context_id
stringlengths 5
8
| context
stringlengths 465
7.22k
|
---|---|
doc_300 | Loại đất sẽ giúp xác định lượng nước đến sông. Một số loại đất nhất định như đất cát thì dễ thoát nước, và lượng mưa trên đất cát có thể bị hấp thụ bởi đất. Tuy nhiên, đất có chứa đất sét có thể hầu như không thấm nước và do đó lượng mưa trên đất sét sẽ giảm đi và góp phần làm cho lũ lụt. Sau khi mưa kéo dài, kể cả đất thoát nước tự do có thể trở nên bão hòa, có nghĩa là bất kỳ lượng mưa nào sẽ tiếp cận với dòng sông hơn là bị hấp thụ bởi đất. Nếu bề mặt không thấm thì lượng mưa sẽ tạo ra sự thoát nước bề mặt dẫn tới nguy cơ lũ lụt cao hơn; nếu mặt đất bị thấm nước, lượng mưa sẽ xâm nhập vào đất. |
doc_301 | Đế quốc Ottoman hay Đế quốc Osman (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: دولتِ عَليه عُثمانيه Devlet-i Âliye-i Osmâniyye, dịch nghĩa "Nhà nước Ottoman Tối cao"; tiếng Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại: Osmanlı İmparatorluğu), cũng thỉnh thoảng được gọi là Đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ, là một quốc hiệu Thổ Nhĩ Kỳ đã tồn tại từ năm 1299 đến 1923. Thời đỉnh cao quyền lực ở thế kỷ XVI và thế kỷ XVII, các lãnh thổ của Đế quốc Ottoman gồm các vùng Tiểu Á, Trung Đông, nhiều phần ở Bắc Phi, và đa phần đông nam châu Âu đến tận Kavkaz. Đế quốc Ottoman chiếm một vùng có diện tích khoảng 5,6 triệu km², nhưng vùng ảnh hưởng thực tế của đế quốc rộng hơn nhiều nếu tính cả các vùng lân cận do các bộ lạc du mục cai quản, nơi quyền bá chủ của đế quốc này được công nhận. Đế quốc Ottoman tương tác với cả văn hóa phương Đông và phương Tây trong suốt lịch sử 624 năm của nó. |
doc_302 | Các tổ tiên của vương triều Ottoman là một phần của các bộ lạc người Tây Đột Quyết (Gokturk) miền tây đã di cư từ Trung Á bắt đầu từ thế kỷ X. Định cư tại Ba Tư trong thời kỳ này, những người Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu mở rộng về phía tây tới Armenia và Tiểu Á vào đầu thế kỷ XI. Những đợt di chuyển này đã dẫn đến mâu thuẫn giữa họ với Đế quốc Byzantine, từng là một quyền lực chính trị nổi trội tại khu vực miền đông Địa Trung Hải kể từ thời kỳ La Mã, nhưng vào thế kỷ XI bắt đầu một thời kỳ suy thoái dài. Người Thổ Seljuk đã thiết lập địa vị chắc chắn tại Tiểu Á sau chiến thắng lịch sử tại trận Manzikert năm 1071, để thành lập nhà Seljuk ở Tiểu Á. Sau sự xâm lăng của người Mông Cổ tới Tiểu Á trong thế kỷ XIII, triều đại này đã sụp đổ và lãnh thổ của nó đã bị phân chia thành nhiều vương quốc của người Thổ Nhĩ Kỳ, tức các beylik. |
doc_303 | Dưới quyền bá chủ của nhà Seljuk ở Tiểu Á, bộ lạc Kayı của người Thổ Oğuz đã tạo ra một thể chế mà cuối cùng đã trở thành vương quốc Ottoman tại miền tây Tiểu Á. Thủ lĩnh người Kayı là Ertuğrul Gazi đã nhận được vùng đất này sau lưng Seljuk trong cuộc va chạm biên giới nhỏ. Hệ thống Seljuk tạo cơ hội cho sự bảo vệ vương quốc từ bên ngoài, và cũng cho phép nó phát triển cấu trúc nội tại của nó. Vị trí của Kayı trên ven rìa phía viễn tây của nhà nước Seljuk cho phép họ xây dựng lực lượng quân sự của mình thông qua sự hợp tác với các dân tộc khác sống tại miền tây Tiểu Á, nhiều trong số đó là những người theo Ki-tô giáo. Sau sự tan rã của nhà Seljuk, Kayı trở thành chư hầu của Hãn quốc Y Nhi của Mông Cổ. |
doc_304 | Tên gọi Ottoman có nguồn gốc từ Osman I (còn gọi là Osman Bey) (tiếng Ả Rập: Uthman) (1299-1326), con trai của Ertuğrul Gazi, người đã tuyên bố sự độc lập của nhà nước Ottoman năm 1299. Trong khi các vương quốc khác của người Thổ Nhĩ Kỳ còn phải bận tâm với các mâu thuẫn nội bộ, Osman đã có thể mở rộng biên giới của khu định cư Ottoman về phía rìa của Đế quốc Byzantine. Ông đã dời đô tới Bursa, và định hình sự phát triển chính trị ban đầu của dân tộc. Người ta gọi ông với tên hiệu "Kara" vì sự can đảm của ông, Osman đã được ca ngợi là một ông vua hùng mạnh và năng động một thời gian rất dài sau khi ông mất, như được thể hiện trong thành ngữ của người Thổ Nhĩ Kỳ "Ông/anh ta có thể tuyệt vời như Osman". Danh tiếng của ông cũng được đánh bóng trong câu chuyện thời Trung đại của người Thổ Nhĩ Kỳ, được biết dưới tên gọi "Giấc mơ của Osman", một sự thành lập huyền thoại trong đó chàng trai trẻ Osman là người có đầy năng lực để chinh phục một đế quốc nhìn thấy trước. |
doc_305 | Thời kỳ này là sự hình thành của triều đình Ottoman chính thức mà các cơ quan, tổ chức cấu thành ra nó gần như không thay đổi lớn gì trong gần 4 thế kỷ. Ngược lại với nhiều nhà nước cùng thời kỳ đó, hệ thống quan lại của Đế quốc Ottoman đã cố gắng tránh sự cai trị theo kiểu quân sự. Triều đình cũng tạo ra một thể chế pháp lý gọi là millet (kiểu lãnh thổ tự trị), mà trong đó thiểu số từ các dân tộc ít người và tôn giáo có khả năng quản lý công việc của chính họ với một sự độc lập đáng kể từ sự kiểm soát của trung ương. |
doc_306 | Trong thế kỷ sau khi Osman qua đời, sự thống trị của Ottoman đã bắt đầu mở rộng trên toàn khu vực miền đông Địa Trung Hải và Balkan. Thessaloniki, một thành phố quan trọng của Venezia bị chiếm năm 1387, và chiến thắng của quân Thổ Nhĩ Kỳ tại trận Kosovo năm 1389 làm cho Serbia mất quyền kiểm soát trên vùng đất này, mở đường cho các cuộc xâm lược châu Âu của sultan. Trận Nicopolis năm 1396 được xem là cuộc Thập tự chinh cuối cùng của thời Trung cổ, trong trận này quân Thập tự chinh đại bại trước quân Ottoman. Với sự mở rộng ảnh hưởng của người Thổ vào vùng Balkan, thì cuộc chinh phục chiến lược vào Constantinople đã trở thành mục tiêu quyết định. Đế quốc của người Thổ đã chiếm được các vùng đất Byzantine phụ cận Constantinople, nhưng người La Mã vẫn đứng vững được khi Tamerlane xâm lược Tiểu Á, và bắt giam sultan Bayezid I sau trận Ankara năm 1402. Các lãnh thổ Ottoman ở vùng Balkan (điển hình như Thessaloniki, Macedonia và Kosovo) đều bị mất năm 1402, nhưng các vùng đất này được Murad I chiếm lại trong thập niên 1430 - 1450. |
doc_307 | Việc Bayezid bị bắt làm cho đất nước rơi vào loạn lạc. Từ năm 1402 đến 1413, nội chiến bùng nổ giữa các con của Bayezit. Cuộc chiến này kết thúc khi vua Mehmed I lên ngôi và xây dựng lại đất nước, kết thúc Thời kì đứt quãng của Đế quốc Ottoman. Cháu nội ông, Mehmed II đã tái cấu trúc của cả nhà nước lẫn quân đội, và đã thể hiện các kỹ năng quân sự của mình trong cuộc chiếm đóng Constantinople vào ngày 29 tháng 5 năm 1453, khi mới 21 tuổi. Thành phố này trở thành kinh đô mới của Đế quốc Ottoman, và Mehmed II xưng làm Kayser-i Rum (Hoàng đế La Mã). Dù vậy, ngôi Hoàng đế La Mã của sultan Ottoman không được người Hy Lạp và các nước phương Tây công nhận, và các Nga hoàng cũng tự phong cho mình chức vị này. Để nắm vững ngôi Hoàng đế La Mã, Mehmed II khao khát chiếm Roma, và cho quân xâm lược bán đảo Ý, chiếm Otranto và Apulia ngày 28 tháng 7, 1480. Nhưng sau khi ông bị ám sát ngày 5 tháng 3, 1481, chiến dịch ở Ý thất bại và quân Ottoman rút lui về. |
doc_308 | Vào thời lớn mạnh, Đế quốc Ottoman đã trải dài toàn bộ đông-nam châu Âu bờ bắc Địa Trung Hải, cả bờ biển bắc châu Phi cho đến Maroc phía nam Địa Trung Hải. Trong thế kỷ XVII, Đế quốc Ottoman có khoảng 25 triệu dân – một con số khổng lồ vào thời đó, gần bằng gấp đôi bất cứ nước nào ở châu Âu ngoại trừ Pháp. Gần 30 quốc gia hiện nay đã được thành lập từ lãnh thổ cũ của Đế quốc Ottoman: Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, Bulgaria, România, Nam Tư (sau này phân làm 5 nước độc lập), Hungary, Albania, Syria, Liban, Jordan, Israel, Aden, Kuwait, Ai Cập, Sudan, Libya, Iraq, Yemen, Tunisia, Algérie, Síp, Armenia, Gruzia, Ukraina và một phần nước Nga. |
doc_309 | Vào đầu thế kỷ XVI, Đế quốc Ottoman trở thành một trong những nhà nước lớn nhất thế giới thời bấy giờ. Trong thời kì này, nhiều ông vua kiệt xuất lên cai trị Thổ Nhĩ Kỳ: điển hình như Selim I (1512-1520), người có công sát nhập vùng Trung Đông vào Ottoman. Vào năm 1514 trong trận Chaldiran, ông đã đánh bại vua Ismail I (1501-1524) nhà Safavid (Ba Tư). Ông đã tiêu diệt nhà Mamluk ở Ai Cập vào năm 1517 rồi giành danh hiệu khalip từ nhà Abbasid ở Cairo (các sultan Ottoman tiếp tục giữ danh hiệu này đến năm 1924), bắt đầu thời kì Ai Cập thuộc Ottoman. |
doc_310 | Sau khi Hoàng đế Selim I mất, Hoàng đế Suleiman I (1520-1566) tiếp tục mở mang đế quốc. Sau khi thôn tính được Beograd năm 1521, Suleyman chinh phục Vương quốc Hungary và sau chiến thắng trong trận Mohács năm 1526, đế quốc Osmanli chiếm được Hungary và nhiều vùng đất ở Trung Âu. Sau đó, năm 1529 ông bao vây thành Wien, nhưng vì thời tiết ở đây khắc nghiệt nên quân đội ông rút lui. Năm 1532, 25.000 quân Ottoman mở cuộc tấn công Wien, nhưng bị đẩy lui cách Wien 97 km tại pháo đài Guns. Sau cuộc mở mang xa nhất của Ottoman năm 1543, hoàng đế Habsburg là Ferdinand công nhận quyền cai trị của Ottoman trên đất Hungary năm 1547. Dưới triều vua Suleyman I, Transilvania, Wallachia và Moldavia trở thành những công quốc chư hầu của đế quốc. Ở phía đông, Ottoman chiếm Bagdad từ tay Ba Tư năm 1535, chiếm được Lưỡng Hà và Hải quân Ottoman tiến vào Vịnh Ba Tư. Khi Hoàng đế Suleyman I qua đời, dân số Ottoman lên đến 15.000.000 người. Công cuộc bành trướng của ông đã mang lại cho ông một Đế quốc Ottoman vô cùng rộng lớn, và thậm chí ông còn vượt xa cả những tham vọng của Hoàng đế Xerxes I của Đế quốc Ba Tư năm xưa. |
doc_311 | Quân đội Ottoman đã để lại những nhà nguyện Hồi giáo rải rác khắp các sườn đồi và thung lũng vùng Balkan. Nổi giận vì những biểu hiện cho việc chiếm đóng của người đạo Hồi này, các vương quốc theo đạo Cơ đốc ở Tây Âu xem người Thổ Nhĩ Kỳ là kẻ xâm lược Hy Lạp và các sắc dân theo Cơ đốc giáo khác. Nhưng đế quốc Ottoman rộng lượng hơn, chấp nhận tôn giáo khác với đạo Hồi. Sultan chính thức công nhận Giáo hội Hy Lạp và giáo khu của giáo chủ và các tổng giám mục, cho phép các giáo đường Chính thống giáo được duy trì tài sản của họ. Người Thổ Nhĩ Kỳ thích cai trị qua định chế chính trị địa phương, và để đổi lại cho tiền triều cống, các tỉnh Cơ đốc giáo được phép duy trì các hệ thống hành chính, thứ bậc và giai cấp. |
doc_312 | Trong thế kỷ XVI và XVII, Đế quốc Ottoman là một trong những thực thể chính trị mạnh nhất thế giới, các nước mạnh ở Đông Âu luôn bị đe dọa bởi sự mở rộng thường xuyên của nó qua Balkan và phần phía nam của Liên bang Ba Lan-Litva. Hải quân của nó cũng là một lực lượng rất mạnh ở Địa Trung Hải. Nhiều lần, quân đội Ottoman đã tấn công Trung Âu, bao vây Viên năm 1529 và một lần nữa năm 1683 trong nỗ lực chinh phục lãnh địa của gia tộc Habsburg, và cuối cùng chỉ bị đẩy lui bởi một liên minh to lớn của các nước mạnh tại châu Âu cả trên bộ và trên biển. Nó là quyền lực duy nhất không thuộc châu Âu đã thách thức được sự nổi lên về quyền lực của phương Tây trong khoảng giữa thế kỷ XV và thế kỷ XX, tới mức nó đã trở thành một phần trong tổng thể của chính trị cân bằng quyền lực châu Âu, vì thế làm giảm bớt sự khác biệt giữa hai bên. |
doc_313 | Năm 1656, dưới triều Mehmed IV (1648-1687), trong khi đế quốc gần bị sụp đổ,[cần dẫn nguồn] hậu cung đành phải cử một người Albania 71 tuổi, Köprülü Mehmed Pasha làm tể tướng (1656-1661). Ông này ra lệnh xử tử 50.000-60.000 người để bài trừ tham nhũng. Năm năm sau, lúc ông qua đời, tình hình có phần ổn định. Dưới quyền Tể tướng của con trai ông, Köprülü Fazıl Ahmed Pasha (1661-1676), và sau đó em rể ông, Kara Mustafa Pasha (1676-1683), uy quyền của Ottoman được hồi phục. Các hạm đội và lục quân của Venezia, Ba Lan, Áo và Nga bị đẩy lui. Quân đội Ottoman xâm chiếm Ukraina và Podolia. Năm 1680, đế quốc Ottoman đã đạt tới lãnh thổ rộng lớn nhất trong lịch sử đế quốc (11.5 triệu km²). |
doc_314 | Năm 1683, đáp lời kêu gọi của Hungary chống lại hoàng đế Leopold I nhà Habsburg, sultan Mehmed IV đã ra lệnh cho tể tướng Kara Mustafa phái 200.000 quân ngược dòng sông sông Donau, và lần thứ hai trong lịch sử, quân Ottoman tiến đến chân tường thành của Wien, nhưng cuối cùng bị liên minh các nước Tây Âu (Liên minh Thần thánh), do vua Ba Lan Jan III Sobieski chỉ huy, đánh bại. Năm 1683, tại Beograd, sultan Mehmed IV ra lệnh thắt cổ tể tướng Kara Mustafa. Trận Wien đánh dấu sự bắt đầu của cuộc Đại chiến Thổ Nhĩ Kỳ (1683-1699) ở châu Âu. |
doc_315 | Vào giai đoạn cuối của thời kỳ trì trệ, xuất hiện những cải tổ về nền giáo dục và công nghệ, bao gồm sự thiết lập những trường học lớn như Đại học công nghệ Istanbul; khoa học công nghệ được ghi nhận là đạt đỉnh cao ở thời Trung Cổ, đó là kết quả của việc các học giả Ottoman kết hợp cách học cổ điển với Triết học Hồi giáo và toán học cũng như các kiến thức tiên tiến về công nghệ của Trung Hoa như thuốc súng và la bàn. Tuy nhiên, cũng chính trong giai đoạn này, các thế lực bảo thủ và phản đối công nghệ xuất hiện. Hội đoàn các nhà văn của đế chế cho rằng kỹ thuật in ấn là "sáng tạo của quỷ dữ" khiến công nghệ in, được Gutenberg Johannes phát minh ở châu Âu năm 1450, phải mất 43 năm sau mới được giới thiệu tại Constantinople nhờ vào những người Do thái Sephardic. Những người Do Thái Sephardic, vốn sống ở Tây Ban Nha, di cư tới đế quốc Ottoman để trốn chạy cuộc thanh giáo tại Tây Ban Nha vào năm 1492 và mang theo kỹ nghệ in tới Ottoman. |
doc_316 | Thời đại Tulip, được đặt tên vì tình yêu của Sultan Ahmed III (1703-1730) với hoa tulip và được dùng như biểu tượng của triều đại thanh bình của ông. Trong giai đoạn này, chính sách của đế chế với châu Âu có sự thay đổi. Sau khi quân Nga đánh thắng quân Thụy Điển trong trận Poltava vào năm 1709, vua Thụy Điển là Karl XII có lúc đã trốn sang xin người Thổ Nhĩ Kỳ cho tị nạn. Đất nước thanh bình từ năm 1718 đến 1730, sau khi Quân đội Thổ Ottoman đập tan tác quân Nga trong trận đánh tại sông Pruth năm 1712, Vương công Eugène xứ Savoie kéo quân Áo đánh chiếm thành phố Beograd, và Hiệp định Passarowits được ký kết sau đó mang đến một giai đoạn đình chiến. Sau đó, Đế quốc Ottoman cũng cải thiện hệ thống thành lũy ở các thành phố tiếp giáp các nước Balkan, để bảo vệ đất nước chống lại chủ nghĩa bành trướng của châu Âu. Một số cải cách không dứt khoát cũng được tiến hành: giảm thuế; cải thiện hình ảnh của các bang Ottoman; hình thái đầu tiên của đầu tư tư nhân và doanh nghiệp tư nhân xuất hiện. |
doc_317 | Vào năm 1736, Đế quốc Ottoman lại phải lâm chiến với Áo, và nước Áo thất bại. Lúc này danh tướng Eugène xứ Savoie đã qua đời, do đó tinh thần quân Áo suy sụp, tổ chức kém cỏi, nên đại bại, và đồng minh của họ là Nga đạt lợi thế hơn trong cuộc chiến tranh này. Sau này, cuộc Chiến tranh Bảy năm (1756 - 1763) bùng nổ ở châu Âu. Vua nước Phổ là Fryedrich II Đại Đế phải chống chọi với liên quân Nga - Áo - Pháp - Thụy Điển. Nền quân chủ Phổ bị suy sụy nghiêm trọng, nhiều lãnh thổ của nước này bị rơi vào tay địch quân. Vua Friedrich II Đại Đế trong vòng nhiều năm đã đàm phán với Đế quốc Ottoman và người Tartar, nhưng rồi ông chẳng thấy quân Thổ - Tartar đâu. Tuyệt vọng, nhà vua quyết định chờ quân Thổ - Tartar kéo đến vào tháng 2 năm 1762, nếu không ông sẽ nhận lấy cái chết anh dũng của Cato Trẻ. Nhưng rồi liên quân chống Phổ đã tan rã và vua Friedrich II Đại Đế giành thắng lợi. Sau năm 1768, khi tình hình Vương quốc Ba Lan và Đại Công quốc Litva bất ổn, người Thổ Nhĩ Kỳ cũng can thiệp vào. Nhưng rồi ba nước Vương quốc Phổ, Áo và Nga đã tiến hành cuộc chia cắt Ba Lan lần thứ nhất vào nắm 1772. |
doc_318 | Công cuộc cải tổ quân sự Ottoman được bắt đầu với Sultan Selim III (1789-1807), vị vua tiến hành những nỗ lực lớn đầu tiên để hiện đại hóa quân đội gần biên giới châu Âu. Những nỗ lực này, tuy vậy, đã bị cản trở bởi phong trào phản kháng bắt nguồn một phần từ các lãnh đạo tôn giáo và chủ yếu từ toán Ngự Lâm quân Janissary - toán kiêu binh này trở nên rất uy quyền và chẳng biết sợ vua. Với tư tưởng bảo thủ và lo sợ mất đại quyền, họ tiến hành cuộc bạo loạn Janissary. Do tiến hành một loạt cải cách, Sultan Selim III bị lật đổ, Hoàng tử cổ hủ Mustafa lên làm vua - tức Sultan Mustafa IV, và sát hại phần lớn các công thần phò vua Selim III năm xưa. Dưới triều vua Mustafa IV, Quân đội Ottoman liên tục bị quân Nga đánh bại. Vào năm 1808, hai bên ngừng bắn, một cuộc binh biến nổ ra. Alemdar Mustafa Pasha - một công thần của cựu hoàng Selim III, kéo quân vào kinh thành Constantinopolis đánh Sultan Mustafa VI. Nhà vua bèn truyền lệnh cho hành quyết cựu hoàng Selim III và hoàng đệ Mahmud, nhưng không may Mahmud trốn thoát. Ông lên làm Sultan Mahmud II (1808 - 1839) và giết chết cựu hoàng Mustafa IV. Ông tiến hành thảm sát đẫm máu toán Ngự Lâm Quân Janissary, rồi giải tán luôn toán Ngự Lâm Quân này vaò năm 1826. |
doc_319 | Sự tan rã của đế quốc Ottoman là hậu quả trực tiếp của Chiến tranh thế giới thứ nhất, khi phe Entente đánh bại phe Liên minh Trung tâm ở châu Âu cũng như các lực lượng Ottoman tại Mặt trận Trung Đông. Ở thời điểm kết thúc chiến tranh từ năm 1918, chính quyền nhà nước Ottoman sụp đổ và đế quốc bị Anh, Hy Lạp, Pháp, Ý, Armenia và Gruzia chinh phạt và phân chia. Những năm sau đó các nước mới độc lập từ Ottoman tuyên bố thành lập và năm 1919, Mustafa Kemal Atatürk và lực lượng Cách mạng Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu cuộc chiến tranh giành độc lập Thổ Nhĩ Kỳ. Năm 1923, lực lượng cách mạng Thổ thắng trận và Thổ Nhĩ Kỳ được độc lập. Cùng năm đó, đế quốc Ottoman cáo chung, sultan Mehmed VI Vahdettin thoái vị, và Mustafa Kemal Atatürk thành lập nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ, dựa trên một phần lãnh thổ của đế quốc Ottoman. |
doc_320 | Các thành viên của gia đình Osmanlı cai trị sau đó đã bị trục xuất khỏi Thổ Nhĩ Kỳ vào khoảng năm 1923-1924. Năm 1924, chế độ khalip bị bãi bỏ, khalip Abdul Mejid II nhà Ottoman cũng thoái vị. Năm 1974, sau 50 năm, Nghị viện Thổ Nhĩ Kỳ đã trao quyền tái yêu cầu quyền công dân Thổ Nhĩ Kỳ cho những con cháu của dòng họ này, và họ đều đã thực hiện điều đó trong những thập kỷ tiếp sau trong một quá trình đã hoàn thành với việc người đứng đầu dòng họ Ertuğrul Osman V đã được trao quyền công dân năm 2004. |
doc_321 | Vì thế mà sợi dây chính trị nối kết các sắc tộc và tôn giáo khác nhau cần thiết phải linh động và lỏng lẻo. Sultan trị vì từ thủ đô Constantinople (nay là Thành phố Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng bộ máy hành chính địa phương nằm trong tay các tiểu vương, hoàng thân, hãn vương,..., có địa phương được tự trị mọi việc ngoại trừ cái tên. Các hoàng thân Cơ đốc giáo vùng Balkan được sultan chọn, nhưng một khi đã lên nắm quyền, lòng trung thành của họ chỉ thể hiện qua việc nộp triều cống cho các sultan. Mỗi năm, từng đoàn xe goòng tải đến Constantinople vàng và những loại tiền thuế. Hãn vương người Tatar của Hãn quốc Krym cai trị từ thủ phủ Bakhchisarai như là vị lãnh chúa độc tôn, chỉ có nhiệm vụ cung ứng 20.000-30.000 kỵ binh mỗi khi các triều đình Ottoman có chiến tranh. Về phía tây cách gần 2.000 kílômét, các vùng Tripoli, Tunis và Algérie chỉ thực hành nghĩa vụ chiến tranh bằng cách điều tàu chiến (bình thường làm giàu nhờ nghề hải tặc cướp bóc tất cả các nước) đi đánh các cường quốc Hải quân theo Cơ đốc giáo như Venezia và Genova. |
doc_322 | Xuyên suốt lịch sử của họ, đế quốc Ottoman luôn luôn ở trong tình trạng chiến tranh. Khi vị sultan có tính khí mạnh mẽ và thông minh, đế quốc cường thịnh lên. Trong khi ông yếu đuối, thì đế quốc bị suy yếu. Điều dễ nhận thấy là cuộc đời trong cấm thành, chung quanh là phụ nữ đầy sinh lực nồng nàn và thái giám đầy mưu đồ, dễ làm cho một vị quân vương bị suy nhược. Một tình huống thứ hai trong lịch sử của đế quốc cũng khiến cho sultan trở thành con người kém cỏi. Điều oái oăm là việc này bắt đầu bằng hành động nhân từ. Cho đến thế kỷ XV, truyền thống ở Ottoman là một hoàng thái tử khi lên ngôi kế vị sẽ ra lệnh thắt cổ tất cả anh em trai còn lại, để triệt hạ mọi âm mưu soán ngôi, đó là theo lệnh của sultan Mehmed II - người khi lên ngôi năm 1451 đã giết một đứa em khác mẹ còn nằm trong nôi. Năm 1595, sultan Mehmed III (1595-1603) khi mới lên ngôi đã ra lệnh thắt cổ tất cả 19 em trai và, để tận diệt mọi mầm mống phản loạn, hạ sát luôn bảy vương phi của vua cha lúc đó đang mang thai. Tuy nhiên, đến năm 1603, ấu chúa Ahmed I (1603-1617) mới lên ngôi đã chấm dứt truyền thống khủng khiếp này khi không muốn giết người em nào. Thay vào đó, ông cách ly họ trong một khu riêng biệt, nơi họ không liên lạc được gì với thế giới bên ngoài. Một người em của Ahmed chính là sultan Mustafa I (1617-1618, 1622-1623) trong tương lai, Mustafa được xem là bị mất trí. |
doc_323 | Từ lúc này trở đi, mọi hoàng tử Ottoman đều sống mỏi mòn trong khu biệt lập, bên cạnh chỉ có thái giám và cung phi đã quá tuổi sinh nở để ngăn ngừa họ có hậu duệ hòng làm phản. Nếu có một bé trai ra đời do sơ suất, đứa bé này không được phép làm rối loạn thứ tự truyền ngôi, nên phải bị xử tử. Vì thế, khi một sultan qua đời hoặc bị truất phế, một hoàng tử sống trong khu biệt lập có thể được triệu đến để được tấn phong - bởi vì theo luật Ottoman, người kế vị của sultan là người đàn ông cao tuổi nhất trong hoàng tộc. Trong số các hoàng tử ngu dốt và thụ động này, hiếm khi triều đình tìm được người có đủ sự phát triển trí tuệ hoặc kiến thức về chính trị để trị vì đế quốc. Vì vậy, có những trường hợp các vị sultan có điều kiện tinh thần không tốt như Mustafa I hay Ibrahim I (1640-1648). |
doc_324 | Thư viện Quốc gia Pháp (Bibliothèque nationale de France) là thư viện quan trọng nhất, đồng thời là cơ quan giữ chức năng lưu chiểu xuất bản phẩm của Pháp. Với vai trò thư viện quốc gia, đây cũng là nơi sưu tầm và lưu trữ những di sản thư tịch, đồng thời đảm nhiệm chức năng biên soạn, phát hành thư mục quốc gia. Thư viện Quốc gia Pháp ngày nay bao gồm 5 địa điểm và 2 trung tâm bảo quản tài liệu, trong đó địa điểm chính mang tên François-Mitterrand nằm ở Quận 13, Paris, còn địa điểm lịch sử Richelieu vẫn nằm trong trung tâm thành phố. Năm 2008, ngân sách của thư viện lên đến 280,6 triệu euro với tổng số nhân viên khoảng 2.500 người. |
doc_325 | Thư viện Quốc gia Pháp có lịch sử bắt đầu vào năm 1368, khi vua Charles V cho thành lập thư viện cá nhân đặt trong cung điện Louvre. Năm 1537, François I ghi một dấu ấn quan trọng trong lịch sử thư viện khi ban hành chiếu dụ Montpellier, bắt buộc tất cả những ấn phẩm xuất bản tại Pháp phải có một bản sao lưu giữ trong thư viện hoàng gia ở lâu đài Blois. Thế kỷ 17, nhờ Jean-Baptiste Colbert, thư viện có những bước tiến mạnh mẽ và đạt đến giai đoạn hoàng kim trong suốt những năm của thế kỷ 18. Trở thành thư viện quốc gia vào thời kỳ Cách mạng, thư viện không ngừng đón nhận những bộ sưu tập sách được đưa về từ khắp Paris và nước Pháp, rồi từ cả những quốc gia láng giềng. Sự phát triển liên tục của bộ sưu tập tài liệu đã đẩy thư viện vào giai đoạn khó khăn tiếp theo vì thiếu không gian lưu trữ. Năm 1988, sau những cuộc tranh luận kéo dài, Tổng thống François Mitterrand quyết định xây dựng một thư viện mới. Trải qua 5 năm xây dựng, thư viện François-Mitterrand được khánh thành vào năm 1996, mang cái tên tưởng nhớ tới vị tổng thống đã khai sinh công trình. |
doc_326 | Ngày nay, Thư viện Quốc gia Pháp là nơi lưu giữ nhiều bộ sưu tập tài liệu quan trọng với 13 triệu cuốn sách, 250 nghìn tập bản thảo, 350 nghìn tựa báo và tạp chí, 12 triệu bản in cùng nhiều tài liệu dạng khác bằng hàng trăm ngôn ngữ. Trong những kho lưu trữ của thư viện, có thể thấy rất nhiều những bản thảo của các nhà văn danh tiếng, những cuốn sách chép tay quý giá, những bản Kinh Thánh cổ cùng nhiều tài liệu có giá trị đặc biệt—như Jikji, cuốn sách in kim loại đầu tiên thực hiện năm 1377, hay bức ảnh cổ nhất do Nicéphore Niépce chụp năm 1825. Một phần quan trọng của bộ sưu tập tài liệu cũng đã được Thư viện Quốc gia Pháp số hóa và đưa lên thư viện số Gallica. |
doc_327 | Thư viện Quốc gia Pháp ngày nay được khởi nguồn từ bộ sưu tập sách cá nhân của hoàng gia cách đây hơn 6 thế kỷ. Vào năm 1368, vua Charles V—cũng là một học giả, một người đam mê sách—cho thành lập một thư viện riêng với 917 bản sách chép tay, được đặt trong tòa tháp Fauconnerie của cung điện Louvre. Tuy nhiên, sau cái chết của Charles, bộ sưu tập quý giá này đã bị phân tán rải rác trong cuộc chiến tranh Trăm năm, ngày nay chỉ còn lưu lại được 60 cuốn. Phải đến thời Louis XI, vị vua trị vì từ năm 1461 tới 1483, thư viện hoàng gia mới được thành lập trở lại và tiếp tục tồn tại qua những vương triều sau đó. Trong khoảng thời gian cuối thế kỷ 15 đầu thế kỷ 16, nhờ những chiến lợi phẩm của hai vị vua Charles VIII và Louis XII trong cuộc xâm lăng nước Ý, bộ sưu tập sách của thư viện bắt đầu trở nên phong phú. |
doc_328 | Sau khi chuyển đến Amboise rồi Blois, thư viện hoàng gia được hợp nhất với thư viện của François I, vốn đặt trong cung điện Fontainebleau từ năm 1522, do học giả, nhà nhân văn nổi tiếng Guillaume Budé quản lý. Bên cạnh việc bổ sung thêm những cuốn sách chép tay tiếng Hy Lạp quý giá, vua François I còn đưa ra một quyết định quan trọng. Với chiếu dụ Montpellier ngày 28 tháng 12 năm 1537, François I yêu cầu tất cả các cuốn sách được xuất bản tại Pháp đều phải có một bản sao lưu trữ trong thư viện của lâu đài Blois. Quy chế lưu chiểu này, rất gần với ý tưởng về một thư viện quốc gia, đã đánh dấu một mốc quan trọng trong lịch sử của thư viện. |
doc_329 | Cuối thế kỷ 16, thư viện hoàng gia được chuyển về Paris và nằm trong khu phố La Tinh bên tả ngạn. Từ năm 1666, nhờ Jean-Baptiste Colbert, vị bộ trưởng tài chính của vua Louis XIV, thư viện bắt đầu bước vào một thời kỳ phát triển mạnh mẽ. Colbert đã cho mua lại nhiều bộ sưu tập sách cá nhân, đồng thời thư viện cũng nhận được không ít những tặng vật quan trọng. Rời khỏi khu phố La Tinh, thư viện chuyển về trụ sở mới trên phố Vienne, không xa địa điểm Richelieu ngày nay. Khi số lượng sách dần trở nên quá lớn, cũng là khi các thủ thư bắt đầu gặp khó khăn trong việc quản lý tài liệu. Điều này đã thúc đẩy Nicolas Clément, giám đốc thư viện từ năm 1691, đưa ra một phương pháp phân loại mới, ngày nay vẫn còn được sử dụng. |
doc_330 | Thế kỷ 18 có thể xem như một giai đoạn hoàng kim trong lịch sử thư viện. Từ năm 1720, thư viện của nhà vua bắt đầu mở cửa cho công chúng, mỗi tuần một lần. Bộ sưu tập sách cũng dần được chuyển về trụ sở mới trên phố Richelieu. Tu sĩ Jean-Paul Bignon, người giữ chức giám đốc từ năm 1719, đã tổ chức thư viện thành năm khu lưu trữ: sách viết tay, sách in, tài liệu tước vị và phả hệ, bản khắc và khuôn rập, huy hiệu và trang sức đá. Cũng trong thời kỳ quản lý của tu sĩ Bignon, thư viện của nhà vua trở thành một trung tâm tri thức quan trọng bậc nhất, nơi những triết gia, nhà văn nổi tiếng như Diderot, Voltaire, Rousseau... thường xuyên tìm đến. |
doc_331 | Cách mạng Pháp đã mở ra một trang mới trong lịch sử của thư viện. Không như nhiều tài sản hoàng gia khác, thư viện chính thức trở thành Thư viện Quốc gia và không bị tổn hại trong những năm đầy biến động này. Mặc dù quy chế lưu chiểu bị xóa bỏ trong vòng ba năm, số lượng sách của thư viện lại tăng lên đáng kể nhờ những bộ sưu tập được đưa tới từ thư viện của giới tăng lữ và những người đào vong. Ước tính, khoảng 250 nghìn cuốn sách, 14 nghìn bản viết tay và 25 nghìn bản in đã được đưa về Thư viện Quốc gia trong giai đoạn này. Thời kỳ Đốc chính, chế độ Tổng tài, rồi Đệ nhất đế chế lần lượt tiếp nối. Mặc cho những sóng gió của lịch sử, trữ lượng tài liệu của thư viện không ngừng tăng lên. Không chỉ từ Paris hay các tỉnh của Pháp, những cuốn sách của Bỉ, Hà Lan, Đức cũng được chuyển về Thư viện Quốc gia sau những cuộc chinh phạt của Napoléon. |
doc_332 | Thế kỷ 19, thư viện bắt đầu phải đối mặt với tình trạng thiếu không gian lưu trữ. Bên cạnh đó, những chậm trễ trong việc xây dựng thư mục cũng gây nên rất nhiều lời kêu ca. Năm 1858, một ủy ban do Prosper Mérimée chỉ đạo đã soạn thảo một bản báo cáo nhằm tổ chức lại thư viện. Hoàng đế Napoléon III chấp nhận một phần của bản dự thảo này và giao cho kiến trúc sư Henri Labrouste chỉ huy việc xây dựng. Vẫn trên khu đất bên con phố Richelieu, nhiều tòa nhà mới mọc lên, trong đó có hai phòng đọc được mở cửa cho công chúng. Từ năm 1874, nhờ sự thúc đẩy của vị tổng quản lý mới Léopold Delisle, danh mục sách in bắt đầu được thực hiện và sau hơn một thế kỷ, tới năm 1981 mới hoàn thành. Những năm cuối thế kỷ 19 cũng là khoảng thời gian thư viện bắt đầu theo đuổi chính sách thu thập bản thảo của các nhà văn danh tiếng, đặc biệt từ sau khi nhận được những di cảo của Victor Hugo vào năm 1881. |
doc_333 | Trong suốt thế kỷ 20, Thư viện Quốc gia không ngừng mở rộng và hiện đại hóa. Tại Versailles, ba chi nhánh của thư viện được xây dựng, hoàn thành vào các năm 1934, 1954 và 1971. Cuối thập niên 1930, các phòng thư mục và ấn phẩm định kỳ lần lượt được thành lập. Năm 1946, bộ sưu tập những bản khuôn rập có một phòng lưu trữ riêng tại dinh thự Tubeuf trên phố Vivienne, và từ năm 1954, các bản đồ, bản vẽ cũng được chuyển về đây. Trên các con phố Louvois, Richelieu, nhiều tòa nhà được sửa chữa lại hoặc xây dựng mới, dành cho các không gian lưu trữ và hành chính. |
doc_334 | Mặc cho những cố gắng không ngừng nghỉ, đến cuối thập niên 1980, những vấn đề cốt lõi của thư viện vẫn không thể giải quyết. Từ khi luật lưu chiểu được sửa đổi vào năm 1925, khối lượng sách của thư viện tăng đều đặn, đòi hỏi những không gian lưu trữ lớn hơn. Bên cạnh đó, số lượng độc giả tới thư viện cũng ngày càng đông—một phần do sự phát triển mạnh mẽ của giáo dục đại học—khiến những phòng đọc cũ trở nên chật trội. Tại Paris, trụ sở của thư viện bị giới hạn bởi bốn con phố Richelieu, Colbert, Vivienne và Petits-Champs nên việc mở rộng hầu như không thể. Những chi nhánh ở Versailles cùng các trung tâm bảo quản, phục hồi sách ở các tỉnh vẫn không thể đáp ứng đủ nhu cầu không gian lưu trữ. Sau những cuộc tranh luận kéo dài trong suốt thập niên 1980, ngày 14 tháng 7 năm 1988, Tổng thống François Mitterrand thông báo quyết định xây dựng một thư viện mới. |
doc_335 | Mùa thu năm 1988, Patrice Cahart, chủ tịch Hội đồng hành chính Thư viện quốc gia, và Michel Melot, giám đốc Thư viện thông tin công cộng, được giao trách nhiệm soạn thảo đề án. Sau nhiều đắn đo, thư viện mới cũng tìm được vị trí bên bờ sông Seine, trong khu phố cũ thuộc Quận 13, ngày nay mang tên Paris Rive Gauche. Năm 1989, Cơ quan Thư viện Pháp chính thức được thành lập. Trên cương vị giám đốc, nhà văn Dominique Jamet đứng ra tổ chức một cuộc thi kiến trúc quốc tế và Ieoh Ming Pei, kiến trúc sư nổi tiếng từng thực hiện dự án Grand Louvre trước đó, giữ vai trò chủ tịch ban giám khảo. Trong bốn đề án cuối cùng còn lại của cuộc thi, nổi bật lên bản thiết kế táo bạo của kiến trúc sư trẻ người Pháp Dominique Perrault. Ngày 21 tháng 8 năm 1989, đích thân Tổng thống François Mitterrand đưa ra quyết định lựa chọn phương án này. |
doc_336 | Năm 1991, công trình được tập đoàn Bouygues khởi công xây dựng với chi phí lên tới gần 8 tỷ franc, tốn kém nhất trong số những dự án của "vị tổng công trình sư" François Mitterrand. Đầu năm 1994, khi tiến độ thi công đang được đẩy mạnh, Bộ Văn hóa ra quyết định hợp nhất Thư viện Quốc gia và Cơ quan Thư viện Pháp, chính thức khai sinh Thư viện Quốc gia Pháp. Chỉ vài tuần trước khi rời điện Élysée, ngày 30 tháng 3 năm 1995, François Mitterrand khách thành công trình, khi đó vẫn hầu như trống rỗng. Phải đến cuối năm 1996, ngày 20 tháng 12, thư viện mới mang tên François-Mitterrand mới được mở cửa. |
doc_337 | Là cơ quan nhận lưu chiểu, Thư viện Quốc gia Pháp tiếp nhận tất cả xuất bản phẩm được sản xuất, xuất bản hay phát hành tại Pháp, từ sách báo, tạp chí, bản đồ, tài liệu hình ảnh, âm thanh... tới các tập tin, huy hiệu... Quy chế lưu chiểu này cũng cho phép xây dựng thư mục quốc gia, thống kê và công bố danh mục tất cả các xuất bản phẩm tại Pháp. Để phát triển bộ sưu tập sách, hàng năm Thư viện Quốc gia Pháp dành một phần quan trọng của ngân sách cho việc mua lại tài liệu, song song với những hoạt động trao đổi cùng các thư viện khác. Chức năng bảo tồn sách của thư viện gồm hai nhiệm vụ chính. Với những tài liệu cũ, các trung tâm chuyên biệt sẽ chịu trách nhiệm phục chế, tùy thuộc từng loại hình của tài liệu. Bên cạnh đó, thư viện cũng phải đảm bảo những điều kiện lưu trữ tốt nhất cho bộ sưu tập. Trong vai trò một thư viện nghiên cứu lớn, Thư viện Quốc gia Pháp còn có nhiệm vụ thiếp lập hệ thống thư mục riêng, phục vụ nhu cầu tra cứu của độc giả. |
doc_338 | Thư viện Quốc gia Pháp được quản lý bởi một hội đồng hành chính gồm chủ tịch thư viện cùng nhiều nhóm thành viên giữ các vai trò khác nhau. Bên cạnh các thành viên thuộc thư viện, đại diện cho các bộ phận, hội đồng hành chính còn có sự góp mặt của cả những thành viên đại diện cho các cơ quan khác. Trên cương vị bảo trợ, Bộ Văn hóa là chính cơ quan có nhiều đại diện nhất, các bộ Kinh tế Tài chính, Giáo dục Đại học, Ngoại giao và Bộ Khoa học cũng đều có một thành viên tham gia. Không chỉ vậy, hội đồng hành chính của thư viện còn có sự góp mặt của các thành viên Viện hàn lâm, giám đốc các nhà xuất bản lớn, và một vài cơ quan văn hóa khác. Chủ tịch hội đồng hành chính, cũng là chủ tịch thư viện, được chỉ định bởi một sắc lệnh có nhiệm kỳ 3 năm và tối đa hai nhiệm kỳ. Từ 2 tháng 4 năm 2007, giữ cương vị chủ tịch thư viện là nhà văn Bruno Racine, người trước đó cũng từng giữ chức vụ giám đốc Trung tâm văn hóa Georges-Pompidou. Cùng với hội đồng hành chính, Thư viện Quốc gia Pháp còn có một hội đồng khoa học trong vai trò tư vấn. |
doc_339 | Tổ chức của thư viện được chia thành nhiều phòng ban nhỏ, chia sẻ các chức năng hành chính, bảo quản, hợp tác, nghiên cứu... Năm 2007, tổng số nhân viên của Thư viện Quốc gia Pháp lên tới 2.662 người, trong đó khoảng hai phần ba là viên chức. Số còn lại bao gồm các nhân viên ký hợp đồng và những người được hưởng lương theo giờ, phần đông là những sinh viên làm thêm. Đóng vai trò nòng cốt trong hoạt động của thư viện là những nhân viên phục vụ công chúng độc giả và bộ phận quản lý tài liệu, chiếm 64% tổng số nhân viên. Đứng thứ hai, chiếm 12% là các nhân viên quản lý hành chính, chịu trách nhiệm về ngân sách, tài chính, nhân sự... Phần còn lại thuộc về bộ phận kỹ thuật, tin học và bộ phận phụ trách các hoạt động văn hóa. |
doc_340 | Với vai trò một cơ quan văn hóa quan trọng, Thư viện Quốc gia Pháp được hưởng một ngân sách rất lớn từ nhà nước và doanh thu từ các hoạt động của thư viện chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ. Ngân sách năm 2008 của thư viện lên đến 280,6 triệu euro, trong đó khoảng 90% do chính phủ cấp thông qua Bộ Văn hóa. Nếu so sánh với một vài thư viện quan trọng khác trên thế giới, ngân sách Thư viện Quốc gia Pháp thấp hơn Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ (600 triệu đô la) nhưng gấp hơn hai lần ngân sách Thư viện Anh (100 triệu bảng) và sáu lần ngân sách Thư viện Quốc gia Đức (43 triệu euro). |
doc_341 | Phần lớn ngân sách của thư viện được dành cho các chi phí duy trì hoạt động. Năm 2008, Thư viện Quốc gia Pháp sử dụng gần 125 triệu euro để trả lương cho nhân viên và chi phí dành cho cơ sở vật chất cũng lên gần 105 triệu euro. Chỉ riêng tại địa điểm Francois-Mitterrand, các dịch vụ phục vụ độc giả cũng đã tiêu tốn hết 35 triệu euro trong năm 2007. Bên cạnh đó, thư viện cũng duy trì những khoảng chi không nhỏ cho mục đích đầu tư. Trong khoảng thời gian gần đây, mỗi năm thư viện dành từ 15 đến 20 triệu euro để làm giàu bộ sưu tập sách. |
doc_342 | Richelieu-Louvois được xem như địa điểm lịch sử của Thư viện Quốc gia Pháp, nằm ở Quận 2, trung tâm Paris. Bao bọc bởi bốn con phố Louvois, Richelieu, Petits-Champs và Vivienne, địa điểm Richelieu mang vẻ ngoài "trung bình" nhưng lại sở hữu những căn phòng được trang trí cầu kỳ và lộng lẫy. Ngược dòng lịch sử, khi Jean-Baptiste Colbert cho chuyển thư viện hoàng gia về phố Vivienne vào năm 1666, bên phố Richelieu là vị trí của cung điện Mazarin, dinh thự của vị Hồng y Mazarin nổi tiếng. Đầu thế kỷ 18, những tòa nhà của cung điện dần được thư viện hoàng gia mua lại, và từ đó, các kiến trúc sư Robert de Cotte, Louis Visconti tiếp nối cải tạo công trình. Nhưng phải đến thời Đệ nhị đế chế, nhờ kiến trúc sư Henri Labrouste, và sau đó tiếp nối bởi Jean-Louis Pascal, thư viện hoàng gia mới bước vào cuộc "canh tân" lớn. Trải qua thế kỷ 20 với không nhiều thay đổi, từ cuối thập niên 2000, địa điểm Richelieu bắt đầu được trùng tu và dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2015. |
doc_343 | Từ khi khánh thành thư viện François-Mitterrand, dù phần lớn kho sách của Thư viện Quốc gia Pháp được chuyển về địa điểm mới, Richelieu-Louvois vẫn là nơi lưu trữ nhiều bộ sưu tập đặc biệt. Với tổng diện tích 58.500 mét vuông, bên cạnh các không gian lưu trữ và hành chính, địa điểm Richelieu còn sở hữu 9 phòng đọc cùng ba không gian triển lãm. Phòng đọc chính ở đây mang tên Labrouste, tác phẩm của Henri Labrouste, là một ví dụ tuyệt vời cho kiến trúc kết cấu thép thế kỷ 19. Từng một thời gian dài được xem như biểu tượng của thư viện, phòng Labrouste ngày nay đã trở thành một di tích lịch sử nhưng vẫn tiếp tục mở cửa đón tiếp độc giả. Phòng đọc lớn thứ hai mang tên Phòng Ovale, dấu ấn của kiến trúc sư Jean-Louis Pascal. Tuy nhỏ hơn phòng Labrouste, phòng Ovale cũng có khoảng 200 chỗ ngồi dành độc giả. |
doc_344 | Richelieu-Louvois hiện nay là địa điểm của các phòng lưu trữ: Nghệ thuật trình diễn, Bản đồ, Tranh in và nhiếp ảnh, Âm nhạc, Bản thảo, Huy hiệu và tiền cổ, cuối cùng là phòng Nghiên cứu thư mục. Rất nhiều tài liệu quý hiếm của Thư viện Quốc gia Pháp được gìn giữ ở đây, trong số đó có thể kể đến những bản thảo của Colbert, Balzac, Hugo, Flaubert, Proust... hay các tác phẩm nhiếp ảnh của Nadar, Robert Doisneau... Phòng lưu trữ Huy hiệu và tiền cổ, thường được gọi Cabinet des Médailles, còn mang chức năng một bảo tàng, mở cửa miễn phí cho công chúng tới thăm vào tất cả các buổi chiều trong tuần. |
doc_345 | Địa điểm François-Mitterrand, còn được gọi Địa điểm Tolbiac, có vị trí bên bờ sông Seine, thuộc khu phố hiện đại Paris Rive Gauche. Công trình mang dáng vẻ bề ngoài đồ sộ và sắc nét, điểm gặp gỡ giữa ý tưởng kiến trúc của Dominique Perrault và quan niệm của Tổng thống François Mitterrand về một thư viện biểu tượng. Tác phẩm của Perrault nổi bật với bốn tòa tháp lớn cao 79 mét, tượng trưng cho những cuốn sách đang mở, toàn bộ mặt ngoài sử dụng vật liệu thủy tinh trong suốt. Tên của bốn tòa tháp cũng tương trưng cho những lĩnh vực tài liệu lưu trữ: Tháp Thời Gian dành cho triết học, lịch sử và khoa học xã hội, Tháp Pháp Luật dành cho luật, kinh tế và chính trị, Tháp Số dành cho khoa học và công nghệ, Tháp Văn Chương dành cho văn học và nghệ thuật. Ở chính giữa các tòa tháp, một khu vườn lớn được bố trí chìm sâu xuống, rộng khoảng 11 nghìn mét vuông, đem lại cho thư viện vẻ yên tĩnh, đối lập với sự ồn ã của thành phố bên ngoài. |
doc_346 | Các phòng đọc của thư viện François-Mitterrand nằm ở hai tầng phía dưới, có hành lang chạy dọc theo khu vườn. Hầu hết tường, trần của các phòng đọc và hành lang đều được đặt những tấm lưới đan bằng sợi thép không rỉ giúp cách âm. Tầng trên, Haut-de-jardin dành cho Thư viện học tập, mở cửa cho tất cả công chúng trên 16 tuổi được tự do vào lựa chọn. Các tài liệu gồm sách, ấn phẩm định kỳ và tài liệu thính thị thuộc lĩnh vực kiến thức chung được lưu trữ trong nhiều căn phòng dọc khu vườn. Hai khoảng không gian hai phía đầu, dưới chân các tòa tháp, là nơi đón tiếp độc giả. Ngoài ra, Haut-de-jardin có những không gian dành cho triển lãm và phòng thư mục. Khác với Thư viện học tập, tại Thư viện nghiên cứu dưới tầng Rez-de-jardin, độc giả không được phép lựa chọn sách tại giá. Thay vào đó, thư viện cho lắp đặt một hệ thống đường ray nội bộ dài 8 km dẫn tới 150 điểm lấy sách để phục vụ độc giả. Rez-de-jardin cũng chính là điểm lưu trữ của bộ sưu tập các tài liệu quý hiếm của Thư viện Quốc gia Pháp. Tổng cộng hai tầng Haut-de-jardin và Rez-de-jardin bao gồm 23 phòng đọc, diện tích 40 nghìn mét vuông, có thể đón tiếp 3.314 độc giả. |
doc_347 | Địa điểm François-Mitterrand hiện nay là nơi lưu trữ lớn nhất của Thư viện Quốc gia Pháp. Với tổng diện tích sử dụng 159.855 mét vuông, thư viện dành 55.220 mét vuông dành cho mục đích phục vụ công chúng, 57.560 mét vuông cho lưu trữ và 16.240 mét vuông dành cho văn phòng. Ngoài hai tầng Haut-de-jardin và Rez-de-jardin, các tòa tháp đều dành 11 tầng cho chức năng lưu trữ tài liệu. Bên cạnh đó, địa điểm François-Mitterrand còn bao gồm 2 không gian triển lãm, 2 phòng hội thảo cùng các không gian nhà hàng, quán cà phê, hiệu sách... phục vụ công chúng độc giả của thư viện. |
doc_348 | Thư viện Arsenal nằm ở số 1 phố Sully, thuộc Quận 4, Paris. Địa điểm của thư viện trước đây là xưởng tàu—arsenal trong tiếng Pháp—do vua Louis II xây dựng vào năm 1512, sau đó được Công tước Sully sửa chữa lại rồi chuyển đến sống từ khoảng đầu thế kỷ 17. Những cuốn sách đầu tiên của thư viện có được nhờ bộ sưu tập của Hầu tước Paulmy, một học giả, nhà ngoại giao danh tiếng, bộ trưởng của vua Louis XV. Say mê sách vở, Hầu tước Paulmy đã tập hợp được khoảng 60 nghìn tác phẩm, chia thành năm lĩnh vực văn chương, lịch sử, thần học, khoa học và nghệ thuật, và cuối cùng là pháp luật. Không muốn bộ sưu tập sách bị phân tán sau khi mình qua đời, năm 1785, Hầu tước Paulmy bán lại thư viện cho Bá tước Artois, em trai vua Louis XVI. Thời kỳ Cách mạng Pháp, bộ sưu tập sách bị xem như tài sản của những người đào vong, trở thành thư viện và mở cửa cho công chúng vào năm 1797. Trong suốt thế kỷ 19, dưới sự quản lý của những thủ thư như Charles Nodier và José-Maria de Heredia, bộ sưu tập sách của thư viện dần thiên về văn học và sân khấu. Tới năm 1934, thư viện Arsenal được sát nhập về Thư viện Quốc gia Pháp, trở thành một chi nhánh chuyên về lĩnh vực văn học. |
doc_349 | Thư viện Arsenal hiện nay có tổng diện tích sàn khoảng 10 nghìn mét vuông, trong đó 7.484 mét vuông sử dụng. Đón tiếp một số lượng độc giả không lớn, thư viện chỉ có 119 mét vuông cho phòng đọc với 48 chỗ ngồi. Công chúng độc giả của thư viện Arsenal phần đông là sinh viên hoặc giới nghiên cứu, cùng với khoảng 10% là giới hưu trí. Tổng cộng, mỗi năm thư viện đón tiếp khoảng từ 18 đến 19 nghìn độc giả. Bộ sưu tập tài liệu của thư viện vẫn chủ yếu về hai lĩnh vực lịch sử và văn học, trong đó có một số lượng lớn sách in, được phần chia thành trước và sau năm 1880, khoảng 12 nghìn bản viết tay từ thời Trung Cổ cho tới ngày nay, khoảng 100 nghìn bản in gồm cả chân dung, tranh biếm họa, bản đồ, cuối cùng, một lượng lớn những bản chép nhạc và các tạp chí. |
doc_350 | Nhôm (bắt nguồn từ tiếng Pháp: aluminium, phiên âm tiếng Việt: a-luy-mi-nhôm) là tên một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu Al và số nguyên tử bằng 13. Nguyên tử khối bằng 27 đvC. Khối lượng riêng là 2,7 g/cm3. Nhiệt độ nóng chảy là 660oC. Nhôm là nguyên tố phổ biến thứ 3 (sau ôxy và silic), và là kim loại phổ biến nhất trong vỏ Trái Đất. Nhôm chiếm khoảng 8% khối lớp rắn của Trái Đất. Kim loại nhôm hiếm phản ứng hóa học mạnh với các mẫu quặng và có mặt hạn chế trong các môi trường khử cực mạnh. Tuy vậy, nó vẫn được tìm thấy ở dạng hợp chất trong hơn 270 loại khoáng vật khác nhau. Quặng chính chứa nhôm là bô xít. |
doc_351 | Có một ngày một người thợ vàng ở Roma được phép cho hoàng đế Tiberius xem một chiếc đĩa ăn làm từ một kim loại mới. Chiếc đĩa rất nhẹ và có màu sáng như bạc. Người thợ vàng nói với hoàng đế rằng ông đã sản xuất kim loại từ đất sét thô. Ông cũng cam đoan với hoàng đế rằng chỉ có ông ta và chúa Trời biết cách sản xuất kim loại này từ đất sét. Hoàng đế rất thích thú, và như một chuyên gia về tài chính ông đã quan tâm tới nó. Tuy nhiên ông nhận ngay ra là mọi tài sản vàng, bạc của ông sẽ mất giá trị nếu như người dân bắt đầu sản xuất kim loại màu sáng này từ đất sét. Vì thế, thay vì cảm ơn người thợ vàng, ông đã ra lệnh chặt đầu ông ta. |
doc_352 | Sự tái chế nhôm từ các phế thải đã trở thành một trong những thành phần quan trọng của công nghiệp luyện nhôm. Việc tái chế đơn giản là nấu chảy kim loại, nó rẻ hơn rất nhiều so với sản xuất từ quặng. Việc tinh chế nhôm tiêu hao nhiều điện năng; việc tái chế chỉ tiêu hao khoảng 5% năng lượng để sản xuất ra nó trên cùng một khối lượng sản phẩm. Mặc dù cho đến đầu thập niên 1900, việc tái chế nhôm không còn là một lĩnh vực mới. Tuy nhiên, nó là lĩnh vực hoạt động trầm lắng cho đến tận những năm cuối thập niên 1960 khi sự bùng nổ của việc sử dụng nhôm để làm vỏ của các loại đồ uống, kể từ đó việc tái chế nhôm được đưa vào trong tầm chú ý của cộng đồng. Các nguồn tái chế nhôm bao gồm ô tô cũ, cửa và cửa sổ nhôm cũ, các thiết bị gia đình cũ, contenơ và các sản phẩm khác. |
doc_353 | Điện phân nhôm bằng công nghệ Hall-Héroult tiêu hao nhiều điện năng, nhưng các công nghệ khác luôn luôn có khuyết điểm về mặt kinh tế hay môi trường hơn công nghệ này. Tiêu chuẩn tiêu hao năng lượng phổ biến là khoảng 14,5-15,5 kWh/kg nhôm được sản xuất. Các lò hiện đại có mức tiêu thụ điện năng khoảng 12,8 kWh/kg. Dòng điện để thực hiện công việc điện phân này đối với các công nghệ cũ là 100.000-200.000 A. Các lò hiện nay làm việc với cường độ dòng điện khoảng 350.000 A. Các lò thử nghiệm làm việc với dòng điện khoảng 500.000 A. |
doc_354 | Nhôm có chín đồng vị, số Z của chúng từ 23 đến 30. Chỉ có Al-27 (đồng vị ổn định) và Al-26 (đồng vị phóng xạ, t1/2 = 7,2 × 105 năm) tìm thấy trong tự nhiên, tuy nhiên Al-27 có sự phổ biến trong tự nhiên là 100%. Al-26 được sản xuất từ agon trong khí quyển do va chạm sinh ra bởi các tia vũ trụ proton. Các đồng vị của nhôm có ứng dụng thực tế trong việc tính tuổi của trầm tích dưới biển, các vết mangan, nước đóng băng, thạch anh trong đá lộ thiên, và các thiên thạch. Tỷ lệ của Al-26 trên beryli-10 được sử dụng để nghiên cứu vai trò của việc chuyển hóa, lắng đọng, lưu trữ trầm tích, thời gian cháy và sự xói mòn trong thang độ thời gian 105 đến 106 năm (về sai số). |
doc_355 | Al-26 nguồn gốc vũ trụ đầu tiên được sử dụng để nghiên cứu Mặt Trăng và các thiên thạch. Các thành phần của thiên thạch, sau khi thoát khỏi nguồn gốc của chúng, trong khi chu du trong không gian bị tấn công bởi các tia vũ trụ, sinh ra các nguyên tử Al-26. Sau khi rơi xuống Trái Đất, tấm chắn khí quyển đã bảo vệ cho các phần tử này không sinh ra thêm Al-26, và sự phân rã của nó có thể sử dụng để xác định tuổi trên Trái Đất của các thiên thạch này. Các nghiên cứu về thiên thạch cho thấy Al-26 là tương đối phổ biến trong thời gian hình thành hệ hành tinh của chúng ta. Có thể là năng lượng được giải phóng bởi sự phân rã Al-26 có liên quan đến sự nấu chảy lại và sự sai biệt của một số tiểu hành tinh sau khi chúng hình thành cách đây 4,55 tỷ năm. |
doc_356 | Trong tạp chí Science ngày 14 tháng 1 năm 2005 đã thông báo rằng các cụm 13 nguyên tử nhôm (Al13) được tạo ra có tính chất giống như nguyên tử iốt; và 14 nguyên tử nhôm (Al14) có tính chất giống như nguyên tử kim loại kiềm thổ. Các nhà nghiên cứu còn liên kết 12 nguyên tử iốt với cụm Al13 để tạo ra một lớp mới của pôlyiốtua. Sự phát kiến này được thông báo là mở ra khả năng của các đặc tính mới của bảng tuần hoàn các nguyên tố: "các nguyên tố cụm". Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi Shiv N. Khanna (Đại học Virginia Commonwealth) và A. Welford Castleman Jr (Đại học tiểu bang Penn). |
doc_357 | Nhôm là một trong ít các nguyên tố phổ biến nhất mà không có chức năng có ích nào cho các cơ thể sống, nhưng có một số người bị dị ứng với nó — họ bị các chứng viêm da do tiếp xúc với các dạng khác nhau của nhôm: các vết ngứa do sử dụng các chất làm se da hay hút mồ hôi (phấn rôm), các rối loạn tiêu hóa và giảm hay mất khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thức ăn nấu trong các nồi nhôm, nôn mửa hay các triệu chứng khác của ngộ độc nhôm do ăn (uống) các sản phẩm như Kaopectate® (thuốc chống tiêu chảy), Amphojel® và Maalox® (thuốc chống chua). Đối với những người khác, nhôm không bị coi là chất độc như các kim loại nặng, nhưng có dấu hiệu của ngộ độc nếu nó được hấp thụ nhiều, mặc dù việc sử dụng các đồ nhà bếp bằng nhôm (phổ biến do khả năng chống ăn mòn và dẫn nhiệt tốt) nói chung chưa cho thấy dẫn đến tình trạng ngộ độc nhôm. Việc tiêu thụ qua nhiều các thuốc chống chua chứa các hợp chất nhôm và việc sử dụng quá nhiều các chất hút mồ hôi chứa nhôm có lẽ là nguồn duy nhất sinh ra sự ngộ độc nhôm. Người ta cho rằng nhôm có liên quan đến bệnh Alzheimer, mặc dù các nghiên cứu gần đây đã bị bác bỏ. |
doc_358 | Những chiếc dương cầm cổ điển hay còn gọi thông thường là piano cổ điển ngày nay được xây dựng trực tiếp từ những chiếc đàn clavico clavecin (harpsichord) từ khoảng thế kỷ 16 và 17. Khoảng năm 1700, Bartolomeo Cristofori đã thử tạo ra một chiếc đàn harpsichord mà có thể biểu hiện âm nhạc một cách truyền cảm hơn, và đã tạo ra một bộ máy mà các búa gõ vào các dây, khác với đàn harpsichord là dùng quill (dụng cụ gảy đàn bằng ống lông) để gảy. Một đặc trưng lớn khác ở đàn piano thời đầu của ông là cơ cấu búa thoát, nó khiến cho búa tách rời khỏi phím một khi các nốt được đánh lên, và rồi chơi lại ở một vận tốc khác hẳn, làm thay đổi hẳn sự biểu cảm của chính các note đó. Những chiếc piano đầu tiên của Critofori vẫn còn chứa đựng rất nhiều nét giống với thiết kế của một cây đàn clavecin, còn âm thanh thì phần nhiều vẫn như thế, ngoại trừ việc là người chơi bấy giờ có thể chơi nhạc bằng việc nhấn vào bàn phím. |
doc_359 | Các thiết kế của Cristofori không được biết đến mãi cho đến những năm cuối của 1700, khi các bản thiết kế piano của ông được xuất bản. Các nhà sản xuất như Gottfried Silbermann người Đức và học trò của ông là Christian Friederici và Johannes Zumpe bắt đầu phát triển piano với vai trò là một nhạc cụ độc lập với clavecin. Mặc dù lúc đầu không được ấn tượng cho lắm nhưng được J.S.Bach ủng hộ năm 1747. Âm nhạc bắt đầu được viết riêng cho piano từ năm 1732 và kỷ nguyên của nó với vai trò một nhạc cụ dành cho biểu diễn bắt đầu. |
doc_360 | Khi piano cổ điển ngày càng phát triển, nó dần trở thành một nhạc cụ độc lập và cần làm cho âm thanh to hơn. Để tăng âm, các dây phải dày hơn và bộ khung phải khoẻ hơn nữa, như thế có thể đạt được một áp lực lớn hơn. Bộ khung của đàn piano thông thường được làm bằng gỗ, trở nên dày hơn và nặng hơn và thanh chằng chéo giúp nó kiên cố hơn. Đến năm 1820, Thomas Allen thậm chí vẫn còn dùng các ống kim loại để giữ căng các dây, và một nhà sản xuất thành công người Anh là John Broadwood bắt đầu dùng các tấm bằng sắt để giữ cho chúng được căng lên, mà giờ đây các đĩa đó phần lớn được làm bằng kim loại hơn là bằng gỗ. Năm 1825, Alpheus Babcock sáng chế ra khung bằng gang và sau đó năm 1843, một người Mỹ là Jonas Chickering bắt đầu làm piano với một đĩa tròn vành, một nét đặc trưng của các piano cánh ngày nay. Một sự phát triển đáng chú ý khác là việc chằng các dây, được phát triển bởi Henri Pape vào năm 1828 và Steinway cấp bằng sáng chế năm 1859, ông đã đặt các dây bass dài hơn lên cao hơn các dây kim, giúp cho các dây dài hơn ở trong hộp ngắn hơn và đặt các dây bass ở giữa qua một bảng cộng hưởng (soundboard) để có một sự hồi âm tốt hơn. |
doc_361 | Clavichord là một trong những nhạc cụ phím đơn giản và nhỏ nhất mà âm thanh được phát ra bằng dây. Dựa trên các hình vẽ và ghi ghép, người ta cho rằng clavichord, với hình dạng giống như một số mẫu hiện còn tồn tại, đã xuất hiện từ những năm đầu thế kỉ 15. Clavichord được sử dụng rộng rãi ở Tây Âu vào thời Phục hưng và ở Đức cho đến đầu thế kỉ 19, nhưng chỉ được coi như một nhạc cụ để học và chơi chứ ít khi dùng để sáng tác. Khi người chơi bấm vào phím, một mảnh kim loại bật lên và đập vào dây đàn. Mảnh kim loại còn có tác dụng như một thanh chặn dây, và nốt nhạc được ngân lên cho đến khi phím đàn được thả ra. Hệ thống đơn giản này giúp cho người đọc kiểm soát được cường độ và trường độ của âm thanh. |
doc_362 | Năm 1709, người thợ chế tạo harpsichord người Ý Bartolomeo Cristofori chế tạo chiếc dương cầm đầu tiên trên thế giới gọi là piano et forte (nhẹ và mạnh). Không lâu sau, những người thợ khác tạo ra những chiếc pianoforte với búa. Tiếp đó, pianoforte thay thế harpsichord và clavichord bởi nó có những ưu điểm mà các nhạc cụ phím khác không có. Fortepiano là một nhạc cụ dây-búa có khả năng tạo ra những sự thay đổi âm thanh nhỏ thông qua sự bấm phím mạnh hay nhẹ của người chơi. Đến khoảng năm 1850, từ "fortepiano" được thay thế bởi từ "piano". Vào những năm đầu thế kỉ 18, dương cầm không mấy thu hút được sự chú ý và ủng hộ. J.S. Bach có lẽ thích clavichord, nhạc cụ mà ông đã quen chơi và cũng là nhạc cụ chơi dễ hơn. |
doc_363 | Vào khoảng 1760, Johannes Zumpe chế tạo chiếc dương cầm vuông kiểu Anh lần đầu tiên tại London (sau được biết đến với cái tên "piano vuông lớn"). Sau đó không lâu, Broadwood ở London và Erard ở Pháp cũng chế tạo ra những chiếc tương tự. Johann Behrend ở Philadelphia trưng bày chiếc đàn vuông của ông vào năm 1775. Những chiếc đàn vuông này có tiếng hơi yếu yếu và không thể so sánh được với chiếc pianoforte lớn (kiểu có nắp rộng bản). Thêm vào đó, những chiếc dương cầm vuông không có cơ cấu nhấc và búa của chúng không thể gõ vào dây một cách liên tục. Ngoài ra, búa đàn, làm bằng những mảnh gỗ nhỏ với một lớp da mỏng, đều cùng một kích thước dù chúng phải gõ lên những dây bass lớn nhất. Rất nhiều công ty sản xuất dương cầm hàng đầu của Mĩ chế tạo những chiếc dương cầm vuông lớn được đẽo nhằm mục đích trang trí trong suốt thập niên 1800, bao gồm Chickering, Knabe, Steinway và Mathushek. Mặc dù trong suốt 75 năm sau đã có một số thay đổi về chế tạo đàn dương cầm, chiếc dương cầm vuông tiếp tục thống lĩnh thị trường, đặc biệt ở Mĩ. |
doc_364 | Một sự tụt hậu trong những nhạc cụ phím đầu tiên, bao gồm cả những chiếc dương cầm vuông đầu tiên, chính là sự yếu ớt trong âm thanh. Yêu cầu phải có những âm thanh mạnh mẽ hơn chỉ có thể được thỏa mãn với việc sử dụng những dây nặng hơn và một khung âm lớn hơn. Cách giải quyết này rất hạn chế bởi khung gỗ không thể chịu đựng nổi sức căng của những dây nặng đó. Vào khoảng năm 1825, Alpheus Babcock đã chế tạo một khung sắt hoàn chỉnh. Tuy nhiên, phải đến 1837 Jonas Chickering mới hoàn chỉnh cấu tạo và nhận được bằng sáng chế không lâu sau đó. Mặc dù vẫn có những tranh cãi rằng khung sắt ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng âm thanh, cuối cùng khung sắt vẫn được ủng hộ. Vào năm 1855, Steinway trưng bày chiếc dương cầm vuông theo kiểu dây đan tại hội chợ thế giới ở Thành phố New York và chứng minh rằng nó là một đối thủ đáng gờm của về chế tạo dương cầm của Chickering. Thiết kế mới về cách mắc dây này đã tạo ra một sự thúc đẩy mạnh mẽ cho sự nghiên cứu chế tạo dương cầm trong tương lai. |
doc_365 | Trước năm 1975, tại miền nam Việt Nam, trong văn bản hành chính của Việt Nam Cộng hoà, người Ê Đê được gọi là người Rađê (Rhade). Theo tài liệu của Ủy ban Dân tộc Chính phủ Việt Nam dân số người Ê Đê thống kê ngày 01/04/2009 là khoảng 331.194 người, xếp thứ 11 về số lượng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Người Ê Đê hiện nay khá đặc trưng, nổi bật là một cộng đồng có xu hướng tương đối thống nhất ý thức dân tộc, cũng là một cộng đồng dân tộc-tôn giáo khá rõ nét với hơn 90% dân số ảnh hưởng của đạo Tin Lành. |
doc_366 | Truyền thuyết của người Êđê kể lại rằng: Một người thủ lĩnh (Krung) từ Ấn Độ tên là Kudaya (Đê) đến xứ sở của công chúa mẹ Xứ Sở tên là Nagar (Gar). Kudaya đã chinh phuc được xứ sở của Nagar sau đó kết hôn với công Chúa mẹ Xứ sở Nagar đựoc phong làm Krung. Con cháu hâu duệ của họ được gọi là Anak Kudaya Nagar sau này rút gọn âm lại thành Anak Đê-Gar có nghĩa là con cháu của thủ lĩnh Ấn Độ Kudaya(Đê) với Công Chúa xứ sở Nagar (Gar). Đây là truyền thuyết khá phổ biến ở cư dân bản địa Đông Nam Á để giải thích nguồn gốc cội nguồn. |
doc_367 | Vào đầu công nguyên, xuất hiện hai vương quốc của người Malayo - Polynesia lớn trên bán đảo Ðông Dương: Phù Nam và Chiêm Thành. Lãnh thổ Phù Nam rộng từ Vịnh Thái Lan đến Biển Hồ nhưng ảnh hưởng tỏa lên Thượng Lào và Bắc Miến Ðiện. Chiêm Thành gồm nhiều vương quốc nhỏ sinh hoạt độc lập với nhau dọc các đồng bằng eo hẹp miền Trung đến chân dãy Trường Sơn về phía Tây: Lâm Ấp hay Indrapura (Bình Trị Thiên), Amaravati (Quảng Nam), Vijaya (Bình Định), Aryaru (Phú Yên), Kauthara (Khánh Hòa) và Panduranga (Phan Rang). Sinh hoạt chính của người Malayo - Polynesia là trồng lúa nước và buôn bán. Ðể tìm thêm nguồn hàng quí hiếm trao đổi với các thuyền buôn, người Malayo - Polynesia mở rộng tầm kiểm soát lên các vùng rừng núi đồng thời khuất phục luôn các nhóm dân cư bản địa đã có mặt từ trước, điển hình điển hình nhóm Bih ven krong A-na mà ngày nay được gọi là Ê Đê Bih với kỹ năng dệt, trang sức, làm gốm, trồng lúa nước. Nhóm Bih là nhóm Malayo - Polynesia định cư và chạy nạn sớm vào sâu nhất trong lục địa, họ đem theo kỹ thuật trồng lúa nước ven sông,dệt vải thô, trang sức hạt, và kỹ nghệ làm gốm thô. Theo chiều lịch sử, danh tự Ê Đê có nguồn gốc từ cách đọc âm của người Champa, bia ký Champa cổ nhất tại tháp Po Nagar vào khoảng thế kỷ VIII đã ghi chép về tộc danh Rang Đê vùng sông Nha Trang, sông Jing, sông Hing. Những bia ký sớm nhất của Champa thế kỷ VIII - đã có nhắc đến nhóm Rangde ven sông Ea trang (Nha Trang). Trong Bia Po Nagar được dựng năm 965 tại tháp Po Nagar (Nha Trang, Khánh Hòa): Nội dung bia như sau:Vào khoảng năm 703 - 706 lịch saka (781 - 784 Công lịch), vua Satyavarman cho dựng một linga (linh vật) thờ thần Siva và lập cháu mình lên làm vua Vikrantavarman(vì theo chế độ mẫu hệ nên cậu truyền ngôi cho cháu theo dòng mẹ)... và đức Vua có thu phục được người Randaya (Rang Đê).Rất có thể từ Rang Đê sau này bị biến âm thành Ra đê, Rađêy hay Ê đê. Ngoài ra, người Ê đê còn tự nhận là nhóm tộc Đêgar, Êđê Êga Anak Đêgar - người trên Cao Nguyên. Đêgar là từ tiếng Ấn Độ srakrit Deccan, và bản thân nó lại có nguồn gốc từ tiếng Phạn दक्षिण, Đêkṣarṇa, nghĩa là "cao nguyên phía nam". |
doc_368 | Ðến cuối thế kỷ VII, quân Java của Indonesia từ Biển Ðông lại tràn vào đánh phá Ea ryu (Phú Yên) và Kauthara- Ea a Trang (Khánh Hòa), một phần lớn dân chúng Chiêm Thành đã chạy lên cao nguyên M'Đrak tị nạn mang theo những văn hóa tập tục mẫu hệ, kiến trúc, trồng trọt và ngôn ngữ Chiêm Thành giai đoạn sơ khai có yếu tố Ấn Độ hóa hơn mà tạo thành các nhóm Rhangdé. Người Rang Đê được cho là tổ tiên của người Eđê và Jarai,đã được ghi chép khá nhiều trong các bia ký Champa. Vào năm 1283, quân Mông Cổ tràn xuống xâm lăng Champa. Trước đoàn quân hùng mạnh của Mông Cổ, vua Champa quyết định rút quân lên vùng Tây nguyên để ẩn náu. Theo ông Marco Polo, một nhà du hành Âu Châu, vua Champa chịu bỏ trống toàn bộ lãnh thổ đồng bằng cho quân Mông Cổ chiếm đóng. Trong suốt hai năm chờ đợi không giao chiến, vì thiếu lương thực, quân Mông Cổ tự rút lui ra khỏi Champa.Rất có thể là trước sự xâm lược của đế quốc Mông Cổ, sau này là cuộc Nam Tiến của người Việt xuống đất Champa tạo ra các làn sóng người Champa vùng ven biển Trung, Nam Trung Bộ liên tục chuyển cư lên vùng bình nguyên Cheo Reo hỗn dung với cộng đồng Ê đê có trước, từ đó tạo ra nhóm tộc người mới Anak Jarai lấy từ tên Pô Kurung Garai với hàm ý là những người Rang Đê theo Vua Chế Mân chống xâm lược Mông Cổ. Trích diễn biến lịch sử như sau: Tại Đại Việt, sau khi ổn định triều chính, năm 1252 Trần Thái Tông dẫn đại quân đi đánh Chiêm Thành. Cuộc tiến công kéo dài gần một năm, thành Vijaya thắt thủ, vương phi Bố Gia La cùng nhiều cung phi, tù binh và quan chức triều đình Champa bị bắt mang về Đại Việt. Jaya Paramesvaravarman II bị tử trận năm 1254, em là hoàng tử Sakan Vijaya lên thay, hiệu Jaya Indravarman VI. Jaya Indravarman VI duy trì giao hảo với Đại Việt, triều cống đều đặn. Năm 1257, nhà Trần rút quân về nước, lúc đó đang bị quân Nguyên (Mông Cổ) đe dọa. Năm 1257, Jaya Indravarman VI bị ám sát, hoàng tử Pulyan Sri Yuvaraja, con người chị (công chúa Suryadevi) lên thay, hiệu Jaya Sinhavarman VI. Năm 1266, hoàng tử ChayNuk, con Jaya Paramesvaravarman II, lên kế vị, hiệu Indravarman V. Indravarman V tiếp tục giao hảo tốt với Đại Việt. Năm 1278, Indravarman V sai hai sứ giả (Bồ Tinh và Bồ Đột) sang Đại Việt xin bảo hộ và thành lập một liên minh chống lại quân Mông Cổ. Hay tin này, năm 1281, vua Nguyên (Hốt Tất Liệt) cử hữu thống chế Toa Đô (Sogatu) và tả thống chế Lưu Thâm cùng tham chính A Lý và Ô Mã Nhi mang 10 vạn thủy binh từ Quảng Châu sang Chiêm Thành buộc Indravarman V phải đích thân về Trung Quốc triều cống. Không chống nổi quân Mông Cổ, Indravarman V chịu đặt Chiêm Thành dưới sự bảo hộ của nhà Nguyên (Trung Quốc) năm 1282. Toa Đô được nhà Nguyên phong làm thống đốc toàn quyền cai trị xứ Chiêm Thành, tiểu vương Champa nào chịu theo quân Nguyên đều được phong làm phó vương. Hoàng tử Harijit Pô Đêwađa Svor (hay Pô Đêpitathôr) hay còn gọi là Pô Đê con Indravarman V, cùng mẹ là hoàng hậu Gaurendraksmi, không chấp nhận sự đô hộ của Mông Cổ rút vào rừng núi về Ea Hleo theo đoàn quân hộ tống Rang Đê, tổ chức kháng chiến. Harijit mộ được khoảng 20.000 người Rang Đê sinh sống trên cao nguyên Ya Heou (Eâ Hleo), tấn công quân Nguyên trên khắp lãnh thổ Bắc ChiêmThành. Năm 1283, Toa Đô dẫn đầu một đoàn quân gồm 5.000 người, 100 tàu và 250 thuyền đi dọc theo bờ biển Ea ryu (Tuy Hòa-Phú Yên ngày nay) và vào cửa sông Krông Ea Drăng (Sông Đà Rằng,Sông Ba,Iapa, Ea Pa, Krong Pa) đổ bộ lên cao nguyên Madrak, Ea H'Leo (Tây Nguyên) nhưng bị đánh bại. Quân Mông Cổ - một phần bị bệnh tật, không chịu đựng nổi khí hậu nóng nực của miền nhiệt đới, một phần vì đói kém, thiếu tiếp liệu từ lục địa - phải rút về trấn giữ đồng bằng.Năm 1288 Indravarman V mất, hoàng tử Harijit lên ngôi, hiệu Jaya Sinhavarman III (Chế Mân), đặt kinh đô tại Vijaya. Mặc dù không triều cống nhà Trần, bang giao giữa Đại Việt và Chiêm Thành rất là thắm thiết. Chỉ một thời gian ngắn sau Chiêm Thành hùng mạnh trở lại, các vương quốc lân bang, trong có Đại Việt cử người sang thông hiếu đều đặn. Nhiều đền đài được xây cất cả tại đồng bằng lẫn trên cao nguyên. Chế Mân cho xây một tháp trên đồi Chư Hala, gọi là đồi Trầu, để dân chúng đến tế lễ, sau này là tháp Pô Kurung Garai (Tháp Chàm Phan Rang). Chế Mân cho xây một đền thờ tại Yang Prong gần sông Êâ H'leo (Eâ sup- Tây Bắc Đăk Lăk ngày này) để đón nhận phẩm vật dâng cúng vua của người Rang Đê trên Tây Nguyên. Vào năm 1471 Đại Việt sử ký toàn thư có ghi chép về sự kiện người Chămpa đầu hàng quân Đại Việt của Vua Lê Thánh Tông như sau: Một lúc sau, đứng xa trông thấy toán quân đi trước đã trèo lên được chỗ tường thấp trên mặt thành, bèn bắn luôn ba tiếng pháo để tiếp ứng, lại hạ lệnh cho vệ quân thần võ phá cửa đông thành tiến vào. Thành Chà Bàn bị phá vỡ. Quân Đại Việt bắt được hơn ba vạn tù binh và chém được hơn bốn vạn thủ cấp. Ngô Nhạn dẫn tướng đầu hàng là bác ruột Trà Toàn tên là Bô Sản Ha Ma. Lê Thánh Tông sai trưng bày những thứ người Chiêm dùng làm lễ vật đem đến xin hàng mà ở Đại Việt không có, sai viên quan đô úy Đỗ Hoàn chỉ tên từng thứ một. Có cái hộp bạc, hình như thanh kiếm, vua hỏi vật gì. Hoàn trả lời rằng đó là đồ của nước Chiêm từ xưa, người làm quốc vương phải có vật đó để truyền cho con cháu. Quân Thuận Hóa bắt sống Trà Toàn dẫn đến trước vua Lê Thánh Tông, nhà vua cho Trà Toàn được sống. Hôm ấy là ngày mồng 1 tháng 3 âm Lịch (1471).cuộc Nam Tiến của người Việt xuống đất Champa tạo ra các làn sóng người Champa vùng ven biển Trung, Nam Trung Bộ liên tục chuyển cư lên vùng bình nguyên Cheo Reo hỗn dung với cộng đồng Rang đê có trước, từ đó hình thành ra nhóm tộc người mới Anak Jarai.Nhóm Rang Đê vùng thung lũng sông Ba tự gọi mình là Ană Garai. Ană Pô Garai chính là cụm danh xưng Ană Pô Kurung Garai (Pô Krung Grai là cách gọi tôn xưng thái tử Champa là Harijit (Rochom Mal) lãnh đạo người Rang Đê đánh đuổi Mông Cổ. Kurung hay Krung trong ngôn ngữ Rang Đê và Malay cổ có nghĩa là thủ lĩnh. Dần dần, Pô Krung Garai hay Pô KLong Garai phiên âm thành Jarai. Jarai tách khỏi khối bộ tộc Rang Đê để tự nhận mình là Anăk Jarai với ý nghĩa là những đứa con của Vua Chế Mân (Pô Krung Grai, Pô Klong Grai hay anak Jarai,DRai) Tiểu quốc Jarai (tên gọi khác: Ala Car Pơtao Đêgar/ Dhung Vijaya/Nam Vijaya / Nam Bàn / Nam Phan / Nam Phiên/Chămpa Thượng) là một tiểu quốc cổ của các bộ tộc Nam Đảo ở Tây Nguyên, Việt Nam với bộ tộc nòng cốt là người Gia Rai và người Ê Đê hình thành từ khoảng cuối thế kỷ XV và chấm dứt sự tồn tại sau khi phân rã ra thành các bộ tộc độc lập vào khoảng cuối thế kỷ XIX.Tiểu quốc này được cai trị bởi các vị tiểu vương mà người Việt gọi là Thủy Xá - Hỏa Xá tức là Pơtao Apui - Pơtao Êa.Theo tương truyền các vị Vua là hiện thân của Thần Gươm Y Thih (nhân vật trong các truyền thuyết của người người Ê đê và Jarai. Một tài liệu khác ghi là 20 "đời vua" tiểu quốc Jrai, là người kế tục giữ gươm thần do chàng Y Thih để lại. Có kiến khác cho rằng gươm thần của các Pơ tao thực ra là các bảo vật truyền ngôi của hoàng gia Chăm Pă sau khi Lê Thánh Tông tiêu diệt thành Vijaya (Đồ bàn, Bình Định). Xét về hình thái tộc người Rhade (Ê Đê) lui về phía nam và cùng các nhóm Jarai thực ra la một dân tộc Rang Đê], hai nhóm tộc người này bị phân li do nguyên nhân lịch sử mà trong tiếng Jarai gọi là thời kỳ tiah Phara. Nghĩa là cuộc phân ly anh em. |
doc_369 | Dân tộc Ê Đê bao gồm khoảng gần một nửa triệu (~490.000 người) đang sinh sống ở các nước trên thế giới như Campuchia, Việt Nam, Thái Lan, Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Phần Lan, Thụy Điển... Trong đó miền trung cao nguyên của Việt Nam là quê hương bản địa lâu đời của người Ê Đê. Đây là nhóm dân tộc có nguồn gốc từ nhóm tộc người nói tiếng Mã Lai từ các hải đảo Thái Bình Dương đã có mặt lâu đời ở Đông Dương; truyền thống dân tộc vẫn mang đậm nét mẫu hệ thể hiện dấu vết hải đảo của nhóm tộc người nói tiếng Malay-Polynesia. Các nhóm địa phương bao gồm các nhóm: |
doc_370 | Ngoài ra còn có các nhóm địa phương nhỏ khác: Blo, Dongmak, Hwing... Nhưng hầu như người Ê đê không có sự khác biết lớn giữa các nhóm địa phương. Người Ê Đê là nhóm dân tộc có xu hướng thống nhất ý thức tộc người, biểu hiện rõ nét nhất là ranh giới khác biệt giữa các nhóm địa phương tồn tại trước kia thì ngày nay đã hoàn toàn bị xóa bỏ bằng việc thống nhất tôn giáo, ngôn ngữ và chữ viết và người Ê Đê tự gọi họ là Anak Đê đọc tránh từ Anak Aê-Diê, nghĩa là những đứa con của Yàng (Thần Linh). Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Ê Đê ở Việt Nam có dân số 331.194 người, cư trú tại 59 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Ê Đê cư trú tập trung tại tỉnh: |
doc_371 | Người Ê Đê làm rẫy là chính, riêng nhóm Bíh làm ruộng nước theo lối cổ sơ, dùng trâu dẫm đất thay việc cày, cuốc đất. Ngoài trồng trọt còn chăn nuôi, săn bắn, hái lượm, đánh cá, đan lát, dệt vải. Trên nương rẫy, ngoài cây chính là lúa còn có ngô, khoai, bầu, thuốc lá, bí, hành, ớt, bông. Đặc điểm làm rẫy của người Ê Đê là chế độ luân khoảnh, tức là bên cạnh những khu đất đang canh tác còn có những khu đất để hoang để phục hồi sự màu mỡ. Ngày nay người Ê Đê gắn mình với sản xuất nông sản cây công nghiệp: cà phê, cao su, hồ tiêu, ca cao,... Nghề trồng trọt ở đây có nuôi trâu, bò, voi. Người dân ở đây còn tự làm ra được đồ đan lát, bát đồng, đồ gỗ, đồ trang sức, đồ gốm. |
doc_372 | Trong gia đình người Ê Đê, chủ nhà là phụ nữ theo đó của cải và đất đai sẽ được truyền từ mẹ sang con gái, theo chế độ mẫu hệ có đặc điểm rất khá tương đồng với chế độ mẫu hệ của người Minangkabau ở đảo Sumatra của Indonesia, con cái mang họ mẹ,trước đây con trai không được hưởng thừa kế,bây giờ có sự bình đẳng trong nhà. Phụ nữ chịu trách nhiệm trong quản lý gia đình,chăm sóc con cái, mồ mả tổ tiên,của cải thừa kế cho con cái... Đàn ông chịu trách nhiệm trong việc ngoại giao, giao lưu buôn bán với cộng đồng bên ngoài đồng thời các vấn đề tôn giáo và chính trị cũng là trách nhiệm của người đàn ông. Cho nên vai trò và địa vị của đàn ông Ê đê bên ngoài xã hội là rất lớn. Đàn ông cư trú trong nhà vợ. Nếu vợ chết và bên nhà vợ không còn ai thay thế theo tục nối dây thì người chồng phải về với chị em gái mình. Khi chết, được đưa về chôn cất bên người thân của gia đình mẹ đẻ.Chỉ con gái được thừa kế tài sản, người con gái út được thừa kế nhà tự ông bà và phải nuôi dưỡng cha mẹ già. Đây là nét ảnh hưởng từ quy định của xã hội từ thời phong kiến Chămpa mà người Ê đê chịu ảnh hưởng trong suốt thế kỷ dài trong lịch sử. |
doc_373 | Người Ê Đê chiếm 17 % dân số tại tỉnh Đăk Lăk. Dân tộc này nằm trong nhóm các tộc người sử dụng ngôn ngữ Malay-Polynesia, sống trên khắp Đông Nam Á. Đa số người Ê Đê ngày nay là tín đồ Tin Lành - một tôn giáo du nhập hòa trộn nhiều thành phần tín ngưỡng dân gian bản địa, và người Ê Đê không có tục thờ cúng tổ tiên. Người Ê Đê thường có bề ngoài điển hình của người Đông Nam Á, trông gần giống người hải đảo Indonesia, Philippin và Malaysia. Tuy nhiên, người Ê Đê không thuần chủng, bề ngoài có nhiều nét khác nhau, đó là do kết quả của nhiều thế kỉ pha trộn với người Ấn Độ xa xưa, người M'nông thuộc ngôn ngữ Môn-Khmer, người Pháp thời thuộc địa, và người Việt. |
doc_374 | Tộc người Ê Đê vốn thuộc nhóm cư dân ngôn ngữ Malay-Polynesia, có nguồn gốc lâu đời từ vùng biển. Mặc dù đã chuyển cư vào miền trung Việt Nam hàng ngàn năm trước, và di cư lên Tây Nguyên khoảng sớm nhất vào cuối thế kỷ VIII đến thế kỷ XV nhưng trong sâu thẳm văn hóa của người Ê Đê, bến nước và con thuyền là những hình ảnh chưa hề phai nhạt. Nhà sàn Ê Đê có hình con thuyền dài, cửa chính mở phía trái nhà, cửa sổ mở ra phía hông. Bên trong nhà có trần gỗ hình vòm giống hệt mui thuyền. Có nhiều buôn Ê Đê trù phú với hàng trăm ngôi nhà dài trông như một hạm đội thuyền Nam Đảo đang rẽ sóng giữa thế giới biển đảo, đây là nét đặc trưng có hầu hết ở các tộc người nói tiếng Mã Lai. Nhà người Ê Đê thuộc loại hình nhà dài sàn thấp, thường dài từ 15 đến hơn 100 m tùy theo gia đình nhiều người hay ít người. Nhà Ê Đê có những đặc trưng riêng không giống nhà của các cư dân khác ở Tây Nguyên. Là nhà của gia đình lớn theo chế độ mẫu hệ. Bộ khung kết cấu đơn giản. Cái được coi là đặt trưng của nhà Ê Đê là: hình thức của cầu thang, cột sàn và cách bố trí trên mặt bằng sinh hoạt. Đặc biệt là ở hai phần. Nửa đằng cửa chính gọi là Gah là nơi tiếp khách, sinh hoạt chung của cả nhà dài, bếp chủ, ghế khách, ghế chủ, ghế dài (Kpan) (tới 20 m), chiêng ché,... nửa còn lại gọi là Ôk là bếp đặt chỗ nấu ăn chung và là chỗ ở của các đôi vợ chồng, chia đôi theo chiều dọc, phần về bên trái được coi là "trên" chia thành nhiều gian nhỏ. Phần về bên phải là hàng lang để đi lại, về phía cuối là nơi đặt bếp. Mỗi đầu nhà có một sân sàn. Sân sàn ở phía cửa chính được gọi là sân khách. Muốn vào nhà phải qua sân sàn. Nhà càng khá giả thì sân khách càng rộng, khang trang. |
doc_375 | Phần lớn người Ê Đê theo đạo Tin Lành được các nhà truyền giáo phương Tây truyền vào những năm đầu của thế kỷ XX. Đăk Lăk nơi tập trung đông người Ê Đê nhất cũng là nơi có tín đồ Tin Lành nhiều nhất Việt Nam, đây được coi một trong những trung tâm đạo Tin Lành lớn nhất khu vực Đông Dương. Họ thường đọc kinh cầu nguyện tại các nhà riêng của mục sư, hiện tại các nhà thờ Tin lành vẫn chưa nhiều. Công giáo Rôma được truyền bá thông qua các nhà truyền giáo sau này là người Pháp.Tỉ lệ người Ê đê theo Công giáo Rôma rất thấp, do yếu tố tấm lý và nguyên nhân lịch sử, Sau Hiệp định Genève, Ngô Đình Diệm cho hủy bỏ quy chế Hoàng triều Cương thổ, tức chấm dứt đặc quyền của Quốc trưởng Bảo Đại trên vùng Cao nguyên và gom vùng đất này vào lãnh thổ chung của Quốc gia Việt Nam. Về mặt kinh tế có khoản mở rộng đất đai canh tác và lập các khu dinh điền, định cư hàng trăm nghìn người Công giáo từ miền Bắc di cư vào Nam. Một số được đưa lên vùng Tây Nguyên chiếm một số đất người Thượng làm các khu dinh điến, sự xuất hiện đông đột ngột người Kinh Công giáo, cùng với sự kỳ thị chủng tộc, mất đất đai, văn hóa bị xâm phạm, đã để lại vết đau trong tâm lý của người Ê đê, trừ những người Ê đê Công giáo thời Pháp thuộc, thì hầu như người Ê đê còn lại đa phần chọn Tin Lành như là một tôn giáo để có thể đối chọi lại từ sự đồng hóa từ phía công giáo mà chính quyền Ngô Đình Diệm ủng hộ lúc đó. Những người Ê đê theo Công giáo Rôma thì thường đến các nhà nhờ tại địa phương vào ngày chủ nhật. Một số rất ít theo Phật giáo tại các vùng đô thị. Số còn lại vẫn theo nét tín ngưỡng cổ truyền, thờ cúng các thần hộ thân cho mình. Lịch pháp theo tôn giáo truyền thống của người Ê-đê có sự khác biệt so với lịch pháp công lịch,thứ lịch đếm ngày chậm hơn một ngày so với công lịch. Người Eđê sử dụng lịch pháp Moise có nguồn gốc từ Do Thái giáo. Đó là ngày bắt buộc người Eđê phải nghỉ ngơi thờ phượng vào ngày thứ Bảy (Hruê Kjuh) hay còn gọi là Hrue Sabbath (shab-bawth') tức ngày Chủ Nhật (Sunday) trong Công Lịch. |
doc_376 | Người Ê Đê coi số 7 là con số linh thiêng, và consố tận trong hàng đơn vị tiếng Ê-Đê cùng sau con số 7 đều là những số ghép. Người Ê-đê theo Tin Lành thờ phượng đúng vào ngày Thứ Bảy mà họ gọi là (Hrue Sabbath): Ngày Nghỉ ngơi - Trùng vào ngày Chủ Nhật (Sunday) trong Công Lịch. Những ngày này đa số tín đồ thường kiêng không làm việc nương rẫy hay lao động chân tay khác. Đạo Tin Lành truyền thống của người Ê-đê hòa trộn nhiều tín ngưỡng bản địa có trước với nhiều quy tắc kiêng cự khá ngặt nghiêm ngặt: Cấm hôn nhân ngoại giáo, không ăn thịt động vật chết hay thú vật cắn, không ăn thực phẩm liên quan cúng tế ngoại giáo, cấm thờ ảnh tượng,không ăn huyết động vật và những thức ăn chế biến từ huyết động vật, cấm dùng đồ uống có men như rượu, bia và thuốc lá, đưa tang ma vào lúc 9 giờ buổi sáng theo quan niệm phải mặt trời (ánh bình minh) chiếu xuống huyệt góc 60 độ về hướng Tây(?)... |
doc_377 | Trước khi người Pháp đặt chân lên Tây Nguyên, người Ê đê đã có chữ viết riêng theo lối văn tự Pali- Sancrit của Ấn Độ mà người Ê đê gọi là " Boh h'ră", có thể là một trong những loại dạng kiểu chữ viết cong của người Champa, loại chữ Sancrit này được viết trên giấy da " m'ar klit", hay trên lá cọ khô "Hla guôl", loại chữ này hoàn toàn thất truyền sau năm 1954 bởi chính sách Việt hóa và cấm dậy ngôn ngữ bản địa dưới thời tổng thống Ngô Đình Diệm của chính phủ Việt Nam Công Hòa, những văn bản bằng chữ Ê đê cổ cuối cùng bị chính quyền Ngô Đình Diêm thiêu huỷ hoàn toàn. Trong thời gian cai trị của người Pháp, chính quyền thuộc địa đã cổ vũ sử dụng chữ viết theo mẫu tự Latin do 2 thầy giáo Y-Ut và Y-Jut sáng tạo ra vào khoảng những năm đầu thế kỷ XX. Mục đích chủ yếu là nhằm phục vụ giáo dục. Trong khi người theo Công giáo và Tin Lành dùng nó để ghi chép Kinh Thánh và Gia Phả. So với các dân tộc ít người khác tại Việt Nam, người Ê Đê là sắc dân có chữ viết theo bảng chữ cái La tinh khá sớm, người Ê Đê có chữ viết từ thập niên 1920. Các nhà truyền giáo Tin Lành đã phối hợp với các chuyên viên ngôn ngữ học tại Viện Ngôn ngữ học Mùa hè đặt chữ viết cho người Ê Đê để dịch Kinh Thánh cho dân tộc này. Năm 1971, các chuyên viên này phối hợp với Bộ Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa phát hành sách dạy tiếng Ê Đê. Năm 1979, sách dạy ngữ vựng Ê Đê được xuất bản tại Hoa Kỳ. Kinh Thánh Tân Ước song ngữ Ê Đê-Việt phát hành năm 2001. Năm 2006, Nhà xuất bản Tôn giáo của chính phủ Việt Nam, với sự hỗ trợ của United Bible Societies, đã phát hành 20 ngàn cuốn Kinh Thánh Tân Ước song ngữ Ê Đê-Việt tại Việt Nam. Đây là cuốn sách có số lượng phát hành nhiều nhất trong tiếng Ê Đê từ trước đến nay. |
doc_378 | Người Ê đê và người Gia Rai vốn cùng nguồn gốc từ một tộc người Orang Đê cổ được ghi chép khá nhiều trong các bia ký Champa, Khmer,...Orang Đê có thể là nhóm mà người Ê đê và Gia Rai gọi là Mdhur, trong văn hóa Mdhur có chứa đựng nhiều yếu tố văn hoá trung gian giữa người Ê đê và Gia Rai. Trong văn hóa Mdhur trước kia còn tồn tại tục hỏa táng người chết và bỏ tro trong chum, ché sau đó mới mang chôn cất trong nhà mồ, đây có thể là ảnh hưởng của đạo Hin-đu từ người Chăm. Xét về phương diện người Mdhur là cội nguồn xuất phát của người Ê đê và Gia Rai hiện đại. Trong lịch sử Orang Đê đã từng tồn tại các tiểu quốc sơ khai, với sự cai trị của các Mtao, Pơ Tao có thế lực trên một khu vực rộng lớn ở vùng người Gia Rai và Ê đê. Sự hình thành các tiểu quốc nhỏ là đặc điểm thường thấy ở các tộc người Đông Nam á: |
doc_379 | Adham hay Dham, hoặc Atham, là một nhóm địa phương của người Ê đê. Người Adham cư trú ở phía tây bắc Đăk Lăk, chủ yếu ở vùng Buôn Hồ, Cư Mgar, Krông Buk và Ea Hleo. Đây là nhóm địa phương đông dân số nhất của người Ê Đê. Khoảng giữa thế kỷ XVIII vào đầu thế kỷ XIX, người Ê đê Adham đã từng di cư ồ ạt xuống phía tây nam của Đăk Lăk và dừng lại cộng cư với người Ê đê Kpă vùng Buôn Ma Thuột ngày nay để tránh những cuộc tấn công từ các Mtao Ea- Mtao Pui của tiểu quốc Jarai. Nhờ con đường buôn bán với người Lào, Xiêm, Khmer tại các cửa sông Bản Đon ngày nay, thế kỷ XVIII - XIX được coi thời kỳ phát triển mạnh của Ê đê Adham với sự cai quản của nữ thủ lĩnh Yă Wam được người E đê gọi Mtao Mniê (Vua Bà), Yawam cai trị một khu vực rộng lớn từ Krông Năng, Buôn Hồ, Ea Sup, Cư Mgar, Buôn Đôn. Do vậy, bà được người Lào, người Xiêm kính nể và so sánh ngang với thế lực Mtao Pui, Mtao Êa. Cho đến đầu thế kỷ XX, người Adham là nhóm hùng mạnh và thịnh vượng nhất so với các nhóm Ê đê khác như người Kpă. Địa bàn của người Adham gồm '"...Nam phần Đăk Lăk cho tới lưu vực sông Ya Liau, phía Đông Bắc, họ vượt qua sông Krong Bouk và lan tới tận thượng nguồn sông Nang". Việc bà Yawam cắt đất Buôn Đôn cho Y-Thu Knul để định cư cho một số dân người gốc Lào, Thái Lan lập ra Bản Đôn, chấm dứt cuộc nam tiến của người Lào theo dọc các nhánh sống Mekong, cùng với câu chuyện tình ái giữa Nữ thủ lĩnh danh tiếng và thủ lĩnh săn voi tài giỏi này, là nguyên nhân để tiểu vương quốc Ê đê Adham suy tàn sau khi người Pháp đặt chân đến Bản Đon. Lúc này thế lực Ê đê Kpă vùng Buôn Ma Thuột bắt đầu lớn mạnh nhờ dựa vào thế lực người Pháp thay thế hẳn vai trò của người Ê đê Adham. |
doc_380 | Một phụ nữ quyền quý thuộc dòng dõi Rhade đã hạ sinh một cô con gái trong đêm tháng ba (âm lịch) lúc trời đất vào khoảng khắc chuyển mùa từ mùa khô sang mùa mưa đúng lúc năm mới ở các xứ Lào, Khmer, Xiêm La (Thái Lan), cũng là năm mới trong tháng lịch nông nghiệp của người E đê, Drah jan sinh ra khi trời đất nổi những cơn sấm ầm ầm trong đêm và giọt mưa đầu mùa tí tách trút xuống như hạt máu vì sau tháng mùa khô ầy bụi đất, vì thế mưa đầu mùa người Eđê gọi là " Drah Hjan " nghĩa là " mưa máu " là giọt mưa nước mắt bằng máu của tổ tiên (atau) khóc cho con chaú dưới trần gian. Mẹ của Drah jan qua đời sau khi bà hạ sinh Drah jan trong đêm lạ lùng đó. Cho nên tới bây giờ người Eđê vẫn còn phong tục " Kăm Mah" khi có giọt mưa đầu mùa kèm theo những tiếng sấm thất kinh đất trời Tây Nguyên, Kăm mah nghĩa là " kiêng cữ đeo trang sức vàng bạc " tức là phụ nữ Eđê không đuoc ra ngoài trong mưa, không đeo vàng bạc trang sức vì đó là ngày một phụ nữ Eđe quyền quý qua đời cũng là ngày hạ sinh một cô công chúa Drah jan huyền bí sau này sẽ là bà hoàng của một Vương Quốc (Hơ Bia). Riêng người Chăm thì cho rằng theo các nhà chiêm tinh Bà La Môn của Vua Po rê mê thì hạt mầm nảy lộc làm vực dậy vương quốc Chăm pa lại chính là từ người Rhade, các nhà thuật chiêm tinh của Poerme tin rằng Drah jan chính là vị thần có thể hồi sinh nòi giống Chiêm Thành. Từ đó đích thân Pô Rê mê sang vùng đất Rhade để rước Drah jan về, Pô rê mê vốn là người tin vàu thuật bói khóa, chiêm tinh, Dù ông nhiều bà vợ nhưng duy nhất Drah jan là người hạ sinh nhiều con cái cho hoàng triều nhất. Chúa nhà Nguyễn, Nguyễn Phúc Tần sai cai cơ Hùng Lộc mang 3000 quân đánh chiếm vùng đất còn lại của Champa từ Nha Trang đến Sông Phan Rang. Po Romê bị bắt trong trận chiến này, ngài bị nhốt vào Rọ, bỏ đói bỏ khát trên đường đưa về Huế, có lẽ trên đường đi ngài đã tự tử (Lược sử Dân tộc Chàm Dohamide gọi là Ba Bì đã tự tử). Theo tục lệ đạo Bà La Môn, người ta hỏa thiêu xác vua, khi đó chỉ có bà hoàng hậu Ê Đê là H'Bia Drah Jan đã lặng lẽ âm thầm tiến đến gần nhảy vào lửa chết theo chồng,vì hoàng hậu cả là bà Drah Jih theo đạo Hồi (Chăm BàNi) theo giáo luật Hồi giáo không giám tuẫn tiết theo vua. Để tưởng nhớ đến một vị hoàng hậu cuối cùng của Vương triều Champa này nên được nhân dân thờ Bà trong một ngôi tháp phụ, rồi khi ngôi tháp sụp đổ, tượng của bà được đưa vào tháp chính phía bên phải tượng Vua là người chồng của mình. Sự hi sinh chung thủy của Drah Jan đến nỗi người Chăm coi bà như Nữ Thần và gọi là Pô Bia Drah Jan. Đây có thể là mối liên hệ cuối cùng về hôn nhân giữa các triều đại Champa với người Rangđêy. Người Chiêm Thành đã có những câu ca rằng: Ba hoàng hậu Drah Jan, Drah Jih, Drah yang,Làm náo động sân đình chỉ vì thần Po Rame đẹp trai.Ba hoàng hậu Drah jan, drah Jih, drah Yang, Sắc đẹp toả sáng như thần mặt trời mọc lên.(Drah Jan: hoàng hậu người Ê Đê, Drah Jih: hoàng hậu cả người Chăm Hồi giáo bàni, Drahyang: có ý kiến cho rằng những người vợ Pô Reme theo Hồi giáo gốc Kelantan (Bắc Malaysia)'' |
doc_381 | Thông tin khác: Tương truyền vào năm 1471, khi thân chinh cầm quân tấn công tiêu diệt Champa,vua Lê Thánh Tông dừng tại chân núi, cho quân lính trèo lên khắc tên, ghi rõ cương vực Đại Việt (Việt Nam ngày nay) tại nơi này. Vì thế, núi được gọi là núi Đá Bia.Trên núi có 1 tảng đá cao 76m, tương truyền năm 1471, vua Lê Thánh Tông đã đến đây và cho khắc lên mặt khối đá bài văn (nên sau gọi là hòn Đá Bia) dòng chữ khẳng định chủ quyền Đại Việt.Về nội dung văn bia, các tài liệu có sự giải chép khác nhau, tựu trung có ba nội dung như sau: “Chiêm Thành quá thử, binh bại quốc vong, An Nam quá thử, tướng tru binh chiết” nghĩa là "Chiêm Thành vượt qua nơi này, binh thua nước mất, An Nam vượt qua nơi này, tướng chết quân tan"; hoặc "Dĩ Nam Chiêm Thành, dĩ Bắc dân triều mệnh Việt Nam" nghĩa là “Từ đây về Nam là Chiêm Thành, từ đây về Bắc dân chịu mệnh Việt Nam"; cũng có tài liệu nói rằng văn bia chỉ là hai chữ "Hồng Đức”, là niên hiệu của vua Lê Thánh Tông. Theo tryền thuyết người Eđê Phú Yên truyền thuyết của người Ê Đê, núi Đá Bia là Kut Hbia Bhi (mộ của bà HơBhí). Hbia Bhí là tên gọi khác của Hơbia Drah Jan là người dân tộc Ê Đê, vợ của vua Pôrômê là vị vua tài giỏi của người Champa xưa kia,sau khi HơBia Bhí (một trong 3 người vợ của vua Pôrômê) mất, người ta đã đắp cho bà ngôi mộ thật to lớn, đó chính là núi Đá Bia ngày nay. |
doc_382 | Thổ Nhĩ Kỳ (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: Türkiye [tyrkije]), tên chính thức là nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: Türkiye Cumhuriyeti [tyrkije d͡ʒumhurijeti] ( nghe)), là một quốc gia xuyên lục địa, phần lớn nằm tại Tây Á và một phần nằm tại Đông Nam Âu. Thổ Nhĩ Kỳ có biên giới với 8 quốc gia: Bulgaria ở phía tây bắc; Hy Lạp ở phía tây; Gruzia ở phía đông bắc; Armenia, Iran và vùng tách rời Nakhchivan của Azerbaijan ở phía đông; và Iraq cùng Syria ở phía đông nam. Địa Trung Hải ở phía nam; biển Aegea ở phía tây; và biển Đen ở phía bắc. Biển Marmara, các eo biển Bosphorus và Dardanelles phân ranh giới giữa Thrace và Anatolia, và cũng phân chia châu Âu và châu Á. Vị trí nằm tại nơi giao cắt giữa châu Âu và châu Á khiến Thổ Nhĩ Kỳ có tầm quan trọng địa chiến lược đáng kể. |
doc_383 | Thổ Nhĩ Kỳ có người cư trú từ thời đại đồ đá cũ, Sau khi bị Alexandros Đại đế chinh phục, khu vực bị Hy Lạp hóa, quá trình này tiếp tục dưới sự cai trị của Đế quốc La Mã rồi tiếp theo là Đế quốc Đông La Mã. Người Thổ Seljuk bắt đầu di cư đến khu vực vào thế kỷ XI, khởi đầu quá trình Thổ Nhĩ Kỳ hóa. Bắt đầu từ cuối thế kỷ XIII, người Ottoman thống nhất Anatolia và thiết lập một đế quốc bao gồm nhiều lãnh thổ tại Đông Nam Âu, Tây Nam Á và Bắc Phi, trở thành một cường quốc chủ yếu tại Âu-Á và châu Phi trong thời kỳ đầu hiện đại. Đế quốc đạt đỉnh cao quyền lực trong thế kỷ XV-XVII. Các cải cách Tanzimat trong thế kỷ XIX nhằm hiện đại hóa Ottoman là không đủ, và thất bại trong việc ngăn chặn đế quốc tan rã. Đế quốc Ottoman tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất trong Liên minh Trung tâm và cuối cùng chiến bại. Chiến tranh giành độc lập Thổ Nhĩ Kỳ do Mustafa Kemal Atatürk và các cộng sự của ông đề xướng tại Anatolia, dẫn đến việc thành lập nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại vào năm 1923, với Atatürk là tổng thống đầu tiên. |
doc_384 | Thổ Nhĩ Kỳ là một nước cộng hòa dân chủ, thế tục, đơn nhất, và lập hiến với một di sản văn hóa đa dạng. Ngôn ngữ chính thức của quốc gia là tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, đây là ngôn ngữ tự nhiên của xấp xỉ 85% cư dân. 70-80% dân số thuộc dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ; phần còn lại gồm các dân tộc thiểu số như người Kurd. Đại đa số cư dân là tín đồ Hồi giáo. Thổ Nhĩ Kỳ là một thành viên của Liên Hiệp Quốc, NATO, OECD, OSCE, OIC và G-20. Sau khi trở thành một trong các thành viên đầu tiên của Ủy hội châu Âu vào năm 1949, Thổ Nhĩ Kỳ trở thành một thành viên liên kết của EEC vào năm 1963, gia nhập Liên minh Thuế quan EU vào năm 1995 và bắt đầu các cuộc đàm phán về quyền thành viên đầy đủ với Liên minh châu Âu vào năm 2005. Kinh tế tăng trưởng và các sáng kiến ngoại giao của Thổ Nhĩ Kỳ khiến quốc gia này được công nhận là một cường quốc khu vực. |
doc_385 | Bán đảo Anatolia là một trong những khu vực định cư vĩnh cửu cổ nhất trên thế giới. Nhiều cư dân Anatolia cổ đại cư trú tại bán đảo, ít nhất là từ Thời đại đồ đá mới cho đến cuộc chinh phục của Alexandros Đại đế. Nhiều dân tộc nói một trong các ngôn ngữ Anatolia, một nhánh của Ngữ hệ Ấn-Âu. Dựa trên tính cổ xưa của các ngôn ngữ Hittite và Luwia, một số học giả đề xuất Anatolia là trung tâm giả thuyết mà từ đó các ngôn ngữ Ấn-Âu tỏa ra. Phần thuộc châu Âu của Thổ Nhĩ Kỳ được gọi là Đông Thrace, khu vực này có người cư trú từ ít nhất là bốn mươi nghìn năm trước, và được biết đến là nằm trong Thời đại đồ đá mới vào khoảng 6000 TCN khi các cư dân bắt đầu thực hiện nông nghiệp. |
doc_386 | Những cư dân sớm nhất của Anatolia theo ghi chép là người Hatti và người Hurria, là các dân tộc phi Ấn-Âu lần lượt cư trú tại miền trung và miền đông Anatolia, từ khoảng 2300 TCN. Người Hittite Ấn-Âu đến Anatolia và dần hấp thu người Hattia và Hurria vào khoảng 2000-1700 TCN. Đế quốc lớn đầu tiên trong khu vực do người Hittite thành lập, tồn tại từ thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIII TCN. Người Assyria chinh phục và định cư tại nhiều nơi của miền đông nam Thổ Nhĩ Kỳ từ 1950 TCN cho đến năm 612 TCN. Urartu tái xuất hiện trên các câu khắc Assyria vào thế kỷ IX TCN như một đối thủ phương bắc hùng mạnh của Assyria. |
doc_387 | Đế quốc Achaemenes Ba Tư chinh phục Anatolia trong các thế kỷ VI và V TCN, rồi thất thủ trước Alexandros Đại đế vào năm 334 TCN, sự kiện này làm gia tăng tính đồng nhất văn hóa và Hy Lạp hóa trong khu vực. Sau khi Alexandros Đại đế từ trần vào năm 323 TCN, Anatolia bị phân chia thành một số vương quốc Hy Lạp hóa nhỏ, toàn bộ chúng đều trở thành bộ phận của Cộng hòa La Mã vào khoảng giữa thế kỷ I TCN. Quá trình Hy Lạp hóa vốn bắt đầu bằng cuộc chinh phục của Alexandros được tăng tốc dưới sự cai trị của La Mã, và đến khoảng những thế kỷ đầu CN thì ngữ tộc Anatolia và văn hóa bản địa bị tuyệt diệt, phần lớn bị thay thế bằng ngôn ngữ và văn hóa Hy Lạp cổ đại. |
doc_388 | Năm 1514, Sultan Selim I (1512-1520) bành trướng thành công biên giới phía nam và phía đông của Đế quốc khi đánh bại Shah Ismail I của triều đại Safavid trong trận Chaldiran. Năm 1517, Selim I bành trướng quyền cai trị của Ottoman đến Algérie và Ai Cập, và thiết lập hiện diện hải quân tại biển Đỏ. Sau đó, Ottoman và Bồ Đào Nha bắt đầu cạnh tranh để trở thành thế lực hải dương chi phối tại Ấn Độ Dương. Sự hiện diện của người Bồ Đào Nha tại Ấn Độ Dương được cho là một mối đe dọa đối với độc quyền của Ottoman trên các tuyến mậu dịch cổ giữa Đông Á và Tây Âu. Độc quyền quan trọng này càng bị tổn hại sau khi người Bồ Đào Nha phát hiện tuyến hàng hải vòng qua châu Phi vào năm 1488, một tác động đáng kể đối với kinh tế Ottoman. |
doc_389 | Quyền lực và thanh thế của Ottoman đạt đỉnh trong thế kỷ XVI và XVII, đặc biệt là trong triều đại của Suleiman I. Ottoman thường xung đột với Đế quốc La Mã Thần thánh trong bước tiến vững chắc của mình hướng đến Trung Âu qua Balkan và phần phía nam của Thịnh vượng chung Ba Lan và Litva. Trên hải dương, Hải quân Ottoman đấu tranh với vài liên minh Công giáo để kiểm soát Địa Trung Hải. Tại phía đông, người Ottoman thỉnh thoảng có chiến tranh với Safavid Ba Tư từ thế kỷ XVI đến XVIII do tranh chấp lãnh thổ và khác biệt tôn giáo. |
doc_390 | Ottoman tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất bên phe Liên minh Trung tâm và cuối cùng chiến bại. Trong chiến tranh, người Armenia trong Đế quốc bị trục xuất từ miền đông Anatolia đến Syria như bộ phận của Cuộc diệt chủng người Armenia. Theo ước tính, có 1,5 triệu người Armenia bị sát hại. Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ bác bỏ đó là một cuộc diệt chủng và tuyên bố rằng người Armenia chỉ bị tái định cư từ khu vực chiến sự phía đông. Sau Hiệp định đình chiến Mudros vào ngày 30 tháng 10 năm 1918, Đồng Minh tìm cách phân chia Ottoman thông qua Hòa ước Sèvres 1923. |
doc_391 | Đến ngày 18 tháng 9 năm 1922, các quân đội chiếm đóng bị trục xuất, và chính thể Thổ Nhĩ Kỳ đặt tại Ankara bắt đầu chính thức hóa chuyển giao tư pháp từ Ottoman sang hệ thống chính trị Cộng hòa mới. Ngày 1 tháng 11, nghị viện mới hình thành chính thức bãi bỏ Đế quốc. Hiệp ước Lausanne ngày 24 tháng 7 năm 1923 dẫn đến việc quốc tế công nhận chủ quyền của "Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ" mới hình thành với vị thế quốc gia liên tục của Đế quốc Ottoman, và nước cộng hòa được tuyên bố chính thức vào ngày 29 tháng 10 năm 1923 tại thủ đô mới Ankara. Hiệp định Lausanne quy định trao đổi cư dân giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, do đó 1,1 triệu người Hy Lạp rời Thổ Nhĩ Kỳ trong khi 380 nghìn người Hồi giáo chuyển từ Hy Lạp sang Thổ Nhĩ Kỳ. Mustafa Kemal trở thành tổng thống đầu tiên của nước cộng hòa và sau đó tiến hành nhiều cải cách căn bản với mục tiêu chuyển đổi quốc gia Ottoman-Thổ Nhĩ Kỳ cũ thành một nước cộng hòa thế tục mới. |
doc_392 | Thổ Nhĩ Kỳ duy trì trung lập trong hầu hết Chiến tranh thế giới thứ hai, tuy nhiên tham gia trong giai đoạn cuối của chiến tranh bên phe Đồng Minh vào ngày 23 tháng 2 năm 1945. Ngày 26 tháng 6 năm 1945, Thổ Nhĩ Kỳ trở thành một thành viên hiến chương của Liên Hiệp Quốc. Khó khăn của Hy Lạp sau chiến tranh đàn áp nổi loạn cộng sản, cùng với các yêu cầu của Liên Xô về căn cứ quân sự tại các eo biển Thổ Nhĩ Kỳ, xúc tiến Hoa Kỳ tuyên bố Học thuyết Truman vào năm 1947. Học thuyết đề ra các mục đích của Hoa Kỳ để đảm bảo an ninh cho Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp, kết quả là hỗ trợ quân sự và kinh tế quy mô lớn của Hoa Kỳ. Hai quốc gia tham dự Kế hoạch Marshall và OEEC về tái thiết các nền kinh tế châu Âu vào năm 1948, và sau đó trở thành các thành viên sáng lập của OECD vào năm 1961. |
doc_393 | Sau khi tham gia cùng lực lượng Liên Hiệp Quốc trong Chiến tranh Triều Tiên, Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập NATO vào năm 1952, trở thành một tường thành chống lại sự bành trướng của Liên Xô đến Địa Trung Hải. Sau một thập niên bạo lực giữa các cộng đồng tại Síp, và đảo chính tại Síp vào ngày 15 tháng 7 năm 1974, trong đó phế truất Tổng thống Makarios và đưa nhân vật ủng hộ liên minh với Hy Lạp là Nikos Sampson lên cầm quyền, Thổ Nhĩ Kỳ xâm chiếm Síp vào ngày 20 tháng 7 năm 1974. Chín năm sau đó, Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ Bắc Síp được thành lập, Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia duy nhất công nhận chính thể này. |
doc_394 | Giai đoạn độc đảng kết thúc vào năm 1945, sau đó là một chuyển đổi náo động sang dân chủ đa đảng trong vài thập niên kế tiếp, bị gián đoạn do đảo chính quân sự vào năm 1960, 1971, và 1980, cũng như một bị vong lục quân sự vào năm 1997. Năm 1984, một nhóm ly khai người Kurd mang tên PKK bắt đầu chiến dịch nổi loạn chống chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ. Kể từ khi tự do hóa kinh tế trong thập niên 1980, Thổ Nhĩ Kỳ đạt được tăng trưởng kinh tế mạnh hơn và ổn định chính trị lớn hơn. Trong tháng 7 năm 2016, phát sinh một nỗ lực đảo chính bất thành nhằm phế truất chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ. Sau đó, chính phủ tiến hành thanh trừng hàng loạt. |
doc_395 | Trước đây, Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia cộng hòa đại nghị. Nhưng sau một cuộc bỏ phiếu trưng cầu dân ý năm 2017 về việc sửa đổi hiến pháp nhằm mở rộng quyền lực cho Tổng thống đã dành chiến thắng áp đảo. Từ đó, Thổ Nhĩ Kỳ trở thành quốc gia Tổng thống chế. Từ khi hình thành vào năm 1923, nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ phát triển một truyền thống mạnh mẽ về chủ nghĩa thế tục. Hiến pháp Thổ Nhĩ Kỳ điều chỉnh khuôn khổ pháp lý của quốc gia. Hiến pháp chế định các nguyên tắc chính của chính phủ và quy định Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia tập trung hóa thống nhất. Tổng thống là nguyên thủ quốc gia. Tổng thống hiện được bầu cho một nhiệm kỳ 5 năm thông qua bầu cử trực tiếp. |
doc_396 | Những người ủng hộ các cải cách của Atatürk và những người theo chủ nghĩa Hồi giáo đại diện cho hai cực về vai trò của tôn giáo trong sinh hoạt công cộng. Quan điểm của phe thân Atatürk về đại thể là kết hợp một loại chế độ dân chủ với một hiến pháp tách khỏi tôn giáo và phương thức sinh hoạt thế tục Tây phương hóa, trong khi ủng hộ can thiệp của nhà nước trong kinh tế, giáo dục, và các dịch vụ công cộng khác. Từ thập niên 1980, gia tăng bất bình đẳng thu nhập và phân biệt đẳng cấp khiến chủ nghĩa dân túy Hồi giáo nổi lên, đây là một phong trào mà theo lý thuyết ủng hộ nghĩa vụ với nhà cầm quyền, đoàn kết cộng đồng và công bằng xã hội. |
doc_397 | Thổ Nhĩ Kỳ có một hệ thống tư pháp nhất thể hóa hoàn toàn với hệ thống của châu Âu lục địa. Thổ Nhĩ Kỳ chấp thuận nguyên tắc phân chia quyền lực. Phù hợp với nguyên tắc này, quyền lực tư pháp do các tòa án độc lập thi hành nhân danh quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ. Sự độc lập và tổ chức của các tòa án, sự bảo đảm đối với các nhiệm kỳ thẩm phán và công tố viên công cộng, sự chuyên nghiệp của các thẩm phán và công tố viên, sự giám sát của các thẩm phán và công tố viên công cộng, các tòa án quân sự và tổ chức của chúng, và quyền lực và bổn phận của các tòa án cấp cao được Hiến pháp Thổ Nhĩ Kỳ quy định. |
doc_398 | Phù hợp với truyền thống định hướng phương Tây của mình, quan hệ với châu Âu luôn là một bộ phận trung tâm trong chính sách đối ngoại của Thổ Nhĩ Kỳ. Thổ Nhĩ Kỳ trở thành một trong các thành viên đầu tiên của Ủy hội châu Âu vào năm 1949, thỉnh cầu về quyền thành viên liên kết của EEC vào năm 1959 và trở thành một thành viên liên kết vào năm 1963. Sau nhiều thập niên đàm phán chính trị, Thổ Nhĩ Kỳ thỉnh cầu về quyền thành viên đầy đủ của EEC vào năm 1987, trở thành một thành viên liên kết của Liên minh Tây Âu vào năm 1992, gia nhập Liên minh Thuế quan EU vào năm 1995 và tham gia đàm phán gia nhập chính thức với EU từ năm 2005. Hiện nay, quyền thành viên EU được cho là một chính sách quốc gia và một mục tiêu chiến lược của Thổ Nhĩ Kỳ. Sự ủng hộ của Thổ Nhĩ Kỳ cho Bắc Síp làm phức tạp quan hệ của Thổ Nhĩ Kỳ với EU và vẫn là một trở ngại lớn ngăn nỗ lực gia nhập EU của quốc gia này. |
doc_399 | Phương diện mang tính quyết định khác trong chính sách đối ngoại của Thổ Nhĩ Kỳ là liên minh chiến lược của quốc gia với Hoa Kỳ. Mối đe dọa chung từ Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh khiến Thổ Nhĩ Kỳ trở thành một thành viên của NATO vào năm 1952, đảm bảo quan hệ song phương mật thiết với Washington. Sau đó, Thổ Nhĩ Kỳ nhận được hỗ trợ về chính trị, kinh tế và ngoại giao của Hoa Kỳ, bao gồm trong các vấn đề chủ chốt như Thổ Nhĩ Kỳ ứng cử gia nhập EU. Trong tình hình hậu Chiến tranh Lạnh, tính trọng yếu địa chiến lược của Thổ Nhĩ Kỳ chuyển hướng đến các khu vực gần là Trung Đông, Kavkaz và Balkan. |