text
stringlengths
465
7.22k
Suốt tháng 8 và 9 năm 1326, Edward huy động quân phòng thủ dọc theo bờ biển nước Anh để chống lại cuộc xâm lược từ cả phía Pháp hay Roger Mortimer. Các hạm đối được tập họp tại cảng Portsmouth ở phía nam và Orwell ở bờ đông bờ biển, và một đội quân đột kích gồm 1,600 người được đưa băng qua eo biển Anh tới Normandy để tấn công nghi binh. Edward đưa ra lời kêu gọi các thần dân chiến đấu bảo vệ vương quốc nhưng không có nhiều ảnh hưởn. Tác dụng cuar hoàng quyền ở các địa phương khá mỏng manh, nhà Despensers bị nhiều kẻ ghét, và rất nhiều người mà Edward ủy thác trọng trách bảo vệ vương quốc thì không đủ năng lực, hoặc đã quay lưng với chế độ. Khoảng 2.000 người được lệnh tập trung ở Orwell để đối phó cuộc xâm lược, nhưng chỉ có 55 người thực sự đến.
Roger Mortimer, Isabella, và Hoàng tử Edward 13 tuổi, cùng với em trai khác mẹ của Vua Edward, Edmund xứ Woodstock, đặt chân lên đất Orwell ngày 24 tháng 9 với một lực lượng nhỏ và không gặp phải sự kháng cự nào. Thế vào đó, những kẻ thù của Despensers nhanh chóng về phe của họ, bao gồm một người em trai khác mẹ khác của Edward, Thomas xứ Brotherton; Henry xứ Lancaster, người kế thừa lãnh địa bá tước Lancaster từ người anh Thomas; và hàng loạt các giáo sĩ cao cấp. Thu mình trong những căn phòng trú ẩn dưới sự bảo vệ và cố gắng kiểm soát Tháp London, Edward cố gắng tìm kiếm sự ủng hộ trong thủ đô. Thành London nổi dậy chống chính phủ của ông, và ngày 2 tháng 10 đức vua rời London, mang theo cả Despensers với ông. London rơi vào tình trạng hỗn loạn, vì qyaanf chúng tấn công các đại thần và các cộng sự còn lại của Edward, giết chết thủ quỹ cũ của ông Walter Stapledon ở Nhà thờ St Paul, chiếm Tòa Tháp và phóng thích những tù nhân trong đó.
Edward tiếp tục đi về phía tây đến Thung lũng Thames, tới Gloucester khoảng ngày 9 đến 12 tháng 10; ông hi vọng đến được xứ Wales và từ chỗ đó huy động một lực lượng chống lại kẻ xâm lược. Mortimer và Isabella ở không xa phía sau. Những công bố lên án chế độ của Despensers những năm qua. Ngày qua ngày họ tập hợp thêm người ủng hộ Edward và Despenser trẻ vượt qua biên giới và giong buồm từ Chepstow, có thể dự định ban đầu của họ là tới Lundy rồi tiếp đó là Ireland, nơi mà Nhà vua hi vọng sự tìm được chỗ nương náu và tập hợp quân đội mới. Thời tiết xấu khiến họ phải trợ lại, và họ đặt chân lên Cardiff. Edward rút về Lâu đài Caerphilly và cố gắng tập hợp lực lượng còn sót lại của ông.
Uy quyền của Edward sụp đổ ở Anh, và với việc Nhà vua vắng mặt, phe của Isabella giành quyền kiểm soát với sự ủng hộ của Giáo hội. Lực lượng của bà bao vây Bristol, nơi Hugh Despenser già bị tóm cổ từ nơi trú ẩn; ông đầu hàng và vẫn bị hành quyết. Edward và Hugh trẻ chạy khỏi lâu đài của họ vào ngày 2 tháng 11, để lại phía sau nhiều đồ trang sức, vật dụng có giá và ít nhất 13,000 bảng tiền mặt, có thể một lần nữa họ định tới Ireland, nhưng ngày 16 tháng 11 họ bị phản bội và bị bắt giữ bởi một lực lượng miền kiếm ở phía bắc Caerphilly. Edward lúc đầu được hộ tống tới Lâu đài Monmouth, và từ đó trở về Anh, nơi ông bị giam ở pháo đài của Henry xứ Lancaster tại Kenilworth. Lực lượng còn lại của Nhà vua, bấy giờ bị vây ở lâu đài Caerphilly, đầu hàng sau đó 5 tháng vào tháng 4, 1327.
Isabella và Mortimer nhanh chóng trả thù chế độ cũ. Hugh Despenser trẻ bị đưa ra xét xử, bị tuyên bố là kẻ phản bội và bản án được đưa ra, ông ta bị mổ bụng, thiến và phanh thây; ông bị hành hình ngày 24 tháng 11 năm 1326. Đại pháp quan tiền nhiệm của Edward, Robert Baldock, chết ở Nhà tù Hạm đội; Bá tước Arundel bị chém đầu. Tuy nhiên, vị trí của Edward, là một vấn đề; ông vẫn còn là chồng của Isabella và, trên nguyên tắc, ông vẫn là vua, nhưng phần nhiều thành viên chính phủ mới có thể bị đe dọa nếu ông được thả ra và giành lại quyền lực.
Không có thủ tục pháp lý nào làm tiền lệ cho việc truất ngôi một vị vua Anh. Adam Orleton, Giám mục Hereford, lập một danh sách các cáo buộc về những hành động mà Edward đã làm trên cương vị quốc vương, và tháng 1 năm 1327 Nghị viện được triệu tập tại Westminster mà tại đó câu hỏi về tương lai của Edward được đưa ra thảo luận; Edward từ chối tham dự cuộc họp. Nghị viện, ban đầu có nhiều mâu thuẫn, phản ứng lại đám đông quần chúng London đang kêu gọi Hoàng tử Edward con lên ngai vàng. Ngày 12 tháng 1 các nam tước hàng đầu và các giám mục đồng tình rằng Edward II sẽ bị truất ngôi và thay vào đó là con trai ông. Ngày hôm sau hội động các nam tước bàn về chuyện thoái ngôi, với lập luận rằng Edward lãnh đạo yếu kém và đầy rẫy những lỗi lầm cá nhân dẫn đến vương quốc rơi vào thảm họa, và ông không đủ năng lực lãnh đạo quốc gia.
Không lâu sau đó, một nhóm đại diện gồm các nam tước, giáo sĩ và hiệp sĩ được gửi đến Kenilworth để nói chuyện với Nhà vua. Ngày 20 tháng 1 năm 1326, Henry xứ Lancaster và giám mục xứ Winchester và Lincoln gặp riêng Edward tại tòa lâu đài. Họ thông báo với Edward rằng nếu ông thoái vị quốc vương, con trai ông Hoàng tử Edward sẽ kế tự ông, nhưng nếu ông không làm như vậy, con trai ông có thể bị tước quyền kế tự, và ngai vàng sẽ trao cho một ứng viên thay thế khác. Trong nước mắt, Edward đồng ý thoái vị, và ngày 21 tháng 1, Sir William Trussell, đại diện cho toàn thể vương quốc, vứt bỏ lòng tôn kính dành cho ông và chính thức chấm dứt triều đại Edward II. Một tuyên ngôn được đưa đến London, tuyên cáo rằng Edward, bây giờ được gọi là Edward xứ Caernarvon, đã tự nguyện từ bỏ vương quốc và Hoàng tử Edward sẽ kế nhiệm ông. Lễ đăng quang diễn ra tại Tu viện Westminster ngày 2 tháng 2 năm 1327.
Những người chống đối chính quyền mới lập kế hoạch giải thoát cho Edward, và Roger Mortimer quyết định mang Edward đến một nơi an toàn hơn là Lâu đài Berkeley ở Gloucestershire. Cựu vương này đặt chân đến đây khoảng ngày 5 tháng 4 năm 1327. Tại đây, Edward bị đặt dưới sự giám sát của Thomas Berkeley, chàng rể nhà Mortimer và John Maltravers. Berkeley và Maltravers nhận năm bảng cho mỗi ngày cho việc trông nom Edward. Không rõ là Edward được chăm sóc thế nào; các hồ sơ cho thấy nhiều hàng hóa xa xỉ được mua trên danh nghĩa của ông, nhưng một số biên niên sử gia cho rằng ông thường xuyên bị ngược đãi. Bài thơ Lời than khóc của Edward II, từng được cho là được Edward viết trong thời gian ông bị giam cầm, mặc dù giới học giả hiện đại đặt nhiều nghi vấn về điều này.[nb 15]
Ngày 23 tháng 9, Edward III được tin báo rằng phụ thân ông đã tạ thế ở Lâu đài Berkeley vào buổi đêm ngày 21 tháng 9. Nhiều sử gia đồng ý rằng Edward II đã qua đời ở Berkeley vào đúng ngày này, mặc dù vẫn có thiểu số quan điểm, được đề cập dưới đây, cho rằng, ông qua đời sau đó.[nb 16] Cái chết của Edward, như Mark Ormrod chú thích, "hoài nghi đúng lúc", vì nó dẹp bỏ những vấn đề chính trị đáng kể của Mortimer, và phần lớn các sử gia tin rằng Edward có thể đã bị giết theo lệnh của chế độ mới, mặc dù không thể khẳng định chắc chắn. Một số nhân vật bị nghi ngờ dính líu tới cái chết của Edward, trong đó có Sir Thomas Gurney, Maltravers và William Ockley, sau này đã bỏ trốn.[nb 17] Nếu Edward chết do các nguyên nhân tự nhiên, cái chết của ông có thể sẽ bị đẩy nhanh vì chứng trầm cảm sau thời gian ngồi tù.
Thời gian cai trị của Isabella và Mortimer không kéo dài lâu sau tin Edward qua đời được công bố. Họ hòa giải với người Scot thông qua Hiệp ước Northampton, nhưng động thái này không được người dân ủng hộ. Cả Isabella và Mortimer tích lũy, tiêu xài trong nhung lụa, và những lời chỉ trích xuất hiện. Quan hệ giữa Mortimer và nhà vua trẻ Edward III trở nên căng thẳng và năm 1330 Nhà vua tiến hành lật đổ Isabella và Mortimer tại Lâu đài Nottingham. Ông bắt được Mortimer và hành quyết ông ta với mười bốn tội danh phản quốc, bao gồm việc hạ sát Edward II. Chính phủ của Edward III tìm cách đổ cho Mortimer tất cả những vấn đề đương thời, phục hồi danh dự chính trị cho cố vương. Nhà vua tha cho Isabella, cho một khoảng trợ cấp hào phóng, và phóng thích bà ta không lâu sau đó.
Thi hài Edward được ướp tại Lâu đài Berkeley, và được giám sát bởi những nhà lãnh đạo địa phương đến từ Bristol và Gloucester. Ngày 21 tháng 10, thi hài này lại được đưa đến Tu viện Gloucester và ngày 20 tháng 12, Edward được chôn cất với các nghi thức cử hành tại bệ thờ, tang lễ có lẽ đã bị trì hoãn để Edward III có thêm thời gian đến dự.[nb 18] Gloucester được chọn có thể là do các tu viện khác đã từ chối hoặc bị cấm quàn thi thể Nhà vua, và một lý do khác nữa là vì nó gần với Berkeley.[nb 19] Tang lễ này là một sự kiện lớn vào thời đó, với tổng chi phí là 351 bảng, với hình ảnh sư tử hoàng huy mạ vàng, hoàng kỳ thếp vàng và rào chắn gỗ sồi để kiểm soát đám đông đến dự. Có thể triều đình Edward III hi vọng đây sẽ là một tấm bình phong che đi những bất ổn chính trị diễn ra gần đây, tăng tính chính danh cho sự trị vì của vì vua trẻ.
Hình nộm Edward bằng gỗ với chiếc vương miện đồng được chế tạo cho nghi thức tang lễ; đây là lần đầu tiên người nộm sử dụng trong đám tang được biết đến ở Anh, và dường như là cần thiết bởi tình trạng thi thể của Nhà vua, vốn đã chết cách đây ba tháng. Quả tim của Edward đã được lấy ra, đặt trong một chiếc hộp bạc, và sau đó chôn cất cùng Isabella tại Nhà thờ Newgate ở London. Ngôi mộ của ông là thí dụ rất sớm của người nộm thạch cao tuyết hoa ở Anh, với một ngôi hòm mộ và một mái che làm bằng đá trứng cá và đá Purbeck. Edward được chôn cất trong trang phục áo sơmi, mũ và găng tay sử dụng trong lễ đăng quang của ông, và hình nộm mô tả ông trong tư cách một quân vương, tay cầm quyền trượng và bảo châu, đầu đội vương miện lá dâu tây. Hình nộm mô tả hình dạng môi dưới khá rõ, và có thể là khá giống với Edward.[nb 20]
Mộ phần của Nhà vua nhanh chóng trở thành nơi hành hương ưa chuộng của những người dân đang thiếu những điểm đến cho mục đích này, và có lẽ được cổ súy bởi giới tăng lữ địa phương. Tu viện nhận được khoảng đóng góp hào phòng từ khách hành hương, cho phép các tu sĩ xây lại nhiều nhà thờ trong vùng trong suốt thập niên 1330. Những câu chuyện thần bí diễn ra tại ngôi mộ đã được thuật lại, và ngôi mộ cũng được tu chỉnh nhiều lần để cho phép đông đảo khách có thể viếng thăm. Biên niên sử gia Geoffrey de Baker mô tả Edward là một đức tử đạo thánh thiện, bị hành hạ, và Richard II đã tỏ lòng ủng hộ từ phía triều đình trong nổ lực bất thành vào năm 1395 cho việc tuyên thánh Edward. Ngôi mộ chính thức được khai quật năm 1855, mở nắp quan tài gỗ, vẫn trong tình trạng tốt, và một quan tài được niêm phong chì bên trong. Ngôi mộ ngày nay vẫn tọa lạc tại Nhà thờ Gloucester, và được phục hồi nguyên trạng trong gian đoạn 2007 - 2008 với chi phí hơn 100.000 bảng.
Tranh cãi quanh cái chết của Edward nhanh chóng xuất hiện. Với vụ hành quyết Mortimer năm 1330, nhiều tin đồn bắt đầu lan truyền, cho rằng Edward đã bị hạ sát tại lâu đài Berkeley. Những báo cáo rằng ông đã bị giết bằng cách nhét chậm chạp một thanh sắt nóng đỏ hoặc giùi nung vào hậu môn được lan truyền, có thể là kết quả của sự tuyên truyền có chủ ý; các biên niên sử gia trong giai đoạn từ giữa thập niên 1330 tới thập niên 1340 ra sức truyền bá các báo cáo này thêm, sau đó lại được Geoffrey le Baker ủng hộ bằng việc thêm thắt hoa lá vào bản giải trình vụ giết người. Tài liệu này được kết hợp vào nhiều tư liệu lịch sử nghiên cứu sau này liên quan đến Edward, thường dẫn đến nhiều nghi vấn về khả năng đồng tính luyến ái của ông. Hầu hết sử gia hiện đại đã gạt bỏ các báo cáo giải trình này, hoài nghi về tính hợp lý quanh việc những kẻ bắt cóc sao có thể giết chết ông bằng một cách dễ bị phát hiện như thế.[nb 21]
Những giả thuyết khác cũng được đưa ra quanh khả năng Edward có thể không thực sự chết trong năm 1327. Những lập luận này liên quan đến "Lá thư Fieschi", được linh mục Manuel Fieschi gửi cho Edward III, trong đó nói rằng Edward được sự giúp đỡ của một người hầu cận đã thoát khỏi lâu đài Berkeley vào năm 1327, và cuối cùng trở thành một ẩn sĩ tại Đế quốc La Mã Thần thánh. Thi thể chôn trong Nhà thờ Gloucester thì được nhắc đến là của một phu khuân vác của lâu đài Berkeley, bị ám sát rồi giao nộp cho Isabella để giả làm xác của Edward nhằm tránh bị trừng phạt. Lá thư thường được ráp nối để giải thích chuyện Edward III gặp một người đàn ông tên William the Welshman ở Antwerp năm 1338, người tự nhận là Edward II.
Nhiều phần trong nội dung thư được các sử gia nhìn nhận rộng rãi là khả tín, tuy những phần tường thuật khác vẫn còn bị chỉ trích là không đủ sức tin cậy. Một vài sử gia ủng hộ các bản tường thuật này. Paul Doherty đặt nghi vấn về tính xác thực của bức thư và nhân thân của William the Welshman, nhưng dù sau cũng phải nghi ngờ rằng Edward đã sống sót khỏi cảnh ngục tù. Nhà nghiên cứu lịch sử đại trà Alison Weir tin rằng sự kiện trong bức thư về cơ bản là có thực, khi sử dụng lá thư để lập luận rằng Isabella không phạm tội giết Edward. Sử gia Ian Mortimer cho rằng chuyện kể trong bức thư của Fieschi nhiều phần là chính xác, nhưng cũng cho rằng chính Mortimer và Isabella đã bí mật phóng thích Edward, và sau đó cũng chính họ ngụy tạo ra cái chết của vị cựu vương này, chuyện hư cấu này sau đó lại được Edward III tiếp tục duy trì sau khi lên nắm quyền. Lời tường thuật của Ian Mortimer bị hầu hết các học giả phản bác khi nó được xuất bản lần đầu, đặc biệt là nhà sử học David Carpenter.[nb 22]
Edward suy cho cùng cũng là một ông vua thất bại; sử gia Michael Prestwich nhận xét rằng ông "lười nhác và bất tài, hay nộ khí xung thiên với những chuyện chẳng đâu vào đâu, nhưng thiếu quyết đoan khi vấn đề nhỏ trở nên nghiêm trọng", sau này được lặp lại trong mô tả của Roy Haines về Edward là "bất tài và độc ác", và "không phải người hữu dụng". Edward không chỉ giao quyền nhiếp chính triều đình cho thuộc hạ mà với những quyết sách có tầm ảnh hưởng lớn hơn cũng thế, và Pierre Chaplais lập luận rằng ông "không hẳn là một người bất tài ở ngôi bất đắc dĩ", khi đa phần giao phó quyền hành cho quan nhiếp chính đầy quyền lực, như Piers Gaveston hay Hugh Despenser Trẻ. Sự sốt sắng của Edward để đề bạt những cận thần của ông mang lại những hệ quả nghiêm trọng, mặc dù ông cũng cố gắng giành lấy lòng trung thành của giới quý tộc thông qua việc ban bổng lộc và đất đai. Edward tỏ ra quan tâm tới những chuyện vặt vãnh trong triều, tuy cũng, thỉnh thoảng bận tâm sâu sắc đến các vấn đề xảy ra trên nước Anh và trên lãnh địa rộng lớn của ông. Edward tỏ ra quan tâm tới những chuyện vặt vãnh trong triều, tuy cũng, thỉnh thoảng bận tâm sâu sắc đến các vấn đề xảy ra trên nước Anh và trên lãnh địa rộng lớn của ông.[nb 23]
Khó khăn dai dẳng của Edward trong phần lớn thời gian ông cai trị là thiếu hụt tiền bạc, từ các khoản nợ ông phải nhận lãnh từ vua cha, khoảng 60.000 bảng và vẫn chưa trả hết tới những năm 1320. Nhà vua dùng nhiều thủ quỹ và quan chức tài chính khác, không nhiều người trong số họ tại vị được lâu, để tăng nguồn lợi qua nhiều thứ thuế mất lòng dân, và dùng quyền lực của mình để trưng dụng hàng hóa. Ông cũng có nhiều khoản vay, ban đầu là qua gia đình Frescobaldi, và sau đó thông qua quản lý ngân hàng Antonio Pessagno. Edward có một mối quan tâm mạnh mẽ trong vấn đề tài chính trong những năm cuối tại vị, ngờ vực cả các quan chức riêng của ông và cố gắng tăng doanh thu trực tiếp bằng cách giảm chi tiêu trong tư gia của mình.
Edward có trách nhiệm vận hành tư pháp triều đình thông qua mạng lưới thẩm phán và quan chức của ông. Không chắc chắn là Edward đặt quyền lợi cá nhân trong phán xét tư pháp đến mức độ nào, nhưng ông dường như có tư lợi cho mình ở một mức độ nhất định trong những năm đầu trên ngai, và ngày càng can thiệp sâu vào nền tư pháp sau năm 1322. Edward sử dụng nhiều quy định trong hệ thống Dân luật La Mã trong thời gian trị vì khi tranh luận để biện hộ cho những động cơ và ý chí của ông, khiến cho những người cảm thấy đây là sự rời bỏ những nguyên tắc cơ bản của Công Luật Anh chỉ trích. Nhiều nhân vật đương thời cũng lên tiếng chỉ trích Edward khi thấy ông dung dưỡng the Despensers lợi dụng hệ thống tư pháp triều đình cho mục đích riêng; Despensers dường như chắc chắn đã lũng đoạn hệ thống tư pháp, mặc dù hành vi này không rõ là sâu rộng đến đâu. Giữa những bất ổn chính trị, các băng nhóm vũ trang và bạo lực lan tràn khắp xứ Anh Cát Lợi trong thời gian cai trị của Edward, gây ra những náo loạn cho vị trí của nhiều quý tộc địa phương; nhiều khu vực ở xứ Ái Nhĩ Lan lâm vào tình trạng vô chính phủ.
Vai trò của Quốc hội tăng lên dưới triều đại Edward, trở thành nơi đưa ra các quyết sách và hồi đáp các kiến nghị, mặc dù như sử gia Claire Valente chú rằng, triệu tập Quốc hội "vẫn như tổ chức sự kiện". Sau năm 1311, Nghị viện bắt đầu được triệu tập, ngoài các nam tước, đại diện của giới hiệp sĩ và thị dân, thành phần mà sau này đã thiết lập nên "Viện thứ dân Anh Cát Lợi". Mặc dù Nghị viện thường chống đối các loại thuế mới, ý kiến chống đối mạnh mẽ Edward đa phần là từ các nam tước, chứ không phải chính Nghị viện, dù các nam tước tận dụng các kỳ họp Quốc hội để hợp pháp hóa các đòi hỏi chính trị lâu dài của họ. Sau nhiều năm đối kháng với Quốc hội, trong nửa cuối giai đoạn trị vì, Edward bắt đầu can thiệp vào cơ quan này để đạt được các mục tiêu chính trị của mình. Chuyện Edward bị phế truất năm 1327 vẫn chưa rõ là được gây ra bởi một Nghị viện được triệu tập chính thức hay chỉ đơn giản là bởi sự nhóm họp của các thành phần chính trị bên cạnh Nghị viện hiện tại.
Edward có một hoàng cung lưu động, di chuyển khắp đất nước theo chân Nhà vua. Khi ở Cung điện Westminster, hoàng cung có hai đại sảnh, bảy phòng ngủ và ba nhà nguyện, cùng với những phòng nhỏ nhỏ, nhưng, do cuộc xung đột với Scotland, hoàng cung lại dời về Yorkshire và Northumbria trong phần lớn thời gian diễn ra cuộc xung đột này. Chính giữa hoàng cung là tư thất của Edward, lần lượt được chia thành "đại sảnh" và "buồng ngủ"; quy mô tư thất của Edward thay đổi theo từng thời kỳ, vào năm 1317 là khoảng 500 strong, bao gồm các hiệp sĩ, cận vệ, đầu bếp và phu vận chuyển. Xung quanh tư thất của vua là đông các triều thần, và dường như cũng cuốn hút thành phần gái bán dâm và phạm nhân.
Âm nhạc và các ca đoàn rất phổ biến tại hoàng cung của Edward, tuy vậy, hoạt động săn bắt có vẻ không phải là thú tiêu khiển ưa chuộng, các sự kiện duyệt kỵ binh cũng ít được xem trọng. Edward thích những tòa dinh thự và các họa phẩm, nhưng không tỏ ra hứng thú với văn chương, nên các sáng tác văn học không được hỗ trợ nhiều. Các đĩa vàng và bạc, trang sức và vật dụng tráng men được sử dụng rộng rãi để trang trí cung điện thêm lộng lẫy.[nb 24] Edward nuôi một con lạc đà làm thú cưng, là người trẻ tuổi, ông dắt theo một con sư tử trong chiến dịch Scotland. Nhiều kiểu mua vui ngoại lai cũng được tổ chức trong cung của Edward: mời người dụ rắn đến từ Ý vào năm 1312, và đến năm sau thì cho mời 54 vũ công khỏa thân từ Pháp.[nb 25]
Trong triều đại của mình, cách tiếp cận tôn giáo của Edward được xem là bình thường, nhà sử học Michael Prestwich mô tả ông là "một người có thái độ tôn giáo hoàn toàn theo thông lệ". Các nghi lễ tại nhà nguyện và bố thí tại hoàng cung được diễn ra hàng ngày, và Edward ban phước lành cho người bệnh, dù là ông cử hành các nghi thức ít hơn các vị tiên vương. Edward vẫn duy trì mối quan hệ thân thiết với các tu sĩ dòng Đa Minh, những người đã giáo dục ông, và ông đã làm theo lời khuyên của họ khi xin phép giáo hoàng cho lễ xức dầu Thánh Thomas thành Canterbury năm 1319; yêu cầu bị từ chối, khiến Nhà vua có chút bối rối. Edward ủng hộ việc mở rộng các trường đại học dưới thời của ông, thành lập King's Hall ở Cambridge để thúc đẩy giáo dục tôn giáo và luật dân sự, Oriel College ở Oxford và một đại học có thời gian tồn tại ngắn ngủi tại Dublin.
Edward có quan hệ tốt với Giáo hoàng Clêmentê V, mặc cho sự can thiệp thường xuyên của Nhà vua vào hoạt động của Giáo hội Anh, bao gồm cả trừng phạt các giám mục mà ông không hài lòng. Với sự ủng hộ của Clêmentê, Edward cố gắng kiếm sự hỗ trợ tài chính từ Giáo hội Anh cho các chiến dịch quân sự của ông ở Scotland, bao gồm cả đánh thuế và vay tiền từ các quỹ quyên góp ủng hộ các cuộc Thập tự chinh. Giáo hội Anh có tương đối ít hoặc chỉ có ảnh hưởng vừa phải lên hành vi của Edward của trong suốt triều đại ông, có thể bởi vì lợi ích cá nhân và mối quan tâm của các giám mục đối với sự bảo hộ dành cho họ.
Giáo hoàng Gioan XXII, tại vị từ năm 1316, tìm kiếm sự ủng hộ của Edward cho cuộc Thập tự chinh mới, và cũng có xu hướng ủng hộ ông về chính trị. Năm 1317, để đổi lấy sự ủng hộ của Giáo hoàng trong cuộc chiến ở Scotland, Edward đồng ý bắt đầu lại chuyện nộp triều cống thường niên để tỏ lòng tôn kính Giáo hoàng, điều mà ban đầu đã được Vua John đồng ý năm 1213; Edward sớm ngừng nộp thuế, tuy nhiên, Nhà vua không bao giờ bày lễ phiên thần, một phần khác của thỏa thuận năm 1213. Năm 1325, Edward đề nghị Giáo hoàng Gioan hướng dẫn Giáo hội Ireland công khai rao giảng ủng hộ quyền cai trị hòn đảo của ông, và đe dọa trừng phát những ai có ý kiến chống đối.
Trong thời kỳ này, không biên niên sử gia nào hoàn toàn đáng tin cậy và bất thiên vị, công trình của họ được viết để phục vụ cho một động cơ nào đó, nhưng rõ ràng là hầu hết các biên niên sử gia có chỉ trích Edward nặng nề. Polychronicon, Vita Edwardi Secundi, Vita et Mors Edwardi Secundi và Gesta Edwardi de Carnarvon là những bản kết tội nhân cách, thói quen và việc kết giao bạn bè của Nhà vua. Nhiều ghi chép khác trong triều đại Edward cho thấy có những lời chỉ trích Edward đến từ những người đương thời, bao gồm Giáo hội và các thành viên trong chính hoàng cung của ông. Nhiều ca khúc chính trị viết về ông để chê trách những thất bại trong chiến tranh và triều đình áp bức của ông. Sau đó, vào thế kỷ XIV, một vài biên niên sử gia như Geoffrey le Baker và Thomas Ringstead có những động thái để phục hồi danh dự Edward, mô tả ông như một người tử đạo và có tiềm năng được phong thánh, mặc dù truyền thống này bị mất đi trong những năm sau đó.
Nghiên cứu của các sử gia thế kỉ XVI và XVII tập trung vào mối quan hệ của Edward với Gaveston, vẽ ra những so sánh giữa ngai vàng Edward với các sự kiện xung quanh mối quan hệ giữa Quận công d'Épernon và Henri III của Pháp, và giữa Quận công Buckingham và Charles I. Trong nửa đầu thế kỉ XIX, các nhà nghiên cứu lịch sử đại trà như Charles Dickens và Charles Knight phổ biến cuộc sống của Edward với công chúng thời Victoria, nhắm mạnh vào mối quan hệ giữa Nhà vua với các cận thần và, hơn thế nữa, ám chỉ đến chuyện tình cảm đồng giới mà ông có thể có. Từ những năm 1870 trở đi, tuy nhiên, các hội thảo của giới học giả về thiên hướng tình dục của Edward đã hạn chế đi vì sự thay đổi nhận thức của người Anh. Cho đến đầu thế kỉ XX, các trường học ở Anh vẫn được chính phủ khuyến cáo tránh thảo luận công khai về các mối quan hệ riêng tư của Edward trong các tiết học lịch sử. Quan điểm về thiên hướng tình dục của Edward tiếp tục thay đổi trong nhiều năm.
Cho đến cuối thế kỷ XIX, nhiều hồ sơ quốc gia thời kì này được mở ra cho các sử gia, trong đó có William Stubbs, Thomas Tout và J. C. Davies, những người chuyên nghiên cứu về sự phát triển của hệ thống hiến pháp và chính phủ Anh trong triều đại Edward. Mặc dù chỉ trích về những điều họ xem là thiếu tư cách làm vua của Edward, các sử gia này cũng nhìn thận sự vai trò của Nghị viện được tăng cao trong khi vương quyền cá nhân thời Edward II lại suy giảm, mà họ cho là sự phát triển tích cực. Trong thập niên 1970 người viết sử về triều Edward rời bỏ mô hình nghiên cứu này, được củng cố qua việc xuất bản thêm các bản ghi chép thời Edward trong giai đoạn 25 năm cuối thế kỉ XX. Công trình của Jeffrey Denton, Jeffrey Hamilton, John Maddicott và Seymour Phillips quay lại hướng tập trung về vai trò cá nhân các lãnh đạo trong các cuộc xung đột. Có những trường hợp ngoại lệ như công trình của Hilda Johnstone về những năm đầu vương triều Edward, và nghiên cứu của Natalie Fryde về những năm cuối của triều đại, trọng tâm của các nghiên cứu lịch sử có quy mô lớn trong những năm này là lên những yếu nhân khác hơn là chỉ về bản thân Edward, cho đến khi bản tiểu sử có quy mô khá lớn của Nhà vua được Roy Haines và Seymour Phillips xuất bản năm 2003 và 2011.
Nhiều vở kịch đã khắc họa chân dung đương thời của Edward. Kịch bản của Christopher Marlowe được dựng thành vở Edward II được trình diễn lần đầu khoảng năm 1592 và tập trung vào mối quan hệ giữa Edward với Piers Gaveston, phản ánh mối quan tâm tồn tại ở thế kỉ XVI về quan hệ giữa quân vương và các sủng thần ái thiếp của họ. Marlowe mô tả cái chết của Edward là một vụ ám hại, khắc họa song song việc giết người và tử đạo; mặc dù kịch bản của Marlowe không mô tả bản chất thực sự của việc sát hại Edward, vở kịch thường được trình diễn theo quan điểm truyền thống, rằng Edward bị giết bằng một thanh sắt nóng đỏ. Nhân vật Edward trong vở kịch, đã được so sánh với những vị vua cùng thời với Marlowe là James VI của Scotland và Henry III của Pháp, có thể cũng chịu ảnh hưởng từ vở kịch Richard II của William Shakespeare. Vào thế kỉ XVII, nhà soạn kịch Ben Jonson cũng khai thác chủ đề này cho công trình dở dang của ông, Mortimer His Fall.
Nhà làm phim Derek Jarman chuyển thể kịch bản của Marlowe thành phim năm 1991, một phiên bản hậu hiện đại của vở kịch, lột tả Edward với hình ảnh một quân vương cường tráng với xu hướng tình dục đồng giới, và cuối cùng bị thua dưới tay những kẻ thù quyền lực. Trong phim của Jarman, Edward cuối cùng thoát ra khỏi cảnh giam cầm, theo như bức thư của Fieschi. Những hình ảnh phổ biến hiện nay của Edward được hình thành từ sự xuất hiện đầy tương phản của ông trong phim Braveheart của Mel Gibson năm 1995, khi ông bị mô tả là một người yếu đuối và thiên hướng tình dục được thể hiện đầy ẩn ý với hình ảnh mặc quần áo lụa và trang điểm đậm, xa lánh phụ nữ và không thể đối phó với quân của người Scot. Tác phẩm điện ảnh này nhận khá nhiều chỉ trích, về những bóp méo lịch sử và về chân dung một nhân vật đồng tính luyến ái khá tiêu cực.
Kuala Lumpur là nơi đặt trụ sở của Quốc hội Malaysia. Thành phố từng là nơi đặt trụ sở của các cơ quan thuộc nhánh hành pháp và tư pháp trong chính phủ liên bang, song các cơ quan này chuyển đến Putrajaya vào đầu năm 1999. Một số bộ phận của bộ máy tư pháp liên bang vẫn nằm tại thành phố thủ đô. Cung điện chính thức của Quốc vương Malaysia là Istana Negara cũng nằm tại Kuala Lumpur. Kuala Lumpur là trung tâm văn hóa, tài chính và kinh tế của Malaysia. Thành phố được xếp hạng là thành phố toàn cầu hạng alpha, và xếp hạng 48 theo Chỉ số thành phố toàn cầu năm 2010 của Tạp chí Foreign Policy.
Những người thăm dò thiếc định cư tại Ampang, và lập nên các tổ chức của họ. Hai tổ chức lớn nhất là Hải Sơn hội do người Khách Gia chi phối, và Nghĩa Hưng hội do người Phúc Kiến chi phối, hai tổ chức này thường xuyên đấu tranh với nhau để tranh giành quyền kiểm soát việc sản xuất thiếc trong thị trấn. Do đấu tranh liên miên giữa hai phe, sản xuất khai mỏ thiếc bị đình trệ, khiến cho người Anh (đương thời cai trị Selangor) bổ nhiệm một Kapitan (thủ lĩnh) người Hoa để quản lý Kuala Lumpur. Khâu Tú (Hiu Siew) được bầu làm Kapitan đầu tiên, ông sở hữu một mỏ tại Lukut. Ông là một trong những thương gia đầu tiên đến Ampang, bán lương thực thực phẩm cho thợ mỏ để đổi lấy thiếc.
Trong thời gian đầu, Kuala Lumpur tồn tại nhiều vấn đề, bao gồm Nội chiến Selangor; và cũng gặp phải các tai họa như dịch bệnh hay hỏa hoạn và lũ lụt liên tiếp. Khoảng thập niên 1870, Kapitan người Hoa thứ ba của Kuala Lumpur là Diệp Á Lai (Yap Ah Loy) trở thành thủ lĩnh, chịu trách nhiệm cho sự sống còn và phát triển có hệ thống sau đó của thị trấn. Ông bắt đầu phát triển Kuala Lumpur từ một điểm định cư nhỏ được ít người biết đến thành một thị trấn mỏ hưng thịnh. Năm 1880, xét theo yếu tố chiến lược, thủ đô quốc gia của Selangor chuyển từ Klang đến Kuala Lumpur.
Năm 1896, Kuala Lumpur được chọn làm thủ đô của Liên bang Mã Lai (Federated Malay States) mới hình thành. Nhiều cộng đồng khác nhau định cư tại các khu vực khác nhau của Kuala Lumpur. Người Hoa chủ yếu định cư quanh trung tâm thương mại Quảng trường Thị trường, phía đông sông Klang, và hướng về phố Trung Hoa. Người Mã Lai, tầng lớp thương nhân người Ấn, và người Ấn theo Hồi giáo cư trú dọc theo phố Java (nay là Jalan Tun Perak). Padang, nay được gọi là Quảng trường Merdeka, là trung tâm của các văn phòng hành chính của người Anh.
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Lục quân Đế quốc Nhật Bản chiếm Kuala Lumpur vào ngày 11 tháng 1 năm 1942. Người Nhật chiếm đóng thành phố cho đến ngày 15 tháng 8 năm 1945, khi tổng tư lệnh của Đệ thất phương diện quân Nhật Bản tại Singapore và Malaysia là Seishirō Itagaki đầu hàng chính phủ Anh Quốc. Năm 1957, Liên hiệp bang Malaya (Federation of Malaya) giành được độc lập khỏi sự thống trị của người Anh. Kuala Lumpur vẫn là thủ đô khi Malaysia thành lập vào ngày 16 tháng 9 năm 1963.
Ngày 13 tháng 5 năm 1969, các cuộc bạo loạn sắc tộc tồi tệ nhất trong lịch sử Malaysia diễn ra tại Kuala Lumpur. Cụm từ Sự kiện 13 tháng 5 được dùng để nói đến sự cố bạo lực giữa các thành viên của cộng đồng người Mã Lai và người Hoa. Bạo lực là kết quả của việc người Mã Lai tại Malaysia bất mãn với địa vị xã hội-chính trị của họ. Bạo loạn khiến 196 người thiệt mạng, và dẫn đến các thay đổi lớn trong chính sách kinh tế quốc gia nhằm thúc đẩy và ưu tiên người Mã Lai trong lĩnh vực phát triển kinh tế.
Được dãy Titiwangsa bảo vệ ở phía đông và được đảo Sumatra của Indonesia chắn ở phía tây, Kuala Lumpur có khí hậu xích đạo đặc trưng của rừng mưa nhiệt đới (phân loại khí hậu Köppen Af) với thời tiết nắng ấm quanh năm, cùng lượng mưa dồi dào, đặc biệt là khi có gió mùa đông bắc từ tháng 10 đến tháng 3. Nhiệt độ có xu hướng không thay đổi. Mức nhiệt tối cao dao động giữa 31 và 33 °C (88 và 91 °F) và chưa từng vượt quá 39,3 °C (102,7 °F), trong khi mức nhiệt tối thấp dao động giữa 22 và 23,5 °C (71,6 và 74,3 °F) và chưa từng xuống quá 14,4 °C (57,9 °F). Kuala Lumpur thường nhận được lượng mưa mỗi năm tối thiểu là 2.600 mm (100 in); tháng 6 và tháng 7 tương đối khô, song sau đó lượng mưa thường vượt quá 127 milimét (5,0 in) mỗi tháng.
Công tác quản lý địa phương được thực hiện từ Tòa thị chính Kuala Lumpur, một cơ quan nằm dưới sự quản lý của Bộ Lãnh thổ liên bang Malaysia. Cơ quan này có trách nhiệm đối với y tế và vệ sinh công cộng, loại bỏ và quản lý chất thải, quy hoạch đô thị, bảo vệ môi trường và kiểm soát xây dựng, phát triển xã hội và kinh tế, duy trì chung các chức năng của cơ sở hạ tầng đô thị. Quyền hành pháp thuộc về thị trưởng tại tòa thị chính, người này do Bộ trưởng Lãnh thổ liên bang bổ nhiệm và có nhiệm kỳ 3 năm. Hệ thống bổ nhiệm thị trưởng này được thi hành kể từ khi các cuộc bầu cử chính phủ địa phương bị đình chỉ vào năm 1970.
Kuala Lumpur là trung tâm kinh tế, thương mại, tài chính, bảo hiểm, bất động sản, truyền thông và nghệ thuật của quốc gia. Kuala Lumpur là một thành phố toàn cầu hạng alpha, và là thành phố toàn cầu duy nhất tại Malaysia. Phát triển cơ sở hạ tầng tại các khu vực xung quanh như sân bay quốc tế Kuala Lumpur tại Sepang, sự hình thành Hành lang đa phương tiện siêu cấp và sự mở rộng cảng Klang củng cố hơn nữa tầm quan trọng về kinh tế của thành phố. Bursa Malaysia hay Sở giao dịch chứng khoán Malaysia đặt tại thành phố, tạo thành một trong các hoạt động kinh tế cốt lõi của thành phố.
Tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Kuala Lumpur ước tính đạt 73.536 triệu ringgit vào năm 2008, tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 5,9%. GDP bình quân đầu người của Kuala Lumpur vào năm 2008 là 48.556 ringgit với mức tăng trưởng trung bình hàng năm là 5,9 phần trăm. Tổng số việc làm tại Kuala Lumpur được ước tính là khoảng 838.400. Các ngành dịch vụ bao gồm tài chính, bảo hiểm, bất động sản, dịch vụ kinh doanh, bán buôn bán lẻ, nhà hàng và khách sạn, giao thông, kho bãi và truyền thông, dịch vụ công, dịch vụ cá nhân và dịch vụ chính phủ tạo thành phần lớn nhất trong số việc làm, chiếm khoảng 83%. 17 phần trăm còn lại đến từ lĩnh vực chế tạo và xây dựng.
Sự lớn mạnh của lĩnh vực dịch vụ thể hiện rõ rệt thông qua số lượng các ngân hàng bản địa và ngoại quốc cùng các công ty bảo hiểm hoạt động trong thành phố. Kuala Lumpur ở tư thế sẵn sàng trở thành trung tâm tài chính Hồi giáo toàn cầu với số lượng ngày càng tăng các tổ chức tài chính cung cấp dịch vụ tài chính Hồi giáo và sự hiện diện mạnh mẽ của các tổ chức tài chính vùng Vịnh chẳng hạn như ngân hàng Hồi giáo lớn nhất thế giới là Ngân hàng Al-Rajhi và Hãng Tài chính Kuwait. Bên cạnh đó, Dow Jones & Company tích cực làm việc với Bursa Malaysia để thành lập Quỹ trao đổi thương mại Hồi giáo (ETFs), theo đó sẽ giúp nâng cao vị thế của Malaysia tại vùng Vịnh. Thành phố có một số lượng lớn các công ty cổ phần ngoại quốc và cũng có nhiều văn phòng hay trung tâm hỗ trợ khu vực của các công ty đa quốc gia, đặc biệt là tài chính và kế toán, và công nghệ thông tin. Hầu hết các công ty lớn nhất Malaysia có trụ sở chính đặt tại Kuala Lumpur và tính đến tháng 12 năm 2007 thì ngoài Petronas, có 14 trong số các công ty trong danh sách Forbes 2000 đặt tại Kuala Lumpur.
Du lịch đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế định hướng dịch vụ của thành phố. Nhiều chuỗi khách sạn toàn cầu có sự hiện hiện tại thành phố. Kuala Lumpur là thành phố được viếng thăm nhiều thứ sáu trên thế giới, với 8,9 triệu lượt du khách mỗi năm. Du lịch Kula Lumpur được thúc đẩy từ tính đa dạng văn hóa của thành phố, chi phí tương đối thấp, đồ ăn và mua sắm đa dạng. Du lịch MICE, tức du lịch hội nghị, được phát triển trong những năm gần đây và trở thành một thành phần quan trọng, và dự kiến sẽ phát triển hơn nữa khi Chương trình Chuyển đổi Kinh tế của chính phủ Malaysia được khởi động.
Kuala Lumpur có thành phần cư dân hỗn tạp, gồm ba dân tộc chính của Malaysia: người Mã Lai, người Hoa và người Ấn, song thành phố cũng tồn tại những sự kết hợp văn hóa như người Âu-Á, ngoài ra còn có người Kadazan, người Iban và các sắc tộc bản địa từ Đông Malaysia và Malaysia bán đảo. Theo điều tra dân số năm 2010 do Cơ quan Thống kê tiến hành, tỷ lệ cư dân Bumiputera tại Kuala Lumpur là khoảng 44,2%, trong khi người Hoa chiếm 43,2% và người Ấn chiếm 10,3%. Có một hiện tượng đáng chú ý là sự hiện diện ngày càng tăng của cư dân ngoại quốc tại Kuala Lumpur, hiện họ chiếm khoảng 9% dân số thành phố.
Kuala Lumpur là nơi có sự đa dạng về tôn giáo, thành phố có nhiều điểm thờ cúng cho dân cư đa tôn giáo. Hồi giáo được thực hành chủ yếu bởi các cộng đồng người Mã Lai và người Ấn theo Hồi giáo, Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo chủ yếu được thực hành trong cộng đồng người Hoa. Người Ấn có truyền thống gia nhập Ấn Độ giáo. Một số người Hoa và người Ấn đăng ký làm tín đồ Ki-tô giáo. Theo điều tra dân số năm 2010, dân số Kuala Lumpur có 46,4% là người Hồi giáo, 35,7% là Phật tử, 8,5% theo Ấn Độ giáo, 5,8% là Ki-tô hữu], 1,1% là tín đồ Đạo giáo hay tĩn ngưỡng truyền thống Trung Hoa, 2,0% theo các tôn giáo khác, và 0,5% không tôn giáo.
Kiến trúc Kuala Lumpur là sự pha trộn giữa ảnh hưởng từ kiến trúc thuộc địa cũ, truyền thống châu Á, cảm hứng Hồi giáo Mã Lai, hiện đại, và hậu hiện đại. Kuala Lumpur là một thành phố tương đối trẻ so với các thủ đô Đông Nam Á khác, hầu hết các tòa nhà thuộc địa tại thành phố được xây dựng vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Các tòa nhà này mang phong cách hay kiến trúc Moor (Mughal), Tudo, Tân Goth hay Hy Lạp-Tây Ban Nha. Hầu hết kiểu dáng được chỉnh sửa để có thể sử dụng tài nguyên địa phương và thích nghi với khí hậu địa phương vốn quanh năm nóng ẩm.
Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, có nhiều điếm ốc (Shophouse), chúng thường có hai tầng với tầng trệt dùng làm nơi mua bán và tầng trên dùng làm nơi ở, được xây dựng quanh trung tâm thành phố cũ. Các điếm-ốc này lấy cảm ứng từ truyền thống kiến trúc của người Hoa Eo biển và người châu Âu. Một số trong những điếm ốc này phải nhường chỗ cho sự phát triển mới song nhiều điếm ốc vẫn tồn tại cho đến ngày nay tại xung quanh các khu vực Medan Pasar (quảng trường Thị trường cũ), phố Trung Hoa, Jalan Tuanku Abdul Rahman, Jalan Doraisamy, Bukit Bintang và Tengkat Tong Shin.
Từ các nguyên nhân như độc lập, tăng trưởng kinh tế nhanh chóng từ thập niên 1960 đến thập niên 1990, Hồi giáo trở thành quốc giáo, dẫn đến kết quả là việc xây dựng các tòa nhà mang dáng vẻ bản địa và Hồi giáo hơn xuất hiện khắp thành phố, Nhiều tòa nhà này có thiết kế bắt nguồn từ các hạng mục truyền thống Mã Lai, chẳng hạn như songkok và keris. Một số tòa nhà này có những họa tiết hình học Hồi giáo được tích hợp trong các thiết kế kiến trúc. Ví dụ cho các tòa nhà này là Menara Telekom, Menara Maybank, Dayabumi Complex, và Trung tâm Hồi giáo. Một số tòa nhà như Bảo tàng Nghệ thuật Hồi giáo Malaysia và Cung Thiên văn Quốc gia được xây dựng phỏng theo mô hình một nơi thờ tự, hoàn chỉnh với mái vòm và tháp, trong khi trên thực tế đó là những nơi của khoa học và tri thức. Tòa tháp đôi Petronas cao 452 mét (1.483 ft) là tháp đôi cao nhất trên thế giới.
Kiến trúc hiện đại và hậu hiện đại bắt đầu xuất hiện vào cuối thập niên 1990 và đầu thập niên 2000. Cùng với sự phát triển kinh tế, các tòa nhà cũ như Bok House bị phá bằng để nhường chỗ cho công trình mới. Các tòa nhà với lớp vỏ bề ngoài hoàn toàn bằng kính xuất hiện khắp thành phố, ví dụ nổi bật nhất là Tháp đôi Petronas và Trung tâm Hội nghị Kuala Lumpur. Khu kinh doanh trung tâm của Kuala Lumpur ngày nay dời sang quanh Kuala Lumpur City Centre (KLCC), tại đây có nhiều tòa nhà mới và cao với kiến trúc hiện đại và hậu hiện đại. Theo Kế hoạch 50 quần thể đô thị cao nhất thế giới của Hội đồng Cao ốc và Cư trú đô thị (CTBUH), Kuala Lumpur xếp hạng 10 trong số các thành phố có nhiều tòa nhà cao trên 100 mét, với tổng chiều cao của 244 tòa nhà là 34.035 mét.
Kuala Lumpur có Đại học Malaya (UM) được thành lập vào năm 1949, là đại học lâu năm nhất tại Malaysia, và là một trong các đại học lâu năm nhất trong khu vực. Đây cũng là cơ sở đại học có uy tín nhất tại Malaysia, được xếp hạng nhất trong số các dại học tại Malaysia trong xếp hạng quốc tế Times Higher Educatio (THES) 2004. Trong những năm gần đây, số lượng sinh viên quốc tế tại Đại học Malaya tăng lên, là một kết quả của các nỗ lực ngày càng lớn nhằm thu hút thêm các sinh viên quốc tế.
Các đại học khác nằm tại Kuala Lumpur gồm Đại học Hồi giáo Quốc tế Malaysia (IIUM), Đại học Tunku Abdul Rahman (UTAR), Đại học UCSI (UCSI), Đại học Y Quốc tế (IMU), Đại học Mở Malaysia (OUM), Đại học Kuala Lumpur (UniKL), Đại học Mở Wawasan (WOU), Học viện Đại học Tunku Abdul Rahman (TARUC) và các học khu chi nhánh của Đại học Quốc gia Malaysia (UKM) và Đại học Công nghệ Malaysia (UTM). Tại bang Selangor cũng có nhiều đại học, đáng chú ý nhất là các học khu chi nhánh: Học khu Malaysia của Đại học Nottingham nằm tại Semenyih hay Học khu Malaysia của Đại học Monash nằm tại Sunway. Đại học Quốc phòng Malaysia nằm tại căn cứ Lục quân Sungai Besi, tại phần phía nam của trung tâm Kuala Lumpur. Cơ sở này được thành lập để làm trung tâm chủ yếu cho nghiên cứu công nghệ quân sự và phòng thủ, có nghiên cứu về lục quân, hải quân, và không quân.
Về kết nối hàng không, có hai sân bay phục vụ Kuala Lumpur. Sân bay chính là sân bay quốc tế Kuala Lumpur (KLIA) tại Sepang thuộc bang Selangor, nơi này cũng là trung tâm hàng không của Malaysia, nằm cách thành phố khoảng 50 kilômét (31 mi) về phía nam. Sân bay còn lại là sân bay Sultan Abdul Aziz Shah, cũng được gọi là Subang Skypark và giữ vai trò là cổng vào quốc tế chính của Kuala Lumpur từ năm 1965 đến khi KLIA mở cửa vào năm 1998. KLIA kết nối thành phố thông qua các chuyến bay thẳng đến các địa điểm tại sáu lục địa trên thế giới, và là trung tâm chính của hãng hàng không quốc gia Malaysia Airlines và hãng hàng không giá rẻ AirAsia. Có thể tiếp cận KLIA khi đi bằng tàu cao tốc KLIA Ekspres từ ga Trung tâm Kuala Lumpur, thời gian mất 28 phút, trong khi đi bằng ô tô hay xe buýt trên xa lộ sẽ mất khoảng một giờ. Các chuyến bay của Air Asia không qua nhà ga sân bay chính của KLIA mà qua Nhà ga hàng không giá rẻ. Tính đến năm 2007, sân bay Sultan Abdul Aziz Shah chỉ được sử dụng cho các chuyến bay hợp đồng và máy bay động cơ tuốc bin cánh quạt của các hãng hàng không như Firefly và Berjaya Air.
Giao thông công cộng tại Kuala Lumpur và phần còn lại của Thung lũng Klang bao gồm các loại hình giao thông khác nhau như buýt, đường sắt và taxi. Bất chấp các nỗ lực nhằm gia tăng sử dụng giao thông công cộng, chỉ có 16% cư dân sử dụng giao thông công cộng vào năm 2006. Giao thông đường sắt tại Kuala Lumpur bao gồm đường sắt nhẹ, đường sắt nhanh, đường sắt một ray, đường sắt ngoại ô. Kuala Lumpur được phục vụ bởi ba hệ thống đường sắt riêng biệt, chúng gặp nhau tại thành phố và trải dài ra những nơi khác tại Thung lũng, có tên là RapidKL Light Rail Transit, KL Monorail, và KTM Komuter. Các tuyến này có những ga ngầm, trên cao hay trên mặt đất khắp thành phố. Trung tâm đường sắt nhanh chính là ga trung tâm Kuala Lumpur (KL Sentral), đóng vai trò là trạm trao đổi giữa các tuyến. KL Sentral cũng là một trung tâm của đường sắt liên thị do KTM Intercity vận hành, cung cấp dịch vụ đường sắt xa đến Singapore ở phía nam, và đến Hat Yai thuộc Thái Lan ở phía bắc.
Nhà điều hành giao thông công cộng lớn nhất tại Kuala Lumpur và Thung lũng Klang là RapidKL. Kể từ khi tiếp quản Intrakota Komposit Sdn Bhd, RapidKL cho xác định lại toàn bộ mạng lưới buýt của Kuala Lumpur và vùng đô thị Thung lũng Klang để tăng lượng hành khách và cải tiến hệ thống giao thông công cộng của Kuala Lumpur. RapidKL áp dụng mô hình Hub-and-spoke để liên kết lớn hơn, giảm nhu cầu có thêm xe buýt. RapidKL cũng điều hành hai tuyến đường sắt nhẹ tại Kuala Lumpur và Thung lũng Klang, có tên là Ampang Line và Kelana Jaya Line.
Du lịch đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế dịch vụ của Kuala Lumpur. Nhiều chuỗi khách sạn lớn trên toàn thế giới có mặt tại thành phố. Một trong những khách sạn lâu đời nhất là Hotel Majestic. Kuala Lumpur là thành phố được thăm quan nhiều thứ sáu trên thế giới, với 8,9 triệu du khách mỗi năm. Du lịch ở đây được thúc đẩy bởi sự đa dạng văn hoá của thành phố, chi phí tương đối thấp và nhiều loại hình ẩm thực và mua sắm rộng rãi. Du lịch MICE, chủ yếu bao gồm các công ước - đã mở rộng trong những năm gần đây để trở thành một thành phần thiết yếu của ngành công nghiệp này và dự kiến sẽ phát triển hơn nữa khi chương trình chuyển đổi kinh tế của chính phủ Malaysia bắt đầu và với việc hoàn thành một MATRADE mới 93.000m2 Trung tâm vào năm 2014. Một xu hướng đáng chú ý khác là sự hiện diện ngày càng tăng của các khách sạn bình dân trong thành phố.
Các điểm đến du lịch chính ở Kuala Lumpur bao gồm Tháp đôi Petronas, khu mua sắm Bukit Bintang, Tháp truyền hình Kuala Lumpur, phố Petaling (Phố Tàu), quảng trường Merdeka, tòa nhà Quốc hội, cung điện Quốc gia (Istana Negara), Bảo tàng Quốc gia, Bảo tàng Nghệ thuật Hồi giáo, Chợ Trung tâm, vườn chim KL, thủy cung KLCC, Đài tưởng niệm Quốc gia và các địa điểm tôn giáo như Nhà thờ Hồi giáo Sultan Abdul Samad Jamek. Kuala Lumpur tổ chức nhiều lễ hội văn hóa như lễ rước Thaipusam tại Đền Sri Mahamariamman. Mỗi năm trong buổi lễ Thaipusam, một chiếc xe ngựa bạc mang bức tượng Lord Muruga cùng với người bạn đồng hành Valli và Teivayanni của ông sẽ được diễu hành qua thành phố bắt đầu từ ngôi đền đến Batu Cave ở Selangor lân cận .
Một sao đôi được tạo thành từ một hệ thống gồm hai ngôi sao chuyển động trên quỹ đạo của khối tâm hai ngôi sao. Đối với mỗi ngôi sao, sao kia là "bạn đồng hành" của nó. Các nghiên cứu ngày nay đã chỉ ra rằng có một lượng lớn ngôi sao trong những hệ thống khác nhau là có ít nhất hai ngôi sao. Sao đôi rất quan trọng trong vật lý thiên văn, bởi vì việc quan sát quỹ đạo của chúng sẽ giúp cho việc xác định khối lượng của chúng. Khối lượng của nhiều ngôi sao đơn sẽ được xác định bằng cách ngoại suy từ những sao đôi.
Thuật ngữ "binary" để chỉ sao đôi trong tiếng Anh có lẽ đã được Sir William Herschel đưa ra năm 1802 để chỉ "một sao đôi thực sự — sự kết hợp của hai ngôi sao được thành tạo cùng nhau trong một hệ thống tuân theo các định luật hấp dẫn". Bất kỳ hai ngôi sao nào nằm gần nhau trên thiên cầu đều có thể là một sao đôi, trường hợp hay được dẫn chứng nhất là Mizar và Alcor thuộc chòm sao Đại Hùng. Tuy nhiên, cũng có lúc cặp sao chỉ "nhìn" giống như một hệ sao đôi trên bầu trời, do chúng nằm cùng trên một hướng quan sát từ điểm quan sát của chúng ta, nhưng thực tế lại cách nhau rất xa. Những "hệ sao đôi giả" đó được gọi theo thuật ngữ sao đôi quang học. Khi kính viễn vọng được sáng chế ra, nhiều cặp sao như vậy đã được phát hiện. Năm 1780, Herschel đã đo đạc khoảng cách và các hướng của hơn 700 cặp sao hiện diện giống như những hệ sao đôi và thấy rằng khoảng 50 cặp đã có sự thay đổi về hướng sau hai thập kỷ quan sát, và do đó không phải là sao đôi thực sự.
Một sao đôi thực sự là một cặp sao được gắn kết nhau bởi lực hẫp dẫn. Khi chúng có thể được phân biệt bằng một kính viễn vọng đủ mạnh (nếu cần thiết sẽ được hỗ trợ của các biện pháp đo giao thoa) chúng được gọi là những sao đôi thị giác. Trong các trường hợp khác, dấu hiệu duy nhất của sao đôi là hiệu ứng Doppler của ánh sáng phát ra. Những hệ đó được gọi là những sao đôi quang phổ, gồm những cặp sao nằm gần nhau tới mức các đường quang phổ trong ánh sáng từ mỗi ngôi sao ban đầu bị dịch chuyển xanh, sau đó bị dịch chuyển đỏ khi nó đầu tiên di chuyển về phía chúng ta, rồi lại di chuyển ra xa chúng ta, trong khi chúng chuyển động quanh khối tâm chung, với chu kỳ quỹ đạo chung của chúng.
Các ngôi sao đôi vừa là sao đôi thị giác, vừa là sao đôi quang phổ thì rất hiếm, và nếu được phát hiện, chúng là những nguồn cung cấp thông tin quý giá. Những sao đôi thị giác thường cách nhau khá xa và thường có những tốc độ quỹ đạo quá nhỏ để có thể đo đạc được bằng quang phổ. Trái lại, những sao đôi quang phổ di chuyển nhanh trên quỹ đạo của chúng bởi vì chúng ở gần nhau—thường thường là quá gần để có thể phát hiện ra như những sao đôi thị giác. Do vậy, các sao đôi vừa là sao đôi thị giác vừa là sao đôi quang phổ thường khá gần Trái Đất.
Các nhà khoa học đã khám phá ra một số ngôi sao có vẻ đang quay quanh một không gian trống rỗng. Ví dụ, các sao đôi dao động astrometric binaries, thường là một ngôi sao nằm khá gần sao đồng hành và có thể được quan sát thấy đang dao động xung quanh một điểm chung nhưng lại không thấy được ngôi sao đồng hành của nó. Đối với một số sao đôi dao động, chỉ quan sát được một tập hợp những đường di chuyển tới lui. Các công thức toán học áp dụng cho những sao đôi thông thường cũng có thể đem áp dụng để tính ra khối lượng của ngôi sao đồng hành không quan sát thấy kia. Ngôi sao đồng hành có thể rất tối, vì vậy thực tế là không thể tìm ra hay bị che khuất bởi ánh sáng của ngôi sao thứ nhất kia, hay nó có thể là một vật thể không phát ra ánh sáng, thậm chí không phát ra bất kỳ một bức xạ điện từ nào, giống một sao neutron. Trong một số trường hợp, ta có thể đưa ra một giả thiết rằng trên thực tế ngôi sao đồng hành kia là một hố đen—một vật thể có sức hút hấp dẫn mạnh đến nỗi ánh sáng cũng không thể thoát khỏi nó. Có lẽ trường hợp ví dụ tốt nhất cho kiểu hệ này là Cygnus X-1, ở đó khối lượng của vật thể không thể thấy được kia gấp khoảng mười lần khối lượng Mặt Trời —vượt xa hơn rất nhiều so với khối lượng lý thuyết tối đa của một ngôi sao neutron, một ứng cử viên khác của ngôi sao đồng hành kia.
Có một sự tương quan trực tiếp giữa chu kỳ quỹ đạo của một sao đôi vào độ lệch tâm của quỹ đạo của nó, các hệ có chu kỳ quỹ đạo ngắn thì có độ lệch tâm ít hơn. Các sao đôi có thể được tìm thấy ở bất cứ một khoảng cách nào có thể tưởng tượng được, từ các cặp quay gần nhau tới mức trên thực tế chúng hầu như tiếp xúc với nhau, tới những cặp sao xa nhau tới nỗi sự liên kết giữa chúng chỉ được thể hiện bởi sự chuyển động quay quanh nhau chậm chạp của chúng. Đáng lưu ý, trong số những hệ sao đôi có khuynh hướng liên kết với nhau bởi sức hút hấp dẫn, có tồn tại một phân bố xác suất về các chu kỳ quỹ đạo, với đa số các hệ đó quay với chu kỳ chừng 100 năm.
Khoa học viễn tưởng thường miêu tả các hành tinh của các sao đôi hay sao ba. Trên thực tế, đa số các quỹ đạo của chúng không cân bằng bền (hành tinh có thể bị đẩy khỏi quỹ đạo của nó khá nhanh chóng, có thể bị bắn hoàn toàn khỏi hệ hay bị chuyển sang một quỹ đạo lệch vào trong hay lùi ra ngoài hơn), trong khi những quỹ đạo khác lại thực sự khắc nghiệt cho việc hình thành sinh quyển bởi vì chúng có khác biệt rất lớn về nhiệt độ bề mặt ở những khoảng cách quỹ đạo khác nhau. Việc khám phá các hành tinh quay quanh các hệ đa sao cũng đưa ra nhiều khó khăn về kỹ thuật, có thể vì vậy mà cho tới tận tháng 7 năm 2005 chỉ một hành tinh như vậy được tìm thấy: HD 188753 Ab.
Khí hậu Thừa Thiên-Huế gần giống như Quảng Trị với kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa. Những tháng đầu năm có nắng ấm. Thỉnh thoảng lụt vào tháng 5. Các tháng 6, 7, 8 có gió mạnh. Mưa lũ và có gió đông vào tháng 9, 10. Tháng 11 thường có lụt. Cuối năm mưa kéo dài. Nhưng hiện nay do chịu tác động của biến đổi khí hậu nên từ tháng 3 đến tháng 8 nắng nóng lên đến đỉnh điểm. Các tháng 9, 10, 11 thường xuyên có bão. Từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau là giai đoạn gió mùa đông bắc kéo về gây mưa to kèm theo đó lũ trên các sông tăng nhanh
Thừa Thiên Huế, Thuận Hóa - Phú Xuân - Huế là vùng đất có lịch sử lâu đời. Những phát hiện khảo cổ học gần đây cho thấy rõ dấu vết của người xưa trên mảnh đất này. Những di vật như rìu đá, đồ gốm được tìm thấy ở Phụ Ổ, Bàu Ðưng (Hương Chữ, Hương Trà) cho phép khẳng định đây là các di tích có niên đại cách đây trên dưới 4.000 năm. Những chiếc rìu đá được phát hiện trên nhiều địa bàn khác nhau, đặc biệt tại các xã Hồng Bắc, Hồng Vân, Hồng Hạ, Hồng Thủy, Bắc Sơn (A Lưới); Phong Thu (Phong Ðiền) đã chứng minh sự có mặt của con người ở vùng đất này trên dưới 5.000 năm. Di tích khảo cổ quan trọng gắn liền với nền văn hóa Sa Huỳnh được tìm thấy lần đầu tiên tại Thừa Thiên Huế năm 1987 là di tích Cồn Ràng (Phụ Ổ, Hương Chữ, Hương Trà) nói lên rằng chủ nhân của nền văn hóa này đã đạt đến trình độ cao trong đời sống vật chất lẫn tinh thần cách đây trên dưới 2.500 năm. Dấu ấn này còn được tìm thấy ở Cửa Thiềng năm 1988 (Phú Ốc, Tứ Hạ, Hương Trà). Cùng với văn hóa Sa Huỳnh, tại Thừa Thiên Huế còn có sự hiện diện của văn hóa Ðông Sơn. Năm 1994, trống đồng loại một đã được phát hiện ở Phong Mỹ, Phong Ðiền. Ðây là một trong những di vật độc đáo của nền văn hóa Việt cổ.
Các cứ liệu xưa cho biết, từ xa xưa Thừa Thiên Huế từng là địa bàn giao tiếp của những cộng đồng cư dân mang nhiều sắc thái văn hóa khác nhau, cùng cư trú và cùng phát triển... Trong thời kỳ phát triển của Văn Lang - Âu Lạc, tương truyền Thừa Thiên Huế vốn là một vùng đất của bộ Việt Thường. Trong thời kỳ nước Nam Việt lại thuộc về Tượng Quận. Năm 116 trước Công nguyên, quận Nhật Nam ra đời thay thế cho Tượng Quận. Thời kỳ Bắc thuộc, trong suốt thời gian dài gần 12 thế kỷ, vùng đất này là địa đầu phía Bắc của Vương quốc Chămpa độc lập. Sau chiến thắng Bạch Ðằng lịch sử của Ngô Quyền (năm 938), Ðại Việt trở thành quốc gia độc lập và qua nhiều thế kỷ phát triển, biên giới Ðại Việt đã mở rộng dần về phía Nam. Năm 1306, công chúa Huyền Trân em gái vua Trần Anh Tông, "nước non ngàn dặm ra đi" làm dâu vương quốc Chămpa, vua Chế Mân dâng hai châu Ô, Rí (Lý) để làm sính lễ. Năm sau, vua Trần đổi hai châu này thành châu Thuận, châu Hóa và đặt chức quan cai trị. Thừa Thiên Huế trở thành địa bàn giao thoa giữa hai nền văn hóa lớn của phương Ðông với nền văn hóa của các cư dân bản địa.
Từ khi trở thành một phần của Đại Việt, Châu Hóa và vùng đất Thuận Hóa đã từng là nơi ghi dấu những công cuộc khai phá mở làng, lập ấp, nơi Đặng Tất xây dựng đồn lũy chống quân Minh, nơi cung cấp "kho tinh binh" cho Lê Thái Tổ bình định giang sơn. Với lời sấm truyền "Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân" (một dải Hoành sơn, có thể yên thân muôn đời); năm 1558, Nguyễn Hoàng xin vào trấn giữ xứ Thuận Hoá mở đầu cho cơ nghiệp của các chúa Nguyễn. Sự nghiệp mở mang của 9 đời chúa Nguyễn ở Ðàng Trong đã gắn liền với quá trình phát triển của vùng đất Thuận Hóa - Phú Xuân. Hơn ba thế kỷ từ khi trở về với Ðại Việt, Thuận Hóa là vùng đất của trận mạc, ít có thời gian hòa bình nên chưa có điều kiện hình thành được những trung tâm sinh hoạt sầm uất theo kiểu đô thị. Sự ra đời của thành Hóa Châu (khoảng cuối TK XV, đầu TK XVI) có lẽ chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn với tư cách là một tòa thành phòng thủ chứ chưa phải là nơi sinh hoạt đô thị của xứ Thuận Hóa thời ấy. Mãi cho đến năm 1636 chúa Nguyễn Phúc Lan dời phủ đến Kim Long là bước khởi đầu cho quá trình đô thị hóa trong lịch sử hình thành và phát triển của Thành phố Huế sau này.
Hơn nửa thế kỷ sau, năm 1687 chúa Nguyễn Phúc Thái lại dời phủ chính đến làng Thụy Lôi, đổi là Phú Xuân, ở vị trí Tây Nam trong kinh thành Huế hiện nay, tiếp tục xây dựng và phát triển Phú Xuân thành một trung tâm đô thị phát đạt của xứ Ðàng Trong. Chỉ trừ một thời gian ngắn (1712 - 1738) phủ chúa dời ra Bác Vọng, song khi Võ Vương lên ngôi lại cho dời phủ chính vào Phú Xuân nhưng dựng ở "bên tả phủ cũ", tức góc Ðông Nam của Kinh thành Huế hiện nay. Sự nguy nga bề thế của Ðô thành Phú Xuân dưới thời Nguyễn Phúc Khoát đã được Lê Quý Ðôn mô tả trong "Phủ biên tạp lục" năm 1776 và trong Ðại Nam nhất thống chí, với tư cách là một đô thị phát triển thịnh vượng trải dài hai bờ châu thổ Sông Hương, từ Kim Long - Dương Xuân đến Bao Vinh - Thanh Hà. Phú Xuân là thủ phủ của xứ Ðàng Trong (1687-1774); rồi trở thành Kinh đô của nước Ðại Việt thống nhất dưới triều đại Quang Trung (1788 - 1801) và cuối cùng là Kinh đô của nước Việt Nam gần hai thế kỷ dưới triều đại nhà Nguyễn (1802 - 1945). Phú Xuân đã trở thành trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa quan trọng của đất nước từ những thời kỳ đó. Năm 1858, liên quân Pháp-Tây Ban Nha nổ súng tấn công Ðà Nẵng. Năm 1916, Việt Nam Quang phục Hội tổ chức khởi nghĩa trên quy mô nhiều tỉnh, vua Duy Tân cũng hưởng ứng.
Hiện nay, tỉnh đang xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc và bản sắc văn hoá Huế gắn với bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hoá truyền thống, là khâu đột phá để phát triển du lịch. Nghiên cứu, từng bước hoàn thiện bản sắc văn hoá Huế, đặc trưng văn hoá Huế để xây dựng Huế trở thành trung tâm văn hoá đặc sắc của Việt Nam; xem đây là lợi thế so sánh lâu dài để phát triển Huế, làm cho Huế ngày càng đặc sắc, thúc đẩy các ngành du lịch, dịch vụ phát triển. Trong đó quy hoạch, xây dựng hệ thống công viên, tượng, các công trình văn hoá, trọng tâm là: Trung tâm hội nghị, Bảo tàng Lịch sử Cách mạng, Bảo tàng thiên nhiên các tỉnh Duyên hải miền Trung, Trung tâm Điện ảnh, Địa đạo Khu ủy Trị Thiên. Phối hợp chặt chẽ với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tập trung đầu tư hoàn thành cơ bản trùng tu Đại Nội và một số di tích quan trọng để xứng đáng là trung tâm du lịch đặc sắc của Việt Nam. Nâng cao chất lượng và hiệu quả của các kỳ Festival Huế , các hoạt động đối ngoại để tăng cường quảng bá các giá trị văn hóa Việt Nam, văn hoá Huế, nhất là Nhã nhạc cung đình Huế, quần thể di tích Cố đô Huế, Mộc bản triều Nguyễn, Châu bản triều Nguyễn,Hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế, vịnh đẹp Lăng Cô.
Thừa Thiên-Huế là một cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm miền trung. Nền kinh tế của tỉnh liên tục tăng trưởng khá với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm thời kỳ 2001 - 2008 đạt 11%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng dịch vụ-công nghiệp-nông nghiệp (năm 2008, tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 36,5%, ngành dịch vụ 45,3%, ngành nông nghiệp giảm còn 18,2%). Thu ngân sách tăng bình quân đạt 18,3%/năm. Tỷ lệ huy động ngân sách từ GDP đạt trên 12%, xếp thứ 20/63 tỉnh, thành cả Việt Nam. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nằm trong nhóm 20 tỉnh, thành dẫn đầu toàn quốc. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh từ vị thứ 15 (năm 2007) đã vươn lên đứng thứ 10 toàn quốc trong năm 2008. GDP bình quân đầu người năm 2009 vượt qua 1.000 USD/năm.
Thừa Thiên Huế quan tâm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá. Thành phố Huế vừa mang dáng dấp hiện đại, vừa mang nét đẹp cổ kính với di sản văn hoá thế giới, đóng vai trò hạt nhân đô thị hoá lan toả và kết nối với các đô thị vệ tinh. Môi trường thu hút đầu tư lành mạnh và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư có năng lực. Hạ tầng giao thông ngày càng hiện đại, chống được chia cắt vùng miền, tạo ra động lực phát triển giữa nông thôn và thành thị. Năng lực sản xuất mới hình thành và mở ra tương lai gần sẽ có bước tăng trưởng đột phá: phía Bắc có các khu công nghiệp Phong Điền, Tứ Hạ, xi măng Đồng Lâm; phía Nam có khu công nghiệp Phú Bài, khu kinh tế-đô thị Chân Mây-Lăng Cô sôi động; phía Tây đã hình thành mạng lưới công nghiệp thuỷ điện Tả Trạch, Hương Điền, Bình Điền, A Lưới, xi măng Nam Đông; phía Đông phát triển mạnh khai thác và nuôi trồng thuỷ sản và Khu kinh tế tổng hợp Tam Giang-Cầu Hai.
Biến đổi khí hậu Trái Đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm. Sự biển đổi có thể là thay đổi thời tiết bình quân hay thay đổi sự phân bố các sự kiện thời tiết quanh một mức trung bình. Sự biến đổi khí hậu có thế giới hạn trong một vùng nhất định hay có thế xuất hiện trên toàn Địa Cầu. Trong những năm gần đây, đặc biệt trong ngữ cảnh chính sách môi trường, biến đổi khí hậu thường đề cập tới sự thay đổi khí hậu hiện nay, được gọi chung bằng hiện tượng nóng lên toàn cầu. Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu Trái Đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác.
Thuật ngữ này đôi khi được sử dụng để nhắc đến những trường hợp đặc biệt của biến đổi khí hậu do tác động của hoạt động con người; ví dụ, trong Công ước Khung của Liên hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu (United Nations Framework Convention on Climate Change) định nghĩa biến đổi khí hậu là "là sự thay đổi của khí hậu mà hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp do tác động của hoạt động con người dẫn đến thay đổi thành phần khí quyển toàn cầu và ngoài ra là những biến thiên tự nhiên của khí hậu được quan sát trên một chu kỳ thời gian dài." Trong định nghĩa cuối thay đổi khí hậu đồng nghĩa với ấm lên toàn cầu.
Climate justice là một thuật ngữ sử dụng cho khung sự nóng lên toàn cầu có liên quan tới vấn đề về đạo đức, và chính trị, chứ không chỉ đơn thuần là hoàn toàn về môi trường, hoặc thiên nhiên đơn thuần. Quan điểm này được đưa ra bởi sự liên quan những ảnh hưởng của hiện tượng thay đổi khí hậu với các khái niệm của công lý, đặc biệt là công lý môi trường và xã hội công lý và bằng cách kiểm tra các vấn đề chẳng hạn như bình đẳng, quyền con người, quyền chọn lựa, và lịch sử trách nhiệm cho sự thay đổi khí hậu. Một đề xuất cơ bản của tư pháp là những người được ít phải chịu trách nhiệm cho sự thay đổi khí hậu nhất lại phải chịu đựng hậu quả của nó trầm trọng hơn cả. Thỉnh thoảng, thuật ngữ cũng được sử dụng như một khẩu hiệu để kêu gọi các hành đồng hợp pháp lên các chính sách chính trị về khí hậu để thay đổi vấn đề hậu quả của nó
Những nhân tố có thể làm cho sự biến đổi khí hậu xuất hiện là thay đổi bức xạ khí quyển, bao gồm các quá trình như biến đổi bức xạ mặt trời, độ lệch quỹ đạo của Trái Đất, quá trình kiến tạo núi, kiến tạo trôi dạt lục địa và sự thay đổi nồng độ khí nhà kính. Nhiều phản ứng khác nhau của môi trường về biến đổi khí hậu có thể tăng cường hoặc giảm bớt các biến đổi ban đầu. Một số thành phần của hệ thống khí hậu, chẳng hạn như các đại dương và chỏm băng, phản ứng chậm với biến đổi bức xạ mặt trời vì khối lượng lớn. Do đó, hệ thống khí hậu có thể mất hàng thế kỷ hoặc lâu hơn để phản ứng hoàn toàn với những biến đổi từ bên ngoài.
Đại dương là một nền tảng của hệ thống khí hậu. Những dao động ngắn hạn (vài năm đến vài thập niên) như El Niño, dao động thập kỷ Thái Bình Dương (Pacific decadal oscillation), và dao động bắc Đại Tây Dương (North Atlantic oscillation), và dao động Bắc Cực (Arctic oscillation), thể hiện khả năng dao động hậu hơn là thay đổi khí hậu. Trong khoảng thời gian dài hơn, những thay đổi đối với các quá trình diễn ra trong đại dương như hoàn lưu muối nhiệt đóng vai trò quan trọng trong sự tái phân bố nhiệt trong đại dương trên thế giới.
Những biến đổi nhỏ về quỹ đạo Trái Đất gây ra những thay đổi về sự phân bố năng lượng mặt trời theo mùa trên bề mặt Trái Đất và cách nó được phân bố trên toàn cầu. Đó là những thay đổi rất nhỏ theo năng lượng mặt trời trung bình hàng năm trên một đơn vị diện tích; nhưng nó có thể gây biến đổi mạnh mẽ về sự phân bố các mùa và địa lý. Có 3 kiểu thay đổi quỹ đạo là thay đổi quỹ đạo lệch tâm của Trái Đất, thay đổi trục quay, và tiến động của trục Trái Đất. Kết hợp các yếu tố trên, chúng tạo ra các chu kỳ Milankovitch, là các yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến khí hậu và mối tương quan của chúng với các chu kỳ băng hà và gian băng, quan hệ của chúng với sự phát triển và thoái lui của Sahara, và đối với sự xuất hiện của chúng trong các địa tầng.
Phun trào đủ lớn để ảnh hưởng đến khí hậu xảy ra trên một số lần trung bình mỗi thế kỷ, và gây ra làm mát (bằng một phần ngăn chặn sự lây truyền của bức xạ mặt trời đến bề mặt Trái Đất) trong thời gian một vài năm. Các vụ phun trào của núi lửa Pinatubo vào năm 1991, là vụ phun trào núi lửa lớn thứ hai trên mặt đất của thế kỷ XX (sau vụ phun trào năm 1912 của núi lửa Novarupta) ảnh hưởng đến khí hậu đáng kể. Nhiệt độ toàn cầu giảm khoảng 0,5 °C (0.9 °F). Vụ phun trào của núi Tambora năm 1815 đã khiến không có một mùa hè trong một năm. Phần lớn các vụ phun trào lớn hơn xảy ra chỉ một vài lần mỗi trăm triệu năm, nhưng có thể gây ra sự ấm lên toàn cầu và tuyệt chủng hàng loạt.
Vị trí của các lục địa tạo nên hình dạng của các đại dương và tác động đến các kiểu dòng chảy trong đại dương. Vị trí của các biển đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát sự truyền nhiệt và độ ẩm trên toàn cầu và hình thành nên khí hậu toàn cầu. Một ví dụ về ảnh hưởng của kiến tạo đến sự tuần hoàn trong đại dương là sự hình thành eo đất Panama cách đây khoảng 5 triệu năm, đã làm dừng sự trộn lẫn trực tiếp giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Đều này có ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến các chế độ động lực học của đại dương của hải lưu Gulf Stream và đã làm cho bắc bán cầu bị phủ băng. Trong suốt kỷ Cacbon, khoảng 300 đến 365 triệu năm trước, hoạt động kiến tạo mảng có thể đã làm tích trữ một lượng lớn cacbon và làm tăng băng hà. Các dấu hiệu địa chất cho thấy những kiểu tuần hoàn "gió mùa lớn" (megamonsoonal) trong suốt thời gian tồn tại của siêu lục địa Pangaea, và từ mô hình khí hậu người ta cho rằng sự tồn tại của siêu lục địa đã dẫn đến việc hình thành gió mùa.
Sông băng mở rộng hơn và thu hẹp lại do sự thay đổi của tự nhiên lẫn sự tác động từ bên ngoài. Sự thay đổi về nhiệt độ, lượng tuyết rơi, lượng nước nằm giữa và dưới lớp băng có thể mang tính chất quyết định đến biến đổi của sông băng trong một khoảng thời gian đặc biệt. Do đó, một sông băng vốn hình thành từ nhiều sông băng nhỏ khác nhau phải tốn trung bình hàng thế kỉ hoặc thậm chí lâu hơn để tan ra bởi tác động của những biến đổi ngắn hạn của vùng. Chính vì vậy, lịch sử sông băng chứa đựng trong mình nó những thông tin có liên quan đến biến đổi khí hậu.
Việc thu thập tài liệu theo dõi và đánh giá sông băng trên thế giới đã được tiến hành từ những năm 1970, ban đầu chủ yếu dựa vào những bức ảnh trên không và bản đồ, nhưng ngày nay phụ thuộc vào các vệ tinh nhiều hơn. Việc đánh giá kết hợp này được thực hiện với hơn 100.000 sông băng bao phủ một diện tích khoảng 240.000 km2, và ước tính sơ bộ cho thấy lượng băng bao phủ còn lại là khoảng 445.000 km2. Tổ chức Giám sát Sông băng Thế giới (WGMS) thu thập dữ liệu hàng năm về mức độ lùi dần của sông băng và sự cân bằng lượng sông băng. Từ những dữ liệu này có thể nhận thấy sông băng trên toàn thế giới đã thu hẹp đáng kể, với sự lùi dần mạnh của những sông băng trong những năm 1940, có điều kiện ổn định hoặc phát triển trong những năm 1920 và 1970, và một lần nữa bắt đầu giảm từ giữa những năm 1980 đến nay.
Những quá trình biến đổi khí hậu lớn nhất từ giữa sau thế Pliocen (khoảng 3 triệu năm trước) thuộc các chu kỳ băng hà và gian băng. Giai đoạn gian băng hiện nay (thế Holocen) đã kéo dài khoảng 11.700 năm. Do băng lục địa và mực nước biển được định hình do thay đổi quỹ đạo, những phản ứng như tăng hoặc giảm các dải băng lục địa và thay đổi mực nước biển tạo nên khí hậu. Tuy nhiên, những thay đổi khác, bao gồm sự kiện Heinrich, sự kiện Dansgaard-Oeschger và Younger Dryas, là bằng chứng cho biết sự biến đổi băng cũng có thể ảnh hưởng đến khí hậu mà không liên quan gì đến ảnh hướng của quỹ đạo.
Sự thay đổi về loài đại diện, sự phân bố và mức độ bao phủ của các thảm thực vật có thể xảy ra do biến đổi khí hậu, điều này rất dễ nhận thấy. Trong bất kỳ tình huống nào, một sự thay đổi khí hậu nhẹ cũng có thể dẫn đến tăng lượng mưa hoặc tuyết và tăng mức ấm áp, dẫn đến tăng trưởng thực vật được cải thiện và kéo theo việc hấp thụ nhiều CO2 trong không khí hơn. Tuy nhiên, những thay đổi triệt để hơn, mức độ lớn hơn hay tốc độ xảy ra nhanh hơn cũng có thể dẫn đến tác động lớn lên thực vật, nhiều loài nhanh chóng biến mất và trong mốt số trường hợp có thể xảy ra hiện tượng sa mạc hoá.
Các thông tin từ việc phân tích phần lõi băng khoan từ một khối băng như khối băng Nam Cực, có thể được sử dụng để cho thấy mối liên hệ giữa nhiệt độ và biến đổi mực nước biển toàn cầu. Không khí bị mắc kẹt ở dạng bong bóng trong băng cũng có thể cho biết những biến đổi nồng độ CO2 trong khí quyển từ quá khứ xa xôi, trước khi chịu ảnh hưởng từ môi trường hiện đại. Nghiên cứu các lõi băng sẽ đưa ra được những chỉ số quan trọng về sự thay đổi lượng CO2 qua hàng ngàn năm, và tiếp tục cung cấp những thông tin có giá trị về sự khác nhau giữa điều kiện không khí cổ xưa và hiện đại.
Phân tích phấn hoa là bộ môn khoa học hiện đại nghiên cứu về lĩnh vực hóa thạch ở kích thước tế bào, bao gồm cả phấn hoa. Phân tích phấn hoa được sử dụng để suy ra sự phân bố địa lý của các loài thực vật từng thay đổi theo điều kiện khí hậu khác nhau. Những nhóm thực vật khác nhau có hình dạng và cấu tạo bề mặt phấn hoa rất đặc thù. Do lớp ngoài của phấn hoa được cấu thành từ một lớp chất liệu có tính đàn hồi rất cao nên đã ngăn ngừa cho phần bên trong bị hư hại. Sự thay đổi trong các loại phấn hoa được tìm thấy từ những lớp trầm tích khác nhau - trong các hồ, đầm lầy hay vùng châu thổ - cho biết các thay đổi ở thế giới thực vật. Những thay đổi này thường là dấu hiệu của biến đổi khí hậu. Ví dụ như những nghiên cứu về phương pháp phân tích phấn hoa đã được sử dụng để theo dõi sự thay đổi ở các mẫu thực vật trong suốt kỷ băng hà thứ tư, và đặc biệt là trong thời kì băng giá nhất của kỉ băng hà cuối cùng.
Những loài bọ cánh cứng còn sót lại sống chủ yếu tại những vùng nước ngọt và trầm tích đất đai. Các loài bọ cánh cứng khác không có xu hướng được tìm thấy trong những điều kiện khí hậu khác nhau. Do giống bọ cánh cứng rất đa dạng với số lượng lớn và có cấu trúc di truyền không thay đổi đáng kể qua hàng ngàn năm, việc nghiên cứu dựa trên những loài bọ cánh cứng khác nhau sẽ đem lại kiến thức về phạm vi khí hậu hiện tại, xác định được tuổi của các trầm tích còn sót lại, từ đó có thể suy ra điều kiện khí hậu trong quá khứ.
Sự thay đổi mực nước biển toàn cầu trong nhiều thế kỷ qua đã được ước tính bằng cách sử dụng các máy đo thủy triều, các số liệu đo được đối chiếu trong thời gian dài để đưa ra một mực nước trung bình dài hạn. Gần đây hơn, máy đo độ cao - kết hợp với sự định vị chính xác của các quỹ đạo vệ tinh - đã cung cấp một phương pháp đo sự thay đổi mực nước biển toàn cầu cải thiện hơn. Trước khi các công cụ đo lường máy móc được đưa vào sử dụng, các nhà khoa học đã xác định độ cao mực nước biển thông qua các dấu vết trên những rặng san hô, những lớp trầm tích ven biển, trên thềm biển, hạt trong đá vôi và những di tích khảo cổ còn sót lại gần bờ biển. Các phương pháp định tuổi có nhiều ưu điểm là phương pháp urani và cacbon phóng xạ, còn phương pháp định tuổi hạt nhân vũ trụ đôi khi được áp dụng để xác định tuổi các bề mặt (thềm) đã trải qua sự giảm mực nước biển.
Thiên hà Andromeda từng được xem là thiên hà lớn nhất trong nhóm các thiên hà Địa Phương (Local Group), bao gồm thiên hà Andromeda, dải Ngân Hà, thiên hà Triangulum (trong chòm sao Tam Giác) và khoảng 30 thiên hà nhỏ khác. Do những khám phá gần đây dựa trên các phương pháp đo lường tiên tiến và những dữ liệu mới, mà hiện tại các nhà khoa học tin rằng dải Ngân Hà chứa nhiều vật chất tối hơn Andromeda và có thể là thiên hà có khối lượng lớn nhất trong nhóm Địa Phương. Tuy nhiên, những quan sát gần đây của kính viễn vọng không gian Spitzer lại cho thấy rằng M31 chứa khoảng một ngàn tỉ (1012) sao, vượt xa con số các vì sao trong dải Ngân Hà. Các ước tính vào năm 2006 cho thấy khối lượng của dải Ngân Hà vào khoảng ~80% khối lượng của thiên hà Andromeda, tức là khoảng 7,1×1011 lần khối lượng Mặt Trời.
Quan sát sớm nhất từng được ghi nhận về thiên hà Andromeda là vào năm 905 của nhà thiên văn học người Ba Tư Abd Al-Rahman Al Sufi, người đã mô tả M31 như là một "đám mây nhỏ", và các bản đồ sao thời kỳ đó đều gọi M31 như thế. Simon Marius vào năm 1612 đã cung cấp những thông tin đầu tiên về Andromeda dựa vào các quan sát thông qua kính viễn vọng của mình. Năm 1764, Charles Messier đã đưa Andromeda vào danh lục của ông với tên gọi M31 và xem Simon Marius như là người khám phá ra Andromeda thay vì Al Sufi.
Năm 1917, Heber Curtis đã quan sát một tân tinh trong M31. Sau khi tìm kiếm những hình ảnh lưu trữ về Andromeda, Curtis đã khám phá ra thêm 11 tân tinh khác. Ông thấy rằng cấp sao biểu kiến của những tân tinh này thấp hơn 10 lần so với những tân tinh trong dải Ngân Hà. Do đó ông đã cho rằng Andromeda cách chúng ta khoảng 500.000 năm ánh sáng. Ông cũng trở thành người đề xuất thuyết gọi là "ốc đảo vũ trụ" cho rằng các tinh vân xoắn ốc thực chất chính là những thiên hà độc lập. Và thực tế đã chứng minh điều đó là đúng.
Andromeda đóng một vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu thiên hà (xem thêm thiên văn học thiên hà), vì đây là thiên hà xoắn ốc lớn gần chúng ta nhất (mặc dù không phải là thiên hà gần nhất). Vào năm 1943, Walter Baade là người đầu tiên phân loại các ngôi sao tại phần trung tâm của thiên hà Andromeda. Dựa vào những quan sát của mình, ông đã phân thành hai nhóm sao khác biệt, với những ngôi sao trẻ có vận tốc lớn ở phần đĩa ngoài là sao Nhóm I và các sao già màu đỏ ở khối phồng trung tâm là Nhóm II. Cách đặt tên này sau đó được áp dụng để phân loại các ngôi sao trong dải Ngân Hà cũng như những thiên hà khác trong vũ trụ (Trước đó, Jan Oort cũng đã nhắc đến sự tồn tại của hai nhóm sao này.). Tiến sĩ Baade cũng khám phá ra các sao biến quang Cepheid cũng có hai nhóm, dẫn đến việc nhân đôi khoảng cách đã ước tính đến M31 cũng như phần còn lại của vũ trụ.
Thiên hà Andromeda đang tiến đến Mặt Trời với vận tốc khoảng 300 km/s (186 dặm/s), do đó đây là một trong số ít các thiên hà có dịch chuyển xanh. Khi tính đến chuyển động của hệ Mặt Trời trong dải Ngân Hà, người ta thấy rằng thiên hà Andromeda và dải Ngân Hà đang tiến về nhau với vận tốc khoảng 100 đến 140 km/s (62-87 dặm/s). Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là M31 chắc chắn sẽ va chạm với dải Ngân Hà, vì các nhà khoa học vẫn chưa đo được vận tốc tiếp tuyến của thiên hà này. Nếu cả hai thiên hà đang trên đường va chạm với nhau, thì sự kiện này được dự đoán là sẽ diễn ra sau khoảng 3 tỉ năm nữa. Trong trường hợp đó thì 2 thiên hà rất có thể sẽ hợp thành một thiên hà elip khổng lồ, được một số nhà khoa học đặt tên là Milkomeda. Những sự kiện như thế này rất thường xảy ra trong các nhóm thiên hà.
Khoảng cách đến M31 được nhân đôi sau khi Walter Baade khám phá ra một loại sao biến quang Cepheid khác, mờ hơn bình thường vào năm 1953. Vào thập niên 1990, các dữ liệu của vệ tinh Hipparcos được dùng để xác định khoảng cách của các Cepheid. Các giá trị được chỉnh sửa cho thấy Andromeda cách chúng ta 2,9 triệu năm ánh sáng. Không may là tất cả các Cepheid đều nằm xa hơn khoảng cách mà Hipparcos có thể đo một cách chính xác, do đó dữ liệu về các Cepheid của Hipparcos chưa có đủ độ tin cậy cần thiết.
Năm 2005, một nhóm các nhà khoa học gồm có Ignasi Ribas (CSIC, IEEC) và các cộng sự tuyên bố phát hiện một sao đôi che nhau trong thiên hà Andromeda. Sao đôi này được đặt tên là M31VJ00443799+4129236[c], bao gồm 2 ngôi sao sáng màu xanh thuộc loại O và B. Bằng cách nghiên cứu sự giao nhau của 2 ngôi sao, xảy ra mỗi 3,54969 ngày, các nhà thiên văn đã có thể đo được kích thước của chúng. Khi đã biết được kích thước và nhiệt độ của 2 ngôi sao, thì cấp sao tuyệt đối của chúng cũng được xác định. Và khi biết được cấp sao tuyệt đối và cấp sao biểu kiến, thì việc xác định khoảng cách chỉ còn là vấn đề thời gian. Khoảng cách từ hai ngôi sao này đến dải Ngân Hà là khoảng 2,52 ± 0,14 triệu năm ánh sáng (770 ± 40 kpc) và toàn bộ thiên hà Andromeda cách khoảng 2,5 triệu năm ánh sáng. Con số này rất gần với khoảng cách đo được bằng phương pháp đo các sao biến quang Cepheid trước đó.
Việc phân loại các ngành con của sinh học rất đa dạng. Ban đầu, chúng được phân loại theo chủng loại các cá thể làm đối tượng nghiên cứu. Ví dụ: thực vật học, nghiên cứu về cây; động vật học, nghiên cứu về động vật; và vi sinh học, nghiên cứu về các vi sinh vật. Tiếp đến, chúng lại được chia nhỏ dựa trên quy mô của các cá thể và phương pháp nghiên cứu chúng: hóa sinh nghiên cứu về hóa cơ bản của sự sống; sinh học phân tử nghiên cứu các tương tác phức tạp giữa các hệ thống của các phân tử sinh học; sinh học tế bào tìm hiểu các cấu trúc cơ bản tạo thành mọi sự sống. Như vậy, sự sống ở mức độ nguyên tử và phân tử được nghiên cứu thông qua sinh học phân tử, hóa sinh và di truyền phân tử. Ở mức độ tế bào, nó được hiểu biết thông qua sinh học tế bào và mức độ đa bào thì thông qua sinh lý học, giải phẫu học và mô học. Sinh học phát triển nghiên cứu sự sống ở các giai đoạn phát triển khác nhau hoặc phát triển cá thể (ontogeny) của sinh vật.
Với mức độ lớn hơn, di truyền học quan tâm đến tính di truyền giữa cha mẹ và con cái. Phong tục học (ethology) nghiên cứu nhóm hành vi của một tập hợp cá thể. Di truyền học quần thể (population genetics) xem xét toàn bộ quần thể và hệ thống học quan tâm đến sự tiến hóa của nhiều loài thuộc các nhánh tiến hóa (lineage). Mối quan hệ qua lại giữa các quần thể với nhau và với ổ sinh thái của chúng là đối tượng của sinh thái học và sinh học tiến hóa. Một lĩnh vực tương đối mới là sinh học vũ trụ (astrobiology hoặc xenobiology) nghiên cứu về khả năng tồn tại sự sống ngoài Trái Đất.
Thuật ngữ "sinh học" (biology) có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp với βίος, bios, "sự sống" và hậu tố -λογία, -logia, "môn học." Thuật ngữ Latinh này lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1736: nhà khoa học Thụy Điển Carl Linnaeus (Carl von Linné) đã sử dụng từ biologi trong quyển Bibliotheca botanica (Từ điển thực vật) của ông. Nó được sử dụng lại vào năm 1766 trong một tác phẩm có tựa Philosophiae naturalis sive physicae: tomus III, continens geologian, biologian, phytologian generalis (Triết học tự nhiên và vật lý: Tập III) viết bởi Michael Christoph Hanov, học trò của Christian Wolff. Thuật ngữ tiếng Đức, biologie, xuất hiện lần đầu một bản dịch tác phẩm Linnaeus năm 1771. Năm 1797, Theodor Georg August Roose sử dụng thuật ngữ trong lời nói đầu của cuốn sách với tựa Grundzüge der Lehre van der Lebenskraft (Các đặc điểm chính của học thuyết về sự sống). Karl Friedrich Burdach đã sử dụng thuật ngữ này vào năm 1800 trong một nghiên cứu về con người dưới các góc độ hình thái học, sinh lý học và tâm lý học (Propädeut zum Studien der Gesammten Heilkunst). Thuật ngữ ở dạng ngày nay xuất hiện trong cuốn luận án sáu tập: Biologie, oder Philosophie der lebenden Natur (Sinh học, hoặc triết học về bản chất sống)(1802-22) của Gottfried Reinhold Treviranus, người đã tuyên bố:
Mặc dù sinh học hiện đại là một phát triển trong thời gian tương đối gần đây, các ngành khoa học liên quan và bao gồm nó đã được nghiên cứu từ thời Cổ đại. Triết học tự nhiên đã được nghiên cứu sớm nhất tận các nền văn minh cổ đại như Lưỡng Hà, Ai Cập, tiểu lục địa Ấn Độ và Trung Hoa. Tuy nhiên, nguồn gốc của sinh học hiện đại và cách tiếp cận đối với việc nghiên cứu về tự nhiên dường như lại bắt nguồn từ Hy Lạp cổ đại. Trong khi nghiên cứu chính thức về thuốc bắt đầu từ thời Hippocrates (khoảng 460-370 TCN), chính Aristotle (384-322 TCN) lại đóng góp nhiều nhất cho sự phát triển của sinh học. Đặc biệt quan trọng là cuốn Lịch sử Động vật của ông cùng các công trình khác, tác phẩm cho thấy những khuynh hướng thiên về lịch sử tự nhiên; sau đó là những công trình thực nghiệm hơn tập trung vào các nguyên nhân sinh học và đa dạng của sự sống. Người kế vị của Aristotle là Theophrastus xứ Lyceum, ông đã viết một loạt sách về thực vật học. Tập sách vẫn tồn tại như đóng góp quan trọng nhất của thời Cổ đại cho ngành khoa học thực vật, thậm chí đến tận thời Trung Cổ.
Những tiến bộ trong kính hiển vi cũng có một tác động sâu sắc đến tư duy sinh học. Vào đầu thế kỷ 19, một số nhà sinh học đã chỉ ra tầm quan trọng của tế bào. Sau đó, vào năm 1838, Schleiden và Schwann bắt đầu truyền bá những ý tưởng mà rất phổ quát hiện nay rằng (1) đơn vị cơ bản của sinh vật là tế bào và (2) các tế bào riêng biệt có tất cả các đặc tính của sự sống, mặc dù họ phản đối ý tưởng rằng (3) tất cả tế bào đến từ sự phân chia các tế bào khác. Nhờ vào công trình của Robert Remak và Rudolf Virchow vào những năm 1860 hầu hết các nhà sinh vật học đã chấp nhận cả ba nguyên lý, nay được gọi là học thuyết tế bào.
Trong khi đó, phân loại học (taxonomy và classification) đã trở thành tâm điểm của các nhà sử gia tự nhiên. Carl Linnaeus xuất bản một hệ thống phân loại cơ bản cho thế giới tự nhiên vào năm 1735 (biến thể của những hệ thống đã được sử dụng từ lâu), và trong những năm 1750 ông đã đặt tên khoa học cho tất cả các loài vào thời của ông . Georges-Louis Leclerc, bá tước Buffon, đã đưa các loài vào các phân loại và coi các dạng sống là mềm dẻo, thậm chí còn đưa ra khả năng có tổ tiên chung. Mặc dù ông đã phản đối tiến hóa, Buffon là một nhân vật chủ chốt trong lịch sử các ý niệm về tiến hóa; tác phẩm của ông cũng ảnh hưởng đến các lý thuyết tiến hóa của Lamarck và Darwin .
Ý niệm tiến hoá đầy đủ và nghiêm túc có nguồn gốc từ các tác phẩm của Jean-Baptiste Lamarck, ông là người đầu tiên đưa ra một học thuyết tiến hoá rõ ràng. Ông cho rằng sự tiến hoá là kết quả của áp lực môi trường đối với đặc tính của động vật, có nghĩa là nếu sử dụng một cơ quan thường xuyên và chặt chẽ hơn, nó sẽ trở nên phức tạp và hiệu quả hơn, do đó động vật sẽ thích nghi với môi trường của nó. Lamarck tin rằng những đặc điểm có được sau đó có thể được chuyển sang cho hậu duệ của chúng, bọn hậu duệ sẽ tiếp tục phát triển và hoàn thiện bản thân. Tuy nhiên, nhà tự nhiên học lỗi lạc người Anh Charles Darwin, kết hợp cách tiếp cận địa lý học của Humboldt, lý thuyết địa chất thống nhất của Lyell, các bài luận của Malthus về tăng trưởng dân số, với chuyên môn về hình thái học và các quan sát tự nhiên rộng lớn, đã tạo ra một lý thuyết tiến hóa hợp lý hơn dựa trên chọn lọc tự nhiên; lý luận và bằng chứng tương tự đã dẫn Alfred Russel Wallace đi đến những kết luận tương tự Mặc dù nó là chủ đề gây tranh cãi xung quanh lý thuyết tiến hóa này (vẫn tiếp tục cho đến ngày nay), lý thuyết của Darwin đã nhanh chóng lan rộng khắp cộng đồng khoa học và sớm trở thành một tiên đề trung tâm của khoa học sinh học đang phát triển nhanh chóng.