type
stringclasses 1
value | url
stringlengths 45
244
| title
stringlengths 10
211
| image_url
sequencelengths 0
20
| detail_url
sequencelengths 0
20
| content
sequencelengths 1
51
| __index_level_0__
int64 34
429
|
---|---|---|---|---|---|---|
ethnic_data | https://nhandan.vn/dan-toc-ba-na-post723892.html | Dân tộc Ba na | [
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/unvrwqcqd/2022_10_17/camnhi205121015152nharong.jpeg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/unvrwqcqd/2022_10_17/3.jpeg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/tpuoaob/2022_11_15/ba-na6-692.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/unvrwqcqd/2022_10_17/dsc2551copy.jpeg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/unvrwqcqd/2022_10_17/7.jpeg.webp"
] | [
"Nhà rông của người Ba na. (Ảnh: Báo Dân tộc và phát triển)",
"Lễ cưới truyền thống của người Ba na (Gia Lai). (Nguồn: Làng văn hóa-du lịch các dân tộc Việt Nam)",
"(Ảnh: Thành Đạt)",
"Lễ hội của người Ba na. (Ảnh: Báo Dân tộc và phát triển)",
"Một trong những hoa văn trên thổ cẩm của người Ba na. (Nguồn: Làng văn hóa-du lịch các dân tộc Việt Nam)"
] | [
"Tổ tiên người Ba na chủ yếu sinh sống tại vùng dưới núi Mang Yang, dọc theo hai bờ sông Ba trở về phía đông tới những huyện đồng bằng giáp ranh miền núi và các huyện miền núi của tỉnh Bình Định, về sau, do tác động của quá trình di dân qua các thời kỳ, người Ba na chuyển cư dần sang phía tây tới lưu vực các sông Ayun, Đắk Bla và đến tận Kon Tum như hiện nay. Có thể nói, lịch sử của người Ba na gắn liền với lịch sử các dân tộc Tây Nguyên.",
"Dân tộc Ba na có tên tự gọi chung là “",
"”, có nghĩa là “",
". Ngoài ra, họ còn có tên gọi khác là Bơ Nâm, Roh, Kon Kđe, Ala Kông, Kpang Kông…",
"Ðịa bàn cư trú của người Ba na trải rộng trên các tỉnh Gia Lai, Kon Tum và miền tây của Bình Ðịnh, Phú Yên và Khánh Hòa.",
" Theo số liệu điều tra 53 dân tộc thiểu số 1/4/ 2019, tổng dân số người Ba na: 286.910 người; dân số nam: 141.758 người; dân số nữ: 145.152 người; quy mô hộ: 4,6 người/hộ; tỷ lệ dân số sống ở khu vực nông thôn: 89,5%.",
"Người Ba na nói tiếng Ba na - một ngôn ngữ thuộc nhóm Môn-Khơ Me (ngữ hệ Nam Á).",
" Người Ba na sống quần cư thành Làng, gọi là plei. Làng của người Ba na được đặt ở nơi bằng phẳng hoặc tương đối bằng phẳng, ven các sông suối, với quy mô không lớn. Mặc dù chế độ mẫu hệ đã tan rã trong xã hội người Ba na nhưng tàn dư vẫn thể hiện rõ trong quan hệ gia đình, tộc họ và hôn nhân như: sau hôn nhân còn phổ biến tập quán cư trú phía nhà vợ. ",
" Người Ba na ở nhà sàn làm bằng tranh tre nứa lá. Nếu xưa kia, nhà sàn dài hàng chục gian, là nơi sinh sống của một gia đình lớn, thì đến nay, người dân đã thay thế bằng kiểu nhà sàn 3 gian hoặc 5 gian, dành cho gia đình nhỏ gồm 2 hoặc 3 thế hệ cùng sinh sống. ",
"Nổi bật lên giữa các buôn làng đồng bào Ba na là những ngôi nhà rông cao vút, được dựng ở vị trí trang trọng nhất trong làng. Đó là nơi sinh hoạt văn hóa chung của làng.",
"Vào ngày thường, nam giới đồng bào Ba na đóng khố ở trần, chỉ vào những ngày lễ hội họ mới mặc áo và quấn khăn trên đầu. Còn phụ nữ thường mặc váy, áo và quấn khăn trên đầu.",
"Trong hệ thống tín ngưỡng của người Ba na, sự sống hiển hiện như một thể thống nhất và là sự sắp đặt từ bàn tay của các vị thần linh (yang). Trong đó, Bok Kei Dei và Yă Kuh Keh là cặp đôi thần linh tối cao -là người sáng tạo ra tất cả và coi sóc con người, mùa màng. Ngoài ra, họ còn thờ thần Rừng (yang Bri), thần Đất (yang The), thần Đá (yang Tmo), thần Núi (yang Kông),...",
"Hằng ngày, đồng bào Ba na ăn cơm gạo tẻ. Vào những dịp cúng lễ hoặc khi có khách quý, người Ba na thường uống rượu cần được chế biến từ lúa, ngô, sắn, kê, ủ với một loại men làm từ các loại thảo dược. Nam nữ người Ba na đều thích hút thuốc lá.",
"Việc giáo dục truyền thống cho thanh thiếu niên người Ba na được tổ chức thường xuyên tại nhà làng do các già làng đảm nhiệm. Đó cũng là nơi dạy nghề, huấn luyện chiến đấu và học tập các truyền thống văn hóa của cộng đồng.",
"Theo số liệu điều tra 53 dân tộc thiểu số 1/4/ 2019: tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết chữ phổ thông là 67.8%, tỷ lệ người đi học chung cấp tiểu học 99.6%, tỷ lệ người đi học chung cấp trung học cơ sở là 69.1%, tỷ lệ người đi học chung cấp trung học phổ thông là 20%, tỷ lệ trẻ em ngoài nhà trường là 28.4%.",
"Người Ba na thực hiện chế đố hôn nhân một vợ, một chồng, cư trú luân phiên và theo nguyên tắc nội hôn tộc người và ngoại hôn dòng họ. Kết thúc các chu kỳ luân cư thì đôi vợ chồng ra ở riêng.",
"rước đây, người Ba na thường ăn tết cổ truyền sau khi thu hoạch. Hiện nay, đồng bào ăn tết theo người Kinh.",
"Người Ba na sống chủ yếu dựa vào canh tác nương rẫy. Bên cạnh nương rẫy, người Ba na còn làm ruộng nước, ruộng khô và trồng cây dài ngày.",
"Cùng với trồng trọt, từng gia đình thường nuôi gia cầm, gia súc. Nghề thủ công của người Ba na gồm có đan lát, dệt vải, rèn, làm gốm, điêu khắc gỗ,... trong đó, đan lát và dệt vải chiếm vị trí quan trọng trong đời sống tộc người.",
"Hiện nay, hoạt động mua bán của người Ba-na chủ yếu được thực hiện với người Kinh thông qua các cửa hàng tạp hóa, cửa hàng dịch vụ buôn bán nhỏ tại địa phương hoặc những lái buôn, người bán rong.",
"Theo số liệu điều tra 53 dân tộc thiểu số 1/4/ 2019: Dân tộc Ba-na có: Tỷ lệ thất nghiệp 1.71%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ: 2.3%; Tỷ trọng lao động làm việc trong khu vực phi nông nghiệp: 4.6%; Tỷ trọng lao động làm công việc quản lý hoặc CMKT bậc cao và trung: 0.9%; Tỷ lệ hộ nghèo: 31.3%; Tỷ lệ hộ cận nghèo: 18.1%; Tỷ lệ hộ sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh: 88.7%; Tỷ lệ hộ sử dụng điện lưới để thắp sáng: 98.6%."
] | 34 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/lam-clip-ve-trang-phuc-truyen-thong-nu-sinh-bo-y-ve-nhat-cuoc-thi-tinh-hoa-viet-nam-post810954.html | Làm clip về trang phục truyền thống, nữ sinh Bố Y về nhất cuộc thi "Tinh hoa Việt Nam" | [
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/zrkxrkvsxr/2024_05_24/3e39a0410c39ac67f528-5234.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/zrkxrkvsxr/2024_05_24/0d3a19b7d3cf73912ade-8396.jpg.webp"
] | [
"Đại diện Ban tổ chức, các bộ, ngành, đơn vị cùng thí sinh, nhóm thí sinh giành giải của cuộc thi.",
"Đồng chí Nguyễn Minh Triết phát biểu ý kiến tại buổi lễ."
] | [
"Chiều 24/5, tại Hà Nội, ",
" tổ chức Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi \"Tinh hoa Việt Nam\" năm 2024. ",
"Triển khai từ cuối tháng 11/2023, cuộc thi nằm trong khuôn khổ Kế hoạch hành động của tổ chức Đoàn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng, phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam và Đề án hỗ trợ thông tin, tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo của Thủ tướng Chính phủ.",
"Cuộc thi dành cho cá nhân, nhóm cá nhân là học sinh, sinh viên Việt Nam các trường trung học phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học, trường đại học, học viện, cao đẳng trong và ngoài nước. ",
"Thí sinh tham gia tranh tài bằng cách làm video clip, phóng sự ngắn hoặc phim ngắn khắc họa, giới thiệu ",
", bản sắc truyền thống Việt Nam qua các nội dung như nét đẹp đời sống, danh lam thắng cảnh, ẩm thực, trang phục, âm nhạc, nhạc cụ truyền thống…",
"Theo các báo cáo, đã có gần 12 nghìn tác phẩm tham dự cuộc thi, hơn 679 nghìn lượt bình chọn trên trang web chính thức của cuộc thi. Tính đến ngày 5/5 vừa qua, các tác phẩm dự thi đã thu hút hơn 56 triệu lượt xem trên các nền tảng số và mạng xã hội.",
"Kết quả, tác phẩm “Trang phục truyền thống của người Bố Y” do thí sinh Lồ Phà Tú Anh (lớp 12A2, Trường Trung học phổ thông số 1 huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai) thực hiện đã xuất sắc giành ngôi đầu Cuộc thi với phần thưởng 15 triệu đồng. ",
"Ban tổ chức cũng đã trao một giải Nhì tặng tác phẩm \"Tinh hoa miền Quan họ\" của nhóm tác giả Tạ Quốc An Vũ, Phạm Trần Nhật Anh (Trường Trung học phổ thông Yên Hòa, Hà Nội); trao một giải Ba, 2 giải Khuyến khích tặng các thí sinh xuất sắc khác. ",
"Ngoài ra, tác phẩm \"Sen quê Bác - Nâng tầm sen Việt\" của thí sinh Vương Thúy Quỳnh (Trường Trung học phổ thông Kim Liên, tỉnh Nghệ An) đã giành giải bình chọn nhiều nhất với phần thưởng trị giá 3 triệu đồng. ",
"Dịp này, Trung ương Đoàn cũng đã trao Bằng khen cùng phần thưởng 5 triệu đồng tặng Tỉnh đoàn Quảng Bình và Đoàn Trường Trung học phổ thông Lê Thành Phương (tỉnh Phú Yên) với thành tích đạt số lượng sản phẩm dự thi nhiều nhất. ",
"Chia sẻ tại buổi lễ, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch ",
" Nguyễn Minh Triết cho biết: Trung ương Đoàn và Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam sẽ tiếp tục đồng hành cùng các thí sinh giành giải cao trong các khâu hoàn thiện sản phẩm như lên ý tưởng kịch bản, cải thiện kỹ năng quay, dựng clip, truyền thông… ",
"\"Chúng tôi mong những giá trị tinh thần, tình yêu Tổ quốc, niềm tự hào dân tộc trong sản phẩm của các bạn sẽ tiếp tục được lan tỏa, nhân rộng. Việc này sẽ góp phần không nhỏ xây dựng một lớp học sinh, sinh viên có kỹ năng và tư duy sáng tạo trong quảng bá về văn hóa, con người, đất nước Việt Nam, gìn giữ và phát huy những truyền thống quý báu của dân tộc\", đồng chí Nguyễn Minh Triết nói. "
] | 35 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/dan-toc-brau-post723903.html | Dân tộc Brâu | [
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/igpcvcvjntc8510/2022_11_21/brau-2506.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/bpcbzivo/2022_10_18/brau4.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/igpcvcvjntc8510/2022_11_21/brau1-4999.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/igpcvcvjntc8510/2022_11_21/brau17-4641.jpg.webp"
] | [
"Người già Brâu vẫn giữ tục căng tai và hút thuốc bằng tẩu (Ảnh: THÀNH ĐẠT)",
"Khuôn viên nhà rông văn hóa của người Brâu. (Ảnh:Báo Dân tộc)",
"Đồng bào Brâu thực hiện nghi thức mừng nhà mới. (Ảnh: Báo Dân tộc)",
"Sinh hoạt văn hóa truyền thống (Ảnh: THÀNH ĐẠT)"
] | [
"Tổ tiên của người Brâu cư trú ở vùng nam Lào và đông bắc Campuchia, đại bộ phận hiện nay vẫn cư trú bên lưu vực sông Sekamarn (Sê San), Nậm Khoong (Mê Kông), một bộ phận nhỏ người Brâu di cư sang Việt Nam sinh sống khoảng 150 - 160 năm (từ 6 - 7 thế hệ). Từ đó đến nay, người Brâu sinh sống trong khu vực ngã ba biên giới của ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia.",
"Tên gọi khác: Brao.",
"Theo số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số 01/4/ 2019: Tổng dân số: 525 người, trong đó dân số nam là 255 người và dân số nữ là 270 người. Quy mô hộ: 3,6người/hộ. Tỷ lệ dân số sống ở khu vực nông thôn: 94,7%. ",
" ",
"Chủ yếu cư trú tập trung tại làng Đắk Mế, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, cách cửa khẩu quốc tế Bờ Y 10km và cách thành phố Kon Tum gần 100km. ",
" ",
"Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khơ Me (ngữ hệ Nam Á). Người Brâu không có chữ viết. Sau giải phóng, Đảng và Nhà nước quan tâm về công tác giáo dục và bảo tồn truyền thống của dân tộc Brâu, trẻ được học tiếng phổ thông, học nghề. ",
"Theo số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số 01/4/ 2019: Tỷ lệ người Brâu từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết chữ phổ thông: 62,4%; Tỷ lệ người đi học chung cấp tiểu học: 104,1%; Tỷ lệ người đi học chung cấp trung học cơ sở: 42,9%; Tỷ lệ người đi học chung cấp trung học phổ thông: 33,3%; Tỷ lệ trẻ em ngoài nhà trường: 35,4%.",
" ",
": Người Brâu chủ yếu ăn cơm nếp đốt trong ống nứa non (cơm lam), thứ đến là cơm gạo tẻ nấu trong nồi đất nung. Ngô, sắn chỉ dùng để chăn nuôi gia súc, gia cầm. Thức uống có rượu cần. Trẻ, già, trai, gái đều thích hút thuốc lá sợi bằng điếu khan.",
" Ðàn ông xưa đóng khố, đàn bà quấn váy tấm. Nữ giới có tục căng tai để đeo những khoanh nứa vàng hoặc khuyên bằng ngà voi. Nam nữ đến tuổi 15-16 đều theo tục cưa bằng 4 răng cửa hàm trên để chính thức hội nhập vào cộng đồng những người trưởng thành.",
" Người Brâu cư trú trên những ngôi nhà sàn có mái dốc cao. Nền sàn được cấu tạo thành hai nấc cao thấp khác nhau để phân định chức năng sinh hoạt. Làng có khuôn viên hình tròn, các ngôi nhà ở được sắp xếp như một cái nan hoa của bánh xe bò.",
"Xã hội Brâu đã phân hoá giàu nghèo ở giai đoạn ban đầu. Gia đình nhỏ phụ hệ đã được thiết lập, nam nữ bình quyền. Những tàn tích của chế độ gia đình mẫu hệ vẫn tồn tại khá đậm nét.",
"Lễ cưới được tổ chức ở nhà gái song do nhà trai chi phí. Sau lễ kết hôn, tục ở rể được kéo dài khoảng 4 -5 năm và tiếp đó là thời kỳ luân cư của đôi trai gái.",
"Khi có người quá cố, tang chủ nổi chiêng trống để báo tang. Thi hài được liệm trong quan tài bằng thân cây khoét rỗng để ở nhà tang mới dựng gần nhà ở. Quan tài chôn nửa chìm nửa nổi là một đặc trưng trong tục lệ ma chay của người Brâu. Nhà mồ dựng trên mộ để chứa những tài sản được chia cho người chết. Số tài sản này đều đã bị huỷ một phần dưới hình thức bẻ gẫy, chọc thủng, làm sứt mẻ...",
"Khi ngôi nhà được khánh thành, người ta làm lễ lên nhà khá long trọng và được cả làng cùng tham dự bữa tiệc sau lễ cúng các thần linh.",
" Lễ ăn mừng cơm mới sau ngày thu hoạch là Tết. Ngày ăn tết tuỳ thuộc vào thời vụ và từng gia đình cụ thể, không quy định ngày nào thống nhất.",
" Nông lịch tính theo tuần trăng và định ra tháng theo mùa vụ canh tác rẫy lúa của ông bà xưa.",
" Dân ca có lời ca, truyện cổ về thần sáng tạo Pa Xây, huyền thoại Un cha đắp lếp, những bài ca đám cưới, hát ru. Nhạc cụ có đàn klông pút được gọi là táp đinh bổ. Quan trọng hơn cả vẫn là những bộ chiêng đồng nổi tiếng với 3 loại có thang âm khác nhau là coong, mam và tha.",
" ",
"Nguồn sống chính là làm rẫy để trồng lúa nếp, lúa tẻ, ngô, sắn. Phương thức canh tác là phát, đốt rồi chọc lỗ tra hạt, thu hái bằng tay. Về thủ công nghiệp, đàn ông Brâu có khá nhiều người biết đan lát. Hiện nay người Brâu đã được hưởng các kết quả từ chính sách định canh, định cư của Đảng và Nhà nước, đặc biệt từ chương trình phát triển cửa khẩu Bờ Y.",
"Theo số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số 01/4/ 2019: Dân tộc Brâu có: Tỷ lệ hộ nghèo: 6,1%; Tỷ lệ hộ cận nghèo: 7,9%; Tỷ lệ hộ sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh: 88,0%; Tỷ lệ hộ sử dụng điện lưới để thắp sáng:100,0%; Tỷ lệ thất nghiệp: 0,38%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ: 2,2%; Tỷ trọng lao động làm việc trong khu vực phi nông nghiệp: 1,5%; Tỷ trọng lao động làm công việc quản lý hoặc CMKT bậc cao và trung: 0,8%. "
] | 36 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/dan-toc-bru-van-kieu-post723920.html | Dân tộc Bru-Vân Kiều | [
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/unvrwqcqd/2022_10_20/vankieu.jpeg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/tpuoaob/2022_11_15/bru-van-kieu4-6492.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/unvrwqcqd/2022_10_20/4.jpeg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/tpuoaob/2022_11_15/z3727402066085fc2af90d14353371db955613eb0c32b4-9865.jpeg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/unvrwqcqd/2022_10_20/hoho520.jpeg.webp"
] | [
"Nhà ở của người Vân Kiều. (Nguồn: Báo Dân tộc)",
"Thiếu nữ Bru-Vân Kiều. (Ảnh: Thành Đạt)",
"Đồng bào Bru-Vân Kiều hiện còn lưu giữ nhiều lễ hội độc đáo. (Báo Dân tộc và phát triển)",
"Ảnh: Thành Đạt",
"Một số nhạc cụ của đồng bào Bru-Vân Kiều. (Ảnh: Báo Dân tộc và phát triển)"
] | [
"Hiện nay có hai luồng ý kiến khác nhau về nguồn gốc của người Bru-Vân Kiều, nhưng đa phần các ý kiến đều cho rằng, đây là cư dân bản địa, sống lâu đời ở vùng Trung Đông Dương. Sau những biến động lịch sử, họ di cư đi các nơi, trong đó có một bộ phận đi về hướng đông và tụ cư ở miền tây tỉnh Quảng Trị của Việt Nam.",
"Tộc Bru-Vân Kiều còn có tên gọi khác là Bru, Vân Kiều, chia thành 5 nhóm địa phương: Bru, Vân Kiều, Mang Cong, Trì và Khùa.",
"Người Bru-Vân Kiều cư trú tại 39/63 tỉnh, thành phố nhưng tập trung chủ yếu tại 3 tỉnh: Quảng Trị, Quảng Bình và Thừa Thiên Huế. Ngoài ra, còn một số lượng nhỏ người Bru-Vân Kiều hiện đang cư trú ở Đắk Lắk do Mỹ-Ngụy cưỡng ép di cư vào năm 1972. ",
"Theo số liệu điều tra 53 dân tộc thiểu số 1/4/ 2019, tổng dân số người Bru-Vân Kiều: 94.598 người; dân số nam: 47.301 người; dân số nữ: 47.297 người; quy mô hộ: 4.5 người/hộ; tỷ lệ dân số sống ở khu vực nông thôn: 91.9%.",
" Ngôn ngữ của người Bru là tiếng Bru, một ngôn ngữ thuộc nhóm Môn- Khơ Me (ngữ hệ Nam Á), gần gũi với Tiếng Tà Ôi, Cơ Tu.",
"Người Bru-Vân Kiều quần cư thành Vil (Làng).Mỗi ",
"có một bộ máy tổ chức điều hành và quản lý mọi sinh hoạt của cộng đồng với người đứng đầu là ",
"(chủ làng). Giúp việc cho ",
"trong việc quản lý sinh hoạt cộng đồng là hội đồng già làng (bao gồm các ",
", ",
"). Xã hội truyền thống của người Bru-Vân Kiều còn có ",
", đây là người đứng đầu xứ (",
"), có công phát hiện ra vùng đất mới và sáng lập ra làng. Với hình thức sở hữu tập thể, tất cả các thành viên trong ",
"đều có quyền sở hữu và khai thác mọi tài nguyên đất đai, rừng núi, sông suối,... thuộc phạm vi của ",
".",
"Nhà truyền thống của người Vân Kiều là nhà sàn nhỏ (thường gồm 3, 4 gian), chia làm 2 phần rõ rệt, được ngăn cách bằng một bức phên có tính ước lệ và thông nhau bằng một cửa phụ. Phần ngoài thường gồm 2 gian gọi là: pum (phía ngoài, gần cửa ra vào) và poong (phía trong, nơi thờ cúng).",
"Theo phong tục, nam giới người Bru-Vân Kiều thường đóng khố, có thêm khăn đội đầu; còn nữ giới mặc áo không có ống tay, cổ được khoét tròn hoặc vuông, và váy (",
") là nguyên tấm vải quấn quanh thân rồi dùng dây vải buộc chặt. ",
"Đàn ông, đàn bà người Bru–Vân Kiều đều búi tóc.",
" Theo truyền thống, người Bru-Vân Kiều coi trọng việc thờ cúng tổ tiên, ngoài ra còn thờ các thần linh như thần lúa, thần bếp, thần núi, thần đất, thần sông nước. Người Vân Kiều nhận thức về thế giới quan cho rằng vạn vật hữu linh. Vì vậy thần lúa, thần sông được sắp xếp thứ tự để thờ trong nhà và ngoài rừng với mục đích cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Đặc biệt là thần lúa được nâng lên cao nhất, được sùng bái với nhiều lễ thức quan trọng.",
"Đồng bào Bru Vân Kiều hiện còn lưu giữ nhiều lễ hội độc đáo. (Ảnh: Báo Dân tộc và phát triển)",
"Người Bru-Vân Kiều thích các món nướng. Họ ăn cơm tẻ thường ngày. Còn vào các dịp lễ hội đồng bào ăn cơm nếp nấu trong ống tre tươi. Đồng bào Vân Kiều quen ăn bốc, uống nước lã và rượu cần. Nam nữ đều thích hút thuốc lá bằng tẩu làm từ đất nung hoặc cây le.",
" Nhạc cụ phổ biến của người Bru-Vân kiều là: cồng, chiêng, đàn ",
" kèn ",
",...",
"Trước đây, nền giáo dục học đường không tồn tại ở vùng người Bru - Vân Kiều. Nhưng với sự đầu tư của Nhà nước và các tổ chức phi chính phủ, tình trạng giáo dục của người Vân Kiều đã có những bước chuyển biến tích cực.",
"Theo số liệu điều tra 53 dân tộc thiểu số 1/4/ 2019: tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết chữ phổ thông là 66.7%, tỷ lệ người đi học chung cấp tiểu học 101.9%, tỷ lệ người đi học chung cấp trung học cơ sở là 86.9%, tỷ lệ người đi học chung cấp trung học phổ thông là 33.2%, tỷ lệ trẻ em ngoài nhà trường là 19.3%.",
"Ở dân tộc Bru-Vân Kiều, sau khi cưới, cô dâu về ở nhà chồng. Sau lễ cưới, đôi vợ chồng còn phải làm \"lễ cưới\" lần thứ 2 khi có điều kiện về kinh tế, gọi là lễ ",
", để người vợ chính thức được coi là thành viên dòng họ nhà chồng.",
"Người Bru-Vân Kiều có nhiều lễ cúng khác nhau trong quá trình canh tác lúa rẫy nhằm cầu mùa, gắn với các khâu, phát, trỉa và thu hoạch. Ðặc biệt lễ thức trước dịp trỉa lúa diễn ra như một ngày hội của dân làng. Trong một đời người, mỗi người cũng có hàng loạt nghi lễ cúng về bản thân mình như: khi ra đời, lúc đau ốm, khi qua đời, lúc thành hôn v.v...",
"Từ bao đời nay, người Bru-Vân Kiều sống chủ yếu bằng canh tác rẫy, trồng lúa. Họ sử dụng nông cụ thô sơ như: rìu, dao quắm, gậy trỉa,... với phương thức sản xuất đơn giản: phát rừng, đốt, rồi chọc lỗ gieo hạt giống, làm cỏ, tuốt lúa bằng tay. Ngoài kinh tế nông nghiệp, người Bru-Vân Kiều còn chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà,... Họ không phát triển nghệ thủ công và chủ yếu trao đổi hàng hoá với người Việt và người Lào.",
"Theo số liệu điều tra 53 dân tộc thiểu số 1/4/ 2019: Dân tộc Bru-Vân Kiều có: Tỷ lệ thất nghiệp 2.82%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ: 4.5%; Tỷ trọng lao động làm việc trong khu vực phi nông nghiệp: 8.4%; Tỷ trọng lao động làm công việc quản lý hoặc CMKT bậc cao và trung: 0.12%; Tỷ lệ hộ nghèo: 56%; Tỷ lệ hộ cận nghèo: 12.4%; Tỷ lệ hộ sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh: 48.5%; Tỷ lệ hộ sử dụng điện lưới để thắp sáng: 93.8%."
] | 37 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/dan-toc-cham-post723909.html | Dân tộc Chăm | [
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/cuhatguhgenat/2022_11_15/dat-4623-4884.jpg.webp"
] | [
"(Ảnh: Thành Đạt)"
] | [
"Dân tộc Chăm vốn sinh tụ ở duyên hải miền trung Việt Nam từ rất lâu đời, đã từng kiến tạo nên một nền văn hóa rực rỡ với ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Ấn Ðộ. Ngay từ những thế kỷ thứ XVII, người Chăm đã từng xây dựng nên vương quốc Chăm-pa. ",
"Hiện tại, cư dân gồm có hai bộ phận chính: Bộ phận cư trú ở Ninh Thuận và Bình Thuận chủ yếu theo đạo Bà la môn (một bộ phận nhỏ người Chăm ở đây theo đạo Islam truyền thống gọi là người Chăm Bà ni). Bộ phận cư trú ở một số địa phương thuộc các tỉnh Châu Ðốc,Tây Ninh, An Giang, Ðồng Nai và Thành phố Hồ Chí Minh theo đạo Islam (Hồi giáo) mới.",
"Tên gọi khác: Chàm, Chiêm, Chiêm Thành, Chăm Pa, Hời…",
"Nhóm địa phương: Chăm Hroi, Chăm Poổng, Chà Và Ku, Chăm Châu Ðốc.",
" ",
"Theo số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số 1/4/2019: Tổng dân số: 178.948 người. Trong đó, nam: 87.838 người; nữ: 91.110 người. Tỷ lệ dân số sống ở khu vực nông thôn: 83,8%.",
"Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Malayô-Polynéxia (ngữ hệ Nam Ðảo).",
"Người Chăm cư trú tại Ninh Thuận, Bình Thuận. ",
" ",
"Người Chăm ăn cơm, gạo được nấu trong những nồi đất nung lớn, nhỏ. Thức ăn gồm cá, thịt, rau củ, do săn bắt, hái lượm và chăn nuôi, trồng trọt đem lại. Thức uống có rượu cần và rượu gạo. Tục ăn trầu cau rất phổ biến trong sinh hoạt và trong các lễ nghi phong tục cổ truyền.",
" Nam, nữ đều quấn váy tấm. Ðàn ông mặc áo cánh ngắn xẻ ngực cài khuy. Ðàn bà mặc áo dài chui đầu. Màu chủ đạo trên y phục là màu trắng của vải sợi bông. Ngày nay, trong sinh hoạt hằng ngày, người Chăm ăn mặc như người Việt ở miền trung, chỉ có chiếc áo dài chui đầu là còn thấy xuất hiện trong giới nữ cao niên. ",
" Gia đình người Chăm mang truyền thống mẫu hệ, mặc dù xã hội Chăm trước đây là xã hội đẳng cấp, phong kiến. ở những vùng theo Hồi giáo Islam, tuy gia đình đã chuyển sang phụ hệ, vai trò nam giới được đề cao, nhưng những tập quán mẫu hệ vẫn tồn tại khá đậm nét trong quan hệ gia đình, dòng họ với việc thờ cúng tổ tiên. ",
" ",
" Cư dân Chăm vốn được phân thành hai thị tộc: Cau và Dừa như hai hệ dòng Niee và Mlô ở dân tộc Ê-Đê. Sau này, thị tộc Cau trở thành tầng lớp của những người bình dân, trong khi thị tộc Dừa trở thành tầng lớp của quý tộc và tăng lữ. Dưới thị tộc là các dòng họ theo huyết hệ mẹ, đứng đầu là một người đàn bà thuộc dòng con út. Mỗi dòng họ lại có nhiều chi họ. ",
" ",
" Xã hội cổ truyền Chăm được phân thành các đẳng cấp như xã hội Ấn Ðộ cổ đại. Họ có những vùng cư trú riêng và có những ngăn cách rõ rệt: không được thiết lập quan hệ hôn nhân, không sống cùng một xóm, không ăn cùng một mâm...",
" Người Chăm ở nhà đất (nhà trệt). Mỗi gia đình có những ngôi nhà được xây cất gần nhau theo một trật tự gồm: nhà khách, nhà của cha mẹ và các con nhỏ tuổi, nhà của các cô gái đã lập gia đình, nhà bếp và nhà tục trong đó có kho thóc, buồng tân hôn và là chỗ ở của vợ chồng cô gái út.",
"Phụ nữ chủ động trong quan hệ luyến ái. Hôn nhân cư trú phía nhà vợ, con sinh ra đều theo họ mẹ. Sính lễ do nhà gái lo liệu.",
" Người Chăm có hai hình thức đưa người chết về thế giới bên kia là thổ táng và hỏa táng. Nhóm cư dân theo đạo Bà la môn thường hỏa táng theo giáo luật, còn các nhóm cư dân khác thì thổ táng. Những người trong cùng một dòng họ thì được chôn cất cùng một nơi theo huyết hệ mẹ.",
"Người ta thực hiện nhiều nghi lễ nông nghiệp trong một chu kỳ năm như: lễ khai mương đắp đập, lễ hạ điền, lễ mừng lúa con, lễ mừng lúa ra đòng. Tuy nhiên, lễ lớn nhất vẫn là lễ Bon Katê được tổ chức linh đình tại các đền tháp vào giữa tháng mười âm lịch.",
"Người Chăm có nông lịch cổ truyền tính theo lịch âm.",
" Nhạc cụ Chăm nổi bật có trống mặt da Paranưng, trống vỗ, kèn xaranai. Nền dân ca-nhạc cổ Chăm đã để lại nhiều ảnh hưởng đến dân ca-nhạc cổ của người Việt ở miền trung như trống cơm, nhạc nam ai, ca hò Huế... Dân vũ Chăm được thấy trong các ngày hội Bon katê diễn ra tại các đền tháp.",
" ",
"Người Chăm có truyền thống nông nghiệp ruộng nước, giỏi làm thuỷ lợi và làm vườn trồng cây ăn trái. Bên cạnh việc làm ruộng nước vẫn tồn tại loại hình ruộng khô một vụ trên sườn núi. Bộ phận người Chăm ở Nam Bộ lại sinh sống chủ yếu bằng nghề chài lưới, dệt thủ công và buôn bán nhỏ, nghề nông chỉ là thứ yếu.",
"Nghề thủ công phát triển ở vùng Chăm nổi tiếng là dệt lụa tơ tằm và nghề gốm nặn tay, nung trên các lò lộ thiên. Việc buôn bán với các dân tộc láng giềng đã xuất hiện từ xưa. Vùng duyên hải miền trung đã từng là nơi hoạt động của những đội hải thuyền nổi tiếng trong lịch sử."
] | 38 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/dan-toc-chu-ru-post723908.html | Dân tộc Chu ru | [
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/cuhatguhgenat/2022_11_15/chu-ru-3846.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/cuhatguhgenat/2022_11_15/chu-ru11-6657.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/cuhatguhgenat/2022_11_15/t3-2-1629486948367new-1629507261808-6867.jpeg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/cuhatguhgenat/2022_11_15/chu-ru3-302.jpg.webp"
] | [
"Múa truyền thống của người Chu Ru. (Ảnh: Thành Đạt)",
"(Ảnh: Thành Đạt)",
"Tămya-Ariya, điệu múa cổ truyền của người Chu Ru. (Ảnh: Báo Nhân Dân)",
"(Ảnh: Thành Đạt)"
] | [
"Có lẽ xa xưa, tổ tiên người Chu ru là một bộ phận trong khối cộng đồng Chăm, về sau, họ chuyển lên miền núi sống biệt lập với cộng đồng gốc nên thành người Chu ru. ",
"Tên gọi khác: Chơ Ru, Kru, Thượng.",
" ",
"Theo số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số 1/4/2019: Tổng dân số: 23.242 người. Trong đó, nam: 11.363 người; nữ: 11.879 người. Tỷ lệ dân số sống ở khu vực nông thôn: 96,3%.",
"Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Malayô-Polynêxia, (ngữ hệ Nam Ðảo), gần với tiếng Chăm. Có một bộ phận người Chu ru sống gần với người Cơ Ho nên nói tiếng Cơ Ho (thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khơ Me).",
"Cư trú tại 23 tỉnh, thành phố. Trong đó, tập trung đông ở các tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Ninh Thuận, Thành phố Hồ Chí Minh...",
" Lương thực chính là gạo. Lương thực phụ có ngô, khoai, sắn. Thức ăn có măng rừng, rau đậu, cá suối, chim thú săn bắn được. Thức uống có rượu cần và rượu cất. Nam nữ đều thích hút thuốc lá sợi bằng tẩu.",
" Nghề dệt không phát triển nên những sản phẩm của y phục như: váy, áo, khố, mền, địu... có được đều do trao đổi với các tộc láng giềng như: Chăm, Cơ Ho, Ra glai, Mạ...",
"Sống ở hai xã Ðơn và Loan thuộc huyện Ðơn Dương, một số khác ở huyện Ðức Trọng và Di Linh tỉnh Lâm Ðồng. Tại hai huyện An Sơn và Ðức Linh thuộc tỉnh Ninh Thuận cũng có vài ngàn người Chu ru sinh sống. ",
"Người Chu ru ở nhà sàn làm bằng tre, gỗ, bương, mai, lợp bằng cỏ tranh. Họ cư trú theo đơn vị làng (plei) và những gia đình thân thuộc thường xây cất nhà cửa gần gũi nhau.",
" Quan hệ chủ đạo trong cơ cấu xã hội Chu ru là gia đình mẫu hệ với vai trò được tôn vinh là người phụ nữ, người thừa kế của gia đình, dòng họ mẹ. Nếu nhìn vào bộ máy tự quản ở các làng thì ta thấy người đàn ông đang đứng mũi chịu sào trong mọi lĩnh vực để cho xã hội được vận hành theo định hướng của ông bà xưa. Thật ra, họ đã hành động theo ý chí của người vợ, người chủ nhân ngôi nhà mà họ đang cư ngụ theo tục cưới chồng. Xã hội đã có sự phân hóa giàu, nghèo nhưng không có sự xung đột giữa hai tầng lớp ấy trong làng.",
" Người phụ nữ chủ động trong quan hệ lứa đôi. Việc \"hỏi chồng\" và \"cưới chồng\" được thực hiện qua những thông tin ở việc trao tặng chàng trai chiếc nhẫn và chuỗi hạt cườm. Sau lễ cưới, người con gái phải ở dâu nửa tháng tại gia đình chồng để chờ lễ đón rể về nhà. Họ cư trú phía nhà gái.",
" Một năm với chu kỳ canh tác ruộng nước, người Chu ru có nhiều nghi lễ như: cúng thần đập nước, thần mương nước, thần lúa khi gieo hạt, ăn mừng lúa mới, cúng sau mùa thu hoạch. Ðáng lưu ý, lễ cúng thần bơnung vào tháng 2 âm lịch, dân làng thường hiến sinh dê. Và lễ cúng Yang Wer, một cây đại thụ ở gần làng, được coi là nơi ngự trị của các thần linh. Người ta thường làm những hình nộm dã thú bằng gỗ hay củ chuối để đặt dưới gốc cây.",
" Người Chu ru theo tục thổ táng tại nghĩa địa chung của làng. Xưa kia, việc ma chay thường được tổ chức linh đình với lễ hiến sinh trâu bò.",
"Vốn ca dao, tục ngữ rất phong phú, phản ánh việc đề cao vai trò phụ nữ, ca ngợi chế độ gia đình mẫu hệ. Về nhạc cụ, đáng lưu ý là trống, kèn và chiêng. Ngoài ra còn một số nhạc cụ khác như: r’tông, kwao, terlia là những nhạc cụ đặc sắc của người Chu ru. Trong hội hè, nhạc cổ truyền Chu ru thường được cất lên cùng với vũ điệu tamga nổi tiếng.",
" Người Chu ru theo lịch âm, tính tháng chu kỳ canh tác nông nghiệp của tổ tiên xưa.",
" Trước kia, người Chu ru không có chữ viết, mọi sự truyền đạt, thông tin đều qua truyền khẩu.",
" Sở thích của trẻ em là đánh cù, chơi thả diều (diều bướm và diều sáo). Chúng cũng hay chơi trò kéo co, đi cà kheo, đuổi bắt nhau...",
" ",
"Người Chu ru sống định cư, định canh trên cơ sở một truyền thống nông nghiệp từ lâu đời. Ruộng ở đây có hai loại: ruộng sình và ruộng khô. Việc làm thủy lợi bằng mương, phai, đê, đập được chú trọng. Vườn có trên rẫy và vườn ở gần nhà. Chăn nuôi có gia súc và gia cầm. Săn bắn, hái lượm và đánh cá là hoạt động thường xuyên. Nghề thủ công gia đình được phổ biến có đan lát, gốm thô."
] | 39 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/ba-con-dan-toc-chut-o-rao-tre-don-tet-cham-cha-boi-post789048.html | Bà con dân tộc Chứt ở Rào Tre đón Tết Chăm Cha Bới | [
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/xqykxrdekx/2023_12_24/ndo_bl_anh-4049-1-1186.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/xqykxrdekx/2023_12_24/ndo_bl_anh-4078-8389.jpg.webp"
] | [
"Tiết mục văn nghệ Tết Chăm Cha Bới ở bản Rào Tre.",
"Các tổ chức, đoàn thể ở Hà Tĩnh tặng quà chúc mừng người dân bản Rào Tre đón Tết Chăm Cha Bới."
] | [
"Tết Chăm Cha Bới (hay còn gọi là ",
") của bà con dân tộc Chứt, bản Rào Tre được tổ chức vào ngày 12/11 âm lịch hằng năm; sau khi mùa màng đã thu hoạch xong.",
"Người Chứt tổ chức đón Tết Chăm Cha Bới với ý nghĩa tạ ơn trời đất đã cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu và chào đón mùa vụ mới.",
"Trong không khí vui tươi phấn khởi, sau nghi thức cúng bìa rừng theo phong tục, bà con dân tộc Chứt đã cùng nhau giao lưu văn nghệ, văn hóa, thể thao. Đặc biệt, bà con được đón nhận nhiều phần quà ý nghĩa từ các đơn vị, tổ chức.",
"Với sự quan tâm của các cấp, ngành, ngày Tết Chăm Cha Bới ở Rào Tre ngày càng được tổ chức quy mô, bài bản hơn. Đây cũng là hoạt động nhằm gìn giữ, lưu truyền, phổ biến, phát huy cho thế hệ mai sau những phong tục, tập quán tốt đẹp về văn hóa dân gian, nghi lễ truyền thống của đồng bào dân tộc Chứt tại bản Rào Tre, xã Hương Liên.",
"Hoạt động này cũng góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các thế hệ, nhất là thế hệ trẻ trong việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa độc đáo của dân tộc Chứt; từng bước bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Chứt, trở thành sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn ",
"."
] | 40 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/dan-toc-co-post723913.html | Dân tộc Co | [
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/igpcvcvjntc8510/2022_11_21/cor16-4031.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/bpcbzivo/2022_10_19/img1199.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/bpcbzivo/2022_10_19/cor4.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/igpcvcvjntc8510/2022_11_21/cor7-9020.jpg.webp"
] | [
"Trang phục truyền thống của phụ nữ Co (Ảnh:THÀNH ĐẠT)",
"Các cô gái Co say sưa điệu múa Cà Đáu mềm mại trong Lễ mừng nhà mới (Ảnh: Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam).",
"Thầy cúng thực hiện lễ cúng trong nhà trong Lễ cầu mưa của người Co (Ảnh: Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam).",
"Biểu diễn múa cồng chiêng của người Co (Ảnh: THÀNH ĐẠT)"
] | [
"Đến nay, đa số các nhà nghiên cứu đều cho rằng người Co là một trong những cư dân bản địa ở khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên.",
"Tên tự gọi: Cor, Col.",
"Tên gọi khác: Cua, Trầu.",
"Theo số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số 01/4/2019, dân tộc Co có 40.442 người. Trong đó, dân số nam là 20.548 và dân số nữ là19.894. Số hộ dân cư (Hộ) 9.897; Quy mô hộ (Người/hộ) 4,1; Tỷ lệ dân số sống ở khu vực nông thôn: 96,5%. ",
"Người Co sống tập trung ở Trà Bồng và Trà Mi thuộc tây bắc tỉnh Quảng Ngãi và tây nam tỉnh Quảng Nam. Người Co cũng cư trú rải rác ở các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Thừa Thiên Huế.",
"Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khơ Me (ngữ hệ Nam Á), tương đối gần gũi các dân tộc khác trong vùng bắc Tây Nguyên và lân cận như: Hrê, Xơ Ðăng, Ba Na... Chữ viết ra đời từ thời kỳ trước năm 1975 trên cơ sở dùng chữ cái La-tinh nhưng nay không không phổ biến. Ở những vùng giáp với người Hrê như huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi, người Co nói được tiếng Hrê. Tuyệt đại đa số người Co biết tiếng phổ thông. ",
" Theo số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số 01/4/2019: Tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết chữ phổ thông là 75,2%; Tỷ lệ người đi học chung cấp tiểu học: 102,2%; Tỷ lệ người đi học chung cấp trung học cơ sở: 87,8%; Tỷ lệ người đi học chung cấp trung học phổ thông: 49,2%; Tỷ lệ trẻ em ngoài nhà trường:14,4%. Tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên biết đọc, viết chữ dân tộc mình: 0,8%.",
" Là nhà sàn dài, cửa ra vào ở hai đầu hồi. Trong nhà chia dọc thành 3 phần: lối đi ở giữa, một bên được ngăn thành từng buồng nhỏ cho các gia đình sinh hoạt riêng, còn một bên dùng làm nơi sinh hoạt chung (tiếp khách, họp bàn, tổ chức lễ hội, ăn uống đông người, đan lát, vui chơi...). ",
" Ðồ mặc của người Co chủ yếu mua của người Xơ Ðăng và người Việt. Theo nếp truyền thống, nam đóng khố, ở trần, nữ quấn váy, mặc áo cộc tay; mùa lạnh thì khoác tấm vải choàng. Bộ quần áo dài với khăn xếp du nhập từ đồng bằng lên từng được dùng trưng diện trong ngày lễ hội, nhất là những bô lão khá giả. ",
"Mỗi làng có ông \"già làng\" được mọi người kính trọng và nghe theo. ",
" Hình thức hôn nhân cư trú đằng chồng là phổ biến. Phong tục cho phép nếu vợ chết có thể lấy tiếp em hoặc chị của vợ, nhưng vợ goá không thể lấy em chồng; nếu 2 anh em trai lấy 2 chị em gái thì phải anh lấy chị, em lấy em; nếu con gái nhà này đã làm dâu nhà kia thì 2 - 3 đời sau nhà kia mới gả con gái cho nhà này. Con cô - con cậu, con gì - con già, con có chung cha mẹ đều không được lấy nhau. Ðám cưới đơn giản, gọn nhẹ, không tốn kém nhiều.",
" Quan tài gỗ, đẽo theo kiểu độc mộc. Người chết được chôn trong bãi mộ của làng, đặt không xa chỗ ở. Tang gia \"chia của\" cho người mới chết, đưa ra mộ không chỉ vật dụng và tư trang của người ấy, mà cả ché, chiêng...",
" Những đỉnh núi cao được người Co gọi là núi Ông núi Bà. Họ cho rằng có \"thần linh\" trú ngụ ở đó. Hệ thống \"ma\" (ka muych) và \"thần\" (kơi, ma) rất đông: ma người chết bình thường, ma người chết bất bình thường, ma quế, ma cây đa, ma nước, thần bếp lửa...",
"Người Co có nhiều lễ, lớn nhất là lễ có đâm trâu tế thần - đây cũng là ngày hội lớn trong làng. Ngoài ra, tết gắn với sự kết thúc một mùa lúa rẫy là dịp sinh hoạt nhộn nhịp.",
" Cách tính ngày tháng tương đương với âm lịch của người Việt, nhưng chỉ có 10 tháng, tiếp đến là thời gian nghỉ ngơi sau vụ canh tác. ",
" Ưa thích âm nhạc, dùng bộ chiêng 3 chiếc là phổ biến: nhạc cụ còn có trống, các loại đàn nhị. Múa chỉ xuất hiện trong lễ đâm trâu. Các điệu dân ca Xru (Klu), Agiới được lưu truyền rộng rãi. Vốn truyện cổ khá phong phú, có huyền thoại, truyền thuyết, truyện ngụ ngôn... Nghệ thuật trang trí tập trung nhất ở cây cột lễ và cái \"gu\" trong lễ hội đâm trâu.",
"Kinh tế rẫy là nguồn sống chủ yếu, lúa rẫy là nguồn lương thực chính. Canh tác theo hình thức phát rừng, đốt, chọc lỗ tra hạt giống, tuốt lúa bằng tay. Trầu không và quế của người Co nổi tiếng lâu đời. Người Co nuôi trâu, lợn, gà trước hết để cúng tế; chó hầu như nhà nhà đều có. Nghề dệt và rèn không phát triển. Ðồ đan đẹp và phong phú. ",
"Tỷ lệ hộ nghèo của dân tộc Co là 57,1%, Tỷ lệ hộ cận nghèo 16,7%. Tỷ lệ thất nghiệp: 2,08%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ: 8,0 %; Tỷ trọng lao động làm việc trong khu vực phi nông nghiệp:12,4 %; Tỷ trọng lao động làm công việc quản lý hoặc CMKT bậc cao và trung: 3,6%; Tỷ lệ hộ làm nghề thủ công truyền thống: 0,12%. "
] | 41 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/am-ap-phong-tuc-tet-hoa-cua-dan-toc-cong-post784802.html | Ấm áp phong tục Tết Hoa của dân tộc Cống | [
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/ngtnba/2023_11_28/img-6420-8243.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/ngtnba/2023_11_28/img-6423-6470.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/ngtnba/2023_11_28/img-6422-3822.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/ngtnba/2023_11_28/img-6424-1-3501.jpg.webp"
] | [
"Đại diện cho các gia đình trong bản thành kính dâng vật phẩm lễ trong Tết Hoa.",
"Thầy cúng là người có uy tín trong bản sẽ chủ trì các nghi lễ cúng trong Tết Hoa.",
"Bà con dân tộc Cống xã Pa Thơm chung vui điệu múa mừng Tết Hoa năm 2023.",
"Có sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, bản Púng Pon của đồng bào dân tộc Cống ở xã Pa Thơm đã đổi thay từng ngày."
] | [
"Tết Hoa mào gà, hay thường gọi là Tết Hoa của dân tộc Cống",
" đã được ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào ngày 29/8/2019. Đây là lễ hội lớn nhất trong năm của dân tộc Cống tỉnh Điện Biên nói chung và dân tộc Cống xã Pa Thơm nói riêng. Năm nay, vào dịp rằm tháng 10 âm lịch, bà con dân tộc Cống ở xã Pa Thơm tổ chức các hoạt động theo nghi thức truyền thống trong Tết Hoa. ",
"Đến dự và chúc mừng ngày vui của đồng bào ",
" ở xã Pa Thơm, ông Nguyễn Tiến Cường, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Điện Biên cho biết: Luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm, từ năm 2021 đến nay còn có thêm các chính sách hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi dành riêng cho các dân tộc ít người (trong đó có dân tộc Cống) thì đời sống văn hóa, tinh thần của bà con dân tộc Cống ở Pa Thơm nói riêng, tỉnh Điện Biên nói chung đã đổi thay rất nhiều. Điện, đường, trường học được đầu tư xây dựng khang trang về từng bản. Bà con dân tộc Cống còn được hỗ trợ học nghề chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển đổi nghề; phong tục văn hóa truyền thống của dân tộc Cống được quan tâm sưu tầm, phục dựng.",
"Chia sẻ về ý nghĩa thiêng liêng của ",
"trong tâm thức mỗi người con dân tộc, ông Nạ Văn Phanh - người có uy tín, chủ trì các hoạt động trong nghi lễ Tết Hoa cho biết, với đồng bào dân tộc Cống thì hoa mào gà là là loài hoa linh thiêng, biểu trưng cho sức mạnh, niềm tin của tâm thiện trong mỗi con người. Họ quan niệm, có hoa mào gà trong nhà, trong bản, trên nương sẽ giúp xua đuổi tà ma phá hoại mùa màng hay vật xấu làm ảnh hưởng sức khỏe con người. Hoa mào gà còn là cầu nối tâm linh giữa các thành viên trong mỗi gia đình và ông bà tổ tiên và những người đã khuất. ",
"Tết Hoa được diễn ra từ hai đến ba ngày, người Cống không đi làm nương, không đi đào củ mài mà ở nhà, ở bản thực hiện nghi lễ cúng do người có uy tín (được bà con lựa chọn) chủ trì. Khi thầy cúng chủ trì phần lễ thì bà con trong bản đem dâng các vật phẩm (thường là các sản phẩm nông nghiệp do bà con tự cấy, hái, nuôi trồng). Sau nghi lễ này, các gia đình mới bắt đầu cúng gia tiên, những người đã khuất trong gia đình bằng tấm lòng thành nhớ ơn sâu sắc.",
"Sau nghi lễ, bà con dân tộc Cống sẽ cùng nhau liên hoan, hát múa các bài hát, điệu múa truyền thống của dân tộc. Qua từng lời hát, họ trao cho nhau tình cảm gắn kết cộng đồng, dòng họ để cùng nhau hướng về tương lai với những ngày tốt đẹp, tươi sáng hơn…",
"Suốt những ngày Tết Hoa, bản làng của người Cống luôn rực rỡ sắc đỏ của hoa mào gà; tiếng chiêng hòa cùng tiếng hát rộn vang như đánh thức một vùng núi non trùng điệp. Cũng thường trong dịp Tết Hoa thì nhân dân các dân tộc ở khu vực lân cận thường tổ chức sang thăm, chúc mừng bà con dân tộc Cống với những lời chúc đẹp nhất, ấm áp tình cảm, chan hòa."
] | 42 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/dan-toc-co-ho-post723902.html | Dân tộc Cơ-ho | [
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/unvrwqcqd/2022_10_18/img0267.jpeg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/tpuoaob/2022_11_15/co-ho-8591.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/unvrwqcqd/2022_10_18/img03261.jpeg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/unvrwqcqd/2022_10_18/anuong.jpeg.webp"
] | [
"Già làng dân tộc Cơ-ho thổi tù và. (Nguồn: Báo Dân tộc và phát triển)",
"(Ảnh: Thành Đạt)",
"Lễ mừng lúa mới của người Cơ-ho (Lâm Đồng). (Ảnh: Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam)",
"Món ăn của người Cơ-ho, Làng Cù Lần, Lâm Đồng. (Ảnh: Báo Dân tộc và phát triển)"
] | [
"Theo các nhà khoa học, người Cơ-ho thuộc chủng Inđônêdiên, là đồng chủ nhân của văn hóa Sa Huỳnh, bộ phận phía nam của văn hóa Đông Sơn. Dân tộc Cơ-ho tồn tại cách ngày nay trên dưới 2.500 năm, là cư dân bản địa sinh sống lâu đời trên mảnh đất Tây Nguyên.",
"Dân tộc này có tên tự gọi chung là “Cơ-ho”.",
"Địa bàn cư trú của người Cơ-ho nằm ở nhiều vùng, từ cực nam Tây Nguyên, Lâm Đồng đến một số vùng miền núi các tỉnh Bình Thuận, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Đắk Lắk và Đồng Nai.",
" Theo số liệu điều tra 53 dân tộc thiểu số 1/4/ 2019, tổng dân số người Cơ-ho: 200.800 người; dân số nam: 98.569 người; dân số nữ: 102.231 người; quy mô hộ: 4,5 người/hộ; tỷ lệ dân số sống ở khu vực nông thôn: 88.9%.",
" Người Cơ-ho nói tiếng Bahnaric Nam, là ngôn ngữ nằm trong nhóm Môn-Khơ me, dòng Nam Á.",
" Người Cơ-ho quần cư thành Làng (bon/bòn). Họ sống trong các ngôi nhà dài (hìu jòng) được dựng cạnh nhau trong làng. Kiểu làng của người Cơ-ho là làng mật tập, đứng đầu mỗi làng là chủ làng (kuang bòn/quăng bon/khoa bon), đó là người có uy tín cao, được mọi người tuân phục.",
"Ngoài ra, ở những nơi dân cư tập trung đông đúc, giữa các làng người Cơ-ho hình thành một tổ chức liên minh tự nguyện và đứng đầu liên minh gọi là M’đrông.",
"Trong đời sống xã hội người Cơ-ho tồn tại 2 hình thức gia đình là gia đình lớn và gia đình nhỏ. Các gia đình được tổ chức theo chế độ mẫu hệ.",
" Đồng bào Cơ-ho sống trong các ngôi nhà sàn dài và nhà đất.",
" Người Cơ-ho tin rằng mọi mặt đời sống đều do các thế lực siêu nhiên quyết định bởi vậy trong quan niệm của họ có một bên là thần linh (Yang) luôn luôn phù hộ cho con người và có một bên là ma quỷ (Chà) thường hay gây ra những tai họa, nên hầu như làm bất cứ việc gì như làm ruộng, cưới xin, tang ma, ốm đau..., người Cơ-ho đều tổ chức cúng viếng thần linh để cầu xin. Tín ngưỡng về siêu nhiên trong quan niệm của người Cơ Ho có tính chất đa thần... ",
"Tuy nhiên, cũng giống nhiều tộc người tại chỗ ở Tây Nguyên, kể từ khi theo Công giáo và đạo Tin Lành, người Cơ-ho không cúng thần lúa và các vị thần khác nhiều như trước nữa. Bởi vậy, một số tín ngưỡng cổ truyền đã bị loại bỏ.",
"Ðàn ông Cơ-ho thường đóng khố, phụ nữ thì mặc váy ngắn. Khố là một miếng vải dài 1,5 đến 2m và rộng, có hoa văn theo dải dọc. Váy là một tấm vải quấn quanh người một vòng và giắt cạp. Nền váy màu đen trên đó có những dải hoa văn màu trắng viền dọc thân váy. Khi trời lạnh, người Cơ-ho quấn thêm chiếc chăn (ùi).",
"Người Cơ-ho thích căng tai bằng vòng gỗ (khoen), phụ nữ giàu còn căng tai bằng ngà voi. Tục nhuộm răng đen cũng khá phổ biến ở phụ nữ Cơ-ho.",
" Lương thực chính dùng để nấu cơm hằng ngày của người Cơ-ho là gạo nếp và gạo tẻ. Vào các dịp lễ hội, đồng bào thường nấu các món ăn tổng hợp bằng cách cho thịt, xương, ruột, gan của con vật hiến tế vào chiếc nồi đồng to trộn với các loại gia vị rồi nấu. Rượu cần được người Cơ-ho sử dụng rộng rãi, nhất là trong các dịp lễ tết. Ngoài ra, người Cơ-ho còn có tục ăn trầu, hút thuốc.",
" Vào đầu thế kỷ XX, người Cơ-ho đã có chữ viết được xây dựng bằng hệ thống chữ la tinh, nhưng loại chữ này chưa phổ biến sâu rộng.",
"Theo số liệu điều tra 53 dân tộc thiểu số 1/4/ 2019: tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết chữ phổ thông là 75%, tỷ lệ người đi học chung cấp tiểu học 99.8%, tỷ lệ người đi học chung cấp trung học cơ sở là 80.3%, tỷ lệ người đi học chung cấp trung học phổ thông là 34.3%, tỷ lệ trẻ em ngoài nhà trường là 22%.",
"Trong một năm, người Cơ-ho tổ chức rất nhiều lễ tết trong đó lớn nhất là tết ăn mừng lúa vào kho (li rơ bong). Ngoài lễ này, người Cơ-ho còn có lễ đâm trâu được tổ chức sau 3 hoặc 7 mùa rẫy.",
"Hoạt động kinh tế chủ đạo của người Cơ-ho là làm rẫy, trừ nhóm Xrê là làm ruộng nước. Nhìn chung kỹ thuật và công cụ làm rẫy của người Cơ-ho không khác với các tộc người khác ở Tây Nguyên. Người Cơ-ho chủ yếu trồng nhưng trên một đoạn rẫy người ta còn trồng lẫn cả ngô, sắn, bầu, bí, mướp, đậu...",
"Ngoài ra, người Cơ-ho cũng tiến hành chăn nuôi, săn bắn, đánh cá, hái lượm, … và có một số nghề thủ công như đan lát đồ mây tre, cói, dệt vải thổ cẩm, rèn nông cụ và vũ khí truyền thống, làm gốm... Trong đó, nghề gốm là nghề phổ biến và phát đạt nhất.",
"Theo số liệu điều tra 53 dân tộc thiểu số 1/4/ 2019: Dân tộc Cơ-ho có: Tỷ lệ thất nghiệp 0.64%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ: 6.1%; Tỷ trọng lao động làm việc trong khu vực phi nông nghiệp: 8.8%; Tỷ trọng lao động làm công việc quản lý hoặc CMKT bậc cao và trung: 2.0%; Tỷ lệ hộ nghèo: 12.1%; Tỷ lệ hộ cận nghèo: 11.7%; Tỷ lệ hộ sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh: 90.2%; Tỷ lệ hộ sử dụng điện lưới để thắp sáng: 99.8%."
] | 43 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/dan-toc-co-lao-post723954.html | Dân tộc Cờ Lao | [
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/igpcvcvjntc8510/2022_11_21/trang-phuc-co-lao-2-2-6787.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/igpcvcvjntc8510/2022_11_15/cungcolao-3653.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/igpcvcvjntc8510/2022_11_15/colao4-6125.jpg.webp"
] | [
"Người Cờ Lao vẫn giữ được những nếp nhà truyền thống. (Ảnh: TTXVN)",
"Nghi lễ cúng Hoàng Vần Thùng, vị Thành Hoàng của dân tộc Cờ Lao ở xã Túng Sán, Hoàng Su Phì. (Ảnh: Báo Hà Giang)",
"Ruộng nước và nương núi đất, trồng lúa là hoạt động sản xuất chính của người Cờ Lao (Ảnh: THÀNH ĐẠT)"
] | [
"Dân tộc Cờ Lao là một trong những dân tộc có dân số ít ở Việt Nam. Người Cờ Lao ở Việt Nam vốn từ Trung Quốc di cư sang. Trải qua các thời kỳ lịch sử, các nhóm Cờ Lao đã di cư dần xuống phía Nam rồi vào Việt Nam. Những người Cờ Lao đầu tiên tới Việt Nam sớm nhất là cách đây khoảng từ 150 đến 200 năm. Những đợt di cư cuối cùng của họ đã chấm dứt cách đây khoảng 60 - 80 năm. ",
"Theo số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số năm 2019, dân số dân tộc Cờ Lao là 4.003 người, trong đó nam là 2.005 người, nữ là 1.998 người. ",
"Dân tộc Cờ Lao chỉ cư trú ở tỉnh Hà Giang, gồm vùng cao núi đá, núi đất (các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Hoàng Su Phì), vùng giữa (huyện Yên Minh) và vùng thấp (hai huyện Vị Xuyên, Bắc Quang). ",
"Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Ka Ðai, cùng nhóm với tiếng La Ha, La Chí, Pu Péo (ngữ hệ Thái - Ka Ðai). Trước đây, các nhóm địa phương có phương ngữ khác nhau nhưng hiện nay đa số người Cờ Lao đỏ, Cờ Lao xanh không còn nói được tiếng mẹ đẻ của mình nữa. Tuỳ theo quá trình tiếp xúc, cộng cư họ quen sử dụng tiếng Quan hoả, tiếng Nùng hay tiếng Pu Péo, Hmông.",
": Theo số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số năm 2019, tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết chữ phổ thông chiếm 58,2%, tỷ lệ đi học chung của trẻ em ở cấp tiểu học chiếm 103,4%. Tỷ lệ đi học chung của trẻ em ở cấp trung học cơ sở là 83,1%, tỷ lệ đi học chung của trẻ em ở cấp trung học phổ thông là 37,4%, tỷ lệ trẻ em ngoài trường là 17,6%.",
"Dưới thời Pháp thuộc, các chủ đất - những người có công khai phá lập làng, trưởng dòng họ được chính quyền bổ nhiệm giữ chức mã phải cai quản 1 - 2 làng hoặc mù lao cai quản vài gia đình. Ngày nay, hệ thống quản lý hành chính cơ sở đã được thực hiện ở tất cả các cấp, trong đó làng của người Cờ Lao là cấp cơ sở của tổ chức hành chính cấp xã.",
"Có thể nói, so với các yếu tố văn hóa vật chất, tôn giáo, tín ngưỡng của người Cờ Lao rất ít thay đổi. Đồng bào vẫn giữ quan niệm về ba bộ phận cấu thành nên thế giới (trời, đất và nước), tín ngưỡng đa thần, vạn vật hữu linh.",
"Đồng bào Cờ Lao ở nhà đất, phổ biến là ba gian, hai chái. Phần lớn nhà ở của người Cờ Lao là nhà trình tường, lợp ngói máng. ",
"Bộ y phục của nam giới gồm có mũ, áo và quần. Quần màu chàm hoặc màu đen, ống rộng, dài đến mắt cá chân, không có túi. Áo màu chàm hay màu đen dạng cổ đứng, xẻ ngực, có khuy bằng vải. Áo xẻ tà, thường có bốn túi không nắp.",
"Trang phục nữ, chủ yếu sử dụng quần, khăn, áo, dây lưng, xà cạp và ở một số địa phương đồng bào còn sử dụng tạp dề như người H’Mông. ",
"Về ăn, thức ăn của người Cờ Lao chủ yếu được chế biến từ các sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi. Thức ăn được chế biến từ các sản phẩm chăn nuôi gồm gà, lợn và dê.",
"Người Cờ Lao vẫn truyền lại cho con cháu những câu chuyện kể về lịch sử di cư, sự tích chiếc váy cổ truyền, việc cưới xin trước đây, chuyện bị đánh rụng răng.",
"Nhóm Cờ Lao xanh và Cờ Lao trắng phân bố ở hai huyện Đồng Văn, Mèo Vạc sống dựa chủ yếu vào nương định canh, gieo trồng ngô ở hốc núi đá. Nhóm Cờ Lao đỏ phân bố ở hai huyện Hoàng Su Phì và Yên Minh, nơi có nhiều núi đất và thung lũng, làm ruộng nước và nương núi đất, trồng lúa là chính. Ngoài cây lương thực chính, người Cờ Lao còn trồng nhiều loại đậu, rau xanh và các loại cây trồng khác. Đối với mọi gia đình Cờ Lao, đây là hoạt động kinh tế không thể thiếu. Chăn nuôi không chỉ chủ yếu cung cấp sức kéo và phân bón cho sản xuất, thực phẩm cho các hoạt động liên quan đến ma chay, cưới xin, lễ tết.",
"Cũng như chăn nuôi, thủ công gia đình chỉ là nghề phụ. Nghề mộc là hoạt động thủ công gia đình đã có từ lâu đời và khá phát triển trong các gia đình Cờ Lao. Nghề nấu rượu ngô không phải là nghề truyền thống nổi trội trong cộng đồng người Cờ Lao, rượu ngô của đồng bào đã trở thành một mặt hàng được nhiều người biết đến.",
" Hái lượm, cũng như săn bắn và đánh bắt thủy sản, thay vì đóng vai trò là một trong các hoạt động sinh kế chủ yếu như trước đây, hái lượm cũng chỉ là một hoạt động bổ trợ cho hoạt động nông nghiệp của đồng bào Cờ Lao."
] | 44 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/dan-toc-co-tu-post723928.html | Dân tộc Cơ-tu | [
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/unvrwqcqd/2022_10_21/img0996.jpeg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/tpuoaob/2022_11_15/cotu1-3645.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/unvrwqcqd/2022_10_21/15.jpeg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/unvrwqcqd/2022_10_21/a115.jpeg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/unvrwqcqd/2022_10_21/79957vhttdtgioithieuamthucdactrungcuadongbaodantoccactinhmientrung.jpeg.webp"
] | [
"Nhà của người Cơ-tu. (Ảnh: Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam)",
"(Ảnh: Thành Đạt)",
"Lễ dựng cây nêu của người Cơ-tu. (Ảnh: Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam)",
"Các nghệ nhân người Cơ Tu mặc trang phục bằng vỏ cây, biểu diễn khèn trong lễ hội tạ ơn rừng. (Ảnh: Báo Dân tộc và phát triển)",
"Món ăn của người Cơ-tu. (Ảnh: Báo Dân tộc và phát triển)"
] | [
"Người Cơ-tu là tộc người cư trú lâu đời ở vùng Trường Sơn-Tây Nguyên. Cho đến nay, nguồn gốc của người Cơ-tu vẫn chỉ dừng lại ở các giả thiết, nhưng tựu trung, các học giả trong và ngoài nước dựa vào thành tựu kiến trúc, điêu khắc, nền văn hóa và cả nét đẹp hình thể của đồng bào để đoán định rằng người Cơ-tu đã từng có thời gian là chủ nhân của một nền văn hóa cao đã bị suy tàn chứ không phải là một tộc người có trình độ văn minh sơ khai đang phát triển.",
"Tộc người này chưa hình thành những nhóm địa phương mà chỉ có các nhóm được phân biệt theo địa vực cư trú như người vùng cao (Cơ-tu Đriu), người vùng trung (Cơ-tu Cha Lâu) và người vùng thấp (Cơ-tu Nal).",
"Dân tộc Cơ-tu cư trú chủ yếu ở hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam, trong đó tập trung nhiều ở các huyện Nam Giang, Đông Giang, Tây Giang của tỉnh Quảng Nam và một số ít ở hai huyện Nam Đông, A Lưới của tỉnh Thừa Thiên Huế.",
"Theo số liệu điều tra 53 dân tộc thiểu số 1/4/ 2019, tổng dân số người Cơ-tu: 74.173 người; dân số nam: 37.096 người; dân số nữ: 37.077 người; quy mô hộ: 3.8 người/hộ; tỷ lệ dân số sống ở khu vực nông thôn: 88.2%.",
" Ngôn ngữ của người Cơ-tu thuộc nhóm Môn-Khơ Me (ngữ hệ Nam Á), gần gũi với tiếng Tà Ôi, Bru-Vân Kiều. Từ thời kỳ trước năm 1975, người Cơ-tu đã có chữ viết trên cơ sở dùng chữ La-tinh để phiên âm, nhưng nay ít người sử dụng.",
" Người Cơ-tu sinh sống tập trung thành từng cộng đồng ven nguồn nước gọi là vell (làng); trong đó quan hệ cộng đồng dân làng khá chặt chẽ. Họ thực hiện chế độ tự quản dựa vào tập tục, đứng đầu là \"già làng\". Mỗi làng gồm vài chục nóc nhà bao quanh nhà Gươl - trung tâm hành chính-văn hóa-xã hội của tộc người này. Dân tộc Cơ-tu thực hiện chế độ phụ hệ nên người đàn ông thường đóng vai trò rất lớn.",
"Người Cơ-tu ở nhà sàn. Trong một nhà sàn có nhiều cặp vợ chồng là anh em trai với nhau và con cái của họ cùng sinh sống. Mỗi làng có một ngôi nhà chung gọi là Gươl, cao lớn và đẹp nhất. Ðó là nơi hội họp và sinh hoạt công đồng.",
"Người Cơ Tu ưa chuộng nhất bộ y phục bằng vải dệt nền đen có hoa văn bằng chì, thứ đến hoa văn bằng cườm trắng. Trước đây, đàn ông Cơ-tu thường đóng khố, cởi trần, về mùa rét có choàng thêm tấm chăn hoặc một loại áo bằng vải có trang trí. Phụ nữ thường mặc một loại váy ngắn đến đầu gối, phần trên chỉ quấn một tấm khăn giống như cái yếm của người Việt, mùa đông cũng khoác một tấm chăn. Dịp lễ hội, họ thắt thêm thắt lưng nền trắng mộc.",
"- ",
": Cũng giống như nhiều dân tộc khác ở Tây Nguyên, người Cơ-tu tin rằng mọi sự vật, hiện tượng đều mang tính siêu nhiên, có sự can thiệp của thần linh và tín ngưỡng này đã chi phối hầu hết mọi mặt trong đời sống của họ, từ những việc lớn như dựng nhà, chọn nương, cưới hỏi, tang ma... cho đến những việc nhỏ như thu hoạch, làm rẫy, săn bắn, bởi vậy họ có nhiều lễ cúng tế. Trong mỗi Làng của người Cơ-tu đều có vật \"thiêng\" (thường là hòn đá) được cất giữ ở ngôi nhà chung, như một thứ bùa bảo vệ cả làng.",
"- ",
"Lương thực chính của người Cơ-tu là gạo, sắn và ngô. Người Cơ Tu thường ngày ăn cơm tẻ, vào dịp lễ hội họ sẽ thổi cơm nếp. Đồng bào Cơ-tu quen ăn bốc. Họ cũng thích các món nướng, ướp và ủ trong ống tre và uống rượu tà-vạk v.v... Rượu tà-vạk là loại đồ uống đặc trưng của đồng bào Cơ-tu, không thể thiếu trong các dịp lễ hội.",
"- ",
": Nhạc cụ thường thấy của người Cơ-tu là bộ chiêng 3 chiếc, cồng 1 chiếc, trống, sáo, đàn, nhị.",
"- ",
" Theo số liệu điều tra 53 dân tộc thiểu số 1/4/ 2019: tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết chữ phổ thông là 75.4%, tỷ lệ người đi học chung cấp tiểu học 100.2%, tỷ lệ người đi học chung cấp trung học cơ sở là 92.5%, tỷ lệ người đi học chung cấp trung học phổ thông là 70.6%, tỷ lệ trẻ em ngoài nhà trường là 9.9%.",
"- ",
"Dân tộc Cơ-tu còn bảo lưu nhiều lễ hội liên quan đến tập quán canh tác nương rẫy, nghi lễ vòng đời người, lễ hội cộng đồng... Trong đó, lớn hơn cả là lễ đâm, lễ \"dồn mồ\". Đồng bào ăn tết theo làng, vào khoảng tháng giêng, tháng hai dương lịch, sau mùa tuốt lúa.",
"Đồng bào Cơ-tu sinh sống chủ yếu bằng việc trồng lúa rẫy, với phương thức canh tác đơn sơ. Ngoài ra, người dân Cơ-tu còn nuôi trâu, lợn, chó, gà. Song, nguồn thực phẩm hằng ngày chủ yếu do hái lượm, săn bắn và đánh bắt cá đưa lại. Đặc biệt nghề đan lát rất phát triển trong cộng đồng người Cơ-tu. Đến nay, đồng bào vẫn chủ yếu thực hiện việc trao đổi trực tiếp: vật đổi vật.",
"Theo số liệu điều tra 53 dân tộc thiểu số 1/4/ 2019: Dân tộc Cơ-tu có: Tỷ lệ thất nghiệp 3.99%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ: 13.1%; Tỷ trọng lao động làm việc trong khu vực phi nông nghiệp: 25.6%; Tỷ trọng lao động làm công việc quản lý hoặc CMKT bậc cao và trung: 7.0%; Tỷ lệ hộ nghèo: 38.1%; Tỷ lệ hộ cận nghèo: 7.1%; Tỷ lệ hộ sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh: 76.1%; Tỷ lệ hộ sử dụng điện lưới để thắp sáng: 94%."
] | 45 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/pao-dung-khat-vong-cua-nguoi-dao-post723959.html | Páo dung - Khát vọng của người Dao | [
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/vowkjqkp/2022_12_02/1-1808.jpg.webp"
] | [
"Người Dao say sưa với những làn điệu Páo dung. (Ảnh: TTXVN)"
] | [
"Páo dung ra đời trong lao động sản xuất, từ nhu cầu đời sống tinh thần và tín ngưỡng, được lưu truyền đến ngày nay như một nét văn hóa đặc sắc của người Dao. Páo dung có 2 nhóm chính dùng trong nghi lễ tín ngưỡng và trong đời sống sinh hoạt.",
"Páo dung trong nghi lễ tín ngưỡng được sử dụng trong lễ cấp sắc, lễ cưới, cúng Bàn vương, cúng đầy tháng, cúng lên nương, cúng tra hạt… Đáng chú ý nhất là \"Tôm dung\" (làn điệu lớn) được coi là cuốn sách cổ, với 36 chương, được ghi chép bằng chữ Nôm Dao, nói về quá trình hình thành và phát triển của thần linh, tổ tiên, con cháu đồng bào dân tộc Dao. ",
"Sau \"Tôm dung\" là \"Páo khía đáo\" (hát giọng dài) và \"Páo khía nính\" (hát giọng ngắn). Nội dung là lời cảm tạ và cầu mong thần linh che chở, phù hộ cho người được cấp sắc sức khỏe dồi dào, thông minh khéo léo; dạy cho con, cho cháu biết được lối sống của người Dao, tránh xa cái ác; mong năm mới mưa thuận gió hòa. Ca từ của các bài hát trong nghi lễ tín ngưỡng tương đối khó, thường ít lời nhiều ý, do đó để học thuộc cần am hiểu văn hóa dân tộc và yêu những bài hát đó.",
"Nhóm Páo dung sinh hoạt gồm hát ru con và đối đáp giao duyên, với các làn điệu chủ yếu như hát đối đáp giữa trai gái về tình yêu đôi lứa, về cuộc sống, lao động sản xuất hằng ngày… Là lối hát dựa vào tài ứng tác của người hát, tùy theo hoàn cảnh mà mỗi chủ đề lại có những lời hát khác nhau, do đó ca từ thường giản dị, dễ hiểu, dễ nhớ. Cũng nhờ sự thể hiện biến hóa, tài nghệ đối đáp linh hoạt của người hát, mà tạo nên không khí vui tươi...",
"Ngày nay số người biết hát Páo dung chủ yếu là người lớn tuổi nên các làn điệu dân ca của người Dao đang dần bị mai một. Từ việc mở các lớp chữ Nôm Dao, nhiều người đã quan tâm đến việc học chữ viết dân tộc kết hợp học hát những bài dân ca Dao. Đã có một số người am hiểu về các làn điệu Páo dung, chép và in ra để chia sẻ cho người dân trong bản cùng học.",
"Chị Lý Thị Hiền, cán bộ văn hóa xã Tân Lập, huyện Mộc Châu, Sơn La cho biết: \"Xã đã đưa các làn điệu Páo dung vào biểu diễn trong các dịp kỷ niệm, ngày hội của xã, bản; tổ chức Páo dung trên hệ thống loa truyền thanh của bản vào các dịp như Tết Nguyên đán, Tết thanh minh. Các bản cũng tự kết nối và hát giao lưu với bản khác… qua đó, tăng thêm tình đoàn kết và tạo phong trào học hát dân ca Dao tới thế hệ trẻ\". Những làn điệu Páo dung đều chứa đựng giá trị văn hóa riêng, nhưng cốt lõi vẫn là định hướng giáo dục con người hiểu biết cội nguồn dân tộc."
] | 46 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/dan-toc-e-de-post723907.html | Dân tộc Ê-đê | [
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/cuhatguhgenat/2022_11_15/dat-5672-1092.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/cuhatguhgenat/2022_11_15/dat-5173-723.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/zrexqdbkxq/2022_10_18/levat.jpeg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/zrexqdbkxq/2022_10_18/92ae24be26e5ae8365ed4795dbe6aeac.jpeg.webp"
] | [
"(Ảnh: Thành Đạt)",
"(Ảnh: Thành Đạt)",
"Lễ vật gửi dâu nhà gái mang sang nhà trai. (Ảnh: Báo Nhân Dân)",
"Nghệ nhân Ama Loan chế tác quả bầu khô thành kèn đinh tắc tà. (Ảnh: Báo Nhân Dân)"
] | [
"Người Ê-đê là cư dân có mặt lâu đời ở miền trung-Tây Nguyên. Dấu vết về nguồn gốc hải đảo của dân tộc Ê-đê đã được phản ánh từ các sử thi và nghệ thuật kiến trúc, tạo hình dân gian. Cho đến nay, cộng đồng Ê-đê vẫn tồn tại những truyền thống đậm nét mẫu hệ ở nước ta.",
"Tên tự gọi: Anăk Ea Ðê, Ra Ðê (hay Rhađê), ê Ðê, êgar, Ðê.",
"Nhóm địa phương: Kpă, Adham, Krung, Mđhur, Ktul, Dliê, Hruê, Bih, Blô, Kah, Kdrao, Dong Kay, Dong Mak, Ening, Arul, Hwing, Ktlê, £pan...",
" ",
"Theo số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số 1/4/2019: Tổng dân số: 398.671 người. Trong đó, nam: 195.351 người; nữ: 203.320 người. Tỷ lệ dân số sống ở khu vực nông thôn: 88,9%.",
"Tiếng nói của người Ê-đê thuộc nhóm ngôn ngữ Malayô-Pôlinêxia (ngữ hệ Nam Ðảo).",
"Địa bàn cư trú chủ yếu hiện nay là tỉnh Ðắk Lắk, phía nam tỉnh Gia Lai và miền tây Phú Yên, Khánh Hòa.",
" ",
" Người Ê-đê ăn cơm tẻ bằng cách nấu trong nồi đất nung hay nồi đồng cỡ lớn. Thức ăn có muối ớt, măng, rau, củ do hái lượm, cá, thịt, chim thú do săn bắn. Thức uống có rượu cần ủ trong các vò sành. Xôi nếp chỉ dùng trong dịp cúng thần. Nam nữ đều có tục ăn trầu cau.",
"Phụ nữ quấn váy tấm dài đến gót, mùa hè ở trần hay mặc áo ngắn chui đầu. ",
"Nam giới đóng khố, mặc áo cánh ngắn chui đầu. Mùa lạnh, nam nữ thường choàng thêm một tấm mền. Ðồ trang sức có chuỗi hạt, vòng đồng, vòng kiềng đeo ở cổ và tay, chân. Nam nữ đều có tục cà răng-căng tai và nhuộm đen răng. Ðội đầu có khăn, nón.",
" Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê là nhà sàn dài, kiến trúc mô phỏng hình thuyền với 2 đặc trưng cơ bản là: hai vách dọc dựng thượng thách-hạ thu; hai đầu mái nhô ra. Nhà chỉ có hai hàng cột ngang, kết cấu theo vì cột, không kết cấu theo vì kèo. Không gian nội thất chia ra làm hai phần theo chiều dọc. Phần đầu gọi là Gah, vừa là phòng khách, vừa là nơi sinh hoạt cộng đồng của cả đại gia đình mẫu hệ. Phần cuối gọi là ôk, dành cho các cặp hôn nhân ở trong từng buồng có vách ngăn bằng phên nứa.",
" Người Ê-đê ăn Tết vào tháng Chạp (tháng 12 lịch âm) khi mùa màng đã thu hoạch xong (không vào một ngày nhất định, tuỳ theo từng buôn). Sau Tết ăn mừng cơm mới (hmạ ngắt) rồi mới đến Tết (mnăm thun) ăn mừng vụ mùa bội thu. Ðó là Tết lớn nhất, nhà giàu có khi mổ trâu, bò để cúng thần lúa; nhà khác thì mổ lợn gà. ",
" ",
" Vị thần lớn nhất là Đấng sáng tạo Aê Ðiê và Aê Ðu rồi đến thần đất (yang lăn), thần lúa (yang mđiê) và các thần linh khác. Phổ biến quan niệm vạn vật hữu linh. Các vị thần nông được coi là phúc thần. Sấm, sét, giông bão, lũ lụt và ma quái được coi là ác thần. Nghi lễ theo đuổi cả đời người và lễ cầu phúc, lễ mừng sức khỏe cho từng cá nhân. Ai tổ chức được nhiều nghi lễ này và nhất là những nghi lễ lớn hiến sinh bằng nhiều trâu, bò, chè quý (vò ủ rượu cần) thì người đó càng được dân làng kính nể.",
" Gia đình Ê-đê là gia đình mẫu hệ, hôn nhân cư trú phía nhà vợ, con mang họ mẹ, con gái út là người thừa kế. Xã hội Ê-đê vận hành theo tập quán pháp truyền của tổ chức gia đình mẫu hệ. Cả cộng đồng được chia làm hai hệ dòng để thực hiện hôn nhân trao đổi. Làng gọi là buôn và là đơn vị cư trú cơ bản, cũng là tổ chức xã hội duy nhất. Người trong một buôn thuộc về nhiều chi, họ của cả hai hệ dòng nhưng vẫn có một chi họ là hạt nhân. Ðứng đầu mỗi làng có một người được gọi là chủ bến nước (Pô-pin-ca) thay mặt vợ điều hành mọi hoạt động của cộng đồng.",
" Người phụ nữ chủ động trong việc hôn nhân, nhờ mai mối hỏi chồng và cưới chồng về ở rể. Khi một trong hai người qua đời, gia đình và dòng họ của người quá cố phải có người đứng ra thay thế theo tục \"nối dòng\" (chuê nuê) để cho người sống không bao giờ đơn lẻ, sợi dây luyến ái giữa hai dòng họ Niê và Mlô không có chỗ nào bị đứt theo lời truyền bảo của ông bà xưa.",
"Khi có người chết, tục nối dòng phải được thực hiện. Người chết già và chết bệnh thường tang lễ được tổ chức tại nhà, rồi đưa ra nghĩa địa thổ táng. Xưa kia có tục người trong một dòng họ chết trong một thời gian gần nhau thì các quan tài được chôn chung một huyệt. Vì quan niệm thế giới bên kia là sự tái hiện thế giới bên này nên người chết được chia tài sản đặt ở nhà mồ. Khi dựng nhà mồ, lễ bỏ mả được tổ chức linh đình, sau đó là sự kết thúc việc săn sóc vong linh và phần mộ.",
" Có hình thức kể khan rất hấp dẫn. Về văn chương, khan là sử thi, trường ca cổ xưa; về hình thức biểu diễn là loại ngâm kể kèm theo một số động tác để truyền cảm. Về dân ca có hát đối đáp, hát đố, hát kể gia phả... Nền âm nhạc Ê-đê nổi tiếng ở bộ cồng chiêng gồm 6 chiêng bằng, 3 chiêng núm, một chiêng giữ nhịp và một trống cái mặt da. ",
"Bên cạnh cồng chiêng là các loại nhạc cụ bằng tre nứa, vỏ bầu khô như các dân tộc khác ở Trường Sơn, Tây Nguyên, nhưng với ít nhiều kỹ thuật riêng mang tính độc đáo.",
" ",
"Người Ê-đê chủ yếu trồng lúa rẫy theo chế độ luân khoảnh.",
"Gia súc được nuôi nhiều là lợn và trâu, gia cầm được nuôi nhiều là gà, nhưng chăn nuôi chủ yếu chỉ để phục vụ cho tín ngưỡng. Nghề thủ công gia đình phổ biến có đan lát mây tre làm đồ gia dụng, nghề trồng bông dệt vải bằng khung dệt kiểu Inđônêdiêng cổ xưa. Nghề gốm và rèn không phát triển lắm. Trước đây việc mua bán, trao đổi bằng phương thức hàng đổi hàng."
] | 47 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/dan-toc-gia-rai-post723906.html | Dân tộc Gia-rai | [
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/cuhatguhgenat/2022_11_15/img-3471-4362.jpg.webp"
] | [
"Nghề phụ của các gia đình cộng đồng người Gia Rai thường là đan lát. (Ảnh: Thành Đạt)"
] | [
"Dân tộc Gia Rai là một trong những cư dân sớm sinh tụ ở vùng núi Tây Nguyên, lan sang một phần đất Campuchia. Trong xã hội Gia Rai xưa đã có Pơtaoia (Vua Nước) và Pơtaopui (Vua Lửa) chuyên cúng trời, đất, cầu mưa thuận gió hòa... Trước thế kỷ XI người Ê Ðê, Gia Rai được gọi chung một tên là Rang Ðêy. ",
"Vào thế kỷ XV-XVI sử sách phong kiến Việt Nam ghi nhận danh hiệu Thủy Xá (Vua Nước), Hỏa Xá (Vua Lửa). Chỉ có người đàn ông họ Siu mới được làm vua lửa, vua nước và con gái họ Rơchom mới được quyền làm vợ hai vua. Có lẽ chữ Pơtao đồng nghĩa với Mtao của người Chăm, Tạo của người Thái và Thao của Lào, đều chỉ người thủ lĩnh.",
"Tên gọi khác: Giơ Ray, Chơ Ray.",
"Nhóm địa phương: Chor, Hđrung (gồm cả Hbau, Chor), Aráp, Mthur, Tơbuân.",
" ",
"Theo số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số 1/4/2019: Tổng dân số: 513.930 người. Trong đó, nam: 252.234 người; nữ: 261.696 người. Tỷ lệ dân số sống ở khu vực nông thôn: 89,5%.",
"Gia-rai là một trong năm dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Mã Lai-Đa Đảo và là một trong những dân tộc tại chỗ thuộc khu vực Tây Nguyên, Việt Nam.",
"Địa bàn cư trú của dân tộc Gia-rai ở Tây Nguyên chủ yếu tại tỉnh Gia Lai, phía tây tỉnh Phú Yên, phía nam tỉnh Kon Tum, và phía bắc tỉnh Đắk Lắk. ",
" ",
" Gạo tẻ là lương thực chính; lương thực phụ là ngô. Thức ăn có rau, muối, ớt, canh rau, lâu lâu mới có bữa thịt, cá. Bữa tiệc, lấy chén rượu cần làm trung tâm, quanh đó có các món ăn đựng trên bát, đĩa hoặc lá chuối để vừa ăn, vừa uống. Khi rượu ngà say có hát, nhảy múa, đánh chiêng. ",
" Ðàn ông đóng khố vải trắng kẻ sọc nhiều màu (toai), ngày lễ đóng khố vải chàm dài 4m và rộng 0,30m, có đường viền hoa văn và buông tua chỉ nhiều màu ở hai đầu. Áo màu đen cộc tay, hở nách, đường viền hoa văn chỉ màu chạy dọc hai sườn mang đậm dấu vết kiểu pông-sô. ",
"Pơtao hoặc chủ làng mặc áo chàm che kín mông, tay dài, chui đầu, có một mảng sợi màu đỏ làm khuy và khuyết cài từ cổ đến ngực. Dưới dải cúc là miếng vải đỏ hình vuông khâu đáp vào để làm dấu hiệu là áo. Ðàn bà mặc váy chàm (dài 1,4m x rộng 1m), có đường viền hoa văn chạy quanh gấu. Phần cạp có tua chỉ trắng hoặc màu. Váy không khâu liền thành ống nên khi mặc chỉ cuốn vào thân để chỗ giáp hai đầu về phía trước. Họ mặc áo cánh ngắn bó sát thân, dài tay. Trên cánh tay áo có chiếc được thêu những đường vòng hoa văn chỉ màu. Nơi ở quanh năm nóng nực nên cả nam lẫn nữ ưa thích cởi trần.",
" Nhà sàn",
"Kiến trúc có hai loại: Nhà sàn dài kiểu la-yun-pa, dài 13,5m và rộng 3,5m là kích thước trung bình cho mỗi nhà. Nhà được phân thành hai phần: bên mang và bên óc. Cửa bên óc chỉ quay về hướng bắc và bên óc dành cho những người đàn bà - chủ gia đình mẫu hệ. Trong nhà có hai bếp. ",
"Nhà nhỏ kiểu Hđrung với kích thước rộng 3m x dài 9m. Chiều cao từ đất lên đòn nóc không quá 4,5m. Cửa chính thông ra sàn phơi chỉ quay về hướng bắc. Hai bên cửa chính có hai cửa sổ. Trong nhà chỉ có một bếp.",
" Người Gia Rai theo tục tất cả người cùng họ mẹ chôn chung một huyệt. Người đàn ông chết phải khiêng về chôn ở huyệt phía mẹ mình. Trong huyệt chung ấy, các quan tài được xếp kề sát bên nhau theo chiều ngang rồi chồng lên theo chiều dọc. Khi quan tài cao bằng miệng huyệt thì lấy ván kê bốn bề để chôn tiếp vài ba lớp nữa mới làm lễ \"bỏ mả\" (Họa lui, Thi nga hay Bó thi) - một nghi thức lớn trong quá trình tang lễ.",
" Người Gia Rai theo vạn vật hữu linh. Thần linh (Yang) có nhiều loại, trong đó có ba loại nổi bật được nhắc đến trong lễ cúng hàng năm hay nhiều năm một lần:",
"Thần nhà (Yang sang) lực lượng bảo vệ nhà cửa được cúng trong nhà. Khi nhà mới dựng thì phải tiến hành nghi thức lễ đâm trâu và trồng cây gạo.",
"Thần làng (yang ala bôn) và thần nước (yang ia) là lực lượng bảo vệ làng xóm và cuộc sống của mọi thành viên được cúng ở bến nước và chân núi.",
"Thần vua (Yang pó tao) do vua lửa, vua nước, vua gió (ptao agin) tiến hành lễ cầu trời, mưa thuận, gió hoà và mùa màng tươi tốt.",
"Ngoài ra, người Gia Rai còn tin khi chết các linh hồn biến thành ma. Có hiện tượng gán cho người có ma thuật làm hại gọi là ma lai.",
"Người Gia Rai có nhiều trường ca như Ðăm San, Xinh Nhã, Ðăm Di... thể hiện dưới hình thức hát thơ có đệm đàn Tưng nưng. Những điệu vũ dân gian Gia Rai có một số động tác mô phỏng những cuộc chiến tranh giữa các bộ tộc. Ðàn Tơ rưng, Krông put, Tưng nưng... rất được phổ biến.",
" ",
"Kinh tế trồng trọt là cái gốc của hoạt động sản xuất. Ðất đai là đối tượng tác động lao động được phân chia thành hai loại - đất chưa canh tác có tên: đê, trá, lon, vô chủ và đất canh tác gọi chung là Hma, phần sở hữu của mỗi gia đình. Hma gồm những mảnh đất trồng trọt theo cách nửa vườn, nửa rẫy; nương phát, đốt, cuốc xới đất và chọc lỗ tra hạt. Còn ruộng nước dùng cuốc xới ; sục bùn và đang chuyển sang cày, bừa dùng 2 bò kéo. ",
"Chăn nuôi gia đình có: trâu, bò, ngựa, voi, lợn, gà, chó... Trong đó, trâu là vật ngang giá trong việc trao đổi vật quý như chiêng, ché và hiến sinh trong lễ nghi tín ngưỡng. Nghề phụ gia đình có: mộc, rèn và đan lát. Những người thợ thủ công đã làm ra những chiếc gùi dùng để đựng đồ mặc, trang sức, vận chuyển. Nghề dệt với khung dệt kiểu Inđônêdiêng khá thịnh hành tạo được tấm vải khổ rộng, hoa văn đẹp."
] | 48 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/dan-toc-xtieng-post723919.html | Dân tộc Xtiêng | [
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/unvrwqcqd/2022_10_20/40.jpeg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/tpuoaob/2022_11_15/-tha5396-s-s-4222.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/unvrwqcqd/2022_10_20/3.jpeg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/tpuoaob/2022_11_15/-tha5238-2339.jpg.webp"
] | [
"Nam nữ Xtiêng trong trang phục truyền thống. (Ảnh: Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam)",
"(Ảnh: Thành Đạt)",
"Nhà dài của người Xtiêng. (Ảnh: Báo Dân tộc và phát triển)",
"(Ảnh: Thành Đạt)"
] | [
"Do người Xtiêng không có chữ viết và không có tư liệu lưu giữ về lịch sử bản tộc nên lịch sử nguồn gốc tộc người này chủ yếu dựa trên các truyền thuyết dân gian và một số kết quả nghiên cứu khảo cổ học, nhân chủng học.",
"Dân tộc Xtiêng (Stiêng) có tên tự gọi là Điêng - còn có nhiều tên gọi khác như: Xa Điêng, Xơ Điêng, Xa Chiêng, là dân tộc sinh tụ lâu đời ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên và miền đông Nam bộ.",
"Tộc người Xtiêng được xem là có rất nhiều nhóm địa phương, trong đó tiêu biểu là bốn nhóm Bù Dip, Bù Đek (Bu Đêh), Bulac và Bù Lơ.",
"Người Xtiêng cư trú tập trung ở địa bàn tỉnh Bình Phước và một số địa phương của các tỉnh lân cận.",
"Theo số liệu điều tra 53 dân tộc thiểu số 1/4/ 2019, tổng dân số người XTiêng: 100.752 người; dân số nam: 48.391 người; dân số nữ: 52.361 người; quy mô hộ: 4.4 người/hộ; tỷ lệ dân số sống ở khu vực nông thôn: 95.1%.",
" Người Xtiêng nói tiếng Xtiêng, một ngôn ngữ thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khơ me trong ngữ hệ Nam Á.",
" Người Xtiêng quần cư theo làng, và gọi đơn vị cư trú của mình là “",
"”, “",
"” hay “",
"” tùy theo địa phương sinh sống. Trong làng truyền thống của người Xtiêng, người có địa vị cao nhất là Chủ làng (",
"hay ",
"). Đây là những người được chọn trong số những người đứng đầu dòng họ hoặc hàng “người lớn” (",
").",
"Ngoài chủ làng, trong xã hội dân tộc Xtiêng, người có địa vị cao trong làng là “",
"” (Già làng) – đó là những người già có uy tín và hiểu biết. Xã hội truyền thống của người Xtiêng về cơ bản chia thành ba tầng lớp. Tầng lớp thứ nhất là những người giàu có (",
"). Họ là người chủ của các gia đình có nhiều chiêng, ché quý, nhiều trâu, voi và tôi tớ trong nhà. Tầng lớp thứ hai là những người tự do nhưng là người nghèo (",
"). Tầng lớp thứ ba là những người tôi tớ (",
"). Họ là những người chịu thân phận tôi đòi như một tầng lớp nô lệ gia đình.",
" Người Xtiêng cư trú trong các ngôi nhà sàn dài hoặc nửa sàn. Theo nếp xưa, mỗi làng chỉ gồm một vài ngôi nhà dài, nơi nhiều thế hệ người Xtiêng cùng sinh sống. Nhưng ngày nay, người Xtiêng chủ yếu ở nhà ngắn theo từng hộ riêng biệt.",
" Thông thường, đàn ông Xtiêng đóng khố, ở trần, còn đàn bà mặc áo, quấn váy. Họ thích đeo nhiều trang sức, thậm chí một cánh tay đeo tới trên 20 chiếc vòng. Họ cũng thích đeo hoa tai lớn bằng ngà voi. Hiện nay, đàn ông Xtiêng mặc như người Việt, nữ thì mặc áo cánh, sơ mi.",
" Người Xtiêng tin vào tôn giáo đa thần, vạn vật hữu linh, mọi vật đều có hồn. Vì vậy họ thờ thần sấm sét, trời, đất, mặt trăng, mặt trời, núi, sông,...",
"Đồng bào Xtiêng thường ăn cơm nấu từ gạo tẻ. Thức ăn chính của đồng bào là cơm, sắn luộc, cá và các loại rau. Trước đây, người Xtiêng có thói quen ăn bốc, nhưng nay họ đã biết dùng thìa, đũa.",
" Người Xtiêng rất yêu âm nhạc. Nhạc cụ quan trọng nhất, đồng thời là một trong số gia tài quý trong xã hội truyền thống của người Xtiêng là cồng và chiêng.",
"Theo số liệu điều tra 53 dân tộc thiểu số 1/4/ 2019: tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết chữ phổ thông là 62.6%, tỷ lệ người đi học chung cấp tiểu học 99.2%, tỷ lệ người đi học chung cấp trung học cơ sở là 57.3%, tỷ lệ người đi học chung cấp trung học phổ thông là 17.7%, tỷ lệ trẻ em ngoài nhà trường là 35.3%.",
"Dân tộc Xtiêng thực hiện chế độ hôn nhân nội tộc và ngoại hôn dòng tộc.",
"Có rất nhiều lễ cúng lớn nhỏ khác nhau trong đời sống của người Xtiêng. Trong đó, lễ hội đâm trâu là lớn nhất. Tết của người Xtiêng được gọi là \"lễ cúng rơm\", được tiến hành sau khi tuốt lúa rẫy xong, trước khi đốt rẫy vụ sau, nhằm tạ ơn thần lúa sau một mùa nương rẫy.",
"Người Xtiêng sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Nhóm Bù Lơ sống ở cao, sâu hơn thì hoàn toàn làm rẫy. Còn nhóm Bù Ðeh (Bù Ðêk) ở vùng thấp thì làm ruộng nước từ khoảng 100 năm trước. Phương thức canh tác của đồng bào vẫn còn thô sơ, với công cụ làm rẫy chủ yếu gồm rìu và dao xà gạc, cây cào tre,… dùng tay tuốt lúa.",
"Ngoài ra, các hoạt động kinh tế hái lượm, săn bắt, chăn nuôi gia súc gia cầm cũng mang lại nguồn thức ăn đa dạng cho đồng bào. Bên cạnh đó, người Xtiêng còn có nghề dệt vải và đan lát. Họ thường dùng vật đổi vật với người Việt, Khơme, Mnông, Mạ và cả với bên Campuchia trong quan hệ trao đổi hàng hoá.",
"Theo số liệu điều tra 53 dân tộc thiểu số 1/4/ 2019: Dân tộc XTiêng có: Tỷ lệ thất nghiệp 3.98%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ: 2.1%; Tỷ trọng lao động làm việc trong khu vực phi nông nghiệp: 31.8%; Tỷ trọng lao động làm công việc quản lý hoặc CMKT bậc cao và trung: 0.3%; Tỷ lệ hộ nghèo: 13.8%; Tỷ lệ hộ cận nghèo: 8.5%; Tỷ lệ hộ sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh: 86.5%; Tỷ lệ hộ sử dụng điện lưới để thắp sáng: 97.9%."
] | 49 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/tro-lai-soc-bom-bo-post723970.html | Trở lại sóc Bom Bo | [] | [] | [
"Nhắc tới Bom Bo là nhắc tới kỳ tích giã gạo nuôi quân năm xưa của bà con người dân bản địa Xtiêng. Với lòng yêu nước nồng nàn, một lòng một dạ sắt son với Đảng, với cách mạng, chỉ trong ba ngày đêm, bà con đã giã xong và cung cấp năm tấn gạo, phục vụ chiến dịch Phước Long-Đồng Xoài, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, vượt chỉ tiêu lương thực.",
"Ngược về quá khứ. Vào năm 1960, Mỹ-Ngụy thực hiện chính sách dồn dân, lập ấp chiến lược khắp nơi. Người dân sóc Bom Bo (thời điểm này thuộc quận Đức Phong, tỉnh Phước Long) không chịu áp bức, trong đêm tối, hơn 40 hộ đồng bào Xtiêng vượt suối, băng rừng về khu căn cứ Nửa Lon (thuộc xã Đắk Nhau, huyện Bù Đăng, Bình Phước ngày nay) đi theo cách mạng. ",
"Năm 1965, Bộ Tư lệnh Miền quyết định mở chiến dịch Phước Long-Đồng Xoài nhằm tiêu diệt cụm quân sự của địch ở phía bắc chiến khu D, trong phạm vi tỉnh Phước Long, Bình Long và trên trục giao thông chiến lược Tây Nguyên-Sài Gòn (quốc lộ 13 và 14). ",
"Thời điểm này, sóc Bom Bo trở thành trung tâm tiếp tế lương thực cho bộ đội tham gia chiến dịch. Vậy là bà con người đồng bào dân tộc Xtiêng già, trẻ, gái trai nô nức, ngày lên nương trồng mì, trồng lúa, tối về lại cùng nhau đốt đuốc giã gạo.",
"Cũng năm ấy, nhạc sĩ Xuân Hồng tham gia chiến dịch qua vùng này. Chứng kiến cảnh người dân nô nức giã gạo nuôi quân, nguồn cảm hứng trong ông được khơi dậy, và bài hát nổi tiếng \"Tiếng chày trên sóc Bom Bo\" cũng ra đời từ đó.",
"Đất nước giải phóng, người dân sóc Bom Bo vẫn ở lại khu căn cứ Nửa Lon và được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (năm 1976). Đến năm 1989, đồng bào Xtiêng di cư từ xã Đắk Nhau trở về lại chốn cũ lập lại sóc. Qua nhiều lần điều chỉnh địa giới hành chính, sóc Bom Bo chính thức bây giờ là thôn Bom Bo (xã Bình Minh, huyện Bù Đăng); với gần 380 hộ dân và hơn 1.800 nhân khẩu, trong đó bà con người đồng bào dân tộc Xtiêng chiếm 193 hộ.",
"Bom Bo bây giờ đã khác xưa nhiều. Hai bên con đường nhựa uốn lượn qua những ngọn đồi xanh mướt cà-phê, điều và các loại cây trái khác; những căn nhà ngói đỏ thay cho những căn nhà bằng lồ ô thuở trước… Buổi tối ở Bom Bo giờ không còn nghe tiếng giã gạo bằng tay, không còn \"đuốc lồ ô bập bùng\", thay vào đó là ánh sáng của điện lưới quốc gia thắp sáng từng căn nhà; 100% số trẻ em trong độ tuổi đi học đều đến trường.",
"Cùng với nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Bình Phước đang tập trung xây dựng Bom Bo trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách trong nước và quốc tế."
] | 50 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/bieu-tuong-long-yeu-nuoc-cua-nguoi-xtieng-post730766.html | Biểu tượng lòng yêu nước của người Xtiêng | [] | [] | [
"Bình Phước là tỉnh nằm trong vùng Đông Nam Bộ và ở cuối dãy Trường Sơn hùng vĩ. Nơi đây có 41 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó đồng bào Xtiêng được xem là dân tộc sống lâu đời nhất trên mảnh đất này. ",
"Trong kháng chiến chống Mỹ, đây là điểm cuối của hai con đường huyền thoại, đường mòn Hồ Chí Minh và đường ống xăng dầu chạy vào từ bắc vào nam chi viện cho chiến trường miền nam. Bình Phước còn được biết đến với những chiến công như: Chiến thắng Đồng Xoài, Phước Long, Chốt chặn Tàu Ô… và nhất là trận đánh giải phóng Lộc Ninh năm 1972, trở thành căn cứ địa của cách mạng. ",
"Trong những năm đầu đánh Mỹ, sóc Bom Bo (nay thuộc xã Bình Minh, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước) là một đơn vị hậu phương vững chắc. Người dân nơi đây sẵn sàng ăn củ rừng để nhường gạo cho cách mạng, ăn tro để nhường muối cho bộ đội. ",
"Già làng Điểu Lên, dũng sĩ diệt Mỹ ở sóc Bom Bo nhớ lại, thời ấy đời sống đồng bào nơi đây còn nghèo khổ, nhà cửa thưa thớt. Đồng bào phải đi vào rừng sâu đào củ mài, củ chuối về ăn, thế nhưng mọi người đều rất đoàn kết, kiên quyết bám trụ, làm chỗ dựa vững chắc cho cách mạng, là hậu phương tiếp tế lương thực quan trọng cho quân giải phóng. Ban đầu, những thanh niên yêu nước, như: Điểu Beo, Điểu Lết, Điểu B’riêng, Điểu Lúp, Điểu Siêng… góp mỗi người nửa lon gạo nuôi bộ đội. Sau này thành lập căn cứ “Nửa lon” trong rừng, bên dòng suối Đắk Nhau và Đắk Liêng, vào những năm 1962-1963. ",
"Tại đây, không kể ngày đêm, người dân thay nhau giã gạo để cung cấp nguồn lương thực cho bộ đội chiến đấu. Những ngày tháng giã gạo nuôi quân của đồng bào nơi đây được cố nhạc sĩ Xuân Hồng viết thành lời bài hát “Tiếng chày trên sóc Bom Bo”, mà sau này được xem là “tuyên ngôn” về lòng yêu nước của đồng bào Xtiêng, với những ca từ “Cách mạng cần gạo nhiều để đánh Mỹ/ Sóc Bom Bo sẵn có cối chày đây/Người Bom Bo sẵn có đôi bàn tay/Với tình yêu nước và thù giặc ngày ngày”.",
"Nhằm góp phần bảo tồn, phát huy những giá trị tốt đẹp của cha ông để lại năm 2010, UBND tỉnh Bình Phước đã triển khai xây dựng Khu bảo tồn văn hóa dân tộc Xtiêng sóc Bom Bo trên diện tích 113,4ha, với kinh phí đầu tư hàng trăm tỷ đồng. ",
"Đến đây, du khách được chiêm ngưỡng bộ cồng chiêng lớn nhất Việt Nam; bộ Đàn đá có trọng lượng hơn 20 tấn và nhất là tham quan nhà dài cùng một số vật dụng truyền thống của đồng bào Xtiêng. Tối đến, du khách được nghe giai điệu của bài hát “Tiếng chày trên sóc Bom Bo”, cùng hòa nhịp với tiếng cồng chiêng và múa, hát với các cô gái, chàng trai người Xtiêng bên ánh lửa bập bùng.",
"Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Bù Đăng, Vũ Đức Hoàng cho biết: Bom Bo nói chung và văn hóa dân tộc Xtiêng của người dân Bom Bo nói riêng không chỉ là văn hóa thuần túy mà nó được con người nơi đây tạc vào những trang sử bằng máu, nước mắt và cả sự hy sinh. ",
"Vì vậy chúng tôi, những người được phân công làm quản lý văn hóa phải học, phải tìm hiểu, phải biết cảm nhận để lan tỏa những giá trị tốt đẹp ấy đến mỗi người dân, đặc biệt là các bạn trẻ biết trân quý, giữ gìn và cộng đồng trách nhiệm để mỗi ngày qua đi, nét đẹp văn hóa ấy ngày càng rực rỡ, tỏa sáng như hình ảnh những ngọn đuốc lồ ô giã gạo nuôi quân, đánh giặc giữ nước năm nào."
] | 51 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/doc-dao-le-hoi-mung-lua-moi-cua-dong-bao-xtieng-post780742.html | Độc đáo Lễ hội Mừng lúa mới của đồng bào Xtiêng | [
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/ngtnba/2023_11_02/anh-2-dan-lang-3555.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/ngtnba/2023_11_02/anh-3-canh-thuc-497.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/ngtnba/2023_11_02/anh-4-nau-com-lam-8819.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/ngtnba/2023_11_02/anh-5-gia-lang-nguoi-xetieng-thuc-hien-phan-le-mung-lua-moi-5176.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/ngtnba/2023_11_02/anh-6-bieu-dien-2298.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/ngtnba/2023_11_02/anh-7-5850.jpg.webp"
] | [
"Dân làng cho gạo nếp vào ống lồ ô để nấu cơm lam.",
"Trong lễ hội không thể thiếu món canh thục (nguyên liệu gồm: lá nhíp, đọt mây, cà đắng, da trâu nướng…) được nấu bằng ống lồ ô.",
"Đồng bào Xtiêng nấu cơm lam để chuẩn bị cho Lễ hội Mừng lúa mới.",
"Già làng thực hiện nghi thức cúng Mừng lúa mới.",
"Đồng bào Xtiêng biểu diễn cồng chiêng và múa hát tại Lễ hội Mừng lúa mới.",
"Dân làng cùng du khách uống rượu cần và thưởng thức các lễ vật."
] | [
"Theo các già làng, ",
" được hình thành từ lâu đời, gắn liền với sản xuất nông nghiệp và thường có quy mô lớn nhất trong các lễ hội của người Xtiêng. Trước ngày diễn ra lễ hội, già làng phân công nhiệm vụ cho bà con chuẩn bị lễ vật, như: gạo nếp để nấu cơm lam, thịt heo nướng, các loại nguyên liệu để nấu canh thụt, gà luộc… ",
"Đặc biệt, già làng cùng các thanh niên trai tráng sẽ chuẩn bị sân lễ hội, trang trí cây nêu và các vật phẩm cúng thần lúa cũng được chuẩn bị chu đáo, đẹp mắt. Các đội múa, đội cồng chiêng cũng tập luyện để biểu diễn trong suốt lễ hội.",
"Nghi thức chính của lễ là gọi thần Lúa và tạ ơn thần Lúa do già làng uy tín nhất được cộng đồng tiến cử thực hiện. Sau nghi thức cúng thần Lúa, từng nhịp cồng chiêng rộn ràng hòa quyện cùng vũ điệu múa nhịp nhàng của các già làng và các chàng trai, cô gái Xtiêng. ",
"Sau phần lễ, ",
" cùng khách tham dự thưởng thức cơm lam, thịt nướng, canh thục, uống rượu cần. Mọi người cùng nhau tham gia các trò chơi dân gian truyền thống như: giã gạo, cõng nước, nấu cơm lam…"
] | 52 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/le-mung-lua-moi-cua-dan-toc-gia-rai-tinh-gia-lai-tai-lang-van-hoa-du-lich-cac-dan-toc-viet-nam-post728676.html | Lễ mừng lúa mới của dân tộc Gia Rai tỉnh Gia Lai tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam | [
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/genaghlrgybna/2022_12_07/lemung-ray-2169.jpg.webp"
] | [
"Lễ cúng tại rẫy lúa. (Ảnh: Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam)"
] | [
"Đây là dịp để bà con buôn làng tổ chức dâng lễ, tạ ơn thần Lúa, thần Nông nghiệp vì đã cho một vụ mùa ấm no.",
"Trước khi lễ hội diễn ra, người dân làng sẽ cùng nhau đóng góp các sản vật chung để làm lễ. Thông thường, mỗi hộ dân góp 1kg gạo mới, 1 ghè rượu để chuẩn bị cho việc cúng lễ.",
"Vào ngày diễn ra lễ hội, các già làng đã thức dậy từ mờ sáng sửa soạn, chuẩn bị cho buổi lễ quan trọng nhất trong năm. Thanh niên, phụ nữ mặc những bộ đồ đẹp nhất, chuẩn bị rượu thịt sẵn sàng, ai cũng vui vẻ, hồ hơi hơn ngày thường. Tất cả dân làng quây quần về nhà rông, trong tiếng cồng, tiếng chiêng cùng điệu múa xoang.",
"Lễ vật cho Lễ mừng lúa mới gồm: một con heo hoặc một con gà trống (nếu cúng con gà thì cơm, rượu mỗi thứ một chén, một ché); ba ché rượu; Cơm ba chén; Rượu ba chén; một cây nêu; một chòi lúa; một bó lúa còn nguyên hạt; một thúng lúa; Nia một cái, thúng một cái, đĩa ba cái, chén sáu cái, liềm một cái, gùi ba cái.",
"Sau khi chuẩn bị xong lễ vật, già làng khấn cầu mong thần linh (Yang ơi kơdu, ơi kơdai, yang chứ, yang ia) và linh hồn ông bà tổ tiên ăn cơm mới phù hộ cho dân làng được mùa bội thu, mưa thuận gió hòa, năm sau thu hoạch nhiều hơn năm trước, lúa đầy chòi bắp đầy nhà.",
"Lễ cúng mừng lúa mới được đồng bào Gia Rai tổ chức tại ba nơi: cúng ở rẫy lúa, cúng ở chòi lúa và cúng ở nhà chủ lúa.",
" (Ảnh: Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam)",
"Lễ cúng mừng lúa mới tại rẫy lúa có lễ vật gồm một chóe rượu, một con gà.Thầy cúng chạm bảy lần vào chóe rượu để dâng lễ và cầu khấn bảy vị thần (thần đất, thần trời, thần nước, thần nuôi dưỡng, thần che chở, thần bảo vệ, thần lúa) cho những loại giống lúa (lúa trô, blia, chke…) cho lúa mau chín, cho lúa thơm ngon. ",
"Sau khi dâng lễ xong đến với phần mời rượu, theo phong tục tập quán của người Gia Rai là mẫu hệ, chính vì vậy nguời được mời rượu đầu tiên là người phụ nữ trong nhà (mời vợ và mẹ vợ chủ lúa cùng uống), tiếp theo mời chủ lúa và anh của vợ chủ lúa, sau đó lần lượt khách đến dự từ lớn đến nhỏ cùng uống rượu.",
"Sau đó là lễ cúng mừng lúa mới tại chòi lúa: lễ vật gồm một chóe rượu, một đầu gà, thầy cúng dâng lễ và cầu khấn bảy vị thần để tạ ơn các thần đã che chở cho cây lúa, che chở cho gia đình chủ lúa được mạnh khỏe, xin phép các thần cho chủ lúa được thu hoạch, xin được rước hồn lúa vào chòi để cất giữ. Sau khi dâng lễ xong, đến phần mời rượu cũng tương tự như lễ cúng tại rẫy lúa. Kết thúc lễ cúng tại chòi lúa, dân làng thực hiện việc tuốt lúa đưa cất vào chòi lúa.",
"Cuối cùng là lễ cúng mừng lúa mới tại nhà chủ lúa. Lễ vật gồm ba chóe rượu, một con heo. Thầy cúng dâng lễ và cầu khấn bảy vị thần xin phép các thần cho gia đình được rước hồn lúa và lúa về nhà. Sau khi dâng lễ xong, tiếp tục đến phần mời rượu cũng tương tự như hai lễ cúng trên. Chóe rượu thứ 1, đầu tiên là người vợ, mẹ vợ, mẹ của chủ lúa cùng uống một lúc, tiếp theo đến chủ lúa, anh vợ chủ lúa cùng uống rượu, sau khi anh vợ uống xong thì lấy một đùi trước của con heo trao cho thầy cúng để tạ ơn thầy cúng. Chóe thứ 2, mời người bác vợ của chủ lúa và người bác của chủ lúa để tỏ lòng biết ơn hai người bác. Chóe rượu thứ 3, mời thầy cúng để tỏ lòng biết ơn.",
"Sau khi dâng lễ xong, mọi người trong gia đình cùng nhau uống rượu. Tất cả nam, nữ cùng nhau thực hiện việc tuốt lúa để đưa cất vào chòi lúa tại rẫy. Phần hội được bắt đầu ngay sau phần lễ rước hồn lúa về kho, người dân tổ chức giã gạo để lựa ra những hạt gạo tốt nhất. Trong ngày vui này, người dân khắp các buôn làng cùng nhau hòa mình trong những điệu nhảy truyền thống bên cạnh tiếng cồng, tiếng chiêng rộn rã, vang vọng cả một góc trời.",
"Sau khi kết thúc các nghi lễ cúng, dân làng cùng nhau đánh chiêng uống rượu và nhảy múa cho đến tối trong không khí vui tươi, phấn khởi mừng lúa mới.",
"Những lễ hội truyền thống như thế này hiện đang được tái hiện trong nhiều sự kiện tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Tham dự các lễ hội, khách du lịch không chỉ được chiêm ngưỡng nhưng nét văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào dân tộc Gia Rai, mà còn được hiểu thêm về những nghi thức tín ngưỡng, tâm linh của bà con."
] | 53 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/lop-hoc-dac-biet-o-vung-bien-gioi-gia-lai-post780406.html | Lớp học đặc biệt ở vùng biên giới Gia Lai | [
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/ngtnba/2023_10_31/z4835963306417-6465767930371af793b3ee040e3a255d-6311.jpg.webp"
] | [
"Dù lớn tuổi nhưng các học viên rất chăm chỉ, chịu khó đến lớp."
] | [
"Cụm dân cư Suối Khôn thuộc địa bàn xã biên giới Ia Mơ, huyện Chư Prông được hình thành từ năm 2003, là nơi sinh sống của hơn 560 đồng bào ",
". Cuộc sống bà con ở đây còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Hạ tầng cơ sở điện, đường, trường, trạm đặc biệt là trường học chưa được chưa được đầu tư. Con em trong độ tuổi đến trường phải đi ra trung tâm xã Ia Piơr để học tập, trình độ dân trí thấp, tỷ lệ người mù chữ và tái mù tương đối cao, phong tục tập quán còn lạc hậu…",
"Trung tá Nguyễn Văn Thành, Bí thư Đảng ủy, Chính trị viên Đồn Biên phòng Ia Lốp chia sẻ: “Quá trình đi xuống địa bàn làm công tác vận động quần chúng, qua tìm hiểu, khu dân cư suối Khôn có 71 người dân bị mù chữ, trong đó có 44 nữ và 27 nam. Sau khi chúng tôi tổ chức tuyên truyền, vận động thì có 45 người dân mong muốn được ",
". Chính vì thế, cấp ủy, chỉ huy đơn vị đã xây dựng kế hoạch, báo cáo lãnh đạo Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và được đồng ý để mở lớp xóa mù chữ”. Toàn bộ chương trình đều sử dụng tài liệu học xóa mù chữ do Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn, dưới sự hỗ trợ chuyên môn của Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám (xã Ia Piơr). Lớp học diễn ra vào 3 buổi tối mỗi tuần.",
"Tại Cụm dân cư Suối Khôn, từ tháng 4/2023 đến nay, Đồn Biên phòng Ia Lốp đã tổ chức khai giảng được hai lớp học xóa mù chữ cho người dân tộc thiểu số Gia Rai. Đợt 1 gồm 15 học viên, bắt đầu từ ngày 24/4 kết thúc vào ngày 24/8. Đợt 2 với 10 học viên bắt đầu từ đầu tháng 10. Tham gia dạy chữ cho bà con là Trung tá quân nhân chuyên nghiệp Vũ Văn Hoằng (môn Toán) và Đại úy Nguyễn Văn Luân, Đội trưởng Đội Vận động quần chúng (môn Tiếng Việt). ",
"Đại úy Nguyễn Văn Luân kể: “Cuộc sống của người dân nơi đây gặp rất nhiều khó khăn. Do không biết chữ nên bà con hay mặc cảm, tự ti, giao tiếp rụt rè. Để bà con đến lớp, chúng tôi đến từng nhà động viên, trò chuyện, nói rõ lợi ích của việc biết chữ. Đi học được bộ đội Biên phòng dạy không mất tiền, lại được cấp sách vở. Lúc đầu, nhiều người còn e ngại, nhưng dần dần bà con cũng hiểu ra và chăm chỉ đến lớp học”.",
"Để người dân đến lớp học đã khó, nhưng duy trì được lớp học lại càng khó hơn. Trung tá Vũ Văn Hoằng chia sẻ: “Ngày lên lớp, từ buổi chiều, anh em trong tổ công tác đã phải chia nhau đến từng nhà nhắc bà con nhớ đến lớp học. Có khi gần đến giờ vào lớp, thấy thiếu vắng ai thì chúng tôi cử người đến nhà tìm. Có người đang bận việc, anh em trong đội phân công ở lại làm giúp, để bà con yên tâm đến lớp. Rồi những khi trời mưa, chúng tôi phải chia nhau chạy xe máy đến nhà để đón”.",
"Đặc biệt, vào thời điểm mùa vụ, học viên bị chi phối nhiều về mặt thời gian vì phải vừa làm vừa học. Để đảm bảo duy trì sĩ số lớp học, các cán bộ Biên phòng phân công nhau đến giúp đỡ bà con việc đồng áng. Cá biệt, đơn vị còn cắt cử một đến hai người phụ trách thêm việc trông trẻ (con của học viên nữ) để giúp họ yên tâm tập trung học tập. Học viên của lớp ở nhiều độ tuổi khác nhau, vì thế, cách dạy của các “thầy” cũng khác nhau, nhưng chủ yếu là vừa dạy học vừa nói chuyện và phải nắm bắt tâm lý thì bà con mới chịu học, chịu lắng nghe. Từ đó, tạo hứng khởi để bà con chuyên cần đến lớp, đưa lớp học dần đi vào ổn định. Dần dần, bà con đã biết đọc thông, viết thạo, làm được các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, cũng như có nhiều chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động.",
"Chị Kpui H’Lép (sinh năm 1996) là một trong những học viên tiếp thu nhanh nhất của lớp tại Cụm dân cư Suối Khôn. Chỉ sau 4 tháng theo học, chị đã có thể đọc, viết thành thạo. Chị vui vẻ chia sẻ: “Trước kia, tôi không biết chữ, rất tự ti và xấu hổ, thường xuyên bị người ta ép giá khi buôn bán. Giờ đã khác rồi, tôi đã học được cái chữ và biết tính toán. Tôi cảm ơn các thầy đã giúp tôi và người dân trong làng có cuộc sống tốt hơn”.",
"Còn chị Rơ Lan H'Cúc (sinh năm 1997, trú làng Sâm, xã Ia Piơr) dù phải địu theo con gái nhỏ mới 2 tuổi đến lớp nhưng chị rất chăm chỉ và nghiêm túc học tập. “Tôi hối tiếc là không biết chữ sớm hơn. Giờ tôi đã có cơ hội học hỏi nhiều điều từ các thầy giáo và trong sách. Các thầy không chỉ dạy chúng tôi đọc, viết mà còn cho chúng tôi sách vở, bút, trông con và hướng dẫn trồng trọt. Tôi rất biết ơn các thầy”, chị Rơ Lan H'Cúc vui mừng cho biết.",
"Cứ đến ngày học, ông Kpah Choan lại chở con trai Kpah Vớt đến lớp. Ngồi phía ngoài phòng học nhìn con đánh vần từng con chữ, rồi làm phép toán, ông Choan tâm sự ông có 8 người con, Vớt là con út. Ngày trước, Vớt không chịu đi học. Nay thấy bộ đội biên phòng mở lớp, hai cha con ông cùng xin học để biết chữ và biết tính toán làm ăn. Còn Vớt thì phấn khởi khoe: “Nhờ lớp học này mà em đã biết đọc, biết viết, biết làm toán nữa. Sau này có đi đâu, em cũng không sợ bạn bè cười chê. Em sẽ cố gắng học, rồi đọc sách báo, tìm hiểu cách làm ăn để có cuộc sống ấm no hơn”.",
"Bám sát địa bàn, chia sẻ cùng đồng bào dân tộc thiểu số, các cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng đã đồng hành cùng lớp học xóa mù chữ nơi vùng biên của Tổ quốc. Đại úy Nguyễn Văn Luân tâm sự: “Lớp học xóa mù chữ không chỉ giúp bà con biết đọc, biết viết mà còn mở ra cơ hội để bà con tìm hiểu, nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật, mô hình kinh tế hay vào sản xuất. Đồng thời, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho lực lượng Bộ đội Biên phòng thực hiện công tác vận động, tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân trong việc bảo vệ biên giới Tổ quốc”."
] | 54 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/nghe-dan-lat-cua-nguoi-jrai-post795722.html | Nghề đan lát của người Jrai | [] | [] | [
"Từ tình yêu văn hóa truyền thống cùng với sự cần mẫn, khéo léo, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đã biến những ống lồ ô, tre, nứa thành những sản phẩm tiện ích, gắn với văn hóa dân tộc, như gùi, rổ, rá, nong, nia và một số thành phần của nhà rông, nhà dài… Các sản phẩm độc đáo, tinh tế của các nghệ nhân được làm từ vật liệu thiên nhiên, được bảo quản bằng phương pháp truyền thống (hong khô trên gác bếp) cho nên có độ bền cao và mẫu mã luôn được cải tiến, được người tiêu dùng trong nước, quốc tế yêu thích.",
"Ông Rơ Châm Nguich ở làng Dút 1, xã Ia Dêr, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai, đã hơn 60 mùa rẫy, nhưng vẫn cháy niềm đam mê với nghề đan lát. Trong đó, sản phẩm gùi của ông được nhiều người ưa chuộng. Ông Nguich chia sẻ: “Mình biết đan gùi từ khi 10 tuổi, được học từ những người lớn trong buôn làng. Đây là vật dụng luôn gắn bó với đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên”.",
"Tùy vào mục đích sử dụng mà chiếc gùi được chế tác với hình dạng, kích cỡ khác nhau. Gùi dùng để đựng trái cây, đồ đi làm rẫy thì đan thưa hơn; các loại gùi kín, dày dùng để đựng gạo, bắp, hạt giống... Những chiếc gùi dùng để biểu diễn trong lễ hội thì đan rất công phu và không thể thiếu hoa văn truyền thống của người Jrai. Theo ông Nguich, làm ra một chiếc gùi đẹp và bền phải mất 2 đến 3 ngày, từ khâu vào rừng kiếm tre, nứa “vừa tuổi” để có độ dẻo, rồi đem ngâm nước, phơi khô, chẻ và chuốt sợi nan thật đều. Với những chiếc gùi có hoa văn, họa tiết, nghệ nhân phải tính toán, sắp xếp hợp lý mầu sắc, rồi đan, điểm xuyết khéo léo.",
"Ở làng Ngơm Thung, xã Ia Pết, huyện Đắk Đoa, tỉnh Gia Lai, ông Rinh là nghệ nhân đan lát. Từ năm 11 tuổi, ông đã học đan gùi. Khi thấy Rinh chăm chú nhìn người làng đan, người chú đã quyết định truyền lại nghề đan lát cho ông. “Trong nghề đan lát, khâu chọn lồ ô, tre, nứa rất công phu; nhưng kỹ thuật đan gùi hoa vẫn khó nhất. Làm sao để phối mầu, trang trí hoa văn, họa tiết thể hiện nét văn hóa của dân tộc mình đòi hỏi sự đam mê, sự tỉ mẩn và sáng tạo”, ông Rinh cho biết.",
"Với kỹ thuật đan khéo léo, các sản phẩm có hoa văn phong phú, bền đẹp, nhiều khách hàng trong và ngoài nước đã tìm đến đặt mua. Các địa phương hỗ trợ, tạo điều kiện để sản phẩm thủ công mỹ nghệ, sản phẩm từ các làng nghề truyền thống được trưng bày, giới thiệu tại nhiều chương trình xúc tiến thương mại, trung tâm giới thiệu sản phẩm.",
"Hiện, trên những buôn làng Tây Nguyên, các nghệ nhân Jrai đang miệt mài vừa chế tác sản phẩm, vừa truyền dạy nghề đan lát truyền thống cho thế hệ trẻ, để gìn giữ và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân."
] | 55 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/doc-dao-le-ket-nghia-me-con-cua-dan-toc-e-de-post727350.html | Độc đáo Lễ kết nghĩa Mẹ-Con của dân tộc Ê-đê | [
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/genaghlrgybna/2022_11_29/ketnghia2-7526.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/genaghlrgybna/2022_11_29/ketnghia1-9481.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/genaghlrgybna/2022_11_29/ketnghia6-5044.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/genaghlrgybna/2022_11_29/ketnghia-1935.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/genaghlrgybna/2022_11_29/ketnghia4-1636.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/genaghlrgybna/2022_11_29/ketnghia5-6750.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/genaghlrgybna/2022_11_29/ketnghia7-2778.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/genaghlrgybna/2022_11_29/ketnghia8-2093.jpg.webp"
] | [
"Chuẩn bị lễ vật. (Ảnh: PHẠM TIỆP)",
"Các lễ vật được trao tại buổi lễ. (Ảnh: PHẠM TIỆP)",
"Tiếng chiêng rộn rã suốt buổi lễ. (Ảnh: NGỌC TRÂM)",
"Nghi thức đeo vòng. (Ảnh: PHẠM TIỆP)",
"Mọi người quây quần nghe già làng kể K'han. (Ảnh: PHẠM TIỆP)",
"Nghi thức mời rượu cần. (Ảnh: PHẠM TIỆP)",
"Dàn cồng chiêng của người Ê-đê. (Ảnh: NGỌC TRÂM)",
"Tiếng chiêng báo tin vui tới buôn làng. (Ảnh: NGỌC TRÂM)"
] | [
"Chỉ khi lễ kết nghĩa Mẹ-Con này được tái hiện tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam trong khuôn khổ Tuần Đại Đoàn kết dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam, nhiều du khách, khách tham quan mới được biết đến nghi lễ đặc biệt này.",
" Nghi lễ do đồng bào người Ê-đê đến từ buôn Tơng Ju, xã Ea Kao, thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) thực hiện. Hai nghệ nhân thể hiện Mẹ nuôi-Con nuôi là Hyum Niê và Y Vâng Brông.",
"Chia sẻ về tục kết nghĩa này, chị Hyum Niê cho biết, lễ kết nghĩa thường được xây dựng theo quan hệ cha mẹ-con cái, anh-em, chị-em. Người kết nghĩa có thể cùng làng hoặc có thể đến từ một làng khác. Đặc biệt, đối với nam giới sau khi lập gia đình ở làng khác, khi đến ở nhà vợ thì họ thường chọn một người phụ nữ lớn tuổi, chị gái, em gái hoặc một gia đình nào đó để kết nghĩa. Người được nhận là con kết nghĩa sẽ được hưởng những quyền lợi nhất định về tinh thần và vật chất. Đồng thời, người con kết nghĩa sẽ có trách nhiệm đối với bố mẹ nuôi, hoặc anh chị nuôi của mình.",
"Chị Hyum Niê cũng chia sẻ, thông thường khi chàng trai đi lại với gia đình cô gái một thời gian, sẽ làm quen và thăm hỏi cả những gia đình chung quanh, như hàng xóm láng giềng, họ hàng… của gia đình cô gái. Từ những mối quan hệ này, chàng trai sẽ lựa chọn một gia đình phù hợp nhất, đến thưa chuyện với người phụ nữ lớn tuổi trong gia đình, xin phép được kết nghĩa mẹ con. Nếu người phụ nữ đồng ý, chàng trai sẽ về thưa chuyện với gia đình và sau đó hai bên người lớn sẽ gặp gỡ, chứng kiến nghi lễ. ",
"Khi đó, bên người con trai nuôi sẽ chuẩn bị lễ vật gồm 1 chăn đắp, 8 chiếc vòng đồng, 1 cái bát đồng, 1 con gà và 1 ché rượu cần. Chị Hyum Niê cho biết, chiếc chăn tượng trưng cho sự ấm áp của một gia đình mới dành cho người con trai ở xa gia đình, để anh cảm thấy không xa lạ ở vùng đất mới, để anh thấy nơi này như gia đình của mình.",
"Nghi thức được bắt đầu với bài chiêng “Drông tuê’’ tức là Đón khách. Đây là bài chiêng báo cho các vị thần và linh hồn ông bà, những người đã khuất về chứng giám và phù hộ cho gia đình, đồng thời thông báo và mời gọi họ hàng của hai gia đình cùng về dự lễ kết nghĩa Mẹ-Con, cùng chứng kiến sự gia nhập của một thành viên gia đình mới, cùng chung vui buổi lễ kết nghĩa Mẹ-Con.",
"Để tỏ lòng quý mến, yêu thương, gắn kết nhau, trong lễ kết nghĩa Mẹ-Con sẽ diễn ra nghi thức đeo vòng của dòng họ. Già làng đeo chiếc vòng đồng cho Mẹ nuôi, Con nuôi, những người trong gia đình, cùng với lời chúc sức khỏe, cầu mong điều tốt lành đến với gia đình; thể hiện tình cảm, sự quan tâm đùm bọc và gắn kết mẹ con.",
" “Cái vòng này thần linh sẽ phù hộ cho sức khỏe, cuộc sống no đủ, xuống suối có thần sông, lên rừng có thần núi phù hộ…’’ – lời của già làng.",
"Kế tiếp là nghi thức kể K’han lời cổ, để hai bên họ hàng cùng giao lưu, gắn kết mật thiết với nhau, gần gũi với nhau hơn. Kể K’han là một thể loại sử thi trường ca, một loại hình văn hóa độc đáo của dân tộc Tây Nguyên nói chung và người Ê-đê nói riêng. Mọi người cùng nghe lời kể K’han để nhớ lại công lao của ông bà cha, mẹ ta đi trước, với những lời nhắn nhủ đoàn kết, thương yêu đùm bọc nhau, những tình cảm thiêng liêng của con người dành cho nhau. ",
"Già làng cũng tuyên bố với hai gia đình và những người chứng kiến, từ nay hai người Hyum Niê và Y Vâng Brông đã chính thức là Mẹ-Con. Y Vâng Brông sẽ có nghĩa vụ giúp đỡ, tham gia vào những công việc mà gia đình mẹ cần, thăm hỏi, phụng dưỡng mẹ. Còn Hyum Niê từ nay có thêm một người con để chở che, chăm sóc, chia sẻ nhiều điều. ",
"Người Ê-đê có truyền thống mẫu hệ, thể hiện sự kính trọng với người mẹ mang nặng đẻ đau, vì thế người phụ nữ được mời cần rượu đầu tiên, rồi trao cho người kế tiếp trong dòng họ.",
"Lễ kết nghĩa là một nét văn hóa đặc sắc thể hiện tinh thần đoàn kết trong cuộc sống, sinh hoạt được được dân tộc Ê-đê trân trọng, gìn giữ và lưu truyền qua nhiều thế hệ. Việc kết nghĩa được làm hoàn toàn tự nguyện, không vụ lợi, mang ý nghĩa tốt đẹp nhằm mong muốn cho mọi người sống chan hòa thân thiết và gắn bó với nhau như anh em một nhà, cùng chia sẻ giúp đỡ nhau vượt qua mọi khó khăn.",
"Một ý nghĩa đặc biệt nữa của lễ kết nghĩa Mẹ-Con, là từ nay người con trai xa nhà không chỉ tìm thấy một gia đình mới, một chỗ nương tựa ngoài gia đình vợ, mà còn thể hiện tính cộng đồng, sự kết nối tình cảm trong cộng đồng làng buôn. "
] | 56 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/truyen-day-danh-chieng-e-de-cho-sinh-vien-dan-toc-thieu-so-post730854.html | Truyền dạy đánh chiêng Ê Đê cho sinh viên dân tộc thiểu số | [] | [] | [
"Đầu tháng 10/2022, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức lớp truyền dạy đánh chiêng Ê Đê cho các sinh viên người dân tộc thiểu số đang theo học tại Trường Đại học Tây Nguyên. Trong thời gian 3 tháng, các học viên được các nghệ nhân giàu kinh nghiệm truyền dạy các kỹ năng đánh chiêng và đến nay đã đánh được các bài chiêng cơ bản dùng trong các dịp lễ, hội như: đón khách, mừng mùa, mừng lúa mới.",
"Với những kỹ năng đánh các bài chiêng học được giúp các học viên tích cực tham gia các hội thi, hội diễn, liên hoan, giao lưu văn hóa, nghệ thuật quần chúng, chuyên nghiệp nhằm giới thiệu, quảng bá di sản Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên đến với bạn bè trong nước và quốc tế. ",
"Lớp truyền dạy đánh chiêng Ê Đê cho sinh viên dân tộc thiểu số đang theo học tại Trường Đại học Tây Nguyên là một trong những hoạt động thiết thực được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk tổ chức nhằm giúp cho thế hệ trẻ tiếp tục kế thừa, gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; góp phần đưa hoạt động sinh hoạt, giao lưu văn hóa cồng chiêng ở địa phương ngày càng phát triển sâu rộng, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của người dân trên địa bàn.",
" Đồng thời, lớp học là hoạt động còn góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) “Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” và Nghị quyết số 33-NQ/TW “Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”."
] | 57 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/kien-truc-doc-dao-nha-dai-truyen-thong-cua-nguoi-e-de-post746302.html | Kiến trúc độc đáo nhà dài truyền thống của người Ê Đê | [] | [] | [
"Theo các nhà nghiên cứu văn hóa Tây Nguyên, nhà dài truyền thống của người Ê Đê là một phức hợp không gian kiến trúc độc đáo, thể hiện nét đặc trưng trong đời sống sinh hoạt, tín ngưỡng-tâm linh, một công trình sáng tạo văn hóa vật chất ấn tượng. Nhà dài là nơi chung sống của đại gia đình theo chế độ mẫu hệ. ",
"Ngôi nhà thường xuyên được nối dài mỗi khi một thành viên nữ trong đại gia đình lấy chồng. Người con trai lấy vợ sẽ đến ở nhà vợ và không có quyền hành gì. Thông thường, ngôi nhà dài của đồng bào dân tộc Ê Đê có từ bảy đến chín cặp vợ chồng chung sống.",
"Bố cục nhà dài truyền thống của người Ê Đê chia làm hai phần: nửa phía trước gọi là \"Gah\" chứa các vật dụng như ghế chủ, ghế khách, bếp chủ, ghế dài Kpan, cồng chiêng và là nơi tiếp khách, sinh hoạt chung trong gia đình. Nửa phía sau là \"Ôk\" là chỗ ở của các đôi vợ chồng, đặt bếp nấu ăn chung. ",
"Phía trước cửa nhà của người Ê Đê có hai cầu thang, một dành cho khách và một dành cho người nhà khi lên xuống, mỗi cầu thang có khoảng 5-7 bậc, làm bằng gỗ quý, được đẽo bằng tay và phía đầu cầu thang nơi tiếp giáp với hiên nhà được tạc hình mặt trăng lưỡi liềm, dưới hình lưỡi liềm được tạc hai bầu vú căng tròn, tượng trưng cho uy quyền của người phụ nữ trong gia đình. Dưới mái nhà dài là không gian diễn xướng cồng chiêng, không gian lễ hội, hát kể sử thi, dệt thổ cẩm, sinh hoạt cộng đồng...",
"Trong ngôi nhà dài truyền thống, các nét điêu khắc, trang trí, tạo hình đều phỏng theo mô típ chế độ mẫu hệ, tín ngưỡng phồn thực. Không gian nhà dài bố trí ghế Kpan ngồi đánh chiêng, bếp lửa sinh hoạt, các sản vật thể hiện sự giàu có của gia chủ như: chiêng, ché, sừng trâu, trống, rượu cần… ",
"Buôn Akŏ Dhŏng, phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột là buôn còn nhiều nhà dài truyền thống của người Ê Đê và cũng là buôn làng giàu có bậc nhất Tây Nguyên hiện nay.",
"Già làng buôn Akŏ Dhŏng Ama Jeny cho biết, nguyên vật liệu làm nên ngôi nhà dài truyền thống của người Ê Đê chủ yếu bằng gỗ, tre, nứa, mái tranh. Kết cấu của nhà là cột kèo bằng gỗ tốt có sức chống chịu sự khắc nghiệt của thời tiết. Nhà được thưng vách và lót sàn bằng phên nứa, mái lợp cỏ tranh, đỉnh mái cách sàn nhà khoảng 4m-5m, lòng nhà rộng khoảng 4,5m-5,5m, ngôi nhà nằm theo trục bắc-nam.",
"Với sự đô thị hóa diễn ra nhanh chóng hiện nay làm cuộc sống, không gian buôn làng có nhiều thay đổi lớn, hình dáng ngôi nhà dài hiện nay cũng có những thay đổi khá nhiều cả chiều rộng, chiều dài, cầu thang và cách bài trí trong nhà cũng không còn giữ được nét truyền thống như xưa nữa. ",
"Già làng Ama Jeny tâm tư: \"Những ngôi nhà dài truyền thống của người Ê Đê dần bị mai một thì việc giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống của các buôn làng sẽ bị ảnh hưởng theo. Các thế hệ mai sau sẽ không thể hình dung ra được ông bà mình ngày trước sống, sinh hoạt như thế nào\".",
"Điều đáng mừng là những năm gần đây, được sự hỗ trợ của Nhà nước, ở nhiều buôn làng tại tỉnh Đắk Lắk, người dân cũng đã ý thức được việc bảo tồn nhà dài gắn với các lễ hội, văn hóa truyền thống khác. Nhà dài hiện nay vừa là nơi sinh hoạt của gia đình, vừa là nơi tham quan và tổ chức các hoạt động du lịch cộng đồng, qua đó góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống độc đáo cho thế hệ hôm nay và mai sau."
] | 58 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/truyen-day-ky-nang-dien-tau-chieng-va-nhac-cu-dan-toc-post779284.html | Truyền dạy kỹ năng diễn tấu chiêng và nhạc cụ dân tộc | [] | [] | [
"Trong thời gian từ nay đến ngày 21/11, 25 học viên ",
" từ 13 đến 43 tuổi ở buôn Kbuôr, xã Cư Pơng tham gia lớp học được 2 nghệ nhân: Y Gôt Ayun và Y Roh Niê giới thiệu chung về văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên và các loại nhạc cụ của dân tộc Ê Đê gồm: Đinh buôt, đinh năm, ki pah…; hướng dẫn, truyền dạy kỹ năng cơ bản về đánh chiêng, nhạc cụ dân tộc…",
"Lớp truyền dạy kỹ năng diễn tấu chiêng và nhạc cụ dân tộc Ê Đê cho thanh niên xã Cư Pơng được thực hiện theo Kế hoạch số 2258/KH-SVHTTDL ngày 6/10/2023 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk về việc triển khai tổ chức hướng dẫn, truyền dạy kỹ năng đánh chiêng, dân vũ và nhạc cụ dân tộc tại các huyện Ea H’leo, Krông Búk, Lắk thuộc Dự án 6 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023. ",
"Đây là lớp truyền dạy kỹ năng diễn tấu cồng chiêng thứ 2 do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh ",
" tổ chức tại xã Cư Pơng. Trước đó,vào tháng 7/2020, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đã tổ chức truyền dạy đánh cồng chiêng cho 40 học viên là người dân tộc Ê Đê, tuổi từ 18 đến 35 của buôn Tlan, xã Cư Pơng và buôn Drăh, xã Cư Né, huyện Krông Búk."
] | 59 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/y-nghia-cua-vong-dong-trong-nghi-le-cua-nguoi-e-de-post789543.html | Ý nghĩa của vòng đồng trong nghi lễ của người Ê Đê | [] | [] | [
"Theo già làng Y Krú Ayun ở buôn Đrao, xã Cư Né, huyện Krông Búk, trong các nghi lễ vòng đời của người Ê Đê, những lần được cúng đeo vòng đồng là một dấu mốc quan trọng, đánh dấu giai đoạn hay thời khắc ý nghĩa trong cuộc đời. Chính vì lẽ đó, chiếc vòng đồng là vật đính ước, hứa hôn và kết hôn của các đôi nam, nữ người Ê Đê khi đến tuổi lập gia đình. ",
"Trong các lễ cúng của người Ê Đê, khi cúng, thầy cúng sẽ vừa đọc lời khấn, vừa cầm chiếc vòng đồng, sau đó đeo vào cổ tay người được làm lễ. Vòng đồng như một vật chứng để thần linh phù hộ, che chở cho người được làm lễ cúng. Sau mỗi lần cúng, chiếc vòng đồng sẽ được khắc số dấu tương ứng với số ché rượu mà gia chủ đã dùng để làm lễ, thường là ba, năm hoặc bảy dấu khắc. ",
"Đối với các dân tộc Tây Nguyên nói chung và người Ê Đê nói riêng, ché vừa là tài sản quý, vừa là vật linh thiêng, là nơi cư ngụ của các vị thần linh, ché rượu không thể thiếu trong mọi nghi lễ, từ nghi lễ vòng đời đến nghi lễ nông nghiệp. Vì thế, khi đưa ché về nhà, gia chủ phải tổ chức cúng nhập gia, cúng đón rước ché... và trong các lễ cúng ché này không thể thiếu vòng đồng.",
"Trong lễ cúng, cây nêu chính được cột ngay giữa gian khách nhà dài truyền thống để cố định ché rượu, mâm đồng dùng để đựng các lễ vật, 3 tô đồng đựng cơm, 3 chén sứ đựng hạt trộn huyết heo, 3 chén đồng đựng rượu cần, 3 vòng đồng và 3 chuỗi hạt để đeo cho ché. Sau khi chuẩn bị đầy đủ lễ vật, thầy cúng bắt đầu thực hiện nghi thức cúng, sau đó vợ chồng gia chủ sẽ ăn cơm, thịt trong mâm lễ vật với ngụ ý hưởng lộc từ Tổ tiên, thần linh để cầu mong sức khỏe và may mắn.",
"Thông qua các nghi lễ, có thể thấy ý nghĩa quan trọng của chiếc vòng đồng trong đời sống của người Ê Đê, vừa là trang sức, vừa là vật chứng mang yếu tố văn hóa, vừa mang yếu tố tâm linh gắn với các nghi lễ vòng đời của con người. Hiện nay, dù cuộc sống và không gian sinh sống của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đã có nhiều thay đổi, các yếu tố văn hóa hiện đại có mặt hầu hết trong đời sống nhưng chiếc vòng đồng vẫn luôn hiện hữu trong các nghi lễ vòng đời của người Ê Đê như một nét văn hóa truyền thống riêng có, luôn được bảo tồn và phát huy."
] | 60 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/am-vang-tieng-chay-gia-gao-post811750.html | Âm vang tiếng chày giã gạo | [
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/pgazsmztzsao/2024_05_29/am-vang-tieng-chay2-3882.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/pgazsmztzsao/2024_05_29/am-vang-tieng-chay3-5334.jpg.webp"
] | [
"Sau khi sảy vỏ trấu còn lại hạt gạo trắng ngần.",
"Trong các dịp lễ hội truyền thống ở Tây Nguyên đều âm vang tiếng chày giã gạo."
] | [
"Ở Tây Nguyên, việc giã gạo chỉ dành riêng cho phụ nữ. Trước đây, khi các phương tiện cơ giới, máy móc còn ít thì gia đình, buôn làng nào cũng sử dụng cối, chày để giã gạo. Ngày nay, máy xay xát có khắp nơi, việc giã gạo không còn phổ biến, nhưng vào các dịp lễ hội truyền thống đều có hội thi giã gạo, nấu cơm và tiếng chày giã gạo thậm thình vẫn âm vang... "
] | 61 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/khai-mac-ngay-hoi-van-hoa-cac-dan-toc-thieu-so-tinh-tuyen-quang-nam-2024-post826657.html | Khai mạc Ngày hội văn hóa các dân tộc thiểu số tỉnh Tuyên Quang năm 2024 | [
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/piqkpcvo/2024_08_25/anh-1-97-7942.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/piqkpcvo/2024_08_25/anh-5-20-3516.jpg.webp"
] | [
"Lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang trao cờ lưu niệm và tặng hoa cho các đoàn tham dự ngày hội.",
"Ban Tổ chức trao giải Xuất sắc toàn đoàn cho đoàn huyện Yên Sơn và Hàm Yên."
] | [
" tỉnh Tuyên Quang năm 2024 với không gian văn hóa sôi động, hấp dẫn là sự kiện nhằm tôn vinh và phát huy giá trị di sản văn hóa và các môn thể thao truyền thống của các dân tộc trên địa bàn tỉnh.",
"Đây là dịp để các nghệ nhân, diễn viên, vận động viên đồng bào dân tộc thiểu số gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ, học tập kinh nghiệm trong việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa, các môn thể thao truyền thống; đồng thời động viên, khích lệ toàn thể nhân dân tích cực tham gia gìn giữ, bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị các di sản văn hóa tốt đẹp của dân tộc, từng bước xây dựng thành những sản phẩm du lịch độc đáo, riêng có để từng bước xây dựng thành những sản phẩm du lịch độc đáo, riêng có để thu hút khách du lịch, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.",
"Ngày hội văn hóa các dân tộc thiểu số tỉnh Tuyên Quang diễn ra nhiều hoạt động phong phú như: Triển lãm ảnh “Sắc màu văn hóa các dân tộc Tuyên Quang”; Trình diễn, giới thiệu di sản văn hóa truyền thống; Chế biến, giới thiệu ẩm thực dân tộc; Chương trình nghệ thuật Ngày hội văn hóa các dân tộc thiểu số tỉnh Tuyên Quang; Hội thi thể thao các dân tộc thiểu số với các môn tung còn, đẩy gậy, đua mảng ngóc… với sự tham gia của 500 nghệ nhân, diễn viên, diễn viên quần chúng đến từ 7 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.",
"Ngày hội là một trong những nội dung của “Dự án Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2030 và là sự kiện mở đầu chuỗi hoạt động trong khuôn khổ Liên hoan trình diễn di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại và Lễ hội Thành Tuyên năm 2024.",
"Tuyên Quang là nơi hội tụ, giao thoa của văn hóa các dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc với những lễ hội độc đáo, những truyền thuyết và các làn điệu dân ca, dân vũ đậm đà bản sắc dân tộc.",
"Hiện, Tuyên Quang có 17 di sản văn hóa phi vật thể đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; 1 di sản được UNESCO ghi danh là ",
" đại diện của nhân loại; 54 lễ hội văn hóa dân gian truyền thống và nhiều di sản giá trị khác đã được kiểm kê."
] | 62 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/day-manh-cac-mo-hinh-nong-nghiep-cho-dong-bao-dan-toc-thieu-so-post826815.html | Đẩy mạnh các mô hình nông nghiệp cho đồng bào dân tộc thiểu số | [
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/vodrkxrrks/2024_08_26/885bfccea1f105af5ce0-150.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/vodrkxrrks/2024_08_26/67e2804bbb741f2a4665-8166.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/vodrkxrrks/2024_08_26/dba8cd44a8780c265569-4543.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/vodrkxrrks/2024_08_26/1de2d2a6b69a12c44b8b-6478.jpg.webp"
] | [
"Huyện Bắc Bình kiểm tra các công trình thủy lợi, bảo đảm nguồn nước tưới cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số.",
"Bảo đảm nguồn nước cung cấp cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số.",
"Các bộ khuyến nông kiểm tra đàn gà của đồng bào dân tộc nuôi.",
"Mô hình trình diễn nuôi gà lai nòi theo hướng an toàn sinh học."
] | [
"Huyện Bắc Bình có 23 dân tộc, với hơn 34.000 người, chiếm hơn 36%, sinh sống chủ yếu tại 4 xã miền núi, 5 xã đồng bằng. ",
"Ông Huỳnh Duy Khôi, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Bắc Bình cho biết, huyện đã ban hành các quyết định phân khai vốn thực hiện nhằm phát triển kinh tế-xã hội vùng ",
" thiểu số và miền núi sát với điều kiện thực tế trên địa bàn.",
"Bên cạnh đó, huyện tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, ưu tiên phát triển kinh tế, đẩy mạnh các chính sách để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi với nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi, nhân giống cây trồng, thủy sản áp dụng phù hợp điều kiện đất đai và khí hậu từng vùng.",
"Trong giai đoạn năm 2021-2025, huyện triển khai các dự án giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt từ vốn Trung ương hơn 6.444 triệu đồng, trong đó vốn đầu tư phát triển hơn 4.738 triệu đồng, vốn sự nghiệp hơn 1.705 triệu đồng. ",
"Điển hình, dự án hỗ trợ thực hiện chi hỗ trợ chuyển đổi nghề cho 71 hộ nghèo với kinh phí 710 triệu đồng gồm xã Phan Lâm có 15 hộ; xã Phan Tiến 10 hộ; xã Phan Sơn 20 hộ; xã Phan Điền 10 hộ; xã Phan Hiệp 11 hộ; xã Phan Thanh 2 hộ; xã Sông Bình 2 hộ; xã Hải Ninh 1 hộ. ",
"Dự án phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền đồng bào dân tộc thiểu số để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi thôn Tiến Thành, xã Phan Tiến.",
"Bên cạnh đó, huyện đầu tư 6 công trình nước sinh hoạt: mở rộng hệ thống nước Dốc Đá Phan Lâm; mở rộng tuyến ống nước cấp nước Thôn Tân Điền, xã Phan Điền; mở rộng hệ thống nước sinh hoạt thôn Hòa Bình, xã Sông Lũy; mở rộng hệ thống nước sinh hoạt thôn Tú Sơn, xã Sông Lũy; nâng cấp hệ thống nước sinh hoạt xã Phan Thanh; mở rộng tuyến ống nước sinh hoạt tại khu tái định cư mới xã Phan Lâm. ",
"Ngoài ra, huyện đang thi công đường từ Bình Tân đến Phan Tiến, với khối lượng đạt khoảng 60%, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. ",
"Trong lĩnh vực giáo dục, huyện nâng cấp, sữa chữa ",
" nội trú; mở 3 lớp đào tạo nghề cho 67 người dân tộc tại xã Phan Hiệp, xã Phan Sơn, xã Phan Điền. ",
"Đối với văn hóa, huyện đang bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch gồm đầu tư sửa chữa 12 thiết chế văn hóa thể thao tại các xã, hỗ trợ 1 tủ sách cộng đồng, hỗ trợ 5 đội văn nghệ, xây dựng 1 câu lạc bộ văn hóa dân gian, hỗ trợ trang thiết bị văn hóa 2 thôn.",
"Không những thế, huyện còn quan tâm chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em với các hoạt động xây dựng và phát triển y tế cơ sở; nâng cao chất lượng dân số; chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em.",
" Dự án đầu tư phát triển nhóm dân tộc thiểu số với 11 lớp tuyên truyền cho 386 người tham dự, cung cấp 416 tờ rơi; pa-nô; áp-phích; thực hiện 47 cuộc tư vấn nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. ",
"Đặc biệt, huyện biểu dương tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò của người có uy tín; phổ biến; giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào; ứng dụng công nghệ thông tin.",
"Để sản xuất nông nghiệp ổn định, Ủy ban nhân dân huyện sử dụng các công trình thủy lợi như hồ chứa nước Sông Lũy, hồ chứa nước Cà Giây, hệ thống kênh tiếp nước từ thủy điện Đại Ninh… đưa xuống vùng đồng bào dân tộc thiểu số.",
"Diện tích sản xuất lúa tiếp tục mở rộng với các khu vực chuyên canh như Đồng Mới hơn 1.000ha gồm các xã: Phan Thanh, Phan Hiệp và Chà Vầu-Nha Mưng-Tà Bo; hơn 2.000ha gồm các xã: Hải Ninh, Phan Điền, Phan Hiệp, Phan Hòa, Phan Rí Thành. Diện tích cây ăn quả phong phú hơn với nhiều loại cây bưởi, xoài, cam, mít với hơn 3.900ha.",
"Bên cạnh đó, huyện có chương trình khuyến mô hình trồng trọt lúa mới ST24 chất lượng cao tại xã Bình An, trồng ớt chỉ thiên phủ nilon tại xã Sông Bình, xã Phan Hoà có mô hình trồng mít Thái theo hướng thực hành nông nghiệp tốt và giống lúa nếp liên kết chuỗi. ",
"Các mô hình chăn nuôi như: nuôi heo cỏ theo hướng an toàn dịch bệnh tại xã Phan Lâm, nuôi lươn thương phẩm tại xã Sông Bình, nuôi gà lai nòi an toàn sinh học tại các xã Phan Tiến và Phan Sơn, Phan Điền.",
"Nhằm phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, ông Huỳnh Duy Khôi, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Bắc Bình cho hay, Ủy ban nhân dân huyện thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở các các cơ quan, đơn vị, địa phương chủ động xây dựng kế hoạch, giải pháp triển khai thực hiện dự án. ",
"Trong những tháng cuối năm, huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, nhất là cán bộ cấp cơ sở và người dân ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. ",
"Ngoài ra, huyện tập huấn, nâng cao năng lực cho cộng đồng trong việc áp dụng kiến thức mới, kỹ thuật mới trong phát triển sản xuất phù hợp với địa phương; phát huy vai trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, sử dụng tốt công cụ giám sát của cộng đồng trong việc giám sát, đánh giá."
] | 63 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/nguon-von-uu-dai-den-vung-cao-yen-bai-post723967.html | Nguồn vốn ưu đãi đến vùng cao Yên Bái | [] | [] | [
"Theo chân cán bộ tín dụng Nông Ngọc Huấn, thuộc Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Lục Yên (Yên Bái) về xã vùng cao Tân Phượng, nơi có hơn 96% dân số là đồng bào Dao đỏ sinh sống. Nơi đây, được coi là “Một con gà gáy cả ba tỉnh đều nghe”, bởi xã giáp ranh Yên Bái, Hà Giang, Lào Cai, do địa hình núi cao cách trở, dân trí không đồng đều, nên việc xóa nghèo còn lắm trắc trở, gian nan. Từ nguồn vốn ưu đãi, lãi suất thấp, cho vay đúng đối tượng, nhiều hộ dân tộc thiểu số đã vươn lên làm giàu chính đáng.",
"Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Tân Phượng, Triệu Văn Lý cho hay, xã rộng hơn 45,5km2 chủ yếu là đồi rừng, đời sống kinh tế đồng bào Dao đỏ xã mình ngoài làm ruộng, còn lại nhìn vào hơn 400ha quế, 170ha bồ đề và đàn trâu hơn 600 con. Trước, chủ yếu sống tự cung tự cấp, khép kín, tỷ lệ hộ nghèo cao. Nay, nhờ có giao thông mới mở thuận tiện cho giao thương, đồng bào mạnh dạn vay vốn ngân hàng phát triển kinh tế hộ gia đình, đời sống đã khá hẳn.",
"Hiện, toàn xã có hơn 200 hộ vay gần 15 tỷ đồng để trồng quế, nuôi trâu sinh sản, xóa nhà tạm, đầu tư đường nước sinh hoạt và làm ao nuôi cá bỗng (một loại cá đặc sản bản địa, giá bán 400 nghìn đồng/kg), vay theo 16 chương trình ưu đãi của Chính phủ để ổn định cuộc sống, mục tiêu đến 2025 xã đạt chuẩn nông thôn mới.",
"Thăm hộ Triệu Thị Tính, thôn Khe Pháo, xã Tân Phượng, là nữ người Dao đỏ đi đầu vay 30 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội, lãi suất 6,6%/năm, đầu tư sản xuất bầu giống quế, khi có tích lũy lại chuyển hướng sang mua bán vỏ quế thương phẩm, qua tích lũy nay có cuộc sống tốt hơn trước.",
"Chị Tính cho biết, trong kinh doanh thì chữ tín đặt lên hàng đầu, mua bán cũng như vay vốn, trả lãi ngân hàng phải đúng hạn, đúng phẩm cấp, với đồng bào vùng cao còn phải biết đổi hàng lấy hàng (đổi quế vỏ lấy nhu yếu phẩm khác). Có như vậy, mình vừa giúp người khó, vừa có chân hàng ổn định, vì đồng bào khi có việc lớn trong nhà như cưới hỏi, làm nhà mới, đám ma… thì gọi đến bán cho cả đồi quế, trị giá cả tỷ đồng, hai bên đều có lợi. Từ đồng vốn vay ban đầu, biết cách đầu tư và chi tiêu hợp lý, nay chị Tính đã mua được đất, dựng nhà mới, có cuộc sống ổn định, là gương sáng cho lớp trẻ vùng cao Tân Phượng noi theo.",
"Đến xã Vũ Linh, huyện Yên Bình nằm bên hồ Thác Bà (vừa được công nhận là khu du lịch quốc gia) nơi đông đồng bào Dao, Tày, Cao lan sinh sống, nhằm tìm hiểu thêm về hiệu quả đồng vốn tín dụng cho người nghèo. Được biết, cả xã có 16 tổ vay vốn, số tiền hơn 26 tỷ đồng, qua nhiều chu kỳ đầu tư, giúp hạ tỷ lệ hộ nghèo từ 26% năm 2016, nay còn 16,8% (còn 54 hộ nghèo theo tiêu chí cũ).",
"Với cách làm cụ thể, công khai chính sách tín dụng ưu đãi, ký hợp đồng ủy thác qua: Đoàn thanh niên, phụ nữ, nông dân, cựu chiến binh, quy định ngày trả lãi trùng các buổi sinh hoạt định kỳ hằng tháng. Nhờ giám sát chặt chẽ, cho vay đúng đối tượng, nên không có nợ lãi quá hạn, qua sinh hoạt các hội viên được tư vấn cách chăn nuôi sản xuất, tìm kiếm thị trường, quay vòng đồng vốn hiệu quả, giúp thoát nghèo bền vững.",
"Anh Lương Văn Huấn, thôn Làng Mấy, thông qua Hội Nông dân vay 50 triệu đồng, mua ba trâu nái sinh sản, nhờ tiêm phòng bệnh lở mồm long móng, trồng cỏ voi, làm chuồng đúng cách “Trên kín, dưới cứng, mát về mùa hè, ấm về mùa đông” nên đàn trâu sinh sản tốt, qua đó anh Huấn đã trả hết nợ ngân hàng, có điều kiện nuôi các con ăn học trưởng thành. ",
"Anh Vũ Minh Đức, thôn Lành Mấy vay 50 triệu từ vốn giải quyết việc làm, đầu tư chuồng trại nuôi lợn thịt, nhờ áp dụng tiến bộ kỹ thuật và phòng dịch tốt, nên qua mấy năm được giá, trả xong nợ ngân hàng, xây được nhà hai tầng khang trang.",
"Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Yên Bái, Nguyễn Thanh Hải đánh giá, đến hết tháng 6/2022 chi nhánh đã giải ngân cho 13.663 hộ nghèo và đối tượng chính sách với tổng số tiền 668 tỷ đồng. ",
"Trong đó chủ yếu tập trung vào các chương trình: Giải ngân cho 3.623 hộ nghèo 256,2 tỷ đồng; hộ cận nghèo 119,7 tỷ đồng với 1.644 hộ vay. Hộ mới thoát nghèo 31,8 tỷ đồng với 410 hộ vay; Giải quyết việc làm 94 tỷ đồng với 1.619 lao động được vay, 1.310 hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn với 64,5 tỷ đồng…",
"Ngoài ra, Chi nhánh được giao nguồn vốn thực hiện các chương trình cho vay ưu đãi theo Nghị quyết 11/NQ- CP là 146 tỷ đồng (Chương trình cho vay tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm 40 tỷ đồng, chương trình cho vay học sinh sinh viên mua máy tính, thiết bị học tập trực tuyến 15 tỷ đồng, chương trình cho vay nhà ở xã hội 10 tỷ đồng, chương trình cho vay hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số, niền núi 80 tỷ đồng…). ",
"Nhờ nguồn vốn vay ưu đãi đến với đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần xóa nghèo, đưa tốc độ tăng tổng sản phẩm của Yên Bái 6 tháng đầu năm ước đạt 7,57%.",
"Thời gian qua, tại huyện Lục Yên, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Yên Bái thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo Ban Thường vụ Đảng ủy của 5 xã; yêu cầu 14 Đảng ủy xã xem xét trách nhiệm của tập thể, các cá nhân liên quan, do có dấu hiệu vi phạm trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng.",
"Do đó, trong Ban Đại diện Hội đồng quản trị cấp xã là Chủ tịch UBND xã bị kỷ luật, ảnh hưởng đến việc tăng trưởng nguồn vốn, nhất là chậm việc thẩm định, công nhận các hộ nghèo, hộ thoát nghèo. Vượt qua khó khăn đó, Phòng giao dịch huyện Lục Yên đến nay đã có hơn 2.300 lượt khách hàng được vay gần 614 tỷ đồng, trong đó có 546 hộ nghèo vay hơn 35 tỷ đồng; 355 hộ cận nghèo vay hơn 23 tỷ đồng, 53 hộ mới thoát nghèo vay 3,51 tỷ đồng.",
"Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Yên Bình, Lã Tuấn Hưng cho biết: Để hiện thực hóa đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2024, huyện Yên Bình ngoài việc phát huy nội lực, tập trung thế mạnh về công nghiệp chế biến khai khoáng, du lịch, nuôi trồng thủy sản, cây lâm nghiệp, việc nguồn vốn tín dụng tăng trưởng cao trong khu vực nông thôn miền núi có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy kinh tế. ",
"Nhờ lãi suất ưu đãi, đồng bào vùng cao huyện Yên Bình đã áp dụng kiến thức khoa học, lựa chọn cây, con, giống phù hợp có thế mạnh ở địa phương để sản xuất, chăn nuôi, vươn lên thoát nghèo."
] | 64 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/trien-lam-trinh-dien-di-san-van-hoa-cac-dan-toc-tay-nung-dao-o-lang-son-post726216.html | Triển lãm trình diễn di sản văn hóa các dân tộc Tày, Nùng, Dao... ở Lạng Sơn | [
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/vowkjqkp/2022_11_22/anh-2-lanh-dao-bao-tang-tinh-tiep-nhan-moc-ban-linh-tiem-cua-den-bac-le-huu-lung-lang-son-do-cac-nha-khoa-hoc-trao-tang-8362.jpg.webp"
] | [
"Lãnh đạo Bảo tàng tỉnh tiếp nhận mộc bản \"Linh tiêm của đền Bắc Lệ\", Hữu Lũng (Lạng Sơn) do các nhà khoa học trao tặng."
] | [
"Phát biểu tại lễ khai mạc triển lãm, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn Dương Xuân Huyên cho biết, Lạng Sơn một trong những tiểu vùng văn hóa tiêu biểu của vùng Đông Bắc nói riêng và cả nước nói chung, là tỉnh có bề dày lịch sử văn hóa truyền thống lâu đời, mảnh đất hội tụ và sinh tồn của 7 dân tộc anh em: Nùng, Tày, Kinh, Dao, Hoa, Sán Chay, H'Mông và các dân tộc ít người khác. ",
"Trong số các dân tộc trên dân tộc Tày, Nùng, Dao là dân tộc thiểu số ở Việt Nam chiếm số lượng khá đông với khoảng hơn 80% dân số toàn tỉnh.",
"Mỗi dân tộc đều có những đặc điểm tiêu biểu của mình về địa hình cư trú, đời sống kinh tế, phong tục tập quán, đời sống văn hóa, tinh thần độc đáo riêng. Đồng thời, cùng với sự giao lưu, tiếp biến, hội nhập văn hóa của cộng đồng các dân tộc, tất cả tạo nên một Lạng Sơn, một Xứ Lạng vừa đa dạng, thống nhất vừa có những nét đặc trưng, bản sắc riêng trong không gian văn hóa vùng Đông Bắc nói riêng và cả nước nói chung.",
"Triển lãm trưng bày gồm 3 phần: Di sản văn hóa phi vật thể dân tộc Nùng; Di sản văn hóa phi vật thể dân tộc Tày và Di sản văn hóa phi vật thể dân tộc Dao.",
"Với hơn 200 tài liệu, hiện vật, hình ảnh nhằm tuyên truyền, giới thiệu quảng bá những nét đẹp về di sản văn hóa phi vật thể truyền thống của các dân tộc Nùng, Tày, Dao tỉnh Lạng Sơn. Qua đó góp phần nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cộng đồng trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.",
"Triển lãm mở cửa từ nay đến hết ngày 15/12 tới."
] | 65 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/net-dep-van-hoa-cua-trang-phuc-nguoi-dao-quan-trang-post729799.html | Nét đẹp văn hóa của trang phục người Dao quần trắng | [
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/ngtnba/2022_12_14/2-3195.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/ngtnba/2022_12_14/3-1909.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/ngtnba/2022_12_14/5-9654.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/ngtnba/2022_12_14/4-5849.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/ngtnba/2022_12_14/6-4173.jpg.webp"
] | [
"Bộ trang phục có màu chàm là chủ đạo.",
"Phụ nữ người Dao quần trắng thể hiện sự khéo léo qua đường kim mũi chỉ.",
"Áo phụ nữ Dao dài nhuộm chàm may cổ thìa.",
"Chiếc yếm với những họa tiết hoa văn độc đáo là đặc điểm nổi bật trong y phục.",
"Phụ nữ Dao quần trắng không chỉ biết thêu thùa, mà còn thành thạo nghề chài lưới."
] | [
"Nếu người Dao đỏ thể hiện nét văn hóa qua bộ trang phục chủ yếu là màu đỏ và ở nhà đất, thì người Dao quần trắng ở nhà sàn và nhận ra ngay bởi chiếc quần trắng không lẫn với nhóm Dao nào khác.",
"Bộ trang phục truyền thống gồm: khăn, mũ đội đầu, áo dài, dây lưng, yếm, quần, xà cạp và được may bằng vải dệt từ sợi bông. Trong đó, màu chàm là màu chủ đạo trong trang phục của phụ nữ Dao quần trắng, và tạo điểm nhấn bằng chiếc yếm với những họa tiết hoa văn độc đáo. Đó là hình hoa văn cây cỏ, động vật, hình người, chim muông… rất sinh động.",
"Trong bộ trang phục của người phụ nữ Dao quần trắng, quan trọng và cầu kỳ nhất là chiếc yếm thêu và mũ đội đầu. Bởi vậy ngay từ nhỏ các bé gái người Dao đã được bà mẹ dạy thêu thùa để có thể tự may yếm, thêu mũ cho mình. Chiếc yếm thêu là niềm kiêu hãnh của các thiếu nữ của người Dao quần trắng, là tiêu chuẩn đánh giá phẩm chất của người con gái qua những đường nét thêu thùa trên chiếc yếm. ",
"Đường kim mũi chỉ không những thể hiện sự khéo léo, kiên trì, tỉ mỉ mà còn nói lên phẩm chất nhẫn nại, biết thu vén của người phụ nữ Dao quần trắng. Vì thế nhìn vào chiếc yếm của người thiếu nữ, bà mẹ Dao kén dâu có thể đánh giá cô gái đó có đủ phẩm chất để trở thành dâu thảo, vợ hiền, người mẹ tốt hay không.",
"Chiếc yếm của phụ nữ Dao quần trắng là đặc điểm nổi bật trong y phục. Yếm được làm bằng vải nhuộm chàm hình chữ nhật dài khoảng 60cm, rộng 40cm che kín cả ngực và bụng cổ yếm và phần nửa trên. Áo của phụ nữ Dao quần trắng là áo dài nhuộm chàm may cổ thìa, ít thêu hoa văn, chỉ thêu vài họa tiết ngang thân, chủ yếu là hình sao 8 cánh. Nẹp ngực nhỏ có 2 đường thêu song song bằng chỉ đỏ. Nẹp 2 thân trước từ thân cổ áo xuống tới gấu bằng vải trắng và đỏ hai bên đối nhau.",
"Dây lưng bằng vải chàm hoặc vải lụa đỏ dài khoảng 1,5m rộng từ 3-4cm thêu nhiều họa tiết bằng chỉ đỏ đen vàng. Quần phụ nữ Dao quần trắng dài đến ngang bắp chân, gấu to, cạp rộng. Xà cạp bằng vải thun nhuộm chàm, hai mép viền vải đỏ, quấn từ cổ chân lên tới đầu gối rồi buộc lại. Để trang phục thêm đẹp và hấp dẫn, phụ nữ người Dao quần trắng còn kết hợp với đồ trang sức như đeo vòng cổ, vòng đeo tay, nhẫn hoa tai bằng bạc.",
"Với sự tinh tế trong cách ăn mặc, phụ nữ người Dao quần trắng tạo ra những nét riêng trong cách bài trí trang phục, không thể lẫn với bất cứ dân tộc nào. Trang phục là niềm tự hào, là nét đẹp văn hóa luôn được người Dao quần trắng gìn giữ và phát huy."
] | 66 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/bo-doi-ve-lang-giup-dan-xay-dung-nong-thon-moi-post729796.html | Bộ đội về làng giúp dân xây dựng nông thôn mới | [
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/yqdxwpwjv/2022_12_14/ndo_br_cb3-bo-doi-va-nguoi-dan-cung-lam-duong-be-tong-7674.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/yqdxwpwjv/2022_12_14/ndo_br_cb4-suc-tre-giup-dan-xay-dung-nong-thon-moi-5598.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/yqdxwpwjv/2022_12_14/ndo_br_cb5-nguoi-dan-moi-nuoc-chien-si-trong-phut-nghi-ngoi-3018.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/yqdxwpwjv/2022_12_14/ndo_br_cb7-mau-xanh-ao-linh-tren-cong-truong-giup-dan-xay-dung-nong-thon-moi-3237.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/yqdxwpwjv/2022_12_14/ndo_br_cb8-can-bo-chien-si-trung-doan-852-tren-duong-hanh-quan-da-ngoai-giup-dan-xay-dung-nong-thon-moi-5087.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/yqdxwpwjv/2022_12_14/ndo_br_cb9-con-duong-be-tong-bao-dam-chat-luong-ky-thuat-da-dan-hoan-thanh-5674.jpg.webp"
] | [
"Bộ đội và người dân cùng làm đường bê-tông.",
"Sức trẻ giúp dân xây dựng nông thôn mới.",
"Người dân mời nước chiến sĩ trong phút nghỉ ngơi.",
"Màu xanh áo lính trên công trường giúp dân xây dựng nông thôn mới.",
"Cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 852 trên đường hành quân, dã ngoại, giúp dân xây dựng nông thôn mới.",
"Con đường bê-tông bảo đảm chất lượng, kỹ thuật đã dần hoàn thành."
] | [
"Dịp này, cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 852 (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Cao Bằng) được giao nhiệm vụ giúp người dân 2 xã Hoa Thám và Tam Kim, huyện Nguyên Bình bê-tông hóa 2 tuyến đường giao thông thôn, với tổng chiều dài 530m. ",
"Tại xóm Nà Chắn, xã Hoa Thám, trong khí thế hào hứng, sôi nổi lao động của cán bộ, chiến sĩ, binh nhất Vầy Văn Trình, nhà ở xã Cô Ba, huyện Bảo Lạc (Cao Bằng) chia sẻ: \"Em nhập ngũ tháng 2/2022, chuyến hành quân, dã ngoại kết hợp dân vận lần đầu tiên này là kỷ niệm đáng nhớ trong những ngày quân ngũ. Về cơ sở rèn luyện, em thấy cuộc sống đồng bào Dao Tiền, xóm Nà Chắn cũng như người dân quê em còn một số khó khăn. Được tham gia giúp dân làm đường giao thông nông thôn, bản thân em tham gia nhiệt tình, trách nhiệm, với mong muốn xây dựng con đường bê-tông chất lượng, bền vững, sử dụng được lâu dài\".",
"Thực hiện đợt dân vận tại 2 xã Tam Kim, Hoa Thám, nơi có khu rừng Trần Hưng Đạo gắn với sự kiện thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam, Trung đoàn 852 đã huy động 56 cán bộ, chiến sĩ. Trong đó, chủ lực là cán bộ, chiến sĩ Đại đội 3, Tiểu đoàn 5. ",
"Thượng úy Lý Văn Cương, Đại đội trưởng, cho biết: \"Thực hiện đợt hành quân, dã ngoại kết hợp dân vận, Đại đội đã quán triệt kỷ luật công tác dân vận đến từng chiến sĩ. Yêu cầu mỗi cán bộ, chiến sĩ nhiệt tình, trách nhiệm trong công việc, xây dựng trong lòng người dân hình ảnh tốt đẹp về người “Bộ đội Cụ Hồ”. ",
"Thực tế công việc cho thấy, cán bộ, chiến sĩ đã chấp hành tốt nền nếp vệ sinh nơi ăn ở, gần gũi, thân thiện trong quan hệ với người dân; tiến độ, chất lượng công việc làm đường bê-tông nông thôn được bảo đảm tốt\".",
"Trung tá Hà Quốc Hoàn, Phó Chủ nhiệm chính trị, Trung đoàn 852 cho biết, thực hiện phong trào thi đua “Lực lượng vũ trang Cao Bằng chung sức xây dựng nông thôn mới”, dịp này, cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn được Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Cao Bằng giao nhiệm vụ giúp dân bê-tông hóa 530m đường giao thông nông thôn. Trong đó, thi công 230m đường bê-tông ở xóm Nà Chắn, xã Hoa Thám rộng 3m, bê-tông đổ dày 16cm; 300m đường ở xóm Nà Vạ, xã Tam Kim, thi công rộng 2,5m, đổ bê-tông dày 12cm. ",
"Đơn vị ra quân từ ngày 6 đến ngày 15/12, đến nay, chất lượng, tiến độ công việc được bảo đảm.",
"Huy động lực lượng giúp dân xây dựng nông thôn mới, từ nguồn Quỹ “Chung sức xây dựng nông thôn mới”, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Cao Bằng đã mua cát sỏi, hỗ trợ người dân bê-tông hóa đường giao thông nông thôn. ",
"Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Hoa Thám, huyện Nguyên Bình, Hà Văn Đình chia sẻ, xã Hoa Thám có 356 hộ, hơn 1.500 người, trong đó, hơn 90% là đồng bào dân tộc Dao. ",
"Trong xã còn khoảng 70% hộ nghèo và cận nghèo, khả năng đóng góp xây dựng nông thôn mới của người dân còn hạn hẹp. ",
"Được bộ đội giúp sức, hỗ trợ thêm vật liệu là nguồn lực quý báu giúp địa phương xây dựng nông thôn mới. Tuyến đường bê-tông dài 230m ở xóm Nà Chắn, được huyện Nguyên Bình hỗ trợ gần 30 tấn xi-măng, còn lại là công sức, đóng góp của bộ đội và người dân.",
"Phấn khởi vì có bộ đội về làng giúp dân bê-tông hóa đường giao thông thôn thôn, xây dựng nông thôn mới, người dân xóm Nà Chắn tích cực ủng hộ, đóng góp và tham gia cùng bộ đội bê-tông hóa đường giao thông. ",
"Mỗi gia đình, người có củi, cho củi, người có rau, cho rau để bộ đội nấu ăn và cải thiện, nâng cao chất lượng bữa ăn. Vào giờ nghỉ giải lao giữa giờ lao động, các gia đình lại mang “cây nhà lá vườn”, quýt, bưởi, mía đến cho bộ đội giải khát. ",
"Chỉ vào con đường bê-tông đã gần hoàn thiện, chị Chu Thị Hiền, bán hàng tạp hóa ở xóm Nà Chắn chia sẻ, trước đây, mỗi khi trời mưa to, con đường này lầy lội, trơn trượt, việc đi lại, vận chuyển nông sản rất khó khăn. Nhiều hôm chị phải gửi xe máy ở gia đình ở đầu dốc, đi bộ vào nhà. ",
"Vui mừng, cảm động trước sự đồng hành, giúp đỡ của bộ đội, chị Hiền đã mang bánh kẹo, nước giải khát đến tặng bộ đội sử dụng trong giờ giải lao.",
"Trung tá Hà Quốc Hoàn, Phó Chủ nhiệm chính trị, Trung đoàn 852 cho biết thêm, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Cao Bằng, công tác dân vận, về cơ sở giúp dân là hoạt động thường xuyên, liên tục của đơn vị. Qua đó, góp phần thiết thực giúp đỡ người dân ở địa bàn khó khăn xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, khẳng định vững chắc mối quan hệ máu thịt quân-dân; củng cố, xây dựng “thế trận lòng dân, xây dựng nền quốc phòng toàn dân” vững mạnh.",
" "
] | 67 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/bao-dam-cung-cap-nuoc-sach-den-nguoi-dan-nong-thon-post729899.html | Bảo đảm cung cấp nước sạch đến người dân nông thôn | [] | [] | [
"Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cao Bằng, đến nay, tỉnh Cao Bằng có 1.332 công trình nước sạch nông thôn được xây dựng, với tổng số vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng. Nhờ đó, có khoảng 92% số người dân khu vực nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. Công trình cấp nước sinh hoạt xã Hoàng Tung, huyện Hòa An có tổng vốn đầu tư 7,4 tỷ đồng, đi vào hoạt động cuối năm 2019, cung cấp nước sạch phục vụ sinh hoạt cho khoảng 450 hộ ở bốn xóm, hai trường học và Ủy ban nhân dân xã Hoàng Tung. ",
"Đưa chúng tôi đến công trình cấp nước sinh hoạt xã Hoàng Tung, anh Nguyễn Văn Bằng, cán bộ kỹ thuật, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cao Bằng) cho biết, công trình áp dụng quy trình xử lý nước sạch đạt chuẩn, nước sông được bơm lên bể lọc, sang bể lắng, đến bể xử lý clo để khử khuẩn, sau đó mới dẫn sang bể chứa để dẫn nước đến các gia đình. Định kỳ sáu tháng, mẫu nước được gửi đi kiểm định chất lượng. Đây là một trong 38 công trình cấp nước nông thôn có hệ thống xử lý nước đạt tiêu chuẩn nước sạch đã được đầu tư xây dựng trong giai đoạn 2016-2022. ",
"Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong chương trình cấp nước nông thôn, nhưng tại Cao Bằng còn một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn trong tiếp cận nguồn nước phục vụ sinh hoạt. ",
"Đơn cử như vùng Lục Khu, huyện Hà Quảng hay khu vực các xã Cô Ba, Xuân Trường, Khánh Xuân, huyện Bảo Lạc là những vùng vẫn còn nhiều khó khăn về nước sinh hoạt. Xóm Cà Lò, xã Khánh Xuân, huyện Bảo Lạc có 34 gia đình, 100% là người dân tộc Dao, cả bản sử dụng nước mưa được tích trữ trong các bể, lu phục vụ sinh hoạt. Mỗi năm, các gia đình thiếu nước sinh hoạt từ hai tháng đến bốn tháng. Khi nguồn nước tích trữ trong các bể, lu cạn kiệt, người dân Cà Lò phải đi, về mỗi chuyến khoảng 10km mới lấy được nước sinh hoạt.",
"Để giải quyết vấn đề nước sinh hoạt cho người dân nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cao Bằng cho biết, Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng đã đăng ký với Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương thực hiện 42 công trình cấp nước sạch giai đoạn 2021-2025 trong chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới. ",
"Đồng thời với xây dựng các công trình cấp nước đến tận nhà dân, tỉnh Cao Bằng đã đầu tư nhiều hồ treo, bể và lu chứa nước tại những khu vực không có nguồn nước phục vụ đầu tư các công trình nước sạch. Giai đoạn 2022-2025, từ nguồn vốn địa phương và Trung ương, địa phương sẽ phối hợp, triển khai xây dựng 20 hồ treo tích trữ nước ở vùng Lục Khu và địa bàn người dân còn khó khăn tiếp cận nước sinh hoạt. ",
"Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Cao Bằng Hoàng Đình Đà chia sẻ, sau khi hoàn thành đầu tư công trình nước sạch, các chủ đầu tư sẽ bàn giao cho cộng đồng các khu dân cư, thành lập các tổ quản lý, vận hành công. Tỉnh Cao Bằng đặt mục tiêu đến năm 2025, có 95% số người dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng."
] | 68 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/don-bay-giup-vung-cao-giam-ngheo-ben-vung-post731506.html | Đòn bẩy giúp vùng cao giảm nghèo bền vững | [] | [] | [
"Ái Quốc là xã vùng 3 đặc biệt khó khăn của huyện Lộc Bình, người dân tộc Dao chiếm 98% số dân. Đời sống của người dân chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông, lâm nghiệp cho nên tỷ lệ hộ đói, nghèo còn cao. ",
"Theo Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Ái Quốc Đặng Văn Quang, triển khai thực hiện Nghị quyết số 08, xã đã có tám hộ được hỗ trợ vay vốn với tổng số tiền hơn 6 tỷ đồng. Từ nguồn vốn được vay, các hộ chăn nuôi được 74 con ngựa bạch, 20 con trâu, trồng mới trên 10ha rừng và mua phân chăm sóc rừng đã có. ",
"Phòng Nông nghiệp huyện Lộc Bình đã phối hợp Ủy ban nhân dân xã Ái Quốc mở các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật để người dân có kiến thức áp dụng vào thực tế. Sau khi các hộ vay vốn, xã thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn các hộ phát triển mô hình.",
"Trước đây, gia đình anh Triệu Tiến Hình, thôn Hòa Bình, chỉ nuôi từ hai đến ba con ngựa bạch. Năm 2021, gia đình anh được hướng dẫn làm các thủ tục, hồ sơ vay vốn và giải ngân số tiền 300 triệu đồng để mở rộng quy mô chuồng trại và tăng đàn ngựa với số lượng 20 con. ",
"Anh Hình chia sẻ: “Tháng 10/2022 vừa qua, gia đình tôi xuất bán 10 con ngựa đem lại thu nhập 500 triệu đồng. Được vay vốn theo chương trình hỗ trợ này, gia đình tôi thấy rất thiết thực và là động lực để tiếp tục phát triển sản xuất”. ",
"Tương tự, gia đình anh Triệu Tiến Long, thôn Phạ Thác cũng được hỗ trợ vay 300 triệu đồng, với mức hỗ trợ 50% lãi suất để đầu tư trồng mở rộng sản xuất, trồng mới 5,5ha rừng thông và có vốn chăm sóc rừng thông. Đến nay, gia đình anh Long có 5ha đang cho khai thác nhựa, thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm.",
"Bí thư Đảng ủy xã Ái Quốc Triệu Tiến Thanh cho biết: Hiện nay, xã Ái Quốc đã có 12 hộ gia đình chủ động viết đơn xin thoát nghèo, chiếm tỷ lệ 2,4% số hộ trong xã. Đây thật sự là những tấm gương tiêu biểu, góp phần làm thay đổi nhận thức của người dân nơi đây, xóa tư tưởng trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Gia đình anh Hoàng Hữu Thắng, thôn Quang Khao là một trong những người đầu tiên ở xã Ái Quốc chủ động viết đơn xin thoát nghèo. ",
"Anh Thắng chia sẻ: “Trước đây, cuộc sống gia đình tôi rất khó khăn. Năm 2010, nhận thấy trồng rừng cho hiệu quả kinh tế cao cho nên tôi đã tập trung chăm sóc, phát dọn thực bì rừng thông, trồng mới để mở rộng diện tích. Đến nay, gia đình có 10ha thông, trong đó có 8ha đã cho thu hoạch nhựa từ năm đến sáu tấn nhựa thông mỗi năm. Nhờ đó, đời sống được cải thiện, cuộc sống ổn định”. ",
"Ông Đặng Văn Bảo, thôn Khuổi Thướn cho biết: “Gia đình tôi trước đây thuộc hộ cận nghèo của xã. Để nâng cao thu nhập, từ năm 2012, tôi đã chú trọng chăm sóc rừng thông trồng từ năm 1998. Cùng đó, tôi trồng thêm các loại cây ngắn ngày để có thu nhập trang trải cuộc sống. Đến nay, gia đình đã có hơn 6ha thông, trong đó có 4ha đã cho thu hoạch nhựa. Ba năm qua, mỗi năm gia đình tôi khai thác được hơn bốn tấn nhựa thông, cho thu nhập ổn định. Tháng 10/2022, tôi viết đơn xin thoát hộ cận nghèo”.",
"Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Lộc Bình Hoàng Văn Chiều khẳng định: Thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững là chìa khóa nâng cao chất lượng cuộc sống cho bà con các dân tộc. Những năm qua, huyện đã tăng cường chỉ đạo các xã triển khai các biện pháp hỗ trợ các hộ dân tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi và hỗ trợ cây, con giống để người dân phát triển sản xuất. ",
"Đến nay, trên địa bàn các xã đã có nhiều hộ gia đình bà con dân tộc Tày, Nùng, Dao... chủ động làm đơn xin thoát nghèo, thoát cận nghèo. Đây thật sự là những tấm gương sáng, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong hành trình vươn lên thoát nghèo của người dân ở một huyện vùng cao, biên giới của tỉnh Lạng Sơn."
] | 69 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/chang-trai-nguoi-dao-giup-ban-lang-bung-sang-post731851.html | Chàng trai người Dao giúp bản làng bừng sáng | [] | [] | [
"Kinh tế gia đình rất khó khăn, chỉ trông vào làm nương rẫy, mãi đến năm 10 tuổi, Ðặng Văn Chính mới được cắp sách đến trường. Với quyết tâm thoát nghèo, Chính nỗ lực vượt qua các bậc học. Sau khi tốt nghiệp ngành đào tạo lập trình viên của Trung tâm đào tạo Công nghệ thông tin Hà Nội, anh đã học và lấy thêm bằng đào tạo từ xa của Trường đại học Công nghệ thông tin - Ðại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Nhờ có kiến thức, anh cùng các cộng sự lập Công ty cổ phần đầu tư và công nghệ phần mềm ALFAT chuyên cung cấp các giải pháp phần mềm quản lý tài chính kế toán ở Hà Nội. ",
"Mong muốn được giúp ích cho quê hương, năm 2016, anh Chính cùng nhóm bạn thiện nguyện ở Hà Nội về giúp thanh niên khởi nghiệp tại xã Nà Hẩu của huyện Văn Yên, một xã vùng cao đặc biệt khó khăn với hơn 4.000 nhân khẩu người đồng bào H’Mông. Tham gia cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp trong đoàn viên, thanh niên” do Huyện đoàn Văn Yên tổ chức, dự án khởi nghiệp của nhóm anh đoạt giải nhì. Nhờ đó, tháng 5/2019, Hợp tác xã Nông nghiệp và Du lịch Nà Hẩu được thành lập, mà các thành viên là thanh niên, hộ gia đình người H’Mông ở Nà Hẩu. Ðến nay, hợp tác xã có 14 thành viên và người lao động với mức thu nhập ổn định 6,5 triệu đồng/người/tháng.",
"Nhận thấy tiềm năng của du lịch cộng đồng, hợp tác xã cùng người dân tu sửa nhà sàn tạo thành homestay đủ tiêu chuẩn đón khách. Hiện Nà Hẩu có chín nhà sàn được cải tạo đủ điều kiện phục vụ khách. hợp tác xã đã chủ động tổ chức các tour tắm thác, trải nghiệm tham quan rừng già, trải nghiệm văn hóa H’Mông… cho du khách. Ngoài ra, Hợp tác xã còn triển khai mô hình nuôi cá tầm thương phẩm cho kết quả rất khả quan và nhân rộng được mô hình ra toàn xã. Nà Hẩu có 24 bể bạt nổi HPDE, một ao lót bạt và bốn bể xây bằng xi-măng cốt thép kiên cố, mỗi năm cho doanh thu gần hai tỷ đồng, tạo việc làm cho nhiều thanh niên dân tộc thiểu số tại địa phương. Anh Chính chia sẻ: “Tại Nà Hẩu, mỗi gia đình có điều kiện thuận lợi, có thể nuôi một đến hai bể cá tầm, cho thu nhập đến 100 triệu đồng/năm”. Hợp tác xã đã kết nối tiêu thụ sản phẩm bằng phương thức bán hàng online, đăng ký nhãn hiệu VietGAP cho thương hiệu cá tầm NaHau để tiêu thụ theo chuỗi giá trị. ",
"Cùng với những hoạt động nêu trên, hợp tác xã cũng hoàn thành các tiêu chí và thủ tục để Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái công nhận sản phẩm OCOP 4 sao “Ðiểm du lịch cộng đồng Bản Tát-Nà Hẩu”. Vậy là, Nà Hẩu đã chính thức có tên trong bản đồ du lịch vùng Tây Bắc. Mới đây, dự án “Phát triển du lịch cộng đồng gắn với sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số tại Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu” của Hợp tác xã Nông nghiệp và Du lịch Nà Hẩu đã xuất sắc lọt tốp 20 khởi nghiệp quốc gia năm 2022 do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức. ",
"Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Nà Hẩu Lý Tòn Cầu bày tỏ, anh Chính luôn hướng về quê hương Văn Yên, đặc biệt là xã Nà Hẩu. Anh là tấm gương ý chí và nghị lực vươn lên trong cuộc sống, luôn năng động, sáng tạo để tạo dựng sự nghiệp, đồng thời đã giúp cho nhiều hộ gia đình thoát nghèo bằng những việc làm cụ thể như: Sẵn sàng kết nối các nguồn lực để hỗ trợ giúp đỡ người dân phát triển kinh tế, quan tâm đến đời sống của các thành viên hợp tác xã, góp phần đưa Nà Hẩu trở thành xã nông thôn mới vào năm 2025."
] | 70 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/le-cap-sac-cua-nguoi-dao-post749910.html | Lễ Cấp sắc của người Dao | [] | [] | [
"Bản Chu Lìn, xã Hồ Thầu có 132 hộ là đồng bào Dao đầu bằng, sống quây quần tập trung. Ngày trước lên được bản Chu Lìn khá vất vả bởi đường khó đi, vì bản nằm trên cao, giáp với rừng già. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, nay đường bê-tông phẳng lỳ đã nối từ quốc lộ 4D vào tận sân mỗi hộ dân. ",
"Trưởng bản Chu Lìn, Lý A Gôn phấn khởi cho biết: Nhờ có đường giao thông thuận lợi mà mọi người biết đến Chu Lìn, cũng như nhiều khách du lịch sẽ được tiếp cận nhiều lễ hội đặc sắc của người Dao đầu bằng. ",
"Tháng 4 này, nhà nhà trong bản vui như có hội. Nghe bà con kể, bản chuẩn bị tổ chức lễ trưởng thành cho các gia đình có con trai. Người vui nhất bản là Phàn A Páo. Gia đình A Páo đang tất bật chuẩn bị việc lớn cho cậu con trai cả đang học lớp 8. Anh chia sẻ: Gia đình tôi cùng ba hộ trong bản có con trai tổ chức chung lễ Cấp sắc cho các con. ",
"Qua lễ Cấp sắc, các con sẽ được răn dạy, thực hành các nghi lễ, trong đó có nhiều nội dung giảng dạy về truyền thống, phong tục tập quán, khuyên răn đạo lý làm người, cách đối nhân xử thế để hướng tới cái thiện, tránh xa điều xấu, điều ác...",
"Theo các cụ cao tuổi trong bản, Cấp sắc là một nghi lễ tín ngưỡng tâm linh chứng nhận bé trai từ đây sẽ được tổ tiên, thần linh nhận mặt, khi chết được về với tổ tiên. Đối với những người đàn ông dù có vợ, có con, thậm chí có cháu nhưng nếu chưa qua Cấp sắc thì cũng đồng nghĩa chưa phải là người trưởng thành thực thụ.",
"Một nghi thức quan trọng nhất trong lễ Cấp sắc là đặt tên âm cho người con trai, tên âm chỉ dùng trong khi hành lễ trình báo với tổ tiên. Trước ngày làm lễ, các bé trai phải thực hiện các kiêng kỵ trong chín ngày, việc kiêng kỵ cực kỳ nghiêm ngặt như: Tuyệt đối không được sát sinh từ lá cây, ngọn cỏ đến con kiến, con sâu, phải ăn chay, mỗi ngày chỉ được hai lưng bát cơm với canh nhạt... ",
"Ngoài công việc đặt tên âm cho người con trai trưởng thành, thì Cấp sắc có ý nghĩa giáo dục rất lớn, thể hiện qua những lời giáo huấn. Trong bài cúng, thầy mo bao giờ cũng có lời khấn như dặn dò người thụ lễ phải tu nhân tích đức, sống phải biết kính trên nhường dưới, không được trộm cắp... Những điều răn dạy ấy được thầy cúng thể hiện trước thần linh nên ý nghĩa giáo dục đối với người trưởng thành lại càng thêm giá trị. ",
"Sau lễ Cấp sắc, mỗi bé trai có thêm ba người bố, cũng chính là ba ông thầy đã thụ lễ và đặt tên âm cho. Cũng từ đây các thầy sẽ có trách nhiệm truyền dạy các kiến thức mà mỗi người đàn ông trưởng thành phải có đủ, như học chữ nôm Dao, học luật tục, lý lối, nghi thức giao tiếp với tổ tiên, xã hội... ",
"Sau khi làm lễ ở nhà xong, đoàn rước sẽ di chuyển đến bãi đất rộng có dựng sẵn các “Mà đài”-làm bằng bốn cột, có bậc thang đi lên để các bé trai làm lễ cuối cùng là rơi đài; quá trình rơi đài được ví như sự thoát thai của các bé trai để thành người trưởng thành. ",
"Các thầy cúng làm lễ trước “Mà đài”, lưới được kết từ dây rừng tượng trưng cho bào thai của người mẹ hứng các con khi rơi từ “Mà đài” xuống thế giới của cộng đồng. Rơi từ “Mà đài” xuống là thử thách cuối cùng, và là bước quan trọng nhất của người con trai trong hành trình Cấp sắc, điều đó thể hiện từ nay người con trai đã trưởng thành cả tâm hồn và thể xác.",
"Thầy cúng chính Lý A Đẩu, người có hơn 40 năm tham gia tổ chức lễ Cấp sắc cho cộng đồng người Dao ở Tam Đường cho biết: Ngày trước lễ được tổ chức vào mùa xuân, mùa đông và chỉ thực hiện cho từng người; lễ thường tổ chức từ 5 đến 7 ngày, chi phí rất tốn kém, có nhà chuẩn bị hàng chục năm trời vẫn chưa đủ tiền để tổ chức. ",
"Hiện nay, thực hiện nếp sống mới, lễ Cấp sắc rút trong hai ngày, nhiều thủ tục được tinh gọn, có thể tổ chức cho nhiều người một lúc và bất kể khi nào có điều kiện thuận lợi. ",
"Lễ Cấp sắc của người Dao đầu bằng góp phần điều chỉnh quan hệ xã hội, lưu giữ, bảo tồn bản sắc văn hóa, củng cố tinh thần đoàn kết cộng đồng dân tộc. Đây là một nét đẹp văn hóa đang được cộng đồng người Dao ở Hồ Thầu, Tam Đường gìn giữ và phát huy."
] | 71 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/hanh-trinh-40-nam-khong-moi-de-luu-giu-van-hoa-dan-toc-dao-post757338.html | Hành trình 40 năm không mỏi để lưu giữ văn hóa dân tộc Dao | [
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/hficbupwqvbucq/2023_06_12/z4424978197693-4ce90019765c2972c152b6daeb6be12a-6232.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/hficbupwqvbucq/2023_06_12/z4424978222940-6027ac72174c4d0fb309b6422fb938aa-8637.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/hficbupwqvbucq/2023_06_12/z4424978136210-719e33792aabd4cfbdac78dfb4adb4b9-2871.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/hficbupwqvbucq/2023_06_13/316406484-450833107232722-464160358280763363-n-9053.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/hficbupwqvbucq/2023_06_13/img0466-16864573718041445685507-9299.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/hficbupwqvbucq/2023_06_13/z4424926415829-9b7cac2799bfe7cc3c30693d87cafa75-2745.jpg.webp"
] | [
"Thầy Siệu dạy cho các học trò.",
"Ông vui mừng vì các học trò rất hào hứng học chữ Dao cổ.",
"Ông Siệu miệt mài đi điền dã, sưu tầm các tài liệu.",
"Nghệ nhân Tẩn Vần Siệu nhận danh hiệu Nghệ nhân Nhân Dân năm 2022.",
"Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen cho các gương điển hình tiên tiến tiêu biểu. (Ảnh VGP/NHẬT BẮC)",
"Lớp học của nghệ nhân Tẩn Vần Siệu thu hút nhiều thế hệ trẻ em vùng cao."
] | [
"Ngay từ những năm 90, ông Tẩn Vần Siệu đã lo lắng vì sự mai một của ngôn ngữ, văn hóa dân tộc mình. Ông suy tư, vận động mãi người dân, ai cũng chỉ lo cơm áo, gạo tiền, không màng đến việc gìn giữ văn hóa truyền thống. ",
"“Nếu không truyền dạy lại thì con cháu càng ngày càng mất đi văn hóa dân tộc. Không còn chữ Nôm Dao cổ thì người Dao chả còn là chính mình nữa. Khi không còn lưu giữ văn hóa, không có kiến thức, sẽ bị văn hóa ngoại lai điều khiển mình như con rối, mất đi dân tộc nên tôi nghĩ đến việc phải gìn giữ bằng giảng dạy, đi vận động các nơi để tìm kiếm tư liệu. Càng dạy cho con cháu, tôi càng thấy trách nhiệm của mình phải gìn giữ văn hóa dân tộc Dao”, ông Siệu bày tỏ. ",
" Một biến cố lớn đến với cuộc đời ông khi còn trẻ khiến ông mất đi một tay và một bên mắt. Sau nhiều năm tự \"cầm tù\" mình trong ngôi nhà chật hẹp, ông thấy mình không thể buông bỏ những ước mơ được làm thầy. Là người tâm huyết với công việc bảo tồn chữ viết cổ, phong tục tập quán của người Dao, năm 1992, ông bắt đầu mở lớp truyền dạy chữ Nôm Dao cho con cháu, học trò.",
"Trước đó, từ năm 1981, ông đã thực hành viết các giáo trình, chép các tài liệu để dạy chữ Nôm Dao, đồng thời nhằm mục đích lưu giữ cho con cháu sau này. Trong hành trang ấy, ông đã viết được nhiều cuốn sách. “Thông sâu” là cuốn sách xem ngày tốt xấu, nội dung cuốn sách chứa đựng cả một kho tàng tri thức dân gian. Năm 1985, sách “Nghi lễ cấp sắc” ghi lại các nghi lễ và các điều cấm kỵ được ông chép để sử dụng trong cộng đồng người Dao tại thôn Tả Chải.",
"Từ sách ông chép và tài liệu sưu tầm, nghiên cứu, thời gian trước năm 2015, ông đã mở lớp tại gia đình để truyền dạy cho 452 học trò nam, ở lứa tuổi từ 6-35. Trải qua nhiều năm, ông đã trở thành \"người thầy của nhiều thế hệ học trò\" trong đồng bào Dao tại thị xã Sa Pa và các địa phương khác. ",
"Ngoài việc mở lớp dạy học, ông không ngại bôn ba đi khắp các địa phương trong và ngoài tỉnh như Thanh Hóa, Hòa Bình, Phú Thọ, Yên Bái, Sơn La, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Bắc Giang và Lai Châu để tìm hiểu thêm về phong tục, tập quán, bản sắc của dân tộc Dao để nghiên cứu, bổ sung vào sách, tài liệu truyền dạy những phong tục tập quán tốt đẹp. ",
"Những lớp học đầu tiên học trong căn nhà nhỏ của ông, chủ yếu là con cháu, rồi dần lớp học thu hút bà con trong bản. Học trò góp sách, bút, mực, ăn chung, ngủ chung với gia đình ông tại căn nhà nhỏ ở xã Tả Phìn, học chữ viết cổ. Tiếng đồn vang xa, nhiều người từ các tỉnh, thành phố khác cũng về nhà ông Siệu học.",
"Lưu trữ chữ viết chưa đủ, điều ông mong mỏi là bà con dân tộc Dao vừa giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc mình, vừa phải xóa bỏ những hủ tục lạc hậu. Bởi vậy, ông phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh tổ chức gặp mặt các thầy cúng, người có uy tín trên địa bàn thị xã Sa Pa để tuyên truyền, vận động, sửa đổi các bài cúng, phong tục tập quán lạc hậu không phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, của địa phương. Trong đó, ông quan tâm, chú trọng việc vận động các thầy cúng, người có uy tín thay đổi các hủ tục lạc hậu trong cưới xin, tang ma như việc thách cưới, công thầy cúng,…",
"Năm 2016, ông được cộng đồng người Dao tỉnh Thái Nguyên mời sang thôn Mỏ Sắt, xã Hợp Tiến, huyện Đồng Hỷ mở một lớp với 31 học trò là con em đồng bào Dao, dạy 30 ngày tại nhà ông Triệu Tiến Phan. ",
"Sau đó, ông Siệu đã tư vấn giúp đỡ ông Thuận tiếp tục mở 2 lớp với 37 học trò, thời gian học 3 tháng. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác truyền dạy, ông đã tham dự 2 hội thảo tại Hà Nội về bảo tồn chữ viết và dạy học cho thanh thiếu niên ở các làng người Dao.",
"Ông Tẩn Vần Siệu được sinh ra trong một gia đình có truyền thống dạy và học chữ Nôm Dao. Bố ông là Lý Sài Vạn là thầy dạy có tiếng ở vùng Tả Phìn, Sa Pa những năm 1970-1995. ",
"Ngay từ lúc 7 tuổi, ông và các bạn cùng trang lứa theo cha học và đọc thuộc lòng các cuốn sách giảng dạy về chữ Nôm Dao và các bài cúng. Mỗi năm cha ông chỉ dạy học một lần vào dịp Tết Nguyên đán, thời gian dạy từ ngày mồng 1 tết cho đến hết ngày rằm tháng Giêng. ",
"Trong thời gian học, ông luôn luôn chăm chỉ học hành, chăm chú lắng nghe bài giảng để nhận biết mặt chữ, các nét viết và ý nghĩa của các từ thầy dạy. Những lúc đi làm nương hay đi lên rừng ông cũng mang theo sách, khi có thời gian rảnh rỗi là ông lại đem sách ra để đọc và ghi nhớ các bài thầy dạy.",
"Người Dao có truyền thống, khi con trai đủ 6 tuổi trở lên, họ sẽ gửi đến nhà thầy học đạo lý làm người, học chữ Nôm Dao và học các bài cúng như cúng tổ tiên, cúng rằm, cúng cầu may, cầu mùa...",
"Ông miệt mài học chữ, học đạo đức làm người, đến năm 17 tuổi, ông đã thấm nhuần tư tưởng đạo đức, giáo lý, tinh thông các sách và thuộc lòng các bài cúng, bài hát dân ca. Lúc này, cha hướng dẫn và chỉ bảo ông thực hành một số bài cúng đơn giản như cúng tổ tiên, cúng rằm… của dân tộc Dao.",
"Ngoài ra, trong cuộc sống thường nhật, ông được chứng kiến toàn bộ các phong tục tập quán liên quan đến chu kỳ vòng đời người như cưới xin, lễ hội, tín ngưỡng, các bài hát, điệu múa và các tri thức dân gian trong lao động sản xuất, kinh nghiệm làm nhà. Ông tìm hiểu cặn kẽ những phong tục này từ người cha, người thầy và các cụ ông am hiểu văn hóa truyền thống dân tộc trong vùng. ",
"“Tôi học hỏi, tích lũy và đúc kết kinh nghiệm quý báu nhằm mục đích sau này truyền lại chữ Nôm Dao, bài cúng, tri thức trong canh tác sản xuất… cho các con, cháu trong gia đình, dòng họ và cho cả cộng đồng người Dao ở trong vùng cũng như các vùng lân cận. Có người học hơn 10 năm rồi, có người ở lại hỗ trợ tôi tiếp tục dạy các em nhỏ”, ánh mắt ông Siệu ánh lên vẻ tự hào.",
"Từ năm 2016 đến nay, ông tích cực tuyên truyền, vận động người dân cho con em theo các lớp học và trực tiếp dạy chữ viết cổ Nôm Dao, giảng giải về phong tục tập quán, đạo làm người,... với tinh thần tích cực, tâm huyết, miệt mài trong công tác truyền dạy. Đến nay, ông đã tổ chức được 12 lớp học (mỗi lớp có từ 25-65 học trò), nâng tổng số học trò đã được ông truyền dạy lên 738 người. ",
"Các học trò của ông trong quá trình học đều tiếp thu nhanh, nhớ mặt chữ giỏi và đạt thành tích xuất sắc, tiêu biểu như: Chảo Vần Siệu, Chảo Vần Nhàn, Lý Quẩy Vạn ở thôn Tả Chải, xã Tả Phìn,... ",
"Với tâm nguyện dạy chữ Nôm Dao cho các thế hệ học trò để lưu giữ ngôn ngữ dân tộc Dao nên ông không lấy tiền công trong truyền dạy mà còn cho học trò ăn và ở cùng gia đình trong vòng 45 ngày. ",
"“Một học trò để đọc thông, viết thạo phải theo học 3 năm liên tục. Trong năm đầu và năm thứ hai, tôi dạy chữ và cách đọc thuộc lòng, nhận thức về đạo lý làm người. Trải qua hai năm học, các trò đã đọc thông, viết thạo chữ Nôm Dao. Đến năm thứ 3, các trò được dạy các bài cúng, bài hát dân tộc Dao và cách thức tổ chức các nghi lễ như lễ cấp sắc, lễ cúng ngày tết, ngày rằm,... ",
"Học trò trong lớp, ngoài các thanh thiếu niên dân tộc Dao ở thị xã Sa Pa, còn có cả học trò người Dao ở các huyện Văn Bàn, Bát Xát,… và các tỉnh cũng tìm đến xin theo học”, thầy Siệu cho hay.",
"Bên cạnh việc dạy học, ông còn nhiệt tình tư vấn, giúp đỡ cho các thầy chữ nho khác, cung cấp giáo trình dạy học, như giúp ông Lý Phù Tình, thôn Giàng Tà Chải Dao, xã Tả Van mở 2 lớp với tổng số 29 học viên là cộng đồng người Dao Đỏ.",
"Gần 20 năm trên hành trình dạy tiếng Dao, ông Tẩn Văn Siệu đã đã biên dịch xong cuốn sách “Giáo lý” với số lượng 85 trang từ chữ Nôm Dao sang tiếng Việt cho Trung tâm Phát triển bền vững miền núi Bảo tồn bản sắc. Trung tâm đã sử dụng cuốn sách này làm giáo trình dạy chữ cho các học trò người Dao ở các tỉnh có đồng bào dân tộc Dao sinh sống. ",
"Bên cạnh đó, ông còn là cộng tác viên tích cực của Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Lào Cai, thường xuyên cung cấp thông tin về sách cổ; phong tục tập quán và đặc biệt chia sẻ các kinh nghiệm khai mở ruộng bậc thang thuộc Đề tài NaFosTed “Ứng xử văn hóa người Dao với môi trường”. ",
"Ông cũng miệt mài trong hành trình đi điền dã, nghiên cứu cuộc sống, sinh hoạt của bà con dân bản để có thêm thông tin kiến thức vào việc phục dựng, chép lại các cuốn sách cổ mà ông cha để lại với mục đích lưu giữ cho con cháu sau này. Cũng từ nghiên cứu, am tường chữ cổ Nôm Dao, nghệ nhân Tẩn Vần Siệu còn nắm bắt được các tri thức về cây thuốc, các vị thuốc nam của người Dao đỏ, nên đã vận dụng những kiến thức này vào cuộc sống hàng ngày để chữa trị các bệnh cho người bị sỏi thận, dạ dày...",
"Với những việc làm ý nghĩa, thành quả đem lại và đóng góp không nhỏ cho công tác bảo tồn chữ viết cổ và phong tục tập quán của người Dao nhiều năm qua, ông đã được Đảng ủy, chính quyền và người dân địa phương ghi nhận, tôn vinh, các cấp, các ngành từ Trung ương đến tỉnh tặng thưởng nhiều Bằng khen, danh hiệu, phần thưởng cao quý.",
"Năm 2010, ông được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua",
"lần thứ VII, giai đoạn 2006-2010.",
"Năm 2011, ông được Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam tặng Bằng công nhận danh hiệu",
"Năm 2012, ông được Chủ tịch UBND tỉnh Chứng nhận",
"Năm 2015, ông được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu ",
"vì đã có cống hiến xuất sắc trong gìn giữ và phát triển di sản văn hóa của dân tộc,... và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tặng Kỷ niệm chương... ",
" vì đã có nhiều cống hiến trong sự nghiệp xây dựng và phát triển khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam.",
"Năm 2020, ông được Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai tặng Bằng khen vì đã có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong phong trào thi đua",
"tỉnh Lào Cai giai đoạn 2000-2020.",
"Năm 2021, ông được Thủ tướng Chính Phủ tặng Bằng Khen vì “có thành tích tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2021”. ",
"Năm 2022, ông được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước Nghệ nhân Nhân dân.",
"Nghệ nhân Nhân Dân Tẩn Vần Siệu tâm sự, những gì ông làm đang tiếp tục được con gái nối tiếp. Điều ông mong mỏi là những người mang dòng máu dân tộc Dao đều có nhận thức để trưởng thành nên người, có tấm lòng nhớ tới tổ tiên của mình, nâng cao nhận thức giữ gìn văn hóa dân tộc, không bị thế lực bên ngoài tác động. ",
"“Mình rồi sẽ già đi, nếu không vận động con cháu, học trò tiếp tục lưu trữ, trao truyền thì mất văn hóa, sẽ mất dân tộc”, ông Siệu chia sẻ. Bởi vậy, khi nhìn thấy những học trò ham học hỏi, về mở lớp dạy tại địa phương là người thầy như ông Siệu thấy tâm huyết của mình đã được đền đáp.",
"Hành trình không mỏi ấy của Nghệ nhân Nhân Dân Tẩn Vần Siệu đã được Nhà nước ghi nhận, tôn vinh là 1 trong 75 gương mặt ",
" năm 2023, nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.",
"Chia sẻ sau khi nhận Bằng khen, ông Tẩn Vần Siệu nói, những năm vừa qua bị ảnh hưởng bởi Covid-19 nên ông bị ngắt quãng hành trình điền dã, sưu tầm. “Đợt này, tôi sẽ tiếp tục trở lại, cố gắng sưu tầm được càng nhiều càng tốt để lưu giữ văn hóa truyền thống dân tộc Dao cho con cháu sau này”, ông Siệu bày tỏ tâm huyết."
] | 72 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/le-hoi-hai-le-chin-o-vung-dat-noi-con-song-hong-chay-vao-dat-viet-post759325.html | Lễ hội hái lê chín ở vùng đất “nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt” | [
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/puztcgaotazs/2023_06_26/2-1443.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/puztcgaotazs/2023_06_26/3-6580.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/puztcgaotazs/2023_06_26/5-5208.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/puztcgaotazs/2023_06_26/4-6847.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/puztcgaotazs/2023_06_26/6-4061.jpg.webp"
] | [
"Đồng bào dân tộc Dao ở Bát Xát chuẩn bị thu hoạch lê chín. (Ảnh: TL)",
"Những cây lê được chăm sóc và tạo tán để kết hợp du lịch nông nghiệp. (Ảnh: TL)",
"Cành lê trĩu quả. (Ảnh: TL)",
"Quả lê Tai Nung-VH6 mọng nước, vị ngọt mát. (Ảnh: TL)",
"Thi hái lê chín ở Nậm Pung-Bát Xát. (Ảnh: TL)"
] | [
"Tại Lễ hội sẽ có nhiều hoạt động hấp dẫn ở thôn Kin Chu Phìn 2, thủ phủ của vùng lê Tai Nung-VH6 của huyện Bát Xát và tỉnh Lào Cai. Trong đó, hoạt động trọng tâm là tham quan các vườn lê trải rộng trên độ cao hơn 1.000m so với mực nước biển, khí hậu quanh năm mát mẻ, của đồng bào dân tộc thiểu số Dao, Hà Nhì, Giáy vào mùa hái lê chín.",
" Bên cạnh đó, du khách có dịp khám phá, thưởng thức nét văn hóa bản sắc của đồng bào dân tộc bản địa; tham quan gian hàng trưng bày ",
"lê Tai Nung và các nông sản địa phương; trải nghiệm thu hoạch lê và thưởng thức lê chín tại vườn...",
" Đây là chương trình nằm trong chuỗi các hoạt động của Lễ hội mùa thu huyện Bát Xát năm 2023; cũng là dịp để nông dân gặp gỡ người tiêu dùng, doanh nghiệp, nhà khoa học, từ đó giao lưu, trao đổi các sản phẩm, học hỏi kinh nghiệm, xây dựng, phát triển sản phẩm OCOP lê Tai Nung-VH6 ở địa phương.",
" Hiện tại, trên địa bàn xã Nậm Pung có khoảng 170ha lê Tai Nung-VH6 được trồng và chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật, tạo tán và cảnh quan để kết hợp thu hái quả và du lịch nông nghiệp. ",
"Huyện Bát Xát hiện có gần 300ha lê Tai Nung-VH6 tập trung trên địa bàn các xã Nậm Pung, Y Tý, Pa Cheo, A Lù, Dền Sáng, trong đó có khoảng 130ha đang cho thu hoạch, với tổng sản lượng hơn 1.000 tấn quả.",
" Bà Bàn Thanh Thảo, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Bát Xát cho biết, Lễ hội lê sẽ mang đến những trải nghiệm lý thú, bổ ích cho du khách. Qua đó, góp phần quảng bá hình ảnh du lịch huyện Bát Xát đến với đông đảo du khách trong và ngoài nước; thu hút các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân đầu tư, tham gia các hoạt động kinh doanh dịch vụ, du lịch ở “nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt”, trở thành điểm đến của du khách trong và ngoài nước."
] | 73 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/khai-hoi-le-tai-nung-o-vung-cao-bat-xat-post759751.html | Khai hội lê Tai Nung ở vùng cao Bát Xát | [
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/puztcgaotazs/2023_06_28/ndo_br_2-2861.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/puztcgaotazs/2023_06_28/ndo_br_4-4111.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/puztcgaotazs/2023_06_28/ndo_br_5-4765.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/puztcgaotazs/2023_06_28/ndo_br_6-2938.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/puztcgaotazs/2023_06_28/ndo_br_7-154.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/puztcgaotazs/2023_06_28/ndo_br_8-7168.jpg.webp"
] | [
"Những vườn lê Tai Nung vào mùa chín rộ. (Ảnh: QUỐC HỒNG)",
"Quả lê chín mọng nước, vị ngọt mát. (Ảnh: QUỐC HỒNG)",
"Du khách có thể thưởng thức lê tại vườn. (Ảnh: QUỐC HỒNG) Thiếu nữ dân tộc H'Mông bên vườn lê chín. (Ảnh: QUỐC HỒNG)",
"Thiếu nữ dân tộc H'Mông bên vườn lê chín. (Ảnh: QUỐC HỒNG)",
"Cây lê quả sai trĩu cành. (Ảnh: QUỐC HỒNG)",
"Rất đông du khách đến Lễ hội lê Tai Nung ở xã Nậm Pung-Lào Cai. (Ảnh: QUỐC HỒNG)"
] | [
"Các hoạt động tại lễ hội góp phần quảng bá sản phẩm lê Tai Nung đạt chuẩn ",
"đến với đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh, nhằm kích cầu tiêu thụ sản phẩm đặc hữu cho nông dân địa phương.",
"Bên cạnh đó, du khách tham quan các vườn lê trải rộng trên độ cao hơn 1.000m so với mực nước biển, khí hậu quanh năm mát mẻ của đồng bào dân tộc thiểu số Dao, Hà Nhì, Giáy vào mùa lê chín; trải nghiệm thu hoạch lê và thưởng thức lê chín tại vườn...",
"Du khách cũng có dịp khám phá, thưởng thức nét văn hóa bản sắc của đồng bào dân tộc bản địa. Nổi bật là lễ hội “Khô già già” truyền thống của người Hà Nhì đen bản địa. Đây là một sinh hoạt cộng đồng đặc sắc nhất của tộc người Hà Nhì đen vùng Tây Bắc.",
"Đây chương trình nằm trong chuỗi các hoạt động của Lễ hội mùa thu huyện Bát Xát năm 2023; cũng là dịp để nông dân gặp gỡ người tiêu dùng, doanh nghiệp, nhà khoa học, từ đó giao lưu, trao đổi các sản phẩm, học hỏi kinh nghiệm, xây dựng, phát triển sản phẩm OCOP lê Tai Nung-VH6 ở địa phương."
] | 74 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/van-hoa-ruong-bac-thang-hoang-su-phi-post727336.html | Văn hóa ruộng bậc thang Hoàng Su Phì | [] | [] | [
"Văn hóa ruộng bậc thang Hoàng Su Phì."
] | 75 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/dac-sac-tuan-van-hoa-du-lich-qua-nhung-mien-di-san-ruong-bac-thang-hoang-su-phi-post772963.html | Đặc sắc tuần văn hóa du lịch “Qua những miền di sản ruộng bậc thang” Hoàng Su Phì | [
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/hfwbvyvobvhcob/2023_09_17/5-hat-moi-ruou-20230916230558-5438.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/hfwbvyvobvhcob/2023_09_17/a5-5625.jpg.webp"
] | [
"",
"Nhiều hoạt động văn hóa tín ngưỡng sẽ được tổ chức trong tuần văn hóa du lịch."
] | [
"Huyện vùng cao Hoàng Su Phì có sản phẩm du lịch đặc trưng đó là danh thắng ruộng bậc thang trên sườn dãy núi Tây Côn Lĩnh hùng vĩ.",
"Để có được danh thắng này, cộng đồng các dân tộc Dao, Tày, Nùng, La Chí đã cần cù lao động, nắm vững kỹ thuật canh tác trên đất dốc, tạo nên hàng nghìn ha ruộng bậc thang.",
" Ruộng bậc thang trồng lúa nước không chỉ đem lại no ấm cho người dân bản địa, đó còn là bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp trong mùa lúa chín.",
"Tỉnh ",
" đã phát huy những tiềm năng văn hóa, danh thắng để phát triển kinh tế du lịch. Do đó, từ năm 2012 đến nay, huyện Hoàng Su Phì đã tổ chức định kỳ hằng năm chương trình du lịch “Qua những miền di sản ruộng bậc thang” với nhiều hoạt động văn hóa ý nghĩa, mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc.",
"Tuần văn hóa du lịch năm nay có chủ đề “Tiếng gọi mùa vàng”, nhiều hoạt động hấp dẫn sẽ diễn ra từ nay đến cuối tháng 9. Cụ thể: Trưng bày giới thiệu các sản phẩm đặc trưng của huyện; trải nghiệm không gian chợ phiên vùng cao; trình diễn quy trình chế tác và bán các sản phẩm nghề truyền thống rèn đúc, đan lát, chạm bạc, thêu thổ cẩm; “Ngày hội bản Dao” tại các xã Bản Luốc, Thông Nguyên.",
"Ngoài ra, các xã còn tổ chức nhiều hoạt động như: Tham quan trải nghiệm ruộng bậc thang, làng nghề truyền thống, bắt cá chép ruộng, khám phá đỉnh núi Chiêu Lầu Thi và nhiều môn thể thao truyền thống như bắn nỏ, đánh yến, thi đan quẩy tấu, thi thêu thổ cẩm, múa võ cổ truyền dân tộc.",
"Lễ khai mạc tuần văn hóa du lịch “Qua những miền di sản ruộng bậc thang” Hoàng Su Phì được tổ chức vào tối 16/9 với chương trình nghệ thuật đặc sắc, tái hiện sinh động nét văn hóa mang đậm bản sắc truyền thống của các dân tộc huyện Hoàng Su Phì."
] | 76 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/lang-son-chung-tay-xoa-bo-hu-tuc-trong-hon-nhan-post776448.html | Lạng Sơn chung tay xóa bỏ hủ tục trong hôn nhân | [] | [] | [
"Trao đổi với chúng tôi, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Ái Quốc Đặng Văn Quang cho biết: Xã có 9 thôn với 2.119 nhân khẩu, trong đó có hơn 96% là người dân tộc Dao. Là xã đặc biệt khó khăn, đói nghèo và lạc hậu là một trong những nguyên nhân dẫn đến ",
" và hôn nhân cận huyết.",
" Một số hủ tục lạc hậu đã ăn sâu vào nhận thức của người dân, trực tiếp ảnh hưởng và chi phối đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số. Từ năm 2021 trở về trước, trên địa bàn xã có 15 cặp vợ chồng kết hôn cận huyết thống và khoảng 10 cặp tảo hôn… ",
"Để chấm dứt tình trạng này, những năm gần đây, Ủy ban nhân dân xã Ái Quốc đã chỉ đạo các tổ chức, bộ phận liên quan trong xã và các thôn đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, thuyết phục bà con chấp hành nghiêm các quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình. Nhờ đó trong hai năm trở lại đây, tình trạng hôn nhân cận huyết thống đã không còn, mặc dù vẫn còn tình trạng tảo hôn, song đã giảm đáng kể so với giai đoạn trước.",
"Vừa qua, gia đình ông Dương Kim Ngân, thôn Lài Han, xã Ái Quốc dự định tổ chức đám cưới cho con gái 16 tuổi vào đầu tháng 10, cỗ bàn cùng với dịch vụ cưới hỏi đã được đặt, thiệp mời cũng đã được phát… Tuy nhiên, sau khi được chính quyền xã tuyên truyền, vận động và giải thích về mặt trái của việc tảo hôn, gia đình ông Ngân đã quyết định dừng việc tổ chức đám cưới. ",
"Trường hợp của gia đình ông Dương Đình Ngân là một trong hai trường hợp có dấu hiệu của nạn tảo hôn được chính quyền xã Ái Quốc phát hiện và can thiệp kịp thời trong năm nay.",
"Từ năm 2021, Ủy ban nhân dân xã Ái Quốc thành lập Ban Chỉ đạo cấp xã triển khai thực hiện việc giảm thiểu ",
" và hôn nhân cận huyết thống, đồng thời chỉ đạo thành lập Ban vận động ở các thôn. Đến nay, toàn bộ 9 thôn của xã đã thành lập Ban vận động và hoạt động có hiệu quả. ",
"Để giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn, ông Triệu Tiến Lương, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Đoàn Kết cho biết: Ban vận động chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống của thôn Đoàn Kết có 8 thành viên gồm: Bí thư chi bộ, trưởng thôn và chi hội trưởng các chi hội đoàn thể, có nhiệm vụ tuyên truyền, vận động, phân tích để người dân hiểu rõ hậu quả của tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. ",
"Bên cạnh đó, thôn tổ chức lấy ý kiến của người dân góp ý vào hương ước và quy định liên quan đến tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống ở thôn. Nhờ đó, các hộ dân trên địa bàn đều chấp hành nghiêm các quy định đề ra. ",
"Anh Đặng Văn Quang ở thôn Đoàn Kết chia sẻ: Gia đình tôi có 4 người con, trong đó có 2 con đang ở tuổi vị thành niên. Trước đây, theo phong tục của người Dao là thường dựng vợ gả chồng từ 14 đến 15 tuổi, nhưng hiện nay được thôn, xã tuyên truyền, chúng tôi nhận thấy việc kết hôn sớm ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển thể chất và sức khỏe của con trẻ. Do đó, vợ chồng tôi nhắc nhở, giáo dục con cái phấn đấu học tập và chỉ kết hôn khi đủ tuổi theo quy định của pháp luật.",
"Từ việc đồng bào dân tộc thiểu số nhận thức đầy đủ hơn về hậu quả, hệ lụy của tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đối với cá nhân, gia đình và xã hội; từ đó có sự thay đổi trong hành vi đã góp phần tác động tích cực đến việc xây dựng đời sống văn hóa trên địa bàn. Năm 2022, xã Ái Quốc có 9/9 thôn đạt danh hiệu văn hóa, 372/481 hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa, chiếm hơn 77%, tăng 2% so với năm 2021... ",
"Bà Tạ Thị Thu Hương, Trưởng Phòng Lao động, Thương binh, Xã hội-Dân tộc huyện Lộc Bình cho biết: Nhằm thực hiện tốt Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2025” trên địa bàn tỉnh, chúng tôi đã tham mưu Ủy ban nhân dân huyện lựa chọn xã Ái Quốc để xây dựng mô hình điểm thực hiện đề án. Hằng năm, chúng tôi đã tổ chức 1 đến 2 cuộc tuyên truyền, tập huấn cho đại diện lãnh đạo xã, cán bộ, công chức cấp xã, trưởng thôn, bản, chi hội trưởng các đoàn thể. Đồng thời, thường xuyên đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác thực hiện đề án trên địa bàn. Qua đó, bước đầu đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Với những kết quả đạt được, chúng tôi tiếp tục xây dựng, củng cố, nhân rộng mô hình ra một số địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số khác trong thời gian tới."
] | 77 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/bi-thu-tre-tam-huyet-cua-ba-con-man-tien-post789081.html | Bí thư trẻ tâm huyết của bà con Mán Tiển | [] | [] | [
"Chúng tôi biết đến Lý Chin Phú qua lời giới thiệu của bí thư xã Bản Lang – Nguyễn Huy Du. Trong câu chuyện của bí thư Du, hiện nay cuộc sống bà con ở bản Mán Tiển đã có rất nhiều thay đổi, họ đã hòa mình vào sự phát triển chung của xã hội, đời sống vật chất tinh thần đều nâng cao, trình độ nhận thức, dân trí của bà con thay đổi từng ngày. Lý Chin Phú chính là người chèo lái đưa đến những đổi thay đó của bà con Mán Tiển.",
"Dáng người nhỏ gầy, nước da sạm màu nắng gió, Lý Chin Phú trông giống như người dân của bản Mán Tiển mà chúng tôi đã gặp. Nếu không có bí thư xã đi cùng giới thiệu, có lẽ tôi chẳng bao giờ nghĩ đây là người đang “cầm chịch” cả một bản của người Dao đỏ với gần 100 hộ dân. Điểm đặc biệt là ở bản đó còn có rất nhiều già làng, trưởng bối lớn tuổi có uy vọng với cộng đồng. Quan trọng hơn nữa người Dao đỏ ở Phong Thổ vốn là một tộc người giàu bản sắc văn hóa; nhiều tín ngưỡng thờ cúng và cũng là miền đất còn nặng nề với các tập tục xưa. ",
"Trong ngôi nhà trình tường đậm chất kiến trúc đồng bào Dao đỏ, Lý Chin Phú kể cho chúng tôi về quá trình anh trở thành đảng viên trẻ, rồi bí thư chi bộ khi mới chưa đầy 30 tuổi; để sau đó anh cùng bà con chèo lái con thuyền đổi mới, xây dựng bản làng văn hóa, phát triển đội ngũ đảng viên cơ sở ngày càng vững mạnh, tạo nhiều sinh kế, xắn tay cùng bà con giải bài toán giảm nghèo bao lâu nay.",
"Tốt nghiệp lớp 9, do gia đình đông anh em, cuộc sống khó khăn cần có người phụ giúp gia đình, nên Lý Chin Phú phải ở nhà phụ giúp cha mẹ. Là người nhanh nhẹn, nhiệt tình, anh được giới thiệu tham gia công tác đoàn thể của bản, quá trình sinh hoạt đoàn thể, nhận thấy anh Phú có năng lực có thể gây dựng thành nguồn cán bộ trẻ cho bản, cho nên chính quyền địa phương đã sắp xếp cho anh Phú làm công an viên khi anh mới bước qua tuổi 20, đó cũng là thời gian anh Phú được chi bộ tin tưởng giới thiệu và được Đảng ủy xã kết nạp vào Đảng. ",
"Là Bí thư kiêm trưởng bản, nơi có 100% là đồng bào Dao đỏ sinh sống. Chi bộ Mán Tiển có 7 đảng viên. Để xây dựng khối đại đoàn kết trong thôn, với trách nhiệm là “đầu tàu”, Lý Chin Phú cùng với các đảng viên chủ động tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên, nhân dân chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và tham gia các phong trào của địa phương.",
" Những ngày mà không đi nương, Bí ",
"Cũng như bao thanh niên người Dao, mới sinh ra cậu bé Lý Chin Phú đã thấm tiếng chuông, hồi trống suốt đêm ngày của thầy mo trong lễ Cấp sắc, lễ đặt tên… anh hiểu sắc màu văn hóa bản địa mình thật đẹp, nhưng cũng nhiều tục lệ rườm rà. Không chỉ thế, bà con người Dao còn nặng nề với những phong tục, tập quán cổ hủ, lạc hậu của ma chay, cưới xin, khiến nhiều gia đình cả đời quẩn quanh với nợ.",
"Quyết tâm làm thay đổi suy nghĩ của người dân bằng chính bản thân mình, Lý Chin Phú đã thực hiện nếp sống văn minh trong chính đám cưới của mình. ",
"Cho đến nay bà con Mán Tiến vẫn không quên đám cưới của chú rể Lý Chin Phú và cô gái Phàn Tả Mẩy đẹp như bông hoa rừng dù đơn giản, tiết kiệm, nhưng vẫn đủ nghi lễ truyền thống. Dù chú rể chưa qua cấp sắc (chưa được công nhận là người trưởng thành) nhưng thực tế chứng minh cuộc sống của Lý Chin Phú và vợ vẫn tốt đẹp, hạnh phúc.",
" Bằng lý lẽ và dẫn chứng cụ thể của bản thân, với phương châm “mưa dầm thấm lâu”, Lý Chin Phú đã làm thay đổi cách nghĩ của người già trong bản, từ người già lại tác động đến nhận thức của lớp trẻ. ",
"Cứ thế qua thời gian, giờ đây, đời sống văn hóa, tâm linh của đồng bào Dao ở Mán Tiển có nhiều đổi thay. Đám ma chỉ diễn ra một ngày một đêm; đám cưới cũng được tổ chức gọn nhẹ và việc thách cưới cũng chỉ tượng trưng nhằm duy trì truyền thống. ",
"Việc “Tù Cải” – Chứng nhận trưởng thành của nam giới cũng không bắt buộc phải làm ngay khi mới lớn mà tùy theo điều kiện khi nào có điều kiện thì tổ chức… ",
"Với già bản Phàn Vần Sàng, dù đã ở tuổi thất thập cổ lai hy, nhưng mỗi khi gặp Lý Chin Phú ông vẫn không quên dặn dò, khích lệ người cán bộ trẻ bản Dao, ánh mắt không giấu vẻ tự hào vì “Nó là con cháu mình đấy, nó làm cho bản, cho dân mình tốt mà”… rồi cụ Sàng khoe: “Nó kết nối với Đoàn thiên niên công an tỉnh làm cho bản hệ thống cột đèn thắp sáng từ năng lượng mặt trời. Buổi tối bản người Dao mình không lo mất điện nữa. Công của nó lớn lắm!”... ",
"Không chỉ vậy, được biết, một nhà văn hóa bản diện tích sử dụng 96m2 với tổng kinh phí 250 triệu đồng cũng vừa hoàn thiện. Trong đó vai trò của Lý Chin Phú rất lớn trong việc tuyên truyền để bà con hiến đất, tham gia góp công sức cùng làm với Nhà nước.",
"Với những thành tích trong xây dựng chi bộ, trong công tác phát triển bản làng, Lý Chin Phú vinh dự được các cấp tặng nhiều giấy khen, bằng khen. Và mới đây Lý Chin Phú vinh dự được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Lai Châu tặng Bằng Khen về thực hiện Chỉ thị 05 CT/TW, ngày 15/5/2006 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020. "
] | 78 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/tet-som-cua-nguoi-dao-o-binh-lieu-post795637.html | Tết sớm của người Dao ở Bình Liêu | [
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/yhbatdhnatgub/2024_02_07/anh-tet-nguoi-dao-2-4865.jpeg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/yhbatdhnatgub/2024_02_07/anh-tet-nguoi-dao-3-9093.jpeg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/yhbatdhnatgub/2024_02_07/anh-tet-nguoi-dao-4-4643.jpeg.webp"
] | [
"Mâm cỗ chủ yếu là các sản vật do người dân nuôi, trồng.",
"Cùng với mâm cỗ cúng Tổ tiên trong nhà thì có thêm mâm cúng ngoài sân để cảm ơn trời đất đã phù hộ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.",
"Sau lễ cúng, con cháu trong dòng tộc sum vầy bên nhau thụ lộc và trò chuyện mong ước về một năm mới sung túc, phát triển."
] | [
"Từ giữa tháng Chạp, khi những hạt mưa xuân nhẹ rơi cũng là lúc những cành đào phai đua nhau khoe sắc tô điểm thêm cho các bản làng người Dao ở xã Đồng Tâm thêm rực rỡ và nổi bật trong màu xanh của núi rừng biên cương. Thời điểm này cũng là lúc mọi gia đình ",
" trên địa bàn huyện rộn ràng không khí đón Tết sớm. ",
"Tết sớm của người Dao ở huyện Bình Liêu không ồn ào náo nhiệt, mà bình dị, mộc mạc, đầm ấm và thắm tình bà con thôn, bản.",
" Sau nhiều lần lỡ hẹn, hôm nay chúng tôi dành thời gian theo lời mời của anh Chìu Quay Chầu ở thôn Kéo Chản, xã Đồng Tâm về dự Tết sớm cùng bà con dân tộc Dao trong xã. Đây cũng là lần đầu tiên tôi được đón Tết sớm cùng bà con dân tộc Dao nơi đây. ",
"Trong tôi dâng lên niềm cảm xúc yêu thương khi được hòa vào không khí ấm áp, bình dị đón Tết của gia đình và thấy mình như là một người con đi xa lâu ngày trở về nhà sum vầy, được mọi người chào đón chân tình trong niềm vui đón Tết.",
"Anh Chầu chia sẻ, bà con ",
" nơi đây vẫn lưu giữ được phong tục đón Tết sớm, mà để Tết sớm được tổ chức phải bắt đầu từ nhà trưởng họ (nhà Tổ) rồi mới về từng nhà riêng tổ chức sum vầy. ",
"Từ Rằm tháng Chạp trở đi, tùy theo dòng họ sẽ nhờ thầy cúng chọn ngày đẹp. Ngày đẹp được tính theo cách chọn ngày của thầy cúng để tổ chức ăn Tết tại nhà Tổ-nơi thờ cúng tổ tiên của mỗi dòng họ người Dao. ",
"Ngày tổ chức được thông báo tới các gia đình trong dòng họ. Mỗi gia đình khi đến ăn Tết sớm sẽ mang theo lễ vật như: gà, thịt lợn, rượu, gạo nếp, hương, giấy vàng... đến góp (hoặc góp tiền) để cùng nhau tổ chức đón Tết.",
"Mâm cỗ cúng của đồng bào dân tộc Dao được chế biến từ những nông sản mà nhà tự nuôi, trồng được gồm: thịt gà, thịt lợn, bánh chưng, rau xào, cơm…",
" Chuẩn bị cho mâm cỗ cúng tại nhà Tổ, mỗi người được phân công, sắp xếp công việc cho phù hợp. Thông thường, phụ nữ người Dao nấu cơm, nhặt rau, chế biến gia vị, làm các món ăn truyền thống; còn đàn ông, thanh niên khỏe mạnh thì mổ lợn, thịt gà; người già thì giúp thầy cúng cắt vàng mã, sắp xếp đồ lễ…",
"Trò chuyện với ông Chìu Quay Phùng, chúng tôi hiểu thêm: Theo tục lệ của người Dao, Tết ở đây thường bắt đầu từ 15 tháng Chạp đến 30 tháng Giêng. Mọi người quan niệm, mình đã mời tổ tiên xuống giúp bảo vệ nhà cửa, mùa màng trong một năm (thực hiện ở nghi lễ đầu năm mới), thì đến cuối năm phải có lễ tạ ơn. Bình thường các hộ gia đình trong thôn tổ chức cũng sẽ mời những người hàng xóm thân thiết, gần nhà nhau cùng tham dự Tết sớm với dòng tộc của họ. Thông qua mâm cỗ Tết sớm anh em, họ hàng sẽ cùng nhau chia sẻ về thành quả lao động sản xuất của mỗi gia đình sau một năm và chia sẻ kinh nghiệm để giúp nhau phát triển kinh tế trong năm sau.",
"Điểm khác biệt nữa trong thực hiện các nghi lễ cúng tổ tiên của dân tộc Dao Thanh Phán so với các dân tộc khác là tiền vàng. Thay vì mua tiền vàng, con cháu trong nhà chuẩn bị từng xấp giấy màu vàng, được làm tỷ mẩn từ vỏ cây keo, sau đó đóng dấu bằng dầu đen để tổ tiên có “lộ phí” về nhà.",
" Khi tất cả lễ vật được bày trước bàn thờ gia tiên, thầy cúng được gia đình mời về, đại diện cho gia chủ báo cáo những việc đã làm trong năm qua, tạ ơn tổ tiên đã phù hộ cho các thành viên trong dòng họ và cầu cho năm mới may mắn, bình an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. ",
"Sau khi làm lễ xong, chủ nhà đem vàng tiền hóa cho tổ tiên, lễ vật được mang xuống bày ra mâm cho con cháu cùng hưởng lộc.",
"Cũng giống như bà con Dao Thanh Phán, từ Rằm tháng Chạp trở đi, các dòng họ dân tộc Dao Thanh Y trên địa bàn huyện lại tất bật các công đoạn dọn dẹp nhà cửa và gọi anh em, bạn bè đến giúp các nhà Tổ thịt lợn, thịt gà, gói bánh… để cùng dòng họ đón Tết sớm. ",
"Không khí ấm cúng, thắm tình đoàn kết thôn, bản đã xua đi cái giá lạnh của thời tiết, chỉ còn tiếng nói, tiếng cười rộn rã, vui tươi của bà con sau một năm làm việc vất vả được quây quần cùng nhau đón Tết.",
"Bên bếp lửa hồng, những người dân bản Dao miền núi biên giới Bình Liêu lại cùng nhau quây quần bên mâm cỗ Tết ấm tình đoàn kết, đượm nồng hương sắc của mùa xuân. Họ gửi gắm những mong ước đầu xuân mới, hy vọng về cuộc sống đổi thay sung túc, tiến bộ hơn mà còn chứa đựng cả tình yêu, niềm trân trọng, gìn giữ văn hóa truyền thống quê hương. ",
"Những năm gần đây, mặc dù có sự tiếp thu, giao thoa, hội nhập văn hóa từ các dân tộc khác, nhưng người Dao Thanh Y, Dao Thanh Phán ở huyện Bình Liêu vẫn còn lưu giữ được những nét văn hóa đặc trưng, riêng có của dân tộc mình. \"Tết sớm\" từ lâu đã trở thành một nét văn hóa đặc sắc, phong tục độc đáo, riêng có của bà con dân tộc Dao trên vùng đất biên cương này."
] | 79 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/ruc-ro-sac-mau-chao-he-mien-san-co-quang-an-post807011.html | Rực rỡ sắc màu Chào hè miền Sán cố Quảng An | [
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/yhbatdhnatgub/2024_04_28/du-khach-tham-quan-mua-sam-trang-phuc-dan-dao-tai-cho-phien-ba-nhat-4736.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/yhbatdhnatgub/2024_04_28/giai-bong-chuyen-hoi-mo-rong-thu-hut-dong-dao-cac-doi-bong-trong-va-ngoai-huyen-tham-gia-thi-dau-9953.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/yhbatdhnatgub/2024_04_28/du-khach-trai-nghiem-tam-suoi-tai-khu-vuc-thac-tinh-yeu-7130.jpg.webp"
] | [
"Du khách tham quan mua sắm trang phục người Dao tại chợ phiên Ba Nhất, xã Quảng An.",
"Giải bóng chuyền hơi nam, nữ mở rộng của xã Quảng An thu hút đông đảo người dân và du khách đến xem và cổ vũ.",
"Du khách thích thú được trải nghiệm và tắm tại khu vực Thác Tình yêu."
] | [
"Xã vùng cao Quảng An có 9 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 74% và người Dao chiếm số lượng lớn với 55% dân số toàn xã. Những năm qua, xã đã dành nhiều sự quan tâm cho việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc.",
"Chương trình Chào hè miền Sán Cố năm 2024 là một trong những hoạt động nhằm góp phần duy trì và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số và góp phần kích cầu du lịch tại địa phương.",
"Ông Triệu Đại Nghĩa, Giám đốc Trung tâm Truyền thông-Văn hóa huyện Đầm Hà cho biết: Đây là năm thứ hai chương trình Chào hè miền Sán Cố người Dao xã Quảng An được tổ chức. Chương trình nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc Dao tại xã Quảng An, đồng thời quảng bá mảnh đất, con người Quảng An thân thiện và mến khách; từng bước xây dựng, phát triển các sản phẩm du lịch trên địa bàn xã.",
"Với nhiều hoạt động hấp dẫn và đặc sắc như: giao lưu hát Sán Cố của người Dao, hát Soóng cọ người Sán Chỉ, giao lưu dân vũ giữa các CLB trong và ngoài xã; giải bóng chuyền hơi nam, nữ mở rộng... ",
"Du khách khi đến với xã Quảng An trong dịp này sẽ được tham gia, trải nghiệm nhiều hoạt động văn hóa truyền thống đặc sắc của vùng cao như tham quan, mua sắm tại Chợ phiên vùng cao Ba Nhất; trải nghiệm thác Bạch Vân kỳ vĩ; trải nghiệm tắm suối và thưởng thức ẩm thực địa phương; tham quan nhà cổ và trải nghiệm văn hóa thêu của đồng bào dân tộc Dao địa phương; check-in tại nhiều cảnh đẹp của xã Quảng An như thác Bạch Vân, thác Tình yêu…"
] | 80 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/ton-vinh-sac-mau-van-hoa-dan-toc-trong-ngay-van-hoa-cac-dan-toc-viet-nam-post746252.html | Tôn vinh sắc màu văn hóa dân tộc trong “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam” | [
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/genaghlrgybna/2023_04_04/ndo_br_lang-congchieng-8706.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/genaghlrgybna/2023_04_04/ndo_br_img-2330-7377.jpg.webp"
] | [
"Trình diễn cồng chiêng Tây Nguyên.",
"Chùa Khmer tại Làng."
] | [
"Các hoạt động chính trong dịp này bao gồm diễn đàn văn hóa với chủ đề: “Văn hóa các dân tộc Việt Nam - Nguồn lực phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”; Triển lãm giới thiệu bộ sưu tập hiện vật về văn hoá các tộc người; Tái hiện những lễ hội, phong tục tập quán của các dân tộc và các hoạt động thể thao quần chúng.",
"Trong đó, Diễn đàn văn hóa “Văn hóa các dân tộc Việt Nam - Nguồn lực phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc” dự kiến diễn ra ngày 15/4, với khoảng 40 tham luận, 2 talk show, trưng bày các hình ảnh về sắc màu ",
" Việt Nam kết hợp với thực hành di sản và nghề thủ công truyền thống như đan lát, dệt, xoè, sạp…",
"Một số nghệ thuật trình diễn được UNESCO ghi danh và một số di sản văn hóa phi vật thể quốc gia như văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại; Nghệ thuật sân khấu Rô băm của dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng; Trích đoạn nghi thức truyền thống của dân tộc Mạ tỉnh Lâm Đồng, dân tộc Thái tỉnh Thanh Hoá… cũng được giới thiệu, trình diễn tại diễn đàn.",
"Diễn đàn là hoạt động thiết thực triển khai hiệu quả những nội dung của Hội nghị Văn hoá toàn quốc năm 2021; Chiến lược phát triển Văn hoá đến năm 2030; Kỷ niệm 80 năm ra đời “Đề cương Văn hoá Việt Nam” và 15 năm thực hiện Quyết định số 1668/QĐ-TTg ngày 17/11/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc lấy ngày 19/4 hằng năm là Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam.",
"Ngoài ra, trong khuôn khổ ngày hội, triển lãm giới thiệu bộ sưu tập hiện vật về văn hoá các tộc người sẽ diễn ra từ ngày 15-19/4. ",
"Triển lãm trưng bày các hiện vật văn hóa gắn với đời sống sinh hoạt của tộc người tại địa phương đặc biệt qua nhạc cụ dân tộc kết hợp thao tác, trình diễn. Các hiện vật gồm có đồ dùng, vật dụng, tài liệu về văn hóa của các dân tộc, về đời sống sinh hoạt, sản xuất, tôn giáo, tín ngưỡng của đồng bào… ",
"Mỗi hiện vật chứa đựng cả đời sống tinh thần, là những câu chuyện văn hóa, linh hồn của tộc người vùng đất ấy góp phần khơi dậy lòng tự hào dân tộc, lòng tin, sự phấn khởi cũng như nâng cao ý thức trách nhiệm của các cộng đồng dân tộc trong việc nhân lên và lan tỏa sâu rộng ý nghĩa của các giá trị văn hoá dân tộc.",
"Cũng trong dịp này, một số lễ hội, phong tục tập quán của các dân tộc cũng được tái hiện, như nghi lễ nông nghiệp truyền thống “Mang lúa về kho” (Nhô Yàng kòi) của dân tộc Mạ tỉnh Lâm Đồng (dự kiến ngày 15/4); Tết Chôl Chnăm Thmây của dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng (dự kiến ngày 15/4); Lễ cúng ché của dân tộc Ê Đê tỉnh Đắk Lắk và giới thiệu bộ sưu tập ché độc đáo của dân tộc Ê Đê (dự kiến ngày 16/4); Lễ Chá mùn của dân tộc Thái tỉnh Thanh Hóa (dự kiến ngày 16/4).",
"Bên cạnh đó, còn có các hoạt động của cộng đồng các dân tộc đang hoạt động tại Làng gồm tái hiện, trình diễn các nghi lễ, trang phục, dân ca, dân vũ, ẩm thực, nghề thủ công truyền thống, trò chơi, phong tục tập quán… tại chính không gian ngôi làng của dân tộc mình.",
"Các hoạt động thể thao quần chúng, các môn võ cổ truyền Việt Nam cũng được giới thiệu trong dịp này, dự kiến vào ngày 16/4."
] | 81 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/kham-pha-nghe-thuat-in-hoa-van-bang-sap-ong-cua-nguoi-dao-tien-post807444.html | Khám phá nghệ thuật in hoa văn bằng sáp ong của người Dao Tiền | [
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/genaghlrgybna/2024_05_02/sapong1-9494.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/genaghlrgybna/2024_05_02/sapong2-6828.jpg.webp"
] | [
"Trình diễn in sáp ong lên vải.",
"Nghệ nhân thực hành in sáp ong."
] | [
"Đồng bào Dao ở Cao Bằng từ bao đời nay đã có nghề truyền thống in hoa văn sáp ong trên vải, công việc này do người phụ nữ đảm nhận. ",
" Được gia đình truyền nghề từ năm 11 tuổi, nghệ nhân Bàn Thị Liên đến từ xã Hoài Khao, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng cho biết, người Dao Tiền đã duy trì tập tục vẽ sáp ong trên những bộ trang phục thường ngày từ nhiều đời. ",
"Các thiếu nữ trước khi lấy chồng đều được các bà, các mẹ dạy cách thêu thùa từ những công đoạn đơn giản đến phức tạp để chuẩn bị trang phục ngày cưới cho bản thân. Người phụ nữ Dao Tiền coi việc truyền dạy nghề thêu và in sáp trên vải cho thế hệ sau như một cách giữ gìn bản sắc văn hóa. ",
"Quy trình in sáp ong cũng đòi sự tỉ mẩn trong từng công đoạn. Theo nghệ nhân Bàn Thị Liên, để có sáp in vải, người Dao Tiền từ xưa luôn gìn giữ hàng trăm tổ ong khoái khổng lồ nằm trong các hang động. Hằng năm, người Dao Tiền cũng tổ chức lễ hội ong khoái vào tháng 6, 7 âm lịch. Việc lấy sáp cũng phải tuân theo tự nhiên, người thợ thủ công chỉ ",
" khi ong đã di cư vào mùa thu, trước khi trở lại làm tổ vào mùa xuân. ",
"Người thợ thủ công sử dụng vải mộc màu trắng đặt trên tấm đá phẳng, dùng nanh lợn mài, miết vải cho nhẵn, mịn. Rồi sau đó, người thợ thủ công mới đun sáp ong, sử dụng khuôn tre hình tam giác, chấm xuống in họa tiết lên vải. Nghệ nhân Bàn Thị Liên chia sẻ đây cũng là công đoạn đòi hỏi phải cẩn thận nhất khi in sáp ong lên vải: \"Khi đun sáp ong, người làm phải canh lửa thật vừa phải. Nếu nhiệt độ của sáp cao quá, thì họa tiết dễ bị nhòe. Còn nếu nhiệt độ chưa đạt, thì sáp sẽ dính vào khuôn. Chỗ chúng tôi sử dụng vỏ cây rừng có độ dày để đun sáp”.",
"Hoa văn in sáp chủ yếu hình tứ giác, hình tròn đồng tiền, và một số họa tiết khác được trang trí trên váy, đều mang ý nghĩa về cuộc sống gắn liền với rừng, thiên nhiên của đồng bào.",
"Sự kiện giới thiệu và trình diễn nghề thủ công truyền thống in sáp ong trên vải của người Dao Tiền tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam đã thu hút đông đảo du khách tham gia trải nghiệm, đặc biệt là các bạn trẻ. Bạn Lê Anh (20 tuổi, Thanh Xuân, Hà Nội) thấy vô cùng ấn tượng khi được nghệ nhân hướng dẫn tận tay các bước in sáp ong lên vải: “Em đã hiểu hơn về nghề truyền thống in sáp ong, sau khi được lắng nghe nghệ nhân giải thích nguyên liệu làm ra những sản phẩm này đều đến từ thiên nhiên và có lịch sử lâu đời. Đối với em, việc bảo tồn di sản chính là giữ gìn cội nguồn và hy vọng các bạn trẻ cũng sẽ quan tâm tới văn hóa dân tộc” – Lê Anh chia sẻ.",
"Ngày nay, đời sống đã có nhiều thay đổi, nhưng với người Dao Tiền ở Cao Bằng, nghề in sáp ong truyền thống vẫn được bảo tồn và duy trì. Để lưu giữ và lan toả bản sắc văn hoá riêng, các nghệ nhân người Dao không ngừng cố gắng truyền dạy cho các thế hệ kế cận và mong muốn tìm hướng đi bền vững cho nghề thủ công truyền thống này."
] | 82 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/vi-ngot-giang-ma-post814773.html | Vị ngọt Giang Ma | [
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/robuhvwhvobvvo/2024_06_17/z5526460473121-863939e956f574933bcc6698679a3361-1405.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/robuhvwhvobvvo/2024_06_17/du-khach-1230.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/robuhvwhvobvvo/2024_06_17/z5548375892015-53d1243135200a80dcbd97dc8f1070f2-6675.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/robuhvwhvobvvo/2024_06_17/z5548376978744-9ec37d1f500aef7db7f32914ad929dc4-1860.jpg.webp"
] | [
"Du khách trải nghiệm hái lê tại vườn.",
"Vườn lê thôn Giang Ma, địa điểm được lựa chọn là tham quan trong ngày hội.",
"Người dân xã Giang Ma hái lê mang bán cho du khách mang về làm quà.",
"Lê Giang Ma có vị ngọt, thanh mát."
] | [
"Được thiên nhiên ưu đãi khí hậu nhiệt đới gió mùa và đất đai màu mỡ, nên cây lê ở xã Giang Mai (huyện Tam Đường, Lai Châu) có cơ hội sinh trưởng, phát triển, dâng tặng cho con người nơi đây những trái lê chất lượng, thơm, ngọt, căng mọng với một vị ngọt thanh mát riêng biệt.",
"Hiện, toàn xã có diện tích cây lê là hơn 116 ha, trong đó diện tích thu hoạch 96ha, sản lượng ước đạt 780 tấn. Nông sản sạch từ lê giúp bà con nhân dân xã Giang Ma ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế gia đình và địa phương. Hiện nay, cây lê được trồng nhiều ở 7 bản của xã Giang Ma là Bãi Bằng, Mào Phô, Giang Ma, Phìn Chả, Xin Chải, Sin Câu, Sử Thàng. ",
"Được đưa vào trồng thử nghiệm từ năm 2013, giống lê VH6 được trồng thử nghiệm từ năm 2013 tại các xã: Nùng Nàng, Giang Ma, Hồ Thầu của huyện Tam Đường đến nay đã bén rễ trên đất Tam Đường.",
" Ưu điểm nổi bật của giống lê VH6 là sinh trưởng khỏe, dễ trồng, dễ chăm sóc, cây trồng 4-5 năm cho thu hoạch, quả lê chín sớm vào cuối tháng 6, chín trước các giống lê địa phương. Đến nay, trên địa bàn huyện đã có gần 100ha lê, trong đó 40% diện tích đã cho thu hoạch.",
"Dọc con đường liên xã Giang Ma dịp này tấp nập các đoàn tiểu thương thu mua nông sản sạch. Tam Đường là huyện giáp ranh với thị xã Sa Pa của tỉnh Lào Cai, giao thông đi lại thuận lợi, do vậy, vào dịp cuối tuần, khách du lịch từ Sa Pa qua phương tiện thông tin truyền thông, dần biết tiếng thơm từ trái lê, cũng đã tranh thủ dành thời gian ghé thăm các vườn lê, thưởng thức những trái lê sạch tại vườn, mua về làm quà biếu người thân, cũng như chụp ảnh kỷ niệm, rất đông vui, tấp nập. ",
"Trải nghiệm này ngày càng được nhiều du khách trong tỉnh và ngoài tỉnh Lai Châu biết tới, không chỉ giúp quảng bá, cũng như tìm đầu ra cho nông sản sạch của địa phương mà còn góp phần ",
" Lai Châu gắn liền với bản sắc văn hóa.",
" Chị Thanh Hiếu, ở quận Nam Từ Liêm, Hà Nội bày tỏ sự phấn khích khi vô tình \"lạc\" vào chốn này. Chị cho biết, chị cùng đoàn công tác đi từ trên thành phố Lai Châu trở về Hà Nội. Trên đường, dọc hai bên quốc lộ, bà con dân tộc H'Mông, Dao bày từng sạp lê căng mọng, bắt mắt nên đã dừng lại mua mỗi người trong đoàn 10kg về làm quà.",
"Tuy nhiên, khi đi qua địa phận xã Giang Ma, những cành lê trĩu quả, căng mọng, vươn ra khỏi hàng rào như mời gọi, khiến mọi người trong đoàn không tránh khỏi sự tò mò, háo hức, nên đã dừng xe ô tô để vào tham quan tận vườn.",
"Vào thăm vườn lê nhà ông Giàng A Cháng, ở bản Giang Ma, xã Giang Ma, chị Thanh Hiếu được chủ vườn chia sẻ, vài năm trở lại đây, người dân xã Giang Ma chủ động phát triển thêm dịch vụ phục vụ khách du lịch vào tham quan, tự tay hái và thưởng thức những trái lê ngọt mát ngay tại vườn. ",
"Sau khi tự tay hái và mua thêm 10kg lê về làm quà cho bạn bè, chị Hiếu cho biết, cảm giác tự mình ngắm nghía, chọn lựa, hái từng quả lê trên cành, tận hưởng không khí trong lành dịu mát giữa vùng thiên nhiên tươi đẹp, không có gì tuyệt vời hơn. Bên cạnh đó, bạn còn được sống trong sự đón tiếp đầy ấm áp, nồng nhiệt, chân thành của người dân bản địa.",
"Trong câu chuyện giữa vườn lê xen canh trồng đào ăn quả, ông Giàng A Cháng cho biết, hết mùa thu hoạch lê sẽ đến mùa thu hoạch đào. Việc trồng xen canh này giúp gia đình ông thu về khoảng 50 triệu đồng/năm. Năm nay, niềm vui lớn hơn không chỉ là vì được mùa lê, được bán với giá dao động từ 25 đến 40 nghìn đồng/kg, bà con trong xã vui mừng lắm, bởi được huyện Tam Đường chỉ đạo chính quyền xã tổ chức lễ hội hái lê lần đầu tiên. ",
"Suốt hơn 1 tháng qua, đồng bào H'Mông, Dao vui mừng dọn dẹp, quét tước vườn sạch sẽ, đặt thêm những chiếc ghế ngồi, trang trí tiểu cảnh trong vườn trông sinh động nhất có thể, để chào đón du khách đến hái quả, chụp hình. Bởi bà con hiểu, càng có nhiều du khách đến tham quan, mua lê, họ sẽ ngày càng yên tâm đầu tư, phát triển diện tích trồng lê, mà không phải lo tìm đầu ra mỗi khi vào vụ thu hoạch. ",
"Dù trong những ngày cuối tuần nhưng cán bộ lãnh đạo xã Giang Ma vẫn cùng các công chức xã có mặt tại trụ sở, tổ chức các đoàn đi xuống bản, đến nhà dân, tất bật chuẩn bị các công việc được phân công. ",
"Phó Chủ tịch xã Giang Ma Ma A Tủa thông tin, từ chỉ đạo của tỉnh, của huyện, ngày 16/5/2024, UBND xã Giang Ma đã có văn bản chỉ đạo về việc thành lập Ban tổ chức Ngày hội hái lê xã Giang Ma lần thứ nhất, năm 2024.",
" Nhìn cách Phó Chủ tịch xã tự hào giới thiệu về sản phẩm địa phương, nhưng thẳm sâu trong mắt vị lãnh đạo xã không nguôi trăn trở, qua phản ánh của bà con, nhiều du khách đi ngang qua địa bàn có ghé mua lê tại các sạp hàng không giấu nổi sự \"nghi ngờ\" về xuất xứ của quả lê Giang Ma. Bên cạnh đó, các thương lái thu mua, đem về xuôi bán, cũng nhận được sự hoài nghi đây là lê có xuất xứ từ Trung Quốc.",
"Anh Ma A Tủa chia sẻ, chính quyền địa phương hy vọng sau ngày hội lê tới đây, thương hiệu Lê Giang Ma sẽ được người dân cả nước biết đến, tin yêu, tin tưởng, tin dùng sản phẩm của dân mình. Đây là động lực rất lớn đối với chính quyền cũng như bà con trong vùng.",
"Để có thể tổ chức thành công lễ hội, Công an tỉnh Lai Châu sớm quan tâm, chỉ đạo Công an huyện Tam Đường xây dựng và triển khai kế hoạch bảo đảm an ninh trật tự thời gian trước, trong và sau lễ hội. ",
"Thượng tá Giàng A Tằng, Trưởng Công an huyện Tam Đường cho biết, lực lượng Công an huyện đã triển khai kế hoạch bảo đảm an toàn tuyệt đối cho Ngày hội lê xã Giang Ma. Đồng thời, chỉ đạo Công an xã Giang Ma và các đội nghiệp vụ liên quan triển khai công tác bảo vệ an toàn tài sản, trang thiết bị phục vụ tổ chức ngày hội.",
"Cùng với đó, bảo đảm an ninh đối với các đoàn đại biểu, đoàn khách đến dự ngày hội, tham quan, trải nghiệm các vườn lê. Đặc biệt, tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, bảo đảm an toàn giao thông trên tuyến đường ra vào khu vực, địa điểm tổ chức ngày hội.",
"Đại úy Mua A Di, Phó Trưởng Công an xã Giang Ma cùng đoàn công tác trực tiếp đến các nhà dân, đến từng vườn lê được chọn làm điểm tham quan nắm tình hình, triển khai công việc bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn. ",
"Đại úy Di cho biết đã quán triệt lực lượng Công an xã, công an viên các bản nhận thức ý nghĩa, tầm quan trọng, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong thực hiện kế hoạch bảo đảm an ninh trật tự, kiểm soát địa bàn.",
"Hiện, ban tổ chức đã lựa chọn các vườn lê tại các bản Giang Ma, Xin Chải và Sử Thàng là địa điểm du khách tham quan lễ hội dừng chân, trải nghiệm. Ngày hội hứa hẹn hấp dẫn du khách với các phần thi: thu hoạch lê nhanh, đẹp, đúng kỹ thuật; thi giới thiệu và trưng bày mâm quả; thi gọt lê nghệ thuật…",
"Du khách sẽ được tham quan gian trưng sản phẩm, gồm: gian trưng bày quả lê và các loại rau, củ, quả, dược liệu... theo mùa của xã Giang Ma; gian trình diễn di sản văn hóa dân tộc H'Mông; gian bán, trưng bày, giới thiệu đồ lưu niệm, trang phục, nhạc cụ, nông cụ sản xuất của dân tộc H'Mông, dân tộc Dao; gian quảng bá, giới thiệu xúc tiến các hoạt động du lịch của huyện, xã; gian trưng bày sản phẩm lê và rau, củ, quả của xã Nùng Nàng và các xã lân cận…",
"Đặc biệt, trong khuôn khổ Ngày hội, ban tổ chức sẽ tổ chức các hoạt động, thi đấu các môn thể thao dân tộc như: thi giã bánh giày; thi kéo co; giao lưu các trò chơi dân gian, biểu diễn văn nghệ; giao lưu trò chơi rồng ấp trứng, đi cầu thăng bằng, ném pao, đánh cầu lông gà; giao lưu văn nghệ... ",
"Thú vị hơn, ban tổ chức sẽ chấm điểm, chọn ra 3 nhà vườn tiêu biểu có sản lượng, năng suất, thu nhập cao, vườn đẹp và 1 cá nhân đóng góp trong việc xây dựng thương hiệu, sản phẩm, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người nông dân, thúc đẩy phát triển sản phẩm lê Giang Ma để vinh danh tại ngày hội.",
" ",
" Ngày hội hái lê xã Giang Ma lần thứ I năm 2024 sẽ được tổ chức tại Sân vận động xã Giang Ma, huyện Tam Đường vào ngày 22/6/2024.",
" Ban tổ chức kỳ vọng ngày hội sẽ thu hút các nhà đầu tư, tạo cơ hội hợp tác giữa những người trồng lê với các doanh nghiệp, hợp tác xã trong và ngoài tỉnh để sản xuất, kinh doanh các sản phẩm từ quả lê. Góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động và tăng thu nhập cho nông dân trồng lê trên địa bàn. ",
" Từng bước làm thay đổi tư duy, cách làm của các hộ trồng lê, chuyển đổi nhận thức của bà con trong việc chung tay cùng các cấp chính quyền xây dựng sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách đến với địa phương."
] | 83 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/gin-giu-phat-huy-nghe-det-cua-nguoi-dao-tien-post729593.html | Gìn giữ, phát huy nghề dệt của người Dao Tiền | [
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/buimsbrwbvhiob/2022_12_13/a1e0dccdae61773f2e70-5659.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/buimsbrwbvhiob/2022_12_13/2795253f57938ecdd782-6714.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/buimsbrwbvhiob/2022_12_13/a95efec38d6f54310d7e-5282.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/buimsbrwbvhiob/2022_12_13/cb5-cham-hoa-tiet-bang-sap-ong-tren-tho-cam-1845.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/buimsbrwbvhiob/2022_12_13/cb6-truyen-kinh-nghiem-theu-tho-cam-5495.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/buimsbrwbvhiob/2022_12_13/cb7-du-khach-tham-quan-cac-san-pham-cua-xuong-theu-tho-cam-nguoi-dao-6535.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/buimsbrwbvhiob/2022_12_13/cb8-san-pham-khan-tay-mang-hoa-tiet-doc-dao-7337.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/buimsbrwbvhiob/2022_12_13/cb9-thanh-vien-xuong-thue-ben-tru-so-xuong-theu-tho-cam-nguoi-dao-9096.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/buimsbrwbvhiob/2022_12_13/cb10-theu-trang-phuc-va-cac-san-pham-luu-niem-cay-thong-noel-ngoi-sao-chiec-giay-5916.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/buimsbrwbvhiob/2022_12_13/cb11-thanh-vien-xuong-theu-tho-cam-nguoi-dao-tap-trung-san-xuat-cac-san-pham-2086.jpg.webp"
] | [
"Tỷ mẩn trong từng mũi kim thêu.",
"Các sản phẩm khăn quàng cổ, khăn trải bàn mang hoa văn, họa tiết độc đáo của Xưởng thêu thổ cẩm người Dao.",
"Thêu thổ cẩm đòi hỏi người thợ sự khéo léo, cẩn thận, tỷ mỉ.",
"Chấm họa tiết bằng sáp ong trên thổ cẩm.",
"Truyền kinh nghiệm thêu thổ cẩm cho thế hệ trẻ.",
"Du khách tham quan các sản phẩm của Xưởng thêu thổ cẩm người Dao.",
"Sản phẩm khăn tay mang họa tiết độc đáo.",
"Xưởng thêu thổ cẩm người Dao ở xóm Nà Chắn, xã Hoa Thám.",
"Xưởng thêu thổ cẩm người Dao ở xóm Nà Chắn, xã Hoa Thám.",
"Các thành viên Xưởng thêu thổ cẩm người Dao tập trung sản xuất các sản phẩm."
] | [
"Với mong muốn gìn giữ, phát huy nghề truyền thống của đồng bào dân tộc, năm 2012, Tổ sản xuất thêu thổ cẩm đã được thành lập, đi vào hoạt động. Đến năm 2017, để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, Ủy ban nhân dân xã Hoa Thám đã thành lập Xưởng thêu thổ cẩm người Dao ở xóm Nà Chắn, xã Hoa Thám. Xưởng thêu quy tụ những người cùng sở thích, cùng dệt, thêu, làm nên những bộ trang phục và các sản phẩm độc đáo của người Dao Tiền. ",
"Chị Triệu Thị Ním, trưởng nhóm Xưởng thêu thổ cẩm người Dao ở xóm Nà Chắn chia sẻ, xưởng thêu hiện có 15 thành viên. Xưởng hoạt động theo nguyên tắc cùng làm, cùng hưởng. Mỗi khi tiêu thụ sản phẩm, hoặc nhận đơn đặt hàng, số tiền thu được sẽ chia theo số sản phẩm của từng thành viên đã đóng góp.",
"Sản phẩm của xưởng gồm: váy, áo, xà cạp, khăn đội đầu truyền thống dân tộc Dao; các loại khăn tay, vỏ gối, khăn quàng cổ với các họa tiết độc đáo được thêu hoặc chấm bằng sáp ong. Ngoài ra còn có các loại đồ lưu niệm làm bằng vải nhồi bông mang hình cây thông, chiếc giầy dùng để treo móc chìa khóa hoặc treo trên cây thông noel.",
"Để hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm của đồng bào, tỉnh Cao Bằng và huyện Nguyên Bình quan tâm kết nối, đưa sản phẩm của xưởng thêu tham gia gian hàng của địa phương trong các sự kiện trong và ngoài nước. Trong năm 2022, các sản phẩm của xưởng đã tham gia Ngày hội văn hóa dân tộc Dao toàn quốc tổ chức tại tỉnh Thái Nguyên. ",
"Gian hàng của huyện Nguyên Bình tại sự kiện diễn ra ở huyện Bảo Lâm (Cao Bằng), được nhiều khách hàng ưa thích. Ban Quản lý Công viên địa chất UNESSCO Non nước Cao Bằng cũng xây dựng Xưởng thêu thổ cẩm người Dao ở xóm Nà Chắn là điểm đến tham quan, trải nghiệm của du khách khi đến tham quan Công viên địa chất. ",
"Đánh giá đóng góp, hiệu quả của Xưởng thêu thổ cẩm người Dao ở xóm Nà Chắn, Bí thư Đảng ủy xã Hoa Thám, huyện Nguyên Bình Chu Thị Quyên chia sẻ, xưởng thêu đã góp phần giải quyết việc làm, cải thiện thu nhập của các thành viên trong xưởng. Các thành viên xưởng thêu còn truyền nghề cho lớp trẻ, giúp nghề dệt thổ cẩm, kỹ thuật thêu hoa văn, chấm họa tiết của người Dao không bị mai một, được truyền thừa cho lớp trẻ, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc Dao.",
"Hiện nay, vấn đề tiêu thụ các sản phẩm của xưởng thêu đang gặp khó khăn, do sau thời gian bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, các đơn đặt hàng vốn có chưa được nối lại; mặt khác, lượng du khách đến tham quan, mua sản phẩm tại chỗ của xưởng thêu chưa nhiều. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Hoa Thám Bàn Thị Xuân chia sẻ, các thành viên xưởng thêu mong muốn được hỗ trợ quảng bá, tạo đầu ra cho sản phẩm, để giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập của chị em và tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của xưởng thêu. "
] | 84 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/doi-thay-o-tam-kim-post791379.html | Đổi thay ở Tam Kim | [] | [] | [
"Mặc dù vẫn còn những khó khăn, nhưng đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc nơi đây không ngừng được cải thiện và nâng cao. Nhiều ngôi nhà mới xây, khang trang, sạch đẹp đã mọc lên; trong đó, có nhiều ngôi nhà được xây dựng với sự hỗ trợ nguồn lực của cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang.",
"Theo tài liệu của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Cao Bằng, cách đây 79 năm, đúng 17 giờ ngày 22/12/1944, lễ thành lập Ðội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được cử hành. Ðội được thành lập theo chỉ thị của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh. Dưới lá cờ đỏ sao vàng năm cánh, đồng chí Võ Nguyên Giáp đọc diễn từ tuyên bố thành lập Ðội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và nêu rõ nhiệm vụ của Ðội đối với Tổ quốc. ",
"Trong buổi lễ thành lập, Ðội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân có 34 chiến sĩ; trong đó, các tỉnh: Cao Bằng có 25 đồng chí; Bắc Kạn có ba đồng chí; Thái Nguyên và Quảng Bình, mỗi tỉnh có hai đồng chí; Lạng Sơn, Thái Bình, mỗi tỉnh có một đồng chí. Họ là những người dân yêu nước, không sợ gian khổ, hy sinh, vì nghĩa lớn, tình nguyện tham gia đội quân cách mạng, chiến đấu cho độc lập, tự do của Tổ quốc.",
"Ngay sau khi được thành lập, trong hai ngày 25 và 26/12/1944, Ðội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã xuất quân, đánh thắng hai trận Phai Khắt và Nà Ngần, mở đầu cho truyền thống \"quyết chiến, quyết thắng\" của Quân đội nhân dân Việt Nam. Khu rừng Trần Hưng Ðạo hiện nay có diện tích gần 202 ha, nằm trên địa bàn hai xã Tam Kim và Hoa Thám, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Với ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt của Khu di tích, năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2383/QÐ-TTg ngày 9/12/2013 xếp hạng Khu di tích rừng Trần Hưng Ðạo là Di tích Quốc gia đặc biệt. ",
"Những năm qua, Khu di tích Quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Ðạo được quan tâm đầu tư, tôn tạo và trở thành \"địa chỉ đỏ\" giáo dục truyền thống cách mạng, nhất là đối với thế hệ trẻ và sĩ quan, chiến sĩ trẻ trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Ðời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc nơi chiến khu xưa không ngừng được cải thiện, nâng cao. Người dân tích cực phát huy nội lực, phát triển sản xuất, xây dựng nông thôn mới. Các cấp, ngành, địa phương, nhất là cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang luôn quan tâm hỗ trợ nguồn lực, thăm hỏi, tặng quà gia đình chính sách và người dân nơi chiến khu xưa.",
"Tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Ðạo, đồng chí Nông Thị Bích, Phó Trưởng phòng Quản lý di tích, Ban Quản lý các di tích Quốc gia đặc biệt tỉnh Cao Bằng cho biết, trong tháng 12/2023, tất cả cán bộ, nhân viên Khu di tích đều không có ngày nghỉ, túc trực sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ đón tiếp, thuyết minh phục vụ các đoàn khách tham quan, hành hương về nguồn. Trong đó, rất nhiều trường học đã tổ chức tham quan, về nguồn, kết hợp giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ. ",
"Chia sẻ về kết quả phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng nông thôn mới tại địa bàn, đồng chí Nông Thị Hiệp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Tam Kim cho biết: Ðến nay, xã Tam Kim đang tập trung triển khai, thực hiện, thúc đẩy, nâng cao mức độ hoàn thành các tiêu chí về hộ nghèo, bình quân thu nhập, môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm. ",
"Trong năm qua, từ các nguồn hỗ trợ, nhiều hộ nghèo, cận nghèo đã làm mới, sửa chữa nhà ở, đạt tiêu chí thoát nghèo. Trong đó, cán bộ, chiến sĩ Quân khu 1 đã hỗ trợ 41 hộ nghèo, cận nghèo làm mới nhà ở, mức hỗ trợ 45 triệu đồng/nhà. Trong xã, nhiều gia đình đẩy mạnh trồng trọt, chăn nuôi, nâng cao thu nhập. Tiêu biểu như ở xóm bản Um, gia đình ông Tô Ðình Cư, trồng quýt, nuôi lợn cho thu nhập khoảng 120 triệu đồng/năm; gia đình bà Nông Thị Hương, trồng trọt, nuôi lợn, cho thu nhập khoảng 100 triệu đồng/năm. Bà Nông Thị Rem ở xóm Phai Khắt chia sẻ: \"Trước đây, nhà tôi ở sườn đồi, đi lại khó khăn, nhà ở xuống cấp, được cán bộ, chiến sĩ Quân khu 1 hỗ trợ 45 triệu đồng, gia đình đã vay thêm tiền để mua đất và xây dựng căn nhà cấp 4 khang trang, ổn định chỗ ở\". ",
"Chia tay người dân xã Tam Kim, chúng tôi mừng vui hơn sau mỗi lần về thăm chiến khu xưa bởi đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào nơi đây không ngừng được cải thiện và nâng cao. Xã cũng đang tiếp tục phát huy nội lực, đồng thời, sử dụng hiệu quả các nguồn lực được hỗ trợ, phấn đấu sớm về đích nông thôn mới."
] | 85 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/cong-dong-dao-do-no-luc-xoa-doi-giam-ngheo-tu-bai-thuoc-co-truyen-post816804.html | Cộng đồng Dao đỏ nỗ lực xóa đói giảm nghèo từ bài thuốc cổ truyền | [
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/fxqcjxyfxedwtyuf/2024_06_29/z5586272542338-898b18c99f1d935c1fec47da0de360b6-5248.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/fxqcjxyfxedwtyuf/2024_06_29/z5586272447041-70a1fb7e1f8522c5069527dda00668f7-1606.jpg.webp"
] | [
"Một buổi sinh hoạt của Câu lạc bộ Cộng đồng dân tộc Dao đỏ bảo tồn và phát triển các bài thuốc cổ truyền",
"Bà con trong Câu lạc bộ Cộng đồng dân tộc Dao đỏ bảo tồn và phát triển các bài thuốc cổ truyền"
] | [
"Trên địa bàn xã Phan Thanh, tỷ lệ hộ nghèo hiện chiếm tới 82% dân số. Bà con nơi đây vẫn quen với tập tục canh tác lạc hậu, năng suất thấp. Chính vì vậy cuộc sống của người dân còn nhiều khó khăn, vất vả. Hệ thống cơ sở hạ tầng mặc dù đã được quan tâm, đầu tư nhưng vẫn còn gặp nhiều hạn chế. Hiện 6 xóm trong xã chưa có sóng điện thoại, 2 xóm và 4 bản làng chưa có điện lưới. Một số tệ nạn xã hội vẫn còn xảy ra tại một số xóm, tình trạng bỏ học, tảo hôn vẫn còn xảy ra.",
"Từ đây đặt ra yêu cầu với chính quyền địa phương đó là tìm giải pháp cải thiện đời sống của người dân, nâng cao dân trí, chú trọng an sinh xã hội và nâng cấp cơ sở hạ tầng. Qua khảo sát, đánh giá, cấp ủy, chính quyền địa phương nhận thấy, bên cạnh những lợi thế về thắng cảnh thiên nhiên, thì xã Phan Thanh có những tiềm năng dồi dào về văn hóa, con người, về bản sắc có thể khai thác, phát huy, tạo sinh kế giúp người dân xóa đói, ",
". Một trong số đó là những bài thuốc cổ truyền của ",
" vẫn đang được lưu truyền trong cộng đồng. ",
"Ông Bàn Đức Thắng, Chủ tịch UBND xã Phan Thanh chia sẻ: “Bản thân tôi được lãnh đạo huyện cho đi tham quan, học tập thì thấy rằng ở các địa phương khác đất đai cằn cỗi hơn, các loại cây thuốc ít hơn, điều kiện về địa hình, rồi giao thông không thuận lợi như chỗ của chúng ta, mà bà con nơi đó họ vẫn triển khai, thực hiện rất tốt. Một người đứng ra đầu tư, rồi cả làng cùng nhau làm, và bây giờ họ đang làm rất tốt. Trong khi đó, chúng ta đang hằng ngày lãng phí các loại cây thuốc, rồi thế hệ trẻ hôm nay thì ngày càng thờ ơ với các bài thuốc quý của cha ông truyền lại”.",
"Từ niềm trăn trở này, ông Bàn Đức Thắng đã tổ chức nhiều cuộc họp cùng cộng đồng dân cư, vừa chia sẻ tâm tư nguyện vọng của mình, đồng thời quy tụ các thành viên trong cộng đồng có cùng mối quan tâm, chung nguyện vọng, nhất là những người còn lưu giữ được các bài thuốc cổ truyền của người Dao đỏ. Từ đó ông Thắng đề xuất thành lập Câu lạc bộ Cộng đồng dân tộc Dao đỏ bảo tồn và phát triển các bài thuốc cổ truyền (Câu lạc bộ). ",
"Ngày 10/3/2024, tại xóm Bình Đường, xã Phan Thanh Lễ ra mắt Câu lạc bộ Cộng đồng dân tộc Dao đỏ bảo tồn và phát triển các bài thuốc cổ truyền đã diễn ra với sự tham gia nhiệt tình, hồ hởi của bà con trong xóm. Ông Bàn Đức Thắng được người dân tín nhiệm bầu làm chủ nhiệm Câu lạc bộ",
"Mục tiêu của Câu lạc bộ đó là bảo tồn lại các bài thuốc quý của Dao đỏ, vận động bà con cố gắng tìm và lưu giữ, trồng, khôi phục lại các bài thuốc quý. Trên cơ sở đó tiếp tục phát triển các bài thuốc, ",
", gia truyền của người Dao đỏ tại địa phương. Trong đó, nhiều bài thuốc quý được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, tiêu biểu như thuốc chữa đại tràng, dạ dày, viêm gan B, xương khớp, trĩ, xông sâu răng, tắm hồi phục sức khỏe, suy dinh dưỡng trẻ em,... ",
"Trong quá trình bảo tồn, phát huy giá trị của các bài thuốc cổ truyền tại Câu lạc bộ, ông Bàn Đức Thắng cho biết: Người dân tộc Dao đỏ có truyền thống rất hay là người thầy thuốc chữa bệnh phải gắn với người có tâm, có đức, và gắn với các bài học sách nho giáo, dạy cách làm người của người Dao đỏ. Theo đó, mỗi cá không được làm những việc trái với luân thường đạo lý làm người, không được ăn cắp, ăn trộm, không được lừa đảo. Và những thầy thuốc thường là những người có tài, có đức ngoài việc biết thuốc ra còn biết hát các bài hát lượn, rồi các loại sách. Chính vì vậy, để thực hiện được vấn đề bảo tồn và phát triển thuốc, ông Thắng đặc biệt nhấn mạnh việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cũng như đạo đức của người làm nghề thuốc. ",
"Để biến các bài thuốc truyền thống thành sản phẩm bán rộng rãi ra thị trường, mang lại thu nhập, giúp cải thiện đời sống cho bà con trong xã, các thành viên của Câu lạc bộ còn hết sức chú trọng việc công tác giới thiệu quảng bá qua nhiều kênh thông tin, kể cả các nền tảng mạng xã hội. ",
"Tham gia trên tinh thần tự nguyện, các thành viên Câu lạc bộ Cộng đồng dân tộc Dao đỏ luôn đề cao việc chấp hành nghiêm túc pháp luật và nguyên tắc hoạt động của nhóm, theo đúng truyền thống cổ truyền của dân tộc.",
"Dù không yêu cầu góp vốn, các hộ gia đình sản xuất và kinh doanh độc lập nhưng mọi thành viên của Câu lạc bộ thường xuyên nhắc nhở nhau về tinh thần trung thực, cạnh tranh lành mạnh. Ai chịu khó nghiên cứu được nhiều sản phẩm, bán được nhiều thì có nhiều tiền, ai không chịu khó nghiên cứu thì bán được ít. Người không biết cách bào chế thuốc thì đi hái thuốc bán cho các thành viên khác trong nhóm. Chính vì vậy, các hoạt động của Câu lạc bộ diễn ra trật tự, văn minh.",
"Điều đặc biệt nhất là thông qua hoạt động của Câu lạc bộ đã góp tuyên truyền, vận động người dân xóa bỏ tư tưởng, suy nghĩ trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ từ bên ngoài, mà cần phát huy tính chủ động, phấn đấu tự lực vươn lên, tạo công ăn việc làm cho bà con giúp xóa đói giảm nghèo.",
"Với tiềm năng phong phú từ các bài thuốc cổ truyền của người Dao đỏ, mỗi dòng họ đều có những bài thuốc gia truyền, chính vì vậy, hiện nay Câu lạc bộ tiếp tục mở rộng đối tượng tham gia bằng việc mời thêm 3 thành viên ở xã Mai Long, Tam Kim vào nhóm, để cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm. ",
"Mục tiêu lớn nhất là góp phần bảo tồn lại những bài thuốc quý không để mai một, đồng thời giúp mang lại sinh kế, cải thiện đời sống cho người dân. ",
"Nhằm tạo sự gắn kết giữa các thành viên, hàng tháng Câu lạc bộ phân công các thành viên chủ động tổ chức các buổi sinh hoạt dưới nhiều hình thức như hát, múa, nói chuyện chuyên đề và phát trực tiếp trên các trang mạng xã hội để quảng bá về các sản phẩm của nhóm. Từ các buổi sinh hoạt thành viên trong Câu lạc bộ sẽ chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau, và cùng nhau đoàn kết tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để cùng nhau phát triển. ",
"Điều đặc biệt nhất là thông qua hoạt động của Câu lạc bộ đã góp tuyên truyền, vận động người dân xóa bỏ tư tưởng, suy nghĩ trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ từ bên ngoài, mà cần phát huy tính chủ động, phấn đấu tự lực vươn lên, tạo công ăn việc làm cho bà con giúp xóa đói giảm nghèo. "
] | 86 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/ron-rang-ngay-thu-hoach-sap-ong-o-hoai-khao-post768246.html | Rộn ràng ngày thu hoạch sáp ong ở Hoài Khao | [
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/olyrlysefly/2023_08_20/ndo_br_anh-so-2-800-x-450-9392.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/olyrlysefly/2023_08_20/ndo_br_anh-so-3-800-x-450-1056.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/olyrlysefly/2023_08_20/ndo_br_anh-so-4-800-x-450-6549.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/olyrlysefly/2023_08_20/ndo_br_anh-so-5-800-x-450-817.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/olyrlysefly/2023_08_20/ndo_br_anh-so-6-800-x-450-8159.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/olyrlysefly/2023_08_20/ndo_br_anh-so-7-800-x-450-4028.jpg.webp"
] | [
"Du khách thích thú bên những tấm sáp ong có kích thước lớn.",
"Vận chuyển sáp ong về nơi tiến hành chưng cất.",
"Sáp ong được bẻ nhỏ trước khi tiến hành chưng cất.",
"Một công đoạn trong quá trình chưng cất sáp ong.",
"Chắt lọc tinh túy từ sáp ong.",
"Sáp ong được in, tạo nên những hoa văn độc đáo trên trang phục của đồng bào Dao Tiền, xóm Hoài Khao."
] | [
"Tại xóm Hoài Khao, trên những vách đá cheo leo, mỗi khi mùa xuân về, những đàn ong khoái lại kéo về làm tổ. Đến mùa thu, chúng lại kéo đến nơi khác, có khí hậu phù hợp để sinh sống.",
"Những đàn ong đã di cư, để lại những tổ ong “siêu to khổng lồ”, với những tấm sáp ong “khủng” có chiều ngang khoảng 1,5m, chiều cao có thể lên đến gần 2m.",
"Trước khi tiến hành thu hoạch sáp ong, đồng bào tổ chức lễ cúng thần ong, thần rừng, mang ý nghĩa tâm linh, sống hòa hợp, hài hòa với thiên nhiên, động vật.",
"Điều độc đáo ở Hoài Khao là, bà con bảo nhau, phối hợp bảo vệ, kiên quyết không cho khai thác mật ong. Bởi vì, nếu bị lấy mật, năm sau đàn ong sẽ không quay trở lại nữa.",
"Lễ cúng thần ong, thần rừng và thu hoạch sáp ong đã diễn ra hàng trăm năm qua ở xóm Hoài Khao.",
"Sau khi thu hoạch sáp ong, bà con bẻ nhỏ sáp ong, cho vào chảo, chưng cất tỷ mỷ, chắt lọc ra tinh chất của sáp ong làm nguyên liệu để in hoa văn trên trang phục của đồng bào nơi đây.",
"Nghề in hoa văn trên sáp ong, cùng với bản sắc văn hóa độc đáo của đồng bào nơi đây, làng du lịch cộng đồng Hoài Khao đang là điểm đến hấp dẫn du khách.",
"Cùng với khu du lịch sinh thái Kolia, điểm check-in ngắm cảnh trên đỉnh Phja Oắc, đỉnh núi cao thứ hai trong tỉnh Cao Bằng; rừng trúc Bản Phường, các điểm đến này đang tạo động lực mạnh mẽ cho bước phát triển của ngành du lịch huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng."
] | 87 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/dan-toc-dao-post723934.html | Dân tộc Dao | [
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/cdhncuxjw/2022_10_23/dao.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/cdhncuxjw/2022_10_23/daotien.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/genaghlrgybna/2022_11_22/daodaiban-4175.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/cdhncuxjw/2022_10_23/nucuoichophientacgiabuitanviet.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/genaghlrgybna/2022_11_22/dtdaoquanchet-6633.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/genaghlrgybna/2022_11_22/dtdaoquanchet1-4860.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/genaghlrgybna/2022_11_22/daobn-7202.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/genaghlrgybna/2022_11_22/daoaodai-9242.jpg.webp"
] | [
"Người Dao Tiền ở xóm Sưng (Đà Bắc, Hòa Bình). (Ảnh: KHÁNH NGUYÊN)",
"Phụ nữ Dao Tiền ở xóm Sưng, Đà Bắc, Hòa Bình. (Ảnh: KHÁNH NGUYÊN)",
"Người Dao đại bản. (Ảnh:TRẦN THÀNH ĐẠT)",
"Nụ cười chợ phiên. (Ảnh: BÙI TÂN VIỆT)",
"Người Dao quần chẹt. (Ảnh: KHIẾU MINH)",
"Trang phục người Dao. (Ảnh: KHIẾU MINH)",
"(Ảnh:TRẦN THÀNH ĐẠT)",
"Người Dao áo dài. (Ảnh:TRẦN THÀNH ĐẠT)"
] | [
"Người Dao có nguồn gốc từ Trung Quốc, việc chuyển cư sang Việt Nam kéo dài suốt từ thế kỷ XII, XIII cho đến nửa đầu thế kỷ XX. ",
" Các nhóm dân tộc Dao: Dao Ðỏ (Dao Cóc Ngáng, Dao sừng, Dao Dụ lạy, Dao Ðại bản), Dao Quần chẹt (Dao Sơn đầu, Dao Tam đảo, Dao Nga hoàng, Dụ Cùn), Dao Lô gang (Dao Thanh phán, Dao Cóc Mùn), Dao Tiền (Dao Ðeo tiền, Dao Tiểu bản), Dao Quần trắng (Dao Họ), Dao Thanh Y, Dao Làn Tẻn (Dao Tuyển, Dao áo dài).",
" Về tộc danh: Kềm Miền, Kiềm Miền, Kìm Mùn, Kìm Mần, Bièo Mùn, Liào Mần, Dù Miền, Dìu Miền, Yìu Miền... Ngoài ra, trước kia, họ còn được gọi là Động, Xá, Mán...",
"Theo Kết quả điều tra thu thập thông tin về tình trạng kinh tế xã hội của 54 dân tộc thiểu số năm 2019 của Ủy ban Dân tộc Việt Nam – Tổng cục Thống kê, dân số người Dao tính đến thời điểm 1/4/2019 là 891.151 người, trong đó nam là 450.089 người, nữ là 441.062 người.",
"Thuộc hệ Hmông-Dao",
" Hầu hết các tỉnh miền núi phía bắc, trung du Bắc Bộ, Tây Nguyên và một số tỉnh miền Đông Nam Bộ.",
"Nhà của người Dao rất khác nhau, nhà trệt, nhà sàn hay nhà nửa sàn, nửa đất.",
" Phụ hệ.",
"Trước đây đàn ông để tóc dài, búi sau gáy hoặc để chỏm tóc dài trên đỉnh đầu, xung quanh cạo nhẵn. Các nhóm Dao thường có cách đội khăn khác nhau. Áo có hai loại, áo dài và áo ngắn.",
"Phụ nữ Dao mặc đa dạng, thường mặc áo dài yếm, váy hoặc quần. Y phục rất sặc sỡ. Họ thêu hoàn toàn dựa vào trí nhớ trên mặt trái của vải để hình mẫu nổi lên mặt phải. Nhiều loại hoa văn như chữ vạn, cây thông, hình chim, người, động vật, lá cây. Người Dao in hoa văn trên vải bằng sáp ong, dùng bút vẽ hay nhúng khuôn in vào sáp ong nóng chảy rồi in lên vải. Vải sau khi nhuộm chàm sẽ hiện lên hoa văn màu xanh lơ do phủ lớp sáp ong không bị thấm chàm.",
"Người Dao ăn cơm là chính, ở một số nơi ăn ngô nhiều hơn ăn cơm hoặc cháo. Họ còn thích ăn thịt luộc, các món thịt sấy khô, ướp chua, canh măng chua.",
"Người Dao ăn Tết vào tháng Giêng, cúng tổ tiên vào tháng Giêng, tháng Bảy và tháng Chạp. Tùy vào từng nhóm Dao lại có những ngày cúng tổ tiên riêng. Ngoài ra, còn có các nghi lễ vòng đời như lễ cấp sắc, cưới xin, tang ma, cầu sức khỏe, cúng ma…",
"Người Dao vừa tin theo các tín ngưỡng nguyên thủy, các nghi lễ nông nghiệp vừa chịu ảnh hưởng sâu sắc của Khổng giáo, Phật giáo và nhất là Ðạo giáo. Bàn vương được coi là thuỷ tổ của người Dao nên được cúng chung với tổ tiên từng gia đình. Theo truyền thống tất cả đàn ông đã đến tuổi trưởng thành đều phải qua lễ cấp sắc, một nghi lễ vừa mang tính chất của Ðạo giáo, vừa mang những vết của lễ thành đinh xa xưa.",
"Với đặc điểm về tín ngưỡng đa thần, trong gia đình người Dao thường thờ cúng ma ông bà, cha mẹ, ma bếp lò, ma thổ địa... Trong dòng họ hay chi họ hoặc tông tộc thì thờ cúng ma dòng họ. Ở phạm vi cộng đồng làng bản có thờ cúng ma bản bao gồm các thần phù hộ và thổ thần của bản, cúng cầu mưa hoặc cầu nắng, cúng diệt trừ sâu bọ... Ngoài ra, trước đây đồng bào Dao còn cúng ma ruộng, ma nương, ma nước nguồn...",
" Canh tác trên nương, thổ canh hốc đá, ruộng, tuỳ theo từng nhóm, từng vùng. Cây lương thực chính là lúa, ngô, các loại rau màu. Họ chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà ở vùng lưng chừng núi và vùng cao còn nuôi ngựa, dê. Người Dao còn có một số nghề như trồng bông, dệt vải, sửa chữa nông cụ, làm súng hỏa mai, súng kíp, đúc đạn bằng gang, làm bạc, làm giấy bản, ép dầu thắp sáng hay dầu ăn, làm đường mật…",
"Theo “Đặc trưng cơ bản của 54 dân tộc thiểu số năm 2019” của Ủy ban Dân tộc và Tổng cục Thống kê, Tỷ lệ hộ nghèo: 31,0%; Tỷ lệ hộ cận nghèo: 15,7%; Tỷ lệ thất nghiệp: 1,21%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ: 5,4%; Tỷ trọng lao động làm việc trong khu vực phi nông nghiệp: 13,6%; Tỷ trọng lao động làm công việc quản lý hoặc CMKT bậc cao và trung: 1,6%; Tỷ lệ hộ làm nghề thủ công truyền thống: 0,27%.",
"Theo “Đặc trưng cơ bản của 54 dân tộc thiểu số năm 2019” do Ủy ban Dân tộc và Tổng cục Thống kê thực hiện, Tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết chữ phổ thông: 73,8%; Tỷ lệ người đi học chung cấp tiểu học: 101,4%; Tỷ lệ người đi học chung cấp trung học cơ sở: 89,3%; Tỷ lệ người đi học chung cấp trung học phổ thông: 38,9%; Tỷ lệ trẻ em ngoài nhà trường: 16,5%.",
"(Nguồn:",
"- Các dân tộc ở Việt Nam (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật) ",
"- Đặc trưng cơ bản của 54 dân tộc thiểu số năm 2019 (Ủy ban Dân tộc và Tổng cục Thống kê) ",
"- Website Ủy ban Dân tộc ",
"- Kết quả điều tra thu thập thông tin về tình trạng kinh tế xã hội của 54 dân tộc Việt Nam)"
] | 88 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/ton-trong-ban-sac-van-hoa-dan-toc-thieu-so-post825060.html | Tôn trọng bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số | [] | [] | [
"Văn hóa của cộng đồng ",
" rõ ràng là một đề tài rộng lớn và cần thiết phải phản ánh, quảng bá trên phim, ảnh. Sự thu hút với khán giả không chỉ là những khuôn hình, thước phim về những cảnh sắc hùng vĩ của miền núi mà còn là bản sắc văn hóa dân tộc. Bản sắc ấy là phong tục, tập quán, âm nhạc, trang phục… đã hình thành và tồn tại lâu đời. ",
"Nếu phản ánh không trung thực, lấy cái nhìn của một vài cá nhân người miền xuôi áp vào cộng đồng dân tộc thiểu số thì hậu quả sẽ không nhỏ. Thời gian qua, một số nghệ sĩ làm phim hài thường xây dựng hình ảnh người đàn ông dân tộc thiểu số ngây ngô, lạc hậu, xưng hô mày-tao với người khác... Những “hạt sạn” này lặp đi, lặp lại ở nhiều phim ảnh đã gây bức xúc trong nhiều khán giả cũng như một bộ phận cộng đồng các dân tộc thiểu số. ",
"Không phủ nhận đời sống của cộng đồng các dân tộc thiểu số ở vùng cao còn khó khăn, dân trí chưa cao; một số phong tục, tập quán còn lạc hậu hoặc chưa phù hợp với thời hiện tại. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc bản sắc văn hóa các dân tộc này là thấp hay lạc hậu. ",
"Bản sắc văn hóa các dân tộc thể hiện ở các giá trị vật thể và phi vật thể là vốn quý đang được Đảng, Nhà nước nỗ lực bảo tồn, phát huy. Trong đó, phim ảnh là một kênh quảng bá bản sắc ấy ra thế giới. Tuy nhiên, sự phản ánh trước hết phải đúng rồi mới nói tới chuyện phản ánh đẹp. Sự phản ứng về những lỗi sai tích tụ sẽ trở thành bức xúc, thậm chí hình thành cái nhìn thiếu thiện cảm của cộng đồng các dân tộc thiểu số đối với phim ảnh. ",
"Cái khó là một số nhà làm phim do thiếu tìm hiểu, nghiên cứu kỹ, chưa thấu hiểu về bản sắc văn hóa các dân tộc. Do đó, có những chi tiết rất thường nhật của đồng bào dân tộc thiểu số nhưng ẩn chứa ý nghĩa văn hóa riêng mà đoàn làm phim không nhận ra, vô tình làm sai lệch. Vì vậy rất cần sự nghiên cứu, tham khảo, tư vấn cẩn trọng từ các chuyên gia, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, các nghệ nhân dân gian trước khi xây dựng kịch bản và bấm máy. ",
"Tôn trọng bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số là điều phải được đặt lên hàng đầu."
] | 89 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/trung-bay-va-trinh-dien-di-san-nghe-det-tho-cam-cua-dong-bao-co-tu-post731561.html | Trưng bày và trình diễn di sản nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Cơ Tu | [
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/cuhatguhgenat/2022_12_24/a3-4169.jpg.webp"
] | [
"Điệu múa Tung tung ya yá nổi tiếng của đồng bào Cơ Tu."
] | [
"Đây là một phần trong dự án Mô hình di sản kết nối gắn với các hành trình du lịch để phát triển cộng đồng các dân tộc thiểu số có di sản tương đồng.",
"Dự án này được triển khai thực hiện theo Kế hoạch của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025, trên cơ sở việc sử dụng các di sản văn hóa phi vật thể có tính chất tương đồng của các dân tộc thiểu số, là các di sản có khả năng bảo vệ và phát huy bền vững trong cộng đồng, tạo thành các điểm đến trong hành trình du lịch di sản, ở quy mô vùng, miền hoặc quy mô liên tỉnh, liên vùng. ",
"Dự án lựa chọn các điểm có di sản tương đồng của đồng bào các dân tộc thiểu số, trong đó Nghề dệt thổ cẩm của người Cơ Tu ở huyện Hòa Vang, Đà Nẵng và huyện Đông Giang, Quảng Nam vinh dự được lựa chọn là nơi thực hiện dự án, gắn với hành trình du lịch Quảng Nam-Đà Nẵng.",
"Trong khuôn khổ dự án, trong hai ngày 8 và 9/11, Cục Di sản Văn hóa phối hợp các đơn vị chức năng thành phố Đà Nẵng tổ chức lớp tập huấn mô hình di sản kết nối gắn với các hành trình du lịch để phát triển cộng đồng các dân tộc thiểu số có di sản tương đồng dành cho đồng bào Cơ Tu tại huyện Hòa Vang. ",
"Đây là một trong những nội dung quan trọng nhằm hỗ trợ, giúp đỡ đồng bào thực hành tốt hơn và có thêm nhiều kiến thức bổ ích để có thể duy trì, phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống, gắn với làm du lịch tại cộng đồng.",
"Tại chương trình này, Ban Tổ chức chiếu phim di sản kết nối 2 cộng đồng; Trưng bày hình ảnh về Nghề dệt thổ cẩm Cơ Tu do cộng đồng tự chụp và các sản phẩm, công cụ của nghề dệt; Trình diễn dệt tại chỗ và múa Tung tung ya yá. "
] | 90 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/soi-dong-le-hoi-van-hoa-dan-gian-bien-dao-viet-nam-tai-hai-phong-post750509.html | Sôi động Lễ hội Văn hóa dân gian biển đảo Việt Nam tại Hải Phòng | [
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/zsacgmzspgzs/2023_04_29/ndo_br_le-hoi-bien-7457.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/zsacgmzspgzs/2023_04_29/ndo_br_le-hoi-bien-02-6484.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/zsacgmzspgzs/2023_04_29/le-hoi-dau-889.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/zsacgmzspgzs/2023_04_29/dua-thuyen-cat-ba-02-9143.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/zsacgmzspgzs/2023_04_29/ndo_br_le-hoi-bien-03-8559.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/zsacgmzspgzs/2023_04_29/tro-choi-bien-01-6322.jpg.webp"
] | [
"Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân phát biểu khai mạc Lễ hội Văn hóa dân gian biển đảo Việt Nam lần thứ nhất.",
"Các tiết mục nghệ thuật đặc sắc trong khai mạc Lễ hội Văn hóa dân gian biển đảo Việt Nam.",
"Lễ hội đảo Hòn Dấu- một lễ hội độc đáo của cư dân miền biển Hải Phòng.",
"Lễ hội đua thuyền rồng trên biển của người dân huyện đảo Cát Hải (Hải Phòng).",
"Các tiết mục tái hiện văn hóa độc đáo của cư dân miền biển Việt Nam.",
"Các trò chơi dân gian biển đảo thu hút đông đảo mọi người tham dự và cổ vũ."
] | [
"Lễ hội do Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng Sản và thành phố Hải Phòng phối hợp tổ chức.",
"Dự Lễ hội có các ủy viên Trung ương Đảng: Võ Thị Ánh Xuân, Phó Chủ tịch nước; Lê Tiến Châu, Bí thư Thành ủy Hải Phòng, cùng đại diện lãnh đạo các bộ, ngành trung ương, thành phố Hải Phòng và đông đảo các tầng lớp nhân dân cùng du khách mọi miền Tổ quốc.",
"Phát biểu khai mạc lễ hội, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cho rằng, Việt Nam là quốc gia biển, có bờ biển dài hơn 3.260km và hàng nghìn đảo lớn nhỏ phân bổ đều khắp đất nước. ",
"Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, biển đảo luôn có vai trò và tầm quan trọng đặc biệt, là bộ phận cấu thành chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, là không gian sinh tồn, không gian phát triển bao đời của dân tộc ta.",
"Cùng với quá trình “cộng sinh” với biển của dân tộc ta, biển đảo còn là cửa ngõ giao thương, hợp tác với các nước trong khu vực và thế giới; là phòng tuyến vững chắc trong công cuộc bảo vệ đất nước…",
"Theo Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, biển đảo vừa khởi tạo không gian sinh tồn, vừa bồi đắp, kết tinh không gian văn hóa khoáng đạt, phong phú, đặc sắc.",
"Văn hóa biển đã trở thành một bộ phận quan trọng của nền văn hóa Việt Nam, thống nhất trong đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc tồn tại mãnh liệt trong tâm thức người Việt.",
"Trong văn hóa biển đó, nhiều lễ hội dân gian độc đáo được ghi dấu, lưu giữ, trao truyền, phát triển đến ngày nay và trở thành nét đẹp truyền thống, đặc trưng của người dân miền biển.",
"Lễ hội văn hóa biển đảo Việt Nam thường gắn tục thờ thần biển, gắn với đạo lý “uống nước, nhớ nguồn”, mong ước cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn…",
"Phó Chủ tịch nước khẳng định, Lễ hội văn hóa biển đảo Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức tại Hải Phòng là mốc khởi đầu ý nghĩa cho một sự kiện thường niên có giá trị văn hóa sâu sắc, nhằm giới thiệu, tôn vinh và phát huy giá trị văn hóa dân gian miền biển đến đông đảo người dân trong và ngoài nước.",
"Đồng thời, Lễ hội cũng là hoạt động nhằm kích cầu du lịch, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân, nhất là đối với ngư dân và các lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền trên các vùng biển và hải đảo của Tổ quốc.",
"Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân mong rằng, lễ hội biển đảo sẽ trở thành nguồn lực và động lực tinh thần quan trọng, góp phần hiện thực hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, phấn đấu đến năm 2045, Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh, an toàn.",
"Trong đêm khai mạc, đông đảo khán giả đã được thưởng thức chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc sắc với các tiết mục được đầu tư công phu về ý tưởng, nghệ thuật, dàn dựng sân khấu và các tiết mục cũng mang đậm bản sắc văn hóa của biển đảo Việt Nam.",
"Cùng với đó là màn trình diễn pháo hoa đặc sắc mở màn cho mùa du lịch biển sôi động tại Đồ Sơn (thành phố Hải Phòng). ",
"Đây cũng là món ăn tinh thần đặc biệt dành tặng người dân Đồ Sơn nói riêng, người dân Hải Phòng và đông đảo du khách trong và ngoài nước trong dịp nghỉ lễ 30/4 và ngày 1/5.",
"Trong ngày 29/4, tại bãi biển Vụng Hương trong Khu du lịch quốc tế Đồi Rồng (Đồ Sơn) cũng đã diễn ra Liên hoan trò chơi dân gian biển đảo với sự tham dự của hơn 300 vận động viên, đến từ 10 tỉnh, thành phố ven biển của cả nước thi đấu 3 bộ môn đua thuyền rồng, bóng chuyền bãi biển và kéo co.",
"Các hoạt động thể thao và trò chơi dân gian đặc sắc đã góp phần tôn vinh những nét đẹp truyền thống của Hải Phòng nói riêng cũng như văn hóa biển đảo Việt Nam nói chung, cổ vũ tinh thần rèn luyện sức khỏe thể chất để lao động và bảo vệ Tổ quốc của người dân."
] | 91 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/anh-tung-bung-ngay-hoi-van-hoa-dan-gian-quang-da-post750517.html | [Ảnh] Tưng bừng Ngày Hội văn hóa dân gian Quảng Đà | [
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/yqdxwpwjv/2023_04_29/ndo_br_a1-le-hoi-van-hoa-quang-da-493.png.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/yqdxwpwjv/2023_04_29/ndo_br_a2-van-hoa-dan-gian-quang-da-2196.png.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/yqdxwpwjv/2023_04_29/ndo_br_a3-van-hoa-dan-gian-quang-da-9116.png.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/yqdxwpwjv/2023_04_29/ndo_br_a4-van-hoa-dan-gian-quang-da-3821.png.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/yqdxwpwjv/2023_04_29/ndo_br_a5-van-hoa-dan-gian-quang-da-8149.png.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/yqdxwpwjv/2023_04_29/ndo_br_a6-van-hoa-dan-gian-quang-da-8865.png.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/yqdxwpwjv/2023_04_29/ndo_br_a7-van-hoa-dan-gian-quang-da-6392.png.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/yqdxwpwjv/2023_04_29/ndo_br_a8-van-hoa-dan-gian-quang-da-4158.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/yqdxwpwjv/2023_04_29/ndo_br_a9-van-hoa-dan-gian-quang-da-8432.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/yqdxwpwjv/2023_04_29/ndo_br_a10-le-hoi-van-hoa-quang-da-6924.png.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/yqdxwpwjv/2023_04_29/ndo_br_a11-le-hoi-van-hoa-quang-da-2818.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/yqdxwpwjv/2023_04_29/ndo_br_a12-le-hoi-van-hoa-quang-da-7610.png.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/yqdxwpwjv/2023_04_29/ndo_br_a13-le-hoi-van-hoa-quang-da-8349.jpg.webp"
] | [
"Ngay từ sáng sớm, rất đông du khách và người dân đổ về khu du lịch Công viên suối khoáng nóng Núi Thần Tài để tham gia sự kiện “Ngày hội văn hóa dân gian Quảng Đà”.",
"Công tác đón tiếp, mua vé vào cổng được phục vụ chu đáo, tránh ùn tắc, chen lấn, xô đẩy.",
"Khá nhiều khách người nước ngoài cũng hào hứng tham dự sự kiện Ngày hội văn hóa dân gian Quảng Đà.",
"Khu công viên nước với nhiều trò chơi thú vị là địa điểm hấp dẫn nhất đối với trẻ em và cả người lớn.",
"Khu hồ bơi cũng được du khách nhí quan tâm.",
"Đôi bạn trẻ đến từ Vương Quốc Anh lắng nghe câu chuyện về Thần Tài, về những trò chơi dân gian của người dân Xứ Quảng.",
"Khu sân chơi Thần Tài, điểm check-in không thể bỏ qua của mọi du khách khi tham quan, trải nghiệm tại Công viên suối khoáng nóng Núi Thần Tài.",
"Biểu diễn trống hội.",
"Múa Lân-Sư-Rồng.",
"Các em nhỏ rất thích thú với trò chơi nặn tò he bằng bột gạo trộn đường, sau đó có thể thưởng thức như một cây kẹo mút.",
"Trò chơi dân gian “bịt mắt đập niêu” khiến nhiều người lớn thích thú vì được nhận một vé trở lại tuổi thơ.",
"Công viên khủng long cũng là điểm chụp ảnh cực đẹp, để ghi lại những khoảnh khắc hạnh phúc bên người thân, bạn bè.",
"Tiết mục nhảy sạp của các thiếu nữ địa phương dân tộc Cơ Tu, thôn Phú Túc, xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang."
] | [
"Tham dự “Ngày hội văn hóa dân gian Quảng Đà”, du khách được trải nghiệm và trực tiếp tham gia nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ mang đậm chất dân gian của người dân Xứ Quảng, như biểu diễn nghệ thuật hát Bài Chòi, múa Lân Sư Rồng, trình diễn kỹ thuật làm tò he bằng bột gạo hoặc đất sét, biểu diễn ảo thuật, tham quan, các gian hàng trò chơi dân gian, giao lưu nhảy sạp, múa hát truyền thống của người Cơ Tu.",
"Bà Lê Thị Bích Hương, Giám đốc Truyền thông và Marketing khu du lịch Công viên suối khoáng nóng Núi Thần Tài cho biết: Với phương thức tổ chức mới, đa dạng và đậm chất dân gian, cùng với việc làm mới nhiều hạng mục vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng, tổ chức nhiều trò chơi dân gian do chính người dân địa phương thực hiện, khu du lịch Núi Thần Tài mang đến cho du khách một kỳ nghỉ lễ tuyệt vời.",
"Các chương trình văn hóa-nghệ thuật tổ chức trong dịp lễ này không chỉ phục vụ nhu cầu của người dân thành phố, mà còn góp phần đẩy mạnh hoạt động du lịch, thu hút du khách đến với Đà Nẵng. ",
"Ngoài ra, khu du lịch đang triển khai nhiều sản phẩm du lịch mới để đưa vào phục vụ du khách trong thời gian sắp tới như vườn chim; chèo thuyền kayak. ",
"Khu du lịch Núi Thần Tài mong muốn sẽ đóng góp thêm cho du lịch Đà Nẵng những sản phẩm tầm cỡ, ấn tượng nhằm góp phần phát triển ngành du lịch thành phố Đà Nẵng ngày càng vươn tầm quốc tế.",
"Chương trình “Ngày hội văn hóa dân gian Quảng Đà” diễn ra 4 ngày, từ 29/4 đến 2/5. ",
"Ngay trong ngày đầu tiên, có hơn 3000 du khách, người dân tham dự, trải nghiệm với nhiều ấn tượng đặc biệt khi đến vui chơi, nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khỏe tại khu du lịch trong dịp đại lễ này. ",
"Bên cạnh các hoạt động đặc biệt của chương trình “Ngày hội văn hóa dân gian Quảng Đà”, khu du lịch Núi Thần Tài cũng vừa bổ sung, làm mới nhiều hạng mục độc đáo, đặc sắc, như Đền Thần Tài, tắm khoáng nóng tại Huyệt Long Hồ; tắm Onsen theo phong cách Nhật Bản; xông hơi khô, xông hơi ướt, xông hơi đá muối Himalaya; trượt phao dòng sông Lười; massage hồ sục Jacuzzi; vui chơi tại Công viên nước; ngâm chân hồ khoáng nóng; vui chơi tại Công viên Khủng long; trải nghiệm trò chơi thực tế ảo; xem phim 9D-12D,… và tham quan, chụp hình trong khuôn viên khu du lịch."
] | 92 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/thi-sinh-duoc-mang-nhung-vat-dung-nao-vao-phong-thi-post759342.html | Thí sinh được mang những vật dụng nào vào phòng thi? | [] | [] | [
"Để Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2023 diễn ra an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 06/2023/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông.",
"Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ cho phép thí sinh mang vào phòng thi: Bút viết, bút chì, compa, tẩy, thước kẻ, thước tính; máy tính bỏ túi không có chức năng soạn thảo văn bản, không có thẻ nhớ; Atlat Địa lý Việt Nam đối với môn thi Địa lý (không có đánh dấu hoặc viết thêm bất cứ nội dung nào khác).",
"Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ cho phép thí sinh mang vào phòng thi: Bút viết, bút chì, compa, tẩy, thước kẻ, thước tính; máy tính bỏ túi không có chức năng soạn thảo văn bản, không có thẻ nhớ; Atlat Địa lý Việt Nam đối với môn thi Địa lý (không có đánh dấu hoặc viết thêm bất cứ nội dung nào khác).",
"Đồng thời, các vật dụng không được đem vào phòng thi gồm: Giấy than, bút xóa, tài liệu, điện thoại, thiết bị truyền tin hoặc chứa thông tin có thể lợi dụng để gian lận trong quá trình làm bài thi, đồng hồ thông minh, vũ khí, chất gây nổ, gây cháy, đồ uống có cồn. ",
"Mọi trường hợp vi phạm quy định thí sinh sẽ bị đình chỉ thi. Thí sinh bị đình chỉ thi phải nộp bài thi, đề thi, giấy nháp cho cán bộ coi thi, phải ra khỏi phòng thi ngay sau khi có quyết định và chỉ được rời khỏi khu vực thi khi hết thời gian của buổi thi. Thí sinh bị đình chỉ thi năm nào sẽ bị hủy kết quả toàn bộ các bài thi, môn thi trong kỳ thi năm đó."
] | 93 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/anh-lai-chau-vao-mua-dep-nhu-tranh-ve-post811239.html | [Ảnh] Lai Châu vào mùa đẹp như tranh vẽ | [
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/eclylysefly/2024_05_26/5-781.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/eclylysefly/2024_05_26/12-472.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/eclylysefly/2024_05_26/43-5866.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/eclylysefly/2024_05_26/38-3193.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/eclylysefly/2024_05_26/13-5770.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/eclylysefly/2024_05_26/36-9911.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/eclylysefly/2024_05_26/35-7543.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/eclylysefly/2024_05_26/44-6769.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/eclylysefly/2024_05_26/29-6279.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/eclylysefly/2024_05_26/34-3451.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/eclylysefly/2024_05_26/28-2856.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/eclylysefly/2024_05_26/25-4250.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/eclylysefly/2024_05_26/23-3909.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/eclylysefly/2024_05_26/21-9938.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/eclylysefly/2024_05_26/24-5083.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/eclylysefly/2024_05_26/20-3661.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/eclylysefly/2024_05_26/17-3882.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/eclylysefly/2024_05_26/39-366.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/eclylysefly/2024_05_26/32-3800.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/eclylysefly/2024_05_26/10-7308.jpg.webp"
] | [
"Từ trên cao nhìn xuống, ruộng bậc thang như những bức tranh đa màu sắc của non cao khiến du khách, các nhiếp ảnh gia và các nhà làm phim say đắm.",
"",
"",
"",
"",
"",
"",
"Ruộng bậc thang là hình thức canh tác trên đất dốc quen thuộc của đồng bào vùng cao Lai Châu.",
"",
"",
"",
"",
"",
"Cuộc sống đồng bào vùng cao Lai Châu gắn liền với những thửa ruộng bậc thang.",
"",
"",
"Thay mẹ trông em ngay tại ruộng để bố mẹ yên tâm xuống giống, bảo đảm được thời vụ.",
"Những ngôi nhà truyền thống của đồng bào nằm xen lẫn những thửa ruộng bậc thang, đây là nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa nông nghiệp riêng biệt của vùng cao Tây Bắc.",
"",
"Ruộng bậc thang góp phần tạo ra khung cảnh thanh bình và nguyên sơ của vùng cao Lai Châu."
] | [
"Ruộng bậc thang là hình thức canh tác trên đất dốc quen thuộc của đồng bào vùng cao. Đó cũng là hình ảnh đẹp khiến du khách, các nhiếp ảnh gia và các nhà làm phim say đắm với Lai Châu.",
"Dưới đây là một số hình ảnh về ruộng bậc thang của Lai Châu khi vào vụ."
] | 94 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/da-nang-1500-doan-vien-ra-quan-tiep-suc-mua-thi-post759507.html | Đà Nẵng: 1.500 đoàn viên ra quân tiếp sức mùa thi | [
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/piwhvwhvobvhoa/2023_06_27/ndo_br_tsmt-5002.jpg.webp"
] | [
"Thăm hỏi, tặng quà các thí sinh là người Cơ-tu."
] | [
"Theo đó, hơn 1.500 tình nguyện viên sẽ thực hiện tiếp sức tại 29 điểm thi nhằm hỗ trợ cho 13.133 thí sinh dự thi trên địa bàn thành phố ",
".",
"Em Phan Thị Cẩm Tú (lớp 11) cùng các chị đoàn viên tham gia hỗ trợ tại điểm thi trường Trung học phổ thông Trần Phú (quận Hải Châu). Đây là năm thứ 3 Cẩm Tú tham gia chương trình này, em nhanh nhẹn chỉ dẫn cho các thí sinh chỗ để xe, hướng dẫn phụ huynh đỗ bên kia đường để chờ con, chỉ các vị trí phòng thi giúp các thí sinh tìm được phòng nhanh hơn.",
"Cẩm Tú chia sẻ: \"Nghỉ hè thì em lại đăng ký đi tiếp sức mùa thi, nên các phần việc cần làm em cũng đã quen rồi, có thể giúp các anh, chị đi thi bớt lo lắng. Những hoạt động này cũng giúp em tự tin hơn, nên mong rằng năm sau đến lượt mình sẽ bước vào kỳ thi này, cũng có thể có tâm lý thoải mái để vào phòng thi\".",
"Trong thời gian diễn ra kỳ thi, chương trình sẽ phối hợp các cấp chính quyền, cơ sở y tế, giáo dục chủ động triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh tại các điểm thi; tổ chức đưa, đón thí sinh có hoàn cảnh đặc biệt; ngăn chặn các vấn đề gây ảnh hưởng tiêu cực tới thí sinh như phát hành tài liệu trái pháp luật, tăng giá dịch vụ, gây rối. Tổ chức các đội tình nguyện hướng dẫn, phân luồng đảm bảo an toàn giao thông.",
"Trong đợt “Tiếp sức mùa thi” lần này, Thành Đoàn – Hội Sinh viên thành phố cũng đã phối hợp với các đơn vị hỗ trợ cho các thí sinh. Theo đó, sẽ có hơn 1.500 thùng sản phẩm nước uống; 8.000 cây bút chì, 5.000 quạt cầm tay được trao cho các thí sinh, người nhà thí sinh và tình nguyện viên tại mỗi điểm thi.",
"Sáng cùng ngày, Thành Đoàn - Hội Sinh viên thành phố Đà Nẵng cũng đã đến thăm hỏi, động viên 9 thí sinh là người Cơ-tu đang ở khu nội trú Trường trung học phổ thông Phạm Phú Thứ (xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang). ",
"Đại diện lãnh đạo Thành Đoàn đã trao tặng 9 suất quà, mỗi suất trị giá 700 nghìn đồng. Đồng thời, động viên tinh thần giúp các em tự tin hơn khi bước vào kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông. ",
"Trước đó, Chương trình cũng đã tập trung tuyên truyền, triển khai các kênh thông tin, tổ chức tư vấn trực tuyến về thông tin kỳ thi; tiếp nhận nhu cầu hỗ trợ của thí sinh, khởi động kết nối tình nguyện viên và thí sinh, nhất là thí sinh có hoàn cảnh đặc biệt để kịp thời có phương án hỗ trợ trong kỳ thi như đi lại, ăn uống..."
] | 95 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/giu-gin-ban-sac-van-hoa-co-tu-truoc-lan-song-do-thi-hoa-post777187.html | Giữ gìn bản sắc văn hóa Cơ Tu trước làn sóng đô thị hóa | [
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/wpyslebflyr/2023_10_12/anhh-1-1562.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/wpyslebflyr/2023_10_12/anhh-2-7264.jpg.webp"
] | [
"Đồng bào Cơ Tu biểu diễn vũ điệu Tung tung da dá trong ngày hội. (Ảnh: Thanh Tân)",
"Rượu cần là một nét văn hoá đặc trưng trong ẩm thực của đồng bào Cơ Tu còn được lưu giữ đến nay. (Ảnh: Thanh Tân)"
] | [
"Thành phố Đà Nẵng hiện có 1.198 người dân tộc Cơ Tu sinh sống chủ yếu tại thôn Tà Lang-Giàn Bí (xã Hòa Bắc), thôn Phú Túc (xã Hoà Phú) thuộc huyện Hoà Vang. Nhờ hội nhập và phát triển, đời sống người Cơ Tu ngày càng ấm no và đủ đầy hơn. Tuy nhiên, đi cùng sự phát triển đó, còn là nguy cơ phai mờ, biến dạng bản sắc dân tộc…",
"Theo đuổi ",
" Cơ Tu từ lâu, Trưởng Phòng Văn hoá và Thông tin huyện Hoà Vang Đỗ Thanh Tân cho rằng, văn hóa người Cơ Tu hiện nay đang tiếp biến, tiếp nhận những yếu tố mới để làm giàu văn hóa của mình; loại bỏ dần những yếu tố không còn phù hợp. Theo ông, các tác nhân chủ yếu gây ra sự biến đổi văn hoá ở người Cơ Tu trên địa bàn huyện Hoà Vang là từ quá trình giao lưu hội nhập với văn hoá hiện đại qua các mặt như: chính sách định canh, định cư; chuyển đổi cơ cấu ngành nghề; phát triển giáo dục, thông tin đại chúng và cơ sở hạ tầng;... ",
" Quá trình đô thị hoá đã làm thay đổi đáng kể không gian văn hoá đặc trưng của đồng bào Cơ Tu trên địa bàn huyện Hoà Vang. Các nếp nhà sàn trước đây giờ đã là những nhà cấp 3, cấp 4 san sát trên các trục đường tỉnh. Biểu tượng văn hóa Nhà Gươl cũng bê-tông hóa một phần, tỉ lệ mái tranh và chiều cao sàn đã tạo nên một Gươl khác trước. Kiến trúc nhà mồ có thôn chẳng thấy. Sự thay đổi của làng cũng kéo theo sự thay đổi về tri thức và văn hoá bản địa nơi đây. ",
"Vai trò già làng và hội đồng người lớn tuổi giảm dần. Họ không còn sống trong vòng tay mẹ rừng, cơ cấu kinh tế chuyển đổi theo hướng kế hoạch hoá tập trung, chủ yếu trồng cây keo, cây hương liệu theo nhu cầu thị trường. Do đó, hệ thống lễ hội và luật tục của người Cơ Tu cũng đã dần mất đi tính thiêng và ý nghĩa. Ông Lê Văn Nghĩa, Bí thư chi bộ kiêm Trưởng thôn Phú Túc, chia sẻ: “Trước đây mình đi rẫy, nhưng mà bây giờ không còn rẫy, mình đi làm keo mà nói lễ mừng lúa mới thì mừng cái chi. Ngày xưa mình sống quần cư đi phát rẫy, còn có tập tục biếu gạo mang tình cảm gắn kết giữa hai bên thông gia. Còn giờ mình định canh, định cư nơi mới, cho nên những cái đó giờ không còn, bản sắc vì thế mà cũng dần mai một”. Cũng theo ông, tại thôn Phú Túc hiện nay, nhiều cháu từ lớp 7 trở xuống gần như không nói được tiếng Cơ Tu.",
" Đồng bào Cơ Tu biểu diễn vũ điệu Tung tung da dá trong ngày hội. (Ảnh: Thanh Tân)",
"Cơ chế thị trường cũng đã tác động không nhỏ đến việc bảo tồn nghề truyền thống của người",
". Dù đã nỗ lực khôi phục nghề dệt thổ cẩm, đan lát, điêu khắc gỗ và nấu rượu cần, nhưng nhìn chung vẫn luôn đối diện với nguy cơ thất truyền. Tính đến nay, huyện Hoà Vang có hơn 20 chị em đồng bào Cơ Tu tham gia dệt thổ cẩm phải chịu giá đầu vào cao, trong khi đầu ra sản phẩm chưa có, mẫu mã và số lượng thổ cẩm dệt ra còn hạn chế. Ông Nghĩa chia sẻ: “12 hộ làm nghề dệt thổ cẩm tại thôn Phú Túc đến nay gần như không tồn tại được. Tôi làm nghề rượu cần cũng theo không kịp thị trường, giá cả nhiều lúc không dám tăng, trong khi sắn, nếp và gốm thì tăng giá”. Tại thôn Tà Lang, nghề đan lát và điêu khắc gỗ thì lại thiếu người nối truyền. Theo lời nghệ nhân ALăng Mỹ, 66 tuổi ngụ thôn Tà Lang, một số kiểu gùi giờ chỉ còn mỗi ông có thể đan. Lớp thanh niên chỉ còn biết đan những kiểu gùi mới, vì đi làm không có thời gian học dát mây. “Làng giờ thay đổi kiểu mới rồi, kiểu cũ sau này sẽ mất. Bọn tui ra đi hết là tuổi trẻ không biết cái chi”, ông Mỹ bày tỏ.",
"Ông Đỗ Thanh Tân chia sẻ: “Trước đây, đến với người đồng bào Cơ Tu, chúng tôi có cảm giác như đến với đại ngàn Tây Nguyên, thì nay cảm giác đó đã không còn, thay vào đó là cảm giác bị mất mát, bởi sự thay đổi đã diễn ra quá nhanh mà không có một điều gì khả dĩ kiềm giữ được, ít nhất là những cái tạo nên bản sắc của họ. Đành rằng hội nhập là để phát triển và văn hóa nào ưu việt hơn sẽ lấn át một cách tự nhiên trong sân chơi hội nhập”.",
"Trưởng Phòng Văn hoá và Thông tin huyện Hoà Vang Đỗ Thanh Tân cho biết, giai đoạn 2005-2015, công tác bảo tồn văn hóa đồng bào Cơ Tu thường gặp khó khăn về kinh phí, nhưng từ năm 2016 đến nay, vấn đề kinh phí đã được tháo gỡ.",
"Rượu cần là một nét văn hoá đặc trưng trong ẩm thực của đồng bào Cơ Tu còn được lưu giữ đến nay. (Ảnh: Thanh Tân)",
"Trong những năm qua, các chính sách hỗ trợ bảo tồn và phát triển văn hoá Cơ Tu trên địa bàn huyện Hoà Vang rất được quan tâm bởi các cấp, ngành địa phương. Theo đó, Kế hoạch số 4271/KH-UBND ngày 8/6/2015 của UBND TP. Đà Nẵng về việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng người Cơ Tu trên địa bàn đến năm 2020 đã cấp vốn 11,5 tỷ đồng để triển khai các hoạt động dạy nghề, giao lưu văn hoá với các nghệ nhân Cơ Tu huyện Đông Giang (Quảng Nam); hỗ trợ trang phục truyền thống cho học sinh Cơ Tu; mở rộng diện tích, nâng cấp, tôn tạo các nhà Gươl theo hướng đảm bảo kiến trúc truyền thống, thuận tiện trong việc sinh hoạt của đồng bào… Đồng thời, Thành phố Đà Nẵng cũng đã ban hành các đề án, dự án phát triển du lịch cộng đồng; phối hợp với Điều phối viên quốc gia Chương trình SGP-GEF xây dựng chương trình phát triển du lịch sinh thái cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa dân tộc Cơ Tu tại xã Hòa Bắc; góp phần tạo động lực cho các hộ dân người Cơ Tu bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống của mình.",
"Bên cạnh những mặt đạt được, thành phố cũng nhìn nhận nguy cơ thất truyền, mai một của các loại hình di sản văn hóa, phong tục, lễ hội trước áp lực của sự phát triển, hội nhập đang là thách thức lớn. Xác định già làng và những nghệ nhân là chủ thể trong công tác bảo tồn văn hoá Cơ Tu, ông Đỗ Thanh Tân cho rằng: “Trong những năm qua, việc bảo tồn văn hóa cộng đồng người Cơ Tu của huyện Hoà Vang nhờ vào những người này là chính. Đây là những người trực tiếp trao truyền văn hóa cho thế hệ sau trong chương trình bảo tồn văn hóa. Việc tư liệu hóa di sản văn hóa người Cơ Tu để lưu giữ cũng được huyện và các cơ quan nghiên cứu lấy thông tin từ già làng và những người nắm giữ nhiều di sản”.",
"Trong năm 2022, Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng tiếp tục ban hành đề án “Xây dựng chính sách hỗ trợ bảo tồn và phát huy văn hóa đồng bào dân tộc Cơ Tu thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2022-2030” với số vốn 33,329 tỷ đồng; đề ra 5 nhóm nhiệm vụ và 15 giải pháp thực hiện; hướng tới mục tiêu 100% thiết chế văn hóa truyền thống của đồng bào Cơ Tu được bảo tồn và hoạt động hiệu quả, 100% nghệ nhân là đồng bào Cơ Tu được hỗ trợ trong việc trao truyền, đào tạo những người kế cận…"
] | 96 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/danh-thuc-tiem-nang-hoa-bac-post795710.html | Đánh thức tiềm năng Hòa Bắc | [] | [] | [
"Là vùng đệm nằm giữa khu bảo tồn thiên nhiên Vườn quốc gia Bạch Mã và Bà Nà-Núi Chúa, địa hình Hòa Bắc vừa là yếu tố gây khó khăn trong phát triển kinh tế-xã hội, vừa là yếu tố tiềm năng trong phát triển du lịch. Những năm qua, nhiều cơ chế và chính sách từ thành phố đến địa phương ban hành đã mở ra một chương mới cho sự phát triển du lịch cộng đồng ở Hòa Bắc. ",
"Bí thư Đảng ủy xã Hòa Bắc Lê Thị Thu Hà cho biết, trong ba chương trình đột phá của nhiệm kỳ, phát triển kinh tế du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới đưa Hòa Bắc trở thành xã du lịch sinh thái, cộng đồng của huyện Hòa Vang nói riêng, thành phố Đà Nẵng nói chung là một trong những hướng đi được xã xác định để nâng cao đời sống cho người dân. ",
"Theo đó, thời gian qua, Đảng bộ và chính quyền xã Hòa Bắc đã hỗ trợ người dân tiếp cận cách thức quản lý và phát triển du lịch theo hướng bền vững, tiếp tục bảo tồn bản sắc văn hóa của đồng bào Cơ Tu; đầu tư, nâng cấp toàn bộ hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn; hỗ trợ pháp lý về thủ tục đất đai đối với các điểm du lịch sinh thái tiềm năng của người gốc địa phương theo Nghị quyết 82/NQ-HĐND thành phố Đà Nẵng về thí điểm khai thác dịch vụ du lịch kết hợp phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Hòa Vang. Tất cả những việc này đã được triển khai thực hiện một cách đồng bộ.",
"Từ năm 2021 đến nay, Đảng bộ và chính quyền xã đã tập trung vận động nhân dân tăng gia sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình. Trong đó việc thành lập Hợp tác xã Nông nghiệp sinh thái và Du lịch cộng đồng Hòa Bắc vào tháng 3/2023 là một điểm nhấn. Tính đến nay, Hòa Bắc có 21 điểm du lịch, trong đó có 5 điểm du lịch sinh thái và 16 điểm du lịch cộng đồng, lưu trú, thu nhập các điểm du lịch bình quân từ 30-40 triệu đồng/điểm/tháng, giải quyết công ăn việc làm cho người dân địa phương với mức thu nhập bình quân từ 5-6 triệu đồng/người/tháng. ",
"Chủ trương đúng và hành động quyết liệt đã góp phần thôi thúc sự tham gia của người dân trong phát triển du lịch cộng đồng. Trò chuyện với chị Đỗ Thị Huyền Trâm, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp sinh thái và Du lịch cộng đồng Hòa Bắc, chị chia sẻ, người dân Hòa Bắc đến với du lịch một cách rất tự nhiên như cái chất của người dân nông thôn. Lắng nghe ý kiến của khách rồi cùng bà con ngồi lại bàn bạc, củng cố sản phẩm du lịch từ chính nguồn nội lực nơi đây. Khi khách cần lưu trú thì mình làm homestay, cần đi dạo thì mình sắm xe đạp, cần trải nghiệm thì mình có du lịch học tập cộng đồng... để khi các chương trình thành công, thì các dự án lại về với mình. Du lịch Hòa Bắc phát triển một cách rất thuận thiên, không phá vỡ cảnh quan, môi trường, không nóng vội, ",
"Cùng với sự nhiệt huyết, quyết liệt của chính quyền địa phương, Hợp tác xã Nông nghiệp sinh thái và Du lịch cộng đồng Hòa Bắc cũng đã nỗ lực thu hút và đào tạo người dân tham gia làm du lịch cộng đồng. ",
"Đến nay, hợp tác xã có sự tham gia từ người dân, nhà quản lý đến doanh nghiệp và nhà khoa học với các tổ cộng đồng đa dạng (homestay, văn nghệ, nghề truyền thống, đan lát, dệt thổ cẩm,...) và mạng lưới cộng đồng sâu rộng từ thôn Tà Lang-Giàn Bí đến Nam Ô và các địa phương lân cận Hội An (Quảng Nam), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi); kết nối 175 thành viên với nhiều ngành nghề và độ tuổi khác nhau. ",
"Ngoài việc tăng thu nhập cho bà con, hợp tác xã cũng đã nhìn nhận được mong muốn bình dị của những người nông dân nơi đây là được giao lưu, quan tâm và kết nối với tri thức khoa học thông qua du khách, các tổ chức giáo dục và các nhà nghiên cứu môi trường trong nước, quốc tế. “Đối với cộng đồng thì không cái nào bằng kinh tế, nhưng với một số thành viên nơi đây thì cái họ cần là tình cảm du khách dành cho, là niềm vui khi được thể hiện câu chuyện về kinh nghiệm làm nông hay trong đời sống hằng ngày của mình, hoặc với các bạn trẻ là cơ hội được giao lưu và trưởng thành...”, chị Trâm chiêm nghiệm từ quá trình làm việc với cộng đồng.",
" Đồng chí Bí thư Đảng ủy xã Hòa Bắc Lê Thị Thu Hà chia sẻ: “Với nhiều thử nghiệm, có cái thành công, có cái thất bại nhưng những gì Hòa Bắc đang có là phát triển du lịch sinh thái, cộng đồng. Mọi thứ chỉ mới bắt đầu, nhưng chính sách ngày một hoàn thiện, sản phẩm ngày một đa dạng”."
] | 97 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/da-nang-trong-20000-cay-go-lon-phu-xanh-rung-post747955.html | Đà Nẵng trồng 20.000 cây gỗ lớn phủ xanh rừng | [
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/cuhatguhgenat/2023_04_15/3-5-1251.jpg.webp"
] | [
"Các hộ dân nhận và vận chuyển cây giống được hỗ trợ."
] | [
"Tại buổi lễ, Ban tổ chức đã cùng phối hợp với bà con nông dân phủ xanh 18,1ha rừng. Theo đó, Trung tâm GreenViet đã bàn giao 20.000 cây giống gỗ lớn là cây bản địa cho các hộ dân thuộc xã Hòa Liên. Trong đó, có 15.000 cây Sưa đỏ và 5.000 cây Giáng hương.",
"Với sự hỗ trợ cây giống và kỹ thuật, người dân xã Hòa Liên sẽ có điều kiện phát triển rừng sản xuất và kinh tế lâm nghiệp trên nương rẫy của mình với các tiềm năng như: Phát triển du lịch sinh thái theo hướng bền vững, ",
" dược liệu dưới tán rừng, phát triển mô hình vườn rừng...",
"Hoạt động được thực hiện thông qua dự án “Trồng cây tại Đà Nẵng” do Tổ chức Ecoculture tài trợ (được Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng phê duyệt theo Quyết định số 515/QĐ-UBND ngày 21/3/2023).",
"Hoạt động cũng hướng đến thực hiện thành công Kế hoạch số 203/KH-UBND ngày 25/11/2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng về triển khai thực hiện đề án “Trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” trên địa bàn thành phố. ",
"Đến hết năm 2025, toàn thành phố trồng được 5.017.000 cây xanh tập trung và phân tán các loại, nhằm bảo vệ môi trường sinh thái, cải thiện cảnh quan và ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần phát triển kinh tế-xã hội; nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân."
] | 98 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/trong-500-cay-go-lon-cung-nguoi-co-tu-mang-rung-ve-nguyen-ban-post798344.html | Trồng 500 cây gỗ lớn cùng người Cơ Tu “Mang rừng về nguyên bản” | [
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/piwhvwhvobvhoa/2024_03_02/ndo_bl_greenviet3-2694.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/piwhvwhvobvhoa/2024_03_02/ndo_br_greenviet1-4171.jpg.webp"
] | [
"Đưa cây gỗ giống lên rừng.",
"Dự án có sự chung tay của cả cộng đồng."
] | [
"Đây là hoạt động ra quân đầu tiên của dự án “Mang rừng về nguyên bản”, được thực hiện thông qua nguồn tài trợ của dự án chạy bộ vì cộng đồng UpRace 2023 và các doanh nghiệp khác đồng tài trợ. GreenViet là đơn vị phụ trách kỹ thuật trồng, đồng thời giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động trồng cây gỗ lớn tại Hòa Bắc.",
" Tại buổi lễ, đại biểu cùng người dân địa phương đã tiến hành trồng 500 cây gỗ lớn (loài sao đen) trên diện tích 4 ha rừng cộng đồng thôn Giàn Bí (xã Hòa Bắc). ",
"Đây là diện tích rừng cộng đồng của người Cơ Tu hai thôn Tà Lang, Giàn Bí với tổng diện tích hơn 4ha. Đây là rừng chung, tuy nhiên do điều kiện kinh tế khó khăn nên hơn 10 năm nay, vị trí này bà con chưa có điều kiện canh tác sản xuất. ",
"Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Hòa Bắc Trương Thanh Nhân chia sẻ: \"Hôm nay cùng bà con trồng rừng tại đây, hy vọng rằng sau vài năm nữa bà con có điều kiện phát triển những mô hình dưới tán rừng như là chăn nuôi, trồng những cây dược liệu... nhằm phát triển thêm kinh tế cũng như tạo điều kiện cho phát triển du lịch của cộng đồng Cơ Tu\".",
"Xã Hòa Bắc có hơn 32.000ha rừng, chiếm hơn 95% tổng diện tích rừng trên địa bàn toàn xã, hơn 50% tổng diện tích rừng của thành phố Đà Nẵng. Rừng Hòa Bắc được ví như lá phổi xanh thứ hai của thành phố. Vì vậy, công tác quản lý, bảo vệ rừng bền vững là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng mà địa phương đặc biệt quan tâm, qua đó cũng góp phần bảo vệ an ninh nguồn nước.",
"Thời gian qua, địa phương đã phối hợp các đơn vị tập trung tuyên truyền, vận động thực hiện một số mô hình trồng rừng cây gỗ lớn, nhằm bảo đảm môi trường phát triển bền vững cũng như chống xói mòn, sạt lở đất.",
"Dự án “",
"” với nguồn tài trợ huy động được, trong giai đoạn 1 (từ tháng 2 đến tháng 5/2024), GreenViet sẽ phối hợp địa phương và người dân trồng khoảng 38.556 cây rừng trên diện tích 26,1ha rừng cộng đồng và rừng của các hộ dân tại tiểu khu 18, 21, 27 thuộc xã Hòa Bắc. ",
"Tổng diện tích rừng sẽ thực hiện trong toàn dự án khoảng 30ha với 39.600 cây gỗ lớn, gồm các loài cây như Sao đen, Lim xanh, Giổi xanh, Lát hoa.",
"Đồng thời, lễ ra quân trồng rừng gỗ lớn tại xã Hòa Bắc cũng thuộc chương trình “Một triệu cây xanh đô thị” do GreenViet thực hiện và hướng tới mục tiêu Đề án “Trồng 1 tỷ cây xanh” của Chính phủ giai đoạn 2021-2025 và cam kết của Việt Nam tại COP26 về mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050."
] | 99 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/nut-nui-de-doa-lang-o-bien-gioi-tinh-quang-nam-post838791.html | Nứt núi đe dọa làng ở biên giới tỉnh Quảng Nam | [
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/qochvwywavimsb/2024_10_26/img-7178-5265.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/qochvwywavimsb/2024_10_26/img-7173-1146.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/qochvwywavimsb/2024_10_26/img-7172-6346.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/qochvwywavimsb/2024_10_26/img-7171-1738.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/qochvwywavimsb/2024_10_26/img-7166-6240.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/qochvwywavimsb/2024_10_26/img-7169-8962.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/qochvwywavimsb/2024_10_26/img-7170-1591.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/qochvwywavimsb/2024_10_26/img-7165-8908.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/qochvwywavimsb/2024_10_26/img-7177-8618.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/qochvwywavimsb/2024_10_26/img-7176-5128.jpg.webp"
] | [
"Cảnh báo khu vực nứt núi nguy cơ sạt lở ở thôn H’juh, xã Ch’Ơm.",
"Phóng viên Báo Nhân Dân tại hiện trường khu vực nứt núi xã biên giới Ch’Ơm, huyện Tây Giang.",
"Nhiều hố sâu, hang nhỏ do nứt núi tạo ra.",
"Đường nứt núi kéo dài khiến nhiều cây lớn trên đồi bật gốc.",
"Chị Pơloong Thị Cơm cùng con ba tháng tuổi được chính quyền địa phương đưa đến nơi ở tạm cách khu vực nứt núi hơn một km.",
"Đoạn tường đất bị nứt tách rời đồi có độ cao gần 0,5m.",
"Nhiều đoạn nứt núi kéo thẳng hướng xuống khu dân cư thôn H’juh.",
"Người dân về làng cũ ở tạm, cũng là nơi từng nguy cơ sạt lở.",
"Giúp dân chuyển tài sản đến nơi an toàn.",
""
] | [
"Hơn 20 ngày qua, bà con nhân dân ở khu tái định cư của thôn H’juh, xã biên giới Ch’Ơm vẫn chưa thôi lo lắng, hoang mang chuyện nứt núi. Cứ thấy đoàn công tác hay lực lượng chức năng đến, bà con từ nơi ở tạm tập trung về làng để nghe thông tin, nắm tình hình.",
" Từ con đường làng bê-tông nhìn lên đồi cao khoảng 20m, cây cối che lấp không thể thấy được lòng đất nứt nhưng nỗi sợ, lo lắng hiển hiện trong đôi mắt những người phụ nữ Cơ Tu. ",
"Sau bão Yagi, người dân thôn H’juh, xã Ch’Ơm phát hiện vết nứt đất bất thường ở nhà của một hộ dân trong làng. Từ dãy 10 căn nhà khang trang sát chân đồi, trèo lên đỉnh đồi hơn 5 phút là những đường nứt núi.",
"Khu vực đồi taluy dương phía sau khu tái định cư của thôn H’juh, xã Ch’Ơm, huyện Tây Giang, có khoảng 6 đến 7 đường nứt ngang trên đỉnh đồi; mỗi đường có chiều dài từ 100 đến 150m, độ rộng đường nứt từ 0,5m đến 1,7m; có vị trí sâu khoảng 1,7m.",
" Tùy đoạn đồi núi, những vết nứt, đất trượt sâu và rỗng bên trong lòng đất. Tại một số vị trí sâu khoảng 1,7m tạo thành 3 hố sâu, hang rỗng không thấy đáy. Sự cảnh giác của người dân và nhanh chóng sơ tán người cả chính quyền địa phương tránh được thảm họa nguy cơ lở núi. “Mấy hố, hang này nếu no nước thì vỡ đất cuốn hết xuống mấy nóc nhà dưới núi”, một cán bộ xã lo lắng.",
"Chị Pơloong Thị Cơm địu con ba tháng tuổi về nhà cũ lấy ít đồ dùng và nghe ngóng thông tin khắc phục nứt núi. Đứng trước ngôi nhà gỗ mới ở được mấy năm, chị Pơloong Thị Cơm tiếc nuối. “Ở lại thì sợ lắm nên đi cùng dân làng qua nơi khác tránh tạm. Từ bên kia núi sợ sạt lở qua đây, mới ở mấy năm vui giờ lại đi buồn lắm”, chị Cơm chia sẻ.",
"Những ngọn núi nứt đang có dấu hiệu no nước và chực chờ đổ ập bất cứ lúc nào có thể san phẳng 10 hộ với 44 khẩu. ",
"Không những thế, hàng trăm mét khối đất đá từ đường nứt núi đổ thẳng xuống có thể đe dọa tính mạng 23 hộ với 91 nhân khẩu khu dân cư thôn H’juh, cách chân núi từ 30-50m.",
"Cùng một số thanh niên trong làng, anh em biên phòng, dân quân chuyển dọn vật dụng cho bà con, ông A Lăng Ri bất an “Đã sạt lở nên địa phương di chuyển gấp mấy ngày trước rồi. Bà con 10 hộ gia đình sát chân núi cũng như bà con khu dân cư trong thôn đều rất lo sợ. Mưa, bão sắp tới lại lo hơn”.",
"Chị Kor Thị Dư chưa bao giờ nghĩ gia đình mình lại tiếp tục ",
" khẩn cấp sang một nơi ở khác, sau mấy năm chuyển đến thôn H’juh. Chị càng không nghĩ lại quay về làng cũ, nơi gia đình chị từng rời đi vì nguy cơ sạt lở núi. Trong căn nhà gỗ to, đẹp của một người quen ở làng cũ, gia đình chị Dư cùng ba gia đình hàng xóm chuyển đến ở tạm. ",
"Chị Kor Thị Dư kể, mấy năm trước chị cùng bà con cụm dân cư thôn Cha’lăng sinh sống, làm nương rẫy lo cho con cái. Sau những trận mưa lớn, ngọn núi cách khu dân cư khoảng 150m bị sạt nhẹ. Lo sợ ảnh hưởng bà con, huyện Tây Giang tìm mặt bằng và xây dựng nơi ở mới bên thôn H’juh cách làng cũ hơn một cây số. Nay, nơi mới nứt núi chị lại quay về ở tạm làng cũ. ",
"“Làng cũ cũng đỡ sạt lở rồi về ở tạm an toàn hơn chỗ nứt đồi trên kia. Mấy năm mà chạy tránh núi đồi đổ hoài vừa lo, vừa không ổn định cuộc sống. Mình mong nhà nước tìm được mặt bằng mới để dời tiếp”, chị Dư mong muốn.",
"Ngay sau khi phát hiện nứt núi và kiểm tra thực địa, chính quyền địa phương huyện Tây Giang đã tổ chức họp dân và di dời khẩn cấp 9 hộ có nguy cơ cao về thôn Cha’lăng, cách thôn H’juh hơn một cây số. Tinh thần tích cực của chính quyền địa phương và bà con thôn Cha’lăng hỗ trợ nhà ở, các hộ của thôn H’juh đã có nơi ở tạm qua mùa mưa này.",
"Chia sẻ, động viên bà con dời tạm đến nơi ở mới, lực lượng biên phòng, dân quân, công an xã Ch’Ơm vận chuyển tài sản, vật dụng sinh hoạt cho những hộ dân di dời đến nơi an toàn. Chính quyền địa phương cắm biển cảnh báo, thông báo khu vực nguy hiểm từ đầu thôn H’juh, vị trí nguy cơ sạt lở và khu vực vùng ven để cảnh báo và hạn chế người dân qua lại.",
"Tỉnh ",
" đã công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai tại khu vực thôn H’juh; đồng thời chỉ đạo xã Ch’Ơm, huyện Tây Giang kiểm tra, tìm mặt bằng để bố trí các hộ dân có chỗ ở ổn định. “Nơi ở tạm cho bà con đã có rồi. Ở miền núi này tìm mặt bằng làm khu dân cư khó lắm nhưng chúng tôi mong muốn lãnh đạo tỉnh, huyện sớm xây dựng nơi ở mới cho bà con yên tâm, ổn định hơn”, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Ch’Ơm Bling Thị Đẹp.",
"Theo bản đồ cảnh báo sạt lở, tỉnh Quảng Nam có gần 100 điểm có nguy cơ sạt lở cao, đe dọa trực tiếp đến tính mạng, tài sản của người dân. Nhiều năm qua, huyện Tây Giang là một trong những địa phương làm tốt công tác định canh, định cư an toàn cho người dân ở vùng núi biên giới. Hằng năm, chính quyền địa phương vẫn thường xuyên đánh giá các khu vực, vùng núi nguy cơ sạt lở mới để bảo đảm an toàn cho nhân dân. ",
"Phó Chủ tịch UBND huyện Tây Giang Mạc Như Phương cho biết: “Hiện nay trên địa bàn huyện còn một số điểm ảnh hưởng trực tiếp đến sạt lở như thôn A Ring thuộc xã A Xan, thôn A Roi, A Ting thuộc xã Ga Ri cũng đang trong tình trạng sạt lở, nguy cơ sạt lở. Ở vùng núi, đất rộng, người thưa, nhưng để tìm nơi an toàn không lo sạt lở cho bà con cũng rất khó khăn”."
] | 100 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/khat-vong-cua-co-gai-co-tu-post842359.html | Khát vọng của cô gái Cơ Tu | [
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/qochvwywavimsb/2024_10_31/tg1-1183.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/qochvwywavimsb/2024_10_31/tg2-568.jpg.webp"
] | [
"Cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tây Giang cùng các thành viên Hợp tác xã thăm mô hình dược liệu từ nguồn vốn vay chính sách",
"Hợp tác xã Nông nghiệp sinh thái Rừng Xanh Rau Sạch với 21 xã viên chủ yếu là phụ nữ người Cơ Tu."
] | [
"Con đường mòn từ dưới đường cái quan liên xã lên núi hẹp, chỉ đủ lối cho từng người đi qua. Phía dưới dốc nhìn lên, đồi núi dựng đứng. Mùa mưa nước suối lẫn nước mưa làm con đường bùn trơn nguy hiểm. Mưa liên tục những ngày trước khiến rừng ẩm ướt, xơ xác hơn. ",
"Koor Thị Nghệ đi trước dẫn đường, khoảng mười phút lên quả đồi đầu tiên. Vườn gừng sẻ và chuối của hộ dân vừa thu hoạch còn ngổn ngang cây, lá nằm la liệt. Nghỉ chân chốc lát, Nghệ tiếp tục hành trình lên vườn đảng sâm, vườn dược ",
" của mình.",
" Qua con suối và băng rừng cây nguyên sinh, chặng đường lên đỉnh núi thêm ba mươi phút nữa đến vườn dược liệu của Nghệ. Căn nhà nhỏ là nơi ở của vợ chồng chị gái Nghệ mỗi khi lên rừng chăm sóc, thu hoạch cây trái. ",
"Vườn đảng sâm khoảng 2.000m2 xanh mướt. Dây và lá sâm quấn chặt nhau nằm rạp dưới mặt đất tạo thành lớp thảm xanh dưới tán rừng. “Vườn bên kia đẹp hơn nữa chị ạ”, vừa nói chân Nghệ đã băng qua rừng cây già. Đi thêm quãng núi, một vườn đảng sâm nữa hiện ra. Vườn đảng sâm thứ hai xanh mướt, lá to và dày hơn phủ dày trên mặt đất và bán trên các cây khô giữa rừng. Vườn đảng sâm dưới tán rừng như thảm cỏ xanh phủ trên đỉnh núi biên giới. ",
"Sinh ra ở rừng núi cao biên giới tỉnh Quảng Nam, cô gái người ",
" Koor Thị Nghệ theo học Trường cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Quảng Nam. Trở về xã biên giới Ga Ri Nghệ nhìn rừng, nhìn làng. Nơi đây, đồng bào Cơ Tu còn nghèo khó, nông sản của rừng không có nơi tiêu thụ. Mong được thoát nghèo, có của ăn, của để với đồng bào, nhất là phụ nữ Cơ Tu ở xã Ga Ri, huyện biên giới ",
", tỉnh Quảng Nam còn nhọc nhằn. Nghệ muốn dựa vào núi rừng ấp ủ khát vọng đổi đời.",
"Thông tin, dữ liệu trên internet, tìm vốn từ các chính sách… Nghệ bắt đầu chuyện ",
" ở làng. Mạnh dạn vay vốn, cô gái Cơ Tu trồng đảng sâm, gừng, trồng măng, cam, chuối…Vườn dược liệu, nông sản đa dạng sản phẩm dần hình thành. ",
"Nước da ngăm đen, tinh thần, ý chí quyết tâm trong ánh mắt sáng cô gái Koor Thị Nghệ. “Ở đây nông sản nhiều lắm, chuối, táo mèo, măng, gừng… chưa kịp bán về xuôi là đổ bỏ. Vợ chồng em vay tiền mua máy sấy nông sản đầu tiên hơn mười triệu đồng. Ngoài việc bán hàng tươi, thì em thu mua của bà con sấy khô, đóng gói”, Nghệ nhớ lại. ",
"Máy sấy đầu tiên của Nghệ là “cuộc cách mạng” ở làng biên giới, khi chuyện trái cây tươi từng hư hỏng, đổ bỏ đã trở thành quá khứ. Thu mua sản phẩm của bà con, sấy khô, đóng gói Nghệ tìm cách bán cho các cửa hàng đặc sản trong tỉnh và đến thành phố du lịch Đà Nẵng.",
"“Ai lên thăm vườn Nghệ cũng bảo năm phút. Nếu nói xa, leo núi cao nhiều người sẽ ngại đi. Vườn sâm, dược liệu thường trên đỉnh đồi, núi gần cũng mất ba bốn mươi phút. Anh em hay bảo “Nghệ năm phút”, một cán bộ xã Ga Ri giải thích. ",
"Giúp bà con trong thôn thay đổi thói quen tự trồng trọt, tiêu dùng để đưa nông sản thành hàng hóa là ước muốn lớn của Nghệ. Sau những ngày giải thích, hướng dẫn bà con Cơ Tu trong thôn liên kết cùng Nghệ mở rộng diện tích trồng dược liệu, vườn cam, chuối, măng… Tìm nơi tiêu thụ, tất cả nông sản từ rừng bà con thu hoạch được Nghệ thu mua, sấy và chuyển về xuôi. “Chị Nghệ giỏi lắm, biết tập hợp chị em, rồi đứng ra thu mua nông sản cho bà con. Việc gì chị cũng đi đầu, hướng dẫn, giúp đỡ bà con trong thôn. Giờ vào hợp tác xã cũng thay đổi nhiều, không còn lo thất nghiệp, nghèo khó như trước kia”, chị Pơ Loong Thị Mới, thôn Ating, xã Ga ri bộc bạch.",
"Thành lập Hợp tác xã Nông nghiệp sinh thái Rừng Xanh Rau Sạch với 21 xã viên đều là đồng bào Cơ Tu trong xã, Giám đốc Koor Thị Nghệ tận tình hướng dẫn cách trồng, chăm sóc măng để đạt năng suất, sản lượng cao nhất. Đồng thời, chia sẻ kiến thức giúp chị em hiểu cùng gắn bó với hợp tác xã, khai thác sản vật nông sản sạch trong rừng tự nhiên ở vùng biên giới Việt Lào để mang lại thu nhập.",
"Sau hai năm gầy dựng, Hợp tác xã nông nghiệp sinh thái Rừng Xanh Rau Sạch thu mua và phân phối khoảng 40 đến 50 mặt hàng nông, lâm đặc sản vùng cao. Với sản phẩm đa dạng và giá bán ổn định, các thành viên hợp tác xã có thu nhập từ 7-10 triệu đồng mỗi tháng. ",
"Nguồn nông sản ngày càng nhiều, chất lượng ngày càng uy tín được nhiều nơi tiêu thụ, Nghệ mạnh dạn vay 600 triệu đồng để đầu tư hệ thống máy sấy nông sản. ",
"Nữ Giám đốc hợp tác xã mở rộng 4 ha cam bản địa, táo mèo, bưởi da xanh trên vùng biên giới. Hợp tác xã của cô gái người Cơ Tu mở thêm quầy hàng nông sản, thổ cẩm ở thành phố Đà Nẵng. Những mặt hàng tiêu biểu của bà con dân tộc Cơ Tu, thực phẩm đặc sắc như thịt trâu gác bếp, thịt heo xông khói, bắp nếp, dứa mật... được nhiều nơi đón nhận.",
"Mình chịu khó đi đầu. Có khó khăn mấy cũng không được lùi bước, vì còn nhiều chị em, bà con làng bản đi sau mình. Mong ước nhất là làm sao để bà con thay đổi nếp nghĩ, cách làm tự cung tự cấp trong thôn, xã chuyển sang mua bán hàng hóa thì mới thoát nghèo, mới làm ăn khá hơn ở vùng biên giới này”, Nghệ mơ ước.",
"Nông sản sạch, an toàn của Nghệ và bà con xã Ga Ri có mặt tại các hội chợ, triển lãm ở thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam. Và Nghệ đang có nhiều dự định để đưa nông sản sạch của đồng bào miền núi huyện Tây Giang đến với thị trường rộng lớn ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. “Nghệ là một tấm gương sáng của phụ nữ xã Ga ri nói chung và phụ nữ huyện Tây Giang nói riêng. Hội cùng nhiều đơn vị hỗ trợ Nghệ vay vốn, kinh nghiệm sản xuất, làm ăn. Chúng tôi cũng đưa hội viên đến để tham quan mô hình hợp tác xã của chị Nghệ để chia sẻ, nhân rộng”, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam Briu Thị Nem chia sẻ.",
"Khát vọng đổi mới cuộc sống chốn rừng sâu cùng ước muốn làm giàu từ rừng vẫn cháy trong đôi mắt của cô gái Cơ Tu Koor Thị Nghệ. Khát vọng ấy luôn được tiếp sức để Nghệ cùng người dân Cơ Tu miền biên giới sát cánh trên đường đi tìm cuộc sống tươi sáng."
] | 101 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/hoa-van-tren-tho-cam-dan-toc-co-ho-post723924.html | Hoa văn trên thổ cẩm dân tộc Cơ Ho | [] | [] | [
"Con trẻ sinh ra, người mẹ dùng tấm thổ cẩm ủ tròn giấc ngủ; đêm rừng lạnh giá, vợ chồng chung nhau tấm đắp nghĩa tình; thổ cẩm không thể thiếu trong các dịp lễ trọng. Trên những tấm thổ cẩm, người dệt đã gửi gắm tâm hồn, tình cảm và sự cảm nhận về thế giới tự nhiên, con người qua những hoa văn trang trí sinh động.",
"Chủ đề hoa văn của các dân tộc Tây Nguyên đều có đặc điểm chung biểu đạt sự vật, hiện tượng tự nhiên; các vật dụng sinh hoạt, sản xuất; động vật… Tuy nhiên, dựa vào biên độ mầu sắc, kết cấu và họa tiết cụ thể, có thể nhận biết thổ cẩm của từng dân tộc.",
"Tại vùng người Cơ Ho Cil ở buôn Ja xưa, nay thuộc xã Đưng K’Nơh, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) vẫn gìn giữ, tiếp nối nghề dệt thổ cẩm truyền thống. Hôm tôi đến, Nghệ nhân Ưu tú Bon Niêng K’Glòng đang cất câu Ndrĩ Nring bên khung quay sợi: \"Con gái phải biết dệt vải/Phải dệt khéo để có chăn đẹp/Chăm chỉ quay tơ thì chỉ dệt mới dài…\". Bà bảo: \"Ngày xưa, con gái trong buôn này ai cũng biết hái bông, xe sợi và pha mầu từ cây rừng để dệt thổ cẩm. Nghề truyền thống của dân tộc mình mà, con gái phải biết dệt thổ cẩm, đẹp hay xấu là nhờ đôi tay, con mắt để phối mầu, dệt hoa văn\".",
"Theo nghệ nhân K’Glòng, để dệt nên tấm thổ cẩm mang thuộc tính cơ bản của di sản văn hóa tộc người nam Tây Nguyên, phải thực hiện khá nhiều công đoạn, từ trồng bông, kéo sợi, nhuộm mầu, lên khung và ngồi dệt. Người Cơ Ho không có khung dệt cố định, đó là bộ khung dệt rời bằng 12 thanh gỗ hoặc tre nhiều kích cỡ, mỗi thanh đều có tên gọi và chức năng riêng và từ xưa đến tận bây giờ, vẫn không thay đổi.",
"Về nhuộm sợi, pha mầu, theo lời kể của người già ở các buôn làng Cơ Ho, mầu xanh thì lấy lá cây tơ-rung giã nát, ngâm trong ché một tuần rồi trộn nát, để thêm hai ngày và xát nhỏ, nước lá đông lại. Lúc nhuộm, lấy chất đông keo đó hòa với nước và ngâm sợi trong hai ngày. Mầu xanh dương thì ngâm với lá chàm be, mầu đỏ là cỏ họ dền, mầu vàng thì từ củ nghệ dại. Những mầu sắc ấy, tùy theo loại sản phẩm mà nhuộm cho phù hợp, như tấm đắp (ùi tơng), váy (ùi ngoách), tấm choàng (ùi khan bay), dây cột đầu hay dây đeo tay... Nhà nghiên cứu văn hóa Đặng Trọng Hộ (TP Đà Lạt, Lâm Đồng), cho biết: \"Thổ cẩm của dân tộc Cơ Ho có mầu trầm chủ đạo, trên đó là bức tranh của cuộc sống gắn với văn hóa rừng, biểu hiện khả năng ứng xử, phương thức ứng xử giữa con người với nhau và với tự nhiên. Kỹ thuật tạo hoa văn chủ yếu dựa vào cách đan sợi, cũng có quy tắc truyền thống, nhưng đôi khi là sự sáng tạo thêm của người dệt\".",
"Chủ đề hoa văn trang trí trên thổ cẩm truyền thống của người Cơ Ho thường là các sự vật, hiện tượng tự nhiên, muông thú và các vật dụng quen thuộc trong đời sống sinh hoạt của họ, như cầu thang nhà sàn, răng cưa, lá đùng đình, chuỗi cườm, xà gạt, ché rượu cần… \"Hoa văn truyền thống là vậy, nhưng không phải ai dệt cũng giống nhau. Mầu sắc, sự phối hợp và cách đan xen các họa tiết trên tấm thổ cẩm cũng tùy cảm xúc, cách nhìn và cả sở thích của mỗi người, nhưng không được rời khuôn phép\", nghệ nhân K’Glòng chia sẻ."
] | 102 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/mua-hoi-co-hong-tren-cao-nguyen-lang-biang-post725140.html | Mùa hội cỏ hồng trên cao nguyên Lang Biang | [
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/cuhatguhgenat/2022_11_16/2-ruou-can-8436.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/cuhatguhgenat/2022_11_16/3-dua-ngua-khong-yen-duoi-chan-langbiang-5019.jpg.webp"
] | [
"Rượu cần là thức uống không thể thiếu trong dịp lễ hội tại các buôn làng nam Tây Nguyên.",
"Đua ngựa không yên từng được tổ chức quy mô nhỏ dưới chân núi Lang Biang."
] | [
"Mùa hội cỏ hồng Lang Biang năm 2022 chính thức khai hội tại đồi cỏ hồng, thuộc tiểu khu 112A, khu vực Đankia-Suối Vàng, huyện Lạc Dương, cách trung tâm TP Đà Lạt khoảng 15km. ",
"Trong khuôn khổ mùa hội, diễn ra các chương trình, như tổ chức giao lưu văn hóa, các trò chơi dân gian mang nét văn hóa của người Cơ Ho bản địa; hoạt động thể thao team building tương tác giữa người Cơ Ho và du khách; chương trình nghệ thuật “Lạc Dương hội mở”, giao lưu cùng nhóm nhạc DaLaB - đại sứ văn hóa và du lịch huyện Lạc Dương; trưng bày tác phẩm ảnh đạt giải các mùa hội trước về cỏ hồng Lang Biang, sản phẩm OCOP của huyện...",
" Tại mùa hội này, Ban Tổ chức đã phát động cuộc thi ảnh online “Cỏ hồng trao duyên” từ ngày 1 đến 25/11.",
"Cỏ hồng là loài cỏ hoang dại có sắc hồng pha tím, chỉ “pha màu” một lần trong năm vào dịp cuối thu đầu đông. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Lạc Dương Cil Poh cho biết: “Qua mùa hội, chúng tôi mong muốn quảng bá, giới thiệu đến du khách trong và ngoài nước hình ảnh con người, tiềm năng phát triển du lịch Lạc Dương. Nhất là nét văn hóa đặc sắc của đồng bào bản địa trên cao nguyên huyền thoại này”.",
"Cùng với sự kiện truyền thống “Mùa hội cỏ hồng Lang Biang”, nằm trong chuỗi hoạt động hưởng ứng Festival Hoa Đà Lạt lần thứ IX năm 2022, lần đầu huyện Lạc Dương tổ chức lễ đua ngựa không yên, liên hoan ẩm thực và rượu cần Lang Biang.",
"Đua ngựa không yên là cuộc đua kỳ thú, từng diễn ra với quy mô nhỏ, thể hiện sức mạnh và niềm kiêu hãnh của những chàng trai người Cơ Ho Lạch trên cao nguyên Lang Biang. Lần này, 32 kỵ mã cùng 32 ngựa đua, được tuyển chọn trong khoảng 200 con ngựa trên địa bàn huyện để chinh phục 4 vòng đua, tại trường đua ngựa dự án Kiwuki Park (xã Đạ Nhim, Lạc Dương); diễn ra từ ngày 26/11.",
"Liên hoan ẩm thực và rượu cần Lang Biang chủ đề “hương vị núi rừng Lang Biang”, với sự tham gia của 12 đội, gồm ẩm thực địa phương (6 gian hàng của các địa phương trong huyện) và ẩm thực nhà hàng (6 gian hàng của các cơ sở kinh doanh ẩm thực phục vụ khách du lịch, các sản vật địa phương). Trong đó, rượu cần là thức uống không thể thiếu trong dịp lễ hội tại các buôn làng Nam Tây Nguyên và “Rượu cần Lang Biang” đã được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Liên hoan diễn ra ngày 27/11, tại Kiwuki Park.",
"Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Lạc Dương Cil Poh, Lễ hội đua ngựa không yên và liên hoan ẩm thực, rượu cần Lang Biang sẽ được duy trì, phát triển trở thành lễ hội truyền thống; qua đó, tạo thêm sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương, góp phần gìn giữ và phát huy nét văn hóa truyền thống của cư dân bản địa trên cao nguyên huyền thoại Lang Biang. "
] | 103 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/hoa-do-o-lieng-bong-post763805.html | “Hoa đỏ” ở Liêng Bông | [
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/dvoaaobvhficbu/2023_07_24/bai-hoa-do-ong-ha-tin-va-truong-thon-lieng-bong-lan-gio-nhung-trang-tai-lieu-ve-san-xuat-nong-nghiep-cong-nghe-cao-trong-nhung-lan-tham-du-hoi-thao-3101.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/dvoaaobvhficbu/2023_07_24/bai-hoa-do-vo-chong-ong-ha-tin-va-con-dau-truong-thon-lieng-bong-truoc-ngoi-nha-cua-ha-tin-vua-thao-do-hang-rao-de-hien-dat-lam-duong-lien-thon-8390.jpg.webp"
] | [
"Ông Ha Tin và trưởng thôn Liêng Bông lần giở những trang tài liệu về sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trong những lần tham dự hội thảo.",
"Vợ chồng ông Ha Tin và con dâu-trưởng thôn Liêng Bông trước ngôi nhà của Ha Tin vừa tháo dỡ hàng rào để hiến đất làm đường liên thôn."
] | [
"Liêng Bông (từ gốc có thể là Liêng Vông), theo cắt nghĩa của tộc người Cơ Ho Cil nơi đây chính là thác nước chảy trong hang. Nhưng biến âm “Bông” cũng có điều thú vị. Ông Ha Tin hình tượng, xứ này có quả đồi như hình bông hoa, nên gọi Liêng Bông lại đẹp. Và, Ha Tin chính là “hoa đỏ” ở vùng quê cách mạng mang huyền sử “nước mắt” - Đạ Nhim.",
"Xuôi Quốc lộ 27C nối phố hoa Đà Lạt và phố biển Nha Trang, tôi đến thôn Liêng Bông để được nghe câu chuyện thương binh Ha Tin, cựu du kích, người tham gia trong mặt trận đấu tranh tư tưởng, kêu gọi những người con buôn làng lầm đường, lạc lối trở về con đường sáng, góp phần xóa “bóng ma” Fulro trên vùng đất nam Tây Nguyên; tấm gương mẫu mực trong phong trào thi đua sản xuất giỏi, xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc tại huyện Lạc Dương.",
"Đã qua 67 mùa rẫy, Ha Tin vẫn tinh anh như con nai rừng. Ông bảo: “Chuyện gần 50 năm rồi, nhưng không quên gì đâu. Kể cả những con đường mòn băng rừng, lội suối một thời. Tuổi trẻ hăng lắm, không sợ gì”.",
"Sinh ra ở xã N’Thol Hạ, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng, nhưng tuổi thơ của Ha Tin lại gắn bó với phố thị Đà Lạt. Khác với những đứa trẻ cùng trang lứa trong buôn làng, Ha Tin say mê với con chữ nên đành rời xa cha mẹ lên phố núi học chữ. Thuở đó, ở nhiều buôn làng nam Tây Nguyên, được học đến cấp 2, biết con chữ như Ha Tin khá hiếm. “Nhờ biết chữ nên mình được công an, bộ đội kêu gọi tham gia đội công tác xây dựng “pháo đài” tư tưởng chống Fulro, rồi làm du kích. Khi quê hương yên bình, mình được tín nhiệm làm nhiều vị trí trong xã”, Ha Tin nói. ",
"Năm lên mười tám, Ha Tin bắt đầu khoác súng, cùng đồng đội ngày đêm lau lách giữa những cánh rừng, đến những buôn làng ở Lạc Dương, khu vực Đầm Ròn (thuộc huyện Đam Rông, Lâm Đồng ngày nay), núi Voi (huyện Đức Trọng) để tiếp cận tuyên truyền, vận động những gia đình có con em “lạc lối”, theo tổ chức phản động Fulro ra hàng. Nhờ những chuyến đi đó, năm 1978, Ha Tin tròn 21 tuổi, có duyên gặp được Kon Sơ K’Soai, cô gái trồng rừng và được sơn nữ “bắt” về vùng quê bên suối Đạ Gôrl. ",
"“Già bị thương lúc nào?” - tôi gợi chuyện. “Thời tham gia chống Fulro ở vùng Killplagnol Hạ, thuộc Lạc Dương ngày nay. Trong lần mình chỉ huy tuần tra thì bị Fulro phục kích, xả súng. Mình bị bắn xuyên má, gãy xương bả vai, thương binh 4/4. Trận đó tưởng như nằm lại rừng Yàng rồi chớ, may nhờ bộ đội cứu”, già Ha Tin kể.",
"Ông Ha Tin và trưởng thôn Liêng Bông lần giở những trang tài liệu về sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trong những lần tham dự hội thảo.",
"Khoảng thời gian sau giải phóng, lực lượng của tổ chức phản động Fulro bắt đầu hoạt động mạnh tại khu vực Tây Nguyên. Chúng tìm cách lôi kéo bà con đồng bào dân tộc thiểu số vào chốn rừng sâu tổ chức chống đối, phá hoại chính quyền. Ha Tin thì không, ông “có chữ”, hiểu biết “trắng, đen” nên tham gia lực lượng bảo vệ sự bình yên của buôn làng. Năm 1979, ông còn được phân công nhiệm vụ “xóa mù chữ” cho bà con trong vùng, cán bộ quản lý lao động ở Killplagnol Hạ. “Mình biết chớ, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm đến cuộc sống đồng bào mình, chỉ đường dẫn lối làm ăn nên quyết tâm theo cách mạng. Với những người đã nghe xúi giục, chống lại cuộc sống hòa bình, ấm no của dân tộc, mình phải quyết tâm thu phục, khuyên họ trở về con đường sáng”, Ha Tin nói.",
"Khi “bóng ma” Fulro lùi vào vùng tối, tiếng súng thưa dần trên miền đất Tây Nguyên, Ha Tin làm Chánh văn phòng xã Đạ Chais (cũ), khi chưa tách thêm xã Đạ Nhim ngày nay. Năm 1986, ông vinh dự được tuyên thệ dưới cờ Đảng vinh quang. Năm 1990, ông được tín nhiệm làm Phó Chủ tịch xã, sau đó đươc bầu là Chủ tịch Mặt trận xã Đạ Nhim. “Năm 2008, mình nghỉ việc ở xã, về vui thú với nương rẫy. Xưa chống Fulro được rừng che chở, máu cũng đổ rồi. Cái đó không nói nữa. Giờ trả ân tình của rừng, kêu gọi buôn làng bảo vệ, phát triển rừng; rồi tìm sinh kế để phát triển kinh tế và chia sẻ kinh nghiệm cho dân làng”, già Ha Tin chia sẻ.",
"Ngồi lặng nghe chúng tôi chuyện trò, giờ cô trưởng thôn trẻ Kon Sơ Mi La mới lên tiếng. Mi La bảo: “Nói về bố chồng ngại lắm. Nhưng nói thật, bố Ha Tin là tấm gương sáng cho các con, từ cách nuôi dạy con cháu đến ý chí, quyết tâm, tìm phương thức làm ăn mới để vươn lên làm giàu”. Theo lời Mi La, cũng giống bao gia đình trong thôn, vợ chồng Ha Tin có 3 ha đất canh tác cà-phê. Nhờ nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi qua bạn bè, chuyên gia và từ những cuộc hội thảo ông được mời tham dự, vườn cà-phê gia đình ông luôn đạt năng suất, chất lượng vượt trội. Những mùa vụ được giá đã mang lại thu nhập cho gia đình tới 600 triệu đồng. ",
"Không dừng lại ở trồng cà-phê, bởi Ha Tin lường trước vòng luẩn quẩn được mùa-mất giá. Ông bắt đầu tìm hiểu để chuyển một phần đất sang trồng laghim, hoa. “Chỉ trong 5 năm, đầu ra suôn sẻ mang lại thu nhập khá lắm. Trong quá trình chuyển đổi cây trồng, thấy phát triển tốt, mình tận tình truyền kinh nghiệm cho bà con. Thấy nhà nhà khá lên, mình vui lắm”, già Ha Tin thổ lộ.",
"Xuôi ngược Liêng Bông bao lần, tôi từng trò chuyện cùng Cil Ju Ha Bia, Kon Sơ Ha Tăm... những người từng được Ha Tin truyền nghề trồng rau, hoa mà trở nên khá giả. Ha Tăm bảo: “Ông ấy là người có tiếng nói ở Liêng Bông mình. Ha Tin thường đi trước, làm trước, thành công mới chia sẻ với dân làng để cùng phát triển”.",
"Liêng Bông có 266 hộ, dân số hơn 1.560 người; sinh kế chủ yếu là canh tác cà-phê trồng xen cây hồng ăn quả, chanh dây, đậu, dâu tây... Nhờ biết tư duy làm ăn, đoàn kết phát triển, nên đời sống cư dân trở nên khấm khá. Thu nhập bình quân đầu người cũng tương đương của xã nông thôn mới Đạ Nhim. “Trong những lần họp dân bàn chuyện xây dựng nông thôn mới, xây dựng nếp sống văn hóa cơ sở, hay chuyện hiến đất làm đường... mình đều nhờ tiếng nói của bố Ha Tin nên mọi việc trở nên suôn sẻ. Gia đình bố đã tiên phong hiến 2 m ngang đất, chạy dài 40 m, phá dỡ hàng rào kiên cố để mở rộng đường làng”, trưởng thôn, đảng viên trẻ Mi La nói.",
"Trong ngôi nhà xây cách đây hơn 5 năm cạnh ngôi nhà truyền thống của gia đình, già Ha Tin dành một không gian trang trọng để treo những tấm ảnh gia đình, những bằng khen, giấy khen của huyện, của tỉnh về thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nông dân thi đua sản xuất giỏi, gia đình cách mạng gương mẫu... để có điều kiện sẻ chia, giáo dục con cháu. ",
"Chiều buông. Lũ trẻ cười sảng khoái trên lưng trâu, lùa đàn trâu mộng trở về. Ngược dốc Liêng Bông, tôi tìm đến trụ sở xã nông thôn mới đầu tiên của Lạc Dương. Phó Chủ tịch UBND xã Đạ Nhim Dơng Gur K’An xác tín: “Ông Ha Tin là tấm gương tiêu biểu trong các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng nông thôn mới, nếp sống văn minh của xã. Ông thể hiện tính tiên phong, gương mẫu của người đảng viên; gần dân, hiểu dân và được dân tin”.",
"Vợ chồng ông Ha Tin và con dâu-trưởng thôn Liêng Bông trước ngôi nhà của Ha Tin vừa tháo dỡ hàng rào để hiến đất làm đường liên thôn.",
"Chia tay miền đất chất chứa huyền thoại, đứng trên đồi Liêng Sang nhìn xuống, Liêng Bông tựa bông hoa rừng, như lời ví của già Ha Tin: Có niềm tin đất sẽ nở hoa."
] | 104 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/tieng-chieng-son-nu-post788499.html | Tiếng chiêng sơn nữ | [] | [] | [
"Tôi đến buôn Bồ Liêng, thị trấn Ðinh Văn, huyện Lâm Hà, Lâm Ðồng khi chiều chưa tắt nắng. Nói là buôn, nhưng Bồ Liêng đã lên tổ dân phố lâu rồi, nhưng nhiều người quen gọi thế. Trước sân nhà sàn truyền thống, các sơn nữ Cơ Ho Srê đang tấu chiêng. Thấy có khách lạ, chị Ka Phen ra hiệu: Gung me! Ðiệu chiêng “đón khách” rộn ràng, tình tự, đắm say. Tôi đang mê đắm trong thanh âm huyền bí giữa mênh mang đại ngàn, chị Ka Phen bảo: “Ðây là điệu chiêng cơ bản của người Cơ Ho. “Gung me” là con đường cái. ",
"Vào rừng phải bắt đầu từ đường cái mà…”. Những bông hoa rừng nam Tây Nguyên ngừng nhịp chiêng, nào Ka Phôn, Ka Hằng, Ka Ký, Ka Hà, Ka Thú và người giữ ching me (chiêng mẹ) Ka Phen. Họ là những “nhịp chiêng” trong đội chiêng tổ dân phố Bồ Liêng, hình thành được chục năm nay bên dòng Ðạ Dâng xanh mát. ",
"Tôi từng trò chuyện cùng già làng K’Bát, bố chị Ka Phen, giờ ông đã về với rừng Yàng. Ông cho biết, người Cơ Ho có 36 điệu chiêng cổ, nhưng giờ đây có lẽ không còn ai nhớ đủ. Nào điệu gung me (đón khách), cing ting (tiếng chim đại bàng), pép tơh jun (săn nai), lô na (gọi nhau), ding biếp (mừng lúa mới)… sau này phát triển thêm điệu mới mừng lễ hội. ",
"Theo già K’Bát, bộ chiêng sáu của người Cơ Ho, Mạ, Mnông có nhiều tên gọi, nhưng phổ biến theo thứ tự ching me, rơnul, ndơn, ndol, t’rơ, thêt. Mỗi vị trí trong bộ sáu thang âm đều có âm và tiết tấu riêng. Ching me giữ nhịp tấu gọi dàn chiêng giao hòa. Muốn đánh được chiêng, phải nhạy cái tai, dẻo cái tay, cái tâm phải thổn thức với rừng Yàng. ",
"Mặt trời đã vắt về phía núi. Tiếng chiêng của những bông hoa rừng buôn Bồ Liêng tấu khúc mừng lúa mới. Bà Ka Plế, người đàn bà “cái rìu đã bọc da” của già K’Bát cùng hòa nhịp chiêng. Dứt đoạn, Ka Plế buông điệu yal yau giữa đại ngàn yên ả: “Nhịp chiêng hòa hợp mới hay, điệu cồng chỉnh âm cho đúng, đánh chiêng cồng phải rành cái tai…”. Không dũng mãnh, rắn chắc, trầm hùng như những chàng trai của núi, tiếng chiêng của những người đàn bà nam Tây Nguyên đằm thắm, dịu dàng hơn trên đôi chân trần uyển chuyển, nhưng không ra ngoài khuôn phép của Yàng. Tiếng chiêng của họ quyến rũ như chính sự thô mộc, phóng khoáng đại ngàn. ",
"Qua điệu chiêng, người Cơ Ho có thêm cách lý giải thú vị về việc tấu chiêng, vòng xoang đi ngược chiều kim đồng hồ. Ðiệu chiêng rọ đạ (ngược dòng). Từ tiếng ching me trầm ấm, hiền từ như sông mẹ; chiêng rơnul như con suối róc rách, ndơn hào hùng như thác đổ, ndol dịu êm như gió chiều; chiêng t’rơ, chiêng thêt như mưa, như gió. Thang âm chiêng sáu trầm bổng, êm đềm, dữ dội. Ngược từ sông mẹ lên thác ghềnh, như trở về nguồn cội. ",
"Hôm nay, diện mạo mới đã về trên những cung đường của buôn làng ở Lâm Ðồng, những người con của núi càng ý thức sâu sắc hơn việc gìn giữ, phát huy giá trị di sản. Trên hành trình đó, có nhịp chiêng tình tự, mộc mạc, huyền bí của đội chiêng nữ Cơ Ho Srê dưới chân núi Brah Yàng; đội chiêng nữ Mnông ở Ðạ Tông, Ðạ M’Rông dọc đôi bờ Ðạ Dâng; đội chiêng nữ Chu Ru bên suối Ðạ Nhim và đội chiêng những bông hoa rừng miền trầm tích Cát Tiên… ",
"Cồng chiêng nữ đã hồi sinh như những cơn mưa đầu mùa phảng phất, cho lúa trên rẫy lún phún mạ tơ, cây măng rừng đội đất chui lên, cho nước về đầy lòng con suối. Và giấc mơ đại ngàn mênh mang chiêng mẹ đã ùa về."
] | 105 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/dan-toc-cong-post723935.html | Dân tộc Cống | [
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/cdhncuxjw/2022_10_23/congdat2.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/genaghlrgybna/2022_11_22/congbn-6232.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/cdhncuxjw/2022_10_23/congdat.jpg.webp"
] | [
"Phụ nữ dân tộc Cống. (Ảnh: TRẦN THÀNH ĐẠT)",
"",
"Nam nữ dân tộc Cống. (Ảnh: TRẦN THÀNH ĐẠT)"
] | [
"Người Cống ở Trung Quốc được xếp vào dân tộc Hà Nhì, có tên gọi là Bạch Kông. Theo các nhà nghiên cứu, có thể người Bạch Kông từ vùng Màng Là, thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc đã thiên di vào vùng Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, khu vực Tây Bắc nước ta. Vì vậy, người Cống ở Việt Nam còn có tên là người Màng. ",
" Về tộc danh: Người Cống có tên tự gọi là Xá, Cống Bó Khăm, Xắm, Khống, Mằng Là…",
"Theo Kết quả điều tra thu thập thông tin về tình trạng kinh tế xã hội của 54 dân tộc thiểu số năm 2019 của Ủy ban Dân tộc Việt Nam – Tổng cục Thống kê, dân số người Cống tính đến thời điểm 1/4/2019 là 2.729 người, trong đó nam là 1.341 người, nữ là 1.388 người.",
" thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến. Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến (ngữ hệ Hán - Tạng) gần hơn với tiếng Miến, cùng nhóm với các tiếng La Hủ, Phù Lá, Si La... Họ quen sử dụng tiếng Thái trong giao tiếp hằng ngày.",
"Hiện nay, có hơn 98% số người dân tộc Cống sinh sống ở khu vực Tây Bắc, chủ yếu tại Lai Châu và Điện Biên.",
"Nhà sàn ba hay bốn gian, chỉ có một cửa ra vào, một cửa sổ ở gian giữa, chạy dọc theo vách mặt chính của nhà có thêm một chiếc sàn nhỏ ít có giá trị sử dụng nhưng nhà nào cũng có là đặc trưng trong nhà người Cống.",
"Phụ hệ.",
"Trang phục của phụ nữ Cống khá đơn giản gồm: áo, váy, dây thắt lưng, yếm, khăn đội đầu và một số đồ trang sức. Áo ngắn may bằng vải trắng hoặc màu chàm, tay áo được nối dài, mở ngực, cổ áo liền với nẹp ngực, áo không xẻ tà. Cổ áo là một dải vải đen kéo dài từ vạt áo bên phải chạy vòng qua cổ sang hết vạt áo bên trái. Dọc theo chiều dài của nẹp áo có đính đôi dây bằng sợi bông se lại hình vặn thừng để làm dây buộc.",
" Trang phục nam giới người Cống gồm có khăn, áo, quần may bằng vải, nhuộm chàm không trang trí. ",
"Người Cống ăn cơm, xôi đồ, cháo, thịt chế biến các loại như luộc, nướng, treo, nấu canh, sau này có thêm cách xào, hấp. Người Cống còn ăn các loại thủy sản như tôm, cua, cá ốc…, các loại rau trồng, rau rừng… Họ có món Cha khả cha vàng là món ăn nấu từ tiết lợn với lá vón vén, rau đắng, ăn để chữa bệnh dạ dày hay ăn khi bị đau bụng. Người Cống có nhiều cách chế biến thực phẩm để dành, dự trữ cho mùa nương rẫy bận rộn, hoặc để dành cho dịp lễ tết, hội hè như là làm cá mắm, cá phơi khô, làm măng chua khô. ",
" Người Cống vẫn thường uống nước đun từ lá, rễ cây rừng. Một số thảo mộc có tác dụng an thần, dễ ngủ, kích thích tiêu hóa…",
" Người Cống trước kia cũng hút thuốc lá và trồng cây thuốc lá ở vườn để tự cuốn.",
"Hàng năm cứ đến tháng ba âm lịch, các bản đều tổ chức lễ cúng bản trước vụ gieo hạt, các ngả đường vào bản làm cổng, cắm dấu hiệu kiêng kỵ một ngày không ai được vào bản.",
" Các gia đình đều làm lễ cúng trên nương trước khi kết thúc công việc tra hạt. Ðêm đó chủ nhà làm lễ cúng ở phía trên lều nương; lễ vật chỉ có cá, cua, cầu mong chim thú không phá hại; trồng vài khóm kiệu cầu xin lúa tốt, xanh tươi như khóm cây này.",
"Người Cống cúng tổ tiên 2, 3 đời theo phụ hệ và cúng ma bố mẹ vợ vào dịp tết.",
" Trống trọt trên nương rẫy và canh tác ruộng nước, chăn nuôi bò lợn, nuôi cá, khai thác sản vật tự nhiên như rau củ quả, dược liệu…",
" Người Cống còn có một số nghề như nấu rượu, đan lát…",
" Theo “Đặc trưng cơ bản của 54 dân tộc thiểu số năm 2019” của Ủy ban Dân tộc và Tổng cục Thống kê, Tỷ lệ hộ nghèo: 54,0%; Tỷ lệ hộ cận nghèo: 11,7%; Tỷ lệ thất nghiệp: 0,07%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ: 8,3%; Tỷ trọng lao động làm việc trong khu vực phi nông nghiệp: 6,8%; Tỷ trọng lao động làm công việc quản lý hoặc CMKT bậc cao và trung: 4,1%.",
"Theo “Đặc trưng cơ bản của 54 dân tộc thiểu số năm 2019” do Ủy ban Dân tộc và Tổng cục Thống kê thực hiện, Tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết chữ phổ thông: 59,3%; Tỷ lệ người đi học chung cấp tiểu học: 104,2%; Tỷ lệ người đi học chung cấp trung học cơ sở: 92,5%; Tỷ lệ người đi học chung cấp trung học phổ thông: 69,9%; Tỷ lệ trẻ em ngoài nhà trường: 6,5%.",
"(Nguồn: ",
"- Các dân tộc ở Việt Nam (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật) ",
"- Đặc trưng cơ bản của 54 dân tộc thiểu số năm 2019 (Ủy ban Dân tộc và Tổng cục Thống kê) ",
"- Website Ủy ban Dân tộc ",
"- Kết quả điều tra thu thập thông tin về tình trạng kinh tế xã hội của 54 dân tộc Việt Nam)"
] | 106 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/mang-tet-den-voi-ho-ngheo-noi-bien-gioi-post735938.html | Mang Tết đến với hộ nghèo nơi biên giới | [] | [] | [
"Sáng sớm tinh mơ một ngày cuối tháng Chạp, nhìn chưa rõ mặt người, rét tái tê, sương mù giăng kín, nhưng tại sở chỉ huy, Đại tá Dương Quốc Long, Chủ nhiệm Chính trị Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Điện Biên đã cẩn thận, lật giở mỗi túi kiểm tra từng phần quà mà lãnh đạo đơn vị chuẩn bị đi tặng các hộ nghèo ở Mường Nhé, Mường Chà. Vừa kiểm tra, Đại tá Long vừa nhắc nhở các nhân viên, cần lưu ý không để thiếu, nhầm các túi quà của từng đối tượng và yêu cầu gói buộc cẩn thận vì đường xa, lại khó đi. Cán bộ, chiến sĩ tham gia đoàn công tác đi tặng quà Tết ai nấy đều hồ hởi, phấn khởi, bởi được “chở mùa xuân” đến với một số hộ nghèo nơi biên giới còn nhiều khó khăn.",
"Chặng đường dài hơn 200km từ thành phố Điện Biên Phủ đến huyện Mường Nhé như ngắn lại khi được nghe những câu chuyện về tình quân dân, về những việc làm mà cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang tỉnh đã và đang làm giúp nhân dân từ Đại tá Khổng Đình Tám, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Quân sự tỉnh, Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. Dịp này, tại những ngôi nhà sàn của đồng bào người Mông cheo leo bên vách núi, cờ Tổ quốc tung bay, hoa đào, hoa mận nở khắp các triền đồi, khe núi, rồi những chợ cóc, chợ tạm ven đường của bà con các dân tộc thiểu số bày bán những sản vật như lá dong, hoa lan, lợn, gà... báo hiệu Tết đang rất cận kề. ",
"Đến Trụ sở Ủy ban nhân dân xã Mường Toong, huyện Mường Nhé, người dân đã đến đông đủ. Vì không chỉ có Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tặng quà, mà Đoàn Kinh tế-Quốc phòng 379 (Quân khu 2) cũng trao 60 suất quà tặng hộ nghèo dịp này. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Mường Toong, Lù Văn Dũng chào đón khách như thể người thân đi xa lâu ngày trở về. Đại tá Khổng Đình Tám đã đến thăm hỏi, tặng quà của cá nhân cho một số học sinh nghèo vượt khó và trao quà của Văn phòng Bộ Quốc phòng tặng sáu học sinh nghèo vượt khó thuộc địa bàn ba xã Nậm Vì, Mường Toong, Huổi Lếch, mỗi suất trị giá sáu triệu đồng.",
"Được biết, để chuẩn bị Tết Nguyên đán Quý Mão, với thông điệp “Không để ai bị bỏ lại phía sau”, “Mỗi suất quà trao đi niềm vui ở lại”; không để người dân đứt bữa trong dịp Tết, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới thuộc diện đặc biệt khó khăn, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Điện Biên đã chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương và cấp trên xây dựng kế hoạch, chuẩn bị kinh phí tổ chức thăm hỏi, tặng quà các hộ nghèo, đối tượng chính sách. ",
"Cùng với đó, đơn vị trao 1.388 suất quà của Chủ tịch nước, trị giá 420 triệu đồng; 33 suất quà của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, trị giá 40 triệu đồng; hàng nghìn suất quà tổng trị giá hơn 700 triệu đồng của Bộ Quốc phòng; Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 2; huyện ủy, ủy ban nhân dân các huyện, quà của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Điện Biên khoảng 300 triệu đồng… ",
"Các túi quà chủ yếu là đồ dùng thiết yếu phục vụ dịp Tết như: dầu ăn, mì chính, nước mắm, bột canh, tiền mặt, mì tôm, chăn bông, quần áo ấm. Để chuyển số quà Tết nêu trên kịp thời đến các đối tượng, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Điện Biên đã thành lập sáu đoàn công tác để tổ chức đi thăm hỏi, tặng quà các đối tượng chính sách, vùng đặc biệt khó khăn, các đơn vị quân sự, biên phòng, công an làm nhiệm vụ trực sẵn sàng chiến đấu.",
"Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Giàng A Dế, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Mường Nhé cho biết: Hằng năm, mỗi khi Tết đến, Xuân về, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Điện Biên và các đơn vị quân đội, công an luôn quan tâm thăm hỏi, tặng quà các đối tượng chính sách và hộ nghèo thuộc diện đặc biệt khó khăn ở khu vực biên giới trên địa bàn. Qua đó không chỉ tô thắm thêm truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ” mà còn góp phần xây dựng “Thế trận lòng dân” vùng biên giới vững chắc; giúp các đối tượng chính sách, hộ nghèo thêm đủ đầy, ấm tình quân dân khi Tết đến, Xuân về."
] | 107 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/hon-mot-ty-dong-xay-nha-van-hoa-tang-dong-bao-dan-toc-thieu-so-post611318.html | Hơn một tỷ đồng xây nhà văn hóa tặng đồng bào dân tộc thiểu số | [] | [] | [
"Chiều 3-8, thông tin từ T.Ư Hội LHTN Việt Nam cho biết, đến nay, Chương trình “Những bước chân vì cộng đồng” đã khép lại với nhiều con số ấn tượng. Cụ thể, đã có gần 24 nghìn người đăng ký tham gia thông qua hơn 153 nghìn hoạt động đi bộ, chạy bộ.",
"Theo thể lệ Chương trình, với mỗi kilômét đi hoặc chạy bộ, mỗi người tham gia sẽ đóng góp một nghìn đồng vào nguồn quỹ để xây dựng Nhà văn hóa cộng đồng, tặng đồng bào các dân tộc thiểu số trên cả nước. Vào các ngày Chủ nhật, số kilômét chạy, đi bộ của người tham gia chương trình sẽ được nhân đôi.",
"Với cách tính nêu trên, hiện các cá nhân, đơn vị tham gia Chương trình đã tích lũy được tổng cộng 1.051.415 km chạy, đi bộ, tương đương với hơn 1,05 tỷ đồng kinh phí xây Nhà văn hóa cộng đồng.",
"Được biết, số tiền nêu trên đã vượt kế hoạch đề ra ban đầu. Ban Tổ chức đã tiến hành các thủ tục cần thiết để sử dụng số tiền này khởi công xây dựng Nhà văn hóa cộng đồng, tặng đồng bào dân tộc Chứt tại tỉnh Quảng Bình.",
"Chặng hai của Chương trình sẽ diễn ra vào dịp kỷ niệm 75 năm Quốc khánh nước ta, ngày 2-9-2020 tới đây.",
"Các cá nhân, đơn vị có nhu cầu tham gia Chương trình đăng ký tại địa chỉ: ",
"."
] | 108 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/chay-bo-gay-quy-xay-nha-van-hoa-tang-dong-bao-dan-toc-cong-post766963.html | Chạy bộ gây quỹ xây nhà văn hóa tặng đồng bào dân tộc Cống | [
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/zrkxrkvsxr/2023_08_12/img-20230812-120653-984.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/zrkxrkvsxr/2023_08_12/20230812-123808-5263.jpg.webp"
] | [
"Chặng 12 của giải chạy thu hút không ít vận động viên nhí.",
"Hàng trăm người tham gia chạy hưởng ứng giải chạy."
] | [
"Chặng 12 của giải chạy diễn ra từ nay đến hết ngày 3/9 tới đây. Trước đó, giải đã triển khai được 11 chặng với hơn 111 nghìn lượt vận động viên tham gia, đóng góp tổng cộng 11 tỷ đồng vào nguồn quỹ xây dựng nhà văn hóa cộng đồng tặng đồng bào các dân tộc rất ít người trên cả nước.",
"Thành công của giải chạy đến từ việc không giới hạn đối tượng tham dự cũng như cự ly đăng ký. Các vận động viên có thể đi hoặc chỉ cần chạy bộ với vận tốc trung bình từ 4-20 phút/km. Với mỗi kilomet đi hoặc chạy bộ ghi nhận được, Ngân hàng cổ phần Sài Gòn Thương tín (Sacombank) sẽ đóng góp 1 nghìn đồng vào nguồn quỹ nêu trên.",
"Theo Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Nguyễn Kim Quy, chương trình được khởi động đồng loạt tại 63 tỉnh, thành phố trên cả nước nhằm hưởng ứng ",
".",
"Đoàn viên, thanh niên và người dân có nhu cầu tham gia chặng 12 của giải chạy chỉ cần đăng ký tại địa chỉ: www.sacombankrunnersclub.com.",
"Tại lễ phát động chặng 12 của giải chạy, ban tổ chức đã trao 40 suất học bổng tặng thanh niên, sinh viên dân tộc thiểu số vươn khó học tốt; đồng thời, trao biển tượng trưng công trình nhà văn hóa cộng đồng dân tộc Cống trị giá 1 tỷ đồng tặng đại diện tỉnh Lai Châu. ",
"Ngay sau buổi lễ, đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành, đoàn thể và 500 đoàn viên, hội viên, thanh niên đã cùng chạy và đi bộ hưởng ứng quanh khu vực hồ Thiền Quang (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). "
] | 109 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/dan-toc-chut-post723890.html | Dân tộc Chứt | [
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/vowkjqkp/2022_11_20/chut5-3154.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/vowkjqkp/2022_10_17/langchutquangbinh.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/vowkjqkp/2022_10_17/compoichut.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/vowkjqkp/2022_11_20/chut11-2338.jpg.webp"
] | [
"Gia đình ở người Chứt chủ yếu là gia đình nhỏ, gồm 2 thế hệ bố mẹ và con cái. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)",
"Một làng dân tộc Chứt ở Quảng Bình. (Ảnh: dantocmiennui.vn)",
"Bà con thi nấu Cơm Pồi - món ăn truyền thống của người Chứt. (Ảnh: dantocmiennui.vn)",
"Người Chứt sống bằng nông nghiệp nương rẫy du canh và săn bắn hái lượm. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)"
] | [
"Quê hương xưa của",
" thuộc địa bàn cư trú của người Việt ở 2 huyện Bố Trạch và Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Vì nạn giặc giã, thuế khóa nặng nề nên họ phải chạy lên nương náu ở vùng núi, một số dần dần chuyển sâu vào vùng phía tây thuộc 2 huyện Minh Hóa và Bố Trạch tỉnh Quảng Bình. Theo gia phả của một số dòng họ người Việt trong vùng thì các nhóm Rục, Sách cư trú tại vùng núi này ít nhất đã được trên 500 năm nay.",
"Tên gọi khác: Người Mã Liêng, A Rem, Tu Vang, Pa Leng, Xơ Lang, Tơ Hung, Chà Củi, Tắc Củi, U Mo, Xá Lá Vàng, Rục, Sách, Mày, Mã Liềng...",
"bao gồm các nhóm: ",
"; cư trú chủ yếu ở các huyện miền núi như Minh Hóa, Tuyên Hóa, Bố Trạch thuộc tỉnh Quảng Bình và 1 nhóm Mã Liềng cư trú ở 2 xã Hương Liên, Hương Vĩnh thuộc huyện Hương Khê của tỉnh Hà Tĩnh. Đây là địa bàn núi rừng hiểm trở, đồi dốc và thường xuyên bị chia cắt bởi hệ thống sông suối dày đặc.",
" Theo số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số năm 2019, ",
"là tộc người có dân số ít thứ 12 ở nước ta với tổng dân số là 7.513 người (3.793 nam, 3.720 nữ).",
" Tiếng Rục, thuộc nhóm ngôn ngữ Việt - Mường trong ngữ hệ Nam Á.",
"Người Chứt gọi ",
" là ",
". Mỗi làng thường chỉ có dăm bảy hoặc mười gia đình của một dòng họ cư trú. Ðôi khi các gia đình trong một họ lại cư trú ở nhiều làng khác nhau. Ðứng đầu mỗi làng là pừ cavel, nghĩa là bố của làng do dân bầu ra. Giúp việc cho pừ cavel là các già làng, gồm những người từ 50 tuổi trở lên. Sinh hoạt tập thể, quan trọng nhất trong làng là vào những dịp lễ tết nông nghiệp.",
"Gia đình ở ",
" chủ yếu là gia đình nhỏ, gồm 2 thế hệ bố mẹ và con cái. Gia đình có 3 thế hệ rất ít. Con trai sau khi lấy vợ thường hay tách ra ở riêng. ",
" theo chế độ phụ hệ. Người đàn ông là chủ gia đình, có quyền quyết định mọi việc lớn trong gia đình.",
" Trong các nhóm của ",
"t, ",
" ở nhà sàn; ",
" ở nhà đất. Trước đây khi còn cư trú ở trong rừng, người Sách Cọi, Mày, Rục đều có tập quán ở trong hang đá, mái đá, nơi có các rục nước.",
"Về bố trí mặt bằng, nhà của người Mày, Mã Liềng được chia làm 3 gian: gian ngoài, gian giữa, gian buồng. Nhà của 3 nhóm Sách, Rục, Arem chỉ có 2 gian (người Sách và Rục gọi là căn; người Arem gọi là dậy).",
"Thờ tổ tiên, thờ thần linh và thế giới quan. Quan niệm vạn vật và con người có linh hồn nên cả 5 nhóm người Chứt đều tin vào sự hiện diện của các ma như ma rừng, ma núi, ma khe, ma cây, ma bếp; người sống có vía, khi chết biến thành ma. ",
" không biết trồng bông dệt vải. Trước đây, trang phục truyền thống của bà con",
" chủ yếu là áo, khố làm bằng vỏ cây rừng như cây sui, cây sàng, cây si... Ngày nay, ",
" đều có xu hướng mặc theo người Việt hoặc người Khùa, Lào... ",
"Trai gái đến tuổi trưởng thành được tự do tìm hiểu yêu đương. ",
" theo chế độ 1 vợ, 1 chồng. Trước khi cưới, nhà trai phải chọn ông mối, đi dạm hỏi vài lần. Lễ vật quan trọng nhất thiết phải có thịt khỉ sấy khô. ",
" có tục ở rể 2-3 năm sau lễ ăn hỏi.",
"Lương thực chủ yếu của ",
" là nhúc, ngô, sắn, gạo. Họ thường ăn 2 bữa chính, buổi sáng (6-7 giờ) và chiều (16-17 giờ). Bữa trưa thường ăn khoai, sắn luộc. Những khi mất mùa, giáp hạt, người dân vẫn phải ăn bột nhúc hoặc một số củ, quả rừng thay cơm.",
"Uống nước chè là tập quán lâu đời của ",
". Ngoài ra, họ cũng thích uống rượu, hút thuốc và ăn trầu.",
" Hiện nay, hầu hết trẻ em ",
"trong độ tuổi đi học được đến trường. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2019, tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết chữ phổ thông là 64,9%, tỷ lệ người đi học chung cấp tiểu học 101,9%, tỷ lệ người đi học chung cấp trung học cơ sở là 84,7%, tỷ lệ người đi học chung cấp trung học phổ thông là 42,4%, tỷ lệ trẻ em ngoài nhà trường là 16,4%.",
"sống bằng nông nghiệp nương rẫy du canh và săn bắn hái lượm. Các giống cây trồng chính là ngô, sắn, đỗ, lúa. Công cụ sản xuất gồm: rìu, rựa, gậy chọc lỗ, nơi làm ruộng có thêm cày, bừa. Từ khi định cư, ",
" đã nuôi trâu, bò phục vụ cày bừa, làm sức kéo. Ðan lát chủ yếu do nhu cầu tiêu dùng trong gia đình. Ðôi nơi họ biết thêm nghề rèn dao, rìu. Hiện nay, kinh tế sản xuất ngày càng đóng vai trò chủ đạo, tuy cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng ",
" đang dần thoát đói nghèo và mở ra tương lai về một cuộc sống no đủ nhờ sự xuất hiện của canh tác lúa nước; đồng thời hình thành các vùng liên bản mang những hình thái kinh tế đặc trưng.",
"Theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2019: tỷ lệ thất nghiệp (6,11%); tỷ trọng lao động làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp (8,4%); tỷ lệ hộ nghèo (60,6%); tỷ lệ hộ cận nghèo (28,7%); tỷ lệ hộ sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh (39,2%); tỷ lệ hộ sử dụng điện lưới để thắp sáng (85,0%)."
] | 110 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/ben-day-truong-son-hung-vi-post743293.html | Bên dãy Trường Sơn hùng vĩ | [] | [] | [
" ",
"Bản Huồi Thum cách trung tâm xã Na Ngoi, huyện rẻo cao Kỳ Sơn (Nghệ An) 15km đường rừng, với địa hình hiểm trở, thời tiết khắc nghiệt, đời sống người dân còn rất nhiều khó khăn. Nơi đây có gần 40 hộ dân người dân tộc Thái và Khơ Mú sinh sống. Bà con sống chủ yếu bằng nghề săn bắt, đốt nương làm rẫy; luôn đối mặt với cái đói, cái nghèo, dịch bệnh. Làm thế nào để thay đổi cuộc sống của bà con luôn là điều trăn trở đối với Thiếu tá Ngũ Quang Hùng, nhân viên Ðội vận động quần chúng, Ðồn Biên phòng Na Ngoi (Bộ đội Biên phòng Nghệ An) khi được Ban Chỉ huy Ðồn giới thiệu chuyển sinh hoạt đảng tạm thời tại Chi bộ bản Huồi Thum. ",
"Qua tìm hiểu đặc điểm về thổ nhưỡng, thời tiết, phong tục của bà con nơi đây, Thiếu tá Hùng thấy rằng, muốn nói cho người dân nghe, trước hết phải làm cho bà con thấy. Sau nhiều lầm trăn trở, Thiếu tá Hùng đã lựa chọn gia đình ông Bùi Văn Tuấn và ông Bùi Văn Nhâm để xây dựng mô hình trồng lúa nước và rau sạch ở Huồi Thum. ",
"Ðối với dân bản vốn quen với cuộc sống mưu sinh dựa vào tự nhiên, việc thay đổi phương thức từ làm lúa rẫy sang lúa nước không hề đơn giản. Vì vậy anh Hùng phải kỳ công hướng dẫn cho họ cách cầm cày, cầm bừa như thế nào để làm ải đất; lựa chọn giống lúa phù hợp, rồi cách ủ giống, đến gieo mạ, làm cỏ, bón phân, phun thuốc trừ sâu bệnh... theo kiểu “cầm tay chỉ việc”. Khi lúa chín, Thiếu tá Hùng lại xắn quần lội ruộng cùng giúp họ thu hoạch. Ngay vụ mùa đầu tiên, hai gia đình này thu được 1,5 tấn thóc. Nhận thấy hiệu quả, các hộ dân khác trong bản hưởng ứng làm theo. ",
"Rút kinh nghiệm từ hai hộ dân đầu tiên, Thiếu tá Hùng mạnh dạn đề xuất Ðồn Biên phòng Na Ngoi huy động cán bộ, chiến sĩ giúp đỡ, hướng dẫn một số hộ dân có tinh thần cầu tiến làm đất, làm luống, rào vườn, chăm sóc rau… Ðồng thời, vận động Tổng đội Thanh niên xung phong 10 hỗ trợ hạt giống bắp cải, cải ngọt, cải ngồng và phân bón các loại. Sau một thời gian chăm sóc, vụ rau sạch đầu tiên đem lại lợi ích kinh tế rất thiết thực. ",
"Tiêu biểu như gia đình ông Xeo Văn Tiến, thu nhập 24 triệu đồng trên diện tích 600m2; gia đình ông Bùi Văn Tuấn thu nhập 30 triệu đồng trên diện tích 1.050m2; gia đình ông Moong Văn Khăm thu nhập 20 triệu đồng trên diện tích 550m2. Ðể tiêu thụ rau, anh Hùng lại lặn lội đến Nhà máy Thủy điện Ka Nan và các nhà trường bán trú trên địa bàn để chào bán rau giúp bà con. Nhờ vậy, rau sản xuất ra đến đâu tiêu thụ hết đến đó, tạo thêm động lực giúp người dân tích cực lao động sản xuất, phát triển kinh tế.",
"Tiếp nối nhiệt huyết, thành công từ bản Huồi Thum, khi chuyển công tác đến Ðồn Biên phòng Nậm Càn, Thiếu tá Ngũ Quang Hùng tiếp tục đảm nhận giúp đỡ năm hộ theo sự phân công của Ðảng ủy Ðồn. Ði đến nơi đâu, người đảng viên mang quân hàm xanh ấy cũng được dân tin, dân quý. Hiểu được tâm lý, tập quán canh tác của bà con, Thiếu tá Hùng không quản ngại gian khó, lặn lội mang giống lúa mới ngắn ngày, khỏe, chịu hạn, kháng bệnh tốt, gạo lại dẻo thơm từ quê nhà Diễn Châu lên để trao truyền phương thức canh tác mới cho dân bản. Ðể các gia đình tin, Thiếu tá Hùng cùng với đồng đội Ðồn Biên phòng Nậm Càn đã mượn ruộng của một số gia đình và trực tiếp gieo trồng giống lúa mới. Sau hai vụ mùa thành công, các hộ dân đã tin tưởng và trồng giống lúa mới.",
"Ðồng thời, phối hợp với Hội Nông dân tỉnh triển khai Ðề án “Xây dựng cơ sở chăn nuôi lợn nái địa phương sinh sản cung cấp con giống cho nhân dân khu vực biên giới phía tây tỉnh Nghệ An” tại 20 đơn vị cơ sở Bộ đội Biên phòng tỉnh, cấp hơn 1.200 con lợn giống cho gần 400 hộ nghèo trên địa bàn biên giới. ",
"Việc vận động người dân thay đổi giống lúa mới, tăng năng suất trên diện tích đất trồng; hỗ trợ cây con giống, phát triển mô hình VACR đã góp phần làm thay đổi cách nghĩ, cách làm mới trong phát triển kinh tế, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn…",
" ",
"Từ một tộc người đứng trước nguy cơ diệt vong, bà con dân tộc Chứt đã được tiếp sức và hồi sinh mạnh mẽ dưới chân núi Ka Ðay (huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh). Trải qua thời kỳ vượt khó khăn đầy cam go, dấu ấn của người lính biên phòng đã in đậm trong tâm thức của các thế hệ người Chứt ở bản Rào Tre. ",
"Trung tá Nguyễn Tiến Khánh, Chính trị viên Tiểu đoàn Huấn luyện cơ động (Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh), nguyên Chính trị viên Ðồn Biên phòng bản Giàng, là một trong những người gắn bó lâu năm với đồng bào Chứt, kể: Những năm 60 của thế kỷ trước, khi phát hiện ra nhóm người lạ ở hang đá, sống bằng săn bắt, hái lượm trong khu vực rừng sâu giáp tỉnh Quảng Bình và khu vực biên giới, Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh đã tiếp cận vận động người dân rời xa cuộc sống nguyên thủy, rồi giúp bà con lập bản tạo dựng cuộc sống mới ở Rào Tre (xã Hương Liên, huyện Hương Khê).",
"Cùng chung niềm vui trước sự thay đổi lớn lao ở bản Rào Tre, Ðại tá Nguyễn Thái Bình, Phó Chính ủy Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh cho biết, sự hồi sinh của người Chứt là kết quả của cả một quá trình dấn thân, tâm huyết của nhiều thế hệ cán bộ, chiến sĩ biên phòng Hà Tĩnh. Với tinh thần gần dân, bám bản, bám địa bàn, lực lượng biên phòng Hà Tĩnh đã trăn trở, tìm tòi các giải pháp để vận động, thuyết phục, hướng dẫn bà con từng bước thay đổi nếp sống, loại bỏ hủ tục, mê tín, dị đoan, vươn lên hòa nhập cộng đồng. ",
"Ông Hồ Púc, người từng là thầy mo của bản Rào Tre chia sẻ: “Ðược quân y bộ đội biên phòng tuyên truyền, tôi và bà con đã bỏ các tập tục lạc hậu, ốm đau là đến trạm xá quân y chứ không còn cúng ma, lấy lá rừng về uống như trước đây nữa. Tôi bị đau dạ dày, nhờ quân y Long bốc thuốc, hướng dẫn uống theo đơn, thăm khám thường xuyên nên cũng đỡ nhiều rồi”.",
" “Với tình cảm và trách nhiệm của mình, những năm qua, toàn lực lượng luôn đồng hành chính quyền và nhân dân trên 2 tuyến biên giới thực hiện xây dựng nông thôn mới. Toàn lực lượng đã hỗ trợ hàng chục tỷ đồng, hàng chục nghìn ngày công để giúp đỡ 7 xã biên giới về đích nông thôn mới là Sơn Kim 1, Sơn Kim 2 (huyện Hương Sơn); Phú Gia, Hương Vĩnh, Hương Liên (huyện Hương Khê); Kỳ Hà, Kỳ Nam (thị xã Kỳ Anh). Qua đó, góp phần làm thay đổi diện mạo các vùng quê biên giới, xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững chắc, tạo sức mạnh tổng hợp trong nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia” - Ðại tá Nguyễn Thái Bình khẳng định."
] | 111 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/vui-tet-lap-lo-cung-ba-con-dan-toc-chut-post708851.html | Vui Tết Lấp lỗ cùng bà con dân tộc Chứt | [] | [] | [
"Tết Lấp lỗ của bà con dân tộc Chứt được tổ chức vào ngày 7/7 âm lịch hằng năm với ý nghĩa “cắm lỗ, gieo hạt”, báo hiệu đã hoàn thành việc gieo, trỉa trên nương rẫy. Đây là dịp để bà con dân bản tổ chức tết để ăn mừng, cảm tạ đất trời, cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu; mong mọi người sức khỏe dồi dào, cuộc sống gia đình bình yên, no đủ, hạnh phúc.",
"Tại buổi lễ, bà con dân tộc Chứt được ôn lại truyền thống của ngày Tết Lấp lỗ, cùng nhau chia sẻ niềm vui, học hỏi kinh nghiệm trong lao động sản xuất. Phần lễ bao gồm các nội dung khai mạc; dựng cây nêu, cột lễ; cung nghinh lễ vật; nghi thức cúng lễ. Phần hội bao gồm các hoạt động dân ca, dân vũ vui Tết Lấp lỗ; vui hội trò chơi dân gian, giao lưu đá bóng…",
"Nhân dịp này, các đơn vị: Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Tỉnh đoàn, UBND huyện Hương Khê cùng các mạnh thường quân đã tặng 46 phần quà (gồm quà và tiền mặt) cho các hộ gia đình dân tộc Chứt giúp bà con đón tết đầm ấm, vui vẻ, hạnh phúc)",
"Tại bản Rào Tre hiện có 46 hộ đồng bào dân tộc Chứt sinh sống với 156 nhân khẩu. Nhiều năm nay, được sự quan tâm, hỗ trợ, giúp đỡ của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc Chứt ngày càng đổi mới và phát triển. ",
"Lễ hội Tết Lấp lỗ nhằm gìn giữ, phát huy, lưu truyền, phổ biến những phong tục tập quán tốt đẹp về văn hóa dân gian, nghi lễ truyền thống. Đồng thời, từng bước bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Chứt trở thành sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng"
] | 112 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/ha-tinh-chung-vui-tet-lap-lo-voi-dong-bao-dan-toc-chut-post768598.html | Hà Tĩnh chung vui Tết Lấp lỗ với đồng bào dân tộc Chứt | [
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/xqykxrdekx/2023_08_22/received-256770547229191-966.jpeg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/xqykxrdekx/2023_08_22/ndo_br_received-1243156863031811-3021.jpeg.webp"
] | [
"Các đồng chí lãnh đạo tỉnh vui Tết Lấp lỗ với bà con đồng bào dân tộc Chứt.",
"Già làng trình báo với linh thần thổ địa các mâm lễ và xin sự phù hộ độ trì cho dân bản."
] | [
"Đồng chí Hoàng Trung Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành cấp tỉnh, huyện Hương Khê đến chung vui lễ hội với bà con đồng bào ",
".",
"Lễ hội Tết Lấp lỗ được tổ chức nhằm gìn giữ, lưu truyền, phổ biến, phát huy cho thế hệ mai sau những phong tục tập quán tốt đẹp về văn hóa dân gian, nghi lễ truyền thống của đồng bào dân tộc Chứt. ",
"Lễ hội cũng nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các thế hệ, nhất là của thế hệ trẻ trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa độc đáo của dân tộc Chứt; từng bước bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Chứt, trở thành sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội trên bản Rào Tre, xã Hương Liên nói riêng và huyện Hương Khê nói chung.",
"Lễ hội gồm 2 phần, trong đó phần lễ bao gồm các nội dung khai mạc; dựng cây nêu, cột lễ; cung nghinh lễ vật; nghi thức cúng lễ; phần hội bao gồm các hoạt động dân ca, dân vũ vui Tết Lấp lỗ; vui hội trò chơi dân gian.",
"Nhân dịp này, Ban tổ chức và các đơn vị, địa phương trên địa bàn cũng đã tặng nhiều phần quà (gồm quà và tiền mặt) cho các hộ gia đình dân tộc Chứt nhằm động viên, giúp đỡ bà con đón Tết đầm ấm, vui vẻ, hạnh phúc."
] | 113 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/giu-ngon-ngu-dan-toc-thieu-so-thoi-40-post664202.html | Giữ ngôn ngữ dân tộc thiểu số thời 4.0 | [] | [] | [
"1/PGS, TS Tạ Văn Thông (Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam) một chuyên gia lâu năm về ngôn ngữ các DTTS cảnh báo: Trong xu thế toàn cầu hóa, nhất là tốc độ phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thì nguy cơ mai một, tiêu vong của ngôn ngữ các DTTS (rất ít người) đang hiện hữu ở tương lai gần.",
"Sự tiêu vong của ngôn ngữ các DTTS cũng đang thu hút sự quan tâm của giới ngôn ngữ học, lãnh đạo các quốc gia và các tổ chức văn hóa, giáo dục quốc tế. Ở Việt Nam hơn 35 năm qua, ngành Ngôn ngữ học với các tên tuổi như GS Đoàn Thiện Thuật, GS Phạm Đức Dương, PGS Hoàng Văn Ma, GS Nguyễn Văn Lợi, PGS Tạ Văn Thông… đã đi từ phạm vi hẹp đến quy mô rộng về ngôn ngữ các DTTS ở nước ta. Hàng loạt công trình như “Dự án điều tra tổng thể ngôn ngữ các DTTS ở Việt Nam”, “Điều tra nghiên cứu ngôn ngữ DTTS góp phần xác định thành phần dân tộc ở Việt Nam”, “Tiếng Dao ở Việt Nam”, “Vấn đề giáo dục tiếng mẹ đẻ đối với cư dân sử dụng các ngôn ngữ nhóm Chăm ở Việt Nam hiện nay”. Các cuốn từ điển song ngữ, đa ngữ như “Từ điển Việt - Mông”, “Từ điển Tày - Nùng - Việt”… đã và đang góp phần vào việc hoạch định chính sách của Đảng và Nhà nước trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng ở địa bàn vùng cao, vùng xa ở nước ta.",
"2/Tuy nhiên, trong 53 DTTS trên cả nước, bên cạnh các dân tộc có số dân khá đông như Thái, H’Mông, Tày, Dao, Mường, Ê Đê, Ba Na, Chăm… đã có chữ viết và được nghiên cứu thì hàng chục DTTS rất ít người khác ít được quan tâm đề cập. Chẳng hạn một số dân tộc có số dân dưới 10 nghìn người như Pà Thẻn, Chứt, Mảng, Cống, Pu Péo, Brâu, Ơ Đu… sinh sống ở vùng cao phía bắc, hay địa bàn rừng núi Tây Nguyên. PGS Tạ Văn Thông gần 40 năm điền dã đến các vùng sâu heo hút của Hà Giang, Lai Châu, Sơn La, Quảng Nam cũng như nơi bản làng xa thẳm thuộc Lâm Đồng, Kon Tum, ông cho rằng, có tình trạng một số dân tộc rất ít người sử dụng pha trộn các ngôn ngữ khác nhau như người Chứt vừa nói tiếng mẹ đẻ, tiếng Việt và tiếng Lào; người Lô Lô nói tiếng bản ngữ, tiếng Việt và tiếng Hoa, thậm chí người Ơ Đu, người Xing Mun bỏ tiếng mẹ đẻ mà chuyển sang tiếng Việt và tiếng Thái. Ấy là chưa nói một số dân tộc không có chữ viết hoặc có chữ cổ nhưng ít được sử dụng và không được truyền dạy cho các thế hệ con cháu. Rõ ràng đây là những yếu tố bất lợi ảnh hưởng đến sự sinh tồn của các ngôn ngữ DTTS rất ít người ở Việt Nam. ",
"Những năm qua, ở nước ta một số ngôn ngữ DTTS như H’Mông, Thái, Chăm, Khơ Me, Xơ Đăng… đã được đưa vào giảng dạy ở 30 tỉnh, thành phố dưới các hình thức khác nhau. Đồng thời, các ngôn ngữ này từng bước được sử dụng trên VOV4 và VTV5. Song ngôn ngữ các dân tộc rất ít người (Lô Lô, Pà Thẻn, Cờ Lao, Bố Y, Pu Péo, Rơ Măm…) dường như bị lãng quên dù chỉ ở dạng khẩu ngữ trong một phạm vi nhất định. Điều đó đặt ra vấn đề: Khẩn trương nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc ngôn ngữ các DTTS rất ít người ở Việt Nam. ",
"3/Các cơ quan chức năng, trước hết là ngành ngôn ngữ học cần kịp thời điều tra, nghiên cứu, xác định và phân loại các ngôn ngữ DTTS rất ít người có nguy cơ mai một, suy vong. Từ đó, xây dựng các đề tài, dự án chuyên biệt nhằm nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện hơn về cấu trúc ngữ âm, từ vựng, ngữ nghĩa và ngữ pháp của các dân tộc đã nêu. Trên cơ sở đó cải tiến và xây dựng hệ thống chữ viết, biên soạn các tài liệu công cụ như sách giáo khoa, từ điển đối với ngôn ngữ các dân tộc đang gặp nguy cơ đe dọa. ",
"Trong làn sóng của cuộc cách mạng 4.0, một mặt cần xúc tiến thu thập và số hóa ngôn ngữ các DTTS, đặc biệt là các dân tộc rất ít người; mặt khác ngành giáo dục cần đưa các ngôn ngữ dân tộc có nguy cơ mai một vào truyền dạy trong hệ thống trường học tại các địa phương miền núi có các DTTS sinh sống. Và hơn ai hết, cần tuyên truyền, khuyến khích để mỗi người dân tại các bản, mường, phum, sóc có ý thức sử dụng, bảo tồn ngôn ngữ dân tộc mình, đừng để vài chục năm nữa tiếng “mẹ đẻ” chỉ còn trong ký ức… "
] | 114 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/tien-si-9x-va-hanh-trinh-nghien-cuu-bao-ton-ngon-ngu-dan-toc-thieu-so-post768900.html | Tiến sĩ 9x và hành trình nghiên cứu, bảo tồn ngôn ngữ dân tộc thiểu số | [
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/cuhatguhgenat/2023_08_24/anh-2-tien-si-ta-thanh-tan-va-giao-su-1228.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/athlraunvqnat/2023_08_24/luan-an-9354.jpg.webp"
] | [
"Tiến sĩ Tạ Thành Tấn và Giáo sư Ngôn ngữ học Marc Brunelle tại một buổi hội thảo của Đại học Ottawa (Ảnh: Nhân vật cung cấp)",
"Luận án tiến sĩ Register and Tone Developments in Vietic Languages của Tạ Thành Tấn được bảo vệ thành công tại Đại học Ottawa, Canada, 2023 (Ảnh: nhân vật cung cấp)"
] | [
"Chính điều này đã khiến Tạ Thành Tấn theo đuổi ngành ngữ âm học trong quá trình tu nghiệp luận án tiến sĩ tại Đại học Ottawa (Canada), với ước mơ cháy bỏng: nghiên cứu, bảo tồn và phục hồi các ngôn ngữ DTTS trên khắp lãnh thổ Việt Nam.",
"Buổi sinh hoạt khoa học chuyên đề tháng 8 vốn dành cho nội bộ cán bộ và sinh viên Khoa ngữ văn thuộc Trường đại học Sư phạm Hà Nội bỗng trở nên đặc biệt, bởi sự góp mặt bất ngờ của nhiều tên tuổi trong ngành ngôn ngữ học và dân tộc học: ",
"; Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Minh Toán; Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Thị Lanh, Tiến sĩ Tạ Long, cùng nhiều giảng viên, nhà nghiên cứu đến từ Viện Ngôn ngữ học, Viện Văn học, Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội.",
"Đều không hẹn mà gặp, họ đến đây với chung mong muốn được lắng nghe nhà nghiên cứu trẻ Tạ Thành Tấn thuyết trình về lịch sử 4.000 năm hình thành và phát triển âm vực/thanh điệu trong các ngôn ngữ Vietic. Nhưng thứ làm họ quan tâm hơn cả là những lý thuyết, phương pháp nghiên cứu mới được nhà khoa học 9x này vận dụng trong quá trình nghiên cứu, bảo tồn và phục hồi một số thứ tiếng DTTS đang có nguy cơ mai một và tiêu vong trên đất nước ta.",
"Câu chuyện bảo tồn ngôn ngữ không phải vấn đề mới của ngày hôm nay khi Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, văn bản chỉ đạo và hiện thực hóa thành nhiều chương trình trọng điểm lớn xuyên suốt nhiều năm qua. Thống kê từ các công trình ngôn ngữ học uy tín cho biết Việt Nam có khoảng 90 thứ tiếng DTTS. Trong đó, có 31 dân tộc thiểu số có hệ thống chữ viết riêng biệt (1) nhưng tỷ lệ người DTTS từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết chữ dân tộc chỉ là 15,9% (2).",
"Cuốn sách gối đầu giường của sinh viên ngôn ngữ học hiện nay vẫn là giáo trình",
" của Giáo sư, Tiến sĩ Nhà giáo nhân dân Đoàn Thiện Thuật được tái bản liên tục kể từ năm 1977 (cuốn sách được nhận Giải thưởng Nhà nước về Khoa học và Công nghệ năm 2010). ",
"Với những ai có đam mê ngôn ngữ học, ",
"là cuốn sách kinh điển tuy không thể phủ nhận rằng nhiều tri thức trong công trình này đã lạc hậu, bị vượt qua hoặc chưa phù hợp với nghiên cứu ngôn ngữ của một số DTTS. Bản thân Tạ Thành Tấn ý thức rất rõ được điều này sau khi trải qua sáu năm học tập và bảo vệ luận án tiến sĩ tại Canada.",
"Tấn chia sẻ, mặc dù đã bảo vệ luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học tại Việt Nam, nhưng anh vẫn phải học lại hầu hết các môn học trong chương trình đào tạo thạc sĩ tại Đại học Ottawa. Cũng như phần lớn các trung tâm hàng đầu trên thế giới về nghiên cứu ngôn ngữ, Đại học Ottawa nhìn nhận ngôn ngữ học như một khoa học liên ngành, thay vì một khoa học xã hội như truyền thống. ",
"Ở Đại học Ottawa, các giáo sư đầu ngành về ngôn ngữ yêu cầu nghiên cứu sinh phải có kiến thức chuyên sâu về sinh học, giải phẫu học, lập trình, tổng hợp và phân tích dữ liệu, thống kê... ",
"Những kiến thức này không chỉ phục vụ cho công tác điền dã, sưu, khảo, lưu trữ ngôn ngữ mà còn đóng vai trò quan trọng với việc phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo, sáng tạo phần mềm, điều tra tội phạm, điều trị các tật ngôn ngữ-tư vấn, đánh giá, trị liệu phục hồi chức năng ngôn ngữ-phát triển các chính sách giáo dục-văn hóa-xã hội, thậm chí là truy ngược nguồn gốc lịch sử hình thành tộc người. ",
"Biết những kiến thức mới là vô cùng quan trọng với công việc, Tấn vẫn không ít lần nản lòng khi sự lãng mạn trong nghiên cứu dân tộc học và ngôn ngữ tộc người thuở trước được thay thế bằng các phương pháp đo đạc máy móc, chính xác nhưng khô khan. Dù vậy, những lời động viên của hai người thầy, cố Giáo sư Nguyễn Văn Lợi và Giáo sư hướng dẫn Marc Brunelle đã giúp Tấn định hình rõ nét hướng nghiên cứu của anh. ",
"Cho đến giờ, Tấn vẫn nhớ mãi lời nhắc nhở cuối cùng mà anh được nghe từ Giáo sư Nguyễn Văn Lợi tại một hội thảo trực tuyến: “Tấn ơi! Về nhanh lên có nhiều việc để làm lắm”.",
"Công việc mà Giáo sư Lợi nhắc đến chính là bảo tồn và hồi phục những tiếng nói, chữ viết đang dần hư hao, mai một của các cộng đồng DTTS. Trong giai đoạn 2019-2021, Tạ Thành Tấn đã quyết định trở về Việt Nam để thực hiện những chuyến điền dã, dù anh có thể nhờ thầy cô và bạn bè gửi các dữ liệu đã được ghi hình, ghi âm trong thập niên 80, 90 của thế kỷ trước. ",
"Bởi lẽ, chất lượng lưu trữ của chúng đã phần nào bị suy giảm theo thời gian. Đồng thời, trong giai đoạn này, các nghiên cứu, ghi chép về ngữ âm DTTS chủ yếu dựa vào đôi tai của nhà nghiên cứu để xác định thanh, điệu, âm vực của tiếng nói nên có phần cảm tính, chủ quan. ",
"Cuối cùng, máy móc và thuật toán chỉ là phương tiện hỗ trợ con người chứ không thể làm thay con người. Những thôi thúc ấy đã giúp Tấn quyết tâm trở về Việt Nam ngay trong thời điểm Việt Nam và cả thế giới đang đối mặt với dịch Covid-19 với hàng loạt khuyến cáo hạn chế mọi người di chuyển và làm việc tại khu vực công cộng.",
"Bất chấp những trở ngại về đi lại do tác động của dịch Covid-19, Tấn vẫn thực hiện những khảo sát sâu rộng với cộng đồng người",
" ở huyện Minh Hóa giữa thời điểm đất nước đang đối mặt với làn sóng cao điểm của dịch bệnh, Tấn loay hoay chuẩn bị những phương tiện, cũng như thủ tục giấy tờ cần thiết trong khu cách ly. Để rồi, một mình anh rong ruổi trên chiếc xe máy cũ phi thẳng từ Hà Nội vào Quảng Bình. Ngẫm lại, Tấn cũng thấy mình liều lĩnh vì xuyên suốt hành trình hầu như vắng bóng xe cộ, các hàng quán không mở cửa, liên tục phải xuất trình giấy tờ khi đi qua các chốt kiểm tra. ",
"May mắn cho anh là cán bộ chính quyền địa phương nơi anh đến đều hết lòng giúp đỡ chàng nghiên cứu sinh trẻ. Không những vậy, cán bộ, chiến sĩ tại Đồn Biên phòng Cà Xèng và Trạm Kiểm lâm Thượng Trạch còn hỗ trợ anh nơi ăn, chốn ở và liên hệ người bản xứ để thực hiện nghiên cứu. ",
"Từ nghiên cứu của chính bản thân, Tấn hiểu thêm lý do các nhà khoa học đi trước lại lưu ý tới cộng đồng người Arem và người Rục. Vì dù cả hai tộc người này đều được xếp vào dân tộc Chứt nhưng có tiếng nói và nhiều phong tục, tập quán khác nhau. Trong đó, cộng đồng người Arem đang có nguy cơ biến mất với dân số chỉ còn khoảng 500 người. Đáng nói hơn, theo điều tra cá nhân của Tấn, chỉ chưa đến 10 người Arem có thể nói được ngôn ngữ của mình.",
"Trong lần trở về này, người thầy kính yêu mà anh hết mực tôn trọng là Giáo sư Nguyễn Văn Lợi đã qua đời để lại mất mát to lớn cho ngành ngữ âm học, đồng thời buộc người học trò trẻ tuổi phải nỗ lực hơn nữa khi thiếu vắng những lời chỉ dạy. ",
"Những nỗ lực của Tấn rút cục cũng được đền đáp lại. Hai cộng đồng người Arem và người Rục ở Bố Trạch và Minh Hóa đã xóa dần những e ngại, ngờ vực ban đầu với người thanh niên xa lạ để giúp anh xây dựng được nguồn ngữ liệu quý.",
"Không chỉ vậy, bằng những phân tích thông qua các phương tiện kỹ thuật, ứng dụng nghiên cứu hiện đại, Tấn bắt có thêm nhiều bằng chứng tin cậy để khẳng định mối liên hệ giữa các ngôn ngữ trong nhóm ngôn ngữ Vietic (còn gọi là ngữ chi Việt-Chứt của ngữ hệ Nam Á), khi dấu vết về mặt ngữ âm chỉ ra nhiều sự tương đồng giữa ngôn ngữ Việt cổ các với ngôn ngữ Nam Á. ",
"Đây là những giả thuyết của các nhà khoa học uy tín như Haudricourt, David Thomas, Ferlus, Diffloth, Nguyễn Tài Cẩn, Nguyễn Ngọc San, Nguyễn Văn Lợi, Trần Trí Dõi, Chamberlain, những lý thuyết vẫn cần được chứng minh bằng những chứng cứ khoa học hệ thống và chắc chắn hơn. Điều này đã khiến Tấn vững tâm trên con đường của mình. ",
"Từ đây, Tấn đã công bố gần 20 công trình, bài viết khoa học về ngữ âm tộc người, phương ngữ tại Việt Nam được cộng đồng học thuật trong nước và quốc tế đánh giá cao. Trong đó, Luận án tiến sĩ ",
" được hội đồng giám khảo nhận xét là công trình nghiên cứu về ngôn ngữ ở Việt Nam có chất lượng tốt nhất kể từ Luận án của Tiến sĩ John Phan Dương (hiện đang là Phó Giáo sư Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Đông Á, Đại học Columbia). ",
"Ở Việt Nam, những người được tiếp xúc với luận án này như Giáo sư Vũ Đức Nghiệu cũng có chung nhận định này.",
"Với thành quả đã đạt được, Tấn có thể chọn cho mình con đường ở lại Canada cùng công việc và mức thu nhập cao. Nhưng lời hứa với những người thầy của mình cũng như khát khao để những tiếng nói DTTS tiếp tục được vang lên trên khắp các miền lãnh thổ Việt Nam đã hối thúc anh trở về quê hương. ",
"Hy vọng rằng, những hành trình nghiên cứu, bảo tồn và hồi phục thanh, âm của Tấn sẽ có sự chung sức của các nhà nghiên cứu trẻ. Vì họ không chỉ là đại diện của ngành ngôn ngữ học tương lai mà còn là niềm hi vọng để các ngôn ngữ DTTS được “sống” trong phong tục, tập quán và văn hóa tốt đẹp của các tộc người anh em trên dải đất Việt Nam."
] | 115 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/don-nang-moi-o-mo-o-o-o-post786768.html | Đón nắng mới ở Mò O Ồ Ồ | [
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/cajwedqjr/2023_12_10/10122023-5-106.jpg.webp"
] | [
"Trung tá Phạm Xuân Ninh, Chính trị viên phó Đồn Biên phòng Cà Xèng động viên con gái nuôi của đồn Cao Thị Lệ Hằng nhân dịp về thăm nhà."
] | [
"Mặc cho gian khó, bản Mò O Ồ Ồ vẫn hiện ra yên bình với những dãy nhà kiên cố mà người Rục nơi đây được Nhà nước hỗ trợ để định cư từ những năm 1960. Người Rục là một nhánh của Chứt - dân tộc thiểu số ít người, từ ngày rời hang đá vẫn đang miệt mài, cần mẫn lao động, học tập, vươn lên để đón nắng mới, xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn từng ngày.",
"Người Rục ở Minh Hóa từ khi được phát hiện thì theo nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Võ Xuân Trang: “Họ rất sợ nắng… Theo họ, nắng có thể đốt làm đau đầu rồi chết”. Trong hai năm 1959 và 1960, với nỗ lực của cơ quan chức năng và lực lượng biên phòng, những đồng bào Rục anh em đầu tiên được phát hiện và đưa ra khỏi bóng tối của rừng rậm, của hang đá. Thế nhưng họ gặp rất nhiều khó khăn để có thể hòa nhập, với những cuộc tái định cư ban đầu về thung lũng Rục Làn bất thành. ",
"Đồng chí Phạm Xuân Ninh, Chính trị viên phó Đồn Biên phòng Cà Xèng kể: “Trong quá trình rời cuộc sống biệt lập ở rừng sâu, người Rục nhiều lần bỏ nhà về lại với hang đá. Nhưng với nhiều nỗ lực của chính quyền, lực lượng biên phòng, sự giúp đỡ của các dân tộc anh em khác ở đây, sau rất nhiều năm, đồng bào Rục dần quen với nếp sống định cư, học trồng lúa, làm nương, nỗ lực thay đổi cuộc đời”.",
"Trong quá trình rời cuộc sống biệt lập ở rừng sâu, người Rục nhiều lần bỏ nhà về lại với hang đá. Nhưng với nhiều nỗ lực của chính quyền, lực lượng biên phòng, sự giúp đỡ của các dân tộc anh em khác ở đây, sau rất nhiều năm, đồng bào Rục dần quen với nếp sống định cư, học trồng lúa, làm nương, nỗ lực thay đổi cuộc đời.",
"Trung tá Phạm Xuân Ninh cùng đồng đội chính là những người đồng hành cùng người Rục chống lại số phận, sự khắc nghiệt của trời đất nơi núi rừng biên viễn để học cách canh tác lúa nước. Từ năm 2010, cánh đồng Rục Làn dần thành hình từ những ruộng lúa thử nghiệm đầu tiên, đều do “các thầy” là cán bộ chiến sĩ biên phòng tự tay làm mọi công đoạn, còn “học trò” chỉ đứng nhìn và học từ con số 0. Quả ngọt cũng đến với lớp học đặc biệt này khi 5-7 năm gần đây, người Rục đã khá thuần thục cách chăm sóc lúa, cải thiện nhiều về nguồn cung lương thực, hỗ trợ tốt hơn cho đời sống định cư. ",
"Bà Hồ Thị Pấy chỉ về những khoảnh ruộng được chia của gia đình kể: “Chồng tôi mất từ năm 2016. Một mình phải nuôi 8 đứa con. Nếu không có những ruộng lúa do bộ đội chỉ cách làm thì không biết xoay xở như thế nào”. Bà Pấy nói chẳng sõi tiếng phổ thông, nhưng tay nghề làm nông thì thuộc hàng… “đầu bản”. Mấy năm nay, bà tìm học cách nuôi gà, nuôi bò nhưng khó khăn nhất vẫn là chống chọi với dịch bệnh triền miên nơi xóm núi hoang vu. ",
"“Bò nhà có mấy con thì vừa bị dịch chết. Nhưng có kinh nghiệm rồi, năm sau vay tiền nuôi lại”, Trung tá Ninh truyền đạt lại lời kể của bà Pấy với niềm rạng rỡ khi người Rục lớn tuổi như bà không hề ngại làm lại, đã biết tính toán để tự lo cho cuộc sống bản thân và gia đình.",
"Dọc theo con đường độc đạo chạy xuyên Mò O Ồ Ồ, hai bên đường là những ngôi nhà gạch tuy nhỏ nhưng cứng cáp nằm kế tiếp nhau, nhìn từ trên cao xuống như hai con sóng nước chạy quanh triền núi. Những ngôi nhà này là thành quả sau những chính sách tái định cư được thực hiện suốt hàng chục năm để người Rục có một cuộc sống ổn định, chất lượng hơn. Từ những ngôi nhà kiên cố, những khoảnh ruộng cung cấp lương thực, đàn gà, con trâu... đời sống tinh thần và tri thức của đồng bào nơi đây cũng sáng lên, len lỏi trong những hộ gia đình đã không còn “sợ nắng đốt”, mạnh dạn bước ra mặt trời để sống tốt, vươn lên.",
"Xóm núi trong ngày mưa lũ xầm xì, bỗng rộn ràng hơn khi hôm nay, cô con gái thứ ba của bà Hồ Thị Pấy đi học xa về nhà. Điều đặc biệt hơn cả, Cao Thị Lệ Hằng (sinh viên năm thứ nhất, Trường đại học Quảng Bình) là người Rục đầu tiên trở thành sinh viên, thật sự là “một bước nhảy vọt” theo lời Thiếu tá Đinh Lâm Viên, Phó Bí thư Chi bộ bản Mò O Ồ Ồ. Hằng thi đỗ ngành sư phạm của Đại học Huế, thế nhưng cô lại quyết định nhập học ở Trường đại học Quảng Bình theo chính sách thu hút nhân tài về đào tạo tại chính quê hương của lãnh đạo tỉnh Quảng Bình. ",
"Đồng chí Lê Thị Thu Hiền, Phó Chủ tịch Hội Sinh viên Trường đại học Quảng Bình kể: “Tôi đồng hành với Hằng từ những ngày đầu tiên nhập học. Ấn tượng đầu tiên là một cô bé rụt rè, lần đầu rời xa bản làng đến giảng đường. Hằng ít nói, ngại tiếp xúc nhưng chỉ sau một năm học, cô sinh viên bản lĩnh này đã thay đổi rất nhiều”.",
"Tôi đồng hành với Hằng từ những ngày đầu tiên nhập học. Ấn tượng đầu tiên là một cô bé rụt rè, lần đầu rời xa bản làng đến giảng đường. Hằng ít nói, ngại tiếp xúc nhưng chỉ sau một năm học, cô sinh viên bản lĩnh này đã thay đổi rất nhiều.",
"Cao Thị Lệ Hằng giờ không hề ngại nói chuyện, kể về cuộc sống sinh viên không khác là mấy với những bạn bè đồng trang lứa: “Em sợ nhất là học tiếng Anh vì không được bắt đầu sớm như các bạn khác ở thành phố hay ở huyện. Nhưng dần dần sẽ cải thiện vì em sẽ đầu tư thời gian hơn”. ",
"Trường đại học Quảng Bình vừa tổ chức ngày hội tân sinh viên, Hằng giờ đã trở thành “đàn chị”, tham gia biểu diễn văn nghệ chào mừng các em mới nhập trường. Không ai nghĩ, cô gái nhỏ bé, đang đứng trong đội ngũ sinh viên năng động đầy tự tin trên sân khấu, lại là một người Rục đầu tiên dám theo đuổi hành trình học tập trên giảng đường, nỗ lực tìm tương lai tốt hơn cho đồng bào, quê hương mình.",
"Trung tá Phạm Xuân Ninh là người đại diện Đồn Biên phòng Cà Xèng nhận đỡ đầu Hằng từ những ngày còn là học sinh. Kể về cô con gái nuôi, đồng chí Ninh chia sẻ: “Với Hằng là một cuộc hành trình vô cùng dài, thậm chí gian nan hơn cả giúp người Rục trồng lúa. Hằng học giỏi, chăm chỉ và vô cùng ý chí. Nhưng để có một quyết định dám ra ngoài học đại học thì chúng tôi đã phải thực hiện một loạt nhiệm vụ nhọc nhằn từ dân vận cho mẹ Pấy, đến truyền cảm hứng ngày qua ngày, tháng qua tháng, năm qua năm từ lúc Hằng còn nhỏ”. ",
"Bí thư Chi bộ, Trưởng bản Mò O Ồ Ồ là đồng chí Cao Xuân Long, cũng chính là anh trai ruột của Hằng, chia sẻ: “Mình cũng được Nhà nước tạo điều kiện cho ra thành phố học nội trú nhưng không học tiếp đại học mà chọn về nhà. Hồi đó chưa sáng ra, cho nên mình đã cùng bộ đội biên phòng truyền quyết tâm thay đổi nhận thức cho em gái”.",
"Trung tá Phạm Xuân Ninh, Chính trị viên phó Đồn Biên phòng Cà Xèng động viên con gái nuôi của đồn Cao Thị Lệ Hằng nhân dịp về thăm nhà.",
"Bà Hồ Thị Pấy suốt nhiều năm từ ngày chồng mất, chỉ mỗi suy nghĩ là làm thế nào nuôi sống 8 đứa con, chẳng bao giờ dám nghĩ lại có ngày cho con gái đi học đại học, vì không có tiền... Nhưng rồi cuộc sống khấm khá hơn, tư duy của người phụ nữ dần dần thay đổi. Từ lúc người Rục ở bản học đến lớp 9 là nghỉ, bà quyết tâm cho con trai là anh Cao Xuân Long học đến lớp 12. Thấy Hằng học được, bộ đội Ninh cũng vận động, bà dù lo lắng nhưng cũng quyết tâm cho con gái đi học đại học. ",
"Cao Thị Lệ Hằng kể: “Biết mẹ không có tiền, khi nhận giấy báo trúng tuyển, việc đầu tiên là em đi xin làm thuê theo giờ để có đủ tiền nhập học, mẹ đỡ phải lo lắng”. Trung tá Ninh cho biết: “Thấy Hằng quyết tâm đi học, tôi hứa với bà Pấy là sẽ bằng mọi cách đi nhờ, thậm chí đi xin các cấp, ngành hỗ trợ chi phí. Và không ngờ rằng nhận được rất nhiều sự giúp đỡ”. ",
"Cao Thị Lệ Hằng được nhiều nhà hảo tâm trên khắp cả nước hỗ trợ tiền, Trường đại học Quảng Bình giúp em có chỗ ở ký túc xá miễn phí, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình hỗ trợ Hằng 3 triệu đồng/tháng trong thời gian học... Đồng chí Lê Thị Thu Hiền kể: “Hằng cũng rất đáng quý khi biết chia sẻ sự hỗ trợ cùng các bạn dân tộc thiểu số khác ở trường, truyền lửa giúp bạn bè mạnh mẽ hơn trong chặng đường học tập gian nan phía trước”.",
"Với sự “mở đường” của Cao Thị Lệ Hằng, người trẻ ở bản Mò O Ồ Ồ đã bắt đầu chọn con đường học tập để mở lối tương lai cho bản làng. Hiện người Rục nơi đây đã có những bạn trẻ đi học nghiệp vụ biên phòng, em gái Hằng cũng đang nỗ lực ôn thi đại học... Hằng thì vẫn dùi mài học tập, quyết tâm trở thành cô giáo giỏi về giảng dạy ở quê hương. ",
"Trung tá Phạm Xuân Ninh, Thiếu tá Đinh Lâm Viên đang cùng các đồng đội khác miệt mài với Bí thư Chi bộ Cao Xuân Long và người dân bản thử nghiệm xây dựng vùng nguyên liệu cây gai xanh, rất phù hợp thổ nhưỡng ở Cà Xèng, để có thêm hướng đi bền vững cho nghề nông nơi đây. Nhận thấy tiềm năng lớn, đã có một tập đoàn nhận bao tiêu sản phẩm nếu hình thành được vùng nguyên liệu hiệu quả... ",
"Cứ vậy, người Rục ở Mò O Ồ Ồ lặng lẽ tiến bước trên chặng đường song hành phát triển cùng các dân tộc anh em trên cả nước, nỗ lực cải thiện cuộc sống mới, vững vàng nơi biên cương gian khó của Tổ quốc."
] | 116 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/dat-nuoc-sang-xuan-vung-niem-tin-thang-loi-post735937.html | Đất nước sang xuân, vững niềm tin thắng lợi | [] | [] | [
"Đêm 30 Tết, tại trung tâm 11 huyện, thành phố đều tổ chức bắn pháo hoa và tổ chức các buổi giao lưu văn nghệ mừng Đảng, mừng xuân. Từ cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, Đồng Đăng (huyện Cao Lộc) về thành phố Lạng Sơn, hai bên đường đều được trang trí cờ Tổ quốc, băng-rôn khẩu hiệu nổi bật với những dòng chữ: Mừng Đảng, mừng xuân, mừng đất nước đổi mới... ",
"Thượng tá Vi Văn Cẩn, Chính trị viên Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị cho biết: Năm nay, việc phòng, chống dịch Covid-19 đã bước sang hoàn cảnh mới, nhưng tất cả cán bộ, chiến sĩ vẫn thực hiện trực Tết bảo đảm an ninh trật tự phục vụ xuất, nhập khẩu hàng hóa, phòng, chống đối tượng xuất, nhập cảnh trái phép; bảo vệ bà con các dân tộc đón Tết bình yên, vui tươi, lành mạnh... Tối 30 Tết, lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Lạng Sơn thăm hỏi, tặng quà kiểm tra công tác trực Tết và động viên cán bộ, chiến sĩ, các đồn biên phòng cùng các lực lượng chức năng đang làm nhiệm vụ trên tuyến biên giới.",
"Tại thành phố Lạng Sơn, diễn ra Đường hoa xuân xứ Lạng với chủ đề “Xuân an vui, Xuân thịnh vượng, Xuân sum vầy”. Năm nay cũng là năm đầu tỉnh khai mạc triển lãm “Chợ phiên Kỳ Lừa xưa” với hơn 100 hiện vật gồm những hình ảnh, tài liệu về những nét đẹp văn hóa trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Tại các điểm di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: Chùa Thành, chùa Nhị-Tam Thanh, đền Kỳ Cùng (thành phố Lạng Sơn), chùa Tân Thanh (huyện Văn Lãng), đông đảo người dân và khách thập phương đến tham quan, thắp hương tưởng nhớ các bậc tiền nhân đã có công gìn giữ biên cương Tổ quốc...",
"Tại",
", trong những ngày trước Tết, các đồng chí lãnh đạo tỉnh Lào Cai đã xuống cơ sở kiểm tra thực tế, thăm hỏi và chúc Tết nhân dân ở các huyện, xã, đồn biên phòng, bệnh viện, trường học. Mặt trận Tổ quốc, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và hàng chục doanh nghiệp, nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh đã trao, hỗ trợ hơn 50.000 suất quà Tết, với tổng kinh phí gần 25 tỷ đồng và nhiều vật dụng sinh hoạt, quần áo ấm cho đối tượng chính sách, hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn và học sinh nghèo vượt khó học giỏi.",
"Tối 30 Tết, tại sân cỏ khu phố Đinh Lễ, ngay sát bên bờ sông Hồng, thuộc phường Cốc Lếu, hàng nghìn người dân đổ dồn về thưởng thức Chương trình nghệ thuật đón Giao thừa Quý Mão 2023. Sau màn pháo hoa mừng năm mới, các đồng chí lãnh đạo tỉnh và người dân thành phố Lào Cai đã đến Đền Thượng thành kính thắp nén nhang tưởng nhớ Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. ",
"Sáng mồng 1 Tết, Công ty TNHH một thành viên xuất, nhập khẩu Tiến Thành và Công ty TNHH một thành viên thương mại và dịch vụ Hưng Phát đã mở 13 tờ khai hải quan, xuất khẩu hơn 350 tấn thanh long, mít, xoài, chôm chôm, trị giá gần 7 tỷ đồng, qua Cửa khẩu đường bộ Kim Thành. Các lực lượng chức năng tại cửa khẩu đã tặng hoa cho lái xe chở chuyến hàng đầu tiên thông quan qua Cửa khẩu Kim Thành, tạo điều kiện thuận lợi, bảo đảm về phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định của hai bên. Theo UBND thị xã Sa Pa, lượng khách đặt phòng nghỉ trong dịp Tết tăng cao, nhất là vào các ngày từ mồng 3 đến mồng 5 Tết, công suất phòng đạt 95%, tập trung ở phân khúc trung, cao cấp tại khu vực trung tâm. ",
"Tại ",
", tối 30 Tết, thành phố Hạ Long tổ chức chương trình nghệ thuật đêm Giao thừa mừng Đảng, mừng Xuân Quý Mão 2023 tại 2 địa điểm là Quảng trường 30/10, phường Hồng Hải và Vườn hoa khu Trới 5, phường Hoành Bồ. Với chủ đề “Quảng Ninh rạng rỡ những mùa hoa”, chương trình gồm 5 phần: Ngày Tết Việt Nam, Quảng Ninh rạng rỡ những mùa hoa, Hạ Long-Khúc giao mùa, Cung chúc Tân Xuân, Sắc màu kỳ quan, có sự tham gia của gần 300 ca sĩ, diễn viên với nhiều tiết mục hát, múa, trống hội. Chị Nguyễn Thị Thu Hằng, phường Hoành Bồ chia sẻ: “Năm nay, cả nhà tôi đều ra phố để được hòa chung niềm vui xuân, đón Tết và mong ước một năm mới an lành, hạnh phúc”.",
"Tối 30 Tết, tại Quảng trường Trung tâm văn hóa thành phố Móng Cái (Quảng Ninh) diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt chào năm mới 2023. Với chủ đề “Thành phố Móng Cái-Chào năm mới 2023”, các nghệ sĩ, ca sĩ đã đem đến cho những người dân nơi địa đầu đông bắc của Tổ quốc những giai điệu vui tươi, sâu lắng trong thời khắc chuyển giao của đất trời. Anh Đinh Nghĩa Bình, Phó Trưởng phòng Thông tin-Văn hóa thành phố Móng Cái, cho biết: “Cùng với khí thế mới, thời cơ mới trong năm mới 2023, tôi tin tưởng thành phố Móng Cái tiếp tục vững vàng trên chặng đường phát triển, hướng đến xây dựng thành phố trở thành đô thị văn minh, hiện đại. ",
"Tại thành phố Cẩm Phả, Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Cẩm Phả chào Xuân Quý Mão 2023” diễn ra sôi nổi tại Quảng trường 12/11 gồm 3 phần: Mùa xuân dâng Đảng, dâng Bác kính yêu; Cung chúc tân xuân và Đất Mỏ vào xuân. Trong thời khắc Giao thừa, tại Đền Thượng thuộc khu di tích quốc gia đặc biệt Đền Cửa Ông đã diễn ra nghi lễ mở cửa Đền đầu năm mới Quý Mão 2023. ",
"Ngày mồng 1 Tết, tại các thôn, bản của các huyện vùng cao Bình Liêu, Ba Chẽ, Tiên Yên đã tổ chức nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, các trò chơi dân gian mang đậm bản sắc văn hóa vùng miền. Tại nhà văn hóa các thôn, khu phố diễn ra các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, các trò chơi dân gian như: đánh quay, bóng đá, kéo co, bóng chuyền hơi, cầu lông… thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia và cổ vũ.",
"Đêm Giao thừa, tại",
", thời tiết ấm áp sau những ngày rét buốt. Tết Quý Mão 2023 năm nay, thành phố tổ chức 31 điểm bắn pháo hoa ở trung tâm tất cả 30 quận, huyện, thị xã. Riêng khu vực hồ Hoàn Kiếm tổ chức hai trận địa ở bờ đông và bờ tây. Từ khoảng 20 giờ, nhiều người đổ đến các điểm bắn pháo hoa để vui xuân, trong đó hồ Hoàn Kiếm vẫn là điểm đến đông nhất. Đúng 0 giờ ngày mồng 1 Tết, các điểm bắn pháo hoa đồng loạt “khai hỏa”, thắp sáng bầu trời Hà Nội trong tiếng reo vui của mọi người.",
"Từ trưa mồng 1 đến mồng 2 Tết, Hà Nội đông đúc những dòng người vui xuân. Người Hà Nội thường có thói quen đi lễ ở đền, chùa, cầu mong một năm mới an bình. Những di tích lớn trên địa bàn Thủ đô đều đông người đến thắp hương, dâng lễ. Những tuyến đường ra vào Phủ Tây Hồ (phường Quảng An, quận Tây Hồ) đông nghịt người, đôi lúc còn ùn tắc cục bộ. Tại khu di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám, các tuyến đường ùn ứ do dòng người đổ đến cầu mong con cái học hành tấn tới và xin chữ cầu may. Những di tích chùa Quán Sứ, chùa Trấn Quốc, chùa Hà… cũng tấp nập người đi lễ. Một số di tích, lễ hội ở các huyện ngoại thành như: Chùa Hương (huyện Mỹ Đức), đền Sái (huyện Đông Anh), chùa Tây Phương (huyện Thạch Thất)… cũng có rất đông người hành hương năm mới. ",
"Cùng với người dân trên mọi miền đất nước, người dân ",
" đón Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 trong thời tiết thuận lợi, nắng ấm. Sau nhiều năm ngừng tổ chức bắn pháo hoa do dịch bệnh, năm nay, người dân đổ ra đường nhiều trong đêm Giao thừa để được hòa vào không khí thiêng liêng của đất trời chuyển giao năm cũ và năm mới. Chính quyền thành phố Đà Nẵng đã chỉ đạo tổ chức các hoạt động du xuân tìm hiểu Tết Việt để phục vụ khách du lịch đến trải nghiệm; giao Sở Văn hóa và Thể thao tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát việc tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, lễ hội trước, trong và sau Tết...",
"Sáng mồng 1 Tết, dọc đường Bạch Đằng, cầu Rồng, Công viên APEC... người dân chen chân du xuân, thưởng lãm cảnh đẹp và cùng lưu giữ những thời khắc ý nghĩa bên gia đình, người thân. Nhiều gia đình Đà Nẵng chọn vui xuân ngay chính quê hương mình, thưởng trọn kỳ nghỉ Tết bình an. Chị Hoàng Hải Lâm Giang (trú quận Thanh Khê) cho biết: “Trải qua ba năm bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, đến Tết này cả gia đình mới được đoàn tụ sum vầy. Ngay sáng mồng 2 Tết, cả nhà gồm vợ chồng và hai con cùng dạo đường hoa. Năm mới chỉ cầu mong thật an yên, nhiều sức khỏe và may mắn đến với mọi nhà”. ",
"Tại thành phố ngàn hoa Đà Lạt (Lâm Đồng), lâu rồi người dân và du khách mới được chiêm ngưỡng hoa mai anh đào khoe sắc, nhuộm hồng phố núi. Tại không gian hoa mai anh đào bên hồ Xuân Hương, chị Nguyễn Lan Hương (TP Đà Lạt), chia sẻ: “Tết năm nay, Đà Lạt thật tuyệt, sắc hoa mai anh đào nhuộm hồng khắp phố phường, không khí đón xuân nồng nàn hơn; hứa hẹn năm mới sẽ có nhiều năng lượng tích cực”. ",
"Lâm Đồng trải qua năm 2022 khá ấn tượng, với tất cả 18 chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội đều hoàn thành; trong đó có 6 chỉ tiêu hoàn thành vượt mức kế hoạch; tốc độ tăng trưởng GRDP đứng đầu khu vực Tây Nguyên. Theo Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, Trần Văn Hiệp, với quan điểm, phát huy lợi thế, hiệu quả nguồn lực, tinh thần tự lực, tự cường, vượt qua khó khăn, tận dụng thời cơ làm động lực cho phát triển, Tỉnh ủy Lâm Đồng đưa ra chủ đề năm 2023 là: “Quyết liệt, đồng bộ, đột phá; kỷ cương, nêu gương, trách nhiệm, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI”.",
"Du khách trải nghiệm mùa xuân phố núi Đà Lạt. (Ảnh: MAI VĂN BẢO)",
"Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, người dân ",
" và các du khách đến tham quan thành phố đã có thời gian thư giãn đón chào năm mới tại các điểm vui chơi, giải trí. Tập trung đông nhất đó là khu vực Đường hoa Nguyễn Huệ và Đường sách Tết ngay trung tâm thành phố. Mở cửa vào ngày 19/1 (28 Tết), Đường hoa Nguyễn Huệ đã đón cả biển người đến tham quan. Với chủ đề “Thành phố Hồ Chí Minh-Xuân an vui, xuân thịnh vượng”, Đường hoa Nguyễn Huệ năm nay bước qua tuổi 20 và đã trở thành biểu tượng mới của thành phố. ",
"Tại khu cổng chào Đường hoa tề tựu đầy đủ 20 linh vật của 20 năm Đường hoa, như hình ảnh đại diện cho 20 mùa xuân gắn liền với quá trình đổi thay, phát triển của thành phố. Một điểm nhấn nữa là ý tưởng chủ đạo lấy từ nhịp sống đô thị của Sài Gòn đa sắc thái văn hóa với mâm cơm Tết truyền thống, cà-phê bệt, mưa bụi Sài Gòn, đô thị thông minh, thành phố công nghệ. Chính vì ý nghĩa đặc biệt đó, Đường hoa Nguyễn Huệ 2023 sẽ mở cửa phục vụ thêm một ngày so với các năm trước, từ 19 giờ ngày 28 Tết đến mồng 5 Tết. ",
"Khác với những lần tổ chức trước đây, Lễ hội Đường Sách Tết Quý Mão 2023 đã “ra riêng” tại đường Lê Lợi có quy mô lớn nhất, với sự tham gia của hơn 20 nhà xuất bản, công ty mang đến lễ hội khoảng 50.000 tựa sách, gần 100.000 bản sách và nhiều hoạt động tương tác trải nghiệm Tết thật ý nghĩa. Ngoài ra, Lễ hội Đường Sách Tết 2023 còn có các hoạt động đa dạng như: Giao lưu tác giả, tác phẩm, biểu diễn kịch, tương tác trò chơi, đố vui, chơi cờ,... ",
"Anh Nguyễn Văn Anh, quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: \"Đường Sách Tết 2023 có nhiều hoạt động hơn, nhiều sách mới: Đến Đường Sách lựa chọn những quyển sách ưng ý cho mình trong ngày đầu xuân đã trở thành thói quen của gia đình\". Bên cạnh đó, từ mồng 1 Tết, nhiều sân khấu thành phố bắt đầu biểu diễn vở Tết. Nhìn chung, các vở diễn đều có nội dung nhẹ nhàng, mang đến tiếng cười tạo giây phút thư giãn cho khán giả vào dịp đầu năm mới.",
"Tại ",
", đúng vào thời khắc Giao thừa, người dân tại bốn địa điểm ở thành phố Biên Hòa, thành phố Long Khánh, huyện Long Thành và huyện Vĩnh Cửu được chứng kiến các màn pháo hoa rực rỡ, mãn nhãn. Để bảo đảm tuyệt đối an toàn, các lực lượng công an, quân đội được tăng cường giữ gìn an ninh trật tự, điều tiết giao thông. ",
"Trước đó là các tiết mục văn nghệ thu hút đông đảo người dân, nhất là công nhân lao động không về quê đón Tết: Năm qua khá khó khăn với công nhân chúng tôi vì thiếu việc làm, giảm thu nhập. Nhưng hôm nay đến đây tôi tạm gác lại mọi lo toan. Mong rằng năm mới Quý Mão, đất nước sẽ phát triển hơn, người lao động có việc làm ổn định”, chị Nguyễn Thị Hiền, cùng gia đình đến xem bắn pháo hoa tại điểm sân vận động Đồng Nai, cho biết.",
"Tại Công viên Bia Chiến thắng Long Khánh, trước thời khắc Giao thừa, UBND thành phố Long Khánh tổ chức khai mạc đường hoa xuân. Đường hoa với không gian rộng rãi, được trang trí nhiều mầu sắc với các tiểu cảnh, kết hợp với các yếu tố mầu sắc, nước, giỏ hoa, cây cảnh. ",
"Tại khu du lịch Bửu Long, thành phố Biên Hòa, trong sáng mồng 1 Tết đã tổ chức chương trình khai hội mừng xuân Quý Mão 2023. Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH Một thành viên Bửu Long, Trần Đăng Ninh cho biết: Khu du lịch áp dụng dịch vụ vé trọn gói vào cổng giá 150 nghìn đồng/lượt với người lớn và 60 nghìn đồng/lượt với trẻ em, giá vé kèm tặng một chai nước suối. Với vé tham quan trọn gói, du khách có thể tham quan và vui chơi hơn 40 hạng mục trò chơi: Câu cá thiếu nhi, tàu lượn siêu tốc, xe lửa nữ hoàng, chiếu phim 7D, 12D... Từ mồng 1 đến mồng 5 Tết, tại khu du lịch này có các chương trình ca nhạc, xiếc ảo thuật hoạt động luân phiên để phục vụ du khách.",
"Mừng năm mới Quý Mão 2023, ",
" trang hoàng rực rỡ cờ, hoa khắp các tuyến đường trung tâm, với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn. Tối 30 Tết, đông đảo người dân thành phố tham gia chương trình nghệ thuật đón Giao thừa mừng năm mới tại sân khấu Công viên Lưu Hữu Phước (quận Ninh Kiều). Với chủ đề “Xuân Cần Thơ An khang Thịnh vượng”, chương trình gồm nhiều tiết mục ca, múa nhạc đặc sắc ca ngợi đất nước, ca ngợi Đảng, Bác Hồ và những thành tựu của thành phố Cần Thơ trong phát triển kinh tế-xã hội. ",
"Đón Giao thừa, hàng nghìn người dân thành phố Cần Thơ tập trung về công viên Bến Ninh Kiều, công viên sông Hậu, cầu đi bộ Ninh Kiều… xem bắn pháo hoa. Ngoài tổ chức bắn pháo hoa tầm cao ở trung tâm quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ còn tổ chức bắn pháo hoa tầm thấp ở các huyện Phong Điền, Thới Lai, Cờ Đỏ… tạo không khí vui tươi, lan tỏa từ thành thị đến nông thôn trong năm mới. ",
"Sáng mồng 2 Tết, nhiều người dân thành phố đến Vườn hoa xuân thành phố Cần Thơ ở công viên sông Hậu (phường Cái Khế, quận Ninh Kiều) tham quan, chụp ảnh cùng với bạn bè, người thân, gia đình mừng năm mới. Tham quan vườn hoa xuân và chụp ảnh lưu niệm cùng con cháu, bà Lê Thị Hiền, ở phường Lê Bình, quận Cái Răng chia sẻ: “Tết là dịp ông bà, con cháu đoàn tụ đầy đủ trong năm. Vì vậy, những ngày nghỉ Tết, tôi cùng con cháu đi chơi, chụp ảnh lưu niệm ghi lại những khoảnh khắc đẹp của gia đình trong năm mới. Với mong muốn cả nhà vui khỏe, hạnh phúc, công việc tốt đẹp trong năm mới”.",
"Một mùa xuân mới lại về trên khắp đất nước Việt Nam! ",
"Những thành tựu vượt khó khăn trong năm cũ cho mỗi người dân Việt Nam dự cảm mới, niềm tin mới, năng lượng mới để bước vào năm mới với nỗ lực, quyết tâm và khát vọng thành công mới!"
] | 117 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/le-hoi-mung-lua-moi-cua-nguoi-chu-ru-post780591.html | Lễ hội “mừng lúa mới” của người Chu Ru | [] | [] | [
"Tại Lâm Ðồng, người Chu Ru sinh sống chủ yếu tại huyện Ðơn Dương và Ðức Trọng, dân số hơn 22,4 nghìn người. Trước đây, trong một chu kỳ sản xuất lúa nước, theo nông lịch của mình, người Chu Ru thường tổ chức nhiều nghi lễ liên quan đến vòng đời sinh trưởng của cây lúa, như cúng thần đập nước, thần mương nước, thần lúa khi gieo hạt… và cúng ăn mừng lúa mới sau khi mùa màng thu hoạch xong. ",
"Người Chu Ru cho rằng, do tính chất và quy mô của lễ hội, tùy vào điều kiện, khoảng 10 đến 12 năm, dân làng mới tổ chức lễ một lần. Ðứng ra tổ chức lễ này là một gia đình đại diện cho cả dòng họ. “Nghi lễ này vừa để tạ ơn Yàng và các vị thần linh đã ban cho mùa màng tốt tươi, cuộc sống no đủ. Ðồng thời cũng là dịp để bà con buôn làng chung vui hưởng thành quả lao động”, già làng Ya Ðồng ở xã Tà Hine, huyện Ðức Trọng, Lâm Ðồng chia sẻ.",
"Ðể tổ chức lễ hội, dân làng hoặc dòng tộc, tùy theo quy mô lễ hội, tụ họp để bàn bạc, đưa ra quyết định và ấn định thời gian khai lễ. Ngày ấn định đã đến, họ tiếp đón quan khách, bạn bè bằng những hồi chiêng, trống rầm rộ cho đến khi mọi người đã nhập cuộc mới tạm ngưng.",
"Trong lễ hội “mừng lúa mới”, phần lễ được làm ở nhà và diễn ra trong vòng một ngày một đêm. Các lễ vật chuẩn bị cho lễ gồm 1 con trâu trưởng thành, 2 con gà, 5 nải chuối, 2 ché rượu, 4 quả trứng gà (2 chín, 2 sống), 1 bát gạo, 1 đĩa trầu, 1 bát than và 1 cây nêu dùng để cột trâu.",
"Ðể thực hiện nghi thức khai lễ, già làng và thầy cúng đến nơi đặt lễ vật khấn vái, thành kính xin các vị thần cho dân làng tổ chức lễ hội và xin cho được hạ giàn chiêng để buôn làng đánh trong lễ hội. Sau đó, già làng tiếp tục làm lễ hiến sinh (vật hiến sinh là con gà), thay mặt dân làng chuyển tới các vị thần linh lời cầu khẩn và dâng lên những lễ vật của cộng đồng. Tiếp đến là nghi thức “ăn trâu”, trâu hiến sinh được cột vào cây nêu và thầy cúng mang các đồ lễ khác ra cây nêu để thực hiện nghi thức. Khi thầy cúng khấn mời thần xong, già làng tay cầm chén rượu tưới lên mình trâu và khấn: “Này trâu, hãy về với các thần, về với thần lúa. Xin thần cho con người nhiều may mắn, lúa đầy bồ...”.",
"Già làng tiếp tục thực hiện nghi thức “khai ché”, rót rượu dâng lên các Yàng; tiếp đó mời rượu, đeo vòng cườm, vòng đồng cho những người phụ việc và cuối cùng là nghi thức cúng dâng vật hiến sinh (cúng chín), khấn mời thần linh về dự lễ. Sau đó, tiếng chiêng, tiếng trống, kèn bầu nổi lên; những điệu tamya uyển chuyển trong vòng xoang mời gọi dân làng, khách mời vào hội. ",
"Già làng Ya Ðồng cho biết, trong quá trình tổ chức lễ thức không thể thiếu đồng la (sar), trống (sơgơr), kèn bầu (rơkel) và các điệu tamya. Ðó là lễ thức quan trọng trong đời sống tâm linh, văn hóa cộng đồng người Chu Ru. Trong toàn bộ tiến trình của lễ thức, thầy cúng là người đóng vai trò chính, người trực tiếp liên hệ với các vị thần linh. ",
"Quá trình lễ còn có các già làng, những người đại diện cho dân làng cùng ngồi quanh mâm cúng. Lễ thức kết thúc bằng nghi lễ xin âm dương, đôi cánh, đôi chân và cái đầu của con gà đã dâng cúng thần linh. “Tùy theo mùa vụ mà người Chu Ru tổ chức “mừng lúa mới” theo hình thức khác nhau, nhưng phổ biến nhất vẫn tổ chức theo dòng tộc. Lễ hội quy mô lớn có khách mời trong buôn và quan khách, cùng khách mời từ nơi khác đến; có “uống ăn trâu”, già Ya Ðồng nói.",
"Sau nghi lễ, mọi người tiếp tục kéo lên nhà để tiến hành cúng tế các vị thần linh, rồi quây quần để chia sẻ chuyện đời sống, cùng uống rượu cần, thưởng thức các sản vật núi rừng và hát ca thâu đêm, rạng ngày.",
"Qua lễ hội “mừng lúa mới”, nhiều nét đẹp văn hóa của người Chu Ru được phô diễn, từ đời sống tâm linh đến dân ca, dân vũ, hát kể sử thi… Mạch nguồn văn hóa truyền thống dân tộc tự nhiên tiếp nối, bồi đắp và lan tỏa."
] | 118 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/chiec-nhan-thieng-cua-nguoi-chu-ru-post791519.html | Chiếc nhẫn thiêng của người Chu Ru | [] | [] | [
"Khi những hạt kania bắt đầu rụng trong rừng, mùa màng thu hoạch xong, cũng là lúc trai gái ở các buôn làng Nam Tây Nguyên bắt đầu mùa cưới. Nắng trải thảm trên những triền đồi, tôi tìm về miền đất có điệu tamya mời gọi và chiếc srí (nhẫn bạc) màu nhiệm, kết nối uyên ương ở huyện Ðơn Dương, tỉnh Lâm Ðồng. “Srí à, đây là vật thiêng trong lễ hỏi, lễ cưới của cộng đồng người Chu Ru. Lễ vật gồm nhiều thứ, nhưng không thể thiếu srí được”, già làng Ya Tuân khẳng định.",
"Tôi từng thâu đêm với già làng Ya Tuân, một trong những người am hiểu và còn lưu giữ đầy đủ phong tục cưới xin của đồng bào Chu Ru ở huyện Ðơn Dương. Trong ánh lửa bập bùng, già kể: Ngày xưa, thấy chàng trai nhà nào được mắt, nhà gái sẽ âm thầm chuẩn bị lễ vật, chọn một đêm tối trời nào đó sẽ bất ngờ kéo sang. Thương lượng được thì bắt chồng, không được thì cả họ gái kéo nhau về, đợi đến một ngày khác sẽ quay lại. ",
"“Phải đi ban đêm, vì nếu được nhà trai ưng thuận thì tốt, còn không thì đi về trong đêm không mắc cỡ”, già Ya Tuân giải thích. Nếu cả hai dòng họ đồng ý cuộc hôn nhân, cô gái sẽ đến đeo srí kăra (nhẫn trống) cho chàng trai. Trường hợp chàng trai không thích, hôm sau có thể tháo nhẫn để trả lại cho gia đình cô gái… Nhưng đến bảy ngày sau, cô gái tiếp tục đến đeo nhẫn cho chàng trai mình thích và lặp đi lặp lại, đến khi người con trai chấp nhận thì đám cưới diễn ra.",
"Già Ya Tuân cho biết: “Cơ bản tục bắt chồng của người Chu Ru cũng giống người Cơ Ho ở Nam Tây Nguyên, chỉ khác là nam nữ tộc người Chu Ru được trùm khăn và trao nhau đôi nhẫn bạc trong lễ đính ước. Lễ vật trong đám hỏi, đám cưới của người Chu Ru thường có tiền, vàng, dây cườm, khăn choàng… và không thể thiếu vật thiêng srí. Theo quan niệm của người Chu Ru, khi trai gái đã trao srí cho nhau, có nghĩa là trao sự kết nối trọn đời”.",
"Hiện cộng đồng người Chu Ru ở Lâm Ðồng có hơn 22,4 nghìn người, nhưng nghề đúc nhẫn bạc truyền thống còn ít người lưu giữ. Chiều nghiêng nắng, tôi tìm về thôn Ma Ðanh, xã Tu Tra, huyện Ðơn Dương ngõ hầu được chứng kiến vợ chồng nghệ nhân Ya Tuất chế tác srí. “Mình đang làm mấy chục chiếc nhẫn cho đám cưới làng bên. Tùy theo lượng người bên nhà trai, nhà gái sẽ đặt số nhẫn để tặng. ",
"Tập tục từ ngàn xưa rồi, srí không thể thiếu trong đám hỏi, đám cưới của người Chu Ru”, nghệ nhân Ya Tuất mở lời. Ðang cùng chồng tạo khuôn đúc nhẫn, bà Ma Wêl, vợ của nghệ nhân Ya Tuất, tiếp lời: “Nhiều người ở các thôn, buôn tại các huyện Ðơn Dương, Ðức Trọng, Lạc Dương…; rồi người Chăm ở Ninh Thuận; cả người Kinh, người nước ngoài khi nghe chuyện srí cũng đến đặt nhẫn cưới, nhẫn làm quà tặng. Tuy số lượng cũng chưa nhiều, nhưng nhẫn bạc của người Chu Ru được nhiều người quan tâm, mình thấy rất vui”.",
"Ðể có được đôi nhẫn cưới cho cô gái Chu Ru đi bắt chồng, nghệ nhân phải thực hiện khâu chế tác qua nhiều công đoạn, như lấy củi kasiu (một loại cây rừng), nấu sáp, làm hoa văn cho nhẫn, tạo khuôn, nấu bạc, đánh bóng nhẫn... Trong đó, khó nhất là công đoạn tạo khuôn, nếu không cẩn thận nhẫn sẽ bị nứt gãy và xâm kim. ",
"Nghệ nhân Ya Tuất cho biết, nguyên liệu chính để tạo khuôn là sáp ong, dùng sáp nấu chảy và lấy dùi gỗ nhúng vào sáp nóng sau đó để nguội sẽ cho ra một ống sáp tròn, nghệ nhân sẽ cắt thành những khoen tròn lớn, nhỏ để tạo khuôn. Mỗi khuôn bao giờ cũng là hai chiếc nhẫn, chiếc nhỏ dùng cho nữ (srí mơtal - nhẫn mái), nhẫn cho nam (srí kăra-nhẫn trống). Mang khuôn sáp nhúng vào dung dịch phân trâu hòa lẫn với đất, sau đó mang phơi nắng khoảng hai ngày cho khô hoàn toàn. ",
"Bước tiếp theo, mang đốt trên than hồng, sáp bên trong sẽ nóng chảy, phần dung dịch phân trâu còn lại tạo thành một khuôn âm bản. Lúc này nghệ nhân mang bạc nấu chảy đổ vào khuôn sẽ cho ra đôi nhẫn có mầu xỉn đen. Mang nhẫn bỏ vào nồi nước bồ kết rừng đang sôi nấu vài phút sẽ cho ra cặp nhẫn có mầu sáng lấp lánh. Mặt srí kăra thường đính hạt kania, còn srí mơtal thường chỉ có họa tiết nhẹ nhàng.",
"Nghệ nhân Ya Tuất cho hay, thường mỗi đám cưới họ đặt khoảng 20 đến 30 chiếc nhẫn. Nhiều đám có họ hàng đông thì đặt nhiều hơn. Ðến mùa cưới, khoảng từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau, không chỉ người trong thôn, trong xã mà đồng bào ở khắp nơi trong tỉnh cũng đến đặt làm srí. ",
"Vào mùa nhàn rỗi, Ya Tuất mang srí đến các điểm du lịch ở Ðà Lạt cốt để nhiều người được tận mắt chiếc nhẫn huyền bí của người Chu Ru, sau nữa là chuyện phát triển kinh tế, làng nghề truyền thống. Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa Tây Nguyên cho rằng, srí được phổ biến trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, một phần là phong tục tập quán, phần nữa là thể hiện sự sang trọng trong đám cưới truyền thống của họ; còn với người Kinh, người nước ngoài, cùng với sức hút văn hóa, có lẽ còn có thêm cả sự hiếu kỳ.",
"Theo già làng Ya Tuân, người Chu Ru rất đề cao danh dự của dòng tộc, do đó, khi vật thiêng srí đã được trao xem như đã buộc chặt cuộc hôn nhân, sự kết nối vững bền giữa hai dòng tộc. Ðiều này đã làm cho chiếc nhẫn cưới của người Chu Ru thêm thiêng liêng."
] | 119 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/khanh-thanh-nha-van-hoa-dan-toc-cho-ro-tai-dong-nai-post807004.html | Khánh thành Nhà văn hóa dân tộc Chơ Ro tại Đồng Nai | [
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/dwkoudjxyudlkedw/2024_04_28/444444444-resize-9477.jpg.webp"
] | [
"Công trình Nhà văn hóa dân tộc Chơ Ro tại phường Bảo Vinh, thành phố Long Khánh."
] | [
"Nhà văn hóa dân tộc Chơ Ro thuộc Dự án xây dựng làng văn hóa đồng bào dân tộc Chơ Ro giai đoạn 1 tại phường Bảo Vinh do Ủy ban nhân dân thành phố Long Khánh làm chủ đầu tư, được khởi công xây dựng ngày 28/12/2022 đến nay hoàn thành và đưa vào sử dụng. ",
"Công trình có tổng diện tích xây dựng 2,57ha, trong đó Nhà văn hóa quy mô 1 tầng với gần 600m2, được bố trí các khu chức năng gồm: phòng truyền thống, phòng làm việc, phòng hội họp, nhà kho... với tổng kinh phí đầu tư gần 73 tỷ đồng. Ngoài ra, công viên cây xanh, đường và điện chiếu sáng cũng được đầu tư đồng bộ.",
"Nhà văn hoá dân tộc Chơ Ro được xây dựng tại phường Bảo Vinh nhằm phục vụ sinh hoạt văn hóa cộng đồng tập trung của đồng bào dân tộc, đồng thời góp phần duy trì, bảo tồn nét đẹp văn hóa lâu đời của đồng bào dân tộc Chơ Ro. Đây là nơi hàng năm đồng bào dân tộc Chơ Ro tại địa phương sẽ tổ chức ",
" (Lễ cúng thần lúa) hàng năm.",
" Theo kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê, năm 2019, người Chơ Ro có dân số 29.520 người, cư trú tại 36/63 tỉnh, thành phố. Trong đó, nhiều nhất tại tỉnh Đồng Nai, chiếm khoảng 56,5%, tiếp đến là tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu khoảng 28,4%. Tại Đồng Nai, người Chơ Ro được xem là một trong 4 tộc người tại chỗ (bản địa)."
] | 120 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/dan-toc-cho-ro-post723904.html | Dân tộc Chơ Ro | [
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/igpcvcvjntc8510/2022_11_21/tha-4421a-5918.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/bpcbzivo/2022_10_18/5.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/bpcbzivo/2022_10_18/nhachoro.jpg.webp"
] | [
"Cách làm bánh truyền thống của người Chơ Ro (Ảnh: THÀNH ĐẠT)",
"Cách trỉa lúa truyền thống của người Chơ Ro (Ảnh: Làng Văn hóa-Du lịch các Dân tộc Việt Nam)",
"Nhà truyền thống của dân tộc Chơ Ro (Ảnh: Làng Văn hóa-Du lịch các Dân tộc Việt Nam)"
] | [
"Người Chơ Ro cư trú lâu đời ở vùng đồi núi thấp, nằm về phía đông nam của tỉnh Đồng Nai và một phần ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. ",
"Tên gọi khác: Châu Ro, Dơ Ro, Chro, Thượng.",
"Theo số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số 01/4/2019, Dân tộc Chơ Ro có: 29.520 người, trong đó dân số nam là 14.822 người và dân số nữ là 14.698 người. Quy mô hộ: 4,0 Người/hộ. Tỷ lệ dân số sống ở khu vực nông thôn: 91,2%. ",
" ",
"Hiện nay, người Chơ Ro sống tập trung ở vùng núi thấp thuộc tây nam và đông nam tỉnh Ðồng Nai. Nơi có số người Chơ Ro cư trú nhiều nhất là các xã: Xuân Bình, Xuân Trường, Xuân Thọ, Xuân Phú thuộc huyện Xuân Lộc. Rải rác tại tỉnh Sông Bé và Bà Rịa, ven quốc lộ 15 cũng có một số gia đình Chơ Ro sinh sống. ",
"Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khơ Me (ngữ hệ Nam Á), thuộc chi miền núi phía Nam, khá gần gũi với tiếng nói của các tộc người Xtiêng, Mạ, Cơ-ho, song lượng từ Khơ-me trong tiếng Chơ Ro khá nhiều. Trước đây người Chơ Ro chưa có chữ viết riêng. Một số nhà truyền giáo đã phiên âm tiếng Chơ Ro qua hệ tiếng La-tinh.",
" Theo số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số 01/4/2019: Tỷ lệ người Chơ Ro từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết chữ phổ thông: 81,7%; Tỷ lệ người đi học chung cấp tiểu học: 101,7%; Tỷ lệ người đi học chung cấp trung học cơ sở: 72,7%; Tỷ lệ người đi học chung cấp trung học phổ thông: 36,8%; Tỷ lệ trẻ em ngoài nhà trường: 23,6%; Tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên biết đọc, viết chữ dân tộc mình: 4,9%.",
" Xa xưa đàn ông đóng khố, đàn bà quấn váy tấm. Mùa hè ở trần hay mặc áo cánh ngắn, mùa lạnh thường khoác trên mình một tấm chăn. Nhưng ngày nay, đại đa số người Chơ Ro đã ăn mặc theo lối của người Việt cùng địa phương. ",
" Trước đây, họ ở trên những ngôi nhà sàn cao, cửa ra vào mở ở đầu hồi. Ðến nay phổ biến ở nhà đất. Họ đã tiếp thu lối kiến trúc nhà cửa người nông dân Nam bộ: nhà có vì kèo. Nét xưa còn giữ được trong ngôi nhà là cái sạp nằm, chiếm nửa diện tích theo chiều ngang và dài suốt từ đầu đến cuối phần nội thất. Một số nhà có tường xây, mái ngói. ",
" Trong cơ cấu xã hội Chơ Ro, các quan hệ của gia đình mẫu hệ đã tan rã nhưng quan hệ của gia đình phụ hệ chưa xác lập được. Trong gia đình, nữ giới vẫn được nể vì hơn nam giới. Trong một làng gồm có nhiều dòng họ cùng cư trú.",
" Việc lấy chồng, lấy vợ của người Chơ Ro tồn tại cả hai hình thức: nhà trai đi hỏi vợ hoặc nhà gái đi hỏi chồng. Hôn lễ tổ chức tại nhà gái, sau lễ thành hôn thì cư trú phía nhà vợ, sau vài năm sẽ dựng nhà ra ở riêng.",
"Người Chơ Ro theo tập quán thổ táng. Mộ phần được đắp cao lên theo hình bán cầu. Trong 3 ngày đầu, người ra gọi hồn người chết về ăn cơm; sau đó là lễ \"mở cửa mả\" với 100 ngày cúng cơm. Tập quán dùng vàng mã đã xuất hiện trong tang lễ của người Chơ Ro và hàng năm cứ vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch, người ta đi tảo mộ như người Việt ở địa phương.",
" Lễ khánh thành nhà mới luôn là dịp chia vui giữa gia chủ với dòng họ và buôn làng.",
" Ngày cúng thần lúa là dịp lễ trọng hàng năm. Các loại bánh như: bánh tét, bánh ống và bánh giầy trộn vừng được mọi nhà chế biến để ăn mừng và tiếp khách. Lễ cúng thần rừng được tổ chức như một dịp hội làng và hiện nay, cứ 3 năm một lần nghi lễ này lại được tổ chức trọng thể.",
" Người Chơ Ro cũng có nông lịch riêng theo chu kỳ canh tác rẫy và căn cứ vào tuần trăng.",
"Vốn văn nghệ dân gian chỉ còn một vài điệu hát đối đáp trong những dịp lễ hội, họ cất lên lời khẩn cầu Thần lúa và hiện nay rất ít người biết đến. Nhạc cụ đáng lưu ý đến là bộ chiêng đồng 7 chiếc gồm 4 chiếc nhỏ và 3 chiếc lớn. Ngoài ra, đàn ống tre, sáo dọc còn thường thấy ở vùng núi Châu Thành.",
" ",
"Người Chơ Ro chủ yếu làm rẫy, canh tác theo lối phát đốt rồi chọc lỗ tra hạt. Việc săn bắn, hái lượm thường tập trung vào thời gian nông nhàn (khoảng tháng 6, 7 âm lịch). Hiện người Chơ Ro đã định canh định cư, chủ yếu canh tác lúa nước kết hợp với trồng cây công nghiệp, cây ăn trái và cây màu. Họ đã biết phát triển sản xuất như mua máy móc phục vụ lao động trồng trọt, sử dụng phân hoá học, thuốc trừ sâu... ",
"Người Chơ Ro có: Tỷ lệ hộ nghèo 4,2%; Tỷ lệ hộ cận nghèo: 5,5%; Tỷ lệ thất nghiệp: 1,55%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ: 26,6%; Tỷ trọng lao động làm việc trong khu vực phi nông nghiệp: 56,3%; Tỷ trọng lao động làm công việc quản lý hoặc CMKT bậc cao và trung: 1,2%; Tỷ lệ hộ làm nghề thủ công truyền thống: 0,01%. "
] | 121 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/quyen-duoc-lua-chon-post723972.html | Quyền được lựa chọn | [] | [] | [
"Trong suốt sáu năm qua, một nhóm bạn trẻ người H’Mông, đến từ nhiều tỉnh ở miền bắc, cứ trở đi trở lại với một thảo luận: Làm sao để tục \"kéo vợ\" không còn bị thực hành một cách bạo lực nữa?",
"Kéo vợ vốn là một phong tục. Nhìn bề ngoài, đó là cảnh nam kéo nữ về nhà, nhưng thật ra, hai bên nam nữ đã liên hệ với nhau từ trước. Đây là cơ hội để người nữ quan sát gia đình người nam trong ba ngày trước khi đưa ra quyết định cưới. Để bảo đảm an toàn, người nữ được rủ bạn thân đi cùng hoặc yêu cầu được ngủ chung với mẹ của người nam. Nếu không được đối xử tử tế, cô có quyền tố cáo và người nam sẽ bị phạt vạ rất lớn. ",
"Hiện nay, tại nhiều nơi, tục kéo vợ của người H’Mông bị một số người trẻ thực hành như một hình thức ép buộc người nữ. Bối cảnh kinh tế-xã hội thay đổi, bố mẹ đi làm xa, lớp trẻ ít có thời gian tìm hiểu kỹ về văn hóa từ trong chính cộng đồng, nên một số người nam trẻ đã hiểu sai, chỉ thấy cái vỏ mà không thấy cái lõi, đi bắt vợ không đúng với tinh thần của phong tục truyền thống. ",
"Cộng hưởng thêm, những hiểu lầm từ ngoài cộng đồng, tác động tiêu cực từ sự đăng tải thông tin \"câu view\" rẻ tiền của một số kênh truyền thông và mạng xã hội khiến vấn đề càng thêm phức tạp.",
"Trước bối cảnh ấy, nhiều bạn trẻ người H’Mông đã cho rằng, khi không thể giữ được phong tục một cách đúng đắn thì tốt nhất là hủy bỏ nó. Song, số khác lại mong muốn tìm cách dung hòa với thực tại và đưa ra các câu hỏi về phía cộng đồng để tìm giải pháp cân bằng. Năm 2018, chương trình \"Tết Mông xuống phố\" của nhóm các thanh niên hành động vì văn hóa H’Mông (AHD) được tổ chức với chủ đề \"Kéo không méo\".",
"Chương trình là một cách tiếp cận của thanh niên H’Mông xa quê với những thay đổi đang diễn ra đối với phong tục văn hóa \"kéo vợ\".\"Kéo không méo\" nghĩa là \"làm thế nào để việc Kéo vợ không (bị hiểu) méo mó\". Ban tổ chức thúc đẩy các bạn thí sinh tìm hiểu về truyền thống hôn nhân của người H’Mông, trưng bày triển lãm về nghiên cứu phong tục người H’Mông. ",
"Và đặc biệt nhất là một hoạt động sân khấu mở-kịch tương tác, trong đó, bối cảnh kéo vợ được diễn ra trên sân khấu, khán giả có thể tham gia \"đóng vai\" một người bị kéo hay người trong đoàn kéo.",
"Bằng những kiến thức và thông tin được cung cấp, khán giả sẽ đưa ra những quyết định cá nhân về phong tục. Hình thức sáng tạo này đã giúp phong tục truyền thống tiếp tục được truyền dạy, trao đổi; giới trẻ trong cộng đồng người H’Mông xa quê tiếp tục suy ngẫm để tìm giải pháp thực hành phong tục đó trong đời sống đương đại.",
"Chọn cách làm khác, Ma Lẩu, một bạn trẻ người H’Mông ở Sa Pa, đang ấp ủ một lớp học về giáo dục giới tính và truyền thống hôn nhân của người H’Mông cho thanh thiếu niên địa phương. Theo Lẩu, những thanh niên hay đi bắt vợ thường ở độ tuổi đang học trung học cơ sở và phổ thông, nên cần những lớp học phổ biến kiến thức về văn hóa truyền thống một cách dễ hiểu và sinh động cho các em, nhất là để các em nữ biết về quyền của mình trong văn hóa và các em nam hiểu mà không thực hành sai lệch phong tục. ",
"Hai cách làm nêu trên của những thanh niên người H’Mông đã tác động tích cực tới nhiều người khác, cùng hướng tới giải pháp để phong tục kéo vợ được hiểu đúng bởi người ngoài cộng đồng và được thực hành một cách đúng đắn từ bên trong cộng đồng. Một thực hành văn hóa không bao giờ ở vị trí hoàn toàn độc lập, không đứng yên như một hiện vật trong bảo tàng mà nó luôn bị chi phối bởi bối cảnh đời sống hiện tại.",
"Trong một trường hợp khác, những cộng đồng người H’Mông, Chăm, Pà Thẻn đang cùng gây dựng nhiều hoạt động để văn hóa truyền thống của tộc người được chia sẻ, cùng sử dụng, góp phần để chính văn hóa truyền thống cùng dự phần vào phát triển cuộc sống vật chất tiến bộ hơn.",
"Trong năm 2021, một số nhóm cộng đồng đã cùng thực hiện dự án \"Dệt câu chuyện mình\" về ý nghĩa hoa văn thổ cẩm. Đứng trước vấn đề họa tiết của các tộc người bị người ngoài cộng đồng sử dụng mà không hiểu đầy đủ ý nghĩa, có thể tạo nên những hiểu sai về văn hóa, xâm phạm điều kiêng kị, nhóm dự án đã chọn cách làm nổi bật ý nghĩa của những họa tiết thổ cẩm thông qua quá trình sưu tập, tổng hợp và xuất bản theo nhiều hình thức (sách, file vector, phim hoạt hình). Hoạt động này đã tạo tiền đề để giải quyết những mâu thuẫn văn hóa sau đó.",
"Tháng 10/2021, mẫu giày \"Hoa trong đá\" của hãng Biti’s được ra mắt với cảm hứng từ thổ cẩm miền trung. Tuy vậy, nội dung của phần thổ cẩm trên mẫu giày bị truyền thông sai: họa tiết chân chó của người Chăm bị nhầm là thổ cẩm Tây Nguyên. Anh Sohaniim, thành viên của dự án \"Dệt câu chuyện mình\" đã nhanh chóng chỉ ra nhầm lẫn và phản hồi trên Facebook. ",
"Hãng Biti’s đã tiếp nhận, thay đổi nội dung truyền thông. Kết quả này cho thấy, những tri thức đầy đủ về truyền thống luôn có vai trò quan trọng trong đời sống đương đại. Và khi mỗi người trong và ngoài cộng đồng cùng giữ tinh thần trao đổi cởi mở, minh bạch, sẽ tạo nên những thay đổi phù hợp cho tất cả các bên, đem tới sự cân bằng, chính xác, tôn trọng và hiểu đúng về",
" truyền thống.",
"Ta có thể lựa chọn để giữ gìn những phong tục truyền thống tốt đẹp dù bối cảnh đang có nhiều biến đổi như cách nhiều thanh niên người H’Mông tác động vào phong tục kéo vợ; ta cũng có thể tạo nên không gian mở, chủ động đưa những kiến thức, quan điểm của tộc người tới với cộng đồng để cùng khai thác và lan tỏa các giá trị văn hóa đặc sắc. Trước sự thay đổi của văn hóa, con người chủ thể của nó có quyền lựa chọn hướng phát triển cho các thực hành phong tục."
] | 122 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/nghi-le-cat-toc-va-dat-ten-con-cua-nguoi-cham-islam-post726260.html | Nghi lễ cắt tóc và đặt tên con của người Chăm Islam | [
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/genaghlrgybna/2022_11_22/cattoc1-659.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/genaghlrgybna/2022_11_22/cattoc2-511.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/genaghlrgybna/2022_11_22/cattoc-banh-2806.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/genaghlrgybna/2022_11_22/cattoc3-2674.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/genaghlrgybna/2022_11_22/cattoc5-4936.jpg.webp"
] | [
"Các vị khách chúc phúc cho đứa trẻ.",
"Mọi người cầu nguyện cho đứa trẻ.",
"Một số loại bánh đặc trưng của người Chăm Islam.",
"Buổi lễ kết thúc, gia chủ mời khách một số món ăn.",
"Các nghệ nhân tham gia thực hiện buổi lễ chụp ảnh lưu niệm."
] | [
"Trong khuôn khổ Tuần Đại đoàn kết các dân tộc – Di sản văn hóa Việt Nam, nghi lễ này đã được các nghệ nhân, đồng bào Chăm Islam tỉnh An Giang tái hiện, nhằm mang đến cho người xem, khách tham quan những trải nghiệm thú vị về văn hóa truyền thống của dân tộc mình.",
"Cộng đồng người Chăm theo đạo Hồi ở Việt Nam thường được gọi là đồng bào dân tộc Chăm Islam, sinh sống tập trung chủ yếu ở các tỉnh như An Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Tây Ninh… Qua nhiều biến thiên của lịch sử, cộng đồng người Chăm Islam vẫn gìn giữ và lưu truyền qua nhiều thế hệ những bản sắc văn hóa, tôn giáo cũng như những nguyên tắc giáo lý của tôn giáo mình. Trong đó có nghi lễ cắt tóc và đặt tên cho con, một trong những nghi lễ đặc trưng nhất của đồng bào.",
"Theo một nghệ nhân tham gia chương trình, mỗi đứa trẻ sinh ra đều phải thực hiện nghi lễ này. Người Chăm Islam lấy tên của 25 vị thánh để đặt tên và tên thánh này sẽ theo đứa trẻ đến suốt đời, không được thay đổi, nếu thay đổi phải sửa soạn lễ vật tương đương như lúc đặt tên ban đầu. ",
"Trước khi đặt tên cho con, người Chăm Islam lựa chọn tên, theo giới tính của trẻ, hoàn cảnh gia đình, cũng như dòng họ và ước vọng của cha mẹ. Bởi vì nghi lễ đặt tên cho một đứa trẻ vừa chào đời, không chỉ là một nghi thức đánh dấu bước chuyển tiếp của đứa trẻ đó, mà còn là sự gia nhập tôn giáo của một thành viên mới trong cộng đồng người Chăm Islam, với tên mới được đặt theo tiếng Arab và được xác nhận như một tín đồ Hồi giáo. ",
"Thông thường, khi đứa trẻ được sinh ra trong khoảng từ 7 đến 40 ngày, gia đình người Chăm Islam sẽ làm Lễ cắt tóc và đặt tên cho con. Tùy vào hoàn cảnh gia đình mà nghi lễ này được tiến hành sớm hay muộn, nhưng không quá 3 tuổi. Lễ vật có thể là gà, bò, dê, cừu. Theo quan niệm của đồng bào Chăm Islam, thường lễ là 1 con gà, bò, nếu chủ gia chọn lễ vật là dê, cừu thì phải 2 con đối với bé trai, 1 con đối với bé gái. Lý giải về điều này, là do 1 con bò sẽ có 7 phần, còn dê, cừu chỉ có 3 phần.",
"Khi đứa trẻ được sinh ra, cha mẹ sẽ chọn ngày để tiến hành nghi lễ cắt tóc và đặt tên cho con mình. Thời gian thường từ 9 giờ hoặc 13 giờ trưa tùy theo chủ nhà lựa chọn. Gia chủ sẽ mời những vị Giáo cả (Hakim), chức sắc, chức việc trong làng và dòng họ, xóm làng đến tham dự và chứng kiến lễ cắt tóc và đặt tên cho con của mình. Các vị khách mời khi đến sẽ tặng cho đứa trẻ những món quà nhỏ như áo quần, tiền lì xì, xà phòng,…",
"Đứa trẻ được thay quần áo mới. Người bà trong gia đình chuẩn bị khăn, dầu thơm và cây kéo để trên một chiếc mâm nhỏ để thực hiện nghi lễ. Khi khâu chuẩn bị xong xuôi, các vị Giáo cả, chức sắc và những người đàn ông, chỉnh tề trang phục và ngồi ngay ngắn để chuẩn bị làm lễ. Gia chủ bế đứa trẻ và cùng một thanh niên khác bưng chiếc mâm gồm cây kéo và chai dầu thơm, bưng ra đặt trước mặt các vị giáo cả, chức sắc. ",
"Vị Giáo cả sẽ thì thầm đọc kinh cầu nguyện, hỏi tên và công bố tên đứa trẻ cho tất cả mọi người có mặt tại buổi lễ, rồi nhúng lông gà vào lọ nước thánh quệt lên trán đứa trẻ. Sau đó, vị Giáo cả dùng kéo cắt một đoạn tóc tượng trưng và xức dầu thơm lên đứa trẻ. ",
"Sau đó, những người đàn ông đến dự lễ lần lượt lấy tay chạm vào đầu đứa trẻ với ý nghĩa tượng trưng. Mọi người cùng nhau cầu nguyện phúc lành, bình an và nhiều điều may mắn cho đứa trẻ. Cái tên được đặt sẽ gắn với đứa trẻ cả đời, không thay đổi.",
"Kết thúc buổi lễ, gia đình mời khách ăn một số món ăn đặc biệt của người Chăm Islam như như cà ri, súp…, các loại bánh như Ha paykarah (bánh 3 lỗ), Hachok (bánh gế), Hapùm (bánh bông lan), Hati (bánh ga ti), Cram (bánh kẹo đường)…",
"Đối với đồng bào Chăm Islam, nghi lễ cắt tóc không chỉ có ý nghĩa về mặt tôn giáo, mà còn tượng trưng cho sự gắn kết tình cảm của cộng đồng, là cách mà cộng đồng “kết nạp” một thành viên mới, bảo vệ, che chở và song hành với đứa trẻ cho tới khi trưởng thành."
] | 123 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/unesco-ghi-danh-nghe-thuat-lam-gom-cua-nguoi-cham-la-di-san-van-hoa-phi-vat-the-can-bao-ve-khan-cap-post727462.html | UNESCO ghi danh nghệ thuật làm gốm của người Chăm là di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp | [] | [] | [
"Nghệ thuật làm gốm của người Chăm là di sản văn hóa phi vật thể thứ 15 của Việt Nam được UNESCO vinh danh. Việc UNESCO ghi danh nghệ thuật làm gốm của người Chăm vào danh sách di sản văn hóa cần bảo vệ khẩn cấp một lần nữa khẳng định sự đánh giá cao của quốc tế đối với những giá trị văn hóa của người dân hai tỉnh nói riêng và của người dân Việt Nam nói chung, qua đó góp phần không nhỏ giới thiệu đến bạn bè quốc tế về những di sản văn hóa đặc sắc của vùng đất duyên hải Nam Trung Bộ, giúp đồng bào dân tộc và cộng đồng tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận nhận thức đầy đủ hơn về giá trị của nghề làm gốm truyền thống của người Chăm trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam. ",
"Việc nghệ thuật làm gốm của người Chăm được ghi danh cũng thúc đẩy các biện pháp thiết thực và hiệu quả nhằm bảo tồn, vực dậy sức sống của di sản, tạo thêm nguồn lực cho bảo tồn và phát huy giá trị di sản này, hỗ trợ phát triển kinh tế, văn hóa theo hướng bền vững, bao trùm ở các địa phương, cộng đồng dân cư. Sự kiện này cũng cho thấy một đóng góp nữa của Việt Nam cho mục tiêu bảo tồn và phát huy các giá trị di sản mà UNESCO đang thúc đẩy, nhất là trên cương vị thành viên Ủy ban liên Chính phủ Công ước 2003 giai đoạn 2022–2026.",
"Nghề làm gốm truyền thống có một vai trò to lớn trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của người Chăm. Gốm là vật dụng không thể thiếu trong đời sống, sinh hoạt hằng ngày của mỗi gia đình và trong văn hóa tín ngưỡng của cộng đồng người Chăm. Gốm Chăm hiện còn hiện diện chủ yếu ở hai làng là Ligok (Trì Đức, tỉnh Bình Thuận) và Hamu Crok (Bàu Trúc, tỉnh Ninh Thuận). Tồn tại từ khoảng cuối thế kỷ 12 đến nay, Bàu Trúc được xem là một trong số rất ít những làng gốm cổ ở Đông Nam Á còn giữ lại cách sản xuất thô sơ từ ngàn xưa. ",
"Toàn bộ quy trình làm gốm của đồng bào Chăm toát lên một giá trị nghệ thuật đặc trưng. Chính nhờ vậy, dù trải qua bao thăng trầm trong tiến trình phát triển, gốm truyền thống của người Chăm vẫn tồn tại với thời gian, giữ được hồn cốt tinh túy và vẻ đẹp hoang sơ của gốm cổ cách đây hàng trăm năm, tạo nên giá trị độc đáo và trường tồn của gốm Chăm. Tuy phải đối mặt với những mối đe dọa nghiêm trọng khiến di sản có nguy cơ biến mất, cộng đồng dân tộc Chăm nói riêng và người dân Việt Nam nói chung vẫn luôn nỗ lực bảo vệ di sản này.",
"Ủy ban liên chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO đã đánh giá hồ sơ di sản “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm” đáp ứng đủ 5 tiêu chí được Công ước đề ra và ghi danh di sản vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của UNESCO. Đây là thành quả của sự nỗ lực và phối hợp chặt chẽ trong suốt thời gian qua của cộng đồng, chính quyền các tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, với sự tư vấn chuyên môn của các chuyên gia về di sản, sự chỉ đạo tích cực và hiệu quả của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và vai trò điều phối của Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam, Bộ Ngoại giao, Phái đoàn Thường trực Việt Nam bên cạnh tổ chức UNESCO trong việc đề xuất, lựa chọn ý tưởng, hoàn thiện và vận động hồ sơ."
] | 124 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/vi-the-moi-cho-san-pham-gom-cham-bau-truc-post727705.html | Vị thế mới cho sản phẩm gốm Chăm Bàu Trúc | [
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/ngtnba/2022_12_01/bai-nguyen-trung-1-3305.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/ngtnba/2022_12_01/bai-nguyen-trung-2-9758.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/ngtnba/2022_12_01/6-1-1161.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/ngtnba/2022_12_01/bai-nguyen-trung-4-7042.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/ngtnba/2022_12_01/bai-nguyen-trung-5-9681.jpg.webp"
] | [
"Sản phẩm gốm Bàu Trúc gắn liền với hoạt động văn hóa độc đáo của đồng bào Chăm.",
"Sản phẩm gốm Bàu Trúc được trưng bày nhiều nơi tại làng Bàu Trúc để giới thiệu với du khách thập phương.",
"Khách hàng đặt mua nhiều sản phẩm gốm Bàu Trúc, đem lại thu nhập khá cho người dân làng nghề.",
"Gốm Bàu Trúc không cần lò nung, phương pháp truyền thống nơi đây là chất rơm rạ, củi và nung gốm ngay ngoài trời.",
"Thế hệ trẻ luôn được truyền dạy nghề để tiếp tục gìn giữ nghề truyền thống của cộng đồng."
] | [
"Làng gốm Bàu Trúc nằm cách thành phố Phan Rang-Tháp Chàm khoảng 10 km về phía nam. Làng có gần 600 hộ với gần 5.000 người là đồng bào dân tộc Chăm. Theo lưu truyền của cư dân địa phương, vị tổ nghề là vợ của ông Poklong Chanh đã truyền dạy nghề làm gốm cho thiếu nữ Chăm từ ngàn xưa. Từ đó đến nay, đồng bào Chăm luôn cần mẫn với việc duy trì nghề được xem là cổ xưa nhất Đông-Nam Á bằng tất cả tâm hồn và sự sáng tạo của mình. Vào dịp Lễ hội Ka-tê hằng năm, bà con làng gốm Bàu Trúc đều tổ chức cúng tế để tỏ lòng nhớ ơn vị tổ nghề.",
"Nghề làm gốm được xem là biểu hiện của sự sáng tạo cá nhân do người phụ nữ Chăm làm ra trên nền tảng tri thức được lưu truyền trong cộng đồng. Thay vì sử dụng bàn xoay, người phụ nữ Chăm di chuyển giật lùi quanh khối nguyên liệu rồi thả hồn mình theo cảm xúc riêng trong không gian mình đang hiện hữu và dùng đôi bàn tay khéo léo để nhào nặn những khối đất sét vô tri tạo nên sản phẩm là những hình ảnh, đồ dùng độc đáo.",
"Gốm không tráng men và được phơi khô, nung ở ngoài trời bằng củi, trấu và rơm trong 48 giờ ở nhiệt độ khoảng 8.00 độ C. Nguyên liệu: đất sét, cát, nước, củi và rơm được khai thác tại chỗ. Đất sét được bồi đắp từ nguồn nước trên thượng nguồn đổ về vào những mùa mưa lũ hàng năm tại cánh đồng Hamu Tanu Halan, bên bờ sông Quao thuộc làng Bàu Trúc. Dụng cụ làm gốm đơn giản do nghệ nhân tận dụng vật liệu tại chỗ như: vòng quơ, vòng cạo (bằng tre) để cạo mỏng thân gốm, vỏ sò, vải cuộn thấm nước để chà láng thân gốm.",
"Nghệ thuật làm gốm của người Chăm tỉnh Ninh Thuận là Di sản văn hóa phi vật thể thứ 15 của Việt Nam được UNESCO ghi danh và cũng là danh hiệu thứ 4 của Việt Nam được tổ chức này vinh danh trong năm nay. Với sự ghi nhận này của UNESCO, đồng bào Chăm tỉnh Ninh Thuận sẽ tiếp tục nâng cao nhận thức về giá trị của nghề truyền thống của trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam."
] | 125 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/vi-the-moi-cua-gom-cham-bau-truc-post728044.html | Vị thế mới của gốm Chăm Bàu Trúc | [] | [] | [
"Chúng tôi về làng gốm Bàu Trúc nơi hiện có gần 600 hộ với khoảng 5.000 người là đồng bào dân tộc Chăm. Theo truyền thuyết, vị tổ nghề là vợ của ông Poklong Chanh đã dạy cách làm gốm cho các thiếu nữ Chăm từ khoảng thế kỷ thứ 12 và nghề gốm tồn tại cho đến nay. ",
"Tại Nhà trưng bày gốm Bàu Trúc trên mảnh đất giữa làng, hàng chục du khách đang chiêm ngưỡng và trầm trồ khen ngợi sản phẩm của em Đàng Tuấn Khang, 18 tuổi, được coi là một tài năng trẻ, đang chạm trổ từng nét hoa văn độc đáo và tượng nữ thần của người Chăm trên thân chiếc bình gốm cao hơn 1 mét, nặng khoảng 50 ki-lô-gam. Cạnh đó, các phụ nữ Chăm với bàn tay lấm lem mầu đất sét đang thoăn thoắt, nhẹ nhàng nhào nặn từng thớ đất, trong chốc lát đã “biến” khối đất sét thành những sản phẩm độc đáo.",
"Làng gốm Bàu Trúc được xem là làng nghề truyền thống cổ xưa nhất khu vực Đông Nam Á bởi trong sản phẩm gốm chứa đựng nhiều nét riêng biệt về văn hóa, đời sống, sinh hoạt... rất độc đáo của đồng bào Chăm. Giám đốc Hợp tác xã gốm Chăm Bàu Trúc, Phú Hữu Minh Thuần bộc bạch: Mấy hôm nay, niềm vui được UNESCO vinh danh lan tỏa khắp làng. Những người lớn tuổi phấn khởi và hy vọng nghề truyền thống sẽ được lưu giữ, kế tục; còn lớp trẻ thì truyền tai nhau phải góp sức để phát huy hơn nữa những tinh hoa văn hóa của cộng đồng dân tộc Chăm.",
"Sản phẩm gốm Bàu Trúc không có khuôn mẫu cố định mà do cá nhân mỗi người làm gốm tự sáng tạo ra. Họ thổi vào đó cái hồn và tâm tư, tình cảm trong một không gian đang hiện hữu hoặc “kể” những câu chuyện bằng hình ảnh trong đời sống hằng ngày của người Chăm. Từ khối đất bình thường được nặn thành hình hài thô, người làm gốm chà láng sản phẩm bằng cách quấn từng tấm vải nhỏ được thấm nước vào bàn tay, từng ngón tay xoa đều nhẹ nhàng hay miết thật mạnh để tạo cạnh, tạo hình răng cưa, khắc vạch, sóng nước, hoa văn độc đáo lên bề mặt của sản phẩm, tạo nên những đặc trưng không thể lẫn với bất kỳ sản phẩm gốm nào khác. ",
"Nguyên liệu làm gốm là đất có độ dẻo cao nằm dọc triền sông Quao cách làng khoảng 1km. Cứ sau mỗi mùa thu hoạch lúa (ba vụ/năm), người dân lại đến đây đào lấy lớp đất nằm sâu khoảng gần 0,5m dưới mặt ruộng, rẫy đem về làm sạch, đập nhuyễn, ngâm nước. Tiếp theo, họ pha thêm cát trắng, hạt nhỏ theo tỷ lệ hai đất sét một cát, trộn sao cho thật mịn và trữ sẵn trong nhà để có thể sản xuất quanh năm. Chị Đàng Thị Lúa, 40 tuổi, một trong những người có tay nghề bậc cao trong làng cho biết: “Các thiếu nữ Chăm đều được học và biết làm sản phẩm gốm từ khi 12 đến 15 tuổi. Người Chăm theo chế độ mẫu hệ, nên việc này do mẹ truyền dạy cho con gái là chính. Phải là người đam mê, có con mắt mỹ thuật, đôi tay khéo léo và chịu khó thì mới chế tác được những sản phẩm đẹp”.",
"Những năm gần đây, thị trường ưa chuộng những sản phẩm gốm có kích thước to lớn, nặng tới vài chục ki-lô-gam, nên việc chế tác những sản phẩm cỡ nhỏ không còn phù hợp phụ nữ. Vì vậy, tập tục mẹ chỉ truyền nghề cho con gái dần được thay đổi. Trong làng Bàu Trúc ngày càng có nhiều nam thanh niên, đàn ông trung niên học nghề và làm nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường. ",
"Kỹ thuật nung gốm Bàu Trúc là nung lộ thiên. Người dân chọn một khoảnh đất rộng, rải một lớp trấu phía dưới để giữ độ ẩm, tiếp đó chất một lớp củi, đặt sản phẩm gốm lên trên, dùng rơm phủ kín rồi đốt lửa nung trong 48 giờ. Theo họ, cách nung lộ thiên nhằm tạo không gian cho sản phẩm được lửa nung kết hợp với gió thổi tạo nên các vết loang, các mầu đặc trưng mang dấu ấn độc đáo gốm Chăm như: vàng đỏ, đỏ hồng, đen xám, nâu... ",
"Anh Phú Hữu Minh Thuần chia sẻ: Nghề làm gốm đem lại thu nhập trung bình từ 200.000 đến 300.000 đồng/người/ngày, tùy trình độ tay nghề và chất lượng sản phẩm. Hợp tác xã có 45 thành viên có tay nghề cao tham gia sản xuất. Bên cạnh đó, hợp tác xã còn bao tiêu sản phẩm của nhiều hộ gia đình trong làng làm ra. Nhờ nguồn thu nhập tương đối ổn định, nên đời sống người dân được cải thiện nhiều. Vào các ngày lễ, Tết hay lễ hội của đồng bào Chăm, làng gốm Bàu Trúc thu hút rất đông du khách đến tham quan. ",
"Hiện nay, tại các khu du lịch không còn dùng sản phẩm gốm dân dụng như trước để trang trí mà thay vào đó là các sản phẩm gốm mỹ nghệ cao cấp. Vì vậy, để nâng cao chất lượng gốm dân dụng, đòi hỏi nguồn nhân lực cho sản xuất phải có tay nghề cao. Hiện nay, nguồn nhân lực ấy tại làng Bàu Trúc không nhiều. Hợp tác xã gốm Chăm Bàu Trúc hiện là đại diện đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu tập thể Làng nghề gốm Bàu Trúc, nhưng số lao động đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng khá ít.",
"Đến thời điểm này, trong làng chỉ có anh Đàng Năng Tự là người tiên phong và thành công trong chế tác gốm mỹ nghệ. Anh Tự có thể làm những sản phẩm gốm mỹ nghệ với kích cỡ to, nặng, tính mỹ thuật cao, giá bán từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng/sản phẩm, được nhiều khách hàng trong tỉnh và ngoài tỉnh yêu thích. ",
"Nhiều năm qua, thông qua nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia, tỉnh Ninh Thuận đã đầu tư hơn 30 tỷ đồng để xây dựng kết cấu hạ tầng như: Đường giao thông, cổng làng nghề, nhà trưng bày... tạo bộ mặt mới cho làng nghề. Tuy nhiên, nhìn tổng thể thì làng nghề vẫn đang lúng túng trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, hầu như người dân phải tự tìm đầu ra tiêu thụ, nên việc cung ứng sản phẩm cho thị trường chưa lan tỏa sâu rộng. Theo người dân phản ánh, hiếm có trường hợp được tỉnh hỗ trợ 100% kinh phí quảng bá tại các tỉnh, thành phố lớn, chưa kể đưa sản phẩm đến quảng bá tại các hội chợ thương mại ở tầm quốc gia hay quốc tế còn khó khăn hơn nhiều.",
"Theo anh Phú Hữu Minh Thuần, để phát triển làng nghề không chỉ cần có vốn đầu tư nhà nung, xây dựng thêm nhà trưng bày, quảng bá sản phẩm, mà quan trọng nhất là nguồn nhân lực. Nếu muốn nâng cao chất lượng sản phẩm cần có những thanh niên có trình độ đại học, cao đẳng ngành mỹ thuật... mới có nhiều khả năng sáng tạo đa dạng sản phẩm, đạt đến trình độ mỹ thuật cao, tương xứng với sự vinh danh vừa qua của UNESCO dành cho nghệ thuật gốm Chăm. Mặt khác, tỉnh cần quy hoạch vùng nguyên liệu để người dân khai thác thuận lợi hơn thay vì lâu nay vẫn tự tìm đất sét theo kinh nghiệm, thói quen.",
"Theo đồng chí Nguyễn Long Biên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận, được đưa vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp không chỉ là vinh dự mà còn là trách nhiệm của lãnh đạo và người dân địa phương trong việc gìn giữ bảo tồn một di sản được thế giới công nhận. Thời gian tới, tỉnh cần phát huy những giá trị đích thực của di sản, đồng thời gắn kết di sản với phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của địa phương để những giá trị này đem lại lợi ích chung cho xã hội cũng như cộng đồng, đặc biệt là đối với đồng bào Chăm ở Ninh Thuận.",
"Về lâu dài, cần quan tâm đến việc hỗ trợ cho người dân và thế hệ trẻ người Chăm có điều kiện quảng bá sản phẩm tại những hội chợ lớn mang tầm quốc gia, quốc tế; giao lưu văn hóa với các vùng làm gốm trong nước và nước ngoài để phát triển sản phẩm gốm Bàu Trúc ở vị thế mới."
] | 126 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/cham-lo-doi-song-dong-bao-dan-toc-cham-post731852.html | Chăm lo đời sống đồng bào dân tộc Chăm | [] | [] | [
"Tại An Giang, đồng bào Chăm sinh sống tập trung chủ yếu ở huyện An Phú và ấp Phũm Soài (thuộc xã Châu Phong, thị xã Tân Châu). Từ lâu nay, nghề dệt thổ cẩm của làng Chăm đã nổi tiếng khắp nơi với các sản phẩm như: khăn đội đầu, mũ, túi xách... Tháng 12/2006, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ký Quyết định số 2547/QÐ-UBND thành lập Làng nghề thổ cẩm Châu Phong. ",
"Ðể bảo tồn và phát triển làng nghề, từ năm 2011, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách để hỗ trợ làng nghề để thay đổi công nghệ, máy móc, hỗ trợ tìm thị trường, đầu ra cho sản phẩm. Chẳng hạn Phòng Kinh tế thị xã Tân Châu thực hiện các chính sách như: Hỗ trợ cho cơ sở dệt thổ cẩm Mohamad triển khai thực hiện đề án ứng dụng máy móc thiết bị phục vụ sản xuất trang phục lễ; đăng ký danh mục dự án hỗ trợ phát triển sản xuất ngành nghề nông thôn, làng nghề từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới với Trung tâm Khuyến công. ",
"Ngoài hỗ trợ vốn, các hộ sản xuất của làng nghề còn được tạo điều kiện tham gia Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức tại trung tâm tỉnh để giới thiệu, quảng bá sản phẩm. Ông Mohamad, chủ cơ sở dệt thổ cẩm truyền thống ở làng Chăm Châu Phong cho biết, hơn 50 năm trước làng nghề dệt thổ cẩm rất nổi tiếng, sản phẩm cung ứng trong tỉnh và ngoài tỉnh. Sau hai năm hoạt động sản xuất, kinh doanh bị ảnh hưởng do đại dịch Covid-19, đến nay, làng Chăm đã trở lại đón du khách trong nước và nước ngoài đến tham quan, mua sắm, góp phần giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho nhiều lao động. ",
"Ngoài hỗ trợ phát triển sản xuất, chính quyền địa phương các cấp còn quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo chuyển biến khá cơ bản về kết cấu hạ tầng trong vùng đồng bào dân tộc Chăm. Ðầu năm 2022, cầu Châu Ðốc bắc qua sông Hậu nối thành phố Châu Ðốc và Tân Châu được khởi công xây dựng. Cùng với tuyến đường liên kết vùng, cầu Châu Ðốc khi hoàn thành sẽ kết nối các tỉnh nằm trên trục hành lang biên giới Tây Nam với nhau, tạo điều kiện thuận lợi giúp người dân vận chuyển hàng hóa thông nhanh hơn trước. ",
"Trước mắt, Ủy ban nhân dân xã Châu Phong đang đề xuất xây dựng điểm sinh hoạt văn hóa-thể thao cho đồng bào dân tộc Chăm, mở rộng nơi trưng bày sản phẩm dệt thổ cẩm truyền thống. Ðồng thời, một số cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xã cũng có điều kiện mở rộng, phát triển kinh doanh. Ngoài ra, xã Tân Châu có các sản phẩm du lịch sông nước là cơ sở để gắn kết với sản phẩm đặc trưng vùng như Làng nghề thổ cẩm Châu Phong. ",
"Sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng sự đồng lòng, chung sức của người dân đã làm cho diện mạo xã Châu Phong có nhiều đổi thay tích cực, tác động mạnh mẽ đến phát triển kinh tế-xã hội. Theo Bí thư Ðảng ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Châu Phong Võ Thụy Ý Như, xã hiện có khoảng 1.061 hộ dân tộc Chăm sinh sống chủ yếu ở hai ấp: Phũm Soài và Châu Giang. Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, người Chăm cũng tích cực tham gia đóng góp các nguồn kinh phí để lắp đặt bóng đèn đường, xây dựng hạ tầng thiết yếu; sửa chữa, nâng cấp lộ nông thôn, cầu nông thôn; gắn camera an ninh; tích cực tham gia làm vệ sinh môi trường sạch đẹp, giải tỏa hành lang lộ giới...",
"Ngoài các chính sách của tỉnh An Giang và thị xã Tân Châu nhằm chăm lo đời sống cho đồng bào Chăm, xã Châu Phong cũng thường xuyên quan tâm hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo. Ủy ban nhân dân xã Châu Phong đề nghị Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Tân Châu cho các hộ Chăm được vay vốn với tổng số tiền hơn sáu tỷ đồng để kinh doanh, buôn bán nhỏ, chăn nuôi, thêu may, tạo việc làm ổn định cuộc sống. Việc học tập của con em người dân tộc Chăm luôn được cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm, trong đó có việc hỗ trợ vay vốn học tập cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn với số tiền hơn 100 triệu đồng. Hội Khuyến học của xã Châu Phong đã vận động và tổ chức cấp phát quà tiếp bước đến trường năm học 2022-2023 cho 105 học sinh thuộc diện hộ nghèo và hộ khó khăn."
] | 127 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/khoi-day-khat-vong-vuon-len-tinh-than-doan-ket-tu-luc-tu-cuong-cua-con-nguoi-ninh-thuan-post757931.html | Khơi dậy khát vọng vươn lên, tinh thần đoàn kết, tự lực, tự cường của con người Ninh Thuận | [] | [] | [
"Cùng dự buổi làm việc, có các đồng chí: Nguyễn Trọng nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Trần Hồng Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ. ",
"Dự buổi làm việc, có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo các cơ quan, bộ, ngành Trung ương.",
"Báo cáo với Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Đoàn công tác Trung ương, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Thuận Nguyễn Đức Thanh đã thông tin những kết quả nổi bật sau hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV. ",
"Đồng thời kiến nghị, đề xuất một số nội dung công việc về xây dựng cơ chế, chính sách về phát triển năng lượng tái tạo, hình thành Trung tâm công nghiệp, dịch vụ năng lượng tái tạo liên vùng…",
"Tại buổi làm việc, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nêu rõ: Qua báo cáo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các ý kiến phát biểu cho thấy, hơn 2 năm qua, ",
" triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức ngoài dự báo. Song, Đảng bộ và nhân dân toàn tỉnh đã cố gắng, giành được nhiều kết quả quan trọng, nổi bật.",
"Đáng chú ý là: Tỉnh ủy, Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy đoàn kết, thống nhất, thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, đổi mới phương thức lãnh đạo; kịp thời cụ thể hóa nghị quyết đại hội Đảng các cấp, xác định nhiệm vụ trọng tâm, đột phá trong từng giai đoạn; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, quyết liệt, linh hoạt, đồng bộ; huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực, đoàn kết, đồng lòng của nhân dân. ",
"Kinh tế duy trì ổn định và tăng trưởng; khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, với nhiều điểm sáng. Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt kết quả bước đầu; lượng khách du lịch đến Ninh Thuận tăng mạnh... người dân được hưởng thụ và cảm nhận rõ sự phát triển của tỉnh thời gian qua.",
"Công tác cải cách hành chính, kỷ luật, kỷ cương, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho người dân và doanh nghiệp được quan tâm. Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị được tập trung chỉ đạo. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên nâng cao; vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên được phát huy; phân cấp, phân quyền gắn với kiểm tra, giám sát được tăng cường. ",
"Hoạt động của các cơ quan Nhà nước tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả. Hoạt động của Mặt trận, đoàn thể có nhiều đổi mới và đạt kết quả tích cực, tăng cường sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.",
"Tuy nhiên, Chủ tịch nước cũng chỉ rõ, Ninh Thuận vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức: kinh tế tăng trưởng cao, nhưng chưa thực sự đồng đều, quy mô nền kinh tế và quy mô dân số còn nhỏ; thu ngân sách tăng khá nhưng chưa tự chủ; năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh còn thấp; môi trường đầu tư kinh doanh vẫn còn những bất cập; chưa phát huy hết được lợi thế, tiềm năng của tỉnh; tỉnh lan tỏa, liên kết trong tiểu vùng Nam Trung Bộ và cả vùng Bắc Trung Bộ còn hạn chế; nông nghiệp chủ yếu vẫn theo lối truyền thống, thiếu những sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao; tốc độ đô thị hóa chậm....",
"Nhấn mạnh việc chỉ còn hơn 2 năm nữa để hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ mà Đại hội XIII của Đảng và Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV đã đề ra, trong bối cảnh trong nước và thế giới còn nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đề nghị tỉnh tiếp tục thực hiện nghị quyết đại hội Đảng các cấp, Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 3/11/2022 của Bộ Chính trị về “Phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ, duyên hải miền trung đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045\" với tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược, tạo động lực mới, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững. ",
"Tiếp tục khơi dậy khát vọng vươn lên, tinh thần đoàn kết, tự lực, tự cường, sức mạnh nội sinh, truyền thống lịch sử, văn hóa, con người Ninh Thuận; quyết tâm cao, nỗ lực nhiều hơn nữa phấn đấu thực hiện thành công kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2025.",
"Chủ tịch nước nhấn mạnh, tỉnh cần tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo; xây dựng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ cho các ngành kinh tế trọng điểm; nâng cao chất lượng chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân. ",
"Xây dựng nền văn hóa phát triển toàn diện; bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống, văn hóa phong phú của các dân tộc.",
"Thực hiện tốt các chính sách xã hội, chăm lo cho người có công; giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của địa phương, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư gắn bó lâu dài với Ninh Thuận.",
"Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đề nghị, tỉnh không ngừng củng cố quốc phòng; tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ Tổ quốc, chủ quyền quốc gia trong nhân dân. Chú trọng bảo đảm an ninh, an toàn các tuyến phòng thủ, nhất là trên biển giữ vững an ninh chính trị, an ninh nông thôn, an ninh tôn giáo, dân tộc, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn; giải quyết tốt vấn đề phức tạp ngay từ cơ sở, không để hình thành \"điểm nóng\"....",
"Chủ tịch nước lưu ý, cần chú trọng tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, xác định đây là yếu tố then chốt, nhiệm vụ hàng đầu của các cấp ủy, tổ chức đảng, gắn liền với học tập và là theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; làm trong sạch tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, đảng viên, tạo môi trường lành mạnh để phát triển kinh tế-xã hội.",
"Nêu rõ Ninh Thuận là tỉnh có 34 dân tộc, trong đó dân tộc Chăm chiếm 12,39% dân số toàn tỉnh (lớn nhất cả nước), Chủ tịch nước lưu ý tỉnh phải coi trọng củng cố sức mạnh đại đoàn kết dân tộc; phát huy tốt sức mạnh của đồng bào các dân tộc trong xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.",
"Tại buổi làm việc, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã phân tích, trao đổi, làm rõ hơn các kiến nghị, đề xuất của tỉnh và cho biết, Đoàn công tác ghi nhận và sẽ chỉ đạo, phối hợp các cơ quan chức năng tiếp tục xem xét, giải quyết.",
"Nhân dịp này, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Đoàn công tác Trung ương, lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận đã chứng kiến Lễ ký kết Chương trình phối hợp hoạt động về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giữa Bộ Khoa học và Công nghệ với Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận, giai đoạn 2023-2030…"
] | 128 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/cay-rau-vua-giup-dong-bao-cham-o-ninh-thuan-lam-giau-post780725.html | Cây “rau vua” giúp đồng bào Chăm ở Ninh Thuận làm giàu | [
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/ngtnba/2023_11_02/4-2-6391.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/ngtnba/2023_11_02/5-3-8494.jpg.webp"
] | [
"Thành viên Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp Tuấn Tú tại điểm thu mua, phân loại chất lượng sản phẩm măng tây xanh của nông dân sau khi thu hoạch.",
"Sản phẩm măng tây xanh loại 1 được đóng thành kiện để vận chuyển, cung ứng cho khách hàng các tỉnh, thành phố trên cả nước."
] | [
"Tuấn Tú là thôn đồng bào dân tộc Chăm với 539 hộ/2.445 người. Diện tích tự nhiên có 458ha, chiếm phần lớn là đất cát bạc màu và bạch sa động, đất canh tác nông nghiệp rất ít, chủ yếu là đất rẫy trồng rau màu các loại khoảng 150ha. Năm 2010, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ",
" đưa cây măng tây xanh vào trồng thí điểm trên vùng đất cát tại thôn Tuấn Tú. ",
"Là người tiên phong trong phát triển mô hình măng tây, ông Hùng Ky cho biết: Gia đình tôi trồng thử nghiệm 4 sào (4.000m2) măng tây. Sau 8 tháng, măng tây xanh bắt đầu cho thu hoạch đều đặn mỗi ngày khoảng 5 kg/sào. Từ năm thứ hai trở về sau, năng suất liên tục nâng cao, bình quân thu hoạch mỗi ngày từ 8-10 kg/sào, cho năng suất từ 12-14 tấn/năm. Sản phẩm được Công ty TNHH Linh Đan Ninh Thuận đến thu mua tận vườn với giá từ 55.000 đến 60.000 đồng/kg (loại 1) và từ 35.000 đến 40.000 đồng/kg (loại 2). ",
"Thấy cây sinh trưởng tốt, thích nghi với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu tại địa phương, ông Hùng Ky dần mở rộng diện tích lên 2.4ha và đầu tư hơn 100 triệu đồng lắp đặt hệ thống nước tưới nước phun mưa tiết kiệm, mỗi năm thu nhập hơn 400 triệu đồng.Cũng từ đó, nhiều nông dân ở xã An Hải mạnh dạn đầu tư bằng cách tự đào giếng trên vùng đất khác rồi lắp đặt hệ thống tưới nước tiết kiệm và nhân rộng diện tích cây “rau vua” dần thay thế nhiều loại cây trồng kém hiệu quả trước đây như: đậu phộng, hành tím, cải trắng. ",
"Đến nay, bà con xác định cây măng tây là cây đặc thù và chủ lực nhất tại đây.Mỗi ha trồng măng tây xanh, đầu tư ban đầu khoảng 30-40 triệu đồng để mua hạt giống về ươm, khoảng hơn hai tháng sau đó, cây măng tây xanh con có chiều cao khoảng 30cm thì “bứng” đưa đi trồng với mật độ hàng cách hàng từ 1,3-1,5 m; cây cách cây 30cm. Cây măng tây xanh cho thu hoạch ba tháng mỗi vụ. Sau mỗi vụ cho cây nghỉ dưỡng một tháng và cứ thế thu hoạch liên tục trong thời gian gần mười năm. Nông dân thu lãi từ 400-500 triệu đồng/ha/năm, cao gấp ba, bốn lần so với cây rau màu khác trên cùng diện tích.",
"Những ngày đầu tháng 11/2023, chúng tôi về ",
" thôn Tuấn Tú, nay trở thành nơi trồng cây măng tây xanh lớn nhất tại Ninh Thuận và cảm nhận được sức sống của vùng nông thôn đang chuyển mình rất nhiều. Các công trình giao thông, cổng làng, chợ, nhà sinh hoạt cộng đồng... được xây dựng khang trang. Khắp đường làng ngõ xóm, đâu đâu cũng là một màu xanh tươi mát của cây măng tây xanh. ",
"Dẫn chúng tôi tham quan 3 sào trồng măng tây xanh của gia đình, ông Từ Văn Hay phấn khởi nói: “Nhiều năm trước, bà con chỉ biết trồng rau màu, cây lạc chứ chưa biết cây măng tây xanh là gì. Thời điểm đó, giá bán rau màu bấp bênh nên đời sống người dân rất khó khăn. Khoảng năm 2012, cây măng tây bắt đầu bén rễ và nhân rộng đến hôm nay đã trở thành cây làm giàu cho người dân cả xã”.",
"Ông Hay cho biết thêm, ban đầu, ông đầu tư hơn 10 triệu đồng để trồng thử nghiệm 1 sào (1.000m2). Sau 8 tháng chăm sóc thì thu hoạch lần đầu từ 8-10kg/ngày. Thương lái đến tận vườn thu mua sản phẩm từ 60-70.000 đồng/kg, mỗi tháng thu nhập 15-20 triệu đồng. Nhờ đó đời sống gia đình ngày càng nâng cao. ",
"Cây măng tây xanh là một loại rau cao cấp, có giá trị dinh dưỡng khá cao. Ngoài ra, măng tây xanh còn có tác dụng chống lão hóa, chống béo phì, làm giàu sữa mẹ và đặc biệt là giảm lượng cholesteron trong máu, giúp ổn định huyết áp. Vì những lợi ích đó, cây măng tây được giới ẩm thực ưa thích. Đặc biệt, cây măng tây xanh trồng trên đất cát mịn nên thấm hút nước nhanh, không bị ngập úng. Do đó, cây sinh trưởng rất tốt, khi thu hoạch, thân cây măng tây ở thôn Tuấn Tú mềm và ngọt hơn nhiều nơi khác và được thị trường rất ưa chuộng. ",
"Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn",
" Đặng Kim Cương nhận định, nhận thấy hiệu quả đem lại từ “rau vua” cùng với diện tích trồng ngày càng mở rộng, sản lượng ngày càng nhiều, bà con làng Chăm bắt đầu nghĩ đến việc cung ứng sản phẩm đến các tỉnh, thành phố khác để nâng cao giá trị sản phẩm và ổn định nguồn cung. ",
"Năm 2016, Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp Tuấn Tú ra đời với 13 thành viên do ông Hùng Ky làm giám đốc. Năm đầu tiên, hợp tác xã vừa thu mua sản phẩm của xã viên, vừa liên kết với một số doanh nghiệp tại địa phương để tiêu thụ “rau vua” cho hợp tác xã với giá ổn định 50.000 đồng/kg. ",
"Đến nay, thành viên hợp tác xã đã tăng lên 84 người, diện tích trồng cây măng tây xanh tăng hơn 55ha. Nếu trước đây, hầu hết thành viên hợp tác xã là hộ nghèo, khó khăn, đến nay các thành viên hợp tác xã không còn thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo. Hàng chục hộ nghèo đã vươn lên khấm khá, làm giàu. Hiện, thu nhập bình quân đầu người tại thôn Tuấn Tú khoảng 52 triệu/người/năm. Đến cuối năm 2022 vừa qua, toàn thôn chỉ còn 6 hộ nghèo (1,1%) và 9 hộ cận nghèo (chủ yếu là người già yếu neo đơn, thiếu sức lao động).",
"Phó giám đốc hợp tác xã Tuấn Tú Từ Văn Hay cho biết, hợp tác xã phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Ninh Thuận thực hiện mô hình giảm nghèo bền vững bằng cây măng tây xanh, giúp 11 hộ nghèo và 13 hộ khó khăn vươn lên thoát nghèo. Điển hình như xã viên Thị Số (dân tộc Chăm) ở thôn Tuấn Tú. Chị Số bộc bạch: “Năm 2020, được hợp tác xã hỗ trợ giống và phân thuốc để trồng 1 sào măng tây xanh. Sau hơn 3 năm trồng, đến nay gia đình đã vươn lên thoát nghèo, trở thành hộ khá giả tại địa phương. Hiện, đã nhân rộng diện tích trồng lên 2 sào (2.000m2), mỗi ngày cắt bán từ 10-12kg, thu nhập 450.000-500.000 đồng/ngày”.",
" ",
"Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã An Hải Hồ Thanh Phong khẳng định: Cây măng tây đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nhiều hộ dân tộc Chăm vươn lên thoát nghèo. Xã An Hải đã hình thành vùng trồng rau an toàn với diện tích 300 ha. Trong đó phát triển được 100ha cây măng tây xanh với cánh đồng lớn trồng măng tây xanh rộng 30ha và 1 trang trại hữu cơ nông nghiệp công nghệ cao với diện tích 10ha đã đi vào sản xuất. Qua đó, đưa giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn đạt 234 triệu đồng/ha/năm."
] | 129 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/chinh-sach-ho-tro-dong-bao-dan-toc-tai-an-giang-post787643.html | Chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc tại An Giang | [
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/wbgagznrxggzhvdatga/2023_12_15/anh-2-ho-tro-cac-thiet-bi-may-moc-cho-dong-bao-dan-toc-o-huyen-tri-ton-3017.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/wbgagznrxggzhvdatga/2023_12_15/anh3-nghe-det-tho-cam-o-lang-cham-thi-xa-chau-phong-7802.jpg.webp"
] | [
"Hỗ trợ thiết bị máy móc cho đồng bào dân tộc Khmer ở huyện Tri Tôn.",
"Nghề dệt thổ cẩm ở làng Chăm, thị xã Tân Châu."
] | [
"Tại An Giang, dân tộc Khmer chiếm 3,98%; dân tộc Chăm chiếm 0,59%; dân tộc Hoa có 5.233 người, chiếm 0,27% và 25 dân tộc thiểu số khác sinh sống đan xen trên địa bàn chiếm tỷ lệ 0,01%. ",
"Đồng bào dân tộc sống tập trung ở 7 ấp thuộc 7 xã biên giới, trong đó, dân tộc Khmer ở 4 ấp của xã Nhơn Hưng, An Phú, An Nông và phường Tịnh Biên (thị xã Tịnh Biên); dân tộc Chăm ở 3 ấp thuộc 3 xã Quốc Thái, Khánh Bình, Nhơn Hội (huyện An Phú); dân tộc Hoa chủ yếu sinh sống ở khu vực trung tâm các xã, phường, thị trấn biên giới.",
"An Giang có chiều dài gần 100km đường biên giới, thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa và phát triển mạnh khu vực thương mại, dịch vụ. Quan hệ mua bán biên mậu qua các cửa khẩu biên giới ngày càng phát triển, góp phần tăng trưởng kinh tế của tỉnh nói chung và các huyện biên giới nói riêng. ",
"Đối với Vương quốc Campuchia đã hình thành các tuyến hành lang kinh tế liên quan đến các cửa khẩu Vĩnh Xương, Tịnh Biên, Khánh Bình, Vĩnh Hội Đông, tạo thành một khu kinh tế biên giới phát triển, khép kín.",
"Cơ sở hạ tầng được nâng cấp, từng bước hoàn thiện về giao thông và mạng lưới các chợ, trung tâm thương mại góp phần đẩy mạnh việc trao đổi, mua bán hàng hóa, phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của người dân, thúc đẩy giao lưu văn hóa, phát triển du lịch, giải quyết việc làm cho người dân. Việc xác định danh mục đầu tư và khi công trình hoàn thành đều đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương và tác động tích cực đến việc nâng cao đời sống người dân xã biên giới.",
"Các cửa khẩu biên giới được Trung ương hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, trước mắt tập trung cho cửa khẩu Tịnh Biên, Vĩnh Xương. Tình hình an ninh, chính trị, biên giới ổn định, mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam-Campuchia ngày càng được củng cố, phát triển. Việc triển khai thực hiện các chính sách phát triển kinh tế-xã hội gắn với củng cố quốc phòng-an ninh đã tạo sự gắn kết, đồng thuận cao giữa địa phương và người dân; khuyến khích phát huy nguồn lực đối ứng của người dân trong quá trình thực hiện các mô hình giảm nghèo, tạo động lực cho các hộ nghèo chủ động vươn lên thoát nghèo. Qua đó, góp phần thắt chặt tình đoàn kết quân dân, ngày càng củng cố thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.",
"Từ năm 2016-2022, Trung ương thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng các xã vùng biên giới thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tại tỉnh An Giang. Trung ương đã phân bổ kế hoạch vốn ngân sách 106 tỷ đồng, tỉnh đã bố trí cho các địa phương thực hiện Chương trình với tổng số dự án hoàn thành trong giai đoạn là trên 130 dự án tập trung phát triển, hoàn chỉnh hạ tầng thiết yếu, tiếp tục thực hiện chủ trương phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi.",
"Ngoài ra, chính sách Trung ương còn hỗ trợ phát triển sản xuất, thương mại, dịch vụ cho đồng bào dân tộc thiểu số dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hoá sinh kế. Từ đó, tỉnh đã hỗ trợ xây dựng 12 mô hình trình diễn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hỗ trợ 75 con bò giống, 76 con heo giống, lươn giống và máy móc, thiết bị sản xuất cho 113 hộ nghèo và cận nghèo…",
"Ủy ban nhân dân tỉnh, các huyện, thị, thành phố trong tỉnh đã ban hành chính sách hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc như triển khai đề án xã hội hóa đầu tư xây dựng cầu nông thôn giai đoạn 2016-2020. ",
"Sau 5 năm thực hiện đã có 581 cầu/481 cầu được thực hiện hoàn thành, đạt tỷ lệ 120,7% kế hoạch đề ra. Cụ thể, Châu Đốc có 16 cầu/14 cầu, Tân Châu có 36 cầu/36 cầu, An Phú có 26 cầu/26 cầu, Thoại Sơn có 79 cầu/64 cầu, Tri Tôn có 74 cầu/74 cầu, Tịnh Biên có 19 cầu/17 cầu. ",
"Đề án đã huy động được nguồn lực với tổng vốn đầu tư là 806 tỷ đồng; trong đó, vốn huy động từ các nguồn lực trong xã hội là 585 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 72,56%), người dân đóng góp 117.164 ngày công và 1.523m2 đất để làm cầu. ",
"Sau 2 năm thực hiện, giai đoạn 2021-2025, Đề án Cầu nông thôn trên địa bàn tỉnh An Giang đã hoàn thành đưa vào sử dụng là 102/79 cầu, đạt tỷ lệ 129,1% kế hoạch đề ra.",
" Dự án đầu tư xây dựng cầu dân sinh (dự án LRAMP) tại 3 huyện An Phú, Thoại Sơn, Tri Tôn và 2 thị xã Tịnh Biên, Tân Châu đã có 40/43 cầu được hoàn thành góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, sinh hoạt, bảo đảm an toàn giao thông cho người dân tại các vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số có điều kiện đi lại khó khăn, đặc biệt là trong vùng mưa lũ.",
"Chính sách khuyến công theo quyết định số 23/2019/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh hỗ trợ phát triển nghề dệt thổ cẩm Chăm xã Châu Phong và lụa Tân Châu giai đoạn 2018-2020 với các nội dung: Tổ chức tập huấn kỹ năng may công nghiệp trên địa bàn xã Châu Phong; hỗ trợ các cơ sở sản xuất, quảng bá sản phẩm như lạp xưởng bò Anas tham gia đề án OCOP-AG, sản phẩm dệt thổ cẩm của cơ sở Mohamad xã Châu Phong, thị xã Tân Châu và các sản phẩm thêu của Công ty TNHH MTV Xã hội AgiCham Kim Chi; hỗ trợ tư vấn marketing, thiết kế sản phẩm cho các cơ sở dệt thổ cẩm Chăm, tơ lụa Tân Châu với tổng kinh phí thực hiện giai đoạn 2018-2020 là 164 triệu đồng.",
"Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất, dịch vụ cho đồng bào dân tộc Khmer, Chăm đã hỗ trợ đầu tư máy móc thiết bị phục vụ sản xuất của các hộ kinh doanh thuộc đối tượng là người dân tộc.",
" Kết quả đã hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến cho 2 hộ kinh doanh đầu tư máy móc thiết bị trong ngành sản xuất lạp xưởng bò và ngành may dệt thổ cẩm với tổng kinh phí hỗ trợ là 159 triệu đồng; hỗ trợ Công ty cổ phần Palmania đầu tư ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong quy trình sản xuất đường thốt nốt (huyện Tri Tôn) hơn 139 triệu đồng…"
] | 130 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/sac-mau-cac-dan-toc-anh-em-o-manh-dat-cuoi-day-truong-son-post790347.html | Sắc màu các dân tộc anh em ở mảnh đất cuối dãy Trường Sơn | [
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/ovihzvu/2024_01_02/anh-3-det-tho-cam-6459.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/ovihzvu/2024_01_02/anh-4-phuoc-long-1868.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/ovihzvu/2024_01_04/anh-1-le-hoi-pha-bau-1-3255.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/ovihzvu/2024_01_02/anh-1-le-hoi-1336.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/ovihzvu/2024_01_04/ndo_tl_anh-3-le-hoi-9895.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/ovihzvu/2024_01_04/z5037928878291-bbe26bf7e11537baf296439d71d8e74b-4475.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/ovihzvu/2024_01_02/z4848292885937-4ec9764dc9ed7a53cd6be74d03be5c6d-4754.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/ovihzvu/2024_01_02/z4408164523203-1088ae535157f7925a6d569d3f0dae0e-7923.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/ovihzvu/2024_01_02/z4408202294119-ca1b573dfba35fd6154a671b623c03f9-4243.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/ovihzvu/2024_01_02/z4408193314036-50d750c1f1ad3a6c9d79ea50cc3c2552-1791.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/ovihzvu/2024_01_04/dscf7677-8125.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/ovihzvu/2024_01_04/anh-1-8774.jpg.webp",
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/ovihzvu/2024_01_04/z4917109830613-75782948c5e490bce34d4071ae42a7f9-342.jpg.webp"
] | [
"Dệt thổ cẩm của người M’nông ở Bình Phước.",
"Các dân tộc anh em sinh sống tại tỉnh Bình Phước.",
"Không gian lễ hội Tát Bàu của người người Khmer được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.",
"Người M’nông ở Bình Phước thực hiện nghi lễ kết bạn cộng đồng.",
"Không gian Lễ hội kết bạn cộng đồng của người M’nông.",
"Già làng người M’nông mặc trang phục truyền thống tại Lễ hội kết bạn cộng đồng.",
"Người M’nông cùng nhau giã gạo trong ngày vui kết bạn cộng đồng.",
"Một góc Sóc Bom Bo ngày nay.",
"Già làng Điểu Lên giáo dục truyền thống dân tộc cho các thế hệ con cháu.",
"Trang phục truyền thống của người Xtiêng.",
"Bình Phước ưu tiên các nguồn lực phát triển cơ sở hạ tầng kết nối vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.",
"Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Phước giúp đồng bào dân tộc thiểu số trồng lúa nước.",
"Những nét đẹp văn hóa của các dân tộc anh em trên đất Bình Phước đang được phát huy thông qua hình thức du lịch cộng đồng."
] | [
"Với đồng bào dân tộc thiểu số trên đất Bình Phước, ngoài đón Tết Cổ truyền cùng với cả nước, mỗi dân tộc lại có những lễ hội truyền thống riêng, như: Lễ hội Kết bạn cộng đồng của người M’nông, Lễ hội Mừng lúa mới của người Xtiêng, Lễ hội Phá bàu của người Khmer… Thông qua các lễ hội ấy, người dân đoàn kết cùng nhau xây dựng thôn, làng ngày càng giàu mạnh.",
"Bình Phước là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, không chỉ nổi tiếng với cảnh đẹp thiên nhiên tươi đẹp mà còn là một điểm đến độc đáo với sự đa dạng dân tộc. ",
"Với sự hiện diện của nhiều ",
", Bình Phước trở thành một tỉnh có văn hóa đa sắc màu, phản ánh sự giàu có và phong phú của văn hóa Việt Nam. ",
"Tại Bình Phước, người ta có thể tìm thấy nhiều dân tộc đặc trưng như, Xtiêng, Chăm, Hrê, Bru-Vân Kiều và các dân tộc khác. Mỗi dân tộc mang trong mình những nét văn hóa riêng, từ ngôn ngữ, phong tục, truyền thống đến nghệ thuật và thậm chí cả đặc sản ẩm thực.",
"Theo thống kê của Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch, toàn tỉnh Bình Phước có 45 di tích lịch sử-văn hóa được xếp hạng, trong đó có 5 di tích quốc gia đặc biệt, 12 di tích quốc gia, 28 di tích cấp tỉnh; 1 di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là ",
", có 6 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, 25 di sản phi vật thể cấp tỉnh. ",
"Các bảo tàng trên địa bàn tỉnh đang lưu giữ, quản lý 15.360 hiện vật, đặc biệt có bảo vật quốc gia là bộ đàn đá Lộc Hòa (xã Lộc Hòa, huyện Lộc Ninh).",
"Dân tộc Xtiêng được xem là một trong những dân tộc sống lâu đời nhất tại Bình Phước. Người Xtiêng sống chủ yếu ở vùng tiếp giáp với khu vực Tây Nguyên, mang trong mình những giá trị văn hóa đặc biệt, như: múa xòe, xướng cổ và những lễ hội đặc trưng đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống và giao tiếp hằng ngày của người dân tại Bình Phước.",
"Dân tộc Chăm ở Bình Phước mang trong mình những nét văn hóa đặc trưng như ngôn ngữ Chăm, kiến trúc đền chùa Pô Klong Garai và nghệ thuật múa Apsara. Những lễ hội truyền thống như Ramuwan và Kate cũng là dịp để người dân Chăm tại Bình Phước tụ họp, cầu nguyện và thể hiện lòng thành kính đối với tổ tiên.",
"Do tác động của nhiều yếu tố khác nhau nên một số lễ hội của đồng bào dân tộc thiểu số tại Bình Phước đang dần mai một và đứng trước nguy cơ thế hệ trẻ sẽ lãng quên. ",
"Nhằm gìn giữ và phát huy giá trị các ",
" phi vật thể, nhất là các lễ hội truyền thống của đồng bào sống lâu đời trên địa bàn tỉnh, Bình Phước đang nỗ lực phục dựng và lan truyền các lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số có giá trị văn hóa đặc sắc.",
"\"Ngoài các di tích lịch sử, Bình Phước có các lễ hội truyền thống như, lễ hội Cầu bông, lễ Cầu mưa; lễ hội Mừng lúa mới… của người Xtiêng, M’nông. Bên cạnh đó, các nghề thủ công truyền thống và tri thức dân gian cũng khá đặc sắc, như chế biến rượu cần; đan lát, dệt thổ cẩm\", ông Nguyễn Khắc Vĩnh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Phước cho biết.",
"Tuy nhiên, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Bình Phước đang đứng trước những khó khăn, trong đó nguồn kinh phí đầu tư cho văn hóa còn rất thấp. ",
"Ngoài các di tích lịch sử, Bình Phước có các lễ hội truyền thống như, lễ hội Cầu bông, lễ Cầu mưa; lễ hội Mừng lúa mới… của người Xtiêng, M’nông. Bên cạnh đó, các nghề thủ công truyền thống và tri thức dân gian cũng khá đặc sắc, như chế biến rượu cần; đan lát, dệt thổ cẩm.",
"Nhằm làm tốt công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh, ngành văn hóa Bình Phước đang tăng cường tuyên truyền cho nhân dân hiểu được giá trị to lớn của các di sản văn hóa phi vật thể để mọi người cùng tham gia trao truyền, bảo tồn, lưu giữ và phát huy được giá trị của di sản.",
"Thời gian quan, Bình Phước tích cực phục dựng các lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số, như: Lễ hội kết bạn của người Xtiêng và người M’nông, Lễ hội Mừng lúa mới của người Xtiêng, Lễ hội Phá bàu của người Khmer… qua đó tạo được hiệu ứng tích cực trong việc chung tay giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa trong cộng đồng dân cư.",
"Mới đây nhất, tại thôn Sơn Hòa, xã Thọ Sơn, huyện Bù Đăng đã diễn ra Lễ hội kết bạn cộng đồng của người M’nông giữa thôn Sơn Hòa và thôn Sơn Tùng. Đây là một trong những hoạt động nhằm phục dựng các lễ hội truyền thống, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của người M’nông trên địa bàn tỉnh.",
"Để chuẩn bị cho phần lễ, già làng cùng trai tráng chuẩn bị các lễ vật cúng thần linh rất chu đáo. Tại khu vực bàn lễ, các lễ vật truyền thống như heo, gà, cơm lam, rượu cần được bày chung quanh cây nêu. ",
"Phía chủ nhà và khách cử ra 2 người đại diện là già làng cùng tiến hành các nghi lễ cúng tế thần linh cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Đây cũng là dịp để cầu mong cho cộng đồng thôn, sóc mạnh khỏe, hóa giải mọi mâu thuẫn, đoàn kết cùng nhau chống lại thiên tai, địch họa đe dọa sự tồn vong của cộng đồng.",
"Già làng Điểu Men, thôn Sơn Hòa, xã Thọ Sơn, huyện Bù Đăng, Bình Phước cho biết: “Trước đây lễ hội kết bạn được tổ chức luân phiên mỗi năm một lần vào dịp dân làng thu hoạch xong mùa màng.",
" Đây là dịp để người dân quay quần bên nhau để chia vui thành quả sau 1 năm lao động mệt nhọc. Chúng tôi mong muốn nhà nước tiếp tục quan tâm, hỗ trợ dân làng tổ chức thường xuyên lễ hội để bảo tồn văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào M’nông. ",
"Đồng thời, có chính sách phát huy các giá trị văn hóa lễ hội trở thành điểm đến du lịch. Qua đó, tạo điều kiện cho đồng bào nơi đây phát huy được giá trị văn hóa và phát triển du lịch cộng đồng”.",
"Bà An Đê ở thôn Sơn Hòa, xã Thọ Sơn, huyện Bù Đăng là một trong những nghệ nhân dệt thổ cẩm của người M’nông. Dịp này, bà đem nhiều sản phẩm thổ cẩm truyền thống đến không gian lễ hội để giới thiệu với du khách thập phương. Bà An Đê cùng các nghệ nhân tại xã Thọ Sơn cùng trình diễn dệt thổ cẩm và đan lát.",
"Bà An Đê cho phấn khởi nói: “Chúng tôi là thế hệ đi trước và đang gìn giữ nét đẹp truyền thống của dân tộc M’nông. Đây là dịp để đồng bào sống lâu đời tại xã Thọ Sơn giới thiệu đến nhân dân những giá trị văn hóa truyền thống đến bà con xa gần. Chúng tôi mong muốn lễ hội này được duy trì và phát triển trong thời gian tới và gắn với các hoạt động du lịch”. ",
"Được biết lễ hội kết bạn cộng đồng người M’nông được tổ chức vào thời gian nông nhàn. Đây còn là dịp để cộng đồng các dân tộc thiểu số sinh sống trên cùng một địa bàn thể hiện mối quan hệ gắn bó, tình đoàn kết, giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau trong cuộc sống cũng như trong lao động, sản xuất.",
"Ông Vũ Đức Hoàng, Trưởng Phòng Văn hóa thông tin huyện Bù Đăng, Bình Phước cho biết: “Lễ hội Kết bạn M’nông là hoạt động hết sức ý nghĩa, qua đó tạo điều kiện cho bà con giao lưu gần gũi nhau hơn, đoàn kết hơn để từ đó xây dựng nông thôn mới, tạo nên diện mạo nông thôn ngày càng đẹp hơn. Qua phục dựng các lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Bù Đăng, chúng tôi cũng hướng đến tổ chức các hoạt động du lịch cộng đồng để du khách thập phương trải nghiệm”.",
"Việc phục dựng các lễ hội truyền thống vừa góp phần bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu các dân tộc thiểu số vừa hướng tới phát triển du lịch cộng đồng. ",
"Tuy nhiên, các cấp, các ngành cần hỗ trợ tăng cường tuyên truyền, quảng bá xúc tiến du lịch các vùng dân tộc thiểu số, nghiên cứu, khảo sát tiềm năng du lịch, lựa chọn xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số. ",
"Song song với đó, cần hỗ trợ các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn phát triển nguồn nhân lực du lịch tại khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đồng thời, ưu tiên nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, vận động bà con giữ gìn những giá trị văn hóa đặc sắc để du lịch trở thành nguồn sinh kế bền vững.",
"Trong chiến tranh, đồng bào Xtiêng ở Sóc Bom Bo (nay là Thôn Bom Bo, xã Bình Minh, huyện Bù Đăng) ngày đêm giã gạo nuôi quân; sẵn sàng ăn củ rừng, nấu ăn bằng nước lọc từ tro cỏ tranh để nhường gạo, muối cho bộ đội. Và không ít người con của dân tộc X’tiêng ở Sóc Bom Bo đã đứng vào hàng ngũ quân đội cầm súng đánh Mỹ, trong đó có ông Điểu Lên.",
"Từ thành phố Đồng Xoài (trung tâm tỉnh lỵ Bình Phước) chạy theo Quốc lộ 14 hướng về Tây Nguyên khoảng 50km là đến Sóc Bom Bo. Tiếp chúng tôi, già làng Điểu Lên, một dũng sĩ diệt Mỹ năm xưa năm nay gần bước sang tuổi bát tuần nhưng thân hình vẫn rắn rỏi và mắt quắc thước với nụ cười hóm hỉnh.",
"Già Lên cho biết, thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, người dân Xtiêng của Sóc Bom Bo đã đóng góp sức người, sức của rất lớn cho cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ của nhân dân ta. ",
"Thông thường thì người dân Bom Bo có lệ giã gạo hằng đêm để làm lương thực cho gia đình ngày hôm sau. Nhưng vào những năm địch gắt gao càn quét, cuộc kháng chiến chống Mỹ của quân và dân ta đang bước vào thời kỳ cam go, quyết liệt, bộ đội đang thiếu thốn, khó khăn về mọi mặt, với tinh thần yêu nước, một lòng theo Đảng, theo cách mạng, đồng bào Xtiêng ở Sóc Bom Bo đã đưa ra khẩu hiệu “Toàn Sóc Bom Bo giã gạo nuôi quân”, không phân biệt già trẻ, gái trai đồng lòng, đồng sức tập trung giã gạo phục vụ bộ đội, phục vụ kháng chiến.",
"Già làng Điểu Lên, một chiến sĩ du kích và là một trong những anh hùng thời kháng chiến chống Mỹ, nhớ lại: “Những năm đầu thập niên 1960, Mỹ-Ngụy liên tục càn phá, muốn đẩy dân vào ấp chiến lược để tiêu diệt cách mạng, muốn cắt đứt mối dây liên hệ của người dân với cách mạng. Thấy vậy cả Sóc Bom Bo kiên quyết không chịu vào ấp chiến lược”. ",
"Cũng theo già Lên, đến khoảng năm 1963, khi quân địch vây bắt và khủng bố liên miên thì cả già trẻ, gái trai của vài chục hộ dân Sóc Bom Bo đã âm thầm băng rừng vượt suối vào căn cứ Nửa Lon để theo cách mạng.",
" Ở vùng đất mới, bà con bắt tay vào vừa xây dựng lán trại, rồi vừa lao động sản xuất vừa đánh giặc. Thanh niên thì vào bộ đội, đi du kích, làm giao liên, còn phụ nữ và trẻ em thì ngày đêm giã gạo nuôi quân.",
"Đất nước giải phóng, năm 1977, ông Điểu Lên làm Phó Bí thư Huyện đoàn Phước Long, sau mấy năm thì về làm Bí thư Đảng ủy xã Đăk Nhau. Ông đã được Đảng, Nhà nước, Quân đội tặng thưởng Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất, Huân chương Quyết thắng hạng Nhất. 3 lần được tặng danh hiệu dũng sĩ (dũng sĩ diệt Mỹ-Ngụy, dũng sĩ chống càn và dũng sĩ diệt ác, phá kìm).",
"Sóc Bom Bo hôm nay đã đổi thay nhiều và nhà già Điểu Lên cũng nằm ngay sát mép đường thảm nhựa rộng thênh thang. Hằng ngày, già Lên vẫn gương mẫu đi đầu trong phát triển kinh tế gia đình, ủ rượu cần và truyền giữ những nét đẹp văn hóa của người Xtiêng. ",
"Bằng chính cuộc đời và uy tín của mình, già làng Điểu Lên đã giúp người Bom Bo tin tưởng và hiểu hơn các chủ trương của Đảng, chung sức, đồng lòng xây dựng Sóc Bom Bo ngày càng giàu đẹp.",
"Những năm qua, ngoài những chính sách do Trung ương ban hành, tỉnh đã chủ động triển khai thực hiện nhiều chương trình, dự án, chính sách… để ưu tiên đầu tư phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi, nhất là chương trình đặc thù giảm 1.000 hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số và làm 1.000km đường giao thông nông thôn mỗi năm, góp phần xóa đói giảm nghèo trong vùng, rút ngắn khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa các địa phương trong tỉnh.",
"Tuy nhiên, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí chưa cao, trình độ sản xuất lạc hậu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế. ",
"Xuất phát từ đặc điểm, yêu cầu, tình hình thực tế, Ban Thường vụ Tỉnh ủy thống nhất triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. ",
"Đây là một trong những giải pháp nhằm phát huy tối đa sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc; khơi dậy khát vọng phát triển, ý chí tự lực, tự cường, lòng tự hào dân tộc trong cộng đồng các dân tộc thiểu số, hướng tới mục tiêu phát triển toàn diện tỉnh. ",
"Theo Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước Nguyễn Mạnh Cường, để thực hiện chương trình một cách hiệu quả, tỉnh Bình Phước đã quan tâm đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và bền vững, nhất là tập trung cho các xã, thôn, ấp đặc biệt khó khăn.",
" Bên cạnh đó, tỉnh ưu tiên nguồn lực giải quyết các vấn đề bức xúc; ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo, các nhóm dân tộc thiểu số khó khăn nhất. Bảo đảm công khai, dân chủ, phát huy quyền làm chủ và sự tham gia tích cực, chủ động, hiệu quả của cộng đồng và người dân; phát huy tinh thần nỗ lực vươn lên của đồng bào dân tộc thiểu số.",
"Bình Phước Phấn đấu đến năm 2025 tăng mức thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số lên mức khá; tỷ lệ hộ nghèo trong mỗi năm giảm từ 1,5- 2%. 100% thôn, ấp có đường giao thông đến trung tâm xã được cứng hóa; 100% số trường, lớp học được xây dựng kiên cố, trang bị đủ các hạng mục thiết bị học tập; trạm y tế cấp xã được trang bị các máy móc, đào tạo nâng cao chuyên môn đáp ứng nhu cầu khám, điều trị được bảo đảm; 100% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp; 100% đồng bào dân tộc thiểu số được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% đồng bào được xem truyền hình và nghe đài phát thanh...",
"Để đạt được mục tiêu trên, tỉnh Bình Phước đang triển khai đồng bộ các giải pháp, trong đó tập trung tuyên truyền nhằm khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của người dân tộc thiểu số, nhất là hộ nghèo, cận nghèo. ",
"Bên cạnh đó, Bình Phước tập trung nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng; đẩy mạnh đào tạo nghề cho nhân dân, nhất là phát triển các nghề thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch...",
"Với những giải pháp đồng bộ và quyết liệt của các cấp, các ngành và ý chí tự vươn lên của đồng bào dân tộc thiểu số, đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 30, vùng dân tộc thiểu số và miền núi của Bình Phước sẽ có một diện mạo mới khang trang, giàu đẹp; đời sống vật chất và tinh thần của các dân tộc nơi đây ngày được nâng cao."
] | 131 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/an-giang-be-mac-ngay-hoi-van-hoa-the-thao-dong-bao-dan-toc-cham-post805564.html | An Giang bế mạc Ngày hội Văn hóa thể thao đồng bào dân tộc Chăm | [
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/genagunauqhat/2024_04_19/langcham7-1-4523.jpg.webp"
] | [
"Ngày hội thể hiện các văn hóa đặc sắc của đồng bào Chăm tại An Giang"
] | [
"Ngày hội diễn ra tại Nhà thi đấu đa năng huyện Châu Thành, tỉnh An Giang. Các chương trình nghệ thuật như trình diễn trang phục truyền thống của người Chăm như: trang phục cưới, lễ hội, trang phục sinh hoạt hằng ngày, trong lao động, sản xuất… thể hiện nét đẹp truyền thống trong đời sống văn hóa, trang phục đặc thù của đồng bào dân tộc Chăm An Giang.",
"Các sự kiện như liên hoan nghệ thuật quần chúng, liên hoan văn hóa ẩm thực truyền thống; triển lãm ảnh, trưng bày hiện vật chủ đề “Di sản văn hóa dân tộc Chăm An Giang”; các hoạt động thể thao bóng đá, bóng chuyền, đẩy gậy, kéo co, việt dã…",
"Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào dân tộc Chăm tỉnh An Giang được định kỳ tổ chức 2 năm lần và luân phiên tổ chức trên địa bàn các huyện, thị xã có đông đồng bào dân tộc Chăm sinh sống. ",
"Ngày hội thể hiện sự quan tâm của Đảng bộ, chính quyền trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc Chăm; góp phần nâng cao đời sống tinh thần, phát triển kinh tế-xã hội đồng bào Chăm; xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.",
" Đồng thời, quảng bá những giá trị văn hóa đặc sắc từ những hoạt động văn nghệ, ẩm thực, thể dục thể thao của đồng bào Chăm An Giang với du khách trong và ngoài tỉnh.",
"Đây là dịp để các nghệ nhân, diễn viên, vận động viên chuyên và không chuyên người dân tộc Chăm trên địa bàn tỉnh gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm và tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, góp phần bảo tồn, tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống. ",
" Tại An Giang, người Chăm sống tập trung các xã Vĩnh Trường, Đa Phước, Quốc Thái, Nhơn Hội, Khánh Bình (huyện An Phú), xã Châu Phong (thị xã Tân Châu), xã Khánh Hòa (huyện Châu Phú), xã Vĩnh Hanh (huyện Châu Thành) và phường Mỹ Long, thành phố Long Xuyên. "
] | 132 |
ethnic_data | https://nhandan.vn/ho-tro-dong-bao-hiem-y-te-cho-nguoi-dan-toc-thieu-so-post730032.html | Hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho người dân tộc thiểu số | [
"https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/athlraqnatcuv/2022_12_15/2-7925.jpg.webp"
] | [
"Chi trả bảo hiểm y tế ở Bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai"
] | [
"Cụ thể, tỉnh Lào Cai sẽ hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho nhóm người cao tuổi từ đủ 60 tuổi đến dưới 80 tuổi, người dân tộc có khó khăn đặc thù (dân tộc Bố Y, dân tộc Lô Lô...) đang thường trú trên địa bàn tỉnh Lào Cai chưa được hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế theo quy định.",
"Mức hỗ trợ cụ thể như sau: hỗ trợ 50% mức đóng cho người cao tuổi từ đủ 60 tuổi đến dưới 80 tuổi; hỗ trợ 100% mức đóng cho người dân tộc có khó khăn đặc thù (dân tộc Bố Y, dân tộc Lô Lô...). Người nào thuộc nhiều nhóm đối tượng được hỗ trợ, thì chỉ được hưởng theo mức hỗ trợ cao nhất. ",
"Thời gian hỗ trợ từ ngày 1/1/2023 đến hết ngày 31/12/2025. Nguồn kinh phí hỗ trợ được trích từ nguồn vốn sự nghiệp ngân sách tỉnh.",
"Chi trả bảo hiểm y tế ở Bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai",
"Để triển khai kịp thời Nghị quyết này, UBND tỉnh Lào Cai đã có văn bản số 5892/UBND-VX về việc triển khai Nghị quyết số 25/2022/NQ-HĐND. Theo đó, UBND tỉnh chỉ đạo Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan hướng dẫn các đơn vị, địa phương triển khai thực hiện việc hỗ trợ đảm bảo đúng đối tượng, đúng mức hưởng được quy định tại Nghị quyết số 25/2022/NQ-HĐND.",
"Tính đến ngày 6/12/2022 số người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong toàn tỉnh Lào Cai là 805.772 người. Theo Giám đốc Bảo hiểm Xã hội tỉnh Lào Cai Đường Minh Tấn, việc thực hiện các chỉ tiêu thu và phát triển người tham gia cơ bản tăng so với cùng kỳ năm 2021, riêng chỉ tiêu số người tham gia bảo hiểm y tế mặc dù tăng mạnh so với năm 2021, nhưng khó hoàn thành chỉ tiêu bao phủ do Chính phủ giao. ",
"Nguyên nhân là do tác động của Quyết định 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt danh sách các xã khu vực III, Khu vực II, Khu vực I thuộc đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 dẫn đến từ năm 2021, số người tham gia bảo hiểm y tế giảm mạnh khi không còn được ngân sách Nhà nước đóng bảo hiểm y tế."
] | 133 |