title
stringlengths
8
773
context
stringlengths
20
96.5k
id
stringlengths
36
36
Điều 38 HP1980
Điều 38 HP1980 Chủ nghĩa Mác - Lênin là hệ tư tưởng chỉ đạo sự phát triển của xã hội Việt Nam. Nhà nước tuyên truyền, giáo dục sâu rộng chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối, chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam, Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ và phát triển những giá trị văn hoá và tinh thần của dân tộc, tiếp thụ tinh hoa văn hoá thế giới; chống các tư tưởng phong kiến, tư sản và ảnh hưởng của văn hoá đế quốc, thực dân; phê phán tư tưởng tiểu tư sản; xây dựng nếp sống xã hội chủ nghĩa, xoá bỏ nếp sống lạc hậu, bài trừ mê tín dị đoan.
14937291-debb-4fae-94a0-9658fa82c0e4
Điều 39 HP1980
Điều 39 HP1980 Nhà nước chăm lo việc tăng cường cơ sở vật chất, quy định chế độ và thi hành những biện pháp cần thiết nhằm bảo đảm quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động về văn hoá, giáo dục, khoa học, kỹ thuật; phát huy tính tích cực và tính sáng tạo của nhân dân; làm cho sự nghiệp xây dựng nền văn hoá mới và con người mới thật sự là của toàn dân và tạo điều kiện để toàn dân được hưởng những thành tựu tốt đẹp của văn hoá dân tộc và văn hoá thế giới.
6fa9f869-93c2-4548-9698-979d715248f9
Điều 40 HP1980
Điều 40 HP1980 Nền giáo dục Việt Nam không ngừng được phát triển và cải tiến theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội, nhằm đào tạo có chất lượng những người lao động xã hội chủ nghĩa và bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau.
4de3fbdd-966e-4441-98b6-d1abe7014711
Điều 41 HP1980
Điều 41 HP1980 Sự nghiệp giáo dục do Nhà nước thống nhất quản lý. Nhà nước chăm lo phát triển cân đối hệ thống giáo dục: giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục đại học; phát triển các trường dạy nghề, trường vừa học vừa làm, hệ thống học tại chức; hoàn thành thanh toán nạn mù chữ, tăng cường công tác bổ túc văn hoá, không ngừng nâng cao trình độ văn hoá và nghề nghiệp của toàn dân. Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, gia đình và xã hội cùng với nhà trường có trách nhiệm giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng.
8fb84760-0060-4aa7-9db4-e3dc51eb1c9e
Điều 42 HP1980
Điều 42 HP1980 Nhà nước đẩy mạnh cách mạng khoa học - kỹ thuật nhằm phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, nâng cao đời sống nhân dân và củng cố quốc phòng, xây dựng nền khoa học, kỹ thuật tiên tiến của nước ta.
57158a34-ff33-47da-8b61-1e7a02ebe88e
Điều 43 HP1980
Điều 43 HP1980 Khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật được phát triển mạnh mẽ. Nhà nước chăm lo việc phổ biến và giáo dục khoa học và kỹ thuật; gắn liền việc giảng dạy, nghiên cứu với sản xuất, đời sống và quốc phòng; phát triển và sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học, cán bộ và công nhân kỹ thuật; khuyến khích nghiên cứu, sáng chế, phát minh; chú trọng nghiên cứu ứng dụng; phát huy tinh thần tự lực tự cường, chủ động, sáng tạo, đồng thời vận dụng những thành tựu khoa học và kỹ thuật tiên tiến của thế giới; tăng cường hợp tác quốc tế về khoa học, kỹ thuật.
76344c03-1d84-4fc4-9455-b1210c577e7e
Điều 44 HP1980
Điều 44 HP1980 Văn học, nghệ thuật Việt Nam được xây dựng trên lập trường, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và theo đường lối văn nghệ của Đảng cộng sản Việt Nam. Các hoạt động văn nghệ chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp đều được khuyến khích phát triển, nhằm giáo dục đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, giáo dục đạo đức, tư tưởng, tình cảm cách mạng, nâng cao trình độ thẩm mỹ và thoả mãn nhu cầu về văn hoá của nhân dân.
ef3eac07-c83c-4f3f-b5e4-3ca73ebdba2c
Điều 45 HP1980
Điều 45 HP1980 Công tác thông tin, báo chí, xuất bản, thư viện, phát thanh, truyền hình, điện ảnh được phát triển và không ngừng nâng cao về trình độ chính trị, tư tưởng và nghệ thuật, nhằm hướng dẫn dư luận xã hội, giáo dục chính trị, văn hoá, khoa học, kỹ thuật và động viên toàn dân ra sức thi đua xã hội chủ nghĩa.
57e214f1-0c5e-45e9-a6c6-bb414521cc58
Điều 46 HP1980
Điều 46 HP1980 Các di tích lịch sử và văn hoá, các công trình mỹ thuật công cộng, các danh lam, thắng cảnh được tu bổ và bảo vệ. Công tác bảo tồn, bảo tàng được chú trọng.
370d73b7-b3ee-4011-89d7-95e64e1bd468
Điều 47 HP1980
Điều 47 HP1980 Nhà nước chăm lo bảo vệ và tăng cường sức khoẻ của nhân dân; xây dựng nền y học Việt nam theo phương hướng dự phòng; kết hợp y học, dược học hiện đại với y học, dược học cổ truyền của dân tộc, kết hợp phòng bệnh với chữa bệnh, lấy phòng bệnh là chính; kết hợp phát triển y tế Nhà nước với phát triển y tế nhân dân đến tận cơ sở. Nhà nước và xã hội bảo vệ bà mẹ và trẻ em; vận động sinh đẻ có kế hoạch.
b4da2eba-da0b-40f4-bf5e-742bf71d063d
Điều 48 HP1980
Điều 48 HP1980 Nền thể dục, thể thao Việt Nam có tính chất dân tộc, khoa học và nhân dân, được phát triển mạnh mẽ, cân đối, nhằm tăng cường sức khoẻ và bồi dưỡng thể lực của nhân dân để xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
681f9a61-073b-42e2-b7c4-f16d9e52e14e
Điều 49 HP1980
Điều 49 HP1980 Du lịch được khuyến khích và tổ chức chu đáo.
37b0491f-9847-49d9-b04d-e512afe14b89
Điều 50 HP1980
Điều 50 HP1980 Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam xây dựng nền quốc phòng toàn dân, toàn diện và hiện đại trên cơ sở kết hợp xây dựng Tổ quốc với bảo vệ Tổ quốc, kết hợp sức mạnh của lực lượng vũ trang nhân dân với sức mạnh của toàn dân, kết hợp sức mạnh truyền thống đoàn kết dân tộc chống ngoại xâm với sức mạnh của chế độ xã hội chủ nghĩa.
661fd58f-b116-46c6-8cf5-70ac06947977
Điều 51 HP1980
Điều 51 HP1980 Các lực lượng vũ trang nhân dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ những thành quả của cách mạng, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội, tự do, hạnh phúc và lao động hoà bình của nhân dân, cùng toàn dân xây dựng nước nhà.
efae39c9-4414-4a07-b43b-1dc94f489854
Điều 52 HP1980
Điều 52 HP1980 Nhà nước phát huy tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, chăm lo công nghiệp quốc phòng, huy động nhân lực, vật lực nhằm xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân hùng mạnh, không ngừng tăng cường khả năng bảo vệ đất nước. Tất cả các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và công dân phải làm đầy đủ nhiệm vụ quốc phòng và an ninh do pháp luật quy định.
ca986cbe-7cf0-4213-b375-590b309f81cf
Điều 53 HP1980
Điều 53 HP1980 Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam theo luật định.
67c1100d-4450-44cd-88cf-45a80c4e4ce1
Điều 54 HP1980
Điều 54 HP1980 Quyền và nghĩa vụ của công dân thể hiện chế độ làm chủ tập thể của nhân dân lao động, kết hợp hài hoà những yêu cầu của cuộc sống xã hội với tự do chân chính của cá nhân, bảo đảm sự nhất trí về lợi ích giữa Nhà nước, tập thể và cá nhân theo nguyên tắc mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân. Nhà nước bảo đảm các quyền của công dân; công dân phải làm tròn nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước và xã hội.
f0426cd7-5418-45eb-abca-908e09ba282e
Điều 55 HP1980
Điều 55 HP1980 Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.
13fbfb8e-01e8-4952-b593-bd570ba3a38f
Điều 56 HP1980
Điều 56 HP1980 Công dân có quyền tham gia quản lý công việc của Nhà nước và của xã hội.
d5c4417a-ca16-4f35-8867-31226b2de275
Điều 57 HP1980
Điều 57 HP1980 Công dân không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, từ mười tám tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và từ hai mươi mốt tuổi trở lên đều có thể được bầu vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, trừ những người mất trí và những người bị pháp luật hoặc Toà án nhân dân tước các quyền đó.
43afaa14-ee56-477e-ab54-a2df44f6fbc6
Điều 58 HP1980
Điều 58 HP1980 Lao động là quyền, nghĩa vụ và vinh dự hàng đầu của công dân. Công dân có quyền có việc làm. Người có sức lao động phải lao động theo quy định của pháp luật. Nhà nước dựa vào kế hoạch phát triển kinh tế và văn hoá mà tạo thêm việc làm, sắp xếp công việc căn cứ vào năng lực, nguyện vọng cá nhân và yêu cầu của xã hội, nâng cao trình độ nghề nghiệp, bồi dưỡng sức lao động, không ngừng cải thiện điều kiện làm việc của lao động chân tay và lao động trí óc. Nhà nước quy định và bảo đảm thực hiện các chế độ nhằm đề phòng tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
9092d82c-6581-4a22-b62d-60e581cde39e
Điều 59 HP1980
Điều 59 HP1980 Người lao động có quyền nghỉ ngơi. Nhà nước quy định thời gian lao động, chế độ an dưỡng và nghỉ ngơi của công nhân, viên chức. Công nhân, viên chức khi về hưu, già yếu, bệnh tật hoặc mất sức lao động được hưởng quyền lợi bảo hiểm xã hội. Nhà nước mở rộng dần sự nghiệp bảo hiểm xã hội theo trình độ phát triển của nền kinh tế quốc dân và bảo đảm cho người lao động được hưởng quyền lợi đó. Nhà nước hướng dẫn các hợp tác xã thực hiện từng bước chế độ bảo hiểm xã hội đối với xã viên.
830ad867-b3da-4b79-b78b-fa039d5a6c39
Điều 60 HP1980
Điều 60 HP1980 Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Nhà nước thực hiện từng bước chế độ giáo dục phổ thông bắt buộc, thực hiện chế độ học không phải trả tiền và chính sách cấp học bổng, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân học tập.
1ff854db-8b50-4a36-84cf-624323f40ef6
Điều 61 HP1980
Điều 61 HP1980 Công dân có quyền được bảo vệ sức khoẻ. Nhà nước thực hiện chế độ khám bệnh và chữa bệnh không phải trả tiền.
f7cca151-1131-4a56-a87d-4c8ddd319187
Điều 62 HP1980
Điều 62 HP1980 Công dân có quyền có nhà ở. Nhà nước mở rộng việc xây dựng nhà ở, đồng thời khuyến khích, giúp đỡ tập thể và công dân xây dựng nhà ở theo quy hoạch chung, nhằm thực hiện từng bước quyền đó. Việc phân phối diện tích nhà ở do Nhà nước quản lý phải công bằng, hợp lý.
0ad3ca10-3b3b-46a1-97ac-63564b5b83ae
Điều 63 HP1980
Điều 63 HP1980 Phụ nữ và nam giới có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình. Nhà nước và xã hội chăm lo nâng cao trình độ chính trị, văn hoá, khoa học, kỹ thuật và nghề nghiệp của phụ nữ, không ngừng phát huy vai trò của phụ nữ trong xã hội. Nhà nước có chính sách lao động phù hợp với điều kiện của phụ nữ. Phụ nữ và nam giới việc làm như nhau thì tiền lương ngang nhau. Phụ nữ có quyền nghỉ trước và sau khi sinh đẻ mà vẫn hưởng nguyên lương nếu là công nhân, viên chức, hoặc hưởng phụ cấp sinh đẻ nếu là xã viên hợp tác xã. Nhà nước và xã hội chăm lo phát triển các nhà hộ sinh, nhà trẻ, lớp mẫu giáo, nhà ăn công cộng và những cơ sở phúc lợi xã hội khác, tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ sản xuất, công tác, học tập và nghỉ ngơi.
00dc9ae0-9923-40ac-b553-c3fab358dc1c
Điều 64 HP1980
Điều 64 HP1980 Gia đình là tế bào của xã hội. Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con cái thành những công dân có ích cho xã hội. Con cái có nghĩa vụ kính trọng và chăm sóc cha mẹ. Nhà nước và xã hội không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con.
eae43809-1876-412e-bcfc-ce05fad3b3f9
Điều 65 HP1980
Điều 65 HP1980 Nhà nước và xã hội chú trọng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục thiếu niên, nhi đồng, mở rộng dần việc đảm nhiệm nuôi dạy trẻ em, làm cho sinh hoạt, học tập và trưởng thành của trẻ em được bảo đảm.
213de309-884b-4a6a-8782-1455d7b71038
Điều 66 HP1980
Điều 66 HP1980 Nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho thanh niên học tập, lao động và giải trí, phát triển trí tuệ, năng khiếu và thể lực; chăm lo bồi dưỡng lý tưởng cộng sản chủ nghĩa và giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên. Thanh niên phải làm tròn nhiệm vụ lực lượng xung kích trong phong trào thi đua xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, trong cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học - kỹ thuật, cách mạng tư tưởng và văn hoá.
ba61619d-365b-4f30-bc87-0247be2eac7b
Điều 67 HP1980
Điều 67 HP1980 Công dân có các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do lập hội, tự do biểu tình, phù hợp với lợi ích của chủ nghĩa xã hội và của nhân dân. Nhà nước tạo điều kiện vật chất cần thiết để công dân sử dụng các quyền đó. Không ai được lợi dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của Nhà nước và của nhân dân.
377b69f7-0e25-4f85-932c-2429b5ae23d7
Điều 68 HP1980
Điều 68 HP1980 Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Không ai được lợi dụng tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước.
7704cdb8-75ae-4ecf-8df0-e4bd85147d77
Điều 69 HP1980
Điều 69 HP1980 Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Không ai có thể bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân. Việc bắt và giam giữ người phải theo đúng pháp luật. Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình.
a90c1f87-3a7f-4d9f-8c1b-10093c8d4e87
Điều 70 HP1980
Điều 70 HP1980 Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, tài sản, danh dự và nhân phẩm.
f21948f6-ed06-46cb-b4fe-832babba8f7f
Điều 71 HP1980
Điều 71 HP1980 Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu người đó không đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép. Việc khám xét chỗ ở phải do đại diện cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành, theo quy định của pháp luật. Bí mật thư tín, điện thoại, điện tín được bảo đảm. Quyền tự do đi lại và cư trú được tôn trọng, theo quy định của pháp luật.
dd53abdb-3a5d-4e9e-b00a-e3512ed2d557
Điều 72 HP1980
Điều 72 HP1980 Công dân có quyền nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, sáng tác văn học, nghệ thuật và tham gia các hoạt động văn hoá khác. Nhà nước khuyến khích và giúp đỡ công dân theo đuổi sự nghiệp khoa học, kỹ thuật, văn học, nghệ thuật nhằm phục vụ đời sống, phục vụ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc; bồi dưỡng, phát huy sở trường và năng khiếu cá nhân. Quyền lợi của tác giả và của người sáng chế, phát minh được bảo đảm.
c8a7145f-ecc7-4b6a-b1ba-71108fc985b5
Điều 73 HP1980
Điều 73 HP1980 Công dân có quyền khiếu nại và tố cáo với bất cứ cơ quan nào của Nhà nước về những việc làm trái pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc của bất cứ cá nhân nào thuộc các cơ quan, tổ chức và đơn vị đó. Các điều khiếu nại và tố cáo phải được xem xét và giải quyết nhanh chóng. Mọi hành động xâm phạm quyền lợi chính đáng của công dân phải được kịp thời sửa chữa và xử lý nghiêm minh. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường. Nghiêm cấm việc trả thù người khiến nại, tố cáo.
ffea9803-d2d0-4426-a30c-ccc400dbadcf
Điều 74 HP1980
Điều 74 HP1980 Nhà nước thực hiện chính sách ưu đãi đối với thương binh và gia đình liệt sĩ, tạo điều kiện cho thương binh phục hồi chức năng lao động, có việc làm phù hợp với sức khoẻ và có cuộc sống ổn định. Những người và những gia đình có công với cách mạng được khen thưởng và chăm sóc. Người già và người tàn tật không nơi nương tựa được Nhà nước và xã hội giúp đỡ. Trẻ mồ côi được Nhà nước và xã hội nuôi dạy.
83df780a-77ee-4f8b-93cd-c5d04e622276
Điều 75 HP1980
Điều 75 HP1980 Nhà nước bảo hộ quyền lợi chính đáng của Việt kiều.
8e36ac27-2805-4353-91bd-abba237ff46d
Điều 76 HP1980
Điều 76 HP1980 Công dân phải trung thành với Tổ quốc. Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất đối với dân tộc.
e77bd691-6889-4c39-95be-f5d95dbfadc5
Điều 77 HP1980
Điều 77 HP1980 Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân. Công dân có bổn phận làm nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân.
36fb2431-1b9e-40fc-a8ea-3182b4f40f65
Điều 78 HP1980
Điều 78 HP1980 Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp, pháp luật, kỷ luật lao động, bảo vệ an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội, giữ gìn bí mật Nhà nước, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa.
be66ec8c-660a-4c38-b3cc-cb0eba7c8d11
Điều 79 HP1980
Điều 79 HP1980 Tài sản xã hội chủ nghĩa là thiêng liêng, không ai được xâm phạm. Công dân có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa.
ee8b4db3-92b0-4387-ae9a-22d2a269055c
Điều 80 HP1980
Điều 80 HP1980 Công dân có nghĩa vụ đóng thuế và tham gia lao động công ích theo quy định của pháp luật.
274233c7-264d-418e-bcab-a76de03d5b72
Điều 81 HP1980
Điều 81 HP1980 Những người nước ngoài đấu tranh vì tự do và độc lập dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội, dân chủ và hoà bình hoặc vì sự nghiệp khoa học mà bị bức hại thì được Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho phép cư trú.
2580808b-3aab-4d2a-9f8d-19aeda818c0c
Điều 82 HP1980
Điều 82 HP1980 Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp. Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, những mục tiêu phát triển kinh tế và văn hoá, những quy tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân. Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước.
5337f13c-cdd4-432f-bac3-b31526f3b531
Điều 83 HP1980
Điều 83 HP1980 Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: 1- Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp. 2- Làm luật và sửa đổi luật. 3- Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật. 4- Quyết định kế hoạch Nhà nước và phê chuẩn việc thực hiện kế hoạch Nhà nước. 5- Quyết định dự toán ngân sách Nhà nước và phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước. 6- Quy định tổ chức của Quốc hội, Hội đồng Nhà nước, Hội đồng bộ trưởng, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân. 7- Bầu và bãi miễn Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng Nhà nước; Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng bộ trưởng; Chánh án Toà án nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. 8- Quyết định việc thành lập hoặc bãi bỏ các bộ, các Uỷ ban Nhà nước. 9- Xét báo cáo công tác của Hội đồng Nhà nước, của Hội đồng Bộ trưởng, của Toà án nhân dân tối cao và của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. 10- Quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế. 11- Quyết định việc phân vạch địa giới các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đơn vị hành chính tương đương. 12- Quyết định đại xá. 13- Quyết định vấn đề chiến tranh và hoà bình. 14- Quyết định giao cho các tổ chức xã hội việc thực hiện một số nhiệm vụ thuộc chức năng quản lý của Nhà nước. 15- Phê chuẩn hoặc bãi bỏ những hiệp ước quốc tế theo đề nghị của Hội đồng Nhà nước. Quốc hội có thể định cho mình những nhiệm vụ và quyền hạn khác, khi xét thấy cần thiết.
b8cd33e0-a800-4351-bb89-8ad470f13688
Điều 84 HP1980
Điều 84 HP1980 Nhiệm kỳ của mỗi khoá Quốc hội là năm năm. Hai tháng trước khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, phải bầu xong Quốc hội khoá mới. Thể lệ bầu cử và số đại biểu Quốc hội do luật định. Trong trường hợp đặc biệt, Quốc hội có thể quyết định kéo dài nhiệm kỳ của mình và quyết định những biện pháp cần thiết bảo đảm hoạt động của Quốc hội.
0a26ceb8-cd24-4fc0-a5fa-0af235bd69e4
Điều 85 HP1980
Điều 85 HP1980 Quốc hội họp thường lệ mỗi năm hai kỳ, do Hội đồng Nhà nước triệu tập. Hội đồng Nhà nước có thể triệu tập Quốc hội họp bất thường theo quyết định của mình, theo yêu cầu của Hội đồng bộ trưởng hoặc của ít nhất là một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội. Quốc hội khoá mới được triệu tập chậm nhất là hai tháng sau cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội. Kỳ họp thứ nhất của mỗi khoá Quốc hội do Chủ tịch Hội đồng Nhà nước khai mạc. Chủ tịch Hội đồng Nhà nước chủ toạ các phiên họp cho đến khi bầu Chủ tịch Quốc hội khoá mới.
902f0f66-eb98-466b-8823-04b2b1eb2971
Điều 86 HP1980
Điều 86 HP1980 Hội đồng Nhà nước, Hội đồng bộ trưởng, Chủ tịch Quốc hội, Hội đồng quốc phòng, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội, Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các chính đảng, Tổng công đoàn Việt Nam, tổ chức liên hiệp nông dân tập thể Việt Nam, Đoàn thành niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam có quyền trình dự án luật ra trước Quốc hội.
6512dcfa-4d62-4ee9-81b0-0452e809ebe1
Điều 87 HP1980
Điều 87 HP1980 Các luật và nghị quyết của Quốc hội phải được quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành, trừ trường hợp sửa đổi Hiến pháp quy định ở Điều 147. Các luật phải được công bố chậm nhất là mười lăm ngày sau khi đã được Quốc hội thông qua.
5ec890fd-c6d9-46f7-9809-2124b2db74b9
Điều 88 HP1980
Điều 88 HP1980 Quốc hội bầu ra Uỷ ban thẩm tra tư cách đại biểu Quốc hội và căn cứ vào báo cáo của Uỷ ban đó mà quyết định xác nhận tư cách đại biểu của các đại biểu Quốc hội.
9f1bc835-a7e1-4ec4-a75e-4143329f6da5
Điều 89 HP1980
Điều 89 HP1980 Quốc hội bầu ra Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Quốc hội. Số Phó Chủ tịch do Quốc hội định. Chủ tịch Quốc hội chủ toạ các phiên họp của Quốc hội; bảo đảm việc thi hành nội quy của Quốc hội; giữ quan hệ với các đại biểu Quốc hội; điều hoà và phối hợp hoạt động của các Uỷ ban của Quốc hội; chứng thực những luật và những nghị quyết đã được Quốc hội thông qua; thực hiện quan hệ đối ngoại của Quốc hội. Các Phó Chủ tịch giúp Chủ tịch Quốc hội thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn trên đây. Chủ tịch Quốc hội có quyền tham dự các phiên họp của Hội đồng Nhà nước.
203dc773-6597-4b52-b700-8aae0b96c1a5
Điều 90 HP1980
Điều 90 HP1980 Quốc hội bầu ra Hội đồng quốc phòng. Hội đồng quốc phòng động viên mọi lực lượng và khả năng của nước nhà để bảo vệ Tổ quốc. Trong trường hợp có chiến tranh, Quốc hội hoặc Hội đồng Nhà nước có thể giao cho Hội đồng quốc phòng những nhiệm vụ và quyền hạn đặc biệt.
71e1b648-5f27-49a4-9a43-f4546f092d07
Điều 91 HP1980
Điều 91 HP1980 Quốc hội bầu ra Hội đồng dân tộc. Hội đồng dân tộc nghiên cứu và kiến nghị với Quốc hội và Hội đồng Nhà nước những vấn đề dân tộc; giúp Quốc hội và Hội đồng Nhà nước giám sát việc thi hành chính sách dân tộc. Chủ tịch Hội đồng dân tộc có quyền tham dự các phiên họp của Hội đồng Nhà nước.
4ae91d8c-0a9c-4572-ae2c-07c287ac4613
Điều 92 HP1980
Điều 92 HP1980 Quốc hội thành lập các Uỷ ban thường trực của Quốc hội. Các Uỷ ban thường trực nghiên cứu, thẩm tra những dự án luật, dự án pháp lệnh và dự án khác hoặc những báo cáo mà Quốc hội và Hội đồng Nhà nước giao cho; kiến nghị với Quốc hội và Hội đồng Nhà nước những vấn đề thuộc phạm vi hoạt động của Uỷ ban; giúp Quốc hội và Hội đồng Nhà nước thực hiện quyền giám sát. Khi xét thấy cần thiết, Quốc hội và Hội đồng Nhà nước có thể thành lập các Uỷ ban lâm thời để làm những nhiệm vụ nhất định.
e7eec56c-9952-403d-b70f-15134eb590dd
Điều 93 HP1980
Điều 93 HP1980 Hội đồng quốc phòng, Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội có quyền yêu cầu các thành viên của Hội đồng bộ trưởng và những nhân viên hữu quan khác trình bày hoặc cung cấp tài liệu về những vấn đề cần thiết. Những người được yêu cầu có trách nhiệm đáp ứng yêu cầu đó.
b00c2155-6e85-4715-9444-06849047887f
Điều 94 HP1980
Điều 94 HP1980 Đại biểu Quốc hội phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thực hiện chế độ tiếp xúc và báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Quốc hội, trả lời những yêu cầu và kiến nghị của cử tri, xem xét và giúp giải quyết những điều khiếu nại và tố cáo của nhân dân. Đại biểu Quốc hội tuyên truyền, phổ biến pháp luật và chính sách của Nhà nước, động viên nhân dân tham gia quản lý Nhà nước.
9d44b264-8e48-47bc-b224-d49802381fc0
Điều 95 HP1980
Điều 95 HP1980 Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Hội đồng Bộ trưởng và các thành viên của Hội đồng Bộ trưởng, Chánh án Toà án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Cơ quan hoặc người bị chất vấn phải trả lời trước Quốc hội trong kỳ họp của Quốc hội. Trong trường hợp cần điều tra thì Quốc hội có thể quyết định cho trả lời trước Hội đồng Nhà nước hoặc tại kỳ họp sau của Quốc hội. Đại biểu Quốc hội có quyền kiến nghị với các cơ quan Nhà nước. Những người phụ trách các cơ quan này có trách nhiệm tiếp đại biểu, xem xét và giải quyết những kiến nghị của đại biểu.
cbb85cb4-31f4-4440-9721-405719922895
Điều 96 HP1980
Điều 96 HP1980 Không có sự đồng ý của Quốc hội và, trong thời gian Quốc hội không họp, không có sự đồng ý của Hội đồng Nhà nước, thì không được bắt giam và truy tố đại biểu Quốc hội. Nếu vì phạm pháp quả tang mà đại biểu Quốc hội bị tạm giữ, thì cơ quan tạm giữ phải lập tức báo cáo để Quốc hội hoặc Hội đồng Nhà nước xét và quyết định.
b4b188e2-4434-470e-99da-74a44987835f
Điều 97 HP1980
Điều 97 HP1980 Các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để đại biểu Quốc hội làm nhiệm vụ đại biểu.
244847fc-08f0-4b1e-8123-9957d8238e09
Điều 98 HP1980
Điều 98 HP1980 Hội đồng Nhà nước là cơ quan cao nhất hoạt động thường xuyên của Quốc hội, là Chủ tịch tập thể của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hội đồng Nhà nước thực hiện những nhiệm vụ và sử dụng những quyền hạn được Hiến pháp, các luật và nghị quyết của Quốc hội giao cho, quyết định những vấn đề quan trọng về xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, giám sát việc thi hành Hiến pháp, các luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội và của Hội đồng Nhà nước, giám sát hoạt động của bộ máy Nhà nước. Hội đồng Nhà nước, thông qua Chủ tịch Hội đồng, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại. Hội đồng Nhà nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.
e289600e-26e5-4f8f-83ff-d28a0bbd4616
Điều 99 HP1980
Điều 99 HP1980 Hội đồng Nhà nước, được bầu ra trong số các đại biểu Quốc hội, gồm có: Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Các Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Tổng thư ký Hội đồng Nhà nước, Các uỷ viên Hội đồng Nhà nước. Số Phó Chủ tịch và uỷ viên Hội đồng Nhà nước do Quốc hội định. Thành viên của Hội đồng Nhà nước không thể đồng thời là thành viên của Hội đồng Bộ trưởng.
68b265bd-4803-47b3-9387-8d3000ab56f1
Điều 100 HP1980
Điều 100 HP1980 Hội đồng Nhà nước có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: 1- Tuyên bố và chủ trì việc bầu cử đại biểu Quốc hội. 2- Triệu tập các kỳ họp của Quốc hội. 3- Công bố luật. 4- Ra Pháp lệnh. 5- Giải thích Hiến pháp, luật và pháp lệnh. 6- Quyết định việc trưng cầu ý kiến nhân dân. 7- Giám sát công tác của Hội đồng bộ trưởng, của Toà án nhân dân tối cao và của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. 8- Đình chỉ việc thi hành và sửa đổi hoặc bãi bỏ những Nghị quyết, Nghị định, Quyết định của Hội đồng Bộ trưởng trái với Hiến pháp, Luật và Pháp lệnh. 9- Giám sát và hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp, nhằm phát huy chức năng cơ quan đại biểu nhân dân của Hội đồng nhân dân. 10- Sửa đổi hoặc bãi bỏ những nghị quyết không thích đáng của các Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cấp tương đương; giải tán các Hội đồng nói trên trong trường hợp các Hội đồng đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến quyền lợi của nhân dân. 11- Trong thời gian Quốc hội không họp, quyết định việc thành lập hoặc bãi bỏ các bộ, các Uỷ ban Nhà nước. 12- Trong thời gian Quốc hội không họp, cử và bãi miễn các Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, các Bộ trưởng, các Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước. 13- Cử và bãi miễn các Phó Chánh án, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân của Toà án nhân dân tối cao; cử và bãi miễn các Phó Viện trưởng và kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. 14- Bổ nhiệm, bãi miễn và triệu hồi các đại diện toàn quyền ngoại giao của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài và ở các tổ chức quốc tế. 15- Tiếp nhận các đại diện toàn quyền ngoại giao của nước ngoài. 16- Phê chuẩn hoặc bãi bỏ những hiệp ước quốc tế, trừ trường hợp xét thấy cần trình Quốc hội quyết định. 17- Quy định hàm và cấp quân sự, ngoại giao và những hàm và cấp khác.
fff99900-4403-47f8-84e1-09fecc63396a
Điều 100 HP1980
Điều 100 HP1980 16- Phê chuẩn hoặc bãi bỏ những hiệp ước quốc tế, trừ trường hợp xét thấy cần trình Quốc hội quyết định. 17- Quy định hàm và cấp quân sự, ngoại giao và những hàm và cấp khác. 18- Quy định và quyết định việc tặng thưởng huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự Nhà nước. 19- Quyết định đặc xá. 20- Trong thời gian Quốc hội không họp, tuyên bố tình trạng chiến tranh khi nước nhà bị xâm lược. 21- Quyết định việc tổng động viên hoặc động viên cục bộ, việc giới nghiêm trong toàn quốc hoặc từng địa phương. Những quyết định của Hội đồng Nhà nước nói ở các điểm 11, 12 và 20 phải trình Quốc hội phê chuẩn trong kỳ họp gần nhất của Quốc hội. Quốc hội có thể giao cho Hội đồng Nhà nước những nhiệm vụ và quyền hạn khác, khi xét thấy cần thiết.
fff99900-4403-47f8-84e1-09fecc63396a
Điều 101 HP1980
Điều 101 HP1980 Nhiệm kỳ của Hội đồng Nhà nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Hội đồng Nhà nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới bầu ra Hội đồng Nhà nước mới.
3af8e342-64ba-4221-8764-d03f23d7c565
Điều 102 HP1980
Điều 102 HP1980 Các pháp lệnh và nghị quyết của Hội đồng Nhà nước phải được quá nửa tổng số thành viên của Hội đồng Nhà nước biểu quyết tán thành.
52cc4dd3-7bb8-480a-9321-886abf8fe512
Điều 103 HP1980
Điều 103 HP1980 Chủ tịch Hội đồng Nhà nước thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân toàn quốc và giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quốc phòng.
0d29aff1-09a2-4f43-bdf2-cdf9d63f6bf0
Điều 104 HP1980
Điều 104 HP1980 Hội đồng bộ trưởng là Chính phủ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là cơ quan chấp hành và hành chính Nhà nước cao nhất của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất. Hội đồng Bộ trưởng thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của Nhà nước; tăng cường hiệu lực của bộ máy Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở; bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành pháp luật; phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân; bảo đảm xây dựng chủ nghĩa xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân. Hội đồng Bộ trưởng chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng Nhà nước.
a859bd52-0866-4343-bd17-551725d8b7c9
Điều 105 HP1980
Điều 105 HP1980 Hội đồng Bộ trưởng gồm có: Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Các Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Các bộ trưởng và Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước.
d7a0c1b7-35a9-4808-ab00-c1238145fb19
Điều 106 HP1980
Điều 106 HP1980 Chủ tịch Tổng công đoàn Việt Nam có quyền tham dự hội nghị Hội đồng Bộ trưởng. Chủ tịch Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người phụ trách chính của các đoàn thể nhân dân trong Mặt trận được mời tham dự hội nghị Hội đồng bộ trưởng khi cần thiết.
2ed5b5d0-05df-44d2-8bbc-4ad6892e1693
Điều 107 HP1980
Điều 107 HP1980 Hội đồng Bộ trưởng có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: 1- Bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật. 2- Trình dự án luật, dự án pháp lệnh và các dự án khác trước Quốc hội và Hội đồng Nhà nước. 3- Lập dự án kế hoạch Nhà nước và dự toán ngân sách Nhà nước trình Quốc hội; tổ chức thực hiện kế hoạch Nhà nước và ngân sách Nhà nước. 4- Thống nhất quản lý việc cải tạo, xây dựng và phát triển nền kinh tế quốc dân, việc xây dựng và phát triển văn hoá, giáo dục, khoa học, kỹ thuật. 5- Chăm lo cải thiện đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân. 6- Bảo hộ quyền lợi chính đáng của công dân và tạo điều kiện cho công dân hưởng quyền lợi và làm tròn nghĩa vụ của mình. 7- Tổ chức quốc phòng toàn dân và xây dựng các lực lượng vũ trang nhân dân. 8- Bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội. 9- Thi hành việc động viên, giới nghiêm và mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ Tổ quốc. 10- Thi hành những biện pháp nhằm bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước và của xã hội. 11- Thống nhất quản lý tài chính, tiền tệ và tín dụng. 12- Tổ chức và lãnh đạo công tác kiểm kê và thống kê của Nhà nước. 13- Tổ chức và lãnh đạo công tác trọng tài Nhà nước về kinh tế. 14- Tổ chức và lãnh đạo công tác bảo hiểm Nhà nước. 15- Tổ chức và lãnh đạo công tác thanh tra và kiểm tra của Nhà nước. 16- Tổ chức và quản lý công tác đối ngoại của Nhà nước; chỉ đạo việc thực hiện các hiệp ước và hiệp định đã ký kết. 17- Xây dựng và kiện toàn bộ máy quản lý Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở; đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp và sử dụng đội ngũ cán bộ Nhà nước. 18- Lãnh đạo công tác của các bộ và các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng.
0f0a7bce-09ea-4018-bda8-1e4aa6e4a01c
Điều 107 HP1980
Điều 107 HP1980 17- Xây dựng và kiện toàn bộ máy quản lý Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở; đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp và sử dụng đội ngũ cán bộ Nhà nước. 18- Lãnh đạo công tác của các bộ và các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng. 19- Bảo đảm cho Hội đồng nhân dân các cấp thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương. 20- Lãnh đạo Uỷ ban nhân dân các cấp. 21- Tạo điều kiện thuận lợi cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên của Mặt trận hoạt động. 22- Tổ chức và lãnh đạo công tác tuyên truyền, giáo dục Hiến pháp và pháp luật trong nhân dân. 23- Đình chỉ việc thi hành và sửa đổi hoặc bãi bỏ những quyết định, chỉ thị, thông tư không thích đáng của các bộ và các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng. 24- Đình chỉ việc thi hành những nghị quyết không thích đáng của các Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cấp tương đương, đồng thời đề nghị Hội đồng Nhà nước sửa đổi hoặc bãi bỏ những nghị quyết đó. 25- Đình chỉ việc thi hành và sử đổi hoặc bãi bỏ những quyết định và chỉ thị không thích đáng của Uỷ ban nhân dân các cấp. 26- Quyết định việc phân vạch địa giới các đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đơn vị hành chính tương đương. Quốc hội và Hội đồng Nhà nước có thể giao cho Hội đồng bộ trưởng những nhiệm vụ và quyền hạn khác, khi xét thấy cần thiết.
0f0a7bce-09ea-4018-bda8-1e4aa6e4a01c
Điều 108 HP1980
Điều 108 HP1980 Nhiệm kỳ của Hội đồng Bộ trưởng theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Hội đồng Bộ trưởng tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới bầu ra Hội đồng Bộ trưởng mới.
c12baee1-3132-4e7c-abf2-b42dc8678717
Điều 109 HP1980
Điều 109 HP1980 Hội đồng Bộ trưởng căn cứ vào Hiến pháp, các luật và pháp lệnh, ra những Nghị quyết, Nghị định, Quyết định, Chỉ thị, Thông tư và kiểm tra việc thi hành những văn bản đó. Các Nghị quyết, Nghị định và Quyết định của Hội đồng Bộ trưởng phải được quá nửa tổng số thành viên của Hội đồng Bộ trưởng biểu quyết tán thành.
f6a39cc7-0518-41ca-9b24-057e0f886df4
Điều 110 HP1980
Điều 110 HP1980 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng lãnh đạo công tác của Hội đồng Bộ trưởng, đôn đốc, kiểm tra việc thi hành những quyết định của Quốc hội, Hội đồng Nhà nước, Hội đồng Bộ trưởng và thay mặt Hội đồng Bộ trưởng chỉ đạo công tác đối với các bộ, các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng và Uỷ ban nhân dân các cấp. Các Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng giúp Chủ tịch và có thể được uỷ nhiệm thay Chủ tịch khi Chủ tịch vắng mặt.
fae45100-6d4c-42d3-b662-d3a34a642497
Điều 111 HP1980
Điều 111 HP1980 Dưới sự lãnh đạo thống nhất của Hội đồng Bộ trưởng, các Bộ trưởng và thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng chịu trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo ngành mình trong phạm vi cả nước. Các Bộ trưởng và Thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng căn cứ vào Luật của Quốc hội, pháp lệnh của Hội đồng Nhà nước và Nghị quyết, Nghị định, Quyết định, Chỉ thị, Thông tư của Hội đồng Bộ trưởng, ra những Quyết định, Chỉ thị, Thông tư và kiểm tra việc thi hành những văn bản đó.
0d9640ce-56bd-49f6-b693-4b5c1d41f8dd
Điều 112 HP1980
Điều 112 HP1980 Mỗi thành viên Hội đồng Bộ trưởng chịu trách nhiệm cá nhân về phần công tác của mình trước Quốc hội, Hội đồng Nhà nước, Hội đồng Bộ trưởng, và cùng với các thành viên khác chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Hội đồng Bộ trưởng trước Quốc hội và Hội đồng Nhà nước.
c62bd985-9f1f-4fc0-97c4-04390e19f202
Điều 113 HP1980
Điều 113 HP1980 Các đơn vị hành chính của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân định như sau: Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đơn vị hành chính tương đương; Tỉnh chia thành huyện, thành phố thuộc tỉnh và thị xã; thành phố trực thuộc Trung ương chia thành quận, huyện và thị xã; Huyện chia thành xã và thị trấn; thành phố thuộc tỉnh, thị xã chia thành phường và xã; quận chia thành phường. Các đơn vị hành chính kể trên đều thành lập Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân.
ff9aac8e-1279-4876-838d-0416add61a11
Điều 114 HP1980
Điều 114 HP1980 Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và chính quyền cấp trên. Hội đồng nhân dân quyết định và thực hiện các biện pháp nhằm xây dựng địa phương về mọi mặt, bảo đảm phát triển kinh tế và văn hoá, nâng cao đời sống của nhân dân địa phương và hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao cho. Trong hoạt động của mình, Hội đồng nhân dân dựa vào sự cộng tác chặt chẽ của Mặt trận, các đoàn thể nhân dân và sự tham gia rộng rãi của công dân.
137f5433-2442-4202-98bd-f179da9c6a77
Điều 115 HP1980
Điều 115 HP1980 Hội đồng nhân dân có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: 1- Bảo đảm cho Hiến pháp và pháp luật được tôn trọng và thi hành nghiêm chỉnh ở địa phương; quyết định các biện pháp thi hành chính sách của Nhà nước và nhiệm vụ do cấp trên giao cho. 2- Quyết định kế hoạch và dự toán ngân sách của địa phương, phê chuẩn việc thực hiện kế hoạch và quyết toán ngân sách của địa phương. 3- Quyết định các vấn đề về sản xuất, phân phối, lưu thông, văn hoá, xã hội và dịch vụ ở địa phương. 4- Bảo đảm việc xây dựng quốc phòng toàn dân và lực lượng vũ trang nhân dân ở địa phương. 5- Bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội. 6- Bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa. 7- Bảo đảm quyền bình đẳng của các dân tộc. 8- Bảo đảm cho công dân được hưởng quyền lợi và làm tròn nghĩa vụ của mình. 9- Bầu và bãi miễn các thành viên của Uỷ ban nhân dân và các thành viên của Toà án nhân dân cùng cấp. 10- Sửa đổi hoặc bãi bỏ những quyết định không thích đáng của Uỷ ban nhân dân cùng cấp hoặc của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp. 11- Giải tán Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp khi Hội đồng nhân dân này làm thiệt hại nghiêm trọng đến quyền lợi của nhân dân. Nghị quyết giải tán đó phải được sự phê chuẩn của Hội đồng nhân dân cấp trên trực tiếp trước khi thi hành. Nghị quyết giải tán của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương phải được sự phê chuẩn của Hội đồng Nhà nước trước khi thi hành. 12- Trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, giám sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan, xí nghiệp và các tổ chức khác của cấp trên ở địa phương.
042a08dc-ad72-4863-b9f4-818f4a578211
Điều 116 HP1980
Điều 116 HP1980 Nhiệm kỳ của mỗi khoá Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cấp tương đương là bốn năm. Nhiệm kỳ của mỗi khoá Hội đồng nhân dân các cấp khác là hai năm.
3d069525-0382-4dfc-bee9-f7ff4fcbe33a
Điều 117 HP1980
Điều 117 HP1980 Hội đồng nhân dân, căn cứ vào pháp luật của Nhà nước và quyết định của cấp trên, ra những nghị quyết và kiểm tra việc thi hành những nghị quyết đó. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân phải được quá nửa tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân biểu quyết tán thành.
90f02692-03fd-40bf-bf12-686b391b8e4d
Điều 118 HP1980
Điều 118 HP1980 Hội đồng nhân dân thành lập các ban cần thiết để giúp Hội đồng trong việc quyết định những chủ trương, biện pháp công tác ở địa phương và kiểm tra việc thi hành pháp luật, chính sách của Nhà nước và nghị quyết của Hội đồng.
f24eefd2-5bed-4d13-a70b-d3c244ba1e52
Điều 119 HP1980
Điều 119 HP1980 Đại biểu Hội đồng nhân dân phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thực hiện chế độ tiếp xúc và báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Hội đồng nhân dân, trả lời những yêu cầu và kiến nghị của cử tri, xem xét và giúp giải quyết những điều khiếu nại và tố cáo của nhân dân. Đại biểu Hội đồng nhân dân tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách của Nhà nước và nghị quyết của Hội đồng nhân dân, động viên nhân dân địa phương tham gia quản lý Nhà nước.
dee32d06-9e25-4985-a1cc-630e2d787f50
Điều 120 HP1980
Điều 120 HP1980 Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền chất vấn Uỷ ban nhân dân và các cơ quan Nhà nước khác của địa phương. Cơ quan bị chất vấn phải trả lời trước Hội đồng nhân dân trong thời hạn do luật định. Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền kiến nghị với các cơ quan Nhà nước ở địa phương. Những người phụ trách các cơ quan này có trách nhiệm tiếp đại biểu, xem xét và giải quyết kiến nghị của đại biểu.
d18cb4a0-7c24-4864-be67-1b678aa16cac
Điều 121 HP1980
Điều 121 HP1980 Uỷ ban nhân dân là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, là cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương. Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và trước Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp; Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cấp tương đương chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và trước Hội đồng Bộ trưởng. Mỗi thành viên Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm cá nhân về phần công tác của mình trước Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, và cùng với các thành viên khác chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Uỷ ban nhân dân trước Hội đồng nhân dân.
f72ec49e-ddec-4471-90fe-e72692a59093
Điều 122 HP1980
Điều 122 HP1980 Uỷ ban nhân dân gồm có Chủ tịch, một hoặc nhiều Phó Chủ tịch, uỷ viên thư ký và các uỷ viên khác. Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người phụ trách chính của các đoàn thể nhân dân trong Mặt trận ở địa phương được mời tham dự hội nghị Uỷ ban nhân dân cấp mình khi cần thiết.
73aaa2a8-8c2a-42e4-90c7-2a68d14bb437
Điều 123 HP1980
Điều 123 HP1980 Uỷ ban nhân dân triệu tập hội nghị Hội đồng nhân dân cùng cấp; chấp hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân và quyết định, chỉ thị của các cơ quan hành chính cấp trên; quản lý công tác hành chính ở địa phương; chỉ đạo các ngành, các cấp thuộc quyền mình nhằm hoàn thành kế hoạch Nhà nước, phát triển kinh tế và văn hoá, củng cố quốc phòng, cải thiện đời sống nhân dân; xét và giải quyết các điều khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của nhân dân.
60c343cd-dc0f-4915-8d34-dd010760c83e
Điều 124 HP1980
Điều 124 HP1980 Uỷ ban nhân dân các cấp, chiếu theo quyền hạn do luật định, ra những quyết định, chỉ thị và kiểm tra việc thi hành những văn bản đó. Uỷ ban nhân dân có quyền đình chỉ việc thi hành, sửa đổi hoặc bãi bỏ những quyết định không thích đáng của các ngành thuộc quyền mình và của Uỷ ban nhân dân cấp dưới, đình chỉ việc thi hành những nghị quyết không thích đáng của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp, đồng thời đề nghị Hội đồng nhân dân cấp mình sửa đổi hoặc bãi bỏ những nghị quyết đó.
275829b8-d283-4907-9e78-6139d193658b
Điều 125 HP1980
Điều 125 HP1980 Uỷ ban nhân dân tạo điều kiện cho các đại biểu Hội đồng nhân dân và các ban của Hội đồng hoạt động. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm điều hoà, phối hợp hoạt động của các ban do Hội đồng nhân dân lập ra.
d4f7f50e-23e8-4cee-93e0-c1faa147342b
Điều 126 HP1980
Điều 126 HP1980 Nhiệm kỳ của Uỷ ban nhân dân theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân. Khi Hội đồng nhân dân hết nhiệm kỳ, Uỷ ban nhân dân tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Hội đồng nhân dân khoá mới bầu ra Uỷ ban nhân dân mới. Trong trường hợp Hội đồng nhân dân bị giải tán, Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp chỉ định Uỷ ban nhân dân lâm thời để đảm nhiệm công tác cho đến khi Hội đồng nhân dân khoá mới bầu ra Uỷ ban nhân dân mới. Trong trường hợp Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc cấp tương đương bị giải tán thì Hội đồng bộ trưởng chỉ định Uỷ ban nhân dân lâm thời.
6a818dc3-61b9-49cf-b5fc-2aa5a6509167
Điều 127 HP1980
Điều 127 HP1980 Toà án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong phạm vi chức năng của mình, có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, bảo đảm sự tôn trọng tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân. Mọi hành động xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của tập thể và quyền lợi chính đáng của công dân đều phải được xử lý theo pháp luật. TOÀ ÁN NHÂN DÂN
b7836e3f-9796-4f45-8aa4-a98a9bcecd57
Điều 128 HP1980
Điều 128 HP1980 Toà án nhân dân tối cao, các Toà án nhân dân địa phương, các Toà án quân sự là những cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong tình hình đặc biệt hoặc trong trường hợp cần xét xử những vụ án đặc biệt, Quốc hội hoặc Hội đồng Nhà nước có thể quyết định thành lập Toà án đặc biệt. ở cơ sở, thành lập các tổ chức thích hợp của nhân dân để giải quyết những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân, theo quy định của pháp luật.
8336ce06-99b4-44f8-98f9-8ce56fa89f4e
Điều 129 HP1980
Điều 129 HP1980 Chế độ bầu cử thẩm phán được thực hiện ở Toà án nhân dân các cấp. Nhiệm kỳ của Chánh án, Phó Chánh án và thẩm phán Toà án nhân dân các cấp theo nhiệm kỳ của cơ quan bầu ra mình.
8efb1bd5-b7cc-49c3-8680-b54e6cd6ec5e
Điều 130 HP1980
Điều 130 HP1980 Việc xét xử ở Toà án nhân dân có hội thẩm nhân dân tham gia, theo quy định của pháp luật. Khi xét xử, hội thẩm nhân dân ngang quyền với thẩm phán. Chế độ bầu cử hội thẩm nhân dân được thực hiện ở Toà án nhân dân các cấp. Nhiệm kỳ của hội thẩm nhân dân Toà án nhân dân tối cao là hai năm rưỡi; nhiệm kỳ của hội thẩm nhân dân Toà án nhân dân địa phương là hai năm.
b1e1ee76-aead-4b7d-a2bc-16d34ac8bcf2
Điều 131 HP1980
Điều 131 HP1980 Khi xét xử, thẩm phán và hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
cc60f4e0-93bd-4176-93a1-001424753b75
Điều 132 HP1980
Điều 132 HP1980 Toà án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số.
3dbaf1ac-ac9c-4f98-8767-9fb666bb1bf7
Điều 133 HP1980
Điều 133 HP1980 Toà án nhân dân xét xử công khai, trừ trường hợp do luật định. Quyền bào chữa của bị cáo được bảo đảm. Tổ chức luật sự được thành lập để giúp bị cáo và các đương sự khác về mặt pháp lý.
e2188424-4355-47dc-97b6-79b9d4409efa
Điều 134 HP1980
Điều 134 HP1980 Toà án nhân dân bảo đảm cho công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc các dân tộc quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình trước Toà án.
bb126cae-2d35-4701-acee-c39f9b2e5b6e
Điều 135 HP1980
Điều 135 HP1980 Toà án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Toà án nhân dân tối cao giám đốc việc xét xử của các Toà án nhân dân địa phương và các Toà án quân sự. Toà án nhân dân tối cao giám đốc việc xét xử của Toà án đặc biệt, trừ trường hợp Quốc hội hoặc Hội đồng Nhà nước quy định khác khi thành lập các Toà án đó.
a5b39bd6-89f5-44f3-8fba-b7cd643d8b43