id
int64 0
23k
| passage
stringlengths 27
4.61k
| metadata
dict |
---|---|---|
100 | Title: Ôn Đình Quân
Có một thời, ông hay lui tới nhà quan tướng quốc Lệnh Hồ Đào (con Lệnh Hồ Sở), nhưng sau vì việc riêng, Hồ Đào đâm ra ghét ông. Đó là vì, Lệnh Hồ Đào biết Đường Huyền Tông ưa thích lối từ "Bồ tát man", nên thường nhờ ông làm giúp để dâng lên Hoàng đế, và cấm không cho ông tiết lộ việc này. Nhưng vì tính bộc trực, ông không giữ miệng được. Vì thế, ông bị Lệnh Hồ Đào ghét bỏ. Đến khi người ông quen là Từ Thương đi trấn giữ Tương Dương, ông được theo làm tuần quan, nhưng rồi vì bất đắc chí, ông xin thôi chức để sống đời phiêu lãng. Mãi đến khi tuổi đã cao, đời Đường Tuyên Tông, ông mới nhận làm chức úy ở Phương Thành, rồi đổi sang huyện Tùy.
Năm Hàm Thông thứ 7 (866), ông được cử làm "Chủ thí", cuối cùng "Quốc tử trợ giáo". Sau, ông lại bỏ chức, từ giã kinh thành Trường An, đi lưu lạc giang hồ cho đến khi mất.
Tác phẩm.
Ôn Đình Quân để lại:
Ngoài ra, ông còn viết "Học hải", "Thái trà lục", và "Càn toản tử". Sau đây là một bài thơ "Tặng tri âm" (贈知音) và một bài từ "Canh lậu tử" (更漏子) của Ôn Đình Quân:
Nhận định.
Trước đây, người ta thường coi Lý Thương Ẩn và Ôn Đình Quân là hai nhà thơ cùng một phái, và gọi là "Ôn Lý". Song, theo các nhà nghiên cứu văn học gần đây, thì gọi như thế có phần không chính xác, vì phong cách nghệ thuật của hai ông rất khác nhau. Về thành tựu thơ ca, Ôn Đình Quân còn kém xa Lý Thương Ẩn, vì thơ ông có phần "phù phiếm, nông cạn, thiếu những tình cảm chân thành"; nhưng nói về từ thì ông có nhiều bài rất đặc sắc. | {
"split": 1,
"title": "Ôn Đình Quân",
"token_count": 447
} |
101 | Title: Ôn Đình Quân
Từ của Ôn Đình Quân hiện còn hơn 70 bài trong "Kim thuyên tập", nội dung hầu như đều viết về phụ nữ, về những mối sầu tương tư; và lấy màu sắc nồng đượm, lời lẽ hoa mỹ, tạo thành phong cách "thơm tho mềm mại, tràn ngập hương vị son phấn" của riêng ông. Phong cách này có ảnh hưởng đến các nhà làm từ đời sau, hình thành "Phái trong hoa" (Hoa gian phái) mà ông được tôn vinh là người đứng đầu .
Cho nên khi nói về từ đời Đường, học giả Nguyễn Hiến Lê cũng đã có lời khen ngợi từ của ông như sau: | {
"split": 2,
"title": "Ôn Đình Quân",
"token_count": 149
} |
102 | Title: Ôn Cương
Ôn Cương (tiếng Trung giản thể: 温刚, bính âm Hán ngữ: "Wēn Gāng", sinh tháng 8 năm 1966, người Hán) là chuyên gia vũ trang, doanh nhân, chính trị gia nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông là Ủy viên dự khuyết Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XX, hiện là Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Tập đoàn Quản lý tài sản Dung Thông Trung Quốc. Ông từng đảm nhiệm hầu hết các chức vụ lãnh đạo của Tập đoàn Công nghiệp vũ khí Trung Quốc (Norinco) như Phó Tổng giám đốc, Đồng sự, Tổng giám đốc và Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Norinco.
Ôn Cương là đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc, học vị Cử nhân Kỹ thuật cơ học, Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Tiến sĩ Kỹ thuật, chức danh Cao cấp công trình sư cấp Nghiên cứu viên. Ông có sự nghiệp hầu hết đều trong khối xí nghiệp nhà nước, từ xuất phát điểm cho đến khi trở thành lãnh đạo cao nhất của Norinco, chuyên sản xuất vũ khí quân sự của Trung Quốc.
Xuất thân và giáo dục. | {
"split": 0,
"title": "Ôn Cương",
"token_count": 251
} |
103 | Title: Ôn Cương
Ôn Cương sinh tháng 8 năm 1966 tại thủ phủ Thái Nguyên của tỉnh Sơn Tây, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông lớn lên và tốt nghiệp cao trung ở đây, thi cao khảo năm 1983 và đỗ Học viện Công nghiệp Bắc Kinh (北京工业学院, nay là Đại học Công nghệ Bắc Kinh), tới thủ đô nhập học Khoa Kỹ thuật cơ học từ tháng 9 và tốt nghiệp Cử nhân chuyên ngành Kỹ thuật phát nổ vào tháng 7 năm 1987. Sau đó 7 năm, ông trở lại trường – lúc này là Đại học Công nghệ Bắc Kinh, để theo học chương trình quản trị kinh doanh ở Học viện Quản lý, nhận bằng MBA năm 1997, sau đó sang New Jersey của Hoa Kỳ để theo học khóa bồi dưỡng ở Đại học Rutgers hệ công lập tiểu bang trong năm 2000. Từ năm 2007, Ôn Cương là nghiên cứu sinh sau đại học ở Học viện Kỹ thuật hóa học của Đại học Khoa học và Công nghệ Nam Kinh, lĩnh vực kỹ thuật và khoa học vật liệu, trở thành Tiến sĩ Kỹ thuật năm 2010. Ôn Cương được kết nạp Đảng Cộng sản Trung Quốc ở trường Bắc Kinh vào thời điểm tốt nghiệp đại học, ông từng tham gia khóa bồi dưỡng cán bộ trung, thanh niên 1 năm giai đoạn 2004–05 tại Trường Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Sự nghiệp.
Norinco. | {
"split": 1,
"title": "Ôn Cương",
"token_count": 282
} |
104 | Title: Ôn Cương
Tháng 7 năm 1987, sau khi tốt nghiệp trường Bắc Kinh, Ôn Cương được tuyển dụng vào Ủy ban Công nghiệp cơ giới Quốc gia Trung Quốc với vị trí kỹ thuật viên của Phòng Chế tạo thuốc nổ ở Sảnh 210, bắt đầu sự nghiệp của mình ở đây. Sang tháng 4 năm 1988, Ủy ban này được phân tách thành Bộ Khoa học điện tử và Bộ Công nghiệp điện tử cơ giới, Ôn Cương được phân đến khối doanh nghiệp nhà nước và công tác ở Tổng công ty Công nghiệp phương Bắc – hãng đại diện cho công nghiệp chất nổ của Trung Quốc ở nước ngoài, và ông ban đầu là trợ lý kỹ sư của Phòng Nghiên cứu khoa học, Cục Chất nổ ở công ty. Năm 1990, ông chuyển sang Tổng công ty Công nghiệp vũ khí Trung Quốc, lần lượt là Phó Trưởng phòng, Trưởng phòng của Văn phòng Tổng giám đốc thuộc Sảnh văn phòng công ty, cho đến 1997 thì được bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Công nghiệp kỹ thuật hóa học phương Bắc – một công ty con của Công nghiệp phương Bắc chuyên tích hợp khoa học, công nghiệp, thương mại, sản xuất, cung ứng và bán hàng. Trong giai đoạn này, ông cũng từng kiêm nhiệm là Phó Xưởng trưởng Nhà máy quốc doanh 375 của công ty. | {
"split": 2,
"title": "Ôn Cương",
"token_count": 271
} |
105 | Title: Ôn Cương
Tháng 7 năm 1999, các xí nghiệp Công nghiệp phương Bắc, Công nghiệp vũ khí được xây dựng lại thành Tập đoàn Công nghiệp vũ khí Trung Quốc (Norinco), Ôn Cương được điều động làm Chủ nhiệm Sảnh Văn phòng Tập đoàn, đến 2003 thì thăng chức làm Thành viên Đảng tổ, Phó Tổng giám đốc. Giữ chức phó trong 10 năm 2003–13, ông từng đảm nhiệm đồng thời và liên tiếp nhiều vị trí, lãnh đạo 6 công ty con của Norinco trong nhiều lĩnh vực để sản xuất cụ thể, phục vụ công ty mẹ. Về lĩnh vực kỹ thuật hóa học, ông lãnh đạo 4 doanh nghiệp, từng là Chủ tịch Công ty Polyurethane Cẩm Hóa phương Bắc Liêu Ninh giai đoạn 2004–06, chuyên sản xuất vật liệu hóa học là Polyurethane phục vụ tập đoàn; Chủ tịch Công ty cổ phần Nitrocellulose phương Bắc Tứ Xuyên giai đoạn 2005–10, chuyên sản xuất hợp chất nitrocellulose này; Chủ tịch Công ty Phát triển khoa học kỹ thuật công nghệ hóa học Áo Tín Bắc Kinh (AUXIN Tech) giai đoạn 2005–11, chuyên sản xuất chất nổ dân dụng; Chủ tịch Công ty Kỹ thuật hóa học Hoa Cẩm Liêu Ninh giai đoạn 2006–09, chuyên sản xuất phân bón hóa học và chất dẻo tổng hợp. Ngoài ra, ông còn lãnh đạo các công ty phụ trợ bên cạnh với vị trí Chủ tịch Công ty Khai phát bất động sản phương Bắc giai đoạn 2000–06 ngay khi công ty này được thành lập năm 2000, quản lý mặt bằng các khu vực của tập đoàn; Chủ tịch Công ty Xe tải hạng nặng Bao Đầu Bắc Benz (BeiBen Truck), đặt trụ sở ở Bao Đầu, Nội Mông giai đoạn 2008–13, chuyên sản xuất xe tải địa hình phức tạp theo kỹ thuật Mercedes-Benz. Về lĩnh vực xã hội những năm 2000 này, ông còn được bầu làm Ủy viên Hội Liên hiệp Thanh niên Toàn quốc Trung Hoa khóa IX, X, Ủy viên Thường vụ khóa XI, và cũng là Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Xí nghiệp Trung ương. Về khoa học, ông tham gia nghiên cứu nhiều hạng mục về vũ khí quân sự và kinh doanh, có chức danh Cao cấp công trình sư cấp Nghiên cứu viên, tương đương với chức danh Giáo sư, và cũng là chuyên gia khoa học được hưởng phụ cấp đặc biệt của Quốc vụ viện. Tháng 12 năm 2013, ông được bổ nhiệm làm Đồng sự, Tổng giám đốc Norinco, đồng thời là Phó Bí thư Đảng tổ của doanh nghiệp ngày từ năm 2016. Tháng 8 năm 2018, ông giữ chức Bí thư Đảng tổ, Chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp vũ khí Trung Quốc, trở thành lãnh đạo cao nhất của tập đoàn này sau 30 năm công tác từ khi còn là chuyên viên. | {
"split": 3,
"title": "Ôn Cương",
"token_count": 595
} |
106 | Title: Ôn Cương
Dung Thông.
Đến tháng 1 năm 2019, Ôn Cương được miễn nhiệm tất cả các chức vụ ở Norinco, được điều chỉnh tham gia dự án chuẩn bị thành lập một doanh nghiệp mới cùng Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIX Mã Chính Vũ. Ngày 15 tháng 7 năm 2019, Ôn Cương được bổ nhiệm tạm thời làm Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch của Tập đoàn Quản lý tài sản Dung Thông Trung Quốc (CRTC) đang trong giai đoạn trù bị, trong khi Mã Chính Vũ là Tổng giám đốc. Ngày 15 tháng 3 năm 2020, CRTC chính thức được thành lập, Ôn Cương chính thức đảm nhiệm vị trí lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp này – một hãng siêu lớn trong nhóm doanh nghiệp nhà nước, quản lý và đầu tư số lượng lớn tài sản đa ngành kinh tế Trung Quốc. Cuối năm 2022, ông tham gia Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XX từ đoàn đại biểu xí nghiệp trung ương. Trong quá trình bầu cử tại đại hội, ông được bầu là Ủy viên dự khuyết Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XX. | {
"split": 4,
"title": "Ôn Cương",
"token_count": 234
} |
107 | Title: Ông Đình
Ông Đình là một xã thuộc huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, Việt Nam.
Địa lý.
Xã Ông Đình nằm cách trung tâm huyện Khoái Châu 2 km về phía bắc, có vị trí địa lý:
Xã Ông Đình có diện tích 3,15 km², dân số năm 2019 là 5.089 người, mật độ dân số đạt 1.618 người/km².
Hành chính.
Xã Ông Đình được chia thành 3 thôn: Tiền Phong, Hòa Bình, Thống Nhất.
Lịch sử.
Trước đây, Ông Đình là một xã thuộc huyện Châu Giang cũ.
Ngày 24 tháng 7 năm 1999, Chính phủ ban hành Nghị định số 60/1999/NĐ-CP<ref name=60/1999/NĐ-CP></ref> về việc chuyển xã Ông Đình thuộc huyện Châu Giang cũ chuyển về huyện Khoái Châu mới tái lập quản lý. | {
"split": 0,
"title": "Ông Đình",
"token_count": 186
} |
108 | Title: Ông Trần
Ông Trần hay Ông Nhà Lớn, tên thật là Lê Văn Mưu (1855 –1935) là một nghĩa quân chống Pháp, là người khai sáng "đạo Ông Trần", đạo có tên là Tứ Ân Hiếu Nghĩa và là nhà doanh điền đã lập nên xã đảo Long Sơn, nay thuộc thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Việt Nam.
Thân thế và sự nghiệp.
Lê Văn Mưu là người làng Thiên Khánh, tổng Hà Thanh, quận Giang Thành, tỉnh Hà Tiên (nay là xã Tân Khánh Hòa, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang).
Ông là con trai thứ hai trong số bảy người con (ông có một người anh, hai em gái và ba em trai). Thời niên thiếu và tuổi thanh niên của ông Mưu trải qua trong bối cảnh lịch sử nhiều biến động và đầy thăng trầm của đất nước ông.
Năm 19 tuổi (1874), ông Mưu lấy vợ họ Đoàn, người ở Vĩnh Gia (Châu Đốc), về sau bà lần lượt sinh ra ba người con, gồm 2 trai và 1 gái.
Tham gia kháng Pháp.
Khoảng năm 1885, Lê Văn Mưu khi ấy chừng 30 tuổi, đã tìm đến làng An Định, nơi chân núi Tượng (nay thuộc thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) để xin làm đệ tử Ngô Lợi (1831?–1890, giáo chủ đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa), và tham gia phong trào kháng Pháp cũng do ông này lãnh đạo .
Năm 1887, quân Pháp ở Châu Đốc do thiếu tá Peiqnaux chỉ huy, cùng hai cộng sự là Trần Bá Lộc và cai tổng Trương Văn Keo kéo quân vào An Định. Bị kháng cự dữ dội ở núi Trà Sư, nên khi quân Pháp tràn được vào làng, họ đã đốt sạch nhà cửa, chùa chiền, bắt nhiều người tra tấn... Năm 1890, Ngô Lợi mất, cuộc khởi nghĩa do ông lãnh đạo cũng dần tàn lụi. Khoảng thời gian ấy, Lê Văn Mưu phải về ẩn ở quê.
Khai hoang lập ấp.
Bị quân Pháp truy lùng, Lê Văn Mưu dự định đi đến miền Đông Nam bộ để lánh nạn và phát triển mối đạo, nhưng vì vợ ông không muốn rời quê nên khi vợ qua đời, ông mới tiến hành. | {
"split": 0,
"title": "Ông Trần",
"token_count": 501
} |
109 | Title: Ông Trần
Năm 1891, Lê Văn Mưu cùng gia quyến và khoảng 20 đồng đạo xuống 5 chiếc ghe lớn, từ Hà Tiên vượt biển đến định cư tại Vùng Vằng (vũng biển ở phía Đông Bắc thành phố Bà Rịa ngày nay). Ở đây, ông hành nghề bốc thuốc chữa bệnh, làm muối và bán muối tại chỗ. Có khi, ông dùng ghe chở muối về miền Tây hoặc sang tận Phnôm Pênh (Campuchia) để bán hay đổi lấy lúa gạo.
Trong suốt tám năm đó, ông Trần không hề đóng thuế. Nên khi biết được, ngành chức năng ở Bà Rịa buộc ông phải nộp thuế, đồng thời cho truy thu thuế của những năm trước. Thêm vào đó số người theo đạo ngày càng nhiều, sợ nhà cầm quyền Pháp để ý, nên ông phải đưa cả gia đình lánh sang ấp Rạch Dừa (nay thuộc phường 10, thành phố Vũng Tàu) tiếp tục làm nghề. Ở Rạch Dừa được một thời gian, ông Mưu lại bị ngành chức năng truy thuế và dồn ép khiến việc làm ăn của ông không thể phát triển được.
Lúc bấy giờ, ở khu vực Đông Nam đảo Long Sơn hãy còn hoang vu, nhiều rừng rậm và thú dữ, cùng những điều khắc nghiệt khác như: thiếu nguồn nước ngọt, đất bằng thì sình lầy nhiễm mặn, đất núi thì sỏi đá khô cằn...Dù vậy sau khi bàn bạc, khoảng năm 1900, ông Mưu cùng với số người đi theo đã dùng ghe đến nơi đó để khai phá đất đai làm ruộng muối, ruộng lúa và đánh bắt hải sản.
Thấy công việc làm ăn ngày càng thuận lợi, ai nấy cũng đều khấm khá, để tính chuyện an cư lâu dài, ông Mưu xin phép được qui dân lập ấp. Được nhà cầm quyền chấp thuận, ông đứng ra qui tập dân ở các nơi, nhất là miền Tây Nam Bộ) đến khai phá đất đai, khuếch trương nghề nghiệp... dần hình thành nên ấp Bà Trao (nay là xã Long Sơn) thuộc làng Núi Nứa. | {
"split": 1,
"title": "Ông Trần",
"token_count": 473
} |
110 | Title: Ông Trần
Năm Giáp Thìn (1904), một trận bão lụt lớn đã gây thiệt hại nặng miền Tây Nam Bộ. Nghe tin dân đói khổ, ông Trần đã mở kho gạo cứu dân. Sau sự kiện này, phần thì cảm mến ông, phần thì thấy đảo Long Sơn là nơi yên ổn, dễ làm ăn, nên rất nhiều người đã rủ nhau đến lập nghiệp, khiến nơi này thêm đông đúc.
Vừa cảm phục, vừa thấy ông Mưu thường cởi trần, tóc búi tó, đi chân đất, lao động suốt ngày nên người dân không gọi tên thật mà gọi ông là Ông Trần. Ngoài ra, việc đi chân trần, để đầu trần còn mang ý nghĩa “đầu đội trời, chân đạp đất” của bậc anh hùng ngày xa xưa. Cho đến giờ, người dân Long Sơn vẫn tôn kính gọi “Ông Trần” bằng độc nhất một chữ “Ông”.
Khai sáng đạo.
Ông Trần không đề ra triết lý mới, mà chỉ phát huy từ nền tảng của đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa. Cũng như thầy là giáo chủ Ngô Lợi, ông Trần chú trọng phát triển Phật giáo (có xen lẫn Nho, Lão và đạo thờ cúng ông bà tổ tiên), theo hình thức cư sĩ, nghĩa là tín đồ không cần "ly gia cắt ái", tín đồ mặc quần áo bà ba, búi tóc hoặc để xõa tự nhiên và tu đâu cũng được... Ít quan tâm đến giáo lý mà chú tâm nhiều đến việc thờ cúng, bố thí và lấy việc "tu nhân" làm nền tảng cho sự hành đạo. Đúng như lời các bậc kỳ lão ở Long Sơn đã nói: "Đạo Ông Trần chỉ là đạo làm người. Ngày xưa Ông Trần thường dạy về nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, trung, hiếu... và cứ thế mà truyền đời". Lúc sinh thời, theo con cháu ông Trần, ông có sáng tác bài thơ "Huấn Tử" (còn gọi là "Mã Triều Châu", gồm 87 câu, theo thể thơ tự do), và cũng thường đem truyện Lục Vân Tiên của cụ Đồ Chiểu ra để dạy khuyên con cháu và tín đồ về cương thường và đạo nghĩa. | {
"split": 2,
"title": "Ông Trần",
"token_count": 473
} |
111 | Title: Ông Trần
Và mặc dù chịu ảnh hưởng sâu đậm đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa và một số đạo khác, nhưng đạo Ông Trần có điểm khác là: không lập chùa miễu, không kinh kệ chuông mõ, không ép buộc ăn chay và cũng không dung túng tệ mê tín dị đoan.
Ngày nay, người dân theo đạo Ông Trần ở Long Sơn vẫn mặc quần áo bà ba đen (hoặc màu sậm), tóc búi gọn sau gáy, thật thà, hiếu khách và vẫn còn lưu giữ những nét sinh hoạt đậm chất Nam Bộ...
Ngoài ra, nhiều tập tục riêng của Long Sơn do ông Trần chỉ dạy vẫn còn được tin theo, như: viết liễn đón Xuân, đám tang chôn cất trong vòng 24 giờ (không coi ngày giờ, xả tang ngay tại mộ), đám cưới không coi ngày mà chỉ chọn hai ngày trong tháng là mồng Một và 16 âm lịch và giờ hành lễ là giờ Thìn (khoảng 8g sáng)...Nhưng đặc biệt nhất là tục "chết đồng quách". Theo triết lý của ông Trần, thì "Sống đồng tịch đồng sàng, chết đồng quan đồng quách” nên áo quan được dùng chung cho tất cả mọi người. Theo đó, khi một gia đình trong làng báo có tang, thì những người hàng xóm xung quanh liền cùng nhau sang giúp đỡ, đặc biệt là không có kèn trống, không tụng kinh, ít tiếng khóc và gia đình không nhận bao thư.. Người lo khăn áo, người chạy đi thỉnh chiếc “bao quan dùng chung” để về khâm liệm thi hài … và đám tang được gọi là “đám xác”. Khi đi đến mộ phần thì người chết được quấn vào chiếu cói chôn xuống đất, còn áo quan thì đưa về lại Nhà Lớn Long Sơn. Đặc biệt bia mộ của những người theo đạo ông Trần để trống, không ghi bất cứ thông tin gì về người mất.
Xây dựng Nhà Lớn.
Nhà lớn Long Sơn, hay dân gian còn gọi là "Đền ông Trần" là một quần thể kiến trúc nghệ thuật theo lối cổ (kiểu tựa đình làng Việt Nam), được làm bằng gạch ngói và các loại gỗ quý tọa lạc trên diện tích khoảng 2 ha bên chân núi Nứa. | {
"split": 3,
"title": "Ông Trần",
"token_count": 492
} |
112 | Title: Ông Trần
Khu nhà bề thế này được Ông Trần cho khởi công từ năm 1910 đến 1929 thì hoàn thành, nhờ vào tiền của và công sức tự nguyện của ông và của nhiều tín đồ. Đây là một tập hợp quần thể kiến trúc khép kín với nhiều công trình được chia thành ba khu riêng biệt đó là: khu nhà thờ, khu lăng mộ Ông Trần và một quần thể bao gồm nhiều nhà với nhiều chức năng khác nhau, như: trường học, nhà chợ, nhà mát (dành cho ngư dân tránh mưa nắng), các dãy phố (dành cho lưu dân mới đến chưa có nhà ở), kho chứa thóc, nhà đèn, nhà thợ mộc, nhà bếp, nhà bảo tồn ghe Sấm (một trong năm chiếc ghe đầu tiên đưa đoàn Ông Trần đến đảo Long Sơn), v.v...
Tất cả thể hiện nét tín ngưỡng của đạo Ông Trần và tính quần cư, đoàn kết giữa những người dân tha hương khi đến chốn rừng núi hoang sơ lập nghiệp. Do Nhà Lớn là một quần thể kiến trúc cổ đồ sộ, bề thế nhất của khu vực, nên người dân còn gọi Ông Trần là Ông Nhà Lớn.
Theo quyết định số 1371/QĐ-VH ngày 03 tháng 8 năm 1991, toàn thể khu Nhà Lớn đã được Bộ Văn hoá – Thông tin công nhận là di tích "Lịch sử – Văn hoá" cấp quốc gia .
Ông Trần mất ngày 20 tháng 2 âm lịch năm Ất Hợi (24 tháng 3 năm 1935), và đã được an táng tại phía Nam kế khu nhà thờ. Hàng năm vào ngày này và ngày Tết Trùng cửu (9 tháng 9 âm lịch), Nhà Lớn Long Sơn đều có tổ chức lễ hội long trọng, thu hút hàng chục ngàn người gần xa (chủ yếu từ các tỉnh ở miền Đông và miền Tây Nam Bộ) về tham dự. | {
"split": 4,
"title": "Ông Trần",
"token_count": 395
} |
113 | Title: Ý Lan
Ý Lan là nữ ca sĩ người Mỹ gốc Việt. Bà tên đầy đủ là Lê Thị Ý Lan, sinh ngày 1 tháng 1 năm 1956 tại Sài Gòn, trong một gia đình nghệ sĩ nổi tiếng: Mẹ là danh ca Thái Thanh, cha là tài tử Lê Quỳnh. Ca sĩ Ý Lan là trưởng nữ trong gia đình gồm 5 chị em. Ý Lan có rất nhiều anh chị em (ruột và họ) là những nghệ sĩ nổi tiểng - trong đó có một người bằng tuổi với bà - đó là ca sĩ Thái Hiền.
Bà học tiểu học và trung học tại Sài Gòn. Tuy gia đình có truyền thống nghệ thuật, nhưng bà đi vào lĩnh vực âm nhạc chuyên nghiệp khá muộn: đến cuối thập niên 1980 cô mới trở thành ca sĩ chuyên nghiệp và ra mắt CD nhạc đầu tiên.
Ca sĩ Ý Lan hiện sống tại California (Hoa Kỳ).
Sản phẩm âm nhạc.
Tại Việt Nam.
Các CD của Ý Lan đều được Hãng phim Phương Nam và Nhà xuất bản Âm nhạc phối hợp thực hiện, bao gồm: | {
"split": 0,
"title": "Ý Lan",
"token_count": 220
} |
114 | Title: Ăn độn
Ăn độn là một cách dùng bữa cơm nhưng vì thiếu gạo để thổi cơm nên phải dùng một thực vật khác thay vào. Bữa ăn của người Việt thường lấy cơm là chính, phản ảnh trong câu tục ngữ: "cơm tẻ là mẹ ruột". Các món khác dọn lên mâm cơm phần lớn là dùng để đưa miếng cơm. Vào những năm đói kém mất mùa người không đủ cơm phải dùng những thứ khác có nhiều tinh bột nấu cùng với cơm, như khoai lang, củ sắn (khoai mì), ngô (bắp). Trường hợp đó gọi là "ăn độn" dùng ngô khoai độn vào cơm.
Vào những năm 1970, 1980, tình hình kinh tế Việt Nam, nhất là về ngành nông sản thực phẩm suy sụp vì chính sách hợp tác hóa nông nghiệp, khiến sản lượng gạo ở miền Nam tụt từ 1,9 triệu tấn năm 1976 xuống còn 0,64 triệu tấn năm 1979, không đủ cung ứng nhu cầu lương thực dân chúng nên ngoài những thứ tinh bột truyền thống (ngô, khoai), nồi cơm còn độn cả bo bo, có nơi nấu với thân chuối. | {
"split": 0,
"title": "Ăn độn",
"token_count": 251
} |
115 | Title: Ăn dặm
Thức ăn ăn dặm là thực phẩm nhiều dinh dưỡng dùng cho trẻ sơ sinh. Ăn dặm là giai đoạn cho bé tập làm quen với thức ăn thô hơn sữa mẹ. Ăn dặm không nhằm thay thế sữa mẹ trong 1 năm đầu.
Trong thời kỳ này, có sự chênh lệch giữa các bé, thông thường ăn dặm bắt đầu từ 6 tháng cho đến kết thúc là 1 tuổi.
Ngoài ra, thời kỳ cai sữa được phân chia thành Thời kỳ đầu, Thời kỳ giữa, Thời kỳ sau, Thời kỳ kết thúc dựa vào trạng thái của tháng tuổi bé và đồ ăn. Có một thời kỳ khác nữa không được nhắc đến nữa là Thời kỳ chuẩn bị cai sữa. Dựa vào trạng thái phát triển của bé mà cách thức tiến hành thay đổi nhưng thường là căn cứ theo tháng tuổi làm tiêu chuẩn. Nếu muốn kết thúc sớm mà tự ý chuyển sang giai đoạn tiếp theo thì sẽ làm cho mất sự hứng thú ăn uống hay gây tiêu chảy cho trẻ nên cần chú ý.
Phân chia thời kỳ ăn dặm.
Tiêu chuẩn tháng tuổi là 5 ~ 6 tháng. Làm sao cho bé nuốt thức ăn tới họng bằng lưỡi. Tạo ra các thức ăn lỏng dễ nuốt mà không cần nhai như là cháo nghiền. Tiêu chuẩn giống cháo loãng. Giảm 1 lần bú mẹ, thay vào đó là ăn dặm. (nếu đã quen rồi giảm thêm số lần bú mẹ, tăng ăn dặm lên thành 2 lần)
Đối với trẻ con vì là thức ăn lần đầu nên bắt đầu từng thìa một, dần dần sẽ quen.
Về các loại cá chỉ cá thịt trắng, các loại thịt vì khó nuốt, nên hạn chế. không dùng các gia vị có nhiều dầu, muối hay đường, nên dùng chỉ một loại vị đồng nhất.
Thời kỳ giữa.
Tiêu chuẩn tháng tuổi là 7 ~ 8 tháng. Hoạt động của lưỡi đã được kích hoạt, thức ăn được nghiền bởi lưỡi và cằm. Độ cứng tiêu chuẩn là giống như đậu phụ. Tiêu chuẩn 1 ngày là 3 lần bú mẹ, 2 lần ăn dặm. Về cá nên chọn cá thịt đỏ. Về thịt, thịt gà băm hay được sử dụng do ít chất béo. Dầu ăn hay gia vị sử dụng cũng được nhưng nên chế biến rất nhạt. (ở mức độ người lớn không cảm thấy vị hay thiếu)
Thời kỳ sau. | {
"split": 0,
"title": "Ăn dặm",
"token_count": 490
} |
116 | Title: Ăn dặm
Tiêu chuẩn tháng tuổi là 9 ~ 11 tháng. Hoạt động của lưỡi đã làm việc nhiều hơn, đã có thể nghiền thức ăn bằng lợi. Tiêu chuẩn độ cứng là độ cứng của quả chuối. Tiêu chuẩn 1 ngày là bú mẹ 5-6 lần, ăn dặm 3 lần.
Ngũ cốc chuyển dần từ cháo sang cơm mềm. Thêm chút trứng gà (lòng trắng) càng tốt. Trẻ con có hành vi tự mình đưa tay ra đòi ăn, từ giai đoạn này có thể thấy được hành vi này.
Thời kỳ kết thúc.
Tiêu chuẩn tháng tuổi là 11 ~ 15 tháng. Lưỡi đã có thể tự do hoạt động, ngoài ra răng cũng đã mọc, hoạt động tiếp xúc với thức ăn cũng phát triển. Độ cứng của thức ăn ở mức rắn hơn thời kỳ trước một chút, tiêu chuẩn là độ cứng của thịt viên. Từ giai đoạn này không phải là sữa mẹ hay sữa bột mà chuyển sang sữa giai đoạn tiếp theo.
Về ngũ cốc, chuyển từ cơm mềm sang cơm trắng sao cho có thể ăn được giống như người lớn. Có thể cho ăn các thức ăn lấy ra từ bữa ăn của người lớn, nhưng về cơ bản là ăn nhạt.
Những thực phẩm không được cho trẻ ăn.
Những thực phẩm dễ ảnh hưởng đến tiêu hoá, khả năng miễn dịch hay gây ra các dị ứng thì không nên cho trẻ ăn, phụ thuộc vào các thời kỳ mà nên hạn chế.
+ Mì, tôm, mực, cua …. đến thời kỳ đầu.
+ Cơm …. đến thời kỳ giữa.
+ Lòng trứng trắng …..giữa ~ thời kỳ sau
+ Tỏi …. đến thời kỳ sau.
+ Mật ong ….. đến 1 tuổi.
Tuy nhiên, số lượng thực phẩm không cho trẻ con ăn được cũng thay đổi tuỳ theo từng trường hợp và thời điểm do có sự chỉ dẫn của các học giả, các nhà nghiên cứu và từng khu vực địa lý và các gia đình như là: không nên cho uống nước hoa quả đến 6 tháng tuổi, không nên ăn chuối đến 1 tuổi, không nên uống sữa bò đến 1 tuổi. Thông thường người ta thường cảnh báo là không nên cho trẻ ăn các thực phẩm có nhiều thành phần đường.
Tham khảo.
Ăn dặm và tất cả những kiến thức mẹ cần biết | {
"split": 1,
"title": "Ăn dặm",
"token_count": 476
} |
117 | Title: Ăn kiêng
Ăn kiêng là thực hành ăn thực phẩm theo cách được quy định và giám sát để giảm, duy trì hoặc tăng khối lượng cơ thể, hoặc để ngăn ngừa và điều trị các bệnh, như bệnh tiểu đường. Một chế độ ăn kiêng hạn chế thường được sử dụng bởi những người thừa cân hoặc béo phì, đôi khi kết hợp với tập thể dục, để giảm khối lượng cơ thể. Một số người theo chế độ ăn kiêng để tăng cân (thường ở dạng cơ bắp). Chế độ ăn kiêng cũng có thể được sử dụng để duy trì trọng lượng cơ thể ổn định và cải thiện sức khỏe.
Chế độ ăn kiêng để thúc đẩy giảm cân có thể được phân loại thành: ít chất béo, ít carbohydrate, ít calo, rất ít calo và gần đây là chế độ ăn kiêng linh hoạt. Một phân tích tổng hợp sáu thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng cho thấy không có sự khác biệt giữa chế độ ăn kiêng ít calo, ít carbohydrate và ít chất béo, với việc giảm 2–4 kg trong 12-18 tháng trong tất cả các nghiên cứu. Sau hai năm, tất cả các loại chế độ ăn giảm calo gây ra mang lại hiệu quả giảm cân bằng nhau không phân biệt các chất dinh dưỡng đa lượng được nhấn mạnh. Nói chung, chế độ ăn uống hiệu quả nhất là những chế độ ăn làm giảm lượng tiêu thụ calo.
Một nghiên cứu được công bố trên "American Psychologist" cho thấy chế độ ăn kiêng ngắn hạn liên quan đến "hạn chế nghiêm trọng lượng calo" không dẫn đến "sự cải thiện bền vững về cân nặng và sức khỏe cho phần lớn các cá nhân". Các nghiên cứu khác đã phát hiện ra rằng cá nhân trung bình duy trì giảm một số lượng cân sau khi ăn kiêng. Giảm cân bằng cách ăn kiêng, được cho là có lợi cho những người được phân loại là không khỏe, nhưng có thể làm tăng nhẹ tỷ lệ tử vong cho những người khỏe mạnh. | {
"split": 0,
"title": "Ăn kiêng",
"token_count": 427
} |
118 | Title: Ăn thịt đồng loại ở Trung Quốc
Thực hành ăn thịt đồng loại (chữ Hán: 喫人, Hán-Việt: khiết nhân) có một lịch sử đặc biệt kỳ lạ ở Trung Quốc .
Theo Key Ray Chong, trong khi người Trung Quốc không đặc biệt khác biệt với các nền văn hoá khác khi nói tới việc "ăn thịt người để sống sót", thì lại hoàn toàn độc đáo trong việc sử dụng cái gọi là "ăn thịt đồng loại có học" (learned cannibalism). Ăn thịt đồng loại có học, như Key Ray Chong gọi, hoàn toàn trái ngược với định hướng để sống còn, và được coi là "một biểu hiện của tình yêu và hận thù, và một sự mở rộng đặc biệt của học thuyết Nho giáo Khổng học" .
Ăn thịt đồng loại để thưởng thức.
Trong thời cổ đại, ăn thịt đồng loại thường được thực hiện ở Trung Quốc như là một loại nghệ thuật ẩm thực . Theo sử gia Jitsuzo Kuwabara, sau đây là những phương pháp nấu ăn phổ biến nhất cho món thịt người:
Hải cũng là một phương pháp trừng phạt ở Trung Quốc cổ đại.
Năm 2006, Cục An ninh Công cộng và các phương tiện truyền thông địa phương của Lan Châu đã xác nhận việc phát hiện ra hai cánh tay người được "ướp gừng và ớt" trong một bãi chôn lấp Lan Châu .
Ăn thịt người để chữa bệnh.
Ăn thịt người vì mục đích chữa bệnh không phải là không phổ biến trên thế giới. Kể từ thời nhà Đường, một số người con trai tận hiếu đã nói rằng họ cắt bớt đùi của họ để cho bố mẹ có bệnh ăn. Mặc dù cấm thực hành nhiều lần, các con trai được xếp là "người con hiếu thảo" trong các hồ sơ chính thức và không chính thức. Tuy nhiên, những năm sau đó, các học giả Tân Nho giáo (Neo-Confucian) đã chỉ trích nó và có thể đã bị giả mạo hoặc thuần túy là biểu tượng trong nhiều trường hợp. | {
"split": 0,
"title": "Ăn thịt đồng loại ở Trung Quốc",
"token_count": 442
} |
119 | Title: Ăn thịt đồng loại ở Trung Quốc
Ý tưởng cho rằng việc ăn thịt người có thể có tác dụng chữa bệnh, qua nhiều năm thậm chí đã dẫn đến một số người phạm tội giết người. Một báo cáo chi tiết về các thái giám đã ăn thịt con trai đồng trinh để cố gắng khôi phục lại khả năng tình dục của mình. Trường hợp khác là một người đàn ông, đã uống máu của những phụ nữ trẻ trong nỗ lực tuyệt vọng để trẻ hóa. Một tác gia Trung Quốc cũng đã trải qua chia sẻ công bằng về ăn thịt đồng loại. Trong cuốn tiểu thuyết mang tính "Y học" của nhà văn nổi tiếng Trung Quốc Lỗ Tấn (1881-1936), chúng ta tìm hiểu về một kẻ cai tù, người bí mật bán bánh mì hấp trong máu của các tù nhân bị tử hình (tiếng Trung: 血饅頭) để người mua về chữa bệnh .
Vào thời nhà Minh, Lý Thời Trân (Li Shizhen) thường nói chi tiết việc sử dụng con người cho mục đích y tế . Theo ông thịt người là một phương thuốc tốt cho chữa bệnh lao. Ông cũng đã viết bài chi tiết về cách sử dụng mồ hôi, nước tiểu, tinh trùng, sữa mẹ, nước mắt, móng và răng để điều trị bệnh.
Năm 2004, "The Sydney Morning Herald" đã đăng tải một người đàn ông Trung Quốc ở Bắc Kinh, bị bắt vì nghi ngờ đã ăn cắp 30 xác chết từ các nghĩa trang địa phương, nấu thịt của họ trong súp, và nghiền xương để chữa cho người vợ ốm yếu của ông ta .
Năm 2003, Văn phòng Công an tỉnh Quảng Đông đã tìm cách chặn các báo cáo rằng một số nhà hàng ở tỉnh miền nam này đã nấu các em bé chết trong súp và bán thực phẩm cho các doanh nhân đến từ Đài Loan và Hồng Kông. Vào những năm chín mươi, cũng ở Quảng Đông, người ta phát hiện ra rằng thai nhi đang bị buôn bán và đun sôi để làm súp được đưa ra thị trường như là phương pháp chăm sóc sắc đẹp .
Năm 2012, việc dùng nhau thai người được ghi nhận là "không hiếm" ở Trung Quốc . | {
"split": 1,
"title": "Ăn thịt đồng loại ở Trung Quốc",
"token_count": 459
} |
120 | Title: Ăn thịt đồng loại ở Trung Quốc
Arthur Waldron, giáo sư Quan hệ Quốc tế tại Đại học Pennsylvania, đã liên kết về ăn thịt đồng loại với các cáo buộc gần đây do Harry Wu đưa ra, rằng chính phủ Trung Quốc đang thả lỏng cho việc cấy ghép các cơ quan nội tạng lấy từ các tù nhân .
Ăn thịt người vì thù địch.
Trong lịch sử các triều đại phong kiến thường có mô tả về những vụ ăn thịt người cá biệt trong bối cảnh thù địch. Ví dụ như Vương Mãng, người cướp ngôi triều đại Hán, đến lúc kết cục đã bị lính phiến quân cắt lưỡi của ông ta và ăn.
Theo sách "Cựu Đường thư" thì Wang Juncao đã đâm Li Junze để trả thù cho cha mình. Ông ta cắt bụng, ăn trái tim và gan. Wang Ban đã gia nhập lực lượng viễn chinh của Nhà Tùy để đến triều đại nhà Trần để trả thù vị cựu hoàng Trần Vũ Đế. Ông ta đột nhập vào lăng mộ của hoàng đế, đốt xương, hòa tro vào nước và uống chúng. Hành động này được "Tùy thư" ghi lại trong phần về lòng hiếu thảo và công lý.
Ăn thịt người trong văn học Trung Quốc.
Ăn thịt người cũng rất phổ biến trong văn học Trung Quốc. Nhà văn nổi tiếng Lỗ Tấn đã viết cuốn "Nhật ký của một người điên", trong đó mô tả một người điên dần dần trở nên tin tưởng rằng lịch sử văn minh Trung Quốc có thể được tóm gọn bằng hai chữ "ăn thịt người", và rằng bạn bè và họ hàng của ông ta đều muốn ăn thịt ông ta. | {
"split": 2,
"title": "Ăn thịt đồng loại ở Trung Quốc",
"token_count": 348
} |
121 | Title: Đà Giang, Phượng Hoàng
Đà Giang trấn () là một thị trấn cổ và là huyện lỵ của huyện Phượng Hoàng, thuộc châu tự trị
Tương Tây, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Thị trấn này có diện tích với dân số 112.200 (tính đến năm 2015). Về mặt hành chính, nó chia thành 29 làng và 7 khu, trung tâm của thị trấn nằm ở Phượng Hoàng nam lộ (tiếng Trung: 凤凰南路). Thị trấn này nổi tiếng với "Phượng Hoàng cổ trấn" (nguyên văn tiếng Hán là Phượng Hoàng cổ thành; 凤凰古城), một trong những điểm du lịch được xếp hạng 4A và quan trọng nhất ở Hồ Nam.
Phượng hoàng cổ trấn được liệt kê vào danh sách di sản thế giới dự kiến của UNESCO theo hạng mục di sản văn hóa vào ngày 28 tháng 3 năm 2008. Ngày nay, nơi này thu hút rất nhiều lượt khách du lịch mỗi năm.
Lịch sử.
Đà Giang là một thị trấn cổ của Ngũ Trại Ty thành (五寨司城), thành trì thủ phủ của Thổ ty Ngũ Trại dưới thời nhà Nguyên. Phượng Hoàng doanh được thành lập vào năm 1704 sau đó trở thành Phượng Hoàng quan sảnh vào năm 1736 trước khi trở thành Ban chỉ huy quân sự Phượng Hoàng. Đến năm 1912, thành lập huyện Phượng Hoàng và thị trấn này sau đó trở thành huyện lỵ của huyện. Năm 1942, Trấn Can trấn được đổi tên thành Đà Giang trấn, theo tên của con sông Đà Giang chảy qua. Năm 2005, thị trấn được mở rộng lên thành với 6 khu và 24 làng (tính đến năm 2011). Đến ngày 30 tháng 11 năm 2015, Quan Trang hương tiếp tục được xác nhập, nâng tổng diện tích thị trấn thành
Địa lý.
Thị trấn này nằm ở phía đông của huyện Phượng Hoàng.
Những điểm du lịch nổi tiếng.
Đây là một trong những thị trấn văn hóa lịch sử nổi tiếng ở Trung Quốc với Vạn Lý Trường Thành Miêu Giang, những ngôi nhà treo leo, quần thể kiến trúc cổ và hai di tích lịch sử văn hóa quốc gia là Phượng Hoàng cổ thành (凤凰古城堡) và Khu cư trú cũ của Thẩm Tòng Văn (沈从文故居) đều là những địa điểm thu hút khách du lịch. | {
"split": 0,
"title": "Đà Giang, Phượng Hoàng",
"token_count": 485
} |
122 | Title: Đài Á Châu Tự Do
Đài Á Châu Tự Do (tên khác: RFA Tiếng Việt, Đài Châu Á Tự Do; tên tiếng Anh: Radio Free Asia, viết tắt là RFA) là một đài phát thanh tư nhân phi lợi nhuận có trụ sở chính tại Hoa Kỳ và được chính phủ Hoa Kỳ tài trợ nhằm phát sóng các chương trình phát thanh; cung cấp thông tin, tin tức và bình luận trực tuyến cho khán giả tại châu Á. Hoạt động với mục đích giúp những người theo dõi có thể tiếp cận các tin tức độc lập, không bị kiểm duyệt cho một số quốc gia ở châu Á có môi trường truyền thông, tự do báo chí và tự do ngôn luận kém. RFA được tài trợ và hoạt động dưới sự giám sát bởi —USAGM (tên trước đây là Hội đồng Quản trị Phát thanh và Truyền hình Hoa Kỳ—BBG), một cơ quan độc lập của chính phủ Hoa Kỳ nhưng họ phủ nhận rằng bản thân không chịu sự quản lý của chính phủ Hoa Kỳ và các thành viên của họ không có quan hệ mật thiết nào với chính phủ nước này.
Đài Á Châu Tự Do được thành lập dựa trên các nguyên tắc của Đạo luật Phát thanh Quốc tế năm 1994 với mục đích đã nêu là "thúc đẩy các giá trị dân chủ và nhân quyền", mục tiêu ban đầu của RFA nhằm đối địch với các nỗ lực tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cũng như cung cấp các thông tin truyền thông về chính phủ Bắc Triều Tiên. Chương trình đầu tiên của Đài Á Châu Tự Do được phát sóng bằng tiếng Quan Thoại ngày nay đã được mở rộng với 9 thứ tiếng ở châu Á.
Lịch sử.
Giai đoạn đầu. | {
"split": 0,
"title": "Đài Á Châu Tự Do",
"token_count": 347
} |
123 | Title: Đài Á Châu Tự Do
Đầu thập niên 1950, với những căng thẳng đang gia tăng của cuộc Chiến tranh Lạnh, chính phủ Hoa Kỳ cần một cơ quan vận động chính trị nhằm đối chọi lại Chủ nghĩa cộng sản ở châu Á. Do đó vào năm 1951, Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) quyết định cho thành lập thành lập "Ủy ban Châu Á Tự do" (Committee for Free Asia), có trụ sở chính tại San Francisco, Hoa Kỳ và đồng thời cho phát sóng các chương trình của "Đài phát thanh châu Á tự do" (tiền thân của Đài Á Châu Tự Do- RFA sau này) trên khắp Trung Quốc đại lục và Đông Nam Á thông qua các trạm phát sóng ở Manila, Dhaka, Pakistan (ngày nay là Bangladesh) và Karachi, với văn phòng chính tại Tokyo, Nhật Bản. Sau khi phát sóng, CIA nhận thấy rằng Trung Quốc đại lục có rất ít máy radio thu vô tuyến cá nhân, vì vậy họ đã thiển khai kế hoạch ứng phó đó là sử dụng những quả khinh khí cầu bay từ đảo Đài Loan mang theo những chiếc đài thu thanh nhỏ được điều chỉnh để người dân người dân Trung Quốc có thể sử dụng. Nhưng kế hoạch này đã bị hủy bỏ vì những quả khinh khí cầu này thường bị gió thổi trở lại Đài Loan và không thể tới nơi. Cuối cùng các chương trình phát sóng bị dừng hẳn vào năm 1955 sau khoảng thời gian hoạt động kém hiệu quả.
Tái thành lập và đổi mới. | {
"split": 1,
"title": "Đài Á Châu Tự Do",
"token_count": 315
} |
124 | Title: Đài Á Châu Tự Do
Mãi cho đến đầu thập niên 90, ở Trung Quốc đại lục ngày càng gia tăng các cuộc đàn áp dân chủ nhất là sau Sự kiện Thiên An Môn vào năm 1989. Thấy được sự cấp bách của vấn đề này dân biểu của Hạ viện Hoa Kỳ đã đề xuất ý tưởng hình thành đạo luật về phát thanh nhằm tìm cách tạo ra một tổ chức để thúc đẩy các giá trị dân chủ và nhân quyền ở châu Á hoạt động theo mô hình của Đài Âu Châu Tự Do. Vào tháng 10 năm 1991, Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ lần đầu tiên đề xuất và thông qua đề xuất "thành lập một đài phát thanh dành riêng cho Trung Quốc đại lục", đồng thời quyết định lập một ủy ban đặc biệt để nghiên cứu tính khả thi của đề xuất này. Tháng 8 năm 1992, ủy ban đã đệ trình lên Quốc hội Hoa Kỳ và Tổng thống một báo cáo khả thi về việc thành lập "Đài Trung Quốc Tự do", và đã được thông qua. Nhưng sau đó, chính phủ Hoa Kỳ đã không sử dụng cái tên "Đài Trung Quốc Tự do" vì ngoài việc chủ yếu nhắm vào Trung Quốc đại lục, đài còn bao gồm một số quốc gia khác ở Đông Bắc Á và Đông Nam Á..
Được tái lập lại như một tổ chức tư nhân vào tháng 3 năm 1996, Đài Á Châu Tự Do đã bắt đầu phát thanh trở lại từ tháng 9 năm 1996. Cần chú ý, tổ chức mới này không có liên quan gì đến tổ chức RFA cũ từ những năm thập niên 50.
Hiện nay, Đài Á Châu Tự Do phát thanh bằng 9 thứ tiếng thông qua các sóng ngắn và mạng Internet. Lần phát thanh đầu tiên là bằng tiếng Quan thoại và đây là chương trình công phu nhất của Đài khi được phát thanh 12 tiếng mỗi ngày. Đài Á Châu Tự Do cũng phát thanh bằng tiếng Quảng Đông, tiếng Tây Tạng, tiếng Duy Ngô Nhĩ, tiếng Miến Điện, tiếng Việt, tiếng Lào, tiếng Khmer và tiếng Triều Tiên (đến Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên). | {
"split": 2,
"title": "Đài Á Châu Tự Do",
"token_count": 434
} |
125 | Title: Đài Á Châu Tự Do
Theo Đạo luật Phát thanh Quốc tế ("International Broadcasting Act") được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua năm 1994, Đài Á Châu Tự Do sau đó đã chính thức trở thành một tập đoàn tư nhân phi lợi nhuận. Đài Á Châu Tự Do được tài trợ bởi một quỹ hàng năm của Liên bang do Hội đồng quản trị Phát thanh điều hành ("Broadcasting Board of Governors" hay BBG). Hội đồng quản trị này có quyền hành như ban giám đốc của Đài Á Châu Tự Do, trao và giám sát quỹ cho Đài Á Châu Tự Do. BBG là một cơ quan của Chính phủ Hoa Kỳ và đã bắt đầu đi vào hoạt động kể từ tháng 10 năm 1999.
Mục đích hoạt động.
RFA hoạt động nhằm thúc đẩy và nâng đỡ tự do và dân chủ bằng việc phát thanh các thông tin và tin tức chính xác, khách quan về Hoa Kỳ và thế giới đến người theo dõi. Đài Á Châu Tự Do phát thanh tin tức và thông tin tới những người Châu Á những thông tin thiếu tường thuật đầy đủ, cụ thể, khách quan và cân bằng từ truyền thông trong nước. Qua phát thanh và chương trình gọi điện thoại vào, Đài Á Châu Tự Do hướng mục tiêu là san lấp một lỗ hổng lớn trong đời sống của người dân khắp Á châu."
Đài Á Châu Tự Do một tập đoàn tư nhân phi lợi nhuận phát thanh các thông tin và tin tức bằng 9 thứ tiếng bản xứ đến những người nghe đài không tiếp cận được với truyền thông tin tức đầy đủ và tự do. Mục đích của Đài Á Châu Tự Do, theo đài, là nhằm cung ứng một diễn đàn cho nhiều ý kiến và tiếng nói trong các quốc gia cộng sản này.
Đạo luật Phát thanh Quốc tế của Hoa Kỳ năm 1994 (PL 103-236, Mục III) có nêu rõ ràng về sứ mệnh của Đài Á Châu Tự Do: "Việc tiếp tục phát thanh quốc tế như hiện có của Hoa Kỳ, và việc thành lập dịch vụ phát thanh mới đến người dân của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và các quốc gia Châu Á khác, là những người thiếu nguồn thông tin và lý tưởng tự do, sẽ nâng cao sự thăng tiến thông tin và lý tưởng, cùng với đó thúc đẩy mục tiêu chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ."
Phá sóng và ngăn mạng.
Kể từ khi đài bắt đầu phát thanh năm 1996, Chính phủ Trung Quốc đã liên tục có hành vi phá sóng phát thanh của Đài Á Châu Tự Do. | {
"split": 3,
"title": "Đài Á Châu Tự Do",
"token_count": 509
} |
126 | Title: Đài Á Châu Tự Do
Ba thông tín viên của Đài Á Châu Tự Do đã bị từ chối nhập cảnh vào Trung Quốc để tường trình về chuyến viếng thăm của Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton vào tháng 6 năm 1998. Tòa Đại sứ Trung Quốc tại Washington D.C. ban đầu đã cấp thị thực nhập cảnh cho cả ba nhưng sau đó xét lại chỉ không lâu trước khi Tổng thống Clinton rời Washington trên đường đến Bắc Kinh. Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đưa ra lời than phiền với Chính phủ Trung Quốc về vấn đề này nhưng đến cuối cùng các thông tín viên vẫn không đi được.
Chương trình phát thanh của Đài Á Châu Tự Do vào Việt Nam cũng bị phá sóng kể từ khi bắt đầu. Quốc hội Hoa Kỳ đã đề xuất ra nhiều đạo luật liên quan đến nhân quyền tại Việt Nam nhằm tạo ngân quỹ để chống các biện pháp phá sóng Đài Á Châu Tự Do của Chính phủ Việt Nam. Nghiên cứu của dự án OpenNet Initiative, chuyên quan sát việc kiểm soát Internet của các chính quyền trên Internet, đã cho thấy phần tiếng Việt của website Á châu Tự do bị cả hai nhà cung cấp dịch vụ Internet tại Việt Nam ngăn vào, trong khi phần tiếng Anh chỉ bị một nhà cung cấp cấm.
Để đối đầu với các hiện tượng này, Đài Á Châu Tự Do đã đưa thông tin vào bằng cách tạo ăng ten chống phá sóng và đưa ra các chỉ dẫn về cách truy cập vào bằng proxy server trên website chính thức của họ.
Nhận định.
Các cơ quan ngôn luận của chính quyền Việt Nam như báo Công An Nhân Dân thường cho rằng RFA đã xuyên tạc, bóp méo sự thật tại các nước thuộc khối Xã hội chủ nghĩa ở châu Á, tổ chức các hoạt động bôi nhọ cá nhân, vu khống chính quyền, gây xói mòn lòng tin của dân chúng với chế độ, với chính quyền tại các nước nói trên..
Theo tạp chí , chính phủ các nước có tinh thần bài Hoa Kỳ ở châu Á luôn cố gắng làm mất uy tín RFA và cho rằng nó không trung thực hoặc khách quan. Trang "thoibao.de" nhận xét rằng Nhà nước Việt Nam thường xem những cơ quan truyền thông như RFA, VOA, BBC là “chống cộng” hay “chống phá” Đảng và Nhà nước vì có nhiều bài viết về nhân quyền và chỉ trích Đảng Cộng sản mà truyền thông trong nước không được phép đề cập.
Khen ngợi. | {
"split": 4,
"title": "Đài Á Châu Tự Do",
"token_count": 506
} |
127 | Title: Đài Á Châu Tự Do
Thượng nghị sĩ phát biểu trong lễ kỷ niệm 25 năm thành lập RFA: "Trong 25 năm qua, Đài phát thanh Á Châu Tự Do đã góp phần thúc đẩy quyền tự do ngôn luận cho các đối tượng là khán giả ở những môi trường thuyền thông bị kiểm duyệt và cản trở nặng nề bởi các chính phủ độc tài"; "RFA đóng vai trò quan trọng trong việc ghi nhận các hành động vi phạm nhân quyền và xâm phạm quyền công dân ở các quốc gia này, một thành tựu quan trọng và đáng kể khi các áp lực ngày càng tăng đối với ngành báo chí trên toàn thế giới. Tôi tự hào và khẳng định lại cam kết của Quốc hội trong việc ủng hộ tự do báo chí và mong muốn Đài Á châu Tự do tiếp tục theo đuổi sự khách quan, toàn vẹn của báo chí cùng với đó là duy trì uy tín trên trường quốc tế."
Cũng trong lễ kỷ niệm Thượng nghị sĩ nói: "Đài Á châu Tự do đã cung cấp các thông tin công bằng, khách quan cho các quốc gia nơi không có tự do báo chí. Công việc của họ có tầm quan trọng trong việc lật tẩy sự gian dối và tuyên truyền bởi các chính phủ độc tài. Tôi đánh giá cao những nỗ lực không ngừng nghỉ của họ nhằm đối chọi với các quốc gia áp đặt hệ thống độc tài toàn trị."
Nhà lãnh đạo dân chủ người Miến Điện Aung San Suu Kyi, từng đoạt giải Nobel Hòa bình năm 1991 nói: "Thực sự là nguồn lực to lớn cho chúng tôi khi biết rằng Đài Á châu Tự do được thành lập và phát sóng với sự công bằng, khách quan nhằm thể hiện quan điểm, ý chí của của thế giới nói chung và người dân Miến Điện nói riêng."
Chỉ trích.
Tại Hoa Kỳ. | {
"split": 5,
"title": "Đài Á Châu Tự Do",
"token_count": 379
} |
128 | Title: Đài Á Châu Tự Do
Catharin Dalpino thuộc Viện Brookings, người từng phục vụ trong Bộ Ngoại giao của Clinton với tư cách là phụ tá Phó Bộ trưởng đặc trách về nhân quyền, đã gọi Đài Á Châu Tự Do là "một sự lãng phí tiền bạc". Bà nói: "Bất cứ nơi đâu nếu chúng ta cảm thấy như đang có một kẻ thù tư tưởng, chúng ta sẽ có ngay một Đài gì đó mang tên "Tự do"". Dalpino cũng nói rằng bà đã đọc qua các bài viết phát thanh của Đài Á Châu Tự Do và thấy cách tường thuật của đài là không khách quan. "Họ dựa quá nặng vào các tường thuật và về các người bất đồng chính kiến sống lưu vong. Nó không giống là tường thuật những gì đang xảy ra tại một quốc gia. Thường thường nó đọc giống như là một sách giáo khoa về dân chủ, điều đó cũng được, nhưng thậm chí đến cả một người Mỹ cũng sẽ nghĩ đó rất giống tuyên truyền.".
Tại Triều Tiên.
Năm 2014, một bản tin của Đài Á Châu Tự Do đã hay tin rằng Triều Tiên đang sử dụng một đạo luật ép buộc sinh viên phải cắt tóc giống nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Tuy nhiên, hãng tin AP khẳng định đây chỉ là "tin đồn giàu tính tưởng tượng". Hãng tin này phỏng vấn hàng loạt du khách từng đặt chân đến Bình Nhưỡng, họ nói không hề có dấu hiệu của "kiểu tóc Kim Jong-un" bị bắt buộc ở đây. Hướng dẫn viên du lịch Simon Cockerell của Koryo Tours, người chuyên đưa khách tham quan Triều Tiên cũng nói rằng: "chắc chắn không có đạo luật nào như thế, đây là sự bịa đặt" khi trả lời phỏng vấn của AP. AP nói rằng câu chuyện kiểu tóc ở Triều Tiên, cũng giống như hàng loạt những chuyện kỳ quái về Triều Tiên được truyền thông phương Tây đồn thổi, là trái với sự thật.
Tại Trung Quốc.
Theo một bản báo cáo của Ban Nghiên cứu Quốc hội ("Congressional Research Service") của Chính phủ Hoa Kỳ, các tờ báo Nhà nước của Trung Quốc đã có hàng loạt bài viết đưa tin rằng Đài Á Châu Tự Do là hoạt động phát thanh của Cục Tình báo Trung ương Hoa Kỳ.
Tại Việt Nam. | {
"split": 6,
"title": "Đài Á Châu Tự Do",
"token_count": 478
} |
129 | Title: Đài Á Châu Tự Do
tháng 9 năm 2015, đài RFA đã hủy hợp đồng với nhà báo, blogger người Việt hải ngoại Lê Diễn Đức, sau một số bình luận trên Facebook của ông về thất bại của Việt Nam Cộng hòa và những nỗ lực khôi phục lại chế độ này. Trong bài viết, Lê Diễn Đức viết: ""Cả hàng trăm ngàn quân lính trong tay, vũ khí xềnh xàng mà còn bị bộ đội Bắc Việt đánh cho tan tành, chạy chít chết, cuối cùng phải đầu hàng, thì vài chục người đi qua rừng núi Thái Lan dựng "chiến khu" với mục đích Đông Tiến, phục quốc chỉ là trò cười, ảo tưởng, chứ anh hùng cái nỗi gì"". Bình luận của ông khiến đài RFA hủy hợp đồng và xóa mục bài của ông sau đó 1 ngày. Sau khi bị huỷ hợp đồng, ông Lê Diễn Đức cho rằng RFA có quyết định vậy là do "bị áp lực dư luận rất nặng nề".
Tháng 3 năm 2015, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam (báo Nhân Dân) đã đăng một bài báo với tiêu đề "Về một "thần tượng" rác rưởi", trong đó có nói rõ việc RFA đã thổi phồng các tin tức và đưa lên các trang tin, diễn đàn của các thế lực thù địch với Việt Nam nhằm mục đích lùng sục, tạo dựng tiếng tăm cho những kẻ chống phá đất nước. Trang báo này cũng cho rằng "qua chuyện Nah Sơn và sự tung hô của BBC, RFA... có thể thấy nếu không tỉnh táo mà hoang tưởng, để bị kẻ xấu lôi kéo thì một người trẻ tuổi có thể sa ngã như thế nào. Cũng qua đây, BBC, RFA... đã tự chứng tỏ sự bất chấp liêm sỉ của các cơ quan truyền thông này. Ðáng nói hơn, khi phải dùng đến những thứ rác rưởi để chống phá Việt Nam, thì BBC, RFA... cũng đã tự chứng minh sự bất lực của họ."
Những nhà báo của Đài Á Châu Tự Do bị giam.
Tại Việt Nam.
Danh sách các cộng tác viên của Đài Á Châu Tự Do bị chính quyền Việt Nam giam cầm bao gồm: | {
"split": 7,
"title": "Đài Á Châu Tự Do",
"token_count": 471
} |
130 | Title: Đài Phát thanh - Truyền hình Hậu Giang
Đài Phát thanh - Truyền hình Hậu Giang (tiếng Anh: Hau Giang Radio - Television Station, viết tắt: HGTV) là một đài phát thanh - truyền hình trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang.
Hạ tầng phát sóng.
Sóng phát thanh.
Phát sóng truyền thanh trên tần số FM 89,6 MHz. Máy phát thanh FM 5KW, trụ ăngten cao 102 m. Đến tháng 6 năm 2022 đài đã nâng cấp máy phát thanh FM 10KW nâng cao vùng phủ sóng.
Phủ sóng tỉnh Hậu Giang, một phần thành phố Cần Thơ và các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang…
Sóng truyền hình.
Hệ thống truyền hình số mặt đất:
Hệ thống truyền hình cáp:
Nhạc Hiệu và lời Xướng.
Đầu buổi phát sóng mỗi ngày trên các kênh phát thanh của Đài đều có phát một đoạn nhạc không lời gọi là "nhạc hiệu" của Đài cùng một câu giới thiệu tên gọi và vị trí của Đài được gọi là "lời xướng" do các phát thanh viên gồm một nam và một nữ lần lượt đọc. Nhạc hiệu của Đài là bài "Tầm Vu" của nhạc sỹ Quốc Hương, được dùng từ khi thành lập Đài cho đến nay.
Đài hiệu từ năm 2004-nay.
<br> Buổi phát sóng thời sự nhạc hiệu và lời xướng sẽ khác đi một chút vẫn là do các phát thanh viên gồm một nam và một nữ lần lượt đọc. | {
"split": 0,
"title": "Đài Phát thanh - Truyền hình Hậu Giang",
"token_count": 315
} |
131 | Title: Đài Phát thanh - Truyền hình Khánh Hòa
Đài Phát thanh - Truyền hình Khánh Hòa (tiếng Anh: Khanh Hoa Radio - Television,
viết tắt KTV) là đơn vị trực thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa. Đài Phát thanh và Truyền hình Khánh Hòa là cơ quan báo chí của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Khánh Hòa. | {
"split": 0,
"title": "Đài Phát thanh - Truyền hình Khánh Hòa",
"token_count": 71
} |
132 | Title: Đài Phát thanh - Truyền hình Khánh Hòa
Đài Phát thanh và Truyền hình Khánh Hòa (KTV) là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa, được thành lập trên cơ sở hợp nhất Đài Phát thanh Khánh Hòa và Đài Truyền hình Nha Trang (năm 1994). KTV là cơ quan báo chí của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Khánh Hòa, có chức năng thông tin, tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; phổ biến các chỉ thị, nghị quyết và các nhiệm vụ của cấp ủy, chính quyền địa phương; phản ánh tâm tư, nguyện vọng, cổ vũ phong trào thi đua yêu nước của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Với thời gian trên 40 năm xây dựng và phát triển, KTV không ngừng lớn mạnh và phát triển; thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Cùng với việc tăng thời lượng phát sóng, KTV không ngừng đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, luôn đổi mới nâng cao chất lượng nội dung và hình thức thể hiện chương trình, mở rộng diện phủ sóng phục vụ tốt các nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ tỉnh, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng… và đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu thông tin giải trí, hưởng thụ văn hoá tinh thần của cán bộ, nhân dân tỉnh nhà. Thông qua hệ thống các trạm tiếp phát lại của KTV và 08 Đài Truyền thanh – Truyền hình các huyện, thị xã, thành phố và trên 137 đài truyền thanh cơ sở xã, phường, thị trấn. Hiện nay, sóng phát thanh và truyền hình KTV phủ trên 95% diện tích toàn tỉnh. Thời lượng phát sóng phát thanh (AM và FM) của KTV : 20 giờ 30 phút/ngày và tiếp sóng các kênh phát thanh FM và AM của Đài Tiếng nói Việt Nam. Thời lượng phát sóng truyền hình trên kênh KTV: 24 giờ/ngày và tiếp sóng các kênh truyền hình của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV1: 24 giờ/ngày; VTV2: 18 giờ/ngày; VTV3: 24giờ/ngày)"." Trung tâm truyền dẫn phát sóng được trang bị hệ thống tổng khống chế và sắp xếp chương trình tự động có khả năng phát sóng 24/24.Truyền dẫn chương trình KTV trên : Vệ tinh Vinasat 2, AVG, MyTV, SDTV, HTVC, VCTV, FPT Play, VTV Cáp Nha Trang, truyền hình cáp internet Viettel. Trực tuyến kênh truyền hình và phát thanh trên trang thông tin điện tử http://ktv.org.vn. Sau ngày 31.12.2017, KTV thực hiện phát sóng truyền hình số mặt đất chấm dứt phát sóng truyền hình Analog. | {
"split": 1,
"title": "Đài Phát thanh - Truyền hình Khánh Hòa",
"token_count": 599
} |
133 | Title: Đài Phát thanh - Truyền hình Khánh Hòa
Các kênh.
Truyền hình.
Thời lượng phát sóng trên KTV
Hoạt động.
Thông qua hệ thống các trạm tiếp phát của Đài Phát thanh - Truyền hình Khánh Hoà và 8 đài truyền thanh, truyền hình của các [[Huyện (Việt Nam)|huyện]], [[Thị xã (Việt Nam)|thị xã]], [[Thành phố (Việt Nam)|thành phố]] và trên 137 đài truyền thanh cơ sở xã, phường, thị trấn; hiện nay sóng phát thanh và truyền hình KTV phủ trên 95% diện tích toàn tỉnh.
Thời lượng phát sóng phát thanh (FM 106,5 MHz) của Đài Phát thanh - Truyền hình Khánh Hoà đạt 18/24h từ 5h30 đến 0h00 và tiếp sóng các kênh phát thanh FM và AM của [[Đài Tiếng nói Việt Nam]] (VOV1: 24/24h; VOV2: 19/24h; VOV3 24/24h). Thời lượng phát sóng truyền hình trên kênh KTV là 24/24h và tiếp sóng các kênh truyền hình của [[Đài Truyền hình Việt Nam]] ([[VTV1]] - [[VTV3]]: 24/24h)<ref name="http://ktv.org.vn/web/ktv/gioi-thieu">, KTV - Giới thiệu.</ref>.
Ngoài các chương trình [[tiếng Việt]], mỗi ngày đài còn có một bản tin [[tiếng Nga]], bản tin [[tiếng Anh]] và bản tin [[tiếng Pháp]] phục vụ cho khách du lịch và người nước ngoài sinh sống trên địa bàn tỉnh. Mỗi tháng 2 lần đài có 1 chương trình thời sự tổng hợp [[Tiếng Ra Glai|tiếng Raglai]] phục vụ cho người [[Người Ra Glai|Raglai]], nhóm dân tộc đông thứ hai tại [[Khánh Hòa]].
Liên kết ngoài.
[[Thể loại:Đài truyền hình ở Việt Nam|Khánh Hòa]]
[[Thể loại:Đài phát thanh Việt Nam]]
[[Thể loại:Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa]] | {
"split": 2,
"title": "Đài Phát thanh - Truyền hình Khánh Hòa",
"token_count": 461
} |
134 | Title: Đài Phát thanh - Truyền hình Vĩnh Long
Đài Phát thanh – Truyền hình Vĩnh Long (tiếng Anh: Vinh Long Radio - Television Station, viết tất: THVL) là đài phát thanh - truyền hình trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long. Đài được rất nhiều khán giả tại miền Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ (trong đó có Thành phố Hồ Chí Minh) yêu thích với các chương trình giải trí và phim truyện hấp dẫn. Đây là nhà đài lớn nhất ở khu vực Tây Nam Bộ và là top 3 đài truyền hình có chỉ số đánh giá cao nhất cả nước bên cạnh VTV và HTV. Từ năm 2020, đài trở thành "Đơn vị Anh hùng Lao động".
Hạ tầng phát sóng.
Sóng truyền hình.
Trên sóng truyền hình, Đài Truyền hình Vĩnh Long phát sóng 24/24h hàng ngày trên các kênh sóng THVL1, THVL2, THVL3, THVL4.
Sóng phát thanh.
Trên sóng phát thanh, Đài hiện đang phát sóng 24/24h hàng ngày trên sóng FM.
Trang thông tin điện tử.
Khai thác các nguồn thông tin được chọn lọc như khoa giáo, giải trí, khoa học, xã hội, kỹ thuật công nghệ, tin trong nước.
Bê bối.
Một số chương trình tin tức, phóng sự của Đài Phát thanh - Truyền hình Vĩnh Long đã nhiều lần đưa ra những thông tin mang tính chất quy chụp, một chiều và sai sự thật.
Chương trình "Lời cảnh báo" kỳ 385 được chiếu trên THVL1 vào tháng 8 năm 2017 có nói lên về hàng loạt mặt trái của anime, khía cạnh ecchi được khai thác khá mạnh. Nhưng khi đưa ra ví dụ về việc trong anime có ecchi, Đài đã đưa hẳn cả một bộ hentai lên màn hình và đánh đồng đây là anime. Chỉ vài giờ sau khi video được đăng tải, hàng loạt fan anime và người dùng Facebook đã mở một cuộc tổng tấn công vào Facebook của Đài với mục đích là để ép Đài phải có lời xin lỗi với hàng loạt fan anime tại Việt Nam. Ngoài ra, do bị spam quá nhiều vào phần bình luận, Đài đã phải tắt tính năng đánh giá do nhận quá nhiều đánh giá 1 sao. Sau đó thì Đài đã xóa video nói trên. | {
"split": 0,
"title": "Đài Phát thanh - Truyền hình Vĩnh Long",
"token_count": 465
} |
135 | Title: Đài Phát thanh - Truyền hình Vĩnh Long
Chương trình "Câu chuyện cuộc sống" với chủ đề "Game nhiệm vụ cướp của giết người - Giải trí hay cổ xúy phạm pháp" phát sóng trên THVL1 ngày 2 tháng 8 năm 2018 cho rằng những tựa game sinh tồn, trong đó có PlayerUnknown's Battleground (hay còn được gọi tắt là PUBG) và Minecraft là "có khuynh hướng bạo lực". Sau khi video lên sóng đã nhận rất nhiều chỉ trích từ cộng đồng game thủ. Sau đó, Đài đã tự xóa video. Tuy nhiên, vào tháng 5 năm 2019, Đài lại đăng tiếp một video với tiêu đề "Nghiện game online còn khó cai hơn nghiện ma túy". Video này cũng bị xóa sau khi nhận số lượng dislike lớn trên YouTube. | {
"split": 1,
"title": "Đài Phát thanh - Truyền hình Vĩnh Long",
"token_count": 171
} |
136 | Title: Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc
Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc (giản thể: 中国国际广播电台, phồn thể: 中國國際廣播電臺, phanh âm: "Zhōngguó guójì guǎngbō diàntái"; Hán-Việt: Trung Quốc quốc tế quảng bá điện đài) là đài phát thanh đối ngoại cấp quốc gia duy nhất của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, đồng thời là một trong hai mạng lưới đài phát thanh có tính toàn quốc của Trung Quốc (Đài còn lại là Đài Phát thanh Nhân dân Trung ương. Tôn chỉ làm việc của Đài là "Tăng thêm sự hiểu biết và tình hữu nghị giữa nhân dân Trung Quốc và nhân dân thế giới". Tiền thân của Đài là Đài Phát thanh Bắc Kinh.
Lịch sử.
Lúc đầu Đài này là hệ phát thanh đối ngoại của Đài Phát thanh Tân Hoa Diên An (nay là Đài Phát thanh Nhân dân Trung ương). Những năm đầu thập niên 1940, Trung Quốc đang trong thời kỳ kháng chiến chống Nhật Bản. Để tuyên truyền kháng chiến chống Nhật, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thành lập Đài Phát thanh Tân Hoa tại Diên An miền Tây Bắc để giới thiệu tình hình trong và ngoài nước lúc bấy giờ, cũng như kêu gọi các giới trong và ngoài nước cùng chung sức kháng Nhật. Ngày 3 tháng 12 năm 1941, chương trình đầu tiên của Đài đã lên sóng. Thời kỳ mới thành lập mỗi ngày chỉ có 15 phút phát thanh bằng tiếng Nhật. Phát thanh viên đầu tiên là nữ chiến sĩ chống phát xít đã quá cố Hara Kiyoshi. Phòng thu thanh lúc bấy giờ hang động đơn sơ, công suất phát sóng chỉ có 300 watt. Hara Kiyoshi đã giới thiêu với người dân Nhật Bản về sự thật của cuộc kháng chống Nhật của nhân dân Trung Quốc, có sức thuyết phục và tác động mạnh tới rất nhiều người. Nhiều vị chuyên gia Nhật đến làm việc cho Đài sau này đã từng tham gia đội quân Nhật Bản xâm lược Trung Quốc năm xưa. Trong đó có người đầu hàng phía Trung Quốc, có người thì đào ngũ chạy sang phía Trung Quốc. Về sau, ngày 3 tháng 12 năm 1941 được xác định là ngày mở dầu cho sự nghiệp phát thanh đối ngoại của Trung Quốc. | {
"split": 0,
"title": "Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc",
"token_count": 477
} |
137 | Title: Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc
Sau khi cuộc kháng chiến chống Nhật kết thúc vào năm 1945, Quốc dân Đảng đã từ chối thành lập chính phủ liên hiệp với Đảng Cộng sản Trung Quốc, đồng thời mở cuộc tấn công Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trong tình hình chiến tranh, Đài Phát thanh Tân Hoa Diên An vừa phát thanh vừa di chuyển. Đầu năm 1947 đã rời đến huyện Thiệp tỉnh Hà Bắc gần Bắc Kinh. Tháng 9 cùng năm, Đài Phát thanh Tân Hoa Diên An mở chương trình phát thanh tiếng Anh.
Lúc lên chương trình tiếng Anh, công suất của Đài đã nâng lên đến 10 kilowatt, nhờ đó các nước Đông Nam Á... đã có thể nghe rõ chương trình. Qua chương trình, thế giới bên ngoài có thể tìm hiểu tình hình ở Trung Quốc.
Năm 1949, Đài Phát thanh Tân Hoa Diên An dời lên Bắc Kinh, đổi tên là Đài Phát thanh Tân Hoa Bắc Kinh. Tháng 6 năm 1949, trước khi thành lập nước Trung Hoa mới, Đài rời đến Bắc Kinh đã mở thêm chương trình phát thanh Hoa ngữ, thông qua chương trình phát thanh ba phương ngữ tiếng Triều Châu, tiếng Quảng Châu và tiếng Mân Nam phục vụ thính giả miền nam và khu vực Đông Nam Á. Năm 1949, nước Trung Hoa mới thành lập, tại lễ chào mừng thành lập nước Trung Hoa mới, nữ phát thanh viên Đinh Nhất Lan đảm nhiệm người dẫn chương trình phát thẳng tại thành lầu Thiên An Môn. Về sau bà trở thành Giám đốc Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc. Sau đó, Đài Phát thanh Tân Hoa Diên An cũng chuyển về Thủ đô Bắc Kinh, qua vài lần đổi tên, trở thành Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc (CRI) hiện nay. Ngày 10 tháng 4 năm 1950, đài phát thanh đối ngoại của Trung Quốc bắt đầu sử dụng lời xướng tiếng Anh "This's Radio Peking" (Đây là Đài Phát thanh Bắc Kinh) phát vào đầu mỗi buổi phát thanh bằng các thứ tiếng, nhạc nền là bài "Đông phương hồng". Tháng 4 năm đó, để giới thiệu với khu vực Đông Nam Á về thực trạng của nước Trung Quốc mới, Đài Phát thanh Bắc Kinh đồng thời mở thêm chương trình phát thanh bằng tiếng Việt, tiếng Thái, tiếng Indonesia và tiếng Miến. | {
"split": 1,
"title": "Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc",
"token_count": 472
} |
138 | Title: Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc
Sau đó Đài còn mở thêm chương trình phát thanh bằng tiếng Ba Tư, tiếng Ả Rập, tiếng Swahili, tiếng Tây Ban Nha, v.v. Trong lúc này, thời lượng phát thanh hằng ngày của chương trình tiếng Anh phục vụ các khu vực châu Âu, Bắc Mỹ cũng như các khu vực sử dụng tiếng Anh khác trên thế giới cũng không ngừng tăng.
Đến năm 1965, Đài đã phát thanh bằng 27 thứ tiếng nước ngoài cùng tiếng phổ thông Trung Quốc và 4 thứ tiếng địa phương Trung Quốc. Đài có một trạm tiếp sóng ở Albania. Đến giữa thập niên 1970, chương trình phát thanh đối ngoại của Đài dã lên tới 43 thứ tiếng.
Vào cuối thập niên 70 thế kỷ trước, Trung Quốc bắt đầu thực hiện cải cách mở cửa, điều này đã tạo điều kiện cho sự phát triển lớn mạnh của CRI. CRI đã mạnh dạn cải cách về mặt quan niệm truyền thông, nội dung chương trình, phong cách phát thanh v.v. Giám đốc đài lúc bấy giờ là Đinh Nhất Lan dẫn đoàn đại biểu đến Mỹ, Đức và Nam Mỹ khảo sát, làm công việc chuẩn bị cho mở cơ quan thường trú tại nước ngoài.
Kể từ năm 1980, Đài đã bắt đầu lần lượt thành lập cơ quan thường trú ở nước ngoài. Cơ quan thường trú sớm nhất là ở Tokyo và Beograd. Những sự kiện quan trọng xảy ra trên thế giới đều được các phóng viên đưa tin cập nhật từ hiện trường.
Sau cải cách mở cửa, người nước ngoài đến Trung Quốc ngày một nhiều. Để giúp họ có thẻ kip thời hiểu biết chính sách đối với trong nước và ngoài nước, cũng như tạo tiện lợi cho công tác và học tập của những người làm công tác khoa học kỹ thuật, văn hóa giáo dục, những người tiếp xúc với người nước noài, thanh niên, học sinh... năm 1984 Đài lần đầu tiên mở chương trình phát thanh tiếng Anh tại khu vực Bắc Kinh. | {
"split": 2,
"title": "Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc",
"token_count": 407
} |
139 | Title: Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc
Từ năm 1987, Đài lần lượt xây dựng quan hệ truyền tiếp sóng hoặc nghiệp vụ thuê kênh với đài phát thanh của mười mấy nước và khu vực như châu Âu, Canada, Brasil, Cuba, Mỹ... truyền tiếp sóng các chương trình phát thanh bằng 20 thứ tiếng tới các vùng Bắc Mỹ, Mỹ Latinh, châu Âu, châu Phi và Tây Á. Ngoài ra Đài còn xây dựng quan hệ truyền tiếp sóng hoặc trao đổi chương trình với đài phát thanh, đài truyền hình của rất nhiều nước và khu vực trên thế giới.
Cuối năm 1998, trang thông tin điện tử Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc - "Quốc tế trực tuyến" (国际在线 "Quốc tế tại tuyến") - chính thức ra tuyên bố hiện đã phát triển thành cụm mạng thông tin đa phương tiện với nhiều thứ tiếng gồm các mạng thời sự Trung văn, mạng người Hoa toàn cầu, mạng truyền hình CRI, mạng tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Triều Tiên, tiếng Pháp,tiếng Nga, tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Nhật cấu thành. Năm 2000, "Quốc tế trực tuyến" được chính phủ Trung Quốc công nhận là một trong 5 mạng thời sự quan trọng của quốc gia. Ngày 13 tháng 7 năm 2005, "Quốc tế trực tuyến" mở đài phát thanh trực tuyến Internet Radio phát bằng tiếng phổ thông Hán ngữ, tiếng Anh, tiếng Đức và tiếng Nhật. Nội dung chương trình do bốn loại tiết mục lớn tin tức, trò chuyện, âm nhạc và dạy ngoại ngữ cấu thành.
Năm 1999, Tổng cục Phát thanh, Điện ảnh và Truyền hình Quốc gia Trung Quốc đã phê chuẩn Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc xây dựng và cung cấp chương trình truyền hình thời sự quốc tế cho các Đài truyền hình địa phương trong cả nước. Tháng 10 cùng năm, Đài đã truyền chương trình thời sự quốc tế cho cả nước qua vệ tinh thông tin châu Á-2. Chương trình truyền hình chủ yếu của Đài gồm các chuyên mục: Thế giới ngày nay, Vòng quanh thế giới, Kinh tế toàn cầu, Tạp chí thời sự toàn cầu, Công nghệ thông tin thông tịn toàn cầu, Tuần báo quốc tế vân vân. | {
"split": 3,
"title": "Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc",
"token_count": 454
} |
140 | Title: Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc
Ngày 27 tháng 2 năm 2006, Đài FM đầu tiên mở ở nước ngoài của Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc - Đài FM Nairobi Kenya (CRI 91,9FM) - lên sóng. Ngày 19 tháng 11 năm 2006, Đài FM Viêng Chăn Lào (FM93) của Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc lên sóng. Chủ tịch nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và Chủ tịch nước Lào Chú-ma-lị Say-a-sỏn cùng tham gia nghi thức mở sóng.
Chương trình cải cách của CRI đã nhận được phản hồi tốt. Tạp chí "Thu nghe" của Đức coi sự thay đổi chương trình tiếng Đức của CRI là "làn gió mới mẻ đến từ Trung Quốc xa xôi", và coi đài là "đài được người dân yêu thích".
Ngày 1 tháng 2 năm 2011, CRI lại khai trương đài FM Milan tại Milan, đô thị thời thượng Italia, chương trình mang phong cách nhẹ nhàng, thời thượng. Rất nhiều thính giả phản hồi, chương trình đã giúp họ hiểu biết hơn về Trung Quốc, về sau nhất định đến thăm Trung Quốc.
Hiện nay, CRI đã mở 32 cơ quan thường trú trên phạm vi toàn cầu, và sẽ xây dựng 8 Trung tâm thường trú tại khu vực châu Phi, Trung Đông, châu Âu, châu Mỹ trong 10 năm tới. Là phương tiện truyền thông của một nước đang phát triển, CRI sẽ đưa tin về sự biến đổi mới và tình hình mới của khắp nơi trên thế giới một cách toàn diện và sâu sắc hơn.
Tính đến ngày 1/6 năm 2011, CRI đã thành lập 60 đài FM trên toàn thế giới, hàng ngày phát sóng với thời lượng 1200 tiếng đồng hồ, đã đáp ứng nhu cầu tìm hiểu Trung Quốc cho thính giả hải ngoại.
Do sức ảnh hưởng quốc tế không ngừng nâng cao, không ít người trong ngành truyền thông quốc tế cũng đến đài quốc tế làm việc, chẳng hạn như cựu phát thanh viên BBC Su-san Osman, hình thức chương trình của CRI cũng ngày càng phong phú đa dạng. Phó Chủ nhiệm Trung tâm phát thanh hoàn cầu tiếng Anh Lý Bồi Xuân nói, khi xảy ra sự kiện quốc tế lớn, CRI đều đưa tin bằng tiếng Anh trong thời gian nhanh nhất. | {
"split": 4,
"title": "Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc",
"token_count": 476
} |
141 | Title: Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc
Nhằm thực hiện truyền thông quốc tế hiệu quả hơn, CRI không ngừng mở rộng hình thức phương tiện mới. Hiện nay, bạn chỉ cần kích nhẹ vào con chuột máy tính, đăng nhập trang web CRI Online là có thể truy cập những chương trình mới nhất và thông tin cập nhật nhất của CRI.
Đầu năm 2011, CRI còn tiếp tục tổ hợp tài nguyên, thành lập CIBN, Đài phát thanh truyền hình In-tơ-nét của CRI. Đây là tập đoàn truyền thông cỡ lớn tập hợp chương trình nghe nhìn In-tơ-nét, phát thanh truyền hình điện thoại di động, IPTV, truyền hình In-tơ-nét v.v. Giám đốc CRI Vương Canh Niên nêu rõ, điều này đánh dấu CRI có 70 năm lịch sử đã bước vào thời đại phương tiện mới.
Hiện nay, CRI có thể truyền tải thông tin tới toàn thế giới bằng 61 thứ tiếng, là cơ quan truyền thông quốc tế với số lượng ngoại ngữ nhiều nhất thế giới.
Ngôn ngữ.
Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc có các chương trình truyền thông bằng các ngôn ngữ sau:
(Nguồn: http://www.chinabroadcast.cn)
Tiết mục.
Nội dung phát thanh bao gồm tin tức, thời sự và các tiếng mục chuyên đề về chính trị, văn hóa, khoa học-kỹ thuật. Ở trong nước còn có HIT FM, EASY FM, Hệ phát thanh tin tức toàn cầu và kênh truyền hình có thu phí Kỳ quan toàn cầu.
Trên trang mạng "Quốc tế trực tuyến" của Đài, khán thính giả có thể đọc và thu nghe trực tuyến các chương trình của Đài bằng 43 văn tự và 48 thứ tiếng. Người truy cập vào "Quốc tế trực tuyến" đến từ hơn 160 quốc gia và vùng lãnh thổ
Đài Phát thanh quốc tế Trung Quốc hiện có ba tờ báo là: "Thời sự thế giới" xuất bản bằng tiếng Trung, "Người đưa thư" xuất bản bằng tiếng Anh và báo "Tin tức và hồi âm" xuất bản bằng tiếng Đức.Ngoài ra Đài còn có nhà xuất bản và công ty phát hành các ấn phẩm băng đĩa nghe nhìn.
Chương trình tiếng Việt.
Lịch sử ban tiếng Việt Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc. | {
"split": 5,
"title": "Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc",
"token_count": 484
} |
142 | Title: Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc
Ban tiếng Việt Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc được thành lập vào năm 1950. Trong nửa thế kỷ qua, ban tiếng Việt luôn luôn lấy việc giúp đỡ nhân dân Việt Nam hiểu biết hơn về Trung Quốc cũng như thắt chặt mối tình hữu nghị lâu đời giữa nhân dân hai nước Trung Việt làm trung tâm và tôn chỉ của mình.
Chương trình phát thanh của Ban tiếng Việt là chương trình tổng hợp. Ngoài phần thời sự, bản tin Trung Quốc, bản tin quốc tế ra, còn có những chuyên đề như: Đời sống kinh tế, Đời sống xã hội, cùng những tiết mục mang tính chất kiến thức, thưởng thức và phục vụ như: Đọc truyện... Ngoài ra, Ban tiếng Việt còn thường xuyên tổ chức các cuộc thi với chủ đề khác nhau hoặc dàn dựng những chương trình đặc biệt mừng Tết Nguyên Đán hàng năm.
Chương trình phát thanh của Ban tiếng Việt được thực hiện qua máy phát sóng với công suất lớn 200 nghìn oát, diện phủ sóng rộng, hiệu quả thu nghe tốt, trung bình mỗi năm nhận được khoảng 10 nghìn bức thư của thính giả trên khắp mọi miền đất nước Việt Nam. | {
"split": 6,
"title": "Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc",
"token_count": 241
} |
143 | Title: Đài Tiếng nói Việt Nam
Đài Tiếng nói Việt Nam (, viết tắt: VOV), là đài phát thanh quốc gia trực thuộc Chính phủ Việt Nam, có nhiệm vụ "tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, Quốc hội, nhằm góp phần nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân".
Hiện tại, VOV chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông với bốn loại hình truyền thông chính là phát thanh, truyền hình, báo in giấy và báo điện tử trực tuyến.
Quá trình thành lập.
Bối cảnh lịch sử.
Từ cuối năm 1944 đến đầu năm 1945, khi Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc, phe phát xít bị diệt vong. Mâu thuẫn giữa Nhật và Pháp ở Đông Dương ngày càng căng thẳng, chờ thời cơ bùng nổ. Trong bầu không khí ấy, ở Việt Nam báo chí chưa đủ mạnh để nói rõ cho nhân dân thế giới biết thực trạng ở Việt Nam. Cả Đông Dương lúc đó chỉ có một số hãng Radio tư nhân nhỏ lẻ như Sindex Hải Phòng, Jai den xeniro, Siranoyoru ở Sài Gòn dùng để quảng cáo, thương mại nhưng hoàn toàn chưa có Đài Phát thanh Quốc gia.
Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Hồ Chí Minh đã chỉ thị cho Võ Nguyên Giáp – Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Trần Huy Liệu – Bộ trưởng Bộ thông tin truyền thông phục vụ cách mạng, đặc biệt gấp rút thành lập một Đài Phát thanh Quốc gia. Ông Xuân Thủy, Ủy viên Ủy ban Cách mạng lâm thời Bắc Bộ được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện.
Nhạc hiệu và lời xướng.
Đầu các chương trình thời sự và đầu buổi phát sóng mỗi ngày trên các kênh phát thanh của Đài đều có phát một đoạn nhạc không lời gọi là "nhạc hiệu" của Đài cùng một câu giới thiệu tên gọi và vị trí của Đài được gọi là "lời xướng" do các phát thanh viên gồm một nam và một nữ lần lượt đọc. Nhạc hiệu của Đài là bài Diệt phát xít của Nguyễn Đình Thi, được dùng từ khi thành lập Đài cho đến nay.
Lời xướng của Đài dùng từ buổi phát thanh đầu tiên (7 tháng 9 năm 1945) đến ngày 1 tháng 7 năm 1976 (do Nguyễn Văn Nhất và Dương Thị Ngân thể hiện): | {
"split": 0,
"title": "Đài Tiếng nói Việt Nam",
"token_count": 490
} |
144 | Title: Đài Tiếng nói Việt Nam
Lời xướng dùng từ ngày 2 tháng 7 năm 1976 đến nay (do Hà Phương và Hoàng Yến thể hiện):
Các loại hình truyền thông đa phương tiện.
Truyền hình.
Buổi phát sóng truyền hình đầu tiên của Đài Tiếng nói Việt Nam diễn ra vào tối 7 tháng 9 năm 1970. Năm 1971, Đài Tiếng nói Việt Nam thành lập Ban biên tập Vô tuyến truyền hình (tiền thân của Đài Truyền hình Việt Nam). Ngày 19 tháng 5 năm 1980, Ban biên tập Vô tuyến truyền hình tách khỏi Đài Tiếng nói Việt Nam, chuyển thành Đài Truyền hình Trung ương, đến năm 1987 thì đổi tên thành Đài Truyền hình Việt Nam. Ngày 7 tháng 9 hàng năm được chọn là ngày thành lập Đài Truyền hình Việt Nam
Đài Tiếng nói Việt Nam hiện có:
Báo chí.
Từ ngày 2 tháng 11 năm 1998 (thời điểm báo "Tiếng nói Việt Nam" phát số in đầu tiên) cho đến nay, có hai loại báo chí chính thức là báo điện tử trực tuyến và báo in giấy:
Cơ cấu tổ chức.
Các phòng, ban trực thuộc.
Khối Cơ quan thường trú.
Cơ quan thường trú trong nước:
Cơ quan thường trú nước ngoài:
Tranh cãi.
Đưa tin sai.
Sáng 19 tháng 1 năm 2021, trên fanpage truyền hình VOV đã đăng thông tin nhạc sĩ Trần Tiến qua đời sau thời gian dài chiến đấu với bệnh ung thư vòm họng. Thông tin này khiến gia đình ông, kể cả bản thân Trần Tiến ngỡ ngàng và bức xúc trước thông tin thất thiệt được lan truyền: "Từ sáng giờ tôi nhận được rất nhiều cuộc điện thoại từ mọi người. Tôi cũng bất ngờ, tôi chưa chết mà sao lại rủa cho tôi chết? Sau khi sự việc xảy ra, trang Fanpage chính thức của đài đã gửi lời xin lỗi chính thức tới nhạc sĩ.
Báo điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam bị tấn công mạng. | {
"split": 1,
"title": "Đài Tiếng nói Việt Nam",
"token_count": 401
} |
145 | Title: Đài Tiếng nói Việt Nam
Sáng ngày 12 tháng 6 năm 2021, khi Báo Điện tử VOV đã công khai đăng hai bài báo với tựa đề "Không thể cho mình quyền xúc phạm bất kỳ ai trên mạng" và “"Bà Phương Hằng với các livestream lệch chuẩn: Đã đến lúc cần xử lý nghiêm"”, nhiều người đã phản ứng dữ dội với lý do "thông tin trong bài phiến diện một chiều, không đứng ra tấn công các nghệ sĩ sai phạm, lừa đảo người dân mà đứng ra công kích người vạch trần những hành vi sai phạm như vậy". Nghi ngờ có tính chất lợi ích nhóm ở đây, đến trưa cùng ngày, toàn bộ các nền tảng xã hội của báo trên Google, Facebook bị "khủng bố" bằng các bình luận đe dọa, công kích, kêu gọi tẩy chay... Sau đó, các fanpage khác của VOV1, VOV2, Kênh truyền hình VOV… cũng liên tiếp nhận hàng trăm bình luận tương tự. Các phóng viên thực hiện loạt bài này cũng bị hàng loạt tài khoản nặc danh gửi tin nhắn công kích, đe dọa. Không dừng lại ở đó, một số người còn dò tìm số điện thoại, mạng xã hội của vợ hoặc chồng phóng viên VOV để công kích dưới dạng tin nhắn.
Đến sáng 13 tháng 6, báo điện tử VOV bị tấn công mạng khiến cho việc truy cập vào địa chỉ vov.vn rất khó khăn, chập chờn. Đến 13 giờ cùng ngày, Báo Điện tử VOV đã bị tấn công mạng khiến bạn đọc không thể truy cập trong nhiều giờ sau đó.
Ngay sau đó, VOV đã khẩn cấp liên hệ với các đơn vị chức năng của Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông để phối hợp giải quyết, xử lý những sai phạm của các đối tượng quá khích khi cố tình tấn công các nền tảng kỹ thuật của một cơ quan truyền thông quốc gia.
Vinh danh.
Trải qua hơn 70 năm kể từ lúc hình thành, Đài Tiếng nói Việt Nam đã được Nhà nước Việt Nam tặng thưởng những huân chương và danh hiệu cao quý: | {
"split": 2,
"title": "Đài Tiếng nói Việt Nam",
"token_count": 445
} |
146 | Title: Đài Truyền hình Việt Nam
Đài Truyền hình Việt Nam (, viết tắt: VTV) là đài truyền hình quốc gia thuộc sở hữu của Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đài chịu sự quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông, có nhiệm vụ "tuyên truyền đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và Quốc hội, góp phần giáo dục, nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân". Tuy không phải là đài truyền hình đầu tiên của Việt Nam, nhưng đây được coi là đài truyền hình lớn và uy tín nhất của Việt Nam với 11 kênh truyền hình quảng bá và hệ thống kênh truyền hình cáp được phủ sóng toàn quốc, phát sóng chủ yếu các chương trình tin tức, phim tài liệu, khoa học, giáo dục xã hội, hài kịch, thể thao, giải trí và chính kịch.
VTV hiện đã phủ sóng được qua rất nhiều nền tảng khác nhau, phát sóng không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước như Lào, Trung Quốc, Thái Lan... và các nước trên thế giới qua vệ tinh và các ứng dụng xem trực tuyến của Đài.
Tên gọi.
Tên viết tắt chính thức của Đài Truyền hình Việt Nam là VTV, được sử dụng từ năm 1990. 3 chữ cái in hoa VTV đè lên nhau được dùng làm biểu tượng của Đài từ năm 1995, lần lượt được thể hiện bằng 3 màu đỏ, xanh lá, xanh lam, tượng trưng cho 3 màu cơ bản trên màn hình máy truyền hình màu. Biểu trưng này đã được thiết kế lại vào các năm 2010 và 2012. VTV là viết tắt tên gọi tiếng Anh của "Vietnam Television" và cũng là viết tắt tên gọi tiếng Việt của "Vô tuyến Truyền hình Việt Nam".
Lịch sử.
Thành lập trong chiến tranh (1945–1975).
Cách mạng tháng Tám thành công, Chính phủ Lâm thời đã thành lập Bộ phận Điện ảnh và Nhiếp ảnh thuộc Bộ thông tin - Tuyên truyền; hoạt động chủ yếu của bộ phận này là tổ chức đoàn chiếu phim lưu động chiếu ở những nơi công cộng và lập toa xe điện ảnh đi chiếu phim dọc quốc lộ 1 từ bắc vào nam bằng một máy chiếu Débri 16 mm và hai bộ phim tài liệu về phái đoàn Phạm Văn Đồng tại Pháp do Việt kiều gửi về. | {
"split": 0,
"title": "Đài Truyền hình Việt Nam",
"token_count": 482
} |
147 | Title: Đài Truyền hình Việt Nam
Năm 1953, tại chiến khu Việt Bắc, chính phủ thành lập Doanh nghiệp quốc gia chiếu bóng và chụp ảnh, nhưng các nhà làm phim thời kỳ này mới sản xuất được các phim tài liệu ngắn, như Giữ làng giữ nước (1953), Điện Biên Phủ (1954). Năm 1956, Xưởng phim thời sự tài liệu tách khỏi Xưởng phim Việt Nam và đến năm 1989 thì đổi tên thành Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương (DSF).
Từ giữa năm 1965, Mỹ đã tăng cường phạm vi tuyên truyền bằng cách xây dựng một hệ thống các đài truyền hình để tuyên truyền cho bản thân và Chính quyền Sài Gòn. Để ứng phó, từ năm 1967, Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) đã bắt đầu chuẩn bị cho việc thành lập một đài truyền hình đại diện cho miền Bắc, nhà báo Trần Lâm lúc đó đang là giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam đã ký hiệp định hợp tác với Viện Phát thanh Truyền hình Cuba, 18 nhân viên của Đài Tiếng nói Việt Nam đã được đào tạo sang Cuba để học tập các khâu làm truyền hình tại Việt Nam. Năm 1968, Xưởng phim Vô tuyến truyền hình được thành lập, có nhiệm vụ sản xuất phim vô tuyến truyền hình (16 mm) để gửi cho các đài truyền hình nước ngoài tuyên truyền về cuộc chiến đấu và xây dựng đất nước tại Việt Nam.
Ngày 7 tháng 9 năm 1970, Đài Tiếng nói Việt Nam đã phát sóng tín hiệu truyền hình đầu tiên, sang năm 1971 thì thành lập Ban biên tập Vô tuyến truyền hình. Ngày 30 Tết Tân Hợi (27 tháng 1 năm 1971), VOV phát chương trình truyền hình đầu tiên, gọi là "chương trình truyền hình thử nghiệm" phục vụ khán giả Hà Nội. Ban đầu truyền hình phát mỗi tuần 3 tối, mỗi tối 2 tiếng đồng hồ. Đến năm 1972, việc phát sóng bị gián đoạn do chiến sự leo thang và Đài Tiếng nói Việt Nam bắt buộc phải sơ tán. Năm 1973, Đài Tiếng nói Việt Nam phát sóng chương trình đầu tiên trên màn hình đen trắng. Năm 1975, Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Giải phóng A đã cùng Đài giải phóng B Đông Nam Bộ đã tiếp quản toàn bộ hệ thống phát thanh, truyền hình của chế độ Sài Gòn để lại.
Phát triển trong hòa bình (1976–nay). | {
"split": 1,
"title": "Đài Truyền hình Việt Nam",
"token_count": 477
} |
148 | Title: Đài Truyền hình Việt Nam
Năm 1976, Trung tâm Truyền hình được xây dựng tại Giảng Võ; năm 1977, Ban biên tập Vô tuyến truyền hình tách khỏi Đài Tiếng nói Việt Nam, thành lập Đài Truyền hình Trung ương và chuyển trụ sở tới đây. Cuối những năm 1970, đài đã bắt đầu phát sóng các chương trình truyền hình màu (hệ SECAM) với thời lượng giới hạn nhằm mục đích thử nghiệm, đào tạo đội ngũ và phục vụ một số lượng ít các máy thu hình màu hiện có vào thời điểm đó. Trong giai đoạn này, đài chuyển dần từ phát sóng đen-trắng sang phát sóng truyền hình màu, đồng thời xây dựng Đài Tiếp vận Tam Đảo để phủ sóng toàn miền Bắc và hỗ trợ xây dựng các đài truyền hình địa phương.
Năm 1987, Đài Truyền hình Trung ương đổi tên thành Đài Truyền hình Việt Nam. Năm 1990, đài bắt đầu phát sóng kênh truyền hình thứ hai, từ đây kênh được chia thành VTV1 và VTV2. Ngày 4 tháng 2 năm 1991, kênh VTV1 bắt đầu được phát sóng trên vệ tinh Stationar 13 với thời lượng 5 giờ mỗi ngày để các đài địa phương thu phát lại trên phạm vi toàn quốc.
Kênh VTV3 được thành lập năm 1996, đến năm 1998 kênh được phát sóng qua vệ tinh đến các địa phương trên toàn quốc. Các kênh VTV4, VTV5 (cùng các kênh khu vực), VTV6, VTV7, VTV8, VTV9, VTV Cần Thơ bắt đầu lên sóng lần lượt trong các năm sau đó.
VTV3 là kênh đầu tiên được phát sóng theo chuẩn HD từ năm 2013, các kênh còn lại cũng lần lượt được nâng chuẩn phát sóng vào những năm tiếp theo. Từ năm 2016 đến nay, các kênh đều được phát sóng dưới hai tín hiệu SD và HD song song. Từ ngày 1 đến 7 tháng 1 năm 2020, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện đồng bộ biểu trưng luồng kênh SD và HD cho tất cả các kênh (ngoại trừ kênh VTV5 Tây Nam Bộ và VTV5 Tây Nguyên). Đến ngày 8 tháng 1 năm 2020, các kênh từ VTV1 đến VTV7 và VTV9 từ 10 tháng 1 cùng năm (trừ VTV8) đã trở lại phát song song 2 tín hiệu SD và HD với biểu trưng riêng biệt, trước khi chính thức thực hiện đồng bộ hai luồng kênh một lần nữa vào ngày 1 tháng 11 năm 2022. | {
"split": 2,
"title": "Đài Truyền hình Việt Nam",
"token_count": 512
} |
149 | Title: Đài Truyền hình Việt Nam
Cũng trong giai đoạn này, với tư cách là đơn vị truyền hình chủ nhà, đài đã thực hiện nhiều chương trình về những sự kiện quan trọng của đất nước, như Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2003 (tổ chức truyền hình trực tiếp trên bốn kênh VTV1, VTV2, VTV3 và VTV4), Hội nghị APEC các năm 2006 và 2017, hay Hội nghị thượng đỉnh Triều Tiên – Hoa Kỳ tại Hà Nội 2019. Ngày 30 tháng 4 năm 1995 đánh dấu lần đầu tiên VTV thực hiện cuộc truyền hình trực tiếp một sự kiện chính trị – lịch sử quan trọng với lễ kỷ niệm 20 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất Đất nước.
Cơ cấu tổ chức.
Đài Truyền hình Việt Nam đóng vai trò cơ quan truyền thông chủ lực trực thuộc nhà nước, dưới sự đồng quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông về báo chí, trực thuộc Chính phủ Việt Nam. Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo quy định. Đài Truyền hình Việt Nam có quan hệ với các đài truyền hình trực thuộc tỉnh và thành phố do chính quyền địa phương điều hành.
Ban Giám đốc.
Tổng Giám đốc
Những phóng viên, biên tập viên và người dẫn chương trình tiêu biểu.
Dưới đây là danh sách những phóng viên, biên tập viên và người dẫn chương trình tiêu biểu của Đài Truyền hình Việt Nam.
Lưu ý: Những người dẫn Thời tiết không được tính vào danh sách này.
Các kênh truyền hình.
Các kênh truyền hình quảng bá.
Vào đêm Giao thừa âm lịch (30 Tết hoặc 29 Tết tùy năm), tất cả các kênh của VTV sẽ chập thành một kênh duy nhất (VTV) để phát sóng các chương trình chia tay năm cũ, chào năm mới âm lịch cho đến rạng sáng mùng 1 Tết (riêng VTV Cần Thơ tách sóng và tắt sóng ngay sau đó)
Các kênh truyền hình trả tiền.
Hiện nay, Đài Truyền hình Việt Nam có 56 kênh truyền hình trả tiền thuộc các hệ thống VTVCab, K+, SCTV. | {
"split": 3,
"title": "Đài Truyền hình Việt Nam",
"token_count": 438
} |
150 | Title: Đài nguyên
Trong địa lý tự nhiên, đài nguyên, lãnh nguyên hay đồng rêu là một quần xã sinh vật trong đó sự phát triển của cây gỗ bị cản trở do nhiệt độ thấp và mùa sinh trưởng ngắn. Thuật ngữ "tundra" có nguồn gốc từ tiếng Sami Kildin "tūndâr", nghĩa là "vùng bình nguyên không cây gỗ", nhưng có nguồn cho rằng nó có nguồn gốc từ tunturi trong tiếng Phần Lan, nghĩa là vùng đất cao trần trụi không cây gỗ. Từ đài nguyên có nguồn gốc Hán-Việt (苔原), nghĩa là đồng bằng rêu. Từ lãnh nguyên (冷原) nghĩa là đồng bằng lạnh lẽo. Có các kiểu đài nguyên sau: đài nguyên vùng cực (bao gồm đài nguyên Bắc cực và đài nguyên Nam cực) và đài nguyên núi cao. Tuy nhiên, có kiểu phân chia khác, của người Nga, bổ sung thêm kiểu đài nguyên điển hình hay đài nguyên trung gian. Trong đài nguyên, thảm thực vật chủ yếu bao gồm rêu, địa y, cây bụi thấp lùn, cói, lác và cỏ. Trong một số đài nguyên cũng xuất hiện thưa thớt các cây gỗ. Khu vực ranh giới sinh học giữa đài nguyên và rừng được biết đến như là đường cây thân gỗ (hay đới núi cao).
Đài nguyên Bắc cực.
Đài nguyên Bắc cực tồn tại ở các vĩ độ cao của Bắc bán cầu, phía bắc dải rừng taiga. Từ "tundra" thông thường chỉ được dùng để chỉ các khu vực trong đó lớp đất cận bề mặt là đất đóng băng vĩnh cửu. Nó cũng có thể chỉ tới khu vực đồng bằng tại các vĩ độ cao và không cây gỗ nói chung, vì thế miền bắc Sápmi cũng có thể được gộp vào). Đài nguyên vùng đất đóng băng vĩnh cửu bao gồm các khu vực rộng lớn tại miền bắc Nga và Canada. Đài nguyên vùng cực là quê hương của nhiều dân tộc chủ yếu sống du cư bằng nghề chăn nuôi tuần lộc, như người Nganasan và người Nenet trong khu vực băng giá vĩnh cửu (và người Sami tại Sápmi). | {
"split": 0,
"title": "Đài nguyên",
"token_count": 455
} |
151 | Title: Đài nguyên
Đài nguyên Bắc cực là một khu vực rộng mênh mông với cảnh quan hoang vu lạnh lẽo, phần lớn thời gian của năm bị đóng băng. Đất ở đây bị đóng băng từ 25–90 cm (9,8–35,4 inch) sâu xuống phía dưới bề mặt và vì thế nó cản trở không cho cây gỗ phát triển. Thay vì thế, vùng đất đá trần trụi này chỉ hỗ trợ cho sự phát triển của các loài thực vật mọc thấp như rêu, địa y và thạch nam. Trong khu vực đài nguyên vùng cực chỉ có 2 mùa chính là mùa đông và mùa hè. Trong mùa đông thời tiết rất lạnh và khắc nghiệt, tối trời, với nhiệt độ trung bình khoảng -28 °C (-18,4 °F), đôi khi hạ thấp xuống dưới -50 °C (-58 °F). Tuy nhiên, nhiệt độ cực thấp trên đài nguyên không hạ xuống quá thấp như ở khu vực taiga xa hơn về phía nam (chẳng hạn, các nhiệt độ thấp nhất tại Nga và Canada được ghi nhận tại các điểm ở phía nam đường cây thân gỗ). Trong mùa hè, nhiệt độ nâng lên một chút và lớp trên cùng của tầng băng giá vĩnh cửu bị tan chảy, để lại mặt đất cực kỳ sũng nước. Đài nguyên bị che phủ trong các đầm lầy, hồ, bãi than bùn và các con suối trong các tháng ấm áp. Nói chung nhiệt độ thời gian ban ngày trong các tháng ấm áp này lên tới khoảng 12 °C (54 °F) nhưng thường hay hạ xuống khoảng 3 °C (37 °F) hay thậm chí thấp hơn điểm đóng băng. Các đài nguyên Bắc cực đôi khi là đối tượng của các chương trình bảo tồn sinh thái. Tại Canada và Nga, nhiều khu vực đài nguyên được bảo vệ thông qua các kế hoạch hành động đa dạng sinh học quốc gia. | {
"split": 1,
"title": "Đài nguyên",
"token_count": 392
} |
152 | Title: Đài nguyên
Lãnh nguyên là khu vực lộng gió, với gió thường thổi với tốc độ lên tới 48–97 km/h (30–60 dặm Anh/h). Tuy nhiên, về lượng giáng thủy thì nó là tương tự như sa mạc, với chỉ khoảng 150–250 mm (6–10 inch) giáng thủy mỗi năm, với mùa hè thường là mùa có lượng giáng thủy tối đa. Trong mùa hè, băng giá vĩnh cửu bị tan đủ để cho cây cối mọc lên và sinh sản, nhưng do lớp đất phía dưới vẫn bị đóng băng nên nước không thể chìm xuống và thẩm thấu thấp hơn, và vì thế nước tạo thành các hồ và đầm lầy trong các tháng mùa hè. Mặc dù lượng giáng thủy thấp, nhưng lượng nước bốc hơi cũng tương đối tối thiểu.
Sự đa dạng sinh học của đài nguyên là thấp: Khoảng 1.700 loài thực vật có mạch và chỉ 48 loài động vật có vú sống trên đất liền được tìm thấy ở đây, cho dù hàng nghìn loài côn trùng và chim di cư tới đây mỗi năm để tìm kiếm thức ăn và sinh sản ven đầm lầy. Ở đây cũng có một số loài cá, như cá bơn. Chỉ một ít loài có các quần thể lớn. Các động vật đáng chú ý có tuần lộc, bò xạ, thỏ Bắc cực, cáo Bắc cực, cú tuyết, lemmut và gấu trắng Bắc cực (chỉ ở vùng vĩ độ cực cao về phía bắc).
Do khí hậu khắc nghiệt của đài nguyên Bắc cực, các khu vực kiểu này có ít các hoạt động của con người, mặc dù đôi khi các khu vực này rất giàu tài nguyên thiên nhiên, như dầu mỏ và urani. Gần đây, điều này đã bắt đầu thay đổi tại các khu vực như Alaska, miền cực bắc Nga và một vài nơi khác.
Mối đe dọa nghiêm trọng đối với các đài nguyên, đặc biệt là vùng đất băng giá vĩnh cửu, là sự ấm lên toàn cầu. Sự tan chảy của băng giá vĩnh cửu trong khu vực nói trên ở thang độ hàng chục năm hay hàng thế kỷ có thể thay đổi nhanh chóng số lượng các loài có thể sinh sống tại nơi đây. | {
"split": 2,
"title": "Đài nguyên",
"token_count": 478
} |
153 | Title: Đài nguyên
Một e ngại khác là khoảng một phần ba lượng cacbon bị lưu giữ trong đất của thế giới nằm trong khu vực taiga và đài nguyên. Khi băng giá vĩnh cửu bị tan chảy, nó được giải phóng dưới dạng dioxide cacbon, một khí gây hiệu ứng nhà kính. Hiệu ứng này đã được quan sát tại Alaska. Trong thập niên 1970 thì đài nguyên là nơi chôn vùi cacbon, nhưng hiện nay, nó là nguồn cacbon.
Đài nguyên Nam cực.
Đài nguyên Nam cực có trên châu Nam Cực và một vài đảo thuộc Nam cực và cận Nam cực, bao gồm quần đảo South Georgia và South Sandwich cũng như quần đảo Kerguelen. Châu Nam Cực là quá khô và quá lạnh để có thể hỗ trợ thảm thực vật nên phần lớn châu lục này bị che phủ bởi các đồng bằng băng. Tuy nhiên, một vài phần của châu lục, chủ yếu là bán đảo Nam Cực, có các khu vực đất đá hỗ trợ cho sự sống của thực vật. Quần thực vật hiện tại chủ yếu bao gồm khoảng 300–400 loài địa y, 100 loài rêu, 25 loài rêu tản và khoảng 700 loài tảo sống trên đất liền hay thủy sinh, sinh sống trong các khu vực có đất và đá lộ thiên quanh vùng bờ biển của châu lục này. Hai loài thực vật có hoa tại châu Nam Cực là cỏ lông Nam Cực ("Deschampsia antarctica") và cỏ trân châu Nam Cực ("Colobanthus quitensis"), được tìm thấy tại khu vực phía bắc và tây của bán đảo Nam Cực.
Ngược lại với đài nguyên Bắc cực, đài nguyên Nam cực thiếu vắng quần thú lớn, chủ yếu là do sự cô lập về mặt tự nhiên của nó với các châu lục khác. Các loài động vật có vú và chim sống trên biển, như hải cẩu và chim cánh cụt, sinh sống trong các khu vực gần bờ biển, và một số loài thú nhỏ, như thỏ và mèo, được con người đưa tới đây, trong khu vực thuộc một vài đảo cận Nam cực. Khu vực sinh thái Antipodes Subantarctic Islands tundra (đài nguyên quần đảo cận Nam cực Antipodes) bao gồm quần đảo Bounty, quần đảo Auckland, quần đảo Antipodes, nhóm đảo Campbell và đảo Macquarie. | {
"split": 3,
"title": "Đài nguyên",
"token_count": 504
} |
154 | Title: Đài nguyên
Quần động/thực vật của châu Nam Cực và các đảo Nam cực (phía nam 60° vĩ nam) được bảo vệ bởi Hiệp ước Nam cực.
Đài nguyên cũng có tại Tierra del Fuego và miền nam Argentina. Các loài thực vật và địa y đáng chú ý của đài nguyên này bao gồm "Neuropogon aurantiaco", "Azorella lycopodioides", "Marsippospermum reichei", "Nardophyllum bryoides", "Bolax gummifera".
Đài nguyên núi cao.
Đài nguyên núi cao là một khu vực sinh thái không có cây gỗ vì độ cao lớn của nó. Đài nguyên núi cao xuất hiện ở các vùng đất đá miền núi có cao độ đủ lớn tại bất kỳ vĩ độ nào trên Trái Đất. Đài nguyên núi cao cũng không có cây gỗ, nhưng phần thấp hơn không bị băng giá vĩnh cửu và đất đai vùng núi cao này nói chung cũng tiêu nước tốt hơn so với đất đai bị băng giá vĩnh cửu. Sự chuyển tiếp từ đài nguyên núi cao xuống thành rừng cận núi cao phía dưới đới núi cao (đường cây thân gỗ); các rừng cằn cỗi tại ranh giới chuyển tiếp rừng-đài nguyên được biết đến như là "Krummholz". Đài nguyên núi cao xuất hiện trong "vùng núi cao".
Đài nguyên núi cao không được ánh xạ trực tiếp vào các khu vực sinh thái cụ thể nào của Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF). Các phần của khu vực sinh thái đồng cỏ và vùng cây bụi miền núi bao gồm cả đài nguyên núi cao.
Do đài nguyên núi cao nằm trong các khu vực tách biệt rất xa nhau về mặt địa lý của thế giới nên không tồn tại khái niệm về loài động vật phổ biến cho mọi khu vực đài nguyên núi cao.
Một vài loài động vật của các môi trường đài nguyên núi cao bao gồm vẹt Kea ("Nestor notabilis"), macmot ("Marmota" spp.), dê núi Bắc Mỹ ("Oreamnos americanus"), sóc sinsin ("Chinchilla" spp.) và thỏ chuột ("Ochotona" spp.).
Phần lớn của cao nguyên Thanh Tạng bao gồm các đài nguyên núi cao.
Đài nguyên điển hình. | {
"split": 4,
"title": "Đài nguyên",
"token_count": 485
} |
155 | Title: Đài nguyên
Đài nguyên điển hình hay đài nguyên trung gian là kiểu đài nguyên trong phân loại của Nga, với thảm thực vật chủ yếu là rêu. Xung quanh các hồ cói-lác với hỗn hợp không lớn cây thân thảo đa tạp và cỏ. Cũng xuất hiện các loài liễu vùng cực thân bò và bạch dương lùn, che lấp bởi rêu. Ở phía nam là đài nguyên cây bụi, đặc biệt khác nhau rõ nét theo hướng kinh độ.
Phân loại khí hậu.
Khí hậu đài nguyên thông thường khớp với tiêu chí ET trong phân loại khí hậu Köppen, thể hiện khí hậu địa phương trong đó ít nhất 1 tháng có nhiệt độ trung bình cao đủ để tuyết tan chảy (0 °C hay 32 °F), nhưng không có tháng nào với nhiệt độ trung bình quá 10 °C (50 °F). Giới hạn lạnh mùa đông nói chung phù hợp với kiểu khí hậu EF của băng tuyết vĩnh cửu; giới hạn ấm nóng mùa hè nói chung tương ứng với giới hạn vùng cực hay giới hạn độ cao của cây gỗ, trong khi chúng phân chia thành các khí hậu cận cực có ký hiệu Dfd và Dwd (các mùa đông giới hạn tại các phần của Đông Siberi), Dfc điển hình tại Alaska, Canada, phần lãnh thổ Nga thuộc châu Âu, và Tây Siberi (các mùa đông lạnh với các tháng đóng băng), hay thậm chí Cfc (không có tháng nào lạnh hơn -3 °C như ở các phần thuộc Iceland và xa nhất về phía nam Nam Mỹ). Các khí hậu đài nguyên như các quy tắc này là cản trở cho thảm thực vật thân gỗ, nay cả khi mùa đông là tương đối ôn hòa theo các chuẩn mực vùng cực, như tại Iceland. | {
"split": 5,
"title": "Đài nguyên",
"token_count": 366
} |
156 | Title: Đài tưởng niệm Nicolaus Copernicus ở Kraków
Đài tưởng niệm Nicolaus Copernicus ở Kraków (tiếng Ba Lan: "Pomnik Mikołaja Kopernika w Krakowie") là một trong những tượng đài nổi tiếng ở Kraków, Ba Lan. Công trình này được xây dựng nhằm tưởng nhớ nhà thiên văn học nổi tiếng người Ba Lan Nicolaus Copernicus, người từng theo học tại Học viện Kraków.
Tượng đài này được nhà điêu khắc Cyprian Godebski thiết kế vào năm 1899 và chính thức được khánh thành vào ngày 8 tháng 6 năm 1900 tại khuôn viên Bảo tàng Collegium Maius - Đại học Jagiellonian. Tuy nhiên, vào năm 1953, theo kiến nghị của nhà sử học Karol Estreicher, tượng đài được chuyển đến Công viên Planty ở Kraków, phía trước tòa nhà Collegium Witkowski.
Tượng đài khắc họa hình ảnh Nicolaus Copernicus trong trang phục học giả. Ông đứng trên một bệ đá granit được cấu thành từ bốn miếng đá cẩm thạch khắc những dòng chữ bằng tiếng Latinh. Trên tay, Copernicus cầm một chiếc thước trắc tinh (dụng cụ ngành thiên văn học). Ban đầu, đài tưởng niệm được thiết kế theo hình dáng một đài phun nước, nhưng sau đó đã được điều chỉnh theo phong cách kiến trúc Gothic của Bảo tàng Collegium Maius. | {
"split": 0,
"title": "Đài tưởng niệm Nicolaus Copernicus ở Kraków",
"token_count": 295
} |
157 | Title: Đài tưởng niệm Sư đoàn bộ binh số 27 của Volhynia
Đài tưởng niệm Sư đoàn bộ binh số 27 của Volhynia nằm ở Skwerze Wołyńskim (Quảng trường Volyn) bên cạnh đại lộ chính Trasa Armii Krajowej ở phía bắc Warsaw. Nó kỷ niệm sự đóng góp của Sư đoàn Bộ binh 27 của Armia Krajowa trong Thế chiến II, đặc biệt là chiến đấu với Quân đội nổi dậy Ukraine vào thời điểm xảy ra vụ thảm sát Volhynia.
Đài tưởng niệm được thiết kế bởi nhà điêu khắc Kazimierz Danilewicz (người sinh ra ở Volhynia). Nó được công bố vào ngày 12 tháng 9 năm 1993. Tượng đài có hình dạng như một thanh kiếm đá lớn.
Vào này 13 tháng 7 năm 2003 một tập hợp 11 cột "nến" đá được khánh thành, kỷ niệm tử đạo người Ba Lan từ 11 quận của Volhynia 11 quận, các nạn nhân của cuộc thảm sát Volhynia. Mỗi cột có một huy hiệu và tên của một quận từ Volhynia. Các cột được kết thúc bằng một "bấc" - các cột được chiếu sáng từ bên dưới với ánh sáng ẩn trong vỉa hè.
Bên phải tượng đài là bức tượng bán thân của Tướng Jan Wojciech Kiwerski, một thủ lĩnh của sư đoàn bộ binh, người đã chết trong chiến tranh. | {
"split": 0,
"title": "Đài tưởng niệm Sư đoàn bộ binh số 27 của Volhynia",
"token_count": 292
} |
158 | Title: Đài tưởng niệm UFO Ängelholm
Đài tưởng niệm UFO Ängelholm là một bức tượng dành riêng cho một vụ hạ cánh của UFO ở Kronoskogen, khu rừng rậm nằm tại vùng Ängelholm, Thụy Điển. Một số đài tưởng niệm khác như vậy tồn tại ở châu Âu (các ví dụ khác bao gồm đài tưởng niệm sự kiện Robert Taylor ở Livingston tại Scotland và Đài tưởng niệm UFO Emilcin ở Emilcin, Ba Lan). Được đưa vào hoạt động vào năm 1963, nó nằm trong khu rừng phát quang ở Kronoskogen, nơi đã chứng kiến nhiều "chuyến bay thử nghiệm quy mô lớn" trong khoảng thời gian đó. Đài tưởng niệm UFO Ängelholm nhằm kỷ niệm vụ UFO hạ cánh, được cho là diễn ra vào ngày 18 tháng 5 năm 1946 và được doanh nhân Thụy Điển, người sáng lập và chủ sở hữu của Cernelle AB, Gösta Carlsson tận mắt chứng kiến. Đài tưởng niệm gồm một mô hình UFO và các dấu vết hạ cánh, và được xây cất bằng bê tông.
Đến năm 1991, Carlsson được ghi nhận trong truyền thuyết về UFO bằng tiếng Anh. Năm 1995, nhà UFO học kiêm chủ tịch tổ chức UFO-Sweden của Thụy Điển là Clas Svahn đã điều tra vụ việc và viết một cuốn sách cùng với Gösta Carlsson về sự kiện này. Theo ông, không có bằng chứng thuyết phục nào cho thấy sự kiện đã từng diễn ra theo cách Gösta Carlsson từng mô tả. | {
"split": 0,
"title": "Đài tưởng niệm UFO Ängelholm",
"token_count": 318
} |
159 | Title: Đài thiên văn Mặt Trời Mauna Loa
Đài thiên văn Mặt Trời Mauna Loa (MLSO) là đài quan sát mặt trời nằm trên sườn núi Mauna Loa trên đảo Hawaii thuộc bang Hawaii của Mỹ. Nó được vận hành bởi Đài quan sát Độ cao (HAO), một phòng thí nghiệm thuộc Trung tâm Nghiên cứu Khí quyển Quốc gia (NCAR). MLSO nằm trên tài sản được quản lý bởi Đài thiên văn Mauna Loa (MLO), một phần của Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Hoa Kỳ (NOAA). MLSO được xây dựng vào năm 1965.
MLSO được giao nhiệm vụ theo dõi bầu khí quyển Mặt Trời và ghi lại dữ liệu về phát xạ plasmic và năng lượng từ tầng quyển và vành nhật hoa. Các nghiên cứu về các lần đẩy khối năng lượng ra vành nhật hoa (CME) cũng được tiến hành tại MLSO. Một số đài quan sát thiên văn phi Mặt Trời được đặt tại địa điểm này. Các công cụ MLSO ghi lại hình ảnh của đĩa mặt trời và các tay lửa cứ sau 3 phút trong 3-10 giờ hàng ngày bắt đầu từ 17:00 UT, khi thời tiết cho phép.
Thiết bị.
Thiết bị hiện tại.
Máy đo phân cực đa kênh (CoMP) theo dõi từ trường trong corona bằng cách ghi lại cường độ và độ phân cực của ánh sáng nhận được từ corona.
Thiết bị đo nhật hoa K-cor là công cụ 5 thế hệ để tạo ra các bản đồ phân cực của vành nhật hoa được quan sát dưới ánh sáng trắng. | {
"split": 0,
"title": "Đài thiên văn Mặt Trời Mauna Loa",
"token_count": 331
} |
160 | Title: Đài thiên văn Palomar
Đài thiên văn Palomar nằm gần thành phố San Diego, miền nam bang California, Hoa Kỳ, cách thành phố Los Angeles khoảng 145 km và nằm trong dãy núi Palomar. Đây là một trong hai đài quan sát lớn nhất của Hoa Kỳ với kính viễn vọng Hale 200 inches (Đường kính 5,1 mét), một trong những kính thiên văn lớn nhất thế giới và Kính viễn vọng Samuel Oschin 48 inches (Đường kính 1,2 m). Ngoài ra, đài quan sát còn có một kính thiên văn 0,46 m có niên đại từ năm 1936 là kính viễn vọng Schmidt.
Palomar từ là một thuật ngữ tiếng Tây Ban Nha có từ thời Tây Ban Nha cai trị California có nghĩa là "chim bồ câu nhà"
Lịch sử.
Đài thiên văn này được xây dựng vào năm 1934 và người sáng lập ra là George Ellery Hale. Ông đã xuất bản một bài báo về "khả năng của kính thiên văn cỡ lớn". Bài báo nhằm hy vọng được sự hỗ trợ của công chúng Mỹ và trả lời cho công chúng hiểu về kính thiên văn cỡ lớn có thể trả lời giúp bí mật của vũ trụ. Trước năm 1992, đây là kính viễn vọng lớn nhất của Mỹ trước khi Mỹ xây dựng kính viễn vọng thuộc Đài thiên văn W. M. Keck nằm ở đảo Mauna Kea, tiểu bang Hawaii.
Nghiên cứu.
Kính thiên văn Hale.
Kính thiên văn chính của đài quan sát này là kính thiên văn Hale, làm bằng hỗn hợp thủy tinh là Pyrex. Nó được xây dựng bởi Caltech với một khoản tài trợ trị giá 6 triệu USD từ Quỹ Rockefeller. Chiếc kính thiên văn (lớn nhất thế giới tại thời điểm đó) đã nhìn thấy ánh sáng đầu tiên ngày 26 tháng 1 năm 1949 bởi nhà thiên văn học nổi tiếng Edwin Powell Hubble. Hubble đã phát hiện ra các chuẩn tinh và các ngôi sao đầu tiên trong các thiên hà xa xôi. Các nhà bác học đã nghiên cứu cấu trúc hóa học của các đám mây giữa các thiên hà dẫn đến một sự hiểu biết tổng hợp của các yếu tố trong vũ trụ và đã phát hiện ra hàng ngàn tiểu hành tinh, sao chổi và các dải ngân hà.
Các cuộc nghiên cứu. | {
"split": 0,
"title": "Đài thiên văn Palomar",
"token_count": 477
} |
161 | Title: Đài thiên văn Palomar
Cuộc nghiên cứu đầu tiên của đài quan sát Palomar là vào những năm 1950 mang tên POSS-I, lần thứ hai trong năm 1980 và 1990 với tên là POSS-II, và lần thứ ba vào năm 2003 với dự án QUEST.
Gần đây, một số hình ảnh quan sát không gian từ Palomar đã đạt độ phân giải cao, hơn cả các hình ảnh từ Kính viễn vọng không gian Hubble
Điều hành.
Những người đã từng giữ chức vụ làm giám đốc của đài quan sát Palomar
Hiện nay, hoạt động của đài quan sát do Viện Công nghệ California điều hành.
Tham quan.
Đài quan sát Palomar là một cơ sở nghiên cứu khoa học thiên văn. Tuy nhiên, hiện nay, nó mở cửa cho khách tham quan trong ngày. Du khách có thể tự tìm hiểu về kính thiên văn Hale với sự hướng dẫn của nhân vân đài quan sát. Có một trung tâm mua săm ở đây cho khách du lịch. | {
"split": 1,
"title": "Đài thiên văn Palomar",
"token_count": 206
} |
162 | Title: Đàm Thị Loan
Đàm Thị Loan (1926–2010) coi như là một trong 3 đội viên nữ đầu tiên và không chính thức của Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân. Bà cũng là một trong hai người tham gia thượng cờ tại Lễ Độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945, tổ chức tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội. Bà còn là một sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam với cấp bậc Trung tá, là vợ của Đại tướng Hoàng Văn Thái.
Thân thế và hoạt động.
Bà tên thật là Đàm Thị Nết, người dân tộc Tày, sinh ngày 26 tháng 8 năm 1926, quê quán tại thôn Ảng Giàng, xã Bình Long, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng.
Cuối năm 1940, các cán bộ Việt Minh về Cao Bằng xây dựng cơ sở và bắt đầu hoạt động mạnh. Tháng 11 năm 1940, bà gia nhập Việt Minh, lấy bí danh là Thanh Xuân, được phân công phụ trách trung đội phó trung đội tự vệ xã Hòa Minh, Cao Bằng kiêm công tác đưa đón cán bộ bí mật qua lại.
Cuối năm 1941, bà nhận được giấy gọi về "Địa điểm Đỏ" (tức núi Lũng Hoàng, Hòa An, Cao Bằng), thoát ly gia đình tham gia hoạt động cách mạng. Bà được huấn luyện về chính trị, quân sự, và tham gia trung đội Cứu quốc quân. Thời gian này bà lấy các bí danh Minh Phượng, Minh Nhật.
Ngày 16 tháng 12 năm 1944, bà nhận được giấy gọi để tham gia đội Tuyên truyền Giải Phóng quân . Khi Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân làm lễ thành lập lúc 5 giờ chiều ngày 22 tháng 12 năm 1944 tại khu rừng Trần Hưng Đạo (Cao Bằng), bà coi như là một trong 3 đội viên nữ đầu tiên của đội. Tuy nhiên, do được phân công chuẩn bị bữa cơm cho đội nên cả ba đội viên nữ đều không tham dự lễ tuyên thệ.
Tháng 5 năm 1945, Việt Nam Giải phóng quân được thành lập. Bà tham gia chi đội Giải phóng quân dưới sự chỉ huy của Chi đội trưởng Đàm Quang Trung với tên mới là Đàm Thị Loan. Cách mạng tháng 8 nổ ra, ngày 25 tháng 8 năm 1945, chi đội của bà tiến về Hà Nội và đóng quân tại Bảo an binh của Pháp trước đây.
Tham gia thượng cờ trong Lễ Độc lập. | {
"split": 0,
"title": "Đàm Thị Loan",
"token_count": 498
} |
163 | Title: Đàm Thị Loan
Tối ngày 1 tháng 9, bà được Chi đội trưởng Đàm Quang Trung giao nhiệm vụ tham gia thượng cờ vào ngày Lễ Độc lập được tổ chức sáng hôm sau.
Lúc 14 giờ ngày 2 tháng 9, bà cùng bà Dương Thị Thoa (tức Lê Thi), đại diện cho nữ sinh Hà Nội, cùng thực hiện nghi thức thượng cờ. Theo hồi ức của bà Lê Thi thì do hình thể thấp hơn nên bà Loan được phân công làm động tác nâng cờ còn bà Lê Thi kéo cờ .
Khi Chủ tịch Hồ Chí Minh tiến đến lễ đài, ông nhận ra bà là một trong những đội viên của Việt Nam Giải phóng quân, và đã có lời động viên với bà.
Buổi lễ thượng cờ thành công, bà và bà Dương Thị Thoa chia tay khi chưa kịp biết tên nhau.
Hoạt động trong quân đội.
Sau cách mạng tháng 8, bà được phân công làm Trung đội trưởng Trung đội Tự vệ nữ Hà Nội (còn gọi là Trung đội Minh Khai), kiêm huấn luyện quân sự cho các nữ tự vệ. Một thời gian sau, bà được rút về Bộ Tham mưu, một nữ tự vệ khác là Trịnh Thị Xuyến được cử làm Trung đội trưởng Trung đội Minh Khai.
Sau ngày Toàn quốc kháng chiến, bà cùng cơ quan Bộ Tổng tham mưu rút lên Việt Bắc, tham gia công tác cơ yếu . Sau khi chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiếp quản miền Bắc, bà cùng cơ quan về Hà Nội. Năm 1958, bà được thăng quân hàm Thượng úy.
Năm 1967, bà được thăng quân hàm Đại úy. Cuối tháng 11 năm đó, bà được phân công công tác tại Bộ Tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam đặt tại Tây Ninh. Bà công tác tại đây cho đến khi cho tới năm 1970 trở về Hà Nội nhận nhiệm vụ mới.
Bà được thăng quân hàm Thiếu tá năm 1975, Trung tá năm 1977, tiếp tục công tác ở Bộ Tổng mưu cho đến khi nghỉ hưu. Không lâu sau, Đại tướng Hoàng Văn Thái chồng bà cũng qua đời vì bệnh tim. | {
"split": 1,
"title": "Đàm Thị Loan",
"token_count": 429
} |
164 | Title: Đàm Thị Loan
Năm 1998, bà cho đăng báo hồi ký "Từ Việt Bắc đến Tây Ninh" kể lại cuộc đời hoạt động của mình, trong đó có nhắc đến cô thiếu nữ Hà Nội cùng tham gia thượng cờ với bà tại Lễ Độc lập. Thời gian đó, bà Thoa cũng cho đăng trên nội san của cơ quan có kể về "cô du kích người Tày" cùng thượng cờ. Ban biên tập tạp chí Lịch sử Quân đội đã phát hiện sự trùng hợp này, nên nhân dịp buổi họp mặt của Trung đoàn 102 tổ chức ở Viện Bảo tàng Quân đội năm 1999 đã tổ chức cho hai người gặp nhau sau lễ thượng cờ.
Những năm sau đó, bà và bà Thoa thường gặp nhau vào ngày 2 tháng 9 tại Quảng trường Ba Đình để kỷ niệm buổi kéo cờ lịch sử.
Bà qua đời vào ngày 28 tháng 1 năm 2010 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, hưởng thọ 84 tuổi. Bà Thoa cũng qua đời sau đó 10 năm, thọ 94 tuổi.
Phong tặng.
Bà đã được Nhà nước Việt Nam tặng thưởng: Huân chương Độc lập, Huân chương Kháng chiến hạng nhất và nhiều huân, huy chương khác.
Gia đình.
Ngày 15 tháng 9 năm 1945, bà kết hôn với một cán bộ chỉ huy của Việt Nam Giải phóng quân là Hoàng Văn Thái, về sau trở thành Đại tướng, Tổng Tham mưu trưởng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, một trong những tướng lĩnh Việt Nam nổi bật thời kỳ hiện đại. Ông bà có với nhau 6 người con. | {
"split": 2,
"title": "Đàm Thị Loan",
"token_count": 321
} |
165 | Title: Đào Hồng Lan
Đào Hồng Lan (sinh ngày 23 tháng 7 năm 1971 ở xã Tam Kỳ, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương) là nữ chính trị gia người Việt Nam. Bà hiện là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Bí thư Ban Cán sự Đảng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Y tế. Bà từng đảm nhận chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh; Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XV tỉnh Bắc Ninh; Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; Phó vụ trưởng Bảo hiểm xã hội, Phó chánh văn phòng, Chánh văn phòng, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; cán bộ tư vấn Trung tâm Xúc tiến việc làm thanh niên Hà Nội của Thành Đoàn Hà Nội; chuyên viên Vụ Bảo hiểm xã hội thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Từ năm 1945 đến nay, bà là nữ Bộ trưởng Bộ Y tế thứ 3 của Việt Nam sau Trần Thị Trung Chiến và Nguyễn Thị Kim Tiến; người đầu tiên đứng đầu Bộ Y tế mà không xuất thân từ ngành y và là nữ Bí thư Tỉnh ủy đầu tiên của tỉnh Bắc Ninh.
Tiểu sử.
Đào Hồng Lan sinh ngày 23 tháng 7 năm 1971 tại xã Tam Kỳ, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương. Bà là cựu sinh viên lớp Công nghiệp 31, khoa Quản trị kinh doanh của trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Đến ngày 15 tháng 3 năm 2001, bà đã gia nhập đảng và trở thành đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trình độ lý luận chính trị của bà được cho là cao cấp với trình độ chuyên môn ở mức Thạc sĩ Kinh tế.
Sự nghiệp.
Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Từ tháng 12 năm 1993 đến tháng 7 năm 1995 bà giữ chức Cán bộ tư vấn, Trung tâm Xúc tiến việc làm thanh niên Hà Nội thuộc Thành Đoàn Hà Nội. Đến tháng 8 năm 1995, bà được luân chuyển sang và trở thành chuyên viên Vụ Bảo hiểm xã hội thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. | {
"split": 0,
"title": "Đào Hồng Lan",
"token_count": 424
} |
166 | Title: Đào Hồng Lan
Vào tháng 4 năm 2006 đến tháng 10 cùng năm bà đảm nhận vai trò Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội, thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Tuy nhiên, từ tháng 10 cùng năm, bà lại được bổ nhiệm trở thành Phó Chánh Văn phòng, Phó Chánh văn phòng phụ trách Văn phòng cùng Bộ và Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đến hết tháng 3 năm 2009.
Đến tháng 4 năm 2009, bà được đưa lên Chánh Văn phòng của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Đồng thời tiếp tục giữ chức vụ Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và có mặt trong Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Vào ngày 17 tháng 12 năm 2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký Quyết định số 2298/QĐ-TTg bổ nhiệm bà giữ chức Thứ trưởng Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội. Trong thời gian đó bà tiếp tục đảm nhận thêm các chức vụ như Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Bí thư Đảng ủy Bộ; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và có mặt trong Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương.
Tháng 1 năm 2016, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, bà được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh.
Ngày 26 tháng 3 năm 2018, Bộ Chính trị quyết định luân chuyển, chỉ định bà tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh nhiệm kỳ 2015 – 2020. Đến ngày 25 tháng 9 năm 2020, Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đã thống nhất 100% bầu bà giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ khóa XX. Bà cũng là nữ Bí thư Tỉnh ủy đầu tiên của tỉnh Bắc Ninh. | {
"split": 1,
"title": "Đào Hồng Lan",
"token_count": 424
} |
167 | Title: Đào Hồng Lan
Tháng 1 năm 2021, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, bà lần đầu tiên được bầu làm Ủy viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Đồng thời trong lúc đó, bà kiêm các chức danh như Bí thư Đảng ủy Quân sự tỉnh Bắc Ninh; Đại biểu Quốc hội khóa XV và Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Ninh, Tổ trưởng Tổ Đảng. Trong giai đoan ở Bắc Ninh, bà cũng từng đảm nhận vai trò Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19 tỉnh.
Quyền Bộ trưởng Bộ Y Tế.
Ngày 15 tháng 7 năm 2022, Bộ Chính trị đã ban hành Quyết định số 568-QĐNS/TW điều động, phân công bà Đào Hồng Lan, Ủy viên Trung ương Đảng, thôi tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và thôi giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh để chỉ định giữ chức Bí thư Ban Cán sự đảng Bộ Y tế. Cùng ngày hôm đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 839/QĐ-TTg, về việc giao Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế cho bà đảm nhận thay thế cho ông Nguyễn Thanh Long, sau khi phát hiện những bê bối liên quan đến Vụ án sai phạm tại Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á.
Ngày 26 tháng 8 năm 2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 578/NQ-UBTVQH15 về phê chuẩn việc cho thôi làm nhiệm vụ Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XV tỉnh Bắc Ninh đối với đồng chí Đào Hồng Lan để thực hiện nhiệm vụ khác. | {
"split": 2,
"title": "Đào Hồng Lan",
"token_count": 330
} |
168 | Title: Đào Hồng Lan
Trước tình hình dịch bệnh, bà yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch, nhất là sự xuất hiện của các biến thể mới của COVID-19; chủ động xây dựng các kịch bản, phương án ứng phó và triển khai đáp ứng với mọi tình huống có thể xảy ra. Tại phiên họp lần thứ 16 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 diễn ra sáng 6 tháng 8, bà báo cáo vào tháng 7 năm 2022 cả nước ghi nhận trên 33.000 ca mắc, 6 ca tử vong; thời gian gần đây ghi nhận khoảng 2.000 ca mắc/ngày. So với tháng trước, số mắc tăng 22,4%, giảm 2 ca tử vong, tỷ lệ chết/mắc 0,02%. Tỷ lệ tiêm mũi 1, mũi 2 cho người từ 12 tuổi trở lên đạt xấp xỉ 100%, tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên trên tổng dân số 52%. Trước tình hình dịch bệnh đậu mùa khỉ xuất hiện Bộ Y tế đã đề xuất khai báo y tế để ngăn đậu mùa khỉ xâm nhập trước tình hình Việt Nam đang phải đối phó với nhiều bệnh truyền nhiễm cùng lúc như sốt xuất huyết, tay chân miệng, cúm, COVID-19, bà nhận định phải có các biện pháp để ngăn chặn ngay từ cửa khẩu với bệnh đậu mùa khỉ.
Bộ trưởng Bộ Y Tế.
Đến ngày 21 tháng 10 năm 2022, Quốc hội chính thức thông qua nghị quyết phê chuẩn và bổ nhiệm bà Đào Hồng Lan giữ chức Bộ trưởng Bộ Y Tế. Từ năm 1945 đến nay, bà là người đầu tiên đứng đầu Bộ Y tế nhưng không xuất thân từ ngành Y và là người phụ nữ thứ 3 đứng đầu Bộ này sau Trần Thị Trung Chiến (thán 8 năm 2002 – tháng 8 năm 2007) và Nguyễn Thị Kim Tiến (tháng 8 năm 2011 – tháng 11 năm 2019).
Hôm 13 tháng 12 năm 2022, tại trụ sở của Bộ Y tế, bà Đào Hồng Lan đã có buổi làm việc với Angela Pratt, Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam để thảo luận về vấn đề đảm bảo sức khỏe toàn dân và hoàn thiện văn kiện hợp tác giữa Việt Nam và Tổ chức Y tế Thế giới. Trước đó một tháng, bà cũng đã đón tiếp Ayako Inagaki, Giám đốc Vụ nguồn lực và Xã hội Đông Nam Á. | {
"split": 3,
"title": "Đào Hồng Lan",
"token_count": 499
} |
169 | Title: Đào Hồng Lan
Trong kỳ họp Quốc hội vào ngày 6 tháng 1 năm 2023, đại diện Bộ Y tế, bà đã có những phát biểu liên quan đến Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) như kiểm soát và thời hạn giấy phép người hành nghề hay các vấn đề tự chủ trong các cơ sở y tế công lập. | {
"split": 4,
"title": "Đào Hồng Lan",
"token_count": 71
} |
170 | Title: Đào Hồng Vận
Đào Hồng Vận (sinh ngày 22 tháng 4 năm 1973) là chính trị gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ông hiện là Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hưng Yên, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Đại biểu Quốc hội khóa XV từ Hưng Yên. Ông từng là Bí thư Huyện ủy Văn Giang, Hưng Yên.
Đào Hồng Vận là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, học vị Cử nhân Nông học, Cử nhân Tài chính ngân hàng, Cao cấp lý luận chính trị. Ông có sự nghiệp đều hoạt động ở quê nhà Hưng Yên.
Xuất thân và giáo dục.
Đào Hồng Vận sinh ngày 22 tháng 4 năm 1973 tại xã Long Hưng, huyện Văn Giang, tỉnh Hải Hưng, nay là tỉnh Hưng Yên. Ông lớn lên và tốt nghiệp phổ thông ở Văn Giang, tới Hà Nội theo học đại học và có hai bằng cử nhân gồm Cử nhân Nông học, và Cử nhân Tài chính ngân hàng. Ông được kết nạp Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 7 tháng 12 năm 2000, trở thành đảng viên chính thức sau đó 1 năm, từng theo học các khóa chính trị ở Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và tốt nghiệp Cao cấp lý luận chính trị. Hiện ông thường trú ở xã Phụng Công, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
Sự nghiệp. | {
"split": 0,
"title": "Đào Hồng Vận",
"token_count": 288
} |
171 | Title: Đào Hồng Vận
Tháng 3 năm 1996, sau khi tốt nghiệp đại học, Đào Hồng Vận ở về Hải Hưng, ký hợp đồng lao động với Sở Địa chính tỉnh Hải Hưng, công tác ở vị trí nhân viên hợp đồng, rồi sau đó chuyển sang Sở Địa chính tỉnh Hưng Yên khi tỉnh được tái lập vào tháng 11 năm 1996. Sang đầu năm 1997, ông được nhận vào là công chức, là Công chức tập sự tại Sở Địa chính tỉnh, phân công về Phòng Tổ chức Hành chính của Sở từ tháng 6 năm 1999. Tháng 10 năm này, ông được điều về huyện Văn Giang, là Chuyên viên Phòng Địa chính huyện. Vào tháng 7 năm 2002, ông được thăng chức làm Phó Trưởng phòng Tài chính – Kế hoạch – Thương mại huyện Văn Giang, được bầu vào Ban Chấp hành Đảng bộ huyện từ tháng 8 năm 2005, và là Trưởng phòng Tài chính – Kế hoạch từ đầu năm 2006. Tháng 10 năm 2011, ông được bầu vào Ban Thường vụ Huyện ủy, được phân công làm Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy Văn Giang từ tháng 1 năm 2012. Tháng 2 năm 2014, Đào Hồng Vận được điều lên Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên, bổ nhiệm làm Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên, công tác hơn 1 năm cho đến tháng 3 năm 2015 thì trở lại Văn Giang nhậm chức Bí thư Huyện ủy, rồi được bầu làm Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện từ tháng 4 năm 2015. Tháng 11 năm 2015, tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015–2020, ông được bầu vào Ban Chấp hành Tỉnh ủy, rồi tái đắc cử vào tháng 10 năm 2020 tại Đại hội lần thứ XIX.
Năm 2021, với sự giới thiệu của Tỉnh ủy, Đào Hồng Vận ứng cử đại biểu quốc hội từ Hưng Yên, tại đơn vị bầu cử số 3 gồm thị xã Mỹ Hào và các huyện Văn Giang, Văn Lâm, rồi trúng cử Đại biểu Quốc hội khóa XV với tỷ lệ 75,49%, đồng thời được phân công làm Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội. Ngày 23 tháng 3 năm 2022, ông được bầu bổ sung vào Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hưng Yên, được Ban Bí thư Trung ương Đảng chuẩn y, sau đó đến ngày 11 tháng 5 thì miễn nhiệm công tác ở Văn Giang, nhậm chức Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hưng Yên. | {
"split": 1,
"title": "Đào Hồng Vận",
"token_count": 485
} |
172 | Title: Đào Hiếu
Đào Hiếu (sinh năm 1946), tên khai sinh: Đào Chí Hiếu. Các bút danh khác: "Biển Hồ, Đào Duy". Hiện ông là hội viên Hội nhà văn Việt Nam.
Tiểu sử vắn tắt.
Đào Hiếu, sinh ngày 10 tháng 2 năm 1946 tại Tây Sơn, tỉnh Bình Định.
Ông sớm gia nhập phong trào sinh viên cách mạng tại Quy Nhơn.
Năm 1968 ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Năm 1970 ông bị bắt quân dịch và trở thành binh nhì sư đoàn 22 Quân lực Việt Nam Cộng hoà.
Sau sáu tháng, ông trốn vào Sài Gòn bắt liên lạc với Tổng hội sinh viên hoc sinh để tiếp tục hoạt động chống Mỹ đến ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Ông tốt nghiệp cử nhân văn chương trước 1975 tại Sài Gòn. Từng làm phóng viên báo Tuổi Trẻ và Nhà xuất bản Trẻ.
Hiện Đào Hiếu sống và viết tại TP. Hồ Chí Minh. | {
"split": 0,
"title": "Đào Hiếu",
"token_count": 201
} |
173 | Title: Đào Mộng Long
Đào Mộng Long (7 tháng 1 năm 1915 - 9 tháng 8 năm 2006) là một diễn viên, nhà đạo diễn, nhà soạn giả sân khấu cải lương và kịch nói Việt Nam. Ông được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân vào năm 1984 (đợt 1).
Tiểu sử.
Ông sinh trong một gia đình có người cha rất yêu nghệ thuật, người làng Hội Thống, nay là xã Xuân Hội, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
Ông mất tại nhà riêng vào 12g05 ngày 9 tháng 8 năm 2006, hưởng thọ 92 tuổi. Ông có ba người vợ, người vợ thứ ba là đạo diễn, nghệ sĩ nhân dân Phạm Thị Thành (ông cưới bà Thành khi ông 45 tuổi, bà 18 tuổi). Ông và đạo diễn Phạm Thị Thành có hai người con.
Tác giả Trần Minh Thu đã viết cuốn sách mang tên "Con rồng giữa trần ai" để tưởng nhớ đến Nghệ sĩ Nhân dân Đào Mộng Long, do Nhà xuất bản Sân khấu ấn hành.
Tài năng diễn xuất. | {
"split": 0,
"title": "Đào Mộng Long",
"token_count": 216
} |
174 | Title: Đào Mộng Long
Giai đoạn biểu diễn trong các gánh hát cải lương của Đào Mộng Long ít được ghi nhận ngày nay và chỉ còn nhắc đến trong các hồi ký của lớp nghệ sĩ tiền bối. Hồi ký Phạm Duy có nói đến giai đoạn gánh của ông gặp gánh của Đào Mộng Long hát trong miền Nam. Phạm Duy cũng nêu bản Vọng cổ mà người miền Bắc không thể hát hay được bằng người miền Nam nhưng lại có những sáng tạo diễn xuất làm mê hoặc được dân miền Nam khiến họ phải bỏ tiền đi coi đoàn cải lương miền Bắc (chương 26-27, Tập 1). Giới nghệ sĩ miền Nam như Năm Châu, cô Bảy Phùng Há rất ái mộ diễn xuất của Đào Mộng Long trong gánh hát Nam Hồng. Những nghệ sĩ như Sác Lô (Charlot) Miều, Tư Chơi nay chỉ còn rất ít người biết đến. Chính nhờ những vai diễn để đời trong lòng công chúng Sài Gòn và miền Tây mà Đào Mộng Long đã thoát hiểm khi trốn về Sài Gòn chữa bệnh trong thời gian đầu kháng chiến và được các nghệ sĩ cải lương Sài Gòn che chở giúp kiếm giấy tờ thoát ra Bắc. Sau này nghệ sĩ Kim Cương, Minh Vương và Thanh Tòng vẫn tôn Đào Mộng Long là thầy. Nghệ sĩ Lệ Thủy đã diễn rất thành công vai Thiên Kiều Công chúa trong vở Trắng hoa mai do Nhị Kiều chuyển thể từ kịch thơ thành cải lương.
Ông đã đóng nhiều vở, chủ yếu là vai phụ, tuy nhiên đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc với các vai như cụ Ba Bơ (trong "Bão biển"), Chánh Tôn (trong "Chị Hòa"), Siarơ (trong "Liuba"), cụ Thiện ("Lửa hậu phương"), Govozilin (trong "Khúc thứ ba bi tráng"), Phaunhin (trong "Xâm lược")... Ông còn đóng Bạ Kinh trong phim "Vĩ tuyến 17 ngày và đêm". | {
"split": 1,
"title": "Đào Mộng Long",
"token_count": 428
} |
175 | Title: Đào Mộng Long
Với những vai phụ, ông cho rằng: "Với tôi, vai phụ rất khó, thậm chí, có thể khó hơn cả vai chính. Số phận vai phụ trên sân khấu thật ngắn ngủi, sự hiện diện chỉ trong phút chốc. Diễn vai phụ, diễn viên chỉ được phép bùng nổ sáng tạo trong một khoảng rất hạn hẹp chật chội của không gian và thời gian trên sân khấu... Tôi đã gọi vai phụ là "sự thoáng qua" trên sân khấu.".
Theo tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Thái, những vai phụ đều được ông diễn hết sức dụng công và có ý thức thẩm mỹ với mục đích thiết lập cách hóa thân riêng biệt cho chúng. Diễn xuất của ông có chiều sâu tư tưởng và phương pháp xử lý riêng, nhưng lại không cứng nhắc, mà sống động và chi tiết.
Vai diễn Siarơ của ông trong vở kịch "Liuba", dù chỉ là một vai rất nhỏ, nhưng khi xem Đào Mộng Long biểu diễn, đạo diễn Liên Xô Vaxiliev đã ôm chầm lấy ông và kêu lên: ""Xin cảm ơn. Ông quả là nghệ sĩ lớn. Ở sân khấu Liên Xô, chẳng ai để ý đến vai phụ này cả!". Ông luôn tìm tòi sáng tạo, đổi mới những vai phụ của mình để làm sao có hiệu quả cao nhất, có những vai diễn cả trăm lần mới tìm ra cách xử lý ưng ý (vai cụ Thiện trong "Lửa hậu phương"). Với vai Phaunhin vở "Xâm lược", ông ghi trong sổ tay: "Có lẽ suốt đời chỉ đóng vai này thôi, tôi cũng chưa nghiên cứu và thể hiện được đầy đủ tính phức phức tạp và đa dạng của nó"... | {
"split": 2,
"title": "Đào Mộng Long",
"token_count": 366
} |
176 | Title: Đào Mộng Long
Mặc dù thế, đôi khi chính vì làm nổi bật nhân vật phụ quá đà, mà ông đã lấn lướt cả vai chính, thu hút toàn bộ sự chú ý của người xem vào vai phụ của mình như trong vai ông Lại của vở "Quê hương". Đào Mộng Long tự nhận đó là một sai lầm trong diễn xuất của mình, đã phá vỡ tính đồng bộ của cộng đồng diễn viên và vở diễn. Với vai diễn này, đạo diễn Phạm Thị Thành nhớ lại: "Ngay đến vai một ông già nhỏ bé xuất hiện chớp nhoáng trong Quê hương Việt Nam, ông ấy cũng khiến người xem phải nhớ đến cái cách ông đội mũ, cách ông nằm khểnh với những ngón chân ngọ nguậy. Không thể lẫn vào ai..."".
Nghệ sĩ Nhân dân Đào Mộng Long thuộc thế hệ diễn viên kịch nói đầu đàn của Việt Nam, cùng với Thế Lữ, Song Kim, Trúc Quỳnh, Can Trường... đã ghi dấu ấn đậm nét ở sân khấu kịch nói những năm chiến tranh. | {
"split": 3,
"title": "Đào Mộng Long",
"token_count": 231
} |
177 | Title: Đào Nghiễm
Đào Nghiễm (1496 - ?) , tự: Nghĩa Xuyên, là nhà thơ Việt Nam và là quan thời Mạc.
Tiểu sử.
Đào Nghiễm là người làng Thiện Phiến, huyện Tiên Lữ, trấn Hải Dương (nay thuộc huyện Phù Tiên, tỉnh Hưng Yên). Ông là cháu bốn đời của Đào Công Soạn (1381-1458), một đại thần thời Lê sơ.
Khoa Quý Mùi (1523) đời Lê Cung Hoàng (ở ngôi: 1522-1527), Đào Nghiễm thi đỗ Hội nguyên, vào thi Đình ông đỗ đồng Tiến sĩ.
Tháng 6 (âm lịch) năm 1527, Mạc Đăng Dung đoạt lấy ngôi vua của Lê Cung Hoàng, Đào Nghiễm ra làm quan với nhà Mạc, được cử làm Chánh sứ trong đoàn sứ bộ sang nhà Minh (Trung Quốc). Trở về nước, ông được thăng làm Tả thị lang bộ Binh kiêm Đại học sĩ, tước Đạt Nghĩa hầu.
Đào Nghiễm mất năm nào không rõ.
Tác phẩm.
Trên đường đi sứ, Đào Nghiễm viết Nghĩa Xuyên quan quang tập ("Tập thơ đi xem ánh sáng nước người"). Theo gia phả họ Đào ở làng Thiện Phiến, thì tập thơ này có 162 bài chữ Hán (chủ yếu là thơ đề vịnh) nhưng đã thất lạc, hiện chỉ còn vài chục bài chép trong các tuyển tập thơ thời trước, nhiều nhất là trong "Toàn Việt thi lục" của Lê Quý Đôn (có 27 bài).
Nhận xét, giới thiệu thơ.
Đào Nghiễm là một nhà thơ có phong cách trong số những nhà thơ triều Mạc. Nhìn chung, thơ của ông thường thanh thoát, bình dị, ít cầu kỳ, đôi bài có những suy tư trước quan hệ bang giao phức tạp . Trích giới thiệu một bài: | {
"split": 0,
"title": "Đào Nghiễm",
"token_count": 405
} |
178 | Title: Đào Tiềm
Đào Tiềm (chữ Hán: 陶潛, ? - 427), biểu tự Nguyên Lượng (元亮), hiệu Uyên Minh (淵明), lại có biệt hiệu là Ngũ liễu tiên sinh (五柳先生), là một trong những nhà thơ lớn của Trung Quốc thời nhà Tấn và Lưu Tống.
Tiểu sử.
Đào Tiềm không rõ sinh năm nào (ước chừng là năm 352 hoặc 369), người đất Tầm Dương, nay thuộc huyện Cửu Giang, tỉnh Giang Tây, sinh trưởng trong một gia đình địa danh môn thế tộc vào thời Đông Tấn. Tằng tổ là Bát Châu Đô đốc Đào Khản, tước Trường Sa quận công (長沙郡公). Tổ phụ Đào Mậu (陶茂) làm Thái thú Vũ Xương, cha Đào Dật (陶敏) làm Thái thú An Thành, mẹ là con gái danh sĩ Mạnh Gia (孟嘉), gọi Mạnh thị (孟氏). Từ nhỏ ông sinh hoạt khá hàn vi, nhưng tính chăm học, bách gia chư tử sách vở đều có đọc qua.
Năm 29 tuổi, ông làm Tế tửu Giang Châu. Mười ba năm tiếp theo, mấy lần ông làm quan nhỏ, mỗi lần chỉ trong thời gian ngắn. Khoảng 40 tuổi, vì nhà nghèo mà còn phải nuôi mẹ già, vợ con (ông có cả thảy năm người con trai), nên ông ra làm huyện lệnh Bành Trạch (vì thế ông còn được gọi là Đào Bành Trạch). Được hơn 80 ngày, nhân cuối năm quận phái viên đốc bưu đến huyện, nha lại khuyên Đào Tiềm chỉnh đốn y phục ra đón. Ông than rằng: "Ngã khởi năng vị ngũ đấu mễ chiết yêu quyển quyển sự hương lý tiểu nhân đa" ("Ta lại có thể vì năm đấu gạo mà phải chịu còng lưng, vòng tay thờ bọn tiểu nhân nơi thôn xóm ấy ru"!). Ngay hôm ấy ông viết bài "Quy khứ lai từ" (Lời bày tỏ việc trở về), rồi trả ấn bỏ quan mà về. | {
"split": 0,
"title": "Đào Tiềm",
"token_count": 443
} |
179 | Title: Đào Tiềm
Năm 418, lúc ông 53 tuổi, Lưu Dụ giết Tấn An Đế, chuẩn bị tiếm ngôi, có vời ông ra, mặc dù đời sống rất thiếu thốn vì mùa màng thất thu, nhà cửa bị cháy sạch... nhưng ông cương quyết từ chối, được người đương thời khen, gọi ông là Tĩnh tiết tiên sinh (靖節先生).
Năm ông 62 tuổi, gặp lúc đói kém, nhà thơ lâm cảnh khốn cùng đến mức phải đi xin ăn.
Tiêu Thống đời Lương viết "Truyện Đào Uyên Minh" kể lại rằng: "Khi Thứ sử Giang Châu là Đàn Đạo Tế đến thăm thì thấy nhà thơ nằm co ro, nhịn đói đã mấy ngày. Đạo Tế cho đưa rượu thịt tới, ông vẫy tay bảo đưa ra. Không bao lâu thì mất (năm 427 thời Nam Bắc triều), thọ 63 tuổi".
Ông mất, để lại một số thơ văn, người đời sưu tập lại thành "Đào Uyên Minh thi văn tập", 10 quyển, trong đó có trên 120 bài thơ.
Thành tựu.
Trích nhận xét.
Tóm lược theo "Văn học Trung Quốc tập I":
Trích thêm các ý kiến:
Trích tác phẩm.
Và: Ngũ Liễu tiên sinh
"Văn học Trung Quốc tập I" cho rằng đây là chính một thiên tự truyện của Đào Tiềm.
Bản dịch:
Xem thêm hai sáng tác rất nổi tiếng khác, đó là Quy khứ lai từ và Đào hoa nguyên ký (Ký suối hoa đào).
Ảnh hưởng.
Chừng bảy tám mươi năm sau khi ông mất, thơ ông ngày càng được đề cao. Nhất là những khi cần chống lại chủ nghĩa hình thức trong thơ văn, thì người ta càng quý trọng ông và đưa ông ra làm gương.
Người đầu tiên viết truyện về ông và sưu tập thơ ông đầy đủ là Thái tử nhà Lương, Chiêu Minh Thái tử Tiêu Thống
Bàn về tầm ảnh hưởng của ông, Nguyễn Hiến Lê viết: | {
"split": 1,
"title": "Đào Tiềm",
"token_count": 427
} |
180 | Title: Đào Văn Long
Đào Văn Long là giáo sư, tiến sĩ và là bác sĩ lĩnh vực tiêu hóa - gan mật người Việt Nam. Ông từng công tác tại các bệnh viện như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Hội khoa học tiêu hóa Việt Nam và Viện Nghiên cứu & Đào tạo tiêu hóa, gan mật.
Năm 2008, Ông được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú. Năm 2021, ông được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân vì đã có công trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo tại Việt Nam. Ngoài ra, Đào Văn Long còn được Chủ tịch nước Việt Nam tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba vào năm 2010 và hạng Nhì vào năm 2015.
Ông là tác giả của 8 quyển sách, chủ trì 8 đề tài cấp Bộ Y tế, 8 bài báo quốc tế, 42 bài báo trong nước.
Tiểu sử.
Đào Văn Long sinh ngày 20 tháng 6 năm 1956 tại thị xã Nghi Sơn, Thanh Hóa. Năm 1983, ông tốt nghiệp trường Đại học Y Hà Nội. Sau đó, ông hoàn thành chương trình Bác sĩ nội trú tại cùng trường vào năm 1986. Ông tiếp tục đào tạo và hoàn thành học vị Tiến sĩ chuyên ngành nội tiêu hóa tại trường Đại học Y Hà Nội vào năm 1993. Năm 1995, ông hoàn thành chương trình Bác sĩ chuyên khoa II chuyên ngành nội tiêu hóa tại cùng trường. Năm 2004, ông được phong học hàm phó giáo sư. Năm 2015, ông được phong học hàm Giáo sư.
Sau đó, ông đã có nhiều trải nghiệm giảng dạy tại trường Đại học Y Hà Nội từ năm 1987 đến năm 2003, trong đó thời gian từ năm 2003 đến năm 2009, ông đã là Phó Hiệu trưởng - Phó Chủ nhiệm bộ môn Nội tại tại trường Đại học Y Hà Nội. Ông cũng từng đảm nhận vị trí giám đốc bệnh viện — giám đốc trung tâm nội soi tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến năm 2013.
Từ năm 2013 đến năm 2016, ông tiếp tục đảm nhận vị trí giám đốc trung tâm nội soi tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và là phó chủ nhiệm bộ môn tại trường Đại học Y Hà Nội, cũng như là trưởng khoa tiêu hóa tại Bệnh viện Bạch Mai. Từ tháng 6 năm 2017 đến nay, ông tiếp tục làm giảng viên bộ môn Nội tại tại trường Đại học Y Hà Nội. Và từ tháng 3 năm 2018 đến nay, ông là phó viện Trưởng tại Viện nghiên cứu và đào tạo Tiêu hóa, Gan mật. | {
"split": 0,
"title": "Đào Văn Long",
"token_count": 503
} |
181 | Title: Đá Bia
Đá Bia là một rạn san hô thuộc cụm Sinh Tồn của quần đảo Trường Sa. Đá này nằm giữa đá Tư Nghĩa ở ngay phía đông bắc và đá Ken Nan ở ngay phía tây bắc.
Đá Bia là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, Philippines và Trung Quốc. Hiện chưa rõ nước nào thực sự kiểm soát đá này.
Một số tài liệu nhầm lẫn giữa Đá Bia và đá Vị Khê (Bamford Reef) cho rằng đá Bia nằm giữa đá Vị Khê và đá Ninh Hòa (Tetley Reef), tuy nhiên không tồn tại bất cứ thực thể địa lý như vậy trên hình ảnh vệ tinh. Đây có thể là do sự nhầm lần vị trí giữa đá Ninh Hòa với một thực thể chưa được đặt tên nằm về phía tây nam của đá này. | {
"split": 0,
"title": "Đá Bia",
"token_count": 181
} |
182 | Title: Đá Hoa Lau
Đá Hoa Lau là một rạn san hô vòng thuộc cụm An Bang (cụm Thám Hiểm) của quần đảo Trường Sa. Đá này nằm cách đảo An Bang khoảng 60,4 hải lý (111,8 km) về phía đông nam.
Đá Hoa Lau là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, Malaysia và Trung Quốc, trong khi Philippines chính thức không tuyên bố chủ quyền đối với rạn vòng này (xem thêm Nhóm đảo Kalayaan). Hiện Malaysia đang kiểm soát đá Hoa Lau.
Lịch sử.
Ngày 20 tháng 9 năm 1979, Malaysia công bố các rạn san hô nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của họ. Tuân theo quyết định của Nội các, người ta đã dựng một tháp kỉ niệm trên rạn vòng này vào ngày 21 tháng 6 năm 1980. Tháng 5 năm 1983 (có nguồn ghi tháng 6), Tổng Tham mưu trưởng quân đội Malaysia đã chỉ huy cuộc hành quân ra chiếm đóng đá Hoa Lau với khoảng mười tám binh sĩ thuộc lực lượng PASKAL ("Lực lượng Chiến tranh Đặc biệt thuộc Hải quân"). Sự kiện Malaysia chiếm đá này được báo chí ở Hà Nội (Việt Nam) xác nhận vào tháng 9 năm 1983.
Ngày 5 tháng 3 năm 2009, Thủ tướng Malaysia Abdullah bin Ahmad Badawi đã đến đá Hoa Lau và tuyên bố chủ quyền của nước này đối với đá Hoa Lau và vùng biển phụ cận.
Cơ sở hạ tầng.
Khoảng những năm 1984-1985, Malaysia nỗ lực kiến thiết một hòn đảo nhân tạo bằng cách nạo vét cát và san hô ở khu trung tâm của đá Hoa Lau rồi đắp lên góc đông nam, nơi (từng) có những tảng đá cao từ 1,5 đến 3 m. Trên đảo có một đường băng dài 1.067 m (hay 1.400 m) với các công trình như tháp điều khiển không lưu, nhà chứa máy bay... Có hai máy phát điện và hai nhà máy khử nước mặn bằng phương pháp thẩm thấu ngược. Ngoài căn cứ hải quân, trên đảo còn có toà nhà nghiên cứu thuộc Bộ Ngư nghiệp Malaysia.
Du lịch. | {
"split": 0,
"title": "Đá Hoa Lau",
"token_count": 439
} |
183 | Title: Đá Hoa Lau
Năm 1993, Malaysia khai trương dịch vụ du lịch dành cho khách yêu thích lặn biển. Khu nghỉ mát mang tên "Avillion Layang Layang" tại đây có tám mươi sáu phòng đạt tiêu chuẩn ba sao, một trung tâm lặn biển (thành viên của PADI, Hiệp hội Hướng dẫn viên Lặn biển Chuyên nghiệp) cùng một nhà hàng hai trăm chỗ ngồi, một hồ bơi và cửa hàng đồ lưu niệm. Tính đến năm 2006, khu nghỉ mát đã thu hút 1.457 du khách, chủ yếu đến từ Nhật Bản, Pháp, Hàn Quốc và Trung Quốc. Đi máy bay từ thành phố Kota Kinabalu (thủ phủ bang Sabah) đến Hoa Lau mất một giờ đồng hồ. | {
"split": 1,
"title": "Đá Hoa Lau",
"token_count": 153
} |
184 | Title: Đá Lồi
Đá Lồi là một rạn san hô vòng thuộc nhóm đảo Lưỡi Liềm, quần đảo Hoàng Sa. Đá này nằm cách đảo Quang Hoà thuộc khu trung tâm nhóm Lưỡi Liềm khoảng 14 hải lý (26 km) về phía nam. Đây được xem là rạn san hô lớn nhất quần đảo Hoàng Sa.
Đá Lồi là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan và Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc đang kiểm soát đá này.
Ở phía nam của đá Lồi, người ta đã tìm thấy một xác tàu đổ bộ tầm trung bị đắm của Pháp.
Ngày 24 tháng 6 năm 2012, tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) quyết định thành lập bốn khu bảo tồn "di sản văn vật dưới nước" tại quần đảo Hoàng Sa, trong đó có đá Lồi. | {
"split": 0,
"title": "Đá Lồi",
"token_count": 176
} |
185 | Title: Đá Nhỏ
Đá Nhỏ (tiếng Anh: " Discovery Small Reef"; tiếng Filipino: "Gomez"; , Hán-Việt: "Tiểu Hiện tiêu") là một rạn san hô thuộc cụm Nam Yết của quần đảo Trường Sa. Đá này nằm về phía đông của đá Lớn khoảng 11 hải lý (20 km) và về phía tây nam của đá Ga Ven khoảng 16 hải lý.
Đá Nhỏ là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, Philippines và Trung Quốc. Hiện chưa rõ nước nào thực sự kiểm soát đá này.
Đặc điểm.
Đây là một rạn san hô hình tròn có đường kính khoảng 800 mét, một phần lộ ra khi thủy triều xuống. Mực nước nông tại đây làm nổi bật một khu vực rộng 1 km². | {
"split": 0,
"title": "Đá Nhỏ",
"token_count": 169
} |
186 | Title: Đá Trâm Đức
Đá Trâm Đức (tiếng Anh: Meijiu Reef; tiếng Trung: 梅九礁, bính âm: Meijiu Jiao) là một rạn san hô thuộc cụm Thị Tứ của quần đảo Trường Sa. Đây là một rạn đá "nửa nổi nửa chìm" (cạn nước khi thủy triều thấp) rộng khoảng 1,8 km theo trục bắc-nam, dài khoảng 4 km theo trục đông-tây, có dạng hình chữ V với hướng mở về phía đông. Đá này nằm vế phía đông-bắc của đảo Thị Tứ khoảng 2,3 km. Tọa độ của rạn san hô này là .
Đá Trâm Đức là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, Philippines và Trung Quốc. Hiện chưa rõ nước nào thực sự kiểm soát rạn san hô này. | {
"split": 0,
"title": "Đá Trâm Đức",
"token_count": 191
} |
187 | Title: Đá biến chất
Đá biến chất được hình thành từ sự biến tính của đá mácma, đá trầm tích, thậm chí cả từ đá biến chất có trước, do sự tác động của nhiệt độ, áp suất cao (nhiệt độ lớn hơn 150 đến 200 °C và áp suất khoảng trên 1500 bar) và các chất có hoạt tính hoá học, gọi là quá trình biến chất.
Các chất có hoạt tính hoá học thường gặp nhất là nước và axit cacbonic thường xuyên có trong tất cả các loại đất, đá. Tính chất của đá biến chất do tình trạng biến chất và thành phần của đá trước khi bị biến chất. Dưới sự tác động của các tác nhân biến chất, các thành phần của đá có thể tái kết tinh ở trạng thái rắn và sắp xếp lại. Tác dụng biến chất không những có thể cải biến cấu trúc của đá mà còn làm thay đổi thành phần khoáng vật của nó.
Trong quá trình biến chất do tác động của áp lực và sự tập hợp nhiều loại kết tinh nên đá biến chất thường rắn chắc hơn đá trầm tích; nhưng đá biến chất từ đá mácma thì do cấu tạo dạng phiến mà tính chất cơ học của nó kém đá mácma.
Các đá biến chất chiếm phần lớn trong lớp vỏ của Trái Đất và được phân loại dựa trên cấu tạo, và thành phần hóa học và khoáng vật hay còn gọi là tướng biến chất. Chúng có thể được tạo ra dưới sâu trong lòng đất bởi nhiệt độ và áp suất cao hoặc được tạo ra từ các quá trình kiến tạo mảng như va chạm giữa các lục địa, và cũng được tạo ra khi khối mác ma có nhiệt độ cao xâm nhập lên lớp vỏ của Trái Đất làm các đá có trước bị biến đổi.
Khoáng vật trong đá biến chất.
Các khoáng vật tạo đá biến chất chủ yếu là những khoáng vật nằm trong đá mácma, đá trầm tích và cũng có thể là các khoáng vật đặc biệt chỉ có ở trong các loại đá biến chất dưới sâu như sillimanit, kyanit, staurolit, andalusit, và granat | {
"split": 0,
"title": "Đá biến chất",
"token_count": 434
} |
188 | Title: Đá biến chất
Các khoáng vật khác cũng được tìm thấy như olivin, pyroxen, amphibol, mica, fenspat, và thạch anh nhưng không nhất thiết là kết quả của quá trình biến chất. Các khoáng vật này bền vững ở điều kiện nhiệt độ và áp suất cao nên chúng ít bị biến đổi hóa học trong quá trình biến chất. Tuy nhiên, các khoáng vật trên chỉ không bị biến đổi trong một giới hạn nhất định, sự có mặt của một số koáng vật trong đá biến chất phản ánh nhiệt độ và áp suất hình thành chúng.
Sự thay đổi kích thước hạt của đá trong quá trình biến chất được gọi là quá trình tái kết tinh. Ví dụ, các tinh thể canxít trong đá vôi kết tinh thành các hạt lớn hơn trong đá hoa, hay sa thạch bị biến chất sự kết tinh của các hạt thạch anh ban đầu tạo thành đá quartzit rất chặt thường gồm các tinh thể thạch anh lớn hơn đan xen vào nhau. Cả hai yếu tố là nhiệt độ và áp suất cao đều tạo ra sự tái kết tinh. Nhiệt độ cao cho phép các nguyên tử và ion di chuyển và làm sắp xếp lại các tinh thể, còn áp suất làm cho các tinh thể hòa tan tại các vị trí chúng tiếp xúc nhau.
Phần lớn đá biến chất (trừ đá hoa và đá quartzit) là quá nửa khoáng vật của nó có cấu tạo dạng phiến gồm các lớp song song nhau, dễ tách thành những phiến mỏng.
Cấu tạo đá biến chất.
Sự hình thành các lớp nằm trong các đá biến chất được gọi là sự phân lớp. Các lớp này được hình thành do lực nén ép theo một trục trong quá trình tái kết tinh, và đồng thời tạo ra các khoáng vật kết tinh dạng tấm như mica, clorit có mặt phẳng vuông góc với lực tác dụng.
Cấu tạo của đá biến chất được chia thành hai loại là cấu tạo phân lớp và cấu tạo không phân lớp.
Các kết cấu đá biến chất.
Năm kết cấu đá biến chất cơ sở với các kiểu đá điển hình là: | {
"split": 1,
"title": "Đá biến chất",
"token_count": 431
} |
189 | Title: Đá mài
Đá mài được sử dụng để mài các cạnh của dụng cụ và nông cụ bằng thép thông qua quá trình mài và mài giũa. Ví dụ về các vật dụng có thể mài bằng đá mài bao gồm kéo, lưỡi hái, dao, dao cạo và các công cụ như đục, dao cạo tay và lưỡi bào. Đá mài có nhiều hình dạng, kích thước và thành phần vật liệu. Đá có thể phẳng, để gia công các cạnh phẳng, hoặc được định hình cho các cạnh phức tạp hơn, chẳng hạn như những viên đá được kết hợp với một số công cụ điêu khắc gỗ hoặc đồ gỗ. Chúng có thể được làm từ vật liệu khai thác tự nhiên hoặc từ vật liệu nhân tạo.
Đá mài thường có nhiều loại khác nhau, dùng để chỉ kích thước sạn của các hạt mài mòn trong đá. Kích thước hạt sạn được cho dưới dạng một con số, cho biết mật độ không gian của các hạt. Số cao hơn biểu thị mật độ cao hơn và do đó các hạt nhỏ hơn, dẫn đến bề mặt của vật được đánh bóng sẽ mịn hơn.
Đá tự nhiên và đá nhân tạo.
Nhà sử học La Mã Pliny đã mô tả việc sử dụng một số loại đá tự nhiên để mài trong Lịch sử tự nhiên của mình. Ông mô tả việc sử dụng cả đá dầu và đá nước và đưa ra vị trí của một số nguồn cổ xưa cho những viên đá này.
Việc sử dụng đá tự nhiên để mài đã giảm dần với sự phổ biến rộng rãi của đá nhân tạo chất lượng cao, kích thước hạt phù hợp.
Do đó, các mỏ Honyama huyền thoại ở Kyoto, Nhật Bản, đã bị đóng cửa từ năm 1967. Bỉ hiện chỉ có một mỏ duy nhất vẫn đang khai thác đá Coticules và các đối tác của Bỉ Blue Whetstone (BBW) của họ.
Đá tổng hợp hiện đại nói chung có chất lượng tương đương với đá tự nhiên và thường được coi là vượt trội về hiệu suất mài do tính nhất quán của kích thước hạt và kiểm soát các đặc tính của đá. Ví dụ, hàm lượng tỷ lệ của các hạt mài mòn trái ngược với các vật liệu cơ bản hoặc "chất kết dính" có thể được kiểm soát để làm cho đá cắt nhanh hơn hoặc chậm hơn, như mong muốn. | {
"split": 0,
"title": "Đá mài",
"token_count": 499
} |
190 | Title: Đá mài
Đá tự nhiên thường được đánh giá cao về vẻ đẹp tự nhiên như đá và độ quý hiếm của chúng, làm tăng giá trị như những món đồ của các nhà sưu tập. Hơn nữa, mỗi loại đá tự nhiên là khác nhau, và hiếm có loại đá tự nhiên nào có chứa các hạt mài mòn ở kích thước sạn mịn hơn các loại đá nhân tạo hiện có.
Một trong những loại đá mài tự nhiên được đánh giá cao nhất là "Bỉm đá" màu xám vàng, đã trở thành huyền thoại với góc cạnh mà nó có thể tạo ra cho lưỡi kiếm từ thời La Mã, và đã được khai thác trong nhiều thế kỷ từ Ardennes. Đá mài "Bỉ xanh" hơi thô hơn và phong phú hơn được tìm thấy trong tự nhiên với hình nón màu vàng ở các địa tầng liền kề; do đó đá mài hai mặt có sẵn, với đường nối tự nhiên giữa các lớp màu vàng và xanh lam. Chúng được đánh giá cao vì sự sang trọng và vẻ đẹp tự nhiên của chúng, đồng thời cung cấp cả bề mặt cắt nhanh để thiết lập góc xiên và bề mặt mịn hơn để tinh chỉnh nó. Loại đá này được coi là một trong những loại tốt nhất để mài dao cạo thẳng.
Đá cứng ở Rừng Charnwood ở Tây Bắc Leicestershire, Anh, đã được khai thác trong nhiều thế kỷ, và là nguồn cung cấp đá mài và đá quern. | {
"split": 1,
"title": "Đá mài",
"token_count": 307
} |
191 | Title: Đá phấn
Đá phấn là một loại đá trầm tích mềm, tơi xốp, màu trắng, một dạng của đá vôi tự nhiên chủ yếu chứa các ẩn tinh của khoáng vật calcit (tới 99 %). Nó tạo thành dưới các điều kiện hải dương tương đối sâu từ sự tích lũy dần dần của các phiến calcit nhỏ (các gai vôi) rụng ra từ các vi sinh vật được gọi là tảo gai vôi (nhóm tảo đơn bào dạng phù du trong nhóm Coccolithales của ngành Haptophyta). Các bướu đá lửa và đá phiến silic thường được thấy nằm trong đá phấn. Đá phấn cũng có thể là từ để chỉ tới các hợp chất khác, bao gồm silicat magiê và sulfat calci.
Đá phấn có độ kháng tốt trước xói mòn và sự sụt lún khi so với các dạng sét mà thông thường hay đi cùng với nó, vì thế nó tạo ra các vách đá cao và dốc trong đó các chóp đá phấn tiếp giáp với biển. Các đồi đá phấn thường được tạo thành khi các dải đá phấn chạy tới bề mặt theo một góc nào đó, tạo thành các sườn dốc. Do đá phấn tơi xốp nên nó có thể chứa một lượng lớn nước ngầm, tạo ra nguồn dự trữ nước tự nhiên để giải phóng nước chậm chạp trong mùa khô.
Đá phấn được khai thác tại nhiều nơi trên thế giới, như tại Anh, làm vật liệu xây dựng và phân bón vôi cho đồng ruộng. Tại đông nam Anh, các hốc Dene là ví dụ đáng chú ý về các hốc đá phấn cổ đại.
Loạt Đá phấn là một đơn vị địa tầng châu Âu đã trầm lắng xuống vào cuối kỷ Phấn trắng. Nó hình thành nên các vách đá trắng Dover nổi tiếng tại Kent, Anh. Khu vực Champagne tại Pháp có các trầm tích đá phấn nằm dưới cùng, trong đó có các hang hốc nhân tạo được sử dụng để cất giữ rượu vang.
Thành phần. | {
"split": 0,
"title": "Đá phấn",
"token_count": 440
} |
192 | Title: Đá phấn
Đá phấn có thành phần hợp thành chủ yếu là cacbonat calci với một lượng nhỏ đất bùn và sét hay các hạt thạch anh nhỏ nhất và các dạng giả vi thể của calcit trong các sinh vật hóa thạch như nhóm trùng tia (ngành "Radiolaria"). Không hiếm khi còn gặp cả các hóa thạch trong kỷ Phấn trắng của các động vật chân đầu như các nhóm cúc thạch (bộ "Ammonitida") hay tiễn thạch (tên đá, nhóm "Belemnoidea"). Thông thường nó được hình thành ngầm dưới nước, nói chung trên đáy biển, sau đó kết đặc và bị nén ép trong quá trình hình thành đá thành các dạng thường thấy ngày nay. Trong quá trình hình thành đá thì silica tích tụ để tạo ra các bướu đá lửa nằm trong đá cacbonat.
Sử dụng đá phấn.
Sử dụng truyền thống của đá phấn trong nhiều trường hợp đã được thay thế bằng các chất khác, mặc dù từ "đá phấn" hay "phấn" thường cũng được áp dụng cho chất thay thế. | {
"split": 1,
"title": "Đá phấn",
"token_count": 231
} |
193 | Title: Đám mây Oort
Đám mây Oort (), đôi khi được gọi là đám mây Öpik – Oort, là một đám mây giả thuyết chủ yếu bao gồm các vi thể hành tinh băng giá được cho là bao quanh Mặt Trời ở khoảng cách từ 2.000 đến 200.000 au (0,03 đến 3,2 năm ánh sáng) và được nhà thiên văn học người Hà Lan Jan Oort mô tả lần đầu tiên vào năm 1950. Nó được chia thành hai vùng: đám mây Oort bên trong có hình đĩa (hay đám mây Hills) và đám mây Oort bên ngoài hình cầu. Cả hai khu vực đều nằm ngoài nhật quyển và nằm trong không gian giữa các vì sao. Hai hồ chứa thiên thể bên ngoài Sao Hải Vương khác là Vành đai Kuiper và đĩa phân tán có khoảng cách so với Mặt Trời lớn chưa đầy một phần nghìn so với đám mây Oort.
Rìa bên ngoài của đám mây Oort xác định ranh giới vũ trụ của Hệ Mặt Trời và phạm vi của quyển Hill của Mặt Trời. Đám mây Oort bên ngoài chỉ liên kết lỏng lẻo với Hệ Mặt Trời, và do đó dễ dàng bị ảnh hưởng bởi lực hấp dẫn của cả những ngôi sao đi qua và của chính Dải Ngân Hà. Những lực này đôi khi đánh bật các sao chổi ra khỏi quỹ đạo của chúng trong đám mây và đưa chúng về phía bên trong Hệ Mặt Trời. Dựa trên quỹ đạo của chúng, hầu hết các sao chổi chu kỳ ngắn có thể đến từ đĩa phân tán, nhưng một số khác vẫn có thể có nguồn gốc từ đám mây Oort.
Các nhà thiên văn phỏng đoán rằng vật chất tạo nên đám mây Oort được hình thành gần Mặt Trời hơn và bị phân tán ra xa vào không gian do tác động hấp dẫn của các hành tinh khổng lồ trong quá trình tiến hóa của Hệ Mặt Trời. Mặc dù chưa thực hiện quan sát trực tiếp nào được xác nhận về đám mây Oort, nhưng nó có thể là nguồn gốc của tất cả các sao chổi thời kỳ dài và sao chổi loại Halley đi vào bên trong Hệ Mặt Trời, và cũng của nhiều sao chổi thuộc họ Sao Mộc và centaur.
Giả thuyết. | {
"split": 0,
"title": "Đám mây Oort",
"token_count": 473
} |
194 | Title: Đám mây Oort
Có hai loại sao chổi chính: sao chổi chu kỳ ngắn (còn gọi là sao chổi hoàng đạo) và sao chổi chu kỳ dài (còn gọi là sao chổi gần đẳng hướng). Sao chổi hoàng đạo có quỹ đạo tương đối nhỏ, dưới 10 au, và đi theo mặt phẳng hoàng đạo, cùng một mặt phẳng mà các hành tinh nằm trên. Tất cả các sao chổi chu kỳ dài đều có quỹ đạo rất lớn, xấp xỉ hàng nghìn au, và xuất hiện từ mọi hướng trên bầu trời.
Vào năm 1907, AO Leuschner cho rằng nhiều sao chổi được cho là có quỹ đạo parabol và do đó chỉ ghé qua Hệ Mặt Trời một lần thì thực ra là có quỹ đạo hình elip và sẽ quay trở lại sau một thời gian rất dài. Vào năm 1932, nhà thiên văn học người Estonia Ernst Öpik đã công nhận rằng các sao chổi chu kỳ dài có nguồn gốc từ một đám mây quay quanh quỹ đạo ở rìa ngoài cùng của Hệ Mặt Trời. Nhà thiên văn học người Hà Lan Jan Oort đã hồi sinh lại ý tưởng này một cách độc lập vào năm 1950 và coi nó là một cách để giải quyết một nghịch lý:
Oort lý luận rằng, chính vì vậy mà một sao chổi không thể hình thành khi đang ở trong quỹ đạo hiện tại của nó mà phải được giữ trong một hồ chứa phía ngoài trong hầu hết toàn bộ thời gian tồn tại của nó. Ông lưu ý rằng sao chổi chu kỳ dài có viễn điểm quỹ đạo (khoảng cách xa nhất của chúng so với Mặt Trời) khoảng 20.000 au có số lượng lớn nhất trong số các sao chổi chu kỳ dài, điều này gợi ra rằng có tồn tại một hồ chứa ở khoảng cách đó với một sự phân bố hình cầu, đẳng hướng. Những sao chổi tương đối hiếm có quỹ đạo khoảng 10.000 au có lẽ đã đi qua một hoặc nhiều quỹ đạo qua Hệ Mặt Trời và quỹ đạo của chúng bị lực hấp dẫn của các hành tinh hút vào trong.
Cấu trúc và thành phần. | {
"split": 1,
"title": "Đám mây Oort",
"token_count": 455
} |
195 | Title: Đám mây Oort
Đám mây Oort được cho là chiếm một không gian rộng lớn từ khoảng cho tới xa nhất là tính từ Mặt Trời. Một số ước tính đặt ranh giới bên ngoài vào khoảng từ . Nó có thể được chia thành đám mây Oort hình cầu bên ngoài rộng khoảng , và đám mây Oort bên trong hình xuyến có kích thước . Đám mây bên ngoài chỉ liên kết yếu với Mặt Trời và cung cấp các sao chổi chu kỳ dài (và có thể là loại Halley) vào bên trong quỹ đạo của Sao Hải Vương. Đám mây Oort bên trong còn được gọi là đám mây Hills, được đặt theo tên của Jack G. Hills, người đã đề xuất sự tồn tại của nó vào năm 1981. Các mô hình dự đoán rằng đám mây bên trong phải có nhiều hạt nhân sao chổi gấp hàng chục hoặc hàng trăm lần quầng bên ngoài; nó được coi là một nguồn khả thi các sao chổi mới nhằm tiếp tế cho đám mây bên ngoài mỏng manh khi số lượng của đám mây này đang dần cạn kiệt. Đám mây Hills giải thích sự tồn tại tiếp tục của đám mây Oort sau hàng tỷ năm.
Đám mây Oort bên ngoài có thể có hàng nghìn tỷ vật thể lớn hơn , và hàng tỷ với cấp sao tuyệt đối sáng hơn 11 (tương ứng với đường kính khoảng ), với các vật thể lân cận cách nhau hàng chục triệu km. Không rõ tổng khối lượng của nó, nhưng giả sử rằng Sao chổi Halley là một nguyên mẫu thích hợp cho các sao chổi bên trong đám mây Oort bên ngoài thì khối lượng tổng hợp là , nói cách khác là gấp năm lần Trái đất. Trước đây, nó được cho là có khối lượng lớn hơn (tới 380 lần khối lượng Trái đất) nhưng do kiến thức về sự phân bố kích thước của các sao chổi chu kỳ dài được cải thiện dẫn đến một con số ước tính thấp hơn. Chưa có bất kỳ công bố nào về ước tính khối lượng của đám mây Oort bên trong. | {
"split": 2,
"title": "Đám mây Oort",
"token_count": 455
} |
196 | Title: Đám mây Oort
Nếu phân tích của sao chổi là đại diện cho toàn bộ thì phần lớn các vật thể trong đám mây Oort có thành phần là các chất dễ bay hơi chẳng hạn như nước, mêtan, etan, cacbon monoxit và axit xianhidric. Tuy nhiên, việc phát hiện ra vật thể - một vật thể có bề ngoài phù hợp với tiểu hành tinh loại D trên quỹ đạo điển hình của một sao chổi chu kỳ dài - đã thúc đẩy các nghiên cứu lý thuyết cho rằng quần thể đám mây Oort bao gồm khoảng một đến hai phần trăm tiểu hành tinh. Phân tích tỷ lệ đồng vị cacbon và nitơ trong cả sao chổi chu kỳ dài và sao chổi họ Sao Mộc cho thấy có ít sự khác biệt giữa hai loại, mặc dù vùng xuất xứ của chúng được cho là rất tách biệt. Điều này cho thấy rằng cả hai đều có nguồn gốc từ đám mây tiền cực ban đầu, và kết luận này cũng được hỗ trợ bởi các nghiên cứu về kích thước hạt trong sao chổi đám mây Oort và bởi nghiên cứu tác động gần đây của sao chổi Tempel 1 thuộc họ Sao Mộc.
Nguồn gốc.
Đám mây Oort được cho là đã phát triển sau khi hình thành các hành tinh từ đĩa tiền hành tinh nguyên thủy khoảng 4,6 tỷ năm trước. Giả thuyết được chấp nhận rộng rãi nhất là các vật thể của đám mây Oort ban đầu liên kết lại gần Mặt Trời hơn nhiều và là một phần của quá trình hình thành các hành tinh và tiểu hành tinh. Sau khi hình thành, các tương tác hấp dẫn mạnh với các hành tinh khí khổng lồ chẳng hạn như Sao Mộc đã làm phân tán các vật thể thành các quỹ đạo hình elip hoặc parabol cực rộng, sau đó bị nhiễu loạn từ các ngôi sao đi ngang qua và các đám mây phân tử khổng lồ biến đổi thành các quỹ đạo tồn tại lâu dài tách ra khỏi phạm vi của các hành tinh khí khổng lồ. | {
"split": 3,
"title": "Đám mây Oort",
"token_count": 434
} |
197 | Title: Đám mây Oort
Nghiên cứu gần đây của NASA đặt giả thuyết rằng một số lượng lớn các vật thể trong đám mây Oort là sản phẩm của sự trao đổi vật chất giữa Mặt Trời và các ngôi sao anh chị em của nó khi chúng hình thành và tách rời nhau và người ta cho rằng nhiều —có thể là phần lớn— vật thể đám mây Oort không hình thành ở gần Mặt Trời. Các mô phỏng về sự tiến hóa của đám mây Oort từ thuở sơ khai của Hệ Mặt Trời cho đến nay đã cho thấy khối lượng của đám mây đạt đỉnh vào khoảng 800 hàng triệu năm sau khi hình thành, khi tốc độ bồi tụ và va chạm chậm lại và sự cạn kiệt bắt đầu vượt quá nguồn cung.
Mô hình của Julio Ángel Fernández gợi ý rằng đĩa phân tán, nguồn cấp chính cho các sao chổi tuần hoàn trong Hệ Mặt Trời, cũng có thể là nguồn cấp chính cho các vật thể đám mây Oort. Theo các mô hình thì khoảng một nửa số vật thể phân tán di chuyển ra ngoài về phía đám mây Oort, trong khi đó một phần tư dịch chuyển vào trong quỹ đạo của Sao Mộc và một phần tư bị đẩy ra trong một quỹ đạo hình hypebol. Đĩa phân tán có thể vẫn cung cấp nguyên liệu cho đám mây Oort. Một phần ba số lượng vật thể đĩa phân tán có khả năng kết thúc tại trong đám mây Oort sau 2,5 tỷ năm.
Hiệu ứng thủy triều. | {
"split": 4,
"title": "Đám mây Oort",
"token_count": 314
} |
198 | Title: Đám mây Oort
Hầu hết các sao chổi được nhìn thấy ở gần Mặt Trời dường như đã đến vị trí hiện tại của chúng thông qua sự nhiễu loạn hấp dẫn của đám mây Oort bởi lực thủy triều gây ra bởi Dải Ngân Hà. Cũng giống như lực thủy triều của Mặt trăng làm biến dạng các đại dương của Trái Đất và khiến thủy triều lên xuống thì thủy triều thiên hà cũng làm biến dạng quỹ đạo của các thiên thể trong Hệ Mặt Trời bên ngoài. Trong các vùng được lập biểu đồ của Hệ Mặt Trời thì những tác động này là không đáng kể so với lực hấp dẫn của Mặt Trời, nhưng ở vùng ngoài của hệ mà lực hấp dẫn của Mặt Trời yếu hơn thì gradient trường hấp dẫn của Dải Ngân Hà có những tác động đáng kể. Lực thủy triều thiên hà kéo căng đám mây dọc theo một trục hướng về trung tâm thiên hà và nén nó dọc theo hai trục còn lại; những nhiễu loạn nhỏ này có thể dịch chuyển quỹ đạo trong đám mây Oort để đưa các vật thể đến gần Mặt trời. Điểm mà lực hấp dẫn của Mặt Trời chịu ảnh hưởng của nó đối với thủy triều thiên hà được gọi là bán kính cắt ngắn thủy triều. Nó nằm ở bán kính từ 100.000 đến 200.000 au, và đánh dấu ranh giới bên ngoài của đám mây Oort.
Một số học giả đặt giả thuyết rằng thủy triều thiên hà có thể đã góp phần vào sự hình thành của các đám mây Oort bằng cách làm tăng cận điểm quỹ đạo (khoảng cách nhỏ nhất đến Mặt Trời) của vi thể hành tinh với viễn điểm quỹ đạo lớn (khoảng cách lớn nhất đến Mặt Trời). Tác động của thủy triều thiên hà khá phức tạp và phụ thuộc nhiều vào hành vi của các vật thể riêng lẻ trong một hệ hành tinh. Tuy nhiên, về tổng thể, nó có thể có ảnh hưởng khá đáng kể: tới 90% tất cả các sao chổi có nguồn gốc từ đám mây Oort có thể là kết quả của thủy triều thiên hà. Các mô hình thống kê về quỹ đạo quan sát được của các sao chổi chu kỳ dài lập luận rằng thủy triều thiên hà là phương tiện chính khiến quỹ đạo của chúng bị xáo trộn về phía bên trong Hệ Mặt Trời. | {
"split": 5,
"title": "Đám mây Oort",
"token_count": 480
} |
199 | Title: Đánh giá năng lực
Đánh giá năng lực (ĐGNL) là tên gọi chung cho một vài kỳ thi tuyển sinh sớm tại Việt Nam do các đại học và trường đại học tự tổ chức.
Kỳ thi này được coi là một bài kiểm tra cơ bản để đánh giá năng lực của thí sinh một cách toàn diện hơn Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Nội dung bài thi đánh giá năng lực thường tích hợp những kiến thức và tư duy, dưới hình thức cung cấp số liệu và dữ liệu cũng như các công thức cơ bản. Qua đó, đánh giá được những khả năng suy luận và giải quyết vấn đề của thi sinh.
Đại học Quốc gia Hà Nội.
Bài thi ĐGNL học sinh trung học phổ thông (HSA; ) bắt đầu được Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức vào năm 2015, sau đó tiếp tục tổ chức vào năm 2016 và ngưng tổ chức kể từ năm 2017. Năm 2021, kỳ thi được tổ chức trở lại với nhiều thay đổi so với năm 2015, tiếp cập theo hướng phi truyền thống nhằm đánh giá toàn diện năng lực học sinh chứ không đơn thuần phục vụ cho tuyển sinh đại học. Bài thi ĐGNL mỗi năm tổ chức 10 đợt thi, mỗi thí sinh chỉ được đăng ký dự thi tối đa 2 đợt, trừ năm 2021 vì ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 mà kỳ thi chỉ tổ chức được một nửa số đợt.
Hình thức.
Thí sinh làm bài thi trên máy tính, câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm khách quan (lựa chọn một trong bốn đáp án) và điền đáp án. Tổng thời gian làm bài là 195 phút, thang điểm 150.
Theo Đại học Quốc gia Hà Nội, đề thi được rà soát từ hơn 12.000 câu hỏi của ngân hàng đề thi đánh giá năng lực năm 2016 để lựa chọn những câu phù hợp với ba nhóm năng lực nêu trên, kết hợp với hơn 3.500 câu hỏi được xây dựng trong giai đoạn 2017-2020, đảm bảo tính toàn diện của kỳ thi, cân bằng độ khó của từng đề.
Tranh cãi. | {
"split": 0,
"title": "Đánh giá năng lực",
"token_count": 421
} |