngữ giao tiếp của người dân nơi đây với những dân tộc cận cư khác.", "Đồng bào cư trú chủ yếu ở các vùng miền núi của hai tỉnh Ninh Thuận và Khánh Hòa. Ngoài ra, còn một số ít cư trú rải rác tại các địa phương của tỉnh Bình Thuận và Lâm Đồng. ", " ", " Sáng và chiều là hai bữa ăn chính. Cơm trưa thường được mang lên rẫy. Canh nấu lẫn thịt, cá và các loại rau là món ăn được ưa thích. Ðồ uống gồm nước lã đựng trong vỏ bầu khô và rượu cần. Thuốc lá tự thái, quấn trong vỏ bắp ngô được dùng phổ biến trong các gia đình.", " Rất khó tìm thấy y phục truyền thống của người Ra Glai. Ngày nay, đàn ông mặc quần âu và áo sơ mi, đàn bà mặc váy hoặc quần với áo bà ba. Thời xa xưa, đàn ông nơi đây ở trần, đóng một loại khố đơn giản, không có hoa văn trang trí. Những ngày lễ hội truyền thống, phụ nữ mặc áo dài, phía trên được ghép thành những ô vuông màu đỏ trắng xen kẽ nhau.", " Người Ra-glai ở trong vùng núi và thung lũng có độ cao từ 500-1.000m, tập trung ở các huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận), Bắc Bình (Bình Thuận) và một số nơi thuộc Phú Yên, Khánh Hòa, Lâm Ðồng. Trước đây, họ ở nhà sàn. Hiện nay, nhà đất đã khá phổ biến. Những căn nhà thường có dạng hình vuông, chỉ rộng khoảng 12 đến 14m2. Một vài nhà lớn hơn, có hình chữ nhật. Kỹ thuật lắp ghép rất đơn sơ, chủ yếu sử dụng chạc cây và dây buộc. Mái lợp bằng tranh hoặc lá mây. Vách được che bằng phên đan hay sử dụng đất trát.", "Việc cưới xin phải trải qua nhiều bước, nhiều thủ tục khá phức tạp. Lễ cưới được tiến hành cả ở hai bên gia đình: nhà gái trước, nhà trai sau. Quan trọng nhất trong lễ cưới là nghi thức trải chiếu cho cô dâu, chú rể. Cô dâu, chú rể ngồi trên chiếu này để hai ông cậu của hai bên cúng trình với tổ tiên, thần linh về việc cưới xin. Cũng chính trên chiếc chiếu này, họ ăn chung bữa cơm đầu tiên trước sự chứng kiến của hai họ.", " Người chết được quấn trong vải hoặc quần áo cũ rồi đặt trong quan tài bằng thân cây rỗng hay quấn bằng vỏ cây là tuỳ theo mức giàu nghèo của gia đình. Người chết được chôn trên rẫy hoặc trong rừng, đầu hướng về phía tây. Khi có đủ điều kiện về kinh tế người ta làm lễ bỏ mả, dựng nhà mồ cho người chết. Quanh nhà mồ được trồng các loại cây như: chuối, mía, dứa và khoai môn. Trên đỉnh nhà mồ còn có hình chiếc thuyền và những chú chim bông lau. Vật dụng thuộc về người chết được phá hỏng, đặt quanh nhà và trong nhà mồ.", " Người Ra-glai cho rằng, có một thế giới thần linh bao quanh và vượt ra ngoài hiểu biết của họ. Các vị thần đều có thể bớt gây tai họa hay trợ giúp họ nếu được cúng tế và thỉnh cầu. Vong linh người chết là lực lượng siêu nhiên gây cho họ nhiều sợ hãi nhất. Cư dân còn tin vào sự linh hóa của các loại thú vật... Vì vậy, hàng năm thường xuyên diễn ra các nghi lễ cúng bái với việc hiến tế để mong thần linh giúp đỡ. Việc cúng tế này đã có sự tham gia của lớp thầy cúng, họ đang dần tách khỏi lao động và coi cúng bái như một nghề nghiệp chính thức.", " Truyện cổ tích, thần thoại, những làn điệu dân ca, những câu tục ngữ, ca dao... thể hiện tâm tư, tình cảm của cư dân. Dụng cụ phổ biến là bộ chiêng đồng đầy đủ với 12 chiếc. Tuy nhiên, có thể sử dụng 4, 6, 7 hay 9 chiếc. Khèn bầu, khèn môi, đàn ống tre khá phổ biến. Người Ra-glai cũng là cư dân biết sử dụng những thanh đá kêu, ghép thành bộ thường gọi là đàn đá, đánh thay chiêng, khá độc đáo và lý thú.", " ", "Nghề làm rẫy luôn chi phối các hoạt động kinh tế khác. Trên rẫy đồng bào trỉa cả lúa, bắp, đậu, bầu bí và cây ăn trái. Rèn và đan lát là hai nghề thủ công khá phát triển... Chăn nuôi phổ biến với các đàn gia súc, gia cầm gồm trâu, lợn, gà, vịt... Ngày nay cư dân đã biết trồng cấy lúa nước." ]
186
ethnic_data
https://nhandan.vn/dan-toc-pu-peo-post723949.html
Dân tộc Pu Péo
[ "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/vowkjqkp/2022_10_26/pupeo.png.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/vowkjqkp/2022_10_26/dat8820.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/vowkjqkp/2022_11_21/pubeo-1-6704.jpg.webp" ]
[ "Người Pu Péo cúng lễ thần rừng. (Ảnh: vnexpress.net)", "Phụ nữ Pu Péo trong trang phục truyền thống. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)", "Người Pu Péo có 2 hình thức canh tác chính là trồng trọt trên ruộng và trồng trọt trên nương. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)" ]
[ "Người Pu Péo đã sinh sống lâu đời ở miền cực bắc Việt Nam. Người Pu Péo cư trú tại Hà Giang từ trước thế kỷ 18, một bộ phận khác đến muộn hơn, khoảng cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19.", "Hiện nay, người Pu Péo có mặt tại 20/63 tỉnh, thành phố của nước ta. Đồng bào cư trú tập trung tại các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai.", " Theo số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số năm 2019, người Pu Péo có 903 người (trong đó, nam: 467 người và nữ: 436 người); cư trú chủ yếu tại tỉnh Hà Giang. ", " Người Pu Péo nói ngôn ngữ Tày - Thái nhưng gần với tiếng Tày-Nùng hơn. Trong tiếng Tày-Nùng, “Pu” có nghĩa là “người”; “Péo” là cách gọi chệch đi của tên tự gọi là “Ka Bao” trước đây.", " là người cao tuổi nhất làng, có uy tín và nhiều kinh nghiệm trong ứng xử, thông hiểu phong tục, tập quán và có thể giữ luôn vai trò là thầy cúng để chủ trì các lễ cúng của ", ". Chủ làng được người dân tín nhiệm bầu lên từ tập thể các chủ hộ trong bản, họ không chỉ đóng vai trò quản lý mọi công việc từ đời sống hằng ngày đến lao động sản xuất, mà còn có vai trò tâm linh đối với người dân trong trong bản.", " Vũ trụ quan, Người Pu Péo quan niệm rằng, thế giới gồm 3 tầng: tầng trời, mặt đất và dưới mặt đất. Trong đó ở mỗi tầng, diện mạo con người khác nhau. Họ cho rằng, linh hồn tổ tiên luôn ở phía trên, còn người sống ở phía dưới. ", "Quan niệm về linh hồn, người Pu Péo tin rằng, với các vật thể còn sống, linh hồn tồn tại trong thể xác. Nó chính là năng lượng tạo ra hình thể và sự sống. Linh hồn của con người có phần phức tạp hơn linh hồn của muôn loài. Nó không chỉ là yếu tố tạo ra hình thể và sự sống mà còn hình thành nên tính cách, hành vi, tình cảm, tinh thần... của con người. Người Pu Péo quan niệm mỗi người có 8 hồn (m’rư vân ngóa) và 9 vía (m’xia vân au). ", "Một số nghi lễ trong đời sống tín ngưỡng: Lễ cúng thần rừng (ngoãngxau), Lễ xuống đồng (pạt oong), Lễ cúng trừ sâu bệnh, Lễ mừng lúa mới, Lễ cúng cơm mới...", " Làm nhà là một trong những công việc lớn của đời người. Những người già quan niệm rằng: sự thành bại trong mỗi cuộc sống gia đình, mỗi cá nhân phụ thuộc rất nhiều vào “điền trạch”, chính vì thế” có rất nhiều tín ngưỡng chung quanh ngôi nhà của người Pu Péo, từ việc chọn đất đến quá trình xây cất và nghi thức về nhà mới.", "Phụ nữ Pu Péo thường mặc áo dài đen, bên ngoài có yếm, trang trí trên y phục chủ yếu bằng cách ghép các miếng vải màu lại với nhau, tóc vấn trước được gài bằng chiếc lược gỗ, bên ngoài phủ tấm khăn vuông, có trang trí hoa văn nhiều sắc màu sặc sỡ. Y phục của phụ nữ Pu Péo có 3 phần: áo (bọc), váy (dong), yếm (pươi). ", "Đàn ông Pu Péo thường mặc bộ quần áo nhuộm màu chàm hoặc áo xanh, quần đen. Áo của đàn ông Pu Péo được may dài đến quá đầu gối, vạt áo trước ngắn hơn vạt áo sau khoảng 15cm. Y phục của đàn ông đặc biệt ở chỗ, ống cổ tay được may rộng khoảng 30-40cm. Chiếc áo này được mặc vào các dịp lễ, tết, cưới xin, ma chay. Giày của đàn ông thường tự khâu bằng vải màu đen và vỏ mo nang từ cây nứa, cây mai. ", " Nguồn lương thực được sử dụng trong các bữa ăn của người Pu Péo chủ yếu là các sản phẩm từ trồng trọt như lúa, ngô. Từ 2 loại lương thực chính này, đồng bào chế biến nhiều món ăn khác nhau: cơm, cháo, chè và các loại bánh... Ngoài ra, đồng bào còn trồng thêm các loại cây khác như dong riềng, tam giác mạch.", "Thực phẩm dùng trong các bữa ăn hằng ngày của người Pu Péo chủ yếu là các loại rau, đậu, bầu, bí. Người Pu Péo đặc biệt thích ăn các món luộc chấm nước mắm hoặc muối ớt và các món canh rau.", "Một số món ăn chính trong bữa ăn hằng ngày của người Pu Péo gồm có: Cơm (mí), các món luộc (dúm lang), xào (sạ), canh(bắc ong),thịt lợn treo gác bếp (eo lắp).", "Đồ uống: Bên cạnh các loại đồ uống thông thường như nhiều dân tộc khác, người Pu Péo có một số đồ uống đặc trưng là các loại nước kết hợp với thảo mộc (rễ, lá cây rừng, lá chè) và rượu. Loại rượu đặc trưng nhất là rượu ngô (pâu hú) nấu bằng men lá.", " Theo số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số năm 2019, tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết chữ phổ thông chiếm 83,0%, tỷ lệ đi học chung của trẻ em ở cấp tiểu học chiếm 100,0%, ở cấp trung học cơ sở là 100,0%, ở cấp trung học phổ thông là 72,3%.", "Người Pu Péo có 2 hình thức canh tác chính là trồng trọt trên ruộng và trồng trọt trên nương. Tùy theo điều kiện tự nhiên từng khu vực cư trú của người Pu Péo mà canh tác ruộng hay nương rẫy được phát triển hơn. Chăn nuôi, là loại hình kinh tế bổ trợ quan trọng của gia đình người Pu Péo. Họ nuôi nhiều loại gia súc, gia cầm như trâu, bò, lợn, dê, chó, mèo, gà, vịt, ngan, ngỗng, chim bồ câu, ong... ", "Người Pu Péo biết làm nhiều nghề thủ công như dệt, mộc, đan lát, rèn, làm gạch ngói, nấu rượu ngô... Tuy nhiên, các sản phẩm thủ công chủ yếu chỉ để phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày của các gia đình chứ ít trở thành hàng hóa. Nhiều nghề đang có xu hướng bị mai một.", "Hoạt động trao đổi buôn bán ở người Pu Péo đã có từ lâu đời nhằm mục đích có được các sản phẩm phục vụ cho đời sống mà nền kinh tế tự cấp tự túc của họ không đáp ứng đủ. Họ tham gia hoạt động trao đổi buôn bán dưới nhiều hình thức: đi chợ phiên, mở cửa hàng tạp hóa, trao đổi qua biên giới." ]
187
ethnic_data
https://nhandan.vn/dan-toc-phu-la-post723933.html
Dân tộc Phù Lá
[ "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/genaghlrgybna/2022_11_23/phula-dat1-784.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/cdhncuxjw/2022_10_23/phula.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/cdhncuxjw/2022_10_23/phulabatma.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/cdhncuxjw/2022_10_23/phuladuoima1.jpg.webp" ]
[ "Người Phù Lá. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)", "Phụ nữ dân tộc Phù Lá. (Ảnh: TUYẾT LOAN)", "Thầy cúng người Phù Lá làm lễ trước khi thực hiện nghi lễ quét ma. (Ảnh: TUYẾT LOAN)", "Lễ quét ma của người Phù Lá. (Ảnh: TUYẾT LOAN)" ]
[ " Dân tộc Phù Lá thuộc ngữ chi Di đang sinh sống tại Tây Nam Trung Quốc và một số nước khác trong khu vực Đông Nam Á lục địa như Lào và Thái Lan. Người Phù Lá chuyển cư từ các tỉnh phía Tây Trung Quốc vào Việt Nam được hơn 300 năm đối với nhóm Phù Lá Lão (Xá Phó). Nguyên nhân di cư đến Việt Nam do canh tác nương rẫy “đao canh hỏa chủng” nên họ cần tìm đất đai mới để khai phá làm ăn. ", " Các nhóm dân tộc: Phù Lá Hoa mặc váy hoa; Phù Lá Đen mặc quần áo dài chấm mắt cá chân, nhuộm chàm; Phù Lá Hán chịu ảnh hưởng của văn hóa Hán và các nhóm Chù Lá Phù Lá, Phù Lá Trắng, Xá Phó.", " Về tộc danh: Ngoài tên gọi Phù Lá, còn có các tên khác như Bồ Khô Pạ, Mu Di Pạ, Xá Phó, Phổ, Va Xơ Lao, Pu Dang.", " Theo Kết quả điều tra thu thập thông tin về tình trạng kinh tế xã hội của 54 dân tộc thiểu số năm 2019 của Ủy ban Dân tộc Việt Nam – Tổng cục Thống kê, dân số người Dao tính đến thời điểm 1/4/2019 là 12.471 người, trong đó nam là 6.398 người, nữ là 6.073 người.", " thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến", "sinh sống chủ yếu ở vùng miền núi phía bắc, như Lào Cai, Hà Giang, Sơn La, Lai Châu, Yên Bái, Điện Biên. ", "Tuỳ từng nơi ở nhà sàn, nhà nửa sàn nửa đất hay nhà đất.", " Phụ hệ.", " Trang phục của người Phù Lá chỉ phân biệt về giới tính, không phân biệt theo địa vị xã hội, giữa trang phục lễ hội với ngày thường, không có trang phục riêng cho thầy cúng, chỉ trong đám cưới mới có sự phân biệt về trang phục. Y phục và trang sức của phụ nữ Phù Lá bao gồm: váy, áo, khăn, thắt lưng, vòng cổ, vòng tay, hoa tai và nhẫn. Trang phục của nam gồm: áo, quần, khăn đội đầu. Quần áo của người Phù Lá có màu chàm là màu chủ đạo, đồng thời, họ nhuộm sợi để thêu từ màu của các cây cỏ tự nhiên. Người Phù Lá còn có nghệ thuật trang trí hoa văn hết sức độc đáo, có sự sáng tạo kết hợp với tiếp thu tinh hoa của các tộc người anh em. ", " Người Phù Lá ăn cơm nếp, xôi nếp, ngô, mèn mén, các loại rau, thường xào rau với mỡ hoặc nấu canh rau lẫn với đỗ tương xay nhỏ quấy đặc, canh măng với thịt, xương hoặc nấu cua, cá… Người Phù Lá còn ăn các loại thịt, cá nướng, muối chua, phơi gác bếp hoặc sấy. ", " Đồ uống gồm nước suối hoặc nước pha với thảo mộc hoặc rượu. Nước nấu từ lá hay rễ cây rừng thường để bồi bổ sức khỏe hoặc an thần, kích thích tiêu hóa…", "Người Phù Lá ăn tết Nguyên đán, các tết tháng năm, tháng bảy, cơm mới. Lễ cơm mới chủ yếu cúng ở nơi thờ tổ tiên nữ do phụ nữ đại diện và nữ giới trong nhà được ăn cơm trước. Lễ cúng bản thường vào tháng hai hằng năm.", "Người Phù Lá theo tín ngưỡng đa thần, thờ riêng tổ tiên nam để phù hộ cho sức khoẻ, tổ tiên nữ phù hộ cho mùa màng. Họ thực hiện nhiều nghi lễ tín ngưỡng nông nghiệp trên nương, ruộng. Chiếc chài mới cũng phải qua lễ cúng mới được dùng.", "làm nương rẫy và ruộng nước, trồng cây lương thực, cây ăn quả, chăn nuôi, đánh bắt thủy sản, săn bắt hái lượm, làm các nghề thủ công như dệt vải, mộc, rèn, đan lát. Theo “Đặc trưng cơ bản của 54 dân tộc thiểu số năm 2019” của Ủy ban Dân tộc và Tổng cục Thống kê, Tỷ lệ hộ nghèo: 40,3%; Tỷ lệ hộ cận nghèo: 17,9%; Tỷ lệ thất nghiệp: 1,35%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ: 11,0%; Tỷ trọng lao động làm việc trong khu vực phi nông nghiệp: 23,0%; Tỷ trọng lao động làm công việc quản lý hoặc CMKT bậc cao và trung: 6,9%.", "Theo “Đặc trưng cơ bản của 54 dân tộc thiểu số năm 2019” do Ủy ban Dân tộc và Tổng cục Thống kê thực hiện, Tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết chữ phổ thông: 71,3%; Tỷ lệ người đi học chung cấp tiểu học: 100,3%; Tỷ lệ người đi học chung cấp trung học cơ sở: 82,1%; Tỷ lệ người đi học chung cấp trung học phổ thông: 29,5%; Tỷ lệ trẻ em ngoài nhà trường: 22,2%.", "(Nguồn:", "- Các dân tộc ở Việt Nam (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật) ", "- Đặc trưng cơ bản của 54 dân tộc thiểu số năm 2019 (Ủy ban Dân tộc và Tổng cục Thống kê) ", "- Website Ủy ban Dân tộc ", "- Kết quả điều tra thu thập thông tin về tình trạng kinh tế xã hội của 54 dân tộc Việt Nam)" ]
188
ethnic_data
https://nhandan.vn/dan-toc-pa-then-post723938.html
Dân tộc Pà Thẻn
[ "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/cdhncuxjw/2022_10_23/pathen1dat.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/genaghlrgybna/2022_11_22/pathen-dat-832.jpg.webp" ]
[ "Phụ nữ Pà Thẻn. (Ảnh: TRẦN THÀNH ĐẠT)", "" ]
[ "Pà Thẻn thuộc nhóm ngôn ngữ Hmông-Dao, với dân số ít hơn nhiều so với hai dân tộc này. Nhiều nghiên cứu cho rằng người Pà Thẻn có mối quan hệ mật thiết với người Hmông và người Dao. Có nghiên cứu cho rằng người Pà Thẻn là nhóm thứ 8 trong 12 nhóm Dao trước kia đã thiên di từ Trung Quốc sang Việt Nam. Nhưng việc người Pà Thẻn được một số dân tộc gọi là Mèo Lài, Mèo Đỏ, Mèo Hoa… cho thấy sự tương đồng văn hóa của họ với người Hmông. Người Pà Thẻn cùng với người Dao, Mông di cư vào Việt Nam từ khoảng 2-300 năm trước.", " Về tộc danh: Ngoài tên Pà Thẻn, còn có tên Pà Hưng, Pà Ửng, Mèo Lài, Mèo Đỏ, Mèo Hoa…", " 8.248 người tính đến thời điểm ngày 1/4/2019. Trong đó, nam là 4.137 người, nữ là 4.111 người (Theo Kết quả điều tra thu thập thông tin về tình trạng kinh tế xã hội của 54 dân tộc thiểu số năm 2019 của Ủy ban Dân tộc Việt Nam – Tổng cục Thống kê).", "Thuộc hệ Hmông-Dao", " Người Pà Thẻn cư trú chủ yếu tại các huyện Bắc Quang, Quang Bình (Hà Giang); Chiêm Hóa, Yên Sơn, Lâm Bình (Tuyên Quang). Nhìn chung, địa bàn cư trú của người Pà Thẻn thấp hơn so với nhiều tộc người khác, chủ yếu là vùng đồi núi, thung lũng quanh sông Lô, độ cao trung bình 500 - 1.000m, thuận lợi cho việc hình thành các điểm dân cư và phát triển kinh tế nông lâm nghiệp.", " Tuỳ từng nơi, người Pà Thẻn quen ở nhà sàn, nhà nền đất hay nửa sàn nửa nền đất. Hiện nay nhiều nơi đồng bào đã dựng nhà cột kê khang trang, vững chãi.", " Phụ hệ.", " Người Pà Thẻn dùng màu đỏ làm chủ đạo. Bộ trang phục của phụ nữ gồm: áo, váy, khăn trong và khăn ngoài, màu sắc rất sặc sỡ. Một số mô típ trang trí trên quần áo của họ cũng gần giống như của ngươi Dao. Nam giới chỉ mặc đồ truyền thống trong ngày cưới của mình, với một số trang trí như khăn dài có hoa văn, hai đầu có tua; hai bên vai đeo hai miếng vải trắng vắt chéo nhau rồi buộc ở cạp quần sau lưng và trước mặt; đeo vài chiếc vòng cổ…", "Chủ yếu ăn cơm tẻ, ngày ba bữa gồm cơm, rau, thịt, gia vị như muối, ớt…", " Người Pà Thẻn ăn tết nguyên đán và các tết như các dân tộc khác ở vùng Ðông Bắc.", "Trước kia, do ít tiếp cận với giáo dục, họ vẫn cho rằng thế giới và mọi sinh vật đều do hai ông bà Quơ Vo và Me quơ O tạo ra, bệnh tật do ma làm, chữa bằng cúng bái. ", " Người Pà Thẻn tin vào sự tồn tại của các siêu linh, vạn vật có linh hồn. Ma quỷ, thần thánh gồm hai loại: lành dữ. Loại lành gồm các thần ở trên trời, tổ tiên, thổ địa...; loại ma dữ như ma sông, ma suối, ma của người chết bất đắc kỳ tử... chúng thường phá hoại mùa màng, làm hại gia súc.", " Chủ yếu là thờ cúng tổ tiên trong nhà. Bàn thờ làm bằng tấm gỗ hình chữ U lộn ngược. Mặt bàn để một bát hương và một bát nước lã. Người Pà Thẻn có nhiều tín ngưỡng liên quan đến nông nghiệp như: cúng trước khi tra hạt, lễ cúng cơm mới. Truyền thuyết về sự xuất hiện của cây lúa là do 3 con vật: chó, mèo, lợn lấy trộm giống lúa trên trời về cho con người, nên khi cúng cơm mới phải cho 3 con vật trên ăn trước. Khi hạn hán lâu, dân bản làm lễ cầu mưa. Các nghi lễ liên quan đến chăn nuôi, săn bắn cũng được chú trọng.", " Hiện nay, số người Pà Thẻn hiểu biết về các kiến thức phổ thông ngày một tăng lên. Hệ thống ma quỷ, thần linh, quan niệm duy tâm không còn hoàn toàn chi phối đời sống của họ nữa.", "Chủ yếu là canh tác bằng nương rẫy, chăn nuôi, trồng rừng, khai thác từ tự nhiên. Ngoài ra người Pà Thẻn còn làm một số nghề thủ công gia đình như dệt, đan lát, rèn, làm mộc, chạm khắc bạc và làm giấy. Theo “Đặc trưng cơ bản của 54 dân tộc thiểu số năm 2019” do Ủy ban Dân tộc và Tổng cục Thống kê thực hiện, tỷ lệ hộ nghèo là 50,2%; Tỷ lệ hộ cận nghèo: 20,6%; Tỷ lệ thất nghiệp: 0,20%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ: 16,6%; Tỷ trọng lao động làm việc trong khu vực phi nông nghiệp: 11,6%; Tỷ trọng lao động làm công việc quản lý hoặc CMKT bậc cao và trung: 1,8.", " Theo “Đặc trưng cơ bản của 54 dân tộc thiểu số năm 2019” do Ủy ban Dân tộc và Tổng cục Thống kê thực hiện Tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết chữ phổ thông: 75,4%; Tỷ lệ người đi học chung cấp tiểu học: 101,4%; Tỷ lệ người đi học chung cấp trung học cơ sở: 95,5%; Tỷ lệ người đi học chung cấp trung học phổ thông: 67,1%; Tỷ lệ trẻ em ngoài nhà trường: 7,8%.", "(Nguồn: ", "- Các dân tộc ở Việt Nam (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật) ", "- Đặc trưng cơ bản của 54 dân tộc thiểu số năm 2019 (Ủy ban Dân tộc và Tổng cục Thống kê) ", "- Website Ủy ban Dân tộc ", "- Kết quả điều tra thu thập thông tin về tình trạng kinh tế xã hội 54 dân tộc Việt Nam)" ]
189
ethnic_data
https://nhandan.vn/dan-toc-o-du-post723945.html
Dân tộc Ơ Đu
[ "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/igpcvcvjntc8510/2022_11_21/o-du-2167.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/bpcbzivo/2022_10_25/odu3.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/bpcbzivo/2022_10_25/61.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/igpcvcvjntc8510/2022_11_21/o-du7-7841.jpg.webp" ]
[ "Người Ơ Đu vẫn giữ cách dệt vải truyền thống (Ảnh: THÀNH ĐẠT)", "Nhà ở truyền thống của người Ơ Đu. (Ảnh: Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam)", "Người Ơ Đu ở bản Văng Môn, xã Nga My, huyện Tương Dương nỗ lực bảo tồn văn hóa truyền thống, bản sắc của dân tộc mình (Ảnh: Báo Dân tộc)", "Những thiếu nữ Ơ Đu uyển chuyển trong điệu múa truyền thống (Ảnh: THÀNH ĐẠT)" ]
[ "Từ nhiều tài liệu cho thấy, Ơ Đu là tộc người sinh sống từ rất lâu đời tại vùng đất hai huyện Tương Dương và Kỳ Sơn tỉnh Nghệ An hiện nay. ", "Tên tự gọi: Ơ Ðu hoặc I Ðu (người yêu thương).", " Tên gọi khác: Tày Hạt (người đói rách)", "Theo số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số 01/4/2019: Dân tộc Ơ Đu có tổng dân số: 428 người, trong đó nam là 237 người, nữ là 191 người. Tỷ lệ dân số sống ở khu vực nông thôn: 93,2%.", "Người Ơ Đu tập trung tại huyện Tương Dương, Nghệ An.", "Thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ Me (ngữ hệ Nam Á). Hầu hết người Ơ Ðu dùng các tiếng Khơ Mú, Thái làm công cụ giao tiếp hàng ngày. Về giáo dục,nay tại nơi tái định cư, học sinh khối mầm non và tiểu học được học tại điểm trường khang trang ngay trung tâm bản. Nhiều lớp học tiếng Ơ Đu được mở do các bậc cao niên truyền dạy, thu hút đông đảo thanh thiếu niên tham gia.", "Theo số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số 01/4/2019: Tỷ lệ người Ơ Đu từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết chữ phổ thông: 89,4%; Tỷ lệ người đi học chung cấp tiểu học: 101,9%; Tỷ lệ người đi học chung cấp trung học cơ sở: 97,7%; Tỷ lệ người đi học chung cấp trung học phổ thông: 65,2%; Tỷ lệ trẻ em ngoài nhà trường: 6,7%.", ": Người Ơ Ðu thường ăn 1 bữa phụ (sáng), 2 bữa chính (trưa và tối). Trước đây họ ăn xôi đồ, nay có cả cơm gạo tẻ, khi mất mùa ăn củ nâu, củ mài, hoặc sắn, ngô thay cơm. Họ thích uống rượu, hút thuốc lào.", " Hiện nay, nam và nữ đều ăn mặc theo kiểu người Thái, Việt trong vùng. Những bộ trang phục cổ truyền còn rất ít.", " Trước đây, ngôi nhà truyền thống, nhà sàn, phải dựng quay đầu vào núi (dựng chiều dọc). Khi dựng cột phải tuân theo một thứ tự nhất định. Nay kiểu nhà này không còn nữa. Họ ở sàn nhà giống như nhà sàn người Thái.", " Do số lượng dân số ít, sống xen kẽ với người Khơ Mú và Thái cho nên các mặt quan hệ xã hội văn hóa của họ chịu nhiều ảnh hưởng hai dân tộc này. Người Ơ Ðu lấy họ theo họ Thái, Lào. Tổ chức dòng họ rất mờ nhạt. Trưởng họ là người có uy tín, được kính trọng và có vai trò lớn trong dòng họ. Gia đình người Ơ Ðu là gia đình nhỏ phụ quyền. Ðàn ông quyết định tất thẩy các công việc trong nhà. Phụ nữ không được hưởng thừa tự. Họ phổ biến tục ở rể. Lễ vật trong dịp cưới không thể thiếu là thịt sóc, thịt chuột sấy khô và cá ướp muối.", " Người Ơ Ðu tin rằng khi người chết, hồn biến thành ma. Hồn thân thể ngụ tại bãi tha ma, hồn gốc ở chỏm tóc ở lại làm ma nhà. Ma nhà chỉ ở với con cháu một đời theo thứ tự từ con trai cả đến con trai thứ. Khi các con trai đã chết hết, người ta làm lễ tiễn ma nhà về với tổ tiên. Nơi thờ ma nhà tại góc hồi của gian thứ hai. Bàn thờ đơn giản, treo cao sát mái nhà.", " Người Ơ Ðu ăn tết Nguyên đán, tết cơm mới. Ngày hội lớn nhất là lễ đón tiếng sấm trong năm. Ngày đó, cư dân khắp nơi đổ về mở hội tế trời, mổ trâu, bò, lợn ăn mừng tại bản Xốp Pột, xã Kim Ða, Tương Dương, Nghệ An.", " Người Ơ Ðu sử dụng thành thạo các loại nhạc cụ của người Khơ Mú, Thái như: sáo, khèn, chiêng, trống; thuộc các làn điệu dân ca Khơ Mú, Thái, kể chuyện dã sử.", "Người Ơ Ðu sinh sống chủ yếu bằng nương rẫy và một phần ruộng nước. Chăn nuôi trâu bò, lợn gà, dê khá phát triển. Ðan lát đồ gia dụng bằng giang, mây, một phần tiêu dùng, phần để trao đổi. Xưa họ còn biết dệt vải. Từ cuối năm 2006, người Ơ Đu sống xen ghép với người Khơ Mú, người Thái ở các bản vùng sâu, vùng xa của bốn xã thuộc huyện Tương Dương được tách ra và chuyển về sinh sống tập trung tại bản Văng Môn, xã Nga My (cùng thuộc huyện Tương Dương), đời sống kinh tế định canh định cư đã có nhiều chuyển biến. ", "Theo số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số 01/4/2019: Tỷ lệ hộ nghèo: 56,7%; Tỷ lệ hộ sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh: 95,0%; Tỷ lệ hộ sử dụng điện lưới để thắp sáng: 100,0%; Tỷ lệ thất nghiệp: 0,91 %; Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ: 4,5%; Tỷ trọng lao động làm việc trong khu vực phi nông nghiệp: 13,2%; Tỷ lệ hộ làm nghề thủ công truyền thống: 2,01% " ]
190
ethnic_data
https://nhandan.vn/dan-toc-nung-post723940.html
Dân tộc Nùng
[ "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/genaghlrgybna/2022_11_21/nung-1853.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/genaghlrgybna/2022_11_21/dtnungthen-1491.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/genaghlrgybna/2022_11_21/nung1-4218.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/genaghlrgybna/2022_11_21/nung2-1718.jpg.webp" ]
[ "", "Người Nùng trong trang phục Then.(Ảnh: KHIẾU MINH)", "", "" ]
[ " Người Nùng phần lớn từ Quảng Tây (Trung Quốc) di cư sang cách đây khoảng 200-300 năm.", "Theo số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số năm 2019, người Nùng có 1.083.298 người. Trong đó, có 546.978 nam và 536.320 nữ.", "Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái (ngữ hệ Thái – Kađai).", "Dân tộc Nùng sống tập trung ở các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Bắc Giang, Quảng Ninh, Lào Cai, Yên Bái.", "Ngôi nhà truyền thống tiêu biểu của dân tộc Nùng là ngôi nhà sàn, lợp ngói máng, có ba tầng sử dụng. Tầng 1 là gầm sàn dành cho gia cầm, gia súc, công cụ sản xuất; tầng 2 là sàn dành cho người ở và các đồ dùng sinh hoạt; tầng 3 là gác, làm kho chứa lương thực, các thứ khác được bảo quản ở nơi khô ráo. Phía trước nhà có sàn phơi. Ở một số vùng, người Nùng làm nhà trình tường. Trong nhà ở của người Nùng, bếp không chỉ để nấu ăn, mà còn để sưởi ấm, nhất là mùa đông giá lạnh.", "Y phục truyền thống của người Nùng khá đơn giản, thường làm bằng vải thô tự dệt, nhuộm chàm và hầu như không có thêu thùa trang trí. Nam giới mặc áo cổ đứng, xẻ ngực, có hàng cúc vải. Phụ nữ mặc áo năm thân, cài cúc bên nách phải, thường chỉ dài quá hông. Phụ nữ Nùng đội khăn vuông, chít kiểu mỏ quạ. Nam giới Nùng đội mũ, nhất là khi tiến hành các nghi lễ mang tính tâm linh.", "Người Nùng cũng ăn cơm gạo tẻ, ăn xôi và chế biến nhiều món ăn từ gạo tẻ và gạo nếp. Từ gạo tẻ, đồng bào làm cao quyển, cao xằng, từ gạo nếp chế biến xôi màu (tím, đen, đỏ, vàng), xôi trám đen, xôi trứng kiến; chế biến thành các loại bánh.", " Ngoài các món ăn thông thường, người Nùng có một số món ăn đặc sản gắn với các dịp lễ tiết. Vào dịp tết Nguyên đán, người Nùng hay mổ gà trống thiến, gói bánh chưng (loại bánh dài). Tết cuối tháng Giêng, đồng bào hay làm bánh ngải (bánh dày với lá ngải cứu non)... Ngày cưới, ngày sinh nhật nhất định phải có món lợn quay nhồi lá mắc mật.", " Người Nùng tin theo tín ngưỡng đa thần là chính. Họ thường thờ ba đời (bố mẹ, ông bà, cụ). Thờ cúng thần linh được thực hiện thông qua các lễ hội lùng tùng, cầu mùa. Trong cách thờ cúng cũng như các quan niệm ứng xử thể hiện dấu ấn của tam giáo (Phật giáo, Khổng giáo, Đạo giáo). Trong thực hành tín ngưỡng của dân tộc Nùng, nổi bật vai trò của các thầy cúng: Tào, Mo, Pựt, Then.", "Nét đặc trưng nhất trong văn nghệ dân gian của dân tộc Nùng là then. Đây là một nghi thức trình diễn vừa mang tính nghệ thuật, vừa mang tính tâm linh. Thầy Then là người sáng tạo cả về lời ca và giai điệu. Cây đàn tính không có phím cho nên thầy Then hoàn toàn có thể ngẫu hứng tạo âm trên cây đàn. Mang yếu tố tâm linh khi gắn liền với nhiều nghi lễ cúng cầu, nhưng Then cũng hoàn toàn mang tính lễ hội khi gắn với những sự kiện trong cuộc đời con người, hoặc vào những dịp mừng năm mới….", " Một loại dân ca rất đặc trưng khác của người Nùng là sli. Sli là hát giao duyên của thanh niên nam nữ dưới hình thức diễn xướng tập thể, thường là đôi nam, đôi nữ hát đối đáp với nhau và được hát theo hai bè. ", " Về trồng trọt, người Nùng canh tác ở những vùng đất bằng phẳng và cả những nơi đất dốc, đất đồi, vườn quanh nhà. Lúa nước là cây trồng truyền thống của đồng bào Nùng. Việc trồng cây hồi và bán các sản phẩm từ hồi cũng mang lại thu nhập cho đồng bào. Ngoài ra, người Nùng còn trồng các loại cây có giá trị cao khác như: trẩu, sở, thuốc lá, chè, mía, tre, trám, bông, chàm...", " Chăn nuôi có một vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế cũng như trong đời sống sinh hoạt của người Nùng. Vật nuôi phổ biến là: trâu, bò, ngựa, dê, lợn; gà, vịt, ngan, ngỗng; chó, mèo; ong, tằm, cá (nuôi ở ao hoặc ngay ruộng lúa). ", "Họ biết làm nhiều nghề thủ công: dệt, rèn, đúc, đan lát, làm đồ gỗ, làm giấy dó, làm ngói âm dương... Nổi bật là nghề rèn được duy trì và ngày càng phát triển, đặc biệt ở xã Phúc Sen (huyện Quảng Hoà, Cao Bằng).", " Chợ ở vùng người Nùng phát triển, đặc biệt tập trung nhiều người Nùng đông nhất vào những ngày phiên truyền thống. Với địa bàn tụ cư truyền thống ở các tỉnh biên giới Việt Nam - Trung Quốc, người Nùng có các hoạt động mậu biên sôi nổi. Không chỉ buôn bán tiểu ngạch, người Nùng còn tham gia làm bốc xếp, xe ôm, làm thuê trong sản xuất nông nghiệp. Các hoạt động này diễn ra cả ở nội địa và bên kia biên giới.", "Theo số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số năm 2019, tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết chữ phổ thông là 90%; tỷ lệ đi học chung của trẻ em ở cấp tiểu học: 100,9%; ở cấp trung học cơ sở là 97,2%; ở cấp trung học phổ thông: 73,4%. Tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên biết đọc, viết chữ dân tộc mình là 14,3%. Tỷ lệ trẻ em dân tộc Nùng trên 5 tuổi được đi học chiếm 99,6%.", "(Nguồn:", "- Các dân tộc ở Việt Nam (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật)", "- Đặc trưng cơ bản của 54 dân tộc thiểu số năm 2019 (Ủy ban Dân tộc và Tổng cục Thống kê)", "- Website Ủy ban Dân tộc", "- Kết quả điều tra thu thập thông tin về tình trạng kinh tế xã hội của 54 dân tộc thiểu số năm 2019 (Ủy ban Dân tộc Việt Nam – Tổng cục Thống kê)" ]
191
ethnic_data
https://nhandan.vn/dan-toc-ngai-post723905.html
Dân tộc Ngái
[ "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/cuhatguhgenat/2022_11_15/ngai-3339.jpg.webp" ]
[ "Trang phục của phụ nữ dân tộc Ngái. (Ảnh: Thành Đạt/Báo Nhân Dân)" ]
[ "Người Ngái gốc ở Ngũ Động, huyện Phòng Thành, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc); sống tập trung ở Móng Cái, Quảng Hà, Tiên Yên (Quảng Ninh) và một số địa phương thuộc các tỉnh Hà Bắc, Bắc Thái, Cao Lạng, Hà Tuyên... Từ Ngái là biến âm của chữ Ngải (Ngã) nghĩa là tôi; từ chữ Hán-Việt là Ngại; tiếng Quảng Đông là Ngài; còn người Ngái đọc là Ngải. ", "Người Ngái còn tự gọi mình là Sán Ngải có nghĩa là “người ở rừng”, điều đó phản ánh địa điểm cư trú xưa kia cũng như hiện nay của họ. Đây là một trong những cư dân có mặt sớm ở Việt Nam, tự coi mình là cư dân bản địa “pủn tì nhằn”.", "Theo số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số 1/4/2019: Tổng dân số: 1.649 người; trong đó, nam: 881 người và nữ: 768 người. Quy mô hộ: 3,7 người/hộ; Tỷ lệ dân số sống ở khu vực nông thôn chiếm 72,2%.", " ", "Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Hán (ngữ hệ Hán-Tạng). Người Hắc Cá (Khách Gia, tức Khách) hay Ngái Hắc Cá có tiếng nói gần với tiếng Ngái Ngũ Động.", "Nhóm người này đã từng sinh tụ ở huyện Ân Bình, châu Gia Ưng (tỉnh Quảng Đông). Sau thất bại của cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc (1849-1863) mà họ tham gia và bị nhà Thanh đàn áp, đánh đuổi họ phải di cư đến nước ta, hiện cư trú chủ yếu ở Quảng Hà, Tiên Yên (Quảng Ninh) và một số địa phương khác.", " Người Ngái thích ăn cháo, thức ăn chủ yếu lá rau... Ưa dùng các loại gia vị như tỏi, ớt, gừng... trong bữa ăn.", " Y phục thường không thêu thùa. Nam mặc quần lá tọa, áo có 2 hoặc 3 túi. Nữ mặc áo 5 thân dài quá mông, cài khuy vải bên nách phải, thích tết tóc cuốn quanh đầu.", " Người Ngái sống phân tán trong các tỉnh Bắc Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh... ở nhà đất với nhiều kiểu kiến trúc và chất liệu lợp mái khác nhau. Bộ phận ở ven biển và hải đảo thường sống ngay trên thuyền.", " Chế độ hôn nhân một vợ, một chồng. Nghi thức mỗi đám cưới với hai lần cưới: lần đầu là lễ thành hôn, lần sau là lễ nhập phòng. Tuổi kết hôn sớm, hôn nhân máng tính gả bán cao.", " Người Ngái quan niệm chết tức là linh hồn chuyển sang sống trong một thế giới khác. Vì thế họ thường chôn theo người chết những đồ tùy táng mà khi sống người ta vẫn dùng. Tang lễ có nhiều công đoạn phức tạp: báo tang, nhập quan, chôn cất, mở mả...", " Tin vào sự tồn tại của hai phần trong con người (thể xác và linh hồn) cũng như sự tồn tại của các thần thánh, linh hồn người). Người Ngái thường thờ cúng nhiều đối tượng như tổ tiên, thần, Phật, ma rừng, vong hồn thập loại chúng sinh... Nghi thức cúng mỗi đối tượng khác nhau cùng các loại lễ vật khác nhau. Ðã tồn tại một lớp người chuyên hành nghề tôn giáo.", " Ngoài các ngày lễ, Tết phổ biến như Tết Nguyên đán, Hàn thực... người Ngái có Tết cơm mới (ngày 10/10 âm lịch).", "Người Ngái nói nhiều thổ ngữ khác nhau của tiếng Hán phương nam song xưa kia ít người biết chữ. Ngày nay, phần lớn trẻ em đến tuổi đi học đều biết chữ Quốc ngữ và tiếng phổ thông.", " Người Ngái có một kho tàng văn nghệ dân gian phong phú, với loại hình nghệ thuật như dân ca, dân vũ và đặc biệt là loại văn học truyền miệng. Họ có nhiều truyền thuyết, truyện cổ tích, thành ngữ, tục ngữ... thể hiện quan niệm của họ về thế giới quan, nhân sinh quan đến nay còn giàu ý nghĩa nhân bản.", " ", " ", "Lúa nước là cây trồng chính trong hoạt động trồng trọt của người Ngái. Người Ngái gọi ruộng là thẻn và làm ruộng là phả thẻn. ", "Người Ngái trồng cả lúa nếp và tẻ, thường lúa tẻ được trồng trên diện rộng khoảng 2/3 diện tích ruộng của hộ gia đình, lúa nếp trồng ít hơn. Do các loại giống lúa lai thời gian đó chưa phổ biến, phần lớn đồng bào Ngái trồng giống lúa truyền thống thời gian sinh trưởng dài, hơn nữa việc áp dụng khoa học kỹ thuật và cơ giới hóa chưa phổ cập nên năng suất lúa không cao. ", "Từ năm 2000 trở lại đây, giống lúa lai cho năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn được người Ngái áp dụng và nhân rộng. Từ đó, lịch mùa vụ cũng thay đổi theo, thực chất vụ mùa chuyển sang vụ hè-thu và vụ chiêm thành vụ xuân.", "Các loại gia súc lớn được người Ngái nuôi phổ biến hơn là trâu. Nuôi trâu để lấy sức kéo, phân bón. Gia súc nhỏ là lợn cùng các loại gia cầm, được nuôi hầu như ở tất cả các hộ gia đình, để lấy thực phẩm phục vụ dịp lễ tết, các nghi lễ ma chay, cưới xin, cúng bái... và để bán. Gia súc, gia cầm trước đây hoàn toàn được nuôi bằng thức ăn có sẵn trong tự nhiên và trồng được như rau lang, ngô, sắn. Hình thức chăn nuôi vừa thả rông kết hợp với nuôi nhốt tùy từng loại gia súc gia cầm. ", " ", "Hoạt động lâm nghiệp của người Ngái ở thôn Tam Thái chỉ mang tính phụ trợ, do cư trú thuận tiện cho phát triển nông nghiệp. Mặt khác, người Ngái còn có sở trường và khá nhạy bén với ngành nghề dịch vụ, thương mại. Vì vậy, lâm nghiệp đối với người Ngái không phát triển, trước đây chỉ dừng lại ở việc khai thác các sản phẩm của tự nhiên. ", " ", "Nghề thủ công của người Ngái chỉ mang tính chất là nghề phụ, tạo ra các sản phẩm phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt gia đình, một phần để trao đổi trên thị trường. Các nghề thủ công của người Ngái gồm: làm đường mật, làm kẹo, làm miến, chế tác đồ gỗ, đan lát, làm gạch ngói... ", "Các sản phẩm từ đan lát mây tre và chế tác đồ gỗ có giá trị lâu bền, có vai trò đặc biệt với đời sống hằng ngày, nhưng chỉ mang giá trị sử dụng, ít trở thành hàng hóa. Hầu hết các hộ gia đình người Ngái ở Tam Thái trước đây từng làm nghề ép mía, lấy mật và đường theo phương pháp thủ công. ", " ", "Sinh sống ở vùng thấp, gần các chợ, tiện đường giao thông nên người Ngái nói chung, người Ngái thôn Tam Thái nói riêng sớm tham gia vào hoạt động trao đổi buôn bán. Dù hàng hóa chưa phát triển nhưng một số ít người Ngái đã biết tổ chức các chuyến buôn bán đường dài với các sản phẩm mật ong, đường phên, mật mía, các loại thuốc nam, chè, kẹo bánh, mì, miến...", "Theo kết quả khảo sát tháng 6/2015 ở cộng đồng người Ngái tại thôn Tam Thái (Quảng Nam), việc tham gia hoạt động buôn bán dịch vụ khá đa dạng với nhiều hình thức, bán rau ở chợ Chùa Hang, chợ Dốc Đỏ, bốc thuốc nam, mở dịch vụ bán hàng tạp hóa, mở hàng ăn sáng, bán hàng thịt chó. " ]
192
ethnic_data
https://nhandan.vn/doan-cong-tac-bao-nhan-dan-lam-viec-voi-cac-co-quan-bao-chi-lai-chau-post745404.html
Đoàn công tác Báo Nhân Dân làm việc với các cơ quan báo chí Lai Châu
[ "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/fdmzftmztpmf/2023_03_30/ndo_br_dsc-6939-7996.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/fdmzftmztpmf/2023_03_30/ndo_br_dsc-6951-2748.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/fdmzftmztpmf/2023_03_30/ndo_br_dsc-6976-6460.jpg.webp" ]
[ "Quang cảnh buổi làm việc. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)", "Đồng chí Nguyễn Viết Mạnh - Tổng Biên tập Báo Lai Châu, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh phát biểu. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)", "Đồng chí Lê Quốc Minh - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)" ]
[ "Tiếp và làm việc với Đoàn có đồng chí Nguyễn Viết Mạnh - Tổng Biên tập Báo Lai Châu, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh; Nguyễn Thị Ngọc Hà - Giám đốc Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà báo tỉnh, lãnh đạo và đại diện các phòng chuyên môn của Báo Lai Châu, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Tạp chí Văn nghệ Lai Châu.", "Từ khi thành lập đến nay, Hội Nhà báo tỉnh trải qua 3 kỳ Đại hội, hiện quản lý 92 hội viên, trong đó có 8 hội viên là phóng viên cơ quan báo chí Trung ương thường trú tại tỉnh; Câu lạc bộ Nhà báo trẻ có 56 hội viên. Những năm qua, Hội Nhà báo tỉnh đã phát huy được vai trò là tổ chức chính trị-xã hội-nghề nghiệp của những người làm báo; tập hợp, đoàn kết, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, khuyến khích, động viên các nhà báo nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp, thực hiện tốt công tác tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị của tỉnh. ", "Ban Chấp hành Hội Nhà báo tỉnh, Ban Thư ký các chi hội có sự đổi mới trong công tác quản lý, điều hành; tổ chức tốt các hoạt động Hội diễn ra hằng năm; các cuộc thi báo chí do Trung ương và tỉnh phát động đều được triển khai hiệu quả. Ý thức trách nhiệm của hội viên tham gia các hoạt động của chi hội, Hội Nhà báo tỉnh nâng lên rõ rệt. ", "Hội tuyên truyền, động viên đội ngũ phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí của tỉnh, báo Trung ương thường trú tại tỉnh tích cực tham gia các giải báo chí do Trung ương, tỉnh tổ chức. Thẩm định và tuyển chọn 28 tác phẩm báo chí tham dự giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVI. Tham dự Hội Báo toàn quốc tại Hà Nội, các ấn phẩm được trưng bày công phu, nhiều bài viết mang hơi thở cuộc sống, định hướng dư luận.", "Tuy nhiên, đội ngũ những người làm báo thiếu về số lượng, một số phóng viên thiếu kinh nghiệm thực tiễn, nhất là nghiệp vụ tác nghiệp. Chưa hình thành những cây bút tạo được uy tín trong độc giả, khán thính giả. Chưa có tác phẩm đoạt giải cao tại Giải Báo chí Quốc gia và các giải báo chí chuyên ngành do các cơ quan, ban, ngành Trung ương tổ chức.", "Thời gian tới, ", " tỉnh đề ra 5 nhiệm vụ chủ yếu: Chú trọng “", "” gắn với chuyển đổi số. Đẩy mạnh đổi mới cách thức tuyên truyền theo hướng ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động báo chí, khai thác tối đa nền tảng Internet để xây dựng mô hình tòa soạn hội tụ, tích hợp đa phương tiện, truyền dẫn đa nền tảng, trở thành cơ quan báo chí đa phương tiện mạnh; tiếp tục củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội. ", "Phát huy vai trò của các chi hội trong công tác quản lý, giáo dục, rèn luyện hội viên. Nâng cao chất lượng sinh hoạt Hội một cách thiết thực, hiệu quả. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án Giải Báo chí tỉnh Lai Châu, công tác hỗ trợ tác phẩm báo chí chất lượng cao là tiền đề để có những tác phẩm báo chí xuất sắc tham dự các Giải Báo chí ở Trung ương và địa phương, phấn đấu mỗi năm có từ một đến hai tác giả đoạt giải trong các cuộc thi cấp Trung ương.", "Thảo luận tại buổi làm việc, các đại biểu nêu những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tác nghiệp, công tác tuyên truyền trên địa bàn tỉnh. Đồng thời đề xuất, kiến nghị một số nội dung: Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam quan tâm, hỗ trợ tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ làm báo đa phương tiện, về ảnh báo chí cho hội viên nhà báo, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí của tỉnh. Hỗ trợ về phương tiện kỹ thuật, cách thức làm báo hiện đại cho các cơ quan báo chí. ", "Các đại biểu đề nghị có hướng dẫn cụ thể cho việc kết nạp hội viên đối với những người đang công tác tại các Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thông các huyện, thành phố để đảm bảo công tác phát triển hội viên, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh. Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, máy móc hiện đại, tạo điều kiện cho các cơ quan báo chí tỉnh hoạt động hiệu quả hơn.", "Phát biểu kết luận buổi làm việc, đồng chí Lê Quốc Minh chia sẻ khó khăn với các cơ quan báo chí của tỉnh. Để làm tốt công tác tuyên truyền, đồng chí đề nghị Hội Nhà báo tỉnh và các cơ quan báo chí tiếp tục phát huy tốt hơn nữa vai trò là nơi quy tụ, tập hợp hội viên; nâng cao tính chuyên nghiệp trong làm báo, đổi mới, sáng tạo cách thức đưa tin, nghiên cứu xu hướng phát triển báo chí hiện đại.", " Tăng cường tập hợp đoàn kết nội bộ trong cơ quan báo chí; nâng cao đạo đức nghề nghiệp; phát huy tinh thần sáng tạo trong thực hiện tác phẩm, thể hiện tác phẩm hay hơn, chất lượng cao hơn, áp dụng công nghệ hiện đại vào làm báo.", " Hội Nhà báo Việt Nam và Báo Nhân Dân sẽ sử dụng nguồn xã hội hóa để hỗ trợ trang thiết bị phục vụ công tác chuyên môn cho các cơ quan báo chí của tỉnh….", "Nhân dịp này, Đoàn công tác Báo Nhân Dân tặng bức tượng cây đa Báo Nhân Dân cho Hội Nhà báo tỉnh Lai Châu và các cơ quan báo chí." ]
193
ethnic_data
https://nhandan.vn/kham-pha-sac-mau-van-hoa-cac-dan-toc-cao-bang-post802513.html
Khám phá sắc màu văn hóa các dân tộc Cao Bằng
[ "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/genaghlrgybna/2023_06_30/ndo_br_langvh-chuakme-5673.jpg.webp" ]
[ "Cầu an đầu xuân tại chùa Kh'mer ở Làng." ]
[ "Trong tháng, 4, hoạt động điểm nhấn là sự kiện ", ", các hoạt động kỷ niệm 30/4 và 1/5 với chủ đề “Ngày hội non sông thống nhất”.", "Tại Làng, chợ phiên vùng cao với chủ đề “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng” được tái hiện với không gian văn hóa chợ vùng cao, giới thiệu ẩm thực, đặc sản truyền thống, văn hóa dân tộc, trò chơi dân gian với sắc màu của các dân tộc Lô Lô, Mông, Tày, Nùng, Dao (Cao Bằng)... Trung tâm của chợ vùng cao là các gian hàng của địa phương điểm nhấn (Cao Bằng)... trưng bày giới thiệu các sản vật dân tộc: (rau củ quả: rau cải, măng khô, măng tươi, su su, các loại gia vị đặc trưng..., ẩm thực (các món ăn đặc trưng của dân tộc Mông: Thắng cố, rượu ngô, xôi nếp màu, gà nướng, thịt lợn, cơm lam, cá nướng...), giới thiệu văn hóa - du lịch của tỉnh Cao Bằng (trưng bày triển lãm ảnh, sách, tờ rơi quảng bá du lịch…)", "Tại không gian chợ, khách tham quan cũng được trải nghiệm văn hóa chợ của người Lô Lô, Mông, Tày, Nùng, Dao... như trao đổi mua bán, chế biến các món ăn truyền thống, uống rượu ngô, ăn thắng cố, múa khèn, hát sli, lượn, hát giao duyên khi chơi chợ, được tìm hiểu lịch sử, quy trình, nguyên liệu, chế biến một số món ăn dân tộc đặc trưng độc đáo như nấu rượu, làm xôi ngũ sắc, quy trình dệt vải, làm hương, nghề in sáp ong...", "Chợ gồm 50 gian hàng giới thiệu sản vật tỉnh Cao Bằng gồm: rau củ quả, thịt trâu treo gác bếp, lạp sườn, gạo nếp, thảo quả, sản phẩm đan lát, mật ong..., không gian giới thiệu ẩm thực: Bánh cuốn, xôi màu, gà nướng, dao của làng nghề Phúc Sen.. do chính những chủ thể văn hóa - đồng bào dân tộc tỉnh Cao Bằng trình diễn. Ngoài ra còn có các gian hàng quảng bá du lịch với chủ đề “Vẻ đẹp non nước Cao Bằng”, và khoảng 20 gian hàng là giới thiệu các sản vật địa phương của các tỉnh khác với các sản vật đặc trưng địa phương như thổ cẩm, đồ mỹ nghệ, rượu, hương liệu dân tộc, thuốc nam, măng khô, miến dong, mật ong…", "Trong khuôn khổ chợ ", ", còn có triển lãm với khoảng 80 bức ảnh được trưng bày giới thiệu dọc tuyến đường vào chợ vùng cao. ", "Bên cạnh đó, khách tham quan còn có cơ hội tham gia chương trình dân ca dân vũ “Sắc màu chợ phiên” và trò chơi dân gian tại chợ vùng cao phía bắc, thưởng thức và trải nghiệm các hoạt động giới thiệu nghệ thuật khèn Mông, nghề thủ công truyền thống của các dân tộc tỉnh Cao Bằng, nghề thủ công truyền thống làm hương của dân tộc Nùng, tái hiện Lễ hội cầu mưa của dân tộc Lô Lô…", "Cùng với các sự kiện trong tháng 4, vào các ngày cuối tuần, còn có các hoạt động như chương trình dân ca dân vũ “Rực rỡ sắc màu tự hào con cháu Rồng Tiên” của đồng bào các dân tộc đang hoạt động hằng ngày, tái hiện tục làm vía của dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình, tái hiện Tết Chôl Chnăm Thmây của dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng, chương trình giao lưu “Hoa của núi” của đồng bào các dân tộc phía bắc, chương trình giao lưu “Tình ca Tây Nguyên” của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên…", "Đặc biệt trong ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (Mùng 10/3 Âm lịch tức ngày 18/4/2024), Làng tăng cường các hoạt động hướng tới ngày Giỗ Tổ và các hoạt động điểm nhấn tôn vinh Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4.", "Đồng thời, hằng ngày vẫn có các hoạt động giới thiệu về văn hóa, ẩm thực, các hoạt động trải nghiệm đáp ứng nhu cầu của các nhóm đoàn, phục vụ du khách tham quan tuyến điểm như giới thiệu văn hóa truyền thống dân tộc, giới thiệu tri thức dân gian, ", ", trình diễn nghề thủ công truyền thống và giới thiệu sản phẩm như thổ cẩm, nhạc cụ dân tộc, trò chơi dân gian, hoạt động cầu an, chúc phúc tại các không gian tâm linh chùa Khmer, tháp Chăm... " ]
194
ethnic_data
https://nhandan.vn/tai-hien-nghe-lam-huong-truyen-thong-cua-nguoi-nung-an-o-cao-bang-post807445.html
Tái hiện nghề làm hương truyền thống của người Nùng An ở Cao Bằng
[ "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/genaghlrgybna/2024_05_02/huong1-6349.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/genaghlrgybna/2024_05_02/huong3-6339.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/genaghlrgybna/2024_05_02/huong2-2356.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/genaghlrgybna/2024_05_02/huong4-4616.jpg.webp" ]
[ "", "Nghệ nhân trình diễn làm hương.", "", "Du khách trải nghiệm nghề làm hương của người Nùng An." ]
[ "Làng hương Phia Thắp tọa lạc tại xã Phúc Sen, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng là một trong những làng nghề truyền thống có lịch sử phát triển hơn 100 năm. Với sự gắn bó lâu dài, nơi đây đã trở thành biểu tượng văn hóa đặc trưng của người ", " - một nhóm dân tộc địa phương tại tỉnh Cao Bằng.", "Hương Phia Thắp là sản phẩm được làm hoàn toàn từ nguyên liệu tự nhiên trong vùng miền núi đá vôi. Người Nùng An sử dụng cây mai, còn được gọi là \"mạy mười\" trong tiếng Tày để tạo que hương. ", "Điểm đặc biệt của hương Phia Thắp là quá trình sản xuất hoàn toàn thủ công mà không sử dụng hóa chất. Nguyên liệu chính là lá cây \"bầu hắt\" được thu hái từ rừng tự nhiên. ", "Theo quan niệm của người dân địa phương, chỉ có cây rừng tự nhiên mới mang lại mùi hương đặc trưng nhất. Lá cây \"bầu hắt\" sau khi được thu hái về được phơi khô, nghiền nhỏ và trộn lẫn với mùn cưa, được lựa chọn từ các cây gỗ thân mềm để bảo đảm hương cháy tốt nhất.", "Tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, các nghệ nhân người dân tộc Nùng đã tái hiện đầy đủ quy trình sản xuất hương Phia Thắp.", "Đầu tiên, để làm được que hương, bà con phải vào rừng tìm hái lá cây bầu hắt. Loại cây này chỉ mọc tự nhiên bên những vách đá. Đây là nguyên liệu để tạo nên chất keo dính - thành phần không thể thiếu khi làm hương. Lá bầu hắt đem về được phơi khô khoảng ba ngày, sau đó tán nhỏ để làm keo. Trong khoảng thời gian chờ khô lá thì bà con sẽ làm chân hương. ", "Tiếp theo, chân hương thường được bà con Nùng An làm từ tre mạy mười có gióng dài hoặc cây mai, vừa thẳng, vừa dẻo lại dễ bắt lửa. Tất cả các công đoạn chẻ mai, vót nhỏ đều được làm hoàn toàn bằng tay. Những que mai tròn đều, thẳng tắp không khác gì làm bằng máy. ", "Sau đó, cây hương được nhúng vào lớp keo lá và rắc bột mùn cưa lên. Mùn cưa được chọn từ cây tràm và cây mạy khảo, được người dân thu hái từ trước một năm để cho mùn cưa đạt chất lượng tốt nhất. ", "Khác biệt với các làng nghề làm hương khác tại Việt Nam, ở Phia Thắp, que hương được nhuộm đỏ sau khi hương đã được làm xong bằng lá cây “chăm che” trồng quanh nhà. Đặc biệt, việc phơi hương chiếm thời gian lâu nhất trong quy trình sản xuất. Người Nùng An tận dụng mọi vị trí trống để phơi hương, từ cánh đồng lúa sau khi thu hoạch đến con đường và dưới chân nhà sàn trong các khay bằng đá. Nếu thời tiết thuận lợi, hương chỉ cần một ngày để khô, nếu không thì có thể mất đến ba ngày. Mỗi que hương được cắm tỉ mẩn trên các khay nhỏ, xếp đều thành hình tròn để tránh bị dính lại với nhau.", "Nghệ nhân Vương Thị Cậy cho biết: “Nghề làm hương của người đồng bào dân tộc Nùng đã có từ lâu đời, được ông cha truyền lại cho các con cháu, bố mẹ làm rồi các con lớn lên làm theo. Chúng tôi làm ra thành phẩm này để thờ cúng tổ tiên trong dịp đặc biệt như lễ tết, tảo mỗ, mồng một hoặc ngày rằm. Chúng tôi rất tự hào vì đã giữ gìn và bảo tồn được làng nghề truyền thống. Bên cạnh đó, nghề làm hương không chỉ đem lại nguồn kinh tế ổn định cho người Nùng làng Phia Thắp mà còn góp phần bảo tồn một nghề truyền thống của đồng bào”.", "Khi tham gia và trải nghiệm nghề hương làng Phia Thắp, anh Nguyễn Ngọc Long (Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ: “Đây là lần đầu tiên tôi được biết người dân tộc Nùng có làng hương truyền thống, trải nghiệm này thực sự rất thú vị\".", "Nghề làm hương không chỉ đáp ứng nhu cầu thị trường mà còn mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân làng Phia Thắp. Bên cạnh đó, du khách khi đến đây còn được tìm hiểu cách người dân giữ gìn nghề truyền thống, hiểu hơn về nét đẹp mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc của người Nùng An. " ]
195
ethnic_data
https://nhandan.vn/lang-son-mo-le-hoi-hang-pinh-post774479.html
Lạng Sơn mở lễ hội Háng Pỉnh
[ "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/gtsfyreclyr/2023_09_26/ndo_br_img-4893-7058.jpg.webp" ]
[ "Các đại biểu dự lễ hội Háng Pỉnh, tham quan gian hàng bánh trung thu của thành phố Lạng Sơn." ]
[ "Theo tiếng dân tộc Tày, Nùng: “Háng” là Chợ, “Pỉnh” là bánh nướng. Háng Pỉnh nghĩa là chợ bánh nướng. Nét đặc biệt của ngày hội này đó là hình ảnh bà con dân tộc Tày, Nùng trong màu áo chàm của trang phục truyền thống nô nức trẩy hội, cùng nhau mua sắm, thưởng thức bánh nướng và hát những câu Sli, Lượn...", "Nhằm tạo sân chơi thiết thực cho người dân trên địa bàn, từ năm 2013 đến nay, cứ vào ngày 12/8 âm lịch hằng năm, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh đều tổ chức hoạt động giao lưu dân ca, tham quan các gian hàng làm bánh nướng. ", " Tại lễ hội Háng Pỉnh năm nay, ban tổ chức đã trao tặng quà bánh trung thu cho Trường Trung học phổ trung Dân tộc nội trú của tỉnh và tặng 20 suất quà cho em học sinh tiêu biểu trên địa bàn thành phố Lạng Sơn. ", "Lễ hội cũng đã diễn ra các hoạt động tham quan không gian văn hóa chợ Kỳ Lừa xưa, trải nghiệm làm bánh trung thu và chương trình giao lưu nghệ thuật do các câu lạc bộ hát dân ca trên địa bàn tỉnh biểu diễn với các chủ đề: ca ngợi quê hương, đất nước, ca ngợi cuộc sống lao động, sản xuất, tình yêu đôi lứa…", " Việc tổ chức chương trình giao lưu dân ca trong ngày hội Háng Pỉnh đã tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho người dân trên địa bàn. Qua đó, góp phần gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa, truyền thống đặc sắc của xứ Lạng. " ]
196
ethnic_data
https://nhandan.vn/doc-dao-ngay-hoi-hang-po-binh-gia-lang-son-post808523.html
Độc đáo ngày hội Háng Pò, Bình Gia, Lạng Sơn
[ "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/gtsfyreclyr/2024_05_09/ndo_br_z5423691638228-f3a0cecfce5337770d78f5a20cdb1cec-9633.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/gtsfyreclyr/2024_05_09/ndo_br_z5423691644187-e7094b27c03d310bf2b5699af893b228-6603.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/gtsfyreclyr/2024_05_09/ndo_br_z5423691661760-c57de9dbded516d5976ba1df1772f2ac-9464.jpg.webp" ]
[ "Lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn và du khách tham quan các gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP của huyện.", "Các nghệ nhân của huyện Bình Gia tham gia khôi phục nghề đan lát, sản phẩm nông cụ của địa phương.", "Nấu rượu thủ công truyền thống của bà con dân tộc Nùng được giới thiệu với du khách tại lễ hội." ]
[ "Trong chương trình ngày hội Háng Pò năm nay sẽ diễn ra các hoạt động như: Thi đấu bóng chuyền; biểu diễn văn nghệ, trình diễn di sản văn hóa múa Sư tử mèo, các trò diễn, thể thao dân tộc; trưng bày quảng bá các sản phẩm OCOP, sản phẩm hàng hóa đặc sản của địa phương.", "Trong đó, điểm nhấn là hát Sli giao duyên nam nữ bên bờ sông, khu vực ", "; dệt, cắt may trang phục dân tộc đặc trưng của đồng bào dân tộc Nùng; tổ chức các trò chơi dân gian truyền thống... ", "Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Bình Gia, Lèo Văn Hiệp cho biết: Các hoạt động văn hóa, thể thao và ngày hội Háng Pò truyền thống được tổ chức hằng năm, nhằm nâng cao đời sống văn hóa cho nhân dân, tạo không khí vui tươi, phấn khởi, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần giữ gìn và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc. ", "Lễ hội sẽ góp phần quảng bá hình ảnh của huyện Bình Gia, trong phát triển kinh tế, xã hội, du lịch, giới thiệu rộng rãi các sản phẩm OCOP và nông sản đặc sản địa phương. ", " Từ năm 1998, sau khi chợ Pác Khuông được cải tạo mặt bằng và trở thành chợ trung tâm của cụm 8 xã phía tây huyện Bình Gia, được sự giúp đỡ của ngành văn hóa tỉnh Lạng Sơn, huyện Bình Gia đã tổ chức nghiên cứu, phục dựng ngày h", "Qua đó, quy mô và nội dung của ngày hội Háng Pò ngày càng phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, thu hút hàng nghìn du khách đến tham gia.", " Ngày hội Háng Pò được tổ chức từ nay đến hết ngày 11/5." ]
197
ethnic_data
https://nhandan.vn/le-hoi-huyen-bi-cua-nguoi-pa-then-post723926.html
Lễ hội huyền bí của người Pà Thẻn
[]
[]
[ "Trong đời sống tinh thần của người Pà Thẻn ngọn lửa tượng trưng cho sự sống, nhờ thần lửa mà người Pà Thẻn có được sức mạnh đương đầu với mọi khó khăn, xua đi những điều rủi. Với riêng các chàng trai - những người được thần linh lựa chọn - nhảy lửa còn thể hiện sức mạnh và ý chí của người Pà Thẻn trong việc chinh phục mọi thử thách thông qua sự kết nối với thần linh và sự trợ giúp từ thiên nhiên huyền bí.", "Lễ nhảy lửa chính là sự tiếp nối truyền thống văn hóa tín ngưỡng của người Pà Thẻn một cách tự nhiên và bền chặt.", "Lễ vật để cúng thần trong lễ hội nhảy lửa có bát hương, chiếc đàn gõ, chiếc vòng lắc, thủ lợn và năm chén rượu cùng gạo và chút tiền âm, tiền dương. Đợi trời tối, thầy mo làm lễ khấn gọi thần, các chàng trai sẽ ngồi đợi được làm phép \"nhập ma\".", "Nghi lễ nhảy lửa chỉ dành cho nam giới-những người đại diện cho sức mạnh, ý chí và bản lĩnh của người Pà Thẻn. Khi thầy mo gõ vào đàn và làm lễ cúng, các đạo cụ rung lên tạo ra những chuỗi âm thanh kỳ lạ, khi thì ngân lên như tiếng gọi tha thiết, khi thì dồn dập như tiếng ngựa phi. Người Pà Thẻn tin rằng, thời khắc này thầy mo đang xuất hồn vượt núi thẳm rừng sâu để thỉnh thần lửa về. Thần và ma của người Pà Thẻn sẽ tiếp sức mạnh, sự khéo léo và lòng dũng cảm cho các chàng trai.", "Lễ vật để cúng thần trong lễ hội nhảy lửa có bát hương, chiếc đàn gõ, chiếc vòng lắc, thủ lợn và năm chén rượu cùng gạo và chút tiền âm, tiền dương. Đợi trời tối, thầy mo làm lễ khấn gọi thần, các chàng trai sẽ ngồi đợi được làm phép \"nhập ma\".", "Lúc này, cạnh đống củi lớn cháy rừng rực ở giữa sân, gương mặt thầy mo rung bần bật theo nhịp chiếc vòng lắc và cây đàn gõ. Các chàng trai ngồi bên thầy chân cũng rung lên, toàn thân lắc mạnh. Trong phút chốc, những người đã được \"nhập hồn\" như được tiếp nhận một sức mạnh siêu nhiên, cùng bật người nhảy chồm lên như đàn mãnh hổ, ánh mắt rực sáng hướng về phía đống lửa.", "Các chàng trai Pà Thẻn chân trần nhảy vào lửa, đôi tay họ giống những rễ cây rừng khỏe khoắn xới tung đống lửa, vung lên tạo ra những chùm hoa lửa như sao băng rơi đầy mặt đất. Màn trời tối đen bỗng hiển lộ gương mặt họ, ánh mắt họ rực sáng cùng than lửa. Đó là những khoảnh khắc kỳ lạ mang vẻ đẹp và sức mạnh - là sự kết nối bí ẩn luôn hiện hữu giữa thần linh và con người - nơi khởi tạo cũng là nơi tiếp nối sự sống.", "Thật kỳ lạ, khi kết thúc lễ hội nhảy lửa, đôi chân và cánh tay trần của các chàng trai đều không hề bị bỏng. Được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia từ năm 2013, lễ nhảy lửa chính là sự tiếp nối truyền thống văn hóa tín ngưỡng của người Pà Thẻn một cách tự nhiên và bền chặt." ]
198
ethnic_data
https://nhandan.vn/tieng-trong-sanh-cua-nguoi-cao-lan-post723961.html
Tiếng trống sành của người Cao Lan
[]
[]
[ "Trống sành là nhạc cụ quan trọng để thực hiện các bài cúng thần linh, làm lễ cầu mưa, cầu mùa, cầu may, cầu mát của người Cao Lan (hay còn gọi là người Sán Chay). Hiện số lượng trống sành cũng không còn nhiều. Được chế tác khá cầu kỳ, loại nhạc cụ quý này đang cần được bảo tồn để phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của người Cao Lan.", "Kỹ thuật làm trống sành khá phức tạp. Ngay cái tên trống sành đã cho thấy nét khác biệt. Thường người ta hình dung trống làm bằng gỗ nhưng thân trống sành lại được làm từ đất sét nung. Mặt trống cũng không phải bằng da trâu mà bằng da trăn hoặc tốt nhất là da kỳ đà. Thân trống dài khoảng 40cm, hai đầu phình ra, ở giữa thu nhỏ và có khoét một lỗ. Hai mặt trống cũng không đều mà mặt to, mặt nhỏ khác nhau. Khi đánh, âm thanh qua lỗ giữa thân trống tạo âm thanh trầm bổng khác nhau. Mặt da trống nếu được làm đúng quy cách thì có thể sử dụng lâu đến 20 năm.", "Để tạo da mặt trống căng, đánh kêu vang và có hồn, người ta thường ngâm trống sành vào nước từ một đến hai ngày trước khi sử dụng. Cách thức biểu diễn trống sành cũng tùy theo không gian. Tại các lễ cúng, người ta đặt trống vào giữa hai cổ chân để đánh. Còn ở các lễ hội, chương trình văn nghệ, người ta dùng dây vải buộc hai đầu trống rồi đeo ngang người, giống như mang trống cơm, khi biểu diễn lấy bốn đầu ngón tay chụm lại vỗ một mặt trống, mặt kia gõ bằng dùi nhỏ và âm thanh phát ra là âm của sành.", "Nghệ nhân Nhân dân Sầm Văn Dừn (huyện Sơn Dương, Tuyên Quang) cho biết, trống sành không chỉ được sử dụng làm nhạc cụ đệm cho hát sình ca, một hình thức diễn xướng dân gian nổi tiếng của người Cao Lan được công nhận Di sản phi vật thể quốc gia mà còn để đánh đệm cho các điệu múa dân gian truyền thống trong ngày hội, như múa chim gâu, múa xúc tép… Trống sành chủ yếu dùng cho tiết tấu để nhảy, khi đánh, tay phải có nhịp, cứ vỗ vào hai đầu trống một cách dứt khoát tình tắc sình, có thể đánh liền trong vòng một giờ đồng hồ.", "Ngày nay, các nghệ nhân làm trống sành ít dần, kỹ thuật làm mới phức tạp, trống sành không chỉ ngày một quý hiếm mà còn đối diện nguy cơ mai một, thất truyền cho nên việc bảo tồn và phát huy giá trị của những chiếc trống sành cổ rất quan trọng. Hằng năm, Trung tâm văn hóa tỉnh Tuyên Quang vẫn tổ chức cho các nghệ nhân, thầy cúng người Cao Lan đi biểu diễn, giao lưu để quảng bá nét văn hóa của người Cao Lan đến công chúng, trong đó đặc biệt chú trọng đến trống sành, nhạc cụ tiêu biểu của dân tộc này." ]
199
ethnic_data
https://nhandan.vn/luu-truyen-ban-sac-dan-toc-san-diu-post746436.html
Lưu truyền bản sắc dân tộc Sán Dìu
[]
[]
[ "Nhà ông Thủy khang trang, bốn bề xanh mướt cây cối, xa xa là dãy núi Tam Ðảo. Trong buồng ê a tiếng đứa cháu học Hán Nôm. Ông Thủy kể: Ông nội tôi làm thầy cúng, thời chống thực dân Pháp ông làm Trưởng khu hành chính. Ông truyền nghề thầy cúng cho tôi từ khi tôi 12 tuổi, đến nay tôi có 44 năm hành nghề. Bây giờ tìm người để truyền nghề rất khó, có mấy cháu thấy khó không theo học nữa. Nay hy vọng có một đứa cháu sẽ tiếp tục cái nghề của các cụ để lại.", "Ông Thủy là người dân tộc Sán Dìu, đang làm thủ từ đình Ðồng Ðằm, một di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh của xã Ngọc Thanh (TP Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc). Theo phong tục của người Sán Dìu, người hành nghề thầy cúng phải được cấp sắc. Có 4 cấp từ thấp đến cao. Cấp 1 hay lần cấp sắc đầu tiên gọi là Lộc Xộ. Người được cấp sắc được trao 1 ấn tín (dấu triện hình chữ nhật, làm bằng gỗ) để hành nghề thầy cúng và có thể tạ thổ, tạ mộ, làm chay (làm ma), kỳ yên (trấn trạch), làm mộ, giải hạn. Người giỏi có thể xem được ngày lành tháng tốt để làm nhà, làm cổng, cưới vợ... ", "Cấp 2 gọi là Hoi Xeo, dành cho thầy cúng đã thành thục nghề. Thầy cúng được cấp ấn tín mới và lệnh để hành nghề. Thầy cúng cấp 3 gọi là Chống Xọn, phải tu tại gia, phải ăn chay, không được gần phụ nữ, thấy người khác đánh nhau phải can ngăn, không được sát sinh... ", "Thầy cúng cấp 3 chỉ làm những việc quan trọng, còn bình thường cấp ấn tín cho đệ tử đi làm. Thầy cúng cấp 3 vẫn sử dụng ấn của cấp 2 và thêm ấn Phật. Chống Trách là cấp cao nhất, rất hiếm người đạt được. Tại vùng Tam Ðảo chỉ có thầy cúng Hoi Xeo. ", "Nghi lễ cấp sắc của người Sán Dìu gồm lễ chay và lễ mặn. Người được cấp sắc phải mổ lợn, gà, đánh bẻng (nặn bánh) để làm lễ. Người được cấp sắc và con cháu phải ăn chay từ hôm bắt đầu thực hiện nghi lễ cấp sắc. Thầy cúng mặc trang phục dành riêng và phải kiêng nhiều thứ. ", "Khi hành nghề, thầy cúng phải theo sách. Ông Thủy còn giữ được hàng trăm cuốn sách gia truyền làm từ giấy dó mỏng tang, viết chữ Hán Nôm trên một mặt. Sách đã mục, sờn, nhưng nét chữ mực tàu rất rõ. Theo ông Thủy, các cuốn sách có tuổi đời chừng 200 đến 300 năm. Có sách xem về ngày giờ, có sách xem về trẻ con, về động vật nuôi, về trồng trọt... ", "Ðặc biệt, ông Thủy lưu giữ được một số cuốn sách cổ có bìa làm từ vỏ cây, hoặc lá cây, đem nấu thành cao sánh lại như nhựa đường, bên trong là những hình vẽ mộc mạc hướng dẫn cách châm cứu, hay lý giải những hiện tượng bất thường. Ông Thủy khẳng định, những cuốn sách đó đã có 700 đến 800 năm tuổi, được truyền từ đời này sang đời khác và gìn giữ như báu vật của gia tộc. Xét về mặt văn hóa, tri thức của người thầy cúng Sán Dìu cũng như những cuốn sách cổ kia vẫn là một bí ẩn cần được nghiên cứu, sưu tầm và lưu giữ cho đời sau." ]
200
ethnic_data
https://nhandan.vn/dan-toc-san-diu-post723891.html
Dân tộc Sán Dìu
[ "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/cuhatguhgenat/2022_11_15/dat-1026-2773.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/cuhatguhgenat/2022_11_15/dat-1188-9164.jpg.webp" ]
[ "(Ảnh: Thành Đạt)", "(Ảnh: Thành Đạt)" ]
[ "Về nguồn gốc dân tộc, căn cứ vào tên tự nhận là Sơn Dao, có thể gợi mở nhiều suy nghĩ về nguồn gốc dân tộc Sán Dìu. Nhà nghiên cứu Ma Khánh Bằng phỏng đoán, người Sán Dìu có nguồn gốc là người Dao. Từ xưa, cộng đồng tộc người Dao bị nhà nước phong kiến Trung Quốc thống trị, đàn áp khiến nhóm người này phiêu bạt các nơi để mưu sinh và phát triển. Người Sán Dìu là một trong số những nhóm đó.", "Theo số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số 1/4/2019, tổng dân số người Sán Dìu trên cả nước là 183.004, trong đó, có 94.743 nam, 88.261 nữ; số hộ dân cư gồm 54.901 hộ; tỷ lệ dân số sống ở khu vực nông thôn chiếm 89,8%.", "Người Sán Dìu là một trong 53 dân tộc thiểu số ở nước ta thuộc nhóm ngôn ngữ Hán-Tạng. Do sống lâu đời bên cạnh người Hán phương nam nên dần dần đã mất tiếng mẹ đẻ (tiếng Dao) và tiếp thu thổ ngữ Hán Quảng Đông.", "Trước kia, thanh niên thường học chữ Hán để làm thầy cúng, nhưng nay còn rất ít người biết chữ Hán.", "Người Sán Dìu cư trú tập trung tại các tỉnh, thành phố: Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Quảng Ninh, Tuyên Quang, Hải Dương… Họ cư trú thành những chòm, xóm riêng hoặc xen kẽ với người Hoa, người Kinh, người Tày, người Nùng tại địa phương.", " ", " Người Sán Dìu ăn cơm tẻ, độn thêm khoai sắn. Sau bữa ăn, thường húp thêm bát cháo loãng như người Nùng.", " Bộ y phục truyền thống của phụ nữ gồm khăn đen, áo dài (đơn hoặc kép), nếu là áo kép, chiếc bên trong cũng màu trắng, chiếc bên ngoài màu chàm dài hơn một chút; yếm màu đỏ; thắt lưng màu trắng, hồng hay xanh lơ; váy là hai mảnh rời cùng chung một cạp, chỉ dài quá gối có màu chàm; xà cạp màu chàm; xà cạp màu trắng. Ðồ trang trí gồm vòng cổ, vòng tay, hoa tai và dây xà tích bằng bạc.", "Nam giới ăn mặc như người Việt: búi tóc vấn khăn hoặc đội khăn xếp, áo dài thâm, quần trắng.", " Sống tập trung ở trung du Bắc Bộ, trong vùng từ tả ngạn sông Hồng đổ về phía đông.", " Tục cưới hỏi của người Phù Lá gồm nhiều nghi lễ. Lễ khai hoa tửu diễn ra tại nhà gái, trước hôm cô dâu về nhà chồng. Người ra lấy một bình rượu và một cái đĩa, trên đĩa lót hai miếng giấy cắt hoa, miếng trắng để dưới, miếng đỏ để trên, đặt lên trên đĩa hai quả trứng luộc có xâu chỉ đỏ và buộc ở mỗi bên trứng hai đồng xu. Sau khi cúng, bóc trứng lấy lòng đỏ hòa với rượu để mọi người uống mừng hạnh phúc của cô dâu, chú rể.", " Trên bàn thờ thường đặt ba bát hương thờ tổ tiên, pháp sư và táo quân. Nếu chủ nhà chưa được cấp sắc thì chỉ có hai bát hương. Những người mới chết chưa kịp làm ma cũng đặt bát hương lên bàn thờ nhưng để thấp hơn. Ngoài ra, người Sán Dìu còn thờ thổ thần ở miếu thờ thành hoàng ở đình.", " Có những ngày Tết như nhiều dân tộc ở trong vùng. Riêng Tết Ðông chí còn mang thêm ý nghĩa cầu mong có con đàn, cháu đống. Những người đã lấy nhau lâu mà vẫn chưa có con, sau Tết, người vợ về nhà bố mẹ đẻ ở, người chồng cho ông mối đến hỏi và sau đó tổ chức cưới lại như là cưới vợ mới.", "Người Sán Dìu theo âm lịch.", " Hát giao duyên nam nữ, gọi là soọng cô (hát về đêm).", "Người Sán Dìu sống trên những đồi gò thấp miền trung du thoai thoải như hình bát úp. Những yếu tố khí hậu, thủy văn không thực sự thuận lợi cho phát triển trồng trọt. Tuy nhiên, cũng như các dân tộc khác cư trú trên vùng đông bắc Việt Nam, người Sán Dìu sinh tồn vẫn nhờ vào hạt lúa, củ khoai, bắp ngô, củ sắn… Đồng bào canh tác trên 4 loại ruộng: ruộng lầy thụt, ruộng nước, ruộng bậc thang, ruộng cạn (nương đồi, soi, bãi). ", "Người Sán Dìu chú trọng đến chăn nuôi không chỉ để lấy sức kéo, lấy thịt mà còn lấy phân chuồng để cải tạo đồng ruộng. Gia cầm phổ biến là gà, vịt, ngan, ngỗng; chăn nuôi lợn rất được chú ý vì có nguồn thực phẩm từ các hoa màu phụ. ", "Những nơi gần rừng hoặc các đồi cây, đồng bào phát triển nuôi ong lấy mật. Tằm tơ cũng được một số người nuôi trồng nhưng là một trong những hoạt động kinh tế ít được quan tâm.", "Trên địa bàn cư trú của người Sán Dìu có khá nhiều nguồn lâm thổ sản thiết yếu như: gỗ, tre, nứa, lá, các loại củ (củ nâu, củ báng, củ mài), các loại rau rừng (rau bò khai, rau tàu bay, rau gai, rau đắng), cây thuốc, củi đốt... là điều kiện thuận lợi để người Sán Dìu khai thác phục vụ cho nhu cầu hằng ngày.", "Với người Sán Dìu ở Tuyên Quang, thu lượm cây để trang trí nhà đã trở nên phổ biến, nhất là hoa phong lan, hoa địa lan. Ngoài ra, chúng còn đem lại giá trị kinh tế cho người dân. ", "Bên cạnh việc khai thác lâm thổ sản, người Sán Dìu còn săn bắn thú rừng. ", " ", "Ngoài nghề nông là chính, người Sán Dìu còn làm một số nghề phụ như: đan lát, kéo sợi, dệt vải, gốm, mộc, rèn…", "Xưa kia, người Sán Dìu còn có nghề dùng giấy dó, đóng thành quyển, viết bằng bút lông, mực Tàu, để ghi chép gia phả, văn mo, lịch, truyện cổ tích, thơ ca…" ]
201
ethnic_data
https://nhandan.vn/net-dep-phong-tuc-mai-moi-o-dao-tru-post803778.html
Nét đẹp phong tục mai mối ở Đạo Trù
[ "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/pipwvopi/2024_04_09/a2-9344.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/pipwvopi/2024_04_09/a3-3973.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/pipwvopi/2024_04_09/a4-trang-phuc-truyen-thong-cua-phu-nu-8863.jpg.webp" ]
[ "Nông sản làng quê của Đạo Trù thu hút nhiều du khách.", "Ngày Tết của đồng bào dân tộc Sán Dìu.", "Trang phục truyền thống của phụ nữ Sán Dìu." ]
[ "Để trở thành ông mối ở Đạo Trù không dễ dàng. Họ phải là người có uy tín nhất định trong thôn và được nhà trai, nhà gái tin tưởng giao phó việc gia đình. Khi làm mối, ông mối sẽ xem tuổi hai người có hợp không trước khi tiến hành các thủ tục dạm ngõ, cưới xin. Nhà trai sẽ hỏi ý kiến của ông mối về nghi thức, lễ dạm ngõ. Sau đó, ông mối thống nhất nội dung với nhà gái rồi mới chọn ngày đưa nhà trai đến gặp nhà gái.", "Người được mai mối thành công gọi là con mối. Trước đám cưới, con mối phải mang lễ đến nhà ông mối để nhận làm con. Cưới xong, nhà trai, nhà gái mang 2 thủ lợn đến nhà ông mối để cảm ơn. Ông mối bày lễ lên bàn thờ gia tiên và làm khoảng chục mâm cơm mời họ nhà trai, họ nhà gái cùng họ hàng. Từ đó, ông mối và con mối chính thức nhận nhau như cha và con.", "Ai có nhiều con mối là người hạnh phúc. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Lý Ngọc Một có 3 con mối. Ngày Tết, các con mối của ông sẽ mang lễ đến cúng tổ tiên như con đẻ. Nhà con mối có việc gì cũng mời ông mối và ông mối coi đó là bổn phận của mình phải tham gia. ", "Lời nói của ông mối có trọng lượng rất lớn đối với các con mối. Khi các đôi vợ chồng có xích mích, cãi vã, họ ít khi nhờ cậy bố mẹ đẻ can thiệp mà tìm đến ông mối để giúp đỡ. Là người ở giữa, ông mối đưa ra ý kiến khách quan, phân tích điều hay lẽ thiệt, khuyên can hòa giải các bên. ", "Ông Một nói, phải có duyên mới được làm ông mối. Ông mối phải có trách nhiệm như người ruột thịt, chia ngọt sẻ bùi với con mối. Nhờ ông mối mà nhiều cuộc hôn nhân được cứu vãn kịp thời.", "Nhờ đó, một thời ở Đạo Trù rất hiếm có chuyện li dị. Nhiều ông mối còn hướng dẫn con mối cách làm ăn, ứng xử, giúp đỡ bằng vật chất như tình cha con. Chính vì thế mà tình cảm giữa ông mối với con mối rất sâu nặng. Đến mức khi một con mối mất đi người vợ yêu quý, khi tái hôn thì người vợ mới sẽ phải mang lễ đến nhà ông mối để nhận làm con mối. Mối quan hệ này kéo dài cho đến tận ngày ông mối qua đời. Hôm đó, các con mối sẽ mang lễ gồm lợn, gà, rượu, tiền đến phúng viếng như con đẻ. ", "Nay thời thế thay đổi, lớp thanh niên tự tìm hiểu nhau. Nhiều gia đình tổ chức cưới xin không có sự chứng kiến của ông mối. Song, số vụ ly hôn cũng tăng so với trước. Thấm thía vai trò của ông mối, bà mối, nhiều gia đình Sán Dìu ở Đạo Trù muốn quay lại phong tục mai mối để giữ gìn hôn nhân hạnh phúc.", "Ông Đỗ Văn Minh, thành viên Câu lạc bộ ", " cô thôn Đồng Giếng, có 1 con mối, cho biết: Người Sán Dìu chúng tôi có cả điệu hát Mu-nhin (hát ông mối) trong các đám cưới để chúc mừng ông mối có thêm con dù không sinh ra. ", "Khi nhà trai khiêng lợn đến cổng nhà gái, hai họ cùng hát mừng, hát đố một hồi lâu mới vào nhà. Tối đó, hai bên nhà trai nhà gái uống rượu hát đối đáp giao duyên đến tận sáng. Giờ, phong trào hát Soọng cô tại Đạo Trù rất sôi động. Thôn nào cũng có câu lạc bộ, xã có câu lạc bộ của xã, hoạt động rất quy củ. Thành viên các câu lạc bộ có trách nhiệm xây dựng đời sống văn hóa, hòa giải và giúp nhau việc nhà.", "Vùng đất Đạo Trù còn có nhiều chuyện lạ. Rất nhiều gia đình chọn số đếm đặt tên cho con. Khách đến nơi này sẽ nghe những câu đùa vui rằng: Đạo Trù chỉ có 1 Chủ tịch (ông Lý Ngọc Một) nhưng có 5 Bí thư (Bí thư Đảng ủy xã Lưu Xuân Năm), 3 Phó Chủ tịch (Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Lưu Xuân Ba), 9 cán bộ địa chính (ông Lê Văn Chín), 5 cán bộ văn hóa (ông Lưu Xuân Năm). ", "Rồi còn 3 Chỉ huy trưởng quân sự (ông Trần Văn Ba), 5 địa chính (bà Dương Thị Năm), 2 chủ tịch Hội phụ nữ (chị Lê Thị Hai) và rất nhiều người khác như ông Đàm Văn Năm, Phó Chủ", "Hỏi ra mới biết, ngày trước các cụ sinh nhiều con, đặt thế cho dễ nhớ. Nhà Chủ tịch xã Lý Ngọc Một có đến 15 người con, ông là con thứ 11 trong gia đình. Anh em nhà ông có nhiều người được đặt tên theo số đếm như Hai, Ba, Bốn, Năm, Bảy, Tám, Chín, … Ở Đạo Trù rất nhiều người được đặt tên như thế.", "Chưa hết, đến với vùng đất nằm ở ngã ba của ba tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang và Thái Nguyên này, du khách sẽ ngỡ ngàng trước thiên nhiên tuyệt đẹp, cảnh quan hùng vĩ của dãy núi Tam Đảo. Xã Đạo Trù tiếp giáp với khu danh thắng Tây Thiên, có vườn cò tự nhiên, tài nguyên nước khoáng, có thác Vĩnh Ninh và nhiều phong tục, tập quán rất đặc sắc.", "Bên cạnh những điệu múa, điệu hát sôi động, khách sẽ được được mời thưởng thức các món ăn của người Sán Dìu như bánh chưng gù, bánh gio chấm mật, xôi đen, bánh trứng kiến… Đạo Trù còn có làng văn hóa kiểu mẫu Lục Liễu và chuẩn bị có Làng văn hóa cộng đồng dân tộc Sán Dìu. ", "Sự hồi sinh của văn hóa dân tộc đặc sắc dưới chân núi Tam Đảo và sự hiếu khách hiếm có của người dân Đạo Trù tạo nên một điểm đến thú vị trong hành trình du lịch tại Vĩnh Phúc. " ]
202
ethnic_data
https://nhandan.vn/le-com-moi-cua-dong-bao-san-diu-o-dong-hy-post839054.html
Lễ cơm mới của đồng bào Sán Dìu ở Đồng Hỷ
[ "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/uncqnkrwq/2024_10_28/12-3418.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/uncqnkrwq/2024_10_28/2-9716.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/uncqnkrwq/2024_10_28/7-3100.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/uncqnkrwq/2024_10_28/5-7571.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/uncqnkrwq/2024_10_28/4-7427.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/uncqnkrwq/2024_10_28/6-9268.jpg.webp" ]
[ "Hằng năm, người dân tộc Sán Dìu chọn những thửa lúa mùa chín sớm để thu hoạch, phơi khô xát lấy gạo, nấu cơm, gói bánh làm lễ cơm mới.", "Ông Âu Đức Năm ở xóm Trại Gião, xã Nam Hòa chia sẻ: \"Cơ chế thị trường, hội nhập ngày càng sâu rộng, nhưng người dân tộc Sán Dìu vẫn bảo tồn các nghi lễ trong năm, trong đó có lễ cơm mới\".", "Các hộ trong cộng đồng dân cư cùng nhau trịnh trọng sắp lễ cơm mới.", "Lễ vật được dâng cúng tỏ lòng biết ơn thần linh, thành hoàng, tổ tiên phù hộ mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu", "Đồng bào dân tộc Sán Dìu gìn giữ truyền thống, đoàn kết, hộ trợ nhau để xây dựng cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.", "Đồng Hỷ có đông đồng bào Sán Dìu, hầu hết đường vào các xóm trên địa bàn huyện đều được bê-tông hóa thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội." ]
[ "Tỉnh ", " có hơn 50 dân tộc thiểu số, chiếm gần 30% dân số toàn tỉnh, hầu như dân tộc nào cũng có truyền thống, tập quán, tín ngưỡng riêng có của mình, tạo bản sắc đa dạng, phong phú, nhân văn trong cộng các dân tộc. Đồng bào ", " sinh sống ở các huyện miền núi, vùng cao thuộc tỉnh Thái Nguyên, trên địa bàn ", " hiện có gần 16 nghìn người.", "Từ lâu đời và ngày nay kinh tế thị trường phát triển, hội nhập sâu rộng, nhưng đồng bào dân tộc Sán Dìu ở huyện Đồng Hỷ luôn bảo tồn, gìn giữ 4 tín ngưỡng nông nghiệp trong năm là: Lễ ra đồng (tháng Giêng); Lễ hạ điền (tháng 4 âm lịch); Lễ thượng điền (tháng 7 âm lịch); ", " (tháng 8, 9 âm lịch) và Lễ tổng kết tạ ơn (cuối năm). Điều này thể hiện tinh thần coi trọng nông nghiệp, dù có làm nghề gì thì lúa gạo luôn là “cái gốc”, “có thực mới vực được đạo”.", "Hằng năm, vào khoảng cuối tháng 8, tháng 9 (âm lịch), lúa mùa bắt đầu chín vàng trên những cánh đồng, bà con dân tộc Sán Dìu tại các địa phương thuộc huyện Đồng Hỷ lại hối hả thu hoạch những “hạt ngọc trời” chín sớm nhất và chọn ngày “lành” để tổ chức lễ cơm mới.", "Lễ cơm mới được đồng bào Sán Dìu tổ chức để trịnh trọng báo cáo kết quả sản xuất, tạ ơn thần linh, thành hoàng, tổ tiên phù hộ mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu; cầu mong phù hộ cho vụ sau mùa màng tốt tươi, bà con no ấm.", "Ở mỗi xóm, cụm dân cư có đông người dân tộc Sán Dìu sinh sống sẽ có người phụ trách làm lễ, được gọi là Thủ từ hoặc Trưởng nhang. Lúa mùa bắt đầu chín, Thủ từ sẽ lựa chọn ngày “lành” và phù hợp với điều kiện sinh hoạt của người dân để tổ chức lễ cúng cơm mới của xóm.", "Người dân chọn thu hoạch lúa ở thửa ruộng chín sớm nhất, phơi khô đem xát lấy gạo, nấu thật đầy nồi, gói bánh cùng với thịt gà, thịt lợn làm các mâm lễ dâng lên những vị thần ngoài đình, chùa của xóm mình. Sau đó, các hộ mới tổ chức lễ cúng cơm mới tại gia đình mình.", "Xã Tân Lợi có 8 xóm thì 7 xóm có đông người dân tộc Sán Dìu sinh sống, riêng xóm Bảo Nang có 900 nhân khẩu thì chỉ có 12 người dân tộc Sán Dìu, nhưng bà con vẫn tổ chức lễ cúng cơm mới tại đình.", "Xóm Trại Gião, xã Nam Hòa có 196/197 hộ dân là người dân tộc Sán Dìu với hơn 800 nhân khẩu, diện tích đình nhỏ hẹp nên xóm chia số hộ thành 8 tổ dân cư, mỗi tổ phụ trách từng lễ cúng trong năm. Tổ phụ trách lễ cúng cơm mới năm nay, trước ngày lễ, ngoài gạo mới thu hoạch, các hộ dân đóng góp để cùng nhau làm 5 mâm lễ và cỗ liên hoan. ", "Ông Âu Đức Năm ở xóm Trại Gião chia sẻ: “Bà con Sán Dìu quan niệm Lễ cơm mới là tín ngưỡng linh thiêng, lễ trọng trong năm nên từ ngày hôm trước đã lau dọn miếu thờ thành hoàng bản thổ, thờ danh tướng Dương Tự Minh và chuẩn bị bếp núc để hôm sau chế biến lễ vật được tươm tất, chu đáo”. ", "Ngày lễ cơm mới, mỗi hộ dân trong tổ cử đại diện tham gia hậu cần và phục vụ, phụ nữ đảm nhiệm bếp núc, nam giới phụ trách chuẩn bị các mâm lễ, phục vụ quá trình làm lễ ở đình và miếu của xóm. Sau khi làm lễ xong, người dân đưa các mâm lễ cúng về nhà văn hóa để cùng thụ lộc.", "Xóm Trung Thần, xã Hóa Trung có 183 hộ, gần 800 nhân khẩu với 97% người dân tộc Sán Dìu được sáp nhập 2 xóm Cầu Mánh và xóm Trung Thần năm 2018. Hiện, Trung Thần là một xóm với 2 cụm dân cư Cầu Mánh và Trung Thần vẫn duy trì sinh hoạt tín ngưỡng tại 2 đình Cầu Mánh và Trung Thần như trước đây.", "Ngày nay, lễ cơm mới không chỉ mang ý nghĩa dâng những “hạt ngọc” quý biết ơn thần linh, tổ tiên do bà con gieo cấy trong năm mà còn là điểm tựa tinh thần, thắt chặt tình đoàn kết trong đồng bào Sán Dìu với các dân tộc khác, đoàn kết làng xã, cùng nhau trao đổi kinh nghiệm sản xuất, xây dựng nông thôn mới.", "Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Tân Lợi Ngô Văn Chuyền, lễ cơm mới là nét đẹp văn hóa, tín ngưỡng của bà con dân tộc Sán Dìu, thể hiện tinh thần đoàn kết trong đồng bào, hỗ trợ nhau phát triển kinh tế, chung tay xây dựng nông thôn mới, cuộc sống tốt đẹp hơn.", "Xóm Trung Thần, xã Hóa Trung, có 183 hộ, đến nay chỉ còn 10 hộ nghèo và cận nghèo; xóm Trại Gião, xã Nam Hòa có 197 hộ dân thì đến nay chỉ còn 9 hộ nghèo và cận nghèo, tỷ lệ này chỉ chiếm khoảng 5% số hộ. Xã Nam Hòa có đông người dân tộc Sán Dìu nhất huyện Đồng Hỷ, đời sống kinh tế, tinh thần của bà con ngày càng được nâng lên rõ rệt, xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao vào năm 2023, sớm hơn một năm so với kế hoạch.", "Lễ cơm của đồng bào dân tộc Sán Dìu đã hình thành từ bao đời, trải qua nhiều biến động về kinh tế, xã hội, chia tách, sáp nhập đơn vị hành chính, cơ chế thị trường, hội nhập sâu rộng, nhưng ngày nay văn hóa, tín ngưỡng này vẫn được đồng bào giữ gìn, bảo tồn, thể hiện ý nghĩa tốt đẹp, nhân văn từ bao đời. " ]
203
ethnic_data
https://nhandan.vn/nhung-huong-vi-banh-day-cua-nguoi-tay-post727373.html
Những hương vị bánh dày của người Tày
[ "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/genaghlrgybna/2022_11_29/ndo_br_banhday2-9706.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/genaghlrgybna/2022_11_29/ndo_br_banhday-9150.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/genaghlrgybna/2022_11_29/ndo_br_banhday1-1759.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/genaghlrgybna/2022_11_29/ndo_br_banhday4-1563.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/genaghlrgybna/2022_11_29/ndo_br_banhdaytim-208.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/genaghlrgybna/2022_11_29/ndo_br_banhdaytimvungden1-1169.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/genaghlrgybna/2022_11_29/banhday6-5093.jpg.webp" ]
[ "Gạo nếp đồ xong được đổ ra cối gỗ.", "Chiếc chõ đồ xôi đặc biệt của người Tày.", "Cối giã bánh dày và chõ đồ xôi.", "Vừa giã vừa đảo xôi trong cối.", "Bánh dày tím từ lá cẩm tím ở Tuyên Quang.", "Bánh dày nhân vừng đen bên trong.", "Bánh giã xong được nặn và xếp đều trên lá chuối." ]
[ "Trước đây, người Tày thường giã bánh dày vào các dịp lễ, tết, đặc biệt là lễ mừng lúa mới. Ở mỗi vùng miền, bánh dày lại được làm theo những cách khác nhau, nhuộm màu từ lá cây, củ quả hoặc để trắng nhưng đều hấp dẫn và mang hương vị đặc biệt.", "Gạo nếp làm bánh dày thường là gạo nếp nương bản địa. Chị Vàng Thị Thông, người dân Bản Liền (Bắc Hà, Lào Cai) chia sẻ, chỉ có nếp nương trồng tại chính vùng đất quê hương mới cho ra được loại bánh dày thơm ngon nhất, nếp trồng nơi khác không thể đem lại hương vị như nếp nương “nhà trồng”. Điểm đặc biệt ở Bản Liền là nhà nào cũng có vài thửa ruộng chuyên trồng nếp nương, vì đây cũng là vùng làm cốm và tục giã bánh dày đang được mở rộng để phục vụ du lịch.", "Cũng là nếp nương nhưng với người Tày ở một số vùng ở Tuyên Quang như Na Hang hay Chiêm Hóa… lại biến tấu bằng màu sắc từ những loại lá cây, củ quả sẵn có để tạo ra những chiếc bánh dày đủ màu sắc. Màu đỏ lấy từ lá cây cẩm đỏ, màu tím từ cây cẩm tím, màu vàng từ củ nghệ, màu xanh từ lá nếp và màu đen từ tro rơm. Những màu sắc này được tạo ra từ việc đun lấy nước hoặc giã các loại lá cây hoặc củ khác nhau có sẵn trong tự nhiên, sau đó lấy nước của chúng đem đi ngâm gạo. Những loại lá, củ quả này thường được người Tày trồng sẵn trong vườn nhà. Khi cần làm bánh, chỉ cần dạo một vòng ngoài vườn hái là có đủ lá, củ quả mang về. Lá cẩm tím, lá cẩm đỏ, củ nghệ được giã ra rồi lọc lấy nước màu để riêng. Sau đó nước màu đem trộn với gạo nếp được ngâm qua đêm hoặc 8 tiếng đồng hồ. ", "Gạo nếp ngâm xong đem đồ trong chõ. Chõ đồ xôi của người Tày rất đặc biệt, không phải xoong, nồi hay nồi đất giống như các dân tộc khác, mà là một thân cây khoét rỗng, cao thành hình ống, dưới đáy tiện tròn thành đế chõ. Người Tày đặt một chiếc vỉ bằng thanh tre đan dày dưới đáy chõ. Chõ được đặt trong một chiếc nồi miệng loe, cổ thắt lại để đồ xôi. Bên trên chõ lót bằng vài lớp lá chuối, đậy kín chõ. Khi xôi chín, mở lớp lá chuối ra là hương nếp bốc lên thơm lừng, quyện trong mùi lá chuối, mùi nan tre tươi…", "Chiếc cối giã bánh dày của người Tày cũng đặc biệt. Không phải cối tròn bằng sành hay đá mà là cối dài như một chiếc thuyền, cũng được khoét từ lòng cây gỗ. Chày là những ống tre, bịt đầu bằng lớp nilon, vừa để giữ vệ sinh, vừa để bịt phần rỗng ở ống tre cho xôi khỏi lọt vào.", "Giã bánh dày là công việc không hề dễ dàng, bởi vì xôi nếp giã một lúc sẽ dẻo và rất dính. Phải hai người giã bánh dày và căn nhịp giã để phối hợp với nhau cho đều tay. Phải giã ngay từ lúc nóng, bánh mới dẻo, thơm. Xôi nếp sau khi giã nhuyễn, mịn thì vo tròn, ấn dẹp và gói vào miếng lá chuối đã được lau rửa sạch trước đó. Ai cũng nói, miếng bánh vừa được giã xong luôn là miếng bánh ngon nhất.", "Với người Tày ở Na Hang, còn có loại bánh dày nhân vừng đen. Vừng đen được người Tày trồng trên nương, tra hạt vào khoảng tháng 3-4, cho đến tháng 7-8 bắt đầu thu hoạch. Hạt vừng đem rang trên lửa nhỏ, phải đảo đều tay, liên tục để không bị cháy. Vừng chín thơm thì đem giã và trộn với mật mía. Nhiều nơi để tiện và nhanh, đã sử dụng nước đường nấu sẵn để cô với vừng nhưng không thể cho được hương vị thơm ngọt như cô với mật mía. Mật mía cũng được người Tày tự chế biến, từ nước ép mía đem đun cho sánh lại. Vừng trộn mật mía đem làm nhân bánh dày khi bánh mới giã xong, và đem gói với lá chuối đã được hơ qua lửa cho mềm.", "Bánh dày nhân vừng đen là đặc sản của người Tày ở Na Hang, không thể thiếu trong những dịp cưới hỏi, lễ tết. ", "Ngày nay, bánh dày cũng là một trong những yếu tố thu hút du khách đến du lịch ở các bản người Tày ở nhiều vùng. Tại Bản Liền (Bắc Hà, Lào Cai), các hộ gia đình làm homestay, du lịch cộng đồng như gia đình anh Lâm A Hà, anh Lâm A Nâng, anh Vàng A Bình… đều tổ chức nấu xôi, giã bánh dày phục vụ du khách trải nghiệm. Còn ở các tour du lịch cộng đồng Na Hang (Tuyên Quang), trên mâm cơm với các món đặc sản vùng miền không thể thiếu những chiếc bánh dày màu sắc, như một lời giới thiệu về văn hóa ẩm thực quê hương mình." ]
204
ethnic_data
https://nhandan.vn/nguoi-gin-giu-bau-vat-cua-que-huong-post730308.html
Người gìn giữ “báu vật” của quê hương
[]
[]
[ "Nghệ nhân Ưu tú Hoàng Văn Cải (sinh năm 1976) ở thôn Sơn Hồng, xã Gia Cát (huyện Cao Lộc, Lạng Sơn) là một trong số ít người còn lưu giữ, thực hành đầy đủ các kỹ năng làm và múa sư tử mèo một cách thuần thục.", "Giữa đông, cả thôn Sơn Hồng chìm trong giá rét. Ấy vậy mà, từ sáng sớm các thanh niên trai tráng trong bản đã tụ tập tại nhà văn hóa thôn để tập luyện các điệu múa về sư tử mèo. Nghệ nhân Hoàng Văn Cải đang hướng dẫn đội múa sư tử của thôn tập luyện để sẵn sàng phục vụ bà con trong dịp Tết đến, Xuân về. Chia sẻ về cơ duyên đến với điệu múa sư tử mèo, anh Cải cởi mở: “Từ nhỏ, được cha dắt đi xem múa sư tử trong những ngày lễ hội mùa xuân, tôi rất ấn tượng với những thanh âm rộn ràng, náo nhiệt. Năm 1996, tôi đã tìm đến các bậc cao niên trong làng học hỏi các điệu múa, trò diễn, các quy tắc, lề lối ứng xử trong các nghi thức, nghi lễ, hoạt động múa sư tử truyền thống của dân tộc Tày, Nùng”. ", "Với 24 năm tâm huyết thực hành và truyền dạy, đến nay anh Hoàng Văn Cải đã lĩnh hội được các bài múa, trò diễn liên quan đến múa sư tử dân tộc Tày, Nùng, tiêu biểu như: Múa ở miếu (thó tỳ), múa chúc mừng năm mới các nhà trong làng, múa tại lễ hội; múa võ tay không, múa gậy, múa đinh ba chạc, múa đoản đao, nhảy qua ống cót, nhảy qua cửa dao, nhảy vòng lửa... Sau khi học, nắm bắt và có khả năng thực hành các điệu múa, trò diễn trong múa sư tử, những năm qua, anh thường xuyên tham gia trình diễn trong các dịp lễ, Tết; tham gia các liên hoan, hội thi, hội diễn, giao lưu văn hóa tại các địa phương trong và ngoài tỉnh. Ðể góp phần gìn giữ di sản, anh Hoàng Văn Cải còn trực tiếp thực hành, truyền dạy lại cho nhiều thế hệ học trò trên địa bàn xã Gia Cát nói riêng và huyện Cao Lộc nói chung. Tính đến nay, anh Cải đã truyền dạy cho 90 học trò là con em đồng bào dân tộc thiểu số trong thôn, bản và các xã trong huyện Cao Lộc. ", "Múa sư tử mèo mang nhiều ý nghĩa, không chỉ thể hiện tinh thần thượng võ của người miền núi, mà còn là biểu tượng của sự may mắn, hạnh phúc trong cuộc sống. Bí thư Ðảng ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Gia Cát, Ðặng Ðức Sơn cho biết: Những năm qua, công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản múa sư tử trên địa bàn xã có sự đóng góp không nhỏ của nghệ nhân Hoàng Văn Cải. Anh đã tích cực thực hành, biểu diễn tại các chương trình giao lưu văn hóa, lễ hội trong và ngoài tỉnh và tâm huyết truyền dạy cho các thế hệ về nghệ thuật trình diễn múa sư tử. Anh là tấm gương sáng về bảo tồn văn hóa dân tộc thiểu số ở địa phương. Với những đóng góp tiêu biểu, nghệ nhân Hoàng Văn Cải đã được tặng nhiều bằng khen của Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng như của tỉnh Lạng Sơn. Mới đây, nghệ nhân Hoàng Văn Cải vinh dự được Chủ tịch nước quyết định phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân Ưu tú” trong lĩnh vực Di sản văn hóa phi vật thể, với loại hình “Nghệ thuật trình diễn dân gian”." ]
205
ethnic_data
https://nhandan.vn/tung-bung-khai-hoi-long-tong-ba-be-post736680.html
Tưng bừng khai Hội lồng tồng Ba Bể
[ "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/tamzsfgmzeaz/2023_01_31/5-3446.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/tamzsfgmzeaz/2023_01_31/6-2272.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/tamzsfgmzeaz/2023_01_31/1-1700.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/tamzsfgmzeaz/2023_01_31/2-6487.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/tamzsfgmzeaz/2023_01_31/16-4551.jpg.webp" ]
[ "Lãnh đạo huyện Ba Bể đánh trống khai hội.", "Nghi lễ rước mâm cỗ cầu mùa.", "Người dân, du khách tham gia trò chơi bịt mắt đánh trống.", "Các trò chơi dân gian thu hút nhiều người dân tham gia, mang lại những tiếng cười vui vẻ, phấn khởi. (Trong ảnh: Trò chơi đi cầu thăng bằng).", "Trình diễn hát Then, đàn Tính trong chương trình Không gian văn hóa các dân tộc Ba Bể." ]
[ "Đây là một trong những lễ hội lồng tồng truyền thống dịp Xuân về có quy mô lớn bậc nhất ở khu vực miền núi phía bắc. ", "Lễ hội lồng tồng của đồng bào dân tộc Tày là một trong những lễ hội lớn, quan trọng. Lễ hội này được ví như “bảo tàng sống” lưu giữ những giá trị văn hóa, tâm linh của đồng bào dân tộc Tày nơi đây. Lễ hội là một nghi lễ nông nghiệp cổ xưa, mang đậm dấu ấn tín ngưỡng phồn thực.", "Sau hai năm gián đoạn vì dịch Covid-19, năm nay Lễ hội lồng tồng Ba Bể lại được tổ chức và có thêm nhiều hoạt động mới gắn với việc quảng bá, giới thiệu tiềm năng du lịch. ", "Trước giờ khai hội, lãnh đạo tỉnh Bắc Kạn, huyện Ba Bể và đại diện các xã đã tiến hành dâng lễ tại đền An Mạ và thả cá phóng sinh trên hồ Ba Bể. ", "Đúng 8 giờ sáng, phần nghi lễ quan trọng nhất là rước mâm lễ, thắp hương, khấn lễ cầu mùa đã diễn ra. Các mâm lễ dâng lên với mong ước mưa thuận, gió hòa, lao động, sản xuất trong năm mới Quý Mão đạt nhiều thành tựu.", "Sau phần lễ, đến phần hội đã diễn ra các hoạt động: múa lân, tung còn, biểu diễn nghệ thuật. Gắn với quảng bá, kết nối tiêu thụ nông sản, tại lễ hội năm nay, huyện Ba Bể còn dành không gian cho các gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP tiêu biểu của các huyện, thành phố và các xã, thị trấn, Hợp tác xã trên địa bàn.", "Theo kế hoạch, trong buổi chiều 31/1, lễ hội sẽ có các hoạt động: đua thuyền Kayak trên hồ Ba Bể; thi đấu bóng chuyền; trải nghiệm không gian văn hóa và trưng bày ảnh \"Đất và người Ba Bể\"; tổ chức các môn thể thao dân tộc đẩy gậy, bịt mắt bắt dê; thi vẽ tranh thiếu nhi với chủ đề bảo vệ môi trường; hát đối đáp giao duyên; thi khâu còn, giã bánh dầy.", "Đặc biệt, năm nay, lần đầu tiên trong hội Xuân, huyện Ba Bể đưa vào hoạt động trải nghiệm bay dù lượn trên hồ Ba Bể.", "Trong tối ngày 31/1, lễ hội diễn ra chương trình biểu diễn của Đoàn Văn hóa nghệ thuật dân tộc tỉnh; đốt lửa trại và múa sạp.", "Lễ hội sẽ kết thúc vào ngày mai (1/2/2023) bằng các hoạt động thi đấu bán kết, chung kết giải bóng chuyền và thi đấu môn kéo co.", "Trước đó, vào tối 30/1, trong khuôn khổ lễ hội, Ủy ban nhân dân huyện Ba Bể đã tiến hành thả đèn hoa đăng trên hồ Ba Bể; các xã, thị trấn trong huyện tham gia trình diễn văn nghệ quần chúng." ]
206
ethnic_data
https://nhandan.vn/unwto-vinh-danh-lang-du-lich-thai-hai-voi-danh-hieu-lang-du-lich-tot-nhat-post742841.html
UNWTO vinh danh làng du lịch Thái Hải với danh hiệu “Làng du lịch tốt nhất”
[ "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/igpcvcvjntc8510/2023_03_14/thaihai2-8116.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/igpcvcvjntc8510/2023_03_14/thaihai-2273.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/igpcvcvjntc8510/2023_03_14/thahai3-4823.jpg.webp" ]
[ "Một góc xanh mát trong Khu bảo tồn Làng nhà sàn Dân tộc sinh thái Thái Hải (Ảnh: thaihai.vn)", "Du khách tham quan trải nghiệm tại Làng. (Ảnh: thaihai.vn)", "Du khách nước ngoài trải nghiệm hoạt động làm nhà sàn tại Làng. (Ảnh: thaihai.vn)" ]
[ "Lễ trao giải thưởng “Làng du lịch tốt nhất” (Best Tourism Villages) của UNWTO năm nay diễn ra tại AlUla, Ả-rập Xê-út. Buổi lễ trao giải có sự hiện diện của nhiều bộ trưởng du lịch các quốc gia thành viên, chính quyền địa phương, cùng với đại diện của những ngôi làng du lịch đã được UNWTO công nhận. ", "Từ cuối năm 2022, UNWTO đã công bố danh sách đạt giải của 32 làng du lịch của 22 quốc gia trên toàn thế giới, được lựa chọn từ danh sách đề cử gồm 136 bản làng thuộc 57 quốc gia thành viên UNWTO.", "Khu bảo tồn làng nhà sàn dân tộc sinh thái Thái Hải (xã Thịnh Đức, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) mang đậm nét văn hóa đặc trưng của các đồng bào dân tộc Tày, Nùng, Dao, Cao Lan, Kinh. Các dân tộc tạo thành một cộng đồng đoàn kết đa sắc màu mang tên “Khu bảo tồn Làng nhà sàn Dân tộc sinh thái Thái Hải” tại Thái Nguyên. ", "Được xây dựng năm 2002, mở cửa đón du khách đến tham quan từ năm 2014, Thái Hải có diện tích hơn 70ha được bao bọc trong không gian núi đồi, cỏ cây, hoa lá và hồ nước lớn. ", "Làng hiện có 30 ngôi nhà sàn của các dân tộc Tày, Nùng nguyên bản, có tuổi đời hàng trăm năm. Các ngôi nhà sàn này đều được di chuyển về từ An toàn khu (ATK) Định Hóa và phục dựng giữ nguyên bản để gìn giữ, bảo tồn và phát huy một cách tốt nhất.", "Những gia đình sống trong nhà sàn luôn cùng nhau duy trì và gìn giữ những nét văn hóa truyền thống như ngôn ngữ, phong tục tập quán, nghi lễ, trang phục. Họ vẫn tiếp tục phát huy những tiềm năng văn hóa địa phương để hình thành các sản phẩm du lịch độc đáo như tổ chức các lễ hội tâm linh truyền thống. Ngôi làng cũng lựa chọn những người dân có kiến thức văn hóa và kỹ năng ngôn ngữ để làm hướng dẫn viên cho du khách.", "Khách du lịch ghé thăm làng Thái Hải sẽ được ở trong những ngôi nhà sàn của người dân địa phương để du khách có thể tìm hiểu về ẩm thực, văn hóa hay các hoạt động nông nghiệp, chăn nuôi và nghề thủ công của dân tộc Tày.", "Làng du lịch tốt nhất (Best Tourism Villages) là sáng kiến của UNWTO nhằm thúc đẩy du lịch trở thành một trụ cột trong phát triển nông thôn. Kể từ năm 2021, sáng kiến này công bố danh sách giải thưởng tôn vinh các điểm đến nổi bật với cam kết bền vững về mọi mặt - kinh tế, xã hội và môi trường - cũng như việc bảo tồn và phát huy các giá trị dựa vào cộng đồng.", "Ông Zurab Pololikashvili, Tổng Thư ký UNWTO nhấn mạnh: “Du lịch là một trụ cột tăng trưởng hàng đầu và là cơ hội cho các làng quê, hỗ trợ các doanh nghiệp nông thôn, tạo ra việc làm cho cộng đồng địa phương, đồng thời tôn vinh truyền thống và di sản. Giải thưởng Làng du lịch tốt nhất của UNWTO công nhận những điểm đến đang cho thấy những gì du lịch có thể mang lại, cho cả khách du lịch cũng như cho chính cộng đồng”." ]
207
ethnic_data
https://nhandan.vn/lao-cai-khai-hoi-sac-vang-ben-dong-nam-luong-2023-post749571.html
Lào Cai: Khai hội “Sắc vàng bên dòng Nậm Luông” 2023
[ "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/puztcgaotazs/2023_04_25/3-5287.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/puztcgaotazs/2023_04_25/5-945.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/puztcgaotazs/2023_04_25/4-7198.jpg.webp" ]
[ "Hội thi đánh yến của đồng bào dân tộc Tày ở Nghĩa Đô-Bảo Yên. (Ảnh: T.L)", "Nữ dân tộc Tày thi bắn nỏ. (Ảnh: T.L)", "Nam dân tộc Tày ở Nghĩa Đô thi gánh nước bằng ống bương truyền thống. (Ảnh: T.L)" ]
[ "Theo đó, các hoạt động chính của chuỗi sự kiện gồm: Đón nhận giải thưởng ASEAN cho cụm homestay điểm du lịch xã Nghĩa Đô; tổ chức cuộc thi homestay đẹp; trưng bày ảnh nghệ thuật \"Đất và người Bảo Yên\"; thi đánh yến và hoạt động trải nghiệm làm quả yến; thi ném còn gắn với hoạt động trải nghiệm của du khách; tổ chức trò chơi dân gian bịt mắt bắt vịt; thi gánh nước, hoạt động trải nghiệm bắt cá; tổ chức cuộc thi làm sản phẩm thủ công truyền thống (đan lát)...", " Ngoài ra, chuỗi sự kiện được tổ chức còn gắn với lịch sản xuất lúa xuân trên địa bàn huyện, góp phần thực hiện tốt mục tiêu nhiệm vụ phát triển ", " theo hướng sinh thái cộng đồng mà địa phương đang triển khai những năm qua.", " \"Sắc vàng bên dòng Nậm Luông năm 2023\" hứa hẹn sẽ mang lại cho du khách những trải nghiệm đáng nhớ về một Nghĩa Đô, điểm đến xanh, an toàn, thân thiện; qua đó kích cầu du lịch nội địa, làm tiền đề liên kết với các đơn vị trong và ngoài địa phương xây dựng các tour, tuyến du lịch liên tỉnh nhằm tạo thương hiệu cho du lịch cộng đồng sinh thái ở Nghĩa Đô, vùng bảo tồn văn hóa dân Tày của tỉnh Lào Cai." ]
208
ethnic_data
https://nhandan.vn/khai-mac-mua-du-lich-thai-nguyen-2022-post694363.html
Khai mạc mùa du lịch Thái Nguyên 2022
[]
[]
[ "Dự lễ khai mạc có đại diện lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hiệp hội Du lịch Việt Nam, doanh nghiệp lữ hành và các tỉnh Lạng Sơn, Ninh Bình, Bắc Kạn, Khánh Hòa, Tuyên Quang.", "Tại lễ khai mạc mùa du lịch Thái Nguyên 2022, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Nguyên Đặng Xuân Trường, cho biết: “Thái Nguyên là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía bắc Thủ đô Hà Nội, là cửa ngõ giao lưu kinh tế, xã hội giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ với vùng trung du miền núi phía bắc, không chỉ thuận lợi về vị trí địa lý, giao thông, mà còn có lợi thế về tài nguyên du lịch, hội tụ nhiều di sản văn hóa, lịch sử có giá trị”.", "“Khai thác tiềm năng, lợi thế này, những năm gần đây, Thái Nguyên đã xây dựng được nhiều sản phẩm du lịch được khẳng định, trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách trong nước và quốc tế, đó là du lịch về nguồn, tìm hiểu các di tích lịch sử, kháng chiến, di chỉ khảo cổ; du lịch tâm linh; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng tại nhiều vùng đất sơn thủy hữu tình, non xanh nước biếc được tạo bởi hình sông, thế núi như hồ Núi Cốc, hang Phượng Hoàng - suối Mỏ Gà, Trung tâm Thương mại và Du lịch Dũng Tân”, ông Trường cho biết thêm.", "Với tiềm năng, lợi thế, sản phẩm du lịch được tạo ra, những năm gần đây tỉnh Thái Nguyên xác định du lịch là ngành kinh tế quan trọng, phấn đấu năm 2025 đón được 3,2 triệu lượt khách, tổng thu từ du lịch đạt 3.000 tỷ đồng/năm. Trong trạng thái bình thường mới, thời gian gần đây tỉnh Thái Nguyên triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm “đánh thức” tiềm năng du lịch, trong đó tập trung hình thành các sản phẩm du lịch độc đáo, đặc trưng, có thương hiệu và khả năng cạnh tranh cao, tạo điểm nhấn thu hút du khách, chú trọng triển khai các hoạt động hợp tác liên kết phát triển du lịch với các tỉnh, thành phố trong cả nước. ", "Tại lễ khai mạc, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông đánh giá cao sự chủ động của tỉnh Thái Nguyên khi đã nhanh chóng triển khai đồng loạt các hoạt động du lịch. Ông Đông đề nghị thời gian tới Thái Nguyên cần tận dụng cơ hội và tập trung phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, văn minh, chất lượng, hiệu quả, phát triển du lịch gắn kết chặt chẽ với bảo tồn, phát huy giá trị di sản và bản sắc văn hóa dân tộc; xây dựng môi trường du lịch “xanh” đúng như chủ đề Năm du lịch quốc gia 2022. ", "Ngành du lịch Thái Nguyên tin rằng, với các hoạt động phong phú, đa dạng, sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn, mùa du lịch Thái Nguyên 2022 sẽ để lại những ấn tượng tốt đẹp, lan tỏa trong cộng đồng và du khách thập phương, là điểm đến an toàn, hấp dẫn, văn minh, thân thiện, mến khách.", "Nhân dịp này, Hiệp hội Du lịch tỉnh Thái Nguyên ký kết văn bản hợp tác phát triển du lịch với các đơn vị, doanh nghiệp lữ hành của Hà Nội và hiệp hội du lịch các tỉnh trong khu vực. " ]
209
ethnic_data
https://nhandan.vn/thai-nguyen-khoi-day-tiem-nang-khu-du-lich-suoi-mo-ga-post750216.html
Thái Nguyên khơi dậy tiềm năng khu du lịch suối Mỏ Gà
[ "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/uncqnkrwq/2023_04_28/283-6908.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/uncqnkrwq/2023_04_28/282-8597.jpg.webp" ]
[ "Nhà sàn truyền thống được phục dựng, bảo tồn tại khu du lịch hang Phượng Hoàng.", "Khách du lịch tham quan hang Mỏ Gà." ]
[ "Dãy núi đá Phượng Hoàng nằm ở độ cao hàng nghìn mét so mực nước biển, được phủ xanh bởi rừng nguyên sinh trên núi đá, phạm vi bán kính rộng lớn không có cơ sở công nghiệp nào nên khí hậu ở đây trong lành quanh năm, mát mẻ vào mùa hè.", " Những ngày hè nắng nóng, nhiệt độ ngoài trời lên đến 39-40 độ C, nhưng khu vực hang động suối Mỏ Gà chỉ chừng 21-22 độ C, trong hang động nhiệt độ còn thấp hơn, giống như \"chiếc tủ lạnh\" khổng lồ trong lòng núi nên thu hút rất đông du khách nhiều nơi đến tránh nắng, tham quan.", " Phó Giám đốc Ban Quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ tỉnh Thái Nguyễn Văn Tuyên vui mừng, cho biết: Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên vừa phê duyệt Đề án Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí tại khu dự trữ thiên nhiên Thần Sa-Phượng Hoàng giai đoạn 2022-2030, trong đó gắn kết với khu du lịch Phượng Hoàng và điểm du lịch cộng đồng Phú Thượng. Đây cũng là động lực thu hút du khách đến với khu du lịch này để phát triển kinh tế, tạo nhiều việc làm cho người dân. " ]
210
ethnic_data
https://nhandan.vn/tan-trao-thu-do-khu-giai-phong-trung-tam-thu-do-khang-chien-post761760.html
Tân Trào - Thủ đô Khu giải phóng, trung tâm Thủ đô kháng chiến
[ "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/piqkpcvo/2023_07_11/anh-2-1005.jpeg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/piqkpcvo/2023_07_11/anh-3-1562.jpeg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/piqkpcvo/2023_07_11/anh-1-3095.jpeg.webp" ]
[ "Nhà ông Nguyễn Tiến Sự, thôn Tân Lập, xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang nơi Bác Hồ ở và làm việc từ ngày 21/5 đến cuối tháng 5/1945.", "Lán Nà Nưa nơi ở và làm việc của Bác Hồ từ cuối tháng 5 đến ngày 22/8/1945.", "Toàn cảnh thôn Tân Lập (làng Kim Long), xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang." ]
[ "Tháng 5/1945, Tân Trào được chọn làm căn cứ địa cách mạng, là nơi ở và làm việc của Bác Hồ, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh để chuẩn bị lãnh đạo của Tổng khởi nghĩa trong toàn quốc. ", "Tại ", ", Bác Hồ đã chỉ đạo thành lập Khu giải phóng gồm 6 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang. ", "Những ngày đầu khi mới về Tân Trào, Bác Hồ ở cùng gia đình ông Nguyễn Tiến Sự tại thôn Tân Lập, khi ấy còn có tên là làng Kim Long.", "Thời gian Bác ở và làm việc tại đây, để giữ bí mật cho an toàn khu, đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ giới thiệu Bác là một cán bộ cách mạng thượng cấp. Hằng ngày, Bác thường ăn mặc rất giản dị trong chiếc áo chàm của đồng bào dân tộc Tày trong vùng, nên bà con gọi Bác tên gọi rất thân thương và gần gũi là ông Ké cách mạng hay ông Ké Tân Trào.", "Tuy nhiên, để bảo đảm bí mật và tiện làm việc, ít ngày sau, Bác Hồ đã chuyển lên ở trên lán Nà Nưa và làm việc từ cuối tháng 5 đến 22/8/1945 để chuẩn bị và lãnh đạo cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945.", "Chị Lành Thị Kiên, hướng dẫn viên du lịch, Khu di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào kể lại, để bảo đảm bí mật và thuận tiện làm việc, Bác đã bàn với các đồng chí cán bộ địa phương dẫn Bác đi chọn địa điểm để dựng một căn lán.", "Qua vài địa điểm đến nơi căn lán bây giờ, Bác đồng ý dựng lán, sau đó Bác chuyển từ nhà ông Nguyễn Tiến Sự lên lán Nà Nưa. Sở dĩ Bác chọn địa điểm khu đồi Nà Nưa để dựng lán làm nơi ở và làm việc bởi địa điểm này đã đáp ứng được tất cả yêu cầu của Bác đề ra: “Gần nước, gần dân, xa đường quốc lộ, thuận đường tiến, tiện đường thoái”.", " Nà Nưa là một căn lán nhỏ nằm ở sườn núi Nà Nưa, được dựng theo kiểu nhà sàn truyền thống của người dân tộc Tày miền núi, quay theo hướng đông tây, có chiều dài 4,2m, chiều rộng 2,7m. ", "Lán chia ra làm 2 gian nhỏ, gian phía bên trong là nơi Bác nghỉ ngơi, gian phía bên ngoài Bác dùng làm nơi làm việc và tiếp khách. 2 chiếc ống bương dựng bên vách lán Bác dùng để dự trữ nước sinh hoạt hằng ngày. ", "Ở sát cây cột nóc phía tây lán có một cây thành ngạnh to, tán lá tỏa xum xuê. Đặc biệt khi ở và làm việc tại căn lán Nà Nưa đồ dùng sinh hoạt của Bác không có gì nhiều chỉ có một chiếc bàn nứa, một chiếc máy đánh chữ...", "Vào mỗi buổi chiều, Bác thường đem chiếc máy đánh chữ ra ngồi làm việc trước cửa lán, tất cả những văn bản, chỉ thị, chủ trương, đường lối kế hoạch để chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám đều được Bác khởi thảo chính từ căn lán Nà Nưa đơn sơ và giản dị. ", "Theo cuốn sách “Bác Hồ ở Tân Trào” do tác giả Ngô Quân Lập sưu tầm và tuyển chọn, được Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia sự thật xuất bản, cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp kể lại (từ trang 56-66): \"Cao trào kháng Nhật cứu nước lúc bấy giờ đã cuồn cuộn từ Bắc chí Nam. Phát xít Nhật ngày càng thua lụn bại\".", " Không khí khởi nghĩa nóng rực. Trung ương đã quyết định cần tích cực chuẩn bị cho cuộc Hội nghị toàn quốc của Đảng và Quốc dân Đại hội đại biểu. Giữa lúc công việc bề bộn như thế, Bác bỗng bị mệt. ", "Đã mấy hôm liền, Bác sốt nóng. Song, Bác vẫn gượng làm việc. Có hôm Bác lên cơn sốt, miệng toàn nói mê. Thuốc men chẳng có chỉ kiếm được vài viên thuốc cảm và ký ninh, Bác uống mà không thấy đỡ. ", "Có đêm, Đại tướng nghỉ lại với Bác trên lán Nà Nưa, lúc tỉnh Bác có dặn lại rằng “Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”. ", "Trước tình hình sức khỏe của Bác như vậy, Đại tướng đã viết thư hỏa tốc về Trung ương và tìm hỏi bà con địa phương tìm cách chữa bệnh cho Bác. ", "Qua sự mách bảo của bà con, đã tìm được ông cụ lang già người Tày đến xem mạch, sờ trán Bác, rồi đốt cháy một thứ củ vừa đào trong rừng về, hòa vào cháo loãng đưa Bác ăn. Sau vài lần, Bác tỉnh và lại gượng dậy tiếp tục làm việc ngay.", "Ngày 13/8/1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào quyết định phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước trước khi quân Đồng Minh vào Đông Dương. ", "Ngay đêm hôm đó, Ủy ban Chỉ huy lâm thời Khu giải phóng đã hạ lệnh khởi nghĩa. Ủy ban khởi nghĩa cũng đã ra Quân lệnh số 1, kêu gọi đồng bào cả nước đứng dậy tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.", "Tại Tân Trào, lần đầu từ khi từ Pác Bó về, Bác ra mắt các đại biểu đồng bào Trung, Nam, Bắc. Quốc dân Đại hội đã lập ra Ủy ban Dân tộc giải phóng toàn quốc, chuẩn bị khi cần có thể trở thành Chính phủ nhân dân lâm thời." ]
211
ethnic_data
https://nhandan.vn/den-kim-hy-vuong-van-nep-nha-san-co-post773965.html
Đến Kim Hỷ vương vấn nếp nhà sàn cổ
[ "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/pgazsmztzsao/2023_09_23/1-nha-san-2-4335.jpg.webp" ]
[ "Những ngôi nhà sàn ở Kim Hỷ như chứng nhân lịch sử, chở che cho nhiều thế hệ lớn lên." ]
[ "Chúng tôi đến Kim Hỷ không phải bởi sự hiếu kỳ mà với mong muốn được trải nghiệm trên những bản làng còn lưu giữ nhiều nét văn hóa đặc sắc. Người Tày nơi đây giữ nếp nhà sàn như giữ lại hồn cốt của dân tộc mình. Những ngôi nhà sàn lợp mái ngói âm dương kề vai nhau yên bình dưới chân núi Phja Cắm, mặt hướng ra cánh đồng Bản Than hiền hòa, chở che cho biết bao thế hệ con người sinh ra và lớn lên nơi này. Một đời sống sinh động hiện diện qua những chiếc xe máy ngược xuôi trên đường chở thóc từ ruộng về bản, những sàn ngô vàng óng, tiếng gà, lợn trong chuồng tạo nên hợp âm rộn ràng, gợi sự no ấm.", "Nằm trong vùng lõi khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, xã Kim Hỷ là một trong số ít địa phương của tỉnh Bắc Kạn lưu giữ được những nếp nhà sàn cổ của đồng bào Tày. Theo thống kê của Ủy ban nhân dân xã Kim Hỷ, toàn xã có 123 ngôi nhà sàn truyền thống, chủ yếu ở các thôn Bản Vèn, Bản Kẹ, Bản Vin, Kim Vân. Hầu hết những ngôi nhà có tuổi đời từ 50 năm đến 200 năm. ", "Bỡ ngỡ xen lẫn niềm háo hức, tôi theo chân anh Nguyễn Duy Hoán, trưởng thôn Bản Vèn đến thăm nhà cụ Nguyễn Duy Am (88 tuổi) chủ nhân ngôi nhà sàn cổ chừng 200 tuổi đã trải qua nhiều thế hệ chủ nhân. Ngồi khoanh chân trên tấm cót mát rượi trải giữa nhà, tôi lắng nghe cụ Am chậm rãi chia sẻ. Người Tày quan niệm ngôi nhà sàn không chỉ là nơi ăn, chốn ở mà còn biểu trưng cho giá trị thẩm mỹ, chứa đựng ý nghĩa văn hóa của dân tộc. ", "Ðể hoàn thành ngôi nhà sàn, trước hết chủ nhà cần tìm những người thợ tài tình, khéo léo trong vùng đến thiết kế, đo đạc, đồng thời nhờ những người thanh niên khỏe mạnh trong làng, trong xã đến góp sức, khiêng gỗ từ trong núi về đục đẽo, dựng nhà, bưng ván, lợp ngói. Ngôi nhà sàn của cụ Am rộng 8 sải tương đương 150 m2, có 4 gian chính, 1 gian phụ và hai chái. Giữa nhà là bếp lửa vuông, dọc phía bên phải nhà là chạn để bát đũa, tủ đựng thức ăn, gạo rượu, nồi chảo, gia vị. Khoảng sàn trống giữa bàn thờ và bếp lửa là chỗ linh thiêng của ngôi nhà. Trong nhà còn bài trí phòng ngủ, chỗ ngồi tiếp khách, nơi bảo quản lương thực… Có bảy bậc cầu thang bắc từ mặt đất lên trên nhà. Tại đây, bốn thế hệ trong gia đình sống quây quần bên nhau đầm ấm. ", "Trong cuộc trò chuyện, ông Nguyễn Duy Móng (Bí thư Ðảng ủy xã Kim Hỷ) con trai cụ Am chia sẻ, trước đây khi ngôi nhà thay ngói, ông và các anh em trong nhà đã tự tay làm mái ngói âm dương. Phải qua rất nhiều khâu làm thủ công từ chọn lựa đất, nhào nặn tới đóng khuôn, nung ngói mới có được viên ngói đẹp và bền bỉ. Thế nên, dù nhiều trận mưa lớn, giông lốc đi qua, nhưng những ngôi nhà vẫn yên ả, mái ngói ít bị xê dịch, vững chãi cùng thời gian.", "Nếp nhà sàn truyền thống có không gian thoáng đãng, gần gũi, kiến trúc tiện lợi, mùa hè thoáng mát, mùa mưa khô ráo, đông đến nhờ có bếp lửa vuông giữa nhà lại ấm cúng biết bao. Dịp Tết, các nhà đụng lợn, mùa cốm hay tết cơm mới, tiếng chày giã bánh lại vang trên nhà sàn, anh em trong bản quây quần bên nhau vui vẻ, thân tình. ", "Ngôi nhà của cụ Am chính là chứng nhân của thời gian. Cuộc đời cụ gắn với ngôi nhà sàn bao nhiêu năm là từng ấy thời gian cụ được nhìn lớp con cháu sinh ra, trưởng thành trong nếp nhà thân thuộc. Cụ Am chẳng nhớ nổi thời trẻ làm trưởng làng đã bao nhiêu lần đón dâu từ bản gần bản xa về, biết bao dấu chân ghi dấu trong những ngôi nhà sàn ngày vui, những bài “Thơ lẩu” cất lên cùng lời trao gửi tốt lành. Bản làng quây quần, đoàn kết, ánh mắt cụ Am lấp lánh niềm tự hào khi nhắc đến những thế hệ con cháu của Bản Vèn, Bản Kẹ hiếu học, thành tài, giúp ích cho quê hương.", "Sống trong bản làng, anh Nguyễn Duy Vất ở Bản Vèn vẫn cặm cụi níu giữ điệu hát then, hát ru Tày. Mỗi dịp nhà nào trong vùng tổ chức lễ đầy tháng cho em bé, gia chủ lại mời anh đến dự và cất lời ru Tày gửi gắm những ước mong tốt đẹp cho các bé, tiếng ru ấm áp, ngân nga bay bổng bên cánh võng. Lời hát nuôi dưỡng tâm hồn đứa trẻ suốt tuổi ấu thơ và theo cả cuộc đời để những bước chân khôn lớn dù đi xa muôn nơi vẫn muốn quay trở về bản làng yêu dấu: Ứ noọng nòn đắc nòn đí, nòn tắng/ Pí au qua nòn tắng a au luồm/ Ðảy mè luồm pích đeng, đảy mè mèng pích cắm… (Dịch nghĩa: Con ơi con ngủ cho ngoan/ Ngủ đợi mẹ đi ruộng lấy con muỗm/ Ðược con muỗm cánh đỏ, được con muỗm cánh tím…", "Anh Vất lớn lên trên nhà sàn cùng tiếng ru của dân tộc Tày với nhiều kỷ niệm, thế nhưng ngôi nhà của anh giờ nhà đã mục, gia đình đành phải chuyển xuống dựng nhà giữa cánh đồng. Cũng vì lo ngôi nhà đổ bóng râm xuống ruộng hàng xóm bởi vậy không thể dựng nhà cao. Suy nghĩ và việc làm đầy nhân văn ấy có lẽ không chỉ anh Vất mà có lẽ đó là phẩm chất chung của những người ở xứ núi xinh đẹp này. ", "Cùng chung nỗi đồng cảm của anh Vất, Trưởng thôn Bản Vèn Nguyễn Duy Hoán trăn trở: “Bà con Bản Vèn rất thích ở nhà sàn truyền thống, song thời gian khiến nhiều ngôi nhà lâu năm bị mục, mọt, nên một số hộ đã dỡ đi làm kiến trúc khác”. ", "Về trưa, bầu trời càng trong xanh, nắng loang khắp hẻm núi, nơi này cây cối uống nắng mưa mà lớn, vạt ngô ven đường lào xào trong gió, lộ ra những bắp ngô mẩy tròn. Thi thoảng tôi lại bắt gặp những bông hoa chuối rừng thắm đỏ, màu sắc ấy như thắp lên niềm vui cho lữ khách độc hành. Từ trên đèo nhìn sang, những ngọn núi lô nhô, phía dưới chân là bản nhỏ lẫn vào mầu xanh của cây rừng, đồng lúa đang độ chín như tấm thảm trải dọc thung lũng. Ði chừng 7 km, tôi đến thôn Kim Vân. ", "Trên đường bê-tông của thôn, đến đâu tôi cũng bắt gặp những nụ cười chào hỏi thân thiện. Tôi dừng chân bên ngôi nhà sàn được dựng cách đây hơn 70 năm của gia đình ông Nông Thiêm Tiềm (73 tuổi). Những đứa trẻ chừng năm, sáu tuổi đang nô đùa trên nhà, thấy khách lạ, liền chạy xuống chân cầu thang nhanh nhảu mời tôi lên nhà. Trên mỗi bậc cầu thang nhẵn thín, ghi dấu vô kể những bàn chân lạ, chân quen. Bà Nga (58 tuổi) ở thôn Kim Vân chia sẻ, từ nhỏ bà sinh ra đã thấy những ngôi nhà sàn rất to trong bản, hồi đó bà cùng đám bạn tò mò, hiếu động chạy nhảy vui chơi thỏa thích trên những ngôi nhà rộng lớn và đó là miền ký ức đẹp thật khó phai mờ.", "Ông Tiềm cho biết nhà sàn của ông dựng từ năm 1946, nói rồi ông hướng tay lên gác bếp, nơi cất chiếc bồ thóc gắn liền với ngôi nhà sàn này gần 40 năm, quả thực đây là chiếc bồ đan bằng tre to nhất mà tôi từng thấy. Ông bảo, đó là một trong những đồ dùng được làm từ tre do ông tự tay chẻ lạt, đan bện, bồ này chứa được 10 gánh, tương đương với ba tạ thóc. Bồ thóc đã cùng gia đình ông trải qua những mùa no, mùa đói. Từng sợi lạt đan bện vào nhau dai dẳng, bền bỉ. Dù có vật dụng khác bảo quản thóc, ngô tiện lợi hơn nhưng chiếc bồ thóc cũ vẫn được gia đình ông Tiềm cẩn thận cất giữ với mong muốn níu lại làm kỷ niệm. Những thanh gác bếp đã đen kịt bồ hóng, chứng kiến những làn khói nhọc nhằn sớm tối bay lên. ", "Qua những câu chuyện với dân bản Kim Vân, tôi được biết trong thôn Kim Vân còn nhiều ngôi nhà sàn truyền thống được các gia đình trân trọng, gìn giữ. Có thể kể đến nhà sàn có tuổi đời lâu nhất của gia đình bà Nguyễn Thị Mẹt, dựng từ năm 1936, nhưng đến nay chưa phải sửa chữa, có chăng chỉ thay ván bưng, ván dải đôi lần. Ông Ðinh Duy Thái, trưởng thôn Kim Vân cho biết cả thôn hiện nay có 66 hộ dân trong đó có 20 ngôi nhà sàn cổ còn được lưu giữ. ", "Ban Chấp hành Ðảng bộ tỉnh Bắc Kạn lần thứ 4 (khóa XII) đã ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 12/8/2021 về phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, trong đó có nội dung đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch; bảo tồn di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch. ", "Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, chị Hoàng Minh Nhuần, cán bộ phụ trách văn hóa xã Kim Hỷ cho biết: “Hiện nay trên địa bàn xã Kim Hỷ chỉ còn khoảng 30% số nhà sàn truyền thống của dân tộc Tày. Bà con nhân dân trong xã vẫn có tinh thần, ý thức giữ gìn kiến trúc nhà sàn truyền thống, tuy nhiên, có nhiều nhà đã xuống cấp trầm trọng. Nhân dân trong bản cũng có hướng tu sửa và chuyển dần sang nhà xây vì không có gỗ để làm nhà sàn. Người dân xã Kim Hỷ mong muốn cấp trên quan tâm và có định hướng đầu tư cho xã để bà con chung sức giữ gìn, bảo tồn nét văn hóa truyền thống lâu đời của người Tày”.", "Một số ngôi nhà sàn trải qua hàng thế kỷ đã và đang chịu đựng sự bào mòn theo thời gian, nhưng trong bản nhỏ giữa vùng núi đồi mênh mông này vẫn còn những người luôn đau đáu tìm cách giữ gìn nếp nhà sàn truyền thống, thấm đẫm văn hóa dân tộc Tày. Tạm biệt Kim Hỷ, vòng quay bánh xe trôi chầm chậm xuống núi như mặt trời đang lặn phía hoàng hôn và xa kia những nếp nhà sàn khuất sau vòng cua cùng biết bao câu chuyện ở bản còn miên man trong tâm trí tôi." ]
212
ethnic_data
https://nhandan.vn/bao-ton-va-phat-huy-gia-tri-di-san-mua-su-tu-post784936.html
Bảo tồn và phát huy giá trị di sản múa sư tử
[]
[]
[ "Múa sư tử dân tộc của đồng bào Tày, Nùng là một loại hình nghệ thuật tổng hợp chứa đựng nhiều thành tố âm nhạc, mỹ thuật, múa... có giá trị về lịch sử, văn hóa, xã hội. Ðồng thời, múa sư tử còn chứa đựng những giá trị nhân bản mang tính hướng thiện, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” gắn liền với những ý thức và đạo lý cơ bản: Ý thức về cội nguồn, tinh thần thượng võ, đạo lý đối nhân xử thế giữa người với người, với thiên nhiên và con người với xã hội... ", "Nghệ nhân ưu tú loại hình múa sư tử Lâm Văn Ðầm, ở xã Quang Trung (huyện Bình Gia) chia sẻ: Từ khi còn nhỏ, những điệu múa sư tử độc đáo do bố và các cụ trong làng thực hiện đã tạo cho ông sự hứng thú, ý thức muốn tìm hiểu, làm theo. Bảy tuổi, ông đã bắt đầu theo bố và các chú, bác trong làng đi múa sư tử khắp trong, ngoài xã và được trực tiếp truyền dạy. ", "Ðến nay, với hơn 50 năm múa sư tử, ông có thể thực hành nhuần nhuyễn được các trò múa sư tử gồm: Múa ở miếu, múa chúc mừng năm mới, múa tại lễ hội, múa sư tử đón bạn chào nhau, múa thần nông, múa chào khán giả, múa đẻ con, múa võ tay không, gậy, đinh ba... và đã truyền dạy cho các đội múa sư tử các thôn, xã. ", "Giám đốc Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thông huyện Bình Gia Hoàng Minh Ðông cho biết: Ðược sự quan tâm của huyện và các cấp, năm 2022, huyện đã tổ chức Liên hoan múa sư tử lần thứ nhất với 16 đội tham gia trong tổng số 29 đội múa sư tử của toàn huyện. Ðể tiếp tục bảo tồn, phát huy giá trị múa sư tử dân tộc Tày, Nùng trên địa bàn, trung tâm sẽ tham mưu với Ủy ban nhân dân huyện kế hoạch cụ thể, phối hợp các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và nhất là Phòng Giáo dục của huyện và các trường học mở các lớp dạy múa sư tử.", "Cách đây hơn hai năm, ngày 5/4/2021, Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn đã ban hành Quyết định số 741/QÐ-UBND về việc phê duyệt đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị múa sư tử dân tộc Tày, Nùng tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021-2030”. Ðề án đề ra quan điểm, mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu bảo tồn, phát huy giá trị múa sư tử dân tộc Tày, Nùng tỉnh Lạng Sơn thông qua năm dự án gồm: Kiểm kê, nghiên cứu, sưu tầm, biên soạn, xuất bản các ấn phẩm về múa sư tử dân tộc Tày, Nùng tỉnh Lạng Sơn; phục dựng, bảo tồn một số điệu múa, trò diễn truyền thống trong múa sư tử dân tộc Tày, Nùng tỉnh Lạng Sơn; truyền dạy gắn với xây dựng, hình thành và khôi phục đội múa sư tử dân tộc Tày, Nùng; tăng cường, đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu múa sư tử dân tộc Tày, Nùng; xây dựng mô hình làng văn hóa truyền thống về bảo tồn và phát huy giá trị múa sư tử gắn liền với phát triển du lịch...", "Múa sư tử đã tạo nên bản sắc văn hóa được cộng đồng các dân tộc Tày, Nùng bảo lưu, trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hiện Lạng Sơn đang xây dựng di sản múa sư tử dân tộc Tày, Nùng thành một sản phẩm du lịch mang thương hiệu đặc trưng của tỉnh, đóng vai trò nòng cốt và xuyên suốt tạo nên sự hấp dẫn riêng có của nền văn hóa xứ Lạng.", "Hiện nay, tỉnh Lạng Sơn có 79 đội múa sư tử dân tộc Tày, Nùng, với hơn 910 thành viên, có mặt ở nhiều thôn, bản, khối phố của 40 xã, phường, thị trấn; trong đó có 725 nghệ nhân có thể thực hành các điệu múa, trò chơi và có 60 nghệ nhân có khả năng chế tác đầu sư tử và các đạo cụ. Mỗi đội sư tử thường có từ 8-16 người, gồm: người múa sư tử, đội múa võ dân tộc... Hằng năm, nhất là vào các dịp lễ Tết, lễ hội xuân, khắp nơi lại rộn ràng lễ hội múa sư tử. Loại hình di sản này được xem như hồn cốt của sự kiện, tạo nên lễ hội đậm đà, bản sắc riêng của Lạng Sơn, góp phần níu chân du khách gần xa mỗi lần về thăm xứ Lạng." ]
213
ethnic_data
https://nhandan.vn/bao-ton-gin-giu-cay-dan-tinh-xu-lang-post786447.html
Bảo tồn, gìn giữ cây đàn tính xứ Lạng
[ "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/gtsfyreclyr/2023_12_08/ndo_br_img-2634-2350.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/gtsfyreclyr/2023_12_08/ndo_bl_img-0402-3056.jpg.webp" ]
[ "Nghệ nhân Vi Tơ, người có hơn 40 năm chế tác cây đàn tính, phục vụ cho các đội văn nghệ quần chúng của tỉnh.", "Cây đàn tính được các em học sinh Trường trung học cơ sở xã Thụy Hùng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn biểu diễn trong các ngày hội của thôn bản." ]
[ "Để bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật hát then, đàn tính, những năm qua, các cấp, các ngành và bà con các dân tộc trong tỉnh đã có nhiều hoạt động thiết thực bảo tồn và phát huy giá trị độc đáo. Tiến sĩ Hoàng Văn Páo, Chủ tịch Hội Di sản văn hóa tỉnh Lạng Sơn, cho biết: Cùng với bộ sóc nhạc, cây ", " là nhạc cụ quan trọng trong trình diễn nghi lễ thực hành then; nghi lễ quan trọng gắn bó chặt chẽ với đời sống tâm linh, tình cảm của bà con dân tộc Tày, Nùng... ", ".", "Bên cạnh đó, cây đàn tính cũng được sử dụng để đệm những điệu hát then vào nhiều dịp trọng đại của làng, xã như: hội làng, hội lồng tồng… và có mặt trong tất cả những ngày vui như: ngày cưới, mừng thọ, mừng nhà mới, cầu an…", "Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, dù xã hội đã nhiều thay đổi nhưng đến nay, loại hình nghệ thuật hát then, đàn tính vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của người Tày, Nùng... Do đó, hiện nay, việc chế tác đàn tính phục vụ hát then được nhiều nghệ nhân trong tỉnh thực hiện ngày càng lan tỏa.", "Ông Vi Tơ, nghệ nhân chế tác đàn tính ở thôn Pàn Pè, Hoàng Đồng, thành phố Lạng Sơn, chia sẻ: Để có những giai điệu then trong trẻo, ấm áp thì cây đàn tính là một yếu tố đặc biệt quan trọng. Cây đàn tính hay còn gọi là tính tẩu, thường có 2 dây hoặc 3 dây, có thể độc tấu, đệm cho hát, múa và hòa tấu cùng các loại nhạc cụ dân tộc thuộc bộ hơi, như: sáo trúc, sáo bầu, đàn nhị… ", "Đàn tính có khả năng diễn tấu năng động, linh hoạt. Muốn có được cây đàn tốt, thanh âm chuẩn thì người thợ còn phải biết hát các điệu then, hiểu về những quãng âm, nhạc lý cơ bản. Trong chế tác cây đàn tính, điều quan trọng nhất chính là tìm chọn được những quả bầu ưng ý, sau đó đem cắt ngang khoảng 1/3 tính từ cuống đến giữa quả bầu, rồi mới đem ngâm trong nước khoảng nửa tháng. Tiếp theo là làm phần cần đàn, nghệ sĩ Vi Tơ giải thích, giữa độ dài của cần đàn và độ lớn của bầu đàn cũng cần có sự tương đồng và phù hợp, nếu cần đàn dài mà bầu đàn nhỏ quá thì chất lượng âm thanh giảm đi, không chuẩn.", "Từ nghiên cứu tỉ mỉ này, hiện nay nghệ sĩ Vi Tơ chủ yếu chế tác loại cần đàn tính sử dụng họa tiết đầu rồng, theo thể phi (bay), tạo nên cảm giác thăng hoa, phiêu diêu theo âm thanh cho người chơi đàn và loại cần có họa tiết đầu rồng, theo thể phục (nằm) lại đem đến cho người chơi cảm giác trầm lắng nhẹ nhàng, thanh thoát. Cây đàn tính được ông chế tác đã được nhiều công chúng yêu đàn tính biết đến, phục vụ cho các câu lạc bộ hát then, đàn tính, các lớp học đàn tính trong tỉnh... ", " Theo thống kê chưa đầy đủ của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn hiện có khoảng 10 nghệ nhân chế tác đàn tính, có hơn 60 câu lạc bộ và nhóm người hát then, đàn tính với khoảng 1.500 thành viên tham gia. Các Câu lạc bộ hát then, đàn tính được thành lập với vai trò của Hội Bảo tồn Dân ca tỉnh đã góp phần đưa hát then, đàn tính phát triển sâu rộng trong cộng đồng và trở thành một phần quan trọng trong di sản “Thực hành Then” được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới (năm 2019). ", " Ông Phan Văn Hòa, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cho biết: Những năm qua, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã thực hiện nhiều hoạt động nhằm bảo tồn và phát huy loại hình nghệ thuật hát then, đàn tính như: sưu tầm, ghi chép những bài then, điệu tính gắn với đời sống sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của bà con Tày, Nùng; sưu tầm các dụng cụ gắn liền với nghi lễ thực hành then và hát then cổ, trong đó, có 10 cây đàn tính cổ đưa vào bảo tàng phục vụ công tác trưng bày, triển lãm khi tham gia các sự kiện quảng bá du lịch trong, ngoài tỉnh… ", "Đặc biệt, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh còn chú trọng bồi dưỡng, khuyến khích các nghệ nhân hát then, đàn tính truyền dạy sâu rộng di sản này trong cộng đồng, từ đó thành lập các câu lạc bộ hát then, đàn tính tại các điểm du lịch như: Bắc Quỳnh, Chiến Thắng, Vũ Lăng (Bắc Sơn); Hữu Liên, Yên Thịnh (Hữu Lũng); Mông Ân (Bình Gia)…", "Nhờ đó, hát then, đàn tính đã được nhiều du khách trong, ngoài tỉnh biết đến và trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng của xứ Lạng. Không dừng lại ở đó, nhằm tạo không gian phát triển các điệu then, đàn tính, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch thường xuyên đưa nghệ nhân biểu diễn tại các cuộc liên hoan hát then, đàn tính toàn quốc, đồng thời tạo sân chơi nhằm thúc đẩy phong trào hát then, đàn tính phát triển như: tổ chức liên hoan hát then, đàn tính các Câu lạc bộ tỉnh Lạng Sơn mở rộng lần I, II...; đưa các nghệ nhân hát then, đàn tính biểu diễn tại nước ngoài…", " Có thể nói, giữa cuộc sống hiện đại, với nhiều dòng nhạc và nhạc cụ được du nhập mạnh mẽ, việc lưu giữ những nét đặc sắc của cây đàn tính, nhạc cụ của đồng bào dân tộc Tày, Nùng xứ Lạng đã, đang và sẽ đưa loại hình âm nhạc này phát triển hơn trong cộng đồng. Qua đó, góp phần để lời then, tiếng tính của quê hương cùng những làn điệu dân ca tiếp tục sống mãi với thời gian. " ]
214
ethnic_data
https://nhandan.vn/anh-cho-ca-lon-nhat-da-nang-tap-nap-ngay-can-tet-post795612.html
[Ảnh] Chợ cá lớn nhất Đà Nẵng tấp nập ngày cận Tết
[ "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/cvjntciwxpcwspd/2024_02_07/1-d-d-2559.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/cvjntciwxpcwspd/2024_02_07/c1-777.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/cvjntciwxpcwspd/2024_02_07/cc-4-8957.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/cvjntciwxpcwspd/2024_02_07/cc-4-148.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/cvjntciwxpcwspd/2024_02_07/cc2-8035.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/cvjntciwxpcwspd/2024_02_07/dsc-7937-6706.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/cvjntciwxpcwspd/2024_02_07/dsc-7913-8947.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/cvjntciwxpcwspd/2024_02_07/dsc-7921-1234.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/cvjntciwxpcwspd/2024_02_07/dsc-7945-4591.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/cvjntciwxpcwspd/2024_02_07/dsc-7898-4440.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/cvjntciwxpcwspd/2024_02_07/dsc-7916-2586.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/cvjntciwxpcwspd/2024_02_07/dsc-7895-8116.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/cvjntciwxpcwspd/2024_02_07/kt-3579.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/cvjntciwxpcwspd/2024_02_07/xe-cho-ca-997.jpg.webp" ]
[ "Cảng cá Thọ Quang rạng sáng ngày 7/2 (28 Tết). (Ảnh ANH ĐÀO)", "Chủ tàu cá vận chuyển cá từ tàu cá vào chợ (Ảnh ANH ĐÀO)", "Các tiểu thương cho biết, những ngày qua lượng tàu cá của ngư dân cập bến nhiều nên lượng hải sản tại chợ tăng, nhưng giá cả tương đối ổn định, không có tăng giá đột biến. (Ảnh ANH ĐÀO)", "Cá bớp có giá từ 180.000-200.000 đồng/kg; cá chim đen giá từ 150.000-160.000 đồng/kg (Ảnh ANH ĐÀO)", "Nhiều người dân đi chợ sớm để chọn mua cá tươi tại Cảng cá Thọ Quang về phục vụ Tết (Ảnh ANH ĐÀO)", "Tiểu thương kiểm tra độ tươi của cá trước khi chốt phiên mua bán sáng 7/2. (Ảnh ANH ĐÀO)", "Cảng cá Thọ Quang bắt đầu mở cửa vào khoảng 3 giờ sáng, từ đây, cá sẽ được thương lái vận chuyển về các chợ (Ảnh ANH ĐÀO)", "Qua khảo sát, cá Thu có trọng lượng dưới 3,5kg/con có giá từ 240.000 - 250.000 đồng/kg, loại trên 3,5kg từ 280.000 - 300.000đ/kg. (Ảnh ANH ĐÀO)", "Không khí mua bán tại chợ Cảng cá Thọ Quang sáng ngày 28 Tết. (Ảnh ANH ĐÀO)", "Tiểu thương lựa chọn kỹ từng con cá tươi tại Cảng cá Thọ Quang (Ảnh ANH ĐÀO)", "Sáng nay tại Cảng cá Thọ Quang, cá thu được nhiều thương lái mua phục vụ chợ Tết (Ảnh ANH ĐÀO)", "Cá thu vừa được tàu cá cập cảng, vận chuyển lên chợ cá (Ảnh ANH ĐÀO)", "Đến khoảng 5 giờ sáng, Cảng cá Thọ Quang bắt đầu vãn khách, các tiểu thương nhanh chóng vận chuyển cá ra khỏi chợ và tiếp tục đưa về các chợ. (Ảnh ANH ĐÀO)", "Các tại chợ Cảng cá Thọ Quang được vận chuyển về các chợ từ sáng sớm. Đây là phiên chợ sáng 28 Tết. (Ảnh ANH ĐÀO)" ]
[ "Tại Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang (quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng) những ngày cận Tết nguyên đán Giáp Thìn 2024, không khí mua bán của các tiểu thương diễn ra sôi nổi và chạy đua với thời gian. Đây là chợ cá lớn nhất Đà Nẵng và khu vực miền Trung vì tập trung nhiều tàu thuyền của ", ", xuất bến và về bến cập bến với lượng thuỷ, hải sản rất lớn.", "Ghi nhận của phóng viên rạng sáng nay 7/2 (28 Tết), lượng lớn tiểu thương, người dân đổ về cảng cá rất đông để mua bán. Không khí chợ cá trong những ngày cuối năm rất nhộn nhịp và tập nập, ai cũng chạy đua với thời gian để gấp rút kết thúc phiên chợ, ngày 28 Tết. ", "Phiên chợ diễn ra tấp nập từ 3 giờ sáng và kết thúc vãn chợ khoảng 6 giờ sáng cùng ngày. Đây cũng là thời gian các thương lái thu mua cá tại chợ và vận chuyển đến các chợ phục vụ nhu cầu mua cá tại các chợ của người dân. ", "Theo Ban quản lý Âu thuyền và cảng cá Thọ Quang, từ ngày 1 đến 7/2, số lượng phương tiện tàu cá, xe hoạt động tại cảng cá và Chợ đầu mối thủy sản Thọ Quang hơn 2.170 chiếc, trong đó, 167 tàu cá và 2.006 xe ô tô. ", "Sản lượng hải sản qua cảng hơn 360,6 tấn, trong đó, sản lượng vận chuyển bằng tàu cá là 150 tấn, xe ô tô là 210,4 tấn. Các loại hải sản được tiểu thương và người dân chọn mua cho dịp Tết phần lớn là cá thu, cá ngừ, cá bớp, mực… ", " Chùm ảnh phóng viên ghi nhận tại Chợ đầu mối thuỷ sản Thọ Quang - Cảng cá Thọ Quang sáng ngày 7/2 (28 Tết)" ]
215
ethnic_data
https://nhandan.vn/bac-kan-se-trinh-dien-man-dan-vu-mua-bat-1000-dien-vien-post796927.html
Bắc Kạn sẽ trình diễn màn dân vũ múa bát 1.000 diễn viên
[ "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/tamzsfgmzeaz/2024_02_21/1-564.jpg.webp" ]
[ "Thắng cảnh hồ Ba Bể là trung tâm kết nối các chuỗi sự kiện du lịch trong năm 2024 của Bắc Kạn. (Một góc thắng cảnh hồ Ba Bể). Ảnh: TUẤN SƠN." ]
[ "mô phỏng lại các động tác ươm tơ, dệt vải của người Tày từ xa xưa. Chiếc bát dùng để ươm tơ, nén tơ, đôi đũa để khuấy đều tơ tằm được nén trong bát, các chị em phải đảo đều tay để cho những sợi tơ cuốn vào chiếc đũa và động tác cứ như vậy, lặp đi lặp lại nhiều lần đến khi đủ sợi tơ để dệt vải. ", "Đạo cụ được thể hiện trong điệu múa là chiếc bát, đôi đũa được bà con dùng trong bữa ăn hằng ngày. ", "Nhịp điệu và các ", " bát không khó, không cầu kỳ để bất kỳ ai từ già đến trẻ đều có thể tham gia và tạo nên sự lôi cuốn đối với cộng đồng.", "Tiếng gõ bát lúc trầm, lúc bổng như thay cho lời kể, lời tâm tình của những người phụ nữ về những nhọc nhằn trong việc ươm tơ, dệt vải, qua đó còn thể hiện khát vọng về cuộc sống đủ đầy.", " Múa bát của người Tày tỉnh Bắc Kạn đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục ", " cấp quốc gia trong năm 2022. ", "Loại hình dân vũ này đã và đang tạo ra điểm nhấn vô cùng đặc sắc cho các lễ hội tại Bắc Kạn. ", "Trong lễ hội L", " (xuống đồng) Ba Bể từ ngày 18-20/2 vừa qua, màn múa bát với sự tham gia của 250 diễn viên quần chúng đã tạo ra ấn tượng sâu sắc cho du khách. ", "Màn dân vũ với sự tham gia của 1.000 diễn viên trong Tuần lễ du lịch tới đây sẽ là hoạt động trình diễn nghệ thuật dân vũ lớn nhất của Bắc Kạn từ trước tới nay.", "Theo Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn, Tuần Văn hóa, Du lịch Bắc Kạn năm 2024 sẽ tổ chức các hoạt động tại các huyện Chợ Đồn, Ba Bể, Na Rì và thành phố Bắc Kạn. ", "Lễ bế mạc sẽ gắn với Lễ hội văn hóa “", "” cùng nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch hấp dẫn khác. ", "Bắc Kạn kỳ vọng Tuần Văn hóa, Du lịch năm 2024 sẽ tạo cơ hội để các doanh nghiệp lữ hành tìm hiểu, mở rộng thị trường, xây dựng các tour, tuyến, điểm du lịch mới giới thiệu đến du khách trong nước và quốc tế. ", "Đồng thời, đây là hoạt động nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và nhân dân về bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống, tài nguyên thiên nhiên để phát triển du lịch; giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hóa đặc trưng và các loại hình du lịch sinh thái, cộng đồng, sản phẩm nông nghiệp đặc trưng để thu hút các doanh nghiệp đến nghiên cứu, tìm hiểu và đầu tư. ", "Được biết, để hiện thực hóa mục tiêu đưa ", " thành kinh tế mũi nhọn vào năm 2025, thời gian qua, song song với đầu tư hạ tầng du lịch, Bắc Kạn đã rất nỗ lực xây dựng các hoạt động mang tính điểm nhấn đặc sắc.", "Trong năm 2024, địa phương này sẽ tổ chức thêm nhiều hoạt động gắn với du lịch, như: giải đua xe đạp, giải chạy marathon bên hồ Ba Bể, ngày hội bí xanh thơm, chương trình ", " lần thứ XV, Giải đua “Ba Be Adventure Race” năm 2024 (đua sup/kayak/xe đạp địa hình/chạy trail...), ", "… " ]
216
ethnic_data
https://nhandan.vn/ve-lai-phien-cho-chu-post803921.html
Về lại phiên chợ Chũ
[ "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/pgazsmztzsao/2024_04_09/ve-lai-phien-cho-chu2-883.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/pgazsmztzsao/2024_04_09/ve-lai-phien-cho-chu3-8743.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/pgazsmztzsao/2024_04_09/ve-lai-phien-cho-chu4-6457.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/pgazsmztzsao/2024_04_09/ve-lai-phien-cho-chu5-799.jpg.webp" ]
[ "Chuẩn bị cho ngày hội.", "Chuẩn bị cho ngày hội.", "Chuẩn bị cho ngày hội.", "Gặp gỡ hẹn hò, để vui chơi, hát hội giao duyên, để đắm mình trong mạch nguồn dân ca được truyền giữ từ bao đời, trong câu hát sli, hát lượn, câu sloong hao..." ]
[ "Khởi đầu là phiên chợ tình vùng cao Thác Lười-Tân Sơn (ngày 11, ngày 12 tháng Giêng), đến phiên chợ Phong Vân và các vùng lân cận. Cuối cùng, được khép lại với phiên chợ Chũ ngày 18/2 âm lịch, để sau đó, nhân dân chính thức bước vào vụ sản xuất mới." ]
217
ethnic_data
https://nhandan.vn/diem-nhan-khong-gian-van-hoa-tay-bac-post800580.html
Điểm nhấn không gian văn hóa Tây Bắc
[ "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/cqjlcqdqj/2024_03_19/42-8207.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/cqjlcqdqj/2024_03_19/43-6928.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/cqjlcqdqj/2024_03_19/44-7365.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/cqjlcqdqj/2024_03_19/45-9562.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/cqjlcqdqj/2024_03_19/46-1615.jpg.webp" ]
[ "Biểu diễn múa xòe tại không gian văn hóa vùng cao của huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên.", "Biểu diễn múa khèn.", "Cùng nhau tham dự ngày hội.", "Hội thi ném còn.", "Háo hức xem hội." ]
[ "Không gian văn hóa vùng cao tái hiện không gian, sắc màu văn hóa và các hoạt động sinh hoạt cộng đồng của các dân tộc anh em, từ đó góp phần tôn vinh, khơi dậy tình yêu văn hóa các dân tộc. Qua đó, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, đưa văn hóa truyền thống các dân tộc đến gần hơn với nhân dân, du khách, hướng tới Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).", "Biểu diễn múa xòe tại không gian văn hóa vùng cao của huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên. ", "Biểu diễn múa khèn.", "Cùng nhau tham dự ngày hội.", "Hội thi ném còn.", "Háo hức xem hội." ]
218
ethnic_data
https://nhandan.vn/vui-tet-doc-lap-tai-lang-van-hoa-du-lich-cac-dan-toc-viet-nam-post767646.html
“Vui Tết độc lập” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
[ "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/genaghlrgybna/2023_08_16/ndo_br_img-2397-5174.jpg.webp" ]
[ "Đánh chiêng đón khách tại làng Mường." ]
[ "Chương trình hoạt động có sự tham gia của hơn 100 nghệ nhân sinh sống tại Làng và 75 người thuộc 4 dân tộc đến từ 3 tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng và Sơn La.", "Hoạt động điểm nhấn của sự kiện là Chợ vùng cao Vui Tết độc lập với không gian chợ được tái hiện cùng các hoạt động dân ca, dân vũ, trò chơi dân gian, không gian ẩm thực, sản vật với sắc màu của các dân tộc Mông, Nùng, Thái, Tày, Dao, Khơ Mú... ", "Trung tâm của chợ vùng cao là các gian hàng của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Sơn La... trưng bày giới thiệu các sản vật dân tộc: rau củ quả: măng ớt, măng khô, quả móc mật…, các loại gia vị đặc trưng hoa hồi, thảo quả, các món ăn đặc trưng như thắng cố, rượu ngô mèn mén, lợn sữa quay móc mật, vịt quay, phở chua, bánh cuốn trứng...; xôi nếp bảy màu, gà nướng, thịt lợn, cơm lam, cá nướng...), giới thiệu văn hóa, du lịch của tỉnh Cao Bằng, Sơn La, Lạng Sơn (trưng bày ảnh, sách, tờ rơi quảng bá du lịch tỉnh Cao Bằng, Sơn La, Lạng Sơn); giới thiệu và bán ", " của dân tộc Mông, Thái, Dao, Khơ Mú... (trang phục, khăn, vòng tay, đồ lưu niệm).", "Không gian văn hóa đậm sắc màu các dân tộc vùng Tây Bắc, Đông Bắc cũng được tái hiện với các điệu múa khèn của người Mông, múa sư tử mừng Tết Độc lập của người Nùng, hát giao duyên, sli, lượn, cọi của đồng bào Thái, Tày, giới thiệu lịch sử, quy trình, nguyên liệu, chế biến một số món ăn dân tộc đặc trưng độc đáo như nấu rượu, làm xôi ngũ sắc, dệt vải...", "Ngoài ra, còn có triển lãm ảnh “Sắc màu vùng cao” với khoảng hơn 100 bức ảnh được trưng bày dọc tuyến đường vào chợ vùng cao, trong đó có 40 bức do Ban Quản lý Khu các làng dân tộc phát huy từ bộ tư liệu ảnh trước đây đã trưng bày triển lãm, 40 ảnh của Lạng Sơn, Sơn La và 40 ảnh của Cao Bằng.", "Tại không gian chợ, khách tham quan cũng được giới thiệu, xem trình diễn nghề rèn Phúc Sen tỉnh Cao Bằng, nghệ thuật múa Sư tử mèo của dân tộc Nùng (Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia), kết hợp không gian trải nghiệm làm mặt nạ sư tử…của các nghệ nhân dân tộc Nùng, Lạng Sơn.", "Khách tham quan còn được trải nghiệm chương trình dân ca, dân vũ “Vui Tết Độc lập”, cùng các lễ hội truyền thống như Lễ cưới của dân tộc Nùng, nghi thức rước ma giữ lửa của đồng bào dân tộc Mông." ]
219
ethnic_data
https://nhandan.vn/ve-dong-mo-hoa-vao-phien-cho-vung-cao-post806763.html
Về Đồng Mô hòa vào phiên chợ vùng cao
[ "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/wbgagznrxggzhvdatga/2024_04_26/7-7933.png.webp" ]
[ "Du khách tham quan không gian của người Mông ở Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam." ]
[ "Kéo dài từ ngày 30/4-1/5, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động phong phú và đa dạng nhằm chào mừng Ngày hội Thống nhất non sông tại Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội. Và sự kiện “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng” là điểm nhấn của chuỗi hoạt động diễn ra trong dịp này. ", "Ông Trịnh Ngọc Chung, Quyền Trưởng Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, cho hay: “Mỗi năm, làng đều phối hợp với một địa phương khác nhau để tổ chức nhiều chương trình sôi nổi, phản ánh những đặc trưng về văn hóa và giới thiệu các nghề thủ công truyền thống. Năm nay, chúng tôi phối hợp với tỉnh Cao Bằng, triển khai phiên chợ vùng cao đặc sắc, tôn vinh nét đẹp văn hóa của các dân tộc anh em”.", "Không gian “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng” là sự kết hợp giữa không gian hội xuống chợ, không gian vui chơi gắn với các hoạt động dân ca, dân vũ, trò chơi dân gian và không gian ẩm thực, sản vật với sắc màu của bà con các dân tộc Lô Lô, Mông, Tày, Nùng và Dao của tỉnh Cao Bằng.", "Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam luôn quan tâm đến hành trình khám phá, trải nghiệm của các du khách. Sau kỳ nghỉ 30/4-1/5 này là đợt nghỉ hè, làng dự định, năm nay, sẽ tập trung vào đối tượng là các học sinh, sinh viên. Ban quản lý làng sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan để tổ chức trại hè cho các em, để các em hiểu hơn về các cộng đồng dân tộc.", "Trung tâm của chợ phiên vùng cao là các gian hàng trưng bày các sản vật như: rau cải, măng khô, măng tươi, su su, các loại gia vị đặc trưng... Nhiều món ăn đặc trưng của dân tộc H'Mông cũng được giới thiệu như: thắng cố, rượu ngô, xôi nếp màu, gà nướng, thịt lợn, cơm lam, cá nướng... ", "Bên cạnh đó, đây còn là cơ hội để quảng bá các điểm đến du lịch đặc sắc của tỉnh Cao Bằng tới rộng rãi khách tham quan.", "“Trong những dịp nghỉ lễ dài như 30/4-1/5 năm nay, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam đã lên những kế hoạch phù hợp để phục vụ khách du lịch. Về làng, du khách sẽ được tận hưởng những giá trị văn hóa, cùng trò chuyện và chứng kiến các nghệ nhân thực hành, cũng như tham gia vào các phong tục, tập quán của các dân tộc”, ông Trịnh Ngọc Chung chia sẻ. ", "Đến với “ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc trong dịp này, người dân không chỉ được trải nghiệm không gian chợ mang đậm sắc màu vùng cao phía bắc với các hoạt động trao đổi, mua bán hàng sôi nổi mà còn được hòa mình và tham gia vào những hoạt động giao lưu, sinh hoạt văn hóa. ", "Từng người sẽ thử nhấm nháp rượu ngô, ăn thắng cố cùng chúc tụng và chia vui. Họ sẽ được lắng nghe điệu khèn của người H'Mông, say sưa giữa khúc hát sli, lượn của người Tày, Nùng và hát giao duyên khi chơi chợ. Sau đó, trải nghiệm làm xôi ngũ sắc, nấu rượu, dệt vải, làm hương và tìm hiểu nghề in sáp ong.", "Ở không gian khác của làng, du khách sẽ có cơ hội tìm hiểu về nghề làm hương Phia Thắp - một loại hương nồng nồng, cay cay được làm từ lá của cây trầm do các nghệ nhân dân tộc Nùng thể hiện. Ngoài ra, người Dao Tiền cũng biểu diễn in hoa văn sáp ong trên vải. Đây là nghề thủ công truyền thống, chứa đựng sức sáng tạo trong nghệ thuật tạo hình của người Dao Tiền.", "Theo ông Chung, trong không gian rộng lớn của làng, mỗi dân tộc đều có những hoạt động riêng để khắp bản làng không chỉ sống động về mặt kiến trúc mà còn mang đến những trải nghiệm đa dạng cho khách tham quan.", "Trao đổi về vấn đề phát triển du lịch của Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam thời gian tới, ông Trịnh Ngọc Chung cho biết: “Chúng tôi luôn quan tâm đến hành trình khám phá, trải nghiệm của các du khách. Sau kỳ nghỉ 30/4-1/5 này là đợt nghỉ hè, làng dự định, năm nay, sẽ tập trung vào đối tượng là các học sinh, sinh viên. Ban quản lý làng sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan để tổ chức trại hè cho các em, để các em hiểu hơn về các cộng đồng dân tộc”.", "Bên cạnh đó, vào sáng 30/4, du khách sẽ được chứng kiến sự kiện tái hiện Lễ hội cầu mưa của người Lô Lô. Đây là một trong những nghi lễ quan trọng, linh thiêng của đồng bào Lô Lô, tỉnh Cao Bằng, thường diễn ra vào tháng 3 âm lịch. ", "Đồ tế lễ phải có rượu ngô, chó, gà, 1 thanh kiếm bằng sắt hoặc gỗ, 1 bát nước, 4 chén rượu, 4 ống hương bằng tre tượng trưng cho 4 phương trời. Dân tộc Lô Lô tổ chức lễ hội này để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, bản làng ấm no.", "Vừa là nhạc cụ, vừa là đạo cụ, khèn của người H'Mông được xem là nhạc khí thiêng kết nối giữa cõi trần và thế giới tâm linh. Người H'Mông gọi tiếng khèn là Krềnh. Khèn H'Mông được sử dụng trong đa dạng hoàn cảnh như: lễ, tết, dùng để chúc mừng, đón khách, cưới hỏi…", "Tiếng khèn vang vọng, lúc khoáng đạt, lúc nhỏ nhẹ, dạt dào. Người H'Mông sử dụng khèn để đệm hát trong những ngày lễ truyền thống, đệm cho các bài dân ca hoặc những vũ điệu mạnh mẽ. Vì thế, khèn cũng là phương tiện để kết nối cộng đồng, chia sẻ tâm tư, giãi bày tâm tư tình cảm giữa người với người." ]
220
ethnic_data
https://nhandan.vn/lang-da-khuoi-ky-xoa-doi-giam-ngheo-nho-phat-trien-du-lich-post816758.html
Làng đá Khuổi Ky xóa đói, giảm nghèo nhờ phát triển du lịch
[ "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/fxqcjxyfxedwtyuf/2024_06_29/ndo_br_z5584837958360-d6ddd915a42692e6bc64b968b5944fab-255.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/fxqcjxyfxedwtyuf/2024_06_29/ndo_br_z5584837652958-4c58319d9ecc5401052ca452a2a98403-7520.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/fxqcjxyfxedwtyuf/2024_06_29/ndo_br_z5584836906818-dd1c35f121db89d5381d33530d80b44e-9093.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/fxqcjxyfxedwtyuf/2024_06_29/ndo_br_z5584836519249-6f19983a4e693fa50ae42fc9a1f4692f-1977.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/fxqcjxyfxedwtyuf/2024_06_29/ndo_br_z5584837793496-8f2fbd6c5c5ba610be34c33a2069f7e3-4981.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/fxqcjxyfxedwtyuf/2024_06_29/ndo_br_z5584836793178-ab297cf238e5475481fcbed9e061b606-4416.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/fxqcjxyfxedwtyuf/2024_06_29/ndo_br_z5584837012674-b076520419572e4549bd161aecb0f456-543.jpg.webp" ]
[ "Ngôi nhà sàn bằng đá của người Tày ở Khuổi Ky. (Ảnh: THI PHONG)", "Những bức tường rào làm bằng đá ở Khuổi Ky. (Ảnh: THI PHONG)", "Ngôi làng nằm cạnh dòng suối Khuổi Ky trong xanh. (Ảnh: THI PHONG)", "Những nếp nhà sàn bình yên có tuổi đời hàng trăm năm. (Ảnh: THI PHONG)", "Ngày càng có nhiều du khách tìm đến với Khuổi Ky. (Ảnh: THI PHONG)", "Một góc hiên nhà của người Tày ở Khuổi Ky. (Ảnh: THI PHONG)", "Việc xây dựng các homestay ở Khuổi Ky cần chú trọng việc bảo tồn các kiến trúc truyền thống. (Ảnh: THI PHONG)" ]
[ "Làng ", " còn được gọi với tên thân thương là “làng đá của người Tày” bởi suốt nhiều thế hệ đá đã gắn bó mật thiết với đời sống của bà con nơi đây. Đá được dùng để dựng nhà, làm đường, chế tác thành các vật dụng trong gia đình. Người dân Khuổi Ky từ khi còn nhỏ đã lớn lên cùng đá, chơi đùa cùng đá. Trong quan niệm của ", ", đá là trung tâm vũ trụ, khơi nguồn của sự sống. Đá chứng kiến những vui buồn, thăng trầm cùng dân làng. Vậy nên đá vừa là chứng nhân, vừa là nơi lưu giữ hồn cốt cùng những ước vọng của người Tày ở Khuổi Ky. ", "Kiến trúc từ đá giúp cho diện mạo của Khuổi Ky khác biệt hoàn toàn với nhiều ngôi làng khác ở Cao Bằng nói riêng và khu vực miền núi phía bắc nói chung", "(Ảnh: THI PHONG)", "Cùng với việc bảo tồn, giữ gìn kiến trúc của những ngôi nhà đá có tuổi đời hàng trăm năm, người Tày ở Khuổi Ky còn rất tự hào về bản sắc văn hóa dân tộc mình, như các điệu hát then, những giai điệu đàn tính, những món ăn dân dã, giầu bản sắc.", "Cùng với việc bảo tồn, giữ gìn kiến trúc của những ngôi nhà đá có tuổi đời hàng trăm năm, người Tày ở Khuổi Ky còn rất tự hào về bản sắc văn hóa dân tộc mình, như các điệu hát then, những giai điệu đàn tính, những món ăn dân dã, giầu bản sắc. Nhưng suốt nhiều năm bà con nơi đây không biết cách nào để đá cùng những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc có thể mang lại của cải, giúp người dân bớt nghèo, bớt khó khăn.", "Trải qua nhiều thế hệ, đời sống của bà con nơi đây chỉ biết trông cậy hoàn toàn vào mảnh ruộng, con sông, con suối, bữa đói, bữa no. Gặp khi thất bát, thiên tai, không ít gia đình rơi vào cảnh thiếu ăn, thiếu mặc. Làm thế nào để giúp bà con thoát được đói nghèo là niềm trăn trở, day dứt thường trực của chính quyền địa phương.", "Năm 2008, làng đá cổ Khuổi Ky được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chính thức công nhận là “Làng văn hóa truyền thống tiêu biểu của dân tộc ít người”. Đây được coi như tiền đề, “cú hích” quan trọng giúp địa phương thúc đẩy phát triển du lịch, từng bước tạo sinh kế, cải thiện đời sống cho người dân. Du lịch được kỳ vọng là cánh cửa giúp người dân Khuổi Ky thoát nghèo bền vững.", "Nhưng làm thế nào để biến một ngôi làng thuần nông trở thành một làng du lịch cộng đồng, khai thác những tiềm năng sẵn có để thu hút khách thập phương tìm đến là một bài toán khó đối với chính quyền địa phương.", "Nhiều cuộc họp đã được tổ chức nhằm phân tích rõ những lợi thế và hạn chế, xây dựng đường hướng, cách thức để triển khai du lịch cộng đồng tại Khuổi Ky. Kết quả là từ sự thống nhất cao, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể đã sẵn sàng vào cuộc với quyết tâm cao. Công tác vận động, tuyên truyền, hướng dẫn bà con được thực hiện từng bước bài bản. ", "Cụ thể, cấp ủy, chính quyền địa phương chỉ đạo các ban, ngành chức năng tổ chức các buổi nói chuyện cũng như mở các lớp tập huấn kỹ năng đón tiếp, phục vụ khách và dịch vụ homestay để mời người dân cùng tham gia, học hỏi. Ngân hàng chính sách sẵn sàng tạo điều kiện cho bà con vay vốn xây dựng homestay với điều kiện ưu đãi. ", "Công tác cải thiện môi trường, cảnh quan thiên nhiên trong làng cũng được chính quyền cử người xuống tận nơi để vận động, hướng dẫn bà con. Làm du lịch giờ đây không còn là câu chuyện của từng cá nhân, hộ gia đình, mà cần phải trở thành mục tiêu, nhiệm vụ chung của cả cộng đồng.", "Chính từ sự vận động, thuyết phục và các chính sách hỗ trợ kịp thời của chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể, người dân Khuổi Ky đã dần thay đổi tư duy, bắt đầu mạnh dạn thử sức với loại hình kinh doanh dịch vụ du lịch. ", "Chính thức từ năm 2016, làng đá Khuổi Ky trở thành làng du lịch. Những homestay đầu tiên bắt đầu mọc lên để đón khách. Người làng Khuổi Kỵ vừa làm, vừa học. Những ngày không có khách, bà con vẫn lo việc đồng áng, duy trì nếp sinh hoạt thường nhật. Có khách tìm đến thì cả làng đều sẵn sàng tâm thế đón khách như đón người thân ở xa mới về.", "Chỉ hai năm sau, năm 2018, Khuổi Ky được chọn làm điểm trải nghiệm du lịch cộng đồng trong tuyến du lịch “Trải nghiệm văn hóa bản địa ở xứ sở thần tiên” của Công viên địa chất Non nước Cao Bằng. Đây là một bước tiến vượt bậc trong phát triển du lịch tại Khuổi Ky.", "Năm 2018, Khuổi Ky được chọn làm điểm trải nghiệm du lịch cộng đồng trong tuyến du lịch “Trải nghiệm văn hóa bản địa ở xứ sở thần tiên” của Công viên địa chất Non nước Cao Bằng.", "Đến nay, tại Khuổi Ky đã có 17 homestay, thu hút khách tìm đến ngày một đông. Không chỉ có khách trong nước mà du khách nước ngoài cũng thấy hấp dẫn với ngôi làng đá cổ nằm bên suối Khuổi Ky trong xanh, lưng tựa vào núi, đẹp như một bức tranh. Đến Khuổi Ky, du khách còn được tham gia các công việc hàng ngày của người dân nơi đây như gặt lúa, bắt cá suối, hoặc trải nghiệm trekking, leo núi, thưởng thức các làn điệu then say đắm.", "Phát triển du lịch cộng đồng đã thay đổi cuộc sống của người dân Khuổi Ky. Bà con đã có thêm sinh kế, thu nhập ổn định, không còn cảnh chạy ăn từng bữa như thuở trước. Nhiều gia đình đã thoát nghèo, cuộc sống dư dả hơn. ", "Việc chuyển hướng phát triển thành công mô hình du lịch cộng đồng tại Khuổi Ky đã góp phần không nhỏ trong phát triển du lịch, xóa đói giảm nghèo của xã Đàm Thủy. Tính đến hết năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã Khuổi Ky chỉ còn 8,9%. Năm 2023, toàn huyện Trùng Khánh đón gần 1 triệu lượt khách, trong đó chỉ riêng làng đá Khuổi Ky đón khoảng 5.000 lượt, với hơn 20% là khách quốc tế.", "Làng đá Khuổi Ky hôm nay bên cạnh mầu xám lạnh, trầm mặc của những ngôi nhà đá dãi dầu mưa nắng qua hàng trăm năm, đã bừng lên sắc hồng rạng rỡ trên những gương mặt người. Đường đi lối lại quanh xóm ngày càng phong quang, sạch đẹp, được tô điểm bằng các sắc hoa rực rỡ sắc mầu. Du khách đến đây thoải mái chọn các góc đẹp để check-in, lưu lại những khoảng khắc đáng nhớ. ", "Vào mỗi thứ bảy của tuần cuối tháng, người làng đá lại cùng nhau tổ chức sinh hoạt văn nghệ tại khu vực sân trung tâm. Người làng đá đã chọn một tên gọi thật ý nghĩa cho hoạt động cộng đồng của mình: “Làng đá nở hoa”. ", "Sự chuyển mình mạnh mẽ ở Khuổi Ky là niềm vui chung của bà con làng đá và các cấp chính quyền, cùng các ban, ngành, đoàn thể. Tuy nhiên, trước yêu cầu ngày càng cao của du khách, việc phát triển du lịch ở Khuổi Ky cũng đang đứng trước không ít khó khăn, thách thức. ", "Theo ông Lương Văn La, Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Trùng Khánh, việc phát triển mô hình du lịch cộng đồng ở Khuổi Ky hiện nay đặt ra một số vấn đề cần được tháo gỡ. Cụ thể là việc tiếp cận các nguồn hỗ trợ vẫn còn những vướng mắc, công tác quảng bá chưa được nhiều, môi trường du lịch chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, cơ sở vật chất còn manh mún, chủ yếu do người dân tự đầu tư xây dựng, tạo sản phẩm du lịch chủ yếu do người dân tự làm...", "Từ đây, đặt ra những yêu cầu cần phải thực hiện trong thời gian tới đó là đẩy mạnh xúc tiến quảng bá, cải thiện hạ tầng cơ sở, đặc biệt là giao thông. Công tác vệ sinh môi trường cũng cần được chú trọng, như việc thu gom rác thải, vận động người dân thay đổi nhận thức, di dời gia súc ra khỏi gầm nhà sàn, nơi ở. Trong phát triển du lịch người dân cần tuân thủ về quy hoạch, gìn giữ cảnh quan, gìn giữ kiến trúc so với nguyên gốc ban đầu.", "Ông Lương Văn La chia sẻ: “Nếu phát triển du lịch không gắn với giá trị văn hóa bản địa hay kiến trúc của từng vùng miền, gắn với thiên nhiên thì chắc chắn sẽ không mang được tính bền vững”. Do đó, địa phương cần tiếp tục mở các lớp tập huấn nâng cao nhận thức cộng đồng gắn với gìn giữ, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể trên địa bàn.", "Song song đó, cần phát triển thêm các sản phẩm du lịch mới như du lịch trải nghiệm trên sông Quế Sơn gắn với giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc; xây dựng ban quản lý giám sát mô hình du lịch cộng đồng đã được hình thành, tổ chức định hướng, tập huấn nâng cao chất lượng dịch vụ cho người dân tham gia phát triển du lịch. ", "Tiềm năng du lịch ở Khuổi Ky vẫn còn rất dồi dào, do đó cần được khai thác, phát huy đúng hướng.", "“Nếu phát triển du lịch không gắn với giá trị văn hóa bản địa hay kiến trúc của từng vùng miền, gắn với thiên nhiên thì chắc chắn sẽ không mang được tính bền vững”." ]
221
ethnic_data
https://nhandan.vn/sac-hoa-viet-nhat-trong-bo-suu-tap-ao-dai-cua-nha-thiet-ke-vu-thao-giang-post792193.html
Sắc hoa Việt - Nhật trong bộ sưu tập áo dài của nhà thiết kế Vũ Thảo Giang
[ "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/genaghlrgybna/2024_01_15/vtg1-5200.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/genaghlrgybna/2024_01_15/vtg2-1496.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/genaghlrgybna/2024_01_15/vtg9-4348.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/genaghlrgybna/2024_01_15/vtg3-2855.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/genaghlrgybna/2024_01_15/vtg4-9290.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/genaghlrgybna/2024_01_15/vtg5-8958.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/genaghlrgybna/2024_01_15/vtg6-3830.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/genaghlrgybna/2024_01_15/vtg8-7590.jpg.webp" ]
[ "", "", "Nhà thiết kế Vũ Thảo Giang (áo dài xanh) và các đại biểu khách mời tại Lễ hội.", "", "", "", "", "" ]
[ " là sự kiện văn hóa tiêu biểu của tỉnh Điện Biên, góp phần tăng cường hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam-Nhật Bản; tăng cường quan hệ hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước nói chung, với tỉnh Điện Biên nói riêng. ", "Mở đầu năm 2024, nhà thiết kế trẻ người dân tộc Tày tiếp tục để lại dấu ấn riêng có tại đêm khai mạc Lễ hội Hoa anh đào - Điện Biên Phủ năm 2024 bằng việc ra mắt bộ sưu tập mang tên “Sắc hoa Tri ngộ”.", "Bộ sưu tập “Sắc hoa Tri ngộ” là một bản giao hưởng của vẻ đẹp thiếu nữ đất Việt trong tà áo dài với nhiều tone màu, nhiều sắc độ của 4 mùa hoa: Tone màu pastel trẻ trung ngọt ngào như sắc xuân của hoa ban, hoa mơ, hoa mận… đặc biệt là ", ". ", "Tone màu nóng: đỏ cam vàng… rực rỡ như những sắc hoa của mùa hạ, rồi sang tông màu trầm hơn với những cánh hoa nhỏ li ti từ sắc đỏ hồng tím, và tone màu lạnh của sương thu lãng mạn, tone trầm của sắc đông. ", "Nhà thiết kế Vũ Thảo Giang đã khéo léo sử dụng những đóa hoa mỏng manh cắt từ tơ lụa làm họa tiết chủ đạo, kết hợp cùng pha lê và ngọc trai nuôi nước ngọt..., tạo nên những bộ trang phục sang trọng, thanh lịch, hiện đại nhưng vẫn nhẹ nhàng nữ tính. ", "Vũ Thảo Giang từng gây ấn tượng với những bộ sưu tập áo dài trong năm 2023 như ", " (được trình diễn tại Phủ chủ tịch nước; Đài truyền hình Việt Nam; Lễ hội Áo dài Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 9 năm 2023); bộ sưu tập ", " tại Lễ hội Áo dài và Du lịch Hà Nội 2023 lần thứ 2; bộ sưu tập “Gốm khảm Bát nhã” tại Ngày Hội Sen Huế 2023.", "Ngoài ra, các bộ sưu tập của Vũ Thảo Giang còn được giới thiệu tại Lễ tri ân nhân dịp Kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ Ngoại giao Việt Nam - Canada tại Thành phố Hồ Chí Minh; Talkshow ", "; Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2023 với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Vietnam Airlines, UN Women; bộ sưu tập “", "” trên máy bay ở độ cao hơn 10.000m. ", "Vũ Thảo Giang từng góp mặt tại Ngày hội “Non nước Cao Bằng-Xứ sở thần tiên” năm 2023 tại Hà Nội; Lễ hội đồi cỏ cháy Ba Quáng, Hạ Lang, Cao Bằng. Cô cũng là nhà thiết kế đầu tiên của Việt Nam thực hiện bộ sưu tập Tô cam và là khách mời của Cơ quan Liên Hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) khu vực châu Á-Thái Bình Dương và Việt Nam.", "Dưới đây là một số mẫu thiết kế trong bộ sưu tập \"Sắc hoa Tri ngộ\":" ]
222
ethnic_data
https://nhandan.vn/nha-thiet-ke-dan-toc-tay-tai-hien-lich-su-vang-son-voi-suu-tap-ao-dai-thuy-vu-nghenh-hy-post835101.html
Nhà thiết kế dân tộc Tày tái hiện lịch sử vàng son với sưu tập áo dài “Thuỵ vũ nghênh hy”
[ "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/genaghlrgybna/2024_10_06/aodaivtg-923.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/genaghlrgybna/2024_10_06/advtg1-7028.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/genaghlrgybna/2024_10_06/advtg6-1382.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/genaghlrgybna/2024_10_06/advtg5-7817.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/genaghlrgybna/2024_10_06/advtg4-4867.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/genaghlrgybna/2024_10_06/advtg3-1292.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/genaghlrgybna/2024_10_06/advtg10-8839.jpg.webp" ]
[ "", "", "Nhà thiết kế Vũ Thảo Giang (giữa) cùng các đại biểu, nhà thiết kế và người mẫu trong đêm diễn.", "", "", "", "" ]
[ "Bộ sưu tập tái hiện hình ảnh hào hùng của Thủ đô Hà Nội trong những năm tháng lịch sử, khi người dân đổ ra đường đón mừng đoàn quân từ chiến khu Việt Bắc trở về tiếp quản Thủ đô.", "Bộ sưu tập kết hợp tranh Hàng Trống với những sắc màu trang nhã, mang hình ảnh của những cô gái Hà thành năm xưa hân hoan đón chào đoàn quân giải phóng. Những tà áo dài mang ký ức về vẻ đẹp của thiếu nữ Hà Nội thập niên 50 cho đến cuối thế kỷ 20. ", "Nhà thiết kế 9x đã đem đến điểm sáng tạo mới rất đặc biệt, khi phần lớn áo có thiết kế lớp áo phụ có thể linh hoạt biến đổi với 4 tà duyên dáng bay bổng.", "Vũ Thảo Giang lựa chọn kết hợp trên nhiều chất liệu cao cấp như lụa nhung, lụa satin, lụa tơ óng… để làm điểm nhấn cho bộ sưu tập. Hoạ tiết trên những tà áo những hình ảnh quen thuộc của Thăng Long Hà Thành cùng với những bức tranh Hàng Trống vô cùng quý hiếm tôn vinh “dáng ngọc” phụ nữ Tràng An xưa, đã trở thành những giá trị bất biến trong dòng chảy văn hóa dân tộc.", "Các thiết kế cũng mang những nguyện ước được gửi gắm về mong muốn nghênh đón những điều tốt lành, cũng như ước vọng về đất nước “Quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa”.", "Nhà thiết kế cho biết, nội dung tranh được các chuyên gia ở Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tư vấn.", "Vũ Thảo Giang chia sẻ: \"Tôi rất xúc động khi được trình diễn bộ sưu tập “Thuỵ vũ nghênh hy” mở màn ", "với Chương 1 “Lịch sử Vàng Son”. Đây là năm thứ 3 liên tiếp tham dự lễ hội áo dài du lịch Hà Nội, tôi cảm nhận được ý nghĩa của lễ hội, góp phần xây dựng một sản phẩm văn hóa, du lịch, quảng bá hình ảnh của thủ đô Hà Nội. Sự kiện nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, khai thác, tôn vinh nét đẹp văn hóa Việt Nam đặc sắc với tà áo dài của dân tộc\".", "Một số thiết kế trong bộ sưu tập:", "Lễ hội áo dài du lịch Hà Nội 2024 ngay khi ", " đã nhận được nhiều sự khen ngợi từ phía công chúng. Lễ hội được đầu tư công phu, có quy mô lớn, thu hút sự tham gia của 6 nghệ nhân, 85 nhà thiết kế của ba miền bắc - trung - nam; gần 100 gian hàng của các nhà thiết kế, thương hiệu áo dài, cơ sở phụ kiện, doanh nghiệp lữ hành... Diễn ra trong ba ngày, từ ngày 4 đến hết 6-10, Lễ hội áo dài du lịch Hà Nội 2024 mang đến cho người dân, du khách nhiều trải nghiệm hấp dẫn." ]
223
ethnic_data
https://nhandan.vn/vui-hoi-xen-lau-no-voi-dan-toc-thai-post723965.html
Vui hội Xên Lẩu Nó với dân tộc Thái
[]
[]
[ "Giám đốc Bảo tàng tỉnh Sơn La Ngô Thị Hải Yến cho biết: \"Ở lễ hội Xên Lẩu Nó, nếu loại trừ đi những yếu tố mê tín dị đoan, các thầy cúng đã đóng vai trò quan trọng như: liên kết và bảo lưu các giá trị văn hóa truyền thống cộng đồng; chữa khỏi bệnh cho dân, giúp cộng đồng trong việc củng cố đời sống tinh thần, làm tăng niềm tin và nghị lực sống cho mỗi con người trước những bệnh tật, thử thách, khó khăn của cuộc sống; biết hướng thiện, tránh cái xấu, sống hiếu thuận với cha mẹ, vợ chồng chung thủy, vun vén gia đình, biết đối nhân xử thế và làm theo những điều ông bà răn dạy, pháp luật cho phép\".", "Được tổ chức 3-5 năm/lần, lễ hội Xên Lẩu Nó kéo dài 3 ngày 3 đêm tại nhà thầy cúng. Sau khi chọn ngày tổ chức, mọi người sẽ được báo trước 10 ngày để chuẩn bị tham dự. Từ sáng sớm, những người được thầy cúng chữa khỏi bệnh, được coi là con nuôi của thầy cúng, khắp bản trên, mường dưới mang lễ vật như: gùi gạo, con gà, rượu… đến nhà thầy cúng để tạ ơn.", "Phần lễ và phần hội của Xên Lẩu Nó có sự đan xen với nhau. Đây được coi là một ngày hội lớn của cộng đồng người Thái đen, thu hút được nhiều đối tượng, lứa tuổi tham gia, bởi ý thức tôn trọng truyền thống văn hóa của dân tộc. Tại đây, mọi người gặp gỡ, chúc nhau sức khỏe, chia sẻ những kinh nghiệm quý trong xây dựng gia đình văn hóa, giáo dục con cháu làm những điều tốt.", "Với ý nghĩa như vậy, lễ hội Xên Lẩu Nó không chỉ thu hút được mọi người trong xã, ngoài xã mà còn thu hút cả người ở các tỉnh khác hay dân tộc khác tham dự. Khi ánh mặt trời khuất sau những dãy núi, sau những nghi lễ cảm tạ trời đất cũng là thời điểm không gian bỗng vỡ òa và sôi động bởi những tiếng trống, tiếng chiêng cùng những tiếng hát, tiếng cười với những điệu xòe pha chút men rượu cần nghiêng ngả. Trong ánh lửa bập bùng, không phân biệt tuổi tác, nam, nữ hay dân tộc, mọi người tay trong tay xòe, reo vang hết mình.", "Khi những làn sương trắng bạc chiếm lĩnh những mái nhà sàn hay lưng chừng núi, cũng là lúc mọi người kết thúc điệu xòe, lời hát. Để rồi đến đêm kế tiếp, tất cả lại tiếp tục quyện vào nhau, vai khoác vai, tay trong tay cùng điệu trống, chiêng nhảy múa... Những chum rượu cần bao lần đổ nước vẫn chảy ngọt, mềm môi, đống lửa cũng bao lần thêm củi, rực than hồng và rồi bao tốp người thay nhau vào đánh trống, gõ chiêng, nhảy múa…", "Ánh mặt trời dần tỏa sáng, thăm thẳm đường rừng, mọi người lại háo hức trở về với những nương ngô, thửa ruộng. Dư âm về một lễ hội linh thiêng, sôi động sẽ mãi theo họ trong cuộc sống hằng ngày, giúp họ vượt qua những lo toan thường nhật và cùng hẹn gặp ở lễ hội lần sau." ]
224
ethnic_data
https://nhandan.vn/trinh-dien-nghe-thuat-det-ban-dia-cua-3-dan-toc-hmong-thai-chau-ma-post728162.html
Trình diễn nghệ thuật dệt bản địa của 3 dân tộc H'Mông, Thái, Châu Mạ
[ "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/genaghlrgybna/2022_12_03/det-mong-2900.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/genaghlrgybna/2022_12_03/det-thai-4413.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/genaghlrgybna/2022_12_03/det-chauma-3111.jpg.webp" ]
[ "Nghệ nhân trẻ người H'Mông thao tác dệt trên khung cửi.", "Hai nghệ nhân Thái Thanh trình diễn 1 tiết mục văn nghệ.", "Nghệ nhân Châu Mạ trình diễn kỹ thuật dệt thổ cẩm của dân tộc mình." ]
[ "Đây là triển lãm đầy ý nghĩa của Viện Goethe Hà Nội phối hợp với Craftlink tổ chức, nhằm giúp đông đảo người dân hiểu và yêu mến hơn những giá trị của nghệ thuật dệt bản địa, vốn mang trong đó những ý nghĩa đặc biệt về văn hóa, đời sống tinh thần cũng như bản sắc của 3 dân tộc H'Mông, Thái và Châu Mạ.", "Các sản phẩm dệt do 6 nghệ nhân các dân tộc H'Mông từ Hợp tác xã Lùng Tám (Quản Bạ, Hà Giang), Thái Thanh từ bản Na (xã Hữu Lập, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) và Châu Mạ từ buôn Go (thị trấn Cát Tiên, huyện Cát Tiên, Lâm Đồng) giới thiệu tại triển lãm và tự tay thực hành dệt, cũng như giới thiệu các khâu từ se sợi, dệt nhuộm cho đến thêu tay…", "Phát biểu tại triển lãm, ông Oliver Brandt, Giám đốc Viện Goethe cho biết, triển lãm hướng tới một trong những mục tiêu là thúc đẩy đối thoại văn hóa trong xã hội.", "Dệt là nét văn hóa truyền thống lâu đời của đồng bào dân tộc thiểu số, tuy nhiên những thay đổi về kinh tế cũng như xã hội cũng đặt ra những thách thức trong việc giữ gìn và phát triển nghề truyền thống này. ", "Triển lãm tại Viện Goethe góp phần giúp mọi người tiếp cận và hiểu thêm hơn về nghệ thuật dệt vải của người dân tộc bản địa, qua đó có những đóng góp vào mục tiêu chung nhằm giữ gìn những nét văn hóa truyền thống như thế này. ", "“Tôi đánh giá cao nỗ lực của Craftlink trong nhiều năm qua trong việc hỗ trợ các nghệ nhân gìn giữ nghề dệt của mình”, ông phát biểu.", "Chia sẻ về triển lãm, bà Trần Tuyết Lan, Giám đốc Craftlink cho biết, hiện nay, truyền thống dệt bản địa của Việt Nam đang phải vật lộn để tồn tại khi đối mặt với hàng dệt may của các nhà máy sản xuất ra với giá thành rẻ hơn. ", "Chính vì điều này, kể từ khi thành lập, Craftlink đã luôn tiến hành các chương trình/dự án khác nhau ở các vùng miền, nhằm khuyến khích thế hệ trẻ nối tiếp truyền thống dệt lâu đời của mỗi dân tộc, đồng thời học các sử dụng các mẫu hoa văn truyền thống cùng nguyên liệu độc đáo để thể hiện nền văn hóa đa dạng và giàu bản sắc. ", "Bà Trần Tuyết Lan cho biết, tại triển lãm, mỗi nhóm nghệ nhân sẽ giới thiệu về văn hóa dệt bản địa thông qua phần trình diễn trực tiếp của mình. ", "Các nghệ nhân sẽ giới thiệu không chỉ những mảnh vải được dệt tỉ mỉ, thủ công hoàn toàn từ chất liệu cây bông, cây lanh địa phương, mà còn kể về những chức năng và biểu tượng riêng, mang ý nghĩa về văn hóa và tín ngưỡng của dân tộc mình. ", "“Đây là điều khiến sản phẩm dệt đẹp hơn và trở thành những tác phẩm nghệ thuật thực sự”, Giám đốc Craftlink nói.", "Craftlink hiện đang trợ giúp hơn 60 nhóm nghệ nhân từ khắp mọi miền đất nước, với số người hưởng lợi hơn 6.000 người trong suốt 26 năm qua. ", "Các dự án của Craftlink không chỉ giúp các nhóm phát triển sản xuất hàng thủ công nâng cao thu nhập, mà còn nâng cao cả năng lực tự quản lý nhóm, tiến tới phát triển bền vững." ]
225
ethnic_data
https://nhandan.vn/kham-pha-nghe-thuat-det-vai-cua-nguoi-thai-thanh-o-nghe-an-post728673.html
Khám phá nghệ thuật dệt vải của người Thái Thanh ở Nghệ An
[ "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/genaghlrgybna/2022_12_07/dt-thaithanh-3260.jpg.webp" ]
[ "" ]
[ "Bản Na nơi chị sinh sống nằm giữa non xanh nước biếc thơ mộng ở vùng rừng núi phía tây nam huyện Kỳ Sơn, với những ngôi nhà gỗ đơn sơ của người Thái Đen (người địa phương còn gọi là Thái Thanh. Vùng đất này có khí hậu khá khắc nghiệt, phải chịu nhiều rủi ro do thiên tai, nhưng người dân ở đây luôn nỗ lực, lạc quan. Một điểm đặc biệt nữa là ở bản, vẫn còn nhiều người giữ và vẫn đang làm nghề dệt vải truyền thống.", "Theo truyền thống của người Thái Thanh, các cô dâu trước khi về nhà chồng không những phải tự may trang phục cho bản thân mình, mà còn phải chuẩn bị quà tặng cho gia đình chồng bằng các loại chăn, đệm, vải, màn… Số lượng quà tặng phải chuẩn bị cho gia đình chồng trước lễ cưới khá nhiều, thường ít nhất là một đôi chăn đen, một đôi chăn đỏ, một đôi đệm nhồi bông lau, 20 gối thêu, 2 bộ váy áo, 10 đến 20 sải vải bông trắng và một chiếc màn trang trí kiểu truyền thống. ", "Thông thường, để chuẩn bị cho những món quà tặng này, mẹ của cô dâu cùng các chị em họ hàng sẽ phải giúp cô dâu dệt vải, may vá, thêu trước khoảng từ 2-3 năm. Chị Lô Thị Mai cho biết, chị biết dệt từ năm 12, 13 tuổi, và đến năm 15 tuổi là bắt đầu dệt chăn, áo váy để chuẩn bị các món đồ cho ngày lấy chồng. ", "Chính vì thế, các cô gái Thái Thanh từ khi còn nhỏ đã được mẹ, bà dạy nghề dệt vải, để đến khi trưởng thành là có thể tự dệt, may trang phục, khăn, chăn màn, đệm… để chuẩn bị cho đám cưới. Và bản thân các cô gái Thái Thanh cũng phải cố gắng học hỏi từ các bà và các mẹ để có được kỹ năng dệt vải thành thạo. Đây cũng là lý do người dân tộc Thái Thanh rất coi trọng kỹ năng dệt vải, thêu thùa.", "Có thể dễ dàng nhận ra trang phục của người Thái Thanh ở Nghệ An khác hoàn toàn với trang phục của người Thái ở bất kỳ vùng miền nào khác. Bộ trang phục rực rỡ với khăn đội đầu, chân váy dệt, thêu hoa văn tỉ mỉ nhiều màu sắc, trong khi người Thái ở những nơi khác mặc trang phục một màu, chân váy đen, đội khăn piêu thêu thổ cẩm.", "Trang phục truyền thống của phụ nữ Thái Thanh tại bản Na rất độc đáo và cầu kỳ, được trang trí vô cùng tinh xảo. Khăn đội đầu được làm từ vải bông mềm, màu đen, với hoa văn được thêu chạy dải hoặc theo các hình trám, vuông, chéo, cánh… đủ màu sắc xanh, đỏ, vàng, cam, tím... Áo cánh được may từ vải bông được nhuộm đen, mặc vừa sát người, dáng áo ngắn để có thể để lộ phần cạp váy được quấn khăn trắng. Áo có xẻ tà khoảng 5cm hai bên hông, trang trí thêm một chùm chỉ nhiều màu sắc. Phần vai cắt liền, tay áo có can thêm một đoạn vải xanh lá cây, áo của người già thì can vải màu trắng. ", "Không chỉ trang phục cầu kỳ, mà chăn, màn… của người Thái Thanh cũng được trang trí rất tỉ mỉ, được làm rất công phu, bởi vì đây là những món quà tặng quan trọng trong đám cưới. ", "Phổ biến nhất là chăn truyền thống với loại dệt hoa văn đen, trắng, được may ghép từ hai tấm vải dệt từ sợi bông trắng và đen, mỗi tấm dệt rộng khoảng 50-60cm và dài khoảng 150cm. Chăn có sợi ngang và dọc màu trắng, còn sợi đan hoa văn là màu đen. Chăn được may thêm viền từ 12 đến 15 cm chung quanh, lót mặt sau bằng vải trắng. Ngày nay, người ta còn sử dụng những loại sợi tổng hợp màu xanh, đỏ để dệt thay vì dệt từ sợi bông truyền thống. ", "Một loại chăn khác tương tự là chăn hoa văn nền đỏ, tương tự như chăn trắng đen nhưng thường dùng sợi đỏ để dệt nền.", "Một loại chăn khá cầu kỳ và được sáng tạo tự do từ bàn tay người thợ dệt, là chăn hoa văn tự do. Chăn dệt hình hoa văn các loài động vật, mặt trời, hoa lá. Mỗi người thợ lại có cách sắp xếp sợi để tạo ra một loại hoa văn riêng, làm nên những bức tranh sinh động. Tùy theo từng khổ vải mà người ta dệt liên một tấm khổ rộng hoặc may ghép hai tấm khổ nhỏ hơn. Chăn không chỉ dùng để đắp mà còn để treo trang trí trong nhà. Chăn thêu các hoa văn hình con vật đặc biệt được dành tặng cho các đám cưới, đó là truyền thống của người Thái Thanh. ", "Màn truyền thống của người Thái được may từ vải bông dày nhuộm chà, một tấm vải dệt hoa văn trên nền đỏ được dùng để trang trí bên trên đỉnh mản. ", "Chị Lô Thị Mai cho biết, để có thể làm được thành thạo một bộ trang phục hoàn chỉnh từ khăn đội đầu đến váy, áo, phải học trong khoảng 1 năm rưỡi. Chiếc khăn đội đầu sau khi dệt xong, phải mất khoảng 2 ngày để thêu. Riêng vạt hoa văn trang trí hai bên tà áo của phụ nữ Thái Thanh cũng phải mất tới hơn 1 ngày. Phần chân váy là lâu nhất, phải mất khoảng hơn 3 tuần để hoàn thiện. Cách dệt rất cầu kỳ, phải chọn hoa văn, phải chọn từng sợi vải để dệt từng múi, có khi mất một ngày rưỡi mới xong một chiếc khăn đội đầu. Thường áo của đàn ông sẽ thêu các con vật liên quan đến công việc săn bắt hái lượm của mỗi người. Thí dụ như khăn hay áo của đàn ông sẽ thêu con vật để mong họ đi săn được nhiều, khăn áo của phụ nữ sẽ thêu hình con cua, cá để mong bắt được nhiều tôm cua cá ngoài suối…", "Làm mất nhiều công sức và thời gian, cho nên hiện nay thanh niên ở bản Na cũng giống như nhiều vùng khác, thường lựa chọn các sản phẩm may mặc công nghiệp vừa hiện đại, vừa dễ mua, lại không quá đắt như các trang phục thủ công. ", "Hiện nay Craftlink đang phối hợp Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Nghệ An thực hiện dự án “Bảo tồn và gìn giữ nền văn hóa truyền thống của dân tộc Thái Thanh thông qua việc khôi phục kỹ năng dệt vải truyền thống, đồng thời giúp cải thiện đời sống kinh tế bền vững cho người dân bản Na. Chị Lô Thị Mai và chị Lương Thị Giang là hai phụ nữ đại diện cho bản Na đến trình diễn nghệ thuật dệt vải của người Thái Thanh tại triển lãm Nghệ thuật dệt truyền thống của các dân tộc Thái Thanh, H'Mông và Châu Mạ.", "Chị Lô Thị Mai cho biết, hiện tại ở bản chị đã thành lập hợp tác xã dệt may, bản thân chị cũng thường xuyên tham gia dạy nghề dệt cho người ở bản. Hiện tại đang có 5 học viên theo học nghề dệt vải tại nhà chị. “Chúng tôi được hỗ trợ khung cửi dệt, sợi vải, đầu ra cũng ổn định, cho nên cũng đã có nhiều người quay trở lại muốn học nghề dệt vải truyền thống. Nếu có được thu nhập ổn định, sản phẩm lại được yêu thích, tôi tin rằng nghề dệt truyền thống sẽ không thất truyền được”, chị nói. " ]
226
ethnic_data
https://nhandan.vn/hanh-trinh-cua-nu-cuoi-post731620.html
Hành trình tìm lại nụ cười trọn vẹn cho trẻ bị dị tật khe hở môi, khe hở vòm
[ "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/cajwedqjr/2022_12_25/ttttb-5465-3937.jpg.webp" ]
[ "Tình nguyện viên của Operation Smile lập bảng danh sách các em nhỏ được phẫu thuật nụ cười miễn phí ở Bệnh viện Việt Nam-Cuba (Hà Nội). (Ảnh: MICHEL NGUYỄN)" ]
[ "Nhưng ở Mèo Vạc chỉ vài giờ sau, một chuyến xe thiện nguyện đầy hy vọng sẽ đưa cậu bé bị dị tật khe hở môi, khe hở vòm (hay còn gọi là sứt môi, hở hàm ếch) bẩm sinh về Hà Nội phẫu thuật, bắt đầu hành trình dài tìm lại nụ cười trọn vẹn và giúp thay đổi cuộc đời về sau.", "Sinh ra chưa hoàn thiện về hình thể, Vừ Mí Hùng còn không thể mang họ bố, vì mẹ cậu bé chưa đủ tuổi kết hôn. Nạn tảo hôn vốn được coi là một trong những nguyên nhân gây ra các dị tật bẩm sinh của không ít trẻ em vùng cao hiện nay. Vừ Mí Hùng sẽ lại lớn lên với rất nhiều khó khăn trong ăn uống, sinh hoạt và những tổn thương về tâm lý gặp phải khi trưởng thành, nếu không được chị Phạm Thị Nhan (sinh năm 1973), một nhà từ thiện người bản địa, tình cờ bắt gặp. ", "“Một ngày mùa đông, nhìn thấy Hùng và các bé khác có tình trạng tương tự, thương quá cho nên tôi liền đăng tải lên mạng xã hội để tìm trợ giúp vì gia đình các bé sống quanh năm trên bản, không quen ai để nhờ, hoàn cảnh lại quá khó khăn”, chị Nhan kể.", "Giải quyết được vấn đề tâm lý từ chính cha mẹ khi phát hiện con bị dị tật môi, vòm là một việc không hề dễ dàng, và cũng chỉ là sự khởi đầu trước một hành trình dài. Điều này đòi hỏi kiến thức về bệnh của con cũng như sự mạnh mẽ, quyết tâm.", "Một người bạn gửi chị Nhan số điện thoại của bác sĩ ở Bệnh viện Việt Nam-Cuba (Hà Nội) và chị không ngại ngần, vội liên lạc ngay. Kết quả hơn cả mong đợi vì sự giúp đỡ rất thiện chí: “Sau khi nghe tôi kể, bác sĩ trao đổi để biết rõ hơn về các dị tật mà từng bé gặp phải. Đề cập khó khăn rất lớn là tài chính, tôi mừng rỡ vì bác sĩ hứa sẽ liên hệ để được giúp đỡ”. ", "Chị Nhan đến ngay gia đình Vừ Mí Hùng và ba em còn lại: Ly Thị Phương (12 tháng tuổi, ở xã Tà Lùng), Già Thị Máy (2,5 tuổi, ở xã Lùng Chinh), Giàng Mí Sáy (9 tháng tuổi, ở xã Sơn Vĩ) để thuyết phục họ cho con xuống Hà Nội khám sàng lọc, sau đó phẫu thuật. Những lo lắng của các ông bố, bà mẹ còn rất trẻ về chặng đường xa gian khó trước mắt phần nào được giải tỏa khi chị Nhan quyết định đi theo, làm phiên dịch viên tiếng H’Mông, cũng như ở cùng, chăm sóc các bé đến khi phẫu thuật xong. ", "Không ở miền núi xa xôi, nhưng anh Trương Văn Mạnh (làm công nhân ở tỉnh Hà Nam) là trụ cột kinh tế trong gia đình, vẫn rất sốc khi biết tin: Vợ mang thai lúc 26 tuần phát hiện con bị dị tật môi, vòm. ", "Trương Minh Vũ là đứa con thứ hai của vợ chồng anh Mạnh nhưng đã có lúc, tưởng như không thể tồn tại trên đời: “Mình vô cùng hụt hẫng, gia đình cũng gặp vấn đề rất lớn về tư tưởng. Rất nhiều câu hỏi đặt ra trong đầu: Vì sao lại là gia đình mình? Nếu sinh con ra rồi sẽ lớn lên như thế nào? Ăn uống, tập nói ra sao?”. Và rồi sự đắn đo, day dứt khôn nguôi có lúc đã khiến đôi vợ chồng nghĩ đến việc... bỏ con.", "Bác sĩ Nguyễn Trung Nghĩa (Bệnh viện Việt Nam-Cuba) kể: “Thông qua một người bạn, mình trò chuyện với Mạnh và được nghe chia sẻ về những lo lắng, những dự định của vợ chồng bạn ấy về Vũ. Tuy nhiên, mình đã giải thích: Dị tật chỉ là vấn đề bên ngoài, khoa học y tế có thể khắc phục được. Vũ cần quyền được sống với sự chung tay của cả bố mẹ, gia đình và cộng đồng. Và cuối cùng, bố mẹ em đã đồng ý”...", "Giải quyết được vấn đề tâm lý từ chính cha mẹ khi phát hiện con bị dị tật môi, vòm là một việc không hề dễ dàng, và cũng chỉ là sự khởi đầu trước một hành trình dài. Điều này đòi hỏi kiến thức về bệnh của con cũng như sự mạnh mẽ, quyết tâm. ", "Ở huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa), chị Trương Thị Tuyết, mẹ cháu Hà Văn Thái (người dân tộc Thái, sinh năm 2018), lại không được trợ giúp nhiều từ bên ngoài. Chị một thân một mình tìm hiểu về dị tật môi, vòm của Thái từ lúc còn nằm trong bụng mẹ. ", "“Khi tôi đang làm việc ở Hưng Yên đã biết việc con mình, lúc đó đã ở tháng thứ 5 của thai kỳ, khả năng cao sẽ bị hở hàm ếch. Nghe tư vấn từ bác sĩ, rồi lên mạng tìm hiểu thông tin về bệnh này, dù buồn nhưng tôi quyết tâm giữ bé vì tin rằng tiến bộ của ngành y sẽ khắc phục được”, chị Tuyết kể. Khi Thái tròn 6 tháng tuổi, hai mẹ con lặn lội từ quê nhà đến Bệnh viện Việt Nam-Cuba khám sàng lọc để phẫu thuật lần đầu, may mắn là con đủ điều kiện sức khỏe và các bác sĩ đã thực hiện ca mổ thành công. ", "Hành trình của chị Nhan và bốn đứa trẻ bé bỏng từ Mèo Vạc thì lại không được may mắn trọn vẹn. Ba bé khác đủ điều kiện nhưng Ly Thị Phương dù đã 12 tháng tuổi mà chỉ nặng 6kg, chưa thể phẫu thuật. “Phương mồ côi mẹ, được bố đưa xuống và cũng là bé bị hở hàm nặng nhất. Đến bữa, nhìn bố bón cơm cho ăn rất tội nghiệp nhưng các bác sĩ không còn cách nào khác, đành yêu cầu ra Tết, nếu bé đủ cân nặng sẽ xuống khám, rồi chỉ định phẫu thuật sau”, chị Nhan chia sẻ. ", "Theo bác sĩ Hoàng Phong Mỹ (Trưởng khoa Phẫu thuật hàm mặt, Bệnh viện Việt Nam-Cuba), trẻ bị dị tật môi hay hở hàm ếch phải đạt tiêu chuẩn tối thiểu về tháng tuổi và cân nặng mới có thể tiến hành phẫu thuật. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, các em sẽ được xét nghiệm về răng hàm mặt, gây mê, huyết học, hóa sinh. Nếu đủ tiêu chuẩn, bệnh nhân được hỗ trợ toàn bộ chi phí y tế phẫu thuật thông qua sự giúp đỡ của tổ chức Operation Smile (OS). Chính nhờ sự giúp đỡ của họ mà từ năm 1989 đến nay, hơn 62.000 bệnh nhi đã được can thiệp để khắc phục dị tật khe hở môi, khe hở vòm miễn phí. ", "Trẻ bị dị tật môi hay hở hàm ếch phải đạt tiêu chuẩn tối thiểu về tháng tuổi và cân nặng mới có thể tiến hành phẫu thuật. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, các em sẽ được xét nghiệm về răng hàm mặt, gây mê, huyết học, hóa sinh. Nếu đủ tiêu chuẩn, bệnh nhân được hỗ trợ toàn bộ chi phí y tế phẫu thuật thông qua sự giúp đỡ của tổ chức Operation Smile (OS). Chính nhờ sự giúp đỡ của họ mà từ năm 1989 đến nay, hơn 62.000 bệnh nhi đã được can thiệp để khắc phục dị tật khe hở môi, khe hở vòm miễn phí.", "Trương Minh Vũ cũng như Vừ Mí Hùng, Hà Văn Thái... đều nằm trong số rất nhiều bệnh nhi được OS hỗ trợ mổ miễn phí. Vũ vừa trải qua ca phẫu thuật đầu tiên với sức hồi phục khá nhanh. Mẹ và bà ngoại đưa em lên cắt chỉ sau phẫu thuật, bố Mạnh vẫn ở nhà đi làm để bảo đảm thu nhập cho gia đình. “Việc các bác sĩ chia sẻ về dự án hỗ trợ mổ hở hàm ếch miễn phí đã là một trong những động lực lớn để vợ chồng mình quyết định giữ con lại. Giờ đây, chỉ mong con có thể khỏe mạnh, vượt qua các đợt phẫu thuật phía trước”, anh Mạnh chia sẻ.", "Tháng 12 này, Bệnh viện Việt Nam-Cuba lại cùng OS tổ chức chương trình phẫu thuật nụ cười tại Hà Nội. Đứng nép mình sau lưng mẹ, Hà Văn Thái đang chờ đăng ký khám để có thể tiếp tục phẫu thuật lần thứ ba trong hành trình hoàn thiện nụ cười giữa niềm vui và hy vọng rất lớn của mẹ. ", "Em đã vượt qua lần thứ hai phẫu thuật tạo hình vòm ở thời điểm 18 tháng tuổi, và bây giờ sẽ là công đoạn kế tiếp. “Con giờ bên ngoài đã khá hơn nhiều, tuy nhiên vẫn cần thời gian để các bác sĩ can thiệp phần bên trong. Dù con vẫn còn ăn uống khó khăn, dễ bị tái viêm tai giữa nhiều lần, còn nói ngọng và thính giác kém, nhưng tôi tin là một vài năm nữa sẽ được cải thiện”, chị Trương Thị Tuyết cho biết.", "Hỗ trợ những bệnh nhi từ rất nhiều nơi xa về Thủ đô để được phẫu thuật nụ cười, là hàng chục tình nguyện viên của OS làm việc tất bật từ bàn tiếp nhận, đo cân nặng, chụp ảnh kỹ thuật, hỗ trợ chi phí đi lại..., trong đó có Trần Tiến Lâm, một điều phối viên phát triển, phụ trách các tình nguyện viên của chương trình lần này. ", "Tình nguyện viên của Operation Smile lập bảng danh sách các em nhỏ được phẫu thuật nụ cười miễn phí ở Bệnh viện Việt Nam-Cuba (Hà Nội). (Ảnh: MICHEL NGUYỄN)", "Chàng trai trẻ sinh năm 1997 đã có 4 năm kinh nghiệm làm việc cho OS tâm sự: “Em thực tập năm cuối đại học tại OS và mới đầu chưa hề có ý định sẽ gắn bó tại đây. Tuy nhiên, sau quá trình công tác xã hội tại đây, thêm việc được đọc cuốn sách “Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?”, đã khiến em quyết định gắn bó với OS, để được cống hiến cho xã hội, cũng là để cảm ơn cho những gì cuộc sống đã ban tặng”.", "Lâm từng là một bệnh nhi bị dị tật khe hở môi, khe hở vòm; đã vượt qua nhiều đau đớn sau ba lần phẫu thuật nụ cười trải dài qua rất nhiều năm. Ngắm khuôn mặt đầy thiện cảm của Lâm hiện nay, cùng công việc của em bây giờ, thật sự đã truyền lửa cho các bệnh nhi, cha mẹ bệnh nhi và chính các bác sĩ. ", "Bác sĩ Nguyễn Trung Nghĩa chia sẻ: “Những bạn như Lâm khi đã trưởng thành, học hành thành tài và quyết định quay trở lại, gắn bó với công tác xã hội, giúp chính những em nhỏ cùng hoàn cảnh khiến các bác sĩ cũng rất cảm động và thấy cần tiếp lửa hơn nữa cho các hành trình của nụ cười”.", "Bác sĩ Nguyễn Trung Nghĩa sinh năm 1988, còn rất trẻ nhưng đã có nhiều ca mổ cho trẻ bị dị tật môi, hàm. Anh tự nhận mình là bậc con cháu, sau rất nhiều đời của Khoa Phẫu thuật hàm mặt được may mắn tham gia hành trình mổ nhân đạo cho các em. ", "Bác sĩ Hoàng Phong Mỹ cho biết: “Bệnh viện Việt Nam-Cuba bắt đầu hành trình phẫu thuật nụ cười ngay từ những ngày đầu OS hỗ trợ năm 1989 và trải qua rất “nhiều đời” bác sĩ - những người thầy, người anh trong lĩnh vực tạo hình, răng hàm mặt, thẩm mỹ có trình độ cao, được thế giới và quốc tế ghi nhận. Nhưng điều quan trọng hơn cả, sau hơn 30 năm, đó là chúng tôi được nhìn thấy những nụ cười hoàn thiện của các em, thấy được họ khi trưởng thành và quay trở lại đầy xúc động”.", "Vậy đó, hành trình “vẽ lại” những nụ cười cho trẻ em trên khắp Việt Nam vẫn luôn tiếp tục bởi ngoài OS hay Bệnh viện Việt Nam-Cuba, còn rất nhiều tổ chức, nhà hảo tâm và các bệnh viện khác đang từng ngày, từng giờ hỗ trợ mổ miễn phí cho trẻ bị dị tật môi, hàm. Và những đứa trẻ đó sẽ tiếp tục trưởng thành, bước tiếp với một cơ hội tương lai hoàn toàn như mọi bạn nhỏ bình thường khác. ", "Trần Tiến Lâm nói: “Em đã vượt qua được mặc cảm từ rất lâu, thậm chí còn tích cực hoạt động Đoàn lúc đi học, mạnh dạn gặp nhiều người để bớt đi sự rụt rè... Thế nên, những nụ cười trọn vẹn sẽ đến nếu các bạn được phẫu thuật, cố gắng cho bản thân cơ hội lấp đầy những khiếm khuyết bằng việc nỗ lực hòa nhập và yêu cuộc sống nhiều hơn." ]
227
ethnic_data
https://nhandan.vn/le-ap-ho-chieng-cua-nguoi-thai-trang-o-lai-chau-post746447.html
Lễ “Áp Hô Chiêng” của người Thái trắng ở Lai Châu
[ "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/pgazsmztzsao/2023_04_06/le-ap-ho-chieng1-146.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/pgazsmztzsao/2023_04_06/le-ap-ho-chieng3-6906.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/pgazsmztzsao/2023_04_06/le-ap-ho-chieng4-4718.jpg.webp" ]
[ "Trước khi ra suối gội đầu, các cô gái phải đến làm lễ tại đền thờ nàng Han và xin nước từ giếng thiêng rước ra suối. Tại đây thầy chủ tế sẽ dùng lá thơm, vẩy nước thiêng xuống suối, với mong ước dòng suối thượng nguồn của bản luôn trong lành, ban phát cho dân làng nguồn nước dồi dào, no đủ.", "Sau khi vẩy nước xuống suối, thầy chủ tế sẽ dùng phần nước còn lại để các cô gái thoa lên tóc trước khi xuống suối gội đầu, thể hiện sự tôn kính và tưởng nhớ nữ tướng Nàng Han thuở xưa đã từng gội đầu nơi đây.", "Tắm suối, gội đầu là nét văn hóa trong đời sống, sinh hoạt của người con gái Thái." ]
[ "Người Thái ở Mường So vẫn truyền tai nhau, lễ “Áp Hô Chiêng” bắt nguồn từ huyền tích Nàng Han giả trai đi đánh giặc. Sau khi chiến thắng trở về đến bờ Nậm Bó thuộc suối Nậm Lùm, Nàng Han cho quân sĩ nghỉ ngơi, tắm gội. Tại nơi nàng tắm, bỗng tỏa ra áng mây ngũ sắc, rồi phút chốc đưa nàng bay về trời... " ]
228
ethnic_data
https://nhandan.vn/chan-chinh-cong-tac-quan-ly-dao-tao-sat-hach-cap-bang-lai-xe-tren-pham-vi-toan-quoc-post747087.html
Chấn chỉnh công tác quản lý đào tạo, sát hạch, cấp bằng lái xe trên phạm vi toàn quốc
[ "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/genadhnatuhat/2023_04_10/dao-tao-bang-b1-2789.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/genadhnatuhat/2023_04_10/phat-hien-nhieu-sai-pham-trong-quan-ly-dao-tao-sat-hach-lai-xe-6121.jpeg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/genadhnatuhat/2023_04_10/ong-lam-van-hoang-9633.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/genadhnatuhat/2023_04_10/thu-truong-gtvt-le-dinh-tho-5950.jpg.webp" ]
[ "Một cơ sở đào tạo lái xe ô-tô bằng B1-B2.", "Đào tạo, sát hạch, cấp bằng lái xe là lĩnh vực có phạm vi, ảnh hưởng lớn đối với xã hội, tác động đến nhiều đối tượng, với nhiều diễn biến phức tạp trong thực tiễn.", "Chánh Thanh tra Bộ Giao thông vận tải Lâm Văn Hoàng.", "Thứ trưởng Giao thông vận tải Lê Đình Thọ." ]
[ "Bộ cũng thường xuyên, liên tục triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác này gắn với tăng cường thanh tra, kiểm tra, phòng chống tham nhũng, tiêu cực; hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý.", "Tại Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác ", " quý I và phương hướng, nhiệm vụ quý II mới đây, Chánh Thanh tra Bộ Giao thông vận tải Lâm Văn Hoàng cho biết, thời gian qua, công tác quản lý nhà nước về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe đã được phân cấp tương đối triệt để cho địa phương, đồng", "Thông qua thanh tra, kiểm tra định kỳ và chuyên đề, cũng như nắm bắt thông tin từ dư luận xã hội, Bộ Giao thông vận tải luôn xác định đào tạo, ", " là lĩnh vực có phạm vi, ảnh hưởng lớn đối với xã hội, tác động đến nhiều đối tượng, với nhiều diễn biến phức tạp trong thực tiễn.", "Tuy nhiên, ở một số nơi, có lúc đã xảy ra hiện tượng buông lỏng quản lý, giám sát dẫn đến tiềm ẩn nhiều nguy cơ tiêu cực.", "Bộ đã yêu cầu Sở Giao thông vận tải các địa phương thực hiện quản lý công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe đúng quy định, kịp thời chấn chỉnh, khắc phục khuyết điểm, sai sót, ngăn ngừa hiện tượng sai phạm. ", "Ngay từ đầu năm 2023, Bộ trưởng Giao thông vận tải đã quyết định thành lập các Đoàn kiểm tra, triển khai kiểm tra toàn diện, tổng thể công tác quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe của các Sở Giao thông vận tải trên phạm vi toàn quốc.", "Đồng thời, quán triệt quá trình kiểm tra phải tuân thủ nguyên tắc công khai, minh bạch, độc lập, khách quan, nghiêm túc, làm đến đâu xử lý dứt điểm sai phạm (nếu có) đến đó; chịu trách nhiệm trước pháp luật và Bộ trưởng Giao thông vận tải về kết quả thanh tra, kiểm tra.", "Cụ thể, trong quản lý công tác đào tạo, một số Sở Giao thông vận tải để cơ sở đào tạo gửi báo cáo tiếp nhận danh sách học viên một số khóa học qua phần mềm chậm hơn nhiều ngày so với quy định.", "Một số địa phương còn hạn chế trong khai thác dữ liệu trên phần mềm hệ thống dữ liệu DAT, nên chưa kịp thời phát hiện, xử lý đối với cơ sở đào tạo không thực hiện đúng nội dung, chương trình, kế hoạch, tiến độ đào tạo, tổ chức thi kết thúc khóa học cho học viên khi chưa đủ điều kiện, chưa phát hiện, xử lý đối với các phiên học có dấu hiệu bất thường về dữ liệu DAT của cơ sở đào tạo.", "Cũng theo Chánh Thanh tra Bộ Giao thông vận tải, trong công tác sát hạch, một số Sở duyệt danh sách học viên dự sát hạch khi chưa có đầy đủ dữ liệu trích xuất qua thiết bị DAT.", "Theo quy định, phải có báo cáo kết quả thực hành lái xe trên đường qua thiết bị DAT; đủ số km thực hành lái xe trên đường, có dữ liệu học thực hành lái xe ban đêm, lái xe với xe số tự động của học viên, để xem xét trước khi thực hiện sát hạch.", "Qua hình ảnh lưu trữ, tại một số kỳ sát hạch, trong Phòng sát hạch lý thuyết lái xe mô-tô hạng A1 có hiện tượng thí sinh trao đổi với nhau khi làm bài và sát hạch viên trao đổi, hỗ trợ thí sinh. ", "Đoàn kiểm tra cũng phát hiện nhiều Sở Giao thông vận tải chưa xây dựng, trình UBND cấp tỉnh ban hành quy định về đào tạo, sát hạch lái xe hạng A1, A4 cho đồng bào dân tộc thiểu số không biết đọc, biết viết tiếng Việt.", "\"Một số Sở Giao thông vận tải chưa quyết liệt, sâu sát trong quản lý; chưa kiểm tra, giám sát đào tạo hoặc có kiểm tra, giám sát nhưng mang tính hình thức, không đúng thực tế, dẫn đến tiềm ẩn nguy cơ gian lận, tiêu cực của cơ sở đào tạo\", Chánh thanh tra Bộ Giao thông vận tải Lâm Văn Hoàng cho biết.", "Đối với những hạn chế, sai phạm được phát hiện này, các đoàn kiểm tra đã lập biên bản và yêu cầu Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố phải có biện pháp xử lý, chấn chỉnh ngay.", "Mặc dù chưa kết thúc kế hoạch kiểm tra, nhưng để kịp thời chấn chỉnh, khắc phục ngay các tồn tại, sai sót và phòng, chống tiêu cực nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác đào tạo, sát hạch lái xe, ngay trong ngày 10/4, Bộ Giao thông vận tải tiếp tục có công văn số 3448/BGTVT-TTr gửi Sở Giao thông vận tải các địa phương, yêu cầu tiếp tục thực hiện nghiêm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và quản lý chặt chẽ công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe theo chỉ đạo của Bộ Giao thông vận tải.", "Bộ cũng yêu cầu các Sở Giao thông vận tải thường xuyên theo dõi, nắm bắt thông tin dư luận xã hội, chủ động nhận diện các nội dung tiềm ẩn nguy cơ tiêu cực trong công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe để phòng ngừa từ sớm, từ xa.", "Đặc biệt, Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các Sở Giao thông vận tải thực hiện quản lý công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe theo đúng quy định, trong đó tập trung tổ chức thực hiện nghiêm việc theo dõi, kiểm tra, khai thác và sử dụng dữ liệu DAT, dữ liệu quản lý DAT (phòng ngừa hiện tượng nhiều thiết bị DAT trên cùng 1 phương tiện; hoặc cùng một thời điểm, một người có mặt trên 2 phương tiện…).", "Bên cạnh đó, các Sở Giao thông vận tải cần tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ sở đào tạo để quản lý chặt chẽ việc tổ chức giảng dạy theo đúng nội dung, chương trình, kế hoạch, tiến độ đào tạo; kiểm tra kết thúc khóa học theo quy định. ", " “Các Sở Giao thông vận tải cũng được yêu cầu chỉ đạo cơ sở đào tạo quản lý, sử dụng dữ liệu DAT bảo đảm chính xác; kiểm tra các thông tin về giáo viên, xe tập lái trong quá trình tổ chức đào tạo và xét duyệt học viên thi kết thúc khóa học; kịp thời báo cáo Sở Giao thông vận tải khi có thay đổi kế hoạch, tiến độ đào tạo (xe tập lái, giáo viên dạy lái, thời gian đào tạo…).", "Các Sở Giao thông vận tải phải chỉ đạo Hội đồng sát hạch, Tổ sát hạch thực hiện nghiêm các quy định pháp luật và hướng dẫn của Cục Đường bộ Việt Nam về tổ chức kỳ sát hạch lái xe.", " Sát hạch viên thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ; bảo đảm thí sinh không mang, sử dụng điện thoại hoặc thiết bị truyền tin trong phòng sát hạch lý thuyết, sử dụng công nghệ cao trong quá trình sát hạch”, ông Lâm Văn Hoàng cho biết.", "Song song với đó, Bộ cũng tiếp tục chỉ đạo Thanh tra Sở Giao thông vận tải tăng cường giám sát đột xuất các kỳ sát hạch lái xe; chủ động phối hợp cơ quan quản lý về giáo dục, chính quyền địa phương tăng cường kiểm tra, xác minh việc xác nhận đối tượng đồng bào dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt để bảo đảm đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe hạng A1, A4 đúng đối tượng.", "Hiện nay, Thanh tra Bộ đang chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan tổng hợp, phân tích, đã phát hiện có dấu hiệu sai phạm và sẽ chuyển thông tin đến cơ quan Công an để xem xét, xử lý theo quy định.", "Để nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác đào tạo, sát hạch, cấp bằng lái tại địa phương, Thanh tra Bộ đã kiến nghị các địa phương tiếp tục quan tâm, tăng cường chỉ đạo nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước trong lĩnh vực này, thực hiện các giải pháp quyết liệt để nâng cao chất lượng, hiệu quả gắn với phòng chống, tiêu cực trong công tác đào tạo, sát hạch lái xe; chấn chỉnh nghiêm sai sót, vi phạm đã được các Đoàn kiểm tra chỉ ra hoặc qua thông tin phản ánh của báo chí, người dân và doanh nghiệp.", "Các Sở Giao thông vận tải đã được kiểm tra, tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và có hình thức xử lý tương xứng đối với các tập thể, cá nhân liên quan đến vi phạm, sai sót trong công tác quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe; khẩn trương khắc phục các sai sót trong công tác quản lý, thực hiện của Sở đã được các Đoàn kiểm tra chỉ ra.", "Thứ trưởng Giao thông vận tải Lê Đình Thọ nhấn mạnh: “Các đơn vị chức năng cần tổ chức rà soát, kiểm tra để làm rõ các dấu hiệu vi phạm của cơ sở đào tạo, trung tâm sát hạch lái xe. ", "Sở Giao thông vận tải các tỉnh Đắk Lắk, Lai Châu, Lào Cai phải xác minh, làm rõ hiện tượng sát hạch viên hỗ trợ thí sinh trong một số thời điểm tại một số kỳ sát hạch lý thuyết hạng A1. ", "Sở Giao thông vận tải Bình Định cũng được yêu cầu làm rõ việc cho nhiều thí sinh sát hạch lại thực hành lái xe ô-tô trong một số kỳ sát hạch để xử lý vi phạm (nếu có) theo thẩm quyền. Trường hợp có dấu hiệu tiêu cực phải chủ động chuyển cơ quan chức năng xem xét, xử lý theo quy định”.", "Bộ cũng yêu cầu các địa phương khẩn trương, nghiêm túc triển khai thực hiện, báo cáo về Bộ trước ngày 30/5 tới đây. ", "Đến nay, thông qua công tác kiểm tra, Thanh tra Bộ Giao thông vận tải đã chuyển thông tin 2 cơ sở đào tạo lái xe nghi ngờ có dấu hiệu tiêu cực đến cơ quan công an địa phương để xác minh, làm rõ, xử lý theo đúng thẩm quyền quy định." ]
229
ethnic_data
https://nhandan.vn/gin-giu-phat-huy-ban-sac-van-hoa-cac-dan-toc-vung-bien-post760828.html
Gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc vùng biên
[]
[]
[ "Tại huyện biên giới Sốp Cộp, mỗi dân tộc sinh sống tại các xã, bản có một nét văn hóa đặc trưng, được hình thành từ lâu đời với những giá trị văn hóa truyền thống thông qua các lễ hội, phong tục, tập quán, nghi lễ, trang phục, nghề truyền thống, như: “Xên bản, xên mường”, “cầu mùa” của dân tộc Thái; “Khẩu hó” của dân tộc Lào và “Khoai lang, khoai sọ” của đồng bào Khơ Mú… ", "Do vậy, trong thời gian qua, các cấp, các ngành của huyện đã triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” với những giải pháp và chỉ đạo cụ thể. Trong quá trình triển khai thực hiện, huyện chỉ đạo gắn với bảo tồn, phát triển các giá trị văn hóa dân tộc, kết hợp khai thác và phát huy nét văn hóa đặc trưng. ", "Một điểm mới là huyện Sốp Cộp đã phối hợp với các sở, ngành và các nghệ nhân trong tỉnh… tìm hiểu, nghiên cứu và sưu tầm giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể tiêu biểu của các dân tộc; đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền nâng cao ý thức của mỗi người dân, cộng đồng, nhất là thế hệ trẻ về tầm quan trọng của văn hóa dân tộc, phát huy các giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể tại các cơ sở. ", "Bên cạnh đó, huyện quan tâm duy trì và phát triển các nét đẹp văn hóa, trò chơi dân gian truyền thống như múa xòe, múa sạp, ném còn, tó má lẹ của dân tộc Thái; múa khèn, ném pa pao, tu lu của dân tộc H’Mông, múa lăm vông của dân tộc Lào, múa Vêlr Guông (Au Eo), điệu Tơm; các nghề truyền thống như thêu may trang phục dân tộc, nghề rèn, món ăn đặc sắc của người Thái, Lào, H’Mông, Khơ Mú… ", "Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Sốp Cộp Tòng Thị Quyên cho biết: Trên địa bàn có gần 90% số bản có nhà văn hóa và được trang bị thiết chế văn hóa; duy trì hiệu quả hoạt động của 178 đội văn nghệ tại các bản và các lễ hội được tổ chức theo nếp sống văn minh, bảo đảm đúng quy định. ", "Cùng với đó các xã, bản thường xuyên động viên, khích lệ hạt nhân văn hóa dân gian tham gia đội văn nghệ, truyền dạy những tinh hoa văn hóa truyền thống của dân tộc cho thế hệ trẻ. Ðồng thời, huyện duy trì tốt việc lồng ghép đưa những nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc vào các tiết học, hoạt động ngoại khóa của các nhà trường. ", "Chia sẻ thêm về việc lồng ghép những nét đẹp truyền thống của các dân tộc vào các giờ học ngoại khóa, thầy giáo Lường Văn Hiền, Hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở và trung học phổ thông huyện Sốp Cộp cho rằng: Ngoài quy định học sinh mặc trang phục truyền thống dân tộc vào thứ hai hằng tuần, các giáo viên bộ môn trong nhà trường còn tích hợp, phổ biến các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc qua từng môn học. ", "Trường cũng tổ chức dạy thêu, may thổ cẩm trong hoạt động giáo dục hướng nghiệp dạy nghề phổ thông; thường xuyên tổ chức các hoạt động tìm hiểu, giao lưu văn hóa để học sinh trao đổi học tập, tham gia vào việc gìn giữ truyền thống văn hóa dân tộc của địa phương.", "Với mục tiêu nâng cao hơn nữa nhận thức về các giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong cộng đồng dân cư, Sốp Cộp đã và đang tiếp tục có nhiều giải pháp khôi phục và phát triển một số lễ hội truyền thống của các dân tộc trên địa bàn; đẩy mạnh tuyên truyền, loại bỏ các hủ tục, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, tiên tiến đậm bản sắc dân tộc…." ]
230
ethnic_data
https://nhandan.vn/den-muong-so-an-mung-com-moi-voi-nguoi-thai-trang-post777907.html
Bảo tồn nét văn hóa lễ mừng cốm mới của dân tộc Thái
[ "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/ngtnba/2023_10_16/2-8983.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/ngtnba/2023_10_16/3-9784.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/ngtnba/2023_10_16/4-3587.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/ngtnba/2023_10_16/5-9337.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/ngtnba/2023_10_16/6-2576.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/ngtnba/2023_10_16/7-4347.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/ngtnba/2023_10_16/8-8912.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/ngtnba/2023_10_16/9-4615.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/ngtnba/2023_10_16/10-9594.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/ngtnba/2023_10_16/12-9221.jpg.webp" ]
[ "Nghi thức rước hồn lúa là nghi lễ linh thiêng thể hiện sự trân quý hồn lúa, đề cao nghề canh nông.", "Những khoanh ruộng nếp đẹp nhất được các cô gái Thái cắt cườm (bông lúa) về dâng cúng và làm cốm.", "Lúa sau khi được cắt về sẽ được bày vào các mâm lễ để cúng hồn lúa.", "Thầy mo tiến hành làm lễ cúng hồn lúa để bày tỏ lòng biết ơn của dân bản đối với thần linh.", "Sau khi cúng hồn lúa, đồng bào sẽ đem lúa đi nướng sao cho chín đều tới khi nứt hạt, dậy mùi thơm.", "Lúa được nướng chín sẽ được tuốt bằng phương pháp thủ công trước khi đem vào giã thành cốm.", "Nghi thức giã cốm được chia thành 2 bên: nam - nữ thể hiện sự giao thoa đất trời, âm dương hòa hợp.", "Cốm giã xong thầy mo sẽ làm lễ tạ ơn thần linh, trời đất. Những hạt cốm xanh, thơm dẻo sau đó được chia lộc cho mọi người cùng thưởng thức với mong muốn có sức khỏe và no ấm.", "Các thiếu nữ Thái thể hiện khả năng chơi đàn tính tẩu tại lễ hội.", "Đồng bào Thái và du khách cùng tham gia các trò chơi truyền thống." ]
[ "Đây là dịp để đồng bào thể hiện lòng biết ơn trời đất, thần linh đã ban cho người dân mùa màng bội thu và nhiều điều tốt đẹp. Do đó ngoài cách gọi Lễ mừng cốm mới, bà con còn quen gọi đây là Lễ tạ ơn. Lễ hội được người dân tổ chức thường niên, lâu dài đã trở thành một lễ hội quan trọng trong đời sống tâm linh của ", "nơi đây. ", "Lễ hội sẽ có 2 phần, trong đó phần lễ quan trọng nhất với các nghi thức như: rước hồn lúa; cúng hồn lúa; giã cốm, cầu bình an; cúng thần linh, cầu phúc và tạ ơn. Phần hội là phần để người dân và du khách về tham dự cùng giao lưu và tham gia vào các trò chơi dân gian truyền thống.", "Các hoạt động trong ngày hội đã gắn kết người dân, du khách thập phương đến gần nhau hơn. Qua đó, những nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Thái trắng ở xã Mường So nói riêng và tỉnh ", " nói chung được lan tỏa, góp phần giữ gìn và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc." ]
231
ethnic_data
https://nhandan.vn/doc-dao-le-hoi-mung-com-moi-o-huyen-song-ma-post784934.html
Độc đáo lễ hội mừng cơm mới ở huyện Sông Mã
[ "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/pgazsmztzsao/2023_11_28/doc-dao-le-hoi-mung-com2-3.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/pgazsmztzsao/2023_11_28/doc-dao-le-hoi-mung-com3-5434.jpg.webp" ]
[ "Thầy mo thực hiện các nghi lễ với lòng thành kính, thành tâm, tỏ lòng biết ơn đối với các vị thần linh, tổ tiên, các vị vua cai quản đất, trời, sông, núi.", "Sản phẩm thổ cẩm được các cô gái Thái mang ra trưng bày và bán tại lễ hội mừng cơm mới." ]
[ "Lễ hội diễn ra sau nghi lễ cúng tạ ơn, gồm bốn nội dung cúng: Cày bừa, gieo mạ; cấy lúa, đuổi chim; gặt lúa, giã cốm; uống rượu cần, múa xòe chung vui cùng dân bản. Mâm lễ cúng gồm các món ăn truyền thống của người dân tộc Thái, như: Cốm, xôi nếp, rau, quả rừng, lợn, gà, cá nướng, nhộng ong… Trong phần hội, diễn ra các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao và các trò chơi dân tộc đặc sắc, như: Trình diễn dân ca và nghệ thuật xòe Thái, giã cốm, giã chẩm chéo, đồ xôi, thi trưng bày mâm ẩm thực, đi cầu thăng bằng, trèo cột mỡ, tung còn, trưng bày gian hàng..." ]
232
ethnic_data
https://nhandan.vn/lan-toa-ve-dep-nhung-dieu-xoe-thai-vung-tay-bac-post786435.html
Lan tỏa vẻ đẹp những điệu xòe Thái vùng Tây Bắc
[]
[]
[ "Nhắc đến xòe Thái là nhắc đến nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc, lâu đời đã trở thành nhịp sống, hơi thở của người Thái vùng Tây Bắc, đặc biệt tại các tỉnh Yên Bái, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La. Người Thái quan niệm: “Không xòe không tốt lúa; Không xòe thóc cạn bồ; Không xòe hoa sẽ tàn héo; Không xòe trai gái không thành đôi”, cho nên trong tất cả các nghi lễ sinh hoạt cộng đồng từ cúng mường, cúng bản, tang ma, tạ ơn, cầu mưa... cho tới mừng nhà mới, đám cưới, mừng sinh nhật… đều dập dìu những điệu xòe uyển chuyển. ", "Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Quang Thanh (Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam) cho biết, trên cơ sở sáu điệu xòe cổ, người Thái đã sáng tạo nên những sinh hoạt xòe rất đa dạng, sinh động và chứa đựng những biểu tượng đặc sắc. Có ba loại xòe là xòe nghi lễ, xòe vòng và xòe trình diễn. Người Thái sử dụng nhiều phương tiện để xòe và mỗi phương tiện lại gọi tên một dạng xòe, như xòe khăn, xòe trống, xòe nón, xòe tính tẩu... Không chỉ thể hiện bản sắc văn hóa của dân tộc Thái, xòe còn là biểu hiện của tinh thần đoàn kết, tôn trọng, khuyến khích đối thoại, giao lưu giữa các cá nhân trong cộng đồng…", "Theo các chuyên gia, những đặc tính này càng tạo điều kiện để xòe được duy trì, thực hành, truyền dạy và phát huy giá trị trong bối cảnh đẩy mạnh giao lưu văn hóa, hội nhập hiện nay. Từ trước khi được UNESCO ghi danh, các nghệ nhân dân gian, những thành viên cộng đồng am hiểu về xòe Thái tại các địa phương sở hữu di sản đã tích cực tham gia truyền dạy cho thế hệ trẻ trong trường học.", " Hàng nghìn đội văn nghệ đã được hình thành ở các thôn, bản của bốn tỉnh có xòe, trở thành lực lượng nòng cốt trong trình diễn, sinh hoạt xòe Thái. Các câu lạc bộ xòe cũng nhận được hỗ trợ của địa phương trong tập luyện, mua nhạc cụ... Đặc biệt, sau ghi danh, bên cạnh việc đẩy mạnh hơn các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị xòe trong cộng đồng người Thái, các tỉnh sở hữu di sản còn tích cực đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu, lan tỏa vẻ đẹp xòe Thái tới du khách trong nước, quốc tế. ", "Cùng với thực hành xòe ở địa phương, nhiều tỉnh đưa xòe đi diễn ở các vùng, miền trên cả nước. Xòe còn được một số đoàn văn công đưa đi giới thiệu biểu diễn ở Lào, Trung Quốc, Hàn Quốc, góp phần tăng cường tình đoàn kết dân tộc, khẳng định sự đa dạng, giàu có của văn hóa Việt Nam với thế giới. ", "Không những thế, xòe còn được xác định là tài nguyên hấp dẫn giúp mời gọi khách du lịch đến khám phá sự quyến rũ của đất trời Tây Bắc. Với du khách, những động tác xòe có sức thu hút và hấp dẫn đặc biệt, bởi bất cứ ai cũng có thể trải nghiệm, dù là trai hay gái, già hay trẻ đều có thể cùng hòa vào vòng xòe để hiểu sự hiếu khách của người Thái và cảm nhận sợi dây kết nối với cộng đồng. Thời gian qua, xòe đã góp sức tạo nên nét đặc sắc cho bức tranh du lịch Tây Bắc và mang đến sinh kế ổn định hơn cho người dân bản địa. ", "Chị Đinh Thị Hiến ở xã Nghĩa An, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái cho biết: “Từ khi xòe Thái được ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, chúng tôi càng cố gắng giữ gìn tốt hơn nét đẹp văn hóa này. Ở xã có 8 thôn bản thì thôn bản nào cũng có đội văn nghệ biểu diễn xòe Thái. Tôi cũng lập ra một đội văn nghệ để biểu diễn phục vụ du khách. Chúng tôi thường múa sáu điệu xòe cổ. Ngoài diễn phục vụ khách, chúng tôi còn có những buổi sinh hoạt thường xuyên vào các ngày cuối tuần để nhiều bạn trẻ và các em nhỏ được học về xòe Thái, từ đó thêm yêu và có ý thức bảo tồn xòe Thái. Tôi mong xòe Thái sẽ được các cấp ban, ngành quan tâm hơn và quảng bá nhiều hơn tới du khách trong nước, quốc tế”. ", "Bà Lường Thị Ngọc Tâm ở bản Áng, Mộc Châu, Sơn La cho hay, xòe Thái được UNESCO ghi danh là điều tuyệt vời vì có đông khách du lịch hơn đến bản Áng. “Nhà tôi làm du lịch, mỗi khi có khách, đội xòe sẽ biểu diễn khoảng 20 phút với một số bài xòe khăn, xòe nón... giới thiệu về bản làng quê hương mình, sau đó chào khách và mời khách tham gia biểu diễn. Tôi mong được các công ty du lịch tập huấn thêm và cùng chúng tôi xây dựng nhiều hoạt động hấp dẫn khách hơn”, bà Tâm chia sẻ.", "Trong Kế hoạch triển khai Chương trình hành động quốc gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật xòe Thái đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Yên Bái, bên cạnh các nhiệm vụ, giải pháp về tuyên truyền, quảng bá, tiếp tục nhận diện giá trị, nghiên cứu, kiểm kê, sưu tầm, truyền dạy, bảo tồn nghệ thuật xòe Thái, tỉnh đặc biệt nhấn mạnh yêu cầu phát triển các sản phẩm du lịch gắn với nghệ thuật xòe Thái theo hướng bền vững; hình thành các tour, tuyến du lịch trải nghiệm kết nối xòe Thái với di sản văn hóa và các địa danh nổi tiếng của người Thái Mường Lò để xây dựng “Hành trình di sản xòe Thái”; nghiên cứu đưa những lễ hội, nghi lễ gắn với nghệ thuật xòe như lễ hội Rằm tháng Giêng, Xên bản, Xên Mường, Lồng tồng... thành sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu tham quan, trải nghiệm của khách du lịch; duy trì hoạt động của các đội văn nghệ ở các điểm du lịch cộng đồng; xây dựng các sản phẩm quà tặng, lưu niệm gắn với nghệ thuật xòe Thái... ", "Kế hoạch bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật xòe Thái giai đoạn 2023-2027 trên địa bàn tỉnh Sơn La cũng khẳng định nội dung cần tổ chức trình diễn xòe tại các điểm du lịch, khu du lịch, bản du lịch cộng đồng và trong các sự kiện du lịch, hội chợ xúc tiến quảng bá du lịch, dịp Tết, lễ hội truyền thống nhằm giao lưu và giới thiệu đến bạn bè trong nước và quốc tế về nghệ thuật xòe Thái... Đây là những tín hiệu vui cho thấy sự quan tâm cũng như quyết tâm của các tỉnh có di sản trong việc đưa xòe Thái trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách.", "Mới đây, để lan tỏa thông điệp “Lên Tây Bắc-Về Tây Nguyên, cùng cộng đồng đưa di sản đến với du lịch”, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam đã tổ chức Chương trình giới thiệu, trưng bày di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh gắn với phát triển du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại Hà Nội. Trong đó, nghệ thuật xòe Thái là một trong hai di sản được lựa chọn giới thiệu. Không chỉ tái hiện không gian trưng bày liên quan nghệ thuật xòe Thái với các hình ảnh, thuyết minh, trang phục..., chương trình còn mang đến những màn trình diễn xòe Thái, những câu chuyện được kể bởi chuyên gia và chính những người đang nắm giữ, thực hành xòe Thái. ", "Từ đó, giúp công chúng Thủ đô thêm hiểu, thêm yêu và mong muốn được đến với núi rừng Tây Bắc nối rộng hơn những vòng xòe... Nhiều ý kiến cho rằng, đây là hoạt động cần được nhân rộng ở trong và ngoài nước để xòe Thái nói riêng, di sản văn hóa Việt Nam nói chung có cơ hội được quảng bá rộng khắp, thu hút đông đảo đối tượng du khách khám phá, trải nghiệm." ]
233
ethnic_data
https://nhandan.vn/dac-sac-show-dien-thuc-canh-huyen-tich-u-va-tai-dien-bien-post799838.html
Đặc sắc show diễn thực cảnh "Huyền tích U-Va" tại Điện Biên
[ "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/uncqdhujw/2024_03_13/img-7791-624.jpeg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/uncqdhujw/2024_03_13/img-7795-5112.jpeg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/uncqdhujw/2024_03_13/img-7792-3932.jpeg.webp" ]
[ "Một trong những phân cảnh trong show diễn tại U-Va tối ngày 13/3.", "Show diễn thu hút rất đông nhân dân và du khách.", "Cảnh diễn trong show thực cảnh." ]
[ "Trong khoảng thời gian gần 40 phút với sự tham gia biểu diễn của 56 diễn viên quần chúng và 20 diễn viên chuyên nghiệp, show diễn thực cảnh tái hiện huyền tích lịch sử về vùng đất, con người và các vũ điệu dân gian độc đáo của dân tộc Thái bản U-Va nói riêng và dân tộc Thái", " nói chung.", "Show thực cảnh diễn ra với 3 chương chính: Chương I, nói về những dấu ấn cổ xưa của dân tộc Thái (sự tích quả bầu mẹ); Chương II, nói về truyền thuyết chiếc Khăn Piêu và cây hoa ban; Chương III, nói về Lễ hội Xên Pang (tục cúng cảm ơn tổ tiên, trời đất của dân tộc Thái).", "Lần đầu tiên được trình diễn ngay tại bản văn hóa U-Va mang đậm bản sắc văn hóa đồng bào dân tộc Thái, show diễn thực cảnh “Huyền tích U-Va” để lại ấn tượng đẹp trong lòng nhân dân và du khách thập phương.", " Điện Biên kỳ vọng, show diễn thực cảnh “Huyền tích U-Va” sẽ trở thành sản phẩm du lịch độc đáo, khắc họa đậm nét văn hóa, lịch sử về vùng đất, con người Điện Biên trong quá khứ, hiện tại và tương lai, từ đó kết nối thu hút thêm du khách về Điện Biên tham quan, trải nghiệm." ]
234
ethnic_data
https://nhandan.vn/dien-bien-khai-mac-le-hoi-hoa-ban-2023-post742578.html
Điện Biên khai mạc Lễ hội Hoa ban 2023
[ "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/uncqdhujw/2023_03_12/img-2238-8533.jpeg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/uncqdhujw/2023_03_12/img-2239-5471.jpeg.webp" ]
[ "Các đại biểu ấn nút khai mạc Lễ hội Hoa ban Điện Biên 2023.", "Hát múa Điện Biên lung linh miền khát vọng tại chương trình khai mạc Lễ hội Hoa ban Điện Biên 2023." ]
[ "Dự lễ khai mạc có các đồng chí: Tòng Thị Phóng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội; Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Trần Quốc Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên.", "Dự lễ khai mạc có đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tại Việt Nam; đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Dominicana tại Việt Nam; đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa dân chủ và nhân dân Algeria tại Việt Nam; cùng đại diện cho chính quyền, nhân dân 6 tỉnh bắc Lào.", "Đồng chí Lê Thành Đô, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên, cho biết: Lễ hội Hoa ban 2023 được khai mạc đúng vào thời điểm cách đây 69 năm quân đội nhân dân Việt Nam nổ phát súng đầu tiên mở màn cho chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử \"lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu\". Đây là sự kiện nhắc nhớ nhân dân Việt Nam về những hy sinh của bao lớp cha anh bảo vệ mảnh đất biên cương, vì độc lập tự do và hòa bình của nhân dân Việt Nam cũng như nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới. ", "Chương trình Lễ hội Hoa ban 2023 và Ngày hội Văn hóa-Thể thao và Du lịch Điện Biên lần thứ 7 được tổ chức với nhiều hoạt động hấp dẫn, sôi nổi, góp phần bảo tồn, tôn vinh văn hóa cộng đồng các dân tộc; qua đó góp phần chấn hưng, phát triển văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc.", " Đây cũng chính là sự kiện để Điện Biên mở rộng kết nối với nhiều tỉnh, thành phố, cộng đồng doanh nghiệp trong hợp tác, xúc tiến đầu tư-thương mại, đổi mới các tour tuyến du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội các địa phương.", "Chương trình nghệ thuật chào mừng Lễ hội Hoa ban Điện Biên 2023 có chủ đề “Hương sắc miền Tây Bắc” gồm 2 phần: Tỏa hương giữa miền Tây Bắc; Điện Biên lung linh miền khát vọng với 12 tiết mục hát múa do hàng trăm diễn viên, quần chúng biểu diễn khắc họa nét đẹp cuộc sống, văn hóa của đồng bào các dân tộc Điện Biên gắn với hoa ban - loài hoa biểu trưng của núi rừng Tây Bắc, Điện Biên. ", " Từ năm 2014 đến nay, tỉnh Điện Biên thường xuyên tổ chức Lễ hội Hoa ban vào trung tuần tháng 3 hằng năm. Đến nay, Lễ hội Hoa ban đã trở thành thương hiệu văn hóa du lịch đặc trưng của tỉnh Điện Biên, được đông đảo người dân, du khách cả nước đón đợi, yêu mến.", " Sự lan tỏa của Lễ hội Hoa ban cũng góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, tạo động lực cho tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu theo mục tiêu của Nghị quyết 03 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh." ]
235
ethnic_data
https://nhandan.vn/trong-veo-moc-mac-va-hon-nhien-nhung-cong-dan-nhi-vung-cao-nam-vi-post808718.html
Trong veo, mộc mạc và hồn nhiên những công dân "nhí" vùng cao Nậm Vì
[ "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/zrkxrkvsxr/2024_05_10/ndo_bl_563964979cb63de864a7-3686.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/zrkxrkvsxr/2024_05_10/ndo_br_b7953400cc216d7f3430-5696.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/zrkxrkvsxr/2024_05_10/ndo_br_98629fdc67fdc6a39fec-3263.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/zrkxrkvsxr/2024_05_10/ndo_br_vbal1727-6649.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/zrkxrkvsxr/2024_05_10/ndo_br_img-4113-2610.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/zrkxrkvsxr/2024_05_10/ndo_bl_94569bf663d7c2899bc6-1072.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/zrkxrkvsxr/2024_05_10/ndo_bl_7d626fc497e536bb6ff4-9173.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/zrkxrkvsxr/2024_05_10/ndo_br_dsc-2443-4068.jpg.webp" ]
[ "Học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Nậm Vì trong ánh nắng ban mai vùng cao.", "Các nữ sinh nhỏ nhắn xúng xính trong trang phục truyền thống.", "Không khí vui tươi tràn ngập tiếng cười tại chuỗi hoạt động.", "Đón những anh chị sinh viên tiêu biểu từ khắp cả nước về thăm, các em nhỏ đều \"diện\" trang phục lộng lẫy.", "Vẻ đẹp hồn nhiên đặc trưng của thiếu nhi vùng cao.", "Lần đầu tiên các bạn nhỏ trải nghiệm trò chơi \"tô tượng\".", "Tự tin thể hiện những giai điệu hồn nhiên, rực rỡ màu sắc.", "Hồn nhiên và vô tư nô đùa, vui chơi cùng bạn bè qua các trò chơi truyền thống." ]
[ "Nậm Vì là xã vùng cao khó khăn của huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, với tỷ lệ hộ nghèo chiếm tới hơn 60%. Toàn xã có 7 bản, ", "Nậm Vì nằm ở vị trí có nhiều đồi núi dốc hiểm trở, lại bị chia cắt bởi nhiều khe suối, hạ tầng cơ sở còn hạn chế. Dù còn nhiều khó khăn nhưng phần lớn người dân Nậm Vì đều chịu thương, chịu khó, cần cù lao động sản xuất. ", "Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), đoàn đại biểu Hành trình \"Sinh viên với khát vọng non sông\", do Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam triển khai đã đến thăm, tổ chức chuỗi hoạt động giao lưu, tổ chức trò chơi tập thể, trao tặng quà, dụng cụ học tập, nhu yếu phẩm và một bữa cơm ", "đầy ý nghĩa tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Nậm Vì (xã Nậm Vì, huyện Mường Nhé). ", "Qua chuỗi hoạt động, hơn 450 học sinh nhà trường đã có những phút giây sôi động, vui tươi, ngập tràn tiếng cười, đong đầy tình cảm, đồng thời được rèn luyện cả tư duy sáng tạo và thể chất. ", "Được biết, hiện nhà trường có tổng cộng gần 650 học sinh, chia làm 6 điểm trường. Trong đó, điểm trường chính có 14 lớp, với hơn 400 học sinh bán trú.", "Điểm xa nhất của nhà trường nằm ở nơi còn chưa có điện, đường xá đi lại rất khó khăn. Nhưng không vì thế mà các em học sinh vơi đi tinh thần ham học. ", "Tuy nhiên, do đời sống còn quá vất vả, bà con địa phương chủ yếu dựa vào nương rẫy, cho nên nhiều gia đình đông con không có ý định cho các em tới trường. Các thầy, cô giáo phải thường xuyên đến từng hộ để tuyên truyền, vận động, đưa đón các em tới lớp. ", "Cùng ca hát, nhảy múa và tham gia nhiều trò chơi đậm nét văn hóa truyền thống... với đoàn đại biểu Hành trình, các em nhỏ đã thật sự hòa mình vào một \"bữa tiệc sắc màu\" ngay tại vùng cao Mường Nhé." ]
236
ethnic_data
https://nhandan.vn/tet-xip-xi-o-son-la-duoc-cong-nhan-la-di-san-van-hoa-phi-vat-the-quoc-gia-post825113.html
“Tết Xíp xí” ở Sơn La được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
[ "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/tpuoaob/2024_08_16/622b4208c5c7619938d6-8355.jpg.webp" ]
[ "Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Phù Yên tặng 20 suất học bổng cho các em học sinh có thành tích học tập xuất sắc.", "", "", "", "", "", "" ]
[ "Theo phong tục của người Thái trắng, “", "” (xíp xí nghĩa là 14) được tổ chức vào ngày 14 tháng 7 (âm lịch) hằng năm. Nghi lễ này được bắt nguồn từ chu kỳ sản xuất nông nghiệp lúa nước. ", "Sau khi cày bừa, cấy mạ xong, người nông dân làm lễ gác cày bừa, cúng vía cho trâu, thả trâu trở lại rừng; dâng lễ lên thần linh, tổ tiên cầu mong cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt.", "Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Phù Yên tặng 20 suất học bổng cho các em học sinh có thành tích học tập xuất sắc. ", "Ở huyện Phù Yên, nghi lễ “Tết Xíp xí” còn gắn với trẻ con nên còn được gọi là Tết của trẻ con. Vào ngày này, nếu trẻ con vẫn đi chăn trâu thì phải gói xôi, gói thịt, gói bánh ít mang đi để ăn và được bố mẹ mua cho quần áo mới. ", "Người Thái trắng tổ chức nghi lễ “Tết Xíp xí” nhằm tạ công ơn con trâu đã giúp người nông dân cày bừa, một công việc nặng nhọc vất vả; ghi nhớ công ơn những đứa trẻ trực tiếp chăn dắt, chăm sóc trâu; dâng lễ cúng tổ tiên, thần linh để nhờ thần linh, tổ tiên giúp đỡ, trông nom ruộng, nương, cầu cho mùa màng tươi tốt.", "Nhiều hoạt động đặc sắc được tổ chức trong \"Tết Xíp xí\" và đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.", " tại huyện Quỳnh Nhai thì cho rằng tổ chức “Tết Xíp xí” là để sơ kết 6 tháng đầu năm, đây là thời điểm các gia đình đã vừa cấy lúa xong…", "Sau một thời gian sưu tầm tài liệu, xây dựng hồ sơ trình xin ý kiến các sở, ngành của tỉnh Sơn La; chỉnh sửa hoàn thiện và trình, đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, ngày 9/8/2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có Quyết định số 2313/QĐ-BVHTTDL công bố nghi lễ “Tết Xíp xí” của người Thái Trắng ở Sơn La vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.", "Đây là niềm vinh dự, tự hào lớn đối với cộng đồng người Thái trắng tại 2 huyện Phù Yên và Quỳnh Nhai; là động lực để cấp ủy, chính quyền và nhân dân 2 huyện cùng nhau quảng bá, giới thiệu nghi lễ “Tết Xíp xí” tới du khách thập phương. Qua đó, góp phần thúc đẩy trách nhiệm trao truyền di sản giữa các thế hệ và thực hành di sản trong đời sống đương đại.", "Phát biểu tại buổi lễ, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La đề nghị trong thời gian tới, ", " cần tiếp tục giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa tốt đẹp “Tết Xíp xí”; gắn di sản văn hóa phi vật thể với phát triển kinh tế-xã hội, đề nghị huyện Phù Yên tiếp tục gắn phát triển du lịch với văn hóa, con người và lịch sử, góp phần đưa di sản thành tài sản, biến tiềm lực thành nguồn lực phát triển của địa phương, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.", "Tỉnh Sơn La có 12 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó đông nhất là người Thái, chiếm 53,72% dân số toàn tỉnh, đóng một vai trò quan trọng trong sinh hoạt văn hóa của cộng đồng; đã và đang giữ vị trí quan trọng trong khối đoàn kết các dân tộc trong tỉnh. ", "Sơn La có hai ngành Thái, đó là Thái đen và Thái trắng. Trong đó người Thái đen chiếm đa số. Người Thái cư trú hầu khắp 12 huyện, thành phố của tỉnh, có huyện người Thái chiếm đến 70% dân số.", "Người Thái đen tập trung chủ yếu ở thành phố Sơn La và các huyện: Mường La, Thuận Châu, Mai Sơn, Sông Mã, Yên Châu.", " cư trú dọc theo triền sông Đà, ở các vùng thấp, chủ yếu ở các huyện Phù Yên, Bắc Yên, Mộc Châu, Quỳnh Nhai và Mường La. ", "Nhân dịp này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Phù Yên đã tặng 20 suất học bổng cho các em học sinh có thành tích học tập xuất sắc trên địa bàn huyện." ]
237
ethnic_data
https://nhandan.vn/tet-xip-xi-cua-nguoi-thai-trang-son-la-post836920.html
Tết Xíp xí của người Thái trắng Sơn La
[ "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/pgazsmztzsao/2024_10_15/tet-xip-xi-nguoi-thai-trang2-5642.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/pgazsmztzsao/2024_10_15/tet-xip-xi-nguoi-thai-trang3-5271.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/pgazsmztzsao/2024_10_15/tet-xip-xi-nguoi-thai-trang4-213.jpg.webp" ]
[ "Những mâm cỗ đậm bản sắc dân tộc Thái với nguyên liệu độc đáo được chuẩn bị công phu.", "Một mâm cỗ được chuẩn bị trong dịp Tết Xíp xí, trong đó bánh Ít Uôi là món ăn không thể thiếu.", "Tái hiện hình ảnh trẻ chăn trâu tại nghi lễ Tết Xíp xí." ]
[ "Việc công nhận “Nghi lễ Tết Xíp xí” của người Thái trắng Sơn La là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia không chỉ khẳng định giá trị văn hóa độc đáo của người Thái trắng, mà còn là nguồn động lực để các dân tộc tại Sơn La thêm yêu và tự hào về văn hóa truyền thống của dân tộc mình, góp phần tăng cường tình đoàn kết cộng đồng." ]
238
ethnic_data
https://nhandan.vn/na-pha-nghe-thuat-trang-tri-hoa-van-cua-nguoi-thai-post837552.html
Nà pha - nghệ thuật trang trí hoa văn của người Thái
[ "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/cvjntcigjcvwxtj/2024_10_19/ndo_br_5-8301.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/cvjntcigjcvwxtj/2024_10_19/ndo_br_2-1548.png.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/cvjntcigjcvwxtj/2024_10_19/ndo_br_3-3983.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/cvjntcigjcvwxtj/2024_10_19/ndo_br_9-2664.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/cvjntcigjcvwxtj/2024_10_19/ndo_br_6-9000.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/cvjntcigjcvwxtj/2024_10_19/ndo_br_10-6864.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/cvjntcigjcvwxtj/2024_10_19/ndo_br_8-212.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/cvjntcigjcvwxtj/2024_10_19/ndo_br_4-3750.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/cvjntcigjcvwxtj/2024_10_19/ndo_br_1-574.png.webp" ]
[ "Nà pha thường được dùng làm của hồi môn cho cô dâu khi về nhà chồng, choàng giữ ấm cho trẻ em về mùa đông hay trang trí ngày Tết …", "Trưng bày “Nà pha - Nghệ thuật trang trí hoa văn của Người Thái Nghệ An” diễn ra tại tòa nhà Trống đồng, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, từ ngày 18/10/2024 đến ngày 17/01/2025.", "Đến Việt Nam từ Vương quốc Anh trong 3 tuần, điều hấp dẫn Peter không phải là những điểm vui chơi, giải trí mà chính là sự đặc biệt trong văn hóa và ẩm thực.", "Người Thái 13-14 tuổi, bà mẹ đã hướng dẫn cháu bé gái đường kim mũi chỉ từ đơn giản đến phức tạp.", "Có nhiều hoa văn động vật cả trên cạn cả dưới nước được thêu trên Nà pha.", "Tiến sĩ Vi Văn An, nguyên Trưởng phòng Nghiên cứu sưu tầm Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đánh giá, những hoa văn như con rồng, hoa quả sổ, hoa gai cọ đều là những những hoa rất phức tạp.", "Những tấm Nà pha có độ tinh xảo cao như thế này hiện tại gần như đã không còn trong cộng đồng.", "Sự kiện mang đến những hấp dẫn ít được biết đến và kết nối được người xem ở nhiều độ tuổi.", "Sự hợp tác công - tư giúp người xem có nhiều cơ hội để tiếp cận với sự đa dạng của văn hóa." ]
[ "Quy trình tạo nên những tấm vải đặc sắc của người Thái tại Nghệ An.", "Nà pha thường được dùng làm của hồi môn cho cô dâu khi về nhà chồng, choàng giữ ấm cho trẻ em về mùa đông, trang trí ngày Tết… ", "Thông qua kỹ thuật dệt, thêu tinh xảo và cách phối màu hài hòa, Nà pha thể hiện nét đặc trưng trong sản phẩm đồ vải của người Thái Nghệ An nói chung, nhóm Tày Mường nói riêng.", "Nà pha thường được dùng làm của hồi môn cho cô dâu khi về nhà chồng, choàng giữ ấm cho trẻ em về mùa đông hay trang trí ngày Tết … ", "Trong trưng bày này, hầu hết các tấm Nà pha có khổ rộng 40cm, được dệt theo kỹ thuật móc (khuýt) hoặc thêu (xéo) bằng sợi tơ tằm nhuộm màu rồi khâu ghép trên nền vải bông. ", "Các hoa văn trang trí thường được sắp xếp theo chiều ngang, tạo thành dải đối xứng hoặc xen kẽ, với phong cách chủ yếu là tả thực, thể hiện bốn chủ đề chính: động vật, thực vật, đồ vật và các hiện tượng tự nhiên.", "Trưng bày “Nà pha - Nghệ thuật trang trí hoa văn của Người Thái Nghệ An” diễn ra tại tòa nhà Trống đồng, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, từ ngày 18/10/2024 đến ngày 17/01/2025. ", "Trong trưng bày, có nhiều hoa văn động vật cả trên cạn cả dưới nước trên nà pha. Ngoài được thêu trên mặt chăn, loại hoa văn này cũng xuất hiện khá phổ biến trên chân váy của người Thái.", "Trưng bày ", " diễn ra tại tòa nhà Trống đồng, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, từ ngày 18/10/2024 đến ngày 17/01/2025.", "Triển lãm lần này cũng thu hút sự quan tâm của nhiều khán giả trẻ yêu văn hóa hay các du khách nước ngoài bởi sự độc đáo, cầu kỳ. ", "Đến Việt Nam từ Vương quốc Anh trong 3 tuần, điều hấp dẫn Peter không phải là những điểm vui chơi, giải trí mà chính là sự đặc biệt trong văn hóa và ẩm thực.", "Bộ sưu tập không chỉ phản ánh thế giới quan và nhân sinh quan của người Thái, bộ sưu tập còn mang giá trị lịch sử, văn hóa và đặc biệt là tính thẩm mỹ qua việc thể hiện màu sắc và hoa văn độc đáo, tinh tế.", "Tiến sỹ Vi Văn An, nguyên Trưởng phòng Nghiên cứu sưu tầm Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam chia sẻ, nói đến người Thái thì phải nói đến nghề dệt, một nghề mà người Thái ở Nghệ An sở hữu từ rất lâu đời. ", "Nghề dệt đi vào đời sống của người Thái từ ăn, mặc, ở, nghi thức tôn giáo, tín ngưỡng. Đồ vải chiếm vị trí quan trọng trong đời sống người Thái. Nói đến đồ dệt thì nói đến phụ nữ, đến giới.", "Người Thái 13-14 tuổi, bà mẹ đã hướng dẫn cháu bé gái đường kim mũi chỉ từ đơn giản đến phức tạp.", "Phụ nữ Thái là người đóng vai trò chủ chốt trong nuôi tằm ươm tơ trồng bông dệt vải. Nghề trồng bông dệt vải là thước đo về công dung ngôn hạnh của một cô gái. ", "Với Người Thái, động vật khi đưa vào hoa văn đã có tính toán. Ví dụ, con rồng là con vật trong tưởng tượng, chưa ai thấy bao giờ, vốn rất phổ biến trong trang trí chân váy, mặt chăn… Người ta quan niệm đó là con vật có sức mạnh, có nét đẹp, sẽ hữu ích cho con người vì khi người Thái canh tác ruộng con rồng sẽ làm mưa. ", "Có những hình tượng động vật đưa vào là mang tính hàm ơn, một trong những triết lý người Thái đưa vào họa tiết hoa văn.", "Có nhiều hoa văn động vật cả trên cạn cả dưới nước được thêu trên Nà pha.", "Nhìn trên các sản phẩm dệt vải và thêu, có thể thấy sự giàu có của chủ nhân. Những hoa văn cầu kỳ tinh xảo là nhà giàu, nhà có thế, khá giả mới làm được. Vì thế, có thể nói hoa văn về ý nghĩa cũng thể hiện giàu nghèo.", "Tiến sĩ Vi Văn An, nguyên Trưởng phòng Nghiên cứu sưu tầm Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đánh giá, những hoa văn như con rồng, hoa quả sổ, hoa gai cọ đều là những những hoa rất phức tạp.", "Hiện nay người Thái ở phía tây Nghệ An, đặc biệt là vùng ven quốc lộ 48, vẫn duy trì việc dệt các tấm chăn thổ cẩm bằng những họa tiết hoa văn này nhưng độ tinh xảo cũng như chất liệu, gam màu không còn như các tấm trưng bày ở đây.", "Nghề dệt, thêu thùa của người Thái Nghệ An trong thời bao cấp cũng bị mai một, người ta không có điều kiện để ngồi thêu thùa như xưa. Ngày trước người dân tự túc dệt vải, chăn, váy chứ bây giờ chăn không thiếu, có thể mua sẵn. ", "Trưng bày lần này mang đến 190 tấm mặt chăn đều thuộc sở hữu của Công ty TNHH Một thành viên Thủ công Trúc Lâm. Các tấm Nà pha được đơn vị sưu tầm trong khoảng thời gian những năm 1990 tại vùng người Thái Trắng (nhóm Tày Mường) ở miền tây tỉnh Nghệ An.", "Tiến sĩ Bùi Ngọc Quang, Phó Giám đốc phụ trách Bảo tàng Dân tộc học, chia sẻ:\"Việc hợp tác công tư về văn hóa là chủ trương mà UNESCO luôn đề cao, khuyến khích. Lần này, chúng tôi cùng nhau giới thiệu bộ sưu tập đồ thêu thể hiện thế giới quan và nhân sinh quan của người Thái. Sự hợp tác này mang đến sự đồng điệu giữa văn hóa, khoa học và dịch vụ, đáp ứng yêu cầu trải nghiệm của khách tham quan. Qua đó, chúng tôi muốn làm sâu sắc thêm tình yêu đối với văn hóa, nghệ thuật và nhận thức để bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa của người Thái nói riêng và các tộc người của Việt Nam và trên thế giới\".", "Sự kiện mang đến những hấp dẫn ít được biết đến và kết nối được người xem ở nhiều độ tuổi.", "Đây cũng là bộ sưu tập được chuyên gia di sản, chuyên gia dân tộc học đánh giá là di sản quý hiếm mang giá trị văn hóa, lịch sử sâu sắc. ", "Cũng theo ông Quang: “190 tác phẩm này được lựa chọn trong số hàng nghìn tác phẩm đã được Công ty Trúc Lâm sưu tầm từ những năm 90 của thế kỷ trước. Bộ sưu tập dày dặn cho thấy bên cạnh hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp còn rất chú trọng nghiên cứu, sưu tầm, lưu giữ, bảo quản những di sản văn hóa của dân tộc. Điều này khẳng định quan điểm “làm kinh tế để nuôi văn hóa” là rất hợp lý, hiệu quả và đáng trân trọng”.", "Sự hợp tác công - tư giúp người xem có nhiều cơ hội để tiếp cận với sự đa dạng của văn hóa.", "Ngày 14/10/2024, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia cho 101 hiện vật (di vật) là các tấm Nà pha được sưu tầm tại vùng người Thái trắng (nhóm Tày Mường) ở miền Tây tỉnh Nghệ An do Công ty TNHH một thành viên Thủy công Trúc Lâm đề nghị đăng ký.", "Ngày 14/10/2024 vừa qua, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã ra quyết định số 1195 về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. ", "Theo đó, Sở cấp Giấy chứng nhận đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia cho 101 hiện vật (di vật) là các tấm Nà pha được sưu tầm tại vùng người Thái trắng (nhóm Tày Mường) ở miền Tây tỉnh Nghệ An do Công ty TNHH một thành viên Thủy công Trúc Lâm đề nghị đăng ký.", "Tất cả 101 di vật nói trên đều có mặt trong trưng bày Nà pha lần này." ]
239
ethnic_data
https://nhandan.vn/video-na-pha-goc-van-hoa-quy-can-gin-giu-post837645.html
[Video] Nà pha - góc văn hóa quý cần gìn giữ
[ "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/cvjntcigjcvwxtj/2024_10_20/ndo_br_z5948437775062-f0df60b862c32fe27c9877a318ee7efa-3799.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/cvjntcigjcvwxtj/2024_10_20/ndo_br_z5948505257434-8a3556b42cd542b0b4b93fe46f781a27-1-2-8610.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/cvjntcigjcvwxtj/2024_10_20/ndo_br_z5948437779644-547670c0a1acae5d1d16bf368d18fb87-6817.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/cvjntcigjcvwxtj/2024_10_20/ndo_br_z5948437790166-2edada17938e66d2f03cf3c82d73bb6f-3580.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/cvjntcigjcvwxtj/2024_10_20/ndo_br_z5948505510753-02f528bfd8f37c8365e885eb317e8119-2-3333.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/cvjntcigjcvwxtj/2024_10_19/ndo_br_10-6864.jpg.webp" ]
[ "", "", "", "", "", "" ]
[ "Trưng bày “Nà pha - Nghệ thuật trang trí hoa văn của Người Thái Nghệ An” giới thiệu một phần trong bộ sưu tập đồ vải thuộc sở hữu của Công ty TNHH Một thành viên Thủ công Trúc Lâm gồm 190 tấm mặt chăn (Nà pha), trong đó 101 hiện vật đã được giám định và cấp Giấy chứng nhận đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia tại Quyết định số 1195/QĐ- SVHTT ngày 14 tháng 10 năm 2024. ", "Câu chuyện tạo nên những tấm Nà pha được kể lại qua những hình ảnh đầy màu sắc.", "Bà Vũ Thị Liên, Phó Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Thủ công Trúc Lâm chia sẻ: ", "Chúng tôi tin rằng, qua trưng bày này, công chúng sẽ có cơ hội cảm nhận được vẻ đẹp tinh tế trong từng đường nét hoa văn trên mỗi tấm Nà pha, và từ đó thêm trân trọng hơn các giá trị văn hóa dân tộc, bà Liên cho biết.", "Các tấm Nà pha được đơn vị sưu tầm trong khoảng thời gian những năm 1990 tại vùng người Thái Trắng (nhóm Tày Mường) ở miền tây tỉnh Nghệ An.", "Nà pha được dùng làm mặt chăn, của hồi môn cho cô dâu làm quà tặng khi về nhà chồng, choàng giữ ấm cho trẻ em về mùa đông, trang trí ngày Tết...có cách phối màu hài hòa cùng với những nguyên liệu tự nhiên, nà pha thể hiện nét đặc trưng thẩm mỹ thông qua kỹ thuật dệt, thêu tinh xảo trong sản phẩm đồ dệt của người Thái Nghệ An.", "Trong trưng bày, các tấm Nà pha được trang trí nhiều hoa văn động vật trên cạn và dưới nước. ", "Ngoài được thêu trên mặt chăn, loại hoa văn này cũng xuất hiện khá phổ biến trên chân váy của người Thái. ", "Hoa văn hình thực vật cũng có trên các Nà pha của trưng bày này. ", "Đây cũng là loại hoa văn xuất hiện phổ biến trên mặt chăn và chân váy, bao gồm các loài hoa, quả rừng, hạt, cây cỏ, đót dừa, lá cau, rau dớn, rau bợ.", "Trên mặt chăn, các họa tiết này chỉ đóng vai trò điểm xuyết, trang trí, nên thường có kích thước nhỏ hơn các hoa văn chính. Ngược lại, trên chân váy, chúng thường đóng vai trò chính, nổi bật với cả hai phong cách thể hiện: mô phỏng cách điệu và tả thực.", "Mỗi hoa văn thực vật mang ý nghĩa biểu tượng riêng. Hình đót dừa tượng trưng cho sự định cư, hình quả trám và quả sổ gợi nhắc về các loại quả đã cứu người khỏi nạn đói, còn hình hạt dưa liên quan đến vai trò của phụ nữ và kinh nghiệm xen canh giữa bông và dưa." ]
240
ethnic_data
https://nhandan.vn/dan-toc-tho-post723901.html
Dân tộc Thổ
[ "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/vowkjqkp/2022_11_20/ndo_br_tho1-7048.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/vowkjqkp/2022_11_20/z3855491850033-e5d9659f1a57339603cd25b1a608a402-9086.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/vowkjqkp/2022_11_20/tho2-1-4540.jpg.webp" ]
[ "Thổ là tộc người cư trú ở vùng trung du và miền núi của 2 tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)", "Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Thổ gồm áo trắng và váy kẻ sọc đen trắng. Phụ nữ Thổ sử dụng thắt lưng xanh giống phụ nữ dân tộc Thái trong vùng. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)", "Nghề đan võng gai không chỉ mang lại thu nhập cho người dân mà còn là một di sản văn hóa phi vật thể của người Thổ. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)" ]
[ "Cách đây trên dưới 4.000 năm, có một bộ phận người Việt cổ sống ở vùng trung du và miền núi tỉnh Nghệ An, một phần ở tỉnh Thanh Hóa. Về sau, một nhóm chuyển xuống vùng đồng bằng, dần dần trở thành người Việt; bộ phận khác vẫn ở lại địa bàn cư trú cũ, chính là tổ tiên của người Thổ ngày nay. ", "Tên gọi khác: Người Nhà Làng, Kẹo, Mọn, Cuối, Họ, Đan Lai, Ly Hà, Tày Pọng, Con Kha, Xá Lá Vàng...", "Thổ là tộc người cư trú ở vùng trung du và miền núi của 2 tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa. Ðịa bàn cư trú hiện nay của ", " vốn là giao điểm của các luồng di cư từ bắc vào nam, từ miền xuôi lên miền ngược, những người tha hương cùng chung cảnh ngộ ấy hòa nhập thành một cộng đồng chung dân tộc Thổ. ", "Người Thổ gồm nhiều nhóm địa phương: ", " Phần lớn có nguồn gốc từ người Mường, cư trú ở các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa và một số xã của các huyện Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An.", " sinh sống chủ yếu ở xã Nghĩa Quang, thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An. ", " cư trú tập trung ở các xã thuộc tổng Lâm La cũ, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. ", " sinh sống ở xã Nghĩa Quang, thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An. ", " sống tập trung ở xã Tam Hợp, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An. ", " cư trú ở một số xã thuộc huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An. Ngoài ra, còn có một số tên gọi khác, như ", ". Trước đây, một bộ phận người Thổ còn được gọi là “", "” vốn là tên gọi chung chỉ các nhóm cư dân du canh du cư thiếu ổn định nhất.", " Theo số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số năm 2019, người Thổ có 91.430 nhân khẩu (47.019 nam, 44.411 nữ), đứng thứ 23 trong 54 tộc người ở nước ta. ", " Tiếng Việt, tiếng Thổ, thuộc nhóm ngôn ngữ Việt-Mường trong ngữ hệ Nam Á.", "Ðơn vị hành chính nhỏ nhất trước kia của người Thổ là ", " (ngày nay được gọi là ", ") với một ông trùm làng đứng đầu. Trên làng về phương diện dân sự là ", ". Tuy nhiên, tổ chức này ở vùng người Thổ rất mờ nhạt, không mang tính đặc trưng như ", " của người Mường hoặc của người Thái. Đơn vị cư trú cơ bản của nhóm Tày Poọng và Đan Lai là ", " hay ", "; được lập những nơi cao ráo, bằng phẳng, gần nguồn nước giữa một thung lũng hay sườn dốc thoải, gần các khe (suối). ", "Gia đình người Thổ là tiểu gia đình phụ quyền, chủ yếu gồm 2 thế hệ cha mẹ và con cái; tính gia trưởng khá cao, ở các nhóm vùng thấp có sự phân biệt trưởng-thứ rõ ràng, giống như người Việt. ", " Nhà ở truyền thống của người Thổ là loại nhà sàn được che chung quanh bằng gỗ rừng, tre nứa, lá giản đơn; ở một số vùng, nhà được làm theo kiểu cột ngoãm, chỉ cần một con dao và cái rìu là dựng được nhà. Ngày nay, nhà cửa của người Thổ cũng đang trong quá trình chuyển từ nhà sàn sang nhà đất, nhiều nhà dựng được nhà tầng như kiểu nhà người Việt trong vùng.", "Các nhóm Thổ đều có tín ngưỡng vạn vật hữu linh, là tín ngưỡng “chủ”. Cùng với thờ tổ tiên, người Thổ còn thờ thổ công, thần bếp, thổ địa, Thành hoàng, các loại ma (ma rừng, ma suối, ma cây, ma núi...).", "Bộ nam phục gồm quần đũng rộng, màu nâu hoặc màu cháo lòng có cạp vấn; áo ngắn hoặc áo lương màu đen, đầu đội khăn nhiễu tím, chân đi guốc mộc. Phụ nữ Thổ mặc áo trắng; váy bằng vải sợi bông nhuộm chàm, dệt kẻ sọc ngang, khi mặc những đường sọc đó tạo thành vòng tròn song song quanh thân; đội khăn vuông trắng giống như người Mường và để tang bằng khăn dài trắng giống người Việt.", " Một tục lệ phổ biến và lâu đời, khá độc đáo của người Thổ là tục ", ", cho phép con trai, con gái, trong những dịp hội hè, tết lễ được tự do trao đổi tâm tình, tuy nhiên không được có hành vi thiếu đúng đắn bởi dư luận và luật tục rất nghiêm minh. Từ những đêm ngủ mái, các lứa đôi dần dần hình thành, dẫn tới việc tiến hành những thể thức chính thức cho một cuộc hôn nhân. ", "Trước đây, các nhóm Thổ vùng cao ăn cơm nếp đồ bằng hông là chính nhưng hiện nay hầu hết đã chuyển sang ăn gạo tẻ. Những khi giáp hạt đói kém họ thường ăn các loại củ, các loại rau và các loại quả hái ở rừng. Trong các ngày lễ, tết ", " thường làm các loại bánh chưng, bánh giầy, bánh gai. ", "Rượu (rượu sắn, rượu gạo, rượu cần) được cả nam, nữ ưa thích và là thứ không thể thiếu trong các dịp lễ tết. Bên cạnh đó, cả nam giới và phụ nữ các nhóm người Thổ cũng thích ăn trầu. Trầu được dùng để mời khách ngày thường, ngày Tết và dùng trong đám cưới.", " Xưa kia, ", " không có văn tự riêng, chỉ một số người biết chữ Hán. Ngày nay, tiếng Việt được phổ cập và sử dụng rộng rãi.", "Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê năm 2019, tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết chữ phổ thông là 94,9%, tỷ lệ người đi học chung cấp tiểu học 101,4%, tỷ lệ người đi học chung cấp trung học cơ sở là 93,4%, tỷ lệ người đi học chung cấp trung học phổ thông là 59,3%, tỷ lệ trẻ em ngoài nhà trường là 9,2%.", " sống chủ yếu dựa vào làm nương, rẫy và một số nhỏ làm ruộng nước. Cây lương thực được trồng chủ yếu là lúa sau đó đến sắn và ngô. Ở các nhóm ", ", gai là cây được trồng nhiều và giữ vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế người dân. Ở ", ", nghề đánh cá cũng rất phát triển, săn bắt, hái lượm tuy chỉ phát triển ở một số vùng nhưng nó đã góp phần đáng kể vào việc giảm bớt những khó khăn trong cuộc sống của người dân.", "Những năm gần đây, hòa nhịp cùng sự phát triển của đất nước, bà con", " đã triển khai mô hình ", ", phục hồi các mô hình ", "… từng bước tăng thu nhập cho gia đình, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa ", " phục vụ phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương.", "Theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2019, tỷ lệ thất nghiệp của ", "là 0,45%; tỷ trọng lao động làm việc trong khu vực phi nông nghiệp là 28,6%; tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo lần lượt là 13,5% và 24,4%; 93,2 % hộ gia đình sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh và 98,8% hộ sử dụng điện lưới để thắp sáng." ]
241
ethnic_data
https://nhandan.vn/anh-le-boc-mo-cua-dan-toc-tho-o-nghe-an-post726946.html
[Ảnh] Lễ Bốc Mó của dân tộc Thổ ở Nghệ An
[ "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/fdmzftmztpmf/2022_11_25/3-583.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/fdmzftmztpmf/2022_11_25/1-8064.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/fdmzftmztpmf/2022_11_25/tho13-8114.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/fdmzftmztpmf/2022_11_25/tho12-7992.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/fdmzftmztpmf/2022_11_25/untitled-1-6984.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/fdmzftmztpmf/2022_11_25/tho14-6513.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/fdmzftmztpmf/2022_11_25/tho15-8352.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/fdmzftmztpmf/2022_11_25/9-891.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/fdmzftmztpmf/2022_11_25/5-7432.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/fdmzftmztpmf/2022_11_25/z3855478483000-b4db1f18984e0d5d54cba84d24a5f5b7-6807.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/fdmzftmztpmf/2022_11_25/z3855478418914-a45ea5d00b864484b1b6f0a3eb7c6f78-8775.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/fdmzftmztpmf/2022_11_25/tho16-152.jpg.webp" ]
[ "Thầy mo thực hiện nghi lễ cúng bốc Mó tại xóm Mo, xã Nghĩa Xuân, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)", "Thầy mo cúng phía trước, dân làng xếp hàng phía sau. Thầy mo làm lễ cúng tế, cầu xin thần Mó, thổ công, long mạch, thổ thần thổ địa, phù hộ cho mó nước tuôn chảy không ngừng, nước về đầy đồng, đầy ao, mùa màng tươi tốt...(Ảnh: THÀNH ĐẠT)", "Các cô gái dân tộc Thổ lấy nước tại miếu Mó trong \"Lễ hội Bốc Mó\". (Ảnh: THÀNH ĐẠT)", "Mó nước còn mang ý nghĩa linh thiêng, là mạch nguồn của sự sống, thể hiện ở sự tích tổ tiên đi tìm mó nước, lập làng, gìn giữ, bảo vệ mó nước và phát triển làng bản sinh sôi, trù phú như ngày nay...(Ảnh: THÀNH ĐẠT)", "Những làn điệu dân ca độc đáo, mang đậm dấu ấn đặc trưng văn hóa của dân tộc Thổ như: làn điệu Dạ ơi; Tang khang lẻ; Khai khai rế; Tập tính tập tang; Hát giao duyên; Đối đáp; Ta ta tún...(Ảnh: THÀNH ĐẠT)", "Không thể thiếu những màn nhảy sạp, múa sạp trong dịp lễ hội. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)", "Đến Quỳ Hợp, ngoài ấn tượng với trang phục truyền thống, du khách thập phương còn được khám phá nhiều nét văn hóa đặc trưng của đồng Thổ với dân ca, dân vũ. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)", "Tiếng đàn, tiếng kèn, tiếng sáo và tiếng hát rộn rã hòa lẫn với những điệu nhảy múa, reo hò của bà con đồng bào Thổ trong ngày mừng lễ Bốc Mó. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)", "Lễ Bốc Mó là sự kiện quan trọng được đông đảo cộng đồng người dân tộc Thổ quan tâm. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)", "Thầy mo cùng làm lễ cúng tế, cầu xin thần Mó, thổ công Long mạch, thổ thần thổ Địa, phù hộ độ trì cho nước mó tuôn chảy không ngừng, nước về đầy đồng ao chuôm đầy nước, mùa màng tốt tươi. (Ảnh: MẠNH TRƯỜNG)", "Thầy mo tung quẻ cầu may cho toàn dân làng trong dịp lễ Bốc Mó. (Ảnh: MẠNH TRƯỜNG)", "Cộng đồng dân tộc Thổ ở Quỳ Hợp, Nghệ An vui mừng cầu cho nguồn nước dồi dào, mưa thuận gió hòa để phục vụ cuộc sống sinh hoạt và việc tưới tiêu của bà con nông dân được thuận lợi. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)" ]
[ "Sau khi kết thúc lễ Bốc Mó, thanh niên trai gái cùng người già trong làng tụ họp cùng khơi thông mó nước, tổ chức ăn uống, múa hát cồng chiêng, cầu cho mùa màng bội thu, xóm làng được yên bình, ấm no, hạnh phúc." ]
242
ethnic_data
https://nhandan.vn/quy-hop-no-luc-vuon-len-post748358.html
Nghệ An: Huyện miền núi Quỳ Hợp nỗ lực vươn lên
[ "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/xqykxrdekx/2023_04_18/ndo_br_cac-san-pham-cua-htx-tinh-sang-duong-duoc-nguoi-tieu-dung-danh-gia-cao-9506.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/xqykxrdekx/2023_04_18/ndo_br_phan-dau-dua-huyen-quy-hop-thanh-diem-sang-ve-viec-xay-dung-cac-mo-hinh-trong-cay-duoc-lieu-6061.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/xqykxrdekx/2023_04_18/ndo_bl_img-20230418-144240-4333.jpg.webp" ]
[ "Các sản phẩm OCOP của Hợp tác xã Tĩnh Sáng Đường được người tiêu dùng đón nhận, tin dùng.", "Quỳ Hợp đạt mục tiêu sớm trở thành trung tâm dược liệu của tỉnh Nghệ An.", "Tiềm năng sản xuất nông nghiệp gắn với du lịch cộng đồng ở Quỳ Hợp đang từng bước được đánh thức." ]
[ "Ngược Quốc lộ 48 từ thành phố Vinh, sau hơn 2 giờ đi bằng ô-tô chúng tôi có mặt tại Quỳ Hợp. Từ Ngã ba Săng Lẻ lên thị trấn thấy rõ được sầm uất, rõ nét hình hài của phố núi với cơ sở hạ tầng như hệ thống giao thông đường bộ, nhà cửa, các dịch vụ, thương mại... đều được quan tâm, đầu tư.", "Nếu như trước đây, Quỳ Hợp nằm vị trí đường cụt, chỉ có độc đạo tuyến quốc lộ 46 thì đến nay toàn huyện đã có 1.272km cùng hệ thống cầu, cống đồng bộ; trong đó quốc lộ có 4 tuyến, tổng chiều dài 132km; 15 tuyến tỉnh, huyện lộ, tổng chiều dài 211km… phục vụ nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của nhân dân. Nhờ đó mà thương mại, dịch vụ ngày càng phát triển. ", "Đơn cử như vùng Hạ Sơn, Vân Lợi nằm phía nam của huyện Quỳ Hợp trước đây được mệnh danh là vùng “lam sơn chướng khí, rừng xanh núi đỏ”. Nhưng kể từ khi được đầu tư tuyến đường vượt qua dốc Dài vào Vân Lợi thì cuộc sống của bà con dân tộc Thái, Thổ... đổi thay hoàn toàn.", "Từ trung tâm huyện, chúng tôi qua cầu Dinh 2 đến xã Châu Đình sang Văn Lợi về thăm xóm Xuân Sơn, nơi có 75 hộ, với hơn 300 nhân khẩu, gồm 3 dân tộc Kinh, Thái, Thổ cùng chung sống. Đời sống của bà con xưa kia nghèo khó vì bị cô lập vì không có đường, không đủ điều kiện để phát triển sản xuất. ", "Ông Hoàng Ngọc Chương, Bí thư chi bộ, kiêm trưởng Ban công tác mặt trận xóm Xuân Sơn cho biết: Từ ngày được đầu tư xây dựng cầu, khai thông đường, kéo điện về, được trang bị, tiếp cận phương thức làm ăn mới, bà con tập trung trồng mía và các loại cây ăn quả như: cam, quýt, táo... ", "Từ đây, đời sống vật chất, tinh thần của bà con ngày càng được cải thiện, nâng cao. Kinh tế phát triển, người dân xóm Xuân Sơn chủ động đầu tư nâng cấp nhà cửa, xây tường rào, trồng hoa cây cảnh tạo mỹ quan khu dân cư. ", "Đường làng, ngõ xóm được bê-tông hóa khang trang, sạch đẹp. Nhờ đó, đạt bình quân thu nhập đầu người đạt 43 triệu đồng/người/năm, giảm tỷ lệ số hộ nghèo xuống còn 8%. ", "Cùng với xóm Xuân Lợi, xóm Xuân Sơn được huyện Quỳ Hợp công nhận xóm đạt chuẩn ", " và xóm Bắc Lợi đang được thẩm định để công nhận nông thôn mới.", " Nói về những đổi thay của Vân Lợi, Bí thư Đảng ủy xã Cao Trung Hoàng cho biết thêm: Nếu năm 2020, Vân Lợi có tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 7,7%, thu nhập bình quân đầu người đạt 32,2 triệu/năm thì đến năm 2022, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt gần 9%, thu nhập đầu người đã đạt 41 triệu đồng/năm. Vân Lợi trở thành “vựa” mía với diện tích gần 1.000ha cùng 100ha cam, quýt…", "Cũng như Vân Lợi, nhờ có hệ thống giao thông phát triển đã giúp nhiều xã thuộc diện vùng sâu, vùng xa, xã 135 của huyện miền núi còn nhiều khó khăn này đẩy nhanh việc phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng nông thôn mới. ", "Bí thư Huyện ủy Quỳ Hợp Phan Đình Đạt cho biết: ", " về xây dựng nông thôn mới được huyện Quỳ Hợp xác định là nhiệm vụ trọng tâm, liên tục và tập trung thực hiện. ", "Bắt tay xây dựng nông thôn mới đã khó nay xây dựng nông thôn mới ở các xã miền núi khó gấp bội. Tuy nhiên bằng sự quyết tâm cao, được sự đồng lòng của nhân dân cùng với sự hỗ trợ của cấp trên đầu tư hạ tầng kỹ thuật đã giúp huyện khó này đẩy nhanh quá trình trình xây dựng nông thôn mới. ", "Đến nay, toàn huyện có 6 xã và 16 xóm của 14 xã vùng đặc biệt khó khăn đạt chuẩn nông thôn mới. Từ năm 2010 đến năm 2022, tổng vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đạt gần 2.000 tỷ đồng.", "Phát huy lợi thế, tiềm năng là địa phương có nhiều tài nguyên thiên nhiên, như đai đỏ bazan, đá trắng, thiếc... do đó phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ được xác định là khâu đột phá, nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, phát triển kinh tế-xã hội. ", "Để hấp dẫn với các nhà đầu tư trong và ngoài nước tìm đến Quỳ Hợp, lãnh đạo huyện qua các thời kỳ đều tạo điều kiện và môi trường thuận lợi. ", "Đến nay, huyện có 6 cụm công nghiệp; 158 xưởng sản xuất, chế biến đá, quặng thiếc phát triển ổn định cùng các doanh nghiệp cơ sở sản xuất lớn trên địa bàn như Nhà máy đường NASU, Công ty TNHH MNS Farm Nghệ An… hằng năm tạo việc làm cho hàng nghìn lao động. ", "Cùng với đó, hệ thống nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng, các hoạt động bưu chính, viễn thông phục vụ tốt nhu cầu của nhân dân và du khách khi về với phố núi.", "Nhận thấy trên địa bàn có nhiều cây dược liệu quý, năm 2022, Hợp tác xã Tĩnh Sáng Đường nằm trên địa bàn xã 135 Yên Hợp được thành lập. ", "Với mong muốn đưa các sản phẩm có giá trị chất lượng, sạch, an toàn từ các thành phần tự nhiên để phục vụ chăm sóc sức khỏe cho người tiêu dùng, hợp tác xã đã cho ra mắt hơn 30 loại sản phẩm, nổi bật như: Trà Cà gai leo túi lọc, bột rau má sấy lạnh, mật ong Tĩnh Sáng Đường… ", "Phó Giám đốc Hợp tác xã Tĩnh Sáng Đường - Lá Văn Khôi cho biết: Ngoài 8 xã viên, hợp tác xã cũng liên kết, ký cam kết bao tiêu, hỗ trợ giống, kỹ thuật với 30 hộ dân trên địa bàn với diện tích gần 20ha cây dược liệu...", "Trưởng ban Tuyên giáo huyện Quỳ Hợp Trần Văn Tuấn cho biết: Thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/HU của Ban Thường vụ Huyện ủy về xây dựng các mô hình cây dược liệu trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-2025, Quỳ Hợp sẽ tập trung nhân rộng thêm nhiều mô hình như hợp tác xã Tĩnh Sáng Đường. ", "Cùng với đó, với lợi thế đất bazan, huyện Quỳ Hợp đang khuyến khích, tập trung liên kết tích tụ ruộng đất, tổ chức sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch, nông nghiệp an toàn theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. ", "Huyện cũng hình thành các mô hình sản xuất tập trung công nghệ cao, sản xuất hữu cơ đem lại hiệu quả kinh tế. ", "Phấn đấu đưa huyện Quỳ Hợp từng bước trở thành trung tâm cây ăn quả và là điểm sáng về việc xây dựng các mô hình trồng cây dược liệu của tỉnh Nghệ An. Đến nay, huyện đã xây dựng được 14 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn “3 sao”.", "Năm 2001, huyện Quỳ Hợp vinh dự được Bộ Văn hóa-Thông tin và Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An chọn chỉ đạo xây dựng huyện điểm văn hóa miền núi và dân tộc thiểu số. ", "Từ đó, lĩnh vực văn hóa có nhiều khởi sắc, chuyển biến mạnh mẽ; cơ sở vật chất và thiết chế văn hóa được đầu tư, xây dựng.", "Đến nay, huyện đã xây dựng được 14 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn “3 sao”.", "Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được phát động sâu rộng, tạo động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh trật tự, giữ gìn phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp trong cộng đồng dân cư.", "Đến nay, toàn huyện có 85,5% làng, bản, khối, xóm đạt danh hiệu văn hóa; xây dựng được nhiều xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới. Các xóm, bản, khối ở Quỳ Hợp đều xây dựng, bổ sung hương ước có chất lượng, đúng pháp luật, phù hợp với thuần phong, mỹ tục, phong tục tập quán tốt đẹp của quê hương, dân tộc.", "Huyện cũng đặc biệt quan tâm việc bảo tồn, khai thác và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc như đưa dân ca vào trường học, đặc biệt là dân ca Thái và Thổ; duy trì và nhân rộng các mô hình câu lạc bộ văn hóa dân gian để bảo tồn, trao truyền và phát triển các làn điệu dân ca, dân nhạc, dân vũ các dân tộc như: nhuôn, xuối, lăm, khắp, đu đu điềng điềng, tập tình tập tang; khắc luống, cồng chiêng, nhảy sạp... ", "Hằng năm, huyện tổ chức các hoạt động Lễ hội văn hóa truyền thống Mường Ham, đền Choọng…", "Cùng với các giải pháp đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, công tác phát triển văn hóa du lịch gắn với việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc cũng được xác định là khâu đột phá, là động lực quan trọng để xây dựng huyện nhà phát triển một cách toàn diện và bền vững, góp phần thực hiện thắng lợi Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025. ", "Qua đó, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, Bí thư Huyện ủy Quỳ Hợp, Phan Đình Đạt nhấn mạnh." ]
243
ethnic_data
https://nhandan.vn/tuyen-duong-41-nguoi-tho-tre-gioi-toan-quoc-post697283.html
Tuyên dương 41 Người thợ trẻ giỏi toàn quốc
[]
[]
[ "Tham dự buổi lễ có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Nguyễn Hồng Lĩnh, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai; Nguyễn Anh Tuấn, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn.", "Năm nay, Ban Tổ chức nhận được 115 hồ sơ đề cử giải thưởng Người thợ trẻ giỏi của các tỉnh, thành đoàn và đoàn trực thuộc. Qua bình chọn, Ban Bí thư Trung ương Đoàn đã quyết định trao tặng danh hiệu Người thợ trẻ giỏi toàn quốc năm 2022 cho 41 cá nhân tiêu biểu. Trong đó, kỹ sư, kỹ thuật viên chiếm hơn 87%, còn lại là công nhân lao động.", "Phát biểu tại lễ tuyên dương, Bí thư Trung ương Đoàn Ngô Văn Cương nhấn mạnh, 41 gương Người thợ trẻ giỏi toàn quốc năm nay không chỉ là những tấm gương có thành tích đặc biệt xuất sắc trong học tập, lao động, công tác, đại diện cho hàng triệu thanh niên công nhân ở khắp mọi miền của Tổ quốc mà còn là những hạt nhân tiêu biểu, nổi trội trong công tác Đoàn của cơ quan, đơn vị.", "Ban Bí thư Trung ương Đoàn mong muốn không chỉ 41 gương Người thợ trẻ giỏi được tuyên dương hôm nay mà mỗi thanh niên Việt Nam tiếp tục là những chủ thể tích cực nhất trong việc đổi mới tư duy, tiếp cận nhanh các thành quả khoa học kỹ thuật hiện đại; nỗ lực học tập, luyện rèn, không ngừng sáng tạo, góp phần thúc đẩy sự phát triển của mỗi cơ quan, đợn vị, doanh nghiệp.", "Với trách nhiệm của mình, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh sẽ luôn là người bạn đồng hành với thanh niên trên con đường lập thân, lập nghiệp; tổ chức tốt các hoạt động và tạo môi trường cho thanh niên công nhân đảm nhận nghiên cứu, ứng dụng các dây chuyền, thiết bị hiện đại; đề xuất sáng kiến, cải tiến, ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm.", "Giải thưởng Người thợ trẻ giỏi toàn quốc là hoạt động thường niên được Trung ương Đoàn tổ chức nhằm động viên, tôn vinh, khen thưởng những gương thợ trẻ giỏi có tay nghề cao, với nhiều ý tưởng, sáng kiến được áp dụng trong học tập, lao động, sản xuất.", "Đến nay, qua 13 lần tổ chức, Trung ương Đoàn đã tuyên dương 824 gương Người thợ trẻ giỏi, góp phần quan trọng vào việc phát triển nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao cho sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước." ]
244
ethnic_data
https://nhandan.vn/tuyen-duong-54-guong-nguoi-tho-tre-gioi-toan-quoc-nam-2023-post752571.html
Tuyên dương 54 gương “Người thợ trẻ giỏi” toàn quốc năm 2023
[ "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/yqdxwpwjv/2023_05_13/bd3-9422.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/yqdxwpwjv/2023_05_13/bd5-3290.jpg.webp" ]
[ "Đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương và Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi trao tặng danh hiệu “Người thợ trẻ giỏi” và Bằng khen của Trung ương Đoàn cho các gương “Người thợ trẻ giỏi” tiêu biểu năm 2023.", "Đại diện các gương “Người thợ trẻ giỏi” tiêu biểu năm 2023 giao lưu với các đại biểu." ]
[ "Đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương dự và phát biểu ý kiến chỉ đạo tại chương trình.", "Dự Chương trình còn có các đồng chí: Nguyễn Văn Lợi, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí Thư Tỉnh ủy Bình Dương; Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn; đại biểu đại diện các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương; các ban, đơn vị Trung ương Đoàn; các đồng chí đại diện các Tỉnh đoàn, Thành đoàn và đoàn trực thuộc; đông đảo đoàn viên, thanh niên và 54 gương mặt “Người thợ trẻ giỏi” toàn quốc năm 2023.", "Giải thưởng “Người thợ trẻ giỏi” toàn quốc được Trung ương Đoàn tổ chức 2 năm 1 lần nhằm khen thưởng, động viên, tôn vinh những đoàn viên, thanh thiếu niên đang trực tiếp lao động, sản xuất tại doanh nghiệp, đơn vị thuộc các thành phần kinh tế; học viên tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có thành tích xuất sắc trong học tập, rèn luyện.", "Đây còn là hoạt động nhằm phát huy tinh thần xung kích, sáng tạo của thanh niên và cổ vũ, khuyến khích thanh niên công nhân tích cực học tập nâng cao trình độ tay nghề, góp phần xây dựng nguồn nhân lực trẻ có chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; đồng thời nâng cao nhận thức của thanh niên và xã hội về học nghề lập nghiệp.", "Tại chương trình, 54 gương mặt “Người thợ trẻ giỏi” tiêu biểu đã được tuyên dương, trao tặng danh hiệu “Người thợ trẻ giỏi” toàn quốc năm 2023 và Bằng khen của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn; trong đó có 4 gương tiêu biểu là nữ; có 4 gương tiêu biểu là người dân tộc Tày, Thổ, Khmer, Nùng; có 14 gương tiêu biểu là công nhân sản xuất, kỹ thuật viên và 40 gương tiêu biểu là kỹ sư. ", "Phát biểu ý kiến tại chương trình, đồng chí Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, đã biểu dương những thành tích rất đáng tự hào của những người thợ trẻ được vinh danh.", "Đồng chí nhấn mạnh, với phương châm giáo dục thông qua các tấm gương điển hình, việc trao Giải thưởng Người thợ trẻ giỏi hằng năm ngoài ý nghĩa tôn vinh thành tích của chính các gương tiêu biểu đạt giải, giải thưởng còn có ý nghĩa quan trọng là khơi dậy khát vọng phấn đấu của thanh niên cả nước.", "Nhấn mạnh Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh sẽ luôn gắn bó, hỗ trợ, đồng hành với thanh niên trên con đường lập thân, lập nghiệp, đồng chí Bùi Quang Huy đề nghị các cấp bộ Đoàn tập trung triển khai, tổ chức tốt các phong trào thi đua tăng năng suất lao động, nâng cao trình độ tay nghề, thông qua các hoạt động tạo môi trường cho những người thợ trẻ đảm nhận nghiên cứu, ứng dụng, vận hành các chương trình, đề án, dây chuyền, thiết bị hiện đại; đề xuất sáng kiến, cải tiến, ứng dụng khoa học kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tiết kiệm nguyên, nhiên vật liệu; nghiên cứu sáng tác mẫu mã, kiểu dáng, nâng cao chất lượng sản phẩm trong sản xuất kinh doanh...", "Phát biểu ý kiến chỉ đạo tại chương trình, đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, biểu dương và ghi nhận những thành tích trong lao động sản xuất và chúc những Người thợ trẻ giỏi tiếp tục phát huy tinh thần sáng tạo, ngày càng làm chủ được khoa học kỹ thuật, đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. ", "Đồng chí Trần Tuấn Anh cho rằng, 824 gương Người thợ trẻ giỏi toàn quốc qua 13 lần tổ chức và 54 Người thợ trẻ giỏi toàn quốc năm 2023 được Trung ương Đoàn tổ chức vinh danh là những tấm gương tiêu biểu, đại diện cho hàng triệu thanh niên công nhân, lao động trẻ cả nước đang nỗ lực lao động để góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.", "Đồng chí Trần Tuấn Anh đề nghị Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong thời gian tới cần quan tâm những nội dung trọng tâm: Tổ chức Đoàn các cấp cần tăng cường giáo dục thế hệ trẻ về lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa, nâng cao lòng yêu nước, tự hào dân tộc, đặc biệt là nuôi dưỡng hoài bão, khát vọng xây dựng đất nước ta phồn vinh, hạnh phúc. ", "Mỗi tổ chức đoàn, hội, đoàn viên, thanh niên công nhân cần quán triệt sâu sắc ý kiến chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII: “Phải luôn luôn trau dồi đạo đức cách mạng, khiêm tốn, giản dị, cầu tiến bộ\"; \"dưỡng tâm trong, rèn trí sáng, xây hoài bão lớn\".", "Qua đó, khẳng định rõ thế hệ trẻ hôm nay sẵn sàng kế thừa xứng đáng truyền thống cách mạng của cha ông, ý chí tự lực, tự cường của dân tộc, quyết tâm góp sức xây dựng đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta ngày càng giàu đẹp, hùng cường, sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới” như Bác Hồ muôn vàn kính yêu của chúng ta hằng mong ước.", "Đồng chí nhấn mạnh, các cấp bộ Đoàn cần tập trung triển khai quyết liệt hơn nữa để thực hiện có hiệu quả 3 nhiệm vụ đột phá mà Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII đã xác định: Về xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn; về đẩy mạnh triển khai chương trình Thanh niên khởi nghiệp; nâng cao năng lực số cho đoàn viên, thanh niên. ", "Xác định rõ đoàn viên, thanh niên công nhân phải tiên phong, chủ động, phát huy thế mạnh của mình để tham gia hiệu quả chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Cần nâng cao chất lượng các phong trào hành động cách mạng, chú trọng phong trào “Tuổi trẻ sáng tạo”...", "Các cấp bộ Đoàn cần tiếp tục phối các bộ, ngành, các cơ quan liên quan và chính quyền các địa phương đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng nghề cho lao động trẻ để xây dựng đội ngũ công nhân nước ta có trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp, có khả năng tiếp thu nhanh và làm chủ công nghệ mới; góp phần nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh; đồng thời giải quyết vấn đề thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước trong kỷ nguyên của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế sâu rộng. ", "Đồng chí Trần Tuấn Anh cũng đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân tiếp tục quan tâm, chăm lo, bồi dưỡng, giáo dục và phát huy tài năng, sức lực của thế hệ trẻ; cần có cơ chế, chính sách phù hợp để tạo điều kiện tốt hơn nữa cho lực lượng lao động trẻ nuôi dưỡng hoài bão, khát vọng cống hiến cho Tổ quốc và nhân dân. ", "Đồng chí Trần Tuấn Anh tin tưởng, với bản lĩnh, trí tuệ, tinh thần xung kích, tình nguyện, tiên tiên phong “Đâu cần thanh niên có, Việc gì khó có thanh niên”, các bạn đoàn viên, thanh niên nói chung và công nhân, lao động trẻ nói riêng sẽ tiếp tục phát huy đoàn kết, sức trẻ, sáng tạo, nỗ lực phấn đấu, rèn luyện để ngày càng có nhiều đóng góp thiết thực hơn nữa vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hùng cường, phồn vinh, hạnh phúc." ]
245
ethnic_data
https://nhandan.vn/nguoi-ca-dong-giu-nep-lang-truyen-thong-post723950.html
Người Ca Dong giữ nếp làng truyền thống
[ "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/vowkjqkp/2022_11_29/ns-3018.jpg.webp" ]
[ "Nhà sàn của người Ca Dong Sơn Tây." ]
[ "Nếu không phải vì làng cũ bị thiên tai, dịch bệnh thì hiếm khi người Ca Dong tại huyện Sơn Tây (Quảng Ngãi) rời bỏ ngôi làng thân thương của mình. Và khi họ phải chọn lựa mảnh đất mới cho mình thì những gì là hồn vía, là tập tục lâu đời của người Ca Dong vẫn được tuân thủ gần như tuyệt đối.", "Đồng bào Ca Dong (một nhánh của dân tộc Xơ Đăng) từ xưa quan niệm rằng, đỉnh núi là nơi các thần trên trời trú ngụ, chân núi lại là nơi ma quỷ chờn vờn chầu chực bắt đi trẻ em, người già, nên nơi an toàn nhất vẫn là những mảnh đất, mảnh nương ở lưng chừng núi. Và họ chọn lập làng mới ở những phần đất tương đối bằng phẳng, hơi dốc thoai thoải, quay mặt về hướng mặt trời mọc, vẫn cao mà thoáng.", "Khi đã chọn được nơi cất dựng nhà như ý, người Ca Dong tiếp tục dò tìm nguồn nước để ăn uống và sinh hoạt, bởi đất (ta nẻ) và nước (wing) luôn là những thứ đầu tiên cần thiết duy trì cuộc sống của người dân ở làng mới. Nguồn nước phải dồi dào, trong xanh, tinh khiết và ở nơi mà con người không phải vất vả bắc máng nước từ xa.", "Sau một vài cuộc họp với dân làng để thông báo về nơi ở mới, người chủ làng và đại diện các gia đình sẽ cùng đến vùng đất vừa được khảo sát. Mảnh đất dành cho người chủ làng sẽ được phát dọn đầu tiên.", "Phải sau khi làm một vài nghi lễ, phép thử theo chỉ dạy của tổ tiên người Ca Dong từ xa xưa để xem nơi đất mới lành hay dữ, người ta mới bắt đầu dựng nhà sàn truyền thống. Trước khi chôn trụ nhà đầu tiên (grăng zing) ở phía hướng mặt trời, người dân làm lễ tế Thần đất. Đó là sự tri ân đối với đất đai-nơi họ lập làng để sống cuộc sống yên bình, no ấm!", "\"Thủ phủ\" của những nếp nhà sàn truyền thống của người Ca Dong nằm ở xã Sơn Mùa, Sơn Bua (huyện Sơn Tây). Đứng trên cao phóng tầm mắt về những mái ngói trong làn sương sớm, giữa chỏm núi với ruộng bậc thang vắt vẻo quấn quanh sẽ thấy một cảm giác yên bình đến khó tả. Ở đó, dưới mái ngôi nhà sàn, có một đại gia đình với nhiều thế hệ sinh sống, quây quần bên một bếp lửa hồng...", "Theo thống kê của huyện Sơn Tây, hiện nay ở các xã Sơn Bua, Sơn Mùa còn khoảng 500 ngôi nhà sàn được xây dựng gần như nguyên bản với nhà sàn truyền thống của tổ tiên. Điều khác biệt lớn nhất chỉ là nhà sàn trước đây mái lợp tranh, diện tích nhỏ còn bây giờ là lợp ngói, rộng rãi, nhưng ba bên bốn phía vẫn bằng gỗ, sàn nhà lát bằng cây lồ ô. ", "Hiện nhiều nơi ở huyện Sơn Tây, người dân được hỗ trợ xây dựng nhà ở và không ít vùng người dân vẫn chọn dựng lại như những ngôi nhà sàn truyền thống của người Ca Dong." ]
246
ethnic_data
https://nhandan.vn/gap-mat-tang-bang-khen-cho-nguoi-co-uy-tin-mang-ho-bac-ho-tai-quang-binh-post701243.html
Gặp mặt, tặng bằng khen cho người có uy tín mang họ Bác Hồ tại Quảng Bình
[]
[]
[ "Cùng dự có đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình; đại diện Ủy ban Dân tộc và tỉnh Quảng Bình. ", "Ngày 16/6/1957, khi Bác Hồ về thăm Quảng Bình, trong buổi nói chuyện với cán bộ và nhân dân Quảng Bình, trong đó có đại biểu đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh, Người đã đồng ý để đồng bào Vân Kiều, Pa Kô mang họ Hồ. Từ đó đến nay, đồng bào các dân tộc thiểu số đã luôn một lòng theo Đảng, đoàn kết, nỗ lực phấn đấu xây dựng bản làng ngày càng ấm no. ", "Phát biểu tại buổi gặp mặt, đồng chí Hầu A Lềnh, ghi nhận sự quan tâm, chăm lo cùa cấp ủy, chính quyền tỉnh Quảng Bình đối với đồng bào dân tộc trên địa bàn tỉnh. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc nhấn mạnh, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định vai trò quan trọng của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số. Đó là những người được nhân dân tín nhiệm bầu ra, là người mẫu mực, nêu gương, vận động đồng bào phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, xây dựng bản làng văn hóa.", "Đồng chí mong muốn, những người có uy tín, già làng, trưởng bản phát huy hơn nữa vai trò của mình để cùng với bà con nỗ lực trong sản xuất, đoàn kết xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc vững mạnh, đưa đời sống đồng bào ngày càng đi lên. ", "Dịp này, 20 cá nhân tiêu biểu có nhiều thành tích xuất sắc trong xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Quảng Bình vinh dự nhận bằng khen của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc. Các địa biểu cũng trao quà biểu dương 35 đại biểu tiêu biểu của 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế cùng với 104 người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Bình. ", "Sáng cùng ngày, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đến thăm, tặng quà cho Trường phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Quảng Bình và các em học sinh có thành tích cao trong học tập, rèn luyện của trường. " ]
247
ethnic_data
https://nhandan.vn/suc-song-moi-o-ngoi-lang-mang-ten-ho-ho-tai-nam-tra-my-post765291.html
Sức sống mới ở ngôi làng mang tên họ Hồ tại Nam Trà My
[ "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/fxqcjxyfxedwtyuf/2023_08_02/z4567321559554-914c27b8fb27dff1cd4d8d601abee043-6681.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/fxqcjxyfxedwtyuf/2023_08_02/z4567324261123-b0248fa172280d6991a95a8d3c44fa51-2578.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/fxqcjxyfxedwtyuf/2023_08_02/z4567321551251-f303713a5bc87ee72ae43be3a4c2174c-4115.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/fxqcjxyfxedwtyuf/2023_08_02/z4567321551059-eee22ab38ab6754b5af3f6634c729f4c-9191.jpg.webp" ]
[ "Khung cảnh nên thơ ở làng Tăk Chươm.", "Anh Hồ Văn Nái giáo dục cho con trai về truyền thống gia đình.", "Đường đi lối lại tại xã Tăk Chươm phong quang sạch đẹp.", "Anh Hồ Văn Huân và con trai." ]
[ "Anh Hồ Văn Nái (sinh năm 1980) người dân tộc Xê đăng chia sẻ, từ lúc sinh ra anh đã thấy ông nội mang họ Hồ. Khi được nghe kể về nguồn gốc họ Hồ của gia đình mình, anh rất tự hào và vui sướng. ", "Anh cho biết, kể từ khi được Bác Hồ, Đảng, Nhà nước quan tâm, bà con ở nơi đây đã dần dần hết khó khăn, cuộc sống được cải thiện. ", "Câu chuyện về họ Hồ được anh Hồ Văn Nái thường xuyên kể cho các con nghe, từ đó anh mong muốn các con mình sẽ tiếp tục nuôi dưỡng niềm tự hào, có ý chí phấn đấu, chăm chỉ học hành sau trở thành người có xã hội, tích cực đóng góp xây dựng quê hương.", " Anh phấn khởi khoe những năm gần đây chính quyền địa phương đặc biệt chú trọng việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của địa phương như cồng chiêng, đan lát, ẩm thực,… ", "Đặc biệt từ đầu năm 2023, với chủ trương phát triển làng nghề gắn với du lịch cộng đồng, làng Tăk Chươm đã thực sự “thay da đổi thịt”. Đường làng phong quang, sạch đẹp. Tại các hộ gia đình đều sửa sang cảnh quan nhà cửa để sẵn sàng đón khách đến thăm quan.", "Chia sẻ với báo chí, ông Nguyễn Đình Bình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Trà Mai cho biết, làng Tăk Chươm có thuận lợi là ở ngay trung tâm xã Trà Mai, cũng là trung tâm huyện Nam Trà My, khớp nối với phiên chợ sâm Ngọc Linh và dược liệu hằng tháng. Vì vậy việc tổ chức tour/tuyến rất thuận tiện, có chỗ lưu trú cho du khách nếu họ có nhu cầu ở lại trong làng cùng sinh hoạt với bà con, hoặc có thể ở khách sạn, nhà nghỉ theo yêu cầu. ", "Việc phát triển du lịch cộng đồng ở Trà Mai nói chung và Tăk Chươm giúp người dân vừa bảo tồn văn hóa vừa phát triển kinh tế đời sống qua các dịch vụ du lịch, trong đó bảo tồn văn hóa truyền thống bản địa được xem là một yếu tố cốt lõi trong việc thu hút du khách để phát triển du lịch xanh, bền vững. ", "Chính quyền địa phương hết sức quan tâm, hỗ trợ nhân dân phục dựng các nhà làng truyền thống, các lễ hội truyền thống như lễ cúng máng nước, lễ ăn tết mùa, các nghề truyền thống như dệt, mây tre đan, rèn, rượu cần, đồng thời thành lập các đội cồng chiêng để phục vụ du khách.", "Anh Hồ Văn Huân (sinh năm 1992) một người dân sống tại tại Tăk Chươm cho biết anh đang tham gia đội cồng chiêng của làng. Hiện đội cồng chiêng của anh có 16 thành viên tham gia. Ngoài giờ lao động sản xuất, các thành viên của đội công chiêng lại tập trung, hăng say để luyện tập dưới sự hướng dẫn của các nghệ nhân cao tuổi trong làng. Từ đầu năm đến nay, đội công chiêng của anh Huân đã phục vụ nhiều đoàn khách đến thăm quan, trải nghiệm văn hóa. Anh cho biết trong tháng 8, dự kiến đội cồng chiêng của anh, sẽ được phục vụ khoảng 9-10 đoàn khách.", "Hướng phát triển du lịch cộng đồng đã thực sự mở ra những cơ hội phát triển mới cho bà con làng Tăk Chươm, thu nhập của người dân được cải thiện, những nét văn hóa đặc sắc của địa phương được lan tỏa và thu hút khách du lịch tìm đến." ]
248
ethnic_data
https://nhandan.vn/anh-dac-sac-sac-mau-tho-cam-cac-dan-toc-dak-lak-post762553.html
[Ảnh] Đặc sắc sắc màu thổ cẩm các dân tộc Đắk Lắk
[ "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/zsgkqzoazsxk/2023_07_16/img-1934-7011.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/zsgkqzoazsxk/2023_07_16/img-1922-7654.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/zsgkqzoazsxk/2023_07_16/img-1677-7343.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/zsgkqzoazsxk/2023_07_16/img-1781-5711.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/zsgkqzoazsxk/2023_07_16/img-1818-9766.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/zsgkqzoazsxk/2023_07_16/img-1853-298.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/zsgkqzoazsxk/2023_07_16/img-1993-7488.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/zsgkqzoazsxk/2023_07_16/img-1801-9635.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/zsgkqzoazsxk/2023_07_16/img-1871-6121.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/zsgkqzoazsxk/2023_07_16/img-1960-6390.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/zsgkqzoazsxk/2023_07_16/img-2007-2492.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/zsgkqzoazsxk/2023_07_16/img-1946-4339.jpg.webp" ]
[ "Sắc màu thổ cẩm các dân tộc ở Đắk Lắk được trình diễn tại chương trình.", "Thổ cẩm và trang phục truyền thống của dân tộc Ê đê.", "Chương trình thời trang nghệ thuật sắc màu thổ cẩm các dân tộc tỉnh Đắk Lắk được tổ chức tại thác Dray Nur, ngọn thác huyền thoại trên dòng sông Serepok càng làm cho chương trình thêm phần huyền ảo, kỳ bí, đưa người xem trở về thời kỳ xa xưa của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.", "Trang phục thổ cẩm truyền thống các dân tộc thể hiện sự mạnh mẽ của đồng bào các dân tộc giữa núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ.", "Các cháu thiếu niên trình diễn trang phục sắc màu thổ cẩm tại chương trình.", "Thời trang áo dài truyền thống được kết hợp với sắc màu thổ cẩm làm cho trang phục thêm phần quyến rũ.", "Tại chương trình còn biểu diễn nhiều tiết mục nghệ thuật truyền thống hấp dẫn của các dân tộc Tây Nguyên.", "Tại chương trình còn tái hiện nghề dệt thổ cẩm truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên.", "Mặc dù lần đầu tổ chức nhưng chương trình thời trang nghệ thuật thổ cẩm các dân tộc tỉnh Đắk Lắk diễn ra với nhiều tiết mục hấp dẫn.", "Chương trình chương thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu đôi lứa và khát vọng vươn lên của đồng bào các dân tộc tỉnh Đắk Lắk.", "Chương trình thời trang nghệ thuật thổ cẩm các dân tộc tỉnh Đắk Lắk, góp phần bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống các dân tộc, quảng bá trang phục truyền thống và xây dựng, phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.", "Chương trình diễn ra ngoài trời và thời tiết không thuận lợi, có mưa lớn nhưng vẫn thu hút đông đảo đồng bào các dân tộc trong tỉnh và du khách đến thưởng thức." ]
[ "Sắc màu thổ cẩm các dân tộc ở Đắk Lắk được các nhà thiết kế Lê Kyo, Minh Hạnh, Công Huân, Cao Duy, Trung Beret, Nguyễn Thúy, Thu Hà… kết hợp với các trang phục thời trang thời thượng khác một cách khéo léo, tinh tế, vừa tạo sự hòa nhập văn hóa giữa các dân tộc, vừa góp phần gìn giữ và phát huy giá trị bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, quảng bá trang phục truyền thống và xây dựng, phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.", "Đặc biệt, chương trình thời trang nghệ thuật được tổ chức tại thác Dray Nur, ngọn thác huyền thoại của dòng sông Serepok càng làm cho chương trình thêm phần huyền ảo, kỳ bí, đưa người xem như trở về thời kỳ xa xưa của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, nhằm góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc ", ".", "Mặc dù thời tiết tỉnh Đắk Lắk đang vào mùa mưa, không gian chương trình diễn ra ngoài trời nhưng đã lôi cuốn, hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách và đồng bào các dân tộc trong tỉnh đến xem và đắm mình trong sắc màu thổ cẩm các dân tộc Đắk Lắk.", "Dưới đây là những hình ảnh đặc sắc của chương trình:", " ", " " ]
249
ethnic_data
https://nhandan.vn/anh-buon-lang-ron-rang-trong-ngay-le-hoi-mung-lua-moi-post790192.html
[Ảnh] Buôn làng rộn ràng trong ngày Lễ hội mừng lúa mới
[ "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/zsgkqzoazsxk/2024_01_01/img-6631-5984.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/zsgkqzoazsxk/2024_01_01/img-6379-3628.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/zsgkqzoazsxk/2024_01_01/img-6409-9616.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/zsgkqzoazsxk/2024_01_01/img-6399-1769.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/zsgkqzoazsxk/2024_01_01/img-6432-4403.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/zsgkqzoazsxk/2024_01_01/img-6459-4163.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/zsgkqzoazsxk/2024_01_01/img-6464-3169.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/zsgkqzoazsxk/2024_01_01/img-6473-4150.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/zsgkqzoazsxk/2024_01_01/img-6485-1549.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/zsgkqzoazsxk/2024_01_01/img-6476-3682.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/zsgkqzoazsxk/2024_01_01/img-6574-741.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/zsgkqzoazsxk/2024_01_01/img-6582-6256.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/zsgkqzoazsxk/2024_01_01/img-6588-791.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/zsgkqzoazsxk/2024_01_01/img-6510-5046.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/zsgkqzoazsxk/2024_01_01/img-6487-9466.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/zsgkqzoazsxk/2024_01_01/img-6626-1215.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/zsgkqzoazsxk/2024_01_01/img-6628-5060.jpg.webp" ]
[ "Từ sáng sớm, bà con trong buôn H'rinh đã tụ tập chuẩn bị các lễ vật và thức ăn cúng tạ ơn trời đất, tổ tiên, thổ thần, ông bà...", "Trong các lễ vật cúng trong Lễ hội mừng lúa mới của đồng bào Xơ Đăng luôn có đầu heo.", "Đàn ông Xơ Đăng trang trí cây nêu trong Lễ hội mừng lúa mới.", "Đàn ông Xơ Đăng chuẩn bị rượu cần cho Lễ hội mừng lúa mới.", "Đội chiêng và múa tiến vào khu vực làm lễ.", "Khi các lễ vật đầy đủ và mọi người tập trung đông đủ, già làng A Ngôm của buôn H'rinh bắt đầu làm Lễ cúng lúa mới.", "Già làng A Ngôm thay mặt cho dân làng tạ ơn trời đất, thần linh và mời tổ tiên, thổ thần, ông bà, con cháu về dự lễ và phù hộ trong năm mới mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, gia súc, gia cầm đầy đàn, dân làng ấm no, mạnh khỏe.", "Già làng cúng trong tiếng cồng chiêng ngân vang tạo nên không khí linh thiêng cho Lễ hội mừng lúa mới.", "Sau lễ cúng, già làng là người đầu tiên được uống ché rượu cần là lễ vật dâng lên trời đất, thần linh, tổ tiên, thổ thần, ông bà.", "Mọi người cầm tay nhau nhảy múa vòng quanh cây nêu.", "Lúc này tiếng trống, tiếng cồng chiêng cất lên vang vọng cả buôn làng.", "Đồng bào Xơ Đăng diễn tấu cồng chiêng vui trong Lễ hội mừng lúa mới.", "Hòa trong tiếng cồng chiêng ngân vang, các cô gái Xơ Đăng thể hiện những điệu múa truyền thống mềm mại, nhịp nhàng, uyển chuyển.", "Lễ hội mừng lúa mới của đồng bào Xơ Đăng thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách gần xa đến chung vui và thưởng thức ẩm thực truyền thống của buôn làng.", "Nhiều du khách tỏ vẻ hết sức thích thú khi uống rượu cần của đồng bào Xơ Đăng.", "Du khách cùng nhảy múa chung vui với đồng bào Xơ Đăng buôn H'rinh.", "Lễ hội mừng cơm mới của đồng bào Xơ Đăng ở buôn H'rinh, xã Ea H'đing, huyện Cư M'gar là lễ hội duy nhất trong ngày đầu năm mới ở Đắk Lắk thu hút đông đảo du khách và người dân địa phương đến tham gia, vui chơi." ]
[ " của đồng bào Xơ Đăng là dịp để đàn ông thể hiện tài nghệ sáng tạo cây nêu, đánh chiêng, còn phụ nữ thể hiện nấu cơm lam, các món ăn truyền thống và diện những bộ trang phục của dân tộc mình.", " Lễ hội mừng lúa mới với phần dâng các lễ vật gồm đầu heo, thịt gà, thịt chuột, rượu cần, cơm lam để tạ ơn thần linh. Già làng thay mặt cho dân làng thực hiện phần cúng tạ ơn trời đất, mời tổ tiên, thổ thần, ông bà, con cháu về dự lễ. ", "Thông qua lễ hội, đồng bào Xơ Đăng cầu xin trời đất, thần linh trong năm mới mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, gia súc, gia cầm đầy đàn, dân làng ấm no, mạnh khỏe. ", " Lễ hội mừng lúa mới còn là dịp để bà con trong buôn nhìn lại ", " của một năm lao động sản xuất và cũng là thời khắc linh thiêng mà tất cả đồng bào Xơ Đăng và nhân dân trong buôn được cùng nhau tụ tập bên nhà truyền thống, tham gia nghi lễ, thưởng thức rượu cần, ăn cơm mới và trình diễn cồng chiêng cùng những điệu múa nhịp nhàng, uyển chuyển trong tình đoàn kết, gắn bó cộng đồng. ", "Sau phần lễ là phần hội với nhiều tiết mục biểu diễn đặc sắc, hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách đến xem.", "Dưới đây là những hình ảnh rộn ràng trong Lễ hội mừng lúa mới của đồng bào Xơ Đăng buôn H’rinh, xã Ea H’đing trong ngày đầu năm mới 2024." ]
250