text
stringlengths
82
354k
Đại học Georgia (, viết tắt là UGA hoặc Georgia) là một đại học nghiên cứu công lập được cấp đất tại Hoa Kỳ, được thành lập từ năm 1785, có khuôn viên chính ở Athens, Georgia. Đại học Georgia là một trong những cơ sở giáo dục đại học công lập lâu đời nhất tại Hoa Kỳ và là trường đại học hàng đầu của Hệ thống đại học Georgia. Ngoài khuôn viên chính ở Athens với 470 tòa nhà, Đại học Georgia có hai khuôn viên phụ ở Tifton và Griffin và hai khuôn viên vệ tinh ở Atlanta và Lawrenceville. Tổng diện tích của các cơ sở vật chất của Đại học Georgia tại 30 quận của Georgia là 168,10 km vuông. Đại học Georgia được xếp loại "Loại 1: Đại học tiến sĩ – hoạt động nghiên cứu rất cao" với tiêu chuẩn tuyển sinh "có tính chọn lọc hơn". Là trường đại học hàng đầu của Hệ thống đại học Georgia, Đại học Georgia được nhiều bảng xếp hạng đại học đánh giá là một trong những trường đại học công lập tốt nhất của Hoa Kỳ. Các đội tuyển thể thao liên trường của Đại học Georgia thi đấu trong Cấp bậc I của Hiệp hội Thể thao Đại học Quốc gia Hoa Kỳ và Liên minh Đông Nam. Những cựu sinh viên của Đại học Georgia nhận được Học bổng Rhodes nhiều hơn gần như bất cứ trường đại học công lập nào khác tại Hoa Kỳ và đã nhận được Giải Emmy, Giải Grammy và những danh hiệu khác. Trước Nội chiến Hoa Kỳ. Năm 1784, Thống đốc Georgia Lyman Hall, một cựu sinh viên Đại học Yale và một trong ba bác sĩ đã kí Tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ, thuyết phục cơ quan lập pháp của Georgia cấp 160 km vuông đất và một quỹ vốn để thành lập một "trường đại học hoặc chủng viện phục vụ học tập". Abraham Baldwin, cũng là cựu sinh viên, giảng viên của Yale trước khi chuyển xuống Georgia, là người soạn thảo hiến chương thành lập của Đại học Georgia. Ngày 27 tháng 1 năm 1785, Đại hội đồng Georgia thông qua hiến chương của Đại học Georgia, là trường đại học đầu tiên tại Hoa Kỳ được một bang thành lập. Là một trong những nhà lập quốc của Hoa Kỳ, Baldwin được Georgia cử đi dự Hội nghị Lập hiến vào năm 1786, về sau trúng cử vào Thượng viện Hoa Kỳ và trở thành chủ tịch Thượng viện tạm quyền. Hội đồng trường của Đại học Georgia họp lần đầu tiên tại Augusta, Georgia vào ngày 13 tháng 2 năm 1786. Baldwin được hội đồng trường bầu làm hiệu trưởng đầu tiên. Trong 16 năm đầu tiên, Đại học Georgia chỉ tồn tại về mặt pháp lý. Năm 1801, một ủy ban được thành lập để quy hoạch khuôn viên trường. John Milledge, một thành viên ủy ban, mua 633 mẫu Anh đất ở bờ tây của Sông Oconee và trao tặng cho Đại học Georgia. Năm 2013, còn lại 37 mẫu Anh của mảnh đất này tại Khuôn viên phía Bắc. Baldwin trúng cử vào Thượng viện nên chọn Josiah Meigs, là cựu sinh viên của ông và đồng nghiệp giáo sư ở Yale, làm hiệu trưởng. Meigs đi chào hàng khắp Georgia để tuyển sinh niên khóa đầu tiên của trường. Đại học Georgia khai giảng vào mùa thu năm 1801 mặc dù không có một tòa nhà. Năm 1802, tòa nhà đầu tiên của trường được khánh thành, kiến trúc phỏng theo cơ sở vật chất của Yale. Chương trình giảng dạy của Đại học Georgia cũng chịu ảnh hưởng của Yale, nhấn mạnh tiếng Latinh và tiếng Hy Lạp. Năm 1803, sinh viên trường thành lập Văn đàn Demosthenes, một câu lạc bộ tranh luận. Niên khóa đầu tiên tốt nghiệp vào năm 1804 với chín sinh viên. Trong nhiệm kỳ của hai hiệu trưởng tiếp theo, John Brown (1811-1816) và Robert Finley (1817), số lượng tuyển sinh giảm. Hiệu trưởng Moses Waddel (1819-1829) và Alonzo Church (1829-1859) nỗ lực tăng số lượng sinh viên nhập học. Năm 1859, Đại học Georgia có 100 sinh viên, tám giảng viên và thành lập một khoa luật. Church là hiệu trưởng lâu năm nhất trong lịch sử của Đại học Georgia. Khi ông nghỉ hưu, Andrew A. Lipscomb được bổ nhiệm làm hiệu trưởng vào năm 1860. Từ Nội chiến Hoa Kỳ đến cuối thế kỷ 19. Đại học Georgia đóng cửa từ tháng 9 năm 1863 do Nội chiến Hoa Kỳ. Tháng 1 năm 1866, Đại học Georgia mở cửa lại với khoảng 80 sinh viên, có những cựu binh được chính quyền Georgia trợ cấp 300 đô la Mỹ với điều kiện phải dạy học ở Georgia sau khi tốt nghiệp. Trường nhận được nguồn tài trợ từ chính phủ liên bang thông qua Luật cấp đất Morrill. Năm 1872, nguồn tài trợ 243.000 đô la Mỹ của chính phủ liên bang được đầu tư thành một quỹ chi ra 16.000 đô la Mỹ mỗi năm dưới sự quản lý của Đại học Georgia, được dùng để thành lập Trường đại học Nông nghiệp và Cơ khí Bang Georgia. Luật Morrill quy định trường nào được cấp đất thì phải tổ chức huấn luyện quân sự; Đại học Georgia bắt đầu huấn luyện quân sự từ thập niên 1870. Nhiều hoạt động ngoại khóa của trường hình thành từ cuối thế kỷ 19. Năm 1886, những hội học sinh của Đại học Georgia bắt đầu xuất bản "Pandora", kỉ yếu của trường. Trong cùng năm, đội tuyển bóng rổ của trường được thành lập. Năm 1892, trường thành lập đội tuyển bóng bầu dục. Cả hai đội chơi trên một sân nhỏ ở phía tây của khuôn viên, hiện nay gọi là Sân Herty. Năm 1883, Văn đàn Demosthenes và Văn đàn Phi Kappa thành lập "The Red Black", là tờ báo sinh viên của trường. Năm 1894, Đại học Georgia cùng sáu trường đại học phía đông nam khác thành lập Hiệp hội thể thao liên trường phía Nam. Đầu thế kỷ 20. Đầu thế kỷ 20, sự tổ chức và điều hành của trường có nhiều thay đổi. Walter B. Hill trở thành cựu sinh viên Đại học Georgia đầu tiên được bổ nhiệm làm hiệu trưởng. Trong nhiệm kỳ sáu năm của ông, số lượng tuyển sinh tăng, số lượng môn học được mở rộng, thu nhập hằng năm của trường được bổ sung lên 100.000 đô la Mỹ nhờ chính phủ bang. Sau khi Hill qua đời vì viêm phổi, các hiệu trưởng David C. Barrow (1906-1925), Charles Snelling (1926-1932) và Steadman Sanford (1932-1935) tiếp tục phát triển trường thành một trường đại học đích thực. Trong nhiệm kỳ của Barrow, nhiều trường thành viên của Đại học Georgia được thành lập: Trường Giáo dục (1908), Trường Cao học (1910), Trường Thương mại (1912), Trường Báo chí (1915) và Khoa Kinh tế gia đình (1918). Năm 1906, Trường Nông nghiệp được thành lập thông qua sáp nhập khoa nông nghiệp của Trường đại học Nông nghiệp và Cơ khí Bang Georgia vào Đại học Georgia. Conner Hall là tòa nhà đầu tiên của Khuôn viên phía Nam được khánh thành, cấu thành một khối tòa nhà của chương trình nông nghiệp có biệt danh là "Đồi Nông nghiệp". Năm 1914, chi hội danh dự Phi Beta Kappa đầu tiên của Georgia được thành lập tại Đại học Georgia. Năm 1923, chi hội danh dự Phi Kappa Phi được thành lập tại trường. Năm 1920, Đại học Georgia cùng 13 trường đại học khác rời khỏi Hiệp hội thể thao liên trường phía Nam mà thành lập Liên minh phía Nam. Từ mùa hè năm 1903, Đại học Georgia bắt đầu cho phép nữ sinh da trắng nhập học tại trường. Những nữ sinh đầu tiên là nghiên cứu sinh nhập học tại Trường Sư phạm Bang, cách khuôn viên trường một vài dặm về phía tây. Khi Đại học Georgia thành lập Trường Cao học vào năm 1910, nữ sinh được phép tham gia các lớp học hè và một số người tự tham gia giờ học chính khóa. Nhiều nữ sinh tốt nghiệp cao học nhờ các tín chỉ học hè. Mary Dorothy Lyndon là nữ sinh da trắng đầu tiên tốt nghiệp thạc sĩ vào năm 1914. Từ năm 1918, Đại học Georgia bắt đầu tuyển sinh cử nhân phụ nữ da trắng. Mary Ethel Creswell là nữ sinh da trắng đầu tiên tốt nghiệp cử nhân khoa học về kinh tế gia đình vào năm 1919. Về sau, hai ký túc xá được đặt tên theo Mary Lyndon và Mary Creswell. Năm 1932, Hệ thống đại học Georgia được thành lập, có nhiệm vụ quản lý tất cả các trường đại học công lập của Georgia, bao gồm Đại học Georgia. Trường Sư phạm Bang và khuôn viên trường được sáp nhập vào Trường Giáo dục của Đại học Georgia. Đại học Georgia và Học viện Công nghệ Georgia đồng ý trao đổi một số chương trình đào tạo: tất cả chường trình đào tạo kỹ thuật (ngoại trừ nông nghiệp) được chuyển cho Học viện Công nghệ Georgia, tất cả chương trình đào tạo thương mại được chuyển cho Đại học Georgia. Sanford được bổ nhiệm làm hiệu trưởng, rồi được Harmon Caldwell (1935-1948) kế nhiệm. Năm 1933, Khoa Kinh tế gia đình được cải tổ thành Trường Kinh tế gia đình với Creswell được bổ nhiệm làm chủ nhiệm trường. Đại học Georgia là một trong những thành viên sáng lập Liên minh Đông Nam. Năm 1938, Nhà xuất bản Đại học Georgia được thành lập. Năm 1937, số lượng sinh viên của Đại học Georgia đạt 3.000 người. Năm 1941, số lượng sinh viên tăng lên gần 4.000 người. Trong cuộc Đại khủng hoảng, trường nhận được 2 triệu đô la Mỹ tiền tài trợ từ chính phủ liên bang và 1 triệu đô la Mỹ từ Georgia. Nguồn tài chính giúp Đại học Georgia triển khai nhiều dự án cải thiện khuôn viên trường: năm ký túc xá. một nhà ăn, tám tòa nhà phục vụ giảng dạy, một trường mẫu giáo và một vài cơ sở vật chất phụ trợ. Giáo sư kỹ thuật Rudolph Driftmier và kiến trúc sư Roy Hitchcock thiết kế những tòa nhà theo lối tân cổ điển, tạo nên sự đồng nhất và nét đặc biệt. Nguồn tài trợ cũng được dùng để trải nhựa đường, lát vỉa hè và làm đẹp cảnh quan của khuôn viên trường. Từ giữa thế kỷ 20 đến hội nhập chủng tộc. Năm 1941, Walter Cocking, chủ nhiệm Trường Giáo dục, bị Thống đốc Georgia Eugene Talmadge sa thải vì ủng hộ cho phép người da màu nhập học. Quyết định của Talmadge khiến cho Đại học Georgia và chín trường khác trong Hệ thống đại học Georgia bị tước sự công nhận đại học và là một vấn đề lớn trong chiến dịch tái cử của ông vào năm 1942. Sau khi Talmadge thất cử, Đại hội đồng Georgia thông qua một tu chính án hiến pháp trao quyền tự chủ cho Hội đồng quản trị Hệ thống đại học Georgia, giúp cho những trường này nhanh chóng được công nhận lại. Năm 1945, Đại học Georgia thành lập Bảo tàng Nghệ thuật Georgia với 100 bức tranh nhận được từ Alfred Holbrook, một nhà sưu tập nghệ thuật người New York. Năm 1946, Trường Thú y được tái lập làm một trường riêng 13 năm sau khi khoa thú y trong trường nông nghiệp bị giải thể. Từ năm 1947, Đại học Georgia bắt đầu xuất bản "The Georgia Review", một tạp chí văn học hàng quý. Sau nhiệm kỳ ngắn ngủi của Jonathan Rogers (1949-1950), Omer Clyde Aderhold lên làm hiệu trưởng trong 17 năm. Trong nhiệm kỳ của ông, Đại học Georgia bán khuôn viên của Trường Giáo dục cho Hải quân Hoa Kỳ. Năm 1952, Thư viện Tưởng niệm Ilah Dunlap-Little được khánh thành, là thư viện chính của trường. Năm 1964, Trường Công tác xã hội được thành lập. Một Trung tâm Khoa học được xây dựng trên Khuôn viên phía Nam, gồm có sáu tòa nhà. Từ khi Trường Dược di dời xuống Khuôn viên phía Nam thì khuôn viên trường phân hóa thành hai bộ phận: Khuôn viên phía Bắc tập trung các ngành nghệ thuật, nhân văn và luật; Khuôn viên phía Nam tập trung các ngành khoa học tự nhiên và chương trình nông nghiệp. Cho đến tháng 1 năm 1961, pháp luật Georgia quy định phân biệt chủng tộc trong cơ sở giáo dục đại học công lập. Ngày 6 tháng 1 năm 1961, một tòa án liên bang ra lệnh Đại học Georgia lập tức phải cho phép Hamilton E. Holmes và Charlayne Hunter nhập học, hai người Mỹ gốc Phi đã bị trường từ chối nhập học vào năm 1959 vì lý do chủng tộc. Tòa cũng ra lệnh cấm thi hành chế độ phân biệt chủng tộc của Georgia. Ngày 11 tháng 1, một cuộc bạo loạn xảy ra bên ngoài ký túc xá của Hunter, những người tham gia "có những lời lăng mạ chủng tộc và ném pháo nổ, chai, gạch vào cửa sổ ký túc xá". Hai sinh viên bị đình chỉ học "vì sự an toàn cá nhân của họ" nhưng được đi học trở lại vào ngày 16 tháng 1 sau khi có lệnh của tòa án. Một nhóm giảng viên thay phiên cho nhau hộ tống Holmes và Hunter nhằm giữ gìn trật tự. Holmes gia nhập Phi Beta Kappa Beta và là sinh viên người Mỹ gốc Phi đầu tiên nhập học Trường Y Đại học Yale. Năm 1967, ông tốt nghiệp bác sĩ. Holmes trở thành giáo sư chỉnh hình, phó trưởng khoa tại Yale, rồi giám đốc Bệnh viện Tưởng niệm Grady và một thành viên của Quỹ Đại học Georgia, là đơn vị gây quỹ của trường. Hunter tốt nghiệp cử nhân ngành báo chí và được trao tặng hai Giải Emmy, một Giải Peabody. Trong lễ kỷ niệm 40 năm Holmes và Hunter đăng ký môn học vào ngày 9 tháng 1 năm 1961, Đại học Georgia đổi tên tòa nhà nơi họ đăng ký môn học thành Tòa nhà Holmes-Hunter. Hiện tại, trường tổ chức Loạt bài giảng Holmes-Hunter hằng năm, mời những diễn giả người Mỹ gốc Phi nổi tiếng đến phát biểu về những vấn đề chủng tộc. Tháng 6 năm 1961, Mary Frances Early, một người Mỹ gốc Phi khác, chuyển trường đến Đại học Georgia như một nghiên cứu sinh. Early là sinh viên người Mỹ gốc Phi đầu tiên tốt nghiệp Đại học Georgia, trước cả Holmes và Hunter. Tháng 2 năm 2020, Trường Giáo dục đổi tên thành Trường Giáo dục Mary Frances Early. Cuối thế kỷ 20. Năm 1968, Fred Davison được bổ nhiệm làm hiệu trưởng của Đại học Georgia và giữ chức vụ trong hơn 19 năm. Trong nhiệm kỳ của ông, ngân sách nghiên cứu của trường tăng từ 15.6 triệu đô la Mỹ lên hơn 90 triệu đô la Mỹ. Đại học Georgia thành lập Trường Môi trường và Thiết kế, được chính phủ liên bang công nhận là trường cấp biển và khánh thành 15 tòa nhà. Từ thập niên 70, Đại học Georgia được xếp hạng trong 50 trường đại học nghiên cứu hàng đầu của Hoa Kỳ. Năm 1973, trường được đánh giá là "Loại 1: Đại học tiến sĩ – hoạt động nghiên cứu rất cao". Trong cùng năm, trường tổ chức kỷ niệm 200 năm ngày thành lập với nhiều hoạt động kéo dài 15 tháng. Bấy giờ, Đại học Georgia có 25.000 sinh viên. Cuối nhiệm kỳ của ông, Davison dính dáng đến tranh cãi về việc sa thải Jan Kemp, một giảng viên chuyên dạy kèm những sinh viên chơi thể thao. Kemp kiện Đại học Georgia vì đã sa thải cô trái với hợp đồng và quy định pháp luật, thu hút sự chú ý của truyền thông Hoa Kỳ về thành tích học tập yếu kém của những sinh viên tham gia đội tuyển thể thao của trường. Tòa án ra lệnh Đại học Georgia phải bồi thường hơn 1 triệu đô la Mỹ cho Kemp, dẫn tới Davison phải từ chức vào năm 1986 và siết chặt yêu cầu học tập đối với sinh viên tuyển thủ. Henry King Stanford được bổ nhiệm làm hiệu trưởng lâm thời. Năm 1987, Charles Knapp được bổ nhiệm làm hiệu trưởng mới. Cùng với cựu sinh viên Đại học Georgia, Thống đốc Georgia Zell Miller, Knapp dùng tiền từ xổ số của bang để thành lập Học bổng HOPE vào năm 1993. Knapp là một thành viên sáng lập của Liên minh Nghiên cứu Georgia. Trong nhiệm kỳ của ông, hơn 400 triệu đô la Mỹ được chi vào những dự án mới, bao gồm Tổ hợp Khoa học sinh học (1992), Trung tâm Hoạt động thể chất sinh viên Ramsey (1995), Trung tâm Nghệ thuật biểu diễn (1995), Phòng hòa nhạc Hugh Hodgson (1996), trường âm nhạc (1996), Bảo tàng Nghệ thuật Georgia (1996), Dean Rusk Hall (1996) và Trung tâm Chào đón Đại học Georgia (1996). Đại học Georgia đăng cai bốn môn thể trong Thế vận hội Mùa hè 1996: thể dục nhịp điệu, bóng chuyền, bóng đá nữ và bóng đá nam. Năm 1997, Michael Adams kế nhiệm Knapp và giữ chức vụ hiệu trưởng trong 16 năm. Sau khi nghỉ hưu, Knapp gia nhập Viện Giáo dục đại học của Đại học Georgia và tiếp tục làm giáo sư kinh tế trong Trường Kinh doanh Terry. Trong nhiệm kỳ của Adams, Đại học Georgia bắt đầu thực hiện chiến lược phát triển chương trình giảng dạy trong thế kỷ 21, tập trung vào khoa học y tế và sức khỏe. Năm 2001, Trường Môi trường và Thiết kế và Trường Công vụ và Quan hệ quốc tế được thành lập. Cùng với Phó Hiệu trưởng Karen Holbrook và Arnett Mace, Adams thành lập Viện Khoa học y sinh và sức khỏe, Trung tâm nghiên cứu ung thư, Trung tâm nghiên cứu bệnh nhiệt đới và bệnh toàn cầu mới nổi và Trung tâm Sinh học tái tạo. Năm 2005, Trường Y tế công cộng được thành lập nhằm tập trung những ngành khoa học y tế, sức khỏe. Năm 2011, Đại học Georgia mua lại khuôn viên cũ của Trường Sư phạm Bang từ Hải quân Hoa Kỳ để thành lập Khuôn viên Khoa học sức khỏe, trở thành trụ sở của Trường Y tế công cộng. Trường Sinh thái Odum được thành lập vào năm 2007, Trường Kỹ thuật được thành lập vào năm 2012. Adams nghỉ hưu vào ngày 30 tháng 6 năm 2013. Jere Morehead, một cựu sinh viên của Trường Luật Đại học Georgia và là phó hiệu trưởng, được bổ nhiệm làm hiệu trưởng thứ 22 của trường. Trong nhiệm kỳ của Morehead, Đại học Georgia tiếp tục tập trung đầu tư vào nghiên cứu khoa học. Năm 2015, Trường Thú y di dời bệnh viện giảng dạy của trường đến một cơ sở mới bên ngoài khuôn viên trường, cơ sở cũ được chuyển đổi chức năng sang nghiên cứu. Năm 2017, trường chi 458 triệu đô la Mỹ vào nghiên cứu, đứng thứ 54 trong bảng xếp hạng của Quỹ Khoa học Quốc gia. Tháng 9 năm 2017, Đại học Georgia hoàn thành giai đoạn hai trong ba giai đoạn của công trình khu phức hợp Trường Kinh doanh Terry. Khu phức hợp sẽ gồm có sáu tòa nhà khi được hoàn thành. Năm 2020, Đại học Georgia gây quỹ thành công 1,45 tỷ đô la Mỹ. Đại học Georgia có 17 trường thành viên. Ngoài ra, Đại học Georgia hợp tác với Trường đại học Y Georgia để đào tạo bác sĩ y khoa và có nhiều cơ sở giáo dục y học, nghiên cứu. Hiệu trưởng Đại học Georgia là người đứng đầu trường, do Hội đồng quản trị Hệ thống đại học Georgia bổ nhiệm, giám sát. Từ khi được thành lập vào năm 1785, Đại học Georgia có 22 hiệu trưởng. Mỗi khoa có một trưởng khoa. Đại học Georgia có tỷ lệ sinh viên - giảng viên là 17:1. Theo ước tính năm 2018-2019, học phí một năm (chín tháng) của một sinh viên có hộ khẩu thường trú tại Georgia là 11.830 đô la Mỹ, không có hộ khẩu thường trú là 30.404 đô la Mỹ. Học phí trung bình của một du học sinh là 30.392 đô la Mỹ. Khuôn viên chính của Đại học Georgia gồm có 465 tòa nhà với diện tích 308 hecta. Ngoài ra, trường sở hữu 160,83 km vuông đất tại 31 quận của Georgia. Tháng 10 năm 2016, Đại học Georgia có 10.665 nhân viên mà hơn 3.000 là giảng viên. Khuôn viên chính của trường đặt tại Athens, một quận-thành phố thống nhất cách Atlanta 60 dặm về phía đông bắc. Khuôn viên phía Bắc. Khuôn viên phía Bắc giáp đường Baldwin về phía nam, đường Lumpkin về phía tây, đường Broad về phía bắc và đường Jackson, đường Khuôn viên phía Đông về phía đông. Một vài tòa nhà được trao tặng cho trường từ năm 1801 được công nhận là di tích, với diện tích 15 hecta. Toàn bộ khuôn viên cũ tại Khuôn viên phía Bắc được liệt kê vào Sổ bộ Địa danh Lịch sử Quốc gia Hoa Kỳ. Old College là tòa nhà lâu đời nhất tại Athens và một trong những tòa nhà lâu đời nhất tại vùng đông bắc của Georgia. Tòa nhà được xây dựng phỏng theo kiến trúc của Connecticut Hall của Đại học Yale. Cả mặt tiền và mặt sau của tòa nhà đều giống nhau để cho phép trường phát triển cả hai hướng. Old College hiện là trụ sở của Trường Nghệ thuật và Khoa học Franklin nhưng từng là giảng đường và ký túc xá. New College được xây dựng vào năm 1823 làm một ký túc xá và được xây lại vào năm 1832. Những di tích khác trong Khuôn viên phía Bắc bao gồm Waddel Hall, Demosthenian Hall, nhà nguyện, Phi Kappa Hall, Lustrat Hall, Moore College và Tòa nhà Holmes-Hunter. Waddell Hall là tòa nhà lâu đời thứ hai trong khuôn viên trường, được đặt tên theo hiệu trưởng thứ năm của Đại học Georgia. Được xây dựng vào năm 1824, Demosthenian Hall là trụ sở của Văn đàn Demosthenes, tổ chức sinh viên, câu lạc bộ tranh luận lâu đời nhất của Đại học Georgia và là một trong những văn đàn lâu đời nhất của các nước nói tiếng Anh. Giữa New College và Demosthenian Hall là nhà nguyện, có kiến trúc Hy Lạp phục sinh tựa như một ngôi đền cổ điển. Bên trong tòa nhà có treo một bức tranh vẽ gian giữa và lối đi của Vương cung thánh đường Thánh Phêrô của họa sĩ George Cooke. Cũng có kiến trúc Hy Lạp phục sinh, Phi Kappa Hall là trụ sở của Văn đàn Phi Kappa, tổ chức sinh viên, câu lạc bộ tranh luận lâu đời thứ hai của Đại học Georgia. Lustrat Hall là tòa nhà lâu đời thứ bảy trong khuôn viên trường, được xây dựng vào năm 1847. Được đặt tên theo giảng viên cuối cùng ở và làm việc trong tòa nhà, Lustrat Hall là nhà ở giảng viên cuối cùng trong Khuôn viên phía Bắc. Được xây dựng vào năm 1874, Moore College là tòa nhà duy nhất còn lại từ sau Nội chiến Hoa Kỳ. Ban đầu là trụ sở của Trường Nông nghiệp và Cơ khí, Moore College hiện là trụ sở của Học viện Danh dự. Giữa Ivy Building và Thư viện Cũ là Tòa nhà Holmes-Hunter, được xây dựng vào năm 1905 theo lối kiến trúc Học viện Mỹ thuật của Pháp. Tòa nhà được đổi tên vào năm 2001 nhằm vinh danh hai sinh viên người Mỹ gốc Phi đầu tiên của trường. Tòa nhà là trụ sở của Văn phòng Đào tạo và một vài phòng ban khác. Tòa nhà Điều hành là nơi đặt văn phòng của hiệu trưởng và những chức vụ cấp cao khác. Tòa nhà được xây dựng vào năm 1905 với một khoản quyên góp 50.000 đô la Mỹ từ George Foster Peabody, một nhà từ thiện lớn, và là tòa nhà đầu tiên của trường đạt các tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy; trước đó một vài tòa nhà đã bị cháy thiêu hủy. Hirsch Hall được xây dựng vào năm 1932 theo lối kiến trúc George, được đặt tên theo Harold Hirsch, từng là giám đốc pháp lý lâu năm của Công ty Coca-Cola. Tòa nhà là nơi đặt Trường Luật. Năm 1967, Thư viện Luật Alexander Campbell King được xây dựng cạnh tòa nhà về phía bắc. Thư viện Tưởng niệm Ilah Dunlap Little là thư viện chính của Đại học Georgia, được tài trợ bằng tiền di tặng của Ilah Dunlap Little, vợ của một cựu sinh viên trường. Trong di chúc, bà có một vài đề nghị, ví dụ như thư viện phải hướng về phía bắc. Thư viện là nơi đặt văn phòng Nhà xuất bản Đại học Georgia, tạp chí "Georgia Review" và là trụ sở của một mạng lưới thư viện phụ trên khắp khuôn viên trường. Năm 1974, một tòa nhà phụ bảy tầng được xây dựng đằng sau thư viện. Hiện tại, thư viện là tòa nhà lớn thứ ba của trường và tòa nhà lớn nhất trên Khuôn viên phía Bắc. Khuôn viên phía Nam. Khuôn viên phía Nam giáp đường Field về phía bắc, đường Khuôn viên phía Đông về phía đông, đường Pinecrest về phía nam và đường Lumpkin về phía tây. Khuôn viên phía Nam là khu lớn nhất trong năm khu của Đại học Georgia, dài hơn một dặm. Ban đầu là một phần mở rộng của "Đồi Nông nghiệp", Khuôn viên phía Nam hiện là trụ sở của hầu hết các chương trình đào tạo khoa học, kỹ thuật của trường. Lumpkin House là tòa nhà lâu đời nhất trên Khuôn viên phía Nam, được xây dựng vào năm 1844. Tòa nhà được đặt tên theo Wilson Lumpkin, nguyên nghị sĩ Georgia, thống đốc Georgia, thượng nghị sĩ Hoa Kỳ. Ông thiết kế, xây dựng tòa nhà làm nhà hưu trí của ông. Năm 1970, tòa nhà được liệt kê vào Sổ bộ Địa danh Lịch sử Quốc gia Hoa Kỳ. Conner Hall là tòa nhà lâu đời thứ hai trên Khuôn viên phía Nam, được xây dựng theo lối kiến trúc tân Phục hưng trên một trong những điểm cao nhất của Athens. Barrow Hall là tòa nhà lâu đời thứ ba, được xây dựng vào năm 1911, hiện là nơi đặt văn phòng của một vài chương trình đào tạo. Dawson Hall là trụ sở của Trường Khoa học gia đình và tiêu dùng, được xây dựng vào năm 1932 làm nơi đặt khoa kinh tế gia đình của Trường Nông nghiệp bấy giờ. Năm 1971, một tòa nhà phụ được xây dựng cạnh Dawson Hall. Từ năm 1939 đến năm 1940, năm tòa nhà được xây dựng cho Trường Khoa học gia đình và tiêu dùng, hiện tại được gọi là Trung tâm McPhaul. Năm 1953, Đại học Georgia quy hoạch một Trung tâm Khoa học dành cho các chương trình đào tạo khoa học của trường. Từ năm 1959 đến năm 1960, sáu tòa nhà được xây dựng cho sáu chương trình: vật lý, khoa học thực phẩm, địa lý - địa chất, hóa học, sinh học và khoa học gia cầm. Về phía nam của Tòa nhà Khoa học thực phẩm là Bảo tàng Vạn vật học, trưng bày nhiều hiện vật, mẫu vật khảo cổ, sinh học, địa chất và cổ sinh vật. Năm 1968, Thư viện Khoa học được xây dựng về phía nam của Dawson Hall, bên trong có một bộ xương lười đất cao gần bốn mét, nặng hơn 1.100 kg. Trung tâm Khoa học Y sinh và Sức khỏe Paul D. Coverdell là một cơ sở nghiên cứu 40 triệu đô la Mỹ, diện tích 16.000 mét vuông với sức chứa 275 nhà khoa học, nhân viên và nghiên cứu sinh. Tòa nhà được đặt tên theo Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Paul D. Coverdell. Tòa nhà được thiết kế để tối đa hóa hiệu quả năng lượng và sử dụng vật liệu xây dựng địa phương, tái chế. Nguyên tổng thống George H. W. Bush phát biểu tại lễ khánh thành tòa nhà vào năm 2006. Năm 2016, Đại học Georgia khánh thành Trung tâm Học tập Khoa học, một cơ sở với diện tích 10.800 mét vuông gần Đấu trường Stegeman. Trung tâm Kỹ thuật Driftmier là tòa nhà giảng dạy của Trường Kỹ thuật, được xây dựng vào năm 1966 với diện tích 10.000 mét vuông. Khuôn viên Trung tâm. Khuôn viên Trung tâm nằm giữa Khuôn viên phía Bắc và Khuôn viên phía Nam, giáp đường Lumpkin về phía tây và đường Khuôn viên phía Đông về phía đông. Memorial Hall là tòa nhà đầu tiên được xây dựng, khởi công vào năm 1910 nhưng đến năm 1925 mới khánh thành. Ban đầu được thiết kế là một trung tâm thể thao với một hồ bơi và một phòng tập thể dục, tòa nhà hiện là nơi đặt văn phòng của trưởng phòng công tác sinh viên và những văn phòng khác. Nhiều cơ sở vật chất thể thao khác từng được đặt tại Khuôn viên Trung tâm trước khi được di dời về nơi khác. Tòa nhà Mỹ thuật được xây dựng vào năm 1941 theo lối kiến trúc tân cổ điển với nguồn tài trợ từ chính phủ liên bang, bên trong là một bức tranh tường của họa sĩ người Mỹ gốc Pháp Jean Charlot. Tòa nhà có diện tích của một ô đô thị và là công trình có chi phí xây dựng cao nhất khi được khánh thành. Năm 1983, Trung tâm Sinh viên Tate được xây dựng. Tòa nhà được mở rộng vào năm 2009 với một mái xanh và một bể chứa nước hơn 280.000 lít để hứng nước mưa. Năm 2003, Trung tâm Học tập Zell B. Miller được khánh thành. Tòa nhà là tòa nhà lớn nhất trên Khuôn viên Trung tâm với diện tích 2,6 hecta, bao gồm 26 phòng học, giảng đường với tổng cộng 2.200 ghế. Tòa nhà Tâm lý học và Báo chí được xây dựng vào năm 1967 với chi phí 6,7 triệu đô la Mỹ trên mặt bằng từng là sân quần vợt, phòng tập thể dục của trường. Clark Howell Hall được xây dựng vào năm 1937 như một ký túc xá nhưng hiện tại là trung tâm hướng nghiệp của trường. Hiệu sách của trường được xây dựng vào năm 1968. Khuôn viên phía Tây. Khuôn viên phía Tây gồm có chín ký túc xá. Tám ký túc xá được xây dựng vào thập niên 1960 và đều được đặt tên theo những hiệu trưởng của Đại học Georgia, trong khi Oglethorpe House được trường mua lại từ tư nhân vào năm 1979. Trong số những tòa nhà nổi tiếng khác có Wray-Nicholson House, tòa nhà được xây dựng vào năm 1825 và đặt tên theo hai doanh nhân từng ở trong tòa nhà. Hiện tại, tòa nhà là trụ sở của Hiệp hội Cựu sinh viên Đại học Georgia. Thư viện Tài liệu Đặc biệt Richard B. Russell Jr. là nơi lưu trữ nhiều tài liệu đặc biệt của trường, được khánh thành vào năm 2012. Năm 2013, Đại học Georgia khởi công công trình Khu phức hợp Trường Kinh doanh Terry, gồm có sáu tòa nhà được xây dựng trong ba giai đoạn. Giai đoạn I được hoàn thành vào năm 2015 khi Correll Hall được khánh thành. Giai đoạn II được hoàn thành vào tháng 9 năm 2017 với ba tòa nhà Amos Hall, Benson Hall và Moore-Rooker Hall. Giai đoạn III được hoàn thành vào năm 2020 với hai tòa nhà Ivester Hall và Orkin Hall. Các tòa nhà đều được đặt tên theo những người đóng góp lớn của Trường Kinh doanh Terry. Khuôn viên phía Tây. Khuôn viên phía Đông là khu mới nhất của Đại học Georgia, giáp đường College Station về phía nam, đường Khuôn viên phía Đông về phía tây, đường River về phía bắc và đường vành đai cao tốc tiểu bang 10 về phía đông. Về phía bắc, Trung tâm Nghệ thuật biểu diễn đã tổ chức các buổi hòa nhạc của những dàn nhạc nổi tiếng như Dàn nhạc Giao hưởng Hoàng gia, Dàn nhạc Giao hưởng Sankt-Peterburg và thường xuyên tổ chức mùa diễn của Dàn nhạc Giao hưởng Atlanta. Ngoài ra, Trung tâm Nghệ thuật biểu diễn cũng tổ chức những buổi nhạc thính phòng. Về phía nam của Trung tâm Nghệ thuật biểu diễn là Bảo tàng Nghệ thuật Georgia. Bảo tàng được thành lập khi nhà sưu tập nghệ thuật Alfred Heber Holbrook tặng một phần bộ sưu tập tranh của mình cho Đại học Georgia. Holbrook về sau tặng thêm 900 tác phẩm, chuyển xuống Athens và trở thành giám đốc bảo tàng trong hơn 25 năm. Năm 1982, Bảo tàng Nghệ thuật Georgia được chỉ định làm bảo tàng nghệ thuật chính thức của Georgia. Tòa nhà bảo tàng được xây dựng vào năm 1996 và được mở rộng vào năm 2011. Trung tâm hoạt động thể chất sinh viên Ramsey là cơ sở vật chất lớn nhất trong khuôn viên trường (lớn hơn cả Sân vận động Sanford), được xây dựng vào năm 1995. Trung tâm Ramsey gồm có hai phòng tập thể dục, ba bể bơi (một bể bơi cỡ Olympic, một bể bơi lặn sâu 5,2 mét, một bể bơi phân làn), một đường chạy cao su trong nhà dài 200 mét, một bức tường leo núi cao 13 mét, một bức tường leo đá tảng ngoài trời cao 4,3 mét, mười sân bóng vợt, hai sân bóng quần, quầy sửa xe đạp, tám sân bóng rổ và khu vực tập tạ với tổng diện tích 1.770 mét vuông. Cơ sở vật chất bên ngoài khuôn viên trường. Vườn bách thảo Bang Georgia là một khu bảo tồn thiên nhiên với diện tích 126 hecta được Đại học Georgia thành lập vào năm 1968 cách khuôn viên trường ba dặm về phía nam. Vườn bách thảo Bang Georgia phục vụ mục đích giáo dục, nghiên cứu, giải trí của Đại học Georgia với một số khu vườn theo chủ đề thực vật, động vật, địa lý, hơn năm dặm đường mòn thiên nhiên và bốn cơ sở vật chất chính bao gồm một nhà kính nhiệt đới. Vườn bách thảo Bang Georgia được quy định là khu vườn bách thảo chính thức của Georgia vào năm 1984. Những cơ sở vật chất thể thao. Sân vận động Sanford được khánh thành vào ngày 12 tháng 10 năm 1929, được xây dựng với kinh phí 360.000 đô la Mỹ nhằm thay thế Sân Sanford ở Khuôn viên Trung tâm. Ban đầu có sức chứa 30.000 người, sân vận động được bổ sung một tầng đôi với 19.000 ghế vào năm 1967 và một tầng bọc quanh sân với 19.000 ghế vào năm 1981. Sau một vài đợt nâng cấp, sửa chữa, Sân vận động Sanford hiện có sức chứa hơn 93.000 người, là một trong những sân vận động trường đại học lớn nhất của Hoa Kỳ và sân vận động lớn thứ 13 trên thế giới. Sân vận động được đặt tên theo Steadman Sanford, nguyên hiệu trưởng Đại học Georgia, chủ tịch Hội đồng quản trị Hệ thống đại học Georgia. Là sân nhà của đội tuyển bóng bầu dục của Đại học Georgia, Sân vận động Georgia cũng là một địa điểm tổ chức sự kiện, ví dụ như lễ tốt nghiệp của trường và là nơi đăng cai tổ chức bóng đá nam và nữ vào Thế vận hội Mùa hè 1996. Những cơ sở vật chất thể thao khác của Đại học Georgia nằm trên Khuôn viên phía Nam, gồm có Sân bóng chày Foley, Butts–Mehre Heritage Hall, Sân tập Woodruff, Cơ sở thể thao trong nhà William Potter, Đấu trường Stegeman, Cơ sở huấn luyện Stegeman và Sân chạy Spec Towns. Đấu trường Stegeman là một trong những cơ sở bóng rổ, thể dục dụng cụ và bóng chuyền lâu đời nhất của Nam Hoa Kỳ, được xây dựng vào năm 1964. Sân vận động được đặt tên theo cựu huấn luyện viên bóng bầu dục Herman J. Stegeman và có sức chứa 10.523 người. Tuyển sinh đại học. Là một trường đại học công lập của Georgia, Đại học Georgia tự động nhận học những thủ khoa, á khoa tốt nghiệp từ các trường trung học ở Georgia. Trong số sinh viên niên khóa 2026 - 2030, 1.001 sinh viên là thủ khoa hoặc á khoa tại trường trung học của họ và đa số nằm trong 10% có điểm số cao nhất; điểm trung bình của một sinh viên nhập học Đại học Georgia là 4,13. Trong năm học 2020-2021, 69 sinh viên năm nhất nhận được Học bổng Ưu tú Quốc gia. Trong kì tuyển sinh năm 2022, có 39.615 hồ sơ tuyển sinh, 16.729 sinh viên được tuyển và hơn 6.200 sinh viên chọn nhập học. Khoảng giữa 50% trong phổ điểm SAT của sinh viên nhập học là 1340-1480 trên 1600 (trung bình là 1410), trong phổ điểm ACT là 31-34 trên 36 (trung bình là 32.5). Đối với sinh viên trong Học viện Danh dự thì phổ điểm SAT là 1510-1550 (trung bình là 1530), phổ điểm ACT là 34-35 (trung bình là 34.5). Báo cáo Đánh giá Sinh viên ACT đánh giá tuyển sinh của Đại học Georgia là "có tính chọn lọc rất cao". Số lượng sinh viên nhập học đến từ tất cả 50 bang và 57 nước trên khắp thế giới. Trong số sinh viên niên khóa 2024 - 2028, 15% đến từ những bang khác, 10 bang có nhiều sinh viên nhập học nhất (ngoài Georgia) là California, Florida, Maryland, New Jersey, New York, North Carolina, Pennsylvania, South Carolina, Texas và Virginia. Đại học Georgia có tỷ lệ giảng viên - sinh viên là 17:1. 46% số lớp học có ít hơn 20 sinh viên. Tỷ lệ giữ chân sinh viên năm nhất trung bình là 95%. Trong các trường đại học công lập tại Hoa Kỳ, Đại học Georgia là một trong ba trường có sinh viên nhận Học bổng Rhodes nhiều nhất trong hai thập kỷ qua: tính đến năm 2020, 25 sinh viên Đại học Georgia đã nhận được Học bổng Rhodes. Sinh viên Đại học Georgia cũng đã nhận được nhiều học bổng danh giá khác: 140 Học bổng Fullbright, 57 Học bổng Goldwater, 44 Học bổng Boren, 19 Học bổng Udall, sáu Học bổng Gates Cambridge, bốn Học bổng Schwarzman, ba Học bổng Mitchell, ba Học bổng Carnegie, hai Học bổng Soros, hai Học bổng Beinecke, một Học bổng Knight-Hennessy, một Học bổng Churchill và một Giải MacArthur. Đại học Georgia là một trong bảy trường đại học Hoa Kỳ có sinh viên nhận được cả ba học bổng toàn quốc của Hoa Kỳ: Goldwater, Truman và Udall. Trung tâm Cơ hội Nghiên cứu Sinh viên. Trung tâm Cơ hội Nghiên cứu Sinh viên hỗ trợ sinh viên tham gia nghiên cứu với giáo sư bất kể chuyên ngành hay điểm trung bình. Đại học Georgia là một trong những trường đại học tại Hoa Kỳ có nhiều sinh viên đi du học nhất, với hơn 100 chương trình du học tại 70 quốc gia. 25% số lượng sinh viên của trường tham gia một chương trình du học trước khi tốt nghiệp. Trường có chương trình du học trên mọi lục địa, kể cả Nam Cực. Năm 2022-2023, "U.S. News World Report" xếp hạng Đại học Georgia thứ 49 trong 443 trường đại học của Hoa Kỳ, thứ 30 về đổi mới sáng tạo và thứ 16 trong 227 trường đại học công lập. Năm 2019-2020, Trung tâm Xếp hạng Đại học Thế giới xếp hạng Đại học Georgia trong 20% đầu trong số 1.000 trường đại học được xếp hạng trên khắp thế giới. Đại học Georgia được liệt kê là một "trường Ivy công lập" trong "Sách chỉ dẫn của Greene", "có thể cạnh tranh với những trường đại học Ivy về học thuật ... thu hút những giảng viên nổi tiếng và tuyển những sinh viên thông minh nhất". "Princeton Review" đánh giá Đại học Georgia là một trong "10 trường đại học công lập tốt nhất" dựa trên chất lượng đào tạo, học phí và học bổng. Niche cho Đại học Georgia điểm A+, xếp hạng thứ 5 về đời sống sinh viên, thứ 10 về khuôn viên trường, thứ 13 về đồ ăn, thứ 14 trong số 132 trường đại học lớn và thứ 14 trong số 668 trường đại học công lập của Hoa Kỳ. Đại học Georgia được xếp loại "Loại 1: Đại học tiến sĩ - hoạt động nghiên cứu rất cao" với các chương trình tiến sĩ "toàn diện" về nghệ thuật, khoa học, kỹ thuật, luật và y học. Theo Quỹ Khoa học Quốc gia, Đại học Georgia chi 453 triệu đô la Mỹ cho nghiên cứu, phát triển vào năm 2018, đứng thứ 57 trong nước. Năm 2020, Đại học Georgia chi 495 triệu đô la Mỹ cho nghiên cứu khoa học. Từ năm 2013, Đại học Georgia đã tăng ngân sách nghiên cứu, phát triển 41%. Đại học Georgia đã cho ra hơn 850 sản phẩm trên thị trường. Năm 2020, trường đứng đầu trên danh sách các trường đại học tại Hoa Kỳ về số lượng sản phẩm trên thị trường bắt nguồn từ nghiên cứu của trường. Quỹ Nghiên cứu Đại học Georgia sở hữu hơn 684 bằng sáng chế Hoa Kỳ và quốc tế. Tính đến năm 2021, hơn 200 công ty khởi nghiệp đã được thành lập từ Đại học Georgia. Tháng 11 năm 2018, Đại học Georgia triển khai nhiều dự án nghiên cứu với một nguồn tài trợ 3 triệu đô la Mỹ từ Quỹ Khoa học Quốc gia, bao gồm một dự án cải tiến chương trình giáo dục khoa học của trường. Năm 2021, trường khánh thành tòa nhà phức hợp I-STEM dành cho nghiên cứu, giảng dạy khoa học. Đời sống sinh viên. Đại học Georgia có gần 800 tổ chức sinh viên đăng ký chính thức, là một phần thiết yếu của đời sống sinh viên. Ký túc xá của Đại học Georgia được chia thành bảy khu: Brumby, Russell, Creswell, Hill, Myers, Reed và Làng Khuôn viên phía Đông. Brumby, Creswell và Russell là ba ký túc xá lớn nhất của trường, mỗi ký túc xá có sức chứa khoảng 1.000 sinh viên, nằm trên đường Baxter trong Khuôn viên phía Tây. Ba ký túc xá này có biệt danh là "cao tầng năm nhất" cho chủ yếu sinh viên năm nhất ở. Khu Hill gồm có sáu ký túc xá ở Khuôn viên phía Tây: Church; Hill; Lipscomb; Mell; Boggs; và Tucker. Khu Myers gồm có bốn ký túc xá xung quanh một cái sân ở Khuôn viên phía Nam: Myers, Rutherford, Mary Lyndon và Soule (chỉ dành cho nữ sinh). Khu Reed gồm có bốn ký túc xá nam lẫn nữ tại Khuôn viên Trung tâm và Khuôn viên phía Bắc: Morris, Payne, Reed và Tòa nhà 1516. Làng Khuôn viên phía Đông gồm có bốn ký túc xá nam lẫn nữ: Busbee, McWhorter, Rooker và Vandiver. Sinh hoạt hội nam sinh và nữ sinh. Đại học Georgia có một trong những hệ thống hội nam sinh, nữ sinh lâu đời nhất ở các trường đại học Nam Hoa Kỳ. Trường có một số hội kín, ví dụ như Palladia và Gridiron. Năm 1865, chi hội Sigma Alpha Epsilon là hội nam sinh đầu tiên được thành lập tại Đại học Georgia. Năm 1921, chi hội Phi Mu là hội nữ sinh đầu tiên được thành lập tại trường. Năm 2019, 20% số nam sinh và 31% số nữ sinh của Đại học Georgia tham gia các hội nam sinh, nữ sinh. Truyền thông sinh viên. "The Red Black (RB)" là tờ nhật báo độc lập của Đại học Georgia, ấn phẩm sinh viên lớn nhất của Georgia và tờ báo lớn thứ mười của Georgia. Tờ báo được thành lập từ năm 1893 và được cấp quy chế hoạt động độc lập từ năm 1980. Số báo đầu tiên được xuất bản vào ngày 24 tháng 11 năm 1893. Tờ báo là một trong số ít những tờ báo sinh viên có tự chủ tài chính nhờ chạy quảng cáo. Năm 2012, "Princeton Review" xếp hạng "RB" thứ 10 trong danh sách các tờ báo sinh viên xuất sắc nhất. Đội tuyển thể thao của Đại học Georgia thi đấu trong Cấp bậc I của Hiệp hội Thể thao Đại học Quốc gia Hoa Kỳ và là thành viên của Liên minh Đông Nam. Trường đã giành chức vô địch quốc gia hai lần trong bóng bầu dục, thể dục dụng cụ nữ, cưỡi ngựa nữ, bóng chày, quần vợt nam và nữ, golf nam và nữ, điền kinh trong nhà và ngoài trời và bơi lặn nữ. Đội thể dục dụng cụ nữ của Đại học Georgia có tổng cộng 10 chức vô địch, đứng đầu trong Hiệp hội Thể thao Đại học Quốc gia Hoa Kỳ, vô địch liên tiếp năm lần từ năm 2005 đến năm 2009. Thế vận hội Mùa hè 1996. Đại học Georgia đóng vai trò quan trọng trong việc Atlanta được đăng cai tổ chức Thế vận hội Mùa hè 1996. Trường tiến hành phần lớn các đánh giá sơ bộ về lợi ích kinh tế của việc tổ chức Thế vận hội tại Atlanta và là địa điểm đăng cai tổ chức những môn thể thao Olympic. Ý tưởng đăng cai tổ chức Thế vận hội Mùa hè 1996 khởi nguồn vào năm 1987 từ William Payne, một cựu cầu thủ bóng bầu dục của Đại học Georgia. Thị trưởng Atlanta Andrew Young ủng hộ ý tưởng của Payne và vận động các doanh nghiệp địa phương, Ủy ban Olympic Hoa Kỳ và Ủy ban Olympic Quốc tế tán thành phương án. Sân vận động Sanford được cải tạo tạm thời thành một sân bóng đá và hàng cây thủy lạp bao quanh sân bị cắt bỏ. Sân vận động Sanford là nơi tổ chức vòng chung kết môn bóng đá nam và nữ, còn Đấu trường Stegeman thì là địa điểm tổ chức môn bóng chuyền. Đội tuyển cưỡi ngựa của Hoa Kỳ tập luyện tại Đại học Georgia. Ban đầu màu trường của Đại học Georgia là vàng đậm, đỏ thẫm và đen nhưng Học viện Công nghệ Georgia cũng chọn màu vàng đậm làm màu trường vào năm 1891. Sau trận bóng bầu dục giữa hai trường vào năm 1893, Hiệu trưởng Đại học Georgia Charles Herty tuyên bố bỏ màu vàng đậm, gọi nó là màu hèn nhát. Từ đó đến nay, màu trường của Đại học Georgia là đỏ thẫm và đen. Chó bò Anh là linh vật của đội tuyển thể thao Đại học Georgia và đã xuất hiện bên lề các sự kiện thể thao của trường từ đầu thế kỷ 19. Quyết định chọn chó bò Anh làm linh vật trường bắt nguồn từ ảnh hưởng của Đại học Yale đối với sự hình thành của Đại học Georgia: linh vật của Yale là chó bò Anh, hiệu trưởng đầu tiên của Đại học Georgia cũng là cựu sinh viên của Yale. Biệt danh "Georgia Bulldogs" của đội tuyển thể thao trường xuất hiện lần đầu tiên trong một bài báo trên tờ báo "Atlanta Journal-Constitution" vào ngày 3 tháng 11 năm 1920 về trận hòa 0-0 giữa Đại học Georgia và Đại học Virginia. Chuông nhà nguyện tại Khuôn viên phía Bắc là một di tích lâu đời của Đại học Georgia. Nhà nguyện được xây dựng vào năm 1832 trong thời kỳ đạo Tin Lành thịnh hành trong khu vực xung quanh trường và là nơi tập trung sinh hoạt sinh viên. Hằng ngày sinh viên phải đến nhà nguyện đi lễ. Ngoài ra, nhà nguyện là nơi tổ chức các buổi lễ của trường như lễ tốt nghiệp, chuông nhà nguyện được rung vào lễ khai giảng và bế giảng. Từ thập niên 1890 hình thành truyền thống rung chuông nhà nguyện mỗi khi đội tuyển thể thao của trường thắng cuộc. Khi đội tuyển còn thi đấu tại Sân Herty chỉ cách nhà nguyện một vài mét thì sinh viên năm nhất buộc phải rung chuông đến nửa đêm để ăn mừng chiến thắng của trường. Chuông nhà nguyện cũng được dùng cho các sự kiện của trường, đám cưới và các lễ tưởng niệm. Ví dụ: chuông được rung nhằm tưởng niệm các nạn nhân của vụ tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 và vụ xả súng trường tiểu học Sandy Hook năm 2012. Năm 1857, Đại học Georgia cho đúc một cổng vòm bằng gang phỏng theo cái ấn của Georgia và đặt tại Khuôn viên phía Bắc làm cổng vào của trường. Ngoài ý nghĩa tượng trưng, cổng vòm được nối với một hàng rào từng được lắp để ngăn bò đi vào khuôn viên trường. Hiện tại, cổng vòm là biểu tượng chính thức của Đại học Georgia. Từ đầu thế kỷ 20 hình thành truyền thống sinh viên chỉ được đi qua cổng vòm sau khi đã nhận bằng tốt nghiệp, tục truyền sinh viên nào mà đi qua trước buổi lễ tốt nghiệp thì sẽ lưu ban mãi mãi. Người khởi xướng truyền thống này là Daniel Huntley Redfearn thuộc niên khóa 1906 - 1910, anh thề không đi qua cổng vòm cho đến khi tốt nghiệp. Một giáo sư của anh nghe được lời thề này và truyền lại cho lớp của ông, từ đó phổ biến đến toàn trường. Có thể thấy sức sống của truyền thống này trong những dấu mòn xung quanh cổng vòm trên những bậc thang bằng bê tông. Cựu sinh viên nổi tiếng. Trong số cựu sinh viên của Đại học Georgia có hơn 110 nghị sĩ cơ quan lập pháp bang, Quốc hội Hoa Kỳ, 70 thẩm phán liên bang và vô số thẩm phán tòa án tối cao bang, quan chức chính phủ và đại sứ. Những cựu sinh viên nổi tiếng bao gồm quyền Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ Sally Yates, Ertharin Cousin, một thẩm phán Tòa án tối cao Hoa Kỳ và chủ tịch Thượng viện tạm quyền Richard B. Russell Jr. 25 cựu sinh viên đã trở thành thống đốc Georgia, bao gồm sáu trong bảy thống đốc gần đây nhất: George Busbee, Joe Frank Harris, Zell Miller, Roy Barnes, Sonny Perdue và Brian Kemp. Những cựu sinh viên từng giữ chức vụ cao trong chính quyền bao gồm nguyên thủ tướng Yemen Abdul Karim al-Iryani, thiếu tướng Lục quân Hoa Kỳ Lloyd D. Brown, là sư đoàn trưởng của Sư đoàn bộ binh 28 trong Chiến tranh thế giới thứ hai, William Tapley Bennett Jr., là đại sứ Hoa Kỳ tại Cộng hòa Dominica, NATO, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Randy Evans, là đại sứ Hoa Kỳ tại Luxembourg, đại tướng Không quân Hoa Kỳ Eugene E. Habiger, là tổng tư lệnh của Bộ Tư lệnh Chiến lược Hoa Kỳ từ năm 1996 đến năm 1998 và Từ Thuận Toàn, là tổng thư ký của Đảng Dân chủ Singapore. Nhiều nhân vật trong lĩnh vực đầu tư, ngân hàng là cựu sinh viên Đại học Georgia: Eugene R. Black Sr. là chủ tịch Ngân hàng Thế giới từ năm 1949 đến năm 1963; Eugene Robert Black là chủ tịch Hội đồng Thống đốc Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ; Robert D. McTeer là giám đốc Ngân hàng Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ chi nhánh Dallas. Trong giới kinh doanh, Bernard Ramsey là giám đốc của công ty Merrill, Daniel P. Amos là giám đốc điều hành của Aflac, M. Michele Burns là thành viên hội đồng quản trị Walmart, Cisco và Goldman Sachs, Pete Correll là chủ tịch của Georgia-Pacific. Cựu sinh viên Đại học Georgia đã có những đóng góp quan trọng cho lĩnh vực báo chí và truyền thông. Henry W. Grady là tổng biên tập "The Atlanta Journal-Constitution", Clark Howell là một phóng viên nhận được Giải Pulitzer và kế nhiệm Grady làm tổng biên tập, tên của hai người được đặt cho Trường Báo chí và một tòa nhà của trường. Charlayne Hunter-Gault là một cựu phóng viên của tờ "The New York Times" và CNN đã nhận được nhiều Giải Emmy và Giải Peabody. Deborah Blum là một tác giả, nhà báo, nhà văn khoa học, giáo sư ở Viện Công nghệ Massachusetts đã nhận được Giải Pulitzer, nổi tiếng với những phóng sự về thám hiểm không gian và Chiến tranh Vùng Vịnh. Pat Mitchell là một nhà sản xuất truyền hình, giáo sư, tác giả từng làm việc ở NBC, nơi cô là người phụ nữ đầu tiên sản xuất, dẫn một chương trình quốc gia. Tổng cộng chín cựu sinh viên Đại học Georgia đã nhận được Giải Pulitzer, ví dụ như Natasha Tretheway, bà được trao Giải Pulitzer Thơ vào năm 2007 và được bổ nhiệm làm Cố vấn về thơ cho Thư viện Quốc hội vào năm 2012 và năm 2014. Những cựu sinh viên nổi tiếng khác hoạt động trong xuất bản bao gồm Tom Johnson, chủ báo của tờ "Los Angeles Times", Sherrilyn Kenyon, tác giả của hơn 100 cuốn tiểu thuyết và Stuart Woods, tác giả của hơn 60 cuốn sách. Những cựu sinh viên trong ngành âm nhạc bao gồm hai thành viên Dave Haywood và Charles Kelley của ban nhạc Lady A. Một số cựu sinh viên nổi tiếng trong ngành điện ảnh, truyền hình và phát thanh có thể kể tên Kim Basinger, một nữ diễn viên đã nhận được Giải thưởng Điện ảnh Viện Hàn lâm Anh Quốc, Giải Quả cầu vàng, Giải Nghiệp đoàn Diễn viên Màn ảnh và Giải Oscar cho nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất, Kyle Chandler và Ryan Seacrest.
The Wild Dreams Tour The Wild Dreams Tour hay The Hits Tour, ban đầu có tên Stadiums in the Summer Tour, là chuyến lưu diễn hòa nhạc đang diễn ra của ban nhạc pop Ireland Westlife. Ban đầu nó được lên kế hoạch bắt đầu vào 17 tháng 6, 2020 tại Scarborough, Anh ở Scarborough Open Air Theatre. Tuy nhiên, chuyến lưu diễn sau đó bị hoãn do đại dịch COVID-19. Ban nhạc đã thay đổi lịch trình, như ở Wembley Stadium, Cork và Scarborough sang 2022. Danh sách trình diễn. Danh sách trình diễn này diễn ra vào 8 và 9 tháng 7, 2022 tại Aviva Stadium. Nó không đại diện cho tất cả các ngày trong chuyến lưu diễn. Danh sách trình diễn này diễn ra vào 8 và 9 tháng 9, 2023 tại Mercedes-Benz Arena. Nó không đại diện cho tất cả các ngày trong chuyến lưu diễn.
CityPark (cách điệu: CITYPARK) là sân vận động bóng đá nằm ở St. Louis, Missouri, Hoa Kỳ. Đây là sân nhà của St. Louis City SC, thuộc giải đấu Major League Soccer (MLS). Sân vận động nằm bên cạnh Union Station, khu phố Downtown West.
Gravity Tour là chuyến lưu diễn hòa nhạc của ban nhạc nam Ireland, Westlife. Chuyến lưu diễn này nhằm quảng bá album phòng thu thứ mười một của nhóm, "Gravity". Chuyến lưu diễn đi qua Châu Âu, Châu Á và Châu Phi. Danh sách trình diễn. Danh sách trình diễn dưới đây lấy từ buổi hòa nhạc ngày 18 tháng 3 năm 2011, tại Echo Arena ở Liverpool, Anh. Nó không đại diễn cho tất cả các buổi hòa nhạc trong chuyến lưu diễn.
Hồ Phi Nal (sinh ngày 18 tháng 8 năm 1997), thường được biết đến với nghệ danh Nal, là một nam ca sĩ kiêm sáng tác nhạc người Việt Nam, sinh ra và lớn lên tại tỉnh Đồng Tháp. Mặc dù bắt đầu sáng tác nhạc từ lớp 8, Hồ Phi Nal lại theo đuổi ngành kiến trúc do mong muốn của gia đình. Tuy nhiên, niềm đam mê với âm nhạc luôn cháy bỏng trong anh, và anh không ngừng tìm cách thể hiện tình yêu này qua việc sáng tác và biểu diễn. Hồ Phi Nal có được nguồn cảm hứng ca hát từ bố mẹ, những người yêu thích nhạc bolero và ca cổ. Từ thuở nhỏ, anh đã bắt đầu tỏ ra có năng khiếu và niềm đam mê với việc sáng tác nhạc. Dù lúc đầu chỉ là đam mê cá nhân, nhưng đó đã là hạt giống cho sự phát triển tương lai. Mặc dù đam mê ca hát và sáng tác nhạc, Hồ Phi Nal đã lựa chọn học ngành kiến trúc theo mong muốn của gia đình. Trong thời gian học đại học, anh không ngừng tìm kiếm cơ hội để học hỏi kinh nghiệm sáng tác và biểu diễn. Anh tham gia nhiều hoạt động văn nghệ, giao lưu với bạn bè, và thậm chí còn hát tại các phòng trà. Sau khi tốt nghiệp đại học, Hồ Phi Nal đã trải qua nhiều công việc khác nhau như phục vụ, lễ tân… Tuy nhiên, niềm đam mê với âm nhạc không bao giờ phai mờ. Anh dành thời gian buổi tối và cuối tuần để sáng tác nhạc, đem vào đó những tâm tư, suy nghĩ về cuộc sống. Một điều đặc biệt là Hồ Phi Nal đã tạo nên một dòng nhạc riêng cho mình – đó là nhạc “cha cha cha” với ảnh hưởng từ Thái Lan. Yêu thích nhạc Thái từ lâu, anh đã sáng tạo ra những giai điệu tiếng Việt độc đáo mang âm hưởng Thái Lan. Những bản nhạc này thể hiện màu sắc văn hóa miền Tây quê hương anh, kết hợp với ca từ gần gũi, tạo nên sự gần gũi và độc đáo khiến công chúng dễ dàng tiếp nhận. Hồ Phi Nal bắt đầu gặt hái thành công trong làng nhạc Vpop với ca khúc “Cô Đơn Dành Cho Ai” kết hợp với LEE KEN. Ca khúc này nhanh chóng thu hút sự quan tâm của đông đảo người nghe trên nền tảng YouTube. Không lâu sau, anh tiếp tục tung ra ca khúc “Rồi Tới Luôn” gây chú ý với giai điệu độc đáo và lời tỏ tình sâu lắng. Ca khúc này nhanh chóng leo lên đầu bảng xếp hạng Zing MP3 và lan tỏa trên TikTok. Hồ Phi Nal đã chứng minh sự kiên trì và đam mê của mình trong hành trình theo đuổi âm nhạc. Từ những ngày đầu tập sáng tác đến những thành công sau này, anh đã xây dựng một phong cách âm nhạc riêng và tạo dấu ấn trong lòng người nghe. Sự đa dạng và sáng tạo trong sáng tác nhạc của Hồ Phi Nal đã đưa anh trở thành một trong những cái tên triển vọng của làng nhạc Việt.
Amblygobius tekomaji là một loài cá biển thuộc chi "Amblygobius" trong họ Cá bống trắng. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1959. Từ định danh "tekomaji" được đặt theo tên của đảo Tekomaji (ngoài khơi Mozambique), nơi mà mẫu định danh của loài cá này được thu thập. Phân bố và môi trường sống. "A. tekomaji" có phân bố giới hạn ở Ấn Độ Dương, được ghi nhận từ bờ biển Mozambique, quốc đảo Seychelles, đảo Rodrigues (Mauritius) và quần đảo Chagos. "A. tekomaji" đã được phát hiện thêm ở bờ tây đảo Madagascar, mở rộng xa về phía đông đến quần đảo Cocos (Keeling). "A. tekomaji" sống trên nền cát của các rạn san hô và trong đầm phá, thường được tìm thấy ở độ sâu khoảng 50 m trở vào bờ, nhưng cũng đã được biết đến ở độ sâu đên 200 m. Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở "A. tekomaji" là 4 cm.
Amblygobius sewardii là một loài cá biển thuộc chi "Amblygobius" trong họ Cá bống trắng. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1867. Từ định danh "sewardii" được đặt theo tên của George E. Seward, Bác sĩ phẫu thuật tại Cơ quan Chính trị Zanzibar (Zanzibar cũng nơi mà mẫu định danh của loài cá này được thu thập). "A. sewardii" ban đầu được biết đến ở ngoài khơi đảo Zanzibar (Tanzania), sau đó được ghi nhận thêm tại Mozambique và Ai Cập.
Chủ nghĩa phát xít phong kiến Chủ nghĩa phát xít phong kiến, còn gọi là chủ nghĩa toàn trị phong kiến-cách mạng, là những thuật ngữ chính thức được Đảng Cộng sản Trung Quốc thời hậu Mao Trạch Đông sử dụng để chỉ hệ tư tưởng và sự cai trị của Lâm Bưu và Bè lũ Bốn tên trong Cách mạng Văn hóa. Năm 1979, Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Diệp Kiếm Anh đã mô tả triều đại của Mao Trạch Đông là một “chế độ độc tài phát xít phong kiến” do tệ sùng bái cá nhân, chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa độc tài dựa trên khủng bố mang tính cách mạng của ông ta bất chấp các chính sách xã hội chủ nghĩa hời hợt. Lý do căn bản. Trong thời kỳ cải cách và mở cửa của Trung Quốc, Đảng Cộng sản đã sử dụng cụm từ này để định hình sự thái quá của Cách mạng Văn hóa là do các tác nhân cá nhân, chẳng hạn như những người trong Bè lũ Bốn tên, chứ không phải của toàn Đảng. Sau cái chết của Lâm Bưu và Cách mạng Văn hóa kết thúc, cách giải thích chính thức của Đảng Cộng sản là Lâm Bưu và Bè lũ Bốn tên đại diện cho tàn dư của hệ tư tưởng phong kiến ​​ở Trung Quốc, những kẻ đã sử dụng các phương pháp khủng bố của chủ nghĩa phát xít để đàn áp nền dân chủ nhân dân. Các phương pháp bị chỉ trích là chủ nghĩa phát xít phong kiến bao gồm chế độ chuyên quyền, giáo điều, sùng bái xoài và đàn áp quân sự. Nó cũng đề cập đến sự thiếu liên kết ổn định chung giữa đảng và nhà nước, xuất phát từ việc lạm dụng đường lối quần chúng và thiếu quan tâm đến quy trình Diên An để giải quyết những bất đồng quan điểm bên trong đảng. Năm 1977, "Nhân dân nhật báo" đăng một bài xã luận kêu gọi tổ chức thêm bầu cử và các thể chế dân chủ khác cho Trung Quốc nhằm ngăn chặn sự lặp lại của chủ nghĩa phát xít phong kiến. Một dòng trong Điều lệ Đảng Cộng sản Trung Quốc được coi là biểu tượng đặc biệt của chủ nghĩa phát xít phong kiến và đã bị lược bỏ trong Đại hội X sau Cách mạng Văn hóa: "Tư tưởng Mao Trạch Đông là chủ nghĩa Mác-Lênin của thời đại mà chủ nghĩa đế quốc sắp sụp đổ hoàn toàn và chủ nghĩa xã hội đang tiến tới thắng lợi trên toàn thế giới". Ngay sau đó, các nhà lãnh đạo cải cách Hồ Diệu Bang và Đặng Tiểu Bình bắt đầu phục hồi những công dân bị chụp mũ là kẻ đi theo con đường tư bản chủ nghĩa, phần tử xấu và phản cách mạng. Sự gia tăng mạnh mẽ về tự do chính trị đã dẫn đến phong trào Bức tường Dân chủ, với một số nhà bất đồng chính kiến ​​cho rằng thời kỳ "chủ nghĩa phát xít phong kiến" bắt đầu sớm hơn nhiều so với Cách mạng Văn hóa. Phong trào này ngày càng đe dọa đến sự cai trị của đảng đến mức nó bị đàn áp và cuộc cải cách được tiến hành một cách thận trọng hơn sau đó.
Chủ nghĩa cộng sản cánh tả Chủ nghĩa cộng sản cánh tả hoặc cộng sản cánh tả, là một quan điểm do cánh tả của chủ nghĩa cộng sản nắm giữ, chỉ trích các ý tưởng và thực tiễn chính trị được những người theo chủ nghĩa Marx–Lenin và phái dân chủ xã hội tán thành. Người cộng sản cánh tả khẳng định lập trường mà họ coi là chủ nghĩa Marx chân thực hơn những quan điểm của chủ nghĩa Marx–Lenin được Quốc tế Cộng sản tán thành sau quá trình Bolshevik hóa dưới thời Joseph Stalin và trong đại hội lần thứ hai. Nhìn chung, có hai luồng chủ nghĩa cộng sản cánh tả, đó là cánh tả Ý và cánh tả Hà Lan–Đức. Cánh tả cộng sản ở Ý được thành lập trong Thế chiến thứ nhất trong các tổ chức như Đảng Xã hội chủ nghĩa Ý và Đảng Cộng sản Ý. Cánh tả Ý tự coi mình là người theo chủ nghĩa Lenin, nhưng lại tố cáo chủ nghĩa Marx–Lenin là một hình thức của chủ nghĩa cơ hội tư sản được thực hiện ở Liên Xô dưới thời Stalin. Cánh tả Ý hiện được thể hiện trong các tổ chức như Đảng Cộng sản Chủ nghĩa Quốc tế và Đảng Cộng sản Quốc tế. Cánh tả Hà Lan–Đức tách khỏi Vladimir Lenin trước sự cai trị của Stalin và ủng hộ quan điểm Marxist tự do và theo chủ nghĩa cộng sản hội đồng một cách vững chắc, trái ngược với cánh tả Ý vốn nhấn mạnh sự cần thiết của một đảng cách mạng quốc tế. Chủ nghĩa cộng sản cánh tả khác với hầu hết các hình thức khác của chủ nghĩa Marx ở chỗ tin rằng người cộng sản không nên tham gia vào nghị viện của giai cấp tư sản, và một số người phản đối việc tham gia vào tổ chức công đoàn bảo thủ. Tuy nhiên, nhiều người cộng sản cánh tả bị chia rẽ vì những lời chỉ trích của họ đối với phe Bolshevik. Phái cộng sản hội đồng lên tiếng chỉ trích phe Bolshevik vì chức năng đảng tinh hoa và nhấn mạnh một tổ chức tự trị hơn của giai cấp công nhân, không có đảng phái chính trị. Mặc dù bị sát hại vào năm 1919 trước khi chủ nghĩa cộng sản cánh tả trở thành một xu hướng rõ rệt, Rosa Luxemburg vẫn có ảnh hưởng nặng nề đối với hầu hết những người cộng sản cánh tả, cả về mặt chính trị lẫn lý thuyết. Những người ủng hộ chủ nghĩa cộng sản cánh tả bao gồm Herman Gorter, Antonie Pannekoek, Otto Rühle, Karl Korsch, Amadeo Bordiga và Paul Mattick. Những nhân vật ủng hộ chủ nghĩa cộng sản cánh tả khác bao gồm Onorato Damen, Jacques Camatte và Sylvia Pankhurst. Những nhà lý thuyết nổi bật sau này đã chia sẻ với các xu hướng khác như Antonio Negri, một nhà lý thuyết sáng lập của xu hướng tự trị. Specific Các trào lưu cụ thể có thể được coi là một phần của chủ nghĩa cộng sản cánh tả bao gồm chủ nghĩa Bordiga, chủ nghĩa De Leon, chủ nghĩa Luxemburg và cộng sản hóa.
Tự do hóa giai cấp tư sản Tự do hóa giai cấp tư sản () là một thuật ngữ được Đảng Cộng sản Trung Quốc sử dụng để chỉ định hướng chính trị phổ biến của nền dân chủ đại diện phương Tây hoặc văn hóa đại chúng chính thống của phương Tây. Cuối thập niên 1980 chứng kiến việc sử dụng thuật ngữ này lần đầu tiên khi một số chiến dịch, chẳng hạn như làm sạch ô nhiễm tinh thần, chống lại chủ nghĩa tự do của giai cấp tư sản được khởi xướng kéo dài cho đến đầu thập niên 1990. Thuật ngữ này được sử dụng tích cực trong nền chính trị Trung Quốc, với Điều lệ Đảng Cộng sản nêu rõ các mục tiêu của đảng bao gồm "chống lại sự tự do hóa giai cấp tư sản" phù hợp với bốn nguyên tắc cơ bản. Theo Đảng Cộng sản Trung Quốc, khái niệm tự do hóa giai cấp tư sản lần đầu tiên được nhà lãnh đạo tối cao Đặng Tiểu Bình đề xuất vào đầu thập niên 1980. Đặng Tiểu Bình cho rằng tự do hóa sẽ phá hủy sự ổn định chính trị và kinh tế, gây khó khăn cho sự phát triển. Ông định nghĩa ý tưởng tự do hóa là "vốn dĩ và hoàn toàn là tư bản chủ nghĩa", bác bỏ sự tồn tại của tự do hóa của giai cấp vô sản hay chủ nghĩa cộng sản, đồng thời cho rằng ý tưởng tự do hóa là cố gắng hướng họ theo hướng chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa tư bản, do đó cần phải bị phản đối mạnh mẽ trên cơ sở chính sách thực dụng. Do các cuộc biểu tình của sinh viên năm 1986, Hồ Diệu Bang, lúc đó là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc và là một nhà cải cách hàng đầu, đã bị Đặng Tiểu Bình ép phải từ chức vào đầu năm 1987. Những người bảo thủ cánh tả như Đặng Lực Quần và Hồ Kiều Mộc, dưới sự ủng hộ của Trần Vân và Lý Tiên Niệm (và thậm chí cả chính Đặng), tiếp tục phát động "chiến dịch chống tự do hóa giai cấp tư sản" vào năm 1987. Tuy nhiên, Triệu Tử Dương khi đó là Thủ tướng Trung Quốc, vừa kế nhiệm Hồ lên làm Tổng Bí thư và cũng là một nhà cải cách hàng đầu, cuối cùng thuyết phục được Đặng rằng phe bảo thủ cánh tả đã lợi dụng chiến dịch phản đối chương trình cải cách và mở cửa. Cuối cùng, Đặng đồng ý chấm dứt chiến dịch này vào giữa năm 1987 và ủng hộ các hình thức chính trị đang diễn ra. Năm 2018, Đảng Cộng sản dưới quyền Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã sửa đổi quy định về xử lý kỷ luật Đảng, khai trừ đảng viên nếu họ công khai tuân thủ tự do hóa giai cấp tư sản trên mạng.
Amblygobius linki là một loài cá biển thuộc chi "Amblygobius" trong họ Cá bống trắng. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1927. Từ định danh "linki" được đặt theo tên của Đại úy Francis Link, cư dân lâu năm trên đảo Jolo (Philippines), nhằm vinh danh những nỗ lực của ông trong việc mở rộng kiến ​​thức về quần đảo Sulu (cũng là nơi mà mẫu định danh của loài cá này được thu thập), cũng như hệ động vật, hệ thực vật và con người tại đó. Phân bố và môi trường sống. "A. linki" có phân bố nhỏ hẹp ở Tây Thái Bình Dương, bao gồm quần đảo Ryukyu (Nhật Bản), miền bắc Việt Nam, Philippines, quốc đảo Palau, khu vực Tây New Guinea (Indonesia), quần đảo Solomon và Nouvelle-Calédonie. "A. linki" sống trên nền phù sa của bãi bùn ven rừng ngập mặn, hay nền bùn của khu vực cửa sông, đôi khi ở các hồ nước mặn, được tìm thấy ở độ sâu đến ít nhất là 10 m. Loài này cũng đã tiến vào dòng nước ngọt ở quần đảo Anambas. Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở "A. linki" là 6,5 cm. Cá có màu trắng với 3 dải sọc đen dọc chiều dài thân. Đầu có nhiều vệt nâu đỏ. Có vạch nâu trên nắp mang và gốc vây ngực. Vây đuôi bo tròn. Vây lưng trước và sau có chiều cao bằng nhau. Vảy bao phủ phần trên của nắp mang, không có vảy ở má. Số gai ở vây lưng: 6–7; Số tia ở vây lưng: 13; Số gai ở vây hậu môn: 1; Số tia ở vây hậu môn: 12. "A. linki" được đánh bắt trong ngành buôn bán cá cảnh và đã được nuôi trong điều kiện nuôi nhốt.
Taxi ma quái (tiếng Hàn: 딜리버리맨; Tiếng Anh: Delivery Man) là một bộ phim truyền hình Hàn Quốc năm 2023 với sự tham gia diễn xuất của Yoon Chan-young, Bang Min-ah và Kim Min-seok. Đây là bộ phim truyền hình gốc của Genie TV và có sẵn để phát trực tuyến trên nền tảng của nó và trên TVING (ở Hàn Quốc), Viki và Viu ở một số khu vực được chọn. Phim cũng được phát sóng trên ENA từ ngày 1 tháng 3 đến ngày 6 tháng 4 năm 2023, thứ Tư và thứ Năm hàng tuần lúc 21:00 (KST) với 16 tập. Bộ phim là câu chuyện điều tra hài hước kể về một tài xế taxi thực hiện điều ước cuối cùng của các hồn ma. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ.
Tục thờ chó ở Việt Nam Tục thờ chó là một tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Vị thế tâm linh. Con chó nhà được thờ cúng ở một số nơi ở Việt Nam với tư cách là hộ môn thú (thần canh cửa), muốn canh giữ phần âm thì phải nuôi chó đá. Trong tâm thức của người Việt, chó là con vật trung thành và mang lại nhiều may mắn, những con chó bình thường thì chỉ coi giữ được phần dương, còn muốn canh giữ phần âm thì phải nuôi chó đá, dân gian chôn chó đá để xua đuổi tà ma, quỷ quái. Tục thờ này khá phổ biến ở các làng, xã nông thôn của Việt Nam, nhiều địa phương người dân vẫn giữ tục chôn chó đá trước cửa, hoặc đặt chó đá trên bệ thờ hay đặt chó đá trước cổng nhà, đền miếu để đuổi ma quỷ. Chó đá trong nhà thường nhỏ, mang dáng vẻ hiền lành, không to lớn như chó đá ở đình, đền, phủ. Ở Việt Nam, người Việt có tục thờ chó đá từ lâu, và sâu đậm trong văn hóa, họ thường chôn chó đá trước cổng như một linh vật với ý nghĩa cầu phúc, trừ tà hoặc đặt chó đá trên bệ thờ, theo họ tiếng chó sủa thì ma quỷ không dám bén mảng tới nhà. Trong dân gian xưa vẫn còn lưu truyền những câu chuyện cổ tích Việt Nam nói về chó đá. Ngày nay, người Việt một số nơi không chôn chó đá ở trước cửa nhưng vẫn mua chó gốm về để bày trong nhà, vừa xua đuổi tà ma, vừa làm vật trang trí. Tuy nhiên, một số dần bị thay thế bằng linh vật ngoại lai như sư tử đá hoặc tỳ hưu có nguồn gốc từ Trung Quốc. Ngày xưa núi rừng hoang vu, dân bản thờ chó đá để nó canh thú dữ vào bản hại người. Người Nùng coi chó đá là linh vật, Thờ chó đá nó giữ nhà, nó mang lại may mắn cho mình. Chó đá không những có nhiệm vụ trông coi nhà cửa mà còn có sức mạnh xua đuổi tà khí. Con chó có một vị trí đặc biệt trong đời sống người Cơ Tu, giúp họ đi săn, giữ nhà và làm bạn. Nhà Gươl của người Cơ Tu, tại chân cột có khắc hình mặt trời hướng ra cửa được coi là thần chó, có chức năng bảo vệ nhà gươl. Trên các bộ phận khác nhau của nhà Gươl, hình chó cũng được khắc với nhiều dạng như đôi chó giao cấu, đôi chó cắn vào đầu và đuôi một con trăn. Trong tín ngưỡng của người Cơ Tu, con chó chính là vật tổ của họ. Truyền thuyết Cơ Tu kể rằng, thuở xưa có một trận đại hồng thủy tiêu diệt muôn loài, chỉ còn một cô gái và một con chó sống sót nhờ trốn vào một chiếc trống. Cô gái sống cùng với con chó như vợ chồng, sinh ra hai người con, một trai, một gái. Lớn lên, người con trai xuống đồng bằng, người con gái ở lại miền núi. Cuối cùng hai người lại gặp lại và lấy nhau, sinh ra một quả bầu (có tính chất loạn luân). Từ quả bầu đó, người Cơ Tu, người Bru, người Tà Ôi, người Việt ra đời. Truyền thuyết về ông tổ chó cũng còn thấy ở nhiều dân tộc khác ở Việt Nam như Xê Đăng, S’tiêng, Giẻ Triêng, Chăm, Dao, Lô Lô. Cách để tóc mái bằng trước trán theo kiểu chó (à la chien) ở người Cơ Tu, đó là kiểu để tóc thường thấy ở một số nhóm Xê Đăng, Tà Ôi, Bru (các tộc cùng có truyền thuyết về ông tổ chó). Truyền thuyết của người Pa Cô kể lại rằng, bà tổ và ông tổ chó vẫn sống cùng nhau ở nơi đất liền với trời. Ngày nay người Dao vẫn coi mình là con cháu của Bàn Hồ do đó họ có tục thờ chó, trang phục mô phỏng chó hay trang trí hình chó và để tóc kiểu chó. Trong quan niệm của người Mường, Gà và Chó đóng vai biểu tượng của Sống (sáng) và Chết (tối) ở hai thế giới đối nghịch nhau trong không gian, đại diện cho các loài sống dưới thấp, trên mặt đất. Con chó ngao đứng canh gác bên kia cầu Nại hà (con sông to như cái vạc) mà dòng chảy bọc lấy điện cuối cùng trong Thập điện họp thành Âm ty. Ngày nay mặc dù không còn phổ biến nữa nhưng trước đây việc dùng chó để tế lễ là một tập quán quen thuộc của người Mường. Ở Mãn Đức, con chó đầu tiên đầu tiên mà người ta nhìn thấy vào nhà sẽ bị xử tội, vùng Mường Vang người ta ưa lựa chọn con chó đen. Hình thức thờ chó đá khá phổ biến ở nông thôn Việt Nam, ở nhiều địa phương người dân vẫn giữ tục chôn chó đá trước cửa, thậm chí thờ và kính cẩn gọi là cụ Thạch, Thần cẩu, quan lớn Hoàng Thạch. Tín ngưỡng thờ chó đá đã có từ rất lâu và cho đến nay vẫn còn được gìn giữ trong văn hóa của người Việt. Tục thờ chó của người Việt được thể hiện dưới hai hình thức: Chôn chó đá trước cổng nhà như là linh vật để canh cổng với ý nghĩa trừ tà, cầu phúc và đặt chó đá trên bệ thờ như một thần linh để cầu cúng, thờ phụng. Trong phong thủy, việc chôn và nuôi chó đá để trước cửa nhà phải tiến hành một cách cẩn thận vì khi đặt chó đá trước cửa nhà, sau này gia chủ muốn gỡ bỏ rất khó, vì đã xác định nuôi chó đá mà bỏ đi sẽ mang nhiều vận đen. Trong khi nhiều công sở, di tích đền chùa sử dụng linh vật ngoại lai để gác cửa thì ở nhiều địa phương người dân vẫn giữ tục chôn chó đá trước cửa. Sư tử đá chủ yếu được người Trung Quốc dùng để canh lăng mộ (nhưng nhiều người Việt rước về để coi nhà), trong khi nhiều công sở, di tích đền chùa sử dụng linh vật ngoại lai để gác cửa thì ở nhiều địa phương người dân vẫn giữ tục chôn chó đá trước cửa. Các vùng miền ở Việt Nam còn duy trì tập tục thờ chó đá như vùng Lạng Sơn có nhiều nơi có tục thờ chó đá như: Chi Lăng, Đồng Mỏ, Khòn Lèng, Thất Khê, Tràng Định, Đồng Đăng, Cao Lộc, ngoài ra còn có Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Tại chùa Cầu (Hội An, Quảng Nam) hiện còn đôi chó khắc bằng gỗ ngồi chầu. Ở Đan Phượng, Hà Tây (cũ) cũng ghi nhận tục thờ này, ở đây có hai nơi thờ phụng chó, một bệ thờ chó đá ngoài vườn, trước cửa đình thôn Phù Trung, xã Thượng Mỗ. Một bệ thờ chó đá khác nằm cạnh quần thể di tích chùa Phúc Khánh và đình làng Địch Vĩ, xã Phương Đình. Dân xã Địch Vĩ kính cẩn gọi đàn chó đá là Quan lớn Hoàng Thạch. Mỗi khi có việc gì oan khuất, người dân thường đến trước bệ thờ Quan lớn Hoàng Thạch thắp nhang, kêu khấn và thề với nhau với niềm tin được chứng giám, soi xét. Ở Hà Nội còn ghi nhận các địa danh như ngã tư Trung Hiền có con chó đá khá lớn trấn giữ nên nơi đây còn được gọi là cửa ô Chó Đá. Chó đá canh trước phủ quận công Nguyễn Ngọc Trì (Hát Môn, Phúc Thọ). Ở đền Hai Bà Trưng (xã Hát Môn, Phúc Thọ, Hà Tây) hiện vẫn còn một đôi chó đá với vai trò canh giữ. Đền thờ Cẩu Nhi trên hồ Trúc Bạch với sự tích đền thờ Chó gắn với việc định đô và xây dựng kinh thành Thăng Long của vua Lý Thái Tổ, Miếu thờ thần Cẩu Nhi vốn nằm ở góc Tây Bắc hồ trên bến Châu. Nơi đây đời nhà Trần vẫn gọi là bến Thần Cẩu, trong văn hóa người Việt, việc thờ chó đá là có thực dù ít được ghi chép. Ở Việt Nam mỗi vùng, hình thức thờ chó đá cũng khác nhau. Một số dân tộc Nùng, Tày, Dao sinh sống tại một số huyện Lạng Sơn vẫn còn lưu giữ tục thờ chó đá. Chó đá là linh vật trừ tà trong nhà của một số dân tộc Nùng, Tày, Dao sinh sống tại xã Yên Khoái, huyện Lộc Bình, Người Tày, Nùng một số nơi ở Lạng Sơn có tục chọn ngày tốt để đặt con chó đá trước cửa trông nhà và trừ tà ma. Xã Yên Khoái, huyện Lộc Bình là nơi có nhiều hộ dân lưu giữ tập tục này, hầu như nhà nào cũng có một chú chó đá canh cổng, được tạc to như chó thật, dáng được ưa thích nhất chính là thế phục mồi, trông coi nhà cửa. Chó đá Trong tiếng Tày-Nùng đọc là "Ma hin", chó đá là vật linh thiêng của người dân tộc Nùng. Người dân địa phương quan niệm chó đá sẽ đem lại may mắn, vì vậy họ không bao giờ ăn thịt chó và luôn coi chó là con vật thiêng liêng nhất để tôn thờ người Nùng Cháo có tục chọn ngày tốt để đặt con chó đá trước cửa nhằm trừ tà và giúp trông nom nhà cửa. Người Nùng ở Cao Bằng thờ chó đá, gọi chó đá với những cái tên kính cẩn như "Quan lớn Hoàng Thạch", "cụ Thạch" và đem thờ cúng trước cửa nhà. Bản Boong Dưới, xã Chí Viễn, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, có 273 hộ, tới 90% số hộ thờ chó đá. Với người Dao, hình ảnh con chó được biểu hiện trên trang phục. Người Dao đỏ trong ngày cưới còn đội một chiếc mũ hình đầu chó, mặc váy có hình đuôi chó. Trên trang phục người Dao ta còn bắt gặp hình ảnh đôi chó ngộ nghĩnh quay lưng lại nhau. Người Pa Cô trong tộc người Cơ Tu còn kiêng giết và ăn thịt chó, coi con chó như vật tổ truyền. Người Cơ Tu giờ chỉ còn một số dòng họ như Zrâm Acho (chó), Alang là còn kiêng ăn thịt chó. Họ còn tin rằng thần chó đá có liên quan đến tục cúng máu, khi đi rừng, nếu ai nghe tiếng chó sủa thì phải tìm một hòn đá trắng có hình thù giống chó. Mọi người tin rằng hòn đá đó chính là hiện thân của thần chó đá rơi từ trên trời xuống.
Amblygobius semicinctus là một loài cá biển thuộc chi "Amblygobius" trong họ Cá bống trắng. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1833. Từ định danh "semicinctus" được ghép bởi hai âm tiết trong tiếng Latinh: "semi" ("một nửa") và "cinctus" ("quấn quanh"), hàm ý đề cập đến các vệt xanh óng viền đen ở nửa thân dưới của loài cá này. Phân bố và môi trường sống. "A. semicinctus" có phân bố trải dài từ bờ biển Mozambique đến biển Andaman, bao gồm hầu hết các đảo quốc trên Ấn Độ Dương. Gần đây loài này được ghi nhận ở Kavaratti, một đảo san hô thuộc Lakshadweep ở bờ tây nam Ấn Độ. Hình chụp của cá thể được cho là loài này tại tỉnh Phuket (Thái Lan) cần phải kiểm tra lại. "A. semicinctus" sống trên nền phù sa của khu vực cửa sông và trong đầm phá, thường được tìm thấy ở độ sâu đến ít nhất là 20 m. Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở "A. semicinctus" là 11 cm. Số gai ở vây lưng: 6–7; Số tia ở vây lưng: 13–15; Số gai ở vây hậu môn: 1; Số tia ở vây hậu môn: 12–16; Số tia ở vây ngực: 18–22. "A. semicinctus" sống theo cặp đơn phối ngẫu. Loài này ăn tảo sợi, các loài giáp xác nhỏ và giun nhiều tơ.
Cộng hòa Helvetica (tiếng Pháp: République helvétique, tiếng Đức: Helvetische Republik, tiếng Ý: Repubblica Elvetica, Romansh: Republica helvetica) là một nước cộng hòa chị em của Pháp tồn tại từ năm 1798 đến 1803, trong Chiến tranh Cách mạng Pháp. Nó được thành lập sau cuộc xâm lược của Pháp và hậu quả là sự giải thể của cựu Liên minh Thụy Sĩ, đánh dấu sự kết thúc của chế độ cũ ở Thụy Sĩ. Trong suốt thời gian tồn tại của mình, nước cộng hòa này đã hợp nhất hầu hết lãnh thổ của Thụy Sĩ hiện đại, ngoại trừ các bang Geneva và Neuchâtel và Hoàng tử-Giám mục của Basel. Liên minh Thụy Sĩ, cho đến lúc đó bao gồm các bang tự quản được thống nhất bởi một liên minh quân sự lỏng lẻo (và cai trị các vùng lãnh thổ chủ thể như Vaud), đã bị Quân đội Cách mạng Pháp xâm chiếm và trở thành một đồng minh được gọi là "Cộng hòa Helvetic". Sự can thiệp vào chủ nghĩa địa phương và các quyền tự do truyền thống đã bị phẫn nộ sâu sắc, mặc dù một số cải cách hiện đại hóa đã diễn ra. Sự phản kháng mạnh mẽ nhất ở các bang Công giáo truyền thống hơn, với các cuộc nổi dậy vũ trang nổ ra vào mùa xuân năm 1798 ở miền trung Thụy Sĩ. Quân đội Pháp và Helvetic đã đàn áp các cuộc nổi dậy, nhưng sự phản đối chính phủ mới dần dần gia tăng trong những năm qua, khi người Thụy Sĩ phẫn nộ vì mất đi nền dân chủ địa phương, các loại thuế mới, sự tập trung hóa và thái độ thù địch với tôn giáo. Tuy nhiên, đã có những ảnh hưởng lâu dài. Tên nước Cộng hòa Helvetic, theo tên , cư dân Gaulish của Cao nguyên Thụy Sĩ thời cổ đại, không phải là một sự đổi mới; đúng hơn, Liên minh Thụy Sĩ đôi khi được mệnh danh là Republica Helvetiorum trong tiếng Latin nhân văn kể từ thế kỷ 17, và Helvetia, hiện thân quốc gia Thụy Sĩ, xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1672. Trong lịch sử Thụy Sĩ, Cộng hòa Helvetic thể hiện nỗ lực ban đầu nhằm thành lập một chính phủ tập trung ở nước này. Trong Chiến tranh Cách mạng Pháp những năm 1790, quân đội Cộng hòa Pháp đã mở rộng về phía đông. Năm 1793, Hội đồng lập hiến Quốc gia đã áp đặt tình hữu nghị với Hoa Kỳ và Liên bang Thụy Sĩ là giới hạn duy nhất trong khi ủy quyền về chính sách đối ngoại cho Ủy ban An toàn Công cộng, nhưng tình hình đã thay đổi khi chế độ đốc chính Pháp bảo thủ hơn lên nắm quyền vào năm 1795 và Napoléon chinh phục miền Bắc nước Ý vào năm 1796. Quân đội Cộng hòa Pháp bao vây Thụy Sĩ với lý do "giải phóng" người dân Thụy Sĩ, nơi có hệ thống chính quyền riêng bị coi là phong kiến, đặc biệt là đối với các vùng lãnh thổ bị sáp nhập như Vaud. Một số công dân Thụy Sĩ, bao gồm Frédéric-César de La Harpe, đã kêu gọi sự can thiệp của Pháp vì lý do này. Cuộc xâm lược diễn ra phần lớn một cách hòa bình vì người dân Thụy Sĩ không đáp lại lời kêu gọi cầm vũ khí của các chính trị gia của họ. Vào ngày 5 tháng 3 năm 1798, quân đội Pháp hoàn toàn tràn ngập Thụy Sĩ và cựu Liên bang Thụy Sĩ sụp đổ. Vào ngày 12 tháng 4 năm 1798, 121 đại biểu bang tuyên bố Cộng hòa Helvetic, "Một và Không thể chia cắt". Vào ngày 14 tháng 4 năm 1798, một hội đồng cấp bang được triệu tập ở bang Zürich, nhưng hầu hết các chính trị gia từ hội đồng trước đó đã được bầu lại. Chế độ mới bãi bỏ chủ quyền bang và các quyền phong kiến. Các lực lượng chiếm đóng đã thiết lập một nhà nước tập trung dựa trên những ý tưởng của Cách mạng Pháp. Nhiều công dân Thụy Sĩ phản đối những ý tưởng “tiến bộ” này, đặc biệt là ở các khu vực miền Trung đất nước. Một số khía cạnh gây tranh cãi hơn của chế độ mới đã hạn chế quyền tự do thờ cúng, khiến nhiều công dân sùng đạo hơn phẫn nộ. Để đáp lại, các bang Uri, Schwyz và Nidwalden đã huy động một đội quân khoảng 10.000 người do Alois von Reding chỉ huy để chống lại quân Pháp. Đội quân này được triển khai dọc theo tuyến phòng thủ từ Napf đến Rapperswil. Reding bao vây Lucerne do Pháp kiểm soát và hành quân qua đèo Brünig vào Berner Oberland để hỗ trợ quân đội của Bern. Cùng lúc đó, Tướng Pháp Balthasar Alexis Henri Schauenburg hành quân ra khỏi Zürich bị chiếm đóng để tấn công Zug, Lucerne và đèo Sattel. Mặc dù quân đội của Reding đã giành được chiến thắng tại Rothenthurm và Morgarten, nhưng chiến thắng của Schauenburg gần Sattel đã cho phép ông ta đe dọa thị trấn Schwyz. Vào ngày 4 tháng 5 năm 1798, hội đồng thị trấn Schwyz đầu hàng. Vào ngày 13 tháng 5, Reding và Schauenburg đồng ý ngừng bắn, các điều khoản trong đó bao gồm việc các bang nổi dậy sáp nhập thành một bang duy nhất, do đó hạn chế hiệu quả của họ trong chính quyền trung ương. Tuy nhiên, người Pháp đã không giữ lời hứa tôn trọng các vấn đề tôn giáo và trước khi hết năm, lại xảy ra một cuộc nổi dậy khác ở Nidwalden mà chính quyền đã đàn áp, với các thị trấn và làng mạc bị quân đội Pháp đốt cháy. Không có thỏa thuận chung nào tồn tại về tương lai của Thụy Sĩ. Các nhóm lãnh đạo chia thành Unitaires, những người muốn có một nền cộng hòa thống nhất, và những người theo chủ nghĩa Liên bang, những người đại diện cho tầng lớp quý tộc cũ và yêu cầu quay trở lại chủ quyền của các bang. Những nỗ lực đảo chính trở nên thường xuyên và chế độ mới phải dựa vào người Pháp để tồn tại. Hơn nữa, lực lượng chiếm đóng nhất quyết yêu cầu người dân địa phương chi trả chỗ ở và thức ăn cho binh lính, điều này khiến nền kinh tế kiệt quệ. Hiệp ước liên minh ngày 19 tháng 8 với Pháp, cũng tái khẳng định việc Pháp sáp nhập Hoàng tử-Giám mục Basel và áp đặt các quyền của Pháp đối với Thượng lưu sông Rhine và Đèo Simplon vì những lý do chiến lược rõ ràng đối với Đức và Ý, cũng phá vỡ truyền thống trung lập do Liên bang thành lập. Tất cả điều này gây khó khăn cho việc thiết lập một quốc gia mới. Năm 1799, Thụy Sĩ trở thành vùng chiến sự ảo giữa quân đội Pháp, Áo và Đế quốc Nga, với người dân địa phương chủ yếu ủng hộ hai quân sau, từ chối lời kêu gọi chiến đấu với quân đội Pháp dưới danh nghĩa Cộng hòa Helvetic. Sự bất ổn trong Cộng hòa lên đến đỉnh điểm vào năm 1802–1803; nó bao gồm cuộc nổi dậy Bourla-papey và cuộc nội chiến Stecklikrieg năm 1802. Vào thời điểm đó, nền Cộng hòa mắc nợ 12 triệu franc, bắt đầu với kho bạc 6 triệu franc. Điều này cùng với sự phản kháng của người dân địa phương đã khiến Cộng hòa Helvetic sụp đổ và chính phủ của nước này phải trú ẩn ở Lausanne. Khi đó, Napoléon Bonaparte, lúc đó là Lãnh sự thứ nhất của Pháp, đã triệu tập đại diện của hai bên tới Paris để đàm phán giải pháp. Mặc dù các đại diện phe Liên bang hình thành thiểu số tại hội nghị hòa giải, được gọi là "Helvetic Consulta", Bonaparte vẫn mô tả Thụy Sĩ là liên bang "về bản chất" và coi việc buộc nước này tuân theo bất kỳ khuôn khổ hiến pháp nào khác là không khôn ngoan. Vào ngày 19 tháng 2 năm 1803, Đạo luật Hòa giải đã bãi bỏ Cộng hòa Helvetic và khôi phục các bang. Với việc bãi bỏ nhà nước tập trung, Thụy Sĩ một lần nữa trở thành một liên bang, được gọi là Liên bang Thụy Sĩ.
Yamagami Tetsuya (山上徹也, Yamagami Tetsuya), một người đàn ông 41 tuổi đến từ Thành phố Nara, đã bị Cảnh sát Tỉnh Nara bắt giữ vì bị tình nghi là đã cố gắng giết người; cáo buộc đã nâng cấp lên thành giết người sau khi Abe bị tuyên là đã chết. Yamagami được chuyển đến Đồn Cảnh sát Tây Nara sau khi bị bắt giữ. Anh được mô tả là bình tĩnh và không cố gắng chạy trốn. Yamagami không có tiền án trước khi xảy ra vụ việc. Tính đến ngày 12 tháng 7, 2022, Yamagami chưa bị chính thức buộc tội nào, và anh vẫn đang bị tạm giam tại văn phòng công tố viên để điều tra. Yamagami sinh ra ở Tỉnh Mie trong một gia đình giàu có; bố mẹ anh làm nghề xây dựng địa phương. Được mô tả là "ít nói và kín đáo" ở trường trung học, Yamagami đã viết trong cuốn kỷ yếu tốt nghiệp trung học của mình rằng anh "không hề biết" mình muốn làm gì trong tương lai. Mặc dù tốt nghiệp một trường trung học danh giá, Yamagami không được nhận vào đại học vì các vấn đề tài chính của gia đình anh. Cha của anh đột ngột mất sớm khi anh còn là thiếu niên, buộc mẹ anh phải tiếp quản nghề xây dựng. Yamagami tham gia Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản (JMSDF) vào năm 2002; tại đó anh được điều đến Căn cứ Hải quân JMSDF Kure và làm việc trên khu trục hạm JS "Matsuyuki". Yamagami nghỉ việc JMSDF vào tháng 8 năm 2005 với tư cách là hạ sĩ quan phụ trách điện đài (Quartermaster) và cấp bậc Binh trưởng (Leading seaman). Yamagami từng làm công nhân điều khiển xe nâng tại một nhà sản xuất ở Tỉnh Kyoto vào tháng 10 năm 2020, được mô tả là "ít nói", trước khi nghỉ việc vào tháng 5 năm 2022 sau khi khai rằng anh cảm thấy "không khỏe". Yamagami thất nghiệp tại thời điểm anh bị bắt giữ. Yamagami nói với các nhà điều tra rằng động cơ của anh mang tính cá nhân hơn là chính trị. Sau khi tham gia Nhà thờ Thống nhất vào khoảng những năm 1991 đến năm 1998, mẹ của anh đã đóng cho nhóm này khoảng 100 triệu yên (17 tỷ VND), một khoảng đất thừa hưởng từ cha bà, và ngôi nhà mà bà sống cùng ba đứa con; bà sau đó đã tuyên bố phá sản vào năm 2002. Bà tiếp tục quyên góp cho nhà thờ sau khi phá sản. Một người thân sau đó kể lại việc anh được các anh chị em liên hệ để phàn nàn rằng họ không có thức ăn ở nhà, khiến anh ta phải giao đồ ăn và tiền để bù các khoản sinh hoạt. Yamagami khai rằng anh đã cố gắng tự tử vào năm 2005, với hy vọng mang lại tiền bảo hiểm cho anh chị em của mình. Anh trai của Yamagami, người đã phải chiến đấu lâu dài với căn bệnh ung thư, không đủ tiền để được điều trị y tế; anh đã tự tử vào năm 2015, khiến cho Yamagami bị trầm cảm, theo như chú của anh. Yamagami đổ lỗi cho nhà thờ về vấn đề tài chính của gia đình anh và sau đó thù hằn với nhóm. Yamagami đã nghiên cứu các mối liên hệ của nhà thờ với Abe trong những tháng trước khi vụ tấn công xảy ra, và tin rằng cựu thủ tướng đã làm gia tăng sự ảnh hưởng của nhà thờ ở Nhật Bản. Trong một lá thư được cho là do Yamagami gửi vào ngày 7 tháng 7 cho một blogger ở tỉnh Shimane có tên Yonemoto Kazuhiro () tập trung vào các chủ đề chống lại Nhà thờ Thống nhất, Yamagami đã bày tỏ mong muốn giết chết cả gia đình Moon, nhưng rồi nhận ra rằng anh ta thiếu khả năng làm điều đó. Giết mỗi Hak Ja Han hay con gái bà sẽ chỉ làm cho những người con trai sống sót của Moon vui hơn, và Nhà thờ Thống nhất sẽ không bị giải thể. Anh tin rằng Abe chỉ là một trong số những "người có cảm tình với Nhà thờ Thống nhất" có sức ảnh hưởng lớn chứ không phải "kẻ thù dự định" của anh, nhưng anh không muốn quan tâm đến những hệ quả chính trị mà cái chết của Abe sẽ mang lại. Bức thư không có tên người gửi, nhưng nó đính kèm một thỏa thuận hoàn trả 50 triệu yên từ Nhà thờ Thống nhất, trong đó có đề cập đến Yamagami Tetsuya. Phản ứng của nhà thờ. Lời kể của Yamagami về việc mẹ anh là một thành viên của Nhà thờ Thống nhất đã được Tanaka Tomihiro, chủ tịch của chi nhánh Tokyo của nhà thờ, xác nhận trong một cuộc họp báo vào ngày 11 tháng 7. Tanaka nói rằng mẹ anh tham gia nhà thờ lần đầu vào năm 1998, dừng tham dự lễ vào khoảng năm 2009, và đã tái thiết lập mối quan hệ với nhà thờ vào năm 2019 hoặc 2020. Tanaka từ chối tiết lộ tổng số tiền quyên góp mà mẹ của Yamagami đã đóng kể từ khi bà được kết nạp vào năm 1998, nói rằng không có ghi chép lịch sử quyên góp của bà. Tanaka cũng nói giảm nói tránh mối quan hệ được cho là gần gũi giữa tổ chức này và ông Abe, nói rằng cựu thủ tướng, không phải là thành viên đã đăng ký hoặc cố vấn, chỉ có các bài phát biểu cho "thực thể thân thiện" của họ, tức tổ chức UPF. Vào ngày 14 tháng 7, nhà thờ đưa ra một tuyên bố khẳng định rằng trước khi xảy ra vụ ám sát, họ đã đạt được thỏa thuận hoàn trả 50 triệu yên do mẹ của Yamagami quyên góp từ năm 2004 đến năm 2015, và không có thêm các khoản quyên góp mới nào của bà sau khi hoàn tiền. Yamagami khai rằng kế hoạch ban đầu của anh là ám sát một quan chức cấp cao của Nhà thờ Thống nhất, nhưng sau đó quyết định nhắm vào Abe. Từ sau khi mẹ anh phá sản, Yamagami đã lang thang xung quanh tòa nhà của Nhà thờ Thống nhất và mang theo một con dao, tìm cơ hội để giết người đứng đầu nhóm, bà Hak Ja Han. Anh đã cố gắng giết Han bằng cocktail Molotov khi bà đến thăm tỉnh Aichi vào năm 2019, nhưng đã dừng vì không thể vào tòa nhà của nhà thờ. Yamagami được cho là đã quyết định chuyển mục tiêu sang Abe sau khi biết ông phát biểu trước UPF qua một đoạn video vào tháng 9 năm 2021. Anh sau đó đã rình rập cựu thủ tướng tại nhiều địa điểm khác nhau khi anh lên kế hoạch cho cuộc tấn công của mình trong khoảng thời gian vài tháng. Vào ngày trước khi xảy ra vụ ám sát, Yamagami đã đi bằng Shinkansen để tham dự một cuộc tuần hành của Đảng LDP ở Tỉnh Okayama với ý định giết Abe tại đó; anh đã buộc phải ngừng do các thủ tục tham dự. Sau khi lịch trình của Abe được thay đổi để cho ông có thể đến thăm thành phố Nara vào ngày 8 tháng 7, Yamagami đã theo dõi lịch trình của ông thông qua trang web của Abe. Nơi ở của Yamagami cách ga Shin-Ōmiya năm phút đi bộ; điểm dừng tiếp theo theo hướng Tây trên tuyến Kintetsu Nara là ga Yamato-Saidaiji, nơi vụ ám sát được thực hiện. Yamagami khai với cảnh sát rằng anh đã bắn thử khẩu súng tự chế của mình tại một cơ sở có liên quan đến Nhà thờ Thống nhất một ngày trước khi xảy ra vụ ám sát. Sáu lỗ đạn được các nhà điều tra phát hiện ở lối vào của một tòa nhà bên cạnh chi nhánh Nara của Nhà thờ Thống nhất. Chuẩn bị vũ khí. Yamagami được cho là đã tự chế tạo vũ khí được sử dụng trong vụ ám sát. Cảnh sát đã tìm thấy súng tự chế ở nhà giống với vũ khí được sử dụng, cũng như các thiết bị có khả năng gây nổ, trong quá trình khám xét nhà của anh sau khi anh bị bắt. Sau đó chúng đã bị thu giữ làm bằng chứng, do các nhân viên xử lý bom lấy đi sau khi sơ tán các cư dân gần nhà anh. Yamagami nói rằng anh đã thử các loại súng tự chế của mình bằng cách bắn chúng vào nhiều tấm gỗ khác nhau, với một khay bọc nhôm để đựng thuốc súng khô; những thứ này sau đó đã được lấy đi từ xe của anh. Các trang web về chế tạo bom và sản xuất vũ khí đã được phát hiện trong lịch sử duyệt web của Yamagami. Anh nói với các nhà điều tra rằng ban đầu anh định thực hiện vụ ám sát bằng chất nổ. Tuy nhiên, các mẩu giấy được các nhà điều tra thu từ nhà của cha mẹ Yamagami tiết lộ rằng anh không muốn "gây rắc rối cho người đứng xem" và anh tin rằng chất nổ có thể không giết được Abe, vì vậy anh đã bắt đầu chế tạo súng của riêng mình.
Chợ nổi ở Việt Nam Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Ở Việt Nam, chợ nổi thường họp ở miền Tây Nam Bộ. Chợ nổi là nét văn hóa đặc thù của vùng sông nước miền Tây. Chợ họp trên sông, giữa một vùng sông nước bao la là hàng trăm ghe, thuyền, xuồng của cư dân. Chợ họp cả ngày, nhưng thường nhộn nhịp nhất vào buổi sáng. Trên thuyền chất đầy hàng hóa, phổ biến là các loại trái cây. Nét riêng của các thuyền là trên mỗi thuyền có một vài cây sào, trên đó treo lủng lẳng các loại sản phẩm mà mình có bán. Cho nên khách hàng chỉ cần nhìn vào cây sào đó là có thể biết trên thuyền, ghe đó có thứ mình cần hay không. Tuy rằng người dân "treo gì bán đó" thông qua những cây bẹo, tuy nhiên có 3 trường hợp ngoại lệ: Các chợ nổi này hoạt động tự phát từ xưa đến nay, không có sự quản lý hành chính, thu thuế nào một cách chặt chẽ. Chợ nổi tự phát là do những người buôn bán trên sông đã lâu, cùng với những người nông dân làm vườn địa phương và một số người buôn bán nhỏ lẻ ở địa phương hình thành nên. Đồng bằng sông Cửu Long là xứ nhiệt đới gió mùa điển hình, trái cây, khoai, củ, rau quả rất đa dạng và phong phú cho nên mùa nào cũng có thể đi mua bán những mặt hàng này được. Từ đó, một số cư dân ở đây hình thành nên thói quen một cách tự phát là đi mua bán các loại trái cây, khoai củ, rau quả lúc nông nhàn hoặc thành nghề truyền từ đời này sang đời khác. Hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt tạo điều kiện thuận lợi cho xuồng, ghe đi khắp nơi trong đồng bằng. Chính vì ghe, xuồng có thể lưu thông tự do khắp nơi trong đồng bằng như vậy nên thương lái có thể len lỏi mọi ngõ ngách ở đồng bằng tìm mua các loại trái cây, khoai, rau quả mà nông dân, người làm vườn bán tại vườn với số lượng nhiều, giá rẻ. Các khu vực khác ở Việt Nam không thể có chợ nổi trên sông buôn bán nông sản như vậy, do hệ thống sông ngòi và bị đê bao quanh sông cái ngăn lũ nên ghe, xuồng không thể hoạt động, không thể len lỏi khắp nơi trong đồng bằng được.
Capotain, capatain, hay copotain, là một loại mũ có chóp cao, vành hẹp, hơi có dạng hình nón, thường có màu đen, được nam giới và phụ nữ đội từ những năm 1590 đến giữa thế kỷ XVII ở Anh và Tây Bắc Âu. Thời kỳ đầu, mũ capotain có dạng đỉnh chóp tròn; về sau, chúng bắt đầu được làm phẳng ở phía trên. Mũ capotain đặc biệt gắn liền với trang phục Thanh giáo ở Anh trong những năm dẫn đến Nội chiến Anh và trong thời kỳ thuộc Khối thịnh vượng chung. Nó cũng thường được gọi là mũ chóp phẳng và mũ Pilgrim. Thuật ngữ mũ "Pilgrim" vốn có liên quan đến những người hành hương định cư ở thuộc địa Plymouth vào những năm 1620. Trái ngược với huyền thoại phổ biến, mũ capotain không bao giờ có khóa ở mặt trước; chi tiết này mãi đến thế kỷ 19 mới được tạo ra. Có giả thuyết cho rằng mũ capotain đã truyền cảm hứng cho loại mũ chóp cao sau này.
Giao lưu và tiếp biến văn hóa tại Việt Nam Xuyên suốt quá trình phát triển của lịch sử, văn hóa Việt Nam đã có những cuộc tiếp xúc và giao lưu với các nền văn hóa phương Đông và phương Tây bằng những con đường và hình thức khác nhau. Cùng với sự hình thành các yếu tố văn hóa bản địa, giao lưu và tiếp biến với văn hóa Đông - Tây đã trở thành động lực to lớn cho sự biến đổi, phát triển và làm nên những sắc thái riêng của nền văn hóa Việt Nam. Với văn hóa Đông Nam Á. Quá trình tiếp xúc và giao lưu với văn hóa Đông Nam Á của người Việt cổ, theo GS. Hà Văn Tấn, diễn ra qua hai giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất, trước nền văn hóa Đông Sơn, và giai đoạn thứ hai là từ văn hóa Đông Sơn (thiên niên kỷ thứ I TCN) trở đi đến thế kỷ cuối của thiên niên kỷ thứ I TCN. Giai đoạn thứ nhất, việc tiếp xúc và giao lưu văn hóa chủ yếu diễn ra giữa các bộ lạc hay nhóm bộ lạc trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Khi đó văn hóa Việt Nam vẫn mang các đặc trưng Đông Nam Á cả về vật chất và tinh thần. Dựa vào cứ liệu của các ngành khoa học xã hội và nhân văn, khoa học hiện đại đã xác định được vùng Đông Nam Á có một cơ tầng văn hóa riêng biệt phi Hoa, phi Ấn. Khu vực Đông Nam Á thời tiền sử đã sáng tạo nên các nền văn hóa có những nét tương đồng như: Giai đoạn thứ hai, vào thời kỳ Đông Sơn. Giữa các nền văn hóa Đông Sơn, văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Đồng Nai không chỉ có sự trao đổi, tiếp xúc lẫn nhau, mà các nền văn hóa này đã có trao đổi tiếp xúc khá mạnh mẽ với văn hóa Đông Nam Á. Bằng chứng là, người ta tìm thấy khá nhiều trống đồng Đông Sơn ở Thái Lan, Mã Lai, In-đô-nê-xi-a và miền nam Trung Quốc (thuộc khu vực văn hóa Đông Nam Á). Nhiều trống đồng có hoa văn, hình người, hình chim tìm thấy ở Tấn Ninh (Nam Trung Quốc) mang phong cách Đông Sơn. Rất nhiều rìu đồng đuôi én tìm thấy ở Indonesia được sản xuất theo phong cách Đông Sơn (cụ thể là kiểu rìu Làng Vạc – Nghệ An). Các đồ đồng này hoặc bằng con đường buôn bán mà có mặt ở các nước trong khu vực, hoặc được chế tạo tại chỗ theo phong cách Đông Sơn mà họ chịu ảnh hưởng. Nằm trong khu vực Đông Nam Á, văn hóa Việt Nam ngay từ thời kỳ tiền sử và sơ sử đã mang những sắc thái của văn hóa Đông Nam Á. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển của lịch sử, giao lưu với văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ thì những ảnh hưởng mạnh mẽ của chúng đã khiến cho văn hóa cổ Đông Nam Á bị giải thể về mặt cấu trúc. Các yếu tố, các mảnh vụn của chúng trở thành cơ tầng sâu văn hóa Đông Nam Á trong các nền văn hóa của mỗi quốc gia trong khu vực và được bảo lưu như những yếu tố, giá trị chung tạo nên những nét tương đồng văn hóa. Vào thời kỳ sơ sử, người Việt đã tạo dựng cho mình một nền văn hóa bản địa đặc trưng riêng biệt: văn hóa Đông Sơn – văn minh sông Hồng. Trước khi tiếp xúc và giao lưu với văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ, Việt Nam đã tự hình thành một nền văn hóa bản địa vừa có những nét tương đồng với Đông Nam Á vừa có cá tính, bản sắc riêng. Điều này được thể hiện ở một số điểm sau: Trải qua một nghìn năm Bắc thuộc, văn hóa Đông Sơn bị giải thể về mặt cấu trúc nhưng văn hóa Việt vẫn phát triển. Trong đó các yếu tố của văn hóa Đông Sơn vẫn được lưu giữ trong các xóm làng Việt Nam. Với văn hóa Trung Hoa. Giao lưu và tiếp biến giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa Trung Hoa là sự giao lưu, tiếp biến liên tục qua nhiều thời kỳ của lịch sử. Trung Hoa là một trong những trung tâm văn hóa lớn ở phương Đông, có nền văn hóa lâu đời và phát triển rực rỡ. Văn hóa Trung Hoa là nền văn hóa nông nghiệp xuất phát từ nông nghiệp trồng khô (trồng kê và lúa mạch) trên đất hoàng thổ của vùng trung du Hoàng Hà. Do nằm trên ngã ba đường của các luồng giao lưu kinh tế - văn hóa Đông-Tây, Nam-Bắc trong đại lục châu Á và miền bình nguyên Âu-Á, nền văn hóa này vừa mang những đặc điểm văn hóa du mục của các cư dân phương Bắc và Tây Bắc, vừa thâu hóa nhiều tinh hoa của văn hóa nông nghiệp trồng lúa nước của các cư dân phương Nam. Lịch sử hình thành và phát triển của văn hóa Trung Hoa gắn liền với lịch sử mở rộng lãnh thổ bằng các cuộc chinh phạt về mặt quân sự và truyền bá văn hóa của tổ tiên người Trung Hoa từ phía Tây lưu vực sông Hoàng Hà theo hướng từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam. Cùng với sự bành trướng về phương Nam của các triều đại phong kiến Trung Hoa đã diễn ra quá trình thâu hóa văn hóa phương Nam, Hán hóa các nền văn hóa phương Nam. Vị trí địa lý và những diễn biến của lịch sử đã tạo điều kiện gặp gỡ và tiếp xúc thường xuyên giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa Trung Hoa. Ngày nay, ta không thể phủ nhận ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa đối với văn hóa Việt Nam là rất lớn. Quá trình giao lưu tiếp biến giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa Trung Hoa diễn ra với hai tính chất: giao lưu cưỡng bức và giao lưu tự nguyện. Cũng cần nhận thức rõ rằng ngay cả trong giao lưu cưỡng bức, người Việt luôn có ý thức chống lại sự đồng hóa về phương diện văn hóa, chuyển thể bị động thành thế chủ động bằng cách bản địa hóa văn hóa Hán để tự làm giàu cho bản thân mình mà không bị đồng hóa. Cả hai dạng thức của giao lưu, tiếp biến văn hóa cưỡng bức và tự nguyện giữa văn hóa Việt Nam với văn hóa Trung Hoa đều là nhân tố cho sự vận động của văn hóa Việt Nam trong tiến trình lịch sử. Người Việt luôn có ý thức vượt lên, thâu hóa những giá trị văn hóa Trung Hoa để làm giàu cho văn hóa dân tộc và đã đạt được những thành tự đáng kể trong việc giao lưu tiếp biến với văn hóa Trung Hoa. "Về văn hóa vật thể", người Việt đã tiếp nhận một số kỹ thuật trong sản xuất như: kỹ thuật rèn đúc sắt gang để làm ra công cụ sản xuất và sinh hoạt, kỹ thuật dùng phân để tăng độ màu mỡ cho đất, dân gian gọi là “phân Bắc”, kỹ thuật xây cất nơi ở bằng gạch ngói. Người Việt cũng học được kinh nghiệm dùng đá đắp đê ngăn sóng biển, biết cải tiến kỹ thuật làm đồ gốm (gốm tráng men)… "Về văn hóa phi vật thể", Việt Nam tiếp nhận ngôn ngữ của người Trung Hoa (cả từ vựng và chữ viết), tiếp thu hệ tư tưởng Trung Hoa cổ đại (Nho gia, Đạo gia) trên tinh thần hỗn dung, hòa hợp với tín ngưỡng bản địa và các hệ tư tưởng khác, mô phỏng hệ thống giáo dục theo tinh thần Nho giáo, tiếp nhận một số phong tục Lễ Tết, lễ hội, v.v… Với văn hóa Ấn Độ. Ấn Độ là một trung tâm văn hóa văn minh lớn của khu vực phương Đông và thế giới. Văn minh Ấn Độ lan tỏa khắp khu vực Đông Nam Á và trên nhiều bình diện có ảnh hưởng sâu đậm đến văn hóa Việt Nam bằng nhiều hình thức. Việc giao lưu và tiếp biến với văn hóa Ấn Độ chủ yếu diễn ra bằng con đường hòa bình. Các thương gia, các nhà sư Ấn Độ đến Việt Nam với mục đích thương mại, truyền bá văn hóa, tôn giáo. Vì vậy, giao lưu tiếp biến với văn hóa Ấn Độ mang những dấu ấn, đặc điểm khác với sự giao lưu và tiếp biến với văn hóa Trung Hoa. Trong lịch sử, cư dân của các vùng văn hóa trên lãnh thổ Việt Nam đã tiếp nhận văn hóa Ấn Độ và tạo dựng cho mình những sắc thái văn hóa riêng. Giao lưu với văn hóa Ấn Độ ở những thời kỳ lịch sử khác nhau, không gian văn hóa khác nhau thì nội dung giao lưu cũng khác nhau. Ở thiên niên kỷ đầu Công nguyên, trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay có ba nền văn hóa: văn hóa vùng châu thổ Bắc Bộ, văn hóa Chăm Pa và văn hóa Óc Eo. Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến ba vùng văn hóa này có khác nhau. Văn hóa Óc Eo chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ khá toàn diện. Trên nền tảng cơ tầng văn hóa bản địa, các đạo sĩ Bà la môn đến từ Ấn Độ đã tổ chức, xây dựng một quốc gia mô phỏng mô hình của Ấn Độ ở tất cả các mặt: tổ chức chính trị, thiết chế xã hội, đô thị, giao thông cùng với việc truyền bá các thành tố văn hóa tinh thần như chữ viết, tôn giáo, v.v… Văn hóa Ấn Độ đã góp phần quan trọng vào quá trình hình thành vương quốc Chăm Pa và một nền văn hóa Chăm Pa đầy bản sắc. Người Chăm đã tiếp nhận mô hình văn hóa Ấn Độ từ việc tổ chức nhà nước cho đến việc tạo dựng và phát triển các thành tố văn hóa. Họ đã rất linh hoạt trong việc tiếp biến văn hóa Ấn Độ để tạo dựng nên nền văn hóa Chăm Pa với những sắc thái văn hóa đan xen giữa Ấn Độ, Đông Nam Á và văn hóa bản địa Chăm. Điều này thể hiện trên các lĩnh vực của các thành tố văn hóa, đặc biệt là chữ viết, tôn giáo, kiến trúc và nghệ thuật. Giao lưu và tiếp biến với văn hóa Ấn Độ của người Việt ở vùng châu thổ Bắc Bộ lại diễn ra trong đặc điểm hoàn cảnh lịch sử riêng. Trước khi tiếp xúc với văn hóa Ấn Độ, văn hóa của người Việt đã định hình và phát triển. Dưới thời Bắc thuộc, người Việt tiếp nhận văn hóa Ấn Độ vừa trực tiếp qua các thương gia, nhà sư từ Ấn Độ sang lại vừa gián tiếp qua con đường Trung Hoa. Những thế kỷ đầu Công nguyên, người Việt tiếp nhận văn hóa Ấn Độ trong hoàn cảnh đặc biệt: nước mất và phải đối mặt với văn hóa Hán. Bởi vậy, ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ không chỉ diễn ra trong tầng lớp dân chúng mà còn có sức phát triển lớn. Vùng châu thổ Bắc Bộ trở thành địa bàn trung chuyển văn hóa Ấn Độ, đặc biệt là tôn giáo. Giao Châu trở thành trung tâm Phật giáo lớn ở Đông Nam Á. Người Việt tiếp nhận Phật giáo một cách dung dị bởi đạo Phật ở một số nội dung giáo lý phù hợp với tín ngưỡng bản địa Việt Nam. Người Việt đã tiếp nhận văn hóa Ấn Độ và đặc biệt là đạo Phật trên tinh thần cơ bản là hỗn dung tôn giáo. Khi vào Việt Nam, Phật giáo đã tiếp xúc ngay với tín ngưỡng bản địa và đã chung sống với chúng. Từ tín ngưỡng thờ các hiện tượng tự nhiên, thờ nữ thần nông nghiệp, tín ngưỡng phồn thực của văn hóa bản địa, người Việt đã thâu thái các yếu tố của đạo Phật và tạo nên dòng Phật giáo dân gian thờ Tứ pháp… Phật giáo Ấn Độ đến Giao Châu không chỉ là hiện tượng tôn giáo mà còn là một hiện tượng văn hóa. Cùng với đạo Phật, một tổng thể văn hóa Ấn Độ đã ảnh hưởng đến Việt Nam ngay từ đầu Công nguyên như: ngôn ngữ, âm nhạc, vũ đạo, nghệ thuật… Ngoài ra cũng đã hình thành ở Việt Nam những công trình văn hóa, nghệ thuật có giá trị như hệ thống chùa, tháp… Với văn hóa phương Tây. Giao lưu và tiếp biến với văn hóa phương Tây đặc biệt ở nửa sau của thế kỷ XIX đã tạo bước chuyển có tính chất bước ngoặt trong sự phát triển của văn hóa Việt Nam. Việc giao lưu với văn hóa phương Tây đã từng diễn ra rất sớm trong lịch sử của quốc gia này. Khi nghiên cứu văn hóa khảo cổ, người ta tìm thấy trong văn hóa Óc Eo có nhiều di vật của các cư dân La Mã cổ đại, chứng tỏ họ đã những quan hệ thương mại quốc tế rộng rãi. Thế kỷ XVI, các linh mục phương Tây đã vào truyền giáo ở vùng Hải Hậu (nay thuộc tỉnh Nam Định) và vua Lê-chúa Trịnh ở Đàng Ngoài cũng như các chúa Nguyễn ở Đàng Trong, sau đó là nhà Tây Sơn đều có quan hệ với phương Tây. Tuy nhiên, việc giao lưu văn hóa toàn diện thực sự diễn ra là khi Pháp xâm lược Việt Nam. Về phía người Pháp, sau khi đã lập được ách đô hộ ở Việt Nam, họ rất có ý thức dùng văn hóa như một công cụ để cai trị. Tuy nhiên, họ đã gặp phải sự chống trả quyết liệt của người Việt Nam trên cả phương diện chính trị và văn hóa, có thể kể đến các nhà Nho ở Nam Bộ cuối thế kỷ XIX như Nguyễn Đình Chiểu, Trương Công Định, Nguyễn Trung Trực… Trong hoàn cảnh mất nước, người Việt có ý thức chống lại văn hóa mà quân Pháp định áp đặt cho họ: thái độ không tiếp nhận chữ Quốc ngữ thuở ban đầu, ý thức không học tiếng Tây, không dùng hàng Tây… Tuy nhiên, bằng thái độ mềm dẻo, cởi mở, dần dần họ đã tiếp nhận những giá trị văn hóa mới để phát triển văn hóa dân tộc mình. Trong lịch sử mấy nghìn năm, các cuộc giao lưu và tiếp biến với các nền văn hóa trong khu vực chỉ làm thay đổi về phương diện yếu tố của văn hóa Việt Nam. Lần đầu tiên trong lịch sử, quá trình tiếp xúc toàn diện với văn hóa phương Tây giai đoạn 1858-1954 đã khiến người Việt cấu trúc lại nền văn hóa của mình, đi vào guồng quay của văn minh công nghiệp phương Tây. Diện mạo văn hóa Việt Nam thay đổi trên các phương diện: Thứ nhất là chữ Quốc ngữ, từ chỗ là loại chữ viết dùng trong nội bộ một tôn giáo nay được dùng như chữ viết của một nền văn hóa. Thứ hai là sự xuất hiện của các phương tiện văn hóa như nhà in, máy in ở Việt Nam… Thứ ba là sự xuất hiện của báo chí, nhà xuất bản. Thứ tư là sự xuất hiện của một loạt các thể loại, loại hình văn nghệ mới như tiểu thuyết, thơ mới, điện ảnh, kịch nói, hội họa… Đối với cuộc hội nhập lần thứ nhất, sự tiếp biến với văn hóa Ấn Độ và văn hóa Hán đã làm giàu cho văn hóa Việt Nam, tạo cơ sở cho sự phát triển trong kỷ nguyên Đại Việt. Cuộc hội nhập lần thứ hai, việc tiếp biến với văn hóa phương Tây đã góp phần hiện đại hóa văn hóa Việt Nam trên mọi phương diện. Hiện nay, Việt Nam đang bước vào cuộc hội nhập lần thứ ba, hướng tới mục tiêu xây dựng một nền văn hóa "tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc". Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công và đặc biệt là sau cột mốc 1975, toàn bộ lãnh thổ Việt Nam được thống nhất và quy về một mối, việc giao lưu tiếp biến văn hóa có sự thay đổi về chất so với các thời kỳ lịch sử trước đó. Trong công cuộc Đổi Mới hiện nay, vấn đề giao lưu kinh tế và văn hóa là vô cùng quan trọng và mang tính chất sống còn đối với quốc gia. Đảng Cộng sản Việt Nam đã thực hiện mở rộng giao lưu văn hóa với các nước trên thế giới dưới nhiều hình thức khác nhau, bao gồm việc giới thiệu rộng rãi các giá trị văn hóa của dân tộc Việt Nam với nước ngoài, đồng thời cũng lựa chọn đưa vào quốc gia này những giá trị văn hóa của thế giới, mở rộng hoạt động văn hóa quốc tế dưới nhiều hình thức hợp tác, trao đổi, học tập lẫn nhau. Nó tạo nên sự chuyển biến văn hóa trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là lĩnh vực khoa học – công nghệ, giáo dục – đào tạo, Giai đoạn hiện nay nổi lên nhiều trào lưu học thuật và các tiểu văn hóa mới, phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới. Các tiểu văn hóa tự phát triển cho mình những chuẩn mực và hệ giá trị riêng về các chủ đề văn hóa, lịch sử và chính trị. Trong đó dưới sự hỗ trợ đắc lực của mạng Internet toàn cầu, các tiểu văn hóa giới trẻ với những phong cách, hành vi, phát ngôn và sở thích riêng biệt cũng góp phần quan trọng trong việc cấu tạo nên một nền văn hóa Việt Nam hiện đại trong kỷ nguyên tin học và sự bùng nổ công nghệ thông tin. Những tiểu văn hóa hay những trào lưu và biến đổi văn hóa nổi bật hiện nay tại Việt Nam có thể kể đến như:
Raymond Burghardt (sinh năm 1945) là nhà ngoại giao Mỹ, từng giữ chức vụ Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam từ năm 2002 đến 2004, Giám đốc (1999-2001) đồng thời là Chủ tịch Viện Mỹ tại Đài Loan từ năm 2006 đến năm 2016. Burghardt chào đời ở Thành phố New York vào năm 1945 và lớn lên ở khu vực đô thị New York. Ông tốt nghiệp Trường Đại học Columbia năm 1967. Năm 1985, Burghardt được Tổng thống Ronald Reagan đề cử làm Trợ lý Đặc biệt cho Tổng thống về các vấn đề An ninh Quốc gia, thay thế Constantine Menges làm Giám đốc Cấp cao về các vấn đề Mỹ Latinh trong biên chế Hội đồng An ninh Quốc gia. Trước khi đến Đài Loan, Burghardt là Tổng lãnh sự tại Thượng Hải từ năm 1997 đến năm 1999 và là người đối thoại chính của Chính phủ Mỹ với cố Vương Đạo Hàn, nhà đàm phán chính của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa với Đài Loan. Ông được bổ nhiệm làm Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam thứ hai vào ngày 28 tháng 11 năm 2001, thay thế Pete Peterson. Từ tháng 2 năm 2006 đến tháng 10 năm 2016, ông giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Viện Mỹ tại Đài Loan. Ông đồng thời giữ chức Giám đốc Hội thảo Đông–Tây tại Trung tâm Đông–Tây ở Honolulu, Hawaii từ năm 2006 đến năm 2012. Ông là một trong số ít nhà ngoại giao từng là Viên chức Ngoại giao khi Hoa Kỳ hủy bỏ công nhận Trung Hoa Dân Quốc vào năm 1979 và vẫn là người hoài nghi về tính hợp lệ của Đồng thuận năm 1992. Với tư cách là chủ tịch AIT sắp mãn nhiệm, ông cũng kêu gọi "sự sáng tạo" và "linh hoạt" trong việc giải quyết sự bế tắc chính trị trong quan hệ hai bờ eo biển. Burghardt có thể nói tiếng Việt, tiếng Quan Thoại và tiếng Tây Ban Nha.
Bećir Omeragić (sinh ngày 20 tháng 1 năm 2002) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Thụy Sĩ hiện tại đang thi đấu ở vị trí hậu vệ cho câu lạc bộ Montpellier tại Ligue 1 và Đội tuyển bóng đá quốc gia Thụy Sĩ. Sự nghiệp thi đấu. Gia nhập học viện câu lạc bộ Servette FC, Bećir Omeragić đã thể hiện phẩm chất của mình như một hậu vệ và khả năng lãnh đạo từ rất sớm. Anh gia nhập FC Zürich vào tháng 6 năm 2018. Anh chơi trận đấu chuyên nghiệp đầu tiên vào ngày 4 tháng 5 năm 2019, khi vào sân trong trận thua 0-3 trước Basel. Anh được đá chính lần đầu tiên vào ngày 15 tháng 5, trong chiến thắng 3-0 trước FC Thun. Vào tháng 5 năm 2022, anh cùng đội bóng giành chức vô địch Giải bóng đá vô địch quốc gia Thụy Sĩ, danh hiệu thứ 13 của câu lạc bộ. Omeragić chơi trận đấu đầu tiên tại UEFA Champions League vào ngày 27 tháng 7 năm 2022, khi vào sân thay cho Cheick Condé trong trận hòa 2-2 với Qarabağ. Vào ngày 11 tháng 5 năm 2023, sau 5 năm thi đấu cho Zürich, anh ký hợp đồng với câu lạc bộ Montpellier HSC tại Ligue 1. Sự nghiệp quốc tế. Omeragić là cầu thủ trẻ quốc tế đại diện cho Thụy Sĩ. Vào tháng 9 năm 2020, anh đã được gọi lên Đội tuyển bóng đá quốc gia Thụy Sĩ chuẩn bị cho các trận đấu tại UEFA Nations League gặp Ukraina và Đức. Anh ra mắt quốc tế vào ngày 7 tháng 10 năm 2020, trong trận giao hữu gặp Croatia. Vào năm 2021, anh có tên trong danh sách tham dự Giải vô địch bóng đá châu Âu 2020, nơi đội lọt đến vòng tứ kết của giải đấu. Sinh ra ở Thụy Sĩ với cha mẹ là người Bosna và Hercegovina, cha anh đến từ Derventa và mẹ anh đến từ Prijedor. Sergio Ramos, Thiago Silva và Emir Spahić là những thần tượng của anh. Anh là anh trai của Nedim Omeragić và anh họ của Edin Omeragić. "Tính đến 7 tháng 5 năm 2023"
Virginia Evelyn Palmer (sinh năm 1963) là nhà ngoại giao người Mỹ, từng giữ chức Đại sứ Hoa Kỳ tại Ghana từ năm 2022. Palmer là cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Malawi. Bà được Tổng thống Barack Obama đề cử và được Thượng viện xác nhận, bắt đầu nhiệm vụ vào tháng 1 năm 2015. Thân thế và học vấn. Palmer là con gái của Becky và Richard Palmer, giáo sư kịch nghệ tại Đại học Washington ở St. Louis. Bà sinh trưởng ở University City, Missouri và tốt nghiệp Trường Trung học University City. Bà theo học tại Đại học Georgetown và lấy bằng Cử nhân Khoa học về ngoại vụ năm 1983. Sau đó, bà còn lấy nốt bằng Thạc sĩ Khoa học xã hội tại Đại học Virginia năm 1986. Năm 1986, sau khi hoàn thành chương trình cao học, Palmer gia nhập Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Nhiệm vụ ban đầu của bà là vào làm nhân viên lãnh sự tại Lãnh sự quán Hoa Kỳ ở Calgary, Canada và là nhân viên kinh tế tại Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Những sứ mệnh quốc tế này còn bao gồm các chuyến công tác ở Zimbabwe, Hồng Kông, Kenya và Việt Nam. Bà giữ chức giám đốc Văn phòng Chính sách Kinh tế thuộc Vụ Đông Á và Thái Bình Dương từ năm 2004 đến 2005. Từ năm 2005 đến 2008, bà công tác tại Bộ Ngoại giao trên cương vị là phó điều phối viên chống khủng bố. Đại sứ Hoa Kỳ tại Malawi. Khi được Tổng thống Barack Obama đề cử làm Đại sứ Hoa Kỳ tại Malawi, bà đang làm Phó Đại sứ Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Pretoria, một chức vụ mà bà đã giữ từ năm 2011. Trong vai trò đó, Palmer đã chào đón Obama khi ông đến thăm ba quốc gia ở châu Phi, khi bà giải thích với giới truyền thông địa phương rằng, "Chuyến thăm này nêu bật tiềm năng của châu Phi và Tổng thống của chúng tôi trong việc tương tác và nêu bật vai trò của 600 công ty Mỹ đang hoạt động ở Nam Phi và đang tạo việc làm ở Nam Phi." Sự chậm trễ tại Thượng viện đã khiến việc đề cử bà cũng như của nhiều ứng cử viên đại sứ khác không được chấp thuận. Hiệp hội Cơ quan Đối ngoại Hoa Kỳ bày tỏ lo ngại rằng sự chậm trễ trong thủ tục tố tụng tại Thượng viện đang khiến nước Mỹ gặp nguy hiểm do thiếu đại sứ ở các quốc gia đang tham gia "cuộc chiến chống Ebola", loại virus giết người thống trị Hội nghị Thượng đỉnh Lãnh đạo Hoa Kỳ–châu Phi năm 2014. Bà được Robert Scott kế nhiệm làm Đại sứ Hoa Kỳ tại Malawi vào ngày 7 tháng 8 năm 2019. Từ ngày 4 tháng 11 năm 2019, bà giữ chức phó trợ lý thư ký chính của Cục Tài nguyên Năng lượng. Palmer được Tổng thống Joe Biden bổ nhiệm làm quyền Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao về Tài nguyên Năng lượng vào ngày 20 tháng 1 năm 2021. Đại sứ Hoa Kỳ tại Ghana. Ngày 2 tháng 7 năm 2021, Tổng thống Joe Biden tuyên bố ý định đề cử Palmer làm Đại sứ Hoa Kỳ tiếp theo tại Ghana. Ngày 13 tháng 7, việc đề cử bà được trình lên Thượng viện. Ngày 29 tháng 9, một phiên điều trần về việc đề cử bà đã được tổ chức trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện. Ngày 19 tháng 10 năm 2021, việc đề cử bà đã được ủy ban này báo cáo một cách thuận lợi. Ngày 18 tháng 12 năm 2021, việc đề cử bà đã được xác nhận tại Thượng viện bằng bỏ phiếu trực tiếp. Bà đã trình bằng chứng xác thực của mình cho ngoại trưởng Shirley Ayorkor Botchwey vào ngày 10 tháng 5 năm 2022. Ngoài tiếng Anh, Palmer còn nói được tiếng Trung và tiếng Pháp. Palmer đã kết hôn với Ismail Asmal, cũng là một nhân viên Bộ Ngoại giao. Họ có với nhau hai cô con gái.
David Bruce Shear (sinh ngày 25 tháng 5 năm 1954) là nhà ngoại giao người Mỹ và từng là Viên chức Bộ Ngoại giao chuyên nghiệp. Shear từng là Trợ lý Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ phụ trách các vấn đề An ninh châu Á và Thái Bình Dương từ tháng 7 năm 2014 đến tháng 6 năm 2016. Trước khi được đề cử vào vị trí này, ông từng là Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam. Ông cũng trước đây là phó trợ lý ngoại trưởng về các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ; ông gia nhập Bộ Ngoại giao vào năm 1982 và từng công tác tại Washington, Sapporo, Bắc Kinh, Kuala Lumpur và Tokyo. Sinh trưởng tại Cobleskill, New York, Shear theo học tại Trường Trung học Clayton A. Bouton, tốt nghiệp năm 1971. Ông tốt nghiệp Trường Đại học Earlham lấy bằng Cử nhân vào năm 1975. Shear cũng có bằng Thạc sĩ về quan hệ quốc tế tại Trường Nghiên cứu Quốc tế Cao cấp Johns Hopkins năm 1982, và là thành viên Rusk tại Viện Nghiên cứu Ngoại giao của Đại học Georgetown. Ông giữ chức Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam từ năm 2011 cho đến khi rời nhiệm sở vào năm 2014. Shear là đai đen môn kiếm đạo. Ông và vợ ông là Barbara có một cô con gái. Ông nói được tiếng Trung và tiếng Nhật.
Bách khoa toàn thư về các hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời Bách khoa toàn thư về các hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời (tiếng Anh: Extrasolar Planets Encyclopaedia, còn gọi là Encyclopaedia of exoplanetary systems hay Catalogue of Exoplanets) là một website thiên văn học do Jean Schneider thành lập tại Đài quan sát Meudon ở Paris, Pháp vào tháng 2 năm 1995. Website này duy trì cơ sở dữ liệu về tất cả các hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời đã được phát hiện cũng như các ứng cử viên cho ngoại hành tinh. Mỗi hành tinh sẽ có những trang thông tin riêng cùng một bảng thông số đầy đủ. Danh mục chính của website bao gồm cơ sở dữ liệu của tất cả các hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời đã biết lẫn các phát hiện chưa được xác nhận là ngoại hành tinh. Cơ sở dữ liệu của website được cập nhật thường xuyên với dữ liệu mới từ các ấn phẩm và hội nghị đã được bình duyệt. Trang dữ liệu của một hành tinh gồm có các thông tin cơ bản là năm phát hiện, khối lượng, bán kính, chu kỳ quỹ đạo, bán trục lớn, độ lệch tâm, độ nghiêng, kinh độ cận tinh, thời điểm cận tinh, biến thiên thời gian tối đa và thời điểm quá cảnh, cùng với các phạm vi sai số. Ngoài các thông tin hành tinh cơ bản trên, trang dữ liệu còn chứa thông tin về sao chủ của nó, bao gồm tên, khoảng cách tính theo parsec, loại quang phổ, nhiệt độ hiệu dụng, cấp sao biểu kiến, khối lượng, bán kính, tuổi, và tọa độ thiên thể (xích kinh và xích vĩ). Không phải toàn bộ thông số đều được liệt kê trong bảng dữ liệu kể cả khi đã được biết rõ, và rất nhiều số liệu có thể đơn giản suy ra bằng cách áp dụng định luật ba Kepler về chuyển động thiên thể đều bị bỏ trống. Sự vắng mặt đáng chú ý nhất trên tất cả các trang chính là độ sáng của sao. Tính đến tháng 6 năm 2011, danh mục đã bao gồm các thiên thể lên đến 25 lần khối lượng Sao Mộc, một sự gia tăng so với tiêu chí trước đó là 20 MJ. Đến năm 2016, giới hạn này đã được nâng lên 60 dựa trên một nghiên cứu về các mối quan hệ giữa khối lượng và mật độ.
Khúc côn cầu trên cỏ tại Đại hội Thể thao châu Á 2014 Khúc côn cầu trên cỏ tại Đại hội Thể thao châu Á 2014 được tổ chức ở Incheon, Hàn Quốc từ ngày 20 tháng 9 đến ngày 2 tháng 10 năm 2014. Đội vô địch giải đấu đủ điều kiện trở thành đại diện châu Á tham dự Thế vận hội Mùa hè 2016. 6 đội tuyển đứng đầu châu Á là Hàn Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Nhật Bản, Trung Quốc và Malaysia có thể vào thẳng giải đấu nam. Đối với sáu suất tiếp theo sẽ được tìm ra ở vòng loại được tổ chức tại Dhaka, Bangladesh từ ngày 15 đến ngày 23 tháng 3 năm 2014. Giải đấu vòng loại nữ được tổ chức tại Bangkok, Thái Lan từ ngày 15 đến ngày 23 tháng 2 năm 2014. Cả bốn đội đều đủ điều kiện tham dự Đại hội Thể thao châu Á nhưng sau đó đội tuyển Đài Bắc Trung Hoa rút lui khỏi cả hai giải đấu, Iran cũng rút lui khỏi nội dung giải đấu của nam. Các đội được phân bổ theo vị trí của họ trên Bảng xếp hạng Thế giới FIH bằng cách sử dụng hệ thống serpentine để chia bảng
Lê Vĩnh Khang, một lập trình viên đầy nhiệt huyết và đam mê. Tôi tin rằng mã lập trình có thể thay đổi thế giới và Lê Vĩnh Khang luôn tìm kiếm cơ hội để tạo ra những giải pháp đột phá. Với kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực phát triển phần mềm, Lê Vĩnh Khang đã tham gia vào nhiều dự án thành công và tạo ra những sản phẩm có giá trị thực. Lê Vĩnh Khang không ngại đối mặt với những thách thức phức tạp và luôn tìm cách vượt qua giới hạn để đạt được kết quả tốt nhất. Lê Vĩnh Khang coi việc lập trình là một nghệ thuật và luôn cố gắng tạo ra mã lập trình sạch, hiệu quả và dễ bảo trì. Lê Vĩnh Khang cũng có khả năng làm việc nhóm tốt và truyền cảm hứng cho đồng đội để cùng nhau xây dựng những sản phẩm xuất sắc. Sự sáng tạo, tinh thần kiên nhẫn và sự không ngừng học hỏi là những đặc điểm của Lê Vĩnh Khang. Lê Vĩnh Khang luôn cảm thấy háo hức trước những công nghệ mới và luôn đặt mục tiêu cao cho bản thân để không ngừng tiến bộ trong sự nghiệp lập trình. Lê Vĩnh Khang đã đạt được nhiều thành tựu đáng chú ý trong sự nghiệp của mình. Anh đã tham gia và thành công trong việc phát triển các dự án công nghệ thông tin phức tạp, góp phần nâng cao hiệu suất và tối ưu hóa quy trình. Lê Vĩnh Khang cũng nhận được sự công nhận và đánh giá tích cực trong ngành. Trình độ học vấn. Lê Vĩnh Khang đã hoàn thành trình độ học vấn cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Anh sở hữu bằng Cử nhân/Thạc sĩ Công nghệ thông tin từ một trường đại học danh tiếng và đã tiếp tục nghiên cứu và cập nhật kiến thức để đáp ứng với sự phát triển nhanh chóng của ngành. Kỹ năng lập trình. Lê Vĩnh Khang có kỹ năng lập trình vững vàng trong nhiều ngôn ngữ và công nghệ. Anh đã làm việc với ngôn ngữ như Java, Python, C++ và có kinh nghiệm trong việc phát triển ứng dụng web, di động và phân tích dữ liệu. Lê Vĩnh Khang cũng có khả năng nắm bắt và áp dụng những công nghệ mới nhất trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Với sự cống hiến và nỗ lực, Lê Vĩnh Khang đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong sự nghiệp. Anh/tôi đã tham gia và thành công trong các dự án công nghệ thông tin phức tạp, góp phần nâng cao hiệu suất và tối ưu hóa quy trình. Lê Vĩnh Khang cũng nhận được những giải thưởng và công nhận về sự đóng góp của mình trong lĩnh vực này.
Gebhard Leberecht von Blücher Gebhard Leberecht von Blücher, Thân vương xứ Wahlstatt (]; 21 tháng 12 năm 1742 – 12 tháng 9 năm 1819), là "Graf" (Bá tước), sau này được nâng lên thành "Fürst" (Thân vương có chủ quyền) xứ Wahlstatt và là một tướng quân người Phổ (nguyên soái). Ông đã nhận được sự công nhận lớn nhất sau khi lãnh đạo quân đội của mình chống lại Hoàng đế Napoléon I trong Trận chiến giữa các quốc gia tại Leipzig năm 1813 và Trận Waterloo năm 1815. Blücher sinh ra ở Rostock, con trai của một đại úy quân đội đã nghỉ hưu. Cuộc đời binh nghiệp của ông bắt đầu vào năm 1758 với tư cách là một kỵ binh trong Quân đội Thụy Điển. Ông bị quân Phổ bắt vào năm 1760 trong Chiến tranh Pomerania và sau đó gia nhập Quân đội Phổ, làm sĩ quan kỵ binh cho Phổ trong thời gian còn lại của Chiến tranh Bảy năm. Năm 1773, Blücher bị Frederick Đại đế buộc phải từ chức vì không phục tùng. Ông trở về làm nông dân cho đến khi Frederick qua đời vào năm 1786, Blücher được phục chức và thăng cấp đại tá. Vì thành công của mình trong Chiến tranh Cách mạng Pháp, Blücher được thăng cấp thiếu tướng vào năm 1794. Ông trở thành trung tướng vào năm 1801 và chỉ huy quân đoàn kỵ binh trong Chiến tranh Napoleon năm 1806. Chiến tranh lại nổ ra giữa Phổ và Pháp vào năm 1813 và Blücher trở lại phục vụ tại ngũ ở tuổi 71. Ông trở thành anh hùng hàng đầu của người Đức trong cuộc đấu tranh chấm dứt sự thống trị của nước ngoài đối với các vùng đất của họ. Ông được bổ nhiệm làm tướng chỉ huy lực lượng dã chiến của Phổ và đụng độ với Hoàng đế Napoléon trong các Trận Lützen và Trận Bautzen. Sau đó, ông đã giành được chiến thắng quan trọng trước quân Pháp trong Trận Katzbach. Blücher chỉ huy Quân đội Silesia của Phổ trong Trận Leipzig nơi Napoléon bị đánh bại một cách dứt khoát. Với vai trò của mình, Blücher được phong làm thống chế và nhận tước hiệu Thân vương xứ Wahlstatt. Sau khi Napoléon trở lại ngai vàng vào năm 1815, Blücher nắm quyền chỉ huy Quân đội Phổ ở Hạ Rhein và phối hợp tác chiến với lực lượng Anh và Đồng minh dưới sự chỉ huy của Công tước xứ Wellington. Trong Trận Ligny, ông bị thương nặng và quân Phổ phải rút lui. Sau khi hồi phục, Blücher tiếp tục chỉ huy và tham gia tác chiến với Công tước xứ Wellington trong Trận Waterloo, với sự can thiệp của quân đội Blücher đóng vai trò quyết định trong chiến thắng cuối cùng của quân đồng minh. Blücher được phong làm công dân danh dự của Berlin, Hamburg và Rostock. Được biết đến với tính cách bốc lửa, ông được binh lính đặt biệt danh là Marschall Vorwärts ("Thống chế tiên phong") vì cách tiếp cận hung hãn trong chiến tranh. Cùng với Paul von Hindenburg, ông là người lính Phổ-Đức được nhận những huân chương cao nhất trong lịch sử: Blücher và Hindenburg là những sĩ quan quân đội Phổ-Đức duy nhất được trao tặng Ngôi sao Thập tự giá lớn của Huân chương Thập tự Sắt. Một bức tượng từng đứng ở quảng trường mang tên ông, "Blücherplatz", ở Breslau (ngày nay là Wrocław). Cuộc sống đầu đời. Blücher sinh ngày 21 tháng 12 năm 1742 tại Rostock, một hải cảng trên bờ biển Baltic ở miền Bắc nước Đức ngày nay, lúc đó thuộc Công quốc Mecklenburg-Schwerin. Cha của ông, Christian Friedrich von Blücher (1696–1761), là một đại úy quân đội đã nghỉ hưu, gia đình ông thuộc giới quý tộc và là chủ đất ở miền Bắc nước Đức ít nhất là từ thế kỷ XIII. Mẹ ông là Dorothea Maria von Zülow (1702–1769), người cũng thuộc một gia đình quý tộc lâu đời ở Mecklenburg. Blücher bắt đầu sự nghiệp quân sự của mình ở tuổi 16, khi ông gia nhập Quân đội Thụy Điển với tư cách là một kỵ binh. Vào thời điểm đó, Thụy Điển đang có chiến tranh với Phổ trong Chiến tranh Bảy năm. Blücher tham gia Chiến tranh Pomerania năm 1760, nơi quân kỵ binh Phổ đã bắt được ông trong một cuộc giao tranh. Đại tá của trung đoàn Phổ, Wilhelm Sebastian von Belling (một người họ hàng xa của ông), rất ấn tượng với chàng kỵ binh trẻ tuổi và mời ông ta gia nhập trung đoàn của mình. Blücher đã tham gia vào các trận chiến sau đó của Chiến tranh Bảy năm, và với tư cách là một sĩ quan kỵ binh của Phổ, ông đã có được nhiều kinh nghiệm trong công việc kỵ binh hạng nhẹ. Tuy nhiên, sau khi chiến tranh kết thúc, tinh thần hăng hái của ông đã dẫn ông đến đủ mọi hành vi thái quá, chẳng hạn như vụ hành quyết giả một linh mục bị nghi ngờ ủng hộ cuộc nổi dậy của Ba Lan vào năm 1772. Kết quả là ông không được thăng cấp thiếu tá. Blücher đã đệ trình một lá thư từ chức một cách thô lỗ vào năm 1773, mà Frederick Đại đế đã trả lời rằng "Thuyền trưởng Blücher có thể tự đưa mình đến gặp quỷ dữ" (1773). Blücher chuyển sang làm nông nghiệp sau khi từ chức. Trong vòng 15 năm, ông đã giành được độc lập về tài chính và trở thành thành viên Hội Tam điểm Đức. Trong suốt cuộc đời còn lại của Frederick Đại đế, Blücher không thể trở lại quân đội. Tuy nhiên, nhà vua qua đời vào năm 1786, và năm sau, Blücher được phục chức làm thiếu tá trong trung đoàn cũ của ông, Kỵ binh Đỏ. Ông tham gia chuyến viễn chinh tới Hà Lan vào năm 1787, và năm sau được thăng cấp trung tá. Năm 1789, ông nhận được Huân chương Quân sự cao nhất của Phổ, Huân chương "Pour le Mérite", và năm 1794, ông trở thành đại tá của Kỵ binh Đỏ. Vào năm 1793 và 1794, Blücher nổi bật trong các hoạt động kỵ binh chống lại quân Pháp, và nhờ chiến thắng tại Kirrweiler vào ngày 28 tháng 5 năm 1794, ông được thăng cấp thiếu tướng. Năm 1801, ông được phong hàm trung tướng. Blücher là một trong những thủ lĩnh của phái ủng hộ chiến tranh ở Phổ năm 1805, và ông giữ chức tướng kỵ binh trong chiến dịch thảm khốc năm 1806. Trong Trận Jena-Auerstedt kép, Blücher chiến đấu tại Auerstedt, liên tục dẫn đầu các cuộc tấn công của kỵ binh Phổ, nhưng không thành công. Trong cuộc rút lui của những đội quân tan vỡ, ông chỉ huy lực lượng hậu quân gồm quân đoàn của Frederick Louis, Thân vương xứ Hohenlohe. Với sự đầu hàng của quân chủ lực sau Trận Prenzlau vào ngày 28 tháng 10, ông nhận thấy cuộc hành quân về phía Đông Bắc của mình đã bị chặn lại. Ông dẫn phần quân còn sót lại của mình đi về phía Tây Bắc. Củng cố quân số của mình bằng một sư đoàn do Karl August, Đại công tước xứ Sachsen-Weimar-Eisenach chỉ huy trước đó, Blücher và tham mưu trưởng mới của ông là Gerhard von Scharnhorst, đã tổ chức lại lực lượng của mình thành hai quân đoàn nhỏ với tổng cộng 21.000 người và 44 khẩu pháo. Tuy nhiên, ông đã bị hai quân đoàn Pháp đánh bại trong Trận Lübeck vào ngày 6 tháng 11. Ngày hôm sau, ông bị 40.000 quân Pháp vây khốn và mắc kẹt ở biên giới Đan Mạch, ông buộc phải đầu hàng với chưa đầy 10.000 quân tại Ratekau. Blücher nhấn mạnh rằng các điều khoản được viết trong tài liệu đầu hàng, ông phải đầu hàng do thiếu quân nhu và đạn dược, và binh lính của ông nên được đội hình Pháp dọc đường vinh danh. Ông ta được phép giữ thanh kiếm của mình và di chuyển tự do, chỉ bị ràng buộc bởi lời thề danh dự. Ông nhanh chóng được trao đổi tù binh Thống chế tương lai của Pháp là Claude Victor-Perrin, Duc de Belluno, và làm việc tích cực ở Pomerania, Berlin và Königsberg cho đến khi chiến tranh kết thúc. Sau chiến tranh, Blücher được coi là nhà lãnh đạo đương nhiên của Đảng Yêu nước, đảng mà ông có liên lạc chặt chẽ trong thời kỳ Napoléon thống trị, nhưng hy vọng liên minh với Áo trong cuộc chiến năm 1809 của ông đã thất bại. Năm này ông được phong làm tướng kỵ binh. Năm 1812, ông bày tỏ quan điểm cởi mở về liên minh giữa Nga và Pháp đến mức ông bị triệu hồi khỏi chức thống đốc quân sự của Pomerania và gần như bị trục xuất khỏi triều đình. Sau khi bắt đầu Chiến dịch Đức năm 1813, Blücher một lần nữa được giao quyền chỉ huy cấp cao và ông có mặt tại Trận Lützen và Trận Bautzen. Trong thời gian đình chiến mùa hè, ông tổ chức lại lực lượng Phổ; khi chiến tranh tiếp tục, ông trở thành tổng tư lệnh Quân đội Silesia, với August Neidhardt von Gneisenau và Karl Freiherr von Müffling là sĩ quan tham mưu chính cùng 40.000 người Phổ và 50.000 người Nga dưới quyền chỉ huy của ông trong chiến dịch mùa thu. Phẩm chất quân sự dễ thấy nhất mà Blücher thể hiện là nghị lực không ngừng nghỉ của ông. Sự bất phân thắng bại và sự khác biệt về lợi ích thường thấy trong quân đội của Liên minh thứ sáu khiến ông trở thành một đối thủ không ngừng nghỉ. Biết rằng nếu không thể thuyết phục người khác hợp tác, ông sẵn sàng tự mình thực hiện nhiệm vụ, điều này thường khiến các tướng khác phải làm theo sự chỉ đạo của ông. Ông đã đánh bại Thống chế MacDonald tại Trận Katzbach, và bằng chiến thắng trước Thống chế Marmont tại Trận Möckern đã dẫn đến thất bại quyết định của Hoàng đế Napoleon I trong Trận Leipzig. Quân đội của Blücher xông vào Leipzig vào buổi tối ngày cuối cùng của trận chiến. Đây là trận chiến thứ tư giữa Napoléon và Blücher, và là trận đầu tiên Blücher dành chiến thắng. Vào ngày Möckern (16 tháng 10 năm 1813), Blücher được phong làm thống chế. Sau đó ông có biệt danh là "Thống chế tiên phong" nhờ nghị lực tràn đầy năng lượng của mình. Và sau chiến thắng, ông đã truy đuổi quân Pháp. Vào mùa đông năm 1813–1814, Blücher, cùng với các tham mưu trưởng của mình, chủ yếu là người xúi giục các nhà cai trị của Liên minh tiến hành tấn công vào nước Pháp. Trận Brienne và Trận La Rothière là những sự kiện chính trong giai đoạn đầu tiên của chiến dịch năm 1814 ở Đông Bắc nước Pháp nổi tiếng, và chúng nhanh chóng được theo sau bởi những chiến thắng của Napoléon trước Blücher tại Trận Champaubert, Trận Vauchamps và Trận Montmirail. Tuy nhiên, lòng dũng cảm của nhà lãnh đạo Phổ vẫn không hề suy giảm, và chiến thắng của ông trước quân Pháp đông hơn rất nhiều tại Trận Laon (ngày 9 và 10 tháng 3) trên thực tế đã quyết định số phận của chiến dịch. Tuy nhiên, sức khỏe của ông đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng do căng thẳng trong 2 tháng trước đó, và giờ đây ông bị suy sụp, mất thị lực và hoang tưởng rằng một người Pháp đã tẩm cho ông một con voi. Dominic Lieven đã viết rằng sự cố này "đã tiết lộ sự mong manh của cơ cấu chỉ huy của quân đội liên minh và Quân đội Silesia đã phụ thuộc đến mức nào vào nghị lực, lòng dũng cảm và sức thu hút của Blü, Quân đội S". Sau đó, Blücher đã truyền một phần năng lượng của mình vào các hoạt động của Quân đội Bohemia của Thân vương xứ Schwarzenberg, và cuối cùng đội quân này và Quân đội Silesia đã hành quân tác chiến cùng nhau tiến về phía Paris. Chiến thắng ở Montmartre, quân đồng minh tiến vào thủ đô nước Pháp và lật đổ Đệ Nhất Đế chế Pháp. Blücher ủng hộ việc trừng phạt nghiêm khắc thành phố Paris vì những đau khổ của Phổ dưới tay quân đội Pháp, nhưng các chỉ huy đồng minh đã can thiệp. Theo Công tước xứ Wellington, một trong những kế hoạch của Blücher liên quan đến việc cho nổ tung Cầu Iéna gần Champ-de-Mars: Để tri ân những chiến thắng của ông vào năm 1814, Vua Frederick William III của Phổ đã trao cho Blücher tước "Fürst" xứ Wahlstatt (ở Silesia trên chiến trường Katzbach). Nhà vua cũng trao tặng ông các điền trang gần Krieblowitz (nay là Krobielowice, Ba Lan) ở Hạ Silesia và một dinh thự lớn ở số 2, Pariser Platz ở Berlin (năm 1930 trở thành Đại sứ quán Hoa Kỳ, Berlin). Ngay sau đó, Blücher đã đến thăm Vương quốc Anh, nơi ông được đón tiếp theo nghi thức hoàng gia để vinh danh và chào đón nòng nhiệt ở mọi nơi ông đặt chân đến. Khi Đại học Oxford cấp cho ông bằng tiến sĩ danh dự (tiến sĩ luật), ông được cho là đã nói đùa rằng nếu ông được làm bác sĩ thì ít nhất họ nên phong Gneisenau làm dược sĩ bào chế thuốc; ", anh ấy sẽ làm ra những viên thuốc." Triều đại 100 ngày và cuộc sống cuối đời. Sau chiến tranh, Vua Frederick William III đã ban thưởng tài sản cho Blücher ở khu vực Neustadt (nay là Prudnik). Vào tháng 11 cùng năm, Blücher cho một nông dân địa phương, Hübner, thuê Kunzendorf, Mühlsdorf, Wackenau và Achthuben để đổi lấy 2.000 thaler bạc, cuộn vải lanh và sợi. Vợ ông cũng chuyển đến Kunzendorf. Khi sống ở khu vực Neustadt, ông đã hỗ trợ tài chính cho gia đình các liệt sĩ, tặng vài lít bia cho cha xứ địa phương mỗi ngày và trả tiền cho một bác sĩ ở Neustadt để chữa trị cho người nghèo. Nhờ những nỗ lực của ông, một khu nghỉ dưỡng có tên "Blücher's Spring" đã được thành lập ở Kunzendorf (nó đã bị phá hủy cùng với lâu đài trong trận chiến Neustadt năm 1945). Sau chiến tranh, Blücher lui về Silesia. Tuy nhiên, sự trở lại của Napoléon từ Elba và bắt đầu Triều địa Bonaparte phục hoàng, triều đình Phổ đã kêu gọi ông trở lại phục vụ. Ông được giao quyền chỉ huy Quân đội Hạ Rhine, với Gneisenau lại giữ chức tham mưu trưởng. Khi bắt đầu Chiến dịch Waterloo năm 1815, quân Phổ đã thất bại nặng nề tại Trận Ligny (16 tháng 6), trong đó vị nguyên soái già bị mắc kẹt dưới con ngựa chết của chính ông trong vài giờ và liên tục bị kỵ binh giẫm đạp lên, mạng sống của ông chỉ được cứu nhờ sự tận tâm của trợ lý trại Bá tước xứ Nostitz, người đã ném một chiếc áo khoác ngoài cho chỉ huy của mình để che giấu cấp bậc và danh tính của Blücher khỏi những người Pháp đi qua. Vì Blücher không thể tiếp tục chỉ huy trong vài giờ, Gneisenau nắm quyền chỉ huy, rút lui đội quân bại trận và tập hợp lại sau đó. Bất chấp sự không tin tưởng của Gneisenau đối với Công tước xứ Wellington, ông vẫn tuân theo mệnh lệnh cuối cùng của Blücher để chỉ đạo quân đội rút lui về phía Wavre, thay vì Liège, để hội quân cùng quân đội Anh của Wellington và các quân đoàn Phổ khác. Sau khi rửa vết thương bằng dầu xoa bóp đại hoàng và tỏi, đồng thời được củng cố bằng một liều rượu schnapps bổ sung, Blücher trở lại gia nhập quân đội của mình. Gneisenau lo sợ rằng người Anh đã từ bỏ các thỏa thuận trước đó của họ và ủng hộ việc rút quân, nhưng Blücher thuyết phục ông cử hai quân đoàn đến hội quân với Wellington tại Waterloo. Sau đó, ông dẫn quân của mình hành quân quanh co, dọc theo những con đường lầy lội, đến cánh đồng Waterloo vào buổi chiều muộn. Bất chấp tuổi tác, vết thương đau đớn và nỗ lực phải bỏ ra để có thể ngồi trên lưng ngựa, Bernard Cornwell nói rằng một số binh sĩ đã chứng thực tinh thần cao độ của Blücher và quyết tâm đánh bại Napoléon của ông: Khi trận chiến đang ở thế cân bằng, quân đội của Blücher đã can thiệp với hiệu quả quyết định và đè bẹp đối phương, đội tiên phong của ông ta tiêu diệt lực lượng dự bị đang rất cần thiết của Napoléon, và lực lượng chủ lực của ông ta là công cụ để đè bẹp sự kháng cự của quân Pháp. Chiến thắng này đã mở đường cho một chiến thắng quyết định thông qua sự truy đuổi không ngừng nghỉ của quân Pháp đối với quân Phổ. Hai đội quân của Liên minh tiến vào Paris vào ngày 7 tháng 7. Blücher ở lại thủ đô nước Pháp trong vài tháng, nhưng tuổi tác và bệnh tật buộc ông phải lui về dinh thự ở Silesia của mình tại Krieblowitz. Theo lời mời của chính phủ Anh, ông đã thực hiện một chuyến thăm cấp nhà nước khác tới Anh để được chính thức nhận lời cảm ơn về quân đội và vai trò của ông trong Chiến dịch Waterloo. Khi xe ngựa của ông dừng lại trên Đồi Blackheath, nhìn ra kinh đô London, người ta cho rằng ông đã thốt lên: "Thật là một thành phố đáng bị cướp phá!" Ông qua đời tại Krieblowitz vào ngày 12 tháng 9 năm 1819, thọ 76 tuổi. Sau khi ông qua đời, một lăng mộ hùng vĩ đã được xây dựng để lưu giữ hài cốt của ông. Khi Krieblowitz bị Hồng quân chinh phục vào năm 1945, binh lính Liên Xô đã đột nhập vào lăng mộ Blücher và rải hài cốt của ông ấy ra. Quân đội Liên Xô được cho là đã sử dụng hộp sọ của ông như một quả bóng đá. Sau năm 1989, một số hài cốt của ông đã được một linh mục người Ba Lan mang đi và an táng trong hầm mộ của nhà thờ ở Sośnica (tiếng Đức: Schosnitz), cách Krobielowice của Ba Lan ngày nay 3 km. Hoàng đế Napoléon mô tả Blücher là một người lính rất dũng cảm, không có tài năng như một vị tướng, nhưng Napoleon ngưỡng mộ thái độ của ông, mà mô tả Blücher giống như một con bò tót nhìn xung quanh với đôi mắt trợn tròn và khi thấy nguy hiểm sẽ lao tới. Napoléon coi ông là người cứng đầu và không mệt mỏi, không biết sợ hãi. Napoleon gọi Blücher ta là một tên khốn già, người luôn có thể đứng dậy và sẵn sàng cho trận chiến tiếp theo sau một thất bại nặng nề, Blücher gần như ngay lập tức quay lại tấn công một cách mạnh mẽ. Sau này trong quân đội Phổ người ta nói rằng Blücher đã thiết lập "một lối chiến tranh của Phổ" có ảnh hưởng lâu dài: Nói đúng hơn, Blücher là một vị tướng dũng cảm và được nhiều người yêu mến, người "có nhiều điều đáng tự hào: nghị lực, khả năng gây hấn có kiểm soát và cam kết đánh bại quân địch." Tạp chí chiến dịch của ông từ năm 1793 đến 1794 được xuất bản năm 1796: Ấn bản thứ hai của cuốn nhật ký này, cùng với một số bức thư của Blücher, được xuất bản vào năm 1914: Các bài viết và thư từ được sưu tầm của ông (cùng với của Yorck và Gneisenau) xuất hiện vào năm 1932: Gia đình và con cháu. Blücher đã kết hôn 2 lần: năm 1773 với Karoline Amalie von Mehling (1756–1791) và sau khi bà qua đời, vào năm 1795 ông kết hôn lần 2 với Katharine Amalie von Colomb (1772–1850), em gái của Tướng Peter von Colomb. Trong khi cuộc hôn nhân thứ 2 này không có con, thì với cuộc hôn nhân đầu tiên, Blücher đã có 7 người con, trong đó 2 con trai và 1 con gái sống sót đến tuổi trưởng thành. Cháu trai của thống chế Blücher là Bá tước Gebhard Bernhard von Blücher (1799–1875), được lập làm Thân vương Blücher xứ Wahlstatt (Serene Highness) ở Phổ, một tước vị cha truyền con nối với chế độ con trưởng, các thành viên khác trong nhánh của ông mang tước hiệu bá tước hoặc nữ bá tước. Năm 1832, ông mua Lâu đài Raduň ở Huyện Opava (Cộng hòa Séc ngày nay) và vào năm 1847, các vùng đất tại Wahlstatt, Legnickie Pole, tất cả đều thuộc quyền sở hữu của gia đình cho đến khi cuộc đào tẩu và trục xuất người Đức khỏi Ba Lan và Tiệp Khắc vào năm 1945, khiến gia đình phải sống lưu vong ở dinh thự của họ Havilland Hall ở Guernsey, được mua lại bởi Thân vương thứ 4 và người vợ người Anh của ông, Evelyn, Thân vương phu nhân Blücher. Sau đó gia đình chuyển đến Eurasburg, Bayern. Người đứng đầu hiện tại của Nhà Blücher von Wahlstatt là Nicolaus, Thân vương Blücher thứ 8 xứ Wahlstatt (sinh năm 1932), người thừa kế rõ ràng là con trai ông, bá tước Lukas (sinh năm 1956). Blücher đã nhận được nhiều huân chương vinh danh ở nhiều nhà nước khác nhau: Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Thị trấn Kaub của Rhineland có một bảo tàng dành riêng cho Blücher, đặc biệt là kỷ niệm việc ông vượt sông Rhein cùng liên quân Phổ và Nga, vào đêm giao thừa 1813–1814, để truy đuổi quân Pháp. Sau cái chết của Blücher, các bức tượng được dựng lên để tưởng nhớ ông tại Berlin, Breslau, Rostock và Kaub (nơi quân của ông vượt sông Rhein để truy đuổi lực lượng của Napoléon vào năm 1813). Blücher được vinh danh với một bức tượng bán thân ở Đài tưởng niệm Walhalla gần Regensburg. Để biết ơn sự phục vụ của Blücher, George Stephenson, kỹ sư đầu máy tiên phong người Anh, đã đặt tên cho đầu máy xe lửa theo tên của ông. Ngôi làng khai thác mỏ nhỏ cách nơi sinh của Stephenson ở Wylam vài dặm cũng mang tên Blucher để vinh danh ông. Tàu Blucher được đặt theo tên ông, sau khi con tàu ban đầu bị người Anh bắt giữ và những người chủ mới đặt tên nó theo tên Blücher. Ba tàu chiến của hải quân Đức đã được đặt tên để vinh danh Blücher. Chiếc đầu tiên được đặt tên như vậy là Tàu hộ tống SMS Blücher, được chế tạo tại Kiel bởi Norddeutsche Schiffbau AG (sau đổi tên thành Friedrich Krupp- Germaniawerft) và hạ thủy vào ngày 20 tháng 3 năm 1877. Ngừng hoạt động sau một vụ nổ nồi hơi vào năm 1907, nó được hoán cải thành tàu vận chuyển than ở Vigo, Tây Ban Nha. Vào ngày 11 tháng 4 năm 1908, Tàu tuần dương bọc thép SMS Blücher được hạ thủy từ Nhà máy đóng tàu Hoàng gia ở Kiel. Con tàu này bị đánh chìm vào ngày 24 tháng 1 năm 1915 trong Chiến tranh thế giới thứ nhất tại Trận Dogger Bank. Tàu tuần dương hạng nặng Blücher của Đức trong Thế chiến thứ hai được hoàn thành vào tháng 9 năm 1939 và được tuyên bố sẵn sàng phục vụ vào ngày 5 tháng 4 năm 1940 sau khi thực hiện một loạt các cuộc thử nghiệm trên biển và các bài tập huấn luyện. Con tàu bị đánh chìm 4 ngày sau đó gần Oslo trong Chiến dịch Weserübung xâm lược Na Uy. Blücher do nam diễn viên người Đức Otto Gebühr thủ vai trong bộ phim "Waterloo" năm 1929. Năm 1932, Blücher là chủ đề của bộ phim tiểu sử "Marshal Forwards", trong đó Blücher do Paul Wegener thủ vai. Nó là một phần của nhóm phim Phổ được phát hành trong thời đại đó. Chân dung của ông được nam diễn viên Liên Xô Sergo Zakariadze thủ vai trong bộ phim "Waterloo" của Liên Xô-Ý hợp tác sản xuất năm 1970. Blücher cũng có một khu ký túc xá mang tên ông tại trường Wellington College, Berkshire. Blucher, như đã biết, là ngôi nhà dành cho nam sinh nổi tiếng về năng lực thể thao và học tập. Một câu nói phổ biến của người Đức, "ran wie Blücher gehen" ("tấn công như Blücher"), có nghĩa là ai đó đang thực hiện hành động rất trực tiếp và hung hãn, trong chiến tranh hay cách khác, đề cập đến Blücher. Câu nói đầy đủ của người Đức, hiện đã lỗi thời, liên quan đến Trận Katzbach năm 1813: "ran wie Blücher an der Katzbach gehen" ("tiến lên như Blücher tại Katzbach"), mô tả hành vi quyết tâm và mạnh mẽ. Họ của Vasily Blyukher được một chủ nhà đặt cho gia đình anh để vinh danh Gebhard. Gần Sân vận động Twickenham là "quán rượu Prince Blucher".
Danh sách phim VTV phát sóng năm 2024 Đây là danh sách phim do Đài Truyền hình Việt Nam phát sóng trong năm 2024. ←2023 - 2024 - 2025→ Phim Tết Nguyên Đán. Phim phát sóng trên VTV1 từ mùng 1 đến mùng 4 Tết Nguyên Đán. VTV1 - Phim truyện giờ vàng. Những bộ phim này phát sóng từ 21:00 đến 21:30 các ngày từ thứ Hai đến thứ Sáu trên kênh VTV1. VTV3 - Phim truyện giờ vàng. Phim thứ Hai - thứ Tư. Những bộ phim này phát sóng từ 21:40 đến 22:30 các ngày từ thứ Hai đến thứ Tư trên kênh VTV3. Phim thứ Năm - thứ Sáu. Những bộ phim này phát sóng từ 21:40 đến 22:30 thứ Năm và thứ Sáu trên kênh VTV3. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ.
Amblygobius stethophthalmus là một loài cá biển thuộc chi "Amblygobius" trong họ Cá bống trắng. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1851. Từ định danh "stethophthalmus" được ghép bởi hai âm tiết trong tiếng Hy Lạp cổ đại: "stêthos" (στῆθος; "ngực") và "ophthalmós" (ὀφθαλμός; "mắt"), không rõ hàm ý đề cập đến điều gì. Phân bố và môi trường sống. "A. stethophthalmus" có phân bố giới hạn trong khu vực Đông Nam Á, từ Myanmar và Thái Lan băng qua Việt Nam đến Malaysia, Singapore, Indonesia và Philippines. "A. stethophthalmus" trước đây được cho là đồng nghĩa của "Amblygobius bynoensis", một loài có phạm vi giới hạn ở bờ biển Úc và biển San Hô. "A. stethophthalmus" sống trên nền phù sa ở vùng nước rừng ngập mặn, hay thảm cỏ biển và rạn san hô, được tìm thấy ở độ sâu đến ít nhất là 6 m. Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở "A. stethophthalmus" là 8,5 cm. Cá có dải sọc nâu viền trắng dọc chiều dài thân, từ mõm băng qua mắt đến vây lưng trước, một sọc tương tự từ má đến gốc vây ngực. Đầu có nhiều chấm màu sẫm trên mõm. Có các vạch nâu trên lưng. Gốc vây đuôi trên có đốm đen. Vây đuôi bo tròn. Vây lưng trước và sau có chiều cao bằng nhau. Vảy bao phủ phần trên của nắp mang, không có vảy ở má. Số gai ở vây lưng: 6–7; Số tia ở vây lưng: 15–16; Số gai ở vây hậu môn: 1; Số tia ở vây hậu môn: 14–15. "A. stethophthalmus" sống đơn độc hoặc theo cặp. "A. stethophthalmus" là một thành phần của hoạt động buôn bán cá cảnh.
Hossein Tayyebi Bidgoli (; sinh ngày 29 tháng 9 năm 1988 tại Neyshabur, Iran) là một cầu thủ futsal chuyên nghiệp thi đấu cho câu lạc bộ futsal Palma và Đội tuyển bóng đá trong nhà quốc gia Iran. Anh có trận đấu ra mắt cho đội tuyển quốc gia Iran vào năm 2009 khi vừa tròn 20 tuổi. Anh từng nhận danh hiệu Vua phá lưới tại 2014 với 15 bàn thắng và Giải vô địch bóng đá trong nhà châu Á 2018 với 14 bàn thắng. Anh cũng từng lọt vào top 5 cầu thủ futsal xuất sắc nhất tại lễ trao giải thưởng UMBRO Futsal vào các năm 2017 và 2018.
Bảng tổng hợp một số biến cách của tiếng Pali Bảng không bao gồm các biến cách của đại từ và số đếm. Trong tiếng Pāḷi, danh từ và tính từ không có sự phân chia rõ rệt, chúng thường được gọi chung là "nāma", từ mang nghĩa tương đương với "tên gọi" trong tiếng Việt, nghĩa bóng là "danh từ". Các nāma được thể hiện thông qua tám biến cách ("vibhattī") cơ bản: "paṭhamā, dutiyā, tatiyā, catutthī, pañcamī, chaṭṭhī, sattamī, ālapanā." Trong mỗi biến cách, lại chia làm hai trường hợp là số ít và số nhiều, tương đương với "ekavacana" và "bahuvacana" trong tiếng Pāḷi.
Amblygobius nocturnus là một loài cá biển thuộc chi "Amblygobius" trong họ Cá bống trắng. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1945. Tính từ định danh "nocturnus" trong tiếng Latinh có nghĩa là “về đêm”, hàm ý đề cập đến quan sát của Herre, vì ông cho rằng loài này và những loài cá bống khác ở Thái Bình Dương đều sống ở tầng đáy và chỉ ngoi lên mặt nước vào ban đêm. Phân bố và môi trường sống. "A. nocturnus" có phân bố rộng khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Ở Ấn Độ Dương thì loài này được biết đến tại biển Đỏ và vịnh Ba Tư, Maldives cùng Rodrigues và Seychelles, ở Tây Thái Bình Dương thì từ Thái Lan trải dài về phía đông đến quần đảo Marquises và Tuamotu (Polynésie thuộc Pháp), ngược lên phía bắc đến quần đảo Ryukyu (Nhật Bản), về phía nam đến Úc (bao gồm đảo Lord Howe) và đảo Rapa Iti. "A. nocturnus" sống trên nền đáy cát và bùn ở đầm phá và trên rạn san hô, độ sâu đến ít nhất là 30 m. Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở "A. nocturnus" là 10 cm. Cá có màu xám nhạt. Đầu và thân có các sọc hồng, đậm nhất ở đầu. Dọc gốc vây lưng có 8–9 xếp thành hàng. Vây lưng trước và sau có chiều cao bằng nhau; vây đuôi hơi nhọn. Số gai ở vây lưng: 7; Số tia ở vây lưng: 13–15; Số gai ở vây hậu môn: 1; Số tia ở vây hậu môn: 13–15. Thức ăn của "A. nocturnus" là vụn hữu cơ và động vật giáp xác nhỏ. Chúng sống theo cặp đơn phối ngẫu. Tình trạng phân loại. "A. nocturnus" là một loài thiếu vảy lược và cũng thiếu vảy ở giữa phần trước và phần trên của nắp mang, trái với nhiều loài "Amblygobius" khác. Do đó, "A. nocturnus" có thể xứng đáng được công nhận là một phân chi, trong trường hợp đó thì phân chi có tên là "Yabotichthys" (chi gốc của "A. nocturnus") hoặc "Diaphoroculius". Ba loài khác có cùng đặc điểm này với "A. nocturnus" là "Amblygobius calvatus", "Amblygobius cheraphilus" và "Amblygobius esakiae".
Tục thờ rắn ở Việt Nam Tục thờ rắn là một tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Trong nền văn hóa của nhiều dân tộc trên thế giới cũng như Việt Nam, rắn là con vật có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đối với phong tục, tín ngưỡng của con người. Rắn là hình tượng khá quen thuộc trong đời sống văn hóa, rắn là một hình tượng phổ biến và có sức ám ảnh mạnh mẽ, phổ biến nhất của người Việt ở đồng bằng sông Hồng. Tục thờ rắn là một tín ngưỡng nguyên thủy của người Việt cổ với hai ý nghĩa chính là tục thờ thủy thần. Tục thờ này mang ý niệm về sông nước của cư dân làm nông nghiệp. Trong văn hoá dân gian Việt Nam, rắn không được xem là biểu tượng gắn với tôn giáo, trừ trường hợp Phật giáo của người Khmer sống ở Nam Bộ và người Champa cổ. Xuất phát từ môi trường tự nhiên gắn với điều kiện sông nước, đầm lầy, hình tượng rắn đã được đồng hóa với sông nước thủy thần, đi vào tâm thức dân gian Việt Nam từ rất sớm và thường gắn với tục thờ các vị thần tự nhiên. Tục thờ rắn là một trong những tín ngưỡng nguyên thủy của người Việt cổ. Trong quá trình phát triển của lịch sử, tín ngưỡng thờ Rắn đã được khoác thêm nhiều lớp văn hóa muộn hơn và ít nhiều có biến đổi cho phù hợp với từng điều kiện mới, người ta rất tôn sùng nước và cần một thế lực đủ mạnh để cai quản nguồn nước, dẫn đến tục thờ rắn đại diện cho thủy thần. Trong văn hóa Việt, rắn không chỉ là loài động vật bình thường mà còn trở thành một biểu tượng tâm linh. Không chỉ xem rắn với tư cách là thần, người Việt còn chọn rắn làm vật tổ, nở ra trăm con đã phản ánh ít nhiều tại sao con người ta lại lấy rắn làm vật tổ. Hình ảnh của rắn thực sự mang màu sắc phong kiến, đồng nhất với hình ảnh của vương quyền khi nó gắn liền với hình ảnh của rồng. Rắn là con vật có thật trong tự nhiên song nó là hình mẫu khởi thủy của rồng, có mối liên hệ đặc biệt này giữa rắn và rồng. Ở lĩnh vực mỹ thuật, tạo hình, rồng bắt nguồn từ rắn, trong đó Rồng Lý Trần là một con rắn dài, quấn làm nhiều khúc, đầu không sừng, không râu. Rồng Thăng Long Đại Việt là loại Rồng lai Rắn, mình tròn trịa và thanh tú, với nhiều khúc uốn lượn nhịp nhàng, là loài có vẩy, ở nước và cũng tượng trưng cho nước, cho mây mưa, vốn là cái nhân tố bận tâm hàng đầu của người dân trồng lúa nước. Do mê tín dị đoan nên người dân Việt Nam cũng tôn Rắn thần xuất hiện ở nhiều nơi. Khắp các tỉnh từ Bắc vào Nam như Bắc Giang, Nam Định, Thanh Hóa, An Giang đều xuất hiện "rắn thần" hay "linh xà", thần rắn, thần xà. Người dân thấy một con rắn lạ ở đâu là tôn ngay thành thần thánh rồi mang lễ vật tới cúng bái. Khó thống kê hết những địa phương có "rắn thần" xuất hiện. Với mỗi người Việt thì con rắn có mào, như mào gà trên đầu, rất ấn tượng, đi vào tâm trí. Ở đền nọ, miếu kia có con Rắn Thần có mào canh giữ, dù không cắn người, nhưng ai cũng khiếp sợ, coi là thần thánh, nhưng chứng cứ rõ ràng nào về loài rắn có mào đỏ chót như mào gà trên đầu ngoài những lời kể kiểu dọa nạt con nít. Ngoài ra, ở một khía cạnh khác, người Việt nhìn chung thì rắn không có được hình ảnh tốt trong tiềm thức. Trong quan niệm dân gian, rắn là con vật hiểm ác, tinh quái và có phần gian xảo. Rắn không có được hình ảnh tốt trong tâm thức của người Việt, cứ nhắc tới rắn, bao giờ người ta cũng kèm theo những điều xấu. Người Việt có câu chuyện truyền thuyết về loài rắn như câu chuyện Thạch Sanh, Lý Thông, một huyền thoại khác là rắn báo oán mà Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc. Trong hầu hết các câu chuyện ở Việt Nam, rắn thường gắn với cái ác vì thế, người Việt quan niệm rắn là loài đáng sợ nên không nhiều người thích chúng, vì nọc độc của một óố loài rắn có thể giết người ngay tức khắc. Đối với rất nhiều người Việt Nam nói chung, rắn không phải là loài vật thân thiện với con người và thường ghê sợ, ám ảnh. Nhắc tới rắn, người ta muốn chỉ tính cách, hành động của con người, tục ngữ Việt còn có câu nói lên tính xấu của con người với hình ảnh con rắn như: ""Khẩu Phật tâm xà" hay "Khẩu xà tâm Phật", "sư hổ mang"", hay câu mắng mỏ: "đồ rắn độc", rồi: ""Đánh rắn là phải đánh dập đầu", "Cõng rắn cắn gà nhà", "ngóc đầu dậy"", "đánh rắn động cỏ", ""Đả thảo kinh xà", rồi xếp chúng vào nhóm "rắn rết"" là những con vật có hại, tởm tuốc, người ta cũng hay đập chết những con rắn đi lạc, những người tính cách không tốt, thường được ví như người ác, gian manh hay thích nhục dục, lươn lẹo, xảo xá hiểm độc. Các đền thờ rắn xuất hiện dọc theo các con sông Hồng, sông Cầu, sông Đuống và qua các di tích, lễ hội. Tục thờ rắn với tư cách là thủy thần không chỉ phổ biến ở đồng bằng Bắc Bộ mà còn có ở miền Trung, Tây Nguyên và cả miền Tây Nam Bộ. Từ người Kinh cho đến người Thượng. Người M’nông thờ rắn như một vị thủy thần có sức mạnh và sự ảnh hưởng to lớn đối với cộng đồng. Người Mường ở Thanh Hóa cũng có tục thờ rắn. Các dân tộc tiêu biểu như dân tộc Thái, Tày, Mường từ lâu vẫn duy trì một số tục thờ các con vật trong đó có hai loài hổ và rắn với một niềm tin thiêng liêng về sự phù trợ tốt lành cho đời sống con người. Tục thờ thần rắn ở Việt Nam là một hiện tượng khá phổ biến. Từ thời Trần, Lê, rắn đã trở thành thần, thành hoàng được thờ phổ biến nhiều nơi ở các làng xã Việt Nam, xuyên suốt từ Bắc chí Nam, từ đồng bằng châu thổ đến Trung du miền núi và được các triều vua sắc phong "Võ Sơn Long xà thượng thượng đẳng thần". Ở châu thổ Bắc bộ, tục thờ thần rắn cũng khá phổ biến, thể hiện qua hệ thống đền thờ rắn ở dọc theo các con sông lớn có đến 316 ngôi đền thờ thần rắn, các ngôi đền này đều thờ một cặp rắn là "Ông Dài", "Ông Cụt" và qua các di tích, lễ hội như Thần tích và hội làng Linh Đàm thờ vị thủy thần Bảo Ninh, Hội làng Thủ Lệ, Hội làng Nhật Tân cũng thể hiện những dấu vết của tín ngưỡng thờ rắn, Hội làng Yên Nội ở Từ Liêm, Hà Nội thờ Thổ Lệnh Bạch Hạc Tam Giang, Hội làng và truyền thuyết Thánh Tam Giang ở Bắc Ninh. Hội làng Linh Đàm thờ vị thủy thần Bảo Ninh là thần Rồng, hóa thành người học trò để học đạo. Trong lúc trời hạn hán, thiên đình ngưng việc làm mưa, vâng lời thầy, thần đã làm mưa chống hạn và bị thiên đình phạt, nhân dân nhớ ơn nên phụng thờ. Hội làng Thủ Lệ, nơi đây thì Linh Lang Đại Vương vốn là một rắn thần, là anh cả của bảy anh em rắn thần, sau khi lập công giúp nước, ngài hoá thành giao long trườn xuống Hồ Tây. Hội làng Nhật Tânthờ Uy Linh Đại Vương, vốn là anh cả của bảy anh em rắn thần, sau đó đầu thai làm hoàng tử Uy Đô Linh Lang. Ngoài ra, có thể kể đến một số lễ hội khác như hội làng Yên Nội ở Từ Liêm, Hà Nội thờ Thổ Lệnh Bạch Hạc Tam Giang. Ở Nghệ An cũng có nhiều đền thờ rắn, chỉ tính riêng địa bàn huyện Diễn Châu và Yên Thành có tới 9 ngôi đền thờ thần rắn, song có 3 ngôi đền, tiểu biểu gắn với tục thờ thần rắn rõ nét và đó là đền Canh ở xã Đức Thành, huyện Yên Thành, Đền Sò và đền Đức Thánh Cả (đền thần rắn) ở xã Diễn Lộc, huyện Diễn Châu. Ở Đình làng Phú Bài, xã Thủy Phù, Hương Thủy, Thừa Thiên-Huế cũng lập bài vị thờ Ông Dài, Ông Cụt. Theo truyền thuyết, đây là hai con rắn, một dài một cụt vốn là con của thần Gió từng hiển linh giúp đỡ dân làng, đem lại mưa thuận gió hòa, nên được dân làng tưởng nhớ, tôn xưng là thủy thần. Rắn là con vật trung tâm trong truyện kể dân gian một số dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Việt Nam là con Hổ và con Rắn và tín ngưỡng thờ con vật của các dân tộc, với tần số xuất hiện phổ biến trong nhiều thể loại, tiểu loại và thể loại truyện kể dân gian, hình ảnh con hổ và con rắn đã tạo ra những dấu ấn riêng có trong truyện kể các dân tộc. Hình ảnh con rắn xuất hiện phổ biến trong thể loại truyền thuyết và trong một số truyện cổ tích như truyện về người mồ côi, người con riêng, truyện về người em gái út. Điều này phản ánh mối quan hệ gắn bó giữa các con vật với đời sống thực tế, đồng thời cũng góp phần minh chứng cho tín ngưỡng coi trọng và thờ cúng các con vật ở một số dân tộc. Tại khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nam Bộ, rắn cũng là một vị thần được thờ chính của người Chăm ở khu vực Ninh Thuận và Bình Thuận, với hình tượng con rắn thần Naga. Người Khmer Nam Bộ cũng cũng thờ thần rắn Naga của người Chăm Nam trung Bộ nhưng người Khmer thờ thần rắn với niềm tin thần là người làm chủ nguồn nước, sẽ tạo ra mưa thuận gió hòa cho các cư dân nông nghiệp lúa nước Đông Nam Á vì theo họ thì Naga cũng có nghĩa là thần mưa, tạo mưa cho vạn vật sinh sôi. Khu vực Miền Trung bộ, tín ngưỡng thờ thần rắn cũng được nhiều dân tộc tôn thờ và xem đó là một con vật linh thiêng, có thể hô phong hoán vũ. Người Mường ở Thanh Hóa có một ngôi đền thờ thần Rắn được biết đến hiện nay ở thôn Lương Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, tương truyền, cá ở suối cá thần do một thần Rắn bảo hộ, che chở. Không chỉ thờ rắn với tư cách là thủy thần, người Việt còn xem rắn là vật tổ. Dấu vết về tục thờ vật tổ rắn của người Việt cổ cũng được ghi lại trong các văn bản xưa. Người Mân Việt ở miền đông nam cùng với người Man hay Nam Man đều thuộc dòng giống rắn tức coi rắn như vật tổ của mình, có miêu tả cảnh tế thần rắn của người Việt cổ ở vùng Triều Châu thuộc tỉnh Quảng Đông với motip con rắn xanh cũng được kể ở khá nhiều nơi. Rắn xanh được thờ ở nhiều nơi và được đưa thành một motip trong truyện kể, bởi rắn được tượng trưng cho thần nước trước khi là rồng. Cũng chính rắn đã trở thành vật tổ của họ Ngân ở vùng núi Nghệ An khi giúp họ Ngân tìm ra nước giải hạn trong lúc họ chạy nạn. Giữa rắn và người có mối quan hệ thân thiết ruột thịt, thậm chí cùng chung một dòng máu, biểu tượng rắn trong quan hệ với người thành ba dạng: rắn là con nuôi của người, mẹ người và các yếu tố khác đẻ ra rắn; hôn nhân người và rắn; mẹ người và bố rắn đẻ ra trứng, kết hợp giữa huyền thoại chim tổ và huyền thoại rắn bố để trở thành mẹ tiên Âu bố rồng Lạc sinh ra bọc trứng. Việc thờ vật tổ của thị tộc người Việt cổ là rất phổ biến, trong đó, thị tộc thờ rắn là một trong những thị tộc mạnh thời bấy giờ. Cùng với thời gian và sự phát triển về ý thức, tín ngưỡng thờ vật tổ là cơ sở quan trọng của việc hình thành biểu tượng quốc gia sau này. Trong hình tượng rắn của người Việt Nam là xuất hiện rất đa dạng với những biến thể khác nhau, như rắn, trăn, chằn tinh, giao long, thuồng luồng, thậm chí là rồng được cho là một biến thể của rắn. Ở mỗi một hình thức thể hiện của rắn, hoặc với mỗi một biến thể, hình tượng rắn đều mang những ý nghĩa nhất định. Có thể tìm thấy điều này trong các câu truyện cổ tích, huyền thoại, truyền miệng, lời đồn, phong tục tập quán, văn học nghệ thuật, mỹ thuật, tạo hình. Hình tượng rắn trong các huyền thoại Việt Nam có thể kể đến các truyện như câu chuyện mở đầu của người Mông, cũng có một huyền thoại, Truyện rồng và người của người Lô Lô; truyện Nguồn nước khổng lồ của người Cơ ho; huyền thoại về Linh Lang; Ông dài ông cộc; truyện Thần nước, Sự tích núi Ngũ hành, huyền thoại Con rồng cháu tiên, là huyền thoại chim tổ và huyền thoại rắn bố để trở thành mẹ tiên Âu-bố rồng Lạc sinh ra bọc trứng, nở ra trăm con và các câu chuyện truyền miệng ỏ Nam Bộ. Ngoài ra còn có những biến thể khác nữa của rắn. Đó là truyền thuyết về Ông cộc, Ông dài gắn liền với tín ngưỡng thờ rắn ở một số vùng Bắc Giang, Hà Nam. Hoặc trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt, rắn xuất hiện với hình ảnh của đôi Thanh xà và Bạch xà nằm vắt ngang trên chính điện (Phủ Dầy), được gọi là Ông lốt. Trong đồ mã cúng Mẫu bao giờ cũng có rắn ba đầu hoặc rắn Tam đầu cửu vĩ, rắn ba đầu chính là mô phỏng rắn thần Naga do những ảnh hưởng giao thoa văn hóa giữa người Việt với người Chăm. Trong bộ Kho tàng cổ tích Việt Nam tổng số 200 chuyện thì đã có 11 chuyện đề cập đến hình tượng rắn hoặc các biến thể của rắn như giao long, thuồng luồng, chằn tinh, có những chuyện ca ngợi sự giúp đỡ của rắn đối với con người, một số truyện khác lại nói đến việc rắn hại người. Rắn với biến thể là trăn có thể tìm thấy khá nhiều trong các câu chuyện cổ tích. Trong truyện cổ tích Thạch Sanh kể về một con trăn tinh (hay chằn tinh) tu luyện lâu năm chuyên đi hại người. Mỗi năm, dân làng phải nộp cho chằn tinh một mạng người, song cuối cùng nó bị tiêu diệt bởi Thạch Sanh. Dưới hình dạng của trăn hay chằn tinh, rắn thường biểu trưng cho thế lực cái ác, phản ánh ước nguyện của dân chúng trong cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác. Câu chuyện "Rể trăn", lại xuất hiện hai con trăn hoàn toàn đối lập nhau một con là hiện thân của chàng trai có diện mạo đẹp đẽ, hiền lành, tốt bụng, con còn lại có hình hài gớm giếc chuyên đi hại người. Con trăn hiền lành biết giúp đỡ người khác dễ dàng nhận được tình cảm yêu mến của con người, trong khi con trăn chuyên đi hại người bị nhận kết cục tồi tệ là cái chết. Một số hình ảnh về loài trăn ở Việt Nam: Trong truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh, rắn lại xuất hiện dưới hình hài là những con thủy quái hay còn gọi là thuồng luồng là đại diện cho thế lực siêu nhiên mang theo những hiểm họa đe dọa mùa màng và sự sinh tồn của con người. Trong huyền thoại Thần Tản Viên, rắn xuất hiện trong vai trò là con trai vua thủy tề bị trẻ trăn trâu đánh chết vứt bên bờ sông được một chàng trai tốt bụng cứu sống sau rắn quay lại hậu tạ. Rắn trong huyền thoại Thần Tản Viên là mô tuýp phổ biến phản ánh tâm thức tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp. Rắn ở đây được đồng nghĩa với các vị thần nước, thần sông, thần suối. Rắn xuất hiện với biến thể là giao long có thể tìm thấy trong truyền thuyết Lạc Long Quân, huyền thoại Linh Lang Vương. Trong hình hài là giao long (có thể là cá sấu), rắn dường như được phủ lên một lớp văn hóa muộn, bởi nó đã bước đầu nhuốm màu sắc phong kiến. Mặc dầu những biểu hiện bề ngoài của giao long chưa có cái uy nghiêm, oai phong của rồng, song nó đang từng bước tiến tới những ý nghĩa biểu trưng của sức mạnh thần quyền và vương quyền, giao long mang nhiều ý nghĩa với tục thờ cúng tổ tiên, liên quan đến tục người Việt cổ thường xăm mình khi xuống nước để không bị giao long ăn thịt, lâu dần coi đó là tổ tiên. Tục thờ rắn của người Khmer. Trong tín ngưỡng dân gian của người Khmer ở Nam Bộ, huyền thoại rắn thần Naga chiếm một vai trò rất quan trọng. Tín ngưỡng này được giải thích bởi truyền thuyết lập quốc của người Khmer. Người Khmer thờ thần rắn với niềm tin thần là người làm chủ nguồn nước, tạo ra mưa thuận gió hòa cho các cư dân nông nghiệp lúa nước. Người Khmer thờ thần rắn với niềm tin thần là người làm chủ nguồn nước, đối với người Khmer, họ thờ con rắn Naga. Đối với đồng bào dân tộc Khmer, rắn Nagar được gọi là Niệk, biểu trưng cho nghệ thuật điêu khắc và văn hóa tín ngưỡng bản địa thờ rắn. Trước đây, người Khmer vào khai hoang vùng đất Nam bộ, họ sống trên vùng đất ẩm thấp, nhiều rừng rậm, nước ngập quanh năm do chưa có hệ thống trị thủy. Đây cũng chính là điều kiện môi trường thích hợp với các loài bò sát: rắn, cá sấu, chim, cò quy tụ về sinh sống. Rắn Nagar là hình tượng cực kỳ phổ biến trong văn hóa Khmer, biểu hiện ý nghĩa đức Phật đã cảm hóa được rắn độc và thần rắn đã phát nguyện tùng phục, theo hầu đức Phật khi mưa to gió lớn. Nét đẹp văn hóa tôn thờ rắn Nagar xuất phát từ sự giao thoa gịữa tín ngưỡng Phật giáo và điều kiện môi trường sống của người Khmer. Riêng về loài rắn, vốn có tính chất nguy hiểm nhất là rắn hổ mang. Rắn hổ mang tuy độc nhưng người Khmer đã sớm biết cách thuần hóa. Bởi từ lâu, đạo Phật luôn thể hiện rõ sự nhân đạo và rắn Nagar đã được đức Phật cảm hóa và từ đó đưa vào kiến trúc điêu khắc tại các ngôi chùa với ý nghĩa giáo lý, đức Phật đã cảm hóa được cái ác. Con rắn vốn có nọc độc gây chết người, nhưng vẫn được cảm hóa trở nên hiền từ và có ích vì nó biết tu theo Phật. Đây được xem là tư tưởng mang đậm truyền thống văn hóa tốt đẹp, có giá trị nhân văn sâu sắc của người Khmer. Đối với người Khmer, thần rắn Naga có một vị trí rất quan trọng trong đời sống tâm linh. Ngày nay, trong kiến trúc nhiều ngôi chùa của người Khmer thường có hình ảnh cầu vồng và rắn Naga tượng trưng cho cầu nối giữa trần gian và cõi Niết bàn. Các phù điêu Naga nơi mái cuốn của ngôi chùa người Khmer có ý nghĩa trong việc trừ tà, tránh hỏa hoạn và bảo vệ Đức Phật. Thường thấy là những chân cột cờ với 4 hình tượng rắn Naga trong chùa Khmer. Hình tượng rắn Naga xuất hiện ở khắp nơi, từ nóc chùa, chân cầu thang chánh điện, chân cầu thang phòng đọc sách, chân cột cờ, trên những chiếc xe tang đưa người chết đến nơi hỏa thiêu tượng trưng cho vị thần đưa linh hồn người tốt lên cõi Niết Bàn. Khi xuất hiện, rắn Naga thường có phần đuôi uốn cong, phần đầu là hình ảnh của con rắn phồng mang với 3 đầu, 5 đầu, 7 đầu hoặc 9 đầu. Mỗi dạng có một ý nghĩa biểu tượng khác nhau, không cái nào giống cái nào. Rắn 3 đầu tượng trưng cho tam tài (Thiên-Địa-Nhân); 5 đầu tượng trưng cho ngũ hành (Kim-Mộc-Thủy-Hỏa-Thổ); 7 đầu tượng trưng cho sự đắc đạo trong tu hành và 9 đầu chính là con đường dẫn lên thiên đàng. Tuy nhiên, phổ biến nhất trong các chùa Khmer ở Nam Bộ là rắn Naga 5 đầu. Sự xuất hiện của hình tượng rắn Naga trong các kiến trúc chùa là nét văn hóa đặc trưng của người Khmer Nam Bộ, góp phần tạo nên một không gian linh thiêng, huyền bí của các ngôi chùa Khmer Nam Bộ. Rắn Nagar cũng là mô típ trang trí quan trọng trong nghệ thuật điêu khắc Phật giáo Khmer Nam bộ. Tại các ngôi chùa Khmer, hình tượng rắn Nagar ngự trị trên các mái chùa, các đầu đao, cổng rào với ý nghĩa để xua đuổi tà ma và bảo vệ đức Phật. Ngoài ra cũng có hình tượng rắn Nagar được chạm trổ bằng xà cừ uốn lượn quấn quanh những cánh cửa chùa, trên những chiếc tủ đựng kinh sách, trên những chiếc xe tang đưa người chết đến nơi hỏa thiêu, tượng trưng cho vị thần đưa linh hồn người tốt lên cõi Niết Bàn. Trong những ngôi chùa Khmer Nam bộ, rắn Naga xuất hiện khắp nơi, từ cổng chùa đến nóc chùa, đầu đao, thậm chí trên những cánh cửa tủ đựng kinh sách được các nghệ nhân điêu khắc rất công phu, phong phú về chủng loại và đa dạng về hình thức, mang một nét hoa văn rất đặc trưng của kiến trúc Phật giáo Khmer. Mỗi ngôi chùa Khmer là một bảo tàng về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc tượng pháp bích họa trang trí trên trần, trên cửa, cột, hàng hiên, bệ tượng, thân tượng, bất cứ ngôi chùa Khmer nào đều có thể nhìn thấy biểu tượng con rắn nhiều đầu được trang trí ở các góc mái, cổng rào, lan can, cột cờ. Với hình thể độc đáo gần giống với hình tượng rắn hổ mang với cái mang phình ra rất to, che phủ nhiều cái đầu, thường là số lẻ 5, 7, 9 đầu nhưng phổ biến nhất là 7 đầu Trong các ngôi chùa Khmer, rắn Naga ngự trên các mái chùa, các đầu đao để xua đuổi tà ma và bảo vệ đạo Phật. Ngoài ra cũng có hình tượng rắn Naga được chạm trổ bằng xà cừ uốn lượn quấn quanh những cánh cửa chùa, trên những chiếc tủ đựng kinh sách, trên những chiếc xe tang đưa người chết đến nơi hỏa thiêu tượng trưng cho vị thần đưa linh hồn người tốt lên cõi Niết Bàn Tavatimsa (Đâu Suất). Theo quan niệm của người Khmer, mỗi hình ảnh điêu khắc về rắn Naga có kết cấu, họa tiết số lượng đầu, cũng có ý nghĩa khác nhau theo những nội dung cụ thể mà các vị trụ trì muốn làm thông điệp gửi đến phật tử của mình thuận tiện trong viện tu hành và rèn luyện đạo đức theo giáo lý của đức phật. Xuất phát từ những sử tích và nhận thức, hình tượng rắn Naga đã trở thành một giá trị của biểu tượng có ý nghĩa, vừa mang giá trị tinh thần, mang lại sự bình an trong cuộc sống của người Khmer, vừa có vai trò như một họa tiết hoa văn được thể hiện trong điêu khắc kiến trúc chùa chiền, trên các phù điêu đền tháp, với ý nghĩa được xem là niềm tin và sự may mắn. Trong tất cả ngôi chùa của người Khmer ở tỉnh Bạc Liêu nói riêng ta thường thấy hình ảnh rắn Naga xuất hiệu hầu hết ở các công trình tôn giáo như Chánh Điện, Giảng Đường, cổng chùa, ngôi Bảo tháp được các nghệ nhân điêu khắc rất công phu, phong phú về chủng loại và đa dạng về hình thức, mang một nét hoa văn rất đặc trưng của nền kiến trúc phật giáo Khmer. Du khách lần đầu đến các ngôi chùa của người Khmer ở miền Tây, hoặc Campuchia, đều thích thú, thậm chí sợ hãi khi chiêm ngưỡng hai con rắn khổng lồ 9 đầu chầu vào cổng. Chùa Mahatup, còn gọi là chùa Dơi, hay chùa Mã Tộc, Sóc Trăng, những tượng rắn đó được gọi là Nagat.
Tình yêu bong bóng nước Tình yêu bong bóng nước (tiếng Hàn:퐁당퐁당 LOVE/Pongdang Pongdang LOVE; tiếng Anh: Splash Splash Love) là một bộ phim truyền hình Hàn Quốc với sự tham gia diễn xuất của Kim Seul-gi và Yoon Doo-joon . Ban đầu phim được phát sóng trên nền tảng web Naver TV Cast ở định dạng 10 tập. Sau đó nó được MBC phát sóng vào ngày 13 và 20 tháng 12 năm 2015 thành hai tập dài 60 phút. Bộ truyện được phát sóng hai năm sau khi cuốn tiểu thuyết nổi tiếng "Moonlight Drawn by Clouds" được đăng nhiều kỳ trên Naver vào năm 2013. Giống như Splash, Moonlight kể về câu chuyện tình yêu giữa một thái giám cải trang và một vị quân vương. Cuốn tiểu thuyết là nguyên tác được chuyển thể từ bộ phim truyền hình "Mây họa ánh trăng" (2016). Danbi là một học sinh trung học cuối cấp đang tham gia Kỳ thi Năng lực vào Đại học (CSAT). Tuy nhiên, cô ấy không giỏi toán và không muốn tham gia kỳ thi. Vào ngày thi, cô quyết định bỏ chạy và dừng lại ở một sân chơi, ước mình sẽ biến mất khi nghe thấy tiếng trống ở vũng nước gần đó. Vì có khả năng du hành xuyên không thời gian, cô đã có niềm tin lớn lao và nhảy xuống vũng nước và tiến vào thời đại Joseon. Ở Joseon, cô bị nhầm là thái giám và phục vụ trong cung điện nên cô trở thành thân tín của vua Lee Do (Triều Tiên Thế Tông). Danbi nhận thấy rằng ở triều đại Joseon, trình độ toán và khoa học ở trường trung học đã khiến cô trở thành nhà khoa học vĩ đại nhất của toàn Vương quốc. Cô yêu nhà vua và truyền cảm hứng cho ông trong việc cải cách đất nước. Tuy nhiên, vì lo sợ cho đặc quyền của mình, Danbi trở thành mục tiêu của các cận thần theo chủ nghĩa truyền thống đang tìm cách giết cô. Chung tay cứu cả Vua và Hoàng hậu, Danbi trở thành bạn của Hoàng hậu, người để cho phép Nhà vua và Danbi ở bên nhau, đã tán thành Danbi trở thành phối ngẫu của hoàng gia. Được giới thiệu với Thái hậu, người là "doppelganger" (song trùng) của chính mẹ cô, Danbi bị bệnh nặng ở nhà và do đó quyết định quay trở lại thời đại của mình. Lee chấp nhận quyết định của cô ấy, và họ rời đi, hướng đến bãi biển, nơi họ chia tay nhau say đắm trước khi Danbi biến mất vào cánh cổng dưới nước. Khi cô biến mất, Lee thề rằng anh sẽ tìm lại cô, bất kể phải mất bao lâu. Trở lại thời gian của chính mình, một ngày nọ, Danbi quan sát một ca sĩ trên màn hình đang làm việc và choáng váng khi biết rằng nghệ sĩ này là một bản sao sống của vệ sĩ của Nhà vua. Nữ ca sĩ thể hiện bản tình ca và hát về một "mắt chớp tình yêu" thì bên ngoài trời bất chợt đổ mưa. Bên ngoài đường, Danbi nhận thấy một hồ nước và nghiêm túc cân nhắc việc bước vào đó, quay trở lại với Lee thì bất ngờ bị một người đàn ông lặng lẽ giơ ô che trên đầu cô tiến lại gần. Cô ngước lên và nhận ra anh là vua, bản sao sống của Lee, và họ đứng im lặng nhìn vào mắt nhau một lúc lâu trước khi anh phá vỡ sự im lặng bằng cách nói với cô rằng họ đã gặp nhau trước đây - "cách đây rất lâu", anh ấy nói thêm, và người xem được xem hồi tưởng về một lần trước đó trên một chiếc xe buýt, nơi Danbi đánh rơi đồ của cô ấy xuống sàn và anh ấy đã giúp cô ấy nhặt chúng. Người ta ngụ ý rằng anh ấy là tái sinh của Lee, người cuối cùng đã tìm lại được tình yêu của mình giống như anh ấy đã thề suốt nhiều năm trước. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ.
Tục thờ ngựa ở Việt Nam Tục thờ ngựa là một tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Ở Việt Nam, hình ảnh con ngựa đã in sâu vào tâm trí của nghệ sĩ dân gian, họ yêu thích, quý mến loài ngựa, muốn biến hình ảnh con ngựa thành một hình tượng nghệ thuật có tầm vóc ngang hàng với những linh vật khác được tôn thờ ở Việt Nam. Trong thơ ca cũng có nói đến ngựa nhưng ở Việt Nam ngựa không phải là động vật phổ biến, xưa chỉ có bậc quan chức mới có ngựa, ở cấp dưới như chánh tổng mới có thể có ngựa cưỡi. Ngựa còn là một tiêu chí thành đạt. Từ thời nhà Lý, đỗ trạng nguyên được ban mũ áo, võng ngựa vinh quy, đầu thế kỷ XX, vẫn còn có cảnh cưỡi ngựa về làng có lính hầu và lọng che. Ngựa cũng còn là một tiêu chí biểu thị sự quyền quý và cả quyền lực. Chỉ vua và hoàng hậu vào Hoàng thành Thăng Long mới được quyền cưỡi ngựa. Còn các quan thì phải xuống dắt ngựa qua cổng thành, ở khu vực Cửa Nam còn có một cái bia đá khá to có chữ "Hạ Mã". Trong số 9 thứ vua ban cho (gọi là Cửu Tích) thì đứng đầu là cỗ xe ngựa. Ở Việt Nam, câu chuyện nổi tiếng và đặc sắc nhất về con ngựa được lưu truyền trong dân gian chính là con ngựa sắt của Thánh Gióng, trong đời sống tâm linh, Phù Đổng Thiên Vương chính là một trong tứ bất tử. Hình ảnh của con ngựa thần gắn liền với hình ảnh của Thánh tướng được người dân tôn thờ và tưởng nhớ công lao. Hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa thần tung vó bay lên trời biểu trưng cho tinh thần tự do, không khuất phục trước khó khăn luôn vươn lên phía trước. Đây cũng được coi là một trong những biểu tượng của lòng dũng cảm, của ý chí, sự kiên cường và gắn với những chiến công hiển hách trong lịch sử chống ngoại xâm. Tuy vậy, trước đây, đồ mã hình “ông ngựa” được làm thống nhất với kích thước vừa phải, chiều cao trung bình khoảng 45 cm đến 50 cm, dài khoảng 55 cm đến 60 cm, nhưng hiện nay tại một số đình đền, nhiều “ông ngựa” đem dâng thánh, thần được làm với tỷ lệ 100% như ngựa thật với tư duy “"trần sao âm vậy"” Trong nghi lễ lên đồng của người Việt vùng châu thổ Bắc Bộ cũng có những yếu tố nghi lễ thần thánh. Thầy đồng trong các giá thần linh (nhất là các giá ông Hoàng, giá Cậu) thường có điệu múa nhảy ngựa. Chiếc hèo có gắn lục lạc bằng đồng làm đạo cụ chính là cách gọi khác của chiếc roi ngựa. Hành động nhảy chân co, chân duỗi, tay đánh mạnh các thanh hèo là động tác đặc tả về sự hiện diện của các vị thần linh đang cưỡi ngựa xuống trần. Theo người Mông (Việt Nam), ngựa là vật duy nhất hóa thành chiếc cáng đưa người chết về cõi vĩnh hằng. Người xưa còn vẽ những con Long Mã có đầu rồng, mình và vó ngựa. Long Mã chính là một loại ngựa thần, hình thù như con rồng, trên lưng lại đội một bản đồ mà bản đồ đó chính là sách quý mệnh trời để trị vì thiên hạ. Theo tâm thức dân gian của người Việt, Long Mã chính là hóa thân của một con vật trong tứ linh. Đó là con lân, có mặt trên đỉnh cột của nghi môn, đầu góc mái, các mảng chạm trổ đình chùa. Đặc biệt, những con Long Mã thường chiếm vị trí trung tâm của nhang án có niên đại vào thế kỷ XVIII, XIX. Dẫu thể hiện bằng ngôn ngữ tạo hình khác nhau ít nhiều, nhưng con Long Mã nào cũng phải có cái nét dễ nhận thấy của ngựa. Ngựa còn được người Việt thờ trong những bức tranh giấy thờ cặp ngựa hồng, ngựa trắng. Trong các ngôi đình có những tượng ngựa gỗ đang đứng trên bốn bánh xe bày trong gian Tiền Tế. Nhiều ngôi đình còn có tượng ngựa đá bày giữa sân trông khá oai nghiêm. Trong các đền chùa ở Việt Nam vào thời Lê-Mạc, có hình ảnh loại ngựa có cánh được trang trí trên đồ gốm, trên gạch. Trong quan niệm về thế giới tâm linh, sau khi quá cố, những ông Quận công triều Lê Trung Hưng thường xây cho mình những lăng đá. Trong khuôn viên lăng phải có ngựa đá đôi con, quan hầu bằng đá cũng đôi vị. Những lăng đá, ngựa đá đẹp thường thấy ở huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang. Tượng ngựa ở Hiệp Hòa, Bắc Giang Trong tâm thức người Việt, ngựa quý phải là ngựa trắng, ngựa mà 4 chân có cựa. Ngựa trắng còn được tôn lên làm thần và được thờ ở đền Bạch Mã nay vẫn còn ở phố Hàng Buồm, Hà Nội. Đền Bạch Mã là một trong tứ Trấn của kinh thành Thăng Long xưa trong đó Đền Bạch Mã trấn giữ phía Đông kinh thành. Đền Bạch Mã được xây dựng từ thế kỷ 9 để thờ thần Long Đỗ (Rốn Rồng)- vị thần gốc của Hà Nội cổ. Sử cũ ghi: ""Trong tàu ngựa nhà vua, có con ngựa trắng, phàm khi vua sắp đi thì nó tất hí lên trước. Vua đặt tên là Bạch Long thần mã". Người Thăng Long đã coi đền Bạch Mã rất thiêng, là một trong "tứ trấn Thăng Long"". Từ truyền thuyết về con ngựa trắng đã giúp Lý Thái Tổ xây thành Thăng Long. Một đêm nằm mộng thấy một con ngựa trắng nói tiếng người: “"Mạch đất Long Biên rất thiêng, nay đắp thành, mạch sẽ tắc nên cho đào một cái cừ thông sang sông Thiên Phù và Tô Lịch để mạch lưu thông, nếu không chỉ phí công"”. Tỉnh giấc, vua bèn làm như lời ngựa trắng. Thành xây được. Khi hoàn tất có con ngựa trắng hiện cạnh thành. Quân sĩ đuổi đi, ngựa chạy đến đền Long Đỗ thì mất dấu. Vua cho đó là hiện thân của thần Long Đỗ và phong là Bạch Mã đại vương. Dấu ấn Bạch mã trở nên rất sâu sắc đối với văn hóa Đại Việt đời Lý, thậm chí ông vua Phật tử này đặt tên con trai mình là Lý Phật Mã. Ít có địa phương nào ở Việt Nam lại tôn thờ con ngựa một cách đặc biệt như ở tỉnh Thừa Thiên Huế, với cách kỳ lạ tục thờ ngựa ở các am, miếu ở Huế, trong số các am miếu phổ biến nhất trong các nhà tư nhân là miếu thờ các cô, cậu, ông Chiêm Thành, ông quận, ở đó họ đều có thờ con ngựa. Người Huế có cái cách thờ rất đặc biệt, ở chỗ không có địa phương nào có nhiều am miếu như ở Huế, chính vì thế, cách thờ ngựa ở am miếu Huế cũng xuất phát từ quan niệm, ngựa là một trong những vật linh thiêng như: Rồng, rắn, rùa, voi, cá gáy (cá chép), hổ, trong số những linh vật đó ngựa được xem là con trung thành nhất từ đó ngựa được thờ như con vật linh thiêng trong am miếu ở Huế. Tục thờ ngựa có từ lâu đời ở Thừa Thiên Huế, nhất là ở các am, miếu và đền đài, truyền thống thờ ngựa thần đã có từ lâu đời ở Huế, nhất là sau năm 1975 phong trào thờ am miếu ở Huế bắt đầu phát triển mạnh. Có quan niệm các thần, ngài luôn ngự trị ở đâu đây trên đất Huế vì thế ngựa được người ta xem như một linh vật dụng cho các ngài (thần) đi lại, ngựa để các ngài đi chầu, đi giảng đạo. Trong dân gian thường quan niệm, âm dương nhất lý (tức lúc sống thế nào thì chết cũng như vậy), họ quan niệm khi các vị thánh còn sống dùng ngựa để xuất quân ra trận, dẹp loạn nên khi chết dưới âm dương hoặc trên trời cao vẫn thế các vị thần dùng ngựa để đi lại, đi chầu, hoặc giảng đạo. Và khi làm ngựa để thờ, người thợ làm ngựa phải hiểu rõ nguyên lý hoạt động cũng như ngựa dùng ở cõi nào, ví dụ ở cõi thượng thiên (cõi trên trời) thì phải làm khác với ngựa thờ ở am miếu cõi trung thiên (cõi trần gian). Người dân Huế quan niệm, ở trên trời cao, giữa dân gian và âm phủ các đức thánh cũng dùng ngựa để đi chầu, đi hành đạo nên khi họ đặt am miếu thờ cúng phải thờ ngựa thể hiện lòng thành kính của mình đối với các vị thần thánh của đất nước. Các am, cảnh, miếu ở Huế, người dân thờ ngựa đá. Chính vì việc trân trọng thờ ngựa như thờ một trong những con vật linh thiêng ở Huế nên ngựa cũng chiếm một vị trí rất đặc biệt trong am miếu, đền đài. Trong các am miếu vừa có ngựa đá, ngựa giấy và ngựa gỗ, trong đó có hai màu sắc được thờ phổ biến nhất là màu đỏ và màu trắng, và mỗi màu sắc có ý nghĩa đặc biệt đối với một vị thần. Phổ biến nhất tại Huế có thể thấy hai loại ngựa được thờ trang trọng trong am miếu là ngựa đỏ và ngựa trắng, ngựa màu đỏ để thờ cho lục vị tôn ông (quan lớn) ngựa trắng dành cho các cậu ngoại càng (quan nhỏ). Trong tứ phủ đền thần thì hai loại ngựa này được thờ để tôn ông đi chầu. Người Huế đặc biệt lưu tâm đến hai loại ngựa được làm bằng đá, hoặc gỗ, giấy màu đỏ và trắng giống y như ngựa thật để thờ: Những cảnh thờ ngựa đá ở đền Đức thánh trần Hưng Đạo Đại Vương, hay các đền Quan Thánh, và ngựa đá ở các am miếu trong dân gian, ở đền thờ Hưng Đạo Đại Vương ở đường Chi Lăng, cặp ngựa đá được làm y như ngựa thật, màu đỏ, được đặt trang trọng trước đền, hai con đối xứng nhau trong tư thế sẵn sàng bất cứ lúc nào ngài xuất quân. Ngày nay, khi dâng cúng ngựa cho các cõi, người ta thường làm con ngựa to nhất bằng màu đỏ để dâng cúng cho tôn ông và những con ngựa nhỏ bằng màu trắng để cúng cho các cậu ngoại càng. Trong số những vật dụng đốt thờ cúng thì không thể thiếu hình ảnh những con ngựa giấy được làm giống như thật để đốt trong dịp cuối năm gồm ba cặp ngựa đầy đủ màu sắc trắng, đen, đỏ để đốt cho các ngài. Ngựa ở Huế họ làm ngựa có đủ các bộ phận như ngựa thật, mỗi miếu thờ một con ngựa có màu sắc khác nhau. Chính vì sự linh thiêng của các bậc thánh và các cậu ngoại càng nên khi người ta đặt làm ngựa, hết sức lưu ý, công đoạn làm ngựa cũng rất công phu và tỉ mỉ, đòi hỏi người làm phải làm giống y như thật và tuyệt đối cấm kị khi làm thiếu một bộ phận, chi tiết nào đó của ngựa, như vậy là xúc phạm đến thần linh. Khi đã thờ ngựa đá, tuyệt đối người dân phải tin y như rằng, ngựa đó là ngựa thần, nên ở các am miếu, điện, người ta cũng trân trọng không kém. Khi đã thờ ngựa đá lên am, miếu thì tuyệt nhiên không có những người nào dám mạo phạm, xúc phạm đến thần ngựa. Trong các Lăng mộ các vua nhà Nguyễn ở Huế thường có hình tượng con ngựa luôn xuất hiện hoành tráng tại nơi chốn linh thiêng này. Trong 12 con vật cầm tinh cho 12 con giáp, ngựa xuất hiện nhiều trong đời sống văn hóa nghệ thuật tại Huế. Con ngựa đứng đầu trong tứ linh và là biểu tượng của thiên tử. Con ngựa có mặt trong 6 khu lăng của các vua nhà Nguyễn, từ lăng Gia Long tới lăng Khải Định. Mỗi lăng có từng bái đình và ở đó đều có hai tượng viên văn võ và voi ngựa chầu hầu, trong đó ngựa đứng vào bậc ba, sau văn quan, võ quan và trên những ông tượng (những con voi), ngựa là biểu tượng của thiên tử, nên ngựa còn xuất hiện trên Cửu đỉnh nơi Thế Tổ Miếu và trong Khải Thành Điện của lăng vua Khải Định, không chỉ hiện diện ở nơi linh thiêng lăng mộ các vua nhà Nguyễn hay tranh mà cả trên đồ sứ ký kiểu, con ngựa cũng có mặt khá hoành tráng Những con ngựa hùng dũng, mạnh mẽ chính là loài vật đã gắn liền với những bước chân đầu tiên của những người lưu dân mang gươm đi mở cõi ở phương trời Nam từ mấy trăm năm trước, những con ngựa không chỉ giúp những người này vượt qua núi cao vực sâu, vượt sông dài, biển rộng mà chúng còn giúp những cư dân đầu tiên ấy trong cuộc chiến đấu giữ vững mảnh đất màu mỡ phì nhiêu, từ đó hàng trăm năm qua, nhiều vùng quê ở phương Nam lại có phong tục thờ ngựa. Đặc biệt, ngựa còn được đắp tượng, được hương nhang, cúng bái như những vị thần, có rất nhiều địa điểm thờ ngựa khác của người dân ở khắp miền Nam. Hầu hết những tượng ngựa được người dân thờ đều là ngựa của danh tướng, những người đã có công mang quân đi khai hoang mở cõi sơn hà, giúp dân lập châu, lập phố. Ngoài hàng chục tượng ngựa thần trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, thì ở các tỉnh An Giang, Hậu Giang, Bình Dương, Biên Hòa, Tây Ninh người dân cũng lập đình, đền để thờ thần ngựa. Ngựa là một trong những con vật gắn bó mật thiết với con người, đặc biệt là những người tài giỏi, có công khai hoang mở cõi nên ngựa cũng được người dân đúc tượng thờ để ghi công. Đây là nét văn hóa và phong tục khá độc đáo của người dân Nam Bộ. Chùa Ông hay còn gọi là Chùa Ông Ngựa hay Miếu Thanh An (phường Phú Cường, Thủ Dầu Một, Bình Dương), một ngôi chùa cổ nằm sát bên bờ sông Sài Gòn có tuổi đời gần 100 năm. Ngoài vẻ cổ kính và phong cách kiến trúc đậm nét cung đình Huế, cổng chùa này còn có một pho tượng ngựa Xích Thố rất lớn chắn ngang đường, muốn đi qua cổng để vào chùa đều phải chui qua bụng con ngựa này, nó lại làm nên nét độc đáo của ngôi chùa này. Với một ngôi chùa nhưng lại thờ cả Quan Công lẫn ngựa thần Xích Thố cũng là một điều rất đặc biệt và khác lạ, chùa Ông Ngựa được coi là một trong những ngôi chùa độc đáo vào loại bậc nhất ở Việt Nam hiện nay về lịch sử hình thành, kiến trúc cũng như những khách ghé thăm nơi đây. Khác lạ so với những ngôi chùa ở miền Nam, chùa được xây dựng theo lối kiến trúc chùa chiền cố đô Huế, hình chữ “Nhất”. Ngoài việc thờ Quan Công, còn đặc biệt có ý tưởng xây dựng một con ngựa Xích Thố to nằm án ngữ ngay trước cửa chùa để vị tướng cưỡi và thanh đao nổi tiếng của ông này. Ngôi chùa có tượng một con chiến mã vô cùng to lớn án ngữ ngay trước cổng ra vào gọi là tượng Ông Ngựa được cho là rất linh thiêng, khiến nhiều người vào chùa đều muốn chui qua bụng Ông Ngựa này. Điểm độc đáo khác tạo nên nét riêng cho ngôi chùa như tên gọi, chính là bức tượng ngựa Xích Thố và thanh long đao án ngữ ở cổng chính. Hiếm ngôi chùa nào ở Việt Nam có con ngựa được khắc tạc kì công như tại chùa Ông ngựa, đó là một con ngựa màu đen, bờm màu huyết dụ, có yên cương nạm trổ rất tinh xảo và sinh động ở trong tư thế như đang bay ngang qua cổng chùa. Tượng ngựa này dài chừng 3 mét, cao 2 mét, được làm bằng sắt, bê tông rất kiên cố với nhiều chi tiết công phu tỷ mỷ. Từ màu lông nâu đến dáng vóc của tượng ngựa rất giống ngựa thật. Ngựa đúc bằng bê tông cốt thép, dài khoảng 3m, cao 2m. Trên lưng ngựa có gắn yên, chạm khắc văn thư, cổ đeo yếm trong tư thế phóng ngang qua chùa. Bụng ngựa thần cách mặt đất chừng 1 mét nên muốn chui qua bụng ngựa, người dân phải khom người khá thấp. Nghệ nhân dựng tượng ngựa Xích Thố này ở tận Thừa Thiên Huế, chế tác từ cuối năm 1930. Để dựng pho tượng ngựa, chủ nhân phải bỏ ra số tiền đáng giá mấy lượng vàng. Số tiền để xây dựng tượng chừng 20 lượng vàng, vay mượn hơn 5000 đồng tiền cũ (thời đó, 1 đồng Đông Dương đổi được 10 franc tiền Pháp) để xây cổng chùa, dựng tượng ngựa Xích Thố. Sau hàng chục lần tùng tu khác, miếu Thanh An được đổi thành chùa Thanh An. Trong lần đại trùng tu năm 1930, từ bức tượng ngựa Xích Thố mới, chùa có thêm tên gọi chùa Ông Ngựa, nhưng bức tượng chưa hề hư hỏng, chưa phải sửa chữa gì. Tuy đã nâng cấp thành chùa nhưng ngôi chùa này ngoài Phật, còn thờ vị thánh là Quan Công. Ngoài ra, chùa còn thờ phụng Đức thánh Trần Hưng Đạo, và đặt thêm án thờ 30 vị anh hùng lịch sử cận đại như Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung để tỏ lòng tri ân. Nhiều người dân quanh vùng còn cho rằng, vì đây là ngựa Xích Thố của tướng Quan Công nên sẽ đem lại niềm may mắn khiến nhiều người đổ xô đến chui qua bụng ngựa thần mong được phát tài, phát lộc trong năm mới, nếu đầu năm cầu lễ ở tượng ngựa thần thì cả năm sức khỏe dồi dào, con cháu làm ăn thịnh vượng, hanh thông trong công việc bởi ngựa thần Xích Thố linh thiêng, sẽ thấu hiểu tâm nguyện của những người thành tâm, một lòng hướng thiện. Nếu ai có tâm nguyện gì chỉ cần chắp tay cầu khấn và ôm ngang mình ngựa, vỗ về vào lưng ngựa cùng việc chui qua bụng ngựa là những tâm nguyện của mình sẽ được ngựa thần giúp đỡ, chui qua bụng ngựa để những mong ước của mình trong năm được thuận buồm xuôi gió. Người dân mưu sinh bằng nghề thương mại thường rất thờ thánh Quan Công và con ngựa Xích Thố danh tiếng với mong ước cả năm khỏe mạnh, sức khỏe dồi dào, làm ăn thịnh vượng. Có lời đồn gọi là Ngựa Thần, giúp đỡ người nghèo qua cơn hoạn nạn, nên họ tìm đến tượng ngựa thần trong chùa Ông để chiêm bái. Du khách đến chùa Ông ngựa đều cúi đầu luồn qua bụng ngựa ngay cổng chính lấy may, cầu mong gia đạo êm ấm, con cháu thành tài. Những người khách sau khi chui qua bụng ngựa thần ở đây đều được người của nhà chùa đứng chờ sẵn phía bên kia ngựa thần để trao cho một cây phất lộc tươi non với một chiếc phong bao lì xì đỏ chói. Ở Hậu Giang có một ngôi chùa tên Già Lam Cổ Tự (tên thường gọi là chùa Ngựa) nằm bên Quốc lộ 1 ở ấp Xẻo Vông, thành phố Ngã Bảy là ngôi chùa nhỏ bé nhưng rất nổi tiếng vì có thờ một bức tượng ngựa linh thiêng, là ngôi được xây dựng bởi những người dân trong vùng. Đây là chùa thờ Quan Công, có người khách phương xa đến chùa, thấy lạ là có tượng quan thánh đế mà lại không có tượng ngựa nên cúng dường chùa một khoản tiền để dựng tượng ngựa. Bức tượng ngựa khá lớn ở trong khuôn viên chùa và cũng được nhang khói. Ở vùng Tây Ninh, ngựa thờ trong đền, miếu, ở các miếu, đền thờ các vị có công khai phá, hoặc giữ gìn an ninh cho dân mình những ngày đầu lưu dân đi mở đất lập làng, những người có công ra trận, đánh giặc cứu dân thường được phong thần trong các ngôi đình, miếu. Đa số các đình, miếu, đền, dinh đều có tượng ngựa cho các ngài đi. Tập quán ấy thành ra phổ biến, để sau này ngay cả những người có công mở mang làng ấp, nghĩa là chỉ chăm lo phát triển kinh tế không thôi, thì miếu thờ các ngài cũng luôn có ngựa. Ở các miếu Thổ Chủ, Ngũ Hành ở khu phố 5, Phường 1 thành phố Tây Ninh hay đình Gia Lộc thờ thành hoàng Đặng Văn Trước, ở khu mộ của ngài cũng bày tượng ngựa. Rồi trong các miếu thờ của người Hoa như miếu thờ Ông (Quan Công), Bà Thiên Hậu, ngựa cũng có. Ở miếu Ngũ Công Vương Phật trên đường Trần Hưng Đạo thuộc Phường 2, còn có một tượng ngựa to gắn biển đề là ngựa Xích Thố. Tại các đền đình miếu mạo dân gian thường thì ngoài ngôi chính còn có các ngôi miếu nhỏ thờ ông Tà, thờ binh gia tướng sĩ thì cũng có những tượng ngựa nhỏ như trường hợp ở miếu Bà Chúa Xứ Thanh Điền. Có một loại đền miếu thờ đặc biệt chỉ Tây Ninh mới có là các đền, miếu, dinh thờ Quan Lớn Trà Vong, trong hậu cung đền Suối Vàng thờ Quan Lớn Trà Vong. Có đến hơn 10 ngôi đền, miếu thờ ngài ở các nơi thuộc Tây Ninh, trong các đền, miếu, dinh thờ của các Ngài đều có ngựa; vì trong dã sử thì họ đều là những vị tướng quân đánh giặc bảo vệ dân lành. Ở các ngôi thờ tại Trạm Bơm phường 1 (thành phố Tây Ninh), hoặc các miếu thuộc huyện Châu Thành, thường có mặt đôi ngựa, một hồng, một bạch đứng ngang hoặc ngay trước hai bên bàn thờ. Tại dinh quan lớn đại thần Trần (hoặc Huỳnh) Công Thắng tại Cẩm Giang (Gò Dầu) thì đôi ngựa một hồng, một tím. Còn trên đền Suối Vàng, xã Thạnh Tân lại là đôi ngựa một nâu, một bạch lai hồng. Các đôi ngựa kể trên đều to như ngựa thật. Các ngôi miếu thờ nhỏ nào trong khu đền cũng nhiều tượng ngựa, từ miếu thần tài, sơn thần thổ địa đến binh gia tướng sĩ. Đặc biệt ở bàn thờ trong gian hậu điện có tới cả trăm tượng ngựa sắp hàng. Đình Gia Lộc thờ thành hoàng Đặng Văn Trước (ông Cả Trước) ở Trảng Bàng gần đây có thêm một pho tượng ngựa lớn màu hồng. Việc ban hội đình có nuôi một cô ngựa sống hẳn hoi để phục vụ cho lễ hội Kỳ yên. Cứ hai năm đáo lệ một lần, trong lễ rước sắc thần từ miếu ông Cả ra đình lại có con ngựa hồng đi cùng. Đây cũng là nơi duy nhất trong tỉnh Tây Ninh có ngựa sống tham gia trong lễ hội Kỳ yên. Thành phố Hồ Chí Minh. Ngôi đình nổi tiếng của việc thờ ngựa là đình Thông Tây Hội với ba thần ngựa được thờ, ngoài việc thờ hai vị thánh nhân, người dân đời sau còn thờ cả hai con ngựa, những thứ đã theo chân hai vị thánh này khắp nơi bởi quan niệm khi sống làm sao thì khi thác cũng vậy. Người được phong thánh nên vật cưỡi của người đó cũng được phong thần. Đó chính là hai vị thần ngựa đứng ở hai bên tả và hữu ở gian giữa của ngôi đình cổ kính này. Ngoài mục đích thờ hai vị thần thành hoàng, còn xây cả ba bức tượng thần ngựa mà họ đã cưỡi lúc sinh thời để hậu thế chiêm bái. Con ngựa của đức thánh Trần Hưng Đạo nằm trên đường Võ Thị Sáu phường Tân Định, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh cũng được người dân tôn thờ. Tại đây, ngoài tượng và những công trạng của Đức thánh Trần còn có một cặp ngựa màu trắng và đỏ tương truyền là ngựa Xích Thố, từng giúp Thánh Trần đánh giặc cứu dân. Thế nên, người dân thường tìm tới đây vào những ngày lễ, ngày nghỉ cuối tuần hay những dịp đặc biệt trong năm để nhang khói. Ngoài ra, họ còn sờ bụng ngựa, vuốt lưng ngựa để mong cầu niềm an lành, hạnh phúc cũng như ngồi dưới bụng ngựa để tìm sự may mắn, sức khỏe thịnh vượng. Địa điểm thờ ngựa nổi tiếng nhất ở Thành phố Hồ Chí Minh chính là dinh thờ Tả quân Lê Văn Duyệt ở quận Bình Thạnh. Người hậu thế còn phong thần cho cả những con ngựa mà ông từng cưỡi để đi bình định dọc biên giới phía Tây Nam do đó, trong dinh thờ có đúc tượng ba ngựa thần để canh cổng vào, dân tìm đến những con ngựa ở hai bên tả hữu lăng khấn cầu may. Nếu muốn những tâm nguyện của mình thấu tận thần thánh thì người đó phải vỗ về bộ yên cương của thần ngựa, cũng như tự tay rung chiếc lục lạc đeo ở cổ ngựa thần. Tiếng lục lạc vang lên càng ngân nga thì chứng tỏ thần ở trên cao linh thiêng càng thấu rõ tâm nguyện của người cầu khấn.
Sùng bái tự nhiên ở Việt Nam Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên là một phần trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Với người Việt sống bằng nghề lúa nước, thì sự gắn bó với tự nhiên dài lâu và bền chặt. Việc đồng thời phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau của tự nhiên dẫn đến hậu quả trong lĩnh vực nhận thức là lối tư duy tổng hợp, và trong lĩnh vực tín ngưỡng là tín ngưỡng đa thần. Chất âm tính của văn hóa nông nghiệp dẫn đến hậu quả trong quan hệ xã hội là lối sống thiên về tình cảm, trọng nữ, và trong tín ngưỡng là tình trạng các nữ thần chiếm ưu thế. Tục thờ Mẫu (đạo Mẫu) đã trở thành một tín ngưỡng Việt Nam điển hình. Các Bà Trời, Bà Đất, Bà Nước là những nữ thần cai quản các hiện tương tự nhiên thiết thân nhất đối với cuộc sống của người trồng lúa nước. Ở nhiều vùng, Bà Đất (Địa mẫu) và Bà Nước còn tồn tại dưới dạng thần khu vực như Bà Chúa Xứ, Bà Chúa Sông, Bà Chúa Lạch. Ba bà này còn được thờ chung như một bộ tam tài dưới dạng tín ngưỡng tam phủ cai quản ba vùng trời-đất-nước gồm Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải (âm đọc chệch đi từ chữ Thủy). Các bà Mây-Mưa-Sấm-Chớp cai quản những hiện tượng tự nhiên hết sức quan trọng trong cuộc sống của cư dân nông nghiệp lúa nước. Người Việt còn thờ các hiện tượng tự nhiên khái quát như không gian và thời gian. Thần không gian được hình dựng theo Ngũ hành gồm Ngũ Hành Nương Nương, Ngũ Phương chi thần coi sóc các phương trời, Ngũ Đạo chi thần trông coi các ngả đường. Theo địa chi, người ta thờ thần thời gian là Thập nhị Hành khiển và 12 vị nữ thần này đồng thời có trách nhiệm coi sóc việc sinh nở – đó là Mười hai Bà Mụ. Thờ động thực vật. Do xuất phát từ nước có gốc nông nghiệp trồng lúa nước nên tín ngưỡng sùng bái giới tự nhiên thể hiện ở việc thờ động vật, thực vật. Tín ngưỡng Việt Nam thờ các con vật như tục thờ hổ ở Việt Nam, trâu, cóc, chim, rắn, cá sấu, ngựa, chó... các con vật đó gần gũi với cuộc sống của người dân của một xã hội nông nghiệp. Trong tiến trình lịch sử Việt Nam, linh vật được người Việt trân trọng và xuất hiện ở những nơi tôn nghiêm. Từ thời vua Hùng, những hình ảnh biểu trưng cho sức mạnh, sự kiêu hãnh được người Việt cổ thờ tự và điêu khắc trên nhiều vật dụng trang trí, đồ thờ cúng như chim hạc, rồng, phụng, rùa, voi, hổ, rắn, cá sấu. Nối tiếp tiến trình dựng nước, những con vật gần gũi với đời sống thường nhật một lần nữa được “nhân hoá” thành những linh vật, biểu tượng linh thiêng được người dân trân trọng, tôn thờ. Thực vật được tôn sùng nhất là cây Lúa được tôn thờ khắp nơi dù là vùng người Viết hay vùng các dân tộc thì đều có tín ngưỡng thờ Thần Lúa, Hồn Lúa, Mẹ Lúa, sau đó là các loài cây xuất hiện sớm ở vùng này như cây Cau, cây Đa, cây Dâu, qua Bầu.
Tín ngưỡng thờ động vật ở Việt Nam Việt Nam là quốc gia thịnh hành tục thờ cúng động vật xuất phát từ tín ngưỡng sùng bái tự nhiên. Tín ngưỡng thờ linh thú trong các đình, đền, miếu là một trong những nét đẹp mang tính nhân văn của người Việt có mặt ở mọi nơi trên lãnh thổ. Người dân duy trì nét tín ngưỡng đó như một sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử văn hóa đặc sắc, gắn liền với sức sống và sự phát triển của một vùng đất, kết tinh từ quá trình định cư và cộng cư, thể hiện lòng biết ơn, sùng bái của cộng đồng cư dân trước thiên nhiên đi kèm theo đó là tục thờ các linh thú để có được sự an tâm trong cuộc sống buổi đầu đến đây khơi dựng cơ nghiệp. Trong tiến trình lịch sử Việt Nam, linh vật được người Việt trân trọng và xuất hiện ở những nơi tôn nghiêm. Từ thời vua Hùng, những hình ảnh biểu trưng cho sức mạnh, sự kiêu hãnh được người Việt cổ thờ tự và điêu khắc trên nhiều vật dụng trang trí, đồ thờ cúng như chim hạc, rồng, phụng, rùa, voi, hổ, rắn, cá sấu. Nối tiếp tiến trình dựng nước, những con vật gần gũi với đời sống thường nhật một lần nữa được “nhân hoá” thành những linh vật, biểu tượng linh thiêng được người dân trân trọng, tôn thờ. Người Việt có hệ thống thờ các loài động vật đa dạng phong phú, từ việc thờ những động vật có sức mạnh như thờ hổ, thờ voi, thờ ngựa, thờ cá Ông cho đến những động vật bình thường như cá, cóc, vẹt. Họ còn sử dụng hình ảnh các loài vật khác như hổ, ngựa, hạc, cá, cóc để làm biểu tượng như: tượng hổ trong lăng Trần Thủ Độ ở Thái Bình hay hình tượng hổ trên các bức bình phong trong khuôn viên các đền miếu ở Quảng Nam; hình tượng ngựa trong các lăng tẩm các vua ở Huế, hình tượng cá trên bình phong trước đền Trần ở Nam Định, hình tượng chim hạc và cóc trên trống đồng Đông Sơn. Bên cạnh đó họ còn cải biến tính chất của các linh thú du nhập trong quan niệm của người Việt. Truyền thông từng xôn xao về việc người dân rạp thờ "rắn thần", nhưng thực chất là rắn nước ở xã Quảng Văn, Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình, dù được tuyên truyền giải thích và giải tỏa rạp thờ nhưng nhiều người lại chống đối quyết liệt, duy trì bằng được việc khấn vái rắn nước. Ở một nơi khác, dư luận còn được biết đến câu chuyện ở xã Hiến Sơn, Đô Lương, Nghệ An, người dân tụ tập kéo đến cúng vái một con ""cá thần" chỉ vì cá bơi lòng vòng do bị chích điện. Đây là kết quả của một chuỗi quá trình phát triển tâm linh, nhưng mà sự phát triển tâm linh đã đi đến mức người ta u mê, mê tín mà tôn cả rắn, cá, hòn đá thành thần Trong tác phẩm "Tổng tập tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam" có nói về thói này: "Than ôi! Cái tục thờ bái ma quỷ, cả nước như điên, như cuồng”; “Thậm chí ngay cả muỗi, rắn, nhện, ốc, hổ, xương trâu, cũng đều cho rằng có thể gieo họa phúc cho người ta. Chính tập tục ngu muội đó đã làm cho người ta hoảng sợ, do vậy mà phải lập đền miếu để quanh năm thờ cúng"". Cuộc sống của người dân Việt Nam gắn liền với vùng sông nước nên từ xa xưa họ đã tôn sùng cá sấu là loài vật đại diện cho sự trù phú và sức mạnh, nguyên nhân một phần do cá sấu phổ biến và thường làm hại các cư dân quanh sông hay vồ táp những người lội sông, tắm sông. hình con cá sấu là môtíp trang trí khá phổ biến trên các đồ đồng Đông Sơn. Người Việt ở miền Tây Nam Bộ cũng theo tín ngưỡng thờ cá sấu và họ cá sấu như một biến thể của thần sông, người Việt xưa rất sợ cá sấu nên thường thờ đầu cá sấu bên sông. Tại Cần Thơ còn một ngôi chùa cổ kính mang tên là chùa Ông Vàm Đầu Sấu. Từ sông Cái Lớn vào đến ngã Ba Tàu có ngôi miếu thờ thần Cá Sấu, người dân tròng vùng tôn kính và phong làm thần Sông. Ở Hải Phòng có trang trại nuôi cá sấu lớn nhất miền Bắc đã lập một cái đền trang trọng, để thờ cá sấu (cá sấu Xiêm). Tục thờ cá sấu được xem là tín ngưỡng cổ xưa của người Khmer, cá sấu được xem như một ác thần cai quản một phần sông nước. Người Khơ me Nam Bộ tôn thờ cá sấu, hình cá sấu được vẽ trên những lá cờ trắng treo trong chùa, hoặc thầy cúng cầm trong đám đưa tang. Ở Việt Nam, rắn cùng với hổ là một hình tượng phổ biến và có sức ám ảnh mạnh mẽ, phổ biến nhất của người Việt ở đồng bằng sông Hồng và Tây Nam Bộ. Tục thờ rắn như thủy thần không chỉ phổ biến ở đồng bằng Bắc Bộ mà còn có ở miền Trung, Tây Nguyên và cả miền Nam. Đây là một trong những tín ngưỡng nguyên thủy của người Việt cổ, xuất phát từ môi trường tự nhiên gắn với điều kiện sông nước, đầm lầy, hình tượng rắn đã được đồng hóa với nước, thủy thần gắn với tục thờ các vị thần tự nhiên, nhiều nơi không chỉ thờ rắn với tư cách là thủy thần, mà còn xem rắn là vật tổ. Theo truyền thuyết, rùa đã có nhiều thành tích trong việc dựng nước và giữ nước, như truyền thuyết Thần rùa Kim Quy giúp An Dương Vương làm nỏ thần đánh Triệu Đà và xây dựng thành Cổ Loa hay chuyện rùa thần đã giúp Lê Lợi đánh thắng quân Minh. Cho đến nay cá thể rùa Hồ Gươm còn được cả nước kính cẩn gọi bằng “cụ” vì rùa Hồ Gươm vốn gắn với truyền thuyết trả kiếm báu của vua Lê Lợi. Hồ Gươm và rùa đã thành những thứ linh thiêng, là hồn cốt của đất nước, nên việc gọi rùa Hồ Gươm bằng “cụ” được sự hưởng ứng, nhiều người coi “cụ” rùa Hồ Gươm là thánh thần. Tại làng Nhân Mỹ, xã Thiệu Công, huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa có đền thờ vị “thần rùa” được thờ cúng. Hằng năm, mỗi dịp ngày rằm hay lễ Tết, mọi người dân đều đến thắp hương khấn vái thường xuyên, nơi “cụ rùa” nằm lúc nào cũng khói hương nghi ngút, "cụ rùa đá" đã trở thành vị Thần hoàng làng. Rùa đá quay đầu về hướng của nhà nào, nhà ấy gặp tử nạn do “cụ rùa đá” báo oán nên quyết định thờ tự và suy tôn là “thần rùa”, ai có hành động phỉ báng, xúc phạm đến nơi cụ nằm thì sẽ gặp xui, nhưng đó chỉ là lời đồn của những người mê tín dị đoan hay những người yếu bóng vía, hay đi lễ rồi thêu dệt lên những câu chuyện hoang đường cứ thế lưu truyền. Tin đồn “rùa thần” hiển linh tại xã Xuân Yên, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh, trên lưng con rùa xuất hiện dòng “chữ” lạ trên lưng khiến cho người dân cho rằng đó là thần rùa hiển linh. Họ cho rằng “rùa thần” xuất hiện báo hiệu một điều may mắn nên đã thả nó. Người dân ở đây còn cho rằng, con rùa là thần linh hiện thân để về ngôi đền Cá Ông, có thể là “rùa thần” hiển linh bởi nó xuất hiện vào thời điểm trùng hợp, có thể con rùa là hiển linh của thần trong ngôi đền theo nguyện ước của dân chúng về xem xét việc làm ăn. Ở làng Trà Liên xã Triệu Giang, huyện Triệu Phong, Quảng Trị, khi khai quật mộ phát hiện một con rùa đá khổng lồ ở dưới, con rùa đá chỉ có ba chân, ở trên mai rùa còn có một tấm bia khắc chữ Hán, nó gắn với Giai thoại “rùa thần” báo oán, dân làng phạt vạ Phải sắm sửa lễ cúng tế để tạ lỗi và thỉnh “cụ rùa” về chỗ cũ. Nhiều người còn đồn rằng, vì mạo phạm "rùa thần" mà có gia đình bị thần linh trách tội. Từ khi phát hiện mộ rùa đá, dân làng coi đó như vật thiêng của làng và bảo vệ nghiêm ngặt. Vào mỗi ngày rằm, người dân trong làng có thể đến mộ rùa thắp hương cầu khấn. Rùa bò vào cổng thành “rùa thần” là trường hợp ở xã Liên Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An. Một đêm, có một phụ nữ thấy con rùa lớn đang "nhìn" mình, con rùa được đưa vào nhà và thành “thần rùa” ngay hôm sau. Có hàng trăm người ở trong thôn, xã kéo đến để tận mắt chiêm ngưỡng rùa lạ kì bí. Rùa là một loài vật thuộc hàng tứ linh mà bỗng dưng xuất hiện được người dân tôn sùng có thể dễ hiểu. Người dân xóm Chăm ở Hòa Bình từng thấy con "ba ba" khổng lồ đặt dưới nền đất, nó nặng đến 121 kg, dài 1,53m, rộng tới 0,8m và đồn rằng, đó là linh vật do con vua Thủy Tề hóa thành, rất linh thiêng, nên những người tham gia bắt linh vật đều gặp vận rủi. Tục thờ cá thần còn là biểu hiện của tín ngưỡng lâu đời thờ các vật linh của người Mường địa phương ở Thanh Hóa và Hà Giang cụ thể là đàn cá và thần rắn luôn được tôn trọng, hay Cá thần" ở Bắc Ninh xuất hiện khi người dân Kinh Bắc lại xôn xao về ba "ông cá thần" nằm trong giếng Ngọc nổi tiếng nước trong xanh, ăn ngon, thuộc khuôn viên đền Cùng, ba “ông cá thần” trong giếng này giống như cá chép . Ở miền tây Thanh Hóa hiện có ba hang cá thần nằm hai bên bờ sông Mã gồm Suối Cá thần Cẩm Lương (còn gọi là Mó Ngọc), suối Cá thần Cẩm Liên (còn gọi là Suối Đóng hay Mó Đóng), suối Cá thần tại xã Văn Nho nằm tại bản Chiềng Ban, huyện Bá Thước. Từ khi phát hiện ra Suối cá thần người dân trong bản đã lập ban thờ bên cạnh khu vực hang động nằm cách suối cá 10m để thờ Thần Cá. Những câu chuyện ly kỳ xung quanh suối cá thần là đề tài thu hút khách thập phương. Người dân tin rằng sự sung túc của bầy cá là biểu tượng của sự bình yên, no ấm, và suối cá rất linh thiêng, ai dám bắt và ăn thịt các loại cá trên dòng suối này là xúc phạm đến thần linh gây tai họa cho mình và cả cộng đồng. Hằng năm, lễ tế thần núi, thần sông, thần cá bên bờ suối được mở từ ngày 8-15 tháng Giêng âm lịch, đông đảo người dân gần xa đến chiêm ngưỡng và cầu may, họ tổ chức lễ hội Rước cá Thần (còn gọi là lễ hội khai Hạ), một lễ hội truyền thống của người Mường xứ Thanh cầu cho mưa thuận gió hòa, mọi người khỏe mạnh, mùa màng tươi tốt. Hàng năm, có rất đông du khách đến hội để được tận mắt chứng kiến suối cá thần. Có câu chuyện đồn rằng có một đôi thanh vì tò mò họ đã dùng đá đập chết một con cá, trên đường quay trở về đã gặp tai nạn chết. Những người dân trong bản đều tin rằng nếu ai trêu đùa, làm hại cá thần hay làm bẩn nước, nhẹ sẽ bị ốm, còn nặng sẽ bị mất mạng và người dân trong bản luôn xem loài cá này là thần và không dám ăn cá. Khu vực suối cá từng là nơi đóng quân của thực dân Pháp. Lính Pháp không những không đánh bắt cá ăn mà còn chăm sóc, lập bàn thờ chúng, lính Pháp lại không đánh bắt cá ở suối cá này, ngược lại, họ còn đối đãi và chăm sóc cho cá. Họ còn lập bàn thờ trong một hang động nằm phía trên suối cá khoảng 10 mét để thờ loài động vật này. Câu chuyện về đàn cá thần thứ ba lưu truyền hàng trăm năm ở địa phương, kể lại, trong thời gian đóng quân ở quanh suối cá, một vài lính Pháp tử vong sau khi bắt loài cá này ăn. Từ đó, họ không ăn nữa và đã lập bàn thờ cá. Có chuyện về sự xuất hiện của bà cá chúa to lớn đeo vòng vàng và những câu chuyện rùng rợn về cá thần báo oán. Sự tích đàn cá ở Chiềng Ban có chừng 400 năm trước. Về các truyền thuyết, có ba truyền thuyết liên quan, người Thái ở Mường Ca Da lý giải cuộc thủy chiến của các Long vương trên dòng sông Mã và cá thần chính là bại binh sau cuộc thủy chiến, chính là hóa thân của đội quân này. Người dân ở đây còn truyền miệng về nguồn gốc của loài cá bắt đầu từ một truyền tích về thần rắn, và hai vợ chồng nuôi rắn Thần, từ đó, suối Ngọc trước cửa đền thờ có đàn cá cả ngàn con ngày đêm về chầu. Một truyền thuyết khác kể về người Mường với con gà trắng, cô gái Mường cố đuổi theo con gà trắng và cả người lẫn gà đều mất hút trong hang động, chỉ thấy từ hang núi đó rất nhiều đàn cá bơi ra, đông nghịt bên suối Mó Đóng. Một tích khác về cá thần hiền lành, thân thiện với người dân Mường, cá quẫy lên đã cày ruộng giúp nên từ đó lập miếu thờ gần suối. Cá thần ở suối thuộc huyện Bá Thước là giống cá “bỗng” hay “dốc”, thường sống nhiều ở các sông Lô, sông Mã. Loài cá này ở Hà Giang người dân nuôi để ăn thịt bình thường. Những con cá thuộc giống “cá thần” ở suối “cá thần” Cẩm Lương được làm thịt, phục vụ rất nhiều những người sành ăn ở Hà Nội, ở Hà Giang, Yên Bái, Hòa Bình, Tuyên Quang thì cá Bỗng được nuôi nhiều và khá đại trà, những con nhỏ họ dùng để ăn, những con to được bán với giá rất đắt chúng là đặc sản ở các vùng núi phía Bắc . Trên vùng Tây Bắc, cá bỗng là đặc sản, người dân nơi đây chỉ mổ thịt cá khi cưới hỏi, giỗ chạp. Ở Hà Giang có những con “cá thần” được dân tộc Tày nuôi làm thức ăn và cúng lễ . Người dân xã Tân Lập, Lục Yên, Yên Bái nuôi cá Bỗng được coi như một đặc sản, đây là loài cá có giá trị kinh tế cao, vào dịp Tết thường có nhiều người đặt hàng mua cá về ăn tết. Từng có sự kiện một người tại xã Hiến Sơn huyện Đô Lương, Nghệ An sau khi thắp hương tại nhà thờ tổ, trên đường trở về ngang qua bờ kênh thì nhìn thấy một con cá nổi lên rất to xuất hiện trên mương nước, thân mình màu đen, đầu giống cá trắm đen, trọng lượng gần bằng con cá 3 kg, một số người sau đó mang kích điện ra chích cá để bắt song không có kết quả, sau đó họ tổ chức vợt cá song cũng không bắt được mà con cá này sau đó nổi lên, lặn xuống liên tục nhiều ngày tại vị trí cũ, không bơi đi nơi khác mà vẫn quanh quẩn ở một khu vực trong đoạn kênh nước, lúc nổi, lúc lặn khiến người dân cho rằng nó là cá thần, nên thắp hương khấn vái Hiện tượng lạ này đổi thổi ra chỉ vì con cá này liên tục nổi lên, lặn xuống quanh quẩn ở một khu vực trong kênh nước nên nhiều người dân cho đó là "cá thần" nên không ai dám bắt, sau đó, nhiều người truyền tai nhau "cá lạ" hoặc "cá thần" khiến cả trăm người kéo tới xem, một số người còn mang cả hương, hoa quả tới bờ kênh khấn vái, ném tiền xuống kênh vương vãi, có người mang hương (nhang) ra đốt và hoa quả ra cúng con cá. Sau khi bắt được con cá chép bị nhiều người dân địa phương đồn là "cá thần" thì khi bắt con cá lên thì nó là cá chép, ở mang và đuôi cá có dịch nhờn do trước đó con cá đã trúng kích điện khiến bị thương và không thể bơi đi xa và nguyên nhân khiến con cá thần này "nổi lên rồi chìm xuống" do bị người dân dùng kích điện bắt trước đó làm nó bị thương. Hạc xuất hiện nhiều trong các ngồi đình, đền, miếu. Theo truyền thuyết thì hạc là sinh vật có tuổi thọ và là những hình ảnh tượng trưng cho sự thanh cao thoát tục, hình ảnh hạc đứng trên lưng rùa cũng được thấy ở các ngôi đình như đình thần thể hiện khát vọng trường tồn và những ước muốn thanh cao của người dân. Khi đi lễ đình, chùa, hay nhà thờ họ, nhà thờ người ta thường nhìn thấy đôi hạc thờ được sắp đặt trước ban thờ với hai hình ảnh hạc ngậm ngọc minh châu biểu tượng cho sự sang quý, còn hình ảnh hạc ngậm hoa sen thì biểu trưng cho giác ngộ, hạc còn là con vật của đạo giáo. Ở đình làng Nhân Mỹ, phường Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội có xác một con chim ó (đại bàng đất) được dân làng ướp trong tủ kính và được tôn thờ như một vị thần, chim đại bàng này được người dân trong làng vô cùng yêu quý, gọi chim bằng "ông", cụ ("cụ chim đại bàng" hay "cụ chim ó") họ đặt thi hài “cụ” chim ó sang vị trí khác nằm ở gian bên phải, cách xa chánh điện, không được thắp hương thờ tự ở đây vì không thể xếp cùng hàng với tứ vị bản cảnh thành hoàng. Việc thờ cúng này bắt nguồn khi người dân làng Nhân Mỹ ở Hà Nội thấy một con chim ó không rõ từ nơi nào đến cây đề ở giữa cánh đồng làng trú ngụ, trước lúc chặt cây, người dân địa phương thấy chim ó kêu rền rĩ cả ngày cả đêm, một hôm, khi chim ó đi kiếm ăn về thấy tổ ấm bị chặt phá liền lao đầu vào bức tường chết. Người dân cho rằng, đó là chim thiêng nên đã phát nguyện ướp xác, thuộc da và cho vào tủ kính để mọi người cùng tưởng nhớ. Chuyện chim ó tự tử có thể do người dân làng vì lòng yêu quý chim mà nhân hóa lên hay lời đồn chim đại bàng đất có khả năng dự báo thời tiết, nắng mưa chỉ qua những tiếng kêu. Ở Việt Nam vào thế kỉ 16–17, sự xuất hiện biểu tượng vẹt và rùa thay thế (chủ yếu ở vùng Thanh Hóa) cho biểu tượng hạc-rùa, qua đôi Vẹt thờ, gỗ sơn son thếp vàng của triều Mạc thế kỷ 16. Vẹt thờ xuất hiện tự nhiên trong cuộc sống của người Việt phản ánh tâm hồn, ước vọng của người Việt mong muốn cuộc sống an bình mà còn thể hiện tín ngưỡng phồn thực, cầu mong sự sinh sôi nảy nở đối với cư dân nông nghiệp trồng lúa nước được người dân lưu truyền, trân trọng như một nét văn hóa độc đáo tại quê hương. Chim vẹt không chỉ trở thành con vật linh thiêng để thờ mà đã trở thành đề tài trang trí khá phổ biến dưới thời chúa Trịnh, việc nhà Trịnh lấy chim Vẹt làm linh vật bắt nguồn từ truyền thuyết khoảng 500 năm, nhà Trịnh rất tôn thờ chim Vẹt và coi đó là biểu tượng của dòng họ mình. Động vật có vú. Câu chuyện về "cá ông, cá bà" là câu câu chuyện về những con cá heo đực, cá heo cái (cá heo Irrawaddy hay còn gọi là "cá nược") mà người dân hay gặp khi họ hành nghề đánh cá trên sông Mê Kong. người miền Tây thường gọi cá heo Irrawaddy là “"ông"” nược. Những người sống nghề “Bà Cậu” (đánh bắt thủy sản) thường thầm vái “"Ông Nược"” độ để đánh bắt được thật nhiều cá. Từ loài cá “dễ thương” mà ngư dân lại tôn thờ vì sống ở sông, loài “"cá thiêng"” này thuộc dòng cá voi hay cá ông. Nhiều ngư dân vẫn tin rằng loài cá này có “"cốt người"”, chúng sống rất hiền hòa, và hiểu được tiếng người. Truyền thuyết bắt nguồn từ những câu chuyện loài cá nược hiểu được tiếng người, ngư dân đi đánh cá gặp nạn được cứu sống hay giúp những ngư dân thu hoạch tôm cá. Từ đó những tên gọi loài “"cá thiêng"” đã hình thành. Trước đây, loài cá nược thường bơi lội trên sông Tiền và sông Hậu và trên sông Vàm Nao, cá nược khá to, lưng màu nâu đen, bụng màu nhạt hơn, toàn thân trơn nhớt. Những người đi sông, đi biển thường thấy cá nược đực rất to so với cá nược cái. Con cá cái có hai vú lớn mọc dưới vây trước y như vú đàn bà, tức không nằm xuôi theo lườn. Con đực có bộ phận sinh dục giống của đàn ông, ló ra khoảng 5 cm, cá nược thường sống hòa đồng với các loài sinh vật khác và rất hiền, chẳng những không bao giờ làm hại ai mà còn tỏ ra rất thân thiện với người. Nhiều người Việt rất mến kính, bất luận cá cái hay cá đực đều gọi chung nhất là “"Ông Nược"””, ngư dân trong vùng sông Hậu luôn xem loài cá này là “"cá thiêng"” hơn cả con chó, con mèo trong nhà của mình. Với ngư dân người Việt trước đây, cá nược được xem là ân nhân, nên họ không chỉ xem nó như loài cá quý mà ở nhiều nơi miền biển người ta còn hiểu là “nhân ngư”, tôn xưng là “thần”, lập đền thờ để thờ, gọi Đền Nam Hải tướng quân. Ý thức bảo vệ và đối xử tử tế với “"Nhân ngư; Đức Ngư"” không chỉ tôn trọng pháp luật, mà còn thể hiện tinh thần đạo lý đối với loài cá có tánh từ thiện này là nét đẹp trong văn hóa đánh bắt của bà con ngư dân, cũng là một tín ngưỡng dân gian Nam Bộ. Đối với những ngư dân hàng ngày lênh đênh trên biển cả, niềm tin về một vị thần linh thiêng, phù hộ, chở che trước sự phẫn nộ của thiên nhiên rất lớn, bởi thế, từ lâu câu chuyện về cá ông (hay còn gọi là cá voi) rẽ sóng cứu ngư dân gặp nạn trên biển lưu truyền từ đời này sang đời khác, được nhiều thế hệ ngư dân tin tưởng, tôn thờ. Tục thờ cá Ông có nguồn gốc từ lâu đời, gắn liền với ngư dân vùng duyên hải Việt Nam với niềm tin cá Ông mà theo ngư dân chính là thần Nam Hải luôn phù hộ độ trì cho ngư dân đi lại và đánh bắt cá trên biển. Đây là phong tục đẹp của người vùng biển, họ còn tổ chức Lễ hội nghinh Ông như Lễ hội nghinh Ông - Vũng Tàu. Những con thuyền đi biển của người Việt thường vẽ lên hai con mắt trước mui tàu. Hình tượng con cá voi to lớn chuyên cứu người gặp nạn trên biển được cộng đồng ngư dân xem như cứu tinh và quan niệm khi gặp cá Ông chết và dạt vào bờ, ngư dân nơi đây xem đó là điềm lành, là phúc đến, bởi mảnh đất này được thần cá chọn làm nơi yên nghỉ, những bộ xương khổng lồ của cá ông vẫn được bà con lưu giữ cẩn thận tại miếu (như Vạn Thủy Tú, Nam Ô, Đình thần Thắng Tam, Lăng Ông Nam Hải), mỗi lần có cá Ông dạt vào bờ thì bà con đánh bắt thuận lợi, ra khơi vào lộng an toàn. Tại các cửa biển, trong tâm thức, ngư dân ở đây luôn đặt niềm tin vào một sinh vật khổng lồ vừa “hiền” vừa “thiêng” là loài cá voi, mà họ gọi một cách kính trọng là cá Ông, hoặc Ông lớn. Mỗi khi gặp hoạn nạn sóng to, gió lớn, chìm tàu, ghe, họ cầu cứu cá Ông, họ đã được cá Ông giúp đỡ sau khi cầu cứu nên lập miếu thờ. Mỗi khi xác cá voi trôi dạt vào cửa biển ở đâu thì người dân nơi đó cho là điềm lành, xác cá được chôn cất cẩn thận, được cộng đồng thờ cúng tôn nghiêm. Con chó nhà được thờ cúng ở một số nơi ở Việt Nam với tư cách là hộ môn thú (thần canh cửa), muốn canh giữ phần âm thì phải nuôi chó đá. Tục thờ này khá phổ biến ở các làng, xã nông thôn của Việt Nam, nhiều địa phương người dân vẫn giữ tục chôn chó đá trước cửa, hoặc đặt chó đá trên bệ thờ hay đặt chó đá trước cổng nhà, đền miếu để đuổi ma quỷ. Chó đá trong nhà thường nhỏ, mang dáng vẻ hiền lành, không to lớn như chó đá ở đình, đền, phủ. Hình thức thờ chó đá khá phổ biến ở nông thôn, các vùng quanh Hà Nội như Đan Phượng, Hà Tây (cũ), Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Lạng Sơn có nhiều nơi cũng có tục thờ chó đá như: Chi Lăng, Đồng Mỏ, Khòn Lèng, Thất Khê, Tràng Định, Đồng Đăng, Cao Lộc. Tại chùa Cầu (Hội An, Quảng Nam) hiện còn đôi chó khắc bằng gỗ ngồi chầu. Ngày nay, người Việt một số nơi không chôn chó đá ở trước cửa nhưng vẫn mua chó gốm về để bày trong nhà, vừa xua đuổi tà ma, vừa làm vật trang trí. Người Chơro là tộc người có tục thờ con culi ở vùng đất Mã Đà thuộc địa phận xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai có tập tục tôn kính con cù lần (có nơi gọi là con culi hay con vật lười), họ trang trọng gọi nó là con Nhĩ hầu đó là con culi hay cù lần, loài culi được họ xem là loài thú tổ của tộc người mình, không ai dám mạo phạm. Họ xem loài nhĩ hầu là nguồn cội của tộc người mình nên từ nhiều đời qua, người Chơro có những kiêng cữ rất lạ đời liên quan đến loài này. Khi đi rẫy, nếu gặp nhĩ hầu phải bỏ rẫy trở về hôm sau lại ra, không thấy thì làm, thấy thì lại về, họ phải về vì nhĩ hầu là ông tổ, không được phép làm kinh động. Ở Việt Nam, hổ là hình tượng phổ biến trong đời sống dân gian của người Việt với tục thờ hổ hay thờ thần hổ ở nhiều vùng miền, từ vùng đồng bằng cho đến miền sơn cước, nhất là ở những chốn rừng núi sâu thẳm thì hổ luôn được thờ phụng, nhang khói. Dù ở miền Bắc, miền Trung hay miền Nam đều có tục lệ thờ Thần Hổ như một biểu tượng của con vật dũng mãnh, uy linh tượng trưng cho sức mạnh có khả năng trấn giữ cửa ải ngũ phương và không chỉ người Việt, một số đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam cũng có tục thờ hổ. Hổ hay ông ba mươi là tên gọi đầy uy linh, quyền kính trong những gian thờ như đình, đền, chùa, miếu mạo, miễu, thờ tại tư gia, hổ được coi là con vật linh thiêng (hùm thiêng), nhất là hệ thống miếu thờ ở miền Nam. Cùng với rắn, hổ là một trong hai hình tượng con vật trung tâm trong truyện kể dân gian một số dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Việt Nam và tương đồng với văn hóa của khu vực Tây Nam Bộ khi các câu chuyện của nhân dân địa liên quan đến hai lớp tín ngưỡng thờ Hổ và tín ngưỡng thờ Rắn. Hổ gợi nhắc về vị thần núi về chúa sơn lâm thì hình tượng rắn lại gợi nhắc về vị thủy thần là hai vị thần quan trọng bậc nhất trong thần điện của người Việt. Ở miền Nam Việt Nam, quá trình khai hoang mở cõi, những cư dân đầu tiên vào khai phá vùng đất Nam Bộ phải đối đầu với nhiều khó khăn. Cùng với những con vật như rắn, cá sấu, thì hổ cũng là đối tượng mà những cư dân thời ấy phải dè chừng, đối phó, chinh phục, vì thế, ở các đình miếu ngày nay vẫn lưu truyền nhiều giai thoại về hổ, người ta khiếp sợ và tôn thờ hổ, gọi hổ bằng từ ngữ tôn kính “ông Hổ”. Tục thờ “ông Hổ” hầu như ở chùa miếu nào cũng có. Theo quan niệm, hổ tượng trưng cho sức mạnh được người dân tôn kính với mong muốn cầu bình an và được bảo vệ, che chở. Sự thể hiện trong những ngôi miếu có lịch sử hình thành gần trăm năm, hình tượng “ông Hổ” tại miếu, thể hiện qua bức phù điêu được vẽ lên các gian thờ. Nổi bật giữa bức tranh là hình một con cọp lông vàng, vằn đen, tư thế khắc hoạ sau một cú nhảy chân trước vừa tiếp đất, gương mặt dữ tợn, răng nhe lởm chởm. Do sức ảnh hưởng lớn trong văn hóa dân gian, từ một hình tượng hư cấu xuất hiện trong văn học, Tề Thiên Đại Thánh một nhân vật có nhiều phép thần thông biến hóa, phò trợ Đường Tăng đi thỉnh kinh đã trở thành một đối tượng được thờ phụng trong nhiều đền miếu người Hoa, đặc biệt là ở vùng Phúc Kiến. Trong quá trình di dân, cộng đồng người Phúc Kiến đã mang theo tục thờ Tề Thiên Đại Thánh đến các vùng đất mới, trong đó có Chợ Lớn (Quận 5, Quận 6 thuộc địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay) và một số địa phương khác ở Việt Nam. Tục thờ khỉ của cư dân Việt cũng đã tồn tại từ lâu đời, thể hiện dưới hình thức trong một số chùa chiền, vẫn thường thấy tượng khỉ, gọi là "Thần Hầu", nhằm xua đuổi những điều xấu. Ở Hội An trước đây vốn là nơi tập trung ở của người Nhật Bản, người ta có đặt thờ Tượng khỉ để trấn yểm thủy quái gọi là "Linh hầu" (hay "Thần Hầu") và Linh khuyển, hai linh vật này được thờ theo tín ngưỡng vật tổ của người Nhật vì muốn khống chế thủy quái Namazu (con Cù/Câu Long). Ở Việt Nam, hình ảnh con ngựa được nghệ nhân muốn thành một hình tượng nghệ thuật có tầm vóc ngang hàng với những linh vật khác được tôn thờ. Trong nghi lễ lên đồng ở Bắc Bộ thường có điệu múa nhảy ngựa. Ngựa còn được thờ trong những bức tranh giấy thờ cặp ngựa hồng, ngựa trắng. Ngựa trắng còn được tôn lên làm thần và được thờ ở đền Bạch Mã. Ở miền Nam, ngựa còn được đắp tượng, được hương nhang, cúng bái, và nhiều địa điểm thờ ngựa khác như Chùa Ông hay còn gọi là Chùa Ông Ngựa ở Bình Dương thờ ngựa Xích Thố. Ở Sài Gòn có đình Thông Tây Hội với ba thần ngựa được thờ. Ở vùng Tây Ninh, ngựa thờ trong đền, miếu thờ các vị có công khai phá. Ở Huế lại phổ biến tục thờ ngựa ở các am, miếu ở Huế, trong số các am miếu phổ biến nhất trong các nhà tư nhân là miếu thờ các cô, cậu, ông Chiêm Thành, ông quận, ở đó họ đều có thờ con ngựa. Tục thờ ngựa có từ rất lâu đời, nhất là ở các am, miếu và đền đài, truyền thống thờ ngựa thần đã có từ lâu đời, nhất là sau năm 1975 phong trào thờ am miếu ở Huế bắt đầu phát triển mạnh. Trong các am miếu vừa có ngựa đá, ngựa giấy và ngựa gỗ, trong đó có hai màu sắc được thờ phổ biến nhất là màu đỏ và màu trắng, và mỗi màu sắc có ý nghĩa đặc biệt đối với một vị thần. Ngựa màu đỏ để thờ cho lục vị tôn ông (quan lớn) ngựa trắng dành cho các cậu ngoại càng (quan nhỏ). Người Hoa và người Việt có tục thờ con cóc vàng ba chân ngậm tiền gọi là Kim Thiềm để cầu tài lộc, cóc vàng không chỉ là linh vật trang trí mà còn có tác dụng tránh tà, chiêu tài. Khác với người Hoa, người Việt hay trưng bày Cóc vàng phong thủy trên trang thờ Thổ Địa, Thần Tài miệng ngậm đồng tiền cổ quay ra ngoài, tối cho quay đầu vào trong nhà, ban ngày quay đầu ra ngoài để đi kiếm tài lộc, tối quay đầu vào trong nhà để đem tài lộc vào nhà. Người Việt còn coi con cóc là cậu ông Trời, như trong truyện "Cóc kiện trời". Người Mông ở Việt Nam hiện nay còn thờ con cóc do nghe theo đạo Dương Văn Mình (là tín ngưỡng bị chính quyền sở tại coi là tà đạo) tuyên truyền cho người Mông dựng lên Nhà đòn để đồ cúng lễ cho người chết, đồ cúng phải có một cái bàn gỗ, trên đó khắc một con cóc, một con ve sầu, con chim én và một cây thánh giá thay vì thờ cúng tổ tiên như trước đây. Con ve sầu tượng trưng cho cái kèn, con cóc tượng trưng cho cái trống, con chim én tượng trưng cho vật đưa linh hồn người chết lên thiên đường, còn chữ thập bằng gỗ là biểu tượng của Thiên chúa giáo. Tuy nhiên, Nhà đòn không tồn tại trong văn hóa người Mông từ xưa tới nay và những biểu tượng này chưa từng có trong văn hóa người Mông.
Maria Beatrice của Sardegna Maria Beatrice của Sardegna (tên đầy đủ: "Maria Beatrice Vittoria Giuseppina"; 6 tháng 12 năm 1792 – 15 tháng 9 năm 1840) là con gái của Vittorio Emanuele I của Sardegna và Maria Teresa Giuseppa của Áo-Este. Maria Beatrice còn là Công tước phu nhân xứ Modena thông qua hôn nhân với với Francesco IV xứ Modena. Những năm đầu đời. Maria Beatrice sinh ngày 6 tháng 12 năm 1792 tại Torino. Vương nữ là con gái lớn của Vittorio Emanuele của Sardegna, Công tước xứ Aosta và Maria Teresa Giuseppa của Áo-Este. Năm 1802, cha của Maria Beatrice bất ngờ trở thành Quốc vương Sardegna khi người bác Carlo Emanuele IV thoái vị. Ông bà ngoại của Maria Beatrice là Ferdinand Karl của Áo và Maria Beatrice d'Este, Nữ Công tước xứ Massa. Ferdinand Karl là con trai thứ ba của Franz I của Thánh chế La Mã và Maria Theresia của Áo. Maria Beatrice Ricciarda là con gái lớn của Ercole III d'Este, Công tước xứ Modena và Maria Teresa Cybo-Malaspina, Nữ Công tước xứ Massa. Tháng 12 năm 1798, Maria Beatrice rời Torino cùng cha mẹ và chú của mình để lánh khỏi Cách mạng Pháp và Chiến tranh Napoléon. Họ chạy trốn đến Parma, sau đó đến Firenze, và cuối cùng định cư ở Sardegna, lãnh địa cuối cùng thuộc Vương quốc Sardegna. Maria Beatrice dành phần lớn thời gian ở Cagliari trong mười ba năm sau đó. Ngày 20 tháng 6 năm 1812, Maria Beatrice kết hôn với cậu của mình là Francesco của Áo-Este. Do mối quan hệ thân thiết của họ, cuộc hôn nhân của Maria Beatrice và Francesco IV đã nhận được sự miễn trừ đặc biệt từ Giáo hoàng Piô VII. Cặp vợ chồng rời Sardegna vào ngày 15 tháng 7 năm 1813 để đến Zakynthos, rồi từ đó đi thuyền đến Trieste ngoài khơi bờ biển phía đông của Biển Adriatic, cuối cùng đến Viên bằng đường bộ. Công tước phu nhân xứ Modena. Ngày 14 tháng 7 năm 1814, chồng của Maria Beatrice trở thành Công tước xứ Modena, Reggio và Mirandola với trị hiệu Francesco IV, qua đó Maria Beatrice trở thành Công tước phu nhân xứ Modena. Trong cuộc xâm lược của Joachim Murat trong thời kỳ Triều đại Một trăm ngày, họ đã chạy trốn khỏi Modena cho đến ngày 15 tháng 5 năm 1815. Khi cuộc cách mạng bùng nổ, Maria Beatrice phải cùng gia đình chạy trốn khỏi Modena một lần nữa vào ngày 5 tháng 2 năm 1831, nhưng với sự trợ giúp của quân đội Áo, gia đình của Maria Beatrice đã có thể trở về trong vòng một năm kể từ khi chạy trốn. Maria Beatrice qua đời vì bệnh tim vào ngày 15 tháng 9 năm 1840 tại Lâu đài Catajo. Di hài của Maria Beatrice được lưu giữ tại Nhà thờ San Vincenzo, Modena. Ngừa thừa kế của phái Jacobite. Thông qua cha, Maria Beatrice được thừa hưởng quyền kế vị ngai vàng nước Anh, Scotland và Ireland theo phái Jacobite. Nhưng giống như những người thừa hưởng quyền kế vị không thuộc Vương tộc Stuart, Maria Beatrice chưa bao giờ tuyên bố tranh quyền kế vị. Nếu Maria Beatrice thành công kế vị, thì Maria Beatrice sẽ trở thành ấy "Mary II hoặc III". Hai vợ chồng có với nhau bốn người con:
Maria Teresa Ferdinanda của Sardegna Maria Teresa Ferdinanda của Sardegna (tên đầy đủ: "Maria Teresa Ferdinanda Felicitas Gaetana Pia"; 19 tháng 9 năm 1803 – 16 tháng 7 năm 1879) là con gái của Vittorio Emanuele I của Sardegna và Maria Teresa Giuseppa của Áo-Este. Maria Teresa còn là Công tước phu nhân xứ Parma và Piacenza thông qua hôn nhân với Carlo II xứ Parma (Carlo I xứ Lucca). Những năm đầu đời. Maria Teresa sinh ngày 19 tháng 9 năm 1803 tại Cung điện Colonna ở Roma. Vương là người con thứ năm và là con gái thứ tư của Vittorio Emanuele I của Sardegna và Maria Teresa Giuseppa của Áo-Este. Maria Teresa có một người em song sinh là Maria Anna của Sardegna và hai chị em được rửa tội bởi Giáo hoàng Piô VII. Cha mẹ đỡ đầu của cặp song sinh là ông bà ngoại, Ferdinand Karl của Áo và Maria Beatrice Ricciarda d'Este. Maria Teresa dành phần lớn thời thơ ấu của mình ở Cagliari trên đảo Sardegna, nơi gia đình Vương nữ trú ẩn khỏi quân đội của Napoléon I của Pháp. Năm 1814, cha của Maria Teresa được phục hồi quyền cai trị ở Piemonte và cả gia đình trở về Torino. Maria Teresa Ferdinanda đã hy vọng rằng mình kết hôn với người em họ Carlo Alberto của Savoia nhưng chuyện không thành. Carlo Alberto sau đó đã kết hôn với, người vào năm 1817 đã kết hôn với Maria Teresa của Áo-Toscana, con gái của Ferdinando III xứ Toscana. Ngày 5 tháng 9 năm 1820, tại Lucca, Maria Teresa kết hôn với Carlo Lodovico xứ Lucca. Hai vợ chồng có hai người con: Maria Teresa Ferdinanda có ngoại hình xinh đẹp, cao ráo, có phong thái vương giả với vẻ mặt cao quý và u sầu. Carlo Lodovico, Thân vương xứ Lucca là một quý ông đẹp trai và hai vợ chồng được cho là cặp đôi vương thất đẹp nhất thời bấy giờ. Tuy nhiên hai người lại không hợp nhau. Maria Teresa là một phụ nữ sùng đạo với đức tin Công giáo. Trong khi đó, Carlo Lodovico lại sống chủ yếu vì thú vui của riêng mình và thường phớt lờ trách nhiệm với chính phủ. Hai người cũn sống táchbbiiett565 với nhau. Carlo Lodovico sau này nhận xét rằng: “Ngay cả khi không có tình yêu, thì vẫn có sự tôn trọng”. Ngày 13 tháng 3 năm 1824, mẹ của Carlo Lodovico qua đời Carlo Lodovico kế vị mẹ trở thành Công tước Carlo I xứ Lucca; Maria Teresa do đó trở thành Công tước phu nhân xứ Lucca. Bị lạnh bởi người chồng lăng nhăng, Maria Teresa ngày càng hướng tới tôn giáo và dần coi thường cuộc sống cung đình cũng như những thú vui giải trí mà chồng ưa thích. Mối quan hệ của hai vợ chồng vốn lạnh nhạt từ ban đầu và nhanh chóng xấu đi theo thời gian. Cuộc sống sau này. Sau này, Maria Teresa hoàn toàn lánh khỏi triều đình Lucca và định cư lâu dài ở Villa di Marlia, sau đó là ở biệt thự của mình ở Pianore, nơi được bao quanh bởi các linh mục và nữ tu và cống hiến cuộc đời cho tôn giáo. Sau năm 1840, Maria Teresa sống ẩn dật hoàn toàn để hướng về tôn giáo ở Pianore. Maria Teresa có mối quan hệ rất gắn bó với gia đình ở Sardegna của chính mình và cũng là tín hữu sùng đạo. Xung quanh Maria Teresa chỉ có cha giải tội và các bác sĩ vi lượng đồng căn. Carlo Ludovico nhìn nhận rằng sự yếu kém về trí tuệ và thiếu nhạy cảm của vợ "có thể giúp Bà Công tước sống được cả thế kỷ". Bà Công tước không có nhiều ảnh hưởng đối với con trai, người vào năm 1845 đã kết hôn với Vương tôn nữ Louise Marie Thérèse của Artois, con gái của Công tước xứ Berry và là chị gái duy nhất của người đòi ngai vàng Pháp là Bá tước xứ Chambord. Ngày 17 tháng 12 năm 1847, Hoàng hậu Maria Ludovica qua đời, và thể theo Đại hội Viên, Carlo đã đổi Công quốc Lucca để lấy Công quốc Parma, trở thành Công tước Carlo II của Parma; Maria Teresa vì thế trở thành Công tước phu nhân xứ Parma nhưng chỉ được vài tháng. Cuộc cách mạng nổ ra vào tháng 3 năm 1848. Vào tháng 3 năm 1849, Carlo II thoái vị và được con trai của họ kế vị với trị hiệu Carlo. Maria Teresa chủ yếu sống tại biệt thự ở Viareggio, đặc biệt kể từ sau vụ ám sát của con trai vào năm 1854. Ở đấy, Maria Teresa đã xây dựng một nhà nguyện để tưởng nhớ con. Sau đó, Maria Teresa chuyển đến sống tại một biệt thự ở San Martino ở Vignale trên những ngọn đồi ngay phía bắc Lucca và chỉ có linh mục giải tội và người quản lý tài sản của Maria Teresa túc trực bên cạnh. Căn biệt thự đó hiện vẫn được gọi là "Tenuta Maria Teresa" để vinh danh Maria Teresa. Tại đây, Maria Teresa đã qua đời năm 1879 do bị xơ cứng động mạch não và được chôn cất tại nghĩa trang Verano ở Roma trong bộ tu phục của Dòng thứ Ba Thánh Đa Minh.
Prima Sài Gòn (viết tắt: PMSG) tên đầy đủ là Trung Tâm Y Khoa Prima Sài Gòn, tiếng Anh – Prima Medical Center Saigon, Prima Saigon Medical Center là một bệnh viện Mắt tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam . Tiền thân là Bệnh viện Mắt Quốc tế Hoàn Mỹ, Prima Sài Gòn là một thành viên của Tập đoàn Y Khoa Hoàn Mỹ . Các chuyên khoa sâu. Với sức chứa 20 giường bệnh và 6 phòng mổ, bệnh viện đã phục vụ 60.000 bệnh nhân, thực hiện 9.000 ca phẫu thuật mắt mỗi năm . Prima Sài Gòn được Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam công nhận là một trong những bệnh viện Mắt được khuyên dùng cho công dân của họ. Vào tháng 10 năm 2023, Prima Sài Gòn đã trở thành thành viên của Hiệp hội Bệnh viện Mắt Thế giới .
Valenciennea muralis là một loài cá biển thuộc chi "Valenciennea" trong họ Cá bống trắng. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1837. Tính từ định danh "muralis" trong tiếng Latinh có nghĩa là “như bức tường”, hàm ý đề cập đến kiểu hình của loài cá này có những vệt sọc giống như đường vân của một bờ tường đá. Phân bố và môi trường sống. "A. muralis" có phân bố rộng rãi ở khu vực Đông Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương, từ bờ biển Andaman trải dài về phía đông đến Palau, quần đảo Marshall và Fiji, qua khắp Đông Nam Á, ngược lên phía bắc đến Hồng Kông, về phía nam đến bờ bắc Úc. Gần đây loài này được ghi nhận ở Bangladesh nhờ vào phân tích mã vạch DNA. Ở Việt Nam, "A. muralis" được ghi nhận ở vùng triều Ninh Hải (Ninh Thuận) và vịnh Vân Phong (Khánh Hòa). "A. muralis" sống trên vùng cát nông và bãi đá vụn, hay vùng phù sa trên rạn san hô đầm phá, có khi ven rừng ngập mặn, được tìm thấy ở độ sâu đến ít nhất là 15 m. Chiều dài chuẩn lớn nhất được ghi nhận ở "A. muralis" là 16 cm. Cá có màu xám nhạt ở lưng, chuyển dần sang trắng ở thân dưới. Có 2 đến 3 sọc đỏ dọc chiều dài thân, cũng như các sọc đỏ trên gốc các vây lưng và vây hậu môn. Chóp vây lưng trước có đốm đen. Vây đuôi hình thoi, dài hơn đầu, lốm đốm các vệt đỏ. Số gai ở vây lưng: 7; Số tia ở vây lưng: 12–13; Số gai ở vây hậu môn: 1; Số tia ở vây hậu môn: 12–13; Số tia ở vây ngực: 18–21. "A. muralis" ăn các loài động vật giáp xác nhỏ bằng cách rây từng ngụm cát. Cá trưởng thành sống thành đôi trong khi cá con thường bơi theo nhóm nhỏ. "A. muralis" có thể sống được 12 tháng, cũng là tuổi thọ cao nhất được ghi nhận ở loài này. Những cá thể có tổng chiều dài từ 6 cm trở lên và từ 6 tháng tuổi đều trưởng thành. Nhìn chung, cá đực và cái trưởng thành ở cùng kích thước, nhưng độ tuổi trung bình mà cá đực trưởng thành sớm hơn (cũng không đáng kể) so với cá cái. Một nghiên cứu cho thấy, "A. muralis" ghép đôi trùng với thời điểm chúng trưởng thành, chỉ ra rằng chúng ghép đôi là để sinh sản. Những nghiên cứu khác cũng cho thấy, "A. muralis" sống theo cặp đơn phối ngẫu.
Zest Airways, Inc., hoạt động với tên gọi Air Asia Zest (trước đây là Asian Spirit và Zest Air), là một hãng hàng không giá rẻ của Philippines có trụ sở tại Sân bay Quốc tế Ninoy Aquino ở Pasay, Metro Manila ở Philippines. Hãng khai thác các dịch vụ du lịch nội địa và quốc tế theo lịch trình, chủ yếu là các dịch vụ trung chuyển nối Manila và Cebu với 24 điểm đến nội địa để hỗ trợ các hoạt động tuyến đường trục của các hãng hàng không khác. Hãng hàng không này được thành lập với tên Asian Spirit, hãng hàng không đầu tiên ở Philippines hoạt động theo hình thức hợp tác xã. Sau khi được AMY Holdings mua lại của doanh nhân Alfredo Yao vào năm 2008, hãng hàng không này được đổi tên thành Zest Airways. Năm 2013, hãng hàng không này được đổi tên thành Air Asia Zest và trở thành một chi nhánh của Philippines Air Asia vận hành thương hiệu riêng của họ. Hãng hàng không này đã được sáp nhập cùng với Air Asia Philippines để thành lập Philippines Air Asia vào năm 2015.
Maria Anna của Sardegna Maria Anna của Sardegna (tên đầy đủ: "Maria Anna Ricciarda Carolina Margherita Pia"; 19 tháng 9 năm 1803 – 4 tháng 5 năm 1884) là người con thứ sáu và con gái thứ năm của Vittorio Emanuele I của Sardegna và Maria Teresa Giuseppha của Áo-Este. Maria Anna cũng là Hoàng hậu Áo và Vương hậu Hungary thông qua hôn nhân với Ferdinand I của Áo. Maria Anna sinh ngày 19 tháng 9 năm 1803 tại Cung điện Colonna ở Roma, là người con thứ sáu và con gái thứ năm của Vittorio Emanuele I của Sardegna và Maria Teresa Giuseppha của Áo-Este. Maria Anna có một người chị song sinh là Maria Teresa Ferdianda của Sardegna. Hai chị em được rửa tội bởi Giáo Hoàng Piô VII. Cha mẹ đỡ đầu của cặp song sinh là ông bà ngoại của hai chị em, Ferdinand của Áo và Maria Beatrice Ricciarda d'Este. Maria Anna được biết đến với cái tên "Pia" trong gia đình. Ngày 12 tháng 2 năm 1831, Maria Anna kết hôn ủy nhiệm tại Torino với Ferdinánd V của Hungary, con trai cả và là người thừa kế của Hoàng đế Franz I của Áo. Ngày 27 tháng 2, cặp đôi kết hôn trực tiếp tại Viên trong nhà nguyện Hofburg bởi hồng y, tổng giám mục Olmütz. Maria Anna kết hôn với Ferdinad ở tuổi 27, độ tuổi được coi là rất muộn đối với một Vương nữ trong thời kỳ này. Tuy nhiên, tuổi tác của Maria Anna được coi là một dấu hiệu cho thấy Vương nữ sẽ có tính cách ôn hòa hơn, sùng đạo hơn và dễ quản hơn. Maria Anna và Ferdinand không có con với nhau. Ferdinand trở thành Hoàng đế Áo vào ngày 2 tháng 3 năm 1835; Maria Anna do đó trở thành Hoàng hậu Áo. Ngày 12 tháng 9 năm 1836, Maria Anne đăng quang với tư cách là Vương hậu Bohemia tại Praha. Maria Anna chưa bao giờ học nói tiếng Đức trong thời gian làm hoàng hậu mà muốn nói tiếng Pháp hơn. Maria Anna được yêu mến với tư cách là Hoàng hậu Áo, và một lễ hội được tổ chức vào ngày tên của cô ấy vào ngày 26 tháng 7 hàng năm. Bộ trưởng Metternich quản lý Chính phủ dưới thời trị vì của Ferdinand I. Khác với em dâu Sophie Friederike của Bayern, Maria Anna không có ảnh hưởng gì đến chính trị. Maria Anna hết lòng hỗ trợ chồng, người không thể chăm lo cho chính sự vì vấn đề sức khỏe và tự gọi mình là y tá của Ferdinand I. Trong cuộc Cách mạng năm 1848, Maria Anna đã rút lại sự ủng hộ của mình đối với Chính sách Metternich với sự ủng hộ của Sophie Friederike của Bayern. Tuy nhiên, Hoàng hậu cũng bày tỏ quan điểm rằng cần phải thực hiện các biện pháp mạnh mẽ hơn để chống lại cuộc cách mạng. Maria Anna cũng đã ảnh hưởng đến quyết định thoái vị của chồng. Ngày 2 tháng 12 năm 1848 Ferdinand I thoái vị nhưng cựu hoàng và vợ vẫn giữ được tước hiệu của mình. Hai vợ chồng sống chung với nhau, trải qua mùa đông ở Lâu đài Praha và mùa hè ở Reichstadt (nay là Zákupy) hoặc ở Ploschkowitz (nay là Ploskovice). Maria Anna được yêu mến ở Praha, nơi cựu hoàng hậu tham gia vào hoạt động từ thiện địa phương. Maria Anna qua đời ở Praha và được chôn cất bên cạnh chồng tại ngôi mộ số 63 trong Hầm mộ Hoàng gia ở Viên. Tư liệu liên quan tới
Maria Cristina của Sardegna Maria Cristina của Sardegna (tên đầy đủ: "Maria Cristina Carlotta Giuseppa Gaetana Efisia"; 14 tháng 11 năm 1812 – 21 tháng 1 năm 1836) là con gái của Vittorio Emanuele I của Sardegna và Maria Teresa Giuseppa của Áo-Este cũng như là Vương hậu đầu tiên của Ferdinando II của Hai Sicilie. Maria Cristina cũng được tôn kính trong Giáo hội Công giáo và được tuyên phong chân phước bởi Đức Thánh Cha Phanxicô. Ông bà ngoại của Maria Teresa là Ferdinand Karl của Áo và Maria Beatrice Ricciarda d'Este. Ferdinand Karl là người con thứ mười bốn và con trai thứ ba được sinh ra bởi Maria Theresia của Áo và Franz I của Thánh chế La Mã. Maria Beatrice là con gái lớn của Ercole III d'Este và Maria Teresa Cybo-Malaspina, Nữ Công tước xứ Massa và Thân vương xứ Carrara. Ngày 21 tháng 11 năm 1832, Maria Cristina kết hôn với Ferdinando II của Hai Sicilie. Bấy giờ Maria Cristina được hai mươi tuổi, trong khi đó Ferdinando II được hai mươi hai tuổi. Maria Cristina được miêu tả là xinh đẹp, rụt rè và nhút nhát: khiêm tốn và dè dặt, Vương hậu không bao giờ cảm thấy thoải mái khi ở triều đình. Mối quan hệ giữa Maria Cristina với Ferdinando không mấy hạnh phúc, và Ferdinando II không chịu được tính cách khiêm nhường của vợ. Khi còn là Vương hậu Hai Sicilia, Maria Cristina đã ngăn chặn việc tuyên bố thực thi các bản án tử hình và được mệnh danh là "Vương hậu Thánh thiện". Maria Cristina qua đời ở tuổi 23, sau khi sinh hạ đứa con duy nhất của mình vào 5 ngày trước đó là Francesco II của Hai Sicilie. Tuyên phong Chân phước. Ngày 9 tháng 7 năm 1859, Maria Cristina được tuyên phong là Tôi tớ Chúa, sau đó là Tôi tớ Đáng kính của Chúa vào ngày 6 tháng 5 năm 1939. Ngày 3 tháng 5 năm 2013, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã ban hành sắc lệnh công nhận một phép lạ nhờ sự chuyển cầu của ngài, tiếp tục tiến trình phong chân phước cho Maria Cristina. Lễ tuyên phong cho Maria Cristina được diễn ra vào ngày 25 tháng 1 năm 2014 tại Vương cung thánh đường Thánh Chiara, Napoli, nơi Maria Cristina được chôn cất, và Maria Cristina trở thành Chân phước Maria Cristina của Savoia.
Ivan Hung đế và con trai Ivan ngày 16 tháng 11 năm 1581 Ivan Hung đế và con trai Ivan ngày 16 tháng 11 năm 1581 là một bức tranh theo trường phái hiện thực Nga của họa sĩ Ilya Repin. Ra đời giữa những năm 1883 và 1885, bức tranh khắc họa cảnh tượng Ivan Hung đế đau đớn ôm thân thể con trai mình, Thái tử Ivan Ivanovich, sau khi vô tình quật trượng vào đầu nó trong cơn cuồng nộ. Bức tranh lột tả nỗi đau và sự hối tiếc của Ivan già, song song với sự tha thứ dịu dàng trên khuôn mặt hấp hối đẫm lệ của vị thái tử. Bối cảnh và cảm hứng. Repin bắt đầu vẽ bức tranh này tại Moskva. Bản phác họa đầu tiên, với nhân vật Sa hoàng hướng về bên phải, có niên đại về năm 1882. Theo Repin, ý tưởng của bức tranh bắt nguồn từ sự đối diện của ông với những chủ đề như bạo lực, trả thù và máu me theo sau các sự biến chính trị tại Nga vào năm 1881; những nguồn cảm hứng đáng kể khác bao gồm nhạc phẩm của Nikolai Rimsky-Korsakov và các cuộc chọi trâu mà Repin chứng kiến trong chuyến đi của ông sang Tây Âu vào năm 1883. Bạo lực chính trị. Ngày 13 tháng 3 năm 1881 tại Sankt-Peterburg, Sa hoàng cải cách Aleksandr II bị mưu sát bởi Ignacy Hryniewiecki, thành viên của băng nhóm cách mạng Narodnaya Volya, bằng một quả bom. Hryniewiecki chết ít giờ sau vì vụ nổ. Tòng phạm của Hryniewiecki, những người Pervomartovtsy, bị treo cổ vào ngày 13 tháng 4 năm 1881. Repin, người tới Sankt-Peterburg vào năm 1881 để thăm thú triển lãm Peredvizhniki, có mặt tại đây vào thời điểm Sa hoàng băng hà. Ông quay lại vào tháng 4 và dự buổi hành quyết những kẻ chủ mưu và thủ phạm. Bằng hữu của Repin, thi sĩ Vasily Kamensky, có kể trong hồi ký về "cái cách anh ấy [Repin] mục kích vụ hành quyết những người Pervomartovtsy" (Zhelyabov, Perovskaya, Kibalchich, Mikhailov và Rysakov). "À, đó là những khoảnh khắc ác mộng," – Repin thở dài – "phức tạp, ghê rợn. Tôi thậm chí nhớ như in mỗi tấm bảng treo trước ngực họ, với dòng chữ "sát vương" trên đó. Tôi thậm chí nhớ cả chiếc quần xám của Zhelyabov, chiếc mũ đen của Perovskaya".
Pháp xâm lược Thụy Sĩ Cuộc xâm lược Thụy Sĩ của Pháp (tiếng Đức: Franzoseneinfall) xảy ra từ tháng 1 đến tháng 5 năm 1798 như một phần của Chiến tranh Cách mạng Pháp. Liên bang Thụy Sĩ Cũ độc lập sụp đổ sau cuộc xâm lược và các cuộc nổi dậy nội bộ đồng thời được gọi là "Cách mạng Helvetic". Các thể chế chế độ cũ của Thụy Sĩ đã bị bãi bỏ và thay thế bằng Cộng hòa Helvetica tập trung, một trong những nước cộng hòa chị em của Đệ nhất Cộng hòa Pháp. Trước năm 1798, bang Vaud hiện đại thuộc về bang Bern và có tư cách chủ thể. Hơn nữa, phần lớn người Vaudois nói tiếng Pháp cảm thấy bị áp bức bởi Bern nói tiếng Đức. Một số người yêu nước Vaudois như Frédéric-César de La Harpe ủng hộ độc lập. Năm 1795, La Harpe kêu gọi đồng bào của mình nổi dậy chống lại giới quý tộc Bernese, nhưng lời kêu gọi của ông không thành công, và ông phải chạy trốn đến nước Pháp, nơi ông tiếp tục hoạt động của mình. Cuối năm 1797, tướng Pháp Napoléon Bonaparte, người vừa chinh phục thành công miền bắc nước Ý và thành lập Cộng hòa Cisalpine, ép Bộ chỉ huy Pháp chiếm đóng Thụy Sĩ. Mục tiêu chính của Pháp trong cuộc xâm lược là đảm bảo quyền tiếp cận miền bắc nước Ý thông qua các đèo Alpine, đồng thời cung cấp nỗ lực chiến tranh và sử dụng tiềm năng quân sự của Thụy Sĩ làm mục tiêu phụ. Do những biến động chính trị và xã hội trong nước, Liên bang không thể đạt được thỏa thuận với Pháp cũng như không thể tổ chức kháng chiến. Vào tháng 9 năm 1797, tình hình Thụy Sĩ càng trở nên trầm trọng hơn khi François Barthélemy bị loại khỏi đốc chính, người đã bảo vệ một quan điểm có lợi cho Liên bang. Vào ngày 10 tháng 10 năm 1797, Valtellina, Chiavenna và Bormio, các thuộc địa của Liên minh Tam Vương triều, nổi dậy và với sự hỗ trợ của Pháp đã ly khai khỏi Liên bang để gia nhập Cộng hòa Cisalpine. Vào tháng 12, phần phía nam của Hoàng tử-Giám mục Basel bị chiếm đóng và sáp nhập vào Pháp. Chẳng bao lâu sau, 10.000 quân Pháp đã tập trung gần Geneva. Bầu không khí bên trong Thụy Sĩ đã thay đổi đáng kể do những diễn biến này, và nhiều người yêu nước thân Pháp hy vọng cũng như những người bảo thủ chống Pháp lo ngại rằng Cách mạng giờ đây sẽ lan sang phần còn lại của Liên bang, dù có hoặc không có sự can thiệp trực tiếp của quân đội Pháp. Pháp lợi dụng sự bất mãn của giới tinh hoa nông thôn ở các vùng phụ thuộc và tầng lớp công dân Khai sáng ở các bang để kích thích hưng phấn cách mạng. Sự kiện đầu tiên của cái được gọi là Cách mạng Helvetic xảy ra với một cuộc nổi dậy của những người yêu nước ở Liestal thuộc bang Basel vào ngày 17 tháng 1 năm 1798. Những người nổi dậy đòi bình đẳng trước pháp luật, dựng lên một cây tự do và đốt cháy ba lâu đài Vogtei vào ngày 23 tháng 1 . Vào ngày 24 tháng 1, tầng lớp tinh hoa đô thị của Vaud tuyên bố Cộng hòa Lemanic (République lémanique) tại Lausanne, nơi trở thành trụ sở chính phủ. Tiếp theo, công dân và thần dân ở vô số thành phố, bang của Thụy Sĩ và các vùng phụ thuộc của họ nổi dậy, và sau tấm gương của Vaud, hơn 40 nền cộng hòa tồn tại ngắn ngủi khác đã được tuyên bố vào tháng Hai, tháng Ba và tháng Tư trên khắp đất nước. Theo lời mời của Cộng hòa Lemanic, 12.000 quân Pháp dưới sự chỉ huy của Tướng Philippe Romain Ménard đã xâm lược Vaud vào ngày 28 tháng 1. Một vụ việc xảy ra vào ngày 25 tháng 1, trong đó hai kỵ binh Pháp bị lính Thụy Sĩ giết chết ở Thierrens, được coi là một cái cớ. Họ chiếm đóng Vaud mà không gặp phải sự kháng cự nào và được người dân cổ vũ khi quân Bern rút lui về khu vực Murten và Fribourg. Đội quân thứ hai dưới sự chỉ huy của Tướng Balthazar Alexis Henri Schauenburg tiến từ Mont-Terrible, cựu Hoàng tử-Giám mục của Basel, về phía Bern và yêu cầu chính phủ của họ đưa các đảng cách mạng thân Pháp lên nắm quyền. Người dân Bern từ chối làm như vậy đã bị người Pháp lợi dụng để biện minh cho chiến tranh. Thống chế Bernese Karl Ludwig von Erlach được bổ nhiệm làm chỉ huy tối cao của tất cả các lực lượng Thụy Sĩ, trong khi Tướng Guillaume Brune giữ chức vụ tương đương đối với các lực lượng Pháp. Giao tranh bắt đầu vào ngày 1 tháng 3, và ngày hôm sau xảy ra các trận chiến xung quanh Lengnau, Grenchen và trong rừng Ruhsel giữa Alfermée và Twann, kết thúc bằng sự đầu hàng của bang Solothurn. Vào ngày 4 tháng 3, chính phủ Bern đầu hàng, tuy nhiên quân đội của họ vẫn tiếp tục chống lại bước tiến của quân Pháp. Ngày hôm sau, người Bern bị đánh bại tại Fraubrunnen và người Pháp giành được chiến thắng quyết định trong Trận Grauholz, xác nhận sự ly khai của Vaud. Schauenburg sau đó nhận được văn bản đầu hàng được ký một ngày trước đó bởi Karl Albrecht von Frisching, lãnh đạo Đảng Cải cách thân Pháp, người được bổ nhiệm làm người đứng đầu chính phủ lâm thời mới. Erlach, người có ý định tiếp tục kháng cự sau khi rút lui khỏi Grauholz, đã bị chính binh lính của mình sát hại gần Wichtrach, những kẻ nhầm anh ta là kẻ phản bội. Chiến thắng của người Bernese tại Neuenegg vào ngày 5 tháng 3 đã ngăn chặn bước tiến của quân Pháp từ phía nam qua Murten và Freiburg, không ảnh hưởng gì đến kết quả của cuộc chiến. Bern bị thiệt mạng 700 người trong cuộc giao tranh, trong khi tổn thất của quân Pháp vẫn chưa rõ. Sự đầu hàng của Bern đã dẫn đến nhiều sự phụ thuộc hơn nữa trên khắp Thụy Sĩ và tuyên bố mình là những nước cộng hòa độc lập. Tuy nhiên, Ban chỉ đạo mong muốn có một nhà nước cộng hòa trung tâm duy nhất ở biên giới phía đông nước Pháp, chứ không phải hàng chục nhà nước nhỏ, và hướng tới (tái) thiết lập sự đoàn kết dân tộc, mặc dù lần này có sự bình đẳng cho tất cả các phân khu của nó. Một Hiến pháp mới đã được Peter Ochs viết ở Paris và được Ban Giám đốc phê duyệt. Nhiều phiến quân Thụy Sĩ ghét nó, và Công ước Quốc gia ở Basel đã thông qua một phiên bản sửa đổi, sau đó được nhiều đơn vị khác áp dụng, nhưng chính phủ Pháp nhất quyết giữ nguyên bản gốc. Đề xuất của Brune vào ngày 16 và 19 tháng 3 nhằm chia Thụy Sĩ thành ba nước cộng hòa (Tellgovie, Hélvetie và Rhodanie) cũng bị bác bỏ. Vào ngày 12 tháng 4 năm 1798, 121 đại biểu bang tuyên bố Cộng hòa Helvetic, một quốc gia phụ thuộc của Chính quyền Cách mạng Pháp. Chế độ mới bãi bỏ chủ quyền bang và chế độ phong kiến, thành lập một nhà nước thống nhất dựa trên các ý tưởng của Cách mạng Pháp. Sau đó, các bang Schwyz, Nidwalden và Uri ở miền Trung Thụy Sĩ đã bác bỏ hiến pháp Helvetic. Họ đã có thể tập hợp khoảng 10.000 binh sĩ, dưới sự chỉ huy của Alois von Reding, Landeshauptmann của Schwyz. Lực lượng của họ phân tán trên một tuyến phòng thủ dài từ Napf đến Rapperswil. Reding nắm quyền kiểm soát Lucerne và tiến qua Đèo Brünig vào Bernese Oberland, nhưng Schauenburg đã phát động một cuộc phản công về phía Schwyz từ Zürich bị chiếm đóng, di chuyển qua Zug, Lucerne và Đèo Sattel. Zug và Lucerne đầu hàng, và ngay sau đó là Glarus theo sau sau khi chiếm được Rapperswil và các trận chiến gần Wollerau. Quân của Reding phải rút lui sau thất bại tại Schindellegi, và mặc dù giành chiến thắng tại Rothenthurm nhưng họ không thể lật ngược tình thế. Vào ngày 4 tháng 5, Landsgemeinde của Schwyz đã từ bỏ cuộc chiến. Ấn tượng trước sự kháng cự của người dân miền trung Thụy Sĩ, người Pháp đã ban cho họ những điều kiện đầu hàng nhẹ nhàng và cho phép họ được giữ vũ khí. Sự kiện cuối cùng trong cuộc xâm lược của Pháp là cuộc nổi dậy thành công ban đầu ở Thượng Valais, bị đàn áp vào cuối tháng 5. Cuộc nổi dậy Nidwalden, một giai đoạn liên quan đến cuộc xâm lược mặc dù khác biệt với nó, diễn ra vào tháng 9 năm 1798 và bị người Pháp dưới thời Schauenburg dập tắt, khiến khoảng 100 người ở cả hai bên thiệt mạng, cùng với 300 thường dân bị thảm sát. Cuộc xâm lược đã làm căng thẳng Hiệp ước Campo Formio vừa được ký kết (18 tháng 10 năm 1797), hiệp ước đã kết thúc Chiến tranh của Liên minh thứ nhất chống lại Pháp. Giờ đây, các chế độ quân chủ châu Âu một lần nữa lo sợ nước Pháp cộng hòa đang mở rộng sự thống trị trên lục địa nên phải phản đối và đẩy lùi. Cuộc chinh phục Thụy Sĩ của Pháp, nơi đã duy trì tính trung lập kể từ khi Cách mạng Pháp bùng nổ, là một trong những lý do hình thành Liên minh thứ hai, và sẽ chứng kiến ​​quân đội Áo-Nga tiến hành cuộc chinh phục Ý và Thụy Sĩ vào năm 1799 và 1800.
Tập 1: Cuộc phản công của vương quốc khoa học. Các thành viên hóa đá của nhóm Senku bị Ibara ném xuống biển. Tập 2: Bản chất của Medusa. Senku hồi sinh Kaseki và bắt đầu chế tạo máy bay không người lái. Tập 3: Ván bài trí tuệ. Nhóm Senku thuyết phục Mozu chiến binh mạnh nhất đảo Châu Báu làm đồng minh. Tập 4: Trận chiến không gian ba chiều. Senku chế tạo thành công Drone. Chiến dịch cướp lấy vũ khí hoá đá bắt đầu. Tập 5: Đại chiến toàn mặt trận. Nhóm Senku cướp phải vũ khí hóa đá giả và bị Mozu truy sát.
Chân dung tự họa Chân dung tự họa là tác phẩm khắc họa một nghệ sĩ được chính nghệ sĩ đó vẽ, chụp hoặc điêu khắc. Mặc dù chân dung tự họa đã xuất hiện từ rất lâu, chỉ đến đầu giai đoạn Phục Hưng vào giữa thế kỷ 15, các họa sĩ mới bắt đầu lấy bản thân làm chủ thể trung tâm hoặc một trong những nhân vật chính trong các tác phẩm của mình. Khi gương trở nên rẻ hơn và có chất lượng cao hơn, cũng như kể từ khi tranh chân dung trên ván ra đời, nhiều họa sĩ, nghệ sĩ điêu khắc và nhà in ấn bắt đầu thử nghiệm các hình thức chân dung tự họa. Bức "Portrait of a Man in a Turban" được Jan van Eyck vẽ vào năm 1433 rất có thể là bức chân dung tự họa ra đời sớm nhất từng được biết đến. Mặc dù là một thể loại được đánh giá cao, nhưng chỉ đến giai đoạn Phục Hưng, khi điều kiện kinh tế dồi dào hơn và việc sử dụng cá nhân làm chủ thể được quan tâm nhiều hơn, chân dung tự họa mới thực sự trở nên phổ biến. Chân dung tự họa có thể là tranh vẽ chân dung một nghệ sĩ, hoặc hình ảnh nghệ sĩ đó trong một tác phẩm lớn hơn, chẳng hạn như tranh vẽ một nhóm người. Nhiều họa sĩ được cho là đã đưa chân dung của các cá nhân cụ thể, bao gồm chính mình, vào các nhân vật trong tranh tôn giáo hoặc tranh thuộc các thể loại khác. Về mặt công khai, các tác phẩm như vậy không được chủ đích là khắc họa chính bản thân những người đó, nhưng ở thời điểm đó, họa sĩ vẽ tranh và nhà tài trợ đều biết sự thật này. Việc này tạo nên chủ đề bàn luận, đồng thời là một bài kiểm tra trình độ của người họa sĩ. Những bức tranh tự họa lâu đời nhất còn sót lại từ thời kỳ Trung cổ và Phục Hưng tái hiện các sự kiện lịch sử hoặc huyền thoại (trong Kinh Thánh hoặc văn học cổ điển). Trong đó, người họa sĩ có thể lấy các nhân vật ngoài đời, trong đó có chính bản thân họ, làm hình mẫu cho các nhân vật trong tranh. Điều này khiến các tác phẩm phục vụ nhiều mục đích cùng lúc, vừa là tranh chân dung, vừa là chân dung tự họa, vừa là tranh lịch sự/thần thoại. Trong những tác phẩm này, người nghệ sĩ thường xuất hiện trong một đám đông hoặc nhóm người, thường là ở ngoài rìa bức tranh và ở đằng sau các nhân vật chính. Bức "Bốn nhà triết học" (1611–12) của Rubens là một ví dụ. Xu hướng này đạt đỉnh cao vào thế kỷ 17 thông qua các tác phẩm của Jan de Bray. Ngoài hội họa, nhiều phương tiện nghệ thuật khác cũng đã được sử dụng, trong đó có in ấn. Trong bức "Chân dung Arnolfini" (1434) nổi tiếng, có thể tác giả Jan van Eyck là một trong hai người xuất hiện trong gương – một ý tưởng hiện đại một cách bất ngờ. Bức tranh này có thể đã truyền cảm hứng để Diego Velázquez tự vẽ bản thân trong vai trò người họa sĩ trong bức "Las Meninas" (1656), bởi "Chân dung Arnolfini" được treo nơi Veláquez làm việc, một cung điện ở Madrid. Đây cũng là một ý tưởng hiện đại, bởi ông xuất hiện trong tranh với tư cách người họa sĩ (một điều chưa từng xảy ra trong tranh chân dung hoàng gia) và đứng gần gia thất của nhà vua, các nhân vật chính của bức tranh. Albrecht Dürer đã vẽ lại hình ảnh bản thân khi còn là một cậu bé 13 tuổi vào năm 1484. Đây có thể là một trong những bức chân dung tự họa bản thân thời thơ ấu được ra đời sớm nhất còn tồn tại đến ngày nay. Trong những năm sau đó, ông xuất hiện nhiều lần trong vai một nhà buôn trong những bức tranh tái hiện các sự kiện trong Kinh Thánh, cũng như trong vai Chúa. Leonardo da Vinci có thể đã vẽ một bức chân dung tự họa ở tuổi 60, vào khoảng năm 1512. Bức tranh này thường được lấy làm chân dung của Da Vinci, mặc dù vẫn chưa rõ liệu đó có đúng là ngoại hình của ông hay không. Trong thế kỷ 17, Rembrandt đã vẽ một loạt chân dung tự họa. Trong bức "The Prodigal Son in the Tavern" (c. 1637), một trong những chân dung tự họa gia đình đầu tiên, có sự xuất hiện của Saskia, vợ của Rembrandt. Đây là một trong những lần đầu tiên một họa sĩ nổi tiếng vẽ thành viên trong gia đình mình. Tranh vẽ gia đình và nhóm đồng nghiệp, trong đó có xuất hiện chính người vẽ, trở nên ngày một phổ biến từ thế kỷ 17. Từ cuối thể kỷ 20 trở đi, video ngày càng đóng vai trò lớn hơn đối với thể loại chân dung tự họa. Thông qua âm thanh, người nghệ sĩ có thể giao tiếp với khán giả bằng chính giọng nói của mình. Chẩn đoán dựa trên chân dung tự họa. Một số nghệ sĩ mắc các bệnh lý thần kinh hoặc thể chất đã để lại những bức chân dung tự họa mà qua đó các nhà bệnh lý học hậu thế có thể phân tích những rối loạn trong các chức năng thần kinh của họ; nhiều phân tích trong số đó đã được đưa vào các sách giáo khoa thần kinh học. Chân dung tự họa của những nghệ sĩ mắc bệnh tâm thần mang đến cho các nhà bệnh lý học những cơ hội hiếm có để tìm hiểu về cách người mắc rối loạn về tâm lý, tâm thần hoặc thần kinh nhận thức về bản thân. Trong một bài viết về thủ dâm, nhà tình dục học người Nga Igor Kon chỉ ra rằng một số nghệ sĩ miêu tả thói quen thủ dâm của mình trong các tác phẩm nghệ thuật, đặc biệt là hội họa. Họa sĩ người Áo Egon Schiele đã tự vẽ bản thân đang thủ dâm trong một trong những chân dung tự họa của ông. Kor đánh giá rằng bức tranh này không miêu tả khoái cảm đến từ việc thủ dâm mà miêu tả cảm giác đơn độc. Các tác phẩm của Schiele cũng đã được nhiều nhà nghiên cứu khác phân tích trên phương diện tính dục, trong đó có ấu dâm.
Vụ sát hại O'Shae Sibley Nạn nhân, O'Shae Sibley, 28 tuổi, là một vũ công và biên đạo múa chuyên nghiệp, sinh ngày 1 tháng 9 năm 1994. Anh là một trong 11 anh chị em trong gia đình. Trước khi chuyển từ Philadelphia đến Brownsville, Brooklyn vào năm 2020 để theo đuổi cơ hội nghề nghiệp, anh đã là thành viên của công ty biểu diễn múa Philadanco từ những năm thiếu niên. Anh từng biểu diễn tại Lincoln Center cho dự án video có tên "Vogue 4 #BlackLivesMatter" cùng với nhóm nhảy của mình với toàn bộ thành viên là người queer. Theo như những người quen biết Sibley, anh thường xuyên nhảy múa ở nơi công cộng. Sibley dùng kỹ năng nhảy của mình không chỉ cho mục đích nghệ thuật mà còn để ủng hộ sự thay đổi xã hội. Tối ngày 29 tháng 7, Sibley, cùng với một nhóm bạn, đang đổ xăng cho xe của họ tại trạm xăng Mobil trên Đại lộ Coney Island ở Midwood, Brooklyn, New York, sau một ngày đi biển ở Jersey Shore để tổ chức sinh nhật của một người bạn. Sibley cùng bạn bè đang bật album "Renaissance" của Beyoncé và nhảy vogue thì một nhóm người bước ra khỏi cửa hàng tiện lợi và đến gần họ, yêu cầu họ ngừng nhảy và đưa ra những lời khiếm nhã kỳ thị đồng tính và phân biệt chủng tộc, đồng thời cáo buộc họ đang xúc phạm tôn giáo của nhóm người này. Một nhân chứng dẫn lời một thành viên trong nhóm nói "chúng tôi là người Hồi giáo, tôi không muốn các người nhảy". Sibley sau đó đứng ra cố gắng giải quyết tình hình êm đẹp với đám người. Một cuộc tranh cãi xảy ra sau đó và cuối cùng Sibley bị một trong đám thiếu niên đâm. Sibley bị một vết đâm vào thân và sau khi được bạn bè sơ cứu, anh được đưa đến Trung tâm Y tế Maimonides, sau đó được xác minh là đã chết. Otis Pena, một người bạn của Sibley, người đã ở bên anh vào thời điểm anh bị sát hại, nói rằng "họ giết anh vì anh là người đồng tính, vì anh đứng lên vì bạn bè của mình" trong một video đăng lên Facebook. Ngay sau vụ hành hung, cha của Sibley đã tạo một trang GoFundMe để tìm tài trợ cho đám tang của anh. Ngày 8 tháng 8 năm 2023, tang lễ của Sibley được tổ chức tại Philadelphia, nơi anh lớn lên. Nghi phạm được mô tả là một thiếu niên với mái tóc đen, mặc áo sơ mi đen và quần đùi màu đỏ. Nghi phạm là Dmitriy Popov, một học sinh trung học 17 tuổi, được nhìn thấy đánh nhau với Sibley trên đoạn phim giám sát, đã tự nộp mình cho cảnh sát cùng với luật sư của mình vào ngày 4 tháng 8 năm 2023. Cậu được cho là có một tiền án phạm tội, được niêm phong do cậu vẫn còn dưới độ tuổi trưởng thành. Ban đầu có thông tin cho rằng trong cuộc hỗn chiến, nghi phạm khẳng định cậu là người Hồi giáo và nói rằng cậu cảm thấy khó chịu với việc Sibley nhảy múa. Sau đó, luật sư của nghi phạm thông báo với giới truyền thông rằng thân chủ là một người theo đạo Thiên chúa. Theo một nhân chứng, bị cáo cũng như những người đi cùng đã nói những lời lẽ kỳ thị người đồng tính. Cậu bị buộc tội giết người cấp độ hai với động cơ thù ghét cũng như tội tàng trữ vũ khí và bị giam giữ mà không được tại ngoại. Nếu bị kết án, cậu phải đối mặt với án tù từ 20 đến 25 năm. Cậu đã không nhận tội và sẽ được xét án như một người trưởng thành. Vụ giết người được Thị trưởng Thành phố New York Eric Adams gọi là tội ác do căm ghét. Sự kiện đã bị các nhà lập pháp và nhà hoạt động LGBTQ lên án, bao gồm cả Thượng nghị sĩ bang New York Brad Hoylman-Sigal, người bày tỏ sự "đau lòng và căm phẫn khi biết về cái chết của O'Shae Sibley" trong một bài tweet. Beyoncé, nghệ sĩ mà Sibley và bạn bè của anh ấy đang chơi nhạc vào thời điểm xảy ra vụ việc, đã bày tỏ thương tiếc đối với Sibley trên trang web của cô ấy, trong đó có cụm từ "hãy yên nghỉ với quyền lực của O'Shae Sibley". Những người bày tỏ thương tiếc cho Sibley còn có Spike Lee, Club Cumming, một quán bar dành cho người đồng tính nam, và các cộng đồng ballroom ở Los Angeles và New York, những người đã tổ chức các cuộc biểu tình và cầu nguyện để tưởng nhớ Sibley. Ngày 3 tháng 8, Sibley được 80 người đưa tang vinh danh tại Stonewall Inn, quán bar được coi là có tính quan trọng đi đầu đối với phong trào đấu tranh cho quyền của người đồng tính. Ngày 4 tháng 8, hàng trăm người đã tập trung tại một buổi cầu nguyện được tổ chức tại hiện trường cái chết của Sibley để thương tiếc, tưởng niệm cuộc đời của anh và biểu tình. Mang tên "Vogue như một hành động phản kháng", cuộc tưởng niệm-biểu tình có sự góp mặt của những cá nhân có ấn tượng trong quá khứ của Sibley.
Yêu nước xã hội chủ nghĩa Yêu nước xã hội chủ nghĩa ("Socialist patriotism") hay Yêu tổ quốc xã hội chủ nghĩa là một hình thức của chủ nghĩa yêu nước được các phong trào theo Chủ nghĩa Marx–Lenin bồi đắp và cổ võ. Lòng yêu nước xã hội chủ nghĩa thôi thúc những lớp người sống trong các nước theo chủ nghĩa Mác-Lênin kiên định với "tình yêu vô bờ bến đối với tổ quốc xã hội chủ nghĩa, phấn đấu cải tạo xã hội mang tính cách mạng vì lý tưởng và sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản". Những người theo chủ nghĩa Marx–Lenin cho rằng chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa không gắn liền với chủ nghĩa dân tộc (phân biệt rõ giữa chủ nghĩa dân tộc và lòng yêu nước) vì những người theo chủ nghĩa Marx và những người theo chủ nghĩa Marx–Lenin tố cáo chủ nghĩa dân tộc như một hệ tư tưởng tư sản được phát triển dưới thời chủ nghĩa tư bản khiến công nhân chống đối lẫn nhau. Lãnh tụ Kim Nhật Thành của Bắc Hàn đề cao chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa trong khi ông lên án chủ nghĩa dân tộc vì cho rằng nó hủy hoại tình huynh đệ giữa con người vì tính độc quyền. Ở Cuba đã xuất hiện yếu tố của chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa kết hợp với chủ nghĩa dân tộc cánh tả trong đường lối của Đảng Cộng sản Cuba. Chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa thường được chủ nghĩa quốc tế vô sản ủng hộ trực tiếp nhiệt thành cùng với nhau, với các đảng cộng sản coi hai khái niệm này là tương thích với nhau. Khái niệm này đã được các nhà văn người Liên Xô gán cho Karl Marx và Vladimir Lenin. V.Lênin tách bạch chủ nghĩa yêu nước thành cái mà ông định nghĩa là vô sản, chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa với chủ nghĩa dân tộc tư sản. Lênin đề cao quyền tự quyết của các dân tộc và quyền đoàn kết của mọi công nhân trong các dân tộc; tuy nhiên, ông cũng lên án chủ nghĩa Sô vanh và khẳng định có cả cảm xúc chính đáng và phi lý về niềm tự hào dân tộc. Lênin tin rằng các quốc gia bị đế quốc cai trị có quyền tìm kiếm sự giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của đế quốc. Cộng hòa Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư (Nam Tư cũ) tán thành chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa thúc đẩy khái niệm ""tình huynh đệ và đoàn kết", trong đó các quốc gia Nam Tư sẽ vượt qua những khác biệt về văn hóa và ngôn ngữ thông qua việc thúc đẩy quan hệ anh em giữa các quốc gia. Nhà văn Ilya Ehrenburg có bài tùy bút "Lòng yêu nước" đăng trên báo Thử lửa vào ngày 26 tháng 6 năm 1942, trong bối cảnh cuộc Chiến tranh Vệ quốc của nhân dân Xô viết đang diễn ra khốc liệt, bài Lòng yêu nước với ngòi bút dịch của Thép Mới được đăng trong sách giáo khoa Ngữ Văn 6, tên ông được ghi với bản phiên dịch là I-li-a Ê-ren-bua: "Lòng yêu nước ban đầu là yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh. Chiến tranh khiến cho mỗi công dân Xô viết nhận ra vẻ thanh tú của chốn quê hương. Người vùng Bắc nghĩ đén cánh rừng bên dòng sông Vina hay miền Xu-cô-nô, thân cây mọc là là mặt nước, nghĩ đến những đêm tháng 6 sáng hồng và tiếng "cô nàng" gọi đùa người yêu. Người xứ Ukraina nhớ bóng thuỳ dương tư lự bên đường, cái bằng lặng của trưa hè vàng ánh, vào lúc ấy, đời sống thấy đầy đủ và phong phú thay, vào lúc ấy, thời gian dường như không trôi đi nữa. Chỉ có tiếng ong bay khẽ xua động cái yên lặng trọng thể. Người xứ Gruzia ca tụng khí trời của núi cao, những tảng đá sáng rực và nỗi vui bất chợt của một dòng suối óng ánh bạc, vị mát của nước đóng thành băng, rượu vang cay sẽ tu trong bọc đựng rượu bằng da dê, những lời thân ái giản dị và những tiếng cuối của câu chào tạm biệt vọng lại". "Người ở thành Leningrad bị sương mù quê hương ám ảnh, nhớ dòng sông Neva rộng và đường bệ như nước Nga đường bệ, nhớ những tượng bằng đồng tạc những con chiến mã lồng lên, và lá hoa rực rỡ của công viên mùa hè, nhớ phố phường mà mỗi căn nhà là một trang lịch sử. Người Moskva nhớ như thấy lại những phố cũ chạy ngoằn ngoèo lan man như một hoài niệm, để rồi đổ ra những đại lộ của thành phố mới. Xa nữa là điện Kremlin, những tháp cổ ngày xưa, dấu hiệu vinh quang của đất nước Nga và những ánh sao đỏ của ngày mai. Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Volga, con sông Volga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc. Có thể nào quan niệm được sức mãnh liệt của tình yêu mà không đem nó vào lửa đạn gay go thử thách. Người ta giờ đây đã hiểu lòng yêu của mình lớn đến dường nào, yêu người thân, yêu Tổ quốc, yêu nước Nga, yêu Liên bang Xô Viết. Điều đó ta đã hiểu, khi kẻ thù giơ tay khả ố động đến Tổ quốc chúng ta. Ai là kẻ chẳng cảm thấy, mùa thu qua, điểu giản dị này: "Mất nước Nga thì ta còn sống làm gì nữa?". Tại Việt Nam hiện nay, Đảng cầm quyền xác định Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam (vận dụng chủ nghĩa yêu nước kết hợp với chủ nghĩa xã hội) là sự sáng tạo độc đáo của Hồ Chí Minh là bộ phận cấu thành quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam thời đại hiện nay không đối lập mà kế thừa và phát triển chủ nghĩa yêu nước truyền thống lên tầm cao mới, đó là chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa và "đòi hỏi phải gắn liền một lòng yêu Tổ quốc với yêu chế độ xã hội mới, chế độ xã hội chủ nghĩa". Theo lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam thì yêu nước phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng thì mới yêu nước triệt để và giành được thắng lợi. Đảng đã xác định và giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chiến lược gồm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là "Dựng nước đi đôi với giữ nước là quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc ta. Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là quy luật phát triển của cách mạng nước ta"". Vấn đề bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ Đảng và quyền làm chủ của nhân dân cần quan tâm nhấn mạnh đặt trong mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Chính quyền Việt Nam đã cụ thể hóa điều này qua công tác giáo dục quốc phòng-an ninh cho các đối tượng, nhất là giáo dục lòng yêu nước, yêu Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên đã được hiện thực hóa bằng các hoạt động cụ thể, và phát động phương châm lấy thi đua yêu nước xã hội chủ nghĩa và cạnh tranh lành mạnh làm động lực thúc đẩy xây dựng xã hội mới.
Istigobius goldmanni là một loài cá biển thuộc chi "Istigobius" trong họ Cá bống trắng. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1852. Từ định danh "goldmanni" được đặt theo tên của Carel Frederik Goldman (1800-1862), Ủy viên Chính phủ Timor, cũng là nơi mà mẫu định danh của loài cá này được thu thập, vì Goldman giúp Bleeker nhận được một bộ sưu tập cá, bao gồm cả loài này. Phân bố và môi trường sống. "A. goldmanni" có phân bố rộng rãi ở khu vực Đông Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương, từ bang Tamil Nadu (Ấn Độ) và quần đảo Andaman trải dài về phía đông đến Fiji và Tonga, ngược lên phía bắc đến quần đảo Ryukyu, về phía nam đến bờ bắc Úc và Nouvelle-Calédonie. "A. goldmanni" sống trên nền cát và đá vụn của rạn san hô, được tìm thấy ở độ sâu đến ít nhất là 70 m. Chiều dài chuẩn lớn nhất được ghi nhận ở "A. goldmanni" là 6 cm. Cá có một sọc chéo màu đen từ phía cuối hàm trên ngược lên nắp mang. Bụng có 4 dải sọc dày, sẫm màu. Gáy có tới 30 đốm đen. Vây lưng sau có 3–4 hàng đốm đen. Vây ngực trong suốt, gốc có 2 đốm nhỏ sẫm màu. Ở cá đực, vây hậu môn khi ép vào thân gần như sẽ chạm tới vây đuôi, ép sát vây lưng sau sẽ đè lên trên vây đuôi. Vây hậu môn và vây lưng sau của cá cái khi bị ép lại sẽ vươn tới khoảng 2–3 vảy vây đuôi. Số gai ở vây lưng: 7; Số tia ở vây lưng: 10–11; Số gai ở vây hậu môn: 1; Số tia ở vây hậu môn: 9–10. "A. goldmanni" được đánh bắt trong ngành buôn bán cá cảnh.
Frans Krätzig (sinh ngày 14 tháng 1 năm 2003) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Đức hiện tại đang thi đấu ở vị trí hậu vệ cánh trái hoặc tiền vệ cho câu lạc bộ Bayern München tại Bundesliga. Sự nghiệp thi đấu. Krätzig được sinh ra tại Nürnberg, in the Franconia region of Germany. Anh bắt đầu sự nghiệp tại Post SV Nürnberg trước khi gia nhập 1. FC Nürnberg vào năm 2012, tiếp theo là đội trẻ của Bayern München vào năm 2017. Do xa nhà nên anh theo học trường nội trú và là một trong những tài năng đầu tiên của FC Bayern Campus khai trương vào mùa hè năm 2017. Khi chơi cho đội U-19, Krätzig đã ký hợp đồng chuyên nghiệp với Bayern München vào tháng 2 năm 2021. Vào tháng 9 năm 2021, anh dính chấn thương xương mu dai dẳng khiến anh phải ngồi ngoài cho đến tháng 4 năm 2022. Từng là một tiền vệ tấn công, Krätzig được chuyển sang đá hậu vệ cánh trái tại Bayern München II, dưới thời của huấn luyện viên Holger Seitz. Vào tháng 3 năm 2023, Krätzig ký bản hợp đồng hai năm với Bayern München. Anh được chọn tham gia cùng đội 1 trong chuyến du đấu trước mùa giải ở Singapore để thi đấu với Manchester City vào tháng 7 năm 2023. Krätzig đã ghi bàn bằng một cú sút xa ngoạn mục ở phút cuối cùng giúp Bayern München giành chiến thắng 4–3 trước Liverpool vào ngày 2 tháng 8 năm 2023 tại Audi Football Summit và giành Cúp giao hữu Singapore. Sau đó, anh có tên trên băng ghế dự bị trong trận thua 0–3 trước RB Leipzig tại Siêu cúp Đức vào ngày 13 tháng 8 năm 2023. Vào ngày 23 tháng 9 năm 2023, Krätzig có trận ra mắt Bundesliga khi vào sân từ băng ghế dự bị ở phút 65 thay cho Alphonso Davies, trong chiến thắng 7–0 trên sân nhà trước VfL Bochum. 3 ngày sau, anh ra sân lần thứ hai cho đội bóng, vào sân từ băng ghế dự bị ở phút thứ 11 và góp phần vào chiến thắng 4-0 trên sân khách trước SC Preußen Münster tại Cúp bóng đá Đức, trong đó anh ghi bàn thắng thứ hai, bàn thắng chuyên nghiệp đầu tiên cho Bayern. Vào ngày 6 tháng 10 năm 2023, anh gia hạn hợp đồng với câu lạc bộ đến năm 2027. Vào ngày 29 tháng 11, anh có trận ra mắt UEFA Champions League, vào sân từ băng ghế dự bị ở phút 86, trong trận hòa không bàn thắng trước Copenhagen. Sự nghiệp quốc tế. Vào tháng 9 năm 2023, Krätzig chơi những trận đấu quốc tế đầu tiên cho đội tuyển U-20 Đức tại giải đấu Under 20 Elite League 2023–24 gặp Ý và Ba Lan, đều kết thúc với tỷ số hòa 1-1. "Tính đến trận đấu diễn ra vào ngày 17 tháng 12 năm 2023"
Sergei Semyonovich Nametkin () là nhà hóa học hữu cơ người Liên Xô. Viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học Liên Xô. Người giành được hai giải thưởng Stalin. Nametkin sinh ra trong một gia đình thương nhân tại làng Kaymary, huyện Kazan, thành phố Kazan. Ông đã học tiểu học tại Kazan. Năm 1886, gia đình ông chuyển đến Moskva và chẳng bao lâu sau, ở tuổi 12 ông đã phải sống mồ côi. Năm 1892, ông tốt nghiệp trường trung học dự bị đại học Moskva số 2, và năm 1896 ông tốt nghiệp trường trung học dự bị đại học Moskva số 1. Trong những năm học trung học ông kiếm sống bằng việc làm gia sư. Năm 1896-1902, ông học tại khoa Vật lý và Toán học của trường Đại học quốc gia Moskva (Ngay sau khi vào khoa Toán học, năm 1897 ông đã đổi đến khoa Khoa học Tự nhiên). Sau khi tốt nghiệp đại học, ông chuyển đến khoa Hóa học phân tích và Hóa hữu cơ “để chuẩn bị cho chức giáo sư”, tại đây ông thực hiện công việc thử nghiệm đầu tiên của mình (điều chế cyclohexane tinh khiết, tổng hợp ) dưới sự hướng dẫn của Giáo sư Nikolay Zelinsky.Từ năm 1905, ông làm việc tại bộ phận này với vai trò trợ lý phòng thí nghiệm, giúp giáo sư tiến hành các lớp thực hành về phân tích định tính và hóa học hữu cơ. Từ năm 1910, Nametkin kết hợp giảng dạy tại trường đại học với công việc tại Khóa học cao cấp dành cho phụ nữ ở Moskva ( Moskovskie vysshie zhenskie kursy – MVZhK ), nơi ông được mời làm trợ lý trong khoa Hóa học hữu cơ. Năm 1911, Nametkin cùng với một nhóm giáo sư và giáo viên rời Đại học quốc gia Moskva để phản đối chính sách của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Quốc gia LA Kasso. Từ đó trở đi, công việc của ông chủ yếu gắn liền với MVZhK . Cũng trong năm 1911, ông bảo vệ thành công luận án thạc sĩ tại Đại học Saint Petersburg, “Về vấn đề tác dụng của axit nitric đối với hydrocacbon bão hòa,” và vào năm 1912, theo đề nghị của Nikolay Zelinsky, ông được bầu làm giáo sư về MVZhK thuộc Khoa Hóa hữu cơ. Từ 1914 đến 1918 Nametkin giữ chức vụ thư ký và trưởng khoa Vật lý và Toán học của MVZhK . Tháng 3 năm 1917, ông bảo vệ luận án tiến sĩ về chủ đề: “Nghiên cứu các hợp chất hai vòng” (Issledovania iz oblasti bitiklicheskikh soedineny) và quay trở lại Đại học Quốc gia Moskva, nơi ông bắt đầu giảng dạy một khóa học đặc biệt mang tên “Hóa học của các hợp chất alicycle và tinh dầu”. , và sau đó là một khóa học về hóa học hữu cơ. Hoạt động nghiên cứu. Hóa dầu là lĩnh vực khoa học quan tâm chính của Nametkin, trong những năm ông là sinh viên. Luận án tốt nghiệp (Đại học Quốc gia Moskva, 1902): “Hydrocarbon của dầu Caucasian, tính chất và phản ứng hóa học của chúng”; luận án thạc sĩ (Đại học Saint Petersburg, 1911): “Về vấn đề ảnh hưởng của axit nitric đến hydrocacbon bão hòa”; luận án tiến sĩ (Đại học Petrograd, 1916): “Nghiên cứu các hợp chất hai vòng” (thông qua quá trình nitrat hóa sử dụng phản ứng Konovalov, ông đã xác lập được cấu trúc của nhiều hydrocacbon hai vòng). Vào những năm 1910, ông đã tiến hành nghiên cứu về tecpen, thành phần cấu thành của tinh dầu. Các chuyên gia coi nghiên cứu của Nametkin về chuỗi camphene và các dẫn xuất của nó là có ý nghĩa nhất. Nhiều năm nghiên cứu về phản ứng của camphene sau đó đã dẫn đến việc phát hiện ra sự sắp xếp lại cấu trúc mới gọi là “sự sắp xếp lại Nametkin ” (được phát hiện vào năm 1925 cùng với L. Ya. Bryusova), giúp giải thích được nhiều biến đổi hóa học của long não và các dẫn xuất của nó. Sự chuyển vị của liên kết vòng thực chất là sự sắp xếp lại Wagner-Meerwein. Trên thực tế, phản ứng này có thể được sử dụng để tạo ra tecpen bằng cách sử dụng chlorocamphene. Giữa những năm 1910 và đầu những năm 1920, trọng tâm chú ý của Nametkin là các vấn đề lý thuyết chung về hóa học hữu cơ.Từ nửa sau những năm 1920, các vấn đề khoa học và thực tiễn liên quan đến tính chất hóa học của dầu mỏ được đặt lên hàng đầu. Kể từ năm 1927, ông là người đầu tiên ở Nga giảng dạy một khóa học có hệ thống về hóa học dầu khí, trên cơ sở đó ông đã viết chuyên khảo hai tập “Hóa học dầu khí” (1932-1935).Nametkin đã nghiên cứu thành phần và tính chất của dầu khí từ nhiều lĩnh vực khác nhau, phát triển các phương pháp giải quyết các vấn đề về tổng hợp hóa dầu, đặc biệt là quá trình oxy hóa parafin thành rượu và aldehyd và sản xuất chất tẩy rửa. Ông cũng tiến hành công việc trong lĩnh vực tổng hợp các hợp chất thơm và chất kích thích tăng trưởng. Năm 1936, ông phát hiện ra phản ứng hydropolyme hóa xúc tác của hydrocacbon không bão hòa. Những người đương thời ghi nhận sự kiên trì đặc biệt của Nametkin trong việc đạt được mục tiêu và sự kiên nhẫn to lớn khi ông thực hiện vô số thí nghiệm để đạt được kết quả mong muốn. Trong hồi ký về ông có câu: “Nametkin làm việc đó một cách chậm rãi nhưng mãi mãi”. Với sự tham gia tích cực của Nametkin, tạp chí “Công nghiệp dầu mỏ” ( Neftjanoe hozjajstvo ) đã được thành lập. Hoạt động xã hội. Nametkin là thành viên của hiệp hội khoa học lâu đời nhất của Đại học Quốc gia Moskva, Hiệp hội các nhà tự nhiên học Moskva. Năm 1932, ông đứng đầu Hiệp hội Liên Minh Hóa học mang tên DI Mendeleev, được thành lập trên cơ sở Hiệp hội Hóa lý Nga trước cách mạng. Ông là thành viên ban biên tập Tạp chí Hóa học đại cương ( Zhurnal obschej Himii ) Nametkin qua đời vào ngày 5 tháng 8 năm 1950. Ông được chôn cất ở Moskva tại Nghĩa trang Novodevichy.
Động đất Bán đảo Noto 2024 Động đất Bán đảo Noto 2024 (2024令和6年能登半島地震, Ishikawa-ken jishin) là trận động đất xảy ra vào lúc 16:10:09 (JST), ngày 1 tháng 1 năm 2024. Trận động đất có cường độ 7.6 richter, tâm chấn độ sâu khoảng 37 km. Ngay sau khi động đất xảy ra, Cục Khí tượng Nhật Bản đã phát cảnh báo sóng thần toàn bộ khu vực biển Nhật Bản. Đây là trận động đất có thang địa chấn mức 7 kể từ khi trận Động đất Đông Iburi Hokkaidō 2018 xảy ra cách đây gần 6 năm. Theo Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ, trận động đất có cường độ 7.5 richter, tâm chấn độ sâu khoảng 10 km trong khi Cục Khí tượng Nhật Bản đo được cường độ 7.6 richter, tâm chấn độ sâu khoảng 37 km. Trước đó, có cơn tiền chấn động đất cường độ 5.5 richter rung chuyển chủ yếu tại tỉnh Ishikawa. Hàng loạt dư chấn động đất xảy ra sau vài phút cảnh báo động đất, dư chấn lớn nhất đo được với cường độ 6.1 richter. Trận động đất có thể cảm nhận được tại nhiều khu vực khác nhau, bao gồm cả hai đô thị lớn là Tokyo và Ōsaka. Cục Khí tượng Nhật Bản đã xác định thang địa chấn đạt mức JMA 7, mức cao nhất trong thang cường độ địa chấn Nhật Bản. Chiều cao sóng thần ghi nhận. Theo JMA, một cơn sóng thần cao 1,2 m được ghi nhận tại Wajima, Ishikawa. Giao thông, hạ tầng. Tình trạng mất điện đã xảy ra ở hai tỉnh Ishikawa và Niigata, nhiều ngôi nhà bị sập hoặc hư hại. Cháy nhà đã xuất hiện sau động đất. Theo thống kê sơ bộ, đã có 2 người chết, 18 người bị thương.
2021 tại Thái Lan Năm 2021 là năm thứ 240 của Vương quốc Rattanakosin tại Thái Lan. Đây là năm trị vì thứ 6 của Vua Vajiralongkorn (Rama X), và được coi là năm 2564 theo Phật lịch. 2021 tại Băng Cốc và Chonburi. Sự kiện này đã bị trì hoãn do dịch COVID-19, dự tính ban đầu từ ngày 10 đến 20 tháng 3 năm 2022 sau đó hoãn lại từ ngày 17 đến 26 tháng 11 năm 2023.
Thực tiễn là tiêu chuẩn duy nhất để kiểm nghiệm chân lý Thực tiễn là tiêu chuẩn duy nhất để kiểm nghiệm chân lý () là bài viết ban đầu do giáo sư Khoa Triết học Đại học Nam Kinh Hồ Phúc Minh chấp bút, trải qua sự chỉnh sửa của nhiều người, cuối cùng mới được Hồ Diệu Bang, lúc đó là Bộ trưởng Bộ Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc phê duyệt. Bài viết này được đăng trên "Quang Minh nhật báo" ngày 11 tháng 5 năm 1978, và trên "Nhân dân nhật báo" cùng "Giải phóng quân báo" vào ngày 12 tháng 5 cùng năm. Nó đánh dấu sự khởi đầu cuộc thảo luận lớn về tiêu chuẩn chân lý ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và là một phần quan trọng trong chiến dịch "chuyển loạn thành chính" do Đặng Tiểu Bình lãnh đạo. Qua bài viết này mà tác giả lên tiếng ủng hộ phản bác chủ nghĩa giáo điều và phát triển các giải pháp mới để đáp ứng những vấn đề kinh tế và xã hội hiện tại. Nó đã để lại ảnh hưởng lớn trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc và được Đặng Tiểu Bình thông qua tại Hội nghị toàn thể lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI vào cuối năm 1978. Trong quá trình tranh cãi vào đầu thời kỳ hậu Mao Trạch Đông, nhờ vào sự ủng hộ của Đặng, bài viết này trở thành đối trọng về mặt tư tưởng với triết lý "Hai phàm là" của Hoa Quốc Phong và giúp Đặng dần thay thế Hoa vươn lên nắm giữ quyền lực cao nhất của đảng và đất nước.
Phayao (]) là một thành phố ("thesaban mueang") ở phía Bắc Thailand, thủ phủ của tỉnh Phayao. Phân cấp hành chính bao gồm 15 địa phương cấp 3 ("tambon"), được chia thành 172 làng. Thị trấn này nằm trên Hồ Phayao. Nó bắt nguồn từ một thành phố bán tự trị ("mueang"), được thành lập từ giữa 900 và 1.000 năm về trước. Tính đến năm 2005 Phayao có dân số 19.118 người. Phayao cách 726 km phía Bắc Băng Cốc.
Chân trời kiến thức (trò chơi truyền hình) Chân trời kiến thức là một trò chơi truyền hình do Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức, được phát sóng lúc 14:00 thứ 7 và 9:30 chủ nhật hàng tuần trên kênh HanoiTV1 từ ngày 24 tháng 9 năm 2023. Đây là sân chơi dành cho học sinh tại các trường Trung học phổ thông trên địa bàn Hà Nội thể hiện tài năng và tư duy sáng tạo, có cơ hội thử sức với các trò chơi mang tính đồng đội; thể hiện sự am hiểu kiến thức trên các lĩnh vực; trong đó có kiến thức về lịch sử, văn hóa, ẩm thực Hà Nội khi tham gia chương trình. 24 tháng 9, 2023 - nay. Vòng 1: Hành trang. Ngay từ vòng thi đầu tiên, các đội sẽ được Ban giám khảo tặng 30 điểm và có thể tự chọn một trong các loại hình nghệ thuật, như ca hát, khiêu vũ, hội họa, thể thao, kịch nói, xiếc, ảo thuậ, mang dấu ấn riêng, sẽ được cộng thêm 10 hoặc 20 điểm. Vòng 2: Khởi động. Ở vòng này, sẽ có 10 câu hỏi dưới hình thức trắc nghiệm liên quan đến văn hoá, con người, lịch sử, địa danh, ẩm thực với kiến thức chủ yếu về Hà Nội. Trong vòng 15 giây, các đội giành quyền trả lời bằng cách nhấn chuông và chỉ có một lượt trả lời. Trả lời đúng được 10 điểm. Nếu trả lời sai thì 2 đội chơi còn lại sẽ có cơ hội trả lời. Tuy nhiên, đội nào nhấn chuông trước khi MC đọc xong câu hỏi sẽ mất quyền trả lời. Điểm số tối đa giành được ở vòng này là 100 điểm. Vòng 3: Tiếp sức. 25 câu hỏi ẩn dưới 25 con số được sắp xếp từ 1 – 25, bố trí trong 5 màu, lần lượt là: Đỏ, cam, vàng, xanh lá và hồng với các cấp độ khó khác nhau. Mỗi màu có 6 câu hỏi, riêng màu hồng chỉ có 1 câu hỏi. Trong trường hợp đội chơi chọn được ô màu hồng và trả lời đúng, đội sẽ giành điểm tối đa như ô màu đỏ, tức là 50 điểm. Độ khó của ô màu hồng tương đương với ô màu xanh lá, nên đây được gọi là ô may mắn. Sau khi chọn màu, các đội có cơ hội trả lời 2/6 câu hỏi của ô màu đó. Mỗi câu trả lời đúng nhận được lần lượt 50, 40, 30 và 20 điểm. Điểm số tối đa giành được ở vòng này là 100 điểm. Vòng 4: Về đích. Các đội sẽ dựa vào thế mạnh của mình để bứt phá về điểm số. Sẽ có 3 gói câu hỏi thuộc 3 lĩnh vực: Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội, Tiếng Anh. Mỗi lĩnh vực sẽ có 4 câu hỏi, trả lời đúng sẽ nhận được 60 điểm/câu đối với người chơi chính. Mỗi đội khi đến lượt của mình sẽ chọn người chơi chính và phải đứng trên bục giữa sân khấu để trả lời, người chơi phụ còn lại có trách nhiệm hỗ trợ, trả lời lần 2 nếu đồng đội trả lời sai. Tuy nhiên, nếu trả lời đúng, điểm số sẽ chỉ còn lại một nửa, tức là 30 điểm. Bên cạnh đó, đây là phần thi mang tính quyết định, bởi điểm số tối đa các đội có thể giành được lên tới 240 điểm. Kết thúc 4 phần chơi, đội có số điểm cao hơn sẽ giành giải nhất với số tiền thưởng 5 triệu đồng. Hai đội còn lại nhận được lần lượt 3 và 2 triệu đồng. Điểm số giành được trong chương trình sẽ được bảo lưu để khi hết 34 game vòng loại. Ban tổ chức sẽ chọn ra 3 đội có điểm số cao nhất vào chơi trận chung kết để tranh ngôi vị Quán quân của chương trình.
Trong thần thoại Hy Lạp , Erigone (; ) là con gái của Icarius của Athens . Icarius rất thân thiện với Dionysus , người đã đưa rượu cho những người chăn cừu của mình. Họ say sưa và giết Icarius vì nghĩ rằng anh ta đã đầu độc họ. Con gái của ông, Erigone và con chó của cô, Maera , đã tìm thấy thi thể của ông. Erigone treo cổ tự tử trước mộ cha cô. Dionysus tức giận và trừng phạt Athens bằng cách bắt tất cả thiếu nữ trong thành phố phải tự sát theo cách tương tự. Thật không may, chính sự bất ổn của Dionysus đã cho tất cả các thiếu nữ uống rượu như một phần của giáo phái của mình. Erigone được Dionysus hoặc Zeus xếp vào các vì sao trong chòm sao Xử Nữ , những người thương hại cho sự bất hạnh của cô. Theo Ovid, Dionysus đã “lừa dối Erigone bằng những quả nho giả”, tức là giả dạng chùm nho để tiếp cận và quyến rũ cô.
Tôn thờ cơ thể Tôn thờ cơ thể ("Body worship") là hành vi tôn sùng một phần cơ thể (tôn sùng bộ phận) của người khác và thường được thực hiện như một hành động phục tùng trong bối cảnh tình dục BDSM, nó thường là biểu hiện của chứng ái vật ("Erotic fetishism") hoặc khi đổi vai tình dục ("Sexual roleplay"). Tôn thờ cơ thể thường liên quan đến việc hôn, liếm hoặc mút, bú mớm các bộ phận trên cơ thể của kẻ thống trị, chẳng hạn như liếm âm hộ, liếm dương vật, liếm mông (tôn sùng mông) hoặc như hành vi liếm chân hay hành vi hôn, bú, liếm láp bộ ngực (tôn sùng bộ ngực) hoặc mơn trớn, liếm cơ bắp. Việc tôn thờ cơ thể đã được đưa vào các lớp giới thiệu về BDSM được Hiệp hội Janus là tổ chức giáo dục BDSM lớn nhất ở San Francisco đã giới thiệu vào năm 2003. Trong bối cảnh tình dục thì Thế thống trị ("Dominatrices") đôi khi sử dụng việc tôn thờ cơ thể như một phần của sự thống trị và phục tùng. Điều này có thể liên quan đến việc vuốt ve, xoa bóp hoặc tắm rửa cho người thống trị một cách phục tùng, kính cẩn hoặc hôn hít và liếm mông cô ấy. Ngoài ra, người phục tùng có thể được yêu cầu thực hiện liếm âm hộ (đôi khi được gọi là hành vi ""tôn sùng toàn thân") hoặc liếm hậu môn mà những hành vi này có thể diễn ra trong tư thế ngồi lên mặt (đôi khi được gọi là tư thế "nữ hoàng""), trong bối cảnh đó, người nữ thống trị ngồi ụp lên mặt kẻ phục tùng. Sự tôn sùng với hành vi tôn thờ cơ bắp có thể được một Dominatrix ("nữ chủ" vào vai kẻ thống trị/Nữ bạo dâm) cũng sẽ được một vận động viên thể hình cung phụng.
Tục thờ hổ ở Việt Nam theo tỉnh thành Việc thờ hổ, sùng bái loài hổ được ghi nhận một cách đa dạng trên khắp các vùng miền của Việt Nam, từ vùng rừng núi sơn cước cho đến vùng đồng bằng và đến những miệt vườn sông nước châu thổ. Dưới đây ghi nhận (chưa đầy đủ) những tập tục, tín ngưỡng thờ Hổ trong cộng đồng dân cư ở một số địa phương của Việt Nam từ Bắc đến Nam. Nhiều người dân tộc ở Lai Châu cũng có tục tôn sùng loài hổ. Tại Mường Tè thuộc Lai Châu có hòn đá thiêng tên Ông già đá trắng của người Hà Nhì, (gọi là "Pú Tư"), nổi tiếng linh thiêng. Người dân thờ cúng khối đá như phúc thần, luôn tin rằng thành tâm cầu gì là được nấy,ai cũng sợ bị quở phạt nếu cầu cúng không đúng phép tắc. Do nhiều người dân địa phương đã gặp hổ ngồi trên ngọn đồi này ngay giữa ban ngày, vì ban đêm không ai dám đến đây, đó là một con hổ trắng, rất to lớn, hung tợn (tiếng địa phương gọi hổ là "Khà dừ"), những người nhìn thấy hổ thường ngã lăn ra lập tức, về đến nhà đều bị ốm rất nặng, uống thuốc không khỏi, chỉ đến khi người nhà trở lại đây cầu xin mới thôi. Người ta tin, con hổ trắng ấy là do Pú Tư hóa thành. Người Hà Nhì ở ngã ba biên giới có phong tục, nếu ai bị hổ vồ, mà lấy lại được xác thì chôn tại chính chỗ bị hổ vồ. Nếu chỉ còn dấu tích, vài mẩu xương, nắm tóc thì đắp mộ tại đó. Người Hà Nhì còn tin rằng, nếu người bị hổ vồ, thì linh hồn sẽ thành con ma và về nhà bắt người tiếp (cũng giống như truyền thuyết về ma trành). Không chỉ người Hà Nhì, mà nhiều dân tộc khác vẫn tin rằng, khi hổ ăn thịt ai, thì linh hồn người đó sẽ bị con hổ điều khiển, biến thành tay sai cho nó. Những linh hồn ấy sẽ đi theo, hầu hạ, canh giấc cho hổ. Khi hổ đói, thì các linh hồn dẫn hổ đi tìm người để ăn thịt. Những linh hồn đó còn dẫn dụ con người đi vào rừng, hoặc làm cho những người đi rừng mất vía mà quên lối về, cứ quẩn quanh không tìm được đường ra khỏi rừng, để rồi hổ bắt ăn thịt. Chỉ khi nào linh hồn ấy giúp hổ bắt được người, thì mới được đi đầu thai, thoát khỏi cảnh hầu hạ hổ. Người Hà Nhì ở ngã ba biên giới vì tin vào những câu chuyện ly kỳ đó, nên chôn xác người bị hổ vồ xong, họ mời nhiều thầy cúng, làm nhiều lễ đuổi tà ma, đuổi cái xấu đi, không cho con ma về nhà nữa. Người dân ở bản Nà Tông thuộc tỉnh Tuyên Quang đồn rằng, hổ là loài nhớ dai, biết trả thù, người Tày ở đây tin vào điều đó, nên phải lập ngôi đền thờ cúng sơn thần, thờ cúng cả loài hổ, để chúng không phá phách, trả thù . Ở rừng Thượng Lâm ở Tuyên Quang, người Tày thường thả rông trâu, bò trong rừng nhưng thường hao hụt dần mà thủ phạm là hổ, nhất là sự việc đàn hổ rầm rộ kéo về bản Nà Tông cắn chết 30 con dê nhà đã gây chấn động trong vùng, giống việc trả thù con người hơn là kiếm mồi ăn. Người dân tộc Tày xóm Nà Tông đã xây dựng một ngôi miếu dưới chân núi Nà Tông. Cứ ngày rằm, mùng một, những ngày lễ, người dân lại sắp lễ, thành kính dâng hương. Họ không chỉ cúng sơn thần, mà còn cúng thần hổ, để loài hổ không đe dọa cuộc sống đồng bào. Xuôi xuống phía bến đò hồ Na Hang ở Tuyên Quang, rồi bắt đầu leo núi từ con dốc có tên Hổ Vồ, trước đây, con dốc này là nơi hổ thường phục kích vồ người ăn thịt nên mới có tên như vậy. Phía dưới con dốc là thung lũng rất sâu, có hang đá rất sâu, nhiều ngóc ngách thông khắp quả núi đá vôi, nhiều người dân, thậm chí bộ đội đi qua con dốc này bị hổ vồ. Để hổ không ăn thịt người, thi thoảng dân bản phải dắt vào con dốc này lúc thì con dê, lúc con bò để cúng hổ. Hổ có mồi ăn, thì không bắt người nữa. Nhiều làng xã Việt Nam từ bao đời nay vẫn còn giữ tập tục thờ thần hổ. Tuy nhiên, nơi phát tích tục thờ thần hổ sớm nhất và duy trì lâu đời nhất ở làng Thổ Tang, tỉnh Vĩnh Phúc. Tương truyền, ngày xưa ở phía nam làng Thổ Tang có một khu rừng rậm có nhiều chim muông và thú dữ, nhất là hổ, chó sói sinh sống. Hằng năm cứ đến ngày mùa là hổ lại xuống làng phá phách nhà cửa, ruộng vườn và bắt đi nhiều gia súc, gia cầm. Dân làng tìm mọi cách ngăn ngừa, đề phòng hổ dữ phá làng, hại người nhưng đều vô hiệu. Một giấc mơ báo hiệu rằng làng Thổ Tang muốn yên ổn làm ăn vô sự thì phải lập đền thờ thần hổ. Dân làng góp công sức xây dựng một ngôi miếu thờ thần hổ. Vị trí xây miếu ở ngay chỗ có in hình dấu chân hổ. Dân làng đặt tên cho miếu này là Miếu Trúc. Trước miếu, dân làng đắp hai con hổ trông rất uy nghi. Kể từ đó trở đi, hổ không còn về làng Thổ Tang phá hại nữa, và cũng kể từ đó, cứ vào những ngày sóc vọng người làng Thổ Tang lại cúng thần hổ. Bàn thờ cúng thần hổ được lập ở ngoài vườn. Đồ cúng thường là trầu, rượu, thịt, trứng sống. Vì thờ thần hổ nên làng Thổ Tang và các nơi có thờ thần hổ tuyệt đối không bao giờ ăn thịt hổ, kể cả việc kiêng dùng hổ cốt và cao hổ cốt. Ở vùng Hải Dương nói riêng cũng như miền Bắc nói chung, người ta coi rằng hổ biệt danh là chúa sơn lâm, vì nó có một sức mạnh và hung dữ mà không loài vật nào sống trong núi rừng địch nổi, vì cọp có sức mạnh ghê gớm và rất hung dữ, nên đến con người nhiều khi cũng kiêng nể cọp, thậm chí có không ít nơi, người ta còn sợ nó, tôn nó lên đến thần để thờ lạy nữa như ở làng Ngọc Cục, huyện Đường An, tỉnh Hải Dương xưa kia người ta thờ thần Hổ. Chúng là ác thú được người kinh sợ đến độ lập đền thờ, hy sinh nhân mạng để tế lễ mỗi cuối năm mà Phạm Đình Hổ đã kể lại kỹ càng trong Vũ Trung tùy bút. Đến năm 1800, tục thờ hổ ở Hải Dương mới chấm dứt cùng với lễ tế mạng người này. Hổ được tôn thờ liên quan đến tín ngưỡng thờ thần Độc Cước trong các di tích đình, đền, chùa đã có từ lâu tại các điểm thờ thần Độc Cước trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Tích thờ thần Độc Cước gắn với câu chuyện về hổ như thần tích ở Lục Nam kể rằng có một anh thanh niên mồ côi khi vào rừng thấy một chú hổ con bèn mang về nuôi, ngày ngày anh cùng con hổ ra bờ sông đơm đó. Một hôm anh dặn con hổ ở lại trông cá, con hổ ngủ thiếp đi, khi anh thanh niên quay về con hổ đang ngủ say, tưởng có người lạ đến lấy cá bèn bật dậy quật chết ngay lập tức, khi tỉnh ra thì đó là chủ mình, con hổ ân hận cứ nằm canh xác chủ không cho chôn, sau đó nó càm xác chủ qua vùng Sóc Sơn (Hà Nội)-Vĩnh Phúc và lại càm quay về, lúc này xác của chủ thối rữa ra, xương rơi khắp nơi, khi đi qua đất Sơn Giao thì một xương gióng chân rơi xuống. Hôm sau chỗ đó có mối đùn lên cao, nhân dân trong vùng lập miếu thờ phụng sau đưa vào thờ trong đình và gọi là thần Độc Cước. Hà Nội là một trong những vùng đất có tồn tại hình thức tín ngưỡng thờ Hổ. Đình Mông Phụ ở làng cổ Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội có mô típ trang trí như rồng, hổ, cá, chim, hoa lá, mây đều được chạm nổi, chạm lộng hoặc chạm ren, có một ban thờ lớn trang trí bằng tượng rồng, hổ phù ngậm chữ "Thọ" (chữ Hán: 壽). Đền Và tại phường Trung Hưng, thị xã Sơn Tây, còn gọi là Đông Cung, trên trục trung tâm phía trước sân đền có một bình phong tạo những hang hốc mang vẻ tự nhiên. Mặt ngoài của bình phong thờ ngũ hổ trong hang với trung tâm là hổ vàng, mặt sau của động này đắp hình "long cuốn thủy" dưới dạng tứ linh với ý nghĩa cầu cho mưa thuận gió hoà, được mùa và có người tài ra giúp dân giúp nước. Tranh Hổ còn được bày nơi nhiều đền chùa, nhất là các đền thờ Thánh Mẫu (như tranh Bạch Hổ Thần tượng đặt ở đền Quan Thánh, Hà Nội). Thanh Hóa nổi tiếng là vùng đất rộng, hoang sơ miền sơn cước, là chốn cư ngụ của loài hổ. Hổ ở đây được cho là hung dữ và thường xâm nhập các bản mường để đe dọa cuộc sống của người dân và bắt gia súc. Do đó hổ được coi là chúa sơn lâm, chúa của miền sơn cước, rừng núi, được thờ phượng như một ác thú, hung thần để cầu mong sự bình yên, để không bị trả thù, đặc biệt ở vùng này, người ta sợ hãi và thờ cúng loài hổ xám, gọi là "Thần hổ xám khổng lồ", thêu dệt cho nó nhiều quyền năng huyền bí. Những truyền thuyết này đặc biệt đậm nét ở vùng Thạch Thành. Từ nhiều năm trước, những bản làng người Mường ở miền tây Thanh Hóa, kéo dài từ vùng Thạch Thành lên đến Quan Hóa, Mường Lát còn cúng Ông Hổ, người địa phương và người Mường còn lưu truyền câu chuyện Thần hổ xám ăn thịt người là một huyền thoại về oai linh thần hổ ở vùng vùng Thạch Thành Người dân Mường ở Thạch Thành và người dân còn lập miếu thờ một con hổ gọi là "Thần hổ xám khổng lồ" hung dữ, thành tinh chuyên ăn thịt người, người dân còn đồn rằng, năm nào không cúng hổ thần, mùa màng sẽ thất bát, lúa trồng chẳng thành hạt, cây cối chẳng chịu trổ hoa. Ở xã miền núi Thành Yên, huyện Thạch Thành có ngôi cổ miếu linh thiêng bên dòng suối Vó Ấm thu hút đông đảo mọi người đến lễ cầu may. Nơi đây đang lưu giữ truyền thuyết ly kỳ về bầy hổ hung dữ một thời uy chấn cả vùng núi rừng Cúc Phương. Giai thoại về hổ cũng chính là nỗi khiếp sợ truyền kiếp ở vùng đất này. Từ xa xưa, "Thần hổ" ăn thịt quá nhiều người trong vùng nên người dân đã lập miếu thờ bên dòng suối Vó Ấm, từ đó gọi là miếu Vó Ấm. Vào những ngày rằm, mùng một rất nhiều người dân trong vùng thường đến thắp hương, cúng lễ để cầu bình an và nhiều câu chuyện hoang đường làm ngôi miếu nhỏ càng trở nên huyền bí và linh thiêng trong tâm trí người dân Thành Yên. Hổ dữ còn được người dân thờ như thần linh ở đỉnh đèo Tam Điệp trong một ngôi miếu thờ hổ. Sự tích thờ thần hổ còn lưu truyền nhiều ở vùng Thanh-Nghệ-Tĩnh, bối cảnh từ thời An Dương Vương, vùng Nghệ An có nhiều hổ dữ, chúng thường bắt người ăn thịt. Có một ông lão nhà nghèo một lần cứu được một con hổ xám khi nó định vồ bắt ông trên bè nước và giao ước với hổ: "Nhà ngươi dòng dõi trên thượng giới, xuống hạ giới sinh sống sao nỡ bắt con người để ăn thịt? Ta đã già yếu, xin hiến thân cho ông và xin từ nay trở đi ông đừng giết hại con người nữa". Hổ cảm tạ nhưng rồi hổ xám vẫn thường lui tới ven đường, nơi có người qua lại để bắt ăn thịt. Một hôm hổ xám vồ trúng ông lão, khi kéo xác lên bờ, nó mới nhận ra ân nhân của mình. Hổ hối hận, kêu gào ầm ĩ cả khu rừng. Đêm đêm, con hổ xám về chầu trước mộ ông, kêu la thảm thiết và cuối cùng gục chết, hóa thành hòn đá bên mộ. Từ đó, các loài muông thú không đến phá hoại và dân làng làm ăn trúng mùa liên tiếp. Hổ xám được dân làng thờ cúng và tôn là ông hổ, thần hổ, ông ba mươi. Những con hổ đá đặt ở đền chùa, miếu mộ tại vùng này đều nằm trong thế quỳ, miệng há rộng là nhắc lại sự tích trên). Ở Hà Tĩnh, tại chùa Hương Tích có tượng thần hổ đặt ở trên đường đi lên chính điện để người dân thờ cúng, người đi lễ thường tập trung ở khu vực đặt tượng thần hổ để cầu an. Nhiều người tin rằng, chỉ cần thắp hương khấn vái, dùng dầu gió đổ lên thân tượng hổ, dùng tay xoa tượng rồi xoa lên bộ phận tương tự ở người thì bệnh sẽ tiêu tan, nhiều Phật tử sau khi sờ tượng hổ thần rồi xoa bóp vào thân thể của mình đã cảm thấy nhẹ nhõm, thoải mái hơn. Tượng hổ thần được đặt ở phía bên phải, theo hướng đi lên khu vực Chính điện chùa Hương Tích, tượng hổ đặt ở hướng đi lên khu vực chính điện chùa Hương Tích, Hổ thần được làm bằng bê tông, sơn màu vàng, ở tư thế đang nằm nghỉ ngơi. Tương truyền khi xưa hổ thần linh thiêng đã che chở cho Công chúa Diệu Thiện tới núi Hồng Lĩnh dựng am, tu hành. Thần Hổ gắn với sự tích công chúa ba Diệu Thiện chạy trốn. Phật Tổ lại sai Bạch Hổ đưa nàng trốn sang đất Việt Thường thị. Đến vùng núi Ngàn Hống, Thần Hổ cõng công chúa đến con suối có tên là Hương Tuyền. Sau đó, Thần Hổ lại đưa Diệu Thiện lên động cao Đá Đôi để ẩn thân nhưng vẫn không được yên. Cuối cùng, Thần Hổ lang đưa xuống động Hương Tích và ở trong một hang đá và đó chính là Hương Tích. Cũng từ xa xưa truyền lại hổ thần chữa được bách bệnh, nên khi tìm tới đây người dân đều mong muốn tìm đến tượng hổ. Dân gian cho rằng, hổ cõng công chúa Diệu Thiện chính là hổ thần, nếu bị đau xương khớp về chùa Hương Tích khấn vái Thần Hổ, cầu xin ngài, lấy tay vuốt ve ngài rồi xoa vào chỗ đau mỏi thì tự nhiên sẽ khỏi. Hổ là loài ăn thịt người nhưng con hổ này lại có công dẫn đường cho công chúa nên người đời truyền rằng, đây là do Phật hóa thân vì Phật không dùng hình hài thật của mình mà thường biến hình để phổ độ chúng sinh, do đó, ngài hổ được lập tượng thờ. Khách đến đây thường xin phúc bằng cách đổ dầu xoa khắp mình hổ rồi lại xoa lên mình vì mọi người quan niệm hổ tượng trưng cho sức mạnh nên có thể chữa bách bệnh. Lễ bằng hương vàng giấy áo và vật không năm nào thiếu là dầu gió. Trước tượng hổ có một chiếc bàn đá để người dân dâng lễ, thắp hương. Phần lễ ngoài bánh kẹo, hương hoa thì dầu gió là thứ không thể thiếu. Đầu năm, chùa khai hội, người dân sau khi lên chùa thắp hương, người dân chen chúc nhau dùng dầu gió tưới, bôi lên tượng thần hổ rồi thoa lên người mình với mong muốn chữa bệnh. Khách hành hương dùng tay thoa lên các vị trí trên tượng rồi vuốt, bôi vào những vị trí mong muốn chữa bệnh. Việc người dân sờ lên hổ để chữa bệnh đã tồn tại nhiều năm qua. Chưa có cơ sở khoa học khẳng định việc sờ tượng hổ ở chùa Hương Tích có thể chữa bệnh, việc người dân cho rằng sờ tượng hổ, bôi dầu lên người có thể chữa bệnh chỉ là do người dân truyền tai nhau. Việc việc du khách sờ "hổ thần" đã diễn ra nhiều năm nay đã làm phần đầu tới đuôi của tượng hổ bị bong mất phần lớp sơn ngoài. Nhiều du khách sau khi thắp hương đều sờ vào tượng thần hổ để cầu mong hết bệnh tật, việc này khiến phần lưng, đầu và chân của tượng thần hổ bị bóc lớp sơn bên ngoài. Việc khấn vái trước tượng thần hổ mong chữa bệnh là vấn đề tâm linh, tuy nhiên việc dùng tay thoa vào tượng dẫn đến hư hại hiện vật là việc không nên làm. Trước kia cũng có biển nghiêm cấm du khách nhưng sau đó do số lượng du khách quá đông nên biển cấm cũng vô hiệu. Tại Huế, nhiều di tích đã đi vào huyền thoại với hình ảnh con hổ, nay các dấu vết về hổ sót lại không nhiều, chủ yếu tại các di tích xưa. Hổ đôi khi được tôn thờ như một vị thần vì có sức mạnh giúp đỡ mọi người hay đi đôi với rồng trong môtip trang trí thời phong kiến nhưng có lúc hổ đã bị xem như một loài cầm thú ác độc, bị đem ra đấu trường đánh nhau với voi, cũng có lúc hổ được đặt tên cho một vùng đất như Am Truôm hay Cầu Bạch Hổ. Tại Huế có miếu ông Cọp sát Quốc lộ 1-Phú Bài, miếu này được dân địa phương dựng lên để cầu các ông cọp "đừng ra bắt người qua đường". Vào ngày 23 tháng Chạp, ngày tất niên, ngày đầu năm mới là 3 dịp người dân ở đây cúng bái thịnh soạn cho "Ngài" cọp. Tuy nhiên vẫn có hàng trăm người bị cọp vồ. Đồ cúng chủ yếu cho người xấu số là các bộ áo quần lành lặn (màu xanh bày hai bên), đồ cúng đặc biệt cho "ông" cọp gồm thịt heo sống, gừng tươi và rượu trắng cùng nhiều món ăn khác. Bên cạnh đó, có rất nhiều miếu thờ nằm ở doi đất sát sông Hương thờ hổ đã chết trong các trận chiến với voi ngày xưa. Ở Huế, "Cậu" Hổ hay ông Hạ Ban được các thần dân Thiên Tiên Thánh giáo thờ cúng nhiệt thành ở điện Hòn Chén. Ở Điện Hòn Chén có bố trí động thờ ông Hạ Ban (tức ông Hổ hay con cọp), trong khi ở Hổ Quyền bên kia sông Hương, con cọp phải đưa ra đấu trường để bị tiêu diệt, thì ở điện Hòn Chén bên này sông, con cọp lại được thờ cúng kính cẩn như một vị thần linh. Một sự khác nhau rất lớn khiến cho con cọp bên trong đền được nâng lên là một vị thần tương tự con " Bạch Hổ" của miền Nam mà người người tôn thờ, còn những con ngoài đền là đối tượng bị tiêu diệt. Ở Đà Nẵng cũng có nhiều nơi thờ "ông cọp", mà mỗi địa điểm gắn với một câu chuyện li kì. Chẳng hạn như việc như miếu ông Hổ ở thôn Trường Định (xã Hòa Liên, Hòa Vang) nơi từng có hàng ngàn người đã kéo về để xin nước chữa bệnh ở miếu ông Hổ. Một số vùng ven khác ở Đà Nẵng cũng có nhiều câu chuyện liên quan đến tục thờ thần hổ như Dinh Ông ở làng Phong Bắc thuộc phường Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ, hay miếu Long Vân dưới chân đèo Hải Vân. Những câu chuyện về cọp dữ và tục thờ "ông ba mươi" ly kỳ ở vùng đất Quảng Nam-Đà Nẵng xưa luôn gợi nhắc về một thời tiền nhân mang gươm đi mở cõi là thời khẩn hoang gian khó cần ghi nhớ và trân quý. Về sự tích của miếu ông Hổ, chuyện kể, ngày trước, vì nằm dưới chân núi Hải Vân- Bà Nà nên vùng đất Trường Định cọp nhiều vô kể, ngày nào chúng cũng xuống làng để rình bắt gia súc và người. Trong làng xã truyền tụng câu "nhất cọp Bà Nà, nhì ma Phú Túc". "Người chết được dân làng chôn cất cẩn thận vẫn bị cọp đào lên ăn thịt vì vậy dân làng ai cũng khiếp sợ, buổi tối không dám rời khỏi nhà, đi làm ruộng phải đi nhóm 5 đến 6 người. Cho đến khi, Đức ông Trần triều tứ thánh về đây cư ngụ thì cọp mới không quấy phá nữa. Ngoài miếu ông Hổ và phía trước là một miếu khác thờ sơn lâm đại tướng quân, với hình tượng con cọp oai vệ, người này, dùng phép thuật thuần phục hai con cọp hung dữ về làm tướng quân cho mình. Lúc ấy dân làng gọi luôn tên ông là ông Hổ. Sau khi ông chết, hai "ông cọp" vẫn nằm phục dưới tảng đá, sau đó cũng chết. Dân làng thương tiếc nên lập miếu thờ. Phía trước miếu có một ao nước ngọt nhỏ, nhiều người tin nước này có thể chữa bệnh nên hay đến làm lễ để xin nước từ miếu ông Hổ về uống. Tảng đá nơi ông Hổ tự vẫn còn đó như minh chứng cho một sự tích ly kỳ. Ở đây còn có lời đồn trên đèo Hải Vân có ngôi miếu linh thiêng, cầu gì được nấyđã thu hút đông đảo mọi người đi lễ và du khách đến tham quan dừng chân thắp hương khấn vái cầu may. Nơi đây đang lưu giữ truyền thuyết li kì về bầy cọp một thời uy chấn Hải Vân Quan. Người dân làng Kim Liên (thuộc phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) đến nay vẫn còn truyền tai nhau nhiều câu chuyện về sự tích miếu thờ Sơn thần. Không rõ từ khi nào, trên đỉnh đèo thường xuất hiện bầy cọp dữ năm con chuyên vồ khách bộ hành ăn thịt, bầy hổ ngồi thè lưỡi chầu chực trên những tảng đá bên đường chờ đợi con mồi. Người ta sợ đến nỗi nếu muốn qua đoạn đường này, khách bộ hành phải lập đoàn cùng đi. Bầy hổ những năm con liên kết rất chặt chẽ nên cũng chẳng có ai đủ dũng cảm đi diệt chúng. Vì vậy, người địa phương quyết định dựng miếu thờ hổ, dâng lễ vật cúng bái. Hàng ngày, dân làng, khách thập phương đều quyên góp lễ cúng một cách đầy đủ với mong muốn bầy hổ sẽ hiểu thành ý của họ mà không hại người nữa, từ đó không còn ai nhìn thấy bầy hổ ngồi chồm hổm bên đường rình mồi, thậm chí, chúng còn cứu giúp người. Có truyền thuyết về cọp nuôi người, vào một năm nạn đói hoành hành, nhiều người dân vùng phía nam đèo Hải Vân chạy đói, có một bà mẹ cõng theo một đứa con nhỏ, do hoàn cảnh, người đàn bà đành bỏ lại đứa con trai trên một mỏm đá ven đường, đứa trẻ bị bỏ lại khóc ré lên, một con cọp cái nghe tiếng khóc thét liền men theo triền núi xuống chỗ đứa trẻ, con hổ không ăn thịt mà còn nuôi nó, cho nó bú, khi đứa trẻ đã lớn, con cọp cái còn cõng đứa trẻ trên lưng về tận ngôi làng nhỏ dưới chân đèo Hải Vân, để đứa trẻ lại đó cho dân làng, đi ba bốn bước nó còn ngoảnh lại nhìn lần nữa rùi mới phi thẳng vào rừng. Tận đỉnh Hải Vân, ngôi miếu ông hổ nằm ở lưng chừng đèo được xây dựng khang trang, sạch đẹp, luôn nghi ngút khói hương, khu miếu này mới được trùng tu trở lại nhờ vào tiền cúng dường của khách thập phương. Được biết, nhờ những "truyền thuyết" truyền tai nhau của người dân trong vùng mà ngôi miếu trở nên thu hút khách du lịch bất thường. Ai đi ngang đây ai cũng muốn dừng chân để thắp hương, khấn vái. Một câu chuyện khác cho biết ở xóm Kim Cư (tên gọi của làng Kim Liên cũ) còn là rừng núi, hỗn mang thú dữ. Trong đó, hổ dữ luôn là nổi ám ảnh lớn nhất của người dân trong làng, trong bóng tối mù, hổ đánh hơi thấy mùi thịt thường lẻn vào chuồng trâu, chuồng bò bắt tha về hang. Có khi còn mò vào tận nhà dân nhử chó ra để bắt ăn thịt. Có một vị quan Tổng đốc Đại thần đi sứ sang phương Bắc, đi ngang đây lâm trọng bệnh mà qua đời. Người dân làng lập miếu thờ ông. Ngôi miếu ban đầu chỉ là cái am nhỏ và một tấm bình phong bằng đá khắc hình hổ chồm. Vị trí ngôi miếu Ông chính xác là vị trí miếu ông Hổ ngày nay, trước mặt ngôi miếu có một hòn đá to. Ngày nay, người ta vẫn hay gọi đó là hòn đá Big Sound theo chữ khắc trên tảng đá thời chiến tranh. Miếu ông nguyên bản có một tấm bình phong hổ che chắn phía trước. Dân làng đi ngang qua đều ghé miếu thắp cho ông Quan tổng đốc nén nhang cho bớt hiu quạnh, cứ thấy tấm bình phong hổ nên tưởng nhầm là thờ hổ, nên gọi là miếu Ông hổ, rồi mỗi người một ít dựng nên câu chuyện ngũ hổ trấn đèo. Ngày trước, khi khu rừng trên đèo Hải Vân còn um tùm, cây cối rậm rạp, muông thú nhiều, những tiều phu đốn củi và những ai có việc phải đi qua đèo thấy một cái am nhỏ đằng trước có một tấm bình phong hình con hổ mà không ai hương khói nên dọn dẹp lại thờ phụng. Vùng đất Quảng Nam xưa đầy khắc nghiệt của thiên nhiên và thú dữ. Trong đó cọp dữ là nỗi ám ảnh với nhiều người, đến nỗi phải gọi là "ông cọp" hoặc "ông ba mươi". Ở nhiều địa phương Quảng Nam-Đà Nẵng đến nay vẫn còn nhiều di tích miếu thờ "ông cọp", lúc bấy giờ dân làng nhiều khi tiêu diệt nhiều cọp dữ nhưng mọi người vẫn sợ và kiêng dè khi nói về "ông ba mươi". Việc tôn sùng cọp để lại dấu ấn khá rõ nét ở Quảng Nam. Những vùng đất ghi dấu tục thờ cọp như Tiên Cảnh, làng Mỹ Sơn, Đồng Lạc, Dúi Chiêng. Xưa kia, người dân Tiên Cảnh có phong tục cúng thần rừng, vị thần họ tin rằng nắm giữ bổn mạng của cả vùng đất này. Đại diện cho thần rừng, không phải loài nào khác mà chính là hổ dữ - vị chúa sơn lâm đầy quyền uy. Mỗi lần cầu cúng như thế, dân làng đều mời những pháp sư đến lập đàn, phép tịch cọp. Thậm chí, vì ám ảnh bị hổ dữ giết hại, nhiều gia đình đã phải lũ lượt kéo nhau bỏ xứ ra đi. Đến tận bây giờ, hằng năm người dân ở xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam vẫn giữ tục thờ cúng "ông cọp". Trong số các mâm lễ, có một mâm lễ riêng, gồm thịt sống, rượu và hoa quả, trong văn tế có câu "cầu cho hổ lang, can xà phù hộ cho dân lành bình an". Mỗi dịp lễ tết, lại dành riêng ra một mâm cỗ để cúng "các ông". Trong mâm cỗ ấy không thể thiếu thịt một con vật nuôi trong nhà, do người ta tin "chúa sơn lâm" nhận lễ rồi sẽ tha cho người làng đi rẫy hay lên rừng săn bắn, lượm củi. Người dân Tiên Cảnh thờ cúng vì họ cho rằng cọp là "chúa sơn lâm" cai quản vùng rừng núi, ngự trị muôn loài nên hầu hết các đình, đền, phải có bàn thờ hoặc miếu thờ với bài vị trang trọng mang tên "Sơn quân chi thần", "Sơn quân mãnh hổ", "Sơn lâm chúa xứ" hay "Sơn lâm đại tướng quân", theo họ thì có thờ có thiêng, "ông cọp" sẽ phù trợ cho cuộc sống bình an của dân làng". Nguồn gốc của việc thờ cúng của người dân Tiên Cảnh này bắt nguồn từ những câu chuyện dân gian kể về sự hoành hành và tác quái của loài hổ, xuất phát từ thực tế là vùng này nhiều hổ. Chuyện kể răng những năm đầu thế kỷ trước, vùng núi Tiên Cảnh còn hoang sơ, vào tối, sau những tàn cây rậm rạp, đôi mắt xanh biếc của "ông ba mươi" thoắt ẩn, thoắt hiện báo hiệu cuộc tìm mồi. Họ sợ khi nghe tiếng "ông ba mươi" gầm vang phía bìa rừng ông ba mươi đứng lừng lững giữa sân. Đôi mắt xanh biếc long lên sòng sọc, đàn chó nhà khép nép vì sợ hãi trong góc sân. Nỗi sợ hãi ấy đã khiến người dân Tiên Cảnh tôn sùng loài ác thú này như thần thánh. Hổ không chỉ kiếm ăn trên rừng. Loài ác thú ấy còn về tận thôn làng, gây nên bao tai họa và cả nỗi khiếp đảm do những loài thú hiền lành như hươu, nai cũng thường xuyên mò về làng ăn cây cối hoa màu, điều khiến mọi người khiếp đảm, là bước chân của các loại thú ăn cỏ này lại vô tình dẫn đường cho hổ dữ đi theo tìm mồi. Hiện nay, khi loài hổ đã vắng bóng ở vùng núi Tiên Phước nhưng nhiều người vẫn tin rằng việc thờ cúng "ông ba mươi" rất quan trọng. Làng Mỹ Sơn hiện nay thuộc thôn Bàn Sơn, xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam, nơi vẫn còn lưu truyền những câu chuyện kì bí về dải lụa trắng của bà Bô bô Phu nhân và chuyện ông Bạch Hổ Sơn quân oai linh oai dũng. Nơi gốc đa vẫn thường xuyên thờ cúng Bạch hổ Sơn quân, chuyện về ông Bạch hổ Sơn quân xuất hiện đầu thế kỉ 19. Nơi trong làng mà ông cọp trắng hay lui tới nhất là chỗ miếu Thổ, bên cạnh có một cây đa rất lớn. Truyền thuyết này ấn hiện đậm nét trong ký ức người dân vùng Mỹ Sơn này. Sự linh thiêng của ông Bạch hổ Sơn quân còn được gắn liền với cây đa mọc trên mái miếu Thổ. Ai muốn chặt cành nào là phải cầu cúng Bạch hổ Sơn quân cẩn thận, rồi xin phép người giữ miếu, các trưởng họ mới được chặt. Những câu chuyện xung quanh nơi cây đa ông cọp trắng có nhiều yếu tố hoang đường, kì ảo nhưng thể hiện vai trò quan trọng của những địa danh này trong đời sống tâm linh, văn hóa của người dân xã Duy Phú. Câu chuyện này bắt nguồn về một ông cọp rất lớn toàn thân trắng bạch về làng quấy phá. Đầu tiên nó bắt và cắn chết vợ một người đàn ông, sau đó ông cọp bắt rất nhiều trâu, bò, lợn, gà của người trong làng. Vì sợ ông cọp trắng làm hại, nên mọi người đã mời một ông thầy về cúng ngay chỗ miếu Thổ để trấn yểm. Ông cọp trắng được phong cho danh hiệu thể hiện sự kính trọng của người dân: Bạch hổ Sơn quân. Từ đó mỗi năm người trong làng đều tổ chức cúng ông cọp trắng, đặc biệt trong mâm lễ cúng nhất thiết phải có một cái đầu heo sống. Cứ năm nào ông cọp trắng về lấy đi cái đầu heo thì trong cả năm ông không quấy phá, người dân đi vào rừng vào núi săn bắt được nhiều mà không sợ bị các loài thú ăn thịt làm hại, còn năm nào không lấy đi cái đầu heo, không lấy chân chấm vào chén mực để lại dấu vết thì năm đó người dân bị các loài thú dữ quấy phá, gặp nhiều chuyện chẳng lành, bệnh tật. Ở Đồng Lạc thuộc xã Hiệp Hòa, huyện Hiệp Đức tỉnh Quảng Nam có người nổi tiếng đánh cọp, hiện người dân lập miếu thờ. Hai bên cọp và người giao chiến từ tờ mờ sáng đến lúc trời tối. Cuối cùng cả hai đều chết vì kiệt sức. Người dân chôn ông này và "ông cọp" ngay tại địa điểm mà hai bên nằm xuống. Từ đó người dân địa phương gọi nơi này là mả Ngài. Về sau người làng lập miếu thờ Tiền Hiền và "ông cọp" ở đầu làng Trà Linh. Cứ đến rằm tháng Giêng hàng năm, người làng lại tổ chức lễ giải mả (cúng giỗ) để cúng Tiền Hiền và "ông cọp". Năm nào cũng vậy, khi cúng, người làng để lại cái đầu heo treo trên thân cây bí bái ở sau miếu. Nếu năm nào cọp leo lên ăn thì người làng làm ăn phát đạt, thuận buồm xuôi gió. Còn năm nào cọp không vào ăn thì người làng thường gặp tai ương, người dân xem "ông cọp" như một vị thần đỡ đần cho dân làng. Người dân Dùi Chiêng, Quảng Nam không quên nỗi khiếp sợ khi hổ liên tục xuất hiện, gầm gừ, ăn thịt cả người và gia súc mỗi khi chúng bắt gặp. Khu vực hố Ông Bình, hố Dòng Dĩnh là nơi tập trung hổ nhiều nhất. Ngày xưa làng Dùi Chiêng nổi tiếng với sự xuất hiện của hàng loạt con hổ lớn chuyên bắt trâu bò và cả người. Dù kinh hãi nhưng không chịu khuất phục, nhiều người đã đứng lên bắt hổ, giúp an dân, ổn định cuộc sống. Có một người dũng cảm đánh hổ và được lập dinh thờ và họ cũng thờ luôn ông Hổ định đánh bại đó là Dinh thờ "ông Trùm" tại thôn Dùi Chiêng. Thờ cúng dinh "ông Trùm" đã trở thành nét văn hóa và là niềm tự hào của người dân nơi đây. Người Co sinh sống ở huyện miền núi Trà Bồng tỉnh Quảng Ngãi vốn chịu ảnh hưởng của tín ngưỡng vạn vật hữu linh. Giữa người Cor và người Kinh có sự giao thoa văn hóa và họ có chung tín niệm là người dân còn thờ phụng Bạch Hổ, vừa phối thờ tại Điện vừa có miếu thờ riêng. Theo truyền thuyết, đây là một trong những vị tướng của Thiên Y A Na, đã có công lớn trong việc giúp dân diệt trừ mãnh thú ở vùng đất này từ thuở khai sơn lập địa. Công lao của thần Bạch Hổ đã được triều đình nhà Nguyễn ban sắc phong: "Sơn lâm Chúa xứ Trùm cả Bạch Hổ Đại tướng quân". Sách Đại Nam nhất thống chí cũng đã từng ghi chép về miếu thờ này. Miếu Bạch Hổ nằm chếch về phía Đông Nam Điện Trường Bà, thuộc xóm Gò Xôi, thị trấn Trà Xuân. Tương truyền đây là một "Ông hổ đi tu", không ăn thịt người. Nhờ có "Ông" mà cả một vùng rừng quế bạt ngàn xưa kia không thấy các loài mãnh thú về quấy phá dân làng. Do vậy, khi "Ông" mất, dân làng đã chôn cất tử tế và lập miếu thờ. Trong lễ tế Thiên Y A Na ở Điện Trường Bà được tổ chức vào dịp rằm tháng Tư âm lịch hàng năm, người dân còn tế lễ vị Trùm cả Bạch Hổ này ở bên ngoài chánh điện, đồng thời soạn lễ vật tổ chức tế vọng tại miếu Bạch Hổ ở xóm Gò Xôi, cách Điện Trường Bà không xa. Đây là một tục lệ chứa đựng nhiều lớp giá trị như tâm linh, nhân văn, giáo dục truyền thống. Tục thờ cúng Bạch Hổ còn góp phần nâng cao tính cộng đồng, gắn kết các dân tộc cùng sinh sống cộng cư trên một vùng đất. Việc duy trì hoạt động thờ cúng Bạch Hổ là nhu cầu chính đáng của người dân góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở đây. Ở Đình Võ Lâm, tỉnh Kon Tum có thờ hình con bạch hổ được chạm khắc ở ngay bình phong vào chính điện thờ, bạch hổ ở đây không chỉ trừ tà mà còn ngăn ngừa được "ma rừng" theo quan niệm của người bản địa, điều này xuất phát từ câu chuyện một con bạch hổ ba chân, nó vốn hung bạo ở rừng này, đã tấn công và ăn thịt tất cả các loài thú. Khi thiếu mồi, nó còn tấn công cả người. Một khi bạch hổ đã ăn thịt người thì nó càng hung tợn, càng dữ hơn bất cứ loài thú ác nào từ rừng đi vào chùa. Con bạch hổ này đi về chùa để nghe tụng kinh và từ khi về chùa Bác Ái nghe kinh Phật, xung quanh chùa thú dữ tránh đi hết, trong vùng không còn xảy ra các chuyện như người bị hổ vồ, hay thú dữ tấn công vật nuôi của làng Võ Lâm. Ở Phú Yên con hổ được kính trọng vì dù là loài hung dữ, ăn thịt người nhưng có lòng chung thủy với vợ, có tình thương yêu con cái, và có nghĩa với loài người. Ở vùng Phú Yên còn có câu chuyện về hang hổ, gắn liền với câu chuyện thầy tu đả hổ, trước khi thầy tu này đến, hổ sống rất nhiều ở trong và xung quanh hang, dân sống dưới chân núi luôn khiếp sợ bởi tiếng gầm hú ghê rợn của hổ, nhiều người khi săn bắn thú rừng bị bỏ mạng dưới nanh vuốt của hổ dữ. Dân quanh vùng không ai dám đến gần hang hổ, cho đến khi vị thầy tu xuất hiện làm cho bầy hổ trở nên thân thiện với người dân, khi ông qua đời, dân lập miếu thờ. Khi vị thầy tu mất, thì hổ tái chiếm hang, những bầy hổ bỏ đi nơi xa cũng quay trở lại. Bên con đường thiên lý ở km 1282+700 qua địa phận khu phố Bình Thạnh, phường Xuân Đài, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên có di tích được người dân địa phương gọi là miếu Ông Cọp, ngôi miếu này đã tồn tại hơn 400 năm gắn liền với nhiều truyền thuyết. Miếu Ông Cọp nằm khuất trong vườn cây bên vách núi Mỹ Dự, ngôi miếu rất đơn giản nhưng chứa đựng nhiều yếu tố truyền thuyết dân gian và đậm chất nhân văn. Miếu được cư dân địa phương trân trọng ghi nhận là nơi tôn thờ đạo nghĩa, bày tỏ ước vọng hướng tới cuộc sống an lành, hạnh phúc. Không riêng ở Phú Yên mà tại các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Quảng Nam cũng có miếu Ông Cọp, đình Ông Hổ gắn liền với nhiều truyền thuyết . Làng Tiên Châu xưa có rất nhiều cọp, làng này có cọp Râu Trắng nên Tiên Châu còn có tên khác là làng Cọp Râu Trắng. Cứ đến mùa tế thần, các bậc trưởng lão trong làng lại cúng vái để gọi thần Cọp Râu Trắng về. Trong các lần tế lễ, đêm đến trên các ngọn cây thường có những tiếng động rì rào cùng nhiều âm thanh réo rắt, đó là tiếng đàn bầu do Cọp Râu Trắng gảy. Cọp vốn là loài hung dữ, ăn thịt người nhưng có lòng chung thủy với vợ, có tình thương yêu con cái, và có nghĩa với loài người. Truyền thuyết ông Cọp Bạch thể hiện niềm tin trong dân gian về một di tích đậm tính nhân văn, nhân bản sẽ được muôn đời sau truyền tụng như một đạo nghĩa ở đời Huyền thoại về Cọp Râu Trắng càng được tô đậm khi tìm được miếu ông Cọp Râu Trắng Miếu thờ Cọp có ở nhiều nơi trên vùng đất Phú Yên, nhưng tiêu biểu về giá trị văn hóa, thể hiện niềm tin trong dân gian là miếu Ông Cọp. Di tích miếu Ông Cọp ở thị xã Sông Cầu cho thấy vùng đất này xưa có rất nhiều cọp. Miếu Ông Cọp có phần mái được lợp bằng ngói máng úp, bên ngoài là ngói, trong là mái, phần kết dính được làm từ chất liệu vôi, bông gòn và nước mật pha trộn. Vết tích cổ còn lại là gian điện thờ Cọp Bạch và một tượng cọp đã rêu phong, một pho tượng Ông Cọp bằng đá trắng đặt trên tấm bia phía trước miếu, hai Ông Cọp khác được đúc bằng xi măng trên hai trụ bê tông đều trong tư thế dũng mãnh chồm mình vươn lên phía trước. Miếu Ông Cọp gắn với nhiều truyền thuyết, huyền thoại độc đáo từ thời mở cõi, người dân địa phương nhiều thế hệ sau không ngừng mở rộng, cải tạo miếu Ông Cọp để làm nơi tôn thờ đạo nghĩa. Miếu nằm sát chân núi trên khuôn viên đất rộng chừng 250m2, cách Quốc lộ 1 khoảng 100m. Người đi đường còn nhìn thấy một tấm bia vuông vức, trên bia có dòng chữ "Miếu Ông Cọp" nằm trên đỉnh dốc Vườn Xoài. Từ miếu, nhìn về phía tây là núi, phía đông là cửa biển. Khu miếu với vết tích cổ xưa hiện rõ ở gian điện thờ Ông Cọp. Bên tay phải, sát hốc núi còn có một bàn thờ bằng đá xưa, trên tảng đá thờ hai ông Cọp, trong đó có ông Cọp Bạch. Núi Mỹ Dự nổi tiếng với nhiều đàn cọp hung dữ, ban đêm thường xuống làng để ăn thịt người, trong đó ông Cọp Bạch là dữ nhất, nó có trên 10 cọp con nhưng nhận thấy chưa ai có thể thay mình cai trị vùng đất lắm cọp beo này nên sinh nở thêm một con nữa nhưng khi mang thai sắp hạ sinh thì do cọp cái đẻ khó nên ông Cọp Bạch phải lao xuống chân núi, chạy thẳng vào xóm Đồng Đò xé toạc vách nứa ngôi nhà nhỏ, vồ lấy bà mụ. Nhiều người dân nhìn thấy nhưng không dám ngăn cản, mà chỉ biết quỳ lạy, thắp hương van vái xin buông tha, nhưng ông Cọp đưa bà mụ lên núi để đỡ đẻ, sau đó đưa bà mụ xuống núi trở về nhà. Ba đêm sau, ông mang xuống sân nhà bà mụ một con lợn rừng để tạ ơn. Sau khi bà mụ qua đời, mỗi năm, đều thấy dấu chân ông Cọp Bạch viếng mộ và ông xuống nằm dưới chân núi Mỹ Dự với dáng vẻ trầm buồn, ít lâu sau thì chết. Tưởng nhớ ông Cọp Bạch hiền lành, biết quý trọng ân nhân, người dân xóm Đồng Đò lên núi đào đá, xếp thành miếu ông Cọp để tôn thờ. Một truyền thuyết khác kể rằng, ngày xưa ở xóm Đồng Đò có vợ chồng lão ngư giàu có, hiếm muộn, có người con giỏi võ, một lần đi qua núi Mỹ Dự, anh bị đàn cọp dữ chặn đường, nhưng đã hạ gục ông Cọp Vằn hung dữ nhất. Hôm sau ông Cọp Bạch rời núi Mỹ Dự xuống xóm Đồng Đò tìm gặp để nhờ dạy võ cho đàn cọp con với lời hứa không bao giờ để đồng loại gây hại dân làng, người thanh niên này cảm khái nhận lời và truyền cho cọp các tuyệt học của mình. Để bày tỏ lòng cảm ơn, ông Cọp Bạch đưa hai chi trước ra nắm tay anh An, không may móng vuốt cào xước bàn tay nên vài ngày sau vết thương làm nhiễm độc nên đã vô tình cướp mất sinh mệnh anh. Vợ chồng lão ngư đưa người con tài ba nhưng xấu số lên phía chân núi Mỹ Dự để chôn cất và xây mộ. Biết chuyện, ông Cọp Bạch rất ân hận và thầm lặng lẽ xuống nằm gần ngôi mộ nhiều ngày đêm rồi chết. Cũng từ đó dân làng lập miếu Ông Cọp. Dịp cuối năm, những người hành hương thường kéo nhau về cúng viếng tại miếu Ông Cọp cầu mong cho công việc làm ăn tấn tới, phước lộc đầy nhà. Vào ngày rằm và đầu tháng, đặc biệt là tiết thanh minh, tiết lập thu, miếu Ông Cọp đón nhận hàng ngàn khách thập phương đến cúng viếng. Sau phần tế lễ, mọi người mang chiếc thuyền được làm từ bẹ chuối thả trôi trên sông Bình Bá để tống tiễn những điều xấu và cầu mong an lành, sức khỏe cho bà con. Miếu Ông Cọp rất linh hiển, đáp ứng đời sống tâm linh, song đây không phải là nơi để những người mê tín dị đoan tìm đến để cầu số đánh đề vì thực trạng có nhiều đối tượng lợi dụng niềm tin này để tổ chức cờ bạc. Khánh Hòa xưa nhiều cọp "Cọp Khánh Hòa, ma Bình Thuận". Bên cạnh những chuyện cọp bắt người ("Rumong" trong tiếng Raglai nghĩa là "Cọp". "Rumong má un!" là: Cọp bắt heo!"), người săn cọp, người Khánh Hòa còn lưu truyền những giai thoại về sự gần gũi giữa chúa sơn lâm với con người như lời nhắc nhở: cần sống thân thiện với thiên nhiên. Người dân ở tổ dân phố Mỹ Trạch, phương Ninh Hà, thị xã Ninh Hòa thuộc tỉnh Khánh Hòa hằng năm vẫn duy trì lễ cúng tại miếu cọp, cầu mong "ông" cọp che chở dân làng. Tục cúng "ông" cọp được cho là xuất phát từ chuyện xưa kia người trong làng vô tình giết chết những đứa con của "ông", và cảm thấy có lỗi với "ông" cọp. Khi làng mới thành lập, người dân khai hoang trồng lúa, khi đốt xong đám cỏ lác, nông dân làng Mỹ Trạch đã phát hiện có ba bộ xương cọp con bị cháy. Dân làng tự trách mình đã vô tình giết chết ba chú cọp con. Dân làng Mỹ Trạch cho rằng việc ngộ sát ba chú cọp con đã khiến cọp mẹ nổi giận, liên tục quấy phá, khiến người dân "làm gì hỏng nấy". Dân làng quyết định mở một cuộc họp, bàn cách chuộc tội với "ông" cọp. Cuối cùng, người dân nguyện lập một miếu thờ cọp. Xương cốt của ba chú cọp con được người dân đưa về, cẩn thận cho vào một hộp gỗ nhỏ, đặt trong miếu thờ, ban đầu ngôi miếu thờ cọp được dựng lên ngay khu vực ba chú cọp con bị cháy. Từ khi lập miếu, cọp không còn về làng gầm rú, thoắt ẩn thoắt hiện "hù" người dân nữa. Trải qua nhiều năm, miếu thờ cọp xuống cấp, người dân đã làm lễ xin dời vào trong làng, thuộc khuôn viên đình Mỹ Trạch. Ngôi miếu nhỏ thờ cọp được xây bằng xi măng, mái ngói, nằm phía bên hông trái đình Mỹ Trạch giờ đã phủ rêu phong. Trước miếu có bình phong với hình tượng cọp mẹ, sơn màu vàng chủ đạo, đang băng qua cảnh núi rừng của làng Mỹ Trạch xưa. Trong miếu vẫn còn lưu hộp gỗ đựng cốt ba chú cọp con, đình Mỹ Trạch được xây dựng vào khoảng thế kỷ 18, hằng năm, cứ đến ngày 18 tháng 3 âm lịch là người dân Mỹ Trạch góp tiền lo lễ vật mang ra cúng tại đình làng, người dân còn làm lễ cúng tại miếu thờ sơn lâm chúa tướng, chính là miếu thờ ba chú cọp con bị ngộ sát năm xưa. Vùng núi rừng Khánh Hòa giáp giới các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk, Phú Yên, có lẽ do địa thế và môi trường thích hợp, cọp ở quá nhiều đã gieo tai họa khủng khiếp và tang tóc cho dân lành hàng bao thế kỷ nên đã thành danh Cọp Khánh Hòa. Tuy vậy, ở chùa Suối Ngổ, tọa lạc trên núi Phượng Hoàng, xã Vĩnh Phương, Nha Trang (Khánh Hòa) lại có một miếu thờ cọp, với câu chuyện người dân lưu truyền về "ông" cọp ở vùng này xưa kia không những không gây hại mà còn bảo vệ chùa cũng như dân làng. Hồi đó vùng này rậm rạp, nhiều ác thú nhưng người tu hành, khách viếng chùa cũng như dân làng ở đây lại được "ông" cọp bảo vệ. Nếu có ai ăn cắp đồ của chùa thì sẽ bị "ông" cọp chặn đường. Người dân địa phương sợ là do cảm giác mình yếu đuối trước chúa sơn lâm, nhưng trong lòng luôn có niềm tin về các "ông" ở đây hiền lành, chỉ bảo vệ chứ không hại người. Người dân thường gọi "ông" cọp cũng là vì kính trọng. Hổ cũng được ghi nhận được tôn sùng trong cư dân ở vùng Bình Thuận. Dinh Thầy Thím, tỉnh Bình Thuận có miếu ông Hổ. Theo truyền thuyết dân gian thì hai mộ phía trước là mộ của Thầy Thím, hai mộ phía sau là mộ đôi Bạch Hổ–Hắc Hổ (vốn được coi là vệ sĩ, đệ tử của Thầy Thím). Chùa núi Tà Cú (người địa phương hay gọi đơn giản là chùa Núi) là một ngôi chùa tọa lạc trên núi Tà Cú ở độ cao hơn 400 m, thuộc thị trấn Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận có Tháp Tổ nằm trước điện thờ, bên cạnh có mộ con cọp tương truyền là đã được sư Hữu Đức thuần hóa. Tục thờ Hổ thần khá phổ biến ở Đồng Nai và thể hiện trong các miếu, đình tại Đồng Nai. Hầu hết các ngôi đình ở Đồng Nai đều có miếu hay bàn thờ Cọp với các tên gọi như Hổ thần, Mãnh hổ Sơn quân, Bạch Hổ, Chúa Sơn Lâm. Trước các đình thường có những bức bình phong được chạm trổ, đắp phù điêu, vẽ thể hiện hình tượng của vị chúa tể rừng xanh này trông dáng vẻ uy nghi, oai dũng. Tục thờ thần Hổ là một trong những tín ngưỡng dân gian của những người di dân từ thuở trước còn lưu lại. Tại một số đình, còn có tục thờ "Thanh Long và Bạch Hổ". Đây là một quan niệm về thuật phong thủy. Xem như thế đất của đình là mạch quý, bên tả có Thanh Long bảo vệ, hữu có Bạch Hổ trấn giữ nên không có gì xâm phạm được. Hoặc bức bình phong có hình Sơn Quân có thể hiểu là một dạng yếm bùa các thế lực tà ma không được đến khu trung tâm khi đã có vị chúa tể này canh gác một số nơi thờ chung như Miếu Bà Mụ tại Bến Gỗ, huyện Nhơn Trạch. Biên Hòa trước là vùng đất nhiều thú dữ, đặc biệt là nhiều cọp đã đe dọa trực tiếp đến cuộc sống, quá trình khẩn hoang của những người di dân, tâm lý lo sợ về mối nguy hiểm này đã khiến cho họ thờ Cọp, tôn Cọp lên chức Ông Cả của làng xóm để mưu cầu một cuộc sống bình yên Người Việt ở Biên Hòa thờ thần Hổ với những thần hiệu khá độc đáo trong các miếu thờ. Trong số những miếu thờ, hình ảnh vị chúa tể Sơn lâm được khắc họa bằng hình ảnh oai vệ, hay danh xưng được ca ngợi tột bậc lên hàng thần, hàng tướng, hàng Cả. Miếu thờ thần Hổ ở đình Hoà Qưới thuộc Cù lao Phố, xã Hiệp Hoà, Thành phố Biên Hòa có hai câu đối ca ngợi sức mạnh của đệ nhất Mãnh Hổ tướng quân: Hùng hào tuấn kiệt nhứ mãnh hổ. Anh dũng oai linh thị sơn lâm. Đặc biệt, trong các miếu thờ thần Hổ ở Đồng Nai, duy nhất có một miếu thờ mà trong đó bày phần đầu thật của một con Cọp. Đây là nét độc đáo, hiếm thấy trong tục thờ này ở Nam bộ. Phải chăng, điều này thể hiện sự dung dị, hài hòa trong cách sống, tín niệm của những lớp di dân trước đây. Trước sức mạnh của muôn thú, họ vừa nể sợ, sẵn sàng thờ cúng, tôn Cọp lên hàng thần linh để mưu cầu cuộc sống bình yên nhưng họ cũng sẵn sàng thể hiện sức mạnh của mình nếu đã kính cẩn, muốn sống hài hòa nhưng không được tôn trọng, điều cầu mong chính đáng không được đáp ứng. Ngày nay, vùng Biên Hoà phát triển cảnh quan có nhiểu đổi thay. Thú dữ, trong đó có loài Cọp không còn quấy nhiễu như xưa, thậm chí chúng còn đứng trước nguy cơ bị diệt chủng. Thế nhưng, tín niệm trong dân gian về thờ Hổ thần vẫn còn được bảo lưu, duy trì trong một chừng mực nhất định. Ngày nay, vùng Biên Hòa phát triển, cảnh quan có nhiều đổi thay. Thú dữ, trong đó có loài Cọp không còn quấy nhiễu như xưa, thậm chí chúng còn đứng trước nguy cơ bị diệt chủng nhưng, tín niệm trong dân gian về thờ Hổ thần vẫn còn được bảo lưu, duy trì trong một chừng mực nhất định. Nhiều giai thoại ly kỳ về cọp xứ Đồng Nai xưa khá phổ biến. Không chỉ lập miếu mạo để thờ cọp mà người di dân thời xưa muốn tồn tại, sống yên ổn thì phải đương đầu trực tiếp loài thú dữ này. Tại ngôi miếu nhỏ ven đường ấp Bình Ý, xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai) nhân dân dựng bức tượng hổ thờ để tránh "ông ba mươi" về quấy phá. Bức tranh sơn dầu ở chùa Hóc Ông Che ở xã Hóa An, Biên Hòa tái hiện chuyện con người cảm hóa cọp dữ thành hiền lành, biết học đạo tu hành, chùa Hóc Ông Che còn là nơi có chuyện tích về cọp. Vùng Bửu Long, Biên Hòa thuở xưa còn hoang vắng, có một con cọp trắng xuất hiện nhưng chẳng hại ai, cọp còn giúp đỡ những người lên núi thăm chùa, nó còn còn giúp cõng người lên núi thăm chùa. Cọp thường về nằm chỗ có hai tảng đá nằm chồng lên nhau, hình vòng cung, có dáng như cọp đang há miệng, bên dưới có tảng đá bằng phẳng. Người dân gọi nơi đây là Hổ đầu thạch. Từ khi có cọp trắng, không có thú dữ nào dám về phá phách dân làng. Người dân quý mến cọp trắng và cử cọp làm Hương cả trong làng bằng tờ giấy giao ước để sẵn trong hang, mỗi năm đem đặt tờ sớ tại hàm Hổ. Về sau, cọp đi nơi khác nhưng cứ đến đêm của ngày cúng thì về nhận giấy cử chức năm mới và tục cúng nhận chức "Hương cả" đến nay vẫn còn. Tại xã An Hòa, Biên Hòa, có một ngôi miếu nhỏ bằng tranh tre vách lá thờ bà (một người phụ nữ đỡ đẻ cho cọp) và suy tôn bà là nữ thần của làng. Miếu được bố trí dạng chữ tam gồm: chánh điện thờ bà Mụ Trời và Ngũ hành nương nương, nhà khách thờ Tiên sư và nhà võ ca đối diện chánh điện. Một giai thoại dân gian về người phụ nữ làm nghề "mụ vườn", vào một đêm vách nhà có tiếng quào, thấy một con cọp rất lớn, miệng gầm gừ nhưng tỏ vẻ thống thiết đó là muốn đỡ đẻ cho cọp cái. Ông ba mươi đưa bà đến cái hang nơi có con cọp cái bị đẻ ngược. Bà đỡ đẻ cho cọp cái, sau cọp đưa bà trở lại nhà. Từ đó, sáng nào trước nhà bà cũng có xác một con heo rừng, cheo cheo, thỏ rừng, sóc của chúa sơn lâm mang đến tận nhà bà để đền ơn, khi bà chết có một đàn cọp đến rống lên ba tiếng tiễn đưa, rồi mới bỏ đi. Người Việt bắt đầu di cư tới Bình Phước vào nửa đầu thế kỷ XVII. Quá trình khai hoang, mở ấp, lập làng diễn ra trong hoàn cảnh khắc nghiệt và hiểm nguy, họ phải đối mặt với thú dữ, đặc biệt là hổ, chúng thường đe dọa đến tính mạng người, vật nuôi. Từ đó, tín ngưỡng cúng thần hổ xuất hiện nhằm tạo ra niềm tin bình an, góp phần giúp đỡ và bảo vệ mùa màng cho người dân, nhà nhà yên ổn và cũng còn có chức năng hộ vệ như vị thành hoàng bổn cảnh. Tín ngưỡng thờ cúng thần hổ được duy trì từ thời xa xưa. Xưa kia xung quanh là rừng rậm, có rất nhiều thú dữ, đặc biệt là hổ, thường quấy nhiễu dân làng. Vì vậy, để yên ổn nên lập bàn thờ riêng trong đền để cúng thần hổ vào các dịp cúng đền. Ngày nay, bên cạnh việc duy trì lễ cúng đền vào ngày lễ lớn đền cũng cúng riêng thần hổ. Tín ngưỡng thờ cúng thần hổ trong các ngôi đình, đền, miếu là một trong những nét đẹp văn hóa mang tính nhân văn của người Việt có mặt ở Bình Phước. Tại nhiều đền, đình, miếu ở Bình Phước vẫn còn có chỗ để thờ thần hổ hay ông Cả Cọp. Ông Cả Cọp được đặt ở nhiều vị trí khác nhau, điển hình nhất thường được dựng trước cửa vào gian chính điện. Nhiều nơi đặt bức bình phong một mặt có khắc hình Cả Cọp, thường được dựng ở trước cửa vào gian chánh điện theo quan niệm phong thủy, vừa che chắn những điều không hay, vừa tạo sự kín đáo cho công trình phía trong, cũng có khi bức bình phong này được đặt trước sân. Một số nơi còn lập riêng miếu nhỏ với hoa văn trang trí, đặt bát hương và bài vị đặt bên, ghi "Sơn Quân chi thần", "Lý Nhị đại tướng quân", "Sơn Lâm Hổ Lang chi thần", "Hổ đồng Hương chi thần", "Mãnh hổ Đại tướng quân", "Ngũ hổ đại tướng quân". Những hình thức thờ tự này vẫn còn thấy tại nhiều nơi trong tỉnh Bình Phước (đặc biệt, điều này được thể hiện rõ nhất ở thị xã Bình Long) như: Riêng ở Bình Dương hệ thống thần linh nông nghiệp như thần Nông, thần Hổ, bà Chúa Xứ, Ngũ Hành hay Linh Sơn Thánh Mẫu được đưa vào trước miễu. Bài vị trong các đình ở Bình Dương thường ghi hai chữ ""Bạch Hổ", "Sơn Quân" với cái tên rất giống người là "Lý Nhĩ Tướng Quân"". Việc thờ "Ngũ Hổ Tướng Quân" cũng thấy ở nhiều nơi ở vùng này. Đình Định Thành thuộc huyện Dầu Tiếng thờ "Ngũ vị Thống chế" (tên gọi khác của Ngũ Hổ Tướng Quân, tức thần cọp vàng, cọp trắng, cọp xanh, cọp đỏ, cọp đen. Năm thần cọp này tương ứng với Ngũ Hành. Một số ban thờ trong các đình ở Thuận An thì thờ Thanh Long và Bạch Hổ thể hiện quan niệm theo phong thủy "Tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ". Tại Đình Bà Lụa ở thị xã Thủ Dầu Một có thờ Thần Hổ. Đình Phú Cường giữa sân đình là bình phong (đắp hình cọp ở mặt trước, hình rồng ở mặt sau) và bàn thờ Thần nông. Hai bên có miếu thờ Tả hộ vệ và Hữu hộ vệ. Đình Bến Thế hay đình Tân An tọa lạc tại ấp 1 xã Tân An, thành phố Thủ Dầu Một, phía trước võ ca còn có miếu nhỏ với kiến trúc cổ kính thờ thần Hổ là thần cai quản núi rừng. Ngoài ra còn có Núi Cậu là một ngọn núi nhỏ nằm ở ấp Tha La, xã Định Thành, huyện Dầu Tiếng có Chùa Thái Sơn Núi Cậu, đỉnh Ông Cậu có một cái hang đá được gọi là miếu thờ cậu Bảy. Bên trong ngôi miếu có bức tượng cậu Bảy đứng thủ bộ võ. Bên ngoài cửa miếu có tượng một con cọp nhe nanh như đứng gác. Vùng Mô Xoài (Bà Rịa ngày nay) được xem là vùng đất đầu tiên của người Việt khai phá ở Nam Bộ. Trước đây, ở vùng Mô Xoài còn nhiều rừng rậm hoang vu, có nhiều thú dữ đặc biệt là hổ thường xuyên xâm phạm đến con người và phá hoại vật nuôi của cư dân xóm làng do đó vùng Mô Xoài, tín ngưỡng thờ thần hổ nhằm mục đích tạo niềm tin, bình an cho cư dân buổi đàu lập ấp, trong làng, hội đồng kỳ mục chỉ bầu đến chức hương chủ còn hương cả là chức vụ cao nhất phải dành cho cọp, nhiều đình làng hiện nay ở Bà Rịa-Vũng Tàu vẫn còn miếu thờ ông Cả Cọp. Hàng năm đều phải cúng thần hổ các vật phẩm gồm trà rượu, nhang đèn, thịt heo sống và trứng gà, cứ ba năm một lần, hễ ai trái tục lệ này thì bị cọp về móc họng. Hàng năm, dân làng vùng Mô Xoài phải làm lễ Bầu Ông và dâng cúng cho công Cả cọp một cái thủ vĩ và dân tờ cử chức Hương Cả. Miếu thờ ông Cả Cọp thường đặt gần đình và có đặt bài vị Sơn quân chi thần, Lý Nhĩ đại tướng quân, Sơn Lâm hổ lang chi thần, Hộ đồng hương chi thần, mãnh hổ đại tướng quân, Ngũ hổ đại tướng quân. Hiện nay ở các đình Thắng Nhất, Thắng Nhì, Long Hương, Long Điền thờ ông Hổ với nhiều câu đối ở đình Thắng Nhất, Thắng Nhì, đình Long Hương ở phường Long Hương, Vũng Tàu. Thờ thần hổ trong đình làng thời xứ Mô Xoài là một dạng tín ngưỡng hình thành từ thời khai hoang còn lại đến ngày nay. Theo truyền thuyết dân gia thì mỗi cụm rừng đều có một vị chúa tể và vị thần hổ này giúp chống lại thú giữ, giúp đỡ, bảo vệ mùa màng cho dân làng. Hình ảnh long hổ hội, hay chúa sơn lâm tượng trung cho âm dương hài hòa cầu mong mưa thuận gió hòa hoặc là Thần Hoàng Bổn Cảnh, bảo vệ cuộc sống bình an cho cộng đồng dân cư. Đây là một dạng tín ngưỡng dân gian của người xưa, hình thành và củng cố tinh thần của những cư dân khai hoang mở đất ở những nơi ven rừng núi, thể hiện dấu tích của loài hổ một thời tung hoành gây biết bao nổi kinh hoàng cho bao người. Ở núi Lớn, xã Thắng Nhì, gần chợ Bến Đá có ngôi chùa, thường gọi là Điện Bà hay Linh Sơn điện bà (tên cũ là Long Nhan điện). Bên cạnh Điện Bà có hai miệng hang lớn là hai miệng hang thần Hổ tu hành ngày xưa, vào chiều hai con cọp thường đến nghe tụng kinh, gõ mõ, những không bắt gà vịt, quấy phá dân chúng và ở tu luôn tại hai cái hang ấy. Một ông tu tại đó cho đến chết, còn ông kia ra ngoài rừng kiếm ăn bị Pháp bắn chết. Chùa hay tin đem xác về chôn ngay tại hang ông ở, lấy cái đầu phơi khô đem thờ trong chùa, về sau bị lấy cắp Ngôi chùa này trước có tên là Long Nhan điện". Một di tích của thời cọp lộng hành Vũng Tàu năm xưa là miếu thờ thần Hổ, con đường mòn từ trên ngọn hải đăng đi xuống được đặt tên là đường mòn Ông Hổ. Chùa Thiên Thai dưới chân núi Cô Sơn cũng có một truyền thuyết cọp tu, trước đây Cô Sơn là một vùng hoang vắng, bốn bề là rừng núi. Dưới chân núi có một thạch động (động Thiên Thai) là nơi ở của một con cọp trắng. Một vị tổ đã vào trú tạm trong thạch động. Bạch hổ đi săn về thấy người trong thạch động liền gầm thét dữ dội, vị này đề nghị bạch hổ nhường nơi ấy cho ông làm chỗ thờ Phật. Cọp trắng đồng thuận. Từ đấy, cứ đến ngày rằm, mồng một cọp trắng lại trở về thạch động, nằm im trước cửa nghe tụng kinh gõ mõ. Bạch hổ cũng không ăn thịt nữa, mà chỉ ăn mít chín. Do vậy, mỗi khi bạch hổ đến đâu thì mùi mít chín thơm lừng cả vùng. Về sau, bạch hổ chết già trong một hang núi, sát miếu thờ Cô Sơn, nên nơi này có miếu thờ bạch hổ (tức trên đỉnh Dinh Cố). Ở chùa Thiên Thai hiện vẫn còn miếu thờ bạch hổ ở thạch động. Các địa điểm tại Bà Rịa-Vũng Tàu có thờ vị sơn thần là hổ. Các bài vị trong miếu thờ thần Hổ ở Bà Rịa-Vũng Tàu đều ghi là "Sơn quân chi thần": Ở huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh có xóm Miễu Ông Hổ là một địa danh đã có từ hàng trăm năm trước, có tên gọi này vì ở đây có một miễu thờ "ông hổ" được xây dựng với diện tích khoảng 4,5 mét vuông trên một khu đất rộng hơn 50 mét vuông; bên cạnh miễu có một cây gõ cổ thụ. Cách nay hơn 2 thế kỷ, tại vùng đất này có nhiều cây rừng rậm rạp, nhiều thú dữ đe doạ đến cuộc sống người dân đang trong quá trình khai khẩn đất hoang, đặc biệt là cọp, trong đó có một con cọp trắng rất to lớn.Để mưu cầu sự bình an, người dân đã cất lên một miễu bằng cây để thờ "ông hổ". Từ đó mới xuất hiện tên gọi xóm Miễu Ông Hổ. Hằng năm, ngoài lễ cúng miễu vào ngày mùng 10 tháng 3, người dân địa phương còn tổ chức lễ cúng khai sơn vào ngày mùng 3 tháng Giêng. Ngày nay xóm Miễu Ông Hổ đã đổi thay nhiều nhưng người dân nơi đây vẫn giữ tín ngưỡng "thờ cọp" như thuở xa xưa. Ngoài ra còn một số di chỉ như Bức tranh cọp ở chùa Như Lai, Tây Ninh, hay tượng Phật Di Lặc ngồi trên lưng cọp và tòa sen tại Tòa Thánh Tây Ninh. Thành phố Hồ Chí Minh. Vùng Gia Định xưa nổi tiếng về việc lộng hành của hổ dữ, đặc biệt là ở vùng Tân Kiểng. Việc cọp dữ hoành hành dẫn đến việc thờ Sơn quân ở các đình làng ở vùng Thủ Đức, đặc biệt là miếu Ông thờ cọp hiện tồn ở Tăng Nhơn A xã Tăng Nhơn Phú, Thủ Đức, cũng như tập tục Bầu Ông ở đình Bình Thọ, cổ tục Bầu Ông hiện còn bảo lưu ở đình Bình Thọ, Thủ Đức. Tại đây có đàn thờ Bạch Hổ đặt ở bên phải trước sân đình để xác định nơi tổ chức lễ Bầu Ông của đình làng Bình Thọ hàng năm, nơi đây còn có "Văn tế Chúa Sơn lâm Mãnh hổ chi thần" trong lễ Bầu Ông. Tại Thành phố Hồ Chí Minh còn phổ biến tập tục thờ Bạch hổ thì bắt nguồn từ tín điều "Tả Thanh long-Hữu Bạch hổ" của thuật phong thủy và tín lý của Đạo giáo được truyền bá, trực tiếp từ các cộng đồng di dân người Hoa đến Nam Bộ. Việc thờ Thanh long-Bạch hổ ở các đền miếu của người Hoa cũng thấy lan sang đình miếu của người Việt, là cặp tượng Rồng xanh và Hổ trắng. Khác với quan niệm của người Hoa thờ Bạch Hổ trong cặp Thanh Long-Bạch Hổ thì tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện có thờ mỗi một Bạch hổ riêng biệt như trường hợp ở đình Bình Thọ và một số miễu thờ Bạch hổ khác như miếu Ông Hổ ở đường Bến Phú Định, Quận 8, hiện tượng này hẳn bắt nguồn từ tín lý khác. Theo đó, Bạch hổ là ông cọp tu, không ăn thịt người, điều xác tín này là nếp nghĩ khá phổ biến ở Nam Bộ. Ở đó, tuy có ánh lên quan niệm về việc chuyển đổi tính ác sang tính thiện, tức từ cọp dữ sang cọp tu, song không xác định rõ tín niệm Bạch hổ là loài cọp không ăn thịt người Bạch hổ chẳng những không ăn thịt người và thú vật mà còn trừ khử những loại cọp dữ khác, Bạch hổ đối lập với bọn cọp dữ hại người (được gọi là hạm). Do đó, có sự xác tín rằng ở đâu có mặt Bạch hổ thì bọn cọp dữ không dám lai vãng. Chính vì vậy, Bạch hổ không chỉ là biểu trưng cho loài "cọp tu" mà còn có công năng xua đuổi bọn cọp dữ. Đây là tín lý phổ biến của tín ngưỡng thờ Bạch hổ ở miền Nam. Điều này khá gần gũi với điển tích Hoa Lâm nhị hổ phổ biến của Phật giáo Bắc tông và thấy xuất hiện trong bài Phổ khuyến phát Bồ đề tâm của Trần Thái Tông: "Thiền đạo nhược vô hướng vị/Thánh hiền hà khẳng quy y?/Hoa Lâm cảm nhị hổ tùy thân, Đầu Tử tam nha báo hiểu. Có nghĩa là Đạo thiền nếu không thú vị/Thánh hiền sao chịu quy y?/Hoa Lâm khiến hai hổ cảm theo, Đầu Tử có ba chim báo sáng. Chính việc các truyền thuyết về Bạch hổ ở Nam Bộ thường gắn với các thiền sư tôn túc, đạo cao đức trọng, nên giả thiết chúng bắt nguồn từ điển tích "Hoa Lâm nhị hổ". Ở Nam Bộ, tục thờ thần hổ cũng rất phổ biến, nhưng gốc tích của tục thờ thần hổ ở Gia Định lại khác. Khi Lê Văn Duyệt trấn thủ thành Gia Định, ông nuôi rất nhiều hổ. Sứ thần nước ngoài đến thăm đều khiếp đảm trước các chuồng hổ, Đức Tả quân thường cho những quân lính giỏi võ (trong đó có Lê Văn Khôi) đấu với hổ để sứ giả xem. Bầy hổ rất trung thành với Đức Tả quân. Khi Lê Văn Khôi nổi dậy chống lại triều đình bị giết, thì bầy hổ phá chuồng ra cắn chết binh triều. Hổ thì lớp bị giết chết, lớp còn lại chạy thoát về rừng. Một hôm dân chúng đi qua phần mộ Đức Tả quân thấy có mấy con hổ nằm chết, đầu bị vỡ thì cho rằng, đây là những con vật trung thành đã tự tử theo ông. Người ta khiêng xác hổ đem chôn cất tử tế. Từ đó, người nào khấn nguyện, cầu xin Đức Tả quân điều gì đó đều có vái các "ông hổ" ấy. Và khi lập đền thờ Đức Tả quân người ta còn lập thêm cái miếu nhỏ bên cạnh để thờ ông Hổ, tức Thần Hổ. Lâu dần thành thói quen ở Nam Bộ, nơi nào lập đình thờ thần được vua sắc phong đều có cất miếu thờ Thần Hổ, lưu truyền tập tục ấy cho đến tận ngày nay. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, có nhiều không gian thờ Hổ trong các Đình, trong đó nhiều đình có ban thờ thần Hổ, có đình lại có miếu thờ Bạch Hổ hoặc trong kiến trúc có thờ tượng cọp. Một số đình thờ Hổ tại Thành phố Hồ Chí Minh như:: Một số miếu thờ tại Thành phố Hồ Chí Minh như: Ở Long An con cọp được thờ ở đình làng như một vị thần, cọp thờ ở Long An là biểu thị một sức mạnh thiên nhiên có thể hại người mà cũng có thể giúp người, cụ thể hóa thành con thú có vằn đen xưa kia sống quanh xóm làng, đây có thể là loài hổ biến thể hắc tố là hổ đen. Ở đây còn có Miếu thờ ông Hổ ở Long An. Ngoài ra, ở Long An còn có Dinh Ông ở xã An Thạnh thuộc huyện Bến Lức, tỉnh Long An còn dấu tích việc bầu cọp làm Cả, đó là cái am nhỏ bằng lá mà người ta gọi là Dinh Ông nằm bên bờ con rạch tên là rạch Dinh. Tại chùa Diêu Quang thuộc làng Khánh Hậu, thuộc xã Khánh Hậu, thành phố Tân An có một chiếc sọ cọp luôn được bọc kính cẩn trong nhiễu đỏ, chưng cạnh bát nhang thờ. Tương truyền, đây là chiếc sọ của một con cọp cái 3 chân thành tinh, từ rừng men về làng báo thù. Một tích khác cho biết việc thờ sọ cọp này của một con cọp cái 3 chân hung hãn đã quay lại báo thù ông Thám Xoài, ông đành dùng trâu rừng giết chết cọp cái 3 chân, trừ họa cho dân làng, họ khiêng hổ về xẻ thịt và đem sọ cọp đi trưng cất trong miếu Dao Quang. Nay, miếu Dao Quang đã trở thành chùa Diêu Quang và chiếc sọ cọp vẫn còn được lưu giữ, sau nhiều năm, chiếc sọ cọp mang nhiều huyền tích thuở xa xưa vẫn được người dân kính cẩn lưu giữ trong chùa Diêu Quang. Nhiều nơi ở Tiền Giang, Thần Hổ được thờ chung với Thanh Long (Rồng xanh) ở đây, còn có địa danh rạch Ông Hổ và vùng đất nổi tiếng với cảnh sấu bơi, cọp chạy thành những cánh đồng mênh mông, cùng với những vườn cây trĩu quả. Một số địa điểm như Long Trung thuộc huyện Cai Lậy có miếu thờ ông Hổ, hay Hội Xuân thuộc huyện Cai Lậy cũng có miếu thờ ông Hổ, đây là những con cọp cuối cùng của vùng đất này. Đặc biệt ở ở vùng Tiền Giang nổi tiếng với câu chuyện "Cả cọp Mỹ Điền" là sự tích về tục Bầu Ông. Đình thần Hưng Thạnh thuộc huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang có thờ hổ từ trước cả thời chống Pháp, nằm ở khu vực Bà Bèo là vùng đất trũng của Đồng Tháp Mười được biết đến với câu chuyện "Cả cọp" làng Mỹ Điền đặc sắc. Cống Đình là ranh giới giữa hai thôn Mỹ Điền và Hưng Thạnh. Hiện nay địa danh Mỹ Điền không còn. Từ khi thành lập làng Mỹ Điền có tục chỉ cử đến chức Hương chủ, còn chức Hương cả thì nhường cho chúa sơn lâm, gọi là "Cả Cọp". Không ai dám bạo gan lãnh chức vụ này, vì lo sợ sẽ bị cọp vật chết. Dân làng Mỹ Điền có lập ngôi miếu thờ "Cả Cọp", mỗi đầu nhiệm kỳ phải làm lễ dâng lên một tờ cử hương chức. Hằng năm đến lệ cúng phải làm heo và kiến cho "ông Cả" một bộ thủ vĩ. Câu chuyện "Cả Cọp" được dân gian lưu truyền vùng này xưa còn rất nhiều voi, cọp và heo rừng. Một hôm có con cọp lạ từ trong rừng tràm về làng bắt gia súc và người. Dân làng trang bị giáo mác đối phó. Đêm đó có người nằm mơ thấy một người hình vóc lực lưỡng phương phi, mặc quần áo vằn vện dặn "lúc hai bên đánh nhau hễ thấy ai cúi đầu là "ông cả", không được xúc phạm". Hôm sau cọp dữ về, cùng lúc có con cọp khác chạy ra chặn đường con cọp dữ. Trong lúc hai con cọp đang quần thảo, người ta phát hiện có một con liên tục cúi đầu và rằng thần nhân báo mộng linh ứng tìm cách hỗ trợ, giết con cọp còn lại và từ đó người ta lập miếu thờ "Cả Cọp". Ở Bến Tre có nhiều chuyện kể về cọp, dù thêm thắt, ly kỳ hóa sự việc nhưng nó phản ánh nơi đây đã có một thời những loài thú dữ mà con người đã phải chống trả lại chúng vô cùng vất vả để tồn tại trong đó, hổ là tiêu biểu. Về tín ngưỡng dân gian, các đình làng ở Bến Tre còn thờ phụng một số thần khác như thần Nông, thần Hổ là một sinh vật khá phổ biến ở vùng cù lao thời khai phá đã lưu lại nhiều giai thoại, truyền thuyết. Ngoài vị thần được thờ ở vị trí trung tâm là Thành hoàng bổn cảnh, đình làng Bến Tre nói chung còn có nhiều vị thần khác nhau trong đó có thần Hổ và thần Rắn. Ở Nam Bộ có nhiều truyện tương tự về ông "ông Cọp" như Ông Cả Cọp của Bến Tre. Có chuyện kể rằng ai nhậm chức hương cả sẽ bị cọp cắn chết vì không cúng bái cọp. Từ đó mỗi năm làng đều phải làm lễ cúng "Cả Cọp" một đầu heo quay kèm một tờ sớ trình tấu Ở Bến Tre, dân làng gọi cọp với chức "Đại hương cả" (gọi tắt là Hương cả). Ở Châu Bình từ khi lập làng, hễ ai được cử làm hương cả thì đều bị bệnh chết. Một năm nọ, có người nhận chức hương cả liền bị cọp vồ suýt mất mạng. Dân làng phải làm lễ cử "Cả Cọp" cúng đầu heo quay và viết tờ cử cuộn tròn đặt trong ống tre, nơi cọp đã vồ ông Cả. Sáu bảy năm liền không thấy cọp về, mới có người nhận chức hương cả. Tại đình Quới Sơn thuộc xã Quới Sơn, huyện Châu Thành có thờ chiếc hộp sọ cọp khổng lồ trấn làng, là chiếc hộp sọ to lớn, bí ẩn đang được thờ tại ban thờ chính của đình. Đối với những ngôi đình có và dùng một bộ phận nào đó của loài cọp để thờ thường rất hiếm nhất là chiếc sọ cọp lớn và có tuổi đời cao như ở đình Quới Sơn. Ngôi miếu thần hổ, nơi được xem như địa điểm linh thiêng bậc nhất đình. Điều khiến đình Quới Sơn trở nên linh thiêng bậc nhất nơi đây nằm ở họp sọ này. Xưa vùng này vốn nổi tiếng có nhiều cọp lớn, có một con cọp vằn to lớn nổi tiếng hung dữ. Cứ nhập nhoạng tối, con cọp này thường đi từ rừng ra, vào làng tìm bắt trâu bò, trẻ nhỏ. Người ta tìm cách tiêu diệt con thú dữ này nhưng đều thất bại cho đến khi có một con cọp trắng khác xuất hiện. Hai con cọp này lao vào tử chiến, cuối cùng, con cọp dữ bị hạ gục nhưng con bạch hổ cũng bị thương rất nặng, cố bước vào khuôn viên đình Quới Sơn trốn biệt. Sau đó, dân làng không còn bị thú dữ quấy phá nên cho rằng chính con bạch hổ đến để bảo vệ dân làng. Khi trùng tu ngôi đình, người ta phát hiện hộp sọ cọp to lớn trong khuôn viên đình, đó chính là phần còn lại của ông hổ trắng, người dân đem hộp sọ này về thờ trong đình với mong ước dân làng được bảo vệ. Ngôi miếu thờ ông Hổ được nhiều người đến đình xin được bình an, cầu con, xin sức khỏe, làm ăn phát đạt hay đến đình cúng trả lễ. Cũng có những trường hợp bị "thần hổ" quở vì mạo phạm đến nơi thiêng liêng của đình, phải mang đầu heo, lễ đến miếu ông hổ cúng thì bình thường. Không ai dám chạm tượng trong miếu, cũng không ai dám giở tấm vải che tượng, đó là điều cấm kỵ, đến nỗi, hằng ngày, khi gió thổi làm rơi tấm vải che tượng trong miếu, cũng không dám tự tiện nhặt lên phải đợi đến cuối ngày, tắm rửa sạch sẽ, thắp hương xin ông mới dám nhặt vải lên che lại. Đình An Hiệp tọa lạc tại rạch Cái Quản, ấp Hòa Thanh, xã An Hiệp, huyện Châu Thành là ngôi đình làng thờ đầu "ông Cả Cọp" là ngôi đình làng duy nhất còn lưu giữ chiếc đầu lâu cọp gần như là nguyên vẹn. Bên trong ngôi miếu hữu nghi có chữ viết thờ sơn thần, thổ thần. Miếu tả nghi là một bức họa hình con cọp nhe nanh trên vách. Dưới nền hương án, ngoài bát hương còn có một tấm vải điều phủ lên chiếc đầu lâu cọp. Về hình dạng, chiếc đầu lâu rất to, từ chiếc đầu lâu có thể hình dung khi còn sống, con hổ này có hình hài to lớn như một con trâu mộng. Thuở hoang sơ khai khẩn, thỉnh thoảng dân làng trông thấy một con cọp to lớn thoắt ẩn, thoắt hiện, cọp rất hiền lành, không hề gây tổn hại cho dân làng mà còn cứu giúp dân làng mỗi khi gặp tai nạn hoặc hiểm nguy trước những loại thú dữ khác. Như việc cọp cứu người khỏi chết đuối, hay chuyện một người dân chèo xuồng trên dòng Cái Quản để bắt cá thì bị cá sấu rất to lớn háu ăn dùng đuôi quẫy, không chịu nổi cú quẫy đuôi của con cá sấu, chiếc xuồng vỡ tan, bỗng cọp linh xuất hiện lao mình xuống dòng nước vồ lấy cá sấu. Cá sấu lặn mất tăm và từ đó không dám bén bảng đến rạch Cái Quản. Nghĩ đó là cọp thần hộ trì dân làng, đại diện các họ tộc cùng bắt tay xây dựng ngôi đình thờ và thực hiện tục bầu Ông là Hương Cả. Tưởng nhớ "Cả Cọp", dân làng đặt chiếc đầu lâu vào ngôi miếu "tả nghi" trước đình tại nơi cọp rũ. Hàng trăm năm nay, nhờ chiếc đầu lâu trấn môn, không kẻ đạo chích nào dám đến các món đồ trong đình, chiếc đầu lâu cọp là khắc thần linh thiêng của bọn trộm đạo. Thời chống Pháp, lính Pháp đóng đồn sát đình để trấn áp Việt Minh nhưng vẫn không dám đụng chạm đến ngôi đình. Ngôi đình này vẫn hiện hữu và vẫn là biểu tượng thiêng liêng của cư dân địa phương. Đình Tân Thạch, thuộc thôn Thạch Hồ, tổng Hòa Bình, trấn Vĩnh Tường, tỉnh Định Tường, nay thuộc ấp 9, xã Tân Thạch, huyện Châu Thành. Trước sân đình có bức bình phong bằng đá cao khoảng 3 m, chạm nổi hình rồng và hổ theo mô típ "long bàn hổ cứ" (rồng cuộn hổ ngồi) để miêu tả thế đất chắc chắn bền vững, vừa tiện lợi cho việc phòng thủ giữ gìn. Hai bên có hai câu đối bằng chữ Hán: "Hổ cứ sơn lâm phù xã tắc/Long du nguyệt điện tráng sơn hà". Bên trái của bức bình phong là miếu thờ Sơn quân, bên trong thờ thần Hổ (được xem như vị thần hộ vệ, giữ cửa, ngăn chặn tà ma). Ngoài ra các đình khác như Đình Đa Phước Hội, thị xã Bến Tre, Đình Phú Hưng thị xã Bến Tre và có Đình Thạnh Phú thuộc huyện Thạnh Phú thuộc Bến Tre thờ sọ cọp. Địa danh Châu Bình, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre ngày nay (xưa bao gồm Châu Bình thôn và Bình Khương Thôn) được biết đến "Cả Cọp Châu Bình". Khi di dân ngũ Quảng lập làng tại nơi này thì rừng rậm hoang vu nhiều thú dữ: cá sấu, rắn, cọp. Hằng năm vào ngày mồng 7 tháng Giêng có lễ cúng Khai sơn và mồng 10 tháng 5 âm lịch có lễ cúng ông Cả nhằm nhắc nhở lớp sau nhớ về một thời mở cõi khó nhọc của ông cha. Cả Cọp ngày nay chỉ còn trong tiềm thức người già, trong câu chuyện kể cho trẻ con Bình Khương Thôn. Ở Bến Tre còn lưu truyền câu chuyện Cọp có tình nghĩa và được thờ phụng, con cọp này của gia đình họ Võ, khi gia chủ đi vắng. Cọp ở nhà hằng ngày lo nuôi mẹ và em gái, vào rừng bắt heo để nuôi gia đình. Khi người vợ qua đời. Cọp khóc lóc thảm thiết. Khi người con về, cọp khóc lóc rồi dẫn ra thăm mộ. Đến nơi, cọp đập đầu vào mộ mà tự tử. Người con trai bèn để tang cho cọp, làm lễ chôn cất kỹ lưỡng rồi lập miếu thờ, để, mấy chữ: "Nghĩa Hổ Trưởng Huynh chi mộ". Sau đó có người làm thơ khen tặng: Hùm còn biết nghĩa nặng cùng người/Trả thảo liều thân giữa đất trời/Một tấm gia dầu chôn chặt đất/Trăm năm còn mãi tiếng khen đời. Những truyện kể dân gian truyền thuyết ở Vĩnh Long thường bắt đầu với những mô típ quen thuộc như: "Sông này xưa lắm sấu, vùng này xưa lắm cọp" phản ánh một thời khai hoang, từ đó nơi đây có nhiều truyền thuyết gắn liền với tín ngưỡng thờ Thần Hổ. Một số địa điểm có ghi nhận tục thờ Thần Hổ như Đình Long Thanh, hiệu là Long Thanh Miếu Vũ (chữ Hán: 龍清廟宇), hiện tọa lạc bên bờ sông Long Hồ, thuộc khóm 4, Phường 5, thành phố Vĩnh Long, trước sân đình hai miếu thờ thần Bạch Hổ và Ngũ Hành Nương Nương. Công Thần Miếu Vĩnh Long là di tích hiện tồn có duy trì lễ Bầu Ông là thứ nghi lễ thời khai hoang lập ấp còn lưu truyền. Thời đó dân làng không ai dám làm chức Trùm Cả, tức là chức vụ đứng đầu làng, vì phải dành cho cọp. Do vậy hàng năm các hương chức phải làm lễ Bầu Ông (Ông ở đây là cọp) để gửi một tờ cử mới bầu Ông Cọp tiếp tục làm người đứng đầu hương chức. Tục lệ này tuy có vẻ dị đoan, nhưng mục đích là nhằm trấn an lưu dân khi đến đây khai hoang lập nghiệp. Ở Đồng Tháp cung ghi nhận có tục thờ hổ, chẳng hạn như tại Đình Phú Hựu tọa lạc tại ấp Phú Hòa, thị trấn Cái Tàu Hạ, huyện Châu Thành, có miếu Ngũ hành, miếu ông Hổ, miếu Thần Nông, miếu Bà Chúa Xứ, đình thờ thần Thành hoàng. Ngoài ra có Đình Vĩnh Phước (Sa Đéc) còn được gọi là Đình Gạo, giữa sân là tấm bình phong đắp nổi hình rồng (mặt trước) và hình ngựa (mặt sau), liền đó là bàn thờ Thần Nông. Phía phải, miếu thờ Ngũ hành nương nương, phía trái thờ Chúa xứ sơn quân (Thần Hổ). An Giang với miền Thất Sơn hùng vĩ vốn được xem là giang sơn của loài cọp trong quá khứ, những câu chuyện về cọp đã trở thành một phần không thể thiếu trong cái vẻ huyền bí, linh thiêng của vùng đất này. Ngày nay, những địa danh trên địa bàn tỉnh An Giang vẫn còn gắn liền với loài cọp điển hình là cù lao ông Hổ thờ một con cọp có nghĩa, hình tượng con cọp xuất hiện nhiều tại các ngôi đình, các điểm thờ cúng trên địa bàn An Giang, trên núi Cấm và nhiều ngọn núi khác, người dân luôn dành riêng một nơi để thờ cọp với tên gọi hang Ông Hổ và cù lao ông Hổ hay Đình thần Bình Thủy trên cù lao Năng Gù thuộc xã Bình Thủy, huyện Châu Phú cũng có miếu Xã Cọp. Vùng Bảy Núi đã từng là nơi định cư của loài cọp trắng, ở núi Bạch Hổ (một tên gọi khác của núi Cấm). Cọp trắng trên núi Cấm là cọp tu nên không hề làm hại dân lành. Ngược lại, cọp trên núi Bà Đội Om là giống cọp vằn rất hung tợn, thường hay nhiễu hại dân sinh. Vì thế, đã có những cuộc chạm trán giữa đàn cọp của hai ngọn núi ở khá gần nhau này. Ngày nay, trên núi Cấm vẫn còn dấu vết hang Ông Hổ ở khu vực vồ Thiên Tuế và người dân đến cúng bái tại hang Ông Hổ trên núi Cấm, khách hành hương đến cúng bái quanh năm, hang ông Hổ rất linh thiêng nên muốn một lần ghé thăm viếng ông Hổ. Xã Mỹ Hòa Hưng, Long Xuyên ngày nay vốn có tên gọi dân gian là cù lao Ông Hổ do cọp tụ về sinh sống rất nhiều nên có tên là cù lao Hổ, trên địa bàn xã vẫn còn ngôi đền thờ Ông Hổ được người dân hương khói quanh năm. Trên Cù Lao có hai bức tượng hổ to lớn được tạc bằng đá uy nghi đứng tại cổng chào. Có hai truyền thuyết giải thích địa danh "Ông Hổ". Một là câu chuyện con hổ có nghĩa luôn trả ơn người nuôi nó, mỗi năm đúng vào ngày giỗ, hổ lại mang heo rừng về cúng bên hai ngôi mộ, một đêm cọp đi quanh mộ cha mẹ nuôi ba vòng rồi rống lên thảm thiết, sau đó nằm phủ phục bên mộ và chết tự lúc nào. Thương con cọp hiếu nghĩa, dân làng chôn cất cọp cạnh mộ cha mẹ nuôi và sau đó lập miếu thờ. Hai, là câu chuyện hổ con được chăm sóc, nuôi dưỡng, sau này hổ thường vào rừng săn bắt muông thú về cho gia chủ, hổ cõng cô gái mù vào rừng làm rẫy. Khi cô gái mắc bệnh qua đời, hổ buồn rầu nhịn ăn mà chết. Từ hai câu câu chuyện hiếu nghĩa trên, người dân cố cựu đặt tên làng là cù lao Ông Hổ để tưởng nhớ cọp. Một giai thoại khác cho biết, nơi đây phát tích từ tương truyền ông cọp mun tại An Giang sau trận chiến với ông Cọp bạch bị thua nên bỏ chạy qua cù lao Mỹ Hòa Hưng (nên sau gọi Cù lao Ông Hổ) . Cù lao ông Hổ đây chính là nơi sinh thành ra vị chủ tịch Tôn Đức Thắng. Hiện nay trên sân chùa Bửu Long ở ấp Mỹ Khánh 1, xã Mỹ Hòa Hưng vẫn còn mộ của Ông Hổ, được cất mới vào năm 2007. Hàng năm, lễ giỗ Ông Hổ được tổ chức vào ngày 28 tháng 10 (âm lịch). Tương truyền, ngày xưa có hai vợ chồng lão nông dân sống trên cù lao, mà ngày nay có tên là Mỹ Hòa Hưng. Một hôm, ông bà chèo xuồng đi lấy củi, phát hiện trên sông có con vật gì rất giống mèo, đó là một con hổ con vừa đói vừa rét, bèn đem về nhà nuôi dưỡng. Khi lớn lên, con hổ rất hiền lành, không phá phách ai. Khi hai ông bà qua đời, hổ cũng bỏ vào rừng. Hằng năm, tới ngày giỗ ông bà, hổ đều mang về một con heo rừng đặt bên mộ rồi đi. Dân làng cảm động vì thấy con vật sống có nghĩa nên đặt tên cù lao là cù lao Ông Hổ. Ca dao có câu: "Dù ai đi ngược bốn bề/Chưa đến Ông Hổ chưa về An Giang". Miễu thờ Cọp Bạch (ở trại ruộng Phước Điền, xã Thới Sơn, huyện Tịnh Biên là một ngôi miếu thờ Sơn quân thường thấy ở đình làng Nam bộ. Tuy nhiên, việc thờ cọp bạch ở đây gắn liền với công đức của ông Tăng Chủ Bùi Thiền Sư. Câu chuyện cọp trả ơn trên vùng rừng núi Thất Sơn, gắn liền với huyền thoại ông Tăng Chủ, ông này đã giúp một con cọp trắng bị hóc xương khỏi bệnh, nó nhìn ông Tăng chủ tỏ ý biết ơn, gật đầu ba lần rồi rón rén bước vào rừng sâu. Cọp nhớ ơn nên đã mang heo rừng về dâng để tỏ lòng biết ơn. Ông đã khuyên con bạch hổ đó theo đường tu hành, về sau cọp bạch già chết, ông Tăng chủ hay tin, cất một cái miếu nhỏ tại đình làng gần chùa Thới Sơn để thờ, và cho biết cọp bạch là "Sơn quân", người cai quản núi rừng. Trong vùng này, các đình làng thường có ngôi miếu thờ Sơn quân có hình tượng con cọp bạch, người dân cũng lập một ngôi miếu thờ gần chùa Trại Ruộng. Đình Thới Sơn thuộc huyện Tịnh Biên, An Giang: Nhiều người dân nơi ở xã Thới Sơn An Giang lúc bấy giờ quanh núi Két hãy còn rừng rậm nên thú dữ rất nhiều. Tương truyền, theo hai nguồn tham khảo ghi bên dưới, thì một hôm ông Tăng Chủ đi thăm ruộng về, trong khi trời nhá nhem tối, ông trông thấy một con hổ lớn nằm bên vệ đường. Thấy ông, hổ đứng dậy há miệng rồi tỏ vẻ đau đớn lắm. Ông Tăng Chủ bèn hỏi: "Chắc ngươi mắc xương phải không?" Hổ gật đầu và đập đuôi. Liền khi ấy, ông Tăng Chủ co tay đấm mạnh vào cổ con thú, lập tức hổ khạc lên mấy tiếng rồi trong miệng văng ra một cục xương lớn. Hôm sau, ông Tăng Chủ thấy xác một con heo rừng nằm bên tự viện, do hổ đem đến để đền ơn cứu chữa. Hiện nay, bên đình Thới Sơn vẫn còn một cái miễu nhỏ thờ "ông hổ". Lăng Tổng trấn ở xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới có thờ Sơn quân bắt nguồn từ câu chuyện ngày trước có nhiều thú dữ nhất là cọp, trong đó có hai "ông" Hổ Bạch và Hổ Mun hay Ông Hạm (dân làng gọi hổ Mun). Hai "ông" nhất định không nhường nhau nửa bước, thường giao chiến gầm rú vang động cả một góc trời, có lần chúng quần thảo nhau ngay trên một miếng đất trống rộng làm bầm dập nát hết cỏ cây trên bãi chiến trường, be bét máu, vung vãi nhiều chùm lông trắng lẫn đen. Trận ác chiến một mất một đó thì ông Bạch thắng, nghiễm nhiên trở thành chúa sơn lâm trong vùng. Ông cọp mun bỏ chạy qua cù lao Mỹ Hòa Hưng biệt dạng, nhưng thỉnh thoảng vẫn thấy ông Hạm lén về thăm quê cũ với dáng vẻ rất buồn bã. Mỗi lần như vậy dân làng thương xót, làm ngay một con heo sống, gọi là "cúng Ông". Con cọp này sau khi nhận lễ thì tuyệt nhiên không hề có một hành động quấy phá, nhiễu hại nào. Đồng thời, mỗi lần đáo lệ tưởng niệm Huỳnh Công, dân làng cũng tự động "kiếng" cho "ông Bạch" một con heo, đem để ở giồng Xoài Một (nay đã bị lở sụp, không còn), không phải để "lo lót" chúa sơn lâm, mà là một hình thức "thân mật" (trong tâm tưởng dù sao họ vẫn rất sợ oai hùm) như một niềm tin tự tạo đượm đầy tính ma thuật, dưới hình thức mặc nhiên công cử "ông Bạch" là Sơn quân. Lệ hàng năm, kiếng một con heo sống như vậy được xem như "đổi tờ cử", mang ý nghĩa xác nhận rằng, Sơn quân vẫn được dân làng tôn trọng, hãy hộ độ dân làng, đừng gây hại, mỗi lần "kiếng" đều không thấy có dấu vết ông Bạch (cũng như của bất kỳ con vật nào, kể cả con người) nhưng thịt heo thì không còn. Từ ngày giồng Xoài Một bị lở sụp, dân làng cũng bỏ lệ kiếng heo cho ông Bạch, nhưng miếu Sơn quân thì vẫn được duy trì như một hình thức ghi lại dấu ấn gợi nhớ cảnh quan ngay từ thời mới khai phá. Ở vùng đất An Giang trước người ta kinh sợ vì "Dưới sông sấu lội, trên rừng cọp um". Người dân chỉ cần một chút bất cẩn sẽ bị "Hùm tha sấu bắt". Do rừng bụi rậm rì, cọp ở nhiều, nên nơi đây có địa danh là bãi Hổ Cứ (hay Hổ Châu, thuộc An Giang xưa: "Bãi Hổ Cứ có con cọp dữ, Vũng Xà Năng có giống rắn linh"). Cọp Hổ Cứ, Tòng Sơn luôn đe dọa và làm ảnh hưởng nặng nề đến sinh hoạt của nhân dân. Nhân dân phải cất miễu thờ "Ông Hổ" trước đình và mỗi lần cúng đáo lệ Kỳ Yên, làng phải dành nguyên cái đầu heo sống để dâng cho ông Hổ. Đêm đến thì ông Hổ về nhận cái đầu heo. Nếu không làm như thế thì dân làng phải bị nạn "hổ giảo". Ở Cần Thơ, người dân thường lập miểu thờ cọp ở những nơi cọp ưa ra bắt người, gọi là ""Miểu Ông Cọp", cọp được tôn là "Sơn Quân Chi Thần". Dân làng có tục lệ cúng "Sơn Lâm Chúa Tướng Lý Nhỉ Tôn Thần"" vào chiều ba mươi Tết và mùng bốn Tết. Chiều ba mươi Tết nhà nào cũng bày lễ vật ra sân để cúng ông Hổ chung với lễ cúng Tất Niên. Chủ gia thành tâm cầu xin "Sơn Lâm Chúa Tướng" thương tình đi nơi khác làm ăn, đừng về làng gây tai họa và Ông Ba Mươi sẽ trấn giữ nơi cửa, không cho tà ma đột nhập vào nhà hại người, cư dân địa phương còn truyền tụng rất nhiều giai thoại khác liên quan đến việc Thần Hổ cứu người khi gặp hoạn nạn. Khi hổ chết, dân làng tiếc thương lấy thi thể làm tượng cốt đặt trong miếu thờ. Nổi tiếng nhất là Đình Bình Thủy, có miếu lớn thờ thần Hổ. Tại Cần Thơ có giai thoại hai con hổ dữ tranh giành lãnh địa cắn nhau quyết liệt suốt ba ngày đêm và cả hai đều chết. Từ đó người dân lập miếu thờ hai ông Cọp ở phường Long Tuyền, quận Bình Thủy. Tại đây còn có bức tranh miêu tả trận huyết chiến năm xưa. Người dân tại đây rất thường xuyên đến cúng vái cầu mong buôn may bán đắt, phát tài, phát lộc, gia đạo bình an. Miếu thờ Bạch Hổ ở đình Tân Lộc Đông ở Cần Thơ có chuyện về con Bạch Hổ còn gắn liền với truyền thuyết về con cọp trắng thường lội qua sông đến ở cù lao Tân Lộc vào mùa nước nổi. Hiện nay, miếu thờ Bạch Hổ vẫn còn ở chùa Ông Đạo Xuân và đình Tân Lộc Đông. Hằng năm, vào ngày vía Bà Chúa Xứ, người dân địa phương vẫn tổ chức cúng, dâng tờ cử xin Bạch Hổ bảo vệ dân làng. Đặc biệt tại Cần Thơ có những câu chuyện liên quan đến cọp và bà mụ (bà đỡ đẻ) và được hổ trả ơn. Ở Cần Thơ có câu chuyện một con cọp tu lâu năm. Cạnh bìa rừng có một phụ nữ sống một mình vì chồng đi chinh chiến. Một đêm, con cọp nghe tiếng bà vợ cọp đau bụng chuyển dạ đẻ đã chạy đến nhà một bà mụ, tha bà đến nhà người phụ nữ kia giúp cho mẹ tròn con vuông. Sáng sớm hôm sau, khi mở cửa, bà mụ đã trông thấy một con heo rừng nằm chết trong sân, trên đó đầy vết móng cọp xem như quà trả ơn. Từ đó bà dựng một ngôi miếu để thờ Thần Hổ. Giai thoại địa phương khác kể rằng, ngày xưa, ở vùng này có một con cọp tu lâu năm, tánh linh như người. Ở vàm ngã tư có một phụ nữ có đăng lính triều Nguyễn đi trấn giữ vùng biên cương Cao Miên. Trước khi chia tay vợ, người lính đốt hương đứng trước một gốc đại thụ khấn xin Thành hoàng, thổ địa bảo trợ người vợ trẻ để ông ta yên tâm làm nhiệm vụ với đất nước. Một con cọp đã tu lâu năm, tính hiền, nấp sau gốc đại thụ nghe lời khấn. Một đêm nọ, con cọp nghe tiếng bà vợ anh này rên rỉ đau bụng chuyển dạ đẻ đã chạy thẳng đến nhà một bà mụ. Cọp tha bà mụ đến tận cửa nhà bà đẻ. Sáng sớm hôm sau, khi mở cửa ra, bà mụ đã trông thấy một con heo rừng nằm chết trong sân. Trên thân heo đầy vết móng cọp, bà mụ biết, con cọp đã bắt heo trả lễ. Cho rằng đó là hổ thần bảo vệ dân làng, bà mụ và bà đẻ cùng dựng một ngôi miếu để thờ Thần Hổ. Ngoài ra, cư dân địa phương còn truyền tụng rất nhiều giai thoại khác liên quan đến việc Thần Hổ cứu người khi gặp hoạn nạn. Khi hổ chết, dân làng tiếc thương lấy thi thể làm tượng cốt đặt trong miếu thờ. Đối với người dân Cần Thơ nói chung, dân làng Bình Thủy nói riêng, cọp đặc biệt là cọp bạch, không phải là con vật gây hại mà trái lại cọp giúp người bảo vệ mùa màng, giữ gìn cuộc sống bình an cho người. Các giai thoại về cọp được sưu tầm ở Cần Thơ đều phản ánh rõ tâm thức này. Tín ngưỡng thờ cọp là tín ngưỡng dân gian của người dân đồng bằng sông Cửu Long nói chung, dân làng Bình Thủy nói riêng, nhằm mục đích tạo niềm tin cho con người trong buổi đầu khai hoang mở cõi, tín ngưỡng thờ cọp còn thể hiện nét đẹp của con người trong việc ứng xử với tự nhiên tôn trọng tự nhiên và đối xử với tự nhiên như đối xử với con người mà giai thoại về Ông Cả Cọp ở đình Bình Thủy. Việc lập miếu thờ thần Bạch Hổ trong khuôn viên đình Long Tuyền quận Bình Thủy bắt nguồn từ đời xưa, vị Thành Hoàng làng được thờ ở đình Bình Thủy chính là ông Cọp và đình Bình Thủy hiện nay chính là được nâng cấp lên từ miếu cổ Long Tuyền thờ thần Hổ Ở đình Bình Thủy hiện nay có hai khu vực thờ cọp. Một ở khuôn viên đình. Ở đây cọp được thờ trong miếu; một ở chánh tẩm, được thờ bởi bộ da. Đây là trường hợp đặc biệt ít thấy ở các ngôi đình Nam Bộ. Bộ da cọp thờ trong chánh tẩm được cúng bằng vật phẩm tam sên; còn miếu thờ cọp được cúng bằng một con heo trắng và xôi bánh trong các dịp Kỳ Yên Ngôi đình cổ Bình Thủy tại Thành phố Cần Thơ có khởi thủy ngôi đình cổ này liên quan đến chuyện hổ thần cứu người. Hiện bộ cốt Thần Hổ vẫn còn được lưu giữ trong một góc khuất trong đình. Lần xây dựng năm 1909, đình Bình Thủy có thêm ngôi miếu thờ Thần Hổ. Trong những lần xây dựng, bộ da Thần Hổ vẫn luôn được lưu giữ thờ phụng trong đình, dân địa phương vẫn xem Thần Hổ là "ông Cả", tức Thành hoàng Bổn cảnh của làng. Đến lần xây dựng năm 1909, chức Cả của ngôi đình vẫn thuộc về Thần Hổ. Bộ da Thần Hổ vẫn được lưu giữ nguyên vẹn đặt trên bệ thờ. Trước khi được vua Tự Đức sắc phong, đình đã có Thành hoàng Bổn cảnh, tức "Cả Hổ". Sóc Trăng gần cửa sông Hậu, có Cù lao Dung xưa còn gọi là cù lao Ông Hổ. Nơi đây xưa kia có nhiều hổ, chúng sống nhiều ở trong vùng trong các khu rừng rậm rạp gần sông nước. Có nhiều giai thoại về Cọp khiến con vật này trở nên huyền bí, linh thiêng như chuyện các vị hương cả ở làng Hòa Tú của Sóc Trăng chết liên tiếp không rõ lý do mỗi khi nhậm chức này. Cuối cùng dân làng và ban hương tề phải mời "ông Cọp" ba chân (sống quanh quẩn ở bìa rừng, không hại người) về làm hương cả thì mọi việc mới xong, mưa thuận gió hòa, trúng mùa liên tiếp. Tuy chuyện mang màu sắc huyền thoại không tưởng nhưng đến nay nhiều người dân cố cựu vẫn tin tưởng, họ thờ và vẽ tranh thờ Cọp ở Đình thần huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. Ở chùa Ông Bổn (Sóc Trăng) còn có Bàn thờ Bạch hổ Sóc Trăng còn có ngôi chùa lá gọi là chùa Vàm Sát, ngày nay chùa được xây cất, có tên là Hải Phước An nằm cặp tỉnh lộ 111 nối liền hai tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu, thuộc địa phận xã Lạc Hòa, huyện Vĩnh Châu của tỉnh Sóc Trăng, đây là ngôi chùa duy nhất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (và có thể là cả nước) có đặt hương án thờ phượng hài cốt của cọp. Khi trước Cà Mau còn điều kiện tốt để loài cọp sinh sống. Giồng Ông Tương hay khu Tà Teo ở địa phận này là hai nơi cọp sống đông đúc bầy đàn, có bầy đông hàng vài chục con. Vào mùa thu năm 1927, có một con cọp xuất hiện được người dân ở Vĩnh Châu ghi nhận là lần cuối cùng ở vùng này, có một con cọp đến dừng chân tại một lùm cây giữa giồng làng Vĩnh Châu khiến dân làng xôn xao sợ hãi. Nhưng đó là một con cọp già, nó chỉ đi quanh quẩn trong cánh rừng chứ không bắt giết heo, gà, trâu, bò hay vật chết người, đó là một con cọp không phải là mối đe dọa nguy hiểm đối với cư dân. Một Hoa kiều tên Mã Xiêm tìm cách giết cọp để lấy mấy móng chân về phơi khô cho con cái đeo để cầu bình an, khi bị mất móng, "chúa sơn lâm" vẫn trả đòn, sau đó bị người dân đuổi thì nó hoảng sợ lủi vào rừng sâu, người ta lượm mấy móng cọp. Bị mất móng chân, cọp không thể săn mồi, vết thương lại ngày càng nặng nên con cọp gục chết trong cánh rừng. Phát hiện xác cọp, người dân lóc bỏ thịt, bọc kín xương trong tấm vải đỏ, để trên chiếc dĩa lớn, đem về kính cẩn đặt lên một trang thờ của chùa Vàm Sát, hương khói quanh năm và cúng theo lệ. Sau nhiều năm, tấm vải điều dần bị mục rã, khiến phần lớn xương cốt hổ bị mục rã, vương vãi thì giữ xương cốt cọp vẹn toàn bằng việc đập vỡ những đốt xương còn to, trộn với xương vụn nhỏ hòa cùng xi măng và cát, đắp thành hai pho tượng cọp, sau đó sơn vẽ theo hình sắc đặc trưng của cọp. Hai tượng cọp ấy hiện còn thờ tại chùa Vàm Sát (Hải Phước An tự). Ở Phú Quốc ngay trước nhiều sân đình cũng đều xây một bức tường bề cao 2 thước, có đắp nổi hình con cọp to, vằn vện, rất hung dữ, quanh năm nhang khói nghi ngút. Đình Ông Hổ ở xóm 1, Cửa Lấp, xã Dương Tơ, huyện đảo Phú Quốc, theo lời truyền khẩu, có mấy ông hổ thường bơi vượt biển qua đảo Phú Quốc để tìm mồi. Một hôm có một ông bơi qua biển, bị cá mập táp cụt mất một chân, nên ở luôn tại Phú Quốc, từ đó rất hiền lành, không bắt gia súc, gia cầm hay hại dân làng. Dân chúng cho rằng cọp đã tu, nên lập đình để thờ. Ở xóm Cửa Lấp, xã Dương Tơ, huyện đảo Phú Quốc, ngày nay vẫn còn đình Ông Hổ do người dân dựng nên từ rất lâu. Chuyện xưa lưu truyền ngày trước ở những hòn đảo nhỏ xung quanh đảo Phú Quốc có rất nhiều cọp sinh sống. Những khi đói mồi, các ông cọp ở các hòn đảo nhỏ thường bơi qua đảo Phú Quốc để kiếm ăn. Có một ông cọp rất lớn đang bơi qua biển thì bị cá mập táp cụt mất một chân. Ông cọp lóp ngóp leo lên bờ, đi cà nhắc, kiếm một chỗ ở ẩn luôn tại Phú Quốc, tính tình rất hiền lành, không khi nào bắt gia súc, gia cầm hay hại dân làng. Từ đó dân chúng trên đảo Phú Quốc cho rằng ông cọp đã tu nên thường mang thức ăn cho cọp. Sau khi cọp chết, dân chúng lập đình để thờ. Ở thành phố Hà Tiên thuộc tỉnh Kiên Giang xưa kia có địa danh đồi Ngũ Hổ do có năm tảng đá có dáng dấp giống hệt năm con cọp ngồi khum lưng, cúi đầu. Ở đây có một ngôi miếu và tượng của năm con hổ (bốn con bằng gốm, một con bằng xi măng) và một con đường phía sau cho dân lên chiêm bái. Câu chuyện lưu truyền lại Hà Tiên xưa hoang sơ, vào mùa khô, thú rừng cũng phải tìm nước uống và có bầy cọp hay đến uống nước. Có một bầy bốn con cọp giành nước với ông lão, hai bên kịch chiến sau đó tất cả đều chết vì kiệt sức. Sau đó, người ta cất một ngôi miếu nhỏ thờ ông và bốn con cọp vì ngưỡng mộ cả ông lão lẫn bầy cọp, cũng từ đó ngọn đồi nhỏ này mang tên là đồi Ngũ Hổ. Truyền thuyết về đồi Ngũ Hổ gắn liền với thời mở đất Hà Tiên của người xưa, nói lên sự gian khổ, lòng dũng cảm đấu tranh với thiên nhiên giành sự sống cũng như sự nể phục của con người dành cho loài hổ. Ngoài ra, một số nơi ở vùng này cũng có những di chỉ thờ hổ, trong đó một hình tượng ông Cọp được người dân dựng ở ngã ba sông Tắc Cậu (Kiên Giang) để trấn yểm những điều xui xẻo. Loài cọp sinh sống đến tận miệt rừng U Minh thuộc tỉnh Cà Mau. Nổi sợ của dân gian về vùng đất mới này được thể hiện trong ca dao: ""Cà Mau khỉ khọt trên cây, Dưới sông cá lội, trên giồng cọp đua". Tại vùng Cà Mau, Trong tâm niệm người dân quá sợ cọp nên dân Cà Mau không ai dám gọi là "con" mà phải cung kính gọi là "ông Thầy", "ông Hổ", hoặc "hai Cọp", "khái", hoặc "Hương quản cọp"". Đình nào, miếu nào cũng có thờ cọp, gọi là miếu ông Hổ. Còn ngay trước sân đình xây một miếng tường bề cao lối 2 thước, có đắp nổi hình con cọp to, vằn vện thấy rõ". Ở Cà Mau là vùng đất xưa nổi tiếng lắm cọp, nhiều sấu, người ta vẫn còn truyền tụng nhiều chuyện ly kỳ về cọp. Cọp vùng này nổi tiếng hung dữ, tàn ác, nhiều nhất ở vùng Cái Bát, Trèm Trẹm và Năm Căn. Một số địa điểm như: Đình Tân Định, xã Tân Thành, Thành phố Cà Mau thường gọi là đình Ông Cọp, ngày cúng 10-11 tháng 2, ba năm tổ chức một lần. Đình Tân Hưng thuộc ấp Tân Hưng, xã Lý Văn Lâm, thành phố Cà Mau, phía trước đình có bức bình phong bằng gạch đắp hình hổ. Tại vùng Thới Bình, còn có câu chuyện dòng họ Huỳnh có hai người bị hổ moi tim, vì sự cố bị cọp ăn thịt năm xưa nên người dân đã đổi toàn bộ họ Huỳnh thành họ Phan và lập miếu thờ "ông cả cọp" hằng năm làm heo cống nạp, cầu được bình an. Con hổ huyền thoại đó được gọi là "cọp ba chân", con hổ này bị vướng bẫy heo rừng của thợ săn, và để thoát thân nó đã cắn bỏ một cái chân và sau đó về tấn công trả thù dân làng. Người dân địa phương chống cự không lại Cọp nên phải dùng lễ vật (gồm heo sống, bò sống nguyên con) để cúng tế cọp, cầu hòa để được yên ổn làm ăn. Theo họ, nếu cung kính thì cọp sẽ để cho yên ổn làm ăn, còn nếu bất kính thì sẽ bị cọp trừng trị ngay, từ đó ngày xưa đình nào, miếu nào ở vùng Cà Mau cũng có một ngôi miếu nhỏ trong khuôn viên để thờ cọp, thường gọi là miếu ông Hổ. Tại Cái bát, một chị vì con khóc lúc ban đêm, dỗ không nín, bèn bồng lại sát vách lá, nơi có lỗ trống dưới chân giường, đưa chân ra ngoài lỗ vách rồi rủa "cọp mà bắt mày", lúc ấy một con cọp rình ở ngoài, thò chân vô chụp đứa bé tha đi mất. Từ đó về sau, xóm này không ai dám rủa "cọp bắt mày" hay "cọp vật mày" nữa".
Costanza II của Sicilia Costanza II của Sicilia (1249 – 9 tháng 4 năm 1302) là Nữ vương Sicilia từ năm 1282 đến năm 1285 và là Vương hậu Aragón thông qua hôn nhân với Pero III của Aragón. Từ năm 1268 đến năm 1285, Costanza II cũng là người đòi ngai vàng của Vương quốc Sicilia. Costanza là con gái duy nhất của Manfredi I của Sicilia và Beatrice của Savoia. Vương nữ chủ yếu được nuôi dưỡng bởi Bella d'Amichi, sau này chính là sủng thần và tri kỷ của Costanza. Ngày 13 tháng 6 năm 1262, Vương nữ Costanza kết hôn với Vương tử Pero, con trai cả của Chaime I của Aragón và Jolán của Hungary. Cha của Costanza, Manfredi I bị giết trong Trận Benevento (26 tháng 2 năm 1266) khi đang chiến đấu chống lại kẻ thù là Charles I xứ Anjou. Costanza do đó thừa kế yêu sách đối với ngai vàng Sicilia từ cha. Theo tác giả E.L. Miron trong cuốn sách ""The Queens of Aragon" (tạm dịch:"Những Nữ vương và Vương hậu của Aragón""), Costanza là Vương hậu Aragón đầu tiên có lễ đăng quang được ghi nhận là diễn ra tại Zaragoza vào ngày 17 tháng 11 năm 1276. Chaime I qua đời vào ngày 27 tháng 7 năm 1276 và Pero kế vị ngai vàng Aragón với trị hiệu Pero III, Costanza vì thế cũng trở thành Vương hậu. Trong Chiến tranh Kinh chiều Sicilia (1282–1302), Pero và sau đó các con trai của hai người đã tuyên bố kế vị ngai vàng của Sicilia theo đúng ý muốn của Costanza. Chiến tranh dẫn đến sự phân chia Vương quốc Sicilia và sự thành lập Vương quốc Trinacria được cai trị bởi hậu duệ của Costanza II và Vương quốc Napoli được cai trị bởi hậu duệ của Charles I xứ Anjou. Tháng 11 năm 1285, Pero III qua đời. Costanza sau đó qua đời với tư cách là nữ tu ở Barcelona . Costanza II của Sicilia và Pero III của Aragón có với nhau sáu người con: Vai trò trong "Thần khúc" của Dante. Mặc dù hầu hết các nguồn tư liệu lịch sử đều có rất ít thông tin về Costanza II nhưng nữ vương vẫn chiếm một vị trí nhất định trong Thần khúc của Dante Alighieri. Sự xuất hiện của Costanza II trong Canto III của "Purgatorio" trong Thần khúc rất nhẹ nhàng và giống như một cái bóng. Người đọc biết đến Costanza II thông qua lời tâm tình của cha củ Constanza là Manfredi I của Sicilia, người mà Dante gặp tại Núi Luyện ngục dành riêng cho những linh hồn bị vạ tuyệt thông. Manfredi I cầu xin nhà thơ hãy kể lại sự thật "nếu một câu chuyện khác được kể cho con gái xinh đẹp [của ông], mẹ của niềm kiêu hãnh của Sicily và Aragon." Manfredi tiếp tục kể cho Dante về việc mình đã ăn năn và thú nhận với Chúa những tội lỗi "khủng khiếp" của bản thân ngay trước khi qua đời, do đó được cứu khỏi án phạt đời đời ở hỏa ngục, trái ngược với phỏng đoán. Manfredi kết thúc câu chuyện bằng lời dặn với Dante rằng thời gian thanh luyện trong Luyện ngục của mình có thể được rút ngắn nếu những người sống trên Trái đất cầu nguyện cho linh hồn của Manfredi, và nhờ Dante nói cho Costanza biết về tình cảnh hiện tại của mình và "những lời cầu nguyện thiêng liêng" của con gái có thể giúp ích rất nhiều để Manfredi được lên Thiên đường.
Tục thờ rắn ở Việt Nam theo tỉnh thành Tục thờ rắn là một tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Các vùng miền ở Việt Nam đều có ghi nhận tục thờ rắn. Tại Đền Cấm ở thuộc xóm 16, xã Tràng Đà, Tuyên Quang có hiện tượng thờ một con rắn sọc khoanh vì tin loài rắn linh thiêng, nên dân trong vùng lập đền thờ rắn và kính cẩn gọi rắn là "ngựa ngài", "thần xà". Tượng rắn ở hòn nòn bộ ngay trước đền với con rắn khổng lồ, thân to bằng cái phích, bành mang với vẩy tua tủa sau đầu, mắt mở thao láo nhìn xuống phía chân núi. Con rắn bằng bê tông ấy được đắp giống hệt rắn thật, chui từ trong hõm núi ra, thân quấn quanh mấy khối đá, rồi dựng đầu lên. Nhiều người nhìn thấy "ông rắn" ấy, thì chắp tay, khom người, cúi đầu vái lia lịa, để cầu khẩn rồi khói hương nghi ngút dưới chân rắn. Chuyện "ngài" xuất hiện ở đền Cấm, nhiều người được chứng kiến trực tiếp. Người dân ở đây bảo rằng, không chỉ "báo oán" những khách vãng lai qua đền xúc phạm "rắn thần", mà ngay cả những người trong xóm 16, thuộc xã Tràng Đà cũng không ít lần mạo phạm bị "thần rắn" hành cho khổ sở. Còn rất nhiều những lời đồn rợn người liên quan đến loài rắn ở núi Cấm này. Lời đồn kinh dị nhất là cái chết của người đã tóm được con rắn lạ có đầu đỏ, đuôi đỏ ở núi Cấm, liền cho vào bao xách ra chợ bán, con rắn ông chuyển màu đỏ lòm như máu từ đầu đến đuôi, đôi mắt như hòn than tóe lửa và cái mào mọc lên đỏ lòm như mào gà chọi. Mọi người đều tin con rắn đã hóa "thần xà". Chuyện khác về một người đã bắt mọt con rắn lạ ở đền Cấm, to bằng cổ tay, treo lên dây thép phơi quần áo ở ngoài sân, để hôm sau làm thịt mời bạn bè trong xóm đến nhậu, khi mở túi vải, thì điều kinh dị: Con rắn không thấy đâu, mà chỉ có con lươn đen sì, to bằng cổ tay. Ngôi đền Cấm thờ rắn ở xã Tràng Đà, Tuyên Quang, có vô số lời đồn kinh dị liên quan đến loài rắn lạ. Vì là đền thờ rắn, nên tượng rắn khổng lồ được trang trí khắp nơi. Cùng với tượng rắn ở "hòn giả sơn" trước đền, thì những tượng rắn trong chánh điện cũng thực sự kiến những người đến đền lần đầu phải dựng tóc gáy. Trên xà chánh điện, có tới bốn con rắn khâu bằng vải, màu xanh đỏ lòe loẹt, bạnh mang, có mào đỏ chót, há miệng nhe nanh nhìn xuống trông phát khiếp. Hai cặp rắn trong đền được mô phỏng là loài hổ mang, có mào, chứ không phải rắn đỏ ở đền. Từ khi xuất hiện ngôi miếu nhỏ, thì rắn ở khắp nơi tìm về quả núi này. Rất nhiều loài rắn mò về ngôi miếu trú ngụ, gồm hổ mang bành, hổ chúa, hổ đất rồi những loài rắn lạ như rắn đỏ, rắn trắng, rắn sọc, rắn xanh, rồi rắn có mào đỏ chót như mào gà. Từ loài rắn nhỏ, chỉ to bằng cái đũa, đến những con rắn to bằng cái phích ngổm ngổm bò dưới đất, vắt vẻo treo trên cây đều xuất hiện ở núi Cấm, phổ biến nhất ở núi Cấm là rắn có đầu, đuôi và sống lưng màu đỏ và loài rắn có thân hình trong suốt, nhìn rõ xương sống nhưng không phải là loài trăn đá đúng là có đầu, đuôi đỏ, chuyên ăn chuột, nhưng loài rắn đầu đỏ ở đây lại không ăn chuột bao giờ và có nhiều điểm khác biệt hoàn toàn với trăn đá, đặc biệt là cái mõm không giống nhau Nhìn chung, ngươi dân xã Tràng Đà, thành phố Tuyên Quang đã phong một loài rắn lạ thường xuyên xuất hiện tại địa phương là "rắn thần". Tuy nhiên, các nhà khoa học lại khẳng định đây chỉ là một loài rắn nước vô hại có tên là rắn sọc khoanh. Đó là một loài rắn có đầu và đuôi đỏ chót, hay xuất hiện quanh đền Cấm. Người dân cho rằng đây là một ngôi đền rất thiêng, và những con rắn đỏ, còn gọi là "ngựa ngài", chính là phương tiện đi lại của các bậc thần linh ở nơi đây. Xung quanh những con rắn này đã xuất hiện nhiều câu chuyện mang đậm màu sắc huyền bí, kì dị mà không một ai có thể kiểm chứng. Điều này khiến chẳng ai dám "mạo phạm" vào loài "rắn thần". Tuy nhiên, danh tính thật sự của "rắn thần" đã được công bố, nó chỉ là một loài rắn nước vô hại có tên là rắn sọc khoanh, sinh sống tại nhiều địa phương trải dài từ miền núi phía Bắc cho đến khu vực Bắc Trung Bộ. Do có hoa văn giống trăn nên chúng còn được gọi bằng nhiều tên khác như trăn lèn, trăn đá, trăn lạt. tùy theo từng địa phương. Trái ngược với những tin đồn đáng sợ, "rắn thần" thực sự là một loài rắn không có nọc độc và rất hiền lành đối với con người. Việc "thần thánh hóa" rắn sọc khoanh dường như lại là điều tích cực, vì nó bảo vệ cho loài rắn này không bị con người xâm hại. Tục thờ rắn và tín ngưỡng thờ thần sông của người Xứ Lạng thì rắn là vật linh được thờ với ý nghĩa là biểu tượng của vị thần sông nước. Thần sông được thờ dưới nhiều hình thức khác nhau như thờ cá chép, rồng, rắn, giao long, thuồng luồng nhưng phổ biến nhất vẫn là thờ rắn và người Việt cổ xem rắn như là vật tổ của mình. Đối với Lạng Sơn, tục thờ rắn và tín ngưỡng thờ thần Sông có ở cộng đồng cư dân nông nghiệp sinh sống dọc theo các con sông lớn: sông Kỳ Cùng, sông Bắc Giang. Ở đây, vật linh được thờ đều là rắn. Đây là loại hình tín ngưỡng rất tiêu biểu, độc đáo và đặc sắc của người Xứ Lạng thể hiện qua các truyền thuyết, di tích và lễ hội liên quan đến tục thờ rắn, ở các địa phương có sông lớn chảy qua, nơi nào cũng có một vài truyền thuyết, di tích, lễ hội nổi tiếng liên quan đến tục thờ rắn: thành phố Lạng Sơn có đền Kỳ Cùng, đền Cửa Đông (đền Bạch Đế), ở huyện Lộc Bình có di tích đình Vằng Khắc (đền Khác Uyên), thần tích xã Vân Mộng, huyện Bình Gia, Tràng Định có lễ hội "phài lừa" Văn Mịch, Nà Lình; huyện Cao Lộc có gia phả họ Đinh ở bản Mòng. Đền Kỳ Cùng Tỉnh Lạng Sơn có một số di tích thờ rắn. Đền Kỳ Cùng, đền Khác Uyên (đình Vằng Khắc), đền Bạch Đế (đền Cửa Đông), nội dung thờ tự tại di tích thường được chép là thờ thủy thần, hoặc thờ giao long. Sách Sại Nam nhất thống chí chép về đền Kỳ Cùng như sau: ở bên tả sông Kỳ Cùng thuộc xã Vĩnh Trại, châu Thoát Lãng có con giao long thành thần đào hang ở đây, đền rất thiêng. Đền Khác Uyên cũng được nhắc đến tương tự như vậy. Riêng đền Bạch Đế thì được chép là thờ Thủy thần đền Bạch Đế ở phía đông tỉnh thành, thuộc địa phận xã Mai Pha, Châu Ôn, thờ thủy thần. Trong truyền thuyết, thần tích về các di tích này thì đây đều là những di tích thờ rắn với tư cách là vị thần sông nước. Liên quan đến tục thờ rắn có rất nhiều truyền thuyết, dị bản về nguồn gốc các di tích và lễ hội, nội dung của các truyền thuyết khá thống nhất với môtíp truyện ông Dài, ông Cụt là người dân vùng ven sông đi đánh cá vớt được một quả trứng lạ, cứ vứt xuống sông lại vớt được đúng quả trứng đó. Đến lần thứ ba thì họ đem về nhà cho gà ấp hoặc ủ trong thúng trấu, trứng nở ra rắn, rắn sống với người và được nuôi dưỡng, chăm sóc như con, trong nhiều tình huống khác nhau (theo người đi kiếm ăn, bị nghi kỵ là ác thú vì hình dáng khác thường), rắn bị chém cụt đuôi nên có tên là Cộc, Cụt. Sau đó rắn trở thành vị thần cai quản khúc sông và được nhân dân lập đền, miếu thờ. Mang ơn người nuôi dưỡng, mỗi khi nước lên cao, rắn lại hiện lên cứu giúp theo tiếng gọi của dân làng. Rắn trở thành vị thần bảo hộ cho xóm làng, được thờ cúng như vị thành hoàng của làng. Hằng năm dân làng mở hội tế lễ, cầu cúng, tổ chức đua thuyền, đua bè mảng. Tuy nhiên, các truyền thuyết này cũng mang đậm màu sắc địa phương với nhiều tình tiết khác nhau. Trong đó hình ảnh con sông Kỳ Cùng, cuộc sống của cư dân miền sông nước Xứ Lạng với những phong tục tập quán đặc thù hiện lên rất rõ nét. Rắn là vị thần sông thường được nhân dân Lạng Sơn thờ cúng trong các ngôi đền, miếu được dựng lên ở nơi có địa thế đẹp, phong cảnh hữu tình sát bờ sông, thường có mặt hướng ra sông. Cũng như nhiều nơi, tục thờ rắn, thờ thần sông luôn gắn liền với hội đua thuyền, bơi chải, hội rước nước. Ở Lạng Sơn, tính địa phương của lễ hội thể hiện ở lễ hội đua bè mảng, thường được gọi theo tiếng Tày "phài lừa". Đây là loại hình lễ hội rất đặc sắc của người Lạng Sơn. Trong các lễ hội này, tín ngưỡng thờ rắn thể hiện rõ nét nhất là ở nghi thức cúng lễ hoặc trò diễn dân gian. Hội đình Vằng Khắc có nghi thức bơi thuyền là trò diễn tái hiện (tưởng nhớ) cảnh rắn thần đánh nhau với thủy quái để cứu giúp dân làng. Thông qua hình ảnh lực lượng đua thuyền, trò lật thuyền giữa sông, trò chơi có ý nghĩa biểu dương sức mạnh vô song, oai hùng của thần rắn, diễn tả cuộc chiến cam go quyết liệt của rắn thần để diệt trừ thủy quái, đem lại sự bình an cho sông nước, cho dân làng. Có thể thấy, tục thờ rắn gắn với tín ngưỡng thờ thần sông của Lạng Sơn vừa mang những nét chung của tín ngưỡng thờ thủy thần của Việt Nam, vừa mang những nét đặc trưng riêng của vùng sông nước của miền núi Lạng Sơn, đây lại là loại hình tín ngưỡng rất độc đáo, chứa đựng những giá trị văn hoá truyền thống đặc sắc, những giá trị văn hoá của đồng bào các dân tộc tỉnh Lạng Sơn. Người dân vùng Tây Bắc truyền tai nhau câu chuyện mang đầy màu sắc thần bí về một con rắn hổ chúa dài tới hơn 4m, đen sì bỗng dưng tìm đến ở tại nhà dân ở xã Tông Lạnh, huyện Thuận Châu, Sơn La do hoảng sơ, gia chủ đã lập miếu cho rắn ở và ngày chăm bẵm, phụng thờ hết sức tôn nghiêm, thành kính. Nhiều người từ rất nhiều nơi tìm về Tông Lạnh mong được "diện kiến bà chúa rắn" để thỏa chí tò mò và xì xụp hương khói mong bà phù hộ. Sự mê muội, hiếu kỳ của cả ngàn người ấy không những khiến đời sống của người dân ở xã miền núi này xáo động, miếu nơi "bà chúa" đang "ngự" nằm ngay trong sân nhà. Người dân tự đặt bát nhang, hương hoa la liệt, khói hương nghi ngút cả một góc sân. Nhân chứng kể lại con rắn hổ mang to cỡ cổ chân người, nặng 4,2 kg xuất hiện tại nhà nhưng không gây hại, sau khi được thả, thì đúng một năm sau nó lại xuất hiện Mọi người cho rằn nó là rắn thiêng, ""rắn thần". So với thời gian trước đó, con rắn này nặng hơn gần 1 kg (5 kg) và dài hơn 4m. Đầu có hình chữ thập màu vàng, thân đen, cách 7 cm lại có một vòng nhỏ màu trắng. Gia đình liên xây miếu cho mãng xà trú chân, ai cũng tôn kính gọi ngài là "bà rắn" hay "bà chúa rắn"". Tuy vậy nhiều người dân địa phương cũng biết đó là một con rắn chúa bình thường, chính quyền cũng khẳng định, đó chỉ là một con rắn bình thường, không có chuyện gì to tát, thần bí như nhiều người đồn thổi, người dân nghe theo những ma mị nên mới hiếu kỳ kéo đến xem. Ở Thái Nguyên có câu chuyện thần bí về "Hang máng lợn" có nhiều rắn nên không ai dám vào và chuyện về bầy rắn trong kho tiền "Hang máng lợn" nằm ở xã Trung Lương, huyện Định Hóa. Trước đây hang chính là nơi cất giấu của Kho bạc Nhà nước. Người dân cho rằng có bầy rắn ngự luôn canh giữ kho tiền Kể từ khi kho bạc được rời đi, người dân nơi đây đã vào bên trong để khám phá những điều mà họ vẫn cho là rất bí hiểm của nơi cất giữ tiền. Có câu chuyện về ái chết bí ẩn của 5 mẹ con đã chết trong hang nhưng chắc chắn là không phải do rắn cắn. Còn chuyện những nơi có người chết, theo tâm linh của người dân thì đó thường là nơi thiêng liêng, ở trong hang có nhiều rắn vì đó là khu rừng rậm rạp, có nước nên thường ẩm ướt là nơi cư trú của nhiều loài rắn, có cả những loại rắn độc. Chính vì thế mà ít người dám vào trong hang. Ở Quảng Ninh có ngôi miếu thờ Thần Rắn gắn với các truyền thuyết. Tại Hoành Bồ, với người dân Hoành Bồ, rắn không phải là một loài vật thông thường. Rắn đã có trong truyền thuyết và nhẹ nhàng đi vào mọi ngõ ngách đời sống của người dân. Thậm chí người Hoành Bồ còn lập ba ngôi miếu thờ loài vật linh thiêng này. Nơi sơn thủy hữu tình, ngôi miếu nhỏ tựa lưng vào núi, mặt quay ra con suối nước chảy rì rào. Bóng cây si già ngả xuống mặt hồ yên ả. Gọi là ngôi miếu nhưng thực chất nơi thờ cúng ông rắn lại là một cái hang nhỏ. Trong hang, hương vẫn nghi ngút. Đây không phải miếu thờ ba ông rắn. Chính xác đây là miếu ông Cộc, một trong ba ông rắn được người dân tôn lập đền thờ. Vì có công giúp nhiều người dân trong vùng nên được sắc phong Đệ Nhị Long Vương Thượng Đẳng Thần. Và Vị thần núi Mằn, cha đẻ của ba ông Rắn, nguồn cơn của những câu chuyện liêu trai, kì bí. Sở dĩ có ngôi miếu này là bởi ẩn chứa sau nó là một truyền thuyết về mối tình của người con gái đẹp nhất Hoành Bồ với vị thần của núi Mằn. Miếu ông Dài là một trong 3 vị Thần Rắn ở Hoành Bồ và gắn với truyền thuyết người gái họ Hoàng ướm phải đã mang thai bọc trứng nở ra ba con rắn khổng lồ nhìn rất hung dữ, ba ông Rắn thiêng được người dân lập đền thờ chính là 3 vị Thủy thần. Cách miếu ông Cộc, miếu ông Dài cũng nằm ngay cạnh dòng sông xã Thống Nhất. Ông Dài được phân chia cai quản một đoạn sông dài, mênh mông sóng nước. Sự tích miếu ông Cộc, ông Loang, ông Dài cũng giải thích một quy luật tự nhiên của dòng sông ngầm, xuyên qua các dãy núi, giải thích về quy luật dòng sông chảy ngược, quy luật về dòng thủy lưu. Ở Bắc Giang có tin đồn về việc rắn thần xuất hiện tại thôn Tân Sơn, xã Tân Dĩnh, huyện Lạng Giang khiến người dân ở đây xáo trộn cuộc sống. Một con rắn màu vàng xuất hiện, dâng làng lập bàn thờ. Khoảng 10 ngày sau, con rắn chết, họ còn dành hẳn một khu để thờ cúng. Nhiều người khẳng định đây là con rắn nước. Vì quá mê tín, một số người ở huyện Tân Sơn đã tự tôn con rắn lạ thành "thần" và kéo theo hàng loạt xáo trộn, thậm chí là mất trật tự trị an ở địa phương. Nhiều người vượt 50–70 km tới để tận mắt xem rắn thần. Rất nhiều người dân và khách thập phương nghe tin đồn đến xem rắn đều khẳng định đó là rắn nước, không có gì đặc biệt nhưng con rắn chết được thờ cúng như "thần thánh". Về sắc vàng của rắn thần, hiện nay tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn còn nuôi cá thể trăn đột biến có màu sắc vàng: Người dân khắp nơi kéo đến ngôi đền thờ Thái sư Lê Văn Thịnh ở Bắc Ninh để chiêm bái pho tượng đá tạc hình rắn khổng lồ trong miếu Xà Thần, bảo vật quốc gia này không phải rồng mà là rắn. Đây là pho tượng rồng độc đáo, hình dáng tượng nửa mình rắn, nửa mang tư thế và móng vuốt như rồng, bức tượng này được ghi song song hai tên: rồng đá và xà thần, có quan điểm tượng mô tả một con rắn. Điều này cũng tương đồng với một số ý kiến cho rằng tại đền thờ một vị quan thì không thể có rồng, nó là rắn thần, là xà thần thời Lý, có hình dáng là rắn rất rõ nét. Ở làng Kính Nỗ, xã Uy Nỗ huyện Đông Anh, Hà Nội, người dân còn xây một ngôi miếu thờ Rắn Thần có mào. Người dân nơi đây đều sợ hãi, cung kính thờ Thần Rắn rất trang trọng. Do người làng Kính Nỗ bắt được con rắn màu xám to bằng bắp tay, trên đầu có cái mào đỏ chót như mào gà, khâu miệng rắn lại rồi đem ra chợ bán, nhưng thợ rắn chẳng dám mua. Nhìn cái mào đỏ chót trên đầu, họ đều bỏ chạy, theo họ, rắn có mào là rắn đã thành tinh, rất linh thiêng, nên không dám mua. Người dân đã xây miếu thờ Rắn Thần ở ngay gốc cây đa Trong miếu thờ Rắn Thần có mào ở Đông Anh luôn có trứng gà. Hàng ngày nhân dân thờ cúng, đặt trứng gà, món ăn yêu thích của Thần Rắn vào trong miếu. Hiện ở Việt Nam, có một loài rắn duy nhất có sừng đó là rắn lục sừng Fansipan (Trimeresurus cornutus) thuộc họ Viperidae. Tuy nhiên, chiếc sừng của nó không phải nhú từ trong đầu ra mà hình thành từ lớp vẩy dầy trên hai mí mắt của chúng. Ngoài ra dân làng Vạn Phúc, huyện Hà Đông, Hà Nội xôn xao tin đồn "thần xà" nhập vào người dân, họ tin vào chuyện "nhập thần" tới mức tổ chức cúng trứng sống, bê con rất linh đình. Còn có sự kiện cặp vợ chồng rắn thần xuất hiện ở Nam Định. Gia đình một người ở xóm Phố, xã Trung Thành, huyện Vụ Bản thấy đôi rắn ở cây đa. Sự việc thu hút rất đông người dân đến khấn vái, tạ lễ. Họ còn tự xưng hai con rắn lạ này là "vợ chồng", cứ mỗi buổi trưa, hai con rắn lạ trên lại lên ngọn cây đa cổ thụ trong ngôi miếu thờ Đức Khổng Tử để hóng mát. Nam Định còn có câu chuyện Bạch xà xuất hiện trên ngai vua Trần. "Ông rắn" dài khoảng 1,8m, màu trắng, đường kính chỗ to nhất khoảng 3 cm, thân màu trắng, có một vạch màu sẫm xanh và sọc màu nâu mờ chạy dọc cơ thể, trên đầu có mào màu xanh đỏ. Rất nhiều người đã chụp được ảnh rắn trắng. Từ khi có tin "thần Bạch xà" xuất hiện, ngôi đền vốn đã có tiếng linh thiêng lại càng thu hút nhiều du khách đổ về với sự tò mò và tấm lòng thành kính. Ngày "ông rắn" xuất hiện chính là ngày diễn ra chợ Viềng hàng năm. Thấy chuyện lạ, người dân đến lễ càng đông, ai cũng kính cẩn dâng hương. Rắn trắng xuất hiện và chỉ bò xung quanh bốn ngai thờ của bốn vị vua đầu tiên của triều Trần nhưng chủ yếu là ngự trên ngai của Trần Nhân Tông. Hiện tượng rắn trắng xuất hiện tại đền Trần là một điều hi hữu, gây xôn xao dư luận trong suốt nhiều năm. Nhiều người cho rằng, rắn trắng cũng chỉ là do bị biến đổi gen. Rắn trắng xuất hiện ở đền Trần cũng chỉ là hiện tượng ngẫu nhiên, do xung quanh đền có nhiều rắn. Những năm gần đây đền xây dựng nhiều hạng mục, nên rắn không có chỗ ở, chúng có thể chui vào sống trong đền Trần. Rắn trắng xuất hiện trên ngai vua Trần có thể là sự tình cờ Ngôi đền thờ thần rắn được biết đến hiện nay ở thôn Lương Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy. Tại đây có một dòng suối rất nhiều cá. Tương truyền, cá ở đây do một thần rắn bảo hộ, che chở. Người dân tin rằng, ai làm hại tới những con cá sống ở đây thì sẽ chuốc lấy những hậu quả khôn lường. Suối cá thần Thanh Hóa gắn với sự tích thần rắn là những vị thần được dân lập miếu thờ bên bờ suối. Về sự tích thần rắn, người trong thôn kể rằng đã xưa lắm, cứ vào tiết thanh minh các "ông rắn" cỡ bằng ngón tay lại bò ra nhiều đến hàng nghìn hàng vạn. Thi thoảng còn xuất hiện đôi rắn trắng đen bơi qua bơi lại trên mặt suối. Người dân tin rằng thần rắn sẽ phù hộ cuộc sống ấm no, trở thành một phần đời sống tâm linh của người dân nơi này. Đền thờ Thần Rắn là đền thờ đại tướng Ngao Vương, và suối cá Cẩm Lương và Cẩm Liên (huyện Cẩm Thủy) trong miền đất người Mường hiện nay chính là những vũng cá cấm của người Thái, nơi đàn cá được cả cộng đồng bảo vệ nghiêm ngặt, chỉ cùng nhau đánh bắt một lần trong dịp lễ tết hàng năm. Trước đây, rất nhiều dòng tộc lớn của người Thái đã cai quản các vùng đất này và tạo nên các vũng cá cấm (một phong tục lâu đời của người Thái). Cơ sở để đặt nghi vấn này chính là từ đền thờ thần rắn, loài linh vật thiêng liêng của người Thái vốn tự coi mình là Ngu Hống (thuồng luồng, rắn hổ mang có mào đỏ) Người dân ở đây vẫn truyền miệng về nguồn gốc của loài cá thần bắt đầu từ một truyền tích về thần rắn, về một người vợ vô tình xúc được một quả trứng lạ mang về cho gà ấp thử, trứng nở được một con rắn, hai vợ nuôi rắn. Từ khi có rắn trong nhà, ruộng đồng có đủ nước cấy cày, cảnh hạn hán kéo dài trong vùng không còn. Rắn sống với gia đình và bản làng người Mường trong cảnh thanh bình, no ấm. Nhưng một đêm trời mưa to, sấm chớ, sáng ra dân làng thấy xác Rắn nằm chết dạt vào chân núi Trường Sinh, dân làng chôn ngay dưới chân núi và lập đền thờ ngay trên mộ vì chính Rắn đã đánh nhau với thủy quái về phá hoại bản làng và được Thượng đế phong thần hiệu Tứ phủ Long Vương. Có chuyện kỳ bí trong vùng còn xuất hiện không ít đồn thổi về "thần rắn" cụt đuôi giúp Nam Thôn được bình yên, an cư lạc nghiệp. Cho đến nay, ở làng Nam Thôn, xã Công Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An vẫn lưu truyền tập tục kì lạ mang tên Cầu đảo hàng năm nhằm "mượn" nước trời. Đây là nơi có nhiều huyền tích lạ quanh tục Cầu đảo và "thần rắn", mỗi khi "thần rắn" xuất hiện là thời điểm ấy mùa màng thuận lợi "Thần rắn cụt đuôi" án ngữ cửa đền và dân gian quanh vùng luôn truyền tụng câu chuyện kỳ lạ về "thần rắn" quẩn quanh trên đền Hạ. Trước đây có người đi chăn bò thấy dấu của con rắn nằm như một đôi trai gái làm tình ngay giữa đền", phát hiện ra một con rắn to, đuôi bị cụt, nặng không dưới 30 kg. Trên đầu nó màu đen có hình chữ thọ, miệng nó lại không có lưỡi. Bà cứ nghĩ con rắn như linh hồn của thần linh hiện về nên bà Thường đã làm lễ cúng tế. Và chuyện rắn "khủng" xuất hiện ở đền Hạ đã nhanh chóng lan ra khắp vùng chỉ sau chưa đầy một ngày. Nghe kể, từ sau khi biết có chuyện "thần rắn" về làng, số lượng người đến cúng tế ở đền ngày càng đông. Người ta truyền tai nhau rằng đền thiêng là nhờ "rắn thần" linh ứng xuất hiện, mỗi khi có "cụ rắn" xuất hiện là bà con nơi đây làm ăn được mùa.Nếu nhìn nhận "rắn thần" ở đền Hạ trên khía cạnh tích cực thì đây là một trong những minh chứng sống động cho thấy rắn là một linh vật có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần. Một con rắn kỳ lạ ở bãi kho thôn Tân Quang, xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh đã nhanh chóng được người dân "suy tôn" là "xà linh" và được người dân canh phòng bảo vệ nghiêm ngặt, hàng nghìn người dân đã đổ về để xem một con rắn không lưỡi đẻ trứng và biến đổi màu sắc. Một ngôi miếu vừa được dựng nên từ số tiền công đức của khách thập phương khi đến chiêm ngưỡng "xà linh". "Xà linh" khi mang ra sân kho được "ngự" dưới chân thiên đài (một ngôi miếu nhỏ thờ ngoài trời để thờ các vong hồn "không nơi nương tựa"). Đặc biệt, "xà linh" rất hiền, ai đến gần cũng có thể sờ mó hoặc cầm nắm mà không phản ứng gì, "xà linh" có thể biến đổi nhiều màu sắc trong ngày, lúc là màu đen, lúc màu hồng phớt trắng, lúc màu vàng, lúc màu nguyên thủy của rắn nước, dù không có lưỡi nhưng "xà linh" rất nhạy cảm, "xà linh" luôn nằm hoặc quấn quanh con hổ phía Đông dưới chân thiên đài chứ không bao giờ nằm quanh con hổ phía Tây, mỗi ngày lại xuất hiện một con cóc vui chơi cùng "xà linh". Nhìn chung con rắn trên thuộc loại rắn nước bình thường. Về chuyện con rắn trên không có lưỡi là người dân nhìn nhầm. Chuyện rắn có thể biến đổi nhiều màu sắc trong ngày cũng là chuyện khó tin vì ở Việt Nam rất ít loài rắn có thể biến đổi màu sắc, chỉ chuyển từ thể đậm sang thể nhạt. Rắn là một loài rất hiền, chỉ khi giẫm đạp lên chúng hoặc làm chúng đau thì mới cắn lại người, nếu vuốt ve hoặc thậm chí chơi với chúng như một cách thuần từ thì chúng sẽ để yêng Tại xã Xuân Hóa, huyện Minh Hóa, Quảng Bình có hang Tổ Mộ, thuộc vùng rừng xã Tân Hóa, xưa kia, đây vốn là nơi giao tranh ác liệt của những thế lực phong kiến cát cứ, một bên là Chiêm Thành, một bên là Vạn Tượng (tên nước Lào cũ), thay nhau chiếm đóng. Mãi cho đến thời chúa Nguyễn thì tình hình mới ổn định trở lại. Tuy nhiên, rất nhiều của cải cướp bóc, những binh khí, đồ gia dụng đã được chôn dấu một cách bí ẩn. Đã có rất nhiều lời đồn thổi về những kho báu cổ được chôn giấu ở mảnh đất này, mà cụ thể hơn là trong những hang động ngầm bí ẩn của đại ngàn Trường Sơn. Một câu chuyện vào thời điểm 50 năm trước, có thông tin lan truyền về một người đàn ông trong một lần đi rừng tìm thấy một cái hang có rất nhiều đồ đồng cổ, lẫn trong đó là một thanh kiếm lệnh bằng vàng được chạm khắc tinh xảo sau đó mò ra khỏi hang. Tuy nhiên, ra đến cửa hang thấy hai đốm sáng đỏ rực, đó là ánh mắt của một con hổ mang chúa cực lớn đang cuộn tròn ngay trước cửa. Mãnh thú nhấc cái đầu lên nhìn, thở phì phì tiến lại, nạn nhân chắp tai vái, rồi chạy tuốt vào sâu bên trong hang, trả lại tất cả những đồ vật mình đã lấy về chỗ cũ thì lại mò ra cửa hang, nhưng không thấy bóng dáng của con rắn hổ mang chúa. Một thời gian ngắn sau, người sơn tràng này mắc bệnh và chết một cách bí hiểm. Gần đây, từng có sự kiện có hàng ngàn người đổ về địa phương xem và cầu khấn tại ngôi mộ vô danh ở ven đường vào xã, đoạn thuộc thôn La Hà Tây, Ba Đồn sau khi xuất hiện con rắn mà người dân địa phương cho là linh thiêng. Tin đồn về con rắn này có từ trước tết nhưng chính thức rộ lên làm lượng người hiếu kỳ càng lúc càng đông, người cầu khấn đã "dâng" hơn 150 triệu đồng, câu chuyện hiếu kỳ và cầu khấn là tự phát của người dân tạo ra sự kiện vụ người dân tụ tập đông người, cầu khấn tại ngôi mộ vô danh, người quá khích còn ngăn lực lượng chức năng dỡ rạp che mộ vô danh có con rắn, tình hình còn diễn biến theo chiều hướng phức tạp khi xuất hiện tình trạng "lên đồng" tại mộ, thu hút khá nhiều người. Sự việc bắt đầu từ việc rộ lên thông tin, tại ngôi mộ vô danh của một phụ nữ ăn xin nằm ven đường vào xã Quảng Văn thuộc địa phận thôn La Hà Tây xuất hiện một con rắn và một số người thêu dệt đó là linh hồn người phụ nữ hiện lên nhập vào rắn nên đến xem, cầu khấn. Sau đó tin lan truyền kéo theo nhiều người ở nhiều địa phương khác cũng đến thắp hương cầu khấn, thông tin về rắn linh xuất hiện trên mộ mệ ăn xin có từ trước tết nhưng chính thức rộ lên ngày mồng 9 tết, nhiều người tụ tập để xem và cầu khấn rắn thần mang lại may mắn. Nhiều người sờ vào con rắn nhưng nó cũng không bò đi, vì quá nhiều người sờ nên mình rắn khô đến nỗi thỉnh thoảng người ta phải đổ nước lên rắn cho ướt. Đình làng Phú Bài, xã Thủy Phù, huyện Hương Thủy, Thừa Thiên Huế cũng lập bài vị thờ ông Dài, ông Cụt. Theo truyền thuyết, đây là hai con rắn, một dài một cụt vốn là con của thần gió từng hiển linh giúp đỡ dân làng, đem lại mưa thuận gió hòa, nên được dân làng tưởng nhớ, tôn xưng là thủy thần. Ở Huế có câu chuyện rắn báo thù và giết đi đứa con trẻ mới đầy 6 tháng tuổi con của người đàn ông chuyên bắt và ăn thịt rắn được người dân làng An Truyền bàn tán xôn xao. Câu chuyện được người dân thêu dệt hết sức li kì, mang đầy tính liêu trai, nhưng đằng sau cái chết con của người ăn thịt rắn vẫn có rất nhiều điều kì bí, không lý giải được. Câu chuyện này về người hấy cặp rắn to như "thanh xà, bạch xà xuất" hiện trước cổng nhà và bị xua đuổi cả đôi rắn đi, đôi rắn tự nhiên biến mất. Nhưng kể từ ngày đôi "thanh xà, bạch xà" ngự trị chễm chệ trước cổng báo hiệu điềm dữ đến, vào chập choạng tối, lại thấy con rắn học trò xuất hiện. Cứ đến nửa đêm thì nhiều loài rắn khác nhau lại bò về, khi làm lễ cúng cô hồn thì thấy con rắn đen, to bằng cổ chân, dài bằng khoảng 1m, con rắn này lại cụt đuôi nằm khoanh tròn chễm chệ dưới chân tượng Phật. Cứ 3 ngày, rắn cụt đuôi lại ghé nhà một lần. Nhiều sự việc trùng khớp kể từ ngày "xà nhập trạch", Sau khi nhập trạch được 4 tuần, thì vào một đêm tối đó, mọi người không thấy "thần" rắn cụt đuôi, đôi "thanh xà, bạch xà". Câu chuyện xà nhập trạch xuất hiện cả ba năm nay, bất kể người dân nào trong làng đều biết. Tung tích của ba con rắn "thần" được người dân lí giải hết sức kì bí, có thể các "ngài" đã di chuyển sang các đồi núi lân cận ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thanh Hóa. Sự biến mất đầy bí ẩn của ba con rắn khiến gia đình quyết định lập bàn thờ để hàng đêm khấn vái, quỳ lạy van xin tha thứ tội lỗi đã gây ra, còn có chuyện chuyện "có một cặp rắn hổ mang" sau khi bị một người dân trong làng giết chết, con rắn còn lại đêm nào cũng về báo thù, dân làng An Truyền sợ đến nỗi hễ mỗi lần ở trong nhà hay ra đường trên đầu đều phải trết bùn, đội nón vì sợ bị rắn cắn trúng đầu. Bình Định là vùng đất thuộc Vương quốc Champa cổ xưa, cư dân ở đây do ảnh hưởng của Ấn Độ giáo cũng có tục thờ rắn Naga. Trong số di tích kiến trúc tháp cổ Chăm-pa còn lại trên đất Bình Định, tại Dương Long thuộc xã Tây Bình, huyện Tây Sơn là cụm tháp chịu ảnh hưởng nghệ thuật Khơme rõ nét, đó chính là hình tượng rắn Naga. Rắn Naga ở tháp Dương Long được chạm khắc chi li, cầu kỳ, đa dạng, trang trí khá đậm đặc từ xung quanh chân tháp lên đến các cửa giả, cửa chính, các ô khám và viền xung quanh. Hình tượng rắn Naga trang trí nhiều ở tháp Dương Long đã nói lên quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa giữa người Chăm, người Ấn Độ và người Khơme. Hinh ảnh rắn thần Naga trong kiến trúc Champa cổ còn được lưu giữ lại Ở sân chùa Hoa Tiên có một cây cốc đại cổ thụ, thân cây phải 3-4 người ôm. Người ta đồn rằng, dưới gốc cây có một kho vàng khổng lồ được người Hời (người Chăm) chôn giấu từ hàng trăm năm trước, nhiều nhân chứng còn khẳng định có một cặp bạch xà ngày đêm canh giữ kho báu không cho bất kỳ kẻ nào mạo phạm. Người dân cho rằng, ban đêm họ thường thấy ánh vàng sáng rực di chuyển xung quanh "thần mộc". Họ đồn rằng, "vàng từ dưới đất chui lên hóa dạng con gà đi ăn" nhưng khi nghe tiếng động hoặc thấy bóng dáng con người là "đàn gà vàng" biến mất trong nháy mắt, người dân tin rằng những đàn gà vàng đi ăn trong đêm chính là vong hồn của những trinh nữ bị chôn sống theo kho vàng hóa thân mà thành. Trong văn hóa người Chăm trước kia có rất nhiều giai thoại về việc sử dụng bùa ngải để trấn giữ những thứ quý giá của riêng mình hoặc của dòng tộc. Và hình thức "yểm bùa" bằng trinh nữ cũng đã từng được sử dụng. Linh hồn sẽ không được đầu thai nên sẽ phải làm "thần giữ của" mãi mãi cho đến khi lời nguyền được hóa giải, người dân còn tin rằng kho vàng linh thiêng được một cặp rắn thần canh giữ suốt đêm ngày, không có người nào dám làm bậy. Truyền rằng, một hôm tại gốc cây đại thụ bỗng xuất hiện hai tượng Phật kì dị, nhiều người trong chùa nhìn thấy một cặp rắn khổng lồ thoắt ẩn thoắt hiện xung quanh "linh thụ". Cặp bạch xà dài tới 4 thước và trên đỉnh đầu có mào đỏ rực như lửa. Ở Bến Gỗ, xã An Hòa, Biên Hòa, Đồng Nai có một ngôi miếu nhỏ được nhân dân xây dựng để thờ thần rắn, theo tục thờ rắn của người Nam Bộ xưa, đây là ngôi miếu duy nhất ở Đồng Nai còn thờ rắn. Ngôi miếu có tên là miếu bà Khoanh, chữ "Khoanh" không phải tên một người mà là một động tác khoanh tròn của một con rắn rất lớn. Ban đầu, miếu có tên là miếu rắn Bà Khoanh, vì thời khẩn khoang, người dân "kiêng cữ" từ "rắn" nên mới gọi miếu Bà Khoanh. Truyền thuyết kể rằng xưa kia có một con rắn cái to bằng bắp chân người lớn, đầu có mào đỏ chót hay về nằm khoanh tròn trên bờ sông. Nhân dân làng Bến Gỗ cho là điềm lành, có đấng thần linh về phù hộ mùa màng tươi tốt, bội thu nên xây một ngôi miếu bằng tre lá để thờ bà thần Rắn. Sau này, dòng họ Mai ở xóm Chài (Bến Gỗ) đã phát tâm xây dựng và trùng tu ngôi miếu to đẹp hơn bằng gạch, đá, gỗ vào các năm 1930, 1954. Hằng năm, miếu Bà Khoanh cúng giỗ lớn vào rằm tháng 3 âm lịch, đặc biệt ở đây còn duy trì tục cúng thịt heo sống. Nhân dân Bến Gỗ vẫn còn truyền tụng nhau một câu chuyện về Ngày cúng lễ, vào nửa đêm họ thường nghe rất rõ tiếng nhạc ngựa và tiếng ngựa hí từ hướng sông Bến Gỗ chạy vọng dần dần lên ngôi miếu. Người ta tin rằng bà Rắn Khoanh ở dưới lòng sông Bến Gỗ cưỡi ngựa lên dự lễ cúng cùng nhân dân địa phương và để nhận vật phẩm cúng là thịt heo sống và tục cúng giỗ "bà" rắn vẫn được duy trì xuyên suốt thời gian từ xa xưa đến nay, sự tích về miếu bà rắn Khoanh được ghi trong cuốn "Thông chí xã An Hòa" Với người dân miền Tây Nam Bộ, cùng với hổ, cá sấu thì rắn cũng là đối tượng phải dè chừng, đối phó và chinh phục. Ngày nay vẫn lưu truyền nhiều câu chuyện, giai thoại về rắn. Người ta sợ rắn, muốn cầu thân với rắn và do thế, thờ rắn. Hình tượng con rắn trong văn hóa dân gian Tây Nam Bộ được thể hiện qua những câu ca lưu truyền từ rất lâu. Theo bước chân người mở cõi ở miệt đất này, hình tượng con rắn đã in đậm trong tâm thức của họ. Rắn đã trở thành một nét văn hoá trong đời sống của người bình dân Miền Tây. Ở đồng bằng sông Cửu Long ngày nay vẫn lưu truyền nhiều giai thoại về rắn. Người ta sợ rắn, muốn cầu thân với rắn và thờ rắn do đó kể chuyện về rắn. Tại xã Định Thủy, huyện Mỏ Cày, Bến Tre có một ngôi đình gọi là Đình Rắn, tại đây vẫn lưu truyền về đôi rắn thần khổng lồ, hiền lành. Người dân Rạch Giá, Kiên Giang vẫn kể về đôi rắn thần ở đền Vĩnh Hòa bằng một niềm tin và thái độ tôn kính. Ngoài ra ở vùng U Minh hạ đến nay vẫn lưu truyền hững huyền kỳ về con rắn hổ mây khổng lồ. Trong tâm thức của người dân Rạch Giá, khi đôi rắn thần xuất hiện cũng là lúc Ngài báo cho bà con trúng mùa. Hay trong truyền thuyết về Thiên Hộ Dương ở Đồng Tháp Mười cũng nói đến đạo binh rắn giúp vị anh hùng đánh giặc Pháp. Cũng như nhiều làng ở tỉnh Long An thờ trăn rắn, một đối tượng gây hiểm hoạ cho con người khi khai phá, rừng cây đầm lầy, tục thờ cá đao cũng có ở nhiều nơi Nam Bộ, loại cá có ngạnh sắc như dao, gây thương tích cho con người, nếu nhiễm trùng cũng có thể dẫn đến tử vong Văn hóa của khu vực Tây Nam Bộ khi các câu chuyện của nhân dân địa liên quan đến hai lớp tín ngưỡng là Tín ngưỡng thờ Hổ và tín ngưỡng thờ Rắn. Cơ sở của tín ngưỡng này gắn với buổi ban đầu đi mở đất, mở cõi của những cư dân người Việt đầu tiên trên vùng đất này điều này phản ánh cụ thể ở Đình Rắn, xuất hiện lớp tín ngưỡng đầu tiên là thờ thần tự nhiên (Cọp và Rắn) do các cư dân đến khai phá tạo nên. Hổ, rắn, cá sấu trở thành những đối tượng mà họ vừa cầu thân, thờ cúng vừa đấu tranh, chinh phục để tồn tại. Nếu như hổ gợi nhắc về vị thần núi, chúa sơn lâm thì hình tượng rắn lại gợi nhắc về vị thủy thần là hai vị thần quan trọng bậc nhất trong thần điện của người Việt. Cặp biểu tượng Núi-Nước (Sơn-Thủy), Âm-Dương lại được tái hiện qua hai hình tượng Hổ-Rắn. Việc thờ hổ phản ánh ký ức kinh hoàng về sự tác oai tác quái của hổ đối với đời sống thì tính chất hiền của đôi rắn thần không hại ai bao giờ là sự khúc xạ của hình ảnh những con sông ngòi, kênh rạch Nam bộ vốn hiền hòa, thường xuyên bồi đắp phù sa cho những cánh đồng thẳng cánh cò bay, mang lại nguồn lợi thủy sản cho cuộc sống ấm no của người dân (khác với hình ảnh những con sông và mùa lũ hung hãn như ở miền Bắc và miền Trung).
Beatrice của Sicilia ( Palermo, 1260 – Hầu tước Saluzzo, 1307) là một Vương nữ Sicilia. Năm 1296, bà trở thành phối ngẫu của Marchioness của Saluzzo. Beatrice là con gái của Manfredi I của Sicilia và Eleni Angelina của Ipeirou. Sau khi cha bị đánh bại và giết chết tại trận Benevento vào ngày 26 tháng 2 năm 1266, Beatrice bị giam ở Lâu đài Monte ở Napoli cùng với gia đình. Vương nữ chỉ được tự do vào năm 1284, sau Trận chiến Vịnh Napoli, nhờ có Roger xứ Llúria. Năm 1286, Beatrice kết hôn với Manfredi IV xứ Saluzzo, con trai của Tommaso I xứ Saluzzo. Năm 1296, sau khi bố chồng qua đời, Beatrice trở thành Hầu tước phu nhân xứ Saluzzo. Beatrice qua đời năm 1307. Beatrice và Manfredi có hai người con: