context_id
stringlengths
5
8
context
stringlengths
465
7.22k
doc_5200
Cây cầu Sackler Crossing được làm từ granit và đồng thanh, bắc qua hồ và mở cửa vào tháng 5 năm 2006. Được thiết kế bởi Buro Happold và John Pawson, tên của nó được đặt nhằm vinh danh 2 nhà từ thiện Tiến sĩ Mortimer Sackler và vợ là Theresa Sackler. Cây cầu mang phong cách đơn giản hóa, uốn cong theo hình chữ S. Hai thành cầu được tạo nên từ các thanh đồng thau tạo ra ấn tượng cho cây cầu, từ một góc nhìn nào đó, thành cầu trông như một khối đặc, nhưng đứng ở trên cầu lại thấy thành cầu hoàn toàn là các thanh đồng riêng rẽ, cho phép du khách quan sát phía xa của hồ nước.
doc_5201
Một trong ba nhà kính chính của vườn Kew là nhà kính công nương xứ Wales, thiết kế bởi kiến trúc sư Gordon Wilson, mở cửa vào năm 1987 bởi công nương Diana, để tưởng niệm công nương Augusta. Năm 1989, khu nhà kính nhận được giải thưởng Europa Nostra vì sự bảo tồn thiên nhiên. Nhà kính này có 10 tiểu vùng khí hậu được kiểm soát bằng máy tính, phần lớn diện tích tòa nhà được trồng các loại thực vật của 2 vùng nhiệt đới khô và ẩm. Một số lượng lớn các loài lan, hoa súng, xương rồng, lithops (là chi thực vật có hoa trong họ Aizoaceae), các loài thực vật ăn thịt và các lài họ dứa, được trồng trong nhiều khu vực khác nhau. Một bộ sưu tập xương rồng còn được trồng bên ngoài nhà kính, nơi một số loài thực vật khác có khả năng chống chịu tốt cũng được tìm thấy.
doc_5202
Khu nhà Ôn đới (Temperate House) là một nhà kính có diện sàn tích gấp đôi Nhà Cọ, và là cấu trúc bằng kính lớn nhất thuộc thời đại Victoria còn tồn tại đến ngày nay. Nó chứa tất cả các loài thực nằm trong mọi vùng ôn đới trên Trái Đất. Được thiết kế bởi kiến trúc sư Decimus Burton và nhà luyện gang Richard Turner. Bao phủ trên một diện tích 4880 mét vuông, và cao tới 19 mét. Mục đích là để cung cấp không gian cho việc mở rộng bộ sưu tập các loài thực vật khu vực khí hậu ôn hòa của vườn Kew. Công việc xây dựng tòa nhà kéo dài trong 40 năm, trong suốt thời gian đó chi phí cho tòa nhà bị nâng lên rất nhiều.
doc_5203
Nó được xây dựng để trồng một loại thực vật của vùng Amazon, loài hoa Victoria Amazonia (Súng Nia), đây loài cây lớn nhất trong họ Nymphaeaceae. Loài thực vật này được chuyển tới Kew trong một ống nước sạch nhỏ vào tháng 2, năm 1849, sau một số nỗ lực trước đó nhằm chuyển hạt giống và rễ của loài cây này nhưng không thành công. Mặc dù rất nhiều thành viên trong họ Nymphaeaceae sinh trưởng tốt tại đây nhưng tòa nhà không phù hợp với loài cây này do hệ thống thong gió không tốt, và nó được chuyển tới một tòa nhà khác nhỏ hơn.
doc_5204
Việc phân loại các ngành con của sinh học rất đa dạng. Ban đầu, chúng được phân loại theo chủng loại các cá thể làm đối tượng nghiên cứu. Ví dụ: thực vật học, nghiên cứu về cây; động vật học, nghiên cứu về động vật; và vi sinh học, nghiên cứu về các vi sinh vật. Tiếp đến, chúng lại được chia nhỏ dựa trên quy mô của các cá thể và phương pháp nghiên cứu chúng: hóa sinh nghiên cứu về hóa cơ bản của sự sống; sinh học phân tử nghiên cứu các tương tác phức tạp giữa các hệ thống của các phân tử sinh học; sinh học tế bào tìm hiểu các cấu trúc cơ bản tạo thành mọi sự sống. Như vậy, sự sống ở mức độ nguyên tử và phân tử được nghiên cứu thông qua sinh học phân tử, hóa sinh và di truyền phân tử. Ở mức độ tế bào, nó được hiểu biết thông qua sinh học tế bào và mức độ đa bào thì thông qua sinh lý học, giải phẫu học và mô học. Sinh học phát triển nghiên cứu sự sống ở các giai đoạn phát triển khác nhau hoặc phát triển cá thể (ontogeny) của sinh vật.
doc_5205
Với mức độ lớn hơn, di truyền học quan tâm đến tính di truyền giữa cha mẹ và con cái. Phong tục học (ethology) nghiên cứu nhóm hành vi của một tập hợp cá thể. Di truyền học quần thể (population genetics) xem xét toàn bộ quần thể và hệ thống học quan tâm đến sự tiến hóa của nhiều loài thuộc các nhánh tiến hóa (lineage). Mối quan hệ qua lại giữa các quần thể với nhau và với ổ sinh thái của chúng là đối tượng của sinh thái học và sinh học tiến hóa. Một lĩnh vực tương đối mới là sinh học vũ trụ (astrobiology hoặc xenobiology) nghiên cứu về khả năng tồn tại sự sống ngoài Trái Đất.
doc_5206
Thuật ngữ "sinh học" (biology) có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp với βίος, bios, "sự sống" và hậu tố -λογία, -logia, "môn học." Thuật ngữ Latinh này lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1736: nhà khoa học Thụy Điển Carl Linnaeus (Carl von Linné) đã sử dụng từ biologi trong quyển Bibliotheca botanica (Từ điển thực vật) của ông. Nó được sử dụng lại vào năm 1766 trong một tác phẩm có tựa Philosophiae naturalis sive physicae: tomus III, continens geologian, biologian, phytologian generalis (Triết học tự nhiên và vật lý: Tập III) viết bởi Michael Christoph Hanov, học trò của Christian Wolff. Thuật ngữ tiếng Đức, biologie, xuất hiện lần đầu một bản dịch tác phẩm Linnaeus năm 1771. Năm 1797, Theodor Georg August Roose sử dụng thuật ngữ trong lời nói đầu của cuốn sách với tựa Grundzüge der Lehre van der Lebenskraft (Các đặc điểm chính của học thuyết về sự sống). Karl Friedrich Burdach đã sử dụng thuật ngữ này vào năm 1800 trong một nghiên cứu về con người dưới các góc độ hình thái học, sinh lý học và tâm lý học (Propädeut zum Studien der Gesammten Heilkunst). Thuật ngữ ở dạng ngày nay xuất hiện trong cuốn luận án sáu tập: Biologie, oder Philosophie der lebenden Natur (Sinh học, hoặc triết học về bản chất sống)(1802-22) của Gottfried Reinhold Treviranus, người đã tuyên bố:
doc_5207
Mặc dù sinh học hiện đại là một phát triển trong thời gian tương đối gần đây, các ngành khoa học liên quan và bao gồm nó đã được nghiên cứu từ thời Cổ đại. Triết học tự nhiên đã được nghiên cứu sớm nhất tận các nền văn minh cổ đại như Lưỡng Hà, Ai Cập, tiểu lục địa Ấn Độ và Trung Hoa. Tuy nhiên, nguồn gốc của sinh học hiện đại và cách tiếp cận đối với việc nghiên cứu về tự nhiên dường như lại bắt nguồn từ Hy Lạp cổ đại. Trong khi nghiên cứu chính thức về thuốc bắt đầu từ thời Hippocrates (khoảng 460-370 TCN), chính Aristotle (384-322 TCN) lại đóng góp nhiều nhất cho sự phát triển của sinh học. Đặc biệt quan trọng là cuốn Lịch sử Động vật của ông cùng các công trình khác, tác phẩm cho thấy những khuynh hướng thiên về lịch sử tự nhiên; sau đó là những công trình thực nghiệm hơn tập trung vào các nguyên nhân sinh học và đa dạng của sự sống. Người kế vị của Aristotle là Theophrastus xứ Lyceum, ông đã viết một loạt sách về thực vật học. Tập sách vẫn tồn tại như đóng góp quan trọng nhất của thời Cổ đại cho ngành khoa học thực vật, thậm chí đến tận thời Trung Cổ.
doc_5208
Những tiến bộ trong kính hiển vi cũng có một tác động sâu sắc đến tư duy sinh học. Vào đầu thế kỷ 19, một số nhà sinh học đã chỉ ra tầm quan trọng của tế bào. Sau đó, vào năm 1838, Schleiden và Schwann bắt đầu truyền bá những ý tưởng mà rất phổ quát hiện nay rằng (1) đơn vị cơ bản của sinh vật là tế bào và (2) các tế bào riêng biệt có tất cả các đặc tính của sự sống, mặc dù họ phản đối ý tưởng rằng (3) tất cả tế bào đến từ sự phân chia các tế bào khác. Nhờ vào công trình của Robert Remak và Rudolf Virchow vào những năm 1860 hầu hết các nhà sinh vật học đã chấp nhận cả ba nguyên lý, nay được gọi là học thuyết tế bào.
doc_5209
Trong khi đó, phân loại học (taxonomy và classification) đã trở thành tâm điểm của các nhà sử gia tự nhiên. Carl Linnaeus xuất bản một hệ thống phân loại cơ bản cho thế giới tự nhiên vào năm 1735 (biến thể của những hệ thống đã được sử dụng từ lâu), và trong những năm 1750 ông đã đặt tên khoa học cho tất cả các loài vào thời của ông . Georges-Louis Leclerc, bá tước Buffon, đã đưa các loài vào các phân loại và coi các dạng sống là mềm dẻo, thậm chí còn đưa ra khả năng có tổ tiên chung. Mặc dù ông đã phản đối tiến hóa, Buffon là một nhân vật chủ chốt trong lịch sử các ý niệm về tiến hóa; tác phẩm của ông cũng ảnh hưởng đến các lý thuyết tiến hóa của Lamarck và Darwin .
doc_5210
Ý niệm tiến hoá đầy đủ và nghiêm túc có nguồn gốc từ các tác phẩm của Jean-Baptiste Lamarck, ông là người đầu tiên đưa ra một học thuyết tiến hoá rõ ràng. Ông cho rằng sự tiến hoá là kết quả của áp lực môi trường đối với đặc tính của động vật, có nghĩa là nếu sử dụng một cơ quan thường xuyên và chặt chẽ hơn, nó sẽ trở nên phức tạp và hiệu quả hơn, do đó động vật sẽ thích nghi với môi trường của nó. Lamarck tin rằng những đặc điểm có được sau đó có thể được chuyển sang cho hậu duệ của chúng, bọn hậu duệ sẽ tiếp tục phát triển và hoàn thiện bản thân. Tuy nhiên, nhà tự nhiên học lỗi lạc người Anh Charles Darwin, kết hợp cách tiếp cận địa lý học của Humboldt, lý thuyết địa chất thống nhất của Lyell, các bài luận của Malthus về tăng trưởng dân số, với chuyên môn về hình thái học và các quan sát tự nhiên rộng lớn, đã tạo ra một lý thuyết tiến hóa hợp lý hơn dựa trên chọn lọc tự nhiên; lý luận và bằng chứng tương tự đã dẫn Alfred Russel Wallace đi đến những kết luận tương tự Mặc dù nó là chủ đề gây tranh cãi xung quanh lý thuyết tiến hóa này (vẫn tiếp tục cho đến ngày nay), lý thuyết của Darwin đã nhanh chóng lan rộng khắp cộng đồng khoa học và sớm trở thành một tiên đề trung tâm của khoa học sinh học đang phát triển nhanh chóng.
doc_5211
Khám phá về sự biểu hiện vật lý của di truyền đã đến cùng với các nguyên tắc tiến hoá và di truyền quần thể. Trong những năm 1940 và đầu những năm 1950, các thí nghiệm đã chỉ ra DNA là thành phần của nhiễm sắc thể với chức năng mang các tính trạng đã được biết đến với tên gọi là gen. Tập trung vào các loại dạng sống mới như vi khuẩn và virus, cùng với việc khám phá ra cấu trúc chuỗi xoắn kép của DNA năm 1953, sinh học đã tiến sang thời kỳ di truyền phân tử. Từ những năm 1950 đến nay, sinh học đã được mở rộng rất nhiều trong lĩnh vực phân tử. Mã di truyền đã được khám phá bởi Har Gobind Khorana, Robert W. Holley và Marshall Warren Nirenberg sau khi DNA được biết là chứa các codon-bộ ba mã hóa. Cuối cùng, Dự án Hệ gen Con người đã được đưa ra vào năm 1990 với mục đích lập bản đồ bộ gen chung của toàn thể con người. Dự án này đã được hoàn thành vào năm 2003, với những phân tích tiếp tục được xuất bản. Dự án Hệ gen Con người là bước đầu tiên trong nỗ lực toàn cầu hoá để tích hợp kiến thức về sinh học với một định nghĩa chức năng, phân tử cho cơ thể con người và của các sinh vật khác.
doc_5212
Học thuyết tế bào phát biểu rằng: tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống, rằng tất cả các sinh vật sống cấu tạo từ một tế bào (đơn bào) hoặc nhiều tế bào (đa bào), và tất cả các tế bào đều sinh ra từ các tế bào trước đó thông qua sự phân bào. Trong các sinh vật đa bào, mỗi tế bào trong cơ thể của cơ thể xuất phát từ một tế bào hợp tử duy nhất. Tế bào cũng được coi là đơn vị cơ bản liên quan đến nhiều quá trình bệnh lý. Ngoài ra, dòng năng lượng diễn ra ở các tế bào trong các quá trình khác nhau là một phần của chức năng quan trọng: trao đổi chất. Cuối cùng, các tế bào chứa thông tin di truyền (DNA), được truyền từ tế bào sang tế bào trong quá trình phân bào. Nghiên cứu về nguồn gốc của sự sống, thuyết tự phát sinh (abiogenesis), là những nỗ lực lớn để khám phá nguồn gốc của các tế bào khởi nguyên.
doc_5213
Một khái niệm đóng vai trò trung tâm trong sinh học là sự sống thay đổi và phát triển thông qua quá trình tiến hóa, và cho rằng tất cả các dạng sống đều có nguồn gốc chung. Lý thuyết tiến hóa phát biểu rằng tất cả các sinh vật trên trái đất, dù còn tồn tại hay đã tuyệt chủng, đều có nguồn gốc từ một tổ tiên chung hoặc vốn gen chung. Tổ tiên chung nhất (last universal common ancestor viết tắt là LUCA) này của tất cả các sinh vật được cho là xuất hiện vào khoảng 3,5 tỷ năm trước. Các nhà sinh học coi tính phổ biến của mã di truyền là bằng chứng thuyết phục để ủng hộ lý thuyết tổ tiên chung nhất cho tất cả các vi khuẩn, cổ khuẩn, và các sinh vật nhân thực (Xem: Nguồn gốc của sự sống).
doc_5214
Lịch sử tiến hóa của loài - mô tả các đặc tính của các loài khác nhau mà từ hậu duệ loài đó - cùng với mối quan hệ gia phả của nó với mọi loài khác được gọi là phát sinh chủng loại (phylogeny) loài đó. Các phương pháp tiếp cận khác nhau trong sinh học cho ta các thông tin về phát sinh chủng loại. Có thể bao kể đến như so sánh trình tự ADN (đặc biệt là so sánh bộ gen), thuộc lĩnh vực sinh học phân tử, và so sánh hóa thạch hoặc các di chỉ khác của sinh vật cổ đại, thuộc về cổ sinh vật học. Các nhà sinh học tổ chức và phân tích mối quan hệ tiến hóa thông qua nhiều phương pháp khác nhau, bao gồm phát sinh chủng loài học (phylogenetics), phân loại theo ngoại hình (phenetics) và phân loại theo nhánh (cladistics). (Để tóm tắt các sự kiện lớn trong sự tiến hóa của sự sống theo như các nhà sinh vật học hiện đại, xem Tiến trình tiến hóa)
doc_5215
Gen là đơn vị cơ bản của di truyền ở tất cả các sinh vật. Gen là một đơn vị di truyền và tương ứng với một đoạn DNA có ảnh hưởng đến hình thái hoặc chức năng của một cơ thể theo những cách cụ thể. Tất cả các sinh vật, dù là vi khuẩn hay động vật, chia sẻ cùng một bộ máy cơ bản sao chép và 'dịch' DNA thành các protein. Các tế bào sẽ phiên mã một gen DNA thành một phiên bản RNA của gen, và một ribosome sau đó dịch mã RNA thành một chuỗi các axit amin trước khi uốn gấp thành một protein. Mã để dịch từ RNA đến axit amin là khá giống nhau đối với hầu hết các sinh vật. Chẳng hạn, một dãy trình tự DNA mã hóa cho protein insulin ở người cũng mã hóa cho insulin nếu chèn vào các sinh vật khác, ví dụ như thực vật.
doc_5216
DNA được tìm thấy là ở dạng các sợi thẳng nhiễm sắc thể trong sinh vật nhân thực và các vòng nhiễm sắc thể trong sinh vật nhân sơ. Một nhiễm sắc thể là một cấu trúc được tổ chức bao gồm DNA và protein histone. Bộ nhiễm sắc thể định vị trong tế bào và bất kỳ thông tin di truyền nào tìm thấy trong ty thể, lục lạp, hoặc tại các địa điểm khác được gọi chung là bộ gen của tế bào. Trong sinh vật nhân thực, DNA mang gen nằm trong nhân tế bào, và có một lượng nhỏ nằm trong ti thể và lục lạp. Trong sinh vật nhân sơ, DNA được giữ trong hình dạng không cố định ở tế bào chất gọi là chất nhân. Thông tin di truyền của một bộ gen lưu giữ bên trong các gen và tập hợp hoàn chỉnh của bộ thông tin này ở một sinh vật được gọi là kiểu gen của nó.
doc_5217
Sự sống còn của một sinh vật sống phụ thuộc vào tiếp nhận liên tục dòng năng lượng. Các phản ứng hóa học chịu trách nhiệm về cấu trúc và chức năng của sinh vật được điều chỉnh để lấy năng lượng từ các chất trong thức ăn của chúng và biến đổi các chất này giúp hình thành các tế bào mới cũng như duy trì các tế bào này. Trong quá trình này, các phân tử của các chất hóa học trong thức ăn đóng hai vai trò; thứ nhất, chúng chứa năng lượng có thể biến đổi và tái sử dụng trong các phản ứng sinh học, hóa học của sinh vật đó; thứ hai, thức ăn có thể được biến đổi thành các phân tử với cấu trúc mới (các phân tử sinh học mới) và sẽ sử dụng cho sinh vật đó.
doc_5218
Các sinh vật chịu trách nhiệm về việc đưa năng lượng vào một hệ sinh thái được gọi là các sinh vật sản xuất hoặc các sinh vật tự dưỡng. Gần như tất cả các sinh vật như vậy lấy năng lượng ban đầu của chúng từ mặt trời. Thực vật và một số sinh vật quang dưỡng khác sử dụng năng lượng mặt trời thông qua một quá trình gọi là quang hợp để chuyển đổi nguyên liệu thô thành các phân tử hữu cơ, như ATP, phân tử có liên kết có thể bị phá vỡ để giải phóng năng lượng. Tuy nhiên, một số hệ sinh thái phụ thuộc hoàn toàn vào năng lượng do sinh vật hóa dưỡng lấy từ mêtan, sunfit, hoặc các nguồn năng lượng khác ngoài ánh sáng.
doc_5219
Di truyền học là khoa học về gene, tính di truyền và biến dị (variation) của sinh vật. Gene mã hóa thông tin cần thiết của tế bào cho quá trình tổng hợp các protein. Protein là nhóm phân tử đóng vai trò quan trọng (nhưng không phải là hoàn toàn) quy định kiểu hình của sinh vật. Di truyền học cũng cấp các phương pháp nghiên cứu các chức năng của một gene nhất định, hoặc phân tích tương tác di truyền. Mọi sinh vật đều lưu giữ thông tin di truyền ở trong nhiễm sắc thể dưới dạng trình tự các nucleotide của phân tử DNA hoặc lưu giữ ở RNA.
doc_5220
Sinh học phát triển nghiên cứu quá trình sinh vật sinh trưởng (growth) và phát triển (development). Có nguồn gốc từ bộ môn phôi học, sinh học phát triển ngày nay nghiên cứu sự điều khiển về mặt di truyền các quá trình sinh trưởng tế bào (cell growth), biệt hóa tế bào (cellular differentiation) và tạo hình (morphogenesis). Quá trình này tiếp diễn ở mức lớn hơn tạo thành các mô, cơ quan, hệ cơ quan. Sinh vật mô hình dùng trong sinh học phát triển bao gồm giun tròn Caenorhabditis elegans, ruồi giấm Drosophila melanogaster, cá ngựa Danio rerio, chuột Mus musculus và cây Arabidopsis thaliana. (Sinh vật mô hình là một loài được nghiên cứu kỹ lưỡng nhằm tìm hiểu những hiện tượng sinh học đặc biệt, với hy vọng rằng các khám phá ở trên sinh vật này mang lại hiểu biết cho nghiên cứu những sinh vật khác.)
doc_5221
Sinh lý học nghiên cứu các quá trình cơ học, vật lý và hoá sinh xảy ra trong cơ thể các sinh vật sống bằng cách xem xét hoạt động của tất cả các cấu trúc, bộ phận trong sinh vật hoạt động như thế nào. Sinh lý học được phân chia thành 2 bộ môn nhỏ là sinh lý học thực vật và sinh lý học động vật nhưng các nguyên lý về sinh lý học mang tính tổng quát đối với tất cả các loài sinh vật. Ví dụ, nhưng kiến thức về sinh lý tế bào nấm cũng có thể áp dụng đối với các tế bào người. Lĩnh vực sinh lý học động vật sử dụng các công cụ và phương pháp cho cả sinh lý học người cũng như các động vật khác. Sinh lý học thực vật cũng sử dụng một số kỹ thuật nghiên cứu của các bộ môn trên. Sinh lý học nghiên cứu tương tác làm thế nào mà, ví dụ, hệ thần kinh, hệ miễn dịch, hệ nội tiết, hệ hô hấp và hệ tuần hoàn. hoạt động và tương tác với nhau. Kiến thức từ việc nghiên cứu các hệ này được sử dụng trong các bộ môn định hướng chữa trị như thần kinh học và miễn dịch học.
doc_5222
Phân loại Linnaean hiện là hệ thống phân loại chính, bao gồm các cấp bậc phân loại và danh pháp 2 phần. Tên của một loài sinh vật được thống nhát thông qua các Hệ thống mã danh pháp quốc tế cho thực vật (International Code of Botanical Nomenclature, ICBN), Hệ thống mã danh pháp quốc tế cho động vật (International Code of Zoological Nomenclature, ICZN) và Hệ thống mã danh pháp quốc tế cho vi khuẩn (International Code of Nomenclature of Bacteria, ICNB). Hiện nay, người ta đang cố gắng chuẩn hóa 3 chuẩn quốc tế trên trong BioCode. Tuy nhiên hệ thống mã phân loại và danh pháp của virus (International Code of Virus Classification and Nomenclature, ICVCN) vẫn nằm ngoài BioCode.
doc_5223
Theo truyền thống, các sinh vật sống được chia thành 5 giới:: Monera; Protista; Fungi; Plantae; Animalia. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học hiện xem cách phân loại 5 giới này đã lỗi thời. Các hệ thống phân loại học hiện đại ban đầu với 3 vực: Archaea (vi khuẩn cổ); Bacteria (vi khuẩn Eubacteria) và Eukaryota (bao gồm sinh vật nguyên sinh, nấm, thực vật và động vật) Các vực này phản ảnh liệu các tế bào có nhân hay không có nhân, cũng như sự khác biệt về thành phần hóa học của lớp bên ngoài tế bàor.
doc_5224
Sinh thái học nghiên cứu sự phân bố và sinh sống của các sinh vật sống và mối quan hệ qua lại giữa các sinh vật với nhau và với môi trường sống. Môi trường sống của một sinh vật bao gồm các yếu tố vô sinh như khí hậu và địa chất cũng như các yếu tố hữu sinh là các sinh vật sống trong cùng một ổ sinh thái. Các hệ sinh thái thường được nghiên cứu ở nhiều cấp độ khác nhau từ cá thể (individual) và các quần thể cho đến các hệ sinh thái và sinh quyển. Sinh thái học là môn khoa học đa ngành, nghĩa là dựa trên nhiều ngành khoa học khác nhau.
doc_5225
Dự án này, nói chung, bắt đầu từ ngày 15 tháng 1 năm 2001 để bổ sung bách khoa toàn thư Nupedia bởi những nhà chuyên môn; hiện nay Wikipedia trực thuộc Quỹ Hỗ trợ Wikimedia, một tổ chức phi lợi nhuận. Wikipedia hiện có hơn 15 triệu bài viết, với hơn 3,3 triệu bài trong phiên bản tiếng Anh (English Wikipedia); vào tháng 1 năm 2006, nó có hơn 750.000 thành viên. Từ khi nó được mở cửa, Wikipedia càng ngày càng nổi tiếng và sự thành công của nó đã nảy sinh ra vài dự án liên quan. Tuy nhiên, có nhiều tranh luận về sự tin cậy của nó. Mặc dù vậy, một công bố vào ngày 9/8/2014 của viện thăm dò YouGov sau khi khảo sát 2.000 người tại Anh cho thấy 64% số người được hỏi tin vào độ xác thực của thông tin trên Wikipedia, cao hơn tỉ lệ 61% tin vào BBC, và vào những tờ báo uy tín khác như Times (45%), The Guardian (45%), The Sun (13%).
doc_5226
Wikipedia thường được làm nguồn bởi phương tiện truyền thông đại chúng nhiều khi để chỉ trích và nhiều khi để khen vì những đặc tính tự do, mở, dễ sửa đổi và phạm vi rộng rãi. Nhiều khi dự án không chỉ được nói đến, nhưng cũng được làm nguồn về chủ đề khác. Wikipedia khuyến khích những người đóng góp theo quy định "Thái độ trung lập", bằng cách tóm tắt các quan điểm quan trọng để tới gần sự thật khách quan. Việc dùng Wikipedia như nguồn tham khảo đã gây ra tranh luận vì tính mở của nó làm nó có thể bị phá hoại, bị sửa không đúng, hoặc không bao gồm các chủ đề đều đặn, hoặc có ý kiến không có căn cứ. Nó cũng bị chê là có thiên vị nhất quán, đặt cao ý kiến số đông hơn là bằng cấp, sự thiếu trách nhiệm cũng như kiến thức chuyên môn của người viết khi được so sánh với những bách khoa toàn thư thông thường. Tuy nhiên, sự rộng rãi và cặn kẽ của nó, và tính năng được cập nhật liên tục, đã làm dự án trở thành nguồn tham khảo hữu ích đối với hàng triệu người.
doc_5227
Khẩu hiệu của Wikipedia là "Bách khoa toàn thư tự do để tất cả mọi người sửa đổi", và người thành lập dự án Jimmy Wales diễn tả mục đích của nó là "để tạo ra bách khoa toàn thư miễn phí có phẩm chất càng cao càng tốt và đưa nó cho tất cả mọi người trên thế giới bằng ngôn ngữ họ dùng". Nó được viết trên website wikipedia.org dùng một loại phần mềm gọi là "wiki", thuật ngữ dùng để gọi WikiWikiWeb trước tiên và bắt nguồn từ tiếng Hawaii Wiki Wiki, tức là "nhanh lẹ". Ông Wales có mục đích là dẫn Wikipedia tới phẩm chất "của Britannica hoặc cao hơn" và được xuất bản trên giấy.
doc_5228
Vài dự án bách khoa toàn thư đã và đang hoạt động. Vài dự án có quy định cộng tác và sở hữu bài viết theo kiểu truyền thống, ví dụ như Bách khoa toàn thư Triết học Stanford bởi những nhà chuyên môn hoặc dự án Nupedia đã đóng cửa. Những website thoải mái hơn như là h2g2 và Everything2 làm việc dạy chỉ tổng quát, những bài viết ở đấy được viết và quản lý bởi người riêng. Những dự án như là Wikipedia, Susning.nu và Enciclopedia Libre là wiki, trong đó các bài viết được phát triển bởi nhiều tác giả, và không có quá trình kiểm duyệt bài viết chính thức. Trong những bách khoa toàn thư wiki đó, Wikipedia được trở thành bách khoa lớn nhất tính theo số bài viết và số chữ. Khác với nhiều bách khoa toàn thư, nó cho phép sử dụng nội dung dưới Giấy phép Văn bản Tự do GNU.
doc_5229
Đầu tiên thì Wikipedia chỉ là dự án nhỏ bên cạnh Nupedia, dự án để viết bách khoa với một số nhà chuyên môn theo quá trình chính thức. Nupedia mở cửa ngày 9 tháng 3 năm 2000 dưới sở hữu của Tập đoàn Bomis, một công ty cổng Web. Những người chính của dự án là Jimmy Wales, giám đốc của Bomis, và Larry Sanger, chủ bút của Nupedia và Wikipedia sau đó. Ông Sanger nói rằng Nupedia khác với những bách khoa toàn thư đã có vì nó sử dụng nội dung mở; nó không có hạn chế về cỡ vì nó hiện diện trên Internet; và nó không thiên vị vì nó công khai và có thể có nhiều loại người đóng góp. Nupedia có quá trình 7 bước để nhà chuyên môn kiểm tra các bài thuộc chuyên môn của họ, nhưng quá trình này bị xem là quá chậm cho một số bài ít ỏi. Dùng tiền của Bomis, có lúc họ đặt kế hoạch để lấy lại vốn đầu tư bằng quảng cáo. Nó được sử dụng dưới Giấy phép Nội dung mở Nupedia trước tiên, nhưng đổi qua Giấy phép Văn bản Tự do GNU trước khi Wikipedia được thành lập, theo yêu cầu của Richard Stallman.
doc_5230
Trên danh sách gửi thư của Nupedia, ngày 10 tháng 1 năm 2001, ông Sanger đề nghị tạo ra wiki bên cạnh Nupedia. Dưới đề tài "Hãy làm một wiki" (Let's make a wiki), ông viết rằng: "Không, đây không phải là một đề nghị không đứng đắn. Đó là một ý tưởng để thêm một tính năng ít Nupedia. Jimmy Wales nghĩ rằng nhiều người có thể tìm thấy những ý kiến phản đối, nhưng tôi nghĩ rằng không (...) Khi sử dụng Nupedia của wiki, đây là "sự mở” RẤT LỚN và định dạng đơn giản cho việc phát triển nội dung Chúng ta có đôi khi bandied về ý tưởng cho đơn giản, các dự án khác để mở hoặc thay thế hoặc bổ sung Nupedia.. Có vẻ như với tôi, wiki có thể được thực hiện thực tế ngay lập tức, cần được bảo dưỡng rất ít, và nói chung là rất thấp, it rủi ro. Chúng tôi cũng là một nguồn tiềm năng lớn cho nội dung Vì vậy, có ít nhược điểm, như tôi có thể nhìn thấy.."
doc_5231
Wikipedia mở cửa chính thức ngày 15 tháng 1 năm 2001, chỉ là một phiên bản tiếng Anh tại wikipedia.com, và ông Sanger giới thiệu nó lần đầu tiên trên danh sách gửi thư. Trước đó, từ ngày 10 tháng 1, nó chỉ là một tính năng của Nupedia, trong đó ai nào có thể viết bài để được thêm vào bách khoa toàn thư sau khi được xem lại. Nó được bắt đầu lại bên ngoài Nupedia, sau khi các nhà chuyên môn của Ủy ban Tư vấn Nupedia phản đối kiểu phát triển của nó. Sau đó, Wikipedia hoạt động như dự án riêng không có Nupedia bảo quản. Quy định "quan điểm trung lập" của nó được viết xuống vào những tháng đầu tiên, tuy nó sát với quy định "nonbias" (phi thiên vị) của Nupedia. Ngoài đó, chỉ có một vài nguyên tắc đầu tiên. Wikipedia được nhiều người đóng góp đến từ Nupedia, những tin nhắn tại Slashdot, và kết quả tìm kiếm. Nó tăng lên tới 20.000 bài viết bằng 18 ngôn ngữ vào cuối năm đầu. Nupedia và Wikipedia hoạt động bên cạnh nhau đến khi máy chủ Nupedia bị ngừng hoạt động thường trực vào năm 2003, và cả nội dung Nupedia được đưa vào Wikipedia.
doc_5232
Hai ông Wales và Sanger cho rằng WikiWikiWeb của Ward Cunningham hoặc Kho Mẫu Portland đã đưa ra quan niệm sử dụng wiki. Ông Wales nói rằng ông nghe về quan niệm này lần đầu tiên từ Jeremy Rosenfield, một người làm cho Bomis và đã dẫn ông Wales đến wiki đó vào tháng 12 năm 2000, nhưng Wikipedia mới bắt đầu sau khi ông Sanger nghe về wiki đó từ Ben Kovitz, người quen ở đấy, vào tháng 1 năm 2001 và đề nghị tạo ra wiki cho Nupedia. Dưới quan niệm liên quan đến nội dung tự do, nhưng không dựa trên wiki, dự án GNUPedia hoạt động bên cạnh Nupedia vào đầu lịch sử của nó. Sau đó nó ngừng hoạt động và người thành lập nó, người nổi tiếng về phần mềm tự do Richard Stallman, ủng hộ Wikipedia.
doc_5233
Vì sợ có thể mang quảng cáo đến dự án và thiếu quyền hạn bảo quản ở trung tâm phiên bản tiếng Anh, nhiều người dùng Wikipedia tiếng Tây Ban Nha (Wikipedia en español) chia ra khỏi Wikipedia để thành lập Enciclopedia Libre vào tháng 2 năm 2002. Sau đó cùng năm, ông Wales loan báo là Wikipedia sẽ không bao gồm quảng cáo trong tương lai, và website được chuyển sang địa chỉ wikipedia.org. Từ đó, nhiều dự án đã chia ra khỏi Wikipedia vì quy định viết bài, ví dụ như Wikinfo, họ bỏ "quan điểm trung lập" để thay với nhiều bài viết phụ nhau viết theo "quan điểm thông cảm".
doc_5234
Từ Wikipedia và Nupedia, Quỹ Hỗ trợ Wikipedia được thành lập ngày 20 tháng 6 năm 2003. Từ đó đến nay, Wikipedia và các dự án liên quan trực thuộc tổ chức bất vụ lợi đó. Dự án liên quan đầu tiên của Wikipedia, "Kỷ niệm: Wiki 11 tháng 9", được thành lập vào tháng 10 năm 2002 để kể chuyện về những Tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9; dự án từ điển Wiktionary mở cửa vào tháng 12 năm 2002; bộ sưu tập danh ngôn Wikiquote, một tuần sau khi Wikimedia được thành lập; và thư viện mở Wikibooks, tháng sau. Sau đó Wikimedia vẫn tiếp tục bắt đầu thêm dự án khác.
doc_5235
Wikipedia thường đo sự phát triển của dự án theo số bài viết. Trong hai năm đầu tiên, nó tăng lên khoảng chừng vài trăm bài mới mỗi ngày. Wikipedia tiếng Anh đạt tới bài viết thứ 100.000 ngày 22 tháng 1 năm 2003. Năm 2004, tốc độ tăng lên số bài vào khoảng 1.000 hay 3.000 mỗi ngày cho tất cả các phiên bản ngôn ngữ. Wikipedia tiếng Anh đạt tới bài thứ 500.000 ngày 25 tháng 2 năm 2004. Wikipedia đạt đến bài viết thứ một triệu trong tất cả 105 phiên bản ngôn ngữ vào ngày 20 tháng 9 năm 2004, trong khi phiên bản tiếng Anh nói riêng đạt đến bài viết thứ 500.000 ngày 18 tháng 3 năm 2005 và bài thứ một triệu ngày 1 tháng 3 năm 2006.
doc_5236
Wikipedia dựa trên MediaWiki, nền phần mềm wiki chuyên biệt có nguồn tự do và mở, phần lớn được viết trong PHP và được xây trên cơ sở dữ liệu MySQL. Phần mềm này bao gồm những tính năng lập trình như là ngôn ngữ macro, biến số, hệ thống gắn tiêu bản (template transclusion), và đổi hướng URL. MediaWiki được phát hành theo Giấy phép Công cộng GNU (GPL) và được sử dụng bởi các dự án Wikimedia, cũng như nhiều dự án wiki khác. Ban đầu Wikipedia chạy trên UseModWiki, một chương trình Perl của Clifford Adams (Phase I). Nó bắt phải viết hoa theo kiểu CamelCase để tạo ra siêu liên kết giữa các bài; cú pháp hai dấu ngoặc vuông được hỗ trợ về sau. Bắt đầu từ tháng 1 năm 2002 (Phase II), Wikipedia bắt đầu sử dụng chương trình PHP wiki với cơ sở dữ liệu MySQL; phần mềm này được viết đặc biệt cho Wikipedia bởi Magnus Manske. Phần mềm Phase II được sửa nhiều lần để thỏa mãn nhu cầu đang lên theo đường lũy thừa (exponential growth). Tháng 7 năm 2002 (Phase III), Wikipedia đổi qua phần mềm thế hệ thứ ba, MediaWiki, mới đầu do Lee Daniel Crocker viết.
doc_5237
Wikipedia chạy trên các nhóm máy chủ Linux tại Florida và hai vị trí khác. Wikipedia chỉ xài một máy chủ cho đến năm 2004; lúc đó hệ thống máy chủ được mở rộng thành cấu trúc đa tầng (multitier architecture) phân phối. Vào tháng 1 năm 2005, dự án chạy trên 39 máy chủ dành riêng ở Florida. Hình dạng này bao gồm một máy cơ sở dữ liệu chủ chạy MySQL, vài máy phụ CSDL, 21 máy chủ web chạy Apache HTTP Server, và bảy máy bộ nhớ Squid. Vào tháng 9 năm 2005, nhóm máy chủ này đã bao gồm 100 máy tại ba vị trí chung quanh thế giới.
doc_5238
Các yêu cầu trang được gửi cho tầng máy Squid trước. Những yêu cầu mà bộ nhớ Squid không thể thỏa mãn được gửi qua các máy chủ cân bằng tải (load-balancing server) có phần mềm Linux Virtual Server; nó gửi yêu cầu cho một trong những máy chủ Apache để kết xuất trang dùng dữ liệu từ CSDL. Các máy chủ web gửi lại những trang được yêu cầu và kết xuất trang của các phiên bản ngôn ngữ Wikipedia. Để tăng lên tốc độ trả lời nhiều hơn, các trang được kết xuất cho người chưa đăng nhập được bỏ vào bộ nhớ phân phối (distributed memory cache) cho đến khi nó lỗi thời, nên có thể bỏ qua hẳn quá trình kết xuất trang đối với phần nhiều lần truy cập những trang thường gặp. Hai nhóm máy chủ lớn hơn tại Hà Lan và Hàn Quốc hiện xử lý nhiều nhu cầu cho Wikipedia.
doc_5239
Đế quốc Nga thành lập từ Công quốc thời Trung Cổ Moskva, được các hậu duệ của Ivan IV của Nga với danh hiệu là các Sa hoàng (Sa hoàng - bắt nguồn từ Caesar). Mãi đến tận thế kỷ 17, Nga vẫn là một quốc gia bán khai, lạc hậu trong khi các quốc gia châu Âu khác đã bước sang thời đại Phục hưng. Dù đế quốc này chỉ được Sa hoàng Pyotr Đại đế chính thức công bố vào năm 1721, nhưng đế quốc này thực sự được khai sinh khi ông trở thành Sa hoàng vào năm 1682. Ông cảm thấy phẫn nộ khi nhìn thấy sự lạc hậu của vương quốc của mình và do đó, trước khi đăng quang, ông đã đi khắp châu Âu, làm nhiều công việc khác nhau và đã học được nhiều kinh nghiệm cần thiết để mang nước Nga phát triển thành một đế quốc cường thịnh khi đó. Tiếp theo đó là cuộc Đại chiến Bắc Âu từ năm 1700 đến năm 1721, Pyotr Đại đế đã chiếm được các vùng trọng yếu duyên hải và thành lập một thành phố mà sau đó đã trở thành kinh đô của đế quốc này gần 200 năm, đó là Sankt-Peterburg. Trong trận Poltava năm 1709, quân đội Nga do Pyotr chỉ huy giành một thắng lợi quyết định trước các lực lượng Thụy Điển - quốc gia hùng mạnh nhất của Bắc Âu, buộc phần lớn quân đội Thụy Điển phải đầu hàng. Chiến thắng Poltava đánh dấu sự trỗi dậy của Nga như một cường quốc. Sau trận đánh, các vua chúa nước ngoài trở nên nể sợ Nga và chủ trương mở rộng quan hệ với Nga thông qua các hoạt động ngoại giao và hôn nhân triều đại.
doc_5240
Vào thập niên 1730, nước Nga tham gia Chiến tranh Kế vị Ba Lan. Cuộc chiến khởi nguồn từ việc Nga và Áo đề cử Tuyển hầu tước August III của Sachsen, con trai của cố vương Ba Lan, làm vua Ba Lan, trong khi Pháp, Tây Ban Nha và Sardigna lại đề cử Stanislas Leszczynaki - cha vợ của vua Pháp Louis XV. Triều đình Anna huy động binh mã tấn công vào lãnh thổ Ba Lan và tiến hành cuộc vây hãm Gdańsk (1734). Sau những nỗ lực đột vây thất bại của quân Pháp và Ba Lan, Leszczynaki bị buộc phải trốn chạy sang Pháp. Kể từ đây, Ba Lan trở thành một quốc gia đệm nơi quân đội Nga được can dự tùy ý. Pháp và Áo tiếp tục đánh nhau tại Đức và Ý, và một đạo quân Nga được đưa sang phía tây để hỗ trợ Áo nhưng không có hoạt động quân sự nào. Đối với Nga, cuộc chiến đã kết thúc mỹ mãn.
doc_5241
Từ năm 1756 cho đến năm 1762, Nga liên kết với Áo, Pháp và Thụy Điển đánh nhau với Phổ trong cuộc Chiến tranh Bảy năm. Các lực lượng Nga tấn công Đông Phổ và đánh bại một đạo quân Phổ trong trận Gross-Jägersdorf vào tháng 8 năm 1757. Đầu năm 1758, Nga chiếm được toàn bộ Đông Phổ, mặc dù một cuộc tấn công của Nga vào Brandenburg bị vua Phổ Friedrich II đẩy lui trong trận Zorndorf đẫm máu. Quân Nga cũng đánh thắng quân Phổ tại Palzig và Kunersdorf vào năm 1759. Tuy nhiên, những thắng lợi quân sự của Nga không đủ để buộc Phổ phải cầu hòa, một phần là do cứ sau mỗi chiến dịch quân đội Nga buộc phải rút về nghỉ đông ở Đông Phổ chứ không thể tiến sâu vào bản thổ Phổ. Cái chết của Nữ hoàng Elizaveta vào năm 1762 đã chấm dứt sự tham chiến trực tiếp của Nga, khi mà người kế vị bà là Pyotr III, một người ngưỡng mộ Friedrich Đại đế, giao trả mọi lãnh thổ bị Nga chiếm cho Phổ. Sau khi tiến hành cuộc đảo chính cung đình tháng 7 năm 1762, Ekaterina II lên ngôi Nữ hoàng Nga. Mỏi mệt với chiến tranh, Ekaterina kết thúc hoàn toàn sự tham gia của Nga trong cuộc chiến. Mặc dù Chiến tranh Bảy năm không mở rộng lãnh thổ cho Nga, Nga đã gạt được ảnh hưởng của Pháp khỏi Ba Lan và Thụy Điển, đồng thời khẳng định vị thế của Nga là một cường quốc hàng đầu của châu Âu.
doc_5242
Đến cuối thế kỷ 19, diện tích của đế quốc này là 22.800.000 km² (khoảng 1/6 diện tích đất của Trái Đất). Đối thủ duy nhất về diện tích rộng lớn này vào thời đó là Đế quốc Anh. Tuy nhiên, vào thời này, đa số dân số sống ở phần nước Nga thuộc châu Âu. Hơn 100 dân tộc khác nhau sống trong Đế quốc Nga, với dân tộc chính là người Nga chiếm 45% dân số. Năm 1914, Đế quốc Nga bao gồm 81 tỉnh (guberniya) và 20 vùng (Vùng). Các nước chư hầu và lãnh thổ bảo hộ của Đế quốc Nga bao gồm tiểu Hồi quốc Bukhara, hãn quốc Khiva và sau năm 1914 còn có Tuva (Uriankhai).
doc_5243
Đế quốc Nga theo chế độ quân chủ chuyên chế tuyệt đối và cha truyền con nối do Hoàng đế chuyên chính (Sa hoàng) của họ Romanov đứng đầu. Chính thống giáo Nga là tôn giáo chính thức của đế quốc và Sa hoàng kiểm soát thông qua Hội đồng Thánh giáo. Các thần dân của đế quốc Nga được phân biệt theo sosloviye, hay đẳng cấp xã hội (giai cấp) như "dvoryanstvo" (quý tộc), tăng lữ, thương nhân, cozak và nông dân. Các dân tộc bản địa ở Siberi và Trung Á được đăng ký chính thức như là một hạng gọi là "inorodtsy"(không-Slav, nghĩa văn chương là: "người có nguồn gốc khác").
doc_5244
Ekaterina Đại đế là một công chúa người Đức kết hôn với Pyotr III, người thừa kế người Đức đến vương miện của Nga. Sau cái chết của Nữ hoàng Elizaveta, bà đã lên nắm quyền khi cuộc đảo chính của bà chống lại người chồng không được lòng dân của bà thành công. Cô đã đóng góp vào sự hồi sinh của giới quý tộc Nga đã bắt đầu sau cái chết của Pyotr Đại đế. Dịch vụ của tiểu bang đã bị bãi bỏ, và Ekaterina đã làm hài lòng các quý tộc hơn nữa bằng cách chuyển qua hầu hết các chức năng của tiểu bang ở các tỉnh cho họ.
doc_5245
Để đảm bảo sự tiếp tục ủng hộ từ giới quý tộc, điều cần thiết cho sự sống còn của chính phủ, Ekaterina buộc phải tăng cường quyền lực và quyền lực của họ với chi phí của các tầng lớp trung lưu và các tầng lớp thấp hơn. Tuy nhiên, Ekaterina nhận ra rằng chế độ phải được kết thúc, cho đến nay trong "Hướng dẫn" của cô để nói rằng nông nô là "cũng tốt như chúng ta" - một bình luận giới quý tộc nhận được với sự ghê tởm. Ekaterina đã thành công trong cuộc chiến chống Đế quốc Ottoman và nâng cao ranh giới phía nam của Nga với Biển Đen. Sau đó, bằng âm mưu với những người cai trị của Áo và Phổ, bà kết hợp các lãnh thổ của Thịnh vượng chung Ba Lan - Litva trong các Phân vùng Ba Lan, đẩy biên giới Nga về phía tây vào Trung Âu. Theo hiệp ước Nga đã ký hợp đồng với Gruzia để bảo vệ họ chống lại bất kỳ cuộc xâm lược mới nào của người Ba Tư và những khát vọng chính trị khác, Ekaterina đã tiến hành một cuộc chiến mới chống lại Ba Tư vào năm 1796 sau khi họ xâm chiếm Gruzia và thiết lập nó trong khoảng một năm trước và trục xuất các đồn điền mới được thành lập của Nga ở Kavkaz. Vào thời điểm cái chết của bà vào năm 1796, chính sách mở rộng của Ekaterina đã biến Nga thành một cường quốc lớn của châu Âu. Điều này tiếp tục với cuộc đấu tranh của Phần Lan Aleksandr I từ vương quốc suy yếu của Thụy Điển năm 1809 và Bessarabia từ Công quốc Moldavia, được nhượng quyền bởi người Ottoman năm 1812.
doc_5246
Nga đang trong tình trạng khủng hoảng tài chính liên tục. Trong khi doanh thu tăng từ 9 triệu rúp năm 1724 lên 40 triệu năm 1794, chi phí tăng nhanh hơn, đạt 49 triệu vào năm 1794. Ngân sách phân bổ 46 phần trăm cho quân đội, 20 phần trăm cho hoạt động kinh tế của chính phủ, 12 phần trăm cho hành chính, và chín phần trăm cho Tòa án Hoàng gia ở Sankt-Peterburg. Thâm hụt đòi hỏi phải vay, chủ yếu từ Amsterdam; năm phần trăm ngân sách được phân bổ cho các khoản thanh toán nợ. Tiền giấy đã được phát hành để trả cho các cuộc chiến tranh tốn kém, do đó gây ra lạm phát. Để chi tiêu, Nga có được một đội quân lớn và được trang bị đầy đủ, một bộ máy quan liêu rất lớn và phức tạp, và một tòa án cạnh tranh với Paris và Luân Đôn. Tuy nhiên, chính phủ đã sống xa phương tiện của nó, và thế kỷ 18 Nga vẫn là "một người nghèo, lạc hậu, nông nghiệp áp đảo.
doc_5247
Napoléon, sau một vụ tranh chấp với Sa hoàng Aleksandr I, đã phát động một cuộc xâm lược của Nga vào năm 1812. Chiến dịch này là một thảm họa. Mặc dù Grande Armée của Napoléon tiến tới Moskva, chiến lược trái đất cháy bỏng của người Nga đã ngăn chặn những kẻ xâm lược sống khỏi đất nước này. Trong mùa đông cay đắng của Nga, hàng ngàn binh lính Pháp đã bị phục kích và giết bởi các chiến binh du kích nông dân. Khi quân của Napoléon rút lui, quân đội Nga theo đuổi họ vào Trung và Tây Âu và đến cửa Paris. Sau khi Nga và các đồng minh đánh bại Napoléon, Aleksandr được biết đến như là "vị cứu tinh của Châu Âu", và ông chủ trì vẽ lại bản đồ châu Âu tại Quốc hội Vienna (1815), mà cuối cùng đã làm cho Aleksandr là tổng thống của Vương quốc Lập hiến Ba Lan
doc_5248
Sa hoàng tự do đã được thay thế bởi em trai của ông, Nikolai I (1825–1855), lúc đầu triều đại của ông đã phải đối mặt với một cuộc nổi dậy. Nền tảng của cuộc nổi loạn này nằm trong Chiến tranh Napoléon, khi một số sĩ quan Nga được đào tạo tốt ở châu Âu trong chiến dịch quân sự, nơi họ tiếp xúc với chủ nghĩa tự do Tây Âu đã khuyến khích họ tìm kiếm sự thay đổi khi họ trở về nước Nga độc tài.. Kết quả là cuộc nổi dậy cách mạng (tháng 12 năm 1825), công việc của một nhóm nhỏ các quý tộc tự do và các sĩ quan quân đội muốn cài đặt anh trai của Nikolai như một vị vua lập hiến. Nhưng cuộc nổi dậy đã dễ dàng bị nghiền nát, khiến Nikolai phải rời bỏ chương trình hiện đại hóa bắt đầu bởi Pyotr Đại đế và vô địch học thuyết Chính Thống, Tự Do, và Quốc Tịch.
doc_5249
Sau khi quân đội Nga giải phóng đồng minh (kể từ năm 1783 Hiệp ước Georgievsk) Gruzia từ sự chiếm đóng của triều đại nhà Qatar năm 1802, trong Chiến tranh Nga-Ba Tư (1804-1813) họ đụng độ với Ba Tư kiểm soát và củng cố Gruzia, và cũng đã tham gia vào cuộc chiến Đại chủng Âu chống lại Imamate Caucasia. Kết luận của cuộc chiến tranh 1804-1813 với Ba Tư khiến nó không thể hủy ngang những gì bây giờ là Dagestan, Gruzia và phần lớn Azerbaijan tới Nga theo Hiệp ước Gulistan. Về phía tây nam, Nga đã cố gắng mở rộng với chi phí của Đế quốc Ottoman, sử dụng Gruzia gần đây đã mua lại tại căn cứ của nó cho mặt trận Kavkaz và Anatolia. Cuối những năm 1820 là những năm quân sự thành công. Mặc dù mất gần như tất cả các lãnh thổ hợp nhất gần đây trong năm đầu tiên của Chiến tranh Nga-Ba Tư (1826-1828), Nga đã chấm dứt chiến tranh với các điều khoản rất thuận lợi với Hiệp ước Turkmenchay, bao gồm cả những lợi ích chính thức của những gì hiện nay là Armenia, Azerbaijan và Prince Iğdır. Trong cuộc Chiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ (1828–1829), Nga xâm lược miền đông bắc Anatolia và chiếm đóng các thị trấn Ottoman chiến lược của Erzurum và Gümüşhane và, với tư cách là người bảo vệ và vị cứu tinh của dân số Chính thống Hy Lạp, đã nhận được sự hỗ trợ rộng rãi từ những người Hy Lạp của vùng Pontic. Sau một thời gian ngắn chiếm đóng, quân đội hoàng gia Nga rút lui trở lại Gruzia.
doc_5250
Vào cuối những năm 1870, Nga và Đế quốc Ottoman lại đụng độ ở vùng Balkan. Từ 1875 đến 1877, cuộc khủng hoảng Balkan tăng cường với những cuộc nổi dậy chống lại sự cai trị của Ottoman bởi các quốc gia Slav khác nhau, mà người Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman thống trị từ thế kỷ 16. Đây được coi là một rủi ro chính trị ở Nga, điều tương tự đã đè nén người Hồi giáo ở Trung Á và Caucasia. Quan điểm dân tộc Nga đã trở thành nhân tố chính trong nước hỗ trợ giải phóng các Kitô hữu Balkan khỏi sự cai trị của Đế quốc Ottoman và làm cho Bulgaria và Serbia độc lập. Đầu năm 1877, Nga đã can thiệp thay mặt cho các lực lượng tình nguyện viên Serbia và Nga trong Chiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ (1877–1878). Trong vòng một năm, quân đội Nga đã gần Istanbul và người Ottoman đứng đầu. Các nhà ngoại giao và tướng lĩnh dân tộc Nga đã thuyết phục Aleksandr II ép buộc người Ottoman ký Hiệp ước San Stefano vào tháng 3 năm 1878, tạo ra một nước Bulgaria độc lập, mở rộng trải dài vào vùng Balkan phía tây nam. Khi Anh đe dọa tuyên chiến với các điều khoản của Hiệp ước San Stefano, một nước Nga kiệt sức đã lùi lại. Tại Đại hội Berlin tháng 7 năm 1878, Nga đã đồng ý tạo ra một quốc gia Bulgaria nhỏ hơn, như một công quốc tự trị bên trong Đế quốc Ottoman. Kết quả là Pan-Slavist đã bị bỏ lại với một di sản cay đắng chống lại Đế quốc Áo-Hung và Đế quốc Đức vì không quay trở lại Nga. Thất vọng về kết quả của cuộc chiến đã kích thích căng thẳng mang tính cách mạng, và giúp Serbia, România và Montenegro để giành độc lập và tăng cường bản thân chống lại người Đế quốc Ottoman.
doc_5251
Năm 1881 Aleksandr II bị ám sát bởi Narodnaya Volya. một tổ chức khủng bố Nihilist. Ngai vàng được trao cho Aleksandr III (1881–1894), một phản động viên đã phục hồi tối đa "Chính thống, Tự trị, và Quốc tịch" của Nikolai I. Một Slavophile đã cam kết, Aleksandr III tin rằng Nga có thể được cứu khỏi sự hỗn loạn chỉ bằng cách tự tắt từ những ảnh hưởng lật đổ của Tây Âu. Trong triều đại của mình, Nga tuyên bố Liên minh Pháp-Nga có sức mạnh ngày càng tăng của Đức, hoàn thành cuộc chinh phục Trung Á và yêu cầu nhượng quyền lãnh thổ và thương mại quan trọng từ Nhà Thanh. Cố vấn có ảnh hưởng nhất của Sa hoàng là Konstantin Pobedonostsev, gia sư cho Aleksandr III và con trai ông Nikolai I, và giám thị của Đức Thánh Linh từ năm 1880 đến năm 1895. Ông dạy học sinh hoàng gia của mình sợ tự do ngôn luận và báo chí, cũng như tước bỏ dân chủ, hiến pháp và hệ thống nghị viện. Dưới thời Pobedonostsev, các nhà cách mạng đã bị bức hại và chính sách của Nga được thực hiện xuyên suốt đế quốc.
doc_5252
Năm 1903, tại Đại hội lần thứ hai của Đảng Lao động Dân chủ Xã hội Nga tại Luân Đôn, đảng chia thành hai cánh: Menshevik dần dần và những người Bolshevik cấp tiến hơn. Những người Menshevik tin rằng tầng lớp lao động Nga không phát triển đủ và chủ nghĩa xã hội chỉ có thể đạt được sau một thời kỳ tư sản dân chủ. Họ do đó có xu hướng đồng minh với các lực lượng của chủ nghĩa tự do tư sản. Những người Bolshevik, dưới sự lãnh đạo của Vladimir Lenin, ủng hộ ý tưởng hình thành một tầng lớp nhỏ của những nhà cách mạng chuyên nghiệp, chịu kỷ luật mạnh mẽ, hoạt động như tiên phong của vô sản để nắm bắt quyền lực bằng vũ lực.
doc_5253
Thất bại trong cuộc Chiến tranh Nga-Nhật (1904–1905) là một cú đánh lớn cho chế độ Sa hoàng và làm tăng thêm tiềm năng cho tình trạng bất ổn. Vào tháng 1 năm 1905, một vụ việc được gọi là "Chủ nhật đẫm máu" xảy ra khi Cha Georgy Gapon dẫn một đám đông khổng lồ đến Cung điện Mùa đông ở Sankt-Peterburg để trình kiến kiến nghị cho Sa hoàng. Khi đám rước đến cung điện, binh sĩ nổ súng trên đám đông, giết chết hàng trăm người. Khối lượng người Nga rất tức giận về vụ thảm sát mà một cuộc tổng công kích đã được tuyên bố đòi hỏi một nước cộng hòa dân chủ. Điều này đánh dấu sự khởi đầu của cuộc cách mạng năm 1905. Liên Xô (Hội đồng công nhân) xuất hiện ở hầu hết các thành phố để chỉ đạo hoạt động cách mạng. Nga bị tê liệt, và chính phủ đã tuyệt vọng.
doc_5254
Sa hoàng Nikolai II và các đối tượng của ông bước vào Thế chiến I với sự nhiệt tình và lòng yêu nước, với sự bảo vệ của những người Slav chính thống của Nga, người Serb, như trận chiến chính khóc. Vào tháng 8 năm 1914, Quân đội Nga xâm lược Đông Phổ của Đức và chiếm một phần đáng kể Galicia do Áo kiểm soát để hỗ trợ người Serbia và đồng minh của họ - người Pháp và Anh. Vào tháng 9 năm 1914, để giảm áp lực lên Pháp, người Nga buộc phải ngăn chặn một cuộc tấn công thành công chống lại Đế quốc Áo-Hung ở Galicia để tấn công Silesia do Đức nắm giữ. Sự đảo ngược quân sự và thiếu hụt trong dân số dân sự đã sớm làm suy yếu phần lớn dân số. Sự kiểm soát của Đức đối với Biển Baltic và sự kiểm soát của Đức-Ottoman của Biển Đen đã cắt đứt Nga khỏi hầu hết các nguồn cung cấp nước ngoài và các thị trường tiềm năng của Nga.
doc_5255
Mặt khác, Nga duy trì ở vùng Viễn Đông Châu Á Quần đảo Kuril, cách Đảo Hokkaidō ở Nhật Bản vài km về phía đông bắc, và ở Châu Đại Dương cũng có một số nỗ lực mở rộng bị thất vọng bởi hành động chung của các cường quốc khác (chủ yếu là Vương quốc Anh, Hoa Kỳ và Nhật Bản); trong số những nỗ lực này là bảo hộ tạm thời (năm 1818) trên Đảo Kauai và thành lập thuộc địa trên Quần đảo Bonin trong nửa sau của thế kỷ XIX. Năm 1889, nhà thám hiểm người Nga Nikolai Ivanovich Ashynov đã cố gắng thiết lập một thuộc địa của Nga ở Châu Phi, Sagallo, nằm trong Vịnh Tadjoura (ngày nay Djibouti) Tuy nhiên, nỗ lực này khiến Người Pháp bực bội, người đã gửi hai tàu chiến chống lại thuộc địa Sau một kháng chiến ngắn, thuộc địa đầu hàng và những người định cư Nga bị trục xuất đến Odessa.
doc_5256
Aleksandr II cố gắng rút ra bài học từ thất bại của Chiến tranh Krym. Quốc gia này, hiện có diện tích 22,8 triệu km² và có 60 triệu dân, bị tàn tật bởi hoạt động cổ xưa của nó. cải cách cơ cấu hiện nay là do hoàng đế: các biện pháp quan trọng nhất là bãi bỏ chế độ nông nô vào năm 1861 trong đó bao gồm giải thưởng cho các nông nô cựu đất, thường quá nhỏ để nuôi, giá cả nợ dài hạn đối với nhà nước. Hội đồng địa phương, - zemstvo - được tạo ra từ năm 1864: được trang bị sức mạnh cho phép họ quản lý các vấn đề địa phương và xây dựng đường xá, trường học và bệnh viện, họ có thể tăng thuế để tài trợ cho họ. Loại cấu trúc này sau đó được mở rộng đến các thành phố (đô thị duma). Cuối cùng, mã pháp lý giới thiệu các thủ tục truy tố và quốc phòng và tạo ra một tư pháp độc lập cho cấp huyện. Tuy nhiên, các cải cách sẽ thúc đẩy bạo lực của các nhóm người hư vô trí tuệ. Aleksandr II cuối cùng đã bị nhóm khủng bố Narodnaya Volia giết vào tháng 3 năm 1881.
doc_5257
Pyotr Đại đế thay đổi danh hiệu của ông từ Sa hoàng năm 1721, khi ông được tuyên bố là Hoàng đế của tất cả Nga. Trong khi những người cai trị sau này giữ danh hiệu này, người cai trị Nga thường được gọi là Sa hoàng hoặc Nữ hoàng cho đến khi sự sụp đổ của Đế quốc trong Cách mạng tháng 2 năm 1917. Trước khi ban hành Tuyên ngôn Tháng Mười, Hoàng đế đã cai trị như một vị vua tuyệt đối, chỉ có hai giới hạn về quyền hạn của mình (cả hai đều nhằm bảo vệ hệ thống hiện có): Hoàng đế và phối ngẫu của ông đều thuộc về Giáo hội Chính thống Nga, và ông phải tuân theo luật kế vị (Pauline Laws) do Paul I thiết lập... Ngoài ra, sức mạnh của Nga Autocrat hầu như vô hạn.
doc_5258
Kuala Lumpur là nơi đặt trụ sở của Quốc hội Malaysia. Thành phố từng là nơi đặt trụ sở của các cơ quan thuộc nhánh hành pháp và tư pháp trong chính phủ liên bang, song các cơ quan này chuyển đến Putrajaya vào đầu năm 1999. Một số bộ phận của bộ máy tư pháp liên bang vẫn nằm tại thành phố thủ đô. Cung điện chính thức của Quốc vương Malaysia là Istana Negara cũng nằm tại Kuala Lumpur. Kuala Lumpur là trung tâm văn hóa, tài chính và kinh tế của Malaysia. Thành phố được xếp hạng là thành phố toàn cầu hạng alpha, và xếp hạng 48 theo Chỉ số thành phố toàn cầu năm 2010 của Tạp chí Foreign Policy.
doc_5259
Những người thăm dò thiếc định cư tại Ampang, và lập nên các tổ chức của họ. Hai tổ chức lớn nhất là Hải Sơn hội do người Khách Gia chi phối, và Nghĩa Hưng hội do người Phúc Kiến chi phối, hai tổ chức này thường xuyên đấu tranh với nhau để tranh giành quyền kiểm soát việc sản xuất thiếc trong thị trấn. Do đấu tranh liên miên giữa hai phe, sản xuất khai mỏ thiếc bị đình trệ, khiến cho người Anh (đương thời cai trị Selangor) bổ nhiệm một Kapitan (thủ lĩnh) người Hoa để quản lý Kuala Lumpur. Khâu Tú (Hiu Siew) được bầu làm Kapitan đầu tiên, ông sở hữu một mỏ tại Lukut. Ông là một trong những thương gia đầu tiên đến Ampang, bán lương thực thực phẩm cho thợ mỏ để đổi lấy thiếc.
doc_5260
Trong thời gian đầu, Kuala Lumpur tồn tại nhiều vấn đề, bao gồm Nội chiến Selangor; và cũng gặp phải các tai họa như dịch bệnh hay hỏa hoạn và lũ lụt liên tiếp. Khoảng thập niên 1870, Kapitan người Hoa thứ ba của Kuala Lumpur là Diệp Á Lai (Yap Ah Loy) trở thành thủ lĩnh, chịu trách nhiệm cho sự sống còn và phát triển có hệ thống sau đó của thị trấn. Ông bắt đầu phát triển Kuala Lumpur từ một điểm định cư nhỏ được ít người biết đến thành một thị trấn mỏ hưng thịnh. Năm 1880, xét theo yếu tố chiến lược, thủ đô quốc gia của Selangor chuyển từ Klang đến Kuala Lumpur.
doc_5261
Năm 1896, Kuala Lumpur được chọn làm thủ đô của Liên bang Mã Lai (Federated Malay States) mới hình thành. Nhiều cộng đồng khác nhau định cư tại các khu vực khác nhau của Kuala Lumpur. Người Hoa chủ yếu định cư quanh trung tâm thương mại Quảng trường Thị trường, phía đông sông Klang, và hướng về phố Trung Hoa. Người Mã Lai, tầng lớp thương nhân người Ấn, và người Ấn theo Hồi giáo cư trú dọc theo phố Java (nay là Jalan Tun Perak). Padang, nay được gọi là Quảng trường Merdeka, là trung tâm của các văn phòng hành chính của người Anh.
doc_5262
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Lục quân Đế quốc Nhật Bản chiếm Kuala Lumpur vào ngày 11 tháng 1 năm 1942. Người Nhật chiếm đóng thành phố cho đến ngày 15 tháng 8 năm 1945, khi tổng tư lệnh của Đệ thất phương diện quân Nhật Bản tại Singapore và Malaysia là Seishirō Itagaki đầu hàng chính phủ Anh Quốc. Năm 1957, Liên hiệp bang Malaya (Federation of Malaya) giành được độc lập khỏi sự thống trị của người Anh. Kuala Lumpur vẫn là thủ đô khi Malaysia thành lập vào ngày 16 tháng 9 năm 1963.
doc_5263
Ngày 13 tháng 5 năm 1969, các cuộc bạo loạn sắc tộc tồi tệ nhất trong lịch sử Malaysia diễn ra tại Kuala Lumpur. Cụm từ Sự kiện 13 tháng 5 được dùng để nói đến sự cố bạo lực giữa các thành viên của cộng đồng người Mã Lai và người Hoa. Bạo lực là kết quả của việc người Mã Lai tại Malaysia bất mãn với địa vị xã hội-chính trị của họ. Bạo loạn khiến 196 người thiệt mạng, và dẫn đến các thay đổi lớn trong chính sách kinh tế quốc gia nhằm thúc đẩy và ưu tiên người Mã Lai trong lĩnh vực phát triển kinh tế.
doc_5264
Được dãy Titiwangsa bảo vệ ở phía đông và được đảo Sumatra của Indonesia chắn ở phía tây, Kuala Lumpur có khí hậu xích đạo đặc trưng của rừng mưa nhiệt đới (phân loại khí hậu Köppen Af) với thời tiết nắng ấm quanh năm, cùng lượng mưa dồi dào, đặc biệt là khi có gió mùa đông bắc từ tháng 10 đến tháng 3. Nhiệt độ có xu hướng không thay đổi. Mức nhiệt tối cao dao động giữa 31 và 33 °C (88 và 91 °F) và chưa từng vượt quá 39,3 °C (102,7 °F), trong khi mức nhiệt tối thấp dao động giữa 22 và 23,5 °C (71,6 và 74,3 °F) và chưa từng xuống quá 14,4 °C (57,9 °F). Kuala Lumpur thường nhận được lượng mưa mỗi năm tối thiểu là 2.600 mm (100 in); tháng 6 và tháng 7 tương đối khô, song sau đó lượng mưa thường vượt quá 127 milimét (5,0 in) mỗi tháng.
doc_5265
Công tác quản lý địa phương được thực hiện từ Tòa thị chính Kuala Lumpur, một cơ quan nằm dưới sự quản lý của Bộ Lãnh thổ liên bang Malaysia. Cơ quan này có trách nhiệm đối với y tế và vệ sinh công cộng, loại bỏ và quản lý chất thải, quy hoạch đô thị, bảo vệ môi trường và kiểm soát xây dựng, phát triển xã hội và kinh tế, duy trì chung các chức năng của cơ sở hạ tầng đô thị. Quyền hành pháp thuộc về thị trưởng tại tòa thị chính, người này do Bộ trưởng Lãnh thổ liên bang bổ nhiệm và có nhiệm kỳ 3 năm. Hệ thống bổ nhiệm thị trưởng này được thi hành kể từ khi các cuộc bầu cử chính phủ địa phương bị đình chỉ vào năm 1970.
doc_5266
Kuala Lumpur là trung tâm kinh tế, thương mại, tài chính, bảo hiểm, bất động sản, truyền thông và nghệ thuật của quốc gia. Kuala Lumpur là một thành phố toàn cầu hạng alpha, và là thành phố toàn cầu duy nhất tại Malaysia. Phát triển cơ sở hạ tầng tại các khu vực xung quanh như sân bay quốc tế Kuala Lumpur tại Sepang, sự hình thành Hành lang đa phương tiện siêu cấp và sự mở rộng cảng Klang củng cố hơn nữa tầm quan trọng về kinh tế của thành phố. Bursa Malaysia hay Sở giao dịch chứng khoán Malaysia đặt tại thành phố, tạo thành một trong các hoạt động kinh tế cốt lõi của thành phố.
doc_5267
Tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Kuala Lumpur ước tính đạt 73.536 triệu ringgit vào năm 2008, tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 5,9%. GDP bình quân đầu người của Kuala Lumpur vào năm 2008 là 48.556 ringgit với mức tăng trưởng trung bình hàng năm là 5,9 phần trăm. Tổng số việc làm tại Kuala Lumpur được ước tính là khoảng 838.400. Các ngành dịch vụ bao gồm tài chính, bảo hiểm, bất động sản, dịch vụ kinh doanh, bán buôn bán lẻ, nhà hàng và khách sạn, giao thông, kho bãi và truyền thông, dịch vụ công, dịch vụ cá nhân và dịch vụ chính phủ tạo thành phần lớn nhất trong số việc làm, chiếm khoảng 83%. 17 phần trăm còn lại đến từ lĩnh vực chế tạo và xây dựng.
doc_5268
Sự lớn mạnh của lĩnh vực dịch vụ thể hiện rõ rệt thông qua số lượng các ngân hàng bản địa và ngoại quốc cùng các công ty bảo hiểm hoạt động trong thành phố. Kuala Lumpur ở tư thế sẵn sàng trở thành trung tâm tài chính Hồi giáo toàn cầu với số lượng ngày càng tăng các tổ chức tài chính cung cấp dịch vụ tài chính Hồi giáo và sự hiện diện mạnh mẽ của các tổ chức tài chính vùng Vịnh chẳng hạn như ngân hàng Hồi giáo lớn nhất thế giới là Ngân hàng Al-Rajhi và Hãng Tài chính Kuwait. Bên cạnh đó, Dow Jones & Company tích cực làm việc với Bursa Malaysia để thành lập Quỹ trao đổi thương mại Hồi giáo (ETFs), theo đó sẽ giúp nâng cao vị thế của Malaysia tại vùng Vịnh. Thành phố có một số lượng lớn các công ty cổ phần ngoại quốc và cũng có nhiều văn phòng hay trung tâm hỗ trợ khu vực của các công ty đa quốc gia, đặc biệt là tài chính và kế toán, và công nghệ thông tin. Hầu hết các công ty lớn nhất Malaysia có trụ sở chính đặt tại Kuala Lumpur và tính đến tháng 12 năm 2007 thì ngoài Petronas, có 14 trong số các công ty trong danh sách Forbes 2000 đặt tại Kuala Lumpur.
doc_5269
Du lịch đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế định hướng dịch vụ của thành phố. Nhiều chuỗi khách sạn toàn cầu có sự hiện hiện tại thành phố. Kuala Lumpur là thành phố được viếng thăm nhiều thứ sáu trên thế giới, với 8,9 triệu lượt du khách mỗi năm. Du lịch Kula Lumpur được thúc đẩy từ tính đa dạng văn hóa của thành phố, chi phí tương đối thấp, đồ ăn và mua sắm đa dạng. Du lịch MICE, tức du lịch hội nghị, được phát triển trong những năm gần đây và trở thành một thành phần quan trọng, và dự kiến sẽ phát triển hơn nữa khi Chương trình Chuyển đổi Kinh tế của chính phủ Malaysia được khởi động.
doc_5270
Kuala Lumpur có thành phần cư dân hỗn tạp, gồm ba dân tộc chính của Malaysia: người Mã Lai, người Hoa và người Ấn, song thành phố cũng tồn tại những sự kết hợp văn hóa như người Âu-Á, ngoài ra còn có người Kadazan, người Iban và các sắc tộc bản địa từ Đông Malaysia và Malaysia bán đảo. Theo điều tra dân số năm 2010 do Cơ quan Thống kê tiến hành, tỷ lệ cư dân Bumiputera tại Kuala Lumpur là khoảng 44,2%, trong khi người Hoa chiếm 43,2% và người Ấn chiếm 10,3%. Có một hiện tượng đáng chú ý là sự hiện diện ngày càng tăng của cư dân ngoại quốc tại Kuala Lumpur, hiện họ chiếm khoảng 9% dân số thành phố.
doc_5271
Kuala Lumpur là nơi có sự đa dạng về tôn giáo, thành phố có nhiều điểm thờ cúng cho dân cư đa tôn giáo. Hồi giáo được thực hành chủ yếu bởi các cộng đồng người Mã Lai và người Ấn theo Hồi giáo, Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo chủ yếu được thực hành trong cộng đồng người Hoa. Người Ấn có truyền thống gia nhập Ấn Độ giáo. Một số người Hoa và người Ấn đăng ký làm tín đồ Ki-tô giáo. Theo điều tra dân số năm 2010, dân số Kuala Lumpur có 46,4% là người Hồi giáo, 35,7% là Phật tử, 8,5% theo Ấn Độ giáo, 5,8% là Ki-tô hữu], 1,1% là tín đồ Đạo giáo hay tĩn ngưỡng truyền thống Trung Hoa, 2,0% theo các tôn giáo khác, và 0,5% không tôn giáo.
doc_5272
Kiến trúc Kuala Lumpur là sự pha trộn giữa ảnh hưởng từ kiến trúc thuộc địa cũ, truyền thống châu Á, cảm hứng Hồi giáo Mã Lai, hiện đại, và hậu hiện đại. Kuala Lumpur là một thành phố tương đối trẻ so với các thủ đô Đông Nam Á khác, hầu hết các tòa nhà thuộc địa tại thành phố được xây dựng vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Các tòa nhà này mang phong cách hay kiến trúc Moor (Mughal), Tudo, Tân Goth hay Hy Lạp-Tây Ban Nha. Hầu hết kiểu dáng được chỉnh sửa để có thể sử dụng tài nguyên địa phương và thích nghi với khí hậu địa phương vốn quanh năm nóng ẩm.
doc_5273
Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, có nhiều điếm ốc (Shophouse), chúng thường có hai tầng với tầng trệt dùng làm nơi mua bán và tầng trên dùng làm nơi ở, được xây dựng quanh trung tâm thành phố cũ. Các điếm-ốc này lấy cảm ứng từ truyền thống kiến trúc của người Hoa Eo biển và người châu Âu. Một số trong những điếm ốc này phải nhường chỗ cho sự phát triển mới song nhiều điếm ốc vẫn tồn tại cho đến ngày nay tại xung quanh các khu vực Medan Pasar (quảng trường Thị trường cũ), phố Trung Hoa, Jalan Tuanku Abdul Rahman, Jalan Doraisamy, Bukit Bintang và Tengkat Tong Shin.
doc_5274
Từ các nguyên nhân như độc lập, tăng trưởng kinh tế nhanh chóng từ thập niên 1960 đến thập niên 1990, Hồi giáo trở thành quốc giáo, dẫn đến kết quả là việc xây dựng các tòa nhà mang dáng vẻ bản địa và Hồi giáo hơn xuất hiện khắp thành phố, Nhiều tòa nhà này có thiết kế bắt nguồn từ các hạng mục truyền thống Mã Lai, chẳng hạn như songkok và keris. Một số tòa nhà này có những họa tiết hình học Hồi giáo được tích hợp trong các thiết kế kiến trúc. Ví dụ cho các tòa nhà này là Menara Telekom, Menara Maybank, Dayabumi Complex, và Trung tâm Hồi giáo. Một số tòa nhà như Bảo tàng Nghệ thuật Hồi giáo Malaysia và Cung Thiên văn Quốc gia được xây dựng phỏng theo mô hình một nơi thờ tự, hoàn chỉnh với mái vòm và tháp, trong khi trên thực tế đó là những nơi của khoa học và tri thức. Tòa tháp đôi Petronas cao 452 mét (1.483 ft) là tháp đôi cao nhất trên thế giới.
doc_5275
Kiến trúc hiện đại và hậu hiện đại bắt đầu xuất hiện vào cuối thập niên 1990 và đầu thập niên 2000. Cùng với sự phát triển kinh tế, các tòa nhà cũ như Bok House bị phá bằng để nhường chỗ cho công trình mới. Các tòa nhà với lớp vỏ bề ngoài hoàn toàn bằng kính xuất hiện khắp thành phố, ví dụ nổi bật nhất là Tháp đôi Petronas và Trung tâm Hội nghị Kuala Lumpur. Khu kinh doanh trung tâm của Kuala Lumpur ngày nay dời sang quanh Kuala Lumpur City Centre (KLCC), tại đây có nhiều tòa nhà mới và cao với kiến trúc hiện đại và hậu hiện đại. Theo Kế hoạch 50 quần thể đô thị cao nhất thế giới của Hội đồng Cao ốc và Cư trú đô thị (CTBUH), Kuala Lumpur xếp hạng 10 trong số các thành phố có nhiều tòa nhà cao trên 100 mét, với tổng chiều cao của 244 tòa nhà là 34.035 mét.
doc_5276
Kuala Lumpur có Đại học Malaya (UM) được thành lập vào năm 1949, là đại học lâu năm nhất tại Malaysia, và là một trong các đại học lâu năm nhất trong khu vực. Đây cũng là cơ sở đại học có uy tín nhất tại Malaysia, được xếp hạng nhất trong số các dại học tại Malaysia trong xếp hạng quốc tế Times Higher Educatio (THES) 2004. Trong những năm gần đây, số lượng sinh viên quốc tế tại Đại học Malaya tăng lên, là một kết quả của các nỗ lực ngày càng lớn nhằm thu hút thêm các sinh viên quốc tế.
doc_5277
Các đại học khác nằm tại Kuala Lumpur gồm Đại học Hồi giáo Quốc tế Malaysia (IIUM), Đại học Tunku Abdul Rahman (UTAR), Đại học UCSI (UCSI), Đại học Y Quốc tế (IMU), Đại học Mở Malaysia (OUM), Đại học Kuala Lumpur (UniKL), Đại học Mở Wawasan (WOU), Học viện Đại học Tunku Abdul Rahman (TARUC) và các học khu chi nhánh của Đại học Quốc gia Malaysia (UKM) và Đại học Công nghệ Malaysia (UTM). Tại bang Selangor cũng có nhiều đại học, đáng chú ý nhất là các học khu chi nhánh: Học khu Malaysia của Đại học Nottingham nằm tại Semenyih hay Học khu Malaysia của Đại học Monash nằm tại Sunway. Đại học Quốc phòng Malaysia nằm tại căn cứ Lục quân Sungai Besi, tại phần phía nam của trung tâm Kuala Lumpur. Cơ sở này được thành lập để làm trung tâm chủ yếu cho nghiên cứu công nghệ quân sự và phòng thủ, có nghiên cứu về lục quân, hải quân, và không quân.
doc_5278
Về kết nối hàng không, có hai sân bay phục vụ Kuala Lumpur. Sân bay chính là sân bay quốc tế Kuala Lumpur (KLIA) tại Sepang thuộc bang Selangor, nơi này cũng là trung tâm hàng không của Malaysia, nằm cách thành phố khoảng 50 kilômét (31 mi) về phía nam. Sân bay còn lại là sân bay Sultan Abdul Aziz Shah, cũng được gọi là Subang Skypark và giữ vai trò là cổng vào quốc tế chính của Kuala Lumpur từ năm 1965 đến khi KLIA mở cửa vào năm 1998. KLIA kết nối thành phố thông qua các chuyến bay thẳng đến các địa điểm tại sáu lục địa trên thế giới, và là trung tâm chính của hãng hàng không quốc gia Malaysia Airlines và hãng hàng không giá rẻ AirAsia. Có thể tiếp cận KLIA khi đi bằng tàu cao tốc KLIA Ekspres từ ga Trung tâm Kuala Lumpur, thời gian mất 28 phút, trong khi đi bằng ô tô hay xe buýt trên xa lộ sẽ mất khoảng một giờ. Các chuyến bay của Air Asia không qua nhà ga sân bay chính của KLIA mà qua Nhà ga hàng không giá rẻ. Tính đến năm 2007, sân bay Sultan Abdul Aziz Shah chỉ được sử dụng cho các chuyến bay hợp đồng và máy bay động cơ tuốc bin cánh quạt của các hãng hàng không như Firefly và Berjaya Air.
doc_5279
Giao thông công cộng tại Kuala Lumpur và phần còn lại của Thung lũng Klang bao gồm các loại hình giao thông khác nhau như buýt, đường sắt và taxi. Bất chấp các nỗ lực nhằm gia tăng sử dụng giao thông công cộng, chỉ có 16% cư dân sử dụng giao thông công cộng vào năm 2006. Giao thông đường sắt tại Kuala Lumpur bao gồm đường sắt nhẹ, đường sắt nhanh, đường sắt một ray, đường sắt ngoại ô. Kuala Lumpur được phục vụ bởi ba hệ thống đường sắt riêng biệt, chúng gặp nhau tại thành phố và trải dài ra những nơi khác tại Thung lũng, có tên là RapidKL Light Rail Transit, KL Monorail, và KTM Komuter. Các tuyến này có những ga ngầm, trên cao hay trên mặt đất khắp thành phố. Trung tâm đường sắt nhanh chính là ga trung tâm Kuala Lumpur (KL Sentral), đóng vai trò là trạm trao đổi giữa các tuyến. KL Sentral cũng là một trung tâm của đường sắt liên thị do KTM Intercity vận hành, cung cấp dịch vụ đường sắt xa đến Singapore ở phía nam, và đến Hat Yai thuộc Thái Lan ở phía bắc.
doc_5280
Nhà điều hành giao thông công cộng lớn nhất tại Kuala Lumpur và Thung lũng Klang là RapidKL. Kể từ khi tiếp quản Intrakota Komposit Sdn Bhd, RapidKL cho xác định lại toàn bộ mạng lưới buýt của Kuala Lumpur và vùng đô thị Thung lũng Klang để tăng lượng hành khách và cải tiến hệ thống giao thông công cộng của Kuala Lumpur. RapidKL áp dụng mô hình Hub-and-spoke để liên kết lớn hơn, giảm nhu cầu có thêm xe buýt. RapidKL cũng điều hành hai tuyến đường sắt nhẹ tại Kuala Lumpur và Thung lũng Klang, có tên là Ampang Line và Kelana Jaya Line.
doc_5281
Du lịch đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế dịch vụ của Kuala Lumpur. Nhiều chuỗi khách sạn lớn trên toàn thế giới có mặt tại thành phố. Một trong những khách sạn lâu đời nhất là Hotel Majestic. Kuala Lumpur là thành phố được thăm quan nhiều thứ sáu trên thế giới, với 8,9 triệu du khách mỗi năm. Du lịch ở đây được thúc đẩy bởi sự đa dạng văn hoá của thành phố, chi phí tương đối thấp và nhiều loại hình ẩm thực và mua sắm rộng rãi. Du lịch MICE, chủ yếu bao gồm các công ước - đã mở rộng trong những năm gần đây để trở thành một thành phần thiết yếu của ngành công nghiệp này và dự kiến sẽ phát triển hơn nữa khi chương trình chuyển đổi kinh tế của chính phủ Malaysia bắt đầu và với việc hoàn thành một MATRADE mới 93.000m2 Trung tâm vào năm 2014. Một xu hướng đáng chú ý khác là sự hiện diện ngày càng tăng của các khách sạn bình dân trong thành phố.
doc_5282
Các điểm đến du lịch chính ở Kuala Lumpur bao gồm Tháp đôi Petronas, khu mua sắm Bukit Bintang, Tháp truyền hình Kuala Lumpur, phố Petaling (Phố Tàu), quảng trường Merdeka, tòa nhà Quốc hội, cung điện Quốc gia (Istana Negara), Bảo tàng Quốc gia, Bảo tàng Nghệ thuật Hồi giáo, Chợ Trung tâm, vườn chim KL, thủy cung KLCC, Đài tưởng niệm Quốc gia và các địa điểm tôn giáo như Nhà thờ Hồi giáo Sultan Abdul Samad Jamek. Kuala Lumpur tổ chức nhiều lễ hội văn hóa như lễ rước Thaipusam tại Đền Sri Mahamariamman. Mỗi năm trong buổi lễ Thaipusam, một chiếc xe ngựa bạc mang bức tượng Lord Muruga cùng với người bạn đồng hành Valli và Teivayanni của ông sẽ được diễu hành qua thành phố bắt đầu từ ngôi đền đến Batu Cave ở Selangor lân cận .
doc_5283
Athens Cổ đại là một thành bang hùng mạnh. Là một trung tâm nghệ thuật, học thuật và triết học, là địa điểm có Hàn lâm Học viện của nhà văn hào Platon và vườn Lyceum của nhà văn hào Aristotle. Athens cũng là nơi sinh của Socrates, Pericles, Sophocles và nhiều nhà triết học, nhà văn, nhà chính trị của thế giới cổ đại. Athens được xem như là cái nôi của nền Văn minh phương Tây và là nơi sinh của khái niệm dân chủ, phần lớn là do ảnh hưởng của những thành tựu chính trị và văn hóa của thành phố này trong các thế kỷ 5 và 4 trước Công nguyên đối với phần còn lại của lục địa châu Âu.
doc_5284
Di sản của thời kỳ cổ đại vẫn còn hiển hiện ở trong thành phố, qua mô tả của một số tượng đài và công trình nghệ thuật; được biết đến nhất là Đền Parthenon ở trên Acropolis, như là một điểm nổi bật sử thi của nền văn minh phương Tây. Thành phố này cũng lưu giữ nhiều tượng đài La Mã và Byzantine, cũng như một số nhỏ các tượng đài Ottoman còn lại thể hiện bề dày lịch sử của thành phố này qua các thời kỳ lịch sử đầy biến động. Những công trình nổi bật của thời kỳ hiện đại cũng góp mặt ở thành phố này, có thời gian xây dựng năm 1830 (thời gian thành lập nhà nước Hy Lạp), thể hiện ở Quốc hội Hy Lạp (thế kỷ 19) và Bộ tam Athens (Thư viện, Trường đại học và Viện Academia).
doc_5285
Trong tiếng Hy Lạp cổ đại, tên của thành phố là Ἀθῆναι (Athēnai, phát âm [a.tʰɛ̂ː.nai̯] trong tiếng Attic cổ điển) là một từ số nhiều. Trong tiếng Hy Lạp cũ, như là tiếng Hy Lạp Homer, tên này có dạng số ít, Ἀθήνη (Athēnē). Có thể nó được diễn đạt trong dạng số nhiều sau đó, như là Θῆβαι (Thêbai) và Μυκῆναι (Μukênai). Từ này có thể không có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp hay Ấn-Âu, và có thể nó là tàn dư của gốc Tiền Hy Lạp của Attica. Vào thời cổ đại, người ta tranh luận rằng tên này có nguồn gốc từ nữ thần bảo hộ Athena (tiếng Attic Ἀθηνᾶ, Athēnā, tiếng Ionian Ἀθήνη, Athēnē, và Dorian Ἀθάνα, Athānā) hay Athena lấy tên theo thành phố này. Những học giả hiện đại này thường đồng ý rằng vị nữ thần này lấy tên theo tên thành phố, vì đuôi -ene phổ biến trong tên của các khu vực, nhưng hiếm có trong tên người. Trong thời Trung Cổ, tên của thành phố lại được dùng theo dạng số ít là Ἀθήνα. Tuy nhiên, sau sự thành lập của nhà nước Hy Lạp hiện đại, avà một phần là do chủ nghĩa bảo thủ của ngôn ngữ viết, Ἀθῆναι [aˈθine] lại trở thành tên chính thức của thành phố và kéo dài đến khi sự từ bỏ Katharevousa diễn ra trong những năm 1970, khi Ἀθήνα, Athína, trở thành tên chính thức.
doc_5286
Athens trải dài dọc theo vùng đồng bằng trung tâm Attica, nó thường được gọi là Bồn địa Athens hay Bồn địa Attica (tiếng Hy Lạp: Λεκανοπέδιο Αττικής). Vùng bồn địa được bao qunah bởi 4 dãy núi lớn: Núi Aigaleo ở phía tây, Núi Parnitha ở phía bắc, Núi Pentelicus ở phía đông bắc và Núi Hymettus ở phía đông. Qua núi Aegaleo là đồng bằng Thriasia, tạo thành phần mở rộng của đồng bằng trung tâm về phía tây. Vịnh Saronic nằm ở phía tây nam. Núi Parnitha là ngọn núi cao nhất trong bốn ngọn núi (1.413 m (4.636 ft)), và đã được tuyên bố là một vườn quốc gia.
doc_5287
Athens được tạo ra bởi một số đồi. Lycabettus là một trong những đồi cao nhất của thành phố và cung cấp nơi ngắm toàn bộ vùng bồng địa Attica. Địa mạo học của Athens được cho là một trong những nơi phức tạp nhất trên thế giới về những ngọn núi của nó tạo ra một hiện tượng nghịch nhiệt, và cùng với khó khăn của chính phủ Hy Lạp trong việc quản lý ô nhiễm, tạo ra những vấn đề về ô nhiễm không khí mà thành phố này phai đối mặt. Vấn đề này không chỉ có tại Athens; ví dụ, Los Angeles và Thành phố Mexico cũng phải chịu vấn đề về nghịch nhiệt tương tự.
doc_5288
Cuối những năm 1970, việc ô nhiễm của Athens đã có sức phá hoại lớn mà theo Bộ trưởng Bộ Văn hóa Hy Lạp khi đó, Constantine Trypanis, "...những chi tiết được chạm khắc trên năm chiếc cột tượng của Erechteum đã bị thoái hóa nghiêm trọng, trong khi mặt của tượng người đua ngựa ở mặt phía tây của Parthenon đã bị xóa." Một loạt biện pháp đã được thực hiện bởi chính quyền thành phố suốt những năm 1990 giúp cho chất lượng không khí được cải thiện; sự xuất hiện của khói (hay nefos là từ mà người Athens sử dụng để gọi nó) trở nên ít phổ biến hơn.
doc_5289
Các biện pháp được thực hiện bởi chính quyền Hy Lạp suốt thập niên 1990 đã cải thiện chất lượng không khí tại bồn địa Attica. Tuy nhiên, ô nhiễm không khí vẫn là một vấn đề đối với Athens, đặc biệt là trong những ngày hè nóng nhất. Vào cuối tháng 6 năm 2007, vùng Attica xảy ra một số đám cháy, bao gồm đám cháy đã thiêu cháy một phần lớn của vườn quốc gia được trồng rừng tại núi Parnitha, nơi được đánh giá là đặc biệt quan trọng cho việc duy trì chất lượng không khí tốt tại Athens suốt năm. Thiệt hại của vườn quốc gia đã dẫn đến nhữn lo lắng về việc dừng cải thiện chất lượng không khí của thành phố.
doc_5290
Những cố gắng lớn về việc quản lý chất thải đã được thực hiện trong thập niên 2000 (đặc biệt là nhà máy được xây trên hòn đảo nhỏ Psytalia) đã cải thiện chất lượng nước tại vịnh Saronic, và bây giờ mọi người có thể bơi được tại vùng nước biển của Athens. Vào tháng 1 năm 2007, Athens đối mặt với một vấn đề về quản lý chất thải khi bãi thải của nó gần Ano Liosia, một vùng ngoại ô Athens, đạt tới tối đa sức chứa. Cuộc khủng hoảng lắng xuống vào giữa tháng 1 khi chính quyền bắt đầu mang rác thải tới một bãi thải tạm thời.
doc_5291
Athens có khí hậu cận nhiệt đới thảo nguyên (phân loại khí hậu theo Köppen BSh), với thời gian được chiếu dài sáng trong suốt cả năm (2.884 giờ nắng mỗi năm tại trạm khí tượng Thision, 1961-1990) và với số lượng mưa lớn chủ yếu xảy ra từ giữa tháng mười đến giữa tháng tư, lượng mưa còn lại thưa thớt trong mùa hè và thường có dạng mưa phun sương hoặc các cơn bão. Do nằm ở vị trí sườn khuất mưa của núi Parnitha, khí hậu của Athens khô hơn nhiều so với phần còn lại của khu vực châu Âu Địa Trung Hải. Các vùng ngoại ô miền núi phía Bắc, có một mô hình hơi khác biệt về khí hậu, với nhiệt độ thường thấp hơn. Sương mù dày đặc hiếm xảy ra ở trung tâm thành phố nhưng thường xuyên hơn ở phía đông, sau dãy núi Hymettus.
doc_5292
Sự hiện diện cổ nhất của con người ở Athens là tại hang động Schist, có niên đại giữa thiên niên kỷ thứ 11 và thiên niên kỷ thứ 7 TCN. Athens đã liên tục có người định cư trong ít nhất 7000 năm. Tới năm 1400 TCN nơi đây đã trở thành một trung tâm quan trọng cho nền văn minh Mycenae và Acropolis từng là nơi có pháo đài Mycenae chính, những tàn tích của nó vẫn có thể được thấy từ các phần của bức tường thành Cyclopean. Không giống như các trung tâm Mycenae khác, như là Mycenae và Pylos, người ta chưa rõ liệu Athens có bị phá hủy vào khoảng năm 1200 TCN, một sự kiện thường được cho là do sự xâm lược của người Dorian, và người Athens vẫn luôn cho rằng họ là người Ionian "thuần khiết" không có liên quan đến người Dorian. Tuy nhiên, Athens, giống như nhiều nơi định cư thời đại đồ đồng khác, đã bị suy thoái kinh tế trong khoảng 150 năm sau đó.
doc_5293
Vào thế kỷ thứ 6 TCN, tình trạng bất ổn xã hội lan rộng đã dẫn tới những cải cách của Solon. Điều này cuối cùng đã mở đường cho Cleisthenes khởi đầu chế độ dân chủ vào năm 508 TCN. Tới lúc này Athens đã trở thành một cường quốc hải quân với một hạm đội lớn, và đã giúp đỡ cho cuộc nổi dậy của những thành bang Ionian chống lại sự cai trị của Ba Tư. Trong các cuộc Chiến tranh Hy Lạp-Ba Tư tiếp theo, Athens, cùng với Sparta, lãnh đạo liên minh các thành bang Hy Lạp mà cuối cùng đã đẩy lùi được quân Ba Tư, giành một chiến thắng quyết định ở Marathon vào năm 490 TCN, và tại Salamis năm 480 TCN. Tuy nhiên, điều này không ngăn cản được việc Athens bị chiếm và cướp phá hai lần bởi quân Ba Tư trong vòng một năm, sau một cuộc kháng cự đầy anh dũng tại Thermopylae bởi người Sparta và những người Hy Lạp khác dẫn đầu bởi Vua Leonidas, sau khi cả Boeotia và Attica rơi vào tay người Ba Tư.
doc_5294
Các thập niên tiếp theo được biết đến là thời vàng son của nền dân chủ Athens, trong thời gian này Athens trở thành thành phố dẫn đầu của Hy Lạp cổ đại, với những thành tưu văn hóa của nó đặt nền móng cho nền văn minh Phương Tây. Các nhà viết kịch Aeschylus,Sophocles và Euripides đã đạt được thành tựu trong thời kỳ này, cũng như các nhà sử học Herodotus và Thucydides, bác sĩ Hippocrates, và triết gia Socrates. Dưới sự hướng dẫn của Pericles, người đã quảng bá nghệ thuật và dân chủ, Athens bắt tay vào một chương trình xây dựng Acropolis của Athens đầy tham vọng (bao gồm Parthenon), cũng như xây dựng đế chế thông qua Liên minh Delos. Ban đầu được coi là một hiệp hội của các thành phố Hy Lạp để tiếp tục cuộc chiến chống lại người Ba Tư, liên minh này nhanh chóng trở thành phương tiện cho những tham vọng hoàng gia của Athens. Những căng thẳng được tạo ra đã dẫn đến Chiến tranh Peloponnesus (431–404 TCN), trong đó Athens bị đánh bại bởi đối thủ Sparta.
doc_5295
Đến giữa thế kỷ thứ 4 TCN, Vương quốc Macedonia ở phía bắc Hy Lạp trở nên nổi trội trong các vấn đề của Athens. Năm 338 TCN quân đội của Philip II đánh bại liên minh của một số thành phố của Hy Lạp, trong đó có Athens và Thebes tại Trận Chaeronea, chấm dứt sự độc lập của Athens. Sau đó, dưới thời Rome, Athens được trao cho trạng thái một thành phố tự do vì các trường học ở đây được ngưỡng mộ rộng rãi. Hoàng đế La Mã Hadrian, trong thế kỷ thứ 2 SCN, xây dựng một thự viện, phòng tập thể dục, một đường dẫn nước hiện nay vẫn được sử dụng, một số đền thờ và khu bảo tồn, một cây cầu và tài trợ kinh tế cho sự hoàn thành của Đền thờ Zeus Olympia.
doc_5296
Quy hoạch hiện đại lần đầu tiên của thành phố bao gồm một tam giác được xác định bởi Acropolis, nghĩa địa cổ Kerameikos và cung điện mới của vua Bavarian (bây giờ là trụ sở của Chính phủ Hy Lạp), để làm nổi bật sự liên tục giữa Athens hiện đại và cổ đại. Chủ nghĩa tân cổ điển, phong cách quốc tế của kỷ nguyên này, là phong cách kiến trúc mà qua đó những kiến trúc sư Bavaria, Pháp và Hy Lạp như Hansen, Klenze, Boulanger hoặc Kaftantzoglou đã thiết kế những tòa nhà công cộng quan trọng đầu tiên của thủ đô mới. Năm 1896, Athens là chủ nhà tổ chức Thế vận hội hiện đại lần đầu tiên. Trong những năm 1920 một số người tị nạn Hy Lạp bị trục xuất khỏi Tiểu Á sau Chiến tranh Hy Lạp-Thổ Nhĩ Kỳ, làm tăng dân số của Athens; tuy nhiên đặc biệt nhất là sau Thế chiến II, và từ những năm 1950 và 1960, dân số của thành phố bùng nổ và Athens trải qua một sự mở rộng dần dần.
doc_5297
Trong những năm 1980 khói từ nhà máy và số lượng xe cộ tăng cao, cũng như thiếu chỗ trống do tắc nghẽn, và trở thành một thách thức quan trọng nhất của thành phố. Một loạt các biện pháp chống ô nhiễm được thực hiện bởi chính quyền thành phố trong những năm 1990, kết hợp với việc cải thiện cơ sở hạ tầng của thành phố (bao gồm xa lộ Attiki Odos, sự mở rộng tàu điện ngầm Athens, và sân bay quốc tế Athens), giúp giảm đáng kể ô nhiễm và biến Athens thành một thành phố đa chức năng hơn. Năm 2004 Athens tổ chức Thế vận hội mùa hè 2004.
doc_5298
Thành phố là một trung tâm nghiên cứu khảo cổ học thế giới. Cùng với các tổ chức quốc gia, như Đại học Athens và Cộng đòng Khảo cổ học, có nhièu bảo tàng khảo cổ học bao gồm Bảo tàng khảo cổ học quốc gia, Bảo tàng Cyclades, Bảo tàng Văn khắc, Bảo tàng Đế quốc Đông La Mã và Công giáo, cũng như bảo tàng tại Agora cổ, Acropolis, Kerameikos, và Bảo tàng khảo cổ học Kerameikos. Thành phố này cũng có phòng thí nghiệm Demokritos dành cho khoa học khảo cổ học, cùng với các cơ quan khảo cổ học vùng và quốc gia tạo thành Cục Văn hóa Hy Lạp.
doc_5299
Có thể thấy nhiều bức tượng điêu khắc khắp thành phố. Ngoài những tác phẩm tân cổ điển bởi Leonidas Drosis tại Viện hàn lâm Athens (Plato, Socrates, Apollo, Athena), những bức tượng nổi bật khác bao gồm Theseus bởi Georgios Fytalis tại Thiseion, của những người yêu Hy lạp Lord Byron, George Canning và William Gladstone, bức tượng Theodoros Kolokotronis cưỡi ngựa bởi Lazaros Sochos ở trước Nhà Quốc hội cũ, tượng Ioannis Kapodistrias, Rigas Feraios và Adamantios Korais tại trường đại học, Evangelos Zappas và Konstantinos Zappas tại Zappeion, Ioannis Varvakis tại vườn quốc gia, "người phá gỗ" bởi Dimitrios Filippotis, tượng Alexandros Papagos cưỡi ngựa tại quận Papagou và tượng người đấu tranh cho độc lập Hy Lạp tại Pedion tou Areos. Một danh thắng quan trọng cũng là mộ của Chiến sĩ Vô danh tại Syntagma.