metadata
dict
passage
stringlengths
15
8.9k
id
int64
0
1.64M
{ "doc_id": "670", "split": 2, "title": "Bắc Kạn", "token_count": 461, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=670" }
Title: Bắc Kạn Năm 1965, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban hành quyết định sáp nhập 2 tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn thành tỉnh Bắc Thái, gồm thành phố Thái Nguyên, thị xã Bắc Kạn và 12 huyện: Bạch Thông, Chợ Đồn, Chợ Rã, Đại Từ, Định Hóa, Đồng Hỷ, Na Rì, Ngân Sơn, Phổ Yên, Phú Bình, Phú Lương, Võ Nhai. Ngày 14 tháng 4 năm 1967, chuyển thị xã Bắc Kạn thành thị trấn Bắc Kạn thuộc huyện Bạch Thông. Ngày 28 tháng 12 năm 1978, chuyển 2 huyện Ngân Sơn, Chợ Rã về tỉnh Cao Bằng vừa được tái lập quản lý. Ngày 6 tháng 11 năm 1984, huyện Chợ Rã (khi đó thuộc tỉnh Cao Bằng) đổi tên thành huyện Ba Bể. Ngày 16 tháng 7 năm 1990, tái lập thị xã Bắc Kạn từ huyện Bạch Thông. Ngày 6 tháng 11 năm 1996, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa IX ra nghị quyết chia tỉnh Bắc Thái để tái lập tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên . Đồng thời, chuyển 2 huyện Ngân Sơn, Ba Bể của tỉnh Cao Bằng trở về tỉnh Bắc Kạn. Tỉnh Bắc Kạn có thị xã Bắc Kạn và 5 huyện: Ba Bể, Bạch Thông, Chợ Đồn, Na Rì, Ngân Sơn. Ngày 6 tháng 7 năm 1998, chia huyện Bạch Thông thành 2 huyện: Bạch Thông và Chợ Mới. Ngày 28 tháng 5 năm 2003, chia huyện Ba Bể thành 2 huyện: Ba Bể và Pác Nặm. Ngày 11 tháng 3 năm 2015, chuyển thị xã Bắc Kạn thành thành phố Bắc Kạn. Từ đó, tỉnh Bắc Kạn có 1 thành phố và 7 huyện.<ref name="892/NQ-UBTVQH13"></ref> Hành chính. Tỉnh Bắc Kạn có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố và 7 huyện, được phân chia thành 108 đơn vị hành chính cấp xã gồm có 6 phường, 7 thị trấn và 95 xã. Kinh tế.
600
{ "doc_id": "670", "split": 3, "title": "Bắc Kạn", "token_count": 366, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=670" }
Title: Bắc Kạn Bắc Kạn, một tỉnh vùng núi cao với địa hình phức tạp và kinh tế chưa phát triển, đã có những bước tiến đáng kể trong những năm gần đây. Năm 2011, tỉnh đạt các chỉ tiêu kinh tế sau: Tổng giá trị gia tăng ước đạt 1.477.155 triệu đồng, tăng 13% so với năm trước, trong đó khu vực nông lâm ngư nghiệp đạt 551.839 triệu đồng, khu vực công nghiệp - xây dựng đạt 298.426 triệu đồng, và khu vực dịch vụ đạt 626.890 triệu đồng. Thu nhập bình quân đầu người đạt 14,6 triệu đồng, tăng 2,7 triệu đồng so với năm trước. Cơ cấu kinh tế của tỉnh Bắc Kạn gồm: khu vực nông lâm nghiệp chiếm 42%, khu vực công nghiệp - xây dựng cơ bản chiếm 14,2%, và khu vực dịch vụ chiếm 43,8%. So với năm trước, khu vực nông lâm nghiệp tăng 3,5%, khu vực công nghiệp - xây dựng giảm 3%, và khu vực dịch vụ tăng 0,4%. Tỉnh đã hoàn thành chương trình hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo theo quyết định của Chính phủ. Trong hơn 2 năm triển khai, đã xây dựng 2.601/2.629 nhà cho hộ nghèo. Bắc Kạn có tiềm năng phát triển ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng, nông lâm nghiệp và du lịch. Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2020, tỉnh Bắc Kạn xếp ở vị trí thứ 59/63 tỉnh thành. Du lịch. Bắc Kạn là tỉnh giàu tiềm năng du lịch bởi sự phong phú của tài nguyên, khoáng sản và nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc miền núi Đông Bắc Việt Nam. Giao thông.
601
{ "doc_id": "670", "split": 4, "title": "Bắc Kạn", "token_count": 176, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=670" }
Title: Bắc Kạn Trên địa bàn tỉnh có tuyến Quốc lộ 3, Quốc lộ 3B, Quốc lộ 279, quy hoạch đường tỉnh 258 thành QL 3C. Ngoài ra còn các tỉnh lộ 245, 254, 255, 256, 257, 258, 258B, 259. Hiện đã dưa vào sử dụng đường Quốc lộ 3 mới (tiền cao tốc - tốc độ cao Thái Nguyên - Chợ Mới, trong giai đoạn 2023 - 2025 hoàn thành đường tốc độ cao Chợ Mới - thành phố Bắc Kạn, giai đoạn 2025 - 2030 nối với Đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên thành cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên - Chợ Mới - thành phố Bắc Kạn), giúp giảm lưu lượng xe và thời gian di chuyển so với quốc lộ 3 cũ. Đường thủy có sông Cầu chảy qua.
602
{ "doc_id": "671", "split": 0, "title": "Lạng Sơn", "token_count": 456, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=671" }
Title: Lạng Sơn Lạng Sơn là một tỉnh miền núi biên giới nằm ở vùng Đông Bắc Bộ, Việt Nam. Năm 2018, Lạng Sơn là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 52 về số dân, xếp thứ 51 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 47 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 20 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 790.500 người dân , GRDP đạt 30.355 tỉ Đồng (tương ứng với 1,3184 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 38,4 triệu đồng (tương ứng với 1.668 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 8,36%. Địa lý. Vị trí. Có vị trí 21°19'-22°27'B, 106°06'-107°21'Đ. Các điểm cực của tỉnh Lạng Sơn:. Lạng Sơn có 2 cửa khẩu quốc tế: cửa khẩu Ga đường sắt Đồng Đăng huyện Cao Lộc và cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị. Có một cửa khẩu quốc gia: Chi Ma (Huyện Lộc Bình) và nhiều lối mở biên giới với Trung Quốc. Địa hình. Đồi núi chiếm hơn 80% diện tích cả tỉnh. Dạng địa hình phổ biến ở Lạng Sơn là núi thấp và đồi, độ cao trung bình 252 m so với mặt nước biển. Nơi thấp nhất là 20 m ở phía nam huyện Hữu Lũng và nơi cao nhất là núi Mẫu Sơn 1541m. Mẫu Sơn cách thành phố Lạng Sơn 31 km về phía đông, được bao bọc bởi nhiều ngọn núi lớn nhỏ, thỉnh thoảng có tuyết rơi vào mùa đông. Khí hậu, thời tiết. Khí hậu của Lạng Sơn thể hiện rõ nét khí hậu cận nhiệt đới ẩm của miền Bắc Việt Nam. Khí hậu phân mùa rõ rệt, ở các mùa khác nhau nhiệt độ phân bố không đồng đều do sự phức tạp của địa hình miền núi và sự biến tính nhanh chóng của không khí lạnh trong quá trình di chuyển ở vùng nội chí tuyến đã gây nên những chênh lệch đáng kể trong chế độ nhiệt giữa các vùng.
603
{ "doc_id": "671", "split": 1, "title": "Lạng Sơn", "token_count": 502, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=671" }
Title: Lạng Sơn Hướng gió và tốc độ gió của Lạng Sơn vừa chịu sự chi phối của yếu tố hoàn lưu và địa hình. Mùa lạnh thịnh hành gió Bắc, mùa nóng thịnh hành gió Nam và Đông Nam. Tốc độ gió nói chung không lớn, trung bình 0,8–2 m/s song phân hoá không đều giữa các vùng trong tỉnh. Hành chính. Tỉnh Lạng Sơn có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố và 10 huyện với 200 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 5 phường, 14 thị trấn và 181 xã. Lịch sử. Sau khi Thăng Long thất thủ năm 1592, nhà Mạc chạy về Cao Bằng. Trong thời gian từ 1593-1677 đã xây dựng thành nhà Mạc tại Lạng Sơn để chống lại tiến công của Nhà Lê - Trịnh. Lạng Sơn là một trong 13 tỉnh được vua Minh Mạng thành lập đầu tiên ở Bắc Kỳ (năm 1831). Khi mới thành lập, tỉnh Lạng Sơn bao gồm 1 phủ là phủ Trường Khánh (Tràng Khánh) và 7 châu: Ôn Châu, Thất Tuyền, Lộc Bình, Thoát Lãng, Yên Bác, Văn Quan và Văn Uyên. Năm Minh Mạng thứ 15 (1834), đổi các châu Yên Bác, Văn Quan, Thất Tuyền thành các huyện. Đến năm Minh Mạng thứ 17 (1836), đặt thêm phủ Tràng Định. Từ đó, tỉnh Lạng Sơn có 2 phủ là phủ Tràng Khánh và phủ Tràng Định. Từ ngày 9 tháng 9 năm 1891 đến ngày 20 tháng 6 năm 1905, Lạng Sơn là Đạo quan binh (chỉ huy trưởng đầu tiên là Servière) sau đó lại tái lập tỉnh. Công sứ đầu tiên ở Lạng Sơn là Hocquart. Trong kháng chiến chống Pháp, Lạng Sơn thuộc Liên khu Việt Bắc. Sau năm 1945, tỉnh Lạng Sơn có thị xã Lạng Sơn và 10 huyện: Bằng Mạc, Bắc Sơn, Bình Gia, Cao Lộc, Điềm He, Lộc Bình, Ôn Châu, Thoát Lãng, Tràng Định, Văn Uyên. Tháng 7 năm 1947, Khu ủy 12 quyết định tạm thời chuyển huyện Lộc Bình về tỉnh Hải Ninh quản lý. Tuy nhiên, đến ngày 7 tháng 6 năm 1949, huyện Lộc Bình được sáp nhập trở lại tỉnh Lạng Sơn.
604
{ "doc_id": "671", "split": 2, "title": "Lạng Sơn", "token_count": 427, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=671" }
Title: Lạng Sơn Ngày 1 tháng 7 năm 1956, huyện Hữu Lũng của tỉnh Bắc Giang được sáp nhập vào tỉnh Lạng Sơn thuộc Khu tự trị Việt Bắc (được thành lập cùng ngày). Khu tự trị Việt Bắc tồn tại đến ngày 27 tháng 12 năm 1975. Ngày 16 tháng 12 năm 1964, huyện Điềm He cùng 6 xã của huyện Bằng Mạc hợp nhất thành huyện mới Văn Quan; huyện Ôn Châu cùng 8 xã còn lại của huyện Bằng Mạc hợp nhất thành huyện mới Chi Lăng; hai huyện Văn Uyên và Thoát Lãng hợp nhất thành huyện Văn Lãng. Từ ngày 27 tháng 12 năm 1975 đến ngày 29 tháng 12 năm 1978 nhập với tỉnh Cao Bằng thành tỉnh Cao Lạng. Ngày 29 tháng 12 năm 1978, tái lập tỉnh Lạng Sơn, đồng thời sáp nhập huyện Đình Lập của tỉnh Quảng Ninh về tỉnh Lạng Sơn vừa tái lập. Ngày 17 tháng 10 năm 2002, chuyển thị xã Lạng Sơn thành thành phố Lạng Sơn. Tỉnh Lạng Sơn có 1 thành phố và 10 huyện như hiện nay. Ngày 25 tháng 3 năm 2019, thành phố Lạng Sơn được công nhận là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Lạng Sơn. Giao thông. Có Quốc lộ 1, quốc lộ 1B, quốc lộ 3B, quốc lộ 31, quốc lộ 4A, quốc lộ 4B, quốc lộ 279, đường cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn, đường cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh, đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng, sông Kỳ Cùng đi qua. Dân cư. Dân số 781.655 người (điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 2019); có 7 dân tộc chính, trong đó dân tộc Nùng 42,97%, Tày 35,92%, Kinh 16,5%, còn lại là các dân tộc Dao, Hoa, Sán Chay, H'Mông, khác: 4,61%. Dân số sống ở đô thị 23,6%; dân số sống ở nông thôn 76,4%.
605
{ "doc_id": "671", "split": 3, "title": "Lạng Sơn", "token_count": 357, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=671" }
Title: Lạng Sơn Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh có 7 tôn giáo khác nhau với 14.663 tín đồ, nhiều nhất là đạo Tin Lành đạt 9.226 người, tiếp theo là Công giáo có 4.960 người, Phật giáo có 460 người. Còn lại các tôn giáo khác như Minh Lý đạo có sáu người, Hồi giáo có năm người, Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam có ba người, Phật giáo Hòa Hảo có hai người và 1 người theo đạo Cao Đài. Kinh tế. Du lịch: kinh tế hang động đẹp của khẩu thương mại quốc tế Việt Nam với Trung Quốc Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011, tỉnh Lạng Sơn xếp ở vị trí thứ 53/63 tỉnh thành. Văn hóa. Văn học. Lạng Sơn có nhiều thắng cảnh nổi tiếng, được nhắc đến nhiều trong thi ca Việt Nam, ví dụ như bài ca dao truyền khẩu dưới đây: Du lịch. Lạng Sơn là tỉnh biên giới có nhiều danh lam thắng cảnh, non nước hữu tình, nhiều di tích lịch sử cùng với những phong tục mang đậm bản sắc dân tộc. Tỉnh có di tích văn hóa khảo cổ Bắc Sơn, văn hóa Mai Pha. Nhiều danh thắng đã đi vào thơ ca rất tự nhiên trong lòng người dân Việt Nam: "Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa," "Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh." Hay câu thơ: "Ai lên xứ Lạng cùng anh," "Bõ công bác mẹ sinh thành ra ta." Một số địa điểm du lịch văn hóa, tâm linh, lịch sử, danh thắng ở Lạng Sơn: Ẩm thực.
606
{ "doc_id": "671", "split": 4, "title": "Lạng Sơn", "token_count": 382, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=671" }
Title: Lạng Sơn Đặc sản, ẩm thực như: Nem nướng Hữu Lũng, bánh chưng đen Bắc Sơn, mắc mật, rượu Mẫu Sơn, khâu nhục, hồng Bảo Lâm, vịt quay lá mắc mật, bánh ngải Mai Pha, quýt vàng Bắc Sơn, phở chua Lạng Sơn, bánh giò gấc Trấn Yên, thạch đen Tràng Định, ốc núi Hữu Liên, bánh coóng phù, bánh bí đỏ, lợn quay nguyên con lá mắc mật, trám đen Văn Quan, cao khô Vạn Linh, rượu mía Nà Rọ, củ gió, gà sáu cựa bản Khao, bánh khảo Tràng Định, chanh rừng Mẫu Sơn, bánh khẩu xi Cao Lộc, rau sau sau, tôm rừng, trà hoa vàng, cao khô chợ Bái, hạt dẻ Văn Lãng, gà vàng Vạn Linh, gừng đá, đào Mẫu Sơn, hoa hồi Văn Quan, cải làn Cao Lộc, bánh cuốn trứng Lạng Sơn, chè xanh Đình Lập, củ dong Tràng Phái, xôi lá cẩm, phở vịt quay, bánh áp chao, na dai Đồng Bành, bánh pẻng khua Tràng Định, lạp xưởng nhồi, rau bò khai, bánh mì nướng Lạng Sơn, ếch hương Mẫu Sơn, măng ớt ngâm quả mắc mật, bánh cao sằng, ba kích Đình Lập, mắc cọp. Lễ hội. Theo số liệu khảo sát của Sở Văn hóa - Thông tin Lạng Sơn, đến năm 2003, Lạng Sơn có trên 365 lễ hội dân gian với tính chất, quy mô lớn, nhỏ khác nhau. Các lễ hội tiêu biểu như:
607
{ "doc_id": "673", "split": 0, "title": "A", "token_count": 42, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=673" }
Title: A A, a ("/a/" trong tiếng Việt, "/êi/" trong tiếng Anh) là chữ cái đầu tiên trong bảng chữ cái Latinh và chữ cái tiếng Việt.
608
{ "doc_id": "674", "split": 0, "title": "B", "token_count": 161, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=674" }
Title: B B, b (gọi là "bê" hoặc "bờ") là chữ thứ hai trong phần nhiều chữ cái dựa trên Latinh và là chữ thứ tư trong bảng chữ cái tiếng Việt. Bảng chữ cái Etruscan không sử dụng chữ B bởi vì ngôn ngữ đó không có âm bật kêu. Tuy thế người Etruscan vẫn hiểu chữ bêta của tiếng Hy Lạp. Chữ B có trong tiếng Latinh có thể vì ảnh hưởng của tiếng Hy Lạp. Tiếng Xê-mit có chữ "bêt", cũng phát âm là /b/, với nghĩa đầu tiên là "nhà." Cách phát âm. Trong Latinh, B được đọc là "bi". Trong tiếng Việt, B được đọc là "bê" hoặc "bờ".
609
{ "doc_id": "675", "split": 0, "title": "C", "token_count": 149, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=675" }
Title: C C, c (gọi là "xê" hoặc "cờ") là chữ thứ ba trong phần nhiều chữ cái dựa trên Latinh và là chữ thứ năm trong chữ cái tiếng Việt. Trong tiếng Etruscan, vì những phụ âm bật không được phát âm rõ, cho nên những người nói tiếng đó phải dùng chữ gama (Γ) của tiếng Hy Lạp để viết âm /k/. Lúc ban đầu, người La Mã dùng C cho hai âm /k/ và /g/, sau họ cho thêm đường ngang để trở thành G. C có thể, nhưng không chắc, chỉ dùng cho âm /g/ trong thời gian trước đó, trong khi K được dùng cho âm /k/.
610
{ "doc_id": "676", "split": 0, "title": "D", "token_count": 361, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=676" }
Title: D D, d (gọi là "dê" hay "đê" tùy thuộc vào ngôn ngữ sử dụng là tiếng Việt hay tiếng nước ngoài) là một chữ cái thuộc bảng chữ cái Latinh. Tuỳ thuộc vào số chữ cái đứng trước chữ "d" trong bảng chữ cái mà thứ tự của chữ "d" trong bảng chữ cái La-tinh của ngôn ngữ này có thể giống hoặc khác với thứ tự của chữ "d" trong bảng chữ cái của ngôn ngữ khác. Chữ "d" là chữ cái thứ sáu trong bảng chữ cái chữ Quốc ngữ và tiếng Hungary, chữ cái thứ tư trong bảng chữ cái tiếng Anh và tiếng Pháp. Nguồn gốc. Chữ "dâlet" của tiếng Xê-mit có lẽ có gốc từ dấu tốc ký cho con cá hoặc cái cửa. Trong các tiếng Xê-mit, tiếng Hy Lạp cổ và cận đại và tiếng Latinh, chữ này đọc như /d/ (chữ Đ trong tiếng Việt). Trong bảng chữ cái Etruscan, chữ này không cần thiết nhưng vẫn được giữ (xem chữ B). Sử dụng. Biểu thị ngữ âm. Trong tiếng Việt trung đại, chữ "d" được dùng để dùng để ghi phụ âm /d/ [d̪] (âm tắc răng hữu thanh). Trong tiếng Việt hiện đại, âm vị được ghi bằng chữ "d" không còn là /d/ nữa mà là âm khác, âm khác đó là âm gì thì phụ thuộc vào phương ngữ tiếng Việt mà người viết sử dụng. Trong phương ngữ Bắc Bộ của tiếng Việt hiện đại, âm vị đối ứng với chữ "d" là /z/. Trong phương ngữ Nam Bộ, âm vị đối ứng với chữ "d" là /j/.
611
{ "doc_id": "676", "split": 1, "title": "D", "token_count": 284, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=676" }
Title: D Trong hầu hết những ngôn ngữ sử dụng chữ Latinh trên thế giới (tiếng Anh, tiếng Pháp...) cũng như các hệ thống chuyển tự Latinh như romaji (tiếng Nhật), chữ D được phát âm /d/. Vì vậy người nước ngoài thường đọc tên người Việt có chữ D đứng đầu thành âm /d/ (ví dụ như "dung" bị đọc là /duŋ/, nghe giống như là "đung"), nên một số người Việt đôi khi thay D bằng Z hoặc thêm Z sau D để biểu thị đúng âm /z/ (ví dụ như Hồ Dzếnh, Nguyễn Dzoãn Cẩm Vân), đặc biệt nếu phải viết tên riêng không dấu (ví dụ như "Doãn" viết thành "Dzoan"/"Zoan" thay vì "Doan" để phân biệt với "Đoàn", hay "Dương" viết thành "Dzuong"/"Zuong" thay vì "Duong" để phân biệt với "Đường"). Nhà ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng luôn sử dụng tên của ông trong tiếng Anh là "Nguyen Quoc Dzung" thay vì "Nguyen Quoc Dung". Chủ tịch Hồ Chí Minh khi viết di chúc đã viết chữ "z" thay "d" (viết "nhân zân" thay vì viết "nhân dân").
612
{ "doc_id": "677", "split": 0, "title": "E", "token_count": 156, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=677" }
Title: E E, e (phát âm là /e/ trong tiếng Việt; /i:/ trong tiếng Anh) là chữ thứ năm trong phần nhiều chữ cái dựa trên Latinh và là chữ thứ tám trong Bảng chữ cái tiếng Việt, nó đến từ chữ epsilon của tiếng Hy Lạp. Chữ "hê" của tiếng Xê-mit có lẽ có nghĩa đầu tiên là "người cầu nguyện". Trong tiếng Xê-mit, chữ này đọc như /h/ (nhưng đọc là /e/ trong những từ có gốc từ tiếng khác); trong tiếng Hy Lạp, "hê" trở thành epsilon, đọc như /e/. Người Etruscan và người La Mã dùng lối phát âm này.
613
{ "doc_id": "678", "split": 0, "title": "F", "token_count": 225, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=678" }
Title: F F, f (gọi là "ép" hoặc "ép-phờ") là chữ thứ sáu trong phần nhiều chữ cái dựa trên Latinh nhưng không được sử dụng trong tiếng Việt vì Quốc Ngữ dùng chữ ghép "ph", tuy nhiên có một số người Việt vẫn sử dụng chữ "f" để viết âm "phờ" trong tiếng Việt, ví dụ như chính chủ tịch Hồ Chí Minh khi viết di chúc đã viết chữ "f" thay vì viết "ph" (ông đã viết các từ "Đỗ Fủ" thay "Đỗ Phủ", "fòng khi" thay ""phòng khi", "fục vụ" thay "phục vụ"")"." Người Etruscan là người phát minh ra chữ ghép này; chữ F một mình đọc như /w/ trong tiếng Etruscan cũng như tiếng Hy Lạp. Gốc của F là chữ "wâw" của tiếng Xê-mit, cũng đọc như /w/ và có lẽ có nghĩa đầu tiên là "cái móc, cái gậy". formula_1
614
{ "doc_id": "679", "split": 0, "title": "G", "token_count": 165, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=679" }
Title: G G, g (thường được đọc là "gờ" hoặc "giê") là chữ cái đứng ở vị trí thứ bảy trong phần chữ cái dựa trên tiếng Latinh và là chữ thứ cái đứng ở vị trí thứ 10 trong bảng chữ cái tiếng Việt. Theo chuyện, người ta đồn rằng người phát minh chữ G, g này là một nhân vật lịch sử nổi tiếng tên là Spurius Carvilius Ruga. Chữ G đã chiếm được vị trí của chữ Z lúc đó và đã trở thành chữ cho âm /g/. Cũng giống như trường hợp của /k/, âm /g/ trở thành cả âm vòm lẫn âm vòm mềm, nên chữ G có nhiều cách phát âm khác nhau trong những tiếng thuộc nhóm ngôn ngữ Rôman.
615
{ "doc_id": "680", "split": 0, "title": "H", "token_count": 49, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=680" }
Title: H H, h (gọi là "hắt" hoặc "hát" hoặc "hờ") là chữ thứ tám trong phần nhiều chữ cái dựa trên Latinh và là chữ thứ 11 trong chữ cái tiếng Việt.
616
{ "doc_id": "681", "split": 0, "title": "I", "token_count": 153, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=681" }
Title: I I, i là chữ cái thứ chín trong phần nhiều bảng chữ cái dựa trên Latinh và là chữ thứ 12 trong chữ cái tiếng Việt, đến từ chữ iôta của tiếng Hy Lạp và được dùng cho âm /i/. Tiếng Latinh và tiếng Hy Lạp cận đại đã đặt thêm âm /j/ cho chữ này. Trong tiếng Xê-mit, /j/ là lối phát âm của chữ "jôd" (có lẽ có nghĩa đầu tiên là một "cánh tay với bàn tay"); trong khi âm /i/ chỉ có trong những câu từ ngôn ngữ khác. Trong tiếng Anh, chữ i đọc là "ai" còn chữ e lại đọc giống chữ i trong tiếng Việt"."
617
{ "doc_id": "682", "split": 0, "title": "J", "token_count": 453, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=682" }
Title: J J, j (đọc là "giây" - /dʒeɪ/ theo tiếng Anh hoặc ""gi" -" /ʒi/ theo tiếng Pháp, âm đọc nặng hơn so với /zi/ - "di") là chữ thứ 10 trong phần lớn các bảng chữ cái dựa trên chữ Latinh. Tuy nhiên, do ảnh hưởng từ bảng chữ cái của tiếng Ý khi J không được dùng nên nó cũng không được sử dụng trong chữ Quốc Ngữ của tiếng Việt mà thay vào đó là sử dụng cặp chữ "gi" cho âm /j/. Ví dụ như "Jarai" thành "Gia Rai", "Jeh-Tariang" thành "Giẻ Triêng". Đầu tiên J chỉ là chữ hoa cho chữ I nên nhiều người ở những nước nói tiếng Đức vẫn viết tên Isabel như Jsabel hay Ines như Jnes, trong khi ở Ý người ta vẫn có thể gặp chữ J được sử dụng như chữ I hoa trong cách viết cổ, còn cách viết hiện đại thì GI thay J. Nhà nhân văn học Pierre de la Ramée (mất năm 1572) là người đầu tiên phân biệt chữ I với chữ J. Đầu tiên, hai cái chữ I và J đều phát âm như /i/, /i:/ và /j/ nhưng các ngôn ngữ trong nhóm ngôn ngữ Rôman phát triển thêm các âm mới (từ /j/ và /g/ cũ) cho I và J; do đó chữ J trong tiếng Anh (đến từ tiếng Pháp) có âm khác hẳn với chữ I. Trong những ngôn ngữ thuộc nhóm ngôn ngữ German ngoài tiếng Anh, chữ J phát âm như /j/. Trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, tiếng Azeri và tiếng Tatar, chữ J lúc nào cũng phát âm như /ʒ/. Trong tiếng Nhật, ざじずぜぞ là các chữ trong cùng một hàng được viết theo romaji là za-ji-zu-ze-zo. じ được dịch sang "ji" (dùng chữ J) thay vì "zi" (dùng chữ Z) thể hiện rằng chữ này nên đọc nặng âm "dờ" hơn so với các chữ khác.
618
{ "doc_id": "683", "split": 0, "title": "K", "token_count": 249, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=683" }
Title: K K, k (gọi là "ca") là chữ thứ 11 trong phần nhiều chữ cái dựa trên Latinh và là chữ thứ 13 trong chữ cái tiếng Việt, có gốc từ chữ "kappa" thuộc tiếng Hy Lạp, phát triển từ chữ "Kap" của tiếng Semit và có nghĩa là "bàn tay mở". Âm /k/ của tiếng Xê-mit được giữ trong nhiều thứ tiếng cổ điển và cận đại, tuy nhiên tiếng Latinh đã thay thế chữ K bằng chữ C. Do đó những ngôn ngữ thuộc nhóm ngôn ngữ Rôman chỉ có chữ K trong những từ thuộc ngôn ngữ khác. Trong tiếng Việt, chữ K thể hiện âm /k/ (tức âm "cờ") thường chỉ đứng trước các chữ nguyên âm E, Ê, I và Y. Còn đứng trước A, Ă, Â, O, Ô, Ơ, U, Ư là chữ C. Tuy nhiên có nhiều trường hợp chữ K thay chữ C trong tiếng Việt, như "Bắc Kạn", "Kon Tum", "Đa Kao", "Hồng Kông", "Đường kách mệnh". Chữ K trong các chuyên ngành khác:
619
{ "doc_id": "684", "split": 0, "title": "L", "token_count": 83, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=684" }
Title: L L, l là chữ thứ 12 trong phần nhiều chữ cái dựa trên Latinh và là chữ thứ 14 trong chữ cái tiếng Việt, nó bắt đầu từ chữ "lamed" của tiếng Xê-mit, dùng cho âm /l/. Chữ "lamda" của tiếng Hy Lạp và những chữ tương ứng trong bảng chữ cái Etruscan cũng có âm /l/.
620
{ "doc_id": "685", "split": 0, "title": "M", "token_count": 89, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=685" }
Title: M M, m (gọi là "e-mờ" hoặc "em-mờ" hoặc "mờ nếu đọc" theo bảng chữ cái tiếng việt) Chữ "M" là âm mũi dùng hai môi nhập lại và có nguồn gốc từ chữ "mu" của tiếng Hy Lạp. Chữ "mem" của tiếng Xê-mít cũng có thể là nguồn gốc của M. Mì gói
621
{ "doc_id": "686", "split": 0, "title": "N", "token_count": 67, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=686" }
Title: N N, n (gọi là "en-nờ" hoặc "nờ") là chữ cái thứ 14 trong phần nhiều bảng chữ cái dựa trên Latinh và là chữ thứ 16 trong chữ cái tiếng Việt. Nguồn gốc của N có lẽ là chữ "nûn" của tiếng Xê-mít.
622
{ "doc_id": "687", "split": 0, "title": "O", "token_count": 453, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=687" }
Title: O O, o là chữ thứ 15 trong phần nhiều chữ cái dựa trên tiếng Latin và là chữ thứ 17 trong chữ cái tiếng Việt. O có gốc từ chữ "ajin" của tiếng Semit, tuy rằng "ajin" được dùng như một phụ âm. Trong hầu hết các ngôn ngữ dùng chữ cái Latinh, chữ O được đọc như chữ Ô trong tiếng Việt. Lịch sử. Hình thức viết của nó vẫn không thay đổi từ thời Phoenicia cho đến ngày nay. Tên của chữ Phoenicia là ʿeyn, có nghĩa là 'con mắt' (eye), và hình dạng của nó bắt nguồn một cách đơn giản như một hình vẽ của mắt người (có thể lấy cảm hứng từ chữ tượng hình Ai Cập tương ứng, xem chữ Proto-Sinai). Giá trị âm thanh ban đầu của nó là của một phụ âm, có lẽ là [ʕ], âm thanh được thể hiện bằng chữ Ả Rập có liên quan ع ʿayn. Việc sử dụng chữ cái Phoenicia này cho âm nguyên âm là do các bảng chữ cái Hy Lạp đầu tiên, đã sử dụng chữ cái này là O 'omicron' để thể hiện nguyên âm / o /. Chữ cái đã được áp dụng với giá trị này trong bảng chữ cái Italic cũ, bao gồm cả bảng chữ cái Latinh đầu tiên. Trong tiếng Hy Lạp, một biến thể của hình thức sau này đã phân biệt âm thanh dài này (Omega, có nghĩa là "O lớn") với âm o ngắn (Omicron, có nghĩa là "o nhỏ"). Omicron của Hy Lạp đã phát sinh ra chữ cái O trong bảng chữ cái Cyrillic tương tự và chữ Italic đầu tiên 'runic' ᛟ. Ngay cả các bảng chữ cái không có nguồn gốc từ Semitic có xu hướng có các hình thức tương tự để thể hiện âm thanh này; ví dụ, những người tạo ra các văn bản Afaka và Ol Chiki, từng được phát minh ở các khu vực khác nhau trên thế giới trong thế kỷ trước, cả hai đều gán nguyên âm của chúng là 'O' cho hình dạng của miệng khi phát ra âm thanh này.
623
{ "doc_id": "688", "split": 0, "title": "P", "token_count": 158, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=688" }
Title: P P, p là chữ thứ 16 trong phần nhiều chữ cái dựa trên Latinh và là chữ thứ 20 trong bảng chữ cái tiếng Việt. Trong tiếng Việt, chữ P thường làm phụ âm /p/ đứng ở đuôi, hoặc ghép với chữ H để thành phụ cặp chữ Ph mang phụ âm /f/ ("phờ") như chữ F trong các ngôn ngữ khác. Chữ P không bao giờ đứng riêng để làm phụ âm đầu cho một âm tiết của từ thuần Việt hoặc từ Hán Việt. Những từ như "Pin", "Pa tê", "Pi", "Phan Si Păng", "Pác Bó" hay "Pằng" đều là từ ngoại lai, từ gốc tiếng dân tộc thiểu số và từ gợi âm thanh.
624
{ "doc_id": "689", "split": 0, "title": "Q", "token_count": 159, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=689" }
Title: Q Q, q (gọi là "quy" - /kwi/ theo tiếng Pháp hoặc "kiu" - /kju/ theo tiếng Anh) là chữ cái thứ 17 trong phần nhiều bảng chữ cái dựa trên Latinh và là chữ thứ 21 trong chữ cái tiếng Việt. Trong tiếng Việt Q luôn luôn đi trước U tạo thành cặp chữ QU, dùng cho âm /kw/, gần giống âm của cặp chữ ...CO và ...KO nếu sau nó là một nguyên âm A hoặc E. Liên kết QU cũng thường xảy ra trong các ngôn ngữ thuộc nhóm German và nhóm Rôman: trong tiếng Anh và tiếng Đức dùng cho âm /kw/; trong tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ý... dùng cho âm /k/.
625
{ "doc_id": "690", "split": 0, "title": "R", "token_count": 86, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=690" }
Title: R R, r (gọi là "e-rờ" hoặc "rờ") là chữ thứ 18 trong phần nhiều chữ cái dựa trên Latinh và là chữ thứ 22 trong chữ cái tiếng Việt. R có gốc từ chữ Rêš của tiếng Xê-mít khi chữ đó biến thành chữ Rho (ρ) của tiếng Hy Lạp. Từ Rho sang R chỉ cần thêm một gạch.
626
{ "doc_id": "691", "split": 0, "title": "S", "token_count": 30, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=691" }
Title: S S, s là chữ thứ 19 trong phần nhiều chữ cái dựa trên Latinh và là chữ thứ 23 trong chữ cái tiếng Việt.
627
{ "doc_id": "692", "split": 0, "title": "T", "token_count": 30, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=692" }
Title: T T, t là chữ thứ 20 trong phần nhiều chữ cái dựa trên Latinh và là chữ thứ 24 trong chữ cái tiếng Việt.
628
{ "doc_id": "693", "split": 0, "title": "U", "token_count": 30, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=693" }
Title: U U, u là chữ thứ 21 trong phần nhiều chữ cái dựa trên Latinh và là chữ thứ 25 trong chữ cái tiếng Việt.
629
{ "doc_id": "694", "split": 0, "title": "V", "token_count": 461, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=694" }
Title: V V, v (đọc là "vê" hay "vờ") là chữ cái thứ 22 trong phần nhiều chữ cái dựa trên Latinh và là chữ thứ 27 trong bảng chữ cái tiếng Việt. Trong tiếng Anh, chữ cái này phát âm như "vi". Lịch sử. V bắt nguồn từ chữ Semit "wāw", giống các chữ hiện đại F, U, W, và Y. Xem F để biết thêm về nguồn gốc này. Trong tiếng Hy Lạp, chữ "upsilon" (Υ) được phỏng theo "waw" mới đầu để tiêu biểu cho nguyên âm giống trong "phun" và về sau để tiêu biểu cho , một nguyên âm làm tròn giống chữ ü trong tiếng Đức. Latinh mượn chữ này mới đầu theo dạng V để tiêu biểu cùng nguyên âm , cũng như phụ âm (trong lịch sử, âm Latinh bắt nguồn từ âm trong ngôn ngữ tiền Ấn-Âu. Vì thế, "num" được phát âm giống trong tiếng Việt và "via" được phát âm như "uy-a." Từ thế kỷ thứ 5 về sau, tùy loại Latinh bình dân, phụ âm phát triển thành hay . Vào cuối thời Trung Cổ, hai loại "v" được phát triển, ứng với hai chữ hiện đại "u" và "v". Dạng nhọn "v" được viết vào đầu từ, trong khi dạng tròn "u" được sử dụng vào giữa hay vào cuối từ, bất chấp âm, nên trong khi "valor" (tiếng Anh cho "dũng cảm") và "excuse" ("lý do bào chữa") được viết như ngày nay, "have" ("có") và "upon" ("ở trên") được viết là "haue" và "vpon". Từ từ, vào thập niên 1700, để phân biệt giữa phụ âm và nguyên âm, dạng "v" được sử dụng cho phụ âm, và "u" cho nguyên âm, dẫn đến chữ hiện đại "u". Chữ hoa "U" cũng xuất hiện vào lúc này; trước đó, V được sử dụng trong các trường hợp. Trong IPA, tiêu biểu cho âm xát môi răng hữu thanh.
630
{ "doc_id": "695", "split": 0, "title": "W", "token_count": 85, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=695" }
Title: W W, w (gọi là "vê kép" hoặc đ"úp lơ vê" - bắt nguồn từ tên gọi tiếng Pháp "double vé" hoặc "u kép," "đấp-liu, đấp-bồ-yu /ju:/" - bắt nguồn từ tên gọi tiếng Anh ) là chữ thứ 23 trong phần nhiều chữ cái dựa trên Latinh.
631
{ "doc_id": "696", "split": 0, "title": "X", "token_count": 75, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=696" }
Title: X X, x là chữ cái thứ 24 trong phần nhiều chữ cái dựa trên Latinh và là chữ thứ 28 trong chữ cái tiếng Việt. Ngoài ra, X là tên gọi của một hệ thống cửa sổ thường dùng trong các hệ điều hành UNIX và tựa-Unix (Xem Hệ thống X Window). el: ξι (Ξ ξ)
632
{ "doc_id": "697", "split": 0, "title": "Y", "token_count": 146, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=697" }
Title: Y Y, y là chữ cái thứ 25 trong phần nhiều chữ cái dựa trên Latinh và là chữ thứ 29 trong chữ cái tiếng Việt. Y còn có tên khác là "i gờ-rét", phiên âm từ tiếng Pháp "i grec" có nghĩa là "i Hy Lạp" do liên tưởng tới chữ Upsilon của bảng chữ cái Hy Lạp. Trong tiếng Việt, chính tả mặc định nếu vần IÊ không có phụ âm đứng trước thì chữ I sẽ chuyển thành chữ Y. Ví dụ như "yêu kiều" là đúng chính tả, còn "iêu kyều", "iêu kiều", "yêu kyều" là sai chính tả.
633
{ "doc_id": "698", "split": 0, "title": "Z", "token_count": 254, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=698" }
Title: Z Z, z (gọi là "dét" hoặc "di") là chữ cái thứ 26 và cuối cùng trong phần nhiều bảng chữ cái dựa trên hệ chữ Latinh. Mặc dù cũng được phát triển trên hệ thống chữ Latinh, bảng chữ cái tiếng Việt không sử dụng chữ này mà sử dụng chữ "d" cho âm /z/ ("dờ"). Tuy nhiên một số ít người Việt vẫn sử dụng chữ này trong tiếng Việt, ví dụ như chính chủ tịch Hồ Chí Minh khi viết di chúc đã viết chữ "z" thay "d" (ông viết "nhân zân" thay vì viết "nhân dân"). Một số người Việt đôi khi thay D bằng Z hoặc thêm Z sau D để biểu thị đúng âm "dờ" (ví dụ như Hồ Dzếnh, Nguyễn Dzoãn Cẩm Vân), đặc biệt nếu phải viết tên riêng không dấu (ví dụ như "Doãn" viết thành "Dzoan"/"Zoan" thay vì "Doan" để phân biệt với "Đoàn", hay "Dương" viết thành "Dzuong"/"Zuong" thay vì "Duong" để phân biệt với "Đường").
634
{ "doc_id": "705", "split": 0, "title": "Tuyên Quang", "token_count": 425, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=705" }
Title: Tuyên Quang Tuyên Quang là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Bộ Việt Nam . Năm 2018, Tuyên Quang là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 53 về số dân, xếp thứ 54 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 55 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 30 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 780.100 người dân, GRDP đạt 28.084 tỉ Đồng (tương ứng với 1,2197 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 36 triệu đồng (tương ứng với 1.564 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 8,04%. Vị trí địa lý. Trung tâm hành chính của tỉnh là Thành phố Tuyên Quang, cách trung tâm Hà Nội 131 km. Các điểm cực của tỉnh Tuyên Quang:. Tuyên Quang nằm ở trung tâm của lưu vực sông Lô. Sông Gâm chảy qua tỉnh theo hướng Bắc-Nam và nhập vào sông Lô ở phía Tây Bắc huyện Yên Sơn chỗ giáp ranh giữa thị trấn Yên Sơn, xã Phúc Ninh, và xã Tân Long. Lịch sử. Tuyên Quang nguyên cũng là một vùng đất thuộc xứ Thái, nhưng từ thế kỷ 13 đã chịu sự kiểm soát của triều đình Việt Nam dưới đời nhà Trần. Triều Trần gọi là lộ Quốc Oai, sau đổi là châu Tuyên Quang. Dưới đời vua Trần Hiến Tông (niên hiệu Khai Hữu, 1329-1341), châu Tuyên Quang đổi thành trấn, rồi thành phủ Tuyên Hóa dưới thời Minh thuộc. Sau khi vua Lê Thái Tổ đuổi xong giặc Minh, ngài đặt phủ Tuyên Hóa thuộc Tây Đạo. Đời vua Lê Thánh Tông, Tuyên Quang gồm một phủ và năm huyện và trở thành tỉnh Minh Quang dưới triều vua Lê Uy Mục. Đời Lê Trang Tông, đổi Minh Quang thành doanh An Tại, cho dòng họ Vũ người Thái làm doanh trưởng. Thời gian các chúa Bầu cát cứ. Họ Vũ trấn trị Tuyên Quang gần 200 năm, từ 1527 đến 1699.
635
{ "doc_id": "705", "split": 1, "title": "Tuyên Quang", "token_count": 406, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=705" }
Title: Tuyên Quang Vũ Văn Uyên vốn là một thanh niên khỏe mạnh, gan dạ. Thời vua Lê Chiêu Tông, vì phạm tội giết người, trốn lên ngụ ở trấn Đại Đồng (phủ Tuyên Quang). Bấy giờ người tù trưởng Đại Đồng bị nhân dân oán ghét, tình hình Đại Đồng rất lộn xộn. Vũ Văn Uyên thấy vậy bèn tập hợp lực lượng riêng, thừa cơ giết chết người tù trưởng, ổn định tình hình địa phương rồi chiếm luôn đất đó, trở thành người trấn trị Đại Đồng (thuộc các tỉnh Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái của Việt Nam hiện nay). Vua Lê Chiêu Tông phong cho ông làm Đô thống sứ trấn Tuyên Quang, tước Khánh Bá Hầu. Vũ Văn Uyên đóng căn cứ tại thành Nghị Lang, giữ vững cả miền Tuyên Quang, Hưng Hóa, cát cứ một phương, không chịu theo nhà Mạc khi Mạc Đăng Dung lên nắm quyền. Họ Vũ nhân thời loạn tự lập ở Tuyên Quang, chống chính quyền cai trị ở Thăng Long. Thời Nam Bắc triều, họ Vũ không theo nhà Mạc mà theo nhà Lê trung Hưng ở Thanh Hoá, nhưng khi nhà Lê Trung Hưng về Thăng Long, họ Vũ cũng không thần phục hoàn toàn. Các đời họ Vũ trấn giữ trên thành ở núi Bầu nên được gọi chung là Chúa Bầu, xây dựng nên một hệ thống thành nhà Bầu rộng khắp rất nhiều trong một vùng rộng lớn suốt từ ngã ba Đoan Hùng ngược lên hết địa phận huyện Lục Yên. Năm 1699, Vũ Công Tuấn bị triều đình vua Lê chúa Trịnh bắt và giết. Triều đình đặt chức Lưu thủ ở Tuyên Quang để điều khiển các tộc trưởng Thái. Tuyên Quang thời nhà Nguyễn. Vào đầu thế kỷ 19, Tuyên Quang gồm 1 phủ là phủ Yên Bình. Phủ này quản lý 1 huyện và 5 châu:
636
{ "doc_id": "705", "split": 2, "title": "Tuyên Quang", "token_count": 469, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=705" }
Title: Tuyên Quang Vua Gia Long lại đổi thành trấn Tuyên Quang, rồi trở thành tỉnh dưới triều Minh Mạng. Khi Pháp mới xâm chiếm Việt Nam, phủ Yên Bình là căn cứ kháng chiến chống giặc Pháp. Người Thái, Mường, Mèo, Thổ, Nùng cùng với dân quân các tỉnh lân cận đánh quân Pháp nhiều trận khốn đốn vào những năm 1884, 1885; thêm vào đó, quân Cờ Đen quấy nhiễu vùng Tuyên Quang khá lâu. Mãi tới năm 1894, Pháp mới hoàn toàn chiếm được tỉnh này. Tuyên Quang sau năm 1954. Sau năm 1954, Tuyên Quang có tỉnh lị là thị xã Tuyên Quang và 6 huyện: Yên Bình, Yên Sơn, Na Hang, Hàm Yên, Sơn Dương và Chiêm Hóa. Ngày 1 tháng 7 năm 1956, chuyển huyện Yên Bình về tỉnh Yên Bái quản lý. Sau khi hoà bình lập lại, do việc thành lập khu tự trị Việt Bắc, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra Sắc lệnh số 268 - SL chuyển Yên Bình sáp nhập vào tỉnh Yên Bái khi đó nằm ở khu Lao - Hà - Yên. Sau năm 1975, Tuyên Quang được hợp nhất với tỉnh Hà Giang thành tỉnh Hà Tuyên. Ngày 12 tháng 8 năm 1991, tỉnh Tuyên Quang được tái lập, có 6 đơn vị hành chính gồm thị xã Tuyên Quang và 5 huyện: Chiêm Hóa, Hàm Yên, Na Hang, Sơn Dương, Yên Sơn. Ngày 2 tháng 7 năm 2010, chuyển thị xã Tuyên Quang thành thành phố Tuyên Quang. Ngày 28 tháng 1 năm 2011, thành lập huyện Lâm Bình trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích và dân số của các huyện Na Hang, Chiêm Hóa. Tỉnh Tuyên Quang có 1 thành phố và 6 huyện như hiện nay. Tuyên Quang có diện tích 5.868 km² (đứng thứ 25 trên cả nước) và dân số 784.811 người (Đứng thứ 53 trên cả nước), mật độ trung bình khoảng 124 người/km². Dân cư Tuyên quang phát triển rất nhanh... 21,45% dân số sống ở đô thị và 78,55% dân số sống ở nông thôn (tính đến năm 2020).
637
{ "doc_id": "705", "split": 3, "title": "Tuyên Quang", "token_count": 487, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=705" }
Title: Tuyên Quang Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh có 6 tôn giáo khác nhau đạt 42.761 người, nhiều nhất là Công giáo có 25.626 người, tiếp theo là đạo Tin Lành đạt 10.996 người, Phật giáo có 6.116 người. Còn lại các tôn giáo khác như Hồi giáo có 13 người, Phật giáo Hòa Hảo có sáu người và đạo Cao Đài có bốn người. Hành chính. Tỉnh Tuyên Quang có 7 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố và 6 huyện với 138 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 10 phường, 6 thị trấn và 122 xã. Kinh tế. Tuyên Quang là tỉnh miền núi, nền kinh tế nông-lâm nghiệp chiếm ưu thế, mô hình kinh tế trang trại kết hợp nông lâm. Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011, tỉnh Tuyên Quang xếp ở vị trí thứ 56/63 tỉnh thành. Nông nghiệp: lúa là cây lương thực chính, sau đó là các cây ngô, sắn, khoai lang. Cây công nghiệp gồm có: chè (nhà máy chè Tuyên Quang, Tháng Mười, Tân Trào), cây sả làm tinh dầu sả, lạc, đậu, tương. Cây ăn quả có: cam, quýt, nhãn, vải, chanh. Chăn nuôi có trâu, bò, lợn, dê, gia cầm... Công nghiệp: có quặng kẽm, quặng mangan, quặng thiếc, bột kẽm, khai thác ăntimoan... Sản xuất giấy, bột giấy, xi măng, vôi. Có nhà máy thủy điện Tuyên Quang được đưa vào sử dụng chính thức ngày 30 tháng 1 năm 2008, công suất thiết kế đạt 342 MW. Nhà máy thủy điện Chiêm Hóa có công suất lắp máy 48 MW, hoàn thành tháng 3/2013 Giao thông. Giao thông vận tải gồm có: Vận tải đường bộ và vận tải đường thủy. Đường bộ. 1. Các tuyến Quốc lộ: Gồm có 6 tuyến quốc lộ trên địa bàn tỉnh: Quốc lộ 2: Điểm đầu tại km 115 00 (thuộc xã Đội Bình huyện Yên Sơn), điểm cuối km 205 00 (thuộc xã Yên Lâm huyện Hàm Yên), chiều dài 90 km.
638
{ "doc_id": "705", "split": 4, "title": "Tuyên Quang", "token_count": 511, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=705" }
Title: Tuyên Quang Quốc lộ 2C: Điểm đầu từ xã Sơn Nam huyện Sơn Dương, điểm cuối đến thị trấn Na Hang huyện Na Hang, chiều dài 201,24 km (không kể 6,3 km đi chung QL.37). Quốc lộ 3B: Điểm đầu từ xã Thái Sơn huyện Hàm Yên, điểm cuối xã Yên Lập huyện Chiêm Hóa. Quốc lộ 37: Điểm đầu từ đỉnh Đèo Khế xã Hợp Thành huyện Sơn Dương, điểm cuối cầu Bỗng thuộc xã Mỹ Bằng huyện Yên Sơn, chiều dài 64,5 km (không kể 4,0 km đi chung QL.2). Quốc lộ 279: Từ xã Hồng Quang huyện Chiêm Hóa, đến xã Đà Vị huyện Na Hang, chiều dài 96 km. Quốc lộ 280: Từ xã Đà Vị huyện Na Hang, đến xã Thượng Giáp huyện Na Hang. 2. Các tuyến đường tỉnh: Gồm có 6 tuyến, tổng chiều dài 392,6 km trong đó: Tuyến ĐT.185: Điểm đầu km 211 470 (thuộc xã Nông Tiến, thành phố Tuyên Quang), điểm cuối thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Chiêm Hóa dài 74,1 km. Tuyến ĐT.186: Điểm đầu km 55 Quốc lộ 2C (Ngã ba Sơn Nam, huyện Sơn Dương), điểm cuối km 234 400 Quốc lộ 37 (thuộc xã Mỹ Bằng huyện Yên Sơn), chiều dài 84 km. Tuyến ĐT.187: Điểm đầu đường ĐT.176 cũ (Đài Thị), điểm cuối đỉnh đèo Keo Mác huyện Chiêm Hóa, chiều dài: 17 km. Tuyến ĐT.188: Điểm đầu từ Thị trấn huyện Chiêm Hóa, điểm cuối xã Bình An huyện Chiêm Hóa, chiều dài: 40 km (không kể 5 km đi chung QL.279). Tuyến ĐT.189: Điểm đầu km 5 700 (thuộc xã Bình Xa, huyện Hàm Yên), điểm cuối thôn Lục Khang xã Yên Thuận huyện Hàm Yên, chiều dài: 61,5Km. 3. Các tuyến đường huyện: Là đường nối từ trung tâm hành chính của huyện với trung tâm hành chính của xã, cụm xã hoặc trung tâm hành chính của huyện lân cận; đường nối đường tỉnh với trung tâm hành chính của xã hoặc trung tâm cụm xã. Tổng chiều dài các tuyến đường huyện trong tỉnh là 579,8 km. Bao gồm: Huyện Na Hang: gồm 11 tuyến =122,5 km.
639
{ "doc_id": "705", "split": 5, "title": "Tuyên Quang", "token_count": 481, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=705" }
Title: Tuyên Quang Huyện Chiêm Hóa: gồm 11 tuyến=146,0 km. Huyện Hàm Yên: gồm 6 tuyến= 57,2 km. Huyện Yên Sơn: gồm 14 tuyến=129,5 km. Huyện Sơn Dương: gồm 12 tuyến=124,6 km 4. Các tuyến đường đô thị: Chiều dài 141,71 km, là các đường giao thông nằm trong phạm vi địa giới hành chính thành phố Tuyên Quang, các thị trấn huyện lỵ và khu Di tích lịch sử Tân Trào. 5. Các tuyến đường cao tốc: Đường cao tốc Tuyên Quang – Hà Giang: Điểm đầu ở xã Nhữ Khê, huyện Yên Sơn và điểm cuối ở xã Yên Thuận, huyện Hàm Yên. Đường cao tốc Tuyên Quang – Phú Thọ: Điểm đầu ở xã Lương Vượng, thành phố Tuyên Quang và điểm cuối ở xã Đội Bình, huyện Yên Sơn. Đường thủy. Sông khai thác vận tải được: Sông Lô: dài 156 km, TW quản lý: 85 km (Phan lương – N3 Lô Gâm) - Sà lan < 200 T hoạt động mùa nước, Tuyên Quang quản lý: 71 km (N3 Lô Gâm – Bạch xa)- Đò ngang Sông Gâm: dài 109 +70 km, TW quản lý: 33 km (N3 Lô Gâm – Chiêm Hóa) 33 km (tàu, thuyền < 40T), Tuyên Quang quản lý: 76 km (Chiêm Hóa - Thuý Loa) 37 km (Chiêm Hóa - Na Hang) Thuyền < 5 T "2- Bến đò: " Tổng số bến 44, Trong đó có giấy phép mở bến: 28 Du lịch. Di tích lịch sử. Tân Trào là tên mới, được hợp nhất từ hai xã Tân Lập và Hồng Thái vào năm 1945 (trước đây còn gọi là Kim Long và Kim Châu). Gắn liền với chiến công oanh liệt của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, ngày nay Tân Trào có nhiều di tích lịch sử quan trọng như đình Tân Trào, đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào, lán Nà Lừa, hang Bòng… Ẩm thực.
640
{ "doc_id": "705", "split": 6, "title": "Tuyên Quang", "token_count": 445, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=705" }
Title: Tuyên Quang Các đặc sản, ẩm thực Tuyên Quang như: bánh nếp nhân trứng kiến, hồng ngâm Xuân Vân, rượu ngô men lá Na Hang, chè Kia Tăng, gà đỏ Đồng Dầy, cam Hàm Yên, rau dớn, mắm cá ruộng Chiêm Hóa, bánh dày vừng đen Lâm Bình, lê nâu Khâu Tràng, cơm lam, phở chua Tuyên Quang, bánh gai Chiêm Hóa, thịt trâu Hùng Mỹ, ngô nếp Soi Lâm, chả ốc ống nứa, lạp xưởng Na Hang, gỏi cá bỗng, hoa chuối nấu chân giò, na dai Lực Hành, thịt muối chua, bánh củ chuối Yên Lập, nhộng cọ Chiêm Hóa, bánh đúc Đà Vị, xôi màu Lâm Bình, mía, bánh chuối Na Hang, rau hôi, cà gai leo Hợp Hòa, gà Tân Tạo, bưởi Soi Hà, cốm Côn Lôn, măng vầu, thịt gác bếp Lâm Bình, hoa kè nhồi thịt, chè Khau Mút, rau bò khai, cháo ỉm Sơn Dương, gạo nếp Khẩu Láng, bánh lẳng Chiêm Hóa, rêu đá, vịt bầu Minh Hương, rượu chuối Kim Bình, măng nứa, măng khô, nhãn Bình Ca, lợn đen Lăng Can, chè xanh, cọ ỏm Chiêm Hóa, lạc Thổ Bình, giảo cổ lam Lâm Bình. Kết nghĩa. Hưởng ứng phong trào kết nghĩa Bắc - Nam, hai tỉnh Tuyên Quang và Bình Thuận kết nghĩa với nhau. Tại thành phố Phan Thiết có một con đường và một trường tiểu học mang tên "Tuyên Quang" và tại thành phố Tuyên Quang có một đường mang tên đường "Bình Thuận", một trường tiểu học và một trường trung học mang tên "Bình Thuận", một trường tiểu hoc và một trường trung học cơ sở mang tên "Phan Thiết".
641
{ "doc_id": "708", "split": 0, "title": "Unicode", "token_count": 156, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=708" }
Title: Unicode Unicode (hay gọi là mã thống nhất; mã đơn nhất) là bộ mã chuẩn quốc tế được thiết kế để dùng làm bộ mã duy nhất cho tất cả các ngôn ngữ khác nhau trên thế giới, kể cả các ngôn ngữ sử dụng ký tự tượng hình phức tạp như chữ Hán của tiếng Trung Quốc, tiếng Nhật, chữ Nôm của tiếng Việt, v.v. Vì những điểm ưu việt đó, Unicode đã và đang từng bước thay thế các bộ mã truyền thống, kể cả bộ mã tiêu chuẩn ISO 8859. Unicode đang được sử dụng trên rất nhiều phần mềm cũng như các trình ứng dụng, chẳng hạn Windows. Phiên bản mới nhất là Unicode® 15.0 công bố ngày 13 tháng 9 năm 2022. Hiệp hội Unicode.
642
{ "doc_id": "708", "split": 1, "title": "Unicode", "token_count": 450, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=708" }
Title: Unicode Hiệp hội Unicode ở California xuất bản phiên bản đầu tiên của The Unicode Standard (Tiêu chuẩn Unicode) vào năm 1991, và vẫn liên tục hoàn thiện chuẩn. Các phiên bản mới được viết dựa trên các phiên bản đã có, nhờ vậy đảm bảo được tính tương thích. Cũng xin lưu ý rằng Unicode và tiêu chuẩn ISO 10646 là hai khái niệm hoàn toàn độc lập. Khi nói đến ISO 10646 tức là người ta đang nói đến tiêu chuẩn quốc tế chính thức, còn Unicode thì được Unicode Consortium (tập hợp đại diện các công ty tin học lớn) soạn ra. Kể từ năm 1991, khi Nhóm làm việc ISO và Liên đoàn Unicode quyết định hợp tác chặt chẽ với nhau trong quá trình nâng cấp và mở rộng chuẩn để đảm bảo tính tương thích (cụ thể là vị trí của các ký tự trên cả hai đều y hệt nhau – chẳng hạn chữ "ơ" là codice_1). Còn với Unicode thì lại khác, chuẩn này được phát triển bởi Liên đoàn Unicode. Liên đoàn Unicode là một tổ chức phi lợi nhuận tập hợp bởi một số công ty, trong đó có cả những công ty đa quốc gia khổng lồ có ảnh hưởng lớn như Microsoft, Adobe Systems, IBM, Novell, Sun Microsystems, Lotus Software, Symantec và Unisys. (Danh sách đầy đủ tại: ). Tuy nhiên, chuẩn Unicode không chỉ quy định bộ mã, mà còn cả cách dựng hình, cách mã hóa (sử dụng 1, 2, 3 hay 4 byte để biểu diễn một ký tự (UTF-8 là một ví dụ), sự tương quan (collation) giữa các ký tự, và nhiều đặc tính khác của các ký tự, hỗ trợ cả những ngôn ngữ từ phải sang trái như tiếng Ả Rập chẳng hạn. Kho chữ. Unicode chiếm trước 1.114.112 (= 220+216) mã chữ, và hiện nay đã gán ký hiệu cho hơn 96000 mã chữ. 256 mã đầu tiên phù hợp với ISO 8859-1, là cách mã hóa ký tự phổ biến nhất trong "thế giới phương Tây"; do đó, 128 ký tự đầu tiên còn được định danh theo ASCII.
643
{ "doc_id": "708", "split": 2, "title": "Unicode", "token_count": 460, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=708" }
Title: Unicode Không gian mã Unicode cho các ký tự được chia thành 17 mặt phẳng ("plane") và mỗi mặt phẳng có 65536 "code point". Mặt phẳng đầu tiên ("plane 0"), "Mặt phẳng đa ngôn ngữ căn bản" ("Basic Multilingual Plane" - BMP), là nơi mà đa số các ký hiệu được gán mã. BMP chứa các ký hiệu cho hầu hết các ngôn ngữ hiện đại, và một số lượng lớn các ký tự đặc biệt. Đa số các "code point" được phân bố trong BMP được dùng để mã hóa các ngôn ngữ CJKV (Hán-Nhật-Hàn-Việt). Hai mặt phẳng tiếp theo được dùng cho các ký tự "đồ họa". Mặt phẳng 1, "Mặt phẳng đa ngôn ngữ bổ sung" ("Supplementary Multilingual Plane" - SMP), được dùng chủ yếu cho các loại chữ viết cổ, ví dụ Egyptian hieroglyph (chưa được mã hóa), nhưng cũng còn được dùng cho các ký hiệu âm nhạc. Mặt phẳng 2, ("Supplementary Ideographic Plane" - SIP), được dùng cho khoảng 40000 chữ Trung Quốc ít gặp mà đa số là các ký hiệu cổ, ngoài ra cũng có một số ký hiệu hiện đại. Mặt phẳng 14 hiện chứa một số các ký tự thẻ ngôn ngữ không được khuyến khích và một số ký hiệu lựa chọn biến thể. Mặt phẳng 15 và Mặt phẳng 16 được mở cho các sử dụng cá nhân. Vẫn còn nhiều tranh luận giữa các chuyên gia về ngôn ngữ CJK (Hoa-Nhật-Hàn), đặc biệt là các chuyên gia người Nhật, về nhu cầu và lợi ích kỹ thuật của việc "thống nhất chữ Hoa", tức là việc chuyển những bộ chữ Hoa và chữ Nhật vào trong một bộ chữ hợp nhất. (Xem thêm mã hóa chữ Hoa) Kho ≈220 điểm mã bảo đảm sự tương thích với bộ mã UTF-16. Việc mới chỉ dùng hết có 10% kho chữ cho thấy rằng kho chữ cỡ ≈20 bit này khó bị đầy trong một tương lai gần. Các bảng mã.
644
{ "doc_id": "708", "split": 3, "title": "Unicode", "token_count": 491, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=708" }
Title: Unicode Đọc từ đầu tới giờ, chúng ta chỉ mới biết rằng Unicode là một cách để đánh số duy nhất cho tất cả các ký tự được dùng bởi con người trong ngôn ngữ viết. Nhưng những con số đó được ghi trong các hệ thống xử lý văn bản lại là những vấn đề khác; những vấn đề đó là hậu quả của việc phần lớn các phần mềm ở phương Tây chỉ biết tới các hệ thống mã hóa 8-bit, và việc đưa Unicode vào các phần mềm chỉ mới diễn ra chậm chạp trong những năm gần đây. Các chương trình 8-bit cũ chỉ nhận biết các ký tự 8 bit, và không thể dùng nhiều hơn 256 điểm mã nếu không có những cách giải quyết đặc biệt. Do đó người ta phải đề ra nhiều cơ chế để dùng Unicode; tùy thuộc vào khả năng lưu trữ, sự tương thích với chương trình nguồn và sự tương tác với các hệ thống khác mà mỗi người chọn một cơ chế. UTF-32. Cách đơn giản nhất để lưu trữ tất cả các 220+216 Unicode code points là sử dụng 32 bit cho mỗi ký tự, nghĩa là, 4 byte – do đó, cách mã hóa này được Unicode gọi là UTF-32 và ISO/IEC 10646 gọi là UCS-4. Vấn đề chính của cách này là nó hao chỗ hơn 4 lần so với trước kia, do đó nó ít được dùng trong các vật nhớ ngoài (như đĩa, băng). Tuy nhiên, nó rất đơn giản, nên một số chương trình sẽ sử dụng mã hóa 32 bit bên trong khi xử lý Unicode. UTF-16. UTF-16 là một cách mã hóa dùng Unicode 20 bit. Các ký tự trong BMP được diễn tả bằng cách dùng giá trị 16-bit của code point trong Unicode CCS. Có hai cách để viết giá trị 16 bit trong một dòng ("stream") 8-bit. Có lẽ bạn đã nghe qua chữ "endian". Big Endian có nghĩa là cho "Most Significant Byte" đi trước, tức là nằm bên trái – do đó ta có UTF-16BE. Còn Little Endian thì ngược lại, tức là "Least Significant Byte" đi trước – do đó ta có UTF-16LE. Thí dụ, giá trị 16-bit của con số Hex1234 được viết là Hex12 Hex34 trong Big Endian và Hex34 Hex12 trong Little Endian.
645
{ "doc_id": "708", "split": 4, "title": "Unicode", "token_count": 415, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=708" }
Title: Unicode Những ký hiệu không nằm trong BMP được biểu diễn bằng cách dùng "surrogate pair" (cặp thay thế). Code points có giá trị từ U+D800 đến U+DFFF được dành riêng ra để dùng cho mục đích này. Trước hết, một code point có 20 bit được phân ra làm hai nhóm 10 bit. Nhóm Most Significant 10 bit được map vào một giá trị 10 bit nằm trong khoảng từ u+D800 đến u+DBFF. Nhóm Least Significant 10 bit được map vào một giá trị 10 bit nằm trong khoảng từ U+DC00 đến U+DFFF. Theo cách đó UTF-16 có thể biểu diễn được những ký hiệu Unicode có 20 bit. UTF-8. UTF-8 là một cách mã hóa để có tác dụng giống như UCS-4 (cũng là UTF-16), chứ không phải có code point nào khác. UTF-8 được thiết kế để tương thích với chuẩn ASCII. UTF-8 có thể sử dụng từ một (cho những ký tự trong ASCII) cho đến 6 byte để biểu diễn một ký tự. Chính vì tương thích với ASCII, UTF-8 cực kỳ có lợi thế khi được sử dụng để bổ sung hỗ trợ Unicode cho các phần mềm có sẵn. Thêm vào đó, các nhà phát triển phần mềm vẫn có thể sử dụng các hàm thư viện có sẵn của ngôn ngữ lập trình C để so sánh ("comparisons") và xếp thứ tự. (Ngược lại, để hỗ trợ các cách mã hóa 16 bit hay 32 bit như ở trên, một số lớn phần mềm buộc phải viết lại do đó tốn rất nhiều công sức. Một điểm mạnh nữa của UTF-8 là với các văn bản chỉ có một số ít các ký tự ngoài ASCII, hay thậm chí cho các ngôn ngữ dùng bảng chữ cái Latinh như tiếng Việt, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, v.v.; cách mã hóa kiểu này cực kỳ tiết kiệm không gian lưu trữ.
646
{ "doc_id": "708", "split": 5, "title": "Unicode", "token_count": 469, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=708" }
Title: Unicode UTF-8 được thiết kế đảm bảo không có chuỗi byte của ký tự nào lại nằm trong một chuỗi của ký tự khác dài hơn. Điều này khiến cho việc tìm kiếm ký tự theo byte trong một văn bản là rất dễ dàng. Một số dạng mã hóa khác (như Shift-JIS) không có tính chất này khiến cho việc xử lý chuỗi ký tự trở nên phức tạp hơn nhiều. Mặc dù để thực hiện điều này đòi hỏi phải có độ dư (văn bản sẽ dài thêm) nhưng những ưu điểm mà nó mang lại vẫn nhiều hơn. Việc nén dữ liệu không phải là mục đích hướng tới của Unicode và việc này cần được tiến hành một cách độc lập. Các quy định chính xác của UTF-8 như sau (các số bắt đầu bằng "0x" là các số biểu diễn trong hệ thập lục phân) Hiện nay, các giá trị khác ngoài các giá trị trên đều chưa được sử dụng. Tuy nhiên, các chuỗi ký tự dài tới 6 byte có thể được dùng trong tương lai. UTF-7. Chuẩn hóa được ít dùng nhất có lẽ là UTF-7. Chuẩn MIME yêu cầu mọi thư điện tử phải được gửi dưới dạng ASCII cho nên các thư điện tử nào sử dụng mã hóa Unicode được coi là không hợp lệ. Tuy nhiên hạn chế này thường bị hầu hết mọi người bỏ qua. UTF-8 cho phép thư điện tử sử dụng Unicode và đồng thời cũng phù hợp với tiêu chuẩn. Các ký hiệu ASCII sẽ được giữ nguyên, tuy nhiên các ký tự khác ngoài 128 ký hiệu ASCII chuẩn sẽ được mã hóa bằng một escape sequence hay một dấu '+' theo sau một ký tự Unicode được mã hóa bằng Base64, và kết thúc bằng một dấu '-'. Ký tự '+' nổi tiếng sẽ được mã hóa thành '+-'. Các vấn đề khác. Tiêu chuẩn Unicode còn bao gồm một số vấn đề có liên quan, chẳng hạn character properties, text normalisation forms và bidirectional display order (để hiển thị chính xác các văn bản chứa cả hai loại ngôn ngữ có cách viết từ phải qua trái như tiếng Ả Rập hay tiếng Hebrew) và trái qua phải. Unicode trên mạng toàn cầu.
647
{ "doc_id": "708", "split": 6, "title": "Unicode", "token_count": 383, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=708" }
Title: Unicode Hầu hết các trang web tiếng Việt sử dụng cách mã hóa UTF-8 để đảm bảo tính tương thích, tuy nhiên một số trang web vẫn còn giữ cách mã hóa theo chuẩn ISO-8859-1 cũ. Các trình duyệt hiện đại ngày nay như Mozilla Firefox có chức năng tự động chọn cách mã hoá (encoding) thích hợp nếu như máy tính đã được cài đặt một font thích hợp (xem thêm Unicode và HTML). Mặc dù các quy tắc cú pháp có thể ảnh hưởng tới thứ tự xuất hiện của các ký tự nhưng các văn bản HTML 4.0 và XML 1.0 đều có thể bao trùm hầu hết các ký tự trong Unicode, chỉ trừ một số lượng nhỏ ký tự điều khiển và dãy chưa được gán D800-DFFF và FFFE-FFFF. Các ký tự này biểu thị hoặc là các byte nếu bộ mã có định nghĩa hoặc là chuỗi số của Unicode nếu bộ mã không định nghĩa. Chẳng hạn: codice_2 codice_3 codice_4 codice_5 codice_6 codice_7 codice_8 codice_9 codice_10 sẽ được hiển thị là Δ, Й, ק, م, ๗, ぁ, 叶, 葉 và 냻 nếu máy tính đã có cài đặt font thích hợp. Các ký tự này lần lượt là chữ "Delta" trong bảng chữ cái Hy Lạp, "I ngắn" trong bảng chữ cái Cyril, "Meem" trong bảng chữ cái Ả Rập, "Qof" trong bảng chữ cái Hebrew, số 7 trong bảng chữ cái Thái, Hiragana "A" của tiếng Nhật, chữ Hán "diệp" giản thể, chữ Hán "diệp" phồn thể và âm "Nyrh" bằng Hangul trong tiếng Hàn/Triều Tiên. Các phông chữ Unicode.
648
{ "doc_id": "708", "split": 7, "title": "Unicode", "token_count": 220, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=708" }
Title: Unicode Phông chữ Unicode có thể được tải về từ nhiều trang web, hầu hết chúng là miễn phí. Dù đã có hàng ngàn phông chữ trên thị trường, nhưng hầu hết chỉ hỗ trợ ở một mức độ nhất định một số ký hiệu ngoài ASCII của Unicode. Thay vì đó, các phông chữ Unicode thường tập trung hỗ trợ các ký tự ASCII và những chữ viết cụ thể hoặc tập các ký tự hay ký hiệu. Có vài nguyên do của điều này: các ứng dụng và tài liệu rất ít khi cần hiển thị ký tự từ nhiều hơn hai hệ thống chữ viết; phông chữ thường là những tập không đầy đủ; hệ điều hành và các ứng dụng ngày càng xử lý tốt hơn các ký tự từ nhiều bộ phông khác nhau... Thêm vào nữa, việc thiết kế một hệ thống chi tiết hàng nghìn ký tự là công việc đòi hỏi nhiều thời gian và công sức trong khi hầu như không thu lợi gì từ việc này... Phông chữ Unicode cho phép gõ tiếng Việt ở các phông Times New Roman hay Tahoma hay Arial
649
{ "doc_id": "734", "split": 0, "title": "Thăng Long", "token_count": 383, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=734" }
Title: Thăng Long Thăng Long (chữ Hán: 昇龍) là tên gọi cũ của thành phố Hà Nội. Đây là kinh đô của nước Đại Việt thời Lý, Trần, Lê, Mạc, Lê Trung hưng (1010 - 1788). Trong dân dã thì địa danh tên Nôm Kẻ Chợ được dùng phổ biến nên thư tịch Tây phương về Hà Nội trước thế kỷ 19 hay dùng Cachao hay Kecho. Lịch sử. Năm 1010, tương truyền khi vua Lý Công Uẩn rời kinh đô Hoa Lư đến đất Đại La thì thấy rồng bay lên nên gọi tên kinh đô mới là Thăng Long, hay "rồng bay lên" theo nghĩa Hán Việt. Ngày nay tên Thăng Long còn dùng trong văn chương, trong những cụm từ như "Thăng Long ngàn năm văn vật"... Năm 2010 là kỷ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Năm 1243, nhà Trần tôn tạo sửa đổi và gọi Thăng Long là Long Phượng. Cuối thời Trần, Hồ Quý Ly cho đặt tên là Đông Đô. Năm 1428, Lê Lợi đặt kinh đô tại Thăng Long và đổi tên là Đông Kinh, vì có kinh đô thứ 2 là Tây Kinh tại Thanh Hóa. Vào khoảng thế kỷ 16, khi Đông Kinh trở thành một đô thị sầm uất, có cả người Châu Âu đến buôn bán, thì trong dân gian bắt đầu gọi Đông Kinh là Kẻ Chợ. Theo 1 người đã đến kinh đô Thăng Long là ông William Dampier người Anh thì tại đây có tới 20.000 nóc nhà, thường thấp, tường trát bùn và mái lợp rơm. Dù vậy cũng có một số nhà xây bằng gạch và lợp ngói. Hoàng cung được xây dựng nguy nga hơn dù cũng làm bằng gỗ.
650
{ "doc_id": "734", "split": 1, "title": "Thăng Long", "token_count": 467, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=734" }
Title: Thăng Long Năm 1805, sau khi thống nhất đất nước, nhà Nguyễn đặt kinh đô tại Phú Xuân (Huế) và cho phá thành Thăng Long để xây thành theo phương pháp của phương Tây do kỹ sư Pháp giúp đỡ. Đồng thời vua Gia Long đổi tên chữ Hán của Thăng Long 昇龍, với nghĩa là ""rồng bay lên" thành ra từ đồng âm Thăng Long 昇隆, nhưng mang nghĩa là "thịnh vượng"" khác nghĩa với thời các triều đại trước, vì cho rằng Thăng Long lúc đó không còn là kinh đô nơi vua ở cho nên không dùng biểu tượng rồng, linh vật tượng trưng cho vương quyền. Gia Long đổi phủ Phụng Thiên thành phủ Hoài Đức, còn tại kinh đô Huế cho lập phủ Thừa Thiên, trực lệ kinh kỳ. Thăng Long tồn tại cho đến thời vua Minh Mạng khi bãi bỏ Bắc Thành tổng trấn và thành lập tỉnh Hà Nội, năm 1831 niên hiệu Minh Mạng thứ 12. Từ tháng 12 năm 2002 đến nay, trên khu vực thuộc Hoàng thành Thăng Long xưa (khu vực giữa các phố Hoàng Diệu, Hoàng Văn Thụ, Độc Lập, Bắc Sơn ở Hà Nội), các nhà khảo cổ học đã tiến hành khai quật trên một diện tích khoảng hơn 19 nghìn m², phát lộ một phức hệ di tích - di vật rất phong phú, đa dạng từ La Thành - Đại La (thế kỉ 7-9) đến thành Thăng Long (thế kỉ 11-18) và thành Hà Nội (thế kỉ 19). Cương vực Thăng Long xưa. Thăng Long bao gồm Hoàng thành Thăng Long và một phủ kiêm lý, là phủ Phụng Thiên, phần thị thành kề cận kinh thành (phủ Phụng Thiên mới là phần gốc lõi của Kẻ Chợ). Đứng đầu phủ Phụng Thiên là viên quan Phủ doãn, gọi là Phủ doãn phủ Phụng Thiên. Phủ Phụng Thiên (đến thời nhà Nguyễn thì đổi thành phủ Hoài Đức) vào cuối thời nhà Hậu Lê tới đầu thời nhà Nguyễn gồm 2 huyện (tổng cộng 13 tổng, 239 phường, thôn, trại (đơn vị cấp làng xã)):
651
{ "doc_id": "735", "split": 0, "title": "Lý Thái Tổ", "token_count": 446, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=735" }
Title: Lý Thái Tổ Lý Thái Tổ (chữ Hán: 李太祖, 8 tháng 3 năm 974 - 31 tháng 3 năm 1028) là hoàng đế sáng lập ra nhà Lý (hay còn gọi là Hậu Lý để phân biệt với nhà Tiền Lý do Lý Nam Đế sáng lập) trong lịch sử Việt Nam, trị vì từ năm 1009 đến khi qua đời vào năm 1028 Thời gian trị vì của ông chủ yếu để đàn áp các cuộc nổi dậy, vì lòng dân chưa phục được nhà Lý. Khi lòng dân đã yên, triều đình trung ương được củng cố, ông dời đô từ Hoa Lư về Đại La vào năm 1010, đổi tên thành Thăng Long, mở đầu cho sự phát triển lâu dài của nhà Lý tồn tại 216 năm. Đến cuối năm 1225, đầu năm 1226, Lý Chiêu Hoàng buộc nhường ngôi cho chồng Trần Cảnh (1218-1277). Nhà Lý sụp đổ... Thân thế. Lý Thái Tổ tên thật là Lý Công Uẩn, sinh năm Giáp Tuất (974), người châu Cổ Pháp (thuộc Từ Sơn, Bắc Ninh), mẹ là Phạm Thị Ngà, nhưng không rõ danh tính của cha, chỉ biết ông được truy tôn tước Hiển Khánh vương sau khi Lý Công Uẩn lên ngôi. "Đại Việt sử lược" chép ông có một anh trai (sau phong Vũ Uy vương) và một em trai (sau phong Dực Thánh vương). "Đại Việt sử ký toàn thư" chép ông còn có một người chú được phong Vũ Đạo vương. Lên 3 tuổi, Công Uẩn được Lý Khánh Văn ở chùa Cổ Pháp (Ứng Tâm tự, chùa Dặn) nhận nuôi, từ nhỏ đã thông minh, tuấn tú khác thường. Năm 6, 7 tuổi, Công Uẩn được gửi sang nhà sư ở chùa Lục Tổ là Vạn Hạnh, thấy Công Uẩn, sư Lý Vạn Hạnh liền khen: "Đứa bé này không phải người thường, lớn lên ắt có thể giải nguy gỡ rối, làm bậc minh chủ trong thiên hạ". Tướng nhà Tiền Lê.
652
{ "doc_id": "735", "split": 1, "title": "Lý Thái Tổ", "token_count": 457, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=735" }
Title: Lý Thái Tổ Lớn lên, Lý Công Uẩn gia nhập quân đội. Năm 1005, Lê Đại Hành băng hà, các hoàng tử tranh đoạt ngôi vị. Năm 1006, Lê Long Việt giành được ngôi vua, tức Lê Trung Tông, nhưng chỉ 3 ngày thì bị Lê Long Đĩnh giết để giành ngôi. Các quan sợ hãi bỏ chạy, chỉ có Công Uẩn ôm xác vua mà khóc. Lê Long Đĩnh không trị tội mà còn khen ông là người trung nghĩa, tiếp tục trọng dụng, cho làm Tứ sương quân Phó Chỉ huy sứ, rồi sau thăng đến chức "Tả thân vệ Điện tiền Chỉ huy sứ". Theo "Ngọc phả các vua triều Lê" ở Hà Nam và tư liệu tại các di tích ở Cố đô Hoa Lư, Công Uẩn hàng năm theo Thiền sư Vạn Hạnh vào hầu Lê Đại Hành ở thành Hoa Lư. Công Uẩn được vua cho ở lại kinh học tập quân sự, lại gả con gái lớn là công chúa Lê Thị Phất Ngân và đặc phong Công Uẩn làm Điện tiền cận vệ ở thành Hoa Lư, rồi dần thăng lên chức Điện tiền Chỉ huy sứ. Lên ngôi hoàng đế. Theo "Đại Việt sử ký toàn thư", khi Lê Long Đĩnh còn tại vị, ở hương Diên Uẩn (châu Cổ Pháp) có cây gạo bị sét đánh, có chữ trên ấy. Sư Vạn Hạnh mới bảo Lý Công Uẩn rằng: "Mới rồi tôi thấy chữ bùa sấm kỳ lạ, biết họ Lý cường thịnh, tất dấy lên cơ nghiệp. Nay xem trong thiên hạ người họ Lý rất nhiều, nhưng không ai bằng Thân vệ là người nhân từ được lòng dân, lại nắm binh quyền trong tay, đứng đầu muôn dân chẳng phải Thân vệ thì còn ai đương nổi nữa. Tôi đã hơn 70 tuổi, mong được thư thả hãy chết, để xem đức hóa của ông như thế nào, thực là cái may nghìn năm có một". Công Uẩn sợ câu nói ấy bị lộ, bảo người anh đem Vạn Hạnh giấu ở Tiêu Sơn.
653
{ "doc_id": "735", "split": 2, "title": "Lý Thái Tổ", "token_count": 443, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=735" }
Title: Lý Thái Tổ Cũng theo "Toàn thư", có lần Lê Long Đĩnh ăn quả lê lại thấy hột lý, mới tin lời sấm ngữ, ngầm truy sát người họ Lý, nhưng Công Uẩn vẫn không bị hại. Theo "An Nam chí lược", năm 1009, Lê Long Đĩnh mất, Thái tử còn bé, hai người em là Lê Minh Đề và Lê Minh Xưởng tranh cướp ngôi vua, bị Công Uẩn giết chết.Chi hậu Đào Cam Mộc dò biết Công Uẩn muốn nhận ngôi, mới nhân lúc vắng nói khích Công Uẩn về việc tiếm ngôi. nhưng bị mắng. Cam Mộc thong thả bảo Công Uẩn rằng: "Tôi thấy thiên thời nhân sự như thế mới dám phát ngôn. Nay ông lại muốn cáo giác tôi thì tôi không phải là người sợ chết". Công Uẩn nói: "Tôi đâu nỡ cáo giác ông, chỉ sợ lời nói tiết lộ thì chết ráo, nên răn ông đó thôi". Hôm sau Đào Cam Mộc lại thuyết phục Công Uẩn tiếm ngôi, lại bàn với Thái hậu lập Công Uẩn lên làm vua. Trong "Đại Việt sử ký tiền biên", sử gia Ngô Thì Sĩ có nêu ra việc dân gian đồn đoán rằng Lý Công Uẩn giết Lê Long Đĩnh để đoạt ngôi: Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế ngày 21/11/1009, đặt niên hiệu Thuận Thiên, nghĩa là "theo ý trời". Ông truy phong cha là Hiển Khánh vương, mẹ là Minh Đức Thái hậu, chú là Vũ Đạo vương, anh ruột là Vũ Uy vương, em ruột là Dực Thánh vương. Ông lập 9 hoàng hậu, con trưởng Lý Phật Mã được lập làm Thái tử. Các con trai khác cũng được phong vương. Đào Cam Mộc được phong Nghĩa Tín hầu và cưới công chúa Lý Thiềm Hoa, còn những người khác vẫn giữ chức cũ. Một người con gái khác là Lý Bảo Hòa được gả cho động chủ Giáp Thừa Quý. Trị vị.
654
{ "doc_id": "735", "split": 3, "title": "Lý Thái Tổ", "token_count": 289, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=735" }
Title: Lý Thái Tổ Hoa Lư vốn là kinh đô của 2 triều đại Đinh và Tiền Lê, là một vị trí cố thủ tự nhiên giữa những những mỏm núi đá nằm bên rìa phía Đông Nam đồng bằng sông Hồng, kiểm soát tuyến đường đất từ đồng bằng sông Hồng tới các tỉnh phía Nam, cũng là tiền đồn của những tỉnh phía Nam nhìn ra đồng bằng sông Hồng.. Lúc lên ngôi, Lý Thái Tổ cho rằng "Hoa Lư thành hẹp, đất thấp", muốn dời đô về Đại La (nay là Hà Nội). Nhà vua ra chiếu rằng: Sử chép rằng các quan đều nhất trí với nhà vua: "Bệ hạ vì thiên hạ lập kế dài lâu, trên cho nghiệp đế được thịnh vượng lớn lao, dưới cho dân chúng được đông đúc giàu có, điều lợi như thế, ai dám không theo". Tháng 7 năm Canh Tuất (1010) thì khởi sự dời đô. Khi thuyền mới đến đậu ở dưới thành, thấy có con rồng vàng hiện ra, nhân thế đặt tên là Thăng Long, liền lập nhiều cung điện, cộng 13 sở, xây thành lũy, sửa sang phủ khố; thăng châu Cổ Pháp, Bắc Ninh làm phủ Thiên Đức. Thành Hoa Lư gọi là phủ Tràng An, trong phủ Thiên Đức lập 8 ngôi chùa, đều có lập bia ghi chép công đức. Chính trị.
655
{ "doc_id": "735", "split": 4, "title": "Lý Thái Tổ", "token_count": 411, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=735" }
Title: Lý Thái Tổ Thời Lý Thái Tổ, Đại Tống và Đại Cồ Việt giữ quan hệ hòa bình. Thái Tổ khi lên ngôi sai Lương Nhậm Văn và Lê Tái Nghiêm sang nước Tống để kết hảo. Năm 1010, Tống Chân Tông phong Thái Tổ chức "Giao Chỉ quận vương" kiêm Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ, sau lại phong làm "Nam Bình vương" vào năm 1017. Các nước láng giềng như Chiêm Thành và Chân Lạp cũng thường sang triều cống, việc bang giao thời bấy giờ khá yên trị. Tuy nhiên, năm 1020, Thái Tổ phải sai Lý Phật Mã đánh Chiêm Thành. Đại Việt Sử ký Toàn thư và Đại Việt sử lược chép là quân Việt thắng; song từ năm này đến khi Lý Thái Tông chinh phạt Chiêm Thành lần hai năm 1044, sử sách không ghi lại bất kỳ một lần nào sứ Chiêm sang cống. Năm 1044, Lý Thái Tông có nói với triều thần: "Tiên đế mất đến nay đã 16 năm rồi, mà Chiêm Thành chưa từng sai một sứ giả nào sang cống". Lý Thái Tổ chia đất nước làm 24 lộ và 2 phần kinh và trại, Hoan Châu và Ái Châu là trại, từ Thanh Hóa trở ra là kinh. Cương mục và Toàn thư chỉ ghi tên 12 lộ: Thiên Trường, Quốc Oai, Hải Đông, Kiến Xương, Hoàng Giang, Long Hưng, Bắc Giang, Trường Yên, Thanh Hóa, Diễn Châu, Khoái, Hồng. Theo Lãnh Nam ngoại đáp, Đại Việt thời Lý chia làm 4 phủ Đô Hộ, Đại Thông, Thanh Hóa, Phú Lương; 13 châu Vĩnh An, Vĩnh Thái, Vạn Xuân, Phong Đạo, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Già Phong, Trà Lô, Yên Phong, Tô, Mậu, Lạng; 3 trại là Hòa Ninh, Đại Bàn, Tân Yên.
656
{ "doc_id": "735", "split": 5, "title": "Lý Thái Tổ", "token_count": 496, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=735" }
Title: Lý Thái Tổ Quan chế nhà Lý kế thừa nhà Tiền Lê, ban văn - võ có 9 phẩm, 3 chức thái sư, thái phó, thái bảo; 3 chức thiếu sư, thiếu phó, thiểu bảo; cùng thái úy, thiếu úy và nội ngoại hành điện đô tri sự, kiểm hiệu bình chương sự. Ngoài quan ngoài triều đình có các tri phủ và phán phủ cai trị một phủ và tri châu cai trị một châu. Ngoài ra có những châu bậc dưới mà người đứng đầu là thủ lĩnh. Năm 1013, triều đình định ra 6 hạng thuế là: thuế ruộng, đầm, ao; thuế đất trồng dâu và bãi phù sa; thuế sản vật ở núi; thuế mắm muối đi Ải quan; thuế sừng tê, ngà voi và hương trên mạn núi xuống; thuế tre gỗ hoa quả. Lúc mới lên ngôi, nhà vua miễn thuế cho dân trong 3 năm. Theo Ngô Thì Sĩ, nhà Lý cốt chăm nghề nông cho nước giàu, trong 6 thứ thuế chỉ thu 4, 2 hạng khoan thu. Quân sự. Tháng 2 năm Tân Hợi (1011), Lý Thái Tổ mang quân đi phạt quân Cử Long ở Ái Châu, bắt người cầm đầu giải về. Tháng 10/1013, ông thân chinh đánh quân Man ở châu Vị Long, lại thắng trận. Năm 1012, Lý Thái Tổ bình định Diễn Châu, vốn vẫn còn nằm trong tay Lê Long Tung nhà Tiền Lê. Khi đến Vũng Biện thì trời tối đen, gió sấm rất lớn. Thấy vậy, ông đốt hương và khấn trời: "Tôi là người ít đức, lạm ở trên dân, nơm nớp lo sợ như sắp sa xuống vực sâu, không dám cậy binh uy mà đi đánh dẹp càn bậy. Chỉ vì người Diễn Châu không theo giáo hóa, ngu bạo làm càn, tàn ngược chúng dân, tội ác chồng chất, không thể dung tha. Còn trong khi đánh nhau, hoặc giết oan kẻ trung hiếu, hoặc hại lầm kẻ hiền lương, đến nỗi hoàng thiên nổi giận phải tỏ cho biết lỗi lầm, dẫu gặp tổn hại cũng không dám oán trách. Đến như sáu quân thì tội lỗi có thể dung thứ, xin lòng trời soi xét". Sau khi khấn, trời đất quang đãng trở lại.
657
{ "doc_id": "735", "split": 6, "title": "Lý Thái Tổ", "token_count": 401, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=735" }
Title: Lý Thái Tổ Năm ấy, người Đại Lý (đời vua Đoàn Tố Liêm) lấn sang quá biên giới Đại Cồ Việt, đến bến Kim Hoa và châu Vị Long để buôn bán. Thái Tổ sai quân bắt được người Đại Lý và hơn 1 vạn con ngựa. Mùa đông, tháng 10, năm 1013 châu Vị Long phản lại nước Đại Cồ Việt, hùa theo người Đại Lý (đời vua Đoàn Tố Liêm). Vua Lý Thái Tổ mang quân đánh, thủ lĩnh là Hà Án Tuấn sợ, đem đồ đảng trốn vào rừng núi. Năm Giáp Dần (1014), vua Đại Lý là Đoàn Tố Liêm sai hai tướng Dương Trường Huệ, Đoàn Kính Chí đem 20 vạn quân đánh nước Đại Cồ Việt. Quân Đại Lý tiến lên đóng ở bến Kim Hoa, dũng trại Ngũ Hoa. Sau khi châu mục châu Bình Lâm là Hoàng Ân Vinh thông báo, Lý Thái Tổ sai Dực Thánh vương đánh bến Kim Hoa. Quân Đại Cồ Việt đánh tan quân Đại Lý, "chém vạn đầu giặc, bắt được quân sĩ và ngựa nhiều vô số" (nguyên văn trong "Đại Việt sử lược"). Sau chiến thắng, Lý Thái Tổ hạ lệnh cho viên ngoại lang Phùng Chân, Lý Hạc mang 100 ngựa chiến của Đại Lý biếu tặng vua Tống Chân Tông. Triều đình Tống đối đãi các sứ thần Đại Cồ Việt rất hậu. Cùng năm đó, Thái Tổ đổi phủ Ứng Thiên làm Nam Kinh. Tháng 12 năm Canh Thân (1020), Lý Thái Tổ sai Khai Thiên vương Lý Phật Mã và Đào Thạc Phụ đem quân đi đánh Chiêm Thành ở trại Bố Chính, thẳng đến núi Long Tỵ (nay thuộc huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình), chém được tướng Chiêm là Bố Linh tại trận, người Chiêm chết đến quá nửa.
658
{ "doc_id": "735", "split": 7, "title": "Lý Thái Tổ", "token_count": 461, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=735" }
Title: Lý Thái Tổ Tháng 12 năm Tân Dậu (1021), thổ dân Đại Nguyên Lịch - một sắc dân Mán cư trú giữa trại Như Hồng và trấn Triều Dương (Đại Tống) - sang đánh phá biên ải Đại Cồ Việt-Đại Tống. Lý Thái Tổ ra lệnh cho Dực Thánh vương đánh dẹp Đại Nguyên Lịch, quân đánh đến châu Như Hồng trong đất Tống (đời vua Tống Chân Tông), đốt kho tàng, bắt nhiều dân và gia súc rồi kéo về. Sử gia Trung Quốc gốc Việt Lê Tắc đã thuật lại sự việc này trong sách An Nam chí lược rằng: Năm 1024, Lý Thái Tổ sai Thái tử Lý Phật Mã đem quân đánh châu Phong Luân, còn Khai Quốc vương thì đánh châu Đô Kim. Cùng năm đó, nhà vua tu sửa thành Thăng Long. Năm 1028, Thái tử lại được lệnh đánh châu Thất Nguyên, Đông Chinh vương cũng đi đánh châu Văn. Tôn giáo. Lý Thái Tổ xuất thân từ chùa chiền, sau khi lên ngôi rất hậu đãi giới tăng lữ. Vào năm 1010, sau khi đã dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long, việc đầu tiên ông làm là liền xuất ra 2 vạn quan để làm chùa ở phủ Thiên Đức (tức Cổ Pháp). Tháng 12 năm Canh Tuất (năm 1010 dương lịch), Lý Thái Tổ sai sứ sang nước Tống để thỉnh kinh điển Phật giáo. Tống Chân Tông chấp thuận, trao cho vua Lý kinh Địa Tạng cùng với chữ ngự bút do chính tay vua Tống viết. Cùng năm, sau khi đã được xây dựng Hoàng thành, ông lại chùa ngự Hưng Thiên và tinh lâu Ngũ Phượng. Ngoài thành về phía nam dựng chùa Thắng Nghiêm. Tháng 6 năm Mậu Ngọ (1018), Lý Thái Tổ lại sai viên ngoại lang Nguyễn Đạo Thanh và Phạm Hạc sang nước Đại Tống thỉnh Tam tạng kinh đem về để vào kho Đại Hưng. Tháng 9 năm Giáp Tý (1024), Thái Tổ sai dựng chùa Chân Giáo trong nội đô Thăng Long, để hoàng đế lui tới nghe kinh pháp.
659
{ "doc_id": "735", "split": 8, "title": "Lý Thái Tổ", "token_count": 509, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=735" }
Title: Lý Thái Tổ Về việc này, Lê Văn Hưu nhận xét: "...Lý Thái Tổ lên ngôi mới được 2 năm, tông miếu chưa dựng, đàn xã tắc chưa lập mà trước đã dựng tám chùa ở phủ Thiên Đức, lại trùng tu chùa quán ở các lộ và độ cho làm tăng hơn nghìn người ở Kinh sư, thế thì tiêu phí của cải sức lực vào việc thổ mộc không biết chừng nào mà kể." Qua đời. Theo Đại Việt sử lược, năm Mậu Thìn 1028 (tức năm Thuận Thiên thứ 19), sức khỏe Lý Thái Tổ đã không được tốt, thường xuyên đau yếu. Ngày 31 tháng 3 năm ấy, Thái Tổ qua đời ở điện Long An, ở ngôi 19 năm, hưởng thọ 54 tuổi. Khi Lý Thái Tổ vừa qua đời, việc tế táng lại chưa hoàn tất, thì ba vương gia Vũ Đức vương, Đông Chinh vương và Dực Thánh vương cùng quân sĩ vây hãm thành, nhằm mục đích cướp ngôi Thái tử Lý Phật Mã. Thái tử đem quân vào thành, quyết một trận với 3 vương. Khi quân của Thái tử và quân các vương đối trận, thì Võ vệ tướng quân Lê Phụng Hiểu rút gươm ra chỉ vào Vũ Đức vương mà bảo rằng: "Các người dòm ngó ngôi cao, khi dễ tự quân, trên quên ơn tiên đế, dưới trái nghĩa tôi con, vậy Phụng Hiểu xin dâng nhát gươm này!". Nói xong chạy xông vào chém Vũ Đức vương ở trận tiền. Quân các vương trông thấy sợ nên bỏ chạy cả. Dực Thánh vương và Đông Chinh vương cũng phải chạy trốn, về sau xin ra hàng, được tha cả. Thái tử Lý Phật Mã lên nối ngôi, tức là Lý Thái Tông. Lý Thái Tông kế vị, táng Lý Công Uẩn ở Thọ Lăng, phủ Thiên Đức, truy tôn miếu hiệu là Thái Tổ, thụy hiệu là Thần Vũ Hoàng đế. Gia đình. "Còn lại đều không rõ tên họ". Nhận định. Sử gia Lê Văn Hưu bình trong "Đại Việt sử ký": Sử thần Ngô Sĩ Liên soạn bộ "Đại Việt sử ký toàn thư" bình rằng: Sử thần Lê Tung, tác giả bài "Đại Việt thông giám tổng luận" thì nhận xét: "Khâm định Việt sử Thông giám cương mục" nhận định:
660
{ "doc_id": "735", "split": 9, "title": "Lý Thái Tổ", "token_count": 501, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=735" }
Title: Lý Thái Tổ Lời của sử thần chép trong sách "Việt sử tiêu án": Theo K.W Taylor: Các công trình gắn liền với tên tuổi của Lý Thái Tổ/Lý Công Uẩn. Lý Thái Tổ và các vị vua nhà Lý được thờ ở đền Đô, phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, nơi đây là quê hương của nhà Lý. Gần đền Đô là lăng mộ các hoàng đế nhà Lý nằm rải rác trên địa bàn phường Đình Bảng. Có một ngôi đền thờ riêng vua Lý Thái Tổ, hoàng hậu Lê Thị Phất Ngân và Lý Thái Tông được xây dựng do Hà Nội kết hợp với Ninh Bình là Đền Vua Lý Thái Tổ tại khu di tích Cố đô Hoa Lư. Tại khu vực động Hoa Lư – quê hương của Thái hậu Dương Vân Nga và cũng là căn cứ ban đầu của Đinh Bộ Lĩnh có các di tích đình Ngọc Nhị, đình Viến thờ vua Đinh và Thái hậu cũng có bài vị phối thờ Hoàng hậu Lê Thị Phất Ngân và Lý Thái Tổ với giai thoại hai người từng về thăm viếng nơi này. Nhiều địa phương lấy tên ông đặt cho các đường phố và trường học như: đường Lý Thái Tổ ở các thành phố: Bắc Ninh, Hà Nội, Huế, Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Yên, Đà Nẵng, Long Xuyên, Thành phố Hồ Chí Minh... hay đường Lý Công Uẩn ở các thành phố: Lào Cai, Cao Lãnh, Mỹ Tho, Móng Cái... Hà Nội và Bắc Ninh là 2 tượng đài đã được xây dựng để tưởng nhớ đến ông. Năm 2004, một tượng đài Lý Thái Tổ được xây dựng tại trục đ­ường Đinh Tiên Hoàng thuộc khu vực vườn hoa Chí Linh, Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội theo mẫu của nhà điêu khắc Vi Thị Hoa, bằng đồng (nặng 14 tấn, cao 3,3 m) thuộc dạng công trình chào mừng kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội. Bà Vi Thị Hoa cho biết là không có tài liệu vật thể nào về khuôn mặt, trang phục của Lý Thái Tổ và nói: "Chúng tôi sáng tác mang tính ước lệ". Tháng 8 năm 2011, chiếc tàu hộ tống mang tên lửa lớp Gepard 3.9 (Project 11661E) thứ hai của Hải quân Nhân dân Việt Nam – HQ012 – được đặt tên Lý Thái Tổ.
661
{ "doc_id": "739", "split": 0, "title": "Tiến quân ca", "token_count": 393, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=739" }
Title: Tiến quân ca "Tiến quân ca" là một bài hát do nhạc sĩ Văn Cao (1923–1995) sáng tác vào năm 1944 và được sử dụng làm quốc ca của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam kể từ ngày 2 tháng 7 năm 1976. Trước đó, bài "Tiến" "quân ca" được chọn làm quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ ngày 13 tháng 8 năm 1945 đến 1 tháng 7 năm 1976. Hoàn cảnh ra đời. Mùa đông năm 1944, Văn Cao gặp Vũ Quý, một cán bộ Việt Minh, ở ga Hàng Cỏ. Vũ Quý là người từng quen biết Văn Cao và đã động viên ông viết những bài hát yêu nước như "Đống Đa", "Thăng Long hành khúc ca"... Vũ Quý đề nghị Văn Cao thoát ly hoạt động cách mạng, và nhiệm vụ đầu tiên là sáng tác một bài hành khúc cho đội quân Việt Minh. Văn Cao viết bài hát đó trong nhiều ngày tại căn gác số 45 Nguyễn Thượng Hiền. Ông có viết lại trong một ghi chép tháng 7 năm 1976 như sau: "["..."] "Tôi chỉ đang làm một bài hát. Tôi chưa được biết chiến khu, chỉ biết những con đường Phố Ga, đường Hàng Bông, đường Bờ Hồ theo thói quen tôi đi. Tôi chưa gặp các chiến sĩ cách mạng của chúng ta, trong khóa quân chính đầu tiên ấy, và biết họ hát như thế nào. Ở đây đang nghĩ cách viết một bài hát thật giản dị cho họ có thể hát được..."". Trong một hồi ký tựa đề "Bài Tiến quân ca", Văn Cao cho biết, khi ông sáng tác Tiến quân ca thì có Phạm Duy ở cùng, và "Anh rất tôn trọng những phút tôi ngồi vào bàn với tập bản thảo và chờ đợi âm thanh từng câu nhạc được nhắc đi nhắc lại. Anh là người chứng kiến sự ra đời của bài Tiến quân ca".
662
{ "doc_id": "739", "split": 1, "title": "Tiến quân ca", "token_count": 492, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=739" }
Title: Tiến quân ca Về ca khúc, Văn Cao nói rằng, tên bài hát và lời ca của nó là một sự tiếp tục từ ca khúc "Thăng Long hành khúc ca" trước đó: "Cùng tiến bước về phương Thăng Long thành cao đứng" và bài "Gò Đống Đa": "Tiến quân hành khúc ca, thét vang rừng núi xa"... Và ông đã rút lại những ca từ trong bài hát đó thành "Tiến quân ca". Phần ca từ trong bài hát ở thời điểm mới ra đời có nhiều khác biệt so với sau này, như câu đầu "Đoàn quân Việt Nam đi", thì ban đầu là "Đoàn quân Việt Minh đi," câu thứ sáu của bài hát ở phiên bản đầu là "Thề phanh thây uống máu quân thù" thể hiện sự căm phẫn, đau đớn của Văn Cao trước sự tàn bạo của thực dân Pháp và trước nạn đói đang xảy ra, về sau được nhiều người góp ý, tác giả đã sửa thành "Đường vinh quang xây xác quân thù." Câu kết: "Tiến lên! Cùng thét lên! Chí trai là nơi đây ước nguyền!" được Văn Cao sửa thành "(...) Núi sông Việt Nam ta vững bền", nhưng đến khi xuất bản thành Quốc ca, ai đó đã sửa thành "(...) Nước non Việt Nam ta vững bền", việc này, theo Văn Cao, "Với một ca khúc đòi hỏi trang nghiêm, chữ nước non hát lên bị yếu. Chữ núi sông hát khỏe và hùng tráng". Sau khi hoàn thành tác phẩm, Văn Cao gặp và hát cho Vũ Quý nghe. Vũ Quý rất hài lòng, giao cho Văn Cao tự tay viết bài hát lên đá in. Và lần đầu tiên "Tiến quân ca" được in trên trang văn nghệ của báo Độc Lập tháng 11 năm 1944 bằng bản in đá do chính Văn Cao viết. Ngày 17 tháng 8 năm 1945, ca khúc được hát trước quần chúng lần đầu tiên tại một cuộc mít-tinh của công chức Hà Nội bởi Ph.D , đây cũng là người đã buông lá cờ đỏ sao vàng của Việt Minh thay cho cờ của chính phủ Trần Trọng Kim và cướp loa phóng thanh hát "Tiến quân ca", mà theo Văn Cao: "Con người trầm lặng ấy đã có sức hát hấp dẫn hàng vạn quần chúng ngày hôm đó".
663
{ "doc_id": "739", "split": 2, "title": "Tiến quân ca", "token_count": 440, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=739" }
Title: Tiến quân ca Còn nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi, sau khi nghe Văn Cao hát bài hát này, đã xúc động thật sự, và đề nghị mỗi người viết một bài hát nữa về mặt trận Việt Minh. Sau đó Nguyễn Đình Thi viết được bài "Diệt phát xít", Văn Cao viết thêm bài "Chiến sĩ Việt Nam", cả hai bài hát này đều phổ biến rộng rãi trong công chúng. Quốc ca. Ngày 13 tháng 8 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chính thức duyệt "Tiến quân ca" làm quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 17 tháng 8 năm 1945, trong cuộc mít tinh của nhân dân Hà Nội trước Nhà hát Lớn, bài "Tiến quân ca" đã được cất lên lần đầu tiên trước đông đảo dân chúng. Cũng tại quảng trường Nhà hát lớn, ngày 19 tháng 8 năm 1945, trong cuộc mít tinh lớn, dàn đồng ca của Đội Thiếu niên Tiền phong đã hát bài "Tiến quân ca" chào lá cờ đỏ sao vàng. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, "Tiến quân ca" chính thức được cử hành trong ngày Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình bởi Ban nhạc Giải phóng quân do Đinh Ngọc Liên chỉ huy. Trước ngày biểu diễn, nhạc sĩ Đinh Ngọc Liên và nhạc sĩ Nguyễn Hữu Hiếu đã bàn với Văn Cao thống nhất sửa hai chữ trong "Tiến quân ca", cụ thể là rút ngắn độ dài của nốt rê đầu tiên ở chữ "Đoàn" và nốt mi ở giữa chữ "xác" làm cho bản nhạc khỏe khoắn hơn. Năm 1946, Quốc hội khóa I đã quyết định chọn "Tiến quân ca" làm quốc ca. Trong bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam, tại điều 3 ghi rõ: "Quốc ca là bài Tiến quân ca". Năm 1955, kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá I đã quyết định mời tác giả tham gia sửa một số chỗ về phần lời của quốc ca. Văn Cao sau này đã luyến tiếc vì một số chữ sửa đã làm mất khí thế hùng tráng của ca khúc.
664
{ "doc_id": "739", "split": 3, "title": "Tiến quân ca", "token_count": 511, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=739" }
Title: Tiến quân ca Sau năm 1975, chính phủ Việt Nam Cộng hòa sụp đổ, ngày 2 tháng 7 năm 1976, hai miền Nam Bắc thống nhất thành Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và quốc ca là "Tiến quân ca". Năm 1981, Việt Nam tổ chức thay đổi quốc ca. Một cuộc thi được mở ra nhưng sau hơn một năm, cuộc thi này không được nhắc tới nữa và cũng không có tuyên bố chính thức gì về kết quả. "Tiến quân ca" vẫn là quốc ca Việt Nam cho tới ngày nay. Lời bài hát. Lời bài hát từ năm 1944 đến năm 1955. Lời 1. Đoàn quân Việt Nam đi, chung lòng cứu quốc Bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước Súng ngoài xa chen khúc quân hành ca Đường vinh quang xây xác quân thù Thắng gian lao cùng nhau lập chiến khu Vì nhân dân chiến đấu không ngừng Tiến mau ra sa trường! Tiến lên, cùng tiến lên! Nước non Việt Nam ta vững bền. Lời 2. Đoàn quân Việt Nam đi, sao vàng phấp phới Dắt giống nòi quê hương qua nơi lầm than Cùng chung sức phấn đấu xây đời mới, Đứng đều lên gông xích ta đập tan. Từ bao lâu ta nuốt căm hờn Quyết hy sinh đời ta tươi thắm hơn. Vì nhân dân chiến đấu không ngừng Tiến mau ra sa trường Tiến lên, cùng tiến lên! Nước non Việt Nam ta vững bền Bắc Sơn cùng Đô Lương, Thái Nguyên. Lời bài hát từ năm 1955 đến nay. Lời 1. Đoàn quân Việt Nam đi, chung lòng cứu quốc Bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước, Súng ngoài xa chen khúc quân hành ca Đường vinh quang xây xác quân thù, Thắng gian lao cùng nhau lập chiến khu. Vì nhân dân chiến đấu không ngừng, Tiến mau ra sa trường, Tiến lên, cùng tiến lên! Nước non Việt Nam ta vững bền. Lời 2. Đoàn quân Việt Nam đi, sao vàng phấp phới Dắt giống nòi quê hương qua nơi lầm than Cùng chung sức phấn đấu xây đời mới, Đứng đều lên gông xích ta đập tan. Từ bao lâu ta nuốt căm hờn, Quyết hy sinh đời ta tươi thắm hơn. Vì nhân dân chiến đấu không ngừng, Tiến mau ra sa trường,
665
{ "doc_id": "739", "split": 4, "title": "Tiến quân ca", "token_count": 510, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=739" }
Title: Tiến quân ca Tiến lên, cùng tiến lên! Nước non Việt Nam ta vững bền! Vấn đề bản quyền. Ngày 21 tháng 6 năm 2010, Cục Bản quyền tác giả nhận được thư ngỏ lời được hiến tặng tác phẩm "Tiến quân ca" của bà Nghiêm Thúy Băng, vợ cố nhạc sĩ Văn Cao gửi Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL). Bà Nghiêm Thúy Băng, đại diện gia đình nhạc sĩ Văn Cao đang hưởng quyền thừa kế đã trân trọng ngỏ lời hiến tặng Đảng, Quốc hội, Nhà nước và công chúng tác phẩm "Tiến quân ca" được sử dụng làm Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ 1945 đến nay. Tuy vậy, đến tháng 8 năm 2015, Nhà nước không có phản hồi về lời tặng này, nhạc sĩ Phó Đức Phương, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam đề xuất thu phí bản quyền khi được sử dụng để biểu diễn trong các chương trình nghệ thuật. Ngày 15 tháng 8, trong chương trình "Hát mãi khúc quân hành" tại Nhà hát Tuổi trẻ và chương trình "Tự hào tổ quốc tôi" ngày 17 tháng 8, Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam đã thu tiền bản quyền tác phẩm "Tiến quân ca". Ngày 26 tháng 8, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch gửi công văn đến trung tâm này đề nghị dừng việc thu tiền bản quyền tác phẩm "Tiến quân ca" vì "lời hiến tặng của vợ cố nhạc sĩ Văn Cao và cũng là tâm nguyện của ông khi còn sống". Ngay sau đó Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam đã yêu cầu dừng việc thu tiền. Ngày 15 tháng 7 năm 2016, gia đình của nhạc sĩ Văn Cao đã hiến tặng ca khúc "Tiến quân ca" cho nhân dân và Tổ quốc Việt Nam. Lễ tiếp nhận được tổ chức tại Tòa nhà Quốc hội. Cũng tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho quả phụ của nhạc sĩ, Nghiêm Thúy Băng, để ghi nhận những nỗ lực của bà trong việc bảo tồn các tác phẩm của nhà soạn nhạc. Kể từ đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan quản lý bài "Tiến quân ca" theo quy định pháp luật về quyền tác giả và các quyền liên quan về bản quyền.
666
{ "doc_id": "739", "split": 5, "title": "Tiến quân ca", "token_count": 326, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=739" }
Title: Tiến quân ca Vụ tắt tiếng quốc ca trên YouTube. Ngày 4 tháng 11 năm 2021, VTV tố cáo BH Media đã "đánh bản quyền" "Tiến quân ca" trên YouTube trong một chương trình thời sự. Đáp lại, BH Media khẳng định mình "không vi phạm quyền tác giả gốc của Quốc ca", nhưng bản ghi này do Hồ Gươm Audio sản xuất và ủy quyền cho BH Media quản lý nên họ có quyền "quản lý, khai thác trên YouTube" đối với bản ghi này. Về mặt pháp lý, luật sư Phạm Duy Khương nhận định "bài hát được hiến tặng thuộc dạng "chết" chứ không phải bản ghi cụ thể nào", nên người nào dùng bài hát "để sản xuất sản phẩm ghi âm, ghi hình, người đó có quyền với bản ghi đó". Sau đó, ngày 6 tháng 12, trong trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam và đội tuyển Lào tại AFF Cup 2020, đơn vị giữ bản quyền (Next Media) đã tắt tiếng phần hát Quốc ca Việt Nam vì lý do bản quyền âm nhạc. Đại diện của BH Media cho biết đơn vị tiếp sóng đã tự tắt tiếng Quốc ca để tránh bị mất doanh thu. Bà cũng giải thích rằng trước đó từng có vụ việc kênh YouTube của FPT mất doanh thu vì trận đấu dùng bản ghi "Tiến quân ca" do hãng đĩa nước ngoài là Marco Polo sản xuất. Trong thông cáo báo chí cùng ngày, BH Media cho biết họ chưa từng và chưa bao giờ nhận sở hữu quyền tác giả "Tiến quân ca".
667
{ "doc_id": "739", "split": 6, "title": "Tiến quân ca", "token_count": 404, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=739" }
Title: Tiến quân ca Bình luận về sự việc, con trai của Văn Cao là Văn Thao cho biết gia đình ông thấy "rất buồn", "rất bức xúc", cho rằng các doanh nghiệp trên đã "xâm phạm bản quyền của quốc gia", nếu ai muốn dàn dựng bản ghi âm thì "phải xin phép nhà nước". Nhưng luật sư Lê Thị Thu Hương lại cho rằng "sản xuất bản ghi bài hát này không cần xin phép chủ thể nào". Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng cũng như người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cảnh cáo "các cá nhân, tổ chức không được có bất kỳ hành vi nào ngăn chặn việc phổ biến Quốc ca Việt Nam". Đáp lại, Next Media cho biết sẽ không tắt tiếng phần Quốc ca trong những sự kiện sắp tới trên mọi nền tảng phát sóng. Về mặt pháp lý, luật sư Lê Thị Thu Hương giải thích rằng bài hát được hiến tặng cho công chúng chỉ là "phần nhạc và lời", không phải là một bản ghi âm cụ thể. Luật sư Hương, luật sư Đặng Văn Cường và luật sư Nguyễn Thị Xuyến giải thích rằng các đơn vị sản xuất bản ghi âm sẽ giữ bản quyền các bản ghi âm do họ tạo ra. Họ bỏ tiền ra sản xuất nên họ là chủ sở hữu hợp pháp của bản ghi, ai muốn dùng đều phải xin phép. Tức là, nếu bản ghi "Tiến quân ca" phát trong trận bóng là có bản quyền thì YouTube sẽ gỡ video với lý do vi phạm bản quyền. Trang Báo điện tử Chính phủ phát hành một bản ghi quốc ca mà ai cũng có thể dùng miễn phí. Công văn của Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục thể thao Trần Đức Phấn cũng khuyến nghị lấy đây làm bản được sử dụng thống nhất. Sau đó, Liên đoàn bóng đá Việt Nam và ban tổ chức AFF Cup đã sử dụng bản ghi này.
668
{ "doc_id": "739", "split": 7, "title": "Tiến quân ca", "token_count": 173, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=739" }
Title: Tiến quân ca Ngày 16 tháng 6 năm 2022, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, trong đó khoản 2 Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau: "Việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ không được xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và không được vi phạm quy định khác của pháp luật có liên quan. Tổ chức, cá nhân thực hiện quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không được ngăn chặn, cản trở việc phổ biến, sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca". Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2023.
669
{ "doc_id": "741", "split": 0, "title": "Đức", "token_count": 478, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=741" }
Title: Đức Đức (, ), tên chính thức là Cộng hòa Liên bang Đức (, ), là quốc gia độc lập có chủ quyền ở khu vực Trung Âu. Quốc gia này là một nước cộng hòa dân chủ tự do và là một nước nghị viện liên bang bao gồm 16 bang. Đức có tổng diện tích là 357.022 km² và khí hậu theo mùa, phần lớn là ôn hòa. Dân số Đức vào khoảng hơn 83 triệu, là quốc gia đông dân thứ hai ở Châu Âu (sau Nga). Đức là quốc gia có số lượng người nhập cư cao thứ hai thế giới chỉ sau Hoa Kỳ, theo số liệu năm 2014. Thủ đô và vùng đô thị lớn nhất của Đức là Berlin. Các thành phố lớn khác gồm có Hamburg, München, Köln, Frankfurt, Stuttgart và Düsseldorf. Các bộ lạc German khác nhau cư trú tại miền bắc của nước Đức ngày nay từ thời kỳ cổ đại Hy-La. Một khu vực mang tên Germania được ghi lại trước năm 100. Trong giai đoạn di cư, các bộ lạc German bành trướng lãnh thổ về phương nam. Bắt đầu vào thế kỷ 10, các lãnh thổ của người Đức hình thành bộ phận trung tâm quốc gia lúc đó của Đế quốc La Mã Thần thánh. Trong thế kỷ 16, các khu vực miền bắc Đức trở thành trung tâm của Cải cách Kháng nghị. Năm 1871, Đức trở thành một quốc gia dân tộc khi hầu hết các quốc gia Đức thống nhất (ngoại trừ Áo) trong Đế quốc Đức do người Phổ chi phối. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất và Cách mạng Đức 1918-1919, Đế quốc này bị thay thế bằng Cộng hòa Weimar theo chế độ nghị viện. Chế độ độc tài quân phiệt Quốc Xã được hình thành vào năm 1933, dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ hai và một nạn diệt chủng cho đến năm 1945. Sau một giai đoạn Đồng Minh chiếm đóng, hai nhà nước Đức được thành lập ở 2 miền Tây-Đông trong Chiến tranh Lạnh: Cộng hòa Liên bang Đức và Cộng hòa Dân chủ Đức (1949). Năm 1989, Bức tường Berlin sụp đổ trong cuộc Cách mạng hòa bình chống đối lại nhà nước Đông Đức. Năm 1990, Đức được tái thống nhất sau hơn 45 năm chia cắt đất nước từ 1945.
670
{ "doc_id": "741", "split": 1, "title": "Đức", "token_count": 356, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=741" }
Title: Đức Từ khi thống nhất đến nay, Đức luôn duy trì vị thế là một Đại cường quốc và có nền kinh tế lớn thứ tư thế giới theo GDP danh nghĩa, lớn thứ 5 toàn cầu theo sức mua tương đương. Đức dẫn đầu thế giới trong các lĩnh vực công nghiệp nặng và công nghệ cao, là nước xuất khẩu và nhập khẩu đều ở vị trí lớn thứ 3 thế giới (2015). Đức là một quốc gia phát triển, có tiêu chuẩn sinh hoạt rất cao được duy trì nhờ một xã hội có kỹ năng và năng suất. Đức duy trì một hệ thống an sinh xã hội và chăm sóc y tế phổ quát, bảo vệ môi trường và giáo dục đại học miễn học phí. Đức là một thành viên sáng lập của Liên minh châu Âu vào năm 1993, là bộ phận của khu vực Schengen và trở thành đồng sáng lập của khu vực đồng Euro vào năm 1999. Đức là một thành viên của Liên Hợp Quốc, NATO, G8, G7, G20, Câu lạc bộ Paris, và OECD. Chi tiêu quân sự quốc gia của Đức cao thứ 9 thế giới. Đức có lịch sử văn hóa phong phú, liên tục sản sinh nhiều nhân vật có ảnh hưởng trong nghệ thuật, triết học, âm nhạc, thể thao, giải trí, khoa học, kỹ thuật và phát minh. Tên gọi. Tên gọi của nước Đức trong tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Trung. Trong tiếng Trung, nước Đức được gọi là 德意志 (âm Hán Việt: "Đức Ý Chí"), gọi tắt là 德國 "Đức quốc". Cũng giống như Anh, Pháp, Mỹ, và những người khác. người Việt hay bỏ chữ "Quốc" đi, chỉ còn gọi là "Đức".
671
{ "doc_id": "741", "split": 2, "title": "Đức", "token_count": 443, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=741" }
Title: Đức Thuật ngữ "Deutschland" trong tiếng Đức, ban đầu là "diutisciu land" ("các vùng người Đức") có nguồn gốc từ "deutsch", bắt nguồn từ tiếng Thượng Đức Cổ "diutisc" "dân", ban đầu được sử dụng để phân biệt ngôn ngữ của thường dân khỏi tiếng Latinh và các hậu duệ của nó. Đến lượt mình, nó lại bắt nguồn từ tiếng German nguyên thủy *"þiudiskaz" "dân", từ *"þeudō", bắt nguồn từ tiếng Ấn-Âu nguyên thủy *"tewtéh₂-" "người", từ "Teuton" cũng bắt nguồn từ đó. Từ "Germany" trong tiếng Anh bắt nguồn từ Germania trong tiếng Latinh, là từ được sử dụng sau khi Julius Caesar chọn nó để chỉ các dân tộc phía đông sông Rhein. Lịch sử. Việc phát hiện Di cốt Mauer cho thấy người cổ đại đã hiện diện lần đầu tại Đức từ ít nhất 600.000 năm trước. Người ta cũng phát hiện di cốt của những người phi hiện đại đầu tiên sau đó (người Neanderthal) tại thung lũng Neandertal. Các hóa thạch Neanderthal 1 được cho là có niên đại 40.000 năm tuổi. Bằng chứng về người hiện đại có niên đại tương tự được phát hiện trong các hang tại dãy Schwäbische Alb. Trong những vật được tìm thấy có các sáo bằng xương chim và ngà voi ma mút 42.000 năm tuổi là các nhạc cụ cổ nhất từng phát hiện được, Tượng người sư tử thời đại băng hà 40.000 năm tuổi là nghệ thuật tạo hình không thể tranh luận cổ nhất từng phát hiện được, và Tượng Venus ở Hohle Fels 35.000 năm tuổi là nghệ thuật tạo hình con người không thể tranh luận cổ nhất từng phát hiện được. Đĩa bầu trời Nebra – một món tạo tác bằng đồng điếu được tạo ra trong thời đại đồ đồng châu Âu được cho là thuộc về một địa điểm gần Nebra, Sachsen-Anhalt, Đức. Các bộ lạc German và Đế quốc Frank.
672
{ "doc_id": "741", "split": 3, "title": "Đức", "token_count": 398, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=741" }
Title: Đức Các bộ lạc German được cho là có niên đại từ Thời đại đồ đồng Bắc Âu hoặc Thời đại đồ sắt tiền La Mã. Từ miền nam Scandinavia và miền bắc Đức ngày nay, họ bành trướng về phía nam, đông và tây, tiếp xúc với các bộ lạc Celt tại Gallia, cũng như với các bộ lạc Iran, Balt, Slav tại Trung và Đông Âu. Dưới thời Augustus, La Mã (Roma) bắt đầu xâm chiếm khu vực Germania (tức khu vực có cư dân chủ yếu là người German). Năm 9 CN, ba quân đoàn La Mã dưới quyền Varus thất bại trước thủ lĩnh Arminius của bộ lạc Cherusker. Đến năm 100 CN, khi Tacitus viết sách "Germania", các bộ lạc German đã định cư dọc sông Rhine và sông Danube, chiếm hầu hết lãnh thổ Đức ngày nay; tuy nhiên Áo, Baden-Württemberg, miền nam Bayern, miền nam Hesse và miền tây Rheinland thuộc các tỉnh của La Mã. Khoảng năm 260, các dân tộc German đột nhập vào các khu vực do La Mã kiểm soát. Sau cuộc xâm chiếm của người Hung vào năm 375, và La Mã suy tàn từ năm 395, các bộ lạc German di chuyển xa hơn về phía tây-nam. Một vài bộ lạc lớn được hình thành đồng thời tại khu vực nay là Đức và thay thế hoặc hấp thu các bộ lạc German nhỏ hơn. Các khu vực rộng lớn mang tên gọi là Austrasia, Neustria, và Aquitaine vào giai đoạn Merowinger bị người Frank chinh phục, họ lập ra Vương quốc Frank, và bành trướng hơn nữa về phía đông nhằm khuất phục Sachsen và Bayern. Các khu vực nay là phần đông của Đức là nơi các bộ lạc Tây Slav cư trú: Sorb, Veleti và liên minh Obotrit. Đông Frank và Đế quốc La Mã Thần thánh.
673
{ "doc_id": "741", "split": 4, "title": "Đức", "token_count": 486, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=741" }
Title: Đức Năm 800, Quốc vương Frank Charlemagne đăng quang hoàng đế và lập ra Đế quốc Karoling, đế quốc này tồn tại đến năm 843 thì bị những người thừa kế của ông phân chia. Sau khi Vương triều Frank tan vỡ, lịch sử Đức trong vòng 900 năm gắn chặt với lịch sử của Đế quốc La Mã Thần thánh, là thế lực nổi lên sau đó từ phần phía đông đế quốc ban đầu của Charlemagne. Lãnh thổ này ban đầu được gọi là Đông Frank, trải dài từ sông Rhine ở phía tây đến sông Elbe ở phía đông, và từ biển Bắc đến dãy Alpen. Những quân chủ của Vương triều Otto (919–1024) hợp nhất một số công quốc lớn và Quốc vương người German/Đức Otto I đăng quang Hoàng đế La Mã Thần thánh của các khu vực này vào năm 962. Năm 996, Giáo hoàng Grêgôriô V trở thành giáo hoàng người Đức đầu tiên, do người họ hàng của ông là Otto III bổ nhiệm- không lâu sau đăng quang Hoàng đế La Mã Thần thánh. Đế quốc La Mã Thần thánh sáp nhập miền bắc Ý ngày nay và khu vực Bourgogne nay thuộc Pháp dưới thời trị vì của các hoàng đế thuộc Gia tộc Salier (1024–1125), song các hoàng đế mất đi quyền lực do tranh luận phong chức với giáo hội. Trong thế kỷ XII, dưới thời các hoàng đế thuộc Gia tộc Staufer (1138–1254), các vương công Đức thay vào đó gia tăng ảnh hưởng của họ về phía nam và phía đông đến các lãnh thổ mà người Slav cư trú; họ khuyến khích người Đức định cư tại các khu vực này, gọi là phong trào định cư miền đông "(Ostsiedlung)". Các thành viên của Liên minh Hanse hầu hết là các thành thị miền bắc Đức, họ thịnh vượng nhờ mở rộng mậu dịch. Tại phương nam, Công ty Mậu dịch Đại Ravensburg ("Große Ravensburger Handelsgesellschaft") giữ chức năng tương tự. Hoàng đế Karl IV ban hành sắc lệnh Goldene Bulle vào năm năm 1356, tạo cấu trúc hiến pháp cơ bản của Đế quốc, và hệ thống hóa tuyển cử hoàng đế bởi bảy tuyển đế hầu- là những người cai trị một số thân vương quốc và tổng giáo phận mạnh nhất.
674
{ "doc_id": "741", "split": 5, "title": "Đức", "token_count": 443, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=741" }
Title: Đức Dân số suy giảm trong nửa đầu thế kỷ XIV, bắt đầu từ nạn đói lớn năm 1315, tiếp đến là Cái chết Đen năm 1348–50. Tuy vậy, các nghệ sĩ, kỹ sư và nhà khoa học Đức phát triển một loạt các kỹ thuật tương tự như thứ được các nghệ sĩ và nhà thiết kế Ý sử dụng vào đương thời, những người phát triển hưng thịnh tại các thành bang thương nghiệp như Venezia, Firenze và Genova. Các trung tâm nghệ thuật và văn hóa khắp các quốc gia Đức sản sinh các nghệ sĩ như họa sĩ Hans Holbein và con trai, và Albrecht Dürer. Johannes Gutenberg giới thiệu in ấn kiểu di động đến châu Âu, đây là một bước phát triển đặt cơ sở để truyền bá kiến thức đến đại chúng. Năm 1517, tu sĩ Martin Luther tuyên bố 95 luận đề, thách thức Giáo hội Công giáo La Mã và khởi xướng Cải cách Kháng nghị. Năm 1555, Hòa ước Augsburg công nhận Giáo hội Luther là một lựa chọn có thể chấp thuận thay cho Công giáo La Mã, song cũng ra sắc chỉ rằng đức tin của vương công là đức tin của các thần dân của ông ta, một nguyên tắc gọi là "lãnh địa của ai thì tôn giáo theo người đó". Thỏa thuận tại Augsburg thất bại trong việc xác định các đức tin tôn giáo khác: chẳng hạn Thần học Calvin (đức tin Cải cách) vẫn bị cho là dị giáo và nguyên tắc không giải quyết khả năng cải đạo của một người thống trị giáo hội, như từng diễn ra tại Tuyển hầu quốc Köln vào năm 1583. Từ Chiến tranh Köln cho đến khi kết thúc Chiến tranh Ba mươi Năm (1618–1648), xung đột tôn giáo tàn phá các vùng đất Đức. Chiến tranh Ba mươi Năm làm giảm dân số tổng thể của các quốc gia Đức đến khoảng 30%, và lên đến 80% tại một số nơi. Hòa ước Westfalen kết thúc chiến tranh tôn giáo giữa các quốc gia Đức. Các quân chủ Đức có thể lựa chọn Công giáo Rôma, Lutheran hoặc Calvinist làm tôn giáo chính thức của họ sau năm 1648.
675
{ "doc_id": "741", "split": 6, "title": "Đức", "token_count": 478, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=741" }
Title: Đức Trong thế kỷ XVIII, Đế quốc La Mã Thần thánh gồm có khoảng 1.800 lãnh thổ. Hệ thống pháp lý phức tạp khởi đầu từ một loạt cải cách (khoảng 1450–1555) tạo ra các lãnh thổ đế quốc, và tạo ra quyền tự trị địa phương đáng kể tại các quốc gia tăng lữ, thế tục và thế tập, được phản ánh tại Quốc hội Đế quốc. Gia tộc Habsburg nắm giữ đế vị từ năm 1438 cho đến khi Karl VI mất vào năm 1740. Do không có nam giới thừa kế, ông thuyết phục các tuyển đế hầu duy trì quyền bá chủ của gia tộc Habsburg đối với chức hoàng đế bằng việc chấp thuận một chiếu thư vào năm 1713. Điều này cuối cùng được giải quyết nhờ Chiến tranh Kế vị Áo; theo Hiệp ước Aix-la-Chapelle, chồng của Công chúa Maria Theresa trở thành Hoàng đế La Mã Thần thánh, còn bà cai trị đế quốc với thân phận hoàng hậu. Từ năm 1740, cạnh tranh giữa Vương triều Habsburg Áo và Vương quốc Phổ chi phối lịch sử Đức. Năm 1772, sau đó là vào năm 1793 và 1795, hai quốc gia Đức chiếm ưu thế là Phổ và Áo đã cùng với Đế quốc Nga thỏa thuận phân chia Ba Lan với nhau. Kết quả là hàng triệu cư dân nói tiếng Ba Lan thuộc quyền thống trị của hai chế độ quân chủ Đức. Tuy nhiên, các lãnh thổ bị sáp nhập vào Phổ và Áo không được nhìn nhận về pháp lý là bộ phận của Đế quốc La Mã Thần thánh. Trong thời kỳ Chiến tranh Cách mạng Pháp, cùng với việc xuất hiện thời kỳ Napoléon và sau đó là phiên họp cuối cùng của Quốc hội Đế quốc, hầu hết các thành phố đế quốc tự do thế tục được sáp nhập vào lãnh thổ của các vương triều; các lãnh thổ tăng lữ bị thế tục hóa và sáp nhập. Năm 1806, Đế quốc La Mã Thần thánh bị giải thể; các quốc gia Đức, đặc biệt là các quốc gia Rheinland, nằm dưới ảnh hưởng của Pháp. Cho đến năm 1815, Nga, Phổ và Vương triều Habsburg cạnh tranh quyền bá chủ trong các quốc gia Đức thời Chiến tranh Napoléon. Bang liên và Đế quốc Đức.
676
{ "doc_id": "741", "split": 7, "title": "Đức", "token_count": 506, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=741" }
Title: Đức Sau khi Napoléon thất bại, Đại hội Viên (triệu tập vào năm 1814) hình thành Bang liên Đức ("Deutscher Bund"), một liên minh không chặt chẽ của hàng chục quốc gia có chủ quyền. Hoàng đế Áo được bổ nhiệm làm tổng thống vĩnh viễn của Bang liên, phản ánh việc Đại hội không chấp thuận ảnh hưởng của Phổ trong các quốc gia Đức, và làm trầm trọng cạnh tranh trường kỳ giữa quyền lợi của Gia tộc Hohenzollern cai trị Phổ và Gia tộc Habsburg cai trị Áo. Bất đồng về kết quả của Đại hội góp phần khiến các phong trào tự do nổi lên, tiếp đó là các biện pháp đàn áp mới của chính khách Áo Metternich. Liên minh thuế quan "Zollverein" xúc tiến thống nhất kinh tế trong các quốc gia Đức. Các tư tưởng dân tộc và tự do của Cách mạng Pháp được ủng hộ ngày càng tăng trong nhiều người Đức, đặc biệt là thanh niên. Lễ hội Hambach vào tháng 5 năm 1832 là một sự kiện chính nhằm ủng hộ thống nhất Đức, tự do và dân chủ. Trong bối cảnh một loạt phong trào cách mạng diễn ra tại châu Âu, lập ra một cộng hòa tại Pháp, giới trí thức và thường dân bắt đầu tiến hành cách mạng tại các quốc gia Đức vào năm 1848. Quốc vương Friedrich Wilhelm IV của Phổ được đề nghị tước hiệu hoàng đế song với quyền lực hạn chế; ông bác bỏ đế vị và đề xuất hiến pháp, dẫn đến một bước lùi tạm thời cho phong trào. Quốc vương Wilhelm I bổ nhiệm Otto von Bismarck làm Thủ tướng Phổ vào năm 1862. Bismarck kết thúc thắng lợi chiến tranh với Đan Mạch vào năm 1864, giúp xúc tiến lợi ích của Đức tại bán đảo Jylland. Tiếp đến là thắng lợi quyết định của Phổ trong chiến tranh với Áo vào năm 1866, cho phép Bismarck lập ra Bang liên Bắc Đức ("Norddeutscher Bund") không bao gồm Áo. Sau khi Pháp thất bại trong Chiến tranh Pháp-Phổ, các vương công Đức tuyên bố thành lập Đế quốc Đức vào năm 1871 tại Versailles, thống nhất toàn bộ các bộ phận rải rác của Đức ngoại trừ Áo. Phổ là quốc gia cấu thành chi phối đế quốc mới; Quốc vương Phổ thuộc Gia tộc Hohenzoller cai trị Đức với thân phận Hoàng đế, và Berlin trở thành thủ đô của đế quốc.
677
{ "doc_id": "741", "split": 8, "title": "Đức", "token_count": 348, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=741" }
Title: Đức Trong giai đoạn sau khi Thống nhất nước Đức, chính sách ngoại giao của Thủ tướng Đức Bismarck dưới quyền Hoàng đế Wilhelm I là đảm bảo vị thế đại quốc của Đức bằng các liên minh giả mạo, cô lập Pháp theo các cách thức ngoại giao, và tránh chiến tranh. Dưới thời Wilhelm II, Đức cũng như các cường quốc châu Âu khác bước vào tiến trình chủ nghĩa đế quốc, dẫn đến xích mích với các quốc gia láng giềng. Hầu hết các liên minh mà Đức tham gia trước đó không được gia hạn. Kết quả là hình thành một liên minh kép với Đế quốc Áo-Hung đa sắc tộc. Sau đó, Liên minh Tam cường 1882 có thêm Ý, hoàn thành một liên minh địa lý Trung Âu, thể hiện lo ngại của người Đức, Áo và Ý trước khả năng Pháp và/hoặc Nga xâm nhập chống lại họ. Tương tự, Anh, Pháp và Nga cũng dàn xếp liên minh nhằm bảo vệ họ chống lại can thiệp của Vương triều Habsburg đến các quyền lợi của Nga tại Balkan hay Đức can thiệp chống Pháp. Tại Hội nghị Berlin vào năm 1884, Đức yêu sách một vài thuộc địa gồm Đông Phi thuộc Đức, Tây-Nam Phi thuộc Đức, Togoland và Kamerun. Sau đó, Đức bành trướng đế quốc thực dân của mình thêm đến Tân Guinea thuộc Đức, Micronesia thuộc Đức và Samoa thuộc Đức tại Thái Bình Dương, và Vịnh Giao Châu tại Trung Quốc. Từ năm 1904 đến năm 1907, chính phủ thực dân Đức tại Tây-Nam Phi (nay là Namibia) ra lệnh tiêu diệt người bản địa Herero và Namaqua.
678
{ "doc_id": "741", "split": 9, "title": "Đức", "token_count": 459, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=741" }
Title: Đức Vụ ám sát thái tử của Áo vào ngày 28 tháng 6 năm 1914 khiến Đế quốc Áo-Hung có cớ để tấn công Serbia và phát động Chiến tranh thế giới thứ nhất. Sau bốn năm giao tranh, có khoảng hai triệu binh sĩ Đức thiệt mạng, dưới sự tham chiến của Hoa Kỳ, chiến sự chuyển đổi thành xấu đi cho Đức, một thỏa thuận đình chiến tổng thể kết thúc giao tranh vào ngày 11 tháng 11 sau khi chế độ mới ở Đức cùng quyết định ngừng chiến ngày 9 tháng 11 năm 1918, và các binh sĩ Đức trở về quê. Trong Cách mạng Đức tháng 11 năm 1918, Hoàng đế Wilhelm II và toàn bộ các vương công cai trị tại Đức phải thoái vị. Ban lãnh đạo chính trị mới của Đức ký kết Hòa ước Versailles vào năm 1919. Theo hiệp định này, Đức với tư cách là bộ phận của Liên minh Trung tâm chấp thuận chiến bại trước Đồng Minh. Người Đức nhận định hiệp định này là điều sỉ nhục và bất công, và sau này được các sử gia cho là ảnh hưởng đến việc Adolf Hitler lên nắm quyền. Sau chiến bại trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Đức mất khoảng 30% lãnh thổ tại châu Âu (các khu vực này có cư dân chủ yếu là người thuộc dân tộc Ba Lan, Pháp và Đan Mạch), và toàn bộ thuộc địa tại châu Phi và Thái Bình Dương. Cộng hòa Weimar và Đức Quốc Xã. Ngày 11 tháng 8 năm 1919, Tổng thống Friedrich Ebert ký Hiến pháp Weimar dân chủ. Trong đấu tranh quyền lực tiếp sau, phái cộng sản đoạt quyền tại Bayern, song các thành phần bảo thủ tại các địa phương khác của Đức ra sức lật đổ Cộng hòa trong cuộc đảo chính Kapp. Sau đó là một giai đoạn náo loạn gồm giao tranh đổ máu trên đường phố tại các trung tâm công nghiệp lớn, binh sĩ Bỉ và Pháp chiếm đóng vùng Ruhr và lạm phát gia tăng với đỉnh điểm là lạm phát phi mã 1921–1923. Một kế hoạch tái cơ cấu nợ cộng việc thiết lập một đơn vị tiền tệ mới vào năm 1924 mở ra Thập niên 20 hoàng kim, một thời kỳ gia tăng sáng tạo nghệ thuật và sinh hoạt văn hóa tự do.
679
{ "doc_id": "741", "split": 10, "title": "Đức", "token_count": 431, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=741" }
Title: Đức Đại khủng hoảng toàn cầu lan đến Đức vào năm 1929. Sau bầu cử liên bang vào năm 1930, chính phủ của Thủ tướng Heinrich Brüning được Tổng thống Paul von Hindenburg trao quyền hành động mà không cần nghị viện phê chuẩn. Chính phủ của Brüning theo đuổi chính sách khắc khổ tài chính và giảm lạm phát, dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp cao đến gần 32% vào năm 1932. Cũng trong cùng năm, Đảng Quốc Xã do Adolf Hitler lãnh đạo giành thắng lợi trong một cuộc bầu cử liên bang đặc biệt. Sau một loạt các nội các thất bại, Hindenburg bổ nhiệm Hitler làm thủ tướng Đức vào ngày 30 tháng 1 năm 1933. Sau vụ hỏa hoạn tại tòa nhà quốc hội, chính phủ ban hành một sắc lệnh bãi bỏ các dân quyền cơ bản, và trong vài tuần trại tập trung Quốc xã tại Dachau được mở cửa. Đạo luật Cho quyền năm 1933 trao cho Hitler quyền lực lập pháp không bị hạn chế, trên cả hiến pháp; rồi chính phủ của ông tạo ra một nhà nước toàn trị tập trung hóa, rút khỏi Hội Quốc Liên sau một cuộc trưng cầu dân ý quốc gia, và bắt đầu tái vũ trang quân sự. Sử dụng cách thức chi tiêu thâm hụt, một chương trình do chính phủ bảo trợ nhằm khôi phục kinh tế tập trung vào các dự án công trình công cộng, trong đó dự án nổi tiếng nhất là đường cao tốc gọi là "autobahn". Năm 1935, chế độ quốc xã rút khỏi Hòa ước Versailles và áp dụng Luật Nürnberg nhằm vào người Do Thái cùng các dân tộc thiểu số khác. Đức cũng giành lại quyền kiểm soát Saarland vào năm 1935, tái quân sự hóa Rheinland vào năm 1936, sáp nhập Sudetenland của Tiệp Khắc bằng Hiệp ước München, sáp nhập Áo vào năm 1938, cũng như chiếm đóng Tiệp Khắc vào đầu năm 1939 bất chấp hiệp ước trên. Trong sự kiện Kristallnacht (đêm thủy tinh), nhiều giáo đường Do Thái bị đốt, cửa hàng Do Thái bị đập phá và hàng loạt người Do Thái bị bắt giữ.
680
{ "doc_id": "741", "split": 11, "title": "Đức", "token_count": 312, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=741" }
Title: Đức Tháng 9 năm 1939, chính phủ của Hitler đàm phán và ký kết Hiệp ước Molotov–Ribbentrop, phân chia Đông Âu thành các khu vực ảnh hưởng của Đức và Liên Xô. Rồi vào ngày 1 tháng 9 năm 1939, Đức xâm chiếm Ba Lan, đánh dấu sự bắt đầu của Chiến tranh thế giới thứ hai. Phản ứng trước hành động của Hitler, Anh và Pháp tuyên chiến với Đức vào ngày 3 tháng 9. Mùa xuân năm 1940, Đức chinh phục Đan Mạch và Na Uy, Hà Lan, Bỉ, Luxembourg, và Pháp. Anh Quốc đẩy lui các cuộc không kích của Đức trong Không chiến tại Anh Quốc vào cùng năm. Đến năm 1941, binh sĩ Đức xâm chiếm Nam Tư, Hy Lạp và Liên Xô. Đến năm 1942, Đức và các thế lực Phe Trục khác kiểm soát hầu hết châu Âu lục địa và Bắc Phi, song từ sau chiến thắng của Liên Xô trong Trận Stalingrad, Đồng Minh tái chiếm Bắc Phi và xâm chiếm Ý vào năm 1943, quân Đức chịu các thất bại quân sự liên tiếp. Đến tháng 6 năm 1944, Đồng Minh phương Tây đổ bộ tại Pháp và Liên Xô tiến vào Đông Âu. Sau khi Hitler tự sát trong Trận Berlin, quân đội Đức đầu hàng vào ngày 8 tháng 5 năm 1945, kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai tại châu Âu. Sau chiến tranh, nhiều thành viên của Đức Quốc Xã đều bị xét xử vì tội ác chiến tranh tại tòa án Nürnberg.
681
{ "doc_id": "741", "split": 12, "title": "Đức", "token_count": 401, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=741" }
Title: Đức Trong một chuỗi hệ thống hành động sau này được sử sách gọi là Holocaust, chính phủ Đức ngược đãi các cộng đồng thiểu số, sử dụng một hệ thống trại tập trung và hành quyết trên khắp châu Âu để tiến hành diệt chủng những người mà họ cho là thuộc chủng tộc hạ đẳng. Tổng cộng, có trên 10 triệu thường dân bị sát hại một cách có hệ thống, trong đó có sáu triệu người Do Thái, từ Đức và các quốc gia bị Đức chiếm đóng. Chính sách của Quốc Xã tại các quốc gia bị Đức chiếm đóng gây ra cái chết của 2,7 triệu người Ba Lan, 1,3 triệu người Ukraina, và ước tính lên đến 2,8 triệu tù binh Liên Xô. Số binh sĩ Đức tử vong do chiến tranh ước tính là 3,2–5,3 triệu, và có đến 2 triệu thường dân Đức thiệt mạng. Khoảng 12 triệu người dân tộc Đức bị trục xuất khỏi Đông Âu (gồm lãnh thổ bị mất). Đức phải nhượng lại khoảng một phần tư lãnh thổ trước chiến tranh của mình. Đông Đức và Tây Đức. Phe Đồng Minh phân chia Berlin và lãnh thổ còn lại của Đức thành 4 khu vực chiếm đóng quân sự đại diện cho 2 khối đối địch bằng hiệp ước ở Hội nghị Potsdam vào ngày 1 tháng 8 năm 1945. Do bất đồng và mâu thuẫn về ý thức hệ, các khu vực miền tây do Pháp, Anh và Hoa Kỳ kiểm soát được hợp nhất vào ngày 23 tháng 5 năm 1949 để hình thành Cộng hòa Liên bang Đức (); đến ngày 7 tháng 10 năm 1949, khu vực do Liên Xô chiếm đóng trở thành Cộng hòa Dân chủ Đức (); còn được gọi một cách không chính thức là "Tây Đức" và "Đông Đức". Đông Đức chọn Đông Berlin làm thủ đô, còn Tây Đức chọn Bonn làm thủ đô lâm thời, nhằm nhấn mạnh lập trường nhất quán của mình rằng giải pháp hai nhà nước chỉ là một tình trạng tạm thời.
682
{ "doc_id": "741", "split": 13, "title": "Đức", "token_count": 423, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=741" }
Title: Đức Tây Đức là một nước cộng hòa nghị viện liên bang theo "kinh tế thị trường xã hội". Bắt đầu vào năm 1948, Tây Đức trở thành một quốc gia nhận viện trợ tái thiết chính trong Kế hoạch Marshall. Konrad Adenauer được bầu làm thủ tướng liên bang ("Bundeskanzler") đầu tiên của Đức vào năm 1949 và giữ chức vụ này cho đến năm 1963. Dưới quyền lãnh đạo của ông và Ludwig Erhard, Tây Đức có tăng trưởng kinh tế dài hạn bắt đầu từ đầu thập niên 1950, được cho là một "kì tích kinh tế" (). Tây Đức gia nhập NATO vào năm 1955 và trở thành một thành viên sáng lập của Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC) vào năm 1957, và cũng thu hồi được vùng Saar cùng năm. Đông Đức là một quốc gia thuộc Khối phía Đông, nắm dưới quyền kiểm soát chính trị và quân sự lớn của Liên Xô thông qua lực lượng chiếm đóng và Khối Warszawa. Mặc dù Đông Đức tự nhận là một quốc gia dân chủ, song quyền lực chính trị do các thành viên Bộ chính trị của Đảng Xã hội chủ nghĩa Thống nhất Đức độc quyền thi hành, được hỗ trợ từ cơ quan an ninh mật Stasi. Một nền kinh tế chỉ huy theo kiểu Liên Xô được lập nên và Đông Đức trở thành một quốc gia thuộc Hội đồng Tương trợ Kinh tế SEV. Tuyên truyền của Đông Đức dựa trên quyền lợi của các chương trình xã hội do chính phủ thực hiện, và liên tục cáo buộc mối đe dọa về Tây Đức xâm chiếm, song nhiều công dân của Đông Đức nhìn nhận phương Tây đại diện cho tự do và thịnh vượng. Bức tường Berlin được xây dựng vào năm 1961 nhằm ngăn người Đông Đức đào thoát sang Tây Đức, nó trở thành một biểu tượng cho Chiến tranh Lạnh. Sự kiện bức tường này sụp đổ vào năm 1989 trở thành một tượng trưng cho chủ nghĩa cộng sản sụp đổ, tái thống nhất Đức và bước ngoặt tại Đông Đức ("Die Wende").
683
{ "doc_id": "741", "split": 14, "title": "Đức", "token_count": 510, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=741" }
Title: Đức Căng thẳng giữa Đông Đức và Tây Đức giảm thiểu vào đầu thập niên 1970 do chính sách mới của Thủ tướng Willy Brandt đối với phía Đông. Trong mùa hè năm 1989, Hungary quyết định phá Bức màn sắt và mở cửa biên giới, khiến hàng nghìn người Đông Đức nhập cư đến Tây Đức qua Hungary. Điều này có tác động tàn phá đến Đông Đức, tại đây các cuộc tuần hành đại chúng định kỳ nhận được ủng hộ ngày càng lớn. Nhà đương cục Đông Đức nới lỏng hạn chế biên giới, cho phép công dân Đông Đức đi sang Tây Đức; ban đầu nhằm giúp duy trì Đông Đức, song việc mở cửa biên giới thực tế dẫn đến tăng tốc chương trình cải cách "Wende". Đỉnh điểm của chương trình này là "Hiệp ước 2 + 4" vào ngày 12 tháng 9 năm 1990, theo đó bốn thế lực chiếm đóng từ bỏ mọi quyền lợi của họ theo Văn kiện Đầu hàng trước đây, và Đức thu hồi chủ quyền đầy đủ. Điều này cho phép Tái thống nhất Đức vào ngày 3 tháng 10 năm 1990, khi Cộng hòa Liên bang Đức tiếp nhận năm bang tái lập của Cộng hòa Dân chủ Đức cũ. Nước Đức thống nhất. Nước Đức thống nhất được nhìn nhận là sự mở rộng thêm Cộng hòa Liên bang Đức và là một quốc gia kế thừa. Do đó, họ duy trì toàn bộ tư cách thành viên của Tây Đức trong các tổ chức quốc tế. Dựa theo Đạo luật Berlin/Bonn được thông qua vào năm 1994, Berlin lại trở thành thủ đô của nước Đức tái thống nhất, còn Bonn duy trì vị thế độc nhất là một thành phố liên bang "(Bundesstadt)" và giữ lại một số bộ của liên bang. Việc di chuyển chính phủ hoàn thành vào năm 1999, và công tác hiện đại hóa nền kinh tế Đông Đức được dự kiến sẽ kéo dài đến năm 2019, với chuyển khoản hàng năm từ miền tây sang miền đông lên đến khoảng 80 tỷ USD. Sau khi khi tái thống nhất, Đức giữ một vai trò tích cực hơn trong Liên hiệp châu Âu. Cùng với các đối tác châu Âu, Đức ký kết Hiệp ước Maastricht vào năm 1992, lập ra Khu vực đồng euro vào năm 1999, và ký kết Hiệp ước Lisbon vào năm 2007. Đức phái một lực lượng duy trì hòa bình đi đảm bảo ổn định tại Balkan và phái một lực lượng binh sĩ Đức đến Afghanistan trong một nỗ lực của NATO nhằm cung cấp an ninh tại đó sau khi Taliban bị lật đổ.
684
{ "doc_id": "741", "split": 15, "title": "Đức", "token_count": 275, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=741" }
Title: Đức Sau bầu cử năm 2005, Angela Merkel trở thành nữ thủ tướng đầu tiên của Đức với cương vị là thủ lĩnh một đại liên minh. Năm 2009, chính phủ Đức phê chuẩn một kế hoạch kích thích kinh tế trị giá 50 tỷ euro nhằm bảo vệ một vài lĩnh vực khỏi suy thoái. Năm 2009, một liên minh tự do-bảo thủ dưới quyền Angela Merkel nắm quyền lãnh đạo quốc gia. Năm 2013, một đại liên minh được lập ra trong nội các thứ ba của Angela Merkel. Trong số các dự án chính trị lớn của Đức vào đầu thế kỷ XXI có tiến bộ của hội nhập châu Âu, chuyển đổi năng lượng ("Energiewende") sang nguồn cung cấp năng lượng bền vững, các biện pháp nhằm tăng tỷ lệ sinh, và các chiến lược công nghệ cao nhằm chuyển đổi tương lai nền kinh tế Đức, tổng kết lại là cuộc "Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4" hoặc là Công nghiệp 4.0. Đức chịu tác động từ khủng hoảng di cư châu Âu năm 2015 khi quốc gia này trở thành điểm đến cuối cùng trong lựa chọn của hầu hết di dân vào EU. Đức tiếp nhận trên một triệu người tị nạn và phát triển một hệ thống hạn ngạch nhằm tái phân bổ các di dân khắp các bang của mình dựa trên thu nhập từ thuế và mật độ dân cư hiện hữu. Địa lý. Vị trí.
685
{ "doc_id": "741", "split": 16, "title": "Đức", "token_count": 361, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=741" }
Title: Đức Nước Đức nằm trong Trung Âu, giữa 47°16′15″ và 55°03′33″ vĩ độ bắc và 5°52′01″ và 15°02′37″ kinh độ đông. Về phía bắc Đức có ranh giới với Đan Mạch (có chiều dài 67 km), về phía đông-bắc là Ba Lan (442 km), về phía đông là Séc 811 km), về phía đông nam là Áo (815 km không kể ranh giới trên hồ Bodensee), về phía nam là Thụy Sĩ (316 km, với biên giới của lãnh thổ tách rời Büsingen nhưng không kể ranh giới trên hồ Bodensee), về phía tây nam là Pháp (448 km), về phía tây là Luxembourg (135 km) và Bỉ (156 km) và về phía tây bắc là Hà Lan (567 km). Chiều dài ranh giới tổng cộng là 3.757 km. Trong khi ở phía tây bắc là bờ biển của biển Bắc và ở phía đông bắc là biển Baltic tạo thành biên giới quốc gia tự nhiên thì về phía nam nước Đức là một phần của dãy núi Anpơ. Lãnh thổ bên ngoài duy nhất của Đức là Büsingen nằm trong vùng thượng lưu sông Rhein thuộc về huyện Konstanz của bang Baden-Württemberg. Büsingen có diện tích là 7,62 km² và được bao bọc hoàn toàn bởi ba bang của Thụy Sĩ là Schaffhausen, Thurgau và Zürich. Ngoài ra còn có Kleinwalsertal thuộc Áo và nếu bằng đường bộ hay bằng đường thủy thì chỉ xuyên qua lãnh thổ quốc gia Đức mới có thể đến được. Điểm trung tâm và các điểm ngoài cùng của Đức.
686
{ "doc_id": "741", "split": 17, "title": "Đức", "token_count": 406, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=741" }
Title: Đức Theo Niên giám thống kê Đức ("Statistisches Jahrbuch Deutschland", thời điểm năm 2000) điểm trung tâm về địa lý của Đức nằm trong làng Niederdorla thuộc bang Thüringen, giữa đoạn đường từ Erfurt đến Göttingen, trên 51°09′54″ vĩ độ bắc và 10°27′19″ kinh độ đông. Điểm cực bắc của Đức nằm trên bán đảo Elenbogen thuộc đảo Sylt, điểm cực bắc trên đất liền của quốc gia nằm trên bờ biển tây của bang Schleswig-Holstein tại Rickelsbüller Koog, điểm cực nam là Haldenwanger Eck nằm về phía nam của Oberstdorf trên núi Anpơ. Từ Ellenbogen đến Haldenwanger Eck là khoảng 886 km (đường chim bay). Điểm cực tây của Đức nằm trong bang Nordrhein-Westfalen, không xa Isenbruch (là địa danh cực tây của quốc gia), điểm cực đông nằm giữa Neißeaue-Deschka (làng cực đông của quốc gia) và Neißeaue-Zentendorf trong một vòng cung của sông Neiße. Từ Isenbruch đến vòng cung này của sông Neiße gần Zentendorf là tròn 636 km (đường chim bay). Địa hình. Địa hình thay đổi đặc biệt là theo hướng từ Bắc vào Nam vì địa thế có chiều hướng cao hơn và dốc hơn về phía nam. Phần miền Bắc của nước Đức, vùng đồng bằng Bắc Đức, là một vùng đồng bằng phần lớn được tạo thành từ thời kỳ Băng hà, kế tiếp về phía nam là vùng đồi núi có rừng ở trung tâm và các phần đất miền Nam của Đức. Đặc biệt là tại bang Bayern nhưng cũng ở tại bang Baden-Württemberg, địa hình này chuyển tiếp đến vùng Alpenvorland Bắc tương đối cao, sau đấy lại chuyển tiếp đến vùng núi cao của dãy núi Anpơ. Địa chất.
687
{ "doc_id": "741", "split": 18, "title": "Đức", "token_count": 442, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=741" }
Title: Đức Nước Đức đa dạng về địa chất. Trong khi các địa hình mang dấu ấu của thời kỳ Băng hà, các vùng đất thấp và các lưu vực sông chỉ thành hình từ niên đại Phân đại đệ Tam thì vùng đồi núi trung bình có niên đại lâu đời hơn rất nhiều. Các vùng đồi núi đã bị xói mòn, ví dụ như vùng Rừng Đen, đã hình thành từ thời Đại Cổ sinh và được cấu thành chủ yếu từ loại đá xâm nhập (tiếng Anh: "plutonic rock") như đá gơnai và granite. Vùng cao Rhenish ("Rheinisches Schiefergebirge)" cũng có niên đại tương tự, được thành hình trong kỷ Silur và kỷ Devon. Tại ranh giới về phía bắc của vùng này còn có các thành hệ từ kỷ Than đá, trong đó vùng Ruhr có các mỏ than đá có trữ lượng lớn. Địa mạo miền Nam nước Đức phần lớn do những phát triển trong Đại Trung Sinh: trong khi Pfalz, Thüringen, nhiều phần của Bayern và Sachsen được tạo thành về mặt địa chất trong kỷ Trias thì vùng "Schwäbische Alb" và "Fränkische Alb" chạy ngang qua miền Nam nước Đức là kết quả của việc đáy biển nâng lên trong kỷ Jura. Các vùng được nhắc đến đầu tiên có sa thạch, các vùng sau có đá vôi là những thành hệ địa chất chiếm ưu thế. Hoạt động núi lửa không được quan sát thấy tại Đức. Tuy vậy, trong một số vùng vẫn có đá núi lửa xuất phát từ hoạt động núi lửa trước đây, đặc biệt là trong Vulkaneifel và trên dãy núi lửa Vogel trong bang Hessen. Nước Đức nằm hoàn toàn trên mảng Á-Âu vì vậy không có những trận động đất gây hậu quả nặng nề. Mặc dù vậy đứt gãy Rhein ("Rheingraben") thuộc bang Nordrhein-Westfalen được xếp vào vùng nguy hiểm động đất trung bình, kéo dài đến các nước láng giềng Bỉ và Hà Lan. Sông ngòi.
688
{ "doc_id": "741", "split": 19, "title": "Đức", "token_count": 109, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=741" }
Title: Đức Nước Đức giáp biển Bắc tại các bang Niedersachsen và Schleswig-Holstein. Đây là một biển nằm trên thềm lục địa thuộc Đại Tây Dương. Cùng với eo biển Manche, vùng phía nam của biển Bắc là vùng biển có mật độ giao thông cao nhất thế giới. Các bang Mecklenburg-Vorpommern và Schleswig-Holstein nằm cạnh biển Baltic, là một biển nội địa được nối liền với biển Bắc qua eo biển Skagerrak. Độ thay đổi thủy triều ở biển Baltic ít hơn ở biển Bắc rất nhiều.
689
{ "doc_id": "741", "split": 20, "title": "Đức", "token_count": 484, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=741" }
Title: Đức Những sông chính là các sông Rhein, Donau (còn có tên khác là sông Danube), Elbe, Oder, Weser và Ems. Dài nhất trong các sông này là sông Donau. Với 2.845 km từ nơi hợp lưu của hai sông Brigach và Breg và là nguồn của sông Donau tại Donaueschingen hay với 2.888 km từ nguồn của sông Breg tại vùng ranh của Rừng Đen, sông Donau là sông dài thứ hai châu Âu sau sông Volga. Thế nhưng chỉ một phần nhỏ của toàn bộ đoạn đường của sông Donau là chảy qua Đức (47 km). Sông Donau đổ ra biển Đen. Tất cả những sông Đức khác chảy ra biển Bắc hay biển Baltic. Đường phân thủy châu Âu qua nước Đức chạy về phía đông của vùng đồng bằng thượng lưu sông Rhein trên chỏm núi chính của vùng Rừng Đen. Trong những sông này, sông Rhein chính là con sông có đoạn đường dài nhất nước Đức. Trong số 1.320 km đường sông có 865 km nằm trong nước Đức. Thêm vào đó, sông này còn có một vai trò tạo bản sắc riêng cho người Đức, được kết tụ từ lịch sử và nhiều thần thoại cũng như truyền thuyết. Chức năng kinh tế của con sông này cũng rất quan trọng: sông Rhein là một trong những đường thủy có mật độ giao thông cao nhất châu Âu. Sông Elbe bắt nguồn từ Riesengebirge (tiếng Séc: "Krkonoše") tại biên giới của Séc và Ba Lan và đổ ra biển Bắc tại Cuxhaven sau khoản 1.165 km, trong đó là 725 km nằm trong nước Đức. Đã có thời gian đây là một trong những sông bị ô nhiễm chất độc hại nhiều nhất châu Âu, nhưng trong thời gian gần đây chất lượng nước đã tốt hơn rõ rệt. Nguồn sông Oder nằm tại Beskiden (tiếng Séc: "Beskydy") của Séc. Sau vài km sông Oder chảy sang Ba Lan và trung lưu của nó chạy qua Schlesien. Hạ lưu sông này tạo thành biên giới Đức-Ba Lan để rồi lại đổ vào vùng nước đông Stettin trong lãnh thổ Ba Lan. Qua eo biển Świna dòng sông này chảy qua giữa các đảo Usedom và Wollin đổ vào biển Baltic.
690
{ "doc_id": "741", "split": 21, "title": "Đức", "token_count": 452, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=741" }
Title: Đức Các hồ trong nước Đức phần lớn thành hình sau khi thời kỳ Băng hà chấm dứt. Do vậy mà đa số các hồ lớn nằm trong các vùng đã từng bị băng tuyết bao phủ hay vùng đất cạnh trước đó, đặc biệt là tại Mecklenburg và Alpenvorland. Hồ lớn nhất có phần thuộc Đức là Bodensee, hồ cũng là biên giới của Áo và Thụy Sĩ. Hồ lớn nhất hoàn toàn thuộc về lãnh thổ quốc gia của Đức là Müritz. Núi và vùng thấp. Anpơ là dãy núi cao duy nhất, có một phần thuộc về nước Đức. Tại đấy có ngọn Zugspitze (2.962 m) cao nhất Đức. Vùng núi với độ cao trung bình có khuynh hướng cao dần và rộng ra từ Bắc xuống Nam. Ngọn núi cao nhất ở đấy là Feldberg trong vùng Rừng Đen với 1.493 m, kế tiếp là Große Arbern trong rừng Bayern với 1.456 m. Ngoài ra, có các ngọn núi trên 1.000 m là các vùng Erzgebirge, Fichtelgebirge, Schwäbische Alb và trường hợp đặc biệt là Harz bị cô lập hẳn như là vùng đồi núi ở về phía bắc nhiều nhất trong các vùng đồi núi của nước Đức với ngọn Brocken nhô cao đến 1.142 m. Về phía bắc của đợt đồi núi này chỉ còn một vài thành hệ địa chất cao hơn 100 m, trong số đó có Hagelberg trong Fläming với 200 m là ngọn cao nhất. Địa điểm thấp nhất vẫn còn có thể đi được của Đức nằm dưới mực nước biển 3,54 m trong một vùng trũng gần Neuendorf-Sachsenbande trong Wilstermarsch (bang Schlewig-Holstein). Cũng nằm trong bang này là điểm thấp nhất với 39,10 m dưới mực nước biển nằm ở đáy của hồ Hemmelsdorf về phía bắc-đông bắc của Lübeck. Điểm nhân tạo thấp nhất với 293 m dưới mực nước biển nằm ở đáy của mỏ lộ thiên Hambach về phía đông của Jülich trong bang Nordrhein-Westfalen. Đảo.
691
{ "doc_id": "741", "split": 22, "title": "Đức", "token_count": 330, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=741" }
Title: Đức So với chiều dài bờ biển thì Đức có một số lượng đảo đáng kể. Các đảo trong biển Bắc phần lớn nằm trong dạng hình chuỗi chắn đất liền. Chúng được chia ra thành các đảo bắc Friesen và đông Friesen, là một phần của bãi bồi Wattenmeer Đức. Các đảo bắc Friesen của Đức thuộc bang Schleswig-Holstein và bao gồm các đảo lớn Sylt, Föhr, Amrum và Pellworm cũng như là các đảo Hallig nhỏ hơn rất nhiều. Từ khi đắp đập Beltringharder Koog thì Nordrand đã trở thành một bán đảo. Các đảo đông Friesen thuộc bang Niedersachsen có độ lớn tương tự. Các đảo này hình thành từ những bãi cát bồi do tác động của sóng biển. Lớn nhất trong các đảo này là Borkum. Một trường hợp ngoại lệ là đảo Helgoland nằm ngoài khơi xa của biển Bắc. Các đảo trong biển Baltic nằm gần bờ biển Bodden của Đức có chiều hướng lớn hơn và có địa hình thay đổi nhiều hơn. Đảo lớn nhất trong các đảo này và đồng thời cũng là hòn đảo lớn nhất của Đức là Rügen, tiếp theo đó là Usedom song đầu mũi đảo về phía đông đã thuộc về Ba Lan. Cũng như các đảo trên biển Bắc, các đảo của biển Baltic là điểm đến du lịch được ưa thích. Trong một số sông hồ nội địa Đức cũng có đảo mà trong đó được biết đến nhiều nhất là Mainau và Reichenau trên Bodensee cũng như là Herrenchiemsee trên Chiemsee. Khí hậu.
692
{ "doc_id": "741", "split": 23, "title": "Đức", "token_count": 507, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=741" }
Title: Đức Nước Đức thuộc về vùng khí hậu ôn hòa Trung Âu, trong khu vực của vùng gió Tây và nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa khí hậu đại dương tại Tây Âu và khí hậu lục địa tại Đông Âu. Ngoài những yếu tố khác, khí hậu chịu ảnh hưởng của dòng hải lưu Golfstream tạo nên những trị khí hậu ấm áp khác thường so với vị trí vĩ độ này. Điều kiện thời tiết khắc nghiệt như hạn hán kéo dài, gió xoáy, băng giá với nhiệt độ cực thấp hay nóng cao độ tương đối hiếm. Thế nhưng thỉnh thoảng vẫn xuất hiện giông bão và chúng đã gây ra nhiều thiệt hại nặng như trong năm 2000 và 2002. Tại Đức cũng thường hay xảy ra nước lũ sau thời gian mưa nhiều trong mùa hè hay sau khi tan tuyết trong mùa đông, có thể dẫn đến lụt và gây tàn phá nặng. Việc hay có nước lũ tại sông Rhein có thể là do việc đắp đập và đào thẳng sông Rhein trong thế kỷ XIX dưới sự lãnh đạo của Tulla đã xóa bỏ các vùng ngập nước tự nhiên trước kia của con sông này. Hạn hán chủ yếu chỉ xảy ra ở vùng đông bắc nước Đức nhưng đôi lúc cũng ảnh hưởng đến trên toàn nước Đức như trong đợt nóng năm 2003. Số liệu khí hậu Tùy theo vùng mà các trị về khí hậu vượt quá hay thấp dưới giá trị trung bình về khí hậu của toàn nước Đức rất nhiều. Miền Nam Baden ghi nhận nhiệt độ trung bình cả năm cao nhất là 11 °C trong khi ở Oberstdorf trị trung bình nằm dưới 6 °C. Thêm vào đó một xu hướng nóng lên đang hình thành: theo số liệu của Nhà khí tượng quốc gia Đức "(Deutscher Wetterdienst)" thì ngoại trừ năm 1996 nhiệt độ trung bình của tất cả các năm từ 1988 đều trên nhiệt độ trung bình lâu năm là 8,3 °C, trong năm 2003 còn đạt đến 9,9 °C. Đặc biệt là mùa hè đã nóng hơn rõ rệt. Thêm vào đó là mùa xuân cứ đến sớm hơn 5 ngày mỗi một thập niên. Chim di trú ở lại Đức lâu hơn gần 1 tháng so với thập niên 1970. Nhiệt độ thấp nhất từng được đo ở Đức là -45,9 °C được ghi nhận vào ngày 24 tháng 12 năm 2003 tại Funtensee. Nhiệt độ cao nhất cho đến nay là 40,3 °C vào ngày 8 tháng 8 năm 2003 tại Nennig.
693
{ "doc_id": "741", "split": 24, "title": "Đức", "token_count": 326, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=741" }
Title: Đức Đất và sử dụng đất. Thành phần và chất lượng đất rất khác nhau tùy theo vùng. Tại miền Bắc Đức một vành đai gần biển từ đất đầm lầy màu mỡ tạo cơ sở cho một nền nông nghiệp có sản lượng cao trong khi vùng đất cát nằm tiếp sau đó chịu nhiều ảnh hưởng của thời kỳ Băng hà chỉ có đất rất cằn cỗi. Tại Lüneburger Heide đất này đã bị thoái hóa trở thành đất podsol vì trồng cỏ qua nhiều thế kỷ nên gần như không còn có thể trồng trọt được nữa. Cũng rất cằn cỗi là các vùng băng tích cũ và mới có cát bồi tụ lại. Thí dụ như Brandenburg trong lịch sử đã nổi tiếng như là "hộp cát rải của Đế quốc La Mã Thần thánh". Giữa những vùng băng tích và vùng núi cao trung bình là một dãy đất hoàng sa màu mỡ chạy từ Tây sang Đông và được sử dụng nông nghiệp cao độ. Trong vùng núi cao trung bình ở miền trung nước Đức phần nhiều là đất không màu mỡ, phần lớn diện tích là rừng. Trong miền Nam nước Đức các vùng đất tốt đặc biệt là nằm dọc theo các sông Rhein, Main và Donau. Tổng cộng có 53,5% diện tích nước Đức là đất nông nghiệp, 29,5% diện tích là đất rừng, 12,3% diện tích là đất ở và đất giao thông (với xu hướng ngày càng tăng) và 1,8% diện tích là nước mặt. Hệ thực vật và hệ động vật. Hệ thực vật.
694
{ "doc_id": "741", "split": 25, "title": "Đức", "token_count": 496, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=741" }
Title: Đức Nước Đức nằm ở vùng khí hậu ôn hòa. Do vậy, hệ thực vật được đặc trưng bằng những rừng cây lá rộng và lá kim. Sự khác biệt về các đặc điểm địa hình, khí hậu theo từng khu vực tạo nên một hệ thực vật phong phú và đa dạng. Hệ thực vật tự nhiên từ tây sang đông đánh dấu quá trình thay đổi của khí hậu: Từ khí hậu đại dương phía tây sang khí hậu lục địa. Loại cây chủ yếu trong các rừng cây lá rộng là cây dẻ gai đỏ. Bên cạnh đó, những khu rừng ngập nước cạnh sông hồ (ngày càng ít dần) và rừng hỗn hợp các loại cây sồi, dẻ gai cũng là những loại rừng đặc trưng. Tiêu biểu cho khu vực núi Alpen và khu vực đồi núi miền trung là rừng khe núi dọc sông. Rừng trẻ được tạo thành từ các loại cây bạch dương và thông trên những vùng đất cát. Dĩ nhiên, những loại cây lá rộng rất phổ biến trước đây được thay thế bằng những rừng thông. Nếu như không có sự tác động của con người thì hệ thực vật ở Đức cũng như ở phần lớn các nước ở vùng khí hậu ôn hòa được tạo thành từ rừng, trừ những vùng đất trũng nhiễm phèn, vùng đầm lầy cũng như vùng núi cao thuộc dãy Alpen và khu vực lân cận, là vùng núi nghèo thực vật và có khí hậu lạnh ôn hòa đặc trưng. 29,5% diện tích lãnh thổ Đức hiện nay là rừng. Như vậy, Đức là một trong những nước có nhiều rừng ở Liên minh châu Âu. Tuy nhiên, các loại cây rừng được xác định do mục đích sử dụng, tỉ lệ rừng thông không phù hợp với các điều kiện tự nhiên vốn thích hợp hơn cho các loại rừng dẻ gai hỗn hợp. Bên cạnh các loại cây bản địa thì một loạt các loại cây được nhập về trồng (như keo gai) cũng chiếm một vai trò quan trọng. Phần lớn đất hoang đã được sử dụng để trồng các loại cây lương thực và cây ăn trái như đại mạch, kiều mạch, lúa mạch đen, lúa mì, cũng như khoai tây và ngô được đưa về từ châu Mỹ. Ngoài ra còn có táo và cải dầu. Ở các thung lũng sông của các sông như Morsel, Ahr và Rhein được cải tạo để trồng nho.
695
{ "doc_id": "741", "split": 26, "title": "Đức", "token_count": 146, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=741" }
Title: Đức Bảo tồn thiên nhiên là nhiệm vụ công cộng ở Đức, phục vụ mục đích của nhà nước, được quy định trong điều 20 của Hiến pháp. Mục tiêu của việc bảo vệ thiên nhiên ở Đức là giữ gìn thiên nhiên và cảnh vật tự nhiên (chương 1 Luật Bảo vệ thiên nhiên của Liên bang). Đối tượng quan trọng phải bảo vệ là cảnh vật tự nhiên, thực vật và động vật. Những khu vực và đối tượng quan trọng nhất được bảo vệ hiện nay là 14 vườn quốc gia, 19 khu dự trữ sinh quyển, 95 công viên tự nhiên cũng như hàng ngàn khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo tồn cảnh vật tự nhiên và di tích thiên nhiên. Hệ động vật.
696
{ "doc_id": "741", "split": 27, "title": "Đức", "token_count": 381, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=741" }
Title: Đức Phần lớn các loại động vật có vú ở Đức sống trong các khu rừng lá rộng ôn hòa. Ở rừng có các loại chồn khác nhau, hươu đỏ, hươu hoang, lợn rừng, linh miêu và cáo. Hải li và rái cá là những động vật đã trở nên hiếm ở các khu rừng ngập nước, song gần đây số lượng của chúng lại phần nào có tăng. Các loại động vật có vú lớn khác từng sống ở Trung Âu đã bị diệt vong: bò rừng châu Âu (vào khoảng năm 1470), gấu nâu (1835), nai sừng tấm (ở thời Trung cổ hãy còn nhiều), ngựa rừng (thế kỷ XIX), bò bizon châu Âu (thế kỷ XVII/XVIII), sói (1904). Thời gian gần đây, thỉnh thoảng có một số nai sừng tấm, sói từ Ba Lan và Séc tới cư trú. Ở các nước đó, số lượng các loài vật này đã tăng trở lại. Loài sói thậm chí đã hình thành những bầy đàn mới, đầu tiên ở vùng Sorben, thời gian vừa qua cả ở phía tây, kể từ khi vào năm 2000 con sói con đầu tiên được sinh ra. Vào tháng 3 năm 2010, một đàn bò bizon châu Âu được đưa vào cư trú ở vùng núi Rothaargebirge thuộc bang Nordrhein-Westfalen. Trong trường hợp sói và gấu nâu thì do một số điều phiền toái chúng đã gây ra trong thời gian qua làm cho việc quy hoạch cư trú cho chúng gặp vấn đề. Ở các vùng núi cao thuộc dãy Anpơ có dê núi Alpen và sói mác-nốt. Ở vùng trung du như khu vực Rừng Đen, khu vực Frankische Alp có sơn dương.
697
{ "doc_id": "741", "split": 28, "title": "Đức", "token_count": 694, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=741" }
Title: Đức Các loài bò sát quen thuộc nhất ở Đức gồm có rắn cỏ, rắn vipera berus (rắn lục), rùa orbicularis. Bên cạnh đó còn có các loài lưỡng cư như kỳ giông, ếch, cóc, cóc tía, kỳ nhông: Tất cả các loài này đã được đưa vào sách đỏ. Đại bàng đuôi trắng được xem là nguyên mẫu cho biểu tượng hình chim trên huy hiệu các vùng, miền lãnh thổ, hiện nay còn tới 500 đôi, chủ yếu sống ở vùng Mecklenburg-Vorpommern và Brandenburg. Đại bàng vàng chỉ có ở vùng núi Anpơ thuộc bang Bayern, loài diều hâu ở đó đã bị diệt vong, song hiện nay đã lại có một số cá thể từ Áo và Thụy Sĩ tới cư trú. Các loài chim săn mồi phổ biến nhất ở Đức hiện nay là diều hâu thường và cắt lưng hung. Tuy nhiên số lượng cắt lớn lại ít đi một các rõ rệt. Hơn một nửa số chim ưng milvus được sinh ra ở Đức, song do sự phát triển của sản xuất nông nghiệp nên số lượng của chúng ngày càng giảm. Đáng lưu ý là có một số lượng lớn các loài chim sống dựa vào sự hiện diện của con người: Đó là các loài bồ câu, hoét thông thường, sẻ, bạc má, sống nhờ thức ăn công nghiệp mùa đông; cũng như quạ và mòng biển sống nhờ rác thải. Một điều đặc biệt là đàn chim hồng hạc ở phía bắc trong vùng rừng đầm lầy Zwillbrocker Venn. Cá hồi trước đây thường có ở các sông song gần như đã bị diệt vong ở khắp nơi do quá trình công nghiệp hóa vào thế kỷ XIX, chúng được thả trở lại ở sông Rhein vào những năm 80 của thế kỷ XX. Con cá tầm cuối cùng ở Đức bắt được vào năm 1969. Ở nhiều ao đầm được thả nuôi cá chép là loài cá mà người La Mã cổ đại đã mang đến. Hải cẩu sống ở biển Bắc và biển Baltic có lúc gần như bị biến mất. Vừa qua có lại được khoảng mấy nghìn con ở biển Wadden thuộc Biển Bắc. Hải cẩu xám đã có lúc hoàn toàn không còn nữa ở Bắc Âu do bị đánh bắt, song gần đây lại có nhiều và một số đã di chuyển tới vùng bờ biển của Đức. Biển Wadden có ý nghĩa lớn là nơi dừng chân của 10 đến 12 triệu chim di trú mỗi năm. Loài cá voi quen thuộc nhất của Biển Bắc và Biển Baltic là cá voi họ chuột, ngoài ra còn có bảy loại cá voi khác như: cá nhà táng, cá hố kình. Bên cạnh đó còn có loài cá heo mõm ngắn. Bên cạnh các loài thú bản địa thì một số lượng đáng kể các loài thú nhập cư đã tới sinh sống. Đại diện tiêu biểu nhất là gấu mèo châu Mỹ, lửng chó, vẹt cổ hồng và ngỗng Ai Cập. Các loài thú nhập cư khác là ngỗng Canada, đà điểu Nam Mỹ, tôm sông châu Mỹ, ếch bò châu Mỹ, cừu núi châu Âu, cá rô gai.
698
{ "doc_id": "741", "split": 29, "title": "Đức", "token_count": 426, "url": "https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=741" }
Title: Đức Chính trị. Đức là một nước cộng hòa liên bang, nghị viện, và dân chủ đại diện. Hệ thống chính trị Đức được vận hành theo khuôn khổ được quy định trong văn bản hiến pháp năm 1949 mang tên Luật cơ bản. Sửa đổi theo thường lệ cần có đa số hai phần ba của cả lưỡng viện; các nguyên tắc cơ bản của hiến pháp được biểu thị trong các điều khoản về đảm bảo nhân phẩm, cấu trúc liên bang và pháp quyền có giá trị vĩnh viễn. Tổng thống là nguyên thủ quốc gia và chủ yếu được trao trách nhiệm và quyền lực tượng trưng. Chức vụ này được bầu ra bởi Hội nghị Liên bang, một thể chế gồm các thành viên của Quốc hội Liên bang ("Bundestag", còn gọi là Hạ viện) và một số lượng bình đẳng đại biểu từ các bang. Chức vụ cao thứ hai theo thứ tự ưu tiên là Chủ tịch Hạ viện, là người do quốc hội bầu ra và chịu trách nhiệm giám sát các phiên họp thường nhật. Chức vụ cao thứ ba và người đứng đầu chính phủ là Thủ tướng, do tổng thống bổ nhiệm sau khi được quốc hội bầu ra. Thủ tướng Olaf Scholz là người đứng đầu chính phủ từ năm 2021 và thi hành quyền lực hành pháp. "Bundestag" và Hội đồng Liên bang "Bundesrat" (còn gọi là Thượng viện) tạo thành nhánh lập pháp. "Bundestag" được bầu thông qua tuyển cử trực tiếp theo đại diện tỷ lệ (thành viên hỗn hợp). Thành viên của "Bundesrat" đại diện cho chính phủ của mười sáu bang và là thành viên của các nội các cấp bang. Kể từ năm 1949, hệ thống chính đảng nằm dưới thế chi phối của Liên minh Dân chủ Kitô giáo và Đảng Dân chủ Xã hội Đức. Cho đến nay mọi thủ tướng đều là thành viên của một trong các đảng này. Tuy nhiên, Đảng Dân chủ Tự do (có ghế trong nghị viện từ 1949 đến 2013) và Liên minh 90/Đảng Xanh (có ghế trong nghị viện từ 1983) cũng giữ vai trò quan trọng.
699