id
stringlengths
1
8
revid
stringlengths
1
8
url
stringlengths
37
44
title
stringlengths
1
250
text
stringlengths
1
259k
19848521
219726
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19848521
Ấn Độ thuộc địa
Ấn Độ thuộc địa (), là tên gọi một phần Tiểu lục địa Ấn Độ bị các cường quốc thực dân châu Âu chiếm đóng trong Thời đại Khám phá. Các cường quốc châu Âu ngoài chiếm đóng lãnh thổ còn độc chiếm trong lĩnh vực thương mại, đặc biệt trong buôn bán gia vị. Ấn Độ được biết tới là vùng đất thịnh vượng giàu có từ thế kỷ XIII, các quốc gia châu Âu đã sử dụng tài chính để tìm kiếm con đường thương mại trên biển ngắn nhất đến Ấn Độ, trong quá trình này Christopher Columbus đã khám phá châu Mỹ năm 1492, đồng thời các cường quốc châu Âu thực hiện thuộc địa hóa châu Mỹ. Vào năm 1498, Vasco da Gama sau hành trình đi qua mũi Hảo Vọng đã đến Kozhikode một thương cảng lớn của Ấn Độ. Quốc vương Kozhikode là Manavikraman Raja đã đồng ý cho phép buôn bán tại thành, chính thức thiết lập mối liên kết thương mại trực tiếp với Ấn Độ. Sau đó một thời gian, Hà Lan là quốc gia tiếp theo thiết lập thương mại với Ấn Độ đặt trụ sở chính tại Tích Lan, việc mở rộng thương mại sang Ấn Độ bị gián đoạn sau thất bại trong Trận Colachel trong Chiến tranh Travancore–Hà Lan. Trong sự cạnh tranh thương mại với nhau, một loạt các quốc gia châu Âu như Hà Lan, Anh, Pháp, Đan Mạch-Na Uy đều thiết lập các điểm giao thương ở Ấn Độ vào đầu thế kỷ XVII. Đầu thế kỷ XVIII, một số Đế chế hùng mạnh tại Ấn Độ suy yếu, các tiểu quốc nhỏ bất ổn ngày càng bị thực dân châu Âu thao túng. Vào cuối thế kỷ XVIII, Anh và Pháp tranh giành quyền thống trị Ấn Độ thông qua việc chiến tranh ủy nhiệm cho các tiểu vương hoặc cũng có thể can thiệp quân sự trực tiếp. Năm 1799, Anh kết thúc cuộc chiến kéo dài với Vương quốc Mysore, tiểu quốc được Pháp ủng hộ vũ khí trang thiết bị, Anh đã nhanh chóng mở rộng quyền cai trị lên phần lớn Tiểu lục địa Ấn Độ trong khi đó Pháp suy giảm ảnh hưởng. Đến giữa thế kỷ XIX, Đế quốc Anh đã giành quyền kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp với hấu hết các vùng Ấn Độ. Ấn Độ, trong thời kỳ thuộc địa, là thành viên sáng lập Hội Quốc Liên, đồng thời là thành viên sáng lập Liên Hợp Quốc tại San Francisco năm 1945. Năm 1947, Ấn Độ giành được độc lập và bị chia cắt thành Lãnh thổ tự trị Ấn Độ và Lãnh thổ tự trị Pakistan.
19848539
159216
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19848539
Tốc độ Thâm Quyến
Tốc độ Thâm Quyến () là một thuật ngữ ban đầu được sử dụng trong giai đoạn đầu của cải cách kinh tế Trung Quốc để mô tả quá trình xây dựng nhanh chóng Tòa nhà Quốc Mậu ở Thâm Quyến, Trung Quốc. Là tòa nhà cao nhất Trung Quốc vào thời điểm đó, Tòa nhà Quốc Mậu do Công ty TNHH Tập đoàn Cục Kỹ thuật Xây dựng 3 Trung Quốc xây dựng, tự hào có tiến độ xây dựng hiệu quả, trong đó việc hoàn thành mỗi tầng chỉ mất ba ngày. Thuật ngữ này được dùng để mô tả sự phát triển nhanh chóng của Thâm Quyến trong vai trò là một trong những đặc khu kinh tế đầu tiên của Trung Quốc, được gọi là "Thung lũng Silicon của Trung Quốc" và "Thành phố Tức thời". Kể từ năm 1979, Thâm Quyến đã chuyển đổi từ một làng chài nhỏ thành một trong những trung tâm công nghệ quan trọng nhất thế giới với mức thu nhập bình quân đầu người cao nhất ở Trung Quốc đại lục. Vào năm 1984 và 1992, Đặng Tiểu Bình, nhà lãnh đạo tối cao của Trung Quốc lúc bấy giờ và là "Kiến trúc sư trưởng công cuộc cải cách và mở cửa", đã thực hiện các chuyến thị sát tới Thâm Quyến, tán thành "tốc độ Thâm Quyến" và mô hình phát triển của các đặc khu kinh tế.
19848540
159216
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19848540
Tòa nhà Quốc Mậu
Tòa nhà Quốc Mậu (, hay còn gọi là Trung tâm Ngoại thương Quốc tế) là một tòa tháp văn phòng và là một trong những nhà chọc trời sớm nhất ở thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Quá trình xây dựng nhanh chóng công trình này được mệnh danh "tốc độ Thâm Quyến". Nằm ở ngã ba đường Gia Tân và đường Nam Nhân Dân, quận La Hồ, tòa nhà cao 160 mét và bao gồm 50 tầng. Việc xây dựng bắt đầu vào ngày 1 tháng 11 năm 1982 và hoàn thành 37 tháng sau đó vào ngày 29 tháng 12 năm 1985. Điều này khiến thành phố có sự phát triển nhanh chóng với biệt danh "Tốc độ Thâm Quyến". Đây là tòa nhà cao nhất Trung Quốc sau khi hoàn thành. Tòa nhà tọa lạc trên một khu đất rộng 20.000 mét vuông và diện tích sàn xây dựng là 100.000 mét vuông. Nó chủ yếu bao gồm không gian văn phòng (tầng 5-43, ngoại trừ tầng 24) nhưng có nhà hàng xoay ở tầng 48 và 49 và sân bay trực thăng trên đỉnh tòa nhà. Năm tầng đầu tiên là không gian bán lẻ.
19848543
588246
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19848543
Tryssogobius porosus
Tryssogobius porosus là một loài cá biển thuộc chi "Tryssogobius" trong họ Cá bống trắng. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 2007. Từ nguyên. Tính từ định danh "porosus" trong tiếng Latinh có nghĩa là “đầy lỗ nhỏ”, hàm ý đề cập đến các lỗ ở trước nắp mang và trên nắp mang, là đặc điểm trưng chính của loài cá này. Phân bố và môi trường sống. "T. porosus" được ghi nhận tại đảo Hải Nam và đảo Đài Loan, sau này được ghi nhận tại khu vực vịnh Nha Trang–vịnh Vân Phong. "T. porosus" được tìm thấy ở độ sâu trong khoảng 18–100 m. Mô tả. Chiều dài chuẩn lớn nhất được ghi nhận ở "T. porosus" là gần 2,8 cm. Số gai ở vây lưng: 7; Số tia ở vây lưng: 9; Số gai ở vây hậu môn: 1; Số tia ở vây hậu môn: 10; Số tia ở vây ngực: 20–21; Số vảy đường bên: 23–28.
19848546
739642
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19848546
Vòng loại giải vô địch bóng đá châu Âu 2004
Vòng loại Giải vô địch bóng đá châu Âu (UEFA Euro) 2004 được tổ chức từ ngày – . 50 đội bóng được chia vào 10 bảng (mỗi bảng có 5 đội). Các đội trong bảng thi đấu hai lượt trận sân nhà và sân khách với nhau. Đội nhất bảng sẽ giành quyền tham dự UEFA Euro 2004, các đội nhì bảng sẽ được chia cặp đá play-off hai lượt trận sân nhà và sân khách để chọn ra đội thắng cuộc tham dự UEFA Euro 2004. được tự động tham dự UEFA Euro 2004 do là nước chủ nhà của giải đấu. Tính điểm. Nếu có từ 2 đội trở lên bằng điểm khi hoàn thành các trận đấu vòng bảng, các tiêu chí sau sẽ được áp dụng để xác định thứ hạng: Seedings. The draw occurred on 25 January 2002 in Santa Maria da Feira, Portugal. 50 teams were divided into five drawing pots based on the latest 2001-edition of the UEFA National Team Coefficient ranking, that had calculated an average of the team's points per game achieved combined in the Euro 2000 qualifiers and 2002 World Cup qualifiers. The seeding list was however subject to some few minor modifications: Ten groups were formed by drawing one team from each of the five pots. Liên kết ngoài.
19848547
721305
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19848547
Ryu Hyuk-in
Ryu Hyuk-in (; 1934 - 1999) là một nhà báo và chính khách Hàn Quốc. Ông từng là Thư ký cấp cao về các vấn đề chính trị của Nhà Xanh và Cục trưởng thứ tư. Quê của ông ở Jeonju. Tiểu sử. Ông là một nhà báo, từng chủ nhiệm chuyên mục chính trị của "Dong-a Ilbo". Dưới thời Park Chung-hee, ông từng là Chánh văn phòng Tổng thống năm 1973, đại sứ Hàn Quốc tại Bồ Đào Nha, giám đốc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS), và Cục trưởng Cục Thông tin Công cộng từ ngày 9 tháng 10 năm 1992 đến ngày 25 tháng 2 năm 1993.
19848552
588246
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19848552
Cryptocentrus caeruleomaculatus
Cryptocentrus caeruleomaculatus là một loài cá biển thuộc chi "Cryptocentrus" trong họ Cá bống trắng. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1933. Từ nguyên. Từ định danh "caeruleomaculatus" được ghép bởi hai âm tiết trong tiếng Latinh: "caeruleus" (“xanh dương”) và "maculatus" (“có đốm”), hàm ý đề cập đến những đốm nhỏ màu xanh óng nằm rải rác trên cơ thể của loài cá này. Phân bố và môi trường sống. Từ quần đảo Ryukyu (Nhật Bản), "C. caeruleomaculatus" có phân bố trải dài về phía nam đến Tây Úc và rạn san hô Great Barrier, băng qua vùng biển Đông Nam Á, phía đông đến quần đảo Caroline và quần đảo Solomon. Ở Việt Nam, "C. cinctus" được ghi nhận tại vịnh Nha Trang và vịnh Hạ Long. "C. caeruleomaculatus" sống trong các đầm phá và trên rạn san hô, được tìm thấy ở độ sâu đến ít nhất là 30 m. Mô tả. Chiều dài chuẩn lớn nhất được ghi nhận ở "C. caeruleomaculatus" là 10 cm. Cá có màu nâu xám, nhiều chấm xanh óng trên đầu và thân. Có những đốm tròn màu nâu đen ở giữa thân với các dải sọc mờ dọc hai bên hông. Đầu cũng có những chấm đỏ, cũng như các đốm tròn đỏ trên vây lưng và vây hậu môn kèm theo các sọc vàng nâu. Số gai ở vây lưng: 7; Số tia ở vây lưng: 9–10; Số gai ở vây hậu môn: 1; Số tia ở vây hậu môn: 9; Số tia ở vây ngực: 15–17. Tình trạng phân loại. "C. caeruleomaculatus" tạo thành nhóm phức hợp loài với "Cryptocentrus strigilliceps" và "Cryptocentrus altipinna". Đặc trưng của nhóm này là có vảy lược bao phủ cả nửa thân sau. Sinh thái. "C. caeruleomaculatus" sống cộng sinh trong hang với tôm gõ mõ. Thương mại. "C. caeruleomaculatus" có thể là một thành phần trong hoạt động buôn bán cá cảnh.
19848553
872953
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19848553
Shibetsu (thị trấn)
là thị trấn thuộc huyện Shibetsu, Hokkaidō, Nhật Bản. Tính đến ngày 1 tháng 10 năm 2020, dân số ước tính thị trấn là 5.023 người và mật độ dân số là 8 người/km2. Tổng diện tích thị trấn là 624,49 km2.
19848560
845147
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19848560
Geto Suguru
là một nhân vật hư cấu từ bộ manga "" của Akutami Gege. Suguru là một Chú thuật sư vô cùng mạnh mẽ, đồng thời cũng là người bạn thân thiết nhất của Gojo Satoru. Trong phần tiền truyện, anh giữ vai trò của một phản diện chính và có khao khát chiếm hữu Nữ hoàng lời nguyền Orimoto Rika, lúc bấy giờ đang đeo bám theo nhân vật chính của bộ truyện là Okkotsu Yuta. Bên cạnh đó, Suguru còn xuất hiện trong những đoạn hồi tưởng của "Chú thuật hồi chiến", qua đó khám phá sâu hơn về tình bạn của anh với Satoru cũng như lần chạm trán cuối cùng giữa hai người. Trong mạch truyện chính, anh bị Chú nguyền sư xâm chiếm cơ thể vì thuật thức của hắn có thể cho phép bản thân hoán đổi bộ não với mục tiêu. Đích đến cao cả nhất mà Kenjaku muốn nhắm đến chính là thúc đẩy loài người tiến hóa thông qua Chú lực để gây dựng nên thời kỳ hoàng kim mới của Chú thuật, tương tự như thời đại Heian diễn ra cách đây hàng nghìn năm về trước. Sensui Shinobu, nhân vật phản diện trong bộ manga "Hành trình U Linh Giới" do Togashi Yoshihiro sáng tác, chính là nguồn cảm hứng để Gege tạo ra Suguru, đồng thời vị tác giả cũng muốn khám phá về định kiến ​​thông qua nhân vật của mình. Trong khi đó, Kenjaku lại chịu ảnh hưởng từ gã phản diện Orochimaru trong loạt "Naruto", cả hai đều là những kẻ bất tử sử dụng vật chứa để duy trì sự sống cho bản thân. Trong bản chuyển thể anime của "Chú thuật hồi chiến", Geto Suguru được seiyū Sakurai Takahiro thể hiện bằng tiếng Nhật, trong khi Lex Lang thì đảm trách vị trí chuyển giọng sang ngôn ngữ Anh. Kể từ khi ra mắt, nhân vật Geto Suguru đã nhận về vô số lời khen ngợi từ giới phê bình nhờ vai trò của một phản diện gây ấn tượng mạnh khi chiến đấu với Yuta và bạn bè đồng môn trong "Chú thuật hồi chiến 0", đồng thời còn phát triển mối quan hệ sâu sắc với Gojo Satoru vào lúc mà cốt truyện dần hé mở về sự gắn kết của hai người. Tuy nhiên, việc Suguru bị chiếm quyền điều khiển cơ thể trong mạch truyện chính đã dẫn đến nhiều phản ứng trái chiều vì ảnh hưởng của nó đến câu chuyện và chính bản thân nhân vật này. Ý tưởng và sáng tạo. Akutami Gege đã tạo ra hình mẫu Geto Suguru dựa trên nhân vật phản diện Sensui Shinobu trong bộ manga "Hành trình U Linh Giới" của Togashi Yoshihiro. Mặc dù vậy, vị tác giả lại tỏ ra không hài lòng với đứa con tinh thần của mình. Nhân vật Suguru vốn được xây dựng như một kẻ có tam quan lệch lạc, bị vây quanh bởi định kiến và luôn nhanh chóng buông lời phán xét người khác. Bên cạnh đó, cái tên Geto cũng bắt nguồn từ khu nghỉ mát trượt tuyết "Geto Kogen" ở Nhật Bản. Khi viết về quá khứ của nhân vật này, Gege muốn nhấn mạnh sự thay đổi rõ rệt của Suguru sau khi rời khỏi Giới Chú thuật cũng như sự căm ghét ngày càng lớn đối với những người bình thường. Một trong những cuộn giấy biểu ngữ của Suguru trong loạt truyện cũng có liên quan đến bộ manga "Zombiepowder" của Kubo Taito. Gege đã quyết định để Suguru trở thành bạn thân của Gojo Satoru sau khi vị tác giả nghiên cứu về áo choàng của tu sĩ Phật giáo, đồng thời nhận thấy rằng kiểu áo "Gojo-gesa" rất phù hợp với họ của Satoru. Ngoài ra, Gege cũng muốn sử dụng những cái tên cắt nghĩa để thể hiện tính cách của các nhân vật: Satoru (悟, "Ngộ") tức là thiên tài bẩm sinh, còn Suguru (傑, "Kiệt") là loại người không ngừng nỗ lực để trở nên xuất chúng. Hơn nữa, Gege cũng xây dựng Suguru như một nhà sư trong phần tiền truyện, qua đó ngụ ý về việc nhân vật này sáng lập một giáo phái sai trái khi đang giả dạng làm thầy tu, trong khi ngoài đời thực thì lớp người này lại nhận được sự kính trọng và tin tưởng từ những cá nhân khác, từ đó làm bật nổi lên sự tương phản của hai thái cực trên. Sau khi tiết lộ rằng Geto Suguru thực chất đã chết trong "Chú thuật hồi chiến 0", còn Suguru ở dòng thời gian chính lại là do kẻ khác giả mạo, tác giả Gege cho biết ký ức cơ thể từ một trong những cánh tay của nhân vật này khi nghe thấy giọng Satoru vang lên đã ám chỉ rằng Suguru vẫn đang vật lộn với Kenjaku trong cơ thể của chính mình. Đồng thời, vị tác giả cũng so sánh Kenjaku với nhân vật Orochimaru từ bộ truyện "Naruto" do Kishimoto Masashi sáng tác nhằm lý giải cho cái chết của Suguru. Gege khẳng định Suguru rất mạnh mẽ và tin rằng anh có thể giành chiến thắng trước Yuta nếu không phân tán chiến lực sang Shinjuku và Kyoto. Chiêu thức mạnh nhất của anh, Uzumaki, được lấy cảm hứng từ loạt manga kinh dị cùng tên do Itō Junji viết lời và minh họa. Tuy nhiên, Gege lại không muốn chi tiết này trùng lặp quá nhiều vì lo rằng nó sẽ giống như một bản đạo nhái của tác phẩm gốc. Đối với , nhà biên kịch Seko Hiroshi nhận xét rằng để phù hợp với thời lượng hai giờ của bộ phim, ông sẽ cần bổ sung thêm những tình tiết mới như quá khứ của Okkotsu Yuta cùng mối quan hệ giữa Satoru và Suguru. Khi nhìn lại, Hiroshi nhận thấy rằng tất cả các phân cảnh hành động ở nửa cuối phim đều rất thú vị, trong đó gồm cả những trường đoạn có sự góp mặt của Gojo, Yuta, Geto và Rika. Bên cạnh đó, việc đưa Gojo Satoru vào tác phẩm cũng là lẽ tự nhiên khi các nhà sáng tạo muốn tập trung khắc họa mối quan hệ của nhân vật này với Geto Suguru. Tuy nhiên, đạo diễn Park Sunghoo khẳng định rằng những nhân viên trong đội ngũ sản xuất không muốn cho hai nhân vật ấy chiếm quá nhiều thời lượng trong phim, bởi cốt truyện tác phẩm chủ yếu tập trung vào Yuta và Rika. Mặt khác, biên kịch Hiroshi tiết lộ rằng đội ngũ đã mở rộng trận chiến cuối cùng của Yuta và Suguru bằng cách vẽ thêm cảnh Suguru nôn ra máu. Diễn viên lồng tiếng. Sakurai Takahiro, diễn viên lồng tiếng Nhật của Suguru, đã bày tỏ sự ấn tượng của mình trước vẻ ngầu toát ra từ các nhân vật chính. Takahiro đã đọc manga "Chú thuật hồi chiến 0" trước cả khi bộ phim bước vào giai đoạn bấm máy, điều đó khiến anh cảm thấy rất sốc sau khi biết được bí mật của Kenjaku. Bên cạnh đó, nam diễn viên cũng rất ngạc nhiên vì mối quan hệ thân thiết giữa Suguru và Satoru. Mặc dù đây là lần đầu tiên Suguru và Yuta tương tác với nhau, nhưng Takahiro đã quá quen mặt với Ogata Megumi (diễn viên lồng tiếng cho Okkotsu) sau khi làm việc cùng nhau trong những tác phẩm trước đó. Diễn viên lồng tiếng Lex Lang rất chuộng lối xây dựng nhân vật của Suguru, mặc dù đây là phản diện chính của bộ phim. Anh nói rằng Suguru sở hữu một số giá trị mà từ đó mang lại cho nhân vật này chiều sâu bên trong. Ngoài ra, Lang cũng tỏ ra thích thú xen lẫn ngạc nhiên với sự pha trộn giữa các yếu tố kinh dị lẫn chiến đấu trong tác phẩm, cũng như cách mà Geto Suguru sử dụng sức mạnh của mình. Nam diễn viên nhận định bộ phim đã làm rất tốt trong việc khắc họa Suguru, đặc biệt là qua những đoạn hồi tưởng về thời trẻ của nhân vật này lúc còn là một Chú thuật sư. Xuất hiện. Geto Suguru là Chú thuật sư được xếp hạng Đặc cấp, một trong những học trò do Yaga Masamichi giảng dạy, đồng thời còn là bạn học cũ của Gojo Satoru và Ieiri Shoko. Thuật thức của Suguru cho phép anh hấp thụ và kiểm soát những lời nguyền tự nhiên cũng như sử dụng chúng trong chiến đấu. Trong thời gian theo học tại Trường Cao đẳng Chú thuật Tokyo, Suguru là một học sinh xuất sắc, thậm chí còn đứng ngang hàng với cả Satoru. Trong "Chú thuật hồi chiến 0", anh được mọi người biết đến với dã tâm săn lùng nguyền hồn của cô gái trẻ Orimoto Rika, khi ấy đang đeo bám theo nhân vật chính kiêm học trò của Satoru – Okkotsu Yuta. Lợi dụng lúc Satoru vắng mặt, Suguru đã dễ dàng đánh bại Yuta cùng những người bạn của cậu ta. Trong thời khắc sinh tử, Yuta quyết định đồng tâm hiệp lực với Rika hòng đánh bại kẻ thù của mình. Đổi lại, Suguru cũng sử dụng chiêu thức mạnh nhất mang tên để đối phó với hai người bọn họ, nhưng rốt cuộc vẫn hứng chịu thất bại nặng nề. Sau khi rời khỏi chiến trường với cánh tay không còn nguyên vẹn, Suguru thề sẽ quay trở lại để đoạt lấy Rika. Thế nhưng, anh bỗng gặp lại dáng hình quen thuộc của Satoru rồi bồi hồi nhớ lại những kỷ niệm tươi đẹp thời niên thiếu, sau đó yêu cầu người bạn năm xưa ra tay kết liễu mình. Đoạn hồi tuởng trong "Chú thuật hồi chiến" chủ yếu tập trung khắc họa quá khứ của Geto Suguru cùng những sự kiện có ảnh hưởng lớn đến giới Chú thuật sau này. Khi anh và Satoru đang là học sinh năm hai, họ được giao nhiệm vụ hộ tống Tinh tương thể Amanai Riko để cô bé có thể hợp nhất với Ngài Tengen. Tuy nhiên, sự can thiệp của Fushiguro Toji đã khiến kế hoạch hoàn toàn đổ vỡ: hai Chú thuật sư trẻ tuổi bị đánh bại, còn Riko thì thiệt mạng. Sau khi Satoru hồi phục trở lại rồi giết chết Toji, Suguru đã bắt đầu lung lạc tinh thần và nghi ngờ bản chất nhiệm vụ của mình với tư cách là một Chú thuật sư, đồng thời còn tỏ ra khó chịu khi phải bảo vệ những người bình thường. Anh quyết định thoát khỏi vòng luẩn quẩn đó và thề rằng sẽ tiêu diệt hết mọi Phi thuật sư trên thế giới, từ đó ngăn chặn những lời nguyền ngày càng sinh sôi. Suguru lập tức đào tẩu khỏi Trường Cao đẳng và thảm sát thường dân ở một ngôi làng bằng sức mạnh của mình. Sau đó, Satoru đối mặt với Geto rồi chất vấn về tội ác mà anh đã gây ra, nhưng lại không thể xuống tay sát hại bạn mình. Cuối cùng, Satoru đành phải để Suguru rời đi. Mặc dù Suguru có vẻ như vẫn còn sống trong mạch truyện chính, nhưng danh tính thật của anh đã được tiết lộ trong cuộc tái ngộ với Satoru. Thực chất cơ thể của anh đã bị một kẻ khác sử dụng thuật thức để chiếm hữu, thông qua việc hoán đổi bộ não cho nhau. Tên giả mạo ấy giải thích ý định sử dụng khả năng của Suguru nhằm phục vụ mưu đồ riêng, trước đây hắn cũng từng chiếm đoạt thể xác của . Sau đó, hắn bèn sử dụng Uzumaki để điều khiển linh hồn của những người bị đánh dấu và giải phóng ra hàng loạt nguyền hồn khác nhau, đưa thế giới trở lại thời Heian trước khi rời đi. Sau biến cố Shibuya, toàn bộ Tokyo bỗng chốc trở thành tử địa và tràn ngập những nguyền hồn. Người ta cũng biết được rằng Kenjaku — kẻ chủ mưu của toàn bộ mọi chuyện — đang có ý đồ lợi dụng trạng thái dễ bị tổn thương của Tengen để hợp nhất ông ta với toàn bộ nhân loại. Geto Suguru dự kiến sẽ xuất hiện với tư cách là một nhân vật có thể chơi được trong tựa game đối kháng "" phát hành vào năm 2024. Đón nhận. Sự đón nhận của giới phê bình đối với Geto Suguru nói chung rất tích cực. Khi đánh giá về bản điện ảnh ra mắt năm 2022 trên trang web Polygon, cây bút Cezary Jan Strusiewicz đã gọi đây là một phản diện thú vị với "tính cách rất chi sôi nổi". Bên cạnh đó, một số ý kiến cũng so sánh nhân vật này với ác nhân Magneto của Marvel Comics vì cả hai đều có khao khát thống trị bằng những thế lực siêu nhiên. Nhà phê bình Jemima Sebastian của tờ IGN đã so sánh anh với Gellert Grindelwald trong series "Harry Potter", đồng thời vạch ra những điểm tương đồng trong lý tưởng vô đạo của họ với nhân vật chính về việc khiến thế giới trở nên tốt đẹp hơn. Cô cũng thuật lại lời nói của Suguru trong phim, rằng anh chẳng mảy may quan tâm đến bọn Phi thuật sư trong lúc giải thích cặn kẽ về kế hoạch không tưởng của mình. Trong bài đánh giá viết trên Fandom Post, Kestrel Swift cho biết anh rất thích câu chuyện của Suguru và mong rằng những tác phẩm trong tương lai sẽ ngày càng xoáy sâu vào tình bạn của Gojo với nhân vật ấy, tuy nhiên lại nhận định Suguru là một phản diện chẳng mấy nổi bật như những bộ phim khác. Tờ Manga News cũng đồng tình với ý kiến khai thác thêm về tình bạn của Gojo với Geto. Trong khi đó, nhà văn Daniel Feathers đến từ Fandom Post thì cho rằng phần lồng tiếng của Lex Lang ở bản chuyển ngữ tiếng Anh là hay nhất trong toàn bộ tác phẩm. Cây bút Lauren Tidmarsh từ Comic Book Resources đã xem Suguru và Itadori Yuji là giải cấu trúc của hình mẫu anh hùng, đồng thời viện dẫn những lý do giống nhau khiến họ trở thành Chú thuật sư để bảo vệ người khác. Tuy nhiên, cả hai nhân vật đều có cách nhìn nhận khác nhau trước thất bại, từ đó dẫn lối cho họ đi theo những con đường đối nghịch. Tình bạn của Yuji với Fushiguro Megumi đã giúp cậu đưa ra quyết định tích cực hơn, trái ngược với sự cô lập mà Suguru phải chịu đựng. Sau khi có bản chuyển thể anime về thời niên thiếu của Suguru và Satoru, cây viết Ana Diaz của Polygon nhận thấy rằng một số người hâm mộ đã tạo ra những tác phẩm dōjinshi lan truyền rộng rãi với nội dung xoay quanh hai người họ. Trong khi đó, cả James Beckett từ Anime News Network lẫn Charles Hartford từ Why Thought đều dành lời ca ngợi đối với cách thể hiện mối quan hệ của hai nhân vật, cũng như diễn tả cảnh Geto rơi vào điên loạn. Ở cảnh cao trào trong anime "Chú thuật hồi chiến 0", sau khi tìm đường tháo chạy do thất bại thảm hại trước Yuta, Suguru bỗng gặp lại Satoru và rồi chết dưới tay anh ta. Điều này đã khiến một số khán giả xem phim bối rối vì Suguru vẫn xuất hiện trong series truyền hình, vốn lấy bối cảnh một năm sau những sự kiện diễn ra trong bản điện ảnh. Thế nhưng, anime lại không giải thích việc tại sao Geto Suguru vẫn còn sống, còn tác giả Gege thì tuyên bố rằng người hâm mộ phải đọc manga để biết thêm thông tin. Sau khi sự thật về Kenjaku được tiết lộ, Lauren Tidmarsh tin rằng khả năng cao Suguru đã giữ lại ký ức của mình với dẫn chứng là khi cánh tay anh đột nhiên quay sang tấn công cơ thể trước mặt Gojo. Tuy nhiên, ​​Manga News lại đưa ra nhận định trái chiều với tình tiết này, trong đó một cây bút cho rằng nó đã hủy hoại mọi thứ về Suguru do cốt truyện của anh đã bị Kenjaku làm cho lưu mờ, còn một ý kiến khác thì cảm thấy rằng giờ đây Gojo, một trong những nhân vật mạnh nhất bộ truyện, có thể bị đánh bại bởi tên Geto giả mạo này. Để quảng bá cho "Chú thuật hồi chiến 0", công ty may mặc Uniqlo đã tung ra loạt áo có in hình Geto. Trong một cuộc bình chọn về độ nổi tiếng của các nhân vật được thực hiện vào năm 2021, Geto xếp ở vị trí thứ 12. Vào lần bầu chọn tiếp theo, thứ hạng của anh đã tăng vọt lên vị trí số 4. Tác giả Gege cũng bình luận về sự nổi tiếng của Geto trong Ngày Valentine và lưu ý rằng nó có thể liên quan đến việc phát hành phần phim điện ảnh.
19848567
159216
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19848567
Tôn Thất Niệm
Tôn Thất Niệm (1 tháng 12 năm 1928 – 12 tháng 11 năm 2017) là bác sĩ và chính khách người Việt Nam, cựu Thượng nghị sĩ thời Đệ Nhị Cộng hòa và từng giữ chức Tổng trưởng Bộ Y tế Việt Nam Cộng hòa vào tháng 4 năm 1975. Tiểu sử. Tôn Thất Niệm chào đời ngày 1 tháng 12 năm 1928 ở Huế, Trung Kỳ, Liên bang Đông Dương. Ông nội tên Tôn Thất Hân là một quan chức triều Nguyễn. Cha là Tôn Thất Hối được bổ nhiệm làm Công sứ đầu tiên của Việt Nam Cộng hòa tại Trung Hoa Dân Quốc, về sau không thể ra nhậm chức vì một lý do nào đó. Năm 1958, ông làm bác sĩ điều trị tại Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt. Năm 1961, ông giữ chức Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Ban Mê Thuột. Năm 1962, ông đảm nhận chức Giám đốc Y tế Sở Y tế tỉnh Ban Mê Thuột. Ngày 5 tháng 4 năm 1975, Nguyễn Bá Cẩn nhậm chức Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa, ông được bổ nhiệm làm Tổng trưởng Bộ Y tế trong nội các Nguyễn Bá Cẩn vào ngày 14 tháng 4. Ngày 28 tháng 4, Nguyễn Bá Cẩn từ chức sau khi Tổng thống Trần Văn Hương từ nhiệm, hai ngày sau, tân Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng khi Quân đội Bắc Việt tiến vào Dinh Độc Lập. Về sau, ông kịp thời chạy thoát sang Mỹ với thân phận người tị nạn chính trị và tham gia khóa học dự bị của Ủy ban Giáo dục dành cho Sinh viên Tốt nghiệp Cao đẳng Y tế Nước ngoài (ECFMG) tại Trung tâm Khoa học Y tế Đại học Oklahoma từ tháng 9 đến tháng 12 năm đó. Tháng 1 năm 1976, ông đạt chứng chỉ ECFMG và thực tập tại Trung tâm Khoa học Y tế Đại học Oklahoma từ tháng 7 đến tháng 6 năm sau. Đời tư. Tôn Thất Niệm tin theo tín ngưỡng Phật giáo, lấy pháp danh Tâm Huy, đã lập gia đình và có tất cả 4 người con. Ông thông thạo tới ba thứ tiếng gồm tiếng Việt, tiếng Pháp và tiếng Anh. Bên cạnh đó, ông cũng yêu thích ca hát và nổi tiếng vì hát hay.
19848568
159216
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19848568
Tôn Thất Hối
Tôn Thất Hối (1901 – 1975) là quan chức triều Nguyễn và nhà ngoại giao Việt Nam Cộng hòa, con trai thứ chín của Tôn Thất Hân, từng được bổ nhiệm làm Công sứ Việt Nam Cộng hòa tại Trung Hoa Dân Quốc, sang thăm Đài Loan với tư cách đặc phái viên mừng lễ Sinh nhật Ngô Đình Diệm nhưng vì lý do nào đó không đảm nhiệm chức Công sứ nữa. Tiểu sử. Phụ thân của Tôn Thất Hối là Tôn Thất Hân, quan chức triều Nguyễn, ông lại là hậu duệ của Cương Quận công Nguyễn Phúc Trăn, con trai thứ ba của Chúa Hiền xứ Đàng Trong Nguyễn Phúc Tần, ông thuộc nhánh xa của dòng họ Tôn Thất thứ năm. Năm 1940, ông được bổ nhiệm làm Quản đạo tỉnh Lâm Viên ở Đà Lạt. Dưới thời Đệ Nhất Cộng hòa, ông được cử làm Đại biểu Chính phủ đầu tiên tại Tây Nguyên. Ngày 17 tháng 12 năm 1955, Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam Cộng hòa. Ngày 27 tháng 10 năm 1956, ông bay từ Hồng Kông đến Đài Bắc trên cương vị là đặc phái viên mừng sinh nhật Tổng thống Ngô Đình Diệm để chúc mừng sinh nhật Tổng thống Tưởng Giới Thạch, đồng thời cũng đã chọn địa điểm và thực hiện công tác chuẩn bị thiết lập công sứ quán. Ngày 7 tháng 11 năm 1956, ông rời Đài Loan và trở về Việt Nam. Ban đầu ông dự kiến ​​đến Đài Loan để đảm nhận chức Công sứ vào cuối tháng đó, rồi sau ông mới biết tin phía Trung Hoa Dân Quốc tạm thời không cử Công sứ đến Việt Nam vào thời điểm hiện tại, cùng các vấn đề với Hoa kiều ở Việt Nam. Sau này, ông được điều động sang làm Công sứ Việt Nam tại Lào, và Chính phủ Việt Nam Cộng hòa bèn bổ nhiệm Nguyễn Công Viên làm Công sứ đầu tiên tại Trung Hoa Dân Quốc. Ông còn có cậu con trai tên Tôn Thất Niệm là bác sĩ, ca sĩ và chính khách Việt Nam Cộng hòa.