id
int64
2
19.8M
revid
stringlengths
1
8
url
stringlengths
37
44
title
stringlengths
1
250
text
stringlengths
2
259k
3,864
922010
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3864
Kim loại kiềm
Kim loại kiềm (tiếng Anh: "Alkali metal") là một nhóm các nguyên tố hóa học gồm có lithi (Li), natri (Na), kali (K), rubidi (Rb), caesi (Cs) và franci (Fr). Các kim loại kiềm cùng với hydro tạo thành nhóm IA, nằm trong khối nguyên tố s của bảng tuần hoàn. Tất cả các kim loại kiềm đều có electron ngoài cùng nằm ở orbital-s, và do có chung cấu hình electron giúp các nguyên tố này có các tính chất hóa học tương đối giống nhau. Các nguyên tố kim loại kiềm cũng là những ví dụ tốt cho xu hướng biến đổi tuần hoàn trong bảng tuần hoàn hóa học, với các nguyên tố thể hiện tính đồng đẳng trong các phản ứng. Nhóm các nguyên tố này cũng thường được gọi là họ lithium (tiếng Anh: "lithium family"), lấy tên nguyên tố đầu tiên của nhóm này là lithi. Các kim loại kiềm có ánh kim, mềm, dễ dàng phản ứng ở nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn và dễ nhường đi electron ngoài cùng của nó để trở thành một cation với số oxi hóa +1. Nó có thể được cắt dễ dàng bởi một lưỡi dao nhờ độ mềm của chúng, lộ ra một bề mặt ánh kim nhưng bị rữa ngay sau đó do tác dụng với nước và ôxy (nếu với lithi là nitơ) trong không khí. Do sự dễ phản ứng của chúng, các kim loại kiềm thường được bảo quản trong dầu hỏa để tránh nó bị hỏng khi để trong không khí. Tất cả các kim loại kiềm đều phản ứng với nước, càng kim loại ở các chu kỳ sau càng phản ứng mạnh mẽ hơn - từ đó khiến caesi là nguyên tố phản ứng dễ dàng và mạnh nhất trong nhóm. Tất cả các kim loại kiềm đều xuất hiện trong tự nhiên dưới dạng hợp chất thay vì dạng đơn chất của chúng, với natri dễ tìm nhất - sau đó là kali, lithi, rubidi, caesi và cuối cùng là franci - vốn rất hiếm do tính phóng xạ mạnh của nó, khi chỉ xuất hiện vài phút trong vết đồng vị phóng xạ như một bước trong chuỗi phân rã trong tự nhiên. Ununenni (Uue) - nguyên tố được dự đoán là nguyên tố tiếp theo trong họ kim loại kiềm vẫn chưa được tổng hợp thành công, dù cho nhiều thí nghiệm tổng hợp đã được thực hiện. Tuy nhiên, Ununenni có thể không phải là kim loại kiềm do hiệu ứng lượng tử, khi mà hiệu ứng này đã giúp dự đoán nhiều tính chất hóa học của các nguyên tố siêu nặng. Đa số các kim loại kiềm đều có nhiều ứng dụng thực tiễn. Một trong những ứng dụng được biết tới nhiều nhất là việc sử dụng rubidi và caesi trong các đồng hồ nguyên tử, mà đồng hồ nguyên tử của caesi được làm chuẩn cho đơn vị thời gian giây. Các hợp chất của natri cũng có nhiều ứng dụng, mà cụ thể là đèn hơi natri và muối ăn - hợp chất của natri và chlor đã được sử dụng từ lâu. Lithi được sử dụng để làm thuốc điều trị tâm thần hoặc làm anot của các pin lithi. Natri, kali và lithi đều là các nguyên tố khoáng như các chất điện li các dung môi sinh học, và mặc dù các nguyên tố kim loại kiềm khác không phải nguyên tố khoáng - chúng đều có những ảnh hưởng, dù tốt hay xấu lên cơ thể động vật. Lịch sử. Các hợp chất của natri đã được biết tới từ thời cổ đại, như muối (hay natri chloride) là gia vị, đồng thời là hàng hóa quan trọng trong các hoạt động của con người, với từ tiếng Anh "salt" được biến điệu từ từ "salary" - lấy nguyên gốc từ "salarium", khi mà những người lính La Mã được trả tiền để có thể mua muối ăn. Quặng potash cũng đã được sử dụng từ thời cổ đại, nhưng trong phần lớn chiều dài lịch sử người ta không biết rằng nó không phải là một muối khoáng của natri. Georg Ernst Stahl đã có những bằng chứng từ thí nghiệm thực tiễn, điều đó giúp ông đưa ra ý tưởng về việc công bố sự khác nhau cơ bản giữa các muối của natri và kali vào năm 1702, và Henri-Louis Duhamel du Monceau đã chứng minh sự khác biệt này vào năm 1736. Tuy nhiên, hợp chất cụ thể của kali và natri và trạng thái tự nhiên của hai nguyên tố này vẫn chưa được biết tới khi đó - từ đó cũng khiến Antoine Lavoisier không thêm bất cứ nguyên tố kim loại kiềm nào vào danh sách các nguyên tố hóa học của ông vào năm 1789. Kali nguyên chất được điều chế lần đầu tiên vào năm 1807 tại Anh bởi Humphry Davy, ông làm điều này bằng cách điều chế từ kali hydroxide, sau đó điện phân muối nóng chảy mới bởi pin Volta - dụng cụ mới được phát minh khi đó. Các thử nghiệm điện phân trước đó đều thất bại do khả năng phản ứng mạnh của kali, tuy nhiên thành công này cũng đánh dấu lần đầu tiên kim loại được phân lập bằng phuơng pháp điện phân. Cùng năm, Davy cũng công bố việc ông điều chế natri nguyên chất, cũng với một hóa chất tuơng đuơng là xút bởi một kĩ thuật tuơng đuơng, từ đó công bố nguyên tố mới và định nghĩa hai muối của hai kim loại này hoàn toàn khác nhau. Petalite (hay LiAlSi4O10) được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1800 bởi nhà hóa học người Brasil José Bonifácio de Andrada tại một hầm mỏ trên đảo Utö, Thụy Điển. Tuy nhiên, phải tới năm 1817, khi phân tích mẫu quặng này, Johan August Arfwedson khi đang làm việc trong phòng thí nghiệm của Jöns Jacob Berzelius mới phát hiện ra sự xuất hiện của một nguyên tố mới. Nguyên tố mới này khi tạo thành các hợp chất có các tính chất tương tự như natri và kali, dù cho dạng muối carbonate và hydroxide của nó tan ít hơn trong nước, nhưng lại tạo ra môi trường kiềm mạnh hơn. Berzelius đã đặt tên cho nguyên tố chưa biết này là "lithion/lithina," lấy nguyên gốc từ từ "λιθoς" (chuyển tự: "lithios", có nghĩa là "hòn đá") trong tiếng Hy Lạp cổ đại, để nhấn mạnh nguồn gốc tìm ra nguyên tố này từ trong các quặng rắn, khác với kali khi được tìm thấy trong tro khi đốt các loài thực vật, hay natri với nồng độ tương đối trong máu động vật. Kim loại bên trong quặng petalite được ông đặt tên là "lithium". Liti, natri và kali đều là một phần trong quá trình tìm ra sự biến đổi tuần hoàn của bảng tuần hoàn, khi chúng cùng nằm trong một bộ ba các nguyên tố chung một nhóm và được Johann Wolfgang Döbereiner chỉ ra những điểm giống nhau về tính chất hóa học vào năm 1850. Rubidi và caesi là những nguyên tố đầu tiên được phát hiện mới bằng việc sử dụng một máy quang phổ - thiết bị mới được phát minh vào năm 1859 bởi Robert Bunsen và Gustav Kirchhoff. Trong năm tiếp theo, họ tìm ra caesi trong các mẫu nước khoáng từ Bad Dürkheim, Đức. Năm 1861, hai nhà khoa học này tìm ra rubidi trong các mẫu quặng lepidolite. Tên của rubidi và caesi bắt nguồn từ quang phổ phát xạ của chúng, với một đường xạ đỏ của rubidi (lấy từ tiếng Latinh từ "rubidus", nghĩa là đỏ đậm hay đỏ chói) và một đường xạ xanh da trời của caesi (lấy từ tiếng Latinh từ "caesius", nghĩa là xanh da trời). Khoảng năm 1865, John Newlands xuất bản một ấn bản mà ở đó ông liệt kê các nguyên tố theo chiều tăng dần của nguyên tử khối, cùng với đó là những nguyên tố có tính chất vật lý/hóa học tương tự nhau được xếp vào từng nhóm tám nguyên tố một - ông làm điều này dựa trên những quãng tám của âm nhạc, khi mà các nốt nhạc trong cùng một quãng tám có các tính chất âm tương đồng nhau. Ấn bản này của ông liệt kê toàn bộ các nguyên tố kim loại kiềm được biết tới khi đó (từ lithi tới caesi), cùng với đồng, bạc và thali (nguyên tố thể hiện số oxi hóa +1 trong các hợp chất giống với kim loại kiềm) đều được xếp vào một nhóm. Tuy nhiên, ông cũng xếp hydro vào cùng nhóm với các halogen. Sau năm 1869, Dmitri Ivanovich Mendeleev trong bảng tuần hoàn hóa học của mình, ông sắp xếp lithi đứng đầu nhóm các nguyên tố với natri, kali, rubidi, caesi và thali. Hai năm sau đó, Mendeleev chỉnh lý lại bảng tuần hoàn của mình, đặt hydro trong cùng nhóm 1 và trước lithi, ông cũng đồng thời chuyển thali xuống nhóm Bor. Trong phiên bản năm 1871, đồng, bạc và vàng xuất hiện tới hai lần, vừa trong nhóm IB, vừa xuất hiện trong "nhóm VII" mà ngày nay trở thành các nhóm từ 8 tới 11. Sau khi bảng tuần hoàn gồm 18 cột lần đầu tiên được giới thiệu, nhóm nguyên tố IB được chuyển tới vị trí như hiện của chúng tại khối nguyên tố d, còn các kim loại kiềm được đặt tại nhóm IA. Năm 1988, nhóm này được đổi tên thành "nhóm 1". Tên gọi chung "kim loại kiềm" tới từ việc các hydroxide của các nguyên tố trong nhóm 1 này đều tạo ra những môi trường kiềm mạnh khi tan trong nước. Có ít nhất bốn lần người ta thất bại trong việc phát hiện nguyên tố cuối cùng trong nhóm kim loại kiềm, trước khi Marguerite Perey thuộc Viện Curie tại Paris, Pháp tìm ra nguyên tố franci vào năm 1939 trong khi tinh chế một mẫu actini-227, được báo cáo có mức năng lượng phân rã là 220 keV. Tuy nhiên, Perey đã phát hiện các hạt phân rã có mức năng lượng dưới 80 keV, khiến bà nghĩ rằng việc phân rã này đã được thực hiện bởi một nhân tố phân rã chưa được biết tới xuất hiện trong quá trình tinh khiết hóa mẫu actini-227. Các thử nghiệm khác nhau đã loại trừ khả năng nhân tố mới này là thori, radi, chì, bismuth hay thali. Sản phẩm mới được sinh ra thể hiện các tính chất hóa học của một kim loại kiềm, điều này khiến Perey tin rằng đây chính là nguyên tố có số hiệu 87, là sản phẩm của quá trình phân rã alpha của actini-227. Sau đó, Perey đã thử nghiệm để xem liệu phân rã beta có tạo ra sản phẩm khác với phân rã alpha hay không, bà đặt nguồn tia alpha ở mức 0,6%, sau này nâng lên 1% theo phương trình: <chem>^{227}_{89}Ac ->[{α}][{21,77 năm}] ^{223}_{87}Fr ->[{β−}][{22 phút}] ^{223}_{88}Ra ->[{α}][{11,4 ngày}] ^{219}_{86}Rn</chem> Nguyên tố tiếp theo sau franci trong bảng tuần hoàn được dự đoán là ununenni (Uue), với số hiệu nguyên tố 119. Các thử nghiệm tổng hợp ununenni lần đầu tiên được thực hiện vào năm 1985 bằng việc bắn phá einsteini-254 bằng ion của calci-48 trong máy gia tốc SuperHILAC tại Berkeley, Carlifornia, tuy nhiên không tạo ra bất cứ nguyên tử nào mới, dẫn tới việc giới hạn vùng phản ứng dưới 300 nb. + → * → không phản ứng Người ta cho rằng những phản ứng này sẽ không thật sự tạo ra bất cứ nguyên tử ununenni nào trong tương lai gần, gián tiếp khiến cho việc tạo một lượng einsteini-254 vừa đủ để sử dụng cho việc điều chế các nguyên tố siêu nặng trở nên khó khăn hơn do có khối lượng nguyên tử lớn, chu kì bán rã dài 270 ngày, nhưng chỉ có thể được điều chế trong phòng thí nghiệm với lượng nhỏ hơn rất nhiều so với nhu cầu đặt ra. Tuy nhiên, khi mới chỉ có ununenni là nguyên tố chu kì 8 đầu tiên trong bảng tuần hoàn hóa học được mở rộng, nó có thể được tìm ra trong tương lai thông qua các phản ứng khác, và hiện tại đang có những nỗ lực tổng hợp tại Nhật Bản. Cho tới nay, người ta chưa thành công điều chế bất cứ nguyên tố chu kì 8 nào, tuy nhiên giới hạn nuclon cho rằng chỉ có các nguyên tố đầu chu kì 8, có số hiệu nguyên tử dưới 128 mới có thể được điều chế và tồn tại trên phương diện vật lý. Chưa có bất cứ thử nghiệm nào được thực hiện để điều chế những nguyên tố kim loại kiềm nặng hơn do số hiệu nguyên tử quá lớn của chúng, và chúng sẽ cần những phương pháp, kĩ thuật mới và mạnh hơn. Phổ biến. Trong hệ Mặt Trời. Quy luật Oddo-Harkins cho rằng các nguyên tố với số hiệu nguyên tử chẵn phổ biến hơn các nguyên tố có số hiệu lẻ, với trường hợp ngoại lệ là hydro. Quy luật này cũng khẳng định rằng các nguyên tố với số hiệu nguyên tử lẻ có một proton đơn lẻ và có xu hướng giữ một proton khác, từ đó tăng số hiệu nguyên tử của nó lên thành một số chẵn. Đối với các nguyên tố với số hiệu chẵn, các proton đều bắt cặp, mỗi proton trong cặp thiết lập quỹ đạo quay của proton còn lại, tăng tính bền vững cho nó. Các kim loại kiềm đều có số hiệu nguyên tử lẻ và không phổ biến như các nguyên tố có số hiệu chẵn kề chúng (nhóm khí trơ và kim loại kiềm thổ) trong hệ Mặt Trời. Các kim loại kiềm nặng hơn cũng ít phổ biến hơn các kim loại nhẹ hơn, như từ rubidi trở đi chỉ có thể được tổng hợp trong các siêu tân tinh mà không thể bởi tổng hợp hạt nhân sao. Lithi cũng có lượng ít hơn natri và kali do được tổng hợp rất ít bởi tổng hợp hạt nhân Big Bang và trong các ngôi sao,
3,866
798851
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3866
Au
Từ viết tắt Au hoặc AU có thể dùng để chỉ:
3,869
70349677
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3869
Kanji
, còn gọi là chữ Hán tiếng Nhật, là những chữ Hán được dùng để viết tiếng Nhật. Tên gọi. Từ "kanji" bắt nguồn từ từ tiếng Nhật 漢字 (chuyển tự La-tinh: "kanji"). Cách viết "kanji" của nó được lấy từ hình thức chuyển tự La-tinh của từ tiếng Nhật này. Trong tiếng Nhật, từ 漢字 "kanji" được dùng để chỉ cả những chữ Hán được dùng để viết tiếng Nhật lẫn những chữ Hán được dùng để viết các ngôn ngữ khác. Từ "kanji" trong tiếng Việt thường được dùng để chỉ những chữ Hán dùng để viết tiếng Nhật, hiếm khi được dùng để chỉ chữ Hán dùng để viết các ngôn ngữ khác. Từ tiếng Nhật 漢字 "kanji" bắt nguồn từ từ tiếng Hán 漢字 (âm Hán Việt: "Hán tự"). Thư tịch tiếng Hán cổ nhất đã biết có sử dụng tên gọi 漢字 "Hán tự" để chỉ chữ Hán là sách 梵語千字文 "Phạm ngữ thiên tự văn" (còn có tên gọi khác là 唐字千鬘聖語 "Đường tự thiên man thánh ngữ", 梵唐千字文 "Phạm Đường thiên tự văn") do nhà sư đời Đường Nghĩa Tịnh viết dưới thời vua Đường Cao Tông. Thư tịch cổ nhất đã biết do người Nhật viết gọi chữ Hán là 漢字 "Hán tự" là sách 照権実鏡 "Chiếu quyền thật kính" do nhà sư Tối Trừng viết năm Hoằng Nhân (弘仁) thứ 8 (Tây lịch năm 817). Tên gọi 漢字 "Hán tự" được dùng trong sách để phân biệt chữ Hán với một loại văn tự khác được đề cập đến trong sách là chữ Phạm. 漢字 "Hán tự" trở thành tên gọi phổ biến của chữ Hán ở Nhật Bản trước khi nó trở nên phổ biến ở Trung Quốc. Tại Trung Quốc, trước thời cận đại, trong tiếng Hán không có tên gọi chỉ riêng chữ Hán được đông đảo người nói tiếng Hán biết đến. Suốt trong khoảng thời gian từ khi xuất hiện tên gọi 漢字 "Hán tự" cho đến trước thời cận đại, người nói tiếng Hán thường chỉ gọi chữ Hán là 字 "tự" hoặc 文 "văn" hoặc 文字 "văn tự". Các tên gọi này đều chỉ có nghĩa là chữ, chữ viết, không phải là tên gọi chỉ riêng chữ Hán. Thời Thanh mạt (1840–1912), một số người Trung Quốc có học vấn sang Nhật Bản, biết được rằng người Nhật gọi chữ Hán là 漢字 "Hán tự", sau khi trở về Trung Quốc đã dùng từ 漢字 "Hán tự" để chỉ chữ Hán. Nhờ đó mà tên gọi 漢字 "Hán tự" mới trở nên phổ biến trong tiếng Hán. Khi hiragana và katakana chưa xuất hiện, tiếng Nhật được viết hoàn toàn bằng chữ Hán. Giống như âm Hán Việt của người nói tiếng Việt, người nói tiếng Nhật cũng có âm đọc tiêu chuẩn bắt nguồn từ tiếng Hán để đọc chữ Hán trong văn bản văn ngôn. Âm đọc của chữ Hán khi được dùng để viết tiếng Nhật có thể giống với âm văn ngôn hoặc không. Nghĩa mà một chữ Hán biểu thị khi được dùng để viết tiếng Nhật có thể giống hoặc khác với nghĩa mà của chữ Hán đó biểu thị khi được dùng để viết văn ngôn. Khi âm và nghĩa của chữ Hán dùng để viết tiếng Nhật đều giống với âm và nghĩa của chữ Hán khi dùng để viết văn ngôn thì chữ Hán được người nói tiếng Nhật thời xưa gọi là 真名 "chân danh". Khi âm hoặc nghĩa hoặc cả âm lẫn nghĩa của chữ Hán dùng để viết tiếng Nhật không giống âm và nghĩa của chữ Hán trong văn ngôn thì chữ Hán được gọi là 仮名 "giả danh". Chữ Hán dùng theo kiểu 仮名 "giả danh" về sau phát triển thành chữ 平仮名 "bình giả danh" và 片仮名 "phiến giả danh". Hiện nay, chữ 仮名 "giả danh" theo nghĩa nêu trên được gọi là 万葉仮名 "vạn diệp giả danh", trong khi 仮名 "giả danh" thì thường được dùng để chỉ chung bình giả danh và phiến giả danh. Lịch sử. Có một số bất đồng về cách thức chữ Hán du nhập vào Nhật Bản, nhưng ý kiến được chấp nhận rộng rãi nhất là các nhà sư đã mang các văn bản chữ Hán vào Nhật vào khoảng thế kỉ thứ 5. Các văn bản này được viết bằng chữ Hán vào và lúc đầu cũng được đọc bằng âm Hán. Tuy nhiên qua thời gian, hệ thống Hán văn (漢文, "kanbun") xuất hiện - nó dùng văn bản chữ Hán với dấu thanh cho phép người Nhật đọc nó theo quy tắc ngữ pháp tiếng Nhật. Lúc bấy giờ tiếng Nhật chưa có dạng chữ viết. Ngay cả hệ thống chữ viết "vạn diệp giả danh" (万葉仮名 "man'yōgana", được dùng trong tuyển tập thơ cổ "Vạn diệp tập") cũng dùng bộ Kanji với số ký tự hạn chế nhằm ký âm, chứ không nhằm diễn đạt ngữ nghĩa. Man'yōgana viết ở dạng đường cong trở thành "hiragana" (ひらがな, 平仮名), một hệ thống chữ viết dành cho phụ nữ (không được phép tham gia vào nền giáo dục cao). Hầu hết văn chương của phụ nữ vào thời đại Heian được viết bằng hiragana. Song song đó, "katakana" (カタカナ, 片仮名) xuất hiện do được các tu sinh giản lược "manyogana" thành một thành tố đơn. Hiragana và katakana được gọi chung là "kana". Khi hệ thống chữ viết tiếng Nhật trưởng thành và mở rộng, kanji được dùng để viết một số phần trong câu, như danh từ, tính từ và động từ, còn "hiragana" được dùng để viết đuôi của động từ ("okurigana"), từ chỉ có ở tiếng Nhật và từ khó đọc hay nhớ bằng Kanji. Hiragana cũng được dùng trong sách dùng cho trẻ em và khi muốn giảm nhẹ mức độ của từ hoặc lời yêu cầu, thí dụ như từ "kudasai" (ください, xin vui lòng) và "kodomo" (子供, trẻ em). Ngược lại, vì có hình dạng góc cạnh, katakana được dùng để biểu thị từ tượng thanh, các âm thô và đột ngột, âm thanh của động vật và từ vay mượn của nước ngoài. Tuy nhiên cần lưu ý rằng việc dùng katakana để viết từ vay mượn chỉ xuất hiện sau này. Lúc đầu, các từ này được viết bằng kanji, dựa theo nghĩa (煙草 tabako, thuốc lá) hay theo phát âm (tempura 天婦羅 hay 天麩羅, tên một món ăn). Ngày nay thì ngược lại. Từ vay mượn, đặc biệt là gốc tiếng Anh, đang nhanh chóng thay thế cả những từ thường dùng có sẵn dạng tương đương trong tiếng Nhật thay vì được dùng để lấp khoảng trống từ vựng. Một giáo sư ngôn ngữ học ước tính đến 1/3 tiếng Nhật văn nói dùng từ vay mượn hay wasei-eigo, từ tiếng Anh được phát minh bởi người Nhật và từ kết hợp như パソコン "pasokon" (personal computer, máy tính cá nhân) Các loại chữ Hán đặc thù trong tiếng Nhật. Chữ Hán người Nhật tự tạo. Trong khi một số từ chữ Hán trong tiếng Nhật và trong tiếng Trung có thể đọc qua lại lẫn nhau, một số từ Kanji của tiếng Nhật không có chữ Hán tương đương trong tiếng Trung. Ngoài những từ được dùng với nghĩa khác, những từ có cùng nghĩa nhưng viết khác, cũng có những từ riêng của tiếng Nhật được gọi là "Quốc tự" (国字 "Kokuji"), còn được gọi là "Hoà chế Hán tự" (和製漢字 "Wasei Kanji", tức "chữ Hán do người Nhật tạo ra"). Có hàng trăm Quốc tự (xem danh sách ở sci.lang.japan AFAQ ), và mặc dù một số từ này ít được dùng, những từ còn lại đã góp phần quan trọng và ngôn ngữ viết tiếng Nhật. Ví dụ như: Chữ Hán dùng khác với tiếng Trung. "Quốc huấn" (国訓 Kokkun) là những chữ Hán có nghĩa trong tiếng Nhật khác với nghĩa nguyên thủy trong tiếng Trung. Thí dụ: Kiểu chữ cũ và mới. Một số Kanji trong tiếng Nhật có thể được viết theo 2 thể khác nhau: thể kanji cũ được gọi là và thể kanji mới được gọi là . Dưới đây là một số thí dụ về hai cách viết, trong đó cách viết cũ đứng trước cách viết mới: Cựu tự thể được dùng trước khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc; sau chiến tranh chính phủ Nhật đưa ra tân tự thể với lối viết đơn giản hóa. Một số chữ mới này tương tự với chữ Hán giản thể được dùng tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Thường thì trong tiếng Nhật, nếu chữ Hán đó có Shinjitai thì Kyujitai sẽ không được sử dụng. Tuy vậy nhiều chữ ở Kyujitai vẫn được dùng thường xuyên dù có Shinjitai, và giữa 2 tự thể còn có thể khác nghĩa. Ví dụ chữ "Long" (ryuu - "rồng"), Kyujitai: 龍, Shinjitai: 竜, đều dùng phổ biến như nhau. Hay chữ "diệp", Kyujitai: 葉 - "は(ha) - lá cây", nhưng ở Shinjitai: 叶, nó chỉ được dùng trong động từ "kanaimasu" - 叶います - "đáp ứng, phù hợp", và không thể tráo đổi 2 thể này ở từ "lá cây" và "đáp ứng" được (tức là muốn viết chữ "diệp" có nghĩa là "lá cây", phải viết chữ 葉, không được viết chữ 叶, dù 2 thể của chữ "diệp" này trong tiếng Nhật đều được sử dụng phổ biến). Có một số chữ Hán Tân tự thể trong tiếng Nhật viết giống Giản thể của tiếng Trung, tuy nhiên Cựu tự thể và Phồn thể của hai bên là khác nhau. Ví dụ như chữ 芸, ở Trung Quốc nó là giản thể của chữ 蕓 ("vân" - trong "vân đài", một tên Hán Việt cổ của rau cải bẹ xanh), tuy nhiên ở Nhật Bản nó là tân tự thể của chữ 藝 ("nghệ" - trong "nghệ thuật", "kỹ nghệ"). Vì thế chữ 芸 nếu sử dụng trong tiếng Trung sẽ mang âm Hán Việt là "vân", còn nếu sử dụng trong tiếng Nhật nó sẽ mang âm Hán Việt là "nghệ". Cũng có những chữ Hán được dùng trong tiếng Nhật chỉ với mục đích phát âm gọi là "ateji" (当て字 ), và nhiều chữ Hán không được dùng trong tiếng Nhật. Tuy nhiên, về mặt lý thuyết, bất cứ chữ Hán nào cũng có thể là chữ Nhật Bản. Đại Hán-Hòa từ điển (大漢和辞典, "Morohashi Daikanwa Jiten") là từ điển chữ Hán dùng trong tiếng Nhật lớn nhất cho đến nay; nó có gần 5 vạn mục từ, bao gồm cả những mục từ chưa từng được dùng trong tiếng Nhật. Ký tự đặc biệt đứng cùng Kanji. Trong tiếng Nhật, có một số ký tự đặc biệt được sử dụng khi viết cùng Kanji: Dấu lặp lại Kanji ngay trước - "々" - được gọi là "kurikaeshi" (くりかえし). Ký tự này khi viết sau 1 chữ Hán, ta sẽ đọc nó theo âm của chữ Hán trước nó (tất nhiên sẽ có vài trường hợp biến âm sang âm đục hay âm bán đục cùng hàng). Ký tự này giúp người viết không cần phải viết lại chữ Hán ở trước nó. VD: Chữ "ke - ケ" của katakana khi viết nhỏ lại (nhỏ bằng chữ "tsu - っ/ッ" với chức năng là âm ngắt) và đứng cạnh chữ Hán, sẽ được đọc là "ka" hoặc "ga". Cách đọc. Do cách thức du nhập vào tiếng Nhật, một ký tự kanji có thể được dùng để viết một hoặc nhiều từ (hay hình vị, trong hầu hết các trường hợp) khác nhau. Từ cách nhìn nhận của người đọc, kanji cũng có một hoặc nhiều cách đọc khác nhau. Để quyết định sử dụng cách đọc nào, người ta phải dựa vào văn cảnh, dụng ý, hoàn cảnh phức hợp, thậm chí là vị trí từ kanji đó trong câu. Một số từ kanji thông dụng có từ 10 cách đọc trở lên. Những cách đọc này thường được phân loại thành nhóm "on'yomi" (hay cách đọc "on") hoặc "kun'yomi" (hay cách đọc "kun"). "On'yomi" (Cách đọc kiểu Hán). On'yomi (音読み, "Âm Độc") hay "Hán Ngữ" (漢語 - "kango"), còn gọi là âm Hán-Nhật, là sự Nhật hóa cách phát âm tiếng Hán của Hán tự (trừ tiếng Hán cổ) vào thời điểm nó được du nhập vào (tương tự như âm Hán-Việt của tiếng Việt). Một số ký tự Kanji được du nhập từ các vùng khác nhau của Trung Quốc vào các thời điểm khác nhau, dẫn đến có nhiều "on'yomi", và thường có nhiều ý nghĩa. Những "kanji" được phát minh thêm ở Nhật thường không có "on'yomi", nhưng cũng có một số ngoại lệ, chẳng hạn ký tự 働 ("động") "làm việc", có "kun'yomi" là "hataraku" và "on'yomi" là "dō", hay ký tự 腺 ("tuyến"), chỉ có cách đọc "on'yomi" là "sen". Nhìn chung, "on'yomi" chia làm 4 kiểu: Các ví dụ (những cách đọc hiếm dùng nằm trong dấu ngoặc đơn) Kiểu đọc thông dụng nhất là "kan-on". Cách đọc "go-on" đặc biệt thông dụng trong các thuật ngữ đạo Phật, chẳng hạn "gokuraku" 極楽 "cực lạc". Cách đọc "tō-on" được dùng trong một số từ như "isu" 椅子 ("ỷ tử") "chiếc ghế" hay "futon" 布団 ("bố đoàn") "tấm nệm". Trong tiếng Hán, hầu hết các ký tự chỉ có một âm tiết tiếng Hán duy nhất. Tuy nhiên, một số từ đồng chuế khác nghĩa (cùng cách viết, khác ý nghĩa) được gọi là 多音字 ("đa âm tự" - bính âm: duōyīnzì) như 行 ("hành" - bính âm: háng hay xíng) (tiếng Nhật: "kō", "gyō") có nhiều hơn một cách đọc biểu diễn những ý nghĩa khác nhau, điều này cũng được phản ánh ở sự tiếp nhận trong tiếng Nhật. Ngoài ra, nhiều âm tiết tiếng Hán, đặc biệt là các âm tiết với thanh nhập (入声), không tương thích với các âm vị phụ-nguyên âm dùng rộng rãi trong tiếng Nhật cổ. Do đó hầu hết "on'yomi" được hình thành bởi hai morae (âm tiết hay nhịp), mora thứ hai có thể là sự kéo dài của nguyên âm trong mora thứ nhất, hoặc là một trong các âm tiết "ku", "ki", "tsu", "chi", hoặc âm tiết "n", và được lựa chọn một cách tương đương nhất so với các nguyên âm cuối trong tiếng Hán trung cổ. Thực tế, các phụ âm vòm ở trước các nguyên âm không phải là "i", cũng như âm tiết "n", có lẽ đã được thêm vào tiếng Nhật để mô phỏng dễ hơn tiếng Hán; không đặc điểm nào trong số này xảy ra trong tiếng Nhật nguyên gốc. "On'yomi" được dùng chủ yếu trong các từ ghép kanji (熟語 "jukugo" "thục ngữ"), một số là kết quả do du nhập cùng với chính những ký tự kanji đó từ các từ các từ tiếng Hán do có thể không tồn tại trong tiếng Nhật hoặc không thể phát âm rõ ràng nếu chỉ sử dụng ngôn ngữ bản địa. Quá trình vay mượn ngôn ngữ này tương tự với quá trình vay mượn các từ tiếng Latin hoặc tiếng Pháp Noóc-măng đối với tiếng Anh, hay vay mượn các từ tiếng Pháp hoặc tiếng Anh đối với tiếng Việt; bởi các thuật ngữ mượn tiếng Hán thường có tính chuyên môn hóa uyên bác, âm tiết kiểu cách hơn so với từ bản địa tương ứng. Ngoại lệ đáng kể nhất trong nguyên tắc này là tên họ, trong đó thường sử dụng cách đọc "kun'yomi" hơn. "Kun'yomi" (cách đọc kiểu Nhật). Cách đọc kiểu Nhật hay cách đọc bản địa, kun'yomi (訓読み, "Huấn Độc") hay "Hòa Ngữ" (和語 - "wago"), là cách đọc một Kanji lấy nghĩa, dựa trên cách phát âm của một từ tương đương tiếng Nhật, tức "yamatokotoba". Cách đọc này chuyển nghĩa của kanji sang một chữ tương xứng nhất trong tiếng Nhật. Giống với "on'yomi", mỗi kanji có thể có một hoặc nhiều cách đọc. Có khi kanji đó chỉ có "on'yomi" mà không có "kun'yomi". Lấy ví dụ, chữ 東 (đông) có cách đọc "on'yomi" là "tō" (とう). Tuy nhiên, tiếng Nhật vốn đã có 2 từ mang nghĩa "phía đông" là "higashi" (ひがし) và "azuma" (あずま). Do đó, 東 có những cách đọc "kun" là "higashi" và "azuma". Ngược lại, chữ 寸 (thốn) biểu thị một đơn vị đo chiều dài trong tiếng Hán (xấp xỉ 3 cm), tiếng Nhật bản địa không có từ nào mang nghĩa tương đương. Do đó, nó chỉ có cách đọc "on" là "sun" và không có cách đọc "kun" nào. Hầu hết các "kokuji", tức các ký tự kanji do người Nhật tạo ra thêm, chỉ có các cách đọc "kun". Đặc trưng của "kun'yomi" được quyết định bởi cấu trúc âm tiết (phụ)-nguyên của "yamatokotoba" (大和言葉). Hầu hết các "kun'yomi" của danh từ và tính từ thường có độ dài từ 2 đến 3 âm tiết, không tính các ký tự hiragana đi kèm có tên gọi "okurigana". "Okurigana" không được xem là một phần trong bản chất cách đọc của ký tự chữ Hán đó, mặc dù chúng là một phần trong cách đọc của toàn bộ từ. Người mới học tiếng Nhật có thể ít khi gặp phải các ký tự có cách đọc dài, nhưng những cách đọc có ba bốn âm tiết hay thậm chí nhiều hơn không hề hiếm. Những từ như 承る "uketamawaru" và 志 "kokorozashi" có đến 5 âm tiết chỉ để biểu đạt một ký tự kanji, đây là những cách đọc dài nhất trong số các kanji nằm trong bộ Jōyō kanji. Nếu viết theo hiragana sẽ là うけたまわる và こころざし, khá là dài, vì thế người Nhật hay viết bằng Kanji cho các từ này, đặc biệt là trong nhắn tin và email để giảm dung lượng và số ký tự phải gửi. Trong một số trường hợp, nhiều hơn một từ kanji được dùng để biểu diễn một từ tiếng Nhật duy nhất. Điều này thường xảy ra khi những từ kanji khác nhau biểu diễn những sắc thái ý nghĩa khác nhau. Chẳng hạn, từ なおす ("naosu") có nghĩa là "sửa", "chữa", nhưng khi viết là す thì mang nghĩa là "chữa bệnh" (sinh vật sống), còn khi viết là す thì mang nghĩa là "sửa chữa cái gì đó" (đồ vật). Đặc điểm phân biệt nhiều khi rất rõ ràng nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Sự khác biệt quan điểm giữa các tài liệu tham khảo không phải là hiếm; một cuốn từ điển có thể nói rằng những từ kanji này là tương đương, trong khi một cuốn từ điển khác lại chỉ ra những điểm khác biết trong cách dùng. Kết quả là, người bản địa cũng có thể không nắm rõ từ kanji nào được dùng, họ dựa vào sở thích cá nhân hoặc đành viết từ đó bằng hiragana. Thói quen này thường gặp đối với những trường hợp phức tạp như từ もと "moto", có thể viết bằng ít nhất 5 kanji: , , , và , ba ký tự đầu trong số đó chỉ có rất ít sự khác biệt về sắc thái. Những cách đọc kanji trong ngôn ngữ địa phương cũng được phân loại bằng "kun'yomi", cách đọc đáng chú ý nhất là trong tiếng Ryukyu. Những cách đọc khác. Có nhiều từ ghép kanji sử dụng kết hợp cách đọc "on'yomi" và "kun'yomi", gọi là các từ "jūbako" (重箱) hay "yutō" (湯桶), chúng chính là những ví dụ của loại từ ghép này (chúng là những từ tự diễn giải): ký tự đầu tiên của "jūbako" được đọc bằng "on'yomi", ký tự thứ hai dùng "kun'yomi", những cách đọc khác liên quan đến "yutō". Đó là dạng từ lai trong tiếng Nhật. Có thể kể một số ví dụ khác, như 場所 "basho" "nơi, địa điểm" (cách đọc "kun-on"), 金色 "kin'iro" "màu vàng kim" ("on-kun") hay 合気道 "aikidō" "môn võ Aikido" ("kun-on-on"). Một số kanji cũng có những cách đọc ít được biết đến hơn gọi là "nanori" (名乗り), hầu hết được dùng cho tên người, và thường liên quan đến cách đọc "kun'yomi". Tên địa danh đôi khi cũng dùng cách đọc "nanori" hoặc, thỉnh thoảng hơn, có những cách đọc rất riêng không theo quy luật nào cả. "Gikun" (義訓) hay "jukujikun" (熟字訓 "thục tự huấn") là những cách đọc các từ ghép kanji không tương ứng với cả "on'yomi" hay "kun'yomi" của mỗi ký tự trong từ đó. Lấy ví dụ, 今朝 ("sáng nay") không đọc là "*ima'asa" - tương ứng với "kun'yomi" của mỗi ký tự -, cũng không đọc là "*konchō" - tương ứng với "on'yomi" của mỗi ký tự -, mà được đọc là "kesa" — một từ tiếng Nhật Bản địa có 2 âm tiết (đây có thể được xem là một hình vị đơn nhất, hoặc sự hợp nhất của 今日 "kyō" (trước đây là "kefu"), "hôm nay", và 朝 "asa", "buổi sáng"). Nhiều "ateji" (当て字, kanji chỉ dùng để biểu diễn ngữ âm) có các ý nghĩa được suy ra từ cách dùng của chúng: ví dụ, từ cổ 亜細亜 "ajia" trước đây được dùng để biểu diễn "Asia" ("châu Á") bằng kanji; ký tự 亜 ("á") ngày nay có nghĩa là "Asia" ("châu Á") trong những từ ghép như 東亜 "tōa", "Đông Á". Từ cách viết 亜米利加 "amerika", "Hoa Kỳ", lấy ra ký tự thứ 2, tạo thành từ gần chính thức 米国 "beikoku", dịch sát nghĩa là "mễ quốc" nhưng vẫn mang nghĩa "Hoa Kỳ". Quy tắc đọc âm. Mặc dù có nhiều quy tắc khi nào dùng cách đọc "on'yomi" hay khi nào dùng "kun'yomi", trong tiếng Nhật tràn ngập các trường hợp không theo quy tắc, và ngay cả người bản địa không phải lúc nào cũng có thể biết cách đọc của một ký tự nếu không có kiến thức tốt. Quy tắc vỡ lòng là đối với những kanji độc lập, chẳng hạn một ký tự biểu diễn một từ đơn nhất, thường được đọc bằng cách đọc "kun'yomi" của chúng. Chúng có thể được viết cùng với okurigana để biểu đạt biến cách kết thúc của động từ hay tính từ, hay do qui ước. Ví dụ: 情け "nasake" "sự cảm thông", 赤い "akai" "đỏ", 新しい "atarashii" "mới", 見る "miru" "nhìn", 必ず "kanarazu" "nhất định, nhất quyết". Okurigana là một khía cạnh quan trọng trong cách dùng kanji trong tiếng Nhật; xem bài viết đó để biết thêm về "kun'yomi". Các từ ghép kanji nhìn chung được đọc bằng "on'yomi", trong tiếng Nhật gọi là 熟語 "jukugo" ("thục ngữ"). Ví dụ, 情報 "jōhō" "thông tin", 学校 "gakkō" "trường học", và 新幹線 "shinkansen" "tàu tốc hành" đều tuân theo dạng này. Sự khác nhau giữa quy tắc đọc kanji độc lập và ghép làm cho nhiều từ có ý nghĩa gần giống nhau nhưng lại có cách đọc hoàn toàn khác nhau. 東 "đông" và 北 "bắc" khi đứng độc lập dùng cách đọc "kun" tương ứng là "higashi" và "kita", trong khi từ ghép 北東 "đông bắc" lại dùng cách đọc "on" là "hokutō". Điều này còn phức tạp hơn bởi thực tế nhiều kanji có nhiều hơn một cách đọc "on'yomi": 生 (sinh) đọc là "sei" trong từ 先生 "sensei" "giáo viên" nhưng lại đọc là "shō" trong 一生 "isshō" nghĩa là "cả đời người". Ý nghĩa cũng có thể là tác nhân đối với cách đọc; 易 (dị) đọc là "i" khi nó mang nghĩa "đơn giản" (易しい "yasashii"), nhưng lại thành "eki" khi nó mang nghĩa "tiên đoán, bói toán", cả hai cách đọc đều là "on'yomi" của ký tự này. Quy tắc vỡ lòng này cũng có rất nhiều ngoại lệ. Số lượng những từ ghép đọc bằng "kun'yomi" không lớn như "on'yomi", nhưng cũng không phải là hiếm. Chẳng hạn như 手紙 "tegami" "thư", 日傘 "higasa" "cái ô", hay một từ khá nổi tiếng 神風 "kamikaze" "ngọn gió thần thánh". Những từ ghép như thế cũng có thể có okurigana, như 空揚げ (còn được viết là 唐揚げ) "karaage" "đồ ăn chiên" và 折り紙 "origami" "nghệ thuật gấp giấy", mặc dù nhiều khi chúng được viết bỏ đi okurigana (ví dụ, 空揚 hay 折紙). Tương tự, một số ký tự "on'yomi" cũng có thể được dùng như một từ khi đứng độc lập: 愛 "ai" "tình yêu", 禅 "Zen" "thiện", 点 "ten" "dấu chấm". Hầu hết các trường hợp này liên quan đến những kanji không có "kun'yomi", nên có thể không có sự nhầm lẫn, mặc dù vẫn có các ngoại lệ. Ký tự độc lập 金 có thể đọc là "kin" "tiền, vàng" hoặc cũng có thể là "kane" "tiền, kim loại"; chỉ có cách dựa vào ngữ cảnh mới biết được cách đọc và ý nghĩa trong dụng ý của người viết. Do có nhiều cách đọc nên số lượng từ cùng cách viết khác ý nghĩa cũng tăng lên, nhiều khi chúng có các ý nghĩa khác nhau phụ thuộc vào cách đọc. Lấy một ví dụ là từ 上手, có thể đọc theo 3 cách khác nhau: "jōzu" (khéo léo, giỏi), "uwate" (phần trên), hoặc "kamite" (phần trên). Thêm nữa, từ 上手い lại được đọc là "umai" (khéo léo, giỏi). Người ta thường furigana trong những trường hợp này để làm rõ sự nhập nhằng về ý nghĩa. Như đã nói ở trên, cách đọc 重箱 "jūbako" và 湯桶 "yutō" cũng không hề hiếm. Thực tế, toàn bộ 4 kiểu kết hợp cách đọc đều có thể xảy ra: "on-on", "kun-kun", "kun-on" và "on-kun". Nhiều tên địa danh nổi tiếng, như Tokyo (東京 "Tōkyō") hay ngay cả tên Nhật Bản (日本 "Nihon" hoặc nhiều khi đọc là "Nippon") được đọc bằng "on'yomi"; tuy nhiên, đại đa số địa danh ở Nhật được đọc bằng "kun'yomi": 大阪 "Ōsaka", 青森 "Aomori", 箱根 "Hakone". Khi các ký tự được dùng để viết tắt tên địa danh, cách đọc của chúng có thể không như nguyên gốc. Đội bóng chày của Osaka (大阪) và Kobe (神戸) có tên gọi Hanshin (阪神) Tigers, được lấy từ cách đọc "on'yomi" của kanji thứ 2 trong từ "Ōsaka" và đầu tiên trong từ "Kōbe". Tên của tuyến đường sắt Keisei (京成) nối thành phố Tokyo (東京) và Narita (成田) cũng tương tự như vậy, nhưng cách đọc ký tự 京 trong 東京 lại biến thành "kei", mặc dù "kyō" là một cách đọc "on'yomi" trong từ "Tōkyō". Tên họ của người Nhật cũng thường được đọc bằng "kun'yomi": 山田 "Yamada", 田中 "Tanaka", 鈴木 "Suzuki". Tên riêng tuy không hẳn được đọc theo kiểu "jūbako" hay "yutō" đã đề cập, mà cũng bao gồm lẫn lộn "kun'yomi", "on'yomi" và "nanori": 大助 "Daisuke" ["on-kun"], 夏美 "Natsumi" ["kun-on"]. Do các bậc cha mẹ thường tự lựa chọn theo ý riêng, nên cách đọc tên riêng thường không theo bất kỳ quy tắc nào và cũng không thể biết chắc chắn cách đọc tên riêng của một người nếu không xác định lại. Người đặt tên có thể khá sáng tạo, có những đứa trẻ mang tên 地球 "Āsu" hay 天使 "Enjeru", nghĩa đen tương ứng là "Địa Cầu" và "Thiên Sứ", những cách phát âm cũng gần giống các từ tiếng Anh "Earth" và "Angel" (khi được Nhật hóa phát âm); chúng không phải là tên phổ biến, cách đọc thông thường của 2 từ này tương ứng là "chikyū" và "tenshi". Tuy nhiên, luôn có những quy tắc phổ biến giúp người đọc có kinh nghiệm có thể đoán trước khá chính xác cách đọc của hầu hết tên riêng. Hỗ trợ phát âm. Do thường xảy ra các trường hợp tối nghĩa, kanji nhiều khi được viết kèm theo cách phát âm trong văn cảnh đó, bằng cách dùng các ký tự rubi (ルビ) gọi là "furigana" (những ký tự "kana" nhỏ viết kèm theo bên trên - khi viết theo hàng ngang - hoặc bên phải - khi viết theo hàng dọc - của ký tự kanji) hay "kumimoji" (những ký tự "kana" nhỏ nằm ngay trên dòng viết ngay sau ký tự kanji). Kiểu viết này đặc biệt thường gặp trong các văn bản dành cho trẻ em hoặc người nước ngoài, và trong "manga" (truyện tranh Nhật Bản). Nó cũng thường được dùng trên báo chí để diễn đạt những cách đọc hiếm dùng hay những ký tự không có trong bảng kanji thường dùng đã được công nhận chính thức. Số lượng chữ Hán được dùng trong tiếng Nhật. Đây đang là con số bị tranh cãi. Đại Hán Hòa Từ điển - từ điển chữ Hán được Haruo Shirane đánh giá là cực kỳ đáng tin cậy - có chứa khoảng 5 vạn chữ Hán và được cho là khá đầy đủ. Tuy nhiên những từ điển tiếng Trung gần đây có đến trên 8 vạn chữ Hán, nhiều ký tự bao gồm cả những biến thể rất ít biết đến. Hầu hết số đó đều không phổ biến ở cả Nhật Bản và Trung Quốc. Để học được tiếng Nhật Bản người học chỉ cần nhớ khoảng trên 2 nghìn đến 3 nghìn chữ Hán thường gặp. Việc dạy và học chữ Hán tiếng Nhật. Học sinh tiểu học ở Nhật được dạy và cố gắng nắm được 1.006 ký tự kanji cơ bản trong "Kyōiku kanji" (教育漢字 - "Giáo dục Hán tự") trước khi kết thúc lớp sáu. Thứ tự các ký tự được học đã được thay đổi. Danh sách "Kyōiku kanji" là một phần của danh sách lớn hơn bao gồm 1.945 chữ Hán gọi là "Jōyō kanji" (常用漢字 - "Thường dụng Hán tự") - đây là những ký tự cần phải nắm được để có thể đọc tốt sách báo tiếng Nhật. Các học sinh Nhật thường nắm bắt được danh sách lớn hơn trước khi kết thúc lớp chín. Học sinh tiểu học học các ký tự này bằng cách bắt chước và học các bộ thủ. Các học viên học tiếng Nhật như một ngoại ngữ thường phải học kanji mà không nắm được trước những từ vựng liên quan đến chúng. Do vậy, giải pháp cho những học viên này rất đa dạng, từ những phương pháp bắt chước, học thuộc lòng, hay các phương pháp sao cho dễ nhớ hơn, như dùng hình ảnh, hay những cách liên tưởng. Với những học viên tiếng Nhật là người nói tiếng Việt thường tận dụng thêm phiên âm Hán Việt của chữ Hán (trừ những kokuji do người Nhật tự sáng chế) để dễ đoán nghĩa các từ vựng được viết bằng ký tự đó, hoặc một số người học thuộc các nét bộ thủ như khi học tiếng Trung. Chính phủ Nhật Bản đưa ra các kỳ thi "Hán tự kiểm định" ("Kanji kentei"), viết tắt của 日本漢字能力検定試験 ("Nihon kanji nōryoku kentei shiken", "Nhật Bản Hán tự Năng lực Kiểm định Thí nghiệm", có nghĩa là "Kỳ thi kiểm định năng lực Kanji trong tiếng Nhật") để kiếm tra khả năng đọc và viết Kanji. Cấp độ cao nhất của kỳ thi này kiểm tra trong phạm vi khoảng 6.000 Kanji.
3,874
706274
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3874
Lê (họ)
Lê () là một họ của người Việt Nam và Trung Quốc. Họ Lê phổ biến ở miền nam Trung Quốc (Quảng Đông, Hồng Kông). Họ "Lê" của người Trung Quốc (chữ Hán: 黎; bính âm: "Lí") thường được chuyển tự thành "Li", "Lai" hoặc "Le", có thể bị nhầm lẫn với họ Lý (chữ Hán: 李; bính âm: "Lǐ") cũng được chuyển tự thành "Li" hoặc "Lee". Chữ 黎 ("lê") của họ này nghĩa gốc là "màu đen" (như trong từ "lê dân bách tính" - 黎民百姓, nghĩa là "dân đen trăm họ"), tránh nhầm lẫn với chữ 梨 ("lê") có nghĩa là "quả lê", do chữ Quốc ngữ chỉ có thể biểu âm, không biểu nghĩa được như chữ Hán và chữ Nôm. Nguồn gốc. Tại Trung Quốc có các thuyết sau về nguồn gốc của họ Lê (黎) tại quốc gia này: Người Việt Nam họ Lê nổi tiếng. Tại Việt Nam, họ Lê có tới hai triều đại phong kiến trị vì đất nước. Đó là Nhà Tiền Lê do Lê Đại Hành sáng lập và Nhà Hậu Lê do Lê Thái Tổ sáng lập.
3,880
68736521
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3880
Vàng (màu)
Màu vàng (yellow) (cũng gọi là màu Vàng tươi để phân biệt với Vàng kim và Vàng cam) là màu sắc của ánh sáng tác động đều lên hai loại tế bào cảm thụ màu đỏ và tế bào cảm thụ màu lục và rất yếu lên tế bào cảm thụ màu lam của mắt người. Đa số người thấy màu này khi nhìn vào hình bên. Trong quang phổ. Màu vàng là màu của ánh sáng không đơn sắc có bước sóng nằm trong khoảng từ 566nm tới 590 nm. Trong phối màu phát xạ. Theo định nghĩa, một số hỗn hợp đều của ánh sáng màu đỏ và xanh lá cây tạo nên cảm giác màu vàng. Trong phối màu hấp thụ. Màu vàng là một trong số các màu gốc trong hệ màu CMY (hay CMYK, dùng trong in ấn, sơn, nhuộm...), và màu bù của nó là màu xanh lam của hệ màu RGB. Tuy nhiên, vì các đặc trưng của các chất màu hay sơn sử dụng trong quá khứ,các thợ sơn hay họa sĩ thông thường nói tới phần bù của nó là màu tía. Sử dụng, biểu tượng, diễn giải thông thường. "Phần này có thể chứa đựng một lượng văn hoá Anh Mỹ thiên lệch,do dịch từ trang tiếng Anh. Nếu có thể xin bạn giúp sửa chữa" Tọa độ màu. 'Số Hex = #FFFF00 RGB (r, g, b) = (255, 255, 0) CMYK (c, m, y, k) = (0, 0, 100, 0) HSV (h, s, v) = (60, 100, 100) Từ nguyên. Từ "vàng" trong tiếng Việt bắt nguồn từ từ tiếng Hán thượng cổ 黃 (có nghĩa là màu vàng). William H. Baxter và Laurent Sagart phục nguyên âm tiếng Hán thượng cổ của từ 黃 là /*N-kʷˤaŋ/. Chữ Hán 黃 có âm Hán Việt là "hoàng".
3,882
69717821
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3882
Tía
Tía (purple), chữ Hán: 紫 (đọc là tử) là màu có phạm vi giữa đỏ và xanh lam. Thời cổ đại, tía là màu được mặc bởi các Hoàng đế La mã và thẩm phán, sau này được mặc bởi các giám mục Công giáo. Vì thế màu tía thường được liên hệ tới hoàng gia và lòng sùng tín. Trong quang phổ. Nó nằm trong dải các màu trung gian giữa màu đỏ và màu xanh lam. Trong mô hình màu. Trong biểu đồ màu CIE 1931, đường thẳng nối các màu xa nhất của quang phổ (màu đỏ và màu tía) được biết như là "đường các màu tía" (hay "giới hạn tía"); nó thể hiện giới hạn nhận thức về màu sắc của con người. Trong phối màu in ấn. Màu hồng đậm được sử dụng trong công nghệ in CMYK là nằm trên đường các màu tía, nhưng nhiều người liên hệ thuật ngữ "tía" với những màu có ánh xanh lam hơn. Tọa độ màu. Số Hex = #6A0DAD RGB (r, g, b) = (106, 13, 173) CMYK (c, m, y, k) = (39, 92, 0, 32) HSV (h, s, v) = (275, 92, 68)
3,883
914225
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3883
Tím
Màu tím (tiếng Anh:purple hoặc là violet được gọi thế theo màu hoa của cây violet) chỉ tới một nhóm các màu xanh da trời ánh đỏ hay màu tía ánh xanh. Trên thực tế, nó chỉ tới màu của ánh sáng ở bước sóng ngắn gần cuối của quang phổ. Nếu tính cả màu chàm ("indigo"), bước sóng của chúng nằm trong khoảng 420-380 nanomét. "Vi-ô-lê" xuất phát từ tiếng Pháp, được gọi như vậy theo màu hoa của cây violet. Màu violet thường được cảm nhận với nhiều sắc thái xanh lam hơn so với màu tía, và thường có cường độ nhạt hơn. Trong khi đó màu tía có cảm giác đỏ nhiều hơn. Trong quang phổ. Màu tím nằm trong dải các màu xanh lam ánh đỏ hay màu tía ánh xanh lam. Nó là màu của ánh sáng ở bước sóng ngắn gần cuối của quang phổ. Nếu tính cả màu chàm ("indigo"), bước sóng của chúng nằm trong khoảng 380 đến 420 nanômét. Các bước sóng này khó có thể tái tạo trên màn hình máy tính. Ta có thể nhìn thấy bước sóng này bằng cách nhìn ánh sáng phản chiếu từ các rãnh phản quang trên mặt đĩa CD (đĩa quang). Màu tím và màu hồng là màu của bi số 4 (bi trơn) và bi số 12 (bi sọc) trong pool.
3,884
914225
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3884
Đỏ
Màu đỏ (red) là màu sắc mà đa số người cảm nhận được khi nhìn vào hình bên. Trong vật lý. Ánh sáng có màu đỏ là ánh sáng ít bị khúc xạ nhất nên khi mặt trời lặn hay mọc đều có màu đỏ. Trong quang phổ. Đỏ là màu của bức xạ điện từ có tần số thấp nhất (bước sóng dài nhất) có thể thấy rõ bởi mắt người (ánh sáng). Ánh sáng đơn sắc đỏ có bước sóng nằm trong khoảng 630-760 nm. Các bức xạ điện từ có tần số thấp hơn được gọi là hồng ngoại. Trong phối màu màn hình. Màu đỏ là màu gốc trong hệ RGB của phối màu phát xạ (phối màu bổ sung), là màu bù cho màu xanh lơ trong hệ CMY của phối màu hấp thụ. Trong phối màu in ấn. Màu đỏ đã từng được cho là màu gốc trong phối màu hấp thụ và đôi khi vẫn được miêu tả như vậy trong các văn bản không khoa học. Tuy nhiên, màu xanh lơ, hồng sẫm và vàng hiện nay được biết như là rất gần với màu gốc hấp thụ phát hiện được bởi mắt người và chúng được sử dụng trong công nghệ in ấn hiện đại. Trong nhiếp ảnh. Kính lọc đỏ sử dụng trong nhiếp ảnh đen trắng tăng độ tương phản trong phần lớn các cảnh. Ví dụ, trong tổ hợp với kính phân cực, nó có thể làm cho bầu trời trở thành đen. Các loại phim dựa theo các hiệu ứng của phim hồng ngoại (chẳng hạn như SFX 200 của Ilford) làm được như vậy do nó nhạy với màu đỏ hơn các màu khác. Trong sinh vật. Máu đủ oxy có màu đỏ do sự tồn tại của hêmôglôbin. Ánh sáng đỏ là ánh sáng được hấp thụ nhiều nhất bởi nước biển, vì thế rất nhiều loại cá và động vật không xương sống ở biển có màu đỏ tươi (đối với người) là đen trong môi trường sống của chúng. Sử dụng, biểu tượng, biểu diễn thông thường. Ngoài ra: Bước sóng còn có chiết suất nhỏ nhất.
3,888
138164
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3888
Đỏ thắm
Màu đỏ thắm (tên tiếng Anh: crimson) là màu sắc đa số người cảm nhận khi nhìn vào hình bên. Màu này đỏ sẫm có ánh xanh rất nhẹ. Thông thường, nó có thể coi là màu của máu. Trong phối màu in ấn, nhuộm. Màu đỏ Alizarin là chất màu được tổng hợp lần đầu tiên năm 1868 bởi các nhà hóa học người Đức Carl Gräbe và Carl Lieberman và thay thế cho các chất màu tự nhiên chiết từ rễ cây thiến thảo (một cây loại "Rubia" họ "Rubiaceae"). Màu đỏ Alizarin là một thuốc nhuộm được lấy ra từ rễ cây này bằng phèn chua. Nói chung nó không phải là một chất bền màu, khi trộn với bột son ("ochre"), bột màu sienna và bột màu umber. Màu đỏ thắm, hay đỏ thẫm ("carmine") đôi khi được sử dụng để chỉ thuốc nhuộm sản xuất từ xác khô của bọ yên chi cái ("cochineal") mặc dù thông thường người ta vẫn gọi nó là chất màu "yên chi" từ tên của loài bọ này. Nó có lẽ được phát hiện ra trong cuộc viễn chinh của người Tây Ban Nha tới México là ông Hernán Cortés và được đem về châu Âu trong những năm đầu của thập niên 1500. Màu đỏ thẫm này lần đầu tiên được Mathioli miêu tả năm 1549. Chất màu đỏ thẫm có thể là hỗn hợp muối nhôm và calci của axít carminic và màu carmine là màu chứa nhôm hay nhôm-thiếc của dịch chiết từ bọ yên chi, trong khi dịch màu đỏ thắm được sản xuất bằng cách trộn chất chiết của bọ yên chi với dung dịch 5 phần trăm phèn chua và kem tartar (muối kali của axít tartaric KHC4H4O6). Màu tía được sản xuất tương tự màu đỏ thẫm với sự bổ sung thêm của vôi sống để sản xuất màu tía thẫm. Thuốc nhuộm màu đỏ thẫm ("carmine") có xu hướng bay màu nhanh. Thuốc nhuộm này đã từng được đánh giá cao ở cả châu Mỹ và châu Âu. Nó được sử dụng trong các tranh của Michelangelo và trên vải áo của kỵ binh Hungary, người Thổ Nhĩ Kỳ,áo choàng đỏ của Vương quốc Anh và Cảnh sát Hoàng gia Canada. Ngày nay thuốc nhuộm màu đỏ thẫm carmine được sử dụng trong nhuộm màu thực phẩm, y tế và mỹ phẩm cũng như trong một số sơn dầu và màu nước được các họa sĩ sử dụng. Tọa độ màu. Số Hex = #DC143C RGB (r, g, b) = (220, 20, 60) CMYK (c, m, y, k) = (14, 92, 76, 0) HSV (h, s, v) = (348, 91, 86)
3,889
737590
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3889
Đỏ tươi
Màu đỏ tươi là màu sắc đa số người cảm nhận khi nhìn vào hình bên. Trong quang phổ. Màu đỏ tươi là màu nằm giữa màu đỏ và màu da cam. Nó đỏ hơn màu đỏ son. Quang phổ bức xạ của các hợp chất hóa học của stronti được coi là nằm trong khu vực "đỏ tươi" của quang phổ. Các vạch của quang phổ này nằm ở bước sóng 640,8 nm, 650,4 nm, 687,8 nm và 707,0 nm. Tọa độ màu. Số Hex = #FF2400 RGB (r, g, b) = (255, 36, 0) CMYK (c, m, y, k) = (0, 86, 100, 0)
3,891
686003
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3891
Đỏ son
Đỏ son (vermilion) hay đỏ chu sa là tên gọi của màu sắc đa số người cảm nhận khi nhìn vào hình bên. Đỏ son là màu rất giống như màu đỏ. Nó có màu đỏ tươi nhưng có ánh màu da cam rất nhẹ. Gọi là màu đỏ son do màu của một số loại son đỏ rất giống như vậy. Nó đồng thời cũng là tên gọi của một loại thuốc màu có nguồn gốc từ khoáng vật chu sa. Nó được sử dụng rộng rãi trong nghệ thuật và trang trí của La Mã cổ đại, trong các sách chép tay được minh họa thời Trung cổ, trong hội họa thời kỳ Phục Hưng, làm sindoor tại Ấn Độ, cũng như trong nghệ thuật và đồ sơn mài tại Trung Quốc. Hóa học và sản xuất. Bột màu đỏ son là chất màu trong mờ,nặng với sắc thái tươi và trong. Bột màu này nguyên được làm bằng cách nghiền mịn khoáng vật chu sa (thủy ngân(II) sulfide). Giống như phần lớn các hợp chất của thủy ngân, nó rất độc hại. Bột màu đỏ son không phải là một sắc thái màu cụ thể; thủy ngân sulfide tạo ra một loạt các sắc thái nóng, từ đỏ cam tươi tới tía ánh đỏ xỉn hơn,trông tương tự như gan vịt tươi. Các khác biệt về sắc thái là do kích thước các hạt bột đã nghiền mịn. Các tinh thể lớn hơn tạo ra màu xỉn hơn và ít sắc cam hơn. Bột màu chu sa là một phụ phẩm trong khai thác mỏ thủy ngân, và việc khai thác mỏ chu sa là khó khăn, tốn kém và nguy hiểm, do độc tính của thủy ngân. Nhà triết học Hy Lạp Theophrastus xứ Eresus (371–286 TCN) mô tả quá trình này trong "De Lapidibus", cuốn sách khoa học đầu tiên về khoáng vật. Đã có các cố gắng từ rất sớm nhằm tìm ra cách thức tốt hơn để sản xuất bột màu này. Người Trung Quốc có lẽ là những người đầu tiên làm ra bột màu đỏ son tổng hợp từ thế kỷ 4 TCN. Nhà giả kim thuật Hy Lạp Zosimos xứ Panopolis (thế kỷ 3–4) viết rằng một phương pháp như thế đã tồn tại. Đầu thế kỷ 9 quá trình này đã được nhà giả kim thuật Ba Tư Jabir ibn Hayyan (722–804) mo tả chính xác trong sách của ông về các công thức màu, và quá trình này đã bắt đầu được sử dụng rộng rãi tại châu Âu. Quá trình được Jabir ibn Hayyan mô tả là khá đơn giản. Thủy ngân và lưu huỳnh được trộn cùng nhau tạo ra một hợp chất thủy ngân sulfide màu đen, gọi là "Aethiopes mineralis". Chất này sau đó được nung trong bình thót cổ. Hợp chất này bay hơi và ngưng tụ lại ở phía trên của bình thót cổ. Bình này sau đó được đập vỡ và lấy ra cục màu đỏ son để đem nghiền. Khi mới được tạo ra nó có màu gần như đen, nhưng khi được nghiền thì màu đỏ sẽ xuất hiện. Bột màu càng được nghiền lâu thì màu càng tinh tế hơn. Họa sĩ người Ý thời Phục Hưng là Cennino Cennini (khoảng 1360 - trước 1427) viết rằng: "nếu bạn có thể nghiền nó mỗi ngày trong hai mươi năm thì nó càng tốt hơn và hoàn hảo hơn". Trong thế kỷ 17 một phương pháp mới sản xuất bột màu này được giới thiệu, gọi là 'phương pháp Hà Lan'. Thủy ngân và lưu huỳnh nóng chảy được phối trộn để tạo ra thủy ngân sulfide màu đen, sau đó nung nóng trong bình cổ cong, tạo ra hơi được ngưng tụ như là thủy ngân sulfide màu đỏ tươi. Để loại bỏ lưu huỳnh thì các tinh thể này được xử lý bằng chất kiềm mạnh, rửa sạch và cuối cùng nghiền trong nước để tạo ra dạng bột thương phẩm của chất màu này. Ngày nay bột màu này về cơ bản vẫn được sản xuất theo quy trình này. Bột màu đỏ son có một khuyết điểm quan trọng: nó có khả năng sẫm màu hoặc phát triển ánh bề mặt màu xám ánh tía. Cennino Cennini viết: "Hãy nhớ... rằng đặc tính của nó là khong nên cho tiếp xúc với không khí, nhưng nó có khả năng chống lại trên tấm ốp panen hơn là trên tường, vì khi nó được sử dụng và sắp đặt trên tường, theo thời gian nằm trong không khí, nó chuyển sang màu đen". Nghiên cứu mới hơn chỉ ra rằng các ion clo và ánh sáng có thể hỗ trợ sự phân hủy màu đỏ son thành thủy ngân nguyên tố, có màu đen ở dạng phân tán mịn. Bột màu đỏ son là chất màu đỏ chính được các họa sĩ châu Âu sử dụng từ thời Phục Hưng tới thế kỷ 20. Tuy nhiên, vì giá thành và tính độc hại của nó, nó gần như đã được thay thế hoàn toàn bằng một chất màu tổng hợp mới là đỏ cadmi trong thế kỷ 20. Bột màu đỏ son chính hiệu ngày nay hầu hết có xuất xứ từ Trung Quốc; nó là thủy ngân sulfide tổng hợp, được dán nhãn trên các ống sơn là PR-106 (Sắc tố đỏ 106). Chất màu tổng hợp này có chất lượng cao hơn màu đỏ son được làm từ chu sa nghiền, do lẫn nhiều tạp chất. Chất màu này là rất độc, và cần được sử dụng cẩn thận.
3,894
705327
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3894
Hồng (màu)
Màu hồng là màu sắc đa số người cảm nhận khi nhìn vào hình bên. Có rất nhiều biến thể của màu này. Nó lần đầu tiên được sử dụng làm tên màu vào cuối thế kỷ 17. Theo các cuộc khảo sát ở Châu Âu và Hoa Kỳ, màu hồng là màu thường liên quan đến sự quyến rũ, lịch sự, nhạy cảm, dịu dàng, ngọt ngào, trẻ thơ, nữ tính và lãng mạn. Trong văn học trung đại Việt Nam (như hồng quần, hồng nhan...) hay với một số thuật ngữ quen thuộc (như hồng cầu, Hồng quân), chữ "hồng" ( 紅) được dùng để chỉ màu đỏ nói chung, theo cách dùng gốc của Hán ngữ. Trong khi đó, để chỉ các sắc hồng theo cách gọi tại Việt Nam ngày nay, người ta có thể dùng một số từ ghép bởi chữ hồng với chữ bổ trợ, ví dụ như " phấn hồng" (粉紅). Bên cạnh chữ "hồng", Hán ngữ còn có các chữ khác để chỉ các sắc thái đỏ như: "xích" (赤), "chu" (朱), "đan" (丹). Từ nguyên và định nghĩa. Màu hồng được đặt theo tên của một loài hoa, hồng, thực vật có hoa thuộc chi Cẩm chướng. Màu hồng hiếm khi xuất hiện trong tự nhiên, đó là lý do tại sao nó lần đầu tiên được sử dụng như một danh từ để chỉ một màu sắc vào thế kỷ 17. Trong phối màu in ấn. Màu hồng được tạo ra bằng cách trộn 80% màu trắng với 20% màu đỏ và đôi khi được miêu tả như là màu đỏ rất nhạt. Hoặc trộn 15% màu tím violet với 85% màu vàng nhạt sẽ tạo ra màu hồng phấn Trong phối màu màn hình. Màu hồng là màu đỏ chưa bão hòa (trộn thêm một tỷ lệ màu xanh lá cây và xanh lam).
3,895
843044
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3895
Du lịch Áo
Du lịch là một phần quan trọng trong kinh tế Áo, chiếm gần 9% tổng sản phẩm quốc nội của quốc gia này. Năm 2007, tổng cộng số du khách ở lại qua đêm vào mùa Hè bằng mùa Đông, với cao điểm rơi vào tháng 2 và tháng 7/8. Năm 2007, Áo xếp thứ 9 trên toàn thế giới về doanh số thu được từ khách quốc tế đến, với doanh thu đạt 18,9 tỷ USD. Tính về số lượt khách quốc tế, Áo xếp hạng 12 với 20,8 triệu lượt khách. Các chuyến đi đến Áo thường bao gồm các chuyến đi đến Viên ("Vienna"). Được biết đến nhiều nhất ở Wien là Nhà thờ lớn Stephan (Stephansdom), các quán rượu nho Heurigenschenken và bầu không khí nhạc waltz lãng mạn. Ngoài ra các điểm đáng đến thăm là thành phố Salzburg, nơi sinh của Mozart, thành phố Innsbruck, thủ phủ của Tirol, được bao bọc bởi núi Alpen và sông Donau với vùng trồng nho Wachau. Ở phía tây nước Áo là hồ Bodensee, phía đông là hồ Neusiedler See. Nổi tiếng nhiều nhất ở Áo là vùng trượt tuyết và leo núi ở núi Alpen, các hồ trên núi (Wörther See ở Käntern) và các sự kiện văn hóa như Lễ hội Salzburg và Lễ hội Bregenz. Viện bảo tàng Ars Electronica Center ở Linz là một điểm phải đến cho những du khách thích nghệ thuật số. Bắt đầu từ năm 1979 trung tâm này tổ chức lễ hội Electronica Festival và tổ chức trao giải Prix Ars Electronica, giải thưởng có giá trị cao nhất của thế giới về nghệ thuật trên máy tính.
3,900
686003
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3900
Địa khai hóa
Địa khai hóa là quá trình giả thiết biến đổi bầu khí quyển, nhiệt độ, địa hình bề mặt và hệ sinh thái của một hành tinh, vệ tinh tự nhiên hoặc thiên thể khác cho giống với môi trường có thể sống được như trên Trái Đất. Định nghĩa của địa khai hóa được phát triển từ cả khoa học viễn tưởng và khoa học thực thụ. Nó được đặt ra bởi Jack Williamson trong một truyện ngắn viễn tưởng xuất bản năm 1942 trong "Astounding Science Fiction." Thậm chí nếu môi trường của một hành tinh có thể dược cải tạo kĩ lưỡng thì tính khả thi của việc tạo ra một môi trường hành tinh tựa Trái Đất vẫn chưa được xác nhận. Sao Hỏa thường được đề cập đến như một ứng cử viên cho việc địa khai hóa. Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện liên quan đến tính khả thi của việc làm nóng và thay đổi bầu khí quyển của nó, và NASA đã tổ chức nhiều cuộc tranh luận cho vấn đề này. Một vài phương án tiềm năng trong việc thay đổi khí hậu Sao Hỏa có thể dựa vào khả năng công nghệ của nhân loại, nhưng hiện tại, nguồn tài nguyên kinh tế lại cần cao hơn khả năng đáp ứng của bất kỳ chính phủ hay cộng đồng nào. Khoảng thời gian dài và tính thực tiễn của việc địa khai hóa là những chủ đề cần tranh luận. Những câu hỏi chưa có lời giải khác liên quan đến đạo đức, hậu cần, kinh tế, chính trị và phương pháp luận của việc biến đổi môi trường một thế giới ngoài Trái Đất. Lịch sử. Nhà thiên văn học Carl Sagan đã đề xuất một kỹ thuật hành tinh của Sao Kim trong một bài viết trên tạp chí "Science" năm 1961. Sagan tưởng tượng việc gieo mầm bầu khí quyển của Sao Kim với tảo biển, thứ sẽ biến đổi nước, khí N2 và CO2 thành các hợp chất hữu cơ. Với quá trình loại bỏ khí carbon dioxide trong khí quyển này, hiệu ứng nhà kính sẽ được giảm bớt cho đến khi nhiệt độ bề mặt rơi vào cấp độ thích hợp. Sagan giả đinh rằng carbon thành phẩm sẽ bị đốt bởi nhiệt độ cao của Sao Kim, và do đó bị cô lập trong trạng thái "graphit hoặc những dạng thù hình của carbon" trên bề mặt hành tinh. Tuy nhiên, những khám phá sau đó về những điều kiện trên Sao Kim đã làm cho việc tiếp cận này trở nên bất khả thi. Một vấn đề là những đám mây của sao Kim được cấu tạo từ dung dịch acid sulfuric đậm đặc. Thâm chí nếu tảo có thể phát triển trong môi trường đặc thù của tầng trên khí quyển Sao Kim, một vấn đề còn khó khăn hơn là bầu khí quyển đơn giản rằng quá dày - áp suất cao sẽ dẫn tới một khí quyển gồm các phân tử oxy gần như nguyên chất và gây ra cho bề mặt của hành tinh được bao phủ dày đặc bởi bột mịn graphit. Dạng kết hợp dễ bay hơi này có thể không được duy trì qua thời gian. Bất kỳ carbon nào được cố định ở dạng hữu cơ sẽ được giải phóng lại thành khí carbon dioxide thông qua quá trình cháy, làm "đoản mạch" quá trình địa khai hóa. Sagan cũng đã hình dung việc địa khai hóa Sao Hỏa để tạo ra môi trường để cho con người có thể sống được trong "Planetary Engineering on Mars" (1973), một bài được xuất bản trong tạp chí "Icarus". Ba năm sau, NASA đã chính thức giải quyết vấn đề của kỹ thuật hành tinh trong một nghiên cứu, nhưng được sử dụng thay thế như "sinh thái tổng hợp hành tinh". Nghiên cứu kết luận rằng Sao Hỏa có thể hỗ trợ sự sống và trở thành hành tinh có thể sống được. Phiên hội nghị đầu tiên trong việc địa khai hóa, sau đó giới thiệu "mô hình hành tinh" được tổ chức cùng năm. Tháng 3 năm 1979, kiến trúc sư NASA và tác giả James Oberg tổ chức cuộc hội đàm địa khai hóa đầu tiên, một hội nghị đặc biệt ở Lunar and Planetary Science Conference tại Houston. Oberg truyền tải những định nghĩa địa khai hóa được bàn luận ở cuộc hội đàm đến công chúng qua cuốn sách "New Earth" (1981). Đến năm 1982 từ "địa khai hóa" được sử dụng trong tựa đề của một bài viết trong tạp chí. Nhà thiên văn học Christopher McKay đã viết "địa khai hóa Sao Hỏa", một bài viết cho "Journal of the British Interplanetary Society". Bài viết thảo luận về những tiềm năng của một sinh quyển tự điều chỉnh, và cách dùng từ của McKay đã trở thành thuật ngữ được yêu thích. Năm 1984, James Lovelock và Michael Allaby đã xuất bản "The Greening of Mars." Sách của Lovelock lần đầu tiên miêu tả một phương pháp mới lạ của việc làm ấm Sao Hỏa, nơi mà chlorofluorocarbon (CFC) được thêm vào bầu khí quyển. Các khía cạnh và định nghĩa. Năm 1985, Martyn J. Fogg bắt đầu xuất bản vài bài viết về địa khai hóa. Ông cũng làm việc như biên tập viên cho một vấn đề đầy đủ về địa khai hóa cho "Journal of the British Interplanetary Environments" năm 1992. Trong quyển "Terraforming: Engineering Planetary Environments" (1995), Fogg đã đề xuất những định nghĩa sau cho những khía cạnh khác nhau liên quan đến địa khai hóa: Fogg cũng đã nghĩ ra những khái niệm cho những hành tinh ứng cử viên trong việc thay đổi theo mức độ tương thích của con người: Fogg đề nghị rằng Sao Hỏa đã từng là một hành tinh có sự sống trong thời trẻ của nó, nhưng bây giờ không thuộc một trong ba loại này, bởi vì nó chỉ có thể được địa khai hóa với độ khó cao hơn. Những yêu cầu cho sự sống. Một yêu cầu tuyệt đối cho sự sống là nguồn năng lượng, nhưng quan niệm về khả năng sống được của hành tinh bao hàm nhiều tiêu chí vật lý địa chất, hóa học địa chất và thiên văn địa chất phải có trước khi bề mặt của một thiên thể có thể hỗ trợ sự sống. Mối quan tâm đặc biệt là tập hợp các yếu tố duy trì độ phức tạp, sinh vật đa bào ngoài những sinh vật đơn giản hơn trên Trái Đất. Nghiên cứu và lý thuyết về vấn đề này là một phần của ngành khoa học hành tinh và ngành mới nổi của sinh học vũ trụ. Trong lộ trình của sinh học thiên thể, NASA đã định nghĩa tiêu chí sinh sống hàng đầu như "những khu vực mở rộng của nước dạng lỏng, điều kiện thuận lợi cho việc cấu thành nên những phân tử hữu cơ phức tạp, và nguồn năng lượng để duy trì sự trao đổi chất". Các cấp sơ bộ. Một khi những điều kiện trở nên phù hợp hơn cho sự sống của các loài du nhập, có thể bắt đầu sự nhập cư của các vi sinh vật. Khi các điều kiện trở nên gần giống với Trái Đất, thực vật cũng có thể được mang đến đấy. Điều này sẽ gia tăng sự sản sinh của oxy, điều mà trên lý thuyết sẽ làm cho hành tinh thậm chí có thể hỗ trợ cho đời sống động vật. Mục tiêu tương lai. Sao Hỏa. Ở nhiều khía cạnh, Sao Hỏa là hành tinh giống với Trái Đất nhất trong Hệ Mặt Trời. Sao Hỏa được cho là từng có một môi trường giống Trái Đất trong thời kỳ sơ khai, với bầu khí quyển dày hơn và nguồn nước dồi dào, điều mà đã bị mất đi qua hàng trăm triệu năm. Cơ chế chính xác của việc thất thoát này vẫn còn chưa rõ, mặc dù ba cơ chế riêng biệt có vẻ như là: đầu tiên, bất cứ khi nào bề mặt nước hiện hữu, carbon dioxide phản ứng với đá tạo nên carbonat, do đó rút dần bầu khí quyển và ràng buộc nó với bề mặt hành tinh. Trên Trái Đất, quá trình này bị phản tác dụng khi các mảng kiến tạo hoạt động gây nên các vụ phun trào núi lửa làm cho carbon dioxide trở lại khí quyển. Trên Sao Hỏa, sự thiếu hụt hoạt động kiến tạo ngăn chặn sự tái tạo của khí gas khóa chặt trong các lớp trầm tích. Thứ hai, việc thiếu từ quyển quanh Sao Hỏa cho phép gió Mặt Trời bào mòn dần bầu khí quyển. Đối lưu trong lõi đầy sắt của Sao Hỏa ban đầu tạo ra từ trường. Tuy nhiên, dynamo đã ngừng hoạt động từ lâu, và từ trường Sao Hỏa phần lớn đã biến mất, có thể do "sự mất nhiệt, sự rắn hóa hầu hết phần lõi, và / hoặc những thay đổi trong cơ chế đối lưu của lớp phủ". Kết quả từ nhiệm vụ "MAVEN" của NASA cho thấy khí quyển bị loại bỏ chủ yếu bởi những sự kiện phun trào nhật hoa, nơi bùng nổ các proton tốc độ cao từ Mặt Trời tác động đến bầu khí quyển. Sao Hỏa vẫn còn giữ lại một từ quyển có hạn bao phủ xấp xỉ 40% bề mặt. Thay vì bao phủ và bảo vệ bầu khí quyển một cách thống nhất từ gió Mặt Trời, từ trường có dạng nhỏ hơn, hình ô, phần lớn co cụm lại xung quanh bán cầu nam của hành tinh. Cuối cùng, khoảng 4,1 đến 3,8 tỷ năm trước, thiên thạch va chạm trong sự kiện Late Heavy Bombardment đã gây ra những thay đổi đáng kể môi trường bề mặt của các vật thể trong Hệ Mặt Trời. Lực hấp dẫn yếu của Sao Hỏa gợi ý rằng những cú va chạm này có thể đã đẩy bầu khí quyển của nó vào không gian. Địa khai hóa Sao Hỏa đòi hỏi hai thay đổi lớn xen kẽ: xây dựng bầu khí quyển và làm nóng nó. Một bầu khí quyển dày hơn với các khí nhà kính như carbon dioxide có thể giữ lại bức xạ Mặt Trời tới. Bởi vì nhiệt độ gia tăng sẽ thêm các khí nhà kính vào bầu khí quyển, hai quá trình này sẽ tăng cường lẫn nhau. Chỉ một mình carbon dioxide sẽ không đủ để duy trì nhiệt độ trên điểm đóng băng của nước, nên một hỗn hợp của các khí nhà kính riêng biệt có thể được sản xuất. Sao Kim. Việc địa khai hóa Sao Kim yêu cầu hai thay đổi lớn; loại bỏ hầu hết carbon dioxide, có mật độ trong khí quyển và làm giảm nhiệt độ bề mặt () của hành tinh. Những mục tiêu này gần như liên quan đến nhau, bởi vì nhiệt độ cực nóng của Sao Kim được tạo ra bởi hiệu ứng nhà kính gây nên bởi bầu khí quyển đậm đặc. Cô lập bầu khí quyển carbon dioxide sẽ cũng giống như việc giải quyết vấn đề nhiệt độ hành tinh. Mặt Trăng. Mặc dù lực hấp dẫn của Mặt Trăng là quá nhỏ để giữ một bầu khí quyển cho các khoảng thời gian địa chất, nhưng nếu được cho một bầu khí quyển, nó vẫn sẽ giữ lại bầu khí quyển đó trong một khoảng thời gian dài, so với tuổi thọ con người. Landis và những người khác đã cho rằng việc địa khai hóa Mặt Trăng là khả thi, dù không phải tất cả đều đồng ý với ý kiến đó. Landis đo được rằng 1 psi oxy nguyên chất trong khí quyển của Mặt Trăng sẽ yêu cầu 200 nghìn tỷ tấn oxy, và gợi ý rằng nó có thể được tạo ra bằng cách khử oxy từ một lượng đá Mặt Trăng tương đương với một khối lập phương có cạnh khoảng 50 km. Nói cách khác, ông đã đề xuất rằng hàm lượng nước của "50 đến 100 sao chổi" kích thước của sao chổi Halley sẽ làm việc này, "giả định rằng nước không văng ra khi sao chổi đâm vào Mặt Trăng". Tương tự như vậy, Benford đã tính toán rằng việc khai hóa Mặt Trăng sẽ yêu cầu "khoảng 100 sao chổi kích thước của Halley". Trái Đất. Có đề xuất rằng do các hiệu ứng của biến đổi khí hậu, một chương trình can thiệp có thể được thiết kế để cho Trái Đất trở về bình thường và các thông số khí hậu tốt hơn. Để đạt được điều này, nhiều giải pháp đã được đề xuất, như việc kiểm soát bức xạ Mặt Trời, cô lập carbon dioxide bằng cách sử dụng những phương pháp kỹ thuật địa chất, chế tạo và giải phóng sinh vật biến đổi gen giúp thay đổi khí hậu. Các vật thể khác trong Hệ Mặt Trời. Các ứng cử viên khả thi khác cho việc khai hóa (có thể một phần hoặc toàn phần) bao gồm Titan, Callisto, Ganymede, Europa, và thậm chí là Sao Thủy, vệ tinh Enceladus của Sao Thổ, và hành tinh lùn Ceres. Trong văn hóa đại chúng. Địa khai hóa là một khái niệm phổ biến trong khoa học viễn tưởng, truyền hình, phim, tiểu thuyết và trò chơi điện tử. Một khái niệm có liên quan là "xenoforming" - một quá trình trong đó người ngoài hành tinh thay đổi Trái Đất hoặc các hành tinh khác để phù hợp với nhu cầu của họ, đã được đề xuất trong tác phẩm kinh điển "The War of the Worlds" (1898) của H. G. Wells.
3,904
70470215
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3904
Alexandre Yersin
Alexandre Émile Jean Yersin (phiên âm tiếng Việt: "Y-éc-xanh"; 22 tháng 9 năm 1863 – 1 tháng 3 năm 1943) là một bác sĩ, nhà vi khuẩn học và nhà thám hiểm người Pháp gốc Thuỵ Sĩ. Ông nổi tiếng vì là người đầu tiên phát hiện ra trực khuẩn gây ra bệnh dịch hạch, sau này được đặt tên để vinh danh ông ("Yersinia pestis"). Một nhà vi khuẩn học khác, Kitasato Shibasaburo, được ghi nhận là đã xác định độc lập vi khuẩn này từ vài ngày trước đó, nhưng có thể đã xác định được một loại vi khuẩn khác và không phải là mầm bệnh gây ra bệnh dịch hạch. Yersin cũng lần đầu tiên chứng minh rằng loại trực khuẩn có trong bộ gặm nhấm cũng xuất hiện trong bệnh dịch ở người, do đó nhấn mạnh được các phương thức lây truyền khả thi. Ông cũng là một nhà thám hiểm, người đã khám phá Cao nguyên Lâm Viên và vạch ra một con đường bộ từ Trung Kỳ sang Cao Miên, cũng là người thành lập và là hiệu trưởng đầu tiên của Trường Y khoa Hà Nội (tiền thân của Đại học Y Hà Nội). Ông được người dân xóm Cồn gọi bằng cái tên thân thuộc: "Thầy Năm". Thiếu thời. Yersin sinh năm 1863 tại Aubonne, Tổng Vaud, Thụy Sĩ, là con út trong gia đình có ba người con. Họ là thành viên Giáo hội Tin Lành Cải cách Tổng Vaud. Mẹ ông là hậu duệ của những người Huguenot ở Cévennes phải đào thoát khỏi nước Pháp để tránh bị bức hại tôn giáo sau khi Louis XIV ra Chỉ dụ Fontainbleau năm 1685 thu hồi Chỉ dụ Nantes do Henri IV ban hành năm 1598. Lúc ấy Tổng Vaud còn thuộc lãnh thổ Savoie, sau giành được độc lập ngày 24 tháng 1 năm 1798 và gia nhập Thụy Sĩ ngày 14 tháng 4 năm 1803. Cha ông, Alexandre (1825-1863), là giáo viên môn khoa học tự nhiên tại những trường trung học ở Aubonne và Morges, kiêm nhiệm chức quản đốc kho thuốc súng, và say mê nghiên cứu các loại côn trùng. Bị xuất huyết não, cha ông qua đời chỉ ba tuần lễ trước khi Yersin ra đời. Mẹ ông một mình nuôi ba con (Émilie, Franck, và Alexandre), dời đến sinh sống ở Morges, và tại đây bà mở trường dạy nữ công gia chánh và cung cách sống cho các thiếu nữ. Học vấn. Sau khi tốt nghiệp trung học, năm 1883 Yersin đến Lausanne để học y khoa, rồi sang Marburg, Đức, tiếp tục theo đuổi ngành học của mình. Trong thời gian lưu trú ở Marburg, qua báo chí, Yersin đọc biết về David Livingstone – nhà truyền giáo và nhà thám hiểm người Scotland – và Livingstone trở thành hình mẫu lý tưởng cho chàng trai Yersin nhiều hoài bão. Năm 1885, ông đến Pháp, nghiên cứu y học tại Hôtel-Dieu de Paris (liên kết với Khoa Y thuộc Đại học Paris Descartes). Tin tức, những chuyến đi, và những tấm bản đồ về Đông Dương đã khơi dậy niềm đam mê thám hiểm của chàng sinh viên y khoa, người trong suốt cuộc đời luôn muốn chọn những gì mới mẻ và tuyệt đối hiện đại. Năm 1886, ông gia nhập viện nghiên cứu của Louis Pasteur tại Trường Sư phạm Paris ("École Normale Supérieure") do lời mời của Émile Roux, và tham gia việc phát triển huyết thanh ngừa bệnh dại. Ở tuổi 25, ngay sau khi nhận văn bằng Tiến sĩ Y khoa với luận án "Étude sur le Développement du Tubercule Expérimental" (Nghiên cứu về sự phát triển của bệnh lao bằng thực nghiệm), Yersin liền sang Berlin để kịp ghi danh theo học lớp vi trùng học kỹ thuật do Robert Koch giảng dạy. Trở về Paris, Yersin xin nhập quốc tịch Pháp bởi vì lúc ấy chỉ có công dân nước Cộng hòa Pháp mới được hành nghề y. Ông gia nhập Viện Pasteur ở Paris mới được thành lập vào năm 1889 làm người cộng tác với Roux, hai người cùng khám phá ra độc tố bạch hầu (do trực khuẩn "Corynebacterium diphtheriae" tạo ra). Đến Đông Dương. Tuy nhiên, nhà khoa học trẻ đầy triển vọng này không chịu hài lòng với môi trường học thuật đỉnh cao ở Paris. Năm 1890, Yersin quyết định rời nước Pháp để đến Đông Dương (lúc bấy giờ là thuộc địa của Pháp). Phải đợi đến năm 26 tuổi, Yersin mới thấy biển lần đầu tiên, lúc ấy là một bác sĩ trẻ được cử đi công cán ở làng chài Grandcamp. Trải nghiệm này khơi mở khát vọng được đi và khám phá cũng như sự sẵn lòng từ bỏ tương lai xán lạn trong nghiên cứu khoa học ở Paris như là một môn đệ của Pasteur. Yersin viết cho mẹ: "Con sẽ không buồn nếu phải rời Paris vì con thấy chán ngấy kịch nghệ, đám thượng lưu làm con kinh tởm, và đời mà không đi thì còn gì là đời". Khi biết chắc không thể thuyết phục Yersin ở lại Paris, Louis Pasteur bèn viết thư cho Công ty Messageries Maritimes (Vận tải Hàng hải), đề cử Yersin làm bác sĩ trên tàu. Yersin nhận nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho hành khách và thủy thủ đoàn trên tàu "Volga", một con tàu cũ kỹ chạy bằng buồm và hơi nước trên tuyến hàng hải Sài Gòn – Manila, chuyên chở 67 hành khách cùng vài tấn hàng hóa. Đang lúc làm bác sĩ trên tàu "Volga", qua lại giữa hai thành phố Sài Gòn và Manila, Yersin tự tổ chức cho mình những chuyến thám du ở Philippines và Nam Kỳ, tích lũy kiến thức cùng kinh nghiệm cho ước mơ khám phá những vùng đất mới của ông. Trong thời gian này, Albert Calmette, một môn đệ khác của Pasteur, đến Sài Gòn tìm gặp Yersin đề nghị hợp tác trong nỗ lực thành lập Viện Pasteur ở Sài Gòn. Năm sau, Yersin được thuyên chuyển sang tuyến hàng hải mới mở Sài Gòn – Hải Phòng, làm bác sĩ trên tàu "Saigon" trọng tải chỉ bằng nửa tàu "Volga", di chuyển dọc bờ biển. Thời ấy chưa có tuyến đường bộ nối liền hai miền nam bắc. Yersin dùng thời gian rảnh rỗi trên tàu để ký họa địa hình bờ biển và, dưới sự hướng dẫn của thuyền trưởng, học cách sử dụng kính lục phân, nghiên cứu môn trắc địa cũng như thu thập kiến thức toán học cần thiết cho công việc quan sát thiên văn học. Cả chuyến đi cũng như chuyến về, con tàu đều dừng lại ở Nha Trang, một vịnh nước yên tĩnh đầy nắng. Lần nào đến Nha Trang, Yersin cũng bị mê hoặc đến sững sờ bởi vùng đất hoang dã đó với mảng thực vật trên đất liền đẹp rực rỡ, bên trên sừng sững những đỉnh núi mây mù chưa từng ai đặt chân đến, cũng chưa hề được vẽ bản đồ. Andrien Loir, cháu ruột và là một trong những môn đệ đầu tiên của Pasteur, tìm gặp Yersin kêu gọi sự giúp đỡ của bạn đồng môn cũ cho kế hoạch thành lập một viện Pasteur ở Úc lúc ấy là một lục địa đang trên đà phát triển mạnh, nhưng Yersin từ chối như ông đã khước từ lời đề nghị của Calmette trước đó. Thám hiểm. Năm 1891, Yersin xin thôi việc ở hãng Messageries, và quyết định đến sống tại Nha Trang. Ông cho dựng một ngôi nhà gỗ ở Xóm Cồn, và mở một phòng khám. "Ông Năm" (Yersin được người dân ở đây gọi như thế) là bác sĩ người Âu đầu tiên hành nghề trong vùng này. Ông nhận tiền khám của những người có máu mặt và có tiền, nhưng tiếp tục chữa bệnh miễn phí cho người nghèo mặc dù thường khi ông không thể nào phân biệt nổi giữa hai hạng người ấy, trong khi vẫn luyện tập chạy điền dã. Ông thực hiện những chuyến thám du hàng trăm cây số trong những vùng đồi núi, vào ở trong các ngôi làng người "Mọi" (cách gọi người sắc tộc thiểu số thời bấy giờ), học chút ít ngôn ngữ, săn bắn, và chữa bệnh cho họ. Muốn tìm một con đường bộ vào Sài Gòn, Yersin đi ngựa đến Phan Rí, thuê người dẫn đường vào rừng, ông tìm ra cao nguyên Di Linh, nhưng không thể đi tiếp, phải trở lại Phan Thiết, rồi lấy thuyền về Nha Trang. Dù vậy, Yersin vẫn tiếp tục ý định khám phá dải rừng núi bí hiểm dọc theo dãy Trường Sơn, lúc ấy là một vùng hiểm trở hoang vu, là nơi sinh sống của những bộ tộc thiểu số không chịu khuất phục triều đình. Với mục tiêu tìm một con đường bộ từ Nha Trang ven Biển Đông băng qua dãy Trường Sơn để đến sông Mekong phía bên kia. Yersin sử dụng phần còn lại của món tiền tiết kiệm còm cõi đang cạn dần để mua trang thiết bị và lên kế hoạch cho chuyến thám hiểm. Ngày 23 tháng 9 năm 1892, đoàn thám hiểm gồm bảy thành viên, với vài con ngựa, hai con voi, và một khẩu súng săn hiệu Winschester, dưới sự lãnh đạo của Yersin khởi hành từ Nha Trang ra Ninh Hòa rồi lên Ban Mê Thuột. Ba tháng sau khi rời Nha Trang, đoàn thám hiểm đến Stung Treng bên bờ sông Mekong. Yersin bán lại mấy con ngựa và voi rồi cùng các bạn đồng hành lên thuyền độc mộc về Phnôm Pênh. Những tấm bản đồ ông vẽ được gởi sang Luang Prabang bên Lào để đối chiếu với những ghi nhận của Phái đoàn Pavie, rồi chuyển về Paris. Yersin về Pháp, ở lại Paris trong ba tháng để ghi danh theo học ở Đài Thiên văn Montsouris, và từ chối gia nhập Phái đoàn Pavie. Nhờ sự vận động của Pasteur, Yersin nhận được sự trợ giúp của Hãng Đường biển để mua dụng cụ và thêm khoản tiền trang trải chi phí cho những chuyến thám hiểm. Năm 1892, ít lâu sau chuyến thám hiểm lần thứ nhất, theo lời khuyên của Albert Calmette, Yersin gia nhập đoàn y sĩ hải ngoại để khỏi phải lo lắng về mặt tài chính. Sau 28 năm phục vụ, năm 1920 ông về hưu với cấp bậc Đại tá Quân y. Tháng 6 năm 1893, được sự ủy thác của Toàn quyền Đông Dương Jean-Marie de Lanessan, Yersin tổ chức đoàn thám hiểm theo đường bộ từ Biên Hòa ra Đồng Nai, lên Di Linh, cuối cùng khám phá Cao nguyên Lâm Viên. Trong nhật ký đề ngày 21 tháng 6 năm 1893, Yersin ghi nhận có vài làng của người sắc tộc D'Lat nằm rải rác trong vùng, "Từ trong rừng thông bước ra tôi sững sờ khi đối diện một bình nguyên hoang vu giống như mặt biển tràn đầy những làn sóng màu xanh lá cây. Sự hùng vĩ của rặng Langbiang hòa lẫn vào đường chân trời tây bắc tạo nên bối cảnh tráng lệ, gia tăng vẻ đẹp của vùng đất này." Đến năm 1899, tại vùng đất được Yersin khám phá, Toàn quyền Paul Doumer cho thiết lập một khu nghỉ dưỡng cho người Âu châu, sau trở thành Đà Lạt. Với sự trợ giúp từ chính quyền – được cung cấp vật dụng, nhân lực, tiền và vũ khí - quy mô của chuyến thám hiểm lần này lớn hơn nhiều so với lần trước, đôi khi lên đến tám mươi người đi quanh co dưới tán lá rừng. Để đổi lại, Yersin phải khảo sát tìm ra những con đường mới để phát triển thương mại, những địa điểm thích hợp để chăn nuôi gia súc, cũng như kiểm kê tài nguyên rừng và khoáng sản. Trên đường về, họ đến một ngôi làng người thiểu số thân quen, nơi vừa bị đốt phá bởi bọn cướp – khoảng năm mươi người là tù vượt ngục. Cùng những người can đảm nhất trong đoàn thám hiểm, Yersin quyết định truy đuổi băng cướp, kịp khi bọn chúng dừng chân, đốt lửa và kiểm kê chiến lợi phẩm. Yersin giơ khẩu súng ngắn lên nhưng Thục, thủ lĩnh băng cướp, nhảy đến đẩy chệch nòng súng. Yersin lĩnh một nhát chùy vào chân gãy cả xương, bị rựa chặt đứt nửa ngón cái của bàn tay trái, và bị Thục đâm ngọn giáo vào ngực. Bọn cướp bỏ đi vì đinh ninh Yersin đã chết. Theo sự hướng dẫn của Yersin, người ta khoét rộng vết thương, rút mũi giáo, khử trùng, nẹp chân, đặt ông lên một chiếc cáng kết bằng tre và dây rừng, khiêng đi suốt nhiều ngày đến tận Phan Rang. Ở đó có một chuyên gia điện tín báo cho Calmette ở Sài Gòn biết để gởi thuốc đến. Trong khi các vết thương lên sẹo, Yersin dành thì giờ tìm hiểu cách vận hành của máy phát điện tín. Sau đó, ông được đưa về Sài Gòn, viết tường trình, vẽ bản đồ, và phác thảo những tuyến đường tiềm năng. Yersin chuẩn bị cho chuyến thám hiểm thứ ba, chuyến đi dài nhất và nhiều tham vọng nhất của ông, với dự định mở một con đường mới từ Trung Kỳ sang Lào, khác với con đường của Pavie qua Điện Biên Phủ. Trước khi Yersin lên đường, Thục bị bắt, và ông được chứng kiến cuộc hành hình để lại nhiều cảm xúc. Cuối năm 1893, với một lực lượng hùng hậu - ngoài 54 người tùy tùng còn có một toán lính tập mang súng theo hộ tống - Yersin khởi hành từ Biên Hòa lên Đà Lạt, đi tiếp đến cao nguyên Đắk Lắk, vào Attopeu ở nam Lào, rồi đi theo hướng đông ra biển. Yersin đến Đà Nẵng vào ngày 17 tháng 5 năm 1894. Cuộc khảo sát lần thứ ba này thăm dò một vùng đất rộng lớn trải rộng từ vĩ tuyến 11 ở phía nam đến vĩ tuyến 16 ở phía bắc, và từ sông Mekong ở phía tây đến bờ biển Việt Nam ở phía đông. Trang nhật ký ngày 11 tháng 4 của Yersin ghi, "Đường đi thật là khủng khiếp. Trong 4 ngày liên tiếp, chúng tôi phải vượt qua một vùng núi hiểm trở, trèo xuống, leo lên, cứ đơn điệu như thế mãi làm cho chúng tôi rất mệt mỏi. Cây cối chen chúc. Không có đường mòn. Chúng tôi phải khòm lưng chui qua các bụi tre. Vì trời mưa nên rừng có nhiều vắt không thể tả được. Những người Việt Nam đi cùng với chúng tôi bị sốt rét mặc dù đã uống thuốc ngừa..." Nghiên cứu bệnh dịch hạch. Trong khi Yersin đang chuẩn bị cho cuộc thám hiểm thứ tư thì bệnh dịch đã bộc phát ở miền Nam Trung Hoa và lan truyền xuống Đông Dương. Tháng 5 năm 1894, dịch phát mạnh ở Hồng Kông, gây tử vong cao, và trở thành mối đe dọa cho tất cả cảng biển có giao dịch thương mại với Trung Hoa, trong đó có cảng Hải Phòng. Nhà cầm quyền thuộc địa cử Yersin đến Hồng Kông để nghiên cứu bệnh dịch. Ngày 15 tháng 6 năm 1894, Yersin đặt chân đến Hồng Kông, trông thấy xác người chết vì dịch hạch trên đường phố, giữa những vũng nước, trong các khu vườn, trên ghe thuyền đang cắm neo. Yersin liền ghi lại quan sát ban đầu của mình, "Tôi nhận thấy có rất nhiều chuột chết trên mặt đất." Ba ngày trước đó, Kitasato đã đến Hồng Kông cũng để nghiên cứu bệnh dịch. Với sự hỗ trợ dồi dào từ người Anh, Kitasato lập một phòng thí nghiệm trong Bệnh viện Kennedy Town, Yersin chỉ được phép đến quan sát nhóm Kitasato làm việc. Yersin ngạc nhiên về phương pháp làm việc của Kitasato: khám nghiệm máu và cẩn thận giảo nghiệm các cơ phận của tử thi nhưng bỏ qua chỗ sưng hạch bạch huyết. Năm ngày sau, ông quyết định hoạt động độc lập. Với sự trợ giúp của Vigano, một người Ý sống ở Hồng Kông, Yersin làm việc trong một cái lán bằng tre phủ rơm với vài xác chết có được nhờ Vigano đút tiền cho đám lính thủy người Anh trông coi nhà xác, và Yersin xác định được nguyên nhân của bệnh dịch. Sau khi toán khoa học gia người Nhật ra đi, người Anh muốn giữ Yersin ở lại Hồng Kông nhưng ông từ chối. Bởi vì những tường trình ban đầu của Kitasato còn mơ hồ và đôi khi có những mâu thuẫn, nhiều người tin rằng Yersin là người duy nhất tìm ra trực khuẩn. Tuy nhiên, một cuộc phân tích hình thái học về những gì Kitasato khám phá cho thấy "Kitasato đã khảo nghiệm trực khuẩn gây bệnh ở Hồng Kông vào cuối tháng 6 và đầu tháng 7 năm 1894", chỉ một thời gian ngắn sau khi Yersin công bố khám phá của ông (ngày 20 tháng 6). Do đó, "không thể bác bỏ sự đóng góp" của Kitasato. Cũng nên biết rằng, trực khuẩn gây bệnh phát triển tốt hơn trong môi trường nhiệt độ thấp, vì vậy, phòng thí nghiệm được trang bị kém của Yersin lại có lợi thế hơn trong cuộc chạy đua với Kitasato. Yersin là người đầu tiên chứng minh rằng trực khuẩn hiện diện ở chuột bệnh và người bệnh là một, nhờ đó ông đã giải thích được phương thức truyền bệnh. Cũng trong năm ấy, khám phá này được cộng tác viên Émile Duclaux gửi đến Viện Hàn lâm Khoa học Pháp trong bài báo nhan đề "La Peste Bubonique de Hong-Kong" ("Bệnh dịch hạch ở Hồng Kông"). Từ năm 1895 đến 1897, Yersin nghiên cứu thêm về bệnh dịch hạch. Năm 1895 ông trở lại Viện Pasteur ở Paris và cùng với Émile Roux, Albert Calmette và Armand Borrel đã điều chế ra huyết thanh chống bệnh dịch hạch đầu tiên. Cùng năm đó, ông trở về Đông Dương và lập một phòng thí nghiệm nhỏ tại Nha Trang để sản xuất huyết thanh, (năm 1905 viện này trở thành một chi nhánh của Viện Pasteur). Năm 1896, ông thành lập trại chăn nuôi Suối Dầu, nuôi ngựa để sản xuất huyết thanh. Năm 1896, Yersin đến Quảng Châu, được phép tiêm huyết thanh được điều chế tại Nha Trang cho một chủng sinh đang mắc bệnh tại đây, và mau chóng thu được kết quả. Ông trở thành người thầy thuốc đầu tiên cứu sống một bệnh nhân dịch hạch. Yersin tiếp tục cuộc hành trình chống bệnh dịch hạch bằng huyết thanh với những điểm đến kế tiếp là Hạ Môn, Formosa (nay là Đài Loan), rồi Ma Cao. Song, khi đến Bombay, Yersin đối diện với một môi trường phức tạp hơn nhiều – người bệnh từ chối vào bệnh viện cách ly vì ở đó phải tuân thủ hệ thống đẳng cấp, loài chuột phát triển mạnh bởi vì người dân không chịu sát sinh, sự đố kỵ của người Anh đối với người Pháp. Ông không làm được gì, cuối cùng phải rút lui để lại một đống hỗn độn cho Paul-Louis Simond, người đồng nghiệp được Viện Pasteur cử đến thay thế ông. Nông nghiệp. Sau Bombay, Yersin quyết định trở về Nha Trang trong năm 1898. Với sự hỗ trợ từ Toàn quyền Doumer, ông xây dựng Viện Pasteur Nha Trang. Rồi ông mua một khu đất rộng 500 héc-ta ở Suối Giao (nay là Suối Dầu) để làm nông nghiệp và chăn nuôi. Ông cho trồng cây cà-phê Liberia, các loại cây thuốc, cây coca để sản xuất cô-ca-in sử dụng trong ngành dược, tuyển chọn nhiều loại thực vật và động vật từ khắp nơi trên thế giới để nuôi trồng tại đây, biến nó thành một cộng đồng nông nghiệp và khoa học với một trạm xá phục vụ cư dân trong vùng. Trong thời gian này, sản xuất huyết thanh chống dịch cho bò là nguồn thu nhập chính của Yersin. Trung tâm thí nghiệm này về sau trở thành viện thú y đầu tiên ở Đông Dương. Là người đầu tiên nhập giống cây cao su về trồng tại Việt Nam, Yersin trở thành chủ một đồn điền cao su lúc đầu rộng khoảng 100 hec-ta, kiếm tiền đủ để nuôi sống Viện của ông. Ông liên lạc với André Michelin, người sáng lập tập đoàn Michelin, một trong những hãng sản xuất bánh xe lớn nhất thế giới. Nhờ cách làm hiệu quả và suy nghĩ quyết liệt nên lợi tức gia tăng đáng kể, ông gởi tiền vào "Hongkong and Shanghai Bank" (nay là ngân hàng HSBC) và mua các loại cổ phiếu. Về Nha Trang lập trang trại là khởi điểm cho một giai đoạn khác trong cuộc đời Yersin: sống ẩn dật, để lại đằng sau ánh hào quang của một huyền thoại sống – người đẩy lùi bệnh dịch hạch và là người khám phá cao nguyên Lâm Viên - để sống với niềm đam mê mới: nghiên cứu cùng thực hành nông nghiệp và chăn nuôi. Ông từ chối tiếp các nhà báo, họ bèn dựng nên những câu chuyện huyễn hoặc về Yersin, nhưng ông chẳng hề quan tâm. Từ Suối Giao, sau một chuyến thám hiểm ngắn với Armand Krempf – hai ngày đi thuyền và hai ngày leo núi – Yersin phát hiện ngọn núi Hòn Bà. Trong năm 1915, ông tiến hành di thực các loài thực vật và động vật, gieo các loại hạt giống, và xây dựng một ngôi nhà gỗ kiểu Thụy Sĩ. Ông nghiên cứu điểu học, nghề làm vườn, và sưu tầm các loại hoa. Ông cũng mở một chiến dịch trồng rừng đồng thời khuyên dân làng bỏ tập tục chặt đốt cây rừng. Ông dựng chuồng nuôi chim và đưa về lãnh địa rộng 15 000 héc-ta của mình các loài chim lạ. Ông trồng thử nghiệm cây canh-ki-na để sản xuất thuốc ký ninh chữa bệnh sốt rét. Ông tìm ra thổ nhưỡng thích hợp cho loại cây này ở vùng đất Dran (nay là Đơn Dương) và Di Linh. Yersin dùng số tiền có được nhờ những giải thưởng khoa học để xây dựng một con đường dài 30 cây số quanh co uốn khúc từ Suối Giao lên Hòn Bà. Sử dụng thiết bị tiên tiến "Improver Road Tracer", ông "đích thân chỉ đạo công việc, với sự giúp đỡ của các cai An Nam, làm một con đường có độ dốc rất đều, ở mức mười phần trăm." Đôi khi phải dùng bộc phá để nổ phá đá, và "dùng các mảnh vụn để xây tường chống." Nhờ con đường này, Yersin chuyển một máy phát điện lên ngôi nhà gỗ, lắp đặt hệ thống đèn, khởi động một máy dẫn nước để tưới cây, và đặt mua từ Pháp một chiếc Citroën bánh xích, cùng loại với "những chiếc xe đã băng qua sa mạc Sahara." Yersin thích biết mọi thứ, ông là chuyên gia về nông học nhiệt đới, nhà vi trùng học, nhà dân tộc học, nhiếp ảnh gia, rồi nghiên cứu khí tượng. Ông mua máy điện lượng kế, làm một con diều thật lớn thả lên độ cao một ngàn mét để đo điện khí quyển và dự đoán giông bão. Ông muốn giúp những người dân chài thường khi bị mất tích trên biển mỗi lúc có lốc xoáy vụt đến. Yersin thuyết phục Fichot, một kỹ sư thủy văn phục vụ trong hải quân và rất say mê thiên văn học, đến sống với ông trong ngôi nhà lớn ở Xóm Cồn với kính thiên văn và máy quan tinh được lắp đặt trên sân thượng để cùng nhau nghiên cứu khí tượng. Trong những ngày cuối đời, Yersin gắn bó với niềm đam mê mới: văn chương. Ở tuổi tám mươi, ông lại học tiếng Latin, tiếng Hy Lạp, và biên dịch những tác phẩm của Phèdre, Virgile, Horace, Salluste, Cicéron, Platon, và Démosthène. Trường Y khoa Hà Nội. Năm 1902 Toàn quyền Paul Doumer, trước khi rời Đông Dương, mời Yersin từ Nha Trang ra Hà Nội để mở một trường Y, một bệnh viện, và một trung tâm vệ sinh. Với Trường Y, "ước tính việc xây dựng sẽ tốn một triệu rưỡi "franc"!" Một số tiền lớn, song theo nhận xét của Yersin, "vẫn rẻ hơn nhiều, lại hữu ích hơn nhiều so với cái nhà hát ở Sài Gòn." Yersin được bổ nhiệm làm hiệu trưởng đầu tiên của "École de Médecine de Hanoi" (Trường Y khoa Hà Nội), là tiền thân của Đại học Y Hà Nội. Ông thiết lập giáo trình theo hình mẫu đại học Pháp – sáng khám bệnh ở bệnh viện, chiều dành cho lý thuyết – đích thân ông giảng dạy trong các giờ vật lý, hóa học, và phẫu thuật. Trường khai giảng ngày 1 tháng 3 năm 1902, năm học đầu tiên có 29 sinh viên, 15 người đến từ Bắc Kỳ, 5 từ Trung Kỳ, 8 từ Nam Kỳ, và 1 từ Cao Miên. Tất cả đều được nhận học bổng 8 đồng mỗi tháng. Ghi nhận của Yersin về những sinh viên Y khoa đầu tiên được đào tạo ở Đông Dương, "Họ rất chăm học, có những người xuất sắc ngang với những sinh viên giỏi nhất bên Pháp. Điều thú vị là ngay cả những người thông minh cũng học rất chăm. Gần như có thể nói rằng không có ai lười biếng." Ông có công di chuyển trường khỏi làng Kinh Lược, cho xây dựng ngôi trường ở phố Bobillot (Lê Thánh Tông ngày nay), và xây dựng bệnh viện thực hành ở phố Lò Đúc. Sau hai năm, khi mọi thứ đã vào guồng, Yersin xin từ nhiệm, và trở về Nha Trang. Từ trần. Trong thời gian diễn ra Chiến tranh thế giới thứ hai, ngày 1 tháng 3 năm 1943, Yersin từ trần tại nhà riêng ở Nha Trang, ông để lại di chúc, "Tôi muốn được chôn ở Suối Dầu. Hãy chôn tôi nằm úp xuống. Yêu cầu ông Bùi Quang Phương giữ tôi lại tại Nha Trang, đừng cho ai đem tôi đi nơi khác. Mọi tài sản còn lại xin tặng hết cho Viện Pasteur Nha Trang, và những người cộng sự lâu năm. Đám táng làm giản dị, không huy hoàng không điếu văn." Dù vậy, rất đông người tìm đến để đưa tiễn ông về nơi an nghỉ cuối cùng. Nhiều người dân Xóm Cồn và Nha Trang than khóc và để tang cho ông. Đoàn người đưa tang dài đến hơn ba cây số. Vinh danh. Yersin để lại nhiều ký ức sâu đậm tại Việt Nam, nơi người dân trong vùng gọi ông cách thân mật là "Ông Năm", theo cấp bậc Đại tá Quân y (quân hàm có năm vạch). Tuy nhiên, theo Patrick Deville, người dân Xóm Cồn gọi Yersin như thế là do "ông có cái lon năm vạch mạ vàng trên bộ đồng phục trắng" khi ông còn là bác sĩ phục vụ trên tàu. Từ khi còn là một sinh viên trẻ tuổi theo học y khoa ở Marburg, Yersin đã tỏ lòng ngưỡng mộ David Livingstone, và nuôi hoài bão bước theo dấu chân của nhân vật nổi tiếng người Scotland sinh trước ông nửa thế kỷ. Yersin đã dành trọn đời mình để thực hiện giấc mơ ấy. Patrick Deville, tác giả quyển "Peste & Choléra" đạt giải Femina năm 2012, nhận xét rằng Yersin là "một tín đồ chân chính của Giáo hội Tin Lành vùng Morges và của tấm gương Livingstone, người cũng là bác sĩ, nhà thám hiểm, và mục sư". Năm 1891, khi đặt chân đến Nha Trang, Yersin yêu mến vùng đất này, và quyết định lưu trú tại đây. Ông viết cho Émile Roux, "Hãy đến đây với tôi, ông sẽ biết ở đây thú vị như thế nào, thời tiết không nóng nhiều, cũng không lạnh lắm, một khung cảnh thanh bình tuyệt đối và nhiều công việc cần làm." Ông sống gần gũi với cư dân trong vùng, và tận tụy giúp đỡ những ngư dân nghèo khó trong xóm chài nhỏ bé. Ông sống trong một ngôi nhà cổ ba tầng, trên tầng thượng ông đặt kính thiên văn để quan sát báo bão cho làng chài. Khi có bão, ông gọi dân làng đến trú ngụ ở nhà ông, và cung cấp thực phẩm cho họ. Yersin khám bệnh miễn phí cho người nghèo. Ông viết cho mẹ, "Mẹ hỏi con có thích ngành y không. Có và không. Con rất vui được chữa trị cho những người đến nhờ con khám, nhưng con không muốn biến y học thành một cái nghề, nghĩa là con sẽ không bao giờ có thể đòi một người bệnh trả tiền vì đã chữa bệnh cho người đó. Con coi y học là thiên chức, là mục vụ. Đòi tiền để chữa trị cho bệnh nhân thì chẳng khác nào nói với người đó rằng: tiền hay mạng sống." Yersin trân trọng những đóng góp của các phụ tá người bản địa, yêu quý họ, và quan tâm đến đời sống của họ. Ngoài vi khuẩn "Yersinia pestis" được đặt tên để vinh danh Yersin, có nhiều địa danh tại Việt Nam được đặt tên theo ông. Tại Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Đà Lạt,Thủ Dầu Một, Phan Rang và Thành phố Hồ Chí Minh đều có những con đường được đặt tên để vinh danh Yersin. Tọa lạc bên trong khuôn viên viện Pasteur Nha Trang là Bảo tàng Alexandre Yersin, nơi lưu trữ nhiều kỷ vật của Yersin. Công viên Yersin nằm dọc theo bờ biển Nha Trang, với tượng Yersin cao 4m, là một thắng cảnh của thành phố. Phần mộ của Yersin tại Suối Dầu (cách Nha Trang 20 km) hằng năm có nhiều người đến viếng. Theo tập quán đối với người có công và được nhiều người yêu quý, người dân xây cho ông một miếu thờ. Năm 1990, quần thể mộ Yersin ở Suối Dầu và bảo tàng Yersin ở Viện Pasteur Nha Trang được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia; đây được xem là "trường hợp duy nhất nước Việt Nam cấp bằng chứng nhận di tích lịch sử cấp Quốc gia cho một người nước ngoài". Làng Tân Xương ở Suối Dầu còn thờ cúng ông như một thành hoàng. Một ngôi trường - khởi công xây dựng năm 1927 và khai giảng năm 1935 - được đặt theo tên Yersin để vinh danh ông. "Lycée Yersin" (nay là Trường Cao đẳng Sư phạm) là một kiến trúc đẹp và độc đáo của Đà Lạt. Tại thành phố này, cũng mang tên ông còn có Công viên Yersin, và một ngôi trường thành lập năm 2004, Đại học Yersin. Yersin được trao tặng Bắc Đẩu Bội tinh, huân chương cao quý nhất của nước Pháp. Năm 1934, sau khi Pasteur, Roux, và Calmette qua đời, Yersin - người cuối cùng trong nhóm Pasteur - được đề cử làm Giám đốc danh dự của Viện Pasteur Paris, và là ủy viên Ban Quản trị. Chức vụ này buộc ông mỗi năm phải về Pháp một lần để họp. Năm 1940, Yersin về thăm Pháp lần cuối cùng trước khi Đệ Nhị Thế Chiến bùng nổ. Tác phẩm "Peste et choléra (Dịch hạch và thổ tả)" của nhà văn Patrick Deville nói về cuộc đời của Yersin đoạt giải Femina năm 2012. Hội Ái mộ Yersin, được thành lập năm 1992 với hơn 700 hội viên, với mục đích hoạt động giúp đỡ người nghèo và trẻ em khuyết tật cũng như truyền bá về thân thế và sự nghiệp của Yersin, là tổ chức phi chính phủ duy nhất ở Việt Nam nhận Huân chương Lao động. Từ năm 2000, Lãnh sự quán Pháp tại Hồng Kông và Macau hằng năm cấp học bổng Alexandre Yersin cho sinh viên là cư dân tại hai lãnh thổ này của Trung Quốc đến Pháp tham gia chương trình cao học. Ngày 20 tháng 9 năm 2013, nhân kỷ niệm 150 năm ngày sinh của Yersin, Tổng công ty Bưu chính Pháp đã phối hợp với Viện Pasteur Paris, Viện Hàn lâm Khoa học Hải ngoại Pháp và Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp tổ chức lễ phát hành hai mẫu tem chung Việt Nam và Pháp về Alexandre Yersin. Ngày 22 tháng 9 năm 2014, nhân kỷ niệm 151 năm ngày sinh của Alexandre Yersin, tại Nha Trang diễn ra lễ công bố quyết định truy tặng "Công dân Việt Nam danh dự" cho Yersin, đồng thời tổ chức triển lãm bộ sưu tập tem "Bác sĩ Alexandre Yersin - người công dân danh dự Việt Nam". Liên kết ngoài. tiếng Việt: tiếng Anh Tiếng Pháp
3,905
343833
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3905
AG
AG hay Ag có thể là:
3,907
539970
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3907
AL
AL hoặc al có thể là:
3,909
286106
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3909
AQ
AQ hoặc aq có thể là:
3,912
592764
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3912
AN
AN hoặc an có thể là:
3,919
390197
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3919
Màu gốc in ấn
Màu gốc in ấn là bốn màu sau: xanh lam, hồng thẫm, vàng và đen. Do trong tiếng Anh màu xanh lam là Cyan, màu hồng sẫm là Magenta, màu vàng là Yellow nên ta có từ viết tắt CMYK, trong đó K dùng để chỉ màu đen, mặc dù màu đen trong tiếng Anh là black (do B đã được dùng để chỉ màu xanh (Blue) trong hệ màu RGB) để chỉ hệ màu được sử dụng trong công nghệ in ấn. Màu gốc in ấn khác với màu gốc loại trừ ở chỗ nó phải bổ sung thêm màu đen. Các lý do của nó là: Các chất tạo màu trong công nghệ in ấn sử dụng nguyên lý phản xạ ánh sáng để tạo ra cảm giác về màu sắc đối với con người. Cũng lưu ý rằng hệ màu gốc in ấn (CMYK) này trên thực tế đôi khi không được áp dụng trong một số lĩnh vực cũng sử dụng nguyên lý phản xạ ánh sáng, chẳng hạn như đối với việc trang trí nội thất bằng sơn, ve hay vẽ tranh bằng thuốc màu v.v. Một số các màu nhất định, nhất là các màu được coi là sáng như vàng hay xanh nhạt v.v thông thường được tạo ra bằng cách sử dụng các chất tạo trực tiếp màu đó mà không phải bằng việc tổ hợp các màu hệ CMYK. Lý do của nó cũng giống như lý do tại sao hệ CMYK phải bổ sung màu đen.
3,924
751206
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3924
VI
VI, vi khi viết tắt có thể là: Vi:
3,926
686003
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3926
Vi
vi (đọc là "vi ai" theo cách đánh vần tiếng Anh) là chương trình soạn thảo văn bản trên máy tính được viết bởi Bill Joy năm 1976 để dùng cho hệ điều hành BSD. Sau này nó được AT&T dùng và trở thành tiêu chuẩn (dù không chính thức) trong Unix. vi được dùng ở chế độ văn bản ("text mode") như trạm cuối ("terminal") và console. Tên gọi lấy từ chữ viết tắt (hai chữ đầu) của lệnh visual trong chương trình ex. Lệnh này chuyển chế độ biên tập dòng ("line mode") của ex sang chế độ trực quan ("visual mode"). Thông thường, vì lý do thuận tiện, cùng một chương trình sẽ khởi động ở chế độ vi hay ex, tuỳ theo tên lệnh được gõ. Tên "vi" được xem là viết tắt chữ đầu nên được phát âm từng chữ cái là (theo IPA) mà không đọc thành một từ. vi có thể khó dùng đối với người mới biết, vì nó là trình biên tập theo chế độ ("modal editor"), tức là nó quy định các phím có ý nghĩa khác nhau tuỳ theo chế độ hiện dùng. Hai chế độ chính của vi là "insert" (điền) và "command" (lệnh). Ở chế độ insert, văn bản được nhập vào bình thường. Ở chế độ command, các phím được dùng để ra lệnh, như để di chuyển con trỏ, xoá ký tự, v.v. Ưu điểm của việc có chế độ lệnh riêng là nó làm đơn giản nhiều thao tác soạn thảo, thay vì phải dùng một ngón tay giữ phím Alt, phím Ctrl, hay các phím đặc biệt khác. Hiện nay vi và emacs, cũng là một trình soạn thảo văn bản xuất hiện từ năm 1984, là hai phe của một cuộc chiến về trình biên tập. Chế độ lệnh trong vi. Khi mới khởi động, vi ở chế độ lệnh. Từ chế độ lệnh ta luôn có thể chuyển sang chế độ văn bản bằng cách bấm phím chữ i. Ngược lại, từ chế độ văn bản chuyển sang chế độ lệnh bằng phím Esc. Các lệnh cơ bản trong vi đều bắt đầu bằng dấu hai chấm. Sau đó thường là các chữ cái viết tắt các từ tiếng Anh tương ứng với chức năng của lệnh đó: vi nguyên thủy. vi được viết tại Evans Hall , Đại học California tại Berkeley bởi Bill Joy.
3,927
585762
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3927
AM
AM có thể là:
3,928
686003
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3928
Emacs
Emacs là trình soạn thảo văn bản đa chức năng. Đây là phần mềm tự do, chạy được trên nhiều hệ điều hành và có thể mở rộng để thêm vào chức năng mới. Emacs phổ biến trong giới lập trình máy tính và người dùng máy tính thông thạo kĩ thuật. Chương trình EMACS, tên được tạo ra từ Editor MACroS, đầu tiên dùng cho trình soạn thảo TECO ("Text Editor and Corrector") được Richard Stallman, Guy Steele và Dave Moon viết năm vào 1976. Nó dựa trên cặp chương trình soạn thảo TECO-macro là TECMAC và TMACS được viết bởi Guy Steele, Dave Moon, Richard Greenblatt, Charles Frankston và một số người khác. Qua thời gian đã xuất hiện nhiều phiên bản Emacs, nhưng ngày nay 2 phiên bản phổ biến nhất là GNU Emacs, do Richard Stallman bắt đầu viết vào 1984, và XEmacs, phân nhánh từ GNU Emacs năm 1991. Cả hai đều dùng ngôn ngữ Emacs Lisp có khả năng mở rộng mạnh mẽ, cho phép chúng xử lý nhiều tác vụ khác nhau, từ việc lập trình và biên dịch chương trình máy tính đến duyệt web. Emacs có thể chạy trên nhiều hệ điều hành khác nhau như các hệ thống giống Unix (GNU/Linux, các loại BSD, Solaris, AIX, v.v.), MS-DOS, Microsoft Windows, OpenVMS và Mac OS X. Emacs chạy trên giao diện văn bản lẫn đồ hoạ. Trên các hệ điều hành giống Unix, Emacs dùng hệ thống X Window để tạo giao diện đồ hoạ trực tiếp hoặc thông qua "widget toolkit" như Motif, LessTif hay GTK+. Emacs có thể dùng giao diện đồ hoạ nguyên thủy của Mac OS X và Microsoft Windows. Một số người phân biệt chữ "emacs" viết thường, dùng để chỉ các trình biên tập giống Emacs (nhất là GNU Emacs và XEmacs), và "Emacs" viết hoa chữ đầu, dùng để chỉ GNU Emacs. Emacs hiện là một phía của cuộc chiến trình biên tập, phía bên kia là vi. Phím tắt. Ngoài các menu, Emacs còn có rất nhiều phím tắt. Sau đây là danh sách các phím tắt cơ bản. Cũng như nhiều tài liệu hướng dẫn Emacs, codice_1 nghĩa là CTRL-x và codice_2 nghĩa là ALT-x. XEmacs. XEmacs là một nhánh của Emacs nhưng tập trung vào giao diện và một mô hình phát triển phần mềm nguồn mở kiểu như Linux.
3,930
15735
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3930
Phối màu phát xạ
Phối màu phát xạ là việc tạo nên các màu sắc bằng cách chồng vào nhau ánh sáng phát ra từ vài nguồn sáng. Phối màu phát xạ còn được gọi là phối màu cộng, pha màu theo phép cộng, phối màu bổ sung, hay nôm na là phối màu màn hình, mặc dù phối màu màn hình có sự khác biệt nhất định với các cách gọi trên. Phương pháp. Vì mắt người chỉ nhạy cảm với ba vùng quang phổ (gần tương ứng với vùng màu da cam, xanh lá cây và xanh lam trên quang phổ), nên phối màu phát xạ thường chỉ cần dùng ba nguồn sáng có màu đỏ, xanh lá cây và xanh lam (gọi là màu gốc) để tạo ra cảm giác về hầu hết màu sắc. Hai tia sáng cùng cường độ thuộc hai trong ba màu gốc nói trên chồng lên nhau sẽ tạo nên màu thứ cấp dưới dạng màu phụ: Ba tia sáng thuộc ba màu gốc cùng cường độ chồng lên nhau sẽ tạo nên màu trắng. Thay đổi cường độ sáng của các nguồn sẽ tạo ra đủ gam màu của ba màu gốc. Các sinh vật khác con người có thể cảm thụ được nhiều màu hơn (chim 4 màu gốc) hoặc ít màu hơn (bò 2 màu gốc) và ở những vùng quang phổ khác (ong cảm nhận được vùng tử ngoại). Phương pháp trên vẫn áp dụng được cho chúng. Ứng dụng. Màn hình máy tính và tivi là những ứng dụng thường gặp nhất của phối màu phát xạ. Chúng có thể sử dụng ba loại đèn màu (đỏ, lục và lam) nhỏ xíu nằm xen kẽ với nhau trên màn hình. Dùng kính lúp, hoặc vẩy giọt nước lên màn hình, bạn sẽ thấy hình phóng to của ba loại đèn này, có thể nhấp nháy theo hình ảnh chuyển động. Máy chiếu cũng sử dụng ký thuật phối màu này. Trong vẽ tranh, bút pháp điểm họa, hay tổng quát hơn là pha màu xen kẽ, cũng sử dụng nguyên tắc của kỹ thuật phối màu này. Lịch sử. James Clerk Maxwell được biết đến như người đầu tiên phối màu phát xạ. Ông nhờ nhà nhiếp ảnh Thomas Sutton chụp một dải băng màu ba lần, mỗi lần với một kính lọc màu khác nhau đặt trước ống kính. Ba bức ảnh được rửa và chiếu lên màn hình, sử dụng các kính cùng màu với lúc chụp. Khi chồng vào nhau, ba ảnh tạo nên một hình màu gần giống thật, cho thấy nguyên lý của phối màu phát xạ.
3,931
686003
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3931
Phối màu hấp thụ
Phối màu hấp thụ giải thích nguyên lý tạo ra nhiều màu sắc từ việc trộn một số loại sơn, thuốc nhuộm, mực, các chất màu tự nhiên sẵn có để tạo được màu sắc từ việc hấp thụ một vài vùng quang phổ và phản xạ các vùng khác. Phối màu hấp thụ còn được gọi là phối màu trừ, phối màu loại trừ hay nôm na là phối màu vẽ, phối màu in ấn, tuy rằng giữa chúng có một số khác biệt nhất định. Phối màu hấp thụ và phối màu phát xạ là hai phương pháp phối màu phổ biến được biết đến hiện nay. Cả hai loại phối màu đều dựa trên việc thay đổi tỷ lệ kết hợp của ba màu ánh sáng (đỏ, lục và lam) phát ra từ vật thể. Điểm khác nhau duy nhất là phối màu hấp thụ sử dụng nguồn sáng bên ngoài, còn phối màu phát xạ sử dụng ánh sáng phát ra từ vật thể. Màu do hấp thụ. Các chất màu tạo nên màu sắc nhờ phản xạ một cách chọn lọc một vùng quang phổ. Phần quang phổ phản xạ trở lại mắt người tạo nên màu sắc cho hỗn hợp chất màu. Ví dụ quả táo có màu đỏ nhờ hấp thụ những vùng quang phổ khác và phản xạ lại vùng quang phổ màu đỏ. Để tạo màu hấp thụ, cần ba thứ: nguồn sáng (có thể tốt nhất là ánh sáng trắng), vật mẫu và nguồn thu (có thể là mắt). Trong kỹ thuật in màu. In trên nền trắng. "Xem thêm bài CMYK" In trên nền đen. Trên nền đen, các màu sắc có thể được tạo ra bằng việc trộn ba loại mực đỏ, xanh lục, xanh lam (hay hệ màu RGB). Cũng tương tự như hệ CMY, việc trộn cùng lúc cả ba loại mực trên thường không đem lại màu trắng đủ sáng, nên cần thêm mực trắng (thành hệ "đỏ-lục-lam-trắng"). Việc dùng hệ màu này trên nền đen cũng giống như viết phấn trắng trên bảng đen, khi so sánh với viết bút mực đen trên bảng trắng. In trên nền màu. Trên nền có màu sắc, có thể dùng các gốc màu khác nhau để trộn thành nhiều màu, nhưng nói chung gam màu tương đối hẹp. Trong hội họa. Các họa sĩ thường trộn màu theo hệ Đỏ-Vàng-Lam và họ gọi phương pháp phối màu này là pha màu theo phép trừ. Pha ba màu gốc theo phương pháp này, gồm đỏ, vàng và lam, cho kết quả như sau: Thực ra cách pha màu này không cho phổ màu rộng. Các màu trộn với nhau có thể làm mất đi sắc độ. Pha càng nhiều màu với nhau thì màu càng xỉn đục, hay còn gọi bằng từ chuyên môn là bị "chết màu". Trong thiên nhiên. Một số sinh vật, như bạch tuộc, tắc kè hoa..., có khả năng thay đổi màu sắc của da bằng việc thu vào hay làm lộ ra một số loại tế bào mang màu trên da. Ví dụ loài tắc kè hoa ở Madagascar, lớp da trong suốt của chúng có tới bốn lớp mang các ba loại tế bào màu và hai loại tế bào đen trắng. Lớp ngoài cùng có các tế bào màu vàng và đỏ. 2 lớp tiếp theo mang tế bào xanh lam và trắng. Lớp trong cùng mang tế bào màu nâu đen (có chứa chất melanin cũng có trong da người, quyết định độ sáng tối của da người). Tế bào màu nâu đen có các "cánh tay" có thể vươn ra xuyên lên các lớp trên, hoặc co lại khi cần, giúp thay đổi độ sáng tối. Các tế bào màu còn lại có thể thay đổi kích thước để tạo nên dải cầu vồng. Gam màu của da tắc kè hoa không rộng như trong ký thuật in, nhưng cũng bao gồm rất nhiều màu (xanh lá cây, xanh lơ, xanh nước biển, đen, đỏ, vàng...). Màu sắc thay đổi giúp tắc kè hoa ngụy trang, điều chỉnh thân nhiệt (nhờ thay đổi độ hấp thụ ánh nắng), thể hiện trạng thái tình cảm (hấp dẫn bạn tình, đe doạ kẻ thù...)... Giấy điện tử. "Xem thêm bài giấy điện tử" Trong kỹ thuật hiển thị chậm bằng giấy điện tử, các viên bi nhỏ xíu nằm trong "tờ giấy" này cũng có thể được nhuộm các màu gốc để tái tạo hình ảnh có màu sắc (ví dụ sử dụng hệ màu CMYK trên nền trắng).
3,938
763210
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3938
Mô hình màu CMYK
Từ CMYK (hay đôi khi là YMCK) là từ viết tắt trong tiếng Anh để chỉ mô hình màu loại trừ sử dụng trong in ấn màu. Mô hình màu này dựa trên cơ sở trộn các chất màu của các màu sau: để tạo các màu khác. Hỗn hợp của các màu CMY lý tưởng là loại trừ (các màu này khi in cùng một chỗ trên nền trắng sẽ tạo ra màu đen). Nguyên lý làm việc của CMYK là trên cơ sở hấp thụ ánh sáng. Màu mà người ta nhìn thấy là từ phần của ánh sáng không bị hấp thụ. Trong CMYK hồng sẫm cộng với vàng sẽ cho màu đỏ, cánh sen cộng với xanh lơ cho màu xanh lam, xanh lơ cộng với vàng sinh ra màu xanh lá cây và tổ hợp của các màu xanh lơ, cánh sen và vàng tạo ra màu đen. Vì màu 'đen' sinh ra bởi việc trộn các màu gốc loại trừ là không thực sự giống như mực đen "thật sự" hay màu đen của vật đen tuyệt đối (là vật hấp thụ toàn bộ ánh sáng), việc in ấn trên cơ sở bốn màu (đôi khi gọi là "in các màu" mặc dù điều này không chính xác) phải sử dụng mực đen để bổ sung thêm vào với các màu gốc loại trừ là các màu vàng, cánh sen và xanh lơ. Việc sử dụng công nghệ in ấn bốn màu sinh ra kết quả in ấn cuối cùng rất cao cấp với độ tương phản cao hơn. Tuy nhiên màu của vật thể mà người ta nhìn thấy trên màn hình máy tính thông thường có sự sai khác chút ít với màu của nó khi in ra vì các mô hình màu CMYK và RGB (sử dụng trong màn hình máy tính) có các gam màu khác nhau. Mô hình màu RGB là mô hình dựa trên cơ sở phát xạ ánh sáng (màu bổ sung) trong khi mô hình CMYK làm việc theo cơ chế hấp thụ ánh sáng (màu loại trừ). Chuyển đổi. Việc chuyển đổi dữ liệu màu từ định dạng RGB sang định dạng CMYK là công việc cần thiết để thiết bị in ấn có thể tạo ra bản in có chất lượng chấp nhận được. Có điều này vì việc chuyển đổi như vậy rất có nhiều khả năng đánh mất dữ liệu về màu sắc của một số điểm ảnh nào đó do các màu này nằm ngoài giới hạn gam màu của CMYK. Chuyển đổi từ RGB sang CMYK. Để chuyển đổi từ RGB sang CMYK, các giá trị trung gian CMY được sử dụng. Các giá trị định lượng của màu được biểu diễn như là vectơ, với mỗi thành phần màu nằm trong đoạn từ 0 (không có màu) tới 100 (bão hòa màu) với các giá trị là số nguyên không âm trong hệ CMYK - do hệ này có thể coi về thực chất là độ bão hòa của màu tính theo thang độ phần trăm, và từ 0 đến 255 đối với hệ CMY và RGB: Chuyển RGB thành CMYK. Chuyển đổi RGB thành CMY, sau đó chuyển CMY thành CMYK: Việc chọn lựa hệ số K là vấn đề tương đối phức tạp, nó hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của nhà sản xuất ra thiết bị in ấn. Các giá trị của K bị các nhà sản xuất giữ kín như là một bí quyết công nghệ. Trong đa số trường hợp, hệ số K sẽ cho là bằng 0 khi độ bão hòa của màu đen thấp hơn từ 50% đến 75% do người ta cho rằng dưới mức hợp lý (hoàn toàn chủ quan) thì không cần phải in bằng mực đen. Về lý thuyết người ta tạm chấp nhận K = min {C'/2,55, M'/2,55, Y'/2,55}. (0 <= K <=100) và sau đó chuyển thành CMYK: Nếu K = 100 thì C = 0, M = 0, Y = 0 (toàn bộ là màu đen). Nếu 100 > K > 0 thì: C = (C'/2.55 - K) * 100 /(100 - K), M = (M'/2.55 - K) * 100 /(100 - K), Y = (Y'/2.55 - K) *100 /(100 - K) và K = K trong đó các giá trị C, M, Y, K được làm tròn đến phần nguyên. Đây là tỷ lệ của bốn loại mực màu cần phải in trên cùng một vị trí để tạo ra màu cần thiết. Sửa màu. Việc sửa màu là cần thiết vì các dữ liệu về màu có thể chuyển tới thiết bị in ấn trong các định dạng khác nhau như RGB hay CMYK. Vì các thiết bị in ấn điện tử hiện nay là thiết bị hỗ trợ CMYK, nên mọi dữ liệu màu sắc chuyển tới thiết bị in phải được chuyển đổi sang định dạng CMYK để chúng có thể sử dụng được bởi các thiết bị in ấn để đưa ra bản in chấp nhận được. Ví dụ phần lớn các ứng dụng thương mại nói chung có định dạng màu theo hệ RGB, nhưng các ứng dụng đồ họa như CorelDraw, Adobe Photoshop, Adobe Illustrator v.v nói chung định dạng màu sắc theo các giá trị CMYK, tuy có hỗ trợ chế độ màu RGB. Vì thế các chế độ sửa chữa màu khác nhau có thể được sử dụng phụ thuộc vào nguồn dữ liệu cũng như chất lượng bản in dự kiến. Có một số thiết lập để sửa màu, tạo ra một sự mềm dẻo trong việc chọn lựa dạng sửa chữa màu được sử dụng để in một số dữ liệu nào đó. Cụ thể là: tự động, chói, tắt, CMYK, hiển thị, đen trắng và phác thảo 2 màu.
3,939
845147
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3939
Mô hình màu RGB
Mô hình màu RGB sử dụng mô hình bổ sung trong đó ánh sáng đỏ, xanh lục và xanh lam được tổ hợp với nhau theo nhiều phương thức khác nhau để tạo thành các màu khác. Từ viết tắt RGB trong tiếng Anh có nghĩa là đỏ (red), xanh lục (green) và xanh lam (blue), là ba màu cơ bản trong các mô hình ánh sáng bổ sung. Cũng lưu ý rằng mô hình màu RGB tự bản thân nó không định nghĩa thế nào là "đỏ", "xanh lục" và "xanh lam" một cách chính xác, vì thế với cùng các giá trị như nhau của RGB có thể mô tả các màu tương đối khác nhau trên các thiết bị khác nhau có cùng một mô hình màu. Trong khi chúng cùng chia sẻ một mô hình màu chung, không gian màu thực sự của chúng là dao động một cách đáng kể. Lịch sử. Sử dụng mô hình màu RGB như một tiêu chuẩn biểu thị màu trên Internet có nguồn gốc từ các tiêu chuẩn cho ti vi màu năm 1952 của RCA và việc sử dụng tiêu chuẩn RGB bởi Edwin Land trong các camera Land / Polaroid. Cơ sở sinh học. Các màu gốc có liên quan đến các khái niệm sinh học hơn là vật lý, nó dựa trên cơ sở phản ứng sinh lý học của mắt người đối với ánh sáng. Mắt người có các tế bào cảm quang có hình nón nên còn được gọi là tế bào hình nón, các tế bào này thông thường có phản ứng cực đại với ánh sáng vàng - xanh lá cây (tế bào hình nón L), xanh lá cây (tế bào hình nón M) và xanh lam (tế bào hình nón S) tương ứng với các bước sóng khoảng 564 nm, 534 nm và 420 nm. Ví dụ, màu vàng thấy được khi các tế bào cảm nhận màu xanh ánh vàng được kích thích nhiều hơn một chút so với tế bào cảm nhận màu xanh lá cây và màu đỏ cảm nhận được khi các tế bào cảm nhận màu vàng - xanh lá cây được kích thích nhiều hơn so với tế bào cảm nhận màu xanh lá cây. Mặc dù biên độ cực đại của các phản xạ của các tế bào cảm quang không diễn ra ở các bước sóng của màu "đỏ", "xanh lục" và "xanh lam", ba màu này được mô tả như là các màu gốc vì chúng có thể sử dụng một cách tương đối độc lập để kích thích ba loại tế bào cảm quang. Để sinh ra khoảng màu tối ưu cho các loài động vật khác, các màu gốc khác có thể được sử dụng. Với các loài vật có bốn loại tế bào cảm quang, chẳng hạn như nhiều loại chim, người ta có lẽ phải nói là cần tới bốn màu gốc; cho các loài vật chỉ có hai loại tế bào cảm quang, như phần lớn các loại động vật có vú, thì chỉ cần hai màu gốc. RGB và hiển thị. Một trong những ứng dụng phổ biến nhất của mô hình màu RGB là việc hiển thị màu sắc trong các ống tia âm cực, màn hình tinh thể lỏng hay màn hình plasma, chẳng hạn như màn hình máy tính hay ti vi. Mỗi điểm ảnh trên màn hình có thể được thể hiện trong bộ nhớ máy tính như là các giá trị độc lập của màu đỏ, xanh lá cây và xanh lam. Các giá trị này được chuyển đổi thành các cường độ và gửi tới màn hình. Bằng việc sử dụng các tổ hợp thích hợp của các cường độ ánh sáng đỏ, xanh lục và xanh lam, màn hình có thể tái tạo lại phần lớn các màu trong khoảng đen và trắng. Các phần cứng hiển thị điển hình được sử dụng cho các màn hình máy tính trong năm 2003 sử dụng tổng cộng 24 bit thông tin cho mỗi điểm ảnh (trong tiếng Anh thông thường được biết đến như "bits per pixel" hay "bpp"). Nó tương ứng với mỗi 8 bit cho màu đỏ, xanh lá cây và xanh lam, tạo thành một tổ hợp 256 các giá trị có thể, hay 256 mức cường độ cho mỗi màu. Với hệ thống như thế, khoảng 16,7 triệu màu rời rạc có thể tái tạo. Công nghiệp điện tử. RGB là một dạng của tín hiệu thành phần của video, được sử dụng trong ngành công nghiệp điện tử chế tạo các thiết bị nghe nhìn. Nó gồm có ba tín hiệu - đỏ, xanh lục và xanh lam - được truyền đi trong ba dây cáp riêng biệt. Các cáp bổ sung đôi khi là cần thiết để truyền đi các tín hiệu đồng bộ. Các định dạng tín hiệu RGB thông thường dựa trên các phiên bản sửa đổi của các tiêu chuẩn RS-170 và RS-343 cho các thiết bị hiển thị video đơn sắc. Loại hình này của tín hiệu video được sử dụng rộng rãi ở châu Âu vì nó là tín hiệu có chất lượng tốt nhất có thể truyền đi trong các bộ kết nối SCART tiêu chuẩn. Ngoài phạm vi châu Âu, RGB không phải là dạng tín hiệu video phổ biến – S-Video chiếm vị trí này trong phần lớn các khu vực phi-Âu châu. Tuy nhiên, phần lớn các màn hình máy tính trên thế giới sử dụng RGB. Biểu diễn dạng số 24 bit. Khi biểu diễn dưới dạng số, các giá trị RGB trong mô hình 24 bpp (bits per pixel) thông thường được ghi bằng cặp ba số nguyên giữa 0 và 255 (28-1), mỗi số đại diện cho cường độ của màu đỏ, xanh lục, xanh lam trong trật tự như thế. Số lượng màu tối đa sẽ là: Ví dụ: Định nghĩa trên sử dụng thỏa thuận được biết đến như là "toàn bộ khoảng RGB". Thông thường, RGB cho video kỹ thuật số không phải là toàn bộ khoảng này. Thay vì thế video RGB sử dụng thỏa thuận với thang độ và các giá trị tương đối chẳng hạn như (16, 16, 16) là màu đen, (235, 235, 235) là màu trắng v.v. Ví dụ, các thang đọ và giá trị tương đối này được sử dụng cho định nghĩa RGB kỹ thuật số trong CCIR 601. Kiểu 16 bit. Còn có kiểu 16 bpp, trong đó hoặc là có 5 bit cho mỗi màu, gọi là kiểu 555 hay thêm một bit còn lại cho màu xanh lá cây (vì mắt có thể cảm nhận màu này tốt hơn so với các màu khác), gọi là kiểu 565. Kiểu 24 bpp nói chung được gọi là thật màu, trong khi kiểu 16 bpp được gọi là cao màu. Kiểu 32 bit. Cái gọi là "kiểu 32 bpp" phần lớn là sự đồng nhất chính xác với kiểu 24 bpp, do ở đây thực sự cũng chỉ có 8 bit cho mỗi màu thành phần, tám bit dư đơn giản là không sử dụng (ngoại trừ khả năng sử dụng như là kênh alpha). Lý do của việc mở rộng của kiểu 32 bpp là vận tốc cao hơn mà phần lớn các phần cứng ngày nay có thể truy cập các dữ liệu được sắp xếp trong các địa chỉ byte có thể chia được ngang nhau theo cấp số của 2, so với các dữ liệu không được sắp xếp như vậy. Kiểu 48 bit. "Kiểu 16-bit" cũng có thể để chỉ tới 16 bit cho mỗi màu thành phần, tạo ra trong kiểu 48 bpp. Kiểu này làm cho nó có khả năng biểu thị 65.535 sắc thái mỗi màu thành phần thay vì chỉ có 255. Nó đầu tiên được sử dụng trong chỉnh sửa hình ảnh chuyên nghiệp, như Photoshop của Adobe để duy trì sự chính xác cao hơn khi có hơn một thuật toán lọc hình ảnh được sử dụng đối với hình ảnh đó. Với chỉ có 8 bit cho mỗi màu, các sai số làm tròn có xu hướng tích lũy sau mỗi thuật toán lọc hình ảnh được sử dụng và làm biến dạng kết quả cuối cùng. RGBA. Với nhu cầu về các hình ảnh ghép đã xuất hiện phương án của RGB trong đó thêm vào kênh 8 bit dư cho độ trong suốt, vì thế tạo ra định dạng 32 bpp. Kênh trong suốt được biết đến phổ biến hơn như là "kênh alpha", vì thế định dạng này có tên là RGBA. Cũng lưu ý rằng vì nó không thay đổi bất kỳ cái gì trong mô hình RGB, nên RGBA không phải là một mô hình màu khác biệt, nó chỉ là định dạng tệp (file) trong đó bổ sung thêm thông tin về độ trong suốt cùng với thông tin về màu trong cùng một tệp. Phi tuyến tính. Cường độ của màu hiển thị trên các thiết bị hiển thị hình ảnh thông thường không tỷ lệ thuận với các giá trị R, G, B. Ví dụ, giá trị 127 là rất gần với giá trị chính giữa của 0 và 255, cường độ ánh sáng của thiết bị hiển thị khi phải hiển thị giá trị (127, 127, 127) chỉ bằng khoảng 18% của giá trị khi hiển thị giá trị (255, 255, 255), chứ không phải 50%. Xem sửa chữa gamma để biết thêm chi tiết của vấn đề này. Kiểm tra màu sắc chuyên nghiệp. Việc tái tạo một cách thích hợp của màu sắc trong các môi trường chuyên nghiệp yêu cầu việc kiểm tra màu sắc một cách rộng rãi cho mọi thiết bị tham gia vào quá trình sản xuất. Điều này là kết quả của một vài chuyển đổi trong suốt giữa các không gian màu phụ thuộc thiết bị trong chu trình sản xuất điển hình để đảm bảo sự đồng nhất màu sắc trong quá trình sản xuất. Bên cạnh những quá trình sáng tạo thì mọi sự can thiệp như vậy trên các hình ảnh số hóa cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh do sự suy giảm gam màu. Vì thế càng nhiều gam màu của hình ảnh gốc thì càng có nhiều quy trình nó có thể hỗ trợ mà không tạo ra những suy giảm rõ nét. Các thiết bị chuyên nghiệp và các công cụ phần mềm cho phép người ta có thể làm việc với những hình ảnh 48 bpp (16 bit trên một kênh) để tăng mật độ của các gam màu. Màu sắc trong thiết kế Web. Màu sắc được sử dụng trong thiết kế web thông thường được biểu diễn với việc sử dụng RGB; xem các màu web để có giải thích cho việc sử dụng màu sắc trong ngôn ngữ HTML và các ngôn ngữ liên quan khác. Ban đầu, sự giới hạn độ sâu màu của phần lớn các màn hình đã dẫn tới sự giới hạn bảng màu là 216 màu RGB - được định nghĩa bởi "Netscape Color Cube". Tuy nhiên, với sự thống trị của các thiết bị hiển thị 24-bit, việc sử dụng toàn bộ 16,7 triệu màu bằng các mã màu RGB trong mã HTML sẽ không phải là vấn đề với phần lớn người sử dụng. Nói ngắn gọn, bảng màu an toàn của web chứa 216 tổ hợp của đỏ, xanh lá cây, xanh lam và mỗi màu có thể có một trong 6 giá trị (trong hệ thập lục phân hay số hex) là: #00, #33, #66, #99, #CC, hay #FF. Rõ ràng là, 63 = 216. Mô hình màu RGB cho HTML đã dược chấp nhận về mặt hình thức là tiêu chuẩn Internet trong HTML 3.2, tuy nhiên nó đã được sử dụng từ trước đó.
3,943
70587385
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3943
Hà Nam
Hà Nam là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, Việt Nam. Năm 2020, Hà Nam là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 45 về số dân, xếp thứ 44 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 23 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ sáu về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 808.200 người dân, GRDP đạt 44.613 tỉ Đồng (tương ứng với 1,9376 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 55,2 triệu đồng (tương ứng với 2.397 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 7,02%,Năm 2022, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hà Nam đạt 10,82%, đứng thứ 3 trong khu vực đồng bằng sông Hồng và đứng thứ 12 toàn quốc. Địa lý. Hà Nam là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, nằm trong vùng thủ đô, có vị trí địa lý: Điều kiện tự nhiên. Diện tích: 860,5 km², là tỉnh có diện tích đứng thứ 62/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, trên tỉnh Bắc Ninh. Địa hình. Địa hình thấp dần từ tây sang đông. Địa hình đồi núi phía tây của tỉnh (chủ yếu ở phía Tây huyện Kim Bảng và phần phía Tây của huyện Thanh Liêm bao gồm khu vực hữu ngạn sông Đáy) với dạng địa hình cacxtơ xen kẽ vùng thung lũng bằng phẳng. Phần đồi núi phía Tây huyện Kim Bảng có điểm cao nhất là 459,4 mét so với mực nước biển thuộc vùng núi xã Thanh Sơn, đây cũng là điểm cao nhất của huyện Kim Bảng cũng như tỉnh Hà Nam. Phần đồi núi tập trung phía Tây huyện Thanh Liêm với điểm cao nhất là 385 mét thuộc xã Thanh Thủy và đây cũng là điểm cao nhất của huyện Thanh Liêm. Phía đông là đồng bằng với nhiều điểm trũng. Có một số dãy núi thấp, đồi sót giữa đồng bằng thuộc các xã Liêm Cần, Thanh Hương, Thanh Tâm, Liêm Sơn và thị trấn Tân Thanh (thuộc phía Đông huyện Thanh Liêm) với điểm cao nhất là 113 mét nằm ở giáp khu dân cư hai thôn là Trình Núi và Trè Núi thuộc xã Thanh Tâm); và núi sót ở thôn An Lão, xã An Lão (phía Nam huyện Bình Lục) với điểm cao nhất là 90 mét. Đèo Bòng Bong là con đèo ngắn và thấp trên quốc lộ 21 nằm giữa địa giới hai tỉnh Hà Nam và Hòa Bình (liền kề khu dân cư xóm 6, thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng). Hành chính. Tỉnh Hà Nam có 6 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 4 huyện với 109 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 6 thị trấn, 20 phường và 83 xã. Đây cũng là tỉnh có số lượng đơn vị hành chính cấp huyện ít nhất cả nước. Lịch sử. Cách đây 225 triệu năm toàn bộ vùng đất của Hà Nam, Nam Định, Thái Bình và Ninh Bình còn nằm sâu dưới đáy biển. Cuối kỷ Jura hay đầu kỷ Creta, một vận động tạo sơn đã tạo nên vùng đá vôi của 3 tỉnh Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình hiện nay. Đa số các núi đá phân bố dọc hữu ngạn sông Đáy, có rất ít ngọn nằm ở tả ngạn. Khoảng 70 triệu năm trước đây, chế độ biển kết thúc, thay thế là một quá trình bồi tụ để hình thành đồng bằng cổ. Phù sa mới và việc hình thành đồng bằng trên cơ sở tạo nên vùng đất thấp là trầm tích trẻ nhất châu thổ Bắc bộ. Hà Nam là vùng đất được bồi đắp bởi phù sa của sông Hồng, sông Đáy và thu nhận đất đai bị bào mòn từ vùng núi cao trôi xuống. Ngoài những ngọn núi, Hà Nam còn được bao bọc bởi những con sông. Đó là sông Hồng ở phía Đông, sông Đáy ở phía Tây, sông Nhuệ ở phía Bắc, sông Ninh ở phía Nam và nhiều con sông khác chảy trong tỉnh. Chính những điều kiện tự nhiên đã tạo cho vùng đất này các đặc trưng về văn hóa lịch sử của một khu vực giao thoa hay vùng đệm kết nối văn hóa từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam và chính những đặc điểm này đã hình thành nên tính cách của người Hà Nam trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Theo kết quả khảo cổ thì người nguyên thủy đã xuất hiện ở Hà Nam trên dưới 1 vạn năm vào buổi đầu thời kỳ đồ đá mới và đồ gốm thuộc nền văn hóa Hòa Bình, văn hóa Bắc Sơn. Cũng có thể do sự bùng nổ dân số từ sơ thời kỳ đại kim khí nên bắt đầu đã có cư dân xuống trồng lúa nước ở vùng chiêm trũng. Họ được xem như những người tiên phong khai thác châu thổ Bắc bộ. Từ thời các vua Hùng, đất Hà Nam ngày nay nằm trong quận Vũ Bình thuộc bộ Giao Chỉ; đến thời nhà Trần đổi là châu Lỵ Nhân, thuộc lộ Đông Đô. Dưới thời Lê vào khoảng năm 1624, Thượng thư Nguyễn Khải đã cho chuyển thủ phủ trấn Sơn Nam từ thôn Tường Lân (xã Trác Văn) huyện Duy Tiên, phủ Lỵ Nhân đến đóng ở thôn Châu Cầu (nay là trung tâm thành phố Phủ Lý) thuộc tổng Phù Đạm, huyện Kim Bảng, phủ Lỵ Nhân, trấn Sơn Nam Thượng. Đến năm 1832 dưới thời Nguyễn, vua Minh Mạng quyết định bỏ đơn vị trấn thành lập đơn vị hành chính tỉnh, phủ Lỵ Nhân được đổi là phủ Lý Nhân thuộc tỉnh Hà Nội. Đến tháng 10 năm 1890, phủ Lý Nhân được đổi tên thành tỉnh Hà Nam. Ngày 20 tháng 10 năm 1908, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định đem toàn bộ phủ Liêm Bình và 17 xã của huyện Vụ Bản và Thượng Nguyên (phần nam Mỹ Lộc) của tỉnh Nam Định, cùng với 2 tổng Mộc Hoàn, Chuyên nghiệp của huyện Phú Xuyên (Hà Nội), nhập vào huyện Duy Tiên lập thành tỉnh Hà Nam. Tháng 4 năm 1965, Hà Nam được sáp nhập với tỉnh Nam Định thành tỉnh Nam Hà. Tháng 12 năm 1971, Nam Hà sáp nhập với Ninh Bình thành tỉnh Hà Nam Ninh, năm 1991, tỉnh Nam Hà và tỉnh Ninh Bình lại chia tách như cũ. Ngày 1 tháng 1 năm 1997, tỉnh Hà Nam được tái lập. Khi tách ra, tỉnh Hà Nam có 6 đơn vị hành chính gồm thị xã Phủ Lý và 5 huyện: Bình Lục, Duy Tiên, Kim Bảng, Lý Nhân, Thanh Liêm. Ngày 9 tháng 6 năm 2008, chuyển thị xã Phủ Lý thành thành phố Phủ Lý. Ngày 1 tháng 1 năm 2020, chuyển huyện Duy Tiên thành thị xã Duy Tiên. Kinh tế. Cơ cấu kinh tế năm 2005: Hà Nam có trên 40 làng nghề. Có những làng nghề truyền thống lâu đời như dệt lụa Nha Xá, trống Đọi Tam, mây giang đan Ngọc Động (Duy Tiên), sừng mỹ nghệ (Bình Lục), gốm Quyết Thành, nghề mộc (Kim Bảng), thêu ren xã Thanh Hà (Thanh Liêm). Nghề thêu ren thu hút nhiều lao động ở Thanh Hà. Xã Thanh Hà (Thanh Liêm) nằm cạnh Quốc lộ 1, có 2.626 hộ với 9.699 người ở 7 thôn. Trong số 2.626 hộ thì có 2.002 hộ làm nghề thêu ren chiếm 76,2%, với 5.740 lao động tham gia, trong số này lao động chính có 2.684 người, lao động phụ là 2.896 người và lao động thuê là 160 người. Những con số trên chứng tỏ Thanh Hà là xã mà số hộ và số lao động làm nghề thêu ren nhiều nhất tỉnh. Sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, làng nghề mở rộng về quy mô và thu hút hàng ngàn lao động, nghề thêu ren được truyền dạy rộng rãi, sản xuất không ngừng phát triển. Từ năm 1975 đến năm 1989 là thời gian thịnh vượng của làng nghề: sản phẩm đa dạng phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước, xuất khẩu sang Liên Xô và các nước Đông Âu. Từ năm 1990 đến nay là thời kỳ chuyển đổi cơ chế, làng thêu ren Thanh Hà đã trải qua bao trăn trở tìm cho mình hướng đi để tồn tại và phát triển trong điều kiện thị trường truyền thống bị thu hẹp và thị trường nước ngoài lại đòi hỏi rất khắt khe về chất lượng và thời gian. Công cụ, thiết bị của làng nghề thêu ren rất giản đơn. Lao động chủ yếu là thủ công. Toàn bộ làng nghề hiện có hơn 5.000 khung thêu, 30 hộ có thiết bị giặt là và in, ngoài ra còn có các dụng cụ khác như: kim, kim móc, dao, kéo. Các công đoạn của nghề thêu ren là: chuẩn bị nguyên liệu, tạo mẫu, pha và in màu, thêu, giặt là, kiểm tra đóng gói và cuối cùng là tiêu thụ. Các công đoạn trên hiện nay đều thực hiện bằng lao động thủ công. Để tạo mẫu đảm bảo chất lượng, chỉ có một số hộ có kỹ thuật, có vốn đảm nhiệm công đoạn này và làm dịch vụ cho cả làng nghề. Khâu kiểm tra, đóng gói và tiêu thụ sản phẩm là thuộc về các doanh nghiệp (đảm nhận bao tiêu toàn bộ sản phẩm của làng nghề). Người lao động chỉ thực hiện một công đoạn: thêu. Nghề thêu ren có đặc điểm: nguyên liệu tiêu hao ít, nhưng lao động kết tinh trong sản phẩm nhiều vì thế giá trị sản phẩm lớn. Tuy nhiên, giá cả của sản phẩm thêu lại phụ thuộc vào hai yếu tố: nguyên liệu và kiểu dáng, mẫu mã của sản phẩm đó có được khách hàng ưa chuộng hay không. Hiện nay những mặt hàng đang được ưa chuộng là: ga trải giường, gối, khăn trải bàn... Để phát triển làng nghề, người Thanh Hà đã đầu tư cho việc tiếp thị như mở nhiều cửa hàng quảng cáo ở khắp mọi miền của đất nước, không ngừng nâng cao chất lượng hàng, cải tiến mẫu mã, đáp ứng yêu cầu của thị trường khó tính. Ở Thanh Hà, hiện nay, hầu hết các hộ đều làm vệ tinh cho các doanh nghiệp. Huyện Thanh Liêm hiện có 2 công ty TNHH và 3 doanh nghiệp tư nhân với tổng số vốn đầu tư 2,2 tỷ đồng cho sản xuất kinh doanh hàng thêu ren, đã tạo đầu mối và việc làm cho hàng ngàn lao động, trong đó có làng thêu ren Thanh Hà. Làng thêu Thanh Hà không gặp khó khăn về nguồn nguyên liệu. Vải, chỉ thêu có rất sẵn trên thị trường. Tuy nhiên, họ lại gặp khó khăn về vốn. Đó là vốn để mua nguyên liệu và vốn tồn đọng trong quá trình lưu thông. Theo kết quả điều tra của Sở Công nghiệp thì toàn bộ tài sản cố định gồm toàn thể cơ sở vật chất khoảng 30 triệu đồng/hộ; vốn lưu động bình quân 250.000đ/hộ. Hiện ở Thanh Hà nguồn vốn tự có là chủ yếu. Vốn vay thì chỉ có nguồn vốn ngắn hạn, vốn trung hạn và dài hạn còn chưa được sự quan tâm của ngân hàng đối với làng nghề. Những lúc cần huy động vốn thì vay của tư nhân. Tính đến hết tháng 6/1999, vốn vay ưu đãi cho làng nghề mới ở mức khiêm tốn: 300 triệu đồng, trong đó nhu cầu vay ngân hàng cần tới 1,6 tỷ đồng. Đối với nghề thêu ren xuất khẩu vốn rất cần thiết, vì trong điều kiện hiện nay, khách hàng chủ yếu là mua đứt bán đoạn chứ không gia công. Năm 1999, những người thợ Thanh Hà đã làm ra 88.500 bộ sản phẩm đạt 9,44 tỷ đồng. Một con số không phải là nhỏ với bất cứ làng nghề nào. Tuy nhiên, thu nhập hàng tháng của người thợ thêu ren không giống nhau mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố: vốn, tay nghề và sản phẩm có được tiêu thụ nhanh hay không. Những người thợ có tay nghề cao bình quân thu nhập đạt 300.000-350.000đ/tháng, thợ tay nghề thấp đạt 200.000-250.000đ/tháng. Như vậy, một hộ có 2 lao động chính, 2 lao động phụ tay nghề trung bình và khá, một tháng thu nhập từ 800.000-1.000.000đ và một năm đạt trên dưới 10 triệu đồng. Những người thợ ở Thanh Hà rất mong muốn Nhà nước có chính sách cho vay vốn ưu đãi đối với làng nghề, hỗ trợ đầu tư chi phí cho đào tạo thợ thêu; mong muốn các cơ quan chức năng như: Sở Công nghiệp, Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Sở kế hoạch - Đầu tư... giúp đỡ trong việc Thương mại - Du lịch tích cực tìm kiếm thị trường thêu ở nước ngoài và có biện pháp hạn chế sự ép giá của các đơn vị trung gian xuất khẩu mặt hàng này. Có làng đã đạt từ 40–50 tỷ đồng giá trị sản xuất, tạo việc làm cho hàng trăm ngàn lao động, mây giang đan: 5,5 triệu sản phẩm; lụa tơ tằm: 0,695 triệu m; hàng thêu ren: 2,83 triệu sản phẩm... Với giao thông thuận tiện: Đây là một trong số ít các khu công nghiệp giáp với 3 phía đều giáp với quốc lộ lớn. phía Đông giáp với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, phía Nam giáp quốc lộ 38, phía Tây giáp Quốc lộ 1. Khu công nghiệp cũng liền kề với ga Đồng Văn thuộc hệ thống đường sắt Bắc Nam. Ngoài ra tỉnh cũng xây dựng được nhiều cụm công nghiệp và đã cho các doanh nghiệp và tư nhân thuê, tạo việc làm cho nhiều nhân lực. Phát triển công nghiệp dồn dập cũng đã ít nhiều mang lại các hậu quả về môi trường, xong tỉnh cũng đã từng bước thanh kiểm tra các khu công nghiệp và dần tốt đẹp hơn. Nhiều khu công nghiệp đã có hệ thống xử lý rác thải hoạt động hiệu quả và kinh tế. Cơ cấu nông nghiệp trong GDP giảm dần từ 39,3% năm 2000 còn 28,4% năm 2005. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân đạt 4,1% (2001-2005). Trong đó: trồng trọt tăng 1,7%, chăn nuôi tăng 6,7%, dịch vụ 31%, sản lượng lương thực đạt 420 tấn/năm, sản lượng thủy sản năm 2005 đạt 11.500 tấn, giá trị sản xuất trên 1 ha đạt 38,5 triệu đồng. -Hình thành vùng cây lương thực chuyên canh, thâm canh có năng suất cao ở thị xã Duy Tiên, và 2 huyện Lý Nhân, Bình Lục. Tại đây đầu tư vùng lúa đặc sản xuất khẩu có năng xuất cao. Chuyển diện tích trũng ở vùng độc canh, hoang hóa sang sản xuất đa canh để nuôi trồng thủy sản là 5.188 ha. Chuyển một phần đất màu sang trồng rau sạch chuyên canh và trồng hoa. -Các sản phẩm chăn nuôi chủ yếu: Tổng đàn bò 35.000 con; lợn 350.000 con; dê 16.000 con; gia cầm 3.350.000 con. Nhập bò sữa cung cấp cho nông dân là: 150 con. Đến nay đã phát triển được 355 con. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt trên 30.000 tấn/năm. Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011, tỉnh Hà Nam xếp ở vị trí thứ 62/63 tỉnh thành. -Khu du lịch đền Trúc thờ vị anh hùng Lý Thường Kiệt và Ngũ Động Thi Sơn là quả núi năm hang nối liền nhau cách thành phố Phủ Lý 7 km. Đã quy hoạch Khu du lịch Tam Chúc thuộc huyện Kim Bảng với quy mô gần 2000 ha với 9 khu chức năng. Diện tích mặt nước hồ khoảng 600 ha, diện tích phụ cận và khu du lịch sinh thái là 600 ha. Xây dựng các nhà nghỉ, khách sạn, sân gôn, quần vợt, công viên nước, nhà thủy tạ. Nơi đây cách chùa Hương 7 km, cách Hà Nội 60 km, Nam Định 40 km, Ninh Bình 45 km, Hưng Yên 40 km là điểm dừng chân cho khách du lịch nhiều tỉnh, nơi nghỉ dưỡng và giải trí vào các ngày nghỉ cuối tuần của khách thập phương, đang thu hút đầu tư. -Chùa Long Đọi Sơn ở xã Tiên Sơn thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Di tích Long Đọi Sơn được xếp hạng từ năm 1992. Hàng năm có trùng tu, tôn tạo để gìn giữ cho muôn đời sau. - Khu trung tâm du lịch thành phố Phủ Lý: Được xây dựng 2 bên dòng sông Đáy, giáp cửa sông Châu; có khách sạn 3 sao, 11 tầng, có khu du lịch bến thủy phục vụ du khách đi chùa Hương, Ngũ Động Sơn, chùa Bà Đanh, Hang Luồn. Nơi đây còn là địa điểm bơi thuyền dọc sông Châu, sông Đáy vãng cảnh nước non Phủ Lý. -Đền Trần Thương, ở huyện Lý Nhân, thờ quốc công tiết chế Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn. Đến được xây dựng năm 1783; với diện tích 1,4 ha. Giáo dục. Toàn tỉnh Hà Nam có: 29 trường Trung học Phổ Thông (THPT) với 1 trường chuyên, 24 trường công lập và 4 trường dân lập. Ngoài ra, có 6 trung tâm Giáo dục Thường Xuyên (GDTX) - Giáo dục Nghề Nghiệp (GDNN). Dân cư. Theo điều tra dân số 01/04/2019 Hà Nam có 802.200 người, chiếm 3,8% dân số đồng bằng sông Hồng, mật độ dân số 954 người/km². 62% dân số sống ở khu vực nông thôn và 38% sống ở khu vực đô thị. Dân cư đô thị chủ yếu ở thành phố Phủ Lý, thị xã Duy Tiên và các thị trấn Quế, Vĩnh Trụ, Bình Mỹ, Kiện Khê, Tân Thanh. Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên năm 1999 là 1,5%. Đây cũng là tỉnh ít dân nhất vùng đồng bằng sông Hồng với 800.000 dân. Tỷ lệ đô thị hóa ở Hà Nam tính đến năm 2022 là 38,1%. Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh có 7 tôn giáo khác nhau đạt 172.053 người, nhiều nhất là Công giáo có 114.689 người, tiếp theo là Phật giáo có 57.277 người. Còn lại các tôn giáo khác như đạo Tin Lành có 79 người, Minh Lý đạo có ba người, Phật giáo Hòa Hảo và Tứ Ân Hiếu Nghĩa mỗi tôn giáo có hai người và 1 người theo đạo Cao Đài. Văn hóa. Hà Nam là tỉnh có nền văn minh lúa nước lâu đời và nền văn hóa dân gian phong phú, thể hiện qua các điệu chèo, hát chầu văn, hầu bóng, ca trù, đặc biệt là hát dậm. Đây cũng là vùng đất có nhiều lễ hội truyền thống và di tích lịch sử. Một số công trình văn hóa tiêu biểu: Di tích lịch sử. Khu văn hóa tâm linh Tam Chúc trong đó có đình, chùa Tam Chúc từ thời Đinh đang được đầu tư xây dựng trở thành khu du lịch quốc gia, điểm nhấn của du lịch Hà Nam. Quần thể di tích đền Lăng gồm Đền Thượng, Đền Trung, Đền Hạ và Đền Tam Thiên Nhân thuộc thôn Cõi xã Liêm Cần, huyện Thanh Liêm là vua Đinh Tiên Hoàng và 3 vua nhà Tiền Lê (Lê Đại Hành, Lê Trung Tông, Lê Long Đĩnh) trên vùng đất tương truyền là quê hương của Vua Lê Hoàn. Đền Trúc-Ngũ Động Sơn: nằm tại thôn Quyển Sơn, xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, cách Phủ Lý hơn 7 km theo quốc lộ 21A. Tương truyền Lý Thường Kiệt trên đường chiến thắng trở về đã cho quân dừng ở đây để tế lễ và ăn mừng. Sau này để tưởng nhớ ông, nhân dân trong vùng đã lập đền thờ dưới chân núi Cấm gọi là đền Trúc. Trong dãy núi còn có danh thắng Ngũ Động Sơn, là năm hang đá nối liền nhau thành một dãy động liên hoàn, có chiều sâu trên 100m. Chùa Bà Đanh: Mới được cải tạo lại từ năm 2010, nằm ở đoạn uốn khúc của dòng sông Đáy và nằm giữa đê sông Đáy và sông Đáy. Đối diện với chùa và ở phía bên kia sông là núi Ngọc. Chùa cách cầu nối đường 21A và thị trấn Quế khoảng 4 km. Xung quanh chùa là vườn cây rộng và um tùm, xa hơn là dòng sông đáy trong veo nên không gian rất yên tĩnh, vắng vẻ, thậm chí có thể nghe được cả tiếng lá rơi. Chùa Long Đọi: được xây dựng từ đời vua Lý Thánh Tông, chùa nằm ở tọa độ 105o30-186,01 kinh độ Đông; 20o20-22,775 vĩ độ Bắc. Chùa nằm trên đỉnh núi Đọi, với độ cao 79m so với mặt nước biển, thuộc địa phận xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên, cách thủ đô Hà Nội 50 km về phía Nam; cách thành phố Phủ Lý 10 km về phía Đông Bắc. Long Đọi sơn tự nằm trên thế đất cửu long. Toàn cảnh núi Đọi nhìn xa giống như một con rồng đất rất lớn nằm phục ở giữa đồng bằng vùng chiêm trũng. Tuy được xây dựng từ giữa thế kỷ XI nhưng thực sự phát triển và xây dựng bề thế vào năm 1118, đời vua Lý Nhân Tông, tháp Sùng Thiện Diên Linh đã được xây dựng với ý nghĩa cầu thiện. Đền Đức Thánh Cả ở xã Tân Sơn, huyện Kim Bảng nằm bên bờ sông Đáy (đền chính nằm ở thôn Hữu Vĩnh, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội, đây là điểm du lịch văn hóa tâm linh được nhiều người lựa chọn trên hành trình trở về sau khi đến với quần thể danh thắng chùa Hương (Hà Nội). Danh thắng Kẽm Trống thuộc xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm. Đây là nơi dòng sông Đáy chảy xen giữa hai dãy núi đá vôi tạo thành cảnh quan sơn thủy thơ mộng. Ẩm thực. Các đặc sản, ẩm thực địa phương ở tỉnh Hà Nam như: chuối ngự Đại Hoàng, bánh đa Phúc Hạ, hồng Nhân Hậu, gà móng Duy Tiên, bánh đa cá rô đồng Phủ Lý, chè kho, mắm cáy Bình Lục, mì miến làng Đầm, bánh cuốn chả nướng Phủ Lý, cá mòi sông Hồng, bánh rau sắng Kim Bảng, đậu phụ Trác Văn, hạt sen tươi Chuyên Ngoại, kẹo lạc, rắn Bạch Xá, rượu nếp làng Bèo, bánh đa nem làng Chều, dê núi Kim Bảng, bánh cuốn Cát Lại, cá kho niêu Hòa Hậu, bún cá rô đồng, bún sốt vang, bánh đa nướng Kiện Khê, bún tươi Tái Kênh, chim trời Nhật Tân, quýt Lý Nhân, rượu Vọc, rau sắng Ba Sao, cá trối Tam Chúc, bánh chưng làng Đầm, na Ba Sao, rượu rắn Bạch Xá, bánh mì Chính Lý, chè lam Tam Chúc. Giao thông. Tỉnh lộ. Có nhiều tuyến tỉnh lộ như 491, 492, 493, 494, 495, 495B, 495C, 496, 496B, 497, 498, 498B, 499, 499B... kết nối giữa các địa phương trong tỉnh; nối các xã, thị trấn với thành phố Phủ Lý đều là đường nhựa với quy mô từ 2 làn xe tới 4 làn xe ôtô. Cùng với rất nhiều con đường nhựa lớn quy mô từ 2 làn xe ôtô trở lên, đã và đang thi công nối các khu kinh tế, khu công nghiệp với các tuyến quốc lộ làm hệ thống giao thông đường bộ của Hà Nam càng ngày càng thuận tiện. Hệ thống giao thông nông thôn. Là tỉnh đi đầu cả nước về việc bê tông hoặc nhựa hóa các tuyến đường giao thông liên thôn liên xã... kể cả từ nhà ra cánh đồng đường nhiều nơi cũng được bê tông hóa. Đường sắt Bắc Nam. Trên tỉnh có các ga Đồng Văn, Phủ Lý, Bình Lục, thuận lợi trong việc lên xuống bằng đường sắt. Đường thủy. Trên sông Đáy, sông Châu, từ năm 2008 tỉnh đang cho cải tạo Âu thuyền nối giữa sông Châu và sông Đáy. Khi dự án này hoàn thành giao thông đường Thủy thuận tiện hơn do tàu thuyền có thể từ sông Đáy qua Âu thuyền này dọc sông Châu, qua âu thuyền Tắc giang và đi vào sông Hồng một cách thuận tiện. Đường hàng không. Không có sân bay cũng như chưa có dự án. Sân bay quốc tế gần nhất là Nội Bài khoảng 70 km (khoảng 1h di chuyển bằng ôtô).
3,945
845129
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3945
Ưu trương
Ưu trương (tiếng Anh: "hypertonic") là môi trường mà nồng độ chất tan lớn hơn so với môi trường nội bào. Nếu một tế bào sống được đặt trong môi trường ưu trương so với nó thì sẽ xảy ra hiện tượng co nguyên sinh - nước từ trong tế bào sẽ đi ra ngoài làm cho tế bào bị co (thu nhỏ lại) và nếu co quá nhiều sẽ làm tế bào chết. Môi trường đối ngược với ưu trương là nhược trương ("hypotonic") - khi cho vào môi trường này nước từ ngoài sẽ vào tế bào làm tế bào căng cứng lên và nếu sự chênh lệch quá cao sẽ làm tế bào vỡ - hiện tượng tiêu huyết, và môi trường trung gian là đẳng trương ("isotonic"), môi trường đẳng trương là môi trường mà nồng độ hòa tan bằng với môi trường nội bào.
3,946
501647
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3946
Nhược trương
Nhược trương (tiếng Anh: "hypotonic") là tính chất của một môi trường mà nồng độ chất tan nhỏ hơn so với môi trường nội bào. Nếu một tế bào sống được đặt trong môi trường nhược trương thì áp suất thẩm thấu sẽ làm các phân tử nước di chuyển vào trong tế bào, có thể làm tế bào sưng lên và vỡ ra. Đối với các tế bào thực vật hoặc các loài có thành tế bào vững chắc khác, các tế bào có thể giữ được hình dạng của nó trong môi trường nhược trương. Một số loài động vật nguyên sinh (như Paramecium) thì sử dụng những không bào co bóp để bơm nước ra khỏi tế bào chống lại áp suất thẩm thấu. Tính chất đối ngược với nhược trương là ưu trương ("hypertonic"), và đứng giữa hai tính chất trên là đẳng trương ("isotonic").
3,947
737590
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3947
Đẳng trương
Đẳng trương (tiếng Anh là isotonic) là môi trường mà nồng độ chất tan bằng với môi trường nội bào. Khi đó, nồng độ các chất khuếch tán thụ động vào và ra khỏi tế bào là như nhau. Dung dịch đẳng trương là dung dịch mà lượng chất hòa tan bên trong tương đương với các chất tương ứng ở bên ngoài nó (tồn tại một vật ngăn giữa môi trường bên trong và bên ngoài). Đây là dung dịch trung gian nằm giữa dung dịch nhược trương (hypotonic) và ưu trương (hypertonic).
3,950
66445645
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3950
Hà Nam (định hướng)
Hà Nam là có thể là một trong số các địa danh sau:
3,956
881427
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3956
Mô hình Chuẩn
Mô hình Chuẩn của vật lý hạt là một thuyết bàn về các tương tác hạt nhân mạnh, yếu, và điện từ cũng như xác định tất cả những hạt hạ nguyên tử đã biết. Được phát triển vào những năm đầu của thập niên 1970, Mô hình Chuẩn là một phần của lý thuyết trường lượng tử, một lý thuyết đã kết hợp cơ học lượng tử với thuyết tương đối hẹp. Ngày nay, hầu hết các thí nghiệm kiểm chứng về 3 lực miêu tả bởi Mô hình Chuẩn đều đúng như những dự đoán của thuyết này. Tuy nhiên, Mô hình Chuẩn vẫn chưa là một thuyết thống nhất các lực tự nhiên một cách hoàn toàn, do sự vắng mặt của lực hấp dẫn. Mô hình Chuẩn chứa cả hai loại hạt cơ bản là fermion và boson. Fermion là những hạt có spin bán nguyên và tuân thủ theo nguyên lý loại trừ của Wolfgang Pauli, nguyên lý cho rằng không có hai fermion nào có cùng trạng thái lượng tử với nhau. Các hạt boson có spin nguyên và không tuân theo nguyên lý Pauli. Khái quát hóa, fermion là những hạt vật chất còn boson là những hạt truyền tương tác. Trong Mô hình Chuẩn, thuyết điện từ - yếu (bao gồm cả tương tác yếu lẫn lực điện từ) được kết hợp với thuyết sắc động lực học lượng tử. Tất cả những thuyết này đều là lý thuyết gauge, có nghĩa là chúng mô hình hóa các lực giữa các fermion bằng cách tạo ra các boson, có tác dụng như các thành phần trung gian. Hệ Lagrangian của mỗi tập hợp hạt boson trung gian không thay đổi dưới một dạng biến đối gọi là biến đổi gauge, vì thế các boson này còn được gọi là gauge boson. Các boson trong Mô hình Chuẩn là: Biến đổi gauge của các gauge boson có thể được miêu tả bởi một nhóm unita, gọi là nhóm gauge. Nhóm gauge của tương tác mạnh là SU(3), nhóm gauge của tương tác yếu là SU(2)xU(1). Vì vậy, Mô hình Chuẩn thường được gọi là SU(3)xSU(2)xU(1). Higg boson là boson duy nhất không thuộc gauge boson, các tính chất của boson này vẫn còn được bàn cãi. Graviton là boson được cho là hạt truyền tương tác của tương tác hấp dẫn, nhưng không được nhắc đến trong Mô hình Chuẩn. Có 12 dạng fermion khác nhau trong Mô hình Chuẩn. Cùng với các hạt proton, neutron và electron, những fermion cấu thành nền phần lớn các vật chất. Mô hình Chuẩn xác định mỗi electron là hạt cơ bản; proton và neutron là hạt tổ hợp, được tạo bởi các hạt nhỏ hơn có tên gọi là quark. Các hạt quark dính với nhau bởi tương tác mạnh. Các hạt fermion cơ bản được nhắc đến trong Mô hình Chuẩn là: Các fermion có thể được sắp xếp trong 3 lớp, lớp thứ nhất có chứa electron, quark lên ("up"), quark xuống ("down") và neutrino electron. Tất cả các vật chất nguyên sinh được tạo bởi nhóm hạt ở lớp đầu tiên; các hạt ở lớp cao hơn phân rã nhanh chóng xuống lớp thứ nhất và chỉ có thể được tổng hợp trong một thời gian thực ngắn, thông qua các thí nghiệm năng lượng cao. Lý do để sắp xếp các fermion vào các lớp khác nhau mặc dù các đặc điểm của chúng gần giống nhau, ví dụ như electron và muon cùng có spin bán nguyên và có cùng điện tích electron, là do khối lượng của muon lớp gấp 200 lần khối lượng của electron và, do đó, chúng được sắp xếp vào các lớp riêng biệt. Lịch sử. Mô hình Chuẩn được phát triển vào nửa cuối thế kỷ 20, và mô hình này là kết quả của sự công tác giữa nhiều nhà khoa học trên toàn cầu. Bước ban đầu đến Mô hình Chuẩn là Glashow tìm ra một cách mà kết hợp tương tác điện từ và yếu vào năm 1960. Năm 1967, Weinberg và Salam thêm cơ chế Higgs vào lý thuyết điện yếu của Glashow. Kết quả là lý thuyết điện yếu hiện đại. Sau sự khám phá của dòng trung hoà của boson Z tại CERN năm 1973 lý thuyết điện từ được thừa nhận và Glashow, Salam và Weinberg cùng nhau chia giải Nobel vật lý năm 1979 vì việc tìm ra của lý thuyết này. Các hạt boson W và Z được thí nghiệm quan sát lần đầu tiên vào năm 1981 và khối lượng của chúng như lý thuyết điện yếu dự đoán. Lý thuyết của tương tác mạnh có nhiều người đóng góp. Khoảng chừng vào năm 1973–1974 thực nghiệm xác nhận rằng hạt quark là thành phần của hạt hadron, và lý thuyết của tương tác mạnh có dạng hiện đại kể từ lúc ấy. Kể từ lúc ấy các thực nghiệm tìm ra các hạt quark đáy (1977), quark đỉnh (1995), và neutrino tau (2000), để Mô hình Chuẩn thừa nhận hơn nữa. Gần đây hơn hạt Higgs, hạt cuối cùng mà Mô hình Chuẩn dự đoán cần tồn tại cũng đã được tìm ra (2011–2012) trong các thí nghiệm trên máy gia tốc lớn (LHC) của CERN và đã được chính thức xác nhận (2013). Các hạt của Mô hình Chuẩn. Trong Mô hình Chuẩn có 61 hạt sơ cấp. Fermion. Có 12 hạt sơ cấp với spin ½ (được gọi là fermion) trong Mô hình Chuẩn. Theo định lý spin-thống kê các hạt fermion tuân theo nguyên lý loại trừ Pauli. Từng hạt fermion có phản hạt của mình. Có thể phân loại các hạt của Mô hình Chuẩn theo cách tương tác của chúng (có nghĩa là theo chúng nó có loại điện tích nào, như màu tích hay siêu tích yếu). Có sau hương quark (lên (u), xuống (d), duyên (c), lạ (s), đỉnh (t), và đáy (b)), và sáu loại lepton (electron, neutrino electron, muyon, neutrino muyon, tauon, và neutrino tauon). Một đôi của từng hai loại chung với nhau là một thế hệ, và hạt tương ứng với nhau có hoạt động một cách tương tự. Đặc tính định nghĩa của hạt quark là chúng nó có màu tích, nên tương tác theo tương tác mạnh. Do một hiệu ứng gọi là sự giam hãm màu, các hạt quark luôn (hay ít nhất kể từ ngay sau vụ nổ lớn) dính lại với nhau, và chúng nó cấu thành hạt tổ hợp có màu tích trung hoà (hạt hadron) chứa hay là một hạt quark và một hạt phản quark (cấu thành một hạt meson), hay là ba hạt quark (hạt baryon). Hạt proton và neutron quen thuộc là hai hạt baryon có khối lượng thấp nhất. Các hạt quark cũng có điện tích và spin đồng vị yếu, để chúng nó tương tác với hạt fermion khác theo hai đều tương tác điện từ và tương tác yếu. Sau hạt fermion ở lại không có màu tích và chúng nó được gọi là lepton. Ba hạt neutrino cũng không có điện tích, nên chỉ có tương tác yếu ảnh hưởng sự vận động của chúng nó, để các hạt ấy rất khó mà phát hiện. Mặt khác, nhờ điện tích của mình, các hạt electron, muyon, và tauon đều có tương tác điện từ. Từng thành viên của một thế hệ có khối lượng cao hơn hạt tương ứng của thế hệ dưới. Các hạt có điện tích trong thế hệ đầu tiên không phân rã, nên cả vật chất thường làm bằng hạt này. Nói cụ thể, mọi nguyên tử gồm các hạt electron quay trên quỹ đạo xung quanh hạt nhân, cuối cùng làm bằng quark lên và xuống. Mặt khác, mọi hạt có điện tích của thế hệ thứ hai và ba phân rã với chu kỳ bán rã rất ngắn, và chỉ có thể phát hiện chúng trong môi trường năng lượng rất cao. Các hạt neutrino của mọi thế hệ cũng không phân rã, và chúng nó tràn ngập toàn vũ trụ, dù chúng rất ít khi tương tác với vật chất làm bằng hạt baryon. Boson chuẩn. Trong Mô hình Chuẩn, các hạt boson chuẩn bao gồm những hạt truyền tải ba tương tác cơ bản: lực hạt nhân mạnh, lực hạt nhân yếu, và lực điền từ. Trong vật lý, tương tác là cách hạt này ảnh hưởng hạt kia. Ở thang vĩ mô, lực điện từ để cho hạt tương tác với nhau qua trường điện và từ, còn lực hấp dẫn để cho hạt có khối lượng tương tác với nhau theo thuyết tương đối rộng của Einstein. Mô hình Chuẩn giải thích lực này nổi lên là vì hạt vật chất trao đổi hạt khác, và hạt khác ấy mệnh danh "hạt truyền tải lực". Lúc nào một hạt truyền tải lực như thế bị trao đổi giữa hai hạt vật chất thì ở thang vĩ mô kết quả tương đương với một lực ảnh hưởng hai hạt vật chất này, nên ta nói rằng hạt ấy đã "truyền tải" lực này. Phép tính bằng giản đồ Feynman (đó là hình biểu diễn một cách đồ hoạ những số hạng trong chuỗi nhiễu loạn) dùng "hạt truyền tải lực", còn nếu dùng phép tính này để phân tích số liệu thực nghiệm về tán xạ năng lượng cao thì phép tính và số liệu phù hợp với nhau. Tuy nhiên, lý thuyết nhiễu loạn (và khái niệm hạt truyền tải lực) thất bại trong tình hình khác, như sắc động lực học lượng tử năng lượng thấp, những trạng thái liên kết, và các soliton. Mọi hạt boson chuẩn của Mô hình Chuẩn có spin bằng 1, nên vì vậy thuộc loại hạt boson. Hiệu quả là hạt boson chuẩn không tuân thủ nguyên lý loại trừ Pauli như hạt fermion. Theo đó những hạt boson (như photon) không có giới hạn lý thuyết trên mật độ không gian (số mỗi đơn vị thể tích) của hạt này. Mô hình Chuẩn gồm ba loại boson chuẩn là như sau: Mọi tương tác giữa những hạt trong Mô hình Chuẩn được tóm tắt trong biểu đồ bên phải. Boson Higgs. Hạt Higgs là hạt cơ bản vô hướng có khối lượng do Robert Brout, François Englert, Peter Higgs, Gerald Guralnik, C. R. Hagen, và Tom Kibble giả thiết cần phải tồn tại năm 1964, và hạt này là viên gạch cốt lõi của Mô hình Chuẩn. Hạt này không có spin nội tại, và vì vậy được phân loại là hạt boson (như những boson chuẩn mà có spin nguyên). Boson Higgs đóng vai trò độc đáo trong Mô hình Chuẩn vì giải thích vì sao những hạt cơ bản khác, ngoại trừ photon và gluon, có khối lượng. Đặc biệt, boson Higgs giải thích vì sao photon không có khối lượng mà boson W và Z có khối lượng cao. Những khối lượng của các hạt cơ bản và sự khác biệt giữa tương tác điện từ (do photon truyền tải) và tương tác yếu (do boson W và Z truyền tải) rất quan trọng trong nhiều khía cạnh của cầu trúc vật chất vi mô (và vì vậy của vật chất vĩ mô). Trong lý tuyết điện yếu, boson Higgs mang khối lượng cho những hạt lepton (electron, muyon, tauon) và quark. Vì boson Higgs cũng có khối lượng nên hạt này cần phải tương tác với riêng mình. Boson Higgs có khối lượng rất cao và luôn phân rã ngay sau được tạo ra, nên chỉ có máy gia tốc hạt năng lượng rất cao mới có thể khám phá ra nó. Đầu năm 2010, thí nghiệm để xác nhận sự tồn tại và để nghiên cứu tính chất của hạt Higgs bắt đầu tại CERN bằng Máy gia tốc hạt lớn (hay LHC), và một thí nghiệm tương tự cũng được thực hiện tại Tevatron của Fermilab cho đến khi phòng thí nghiệm này đóng cửa cuối năm 2011. Ngày 4 tháng 7 năm 2012, hai thí nghiệm chính tại LHC (ATLAS và CMS) đều báo cáo một cách độc lập rằng họ tìm thấy hạt mới lạ có khối lượng khoảng chừng (là khoảng chừng 133 lần khối lượng của proton, cường độ bằng 10−25 kg), "tương đồng với boson Higgs". Dù hạt mới lạ này có nhiều đặc tính giống như Higgs "đơn giản nhất" mà người ta tiên đoán, nhưng họ thừa nhận rằng công việc tiếp theo là cần thiết để kết luận rằng nó thật là boson Higgs, và để biết thực nghiệm ủng hộ loại hạt Higgs nào nhất. Kiểm tra và tiên đoán. Mô hình Chuẩn đã tiên đoán sự tồn tại của boson W, Z, gluon, quark đỉnh và duyên trược hạt này được quan sát. Đặc tính của họ theo tiên đoán được thực nghiệm xác nhận với sự chính xác cao. Để có thể hiểu biết về sự thành công của Mô hình Chuẩn, bảng này so sánh khối lượng của boson W và Z như được đo lường với giá trị do Mô hình Chuẩn tiên đoán: Mô hình Chuẩn cũng tiên đoán về đặc tính của sự phân rã của boson Z, mà thực nghiệm tại Large Electron-Positron Collider tại CERN sau đó xác nhận. Tháng 5 năm 2012, nhóm hợp tác BaBar báo cáo rằng số liệu vừa mới phân tích của họ gợi ý rằng Mô hình Chuẩn có thể có chỗ hỏng. Số liệu này chứng tỏ rằng một loại phân rã hạt đặc biệt có tên là " → D(*) τ− ντ" xảy ra nhiều hơn sự tiên đoán của Mô hình Chuẩn. Trong loại phân rã này, một hạt có tên là meson phân rã thành meson D, một hạt phản neutrino, và một lepton tau. Dù trình độ chắc chắn của số thừa (3,4 sigma) chưa đầy đủ để có thể cho rằng cần cải thiện Mô hình Chuẩn, nhưng số liệu là tín hiệu rằng đây có gì đó không hợp. Ngày 13 tháng 12 năm 2012, nhà vật lý báo cáo về sự không thay đổi theo thời gian và không gian của hằng số vật lý cơ bản, ủng hộ Mô hình Chuẩn. Các thách thức. Mặc dầu Mô hình Chuẩn đã có một thành công rất lớn trong việc giải thích các kết quả của thực nghiệm, song nó vẫn chưa thể trở thành một thuyết hoàn chỉnh trong vật lý cơ bản. Đó là do 2 nguyên nhân: Hiện tại, mô hình này đang gặp một thử thách không nhỏ, đó là nghi vấn về sự xuất hiện của các hằng số không bền, như "c" hay "e", hay cả hằng số mạng tinh thể. Nếu như các định luật vật lý được chứng mình có vị trí phụ thuộc và có thể khác nhau ở các tọa độ đặc biệt trong không gian, điều đó có nghĩa là tất cả các thí nghiệm sử dụng để chứng minh cho Mô hình Chuẩn đều không hợp lệ.
3,958
390197
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3958
Thí nghiệm Michelson-Morley
Thí nghiệm Michelson-Morley là một thí nghiệm quan trọng trong lịch sử vật lý học, thực hiện năm 1887 bởi Albert Michelson và Edward Morley tại cơ sở mà ngày nay là Đại học Case Western Reserve, được coi là thí nghiệm đầu tiên phủ định giả thuyết bức xạ điện từ truyền trong môi trường giả định ê-te, đồng thời gây dựng bằng chứng thực nghiệm cho một tiên đề của thuyết tương đối hẹp của Albert Einstein và cho ra số liệu đo đạc chính xác về tốc độ ánh sáng. Vấn đề khó trong việc kiểm tra giả thuyết khí ête là đo được vận tốc ánh sáng một cách chính xác. Cuối thế kỷ thứ 19, khi máy đo giao thoa đã được phát triển để giúp cho việc kiểm tra với độ chính xác khá cao. Albert Abraham Michelson và Edward Morley đã sử dụng nó cho thí nghiệm của mình, và thu được kết quả đo khá chính xác, không chỉ vận tốc của ánh sáng, mà còn đo được tỉ số của vận tốc ánh sáng ở hai chiều vuông góc nhau. Tỉ số này có ý nghĩa nòng cốt cho giả thuyết khí ête. Mô hình thí nghiệm. Thí nghiệm Michelson-Morley được mô tả như trong hình vẽ. Ánh sáng đơn sắc đồng pha đi vào một tấm gương bán mạ, "A", rồi được chia làm hai phần giống nhau. Một phần của tia sáng đi vào tấm gương phẳng, "B", cách "A" một khoảng "l"1, và phản chiếu lại. Một phần khác của ánh sáng đi vào tấm gương phẳng, "C", cách "A" khoảng "l"2, và cũng phản chiếu lại. Tia phản chiếu từ "B" đến "A" sẽ được truyền qua một phần tới máy thu "D". Tia phản chiếu từ "C" đến "A" sẽ được phản xạ một phần tới máy thu "D". Tại "D", hai tia giao thoa với nhau tạo ra các vạch giao thoa. Bằng việc đếm các vạch giao thoa, chúng ta biết được một cách chính xác sự lệch pha của hai chùm sáng, do đó suy ra chênh lệch đường đi của hai tia sáng. Nếu Trái Đất đứng yên và bị bao phủ bởi ête và "l"1="l"2 thì tại "D" ta sẽ thu được các viền giao thoa không bị lệch. Nhưng giả sử "l"1 và Trái Đất quay với vận tốc "u" theo hướng "x". Thời gian cho ánh sáng đi từ "A" đến "B" và ngược lại sẽ là: Ở đây, "c" là vận tốc ánh sáng trong ête. Đặt "t"2 là thời gian ánh sáng đi từ "A" đến "C" và ngược trở lại. Chúng ta biết rằng trong khi ánh sáng đi từ "A" đến "C", tấm gương tại "C" di chuyển tương đối với ête, với một khoảng là formula_2. Tương tự với khi nó phản chiếu lại, tấm gương tại "A" di chuyển với cùng một khoảng theo hướng "x". Bằng việc sử dụng định lý Pytago, tổng đường đi của tia sáng là: Do đó, ta được: hay: Độ chênh lệch thời gian là: Nếu formula_8 (đúng như trong thí nghiệm), khi ấy: Nếu công thức cộng vận tốc Galileo được thỏa mãn thì hai tia sáng khi đi vào máy thu sẽ có hiệu quang trình là formula_10. Khi đó chúng sẽ lệch pha nhau 1 lượng là formula_11, trong đó formula_12 là bước sóng ánh sáng. Từ đó ta cũng có thể thay đổi độ lệch pha formula_13 của 2 sóng bằng cách thay đổi hướng chuyển động x của giao thoa kế. Ở đây, formula_14 tỉ lệ với số vạch đỏ thu được. Và theo công thức trên, số vạch đỏ thu được là dương. Giả sử rằng máy đo quay một góc 90°. Khi ấy vạch giao thoa sẽ phải thay đổi. Vì thế, bằng việc quay máy đo, người ta có thể quan sát được một sự thay đổi đều đặn của vạch đỏ, với mút cực đại và cực tiểu chỉ định bởi chiều của vận tốc quay của Trái Đất trong ête. Từ độ lớn của các vạch đỏ, người ta có thể tính được giá trị của "u". Tất nhiên, nó có thể xảy ra bởi sự cố, rằng thời điểm của thí nghiệm được thực hiện Trái Đất của chúng ta dừng quay trong ête, dẫn đến việc không quan sát được sự thay đổi của vạch đỏ khi máy đo quay. Nhưng sau 6 tháng đợi chờ, vận tốc của Trái Đất sẽ thay đổi là 57,6 km/s vì Trái Đất nằm trên vị trí đối diện trong quỹ đạo quanh Mặt Trời, nên một vạch đỏ sẽ phải quan sát được. Vạch đỏ dự đoán tỉ lệ với formula_15 là rất nhỏ. Song máy đo của Michelson và Morley vẫn có đủ nhậy để phát hiện ra những vạch đỏ dự đoán đó. Kết quả. Khi thí nghiệm được thực hiện, kết quả đã thu được ngược lại với mong chờ về giả thuyết ête. Mặc dù các dụng cụ đo là chính xác, không có một vạch đỏ nào quan sát được tại bất kỳ mùa nào trong năm. Sau đó, những thí nghiệm kiểm chứng khác về giả thuyết khí ête cũng cùng cho một kết quả phủ định như trên.
3,970
807300
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3970
Phú Thọ
Phú Thọ là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Bộ, Việt Nam. Năm 2018, Phú Thọ là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 21 về số dân, xếp thứ 35 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 46 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 23 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1.404.200 người dân, GRDP đạt 57.353 tỉ Đồng (tương ứng với 2,34800 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 38,5 triệu đồng (tương ứng với 1.672 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 8,34%. Tỉnh nổi tiếng từng là châu Phong - kinh đô nước Văn Lang. Địa lý. Tỉnh có vị trí địa lý: Đây là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội. Thành phố Việt Trì là trung tâm hành chính, kinh tế chính trị văn hoá giáo dục của tỉnh, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 80 km và sân bay quốc tế Nội Bài 50 km về phía tây bắc. Thành phố Việt Trì nằm đối diện với huyện Ba Vì, Hà Nội qua sông Hồng. Lịch sử. Phú Thọ được coi là vùng Đất Tổ cội nguồn của dân tộc Việt Nam. Tương truyền tại nơi đây, các vua Hùng đã dựng nước nên nước Văn Lang - nhà nước đầu tiên của Việt Nam, với kinh đô là Phong Châu, tức vùng xung quanh thành phố Việt Trì ngày nay. Thời Hùng Vương, nhà nước Văn Lang được chia thành 16 bộ, trong đó Phú Thọ thuộc bộ Văn Lang, trung tâm của nước Văn Lang. Thời An Dương Vương với nhà nước Âu Lạc, Phú Thọ thuộc huyện Mê Linh. Dưới thời Bắc thuộc (từ năm 111 trước Công nguyên đến thế kỷ thứ X), Phú Thọ thuộc quận Mê Linh, Tân Xương, Phong Châu. Thời loạn 12 sứ quân, Phú Thọ là địa bàn chiếm đóng của 2 sứ quân Kiều Công Hãn và Kiều Thuận tại các căn cứ Hồi Hồ, Phong Châu. Thời kỳ phong kiến độc lập nhà Lý, Trần, phân cấp hành chính của Việt Nam có sự thay đổi, chế độ quận, huyện thời Bắc thuộc được thay thế bằng các đạo (lộ, trấn, xứ, tỉnh), dưới đạo là các phủ, châu, huyện. Phú Thọ thuộc lộ Tam Giang. Từ thời nhà Lê đến đầu triều nhà Nguyễn (1428 - 1891), phần lớn tỉnh Phú Thọ ngày nay thuộc tỉnh Sơn Tây trừ huyện Thanh Xuyên và huyện Yên Lập thuộc tỉnh Hưng Hóa (huyện Thanh Xuyên nay là 3 huyện Tân Sơn, Thanh Sơn và Thanh Thủy; huyện Yên Lập thuộc phủ Quy Hóa nay thuộc tỉnh Phú Thọ). Năm Minh Mạng thứ 12 (1831), nhà vua đã tiến hành cải cách hành chính, đổi tất cả các trấn trong nước là tỉnh, phân lại địa giới các tỉnh (điều chuyển một số huyện từ tỉnh nọ sang tỉnh kia), chia tách một số huyện lớn... Theo đó, trong địa bàn tỉnh Sơn Tây đã điều chuyển như sau: Điều chuyển huyện Từ Liêm về tỉnh Hà Nội; Điều chuyển huyện Tam Nông về tỉnh Hưng Hóa để làm tỉnh lỵ (tỉnh Hưng Hóa khi đó bao gồm toàn bộ diện tích các tỉnh vùng tây bắc Việt Nam ngày nay). Trong địa bàn tỉnh Hưng Hóa, năm 1833, tách huyện Thanh Xuyên phủ Gia Hưng thành hai huyện Thanh Sơn và Thanh Thủy. Sau khi đánh chiếm Bắc Kỳ, hoàn thành việc xâm lược toàn bộ Việt Nam, thực dân Pháp lập ra các đạo quan binh, các quân khu, tiểu quân khu... để dễ dàng và chủ động đàn áp các phong trào kháng chiến. Theo đó, tỉnh Hưng Hóa với địa bàn rộng lớn ở vùng tây bắc Việt Nam đã được chia thành nhiều tiểu quân khu: tiểu quân khu Tuyên Quang, tiểu quân khu Lào Cai, tiểu quân khu Yên Bái, tiểu quân khu Vạn Bú; tiểu quân khu phụ Lai Châu (sau đổi thành các tỉnh dân sự Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Sơn La, Lai Châu...). Sau khi cắt đi 16 châu, 4 phủ và hai huyện Trấn Yên, Văn Chấn để thành lập các đạo quan binh, khu quân sự, tiểu quân khu, Toàn quyền Đông Dương đã điều chỉnh một số huyện của tỉnh Sơn Tây sang, cộng với các huyện còn lại để thành lập tỉnh Hưng Hóa mới. Theo Điều I của Nghị định Toàn quyền Đông Dương ngày 8 tháng 9 năm 1891, tỉnh Hưng Hóa mới được thành lập gồm có: Như vậy tỉnh Hưng Hóa mới thành lập có 5 huyện và là tiền thân của tỉnh Phú Thọ sau này. Ngày 9 tháng 12 năm 1892, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định chuyển huyện Cẩm Khê nằm trong địa bàn tiểu quân khu Yên Bái về tỉnh Hưng Hóa mới; ngày 5 tháng 6 năm 1893, huyện Hạ Hòa tách khỏi tiểu quân khu Yên Bái nhập vào tỉnh Hưng Hóa mới (trước đó ngày 9 tháng 9 năm 1891, Toàn quyền Đông Dương đã điều chuyển huyện Cẩm Khê và huyện Hạ Hòa thuộc phủ Lâm Thao, tỉnh Sơn Tây về tiểu quân khu Yên Bái). Tiếp đó ngày 17 tháng 7 năm 1895, hai châu Thanh Sơn và Yên Lập thuộc khu quân sự Đồn Vàng chuyển về tỉnh Hưng Hóa mới. Ngày 24 tháng 8 năm 1895, hai huyện Hùng Quan và Ngọc Quan của phủ Đoan Hùng thuộc tiểu quân khu Tuyên Quang thuộc đạo quan binh 3 Yên Bái nhập vào tỉnh Hưng Hóa mới. Năm 1900, thành lập thêm huyện Hạc Trì. Trong năm 1900, Hưng Hoá do P. Simoni làm Công sứ (1900 - 1903) Ngày 5 tháng 5 năm 1903, Toàn quyền Đông Dương ký nghị định thành lập thị xã Phú Thọ trên cơ sở làng Phú Thọ thuộc tổng Yên Phú, huyện Sơn Vi. Khi đó thị xã Phú Thọ nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh Hưng Hóa lại có sân bay, đường sắt sang Trung Quốc và nhà ga nên Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer đã quyết định chuyển tỉnh lỵ của tỉnh Hưng Hóa (từ làng Trúc Phê huyện Tam Nông) lên thị xã Phú Thọ và đổi tên tỉnh Hưng Hóa thành tỉnh Phú Thọ, do Nicolas Auer làm Công sứ Pháp đầu tiên (1903 - 1907). Khi đó tỉnh Phú Thọ gồm có 2 phủ (Đoan Hùng, Lâm Thao), 8 huyện (Tam Nông, Thanh Thủy, Sơn Vi, Thanh Ba, Phù Ninh, Cẩm Khê, Hạ Hòa, Hạc Trì) và 2 châu (Thanh Sơn, Yên Lập). Như vậy, ngày 8 tháng 9 năm 1891 được coi là ngày thành lập tỉnh Phú Thọ, còn ngày 5 tháng 5 năm 1903 chỉ là ngày thành lập thị xã Phú Thọ và ngày đổi từ tên tỉnh Hưng Hóa thành tỉnh Phú Thọ. Từ năm 1903 đến Cách mạng tháng Tám năm 1945, về cơ bản là đơn vị hành chính trong tỉnh không có những thay đổi lớn, chỉ có thay đổi tên gọi một số huyện và thành lập một số làng xã mới. Năm 1919, bỏ tên huyện Sơn Vi đổi gọi là phủ Lâm Thao. Cũng chính năm này hai huyện Hùng Quan và Ngọc Quan hợp nhất thành phủ Đoan Hùng. Năm 1939, phủ Đoan Hùng chuyển gọi là châu Đoan Hùng. Cũng năm này huyện Thanh Ba đưa lên thành phủ Thanh Ba. Đến năm 1940, tỉnh Phú Thọ bao gồm hai phủ: Lâm Thao, Thanh Ba; sáu huyện: Hạ Hòa, Cẩm Khê, Hạc Trì, Thanh Thủy, Tam Nông, Phù Ninh; ba châu: Thanh Sơn, Yên Lập, Đoan Hùng; hai thị xã: Phú Thọ, Việt Trì và một thị trấn Hưng Hóa. Toàn tỉnh có 66 tổng, 467 làng xã, 22 phố. Sau Cách mạng tháng Tám, về mặt hành chính nhà nước Việt Nam thống nhất gọi các phủ, châu, huyện là huyện, bỏ cấp tổng và tiến hành hợp nhất các làng nhỏ thành xã. Năm 1946, tỉnh Phú Thọ từ 467 làng cũ hợp nhất thành 106 xã mới. Do có xã quá lớn nên giữa năm 1947, chính phủ lại chia tách một số xã, đưa số xã từ 106 lên 150 xã. Cũng năm 1947, 5 huyện hữu ngạn sông Thao là Cẩm Khê, Tam Nông, Thanh Thủy, Thanh Sơn và Yên Lập sáp nhập vào khu 14 không thuộc tỉnh Phú Thọ. Đến tháng 2 năm 1948, khu 14 hợp nhất với khu 10 thành liên khu 10, 5 huyện hữu ngạn sông Thao lại trở về tỉnh Phú Thọ. Ngày 22 tháng 7 năm 1957, thành lập thị xã Việt Trì - thị xã thứ hai của Phú Thọ, chỉ có 4 khu phố, 293 hộ người Kinh, 30 hộ Hoa kiều. Ngày 4 tháng 6 năm 1962 thành phố Việt Trì được thành lập theo quyết định số 65 của Hội đồng Chính phủ. Từ đây Việt Trì trở thành tỉnh lị của Phú Thọ. Ngày 26 tháng 1 năm 1968, Ủy ban thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra nghị quyết số 504-NQ/TVQH về việc hợp nhất hai tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc thành tỉnh Vĩnh Phú; theo cách đặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tên tỉnh được ghép tên 2 tỉnh là Vĩnh Yên cũ và Phú Thọ. Thành phố Việt Trì trở thành tỉnh lỵ của Vĩnh Phú. Ngày 5 tháng 7 năm 1977: Ngày 22 tháng 12 năm 1980, chia huyện Sông Thao thành 2 huyện Yên Lập và Sông Thao, chia huyện Sông Lô thành 2 huyện Đoan Hùng và Thanh Hòa, chuyển 4 xã thuộc huyện Sông Lô vừa giải thể về huyện Phong Châu. Ngày 7 tháng 10 năm 1995, chia lại huyện Thanh Hòa thành 2 huyện Thanh Ba và Hạ Hòa, chuyển 10 xã thuộc huyện Sông Thao về huyện Hạ Hòa. Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa IX đã thông qua nghị quyết (ngày 26 tháng 11 năm 1996) về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh, trong đó có việc tái lập tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Phú Thọ. Tỉnh Phú Thọ chính thức được tái lập và đi vào hoạt động từ ngày 1 tháng 1 năm 1997, ngay năm sau Phú Thọ được công nhận là tỉnh miền núi. Khi tách ra, tỉnh Phú Thọ có diện tích 3.465,12 km², dân số 1.261.949 người, gồm 10 đơn vị hành chính cấp huyện: thành phố Việt Trì (tỉnh lỵ), thị xã Phú Thọ và 8 huyện: Đoan Hùng, Hạ Hòa, Phong Châu, Sông Thao, Tam Thanh, Thanh Ba, Thanh Sơn, Yên Lập. Ngày 24 tháng 7 năm 1999, huyện Phong Châu chia lại thành hai huyện Phù Ninh và Lâm Thao; huyện Tam Thanh chia lại thành hai huyện Tam Nông và Thanh Thủy. Ngày 8 tháng 4 năm 2002, đổi lại tên huyện Sông Thao thành huyện Cẩm Khê. Tại nghị định số 61/2007/NĐ-CP ngày 9 tháng 4 năm 2007 của chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, huyện Thanh Sơn được tách thành 2 huyện: Thanh Sơn và Tân Sơn. Như vậy, tỉnh Phú Thọ có 1 thành phố, 1 thị xã và 11 huyện như ngày nay. Hành chính. Tỉnh Phú Thọ có 13 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 11 huyện với 225 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 197 xã, 17 phường và 11 thị trấn. Điều kiện tự nhiên. Diện tích. Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh 3.532,9493 km², chiếm khoảng 1,1% diện tích cả nước. Khí hậu. Phú Thọ nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, có một mùa đông khô và lạnh. Nhìn chung khí hậu của Phú Thọ thuận lợi cho việc phát triển cây trồng, vật nuôi đa dạng. Địa hình. Phú Thọ là tỉnh miền núi, trung du nên địa hình bị chia cắt, được chia thành các tiểu vùng chủ yếu. Thành phố Việt Trì là điểm đầu của tam giác châu Bắc Bộ. Vùng núi chiếm 79% diện tích tự nhiên toàn tỉnh; vùng trung du chiếm 14,35% diện tích; vùng đồng bằng chiếm 6,65% diện tích. Điểm cao nhất có độ cao 1.200m so với mực nước biển, điểm thấp nhất cao 30m; độ cao trung bình là 250m so với mực nước biển. Sông ngòi. Phú Thọ có ba con sông lớn chảy qua: sông Hồng (đoạn từ Lao Cai đến Việt Trì được gọi là sông Thao), sông Lô và sông Đà, chúng hợp lại với nhau ở Thành phố Việt Trì (trên thực tế thì đoạn sông Đà giao với sông Hồng cách chỗ hợp lưu sông Lô và sông Hồng 12 km). Chính vì thế mà đây được gọi là "ngã ba sông". Tương truyền tại nơi giao của ba dòng nước này luôn mang lại may mắn vì vậy nơi đây thường tập trung những người đến lấy nước để cầu may khi dựng nhà, động thổ... Xuất hiện nghề lấy nước bán... Ngoài ra, Phú Thọ còn có một vài con sông ngòi nhỏ: Là phụ lưu của sông Lô như sông Chảy (từ hồ hồ Thác Bà đến ngã ba Đoan Hùng), ngòi Chanh (Phù Ninh, Việt Trì), Sông Đồng Y, Suối Vai, Suối Nhà Dao, Suối Hố Nứa, Ngòi Rượm, Ngòi Dầu (Đoan Hùng, Phù Ninh), Ngòi Tế (Đoan Hùng)... Là phụ lưu của sông Chảy như Ngòi Ham, Ngòi Nga, Ngòi Duỗn (Đoan Hùng)... Là phụ lưu của sông Thao như sông Bứa (hay Ngòi Bứa, bắt nguồn từ Sơn La và hợp lưu với Sông Thao ở vùng giáp ranh Tam Nông và Cẩm Khê), sông Mùa, sông Dân, sông Diên, Ngòi Lạt, suối Cái (Thanh Sơn); Ngòi Me, Sông Cầu Tây, Khe Con Rùa, Ngòi Rành, Ngòi Cỏ (Cẩm Khê), Ngòi Vân, Ngòi Sen, Ngòi Lửa (hay Lửa Việt), Ngòi Mỹ, Ngòi Quê, Ngòi Chán, Suối Rích, Suối Ngay, Suối Khe Ngọt, Ngòi Lao (Hạ Hòa), ngòi Me, ngòi Cỏ, Ngòi Giành (hay Ngoài Giam ở Yên Lập, Hạ Hòa), ngòi Mạn Lạn (Thanh Ba)... Là phụ lưu của sông Bứa như Sông Gôm, Sông Cô Sơn, Sông Mứa, Sông Min, Sông Giày, Ngòi Sài, Ngòi Min, Suối Dài, Suối Ngầu, Suối Thông, Suối Dân, Suối Nước Thang, Suối Dụ, Suối Chiềng, Suối Ràm, Suối Vuỗng, Suối Xuân, Suối Min, Suối Cúc, Suối Sung, Suối Quả, Suối Đáy, Suối Sạn, Suối Cú, Suối Tấm, Suối Giát, Suối Lê, Suối Chiêu, Suối Buông (Tân Sơn), Sông Dân, Sông Giân (hay Sông Diên), Ngòi Yên, Suối Chát, Suối Khoa, Suối Lánh, Suối Khánh, Suối Giân, Suối Chỏi, Suối Sinh, Suối Giàu, Suối Dạn, Suối Xé, Suối Gân, Suối Chôm, Suối Thân, Ngòi Kết, Suối Măng, Suối Khắc, Suối Tháng, Suối Giùng (Thanh Sơn), Suối Dọc, Suối Liệm, Suối Bớt, Suối Lèn, Suối Trong Vung, Suối Dè, Suối Thứ (Tân Sơn, Thanh Sơn), Sông Cây Ngõa, Suối Dầu Dương (Tam Nông)... Là phụ lưu của sông Đà như Ngòi Lạt, Suối Quất, Suối Cái, Suối Vui, Suối Cháu, Suối Khoang Xanh, Suối Vai Chót, Suối Đá Mài (Thanh Sơn), Ngòi Xem, Ngòi Tre, Ngòi Tu Vũ, Ngòi Cái, Suối Sương (Thanh Thủy)... Hệ thống sông ngòi đa dạng và phong phú khiến Phú Thọ có nhiều hồ, đầm lớn trong đó tập trung nhất ở khu vực Hạ Hòa, Cẩm Khê, Tam Nông dọc theo lưu vực sông Thao. Nhiều hồ, đầm lớn như: Hồ Đồng Phai, Hồ Hiền Lương, Hồ Bến Thẩn, Hồ Láng Thượng, Hồ Chính Công, Hồ Đầm Trắng, Hồ Đồng Máng, Hồ Đồng Đào, Hồ Phùng Thịnh, Hồ Liên Phương, Hồ Thanh Ba, Đầm Chiêm, Đầm Cây Si, Đầm Ao Châu, Đầm Meo, Đầm Lang Trì, Đầm Đung, Đầm Láng (Hạ Hòa), Hồ Ngả Hai, Hồ Nưa, Hồ Vực Sy, Hồ Thụy Liễu, Hồ Đồng Mèn, Đầm Cây Si, Đầm Chiêm, Đầm Mùn, Đầm Trắng, Đầm Phai Lớn, Đầm Sảy, Đầm Si, Đầm Trắng, hồ Đồng Đào (Cẩm Khê), Hồ Độc Giang (Yên Lập), Hồ Lạc Lang, Hồ Đầm Cả, (Việt Trì), Hồ Liên Phương (Đoan Hùng), Đầm Vang, Đầm Cả (Phù Ninh), Đầm Câu Cá, Đầm Thọ Sơn, Đầm Ngoài, Đầm Trong, Đầm Đức Phong, Đầm Lại Đăm, Đầm Cùng (Tam Nông)... Hạ tầng. Đường bộ có quốc lộ 2, quốc lộ 32, quốc lộ 70 đi qua. Đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai đi qua 7 huyện thị: thành phố Việt Trì, Phù Ninh, Lâm Thao, thị xã Phú Thọ, Thanh Ba, Cẩm Khê, Hạ Hòa. Đường sắt có tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai đi qua 5 huyện thị: thành phố Việt Trì, Lâm Thao, thị xã Phú Thọ, Thanh Ba, Hạ Hòa. Đường thủy có sông Đà, sông Hồng, sông Lô chảy qua. Dân số. Theo điều tra dân số ngày 01 tháng 4 năm 2019, Phú Thọ có 1.463.726 người, nam giới có 726.909 người, nữ giới có 736.817 người, với mật độ dân số 373 người/km². Với số dân này Phú Thọ đứng thứ 21 (sau tỉnh Bình Định và trước tỉnh Bắc Ninh) trong 63 tỉnh, thành cả nước. Tổng số hộ gia đình là 402.618 hộ, với trung bình là 3,6 người/hộ (cả nước trung bình là 3,5 người/hộ). Tỷ lệ dân số sống tại nông thôn, vùng núi 81,9% và tại thành thị 18,1%, đây là tỉ lệ thấp hơn nhiều so với trung bình cả nước. Tỉ lệ tăng dân số trung bình giai đoạn từ 2009-2019 là 1,06% (thấp hơn trung bình cả nước là 1,14%). Tỷ lệ đô thị hóa tính đến năm 2022 đạt 23%. Dân tộc Kinh là thành phần có tỉ lệ lớn nhất trong cơ cấu các thành phần dân tộc ở Phú Thọ. Theo điều tra dân số ngày 1/4/2019, thì cộng đồng người Kinh có 1.214.162 người (chiếm 83%), ngoài ra còn có cộng đồng người Mường, Dao, Sán Chay có số dân tương đối đông đảo. Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh có 9 tôn giáo khác nhau đạt 155.114 người, nhiều nhất là Công giáo có 130.193 người, tiếp theo là Phật giáo có 24.790 người. Còn lại các tôn giáo khác như đạo Tin Lành có 92 người, Hồi giáo có 31 người, đạo Cao Đài có ba người, Phật giáo Hòa Hảo có hai người, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Baha'i giáo và Bà La Môn mỗi tôn giáo chỉ có một người. Văn hóa. - Đền Hùng là khu di tích gồm đền Hạ, Gác chuông, chùa Thiên Quang, đền Trung, đền Thượng, lăng vua Hùng thứ 6, đền Giếng. Lễ hội chính hàng năm vào ngày 10-3 âm lịch. - Đền Âu Cơ (Hiền Lương, Hạ Hòa). Gắn liền với truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ. Trong đền có tượng mẹ Âu Cơ (tổ Mẫu của cộng đồng người Việt) đặt ở vị trí trang trọng. Lễ hội đền hàng năm được tổ chức vào ngày mùng 7 tháng Giêng âm lịch. - Chùa Xuân Lũng (xã Xuân Lũng, Lâm Thao). Chưa xác định chính xác chùa được xây dựng vào năm nào. Khoảng thời Lý - Trần chùa đã được trùng tu nhiều lần. Di tích còn lại hiện nay ở chùa là một bia đá có chiều ngang 3,2 mét, rộng 1,23 mét, cao 0,95 mét có niên đại 1377 - 1387 ở chính điện. - Chùa Phúc Thánh tọa lạc trên núi Ngọc Phúc xã Hương Nộn, Tam Nông chùa do phu nhân thứ năm của vua Lý Thần Tông là Lê Thị Lan Xuân xây dựng vào năm Ất Sửu 1145 (đời vua Lý Anh Tông). Bà đã tu hành và mất tại đây vào Tân Mão (1171). Trên điện chùa có tượng thờ bà gọi là tượng thánh Mẫu. Mộ bà táng ở phía Tây chùa. Chùa Phúc Thánh là một số ít ngôi chùa thời Lý còn lại đến nay với nhiều chi tiết kiến trúc cổ trên chất liệu gỗ quý. - Hội đánh cá thờ (Kẻ Giáp, Tứ Xã, Lâm Thao) tối 11 rạng 12 tháng 12 âm lịch. - Hội Cầu tháng Giêng (Đào Xá, Thanh Thủy) có nhiều nghi lễ và nhiều trò vui như múa voi, thổi cơm thi. Lễ hội tổ chức vào ngày 27-28 tháng Giêng. - Hội Chu Hóa (Chu Hóa, Lâm Thao) ngày 5 tháng Giêng nhằm tưởng nhớ 3 anh em Cả Đông, Nhị Đông, Tam Đông tương truyền là tướng giỏi của vua Hùng Vương thứ 18. - Hát xoan là loại dân ca lễ nghi của vùng đất tổ. Kiểu thức hát xoan gần giống như hát dậm hay hát dô. Hát xoan theo trình tự quy định gồm phần nghi lễ tôn giáo và phần diễn xướng. Cơ bản là hát lối và ngâm đọc, có thêm hát hội mang tính chất trữ tình với nội dung về tình yêu đôi lứa, giao duyên. Cuộc đời hát là "giã cá" kết thúc quá trình diễn xướng. Kinh tế. Phú Thọ là cửa ngõ, trung tâm kinh tế của liên tỉnh phía Bắc, nằm trong vùng đô thị Hà Nội, hành lang kinh tế Côn Minh - Hà Nội - Hải Phòng nên có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế. Tổng thu ngân sách trên địa bàn tình năm 2018 ước đạt 6.025 tỷ đồng, xếp thứ 2 trong 14 tỉnh khu vực miền núi, trung du phía Bắc. Tổng vốn đầu tư thực hiện năm 2018 ước đạt 26,6 nghìn tỷ đồng, tăng 15,2% so với cùng kỳ. Tính đến ngày 15/12/2018, toàn tỉnh đã cấp đăng ký thành lập mới cho 767 doanh nghiệp với số vốn đăng ký là 3.769,5 tỷ đồng, tăng 17,6% về số doanh nghiệp nhưng giảm 10,9% về số vốn đăng ký; bình quân vốn đăng ký một doanh nghiệp đạt 4,9 tỷ đồng. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2018 theo giá so sánh 2010 ước đạt 40.890,4 tỷ đồng, tăng 8,34% so với năm 2017.Phú Thọ là một trong những địa phương có quá trình xây dựng thôn mới đạt nhiều kết quả tích cực nhất trong số các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc, tính đến ngày 30/9/2019 đã có 93/247 xã đạt chuẩn nông thôn mới (chiếm 37,7% số xã). Phú Thọ có 07 khu công nghiệp và gần 30 Cụm công nghiệp với diện tích gần 4.000 ha: KCN Thụy Vân, TP Việt Trì: 323 ha; 2 KCN Trung Hà và Tam Nông huyện Tam Nông: 550 ha; KCN Phú Hà, TX Phú Thọ: 450 ha; KCN Phù Ninh, huyện Phù Ninh: 100 ha; KCN Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê: 450 ha; KCN Hạ Hòa, huyện Hạ Hòa: 400 ha. Các KCN đều được kết nối với nút lên xuống của đường cao tốc Hà Nôi - Lào Cai và đường Hồ Chí Minh. Lễ hội và địa danh văn hóa. Phú Thọ có nền văn hoá rực rỡ từ lâu đời. Những di chỉ khảo cổ văn hoá Sơn Vi, Đồng Đậu, Làng Cả và nhiều đình, chùa, lăng, tẩm còn lại quanh vùng núi Nghĩa Lĩnh cho thấy đất Phong Châu là một trung tâm văn hoá của dân tộc Việt. Di tích lịch sử quan trọng là đền quốc mẫu Âu Cơ, khu di tích đền Hùng. Đây là vùng đất có nhiều lễ hội, đáng kể nhất là lễ hội Giỗ tổ Hùng Vương (mùng 10 tháng Ba âm lịch). Các dân tộc ít người cũng có những đặc trưng văn hoá riêng của mình: người Mường có nhiều truyện thơ, ca dao, tục ngữ, hát xéc bùa, hát ví, hát đúm. Người Việt có hát xoan, hát ghẹo... Các lễ hội tiêu biểu trong tỉnh có thể kể đến: Ngoài ra còn nhiều lễ hội khác như: Hội chùa Thắm (5/5 âm lịch - Xã Võ Lao, huyện Thanh Ba); Hội đình Cả ở xã Võ Lao, huyện Thanh Ba suy tôn: Thần Nông, thần Núi, thần Nước; Lễ hội Gia Thanh; Hội Chu Hóa; Lễ Cầu tháng Giêng; Hội đình nghè tổ chức tại xã Văn Lang, huyện Hạ Hòa, vào ngày chính hội mùng 10 tháng giêng hàng năm; Hội đền Nghè ở xã Năng Yên, Thanh Ba vào ngày mùng 7 tháng giêng hàng năm; Hội Đâm Đuống (Tết Doi) ở Xã Thu Cúc, Tân Sơn vào ngày tết (mồng 8 tháng 1 âm lịch) hàng năm... Phong tục. Sau khi uống xong một chén rượu hay một cốc bia người dân Phú Thọ nói riêng và một số tỉnh miền tây bắc nói chung (Vĩnh Phúc, Yên Bái, Lào Cai) thường bắt tay, thể hiện tình cảm và sự trân trọng với nhau. Ẩm thực. Phú Thọ có một số sản vật địa phương khá đặc biệt: Danh sách ẩm thực. Các đặc sản, ẩm thực địa phương ở Phú Thọ như: thịt chua Thanh Sơn, nếp gà gáy Mỹ Lung, cá thính Tử Đà, bánh nẳng làng Dòng, chè lam đền Hùng, rau dớn Xuân Sơn, cuốn cão làng Sỏi, thịt lợn lửng, rau sắn, măng sặt Ấm Hạ, bánh khúc Việt Trì, thịt nộm nâu người Mường, hồng Gia Thanh, mì gạo Hùng Lô, hạt dổi Xuân Sơn, bánh tai hòn Phú Thọ, quế Yên Lập, xôi cọ, tương làng Bợ, mục hoa chuối Tân Sơn, chè búp khô, chè xanh, cơm nắm lá cọ Phù Ninh, khoai tầng vàng Tân Sơn, cá sỉnh Ngòi Lao, rượu hoẵng người Dao Thanh Sơn, nhộng tằm lá sắn Đồng Lương, cơm lam người Mường, cọ ỏm, kẹo lạc Việt Trì, bưởi Đoan Hùng, bánh củ mài đền Hùng, rau đắng cảy, tương Dục Mỹ, rau đồ người Mường Thanh Sơn, bánh cuốn Lâm Lợi, nhộng cọ, cá lăng, gà chín cựa Xuân Sơn, đu đủ Tam Nông, thịt chó Việt Trì, bánh chưng làng Xốm, xôi ngũ sắc Tân Sơn, bánh tẻ mật Đào Xá, vịt lam Xuân Sơn, bún tươi xóm Chùa, bánh sắn Phù Ninh, rêu đá Tân Sơn, chè san tuyết Xuân Sơn, trám om kho cá, bánh trứng kiến người Mường, xáo chuối Cao Xá, bánh tẻ Hà Thạch.
3,972
807300
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3972
An Giang
An Giang là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. An Giang là tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long. Là tỉnh có dân số đông nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long và là tỉnh đứng thứ 8 cả nước về dân số. Một phần của An Giang nằm trong vùng tứ giác Long Xuyên. An Giang sở hữu diện tích khá lớn ở miền Tây Nam Bộ, trong đó có nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, có sông nước mênh mông, có núi non kỳ vĩ, có rừng tràm, có đồng ruộng bát ngát,… Địa lý. Vị trí địa lý. Tỉnh An Giang nằm về phía tây nam đồng bằng sông Cửu Long, cách Thành phố Hồ Chí Minh 187 km, có vị trí địa lý: Tỉnh An Giang có tổng diện tích tự nhiên 3,7 km², trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp 280.658 ha, đất lâm nghiệp 14.724 ha, bằng 1,03% diện tích cả nước và đứng thứ 4 so với 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. An Giang là tỉnh duy nhất của vùng Đồng bằng sông Cửu Long có địa bàn ở cả hai bờ sông Hậu. Điểm cực Bắc của tỉnh nằm ở vĩ độ 10°57'B (xã Khánh An, huyện An Phú), cực Nam ở vĩ độ 10°10'60"B (xã Bình Thành, huyện Thoại Sơn), cực Tây ở 104°46'Đ (xã Vĩnh Gia, huyện Tri Tôn), cực Đông trên kinh độ 105°35'Đ (xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới). Khoảng cách lớn nhất theo hướng bắc - nam là 86 km và đông - tây là 87,2 km. Khí hậu. Với vị trí đó An Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm có 2 mùa rõ rệt gồm mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 27 độ C, lượng mưa trung bình năm khoảng 1.130 mm. Độ ẩm trung bình 75 – 80%, khí hậu cơ bản thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Điều kiện tự nhiên. An Giang là tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, có hệ thống giao thông thuận tiện bao gồm giao thông thủy và giao thông bộ. Tỉnh có mạng lưới giao thông quan trọng trong khu vực và có cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên và Vĩnh Xương. An Giang có nguồn nước mặt và nước ngầm phong phú. Hai con sông chính là Sông Tiền và Sông Hậu chảy qua tỉnh với lưu lượng trung bình năm khoảng 13.800 m³/s. Ngoài ra, tỉnh còn có nhiều tuyến sông, rạch và kênh khác. Tuy chế độ thủy văn của tỉnh phụ thuộc vào chế độ nước của Sông Mê Kông, nhưng tỉnh cũng phải đối mặt với tác động tiêu cực của lũ, gây thiệt hại đến cuộc sống và kinh tế địa phương. Về đất đai và thổ nhưỡng, An Giang có 6 nhóm chính, trong đó nhóm đất phù sa chiếm tỷ lệ lớn với diện tích 151.600 ha, tương đương 44,5% diện tích tự nhiên của tỉnh. Ngoài ra, còn có nhóm đất phù sa có phèn, nhóm đất phát triển tại chỗ và đất phù sa cổ, cùng với đất phèn và các nhóm đất khác.. Tài nguyên thiên nhiên. An Giang là một tỉnh có 37 loại đất khác nhau, chủ yếu là đất phù sa chiếm tỷ lệ 44,5%. Đất đai đa phần là màu mỡ và phù sa, thích hợp cho nhiều loại cây trồng. Tỉnh cũng có diện tích rừng tự nhiên khoảng 583 ha, với cây lá rộng là chủ yếu, bao gồm nhiều loài cây quý hiếm. Nguồn lợi thủy sản từ sông Tiền và sông Hậu, cùng hệ thống kênh, rạch, ao, hồ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nuôi cá và tôm. An Giang cũng có tài nguyên khoáng sản phong phú, bao gồm đá granit, đá cát kết, cao lanh, than bùn, vỏ sò và nhiều loại khác. Tỉnh cũng có tiềm năng du lịch với các lĩnh vực như du lịch văn hoá, sinh thái, vui chơi giải trí và nghỉ dưỡng. Ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng cũng được hưởng lợi từ tài nguyên khoáng sản của tỉnh.. Hành chính. Tỉnh An Giang có 11 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm 2 thành phố (Long Xuyên và Châu Đốc), 2 thị xã (Tân Châu và Tịnh Biên) và 7 huyện (An Phú, Châu Phú, Châu Thành, Chợ Mới, Phú Tân, Thoại Sơn, Tri Tôn) với 156 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 28 phường, 18 thị trấn và 110 xã được chia thành 879 khóm - ấp. Thị xã Tịnh Biên và huyện Tri Tôn được Chính phủ công nhận là huyện thị miền núi. Lịch sử. Vùng đất An Giang được người Khmer gọi là Moăt Chruk (មាត់ជ្រូក), nghĩa là xứ Miệng Heo. Nghĩa xứ Miệng Heo nghe có vẻ tối nghĩa, có thể suy đoán thêm các nghĩa khác như: xứ Tiếng Heo (xứ có nhiều heo rừng kêu la), xứ Bờ Heo (xứ có nhiều đường đất do heo rừng ủi thành). Sau người Việt đọc trại địa danh này thành Chu Đốc, nhưng do kị húy nên đọc thành Châu Đốc. Thời Nguyễn, địa danh này được phiên âm là Mật Luật (hoặc Ngọc Luật), dùng để chỉ khu vực xung quanh Châu Đốc. Tỉnh An Giang thời phong kiến. Theo Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán nhà Nguyễn thì, đất An Giang (Khmer: ខេត្តមាត់ជ្រូក) xưa là đất Tầm Phong Long nước Chân Lạp (vùng đất nằm giữa sông Tiền và sông Hậu). Đến năm 1757 (Đinh Sửu), quốc vương Chân Lạp là Nặc Tôn (Outey II) dâng đất này cho chúa Nguyễn. Từ thời thuộc Chân Lạp cho đến tận đầu nhà Nguyễn, đất An Giang còn hoang hóa, rất ít dân cư. Những năm đầu thời vua Gia Long, nhà Nguyễn mới tổ chức mộ dân đến khai hoang định cư, và cho thuộc vào trấn Vĩnh Thanh (1 trong 5 trấn của thành Gia Định). Năm Minh Mạng thứ 13 (1832), vua Minh Mạng chia trấn Vĩnh Thanh thành hai tỉnh An Giang và Vĩnh Long. Tỉnh An Giang (chữ Hán: "安江"), đồng thời chia thành 2 phủ (với 4 huyện): phủ Tuy Biên (gồm 2 huyện: Tây Xuyên, Phong Phú), phủ Tân Thành (gồm 2 huyện: Đông Xuyên và Vĩnh An). Cùng lúc, đặt ra chức An-Hà tổng đốc thống lĩnh cả hai tỉnh An Giang và Hà Tiên, lỵ sở đặt tại tỉnh thành Châu Đốc của tỉnh An Giang. Địa bàn tỉnh An Giang dưới thời nhà Nguyễn rất rộng. So với địa giới hành chính ngày nay bao gồm toàn bộ tỉnh An Giang, thành phố Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, một phần tỉnh Đồng Tháp và huyện Giá Rai (thuộc tỉnh Bạc Liêu). Tháng 4 năm 1824, Nặc Ông Chân (Ang Chan II), hiến tặng nhà Nguyễn thông qua Nguyễn Văn Thoại (để trả ơn ông Thoại), 3 vùng Chân Sum (còn gọi là Chân Thành hay Chân Chiêm, nằm giữa Giang Thành và Châu Đốc), Mật Luật (Ngọc Luật, cũng nằm giữa Giang Thành và Châu Đốc), Lợi Kha Bát (Prey Kabbas), Takeo). Nhà Nguyễn chỉ lấy 2 đất Chân Sum và Mật Luật (Mật Luật sau thành đất huyện Tây Xuyên). Chân Sum sau được phân vào hai huyện Hà Âm và Hà Dương từng thuộc phủ Tĩnh Biên (Tịnh Biên)/tỉnh Hà Tiên, trước khi chia về cho tỉnh An Giang. An Giang là một trong sáu tỉnh đầu tiên ở Nam Kỳ (Nam Kỳ lục tỉnh) vào thời nhà Nguyễn độc lập, thành lập năm 1832 dưới triều vua Minh Mạng. Năm 1833, tỉnh An Giang bị quân Lê Văn Khôi nổi dậy chiếm đóng, nhà Nguyễn phải điều binh đánh dẹp, cuối cùng Án sát An Giang là Bùi Văn Lý lấy lại được tỉnh thành (Châu Đốc) từ tay của quân Khôi. Năm 1833-1834, quân nước Xiêm La, theo cầu viện của Lê Văn Khôi, tiến vào An Giang theo đường sông Cửu Long đánh nhà Nguyễn, bị quân nhà Nguyễn do Trương Minh Giảng, Nguyễn Xuân đánh bại trên sông Vàm Nao. Năm Minh Mạng thứ 16 (1835), nhà Nguyễn lấy thêm đất Ba Thắc (Bassac, thuộc Cao Miên) sáp nhập vào An Giang và lập thành phủ Ba Xuyên. Đất Ba Thắc cũ chia thành 2 huyện Phong Nhiêu và Phong Thịnh. Đồng thời nhập thêm huyện Vĩnh Định của tỉnh Vĩnh Long vào phủ Ba Xuyên, khiến phủ Ba Xuyên có 3 huyện: Phong Nhiêu, Phong Thịnh và Vĩnh Định. Phân chia hành chánh tỉnh An Giang năm 1836: -Huyện Vĩnh An: -Huyện Vĩnh Định: -Huyện Đông Xuyên: -Huyện Tây Xuyên: Năm Minh Mạng thứ 20 (1839), nhà Nguyễn đặt thêm huyện An Xuyên (tách từ phần đất huyện Vĩnh An ra) lệ thuộc vào phủ Tân Thành. Cùng năm này, nhà Nguyễn còn cắt đất huyện Chân Thành phủ Chân Chiêm thuộc Trấn Tây Thành (xứ Cao Miên do nhà Nguyễn bảo hộ) hợp với phần đất cắt từ huyện Tây Xuyên để lập hai huyện Hà Dương (ở bờ Nam sông Vĩnh Tế) và Hà Âm (ở bờ Bắc sông Vĩnh Tế) của tỉnh Hà Tiên (sau chuyển sang tỉnh An Giang), nhập thêm thổ huyện Ô Môn (tên gọi cũ của vùng đất thuộc Cao Miên (Trấn Tây Thành) có nhiều người Khmer sinh sống) vào thành huyện Phong Phú, thổ huyện Mật Luật (Ngọc Luật) của Trấn Tây Thành vào huyện Tây Xuyên. Năm Thiệu Trị thứ 2 (1842), Thiệu Trị trích phủ Tĩnh Biên cùng huyện Hà Dương của tỉnh Hà Tiên, sáp nhập vào An Giang. Năm 1844, trích thêm huyện Hà Âm của tỉnh Hà Tiên nhập vào phủ Tĩnh Biên, lúc này phủ Tĩnh Biên gồm các huyện Hà Âm, Hà Dương. Năm Tự Đức thứ 3 (1850), nhà Nguyễn bỏ phủ Tĩnh Biên, cho nhập 2 huyện Hà Âm và Hà Dương vào phủ Tuy Biên. Vào thời vua Tự Đức tỉnh An Giang gồm có 3 phủ với 10 huyện: Hà Âm, Hà Dương, Phong Phú, Tây Xuyên, Đông Xuyên, Vĩnh An, An Xuyên, Phong Nhiêu, Phong Thịnh, Vĩnh Định. - Huyện Hà Âm, trước là đất huyện Châu Thành nước Cao Miên, gồm 2 tổng (có thể là 2 tổng với tên là Thành Tín và Quy Đức, sau này được tổ chức lại thành 2 tổng nằm ngay bên bờ kênh Vĩnh Tế của tỉnh Châu Đốc năm 1901) với 40 làng xã "(Vĩnh Thông, Vĩnh Bảo, Vĩnh Lạc, Vĩnh Gia, Vĩnh Điều, Thân Nhơn Lý...)", phía tây giáp huyện Hà Châu tỉnh Hà Tiên, phía nam giáp huyện Hà Dương, phía đông giáp huyện Tây Xuyên, phía bắc giáp nước Cao Miên. Theo Đại Nam nhất thống chí: huyện Hà Âm nằm bên trái (tả, tức bờ phía tây bắc) sông Vĩnh Tế. Như vậy, vào thời này, vùng đất huyện Hà Âm thuộc phần đất giáp biên giới của Campuchia với Việt Nam, tức là phần đất huyện Kiri Vong, và có thể cả phần đất các huyện Kaoh Andaet, Bourei Cholsar thuộc tỉnh Takeo, Campuchia. -Huyện Hà Dương (河陽), nguyên là đất huyện Chân Thành nước Cao Miên, gồm 4 tổng (Thành Tâm, Thành Ý, Thành Lễ, Thành Ngãi (hay Thành Nghĩa)) với 40 làng xã "(Vĩnh Quới, Hưng Nhượng, An Nông, An Thạnh, Phú Thạnh, Nhơn Hòa, Thới Sơn, Tà Đảnh, Thuyết Nạp, Trát Quan, Tu Tế, Văn Giáo, Vĩnh Trung, Xuân Tô, An Cư, Ba Chút, Bích Trì, Bôn Ca, Châu Lăng, Lê Huất, Lương Đô, Phi Yên, Trầm Văn, An Tức, Đôn Hậu, Giai Âm, Nam Qui, Phi Cấm, Tri Tôn, Cô Tô, Nam Chỉ, Ngôn Nạp, Ô Lâm...)", phía tây giáp huyện Hà Châu tỉnh Hà Tiên, phía nam giáp huyện Kiên Giang tỉnh Hà Tiên, phía đông giáp huyện Tây Xuyên, phía bắc giáp huyện Hà Âm. Đất huyện Hà Dương vào thời nay thuộc các huyện Châu Thành, Thoại Sơn, Tịnh Biên và Tri Tôn của tỉnh An Giang. -Huyện Phong Phú (豐富) từng là đất huyện Vĩnh Định và đất thổ huyện Ô Môn (của Cao Miên), gồm 3 tổng với 31 làng xã, phía tây giáp huyện Kiên Giang tỉnh Hà Tiên, phía nam giáp huyện Vĩnh Định (phủ Ba Xuyên), phía bắc giáp 2 huyên Tây Xuyên và An Xuyên (phủ Tân Thành). Đất huyện Phong Phú nay có thể là đất thuộc các quận huyện Thốt Nốt, Ô Môn... của thành phố Cần Thơ. Đại Nam nhất thống chí chép: "Sông Cần Thơ ở bờ Tây sông Hậu, cách huyện Phong Phú 3 dặm về phía đông..., bờ phía tây là thủ sở đạo Trấn Giang cũ..." -Huyện Tây Xuyên (西川) nguyên là đất đạo Châu Đốc cùng huyện Vĩnh Định và thổ huyện Mật Luật (của Cao Miên), nằm ở bờ Tây sông Hậu, gồm 3 tổng (Châu Phú, Định Thành, Định Phước) với 38 làng xã, phía tây giáp huyện Hà Dương, phía nam giáp huyện Long Xuyên tỉnh Hà Tiên, phía đông và phía bắc giáp huyện Đông Xuyên (phủ Tân Thành). Đất huyện Tây Xuyên nay có thể là đất thuộc các huyện thị Châu Đốc, An Phú, Châu Phú, Châu Thành, thành phố Long Xuyên... của tỉnh An Giang. -Huyện Đông Xuyên nguyên là đất huyện Vĩnh Định (gồm đạo Tân Châu) nằm ở phía đông sông Hậu Giang (giữa sông Tiền và sông Hậu), gồm 4 tổng với 33 làng xã, phía tây và phía nam giáp huyện Tây Xuyên, phía đông giáp các huyện Kiến Đăng, (Kiến Phong) tỉnh Định Tường, phía bắc giáp nước Cao Miên. Đất huyện Đông Xuyên nay có thể là thuộc đất các huyện thị Tân Châu, An Phú, Phú Tân... của tỉnh An Giang. -Huyện Vĩnh An (永安) gồm 4 tổng với 36 làng xã, phía tây giáp huyện Phong Phú, phía nam và phía đông giáp huyện An Xuyên, phía bắc giáp huyện Kiến Phong tỉnh Định Tường. Đất huyện Vĩnh An có thể nay là đất thuộc huyện Chợ Mới và một số huyện phía nam tỉnh Đồng Tháp (nằm giữa sông Tiền và sông Hậu) là: Lấp Vò, Lai Vung, Sa Đéc (đạo Đông Khẩu). Theo Đại Nam nhất thống chí thì đạo Đông Khẩu ở bờ Nam sông Sa Đéc thuộc địa phận huyện Vĩnh An. -Huyện An Xuyên (安川) gồm 3 tổng với 25 làng xã, phía tây giáp huyện Phong Phú, phía nam giáp huyện Vĩnh Định, phía đông giáp tỉnh Vĩnh Long, phía bắc giáp tỉnh Định Tường. Đất huyện An Xuyên có thể nay thuộc các huyện thị phía nam tỉnh Đồng Tháp (nằm giữa sông Tiền và sông Hậu) là: Lấp Vò, Lai Vung, Châu Thành... và có thể là cả đất huyện Bình Minh tỉnh Vĩnh Long ngày nay. -Huyện Vĩnh Định (永定) nguyên trước là huyện Vĩnh Định tỉnh Vĩnh Long nhà Nguyễn sau cắt sang An Giang, gồm 4 tổng (Định Thới, Định An, Định Khánh, và Trấn Giang (tức Cần Thơ)) với 19 làng xã, phía tây giáp huyện Phong Nhiêu, phía nam giáp huyện Phong Thịnh, phía đông và phía bắc giáp tỉnh Vĩnh Long nhà Nguyễn. Đất huyện Vĩnh Định nay có thể là vùng đất giáp bờ sông Hậu thuộc các tỉnh Hậu Giang (chủ yếu), Sóc Trăng (một phần). -Huyện Phong Nhiêu (豐饒), gồm 3 tổng với 17 làng xã, phía tây giáp huyện Kiên Giang tỉnh Hà Tiên, phía nam giáp biển Đông, phía đông và phía bắc giáp huyện Vĩnh Định. Nay đất huyện Phong Nhiêu có thể thuộc phần phía tây 2 tỉnh Hậu Giang và Sóc Trăng, cùng phần phía đông hay toàn bộ tỉnh Bạc Liêu. -Huyện Phong Thịnh (豐盛), đến năm Tự Đức thứ 3 (1850) bị nhập vào cùng huyện Vĩnh Định với sự kiêm quản của phủ lỵ nên bị xóa tên. Toàn bộ đất huyện Phong Thịnh có thể là nằm trọn vẹn trong địa bàn tỉnh Sóc Trăng ngày nay. Các tổng đốc An Giang-Hà Tiên của nhà Nguyễn: Các Tuần phủ (tỉnh trưởng) An Giang nhà Nguyễn Tỉnh Long Xuyên và tỉnh Châu Đốc thời Pháp thuộc. Năm 1868, thực dân Pháp chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ là An Giang, Vĩnh Long và Hà Tiên. Lúc này, thực dân Pháp dần xóa bỏ tên gọi tỉnh An Giang cùng hệ thống hành chính phủ huyện cũ thời nhà Nguyễn ở khu vực này, đồng thời cũng đặt ra các hạt Thanh tra. Theo đó, tỉnh An Giang bị đổi tên thành tỉnh Châu Đốc, do lấy theo tên gọi nơi đặt lỵ sở của tỉnh là thành Châu Đốc. Tỉnh Châu Đốc khi đó gồm các hạt Thanh tra, vốn lấy tên gọi theo địa điểm nơi đặt lỵ sở như: hạt Châu Đốc (phủ Tuy Biên cũ), hạt Sa Đéc (phủ Tân Thành cũ) và hạt Ba Xuyên (phủ Ba Xuyên cũ): -Hạt Châu Đốc (phủ Tuy Biên cũ), đặt lỵ sở tại Châu Đốc, gồm 2 huyện: Đông Xuyên và Hà Dương -Hạt Sa Đéc (phủ Tân Thành cũ), đặt lỵ sở tại Sa Đéc, gồm 3 huyện: An Xuyên, Vĩnh An và Phong Phú -Hạt Ba Xuyên (phủ Ba Xuyên cũ), đặt lỵ sở tại Sóc Trăng, gồm 3 huyện: Vĩnh Định, Phong Nhiêu và Phong Thạnh Sau này, hạt Thanh tra Ba Xuyên cũng được đổi tên thành hạt Thanh tra Sóc Trăng. Về sau, hạt Thanh tra Châu Đốc cũng tách ra để thành lập thêm hạt Thanh tra Long Xuyên; hạt Thanh tra Sa Đéc tách ra hợp với một phần đất thuộc tỉnh Vĩnh Long trước đây để thành lập hạt Thanh tra Trà Ôn. Một năm sau, Tòa Bố chính từ Trà Ôn lại dời về Cái Răng. Ngày 5 tháng 6 năm 1871, hạt Thanh tra Long Xuyên và hạt Thanh tra Châu Đốc nhận thêm phần đất đai thuộc địa bàn tổng Phong Thạnh vốn thuộc huyện Kiến Phong, tỉnh Định Tường vào thời nhà Nguyễn độc lập như sau: -Hạt Châu Đốc: lấy phần đất 3 làng An Bình, An Long và Tân Thạnh thuộc tổng Phong Thạnh, huyện Kiến Phong. Phần đất này nằm ở phía tây bắc Đồng Tháp Mười, sau gọi là tổng An Phước thuộc hạt Châu Đốc. -Hạt Long Xuyên: lấy địa phận các làng Tân Phú, Tân Thạnh của tổng Phong Thạnh, huyện Kiến Phong để lập tổng mới gọi là tổng Phong Thạnh Thượng thuộc hạt Long Xuyên. Theo Nghị định ngày 5 tháng 1 năm 1876, thực dân Pháp bỏ hẳn hệ thống Nam Kỳ lục tỉnh thời nhà Nguyễn, đồng thời các hạt Thanh tra được thay bằng hạt tham biện "(arrondissement)", các thôn đổi thành làng. Vùng đất Nam Kỳ lúc này bị chia thành 4 khu vực hành chính "(circonscription)" do thực dân Pháp đặt ra, trong đó có khu vực Bassac (Hậu Giang) cai quản các hạt tham biện: Châu Đốc, Hà Tiên, Long Xuyên, Rạch Giá, Trà Ôn và Sóc Trăng. Tuy nhiên, hạt tham biện Sa Đéc lại thuộc về khu vực Vĩnh Long. Ngày 23 tháng 2 năm 1876, Thống đốc Nam Kỳ ra Nghị định mới lấy huyện Phong Phú và một phần huyện An Xuyên và Tân Thành để lập hạt Cần Thơ với thủ phủ là Cần Thơ. Hạt Cần Thơ thuộc khu vực Bassac (Hậu Giang). Năm 1882, thiết lập hạt tham biện Bạc Liêu trên cơ sở tách 3 tổng Quảng Long, Quảng Xuyên và Long Hưng của hạt tham biện Rạch Giá hợp với 2 tổng Thạnh Hòa và Thạnh Hưng tách từ hạt tham biện Sóc Trăng chuyển sang. Lỵ sở Bạc Liêu thuộc địa bàn tổng Thạnh Hòa vốn trước đó thuộc hạt tham biện Sóc Trăng. Như vậy địa bàn tỉnh An Giang cũ gồm các hạt tham biện Sa Đéc, Châu Đốc, Long Xuyên, Cần Thơ, Sóc Trăng và Bạc Liêu nằm trong 2 khu vực Vĩnh Long và Bassac (Hậu Giang). Ngày 12 tháng 8 năm 1888, hạt tham biện Rạch Giá bị giải thể, nhập vào hạt tham biện Long Xuyên. Ngày 27 tháng 12 năm 1892, thực dân Pháp lại tái lập hạt tham biện Rạch Giá. Năm 1888, Hà Tiên cho thuộc về hạt tham biện Châu Đốc, đến cuối năm 1892 lại phục hồi hạt tham biện Hà Tiên. Theo Nghị định của Toàn quyền Đông Dương vào ngày 20 tháng 12 năm 1899 thì kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1900, đổi tất cả các hạt ở Nam Kỳ thành tỉnh. Địa bàn tỉnh An Giang cũ chia ra thành 6 tỉnh giống như thời kỳ trước đây: Châu Đốc, Long Xuyên, Sa Đéc, Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu. Tình hình đó kéo dài cho đến năm 1956. Vào thời Pháp thuộc, vùng đất tỉnh An Giang ngày nay (thuộc Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam) là phần đất thuộc Châu Đốc và Long Xuyên. Phần đất của hai tỉnh này khi đó còn bao gồm cả một phần đất thuộc về tỉnh Đồng Tháp ngày nay. Năm 1903, tỉnh Châu Đốc ban đầu có 3 quận: Tân Châu, Tri Tôn và Tịnh Biên. Năm 1917, Châu Đốc thành lập thêm quận Châu Thành, đến năm 1919 thì đổi tên là quận Châu Phú. Tuy nhiên năm 1939 lại đổi về tên quận Châu Thành như cũ. Ngày 19 tháng 12 năm 1929, thực dân Pháp lập thêm quận Hồng Ngự thuộc do tách ra từ quận Tân Châu cùng tỉnh. Tỉnh lỵ Châu Đốc đặt tại làng Châu Phú thuộc tổng Châu Phú, quận Châu Thành. Từ ngày 9 tháng 2 năm 1913 đến ngày 9 tháng 2 năm 1924, tỉnh Hà Tiên bị giải thể, trở thành một quận thuộc tỉnh Châu Đốc. Sau đó, lại tách ra trở thành tỉnh Hà Tiên độc lập như trước. Năm 1917, thực dân Pháp cho thành lập ở tỉnh Long Xuyên 3 quận trực thuộc: Châu Thành, Chợ Mới và Thốt Nốt. Năm 1953, tỉnh Long Xuyên thành lập thêm hai quận mới là Núi Sập và Lấp Vò. Quận Thoại Sơn được thành lập do tách tổng Định Phú ra khỏi quận Châu Thành; quận Lấp Vò được thành lập do tách tổng An Phú ra khỏi quận Thốt Nốt cùng tỉnh. Tỉnh lỵ Long Xuyên thuộc khu vực hai làng Bình Đức và Mỹ Phước cùng thuộc tổng Định Phước, quận Châu Thành. Dựa theo các Sắc lệnh ngày 31 tháng 1 năm 1935 và 16 tháng 12 năm 1938, thị xã Long Xuyên trực thuộc tỉnh Long Xuyên được thành lập bao gồm phần đất nội ô tỉnh lỵ trước đó. Ngày 29 tháng 12 năm 1952, chính quyền Quốc gia Việt Nam thân Pháp quyết định công nhận đô thị tỉnh lỵ Long Xuyên trở thành thị xã hỗn hợp "(commune mixte)" trực thuộc tỉnh Long Xuyên. Giai đoạn 1945-1954. Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, tỉnh Châu Đốc và tỉnh Long Xuyên nằm trong danh sách 21 tỉnh ở Nam Bộ. Lúc này, Ủy ban Kháng chiến Hành chánh Nam bộ chủ trương bỏ cấp tổng, bỏ đơn vị làng, thống nhất gọi là xã, đồng thời bỏ danh xưng quận, gọi thay thế bằng huyện. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đến năm 1956 cũng thống nhất dùng danh xưng là xã, tuy nhiên vẫn gọi là quận cho đến năm 1975. Ngày 19 tháng 5 năm 1947, Chính phủ lâm thời Cộng hòa Nam Kỳ tự trị thân Pháp quyết định tách đất quận Thốt Nốt để lập thêm quận Lấp Vò ban đầu cùng thuộc tỉnh Long Xuyên; quận lỵ đặt tại Lấp Vò (thuộc làng Bình Đông). Ngày 14 tháng 5 năm 1949, chính quyền Việt Minh lại quyết định tách quận Lấp Vò ra khỏi tỉnh Long Xuyên để nhập vào tỉnh Sa Đéc. Ngày 12 tháng 9 năm 1947, theo chỉ thị số 50/CT của Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ (chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa), lúc bấy giờ có sự thay đổi sắp xếp hành chính của tỉnh Châu Đốc và Long Xuyên, thành lập các tỉnh mới có tên là Long Châu Tiền và Long Châu Hậu như sau: -Tỉnh Long Châu Tiền nằm ở phía bờ trái (tả ngạn) sông Hậu, hai bên sông Tiền, thuộc khu 8 và có 5 huyện: Tân Châu, Hồng Ngự, Chợ Mới, Châu Phú B và Lấp Vò. Ngày 14 tháng 5 năm 1949, huyện Lấp Vò được trả về tỉnh Sa Đéc. Cũng trong năm đó, huyện Tân Châu của tỉnh Long Châu Tiền chia thành 2 huyện mới là Phú Châu và Tân Châu. -Tỉnh Long Châu Hậu nằm ở phía bờ phải (hữu ngạn) sông Hậu và có 6 huyện: Tịnh Biên, Tri Tôn, Thốt Nốt, Thoại Sơn, Châu Phú A và Châu Thành (bao gồm 2 tỉnh lỵ Long Xuyên và Châu Đốc). Năm 1949, chính quyền Cách mạng giao huyện Thốt Nốt về cho tỉnh Cần Thơ, đến năm 1954 lại trả huyện Thốt Nốt về cho tỉnh Long Xuyên quản lý trở lại như trước. Tháng 10 năm 1950 tỉnh Long Châu Hậu hợp nhất với Hà Tiên thành tỉnh Long Châu Hà, gồm 8 huyện: Tịnh Biên, Tri Tôn, Châu Phú A, Châu Thành, Thoại Sơn, Thốt Nốt, Giang Châu (hợp nhất hai huyện Giang Thành và Châu Thành của tỉnh Hà Tiên cũ), Phú Quốc. Tháng 7 năm 1951, hợp nhất 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên thành huyện Tịnh Biên; hợp nhất 2 huyện Châu Thành và Thoại Sơn thành huyện Châu Thành. Tháng 6 năm 1951, tỉnh Long Châu Tiền hợp nhất với tỉnh Sa Đéc thành tỉnh Long Châu Sa, gồm 7 huyện: Châu Thành của tỉnh Sa Đéc cũ), Lai Vung, Cao Lãnh, Tân Hồng, Tân Châu, Phú Châu, Chợ Mới. Trong đó, hai huyện Tân Hồng và Tân Châu vốn là hai huyện Hồng Ngự và Tân Châu của tỉnh Long Châu Tiền trước đó. Tháng 7 năm 1951, nhập huyện Lấp Vò vào tỉnh Long Châu Sa. Tuy nhiên, tên các tỉnh Long Châu Tiền, Long Châu Hậu, Long Châu Sa và Long Châu Hà không được chính quyền Quốc gia Việt Nam của Bảo Đại và chính quyền Việt Nam Cộng hòa công nhận. Năm 1953, chính quyền Quốc gia Việt Nam thân Pháp lại quyết định thành lập thêm tại Long Xuyên một quận mới là quận Núi Sập, với quận lỵ đặt tại Núi Sập (thuộc làng Thoại Giang) do tách tổng Định Phú ra khỏi quận Châu Thành cùng tỉnh. Năm 1954, chính quyền Việt Minh giải thể các tỉnh Long Châu Sa và Long Châu Hà, đồng thời khôi phục lại các tỉnh Châu Đốc, Long Xuyên, Sa Đéc và Hà Tiên như cũ. Việt Nam Cộng hòa. Ban đầu, chính quyền Quốc gia Việt Nam và sau đó là Việt Nam Cộng hòa vẫn duy trì tên gọi Long Xuyên và Châu Đốc như thời Pháp thuộc. Năm 1955, tỉnh Châu Đốc có 5 quận gồm: Châu Thành, Tân Châu, Tri Tôn, Tịnh Biên, Hồng Ngự trong đó tất cả 70 xã. Tỉnh Long Xuyên có 4 quận gồm: Châu Thành, Chợ Mới, Núi Sập, Thốt Nốt với tổng cộng 47 xã. Sau năm 1956, các làng gọi là xã. Ngày 17 tháng 2 năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng hòa tách quận Hồng Ngự (có cả cù lao Tây) ra khỏi tỉnh Châu Đốc và tổng Phong Thạnh Thượng ra khỏi quận Chợ Mới, tỉnh Long Xuyên để cùng nhập vào tỉnh Phong Thạnh mới thành lập (sau đó lại đổi tên thành tỉnh Kiến Phong, ngày nay là tỉnh Đồng Tháp). Ngày 22 tháng 10 năm 1956, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm ký Sắc lệnh 143/VN để " thay đổi địa giới và tên Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn cùng các tỉnh và tỉnh lỵ tại Việt Nam". Địa giới và địa danh các tỉnh ở miền Nam thay đổi nhiều, một số tỉnh mới được thành lập. Theo Sắc lệnh này, địa phận Việt Nam Cộng hòa gồm Đô thành Sài Gòn và 22 tỉnh. Lúc này tỉnh Châu Đốc và tỉnh Long Xuyên được sáp nhập để thành lập tỉnh mới có tên là tỉnh An Giang. Tỉnh lỵ tỉnh An Giang đặt tại Long Xuyên và vẫn giữ nguyên tên là "Long Xuyên", về mặt hành chánh thuộc địa bàn xã Phước Đức, quận Châu Thành. Ngày 14 tháng 1 năm 1959, xã Phước Đức bị giải thể, sáp nhập vào địa bàn hai xã Mỹ Phước và Bình Đức cùng thuộc quận Châu Thành. Lúc này ở vùng đất cả hai tỉnh Long Xuyên và Châu Đốc trước đó đều có quận Châu Thành cả. Tuy nhiên, do tỉnh lỵ tỉnh An Giang có tên là "Long Xuyên" và được đặt ở quận Châu Thành thuộc, cho nên quận Châu tỉnh Châu Đốc cũ được đổi tên là quận Châu Phú như ở giai đoạn 1919-1939. Ngày 24 tháng 4 năm 1957, chính quyền Việt Nam Cộng hòa ấn định các đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh. Tỉnh An Giang lúc này gồm 8 quận là Châu Thành, Châu Phú, Chợ Mới, Tân Châu, Thốt Nốt, Tịnh Biên, Tri Tôn, Núi Sập. Tỉnh lỵ đặt tại Long Xuyên. Ngày 06 tháng 8 năm 1957, tách 13 xã phía Bắc của quận Châu Phú để thành lập quận mới thuộc tỉnh An Giang có tên là quận An Phú. Ngày 31 tháng 5 năm 1961, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đổi tên quận Núi Sập thành quận Huệ Đức. Chính quyền Cách mạng. Năm 1957, chính quyền Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam và sau này là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam cùng với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng giải thể và sáp nhập hai tỉnh Long Xuyên và Châu Đốc với nhau để thành lập một tỉnh mới, vẫn lấy tên là tỉnh An Giang như phía chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã thực hiện vào năm 1956. Tỉnh An Giang khi đó gồm 9 huyện: Chợ Mới, Thốt Nốt, Núi Sập, Châu Thành, Châu Phú, An Phú, Tân Châu, Tịnh Biên, Tri Tôn và 2 thị xã: Long Xuyên, Châu Đốc. Chính quyền Cách mạng cũng trả huyện Hồng Ngự về tỉnh Kiến Phong và huyện Lấp Vò về tỉnh Sa Đéc. Năm 1963, lại giao huyện Thốt Nốt về cho tỉnh Cần Thơ quản lý. Việt Nam Cộng hòa. Ngày 8 tháng 9 năm 1964, Thủ tướng chính quyền mới của Việt Nam Cộng hòa ký Sắc lệnh 246/NV, quy định kể từ ngày 1 tháng 10 năm 1964 tái lập tỉnh Châu Đốc trên cơ sở tách đất từ tỉnh An Giang. Phần đất còn lại tương ứng tỉnh Long Xuyên trước năm 1956, tuy nhiên chính quyền Việt Nam Cộng hòa vẫn giữ tên tỉnh An Giang cho vùng đất này đến năm 1975. Tỉnh Châu Đốc khi đó gồm 5 quận: Châu Phú, Tân Châu, Tri Tôn, Tịnh Biên, An Phú. Tỉnh lỵ tỉnh Châu Đốc khi đó lại có tên là "Châu Phú", do nằm trong khu vực xã Châu Phú, quận Châu Phú. Phân chia hành chánh tỉnh Châu Đốc năm 1970 của chính quyền Việt Nam Cộng hòa như sau: Tỉnh An Giang mới sau năm 1964 tức phần đất của tỉnh Long Xuyên trước đó. Cho đến năm 1975, tỉnh An Giang tỉnh lỵ có tên là "Long Xuyên", bao gồm 4 quận: Châu Thành, Huệ Đức, Chợ Mới và Thốt Nốt. Phân chia hành chánh tỉnh An Giang năm 1970 của chính quyền Việt Nam Cộng hòa như sau: Chính quyền Cách mạng. Trong giai đoạn 1964-1971, địa bàn tỉnh Châu Đốc của chính quyền Việt Nam Cộng hòa vẫn do tỉnh An Giang của chính quyền Cách mạng quản lý. Năm 1965, chính quyền Cách mạng giao huyện Hà Tiên và huyện Phú Quốc (cùng thuộc tỉnh Rạch Giá) cho tỉnh An Giang quản lý. Đến năm 1967 lại trả hai huyện Hà Tiên và Phú Quốc về cho tỉnh Rạch Giá như trước. Tháng 12 năm 1965, huyện Chợ Mới cũng được giao về cho tỉnh Kiến Phong quản lý. Đến tháng 5 năm 1974, chính quyền Cách mạng đặt huyện Chợ Mới thuộc tỉnh Sa Đéc. Năm 1971, Trung ương Cục miền Nam quyết định thành lập tỉnh Châu Hà, tách ra từ tỉnh An Giang và tỉnh Rạch Giá, trên phần đất tỉnh Châu Đốc và tỉnh Hà Tiên trước năm 1956. Lúc này tỉnh Châu Hà còn có thêm các huyện Châu Thành A, Hà Tiên và Phú Quốc vốn cùng thuộc tỉnh Rạch Giá trước đó. Tỉnh Châu Hà gồm các huyện: Huệ Đức, Tịnh Biên, Tri Tôn, Châu Thành A, Hà Tiên và Phú Quốc. Tháng 5 năm 1974, chính quyền Cách mạng lại quyết định giải thể các tỉnh An Giang, Châu Hà và Kiến Phong để tái lập các tỉnh Long Châu Hà, Long Châu Tiền và Sa Đéc: Tuy nhiên, tên các tỉnh Châu Hà, Long Châu Hà và Long Châu Tiền cũng không được chính quyền Việt Nam Cộng hòa công nhận, mà thay vào đó vẫn sử dụng tên gọi tỉnh Châu Đốc và tỉnh An Giang cho đến năm 1975. Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, chính quyền quân quản Cộng hòa miền Nam Việt Nam ban đầu vẫn duy trì các tỉnh Long Châu Hà và Long Châu Tiền như trước đó. Lúc này, chính quyền Cách mạng cũng bỏ danh xưng "quận" có từ thời Pháp thuộc và lấy danh xưng "huyện" (quận và phường dành cho các đơn vị hành chánh tương đương khi đã đô thị hóa). Ngày 20 tháng 9 năm 1975, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 245-NQ/TW về việc bỏ khu, hợp tỉnh trong toàn quốc "nhằm xây dựng các tỉnh thành những đơn vị kinh tế, kế hoạch và đơn vị hành chính có khả năng giải quyết đến mức cao nhất những yêu cầu về đẩy mạnh sản xuất, tổ chức đời sống vật chất, văn hóa của nhân dân, về củng cố quốc phòng, bảo vệ trị an, và có khả năng đóng góp tốt nhất vào sự nghiệp chung của cả nước". Theo Nghị quyết này, địa bàn các tỉnh Long Châu Hà và Long Châu Tiền cũ sẽ được chia ra vào sáp nhập vào các tỉnh mới, tên gọi tỉnh mới cùng với nơi đặt tỉnh lỵ sẽ do địa phương đề nghị lên. Cụ thể như sau: Nhưng đến ngày 20 tháng 12 năm 1975, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam lại ra Nghị quyết số 19/NQ điều chỉnh lại việc hợp nhất tỉnh ở miền Nam Việt Nam cho sát với tình hình thực tế, theo đó thành lập tỉnh An Giang trên cơ sở hợp nhất tỉnh An Giang và tỉnh Châu Đốc thời Việt Nam Cộng hòa, trừ huyện Thốt Nốt giao cho tỉnh Hậu Giang quản lý. Tỉnh An Giang từ năm 1976 đến nay. Tháng 2 năm 1976, tỉnh An Giang chính thức được tái lập trở lại, ban đầu bao gồm 8 huyện: Châu Phú, Châu Thành, Chợ Mới, Huệ Đức, Phú Châu, Phú Tân, Tịnh Biên, Tri Tôn và 2 thị xã: Long Xuyên (tỉnh lỵ), Châu Đốc. Ngày 11 tháng 3 năm 1977, Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị quyết số 56-CP về việc hợp nhất một số huyện thuộc tỉnh An Giang như sau: Ngày 23 tháng 8 năm 1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị quyết số 300-CP về việc phân vạch địa giới một số huyện và thị xã thuộc tỉnh An Giang như sau: Ngày 13 tháng 11 năm 1991, huyện Phú Châu được chia thành 2 huyện: Tân Châu và An Phú. Ngày 12 tháng 11 năm 1994, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 669/TTg về việc xác định ranh giới giữa hai tỉnh An Giang và Kiên Giang. Năm 1996, hoàn tất việc xác định ranh giới giữa tỉnh An Giang và các tỉnh lân cận. Ngày 1 tháng 3 năm 1999, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 09/1999/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Long Xuyên thuộc tỉnh An Giang trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Long Xuyên trước đó. Ngày 14 tháng 4 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 474/QĐ-TTg về việc công nhận thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang là đô thị loại II trực thuộc tỉnh An Giang. Ngày 24 tháng 8 năm 2009, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị quyết số 40/NQ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã thuộc huyện Tân Châu, huyện An Phú, huyện Phú Tân, thành lập thị xã Tân Châu, thành lập các phường thuộc thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang. Ngày 19 tháng 7 năm 2013, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị quyết số 86/NQ-CP về việc thành lập thành phố Châu Đốc thuộc tỉnh An Giang trên cơ sở toàn bộ 10.529,05 ha diện tích tự nhiên, 157.298 nhân khẩu và 7 đơn vị hành chính cấp xã của thị xã Châu Đốc trước đó. Ngày 15 tháng 4 năm 2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 449/QĐ-TTg về việc công nhận thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang là đô thị loại II trực thuộc tỉnh An Giang. Ngày 5 tháng 12 năm 2019, Bộ Xây dựng quyết định công nhận thị xã Tân Châu là đô thị loại III. Ngày 23 tháng 7 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1078/QĐ-TTg, công nhận thành phố Long Xuyên là đô thị loại I trực thuộc tỉnh An Giang. Ngày 13 tháng 2 năm 2023, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 721/NQ-UBTVQH15 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 10 tháng 4 năm 2023). Theo đó, thành lập thị xã Tịnh Biên thuộc tỉnh An Giang trên cơ sở toàn bộ diện tịch tự nhiên và dân số của huyện Tịnh Biên. Tỉnh An Giang có 2 thành phố, 2 thị xã và 7 huyện như hiện nay. Kinh tế. Cư dân An Giang đã từ lâu sống bằng nghề làm ruộng, đánh bắt cá, tôm và các nghề thủ công như dệt, mộc, đan lát, nắn nồi, chạm khắc đá...Tỉnh An Giang là đầu ngành về sản lượng lúa (trên 2 triệu tấn) và cũng trồng bắp, đậu nành, nuôi (trồng) cá, tôm...Nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa khá phổ biến, tập trung nhiều nhất ở vùng Tân Châu, Chợ Mới. Cho đến đầu thế kỷ XX, lụa Tân Châu đã nổi tiếng một thời vừa bền, vừa đẹp. Ở Bảy Núi, Châu Giang (Châu Đốc), đồng bào Khơmer, Chăm đã cần cù dệt nên những chiếc "Xà Rong", khăn đội đầu, khăn choàng tắm, áo,… nhiều màu sặc sở. Nghề mộc cũng sớm phát triển trên đất Chợ Mới. Ở An Giang và cả Miền Tây đều biết đến những người thợ mộc Chợ Thủ (Chợ Mới) qua những sản phẩm thủ công tinh xảo có tính nghệ thuật cao, từ đơn giản đến cầu kỳ, phức tạp. Ở núi Sam, núi Sập do nhu cầu tiêu dùng của xã hội, dần dần hình thành tầng lớp "thợ" chuyên khai thác đá. Ngoài đá xây dựng ra, họ còn làm ra những đồ dùng như cối giã gạo, chày đâm tiêu, cối xay bột, mặt bàn...và cả đồ trang sức bằng đá quý. Tuy nghề thủ công có phát triển, nhưng cơ nghiệp của người dân An Giang dựng lên được hàng trăm năm nay chủ yếu là bắt nguồn từ cây lúa. Những người dân An Giang đầu tiên cũng chỉ biết làm ruộng cấy ở vùng Cù lao, Bảy Núi, còn ở vùng ngập nước thì đánh bắt cá, tôm hoặc trồng hoa màu phụ sinh sống qua ngày. Cảnh "phá sơn lâm, đâm hà bá" ngày càng không phù hợp với sự gia tăng dân số. Bản thân cây lúa cũng bị hạn chế về diện tích gieo trồng, không đối đầu được với mùa nước nổi hàng năm. Người dân An Giang trong quá trình lao động sau này đã tìm cho mình cây lúa nổi (Riz Flotlant) đủ sức vươn mình và tồn tại lên trên mặt nước mênh mông. Cây lúa nổi đối với cư dân An Giang là một biểu tượng tuyệt vời về sức sống mãnh liệt trong quá trình mở đất và giữ đất. Năm 2018, An Giang là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ sáu về số dân, xếp thứ 26 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 56 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 59 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1.908.352 người dân, trong đó có 947.570 nam và 960.782 nữ, tỷ số giới tính 98,6 nam/100 nữ, diện tích bình quân đầu người là 612 người/km², tỷ lệ dân số trên 15 tuổi biết đọc, biết viết là 91,6%...GRDP đạt 74.297 tỉ Đồng (tương ứng với 3,2268 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 34,33 triệu đồng (tương ứng với 1.491 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 6,52%. An Giang là một tỉnh phát triển kinh tế mạnh mẽ và ổn định. Với tốc độ tăng trưởng ổn định, tỉnh đạt tỷ lệ tăng trưởng GDP hai con số, đạt 13,36% vào năm 2007. An Giang có nền kinh tế xuất khẩu đáng kể, với tổng kim ngạch xuất khẩu khoảng 540 triệu USD vào năm 2007, chiếm 1% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước và 13% tổng kim ngạch xuất khẩu của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Nền kinh tế cũng đa dạng với nhiều ngành như thương mại, du lịch và chế biến. An Giang có hệ thống giao thông thuận tiện, bao gồm các tuyến đường bộ, đường thủy và cảng. Quốc lộ 91 nối liền với cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên và là tuyến giao thông chính của tỉnh. Sông Tiền, sông Hậu và sông Vàm Nao là các con sông quan trọng và hệ thống kênh đảm bảo giao thông thủy trong tỉnh. An Giang cũng có nhiều bến phà quan trọng trên các con sông này. An Giang cũng đầu tư phát triển hạ tầng điện, nước, viễn thông và y tế để phục vụ nhu cầu dân sinh và kinh doanh. Nền giáo dục và y tế của tỉnh được đẩy mạnh, bao gồm các trường đại học, trường cao đẳng và bệnh viện đa khoa. Tỉnh An Giang cũng có nhiều dự án phát triển kinh tế như chăn nuôi, chế biến sản phẩm nông nghiệp, cơ sở hạ tầng khu công nghiệp và du lịch sinh thái. Tất cả những yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế bền vững của tỉnh. Xã hội. Giáo dục. Trường Đại học An Giang là một trường đại học đa ngành, thành viên của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tại An Giang, được xếp vào nhóm trường đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam, có vai trò nòng cốt trong hệ thống giáo dục tại Việt Nam. Trường được thành lập theo Quyết định 241/1999/QĐ-TTg ngày 30/12/1999 trên cơ sở Trường Cao đẳng Sư phạm An Giang. Ngoài đào tạo, trường còn có nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp và Chính phủ. Dân cư. Theo thống kê năm 2020, tỉnh An Giang có diện tích 3.536,83 km², dân số năm là 1.904.532 người, mật độ dân số đạt 539 người/km². An Giang là tỉnh có dân số đông nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời cũng là tỉnh có dân số đông thứ 8 tại Việt Nam (sau Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An và Đồng Nai, Bình Dương, Hải Phòng). Một phần diện tích của tỉnh An Giang nằm trong vùng tứ giác Long Xuyên. Tính đến ngày 9 tháng 8 năm 2019, dân số toàn tỉnh An Giang là 2.164.200 người, mật độ dân số 612 người/km². Đây là tỉnh có dân số đông nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, 31.6% dân số sống ở đô thị và 68.4% dân số sống ở nông thôn. Dân cư phân bố tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng, ven sông (dọc theo sông Tiền và sông Hậu)... Huyện Chợ Mới và thành phố Long Xuyên là hai địa phương có dân số đông nhất tỉnh. Tỷ lệ đô thị hóa tính đến năm 2023 đạt 42%. Toàn tỉnh có 24.011 hộ dân tộc thiểu số, với 114.632 người, chiếm 5,17% tổng dân số toàn tỉnh. Dân tộc Khmer có 18.512 hộ, 86.592 người, chiếm tỷ lệ 75,54% so tổng số người dân tộc thiểu số và chiếm 3,9% so tổng dân số toàn tỉnh; trong đó có 16.838 hộ với dân số khoảng 80.000 người (chiếm gần 92% tổng số dân tộc Khmer toàn tỉnh) sống tập trung ở 2 huyện miền núi: Tri Tôn và Tịnh Biên, số còn lại sống rải rác ở các huyện: Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn. Hầu hết đồng bào dân tộc Khmer theo Phật giáo Nam tông, có mối quan hệ rộng rãi với đồng bào dân tộc Khmer các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và người Khmer ở Campuchia. Nguồn thu nhập chủ yếu của đồng bào Khmer từ trồng trọt, chăn nuôi gia súc và làm thuê mướn theo thời vụ. Dân tộc Chăm có 2.660 hộ, 13.722 người, chiếm tỷ lệ gần 12% so tổng số người dân tộc thiểu số và chiếm 0,62% so tổng dân số toàn tỉnh, sống tập trung khá đông ở huyện An Phú và thị xã Tân Châu, số còn lại sống rải rác ở các huyện: Châu Phú và Châu Thành. Hầu hết đồng bào Chăm theo đạo Hồi, có mối quan hệ với tín đồ Hồi giáo các nước Ả Rập, Malaysia, Indonesia, Campuchia. Nguồn thu nhập chính bằng nghề chài lưới, buôn bán nhỏ và dệt thủ công truyền thống. Dân tộc Hoa có 2.839 hộ, 14.318 người, chiếm tỷ lệ 12,50% so tổng số người dân tộc thiểu số và chiếm 0,65% tổng dân số toàn tỉnh. Đại bộ phận sống ở thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ, có mối quan hệ chặt chẽ với người Hoa trong vùng và nhiều nước trên thế giới. Đồng bào người Hoa phần lớn theo Phật giáo Đại thừa, đạo Khổng và tín ngưỡng dân gian. Một bộ phận lớn kinh doanh thương mại, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, có cuộc sống ổn định, thu nhập khá hơn so với các dân tộc khác. Về tôn giáo, An Giang là nơi xuất phát của một số tôn giáo nội sinh như Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Phật giáo Hòa Hảo... An Giang hiện có 9 tôn giáo được Nhà nước công nhận, gồm: Phật giáo Việt Nam, Phật giáo Hòa Hảo, Cao Đài, Công giáo, Tin Lành, Tịnh Độ Cư sĩ, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Hồi giáo, Bửu Sơn Kỳ Hương, với gần 1,8 triệu tín đồ (chiếm 78% dân số toàn tỉnh), 487 cơ sở thờ tự hợp pháp, 602 chức sắc và trên 3.400 chức việc. Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh có 13 tôn giáo khác nhau đạt 1.733.332 người, nhiều nhất là Phật giáo Hòa Hảo có 956.720 người, tiếp theo là Phật giáo đạt 569.770 người, đạo Cao Đài có 105.220 người, Công giáo có 44.346 người, Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa chiếm 34.821 người, Hồi giáo đạt 14.831 người, Bửu Sơn Kỳ Hương đạt 8.253 người, đạo Tin Lành đạt 5.226 người. Còn lại các tôn giáo khác như Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam có 321 người, Bà La Môn có 30 người, Minh Lý Đạo có 26 người, Minh Sư Đạo có 22 người và Baha'i giáo có hai người. Văn hóa. Truyền thông. Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh An Giang được thành lập ngày 02 tháng 9 năm 1977, là một Đài Phát thanh-Truyền hình địa phương tại tỉnh An Giang của Việt Nam, Đài này trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh An Giang. Du lịch. Danh lam thắng cảnh. An Giang là một trong 10 vùng du lịch trọng điểm quốc gia có một số thắng cảnh tiêu biểu như: Giao thông. Đường bộ. An Giang có các tuyến giao thông quan trọng như Quốc lộ 91, Quốc lộ 91C và Quốc lộ N1. Quốc lộ 91 là tuyến đường huyết mạch của tỉnh, nối cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên, Châu Đốc, Long Xuyên và Cần Thơ. Đây là tuyến đường có mật độ lưu lượng xe cao, thường xảy ra kẹt xe trong các đô thị như TP. Long Xuyên và TT. Cái Dầu vào các khung giờ cao điểm. Quốc lộ 91C nối cửa khẩu quốc tế Long Bình với TP. Châu Đốc. Quốc lộ N1 nối Thị trấn Nhà Bàng với ngã ba Cây Bàng thuộc huyện Giang Thành, Kiên Giang, chạy dọc theo kênh Vĩnh Tế. Ngoài ra, tỉnh còn có nhiều tuyến đường Tỉnh lộ như 942, 943, 944, 945, 946, 955A và nhiều tuyến đường khác, kết nối các địa phương trong tỉnh. Đường thủy (nội địa). An Giang phát triển mạnh về giao thông thủy nhờ hệ thống sông ngòi phong phú. Tỉnh là điểm đầu nguồn của hai con sông Tiền và sông Hậu, là tuyến giao thông thủy quan trọng của cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài ra, còn có các tuyến giao thông thủy khác như sông Vàm Nao, Kênh Vĩnh Tế, Kênh Tri Tôn, Kênh Thoại Hà, kênh Ba Thuê, Rạch Ông Chưởng và nhiều khác. Với mạng lưới sông ngòi phong phú, An Giang có nhiều bến phà lớn qua sông Tiền, sông Hậu và sông Vàm Nao. Một số bến phà nổi tiếng là phà Vàm Cống (hiện đã ngừng hoạt động do có cầu Vàm Cống), phà An Hòa, phà Năng Gù, phà Châu Giang (sẽ được thay thế bằng cầu Châu Giang), phà Thuận Giang, phà Tân Châu và nhiều bến phà khác. Các bến phà này đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa và người dân trên các tuyến sông chính của tỉnh. Biển số xe cơ giới. Biển kiểm soát xe mô tô. Biển số xe của tỉnh An Giang là 67 theo quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 15/2014/TT-BCA ngày 04/4/2014, biển số chi tiết của các huyện, thị xã, thành phố như sau: Danh nhân. Nông nghiệp. Giáo sư,Tiến sĩ Nông học, Nhà giáo nhân dân: Võ Tòng Xuân (Tri Tôn)
3,989
69720291
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3989
Đen
Đen là màu do không có hoặc hấp thụ hoàn toàn ánh sáng khả kiến. Nó là một màu sắc nhạt, không có sắc độ, giống như màu trắng và xám. Nó thường được sử dụng một cách tượng trưng hoặc nghĩa bóng để tượng trưng cho sự tăm tối. Đen và trắng thường được sử dụng để mô tả các mặt đối lập như thiện và ác, Thời kỳ Tăm tối so với Thời kỳ Khai sáng, và đêm so với ngày. Từ thời Trung Cổ, màu đen là màu biểu tượng của sự trang trọng và uy quyền, và vì lý do này, nó vẫn thường được mặc bởi các thẩm phán và quan tòa. Màu sắc hay ánh sáng. Màu đen có thể được định nghĩa như ấn tượng thị giác khi người ta ở trong khu vực hoàn toàn không có ánh sáng. Điều này ngược lại với màu trắng, là ấn tượng thị giác khi tổ hợp các màu của ánh sáng kích thích đều cả ba loại tế bào cảm quang. Các loại vật chất hấp thụ hết ánh sáng thì tạo ra cảm giác cho con người là có màu đen (thực tế thì không có loại vật chất nào hiện biết là có khả năng như vậy, nhưng các vật chất gần như vậy thì rất nhiều). Các chất màu đen có thể là do tổ hợp của một vài loại chất màu khác (không nhất thiết phải có màu đen) có khả năng hấp thụ gần như hết mọi thành phần của ánh sáng. Nếu trộn cả ba chất màu gốc cơ bản trong một lượng phù hợp, thì kết quả là nó phản xạ rất ít ánh sáng, vì thế nó cũng được gọi là "đen". Điều này dẫn đến hai sự miêu tả trái ngược nhau đáng kể nhưng thực tế là bổ sung cho nhau về khái niệm màu đen. Đó là: Tọa độ màu. Số Hex = #000000 RGB (r, g, b) = (0, 0, 0) CMYK (c, m, y, k) = (0, 0, 0, 100) (nếu tính theo thang độ phần trăm). HSV (h, s, v) = (0, 0, 0) Các tổ hợp khác của CMYK. Ở đây tính theo thang độ phần trăm, chứ không tính theo thang độ 0-255 như RGB.
3,990
894948
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3990
Tổng thống Đức
Tổng thống Đức là nguyên thủ quốc gia của nước Cộng hòa Liên bang Đức. Mặc dù vậy các quyền hạn chính trị của tổng thống Đức có thường là hạn chế và mang tính tượng trưng. Các phủ tổng thống là lâu đài Bellevue ở Berlin và biệt thự Hammerschmidt ở Bonn. Văn phòng phủ tổng thống hỗ trợ ông thi hành các nhiệm vụ. Tổng thống Đức được bầu cử qua hội nghị liên bang ("Bundesversammlung") có nhiệm kỳ năm năm. Người đương nhiệm là Frank-Walter Steinmeier, Đảng Dân chủ Xã hội Đức, được Quốc hội Đức bầu chọn từ ngày 12 tháng 2 năm 2017. Phủ tổng thống. Phủ tổng thống thứ nhất là lâu đài Bellevue ở Berlin, phủ thứ hai là biệt thự Hammerschmidt ở Bonn. Văn phòng phủ tổng thống mới, khánh thành năm 1996, nằm ngay bên cạnh lâu đài Bellevue. Hai địa điểm được dành cho các dịp lễ tân. Các nghi lễ lớn như tiệc chiêu đãi quốc gia được tiến hành trong lâu đài Charlottenburg; nhà khách trước đây của bộ Ngoại giao ở Berlin-Dahlem được dùng cho các lễ tiếp đón nhỏ, tối đa 18 người. Tổng thống Đức có lá cờ hiệu riêng, hình vuông ở giữa là huy hiệu đại bàng của Đức ("Bundesadler") trên nền vàng viền đỏ. Khi Tổng thống ở Berlin hay vắng mặt nhưng không có một nơi ở cụ thể chính thức (như đi thăm viếng không chính thức) cờ hiệu được treo ở lâu đài Bellevue. Các nhiệm vụ và quyền hạn. Các nhiệm vụ đại diện là những nhiệm vụ đầu tiên của Tổng thống Đức như là nguyên thủ quốc gia. Tổng thống đại diện cho nước Đức về mặt luật pháp quốc tế, công nhận các đại diện ngoại giao và có quyền ân xá cho từng phạm nhân một ở mức liên bang, quyền này thường được giao một phần về cho các cơ sở liên bang khác. Nhưng ông không có thể ân xá chung (cho một tập thể). Việc này cần đến một điều luật liên bang. Các nhiệm vụ và quyền hạn chính trị của tổng thống chủ yếu là về mặt nghi thức: Trong tất cả các trường hợp này Tổng thống Đức là người thi hành đầu tiên. Theo điều 58 của Hiến pháp gần như trong tất cả các hoạt động trên đều cần phải có thêm một chữ ký đối chứng ("countersignature") của một thành viên trong chính phủ liên bang. Điều này dẫn đến việc Tổng thống thỉnh thoảng bị châm biếm như là một "công chứng liên bang". Giải thể quốc hội liên bang và tình trạng khẩn cấp của pháp chế. Tổng thống chỉ có quyền hạn chính trị thật sự trong các trường hợp ngoại lệ được quy định chặt chẽ. Theo đó ông có thể giải thể Quốc hội liên bang trong hai trường hợp: Nếu như trong cuộc bầu cử Thủ tướng, ứng cử viên cho chức vụ Thủ tướng chỉ đạt đa số tương đối (đạt được số phiếu bầu nhiều nhất trong tổng số các phiếu nhưng không quá bán) trong cả ba lần bầu cử, Tổng thống có khả năng bổ nhiệm Thủ tướng (chính phủ thiểu số) hay giải thể Quốc hội liên bang (chương 63 của Hiến pháp). Trong trường hợp này quy định giải thể không cần đến việc ký đối chứng của chính phủ liên bang, thêm vào đó là cũng không có một chính phủ nào đương nhiệm cả. Tổng thống cũng có thể giải thể quốc hội sau khi bỏ phiếu tín nhiệm Thủ tướng bất thành (chương 68 của Hiến pháp). Trong lịch sử Cộng hòa liên bang Đức cho đến nay việc này đã xảy ra hai lần: năm 1972 Gustav Heinemann và năm 1983 Karl Carstens đã giải thể Quốc hội liên bang. Thật ra trong cả hai trường hợp trên tình huống này đã được các đảng cầm quyền chủ ý đưa đến để có thể tái bầu cử. Các thành viên của Quốc hội liên bang đã kiên quyết giải thể ông Carstens. Trong một phán quyết, Tòa án Hiến pháp Liên bang đã trình bày quan điểm là Tổng thống có trách nhiệm phải xem xét Thủ tướng thật sự không được đa số thành viên của Quốc hội liên bang tín nhiệm nữa hay ông có ý lợi dụng để giải thể Quốc hội liên bang. Mặc dù vậy cuối cùng Tòa án hiến pháp liên bang cũng đã xác nhận việc giải thể Quốc hội liên bang. Trong trường hợp việc bỏ phiếu tín nhiệm Thủ tướng bất thành và theo yêu cầu của Thủ tướng cũng như có sự đồng ý của Hội đồng liên bang ("Bundesrat"), Tổng thống có quyền nhưng không bắt buộc phải tuyên bố trường hợp khẩn cấp của pháp chế ("Gesetzgebungsnotstand") theo chương 81 của Hiến pháp. Trường hợp này cho đến nay chưa xảy ra trong lịch sử của nước Cộng hòa liên bang Đức. Bổ nhiệm và bãi nhiệm các thành viên chính phủ. Theo chương 63 của Hiến pháp, Tổng thống đề cử một ứng cử viên để Hội đồng liên bang bầu vào chức vị Thủ tướng liên bang. Thông thường đều có các cuộc nói chuyện với các chính trị gia có liên quan trước đề nghị này. Trên hình thức pháp lý Tổng thống có quyền tự do đề nghị, nhưng cho đến nay tất cả các Tổng thống đều đề nghị ứng cử viên của đảng thắng cử trong cuộc bầu cử Quốc hội liên bang vào cương vị Thủ tướng và tất cả các ứng cử viên này đều được bầu. Trong trường hợp ứng cử viên do Tổng thống đề nghị không được bầu, Quốc hội liên bang có thời gian hai tuần để bầu một Thủ tướng không phụ thuộc vào đề nghị của Tổng thống. Trong mọi trường hợp Tổng thống đều phải bổ nhiệm ứng cử viên đạt đa số phiếu tuyệt đối. Nếu một cuộc bầu cử với đa số phiếu tuyệt đối trong vòng hai tuần và ngay cả lần bầu cử thứ ba sau đó không thành công, Tổng thống có thể bổ nhiệm một chính phủ thiểu số hay giải thể Quốc hội liên bang. Trong trường hợp này Tổng thống không cần đến một chữ ký đối xác của chính phủ. Việc bổ nhiệm Thủ tướng liên bang cũng không cần đến một chữ ký đối xác trong mọi trường hợp. Tổng thống phải bổ nhiệm các bộ trưởng do Thủ tướng đề nghị. Ông chỉ có nhiều nhất là quyền thẩm tra về mặt hình thức như xem xét các ứng cử viên có phải là người Đức hay không; Tổng thống không có quyền thẩm tra về nhân sự. Trong việc bãi nhiệm bộ trưởng, Tổng thống cũng không có quyền cùng quyết định. Ông phải chấp nhận về hình thức quyết định của Thủ tướng. Tổng thống không có thể từ chối khi Thủ tướng xin từ chức, ông phải bãi nhiệm Thủ tướng trong mọi trường hợp. Khi cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm Thủ tướng thành công, Tổng thống bắt buộc phải bãi nhiệm người đang nhiệm và bổ nhiệm người mới được bầu vào chức vụ này. Theo chương 69 của Hiến pháp, Tổng thống có thể yêu cầu Thủ tướng hay bộ trưởng đã được bãi nhiệm tiếp tục điều hành công việc cho đến khi bầu người kế nhiệm. Theo lệ thường các Tổng thống đều làm như vậy. Ngoại lệ duy nhất là việc bãi nhiệm của Willy Brandt sau khi ông từ chức vào năm 1974. Khi ấy Brandt xin được phép không tiếp tục điều hành công việc. Heinemann đã chấp thuận nguyện vọng này vì thế phó Thủ tướng Walter Scheel vừa được bãi nhiệm đã đương nhiệm Thủ tướng trong vài ngày. Để đáp ứng nguyện vọng này Tổng thống cũng không phải cần đến một chữ ký đối xác. Tổng thống không có quyền cùng quyết định khi bổ nhiệm các phó Thủ tướng. Quyết định này hoàn toàn thuộc về Thủ tướng. Vị trí trong cấu trúc Hiến pháp của Cộng hòa liên bang Đức. Sơ lược lịch sử. Vị trí yếu kém của Tổng thống Đức, nhìn thấy trước tiên ở việc bắt buộc phải có chữ ký đối chứng và ở các quyền hạn chính trị thực tế hạn hẹp, là một phản ứng rút ra từ những kinh nghiệm của Cộng hòa Weimar. Trong các cuộc họp của Hội đồng quốc hội hầu như tất cả các đại biểu tham gia đều nhất trí là không để cho Tổng thống có một vị trí cao trong hệ thống chính trị như trong thời kỳ của Tổng thống đế chế ("Reichspräsident") - thí dụ như Paul von Hindenburg. Đặc biệt, quyền ban hành pháp lệnh trong trường hợp khẩn cấp theo chương 48 của Hiến pháp Weimar (tức là quyền trong trường hợp khẩn cấp có thể dùng các chỉ thị của Tổng thống để điều hành công việc quốc gia không phải thông qua quốc hội đế chế - "Reichstag") và quyền của Tổng thống có thể tự chỉ định Thủ tướng đế chế ("Reichskanzler") theo quyết định chính trị của bản thân (chứ không phải chỉ hoàn thành về mặt hình thức sự lựa chọn của Quốc hội liên bang) là hai quyền được cho là có một phần trách nhiệm trong việc dẫn đến cuộc khủng hoảng chính trị của Cộng hòa Weimar bắt đầu từ năm 1930 với các Thủ tướng Heinrich Brüning, Franz von Pappen và Kurt von Schleicher, cuối cùng đi đến chế độ độc tài dưới quyền của Adolf Hitler. Mặc dù vậy, trong thời kỳ bắt đầu Cộng hòa Weimar, quyền ban hành pháp lệnh trong trường hợp khẩn cấp đã được Friedrich Ebert sử dụng theo một phương hướng được đa số cho rằng là tốt. Việc lấy đi hai quyền hạn đó là một sự tước quyền lực rõ rệt đối với chức vụ Tổng thống. Quyền ban hành pháp lệnh trong trường hợp khẩn cấp của hành pháp không còn trong Cộng hòa liên bang nữa, ngay trong trường hợp khẩn cấp pháp chế vẫn còn có sự kiểm soát của Hội đồng liên bang; việc chỉ định và bãi nhiệm Thủ tướng chủ yếu nằm trong tay của Quốc hội liên bang hay của Thủ tướng liên bang. Song song với việc giảm thiểu quyền hạn của chức vụ này, phương cách bầu cử Tổng thống cũng được thay đổi: Nếu như Tổng thống đế chế được bầu trực tiếp từ nhân dân (năm 1925 và 1930) thì Tổng thống liên bang được bầu từ Hội nghị liên bang, được tổ chức chỉ dành cho mục đích này. Qua đó việc hợp pháp hóa ("Legitimation") một cách dân chủ của Tổng thống liên bang trở thành gián tiếp hơn. Ông không phải là một nguyên thủ quốc gia được bầu trực tiếp mà được lựa chọn bởi một ủy ban bầu cử (ủy ban mà về phía mình được hợp pháp hóa một cách dân chủ). Việc từ chối tiếp tục bầu cử trực tiếp Tổng thống liên bang được giải thích là nếu không thì sẽ không có tương quan giữa một hợp pháp hóa dân chủ cao độ (ngoài Quốc hội liên bang ra Tổng thống sẽ là cơ quan hiến pháp duy nhất được bầu trực tiếp) và quyền lực chính trị hạn chế. Diễn văn chính trị. Từ vị trí này Tổng thống liên bang chỉ có thể gây tác động chính trị chủ yếu qua các diễn văn tiếp tục hay mở đầu các tranh luận trong xã hội. Không như các chính trị gia đứng đầu khác Tổng thống độc lập với sự việc chính trị hằng ngày và vì thế tự do hơn so với các chính trị gia khác trong việc lựa chọn đề tài và thời điểm cho các phát biểu của ông, chỉ phải bắt buộc là đứng bên trên đảng phái (ngoại trừ Gustav Heinemann tất cả các Tổng thống từ trước đến nay đều tạm ngưng tham gia đảng phái trong thời gian đương chức). Việc các diễn văn này được cho phép về mặt hiến pháp không cần phải có "chữ ký đối xác" là một việc đang được tranh cãi bởi vì một bài diễn văn với tác động thực tế của nó có thể có ảnh hưởng chính trị mạnh hơn là một hành động mang tính chất hình thức. Trung lập đối với các đảng phái chính trị. Người giữ chức vụ này bao giờ cũng lâm vào một tình thế khó xử trong lúc thực thi chức trách của mình vì một mặt ông phải làm chính trị (hay ít nhất là có những phát biểu về chính trị) mặt khác có nhiệm vụ trung lập đối với các đảng phái. Các Tổng thống liên bang thường hay nói một cách trừu tượng về các đề tài không có thể hiểu theo hướng của một đảng phái chính trị nào (như các chỉ trích về toàn cầu hóa của ông Rau) hay công kích tất cả các đảng nói chung (trích dẫn của ông Weizsäcker về ham mê quyền lực và lãng quên quyền lực của các đảng). Các Tổng thống liên bang, theo thông lệ, thường là những chính trị gia có công lao, bỏ công sức để tiến lên trong đảng để sau này họ sẽ bầu ông trong Hội nghị liên bang. Đó là một điều thực tế làm cơ sở cho các nhà phê bình hoài nghi tính trung lập và độc lập đối với các đảng phái của Tổng thống liên bang. Tổng thống đương nhiệm, Horst Köhler, là người đầu tiên giữ chức vụ này mà các chức trách trước đây của ông không ở trong nước Đức và vì thế thực sự là đi vào chính trị Đức từ bên ngoài. Những người ủng hộ ông cho rằng vì vậy mà ông có lợi thế là không phải "mài tròn" các bài diễn văn của mình như các chính trị gia khác, hơn thế nữa, chúng thẳng thắn và đặt thẳng vấn đề. Ngoài ra trong thời gian đương nhiệm ông đã từng nói đến nhiều đề tài mang tính chất thời sự. Các nhà phê bình cho rằng vì vậy mà ông đã xâm phạm vào tính đứng bên trên các đảng phái của chức vụ và cũng đã xâm phạm vào quy tắc không can thiệp vào các vụ việc chính trị hằng ngày. Một nguyên tắc cho đến nay không được nói ra và cũng không được viết ra là một cựu Tổng thống sẽ không theo đuổi một chức vụ chính trị nào nữa mà nhiều nhất là chỉ tham gia vào giới công khai như "một người đáng kính trọng của quốc gia". Đại diện. Đại diện cho Tổng thống liên bang là Chủ tịch hội đồng liên bang ("Bundesratspräsident"), không phụ thuộc vào việc Tổng thống liên bang chỉ vắng mặt một thời gian hay không có khả năng thực thi chức trách. Trên thực tế thường thì quyền đại diện chỉ được áp dụng cho một phần của quyền hạn Tổng thống liên bang, như khi Tổng thống liên bang đang đi thăm chính thức một quốc gia và như thế là đang thực hiện các nhiệm vụ về ngoại giao của ông, mặt khác một đạo luật cần phải được ký tên. Trong trường hợp như vậy đạo luật theo thông lệ được đại diện của Tổng thống liên bang ký tên. Bầu cử tổng thống và tuyên thệ. Theo chương 55 của Hiến pháp, Tổng thống liên bang không được phép là thành viên của chính phủ hay của một tổ chức đoàn thể nào có thể ban hành luật pháp trên bình diện liên bang cũng như tiểu bang. Ngoài ra ông không được phép giữ một chức vụ có lương nào khác, không được phép làm nghề nghiệp nào và cũng không được phép là thành viên của ban lãnh đạo hay hội đồng giám sát của một công ty nào có định hướng kinh doanh. Theo điều 22 của Luật bầu cử châu Âu, việc chấp nhận cuộc bầu cử trở thành Tổng thống liên bang sẽ chấm dứt tư cách là thành viên của Nghị viện châu Âu. Lựa chọn ứng cử viên. Việc lựa chọn ứng cử viên trước khi bầu cử Tổng thống liên bang mang dấu ấn rõ rệt của tỷ lệ phân chia phiếu bầu của các đảng phái chính trị trong Hội đồng liên bang, một tỷ lệ có thể dự đoán trước, và phụ thuộc vào tính toán của các đảng. Tùy theo tình thế, thông qua các quy trình nội bộ, hai đảng lớn cố gắng tìm ra một ứng cử viên có thể đạt được đa số trong Hội nghị liên bang. Thông thường trước khi bầu thì việc này đã có kết quả bằng các thỏa thuận giữa các đảng với nhau. Thế áp đảo của các tính toán từ đảng phái trong lúc lựa chọn ứng cử viên (thay vì là tính cách cá nhân của các người có thể là ứng cử viên) và các thỏa thuận thường hay xảy ra trước khi bầu, những việc làm giảm giá trị của cuộc bầu cử xuống chỉ còn là một việc mang tính cách hình thức, đã mang lại nhiều cuộc tranh luận về việc tạo khả năng bầu cử trực tiếp Tổng thống liên bang thông qua nhân dân. Lý lẽ của những người đồng tình là một cuộc bầu cử trực tiếp thông qua nhân dân sẽ làm cho cả quy trình minh bạch hơn và công khai hóa các quyết định ở bên trong hậu trường chính trị. Những người chống lại bầu cử trực tiếp cho rằng một cuộc bầu cử trực tiếp đi ngược lại với các nguyên tắc của một nền dân chủ đại diện và ngoài ra chức vụ tổng thống có quá ít quyền hạn để có thể được bầu trực tiếp. Hơn nữa, chức vụ và cá nhân của Tổng thống liên bang sẽ bị tổn hại qua các cuộc vận động bầu cử. Hiến pháp cần phải được thay đổi trước khi có thể bắt đầu bầu cử trực tiếp. Bầu cử. Tổng thống liên bang được Hội nghị liên bang bầu kín và không có đàm luận. Trong bầu cử một ứng cử viên phải đạt được đa số tuyệt đối, chỉ khi qua hai lần bầu mà không có ứng cử viện nào đạt được thì trong lần bầu thứ ba chỉ cần đa số tương đối. Nhiệm kỳ kéo dài 5 năm và chỉ có thể được bầu thêm một lần nữa. Tất cả các công dân Đức tròn 40 tuổi và có quyền bầu cử thụ động đều có thể được bầu cử. Thành phần của Hội nghị liên bang phản ánh hệ thống liên bang của Cộng hòa liên bang Đức: thành phần bao gồm các thành viên của Quốc hội liên bang và từng ấy cử tri được 16 Quốc hội tiểu bang chọn ra. Thông thường những người này là đại biểu Quốc hội tiểu bang và một số cá nhân trong công chúng, thí dụ như từ các hội đoàn kinh tế hay những người nổi tiếng. Tất cả các thành viên của Hội nghị liên bang (tức là gồm cả những đại diện của giới kinh tế và những người nổi tiếng) được hưởng quyền đặc miễn từ lúc chấp nhận được lựa chọn cho đến khi Hội nghị liên bang tụ họp. Chủ tịch Hội đồng liên bang sẽ là người đứng đầu Hội nghị liên bang. Vào ngày nhậm chức (thường là ngày 1 tháng 7), trong cuộc họp chung của Quốc hội liên bang và Hội đồng liên bang, chủ tịch Hội đồng liên bang sẽ làm lễ tuyên thệ cho Tổng thống liên bang. Lời thề theo chương 56 của Hiến pháp là: "Tôi thề sẽ cống hiến sức lực của mình cho phúc lợi của dân tộc Đức, tăng thêm lợi ích cho dân tộc, ngăn cản thiệt hại cho dân tộc, duy trì và bảo vệ Hiến pháp và luật lệ của Liên bang, tận tâm hoàn thành các nhiệm vụ của tôi và mang đến công bằng cho mọi người. Xin Chúa giúp đỡ tôi." Câu thề mang tính chất tôn giáo có thể được bỏ đi. Lời thề phải được áp dụng, việc xác nhận như trong Luật hình sự dành cho những người vì lý do tôn giáo không muốn thề là không được phép. Sự bắt buộc này là phù hợp với Hiến pháp vì việc nhận chức vụ Tổng thống liên bang là một việc tình nguyện. Bắt đầu từ thời điểm tuyên thệ Tổng thống Đức được nhận lương vào khoảng 213.000 Euro hằng năm. Sau khi hết chức vụ, lương này sẽ được trả suốt đời như là "lương danh dự". Khiếu tố tổng thống và bãi miễn. Trong thời gian đương nhiệm Tổng thống liên bang được hưởng quyền đặc miễn. Không thể bỏ phiếu bất tín nhiệm Tổng thống liên bang. Khả năng duy nhất để bãi miễn ông là khiếu tố Tổng thống trước Tòa án hiến pháp liên bang theo chương 61 của Hiến pháp. Đơn khiếu tố Tổng thống phải được một phần tư thành viên của Quốc hội liên bang hay của Hội đồng liên bang kiến nghị và phải được hai phần ba thành viên của Quốc hội liên bang hay Hội đồng liên bang thông qua trước khi đệ đơn trước Tòa án hiến pháp liên bang. Sau khi khởi tố Tòa án hiến pháp liên bang có thể ban lệnh tạm thời ngăn cản Tổng thống tiếp tục thi hành chức vụ. Nếu như đi đến kết luận là Tổng thống liên bang đã cố ý vi phạm Hiến pháp hay luật lệ của Liên bang thì có thể bãi miễn Tổng thống. Công cụ khiếu tố Tổng thống chưa từng được sử dụng trong lịch sử của nước Cộng hòa liên bang Đức. Chấm dứt nhiệm kỳ. Bắt đầu từ năm 1969 nhiệm kỳ của Tổng thống liên bang bao giờ cũng chấm dứt vào ngày 30 tháng 6 và người kế nhiệm bắt đầu chức vụ vào ngày 1 tháng 7. Ngoài định kỳ 5 năm, chức vụ được chấm dứt khi Tổng thống liên bang: Trong trường hợp này, theo chương 54 phần 4 câu 1 của Hiến pháp, Hội nghị liên bang phải họp chậm nhất là 30 ngày sau khi nhiệm kỳ chấm dứt và bầu một Tổng thống liên bang mới, bắt đầu nhậm chức ngay sau khi ông chấp nhận kết quả của cuộc bầu cử. Chủ tịch Hội đồng liên bang sẽ thi hành các quyền hạn của Tổng thống cho tới khi có cuộc bầu cử mới. Trong trường hợp phòng vệ nhiệm kỳ của Tổng thống có thể được kéo dài theo chương 115h của Hiến pháp. Trong trường hợp này, nhiệm kỳ của Tổng thống hay việc Chủ tịch Hội đồng liên bang thi hành các quyền hạn sẽ chấm dứt chín tháng sau khi trường hợp tự vệ hết hiệu lực.
3,993
812749
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3993
Trắng
Màu trắng (white) là màu có độ sáng cao nhưng giá trị màu sắc bằng 0. (Chính xác hơn thì nó chứa toàn bộ các màu của quang phổ và đôi khi được miêu tả như màu tiêu sắc — màu đen thì là sự vắng mặt của các màu). Cảm giác về ánh sáng trắng có thể được tạo ra bằng cách phối trộn (thông qua một quy trình gọi là "phối trộn bổ sung") của các màu gốc của quang phổ với các cường độ thích hợp: màu đỏ, màu xanh lá cây, màu xanh lam, nhưng cần phải lưu ý rằng việc chiếu sáng thông qua kỹ thuật này có sự khác biệt đáng kể với những nguồn sáng trắng (hãy xem dưới đây). Ánh sáng trắng. Ánh sáng trắng là hỗn hợp của tất cả ánh sáng đơn sắc, trong đó có bảy màu cơ bản: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Ánh sáng trắng là một trường hợp của ánh sáng phức tạp hay ánh sáng đa sắc. Trước khi các công trình của Newton được chấp nhận, phần lớn các nhà khoa học tin rằng màu trắng là màu nền tảng của ánh sáng; và các màu khác chỉ được tạo thành bằng cách bổ sung thêm một cái gì đó vào ánh sáng. Newton đã chứng minh rằng màu trắng được tạo thành bởi tổ hợp của các màu khác. Newton đã chiếu một chùm tia sáng Mặt Trời qua một lăng trụ kính rồi chiếu lên tường. Những gì thu được từ thí nghiệm của Newton cho thấy ánh sáng trắng không hề "nguyên chất", mà nó là tổng hợp của một dải quang phổ 7 màu cơ bản: đỏ, da cam, vàng, xanh lá cây, xanh nước biển, chàm, tím. Thí nghiệm này thể hiện hiện tượng tán sắc ánh sáng. Để thử lại xem có phải thủy tinh đã làm thay đổi ánh sáng trắng chiếu vào nó không, Newton đã làm thí nghiêm sau: Tách một chùm có màu xác định thu được trong thí nghiêm trên rồi cho chùm này đi qua lăng kính một lần nữa. Kết quả thí nghiệm cho thấy màu sắc của chùm tia sáng này không đổi. Trong khoa học về ánh sáng, tồn tại một tập hợp liên tục của các màu ánh sáng mà có thể gọi là "màu trắng". Một tập hợp của các màu có thể xứng đáng với miêu tả này là các màu phát xạ trong quá trình gọi là "nóng sáng", bởi vật đen tại các nhiệt độ cao tương đối khác nhau. Ví dụ, màu của vật đen ở nhiệt độ 2.848 K phù hợp với những nguồn sáng phát ra bởi các thiết bị chiếu sáng trong nhà như đèn dây tóc. Người ta nói rằng "nhiệt độ màu của những đèn như vậy là 2.848 K". Ánh sáng trắng sử dụng để chiếu sáng trong nhà hát có nhiệt độ màu khoảng 3.200 K. Ánh sáng ban ngày có nhiệt độ màu danh nghĩa là 5.400 K (được gọi là màu trắng cân bằng nhiệt) nhưng nó có thể dao động từ đỏ tới hơi xanh (25.000 K). Không phải mọi bức xạ của vật đen có thể cho là ánh sáng trắng: bức xạ nền của vũ trụ là một ví dụ rõ ràng, chỉ có nhiệt độ vài kelvin và nó là hoàn toàn không nhìn thấy. Các màu trắng tiêu chuẩn. Các màu trắng tiêu chuẩn thông thường được định nghĩa với dẫn chiếu đến biểu đồ màu sắc của Ủy ban quốc tế về chiếu xạ (CIE). Các màu này nằm trong chuỗi D của các chiếu xạ tiêu chuẩn. Chiếu xạ D65, nguyên gốc tương ứng với màu của nhiệt độ 6.500 K, nó được chọn để thể hiện ánh sáng tiêu chuẩn ban ngày. Vẽ, nhuộm, sơn. Trong vẽ, nhuộm hay sơn cảm giác về màu trắng có thể được tạo ra theo một trong hai cách sau: phản xạ ánh sáng bao quanh một nền trắng hay sử dụng các chất màu tạo cảm giác màu trắng để vẽ, sơn, nhuộm. Màu trắng khi trộn với màu đen sẽ cho màu xám. Đối với các sinh viên theo học ngành nghệ thuật đồ họa, việc sử dụng màu trắng có thể nảy sinh các vấn đề nào đó, do đó luôn luôn có ít nhất một học trình về việc sử dụng màu trắng trong nghệ thuật. Máy tính. Các màn hình máy tính thông thường có chức năng quản lý nhiệt độ màu, cho phép người sử dụng lựa chọn nhiệt độ màu (thông thường thông qua một tập hợp nhỏ các giá trị cố định trước) của ánh sáng phát xạ khi máy tính cung cấp các tín hiệu điện tử phù hợp với "màu trắng". Tọa độ RGB của màu trắng là (255, 255, 255). Tọa độ màu. Số Hex = #FFFFFF RGB (r, g, b) = (255, 255, 255) CMYK (c, m, y, k) = (0, 0, 0, 0) HSV (h, s, v) = (0, 0, 100)
3,997
70500830
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3997
Das Lied der Deutschen
' (bài ca của người Đức), còn có tên khác là ' () (bài ca nước Đức) là quốc ca Đức từ năm 1922. Lời bài hát được August Heinrich Hoffmann von Fallersleben, một nhà thơ Đức giữa thế kỷ 19, viết phỏng theo giai điệu của bản nhạc "Gott erhalte Franz den Kaiser" (Thiên Chúa phù hộ Hoàng đế Franz) do Joseph Haydn sáng tác nhân dịp sinh nhật Hoàng đế La Mã Thần thánh năm 1797. Quốc ca. Vào ngày hiến pháp Weimar năm 1922, ngày 11 tháng 8, Bài hát "Lied der Deutschen" được tổng thống đế quốc đầu tiên Friedrich Ebert (SPD) chọn làm quốc ca. Dưới thời Đức Quốc xã (1933–1945) chỉ đoạn đầu được hát, sau đó là bài hát Quốc xã Horst-Wessel-Lied. Sau 1945, có nhiều cuộc tranh luận là có nên giữ bài này làm bài quốc ca, cho đến 1952 sau một cuộc trao đổi thư từ giữa tổng thống và thủ tướng Đức, bài hát được giữ làm quốc ca của Tây Đức. Sau khi tái thống nhất Đức năm 1990 khúc nhạc thứ ba của bài hát được chọn làm quốc ca của Đức. Bối cảnh của từng đoạn. Đế quốc La Mã Thần thánh đã giải tán trong những cuộc chiến tranh của Napoléon, một phần cũng vì tranh cãi nội bộ. Ban đầu người ta mong đợi rất nhiều từ Cách mạng Pháp và cũng như từ những cải tổ của Napoléon, nhưng sau đó đã vỡ mộng vì cảm thấy bị mất thể diện với sự cai trị của Pháp. Nhiều người dân ở Phổ, Sachsen, Bayern.v.v... tìm kiếm những điểm tương tự của người Đức. Trước những cuộc chiến giải phóng khỏi ách thống trị của Napoleon, công trình Walhalla đã được xây dựng, vở kịch "Die Hermannsschlacht" đã được viết và câu hỏi "Was ist des Deutschen Vaterland?" (quê hương của người Đức là gì?) đã được đặt ra. Hệ thống Metternich ở châu Âu từ năm 1815 đến 1848 đã ngăn chặn những cải tổ chính trị trong nước và sự thống nhất quốc gia trong hàng chục năm
4,004
630332
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4004
Cúm gia cầm
Cúm gà hay cúm gia cầm là một loại bệnh cúm do virus gây ra cho các loài gia cầm (hay chim), và có thể xâm nhiễm một số loài động vật có vú. Virus này được phát hiện lần đầu tiên là tại Ý vào đầu thập niên 1900 và giờ đây phát hiện ở hầu hết các nơi trên thế giới. Virus cúm gà có tên khoa học là "avian influenza" (AI và đọc là ɪnflʊˈɛnzə) thuộc nhóm virus cúm A của họ Orthomyxociridae. Đây là những retrovirus, mang vật liệu di truyền là những đoạn phân tử RNA, sợi đối mã (sợi âm tính). Biến chủng H5N1 của virus cúm gà bắt đầu hoành hành từ năm 1997 và có nguy cơ bùng phát thành đại dịch cúm đối với con người trong tương lai. Hiện giờ, không một quốc gia nào khẳng định có đầy đủ phương tiện và kỹ thuật để ngăn ngừa, chống lại đại dịch cúm này nếu điều đó xảy ra. Đường lây nhiễm. Các chủng của virus cúm gà có thể xâm nhiễm vào nhiều loại động vật khác nhau như chim, lợn, ngựa, hải cẩu, cá voi, hổ và con người. Bệnh cúm gà lây truyền qua không khí và phân bón, nhưng cũng có thể gây nhiễm trên thức ăn, nước, dụng cụ và quần áo. Tuy nhiên, hiện giờ chưa có bằng chứng thực nghiệm nào cho thấy virus cúm gà có thể sống sót trong thức ăn đã được nấu chín. Thời kỳ ủ bệnh từ 3 đến 5 ngày. Triệu chứng mắc bệnh ở các động vật là khác nhau, nhưng một số biến thể virus có thể dẫn đến tử vong chỉ trong vòng vài ngày. Triệu chứng ở người. Đối với con người, cúm gà gây ra các triệu chứng tương tự như của các loại cúm khác . Đó là sốt, ho, đau họng, đau nhức cơ bắp, viêm màng kết và;ở những trường hợp nghiêm trọng, có thể gây suy giảm hô hấp và viêm phổi, có thể dẫn đến tử vong. Mức độ nghiêm trọng của bệnh phụ thuộc phần lớn vào thể trạng sức khoẻ, khả năng miễn dịch, tiền sử tiếp xúc virus của người bị nhiễm. Lây nhiễm từ người sang người? Trong tháng 5 năm 2006 đã có một số lo ngại về việc virus H5N1 có thể đã biến đổi, tạo khả năng lây từ người sang người sau khi bảy người trong một gia đình lớn ở Indonesia đã bị nhiễm virus, 6 người trong số đó đã tử vong. Tuy nhiên các chuyên gia của Tổ chức Sức khỏe Thế giới (WHO) -- tổ chức y tế của Liên Hợp Quốc có tiếng nói uy tín nhất về dịch bệnh trong cộng đồng—cho rằng tuy chưa thể loại bỏ khả năng virus đã lây từ người sang người, hiện họ vẫn đang tìm thêm nguồn lây khác có thể. WHO cho rằng việc tìm kiếm ấy cho đến nay vẫn chưa đưa ra được bằng chứng virus đã lây lan trong cộng đồng và cũng chưa có bằng chứng về việc sự lây nhiễm từ người sang người đã trở nên mạnh mẽ hơn. Các biến chủng virus cúm lây nhiễm sang người. Tất cả các virus AI đều thuộc nhóm cúm A trong họ virus Orthomyxoviridae và tất cả các phân nhóm của virus cúm A đều có thể lây nhiễm các loài chim. Chi virus cúm nhóm A được chia thành các phân nhóm dựa vào loại protein hemagglutinin (H) và neuraminidase (N) nằm trên lớp vỏ protein bao bọc lõi virus. Có tất cả 16 loại protein H, đối với mỗi loại thì lại có đến 9 phân nhóm protein N, như vậy tổ hợp lại thì có khả năng tạo ra 144 phân nhóm virus cúm gà khác nhau. Ngoài ra, tất cả mỗi phân nhóm virus trên lại có thể chia làm 2 phân nhóm xâm nhiễm: đặc tính xâm nhiễm thấp (LPAI) và cao (HPAI), điều này phụ thuộc vào độc tính của virus đối với các quần thể gia cầm. Người ta đang lo ngại rằng các loài virus cúm gia cầm có thể tiến hành chuyển đổi tính kháng nguyên để có khả năng vượt qua các rào cản khác loài (vd. từ chim có thể lây sang người). Nếu thực sự biến chủng này được tạo ra thì nó sẽ vừa mang tính đa hình cực cao (khó kiểm soát) và có độc tính mạnh (khó chữa trị). Một biến chủng như vậy có thể gây nên một đại dịch tương tự như Đại dịch cúm Tây Ban Nha đã làm tử vong 50 triệu người vào năm 1918. Tuy nhiên, các đặc điểm di truyền giữa các biến chủng gây bệnh trên người và trên gia cầm có sự khác biệt đáng kể, không dễ vượt qua. Ngay cả trong các phân nhóm của virus cúm gà cũng mang những đặc điểm khác nhau. Các virus cúm gà H5 và H7 có thể có cả dạng "gây nhiễm cao" và "gây nhiễm thấp", phụ thuộc vào đặc điểm di truyền và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà chúng gây ra; tuy nhiên, virus cúm H9 thì chỉ có dạng "gây nhiễm thấp". H1N1. Phân nhóm H1N1 là chủng virus cúm A được phân lập đầu tiên. Đầu tháng 10 năm 2005, các nhà khoa học tuyên bố rằng họ đã khôi phục thành công chủng virus gây ra Đại dịch cúm Tây Ban Nha. Những trình tự gene cho thấy đại dịch năm 1918 này là do virus phân nhóm H1N1 gây ra, thường được coi là chủng gây cúm lợn nhưng có khả năng truyền nhiễm. Vào tháng 3 và tháng 4 năm 2009 một đợt bùng phát dịch với một chủng mới của virus H1N1 đã dẫn đến gần 2.000 ca nhiễm và hàng chục người đã chết. Tính đến ngày 6 tháng 5 năm 2009 đã có 1.893 ca nhiễm tại 23 quốc gia, nhiều nhất là ở Mehico, trong số đó có 31 ca đã tử vong (27 tại Mehico, 2 tại Mỹ), theo WHO. H5N1. H5N1 là phân nhóm virus cúm gia cầm có khả năng xâm nhiễm cao. Từ 1997, sự bùng phát của virus H5N1 đã làm nhiễm bệnh và chết hàng chục triệu gia cầm. Từ tháng 12 năm 2003 đến tháng 5 năm 2009 đã có 258 người tử vong do cúm gia cầm trong số 423 ca nhiễm H5N1 tại 15 nước, chủ yếu ở châu Á, theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới-WHO. Đến tháng 5 năm 2009 Indonesia là nước có nhiều ca tử vong nhất do H5N1, với 115 người chết trong 141 ca nhiễm. Ở Việt Nam có 56 ca tử vong trong 111 người nhiễm kể từ 2003, theo WHO. Việt Nam tuyên bố có năm bệnh nhân nhiễm và tử vong vì H5N1 từ đầu 2009. Ca tử vong gần đây nhất là Nguyễn Duy Hoàng Huy (SN 2009), trú tại ấp 1, xã Tân Hội Trung, (huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) đã tử vong ngày 04/4/2013. H5N1 được coi là tâm điểm của sự chú ý và cảnh báo rằng một biến chủng từ phân nhóm H5N1 có thể tự biến đổi (hoặc tái tổ hợp) để có thể lây từ người sang người,tạo thành một chủng virus có khả năng gây đại dịch cúm toàn cầu. Các chủng khác. Từ năm 1997, các phân nhóm H5N1, H7N2, H7N3, H7N7, và H9N2 đã được phát hiện xâm nhiễm vào người. Phòng chống và điều trị. Cúm gà ở người có thể được phát hiện qua những xét nghiệm cúm thường. Tuy nhiên, những xét nghiệm này không phải luôn đáng tin cậy. Vào tháng 3 năm 2005, Tổ chức Y tế Thế giới thông báo rằng có vài người Việt Nam có xét nghiệm âm tính đối với cúm gà lúc ban đầu nay đã có phát hiện có nhiễm virus. Những người đó sau này đều đã bình phục. Hiện nay, các xét nghiệm chẩn đoán nhiễm H5N1 đáng tin cậy đều phải yêu cầu sử dụng virus sống để tương tác với những kháng thể có trong máu của bệnh nhân. Vì lý do an toàn sinh học, các xét nghiệm đều phải được tiến hành trong các phòng thí nghiệm độ an toàn cấp 3 . Thuốc chống virus đôi khi hữu hiệu trong cả ngăn ngừa và trị bệnh, nhưng chưa có một loại virus nào thực sự được chữa lành trong lịch sử y học. Vắc xin, tuy nhiên, mất tối thiểu 4 tháng để sản xuất và phải được chuẩn bị riêng cho mỗi loài biến thể. Độc tính gia tăng. Vào tháng 7 năm 2004 các nghiên cứu gia, dẫn đầu bởi Deng của Trung tâm nghiên cứu thú y Harbin, tại Harbin, Trung Quốc và giáo sư Robert Webster của Bệnh viện nghiên cứu nhi đồng St Jude, tại Memphis, Tennessee, đã báo cáo kết quả thực nghiệm trên chuột khi tiếp xúc với 21 chủng H5N1 chiết xuất từ các con vịt Trung Quốc giữa năm 1999 và 2002. Họ đã phát hiện "một mẫu tạm thời rõ ràng có tính độc tố phát triển gia tăng". Phòng ngừa đại dịch. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra cảnh báo rằng đại dịch cúm đang đến gần, và nhiều khả năng là do một biến chủng của virus cúm gia cầm H5N1. Để chuẩn bị đối phó, các quốc gia phải bắt đầu vạch kế hoạch chi tiết khi tình huống đại dịch diễn ra. Các biện pháp khẩn cấp có thể tiến hành là phân vùng, giới hạn sự lan truyền, tiêu huỷ và tiêm vaccin đối với gia cầm. Ngoài ra, các kế hoạch dài hạn cần phải thực thi là thay đổi dần lối sống, phương pháp chăn nuôi gia cầm của các vùng dân cư có nguy cơ cao. WHO đã chia dịch cúm thành 6 giai đoan, từ mức độ chỉ là nguy cơ nhỏ cho đến khi đại dịch bùng phát và lan tràn. Hầu hết các tổ chức y tế của các quốc gia đều tự đánh giá và cho rằng hiện nay (năm 2005) dịch gia cầm đang nằm ở giai đoạn 3 của dịch, điều đó thừa nhận sự gây nhiễm trên người của một chủng virus mới này đã xảy ra nhưng có rất ít bằng chứng về sự lan truyền virus từ người sang người. Tuy thế, các chuyên gia y tế của WHO lo ngại rằng dịch cúm gia cầm có thể trở thành một đại dịch lớn trong thời gian sắp tới. Nhiều cảnh báo của WHO liên tục được phát ra kêu gọi cộng đồng các quốc gia trên thế giới cùng góp sức chống lại hiểm họa dịch cúm gia cầm.
4,019
70086631
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4019
Danh sách màu
Dưới đây là danh sách một số màu và tên gọi cụ thể. Những màu có tên cụ thể. Lưu ý:
4,022
88862
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4022
Ngữ tộc Celt
Ngữ tộc Celt hay Ngữ tộc Xen-tơ là một nhóm ngôn ngữ trong ngữ hệ Ấn-Âu, là hậu thân của ngôn ngữ Celt nguyên thủy. Thuật ngữ "Celtic" được sử dụng lần đầu để mô tả một nhóm ngôn ngữ vào năm 1707 bởi Edward Lhuyd, sau khi Paul-Yves Pezron chứng minh được sự liên hệ giữa người Celt trong lịch sử với ngôn ngữ của người Wales và người Breton. Các ngôn ngữ Celt hiện đại chủ yếu hiện diện tại miền tây bắc châu Âu, gồm Ireland, Scotland, Wales, Bretagne, Cornwall, và Đảo Man. Cũng có một lượng người nói tiếng Wales ở vùng Patagonia thuộc Argentina và một số người nói tiếng Gael Scotland trên Đảo Cape Breton của Nova Scotia. Vài người nói ngôn ngữ Celt sống trong các vùng kiều dân Celt tại Hoa Kỳ, Canada, Úc, và New Zealand. Trên toàn cầu, ngôn ngữ Celt luôn là ngôn ngữ thiểu số dù luôn có những dự án phục hồi. Tiếng Wales là ngôn ngữ Celt duy nhất không bị UNESCO phân loại là "bị đe dọa". Nhóm ngôn ngữ Celt hải đảo là một nhóm ngôn ngữ Celt phát triển trên đảo Anh và Ireland, trái với các ngôn ngữ Celt lục địa từng hiện diện trên Châu Âu lục địa và Tiểu Á. Mọi ngôn ngữ Celt ngày nay đều nằm trong nhóm hải đảo.
4,024
68733308
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4024
Hổ phách (màu)
Màu hổ phách (tên tiếng Anh: Amber) là màu vàng ánh da cam, có tên gọi từ một loại vật liệu là hổ phách (một loại nhựa cây lâu năm hóa thạch dùng làm đồ trang sức. Mặc dù nó không phải là khoáng chất, nhưng nó có thể được sử dụng như đá quý.) Tọa độ màu. Số Hex = #FFBF00 RGB (r, g, b) = (255, 191, 0) CMYK (c, m, y, k) = (0, 25, 100, 0) HSV (h, s, v) = (45, 100, 100) HLS (h, l, s) = (30, 240, 120)
4,045
69746567
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4045
Ametit (màu)
Màu ametit là một màu tím vừa phải, trong suốt. Tên gọi của nó có nguồn gốc từ khoáng vật ametit, một thù hình của thạch anh. Mặc dù màu của ngọc ametit tự nhiên dao động từ màu tía đến màu vàng, màu ametit được nói đến ở đây như là màu tía vừa phải, nói chung được nhiều người cho là màu của các loại ngọc ametit. Nguồn gốc màu tía của ngọc ametit là đề tài của nhiều tranh cãi. Một số người cho rằng có màu này là do sự hiện diện của mangan, trong khi những người khác cho rằng màu ametit là do thioxyanat sắt hay lưu huỳnh tìm thấy trong ngọc ametit. Tọa độ màu. Số Hex = #9966CC RGB (r, g, b) = (153, 102, 204) CMYK (c, m, y, k) = (25, 50, 0, 20) HSV (h, s, v) = (270, 50, 80)
4,047
807300
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4047
Tỉnh thành Việt Nam
Tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương là cấp hành chính địa phương cao nhất ở Việt Nam. Tính đến năm 2022, Việt Nam có 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh, bao gồm 58 tỉnh và 5 thành phố trực thuộc trung ương. Chính quyền địa phương. Theo Hiến pháp 2013 và Luật tổ chức chính quyền địa phương, mỗi tỉnh thành Việt Nam đều nằm dưới sự quản lý của một Hội đồng nhân dân do dân bầu. Hội đồng nhân dân bầu ra Ủy ban nhân dân (đơn vị hành pháp của chính quyền tỉnh). Bộ máy như vậy cũng tương ứng với cấu trúc chính quyền trung ương. Các chính quyền tỉnh trực thuộc Chính phủ. Ngày 22 tháng 11 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Hành chính các cấp. Sắc lệnh quy định cách thức tổ chức chính quyền dân chủ nhân dân trong cả nước. Chính quyền ở mỗi địa phương sẽ có hai cơ quan: thay mặt cho dân là Hội đồng nhân dân, do phổ thông đầu phiếu bầu ra, và vừa thay mặt cho dân, vừa đại diện cho Chính phủ là Ủy ban Hành chính, do Hội đồng nhân dân đề cử. Sắc lệnh quy định nhiệm vụ quyền hạn của Hội đồng nhân dân và Ủy ban Hành chính mỗi cấp. Từ năm 1976, Ủy ban Hành chính đổi tên là Ủy ban nhân dân. Hội đồng nhân dân. Mỗi Hội đồng nhân dân có thường trực Hội đồng nhân dân gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân và những người được ủy quyền được chọn trong những đại biểu trong Hội đồng nhân dân, thường là Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân. Thường trực có nhiều nhiệm vụ, trong đó có việc đại diện Hội đồng khi không có kỳ họp. Hội đồng có một số ban có những nhiệm vụ chuyên biệt. Mỗi tỉnh đều có một Ban Kinh tế và Ngân sách, một Ban Văn hóa Xã hội và một Ban Pháp chế. Nếu một tỉnh có thành phần thiểu số không phải người Việt đông thì thường tỉnh đó cũng có một Ban Dân tộc. Người dân được quyền bầu trong các cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân khi được 18 tuổi, và được quyền ra ứng cử khi đủ 21 tuổi. Để ứng cử, một ứng cử viên phải được Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giới thiệu hoặc tự ứng cử. Những ứng cử viên này được bầu tại các hội nghị hiệp thương do Mặt trận Tổ quốc tổ chức. Những người tham dự hội nghị quyết định các ứng cử viên có đủ tiêu chuẩn theo Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân hay không bằng cách giơ tay biểu quyết hoặc bầu kín. Các ứng cử viên không được hội nghị tín nhiệm sẽ không được đưa vào danh sách ứng cử. Số ứng cử viên được bầu cho mỗi huyện là từ một đến ba. Số ứng cử viên cho mỗi huyện phải nhiều hơn số ghế được bầu. Ủy ban nhân dân. Ủy ban nhân dân, như đã nói trên, là đơn vị hành pháp của chính quyền tỉnh, có nhiệm vụ định đoạt và thi hành các chính sách. Ủy ban được xem như là một nội các. Ủy ban nhân dân các cấp làm việc theo nguyên tắc tập thể. Chủ tịch là người đứng đầu Ủy ban nhân dân chỉ đạo chung, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp của mình. Mỗi thành viên của Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm cá nhân về phần công tác của mình trước Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp. Ủy ban nhân dân có 1 Chủ tịch và ít nhất 3 Phó Chủ tịch, tối đa là 5 Phó Chủ tịch (Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh), và có từ 4 đến 7 ủy viên (tuỳ theo diện tích và số dân). Chủ tịch Ủy ban nhân dân phải là đại biểu của HĐND cùng cấp, do HĐND bầu và Thủ tướng chuẩn y. Các thành viên khác của Ủy ban nhân dân không nhất thiết phải là thành viên của HĐND. Chủ tịch Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm và báo cáo định kỳ trước HĐND và Thủ tướng về các hoạt động kinh tế-xã hội trong phạm vi tỉnh. Tòa án Nhân dân. Tòa án Nhân dân là cơ quan xét xử và tư pháp cấp tỉnh. Đứng đầu là Chánh án. Đảng bộ địa phương. Vì Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền duy nhất ở Việt Nam nên cơ quan lãnh đạo cao nhất của mỗi địa phương là Đại hội Đại biểu Đảng bộ của địa phương đó, phân cấp địa phương của tổ chức Đảng. Đại hội Đại biểu Đảng bộ sẽ họp 5 năm 1 lần để bầu ra Ban Chấp hành Đảng bộ. Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh/Thành phố trực thuộc trung ương, hay thường được gọi tắt là Tỉnh ủy/Thành ủy, là cơ quan lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, thành phố sở tại giữa 2 kỳ Đại hội, nhiệm kỳ 5 năm. Sau mỗi Đại hội Đại biểu Đảng bộ, Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh/Thành phố sẽ tổ chức họp Hội nghị Đảng bộ lần thứ nhất để bầu ra Ban thường vụ Tỉnh uỷ/Thành uỷ, Thường trực Tỉnh uỷ/Thành uỷ, Uỷ ban kiểm tra Tỉnh uỷ/Thành uỷ và các chức danh lãnh đạo; tất cả đều theo nhiệm kỳ của Ban Chấp hành Đảng bộ trực thuộc. Đứng đầu Đảng bộ tỉnh/thành phố là Bí thư Tỉnh uỷ/Thành uỷ, do chính Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh/thành phố sở tại bầu lên, và phần lớn ở các tỉnh thành đều là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Riêng Bí thư Thành ủy Hà Nội và Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh do tầm quan trọng đặc biệt của hai thành phố nên bắt buộc phải là Ủy viên Bộ Chính trị, do Bộ Chính trị điều động, bổ nhiệm mà không phải do Ban Chấp hành Đảng bộ bầu ra. Danh sách tỉnh thành. (Số liệu của Tổng cục Thống kê tính đến 0 giờ ngày 1/4/2019) Theo kết quả điều tra dân số ngày 1/4/2019 , dân số Việt Nam là 96.208.984 người. Đơn vị tỉnh thành đông dân nhất là Thành phố Hồ Chí Minh có 8.993.083 người, xếp thứ 2 là thủ đô Hà Nội với dân số 8.053.663 người, tiếp đến là Thanh Hóa là 3.640.128 người, Nghệ An là 3.327.791 người, và Đồng Nai là 3.097.107 người. Tỉnh ít dân nhất là Bắc Kạn 313.905 người , kế đến là các tỉnh Lai Châu, Kon Tum. Tính theo diện tích, tỉnh lớn nhất là tỉnh Nghệ An. Tỉnh nhỏ nhất là tỉnh Bắc Ninh.
4,048
64930564
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4048
Xanh berin
Màu xanh berin hay xanh bi, xanh ngọc là màu nằm giữa màu xanh lá cây và màu xanh lam. Khoáng chất. Đây là màu được coi là một trong những màu phổ biến nhất của khoáng chất berin có thể sử dụng trong công nghiệp đá quý (Be3Al2(SiO3)6), rất gần với ngọc lục bảo. Tọa độ màu. Số Hex = #7FFFD4 RGB (r, g, b) = (127, 255, 212) CMYK (c, m, y, k) = (50, 0, 17, 0) HSV (h, s, v) = (160, 50, 100)
4,050
68733298
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4050
Xanh da trời
Màu xanh da trời (azure) hay còn gọi là màu thiên thanh là màu nằm giữa màu xanh lam và màu xanh lơ, được coi là màu của bầu trời trong những ngày nắng đẹp. Bước sóng của màu này là từ 450 - 485 nm. Tọa độ màu. Số Hex = #007FFF RGB (r, g, b) = (0, 127, 255) CMYK (c, m, y, k) = (100, 50, 0, 0) HSV (h, s, v) = (210, 100, 100)
4,055
900566
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4055
Ngôn ngữ học
Ngôn ngữ học hay ngữ lý học là bộ môn nghiên cứu về ngôn ngữ. Người nghiên cứu bộ môn này được gọi là nhà ngôn ngữ học. Nói theo nghĩa rộng, nó bao gồm ba khía cạnh: hình thái ngôn ngữ, nghĩa trong ngôn ngữ và ngôn ngữ trong ngữ cảnh. Những hoạt động miêu tả ngôn ngữ sớm nhất biết tới được cho là của Panini (thế kỷ IV trước Công nguyên), với những phân tích về tiếng Phạn (Sanskrit) trong cuốn "Ashtadhyayi." Ngôn ngữ học phân tích ngôn ngữ con người như một hệ thống liên kết âm thanh (hay cử chỉ ra hiệu) với ý nghĩa. Ngữ âm học nghiên cứu về âm học và cấu âm của sự tạo thành và tiếp nhận âm thanh từ lời nói và ngoài lời nói. Mặt khác, bộ môn nghiên cứu về nghĩa trong ngôn ngữ lại làm sáng tỏ cách các ngôn ngữ mã hóa mối quan hệ giữa các thực thể, các tính chất và các khía cạnh khác của thế giới để chuyển tải, xử lý và gán nghĩa, cũng như điều khiển và giải quyết sự mơ hồ (ambiguilty). Trong lúc Ngữ nghĩa quan tâm tới các điều kiện chân trị, Ngữ dụng lại quan tâm tới những ảnh hưởng của Ngữ cảnh tới ý nghĩa. Ngữ pháp tạo lập nên một hệ thống các luật chi phối hình thái của phát ngôn trong một ngôn ngữ nhất định. Nó bao gồm cả âm, nghĩa và âm vị (âm thanh có đặc trưng gì và kết hợp với nhau như thế nào), hình thái học (cấu tạo vào cách kết hợp các từ). Phân ngành. Các nghiên cứu chuyên ngành của ngôn ngữ học được rất nhiều nhà chuyên ngành theo đuổi; và những nhà nghiên cứu này ít khi đồng ý với nhau, như Russ Rymer đã diễn tả một cách trào phúng như sau: "Linguistics is arguably the most hotly contested property in the academic realm. It is soaked with the blood of poets, theologians, philosophers, philologists, psychologists, biologists, anthropologists, and neurologists, along with whatever blood can be got out of grammarians." (Ngôn ngữ học có thể nói là một đấu trường nóng bỏng nhất trong giới trí thức. Đấu trường đó đẫm đầy máu của các nhà thơ, nhà thần học, nhà triết học, nhà văn lý học, nhà tâm lý học, nhà sinh vật học, nhà nhân chủng học và nhà thần kinh học, cùng với tất cả lượng máu có thể lấy ra được của những nhà ngữ pháp học.) 1 Quan tâm hàng đầu của ngôn ngữ học lý thuyết là mô tả bản chất của khả năng ngôn ngữ của loài người, hay "sự tinh thông"; giải thích cho được khi nói một người "biết" một ngôn ngữ thì người đó thật sự "biết" được gì; và giải thích cho được bằng cách nào con người đã "biết" được ngôn ngữ đó. Tất cả con người (trừ những trường hợp bị bệnh đặc biệt) đều đạt tới sự tinh thông ở bất kỳ ngôn ngữ nào được nói (hoặc ra dấu, trong trường hợp ngôn ngữ dấu hiệu) xung quanh họ trong quá trình trưởng thành, với rất ít sự hướng dẫn có ý thức. Động vật khác không làm được như vậy. Do đó, có một tính chất bẩm sinh nào đó khiến cho con người có thể biết cách sử dụng ngôn ngữ. Không có một quá trình "di truyền học" rõ rệt nào gắn với sự khác biệt giữa các ngôn ngữ: một cá nhân có thể lĩnh hội được bất kỳ ngôn ngữ nào mà họ đã được tiếp xúc lâu dài trong môi trường sống khi còn bé, không phân biệt xuất xứ cha mẹ hay dân tộc của họ. Các cấu trúc ngôn ngữ là các cặp song hành giữa ý nghĩa và âm thanh (hoặc hình thức ngoại hiện khác). Các nhà ngôn ngữ học có thể chỉ tập trung vào một số lĩnh vực nhất định của ngôn ngữ, có thể sắp xếp như sau: Nhiều nhà ngôn ngữ học đồng ý rằng các phân ngành trùng lắp nhau đáng kể trong nghiên cứu. Tuy nhiên, bất kể quan điểm của họ ra sao, mỗi lĩnh vực đều có những quan niệm cốt lõi của nó, đòi hỏi sự tìm tòi, nghiên cứu khoa học kỹ lưỡng. Những lĩnh vực được cho là trùng lắp được phân ra dựa theo các yếu tố ngoại tại được xem xét. Ví dụ như: Sự đa dạng. Một phần lớn công sức của các nhà ngôn ngữ học được bỏ ra để "đi sâu vào tìm hiểu bản chất của sự khác nhau" giữa các ngôn ngữ trên thế giới. Bản chất của sự đa dạng ngôn ngữ này rất quan trọng để chúng ta hiểu được khả năng ngôn ngữ của loài người nói chung: nếu khả năng ngôn ngữ của con người bị bó buộc hạn hẹp bởi những đặc điểm sinh học của loài, thì các ngôn ngữ phải rất giống nhau. Nếu khả năng ngôn ngữ của con người không bị hạn chế, thì các ngôn ngữ có thể cực kỳ khác nhau. Tuy nhiên, có nhiều cách hiểu khác nhau đối với sự giống nhau giữa các ngôn ngữ. Ví dụ như, tiếng Latin được người La Mã sử dụng đã phát triển thành tiếng Tây Ban Nha và tiếng Ý. Sự giống nhau giữa tiếng Tây Ban Nha và tiếng Ý, trong nhiều tình huống, là do cả hai đã kế thừa từ tiếng Latin. Vậy, về nguyên tắc, nếu hai ngôn ngữ có cùng tính chất nào đó thì tính chất này có thể hoặc do có cùng nguồn gốc hoặc do tính chất nào đó thuộc bộ phận ngôn ngữ của con người "(human language faculty)". Dĩ nhiên, luôn luôn có thể xảy ra một sự ngẫu nhiên dẫn đến sự giống nhau nào đó, như là trường hợp từ 'mucho' trong tiếng Tây Ban Nha và từ 'much' trong tiếng Anh. Cả hai từ "không liên quan" nhau chút nào về mặt lịch sử, mặc dù chúng có nghĩa và cách phát âm giống nhau. Thường thì khả năng có cùng nguồn gốc có thể được loại bỏ. Ai cũng biết, việc học một ngôn ngữ là rất dễ dàng đối với con người, do đó, ta có thể suy đoán rằng các ngôn ngữ đã được nói ít nhất là từ khi có con người hiện đại về mặt sinh học, có thể là "tối thiểu năm mươi nghìn năm" nay. Những phương pháp khách quan quan sát sự thay đổi của ngôn ngữ "(ví dụ như, so sánh ngôn ngữ trong các văn bản cổ với ngôn ngữ hậu sinh của chúng được nói ngày nay)" cho thấy sự thay đổi là nhanh chóng đến độ chúng ta không thể nào tái dựng lại một ngôn ngữ đã được nói cách đây rất lâu. Từ đây suy ra được rằng, những điểm tương đồng trong các ngôn ngữ được nói ở những nơi khác nhau trên thế giới thông thường không thể được dùng làm bằng chứng chứng minh chúng có cùng tổ tiên. Bất ngờ hơn nữa, người ta đã ghi nhận được những trường hợp ngôn ngữ ký hiệu được phát triển trong các cộng đồng người khiếm thính bẩm sinh đã sớm không có cơ hội được tiếp xúc với ngôn ngữ nói. Người ta đã chỉ ra được rằng các tính chất của những ngôn ngữ dấu này nói chung là trùng khớp với nhiều tính chất của các ngôn ngữ nói. Điều này củng cố giả thuyết rằng những tính chất giống nhau đó không phải do một nguồn gốc chung mà là do những đặc điểm tổng quát của phương thức học ngôn ngữ. Nói một cách tự do, tổng hợp các tính chất chung của tất cả các ngôn ngữ có thể được gọi là "ngữ pháp phổ quát" "(universal grammar)" (viết tắt NPTC), một đề tài có các đặc điểm được bàn cãi rất nhiều. Các chuyên gia ngôn ngữ học và phi-ngôn ngữ học cũng sử dụng thuật ngữ này theo nhiều cách khác nhau. Các đặc tính chung phổ quát của ngôn ngữ có thể một phần xuất phát từ các "phương diện chung toàn cầu" những trải nghiệm của con người; "Ví dụ như, tất cả mọi người đều trải nghiệm qua nước, và tất cả ngôn ngữ của loài người đều có một từ để chỉ nước". Tuy nhiên, trải nghiệm chung không đủ để lý giải những câu hỏi khó hơn về NPTC. "Hãy xét một ví dụ thú vị sau: giả sử tất cả ngôn ngữ loài người đều phân biệt được danh từ và động từ." Nếu đúng như vậy thì hiện tượng này cần được giải thích thấu đáo hơn, vì danh từ và động từ không phải là thứ trải nghiệm được trong thế giới vật chất bên ngoài các ngôn ngữ sử dụng chúng. Nói chung, một đặc điểm của NPTC có thể là xuất phát từ những đặc tính chung của nhận thức con người hoặc từ đặc tính nhận thức chung cụ thể nào đó của con người gắn liền với ngôn ngữ. "Nhân loại còn hiểu biết quá ít về nhận thức của con người nói chung, không đủ để đưa ra phân biệt có giá trị." Do đó, những điều tổng hợp thường được đưa ra trong ngôn ngữ học lý thuyết mà không khẳng định rõ chúng có mối liên hệ nào đến các khía cạnh khác của nhận thức hay không. Đặc tính của ngôn ngữ. Từ thời Hy Lạp cổ đại, người ta đã hiểu rằng ngôn ngữ có khuynh hướng được tổ chức theo các phạm trù ngữ pháp như danh từ và động từ, danh cách và đối cách, hay hiện tại và quá khứ. Từ vựng và ngữ pháp của một ngôn ngữ được tổ chức theo những thể loại cơ bản này. Ngoài cách dùng nhiều thể loại cụ thể, ngôn ngữ có một đặc điểm quan trọng là nó tổ chức các yếu tố thành những cấu trúc đệ quy; cho phép một ngữ danh từ hàm chứa ngữ danh từ khác (ví dụ như "the chimpanzee's lip)" hoặc một mệnh đề hàm chứa một mệnh đề khác (Ví dụ như "I think that it's raining"). Mặc dù phép đệ quy trong ngữ pháp được ngầm công nhận từ rất sớm "(bởi nhiều người như Jespersen)", tầm quan trọng của phương diện ngôn ngữ này chỉ được nhận thức trọn vẹn sau khi quyển sách của Noam Chomsky được xuất bản năm 1957, trình bày ngữ pháp chính quy của một phần Anh ngữ. Trước đó, những mô tả chỉ tiết nhất về hệ thống ngôn ngữ chỉ bàn về hệ thống ngữ âm vị học và hình thái học, có khuynh hướng khép kín và thiếu sáng tạo. Chomsky đã sử dụng ngữ pháp phi ngữ cảnh được bổ sung thêm nhiều biến đổi. Từ đó về sau, ngữ pháp phi ngữ cảnh đã được viết ra cho rất nhiều bộ phận ngôn ngữ khác nhau (Ví dụ như, generalised phrase structure grammar, cho tiếng Anh), nhưng người ta đã chứng minh rằng ngôn ngữ loài người bao gồm các yếu tố phụ thuộc lẫn nhau, không thể được giải quyết đầy đủ bằng ngữ pháp phi ngữ cảnh. Việc này đòi hỏi phải có giải pháp hiệu quả hơn, ví dụ như các biến đổi chẳng hạn. Mô tả hay định chuẩn. Những nghiên cứu trong phạm vi ngôn ngữ học hiện nay đều nằm trong lĩnh vực "mô tả" ("descriptive"); các nhà nghiên cứu tìm cách làm sáng tỏ các bản tính của ngôn ngữ mà không đưa ra các phán xét hay tiên đoán hướng đi của nó trong tương lai. Tuy vậy, có nhiều nhà ngôn ngữ học và các người nghiên cứu nghiệp dư đã cố gắng đưa ra các luật lệ cho ngôn ngữ theo kiểu "định chuẩn" ("prescriptive"), họ cố gắng đưa ra các "chuẩn" để mọi người theo. Những người theo lối đi "định chuẩn" thường là những người trong lĩnh vực giáo dục và báo chí, họ thường ít khi nằm trong lĩnh vực ngôn ngữ học hàn lâm. Những người này có một khái niệm khá rõ về những điều mà họ cho là "đúng" hay "sai", họ có thể tự cho mình nhiệm vụ làm cho các thế hệ tương lai dùng một loại ngôn ngữ có thể dẫn đến "thành công" hơn "thất bại", thường là một lối nói, một cách phát âm mà họ cho là "chuẩn". Các lý do làm cho họ không chấp nhận được các "cách dùng sai" có thể bao gồm sự ngờ vực cho các từ mới ("neologism"), các lý do liên quan đến các phương ngữ ("dialect") bị xã hội chê bai, hay đơn giản là vì các mâu thuẫn với các lý thuyết họ ưa chuộng. Một hình thức cực đoan của hình thái "định chuẩn" là hình thức kiểm duyệt; những nhà kiểm duyệt thường cho họ một nghĩa vụ diệt trừ các từ, các cách dùng, các lối phát âm... mà theo các giá trị xã hội, đạo đức, chính trị... của họ có thể dẫn đến một xã hội xấu. Trong khi đó, những người theo lối "mô tả" không chấp nhận khái niệm "cách dùng sai" của những người đi theo lối "quy định". Họ có thể gọi cách dùng đó như là "cá tính đặc trưng" ("idiosyncratic") hay họ có thể tìm cách khám phá ra một "luật" mới cho cách dùng đó để mang nó đi vào trong hệ thống (thay vì tự động cho các lối dùng "sai" là nằm ngoài hệ thống như các người theo lối "định chuẩn" làm). Trong phạm vi điều tra điền dã ("fieldwork"), các nhà ngôn ngữ học miêu tả nghiên cứu ngôn ngữ bằng cách dùng một đường lối diễn tả. Phương pháp của họ gần với phương pháp khoa học được dùng trong các ngành khác. So sánh viết và nói. Hầu hết các nhà ngôn ngữ học đều có chung lập trường rằng ngôn ngữ nói mang tính chủ đạo hơn, do đó, quan trọng hơn, cần nghiên cứu hơn là ngôn ngữ viết. Quan điểm này có một số lý do như sau: Dĩ nhiên. các nhà ngôn ngữ học đồng ý rằng việc nghiên cứu ngôn ngữ viết là có giá trị và rất nên làm. Đối với việc nghiên cứu ngôn ngữ học sử dụng các phương thức ngôn ngữ học tập hợp và ngôn ngữ học máy tính, ngôn ngữ viết thường dễ dàng hơn khi xử lý số lượng lớn dữ liệu ngôn ngữ. Một tập hợp lớn dữ liệu ngôn ngữ nói vừa khó tạo được, vừa khó tìm và thường là được ký âm và được viết ra. Hơn nữa, các nhà ngôn ngữ học đã tìm đến dữ liệu ngôn từ dựa trên chữ viết, dưới nhiều định dạng giao tiếp qua máy tính để làm nguồn nghiên cứu. Việc nghiên cứu hệ thống chữ viết ở bất kỳ trường hợp nào cũng được xem là một nhánh của ngôn ngữ học. Lịch sử ngôn ngữ học. Ngôn ngữ học, một môn nghiên cứu ngôn ngữ một cách hệ thống, khởi nguồn từ Ấn Độ thời đồ sắt bằng việc phân tích tiếng Phạn. Những cuốn sách Pratishakhya (thế kỷ thứ 8 trước công nguyên) có thể xem là một bộ sưu tập những quan sát về những biến đổi, phân thành những tổng hợp khác nhau cho từng trường phái Vệ Đà khác nhau. Việc nghiên cứu các văn bản này một cách có hệ thống đã làm nền tảng để từ đó hình thành môn văn phạm Vyakarana, với chứng tích sớm nhất còn lại ngày nay là tác phẩm của (520 – 460 BC). đã tổng hợp ra gần 4000 những quy luật cho ra đời một thứ ngữ pháp sản sinh hoàn chỉnh và cực kỳ cô đọng của tiếng Phạn. Phương pháp tiếp cận mang tính phân tích của ông đã nhắc đến những khái niệm như âm vị, hình vị và gốc từ. Do chú trọng đến tính ngắn gọn nên ngữ pháp của ông đã cho ra một cấu trúc có tính phi trực giác cao, tượng như "ngôn ngữ máy tính" ngày nay (khác với các ngôn ngữ lập trình mà con người có thể đọc được). Những quy tắc logic và kỹ thuật bậc thầy của ông đã có tầm ảnh hưởng rộng lớn trong ngôn ngữ học cổ đại lẫn hiện đại. Ngôn ngữ học Ấn Độ đã giữ vững tầm cao trong nhiều thế kỷ; Patanjali ở thể kỷ thứ hai trước CN vẫn hăng say chỉ trích Panini. Tuy nhiên, trong những thế trước CN, ngữ pháp của Panini đã được xem là ngữ pháp quy định, và sau đó các nhà bình luận đã trở nên hoàn toàn phục thuộc vào đó. Bhartrihari (450 – 510) cho ra lý thuyết rằng hành vi nói năng được tạo ra do bốn giai đoạn: thứ nhất, hình thành ý tưởng; thứ hai, chuyển ý thành lời và sắp xếp thứ tự; thứ ba, thực hiện truyền tín hiệu lời nói vào không khí; cả ba giai đoạn này do người nói thực hiện và giai đoạn cuối cùng là nghe hiểu lời nói, do người nghe hoặc người thông dịch chịu trách nhiệm. Ở Trung Á, nhà ngôn ngữ học Ba Tư Sibawayh đã mô tả tiếng Ả Rập một cách chuyên nghiệp và chi tiết vào năm 760, trong quyển sách bất hủ của ông, "Al-kitab fi al-nahw" (الكتاب في النحو, "Quyển sách viết về ngữ pháp"), làm sáng tỏ nhiều khía cạnh của ngôn ngữ. Trong sách của mình, ông đã phân biệt rõ ngữ âm học với âm vị học. Ngôn ngữ học Tây phương bắt nguồn từ thời "văn minh Hy Lạp và La Mã cổ đại" với việc tự biện ngữ pháp như trong đoạn "Cratylus" của Plato, nhưng nhìn chung vẫn kém xa những thành quả đạt được của các nhà ngữ pháp Ấn Độ cổ đại cho đến tận thế kỷ 19, khi các tài liệu học thuật của Ấn Độ bắt đầu có mặt ở châu Âu. Một nhà ngôn ngữ học đầu thế kỷ 19 tên Jakob Grimm, đã hệ thống ra quy luật biến đổi cách phát âm của phụ âm, được biết đến với tên Luật Grimm vào năm 1822. Karl Verner đã khám phá ra Luật Verner. August Schleicher đã tạo ra thuyết "Stammbaum" và Johannes Schmidt đã phát triển thuyết "Wellen" ("mô hình sóng") vào năm 1872. Ferdinand de Saussure là người sáng lập ra ngôn ngữ học cấu trúc hiện đại. Edward Sapir, một người dẫn đầu trong ngành ngôn ngữ học cấu trúc ở Mỹ, là một trong những người đầu tiên khám phá quan hệ giữa nghiên cứu ngôn ngữ và nhân chủng học. Phương pháp luận của ông có sức ảnh hưởng lớn đối với những người hậu bối của ông. Mô hình ngôn ngữ chính thức của Noam Chomsky, ngữ pháp sản sinh-chuyển hoá, đã phát triển dưới sự ảnh hưởng của thầy mình, Zellig Harris, người lại chịu ảnh hưởng lớn từ Leonard Bloomfield. Mô hình này đã giữ vị trí chủ chốt từ những thập niên 1960. Chomsky vẫn là nhà ngôn ngữ học có sức ảnh hưởng lớn nhất ngày nay. Những nhà ngôn ngữ học làm việc theo những khuôn khổ như Head-Driven Phrase Structure Grammar hoặc Ngữ Pháp Chức năng Từ Vựng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chính thức hoá và tính chính xác chính thức trong việc mô tả ngôn ngữ học, và có thể phần nào xa rời công trình gần đây hơn của Chomsky (chương trình "đơn giản tối thiểu" cho Ngữ pháp chuyển hoá) có liên hệ gần gũi hơn với những công trình trước đây của Chomsky. Những nhà ngôn ngữ học theo đuổi Lý Thuyết Tối Ưu trình bày những điều tổng hợp được theo các quy luật có thể có ngoại lệ, một hướng đi khác xa với ngôn ngữ học chính quy, và những nhà ngôn ngữ học theo đuổi các loại ngữ pháp chức năng và ngôn ngữ học nhận thức có khuynh hướng nhấn mạnh tính phi độc lập của kiến thức ngôn ngữ học và tính phi toàn cầu của các cấu trúc ngôn ngữ học, do đó, xa lìa kiểu mẫu Chomsky một cách đáng kể. Các môn học liên ngành. Ngôn ngữ học ngữ cảnh. Ngôn ngữ học ngữ cảnh bao gồm những môn nghiên cứu sự tác động qua lại giữa ngôn ngữ học và các ngành học khác. Ở môn ngôn ngữ học lý thuyết, ngôn ngữ được xem xét độc lập trong khi những lĩnh vực đa ngành trong ngôn ngữ học nghiên cứu việc ngôn ngữ tương tác với thế giới bên ngoài ra sao. Ngôn ngữ học xã hội, ngôn ngữ học nhân học hay Ngôn ngữ học nhân chủng, và nhân học ngôn ngữ là những môn khoa học xã hội chuyên xem xét sự tương tác giữa ngôn ngữ học và toàn xã hội. Ngôn ngữ học tâm lý và ngôn ngữ học thần kinh liên kết y học với ngôn ngữ học. Những lĩnh vực đa ngành của ngôn ngữ học gồm có thụ đắc ngôn ngữ, ngôn ngữ học tiến hoá, ngôn ngữ học máy tính và khoa học nhận thức. Ngôn ngữ học ứng dụng. Ngôn ngữ học lý thuyết quan tâm đến việc tìm ra và miêu tả những điều khái quát được về một ngôn ngữ nhất định cũng như về tất cả các ngôn ngữ. Ngôn ngữ học ứng dụng đem những thành quả đó đi "ứng dụng" vào những lĩnh vực khác. Thường thì "ngôn ngữ học ứng dụng" được chỉ đến việc sử dụng nghiên cứu ngôn ngữ học trong việc dạy ngôn ngữ, nhưng kết quả nghiên cứu ngôn ngữ học còn được dùng trong các lĩnh vực khác. Nhiều lĩnh vực ngôn ngữ học ứng dụng ngày nay liên quan mật thiết đến việc sử dụng máy vi tính. Máy nói và thiết bị nhận dạng giọng nói sử dụng kiến thức ngữ âm học và âm vị học để cung cấp các giao diện giọng nói cho máy tính. Các ứng dụng của ngôn ngữ học máy tính trong việc dịch bằng máy, dịch thuật có sự hỗ trợ của máy tính, và việc xử lý ngôn ngữ tự nhiên là những lĩnh vực ngôn ngữ học ứng dụng gặt hái được nhiều thành quả và đã tiến lên vị trí dẫn đầu trong những năm gần đây khi khả năng của máy tính ngày càng nâng cao. Ảnh hưởng của các ứng dụng này đã đem lại sự tác động tích cực đến các lý thuyết về cú pháp học cũng như ngữ nghĩa học, vì việc mô phỏng các lý thuyết này trên máy tính giới hạn chúng trong phạm vi các thao tác tính toán được và nhờ vậy, đem lại cơ sở toán học vững chắc hơn. Ngôn ngữ học lịch đại. Trong khi cốt lõi của ngôn ngữ học lý thuyết là chú trọng nghiên cứu ngôn ngữ vào một thời điểm nhất định (thông thường là ở hiện tại), ngôn ngữ học lịch đại tìm hiểu xem ngôn ngữ thay đổi như thế nào theo thời gian, có khi xem xét đến cả hàng thế kỷ. Ngôn ngữ lịch đại vừa đem đến một lịch sử ngôn ngữ phong phú (môn ngôn ngữ học đã phát triển từ ngôn ngữ học lịch đại), vừa tạo ra một nền móng lý thuyết vững chắc cho việc nghiên cứu sự thay đổi của ngôn ngữ. Ở các trường Đại học Mỹ (Hợp chủng quốc Hoa Kỳ), khuynh hướng phi lịch đại chiếm ưu thế trong môn ngôn ngữ học. Nhiều khoá ngôn ngữ học nhập môn chỉ đề cập ngôn ngữ học lịch đại một cách qua loa. Việc chuyển trọng tâm sang hướng phi lịch đại đã bắt đầu với Saussure và trở nên phổ biến với Noam Chomsky. Các nhánh ngôn ngữ học có tính lịch đại gồm có ngôn ngữ học lịch đại so sánh và từ nguyên học.
4,056
68733302
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4056
Nâu sẫm
Màu nâu sẫm (bistre) là màu của chất màu thông thường được tìm thấy ở nhọ nồi hay bồ hóng. Đôi khi người ta không thể phân biệt được màu này với màu đen (black). Tọa độ màu. Số Hex = #3D2B1F RGB (r, g, b) = (61, 43, 31) CMYK (c, m, y, k) = (0, 30, 49, 76) HSV (h, s, v) = (24, 49, 24)
4,057
850399
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4057
Xanh dương
Xanh dương hay xanh nước biển là một trong ba màu cơ bản trong mô hình màu RYB (lý thuyết màu truyền thống), cũng như trong mô hình màu RGB (phụ gia) . Nó nằm giữa màu tím và màu xanh lam trên quang phổ của ánh sáng nhìn thấy được . Mắt cảm nhận được màu xanh lam khi quan sát ánh sáng có bước sóng cực đại trong khoảng 450 đến 495 nanomet . Hầu hết các màu xanh lam chứa một chút hỗn hợp của các màu khác; màu xanh da trời chứa một số màu xanh lá cây, trong khi màu xanh đậm chứa một số màu tím. Bầu trời ban ngày quang đãng và biển sâu xuất hiện màu xanh dương do hiệu ứng quang học được gọi là tán xạ Rayleigh . Một hiệu ứng quang học gọi là hiệu ứng Tyndall giải thích hiện tượng mắt xanh . Các vật thể ở xa xuất hiện nhiều màu xanh lam hơn do một hiệu ứng quang học khác được gọi là phối cảnh trên không . Màu xanh dương là một màu quan trọng trong nghệ thuật và trang trí từ thời cổ đại. Đá bán quý lapis lazuli đã được sử dụng ở Ai Cập cổ đại để làm đồ trang sức và đồ trang trí và sau đó, vào thời Phục hưng , để tạo ra sắc tố ultramarine , loại sắc tố đắt nhất trong tất cả các sắc tố. Vào thế kỷ thứ tám, các nghệ sĩ Trung Quốc đã sử dụng màu xanh cobalt để tạo màu cho gốm sứ xanh trắng mịn . Vào thời Trung cổ , các nghệ sĩ châu Âu đã sử dụng nó trên cửa sổ của các thánh đường . Người châu Âu mặc quần áo có màu nhuộm thực vật cho đến khi nó được thay thế bằng màu chàm tư nươc mi. Vào thế kỷ 19, thuốc nhuộm và sắc tố màu xanh tổng hợp dần dần thay thế thuốc nhuộm hữu cơ và sắc tố khoáng. Màu xanh đậm trở thành màu phổ biến cho đồng phục quân đội và sau đó, vào cuối thế kỷ 20, cho bộ vest công sở. Bởi vì màu xanh lam thường được liên kết với sự hài hòa, nên nó đã được chọn làm màu cờ của Liên Hợp Quốc và Liên minh Châu Âu . Các cuộc khảo sát ở Mỹ và Châu Âu cho thấy màu xanh dương là màu thường được liên kết nhất với sự hài hòa, chung thủy, tự tin, xa cách, vô tận, trí tưởng tượng, lạnh lùng và đôi khi là nỗi buồn. Trong các cuộc thăm dò dư luận ở Hoa Kỳ và Châu Âu, đây là màu phổ biến nhất, được gần một nửa số nam giới và phụ nữ chọn làm màu sắc yêu thích của họ. Các cuộc khảo sát tương tự cũng chỉ ra rằng màu xanh dương là màu liên quan nhiều nhất đến nam tính, chỉ đứng sau màu đen và cũng là màu liên quan nhiều nhất đến trí thông minh, kiến ​​thức, sự bình tĩnh và sự tập trung.
4,063
221383
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4063
Sinh vật biến đổi gen
Sinh vật biến đổi gen (tiếng Anh: "Genetically Modified Organism", viết tắt GMO) là một sinh vật mà vật liệu di truyền của nó đã bị biến đổi theo ý muốn chủ quan của con người. Ngoài ra cũng có thể có những sinh vật được tạo ra do quá trình lan truyền của gen trong tự nhiên. Ví dụ quá trình lai xa giữa cỏ dại với cây trồng biến đổi gen có cùng họ hàng có thể tạo ra loài cỏ dại mang gen biến đổi. Sinh vật biến đổi gene có nhiều loại khác nhau. Nó có thể là các dòng lúa mỳ thương mại có gen bị biến đổi do tia điện từ (tia X) hoặc tia phóng xạ từ những năm 1950. Nó cũng có thể là các động vật thí nghiệm chuyển gen như chuột bạch hoặc là các loại vi sinh vật bị biến đổi cho mục đích nghiên cứu di truyền. Tuy nhiên, khi nói đến GMO người ta thường đề cập đến các cơ thể sinh vật mang các gen của một loài khác để tạo ra một dạng chưa hề tồn tại trong tự nhiên. Việc ứng dụng sinh vật biến đổi gen di truyền thường phục vụ cho mục đích kinh tế khoa học. Sửa đổi di truyền là đặc trưng của một sự thay đổi vị trí trong các kiểu gen của một sinh vật, trái ngược với sự ngẫu nhiên, hay đặc trưng của tự nhiên và nhân tạo đột biến theo quy trình. Động vật nói chung khó biến đổi hơn nhiều và đại đa số vẫn đang ở giai đoạn nghiên cứu. Động vật có vú là sinh vật mẫu tốt nhất cho con người, làm cho chúng được biến đổi gen để giống với các bệnh nghiêm trọng của con người, điều quan trọng đối với việc khám phá và phát triển các phương pháp điều trị. Các protein của con người biểu hiện ở động vật có vú có nhiều khả năng giống với các đối tác tự nhiên của chúng hơn là các protein biểu hiện ở thực vật hoặc vi sinh vật. Vật nuôi được biến đổi với mục đích cải thiện các tính trạng quan trọng về kinh tế như tốc độ tăng trưởng, chất lượng thịt, thành phần sữa, khả năng kháng bệnh và tỷ lệ sống sót. Cá biến đổi gen được sử dụng cho nghiên cứu khoa học, làm vật nuôi và làm nguồn thực phẩm. Kỹ thuật di truyền đã được đề xuất như một cách để kiểm soát muỗi, một vật trung gian truyền bệnh của nhiều căn bệnh chết người. Mặc dù liệu pháp gen người vẫn còn tương đối mới, nhưng nó đã được sử dụng để điều trị rối loạn di truyền chẳng hạn như suy giảm miễn dịch kết hợp nghiêm trọng và chứng mù bẩm sinh Leber. Có nhiều phản đối đã được đưa ra đối với sự phát triển của GMO, đặc biệt là việc thương mại hóa chúng. Đa phần liên quan đến cây trồng biến đổi gen và liệu thực phẩm được sản xuất từ chúng có an toàn hay không và tác động của việc trồng chúng đối với môi trường. Các mối quan tâm khác là tính khách quan và nghiêm ngặt của các cơ quan quản lý, ô nhiễm thực phẩm không biến đổi gen, kiểm soát cung ứng thực phẩm, bằng sáng chế sự sống và việc sử dụng quyền sở hữu trí tuệ. Mặc dù có sự đồng thuận khoa học rằng thực phẩm có nguồn gốc từ cây trồng biến đổi gen không gây rủi ro lớn hơn cho sức khỏe con người so với thực phẩm thông thường, nhưng an toàn thực phẩm biến đổi gen là vấn đề hàng đầu bị chỉ trích. Dòng gen, tác động đến các sinh vật không phải mục tiêu và thoát ra ngoài là những mối quan tâm chính về môi trường. Các quốc gia đã áp dụng các biện pháp quản lý để đối phó với những lo ngại này. Có sự khác biệt trong quy định phát hành GMO giữa các quốc gia, với một số khác biệt rõ rệt nhất xảy ra giữa Hoa Kỳ và Châu Âu. Các vấn đề chính liên quan đến cơ quan quản lý bao gồm liệu thực phẩm biến đổi gen có nên được dán nhãn hay không và tình trạng của các sinh vật được chỉnh sửa gen. Định nghĩa. Định nghĩa về sinh vật biến đổi gen (GMO) không rõ ràng và rất khác nhau giữa các quốc gia, tổ chức quốc tế và các cộng đồng khác. Theo nghĩa rộng nhất, định nghĩa về GMO có thể bao gồm bất kỳ thứ gì đã bị thay đổi gen, kể cả do tự nhiên. Ở một góc nhìn ít rộng hơn, nó có thể bao gồm mọi sinh vật đã bị con người thay đổi gen, bao gồm tất cả các loại cây trồng và vật nuôi. Vào năm 1993, "Encyclopedia Britannica" đã định nghĩa kỹ thuật di truyền là "bất kỳ kỹ thuật nào trong số nhiều kỹ thuật ... trong số đó thụ tinh nhân tạo, "thụ tinh trong ống nghiệm" ("e.g.", 'em bé trong ống nghiệm'), ngân hàng tinh trùng, nhân bản, và thao tác gen." Liên minh châu Âu (EU) đã gộp định nghĩa rộng tương tự trong các đánh giá ban đầu, đặc biệt đề cập đến GMO được sản xuất bởi "nhân giống chọn lọc và các phương tiện chọn lọc nhân tạo khác" Các định nghĩa này đã được điều chỉnh kịp thời với một số ngoại lệ được thêm vào do áp lực từ các cộng đồng khoa học và nông nghiệp, cũng như sự phát triển của khoa học. Định nghĩa của EU sau đó đã loại trừ nhân giống truyền thống, thụ tinh trong ống nghiệm, tạo ra đa bội hóa, nhân giống đột biến và các kỹ thuật dung hợp tế bào không sử dụng axit nucleic tái tổ hợp hoặc sinh vật biến đổi gen trong quy trình. Sự mâu thuẫn và nhầm lẫn thậm chí còn lớn hơn liên quan đến nhiều chương trình dán nhãn "Non-GMO" hoặc "GMO-free" trong tiếp thị thực phẩm, trong đó ngay cả các sản phẩm như nước hoặc muối, không chứa bất kỳ chất hữu cơ và vật liệu di truyền nào (và do đó không thể biến đổi gen theo định nghĩa), đang được dán nhãn để tạo ấn tượng là "khỏe mạnh hơn". Sản xuất. Tạo ra một sinh vật biến đổi gen (GMO) là một quá trình gồm nhiều bước. Các kỹ sư di truyền phải cô lập gen mà họ muốn đưa vào cơ thể vật chủ. Gen này có thể được lấy từ tế bào hoặc tổng hợp nhân tạo. Nếu gen được chọn hoặc bộ gen của sinh vật hiến tặng đã được nghiên cứu kỹ thì có thể truy cập được từ thư viện gen. Sau đó, gen này được kết hợp với các yếu tố di truyền khác, bao gồm vùng khởi động và yếu tố kết thúc phiên mã và dấu hiệu có thể chọn. Lịch sử. Con người đã thuần hóa thực vật và động vật từ khoảng 12.000 năm trước Công nguyên, sử dụng nhân giống có chọn lọc hoặc chọn lọc nhân tạo (tương phản với chọn lọc tự nhiên). Quá trình nhân giống chọn lọc, trong đó các sinh vật có tính trạng mong muốn (và do đó với gen mong muốn) được sử dụng để nhân giống thế hệ tiếp theo và các sinh vật thiếu đặc điểm không được nhân giống , là tiền thân của khái niệm biến đổi gen hiện đại. Những tiến bộ khác nhau trong di truyền học cho phép con người trực tiếp thay đổi DNA và do đó là gen của các sinh vật. Năm 1972, Paul Berg đã tạo ra phân tử DNA tái tổ hợp đầu tiên khi ông kết hợp DNA từ virus khỉ với DNA của virus lambda. Vi khuẩn. Vi khuẩn là những sinh vật đầu tiên được biến đổi gen trong phòng thí nghiệm, do việc sửa đổi nhiễm sắc thể của chúng tương đối dễ dàng. Sự dễ dàng này khiến chúng trở thành những công cụ quan trọng để tạo ra các GMO khác. Các gen và thông tin di truyền khác từ nhiều loại sinh vật có thể được thêm vào plasmid và đưa vào vi khuẩn để lưu trữ và sửa đổi. Vi khuẩn rẻ tiền, dễ phát triển, vô tính, nhân lên nhanh chóng và có thể được bảo quản ở -80 °C gần như vô thời hạn. Sau khi một gen được phân lập, nó có thể được lưu trữ bên trong vi khuẩn, cung cấp nguồn cung cấp không giới hạn cho nghiên cứu. Một số lượng lớn các plasmid tùy chỉnh làm cho thao tác chiết xuất DNA từ vi khuẩn trở nên tương đối dễ dàng. Tranh cãi. Có nhiều tranh cãi về GMO, đặc biệt là liên quan đến việc chúng được thải ra ngoài môi trường phòng thí nghiệm. Các tranh chấp liên quan đến các bên như người tiêu dùng, nhà sản xuất, công ty công nghệ sinh học, cơ quan quản lý chính phủ, tổ chức phi chính phủ và nhà khoa học. Nhiều mối quan tâm trong số này liên quan đến cây trồng biến đổi gen và liệu thực phẩm được sản xuất từ chúng có an toàn hay không và tác động của việc trồng chúng đối với môi trường. Những tranh cãi này đã dẫn đến các vụ kiện tụng, tranh chấp thương mại quốc tế và các cuộc biểu tình, cũng như quy định hạn chế đối với các sản phẩm thương mại ở một số quốc gia. Hầu hết các mối quan tâm xoay quanh việc GMO ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường như thế nào. Chúng bao gồm việc gây ra dị ứng hay không, các gen chuyển đổi có thể chuyển sang tế bào người hay không và liệu các gen không được phép sử dụng cho con người có thể lai xa vào an ninh lương thực hay không.
4,066
11
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4066
Tây Bắc Bộ
Vùng Tây Bắc hay Tây Bắc Bộ là vùng miền núi phía tây của miền Bắc Việt Nam, có chung đường biên giới với Lào và Trung Quốc. Vùng này là một trong 3 tiểu vùng địa lý tự nhiên của Bắc Bộ Việt Nam (2 tiểu vùng kia là Vùng Đông Bắc và Đồng bằng sông Hồng). Vùng có diện tích 50.576 Km2 Địa lý. Không gian địa lý. Không gian địa lý của vùng Tây Bắc hiện còn chưa được nhất trí. Một số ý kiến cho rằng đây là vùng phía nam (hữu ngạn) sông Hồng. Một số ý kiến lại cho rằng đây là vùng phía nam của dãy núi Hoàng Liên Sơn. Nhà địa lý học Lê Bá Thảo cho rằng vùng Tây Bắc được giới hạn ở phía đông bởi dãy núi Hoàng Liên Sơn và ở phía tây là dòng sông Mã. Đặc điểm địa hình. Địa hình Tây Bắc núi cao và chia cắt sâu, có nhiều khối núi và dãy núi cao chạy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam. Dãy Hoàng Liên Sơn dài tới 180 km, rộng 30 km, với một số đỉnh núi cao trên từ 2800 đến 3000 m. Dãy núi Sông Mã dài 500 km, có những đỉnh cao trên 1800 m. Giữa hai dãy núi này là vùng đồi núi thấp lưu vực sông Đà (còn gọi là địa máng sông Đà). Ngoài sông Đà là sông lớn, vùng Tây Bắc chỉ có sông nhỏ và suối gồm cả thượng lưu sông Mã. Trong địa máng sông Đà còn có một dãy cao nguyên đá vôi chạy suốt từ Phong Thổ đến Thanh Hóa, và có thể chia nhỏ thành các cao nguyên Tà Phình, Mộc Châu, Nà Sản. Cũng có các lòng chảo như Điện Biên, Nghĩa Lộ, Mường Thanh. Lịch sử địa chất. Lịch sử hình thành vùng Tây Bắc bắt đầu từ cách đây 500 triệu năm và đến bây giờ vẫn tiếp tục. Thuở ban đầu, vùng này là biển và chỉ có một số đỉnh ở dãy Hoàng Liên Sơn và dãy Sông Mã là nổi lên trên mặt biển. Biển liên tục rút ra xa rồi lại lấn vào suốt hàng trăm triệu năm. Trong quá trình ấy, đã có những sự sụt lún mạnh, góp phần hình thành các tầng đá phiến và đá vôi. Vào cuối đại Cổ sinh (cách đây chừng 300 triệu năm), dãy Hoàng Liên Sơn và dãy Sông Mã đã được nâng hẳn lên. Địa máng sông Đà lúc đó vẫn chìm dưới biển. Cho đến cách đây 150 triệu năm, chu kỳ tạo núi Indochina làm cho hai bờ địa máng từ từ tiến lại gần nhau, khiến cho trầm tích trong địa máng uốn lên thành những nếp uốn khổng lồ, đồng thời làm cho tầng đá vôi có tuổi cổ hơn lại trồi lên trên tầng đá phiến, tạo thành những cao nguyên đá vôi ngày nay. Trong quá trình tạo núi, còn có sự xâm nhập của macma. Kết quả là, vùng Tây Bắc được nâng lên với một biên độ đến 1000 mét. Nguy cơ động đất. Vì là địa máng, vùng vỏ rất động của trái đất, nên Tây Bắc là vùng có nguy cơ động đất cao nhất Việt Nam. Điều kiện khí hậu. Mặc dù nền khí hậu chung không có sự khác biệt lớn giữa các khu vực, nhưng sự biểu hiện của nó không giống nhau theo chiều nằm ngang và theo chiều thẳng đứng. Dãy núi cao Hoàng Liên Sơn chạy dài liền một khối theo hướng Tây Bắc - Đông Nam đóng vai trò của một bức trường thành ngăn không cho gió mùa đông (hướng đông bắc - tây nam) vượt qua để vào lãnh thổ Tây Bắc mà không bị suy yếu nhiều, trái với vùng Đông bắc có hệ thống các vòng cung mở rộng theo hình quạt làm cho các đợt sóng lạnh có thể theo đó mà xuống đến tận đồng bằng sông Hồng và xa hơn nữa về phía nam. Vì vậy, trừ khi do ảnh hưởng của độ cao, nền khí hậụ Tây Bắc nói chung ấm hơn Đông Bắc, chênh lệch có thể đến 2-3 OC. Ở miền núi, hướng phơi của sườn đóng một vai trò quan trọng trong chế độ nhiệt – ẩm, sườn đón gió (sườn đông) tiếp nhận những lượng mưa lớn trong khi sườn tây tạo điều kiện cho gió "phơn" (hay quen được gọi là "gió lào") được hình thành khi thổi xuống các thung lũng, rõ nhất là ở Tây Bắc. Nhìn chung, trong điều kiện của trung du và miền núi, việc nghiên cứu khí hậu là rất quan trọng vì sự biến dạng của khí hậu xảy ra trên từng khu vực nhỏ. Những biến cố khí hậu ở miền núi mang tính chất cực đoan, nhất là trong điều kiện lớp phủ rừng bị suy giảm, và lớp phủ thổ nhưỡng bị thoái hoá. Mưa lớn và tập trung gây ra lũ nhưng kết hợp với một số điều kiện thì xuất hiện lũ quét; hạn vào mùa khô thường xảy ra nhưng có khi hạn hán kéo dài ngoài sức chịu đựng của cây cối. Về mặt hành chính, vùng Tây Bắc hiện nay gồm 6 tỉnh với diện tích trên 50.576 km2 (tỷ lệ 15,3% so với tổng diện tích cả nước) với 4.229.543 người (tỉ lệ 4,3% so với tổng dân số cả nước)", bình quân khoảng 84 người/km2. Các tỉnh thuộc vùng Tây Bắc. Một số phần của Phú Thọ và 2 tỉnh Lào Cai, Yên Bái nằm ở hữu ngạn sông Hồng, do dòng sông chảy qua giữa địa phận các tỉnh này, song phạm vi hành chính của vùng Tây Bắc không bao gồm Phú Thọ, đôi khi 2 tỉnh Lào Cai, Yên Bái cũng được xếp vào Đông Bắc Bộ. Tuy nhiên, hiện nay trụ sở của Ban chỉ đạo Tây Bắc nằm ở thành phố Yên Bái, tỉnh lỵ của tỉnh Yên Bái. Các sắc tộc và Văn hóa (Dân cư). Về cơ bản, vùng Tây Bắc là không gian văn hóa của dân tộc Thái, nổi tiếng với điệu múa xòe tiêu biểu là điệu múa xòe hoa rất nổi tiếng được nhiều người biết đến. Mường là dân tộc có dân số lớn nhất vùng. Ngoài ra, còn khoảng 20 dân tộc khác như H'Mông, Dao, Tày, Kinh, Nùng... Ai đã từng qua Tây Bắc không thể quên được hình ảnh những cô gái Thái với những bộ váy áo thật rực rỡ đặc trưng cho Tây Bắc. tây bắc là vùng có sự phân bố dân cư theo độ cao rất rõ rệt: vùng rẻo cao(đỉnh núi) là nơi cư trú của các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Mông - Dao, Tạng Miến,với phương thức lao động sản xuất chủ yếu là phát nương làm rẫy, phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên; vùng rẻo giữa(sườn núi) là nơi cư trú của các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer, phương thức lao động sản xuất chính là trồng lúa cạn, chăn nuôi gia súc và một số nghề thủ công; còn ở vùng thung lũng, chân núi là nơi sinh sống của các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Việt - Mường, Thái - Kadai,điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn để phát triển nông nghiệp và các ngành nghề khác. sự khác biệt về điều kiện sinh sống và phương thức lao động sản xuất cũng gây ra sự khác biệt văn hóa rất lớn! mặc dù văn hóa chủ thể và đặc trưng là văn hóa dân tộc Mường. Lịch sử. Năm 1014, tướng nước Đại Lý là Đoàn Kính Chí đem quân vào chiếm đóng châu Vị Long và châu Đô Kim (nay thuộc Tuyên Quang), vua Lý Thái Tổ sai con là Dực Thánh Vương đi đánh dẹp, quân Đại Lý đại bại, nhân cơ hội đó nhà Lý sáp nhập luôn khu vực ngày nay là Hà Giang vào Đại Cồ Việt. Năm 1159, nhân khi nước Đại Lý suy yếu, vua Lý Anh Tông và Tô Hiến Thành đã tiến hành thu phục vùng đất của các tù trưởng dân tộc thiểu số người Thái (châu Văn Bàn, châu Thủy Vĩ) ở bắc Yên Bái, nam Lào Cai vào lãnh thổ Đại Việt. Năm 1294, thượng hoàng Trần Nhân Tông, cùng Phạm Ngũ Lão, đi đánh bại Ai Lao thu nạp đất đai. Năm 1297, Trần Anh Tông sai Trần Nhật Duật đánh A Lộc (Ai Lao), Trần Quốc Tảng đánh Sầm Tử, Phạm Ngũ Lão đánh tan Ai Lao thu lại đất cũ ở sông Chàng Long. Năm 1301, Phạm Ngũ Lão đánh Ai Lao ở Mường Mai (Châu Mai, nay là đất Mai Châu). Các vùng đất thu nạp được thời kỳ này nhà Trần đặt làm huyện Mông đạo Đà Giang, đến đời thuộc Minh là đất hai huyện Mông và Tư Mang, sang thời nhà Lê sơ là toàn bộ châu Mộc (Mộc Châu (nay là Mộc Châu, Vân Hồ), Đà Bắc, Mã Nam (nay là huyện Sop Bao Lào)), và châu Mai phủ Gia Hưng. Năm 1329, thượng hoàng Trần Minh Tông đi đánh mán Ngưu Hống, thổ tù Mường Mỗi, tại Mang Việt đạo Đà Giang thu nạp đất châu Yên (Mang Việt), Phù Hoa, Mường Mỗi (châu Thuận) là các vùng đất nay là các huyện Yên Châu, Phù Yên, Thuận Châu, Tuần Giáo, Sơn La, Mai Sơn tỉnh Sơn La. Theo Minh sử, năm 1405, Đèo Cát Hãn dâng sớ lên triều đình nhà Minh tố cáo nhà Hồ đánh chiếm 7 trại Mãnh Man thuộc châu Ninh Viễn dưới quyền Đèo Cát Hãn, vốn thuộc phủ Lâm An của tỉnh Vân Nam, giết con rể của ông, bắt con gái của ông để khống chế. Trong các nguyên do mà nhà Minh viện ra khi sang đánh nhà Hồ có lý do này. Nhà Hồ lúc đó yếu thế phải trả lại Đèo Cát Hãn các trại này. Châu Ninh Viễn đến thời Lê sơ gọi là Mường Lễ. Đến năm 1431, Lê Lợi thu phụ Đèo Cát Hãn, có thêm châu Phục Lễ (Mường Lễ), vùng thượng lưu sông Đà do Đèo Cát Hãn cai quản, từng là châu Ninh Viễn của Vân Nam, nhập về. Mường Lễ sau đổi Thành Phục Lễ phủ An Tây gồmː đất Mường Lễ (châu Lai), Tuy Phụ (Mường Tè), Hoàng Nham (Mường Toong, Mường Nhé), Chiêu Tấn (Phong Thổ), Lễ Tuyền (Mường Boum), Hợp Phì (Xiềng My, nay là Giả Mễ huyện Kim Bình, Vân Nam), Khiêm Châu (Mường Tinh), Quảng Lăng (Mường La, nay là Mường Lạp huyện Kim Bình, Vân Nam), Tung Lăng (Phù Phang), Luân Châu (Mường Báng), Quỳnh Nhai (Mường Chăn). Năm 1467 Lê Thánh Tông thu nạp vùng sách Câu Lộng (Mã Giang) từ Ai Lao (nay là khoảng huyện Sông Mã tỉnh Sơn La). Năm 1478, vua Lê Thánh Tông, sau khi thu phục tiểu vương quốc Bồn Man đã sáp nhập vùng phía tây Sơn La (thượng lưu sông Mã, nay là khoảng các huyện Sốp Cộp, Sông Mã tỉnh Sơn La), các huyện phía tây Thanh Hóa, Nghệ An và tỉnh Hủa Phăn của Lào ngày nay vào đất Đại Việt. Đến thời Lê Thánh Tông, cơ bản vùng Tây Bắc Việt Nam đã hình thành và thuộc vào lãnh thổ Đại Việt. Và từ đây cho đến cuối thế kỷ 19, toàn bộ vùng Tây Bắc Việt Nam đều tương đương với cương vực của một địa danh duy nhất mang tên Hưng Hóa, ban đầu là thừa tuyên Hưng Hóa, rồi đến xứ Hưng Hóa, sau đó là trấn Hưng Hóa và cuối cùng là tỉnh Hưng Hóa. Đến cuối triều Lê trung hưng, trong những năm 1684-1777, khoảng 7 châu của trấn Hưng Hóa Đại Việt, giáp giới với tỉnh Vân Nam đã bị mất về lãnh thổ Trung Quốc, gồm: Mường La-Quảng Lăng, Mường Tè-Tuy Phụ, Mường Tong-Hoàng Nham, Phong Thổ-Chiêu Tấn, Mường Boum hoặc M.Léo-Lễ Tuyền, Tché My (Xiềng My)-Hợp Phì, Khiêm Châu - Mường Tinh (M.Tía), Tung Lăng - Phù Phang (Pou Fang gần Mường Nhé (M.Nhié)) hoặc Quảng Lăng (Ta Leng Po). Năm 1768-1769, quân nhà Lê-Trịnh, tiến đánh Hoàng Công Chất cát cứ Mường Thanh của Lào Lung, thu nạp đất này lập ra châu Ninh Biên (Điện Biên Phủ) thuộc trấn Hưng Hóa. Cũng cuối nhà Lê trung hưng, triều Lê Hiển Tông niên hiệu Cảnh Hưng 36 (1776), châu Mộc chia tách thành 3 châu làː châu Đà Bắc, châu Mộc (nay là huyện Mộc Châu và Vân Hồ), châu Mã Nam. Sau đó khoảng những năm 1780 đến đầu thời nhà Tây Sơn, Thổ tù các châu này vốn là anh em họ Xa, bất hòa. Thổ tù châu Mã Nam về theo châu Xiềng Khô của Vương quốc Luang Phrabang (Lào Lung). Từ đó vùng lãnh thổ của trấn Hưng Hóa Đại Việt nằm bên bờ nam sông Mã là châu Mã Nam (nay là khoảng huyện Sop Bao) tiếp giáp phía nam tỉnh Sơn La ngày nay trở thành lãnh thổ Lào, mà không còn thuộc Tây bắc Việt Nam nữa. Sang thời nhà Nguyễn vùng Tây Bắc Việt Nam là vùng lãnh thổ thuộc trấn Hưng Hóa (1802-1831) sau là tỉnh Hưng Hóa (1831-1884). Tuy nhiên, thời này vùng Tây Bắc Việt Nam không bao gồm các vùng lãnh thổ Hưng Hóa mất sang nhà Thanh Trung Quốc (7 châuː Tung Lăng, Quảng Lăng, Tuy Phụ, Hoàng Nham, Lễ Tuyền, Hợp Phì, Khiêm) và châu Mã Nam mất về Lào). Tháng Tư năm 1884 quân Pháp dưới sự chỉ huy của Thiếu tướng Brière de l'Isle mở cuộc hành chinh đánh lấy thành Hưng Hóa. Quân nhà Nguyễn cùng quân Cờ Đen thấy không giữ được nên nổi lửa đốt thành rồi bỏ ngỏ đồn lũy, rút lên mạn ngược (khu vực sau là các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái). Chiếm được Hưng Hóa, người Pháp cho phân định lại địa giới, cắt thêm những tỉnh mới cùng tiểu quân khu để dễ dàng cai trị: tháng 5 năm 1886 thành lập tỉnh Chợ Bờ (tức tỉnh Mường, sau đổi thành tỉnh Hòa Bình); ngày 7 tháng 1, 1899 thành lập đạo quân binh IV bao gồm Tiểu quân khu Yên Bái và Tiểu quân khu Lào Cai, Tiểu quân khu Vạn Bú... Lào Cai là đạo lỵ (về sau đổi thành các tỉnh dân sự như: tỉnh Yên Bái (1895), tỉnh Vạn Bú (1895, sau đổi thành tỉnh Sơn La), tỉnh Lào Cai (tháng 7 năm 1907) và tỉnh Lai Châu (tháng 6 năm 1909)... Sau khi cắt đi 16 châu, 4 phủ và hai huyện Trấn Yên, Văn Chấn để thành lập đạo quan binh IV với các tiểu quân khu, khu quân sự... Tỉnh Hưng Hoá chỉ còn lại huyện Tam Nông và huỵện Thanh Thủy. Toàn quyền Đông Dương đã điều chỉnh một số huyện của tỉnh Sơn Tây sang, cộng với 2 huyện còn lại để thành lập tỉnh Hưng Hoá mới. Năm 1887, Pháp ký kết với nhà Thanh công ước Pháp-Thanh hoạch định biên giới, quy định cắt toàn bộ khu vực lãnh thổ châu Chiêu Tấn phủ An Tây tỉnh Hưng Hóa nhà Nguyễn (tức là khu vực các huyện Sìn Hồ, Phong Thổ, Tam Đường, Nậm Nhùn tỉnh Lai Châu, huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai) về cho nhà Thanh. Khu vực này cùng với khu vực 6 châu phủ An Tây Đại Việt đã mất vào thời nhà Lê là Mường Tè (Tuy Phụ), Mường Nhé (Hoàng Nham), Mường Chà (Khiêm Châu), Hợp Phì, Lễ Tuyền, Tung Lăng, Mường La (Quảng Lăng) vốn là đất thế tập tự trị của dòng họ Đèo người Thái trắng. Châu Chiêu Tấn, đương thời do Đèo Văn Trị cần vương kháng Pháp cai quản, bị Pháp chuyển cho nhà Thanh. Ngày 8 tháng 9 năm 1891, ba huyện Sơn Vi, Thanh Ba, Phù Ninh thuộc phủ Lâm Thao, tỉnh Sơn Tây nhập vào tỉnh Hưng Hoá. Ngày 9 tháng 12 năm 1892 huyện Cẩm Khê thuộc phủ Lâm Thao, tỉnh Sơn Tây nằm trong địa bàn tiểu quân khu Yên Bái nhập về tỉnh Hưng Hoá. Ngày 5 tháng 6 năm 1893, huyện Hạ Hòa thuộc phủ Lâm Thao, tỉnh Sơn Tây nằm trong địa bàn tiểu quân khu Yên Bái được nhập vào tỉnh Hưng Hoá. Năm 1895, cùng với sự đầu hàng của Đèo Văn Trị và sự suy yếu của nhà Thanh, Pháp đã ký kết với nhà Thanh công ước hoạch định biên giới sửa đổi, quy định lấy lại phần đất tỉnh Hưng Hóa cũ đã mất cho nhà Thanh trong công ước năm 1887, và lấy thêm các phần đất nay là các huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu, Mường Nhé, Mường Chà tỉnh Điện Biên về cho xứ Bắc Kỳ thuộc Pháp. Phần đất các huyện Mường Tè, Mường Nhé, Mường Chà này là một phần (3/6 châu) của 6 châu (Tuy Phụ, Hoàng Nham, Khiêm Châu, Tung Lăng, Lê Tuyền, Hợp Phì) đã mất cho nhà Thanh Trung Quốc từ thời nhà Lê trung hưng, đến suốt thời nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn độc lập chưa lấy lại được. Các phần đất này sau nhập vào tỉnh Lai Châu thời Pháp thuộc. Tuy nhiên, đổi lại Pháp cắt cho Trung Quốc phần còn lại sau công ước 1887 của vùng đất Tụ Long Hà Giang, nơi có nhiều mỏ khoáng sản quý. Ngày 17 tháng 7 năm 1895, hai châu Thanh Sơn và Yên Lập thuộc khu quân sự Đồn Vàng chuyển về tỉnh Hưng Hoá. Ngày 24 tháng 8 năm 1895 hai huyện Hùng Quan và Ngọc Quan của phủ Đoan Hùng thuộc tiểu quân khu Tuyên Quang; đạo quan binh 3 Yên Bái nhập vào tỉnh Hưng Hoá. Như vậy tỉnh Hưng Hóa mới gồm 2 phủ 10 huyện và 2 châu. Trong đó 2 huyện Tam Nông, Thanh Thủy và 2 châu Thanh Sơn, Yên Lập vốn là đất cũ của tỉnh Hưng Hoá; phủ Đoan Hùng với 2 huyện Hùng Quan và Ngọc Quan, phủ Lâm Thao và 6 huyện: Sơn Vi, Thanh Ba, Phù Ninh, Cẩm Khê, Hạ Hòa, Hạc Trì là những phủ, huyện mới từ tỉnh Sơn Tây chuyển sang. Tỉnh lỵ tỉnh Hưng Hoá đặt tại thị xã Hưng Hóa (thành lập ngày 1 tháng 5 năm 1895, vốn là thành Hưng Hóa), đóng tại xã Trúc Khê, huyện Tam Nông (nay là thị trấn Hưng Hóa, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ). Ngày 5 tháng 5 năm 1903 tỉnh Hưng Hóa mới (phần còn lại) được đổi tên thành tỉnh Phú Thọ. Tại vùng Tây Bắc thời Pháp thuộc đã lập ra xứ Thái tự trị. Năm 1955, Khu tự trị Thái-Mèo được thành lập, gồm 3 tỉnh Lai Châu, Sơn La và Nghĩa Lộ, và đến năm 1962 gọi là Khu tự trị Tây Bắc. Khu tự trị này giải thể năm 1975. Quân sự. Vùng Tây Bắc có vị trí chiến lược trong an ninh-quốc phòng. Hiện nay, vùng Tây Bắc do Quân khu 2, Quân khu 3 bảo vệ. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, nơi đây đã diễn ra nhiều trận đánh và chiến dịch quân sự ác liệt mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ. Ngoài ra còn có trận Nà Sản cũng trong thời kì Chiến tranh Đông Dương
4,067
915910
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4067
Đồng bằng sông Hồng
Đồng bằng sông Hồng (hay Châu thổ Bắc Bộ) là khu vực hạ lưu sông Hồng và sông Thái Bình thuộc Bắc Bộ Việt Nam. Đồng bằng sông Hồng bao gồm 10 tỉnh thành, trong đó có 1 thành phố trực thuộc trung ương, 9 tỉnh với 16 thành phố thuộc tỉnh. Đây là vùng có mật độ dân số cao nhất Việt Nam (1.450 người/km², dân số là 21.848.913 người). Gần như đồng nghĩa với đồng bằng sông Hồng là vùng trung châu, khác với vùng chân núi "trung du" và núi cao "thượng du". Không giống như vùng Đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Hồng chỉ có 2 tỉnh Thái Bình và Hưng Yên là không có núi, do đó khu vực này thường được gọi là "châu thổ sông Hồng". Danh từ "Trung châu" từng được dùng trong sử sách ngày xưa để chỉ định vùng bình nguyên này của miền Bắc. Công nghiệp đồng bằng hình thành sớm nhất Việt Nam và phát triển mạnh trong thời kì đất nước công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Vị trí, diện tích. Đồng bằng sông Hồng trải rộng từ vĩ độ 21°34´B (huyện Lập Thạch) tới vùng bãi bồi khoảng 19°5´B (huyện Kim Sơn), từ 105°17´Đ (huyện Ba Vì) đến 107°7´Đ (trên đảo Cát Bà). Toàn vùng có diện tích 21.259,6  km², tỷ lệ khoảng 4,5% tổng diện tích cả nước. Phía bắc và đông bắc giáp Vùng Đông Bắc (Việt Nam), phía tây và tây bắc giáp vùng Tây Bắc, phía tây nam giáp vùng Bắc Trung Bộ, phía đông và đông nam là vịnh Bắc Bộ. Đồng bằng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, từ các thềm phù sa cổ 10 - 15m xuống đến các bãi bồi 2 - 4m ở trung tâm rồi các bãi triều hàng ngày còn ngập nước triều. Đặc điểm tên gọi. Các nhà nghiên cứu như Giáo sư Trần Quốc Vượng gọi vùng này là "châu thổ Bắc bộ" mà không gọi "đồng bằng sông Hồng" vì lý do: Địa chất. Toàn bộ miền đồng bằng sông Hồng nằm trên một lớp đá kết tinh cổ, loại nền đá ở vùng Đông Bắc. Cách đây 200 triệu năm, vào cuối đại Cổ sinh, lớp đá này bị sụt xuống. Vào thời đó, biển lên đến quá Việt Trì ngày nay, tiến sát các vùng đồi Bắc Giang, Bắc Ninh, Phúc Yên, Nho Quan. Cửa sông Hồng lúc đó ở Việt Trì. Chế độ biển kéo dài trên 170 triệu năm. Các trầm tích Neogen lắng xuống làm cho vịnh biển thu hẹp lại. Lớp trầm tích này có nơi dày đến 3000 mét. Trên cùng là lớp phù sa Holocen dày từ 80 đến 100 mét ở trung tâm vùng đồng bằng sông Hồng, và càng xa trung tâm thì càng mỏng dần. Trong đồng bằng sông Hồng có nhiều ô trũng tự nhiên, điển hình là ô trũng Hà Nam Ninh, ô trũng Hải Hưng và ô trũng Nho Quan. Ngoài ra còn có rất nhiều đầm lầy. Trầm tích và phù sa do các sông vận chuyển ra khỏi lòng sông mỗi mùa lũ đã không lấp được các ô trũng và đầm lầy này do chúng quá xa sông hoặc do bị đê điều nhân tạo ngăn cản. Việc các sông đổi dòng cũng tạo ra nhưng đầm lầy và ao hồ. Dân số. Dân số khu vực Đồng bằng sông Hồng hiện nay là 21.848.913 người (năm 2021) chiếm khoảng 22,3 % tổng dân số cả nước, bình quân khoảng 1.450 người trên 1 km vuông. Đây là vùng có mật độ dân số cao nhất cả nước.Đa số dân số là người Kinh, một bộ phận nhỏ thuộc Ba Vì (Hà Nội) và Nho Quan (Ninh Bình) có thêm dân tộc Mường. Quân sự. Vùng đồng bằng sông Hồng có vị trí chiến lược trong an ninh-quốc phòng. Hiện nay, vùng đồng bằng sông Hồng do Bộ tư lệnh Thủ đô Hà Nội và Quân khu 2, Quân khu 1, Quân khu 3 bảo vệ. Quân đoàn 1, còn gọi là Binh đoàn Quyết Thắng, được thành lập ngày 24 tháng 10, đóng tại thành phố Tam Điệp, Ninh Bình là một trong 4 binh đoàn chủ lực ở Việt Nam. Kinh tế. Cơ sở hạ tầng. Kết cấu hạ tầng phát triển mạnh (giao thông, điện, nước…), Công nghiệp. Các ngành công nghiệp mà đồng bằng sông Hồng có là: luyện kim, cơ khí, hóa chất, vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, nhiệt điện. Các ngành công nghiệp khai thác: khai thác khí dầu, khai thác đá vôi, khai thác cao lanh. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng mạnh từ 18,3 nghìn tỷ đồng (1995) lên 55,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 21% cả nước. Những nơi có nhiều ngành công nghiệp tập trung nhất là Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh. Tính đến cuối năm 2009 , vùng Đồng bằng sông Hồng có 61 Khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên trên 13.800 ha, trong đó có 9.400 ha đất công nghiệp có thể cho thuê. So với cả nước, vùng Đồng bằng sông Hồng chiếm 26% về số lượng KCN và 23% về diện tích đất tự nhiên các KCN. Nông nghiệp. Đồng bằng sông Hồng là khu vực có đất đai trù phú, phù sa màu mỡ. Diện tích và tổng sản lượng lương thực chỉ đứng sau Đồng bằng Sông Cửu Long nhưng là vùng có trình độ thâm canh cao, lâu đời. Sản lượng lúa của khu vực tăng từ 44,4 tạ/ha (1995) lên là 58,9 tạ /ha (2008) Không chỉ có sản lượng lúa tăng mà còn có một số lương thực khác như ngô, khoai tây, cà chua, cây ăn quả... cũng tăng về mặt sản lượng và cả chất lượng. Đem lại hiệu quả cho ngành kinh tế của vùng. Vụ đông trở thành vụ sản xuất chính. Nuôi lợn, bò và gia cầm cũng phát triển mạnh của vùng Vùng duyên hải Bắc Bộ gồm Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình nằm giáp biển, có nhiều cửa sông lớn đổ ra, thuận lợi phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản. Dịch vụ. Đồng bằng sông Hồng là vùng có hạ tầng giao thông đồng bộ và thuận lợi, hoạt động vận tải sôi nổi nhất. Có nhiều đường sắt nhất đi qua các nơi khác nhau trong vùng. Đồng bằng sông Hồng có nhiều địa danh du lịch như Tam Đảo, Hồ Tây, Chùa Hương, chùa Phật Tích, Tam Cốc-Bích Động, Côn Sơn - Kiếp Bạc, Phố Hiến, Cúc Phương, Tràng An, Chùa Bút Tháp, Chùa Tam Chúc, Cát Bà, Phủ Dầy, Đền Trần, Chùa Keo, Chùa Dâu, Đền Đô, Vườn quốc gia Xuân Thủy, biển Quất Lâm… Sân bay: sân bay lớn nhất nằm ở Nội Bài (Hà Nội). Cảng: có cảng Hải Phòng lớn nhất nên Hà Nội và Hải Phòng là 2 đầu mối quan trọng. Cảng sông quan trọng là cảng Ninh Phúc và cảng Nam Định. Bưu chính viễn thông phát triển mạnh của vùng. Hà Nội là trung tâm thông tin, tư vấn, chuyển giao công nghệ, có nhiều tài chính, ngân hàng lớn nhất Việt Nam. Các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng. Hiện nay, hầu hết các đô thị vốn trước đây là thị xã tỉnh lỵ của một tỉnh ở vùng đồng bằng sông Hồng đều đã trở thành các thành phố trực thuộc tỉnh (ngoại trừ thành phố Hà Nội và thành phố Hải Phòng là hai thành phố trực thuộc Trung ương). Trong đó, tỉnh Vĩnh Phúc có thành phố là Vĩnh Yên và Phúc Yên, tỉnh Hải Dương có hai thành phố là Hải Dương và Chí Linh, tỉnh Bắc Ninh có hai thành phố là Bắc Ninh và Từ Sơn, tỉnh Ninh Bình có hai thành phố là Ninh Bình và Tam Điệp. Trong suốt thời kỳ từ đầu năm 1945 cho đến năm 1997, toàn vùng đồng bằng sông Hồng chỉ có ba thành phố là Hà Nội, Hải Phòng và Nam Định. Từ năm 1997 đến nay, lần lượt các thị xã được nâng cấp trở thành các thành phố trực thuộc tỉnh. Các thành phố lập đến năm 1975: Các thành phố lập từ năm 1997 đến nay: Hiện nay, ở vùng đồng bằng sông Hồng có 1 đô thị loại đặc biệt: thành phố Hà Nội (trực thuộc Trung ương); 4 đô thị loại I: thành phố Hải Phòng (trực thuộc Trung ương), thành phố Nam Định (thuộc tỉnh Nam Định), thành phố Bắc Ninh (thuộc tỉnh Bắc Ninh), thành phố Hải Dương (thuộc tỉnh Hải Dương). Các thành phố là đô thị loại II: thành phố Thái Bình (thuộc tỉnh Thái Bình), thành phố Ninh Bình (thuộc tỉnh Ninh Bình), thành phố Vĩnh Yên (thuộc tỉnh Vĩnh Phúc), thành phố Phủ Lý (thuộc tỉnh Hà Nam). Các thành phố còn lại hiện nay đều là các đô thị loại III trực thuộc tỉnh. Đô thị. Tính đến ngày 14 tháng 2 năm 2023, vùng Đồng bằng sông Hồng có:
4,068
70606635
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4068
Bắc Trung Bộ
Bắc Trung Bộ là phần phía bắc của Trung Bộ Việt Nam từ Thanh Hóa tới phía bắc Đèo Hải Vân. Vùng Bắc Trung Bộ là một trong 7 vùng kinh tế được Chính phủ giao lập quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội. Tùy vào ngữ cảnh, một phần của nó cùng với vùng Bắc Bộ được gọi chung là miền Bắc Việt Nam. Về mặt quốc phòng thì các tỉnh này do Bộ Tư lệnh, Quân khu 4 trách nhiệm và quản lý. Địa lý. Vùng Bắc Trung Bộ nằm kề bên vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ và vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung, trên trục giao thông Bắc Nam về đường sắt, bộ; nhiều đường ô tô hướng Đông Tây gồm các quốc lộ chính: 7, 8, 9 và các quốc lộ phụ: 46, 47, 48 và 49 nối Lào với Biển Đông. Có hệ thống sân bay (sân bay Thọ Xuân, sân bay Vinh, sân bay Đồng Hới, sân bay Phú Bài và các bến cảng (Nghi Sơn, Cửa Lò, Cửa Hội, Sơn Dương - Vũng Áng, Nhật Lệ, Hòn La, Chân Mây...) có các đầm phá thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy hải sản, là trung tâm du lịch quan trọng của đất nước (động Phong Nha-Kẻ Bàng, Cố đô Huế...) tạo điều kiện cho viêc giao lưu kinh tế giữa Việt Nam và các nước Lào, Myanmar... Lãnh thổ kéo dài, hành lang hẹp, kéo dài từ dãy Tam Điệp ở phía bắc tới dãy Bạch Mã ở phía nam. Phía bắc giáp trung du và miền núi bắc bộ, đồng bằng sông Hồng; phía nam giáp duyên hải Nam Trung Bộ; phía tây giáp dãy Trường Sơn và Lào; phía đông là biển Đông (Vịnh Bắc Bộ) cả trung du và miền núi, hải đảo dọc suốt lãnh thổ, có thể hình thành cơ cấu kinh tế đa dạng phong phú. Địa hình phân dị phức tạp, thời tiết khắc nghiệt, nhiều biến động, cần phải lợi dụng hợp lý. Nhiều vũng nước sâu và cửa sông có thể hình thành cảng lớn nhỏ phục vụ việc giao lưu trao đổi hàng hoá giữa các tỉnh trong vùng, với các vùng trong nước và quốc tế. Về mặt hành chính, vùng Bắc Trung Bộ hiện nay bao gồm 6 tỉnh với diện tích 51.452,4 km2 "(tỷ lệ 15,5% so với tổng diện tích cả nước)" với 11.091.786 người "(tỷ lệ 11,3% so với tổng dân số cả nước)", bình quân 216 người/km2. Các tỉnh thành khu vực Bắc Trung Bộ. Hiện nay, hầu hết các đô thị vốn trước đây là thị xã tỉnh lỵ của một tỉnh ở vùng trung du và miền núi phía Bắc đều đã trở thành các thành phố trực thuộc tỉnh. Trong đó, tỉnh Thanh Hóa có hai thành phố là Thanh Hóa và Sầm Sơn. Trong suốt thời kỳ từ đầu năm 1945 cho đến năm 1994, toàn vùng Bắc Trung Bộ chỉ có hai thành phố là Vinh và Huế. Từ năm 1994 đến nay, lần lượt các thị xã được nâng cấp trở thành các thành phố trực thuộc tỉnh. Các thành phố lập đến năm 1975: Các thành phố lập từ năm 1994 đến nay: Hiện nay, ở vùng Bắc Trung Bộ có 3 đô thị loại I: thành phố Thanh Hóa (thuộc tỉnh Thanh Hóa), thành phố Vinh (thuộc tỉnh Nghệ An), thành phố Huế (thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế). Các thành phố là đô thị loại II: thành phố Hà Tĩnh (thuộc tỉnh Hà Tĩnh), thành phố Đồng Hới (thuộc tỉnh Quảng Bình). Các thành phố còn lại hiện nay đều là các đô thị loại III trực thuộc tỉnh. Đô thị. Tính đến ngày 27 tháng 4 năm 2021, vùng Bắc Trung Bộ có: Lịch sử - An ninh - Quốc phòng. Địa bàn Bắc Trung Bộ Việt Nam có vị trí chiến lược hết sức quan trọng trong việc chiến đấu, phòng thủ quốc gia, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam trong lịch sử. Từ xa xưa đây đã từng là chốn "biên thùy", là "phên giậu", là nơi xuất phát của nhiều cuộc khởi nghĩa chiến tranh giữ nước của dân tộc Việt Nam. Dân cư. Bắc Trung Bộ là nơi cư trú của 25 dân tộc khác nhau (Thái, Mường, Tày, Mông, Bru - Vân Kiều) sống ở Trường Sơn. Phân bố không đều từ đông sang tây. Người Kinh sinh sống chủ yếu ở đồng bằng ven biển phía đông. Kinh tế. Công nghiệp. Bắc Trung Bộ có nhiều khoáng sản quý, đặc biệt là đá vôi nên có điều kiện phát triển ngành khai thác khoáng và sản xuất vật liệu xây dưng. Đây là ngành quan trọng nhất của vùng Ngoài ra vùng còn có các ngành khác như chế biến gỗ, cơ khí, dệt may, chế biến thực phẩm phân bố không đồng đều. Các trung tâm có nhiều ngành công nghiệp: Thanh Hóa, Vinh, Huế với quy mô vừa và nhỏ Cơ sở hạ tầng, công nghệ, thiết bị, nhiên liệu cũng đang được cải thiện. Cung ứng được nhiên liệu, năng lượng. Hiện nay Thanh Hóa là tỉnh có Giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất vùng. Nông nghiệp. Vùng đồi trước núi: Vùng đồng bằng hẹp ven biển: Dịch vụ. Bắc Trung Bộ có rất nhiều cửa khẩu biên giới giữa Việt - Lào: A Dớt, Cầu Treo, Cha Lo, Lao Bảo. Có bờ biển dài tạo điều kiện cho các tàu buôn hàng hóa nước ngoài xuất nhập khẩu và các tàu chở khách du lịch nước ngoài vào nước ta. Du lịch đang trên đà phát triển. Số lượng khách du lịch đang tăng lên mỗi ngày. Việc phát triển ngành dịch vụ đang được chú trọng, đặc biệt là ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc. Văn hóa. Theo hệ thống phân vùng địa lý Việt Nam, Bắc Trung Bộ là khu vực chuyển tiếp giữa Bắc Bộ và Nam Trung Bộ. Lịch sử cho thấy cư dân nơi đây có nguồn gốc chủ yếu là người Thanh- Nghệ- Tĩnh thiên di vào Bình Trị Thiên từ thời Lý- Trần- Lê. Do đó, mối quan hệ của người Việt nơi đây liên quan, gắn bó với các sinh hoạt văn hoá dân gian nói chung. Hò sông nước Bắc Trung Bộ là sản phẩm tinh thần, biểu hiện sự cố kết của cộng đồng người Việt. Những là điệu hò đặc trưng của vùng này là: Bắc Trung Bộ là một trong những trung tâm văn hóa quan trọng của Việt Nam, là nơi có 4 di sản văn hóa thế giới: Thành nhà Hồ - Thanh Hóa, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Quần thể di tích cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế. Bắc Trung Bộ cũng là nơi sinh ra nhiều anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, chính trị Việt Nam như: Triệu Thị Trinh, Mai Thúc Loan, Dương Đình Nghệ, Hồ Quý Ly, Lê Lợi, Nguyễn Hoàng, Quang Trung, Nguyễn Du, Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh,Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Võ Nguyên Giáp, Lê Duẩn, Lê Khả Phiêu, Lê Đức Anh... các vua chúa của nhà Hồ, nhà Hậu Lê, chúa Trịnh, chúa Nguyễn, nhà Nguyễn... Danh lam thắng cảnh. Bắc Trung Bộ là nơi có nhiều bãi biển đẹp như: Bãi biển Sầm Sơn, Bãi biển Hải Tiến, Bãi biển Hải Hòa, Bãi biển Cửa Lò, Bãi biển Thiên Cầm, Bãi biển Nhật Lệ, Bãi biển Cửa Tùng, Bãi biển Thuận An, Lăng Cô. Khu vực này có các vườn quốc gia: Vườn quốc gia Bến En (Thanh Hóa), Vườn quốc gia Pù Mát(Nghệ An), Vườn quốc gia Vũ Quang(Hà Tĩnh), Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng(Quảng Bình), Vườn quốc gia Bạch Mã(Thừa Thiên Huế).
4,069
69814177
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4069
Duyên hải Nam Trung Bộ
Duyên hải Nam Trung Bộ (cũng được gọi là Nam Trung Bộ) là vùng địa phương ven biển của phía nam thuộc Trung Bộ Việt Nam, với thành phố trọng điểm và lớn nhất là thành phố Đà Nẵng. Vị trí. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ tiếp giáp Đông Nam Bộ ở phía nam, thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Đông Nam Bộ trong quá trình phát triển; giáp với Tây Nguyên và là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên, Campuchia, Thái Lan, thuận lợi giao lưu phát triển kinh tế và hình thành nền kinh tế mở. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có vị trí địa lý kinh tế rất thuận lợi, nằm trên các trục giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường biển, gần khu tam giác kinh tế trọng điểm miền Đông Nam Bộ; cửa ngõ của Tây Nguyên, của Đường Xuyên Á ra biển nối với đường hàng hải quốc tế. Lịch sử hình thành và phát triển. Theo cách chia Trung Bộ thành 4 phần Bắc, Trung, Nam và Tây Nguyên thì Duyên hải Nam Trung Bộ gồm 3 tỉnh: Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên cùng với các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế hợp thành vùng (Duyên hải) Trung Trung Bộ. Thành phố trung tâm và lớn nhất là thành phố Đà Nẵng. Hiện nay, hầu hết các đô thị vốn trước đây là thị xã tỉnh lỵ của các tỉnh trong vùng đều đã trở thành các thành phố trực thuộc tỉnh (ngoại trừ Đà Nẵng trực thuộc trung ương từ đầu năm 1997). Trong đó, tỉnh Quảng Nam có 2 thành phố là Tam Kỳ và Hội An, tỉnh Khánh Hòa có 2 thành phố là Nha Trang và Cam Ranh. Trong suốt thời kỳ từ sau năm 1975 cho đến năm 1986, toàn vùng Nam Trung Bộ chỉ có 2 thành phố là Đà Nẵng và Nha Trang. Từ năm 1986 đến nay, lần lượt các thị xã được nâng cấp trở thành các thành phố trực thuộc tỉnh. Các thành phố trước năm 1986: Các thành phố từ năm 1986 đến nay: Hiện nay, ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có 3 đô thị loại I: thành phố Đà Nẵng (trực thuộc Trung ương), Quy Nhơn (thuộc tỉnh Bình Định), Nha Trang (thuộc tỉnh Khánh Hòa). Các thành phố là đô thị loại II: Tam Kỳ (thuộc tỉnh Quảng Nam), Quảng Ngãi (thuộc tỉnh Quảng Ngãi), Tuy Hòa (thuộc tỉnh Phú Yên), Phan Rang – Tháp Chàm (thuộc tỉnh Ninh Thuận), Phan Thiết (thuộc tỉnh Bình Thuận). Các thành phố còn lại hiện nay đều là các đô thị loại III trực thuộc tỉnh. Tài nguyên. Địa hình: Các vùng gò, đồi thuận lợi chăn nuôi bò, dê, cừu. Đồng bằng Tuy Hòa màu mỡ thuận lợi sản xuất lương thực thực phẩm. Tài nguyên lớn nhất của vùng là kinh tế biển. Kinh tế biển ở đây bao gồm: Nguồn lợi hải sản (chiếm gần 20% sản lượng đánh bắt của cả nước) và nuôi trồng thủy sản, nhất là các loại đặc sản (tôm, tôm hùm, cá mú, ngọc trai...) với diện tích có thể nuôi trồng là 60.000 ha trên các loại thủy vực: mặn, ngọt, lợ. Vận tải biển trong nước và quốc tế. Chùm cảng nước sâu đảm bảo tàu có trọng tải lớn vào được, có sẵn cơ sở hạ tầng và nhiều đất xây dựng để xây dựng các khu công nghiệp tập trung gắn với các cảng nước sâu và với vị trí địa lý của mình có thể chọn làm cửa ngõ ra biển cho đường "xuyên Á". Có triển vọng về dầu khí ở thềm lục địa. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ nằm trong khu vực có tiềm năng về khoáng sản của Việt Nam, đáng chú ý là sa khoáng nặng, cát trắng (cho phép vùng trở thành trung tâm phát triển công nghiệp thủy tinh, kính quang học), đá ốp lát, nước khoáng, vàng... Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều sân bay quốc tế và có nhiều cảng biển nước sâu có thể đón được các loại tàu biển có trọng tải lớn như cảng Cam Ranh, Khánh Hòa, một trong những cảng biển nước sâu lớn nhất cả nước. Đồng bằng Quảng Ngãi rộng khoảng 1.200 km² bao gồm cả thung lũng sông Trà Khúc và sông Vệ cũng được cấu tạo tương tự đồng bằng Quảng Nam. Nhưng vào mùa khô sông Trà Khúc và sông Vệ đều cạn nước đến mức người ta có thể lội qua, hiện nay trên sông Trà Khúc đã có công trình thủy nông Thạch Nham ngăn sông, xây dựng hệ thống kênh mương chuyển nước phục vụ sản xuất cho nhiều huyện. Khí hậu: có hai mùa mưa khô tương phản rõ rệt. Mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12. Lượng mưa trung bình năm khoảng 900-1000 mm Du lịch. Du lịch biển, đảo và di tích lịch sử văn hóa dân tộc là nguồn lực quan trọng, là một trong 3 trung tâm du lịch của cả nước (ngoài thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh), trong đó nổi bật là dải Đà Nẵng - Hội An, Quy Nhơn - Phú Yên, Nha Trang - Cam Ranh - Ninh Chử, và Mũi Né. Sân bay quốc tế Đà Nẵng và Cam Ranh là 2 sân bay lớn trong vùng, đón lượng lớn khách du lịch nước ngoài cũng như trong nước. Bên cạnh đó, sân bay Phù Cát ở Bình Định cũng tăng trưởng liên tục về lượng khách thông quan trong nhiều năm qua, hiện đang đúng thứ 3 về lưu lượng khai thác. Và đang mở thêm các đường bay mới trong nước cũng như ra quốc tế (đến Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan). Kinh tế. Có nhiều bãi tôm, bãi cá, đặc biệt ở vùng cực Nam Trung Bộ. Có ngư trường lớn ở Hoàng Sa (Đà Nẵng) và Trường Sa (Khánh Hòa). Sản lượng đánh bắt hải sản năm 2006 đã hơn 624.000 tấn, trong đó sản lượng cá chiếm 420.000 tấn. Trong vùng có nhiều vũng, vịnh, đầm phá... có lợi cho việc nuôi trồng thủy sản. Nuôi tôm hùm, tôm sú đang phát triển mạnh, nhất là ở Phú Yên và Khánh Hòa. Tương lai ngành thủy hải sản sẽ giải quyết được vấn đề lương thực của vùng và cung cấp được nhiều sản phẩm giúp chuyển dịch cơ cấu nông thôn ven biển. Tuy nhiên, việc khai thác hợp lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (nhất là Hoàng Sa - Trường Sa) là rất cấp bách. Du lịch hàng hải. Duyên hải Nam Trung Bộ là vùng có nhiều điều kiện thuận lợi nhất để xây dựng các cảng nước sâu do bờ vịnh khúc khuỷu, nhiều vịnh nước sâu. Hiện tại có một số cảng lớn do Trung ương quản lý như: Đà Nẵng, Quy Nhơn (sản lượng hàng hoá lớn thứ 3 cả nước), Cam Ranh..., cảng nước sâu Dung Quất. Ở vịnh Vân Phong sẽ hình thành cảng trung chuyển quốc tế lớn nhất nước, và cạnh tranh với các cảng lớn trong khu vực. Ngành du lịch phát triển mạnh nhờ có nhiều bãi biển lý tưởng, thắng cảnh đẹp, di tích lịch sử, văn hóa đa dạng. Đà Nẵng và Quy Nhơn là một trong những đầu mối giao thông đường biển quan trọng nhất của cả nước. Dân cư. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có số dân là 9.385.214 người. 3 tỉnh Quảng Nam, Bình Thuận và Bình Định có dân số đông nhất, dân số của riêng 3 tỉnh này chiếm gần một nửa dân số của vùng (45,2%). Có khoản 3,9 triệu người (38% dân số) sinh sống ở các thành phố và khu dân cư. Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bình Định và Bình Thuận là 4 địa phương có đa số dân cư sống ở thành thị. Trong khi đó đa số dân cư Quảng Nam, Quảng Ngãi lại sống ở nông thôn. Từ năm 2000 đến 2017, tỉ lệ tăng dân số trung bình hằng năm của vùng là 1,22%. Trong đó Đà Nẵng là địa phương tăng nhanh nhất - khoảng 1,95%; Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định tăng chậm nhất - khoảng 1%. Bốn tỉnh còn lại có tốc độ tăng từ 1,26% (Khánh Hòa) đến 1,59% (Ninh Thuận). Như các vùng khác, dân tộc chiếm đa số của vùng là dân tộc Kinh. Có một vài dân tộc thiểu số, trong đó đáng chú ý là dân tộc Chăm. Họ sống chủ yếu ở xung quanh thành phố Phan Rang - Tháp Chàm (tỉnh lị Ninh Thuận) và phía bắc tỉnh Bình Thuận. Họ cũng sống rải rác ở một số nơi khác, như phía nam tỉnh Bình Định. Những dân tộc thiểu số khác sống ở phần đồi núi phía tây của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Vùng sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn một nửa diện tích của tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi. Đô thị. Tính đến ngày 19 tháng 5 năm 2022, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có:
4,070
88862
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4070
Tây Nguyên
Tây Nguyên hay vùng cao nguyên Nam Trung Bộ là khu vực với địa hình cao nguyên bao gồm các tỉnh xếp theo thứ tự vị trí địa lý từ phía Bắc xuống Nam gồm Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Tây Nguyên là vùng thuộc miền Trung Việt Nam. Tây Nguyên cùng với Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ hợp thành miền Trung Việt Nam. Địa lý. Vị trí địa hình. Tây Nguyên là vùng cao nguyên, phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, phía nam giáp các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, phía tây giáp với các tỉnh Attapeu (Lào), Ratanakiri và Mondulkiri (Campuchia). Trong khi Kon Tum có biên giới phía Tây giáp với cả Lào và Campuchia thì Gia Lai, Đắk Lắk và Đắk Nông chỉ có chung đường biên giới với Campuchia. Còn Lâm Đồng không có đường biên giới quốc tế. Nếu xét diện tích Tây Nguyên bằng tổng diện tích của 5 tỉnh ở đây, thì vùng Tây Nguyên rộng khoảng 54.7 nghìn km². Thực chất, Tây Nguyên không phải là cao nguyên duy nhất mà là một loạt cao nguyên liền kề. Đó là các cao nguyên Kon Tum cao khoảng 500 mét, Kon Plông, Kon Hà Nừng, Pleiku cao khoảng 800 m, M'Drăk cao khoảng 500 m, Buôn Ma Thuột cao khoảng 500m, Mơ Nông cao khoảng 800–1000m, Lâm Viên cao khoảng 1500m, Bảo Lộc và Di Linh cao khoảng 900–1000m. Tất cả các cao nguyên này đều được bao bọc về phía Đông bởi những dãy núi và khối núi cao chính là Trường Sơn Nam. Tây Nguyên lại có thể chia thành ba tiểu vùng địa hình đồng thời là ba tiểu vùng khí hậu, gồm Bắc Tây Nguyên (tương ứng với các tỉnh Kon Tum và Gia Lai), Trung Tây Nguyên (tương ứng với các tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông), Nam Tây Nguyên (tương ứng với tỉnh Lâm Đồng). Trung Tây Nguyên có độ cao thấp hơn và nền nhiệt độ cao hơn hai tiểu vùng phía Bắc và Nam. Với đặc điểm thổ nhưỡng đất đỏ Bazan ở độ cao khoảng 500 m đến 600 m so với mặt biển, Tây Nguyên rất phù hợp với những cây công nghiệp như Cà phê, Ca cao, Hồ tiêu, Dâu tằm. Cây điều và cây Cao su cũng đang được phát triển tại đây. Cà phê là cây công nghiệp quan trọng số một ở Tây Nguyên. Tây Nguyên cũng là vùng trồng cao su lớn thứ hai sau Đông Nam Bộ và đang tiến hành khai thác mỏ quặng Bô xít. Tây Nguyên cũng là khu vực ở Việt Nam còn nhiều diện tích rừng với thảm sinh vật đa dạng, trữ lượng khoáng sản phong phú hầu như chưa khai thác và tiềm năng du lịch lớn, Tây nguyên có thể coi là mái nhà của Miền Trung, có chức năng phòng hộ rất lớn. Tuy nhiên, nạn phá rừng, hủy diệt tài nguyên thiên nhiên và khai thác lâm sản bừa bãi chưa ngăn chặn được tại đây có thể dẫn đến nguy cơ làm nghèo kiệt rừng và thay đổi môi trường, sinh thái. Khí hậu. Nằm trong vùng Nhiệt đới Xavan, khí hậu ở Tây Nguyên được chia làm hai mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến hết tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, trong đó tháng 3 và tháng 4 là hai tháng nóng và khô nhất. Do ảnh hưởng của độ cao nên trong khi ở các cao nguyên cao 400–500 m khí hậu tương đối mát và mưa nhiều, riêng cao nguyên cao trên 1000 m thì khí hậu lại mát mẻ quanh năm, đặc điểm của khí hậu núi cao. Lịch sử. Thời nguyên thủy đến trước thế kỷ 19. Vùng đất Tây Nguyên (Đêga) từ xưa vốn là vùng đất tự trị độc lập, địa bàn sinh sống của các bộ tộc thiểu số bản địa, chưa phát triển thành một quốc gia hoàn chỉnh, chỉ có những quốc gia mang tính chất sơ khai của người Êđê, Giarai, Mạ... Tháng 2 năm Tân Mão niên hiệu Hồng Đức thứ 2 (1471), vua Lê Thánh Tông thân chinh đi đánh Chiêm Thành, phá được thành Đồ Bàn, bắt sống vua Champa là Trà Toàn, sáp nhập 3 phần 5 lãnh thổ Champa thời đó vào Đại Việt. Hai phần Champa còn lại, được Lê Thánh Tông chia thành các tiểu quốc nhỏ thuần phục Đại Việt. Phần đất Phan Lung (tức Phan Rang ngày nay) do viên tướng Chăm là Bồ Trì trấn giữ, được vua Lê coi là phần kế thừa của vương quốc Chiêm Thành. Một phần đất nay là tỉnh Phú Yên, Lê Thánh Tông phong cho Hoa Anh vương tạo nên nước Nam Hoa. Vùng đất phía Tây núi Thạch Bi, tức miền bắc Tây Nguyên ngày nay được lập thành nước Nam Bàn, vua nước này được phong là Nam Bàn vương. Sau khi Chúa Nguyễn Hoàng xây dựng vùng cát cứ phía Nam, các Chúa Nguyễn ra sức loại trừ các ảnh hưởng còn lại của Champa và cũng phái một số sứ đoàn để thiết lập quyền lực ở khu vực Đêga Tây Nguyên. Các bộ tộc thiểu số ở đây dễ dàng chuyển sang chịu sự bảo hộ của người Việt. Tuy nhiên, các bộ tộc ở đây vẫn còn manh mún và mục tiêu của các chúa Nguyễn nhắm trước đến các vùng đồng bằng, nên chỉ thiết lập quyền lực rất lỏng lẻo ở đây. Trong một số tài liệu vào thế kỷ 16, thế kỷ 17 đã có những ghi nhận về các bộ tộc Mọi Đá Vách (Hré), Mọi Hời (Hroi, Kor, Bru, Ktu và Pacoh), Mọi Đá Hàm (Djarai), Mọi Bồ Nông (Mnong) và Bồ Van (Rhadé Epan), Mọi Vị (Raglai) và Mọi Bà Rịa (Mạ) để chỉ các bộ tộc thiểu số sinh trú ở vùng Nam Tây Nguyên Đêga ngày nay. Tuy sự ràng buộc lỏng lẻo, nhưng về danh nghĩa, vùng đất Tây Nguyên vẫn thuộc phạm vi bảo hộ của các chúa Nguyễn. Thời Nhà Tây Sơn, rất nhiều chiến binh thuộc các bộ tộc thiểu số Tây Nguyên gia nhập quân Tây Sơn, đặc biệt với đội tượng binh nổi tiếng trong cuộc hành quân của Quang Trung tiến công ra Bắc xuân Kỷ Dậu (1789). Tây Sơn thượng đạo, vùng đất phía Tây đèo An Khê là một căn cứ chuẩn bị lực lượng cho quân Tây Sơn thuở ban đầu. Người lãnh đạo việc hậu cần này của quân Tây Sơn là người vợ dân tộc Ba Na của Nguyễn Nhạc. Thời Nhà Nguyễn. Sang đến triều Nhà Nguyễn, quy chế bảo hộ trên danh nghĩa dành cho Tây Nguyên vẫn không thay đổi nhiều, mặc dù vua Minh Mạng có đưa phần lãnh thổ Tây Nguyên vào bản đồ Việt Nam (Đại Nam nhất thống toàn đồ – 1834). Người Việt vẫn chủ yếu khai thác miền đồng bằng nhiều hơn, đặc biệt ở các vùng miền Đông Nam Bộ ngày nay, đã đẩy các bộ tộc thiểu số bán sơn địa lên hẳn vùng Tây Nguyên (như trường hợp của bộ tộc Mạ). Trong cuốn "Đại Việt địa dư toàn biên", Phương Đình Nguyễn Văn Siêu có viết: "Thủy Xá, Hỏa Xá ở ngoài cõi Nam Bàn nước Chiêm Thành. Bấy giờ trong Thượng đạo tỉnh Phú An có núi Bà Nam rất cao. Thủy Xá ở phía Đông núi ấy... Hỏa Xá ở phía Tây núi ấy, phía Tây tiếp giáp với xứ Sơn Bốc sở nam nước Chân Lạp, phía Nam thì là Lạc man (những tộc người du cư). Phía trên là sông Đại Giang, phía dưới là sông Ba Giang làm giới hạn bờ cõi hai nước ấy...". Năm 1863 vua Tự Đức lập đơn vị "sơn phòng" để củng cố và bình định vùng sơn cước của ba tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định. Tuy mục đính chính là quân sự nhưng cơ sở sơn phòng sau biến thành mạch giao thương giữa miền xuôi và miền núi qua trung gian các thuộc lái trong khi quan lại kiểm soát việc thu thuế. Việc nhũng nhiễu của lái buôn và lạm thu của giới quan liêu khiến người Thượng vì bị bức bách, đã tràn xuống miền xuôi cướp phá nhiều đợt. Quan quân phải truy đuổi đánh dẹp. Hệ thống sơn phòng tồn tại sang thời Pháp thuộc đến năm 1905 thì Chính quyền Bảo hộ ra lệnh bãi bỏ và người Pháp trực tiếp cai trị vùng Cao nguyên. Thời Pháp thuộc. Sau khi người Pháp nắm được quyền kiểm soát Việt Nam, họ đã thực hiện hàng loạt các cuộc thám hiểm và chinh phục vùng đất Đêga Tây Nguyên. Trước đó, các nhà truyền giáo đã đi tiên phong lên vùng đất còn hoang sơ và chất phác này. Năm 1888, một người Pháp gốc đảo Corse tên là Mayréna sang Đông Dương, chọn Dakto làm vùng đất cát cứ và lần lượt chinh phục được các bộ lạc thiểu số. Ông thành lập Vương quốc Sedang có Quốc kỳ và phát hành giấy bạc, có cấp chức riêng và tự mình lập làm vua xưng là Marie đệ Nhất. Nhận thấy được vị trí quan trọng của vùng đất Tây Nguyên, nhân cơ hội Mayréna về châu Âu vận động xin viện trợ từ các cường quốc Tây phương, chính phủ Pháp đã đưa công sứ Quy Nhơn F. Guiomar (1889 - 1890) lên tiếp thu. Mayréna trên đường trở lại Đông Dương khi quá cảnh Singapore thì bị nhà chức trách giữ lại. Chính phủ Pháp cũng ra lệnh cấm Mayréna nhập cảnh. Mayréna mất không lâu sau đó ở Mã Lai. Vùng Tây Nguyên kể từ năm 1889 được đặt dưới quyền quản lý của Công sứ Quy Nhơn và vương quốc Sedang cũng bị giải tán. Năm 1891, bác sĩ Alexandre Yersin mở cuộc thám hiểm và phát hiện ra Cao nguyên Lang Biang. Ông đã đề nghị với Chính phủ thuộc địa xây dựng một thành phố nghỉ mát tại đây. Nhân dịp này, người Pháp bắt đầu chú ý khai thác kinh tế đối với vùng đất này. Tuy nhiên, về danh nghĩa, vùng đất Tây Nguyên vẫn thuộc quyền kiểm soát của Triều đình Huế. Vì vậy, ngày 16 tháng 10 năm 1898, Khâm sứ Trung Kỳ là Léon Jules Pol Boulloche (1898 - 1900) đề nghị Cơ mật Viện triều Nguyễn giao cho Pháp trực tiếp phụ trách an ninh tại các cao nguyên Trung Kỳ. Năm 1898, khi vương quốc Sedang bị giải tán thì ngay năm sau (tức 1899), thực dân Pháp buộc vua Đồng Khánh ban dụ ngày 16 Tháng 10 trao cho họ Tây Nguyên để họ có toàn quyền tổ chức hành chính và trực tiếp cai trị các dân tộc thiểu số ở đây. Triều đình Huế chỉ giữ việc bổ nhiệm một viên quan Quản đạo có tính cách tượng trưng. Năm 1900, Toàn quyền Paul Doumer đích thân thị sáp Đà Lạt và quyết định chọn Đà Lạt làm thành phố nghỉ mát, bắt đầu sự can thiệp trực tiếp trên cao nguyên Đêga. Hành chính thời Pháp thuộc. Về mặt hành chánh năm 1901 người Pháp đặt sở Đại lý ở Trà Mi, tỉnh Quảng Ngãi để quản lý toàn vùng sơn cước bốn tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên. Tuy đây chưa phải là đất Cao nguyên nhưng được dùng làm cơ sở tiếp quản dần, tách rời vùng mạn ngược với miền xuôi. Năm 1907, tòa Đại lý ở Kontum đổi thành tòa Công sứ Kontum, cùng với việc thành lập các trung tâm hành chính Kontum và Cheo Reo với viên Công sứ Kontum đầu tiên là Guenot. Tiếp theo là tỉnh lỵ Pleiku ra đời, công sứ Pháp đầu tiên là Leon Plantié. Thực dân người Pháp bắt đầu lên đây xây dựng các đồn điền đồng thời cũng ngăn cấm người Việt lên theo, trừ số phu họ mộ được. Năm 1917, thị xã Đà Lạt được thành lập với viên Thị trưởng lúc đó là Cunhac (1916 - 1920). Năm 1923 thành lập tỉnh Darlac dưới quyền công sứ Pháp Sabatier. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, người Pháp áp dụng chính sách "chia để trị" triệt để khi thấy tình thế ngày càng bất lợi cho chế độ thực dân. Ngày 27 tháng 5 năm 1946, Cao ủy Đông Dương Georges d’Argenlieu ký văn bản thành lập Xứ Thượng Nam Đông Dương (tiếng Pháp: "Pays Montagnards Du Sud Indochinois", PMSI) với quyền tự trị cho sắc dân Thượng cách biệt khỏi quyền quản lý của người Kinh ở miền xuôi. Quốc gia Việt Nam. Sang thời Quốc gia Việt Nam, Xứ Thượng Nam Đông Dương được trao lại cho Quốc trưởng Bảo Đại dưới tên gọi Hoàng triều Cương thổ. Theo đó thì việc cai trị ở năm tỉnh vùng núi theo một quy chế riêng vẫn bị cách ly khỏi vùng đồng bằng. Thủ tướng Ngô Đình Diệm đã vận động xóa bỏ đơn vị này và sáp nhập Đồng Nai Thượng, Lang Biang, Pleiku, Darlac, và Kontum vào lại Trung phần. Việt Nam Cộng hòa. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đổi tên tỉnh Lang Biang và sáp nhập với một phần tỉnh Đồng Nai Thượng thành tỉnh Lâm Đồng, đồng thời tách một phần đất sáp nhập với thành phố Đà Lạt, thành lập tỉnh Tuyên Đức. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa chia Cao nguyên Trung Phần thành bảy tỉnh: Kon Tum, Pleiku, Phú Bổn, Đắk Lắk, Quảng Đức, Tuyên Đức và Lâm Đồng với tổng cộng gần một triệu dân với 50% dân số tập trung vào hai tỉnh Đắk Lắk và Tuyên Đức. Đến năm 1975 Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu điều quân từ Tây Nguyên rút xuống yểm trợ Nam Trung Bộ khiến cho quân giải phóng nắm lấy thời cơ đưa quân tiến sâu vào vùng này (xem bài Chiến dịch Tây Nguyên). Sau khi thống nhất. Sau khi thống nhất năm 1976 sau khi chấm dứt chiến tranh Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam gọi chung vùng này là Tây Nguyên, gồm ba tỉnh Đắk Lắk (hình thành từ các tỉnh Đắk Lắk, Phú Bổn và Quảng Đức), tỉnh Gia Lai - Kon Tum (tỉnh Kon Tum sáp nhập với tỉnh Gia Lai) và tỉnh Lâm Đồng (sáp nhập tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Tuyên Đức). Chính quyền có chính sách di dân một số sắc dân từ Vùng Tây Bắc lên Tây Nguyên cũng như xây dựng các vùng kinh tế mới tại đây. Ngày 21 tháng 8 năm 1991, chia tách tỉnh Gia Lai - Kon Tum thành hai tỉnh mới: Gia Lai và Kon Tum. Ngày 26 tháng 11 năm 2003, Quốc hội ra Nghị quyết số 22/2003/QH.11, tỉnh Đắk Lắk (cũ) tách thành hai tỉnh mới là Đắk Lắk và Đắk Nông. Hiện tại, địa bàn Tây Nguyên bao gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Dân cư. Thời Pháp thuộc, người Kinh bị hạn chế lên vùng Cao nguyên nên các bộ tộc người Jrai và Êđê sinh hoạt trong xã hội truyền thống. Mãi đến giữa thế kỷ XX sau cuộc di cư năm 1954 thì số người Kinh mới tăng dần. Trong số gần một triệu dân di cư từ miền Bắc thì Chính phủ Quốc gia Việt Nam đưa lên miền cao nguyên 54.551 người, đa số tập trung ở Đà Lạt và Lâm Đồng. Từ đó, nhiều dân tộc thiểu số chung sống với dân tộc Việt (người Kinh) ở Tây Nguyên như Ba Na, Jrai, Êđê, Cơ Ho, Mạ, Xơ Đăng, Mơ Nông.. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa gọi chung những dân tộc này là "đồng bào sắc tộc" hoặc "người Thượng"; "Thượng" có nghĩa là ở trên, "người Thượng" là người ở miền cao hay miền núi, một cách gọi đặc trưng để chỉ những sắc dân sinh sống trên cao nguyên miền Trung. Danh từ này mới phổ biến từ đó thay cho từ ngữ miệt thị cũ là "mọi". Tính đến năm 1976, dân số Tây Nguyên là 1.225.000 người, gồm 18 dân tộc, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số là 853.820 người (chiếm 69,7% dân số). Năm 1993, dân số Tây Nguyên là 2.376.854 người, gồm 35 dân tộc, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số là 1.050.569 người (chiếm 44,2% dân số). Năm 2004, dân số Tây Nguyên là 4.668.142 người, gồm 46 dân tộc, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số là 1.181.337 người (chiếm 25,3% dân số) . Riêng tỉnh Đắk Lắk, từ 350.000 người (1995) tăng lên 1.776.331 người (1999), trong 4 năm tăng 485% . Kết quả này, một phần do gia tăng dân số tự nhiên và phần lớn do gia tăng cơ học: di dân đến Tây nguyên theo 2 luồng di dân kế hoạch và di dân tự do. Người dân tộc đang trở thành thiểu số trên chính quê hương của họ. Sự gia tăng gấp 4 lần dân số và nạn nghèo đói, kém phát triển và hủy diệt tài nguyên thiên nhiên (gần đây, mỗi năm vẫn có tới gần một nghìn héc-ta rừng tiếp tục bị phá ) đang là những vấn nạn tại Tây Nguyên và thường xuyên dẫn đến xung đột. Theo kết quả điều tra dân số 01 tháng 4 năm 2009 dân số Tây Nguyên (gồm 05 tỉnh) là 5.107.437 người, như thế so với năm 1976 đã tăng 3,17 lần, chủ yếu là tăng cơ học. Đến năm 2021, tổng dân số của 5 tỉnh Tây Nguyên là 6.002.995 người. Các đơn vị hành chính. Trước 1975, Chính quyền Việt Nam Cộng hòa chia Cao nguyên Trung Phần thành 7 tỉnh: Kontum, Pleiku, Phú Bổn, Darlac, Quảng Đức, Tuyên Đức và Lâm Đồng với tổng cộng gần một triệu dân với 50% dân số tập trung vào hai tỉnh Darlac và Tuyên Đức. Từ 1976 đến đầu thập niên 1990, Tây Nguyên được chia thành 3 tỉnh là Gia Lai - Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Đồng. Sau đó tỉnh Gia Lai-Kon Tum được chia thành hai tỉnh: Gia Lai và Kon Tum vào năm 1991. Tỉnh Đắk Lắk chia thành hai tỉnh: Đắk Lắk và Đắk Nông vào năm 2004. Hiện nay, địa bàn Tây Nguyên có 5 tỉnh với diện tích gần 5,5 triệu ha "(Tỷ lệ 16,4% so với tổng diện tích cả nước)" với gần 5,7 triệu dân "(Tỷ lệ 5,9% so với tổng dân số cả nước)", bình quân 104 người trên 1 cây số vuông. Các tỉnh. Hiện nay, hầu hết các đô thị vốn trước đây là thị xã tỉnh lỵ của một tỉnh ở vùng Tây Nguyên đều đã trở thành các thành phố trực thuộc tỉnh. Trong đó, tỉnh Lâm Đồng có hai thành phố là Đà Lạt và Bảo Lộc. Trong suốt thời kỳ từ đầu năm 1975 cho đến năm 1995, toàn vùng Tây Nguyên chỉ có một thành phố là Đà Lạt. Từ năm 1995 đến nay, lần lượt các thị xã được nâng cấp trở thành các thành phố trực thuộc tỉnh. Các thành phố lập trước năm 1975: Các thành phố lập từ năm 1995 đến nay: Hiện nay, ở vùng Tây Nguyên có 3 đô thị loại I: thành phố Pleiku (thuộc tỉnh Gia Lai), thành phố Buôn Ma Thuột (thuộc tỉnh Đắk Lắk), thành phố Đà Lạt (thuộc tỉnh Lâm Đồng). Các thành phố là đô thị loại II: thành phố Kon Tum (thuộc tỉnh Kon Tum). Các thành phố còn lại hiện nay đều là các đô thị loại III trực thuộc tỉnh. Đô thị. Tính đến ngày 10 tháng 1 năm 2023, vùng Tây Nguyên có: Văn hóa. Ba Na là nhóm sắc tộc đầu tiên, sau người Kinh, có chữ viết phiên âm dựa theo bộ ký tự Latin do các giáo sĩ Pháp soạn năm 1861. Đến năm 1923 hình thành chữ viết Ê Đê. Sử thi được biết đến đầu tiên là Đam San được sưu tập và xuất bản bằng tiếng Pháp tại Paris ("Le Chanson de DamSan"). Đến 1933, tạp chí của học viện Viễn Đông bác cổ tại Hà Nội in lại dưới hình thức song ngữ Êđê - Pháp. Vào tháng 2 năm 1949, phát hiện một bộ đàn đá mang tên "Ndút Liêng Krak" tại Đắc Lắc và bộ nhạc cụ thời tiền sử vô giá này hiện được lưu giữ tại Viện Bảo tàng Con người - Paris. Vào ngày 25 tháng 11 năm 2005, Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại. Kinh tế, tài nguyên, xã hội và môi trường. So với các vùng khác trong cả nước, điều kiện kinh tế - xã hội của Tây Nguyên có nhiều khó khăn, như là thiếu lao động lành nghề, cơ sở hạ tầng kém phát triển, sự chung đụng của nhiều sắc dân trong một vùng đất nhỏ và với mức sống còn thấp. Tuy nhiên, Tây Nguyên có lợi điểm về tài nguyên thiên nhiên. Tây Nguyên có đến 2 triệu hecta đất bazan màu mỡ, tức chiếm đến 60% đất bazan cả nước, rất phù hợp với những cây công nghiệp như cà phê, ca cao, hồ tiêu, dâu tằm, trà. Cà phê là cây công nghiệp quan trọng số một ở Tây Nguyên. Diện tích cà phê ở Tây Nguyên hiện nay là hơn 290 nghìn ha, chiếm 4/5 diện tích cà phê cả nước. Đắk Lắk là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất (170 nghìn ha) và cà phê Buôn Ma Thuột nổi tiếng có chất lượng cao. Tây Nguyên cũng là vùng trồng cao su lớn thứ hai sau Đông Nam Bộ, chủ yếu tại Gia Lai và Đắk Lắk. Tây Nguyên còn là vùng trồng dâu tằm, nuôi tằm tập trung lớn nhất nước ta, nhiều nhất là ở Bảo Lộc Lâm Đồng. Ở đây có liên hiệp các xí nghiệp ươm tơ xuất khẩu lớn nhất Việt Nam. Việc phân bổ đất đai và tài nguyên không đồng đều cũng gây ra nhiều tranh chấp. Trước đây, chính quyền có chủ trương khai thác Tây Nguyên bằng hệ thống các nông lâm trường quốc doanh (thời kỳ trước năm 1993 là các Liên hiệp xí nghiệp nông lâm công nghiệp lớn, đến sau năm 1993 chuyển thành các nông, lâm trường thuộc trung ương hoặc thuộc tỉnh). Các tổ chức kinh tế này trong thực tế bao chiếm gần hết đất đai Tây Nguyên. Ở Đắk Lắk, đến năm 1985, ba xí nghiệp Liên hiệp nông lâm công nghiệp quản lý 1.058.000 hecta tức một nửa địa bàn toàn tỉnh, cộng với 1.600.000 hecta cao su quốc doanh, tính chung quốc doanh quản lý 90% đất đai toàn tỉnh. Ở Gia Lai-Kon Tum con số đó là 60%. Tính chung, đến năm 1985, quốc doanh đã quản lý 70% diện tích toàn Tây Nguyên. Sau năm 1993, đã có sự chuyển đổi cơ chế quản lý, nhưng con số này cũng chỉ giảm đi được 26% . Tài nguyên rừng và diện tích đất lâm nghiệp ở Tây Nguyên đang đứng trước nguy cơ ngày càng suy giảm nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân khác nhau, như là một phần nhỏ diện tích rừng sâu chưa có chủ và dân di cư mới đến lập nghiệp xâm lấn rừng để ở và sản xuất (đất nông nghiệp toàn vùng tăng rất nhanh) cũng như nạn phá rừng, khai thác lâm sản trái phép chưa kiểm soát được. Do sự suy giảm tài nguyên rừng nên sản lượng khai thác gỗ giảm không ngừng, từ 600 – 700 nghìn m³ vào cuối thập kỉ 80 - đầu thập kỉ 90, nay chỉ còn khoảng 200 – 300 nghìn m³/năm. Hiện nay, chính quyền địa phương đang có thử nghiệm giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định và giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình và cộng đồng trong buôn, làng . Nhờ địa thế cao nguyên và nhiều thác nước, nên tài nguyên thủy năng của vùng lớn và được sử dụng ngày càng có hiệu quả hơn. Trước đây đã xây dựng các nhà máy thủy điện Đa Nhim (160.000 kW) trên sông Đa Nhim (thượng nguồn sông Đồng Nai), Đray H'inh (12.000 kW) trên sông Serepôk. Mới đây, công trình thủy điện Yaly (700.000 kW) đưa điện lên lưới từ năm 2000 và đang có dự kiến xây dựng các công trình thủy điện khác như Bon Ron - Đại Ninh, Plây Krông. Tây Nguyên không giàu tài nguyên khoáng sản, chỉ có bôxit với trữ lượng hàng tỉ tấn là đáng kể. Theo tài liệu cũ của Liên Xô để lại, Tây Nguyên có trữ lượng Bô xít khoảng 8 tỉ tấn . Ngày 1 tháng 11 năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định 167 phê duyệt quy hoạch phân vùng, thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng bô xít từ giai đoạn 2007-2015, có xét đến năm 2025 và hiện nay, Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam cũng đã thăm dò, đầu tư một số công trình khai thác bô xít, luyện alumin tại Tây Nguyên. Tuy nhiên, việc làm này đã vấp phải sự phản đối quyết liệt của các nhà khoa học và dân cư bản địa vì nguy cơ hủy hoại môi trường và tác động tiêu cực đến văn hóa - xã hội Tây Nguyên và có thể tổn thương cả một nền văn hóa bản địa . Ngày 15 tháng 11 năm 2022, Chính phủ ban hành Nghị quyết 152/NQ-CP về việc Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 06/10/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Danh lam thắng cảnh. Đắk Lắk. Nằm trên cao nguyên Đắk Lắk, một trong 3 cao nguyên lớn của Tây Nguyên, có độ cao trung bình 400 - 800m so với mực nước biển, phía bắc và đông bắc giáp với Gia Lai, phía nam giáp với Lâm Đồng, phía tây giáp với Cam-pu-chia và tỉnh Đắk Nông, phía đông giáp với Phú Yên và Khánh Hòa. Đắk Lắk có thác Thủy Tiên và những hồ nước thơ mộng như hồ Lắk, hồ Buôn Triết, hồ Ea Kao. Đắk Nông. Tỉnh Đắk Nông nằm ở phía tây nam Trung Bộ, đoạn cuối của dãy Trường Sơn, trên một vùng cao nguyên, độ cao trung bình 500m so với mực nước biển. Đắk Nông có phong cảnh thác hùng vĩ, có tổ chức những đêm lửa trại với tiếng cồng chiêng và rượu cần. Gia Lai. Là một tỉnh miền núi, Gia Lai nằm ở phía bắc Tây Nguyên trên độ cao 600 – 800m so với mực nước biển. Phía bắc Gia Lai giáp với tỉnh Kon Tum, phía nam giáp tỉnh Đắk Lắk, phía tây giáp với Cam-pu-chia, phía đông giáp với các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên. Gia Lai là vùng đất có bề dày lịch sử với nền văn hóa cổ xưa mang bản sắc các dân tộc thiểu số, chủ yếu là Gia Rai và Ba Na, thể hiện qua kiến trúc nhà rông, nhà sàn, nhà mồ, qua lễ hội truyền thống, qua y phục và nhạc cụ. Kon Tum. Kon Tum là tỉnh ở phía bắc cao nguyên Gia Lai - Kon Tum, một trong 3 cao nguyên lớn của Tây Nguyên. Thành phố Kon Tum được xây bên bờ sông Đắk Bla, một nhánh của sông Pơ Kô là Trung tâm Hành chính cũ của Pháp ở Tây Nguyên. Các cố đạo Pháp đã đến đây từ năm 1851. Lâm Đồng. Lâm Đồng là tỉnh ở phía nam Tây Nguyên, 1 trong 3 cao nguyên cao nhất của Tây Nguyên là Lâm Viên - Di Linh - Bảo Lộc. Lâm Đồng có nhiều thắng cảnh nổi tiếng như các thác nước tại huyện Đức Trọng và những thắng cảnh thiên nhiên tại Đà Lạt như Hồ Than Thở, Hồ Xuân Hương. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, do không được quan tâm bảo trì đúng mức, cảnh quan nhiều thắng cảnh đang bị phá hủy. Ngày nay 10 trong số 17 thắng cảnh quốc gia xuống cấp, trong đó có ba ngọn thác ở huyện Đức Trọng đã được xếp hạng quốc gia tại Lâm Đồng đã biến mất gồm: thác Gougah, thác Liên Khương và thác Bảo Đại. Lý do là vì các đơn vị được giao đầu tư thiếu năng lực và chỉ lo khai thác kinh doanh bán vé. Ông Đinh Bá Quang - Trưởng phòng Quản lý di sản văn hóa (Sở VH-TT-DL) Lâm Đồng cho biết: Theo quy định, hằng năm các đơn vị trích từ 3 - 5% lãi suất kinh doanh để tu bổ, tôn tạo và tổ chức các hoạt động văn hóa tại di tích. Thế nhưng thực tế qua kiểm tra thì các điểm này không thực hiện được như vậy. An ninh - Quốc phòng. Hiện nay Quân khu 5 đảm nhiệm chức năng quản lý nhà nước về mặt quốc phòng trên địa bàn Tây Nguyên. Quân đoàn 3, còn gọi là Binh đoàn Tây Nguyên, là một trong những quân đội chủ lực cơ động của Quân đội Nhân dân Việt Nam, được thành lập ngày 26 tháng 3 năm 1975 tại Tây Nguyên.Trụ sở: phường Trà Bá, Thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Binh đoàn 15 là một đơn vị kinh tế quốc phòng của Quân đội Nhân dân Việt Nam. thành lập: Ngày 20 tháng 2 năm 1985. Trụ Sở: phường Yên Thế thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai Vấn đề Tây Nguyên. Sự gia tăng dân số nhanh chóng và nạn nghèo đói, kém phát triển và hủy diệt tài nguyên thiên nhiên đang là những vấn nạn tại Tây Nguyên và thường xuyên dẫn đến xung đột. Theo nhà dân tộc học Nguyễn Từ Chi viết cách đây 25 năm, việc thi hành chính sách dân tộc từ sau thống nhất năm 1975 đã có những mặt tích cực như: Tuy nhiên cũng theo ông Chi, bên cạnh mặt tích cực, cũng có những mặt tiêu cực có thể là mầm mống gây nên những xung đột Kinh-Thượng thường trực nén sâu trong tâm tư người dân tộc: Đến nay những cảnh báo trên đã có phần thành hiện thực. Trong Hội nghị phát triển kinh tế - xã hội Tây nguyên giai đoạn 2006-2010 tổ chức vào tháng 7 năm 2006, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá rằng Tây Nguyên "phát triển chưa tương xứng với tiềm năng". Theo ông Mai Văn Năm, Phó Ban thường trực Ban chỉ đạo Tây Nguyên, nói rằng chính phủ "vẫn chưa xây dựng được chính sách tổng thể nhằm giải quyết toàn diện vùng dân tộc thiểu số" và "Còn thiếu sự chặt chẽ giữa Trung ương và địa phương trong việc giải quyết một số vấn đề cấp bách". Thêm vào đó, việc khai thác Bô xít được tiến hành vào năm 2009, mặc dù đã vấp phải sự phản đối quyết liệt của các nhà khoa học và dân cư bản địa vì nguy cơ hủy hoại môi trường và tác động tiêu cực đến văn hóa - xã hội Tây Nguyên và có thể tổn thương cả một nền văn hóa bản địa . Trong thư của cựu đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi thủ tướng có viết "Cần nhắc lại rằng, đầu những năm 1980 Chính phủ đã đưa chương trình khảo sát khai thác bô-xít trên Tây Nguyên vào chương trình hợp tác đa biên với khối COMECON... Sau khảo sát đánh giá hiệu quả tổng hợp của các chuyên gia Liên Xô, khối COMECON đã khuyến nghị Chính phủ Việt Nam không nên khai thác bô-xít trên Tây Nguyên do những nguy cơ gây tác hại sinh thái lâu dài rất nghiêm trọng, không thể khắc phục được đối với dân cư chẳng những tại chỗ mà còn cả dân cư và vùng đồng bằng Nam Trung Bộ. Chính phủ khi đó đã quyết định không khai thác bô-xít mà gìn giữ thảm rừng và phát triển cây công nghiệp (cao su, cà phê, chè...) trên Tây Nguyên..." .
4,071
807300
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4071
Đông Nam Bộ
Đông Nam Bộ (hay còn được gọi là miền Đông) là một trong hai phần của Nam Bộ Việt Nam. Vùng Đông Nam Bộ có 1 thành phố trực thuộc trung ương là Thành phố Hồ Chí Minh và 5 tỉnh: Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai và Tây Ninh. Theo kết quả điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 2009, dân số vùng Đông Nam Bộ là 14.025.387 người, chiếm 16.34% dân số Việt Nam, là vùng có tốc độ tăng dân số cao nhất nước, do thu hút nhiều dân nhập cư từ các vùng khác đến sinh sống. Tuy nhiên chỉ sau 13 năm, theo số liệu mới đây năm 2021 của Tổng cục Thống kê VN, tổng dân số của vùng Đông Nam Bộ là 18.719.266 người (không kể số người tạm trú lâu dài) trên một diện tích là 23.560,6 km², với mật độ dân số bình quân 795 người/km², chiếm 19,1% dân số cả nước. Riêng tài liệu trước đây của Tổng cục Thống kê Việt Nam và một số ít tài liệu khác dựa theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê lại xếp 2 tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận (thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ) vào vùng Đông Nam Bộ. Hiện nay Tổng cục Thống kê đã xếp Bình Thuận cùng Ninh Thuận vào vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Đông Nam Bộ là khu vực kinh tế phát triển nhất ở Việt Nam, đóng góp hơn 2/3 thu ngân sách hằng năm, có tỉ lệ đô thị hóa 62.8%. Lịch sử hình thành các tỉnh thành Đông Nam Bộ. Năm 1957, dưới thời Đệ Nhất Cộng hòa, khu vực này mang tên Miền Đông Nam phần, đại diện bởi Tòa Đại biểu Chính phủ cho 13 tỉnh thành: Đô thành Sài Gòn, các tỉnh Gia Định, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Long, Phước Long, Phước Thành, Hậu Nghĩa, Biên Hòa, Long Khánh, Phước Tuy, Bình Tuy và Long An. Khu vực này là một đơn vị hành chính của Việt Nam Cộng hòa. Năm 1963, Đệ Nhất Cộng hòa bị lật đổ và đơn vị Miền Đông Nam phần bị xóa bỏ, tuy nhiên danh từ này vẫn thông dụng để chỉ định khu vực địa lý. Giai đoạn 1966-1975 thời Đệ Nhị Cộng hòa, Miền Đông Nam phần bao gồm 12 tỉnh thành: Đô thành Sài Gòn, các tỉnh Gia Định, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Long, Phước Long, Hậu Nghĩa, Biên Hòa, Long Khánh, Phước Tuy, Bình Tuy và Long An. Năm 1975, sáp nhập các tỉnh thành để thành lập các tỉnh thành mới lớn hơn, khi đó miền Đông Nam Bộ gồm 4 tỉnh thành: Thành phố Hồ Chí Minh (tỉnh Gia Định, Đô thành Sài Gòn, quận Củ Chi của tỉnh Hậu Nghĩa và quận Phú Hòa của tỉnh Bình Dương), Sông Bé (gồm tỉnh Bình Dương, Bình Long và Phước Long), Tây Ninh, Đồng Nai (gồm Biên Hòa, Long Khánh và Phước Tuy). Tỉnh Bình Tuy cũ nhập vào tỉnh Thuận Hải thuộc miền Trung, tỉnh Long An nhập vào Miền Tây Nam Bộ. Năm 1979, miền Đông Nam Bộ gồm 4 tỉnh thành và 1 đặc khu: Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Tây Ninh, Sông Bé, Đồng Nai và Đặc khu Vũng Tàu-Côn Đảo. Năm 1991, miền Đông Nam Bộ có 5 tỉnh thành gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Tây Ninh, Sông Bé, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu. Từ năm 1997 đến nay, vùng Đông Nam Bộ có 6 tỉnh thành gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu. Địa lý. Địa hình. Đông Nam Bộ có địa hình bán bình nguyên, trung du và đồi núi thấp dưới 1000m, bề mặt thoải. Độ cao giảm dần từ tây bắc xuống đông nam, có độ cao bề mặt dao động từ khoảng 500 - 700m (H.Bù Gia Mập, Bình Phước - phần rìa phía nam cao nguyên Mơ Nông) xuống 1m (H.Bình Chánh, TP.HCM - giáp ranh đồng bằng sông Cửu Long). Hơn 70% diện tích của vùng có độ cao trên 50m, chủ yếu là các đồi thấp xen bưng bàu trũng, địa hình cao và lượn sóng mạnh ở phía bắc, giảm dần về phía nam Các ngọn núi cao ở khu vực:<br>-Núi Bà Đen - 986m (Tây Ninh)<br>-Núi Chứa Chan - 838m (Đồng Nai)<br>-Núi Bà Rá - 736m (Bình Phước)<br>-Núi Mây Tào - 716m (Bà Rịa Vũng Tàu)<br>-Núi Dinh - 505m (Bà Rịa Vũng Tàu)<br>-Núi Cậu - 289m (Bình Dương) Do vùng này là trung tâm công nghiệp nên rừng ít, cây công nghiệp được trồng với diện tích lớn hàng bậc nhất cả nước, tình trạng ô nhiễm ngày càng nặng, trong đô thị rất dễ bị lũ lụt do không có cây giữ lại. Đất có bảy loại: đất feralit, đất phù sa (chiếm thấp nhất trong vùng), đất ba dan, đất xám trên phù sa cổ, đất mặn, đất phèn (đất mặn, đất phèn tập trung nhiều ở Thành phố Hồ Chí Minh). Vùng đất này thuộc địa chất giới Kainozoi: Cuội, cát, sét kết và các thành tạo bở rời Sông ngòi. Khu vực Đông Nam Bộ có các sông lớn như hệ thống sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Thị Vải... Sông Sài Gòn và sông Thị Vải là nơi tập trung các cảng chính của khu vực như cảng Sài Gòn, cảng Cái Mép, cảng Thị Vải. Sông Bé và sông Đồng Nai có trữ lượng thủy năng dồi dào (Thủy Điện Trị An, Thủy Điện Thác Mơ, Thủy Điện Cần Đơn, Thủy Điện Srok Pu Mieng) Các hồ thủy lợi và thủy điện ngăn sông có ý nghĩa hết sức quan trọng, giúp cung cấp nước sản xuất và sinh hoạt có diện tích lớn là hồ Dầu Tiếng, hồ Trị An, hồ Thác Mơ, hồ Phước hòa. Đặc biệt là hồ thủy lợi Phước Hòa và hồ Dầu Tiếng còn có tác dụng điều phối nguồn nước để chống xâm nhập mặn cho sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ. Bờ biển. Bờ biển khu vực này thuộc các địa phương: Bà Rịa-Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh. Khu vực ven biển này có nhiều bãi biển đẹp là khu nghỉ mát nổi tiếng như: bãi Sau, bãi Dứa (Vũng Tàu). Vùng biển ấm, ngư trường rộng, hải sản phong phú Phát triển ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản. Các tỉnh thành khu vực Đông Nam Bộ. Tất cả các tỉnh ở miền Đông Nam Bộ đều nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Mục dân số và diện tích ghi theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam trên trang Wikipedia các tỉnh thành Việt Nam. Hiện nay, hầu hết các đô thị vốn là thị xã tỉnh lỵ của các tỉnh ở vùng Đông Nam Bộ trước đây đều đã trở thành thành phố trực thuộc tỉnh (ngoại trừ Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố trực thuộc Trung ương). Trong đó, tỉnh Bình Dương có 4 thành phố là Thủ Dầu Một, Dĩ An, Tân Uyên, Thuận An, tỉnh Đồng Nai có 2 thành phố là Biên Hòa và Long Khánh, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 2 thành phố là Bà Rịa và Vũng Tàu. Trong suốt thời kỳ từ đầu năm 1975 cho đến năm 1991, toàn vùng Đông Nam Bộ chỉ có 2 thành phố là Thành phố Hồ Chí Minh và Biên Hòa. Từ năm 1991 đến nay, lần lượt các thị xã được nâng cấp thành các thành phố trực thuộc tỉnh. Các thành phố được thành lập trước năm 1976: Các thành phố được thành lập từ năm 1991 đến nay: Hiện nay, vùng Đông Nam Bộ có 1 đô thị loại đặc biệt: Thành phố Hồ Chí Minh (trực thuộc Trung ương); 3 đô thị loại I: Thủ Dầu Một (thuộc tỉnh Bình Dương), Biên Hòa (thuộc tỉnh Đồng Nai), Vũng Tàu (thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu). Các thành phố là đô thị loại II: Bà Rịa (thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu), Dĩ An (thuộc tỉnh Bình Dương). Các thành phố còn lại là đô thị loại III trực thuộc tỉnh. Đô thị. Tính đến ngày 27 tháng 3 năm 2023, vùng Đông Nam Bộ có: Kinh tế. Đông Nam Bộ là vùng có kinh tế phát triển nhất Việt Nam, dân số đông và dẫn đầu cả nước về xuất khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài, GDP, cũng như nhiều yếu tố kinh tế - xã hội khác. Về Công nghiệp: khu vực công nghiệp-xây dựng tăng trưởng nhanh,chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của vùng;cơ cấu sản xuất cân đối,bao gồm công nghiệp nặng,công nghiệp nhẹ và chế biến lương thực, thực phẩm.Một số ngành công nghiệp đang hình thành và phát triển như dầu khí,điện tử,công nghệ cao. Về Nông nghiệp: Đông Nam Bộ là vùng trồng cây nông nghiệp quan trọng của cả nước các cây như lạc, đậu... (Tây Ninh là tỉnh có diện tích trồng mía, mì, đậu phộng lớn nhất) là thế mạnh của vùng. Ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm được chú trọng,ngành đánh bắt thủy sản trên cá ngư trường đem lại nguồn lợi lớn về kinh tế. Tỉnh Bình Phước là tỉnh xuất khẩu Điều lớn nhất VN, đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu trung bình 3 tỷ USD mỗi năm Đầu tư trực tiếp nước ngoài của khu vực này dẫn dầu cả nước nổi bật ở các tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh. Gần đây, Vũng Tàu cũng thu hút khá nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài. Năm 2006, Vũng Tàu là thành phố thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cao nhất cả nước với hơn 1,1 tỷ USD. Ngoài ra, Bà Rịa Vũng Tàu hiện là tỉnh có GDP bình quân đầu người cao nhất VN. Tứ giác kinh tế trọng điểm. Gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu. Cả bốn tỉnh, thành trên đều thuộc vùng Đông Nam bộ, chiếm một diện tích khiêm tốn so với cả nước, nhưng đóng góp của 4 địa phương này đối với quốc gia là rất lớn, mang tính quyết định đối với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Theo số liệu năm 2004 thì tứ giác kinh tế này chiếm: 37,40% GDP cả nước, đóng góp 55,76% ngân sách, giá trị sản xuất công nghiệp 47,12%... Thành phố Hồ Chí Minh là Trung tâm thương mại và kinh tế của khu vực. Được ví là "Hòn ngọc Viễn Đông", Thành phố Hồ Chí Minh với lịch sử hơn 300 năm đã khẳng định vị trí hàng đầu, trung tâm kinh tế, tài chính, văn hóa, du lịch, giáo dục, khoa học kỹ thuật, y tế lớn nhất nhì cả nước. Nằm tại ngã tư quốc tế, giữa các con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam, Đông sang Tây, được xem là tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, Thành phố Hồ Chí Minh là cửa ngõ lớn của Việt Nam thông ra thế giới. Đồng Nai là trung tâm công nghiệp lớn trong vùng với trung tâm là Biên Hoà. Các huyện như Nhơn Trạch, Long Thành, Trảng Bom là 3 huyện công nghiệp lớn của Đồng Nai thu hút nhiều đầu tư vào các khu công nghiệp tập trung lớn và quy mô. Các huyện thành này tạo thành trung tâm công nghiệp của tỉnh và của cả khu vực Đông Nam Bộ. Trong tương lai, Nhơn Trạch sẽ là một thành phố công nghiệp thuộc tỉnh của Đồng Nai. Huyện Trảng Bom và Long Thành cũng là trung tâm của các dự án lớn và là các đô thị phát triển trong tương lai của tỉnh Đồng Nai. Bình Dương là một tỉnh năng động trong thu hút vốn nước ngoài cùng với tỉnh Đồng Nai. Tỉnh có thị xã công nghiệp nổi bật là Bến Cát và 4 thành phố là Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An, Tân Uyên. Những phát triển của Bình Dương đang góp phần to lớn cho sự phát triển bền vững và phát triển nhất của khu vực đối với cả nước. Cùng với Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu và Đồng Nai, Bình Dương hợp chung thành tứ giác phát triển nhất cả nước. Khu tứ giác này góp 48,6% trong ngân sách quốc gia. Theo kế hoạch, đến năm 2020, Bình Dương sẽ trở thành đô thị loại 1 và là thành phố trực thuộc trung ương với năm quận nội thành là Thủ Dầu Một, Dĩ An, Thuận An, Nam Tân Uyên, Bến Cát và 4 huyện ngoại thành là Bắc Tân Uyên, Bàu Bàng, Phú Giáo, Dầu Tiếng(Đến nay vẫn chưa thực hiện được). Bà Rịa – Vũng Tàu (BR-VT) là trung tâm du lịch, khai thác - lọc - hóa dầu khí trọng điểm. Nhắc đến Bà Rịa – Vũng Tàu người ta liên tưởng ngay đến các thế mạnh của tỉnh gắn liền với biển là công nghiệp khai thác dầu mỏ, vận tải hàng hải, dịch vụ du lịch và khai thác hải sản. Với trữ lượng 900 - 1.200 triệu mét khối dầu mỏ và 360 tỷ mét khối khí đối, BR-VT đang đứng đầu quốc gia về lĩnh vực này. Sự phát triển của ngành công nghiệp khai thác dầu mỏ đã thúc đẩy nền kinh tế BR-VT tăng trưởng đáng kể. GDP đầu người năm 2004 kể cả dầu khí tăng gấp 5,33 lần, không kể dầu khí tăng gấp 10 lần so với năm 1992 (khi mới thành lập tỉnh). Cùng với việc khai thác dầu mỏ, các ngành công nghiệp liên quan cũng đồng thời phát triển theo như công nghiệp sử dụng khí làm nguyên liệu, nhiên liệu, khí hóa lỏng, phân đạm, nhựa, hóa chất... Tương lai của khu vực này sẽ có nhiều trong các dự án lớn như: sân bay quốc tế Long Thành (Đồng Nai), đường cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu, thành phố mới Nhơn Trạch (Đồng Nai), Thành phố mới Bình Dương (Bình Dương), các trung tâm công nghiệp mới Trảng Bom, Long Thành, (Đồng Nai), đô thị hoá các huyện trung tâm tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu. Quy hoạch Tứ giác kinh tế. Theo Quyết định số 06/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm phía nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Quy hoạch nêu rõ, tập trung phát triển giao thông vận tải với bước đột phá mạnh mẽ, tạo tiền đề đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng yêu cầu là vùng đi đầu trong CNH, HĐH, thu hút đầu tư nước ngoài và hội nhập kinh tế quốc tế. Quy hoạch cũng nhấn mạnh, phấn đấu đến năm 2020 hoàn thành 580 km đường cao tốc; đưa vào cấp kỹ thuật hệ thống đường tỉnh và mở mới một số tuyến cần thiết; tiếp tục phát triển giao thông nông thôn, 80% đường giao thông nông thôn được cứng hóa mặt. Hoàn thành nâng cấp, cải tạo tuyến đường sắt Bắc - Nam và khu đầu mối TP Hồ Chí Minh; nghiên cứu đầu tư xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam vào thời điểm thích hợp. Tập trung xây dựng một số bến cảng nước sâu tại các cụm cảng Vũng Tàu, Đồng Nai và TP Hồ Chí Minh; hoàn thành di dời các cảng trên sông Sài Gòn. Xây dựng và đưa vào khai thác giai đoạn 1 cảng hàng không quốc tế Long Thành. Tổ chức vận tải hợp lý trên một số hành lang chủ yếu như hành lang: TP Hồ Chí Minh - phía bắc; TP Hồ Chí Minh - đồng bằng sông Cửu Long; TP Hồ Chí Minh - Bà Rịa – Vũng Tàu...
4,072
70477563
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4072
Đồng bằng sông Cửu Long
Vùng đồng bằng sông Cửu Long (còn được gọi là Tây Nam Bộ, Cửu Long, hay miền Tây) là vùng cực nam của Việt Nam, một trong hai phần của Nam Bộ. Khu vực này có 1 thành phố trực thuộc trung ương là Cần Thơ và 12 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau. Đồng bằng sông Cửu Long có tổng diện tích 40.577,6 km² và có tổng dân số là 17.744.947 người (2022). Vùng chiếm 12,8% diện tích cả nước nhưng có 17,9% dân số cả nước, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn cả nước (năm 2017 tăng 8,8% trong khi cả nước tăng 7,6%). Chỉ riêng lúa đã chiếm 54% diện tích và 58% sản lượng lúa cả nước; xuất khẩu gạo từ toàn vùng chiếm tới 93% sản lượng. Chưa kể thủy sản chiếm 77% diện tích, 40% sản lượng và 60% xuất khẩu cả nước... Tuy nhiên, Đồng bằng sông Cửu Long đứng về phương diện thu nhập vẫn còn thấp hơn cả nước: thu nhập bình quân đầu người với mức 60 triệu đồng (cả nước là 74 triệu đồng/người/năm). Giới thiệu sơ lược. Đồng bằng sông Cửu Long hay còn gọi là Châu thổ sông Mê Kông, là phần lãnh thổ cực nam của Việt Nam, nằm về phía đông nam của Campuchia, là vùng đất màu mỡ nhất và có nhân khẩu đông nhất ở Việt Nam. Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm 13 tỉnh, thành: TP. Cần Thơ, tỉnh An Giang, tỉnh Đồng Tháp, tỉnh Long An, tỉnh Tiền Giang, tỉnh Vĩnh Long, tỉnh Bến Tre, tỉnh Trà Vinh, tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Hậu Giang, tỉnh Bạc Liêu, tỉnh Cà Mau và tỉnh Kiên Giang. Vùng đất này đất đai màu mỡ, lúa nước được thu hoạch bảy lần trong hai năm. Cư dân ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long bây giờ chủ yếu là người Việt, người bản địa người Khmer sinh sống chủ yếu ở tỉnh Trà Vinh, tỉnh Sóc Trăng và tỉnh An Giang. Vẫn có người Hoa quy mô tương đương ở tỉnh Kiên Giang và tỉnh Trà Vinh, một số di cư đến khoảng thời gian cuối nhà Minh đầu nhà Thanh do Mạc Cửu tuyển mộ. Địa lý. Đồng bằng sông Cửu Long là bộ phận của châu thổ sông Mê Kông có diện tích 39.194,6 km². Có vị trí nằm liền kề vùng Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp Campuchia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan, phía Đông Nam là Biển Đông. Các điểm cực của đồng bằng trên đất liền gồm điểm cực Tây ở phường Mỹ Đức, thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang; cực Đông ở xã Thừa Đức, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre; cực Bắc ở xã Hưng Điền A, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An; cực Nam ở xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Ngoài ra, còn có các đảo xa bờ của Việt Nam như đảo Phú Quốc, quần đảo Thổ Chu, quần đảo Hòn Khoai. Đồng bằng sông Cửu Long gồm ba tiểu vùng. Vùng cao ở phía tây gồm các tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long là Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, phần phía tây các tỉnh Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang và phần phía đông Kiên Giang. Đây là vùng thường bị ngập vào mùa mưa bởi nước sông Cửu Long dâng lên. Vùng thấp ở duyên hải phía đông gồm các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau, phần phía đông Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang và phần ven biển Kiên Giang. Đây là vùng thường bị mặn xâm nhập vào mùa khô. Địa mạo địa hình. Tam giác châu sông Mê Kông là đồng bằng bồi tích do hạ lưu sông Mê Kông và 9 đường rẽ của nó chảy vào biển Đông mà hình thành nên, là đồng bằng lớn nhất Việt Nam, diện tích hơn 40.000km². Chiều cao trung bình so với mực nước biển không đến 2m, nhiều dòng sông và ao đầm. Phần đông dân số làm nông nghiệp, là vùng sản xuất lúa gạo chủ yếu ở Việt Nam, cũng là một trong những khu sản xuất gạo nổi tiếng ở Đông Nam Á. Sông Mê Kông về phía dưới Phnôm Pênh chia thành hai nhánh, ở trong nước Việt Nam gọi là sông Tiền và sông Hậu, hai sông này đem tam giác châu chia thành ba phần, về phía nam sông Hậu là bán đảo Cà Mau, bởi vì ứ tích bùn và cát của sông Mê Kông cho nên bán đảo mỗi năm kéo dài 60 - 80 mét hướng về ven biển phía tây nam. Bãi biển ở phía tây bán đảo đủ dài tạo thành rừng ngập mặn đặc biệt chỉ có ở miền nhiệt đới, bên trong vùng đất có nhiều ruộng lúa nước và rừng rậm nhiệt đới. Ở giữa sông Tiền và sông Hậu là đồng bằng màu mỡ và bằng phẳng, kênh mương dày đặc như mạng nhện. Bộ phận về phía bắc sông Tiền chia ra, phía tây là Đồng Tháp Mười, thực tế là vùng ao đầm, mùa mưa tạo thành một bãi nước rộng lớn bao la, chiều sâu của nước là từ 3m trở xuống, mùa khô cạn nước cũng đến đầu gối, sản xuất nhiều củ sen và lúa nước nổi, phía đông là đồng bằng Đồng Nai. Vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam được hình thành từ những trầm tích phù sa và bồi dần qua những kỷ nguyên thay đổi mực nước biển; qua từng giai đoạn kéo theo sự hình thành những giồng cát (đất bằng) dọc theo bờ biển. Những hoạt động hỗn hợp của sông và biển đã hình thành những vạt đất phù sa phì nhiêu dọc theo đê ven sông lẫn dọc theo một số giồng cát ven biển và đất phèn trên trầm tích đầm mặn trũng thấp như vùng Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên – Hà Tiên, tây nam sông Hậu (khu vực ngã ba Hậu Giang, Bạc Liêu và Cà Mau) ở bán đảo Cà Mau. Cách đây khoảng 8.000 năm, vùng ven biển cũ trải rộng dọc theo triền phù sa cổ thuộc trầm tích Pleistocen từ Hà Tiên đến thềm bình nguyên Đông Nam Bộ. Sự hạ thấp của mực nước biển một cách đồng thời với việc lộ ra từng phần vùng đồng bằng vào giai đoạn cuối của thời kỳ trầm tích Pleistocen. Một mẫu than ở tầng mặt đất này được xác định tuổi bằng C14 cho thấy nó có tuổi tuyệt đối là 8.000 năm. Sau thời kỳ băng hà cuối cùng, mực mước biển dâng cao tương đối nhanh chóng vào khoảng 3–4 m trong suốt giai đoạn khoảng 1.000 năm, gây ra sự lắng tụ của các vật liệu trầm tích biển ở những chỗ trũng thấp của châu thổ; tại đây những sinh vật biển như hàu "(Ostrea)" được tìm thấy và việc xác định tuổi tuyệt đối của chúng bằng C14 cho thấy trầm tích này được hình thành cách đây khoảng 5.680 năm. Dưới những ảnh hưởng của môi trường biển và nước lợ, thực vật rừng ngập mặn dày đặc đã bao phủ toàn vùng này, chủ yếu là những cây đước "(Rhizophora" sp.) và mắm "(Avicennia" sp.). Những thực vật chịu mặn này đã tạo thuận lợi cho việc giữ lại các vật liệu lắng tụ, làm giảm sự xói mòn do nước hoặc gió, và cung cấp sinh khối cho trầm tích châu thổ, và rồi những đầm lầy biển được hình thành. Tại vùng này, cách đây 5.500 năm trước công nguyên, trầm tích lắng tụ theo chiều dọc dưới điều kiện mực nước biển dâng cao đã hình thành những cánh đồng rộng lớn mang vật liệu sét. Sự lắng tụ kéo dài của các vật liệu trầm tích bên dưới những cánh rừng Đước dày đặc đã tích lũy dần để hình thành một địa tầng chứa nhiều vật liệu sinh phèn "(pyrit). Mực nước biển dâng cao, bao phủ cả vùng như thế hầu như hơi không ổn định và bắt đầu có sự giảm xuống cách đây vào khoảng 5.000 năm. Sự hạ thấp mực nước biển dẫn đến việc hình thành một mực nước biển mới, sau mỗi giai đoạn như thế thì có một bờ biển mới được hình thành, và cuối cùng hình thành nên những vạt cồn cát chạy song song với bờ biển hiện tại mà người ta thấy ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Một cồn cát chia cắt vùng Đồng Tháp Mười và vùng trầm tích phù sa được xác định tuổi bằng C14 cho thấy có tuổi tuyệt đối vào khoảng 4.500 năm. Sự hạ dần của mực nước kèm theo những thay đổi về môi trường trong vùng đầm lầy biển, mà ở đây những thực vật chịu mặn mọc dày đặc "(Rhizophora" sp., "Avicinnia" sp.) được thay thế bởi những loài thực vật khác của môi trường nước ngọt như tràm ("Melaleuca" sp.) và những loài thực thực vật hoang dại khác "(Fimbristylis" sp.,"Cyperus" sp.). Sự ổn định của mực nước biển dẫn đến một sự bồi lắng trầm tích ven biển khá nhanh với vật liệu sinh phèn thấp hơn. Sự tham gia của sông Cửu Long đóng vai trò rất quan trọng trong suốt quá trình hình thành vùng châu thổ. Lượng nước trung bình hàng năm của sông này cung cấp vào khoảng 4.000 tỷ m³ nước và vào khoảng 100 triệu tấn vật liệu phù sa, những mảnh vỡ bị bào mòn từ lưu vực sông, mặc dù một phần có thể dừng lại tạm thời dọc theo hướng chảy, cuối cùng được mang đến cửa sông và được lắng tụ như một châu thổ. Những vật liệu sông được lắng tụ dọc theo sông để hình thành những đê tự nhiên có chiều cao 3–4 m, và một phần của những vật liệu phù sa phủ lên trên những trầm tích pyrit thời kỳ Holocen với sự biến thiên khá rộng về độ dày tầng đất vùng và không gian vùng. Các con sông nằm được chia cắt với trầm tích đê phù sa nhưng những vùng rộng lớn mang vật liệu trầm tích biển chứa phèn tiềm tàng vẫn còn lộ ra trong vùng đầm lầy biển. Tuy nhiên, độ chua tiềm tàng không xuất hiện trong vùng phụ cận của những nhánh sông gần cửa sông mà tại đây ảnh hưởng rửa bởi thủy triều khá mạnh. Ngược lại, vùng châu thổ sông Sài Gòn, nằm kế bên hạ lưu châu thổ sông Mekong, được biểu thị bởi một tốc độ bồi lắng ven biển khá chậm do lượng vật liệu phù du trong nước sông khá thấp và châu thổ này bị chia cắt bởi nhiều nhánh sông thủy triều và do bởi những vành đai thực vật chịu mặn thì rộng lớn hơn vành đai này ở vùng châu thổ sông Mekong, và kết quả là trầm tích của chúng chứa nhiều axít tiềm tàng. Khí hậu. Lưu vực tam giác châu sông Mê Kông ở vào trung tâm miền gió mùa nhiệt đới của châu Á, từ tháng 5 đến cuối tháng 9 bị ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam đến từ biển cả, ẩm ướt nhiều mưa, từ tháng 5 đến tháng 10 là mùa mưa; từ tháng 11 đến trung tuần tháng 3 năm liền sau bị ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc đến từ đất liền, khô khan ít mưa, từ tháng 10 đến tháng 11 là mùa khô, từ tháng 9 đến tháng 3 năm liền sau có thủy triều sáng và tối. Mưa dông có cường độ rất lớn, thời gian xảy ra khá ngắn, phạm vi ảnh hưởng khá nhỏ đều rất thường xuyên trong suốt mùa mưa; mưa xuống có thời gian xảy ra khá dài, phạm vi rất lớn thường xuyên nhất vào tháng 9, có thể dẫn đến nước lũ dâng lên tràn ngập một cách nghiêm trọng, nhưng mà sự ảnh hưởng của nó phần nhiều chỉ giới hạn ở khu vực tam giác châu và vùng đất phía tây lưu vực, đôi khi xuyên qua đất liền khiến phạm vi lớn hơn bị mưa lớn đánh bất ngờ trong khoảng thời gian dài. Bởi vì mùa tiết của mưa phân bố không đồng đều, các nơi ở lưu vực mỗi năm đều phải trải qua một đợt hạn hán có cường độ và thời gian xảy ra khác nhau. Đây là vùng có khí hậu cận xích đạo nên thuận lợi phát triển ngành nông nghiệp (mưa nhiều, nắng nóng) đặc biệt là phát triển trồng lúa nước và cây lương thực. Thủy văn. Tam giác châu sông Mê Kông có lượng nước chảy vào biển trung bình nhiều năm là 475 tỉ mét khối. Trữ lượng lí thuyết thủy năng ở lưu vực sông Mê Kông là 58 triệu kilowatt, thủy năng được khai phát ước tính là 37 triệu kilowatt, lượng phát điện hằng năm là 180 tỉ kilowatt giờ, trong đó 33% ở Campuchia và 51% ở Lào. Thủy năng chưa khai phát không đến 1%. Dòng chảy ở lưu vực tam giác châu sông Mê Kông đến từ mưa, bởi vì ảnh hưởng gió mùa không thay đổi hằng năm, cho nên đường tiến trình mức nước chủ yếu từ một năm thủy văn trước đến một năm thủy văn sau hầu như không thay đổi, chênh lệch giữa mức nước cao và mức nước thấp không lớn. Nếu quy định lưu lượng mức nước cao hằng năm là trên 110% lưu lượng trung bình nhiều năm, lưu lượng mức nước thấp hằng năm là dưới 90% lưu lượng trung bình nhiều năm, như vậy xác suất xuất hiện năm nước cao, năm nước bằng, năm nước thấp khoảng chừng là 25%, 50%, 25% đo ở trạm Viêng Chăn, Lào, là 20%, 60%, 20% đo ở trạm Kratié, Campuchia. Về phía tây, Đồng bằng sông Cửu Long được giới hạn bởi sông Châu Đốc và kênh Vĩnh Tế một dòng kênh nhân tạo chảy dọc theo biên giới Việt Nam-Campuchia, nhận nước sông Hậu Giang qua sông Châu Đốc tại Thành phố Châu Đốc đổ nước ra Vịnh Thái Lan, giới hạn một vùng đất thấp ngập nước theo mùa gọi là Tứ giác Long Xuyên. Ở khu vực giữa hai dòng sông Hậu và sông Tiền, Đồng bằng sông Cửu Long được giới hạn đầu nguồn bởi các dòng kênh nối ngang tại 2 huyện thị đầu nguồn Tân Châu và An Phú của tỉnh An Giang như kênh Vĩnh An... Về phía đông bắc và đông, Đồng bằng sông Cửu Long được giới hạn bằng hàng loạt các dòng sông kênh rạch liên thông với nhau, chảy dọc theo biên giới Việt Nam-Campuchia, (giới hạn vùng đất trũng khác ngập nước theo mùa là vùng Đồng Tháp Mười), và đều là phân lưu của sông Mekong: hoặc trực tiếp của dòng chính sông Tiền Giang, hay nhận nước gián tiếp qua một phân lưu chính của Mekong là Preak Banam đổ ra biển Đông qua sông Vàm Cỏ Tây (sông Vàm Cỏ) và các cửa của sông Cửu Long. Giới hạn phía đông bắc và đông của Đồng bắng sông Cửu Long là các dòng sông kênh rạch sau: sông Sở Thượng (chảy trên biên giới Việt Nam-Campuchia, nhận nước sông Mekong qua Preak Banam), sông Sở Hạ (chảy trên biên giới Việt Nam-Campuchia, nhận nước sông Mekong qua Preak Trabeak phân lưu của Preak Banam), rạch Cái Cỏ (chảy trên biên giới Việt Nam-Campuchia, là ranh giới phía bắc của Đồng Tháp Mười, nhận nước sông Mekong qua Preak Trabeak một thượng lưu của sông Sở Hạ và rạch Long Khốt), rạch Long Khốt (nhận nước sông Mekong qua Preak Trabeak và Cái Cỏ, thượng nguồn của sông Vàm Cỏ Tây), sông Vàm Cỏ Tây (nhận nước sông Mekong qua rạch Long Khốt và các kênh rạch nối thông với sông Tiền Giang), sông Vàm Cỏ (nhận nước sông Mekong qua sông Vàm Cỏ Tây và các kênh rạch nối thông với sông Tiền Giang), và cuối cùng là sông Soài Rạp (nhận nước sông Mekong qua sông Vàm Cỏ). Các sông Vàm Cỏ Tây, Vàm Cỏ, Soài Rạp mặc dù thuộc hệ thống sông Sài Gòn-Đồng Nai, là hệ thống sông thuộc địa bàn Miền Đông Nam Bộ, nhưng chúng là những dòng sông cuối cùng nhận nước từ sông Mekong về phía đông, đồng thời một trong số chúng (sông Soài Rạp) là ranh giới tự nhiên của 2 tỉnh phía đông Đồng bằng sông Cửu Long là Long An và Tiền Giang với tỉnh thành phía tây của miền Đông Nam Bộ là Thành phố Hồ Chí Minh, nên lưu vực các sông rạch này (chính là địa bàn tỉnh Long An) cũng là địa bàn ranh giới tận cùng phía đông của Đồng bằng sông Cửu Long với Miền Đồng Nam Bộ. Biến đổi khí hậu và thiên tai. Theo công bố của Bộ Tài nguyên và Môi trường (Việt Nam), khoảng 40% vùng đồng bằng sông Cửu Long có thể bị ngập trong nước biển do biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó do ảnh hưởng của hiện tượng Elnino, nhiều vùng ven biển của Đồng bằng sông Cửu Long gặp tình trạng hạn hán và nước mặn xâm nhập sâu vào nội địa. Mặt khác trong khi nước biển dâng lên, thì "tình trạng khai thác nước ngầm quá mức là một trong những nguyên nhân gây sụt lún đất ở khu vực TP.HCM và vùng đồng bằng sông Cửu Long". Những đề xuất về "bơm bù nước ngầm" để giảm sụt lún thì không được quan tâm thực hiện. Ngoài ra tác động ở thượng nguồn như nạn phá rừng và một loạt các đập nước đang đưa vào kế hoạch ở Hoa lục, Lào, và Campuchia đã giảm thiểu lượng phù sa bồi đắp ở các cửa sông, khiến vùng ven biển bị ngập dần. So với năm 1990 khi sông Cửu Long đưa 160 triệu tấn phù sa ra biển thì số lượng vào năm 2015 chỉ còn 75 triệu tấn, giảm hơn phân nửa. Lượng phù sa dù ra đến gần biển cũng bị trút bớt vì con người dùng sỏi cát vào các công trình xây cất, gây thiệt hại trầm trọng đến viễn cảnh sống còn của vùng đồng bằng. Theo nghiên cứu của Trường Đại học Cần Thơ, biến đổi khí hậu và hiện tượng ấm lên toàn cầu sẽ làm mực nước biển dâng lên. Nếu dâng 1m thì 20% đồng bằng châu thổ sẽ bị đe dọa. Dâng 2m diện tích đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị xóa còn phân nửa, ảnh hưởng trầm trọng đến đời sống 15 triệu dân. Theo nghiên cứu của 19 nhà khoa học đăng trên tạp chí Science thì nếu tiếp tục phát triển với cách thức như hiện tại, vùng này sẽ bị nhấn chìm đến 90% diện tích vào năm 2100. Năm 2016, Đồng bằng sông Cửu Long hứng chịu đợt hạn hán và xâm nhập mặn nặng nề nhất trong vòng 100 năm, gây thiệt hại hơn 160.000 ha lúa, tương đương 800.000 tấn lúa bị mất trắng, với mỗi gia đình có diện tích sản xuất khoảng 0,5 ha thì xâm nhập mặn đã làm khoảng 300.000 hộ gia đình (khoảng 1,5 triệu người) trong những tháng qua không có thu nhập. Các tỉnh bị thiệt hại nặng nhất là Kiên Giang (hơn 54.000 ha), Cà Mau (gần 50.000 ha), Bến Tre (gần 14.000 ha), Bạc Liêu (gần 12.000 ha)... Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã phải công bố tình trạng thiên tai đặc biệt nghiêm trọng. Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, ngoài những nguyên nhân như mùa mưa năm 2015 đến muộn và kết thúc sớm, nguyên nhân chính là các vấn đề ở thượng nguồn dòng chảy. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, các hồ chứa trên dòng chính ở phía Trung Quốc có dung tích khoảng 23 tỉ m³, các hồ chứa trên những sông nhánh khoảng 20 tỉ m³. Tổng dung tích này tác động rất lớn đến việc điều tiết nước và lưu lượng dòng chảy về phía hạ lưu. Trong dịp Tết Nguyên đán ở Trung Quốc, nhu cầu năng lượng giảm nên họ tích nước, do vậy vào thời điểm này lượng nước giảm đáng kể, sau đó dòng chảy tăng lên (khi các hồ xả nước để chạy thủy điện). “Tôi khẳng định đây là nguyên nhân cơ bản” - ông Hà nói. Dân cư. Dân cư ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long đa số là người Kinh. Khu vực này trước đây từng là một phần của Đế quốc Khmer, do đó là vùng tập trung người Khmer nhiều nhất bên ngoài nước Campuchia. Người Khmer sống chủ yếu ở Trà Vinh, Sóc Trăng và người Chăm theo đạo Hồi sống ở Tân Châu, An Giang. Người Hoa sống ở Sóc Trăng 64.910 người, tỉnh Kiên Giang 29.850 người, tỉnh Bạc Liêu 20.082 người (2009). Dân số vùng Đồng bằng sông Cửu Long là 17,33 triệu người vào năm 2011. Dân số vùng Đồng bằng sông Cửu Long tăng chậm trong những năm gần đây, chủ yếu do di cư đi nơi khác. Dân số vùng tăng 471.600 người từ năm 2005 đến 2011, trong khi đó 166.400 người di cư chỉ trong năm 2011. Tương tự như vùng duyên hải miền Trung, đây là một trong những nơi tăng dân số chậm nhất nước. Tỷ lệ tăng dân số trong khoảng 0,3% đến 0,5% từ năm 2008 đến 2011, trong khi đó tỷ lệ tăng dân số vùng Đông Nam Bộ lân cận là 2%. Tỷ lệ tăng dân số cơ học trong vùng là âm trong những năm này. Tỷ lệ sinh của vùng cũng khá thấp, ở mức 1,8 trẻ em trên mỗi người phụ nữ vào năm 2010 và 2011, giảm từ 2,0 năm 2005. Kinh tế. Tài nguyên. Đồng bằng sông Cửu Long không giàu khoáng sản. Khoáng sản chủ yếu là than bùn và đá vôi. Ngoài ra đồng bằng còn có các khoáng sản vật liệu xây dựng như sét gạch ngói, cát sỏi... Tài nguyên rừng cũng giữ những vai trò quan trọng, đặc biệt là hệ thống rừng ngập mặn ven biển lớn nhất Việt Nam, trong đó hệ thống rừng ngập mặn Mũi Cà Mau được công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới, bên cạnh đó là những cánh rừng tràm ở U Minh (Cà Mau), Đồng Tháp với một hệ thống sinh học vô cùng đa dạng. Nông nghiệp. Mặc dù diện tích canh tác nông nghiệp và thủy sản chưa tới 30% của cả nước nhưng miền Tây đóng góp hơn 50% diện tích lúa, 71% diện tích nuôi trồng thủy sản, 30% giá trị sản xuất nông nghiệp và 54% sản lượng thủy sản của cả nước. Lúa trồng nhiều nhất ở các tỉnh An Giang, Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang. Diện tích và sản lượng thu hoạch chiếm hơn 50% so với cả nước. Bình quân lương thực đầu người gấp 2,3 lần so với lương thực trung bình cả nước. Nhờ vậy nên Đồng bằng sông Cửu Long là nơi xuất khẩu gạo chủ lực của cả đất nước. Ngoài ra cây ăn quả còn là đặc sản nổi tiếng của vùng, với sự đa dạng về số lượng, cũng như chất lượng ngày càng được nâng cao Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh, nuôi nhiều ở Đồng Tháp, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau và Sóc Trăng. Ngày 19 tháng 7 năm 2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 854/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu của hợp tác xã nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long, giai đoạn 2021-2025. Thủy sản. Sản lượng thủy sản chiếm 50% cả nước, nhiều nhất ở các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang và An Giang. Kiên Giang là tỉnh có sản lượng thủy sản săn bắt nhiều nhất, 239.219 tấn thủy sản (năm 2000). An Giang là tỉnh nuôi trồng thủy sản lớn nhất vùng với sản lượng 80.000 tấn thủy sản (năm 2000). Nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản đang phát triển mạnh, theo quy mô công nghiệp. Công nghiệp. Ngành công nghiệp phát triển rất thấp, chủ yếu là ngành chế biến lượng thực. Cần Thơ là trung tâm công nghiệp của cả vùng bao gồm các ngành nhiệt điện, chế biến lương thực, luyện kim đen, cơ khí, hóa chất, dệt may và vật liệu xây dựng. Dịch vụ. Khu vực dịch vụ của vùng Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm các ngành chủ yếu: xuất nhập khẩu, vận tải thủy và du lịch. Xuất khẩu gạo chiếm 80% của cả nước. Giao thông đường thủy giữ vai trò quan trọng nhất. Du lịch biển chủ yếu ở Kiên Giang với thắng cảnh đẹp ở Hà Tiên, Phú Quốc. Du lịch tâm linh với nhiều chùa đẹp ở An Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Trà Vinh. Du lịch sinh thái bắt đầu khởi sắc như du lịch trên sông nước, vườn, khám phá các cù lao. Du lịch bền vững bước đầu hình thành với sự thành công của khu nghỉ dưỡng bền vững Mekong Lodge tại Tiền Giang và nhiều địa phương khác như Bến Tre, Vĩnh Long, Cà Mau, Đồng Tháp. Tuy nhiên chất lượng và sức cạnh tranh của các khu du lịch không đồng đều và còn nhiều hạn chế. Giao thông. Mạng lưới đường bộ từng bước được quy hoạch, nâng cấp, xây mới theo dạng "ô bàn cờ", bao gồm các trục dọc, ngang và hệ thống đường vành đai liên kết với nhau một cách hợp lý. Nhiều trục quốc lộ đã và đang được nâng cấp, xây mới, trong đó đáng kể có dự án mở rộng Quốc lộ 1 đoạn Trung Lương – Cần Thơ; xây dựng đường cao tốc TP Hồ Chí Minh – Trung Lương; tuyến đường nam sông Hậu, tuyến Quản Lộ – Phụng Hiệp... Nhiều cầu lớn vượt sông trên Quốc lộ 1 đã được đầu tư, xây mới như cầu Mỹ Thuận vượt sông Tiền, cầu Cần Thơ vượt sông Hậu, cầu Rạch Miễu nối Tiền Giang với tỉnh Bến Tre... Những cây cầu này xóa đi cảnh chen chúc lộn xộn, mất thời gian, thiếu an toàn tại các bến phà vốn tồn tại hàng thế kỷ nay, đồng thời trở thành điểm tham quan thu hút khách du lịch bởi quy mô và kiến trúc đẹp, hiện đại. Đến nay những "anh hai lúa" có thể thỏa mãn ước mơ được đi trên những máy bay hiện đại, ngắm nhìn những cánh đồng thẳng cánh cò bay. Đó cũng là nhờ việc quan tâm đầu tư, quy hoạch các sân bay trong vùng trên nguyên tắc bảo đảm kết nối vùng với các sân bay quốc tế và phân bố đều trong khu vực, nhất là các tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long. Cùng với việc nâng cấp một số hạng mục các cảng hàng không Rạch Giá, Cà Mau, Phú Quốc... sân bay quốc tế Cần Thơ đã hoàn thành với sức chứa 2,5 triệu hành khách/năm và có thể khai thác được các loại máy bay lớn như B747, B777. Hiện Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc mới giai đoạn I đang được thi công, sau khi hoàn thành sẽ thuận lợi hơn cho người dân trên đảo gần với đất liền và thu hút nhiều khách trong và ngoài nước đến với đảo xa. Cùng với đường bộ và đường hàng không, hệ thống đường sông Đồng bằng sông Cửu Long đã và đang được đầu tư nâng cấp một cách đáng kể, nhất là các tuyến sông chính, kết hợp với hệ thống đường thủy do các địa phương quản lý đã góp phần nâng cao khả năng kết nối khu vực với các cảng sông, biển. Từ Thành phố Hồ Chí Minh, bằng phương tiện thủy, hàng hóa và hành khách có thể đi qua Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên đến Hà Tiên, Cà Mau... Nông sản hàng hóa vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ đến nhanh hơn với các trung tâm kinh tế lớn của cả nước. Cầu Cần Thơ là cầu dây văng bắc ngang qua sông Hậu, được hoàn thành vào ngày 12 tháng 4 năm 2010. Trước đó 3 năm, một tai nạn lúc xây dựng làm 55 người chết và làm bị thương hơn 100 người. Cầu được xây dựng để thay thế cho phà và kết nối Quốc lộ 1. Cầu Cần Thơ bắt ngang qua tỉnh Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ. Chi phí xây dựng ước tính là 4.842 tỷ đồng (khoảng 342,6 triệu đô la Mỹ), và là cây cầu đắt nhất Việt Nam lúc mới hoàn thành. Ngoài ra, còn có các cầu lớn như cầu Hàm Luông, cầu Cổ Chiên, cầu Cao Lãnh, cầu Vàm Cống... Văn hóa. Âm nhạc. Vùng này là cái nôi của nghệ thuật đờn ca tài tử, nghệ thuật sân khấu cải lương với các nghệ sĩ nổi tiếng như: Phùng Há, Út Trà Ôn, Lệ Thủy, Bạch Tuyết, Thanh Sang, Minh Phụng... Nhiều ca khúc âm hưởng dân ca Nam Bộ với nhiều nhạc sĩ nổi tiếng như: Bắc Sơn, Thanh Sơn, Trúc Phương... Một số bài hát nổi tiếng như "Anh về miền Tây" (Minh Vy), "Bỏ quê" (Sơn Hạ), "Bông bí vàng" (Bắc Sơn), "Dáng đứng Bến Tre" (Nguyễn Văn Tý), "Bông điên điển" (Hà Phương), "Chiếc áo bà ba" (Trần Thiện Thanh), "Về miền Tây" (Tô Thanh Tùng), "Miền Tây quê tôi" (Cao Minh Thu), "Tình em Tháp Mười" (Thanh Sơn), "Tình quê miền Tây" (Cao Minh Thu), "Sóc sờ bai Sóc Trăng" ( Thanh Sơn), "Phải lòng con gái Bến Tre" (thơ: Luân Hoán - nhạc: Phan Ni Tấn), "Đàn sáo Hậu Giang" (Trần Long Ẩn), "Trà Vinh trong những tình mật ngọt" (Trúc Phương), "Bạc Liêu hoài cổ" (Thanh Sơn), "Áo mới Cà Mau" (Thanh Sơn), "Về An Quảng Hữu" (Trúc Phương)... Văn học và phim ảnh. "Truyện" "Lục Vân Tiên" của Nguyễn Đình Chiểu là tác phẩm nổi tiếng về con người hào khí, nghĩa hiệp; từ đó trở thành nghệ thuật đọc thơ Lục Vân Tiên. Nhiều bộ phim được sản xuất ở vùng này để miêu tả nền văn minh của Đồng bằng sông Cửu Long. Một số phim nổi tiếng có thể kể ra như "Mùa len trâu", "Cánh đồng bất tận", "Hương phù sa", "Đất phương Nam..." Sơn Nam, Vương Hồng Sển, Lê Vĩnh Hòa, Đoàn Giỏi, Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Ngọc Tư, Trang Thế Hy... đã viết nhiều quyển sách nổi tiếng về cuộc sống ở vùng Đồng bằng.
4,073
70604857
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4073
Bắc Bộ
Bắc Bộ hay là miền Bắc là một trong 3 miền địa lý của Việt Nam (gồm Bắc Bộ, Trung Bộ, và Nam Bộ). Dân cư Bắc Bộ tập trung đông tại Đồng bằng sông Hồng dù rằng đồi núi chiếm đa số diện tích Bắc Bộ. Bắc Bộ gồm 3 vùng là Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng. Đôi khi 2 vùng Tây Bắc và Đông Bắc được gộp chung thành Trung du và miền núi phía Bắc. Bắc Bộ cùng với một phần của Bắc Trung Bộ tùy ngữ cảnh có thể gọi chung là miền Bắc Việt Nam. Khu vực này (Bắc Bộ và hai xứ Thanh–Nghệ) là vùng lõi lịch sử của Việt Nam, với nhà nước đầu tiên hình thành là Văn Lang. Sau thời Bắc thuộc, dân vùng đất này giành độc lập rồi mở công cuộc Nam tiến. Thời kỳ Trịnh – Nguyễn phân tranh, khu vực này được gọi là Đàng Ngoài (hay Bắc Hà). Thời Pháp thuộc, Bắc Bộ là một xứ bảo hộ lấy tên là Bắc Kỳ, vốn có từ thời vua Minh Mạng của Nhà Nguyễn. Tên gọi "Bắc Bộ" ra đời từ thời Đế quốc Việt Nam năm 1945. Dưới thời Quốc gia Việt Nam, Bắc Bộ được gọi là "Bắc Phần". Địa lý. Vị trí, địa hình. Bắc Bộ nằm ở vùng cực Bắc lãnh thổ Việt Nam, có phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào và phía đông giáp biển Đông. Chiều ngang Đông – Tây là 600 km, rộng nhất so với Trung Bộ và Nam Bộ. Địa hình Bắc Bộ đa dạng và phức tạp. Bao gồm đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa. Có lịch sử phát triển địa hình và địa chất lâu dài, phong hóa mạnh mẽ. Có bề mặt thấp dần, xuôi theo hướng tây bắc - Đông Nam, được thể hiện thông qua hướng chảy của các dòng sông lớn. Khu vực đồng bằng rộng lớn nằm ở lưu vực sông Hồng, có diện tích khoảng 15000 km² và bằng 4.5% diện tích cả nước. Đồng bằng dạng hình tam giác, đỉnh là thành phố Việt Trì và cạnh đáy là đường bờ biển phía đông. Đây là đồng bằng châu thổ lớn thứ hai Việt Nam sau Đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích 40.000 km² do sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp. Phần lớn bề mặt đồng bằng có địa hình khá bằng phẳng, có độ cao từ 0,4–12m so với mực nước biển. Liền kề với Đồng bằng sông Hồng về phía tây và tây bắc là khu vực Trung du và miền núi có diện tích khoảng 101 ngàn km² và bằng 30.7% diện tích cả nước Địa hình ở đây bao gồm các dãy núi cao và rất hiểm trở, kéo dài từ biên giới phía bắc (nơi tiếp giáp với Trung Quốc) tới phía tây tỉnh Thanh Hóa. Trong khu vực này từ lâu đã xuất hiện nhiều đồng cỏ, nhưng thường không lớn và chủ yếu nằm rải rác trên các cao nguyên ở độ cao 600 – 700m. Về phía khu vực đông bắc phần lớn là núi thấp và đồi nằm ven bờ biển Đông, được bao bọc bởi các đảo và quần đảo lớn nhỏ. Ở Vịnh Bắc Bộ tập trung quần thể bao gồm gần 3.000 hòn đảo nằm trong các khu vực biển Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, Cát Hải, Cát Bà, Bạch Long Vĩ. Và nhiều bờ biển đẹp như bờ biển Trà Cổ, Bãi Cháy, Tuần Châu và Vân Đồn thuộc tỉnh Quảng Ninh. Cát Bà, Đồ Sơn thuộc thành phố Hải Phòng. Đồng Châu thuộc tỉnh Thái Bình. Hải Thịnh, Quất Lâm thuộc tỉnh Nam Định. Khí hậu. Bắc Bộ quanh năm có nhiệt độ tương đối cao và ẩm, nền khí hậu chịu ảnh hưởng từ lục địa Trung Hoa chuyển qua và mang tính chất khí hậu lục địa. Trong khi một phần khu vực Duyên hải lại chịu ảnh hưởng tính chất khí hậu cận nhiệt đới ấm và gió mùa ẩm từ đất liền. Toàn vùng có khí hậu cận nhiệt đới ẩm với 2 mùa rõ rệt hè, đông. Đồng thời hàng năm chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc và gió mùa Đông Nam. Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ phía bắc xuống phía nam và có khí hậu giao hoà, là đặc trưng của khu vực đồng bằng Bắc Bộ và ven biển. Thời tiết mùa hè từ tháng 4 đến tháng 10 nóng ẩm và mưa cho tới khi gió mùa nổi lên. Mùa đông từ tháng 11 tới tháng 3 trời lạnh, khô, có mưa phùn. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25 °C, lượng mưa trung bình từ 1.700 đến 2.400 mm. Vào mùa Đông nhiệt độ xuống thấp nhất trong các tháng 12 và tháng giêng. Thời gian này ở khu vực miền núi phía bắc (như Sa Pa, Tam Đảo, Hoàng Liên Sơn) có lúc nhiệt độ còn lúc xuống dưới 0 độ C, xuất hiện băng giá và có thể có tuyết rơi. Khí hậu vùng Bắc Bộ cũng thường phải hứng chịu nhiều tác động xấu của thời tiết, trung bình hàng năm có từ 6 đến 10 cơn bão và áp thấp nhiệt đới gây ra lũ lụt, đe dọa trực tiếp đến cuộc sống và ngành nông nghiệp của toàn địa phương trong vùng. Dân cư. Tính đến thời điểm 0 giờ ngày 01/04/2019 dân số Việt Nam là 96.208.984 người. Khu vực đồng bằng sông Hồng là nơi tập trung dân cư đông nhất, có tới 22.543.607 người (khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 20.187.293, đồng bằng sông Cửu Long 17.273.630 người). Và 3 tỉnh có số dân thấp nhất là Điện Biên, Lai Châu, Bắc Kạn đều dưới con số 500 ngàn người. Khu vực đồng bằng Sông Hồng có mật độ dân cư dày đặc nhất (khoảng 1.060 người/km²). Dân số khu vực thành thị chiếm 29,2% dân số toàn Bắc Bộ và có tốc độ gia tăng ở mức cao, bình quân có thêm 3,4%/năm (tỷ lệ tăng dân số ở khu vực nông thôn chỉ là 0,4%/năm). Trong khi đó ở khu vực Trung du miền núi với diện tích rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú lại thiếu nguồn nhân lực khai thác và có mật độ dân số thấp hơn rất nhiều, chỉ 132 người/km2). Điều đó đã tạo ra nạn nhân mãn cho vùng đồng bằng Sông Hồng dưới áp lực của sự gia tăng dân số. Theo cuộc điều tra mức sống dân cư năm trong hai năm (1997 và 1998) ở riêng khu vực đồng bằng sông Hồng, tỷ số giới tính của trẻ em từ 1 đến 4 tuổi cao nhất nước (bằng 116), nghĩa là cứ có 100 con gái thì tương ứng với 116 con trai. Tuy nhiên, tỷ số giới tính có sự thay đổi theo cuộc tổng điều tra dân số năm 2019. Tại đồng bằng sông Hồng, tỉ số giới tính là 98,3; tại vùng trung du và miền núi phía bắc là 99,1. Tại khu vực đông dân như đồng bằng Sông Hồng và các khu vực thuộc vùng kinh tế trọng điểm đều có mật độ dân số rất cao. Tuy tạo được những mặt tác động tích cực, là nguồn nhân lực dồi dào để phát triển kinh tế, là thị trường tiêu thụ rộng lớn, là thế mạnh để thu hút nguồn đầu tư từ nước ngoài... Nhưng mặt khác đã gây ra những tác động tiêu cực không nhỏ. Khi dân số đông mà kinh tế chậm phát triển thì sẽ hạn chế trong việc thất nghiệp, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần đến mỗi người dân lao động. Đồng thời các nhu cầu phúc lợi xã hội cũng bị hạn hẹp theo. Ngoài ra, ở những nơi tập trung đông dân cư sinh sống dễ dẫn đến tình trạng môi trường bị gia tăng tác động, gây ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, suy giảm các nguồn tài nguyên tự nhiên ở khu vực. Công tác phân bổ dân cư không đồng đều do cả khách quan lẫn chủ quan gây nên sự không hợp lý trong việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, sử dụng lao động, gia tăng chênh lệch kinh tế, xã hội đối với các khu vực trong vùng, làm suy giảm hiệu quả trong quá trình xây dựng và phát triển chung của toàn xã hội. Ba thành phố lớn nhất là Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định. Thành phố Hà Nội đã hơn 1000 năm tuổi, Nam Định hơn 750 năm còn Hải Phòng hơn 100 năm. Lịch sử. Bắc Bộ Việt Nam là nơi ghi dấu ấn lịch sử xưa nhất của dân tộc Việt Nam. Có Đền thờ các vua Hùng ở tỉnh Phú Thọ, thành Cổ Loa của An Dương Vương ở Đông Anh, Hà Nội... Vào thời kỳ Bắc thuộc, nơi này được mang các tên như quận Giao Chỉ, rồi Giao Châu. Thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, đây là vùng đất Đàng Ngoài do Chúa Trịnh kiểm soát, kéo dài cho tới sông Gianh, đèo Ngang. Đàng Ngoài còn được gọi là Bắc Hà vì nằm phía bắc sông Gianh, còn Đàng Trong, còn gọi là Nam Hà, do Chúa Nguyễn kiểm soát. Bắc Kỳ (chữ Hán: 北圻) là tên gọi do vua Minh Mạng đặt ra năm 1834 để chỉ phần đất từ Ninh Bình trở ra phía bắc của Việt Nam. Ngày 25 tháng 8 năm 1883, nhà Nguyễn ký Hòa ước Quý Mùi, 1883 đầu hàng thực dân Pháp. Theo Hiệp ước này, khu vực từ đèo Ngang trở ra bắc gọi là Tonkin (Bắc Kỳ). Cũng theo đó Bắc Kỳ được tính từ địa giới phía nam tỉnh Ninh Bình trở ra. Ngày 20 tháng 3 năm 1945, Thống sứ Nhật đã đổi tên Bắc Kỳ thành Bắc Bộ. Ngày 27 tháng 4 năm 1945, Bảo Đại ra đạo dụ số 11 cử Phan Kế Toại làm Khâm sai đại thần Bắc Bộ. Phủ Thống sứ Bắc Kỳ cũ cũng được đổi thành Phủ Khâm sai Bắc Bộ. Ngày 20 tháng 8 năm 1945, Việt Minh thành lập Ủy ban Nhân dân cách mạng Bắc Bộ nhằm giành chính quyền về tay mình. Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, Bắc Bộ là một cấp hành chính chỉ trong một thời gian không dài. Năm 1949, khi chính quyền Quốc gia Việt Nam thành lập, Quốc trưởng Bảo Đại đã lập dinh Thủ hiến Bắc phần để thay mặt Quốc trưởng cai trị miền Bắc. Đến sau 1954, khi chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiếp quản miền Bắc Việt Nam, dinh Thủ hiến Bắc phần bị bãi bỏ. Tên Hán Việt của Hà Nội (trung tâm Bắc Kỳ lúc bấy giờ), được người phương Tây biết đến khi đến Việt Nam lần đầu vào thời nhà Lê là Đông Kinh (東京). Tên gọi này được người Pháp đọc thành Tonkin, Tonquin hoặc Tongkin, Tongking. Ban đầu người Pháp cũng dùng tên gọi này để chỉ cho toàn bộ khu vực Đàng Ngoài (thời Trịnh - Nguyễn phân tranh), là vùng đất phía bắc nhất của Việt Nam. Các học giả phương Tây thế kỷ 17 thường gọi vùng Đàng Ngoài là "royaume de Tonquin/Tonkin" (vương quốc Đàng Ngoài). Vịnh Bắc Bộ hiện nay cũng được gọi là "Gulf of Tonkin/Tongking" hoặc "Tonkin Gulf" trong tiếng Anh và "Golfe du Tonkin" trong tiếng Pháp. Các đơn vị hành chính. Theo cách phân chia hiện nay thì vùng Bắc Bộ Việt Nam, bao gồm các tỉnh và thành phố nằm ở phía bắc tỉnh Thanh Hóa, gồm có 25 tỉnh thành được chia thành 3 tiểu vùng: Về mặt địa lý tự nhiên, Bắc Bộ có thể được chia thành hai vùng là vùng Đồng bằng sông Hồng và Trung du và miền núi phía bắc (bao gồm Vùng Đông bắc và Vùng Tây bắc). Ngày 22/8/2008, theo công bố phân định từ Bộ Công Thương đã thành lập vùng I gồm 14 tỉnh miền núi và trung du Bắc bộ. Đó là Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Giang. Toàn vùng có diện tích đất tự nhiên trên 95.000 km² và có dân số trên 11 triệu người, chiếm 28,8% diện tích và 13,1% dân số của cả nước. Vùng I hiện nay có gần 2.000 km đường biên tiếp giáp với Trung Quốc và Lào Hiện tại, vùng Bắc Bộ có diện tích 116.134,3 km² "(tỷ lệ 35% so với tổng diện tích cả nước)" với số dân 35.076.473 người "(tỷ lệ 36,4% so với tổng dân số cả nước)", bình quân 302 người trên 1 km². Văn hoá. Ngày nay, khi có các công trình nghiên cứu và khảo sát về các hình mẫu hoa văn trên trống đồng Đông Sơn ta sẽ thấy chúng thuộc một nền văn minh tinh thần rất cao, vừa để làm cơ sở rằng tổ tiên người Việt Nam đã sớm có một nền văn minh phát triển mà tiêu biểu nhất là nền văn hoá của người Việt cổ. Việt Nam hiện có 2 vùng văn hoá lịch sử truyền thống lâu đời và phát triển cao là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng Nam Bộ. Đồng bằng sông Hồng là đồng bằng rộng lớn, nơi tập trung dân cư đông đúc với chủ yếu là người Việt có trình độ phát triển cao, được coi là đất gốc, quê hương của dân tộc Việt, văn hóa Việt. Cư dân sống lâu đời trên mảnh đất cổ, do sức ép về gia tăng dân số nên đã có thời điểm rơi vào tình trạng thiếu đói lương thực. Họ sớm đi vào thâm canh nhất là nghề trồng lúa nước, là đặc thù của một vùng đồng bằng thấp (có độ cao từ 0,4 - 12m). Từ sự bắt đầu công cuộc đắp đê ngăn lũ, lấn biển và Nam tiến mở rộng diện tích sản xuất. Với sau lưng là "rừng thiêng nước độc" còn phía trước là "biển cả bao la", họ bao gồm các cộng đồng nhỏ dân cư chủ yếu từ miền núi tiến xuống. Bản chất thuần nông "xa rừng, nhạt biển", đã nhanh có biểu hiện rõ nét trong cuộc sống mới. Một thiết chế xã hội dần được hình thành, được tổ chức chặt chẽ và có thể xem là đặc sản văn hoá vùng miền nông thôn tại đồng bằng Bắc Bộ ngày nay. Văn hoá được ứng dụng từ mỗi cơ sở thực địa, địa bàn cư trú. Trong các cuộc sống cộng đồng tự quản đa dạng và phong phú. Văn hoá thể hiện mối ứng xử bình đẳng với thiên nhiên, với xã hội và bản thân của mỗi cư dân. Người Việt Nam có điểm chung về cuộc sống hệ luỵ gia đình, làng, nước. Nói đến vùng Bắc Bộ thì yếu tố văn hoá này còn rất sâu đậm trong ý thức hệ của người dân, đặc biệt là khái niệm về dấu ấn quê hương xứ sở như văn hoá cổ làng xã, ngành nghề từ địa phương, đất đai và thờ cúng tổ tiên... Cách tổ chức làng xã theo kiểu các gia đình liền kề, xung quanh làng có hàng tre bao bọc, có cây đa cổng làng, có nơi thờ tự chung, có lễ hội dân gian và mùa vụ. Ngoài ra, người dân Bắc Bộ vẫn chịu ảnh hưởng nhiều của Nho giáo, như lề thói, khuôn phép, thứ bậc, tôn ti trong gia tộc và ngoài làng xã vẫn được xem trọng trong đời sống thường ngày của họ. Vươn dậy từ công cuộc khai sinh lập địa có lịch sử khởi nguồn đầy khó khăn gian khổ, trải qua hàng ngàn năm xây dựng và phát triển để có được nền văn hoá dân tộc đa dạng, phong phú như ngày nay, những người dân Bắc Bộ nói riêng và cả Việt Nam nói chung không thể không tự hào. Kinh tế. Khởi đầu từ việc người Việt cổ rời bỏ cuộc sống hang động ở núi rừng (như hang động núi đá vôi vùng Hòa Bình) để tiến xuống chinh phục vùng sông nước mênh mang của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Công cuộc chinh phục nền kinh tế thời đại cổ xưa được đánh dấu với việc khống chế sức mạnh của dòng nước. Chung sống và bắt nó phục vụ cho lợi ich của con người. Đã hàng ngàn năm nay, dọc theo hai bên bờ sông Hồng là những làng quê trù phú có đê điều chống lũ lụt bao quanh. Hơn hai thiên niên kỷ con cháu người Việt cổ bám trụ và phát triển ở vùng Châu thổ sông Hồng, đã tạo ra những thành quả chính cho nền kinh tế đương đại vùng Bắc Bộ Việt Nam. Vùng Đồng bằng sông Hồng. Hiện tại cũng như tương lai khu vực đồng bằng sông Hồng luôn đóng vai trò quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội chung ở Việt Nam. Là nơi có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên rất thuận lợi. Tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, dân cư đông đúc, mặt bằng dân trí cao. Sự tập trung dân cư có mật độ cao liên quan đến nhu cầu và môi trường lao động, tính cộng đồng và truyền thống văn hoá dân tộc. Một nơi có truyền thống lâu đời về thâm canh lúa nước, có những trung tâm công nghiệp và hệ thống đô thị phát triển... là điều kiện rất thuận lợi cho công cuộc phát triển các ngành nghề lao động sản xuất từ phổ thông đến hiện đại, mang đến sự thuận lợi cho công cuộc định cư lâu dài của con người. Là vựa lúa lớn thứ hai của Việt Nam Đồng bằng sông Hồng có được đất đai màu mỡ do phù sa của sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp. Số đất đai để phát triển nông nghiệp trên 70 vạn ha, chiếm 56% tổng diện tích tự nhiên toàn vùng. Ngoài lúa nước, các địa phương nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng đều chú trọng phát triển loại cây ưa lạnh có hiệu quả kinh tế cao như ngô, khoai tây, su hào, cải bắp, cà chua. Những loại cây này đa phần được trồng xen canh giữa các mùa vụ. Bắc Bộ là vùng có đường bờ biển dài, có cửa ngõ lớn và quan trọng thông thương với các khu vực lân cận và thế giới qua cảng biển Hải Phòng. Tài nguyên thiên nhiên gồm có các mỏ đá (ở Hải Phòng, Hà Nam, Ninh Bình), sét cao lanh ở Hải Dương, than nâu ở Hưng Yên và mỏ khí đốt ở huyện Tiền Hải (Thái Bình) đã được tiến hành khai thác từ nhiều năm nay. Đặc biệt, trong lòng đồng bằng sông Hồng đang tồn tại hàng chục vỉa than lớn nhỏ có tổng trữ lượng vào khoảng 210 tỷ tấn (theo dự đoán qua số liệu khảo sát vào những năm 70 của thế kỷ trước). Trải rộng trên diện tích 3500km2, trải dài từ Hà Nội đến Thái Bình rồi ra đến bờ biển Đông. Các vỉa than này có chiều dày từ 2 đến 3m, có nơi tới 20m. Là những vỉa than có độ ổn định địa chất và chất lượng rất tốt. Tuy nhiên, đồng bằng sông Hồng vẫn là một khu vực thiếu nguyên liệu phục vụ cho các ngành công nghiệp đang phát triển và luôn phải nhập từ các vùng khác. Một số lượng không nhỏ tài nguyên đang bị suy thoái do khai thác quá mức. Do nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới và gió mùa nên nền kinh tế vùng nói chung cũng phải chịu ảnh hưởng từ các rủi ro do thiên tai gây nên. Khu vực Trung du và miền núi phía bắc. Là khu vực giàu tài nguyên để phát triển nông nghiệp, trồng cây công nghiệp, cây đặc sản và chăn nuôi gia súc. Nơi đây có khá nhiều đồng cỏ, chủ yếu là trên các cao nguyên ở độ cao 600 – 700m dùng để phát triển chăn nuôi gia súc như trâu, bò, ngựa, dê. Ở Cao nguyên Mộc Châu (tỉnh Sơn La) là nơi có những nông trường nuôi bò sữa tập trung. Các loại gia súc trên cao nguyên được chăn nuôi có tính khoẻ hơn, chịu ẩm ướt giỏi và dễ thích nghi với điều kiện chăn thả trong rừng. Khu vực có diện tích lớn đất feralit bên trên các dải đá vôi và đá phiến, có đất phù sa cổ ở vùng trung du. Do địa hình phần lớn chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa đông bắc, trong đó có nơi hứng chịu nhiệt độ mùa đông lạnh nhất Việt Nam là Sa Pa. Chính vì thế nơi đây có thế mạnh đặc biệt trong gieo trồng các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới. Trung du và miền núi phía bắc cũng là khu vực trồng cây chè lớn nhất. Các loại chè được trồng nhiều ở Sơn La, Hà Giang, Yên Bái và Thái Nguyên. Khu vực phía đông bắc có biển Quảng Ninh là một vùng biển giàu tiềm năng phát triển kinh tế. Hiện nay đang trên đà phát triển cùng với sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm vùng Bắc Bộ. Vùng biển Quảng Ninh có thế mạnh đối với ngành nuôi trồng thủy sản, đánh bắt cá xa bờ cùng ngành du lịch biển đảo cũng đang được chú trọng phát triển. Ở đây có vịnh Hạ Long đã được xếp vào danh mục di sản thiên nhiên của thế giới, là điểm đến du lịch rất giá trị về văn hoá. Mặc dù tốc độ phát triển kinh tế của toàn vùng là khá toàn diện. Tuy nhiên, riêng với khu vực Trung du và miền núi phía bắc, nhất là vùng tây bắc vẫn còn nghèo so với các vùng khác trong cả nước.
4,075
763210
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4075
Miền Nam (Việt Nam)
Miền Nam Việt Nam là một khái niệm để chỉ vùng địa lý ở phía nam nước Việt Nam. Tuy nhiên, tùy theo từng thời điểm lịch sử và thói quen sử dụng mà khái niệm này đôi khi được dùng để chỉ các vùng lãnh thổ khác nhau theo nghĩa chính trị một cách không chính thức. Khái niệm. Sắc lệnh số 143-A/TTP của Phủ Tổng thống Việt Nam Cộng hòa ngày 23/10/1956 đã quy định gọi Bắc Việt, Trung Việt, Nam Việt tương ứng là Bắc Phần, Trung Phần, Nam Phần. Miền Nam Việt Nam là danh từ để chỉ: Các tiểu vùng địa lý. Nam Bộ bao gồm 17 tỉnh từ Bình Phước đến Cà Mau và hai thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Cần Thơ. Khu vực này chia làm 2 vùng chính: Riêng tài liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam (và một số ít tài liệu khác dựa theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê) lại xếp 2 tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận vào miền Đông Nam Bộ. Các tên gọi khác. Phù Nam. Nam Bộ xưa vốn là vùng đất đã từng có nhiều lớp cư dân đến khai phá. Tên gọi Phù Nam xuất hiện vào khoảng đầu Công nguyên. Đến khoảng thế kỷ V-VI, Phù Nam được mở rộng và trở thành một đế chế rộng lớn với nhiều thuộc quốc phân bố ở phía nam bán đảo Đông Dương và bán đảo Malaca. Vào đầu thế kỷ VII đế chế Phù Nam tan rã do nước Chân Lạp của người Khmer đã tấn công đánh chiếm vùng hạ lưu sông Mêkông (tương đương với vùng đất Nam Bộ ngày nay). Thủy Chân Lạp. Sau khi đánh chiếm được Phù Nam, vùng đất này được đổi tên là Thủy Chân Lạp. Trong khoảng thời gian từ thế kỷ IX đến cuối thế kỷ XI, Chân Lạp trở nên một quốc gia cường thịnh, mở rộng lãnh thổ lên tận Nam Lào và lưu vực sông Chao Phaya. Đến thế kỉ XVI thì triều đình Chân Lạp bị chia rẽ sâu sắc và bước vào thời kì suy vong nên hầu như không có điều kiện quan tâm và trên thực tế đã không đủ sức quản lý vùng đất này. Nhiều cư dân Việt từ đất Thuận Quảng đã phải vào vùng Mô Xoài, Đồng Nai (miền Đông Nam Bộ) lập làng sinh sống. Nam Triều. Trong chiến tranh Lê – Mạc (1533–1592), Việt Nam được phân chia với nhà Mạc nắm giữ đồng bằng sông Hồng (Bắc Triều) và nhà Lê kiểm soát miền Trung từ Thanh Hóa đến Bình Định (Nam Triều). Đàng Trong. Tên gọi này bắt nguồn từ thời Trịnh - Nguyễn phân tranh vào thế kỷ 17, với ranh giới xác định là ở phía nam sông Gianh (nay thuộc tỉnh Quảng Bình). Do đặc điểm cả hai vùng lãnh thổ tuy trên thực tế thuộc hai chính quyền khác nhau, nhưng về danh nghĩa vẫn cùng một quốc gia Đại Việt. Tên gọi Đàng Trong thường được dùng để chỉ vùng kiểm soát bởi chúa Nguyễn, vốn nằm xa Trung Quốc hơn nên mới có tên gọi này. Giai đoạn này người ngoại quốc đến giao thương với Việt Nam thường dùng tên gọi Cochinchina, hoặc Quinan để chỉ vùng lãnh thổ này. Nam Hà. Tên gọi Nam Hà xuất hiện cùng thời với tên gọi Đàng Trong. Nó có nghĩa đơn giản là "ở phía nam con sông", ở đây hàm ý chỉ con sông Gianh. Tuy nhiên, tên gọi này ít sử dụng phổ biến như tên gọi Đàng Trong và không bao gồm vùng đất Gia Định ở phía nam. Gia Định. Gia Định ban đầu chỉ là cái tên để chỉ vùng lãnh thổ nhỏ ở phía nam vào năm 1698, sau mở rộng dần đến năm 1779 thì được dùng để chỉ toàn bộ vùng tương ứng với Nam Bộ hiện nay. Để tương ứng với đơn vị hành chính Bắc Thành ở phía bắc, từ năm 1802, vua Gia Long đã đặt ra Gia Định Trấn để cai quản vùng lãnh thổ từ Bình Thuận trở vào, gồm 5 trấn. Do dễ có sự nhầm lẫn nên từ năm 1808 đã được đổi tên là Gia Định Thành. Đứng đầu đơn vị hành chính này là một chức quan Lưu Trấn, sau 1808 đổi thành Tổng trấn. Vị Tổng trấn nổi tiếng nhất của Gia Định Thành là Lê Văn Duyệt. Gia Định Thành tồn tại mãi đến năm 1832, sau khi Lê Văn Duyệt mất và vua Minh Mạng quyết định giải thể Gia Định Thành. Nam Kỳ. Nam Kỳ là tên gọi từ năm 1832, dùng để chỉ vùng lãnh thổ thuộc quyền cai quản của Gia Định Thành trước kia. Do vua Minh Mạng chia vùng lãnh thổ này thành 6 tỉnh trực tiếp đặt dưới quyền cai quản của triều đình, nên nó còn có tên gọi là Nam Kỳ Lục tỉnh. Sau khi chiếm được Nam Kỳ, người Pháp thường sử dụng tên gọi Cochinchine để chỉ vùng này. Danh xưng Nam Kỳ quốc (tiếng Pháp: "République de Cochinchine") được người Pháp dùng để chỉ một quốc gia do họ lập nên vào năm 1946, về danh nghĩa cai quản vùng trước đây là thuộc địa Nam Kỳ. Tuy nhiên, quốc gia này chỉ tồn tại trên danh nghĩa và chỉ đến năm 1948 thì bị giải thể. Nam Bộ. Sau cuộc đảo chính Pháp tại Đông Dương ngày 9 tháng 3 năm 1945, quân đội Nhật đã tuyên bố trao lại quyền độc lập cho Đế quốc Việt Nam. Song song với quá trình thành lập chính phủ, Hoàng đế Bảo Đại cũng cho phân vùng lãnh thổ Việt Nam thành 3 khu vực hành chính, và đặt các chức quan Khâm sai thay mặt nhà vua để cai quản từng vùng. Nam Bộ là khu vực tương ứng với Nam Kỳ cũ. Tên gọi Nam Bộ được sử dụng lâu dài cho đến ngày nay. Nam Phần. Tên gọi Nam Phần ra đời vào khoảng năm 1947, sau khi chính phủ Nam Kỳ quốc giai đoạn đầu giải tán, và chính phủ Nam phần Việt Nam được thành lập. Sau đó chính phủ Pháp và cựu hoàng Bảo Đại ký thỏa ước thành lập Quốc gia Việt Nam, theo đó lãnh thổ Việt Nam được phân thành 3 đơn vị hành chính cấp Phần, là một cấp cao hơn tỉnh, đứng đầu là một Thủ hiến do Quốc trưởng chỉ định. Vùng lãnh thổ Nam Phần tương ứng với vùng lãnh thổ của Nam Bộ vào năm 1945.
4,076
69720280
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4076
Chàm
Màu chàm (indigo) là màu của ánh sáng trong khoảng 440 đến 420 nm, nằm giữa màu xanh lam và màu tím. Giống như màu da cam, tên gọi của nó có xuất xứ từ tự nhiên, do màu này rất gần với màu của chất tanin lấy từ lá hay vỏ cây chàm dùng để nhuộm quần áo. Nó không phải là màu gốc bổ sung hay loại trừ nhưng trong các sách vật lý vẫn liệt kê nó như màu gốc. Lý do cơ bản là khi Newton chia quang phổ ra làm bảy phần để cho phù hợp với con số bảy hành tinh (khi đó chỉ biết có vậy), bảy ngày trong tuần và bảy nốt nhạc cũng như một số các danh sách khác chỉ có bảy phần tử thì ông đã đặt tên và định nghĩa nó như màu gốc. Mắt con người không nhạy cảm lắm với ánh sáng màu chàm. Một số người không thể phân biệt nó với màu xanh lam hay màu tím. Tọa độ màu. Số Hex = #4B0082 RGB (r, g, b) = (75, 0, 130) CMYK (c, m, y, k) = (42, 100, 0, 49) HSV (h, s, v) = (275, 100, 51)
4,077
686003
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4077
Chàm (bệnh)
Chàm (eczema) là tình trạng viêm da sẩn mụn nước do phản ứng với các tác nhân nội và ngoại sinh. Bệnh Eczema, lấy từ gốc tiếng Hy Lạp: Eczeo – chỉ những tổn thương là mụn nước, bệnh được biết từ thế kỷ thứ 2 trước công nguyên với sự hiểu biết là do rối loạn một số yếu tố ở ngay trong cơ thể. Dân gian thường gọi là chàm tổ đỉa, vì tổn thương tái diễn lâu ngày da sần sủi kèm theo các lỗ hút sâu rỉ nước vàng như mồm con đỉa. Eczema là một trạng thái viêm lớp nông của da cấp tính hay mạn tính, tiến triển từng đợt hay tái phát, lâm sàng biểu hiện bằng đám mảng đỏ da, mụn nước và ngứa. Nguyên nhân gây bệnh rất phức tạp, do: nội giới, ngoại giới như­ng bao giờ cũng có vai trò thể địa dị ứng. Về mô học có hiện tư­ợng xốp bào (Spongiosis). Eczema là bệnh ngoài da phổ biến, là bệnh da ngứa điển hình, mạn tính hay tái phát, điều trị còn khó khăn Triệu chứng và diễn biến của bệnh. Bệnh là hiện tượng viêm bì, thượng bì, nguyên nhân rất phức tạp, thường phát sinh do một quá trình phản ứng của da trên một cơ địa đặc biệt dễ phản úng với dị nguyên ở trong cơ thể (hoặc một số rất ít) ở ngoài cơ thể, với biểu hiện tổn thương trên da là những mảng hồng ban, mụn nước thành đám, tái đi tái lại nhiều lần và rất ngứa. Bệnh tiến triển qua các giai đoạn: Hồng ban, mụn nước, chảy nước, đóng vảy tiết, bong vảy và Lichen hóa. Thường bị bỏ qua, bệnh nhân thường bỏ qua không đi khám bệnh, các thầy thuốc cũng thường bỏ qua vì nhiều khi dấu hiệu này biến mất không để lại dấu hiệu bệnh lý của bệnh ngoài da, hoặc đây chỉ là dấu hiệu ban đầu của một bệnh ngoài da khác Đây là đặc trưng cơ bản của bệnh, mụn nước thường tập trung thành từng đám, kích thước to 1 – 2 mm, tương đối đồng đều, phát triển đùn từ dưới lên hết lớp này đển lớp khác, mụn nước tự vỡ (hoặc do gãi) làm chảy nước dịch nhày. Nếu có bội nhiễm thì tổn thương sưng phù nhiều dịch tiết hoặc có mủ Bong da và lên da non: Dịch nhày và huyết tương đóng khô lại kèm theo hiện tượng da chết thành mảng bong ra để lại bện dưới là lớp da non nhẵn bóng như vỏ hành hơi sẫm màu nền da hơi chai cộm Eczema tiến triển lâu ngày, da càng ngày càng sẫm màu, tăng nhiễm cộm, bề mặt xù xì thô ráp, sờ nền cứng cộm, các hằn da nổi rõ, ở giữa các hằn da có các sẩn dẹt như trong bệnh lichen, quá trình này gọi là liken hoá.  Bệnh diễn biến đan xen từng đợt, có thể có chu kỳ phát nặng (hoặc tạm lui) theo mùa. Các giai đoạn của bệnh thường xen kẽ lồng vào nhau, ngứa là triệu chứng xuyên suốt, xuất hiện sớm nhất và tồn tại dai dẳng Các thể lâm sàng. Eczema tiếp xúc (Contact eczema, contact  dermatitis). Xuất hiện đầu tiên ở vùng tiếp xúc, thường là vùng hở, có khi in rõ hình vật tiếp xúc (hình quai dép, dây đồng hồ, kính đeo mắt...) Tổn thương cơ bản là da đỏ xung huyết, hơi nề, trên bề mặt có mụn nước, có thể có hình thái mãn tính khô dày cộm có vảy. Dừng tiếp xúc với dị vật bệnh thuyên giảm, tiếp xúc lại bệnh vượng lên. Làm phản ứng da với chất tiếp xúc cho kết quả dương tính Eczema thể địa  (Atopic dermatitis). Đây là thể lâm sàng thường gặp nhất, liên quan nhiều đến yếu tố tự miễn, theo lứa tuổi lại có biểu hiện lâm sàng khác nhau: Eczema thể địa ở tuổi nhũ nhi và sơ sinh: Bệnh thường ở mặt trán, hai bên cân đối nhau tạo nên tổn thương hình móng ngựa, hình cánh bướn (Bệnh chàm cánh bướm). Tổn thương thường là dát đỏ có nhiều mụn nước trên bề mặt, trợt, chảy dịch, có mủ hoặc đóng vảy tiết. Eczema thể địa ở người lớn: Tổn thương cơ bản là những đám mảng mụn nước, tiết dịch hoặc đóng vảy tiết hoặc lichen hoá, vị trí ở bất cứ chỗ nào  trên cơ thể, tính đối xứng hai bên ít hơn (thường là bị cả hai bên cơ thể, nhưng có nhiều trường hợp tổn thương chỉ khu trú rõ rệt ở một bên còn vị trí tương ứng ở bên kia hoàn toàn bình thường). Các tổn thương thường ở các nếp gấp lớn, bàn tay, bàn chân... Eczema thể đồng tiền (Nummular Eczema). Các đám tổn thương hình tròn hoặc ovan, ban đầu là đám đỏ tiết dịch, có mụn nước, sẩn, tiết dịch, vảy tiết, vảy da, lichen hoá có giới hạn rõ ràng, thường khu trú rõ ràng ở mặt duỗi của chi (mặt trước cẳng chân, tay, mu bàn chân bàn tay...Có ý kiến cho răng Eczema đồng tiền là một thể đặc biệt của Eczema vi khuẩn, có ý kiến lại cho rằng eczema đồng tiền là một phân thể của eczema thể địa Eczema da dầu (Seborrheic dermatitis). Vị trí thường gặp nhất là đầu, ở mặt thường bị ở lông mày, quanh mắt, giữa mũi, nếp mũi má,sau tai. Tổn thương là đám mảng đỏ trên có vảy, vảy mỡ, đôi khi có sẩn trên bề mặt, giới hạn tương đổi rõ, khô. Vi thể có hiện tượng xốp bào. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh. Nguyên nhân phức tạp nhiều khi khó hoặc không phát hiện đ­ược. Có thể do: Nguyên nhân ngoại giới. Các yếu tố vật lý,hoá học, thực vật, sinh vật học đụng chạm vào da gây cảm ứng thành viêm da, eczema (các chất này gọi là di nguyên). Ví dụ: ánh sáng, thuốc bôi, tiêm uống, các hoá chất dùng trong công nghiệp, trong gia đình (cao su, kền, crôm, xi măng, sơn...) Một số bệnh ngoài da gây ngứa (nấm, ghẻ...) do chà xát, bôi thuốc linh tinh... có thể trở thành eczema thứ phát. Nguyên nhân nội giới. Rối loạn chức phận nội tạng, rối loạn thần kinh, rối loạn nội tiết có thể là nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp gây bệnh Eczema Phản ứng dị ứng. Dù nguyên nhân nội giới hay ngoại giới, cũng đều có liên quan đến phản ứng đặc biệt của cơ thể dẫn đến phản ứng dị ứng, bệnh nhân có thể địa dị ứng. Theo Halpem và Coombs: Phản ứng Eczema được xếp vào kiểu mẫn cảm tế bào trì hoãn trong đó có vai trò của tế bào lympho mang ký ức kháng nguyên. Điều trị. Dân gian chữa Eczema. Thường dùng vỏ cây Hoàng bá  (núc nác), giã nát đắp lên vùng da tổn thương, trong bộ đội thời đánh Mỹ cũng lưu truyền bài thuốc chữa ngoài da có tác dụng chữa các bệnh ngoài da và được một số cơ sở điều trị quân y đã áp dụng và phát triển Đông y chữa Eczema. Do phong phối hợp với nhiệt và thấp lúc đầu thấy hơi đỏ và ngứa và sau một thời gian ngắn nổi cục, mụn nước, chảy nước, đóng vẩy, bong vẩy và khỏi. Các bài thuốc Đông y chữa Eczema, chia thành 2 thể: Triệu chứng: Da hồng, đỏ ngứa,có mụn nước, loét, chảy nước vàng, mùa hanh khô, chảy máu tươi, để lâu ngày có thể gây viêm họng Pháp trị: thanh nhiệt táo thấp Bài thuốc trị Chàm thấp nhiệt: Hoàng cầm: 12; Hoàng bá: 12; bạch tiễn bì: 12; Linh bì: 12; Hoạt thạch: 12; Khổ sâm: 12; Sinh địa: 20 Ngân hoa: 20; Thổ phục linh: 20; N hoàng bá: 12; Hoàng đằng: 8; Triệu chứng: da hơi đỏ có mụn nước phát toàn thân, ngứa gãi chảy nước, ít loét Pháp trị: Sơ phong thanh nhiệt, trừ thấp Bài thuốc trị chàm phong nhiệt: Long đởm tả can thang gia giảm Hoàng cầm: 8; Chi tử: 12; Qui đầu: 8; Sài hồ: 8; mộc thông: 8; Cam thảo: 2; sinh địa: 8; Trạch tả: 12; Sa tiền: 8; Thuyền thoái:6 Kinh giới: 12; X truật: 8; Ngưu bàng: 12; Khổ sâm: 12; N hoàng bá: 8; long đởm thảo: 8 Thuốc dùng ngoài Thuốc ngâm: Dùng Tô mộc, Kinh giới, H đằng sắc đặc ngâm chỗ tổn thương khi nước còn nóng. Hoặc hàng ngày tắm bằng nước lá tre Châm cứu Tuỳ vị trí cơ thể, chọn huyệt tại chỗ và lân cận. Chân: Tam âm giao, Dương lăng tuyền...Toàn thân: Trừ phong: Hợp cốc Trừ thấp: Túc tam lý Hoạt huyết: Huyết hải Do phong và huyết táo gây ra: da dày khô, ngứa, nổi cục, có mụn nước, hay gặp ở đầu,mặt, cổ chân, cổ tay, khuỷu tay, đầu gối, pháp trị: khu phong dưỡng huyết nhuận táo chàm mãn tính Bài thuốc: Qui đầu: 12; Thục địa: 20; Bạch thược: 12; xuyên khung: 8; Kinh giới: 16; X truật: 12; Khổ sâm: 8; Thuyền thoái: 6; Phòng phong: 12 Tiễn bì:  10; Tật lê: 8; Địa phụ tử: 8;  Hoàng bá: 8; Hy thiêm:  12; Thuốc dùng ngoài: Thuốc ngâm: Kinh giới, Hy thiêm đều 50g. nấu nước ngâm rửa làm mềm chỗ da bị xơ cứng và giảm ngứa nhanh Tây y chữa Eczema. Phác đồ điều trị được chia thành 3 thể.
4,079
835167
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4079
Yersinia pestis
Yersinia pestis ("Y. pestis") (trước đây là "Pasteurella pestis") là một loài vi khuẩn coccobacillus gram âm, không có tính di động, hình que thuộc họ Enterobacteriaceae. Nó là tác nhân gây bệnh của dịch hạch — căn bệnh đã gây nhiều trận dịch kinh hoàng với tỉ lệ tử vong rất cao trong lịch sử nhân loại (nếu không được điều trị, tử vong ở thể hạch là 75%, và ở thể phổi là gần 100%) như ở trận Đại dịch hạch (1665 ở Anh với 60.000 người chết) và Cái chết đen (giữa thế kỉ 14, giết chết 1/3 dân số châu Âu). Có 3 dạng bệnh dịch hạch chính là dịch hạch thể hạch, dịch hạch thể phổi và dịch hạch thể máu. Giống "Yersinia" là các coccobacillus nhuộm Gram âm và lưỡng cực (hình quả tạ). Cũng như các "Enterobacteriaceae" khác, nó có khả năng lên men đường. "Yersinia pestis" có khả năng tiết ra chất nhờn chống thực bào. Vi khuẩn trở nên di động trong môi trường phân lập, nhưng bất động khi ở trong vật chủ (động vật có vú). Lịch sử. "Y. pestis" được khám phá vào năm 1894 do công của bác sĩ và nhà vi khuẩn học người Pháp Alexandre Yersin trong trận dịch của bệnh dịch hạch tại Hồng Kông. Yersin là thành viên của "trường phái Pasteur". Shibasaburo Kitasato, một nhà vi khuẩn học người Nhật được huấn luyện tại Đức, thuộc "trường phái Koch" đối thủ, lúc bấy giờ cũng tham gia tìm tác nhân gây bệnh của dịch hạch. Tuy nhiên chính Yersin là người đã liên kết bệnh dịch hạch với "Yersinia pestis". Vi khuẩn này lúc đầu được gọi là "Pasteurella pestis", và sau đó được đặt lại tên theo tên của Yersin. Tính sinh bệnh và miễn dịch. Tính sinh bệnh là do hai kháng nguyên kháng thực bào F1 và VW; cả hai đều cần thiết cho độc tính của vi khuẩn. Chúng được vi khuẩn sản xuất ra ở 37 °C, điều này giải thích tại sao một số côn trùng như bọ chét chỉ mang khuẩn không độc tính. Hơn nữa, "Y. pestis" sống sót và sản xuất các kháng nguyên F1 và VW bên trong các tế bào máu như bạch cầu đơn nhân mà không trong bạch cầu đa nhân trung tính. Miễn dịch tự nhiên hay cảm ứng có được là do cơ thể sản xuất kháng thể opsonin đặc hiệu chống lại các kháng nguyên F1 và VW. Chúng kích thích hiện tượng thực bào ở bạch cầu trung tính. Hiện nay có vắcxin bất hoạt formalin cho người lớn ở mức nguy cơ cao, nhưng nó không hiệu quả lắm và có thể gây phản ứng viêm trầm trọng. Các thí nghiệm với kĩ thuật di truyền sản xuất vắcxin dựa trên các kháng nguyên F1 và VW đang được tiến hành và tỏ ra có nhiều triển vọng. Tính nhạy cảm. "Y. pestis" nhạy cảm cao đối với vài loại kháng sinh, chủ yếu là streptomycin và chloramphenicol.
4,081
568910
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4081
Viêm da
Viêm da là tình trạng viêm nhiễm nông ở da, đặc trưng mô học là phù thượng bì và lâm sàng là mụn nước (khi cấp tính), hồng ban bờ kém, phù, xuất tiết, đóng sừng, tróc vảy, thường kèm đau, và lichen hoá do gãi hay chà. Hiện vẫn còn bất đồng về tên gọi "viêm da" và "eczema". Thông thường eczema dùng để chỉ viêm da mụn nước, nhưng một số người lại giới hạn eczema vào viêm da mạn tính. Một số cũng dùng từ viêm da để chỉ viêm da xốp do có đặc điểm mô học là hiện tượng xốp hoá (phù nội thượng bì). Bệnh viêm da dị ứng. Viêm da dị ứng là viêm da do tiếp xúc với chất gây kích ứng như: hóa chất, bụi ô nhiễm,xi măng gây bệnh đặc thù là dị ứng xi măng
4,084
843044
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4084
Kỹ thuật di truyền
Kỹ thuật di truyền hay kỹ thuật gen là thao tác thay đổi gen bằng công nghệ sinh học. Nó bao gồm các phương pháp kỹ thuật dùng để thay đổi nhân tố di truyền của các tế bào, bao gồm sự dịch chuyển gen cùng loài và khác loài để tạo ra những sinh vật mới hoặc hoàn hảo hơn. Những DNA mới được tạo ra bằng cách cách ly và sao chép lại nhân tố di truyền mong muốn qua phương pháp DNA tái tổ hợp hoặc bằng phương pháp chế tạo gen nhân tạo. Một vector thường được tạo ra để truyền DNA mới vào vật chủ. Phân tử DNA tái tổ hợp đầu tiên được tạo ra bởi Paul Berg vào năm 1972 bằng cách kết hợp DNA của virus khỉ SV40 với virus lambda. Và phương pháp thêm gen vào bộ gen của vật chủ còn có thể dùng để loại bỏ gen. Mẫu DNA có thể được thêm vào bộ gen một cách ngẫu nhiên hoặc vào một vị trí chính xác trong bộ gen. Sinh vật được tạo ra bằng kỹ thuật di truyền được gọi là sinh vật biến đổi gen (tiếng Anh "GMO"). GMO đầu tiên là vi khuẩn được tạo ra bởi Herbert Boyer và Stanley Cohen vào năm 1973. Rudolf Jaenisch tạo ra động vật biến đổi gen đầu tiên khi ông ta thêm DNA lạ vào một chuột biến đổi gen vào năm 1974. Công ty đầu tiên trong ngành kỹ thuật di truyền là Genentech. Nó được thành lập vào năm 1976 và bắt đầu sản xuất protein người. Insulin đã thay đổi gen được sản xuất vào năm 1978, và vi khuẩn có khả năng tự tạo ra insulin đó được thương mại hóa vào năm 1982. Thực phẩm biến đổi gen được bán từ năm 1994 với sự ra đời của cà chua Flavr Savr. Cà chua Flavr Savr được cải tạo để tồn trữ được lâu hơn, nhưng đa số những cây trồng bây giờ được biến đổi gen để tăng sự chống chịu với sâu bọ và thuốc trừ sâu. GloFish là GMO đầu tiên tạo ra để làm thú nuôi. Nó bắt đầu được thương mại hóa ở Hoa Kỳ vào tháng 12 năm 2003. Vào năm 2016, cá salmon được biến đổi gen nội tiết tố để kích thích tăng trưởng được bán ra thị trường. Kỹ thuật di truyền đã được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm nghiên cứu, y học, công nghệ sinh học, và nông nghiệp. Trong nghiên cứu, GMO được dùng để nghiên cứu về chức năng và biểu hiện gen qua các phương pháp như làm mất chức năng, tạo ra chức năng mới, theo dõi và thí nghiệm biểu hiện gen. Bằng cách loại bỏ một số gen với chức năng đã được biết đến, chúng ta có thể tạo ra sinh vật mô hình động vật để nghiên cứu bệnh người. Ngoài việc có thể tạo ra nội tiết tố, vắc-xin, và các dược phẩm khác, kỹ thuật di truyền còn có tiềm năng chữa bệnh qua phương pháp điều trị gen. Những kỹ thuật dùng để tạo ra dược phẩm còn có các ứng dụng công nghiệp khác như sản xuất enzyme để làm thuốc tẩy, phô mai, và các sản phẩm khác. Sự phát triển thương mại hóa của cây trồng biến đổi gen đã mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho nông dân ở nhiều quốc gia khác nhau, nhưng nó còn gây ra nhiều cuộc tranh cãi về cây trồng biến đổi gen. Những tranh cãi này đã xuất hiện ngay từ thời kỳ đầu; những cuộc thử nghiệm biến đổi gen đầu tiên đã bị phá hủy bởi những người chống lại kỹ thuật biến đổi gen. Tuy giới khoa học đa số đã đồng thuận rằng những thức ăn được chế biến từ cây trồng biến đổi gen không có hại với sức khỏe hơn thức ăn tự nhiên, một số người vẫn lo ngại đến sự an toàn thực phẩm của thức ăn biến đổi gen. Trao đổi gene, mức độ ảnh hưởng tới những sinh vật khác, cách vận hành cung cấp thực phẩm, và sở hữu trí tuệ là những vấn đề đang trong vòng tranh cãi. Những lo ngại này đã dẫn tới sự thành lập một khuôn khổ quy định từ năm 1975. Điều này dẫn tới hiệp ước quốc tế, Cartagena Protocol on Biosafety, được ký kết năm 2000. Những quốc gia đã đưa ra những hệ thống quy định riêng về GMO với sự khác biệt lớn giữa Hoa Kỳ và Châu Âu. Tổng quát. Kỹ thuật di truyền là một tiến trình thay đổi cấu trúc nhân tố di truyền bằng cách loại bỏ hoặc cấy DNA. Khác với chăn nuôi và nhân giống cây trồng truyền thống, bao gồm phải lai giống nhiều lần và sau đó chọn sinh vật có những kiểu hình mong muốn, kỹ thuật di truyền chỉ cần lấy gen từ một sinh vật này và cấy gen đó vào một sinh vật khác. Kỹ thuật này hiệu quả hơn nhiều so với cách truyền thống. Với kỹ thuật này, ta có thể cấy bất kỳ gen nào từ một sinh vật bất kỳ (ngay cả những sinh vật từ những vực khác nhau) và có thể phòng ngừa sự di chuyển của những gen không mong muốn. Kỹ thuật di truyền có khả năng chữa lành các bệnh di truyền bằng cách hoán đổi gen bị lỗi với một gen còn hoạt động. Đây là một công cụ quan trọng trong nghiên cứu cho phép nghiên cứu chức năng của các gen cụ thể. Thuốc, vắc-xin, và các sản phẩm khác được tạo ra từ những sinh vật đã được biến đổi gen. Để bảo đảm an ninh lương thực, cây trồng được biến đổi gen để tăng năng suất, dinh dưỡng, và sức chịu đựng trong môi trường khắc nghiệt. DNA có thể được cấy thẳng vào một sinh vật nào đó hoặc cấy vào tế bào, sau đó nó có thể kết hợp với các tế bào khác hoặc lai giống với sinh vật chủ. Điều này dựa trên kỹ thuật DNA tái tổ hợp để tạo ra các tổ hợp gen di truyền mới. Tiếp theo, chúng được cấy vào một sinh vật khác gián tiếp bằng hệ thống vector hoặc trực tiếp bằng kỹ thuật tiêm vi mô hoặc bọc chất vi mô. Kỹ thuận di truyền thường không bao gồm các loại phối giống truyền thống ví dụ như thụ tinh trong ống nghiệm, thể đa bội cảm ứng, quá trình đột biến sinh học và kỹ thuật tổng hợp tế bào mà không dùng tới tổ hợp gen di truyền hoặc sinh vật biến đổi gen. Tuy nhiên, một số định nghĩa bao quát hơn của công nghệ sinh học bao gồm cả chọn giống vật nuôi. Kỹ thuật di truyền không bao gồm nghiên cứu về nhân bản vô tính và tế bào gốc. Tuy nhiên, các ngành này có liên quan tới nhau và đều sử dụng kỹ thuật di truyền. Sinh học tổng hợp là một ngành mới nổi đã giúp phát triển kỹ thuật di truyền bằng cách đưa DNA nhân tạo tổng hợp vào một sinh vật. Những thực vật, động vật, hoặc vi sinh vật được thay đổi gen qua kỹ thuật di truyền được gọi là sinh vật biến đổi gen hoặc GMOs. Nếu như DNA từ một loài khác được đưa vào vật chủ thì sinh vật đó sẽ được gọi là sinh vật chuyển gen. Còn DNA từ chung loài được đưa vật chủ thì được gọi là sinh vật hợp gen. Khi dùng kỹ thuật di truyền để xóa bỏ DNA từ một sinh vật thì sinh vật đó được gọi là sinh vật bị loại gen. Ở Châu âu, sửa đổi di truyền đồng nghĩa với kỹ thuật di truyền trong khi ở Hoa Kỳ và Canada thì sửa đổi di truyền còn có hàm ý bao gồm các cách nhân giống thông thường.
4,089
715312
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4089
Google
Google LLC () là một công ty công nghệ đa quốc gia của Mỹ, chuyên về các dịch vụ và sản phẩm liên quan đến Internet, bao gồm các công nghệ quảng cáo trực tuyến, công cụ tìm kiếm, điện toán đám mây, phần mềm và phần cứng. Đây được coi là một trong những công ty công nghệ Big Four, cùng với Amazon, Apple và Facebook. Google được thành lập vào năm 1998 bởi Larry Page và Sergey Brin trong khi họ là nghiên cứu sinh đã có bằng tiến sĩ tại Đại học Stanford ở California. Họ cùng nhau sở hữu khoảng 14% cổ phần và kiểm soát 56% quyền biểu quyết của cổ đông thông qua cổ phiếu ưu đãi. Họ đã hợp nhất Google thành một công ty tư nhân vào ngày 4 tháng 9 năm 1998. Một đợt chào bán công khai lần đầu (IPO) diễn ra vào ngày 19 tháng 8 năm 2004 và Google chuyển đến trụ sở chính tại Mountain View, California với tên Googleplex. Vào tháng 8 năm 2015, Google đã công bố kế hoạch tổ chức lại công ty với tư cách là một tập đoàn có tên là Alphabet Inc. Google là công ty con hàng đầu của Alphabet và sẽ tiếp tục là công ty ô dù vì lợi ích Internet của Alphabet. Sundar Pichai được bổ nhiệm làm CEO của Google, thay thế Larry Page trở thành CEO của Alphabet. Sự phát triển nhanh chóng của công ty kể từ khi thành lập đã kích hoạt một chuỗi các sản phẩm, mua lại để sáp nhập và hợp tác ngoài công cụ tìm kiếm cốt lõi của Google (Google Tìm kiếm). Nó cung cấp các dịch vụ được thiết kế cho công việc và năng suất (Google Docs, Google Sheets và Google Slides), email (Gmail/Inbox), lập lịch và quản lý thời gian (Lịch Google), lưu trữ đám mây (Google Drive), mạng xã hội (Google+), nhắn tin và trò chuyện video trực tiếp (Google Allo, Duo, Hangouts), dịch ngôn ngữ (Google Dịch), lập bản đồ và điều hướng (Google Maps, Waze, Google Earth, Chế độ xem phố), chia sẻ video (YouTube), ghi chú (Google Keep) và tổ chức và chỉnh sửa ảnh (Google Ảnh). Công ty dẫn đầu sự phát triển của hệ điều hành di động Android, trình duyệt web Google Chrome và Chrome OS, một hệ điều hành nhẹ dựa trên trình duyệt Chrome. Google đã ngày càng chuyển sang phần cứng; từ năm 2010 đến 2015, nó hợp tác với các nhà sản xuất điện tử lớn trong việc sản xuất các thiết bị Nexus của mình và đã phát hành nhiều sản phẩm phần cứng vào tháng 10 năm 2016, bao gồm điện thoại thông minh Google Pixel, loa thông minh Google Home, bộ định tuyến không dây Google Wifi và Daydream-tai nghe thực tế ảo. Google cũng đã thử nghiệm trở thành nhà cung cấp dịch vụ Internet (Google Fiber, Project Fi và Google Station). Google.com là trang web được truy cập nhiều nhất trên thế giới. Một số dịch vụ khác của Google cũng nằm trong top 100 trang web được truy cập nhiều nhất trên thế giới, bao gồm YouTube và Blogger. Google là thương hiệu có giá trị nhất thế giới tính đến năm 2017 nhưng đã nhận được sự chỉ trích đáng kể liên quan đến các vấn đề như lo ngại về quyền riêng tư, tránh thuế, chống độc quyền, kiểm duyệt và trung lập trong tìm kiếm. Tuyên bố sứ mệnh của Google là "tổ chức thông tin của thế giới", và khẩu hiệu không chính thức là "Don't be evil" (Đừng trở nên xấu xa) cho đến khi cụm từ này được xóa khỏi quy tắc ứng xử của công ty vào khoảng tháng 5 năm 2018, nhưng lại được đưa vào trở lại ngày 31 tháng 7 năm 2018. Lịch sử. Ban đầu. Google ban đầu là một công trình nghiên cứu của Larry Page và Sergey Brin, hai nghiên cứu sinh có bằng tiến sĩ tại trường Đại học Stanford, California vào tháng 1 năm 1996. Trong khi các công cụ tìm kiếm thông thường xếp hạng kết quả bằng cách đếm số lần tìm kiếm xuất hiện trên trang, hai lý thuyết đã đưa ra giả thuyết về một hệ thống tốt hơn phân tích mối quan hệ giữa các trang web. Họ gọi công nghệ mới này là PageRank; nó xác định mức độ liên quan của một trang web theo số lượng trang và tầm quan trọng của những trang được liên kết trở lại trang web gốc. Page và Brin ban đầu đặt biệt danh cho công cụ tìm kiếm mới của họ là "BackRub" (Gãi lưng) vì hệ thống này dùng các liên kết đến để ước tính tầm quan trọng của trang. Họ cũng tin rằng những trang có nhiều liên kết đến nhất từ các trang thích hợp khác sẽ là những trang thích hợp nhất. Cuối cùng, họ đã đổi tên thành Google; tên của công cụ tìm kiếm bắt nguồn từ một lỗi chính tả của từ "googol" có nghĩa là số 1 ​​đầu và theo sau là 100 số không, được chọn để biểu thị rằng công cụ tìm kiếm nhằm cung cấp số lượng lớn thông tin. Ban đầu, Google hoạt động dưới trang web của đại học Stanford với các tên miền "google.stanford.edu" và "z.stanford.edu". Họ đã quyết định thử nghiệm giả thuyết trong nghiên cứu của họ, tạo nền móng cho công cụ Google hiện đại bây giờ. Tên miền www.google.com được đăng ký ngày 15 tháng 9 năm 1997. Họ chính thức thành lập công ty "Google, Inc." ngày 4 tháng 9 năm 1998 tại một ga ra của nhà Susan Wojcicki (được thuê làm nhân viên đầu tiên của Google, Phó Chủ tịch cấp cao, phụ trách bộ phận quảng cáo) tại Menlo Park, California. Tài chính (1998) và chào bán công khai lần đầu (2004). Google ban đầu được tài trợ bởi khoản đóng góp 100.000 đô la tháng 8 năm 1998 từ Andy Bechtolsheim, đồng sáng lập của Sun Microsystems; tiền đã được đưa ra trước khi Google được hợp nhất. Google đã nhận được tiền từ ba nhà đầu tư thiên thần khác vào năm 1998: Jeff Bezos, người sáng lập Amazon.com, giáo sư khoa học máy tính David Cheriton và doanh nhân Ram Shriram. Sau một số khoản đầu tư nhỏ, từ cuối năm 1998 đến đầu năm 1999, một vòng tài trợ mới trị giá 25 triệu đô la đã được công bố vào ngày 7 tháng 6 năm 1999, với các nhà đầu tư lớn bao gồm các công ty đầu tư mạo hiểm Kleiner Perkins và Sequoia Capital. Đầu năm 1999, Brin và Page quyết định họ muốn bán Google cho Excite. Họ đã đến gặp CEO Excite George Bell và đề nghị bán nó cho anh ta với giá 1 triệu đô la. Anh từ chối lời đề nghị. Vinod Khosla, một trong những nhà đầu tư mạo hiểm của Excite, đã nói họ giảm xuống còn 750.000 đô la, nhưng Bell vẫn từ chối. Chào bán công khai ban đầu của Google (IPO) diễn ra năm năm sau đó, vào ngày 19 tháng 8 năm 2004. Vào thời điểm đó, Larry Page, Serge Brin và Eric Schmidt đã đồng ý làm việc cùng nhau tại Google trong 20 năm, cho đến năm 2024. Tại đợt IPO, công ty đã chào bán 19.605.052 cổ phiếu với mức giá 85 USD/cổ phiếu. Cổ phần đã được bán theo một hình thức đấu giá trực tuyến bằng cách sử dụng một hệ thống được xây dựng bởi Morgan Stanley và Credit Suisse, người bảo lãnh cho thỏa thuận này. Việc bán 1,67 tỷ đô la đã mang lại cho Google vốn hóa thị trường hơn 23 tỷ đô la. Đến tháng 1 năm 2014, vốn hóa thị trường của nó đã tăng lên 397 tỷ đô la. Phần lớn trong số 271 triệu cổ phiếu vẫn nằm dưới sự kiểm soát của Google và nhiều nhân viên của Google đã trở thành triệu phú ngay lập tức. Yahoo!, một đối thủ cạnh tranh của Google, cũng được hưởng lợi vì sở hữu 8.4 triệu cổ phiếu Google trước khi IPO diễn ra. Đã có những lo ngại rằng IPO của Google sẽ dẫn đến những thay đổi trong văn hóa công ty. Lý do dao động từ áp lực của cổ đông đối với việc giảm lợi ích của nhân viên cho đến việc nhiều giám đốc điều hành của công ty sẽ trở thành triệu phú ngay lập tức. Để trả lời cho mối quan tâm này, đồng sáng lập Brin và Page đã hứa trong một báo cáo cho các nhà đầu tư tiềm năng rằng IPO sẽ không thay đổi văn hóa của công ty. Năm 2005, các bài báo trên "The New York Times" và các nguồn khác bắt đầu cho thấy Google đã mất đi tính chống đối, không có triết lý độc ác. Trong nỗ lực duy trì văn hóa độc đáo của công ty, Google đã chỉ định một Giám đốc Văn hóa, người cũng là Giám đốc Nhân sự. Mục đích của Giám đốc Văn hóa là phát triển và duy trì văn hóa và làm việc theo những cách để giữ đúng với các giá trị cốt lõi mà công ty được thành lập: một tổ chức phẳng với môi trường hợp tác hòa nhập. Google cũng đã phải đối mặt với các cáo buộc về chủ nghĩa phân biệt giới tính và tuổi tác từ các nhân viên cũ. Vào năm 2013, một vụ kiện tập thể chống lại một số công ty ở Thung lũng Silicon, bao gồm Google, đã được đệ trình vì các thỏa thuận đã hạn chế việc tuyển dụng nhân viên công nghệ cao. Cổ phiếu hoạt động tốt sau IPO, với cổ phiếu lần đầu tiên đạt 350 đô la vào ngày 31 tháng 10 năm 2007, chủ yếu vì doanh thu và thu nhập mạnh mẽ trên thị trường quảng cáo trực tuyến. Sự tăng vọt của giá cổ phiếu được thúc đẩy chủ yếu bởi các nhà đầu tư cá nhân, trái ngược với các nhà đầu tư tổ chức lớn và các quỹ tương hỗ. Cổ phiếu GOOG được chia thành cổ phiếu GOOG loại C và cổ phiếu GOOGL loại A. Công ty được liệt kê trên sàn giao dịch chứng khoán NASDAQ với các ký hiệu GOOGL và GOOG và trên sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt dưới ký hiệu GGQ1. Các ký hiệu này hiện đề cập đến công ty cổ phần của Alphabet Inc., kể từ quý IV năm 2015. Phát triển. Vào tháng 3 năm 1999, công ty đã chuyển văn phòng của mình đến Palo Alto, California, nơi có nhiều công ty khởi nghiệp công nghệ nổi tiếng ở Thung lũng Silicon. Năm sau, Google bắt đầu bán quảng cáo liên quan đến từ khóa tìm kiếm mặc dù ban đầu có sự phản đối của Page và Brin. Để duy trì thiết kế trang không bị lộn xộn, quảng cáo chỉ dựa trên văn bản. Mô hình bán quảng cáo từ khóa này lần đầu tiên được Goto.com tiên phong, một spin-off (chương trình dẫn xuất) Idealab được tạo bởi Bill Gross. Khi công ty đổi tên thành Overture Services, công ty đã kiện Google về các hành vi vi phạm các bằng sáng chế cho mỗi lần nhấp và đấu thầu của công ty. Overture Services sau đó được Yahoo! mua lại và đổi tên thành Yahoo! Tiếp thị tìm kiếm. Vụ việc sau đó đã được giải quyết ngoài tòa án; Google đồng ý phát hành cổ phiếu phổ thông cho Yahoo! để đổi lấy giấy phép vĩnh viễn. Vào tháng 6 năm 2000, Google đã trở thành nhà cung cấp công cụ tìm kiếm mặc định cho Yahoo!, Một trong những trang web phổ biến nhất vào thời điểm đó, thay thế Inktomi. Năm 2001, Google đã nhận được bằng sáng chế cho cơ chế PageRank của mình. Bằng sáng chế đã chính thức được giao cho Đại học Stanford và Lawrence Page là nhà phát minh. Năm 2003, công ty đã thuê một tổ hợp văn phòng từ Silicon Graphics tại 1600 Amphitheater Parkway ở Mountain View, California. Khu phức hợp được biết đến với cái tên Googleplex, một cách chơi chữ của googolplex, có nghĩa là 10googol. Nội thất Googleplex được thiết kế bởi Clive Wilkinson Architects. Ba năm sau, Google đã mua bất động sản từ SGI với giá 319 triệu đô la. Vào thời điểm đó, cái tên "Google" đã là ngôn ngữ hàng ngày, khiến động từ "google" được thêm vào "Từ điển đại học Merriam-Webster" và "Từ điển tiếng Anh Oxford", được giải thích là: "sử dụng công cụ tìm kiếm Google để có được thông tin trên Internet". Việc sử dụng "Google" đầu tiên như một động từ trong văn hóa đại chúng đã xảy ra trên loạt phim truyền hình "Buffy the Vampire Slayer", vào năm 2002. Năm 2005, "The Washington Post" đã báo cáo về việc tăng 700% lợi nhuận trong quý ba cho Google, phần lớn nhờ vào các công ty lớn chuyển chiến lược quảng cáo của họ từ báo, tạp chí và truyền hình sang Internet. Vào tháng 1 năm 2008, tất cả dữ liệu được truyền qua phần mềm MapReduce của Google có kích thước tổng hợp là 20 petabyte mỗi ngày. Năm 2009, một báo cáo của CNN về các tìm kiếm chính trị hàng đầu năm 2009 đã lưu ý rằng "hơn một tỷ lượt tìm kiếm" đang được nhập vào Google hàng ngày. Vào tháng 5 năm 2011, lần đầu tiên số lượng khách truy cập duy nhất vào Google đã vượt qua một tỷ lần, tăng 8.4% so với tháng 5 năm 2010 (931 triệu). Năm 2012 là lần đầu tiên Google tạo ra 50 tỷ đô la doanh thu hàng năm, 38 tỷ đô la vào năm trước. Vào tháng 1 năm 2013, Giám đốc điều hành lúc đó, Larry Page đã nhận xét: "Chúng tôi đã kết thúc năm 2012 với một quý mạnh mẽ... Doanh thu tăng 36% so với cùng kỳ và 8% theo quý. Và chúng tôi đạt doanh thu 50 tỷ đô la lần đầu tiên vào năm ngoái - một thành tích không tồi chỉ trong một thập kỷ rưỡi." Vào tháng 11 năm 2018, Google đã công bố kế hoạch mở rộng văn phòng tại Thành phố New York của mình với sức chứa 12.000 nhân viên. 2013 trở đi. Google đã công bố sự ra mắt của một công ty mới, được gọi là Calico vào ngày 19 tháng 9 năm 2013, do chủ tịch của Apple Inc., Arthur Levinson, lãnh đạo. Trong tuyên bố chính thức, Page giải thích rằng công ty về "sức khỏe và hạnh phúc" sẽ tập trung vào "thách thức của lão hóa và các bệnh liên quan". Google đã tổ chức lễ kỷ niệm 15 năm thành lập vào ngày 27 tháng 9 năm 2013 và vào năm 2016, họ đã kỷ niệm sinh nhật lần thứ 18 của mình bằng một phiên bản hoạt họa ("Google Doodle"), mặc dù họ đã sử dụng các ngày khác cho ngày sinh nhật chính thức của mình. Lý do cho sự lựa chọn của ngày 27 tháng 9 vẫn chưa rõ ràng và tranh chấp với công cụ tìm kiếm đối thủ Yahoo! Tìm kiếm trong năm 2005 đã được đề xuất là nguyên nhân. Liên minh vì Internet giá cả phải chăng (A4AI) đã được ra mắt vào tháng 10 năm 2013; Google là một phần trong liên minh các tổ chức công cộng và tư nhân cũng bao gồm Facebook, Intel và Microsoft. Được lãnh đạo bởi Sir Tim Berners-Lee, A4AI tìm cách làm cho việc truy cập Internet trở nên hợp lý hơn để truy cập được mở rộng ở các nước đang phát triển, nơi chỉ có 31% người dân đang dùng Internet. Google sẽ giúp giảm giá truy cập Internet để chúng giảm xuống dưới mục tiêu 5% thu nhập hàng tháng của Ủy ban băng thông rộng của Liên Hợp Quốc. Doanh thu của tập đoàn trong quý 3 năm 2013 đã được báo cáo vào giữa tháng 10 năm 2013 là 14,89 tỷ đô la, tăng 12 phần trăm so với quý trước. Dịch vụ tìm kiếm của Google đóng góp 10,8 tỷ đô la trong tổng doanh thu này với sự gia tăng số lần nhấp chuột của người dùng vào quảng cáo. Theo báo cáo Thương hiệu toàn cầu tốt nhất hàng năm của Interbrand, Google là thương hiệu có giá trị thứ hai trên thế giới (sau Apple Inc.) vào năm 2013, 2014, 2015 và 2016, với mức định giá 133 tỷ đô la. Vào tháng 9 năm 2015, giám đốc kỹ thuật của Google Rachel Potvin đã tiết lộ chi tiết về mã phần mềm của Google tại một hội nghị kỹ thuật. Cô tiết lộ rằng toàn bộ cơ sở mã của Google, bao gồm mọi dịch vụ mà nó phát triển, bao gồm hơn 2 tỷ dòng mã. Tất cả mã đó được lưu trữ trong kho lưu trữ mã có sẵn cho tất cả 25.000 kỹ sư của Google và mã này được sao chép và cập nhật thường xuyên trên 10 trung tâm dữ liệu của Google. Để giữ quyền kiểm soát, Potvin cho biết Google đã xây dựng "hệ thống phiên bản kiểm soát" của riêng mình, được gọi là "Piper". "Các kỹ sư có thể thực hiện một thay đổi mã duy nhất và triển khai nó trên tất cả các dịch vụ cùng một lúc. Các ngoại lệ chính duy nhất là thuật toán kết quả tìm kiếm PageRank được lưu trữ riêng biệt chỉ với quyền truy cập của nhân viên cụ thể và mã cho hệ điều hành Android và trình duyệt Google Chrome cũng được lưu trữ riêng vì chúng không chạy trên Internet. Hệ thống "Piper" gồm 85 TB dữ liệu. Các kỹ sư của Google thực hiện 25.000 thay đổi cho mã mỗi ngày và trên cơ sở hàng tuần thay đổi khoảng 15 triệu dòng mã trên 250.000 tệp. Với nhiều mã đó, các bot tự động phải trợ giúp. Potvin báo cáo: "Bạn cần nỗ lực phối hợp để duy trì thay đổi mã. Và đây không thể chỉ con người duy trì chúng, mà phải có thêm cả robot trợ giúp." Bot không viết mã, nhưng tạo ra nhiều tệp dữ liệu và cấu hình cần thiết để chạy phần mềm của công ty. "Không chỉ kích thước của kho lưu trữ ngày càng tăng," Potvin giải thích, "mà tốc độ thay đổi cũng đang tăng lên. Đây là một kiểu theo cấp số nhân." Tính đến tháng 10 năm 2016, Google vận hành 70 văn phòng tại hơn 40 quốc gia. Alexa, một công ty giám sát lưu lượng truy cập web thương mại, liệt kê Google.com là trang web được truy cập nhiều nhất trên thế giới. Một số dịch vụ khác của Google cũng nằm trong top 100 trang web được truy cập nhiều nhất, bao gồm YouTube và Blogger. Mua lại và hợp tác. 2000-2009. Năm 2001, Google mua lại Deja News, nhà điều hành một kho lưu trữ lớn các tài liệu từ Usenet. Google đổi thương hiệu cho kho lưu trữ là Google Groups. Vào tháng 4 năm 2003, Google đã mua lại Applied Semantics, một công ty chuyên sản xuất các ứng dụng phần mềm cho không gian quảng cáo trực tuyến. Công nghệ quảng cáo theo ngữ cảnh AdSense được phát triển bởi Applied Semantics đã được áp dụng vào các nỗ lực quảng cáo của Google. Năm 2004, Google mua lại Keyhole, Inc. Sản phẩm cùng tên của Keyhole sau đó được đổi tên thành Google Earth. Vào tháng 4 năm 2005, Google đã mua lại Urchin Software, sử dụng sản phẩm Urchin theo yêu cầu của họ (cùng với các ý tưởng từ Bản đồ đo lường) để tạo Google Analytics vào năm 2006. Vào tháng 10 năm 2006, Google đã thông báo rằng họ đã mua trang web chia sẻ video YouTube với giá 1,65 tỷ đô la cổ phiếu Google và thỏa thuận đã được hoàn tất vào ngày 13 tháng 11 năm 2006. Vào ngày 13 tháng 4 năm 2007, Google đã đạt được thỏa thuận mua DoubleClick với giá 3,1 tỷ đô la, chuyển sang các mối quan hệ có giá trị của Google mà DoubleClick có với các nhà xuất bản và đại lý quảng cáo trên Web. Thỏa thuận đã được phê duyệt mặc dù những lo ngại được đưa ra bởi các đối thủ Microsoft và AT&T. Ngoài nhiều công ty Google đã mua, công ty đã hợp tác với các tổ chức khác để nghiên cứu, quảng cáo và các hoạt động khác. Năm 2005, Google hợp tác với Trung tâm nghiên cứu Ames NASA để xây dựng văn phòng 93.000 m². Năm 2005, Google hợp tác với AOL để tăng cường các dịch vụ tìm kiếm video của nhau. Năm 2006, Google và Fox Interactive Media of News Corporation đã ký một thỏa thuận trị giá 900 triệu đô la để cung cấp tìm kiếm và quảng cáo trên trang mạng xã hội nổi tiếng lúc bấy giờ MySpace. Năm 2007, Google bắt đầu tài trợ cho NORAD Tracks Santa, thay thế nhà tài trợ cũ AOL. NORAD theo dõi tiến trình của ông già Noel vào đêm Giáng sinh, sử dụng Google Earth để "theo dõi ông già Noel" định dạng 3D lần đầu tiên. Năm 2008, Google đã phát triển quan hệ đối tác với GeoEye để phóng một vệ tinh cung cấp cho Google hình ảnh độ phân giải cao (0,41 m, màu 1,65 m) cho Google Earth. Vệ tinh được phóng từ căn cứ không quân Vandenberg vào ngày 6 tháng 9 năm 2008. Google cũng đã thông báo vào năm 2008 rằng họ đang lưu trữ các bức ảnh của tạp chí Life. 2010-Hiện tại. Năm 2010, Google Energy đã đầu tư lần đầu tiên vào một dự án năng lượng tái tạo, đưa 38,8 triệu đô la vào hai trang trại gió ở Bắc Dakota. Công ty tuyên bố hai địa điểm sẽ tạo ra 169,5 megawatt điện, đủ để cung cấp cho 55.000 ngôi nhà. Các trang trại được phát triển bởi NextEra Energy Resources, sẽ giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong khu vực và mang lại lợi nhuận. NextEra Energy Resources đã bán cho Google một phần hai mươi phần trăm trong dự án để lấy tiền tài trợ cho sự phát triển của nó. Vào tháng 2 năm 2010, Ủy ban Điều tiết Năng lượng Liên bang (FERC) đã cấp cho Google quyền mua và bán năng lượng theo giá thị trường. Đơn đặt hàng nói rõ rằng Google Energy, một công ty con của Google, giữ quyền "bán năng lượng, năng lực và các dịch vụ phụ trợ theo giá dựa trên thị trường", nhưng thừa nhận rằng cả Google Energy và các chi nhánh của Google "không sở hữu hoặc kiểm soát bất kỳ thứ gì hoặc cơ sở truyền tải." Tập đoàn đã thực hiện ủy quyền này vào tháng 9 năm 2013 khi tuyên bố sẽ mua tất cả điện được sản xuất bởi trang trại gió Happy Hereford 240-megawatt chưa được xây dựng. Cũng trong năm 2010, Google đã mua Global IP Solutions, một công ty có trụ sở ở Na Uy cung cấp hội nghị truyền hình dựa trên web và các dịch vụ liên quan khác. Việc mua lại này cho phép Google thêm các dịch vụ kiểu điện thoại vào danh sách các sản phẩm của mình. Vào ngày 27 tháng 5 năm 2010, Google tuyên bố họ cũng đã ngừng việc mua lại mạng quảng cáo di động AdMob. Điều này xảy ra vài ngày sau khi Ủy ban Thương mại Liên bang ngừng cuộc điều tra về việc mua bán. Google mua lại công ty với số tiền không được tiết lộ. Vào tháng 7 năm 2010, Google đã ký một thỏa thuận với một trang trại gió ở Iowa để mua 114 megawatt năng lượng trong 20 năm. Vào ngày 4 tháng 4 năm 2011, "The Globe and Mail" đã báo cáo rằng Google đặt giá 900 triệu đô la cho 6000 bằng sáng chế của Nortel Networks. Vào ngày 15 tháng 8 năm 2011, Google đã thực hiện vụ mua lại lớn nhất từ ​​trước đến nay khi tuyên bố sẽ mua Motorola Mobility với giá 12,5 tỷ USD phải được sự chấp thuận của các nhà quản lý tại Hoa Kỳ và Châu Âu. Trong một bài đăng trên blog của Google, Giám đốc điều hành của Google và đồng sáng lập Larry Page đã tiết lộ rằng việc mua lại là một động thái chiến lược nhằm củng cố danh mục bằng sáng chế của Google. Hệ điều hành Android của công ty đã bị lên án trong cuộc chiến bằng sáng chế toàn ngành, vì Apple và Microsoft đã kiện các nhà sản xuất thiết bị Android như HTC, Samsung và Motorola. Việc sáp nhập được hoàn thành vào ngày 22 tháng 5 năm 2012, sau khi được Trung Quốc chấp thuận. Việc mua này được thực hiện một phần để giúp Google có được danh mục bằng sáng chế đáng kể của Motorola trên điện thoại di động và công nghệ không dây, để giúp bảo vệ Google trong các tranh chấp bằng sáng chế đang diễn ra với các công ty khác, chủ yếu là Apple và Microsoft và cho phép nó tiếp tục tự do cung cấp Android. Sau khi việc mua lại kết thúc, Google bắt đầu tái cấu trúc doanh nghiệp Motorola để phù hợp với chiến lược của Google. Vào ngày 13 tháng 8 năm 2012, Google đã công bố kế hoạch sa thải 4000 nhân viên Motorola Mobility. Vào ngày 10 tháng 12 năm 2012, Google đã bán các hoạt động sản xuất của Motorola Mobility cho Flextronics với giá 75 triệu đô la. Là một phần của thỏa thuận, Flextronics sẽ sản xuất Android không được tiết lộ và các thiết bị di động khác. Vào ngày 19 tháng 12 năm 2012, Google đã bán bộ phận kinh doanh Motorola Home của Motorola Mobility cho Tập đoàn Arris với giá 2,35 tỷ đô la theo một giao dịch tiền mặt và cổ phiếu. Là một phần của thỏa thuận này, Google đã mua 15,7% cổ phần của Arris Group trị giá 300 triệu đô la. Vào tháng 6 năm 2013, Google đã mua lại Waze, một hợp đồng trị giá 966 triệu đô la. Mặc dù Waze sẽ vẫn là một thực thể độc lập, các tính năng xã hội của nó chẳng hạn như nền tảng vị trí được cộng đồng hóa của nó, được cho là tích hợp giữa Waze và Google Maps, dịch vụ lập bản đồ riêng của Google. Vào ngày 26 tháng 1 năm 2014, Google tuyên bố đã đồng ý mua DeepMind Technologies, một công ty trí tuệ nhân tạo tư nhân từ London. DeepMind có khả năng kết hợp các kỹ thuật tốt nhất từ ​​học máy và hệ thống khoa học thần kinh để xây dựng các thuật toán học tập đa năng. Các ứng dụng thương mại đầu tiên của DeepMind đã được sử dụng trong mô phỏng, thương mại điện tử và trò chơi. Tính đến tháng 12 năm 2013, có thông tin rằng DeepMind có khoảng 75 nhân viên. Trang web tin tức công nghệ "Recode" báo cáo rằng công ty đã được mua với giá 400 triệu đô la mặc dù nó không được tiết lộ thông tin đến từ đâu. Một phát ngôn viên của Google sẽ không bình luận về giá cả. Việc mua các thiết bị hỗ trợ DeepMind nhằm phát triển gần đây của Google trong cộng đồng người máy và trí tuệ nhân tạo. Vào ngày 29 tháng 1 năm 2014, Google đã thông báo rằng họ sẽ thoái vốn Motorola Mobility cho Lenovo với giá 2,91 tỷ đô la, một phần nhỏ so với mức giá 12,5 tỷ đô la ban đầu mà Google phải trả để mua lại công ty. Google giữ lại tất cả trừ 2000 bằng sáng chế của Motorola và tham gia vào các thỏa thuận cấp phép chéo. Vào ngày 21 tháng 9 năm 2017, HTC đã công bố một "thỏa thuận hợp tác" trong đó họ sẽ bán quyền không độc quyền đối với một số tài sản trí tuệ cũng như điện thoại thông minh cho Google với giá 1,1 tỷ USD. Vào ngày 6 tháng 12 năm 2017, Google đã đầu tư đầu tiên vào Ấn Độ và chọn một cổ phần thiểu số đáng kể trong dịch vụ trợ giúp và giao hàng Dunzo. Công ty khởi nghiệp có trụ sở tại Benguluru đã nhận được khoản đầu tư 12 triệu đô la vào vòng cấp vốn B của Google. Vào ngày 29 tháng 3 năm 2018, Google đã dẫn đầu một vòng cấp vốn C vào khởi nghiệp thương mại điện tử thời trang trực tuyến và ngoại tuyến Fynd. Đây là khoản đầu tư trực tiếp thứ hai vào Ấn Độ với số tiền không được tiết lộ. Theo cách này, Google cũng đang tìm cách xây dựng một hệ sinh thái ở Ấn Độ thông qua các giao dịch siêu cục bộ tần số cao cũng như trong các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, dịch vụ tài chính và giáo dục. Vào ngày 23 tháng 8 năm 2018, Google đã xóa 39 tài khoản YouTube, 13 tài khoản Google+ và 6 blog trên Blogger do họ tham gia vào hoạt động lừa đảo có động cơ chính trị, các tài khoản bị xóa được phát hiện gắn liền với Cộng hòa Hồi giáo Iran (IRIB). Trung tâm dữ liệu Google. Các trung tâm dữ liệu của Google được đặt tại Bắc và Nam Mỹ, Châu Á, Châu Âu. Theo truyền thống, Google dựa vào tính toán song song trên phần cứng hàng hóa như máy tính x86 chính thống tương tự như máy tính gia đình để giữ chi phí cho mỗi truy vấn thấp. Năm 2005, nó bắt đầu phát triển các thiết kế của riêng mình, việc đó chỉ được tiết lộ vào năm 2009. Vào tháng 10 năm 2013, "The Washington Post" đã báo cáo rằng Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ đã chặn các liên lạc giữa các trung tâm dữ liệu của Google như một phần của chương trình có tên MUSCULAR. Việc nghe lén này đã được thực hiện do Google không mã hóa dữ liệu được truyền trong mạng riêng của họ. Google bắt đầu mã hóa dữ liệu được gửi giữa các trung tâm dữ liệu vào năm 2013. Trung tâm dữ liệu hiệu quả nhất của Google hoạt động ở 35 °C chỉ sử dụng hệ thống làm mát không khí trong lành, không yêu cầu điều hòa không khí chạy bằng điện; các máy chủ chạy nóng đến mức con người không thể đến gần chúng trong thời gian dài. Một báo cáo tháng 8 năm 2011 ước tính rằng Google có khoảng 900.000 máy chủ trong trung tâm dữ liệu của họ, dựa trên việc sử dụng năng lượng. Báo cáo nêu rõ rằng "Google không bao giờ nói có bao nhiêu máy chủ đang chạy trong trung tâm dữ liệu của mình." Vào tháng 12 năm 2016, Google đã thông báo rằng, bắt đầu từ năm 2017, Google sẽ cung cấp năng lượng cho tất cả các trung tâm dữ liệu của mình, cũng như tất cả các văn phòng của mình từ 100% năng lượng tái tạo. Cam kết này sẽ khiến Google trở thành "công ty mua năng lượng tái tạo lớn nhất thế giới với các cam kết đạt 2,6 gigawatt (2.600 megawatt) năng lượng gió và mặt trời". Google cũng tuyên bố rằng họ không coi đó là mục tiêu cuối cùng của mình; nó nói rằng "vì gió không thổi 24 giờ một ngày, nên chúng tôi cũng sẽ mở rộng mua hàng của mình sang nhiều nguồn năng lượng khác nhau có thể cho phép mỗi giờ mỗi ngày". Ngoài ra, dự án sẽ "giúp hỗ trợ cộng đồng" trên toàn thế giới, vì các cam kết mua sẽ "dẫn đến đầu tư cơ sở hạ tầng hơn 3,5 tỷ đô la trên toàn cầu" và sẽ "tạo ra doanh thu hàng chục triệu đô la mỗi năm cho chủ sở hữu địa phương và hàng chục triệu nữa cho chính quyền địa phương và quốc gia về doanh thu thuế ". Alphabet. Vào ngày 10 tháng 8 năm 2015, Google trở thành công ty con hàng đầu của Alphabet vì lợi ích Internet của Alphabet. Sau khi hoàn thành tái cấu trúc, Sundar Pichai trở thành CEO của Google, thay thế Larry Page, người trở thành CEO của Alphabet. Vào ngày 1 tháng 9 năm 2017, Google Inc. đã công bố kế hoạch tái cấu trúc của mình như một công ty trách nhiệm hữu hạn, Google LLC, với tư cách là một công ty con thuộc sở hữu của XXVI Holdings Inc., được thành lập như một công ty con của Alphabet Inc. các công ty con khác, bao gồm Google LLC và các công ty khác. Phát hành cổ phiếu lần đầu. Vào tháng 1 năm 2004, Google tuyên bố đã thuê công ty Morgan Stanley và Goldman Sachs Group để tổ chức phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Google chọn cách bán cổ phiếu bằng đấu giá, một điều hiếm có từ đó tới giờ. Từ khi ra thị trường, giá Google đã lên đến gần $200 mỗi cổ phiếu từ $85 lúc đầu. Tính đến đầu năm 2018 cổ phiếu Google chạm ngưỡng 1.160 USD đẩy giá trị công ty lên 804 tỷ USD và là công ty lớn thứ 2 sau Apple trên thế giới. Sự phát triển. Khi thị trường ban đầu của công ty là trên thị trường web, Google đã bắt đầu thử nghiệm ở một số thị trường khác, ví dụ như Phát thanh hoặc Xuất bản. Ngày 17 tháng 1 năm 2006, Google công bố rằng công ty đã mua lại công ty quảng cáo phát thanh dMarc, công ty đã sử dụng một hệ thống tự động, cho phép các công ty quảng cáo trên radio. Điều này sẽ giúp Google kết hợp 2 kênh quảng cáo truyền thông là Internet và Radio, với khả năng của Google, nhắm thẳng vào tâm lý khách hàng. Google cũng bắt đầu thử nghiệm bán quảng cáo trên các kênh quảng cáo offline của công ty, như trên báo và tạp chí, với các quảng cáo được lựa chon trên Chicago-Sun Times. Họ đã lấp được một chỗ trống không bán được trên tờ báo mà trước đấy thường được dùng vào việc quảng cáo nhà. Google được đưa vào danh sách 500 S&P index ngày 30 tháng 3 năm 2006, chiếm vị trí của Burlington Resources, một nhà sản xuất dầu chính ở Houston.Đến năm 2016 Google có 6 sản phẩm đạt trên 1 tỷ người sử dụng là Search,Chrome,Youtube,Play Store,Maps,Gmail,hệ điều hành Android. Các thương vụ mua bán và sự cộng tác. Các thương vụ mua bán. Từ năm 2001, Google đã mua được nhiều công ty nhỏ mới thành lập, thường là công ty có nhiều sản phẩm và đội ngũ nhân viên tốt. Một trong những công ty mà Google mua lại sớm nhất là Pyra Labs. Họ chính là những người sáng tạo ra Blogger, một nền tảng của việc xuất bản weblog, giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1999. Pyra Labs ban đầu được lập ra bởi Evan Williams, khi anh này rời Google vào năm 2004. Đầu năm 2006, Google mua lại Upstartle, một công ty chịu trách nhiệm xử lý từ ngữ trên mạng, Writely. Công nghệ của sản phẩm này rốt cuộc đã được Google sử dụng để tạo ra Google Docs & Spreadsheets. Tháng 2 năm 2006, công ty phần mềm Adaptive Path bán Measure Map, một ứng dụng thống kê weblog cho Google. Cuối năm 2006, Google mua lại trang web chia sẻ video trực tuyến YouTube với giá 1,65 tỷ USD bằng cổ phần. Không lâu sau, 31 tháng 10 năm 2006, Google công bố họ đã mua lại Jotspot, một nhà phát triển của công nghệ wiki cho các website cộng đồng. Ngày 13 tháng 4 năm 2007, Google đạt được thỏa thuận mua lại DoubleClick. Google đã đồng ý mua lại công ty này với giá 3,2 tỷ USD. Ngày 15 tháng 8 năm 2011, Google tuyên bố sẽ mua Motorola Mobility với giá 12,5 tỷ USD. Sự cộng tác. Năm 2005, Google gia nhập hiệp hội với các công ty và tổ chức chính phủ khác để phát triển phần mềm và dịch vụ. Google công bố mối cộng tác với NASA Ames Reseach Center, xây dựng đến 1 triệu phòng chuyên trách và làm việc trong đề án nghiên cứu bao gồm Quản lý dữ liệu trên diện rộng, công nghệ nano, sắp xếp công việc sử dụng máy tính… Google cũng tham gia cộng tác với Sun Microsystem để chia sẻ và phân loại các công nghệ của nhau. Công ty cũng tham gia cộng tác với American Online của Time Warner để cải tiến dịch vụ video trực tuyến. Năm 2007, Google và New Corp.’s Fox Interactive Media tham gia vào bản hợp đồng trị giá 900 triệu USD để phục vụ tìm kiếm vào quảng cáo trên trang mạng xã hội nổi tiếng, Myspace. Ngày 22 tháng 3 năm 2010, Google rời khỏi thị trường khổng lồ Trung Quốc (tuy nhiên, các dịch vụ bản đồ trực tuyến và âm nhạc vẫn tiếp tục hoạt động). Google đóng cửa website google.cn, và thay vào đó chuyển tới trang google.com.hk để tránh bị kiểm duyệt nội dung. Nguyên nhân chính được cho là vì bất đồng quan điểm với chính quyền Trung Quốc. Ngày 30 tháng 3 năm 2010, mọi cách tìm kiếm bằng google (không chỉ google.cn mà còn các ngôn ngữ khác như google.co.jp. Google.com.au..), bao gồm cả Google Mobile, đều bị chặn ở Trung Quốc. Hai dịch vụ như Google Mail và Google Maps không bị ảnh hưởng. Lệnh cấm được dỡ bỏ vào ngày hôm sau. http://www.google.com/prc/report.html Sản phẩm và dịch vụ. Google hiện nay đã phát triển nhiều dịch vụ và công cụ cho cộng đồng chung cũng như trong lĩnh vực kinh doanh, bao gồm các ứng dụng Web, mạng lưới quảng cáo và giải pháp kinh doanh. Quảng cáo. Theo báo cáo thường niên năm 2017, Google tạo ra phần lớn doanh thu từ quảng cáo. Điều này bao gồm bán ứng dụng, mua hàng được thực hiện trong ứng dụng, các sản phẩm nội dung số trên google và YouTube, android và phí cấp phép và dịch vụ, bao gồm các khoản phí nhận được cho các dịch vụ của Google Cloud. 46% trong số này là từ số lần nhấp (chi phí mỗi lần nhấp), lên tới 109,652 triệu đô la Mỹ trong năm 2017. Điều này bao gồm ba phương thức chính là AdMob, AdSense (như AdSense cho nội dung, AdSense cho tìm kiếm, v.v.) và DoubleClick AdExchange. Trong năm tài chính 2006, công ty đã báo cáo 10,492 tỷ đô la trong tổng doanh thu quảng cáo và chỉ 112 triệu đô la trong giấy phép và các khoản thu khác. Năm 2011, 96% doanh thu của Google được lấy từ các chương trình quảng cáo. Ngoài các thuật toán riêng để hiểu các yêu cầu tìm kiếm, Google sử dụng công nghệ từ công ty DoubleClick, để chiếu quảng cáo cho người dùng và nhắm mục tiêu quảng cáo đến bối cảnh tìm kiếm và lịch sử người dùng. Năm 2007, Google ra mắt "AdSense cho thiết bị di động", tận dụng thị trường quảng cáo di động mới nổi. Google Analytics cho phép chủ sở hữu trang web theo dõi vị trí và cách mọi người sử dụng trang web của họ, ví dụ: bằng cách kiểm tra tỷ lệ nhấp cho tất cả các liên kết trên một trang. Quảng cáo Google có thể được đặt trên các trang web của bên thứ ba trong một chương trình gồm hai phần. AdWords của Google cho phép các nhà quảng cáo hiển thị quảng cáo của họ trong mạng nội dung Google, thông qua sơ đồ chi phí mỗi lần nhấp. Dịch vụ chị em, Google AdSense, cho phép chủ sở hữu trang web hiển thị các quảng cáo này trên trang web của họ và kiếm tiền mỗi khi quảng cáo được nhấp. Một trong những lời chỉ trích của chương trình này là khả năng gian lận nhấp chuột, xảy ra khi một người hoặc tập lệnh tự động nhấp vào quảng cáo mà không quan tâm đến sản phẩm, khiến nhà quảng cáo phải trả tiền cho Google quá mức. Báo cáo ngành năm 2006 tuyên bố rằng khoảng 14 đến 20 phần trăm số lần nhấp là gian lận hoặc không hợp lệ. Vào tháng 2 năm 2003, Google đã ngừng hiển thị các quảng cáo của Oceana, một tổ chức phi lợi nhuận phản đối các hoạt động xử lý nước thải của một tàu du lịch lớn. Google đã trích dẫn chính sách biên tập của mình vào thời điểm đó, nói rằng "Google không chấp nhận quảng cáo nếu quảng cáo hoặc trang web ủng hộ các cá nhân, nhóm hoặc tổ chức khác." Vào tháng 6 năm 2008, Google đã đạt được thỏa thuận quảng cáo với Yahoo!, Điều đó sẽ đã cho phép Yahoo! làm nổi bật các quảng cáo của Google trên các trang web của nó. Liên minh giữa hai công ty chưa bao giờ được thực hiện hoàn toàn vì những lo ngại chống độc quyền của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ. Do đó, Google đã rút khỏi thỏa thuận vào tháng 11 năm 2008. Vào tháng 7 năm 2016, Google đã bắt đầu từ chối tất cả các quảng cáo dựa trên flash bằng cách thay thế chúng bằng HTML5. Kế hoạch của Google là bắt đầu sử dụng "100% HTML5" bắt đầu vào ngày 2 tháng 1 năm 2017. Công cụ tìm kiếm. Theo nghiên cứu thị trường của comScore từ tháng 11 năm 2009, Google Search là công cụ tìm kiếm thống trị tại thị trường Hoa Kỳ, với thị phần là 65,6%. Google lập danh sách hàng tỷ trang web để cho phép người dùng tìm kiếm thông tin họ muốn thông qua việc sử dụng từ khóa và nhà khai thác. Vào năm 2003, Thời báo New York đã phàn nàn về việc lập danh sách của Google, cho rằng bộ nhớ đệm nội dung của Google trên trang web của họ đã vi phạm bản quyền của nội dung đó. Trong cả hai trường hợp về "Field v. Google" và "Parker v. Google", Tòa án quận Nevada của Hoa Kỳ phán quyết có lợi cho Google. Ấn phẩm "2600: Hacker Quarterly" đã biên soạn một danh sách các từ mà tính năng tìm kiếm tức thời mới của google sẽ không tìm kiếm. Google cũng lưu trữ Google Books. Công ty bắt đầu quét sách và tải lên các bản xem trước hạn chế và bản sách đầy đủ được cấp phép vào công cụ tìm kiếm sách mới của mình. Hội tác giả, một nhóm đại diện cho 8.000 tác giả Hoa Kỳ, đã đệ đơn kiện tập thể tại tòa án liên bang thành phố New York chống lại Google năm 2005 về dịch vụ này. Google trả lời rằng nó tuân thủ tất cả các ứng dụng hiện có và lịch sử của luật bản quyền liên quan đến sách. Cuối cùng Google đã đạt được một thỏa thuận sửa đổi vào năm 2009 để giới hạn các lần quét của nó đối với sách từ Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Úc và Canada. Hơn nữa, Tòa án Dân sự Paris đã ra phán quyết chống lại Google vào cuối năm 2009, yêu cầu họ loại bỏ các tác phẩm của La Martinière (Éditions du Seuil) khỏi cơ sở dữ liệu của nó. Cạnh tranh với Amazon.com, Google bán phiên bản kỹ thuật số với các bản sách mới. Vào ngày 21 tháng 7 năm 2010, để đáp lại Bing, Google đã cập nhật tìm kiếm hình ảnh của mình để hiển thị một chuỗi các hình thu nhỏ được phóng to khi nhấp vào. Mặc dù các tìm kiếm trên web vẫn xuất hiện theo lô trên mỗi định dạng trang, vào ngày 23 tháng 7 năm 2010, các định nghĩa từ điển cho các từ tiếng Anh nhất định bắt đầu xuất hiện phía trên các kết quả được liên kết cho các tìm kiếm trên web. Bản cập nhật "Hummingbird" cho công cụ tìm kiếm Google đã được công bố vào tháng 9 năm 2013. Bản cập nhật được giới thiệu hơn một tháng trước khi thông báo và cho phép người dùng hỏi công cụ tìm kiếm một câu hỏi bằng ngôn ngữ tự nhiên thay vì nhập từ khóa vào hộp tìm kiếm. Vào tháng 8 năm 2016, Google đã công bố hai thay đổi lớn đối với kết quả tìm kiếm di động của mình. Thay đổi đầu tiên loại bỏ nhãn "thân thiện với thiết bị di động" làm nổi bật các trang dễ đọc khỏi trang kết quả tìm kiếm di động. Đối với thay đổi thứ hai, bắt đầu từ ngày 10 tháng 1 năm 2017, sẽ trừng phạt các trang di động hiển thị quảng cáo xen kẽ xâm nhập khi người dùng lần đầu mở trang. Những trang như vậy cũng sẽ xếp hạng thấp hơn trong kết quả tìm kiếm của Google. Vào tháng 5 năm 2017, Google đã kích hoạt tab "Cá nhân" (Personal) mới trong Tìm kiếm của Google, cho phép người dùng tìm kiếm nội dung trong các dịch vụ khác nhau của tài khoản Google, bao gồm cả email từ Gmail và ảnh từ Google Photos. Dịch vụ doanh nghiệp. G Suite là dịch vụ đăng ký hàng tháng cho các tổ chức và doanh nghiệp để có quyền truy cập vào bộ sưu tập các dịch vụ của Google, bao gồm Gmail, Google Drive và Google Docs, Google Sheets và Google Slides, với các công cụ quản trị bổ sung, tên miền duy nhất và hỗ trợ 24/7. Google Search Appliance (Công cụ Tìm kiếm Google) được ra mắt vào tháng 2 năm 2002, nhằm mục đích cung cấp công nghệ tìm kiếm cho các tổ chức lớn hơn. Google ra mắt Mini ba năm sau đó để nhắm mục tiêu vào các tổ chức nhỏ hơn. Cuối năm 2006, Google bắt đầu bán Custom Search Business Edition (Phiên bản doanh nghiệp tìm kiếm tùy chỉnh), cung cấp cho khách hàng một cửa sổ không có quảng cáo vào chỉ mục của Google.com. Dịch vụ được đổi tên thành Google Site Search (Tìm kiếm trang web của Google) vào năm 2008. Khách hàng của Google Site Search đã được thông báo qua email vào cuối tháng 3 năm 2017 rằng không có giấy phép mới nào cho Google Site Search sẽ được bán sau ngày 1 tháng 4 năm 2017, nhưng hỗ trợ khách hàng và kỹ thuật sẽ được cung cấp trong suốt thời gian thỏa thuận cấp phép hiện tại. Vào ngày 15 tháng 3 năm 2016, Google đã công bố giới thiệu Google Analytics 360 Suite, "một bộ sản phẩm phân tích tiếp thị và dữ liệu tích hợp, được thiết kế dành riêng cho nhu cầu của các nhà tiếp thị cấp doanh nghiệp" có thể được tích hợp với BigQuery trên Google Cloud Platform (Nền tảng đám mây của Google). Trong số những thứ khác, bộ phần mềm được thiết kế để giúp "các nhà tiếp thị cấp doanh nghiệp" "nhìn thấy hành trình khách hàng hoàn chỉnh", tạo ra "những hiểu biết hữu ích" và "mang lại trải nghiệm hấp dẫn". Jack Marshall của "The Wall Street Journal" đã viết rằng bộ sản phẩm này cạnh tranh với các dịch vụ đám mây tiếp thị hiện có của các công ty bao gồm Adobe, Oracle, Salesforce và IBM. Vườn ươm doanh nghiệp. Vào ngày 24 tháng 9 năm 2012, Google đã ra mắt Google for Entrepreneurs (Google dành cho Doanh nhân), một cơ sở ươm tạo doanh nghiệp phi lợi nhuận, cung cấp cho các công ty khởi nghiệp những không gian làm việc chung gọi là Campuses, với sự hỗ trợ cho các nhà sáng lập khởi nghiệp bao gồm hội thảo, hội nghị và cố vấn. Hiện tại, có 7 địa điểm tại Berlin, London, Madrid, Seoul, São Paulo, Tel Aviv và Warsaw. Dịch vụ tiêu dùng. Dịch vụ dựa trên web. Google cung cấp Gmail và Inbox biến thể mới hơn, cho email, Lịch Google để quản lý thời gian và lập lịch, Google Maps để lập và xem bản đồ, điều hướng và hình ảnh vệ tinh, Google Drive để lưu trữ tệp trên đám mây, Google Docs, Sheets và Slides cho năng suất, Google Ảnh để lưu trữ và chia sẻ ảnh, Google Keep để ghi chú, Google Dịch để dịch ngôn ngữ, YouTube để cho xem video và chia sẻ, Google My Business để quản lý thông tin doanh nghiệp công cộng, và Google+, Allo và Duo để tương tác xã hội. Phần mềm. Google phát triển hệ điều hành di động Android, cũng như đồng hồ thông minh, truyền hình, xe hơi và Internet Vạn Vật-kích hoạt thiết bị thông minh hỗ trợ mọi thứ. Nó cũng phát triển trình duyệt web Google Chrome và Chrome OS-một hệ điều hành dựa trên Chrome. Phần cứng. Vào tháng 1 năm 2010, Google chính thức phát hành Nexus One, điện thoại Android đầu tiên thuộc thương hiệu "Nexus" của riêng mình. Nó đã sinh ra một số điện thoại và máy tính bảng dưới nhãn hiệu "Nexus" cho đến khi ngừng hoạt động vào năm 2016, thay thế bằng một thương hiệu mới có tên là Pixel. Vào năm 2011, Chromebook đã được ra mắt, được mô tả là "loại máy tính mới" chạy bằng hệ điều hành Chrome OS. Vào tháng 7 năm 2013, Google giới thiệu Chromecast, cho phép người dùng truyền nội dung từ điện thoại thông minh của mình sang TV. Vào tháng 6 năm 2014, Google đã công bố Google Cardboard, một trình xem các tông đơn giản cho phép người dùng đặt điện thoại thông minh của họ vào máy VR đặc biệt để xem phương tiện truyền thông thực tế ảo (VR). Vào tháng 4 năm 2016, Recode thông báo rằng Google đã thuê Rick Osterloh, cựu Chủ tịch của Motorola Mobility để đứng đầu bộ phận phần cứng mới của Google. Vào tháng 10 năm 2016, Osterloh tuyên bố rằng "rất nhiều sự đổi mới mà chúng tôi muốn thực hiện bây giờ kết thúc đòi hỏi phải kiểm soát trải nghiệm người dùng từ đầu đến cuối" và Google đã công bố một số nền tảng phần cứng: Dịch vụ Internet. Vào tháng 2 năm 2010, Google đã công bố dự án Google Fiber, với các kế hoạch thử nghiệm để xây dựng một mạng băng rộng tốc độ cực cao cho 50.000 đến 500.000 khách hàng tại một hoặc nhiều thành phố của Mỹ. Sau khi tái cấu trúc công ty của Google để biến công ty mẹ của Alphabet Inc., Google Fiber đã được chuyển sang bộ phận Truy cập của Alphabet. Vào tháng 4 năm 2015, Google đã công bố Project Fi, một nhà khai thác mạng ảo di động, kết hợp Wi-Fi và mạng di động từ các nhà cung cấp viễn thông khác nhau nhằm nỗ lực kết nối liền mạch và tín hiệu Internet nhanh chóng. Vào tháng 9 năm 2016, Google đã bắt đầu sáng kiến ​​Google Station, một dự án cho Wi-Fi công cộng tại các nhà ga ở Ấn Độ. Caesar Sengupta, VP cho hàng tỷ người dùng tiếp theo của Google, nói với The Verge rằng 15.000 người lần đầu tiên trực tuyến nhờ Google Station và 3,5 triệu người sử dụng dịch vụ này mỗi tháng. Việc mở rộng có nghĩa là Google đang tìm kiếm các đối tác trên khắp thế giới để phát triển hơn nữa sáng kiến, hứa hẹn "Wi-Fi chất lượng cao, an toàn, dễ truy cập". Đến tháng 12, Google Station đã được triển khai tại 100 ga đường sắt và vào tháng 2, Google tuyên bố ý định mở rộng ra ngoài các ga đường sắt với kế hoạch đưa Wi-Fi toàn thành phố đến Pune. Kể từ tháng 10 năm 2018, Orange đã hợp tác với Google để tạo ra một tuyến cáp dưới biển xuyên Đại Tây Dương để chia sẻ dữ liệu giữa Hoa Kỳ và Pháp với tốc độ nhanh hơn. Dự định bắt đầu hoạt động vào năm 2020, cáp được dự định chuyển thông tin với tốc độ trên 30 terabits mỗi giây, mỗi cặp [sợi] cáp. Cáp sẽ kéo dài khoảng 6600 km. Sản phẩm khác. Google ra mắt dịch vụ Google News vào năm 2002, một dịch vụ tự động tóm tắt các bài báo từ các trang web khác nhau. Vào tháng 3 năm 2005, Agence France Presse (AFP) đã kiện Google vì vi phạm bản quyền tại tòa án liên bang ở quận Columbia, một vụ kiện mà Google đã giải quyết với số tiền không được tiết lộ trong một hiệp ước bao gồm giấy phép toàn văn các bài báo AFP để sử dụng cho Google Tin tức. Vào tháng 5 năm 2011, Google đã công bố Google Wallet, một ứng dụng di động cho thanh toán không dây. Vào năm 2013, Google đã ra mắt Google Shopping Express, một dịch vụ giao hàng ban đầu chỉ có ở San Francisco và Thung lũng Silicon. Google Alerts là dịch vụ phát hiện và thông báo thay đổi nội dung, được cung cấp bởi công ty công cụ tìm kiếm Google. Dịch vụ này sẽ gửi email cho người dùng khi tìm thấy kết quả mới, chẳng hạn như các trang web, bài báo hoặc blog, phù hợp với thuật ngữ tìm kiếm của người dùng. Vào tháng 7 năm 2015, Google đã phát hành DeepDream, một phần mềm nhận dạng hình ảnh có khả năng tạo ra hình ảnh ảo giác bằng cách sử dụng mạng thần kinh tích chập. Google đã giới thiệu dịch vụ Family Link vào tháng 3 năm 2017, cho phép cha mẹ mua thiết bị Android dựa trên Android Nougat cho trẻ em dưới 13 tuổi và tạo tài khoản Google thông qua ứng dụng, với cha mẹ kiểm soát các ứng dụng được cài đặt theo dõi thời gian sử dụng thiết bị và cài đặt tính năng "Giờ đi ngủ" để khóa thiết bị từ xa. Vào tháng 4 năm 2017, Google đã ra mắt AutoDraw, một công cụ dựa trên web sử dụng trí thông minh nhân tạo và máy học để nhận ra bản vẽ của người dùng và thay thế những nét vẽ nguệch ngoạc bằng hình ảnh có liên quan đã được tạo ra bởi các nghệ sĩ chuyên nghiệp. Công cụ này được xây dựng bằng công nghệ tương tự QuickDraw, một trò chơi thử nghiệm từ Creative Lab của Google, nơi người dùng được giao nhiệm vụ vẽ các đối tượng mà thuật toán sẽ nhận ra trong vòng 20 giây. Vào tháng 5 năm 2017, Google đã thêm "Nhóm gia đình" vào một số dịch vụ của mình. Tính năng cho phép người dùng tạo một nhóm bao gồm các tài khoản Google cá nhân của gia đình họ, cho phép người dùng thêm "Nhóm gia đình" của họ làm cộng tác viên cho các album được chia sẻ trong Google Photos, ghi chú chung trong Google Keep và các sự kiện phổ biến trong Lịch Google. Theo thông báo, tính năng này được giới hạn ở Úc, Brazil, Canada, Pháp, Đức, Ireland, Ý, Nhật Bản, Mexico, New Zealand, Nga, Tây Ban Nha, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ. API. API Google là một bộ giao diện lập trình ứng dụng (API) do Google phát triển, cho phép giao tiếp với Google Services và sự tích hợp của chúng với các dịch vụ khác. Ví dụ về những điều này bao gồm Tìm kiếm, Gmail, Dịch hoặc Google Maps. Các ứng dụng của bên thứ ba có thể sử dụng các API này để tận dụng hoặc mở rộng chức năng của các dịch vụ hiện có. Các trang web khác. Google Developers là trang web của Google về các công cụ phát triển phần mềm, API và tài nguyên kỹ thuật. Trang web chứa tài liệu về việc sử dụng các công cụ dành cho nhà phát triển và API của Google, bao gồm các nhóm thảo luận và blog cho các nhà phát triển sử dụng các sản phẩm dành cho nhà phát triển của Google. Google Labs là một trang được tạo bởi Google để thể hiện và thử nghiệm các dự án mới. Google sở hữu tên miền cấp cao nhất 1e100.net, được sử dụng cho một số máy chủ trong mạng của Google. Tên này là một tham chiếu đến biểu diễn ký hiệu E khoa học cho 1 googol, 1E100 = 1 × 10100. Vào tháng 3 năm 2017, Google đã ra mắt một trang web mới, opensource.google.com, để xuất bản tài liệu nội bộ của mình cho các dự án Nguồn mở của Google. Vào tháng 6 năm 2017, Google đã ra mắt "We Wear Culture", một kho lưu trữ có thể tìm kiếm được 3.000 năm của thời trang toàn cầu. Kho lưu trữ là kết quả của sự hợp tác giữa Google và hơn 180 bảo tàng, trường học, viện thời trang và các tổ chức khác cũng cung cấp các triển lãm được quản lý về các chủ đề thời trang cụ thể và tác động của chúng đối với xã hội. Ứng dụng. Google nổi tiếng bởi dịch vụ Tìm kiếm của nó, nhân tố chính dẫn đến thành công của Google. Vào tháng 12 năm 2006, Google là công cụ tìm kiếm được sử dụng nhiều nhất trên mạng chiếm 50,8% thị phần, vượt xa so với Yahoo (23,6 %) và Window Live Search (8,4%). Google liên kết với hàng tỷ trang web, vì thế người sử dụng có thể tìm kiếm thông tin mà họ muốn thông qua các từ khóa và các toán tử. Google cũng tận dụng công nghệ tìm kiếm của mình vào nhiều dịch vụ tìm kiếm khác, bao gồm Image Search (tìm kiếm ảnh), Google News, trang web so sánh giá cả Froogle, cộng đồng tương tác Google Groups, Google Maps và còn nhiều nữa. Năm 2004, Google ra mắt dịch vụ email trên nền web, gọi là Gmail. Gmail hỗ trợ công nghệ lọc thư rác và khả năng sử dụng Công nghệ tìm kiếm của Google để tìm kiếm thư. Dịch vụ này tạo ra thu nhập bằng cách hiển thị quảng cáo từ dịch vụ AdWords mà phù hợp với nội dung của email hiển thị trên màn hình Đầu năm 2006, Google ra mắt dịch vụ Google Video, dịch vụ không chỉ cho phép người dùng tìm kiếm và xem miễn phí các video có sẵn mà còn cho người sử dụng hay các nhà phát hành khả năng phát hành nội dung mà họ muốn, kể cả các chương trình truyền hình trên CBS, NBA và các video ca nhạc. Nhưng đến tháng 8 năm 2007, Google đã đóng cửa trang web này trước sự cạnh tranh của đối thủ Youtube cũng thuộc sở hữu của công ty Google cũng đã phát triển một số ứng dụng nhỏ gọn, bao gồm cả Google Earth, một chương trình tương tác sử dụng ảnh vệ tinh. Ngoài ra công ty còn phát triển nhiều gói phần mềm văn phòng trên ứng dụng web tên là Google Docs nhằm cạnh tranh thị phần với Microsoft Office. Nhiều ứng dụng khác nữa có tại Google Labs, một bộ sưu tập những phần mềm chưa hoàn chỉnh. Chúng đang được thử nghiệm để có thể đưa ra sử dụng trong cộng đồng. Google đã đẩy mạnh quảng bá sản phẩm của họ bằng nhiều cách khác nhau. Ở London, Google Space được cài đặt tại sân bay Healthrow, ra mắt nhiều sản phẩm mới, bao gồm Gmail, Google Earth và Picasa. Ngoài ra, một trang web tương tự cũng được ra mắt cho sinh viên Mỹ dưới cái tên College Life, Powered by Google. Vào ngày 2 tháng 9 năm 2008, Google đã thông báo sự xuất hiện của Google Chrome, một trình duyệt mã nguồn mở. Trình duyệt này được giới phân tích đánh giá sẽ là đối thủ cạnh tranh thị phần của Internet Explorer và Firefox.Cũng vào khoảng thời gian này Google Translate đã bổ sung thêm tiếng Việt trong dịch vụ dịch tự động của mình và tích hợp ngay trong công cụ tìm kiếm, giúp người sử dụng nhanh chóng hiểu được cơ bản nội dung trang web trình bày bằng tiếng nước ngoài. Ngày 5 tháng 1 năm 2010, Google cho ra mắt điện thoại Nexus One, sản phẩm cộng tác với hãng điện thoại HTC. Nexus One chạy trên nền hệ điều hành Android 2.1 (cũng do hãng phát triển), được cho là đối thủ cạnh tranh ngang hàng với iPhone của Apple. Sản phẩm phục vụ kinh doanh. Năm 2007, Google giới thiệu Google Apps Premium Edition, một phần mềm phù hợp cho việc kinh doanh, cung cấp dịch vụ email, tin nhắn, lịch…như một chương trình bảng tính. Sản phẩm này chủ yếu nhắm tới người sử dụng là doanh nhân, dùng để cạnh tranh trực tiếp với bộ phần mềm Microsoft Office, với giá chỉ 50USD một năm cho một người sử dụng, so với giá 500USD cho một người sử dụng của Microsoft Office. Google có một số lượng lớn người sử dụng Google App với 38.000 người ở Đại học Lakehead tại Thunder Bay, Ontario, Canada. Cũng vào năm 2007, Google đã mua lại công ty Postini và sẽ tiếp tục phát triển công nghệ mà họ mua được từ công ty này và đặt tên là Google Security Services. Chỉ trích. Google bị tổ chức Ân xá quốc tế chỉ trích là đã hỗ trợ chính phủ Việt Nam kiểm duyệt những chỉ trích và trấn áp tiếng nói của giới bất đồng chính kiến. Liên kết ngoài.
4,093
877710
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4093
Yahoo!
Yahoo! Inc. là một tập đoàn đại chúng Hoa Kỳ, với một mạng lưới rộng lớn và một số dịch vụ khác, trong đó có Yahoo! Mail, Yahoo! Search và Yahoo! News. Yahoo! được sáng lập bởi hai sinh viên cao học tại trường Đại học Stanford là David Filo và Jerry Yang (楊致遠, "Dương Trí Viễn") vào tháng 1 năm 1994 và được thành lập vào ngày 2 tháng 3 năm 1995. Trụ sở công ty được đặt tại Sunnyvale, California. Theo Alexa Internet và Netcraft là hai công ty chuyên về thống kê lưu lượng Web, Yahoo! là website được nhiều người coi thứ hai hiện giờ (sau Google). Mạng lưới toàn cầu các website của Yahoo! có 3 tỷ lần xem hằng ngày (vào tháng 10 năm 2004, xem thống kê trên Alexa ). Năm 2002, Yahoo! mua công ty Inktomi. Năm 2003, Yahoo! mua lại công ty Overture - công ty đứng đằng sau AlltheWeb và AltaVista. Ngoài máy tính của mình, ban đầu Yahoo! còn sử dụng các kết quả lấy về từ Google để hiển thị trên trang chủ Yahoo.com mỗi khi người dùng yêu cầu. Đến năm 2004, Yahoo! tung ra máy tìm độc lập dựa trên sự kết hợp các công nghệ hãng có. Yahoo! là một trong 3 công cụ tìm kiếm phổ biến nhất cùng với Google và Bing Vào ngày 13 tháng 1 năm 2009, Yahoo! đã bổ nhiệm bà Carol Bartz, cựu giám đốc điều hành của Autodesk, làm Giám đốc điều hành mới và một trong những thành viên của Hội đồng quản trị. Sau khi bán mảng kinh doanh cổng thông tin của mình cho Verizon vào năm 2017, Yahoo Inc. đã đổi tên thành Altaba Inc. với tài sản chủ yếu là cổ phần tại tập đoàn Alibaba Group và Yahoo! Nhật Bản. Vào tháng 9 năm 2018, công ty đã bán cổ phần của mình trong Yahoo! Nhật Bản cho tập đoàn công nghệ Nhật Bản Softbank. Vào tháng 6 năm 2019, Altaba quyết định bán cổ phiếu của Alibaba và việc giải thể của chính công ty này, được hoàn tất vào ngày 21 tháng 1 năm 2020. Cổng thông tin điện tử Yahoo hiện nay là thành viên của nhóm công ty Verizon kể từ năm 2016, nơi nó trở thành một phần của Oath vào năm 2017 (từ năm 2019: Verizon Media). Vào tháng 5 năm 2021, công ty đầu tư Apollo Global Management của Verizon đã mua lại Yahoo và AOL. Lịch sử. Thành lập. Yahoo khởi đầu là "Jerry's Guide to the World Wide Web" (Cẩm nang của Jerry về mạng lưới), nhưng sau này được đổi tên. Tên Yahoo! là một từ viết tắt cho "Yet Another Hierarchical Officious Oracle," nhưng Filo và Yang nhất định rằng họ chọn tên này vì họ thích nghĩa của từ "yahoo" trong từ điển (một giống thú mang hình người trong quyển "Những cuộc du hành của Gulliver" của Jonathan Swift). Đầu tiên Yahoo chỉ ở trong máy tính làm việc của Yang, trong khi phần mềm ở trong máy tính của Filo. Mở rộng. Yahoo được ra cổ phần vào ngày 12 tháng 4 năm 1996, bán được 2,6 triệu cổ phiếu loại mệnh giá 13$. Trong khi Yahoo ngày càng được phổ biến và phát triển, những dịch vụ của Yahoo! ngày càng phong phú và đa dạng hơn. Có thể kể đến các dịch vụ như Yahoo! Mail, Yahoo! Messenger, Yahoo! Groups... Nhiều dịch vụ trước kia là công ty độc lập được Yahoo mua như GeoCities và eGroups. Yahoo! nay đã bắt đầu hợp tác với một số công ty viễn thông và dịch vụ Internet như BT tại Vương quốc Anh, Rogers Communications tại Canada và SBC Communications tại Hoa Kỳ - để tạo dịch vụ băng rộng có nhiều nội dung để cạnh tranh với dịch vụ của AOL. Công ty cũng cấp một thẻ tín dụng tên là "Yahoo! Visa" trong một hợp tác với First USA. Từ cuối năm 2002, Yahoo! đã âm thầm mua một số công ty có kỹ thuật tìm kiếm khác. Vào tháng 12 năm 2002, Yahoo! đã mua Inktomi, và vào tháng 7 năm 2003 mua Overture Services, Inc. (đồng thời AltaVista và Alltheweb, hai sở hữu của Overture). Vào ngày 18 tháng 2 năm 2004, Yahoo! ngừng sử dụng kết quả tìm kiếm từ Google và dùng kỹ thuật riêng để tìm kiếm. Từ ngày 15 tháng 6 năm 2005, Yahoo!Mail được bản địa hoá có thêm giao diện tiếng Việt trên trang http://mail.yahoo.com.vn. Giao diện tiếng Việt là một ứng dụng sử dụng hoàn toàn bằng Unicode, cho nên người nhận thư Yahoo! tiếng Việt có thể đọc thư một cách dễ dàng—một trường hợp không thể có với giao diện tiếng Anh. Đồng thời, bất cứ người nào có tài khoản Yahoo!Mail đều có thể dùng giao diện tiếng Việt bằng cách đến http://edit.yahoo.com/config/set_intl, và chọn "Yahoo! Vietnam" trong mục "New Setting". Tuy nhiên, giao diện tiếng Việt còn thiếu vài chức năng quan trọng của giao diện tiếng Anh. Sau khi bị Yahoo từ chối, vào ngày 1 tháng 2 năm 2008, Microsoft ngỏ lời mua Yahoo! với giá 44,6 tỷ đô la. Ngày 18 tháng 3 năm 2015, Yahoo tuyên bố đã thông báo đến nhân viên về việc cắt giảm nhân sự ở Trung Quốc. Verizon mua lại. Ngày 25 tháng 7 năm 2016, Yahoo đã bán mảng Internet cốt lõi cho Verizon Communications với giá 4,8 tỷ đô la. Tháng 6 năm 2017, thương vụ chính thức diễn ra. Toàn bộ các mảng chính của Yahoo bao gồm tìm kiếm, email và công cụ nhắn tin Yahoo Messenger được định giá 4,48 tỷ USD, thấp hơn mức giá 4,8 tỷ USD. Trước đó, thương vụ bán mình đã được Yahoo! thông báo từ năm 2016, nhưng bị trì hoãn do những bê bối mà công ty này gặp phải, trong đó có việc rò rỉ dữ liệu của hàng trăm triệu người dùng. Sau khi thỏa thuận với Verizon Communications hoàn tất, Yahoo sẽ đổi tên thành Altaba - một công ty với tài sản chủ yếu là cổ phần tại tập đoàn Alibaba Group và Yahoo! Nhật Bản. Yahoo cũng sẽ trở thành anh em với AOL(thuộc sở hữu của Verizon Communications) để tạo thành liên doanh từ đó thương thành hiệu Yahoo! chính thức bị khai tử, đổi tên công ty thành Altaba.. Bê bối. Tuồn email khách hàng cho tình báo Hoa Kỳ. Ngày 4 tháng 10 năm 2016, Reuters tiết lộ thông tin động trời dựa theo nguồn tin từ 3 nhân viên làm việc cho Yahoo. Năm ngoái Yahoo đã phát triển một phần mềm có thể sục sạo tất cả email của khách hàng nhằm cung cấp cho ngành tình báo Hoa Kỳ . Theo đó, Yahoo đã chấp hành những yêu cầu bí mật của chính phủ Hoa Kỳ để kiểm tra hàng trăm triệu thư điện tử Yahoo Mail của khách hàng theo yêu cầu của Cơ quan An Ninh Quốc gia Mỹ (NSA) và Cục Điều tra Liên bang (FBI) Đáp lại yêu cầu phản hồi của Reuters, phía Yahoo phát tuyên bố cho biết: “Yahoo là một công ty ràng buộc với luật pháp và tuân thủ luật pháp nước Mỹ”. Công ty này từ chối đưa ra thêm bất cứ bình luận nào. Dịch vụ Yahoo! Yahoo điều hành một cổng thông tin cung cấp tin tức, thể thao, giải trí mới nhất. Cổng thông tin này cũng cung cấp cho người dùng truy cập vào các dịch vụ Yahoo khác như Yahoo! Search, Yahoo Mail, Yahoo Maps, Yahoo Finance, Yahoo Groups và Yahoo Messenger. Giao tiếp. Yahoo Messenger, Yahoo Mail. My Web, Yahoo Personals, Yahoo 360°, Delicious, Flickr,Yahoo Buzz và MyBlogLog. Yahoo Photos, Flickr, Yahoo 360°, Yahoo Mash. Nội dung. Yahoo Sports, Yahoo Finance, Yahoo Music, Yahoo Movies, Yahoo Weather, Yahoo News, Yahoo! Answers, Yahoo Games, My Yahoo. Dịch vụ Internet đồng thương hiệu. Yahoo phát triển quan hệ đối tác với các nhà cung cấp băng thông rộng như AT&T Inc. (thông qua Prodigy, BellSouth & SBC), Verizon Communications, Rogers Communications, and British Telecom, cung cấp nhiều nội dung và dịch vụ miễn phí và cao cấp của Yahoo tới các thuê bao. Thương mại. Yahoo! Shopping, Yahoo Autos, Yahoo Real Estate, Yahoo Travel, Yahoo Auctions. Doanh nghiệp nhỏ. Yahoo DomainKeys, Yahoo Web Hosting, Yahoo Merchant Solutions, Yahoo Business Email và Yahoo Store. GeoPlanet. Yahoo cung cấp dịch vụ bản đồ và địa lý thông qua GeoPlanet.
4,095
814981
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4095
Lịch sử Hoa Kỳ (1776–1789)
Ngày 19 tháng 4 năm 1775, một nhóm binh lính trong quân đội Anh hành quân vào đất liền từ Boston, Massachusetts để tìm một kho trữ vũ khí và được lệnh bắt giữ một số người lãnh đạo địa phương. Tại Lexington, họ đụng độ và bị một nhóm vũ trang địa phương nhỏ tập hợp tại trung tâm thành phố bắn trả. Đi xa thêm nữa, họ đụng độ một nhóm vũ trang khác lớn hơn tại một cây cầu tại Concord và phải rút lui, mở ra niềm vinh hiển cho lịch sử Mỹ. Trở về lại Boston, nhóm lính bị nhiều người bắn tỉa. Các cuộc đụng độ này, xảy ra sau 12 năm từ khi xung đột chính trị giữa nhóm người Mỹ và Nghị viện Anh ngày càng tăng, là dấu hiệu đầu tiên của Cách mạng Hoa Kỳ. Vào ngày 10 tháng 5, 1775, Đệ Nhị Quốc hội Lục địa ("Continental Congress") với đại biểu từ khắp 13 thuộc địa Anh bắt đầu họp tại thành phố Philadelphia, Pennsylvania. Quốc hội tức khắc thiết lập một Chính phủ liên bang bao gồm cả 13 thuộc địa, chiếm lấy những chức năng trước kia của vua và Nghị viện Anh, và chỉ thị các bang này soạn ra hiến pháp của họ để tự trị. Quốc hội bổ nhiệm George Washington làm người lãnh đạo Quân đội Lục địa ("Continental Army") và gửi ông đến Boston, nơi các nhóm vũ trang địa phương đang bao vây quân đội Anh. Sau một năm xung đột, Quốc hội tuyên bố rằng nước Hợp chúng quốc Hoa Kỳ độc lập từ Anh trong bản Tuyên ngôn độc lập. Nhiệm vụ soạn bản tuyên ngôn độc lập được giao cho một ủy ban 5 người, trong đó có John Adams và Benjamin Franklin, nhưng tài liệu này phần lớn là do Thomas Jefferson chấp bút. Tuy nhiên, văn bản của Jefferson đã được Franklin duyệt lại nhiều lần và được trình lên Quốc hội sau khi sửa đổi nhiều chỗ, trong đó có cả việc cắt xén phần tố cáo vua George về vấn đề nô lệ. Quốc gia đầu tiên công nhận Hoa Kỳ sau khi tuyên bố độc lập là nước Dubrovnik (lúc đó được gọi là Ragusa). Với sự giúp đỡ của Pháp, Hoa Kỳ cuối cùng chiến thắng cuộc Chiến tranh Cách mạng Mỹ với Anh, ký Hiệp định Paris, cấp cho đất nước mới sinh ra này một lãnh thổ bao la trải dài từ Đại Tây Dương đến sông Missisippi, kể cả khu vực Ngũ Đại Hồ. Nền độc lập của Hoa Kỳ sau đó cũng được Vương quốc Phổ dưới triều vua Friedrich II Đại Đế thừa nhận. Trong hậu quả chiến tranh, quốc gia non trẻ này bị suy yếu kinh tế, và sự yếu đuối của các tổ chức chính trị làm lung lay chính quyền. Đệ nhị Quốc hội Lục địa vẫn còn giữ địa vị Chính phủ liên bang, được chính thức trong Những Điều khoản Liên hiệp, được đưa ra và có hiệu lực vào năm 1778, nhưng không được phê chuẩn cho đến năm 1781. Những Điều khoản Liên hiệp là sơ đồ chính quyền của một liên minh lâu dài giữa các bang, nhưng không định rõ Hoa Kỳ là một quốc gia thật sự hay chỉ là một liên minh giữa các bang độc lập đang hợp tác với nhau. Vào năm 1787, khi nhiều người nhận rõ quốc gia này cần một Chính phủ liên bang mạnh và trọn vẹn hơn, một hội nghị để xem xét sửa đổi các điều khoản được tổ chức. Quốc hội này, họp mặt tại Philadelphia, quyết định soạn thảo một hiến pháp, được 11 bang phê chuẩn vào năm 1788. Hiến pháp Hoa Kỳ có hiệu lực từ năm 1789, và George Washington được bầu làm tổng thống đầu tiên. Cách mạng và Độc lập. Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ là một liên hiệp gồm có 13 thuộc địa trải dài vùng duyên hải miền đông Bắc Mỹ. Trong thế kỷ 17 và 18, các thuộc địa đã thành lập truyền thống dân chủ tự trị khi bị Anh sao lãng trong lúc đang đương đầu với nội chiến và nhiều vấn đề khác. Sau khi Chiến tranh Bảy Năm (tại Bắc Mỹ được gọi là Chiến tranh Pháp và Người da đỏ) kết thúc vào năm 1763, Anh trở thành cường quốc mạnh nhất, nhưng bị nợ nần đầy rẫy. Nỗ lực tăng thuế của Nghị viện Anh làm nhiều người thuộc địa lo rằng quyền tự trị của họ đang có nguy cơ. Sau một vài bất đồng với Nghị viện Anh về chuyện thuế má, những thuộc địa đầu tiên thành lập ủy ban để truyền đạt thông tin về các chống đối và cuối cùng tổ chức một hội nghị để tẩy chay hàng hóa Anh. Đệ nhất Quốc hội Lục địa này có 12 thuộc địa tham dự, nhưng không có lãnh địa Florida của Anh và Georgia tại miền nam và Newfoundland và Nova Scotia tại miền bắc, cũng như lãnh địa nói tiếng Pháp Québec. Quốc hội đệ nhất này quyết định sẽ tổ chức một Quốc hội đệ nhị nếu nỗ lực giải hòa với Anh bị thất bại. Đệ nhị Quốc hội Lục địa khai mạc vào tháng 5 năm 1775, sau cuộc xung đột giữa các nhóm vũ trang tại Massachusetts và quân đội Anh vào tháng 4. Với 13 thuộc địa tham dự, Quốc hội đệ nhị bắt đầu tổ chức một Chính phủ liên bang và chỉ thị các bang này soạn ra hiến pháp bang để tự trị. Tháng 6 năm 1775, George Washington, một người Virginia tiếng tăm có kinh nghiệm trong Chiến tranh Pháp và Người da đỏ được bổ nhiệm làm chỉ huy Quân đội Lục địa mới vừa được thành lập do sự kết hợp của các lực lượng vũ trang đang bao vây quân đội Anh tại Boston. Ngày 4 tháng 7 năm 1776, Đệ nhị Quốc hội Lục địa, đang vẫn còn họp tại Philadelphia, tuyên bố độc lập trong một tài liệu quan trọng, bản Tuyên ngôn độc lập, được soạn thảo bởi Thomas Jefferson. Nước đầu tiên công nhận Hoa Kỳ là thành bang Dubrovnik (được gọi là Ragusa vào thời đó) ở Ý. Cùng năm đó, có phái bộ sứ thần Mỹ đến yết kiến Triều đình Phổ, được nhà vua Friedrich II Đại Đế tiếp đón nồng hậu. Ngay khi nền Cộng hòa non trẻ Mỹ trỗi dậy, vua Phổ đã tìm cách trong đổi hàng hóa với họ. Không những thế, Nữ hoàng nước Nga là Ekaterina II Đại Đế cũng có cảm tình với người Mỹ. Trong tháng 8, từ chính quốc, quân đội Anh đổ bộ lên Thành phố New York, nơi quân Anh đang đóng chiếm vì quân phòng thủ của Washington còn quá yếu kém. Quân Anh đóng chiếm thành phố này cho đến khi cuộc chiến tranh chấm dứt. Cuối năm 1776, quân Mỹ giành những chiến thắng về chiến thuật và tinh thần. Một kế hoạch lớn, sau này được gọi là Chiến dịch Saratoga, được chính phủ Anh thiết lập tại kinh thành Luân Đôn để kéo quân từ Canada xuống nam và từ Hudson lên bắc, họp binh tại Albany, New York để chia các thuộc địa thành hai phần, cách ly Tân Anh Cát Lợi ("New England") ra khỏi các lục địa khác. Vì không được thông tin, quân Anh do tướng John Burgoyne chỉ huy xuống từ Canada đã gặp phải rừng rậm vào phía bắc của Albany, New York. Trong suốt mùa hè 1777, quân của Burgoyne chỉ tiến được một vài dặm, và cuối cùng đã bị một lực lượng Mỹ đông người hơn đánh bại tại Trận chiến Saratoga. Trong lúc đó, quân đội Anh đáng lẽ phải tiến lên Hudson để gặp Burgoyne, nhưng lại tiến đến Philadelphia trong một nỗ lực kết thúc chiến tranh bằng cách chiếm giữ "thủ đô" của người Mỹ. Chiến thắng tại Saratoga của quân dân Mỹ đã khiến Pháp công khai đồng minh với Mỹ. Khi Pháp tham gia, chiến tranh này đã trở thành một cuộc tranh chấp toàn cầu, sau đó Tây Ban Nha và Hà Lan cũng tham gia vì họ là những cường quốc muốn ngăn chận sự bành trướng của Anh Quốc. Chính phủ Anh lại đem quân đến các lục địa miền nam ít người ở hơn và sự hăng hái tham gia vào cuộc cách mạng cũng thấp hơn. Nữ hoàng Nga Ekaterina II Đại Đế cũng thiết lập "Liên minh các nước trung lập vũ trang" (1780) chống đối Anh Quốc. Với vua Friedrich II Đại Đế, nước Phổ gia nhập liên minh này, cùng với vài nước mạnh ở Bắc Âu. Trong năm 1781, tình hình hai bên bế tắc. Trong trận đánh lớn ở Tòa án Guilford, quân Anh do Huân tước Charles Cornwallis cầm đầu đánh bại được quân Mỹ của tướng Nathanael Greene chỉ huy. Nhưng người Anh thiệt hại nặng nên phải rút quân khỏi đây. Sau đó, George Washington khôn khéo đánh lừa quân Anh, để rồi liên quân Mỹ - Pháp phong tỏa đất liền trong khi phần biển bị thủy binh Pháp phong tỏa. Trong trận kịch chiến tại Yorktown, Virginia, quân Anh bị đánh bại, Cornwallis thấy vậy phải cho quân ngừng bắn. Sau khi Cornwallis đầu hàng, Anh không còn nỗ lực tìm giải pháp quân sự nữa. Trong các cuộc đàm phán, phía Mỹ được đại diện bởi một nhóm dưới sự lãnh đạo của Benjamin Franklin, trong đó có John Adams và John Jay. Họ bác bỏ thỏa thuận với Pháp để không thương lượng riêng với Anh Quốc (làm cho Pháp không đòi hỏi được gì từ Anh Quốc) và đã thương lượng được một ranh giới cho Mỹ. Ranh giới này vượt qua dãy Allegehny cho đến tận sông Mississippi và khu vực phía nam Ngũ Đại Hồ, bao gồm một diện tích đất chưa có người ở lớn gần bằng Tây Âu. Thỏa thuận này được gọi là Hiệp ước Paris (1783). Sau đó, vào ngày 11 tháng 9 năm 1785, Hiệp định thương mại và hữu nghị Phổ - Mỹ được nhà vua Friedrich II Đại Đế ký kết. Hiệp định này có hiệu lực 10 năm, qua đó người Mỹ được tự do buôn bán với người Phổ. Sự hình thành các tổ chức liên bang. Những Điều khoản Liên hiệp. Hiệp ước Paris đem lại hòa bình và nền độc lập cho Hoa Kỳ, nhưng với một chính phủ chưa ổn định. Đệ nhị Quốc hội Lục địa đã viết ra Những Điều khoản Liên hiệp trong năm 1777 để làm rõ vai trò của Quốc hội. Các điều khoản này đã tạo ra một liên minh lâu dài, thật sự mà nói về Quốc hội này tuy là tổ chức liên bang duy nhất nhưng ít quyền về tự quản lý tài chính hay thi hành các nghị quyết được đưa ra. Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế hậu chiến, tại một vài tiểu bang các cuộc bạo động về chính trị đã nổ ra thêm vào đó các nỗ lực dùng chính phủ để xóa nợ của các con nợ đã khiến giới lãnh đạo lo lắng. Sự bất lực rõ ràng trong đền bù các món nợ chiến tranh, thêm vào đó Quốc hội không xứng là diễn đàn hợp tác hiệu quả của các tiểu bang nhằm thúc đẩy phát triển thương mại và kinh tế, điều đó làm cho tình hình thêm u ám. Quốc hội lập hiến. Một số nỗ lực để tổ chức một phong trào đề cương và đòi hỏi cải cách đã dẫn đến Quốc hội tổ chức một đại hội mới, đã được khai mạc tại Philadelphia, Pennsylvania trong mùa hè năm 1787. Nay được gọi là Quốc hội lập hiến năm 1787, nó có mục đích đơn giản là đưa ra những đề nghị cải cách Những Điều khoản Liên hiệp, nhưng đã bí mật trở thành một hội nghị để viết một hiến pháp mới sau buổi họp đầu tiên. Bản Hiến pháp từ hội nghị kêu gọi thành lập một chính phủ liên bang, với các đặc tính: Mô hình tổ chức Quốc hội này là nét dung hòa chính của hội nghị, vì các tiểu bang nhỏ muốn vẫn được giữ quyền mỗi Tiểu bang một phiếu (quyền họ đã được có trong các điều khoản của Những Điều khoản Liên hiệp trước đây). Các tiểu bang lớn thì đòi hỏi quyền hạn mỗi Tiểu bang phải được dựa trên dân số và tài nguyên. Để đạt được dung hòa, hội nghị quyết định Thượng nghị viện sẽ là nơi các tiểu bang được đại diện bình quyền, còn số dân biểu vào Hạ nghị viện của mỗi tiểu bang sẽ được tuyển cử theo tổng số địa hạt cử tri (electoral district) với dân số tương đương (như vậy các tiểu bang đông dân sẽ có nhiều địa hạt cử tri và đại biểu hơn các tiểu bang đất rộng nhưng dân thưa). Ngôn ngữ bản Hiến pháp cũng kêu gọi việc phê chuẩn qua hình thức các Hội nghị Lập hiến của mỗi tiểu bang, được đặc cử vào công việc nầy. Do đó, hội nghị đã gửi bản Hiến pháp nầy về các tiểu bang với yêu cầu cần phải tổ chức các Hội nghị Lập hiến địa phương. Một số các Tiểu bang nhỏ, dẫn đầu bởi Delaware, chấp nhận bản dự thảo Hiến pháp không chút do dự. Nhưng tại cả hai tiểu bang New York và Virginia, nhất là tại New York, vấn đề này trở thành đề tài bàn cãi sôi nổi. Virginia, thuộc địa Anh đầu tiên thành công trong việc định cư Bắc Mỹ, là tiểu bang với dân số đông, có truyền thống chính trị lâu đời, và có hàng ngũ lãnh đạo là những người đã cống hiến lớn lao cho cuộc Cách mạng giành độc lập. Riêng New York cũng là một tiểu bang lớn đông đúc dân cư. Với số cảng nằm ở vị trí lý tưởng bên bờ Đại Tây Dương, Tiểu bang nầy sẽ góp phần định đoạt thành công hay thất bại của nước Hoa Kỳ trong tương lai. Thế nhưng quyền lực chính trị địa phương New York lại nằm chặt trong vòng kiểm soát của một số lãnh đạo địa phương có quyền lực lâu đời, mà không có gì cho thấy những người nầy sẽ muốn chia quyền cho các lãnh đạo quốc gia hay những người sẽ nắm chính phủ liên bang. Hội nghị Phê chuẩn Hiến pháp New York vì thế trở nên tâm điểm của các cuộc tranh luận sôi nổi về đề tài chấp nhận hiến chương. Việc phê chuẩn hiến chương. Phe ủng hộ Hiến pháp lấy tên gọi là Nhóm Liên bang (the Federalists), và họ nhanh chóng được lòng toàn dân trong nước. Trong nhóm nầy, nổi tiếng nhất là các ông Alexander Hamilton, James Madison, và John Jay. Ba nhân vật này là những người đóng góp nhiều nhất vào Liên bang Thư tập (Federalist Papers), tên gọi chung của khoảng 85 bài tham luận được đăng trên báo chí New York thời điểm đó. Nhìn từ nhiều góc độ khác nhau, các bài này là các văn kiện lập quốc của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, các bài viết này ra đời sau Hội nghị Lập hiến, và chỉ là một phần đóng góp cho cuộc tranh luận ở New York. Phe thiếu thiện cảm với một chính phủ trung ương nhiều quyền uy lấy tên là Nhóm Phi Liên bang (anti-Federalists). Họ e ngại rằng một chính quyền với quyền thu thuế sẽ nhanh chóng trở nên độc tài và hủ bại như chính phủ thuộc địa Anh trước đây vài thập niên. Trong nhóm nầy, đứng đầu là hai ông Patrick Henry và George Mason. Hai ông rất quan tâm đến việc Hiến pháp hiện chưa có Bộ luật Dân quyền (Bill of Rights). Điều lý thú nhất là ông Thomas Jefferson—lúc đó đang là đại sứ Mỹ tại Pháp—lại không theo nhóm nào, mà chỉ có thái độ trung lập để đón nhận bất cứ một trong hai đường hướng. Tuy vậy, từ Pháp ông cũng có viết thư về bày tỏ băn khoăn của ông về bản dự thảo Hiến pháp với một bằng hữu—sau nầy là đồng minh của ông—là ông James Madison. Trong khi đó, nhóm Liên bang cũng gây được thêm rất nhiều uy tín và lợi thế khi Đại tướng George Washington, khi đó đang là chủ tịch Hội nghị Lập hiến, lên tiếng ủng hộ lập trường của họ. Khi được Madison hứa hẹn là sẽ có Bộ luật Dân quyền, Virginia đồng ý phê chuẩn. Tại New York, gia đình Clinton, những người nắm trọn chính trường New York, cũng nhân nhượng phần nào để Alexander Hamilton đạt được thắng lợi phê chuẩn trong hội nghị. Theo dự thảo, Chính phủ liên bang sẽ bắt đầu có hiệu lực tại các tiểu bang đã phê chuẩn một khi có chín Tiểu bang bỏ phiếu thuận. Hiến pháp Hiệp chúng quốc Hoa Kỳ do đó chính thức ra đời khi New Hampshire bỏ phiếu thuận vào ngày 21 tháng sáu, năm 1788. Khi Virginia bỏ phiếu thuận ngày 26 tháng sáu và New York ngày 26 tháng bảy, tổng cộng 11 tiểu bang đã thông qua hiến pháp, trong đó có tất cả các tiểu bang lớn nhất. Tại Bắc Carolina, Hội nghị phê chuẩn chấm dứt trước khi bỏ phiếu bình bầu. Với đa số đại biểu thuộc phe Phi Liên bang, lại được chủ tọa bởi một người rất ngưỡng mộ ông Jefferson (và vì thế tán đồng với những băn khoăn do dự của ông này như đã nói trên), hội nghị quyết định hoãn lại việc phê chuẩn. Sự đình hoãn này có hiệu lực cho đến khi tân Quốc hội có dự luật cụ thể đưa đến Bô luật Dân quyền, nhằm tu chính Hiến pháp và đảm bảo một số quyền lợi công dân căn bản. Riêng tiểu bang Đảo Rhode không tổ chức hội nghị phê chuẩn nào trước khi Chính phủ liên bang bắt đầu hoạt động vào tháng 4 năm 1798 Quốc hội sau đó sắp xếp tổ chức cuộc tổng tuyển cử toàn quốc đầu tiên, với kết quả Đại tướng George Washington đắc cử tổng thống, và John Adams đắc cử phó tổng thống. Thành phố New York được chọn làm thủ đô đầu tiên và tạm thời của quốc gia, và ông Washington tuyên thệ nhiệm chức nơi đây tháng 4 năm 1798, tại Liên bang phủ (Federal Hall), hạ-lưu bán đảo Manhattan. Dưới sự lãnh đạo của James Madison, Quốc hội tiên khởi giữ đúng lời hứa trước đây về luật dân quyền, và đề cử về các tiểu bang 12 tu chính án. Trong số 12 tu chính án nầy, 10 tu chính án sẽ được bỏ phiếu thuận nhanh chóng và trở thành Dự luật Dân quyền, một sẽ không được phê chuẩn, và một sẽ được thông qua sau này dưới tên gọi tu chính án 27. Được tin Dự luật Dân quyền được thông qua, Bắc Carolina lập tức tái triệu tập hôi nghị phê chuẩn và nhanh chóng thông qua Hiến pháp. Đảo Rhode theo sau và phê chuẩn vào 29 tháng năm, 1790, một tuần trước khi Dự luật Dân quyền chính thức ra đời. Sự hình thành của hệ thống đa nguyên. Trong Hiến pháp Hoa Kỳ không có đề cập đến đảng phái chính trị, và nhóm khai quốc (founding fathers) thường xuyên nhạo báng điều mà các ông gọi là "chủ thuyết bè phái", hiện tượng thường gặp ở các chính phủ tiểu bang. Tuy nhiên người ta có thể thấy nhen nhúm trong cuộc tranh luân lập hiến giữa các phe nhóm sự thành phình phôi thai của một hệ thống đa nguyên, sau này sẽ được lộ diện. Nhóm Liên bang, những người trước đây hô hào lập hiến, trở nên những phần tử đắc lực đưa Chính phủ liên bang vào hoạt động. Riêng nhóm Phi Liên bang, trước vốn đã không có tổ chức vững chắc, sau khi Hiến pháp ra đời nhan chóng tan rã. Tuy nhiên, quan niệm chính trị của họ (về việc tập trung quyền lực về các tiểu bang và việc giảm bớt quyền lực của chính phủ trung ương) vần được lưu truyền và thịnh hành. Những tư tưởng của họ được hấp thụ vào tiến trình thành lập một đảng phái mới, lấy tên đảng Cộng hòa, hay Dân chủ cộng hòa. Đảng này sau đó luôn đóng vai trò đối lập với nhóm Liên bang, và nắm quyền tham chính năm 1800 khi ông Thomas Jefferson đắc cử tổng thống.
4,100
321789
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4100
Chàm (định hướng)
Chàm trong tiếng Việt có thể có nghĩa là:
4,111
814981
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4111
Điện toán
Điện toán () là hoạt động định hướng mục tiêu (goal-oriented activity) nào đó, có yêu cầu, hưởng lợi từ hoặc tạo ra một chu trình toán học được gọi là thuật toán thực hiện bằng máy tính hay còn gọi là máy điện toán. Điện toán bao gồm thiết kế, phát triển và xây dựng hệ thống phần cứng và phần mềm thuộc máy điện toán; biên tập, tạo cấu trúc và quản lý các loại thông tin; nghiên cứu khoa học trên máy tính; làm cho hệ thống máy tính hoạt động thông minh; tạo ra và sử dụng phương tiện truyền thông và giải trí. Lĩnh vực điện toán bao gồm kỹ thuật máy tính, công nghệ phần mềm, khoa học máy tính, hệ thống thông tin và công nghệ thông tin. Liên kết ngoài. __CHỈ_MỤC__
4,114
912316
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4114
Văn hóa
Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người. Văn hoá là những giá trị vật chất và tinh thần còn lại sau thời gian, được cộng đồng xã hội tự nguyện lưu truyền từ đời này sang đời khác thông qua các chuỗi sự kiện trong đời sống hàng ngày. Trong cuộc sống hằng ngày, văn hóa thường được hiểu là văn học, nghệ thuật như thơ ca, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh... Các "trung tâm văn hóa" có ở khắp nơi chính là cách hiểu này. Một cách hiểu thông thường khác: "văn hóa" là cách sống bao gồm phong cách ẩm thực, trang phục, cư xử và cả đức tin, tri thức được tiếp nhận... Vì thế chúng ta nói một người nào đó là "văn hóa cao", "có văn hóa" hoặc "văn hóa thấp", "vô văn hóa". Trong nhân loại học và xã hội học, khái niệm văn hóa được đề cập đến theo một nghĩa rộng nhất. Văn hóa bao gồm tất cả mọi thứ vốn là một bộ phận trong đời sống con người . Văn hóa không chỉ là những gì liên quan đến tinh thần mà bao gồm cả vật chất. Văn hóa liên kết với sự tiến hóa sinh học của loài người và nó là sản phẩm của người thông minh ("Homo sapiens"). Trong quá trình phát triển, tác động sinh học hay bản năng dần dần giảm bớt khi loài người đạt được trí thông minh để định dạng môi trường tự nhiên cho chính mình. Đến lúc này, bản tính con người không không còn mang tính bản năng mà là văn hóa. Khả năng sáng tạo của con người trong việc định hình thế giới hơn hẳn bất kỳ loài động vật nào khác và chỉ có con người dựa vào văn hóa hơn là bản năng để đảm bảo cho sự sống còn của chủng loài mình. Con người có khả năng hình thành văn hóa và với tư cách là thành viên của một xã hội, con người tiếp thu văn hóa, bảo tồn nó đồng thời truyền đạt nó từ thế hệ này sang thế hệ khác. Việc cùng có chung một văn hóa giúp xác định nhóm người hay xã hội mà các cá thể là thành viên. Khái niệm. Văn hóa. Văn hóa là bao gồm tất cả những sản phẩm của con người, và như vậy, văn hóa bao gồm cả hai khía cạnh: khía cạnh phi vật chất của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị và các khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, các phương tiện, v.v. Cả hai khía cạnh cần thiết để làm ra sản phẩm và đó là một phần của văn hóa. Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau. Ngay từ năm 1952, hai nhà nhân loại học Mỹ là Alfred Kroeber và Clyde Kluckhohn đã từng thống kê có tới 164 định nghĩa khác nhau về văn hóa trong các công trình nổi tiếng thế giới . Văn hóa được đề cập đến trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu như "dân tộc học", "nhân loại học" (theo cách gọi của Mỹ hoặc "dân tộc học hiện đại" theo cách gọi của châu Âu) , "dân gian học", "địa văn hóa học", "văn hóa học", "xã hội học"... và trong mỗi lĩnh vực nghiên cứu đó định nghĩa về văn hóa cũng khác nhau. Các định nghĩa về văn hóa nhiều và cách tiếp cận khác nhau đến nỗi ngay cả cách phân loại các định nghĩa về văn hóa cũng có nhiều. Một trong những cách đó phân loại các định nghĩa về văn hóa thành những dạng chủ yếu sau đây : Tóm lại, văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người. Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra. :::: Khái niệm về văn hóa: Từ văn hóa có rất nhiều nghĩa. Trong tiếng Việt, văn hóa được dùng theo nghĩa thông dụng để chỉ học thức, lối sống. Theo nghĩa chuyên biệt để chỉ trình độ phát triển của một giai đoạn. Trong khi theo nghĩa rộng, thì văn hóa bao gồm tất cả, từ những sản phẩm tinh vi, hiện đại, cho đến tín ngưỡng, phong tục, lối sống... Theo "Đại từ điển tiếng Việt" của Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam - Bộ Giáo dục và đào tạo, do Nguyễn Như Ý chủ biên, Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin, xuất bản năm 1998, thì: "Văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử". Trong "Từ điển tiếng Việt" của Viện Ngôn ngữ học, do Nhà xuất bản Đà Nẵng và Trung tâm Từ điển học xuất bản năm 2004 thì đưa ra một loạt quan niệm về văn hóa: Trong cuốn "Xã hội học Văn hóa" của Đoàn Văn Chúc, Viện Văn hóa và Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, xuất bản năm 1997, tác giả cho rằng: Văn hóa – vô sở bất tại: Văn hóa - không nơi nào không có! Điều này cho thấy tất cả những sáng tạo của con người trên nền của thế giới tự nhiên là văn hóa; nơi nào có con người nơi đó có văn hóa. Trong cuốn "Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam", PGS.TSKH Trần Ngọc Thêm cho rằng: Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình. Theo tổ chức giáo dục và khoa học của Liên Hợp Quốc UNESCO: Văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc kia. Như vậy, có thể thấy rằng: Văn hóa là tất cả những giá trị vật thể do con người sáng tạo ra trên nền của thế giới tự nhiên. Tiểu văn hóa. Tiểu văn hóa là văn hóa của các cộng đồng xã hội mà có những sắc thái khác với nền văn hóa chung của toàn xã hội. Người ta thường hay nhắc đến tiểu văn hóa của thanh niên, của một dân tộc ít người nào đó hay tiểu văn hóa của một cộng đồng người dân sinh sống lâu đời ở một nước, v.v. Thực chất, tiểu văn hóa vẫn là một bộ phận của nền văn hóa chung; nó chỉ có những nét khác biệt khá rõ so với nền văn hóa chung, song không đối lập với nền văn hóa chung đó. Mỗi xã hội đều có những dân tộc và cộng đồng khác nhau, và mỗi cộng đồng nhỏ ấy đều có những mô hình ứng xử riêng, mang đặc trưng của cộng đồng ấy. Những biểu hiện ấy được gọi là "tiểu văn hóa" hay "văn hóa phụ". Các cộng đồng này thường bao gồm những cá nhân có cùng một nền tảng dân tộc hoặc chủng tộc, quốc tịch hoặc tôn giáo, đôi khi đó còn là những nhóm người trong các lĩnh vực nghề nghiệp, lứa tuổi... Bên trong các nhóm tiểu văn hóa có thể dễ dàng tìm thấy sự đồng tình, nhưng giữa các nhóm tiểu văn hóa với toàn xã hội nói chung, vẫn thường xảy ra sự bất đồng nào đó. Văn hóa nhóm. Văn hóa nhóm là hệ thống các giá trị, các quan niệm, tập tục được hình thành trong nhóm. Văn hóa nhóm được hình thành từ khi các mối quan hệ trong nhóm được thiết lập và cùng với thời gian các quy chế được hình thành, các thông tin được trao đổi và các thành viên cùng trải qua các sự kiện. Tất cả các nhóm nhỏ đều có văn hóa của mình, nhưng đồng thời cũng là một phần của nền văn hóa toàn xã hội. Như vậy, văn hóa nhóm cho thấy trong nền văn hóa chung còn có thể có những nét riêng biệt của các tập đoàn, các tổ chức xã hội khác nhau. Cũng có những ý kiến cho rằng, văn hóa nhóm dùng để chỉ nền văn hóa riêng nhỏ hơn tiểu văn hóa. Văn minh. Ở một khía cạnh nào đó, cũng cần phân biệt văn hóa với văn minh. Đây là một vấn đề khá phức tạp và đã từng tồn tại rất nhiều quan niệm khác nhau về sự phân biệt này. Một số nhà xã hội học thì cho rằng, sự gần nhau hay khác nhau giữa văn hóa và văn minh là nằm ở nội dung mà đưa ra hai khái niệm văn hóa và văn minh. Văn hóa được coi là biểu hiện tinh thần sâu xa của cộng đồng, còn văn minh thì bắt nguồn từ khoa học và thể hiện trước hết ở sự tiến bộ của kỹ thuật, của máy móc, sản xuất. Hoặc có quan điểm khác cho rằng, thực chất, thuật ngữ văn minh là để chỉ toàn bộ những nền văn hóa riêng biệt có nguồn gốc chung hay quan hệ chung, như văn minh phương Tây bao gồm văn hóa Pháp, Anh, Đức... Một cách nhìn nhận khác, thì coi văn hóa là những khía cạnh trừu tượng hóa của một xã hội riêng biệt. Còn văn minh được chia thành những bậc cao thấp khác nhau. Văn minh bậc cao được coi là một tổng thể văn hóa bao gồm những nét đặc trưng văn hóa quan trọng nhất thấy được trong nhiều xã hội riêng biệt; văn minh phương Tây trong đó có nhiều xã hội có chung một hình thức đặc thù về khoa học, kỹ thuật, nghệ thuật... Văn minh bậc thấp được cấu thành bởi một dân tộc thuần nhất đặc trưng cho những xã hội giai cấp xuất hiện sớm nhất trong lịch sử (văn minh Ai Cập, Trung Hoa...). Cộng tính văn hóa. Cộng tính văn hóa là khái niệm mô tả khả năng sẵn sàng chấp nhận các hệ giá trị của văn hóa khác của một cộng đồng (hoặc cá nhân) thuộc một văn hóa xác định vào hệ giá trị, bất chấp việc các giá trị mới có thể đối nghịch với hệ giá trị đang tồn tại . Tại Việt Nam, hiện tượng cộng tính văn hóa được thể hiện rõ nét qua sự tồn tại và ảnh hưởng lẫn nhau của tam giáo (hay truyền thống, trường phái tôn giáo và triết học của Nho giáo, Phật giáo, và Đạo giáo). Cho nên hiện tượng cộng tính văn hóa được xem là một đặc tính tiêu biểu của tôn giáo và triết lý tại Việt Nam. Khái niệm cộng tính văn hóa được xây dựng dựa trên cơ chế mindsponge. Dựa trên cơ chế nạp xả giá trị văn hóa mindsponge, ta có thể hiểu cách mà một cộng đồng (hoặc cá nhân) tiếp thu và loại bỏ các giá trị văn hóa mà họ tiếp xúc có ảnh hưởng quyết định đối với mức độ cộng tính văn hóa của cộng đồng (hoặc cá nhân) đấy . Một cộng đồng (hoặc cá nhân) có thể xem là có cộng tính văn hóa cao nếu như cộng đồng (hoặc cá nhân) đấy chấp nhận được nhiều sự tồn tại và tương tác của nhiều giá trị văn hóa khác nhau cùng lúc. Mức độ cộng tính sẽ giảm đi nếu cộng đồng (hoặc cá nhân) đấy lựa chọn loại bỏ các giá trị văn hóa mâu thuẫn với các giá trị mà họ xem là giá trị văn hóa cốt lõi . Cơ cấu của văn hóa. Biểu tượng. Biểu tượng là bất cứ cái gì mang một ý nghĩa cụ thể được các thành viên của một cộng đồng người nhận biết . Âm thanh, đồ vật, hình ảnh, hành động của con người và cả những ký tự của trang viết này... đều là biểu tượng văn hóa. Biểu tượng văn hóa thay đổi theo thời gian và cũng khác nhau, thậm chí trái ngược nhau trong những nền văn hóa khác nhau. Gật đầu ở Việt Nam đều được hiểu là đồng ý nhưng ở Bulgaria nó lại có nghĩa là không. Ý nghĩa tượng trưng là nền tảng của mọi nền văn hóa, nó tạo cơ sở thực tế cho những cá nhân trải nghiệm trong các tình huống xã hội và làm cuộc sống trở nên có ý nghĩa. Tuy vậy trong cuộc sống hàng ngày, các thành viên thường không nhận thức được đầy đủ tầm quan trọng của biểu tượng do chúng đã trở nên quá quen thuộc. Khi thâm nhập vào một nền văn hóa khác, với những biểu tượng văn hóa khác người ta có thể thấy sức mạnh của biểu tượng văn hóa. Nếu sự khác biệt đủ lớn, người thâm nhập có thể bị một cú sốc văn hóa. Trong mọi nền văn hóa, con người đều sắp xếp biểu tượng thành ngôn ngữ, đó là hệ thống các ký hiệu có ý nghĩa chuẩn giúp cho các thành viên trong xã hội có thể truyền đạt được với nhau . Ngôn ngữ có ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, mọi nền văn hóa đều có ngôn ngữ nói nhưng không phải tất cả đều có ngôn ngữ viết. Ở những nền văn hóa có cả hai loại ngôn ngữ thì ngôn ngữ nói cũng khác với ngôn ngữ viết. Ngôn ngữ là phương tiện quan trọng nhất để chuyển giao văn hóa, làm cho văn hóa có thể được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ngôn ngữ cũng là nền tảng cho trí tưởng tượng của con người do nó được liên kết bởi các ký hiệu một cách gần như vô hạn. Điều đó giúp cho con người có khả năng thay thế được những nhận thức thông thường về thế giới tạo tiền đề cho sự sáng tạo. Ngôn ngữ quan trọng đến mức Edward Sapir và học trò của ông là Benjamin Whorf đã đưa ra giả thuyết (gọi là "Giả thuyết Sapir-Whorf") rằng con người có thể khái niệm hóa thế giới chỉ thông qua ngôn ngữ nên ngôn ngữ đi trước suy nghĩ . Ngôn ngữ ảnh hưởng đến những cảm nhận, suy nghĩ của con người về thế giới đồng thời truyền đạt cho cá nhân những chuẩn tắc, giá trị, sự chấp nhận quan trọng nhất của một nền văn hóa. Chính vì thế, việc du nhập một ngôn ngữ mới vào một xã hội trở thành vấn đề nhạy cảm tại nhiều nơi trên thế giới và là tiêu điểm của các cuộc tranh luận về vấn đề xã hội. Trong quá trình phát triển của xã hội, ngôn ngữ cũng biến đổi: nhiều từ ngữ mất đi, nhiều từ ngữ mới xuất hiện (ví dụ máy tính điện tử ra đời làm xuất hiện những từ ngữ như "bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên", "byte"...). Chân lý. Chân lý chính là tính chính xác, rõ ràng của tư duy. Có người thì cho rằng, chân lý đó là những nguyên lý được nhiều người tán thành thừa nhận. Hay theo quan điểm thực dụng gắn ý nghĩa của chân lý với tính lợi ích thực tế của nó. Hiểu đúng và sâu hơn, thì chân lý là sự phản ánh đúng đắn thế giới khách quan trong ý thức con người. Chân lý là tri thức phù hợp với hiện thực khách quan và được thực tế kiểm nghiệm. Ở khía cạnh xã hội học, chân lý là những quan niệm về cái thật và cái đúng. Chính vì lẽ đó mà xã hội, mỗi nền văn hóa có những cái thật, cái đúng khác nhau. Điều này có nghĩa có những cái mà nền văn hóa này coi là chân lý, thì có thể ở nền văn hóa khác lại bị phủ nhận. Một cá nhân không thể xây dựng được chân lý. Chân lý chỉ có thể được hình thành thông qua nhóm người. Cá nhân qua tiếp xúc, tương tác với nhóm nhỏ, nhóm lớn hình thành nên những ý kiến cho là đúng, là thật ngày càng có tính khách quan hơn, càng gần hiện thực hơn. Như vậy văn hóa là toàn bộ các chân lý. Chân lý luôn là cụ thể vì cái khách quan hiện thực là nguồn gốc của nó. Những sự vật, những quá trình cụ thể của xã hội, con người luôn tồn tại không tách rời những điều kiện khách quan lịch sử cụ thể. Những điều kiện khách quan thay đổi thì chân lý khách quan thay đổi. Mỗi một dân tộc đều có những hoàn cảnh lịch sử khác nhau và vì vậy trong nền văn hóa của họ có các bộ phận chân lý khác nhau. Ngay với một dân tộc ở các thời điểm lịch sử khác nhau thì cũng có các chân lý khác nhau. Giá trị. Giá trị (value) với tư cách là sản phẩm của văn hóa và thuật ngữ giá trị có thể quy vào những mối quan tâm, thích thú, những ưa thích, những sở thích, những bổn phận, những trách nhiệm, những ước muốn, những nhu cầu, những ác cảm, những lôi cuốn và nhiều hình thái khác nữa của định hướng lựa chọn. Khó có một xác định nào mô tả đầy đủ phạm vi và tính đa dạng của những hiện tượng giá trị được thừa nhận. Khoa học xã hội coi giá trị như những quan niệm về cái đáng mong muốn ảnh hưởng tới hành vi lựa chọn. Trong cách nhìn rộng rãi hơn thì bất cứ cái gì tốt, xấu đều là giá trị hay giá trị là điều quan tâm của chủ thể. Giá trị là cái mà ta cho là đáng có, mà ta thích, ta cho là quan trọng để hướng dẫn cho hành động của ta. Giá trị là những gì mà qua đó thành viên của một nền văn hóa xác định điều gì là đáng mong muốn và không đáng mong muốn, tốt hay không tốt, đẹp hay xấu... Trong một xã hội, các thành viên đều xây dựng quan điểm riêng về bản thân mình và về thế giới dựa trên những giá trị văn hóa. Trong quá trình trưởng thành, con người học hỏi từ gia đình, nhà trường, tôn giáo, giao tiếp xã hội... và thông qua đó xác định nên suy nghĩ và hành động như thế nào theo những giá trị của nền văn hóa. Giá trị là sự đánh giá trên quan điểm văn hóa nên khác nhau ở từng cá nhân nhưng trong một nền văn hóa, thậm chí có những giá trị mà đại đa số các thành viên trong nhiều nền văn hóa đều thừa nhận và có xu hướng trường tồn như tự do, bình đẳng, bác ái, hạnh phúc... Giá trị cũng luôn luôn thay đổi và ngoài xung đột về giá trị giữa các cá nhân hoặc các nhóm trong xã hội, trong chính bản thân từng cá nhân cũng có xung đột về giá trị chẳng hạn như giữa thành công của cá nhân mình với tinh thần cộng đồng. Mục tiêu. Mục tiêu là một trong những yếu tố cơ bản của hành vi và sự hành động có ý thức của con người. Mục tiêu được coi như sự dự đoán trước kết quả của hành động. Đó là cái đích thực tế cần phải hoàn thành. Con người tổ chức mọi hành động của mình xoay quanh những cái đích thực tế đó. Mục tiêu có khả năng hợp tác những hành động khác nhau của con người vào trong một hệ thống, kích thích đến sự xây dựng phương án cho các hành động. Thực tế, tồn tại mục tiêu cá nhân và mục tiêu chung (cộng đồng, xã hội). Mục tiêu chung sinh ra bằng hai con đường: qua sự đồng ý lẫn nhau của các mục tiêu cá nhân trong nhóm, qua sự trùng nhau của một vài mục tiêu cá nhân của các thành viên trong nhóm. Mục tiêu là một bộ phận của văn hóa và phản ánh văn hóa của một dân tộc. Mục tiêu chịu ảnh hưởng mạnh của giá trị. Giá trị thế nào thì dễ sinh ra mục tiêu như thế, không có giá trị thì cũng không có mục tiêu, giá trị gắn bó với mục tiêu. Tuy nhiên mục tiêu là khác với giá trị. Chuẩn mực. Chuẩn mực là tổng số những mong đợi, những yêu cầu, những quy tắc của xã hội được ghi nhận bằng lời, bằng ký hiệu hay bằng các biểu trưng, mà qua đó xã hội định hướng hành vi của các thành viên . Trên góc độ xã hội học, những "chuẩn mực văn hóa" quan trọng được gọi là "chuẩn mực đạo đức" và những chuẩn mực văn hóa ít quan trọng hơn được gọi là "tập tục truyền thống". Do tầm quan trọng của nó nên các chuẩn mực đạo đức thường được luật pháp hỗ trợ để định hướng hành vi của các cá nhân (ví dụ: hành vi "ăn cắp" là vi phạm chuẩn mực đạo đức, ngoài việc bị xã hội phản ứng một cách mạnh mẽ, luật pháp còn quy định những hình phạt có tính chất cưỡng chế). Những tập tục truyền thống như quy tắc giao tiếp, ứng xử trong đám đông... thường thay đổi trong từng tình huống (ví dụ: người ta có thể huýt gió trong buổi biểu diễn nhạc rock nhưng không làm thế khi nghe "nhạc thính phòng") và thành viên vi phạm tiêu chuẩn bị xã hội phản ứng ít mạnh mẽ hơn (ví dụ: nếu một người mặc quần áo ngủ vào siêu thị mua hàng thì những người xung quanh sẽ dị nghị nhưng gần như chắc chắn không có ai phản đối trực tiếp). Chuẩn mực văn hóa khiến cho các cá nhân có tính tuân thủ và phản ứng tích cực (phần thưởng) hay tiêu cực (hình phạt) của xã hội thúc đẩy tính tuân thủ ấy. Phản ứng tiêu cực của xã hội trước những vi phạm chuẩn mực văn hóa chính là cơ sở của hệ thống kiểm soát văn hóa hay "kiểm soát xã hội" mà qua đó bằng những biện pháp khác nhau, các thành viên của xã hội tán đồng sự tuân thủ những chuẩn mực văn hóa. Ngoài phản ứng của xã hội, phản ứng của chính bản thân cũng góp phần làm cho những chuẩn mực văn hóa được tuân thủ. Quá trình này chính là tiếp thu các chuẩn mực văn hóa, hay nói một cách khác, hòa nhập chuẩn mực văn hóa vào nhân cách của bản thân. Các loại hình văn hóa. Văn hóa tinh thần. Văn hóa tinh thần hay còn gọi là văn hóa phi vật chất là những ý niệm, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, giá trị, chuẩn mực... tạo nên một hệ thống. Hệ thống đó bị chi phối bởi trình độ của các giá trị, đôi khi có thể phân biệt một giá trị bản chất. Chính giá trị này mang lại cho văn hóa sự thống nhất và khả năng tiến hóa nội tại của nó. Văn hóa vật chất. Ngoài các yếu tố phi vật chất như giá trị, tiêu chuẩn... nền văn hóa còn bao gồm tất cả những sáng tạo hữu hình của con người mà trong xã hội học gọi chung là "đồ tạo tác" . Những con đường, tòa cao ốc, đền đài, phương tiện giao thông, máy móc thiết bị... đều là "đồ tạo tác". Văn hóa vật chất và phi vật chất liên quan chặt chẽ với nhau. Khảo sát một nền văn hóa có thể thấy văn hóa vật chất phản ánh những giá trị văn hóa mà nền văn hóa đó coi là quan trọng. Ở các nước Hồi giáo, công trình kiến trúc đẹp nhất và hoành tráng nhất thường là thánh đường trong khi ở Mỹ, nó lại là trung tâm thương mại. Văn hóa vật chất còn phản ánh công nghệ hiểu theo khái niệm xã hội học là sự áp dụng kiến thức văn hóa vào sinh hoạt trong môi trường tự nhiên. Tháp Eiffel phản ánh công nghệ cao hơn tháp truyền hình Hà Nội. Ngược lại, văn hóa vật chất cũng làm thay đổi những thành phần văn hóa phi vật chất. Văn hóa lý tưởng và văn hóa thực tế. Giá trị và tiêu chuẩn là những gì nên làm, trên thực tế ở những mẫu xã hội, hành vi của các thành viên không hoàn toàn nhất quán với những giá trị, tiêu chuẩn ấy. Những mẫu xã hội nhất quán với giá trị, tiêu chuẩn được gọi là "văn hóa lý tưởng" còn những mẫu xã hội trên thực tế gọi là "văn hóa thực tế". Sự khác biệt giữa văn hóa lý tưởng và văn hóa thực tế tồn tại ở mọi nền văn hóa. Đại đa số người Việt Nam ở đô thị thừa nhận tầm quan trọng của bảo vệ môi trường nhưng một tỷ lệ đáng kể vẫn sẵn sàng vứt rác ra đường phố. Mặt khác, tiêu chuẩn, giá trị thay đổi theo thời gian và có sự khác nhau giữa các nhóm khác nhau trong xã hội nên những mẫu văn hóa trên thực tế cũng khác với văn hóa lý tưởng. Tính đa dạng văn hóa và văn hóa chung. Trong một nền văn hóa, sự khác biệt về độ tuổi, điều kiện sống, giai cấp xã hội... đã làm hình thành nên những mẫu văn hóa khác với văn hóa thống trị, hay còn gọi là "tiểu văn hóa". Người nông thôn có thể cho người thành phố là "giả dối" trong khi họ lại bị người thành phố coi là "người nhà quê". Những thanh niên mê nhạc Hip Hop cũng có lối sống và quan niệm khác hẳn những giáo sư đứng tuổi. Trong hầu hết những xã hội hiện đại đều tồn tại những tiểu văn hóa cấu thành dựa trên sắc tộc. Xã hội Việt Nam được cấu thành bởi các tiểu văn hóa của trên 50 sắc tộc. Tính đa dạng về văn hóa đôi khi gây ra sự mâu thuẫn. Canada là một xã hội có hai "nhóm văn hóa chính", "nhóm văn hóa" tổ tiên người Anh và nhóm văn hóa tổ tiên người Pháp trong đó đa số nói tiếng Anh, thiểu số còn lại nói tiếng Pháp hoặc nói cả hai thứ tiếng. Thiểu số nói tiếng Pháp có một số bất lợi trong một xã hội mà văn hóa của những người nói tiếng Anh thống trị. Mặc dù chính phủ Canada chính thức công nhận hai ngôn ngữ quốc gia, nhưng mâu thuẫn giữa những người nói tiếng Anh và nói tiếng Pháp vẫn tiếp tục mà biểu hiện rõ nét là các cuộc trưng cầu dân ý về việc tách Quebec (nói tiếng Pháp) ra khỏi Canada. Trong trường hợp một mẫu văn hóa có sự khác biệt với văn hóa thống trị ở một mức độ đáng kể thì trong xã hội học người ta gọi là "văn hóa nghịch dòng" hay "phản văn hóa" . Khi "văn hóa nghịch dòng xuất hiện" thì sẽ xuất hiện vấn đề xem xét lại tiêu chuẩn, đạo đức của văn hóa thống trị và do vậy xã hội có các biện pháp "kiểm soát văn hóa" từ đưa tin một cách tiêu cực trên các phương tiện truyền thông đến can thiệp bằng luật pháp. Nhiều trào trào lưu "văn hóa nghịch dòng" được xuất phát từ giới trẻ như phong trào hippie ở Mỹ những năm 1960 hoặc làn sóng "đầu trọc" hiện nay. Mặc dù đa dạng nhưng những nền văn hóa có những cung cách thực hành và niềm tin phổ biến nào đó được gọi là "những văn hóa chung" hay "tính phổ biến văn hóa". Nhà nhân loại học nổi tiếng người Mỹ George Murdock (1897–1985) đã liệt kê một danh sách những cái thuộc văn hóa chung như các bộ môn thể thao, nấu ăn, y khoa, lễ tang, những hạn chế và ràng buộc về tình dục... Văn hóa và ý thức hệ chủ đạo. Văn hóa và xã hội hòa hợp với nhau và muốn duy trì sự ổn định phải có những giá trị trung tâm và những tiêu chuẩn chung đủ mạnh. Trên một góc độ khác, có thể những giá trị và tiêu chuẩn trung tâm ấy được dùng để duy trì đặc quyền, đặc lợi của một nhóm người trong xã hội. "Ý thức hệ chủ đạo" là một tập hợp các niềm tin và thực tiễn văn hóa giúp duy trì các lợi ích hùng mạnh về kinh tế, xã hội và chính trị. Khái niệm này được những nhà Marxist George Lukacs (người Hungary) và Antonio Gramsci (người Ý) đưa ra lần đầu tiên vào thập niên 1920. Quan điểm này trở nên phổ biến trong xã hội học vào thập niên 1950, tuy nhiên đến đầu thập niên 1970 mới giành được chỗ đứng ở Mỹ. Theo quan điểm của Karl Marx xã hội tư bản có một ý thức hệ thống trị nhằm phục vụ cho lợi ích của các tầng lớp thống trị . Các nhóm và các định chế có quyền lực nhất trong xã hội không chỉ nắm được của cải và tài sản mà còn kiểm soát được ý nghĩa của việc tạo ra các niềm tin về thực tại thông qua tôn giáo, giáo dục và các phương tiện truyền thông đại chúng. Sự thay đổi văn hóa. Văn hóa liên tục thay đổi và quá trình này diễn ra rất nhanh chóng do các nguyên nhân chủ yếu sau: Tuy vậy, các yếu tố văn hóa không phải đều thay đổi ở cùng một mức độ, mặc dù văn hóa vật chất và phi vật chất tác động qua lại với nhau nhưng yếu tố văn hóa vật chất thường thay đổi nhanh hơn. Sự không đồng đều trong thay đổi đó gọi là "độ trễ văn hóa". Công nghệ khiến cho người phụ nữ này có thể sinh con nhờ trứng của một phụ nữ khác thụ tinh trong ống nghiệm rõ ràng đặt ra vấn đề phải hiểu thế nào là tình mẫu tử, tình phụ tử nhưng công nghệ đó thay đổi nhanh hơn những giá trị như tình mẫu tử, tình phụ tử. Chủ nghĩa vị chủng văn hóa và thuyết tương đối văn hóa. Trong một nền văn hóa tồn tại nhiều "tiểu văn hóa" và trên Trái Đất của chúng ta lại có rất nhiều nền văn hóa. Văn hóa không chỉ là cơ sở đối với nhận thức của con người về thế giới mà còn đối với vấn đề đánh giá đúng, sai; tốt, xấu... Do vậy một vấn đề đương nhiên phải đặt ra là cá nhân đánh giá và phản ứng trước những mẫu văn hóa khác biệt thậm chí rất khác biệt với mẫu văn hóa của mình như thế nào. Các nhà xã hội học phân biệt hai cách ứng xử đối với những mẫu văn hóa khác: Mô hình lý thuyết nghiên cứu văn hóa. Có hai mô hình xã hội học chính được sử dụng để nghiên cứu văn hóa: Ngoài ra còn có hai mô hình lý thuyết khác được sử dụng để phân tích văn hóa trong đó nhấn mạnh văn hóa được hình thành trong thế giới tự nhiên vì thế được gọi là phân tích văn hóa theo chủ nghĩa tự nhiên:
4,116
686003
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4116
Màu sắc
Màu sắc là đặc trưng của nhận thức thị giác được mô tả thông qua "các loại" màu, với các tên như đỏ, cam, vàng, xanh lá cây, xanh dương hoặc tím. Nhận thức về màu sắc này xuất phát từ sự kích thích của các tế bào cảm quang (đặc biệt là tế bào hình nón trong mắt người và mắt động vật có xương sống khác) bằng bức xạ điện từ (trong phổ nhìn thấy trong trường hợp của con người).Các loại màu và thông số kỹ thuật vật lý của màu được liên kết với các vật thể thông qua các bước sóng của ánh sáng được phản xạ từ chúng và cường độ của chúng. Sự phản xạ này bị chi phối bởi các tính chất vật lý của vật thể như sự hấp thụ ánh sáng, quang phổ phát xạ, .v.v. Bằng cách xác định một không gian màu, màu sắc có thể được xác định bằng số theo tọa độ, mà năm 1931 cũng được đặt tên theo thỏa thuận toàn cầu với các tên màu được quốc tế đồng ý như đã đề cập ở trên (đỏ, cam, v.v.) bởi Ủy ban Chiếu sáng Quốc tế. Các không gian màu RGB ví dụ là một không gian màu sắc tương ứng với 3 lớp màu của con người và các tế bào hình nón ba loại mà đáp ứng với ba dải ánh sáng: bước sóng dài, đạt đỉnh gần 564-580 nm "(màu đỏ);" bước sóng trung bình, đạt cực đại gần 534-545 nm ("màu xanh lá cây"); và ánh sáng bước sóng ngắn, gần 420-440 nm ("màu xanh"). Cũng có thể có nhiều hơn ba kích thước màu trong các không gian màu khác, chẳng hạn như trong mô hình màu CMYK, trong đó một trong các kích thước liên quan đến tính màu sắc của một màu nhất định). Khả năng cảm thụ hình ảnh của "đôi mắt" của các loài khác cũng thay đổi đáng kể so với con người và do đó dẫn đến nhận thức "màu sắc" tương ứng khác nhau mà không thể dễ dàng so sánh với nhau. Chẳng hạn, ong mật và ong vò vẽ có tầm nhìn màu ba màu nhạy cảm với tia cực tím nhưng không nhạy cảm với màu đỏ. Papilio bướm có sáu loại cơ quan thụ quang và có thể có tầm nhìn 5 lớp màu. Hệ thống thị giác màu phức tạp nhất trong vương quốc động vật đã được tìm thấy trong các loài tôm tít (như tôm bọ ngựa) với tối đa 12 loại thụ thể quang phổ được cho là hoạt động như nhiều đơn vị lưỡng sắc. Khoa học về màu sắc đôi khi được gọi là khoa học sắc ký, hoặc đơn giản là khoa học màu sắc. Nó bao gồm nghiên cứu về nhận thức màu sắc của mắt và não người, nguồn gốc của màu sắc trong vật liệu, lý thuyết màu sắc trong nghệ thuật và vật lý của bức xạ điện từ trong phạm vi nhìn thấy (nghĩa là, thường được gọi đơn giản là "ánh sáng"). Vật lý của màu sắc. Các dao động của điện trường trong ánh sáng tác động mạnh đến các tế bào cảm thụ ánh sáng trong mắt người. Có ba loại tế bào cảm thụ ánh sáng trong mắt người, cảm nhận 3 vùng quang phổ khác nhau (tức ba màu sắc khác nhau). Sự kết hợp cùng lúc 3 tín hiệu từ ba loại tế bào này tạo nên những cảm giác màu sắc phong phú. Để tạo ra hình ảnh màu trên màn hình, người ta cũng sử dụng ba loại đèn phát sáng ở 3 vùng quang phổ nhạy cảm của người (xem phối màu phát xạ). Tế bào cảm giác màu đỏ và màu lục có phổ hấp thụ rất gần nhau, do vậy mắt người phân biệt được rất nhiều màu nằm giữa màu đỏ và lục (màu vàng, màu da cam, xanh nõn chuối...). Tế bào cảm giác màu lục và màu lam có phổ hấp thụ nằm xa nhau, nên mắt người phân biệt về các màu xanh không tốt. Trong tiếng Việt, từ "xanh" đôi khi hơi mơ hồ - vừa mang nghĩa xanh lục vừa mang nghĩa xanh lam. Màu bổ túc. Những cặp màu bổ túc là những cặp màu có tính tương phản mạnh, mà khi kết hợp với nhau đúng tỷ lệ, sẽ tạo ra màu trắng (theo nguyên tắc phối màu cộng) hoặc đen (theo nguyên tắc phối màu trừ). Trong hệ phối màu trừ truyền thống, được các họa sĩ sử dụng lâu nay, những cặp màu bổ túc là: Những màu này không thể gây cảm giác đồng thời đối với con người, chẳng hạn không thể có một màu gọi là "đỏ - lục" hoặc "vàng - tím". Điều này tương tự cảm giác về nhiệt độ, không có cảm giác nào được gọi là cảm giác "nóng - lạnh", mà là "nóng" hoặc "lạnh". Trong hệ phối màu cộng thì những cặp màu bổ túc là: Y học của màu sắc. Y học hiện nay cho rằng sắc màu làm cho cuộc sống mỗi con người đẹp hơn. Mỗi màu khác nhau và có một ý nghĩa khác nhau. Đây là một thứ do chính thiên nhiên ban tặng. Cảm giác màu. Màu sắc có 2 cảm giác: màu nóng và màu lạnh. Các màu có cảm giác nóng là các màu như: đỏ, vàng, cam, hồng... Màu có cảm giác lạnh như: xanh da trời, xanh lá cây, tím nhạt... Riêng màu trắng và đen hội họa không coi đấy là 2 màu. Tái tạo màu. Phương pháp tái tạo màu trên phim đen trắng được làm như sau:
4,118
679363
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4118
Giấy điện tử
Giấy điện tử, là một công nghệ cho phép thay đổi hình ảnh hiển thị hấp thụ trên "giấy". Tờ "giấy" này có thể làm bởi công nghệ điện tử hữu cơ sử dụng chất dẻo dẫn điện bên trong có chứa các hòn bi tích điện bé xíu có thể quay, hoặc chuyển động dưới điện trường tạo ra bởi các điện cực trên giấy, làm thay đổi hiển thị trên giấy như các điểm ảnh trên màn hình máy tính. Giấy điện tử không phát sáng, mà chỉ hấp thụ và phản xạ ánh sáng tự nhiên, giống như hiển thị trên sách báo, do vậy có thể làm người đọc cảm thấy dễ chịu hơn so với nhìn màn hình máy tính. Làm bằng chất dẻo, giấy này có thể uốn được, nhẹ và có thể rẻ hơn màn hình thông thường. Ngoài ra, các điểm ảnh trên giấy có thể giữ nguyên trạng thái mà không cần nguồn năng lượng, khiến giấy này tiết kiệm năng lượng, và không nhấp nháy tần số cao có thể có hại cho mắt người. Một số nhược điểm hiện tại của giấy này là tốc độ đổi màu chậm và độ tương phản thấp. Tuy nhiên những nhược điểm này có thể sẽ được tháo gỡ. Lịch sử. Giấy điện tử được phát triển lần đầu vào những năm 1970 bởi Nick Sheridon tại Trung tâm nghiên cứu Palo Alto của Xerox. Tờ giấy điện tử đầu tiên, Gyricon, chứa các hòn bi tích điện bé xíu một mặt trắng và mặt kia đen. Các "chữ" hiện ra nhờ thay đổi điện trường, làm quay các hòn bi theo ý muốn. Những năm 1990 một loại giấy điện tử khác được phát minh bởi Joseph Jacobson. Giấy này dùng các ống nhỏ chứa các hòn bi trắng nằm trong dầu có màu. Các mạch điện trên giấy điều khiển sự lên xuống của các hòn bi, thay đổi màu sắc của các ống. Joseph Jacobson gây dựng nên công ty E Ink năm 1997 để sản xuất giấy điện tử thương mại. Năm 1999, sản phẩm đầu tiên ra đời là một bảng hiển thị trong siêu thị. E Ink tiếp tục phát triển các phiên bản dùng bi đen và trắng trong dầu trong suốt. Ngày nay có nhiều kỹ thuật khác nhau được phát triển bởi nhiều công ty trong lĩnh vực. Ví dụ như thay đổi công nghệ LCD, hiển thị điện màu, và công nghệ tương tự Etch-A-Sketch của Đại học Kyushu. Các công ty trong ngành hiện nay là Gyricon (con đẻ của Xerox), Philips Electronics, Kent Displays, Nterra... Tháng 4, 2004, Sony cho ra mắt màn hiển thị giấy điện tử thương mại đầu tiên, LIBRIé. Liên kết ngoài. [[Thể loại:Phát minh của Hoa Kỳ]] [[Thể loại:Kỹ thuật điện tử]] [[Thể loại:Giấy]] [[Thể loại:Công nghệ hiển thị]]
4,119
686003
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4119
Séc
Séc (tiếng Séc: "Česko"), tên chính thức là Cộng hòa Séc ( ), là quốc gia nội lục thuộc khu vực Trung Âu và giáp Ba Lan, Đức, Áo và Slovakia. Thủ đô và thành phố lớn nhất của quốc gia là Praha với hơn 1,3 triệu dân cư ngụ tại đây. Cộng hòa Séc là quốc gia đa đảng theo chế độ cộng hòa đại nghị. Tổng thống là người đứng đầu nhà nước, còn thủ tướng là người đứng đầu chính phủ. Quốc hội có hai viện gồm thượng viện và hạ viện. Cộng hòa Séc gia nhập NATO vào năm 1999 và trở thành thành viên của Liên minh châu Âu từ năm 2004. Ngày 21 tháng 12 năm 2007, Cộng hòa Séc đã thông qua Hiệp ước Schengen, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc đi lại và du lịch vào nước này. Ngoài ra, Cộng hòa Séc là thành viên của các tổ chức OECD, OSCE, Ủy hội châu Âu và Nhóm Visegrád. Lãnh thổ Cộng hòa Séc bao gồm các vùng đất đã từng tồn tại trong lịch sử là Bohemia, Morava và 1 phần Silesia. Séc trở thành bộ phận của Đế quốc Áo và Đế quốc Áo-Hung trong hàng thế kỉ cho đến năm 1918 khi Séc cùng với Slovakia tuyên bố thành lập nước Tiệp Khắc. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Tiệp Khắc bị phát xít Đức chiếm đóng. Sau đó, nước này trở thành quốc gia xã hội chủ nghĩa cho đến năm 1989 khi cuộc Cách mạng Nhung diễn ra đưa đất nước trở về tiến trình dân chủ. Ngày 1 tháng 1 năm 1993, một cuộc ly khai đã diễn ra, Tiệp Khắc lại tách thành 2 quốc gia độc lập là Séc và Slovakia. Tên gọi. Tên gọi cũ trong tiếng Anh của Cộng hòa Séc là "Bohemia" biến đổi từ tiếng Latinh "Boiohaemum" có nghĩa là "quê hương của người Boii". Tên gọi Séc hiện tại lấy từ tên "Čechy" chuyển hóa từ cách phát âm "Cžechy" của Ba Lan. Sau khi Tiệp Khắc ("Československo" trong tiếng Séc hay "Czechoslovakia" trong tiếng Anh), 1 liên bang bao gồm Séc và Slovakia giải thể thành 2 quốc gia riêng biệt, Séc không có tên gọi chính thức trong tiếng Anh. Năm 1993, Bộ Ngoại giao Cộng hòa Séc đề nghị tên Czechia như là tên thay thế chính thức cho tất cả trường hợp không phải là các văn bản chính thức và tên gọi của cơ quan chính quyền nhưng tên gọi này không sử dụng rộng rãi trong các văn bản tiếng Anh như là Czech Republic. Tháng 4 năm 2016 chính phủ Séc dự định sẽ đề nghị lên Liên Hợp Quốc về việc coi "Czechia" là 1 trong những tên gọi chính trong cơ sở dữ liệu địa lý. Tên "Séc" trong tiếng Việt là phiên âm của từ "tchèque" trong "République tchèque" ("Cộng hòa Séc") từ tiếng Pháp (nếu không dùng kèm từ "République" - "Cộng hòa" thì nước này trong tiếng Pháp gọi là "Tchéquie", đọc phiên âm như là "Séc-ki"). Hiện tại trong tiếng Trung, Séc vẫn được gọi là Tiệp Khắc (捷克) lấy chữ Hán có âm Quan thoại gần giống ("Jiékè") để phiên âm từ quốc hiệu "Česko". Tuy nhiên "Tiệp Khắc" hay "Tiệp" trong tiếng Việt hiện dùng để chỉ nhà nước liên bang cũ của Séc và Slovakia hoặc các chính thể tương tự. Lịch sử. Tiền sử. Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy bằng chứng của người tiền sử sinh sống tại vùng đất ngày nay là Cộng hòa Séc. Từ thế kỷ thứ III trước Công nguyên, các bộ tộc Celt, Boii đã đến Séc định cư. Đến thế kỷ I, các bộ tộc Marcomanni và Quani tại vùng đất thuộc Đức ngày nay cũng đến sinh sống tại vùng đất này. Trong suốt Giai đoạn Di cư tại châu Âu vào thế kỷ 5, các bộ lạc thuộc Đức đã rời khỏi vùng đất Séc và di tản ra các vùng đất ở phía Đông và phía Tây. Người Slav từ vùng Biển Đen-Karpat định cư tại đây (do các cuộc tấn công từ vùng Siberia và các bộ lạc Đông Âu: Hung, Avar, Bulgar và Magyar). Vào thế kỷ 6 họ di cư tới các vùng đất tại phía Nam như Bohemia, Moravia và 1 số vùng đất mà ngày nay thuộc về lãnh thổ Áo. Trong suốt thế kỷ VII, thương gia Samo đến từ vùng Francia đã lãnh đạo và ủng hộ cuộc khởi nghĩa của người Slav để chống lại tộc người Avar năm 623, trở thành người thống trị của Vương quốc Slav đầu tiên. Đây là tổ chức chính quyền đầu tiên của người Slav nhưng thực tế đây là 1 liên minh của 1 số bộ lạc chứ không thực sự là 1 quốc gia quân chủ chuyên chế. Đại Moravia. Sau khi Đế chế của vua Samo tan rã, người Moravia và Nitra đã thành lập các công quốc mới. Năm 833, Mojmir I của Moravia đã tấn công và sáp nhập công quốc Nitra, lập ra 1 công quốc duy nhất là Đại Moravia ("Velká Morava"). Năm 846, Mojmir I nhường ngôi cho người cháu của mình là Rastislav (846-870). Dưới thời Rastislav, 1 cuộc cải cách văn hóa đã diễn ra khi 2 nhà truyền giáo Kyrillô và Mêthôđiô bị người này mời đến Đại Moravia để truyền bá đạo Thiên chúa vào đất nước này. Họ cũng góp công trong việc xây dựng bảng chữ cái của người Slav tức bảng ký tự Cyril. Dưới thời vua Svatopluk I, Đại Moravia đạt tới sự mở rộng lớn nhất về diện tích. Lãnh thổ của nó trải dài trên các vùng đất ngày nay là Hungary, Ba Lan, Áo, Đức, Serbia, Slovenia, Croatia và Ukraina. Về sau, những cuộc chiến tranh với Đế chế Frank đã làm cho Đại Moravia suy yếu và những người Hungary xâm lược đã khiến đất nước tan rã vào đầu thế kỷ 10. Thời kỳ Trung cổ. Năm 995, công quốc Bohemia thành lập dưới sự lãnh đạo của vương triều Premyslid, thành viên của 1 bộ tộc tên là Séc. Vương triều Premyslid đã thống nhất các vương triều Séc khác và thành lập 1 chính quyền trung ương. Đầu thế kỷ XI, công quốc Bohemia đã chinh phục nước Đại Moravia. Tuy Moravia vẫn là 1 lãnh địa tách biệt của Bohemia song nước này lại bị cai trị bởi 1 trong những người con trai của vua Bohemia. Vào năm 1306, dòng họ Premyslid không có người kế vị. Sau những cuộc chiến giành quyền lực, dòng họ Luxemburg đã đoạt được ngôi vua Bohemia. Vị vua thứ 2 của triều đại Luxemburg là Karel IV (1342-1378, "Charles" trong tiếng Anh và tiếng Pháp, "Karl" trong tiếng Đức) đã thay đổi đất nước Bohemia. Năm 1344, người này nâng chức Giám mục của thành phố Praha lên thành tổng Giám mục đồng thời kiềm chế quyền lực của các quý tộc Séc và đưa Bohemia, Moravia trở thành các quận hành chính và đưa Brandenburg (tới năm 1415), Lusatia (tới năm 1635), Silesia (tới năm 1742) vào quyền kiểm soát của Séc. Karel IV cũng tạo ra các công trình xây dựng như lâu đài Praha và cầu Karl. Karel IV cũng thành lập Đại học Karl ở Praha ("Univerzita Karlova") năm 1348 với mong muốn biến Praha thành 1 trung tâm học vấn của châu Âu. Vào thế kỷ XV, 1 cuộc chiến tranh tôn giáo đã diễn ra tại Séc, lịch sử gọi là cuộc Chiến tranh Hussite. Séc suy yếu và đến năm 1526 đã bị sáp nhập vào đế chế Habsburg. Thời kỳ thuộc triều đại Habsburg. Sau khi bị sáp nhập vào Đế chế Habsburg, người Séc bắt đầu bị đồng hóa. Tiếng Séc bị cấm sử dụng và tiếng Đức trở thành ngôn ngữ chính thức ở Séc. Năm 1618, người Bohemia đã nổi dậy chống lại triều đình Habsburg. Họ đã chọn 1 người theo đường lối của Jean Calvin là Frederick của Palatinate ("Fridrich Falcký") lên ngôi. Nhưng đến ngày 6 tháng 11 năm 1620, quân đội Séc bị đánh bại tại Trận Núi Trắng ("Bitva na Bílé hoře"). Chiến tranh Ba mươi năm (1618-1648) đã phá hủy phần lớn những làng mạc, thành phố của Bohemia. Đến thời nữ hoàng Maria Theresa và con trai, vua Joseph II, những người chịu ảnh hưởng của Thời đại Khai sáng, tình hình Bohemia bắt đầu có những chuyển biến. Tuy chính sách đồng hóa vẫn không thay đổi nhưng tình hình xã hội, giáo dục đã cải thiện cho người Séc. Vào thế kỷ XIX, chủ nghĩa bành trướng của Pháp dưới thời vua Napoleon I đã kích thích tinh thần phục hưng dân tộc của người Séc. Tầng lớp trí thức mới hơn đã đóng vai trò nhất định trong việc phục hưng và phát triển ngôn ngữ dân tộc. Tháng 2 năm 1848, cuộc Cách mạng tháng 2 ở Pháp đã làm bùng nổ cao trào cách mạng tư sản lan khắp châu Âu. Vào ngày 12 tháng 6 năm 1848, khởi nghĩa của những người dân chủ cấp tiến và sự hưởng ứng của nhân dân đã bùng nổ tại Praha và đến ngày 17 tháng 6, cuộc khởi nghĩa bị dập tắt. Năm 1867, nhà nước quân chủ lưỡng hợp Áo-Hung ra đời trong đó Séc nằm trong tầm ảnh hưởng của Áo. Vào những năm ở nửa sau của đế chế Áo-Hung, tình hình giữa người Séc và người Đức ở Bohemia trở nên căng thẳng hơn. Mối quan hệ xấu đi giữa các dân tộc trong đế chế đã đẩy nhanh hơn sự sụp đổ của quốc gia này. Năm 1900, Tomáš Garrigue Masaryk người sau này trở thành tổng thống Tiệp Khắc đã thành lập Đảng Tiến bộ Séc. Ý tưởng về quốc gia kết hợp giữa hai dân tộc Séc và Slovakia bắt đầu hình thành. Tiệp Khắc (1918-1993). Sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc cùng với sự sụp đổ của Đế chế Áo-Hung, ngày 28 tháng 10 năm 1918, Cộng hòa Tiệp Khắc (bao gồm Séc và Slovakia ngày nay) tuyên bố độc lập. Hiệp ước St. Germain bị ký kết vào tháng 9 năm 1919 đã chính thức công nhận nền cộng hòa mới của Tiệp Khắc. Sau đó, Ruthenia cũng sáp nhập vào Tiệp Khắc vào tháng 6 năm 1920. Quốc gia Tiệp Khắc mới thành lập có dân số khoảng 13,5 triệu người, thừa hưởng 70-80% các cơ sở công nghiệp của Áo-Hung. Lúc đó Tiệp Khắc nằm trong 10 nước công nghiệp hóa nhất thế giới. Trước chiến tranh thế giới thứ hai, chính quyền phát xít ở Đức bắt đầu đe dọa tiến hành xâm lược Trung Âu. Sau khi sáp nhập nước Áo vào lãnh thổ Đức, Tiệp Khắc trở thành mục tiêu tiếp theo của phát xít Đức. Tháng 4 năm 1938, Đức nêu yêu sách đòi vùng đất Sudetenland của Tiệp Khắc. Ngày 29 tháng 9 năm 1938, Hiệp ước München bị ký kết. Anh, Pháp vì không muốn chiến tranh với Đức đã quyết định vứt bỏ liên minh quân sự với Tiệp Khắc. Và hậu quả là đến ngày 16 tháng 3 năm 1939, toàn bộ lãnh thổ Tiệp Khắc đã bị Đức chiếm đóng. Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ hai, khoảng 390.000 người dân thành thị trong đó có 83.000 người Do Thái đã bị giết hại hoặc bị hành quyết. Hàng trăm ngàn người đã bị đưa vào các nhà tù và các trại tập trung để làm việc. Chiến tranh kết thúc vào ngày 9 tháng 5 năm 1945 với việc cuộc khởi nghĩa Praha lật đổ ách thống trị của phát xít Đức thành công và quân đội Liên Xô và Hoa Kỳ tiến vào Tiệp Khắc. Từ năm 1945-1946, đa phần người Đức thiểu số (khoảng 2,7 triệu người) đã bị trục xuất khỏi Tiệp Khắc sang Đức và Áo. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Đảng Cộng sản Tiệp Khắc phát triển nhanh hơn do sự thất vọng của người Tiệp Khắc đối với phương Tây vì đã vứt bỏ họ trong Hiệp ước München và do ảnh hưởng ngày càng mạnh của Liên Xô. Trong cuộc bầu cử năm 1946, Đảng Cộng sản đã giành tỉ lệ phiếu 38%, trở thành chính đảng lớn nhất và chính thức cầm quyền từ tháng 2 năm 1948. Sau đó, Đảng Cộng sản Tiệp Khắc đã xây dựng 1 chính quyền toàn cộng sản. Sau khi nắm quyền, Đảng Cộng sản Tiệp Khắc đã quốc hữu hóa các ngành kinh tế, xây dựng nền kinh tế kế hoạch. Kinh tế tăng trưởng nhanh hơn trong thập niên 1950 và thập niên 1960 sau đó bắt đầu giảm sút từ thập niên 1970 và rơi vào khủng hoảng hơn. Chính quyền cộng sản trở nên thiếu dân chủ hơn. Năm 1968, phong trào Mùa Xuân Praha bùng nổ đòi mở rộng tự do dân chủ và thực hiện đa nguyên chính trị song sau đó bị quân đội Liên Xô đàn áp và dập tắt. Tháng 11 năm 1989, cuộc Cách mạng Nhung lụa đưa Tiệp Khắc trở lại quá trình dân chủ. Ngày 1 tháng 1 năm 1993, Tiệp Khắc diễn ra cuộc "chia li trong hòa bình". 2 dân tộc Séc và Slovakia tách ra thành lập 2 quốc gia mới là Cộng hòa Séc và Cộng hòa Slovakia. Cộng hòa Séc (từ 1993). Sau khi lại trở thành 1 quốc gia độc lập vào năm 1993, quốc hội Cộng hòa Séc đã quyết định giữ nguyên lá cờ của Liên bang Tiệp Khắc cũ làm lá cờ của Cộng hòa Séc. Cùng năm đó, nước này gia nhập Liên Hợp Quốc. Đến năm 1995, Cộng hòa Séc trở thành thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Ngày 12 tháng 3 năm 1999, Cộng hòa Séc gia nhập NATO. Vào năm 2004, cùng với 9 quốc gia Đông Âu và Nam Âu khác, Cộng hòa Séc đã trở thành thành viên của Liên minh châu Âu. Kinh tế Cộng hòa Séc đi theo nền kinh tế thị trường và đã trên đà phát triển song vẫn đối mặt với những mạo hiểm và thách thức. Chính trị. Hệ thống chính trị. Cộng hòa Séc là quốc gia đa đảng theo chế độ dân chủ nghị viện. Theo hiến pháp, tổng thống là người đứng đầu nhà nước còn thủ tướng là người điều hành chính phủ. Tổng thống Cộng hòa Séc do Quốc hội bầu với nhiệm kỳ 5 năm. Theo Hiến pháp, tổng thống không được phép nắm quá 2 nhiệm kỳ liên tiếp. Tổng thống có vai trò chủ yếu về mặt nghi thức song cũng có thể dừng thông qua 1 đạo luật hoặc giải tán quốc hội trong những trường hợp đặc biệt. Cộng hòa Séc đã thông qua bộ luật về việc bầu cử tổng thống trực tiếp tức là tổng thống sẽ do dân bầu ra chứ không do Quốc hội. Thủ tướng Cộng hòa Séc là người đứng đầu chính phủ. Thủ tướng nắm trong tay 1 số quyền lực như quyết định các vấn đề đối nội và đối ngoại, triệu tập quốc hội và chọn ra các bộ trưởng của chính phủ. Quốc hội của Cộng hòa Séc tổ chức theo mô hình lưỡng viện bao gồm hạ viện và thượng viện. Hạ viện ("Poslanecká sněmovna") gồm 200 ghế còn thượng viện ("Senát") bao gồm 81 ghế. Tại Cộng hòa Séc có 14 khu vực bầu cử tương ứng với 14 khu vực hành chính của cả nước. Tòa án Hiến pháp (hay Tòa án Lập pháp) của Cộng hòa Séc gồm có 15 thành viên và có nhiệm kỳ 10 năm. Các thành viên của Tòa án Hiến pháp do tổng thống chỉ định và thông qua bởi thượng viện. Là quốc gia đa đảng, chính trường Cộng hòa Séc có sự tham gia của các đảng phái. Chẳng hạn trong kỳ bầu cử vào Hạ viện Quốc hội Séc tiến hành ngày 28 và 29 tháng 5 năm 2010 đã có 27 đảng phái và tổ chức chính trị đăng ký tham gia. 2 đảng có ảnh hưởng lớn nhất ở Cộng hòa Séc là Đảng Dân chủ Công dân ("Občanská demokratická strana") và Đảng Xã hội Dân chủ Séc ("Česká strana sociálně demokratická"). Quân đội. Quân đội Séc gồm có lục quân, không quân và lực lượng hậu cần đặc biệt. Quân đội Séc là 1 phần của Quân đội Tiệp Khắc trước kia vốn là 1 trụ cột của Hiệp ước Warsaw cho đến năm 1989. Từ khi gia nhập NATO vào ngày 12 tháng 3 năm 1999, lực lượng quân đội Séc đã có những sự thay đổi đa phương diện. Tuy số lượng binh lính giảm xuống còn khoảng 67.000 nhưng về mặt chất lượng lại nâng cao và trình độ tổ chức chuyên nghiệp hơn. Năm 2004, chế độ nghĩa vụ quân sự bắt buộc bị giải thể. Lực lượng quân đội Séc ngoài nhiệm vụ phòng thủ, bảo vệ đất nước còn tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc tại Iraq, Afghanistan, Bosna và Hercegovina, Kosovo. Năm 2005, ngân sách quốc phòng của Cộng hòa Séc đạt khoảng hơn 2 tỉ USD chiếm 1,81% GDP. Hành chính. Bắt đầu từ năm 2000, Cộng hòa Séc chia thành 13 khu vực ("kraje" hoặc "kraj") và 1 thủ đô. Mỗi khu vực có 1 Hội đồng Địa phương ("krajské zastupitelstvo") bầu chọn qua bầu cử và người lãnh đạo riêng ("hejtman"). Ở Praha, quyền lực do Hội đồng Thành phố và thị trưởng của Praha thi hành. Mỗi khu vực nói trên của Cộng hòa Séc bị coi là 1 vùng cấp 3 của Liên minh châu Âu. Trong khi đó, toàn bộ lãnh thổ Cộng hòa Séc bị coi là 1 vùng cấp 2 của Liên minh châu Âu. ("Xem Các vùng của Liên minh châu Âu") Địa lý. Địa hình. Về mặt địa lý, Cộng hòa Séc nằm ở khu vực Trung Âu còn theo phân loại của Liên Hợp Quốc thì nước này thuộc khu vực Đông Âu. Về mặt lịch sử và văn hóa, Cộng hòa Séc bị xem là có liên hệ gần gũi hơn với các nước Đông Âu đặc biệt là trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Diện tích Cộng hòa Séc xếp hàng thứ 115 thế giới (xem "Danh sách quốc gia theo diện tích"). Tổng diện tích của nước này là 78.886 km², trong đó phần đất chiếm 77.276 km² và phần nước chiếm 1.590 km². Do bị bao quanh bởi các quốc gia khác nên Cộng hòa Séc không giáp biển. Nước này có chung đường biên giới 1.881 km với các nước Đức về phía tây, Ba Lan về phía đông bắc, Slovakia về phía đông nam và Áo về phía nam. Về mặt lịch sử, lãnh thổ Cộng hòa Séc có thể chia làm 3 vùng lịch sử: Bohemia, Moravia và Silesia. Silesia chỉ có 1 phần lãnh thổ ở Cộng hòa Séc. Địa hình nước này có thể chia thành 2 miền chính: Bohemia ở phía tây và Moravia ở phía đông. Địa hình Bohemia có cấu trúc như 1 bồn địa gồm những đồng bằng và cao nguyên bao bọc xung quanh bởi những dãy núi như dãy Karkonosze và dãy Sudeten. Đỉnh núi Snezka tại Bohemia và ngọn núi cao nhất Cộng hòa Séc (1602 m). Trong khi địa hình Bohemia bằng phẳng hơn thì ngược lại, địa hình Moravia chủ yếu là đồi núi. Cộng hòa Séc là nơi bắt nguồn của sông Elbe, sông Vltava ở xứ Bohemia và sông Morava ở xứ Moravia. Các con sông của nước này chảy vào các biển khác nhau như: biển Bắc, biển Baltic và biển Đen. Về khoáng sản, Cộng hòa Séc có 1 số tài nguyên như than đá, than chì, cao lanh, đất sét, gỗ xây dựng... Khí hậu. Cộng hòa Séc nằm trong khu vực khí hậu ôn hòa. Do nằm sâu trong lục địa và không còn chịu các tác động của biển nên Cộng hòa Séc có khí hậu ôn đới lục địa, 1 nguyên nhân gây ra sự chênh lệch giữa thời tiết mùa hạ và mùa đông tại nước này. Sự đa dạng của địa hình cũng góp phần làm nên sự đa dạng của các kiểu khí hậu khác nhau tại Cộng hòa Séc. Nhìn chung trên toàn lãnh thổ Cộng hòa Séc, khí hậu về mùa đông không khắc nghiệt như 1 số nước. Nhiệt độ trung bình thấp nhất tại nước này vào tháng 1, tháng lạnh nhất trong năm là -5,4 °C. Tuyết thường rơi nhiều hơn tại 1 số vùng núi nhưng tan nhanh hơn tại các vùng thấp hơn của Cộng hòa Séc khiến cho mùa đông ở nước này ẩm hơn. Khi mùa đông kết thúc, băng tuyết tan chảy làm mực nước các con sông dâng lên và thỉnh thoảng có thể gây lũ. Mùa hè tại Cộng hòa Séc có nhiệt độ trung bình cao nhất vào tháng 7, tháng nóng nhất tại Cộng hòa Séc là 23,3 °C. Mùa hè tại nước này có nhiều mưa hơn 1 số nước. Những trận bão từ Đại Tây Dương có thể tràn vào nước này cũng mang theo 1 lượng mưa bổ sung. Nhiệt độ và lượng mưa giảm dần về mùa thu và các rừng cây bắt đầu rụng lá. Dân số. Dân số Cộng hòa Séc từng rơi vào khoảng 10,3 triệu người. Dân số tại đây đã có những biến động. Số liệu thống kê năm 1857 cho thấy dân số của vùng đất Séc lúc đó là khoảng 7 triệu người. Sau đó con số này tăng dần qua các năm và đến đầu thế kỷ 20 thì đạt xấp xỉ 9,4 triệu dân. Sang năm 1910, dân số của Séc vượt qua ngưỡng 10 triệu. Các cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai đã khiến cho dân số của nước này giảm sút. Sau chiến tranh, số lượng nhân khẩu của nước này tiếp tục phục hồi. Hiện nay dân số Cộng hòa Séc lại có chiều hướng giảm xuống tuy phần nào đỡ hơn 1 số nước Đông Âu khác. Theo báo cáo dân số năm 2006 của Liên Hợp Quốc, tốc độ tăng dân số của Cộng hòa Séc là -0,03%. Nguyên nhân là do tỉ lệ sinh của nước này giảm cùng với việc Cộng hòa Séc gia nhập EU năm 2004 làm xuất hiện dòng người nhập cư sang các nước phát triển hơn ở Tây Âu kiếm sống. Đa phần dân cư của Cộng hòa Séc là người Séc chiếm tỉ lệ 95%. Bên cạnh đó, tại Séc còn có các cộng đồng dân tộc thiểu số khác như người Slovakia, người Đức, người Ba Lan, người Hungary, người Việt Nam. Sau khi Liên bang Tiệp Khắc tan rã, 1 bộ phận người Slovakia vẫn tiếp tục ở lại Cộng hòa Séc và trở thành nhóm sắc tộc thiểu số lớn nhất nước này, chiếm 3% dân số. Xếp tiếp sau đó là người Ba Lan. Ở Cộng hòa Séc có 1 số trường tiểu học và trung học cơ sở dạy tiếng Ba Lan. Trước kia, người Đức chiếm 1 tỉ lệ lớn hơn trong dân số Séc nhưng sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, chính quyền Tiệp Khắc đã ra lệnh trục xuất khoảng 3 triệu người Đức ra khỏi lãnh thổ nước này. Ngày nay cộng đồng người Đức tại Séc có nguy cơ bị đồng hóa do tiếng Đức không phổ biến bằng 1 số ngôn ngữ khác tại đây. Bên cạnh các dân tộc có nguồn gốc từ các quốc gia láng giềng trong khu vực còn có 1 số dân tộc khác mới nhập cư vào Séc trong thế kỷ XX. Khi cuộc nội chiến Hy Lạp xảy ra, 1 số người Hy Lạp đã chạy sang Tiệp Khắc đầu tiên là những trẻ em tị nạn vào năm 1948-1949 rồi tiếp đó là thân nhân và cả những người cánh tả tại Hy Lạp. Cộng đồng người gốc Á lớn nhất tại Cộng hòa Séc là người Việt Nam. Người Việt Nam đến Tiệp Khắc lần đầu vào năm 1956 để du học theo thỏa thuận về giáo dục giữa hai chính phủ cộng sản lúc bấy giờ. Số người Việt Nam nhập cư vào Cộng hòa Séc tăng nhanh hơn cho đến khi chế độ xã hội chủ nghĩa tại nước này sụp đổ vào năm 1989. Thế hệ đầu tiên của người Việt Nam tại đây chủ yếu kinh doanh trong những cửa hàng còn thế hệ người Việt tiếp theo sinh ra tại Séc có những thành tích học tập nhất định. Trong năm 2009, có khoảng 70.000 người Việt tại Cộng hòa Séc. Ngày 3 tháng 7 năm 2013, chính phủ Cộng hòa Séc công nhận cộng đồng người Việt tại Séc trở thành dân tộc thứ 14 của quốc gia này. Người Do Thái từng có 1 cộng đồng lớn hơn tại Cộng hòa Séc nhưng đa phần họ trong Thế chiến Thứ 2 đã bị Đức Quốc Xã tàn sát. Tại Séc những nét văn hóa của người Do Thái đã được gìn giữ đặc biệt là tại thủ đô Praha. Kinh tế. Khái quát lịch sử. Vào thế kỷ XIX, hai vùng đất Bohemia và Moravia của Cộng hòa Séc ngày nay là trung tâm công nghiệp chính của Đế chế Áo-Hung. Vì vậy sau khi Đế chế Áo-Hung sụp đổ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, nước này đã thừa kế một phần lớn những cơ sở công nghiệp. Vào thời điểm đó, Tiệp Khắc được đánh giá là một nước có cơ sở hạ tầng tốt với trình độ dân trí cao song nhiều nhà máy và thiết bị của nước này có phần lạc hậu hơn so với các nước tư bản Tây Âu. Trong thời kỳ xã hội chủ nghĩa, kinh tế Tiệp Khắc tương đối phát triển và gắn bó chặt chẽ với Liên Xô. Nhưng đến năm 1991, chế độ xã hội chủ nghĩa tại Liên Xô và Đông Âu sụp đổ đã khiến cho nền kinh tế Séc mất đi nhiều thị trường lớn ở phía đông và rơi vào khủng hoảng. Cuộc Cách mạng Nhung lụa diễn ra vào năm 1989 đã tạo điều kiện cho sự thay đổi căn bản toàn bộ nền kinh tế Séc. Tháng 1 năm 1991, "liệu pháp sốc" đã mang đến những thay đổi rất lớn: 95% các mặt hàng không còn chịu kiểm soát giá cả của nhà nước, lạm phát hạ xuống dưới 10%, tỉ lệ thất nghiệp thấp, thâm hụt ngân sách và nợ nước ngoài giảm đáng kể và đáng chú ý nhất là sự chuyển đổi trọng tâm hợp tác kinh tế từ Đông sang Tây. Cộng hòa Liên bang Đức, Hà Lan và Mỹ trở thành những nhà đầu tư lớn nhất tại Cộng hòa Séc. Sự chuyển đổi đó cũng yêu cầu những cải cách mạnh mẽ về luật pháp và hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho đầu tư và phát triển. Ngân hàng và bưu chính viễn thông được quan tâm đẩy mạnh. Về tài chính, từ năm 1995, tỷ giá hối đoái giữa đồng koruna của Cộng hòa Séc và đôla Mỹ đã được thiết lập một cách ổn định. Sự tư nhân hóa ồ ạt nền kinh tế cũng diễn ra với tốc độ chóng mặt: năm 1998, đã có đến hơn 80% xí nghiệp thuộc sở hữu tư nhân. Cuộc khủng hoảng chính trị và tài chính 1997 đã tác động mạnh đến nền kinh tế Séc. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 1997 hạ xuống còn 0,3%, năm 1998 là -2,3% và năm 1999 là -0,5%. Nguyên nhân là do sự thực hiện "liệu pháp sốc" một cách vội vã và không vững chắc. Chính phủ Cộng hòa Séc đã phải xem xét lại các chính sách kinh tế của mình và điều chỉnh lại sao cho thích hợp hơn như tăng tốc việc hội nhập với các tiêu chuẩn kinh tế của EU, tái cơ cấu các doanh nghiệp, tiến hành tư nhân hóa với các ngân hàng và các ngành dịch vụ công cộng. Bắt đầu từ năm 2000, tốc độ tăng trưởng của nước này dần dần hồi phục. Xuất khẩu vào thị trường EU, đặc biệt là Đức tăng mạnh đã làm giảm thâm hụt thương mại của nước này xuống còn 5% GDP. Năm 2004, Cộng hòa Séc chính thức trở thành một thành viên của Liên minh châu Âu, đòi hỏi nước này phải thúc đẩy quá trình cải cách kinh tế hơn nữa. Những năm gần đây, Cộng hòa Séc đang trở thành một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh tại khu vực Đông Âu. Theo số liệu của Quỹ tiền tệ Quốc tế, năm 2016, GDP danh nghĩa của Cộng hòa Séc là 193.535 tỷ USD (GDP theo sức mua tương đương: 34,768 tỷ USD), thu nhập bình quân đầu người đạt 17,570 USD, cao hơn so với nhiều nước Đông Âu khác như Ba Lan, Hungary, Slovakia tuy nhiên vẫn còn thấp hơn mức trung bình của Liên minh châu Âu. Nền kinh tế nước này được đánh giá là tăng trưởng nhanh và ổn định. Năm 2007, tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước này đạt 5,7%. Cộng hòa Séc là thành viên của nhiều tổ chức kinh tế lớn như Liên minh châu Âu, WTO và OECD. Các ngành kinh tế. Nông nghiệp của Cộng hòa Séc không có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Các loại cây trồng chủ yếu của nước này là lúa mì, khoai tây, củ cải đường, cây hublông... Trong cơ cấu kinh tế, nông nghiệp chiếm 3,4% GDP của Cộng hòa Séc. Vốn là một nước có sẵn những cơ sở công nghiệp từ thế kỷ XIX, nền công nghiệp của Cộng hòa Séc có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển. Các ngành công nghiệp chính của nước này là luyện kim, sản xuất máy móc, thiết bị điện tử, phương tiện giao thông, dệt may, chất hóa học, dược phẩm, chế biến lương thực thực phẩm... Bên cạnh đó, Cộng hòa Séc rất với ngành công nghiệp sản xuất đồ gốm sứ và pha lê. Công nghiệp chiếm tỉ trọng 39,3% trong nền kinh tế. Về phương tiện giao thông, cộng hòa Séc nổi tiếng với ngành chế tạo ô tô cùng thương hiệu ô tô Skoda - được sáng lập năm 1895 bởi Václav Klement và Václav Laurin. Dịch vụ là lĩnh vực đóng góp nhiều nhất trong nền kinh tế, chiếm 57,3% GDP. Các ngành ngân hàng, công nghệ thông tin, viễn thông là những động lực năng động của nền kinh tế Séc và thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài. Thương mại là một hoạt động kinh tế quan trọng với các đối tác thương mại chủ yếu là Cộng hòa Liên bang Đức, Slovakia, Áo, Ba Lan... Du lịch cũng là một thế mạnh của Cộng hòa Séc. Năm 2001, doanh thu từ du lịch mang về cho nước này khoảng 118 tỉ koruna, đóng góp tới 5,5% GNP của nước này. Thủ đô Praha thường là lựa chọn hàng đầu của du khách với rất nhiều các công trình văn hóa, lịch sử nổi tiếng. Những khu du lịch spa như Karlovy Vary thường là điểm đến được yêu thích vào các kỳ nghỉ. Những lễ hội âm nhạc hay bia của Cộng hòa Séc cũng góp phần làm đất nước này trở thành một địa điểm du lịch hấp dẫn. Tiền tệ. Đồng tiền chính thức hiện nay của Cộng hòa Séc là đồng koruna. Trong tiếng Séc, từ "koruna" có nghĩa là "vương miện". Đồng tiền này chính thức được sử dụng từ ngày 18 tháng 2 năm 1993 sau khi Cộng hòa Séc và Slovakia tách khỏi Tiệp Khắc. Ký hiệu trong giao dịch quốc tế của đồng koruna Séc theo ISO 4217 là CZK. Đồng tiền koruna của Cộng hòa Séc bắt đầu tham gia các tỷ giá hối đoái từ năm 1995 và được thả nổi kể từ năm 1999. Trong năm 2007, chỉ số lạm phát của đồng tiền này là 2,4% và đã được duy trì ổn định trong suốt nhiều năm qua. Cộng hòa Séc có kế hoạch gia nhập khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (euro) vào năm 2012 nhưng sau đó đã tuyên bố hoãn lại. Đầu năm 2008, Ngân hàng Quốc gia Séc tuyên bố sẽ lùi thời hạn gia nhập khu vực đồng tiền chung đến năm 2019. Văn hóa. Văn học. Văn học Séc bắt nguồn từ thế kỷ VIII Công Nguyên dưới thời Đại Moravia. Hai anh em Cyril và Methodius đã được vương triều Byzantine cử tới Đại Moravia để truyền bá Đạo Thiên chúa, đồng thời sáng lập ra ngôn ngữ viết Slav đầu tiên: tiếng Slavonic cổ viết trên bảng chữ cái Glogotic, tiền thân của bảng ký tự Cyril sau này. Sau khi Đại Moravia sụp đổ và được thay thế bởi vương triều Bohemia vào thế kỷ IX, tiếng Latinh đã dần lấn lướt tiếng Slavonic cổ để trở thành ngôn ngữ chính thức trong nền văn học Séc. Bên cạnh đó, tiếng Đức cũng trở thành một ngôn ngữ có tầm ảnh hưởng lớn tại vùng đất này cho đến tận cuối thế kỷ XIX. Vào thế kỷ XIII, dưới triều đại Premyslid của Bohemia, nền văn học Séc đã có những thay đổi đáng chú ý. Những nhà thống trị ở Bohemia bắt đầu tách họ ra khỏi nền văn học Tây Âu lúc đó nói chung và cố gắng xây dựng một nền văn học dân tộc riêng của người Séc. Thời kỳ này văn học Séc được chia làm hai thể loại chính là huyền thoại và sử thi về các anh hùng. Văn xuôi cũng bắt đầu xuất hiện trong thời gian này. Hai tác phẩm đáng chú ý xuất hiện trong giai đoạn này là cuốn từ điển Séc-Latinh và bộ sử biên niên đầu tiên viết bằng tiếng Séc: sử biên niên Dalimil. Trong thời kỳ chiến tranh tôn giáo Hussite, văn học còn được dùng tranh luận và đả kích giữa các nhóm tôn giáo với nhau. Sự phân hóa rõ rệt thể hiện trên phương diện ngôn ngữ: tiếng Latinh được dùng bởi những người theo đạo Thiên chúa, còn tiếng Séc được dùng bởi những người theo đạo Tin lành. Trận Núi Trắng năm 1620 với thất bại của những người Tin lành đã khiến nền văn học viết bằng tiếng Séc bị ảnh hưởng. Những chính sách đồng hóa dưới thời Đế chế Áo và Đế chế Áo-Hung càng làm cho tiếng Séc có nguy cơ biến mất. Tuy nhiên Thời kỳ Khai sáng trong Đế chế Áo-Hung đã lại tạo điều kiện cho tiếng Séc có cơ hội phát triển, cùng với đó là cả một nền văn học Séc mới. Từ đó đến nay, nền văn học Séc đã trải qua nhiều thăng trầm, biến động và sản sinh ra những tác gia lớn. Franz Kafka, nhà văn gốc Do Thái của Cộng hòa Séc với những tác phẩm viết bằng tiếng Đức, ông được coi là người khơi nguồn cho văn học phi thực ở châu Âu. Năm 1984, Jaroslav Seifert đã trở thành công dân Cộng hòa Séc đầu tiên (lúc đó là Tiệp Khắc) đoạt giải thưởng Nobel về Văn học. Tôn giáo. Cộng Hòa Séc, cùng với Estonia, là một trong những nước có tỉ lệ người không tín ngưỡng cao nhất thế giới mặc dù người dân Séc từ xưa đã luôn có thái độ khoan dung đối với tôn giáo. Theo thống kê năm 2001, 59% dân số Cộng hòa Séc không theo một tôn giáo nào, một tỉ lệ khá lớn nếu so sánh với các nước láng giềng như Đức và Ba Lan .. Tôn giáo phổ biến nhất tại Cộng hòa Séc là Công giáo, chiếm tỉ lệ 26,8%. Tin Lành chiếm tỉ lệ 2,1%. Trong vòng từ năm 1991 đến năm 2001, tỉ lệ người không có tín ngưỡng tăng 19.1 phần trăm (gần hai triệu người) trong vòng 10 năm. Cơ Đốc Giáo dường như không có dấu hiệu phát triển và số người theo đạo Công giáo giảm một triệu người. Chỉ 19% người dân Séc nói rằng họ tin vào Chúa (ty lệ thấp nhì trong Liên Minh châu Âu sau Estonia với 16%) Âm nhạc. Tại Cộng hòa Séc, giao hưởng và nhạc kịch có một sư liên hệ mật thiết với các vũ khúc dân gian truyền thống của Bohemia và Moravia. Một trong những thể loại nhạc độc đáo và đặc trưng nhất của xứ Bohemia là "Polka", một loại nhạc nhảy có tiết tấu nhanh và vui nhộn được hình thành vào giữa thế kỷ XIX. Nhạc Polka (tiếng Séc có nghĩa là "cô gái Ba Lan") đã nhanh chóng trở nên thịnh hành không chỉ ở châu Âu mà còn trên khắp thế giới, đồng thời nó cũng trở thành chất liệu để viết giao hưởng của hai nhạc sĩ người Áo là Johann Strauss I và Johann Strauss II. Nhạc dân gian Moravia được chơi với nhiều loại nhạc cụ như đại hồ cầm, kèn clarinet và violông. Nhạc Moravia thường biểu hiện những ảnh hưởng từ nước ngoài, đặc biệt là từ România và Ba Lan. Ngày nay, các hình thức âm nhạc hiện đại như pop, rock and roll đang ngày càng trở nên phổ biến. Các bài hát trong tiếng Anh nhiều khi được người Séc đặt lại lời theo tiếng Séc và kết hợp với một vài phong cách truyền thống của họ. Lễ hội. Cộng hóa Séc có hai ngày quốc khánh (tức ngày độc lập). Ngày 1 tháng 1 năm 1993 là ngày Cộng hòa Séc tách ra từ Liên bang Tiệp Khắc để trở thành một quốc gia độc lập. Còn ngày quốc khánh thứ hai là 28 tháng 10 năm 1918, ngày mà nhân dân hai nước Séc và Slovakia cùng nhau thành lập Liên bang Tiệp Khắc sau sự sụp đổ của Đế chế Áo-Hung. Giống với nhiều quốc gia châu Âu khác, Cộng hòa Séc cũng tổ chức những ngày lễ quan trọng của Kitô giáo như Lễ Phục sinh, Lễ Giáng sinh. Vào đêm vọng Lễ Giáng Sinh 24 tháng 12, tất cả các thành phố lớn của Cộng hòa Séc đều được trang hoàng lộng lẫy. Ngày tiếp theo là ngày Giáng Sinh 25 tháng 12. Tiếp đó ngày 26 tháng 12 được gọi là ngày Thánh Stêphanô, được coi như ngày Giáng sinh thứ hai của Cộng hòa Séc. Bên cạnh đó, Cộng hòa Séc còn là điểm đến của nhiều lễ hội văn hóa quốc tế. Lễ hội Âm nhạc Quốc tế Praha được tổ chức vào mùa xuân hàng năm thu hút rất nhiều các dàn nhạc giao hưởng từ khắp nơi trên thế giới. Bên cạnh đó còn có Liên hoan Phim Quốc tế được tổ chức tại thành phố Karlovy Vary hay các lễ hội bia được tổ chức tại nhiều miền khác nhau của đất nước này. Ẩm thực. Ẩm thực Cộng hòa Séc có ảnh hưởng lớn đến các nền ẩm thực tại khu vực Trung Âu và bản thân nó cũng chịu ảnh hưởng của các nền ẩm thực khác. Nhiều món ăn phổ biến trong khu vực có nguồn gốc và xuất xứ từ đất nước này. Đa phần các món ăn chính của Cộng hòa Séc đều có thịt, gồm thịt lợn, thịt bò và thịt gà. Do không phải một quốc gia giáp biển nên cá là một món ăn hiếm gặp tại nước này, chủ yếu được dùng nhiều vào dịp Giáng sinh. Thịt heo hầm với bánh mì hấp và dưa cải muối (tiếng Séc: "vepřo-knedlo-zelo") được coi là một trong những món ăn phổ biến nhất của Cộng hòa Séc. Dưa cải muối trong món ăn này có hai cách chế biến khác nhau. Nó được chế biến chua hơn tại Bohemia và ngọt hơn tại Moravia. Thịt bò hầm nấu với sữa ("svíčková na smetaně") cũng là một món ăn thịt khá phổ biến. Món ăn này gồm những miếng thịt bò hầm chấm với nước sốt đặc từ sữa, được kèm theo bởi bánh mì hấp, một thìa mứt quả và một lát chanh. Một số món ăn nhẹ tiêu biểu cho ẩm thực Séc là món bánh kếp rán ("bramboráky") được làm từ hỗn hợp khoai tây, bột mì, sữa kèm theo một số gia vị rồi đem rán. Bên cạnh đó, pho mát cũng là một món ăn được ưa chuộng với nhiều chủng loại đa dạng. Món bánh mì hấp có nhân mứt hoa quả xay nghiền ("ovocné knedlíky") được làm từ bột khoai tây nhào trộn và bộc mứt nghiền trái cây, sau đó đem luộc và được dùng với bơ, đường và pho mát. Có rất nhiều loại bánh bọc hoa quả khác nhau được chế biến cùng nhiều loại trái cây đa dạng như dâu tây, đào, anh đào, mơ, mận... Những món ăn này không chỉ đơn thuần được coi như món tráng miệng mà đôi khi được xem là một món ăn chính trong bữa ăn. Trong dịp lễ Giáng sinh, món bánh "vánočka" sẽ được làm cùng với rất nhiều bánh quy và kẹo ngọt ("vánoční cukroví"). Cộng hòa Séc còn là một quốc gia về bia. Nghề làm bia tại Cộng hòa Séc đã có lịch sử lâu đời từ hàng trăm năm nay và được làm chủ yếu từ hoa của cây hublông. Một trong những loại bia của nước này là bia Plzeň ("Pilsener"), được làm tại thành phố Plzeň (tiếng Đức: "Pilsen") ở xứ Bohemia. Thể thao. Thể thao là một phần không thể thiếu trong cuộc sống tinh thần của người dân Cộng hòa Séc. Hai môn thể thao phổ biến và giành được nhiều sự hâm mộ nhất tại nước này là bóng đá và hockey trên băng. Bên cạnh đó, các môn thể thao như bóng rổ, bóng chuyền, bóng ném, điền kinh... cũng rất phổ biến. Hockey trên băng là một môn thế mạnh của Cộng hòa Séc. Nước này đã từng 1 lần đoạt huy chương vàng tại Thế vận hội Mùa đông 1998 và 5 lần vô địch giải hockey trên băng toàn thế giới. Bóng đá cũng là một môn thể thao ưa chuộng tại nước này. Trước kia khi còn nằm trong Liên bang Tiệp Khắc, đội tuyển bóng đá quốc gia Tiệp Khắc đã từng hai lần đoạt ngôi vị á quân thế giới (World Cup) và một lần vô địch châu Âu (Euro). Còn hiện nay, đội tuyển bóng đá quốc gia Cộng hòa Séc đã từng đạt ngôi á quân tại Euro 1996. Nước này cũng có tên trong danh sách 16 đội tuyển tham dự vòng chung kết Euro 2008 tại Áo và Thụy Sĩ. Theo bảng xếp hạng các đội tuyển bóng đá quốc gia của FIFA (tháng 1 năm 2008), Cộng hòa Séc xếp thứ 6 thế giới. Bên cạnh đó, Cộng hòa Séc còn được biết đến là quê hương của một số tay vợt trong môn tennis như Martina Navratilova và Ivan Lendl. Giáo dục. Giáo dục phổ thông ở Cộng hòa Séc kéo dài từ 12 đến 13 năm, giáo dục tiểu học và trung học cơ sở là bắt buộc. Trẻ em đến trường khi 6 tuổi, kết thúc bậc tiểu học năm 11 tuổi và trung học cơ sở lúc 15 tuổi. Sau đó học sinh có thể học tiếp bậc phổ thông trung học 4 năm hoặc học các trường đào tạo nghề 3 năm. Tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc đào tạo nghề, học sinh có thể học lên bậc đại học kéo dài 3 năm. Ở bậc trên đại học, đào tạo thạc sĩ mất từ 2 đến 3 năm; đào tạo tiến sĩ là 3 năm. Hệ thống giáo dục cơ sở của nước này gồm trường công, trường tư và trường tôn giáo (thường ít gặp). Năm học tại Cộng hòa Séc bắt đầu từ ngày 1 tháng 9 hoặc ngày thứ hai đầu tiên của tháng 9 (nếu ngày 1 tháng 9 là thứ bảy hoặc chủ nhật) và kết thúc vào ngày 30 tháng 6 năm sau (hoặc ngày thứ sáu cuối cùng của tháng 6). Học sinh được nghỉ trong những dịp lễ như Giáng sinh, Năm mới và Phục sinh. Cộng hòa Séc từ lâu là một trong những trung tâm văn hóa, giáo dục quan trọng hàng đầu tại châu Âu. Năm 1348, vua Charles IV (tiếng Séc: "Karel IV") đã thành lập trường Đại học Charles tại Praha ("Univerzita Karlova"). Ngày nay đây vẫn là trường đại học lớn và dẫn đầu về chất lượng giáo dục tại nước này. Y tế. Cộng hòa Séc chú trọng nâng cao sức khỏe cộng đồng với các chương trình mang tính chất phòng ngừa cũng như tích cực chống lại bệnh ung thư, hút thuốc lá...Người dân được cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe dựa trên cơ sở bảo hiểm y tế, người bệnh không trực tiếp chi trả tiền chữa bệnh. Dịch vụ y tế có thể được cung cấp bởi cả khu vực công cộng và khu vực tư nhân với chi phí nhìn chung thấp hơn mức bình quân của châu Âu.
4,122
686003
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4122
Trương Trọng Thi
Trương Trọng Thi (1936-2005) là một kỹ sư người Pháp gốc Việt. Ông được xem là "cha đẻ của máy tính cá nhân" vì đã tạo ra Micral, máy tính cá nhân không phải công cụ và được thương mại hóa đầu tiên. Tiểu sử. Trương Trọng Thi sinh năm 1936 tại Chợ Lớn (Sài Gòn). Năm 14 tuổi, ông sang Pháp học, rồi trở thành kỹ sư ở Trường Vô tuyến điện Pháp (tên cũ là "École Française de Radioélectricité" hay "EFR", nay là "École des technologies de l'information et du management" hay "EFRE"). Sau một thời gian làm cho Schlumberger, ông thành lập công ty riêng là R2E (viết tắt của "Réalisation d'Études Électroniques"). Năm 1973, ông chế tạo ra Micral mà nhiều người coi là máy tính cá nhân đầu tiên trên thế giới. Một bản mẫu của nó hiện được trưng bày trong Viện bảo tàng máy tính Boston (Mỹ). Chiếc máy này ra đời hơn một năm trước máy Altair của công ty Mỹ MITS Electronics, công ty này cũng cho mình là cha đẻ của PC. Trong một chuyến sang Hoa Kỳ, ông được biết công ty Intel đã phát triển một bộ vi xử lý có kích thước nhỏ. Khi quay về Pháp ông đã cho ra đời máy tính Micral với bộ vi xử lý Intel 8008, đây không chỉ là một máy tính tay đơn thuần mà là một chiếc máy tính cá nhân hoàn chỉnh có bộ nhớ 256 bytes (có thể mở rộng đến 1K!), bàn phím và màn hình. Micral tiếp tục được phát triển đến năm 1978, năm đó R2E bị tập đoàn Bull mua lại. Tập đoàn này sau đó đã thương mại hóa các phiên bản khác nhau của Micral để phục vụ cho các cơ quan hành chính Pháp và các trạm thu lộ phí. Tuy nhiên, Bull lại không thực hiện ý tưởng của Trương Trọng Thi là phát triển chiếc máy này thành công cụ sử dụng rộng rãi trong mọi gia đình. Năm 1995, ông thành lập APCT, một công ty chuyên về các phần mềm bảo mật. Ông được trao Huân chương Bắc Đẩu Bội tinh vào năm 1999. Công lao của Trương Trọng Thi trong ngành máy tính còn được ghi nhận ở những ý tưởng tiên phong về loại máy vi tính tương thích, về xử lý và lưu trữ dữ liệu, về lưu trữ dữ liệu trên đĩa quang học. Trương Trọng Thi mất ngày ngày 4 tháng 4 năm 2005 tại Paris sau hơn 2 năm rưỡi nằm viện.
4,124
686003
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4124
Toán học ứng dụng
Toán học ứng dụng là một ngành toán học áp dụng các kiến thức toán học cho các lĩnh vực khác. Các ứng dụng có thể bao gồm giải tích số, toán học tính toán, mô hình toán học, tối ưu hoá, toán sinh học, tin sinh học, lý thuyết thông tin, lý thuyết trò chơi, xác suất và thống kê, toán tài chính, mật mã, hình học hữu hạn, khoa học máy tính... Phương pháp toán chủ yếu để giải các bài toán cụ thể trong từng lĩnh vực là việc thiết lập một mô hình toán học cho hệ thống nằm trong nghiên cứu của bài toán. Các chủ đề chính. Toán cho kỹ sư giải quyết các bài vật lý, do vậy gần như trùng với vật lý lý thuyết. Một số phân ngành của lĩnh vực này: thủy động học, âm học, phương trình Maxwell, cơ học, phương pháp Toán lý...
4,127
573521
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4127
PC
PC hay pc có thể là:
4,128
556141
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4128
AC
AC có thể là: Là một mã, AC dùng để chỉ:
4,130
821313
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4130
Dc
DC có thể là:
4,132
309098
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4132
Washington
Washington (phát âm tiếng Anh: ) thường dùng cho George Washington nhưng cũng có hai người nổi tiếng khác có tên Washington: Washington cũng là tên của nhiều nơi, phần nhiều thuộc về Hoa Kỳ và Anh. Ở nước Mỹ, Washington có thể là: Những nơi tại Anh có tên Washington bao gồm: Teraina, một đảo thuộc về Kiribati, được gọi là đảo Washington do người thăm dò Mỹ mà tìm ra nó.
4,135
912316
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4135
Màu be
Màu be (gốc tiếng Pháp "beige" /bεʒ/) là màu xám ánh vàng nhạt Danh từ màu be là do vải be (là một loại hàng bằng len gốc, tức len tự nhiên không nhuộm). Có khi màu be được dùng để chỉ màu nâu rất nhạt. Màu be trong mỹ thuật thuộc gam màu tạo cảm giác mát mẻ hay ôn hòa dễ chịu. Màu be là một màu trung tính, phổ biến và rất đa dụng trong nhiều lĩnh vực. Màu này thường có độ sáng thấp và gần giống với màu của cát hoặc bã đậu. Nó có thể có nhiều tông khác nhau, từ tông nâu đến tông xanh lá cây, tùy thuộc vào tỷ lệ pha trộn của các màu cơ bản. Trong thời trang, màu be thường được sử dụng cho các bộ trang phục cơ bản, như áo sơ mi, quần tây hoặc váy đầm. Màu này cũng rất phổ biến trong trang trí nội thất, đặc biệt là trong các phòng khách và phòng ngủ. Nó có thể được sử dụng cho các bộ sofa, tấm rèm, thảm trải sàn và các vật dụng trang trí khác. Trong thiết kế đồ họa, màu be thường được sử dụng để tạo nền cho các trang web, bìa sách hoặc bài thuyết trình. Nó cũng thường được sử dụng để tạo ra các biểu tượng và hình ảnh đơn giản. Màu be là một màu rất ổn định và dễ dàng kết hợp với nhiều màu khác nhau. Nó có thể được kết hợp với các màu sáng để tạo ra một không gian sạch sẽ và thanh lịch hoặc kết hợp với các màu tối để tạo ra một không gian ấm áp và dịu dàng. Tọa độ màu. Số Hex = #F5F5DC RGB (r, g, b) = (245, 245, 220) CMYK (c, m, y, k) = (0, 0, 10, 4) HSV (h, s, v) = (60, 10, 96)
4,147
679363
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4147
BE
BE, B.E., Be hoặc be dùng để chỉ:
4,148
845147
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4148
Máy tính cá nhân
Máy tính cá nhân hay còn gọi là PC là một loại máy vi tính đa năng có kích thước, khả năng và giá cả phù hợp cho việc sử dụng cá nhân. Máy tính cá nhân được thiết kế để người dùng cuối điều hành trực tiếp, thay vì một chuyên gia hay kỹ thuật viên máy tính. Không như các máy tính mini và mainframe lớn, đắt tiền, việc chia sẻ tài nguyên cho nhiều người dùng (time-sharing) thường không xảy ra ở máy tính cá nhân. Đặc biệt vào cuối những năm 1970 và những năm 1980, thuật ngữ máy tính gia đình cũng được sử dụng. Sự ra đời của máy tính cá nhân cùng với sự cách mạng kỹ thuật số (Digital Revolution) đã ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống của con người trên toàn thế giới. Chủ sở hữu máy tính cá nhân vào những năm 1960 phải tự viết chương trình của họ để thực hiện công việc hữu ích với máy. Mặc dù người dùng máy tính cá nhân có thể phát triển các ứng dụng của họ, thường thì hệ thống này chạy phần mềm thương mại, phần mềm miễn phí ("freeware"), đa số là độc quyền, hoặc phần mềm mã nguồn mở miễn phí, được cung cấp dưới dạng đã biên dịch (binary). Phần mềm cho máy tính cá nhân thường được phát triển và phân phối độc lập khỏi nhà sản xuất phần cứng hay hệ điều hành. Nhiều người dùng máy tính cá nhân không còn cần phải tự viết chương trình để sử dụng máy tính cá nhân, mặc dù lập trình người dùng cuối vẫn khả thi. Điều này trái ngược với các hệ thống di động, nơi mà phần mềm thường chỉ có sẵn thông qua kênh được hỗ trợ bởi nhà sản xuất, và việc phát triển chương trình người dùng cuối có thể bị hạn chế do thiếu hỗ trợ của nhà sản xuất. Từ đầu những năm 1990, phần cứng Intel và hệ điều hành của Microsoft (đầu tiên là MS-DOS sau đó là Windows) - tổng hợp lại được gọi là 'Wintel' - đã chiếm ưu thế trong ngành công nghiệp máy tính cá nhân, và ngày nay thuật ngữ "PC" thường chỉ đến nền tảng Wintel phổ biến. Các lựa chọn thay thế cho Windows chiếm tỷ lệ ít hơn trong ngành công nghiệp; điển hình như nền tảng Mac từ Apple (chạy hệ điều hành macOS), và các hệ điều hành Unix-tự do mã nguồn mở, như Linux. Các nền tảng đáng chú ý khác đến những năm 1990 bao gồm Amiga từ Commodore, và PC-98 từ NEC. Thuật ngữ. "PC" là từ viết tắt của "Personal Computer". Dù trong tên của máy tính cá nhân IBM (IBM Personal Computer) có chứa dòng chữ "Personal Computer", thuật ngữ này ban đầu dùng để mô tả máy tính cá nhân của bất kỳ hãng nào. Trong một sỗ ngữ cảnh, khái niệm "PC" được dùng để đối lập với "Mac", là một máy tính Apple Macintosh. Tuy nhiên, thực chất các máy tính Apple đều là máy tính cá nhân. Lịch sử. Một trong những máy tính cá nhân đầu tiên trên thế giới là máy Xerox Alto của Xerox vào năm 1973. Nó có một giao diện người dùng đồ họa (GUI) sau này trở thành cảm hứng cho dòng máy Macintosh của Apple. Alto chỉ mang tính chất biểu diễn, không được thương mại hóa do chi phí quá cao. Đến năm 1974, chiếc máy tính cá nhân "thực sự" đầu tiên của thế giới là Altair 8800 ra đời, sử dụng vi xử lý 8080 của Intel. Nó được công nhận là đã mở ra cuộc các mạng về máy vi tính và là máy tính cá nhân đầu tiên được thương mại hóa thành công. Hệ thống bus của Altair 8800 trở thành tiêu chuẩn de facto dưới dạng bus S-100, và ngôn ngữ lập trình đầu tiên của nó cũng là sản phẩm thành lập của Microsoft, Altair BASIC. Năm 1976, Steve Jobs và Steve Wozniak bán bo mạch của máy tính Apple I và bao gồm khoảng 30 chip. Apple I khác với các máy tính dạng kit khác thời đó. Theo yêu cầu của Paul Terrell, chủ của Byte Shop, Job và Wozniak nhận được đơn đặt hàng đầu tiên với 50 máy Apple I, với điều kiện các máy phải được lắp ráp và kiểm lỗi đầy đủ, không phải dạng kit. Bởi Terrell muốn bán máy tính cho một bộ phận lớn người dùng, không chỉ riêng dân điện tử những người có khả năng hàn mạch. Cuối cùng Apple I vẫn chỉ được bán ở dạng kit, vì nó không có nguồn, vỏ hay bàn phím. Chiếc máy tính cá nhân được quảng bá số đông thành công đầu tiên là chiếc Commodore PET vào tháng 1 năm 1977. Ba tháng sau đó (tức tháng Tư), Apple II được công bố với chiếc đầu tiên xuất xưởng ngày 10 tháng 6 năm 1977 và chiếc TRS-80 của Tandy Corporation/Tandy Radio Shack theo sau đó vào tháng Tám 1977, và bán được hơn 100.000 máy trong suốt vòng đời của nó. Cả ba máy này được gọi là chung là "bộ ba 1977". Khoảng đầu thập niên 1980, các máy tính gia đình được phát triển cho sử dụng trong các hộ gia đình, phục vụ mục đích lập trình hoặc chơi các trò chơi điện tử. Chúng thường sử dụng tivi làm màn hình hiển thị, có độ phân giải thấp và màu sắc hạn chế. Sinclair Research, một công ty ở Vương quốc Anh đã bán máy tính ZX Spectrum tổng cộng được 8 triệu máy. Sau đó là Commodore 64 với tổng cộng 17 triệu máy tính được bán. Cho đến giữa thập niên 80, xuất hiện các máy tính gia đình sử dụng vi xử lý 16/32 bit manh hơn như Amiga 1000, với nhiều bộ nhớ hơn, có hệ điều hành đồ họa đa nhiệm và hiển thị nhiều màu sắc hơn. Mặt khác, ở thị trường doanh nghiệp, sự xuất hiện của IBM PC năm 1981 nhanh chóng đặt ra một tiêu chuẩn trong nền công nghiệp máy tính tương thích. Tất cả các kiến trúc máy tính khác đều nhanh chóng biến mất do sự thống trị của nền tảng này. Nhận ra điều đó, các hãng sản xuất bắt đầu tìm cách sao chép IBM PC và phát triển nó lên thành tiêu chuẩn chung cho mọi máy tính cá nhân sau này. Phần cứng. Phần cứng máy tính là một thuật ngữ toàn diện cho tất cả các bộ phận vật lý của máy tính, được phân biệt với dữ liệu chứa hoặc hoạt động và phần mềm cung cấp hướng dẫn cho phần cứng để thực hiện các tác vụ. Một số hệ thống con của máy tính cá nhân có thể chứa bộ xử lý chạy chương trình cố định hoặc chương trình cơ sở, chẳng hạn như bộ điều khiển bàn phím. Phần sụn thường không bị thay đổi bởi người dùng cuối của máy tính cá nhân. Hầu hết các máy tính thời kỳ 2010 chỉ yêu cầu người dùng cắm vào nguồn điện, màn hình và các loại cáp khác. Một máy tính để bàn thông thường bao gồm vỏ máy tính (hoặc "tháp"), khung kim loại chứa nguồn điện, bo mạch chủ, ổ đĩa cứng và thường là ổ đĩa quang. Hầu hết các tòa tháp có không gian trống, nơi người dùng có thể thêm các thành phần bổ sung. Các thiết bị bên ngoài như màn hình máy tính hoặc bộ hiển thị hình ảnh, bàn phím và thiết bị trỏ (chuột) thường được tìm thấy trong máy tính cá nhân. Bo mạch chủ kết nối tất cả bộ xử lý, bộ nhớ và các thiết bị ngoại vi với nhau. RAM, card đồ họa và bộ xử lý trong hầu hết các trường hợp được gắn trực tiếp lên bo mạch chủ. Bộ xử lý trung tâm (chip vi xử lý) cắm vào ổ cắm CPU, trong khi các mô-đun bộ nhớ cắm vào ổ cắm bộ nhớ tương ứng. Một số bo mạch chủ có bộ điều hợp hiển thị video, âm thanh và các thiết bị ngoại vi khác được tích hợp trên bo mạch chủ, trong khi một số khác sử dụng khe cắm mở rộng cho card đồ họa, card mạng hoặc các thiết bị I / O khác. Card đồ họa hoặc card âm thanh có thể sử dụng hộp thoát ra để giữ các bộ phận tương tự tránh xa bức xạ điện từ bên trong vỏ máy tính. Ổ đĩa, cung cấp lưu trữ lớn, được kết nối với bo mạch chủ bằng một cáp và với nguồn điện thông qua cáp khác. Thông thường, các ổ đĩa được gắn trong cùng trường hợp với bo mạch chủ; khung mở rộng cũng được thực hiện để lưu trữ đĩa bổ sung. Đối với lượng dữ liệu lớn, một ổ băng từ có thể được sử dụng hoặc các đĩa cứng bổ sung có thể được đặt cùng nhau trong trường hợp bên ngoài. Bàn phím và chuột là các thiết bị bên ngoài được cắm vào máy tính thông qua các đầu nối trên bảng I / O ở mặt sau của vỏ máy tính. Màn hình cũng được kết nối với bảng đầu vào / đầu ra (I / O), thông qua một cổng trên bo mạch chủ hoặc một cổng trên card đồ họa. Khả năng của phần cứng máy tính cá nhân đôi khi có thể được mở rộng bằng cách bổ sung các thẻ mở rộng được kết nối thông qua một bus mở rộng. Bus ngoại vi tiêu chuẩn thường được sử dụng để thêm thẻ mở rộng trong máy tính cá nhân bao gồm PCI, PCI Express (PCIe) và AGP (bus PCI tốc độ cao dành riêng cho bộ điều hợp đồ họa, được tìm thấy trong các máy tính cũ). Hầu hết các máy tính cá nhân hiện đại đều có nhiều khe cắm mở rộng PCI Express vật lý, với một số khe cắm PCI cũng vậy. Phần mềm. Phần mềm máy tính là bất kỳ loại chương trình, quy trình hoặc tài liệu máy tính nào thực hiện một số tác vụ trên hệ thống máy tính. Thuật ngữ này bao gồm phần mềm ứng dụng như bộ xử lý văn bản thực hiện các tác vụ sản xuất cho người dùng, phần mềm hệ thống như hệ điều hành có giao diện với phần cứng máy tính để cung cấp các dịch vụ cần thiết cho phần mềm ứng dụng và phần mềm trung gian điều khiển và điều phối hệ thống phân tán. Các ứng dụng phần mềm là phổ biến để xử lý văn bản, duyệt Internet, fax Internet, e-mail và tin nhắn kỹ thuật số khác, phát lại đa phương tiện, chơi trò chơi máy tính và lập trình máy tính. Người dùng có thể có kiến ​​thức đáng kể về môi trường hoạt động và các chương trình ứng dụng, nhưng không nhất thiết phải quan tâm đến lập trình và thậm chí không thể viết chương trình cho máy tính. Do đó, hầu hết các phần mềm được viết chủ yếu cho máy tính cá nhân có xu hướng được thiết kế với mục đích sử dụng đơn giản hoặc "thân thiện với người dùng". Tuy nhiên, ngành công nghiệp phần mềm liên tục cung cấp một loạt các sản phẩm mới để sử dụng trong máy tính cá nhân, nhắm vào cả người dùng chuyên gia và người dùng không chuyên gia. Hệ điều hành. Một hệ điều hành (HĐH) quản lý tài nguyên máy tính và cung cấp cho các lập trình viên một giao diện được sử dụng để truy cập các tài nguyên đó. Một hệ điều hành xử lý dữ liệu hệ thống và đầu vào của người dùng và phản hồi bằng cách phân bổ và quản lý các tác vụ và tài nguyên hệ thống nội bộ dưới dạng dịch vụ cho người dùng và các chương trình của hệ thống. Một hệ điều hành thực hiện các tác vụ cơ bản như kiểm soát và phân bổ bộ nhớ, ưu tiên các yêu cầu hệ thống, kiểm soát các thiết bị đầu vào và đầu ra, tạo điều kiện cho mạng máy tính và quản lý tệp. Các hệ điều hành máy tính để bàn hiện đại phổ biến là Microsoft Windows, macOS, Linux, Solaris và FreeBSD. Windows, macOS và Linux đều có các biến thể máy chủ và cá nhân. Ngoại trừ Microsoft Windows, các thiết kế của mỗi người trong số họ được lấy cảm hứng từ hoặc được thừa hưởng trực tiếp từ hệ điều hành Unix. Các máy tính cá nhân ban đầu sử dụng các hệ điều hành hỗ trợ tương tác dòng lệnh, sử dụng màn hình chữ và số và bàn phím. Người dùng phải nhớ một loạt các lệnh, ví dụ, mở một tệp để chỉnh sửa hoặc để di chuyển văn bản từ nơi này sang nơi khác. Bắt đầu từ đầu những năm 1960, những lợi thế của giao diện người dùng đồ họa bắt đầu được khám phá, nhưng việc áp dụng rộng rãi đòi hỏi phải có thiết bị hiển thị đồ họa với chi phí thấp hơn. Đến năm 1984, các hệ thống máy tính thị trường đại chúng sử dụng giao diện người dùng đồ họa đã có sẵn; vào đầu thế kỷ 21, các hệ điều hành chế độ văn bản không còn là một phần đáng kể của thị trường máy tính cá nhân. Ứng dụng. Nói chung, người dùng máy tính sử dụng phần mềm ứng dụng để thực hiện một tác vụ cụ thể. Phần mềm hệ thống hỗ trợ các ứng dụng và cung cấp các dịch vụ phổ biến như quản lý bộ nhớ, kết nối mạng và trình điều khiển thiết bị, tất cả các ứng dụng có thể được sử dụng bởi các ứng dụng nhưng không được người dùng cuối quan tâm trực tiếp. Một sự tương tự đơn giản trong thế giới phần cứng sẽ là mối quan hệ của bóng đèn điện (ứng dụng) với nhà máy phát điện (hệ thống): nhà máy điện chỉ đơn thuần tạo ra điện, không phải là sử dụng thực sự cho đến khi được khai thác cho một ứng dụng như đèn điện thực hiện một dịch vụ có lợi cho người dùng. Ví dụ điển hình của các ứng dụng phần mềm là trình xử lý văn bản, bảng tính và trình phát phương tiện. Nhiều ứng dụng được gói cùng nhau như một gói đôi khi được gọi là một bộ ứng dụng. Microsoft Office và LibreOffice, kết hợp bộ xử lý văn bản, bảng tính và một số ứng dụng riêng biệt khác là những ví dụ điển hình. Các ứng dụng riêng biệt trong một bộ thường có giao diện người dùng có một số điểm chung giúp người dùng dễ dàng tìm hiểu và sử dụng từng ứng dụng hơn. Thông thường, họ có thể có một số khả năng tương tác với nhau theo những cách có lợi cho người dùng; ví dụ, một bảng tính có thể có thể được nhúng trong tài liệu xử lý văn bản mặc dù nó đã được tạo trong ứng dụng bảng tính riêng biệt. Hệ thống điều chỉnh phát triển người dùng cuối để đáp ứng nhu cầu cụ thể của người dùng. Phần mềm do người dùng viết bao gồm các mẫu bảng tính, macro xử lý văn bản, mô phỏng khoa học, kịch bản đồ họa và hoạt hình; thậm chí các bộ lọc email là một loại phần mềm người dùng. Người dùng tự tạo phần mềm này và thường bỏ qua tầm quan trọng của nó. Chơi game. PC chơi game là phổ biến trong thị trường PC cao cấp. Theo phân tích thị trường tháng 4 năm 2014, các nền tảng Gaming như Steam, Uplay, Origin và GOG.com (cũng như các tựa game thể thao điện tử cạnh tranh như League of Legends) chịu trách nhiệm lớn cho các hệ thống PC vượt qua doanh thu bảng điều khiển trong năm 2013. Tác động môi trường. Chi phí bên ngoài của tác động môi trường không được bao gồm đầy đủ trong giá bán của máy tính cá nhân. Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc cho biết, máy tính cá nhân đã trở thành một đóng góp lớn cho 50 triệu tấn chất thải điện tử bị loại bỏ được tạo ra hàng năm. Để giải quyết vấn đề rác thải điện tử ảnh hưởng đến các nước đang phát triển và môi trường, các hành vi trách nhiệm của nhà sản xuất (EPR) đã được thực hiện ở nhiều quốc gia và tiểu bang khác nhau. Trong trường hợp không có luật pháp hoặc quy định quốc gia toàn diện về xuất khẩu và nhập khẩu chất thải điện tử, Liên minh độc hại Thung lũng Silicon và BAN (Mạng lưới hành động Basel) đã hợp tác với các nhà tái chế điện tử ở Mỹ và Canada để tạo ra một chương trình quản lý điện tử cho trật tự xử lý chất thải điện tử. Một số tổ chức phản đối quy định EPR và cho rằng các nhà sản xuất tự nhiên chuyển sang sử dụng vật liệu và năng lượng giảm.
4,151
458684
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4151
Ngôn ngữ
Ngôn ngữ là một hệ thống giao tiếp có cấu trúc được sử dụng bởi con người. Cấu trúc của ngôn ngữ được gọi là ngữ pháp, còn các thành phần tự do của nó được gọi là từ vựng. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chính của con người, tồn tại ở dạng lời nói, ký hiệu hoặc chữ viết. Phần lớn các ngôn ngữ trên thế giới sở hữu các hệ chữ viết có chức năng ký âm và bảo tồn lời nói. Trong số các hệ thống giao tiếp ở động vật, ngôn ngữ của con người độc đáo ở nhiều điểm như: nó không phụ thuộc vào một phương thức truyền tải duy nhất nào, nó khác biệt giữa từng nền văn hóa và từng giai đoạn lịch sử, và nó có phạm vi biểu đạt rộng hơn nhiều so với các hệ thống khác. Ngôn ngữ con người có tính năng sản ("productivity", tức là khả năng tạo ra vô số từ mới chỉ dựa trên các yếu tố cơ bản) và tính dịch chuyển ("displacement", tức là khả năng nhắc đến thứ nằm ngoài ngữ cảnh hiện tại), đồng thời nó phải dựa trên quy ước xã hội và sự học tập tiếp thu. Số lượng ngôn ngữ trên thế giới dao động trong khoảng từ 6.000-7.000, phụ thuộc vào chỉ tiêu phân biệt giữa ngôn ngữ và phương ngữ của từng tác giả. Ngôn ngữ tự nhiên có thể là khẩu ngữ, thủ ngữ hoặc cả hai; tuy vậy, bất kỳ ngôn ngữ nào cũng có thể được mã hóa bằng phương tiện thứ cấp được tiếp nhận bởi thính giác, thị giác hoặc xúc giác; ví dụ như văn bản, biển báo, chữ nổi hoặc huýt sáo. Nói cách khác, ngôn ngữ của con người độc lập khỏi phương thức biểu đạt, còn ngôn ngữ ký hiệu và ngôn ngữ viết là các phương thức lưu giữ hoặc mã hóa tiếng nói tự nhiên hoặc cử chỉ của con người. Khi được sử dụng như một khái niệm chung, ngôn ngữ có thể được hiểu là (1) "khả năng nhận thức để tiếp thu và sử dụng các hệ thống giao tiếp phức tạp", hoặc (2) "tập hợp các quy tắc tạo nên các hệ thống giao tiếp đó", hoặc (3) "tập hợp các ngữ lưu (utterance) có thể được tạo ra từ những quy tắc đó". Tất cả các ngôn ngữ đều phải dựa vào quá trình thiết hiệu ("semiosis") để liên hệ dấu hiệu ("sign") với một ý nghĩa ("meaning") cụ thể. Khẩu ngữ, thủ ngữ và ngôn ngữ xúc giác đều có hệ thống âm vị ("phonology") quy định sự kết hợp các biểu tượng ("symbol") với nhau để tạo thành các chuỗi gọi là từ hoặc hình vị; cùng một hệ thống cú pháp quy định sự kết hợp các từ và hình vị để tạo thành ngữ đoạn ("phrase") và ngữ lưu. Môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ được gọi là ngôn ngữ học. Các xem xét phản biện về ngôn ngữ (triết học ngôn ngữ, mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy, điển hình như khẳng định 'ngôn từ đại diện cho kinh nghiệm', v.v) đã được thảo luận từ thời của các triết gia Gorgias và Plato của Hy Lạp cổ đại. Các nhà tư tưởng sau đó như Rousseau (1712–1778) thì cho rằng ngôn ngữ bắt nguồn từ cảm xúc, trong khi Immanuel Kant (1724–1804) lại cho rằng ngôn ngữ bắt nguồn từ suy nghĩ luân lý và logic. Các triết gia thế kỷ 20 như Ludwig Wittgenstein (1889–1951) cho rằng triết học chẳng qua là nghiên cứu ngôn ngữ. Hai học giả quan trọng nhất có công tạo dựng nên ngành ngôn ngữ học hiện đại là Ferdinand de Saussure và Noam Chomsky. Ngôn ngữ được cho là đã dần tách ra từ hệ thống giao tiếp linh trưởng tiền khởi, khi các hominin sơ khai lĩnh hội khả năng hình thành lý thuyết tâm trí ("theory of mind") và tính ý hướng ("intentonality") chung. Sự phát triển những đặc điểm này trùng hợp với khuynh hướng gia tăng khối lượng não ở người. Nhiều nhà ngôn ngữ học coi cấu trúc của ngôn ngữ đã tiến hóa để phục vụ các chức năng giao tiếp và chức năng xã hội cụ thể. Ngôn ngữ được xử lý ở nhiều khu vực trực thuộc não bộ, chủ yếu ở vùng Broca và Wernicke. Con người thụ đắc ngôn ngữ thông qua giao tiếp xã hội từ thời thơ ấu; trẻ em thường nói trôi chảy khi lên 3. Ngôn ngữ và văn hóa phụ thuộc lẫn nhau; do vậy, bên cạnh công dụng giao tiếp, ngôn ngữ còn có những công dụng xã hội như biểu thị bản sắc nhóm, phân tầng xã hội, giải trí và chải chuốt xã hội ("social grooming"). Ngôn ngữ biến đổi và đa dạng hóa theo thời gian; lịch sử diễn tiến của ngôn ngữ có thể được phục nguyên ("reconstruction") thông qua phương pháp so sánh lịch sử nhằm tìm ra điểm chung giữa các ngôn ngữ hiện đại và suy luận ra được đặc điểm mà ngôn ngữ tổ tiên chung của chúng đã sở hữu. Một nhóm ngôn ngữ có chung nguồn gốc từ cùng một tổ tiên được gọi là một ngữ hệ; ngược lại, một ngôn ngữ mà chưa được chứng minh là có bất cứ mối quan hệ nào với các ngôn ngữ đồng đại hoặc lịch đại khác thì được gọi là ngôn ngữ biệt lập. Hiện vẫn có những ngôn ngữ chưa được nghiên cứu phân loại và đôi khi có các ngôn ngữ giả mạo bị báo cáo nhầm hoặc do sự cố tình lừa đảo. Giới học thuật hiện nay nhất trí cho rằng 50-90% ngôn ngữ được nói vào đầu thế kỷ 21 có lẽ sẽ "tuyệt chủng" vào năm 2100. Từ nguyên. Trong tiếng Việt, "ngôn ngữ" là phiên âm Hán-Việt của cặp Hán tự 言語 (bính âm Quan thoại chuẩn: "yányǔ"). Trong giai đoạn tiếng Hán trung cổ, hai chữ này được phát âm là /ŋɨɐn ŋɨʌX/, và trong giai đoạn tiếng Hán thượng cổ, 言 và 語 được phục nguyên lần lượt là "*ŋan" và "*ŋaʔ" theo nhà ngôn ngữ học Thượng Phương (2003). Schuessler (2007) cho rằng 言 (OC: "*ŋan") là danh từ phái sinh của động từ 語 (OC: "*ŋaʔ", nghĩa là 'nói') vì có kèm hậu tố "*-n". Một từ nữa dùng để chỉ ngôn ngữ nói trong tiếng Việt là "tiếng", bắt nguồn từ "tiếng" của tiếng Việt trung đại (thế kỷ 17) và là một từ mượn có gốc Hán trung cổ, 聲 (MC: ɕiᴇŋ) 'âm thanh'. Trong tiếng Anh, "language" 'ngôn ngữ' được vay mượn từ "language" 'ngôn ngữ' của tiếng Pháp cổ (âm Pháp cổ là "lanˈɡʷadʒə"), bắt nguồn từ "lingua" 'lưỡi' của tiếng Latin, chính nó lại bắt nguồn từ "*dn̥ǵʰwéh₂s" 'lưỡi, lời nói, ngôn ngữ' của tiếng Ấn-Âu nguyên thủy. Định nghĩa. Danh từ "ngôn ngữ" có thể được dùng để chỉ mật mã, cipher và ngôn ngữ nhân tạo, ví dụ như ngôn ngữ máy tính trong kỹ thuật lập trình. Theo đó, ngôn ngữ được định nghĩa là hệ thống các dấu hiệu nhằm mục đích mã hóa và giải mã thông tin. Bài viết này tập trung vào ngôn ngữ tự nhiên của loài người, được nghiên cứu bởi ngành ngôn ngữ học. "Ngôn ngữ", trong vai trò là đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học, có hai nghĩa chính: khái niệm trừu tượng hoặc hệ thống ngôn ngữ cụ thể kiểu như "tiếng Việt". Nhà ngôn ngữ học Thụy Sĩ Ferdinand de Saussure (người có công định hình nghiên cứu ngôn ngữ học hiện đại) là người đầu tiên phân biệt rõ ràng sự khác biệt đó. Ông sử dụng từ "language" để chỉ khái niệm, từ "langue" để chỉ ví dụ cụ thể của một hệ thống ngôn ngữ và từ "parole" để chỉ phương cách sử dụng lời nói của một ngôn ngữ cụ thể. Khi nói về ngôn ngữ như một khái niệm chung, nhiều định nghĩa có thể được vận dụng để nhấn mạnh các khía cạnh khác nhau của hiện tượng này. Mỗi định nghĩa sẽ định hình phương pháp nghiên cứu và sự thấu hiểu ngôn ngữ theo từng cách riêng, dẫn đến những trường phái lý thuyết khác nhau hoặc xung khắc nhau. Các tranh luận xoay quanh bản chất và nguồn gốc của ngôn ngữ đã tồn tại từ thời cổ đại. Các triết gia Hy Lạp như Gorgias và Platon hoài nghi về mối quan hệ giữa từ ngữ, khái niệm và thực tế. Gorgias cho rằng ngôn ngữ không thể đại diện cho trải nghiệm khách quan lẫn trải nghiệm nhân sinh, rằng giao tiếp và chân lý đều bất khả dĩ. Trái lại, Platon cho rằng chúng ta có thể giao tiếp được vì ngôn ngữ đại diện cho các ý tưởng và khái niệm tồn tại độc lập khỏi ngôn ngữ và trước cả ngôn ngữ. Trong các cuộc tranh luận về nguồn gốc loài người vào thời kỳ Khai sáng, các suy đoán về nguồn gốc ngôn ngữ đã trở nên rất thịnh hành. Các nhà tư tưởng như Rousseau và Herder cho rằng ngôn ngữ bắt nguồn từ sự biểu đạt cảm xúc theo bản năng, và nó ban đầu gần với âm nhạc và thơ ca hơn là logic và tư duy lý trí. Các nhà triết học duy lý như Kant và Descartes lại có quan điểm ngược lại. Khoảng đầu thế kỷ 20, các nhà tư tưởng bắt đầu băn khoăn về vai trò của ngôn ngữ trong việc hình thành trải nghiệm của con người về thế giới – đặt câu hỏi liệu ngôn ngữ có phản ánh đơn thuần cấu trúc khách quan của thế giới, hay liệu ngôn ngữ tạo ra những khái niệm mà nó áp đặt lên trải nghiệm về thế giới khách quan của chúng ta. Điều này lại dẫn đến câu hỏi liệu các vấn đề triết học có thực sự trước hết phải là vấn đề ngôn ngữ học hay không. Sự trỗi dậy của quan điểm cho rằng ngôn ngữ đóng vai trò chủ đạo trong việc tạo ra và lưu thông các khái niệm, cùng quan điểm cho rằng nghiên cứu triết học về cơ bản là nghiên cứu ngôn ngữ, gắn liền với cái được gọi là bước ngoặt ngôn ngữ học ("linguistic turn") và triết gia Ludwig Wittgenstein của thế kỷ 20. Các tranh luận về quan hệ của ngôn ngữ với ý nghĩa và tham chiếu, với nhận thức và ý thức, vẫn đang rất sôi nổi cho đến tận ngày nay. Khả năng tâm trí, cơ quan hay bản năng. Một định nghĩa coi ngôn ngữ chủ yếu là khả năng tâm trí ("mental faculty") cho phép con người thực hiện các hành vi ngôn ngữ: để học ngôn ngữ, để sản xuất và để hiểu lời nói. Định nghĩa này nhấn mạnh tính phổ quát của ngôn ngữ ở loài người và cơ sở sinh học của khả năng sử dụng ngôn ngữ như là một sự phát triển độc đáo của não người. Những người ủng hộ quan điểm này cho rằng sự thụ đắc ngôn ngữ là bẩm sinh ở loài người; họ khẳng định điều này là hiển nhiên vì lẽ, tất cả trẻ em bình thường lớn lên trong môi trường tiếp xúc với ngôn ngữ đều có thể tiếp thu ngôn ngữ mà chẳng cần hướng dẫn. Ngôn ngữ thậm chí có thể phát triển một cách tự nhiên trong môi trường con người sống và lớn lên cùng nhau mà không có ngôn ngữ chung; ví dụ, các ngôn ngữ Creole và ngôn ngữ ký hiệu Nicaragua. Quan điểm này bắt nguồn từ thời các triết gia Immanuel Kant và René Descartes, về sau còn xuất hiện trong thuyết ngữ pháp phổ quát của Noam Chomsky và thuyết bẩm sinh cực độ của triết gia người Mỹ Jerry Fodor. Định nghĩa này thường được sử dụng trong các nghiên cứu ngôn ngữ thuộc khuôn khổ khoa học nhận thức và ngôn ngữ học thần kinh. Hệ thống biểu tượng hình thức. Một định nghĩa khác coi ngôn ngữ là một hệ thống hình thức ("formal system") bao gồm các biểu tượng tuân theo quy tắc ngữ pháp kết hợp nhằm truyền tải một ý nghĩa. Định nghĩa này nhấn mạnh rằng ngôn ngữ con người có thể được mô tả như một hệ thống kết cấu đóng, trong đó bao gồm các quy tắc ánh xạ các dấu hiệu cụ thể tới các ý nghĩa cụ thể. Quan điểm cấu trúc này được Ferdinand de Saussure đề xướng, và thuyết cấu trúc ("structuralism") của ông là nền móng của nhiều phương pháp tiếp cận ngôn ngữ hậu thế. Những người ủng hộ lý thuyết ngôn ngữ của Saussure chủ trương một cách tiếp cận hình thức để nghiên cứu cấu trúc ngôn ngữ bằng cách xác định các yếu tố cơ bản rồi trình bày các quy tắc kết hợp các yếu tố đó nhằm hình thành từ và câu hoàn chỉnh. Noam Chomsky, cha đẻ thuyết ngữ pháp tạo sinh ("generative grammar"), là người ủng hộ nhiệt tình lý thuyết này. Chomsky định nghĩa ngôn ngữ là sự xây dựng các câu cú có thể được tạo ra bằng ngữ pháp chuyển đổi ("transformational grammar"). Chomsky cho rằng các quy tắc đó là đặc điểm bẩm sinh của tâm trí con người và tạo thành các nguyên lý cơ bản của ngôn ngữ. Khái niệm ngữ pháp chuyển đổi cũng thường xuyên được áp dụng trong các ngành như logic học, ngôn ngữ học hình thức và ngôn ngữ học máy tính. Công cụ giao tiếp. Một định nghĩa khác coi ngôn ngữ là một hệ thống giao tiếp cho phép con người trao đổi ngữ lưu lời nói ("verbal") hoặc biểu tượng ("symbolic"). Định nghĩa này nhấn mạnh chức năng xã hội của ngôn ngữ; con người sử dụng ngôn ngữ để bộc lộ bản thân và thao túng đối tượng trong môi trường. Các lý thuyết chức năng của ngữ pháp giải thích các cấu trúc ngữ pháp dựa trên chức năng giao tiếp của chúng, cho rằng các cấu trúc ngữ pháp của ngôn ngữ là kết quả của một quá trình thích ứng trong đó ngữ pháp được hiệu chỉnh nhằm phục vụ nhu cầu giao tiếp của người sử dụng. Quan điểm này gắn liền với việc nghiên cứu ngôn ngữ trong khuôn khổ các ngành ngữ dụng học, ngôn ngữ học nhận thức, ngôn ngữ học tương tác, ngôn ngữ học xã hội và nhân học ngôn ngữ. Các lý thuyết chức năng thường coi ngữ pháp như những hiện tượng động, như những cấu trúc luôn trong quá trình thay đổi khi người nói sử dụng. Quan điểm này đặt trọng tâm nghiên cứu ở ngành loại hình học ngôn ngữ ("linguistic typology"), tức là phân loại ngôn ngữ theo đặc điểm cấu trúc, do có thể chỉ ra rằng sự ngữ pháp hóa ("grammaticalization") có xu hướng đi theo quỹ đạo phụ thuộc một phần vào loại hình học. Trong triết học ngôn ngữ, quan điểm coi ngữ dụng là trung tâm của ngôn ngữ và ý nghĩa thường gắn liền với các tác phẩm của Wittgenstein và các triết gia ngôn ngữ thông thường như J.L. Austin, Paul Grice, John Searle hay W.O. Quine. Các độc đáo của ngôn ngữ con người. Nhà ngôn ngữ học Charles Hockett đã mô tả nhiều đặc điểm khác biệt của ngôn ngữ con người, mà được ông đặt tên là các đặc điểm thiết kế ("design feature"), tách biệt ngôn ngữ con người khỏi các hệ thống giao tiếp ở loài vật. Các hệ thống giao tiếp ở động vật như ong hoặc vượn là các hệ thống đóng bao gồm một số lượng hữu hạn (thường rất hạn chế) các ý tưởng có thể diễn đạt. Ngược lại, ngôn ngữ con người là hệ thống mở và năng sản, tức là nó cho phép con người tạo ra một loạt các ngữ lưu từ một tập hợp hữu hạn các yếu tố và cho phép con người tạo ra các câu từ mới. Điều này khả thi bởi vì ngôn ngữ con người dựa trên một mã kép ("dual code"), trong đó một số lượng hữu hạn các yếu tố vô nghĩa ban đầu (ví dụ: âm thanh, chữ cái hoặc cử chỉ) có thể được kết hợp để tạo thành vô số đơn vị ý nghĩa lớn hơn (từ và câu). Tuy nhiên, một nghiên cứu đã chứng minh rằng loài chim "Pomatostomus ruficeps" ở Úc có khả năng sử dụng các yếu tố âm giống nhau nhưng theo cách dàn xếp khác nhau để tạo ra hai âm thanh khác biệt về chức năng. Ngoài ra, loài chim "Turdoides bicolor" có khả năng tạo ra hai giọng hót khác biệt về chức năng được cấu thành từ cùng một loại âm, chỉ có thể được phân biệt bằng số lượng các yếu tố âm lặp lại. Một số loài động vật đã được chứng minh là có khả năng tiếp thu các hình thức giao tiếp thông qua học tập xã hội: ví dụ như một con tinh tinh lùn tên là Kanzi đã học cách thể hiện bản thân bằng cách sử dụng một bộ từ vựng tượng trưng (xem tiếng Yerkes). Tương tự, nhiều loài chim và cá voi học các tiếng kêu âm hưởng bằng cách bắt chước các thành viên khác trong đàn của chúng. Tuy đúng là một số loài vật có thể tiếp thu số lượng lớn từ và ký hiệu, khả năng tiếp thu của chúng vẫn còn kém xa một đứa bé loài người năm 4 tuổi trung bình và chúng vẫn chưa tạo ra bất kỳ thứ gì tương tự như ngữ pháp phức tạp ở ngôn ngữ con người. Ngôn ngữ con người khác biệt với các hệ thống giao tiếp động vật ở chỗ: nó sở hữu các đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa, chẳng hạn danh từ và động từ, thì hiện tại và thì quá khứ, được sử dụng để truyền đạt những ý nghĩa cực kỳ phức tạp. Ngôn ngữ con người còn độc đáo với tính đệ quy: ví dụ, một cụm danh từ có thể chứa một cụm danh từ khác (kiểu như "[môi [con tinh tinh]]") hoặc một mệnh đề có thể chứa một mệnh đề khác (kiểu như "[Tôi thấy [con chó đang chạy]]"). Ngôn ngữ con người là hệ thống giao tiếp tự nhiên duy nhất được biết mà khả năng thích ứng có thể coi là độc lập về phương thức ("modality independent"). Điều này tức là ngôn ngữ có thể được sử dụng không chỉ để giao tiếp thông qua một kênh hoặc phương tiện duy nhất. Ví dụ, ngôn ngữ nói sử dụng phương thức thính giác, trong khi ngôn ngữ ký hiệu và chữ viết sử dụng phương thức trực quan, còn chữ nổi sử dụng phương thức xúc giác. Nguồn gốc. Các giả thuyết về nguồn gốc ngôn ngữ khác nhau ở các giả định cơ bản về ngôn ngữ. Một số giả thuyết dựa trên ý tưởng rằng ngôn ngữ phức tạp đến mức nó không thể nào chỉ đơn thuần xuất hiện từ hư không ở dạng hoàn chỉnh, chắc hẳn nó đã tiến hóa từ các hệ thống tiền ngôn ngữ ở tổ tiên vượn nhân. Những giả thuyết thế này được gọi là các giả thuyết mang tính liên tục. Quan điểm trái lại cho rằng ngôn ngữ là một đặc điểm riêng của con người và không thể so sánh với bất cứ thứ gì ở những loài phi-người và do đó, nó đã phải xuất hiện đột ngột trong quá trình tiến hóa từ tiền-hominid sang loài người sơ khai. Những lý thuyết dạng này được gọi là các giả thuyết mang tính gián đoạn. Ngoài ra, các giả thuyết dựa trên quan điểm di truyền do Noam Chomsky tiên phong coi ngôn ngữ như một khả năng bẩm sinh được mã hóa chủ yếu trong di truyền; còn các giả thuyết theo lý thuyết chức năng coi ngôn ngữ như một hệ thống văn hóa chủ yếu, được lĩnh hội thông qua tương tác xã hội. Các lý thuyết liên tục được đa số học giả ủng hộ nhưng bất đồng về quá trình phát triển. Các học giả coi ngôn ngữ là khả năng bẩm sinh, chẳng hạn nhà tâm lý học Steven Pinker, coi tiền thân của ngôn ngữ là nhận thức ở động vật, còn một số khác coi ngôn ngữ là công cụ giao tiếp được học thông qua xã hội, chẳng hạn nhà tâm lý học Michael Tomasello, cho rằng ngôn ngữ là công cụ tiến hóa từ giao tiếp động vật ở linh trưởng: giao tiếp bằng cử chỉ hoặc tiếng kêu để hỗ trợ và hợp tác. Các mô hình dựa trên tính liên tục khác cho rằng ngôn ngữ tiến hóa từ âm nhạc và rất được tán thành bởi Rousseau, Herder, Humboldt và Charles Darwin. Một người đề xướng nổi bật của quan điểm này là nhà khảo cổ học Steven Mithen. Nhà ngôn ngữ học Mỹ Stephen Anderson khẳng định rằng tuổi của ngôn ngữ nói rơi vào khoảng 60.000 đến 100.000 năm và rằng:Các nhà nghiên cứu về nguồn gốc tiến hóa của ngôn ngữ thường thấy hợp lý khi cho rằng ngôn ngữ chỉ được phát minh duy nhất một lần và tất cả các ngôn ngữ nói hiện đại theo một cách nào đó đều có quan hệ với nhau, ngay cả khi mối quan hệ đó không còn khôi phục được nữa ... vì những hạn chế của các phương pháp hiện thời nhằm tái tạo chúng. Bởi lẽ ngôn ngữ đã xuất hiện từ thời tiền sử, trước khi có bất kỳ ghi chép thành văn nào, sự phát triển ban đầu của nó không để lại bất kì dấu tích lịch sử nào và giới khoa học tin rằng hiện giờ ta không thể quan sát bất kì quá trình nào có thể mô phỏng lại sự khởi thủy đó. Các học giả theo thuyết liên tục chủ trương tìm kiếm ở động vật các đặc điểm có thể xem là tương tự với ngôn ngữ ở loài người sơ khai. Các nhà khảo cổ thì có khả năng kiểm định và tìm kiếm các dấu vết sinh học thích nghi cho việc sử dụng ngôn ngữ ở con người, hoặc tìm kiếm các dạng hành vi biểu tượng tiền ngôn ngữ. Một số các dấu hiệu hóa thạch con người biểu hiện khả năng ngôn ngữ là: kích thước não so với khối lượng cơ thể, sự tiến hóa của thanh quản có khả năng tạo ra âm thanh tiên tiến và một số công cụ cùng các đồ tạo tác. Một quan điểm truyền thống trong giới khảo cổ là các australopithecine tiền nhân tựu trung có hệ thống giao tiếp không khác mấy so với các loài vượn lớn. Tuy nhiên, một nghiên cứu về loài "Ardipithecus ramidus" năm 2017 đã thách thức quan điểm trên. Một số học giả cho rằng sự phát triển của các hệ thống tiền ngôn ngữ ("proto-language") bắt đầu sớm nhất với "Homo habilis" (2,3 triệu năm trước) trong khi nhiều học giả khác cho rằng sự tiến hóa của giao tiếp biểu tượng nguyên thủy bắt đầu với "Homo erectus" (1,8 triệu năm trước) hoặc "Homo heidelbergensis" (0,6 triệu năm trước), và sự tiến hóa của ngôn ngữ chính thống bắt đầu với "Homo sapiens" hiện đại về mặt giải phẫu trong cuộc cách mạng Đồ đá cũ Thượng chưa đầy 100.000 năm trước. Chomsky là học giả nổi bật đề xướng lý thuyết gián đoạn của sự tiến hóa ngôn ngữ. Ông bình luận về các học giả quan tâm đến bản chất ngôn ngữ, "thảo luận về sự tiến hóa của năng lực ngôn ngữ là lạc đề." Chomsky đề xuất rằng có lẽ "một số đột biến ngẫu nhiên đã xảy ra [...] và chúng đã tái tổ chức bộ não, cấy ghép một cơ quan ngôn ngữ vào bộ não đa phần linh trưởng." Mặc dù Chomsky khuyên rằng không nên coi giả thuyết này theo nghĩa đen, ông vẫn khẳng định "nó có lẽ gần với thực tế hơn nhiều câu chuyện cổ tích khác về các quá trình tiến hóa, bao gồm cả ngôn ngữ." Nghiên cứu. Ngôn ngữ học đã phát triển thành một ngành khoa học kể từ khi những mô tả ngữ pháp đầu tiên của các ngôn ngữ cụ thể ở Ấn Độ hơn 2000 năm trước, sau sự phát triển của hệ chữ Brahmi. Ngôn ngữ học hiện đại là một ngành khoa học nghiên cứu tất cả các khía cạnh của ngôn ngữ, xem xét nó từ tất cả các quan điểm lý thuyết đã được nêu ở trên. Phân ngành. Nghiên cứu học thuật về ngôn ngữ được tiến hành trên nhiều lĩnh vực chuyên ngành và từ nhiều góc độ lý thuyết khác nhau, tất cả những thứ đó đều cung cấp các phương pháp tiếp cận hiện đại đối với ngôn ngữ học. Ví dụ, ngôn ngữ học mô tả mổ xẻ ngữ pháp của một ngôn ngữ đơn lẻ; ngôn ngữ học lý thuyết phát triển các lý thuyết, khái niệm ngôn ngữ và xác định bản chất ngôn ngữ dựa trên dữ liệu từ nhiều ngôn ngữ khác nhau; ngôn ngữ học xã hội nghiên cứu cách thức sử dụng ngôn ngữ trong bối cảnh xã hội, để rồi áp dụng ngược sang để nghiên cứu các chức năng xã hội của ngôn ngữ và mô tả ngữ pháp; ngôn ngữ học thần kinh nghiên cứu cách thức ngôn ngữ được xử lý trong bộ não và kiểm định các lý thuyết; ngôn ngữ học tính toán được xây dựng trên nền tảng ngôn ngữ học lý thuyết và mô tả để tạo nên các mô hình tính toán của ngôn ngữ nhằm xử lý ngôn ngữ tự nhiên hoặc thử nghiệm các giả thuyết ngôn ngữ học; và ngôn ngữ học lịch sử lần theo dấu vết lịch sử của từng ngôn ngữ dựa theo các mô tả ngữ pháp, từ vựng và tái tạo lại quan hệ ngôn ngữ thông qua phương pháp so sánh lịch sử. Thời kỳ đầu. Nhà ngữ pháp học Ấn Độ thế kỷ thứ 5 TCN Pāṇini, nổi tiếng với công trình liệt kê 3.959 quy tắc hình thái tiếng Phạn, thường được coi là người khởi đầu ngành nghiên cứu ngữ pháp chính thống. Tuy nhiên, người Sumer đã nghiên cứu sự khác biệt giữa ngữ pháp tiếng Sumer và tiếng Akkad từ rất lâu trước đó rồi (vào khoảng năm 1900 TCN). Các truyền thống mô tả ngữ pháp tiếp tục phát triển ở tất cả các nền văn hóa cổ đại tiếp thu chữ viết. Vào thế kỷ 17, các nhà ngữ pháp Port-Royal của Pháp có ý tưởng cho rằng ngữ pháp của mọi ngôn ngữ là sự phản ánh những điều cơ bản phổ quát của ý nghĩ và chính vì vậy, ngữ pháp tất phải phổ quát. Vào thế kỷ 18, nhà bác ngữ và chuyên gia về Ấn Độ cổ đại người Anh tên là William Jones lần đầu tiên áp dụng phương pháp so sánh lịch sử để nghiên cứu ngôn ngữ và đánh dấu cho sự khởi đầu của ngành ngôn ngữ học so sánh lịch sử. Wilhelm von Humboldt sau đó mở rộng ý tưởng nghiên cứu ngôn ngữ lịch sử từ các ngôn ngữ Ấn-Âu sang các nhóm ngôn ngữ khác. Đầu thế kỷ 20, Ferdinand de Saussure đề xuất khái niệm ngôn ngữ như một hệ thống tĩnh gồm các đơn vị liên kết với nhau, được xác định thông qua sự đối lập giữa chúng. Saussure đã đặt nền móng cho ngành ngôn ngữ học hiện đại với sự phân biệt giữa phân tích đồng đại ("synchrony") và lịch đại ("diachrony") trong nghiên cứu ngôn ngữ. Ông cũng đưa ra một số khía cạnh khái niệm cơ bản của phân tích ngôn ngữ, cho đến nay vẫn là đại cương trong nhiều lý thuyết ngôn ngữ học, chẳng hạn sự phân biệt ngữ đoạn-mẫu hình, sự phân biệt langue-parole tách ngôn ngữ thành hai phần là hệ thống trừu tượng ("langue") và ngôn ngữ cụ thể hiện thân của hệ thống này ("parole"). Ngôn ngữ học hiện đại. Vào những năm 1960, Noam Chomsky xây dựng lý thuyết tạo sinh của ngôn ngữ, cho rằng hình thức cơ bản nhất của ngôn ngữ là một tập hợp các quy tắc cú pháp phổ quát ở toàn bộ loài người và đóng vai trò là cơ sở ngữ pháp của tất cả ngôn ngữ loài người. Bộ quy tắc này được ông gọi là Ngữ pháp Phổ quát ("Universal Grammar"); theo Chomsky, mục tiêu chính của ngôn ngữ học là tìm ra thứ ngữ pháp này. Vì vậy, ông cho rằng ngữ pháp của từng ngôn ngữ riêng lẻ chỉ có tầm quan trọng nhất định do chúng cho phép ta suy ra các quy tắc cơ bản phổ quát mà từ đó tạo ra sự biến đổi ngôn ngữ có thể quan sát được ngày nay. Đối lập với các lý thuyết hình thức của trường phái tạo sinh, các lý thuyết chức năng của ngôn ngữ cho rằng ngôn ngữ về cơ bản là một công cụ, thế nên cấu trúc của nó được phân tích và hiểu rõ nhất khi ta đi nghiên cữu chức năng của nó. Các lý thuyết hình thức về ngữ pháp tìm cách xác định các yếu tố khác nhau của ngôn ngữ và mô tả sự liên hệ giữa chúng như là hệ thống các quy tắc hoặc các thao tác hình thức, trong khi các lý thuyết chức năng tìm cách xác định các chức năng của ngôn ngữ và sau đó liên hệ chúng với các yếu tố ngôn ngữ thực hiện chức năng đó. Khuôn khổ ngôn ngữ học nhận thức giải thích ngôn ngữ dưới dạng các khái niệm (đôi khi phổ quát, và đôi khi cụ thể cho một ngôn ngữ cá biệt) ẩn dưới cái hình thức. Ngôn ngữ học nhận thức quan tâm chủ yếu đến cách trí óc tạo ra ý nghĩa thông qua ngôn ngữ. Kiến trúc sinh lý và thần kinh của ngôn ngữ và lời nói. Nói là phương thức mặc định để diễn đạt ngôn ngữ ở tất cả các nền văn hóa. Việc tạo ra ngôn ngữ nói phụ thuộc vào năng lực điều khiển môi, lưỡi và các thành phần khác của bộ máy thanh âm rất tinh vi; dựa vào khả năng giải mã âm thanh của giọng nói, và dựa vào bộ máy thần kinh cần thiết để tiếp thu và sản xuất ngôn ngữ. Ngành nghiên cứu cơ sở di truyền của ngôn ngữ con người vẫn còn rất non trẻ: gen duy nhất hiện được biết có liên quan đến sự sản xuất ngôn ngữ ở người là FOXP2, mất đoạn gen này sẽ gây gián đoạn chức năng ngôn ngữ ở người. Bộ não. Bộ não là trung tâm điều phối mọi hoạt động ngôn ngữ; nó kiểm soát cả việc sản xuất nhận thức ngôn ngữ, ý nghĩa và cơ chế tạo ra lời nói. Tuy nhiên, kiến ​​thức của chúng ta về các cơ sở thần kinh liên quan đến ngôn ngữ vẫn còn rất hạn chế mặc cho những tiến bộ đáng kể trong kỹ thuật hình ảnh hiện đại. Ngành ngôn ngữ học chuyên nghiên cứu các khía cạnh thần kinh của ngôn ngữ được gọi là ngôn ngữ học thần kinh. Công tác ban đầu của ngành ngôn ngữ học thần kinh là nghiên cứu ngôn ngữ ở những người bị tổn thương não, để xem xét các tổn thương ở những khu vực đó ảnh hưởng thế nào đến ngôn ngữ và lời nói. Các nhà khoa học thần kinh vào thế kỷ 19 phát hiện ra 2 khu vực của não bộ liên quan mật thiết đến quá trình xử lý ngôn ngữ của con người. Khu vực đầu tiên là vùng Wernicke, nằm ở phần sau của hồi thái dương trên thuộc bán cầu đại não ưu thế. Những người bị tổn thương vùng não này biểu hiện chứng thất ngôn tiếp thu, tức là tình trạng suy giảm trầm trọng khả năng hiểu ngôn ngữ, nhưng lời nói vẫn giữ nhịp điệu tự nhiên và cấu trúc câu tương đối bình thường. Khu vực thứ hai là vùng Broca, nằm ở phần sau của hồi trán dưới của bán cầu não ưu thế. Những người bị tổn thương khu vực này biểu hiện chứng thất ngôn biểu đạt, tức là họ biết điều mình muốn nói nhưng không tài nào nói ra được. Các đối tượng đôi khi hiểu được cuộc trò chuyện nhưng không thể nói trôi chảy, thường lặp từ của người khác, có biểu hiện nói không đúng ngữ điệu và không có khả năng sử dụng thông tin cú pháp để xác định ý nghĩa của câu. Cả hai loại thất ngôn trên ảnh hưởng đến ngôn ngữ ký hiệu y hệt như ngôn ngữ nói miệng. Chứng thất ngôn biểu đạt khiến cho đối tượng ra ký hiệu chậm hơn và sai ngữ pháp, còn chứng thất ngôn tiếp thu khiến đối tượng tuy ra hiệu trôi chảy, nhưng thường lan man khó hiểu và thường không hiểu được ý của đối phương. Những điều trên cho thấy rằng hai vùng này đặc trưng cho khả năng sử dụng ngôn ngữ, nhưng không liên quan gì đến khả năng tạo ra giọng nói. Với những tiến bộ công nghệ vào cuối thế kỷ 20, các nhà ngôn ngữ học thần kinh đã và đang vận dụng các kỹ thuật không xâm nhập như chụp cộng hưởng từ chức năng (fMRI) và điện sinh lý để nghiên cứu quá trình xử lý ngôn ngữ ở những người khỏe mạnh. Giải phẫu lời nói. Ngôn ngữ nói dựa vào khả năng vật lý của con người để tạo ra âm thanh, tức là một kiểu sóng dọc truyền trong không khí ở tần số rung động trống tai. Khả năng này phụ thuộc vào sinh lý của cơ quan tạo lời nói ở con người. Những cơ quan này bao gồm phổi, thanh quản, cổ họng, miệng và mũi. Bằng cách điều phối các bộ phận thuộc bộ máy phát âm, luồng khí được điều chỉnh để tạo ra các âm thanh giọng nói khác nhau. Âm thanh của lời nói có thể được phân tích thành sự kết hợp của các yếu tố đoạn tính và siêu đoạn tính ("segmental and suprasegmental"). Các phần tử phân đoạn là những phần tử nối tiếp nhau theo trình tự, thường được biểu thị bằng các chữ cái riêng biệt trong bảng chữ cái, chẳng hạn chữ Latinh. Trong lời nói tự do, không có ranh giới rõ ràng giữa phân đoạn này và phân đoạn tiếp, và thường không có bất kỳ khoảng tạm dừng âm thanh nào giữa chúng. Do đó, các phân đoạn được phân biệt bằng các âm riêng biệt là kết quả của các cách phát âm khác nhau (có thể là nguyên âm hoặc phụ âm). Hiện tượng siêu phân đoạn bao gồm các yếu tố như trọng âm ("stress"), kiểu tạo âm ("phonation type"), âm sắc ("timbre"), điệu tính ("prosody") hoặc ngữ điệu ("intonation"), tất cả đều có thể có ảnh hưởng trên nhiều phân đoạn. Các phân đoạn phụ âm và nguyên âm kết hợp với nhau để tạo thành âm tiết, sau đó kết hợp với nhau để tạo thành ngữ lưu; điều mà có thể được phân biệt bằng khoảng trống giữa hai lần hít vào. Về mặt âm học, các phân đoạn khác nhau đặc trưng bởi các cấu trúc formant khác nhau, được biểu thị trong phổ sóng ghi lại âm thanh. Formant chính là các đỉnh biên độ trong phổ tần số của một âm thanh cụ thể. Nguyên âm là những âm thanh không có ma sát nghe được, gây ra bởi sự thu hẹp hoặc tắc nghẽn một số chặng của đường dẫn âm trên. Chúng khác nhau về chất âm ("quality") tùy theo độ mở của môi và vị trí của lưỡi trong khoang miệng. Nguyên âm được gọi là đóng ("close") khi môi tương đối khép, chẳng hạn âm [i] (tiếng Việt ký âm là "i" hoặc "y"); được gọi là mở ("open") khi môi tương đối mở, chẳng hạn nguyên âm [a] (tiếng Việt ký âm là "a"). Nếu lưỡi nằm về phía sau miệng, chất âm sẽ thay đổi, tạo ra các nguyên âm như [u] (tiếng Việt ký âm là "u"). Chất âm cũng thay đổi tùy thuộc vào độ làm tròn ("roundedness") và không làm tròn ("unroundedness") của môi, ví dụ sự khác biệt giữa [i] (nguyên âm trước không làm tròn) và [y] (nguyên âm trước làm tròn trong tiếng Đức "ü" ). Phụ âm là những âm bị ma sát nghe được hoặc bị cản trở tại một số chặng của đường dẫn âm trên. Các phụ âm thay đổi tùy theo vị trí cấu âm ("place of articulation"), tức là vị trí luồng khí bị cản trở trong đường dẫn âm, thường là ở môi, răng, kẽ kề nướu răng, ngạc cứng, ngạc mềm, lưỡi gà hoặc thanh môn. Mỗi vị trí cấu âm sẽ tạo ra một tập hợp các phụ âm khác nhau, được phân biệt rõ ràng hơn bởi phương pháp cấu âm ("manner of articulation") hoặc loại ma sát, kể cả khi đóng hoàn toàn (trong trường hợp đó phụ âm được gọi là âm tắc hoặc dừng), hoặc các mức khẩu độ khác nhau tạo ra âm xát và âm lướt. Phụ âm cũng có thể là hữu thanh hoặc vô thanh ("voiced-unvoiced"), tùy thuộc vào độ rung động của dây thanh trong quá trình phát âm. Một số âm cần sự giải phóng luồng khí bằng khoang mũi nên được gọi là âm mũi hoặc âm mũi hóa ("nasalized"). Một số âm được tạo ra bởi chuyển động lưỡi trong miệng, như các âm l thì được gọi là âm bên ("lateral") vì luồng khí chạy dọc hai bên lưỡi, và như các âm r thì được gọi là âm r-tính ("rhotic"). Con người có thể tạo ra hàng trăm âm thanh riêng biệt: một số âm xuất hiện rất thường xuyên trong các ngôn ngữ trên thế giới, còn một số âm thanh lại phổ biến hơn trong một số ngữ hệ, khu vực ngôn ngữ nhất định hoặc thậm chí chỉ xuất hiện ở một ngôn ngữ cụ thể. Phương thức biểu đạt. Ngôn ngữ con người rất linh hoạt trong cách thức truyền tải. Hai phương thức giao tiếp được coi là cơ bản: bằng miệng (lời nói và ra hiệu bằng miệng) và bằng tay (ra hiệu bằng tay và cử chỉ). Thông thường, ngôn ngữ bằng miệng đi kèm với cử chỉ và ngôn ngữ ký hiệu đi kèm với mấp máy miệng. Ngoài ra, một số cộng đồng ngôn ngữ sử dụng cả hai phương thức để truyền tải ý nghĩa từ vựng hoặc ngữ pháp, bổ trợ lẫn nhau. Việc sử dụng ngôn ngữ theo hai phương thức như vậy đặc biệt phổ biến trong các thể loại như kể chuyện (ví dụ thủ ngữ Anh-điêng đồng bằng và thủ ngữ thổ dân Úc đi đôi với ngôn ngữ miệng), đôi khi cũng xảy ra trong các cuộc trò chuyện thông thường. Ví dụ: nhiều ngôn ngữ Úc có một tập hợp phong phú các hậu tố cách ngữ pháp ("case") cung cấp thông tin chi tiết về công cụ được sử dụng để thực hiện một hành động. Nhiều ngôn ngữ khác thiếu độ chính xác ngữ pháp như vậy ở ngôn ngữ nói, nhưng được bổ sung bằng cử chỉ để truyền đạt thông tin đó. Ví dụ, trong tiếng Iwaidja, câu nói 'anh ta đi săn cá với ngọn đuốc' được nói đơn giản là "anh ấy-săn cá đuốc", nhưng từ 'đuốc' được đi kèm với một cử chỉ biểu thị rằng nó đã được cầm. Một ví dụ nữa, ngôn ngữ nghi lễ Damin có vốn từ vựng truyền miệng chỉ vỏn vẹn vài trăm từ, mỗi từ đều rất chung chung về nghĩa, nhưng được bổ sung bằng cử chỉ để có độ chính xác cao hơn (ví dụ: từ duy nhất chỉ cá là "l*i", sẽ đi kèm một cử chỉ để xác định loài cá). Các phương thức ngôn ngữ thứ cấp bao gồm chữ viết (bao gồm chữ nổi), dấu hiệu (bằng ngôn ngữ được mã hóa thủ công), huýt sáo và đánh trống. Các phương thức ngôn ngữ bậc ba - chẳng hạn semaphore, mã Morse và bảng chữ cái chính tả - truyền tải phương thức viết thứ cấp theo một phương tiện khác. Đối với một số ngôn ngữ chết còn được duy trì cho mục đích nghi lễ hoặc phụng vụ, chữ viết mới là phương thức biểu đạt chính, còn nói chỉ là phương thức thứ yếu. Cấu trúc. Nếu được coi như một hệ thống giao tiếp tượng trưng theo truyền thống, ngôn ngữ được xem như bao gồm ba phần: dấu hiệu ("sign"), ý nghĩa ("meaning") và mã ("code") cầu nối giữa dấu hiệu và ý nghĩa. Khoa học nghiên cứu quá trình thiết hiệu (phương thức các dấu hiệu và ý nghĩa được liên kết, sử dụng và giải thích) được gọi là ngành ký hiệu học. Dấu hiệu có thể bao gồm âm thanh, cử chỉ, chữ cái hoặc biểu tượng, tùy thuộc vào ngôn ngữ được nói, ra hiệu hay viết và chúng có thể được kết hợp thành các dấu hiệu phức tạp hơn, chẳng hạn từ và cụm từ. Khi được sử dụng để giao tiếp, một dấu hiệu sẽ được mã hóa và truyền đi bởi người gửi ("sender") thông qua một kênh ("channel") đến người nhận ("receiver") phải giải mã nó. Một số đặc tính tách biệt ngôn ngữ con người khỏi các hệ thống giao tiếp khác, đó là: "tính võ đoán" ("arbitrariness") của dấu hiệu ngôn ngữ, tức là ta không thể lường trước mối liên kết giữa dấu hiệu và ý nghĩa; "tính sóng đôi" ("duality") của hệ thống ngôn ngữ, tức là những cấu trúc ngôn ngữ lớn hơn được xây dựng từ sự kết hợp các yếu tố nhỏ hơn, ví dụ: âm thanh xây dựng từ ngữ, rồi từ ngữ xây dựng ngữ đoạn; "tính phân lập" ("discreteness") của các yếu tố ngôn ngữ, tức là các yếu tố cấu thành dấu hiệu ngôn ngữ là các đơn vị rời rạc, ví dụ: âm thanh và từ ngữ, có thể được phân biệt và tái sắp xếp theo các kiểu mẫu khác nhau; và "tính năng sản" ("productivity") của hệ thống ngôn ngữ, tức là trên lý thuyết, một tổ hợp ngôn từ vô hạn có thể được sáng tạo từ hữu hạn yếu tố ngôn ngữ. Các quy tắc mà các dấu hiệu tuân theo để kết hợp và tạo thành từ ngữ/ngữ đoạn được gọi là cú pháp hoặc ngữ pháp. Ý nghĩa ẩn sau của từng dấu hiệu, hình vị, từ ngữ, ngữ đoạn và văn bản được gọi là ngữ nghĩa. De Saussure là nhà ngôn ngữ học tiên phong cho phương pháp phân chia ngôn ngữ thành các hệ thống ký hiệu và ý nghĩa riêng biệt như vậy, mà hiện nay được áp dụng trong hầu hết các ngành ngôn ngữ học. Ngữ nghĩa. Các ngôn ngữ biểu đạt ý nghĩa thông qua sự liên hệ dạng ký hiệu (sign form) với một ý nghĩa hoặc nội dung. Dạng dấu hiệu phải là thứ có thể nhận biết được, chẳng hạn âm thanh, hình ảnh hoặc cử chỉ, sau đó được liên hệ đến một ý nghĩa cụ thể dựa theo quy ước xã hội. Vì mối quan hệ dạng ký hiệu-ý nghĩa lệ thuộc vào quy ước xã hội, các dấu hiệu ngôn ngữ có thể coi là tùy ý, tức là quy ước đó được thiết lập về mặt xã hội và lịch sử, chứ không phải về mặt tự nhiên giữa một dạng dấu hiệu cụ thể và ý nghĩa của nó. Như vậy, ngôn ngữ phải có vốn dấu hiệu liên quan đến ý nghĩa cụ thể. Ví dụ, ký hiệu tiếng Việt "chó" làm ta liên tưởng đến một thành viên của loài "Canis familris". Một mảng các dấu hiệu tùy ý kết nối với các ý nghĩa cụ thể được gọi là từ vựng ("lexicon"), còn từng ký hiệu đơn lẻ kết nối với từng ý nghĩa một được gọi là từ vị ("lexeme"). Chưa chắc mọi ý nghĩa trong một ngôn ngữ đều được thể hiện bằng các từ đơn. Thông thường, các khái niệm ngữ nghĩa được gắn với hình thái hoặc cú pháp của ngôn ngữ dưới dạng các đặc điểm ngữ pháp (ví dụ: đuôi "-s" chỉ số nhiều ở tiếng Anh, v.v). Mọi ngôn ngữ đều có một cấu trúc ngữ nghĩa gọi là vị ngữ, đảm nhận chức năng xác định thuộc tính, trạng thái hoặc hành động. Ngữ nghĩa học có thể được định nghĩa là ngành khoa học nghiên cứu về phương thức người nói hoặc người thông dịch gán giá trị chân lý cho các phát biểu; do đó, ý nghĩa có thể được hiểu là quá trình mà một vị ngữ phát biểu đúng hoặc sai về một thực thể, ví dụ: "[x [là y]]" hay "[x [làm y]]". Gần đây, mô hình ngữ nghĩa học này đã được bổ sung với nhiều mô hình ý nghĩa năng động hơn, kết hợp thêm kiến ​​thức về ngữ cảnh chung, trong đó một dấu hiệu được diễn giải tạo ra ý nghĩa. Những mô hình kiểu vậy được nghiên cứu trong lĩnh vực ngữ dụng học. Âm thanh và ký hiệu. Tùy thuộc vào phương thức biểu đạt, cấu trúc ngôn ngữ có thể dựa trên hệ thống âm thanh (lời nói), cử chỉ (ngôn ngữ ký hiệu), đồ họa hoặc biểu tượng xúc giác. Cách thức ngôn ngữ sử dụng âm thanh hoặc biểu tượng để xây dựng ý nghĩa được nghiên cứu trong ngành âm vị học. Âm thanh thuộc một phần của hệ thống ngôn ngữ được gọi là âm vị ("phoneme"). Âm vị là loại âm thanh trừu tượng, được định nghĩa là đơn vị nhỏ nhất trong ngôn ngữ có thể dùng để phân biệt ý nghĩa của một cặp tối thiểu ("minimal pair"). Ví dụ trong tiếng Việt, "tương" [tɨəŋ˧˧] và "thương" [tʰɨəŋ˧˧] tạo thành một cặp tối thiểu, trong đó sự phân biệt /t/ và /th/ tạo ra hai từ khác hẳn nhau về nghĩa; tương tự trong tiếng Anh, "bat" [bæt] 'dơi' và "pat" [pʰæt] 'vỗ' tạo thành cặp tối thiểu do sự phân biệt /b/ và /p/. Tuy nhiên, mỗi ngôn ngữ tương phản âm thanh theo những cách khác nhau. Nếu như một ngôn ngữ không phân biệt giữa phụ âm hữu thanh và vô thanh, thì âm [p] và [b] (nếu xuất hiện) có thể được coi là một âm vị duy nhất và hai từ sẽ có cùng nghĩa. Giống tiếng Hàn và tiếng Hindi, tiếng Anh không phân biệt ngữ âm giữa phụ âm bật hơi và không bật hơi: /p/ trong "spin" [spɪn] và /p/ trong "pin" [pʰɪn] được coi là hai cách phát âm khác nhau của cùng một âm vị (hai âm này do vậy sẽ được gọi là tha âm vị ("allophone")), trái lại trong tiếng Quan Thoại thì lại phân biệt giữa [pʰá] 'cúi' và [pá] 'tám' (dấu sắc của "á" ở đây tượng trưng cho thanh điệu cao). Mọi ngôn ngữ nói đều có âm vị thuộc hai loại cơ bản là nguyên âm và phụ âm, có thể kết hợp lại thành âm tiết ("syllable"). Bên cạnh phụ âm và nguyên âm, một số ngôn ngữ sử dụng nhiều đặc điểm khác để truyền đạt và phân biệt ý nghĩa, ví dụ như trọng âm ("stress"), cao độ ("pitch"), thời lượng ("duration") và thanh điệu ("tone"). Bởi vì những hiện tượng này hoạt động bên ngoài mức độ đoạn tính đơn lẻ, chúng được gọi là siêu phân đoạn. Một số ngôn ngữ có rất ít âm vị, chẳng hạn tiếng Rotokas và tiếng Pirahã sở hữu lần lượt 11 và 10 âm vị, trong khi một số lại có rất nhiều âm vị, chẳng hạn tiếng Taa sở hữu tận 141 âm vị. Trong nghiên cứu ngôn ngữ ký hiệu, thứ tương đương với âm vị được gọi là hiệu vị ("chereme"), tức là các yếu tố cơ bản của cử chỉ chẳng hạn hình dạng, hướng, vị trí và chuyển động của tay, tương ứng với phương pháp cấu âm trong khẩu ngữ. Hệ thống chữ viết là hệ thống sử dụng các ký hiệu trực quan để đại diện cho ngôn ngữ nói. Bảng chữ cái Latinh (và những bảng chữ cái dựa theo hoặc bắt nguồn từ nó) ban đầu được tạo ra nhằm ký âm đơn lẻ, vì vậy những cộng đồng ngôn ngữ sử dụng bảng Latinh phải ghép các chữ cái lại để tạo thành một từ hoàn chỉnh. Trong các hệ chữ âm tiết ("syllabic script"), chẳng hạn hệ chữ Inuktitut, mỗi ký hiệu đại diện cho toàn bộ một âm tiết. Trong các hệ chữ tượng hình (logographic script), mỗi dấu hiệu đại diện cho toàn bộ một từ và hầu như không gợi ý cách phát âm của từ đó. Bởi các ngôn ngữ đều có số lượng từ vựng rất lớn, không một hệ chữ tượng hình thuần túy nào tồn tại. Ngôn ngữ viết mô phỏng lại sự tiếp nối của các âm thanh và lời nói bằng cách sắp xếp các ký hiệu theo một khuôn mẫu, tuân theo một chiều viết nhất định. Chiều viết của một hệ chữ hoàn toàn tùy thuộc theo quy ước. Một số hệ chữ viết theo chiều ngang (từ trái sang phải giống hệ Latinh hoặc từ phải sang trái giống hệ Ả Rập), còn một số hệ khác viết theo chiều dọc, ví dụ như từ trên xuống dưới giống hệ chữ Hán truyền thống. Một số hệ viết theo các hướng ngược nhau xen kẽ các dòng, và một số hệ, chẳng hạn hệ Maya cổ, có thể được viết theo cả hai hướng và sử dụng các ký hiệu đặc biệt để chỉ dẫn người đọc hướng viết. Các nhà ngôn ngữ học đã phát triển bảng chữ cái phiên âm quốc tế (IPA) để đại diện cho tất cả các đơn vị âm thanh rời rạc góp phần tạo nên ý nghĩa trong tất cả các ngôn ngữ nói miệng của con người. Ngữ pháp. Ngữ pháp là bộ quy tắc của một ngôn ngữ cụ thể quy định sự kết ghép các các hình vị lại để tạo thành một ngữ lưu. Nếu hình vị được tự do di chuyển trong một ngữ lưu, chúng được gọi là từ; còn nếu bị ràng buộc với các từ hoặc hình vị khác thì gọi là phụ tố. Các quy tắc cấu trúc bên trong của từ được gọi là hình thái còn quy tắc cấu trúc bên trong của các cụm từ và câu thì gọi là cú pháp. Phạm trù ngữ pháp. Ngữ pháp có thể được mô tả là một hệ thống các phạm trù ("category") và một tập hợp các quy tắc kết hợp các phạm trù đó để tạo thành các khía cạnh ý nghĩa khác nhau. Từng ngôn ngữ sẽ có một kiểu mã hóa ý nghĩa theo phạm trù hoặc từ vị riêng. Tuy nhiên, vẫn có một số đặc điểm nhất quán đến mức gần như phổ quát ở mọi ngôn ngữ. Từ loại. Các nhà ngôn ngữ học chia các thành phần trong câu nói thành các lớp từ theo chức năng và vị trí của chúng so với các phần khác của một câu. Ví dụ, tất cả các ngôn ngữ đều phân biệt giữa nhóm từ biểu thị nguyên mẫu sự vật-khái niệm và nhóm từ biểu thị nguyên mẫu hành động-sự kiện. Nhóm từ chỉ sự vật-khái niệm, bao gồm các từ tiếng Việt như "chó" và "nhạc", được gọi là danh từ. Nhóm từ chỉ hành động-sự kiện, bao gồm "nghĩ" và "hát", được gọi là động từ. Một nhóm từ phổ biến nữa là tính từ, mô tả đặc tính hoặc phẩm chất của các danh từ, chẳng hạn "chua" hoặc "lớn". Lớp từ "mở" nếu ta luôn có thể thêm từ mới vào lớp đó, nhưng "đóng" nếu chỉ có một số lượng cố định từ ngữ ở lớp đó. Trong tiếng Anh, lớp đại từ là lớp đóng còn lớp tính từ là lớp mở, do vô số tính từ có thể phái sinh từ động từ (ví dụ: "saddened") hoặc danh từ (ví dụ: thêm hậu tố "-like" vào sau một danh từ có thể tạo ra các tính từ, như trong "noun-like" 'giống danh từ'). Trong các ngôn ngữ khác như tiếng Hàn, điều này trái lại, số lượng đại từ là bất định nhưng số lượng tính từ lại cố định. Mỗi từ loại đảm nhận những chức năng khác nhau của ngữ pháp. Ví dụ, động từ cấu thành vị ngữ, còn danh từ cấu thành tham tố ("argument") của vị ngữ; ví dụ trong câu "Sally runs", vị ngữ sẽ là "runs" vì nó chỉ trạng thái cụ thể của tham tố "Sally". Một số động từ như "curse" có thể liên kết với 2 tham tố, ví dụ: "Sally cursed John". Một vị ngữ chỉ có thể nhận một tham tố duy nhất thì gọi là nội động từ ("intransitive verb"), còn nếu có thể nhận hai tham tố thì gọi là ngoại động từ ("transitive verb"). Ngoài ra, ngôn ngữ còn có rất nhiều từ loại, chẳng hạn: liên từ để nối các mệnh đề, mạo từ để đánh dấu tính xác định của danh từ, thán từ để bộc lộ cảm xúc, biểu ý từ (ideophone) để gợi lên ý tưởng bằng âm thanh, giới từ để xác định vị trí của sự vật trong không gian, loại từ để phân loại danh từ theo hình dáng hoặc phẩm chất của sự vật, v.v. Hình thái. Trong ngôn ngữ học, việc nghiên cứu cấu trúc bên trong của các từ phức và quá trình mà các từ ngữ hình thành được gọi là hình thái học. Trong hầu hết các ngôn ngữ, từ phức có thể được xây dựng từ nhiều hình vị. Ví dụ, từ "unexpected" trong tiếng Anh có thể được phân tích thành ba hình vị là "un-", "expect" và "-ed". Hình vị có khả năng đứng độc ​​lập gọi là căn tố (root), còn nếu phải đi kèm với các hình vị khác thì gọi là phụ tố ("affix"). Phụ tố có thể được phân loại dựa theo vị trí của chúng so với căn tố: tiền tố ("prefix"), hậu tố ("postfix") và trung tố ("infix"). Phụ tố có vai trò thay nghĩa hoặc bổ nghĩa cho căn tố. Trong một số ngôn ngữ, từ ngữ có thể biến âm để biểu thị một ý nghĩa khác; ví dụ trong tiếng Anh, từ "run" ở thì quá khứ là "ran". Hiện tượng biến âm đó được gọi là ablaut. Ngoài ra, hình thái học phân biệt giữa hai khái niệm biến tố (thay nghĩa hoặc bổ nghĩa một căn tố) và phái sinh (tạo ra từ mới dựa trên một căn tố hiện có). Trong tiếng Anh, động từ "sing" có dạng biến tố thì quá khứ là "sung" và dạng phái sinh kèm hậu tố chỉ nghề nghiệp "-er" là "singer". Dựa vào hình thái-cú pháp, ngôn ngữ có thể được phân thành 4 loại sau đây: Nhiều hình thái ngôn ngữ thể hiện tính tham chiếu chéo các từ trong một câu, gọi là sự phù ứng ("agreement"). Ví dụ trong nhiều ngôn ngữ Ấn-Âu, các tính từ phải tham chiếu chéo với danh từ mà chúng bổ nghĩa về lượng, cách và giống. Chính vì vậy, từ "bonus" trong tiếng Latinh phải dùng sau một danh từ giống đực, số ít và ở dạng cách. Trong nhiều ngôn ngữ hỗn nhập, các động từ phải tham chiếu chéo với chủ thể và đối tượng. Ví dụ trong cụm từ tiếng Basque "ikusi nauzu", nghĩa là "bạn đã thấy tôi", động từ phụ trợ thì quá khứ n-au-zu (tương tự như "do" trong tiếng Anh) phù ứng với chủ ngữ (bạn) qua tiền tố "n-" và phù ứng với đối tượng (tôi) qua hậu tố "-zu". Giải nghĩa từng hình vị của từ này sẽ là "thấy bạn-làm "thì quá khứ"-tôi". Cú pháp. Một cách truyền đạt ý nghĩa khác của ngôn ngữ là thông qua thứ tự các từ trong một câu, đó chính là cú pháp. Các quy tắc cú pháp của một ngôn ngữ cho ta biết tại sao "I love you" là câu có nghĩa, nhưng "*love you I" thì không. Các quy tắc cú pháp xác định trật tự từ và sự ràng buộc cấu trúc câu, và làm thế nào những ràng buộc đó góp phần tạo nên ý nghĩa. Ví dụ, trong tiếng Anh, hai câu: "the slaves were cursing the master" [Đám nô lệ chửi ("thì quá khứ tiếp diễn") tên chủ nô] và "the master was cursing the slaves" [Tên chủ nô chửi ("thì quá khứ tiếp diễn") đám nô lệ] có nghĩa khác nhau bởi vì chủ ngữ là danh từ đứng trước động từ, còn tân ngữ là danh từ đứng sau động từ. Trái lại trong tiếng Latin, cả "Dominus servos vituperabat" và "Servos vituperabat dominus" đều có nghĩa là [Chủ nhân khiển trách ("thì quá khứ tiếp diễn") đám nô lệ] bởi vì từ "servos" 'nô lệ' đang ở dạng đối cách (accusative case, biểu thị vị ngữ) và "dominus" 'chủ nhân' đang ở dạng danh cách (nominative case, biểu thị chủ ngữ). Tiếng Latin sử dụng hình thái để phân biệt giữa chủ thể và đối tượng, còn tiếng Anh sử dụng trật tự từ. Một ví dụ khác về tầm ảnh hưởng của quy tắc cú pháp làm thay đổi ý nghĩa của câu là quy tắc đảo ngược trật tự từ trong câu hỏi, xuất hiện ở nhiều ngôn ngữ. Quy tắc này giải thích tại sao trong tiếng Anh, câu "John is talking to Lucy" khi chuyển thành câu hỏi phải là "Who is John talking to?" (1), chứ không phải "John is talking to who?" (2). Tất nhiên, câu (2) đôi khi được sử dụng để thay đổi sắc thái câu hỏi, nhấn mạnh sự nghi vấn vào "who?". Ngoài ra, cú pháp còn bao gồm các quy tắc kết hợp các ngữ đoạn ở những vị trí khác nhau lại để tạo thành một câu hoàn chỉnh. Câu có thể được coi là một cấu trúc dạng cây, tách ra thành các đơn vị ngữ đoạn nhỏ hơn ở những cấp khác nhau. Hình bên trên minh họa cú pháp đã phân tích của câu "the cat sat on the mat" tiếng Anh, bao gồm danh ngữ ("noun phrase"), động từ, và giới ngữ ("prepositional phrase"). Đoạn giới ngữ có thể được phân tích tiếp thành một giới từ và một danh ngữ, và danh ngữ đó lại có thể phân tích tiếp thành một mạo từ và một danh từ. Lý do câu có thể được phân tích thành các ngữ đoạn là bởi vì mỗi ngữ đoạn hoàn toàn có thể di chuyển trong câu như một thành phần duy nhất nếu như một thao tác cú pháp nào đó được thực hiện. "The cat" và "on the mat" là hai ngữ đoạn/cụm từ, vì chúng được coi là các đơn vị riêng lẻ nếu người nói/người viết quyết định đưa giới ngữ lên đầu câu để nhấn mạnh vị trí: "[And] on the mat, the cat sat”. Các khuôn khổ hoặc trường phái hình thức và chức năng khác nhau sẽ có lý thuyết mô tả cú pháp câu riêng, do vậy sự phân tích cấu trúc câu còn dựa theo từng trường phái lý thuyết ngôn ngữ. Loại hình và phổ niệm. Ngôn ngữ có thể được phân loại theo các kiểu hình ngữ pháp. Các ngôn ngữ dù có thuộc các ngữ hệ khác nhau vẫn thường có các đặc điểm chung, có xu hướng tương quan với nhau. Ví dụ, ngôn ngữ có thể được phân loại dựa trên thứ tự từ cơ bản của chúng, tức là thứ tự tương đối của động từ với các thành phần của một câu thông thường. Trong tiếng Anh, thứ tự từ cơ bản là SVO (chủ–động–tân): "Snake bit the man" (rắn cắn người), nhưng nếu nói một câu tương tự trong thổ ngữ Gamilaraay Úc thì phải theo trật tự SOV (chủ-tân-động): "d̪uyugu n̪ama d̪ayn yiːy" (rắn người cắn). Kiểu thứ tự từ được coi là một tham số ("parameter") loại hình vì kiểu trật tự từ cơ bản còn tương ứng với các tham số cú pháp khác, chẳng hạn thứ tự tương đối của danh từ và tính từ, hoặc sự sử dụng tiền giới từ ("preposition") hoặc hậu giới từ ("postpositions"). Những mối tương quan kiểu vậy được gọi là sự phổ niệm tất suy hay phổ niệm ngầm ("implicational universal"). Hầu hết, không phải tất cả, các ngôn ngữ có thứ tự câu SOV đều sử dụng hậu giới từ thay vì tiền giới từ, và tính từ thì thường đứng trước danh từ. Mọi ngôn ngữ đều có các cấu trúc Chủ ngữ, Động từ và Tân ngữ, nhưng chúng lại khác nhau ở cách phân loại các mối quan hệ giữa tác thể và hành động. Tiếng Anh thuộc loại hình thái chủ cách-đối cách ("nominative-accusative"): trong các mệnh đề vị từ ngoại động tiếng Anh, chủ ngữ của câu nội động ""I run" lẫn câu ngoại động "I love you"" được coi là như nhau, được thể hiện bằng cùng một đại từ "I" "tôi". Một số ngôn ngữ khác thuộc loại hình thái khiển cách ("ergative"), ví dụ tiếng Gamilaraay, lại phân biệt giữa Tác thể ("Agent") và Bị thể ("Patient"). Trong các ngôn ngữ khiển cách, tham tố đơn lẻ trong một câu nội động, chẳng hạn "I run", lại giống hệt như bị thể trong một câu ngoại động, tức là "me run" = "I run". Chỉ trong các câu ngoại động thì từ tương đương với "I" mới được sử dụng. Do vậy, các vai trò ngữ nghĩa có thể ánh xạ lên các mối quan hệ ngữ pháp theo những cách khác nhau, gộp một chủ thể nội động hoặc với Tác thể (kiểu đối cách) hoặc Bị thể (kiểu khiển cách) hoặc thậm chí làm cho ba vai trò khác hẳn nhau, thì được gọi là kiểu ba bên. Các đặc điểm giống nhau giữa các ngôn ngữ thuộc cùng một loại hình có thể phát sinh hoàn toàn độc lập. Sự đồng đẳng đó có thể là do các quy luật phổ quát chi phối cấu trúc của ngôn ngữ tự nhiên, tức là "phổ niệm ngôn ngữ", hoặc chúng có thể là kết quả của sự hội tụ ngôn ngữ sinh ra bởi các vấn đề giao tiếp lặp đi lặp lại mà con người sử dụng ngôn ngữ để giải quyết. Ngôn ngữ trong bối cảnh xã hội. Mặc dù con người có khả năng học bất kỳ ngôn ngữ nào, nhưng họ chỉ có thể làm được điều đó nếu họ lớn lên trong môi trường mà ngôn ngữ đó tồn tại và được người khác sử dụng. Chính vì vậy, ngôn ngữ phải phụ thuộc vào một cộng đồng ngôn ngữ ("speech community"), trong đó, trẻ em tiếp thu ngôn ngữ từ người lớn và bạn bè xung quanh chúng, rồi chúng tiếp tục truyền ngôn ngữ cho con cái chúng sau này. Ngôn ngữ là công cụ để giao tiếp và giải quyết rất nhiều nhiệm vụ xã hội. Các khía cạnh của việc ngữ dụng đã thích nghi cho mục đích này. Do cách thức truyền ngôn ngữ giữa các thế hệ và trong một cộng đồng, ngôn ngữ luôn biến đổi và đa dạng hóa thành các ngôn ngữ mới, hoặc hội tụ lại do tiếp xúc ngôn ngữ. Các quá trình này có phần giống với tiến hóa sinh học, trong đó quá trình phái sinh với sự biến đổi dẫn đến sự hình thành cây phát sinh chủng loại. Tuy nhiên, ngôn ngữ khác với sinh vật ở chỗ: ngôn ngữ dễ dàng tiếp nhận yếu tố từ các ngôn ngữ khác thông qua quá trình khuếch tán khi những cộng đồng ngôn ngữ khác biệt tiếp xúc với nhau. Con người đôi khi nói nhiều hơn một ngôn ngữ, tiếp thu ngôn ngữ mẹ đẻ hoặc nhiều ngôn ngữ khi còn nhỏ, hoặc học ngôn ngữ mới khi lớn lên. Vì sự tiếp xúc ngôn ngữ ngày càng tăng trong thế giới toàn cầu hóa, nhiều ngôn ngữ nhỏ đang lâm nguy bởi người nói chuyển sang dùng ngôn ngữ khác mà cho họ cơ hội tham gia vào cộng đồng ngôn ngữ lớn hơn và có ảnh hưởng hơn. Ngữ dụng học. Từ ngữ và ký hiệu thường có nhiều ý nghĩa khác nhau, tùy thuộc vào bối cảnh xã hội mà chúng được sử dụng. Đơn cử là quá trình trực chỉ ("deixis"), mô tả cách thức mà một số từ ngữ nhất định đề cập đến các thực thể thông qua mối quan hệ giữa chúng với một điểm cụ thể trong thời gian và không gian. Ví dụ một số từ đảm nhận chức năng như vậy là: "tôi" (chỉ người đang nói), "bây giờ" (chỉ thời điểm nói), và "đây" (chỉ vị trí nói). Trực chỉ là một phần quan trọng trong cách chúng ta sử dụng ngôn ngữ để chỉ ra các thực thể của thế giới xung quanh. Ý nghĩa của ký hiệu cũng có thể bị thay đổi theo thời gian, bởi sự biến hóa không ngừng của các quy ước ra hiệu. Ngành ngôn ngữ học nghiên cứu sự biến đổi ý nghĩa trong bối cảnh xã hội được gọi là ngữ dụng học. Ngành này chủ yếu quan tâm đến các mô hình của việc sử dụng ngôn ngữ và sự tạo nên ý nghĩa của những mô hình đó. Trong mọi ngôn ngữ, các biểu thức ("expression") không chỉ có chức năng truyền đạt thông tin mà còn có cả chức năng hành động ("action"). Một số hành động nhất định chỉ có thể được thực hiện thông qua ngôn ngữ, điều mà vẫn có thể tác động một cách hữu hình lên thực thể, chẳng hạn "đặt tên" (hành động tạo ra từ riêng để chỉ một số thực thể) hoặc "tuyên bố hai người là vợ là chồng" (hành động tạo ra một khế ước xã hội về hôn nhân). Những hành động bằng ngôn ngữ nêu trên được các nhà ngữ dụng học gọi là ngôn hành ("speech act"), và chúng cũng có thể được thực hiện thông qua văn viết hoặc thủ ngữ. Hình thức biểu đạt ngôn ngữ thường không tương ứng với ý nghĩa mà nó thực sự có trong bối cảnh xã hội. Ví dụ, tại bàn ăn, một người hỏi bằng tiếng Anh: "Can you reach the salt?", tức là ở đây, ý của anh ta không phải là muốn biết chiều dài sải tay của người kia, mà là đề nghị người kia một cách lịch sự rằng lấy hộ anh ấy lọ muối. Do vậy, ý nghĩa của câu từ còn phải phụ thuộc vào ngữ cảnh; khái niệm này được các nhà ngữ dụng học gọi là hàm ngôn hội thoại ("conversational implicature"). Những quy tắc xã hội của việc sử dụng ngôn ngữ chỉ phù hợp trong một số tình huống nhất định và cách thức phát biểu được hiểu thế nào trong mối quan hệ với bối cảnh khác nhau giữa từng cộng đồng văn hóa, và việc học các quy tắc đó đóng vai trò rất lớn trong năng lực giao tiếp ngôn ngữ của một người. Thụ đắc ngôn ngữ. Tất cả con người khỏe mạnh, phát triển bình thường đều có khả năng học cách sử dụng ngôn ngữ. Trẻ em tiếp thu bất kỳ ngôn ngữ nào được sử dụng đáng kể xung quanh chúng, bất kể là thủ ngữ hay khẩu ngữ. Quá trình tiếp thu ngôn ngữ của trẻ em được gọi là thụ đắc ngôn ngữ đầu tiên ("first-language acquisition"), vì không giống như nhiều quá trình tiếp thu khác, sự "thụ đắc" không cần phải được giảng dạy mà diễn ra thụ động. Trong cuốn "The Descent of Man", nhà tự nhiên học Charles Darwin gọi quá trình này là "an instinctive tendency to acquire an art" (một xu hướng bản năng nhằm tiếp thu nghệ thuật). Thụ đắc ngôn ngữ đầu tiên diễn ra theo một trình tự khá đều đặn, mặc dù có sự khác biệt về thời điểm của từng giai đoạn cụ thể ở trẻ sơ sinh phát triển bình thường. Các nghiên cứu được công bố vào năm 2013 chỉ ra rằng thai nhi có khả năng tiếp thu ngôn ngữ ở một mức độ nào đó. Ngay từ khi sinh ra, trẻ sơ sinh ưu tiên phản ứng với lời nói con người hơn các âm thanh khác. Khoảng 1 tháng tuổi, trẻ đã có khả năng phân biệt giữa các âm tố khác nhau. Khoảng 6 tháng tuổi, trẻ sẽ bắt đầu bập bẹ, tạo ra các âm tố hoặc ký hiệu của ngôn ngữ sử dụng xung quanh chúng. Khoảng từ 12-18 tháng tuổi, trẻ hình thành khái niệm từ; vốn từ vựng trung bình của một đứa trẻ lúc 18 tháng tuổi rơi vào khoảng 50 từ. Thuật ngữ để chỉ những ngữ lưu đầu tiên của trẻ là holophrasis (nghĩa đen là "toàn bộ câu"), tức là những ngữ lưu chỉ sử dụng một từ để truyền đạt một số ý tưởng. Vài tháng sau khi đứa trẻ bắt đầu tạo ra từ, chúng sẽ nói các ngữ lưu hai từ và trong vòng vài tháng nữa sẽ bắt đầu tạo ra các câu điện tín ("telegraphic speech"), tức những câu đơn giản về mặt ngữ pháp so với câu nói của người lớn nhưng vẫn có kết cấu cú pháp thông thường. Khoảng từ 3-5 tuổi, khả năng nói hoặc ra hiệu của trẻ được tinh chỉnh đến mức giống với ngôn ngữ của người lớn. Tiếp thu ngôn ngữ thứ hai và thứ ba/bốn/v.v có thể diễn ra ở mọi lứa tuổi, thông qua sự "phơi bày" trong cuộc sống hàng ngày hoặc ôn luyện tại các khóa học. Trẻ em học ngôn ngữ thứ hai có nhiều khả năng đạt được sự trôi chảy như người bản xứ không như người lớn, nhưng tựu trung, rất hiếm khi người nói ngôn ngữ thứ hai có nói hoàn toàn giống như người bản ngữ. Một sự khác biệt quan trọng giữa tiếp thu ngôn ngữ đầu tiên và tiếp thu ngôn ngữ bổ sung là quá trình tiếp thu ngôn ngữ bổ sung bị ảnh hưởng bởi các ngôn ngữ mà người học đã biết. Văn hóa. Ngôn ngữ còn được hiểu là tập hợp các quy tắc nói cụ thể của một cộng đồng cụ thể, và là một phần của nền văn hóa bao trùm cộng đồng nói chúng. Các ngôn ngữ không chỉ khác nhau ở mặt phát âm, từ vựng và ngữ pháp; mà còn khác "văn hóa nói". Con người sử dụng ngôn ngữ như một phương tiện báo hiệu bản sắc nhóm, cũng như nhấn mạnh sự khác biệt với các nhóm khác. Ngay cả giữa những người nói chung một ngôn ngữ, vẫn có sự khác biệt trong lối nói và mỗi lối nói đó báo hiệu sự liên kết với một nhóm cụ thể trực thuộc nền văn hóa lớn hơn. Các nhà ngôn ngữ học, nhân học, và đặc biệt là các nhà xã hội học, dân tộc học và nhân học ngôn ngữ chuyên nghiên cứu các lối nói khác nhau giữa các cộng đồng ngôn ngữ. Các nhà ngôn ngữ học sử dụng thuật ngữ "biến thể" ("varieties") để chỉ lối cách khác nhau khi nói cùng một ngôn ngữ. Thuật ngữ này bao hàm các phương ngữ ("dialect") được xác định theo địa lý hoặc văn hóa xã hội, cũng như các biệt ngữ nghề nghiệp ("jargon") hoặc phong cách ("style") của các nền văn hóa phụ. Các nhà nhân học ngôn ngữ và các nhà xã hội học về ngôn ngữ định nghĩa phong cách giao tiếp là phương thức ngôn ngữ được sử dụng và thông hiểu trong một nền văn hóa cụ thể. Bởi vì các quy tắc sử dụng ngôn ngữ được chia sẻ bởi các thành viên của một nhóm cụ thể, phong cách giao tiếp cũng trở thành một cách thể hiện và xây dựng bản sắc nhóm. Sự khác biệt về ngôn ngữ có thể trở thành dấu hiệu rõ rệt của sự phân chia giữa các nhóm xã hội; ví dụ, giọng cụ thể của một thứ tiếng ("accent") có thể ngụ ý nhóm dân tộc hoặc tầng lớp xã hội mà người nói thuộc về, quê hương hoặc địa vị của người nói, hoặc thứ bậc thành thạo thứ tiếng của người nói. Những sự khác biệt này không phải là một phần của hệ thống ngôn ngữ, nhưng vẫn là một phần quan trọng trong cách con người sử dụng ngôn ngữ như một công cụ xã hội để xây dựng các nhóm. Tuy vậy, nhiều ngôn ngữ cũng có các quy ước ngữ pháp báo hiệu vị trí xã hội của người nói trong mối quan hệ với người khác thông qua việc sử dụng các âm vực có liên quan đến thứ bậc hoặc phân cấp xã hội. Trong nhiều ngôn ngữ, có sự khác biệt về văn phong hoặc thậm chí ngữ pháp giữa lối nói của đàn ông và đàn bà, giữa các nhóm tuổi hoặc giữa các tầng lớp xã hội, chẳng hạn nhiều ngôn ngữ sử dụng các từ khác nhau tùy vào người nghe. Ví dụ, trong tiếng Dyirbal, một người đàn ông đã kết hôn phải sử dụng một nhóm từ đặc biệt để chỉ các vật dụng hàng ngày khi có sự hiện diện của mẹ vợ. Một số nền văn hóa có những hệ thống "trực chỉ xã hội" ("social deixis") rất phức tạp, tức là những hệ thống báo hiệu khoảng cách xã hội thông qua phương tiện ngôn ngữ. Trong tiếng Anh, trực chỉ xã hội được thể hiện chủ yếu thông qua sự phân biệt xưng hô khi gọi một số người bằng tên riêng và những người khác bằng họ; và các chức danh như "Mrs", "boy", "Mr" hoặc "Your Honor". Ở các ngôn ngữ khác, những hệ thống như vậy có thể rất phức tạp và hệ thống hóa bằng toàn bộ ngữ pháp và từ vựng. Ví dụ, trong các ngôn ngữ Đông Á như tiếng Thái, tiếng Miến Điện hay tiếng Java, đại từ xưng hô phụ thuộc vào cấp bậc, trật tự hay tôn ti của người nói và đối phương, ví dụ: động vật và trẻ em xếp hạng thấp nhất, còn các vị thần và hoàng tộc sẽ đứng cao nhất. Chữ viết và biết chữ. Suốt chiều dài lịch sử, nhiều kiểu cách biểu diễn ngôn ngữ bằng phương tiện trực quan đã được phát minh. Chúng được gọi là hệ chữ viết. Chữ viết khiến ngôn ngữ trở nên hữu ích hơn đối với con người. Chữ viết cho phép con người lưu trữ số lượng lớn thông tin mà có thể dùng lại/kích hoạt lại sau này, đồng thời nó cho phép con người giao tiếp vượt khoảng cách địa lý và thời gian, điều mà trước đó bất khả thi. Nhiều ngôn ngữ sử dụng các thể loại, phong cách và âm vực khác nhau giữa dạng viết và nói; và ở một số cộng đồng ngôn ngữ, ngôn ngữ viết truyền thống là một ngôn ngữ khác hoàn toàn so với ngôn ngữ nói. Có một số bằng chứng cho thấy chữ viết ảnh hưởng đến sự phát triển nhận thức ở con người, có lẽ bởi vì để có được khả năng đọc viết, con người cần phải được giáo dục chính quy. Thời điểm hệ chữ viết đầu tiên xuất hiện có tương quan với sự khởi đầu của thời đại đồ đồng vào cuối thiên niên kỷ thứ 4 TCN. Chữ hình nêm của người Sumer và chữ tượng hình Ai Cập cổ xưa được nhiều học giả coi là các hệ chữ viết xuất hiện sớm nhất, cả hai đều phái sinh từ các hệ thống biểu tượng tiền-chữ viết trước đó vào khoảng 3400-3200 TCN, với các văn bản mạch lạc sớm nhất xuất hiện vào ​​khoảng năm 2600 TCN. Phần lớn học giả cho rằng chữ viết của người Sumer là một phát minh độc lập; tuy nhiên, vẫn còn có những tranh luận rằng chữ viết Ai Cập và chữ viết Sumer có mối quan hệ nào đó. Các chuyên gia cũng có nghi vấn tương tự về Hán tự của Trung Quốc, xuất hiện lần đầu vào khoảng 1200 TCN. Các hệ chữ Trung Bộ châu Mỹ tiền-Columbus (ví dụ chữ Olmec và chữ Maya) nhiều khả năng đã phát triển độc lập. Biến đổi ngôn ngữ. Tất cả các ngôn ngữ đều biến đổi theo thời gian khi người nói sử dụng hoặc phát minh ra những lối nói mới và lan truyền sang các thành viên khác trong cộng đồng ngôn ngữ. Sự biến đổi ngôn ngữ xảy ra ở tất cả các cấp độ, từ âm vị đến từ vựng, hình thái, cú pháp và diễn ngôn. Mặc dù sự biến đổi ngôn ngữ ban đầu thường bị coi là tiêu cực bởi những người nói ngôn ngữ đó, thường là "sự suy đồi" hoặc dấu hiệu lệch khỏi chuẩn mực sử dụng ngôn ngữ, nhưng đó là điều tự nhiên và không thể tránh khỏi. Những biến đổi có thể ảnh hưởng đến một âm vị cụ thể hoặc toàn bộ hệ thống âm vị. Sự biến đổi ngữ âm ("sound change") bao hàm: sự thay thế âm tố ("speech sound") hoặc nét khu biệt ("distintive feature") bằng một âm tố hoặc nét khu biệt khác, sự mai một hoàn toàn âm vị bị ảnh hưởng hoặc đôi khi là sự phát triển của âm vị mới chưa từng có. Sự biến đổi ngữ âm có tính "điều kiện" ("conditioned") trong trường hợp âm đó chỉ bị biến đổi nếu nó xuất hiện ở vùng lân cận của các âm khác. Sự biến đổi ngữ âm có tính "quy tắc" ("regular"), tức là nó sẽ xuất hiện bất cứ khi nào các điều kiện cấu trúc được đáp ứng, bất kể yếu tố phi âm vị. Mặt khác, sự biến đổi ngữ âm xảy ra "hãn hữu" ("sporadic"), chỉ ảnh hưởng đến một từ hoặc một vài từ cụ thể mà không có sự đều đặn nào. Đôi khi một biến đổi đơn giản lại gây ra sự biến đổi dây chuyền khiến toàn bộ hệ thống âm vị bị ảnh hưởng. Điều này từng xảy ra trong ngữ tộc German, khi luật biến đổi âm Grimm ảnh hưởng đến tất cả các âm tắc trong hệ thống âm vị. Trong các ngôn ngữ nhánh German, phụ âm "*bʰ" gốc trở thành /b/, *b gốc trở thành /p/, và *p gốc trở thành /f/. Quy trình này diễn ra ở tất cả các phụ âm tắc và giúp lý giải hiện tượng các ngôn ngữ nhánh Ý như tiếng Latin lại có "p" ở pater 'cha' và pisces 'cá', còn các ngôn ngữ nhánh German như tiếng Anh lại có âm "f" ở father 'cha' và fish 'cá'. Một ví dụ lịch sử nữa cho sự biến đổi ngữ âm là Đại Dịch chuyển Nguyên âm tiếng Anh, và đây chính là lý do tại sao chính tả tiếng Anh không tương thích với phát âm hiện tại. Một nguồn khác của sự biến đổi ngữ âm là sự xói mòn từ ngữ khi phát âm trở nên bất phân biệt và sự rút gọn các âm tiết hoặc âm thanh trong một từ. Ví dụ về sự rút gọn âm: "mea domina" trong tiếng Latin trở thành "madame" trong tiếng Pháp và "ma'am" trong tiếng Anh Mỹ. Ngữ pháp của một ngôn ngữ có thể bị biến đổi nếu các mẫu diễn ngôn như các thành ngữ hoặc các cấu trúc câu cụ thể được ngữ pháp hóa ("grammaticalized"). Điều này thường xảy ra khi các từ hoặc các hình vị bị lược bỏ trong lời nói hằng ngày, khiến cho hệ thống ngữ pháp sắp xếp lại một cách vô thức để bù đắp cho các yếu tố đã mất. Ví dụ, tiếng Tây Ban Nha tiêu chuẩn phải thêm âm /s/ cuối động từ để đánh dấu chủ ngữ ngôi thứ hai "bạn"; nhưng một số biến thể của tiếng Tây Ban Nha Caribe không còn âm /s/ ở cuối từ nữa, khiến người nói tiếng Tây Ban Nha Caribe hiện nay phải diễn đạt ngôi thứ hai bằng cách sử dụng đại từ "tú". Chẳng hạn, câu hỏi "tên bạn là gì" trong tiếng Tây Ban Nha chuẩn là ¿como te llamas? [ˈKomo te ˈjamas], song trong tiếng Tây Ban Nha Caribe phải là [ˈkomo ˈtu te ˈjama]. Một sự biến đổi ngữ âm đơn giản có thể gây ảnh hưởng đến hình thái lẫn cú pháp. Một nguyên nhân phổ biến khác của sự biến đổi ngữ pháp là "sự hóa thạch" dần dần các thành ngữ thành các dạng ngữ pháp mới, điển hình như cấu trúc "going to" trong tiếng Anh, đang dần trở thành một thì tương lai ngữ pháp chính thức trong nhiều biến thể Anh ngữ (ví dụ: I'm gonna). Sự biến đổi có thể được thúc đẩy bởi các yếu tố "nội tại ngôn ngữ", chẳng hạn cách phát âm thay đổi do các âm tố gần giống nhau khó phân biệt bị đồng hóa, hoặc thông qua các kiểu mẫu biến đổi khiến cho các cấu trúc hiếm gặp "trôi dạt" thành các cấu trúc thông thường hơn. Một số biến đổi ngôn ngữ xảy ra bởi lý do xã hội, chẳng hạn khi một cách phát âm được liên kết với nhóm/tầng lớp xã hội nhất định hoặc với hệ tư tưởng nhất định, và do đó cách phát âm ấy lan sang những cá nhân muốn trở thành một phần của nhóm hoặc hệ tư tưởng đó. Vì lẽ đó, các vấn đề liên quan đến bản sắc và chính trị cũng có thể ảnh hưởng sâu sắc đến cấu trúc ngôn ngữ. Tiếp xúc ngôn ngữ. Một nguyên nhân nữa rất quan trọng đối với quá trình biến đổi ngôn ngữ là sự tiếp xúc và lan tỏa đặc điểm ngôn ngữ. Tiếp xúc ngôn ngữ xảy ra khi các nhóm người nói hai hoặc nhiều ngôn ngữ/phương ngữ tương tác dai dẳng với nhau. Đa ngôn ngữ rất phổ biến suốt lịch sử nhân loại, và hiện nay, phần lớn dân số loài người biết từ hai ngôn ngữ trở lên. Trước khi xuất hiện khái niệm quốc gia dân tộc, chỉ có những nhóm dân cư sinh sống trên các đảo nhỏ cô lập mới không biết ngôn ngữ nào ngoài tiếng mẹ đẻ. Nhưng sau sự trỗi dậy của ý thức hệ coi một dân tộc-một nhà nước-một ngôn ngữ là thể chế chính trị lý tưởng nhất, chủ nghĩa đơn ngôn ngữ mới có cơ hội lan rộng toàn cầu. Trên thế giới hiện chỉ có 250 quốc gia cùng với khoảng 6.000 ngôn ngữ, do vậy, hầu hết các quốc gia thực chất đều đa ngôn ngữ và hầu hết các ngôn ngữ tồn tại trong mối liên hệ lân cận với các ngôn ngữ khác. Khi các cộng đồng nói các ngôn ngữ khác nhau sinh sống trao đổi ngay sát nhau, thì sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các ngôn ngữ của họ là điều hiển nhiên. Thông qua sự tiếp xúc ngôn ngữ bền vững trong một khoảng thời gian dài, đặc điểm ngôn ngữ sẽ bị khuếch tán giữa các ngôn ngữ. Tức là nếu chúng tuy thuộc các ngữ hệ khác nhau và ban đầu không có nhiều điểm chung, sau khi tiếp xúc lâu dài lại bị hội tụ và trở nên giống nhau hơn. Ở những khu vực có nhiều ngôn ngữ tiếp xúc, điều này có thể dẫn đến việc hình thành các "Sprachbund" hay "vùng ngôn ngữ", trong đó các ngôn ngữ không liên quan chia sẻ nhiều điểm chung. Một số vùng ngôn ngữ đã được ghi nhận là vùng ngôn ngữ Balkan, vùng ngôn ngữ Trung Bộ châu Mỹ, vùng ngôn ngữ Ethiopia, v.v. Ngoài ra, các khu vực diện rộng như Nam Á, Châu Âu và Đông Nam Á đôi khi cũng được coi là các vùng ngôn ngữ vì sự phổ biến của nhiều đặc điểm vùng ("areal feature"). Tiếp xúc ngôn ngữ cũng có thể dẫn đến nhiều hiện tượng ngôn ngữ thú vị khác, bao gồm hội tụ ngôn ngữ ("language convergence"), sự vay mượn ("borrowing") và sự thay thế từ vựng ("relexification"). Nếu các ngôn ngữ tiếp xúc dai dẳng với nhau, một hoặc nhiều ngôn ngữ hỗn hợp không thuộc ngữ hệ nào có khả năng sẽ được khai sinh. Ngôn ngữ pidgin (hoặc tiếng bồi) là một thể loại ngôn ngữ trộn, xuất hiện khi hai nhóm người trưởng thành nói hai ngôn ngữ riêng biệt thường xuyên trao đổi và tương tác với nhau, nhưng không nhóm nào biết nói trôi chảy ngôn ngữ của nhóm kia. Trong trường hợp đó, hai nhóm thường sẽ xây dựng hình thức ngôn ngữ có đặc điểm ngôn ngữ của cả hai nhóm, nhưng với cấu trúc ngữ pháp và ngữ âm được giản lược. Thứ tiếng mới đó có thể tiếp thu hầu hết phạm trù ngữ pháp và ngữ âm tồn tại ở ngôn ngữ cha mẹ. Định nghĩa chính thức của tiếng bồi là ngôn ngữ mà không có người bản ngữ, mà chỉ là ngôn ngữ thứ cấp được nói bởi những người đã có sẵn tiếng mẹ đẻ rồi. Tuy vậy, nếu tiếng bồi trở thành ngôn ngữ chính của một cộng đồng, thì thế hệ sau lớn lên trong môi trường đó sẽ thụ đắc tiếng bồi như tiếng mẹ đẻ của chúng. Trong quá trình truyền khẩu, cấu trúc của tiếng bồi sẽ thay đổi và trở nên phức tạp hơn theo thời gian. Các nhà ngôn ngữ học gọi thứ tiếng bồi "đã" trải qua sự phức tạp hóa là ngôn ngữ Creole (hoặc tiếng lai). Ví dụ: tiếng Tok Pisin là một ngôn ngữ lai chính thức của Papua New Guinea, ban đầu là một ngôn ngữ pidgin dựa trên tiếng Anh và tiếng Nam Đảo; tiếng Kreyòl ayisyen là một ngôn ngữ phái sinh từ tiếng Pháp ở Haiti; tiếng Michif là một ngôn ngữ lai giữa tiếng Cree của thổ dân Anh-điêng và tiếng Pháp. Sự đa dạng ngôn ngữ. "SIL Ethnologue" định nghĩa "ngôn ngữ sống" là "ngôn ngữ có ít nhất một người nói và phải là ngôn ngữ đầu tiên của họ". Số lượng chính xác các ngôn ngữ sống đã biết dao động trong khoảng 6.000 đến 7.000, tùy thuộc vào định nghĩa "ngôn ngữ" của mỗi tác giả và phương thức xác định sự khác biệt giữa "ngôn ngữ" và "phương ngữ". Tính đến năm 2016, "Ethnologue" đã lập danh mục 7.097 ngôn ngữ sống của con người. "Ethnologue" phân loại nhóm ngôn ngữ dựa trên các nghiên cứu về mức độ thông hiểu lẫn nhau ("mutual intelligibility"), và do đó thường bao gồm nhiều mục hơn các phân loại bảo thủ. Ví dụ, tiếng Đan Mạch được hầu hết các nhà ngôn ngữ học coi là một ngôn ngữ với một phương ngữ nhưng "Ethnologue" lại liệt thành hai ngôn ngữ riêng biệt (ngôn ngữ Đan Mạch và phương ngữ/ngôn ngữ Jutland). Theo "Ethnologue", 389 ngôn ngữ (chiếm 6% tổng số ngôn ngữ) có hơn một triệu người nói. Những ngôn ngữ này cộng lại chiếm 94% dân số thế giới, trong khi 94% ngôn ngữ trên thế giới được nói bởi 6% dân số toàn cầu còn lại. Ngôn ngữ và phương ngữ. Không có sự phân biệt rõ ràng giữa ngôn ngữ và phương ngữ. Nhà ngôn ngữ học Max Weinreich từng nói một câu cách ngôn rất nổi tiếng rằng "ngôn ngữ là một phương ngữ với quân đội và hải quân". Biên giới các quốc gia thường bóp méo sự khác biệt ngôn ngữ thực chất, làm khó khăn cho việc phân loại ngôn ngữ và phương ngữ. Ví dụ, tiếng Khách Gia, tiếng Quảng Đông và tiếng Quan Thoại thường được coi là "phương ngữ" của tiếng Trung, mặc dù sự khác biệt giữa chúng rất lớn, hơn cả sự khác biệt giữa giọng Hà Nội và giọng thành phố Hồ Chí Minh của tiếng Việt chẳng hạn. Trước chiến tranh Nam Tư, tiếng Serbo-Croatia được coi là một ngôn ngữ duy nhất với hai biến thể quy chuẩn, nhưng vì lý do chính trị xã hội, tiếng Croatia và tiếng Serbia hiện nay bị coi là những ngôn ngữ riêng biệt và sử dụng các hệ chữ viết khác nhau. Nói cách khác, sự phân biệt ngôn ngữ-phương ngữ còn phụ thuộc vào tình hình chính trị, văn hóa, hệ chữ viết hoặc mức độ thông hiểu lẫn nhau. Các ngữ hệ của thế giới. Các ngôn ngữ trên thế giới có thể được nhóm lại thành các ngữ hệ nếu người ta chứng minh được chúng diễn tiến từ một tổ tiên chung. Hiện nay các nhà ngôn ngữ học đã xác định được hàng trăm ngữ hệ, song phải chú ý rằng các ngữ hệ có thể được gộp lại nếu các bằng chứng mới lộ diện ủng hộ tổ tiên chung của chúng. Ngoài ra, cũng tồn tại hàng tá ngôn ngữ biệt lập, tức những ngôn ngữ không thể được chứng minh là có quan hệ "di truyền" với bất kỳ ngôn ngữ nào khác trên thế giới. Một vài ví dụ điển hình bao gồm: tiếng Basque ở châu Âu, tiếng Zuni ở New Mexico, tiếng Purépecha ở Mexico, tiếng Ainu ở Nhật Bản, tiếng Burushaski ở Pakistan, v.v. Ngữ hệ có nhiều người nói nhất trên thế giới là hệ Ấn-Âu với khoảng 46% dân số thế giới sử dụng. Hệ này bao gồm nhiều ngôn ngữ chính trên thế giới như tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Nga và tiếng Hindustani (tiếng Hindi/tiếng Urdu). Ngữ hệ Hán-Tạng được sử dụng bởi tầm 20% dân số thế giới và bao gồm nhiều ngôn ngữ ở Đông Á, bao gồm tiếng Khách Gia, tiếng Quan Thoại, tiếng Quảng Đông, tiếng Tây Tạng, tiếng Miến Điện và hàng trăm ngôn ngữ khác. Châu Phi là ngôi nhà chung của rất nhiều ngữ hệ. Lớn nhất trong số đó là ngữ hệ Niger-Congo, bao gồm các ngôn ngữ như tiếng Swahili, tiếng Shona và tiếng Yoruba. Người nói các ngôn ngữ Niger-Congo chiếm 6,9% dân số thế giới. Có một số lượng tương tự người nói các ngôn ngữ Phi-Á ở châu Phi và châu Á, bao gồm ngữ tộc Semit như tiếng Ả Rập, tiếng Do Thái và các ngôn ngữ của vùng Sahara, chẳng hạn ngữ tộc Berber và tiếng Hausa. Ngữ hệ Nam Đảo được 5,5% dân số thế giới sử dụng và phân bố trải dài từ Madagascar đến Đông Nam Á hải đảo rồi ra tận Châu Đại Dương. Hệ này bao gồm các ngôn ngữ như tiếng Malagasy, tiếng Māori, tiếng Samoa và nhiều ngôn ngữ bản địa của Indonesia và Đài Loan. Các ngôn ngữ Nam Đảo có nguồn gốc từ đảo Đài Loan vào khoảng 3000 năm TCN và bành trướng qua châu Đại dương thông qua các luồng di cư trên đại dương với công nghệ hàng hải tiên tiến của người Nam Đảo. Các ngữ hệ đông dân khác là hệ Dravidia ở Nam Á (chẳng hạn tiếng Kannada, tiếng Tamil và tiếng Telugu), hệ Turk ở Trung Á (chẳng hạn tiếng Thổ Nhĩ Kỳ và tiếng Duy Ngô Nhĩ), hệ Nam Á (chẳng hạn tiếng Môn, tiếng Khmer và tiếng Việt), và hệ Tai–Kadai ở Đông Nam Á (chẳng hạn tiếng Thái, tiếng Lào và tiếng Tày). Các khu vực trên thế giới có sự đa dạng ngôn ngữ lớn nhất, chẳng hạn Châu Mỹ, Papua New Guinea, Tây Phi và Nam Á, có hàng trăm ngữ hệ nhỏ. Những khu vực này có sự đa dạng ngôn ngữ rất cao so với thế giới mặc dù không chiếm phần đông người nói. Ở châu Mỹ, một số ngữ hệ lớn nhất bao gồm ngữ hệ Quechua, ngữ hệ Arawak, và ngữ hệ Tupi-Guarani của Nam Mỹ, ngữ hệ Ute-Aztec, ngữ hệ Oto-Mangue và ngữ hệ Maya của Trung Bộ châu Mỹ, và ngữ hệ Na-Dene, ngữ hệ Iroquois và ngữ hệ Algonqui của Bắc Mỹ. Ở Úc, hầu hết các ngôn ngữ bản địa thuộc về ngữ hệ Pama–Nyungar, còn New Guinea là nơi phân bố phần lớn các hệ nhỏ và các nhóm biệt lập, cũng như một số ngôn ngữ Nam Đảo. Ngôn ngữ bị đe dọa. Một ngôn ngữ được coi là bị đe dọa khi đa số người nói ngôn ngữ đó mất đi hoặc chuyển sang dùng ngôn ngữ khác. Sự mai một ngôn ngữ xảy ra khi một ngôn ngữ không còn người nói bản ngữ và trở thành ngôn ngữ chết. Nếu một ngôn ngữ chết không được lưu giữ lại hoặc không phát sinh ra ngôn ngữ hậu duệ nào, thì nó được gọi là một ngôn ngữ thất truyền hay "tuyệt chủng" ("extinct"). Sự thất truyền ngôn ngữ là điều thường xuyên xảy ra suốt lịch sử nhân loại; tuy vậy khi nhân loại bước vào thế kỷ 20 và 21, nhiều ngôn ngữ đang dần biến mất với tốc độ nhanh chóng mặt do các quá trình toàn cầu hóa và chủ nghĩa thực dân mới, điều kiện mà khiến cho các ngôn ngữ nhỏ bị lấn át bởi các ngôn ngữ có vị thế kinh tế-xã hội vượt trội hơn. Trong số 6.000 đến 7.000 ngôn ngữ được sử dụng tính đến năm 2010, 50-90% tổng số đó được dự đoán là sẽ thất truyền vào năm 2100. 20 ngôn ngữ top đầu đều có hơn 50 triệu người nói, chiếm tận 50% dân số thế giới; trong khi đó, hầu hết các ngôn ngữ nhỏ có số lượng người nói chỉ vỏn vẹn dưới 10.000. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) đề ra 5 mức độ nguy cấp ngôn ngữ như sau: "an toàn", "sắp nguy cấp" (trẻ em chỉ nói ngôn ngữ đó ở nhà), "chắc chắn nguy cấp" (trẻ em không được nói ngôn ngữ đó), "cực kỳ nguy cấp" (chỉ thế hệ già lão mới biết nói ngôn ngữ đó) và "nguy cấp trầm trọng "(chỉ một bộ phận thế hệ già nhất biết nói ngôn ngữ đó, mà cũng hiếm khi sử dụng trong hội thoại hằng ngày). Bất chấp những luận điệu kiểu như "thế giới sẽ tốt đẹp hơn nếu mọi người chỉ sử dụng một ngôn ngữ chung duy nhất", chẳng hạn tiếng Anh hoặc tiếng Esperanto, các chuyên gia đồng thuận rằng sự mai một ngôn ngữ sẽ gây tổn hại tới đa dạng văn hóa của thế giới. Quay lại câu chuyện về tháp Babel trong Cựu ước, nhiều người tin rằng sự đa dạng ngôn ngữ là nguyên nhân gây ra xung đột chính trị, nhưng điều này mâu thuẫn với thực tế rằng nhiều xung đột lớn trên thế giới diễn ra ở những nơi có sự đa dạng ngôn ngữ rất thấp, chẳng hạn chiến tranh Nam Tư và nội chiến Hoa Kỳ, hoặc cuộc diệt chủng Rwanda, trong khi nhiều nơi có sự đa dạng ngôn ngữ cao lại có tình hình chính trị rất ổn định. Nhiều dự án đã và đang được đưa ra nhằm ngăn chặn hoặc làm chậm lại sự mất mát ngôn ngữ bằng cách tái thiết các ngôn ngữ đang bị đe dọa, ví dụ như việc thúc đẩy giáo dục và xóa nạn mù chữ ở các cộng đồng bản ngữ. Trên khắp thế giới, nhiều quốc gia đã ban hành những đạo luật cụ thể nhằm bảo tồn các ngôn ngữ bản địa. Tuy vậy, một số ít các nhà ngôn ngữ học cho rằng sự mất mát ngôn ngữ là quá trình tự nhiên không nên chống lại, và việc lưu trữ các ngôn ngữ đó cho hậu thế đã là quá đủ. Noi theo dự án phục hồi tiếng Wales đã rất thành công ở Anh, Đại học Waikato ở New Zealand cũng đã khởi hoạt chương trình phục hồi tiếng Māori của riêng họ. Năm 2019, công ty truyền hình Hawaii thuộc kênh Oiwi đã đến thăm một trung tâm dạy tiếng Wales ở Nant Gwrtheyrn, Bắc Wales, để trao đổi nhằm tìm phương án bảo tồn ngôn ngữ Ōlelo Hawaiʻi của họ.
4,153
843044
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4153
Kde domov můj?
Kde domov můj? (tạm dịch: "Quê hương tôi nơi đâu?") là quốc ca của Cộng hòa Séc từ năm 1993 khi nước này tách ra khỏi Cộng hòa Liên bang Tiệp Khắc. Tuy nhiên Cộng hòa Séc đã dùng bài này như quốc ca chính thức từ năm 1990, ngay khi vẫn còn là thành viên của Liên bang Tiệp Khắc. Quốc ca Séc còn là phần đầu của Quốc ca Tiệp Khắc, phần thứ hai là Quốc ca Slovakia ngày nay. Sau Cách mạng Nhung vào năm 1989, Quốc ca Tiệp Khắc tiếp tục được dùng làm quốc ca của Cộng hòa Liên bang Tiệp Khắc. Lịch sử. Bài này được nhà soạn nhạc František Škroup và nhà soạn kịch Josef Kajetán Tyl sáng tác<ref name="law 3/1993"></ref> trong hài kịch "Fidlovačka aneb žádný hněv a žádná rvačka" (Fidlovačka hay là không giận và không cãi). Bài này được biểu diễn lần đầu tiên tại nhà hát Stavovské Divadlo tại Praha vào ngày 21 tháng 12 năm 1834. Bài hát này nhanh chóng trở thành bài hát dân gian và chiếm lĩnh địa vị bài hát của dân tộc Séc. Chỉ có phần đầu của bài hát được dùng làm quốc ca Séc, phần thứ hai ít được biết đến. Dưới thời Đệ nhất Cộng hòa Tiệp Khắc (1918-1938) có một phiên bản tiếng Đức và tiếng Hungary chính thức. Lời (đầy đủ). Kde domov můj, kde domov můj? Voda hučí po lučinách, bory šumí po skalinách, v sadě skví se jara květ, zemský ráj to na pohled! A to je ta krásná země, země česká domov můj, země česká domov můj! Kde domov můj, kde domov můj. V kraji znáš-li Bohu milém, duše útlé v těle čilém, mysl jasnou, vznik a zdar, a tu sílu vzdoru zmar? To je Čechů slavné plémě, mezi Čechy domov můj, mezi Čechy domov můj!
4,154
501647
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4154
Séc (định hướng)
Séc có thể chỉ đến:
4,155
836266
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4155
Y học
Y học là khoa học ứng dụng liên quan đến chẩn đoán, tiên lượng, điều trị và phòng ngừa bệnh tật. Y học gồm nhiều phương pháp chăm sóc sức khỏe vốn liên tục phát triển với mục đích duy trì, hồi phục sức khỏe từ việc phòng ngừa và chữa bệnh. Y học hiện đại áp dụng khoa học y sinh, nghiên cứu y sinh, y sinh học di truyền và công nghệ y tế để chẩn đoán, điều trị và ngăn ngừa chấn thương và bệnh tật thông qua thuốc men, phẫu thuật hoặc liệu pháp phong phú như tâm lý trị liệu, nẹp, thiết bị y tế, dược chất sinh học, trị liệu bức xạ... Y học đã tồn tại từ hàng ngàn năm trước, phần lớn lịch sử coi đây lại là một môn nghệ thuật, có mối liên hệ chặt chẽ với tôn giáo và triết học theo từng bản sắc văn hóa địa phương. Ví dụ, thầy sắc thuốc sẽ cầm dược liệu thảo mộc và cầu nguyện để chữa bệnh, hoặc triết gia và bác sĩ thời cổ đại sẽ trích máu dựa trên thuyết thể dịch ("humorism"). Thế kỷ gần đây, kể từ khi khoa học hiện đại ra đời, y học là sự kết hợp giữa nghệ thuật và khoa học (cả nghiên cứu ban đầu và ứng dụng, một dạng phân ngành của khoa học y tế). Mặc dù kỹ thuật khâu khi phẫu thuật mang tính nghệ thuật, chỉ được học thông qua thực hành, nhưng kiến thức sinh học tế bào và y học phân tử sẽ bổ trợ kiến thức cho các bác sĩ khi thực hành. Từ "y học" trong tiếng Anh là "medicine" có nguồn gốc từ tiếng Latin là "ars medicina", nghĩa là "nghệ thuật chữa bệnh". Dù công nghệ y học cũng như sự chuyên môn hóa ngành y đã phát triển thành trụ cột nền y học hiện đại nhưng vì phương pháp chữa trị trực tiếp giữa bác sĩ và bệnh nhân vẫn hiệu quả giúp giảm thiểu đau bệnh nên chúng cần tiếp tục thực hiện, thông qua việc quan tâm đến cảm xúc cũng như lòng trắc ẩn nói chung của con người. Song hành với y học hiện đại còn có y học cổ truyền và y học dân gian. Ví dụ, bằng chứng về tính hiệu quả liệu pháp châm cứu có sự "thay đổi và không nhất quán" đối với tình trạng bệnh tật cụ thể, nhưng lại an toàn khi một học viên qua đào tạo thực hành trên người. Lang băm ám chỉ người hoặc thao tác chữa bệnh, không phân biệt việc đây là hành động tiền khoa học (y học cổ truyền và y học dân gian) hay giả khoa học hiện đại. Ví dụ,phương pháp nắn chỉnh cột sống ("chiropractic") phủ nhận hoàn toàn lý thuyết mầm bệnh của khoa học hiện đại. Lịch sử y học. Cho đến nay, nhiều tác giả cho rằng lịch sử y học có thể đã ra đời cùng với lịch sử phát sinh bệnh tật và lịch sử người thầy thuốc. Trong hang Ba anh em (La Grotte des Trois Frères) người ta đã tìm được bức vẽ cách đây khoảng 17 ngàn năm mô tả một phù thủy đầu hươu đang chữa bệnh. Y học thời tiền sử dùng thảo mộc, thể tạng động vật hay khoáng chất để chữa trị mà nhiều khi chúng được người chữa trị (như tu sĩ, thầy thuốc) mô tả như là những chất thần diệu. Ngành nhân y học (tiếng Anh: medical anthropology) nghiên cứu các hệ thống y học thời tiền sử cùng quan hệ của chúng với xã hội con người. Y khoa sơ khởi được ghi nhận từ lâu trong nhiều nền văn minh cổ như Ấn Độ, Ai Cập, Trung Hoa hay Hy Lạp. Ông Hippocrates được xem là tổ sư của ngành y mà kế thừa ngày nay là y học phương Tây hay Tây y., còn ông [[Galen]] đã đặt nền tảng phát triển cho lý luận y khoa. Sau khi [[đế quốc La Mã|đế chế La Mã]] sụp đổ và bắt đầu thời Trung Cổ, các lương y trong thế giới [[hồi giáo|đạo Hồi]] đã kế tục và tạo nên bước đột phá lớn cho ngành nhờ được hỗ trợ từ bản dịch sang [[tiếng A rập]] các công trình của Hippocrates và Galen. Nhiều lương y tiên phong nổi tiếng là người A Rập, như ông [[Avicenna]] được gọi là "tổ sư y học hiện đại", ông [[Abu al-Qasim al-Zahrawi|Abulcasisl]]à tổ sư ngành phẫu thuật, ông [[Ibn Zuhr|Avenzoar]] là tổ sư ngành phẫu thuật thực nghiệm, ông [[Ibn al-Nafis]] là tổ sư ngành sinh lý học circulatory physiology, và ông [[Averroes]]. Còn ông [[Muhammad ibn Zakarīya Rāzi|Rhazes]] sáng lập ngành [[nhi khoa]] là người đầu tiên phản biện thuyết Grecian về [[humorism]] vẫn ảnh hưởng đến y học phương Tây thời [[Trung đại]]. Ngành [[y sinh học]] hiện đại theo tiêu chuẩn khoa học (kết quả nghiên cứu có thể kiểm tra và tái lập) ra đời đã thay thế Tây y truyền thống vốn dựa vào thảo dược. Mốc thời gian đánh dấu ngành y hiện đại hình thành là khi [[Robert Koch]] phát hiện sự lây bệnh do [[vi khuẩn]] khoảng năm 1880 và sự ra đời của [[thuốc kháng sinh]] năm 1900. Thời kì hiện đại khởi đi từ cuối thế kỷ XVIII tại châu Âu đã sinh ra nhiều tên tuổi có đóng góp nền tảng cho ngành y, chẳng hạn tại [[Đức]] và [[Áo]] có [[Rudolf Virchow]], [[Wilhelm Röntgen|Wilhelm Conrad Röntgen]], [[Karl Landsteiner]], [[Otto Loewi]]; tại [[Anh]] có [[Alexander Fleming]], [[Joseph Lister]], [[Francis Crick]]; tại [[Hoa Kỳ]] có [[William Williams Keen]], [[Harvey Cushing]], [[William Coley]], [[James D. Watson]]; tại Pháp có [[Jean-Martin Charcot]], [[Claude Bernard]], [[Paul Broca]] và nhiều người ở các nước khác. Khi khoa học kĩ thuật phát triển thì ngành y ngày càng dựa vào dược phẩm nhiều hơn, ngành dược học bắt nguồn từ thảo dược ra đời và đến ngày nay nhiều loại thuốc vẫn được bào chế từ thực vật (như atropine, [[ephedrine]], warfarin, aspirin, digoxin, vinca alkaloids, taxol, hyoscine...) mà loại đầu tiên tên [[arsphenamine]]/[[Salvarsan]] do ông [[Paul Ehrlich]] tìm ra năm 1908 khi ông nhận thấy vi khuẩn nhiễm độc chất nhuộm nhưng tế bào người lại không bị. Hai ông [[Edward Jenner]] và [[Louis Pasteur]] tìm ra [[vắc-xin]] (vaccine). Loại kháng sinh đầu tiên do người Pháp chế ra có tên gọi [[thuốc sulfa]] có nguồn gốc từ thuốc nhuộm azo. Nhiều rắc rối bắt đầu nảy sinh từ đấy. Khoa [[công nghệ sinh học]] hiện đại chấp nhận việc bào chế thuốc nhắm đến một quá trình sinh lý cụ thể nhưng đôi khi cũng bào chế thuốc sao cho thích ứng với cơ thể nhằm tránh tác dụng phụ của thuốc. [[Y học thực chứng]] là một trào lưu hiện thời có mục đích thiết lập quy trình chẩn trị hiệu quả nhất bằng phương pháp "xét duyệt có hệ thống" (tiếng Anh: systematic review) và "phân tích lượng lớn" (meta-analysis) theo khoa [[khoa học Thống kê|thống kê]]. Nó phát triển nhờ tiến bộ của khoa học thông tin hiện đại giúp thu thập và phân tích khối lượng dữ liệu, bằng chứng rất lớn theo quy chuẩn, sau đó phổ biến cho các nơi làm dịch vụ chăm sóc sức khỏe hay phòng trị bệnh. Một nan đề cho phương pháp "tối ưu" này là nó có thể bị xem là cách tiếp cận có tính "tiểu thuyết", nghĩa là sẽ tạo ra nhiều đánh giá khác nhau. Báo cáo của chương trình hợp tác Cochrane là phong trào chủ trương ý kiến này năm 2001 cho biết trong 160 bản "xét duyệt có hệ thống" của Cochrane, căn cứ vào hai người nhận xét, thì có 21,3% bằng chứng không đầy đủ, 20% không công hiệu và 22,55% bằng chứng là dương tính. Thao tác lâm sàng. Những bước cơ bản nhất để thiết lập một [[chẩn đoán]] y khoa là Hỏi, Nhìn, Sờ, Gõ, Nghe trong Y học hiện đại (Tây y) hoặc Tứ chẩn là Vọng chẩn (nhìn), Văn chẩn (nghe), Vấn chẩn (hỏi) và Thiết chẩn (sờ nắn, bắt mạch) trong [[Y học cổ truyền]]. Một khi đã có chẩn đoán sơ bộ từ việc thăm khám lâm sàng nói trên, người [[thầy thuốc]] có thể quyết định điệu trị ngay hoặc đề nghị một số xét nghiệm cận lâm sàng khác để xác định chẩn đoán hoặc loại trừ chẩn đoán. Các [[xét nghiệm]] cận lâm sàng thường được dùng trong chẩn đoán là [[huyết học]], [[sinh hóa]], [[hình ảnh học]], [[vi sinh học|vi sinh vật học]], [[tế bào học]], [[giải phẫu bệnh]], [[thăm dò chức năng]] và có thể là các xét nghiệm cao cấp hơn như [[di truyền học]]. Trong kĩ thuật điều trị, [[bác sĩ]] tiếp xúc [[bệnh nhân]] và dùng phương pháp [[chẩn đoán]] gồm dự chẩn, ngăn ngừa, trị bệnh; hay còn được gọi bằng thuật ngữ "quan hệ người bệnh-thầy thuốc", nghĩa là bác sĩ làm việc với bệnh nhân dựa trên bệnh sử, bệnh án của họ bằng vấn chẩn rồi khám tổng quát bằng một số y cụ thông thường như ống nghe, thiết bị nội soi. Sau khi vấn chẩn tìm [[triệu chứng]] và khám để tìm dấu hiệu bệnh, bác sĩ thường đề nghị bệnh nhân làm vài xét nghiệm như thử máu, làm [[sinh thiết]] hoặc kê đơn thuốc hay là phép điều trị khác nữa. Nhiều phương pháp [[chẩn đoán]] chuyên biệt được dùng phân tích bệnh tình trên cơ sở thông tin cung cấp. Trong buổi vấn chẩn điều rất quan trọng là thu thập được chi tiết nhất mọi dữ liệu liên quan đến bệnh nhân để có được thông tin trung thực nhất, sau đó kết quả vấn chẩn được ghi vào bệnh án. Các bước kế tiếp có thể ngắn hơn nhưng cũng tuân theo quy trình cơ bản như vậy. Các ngành y học. [[Giải phẫu học]] là nghiên cứu cấu trúc thể chất của sinh vật. Ngược lại với giải phẫu học vĩ mô hoặc tổng thể, tế bào học và mô học liên quan đến cấu trúc vi mô. Giải phẫu học còn nghiên cứu về các cơ quan của con người. [[Hóa sinh học]] là nghiên cứu về hóa học diễn ra trong sinh vật sống, đặc biệt là cấu trúc và chức năng của các thành phần hóa học của chúng. [[Cơ sinh học]] (Biomechanics) là nghiên cứu cấu trúc và chức năng của các hệ thống sinh học bằng các phương pháp của Cơ học, Chức năng hoạt động và nguyên lý hoạt động của một loài vật [[Thống kê sinh học]] (Biostatistics) là việc áp dụng thống kê vào các lĩnh vực sinh học theo nghĩa rộng nhất. Kiến ​​thức về thống kê sinh học rất cần thiết trong công tác lập kế hoạch, đánh giá và giải thích kết quả nghiên cứu y khoa. Nó cũng là môn căn bản cho dịch tễ học và y học dựa trên bằng chứng. [[Lý sinh học]] là một khoa học liên ngành sử dụng các phương pháp vật lý và hóa học vật lý để nghiên cứu hệ thống sinh học. [[Tế bào học]] là nghiên cứu vi mô của tế bào, cách hoạt động của tế bào. [[Phôi thai học]] là nghiên cứu sự phát triển sớm của các sinh vật.Quá trình phát triển của một phôi thai và những vấn đề gây ra các dị tật cho phôi thai cũng cần nghiên cứu. [[Nội tiết học]] là nghiên cứu về hoóc môn và các ảnh hưởng của chúng trên cơ thể động vật. [[Dịch tễ học]] là nghiên cứu sự phát triển về số lượng của quá trình bệnh, và bao gồm, không chỉ giới hạn ở việc nghiên cứu dịch bệnh.Nghiên cứu quá trình ủ và phát bệnh, nghiên cứu thuốc chữa. [[Di truyền học]] là nghiên cứu về gien và vai trò của chúng trong việc thừa kế sinh học. [[Mô học]] là nghiên cứu cấu trúc của các mô sinh học bằng kính hiển vi ánh sáng, kính hiển vi điện tử và mô miễn dịch. [[Miễn dịch học]] là nghiên cứu về hệ miễn dịch, bao gồm hệ miễn dịch bẩm sinh và thích ứng ở người. [[Vật lý y tế]] là nghiên cứu ứng dụng các nguyên lý vật lý trong y học. [[Vi sinh vật học]] là nghiên cứu về các vi sinh vật, bao gồm các nguyên sinh, vi khuẩn, nấm và virut. [[Sinh học phân tử]] là nghiên cứu cơ sở phân tử của quá trình nhân bản, sao chép và chuyển dịch những vật liệu di truyền. [[Khoa học tâm thần]] bao gồm những ngành khoa học có liên quan đến việc nghiên cứu hệ thống thần kinh. Trọng tâm chính của khoa học tâm thần là sinh học và sinh lý học của bộ não con người và tủy sống. Một số chuyên khoa lâm sàng liên quan bao gồm thần kinh, phẫu thuật thần kinh và tâm thần. [[Khoa học dinh dưỡng]] (trọng tâm lý thuyết) và chế độ ăn kiêng (trọng tâm thực hành) là nghiên cứu về mối quan hệ giữa thức ăn và thức uống với sức khoẻ và bệnh tật, đặc biệt trong việc xác định chế độ ăn tối ưu. Trị liệu dinh dưỡng y học được các chuyên gia dinh dưỡng thực hiện và được quy định cho bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, trọng lượng và rối loạn ăn uống, dị ứng, suy dinh dưỡng, và các bệnh ung thư. [[Bệnh học]] như một khoa học nghiên cứu về bệnh tật - nguyên nhân, tiến trình, sự tiến triển và sự giải quyết của bệnh. [[Dược học]] là nghiên cứu về thuốc và các tương tác của chúng và cũng cần nghiên cứu các dược liệu cần thiết để bào chế thuốc, những người tạo ra các loại thuốc bào chế mới gọi là Dược Sĩ. [[Quang sinh học]] (Photobiology) là nghiên cứu tương tác giữa bức xạ không ion hóa và sinh vật sống. [[Sinh lý học]] là nghiên cứu về chức năng bình thường của cơ thể và các cơ chế điều tiết cơ bản. [[Sinh học phóng xạ]] (Radiobiology) là nghiên cứu về tương tác giữa bức xạ ion hoá và sinh vật sống. [[Độc tố học]] là nghiên cứu các tác động nguy hại của thuốc và chất độc tác động lên cơ thể của sinh vật. Sinh học nguyên tử BEAR (Biological Effects of Atomic Radiation) là nghiên cứu các tác dụng sinh học của nguyên tử bức xạ Liên kết ngoài. [[Thể loại:Y học| ]] [[Thể loại:Bài cơ bản dài trung bình]] [[Thể loại:Khoa học sức khỏe]]
4,157
679363
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4157
Lời thề Hippocrates
Ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, các thầy thuốc phải đọc Lời thề Hippocrates khi chuẩn bị ra trường để hành nghề. Lời thề này được các sinh viên Y khoa đọc và nguyện làm theo trong lễ tốt nghiệp. Người ta cho rằng Hippocrates (được coi là cha đẻ của Y học phương Tây) hoặc một đệ tử của ông chính là tác giả của lời thề này. Nó được viết bằng tiếng vùng Ionia của Hy Lạp cổ đại (cuối thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên). Học giả cổ điển Ludwig Edelstein đã cho rằng các lời tuyên thệ này được viết bởi các môn sinh phái Pythagore, tuy nhiên thuyết này đã bị nghi ngờ do thiếu bằng chứng xác thực. Lời thề gốc. „Ὄμνυμι Ἀπόλλωνα ἰητρὸν, καὶ Ἀσκληπιὸν, καὶ Ὑγείαν, καὶ Πανάκειαν, καὶ θεοὺς πάντας τε καὶ πάσας, ἵστορας ποιεύμενος, ἐπιτελέα ποιήσειν κατὰ δύναμιν καὶ κρίσιν ἐμὴν ὅρκον τόνδε καὶ ξυγγραφὴν τήνδε. Tôi xin thề trước Apollon thần chữa bệnh, trước Æsculapius thần y học, trước thần Hygieia và Panacea, và trước sự chứng giám của tất cả các nam nữ thiên thần, là tôi sẽ đem hết sức lực và khả năng để làm trọn lời thề và lời cam kết sau đây: Phiên bản hiện đại. Lời thề này được viết vào năm 1964 bởi Louis Lasagna, Hiệu trưởng của Trường Y khoa tại Đại học Tufts, và được sử dụng trong nhiều trường y khoa ngày nay. Tôi thề phải thực hiện, đến hết khả năng và sự phán đoán của tôi, giao ước này:... Nếu tôi không vi phạm lời thề này, tôi sẽ được tận hưởng cuộc sống mỹ mãn, được tôn trọng khi còn sống và nhớ đến mãi về sau. Tôi sẽ luôn làm việc để giữ gìn các truyền thống của điều mà tôi đã chọn và tôi sẽ có thể trải nghiệm niềm vui của việc cứu chữa những người tìm kiếm sự giúp đỡ của tôi. Các lời thề tương đương. Trong khung cảnh hiện đại, lời thề Hippocrates đã bị bỏ, thay đổi hay thay thế bằng các lời thề phản ảnh giá trị văn hóa và xã hội ngày nay, nhất là tại các trường y khoa phương Tây. Lời thề Hippocrates cũng đã được đổi mới dựa theo Tuyên ngôn Geneva. Hội đồng Y khoa ("General Medical Council") của Anh đã có một hướng dẫn rõ cho các thành viên của họ trong các tài liệu sau "Duties of a doctor" và "Good Medical Practice" (tiếng Anh). Mười hai điều Quy định về Y đức. 12 điều Y đức là Tiêu chuẩn đạo đức của người làm công tác y tế được ban hành kèm theo quyết định số: 20881BYT-QĐ ngày 06 tháng 11 nǎm 1996 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Nội dung của các điều này gồm: Lời tuyên thệ của người thầy thuốc (trước 1975). Trước đ"ấng tối cao" mà tôi tin tưởng. Trước các "Y tổ" của thế giới và Việt Nam Hippocrates và Hải Thượng Lãn Ông. Trước các "thầy" và các "bạn đồng môn" đã gây dựng "y-nghiệp" cho tôi. Trước các "bậc sinh thành" ra tôi. Và nhất là trước "lương tâm chức nghiệp" của chính tôi. Tôi xin tuyên thệ Qui ước đạo đức ngành y của Hiệp hội Y khoa Thế giới (World Medical Association). Nhiệm vụ chung của người thầy thuốc. 1. Thực hành nghề nghiệp và duy trì chuẩn mực chuyên môn ở mức độ cao nhất. 2. Tôn trọng quyền của bệnh nhân chấp nhận hay bác bỏ đề nghị của thầy thuốc. 3. Không để cho phán xét cá nhân bị chi phối bởi quyền lợi cá nhân hay phân biệt đối xử.  4. Hết lòng trong việc cung cấp dịch vụ chuyên môn cho bệnh nhân. 5. Hành xử thành thật với bệnh nhân và đồng nghiệp. Báo cáo cho giới chức có trách nhiệm biết những thầy thuốc thiếu y đức hoặc bất tài hoặc có hành vi lừa đảo. 6. Không thuyên chuyển bệnh nhân hoặc ra toa thuốc để hưởng lợi ích tài chính hay quà cáp. 7. Tôn trọng quyền và sự lựa chọn của bệnh nhân. 8. Có trách nhiệm giáo dục công chúng về những khám phá mới trong y học, nhưng cần phải cẩn thận trong việc áp dụng các phương pháp còn trong vòng thử nghiệm. 9. Cố gắng sử dụng tài nguyên y tế một cách sáng suốt nhằm đem lại lợi ích cho bệnh nhân và cộng đồng. 10. Tìm người điều trị nếu mình mắc bệnh. 11. Tôn trọng các chuẩn mực đạo đức địa phương và quốc gia. Nhiệm vụ chung của người thầy thuốc đối với bệnh nhân. 12. Tôn trọng sinh mạng của con người. 13. Hành động vì lợi ích của bệnh nhân. 14. Tuyệt đối trung thành với bệnh nhân. Bất cứ khi nào phương pháp điều trị hay xét nghiệm ngoài khả năng của mình, người thầy thuốc phải giới thiệu đến một chuyên gia khác. 15. Tôn trọng quyền riêng tư của bệnh nhân. Không tiết lộ bất cứ thông tin nào về bệnh nhân cho bất cứ ai, nếu không có sự đồng thuận của bệnh nhân. 16. Cung cấp dịch vụ chăm sóc trong trường hợp khẩn cấp. 17. Không quan hệ tình dục với bệnh nhân. Không lợi dụng mối quan hệ thầy thuốc – bệnh nhân.
4,163
686003
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4163
Virus
Virus, thường được viết là vi-rút (bắt nguồn từ tiếng Pháp "virus" /viʁys/), còn được gọi là siêu vi, siêu vi khuẩn hay siêu vi trùng, là một tác nhân truyền nhiễm chỉ nhân lên được khi ở bên trong tế bào sống của một sinh vật khác. Virus có thể xâm nhiễm vào tất cả các dạng sinh vật, từ động vật, thực vật cho tới vi khuẩn và cổ khuẩn. Kể từ bài viết đầu tiên của Dmitriy Iosifovich Ivanovsky năm 1892, mô tả về một dạng mầm bệnh không thuộc vi khuẩn mà lây nhiễm vào cây thuốc lá, và sự khám phá ra virus khảm thuốc lá của Martinus Beijerinck năm 1898, cho đến nay có khoảng 9,000 loại virus đã được miêu tả chi tiết, mặc dù vẫn còn có tới hàng triệu (hoặc tỷ) dạng virus khác nhau. Virus được tìm thấy ở hầu hết mọi hệ sinh thái trên Trái Đất và là dạng có số lượng nhiều nhất trong tất cả các thực thể sinh học. Khoa học nghiên cứu virus được biết với tên virus học ("virology"), một chuyên ngành phụ của vi sinh. Các phần tử (hay "hạt") virus (được gọi là "virion hoặc vi-ri-ông") được tạo thành từ hai hoặc ba bộ phận: phần vật chất di truyền được tạo nên từ DNA hoặc RNA – những phân tử dài có mang thông tin di truyền, một lớp vỏ protein – được gọi với tên capsid – có chức năng bảo vệ hệ gen và một lớp vỏ bọc bên ngoài làm từ lipid mà bao bọc bên ngoài lớp vỏ protein khi virus ở ngoài tế bào (chỉ có trong một số trường hợp). Hình dạng của virus có sự khác nhau, từ dạng xoắn ốc hay khối hai mươi mặt đều đơn giản cho tới những cấu trúc phức tạp hơn. Một virus có kích thước trung bình vào khoảng 1/100 kích cỡ trung bình của một con vi khuẩn. Hầu hết virus đều quá nhỏ nên không thể quan sát trực tiếp dưới kính hiển vi quang học. Nguồn gốc của virus trong lịch sử tiến hóa của sự sống không rõ ràng: một số có thể đã tiến hóa từ những plasmid – những đoạn DNA ngắn có khả năng di chuyển giữa các tế bào – trong khi số khác có thể đã tiến hóa từ vi khuẩn. Trong tiến hóa, virus là một phương tiện chuyển gen ngang quan trọng, góp phần gia tăng sự đa dạng di truyền. Virus được công nhận là một dạng sống bởi một số nhà khoa học, do chúng có mang vật chất di truyền, có thể sinh sản và tiến hóa thông qua quá trình chọn lọc tự nhiên. Tuy nhiên mặt khác chúng lại thiếu những đặc tính thiết yếu (như cấu trúc tế bào) – những điều được công nhận rộng rãi là cần thiết để được coi như sinh vật sống. Bởi vì chỉ có một số chứ không tất cả các phẩm chất cần thiết, nên virus được mô tả như "những sinh vật ở bên lề của sự sống". Tuy nhiên, virus chỉ có thể xâm nhập qua một số tế bào nhất định nhờ có giác bám (gai glycoprotein) của virus bám đặc hiệu lên thụ thể của tế bào chủ. Virus lây lan theo nhiều cách; virus thực vật thường được truyền từ cây này sang cây khác qua những loài côn trùng hút nhựa cây như rệp vừng; trong khi virus động vật lại có thể được truyền đi nhờ những côn trùng hút máu. Những sinh vật mang mầm bệnh như vậy được gọi là những véc-tơ. Virus cúm lan truyền thông qua ho và hắt hơi. Norovirus và rotavirus, nguyên nhân chính của bệnh viêm dạ dày ruột siêu vi, lây lan qua đường phân-miệng và truyền từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc, cũng như xâm nhập vào cơ thể qua thức ăn hay nước uống. HIV là một trong vài loại virus lây nhiễm thông qua quan hệ tình dục và tiếp xúc với máu bị nhiễm bệnh. Mỗi virus chỉ có thể xâm nhiễm vào một số dạng tế bào vật chủ nhất định, gọi là "biên độ vật chủ" ("host range"); biên độ này có thể rất hẹp hoặc rất rộng, tùy vào số lượng những sinh vật khác nhau mà virus có khả năng lây nhiễm. Sự xâm nhập của virus trong động vật đã kích hoạt một phản ứng miễn dịch nhằm loại bỏ virus xâm nhiễm. Những phản ứng miễn dịch cũng có thể được tạo ra bởi vắc-xin, giúp tạo ra miễn dịch chủ động nhân tạo đối với một virus xâm nhiễm nhất định. Tuy nhiên, một số virus, bao gồm những loại gây ra AIDS và viêm gan siêu vi, lại có thể trốn tránh những phản ứng trên và gây ra sự nhiễm bệnh mãn tính. Đa phần các chất kháng sinh không có hiệu quả đối với virus, dù vậy cũng đã có những loại thuốc kháng virus được phát triển. Từ nguyên. Từ "virus" trong tiếng Việt bắt nguồn từ từ tiếng Pháp "virus" /viʁys/.. Từ "virus" trong tiếng Pháp thì bắt nguồn từ từ tiếng Latinh "virus", có nghĩa là chất độc. "Virus" được ghi nhận với nghĩa "tác nhân gây bệnh truyền nhiễm" lần đầu vào năm 1728, trước khi Dmitri Ivanovsky phát hiện ra virus vào năm 1892. Thuật ngữ "virion" bắt đầu có từ năm 1959, được dùng để chỉ một phần tử virus, đơn lẻ, ổn định, có khả năng lây nhiễm được giải phóng ra từ tế bào và hoàn toàn có thể xâm nhập các tế bào khác cùng loại. Lịch sử. Vào những năm 1880, Louis Pasteur khi nghiên cứu về bệnh dại đã không thể tìm ra tác nhân gây ra bệnh này, và dự đoán về một mầm bệnh quá nhỏ để có thể phát hiện được dưới kính hiển vi. Năm 1884, nhà vi sinh vật học người Pháp Charles Chamberland đã phát minh ra một bộ lọc (được biết tới ngày nay là bộ lọc Chamberland hay bộ lọc Chamberland-Pasteur) với các lỗ có kích thước còn nhỏ hơn cả vi khuẩn. Nhờ thế, ông có thể cho một dung dịch chứa vi khuẩn chảy qua bộ lọc và hoàn toàn loại bỏ chúng khỏi dung dịch. Năm 1892, nhà sinh vật học người Nga, Dmitriy Iosifovich Ivanovskiy đã sử dụng bộ lọc này để nghiên cứu về thứ mà hiện nay được biết với tên virus khảm thuốc lá. Thí nghiệm của ông cho thấy chiết xuất từ lá cây thuốc lá nhiễm bệnh được nghiền nát vẫn có thể lây nhiễm sau khi lọc. D. I. Ivanovskiy đề xuất rằng sự nhiễm bệnh có thể là do một độc tố từ vi khuẩn gây ra, nhưng đã không theo đuổi ý tưởng đó. Lý do là vì vào thời điểm đó, người ta đã nghĩ rằng tất cả các tác nhân truyền nhiễm đều có thể bị các bộ lọc giữ lại và chỉ có thể phát triển trên một môi trường dinh dưỡng – đây là một phần của thuyết mầm bệnh. Năm 1898, nhà vi sinh vật học người Hà Lan Martinus Beijerinck đã lặp lại thí nghiệm và tin rằng dung dịch đã lọc vẫn còn chứa một dạng tác nhân truyền nhiễm mới. Ông nhận thấy rằng tác nhân này chỉ có thể nhân lên trong tế bào đang phân chia, nhưng thí nghiệm của ông không chỉ ra là nó được làm từ các hạt; ông gọi tác nhân này là một "contagium vivum fluidum" (mầm sống có thể hòa tan) và sử dụng lại từ "virus" để gọi nó. Beijerinck giữ quan điểm rằng virus có bản chất là chất lỏng, tuy nhiên về sau thuyết này đã bị bác bỏ bởi Wendell Stanley, người chứng minh được chúng có dạng hạt. Trong cùng năm đó, Friedrich Loeffler và Frosch đã cho chảy lần đầu tiên dung dịch chứa virus động vật – tác nhân gây bệnh lở mồm long móng (aphthovirus) – qua một bộ lọc tương tự. Vào đầu của thế kỷ XX, Frederick Twort - một nhà vi khuẩn học người Anh - đã khám phá ra một nhóm những virus có thể xâm nhiễm vào vi khuẩn, mà nay gọi là thực khuẩn thể ("bacteriophage" hay "phage"), và nhà vi sinh học người Canada gốc Pháp Félix d'Herelle đã miêu tả về virus rằng: khi thêm chúng vào vi khuẩn trên thạch agar, sẽ tạo ra những vùng vi khuẩn bị chết. Ông đã pha loãng chính xác một dịch huyền phù những virus trên và khám phá ra rằng những dịch pha loãng cao nhất (mật độ virus thấp nhất), thay vì giết chết toàn bộ vi khuẩn, đã tạo những vùng riêng biệt gồm những cá thể bị chết. Tính toán diện tích những vùng này và nhân với hệ số pha loãng cho phép ông tính được số lượng virus trong dịch huyền phù gốc. Phage đã được cho rằng sẽ là một giải pháp điều trị tiềm năng cho những bệnh như thương hàn và tả, nhưng triển vọng của chúng đã bị lãng quên cùng với sự phát triển của penicillin. Nghiên cứu về phage đã cung cấp cái nhìn sâu hơn về sự bất hoạt và kích hoạt gen, và một cơ chế hữu hiệu cho việc đưa những gen bên ngoài vào bên trong vi khuẩn. Cho đến cuối thế kỷ XIX, virus được định nghĩa dựa trên sự lây nhiễm của chúng, khả năng chống lọc, và việc chúng đòi hỏi phải có một vật chủ. Virus đã từng chỉ được nuôi trong thực vật và động vật. Năm 1906, Ross Granville Harrison phát minh ra một phương pháp để nuôi dưỡng mô trong bạch huyết, và sau đó năm 1913, E. Steinhardt, C. Israeli, và R. A. Lambert đã sử dụng phương pháp này để phát triển virus vaccinia trong những mảnh vụn của mô giác mạc chuột lang nhà. Năm 1928, H. B. Maitland và M. C. Maitland đã nuôi virus vaccinia trong những thể huyền phù của thận gà băm nhỏ. Phương pháp của họ đã không được áp dụng rộng rãi cho tới thập niên 1950, khi poliovirus được nuôi ở quy mô lớn phục vụ việc sản xuất vaccine. Một bước đột phá khác đến vào năm 1931, khi nhà bệnh học Hoa Kỳ Ernest William Goodpasture đã nuôi dưỡng virus cúm và vài loại virus khác trong trứng gà đã thụ tinh. Năm 1949, John Franklin Enders, Thomas Weller, và Frederick Robbins cũng nuôi cấy virus bại liệt trong tế bào phôi người, virus đầu tiên được nuôi mà không sử dụng mô thể rắn của động vật hay trứng. Công trình này cho phép Jonas Salk tạo ra một vắc-xin bại liệt hiệu quả. Những hình ảnh đầu tiên của virus thu nhận được là nhờ sự phát minh ra kính hiển vi điện tử năm 1931 của hai kĩ sư người Đức Ernst Ruska và Max Knoll. Năm 1935, Wendell Meredith Stanley - một nhà sinh hóa và virus học người Mỹ - đã nghiên cứu virus khảm thuốc lá và nhận thấy chúng được tạo thành phần lớn từ protein. Một thời gian ngắn sau, virus này đã được phân tách thành các phần protein và RNA riêng biệt. Virus khảm thuốc lá là dạng virus đầu tiên được tinh thể hóa và cấu trúc của nó do đó đã được làm sáng tỏ chi tiết. Những hình ảnh nhiễu xạ tia X đầu tiên của virus kết tinh đã được Bernal và Fankuchen thu được vào 1941. Dựa trên những tấm hình này, Rosalind Franklin đã khám phá ra cấu trúc DNA hoàn thiện của loại virus này vào năm 1955. Cùng trong năm đó, Heinz Fraenkel-Conrat và Robley Williams chứng minh được là chiết xuất RNA và vỏ protein của virus khảm thuốc lá có thể tự lắp ráp lại để tạo thành những virus có chức năng, cho thấy cơ chế đơn giản này có thể là cách virus sinh ra trong tế bào vật chủ. Nửa sau của thế kỷ XX đánh dấu một kỉ nguyên vàng cho sự khám phá virus với hầu hết trong số hơn 2.000 loài virus động vật, thực vật và vi khuẩn đã được phát hiện trong những năm này. Năm 1957, virus arteri ở ngựa và virus gây bệnh tiêu chảy ở bò (một loại pestivirus) đã được phát hiện. Năm 1963, virus viêm gan siêu vi B cũng được Baruch Blumberg khám phá, và năm 1965, Howard Temin đã mô tả loại retrovirus đầu tiên. Sau đó, enzym phiên mã ngược ("Reverse transcriptase"), loại enzym quan trọng mà retrovirus sử dụng để phiên mã RNA của chúng thành DNA, được miêu tả lần đầu vào năm 1970, một cách độc lập bởi Howard Martin Temin và David Baltimore. Năm 1983, nhóm nghiên cứu của Luc Montagnier tại Viện Pasteur ở Pháp, đã lần đầu tiên phân lập một loại retrovirus được biết với tên gọi ngày nay là virus suy giảm miễn dịch ở người (HIV). Nguồn gốc. Virus được tìm thấy ở bất cứ nơi nào có sự sống và có thể đã tồn tại kể từ khi tế bào sống đầu tiên được tiến hóa thành. Nguồn gốc của virus không rõ ràng bởi chúng không tạo hóa thạch, vì vậy các kĩ thuật phân tử đã được sử dụng để so sánh RNA hay DNA của virus và là một công cụ hiệu quả để nghiên cứu xem chúng phát sinh ra sao. Nhìn chung, có ba giả thuyết chính để giải thích nguồn gốc của virus: Giả thuyết thoái hóa. Giả thuyết này cho rằng virus có thể đã từng là những tế bào nhỏ ký sinh bên trong những tế bào lớn hơn. Trải qua thời gian, những gen không cần thiết cho sự ký sinh này mất đi. Những vi khuẩn như "Rickettsia" và "Chlamydia" cũng sống trong tế bào và giống như virus, chỉ có thể sinh sản khi ở bên trong tế bào vật chủ. Những vi khuẩn này đã hỗ trợ cho giả thuyết thoái lui, do sự phụ thuộc ký sinh của chúng có thể đã làm mất đi những gen cho phép chúng tồn tại bên ngoài tế bào. Giả thuyết này còn được gọi là "giả thuyết thoái hóa" ("degenracy hypothesis"), hoặc "giả thuyết suy giảm" ("reduction hypothesis"). Giả thuyết nguồn gốc từ tế bào. Theo giả thuyết này, một số virus có thể đã tiến hóa từ những mảnh DNA hay RNA mà "thoát ra" ("escape") từ hệ gen của những sinh vật lớn hơn. DNA thoát ra có thể là từ những plasmid (những đoạn DNA trần mà có thể di chuyển giữa những tế bào) hoặc từ những transposon (những phân tử DNA mà nhân lên và di chuyển quanh những vị trí khác nhau bên trong bộ gen của tế bào). Từng được gọi là những "gen nhảy", transposon là những ví dụ của các yếu tố di truyền di động và có thể là nguồn gốc của một số virus. Chúng được Barbara McClintock phát hiện ở cây ngô vào năm 1950. Đôi khi giả thuyết này còn được gọi là "giả thuyết lang thang" ("vagrancy hypothesis"), hoặc "giả thuyết trốn thoát" ("escape hypothesis"). Giả thuyết đồng tiến hóa. Giả thuyết này còn được gọi là "giả thuyết virus-đầu tiên" ("virus-first hypothesis"), đề xuất rằng virus có thể đã tiến hóa từ những phân tử protein và acid nucleic phức tạp cùng một thời điểm khi tế bào xuất hiện lần đầu trên Trái Đất, và đã không hề bị phụ thuộc vào tế bào trong hàng tỷ năm. Viroid là những phân tử RNA mà không được phân loại là virus bởi chúng thiếu đi lớp vỏ protein. Tuy nhiên, chúng có những đặc tính tương đồng với vài loại virus và thường được gọi là những "tác nhân dưới virus" ("subviral agent"). Viroid là những mầm bệnh quan trọng ở thực vật. Chúng không mã hóa protein nhưng lại tương tác với tế bào chủ và sử dụng bộ máy tế bào vật chủ cho sự nhân lên của chúng. Virus viêm gan siêu vi D trên người cũng có bộ gen RNA tương đồng với viroid nhưng có lớp vỏ protein xuất xứ từ virus viêm gan B và không có khả năng tạo ra lớp vỏ của riêng chúng. Vì vậy, chúng là một loại virus khiếm khuyết và không thể tự nhân lên mà không có virus viêm gan B giúp đỡ. Tương tự như vậy, sputnik virophage cũng bị lệ thuộc vào mimivirus, loại virus lây nhiễm trên "Acanthamoeba castellanii". Những virus phụ thuộc vào sự hiện diện của những loài virus khác trong tế bào vật chủ được gọi là những "vệ tinh" và có thể là đại diện cho một bước trung gian trong quá trình tiến hóa giữa viroid và virus. Sự tranh cãi giữa các giả thuyết về nguồn gốc của virus. Trong quá khứ, tất cả những giả thuyết trên đều gặp phải vấn đề: giả thuyết thoái lui không giải thích được tại sao kể cả những ký sinh nội bào nhỏ nhất cũng không giống với virus ở bất kỳ góc độ nào. Giả thuyết trốn thoát không lý giải được về lớp vỏ capsid phức hợp và các cấu trúc khác của phần tử virus. Giả thuyết virus-đầu tiên thì trái với định nghĩa của virus là chúng đòi hỏi phải có tế bào chủ. Cho đến hiện nay, virus được công nhận là rất cổ xưa và có nguồn gốc mà bắt đầu từ trước cả sự rẽ nhánh của sự sống vào ba vực. Phát hiện này đã khiến những nhà virus học hiện đại phải xem xét và đánh giá lại cả ba giả thuyết cổ điển trên. Bằng chứng về một thế giới của những tế bào RNA tổ tiên và những phân tích máy tính về trình tự DNA của virus và vật chủ đã đem lại sự hiểu biết tốt hơn về mối quan hệ tiến hóa giữa những loại virus khác nhau, và có thể giúp xác định tổ tiên của những virus hiện đại. Cho đến nay, những phân tích này vẫn chưa chứng tỏ được giả thuyết nào ở trên là đúng. Tuy nhiên, có vẻ như ít có khả năng rằng tất cả các virus hiện đang được biết có cùng một tổ tiên chung, và virus có lẽ đã phát sinh nhiều lần trong quá khứ bởi một hay nhiều cơ chế. Prion là những phân tử protein có khả năng lây nhiễm mà không phải DNA hay RNA. Chúng có thể gây các bệnh như bệnh ngứa điên ở cừu ("scrapie"), bệnh viêm não thể bọt biển ở bò (bệnh bò điên) và bệnh suy mòn mãn tính ở hươu; ở con người, những bệnh gây ra bởi prion bao gồm bệnh Kuru, bệnh Creutzfeldt–Jakob, và hội chứng Gerstmann–Sträussler–Scheinker. Prion có khả năng nhân lên do một số protein có thể tồn tại ở hai hình dạng khác nhau, và prion thay đổi hình dạng thông thường của protein vật chủ thành dạng prion. Điều này sẽ phát động một phản ứng chuỗi khi mỗi protein prion biến đổi nhiều protein vật chủ thành nhiều prion hơn, và những prion mới này lại tiếp tục biến đổi càng lúc càng nhiều protein thành prion hơn nữa; và tất cả những bệnh liên quan tới prion được biết đến đều dẫn đến tử vong. Mặc dù những prion về cơ bản khá khác biệt với virus và viroid, thì sự khám phá ra chúng đã làm gia tăng niềm tin vào học thuyết rằng virus có thể đã tiến hóa từ những phân tử tự sao chép. Sinh học. Đặc điểm đời sống. Có những ý kiến khác nhau về việc liệu virus có phải là một dạng sống không, hay chỉ là những cấu trúc hữu cơ tương tác với những sinh vật sống. Chúng đã được mô tả là "những sinh vật bên lề của sự sống" ("organisms at the edge of life"), do chúng giống với những cơ thể sống ở chỗ chúng mang những gen và tiến hóa nhờ quá trình chọn lọc tự nhiên, và có thể sinh sản băng cách tạo ra rất nhiều bản sao của chính chúng bằng cách tự lắp ráp. Dù vậy, chúng lại không có cấu trúc tế bào, thứ mà thường được coi như đơn vị cơ bản của sự sống. Virus cũng không có hệ thống trao đổi chất của riêng chúng, và đòi hỏi phải có một tế bào chủ để tạo ra cá thể mới. Chúng do đó không thể sinh sản tự nhiên bên ngoài tế bào vật chủ – dù một số loài vi khuẩn như "Rickettsia" và "Chlamydia" được công nhận là sinh vật sống cũng có giới hạn tương tự. Những dạng sống được chấp nhận thường phải sử dụng phân chia tế bào để sinh sản, trong khi virus lại tự lắp ráp bên trong tế bào. Chúng cũng khác với sự tăng trưởng tự động của những tinh thể, do chúng được thừa hưởng những đột biến di truyền và phải chịu sự chọn lọc tự nhiên. Sự tự lắp ráp của virus trong tế bào chủ có ý nghĩa quan trọng cho việc nghiên cứu nguồn gốc sự sống, và củng cố niềm tin cho giả thuyết về việc sự sống có thể đã bắt đầu từ những phân tử hữu cơ tự lắp ráp. Cấu trúc. Virus rất đa dạng về kích thước và hình dạng, được gọi chung là những hình thái của virus. Nhìn chung, virus có kích cỡ nhỏ hơn vi khuẩn. Hầu hết các virus được nghiên cứu có đường kính trong khoảng từ 20 đến 300 nanomet. Một số filovirus có tổng chiều dài lên tới 1400 nm; dù đường kính của chúng chỉ vào khoảng 80 nm. Đa phần các virus đều không thể quan sát được bằng kính hiển vi quang học, cho nên kính hiển vi điện tử quét và truyền qua được sử dụng để trực quan hóa những virion. Để gia tăng sự tương phản giữa virus và xung quanh, người ta phải sử dụng những "vết nhuộm" ("stain") với mật độ electron dày đặc. Những dung dịch muối của những kim loại nặng, như wolfram, có thể phân tán electron khỏi những vùng được các vết nhuộm che phủ. Nếu virion được bao bọc bằng các vết nhuộm (nhuộm dương tính), những chi tiết tỉ mỉ sẽ bị che mờ. Phương pháp nhuộm âm tính vì thế sẽ giúp khắc phục vấn đề này khi chỉ nhuộm màu môi trường nền. Một phần tử (hạt) virus hoàn chỉnh - được gọi virion - bao gồm acid nucleic được bao bọc bởi một lớp vỏ protein bảo vệ gọi là capsid. Lớp vỏ này được tạo thành từ những tiểu đơn vị protein giống hệt nhau gọi là capsomer. Ngoài ra, virus có thể có một vỏ bọc bằng lipid có xuất xứ từ màng tế bào vật chủ. Vỏ capsid được tạo ra từ protein được dịch mã bởi bộ gen của virus và hình dạng của chúng chính là cơ sở để phân biệt về mặt hình thái học. Các tiểu đơn vị protein do virus mã hóa sẽ tự lắp ráp để tạo nên vỏ capsid, nhìn chung sẽ đòi hỏi sự có mặt của bộ gen virus. Những virus phức tạp còn mã hóa những protein trợ giúp cho quá trình xây dựng capsid của chúng. Những protein mà kết hợp với acid nucleic được biết với tên nucleoprotein, và sự kết hợp của những protein ở capsid với acid nucleic của virus được gọi là một nucleocapsid. Vỏ capsid và toàn bộ cấu trúc virus có thể được thăm dò vật lý (cơ học) thông qua kính hiển vi lực nguyên tử. Nhìn chung, có bốn hình thái virus chính: Xoắn ốc. Những virus này được tạo thành từ một loại capsomer duy nhất xếp chồng lên quanh một trục trung tâm để tạo nên cấu trúc xoắn ốc, có thể có một khoang trung tâm hoặc là một ống rỗng. Sự sắp xếp này dẫn đến việc tạo ra những virion dạng hình que hay sợi, chúng có thể ngắn và rất cứng, hoặc dài và rất linh hoạt. Vật liệu di truyền nhìn chung là RNA sợi đơn (ssRNA), nhưng đôi khi là DNA sợi đơn (ssDNA), và được gắn chặt với chuỗi xoắn protein bằng những tương tác giữa acid nucleic mang điện tích âm và phần điện tích dương trên protein. Nói chung, độ dài của vỏ capsid xoắn ốc có liên quan tới độ dài của acid nucleic bên trong nó và đường kính thì phụ thuộc vào kích thước và cách sắp xếp các capsomer. Loại virus khảm thuốc lá - mà đã được nghiên cứu kĩ lưỡng - là một ví dụ của virus dạng xoắn ốc. Khối hai mươi mặt đều. Hầu hết virus động vật đều có dạng khối hai mươi mặt đều hoặc gần hình cầu với hai mươi mặt đều đối xứng (nhị thập diện đều). Một khối hai mươi mặt đều bình thường là cách tối ưu để tạo nên một vỏ khép kín từ những tiểu đơn vị giống y như nhau. Số lượng các capsomer tối thiểu cần đến là 12, trong đó mỗi capsomer tạo thành từ năm tiểu đơn vị y hệt nhau. Nhiều virus, ví dụ rotavirus, có nhiều hơn 12 capsomer và xuất hiện dưới dạng hình cầu nhưng vẫn giữ tính đối xứng. Capsomer tại mỗi đỉnh được bao quanh bởi 5 capsomer khác gọi là penton. Capsomer trên những mặt hình tam giác thì được bao quanh bởi 6 và gọi là hexon. Hexon về bản chất thường phẳng và penton, cấu trúc tạo nên 12 đỉnh, lại thường cong. Cùng một protein cũng có thể là tiểu đơn vị của cả penton và hexon, hoặc chúng có thể được cấu tạo bởi những protein khác nhau. Kéo dài. Có cấu trúc một khối hai mươi mặt đều được kéo dài gấp năm lần theo chiều dài của trục; đây cũng cách sắp xếp phổ biến ở đầu của mỗi bacteriophage. Nó tạo thành một hình trụ với nắp đậy ở hai đầu. Phức tạp. Những virus này có một capsid mà không hoàn toàn xoắn hay hoàn toàn khối hai mươi mặt đều, và có thể mang những cấu trúc thêm vào như đuôi protein hoặc một vách ngăn ngoài phức hợp. Một số bacteriophages, như Enterobacteria phage T4, có cấu trúc phức tạp bao gồm một đầu hình khối hai mươi mặt đều gắn với một đuôi xoắn; đuôi này có thể có một đĩa nền lục giác đều với các sợi đuôi protein nhô ra. Cấu trúc đuôi này đóng vai trò một ống tiêm phân tử, giúp gắn vào vi khuẩn vật chủ rồi sau đó bơm bộ gen của virus vào bên trong tế bào. Vỏ bọc virus. Một vài loài virus bao phủ bản thân chúng bằng một lớp vỏ bọc, là một dạng chỉnh sửa của một trong những màng tế bào: có thể là lớp màng ngoài bao quanh tế bào vật chủ bị nhiễm, hoặc màng trong như màng nhân hay mạng lưới nội chất, tạo ra một lớp lipid kép bao ngoài được gọi là vỏ bọc virus ("viral envelope"). Màng này được đính vào những protein mã hóa bởi bộ gen virus và bộ gen vật chủ; ngoài ra, tất cả màng lipid và bất cứ carbohydrat đều có nguồn gốc từ vật chủ. Virus cúm và HIV là ví dụ cho những loại sử dụng chiến thuật này. Hầu hết các virus có màng đều phụ thuộc vào lớp vỏ của chúng để có thể xâm nhiễm vào vật chủ. Virus lớn. poxvirus là những virus lớn, phức tạp có hình thái bất thường. Bộ gen của chúng được gắn với protein bên trong một cấu trúc đĩa ở trung tâm gọi là một nucleoid. Nucleoid được bao quanh bởi một lớp màng và hai cơ quan ở hai bên mà không rõ chức năng. Virus có một vỏ bọc ngoài với một lớp protein dày đính trên bề mặt vỏ bọc. Về tổng thể, virion của poxvirus là đa hình thái, do có thể có hình dạng trứng hoặc hình dạng gạch. Mimivirus là virus lớn nhất thường được biết, với đường kính vỏ capsid là 400 nm. Các sợi protein có thể nhô lên khỏi bề mặt với chiều dài lên tới 100 nm. Vỏ capsid có dạng đa giác đều dưới kính hiển vi điện tử, do đó có thể đây là một virus dạng khối hai mươi mặt đều. Năm 2011, các nhà nghiên cứu đã khám phá ra một virus lớn hơn ở đáy đại dương gần bờ biển Las Cruces, Chile. Nó tạm được đặt tên là "Megavirus chilensis", và có thể nhìn thấy được dưới kính hiển vi quang học cơ bản. Một số loại virus khác. Một vài loại virus mà lây nhiễm vào vi khuẩn cổ có cấu trúc phức tạp mà không liên quan tới bất kỳ dạng virus nào khác, với những hình dạng bất thường rất đa dạng, từ những cấu trúc hình con suốt, cho tới hình que có móc, hình giọt nước, hay thậm chí cả hình cái chai. Những virus trên vi khuẩn cổ giống khác thì tương tự với những bacteriophage có đuôi, và có thể có nhiều dạng cấu trúc đuôi khác nhau. Bộ gen. Có rất nhiều cấu trúc bộ gen có thể được nhìn thấy ở các loài virus; chúng là nhóm có sự đa dạng cấu trúc bộ gen nhiều hơn thực vật, động vật, vi khuẩn hay vi khuẩn cổ. Có tới hàng triệu loại virus khác nhau, dù mới chỉ có khoảng 7.000 trong số đó đã được mô tả chi tiết. Cho đến tháng 1 năm 2021, cơ sở dữ liệu bộ gen virus của Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia Hoa Kỳ (NCBI) lưu trữ hơn 193.000 trình tự bộ gen hoàn chỉnh, nhưng chắc chắn còn nhiều vấn đề cần khám phá. Một virus có các gen DNA hay RNA được gọi tương ứng là một virus DNA hoặc virus RNA. Phần lớn virus có bộ gen là RNA. Virus thực vật có xu hướng có bộ gen RNA sợi đơn và bacteriophage thường có bộ gen DNA sợi đôi. Bộ gen virus có dạng mạch vòng, như ở polyomavirus, hay mạch thẳng, như ở adenovirus. Loại acid nucleic không liên quan tới hình dạng của bộ gen. Ở các virus RNA hay một số virus DNA, bộ gen thường được phân làm các phần riêng biệt, gọi là "bị phân đoạn". Với virus RNA, mỗi phân đoạn thường mã hóa cho chỉ một protein và chúng thường được tìm thấy với nhau trong một capsid. Tuy nhiên, tất cả phân đoạn không bắt buộc phải ở trong cùng một virion của virus để có thể xâm nhiễm, như được minh chứng ở virus khảm brom và vài loại virus thực vật khác. Bộ gen virus, bất kể là loại acid nucleic nào, gần như luôn luôn có dạng sợi đơn hay sợi đôi. Bộ gen sợi đơn chứa một acid nucleic không bắt cặp, giống như một nửa của một cái thang bị cắt làm đôi ở giữa. Bộ gen sợi đôi có chứa hai acid nucleic bắt cặp bổ sung cho nhau, giống như toàn bộ cái thang. Những phần tử của một số họ virus, chẳng hạn những loại thuộc họ "Hepadnaviridae", có một bộ gen mà một phần sợi đơn và một phần sợi đôi. Với hầu hết virus có bộ gen RNA và một số với bộ gen DNA sợi đơn, những sợi đơn lẻ được cho là có tính dương (+) hoặc tính âm (-), tùy thuộc vào liệu chúng có bổ sung với RNA thông tin (mRNA) của virus hay không. RNA dương tính tức là có cùng tính với mRNA và do vậy có ít nhất một phần của nó có thể dịch mã trực tiếp bởi tế bào vật chủ. RNA âm tính thì bổ sung với mRNA và do vậy phải được chuyển thành RNA dương tính bởi một enzym RNA polymerase phụ thuộc RNA trước khi dịch mã. Danh pháp DNA với virus bộ gen ssDNA đơn tính thì tương tự như danh pháp RNA, trong đó "sợi mã hóa" cho mRNA của virus thì bổ sung với nó (-) và "sợi không mã hóa" là một bản sao của nó (+). Tuy nhiên, một vài loại virus ssDNA và ssRNA có bộ gen lưỡng tính trong đó sự phiên mã và dịch mã có thể xảy ở cả hai loại sợi trong một trung gian sao chép dạng sợi đôi. Ví dụ như geminivirus, những virus thực vật có bộ gen ssDNA, và arenavirus, những virus động vật có bộ gen ssRNA. Kích thước bộ gen khác biệt rất lớn giữa các loài. Bộ gen virus nhỏ nhất – circovirus ssDNA, thuộc họ "Circoviridae" – chỉ mã hóa cho hai loại protein và có kích cỡ bộ gen vào khoảng 2 nghìn cặp base; bộ gen lớn nhất – của mimivirus – có kích thước bộ gen lên tới hơn 1,2 triệu cặp base và mã hóa cho hơn 1000 protein. Nói chung, virus RNA có bộ gen nhỏ hơn virus DNA do có tỷ lệ lỗi cao hơn khi sao chép, và có giới hạn trên về kích thước tối đa. Khi vượt qua giới hạn này, những lỗi trong bộ gen khi sao chép sẽ làm cho virus trở nên vô dụng hoặc không có tính cạnh tranh. Để khắc phục điều này, virus RNA thường có bộ gen phân đoạn – chia bộ gen thành những phân tử nhỏ hơn – để làm giảm xác suất mà một lỗi trong một bộ gen đơn phần sẽ làm mất khả năng của toàn bộ bộ gen. Trái ngược lại, virus DNA thường có bộ gen lớn hơn do độ chính xác cao của những enzym sao chép của chúng. Tuy nhiên những virus DNA sợi đơn là một ngoại lệ của quy luật này, bởi tỷ lệ đột biến ở bộ gen những loại này có thể đạt đến mức cực đại như ở trường hợp virus RNA sợi đơn. Virus cũng trải qua sự biến đổi di truyền theo một số cơ chế. Chúng bao gồm một quá trình gọi là biến động di truyền (hay trôi dạt di truyền, "gentic drift") khi những base đơn lẻ trong RNA hoặc DNA đột biến thành những base khác. Hầu hết những đột biến điểm này đều "im lặng" – không thay đổi protein mà gen đó mã hóa – nhưng số khác lại có thể đem tới những lợi thế về tiến hóa như sự đề kháng với các thuốc kháng virus. Sự trôi dạt kháng nguyên diễn ra khi có một thay đổi lớn trong bộ gen của virus, có thể là hệ quả của tái tổ hợp hoặc tái sắp xếp vật liệu di truyền. Khi điều này xảy ra với virus cúm, những đại dịch có thể sẽ xảy ra. Virus RNA thường tồn tại ở dạng những loài giả (hay "biến chủng", "quasispecies") hoặc những đám virus của cùng một loài nhưng có trình tự nucleoside của bộ gen hơi khác nhau. Những biến chủng này là mục tiêu chính của chọn lọc tự nhiên. Những bộ gen phân đoạn cũng đem tới những lợi thế tiến hóa; các chủng khác nhau của cùng một virus với bộ gen phân đoạn có thể xáo trộn ngẫu nhiên và tổ hợp các gen để sản xuất ra những virus thế hệ sau (con cái) có những đặc tính độc nhất vô nhị. Điều này gọi là sự tái sắp xếp hay "sự giao phối của virus" ("viral sex"). Tái tổ hợp di truyền là quá trình mà một sợi DNA bị phá vỡ và sau đó nhập vào đoạn cuối của một phân tử DNA khác. Điều này có thể xảy ra đồng thời khi virus xâm nhiễm vào tế bào và những nghiên cứu về sự tiến hóa của virus đã cho thấy rằng tái tổ hợp rất tràn lan ở các loài được nghiên cứu. Nó phổ biến ở cả virus RNA lẫn virus DNA. Chu trình nhân lên. Những quần thể virus - do là những thực thể vô bào - nên không thể tăng trưởng thông qua sự phân chia tế bào. Thay vào đó, chúng sử dụng bộ máy và hệ trao đổi chất của tế bào vật chủ để tạo ra rất nhiều bản sao của chính chúng, và tự lắp ráp ở bên trong đó. Chu trình sống của virus có sự khác nhau rất lớn giữa các loài, nhưng nhìn chung có 6 giai đoạn cơ bản trong chu trình sống (vòng đời) của virus: Vật liệu di truyền bên trong, và phương pháp nhân lên của những vật liệu đó, khác nhau đáng kể giữa những loại virus khác nhau. Ảnh hưởng đến tế bào vật chủ. Phạm vi của những tác động về cấu trúc và sinh hóa của virus lên tế bào vật chủ là rất rộng lớn. Chúng được gọi là những "tác động bệnh tích tế bào". Hầu hết những sự xâm nhiễm virus cuối cùng đều dẫn đến cái chết của tế bào vật chủ. Nguyên nhân gây ra chết bao gồm làm tan tế bào (tiêu bào), thay đổi màng ngoài tế bào và chết rụng tế bào. Thường tế bào bị chết là do việc ngừng lại các hoạt động thông thường của nó gây ra do sự ức chế của những protein đặc trưng của virus, dù không phải tất cả số đó đều là thành phần của các hạt virus. Một số virus không gây ra sự thay đổi rõ ràng đối với tế bào bị nhiễm. Tế bào mà virus tiềm tan và bất hoạt thì cho thấy rất ít dấu hiệu bị nhiễm và thường hoạt động bình thường. Điều này gây nên sự nhiễm bệnh dai dẳng và virus thường 'ngủ đông' trong nhiều tháng hoặc nhiều năm. Điển hình cho việc này là những virus herpes. Một số loại, như virus Epstein-Barr, có thể khiến tế bào tăng sinh mà không gây ra khối u ác tính, trong khi một số loại khác như virus papilloma lại được xem là một nguyên nhân được xác nhận của bệnh ung thư. Biên độ vật chủ. Virus chính là những thực thể sinh học dồi dào nhất từ trước tới nay trên Trái Đất, và chúng có số lượng đông hơn tất cả những loài khác cộng lại với nhau. Chúng có thể xâm nhiễm lên tất cả các dạng tế bào bao gồm của động vật, thực vật, vi khuẩn, vi khuẩn cổ và nấm. Tuy nhiên, những loại khác nhau của virus thì chỉ có thể lây nhiễm trên một phạm vi giới hạn những vật chủ khác nhau, và nhiều loại có tính đặc hiệu loài. Một số, ví dụ như virus đậu mùa, chỉ có thể nhiễm vào một loài duy nhất – trong trường hợp này là con người, và vì thế chúng được nói rằng có "biên độ vật chủ" ("host range") hẹp. Những virus khác, ví dụ như virus dại, có thể lây lan trên nhiều loài động vật có vú, và do vậy có biên độ rộng. Virus mà chỉ lây nhiễm vào thực vật thì vô hại với động vật, và hầu hết virus mà xâm nhiễm lên các động vật khác thì vô hại với con người. Biên độ vật chủ của một số virus vi khuẩn - bacteriophage - thì bị giới hạn vào chỉ duy nhất một chủng vi khuẩn và chúng có thể được dùng để truy nguyên nguồn gốc bùng phát bệnh truyền nhiễm bằng một phương pháp gọi là phân loại bằng phage ("phage typing"). Phân loại. Phân loại virus tìm cách mô tả tính đa dạng của virus bằng cách đặt tên và nhóm chúng dựa trên cơ sở là những điểm tương đồng. Năm 1962, André Lwoff, Robert Horne, và Paul Tournier là những người đầu tiên phát triển một phương pháp phân loại virus, dựa trên hệ thống thứ bậc của Linnaeus. Hệ thống này tạo cơ sở cho sự phân loại theo ngành, lớp, bộ, họ, chi và loài. Virus được nhóm lại dựa theo những thuộc tính chung của chúng (mà không phải của vật chủ) và loại acid nucleic tạo nên bộ gen. Về sau, Ủy ban Quốc tế về Phân loại Virus được thành lập. Tuy nhiên, virus không được phân loại theo ngành hay lớp, do bộ gen có kích thước nhỏ và tỷ lệ đột biến cao khiến chúng khó xác định tổ tiên ở trên cấp Bộ. Vì vậy, hệ thống phân loại Baltimore đã được sử dụng để bổ sung thay thế cho các cấp bậc truyền thống này. Hệ thống phân loại ICTV. Ủy ban Quốc tế về Phân loại Virus (ICTV) đã phát triển hệ thống phân loại hiện hành và viết ra các hướng dẫn mà đề cao hơn đến các thuộc tính nhất định của virus để duy trì tính thống nhất của chúng trong một họ. Một hệ thống phân loại thống nhất đã được thành lập. Báo cáo lần thứ 7 của ICTV đã chính thức hóa lần đầu tiên khái niệm loài virus như là taxon (nhóm) thấp nhất trong hệ thống thứ bậc phân nhánh của các nhóm virus. Tuy nhiên, hiện tại chỉ có một phần nhỏ trong sự đa dạng của virus được nghiên cứu: phân tích các mẫu lấy từ con người cho thấy rằng có khoảng 20% trình tự virus được phục hồi là chưa từng được nhìn thấy trước đó, phân tích các mẫu lấy từ môi trường, như nước biển và trầm tích đại dương, giúp phát hiện ra một lượng lớn những trình tự mà hoàn toàn mới lạ với con người. Cấu trúc hệ thống phân loại chung như sau: Theo bảng phân loại năm 2013 của ICTV, có sáu bộ được xác lập, bao gồm Caudovirales, Herpesvirales, Mononegavirales, Nidovirales, Picornavirales và Tymovirales. Bộ thứ bảy Ligamenvirales cũng đã được đề xuất. Ủy ban không chính thức phân biệt các phân loài, chủng và dòng phân lập. Tổng cộng hiện nay có 7 bộ, 87 họ, 19 phân họ, 349 chi và khoảng 2.827 loài Hệ thống phân loại Baltimore. Nhà sinh vật học từng đoạt giải Nobel - David Baltimore đã phát minh ra hệ thống phân loại Baltimore. Nó được sử dụng kết hợp với hệ thống phân loại ICTV trong phân loại virus hiện đại. Baltimore phân loại virus dựa trên cơ chế sản xuất RNA thông tin (mRNA). Virus phải tạo ra mRNA từ bộ gen của chúng để sản xuất protein và sao chép chính chúng, nhưng có những cơ chế khác nhau đã được sử dụng để đạt được điều này trong mỗi họ virus. Bộ gen virus có thể là sợi đơn (ss) hoặc sợi đôi (ds), RNA hoặc DNA, và có thể sử dụng enzym phiên mã ngược (RT) hoặc không. Thêm vào đó, những virus ssRNA có thể là dương bản (+) hoặc âm bản (−). Hệ thống phân loại này sắp xếp virus vào 7 nhóm: Lấy một ví dụ, virus thủy đậu, Varicella zoster virus (VZV), thuộc về bộ Herpesvirales, họ "Herpesviridae", phân họ "Alphaherpesvirinae", và chi "Varicellovirus". VZV thuộc nhóm I trong Phân loại Baltimore do nó là một virus DNA sợi đôi và không sử dụng phiên mã ngược. Bệnh virus ở con người. Những ví dụ về các loại bệnh thông thường ở người gây ra do virus bao gồm cảm lạnh, cúm, thủy đậu và mụn rộp ở môi. Nhiều bệnh nghiêm trọng như ebola, AIDS, cúm gia cầm, và SARS cũng gây ra bởi virus. Một số bệnh đang được điều tra xem liệu chúng cũng có một virus là tác nhân gây bệnh không, chẳng hạn mối liên hệ nếu có giữa virus herpes 6 ở người (HHV6) và các bệnh thần kinh như bệnh đa xơ cứng và hội chứng mệt mỏi mãn tính. Có những tranh cãi xung quanh bornavirus, trước thường được coi là gây nên các bệnh thần kinh ở ngựa, có thể nào là thủ phạm của những bệnh tâm thần ở người hay không. Các virus có những cơ chế gây bệnh khác nhau ở một sinh vật, phụ thuộc phần lớn vào loài virus. Cơ chế ở cấp độ tế bào chủ yếu là tiêu bào - sự mở tan và cái chết của tế bào sau đó. Ở các sinh vật đa bào, nếu có đủ số lượng tế bào chết, toàn bộ cơ thể sẽ bắt đầu chịu tác động. Mặc dù virus cũng gây nên sự gián đoạn của cân bằng nội môi khỏe mạnh, gây nên bệnh tật, chúng có thể cùng tồn tại một cách vô hại bên trong một sinh vật. Một ví dụ là khả năng của virus herpes đơn dạng, nguyên nhân gây ra bệnh rộp môi, có thể duy trì trạng thái bất hoạt bên trong cơ thể người. Đây gọi là trạng thái tiềm ẩn ("latency") và là một đặc tính của các virus herpes, bao gồm virus Epstein-Barr, gây ra bệnh sốt tuyến, và virus varicella zoster, loại gây ra thủy đậu và zona. Hầu hết loài người đều đã từng nhiễm ít nhất một trong số các loại virus herpes. Tuy nhiên, những virus tiềm ẩn này đôi khi có thể có lợi, vì sự có mặt của virus làm gia tăng sự miễn dịch chống lại các mầm bệnh vi khuẩn, ví dụ như "Yersinia pestis". Một số loại virus có thể gây ra sự nhiễm bệnh mãn tính hoặc suốt đời, khi mà virus tiếp tục nhân lên trong cơ thể bất kể có những cơ chế phòng ngự của vật chủ. Điều này rất phổ biến với bệnh do virus viêm gan B và viêm gan C. Những người bị nhiễm bệnh mãn tính gọi là những người mang ("carrier"), do họ đóng vai trò một nguồn dự trữ loại virus xâm nhiễm. Ở những quần thể có tỷ lệ người mang cao, căn bệnh được coi là có tính địa phương. Dịch tễ học. Dịch tễ học virus là một nhánh của y học, nghiên cứu sự lây truyền và kiểm soát bệnh truyền nhiễm do virus gây ra ở con người. Sự lây truyền của virus có thể theo chiều dọc, tức từ mẹ sang con, hoặc chiều ngang, tức từ người này sang người khác. Những ví dụ về truyền bệnh theo chiều dọc là virus viêm gan B và HIV, ở đây trẻ con sinh ra đã bị nhiễm virus lây từ mẹ. Một ví dụ khác, hiếm hơn, là virus varicella zoster, loại mặc dù chỉ gây ra sự nhiễm bệnh tương đối nhẹ ở người, lại có thể gây tử vong với thai nhi và trẻ sơ sinh. Truyền bệnh theo chiều ngang là cơ chế lây lan virus phổ biến nhất trong quần thể. Sự lây bệnh có thể xảy ra khi: chất dịch cơ thể được trao đổi trong hoạt động tình dục (ví dụ HIV); máu được trao đổi do truyền máu bị nhiễm bệnh hoặc dùng chung kim tiêm (ví dụ virus viêm gan C); trao đổi nước bọt qua đường miệng (ví dụ virus Epstein-Barr); thực phẩm và nước bị nhiễm bẩn đi qua đường tiêu hóa (ví dụ norovirus); hít phải các sol khí chứa virion (ví dụ virus cúm); và các vector côn trùng như muỗi đưa mầm bệnh xâm nhập qua da của người bệnh (ví dụ sốt xuất huyết). Tỷ lệ hoặc tốc độ lây truyền bệnh virus phụ thuộc vào các nhân tố như mật độ dân số, số cá thể nhạy cảm (như những người không miễn dịch), chất lượng y tế và thời tiết. Dịch tễ học được ứng dụng để phá vỡ chuỗi lây nhiễm trong các quần thể đang phải chịu sự bùng phát dịch bệnh do virus. Các phương pháp kiểm soát được dựa trên những kiến thức về cách mà virus lây lan. Việc tìm ra nguồn bệnh của sự bùng phát dịch và việc xác định virus rất quan trọng. Một qua virus đã được định danh, chuỗi lan truyền có thể được phá vỡ nhờ các vắc-xin; hoặc khi vắc-xin không có sẵn thì vệ sinh và khử trùng cũng có thể có hiệu quả. Thông thường, những người nhiễm bệnh bị cô lập khỏi phần còn lại của cộng đồng, và những người đã tiếp xúc với virus sẽ bị đặt trong tình trạng cách ly. Để khống chế sự bùng phát bệnh lở mồm long móng ở bò tại Anh năm 2001, hàng ngàn con bò đã bị giết. Hầu hết bệnh truyền nhiễm do virus ở người và các động vật khác có thời kỳ ủ bệnh khi sự nhiễm bệnh không gây ra dấu hiệu hay triệu chứng nào. Thời gian ủ bệnh do virus dao động từ một vài ngày đến vài tuần, được biết với hầu hết bệnh do virus. Mặc dù có hơi chồng lấn lên nhau, nhưng chủ yếu diễn ra sau thời kỳ ủ bệnh là một thời kỳ lây lan— giai đoạn mà một cá thể nhiễm bệnh dễ lây nhiễm và có thể lây sang những người hay động vật khác. Điều này cũng xảy ra với nhiều bệnh virus, và hiểu biết về độ dài của hai thời kỳ rất quan trọng đối với sự kiểm soát các trận dịch. Khi sự bùng phát gây nên một tỷ lệ cao bất thường các ca bệnh trong một cộng đồng hay một vùng, chúng được gọi là những "dịch bệnh" hay "dịch" ("epidemic"). Nếu sự bùng phát lan ra toàn thế giới, chúng được xem như những "đại dịch" ("pandemic"). Dịch và đại dịch. Những quần thể người Mỹ bản địa đã bị tàn phá bởi những căn bệnh truyền nhiễm, đặc biệt bệnh đậu mùa, do những thực dân châu Âu mang tới châu Mỹ. Người ta không rõ là đã có bao nhiêu người Mỹ bản địa bị chết do những căn bệnh ngoại lai xuất hiện sau sự có mặt của Columbus ở châu Mỹ, nhưng đã ước tính là lên tới 70% dân số bản địa. Sự hủy diệt do những căn bệnh này gây ra đã hỗ trợ đáng kể cho nỗ lực của người châu Âu để thay thế và chinh phục những cộng đồng bản địa nơi đây. Nhìn chung, một đại dịch là một dịch bệnh mang tính toàn cầu. Đại dịch cúm 1918, diễn ra cho đến năm 1919, là một đại dịch cúm nằm trong nhóm 5 (nhóm nghiêm trọng nhất) trong Chỉ số Nghiêm trọng của Đại dịch (PSI), gây ra bởi một dạng virus cúm A nguy hiểm chết người và nghiêm trọng một cách bất thường. Các nạn nhân thường là những thanh niên khỏe mạnh, trái ngược với hầu hết các dịch cúm khác vốn chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em, người già, hoặc nếu không là những bệnh nhân ốm yếu. Những ước tính ban đầu nói rằng dịch cúm này đã giết chết khoảng 40–50 triệu người, trong khi những nghiên cứu gần đây hơn đề xuất rằng nó có thể đã giết hại lên tới 100 triệu người, tức khoảng 5% dân số thế giới chỉ trong năm 1918. Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng virus HIV có xuất xứ từ châu Phi cận Sahara trong thế kỷ XX; nó hiện nay được công nhận là một đại dịch, với ước tính khoảng 38,6 triệu người hiện sống với căn bệnh này trên toàn thế giới. Chương trình Phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính rằng AIDS đã giết hại hơn 25 triệu người tính từ khi được ghi nhận lần đầu vào 5 tháng 6 năm 1981, khiến nó là một trong những dịch bệnh hủy hoại nhất được ghi lại trong lịch sử. Chỉ trong năm 2007, có thêm khoảng 2,7 triệu ca nhiễm HIV mới và thêm 2 triệu người chết có liên quan tới HIV. Một số mầm bệnh virus cực kỳ nguy hiểm khác là những thành viên của họ "Filoviridae". Filovirus là những virus gây ra bệnh sốt xuất huyết siêu vi, bao gồm virus Ebola và virus Marburg. Virus Marburg đã thu hút sự quan tâm rộng rãi của báo chí vào tháng 4 năm 2005 với một trận bùng phát đầu tiên ở Angola. Bệnh do vi rút Ebola cũng gây ra các đợt bùng phát không liên tục với tỷ lệ tử vong cao, kể từ năm 1976 khi lần đầu tiên được xác định. Tồi tệ và gần đây nhất là dịch bệnh tại Tây Phi năm 2014. Ngoại trừ bệnh đậu mùa, hầu hết các đại dịch đều do virus mới tiến hóa gây ra. Các virus "mới nổi" này thường là đột biến của những loại virus ít gây hại hơn đã từng lưu hành trước đây ở người hoặc động vật khác. Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) và hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) đều do các chủng coronavirus mới gây ra. Các chủng coronavirus khác được biết đến là đã gây ra những bệnh nhiễm trùng nhẹ ở người, do vậy độc lực và sự lây lan nhanh chóng của SARS—vào tháng 7 năm 2003 đã gây ra khoảng 8.000 ca nhiễm và 800 ca tử vong—là điều không ngờ và hầu hết các quốc gia đều không chuẩn bị sẵn sàng để ứng phó. Một chủng liên quan tới coronavirus, virus corona gây hội chứng hô hấp cấp tính nặng 2 (SARS-CoV-2), được cho là có nguồn gốc từ loài dơi, xuất hiện tại Vũ Hán, Trung Quốc vào tháng 11 năm 2019 và nhanh chóng lây lan trên toàn thế giới. Các trường hợp lây nhiễm virus này đã gây ra đại dịch COVID-19 bắt đầu vào năm 2020. Nhằm đối phó với đại dịch, những hạn chế chưa từng có trong thời bình đã được đặt ra đối với việc đi lại quốc tế, và lệnh giới nghiêm đã được áp dụng tại một số thành phố lớn trên thế giới. Ung thư. Virus là một nguyên nhân được công nhận của bệnh ung thư ở con người và các loài khác. Ung thư do virus chỉ xảy ra ở một số ít người (hay động vật) bị nhiễm. Virus ung thư đến từ một loạt các họ virus, ở cả hai nhóm virus RNA và DNA, và không có bất kỳ loại đơn lẻ nào là "oncovirus" (một thuật ngữ đã lỗi thời ban đầu dùng để chỉ retrovirus chuyển đổi cấp). Sự phát triển của ung thư do virus được xác định bởi nhiều nhân tố, như sự miễn dịch của vật chủ và những đột biến bên trong vật chủ. Virus được đồng thuận là gây ra bệnh ung thư ở người bao gồm một số kiểu gen của các loại virus papilloma ở người, virus viêm gan B, virus viêm gan C, virus Epstein-Barr, virus herpes ung thư mô liên kết Kaposi và virus ưa lympho T ở người. Một loại virus ung thư ở người mới khám phá gần đây là polyomavirus (virus polyoma tế bào Merkel) mà gây ra phần lớn các ca của một dạng ung thư da hiếm gặp gọi là ung thư biểu mô tế bào Merkel. Những virus viêm gan cũng có thể phát triển thành bệnh virus mãn tính mà dẫn tới ung thư gan. Sự xâm nhiễm của virus ưa bạch cầu T ở người cũng có thể dẫn tới chứng liệt cứng chi dưới nhiệt đới và ung thư bạch cầu tế bào T trưởng thành. Virus papilloma cũng được xác định là một trong những nguyên nhân của các dạng ung thư cổ tử cung, da, hậu môn, và dương vật. Trong họ "Herpesviridae", virus herpes ung thư mô liên kết Kaposi gây ra bệnh ung thư mô liên kết Kaposi (Kaposi's sarcoma) và ung thư hạch khoang cơ thể, và virus Epstein–Barr gây ra ung thư hạch Burkitt, ung thư hạch Hodgkin, rối loạn tăng sinh lympho B và ung thư vòm họng. Virus polyoma tế bào Merkel cũng có sự liên hệ mật thiết với SV40 và virus polyoma ở chuột mà đã được sử dụng như những mô hình tiêu biểu cho virus gây ung thư ở động vật trong hơn 50 năm qua. Cơ chế phòng ngự của vật chủ. Rào chắn bảo vệ đầu tiên của cơ thể chống lại virus là hệ thống miễn dịch tự nhiên. Nó bao gồm những tế bào và các cơ chế khác giúp bảo vệ vật chủ chống lại sự xâm nhiễm một cách không đặc hiệu. Điều này có nghĩa là những tế bào của hệ thống tự nhiên sẽ ghi nhận và phản ức với mầm bệnh theo một cách chung chung, nhưng không giống với hệ thống miễn dịch thích ứng, nó không cung cấp sự miễn dịch bảo vệ hoặc lâu dài với vật chủ. Can thiệp RNA là một cơ chế phòng ngự bẩm sinh khác chống lại virus. Nhiều loại virus có chiến lược nhân lên mà có sự tham gia của RNA sợi đôi (dsRNA). Khi một virus như vậy lây nhiễm vào tế bào, nó giải phóng phân tử RNA của nó, thứ mà ngay lập tức sẽ gắn vào một phức hợp protein gọi là dicer, một enzym cắt RNA thành những mảnh nhỏ. Một con đường sinh hóa gọi là phức hợp RISC được kích hoạt, giúp phân hủy mRNA của virus và tế bào sẽ sống sót qua khỏi sự nhiễm bệnh. Rotavirus tránh cơ chế này bằng cách không lột vỏ hoàn toàn bên trong tế bào, và giải phóng mRNA mới qua các lỗ trong vỏ capsid trong của hạt virus. Bộ gen dsRNA nhờ thế vẫn được bảo vệ bên trong hạch tâm của virion. Khi một hệ thống miễn dịch thích ứng của một động vật có xương sống gặp phải một virus, nó sẽ sản sinh ra các kháng thể đặc hiệu, gắn vào virus và thường làm nó không nhiễm bệnh. Đây gọi là miễn dịch dịch thể. Có hai loại kháng thể rất quan trọng, Loại đầu tiên gọi là IgM, rất hiệu quả trong việc trung hòa virus, được sản xuất bởi tế bào của hệ miền dịch chỉ trong vài tuần. Loại thứ hai, gọi là IgG, được sản xuất không giới hạn. Sự hiện diện của IgM trong máu vật chủ được sử dụng để kiểm tra sự nhiễm bệnh cấp tính, trong khi IgG biểu thị về sự nhiễm bệnh vào một lúc nào đó trong quá khứ. Kháng thể IgG cũng được đo trong các xét nghiệm miễn dịch. Kháng thể cũng tiếp tục trở thành một cơ chế phòng ngự hữu hiệu ngay cả sau khi virus đã khống chế và xâm nhập vào tế bào chủ. Một protein trong tế bào này, gọi là TRIM21, có thể gắn vào kháng thể trên bề mặt của phần tử virus. Điều này chuẩn bị cho sự phá hủy virus kế tiếp thực hiện bởi các enzym của hệ thống proteosome trong tế bào. Sự bảo vệ thứ hai của động vật có xương sống chống lại virus là miễn dịch qua trung gian tế bào, liên quan đến các tế bào miễn dịch được biết đến với tên tế bào T. Tế bào của cơ thể liên tục hiển thị các đoạn protein ngắn trên bề mặt tế bào, và nếu tế bào T nhận ra được một phân đoạn được nghi ngờ là của virus ở đây, tế bào chủ sẽ bị các tế bào giết tự nhiên T tiêu diệt, và những tế bào T đặc hiệu với virus sẽ sinh sôi nhanh chóng. Những tế bào như đại thực bào là những chuyên gia trong quá trình trình diện kháng nguyên. Sự sản xuất ra các interferon cũng là một cơ chế bảo vệ quan trọng. Đây là một hormone do cơ thể sinh ra khi virus xuất hiện. Vai trò của nó trong sự miễn dịch rất phức tạp; nó cuối cùng sẽ làm dừng lại sự sinh sản của virus bằng cách giết chết tế bào bị nhiễm và các tế bào xung quanh nó. Không phải tất cả sự xâm nhiễm virus đều tạo ra một phản ứng miễn dịch bảo vệ theo cách trên. HIV trốn tránh khỏi hệ thống miễn dịch bằng cách liên tục thay đổi trình tự amino acid của protein trên bề mặt virion. Loại virus dai dẳng này trốn tránh sự kiểm soát miễn dịch bằng cách cô lập, phong tỏa trình diện kháng nguyên, đề kháng lại cytokine, tránh khỏi hoạt động của tế bào giết tự nhiên và chết rụng tế bào, cùng sự trôi dạt kháng nguyên. Một số loại virus khác, được gọi là "virus hướng thần kinh", có thể lây lan đến các tế bào thần kinh nơi hệ thống miễn dịch không thể nào tiếp cận chúng. Phòng tránh và chữa trị. Vì lý do virus sử dụng các con đường trao đổi chất quan trọng trong tế bào cho việc sinh sản, nên nói chung rất khó để loại bỏ chúng mà không sử dụng những loại thuốc gây ra những ảnh hưởng độc hại đến tế bào chủ. Những cách tiếp cận y tế hiệu quả nhất đối với bệnh do virus là sử dụng tiêm chủng để cung cấp khả năng miễn dịch đối với sự xâm nhiễm của virus, và dùng thuốc kháng virus để can thiệp có chọn lọc lên quá trình nhân lên của chúng. Vắc-xin. Tiêm chủng là một biện pháp có phi tổn thấp và hữu hiệu để ngăn chặn sự xâm nhiễm của virus. Các vắc-xin đã được sử dụng để ngăn chặn để ngăn ngừa virus lây nhiễm trong một thời gian dài trước khi tìm thấy những loại virus thực sự. Việc sử dụng vắc-xin đã dẫn tới sự suy giảm đáng kể trong tỷ lệ mắc bệnh (bị ốm) và tỉ lệ tử vong (bị chết) bởi các bệnh liên quan tới virus như bại liệt, sởi, quai bị và rubella. Đặc biệt bệnh đậu mùa đã hoàn toàn bị loại trừ nhờ những chiến dịch tiêm chủng quy mô lớn. Vắc-xin có khả năng ngăn chặn hơn 13 bệnh lây nhiễm do virus khác ở người, và nhiều bệnh hơn ở động vật. Vắc-xin có thể bao gồm những virus còn sống đã làm giảm độc lực hoặc virus đã chết, hay những protein của virus (kháng nguyên). Vắc-xin sống có chứa các dạng đã bị làm suy yếu của virus, những dạng này không gây ra bệnh nhưng lại có thể tạo ra sự miễn dịch. Vắc-xin sống có thể gây nguy hiểm nếu được đưa vào cơ thể người mà có hệ miễn dịch yếu (người bị suy giảm miễn dịch), bởi ở những người này, virus suy yếu vẫn có thể gây ra bệnh như ban đầu. Công nghệ sinh học và các kĩ thuật di truyền đã được sử dụng để sản xuất ra vắc-xin tiểu đơn vị. Loại vắc-xin này chỉ sử dụng duy nhất protein ở vỏ capsid của virus. Vắc-xin virus viêm gan B là ví dụ cho loại vắc-xin này. Vắc-xin tiểu đơn vị thì an toàn với những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch do chúng không thể nào gây ra căn bệnh. Vắc-xin virus sốt vàng, một chủng vắc-xin sống đã giảm độc lực được gọi là 17D, được xem có thể là chủng vắc-xin an toàn và hiệu quả nhất mà con người từng tạo ra. Thuốc kháng virus. Những loại thuốc kháng virus thường là những chất tương tự nucleoside - thành phần xây dựng nên DNA - khiến virus nhầm lẫn và tích hợp chúng vào trong bộ gen của virus lúc đang ở trong quá trình sinh sản. Vòng đời của virus sau đó sẽ bị dừng lại do DNA mới tổng hợp rơi vào trạng thái bất hoạt. Điều này là bởi những chất tương tự này thiếu đi nhóm hydroxyl (-OH), nhóm mà cùng với các nguyên tử phosphor, liên kết với nhau để tạo nên một bộ "xương sống" mạnh mẽ cho phân tử DNA. Việc làm này gọi là sự ngắt mạch DNA. Những ví dụ cho chất tương tự nucleoside là aciclovir, thuốc kháng lây nhiễm virus Herpes đơn dạng, và lamivudine, thuốc kháng lây nhiễm HIV và HBV. Aciclovir chính là một trong những loại thuốc kháng virus lâu đời nhất và thường được kê đơn nhất. Những loại thuốc kháng virus khác hiện được sử dụng hướng tới những giai đoạn khác nhau trong chu kỳ sống của virus. Với HIV, loại virus phụ thuộc vào một enzym phân giải protein có tên HIV-1 protease để có thể hoàn toàn xâm nhiễm, thì có rất nhiều loại thuốc được gọi với tên chung là thuốc ức chế protease có vai trò bất hoạt loại enzym này. Bệnh viêm gan C là một bệnh gây ra bởi một virus RNA. Ở 80% người bị nhiễm, căn bệnh này là mãn tính, và nếu không được điều trị thì người nhiễm sẽ mắc bệnh trong suốt phần đời còn lại của họ. Tuy nhiên, có một cách điều trị hiệu quả đó là sử dụng thuốc tương tự ucleoside ribavirin kết hợp với interferon. Việc điều trị những người mang virus viêm gan B mãn tính bằng cách sử dụng chiến thuật tương tự với thuốc lamivudine cũng đã được phát triển. Lây nhiễm trên các loài khác. Virus lây nhiễm lên tất cả các dạng sống tế bào và, dù virus xuất hiện rất phổ biến, thì mỗi loài sinh vật có tế bào đều có một phạm vi cụ thể những virus mà thường chỉ xâm nhiễm duy nhất lên loài đó. Một số virus, gọi là những vệ tinh, chỉ có nhân lên ở trong những tế bào mà đã từng bị xâm nhiễm bởi một virus khác. Virus là những tác nhân gây bệnh quan trọng ở gia súc. Những bệnh như lở mồm long móng và lưỡi xanh là những ví dụ về bệnh gia súc gây ra do virus. Các loài vật cưng như chó, mèo hay ngựa, nếu không được tiêm phòng, cũng dễ nhạy cảm với những bệnh virus nghiêm trọng. Bệnh virus parvo ở chó gây ra do một loại virus DNA nhỏ và sự nhiễm bệnh thường dẫn đến tử vong ở chó con. Các loài không xương sống, ví dụ như ong mật, cũng dễ bị lây nhiễm nhiều bệnh do virus. Tuy nhiên, hầu hết virus đều chung sống một cách vô hại với vật chủ và không gây ra bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng bệnh nào. Thực vật. Có rất nhiều loại virus thực vật, nhưng chúng thường chỉ gây ra tổn thất về sản lượng, và sẽ không khả thi về mặt kinh tế khi cố gắng kiểm soát chúng. Virus thực vật thường lây lan từ cây này sang cây khác qua những sinh vật trung gian, gọi là các "vector". Chúng thường là côn trùng, nhưng một số loài nấm, giun tròn và sinh vật đơn bào cũng được chứng minh là những vector. Khi sự kiểm soát các bệnh virus thực vật được công nhận là kinh tế, ví dụ ở các cây ăn quả lâu năm, người ta thường tập trung các nỗ lực vào việc giết chết các vector và loại bỏ những vật chủ thay thế như cỏ dại. Virus thực vật không thể lây nhiễm lên con người và các loài động vật khác. Thực vật có những cơ chế bảo vệ hiệu quả và phức tạp chống lại virus. Một trong những cơ chế hiệu quả nhất là sự có mặt của những gen gọi là gen đề kháng (R). Mỗi gen R giúp đề kháng một loại virus cụ thể bằng cách kích hoạt cái chết của những khu vực cục bộ các tế bào xung quanh tế bào bị nhiễm, những vùng này có thể nhìn thấy bằng mắt thường dưới dạng những đốm lớn. Điều này sẽ ngăn ngừa căn bệnh lây lan. Can thiệp RNA cũng là một cách phòng ngự hiệu quả ở thực vật. Khi chúng bị nhiễm bệnh, thực vật thường tạo ra những chất khử trùng tự nhiên để tiêu diệt virus, chẳng hạn như acid salicylic, nitơ monoxit và các phân tử oxy phản ứng. Những phần tử virus hoặc giống virus ("virus-like particle", VLP) ở thực vật có những ứng dụng trong cả công nghệ sinh học và công nghệ nano. Vỏ capsid của phần lớn virus thực vật là những cấu trúc đơn giản và mạnh mẽ, có thể được sản xuất với số lượng lớn bởi bệnh lây nhiễm ở thực vật hay bởi biểu hiện của một loạt các hệ thống dị thể. Các phần tử virus thực vật có thể được chỉnh sửa về cả di truyền và hóa học để 'đóng gói' các vật liệu ngoại lai, và có thể tích hợp vào trong các cấu trúc siêu phân tử để sử dụng trong công nghệ sinh học. Vi khuẩn. Bacteriophage là một nhóm virus phổ biến và đa dạng, và là dạng thực thể sinh học nhiều nhất trong môi trường nước – chúng có số lượng nhiều gấp tới 10 lần số vi khuẩn ở các đại dương, đạt mật độ khoảng 250.000.000 bacteriophage mỗi mililít nước biển. Những virus này xâm nhiễm đặc hiệu vào các vi khuẩn bằng cách liên kết với những thụ thể trên bề mặt và sau đó đi vào trong tế bào. Trong một khoảng thời gian ngắn, đôi khi chỉ vài phút, polymerase của vi khuẩn sẽ bắt đầu dịch mã mRNA của virus thành protein. Những protein này sẽ tiếp tục trở thành những virion mới bên trong tế bào, hoặc các protein hỗ trợ, giúp đỡ lắp ráp virion mới, hay những protein tham gia vào tiêu bào. Những enzym virus xúc tác cho sự phá vỡ màng tế bào, và trong trường hợp của phage T4, thì chỉ hơn 20 phút sau khi bơm vào có tới hơn 300 phage có thể được giải phóng. Cách thức chính mà vi khuẩn bảo vệ bản thân chúng khỏi bacteriophage là sản sinh ra những enzym mà phá hủy DNA ngoại lai. Những enzym này gọi là endonuclease giới hạn, cắt đi DNA mà bacteriophage tiêm vào trong tế bào vi khuẩn. Vi khuẩn cũng chứa một hệ thống có sử dụng các trình tự CRISPR để giữ lại các mảnh của bộ gen virus mà vi khuẩn đã từng tiếp xúc trong quá khứ, điều cho phép chúng ngăn chặn sự sao chép của virus thông qua một dạng can thiệp RNA. Hệ thống di truyền này sẽ cung cấp cho vi khuẩn sự miễn dịch thu được với sự xâm nhiễm của virus. Cổ khuẩn. Một số loại virus sinh sản được bên trong cổ khuẩn; chúng là những virus DNA sợi đôi với hình dáng bất thường và đôi khi là độc nhất vô nhị. Những virus này đã được nghiên cứu chi tiết nhất ở những cổ khuẩn ưa nhiệt, đặc biệt trong bộ Sulfolobales và Thermoproteales. Sự phòng ngự chống lại những virus này có thể liên quan tới sự can thiệp RNA từ các trình tự DNA lặp lại bên trong bộ gen cổ khuẩn, thứ mà có liên hệ với những gen của virus. Vai trò trong hệ sinh thái nước. Một muỗng cà phê nước biển có chứa khoảng một triệu hạt virus. Chúng rất cần thiết cho sự điều hòa hệ sinh thái nước mặn và nước ngọt. Hầu hết những virus này đều là bacteriophage, những loại vô hại đối với thực vật và động vật. Chúng lây nhiễm và tiêu diệt vi khuẩn trong các cộng đồng vi sinh dưới nước, làm nên cơ chế quan trọng nhất trong sự tái chế carbon ở môi trường đại dương. Những phân tử hữu cơ được giải phóng ra khỏi tế bào vi khuẩn sẽ kích thích sự phát triển mới của vi khuẩn và tảo. Những vi sinh vật chiếm hơn 90% tổng sinh khối ở biển. Ước tính rằng virus đã giết và giải phóng xấp xỉ 20% của lượng sinh khối đấy mỗi ngày và chúng có số lượng nhiều gấp 15 lần số lượng của vi khuẩn và cổ khuẩn ở đại dương. Virus là tác nhân chính gây nên sự tàn phá nhanh chóng của các đợt tảo nở hoa, hiện tượng mà thường giết hại những sinh vật biển khác. Số lượng virus trong đại dương giảm khi đi ra ngoài khơi và sâu vào trong nước, nơi có ít vật chủ hơn. Những ảnh hưởng của virus đại dương rất sâu rộng; bằng cách gia tăng lượng quang hợp ở biển, virus là nguyên nhân gián tiếp làm giảm lượng khí carbon dioxide trong khí quyển vào khoảng xấp xỉ 3 tỉ tấn cacbon mỗi năm. Giống như bất cứ sinh vật nào, động vật có vú ở biển cũng nhạy cảm với các bệnh do virus. Vào năm 1988 và 2001, hàng ngàn con hải cẩu đã bị giết hại ở châu Âu do virus sài sốt hải cẩu (PDV). Nhiều loại virus khác, như calicivirus, herpesvirus, adenovirus và parvovirus, cũng lưu hành trong cách quần thể động vật có vú đại dương. Vai trò trong tiến hóa. Virus là một phương tiện tự nhiên quan trọng để chuyển giao các gen giữa những loài khác nhau, điều góp phần gia tăng đa dạng di truyền và tạo ra sự tiến hóa. Có quan niệm rằng virus đóng một vai trò chủ chốt trong sự tiến hóa sơ khai, trước khi có sự đa dạng của vi khuẩn, vi khuẩn cổ và sinh vật nhân chuẩn và vào giai đoạn của tổ tiên chung cuối cùng của sự sống trên Trái Đất. Cho đến ngày nay, virus vẫn là một trong những nguồn dự trữ đa dạng di truyền lớn nhất mà chưa được khám phá trên Trái Đất. Ứng dụng. Khoa học sự sống và y học. Virus là những sinh vật rất quan trọng trong nghiên cứu sinh học phân tử và sinh học tế bào do chúng cung cấp những hệ thống đơn giản mà có thể sử dụng để thao tác và nghiên cứu các chức năng của tế bào. Những nghiên cứu và ứng dụng của virus đã đem tới những thông tin giá trị về các khía cạnh của sinh học tế bào. Ví dụ, virus rất hữu dụng trong nghiên cứu di truyền học và giúp đỡ cho sự hiểu biết của chúng ta về các cơ chế cơ bản của di truyền học phân tử, như tái bản DNA, phiên mã, xử lý RNA, dịch mã, vận chuyển protein, và miễn dịch. Di truyền học thường sử dụng virus như những vector để đưa các gen vào tế bào mà họ đang nghiên cứu. Điều này rất có ích để tạo nên tế bào mà sản xuất ra một chất ngoại lai, hoặc nghiên cứu ảnh hưởng của việc đưa gen mới vào trong bộ gen. Theo cách tương tự, liệu pháp virus ("virotherapy") sử dụng những virus như những vector để điều trị các bệnh khác nhau, do chúng có thể nhắm đến các tế bào và DNA một cách đặc hiệu. Điều này cho thấy ứng dụng rất triển vọng của virus trong việc điều trị bệnh ung thư và trong liệu pháp gen. Các nhà khoa học Đông Âu cũng đã sử dụng liệu pháp phage như là một sự thay thế cho thuốc kháng sinh trong một thời gian, và mối quan tâm đến cách tiếp cận này đang gia tăng, bởi vì sự đề kháng kháng sinh ở mức độ cao hiện nay đã được tìm thấy ở một số vi khuẩn gây bệnh. Sự biểu hiện các protein dị thể bởi virus là cơ sở cho một vài quy trình sản xuất hiện đang được dùng để sản xuất nên nhiều protein như kháng nguyên của vắc-xin và kháng thể. Người ta gần đây cũng đã phát triển những quy trình công nghiệp sử dụng vector virus; và một số các protein dược phẩm hiện nay đang trong quá trình thử nghiệm tiền lâm sàng và lâm sàng. Khoa học vật liệu và công nghệ nano. Những xu hướng hiện nay trong công nghệ nano hứa hẹn sẽ đem lại việc ứng dụng virus một cách linh hoạt hơn. Theo quan điểm của các nhà khoa học vật liệu, virus có thể được xem như những hạt nano hữu cơ. Bề mặt của chúng chứa những công cụ đặc biệt được thiết kế để vượt qua các rào chắn của tế bào vật chủ. Kích cỡ và hình dạng của virus, cũng như số lượng và bản chất của các nhóm chức năng trên bề mặt chúng, đã được xác định một cách chính xác. Như vậy, virus có thể được sử dụng phổ biến trong khoa học vật liệu như giá đỡ cho những sửa đổi bề mặt được liên kết cộng hóa trị. Một phẩm chất đặc biệt của virus là chúng có thể được điều chỉnh nhờ tiến hóa có định hướng. Các kĩ thuật mạnh mẽ được phát triển trong các ngành khoa học sự sống đã đang trở thành nền tảng cho hướng tiếp cận kĩ thuật về vật liệu nano, mở ra một loạt những ứng dụng rộng rãi vượt ra khỏi sinh học và y học. Do kích thước, hình dạng, và cấu trúc hóa học dễ xác định, virus được sử dụng như những bản mẫu để tạo nên những vật liệu ở cấp độ nano. Những ví dụ gần đây bao gồm nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Hải quân Mỹ ở Washington, D.C., sử dụng các phần tử virus khảm đậu đũa (CPMV) để khuếch đại những tín hiệu trong cảm biến dựa trên DNA microarray. Trong ứng dụng này, các hạt virus tách riêng các thuốc nhuộm huỳnh quang sử dụng cho báo hiệu để ngăn ngừa sự hình thành các dimer (chất nhị trùng) mà đóng vai trò là những tác nhân dập tắt huỳnh quang. Một ví dụ khác là việc sử dụng CPMV như một bộ cắm dây có kích thước nano dùng trong điện tử học phân tử. Virus nhân tạo. Nhiều virus có thể được tổng hợp "từ đầu" ("de novo") và virus nhân tạo (virus tổng hợp) đầu tiên đã được tạo ra năm 2002. Mặc dù phần nào bị hiểu sai, nó thực chất không phải là một virus thực sự được tổng hợp, mà thay vào đó là bộ gen DNA của nó (nếu đó là virus DNA) hoặc một bản sao DNA bổ sung (cDNA) của bộ gen của nó (nếu đó là virus RNA). Với nhiều họ virus, DNA hay RNA nhân tạo dạng trần (khi được chuyển đổi lại bằng enzym từ phân tử cDNA) có khả năng lây nhiễm khi được đưa vào bên trong tế bào. Chúng có chứa tất cả các thông tin cần thiết để sản xuất những virus mới. Công nghệ này hiện nay được sử dụng để nghiên cứu những chiến lược vắc-xin mới. Khả năng tổng hợp nên những virus đã có những hệ quả sâu rộng,bởi virus nhờ vậy không bao giờ có thể coi là tuyệt chủng nếu trình tự bộ gen của chúng còn được biết đến và các tế bào cho phép tiếp nhận vẫn có sẵn. Hiện nay, trình tự bộ gen đầy đủ của 2408 loại virus khác nhau (bao gồm cả đậu mùa) đã được công bố công khai ở một cơ sở dữ liệu trực tiếp, được duy trì bởi Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ. Vũ khí sinh học. Khả năng tạo nên những dịch bệnh trong xã hội loài người của virus đã đưa tới những lo ngại rằng virus có thể được vũ khí hóa cho chiến tranh sinh học. Mối lo lắng này được nâng lên bởi sự tái tạo thành công loại virus cúm Tây Ban Nha năm 1918 nổi tiếng ở một phòng thí nghiệm. Virus đậu mùa cũng đã tàn phá nhiều xã hội trong suốt lịch sử loài người trước khi nó bị tiêu diệt hoàn toàn. Chỉ có duy nhất hai trung tâm chính thức lưu trữ virus bệnh đậu mùa – Phòng thí nghiệm Vector của Nga và Trung tâm Kiểm soát Bệnh của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, nỗi sợ rằng nó có thể được sử dụng làm vũ khí không hẳn là không có cơ sở; vắc-xin đậu mùa đôi lúc có những tác dụng phụ nghiêm trọng – trong những năm sau cùng trước khi bệnh đậu mùa bị tiêu diệt, nhiều người đã bị bệnh nghiêm trọng do hậu quả của tiêm chủng còn nhiều hơn số người bị nhiễm trực tiếp. Việc tiêm phòng đậu mùa cũng đã không còn được áp dụng rộng rãi, và như vậy, phần lớn dân số loài người hiện đại đều gần như không có sự đề kháng nào được thiết lập chống lại bệnh đậu mùa.
4,167
388182
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4167
Hồng Bàng
Hồng Bàng thị (chữ Hán: 鴻龐氏) hay Thời đại Hồng Bàng là một giai đoạn lịch sử thuộc thời đại thượng cổ của lịch sử Việt Nam. Thời đại này dựa nhiều trên các truyền thuyết, truyện kể ở những tác phẩm như Lĩnh Nam chích quái và được hợp thức hóa trở thành một giai đoạn lịch sử qua Đại Việt sử ký toàn thư, cuốn sử thư đã đưa Hồng Bàng thị làm Kỷ đầu tiên. Niên đại. Đầu thời kỳ đồ đồng, người Việt gồm khoảng 15 nhóm Lạc Việt khác nhau sống trên vùng núi miền Bắc và miền châu thổ sông Hồng và hơn 12 nhóm Âu Việt sống ở vùng Đông Bắc, ngoài ra còn có một số nhóm người sinh sống trên các lưu vực sông thuộc khu vực Thanh Nghệ Tĩnh ngày nay. Để tiện việc trao đổi buôn bán, phòng chống lụt lội, chống lại kẻ thù... những bộ lạc Lạc Việt dần được gom lại thành một nước lấy tên Văn Lang và người đứng đầu tự xưng là Hùng Vương. Có ít nhất 18 đời Hùng Vương cai trị trong thời đại Hồng Bàng, cho đến năm 258 TCN. Các thông tin về các đời vua Hùng dựa nhiều trên các truyền thuyết. Cũng có nhiều bằng chứng khảo cổ học như trống đồng Đông Sơn được tìm thấy ở miền bắc Việt Nam có cùng niên đại với thời kỳ Hồng Bàng, thể hiện một nền văn hóa đồ đồng rất phát triển (văn hóa Đông Sơn). Hình thái xã hội. Văn Lang, được coi là quốc hiệu đầu tiên của nước Việt Nam, có kinh đô đặt ở Phong Châu (nay thuộc tỉnh Phú Thọ). Lãnh thổ gồm Bắc Bộ và ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh bây giờ. Theo "Lĩnh Nam chích quái", quyển 1, Hồng Bàng thị truyện (鴻龐氏傳) thì nước Văn Lang: Cả nước được chia thành 15 bộ (部), còn gọi là quận (郡). Mỗi sách lại chép khác nhau, chủ yếu cóp nhặt từ tên các quận huyện thời Bắc thuộc và chỉ bao phủ phần Lưỡng Quảng của Trung Quốc. Việc chú giải các địa danh cổ theo bản đồ ngày nay vẫn còn tranh cãi. Trong triều đình có các quan "Lạc hầu" (駱侯) giúp việc, đứng đầu các bộ là các quan "Lạc tướng" (駱將), đều có thái ấp riêng, các quan nhỏ ở địa phương gọi là "Bồ chính" (蒲正). Con trai vua gọi là "Quan lang" (官郎), con gái vua gọi là "Mị nương" (媢娘) hay "Mệ nàng", nữ nô lệ gọi là "xảo xứng" (稍稱) (còn gọi là "nô tỳ" (奴婢)). Xã hội phân làm ba tầng lớp là vua quan, dân, nô tỳ (nô lệ). "Thủy kinh chú" (水經注) chép: Trích "Lĩnh Nam chích quái": Các truyền thuyết. Truyện "Hồng Bàng thị" trong Lĩnh Nam chích quái chép rằng: Học giả Trần Quốc Vượng nói rằng bánh chưng nguyên thủy có hình tròn và dài, giống như bánh tét; đồng thời bánh chưng và bánh dày tượng trưng cho dương vật và âm hộ trong tín ngưỡng phồn thực Việt Nam. Bánh tét, dùng thay cho bánh chưng vào các dịp Tết trong cộng đồng người Việt ở miền nam Việt Nam, theo Trần Quốc Vượng là dạng nguyên thủy của bánh chưng.
4,169
70588459
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4169
An Dương Vương
An Dương Vương (), tên thật là Thục Phán Thân (蜀审判体), là người lập nên nước Âu Lạc, nhà nước thứ hai trong lịch sử Việt Nam sau nhà nước Văn Lang. Niên đại trị vì của An Dương Vương được các tài liệu ghi khác nhau. Sử cũ như "Đại Việt sử ký toàn thư", "Khâm định Việt sử Thông giám cương mục" cho rằng thời gian ông làm vua Âu Lạc kéo dài 50 năm, từ 257 TCN đến 208 TCN. Các sử gia hiện đại căn cứ vào "Sử ký Tư Mã Thiên" là tài liệu gần thời đại nước Âu Lạc nhất, cho rằng An Dương Vương và nước Âu Lạc tồn tại từ khoảng 208 TCN đến 179 TCN, tức là gần 30 năm. Sử liệu. Vào thời kỳ Hồng Bàng cách đây 2.300 năm, ở vùng Bắc Bộ và phía Tây tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) có các bộ tộc người Âu Việt sống xen kẽ với người Lạc Việt. Nhà nước Văn Lang do Hùng Vương đứng đầu cai trị người Lạc Việt. Thục Phán là vua người Âu Việt, sau 1 cuộc xung đột (sử sách không ghi rõ chi tiết), ông đã đánh bại Hùng Vương, thống nhất hai tộc Âu Việt và Lạc Việt vào chung 1 triều đình. Ông đổi quốc hiệu thành Âu Lạc, xưng là An Dương Vương, đóng đô tại Phong Khê (nay là vùng Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội). Sử kí Tác ẩn viết thời Nhà Đường – Tư Mã Trinh (679-732) soạn, dẫn Quảng châu kí chép: Cựu Đường thư (viết thời Hậu Tấn – Lưu Hú soạn, năm 945 SCN) dẫn Nam triều công nghiệp diễn chí (viết thời Lưu Tống, 420 – 479) chép: Đến thế kỷ 20, thẻ ngọc "An Dương hành bảo" được tìm thấy ở thành phố Quảng Châu thuộc lãnh thổ nước Nam Việt thời cổ. Đây là chiến lợi phẩm khi Nam Việt chiếm được Âu Lạc nên mới đào được ở Quảng Châu. Phát hiện khảo cổ này đã chứng minh ghi chép trong cổ sử là chính xác, chứng thực rằng An Dương Vương và nhà nước Âu Lạc là có thật. Có ca dao: Nghi vấn. Bộ sử lâu đời nhất và gần thời An Dương Vương nhất là "Sử ký Tư Mã Thiên" chỉ nhắc tới nước Âu Lạc mà không nhắc tới An Dương Vương. Cựu Đường thư (Hậu Tấn – Lưu Hú soạn năm 945 SCN) và Nam Việt chí (viết thời Lưu Tống 420 – 479) thì có nhắc tới An Dương Vương nhưng không ghi cụ thể họ tên của ông, chỉ ghi "vua Thục đem ba vạn lính đánh diệt Hùng Vương đi. Vua Thục nhân đó cho con mình làm An Dương Vương, trị đất Giao Chỉ". Như vậy cái tên “Thục Phán” có thể là không chính xác, mà chỉ là truyền thuyết đời sau đặt ra để dễ ghi danh cho An Dương Vương. Một số người còn đặt ra giả thuyết rằng An Duơng Vương là dòng dõi hoàng tộc nước Thục cổ (nay thuộc tỉnh Tứ Xuyên), sau khi bị nước Tần xâm chiếm thì tổ tiên của ông chạy xuống phía Nam lập quốc. Tuy nhiên, đây chỉ là giả thuyết mang tính suy diễn vô căn cứ, không được hỗ trợ bởi bất kỳ sử liệu hoặc chứng cứ khảo cổ nào. Lập quốc. "Đại Việt Sử ký Toàn thư" chép: Cựu Đường thư (Hậu Tấn – Lưu Hú soạn, 945 SCN), quyển 41, Chí 21, Địa lí 4, dẫn Nam Việt chí (viết thời Lưu Tống 420 – 479) chép: Tục truyền rằng khi lên ngôi, Thục Phán Thân mới 22 tuổi và làm vua được 50 năm. Đại Việt sử ký toàn thư cho rằng ông làm vua từ năm 257 tới 208 TCN. Nhưng theo đối chiếu với Sử ký Tư Mã Thiên thì niên đại chính xác có lẽ là khoảng năm 208 tới 179 TCN. Thục Phán Thân sau khi lấy được Văn Lang nhanh chóng ổn định quân đội, treo bảng cầu hiền, những tù trưởng thuộc Văn Lang cũ vẫn giữ nguyên chức vụ, ông lấy hiệu là An Dương Vương, đổi tên nước thành Âu Lạc, bộ máy nhà nước thời Âu Lạc không có nhiều thay đổi so với bộ máy nhà nước thời Văn Lang. Đứng đầu trong bộ máy hành chính ở trung ương vẫn là Vua và "Lạc hầu" - "Lạc tướng". Đứng đầu các bộ vẫn là "Lạc tướng". Đứng đầu các chiềng, chạ vẫn là "Bồ chính". Tuy nhiên, ở thời An Dương Vương quyền hành của nhà nước cao hơn và chặt chẽ hơn. Vua có quyền thế hơn trong việc cai trị đất nước. Chống quân Tần. Cùng thời kỳ này, bên Trung Hoa, Tần Thủy Hoàng sáp nhập sáu nước sau nhiều năm hỗn chiến thời Chiến Quốc. Ông tiếp tục tham vọng xâm chiếm Bách Việt, vùng đất đai của các bộ tộc Việt ở phía nam Trung Quốc và bắc Việt Nam ngày nay. Đạo quân xâm lược nhà Tần do Đồ Thư chỉ huy đã đánh chiếm nhiều vùng đất của Bách Việt, nhập vào lãnh thổ Trung Hoa. Khi vào lãnh thổ phía Đông Bắc nước Âu Lạc, quân Tần gặp phải cuộc kháng chiến trường kì của người Việt do Thục Phán Thân chỉ huy. Năm 218 trước Công nguyên, Tần Thủy Hoàng huy động 50 vạn quân chia làm năm đạo đi chinh phục Bách Việt. Để tiến xuống miền Nam, đi sâu vào đất Âu Lạc, đạo quân thứ nhất do tướng Sử Lộc chỉ huy đã đào con kênh nối sông Lương (vùng An Hưng, Trung Quốc ngày nay) để chở lương thực. Nhờ vậy, Đồ Thư thống lĩnh đã vào được đất Tây Âu, giết tù trưởng Dịch Hu Tống (譯吁宋), chiếm đất rồi tiến vào Lạc Việt. Bên kia chiến tuyến, Thục Phán Thân được các Lạc tướng suy tôn làm lãnh tụ chung chỉ huy cuộc kháng chiến này. Khi Đồ Thư đem quân tiến sâu vào đất Âu Lạc, Thục Phán Thân lãnh đạo nhân dân chống giặc. Quân Tần đi đến đâu, dân Âu Lạc làm vườn không nhà trống đến đó. Quân Tần chiến đấu trong nhiều năm, Đồ Thư tổ chức tấn công-tiêu diệt không hiệu quả, dần lâm vào tình trạng thiếu lương thực trầm trọng. Khi quân nhà Tần đã kiệt sức vì thiếu lương, thì quân dân Âu Lạc do Thục Phán Thân chỉ huy mới bắt đầu xuất trận, quân Tần muốn tiến hay lui đều bị người Âu Lạc bủa vây đánh úp. Quân của Thục Phán Thân đánh tập kích bất ngờ và dùng cung nỏ tấn công quân Tần. Đồ Thư lúc này mới hối hận, không biết chớp thời cơ, bỏ mạng trong trận này. Mất chủ tướng, quân Tần hoang mang mở đường tháo chạy về nước. "Sử ký Tư Mã Thiên" mô tả tình trạng quân Tần lúc bấy giờ như sau: Theo "Hoài Nam Tử", tướng Đồ Thư bị giết, quân Tần thây phơi máu chảy mấy mươi vạn, nước Tần phải lấy tù nhân bị lưu đày để bổ sung quân đội. Sau gần 10 năm kháng chiến, nhân dân Âu Việt giành được độc lập. Thục Phán Thân củng cố và xây dựng lại đất nước. Xây thành Cổ Loa. Sau chiến thắng trước quân Tần, danh tiếng của Thục Phán Thân vang vọng khắp vùng. Một trong những thủ lĩnh Văn Lang là Cao Lỗ, đã giúp An Dương Vương xây Thành Cổ Loa và chế tạo nỏ liên châu (bắn được nhiều mũi tên một phát). Nhằm củng cố thêm khả năng phòng thủ quân sự, Thục Phán Thân đã cho quân dân ngày đêm xây đắp Thành Cổ Loa, trang bị cho thành trì nhiều vũ khí đáng sợ. Ông ra lệnh cho cấp dưới ra sức huấn luyện cho hàng vạn binh sĩ ngày đêm tập bắn nỏ. Còn mình thì thường giám sát tập bắn ở trên "Ngự xa đài". Bộ cung Âu Lạc thời bấy giờ vang danh khắp nơi là bất khả chiến bại, được xưng tụng sánh ngang với kỵ mã nhà Tần, nỏ liên châu trở thành thứ vũ khí thần dũng vô địch của nước Âu Lạc. Theo truyền thuyết, thành xây nhiều lần nhưng đều đổ. Sau có thần Kim Quy hiện lên, bò quanh bò lại nhiều vòng dưới chân thành, lại dùng kế diệt trừ yêu quái. Thục An Dương Vương bèn cho xây theo dấu chân Rùa vàng. Từ đó, thành xây không đổ nữa. An Dương Vương cũng phát triển thủy binh và cho chế tạo nhiều vũ khí lợi hại, tạo lợi thế quân sự vững chắc cho Cổ Loa. Di tích của thành Cổ Loa vẫn còn lưu lại cho đến nay, cách trung tâm Hà Nội khoảng 20 km về phía đông bắc. Đền thờ An Dương Vương nằm ở trung tâm di tích này. Các nghiên cứu khảo cổ học tại đây vẫn tiếp tục làm sáng tỏ các thời kỳ lịch sử mà thành đã trải qua. Sụp đổ. Theo "Sử ký Tư Mã Thiên", trong khoảng thời gian này 208 TCN - 207 TCN, quận úy Nam Hải là Nhâm Hiêu bị bệnh nặng rồi chết, giao quyền cho cấp phó Triệu Đà. Triệu Đà nhân dịp đó giết hết những quan lại nhà Tần bổ nhiệm ở Lĩnh Nam, cất quân đánh chiếm quận Quế Lâm, Tượng quận; tự xưng Nam Việt vương, chính thức ly khai khỏi nhà Tần. Để mở rộng lãnh thổ, Triệu Đà cho quân đánh xuống Âu Lạc. Theo truyền thuyết của người Việt thì Triệu Đà dùng kế nội gián bằng cuộc kết hôn giữa con trai mình, Trọng Thủy, và con gái An Dương Vương là Mỵ Châu. Sau khi nắm được bí mật quân sự của An Dương Vương thông qua con trai, Triệu Đà đã thành công trong việc chinh phục Âu Lạc, buộc An Dương Vương bỏ chạy và nhảy xuống biển tự tử, kết thúc thời kỳ An Dương Vương. Cựu Đường thư (Hậu Tấn – Lưu Hú soạn, 945 SCN), quyển 41, Chí 21, Địa lí 4, dẫn Nam Việt chí (viết thời Lưu Tống, 420 – 479) chép: Sách "Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục" chép dẫn theo sách "Thái bình hoàn vũ ký", phần "Nam Việt chí" của Nhạc Sử nhà Lưu Tống: Ngày nay, mẫu truyện lịch sử này đã được liệt vào một trong những dạng chiến tranh gián điệp rất sớm của lịch sử Việt Nam. Về năm mất của triều đại An Dương Vương, các tài liệu ghi chép khác nhau. Đa phần sách sử Việt Nam ("Đại Việt Sử ký Toàn thư", "Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục", "Việt sử Tiêu án") đều chép là An Dương Vương mất nước năm 208 TCN. Sách giáo khoa của Việt Nam căn cứ vào "Sử ký" của Tư Mã Thiên ghi nước Âu Lạc mất năm 179 TCN. Sở dĩ như vậy vì "Sử ký" chép là Triệu Đà diệt nước Âu Lạc "sau khi Lã Hậu chết", mà Lã Hậu chết năm 180 TCN, do đó nước Âu Lạc mất khoảng năm 179 TCN. Truyền thuyết An Dương Vương, Nỏ Thần, và con trai Triệu Đà là Trọng Thủy ở rể nước Việt có nhiều chỗ không hợp với "Sử ký" của Tư Mã Thiên, mặc dầu "Sử ký" là nguồn tư liệu sớm nhất mà các nhà viết sử Việt Nam có được để tham khảo. Thẻ ngọc "An Dương hành bảo". Thẻ ngọc "An Dương hành bảo" được tìm thấy ở thành phố Quảng Châu thuộc lãnh thổ nước Nam Việt thời cổ. Thẻ ngọc có hình dạng gần chữ nhật, bốn góc thẻ khắc bốn chữ "安陽行寶" (An Dương hành bảo), khổ chữ to hơn khổ chữ phía trong mặt thẻ gồm 124 chữ lối cổ trựu. Bản khắc toàn văn sáu mươi (Giáp Tý), (60 chữ can chi). Xung quanh trang trí khắc đường vằn sóng lượn. Do bị chôn lâu ngày dưới đất nên màu vàng hơi hung hung đỏ. Mặt trái thẻ trang trí đường cong hình móc câu. Nét chạm trên thẻ ngọc An Dương thô. Nhà nghiên cứu "Sở giản" Dư Duy Cương ở thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc cho rằng: "Ngọc bảo An Dương này là của An Dương cổ đại Việt Nam. An Dương hành bảo có lỗ đeo, đây là loại ngọc phiến người xưa đeo làm vật báu hộ thân, trừ tà để được an lành." Thẻ ngọc này đào được ở phía đông nam và cách thành phố Quảng Châu 18 km, ở trên hạ lưu sông Việt Giang do một nông dân khi cuốc đất đào được ở sườn núi năm 1932. Những thẻ ngọc đào được ở Quảng Châu khoảng 200 thẻ, trong đó có thẻ ngọc khắc chữ An Dương. Khi Nam Việt đánh bại Âu Lạc, các báu vật của Âu Lạc là chiến lợi phẩm nên mới đào được ở Quảng Châu.
4,172
388182
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4172
Vĩnh Phúc
Vĩnh Phúc là một tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng, Việt Nam, nằm ở chính giữa trung tâm hình học trên bản đồ miền Bắc. Đây là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và là một trong những tỉnh có nền kinh tế phát triển nhất miền Bắc. Năm 2022, Vĩnh Phúc là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 37 về số dân, xếp thứ 13 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 09 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 31 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1.204.300 người dân, GRDP đạt 152.178 tỉ Đồng (tương ứng với 6,62 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 105 triệu đồng (tương ứng với 5.494 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 8,06%. Trong thời kỳ Pháp tạm chiếm đóng miền Bắc giai đoạn 1946-1954, tỉnh này còn có tên gọi là tỉnh Vĩnh Phúc Yên. Trước đây, tỉnh Vĩnh Phúc vốn bao gồm các tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên cũ. Tuy nhiên, ngày nay tỉnh chỉ còn bao gồm phần đất của tỉnh Vĩnh Yên cũ và một phần đất của tỉnh Phúc Yên cũ - thành phố Phúc Yên, sau khi tất cả các huyện thuộc tỉnh Phúc Yên cũ đã lần lượt sáp nhập vào thành phố Hà Nội là Đông Anh, Yên Lãng (nay là huyện Mê Linh), Đa Phúc và Kim Anh (hai huyện này đã hợp lại thành một huyện Sóc Sơn). Địa lý. Vị trí địa lý. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Vĩnh Yên, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 55 km, cách thành phố Việt Trì khoảng 30 km, cách Sân bay quốc tế Nội Bài khoảng 25 km, có vị trí địa lý: Các điểm cực của tỉnh Vĩnh Phúc:. Do đặc điểm vị trí địa lý Vĩnh Phúc có ba vùng sinh thái rõ rệt: đồng bằng, trung du và miền núi; liền kề với thủ đô Hà Nội, gần sân bay quốc tế Nội Bài; có hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường sông thuận lợi trên trục phát triển kinh tế của Việt Nam. Tỉnh có hệ thống giao thông khá thuận lợi, có tuyến Quốc lộ 2, đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai và đường sắt Hà Nội - Lào Cai đi qua trên địa bàn. Chảy qua Vĩnh Phúc có 4 dòng chính: sông Hồng, sông Lô, sông Phó Đáy và sông Cà Lồ. Hệ thống sông Hồng là tuyến đường thủy quan trọng, thuận lợi cho tàu bè. Khí hậu. Lượng bốc hơi: Bốc hơi bình quân trong năm là 1.040 mm, lượng bốc hơi bình quân trong 1 tháng từ tháng 4 đến tháng 9 là 107,58 mm, từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau là 71,72 mm. Dân cư. Tỉnh Vĩnh Phúc có 47% dân số sống ở đô thị và 53% dân số sống ở nông thôn. Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh có 4 tôn giáo khác nhau đạt 41.099 người, nhiều nhất là Công giáo có 35.270 người, tiếp theo là Phật giáo có 5.782 người. Còn lại các tôn giáo khác như đạo Tin Lành có 45 người và Hồi giáo có hai người. Hành chính. Tỉnh Vĩnh Phúc có 9 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm 2 thành phố và 7 huyện với 136 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 16 phường, 18 thị trấn và 102 xã. Lịch sử. Vĩnh Phúc là cái nôi của người Việt cổ, với di chỉ khảo cổ học Đồng Đậu nổi tiếng. Thời kỳ 12 sứ quân, nơi đây là địa bàn chiếm đóng của sứ quân Nguyễn Khoan. Tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập vào ngày 12 tháng 2 năm 1950, do sự kết hợp của hai tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên cũ. Khi hợp nhất tỉnh Vĩnh Phúc có diện tích 1.715 km², dân số 470.000 người, gồm 9 huyện: Bình Xuyên, Đa Phúc, Đông Anh, Kim Anh, Lập Thạch, Tam Dương, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Yên Lãng. Năm 1952, chính quyền Quốc gia Việt Nam thân Pháp do Bảo Đại đứng đầu mà đại diện là Thủ hiến Bắc Việt cũng hợp nhất hai tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên thành một tỉnh mới nhưng lại lấy tên là tỉnh Vĩnh Phúc Yên. Tên gọi này chỉ tồn tại đến giữa năm 1954, sau khi Hiệp định Genève được ký kết và đất nước tạm thời bị chia đôi, theo đó chính quyền Quốc gia Việt Nam chuyển vào miền Nam. Năm 1955, huyện Phổ Yên tách khỏi tỉnh Thái Nguyên nhập vào Vĩnh Phúc, đến năm 1957, lại trở về với tỉnh Thái Nguyên. Ngày 1 tháng 2 năm 1955, tái lập 2 thị xã Vĩnh Yên và Phúc Yên. Ngày 7 tháng 6 năm 1957, thị trấn Bạch Hạc chuyển sang tỉnh Phú Thọ và hợp nhất với thị trấn Việt Trì để trở thành thị xã Việt Trì (nay là thành phố Việt Trì trực thuộc tỉnh Phú Thọ). Ngày 20 tháng 4 năm 1961, huyện Đông Anh (gồm 16 xã: Bắc Hồng, Cổ Loa, Đại Mạch, Hải Bối, Kim Nỗ, Nam Hồng, Nguyên Khê, Thụy Lâm, Tiên Dương, Uy Nỗ, Vân Nội, Việt Hùng, Vĩnh Ngọc, Võng La, Xuân Canh, Xuân Nộn), xã Kim Chung của huyện Yên Lãng, thôn Đoài xã Phù Lỗ (phía nam sông Cà Lồ) của huyện Kim Anh tách khỏi Vĩnh Phúc chuyển về thành phố Hà Nội. Ngày 26 tháng 1 năm 1968, Ủy ban thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra Nghị quyết số 504-NQ/TVQH về việc hợp nhất hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ thành tỉnh Vĩnh Phú. Ngày 26 tháng 6 năm 1976, chuyển thị xã Phúc Yên thành thị trấn Phúc Yên thuộc huyện Yên Lãng. Ngày 5 tháng 7 năm 1977, hợp nhất 2 huyện Vĩnh Tường và Yên Lạc thành huyện Vĩnh Lạc; hợp nhất 2 huyện Lập Thạch và Tam Dương thành huyện Tam Đảo; hợp nhất 2 huyện Bình Xuyên và Yên Lãng thành huyện Mê Linh; hợp nhất 2 huyện Đa Phúc và Kim Anh thành huyện Sóc Sơn. Ngày 29 tháng 12 năm 1978, chuyển huyện Sóc Sơn; thị trấn Phúc Yên và 18 xã: Chu Phan, Đại Thịnh, Hoàng Kim, Kim Hoa, Liên Mạc, Mê Linh, Quang Minh, Tam Đồng, Thạch Đà, Thanh Lâm, Tiền Châu, Tiền Phong, Tiến Thắng, Tiến Thịnh, Tráng Việt, Tự Lập, Văn Khê, Vạn Yên của huyện Mê Linh về thành phố Hà Nội quản lý. Ngày 26 tháng 2 năm 1979, tái lập huyện Lập Thạch và sáp nhập phần còn lại của huyện Mê Linh (sau khi chuyển thị trấn Phúc Yên và 18 xã về Hà Nội quản lý) vào các huyện Tam Đảo và Vĩnh Lạc. Ngày 12 tháng 8 năm 1991, chuyển lại huyện Mê Linh đã lấy của thành phố Hà Nội năm 1978 về tỉnh Vĩnh Phú quản lý. Ngày 7 tháng 10 năm 1995, chia huyện Vĩnh Lạc thành 2 huyện: Vĩnh Tường và Yên Lạc. Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa IX đã thông qua Nghị quyết (ngày 26 tháng 11 năm 1996) về việc tái lập tỉnh Vĩnh Phúc. Tỉnh Vĩnh Phúc chính thức được tái lập và đi vào hoạt động từ ngày 1 tháng 1 năm 1997. Khi tách ra, tỉnh Vĩnh Phúc có diện tích 1.370,73 km², dân số 1.066.552 người, gồm 6 đơn vị hành chính cấp huyện: thị xã Vĩnh Yên và 5 huyện: Lập Thạch, Mê Linh, Tam Đảo, Vĩnh Tường, Yên Lạc. Tháng 6 năm 1998, tách huyện Tam Đảo thành 2 huyện Tam Dương và Bình Xuyên. Ngày 9 tháng 12 năm 2003, thành lập thị xã Phúc Yên (tách ra từ huyện Mê Linh) và huyện Tam Đảo mới (tách 3 xã của huyện Lập Thạch, 4 xã của huyện Tam Dương, 1 xã của huyện Bình Xuyên và thị trấn Tam Đảo của thị xã Vĩnh Yên). Ngày 1 tháng 12 năm 2006, chuyển thị xã Vĩnh Yên thành thành phố Vĩnh Yên. Ngày 1 tháng 8 năm 2008, huyện Mê Linh được tách ra và sáp nhập vào thành phố Hà Nội theo Nghị quyết số 15/2008/QH12 về việc mở rộng địa giới hành chính thủ đô. Ngày 23 tháng 12 năm 2008, chia huyện Lập Thạch thành 2 huyện: Lập Thạch và Sông Lô. Ngày 7 tháng 2 năm 2018, chuyển thị xã Phúc Yên thành thành phố Phúc Yên. Tỉnh Vĩnh Phúc có 2 thành phố và 7 huyện như hiện nay. Kinh tế - xã hội. Kinh tế. Vĩnh Phúc vốn là một tỉnh công nghiệp thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Công nghiệp. Vĩnh Phúc là một tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, được thủ tướng chính phủ phê duyệt xây dựng 20 khu công nghiệp. Và 41 cụm công nghiệp trong đề án quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Vĩnh Phúc đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Hiện nay trên địa bàn đã có chủ đầu tư các khu công nghiệp: Thương mại. Cùng với hệ thống chợ truyền thống thì hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn Vĩnh Phúc khá sôi động và đầy đủ các thương hiệu lớn, phục vụ nhu cầu mua sắm và góp phần nâng cao phong cách tiêu dùng mua sắm người dân trong tỉnh, bao gồm: Y tế. Một số mốc thời gian của ngành y tế Vĩnh Phúc: Vĩnh Phúc có 1 bệnh viện tuyến TW, 6 bệnh viện trực thuộc tỉnh, 9 bệnh viện cấp huyện và nhiều phòng khám, trung tâm y tế. Các bệnh viện thuộc tuyến tỉnh và trung ương (không kể bệnh viên tư, cấp huyện, phòng khám, trung tâm y tế): Danh sách các bệnh viện tuyến TƯ, tỉnh. Giáo dục. Trong những năm qua ngành giáo dục của tỉnh Vĩnh Phúc đã có những bước tiến vượt bậc là một trong những tỉnh,thành có chất lượng giáo dục cao nhất cả nước, 3 năm liền (2012, 2013 và 2014) Vĩnh Phúc đứng đầu cả nước về điểm trung bình thi đại học. Năm 2013, học sinh Vĩnh Phúc đạt 1 huy chương bạc Olympic Toán, 1 huy chương đồng Olympic sinh học quốc tế, 49 học sinh đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia. Năm 2014 học sinh Vĩnh Phúc đứng thứ 6 cả nước về số giải trong kỳ thi học sinh giỏi 2014 với 67 giải, tiếp tục khẳng định vị trí số 1 toàn quốc về điểm trung bình 3 môn thi đại học. Du lịch. Vĩnh Phúc có nhiều cảnh quan và danh thắng kỳ thú như khu danh thắng Tây Thiên với Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên (là một trong 3 thiền viện lớn nhất Việt Nam cùng với Yên Tử và Đà Lạt), khu nghỉ mát Tam Đảo, tháp Bình Sơn, đền Gia Loan - chùa Biện Sơn... là nơi để phát triển các loại hình du lịch như tham quan, nghỉ mát... Ngoài ra còn có trên 500 di tích lịch sử, văn hoá với 170 di tích được xếp hạng, trong đó 67 di tích được xếp hạng cấp quốc gia. Vĩnh Phúc còn có nhiều đầm hồ ở những địa thế đẹp có thể phát triển thành điểm du lịch nghỉ dưỡng hấp dẫn. Danh sách lịch sử cấp quốc gia. Chùa Tùng Vân, Đình Thổ Tang, Đình Bích Chu, Đình Thủ Độ, Đình Cam Giá, Đền Phú Đa, Đình Hòa Loan, Cụm di tích thờ Lê Ngọc Chinh (đền Ngòi, đình Đông, đình Nam), Đền Đuông, Chùa Thượng Trưng, Địa điểm lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chùa Hoa Dương, Đình - chùa Vĩnh Sơn, Đình Sông Kênh, Đình Tuân Lộ. Đền Thính, Đền Tranh, Đền Đồng Lạc, Đình Yên Lạc, Đình Hùng Vĩ, Chùa Tiền Môn, Chùa Đại An, Đình Tri Chỉ, Đình Yên Nội, Chùa Biện Sơn, Di tích khảo cổ học Đồng Đậu. Chiến khu Ngọc Thanh, Chùa Bảo Sơn, Đình Khả Do, Đình Cao Quang, Đền Ngô Miễn, Đình Đạm Xuyên, Đình Sen Hồ, Đền Trần Nguyên Hãn, Đền Đỗ Khắc Chung, Chùa Vĩnh Phúc, Đình Tây Hạ, Chùa Đông Lai, Đền Triệu Thái, Đình Ngõa, Đình Đình Chu, Đình Thạch Trục, Đình Tiên Lữ. Tháp Bình Sơn Thiền Viện Trúc Lâm Tuệ Đức Đình Hương Canh, Đình Ngọc Canh, Đình Tiên Hường, Chùa Kính Phúc, Đền Xuân Lãng, Chùa Quảng Hựu, Đền Thánh Mẫu, Đình Mộ Đạo - Đình Bảo Đức - Đình Đại Phúc, Chùa Can Bi, Đình Quất Lưu. Khu thắng cảnh Tây Thiên (Đền Mẫu Sinh- Đền Cô, Đền Cậu- Đền Thượng- Đền Thõng- Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên) Đình Thứa Thượng, Đình Phú Vinh Ở thành phố Vĩnh Yên: Đình Đông Đạo, Chùa Tích Sơn, Chua Hà. Giao thông. Các tuyến đường nối. Đường bộ có quốc lộ 2, quốc lộ 23 đi qua. Đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai đi qua 5 huyện thị: thành phố Phúc Yên, Bình Xuyên, Tam Dương, Lập Thạch, Sông Lô. Đường sắt có đường sắt Hà Nội - Lào Cai đi qua 5 huyện thị: thành phố Phúc Yên, Bình Xuyên, thành phố Vĩnh Yên, Tam Dương, Vĩnh Tường. Đường thủy có sông Hồng chảy qua. Văn hóa. Đặc sản ẩm thực. Các đặc sản ẩm thực địa phương ở Vĩnh Phúc như: nộm vó cần Hương Canh, cá thính Văn Quán, bánh hòn Hội Hợp, đậu rùa Tuân Chính, bánh chưng Diệm Xuân, cá tép dầu đầm Vạc, bánh trùng mật mía Vĩnh Tường, bánh tráng Bảo Đức, trà hoa vàng Tam Đảo, xôi Trung Mỹ, dứa Tam Dương, chè kho Tứ Yên, bánh ngõa Lũng Ngoại, na dai Bồ Lý, măng Tam Đảo, măng ngâm ớt Tam Đảo, gạo gié cánh Hương Canh, thịt chó kiểu Ngũ Kiên, tương ngô Khả Do, bún bánh cuốn Hòa Loan, bánh tai mèo hành Kẻ Mỏ, rắn Vĩnh Sơn, bánh tẻ Tứ Yên, bánh gạo rang Tiên Lữ, bò tái kiến đốt Tam Đảo, tương gạo Láng, mắm tép Đức Bác, gà thả đồi, cháo se bánh hòn Hương Canh, bánh tro Tây Đình, chuối tiêu hồng Liên Châu, rượu rắn Vĩnh Sơn, mì gạo Bồ Sao, su su Tam Đảo, gạo Long Trì, rượu nếp Vân Giang, bánh nẳng chợ Tràng.
4,180
501647
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4180
DNA
DNA là phân tử mang thông tin di truyền quy định mọi hoạt động sống (sinh trưởng, phát triển và sinh sản) của các sinh vật và nhiều loài virus. Đây là từ viết tắt thuật ngữ tiếng Anh deoxyribonucleic acid (,), theo tiếng Việt gọi là acid deoxyribonucleic (nguồn gốc từ tiếng Pháp: acide désoxyribonucléique, viết tắt: ADN). DNA và RNA là những acid nucleic, cùng với protein, lipid và carbohydrat cao phân tử (polysaccharide) đều là những đại phân tử sinh học chính có vai trò quan trọng thiết yếu đối với mọi dạng sống được biết đến. Phần lớn các phân tử DNA được cấu tạo từ hai mạch polymer sinh học xoắn đều quanh một trục tưởng tượng tạo thành chuỗi xoắn kép. Hai mạch DNA này được gọi là các polynucleotide vì thành phần của chúng bao gồm các đơn phân "nucleotide". Mỗi nucleotide được cấu tạo từ một trong bốn loại nucleobase chứa nitơ—hoặc là cytosine (C), guanine (G), adenine (A), hay thymine (T)—liên kết với đường deoxyribose và một nhóm phosphat. Các nucleotide liên kết với nhau thành một mạch DNA bằng liên kết phosphodieste (liên kết cộng hóa trị) giữa phân tử đường của nucleotide với nhóm phosphat của nucleotide tiếp theo, tạo thành "khung xương sống" đường-phosphat luân phiên vững chắc. Những base nitơ giữa hai mạch đơn polynucleotide liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung (A liên kết với T, và C liên kết với G) thông qua các mối liên kết hydro để tạo nên chuỗi DNA mạch kép. Tổng số lượng cặp base liên quan tới DNA trên Trái Đất ước tính bằng 5,0 x 1037, và nặng khoảng 50 tỷ tấn. Để so sánh, tổng khối lượng của sinh quyển xấp xỉ bằng 4 nghìn tỷ tấn carbon. DNA lưu trữ thông tin sinh học, các mã di truyền đến các thế hệ tiếp theo và để chỉ dẫn cho quá trình sinh tổng hợp protein. Mạch đơn DNA có liên kết hóa học vững chắc chống lại sự phân cắt, và hai mạch đơn của chuỗi xoắn kép lưu trữ thông tin sinh học như nhau. Thông tin này được sao chép nhờ sự phân tách hai mạch đơn. Một tỷ lệ đáng kể DNA (hơn 98% ở người) là các đoạn DNA không mã hóa (non-coding), nghĩa là những vùng này không giữ vai trò mạch khuôn để xác định trình tự protein thông qua các quá trình phiên mã, dịch mã. Hai mạch DNA chạy song song theo hai hướng ngược nhau. Gắn với mỗi phân tử đường là một trong bốn loại "nucleobase" (hay các "base"). Thông tin di truyền được mã hóa bởi trình tự của bốn nucleobase gắn trên mỗi mạch đơn. Những mạch RNA được tổng hợp từ những khuôn mẫu DNA trong quá trình phiên mã. Và dưới sự chỉ dẫn của mã di truyền, phân tử RNA tiếp tục được diễn dịch để xác định trình tự các amino acid ở cấu trúc protein trong quá trình dịch mã. DNA ở tế bào nhân thực (động vật, thực vật, nấm và nguyên sinh vật) được lưu trữ bên trong nhân tế bào và một số bào quan, như ty thể hoặc lục lạp. Ngược lại, ở sinh vật nhân sơ (vi khuẩn và vi khuẩn cổ), do không có nhân tế bào, DNA nằm trong tế bào chất. Bên trong tế bào, DNA tổ chức thành những cấu trúc dài gọi là "nhiễm sắc thể" (chromosome). Trong giai đoạn phân bào các nhiễm sắc thể hình thành được nhân đôi bằng cơ chế nhân đôi DNA, mang lại cho mỗi tế bào có một bộ nhiễm sắc thể hoàn chỉnh như nhau. Ở nhiễm sắc thể sinh vật nhân thực, những protein chất nhiễm sắc (chromatin) như histone giúp thắt chặt và tổ chức cấu trúc DNA. Chính cấu trúc thắt chặt này sẽ quản lý sự tương tác giữa DNA với các protein khác, quy định vùng nào của DNA sẽ được phiên mã. Friedrich Miescher đã cô lập được DNA lần đầu tiên vào năm 1869. Francis Crick và James Watson nhận ra cấu trúc phân tử chuỗi xoắn kép của nó vào năm 1953, dựa trên mô hình xây dựng từ dữ liệu thu thập qua ảnh chụp nhiễu xạ tia X do Rosalind Franklin thực hiện. DNA trở thành một công cụ phân tử giúp các nhà nghiên cứu khám phá các lý thuyết và định luật vật lý sinh học, như định lý ergodic và lý thuyết đàn hồi. Những tính chất vật liệu độc đáo của DNA biến nó trở thành phân tử hữu ích đối với các nhà khoa học vật liệu quan tâm trong lĩnh vực chế tạo vật liệu cỡ micro và nano, như trong công nghệ nano DNA. Các tiến bộ trong lĩnh vực này bao gồm phương pháp origami DNA và vật liệu lai dựa trên DNA. Cấu trúc. DNA là một polymer dài cấu tạo bởi các đơn phân nucleotide lặp lại. Cấu trúc DNA của mọi loài là động không phải là tĩnh. Hai mạch polynucleotide liên kết với nhau bằng liên kết hydro, xoắn đều quanh một trục tưởng tượng theo chiều từ trái sang phải (xoắn phải), mỗi chu kỳ xoắn dài 34 ångström (3,4 nm) và có bán kính 10 ångström (1,0 nm). Theo một nghiên cứu, khi đo đạc trong một dung dịch, chuỗi phân tử DNA rộng 22–26 Å (2.2–2.6 nm, và một đơn phân nucleotide dài 3,3 Å (0,33 nm). Dù cho mỗi đơn vị lặp lại có kích thước rất nhỏ, polymer DNA vẫn là những phân tử rất lớn chứa hàng triệu nucleotide. Ví dụ, DNA trong nhiễm sắc thể lớn nhất ở người, nhiễm sắc thể số 1, chứa xấp xỉ 220 triệu cặp base và dài đến 85 mm nếu được duỗi thẳng. DNA thường không là một chuỗi đơn lẻ, mà thay vào đó là cặp chuỗi liên kết chặt chẽ với nhau. Hai mạch dài này quấn gắn kết với nhau. Một nucleobase liên kết với một phân tử đường tạo thành cấu trúc gọi là "nucleoside", và một base liên kết với một phân tử đường và một hoặc nhiều nhóm phosphat gọi là "nucleotide" (nucleotide trong DNA và RNA là loại nucleotide chỉ mang một nhóm phosphat). Mạch polymer chứa nhiều nucleotide liên kết với nhau (như trong DNA) được gọi là polynucleotide. Khung xương chính của mạch DNA tạo nên từ các nhóm phosphat và phân tử đường xen kẽ nhau. Phân tử đường trong DNA là 2-deoxyribose, là đường pentose (5 carbon). Các phân tử đường liên kết với các nhóm phosphat tạo thành liên kết phosphodieste giữa nguyên tử carbon thứ 3 với nguyên tử carbon thứ 5 trên hai mạch vòng của hai phân tử đường liền kề. Liên kết bất đối xứng này cho phép xác định hướng chạy của mạch đơn DNA. Xem xét gần hơn trên một chuỗi xoắn kép, người ta nhận thấy các nucleotide hướng theo một chiều trên một mạch và theo chiều ngược lại trên mạch kia, gọi là: hai mạch "hướng ngược chiều nhau" hay "đối song song" (antiparallel). Các đầu không đối xứng kết thúc của chuỗi DNA là đầu 5′ ("năm phẩy") và đầu 3′ ("ba phẩy"), với đầu 5′ kết thúc bởi nhóm phosphat và đầu 3′ kết thúc bởi nhóm hydroxyl (OH). Sự khác nhau chủ yếu giữa DNA và RNA là ở phân tử đường, với đường 2-deoxyribose trong DNA được thay thế bởi đường ribose trong RNA. Chuỗi xoắn kép DNA được ổn định bởi hai lực liên kết chính: liên kết hydro giữa các nucleotide của hai mạch và tương tác xếp chồng (base-stacking) giữa các base nitơ. Bốn base trong DNA là adenine (A), cytosine (C, ở Việt Nam còn viết là xitôzin, viết tắt X), guanine (G) và thymine (T). Bốn base này gắn với nhóm đường/phosphat để tạo thành nucleotide hoàn chỉnh, như adenosine monophosphate. Adenine ghép cặp với thymine và guanine ghép cặp với cytosine, ký hiệu bằng các cặp base A-T và G-C. Phân loại nucleobase. Nucleobase được phân thành hai loại: purine, gồm adenine (A) và guanine (G), là hợp chất dị vòng 5 và 6 cạnh hợp nhất; và pyrimidine, gồm cytosine (C) và thymine (T), có vòng 6 cạnh C và T. Nucleobase pyrimidine thứ năm là uracil (U), thường thay thế thymine (T) trong RNA và khác với thymine là thiếu đi nhóm methyl (–CH3) trên vòng. Ngoài RNA và DNA, một số lượng lớn chất tương tự acid nucleic nhân tạo được tạo ra để nghiên cứu các tính chất của acid nucleic, hoặc sử dụng trong công nghệ sinh học. Uracil thường không có ở DNA, nó chỉ xuất hiện như một sản phẩm phân tách của cytosine. Tuy nhiên, ở một số thực khuẩn thể như: thực khuẩn thể ở "Bacillus subtilis" PBS1 và PBS2 và thực khuẩn "Yersinia" piR1-37, thì thymine được thay bằng uracil. Một thực khuẩn thể khác - thể Staphylococcal S6 - được phát hiện với bộ gene mà thymine thay bằng uracil. Base J (beta-d-glucopyranosyloxymethyluracil), một dạng tinh chỉnh của uracil, cũng xuất hiện ở một số sinh vật: trùng roi "Diplonema" và "Euglena", và mọi nhóm Kinetoplastida. Sinh tổng hợp base J diễn ra theo hai bước: bước thứ nhất một thymidine xác định trong DNA được biến đổi thành hydroxymethyldeoxyuridine (HOMedU); bước thứ hai HOMedU được glycosyl hóa thành base J. Các nhà khoa học cũng khám phá ra những protein được tổng hợp từ base này. Những protein này dường như có họ hàng xa với gene gây ung thư (oncogene) Tet1 mà tham gia vào quá trình phát sinh bệnh bạch cầu myeloid cấp tính. Base J cũng đóng vai trò làm tín hiệu kết thúc cho enzyme RNA polymerase II. Rãnh DNA. Hai mạch đơn xoắn đôi vào nhau tạo thành bộ khung cho DNA. Ở chuỗi xoắn kép này có thể xuất hiện những khoảng trống nằm cách nhau giữa hai mạch gọi là các "rãnh" (groove). Những rãnh này nằm liền kề với các cặp base và có thể hình thành một điểm bám (binding site). Vì hai mạch đơn không đối xứng nhau nên dẫn đến các rãnh có kích thước không đều, trong đó rãnh lớn (major groove) rộng 22 Å và rãnh nhỏ (minor groove) rộng 12 Å. Độ rộng của rãnh giúp cho các cạnh của base trở nên dễ tiếp cận hơn trong rãnh lớn so với rãnh nhỏ. Kết quả là, các protein của các nhân tố phiên mã mà liên kết với những đoạn trình tự cụ thể trong chuỗi xoắn kép DNA thường thực hiện bằng việc tiếp xúc với các cạnh của các base ở rãnh lớn. Tình huống này thay đổi đa dạng tùy theo hình dáng bất thường của DNA bên trong tế bào "(xem ở dưới)", nhưng các rãnh lớn và rãnh nhỏ luôn luôn được đặt tên để phản ánh sự khác nhau về kích thước đo được nếu DNA vặn xoắn trở về dạng B thường gặp. Cặp base. Trong chuỗi xoắn kép DNA, mỗi loại nucleobase trên một mạch chỉ liên kết với một loại nucleobase trên mạch kia. Đây được gọi là nguyên tắc bắt cặp bổ sung. Ở đây, purine tạo liên kết hydro với pyrimidine, trong đó adenine chỉ liên kết với thymine bằng hai liên kết hydro, và cytosine chỉ liên kết với guanine bằng ba liên kết hydro. Sự sắp xếp giữa hai nucleotide liên kết với nhau qua chuỗi xoắn kép gọi là cặp base Watson-Crick. DNA có cặp nhiều G-C ổn định hơn DNA có ít cặp G-C. Cặp base Hoogsteen là một dạng biến thể hiếm gặp của việc bắt cặp bổ sung. Vì liên kết hydro không phải là liên kết cộng hóa trị, nên có thể bị đứt gãy và liên kết lại tương đối dễ dàng. Hai mạch của DNA trong chuỗi xoắn kép do vậy có thể tách rời nhau bằng lực cơ học hoặc bằng nhiệt độ cao, giống như khóa kéo. Hệ quả của nguyên tắc bắt cặp bổ sung này là mọi thông tin trong trình tự chuỗi xoắn kép DNA được lặp lại ở mỗi mạch, và có vai trò quan trọng trong quá trình nhân đôi DNA. Sự tương tác đặc hiệu và có thể hồi phục này giữa các cặp bazơ bổ sung là tối quan trọng đối với mọi chức năng của DNA trong sinh vật. Hình trên, cặp base G-C có ba liên kết hydro. Hình dưới, cặp base A-T có hai liên kết hydro. Liên kết hydro không phải là liên kết cộng hóa trị được thể hiện bằng gạch ngang. ssDNA so với dsDNA. Như đã nói ở trên, hầu hết phân tử DNA bao gồm hai mạch polymer, liên kết thành dạng xoắn kép bằng liên kết hydro không phải là liên kết cộng hóa trị; cấu trúc mạch kép (dsDNA - double stranded DNA) được duy trì chủ yếu bởi tương tác xếp chồng base, mạnh nhất là xếp chồng G,C. Hai mạch có thể tách rời—quá trình gọi là sự nóng chảy—tạo thành hai phân tử DNA mạch đơn (ssDNA - single-stranded DNA). Sự tách rời xảy ra ở nhiệt độ cao, độ mặn thấp và độ pH cao (độ pH thấp cũng làm tách DNA, nhưng vì DNA không ổn định do quá trình khử purine, do đó độ pH thấp ít khi được sử dụng). Sự ổn định của dạng mạch kép dsDNA không chỉ phụ thuộc vào thành phần codice_1 (tỷ lệ % cặp base G-C) mà còn phụ thuộc vào trình tự các base và độ dài (phân tử càng dài thì càng ổn định). Độ ổn định được đo bằng nhiều cách khác nhau; cách phổ biến là đưa phân tử đạt tới nhiệt độ nóng chảy (còn gọi là giá trị "Tm"), đó là nhiệt độ mà tại đấy khoảng 50% số phân tử mạch kép biến đổi thành phân tử mạch đơn; nhiệt độ nóng chảy phụ thuộc vào cường độ ion và nồng độ DNA. Do vậy, cả tỷ lệ phần trăm số cặp base codice_1 và chiều dài tổng thể của chuỗi xoắn kép DNA xác định nên cường độ liên kết giữa hai mạch DNA. Những chuỗi xoắn kép DNA dài có nhiều cặp codice_1 có tương tác giữa hai mạch mạnh hơn so với những chuỗi xoắn kép ngắn với thành phần nhiều codice_4. Trong hoạt động sinh học, có những phần của chuỗi xoắn kép DNA dễ dàng tách rời, ví dụ như Pribnow box codice_5 ở một số vùng khởi động (promoter), có xu hướng chứa nhiều thành phần codice_4, khiến cho các mạch có thể tách rời dễ dàng. Trong phòng thí nghiệm, cường độ của tương tác này có thể đo bằng cách tìm ra nhiệt độ nóng chảy "Tm" cần thiết để phân tách một nửa liên kết hydro giữa hai mạch. Khi tất cả các cặp base nóng chảy, hai mạch của chuỗi DNA sẽ tách rời và tồn tại trong dung dịch như 2 phân tử hoàn toàn độc lập. Những phân tử mạch đơn DNA không có hình dạng chung, nhưng một số cấu trúc ổn định hơn cấu trúc khác. Có nghĩa và đối nghĩa. Một trình tự DNA gọi là "có nghĩa" (sense) nếu trình tự của nó giống với trình tự của bản sao RNA thông tin dùng để dịch mã thành protein. Khi đó, trình tự trên mạch bổ sung còn lại được gọi là trình tự "đối nghĩa" (antisense). Cả trình tự có nghĩa và đối nghĩa có thể tồn tại trên các đoạn khác nhau của cùng một mạch đơn DNA (tức là cả hai mạch có thể chứa cả trình tự có nghĩa lẫn đối nghĩa). Ở tế bào nhân thực và nhân sơ, các trình tự RNA đối nghĩa đều được tạo ra, nhưng chức năng của những RNA này vẫn chưa được hiểu rõ hoàn toàn. Có đề xuất cho rằng các RNA đối nghĩa có khả năng tham gia vào hoạt động điều hòa biểu hiện gene thông qua sự bổ sung base RNA-RNA. Một vài trình tự DNA ở sinh vật nhân thực và nhân sơ, và hay gặp hơn ở plasmid và virus, xóa nhòa sự khác biệt giữa những mạch có nghĩa và đối nghĩa do có sự hiện diện của các gene chồng lợp (overlapping gene). Trong trường hợp này, một số trình tự DNA đảm nhận đến hai trách nhiệm, mã hóa cho một protein khi đọc dọc theo một mạch, và mã hóa protein thứ hai khi đọc theo hướng ngược lại dọc theo mạch kia. Trong vi khuẩn, sự chồng lợp này có thể tác động đến quá trình điều hòa phiên mã gene, trong khi ở virus, các gene chồng lợp lại làm tăng lượng thông tin được mã hóa bên trong bộ gene nhỏ bé của virus. DNA siêu xoắn. DNA có thể xoắn lại tựa như một sợi dây thừng theo một tiến trình gọi là DNA siêu xoắn (DNA supercoiling). Với DNA ở trạng thái "bình thường", một mạch thường xoắn đều quanh trục tưởng tượng của chuỗi xoắn kép theo từng đoạn ngắn mang khoảng 10,4 cặp base, nhưng nếu DNA bị vặn xoắn thì các mạch có thể trở nên siết chặt hơn hoặc lỏng lẻo hơn. Nếu DNA bị xoắn theo hướng của chuỗi xoắn kép, hay "siêu xoắn thuận" (positive supercoiling), thì các base giữ chặt với nhau hơn. Còn nếu DNA bị xoắn ngược hướng với chuỗi xoắn kép, hay "siêu xoắn nghịch" (negative supercoiling), thì các base phân tách dễ dàng hơn. Trong tự nhiên, hầu hết DNA trong tế bào đều ở trạng thái gần siêu xoắn nghịch do chịu sự tác động của nhóm enzyme có tên gọi topoisomerase. Những enzyme này cũng cần thiết để tháo xoắn các mạch DNA trong những quá trình như phiên mã và nhân đôi DNA. Mô hình cấu trúc DNA khác. DNA tồn tại ở nhiều cấu trúc, trong đó bao gồm dạng A, B, và Z, thế nhưng chỉ có cấu trúc B và Z là trực tiếp quan sát thấy trong những sinh vật chức năng. Cấu trúc DNA tương ứng phụ thuộc vào mức độ hydrat hóa, trình tự DNA, số lượng và chiều hướng siêu xoắn, các tu sửa hóa học trên base, loại và hàm lượng ion kim loại, cũng như sự hiện hữu của polyamin trong dung dịch. Báo cáo đầu tiên về các mẫu nhiễu xạ tia X của dạng A và B—họ sử dụng phương pháp phân tích dựa trên hàm Patterson chỉ cung cấp một lượng thông tin giới hạn về cấu trúc của các sợi định hướng DNA (oriented fibers). Một phân tích khác, do Wilkins cùng cộng sự ("et al.") đề xướng vào năm 1953, cho biết các mẫu nhiễu xạ tia X "in vivo" DNA dạng B của các sợi DNA hydrat hóa cao tuân theo bình phương hàm Bessel. Trong cùng tạp chí, James Watson và Francis Crick trình bày phân tích mô hình phân tử DNA của họ các mẫu nhiễu xạ tia X và gợi ý rằng cấu trúc của DNA là chuỗi xoắn kép. Dạng B là cấu trúc phổ biến nhất tìm thấy dưới những điều kiện của tế bào sống, tồn tại ở trạng thái gần giống tinh thể (paracrystalline state), đó là cấu trúc động mặc dù tính tương đối cứng của chuỗi xoắn kép DNA được giữ ổn định bởi liên kết hydro giữa các base. Để đơn giản, hầu hết những mô hình phân tử DNA đều bỏ qua liên kết động lực của nước và các ion đối với phân tử dạng B, và do đó ít hữu ích khi dùng các mô hình này để hiểu cách hoạt động của dạng B trong tế bào sống ở trạng thái bình thường ("in vivo"). Phân tích vật lý và toán học của ảnh chụp tia X cũng như dữ liệu quang phổ thu được cho dạng B tiền tinh thể (paracrystalline), do vậy phức tạp hơn so với dữ liệu nhiễu xạ tia X của ảnh chụp dạng A. So với dạng B, dạng A xoắn ốc theo chiều tay phải rộng hơn, có rãnh nhỏ nông và rộng, trong khi rãnh lớn sâu hơn và hẹp hơn. Dạng A thường xuất hiện dưới các điều kiện phi sinh lý trong các mẫu DNA khử nước một phần, trong khi ở tế bào nó có thể ở dạng lai ghép 2 mạch đơn DNA với mạch đơn RNA, cũng như trong phức hệ enzym-DNA. Ở đoạn DNA nơi các base đã bị tu sửa về mặt hóa học bằng quá trình methyl hóa có thể trải qua sự thay đổi lớn về hình dạng cấu trúc và trở thành dạng Z. Ở cấu trúc này hai mạch xoắn quanh trục theo chiều tay trái, ngược chiều với hướng của dạng B phổ biến. Những cấu trúc bất thường này có thể nhận ra bằng loại protein đặc hiệu liên kết với DNA dạng Z và có thể tham gia vào quá trình điều hòa phiên mã. DNA có thành phần hóa học thay thế. Trong một vài năm, các nhà sinh học vũ trụ đã đề xuất về một sinh quyển bóng tối (shadow biosphere), một sinh quyển vi sinh vật giả thuyết tồn tại trên Trái Đất mà sử dụng các quá trình phân tử và hóa học khác căn bản so với những gì đã biết về sự sống hiện tại. Một trong các đề xuất đó là sự tồn tại của dạng sinh vật sống mà nguyên tử asen thay cho phospho trong DNA. Một báo cáo năm 2010 cho thấy khả năng này có mặt trong vi khuẩn GFAJ-1, mặc dù đã có những tranh cãi, và cuối cùng năm 2012 một báo cáo khác nêu ra bằng chứng cho thấy các vi khuẩn này chủ động ngăn không cho asen kết hợp vào bộ khung DNA của nó và những phân tử sinh học khác. Cấu trúc 4 sợi. Tại đầu mút của mỗi nhiễm sắc thể tuyến tính có những vùng chuyên biệt của DNA gọi là telomere. Chức năng chính của các vùng này đó là cho phép tế bào tái bản các đầu mút nhiễm sắc thể bằng cách sử dụng enzym telomerase, bởi vì bình thường các enzym tái bản DNA không thể nhân đôi đầu cực 3′ của nhiễm sắc thể. Những đầu mũ đặc hiệu này của nhiễm sắc thể cũng giúp bảo vệ đầu cực của DNA bị rút ngắn, và ngăn hệ thống sửa chữa DNA trong tế bào coi DNA bị hỏng cần được sửa chữa. Trong tế bào người, các telomere thường là những đoạn mạch đơn DNA chứa vài nghìn trình tự TTAGGG lặp đi lặp lại đơn giản. Các trình tự giàu guanine giữ ổn định đầu mút của nhiễm sắc thể bằng cách hình thành nên cấu trúc gồm những đơn vị bốn base xếp chồng, hơn là bắt cặp bổ sung tìm thấy ở các phân tử DNA khác. Ở đây, bốn base, được gọi là 4 guanin tetrad, tạo thành một tấm phẳng. Sau đó, bộ 4 base phẳng này xếp chồng lẫn nhau hình thành nên cấu trúc G-quadruplex (cấu trúc 4 sợi) ổn định. Cấu trúc này được ổn định bởi liên kết hydro và chelat hóa ion kim loại nằm ở trung tâm của mỗi đơn vị bốn base. Những cấu trúc khác cũng có thể tồn tại, trung tâm của bộ bốn base đến từ một mạch đơn uốn quanh các base, hoặc là một vài mạch song song với nhau, trong đó mỗi mạch đều đóng góp một base vào cấu trúc trung tâm. Bên cạnh cấu trúc xếp chồng, telomere cũng tạo thành cấu trúc dạng vòng lớn gọi là telomere loop, hay T-loop. Trong cấu trúc này, DNA mạch đơn cuộn quanh thành một vòng tròn dài được ổn định bởi các protein liên kết với telomere. Tại đầu mút của T-loop, DNA telomere mạch đơn được cho vào một vùng bao bởi DNA mạch kép bằng mạch telomere phân tách DNA mạch kép và bắt cặp bổ sung với một trong hai mạch. Cấu trúc mạch ba này (triple-stranded) được gọi là vòng 3 sợi (displacement loop) hay D-loop. DNA phân nhánh có thể tạo thành mạng lưới chứa nhiều nhánh. DNA phân nhánh. Ở chuỗi xoắn kép DNA, hiện tượng sờn tước đầu mút xuất hiện khi những đoạn không được bổ sung hiện diện tại đầu mút của DNA mạch kép. Qua đó, DNA phân nhánh có thể hình thành nếu có một mạch DNA thứ ba xuất hiện và mang những đoạn mới liên hợp với đoạn không được bổ sung của chuỗi xoắn kép đã bị sờn tước trước đó. Dạng đơn giản nhất của DNA phân nhánh chỉ bao gồm ba mạch DNA, tất nhiên là có thể tồn tại thêm nhiều nhánh phức tạp khác. DNA phân nhánh được ứng dụng trong công nghệ nano để lắp ráp những cấu hình phân tử mong muốn. Tu sửa base và trình tự của DNA. Cấu trúc của cytosine khi có và không có nhóm 5-methyl. Sự khử amin biến đổi 5-methylcytosine thành thymine. Tu sửa base và bao gói DNA. Biểu hiện của gene chịu ảnh hưởng bởi phương cách đóng gói DNA trong nhiễm sắc thể, thành một cấu trúc gọi là "chất nhiễm sắc" (chromatin). Những tác động chỉnh sửa base có thể xảy ra trong quá trình đóng gói, với các vùng không có hoặc có mức biểu hiện gene thấp thông thường chứa các base cytosine ở mức methyl hóa cao. Sự đóng gói DNA và ảnh hưởng của nó lên biểu hiện gene cũng xảy ra bởi hiệu ứng thay đổi liên kết cộng hóa trị tại lõi protein histone bọc quanh DNA trong cấu trúc chất nhiễm sắc hoặc bởi phức hệ chất nhiễm sắc tái mô hình hóa (xem Tái mô hình hóa chất nhiễm sắc (chromatin remodeling)). Do vậy, tác động xen lẫn giữa methyl hóa DNA và thay đổi liên kết ở histone có ảnh hưởng phối hợp đến chất nhiễm sắc và biểu hiện gene. Ví dụ, sự methyl hóa cytosine, tạo ra 5-methylcytosine, có vai trò quan trọng đối với sự bất hoạt X của nhiễm sắc thể (X-inactivation). Mức độ methyl hóa trung bình thay đổi theo mỗi sinh vật – giun tròn "Caenorhabditis elegans" không có phản ứng methyl hóa cytosine, trong khi ở động vật có xương sống có mức độ cao hơn, lên tới 1% lượng DNA chứa 5-methylcytosine. Tuy 5-methylcytosine có vai trò quan trọng, nhưng nó vẫn có thể bị khử amin hóa để chuyển thành base thymine, do đó cytosine methyl hóa có khuynh hướng gây đột biến. Những thay đổi base khác bao gồm sự methyl hóa adenine ở vi khuẩn, sự hiện diện của 5-hydroxymethylcytosine trong não, và sự glycosyl hóa của uracil tạo thành "Base J" trong các loài Kinetoplastida. Hư hại. DNA có thể bị hư hại bởi nhiều tác nhân đột biến, làm thay đổi trình tự DNA. Những tác nhân đột biến bao gồm các chất oxy hóa, ankyl hóa với cả bức xạ điện từ năng lượng cao như tia cực tím và tia X. Loại hư hại DNA được tạo ra phụ thuộc vào loại tác nhân đột biến. Ví dụ, tia UV có thể phá hủy DNA bằng cách tạo ra dimer thymine, nghĩa là liên kết chéo giữa các base của pyrimidine với nhau. Mặt khác, những tác nhân oxy hóa như gốc tự do hay hydro peroxide tạo ra nhiều dạng hư hại, bao gồm tu sửa base, đặc biệt là guanosine, và đứt gãy chuỗi xoắn kép. Một tế bào điển hình ở người chứa khoảng 150.000 base chịu tổn thương do bị oxy hóa. Trong số những tổn thương oxy hóa, nguy hiểm nhất đó là chuỗi xoắn kép bị đứt gãy, vì rất khó để gắn lại và có thể dẫn tới đột biến mất, thêm và thay thế trên trình tự DNA, cũng như là chuyển đoạn nhiễm sắc thể (chromosomal translocation). Những đột biến này có thể gây ra ung thư. Bởi vì những giới hạn vốn có trong cơ chế sửa chữa DNA, nên nếu con người sống đủ lâu, thì những hư hại này cuối cùng sẽ dẫn tới sự phát triển của ung thư. Những hư hại DNA xảy ra tự nhiên, là do các quá trình bình thường trong tế bào tạo ra các gốc tự do oxy hóa (ROS), chẳng hạn các phản ứng thủy phân của nước trong tế bào, v.v, cũng xảy ra thường xuyên. Mặc dù hầu hết những hư hại này đều sẽ được sửa chữa, nhưng trong bất kỳ tế bào nào vẫn có một số hư hại DNA có thể còn tồn tại mặc cho các hoạt động của quá trình sửa chữa. Những hư hại DNA còn sót lại sẽ tích tụ dần theo độ tuổi bên trong các mô hậu nguyên phân của động vật có vú. Sự tích tụ này dường như là một nguyên nhân quan trọng dẫn tới sự già yếu. Nhiều tác nhân đột biến nằm gọn trong không gian giữa hai cặp base liền kề, hay gọi là "sự xen kẹp" (intercalation). Hầu hết các chất xen kẹp là những phân tử vòng thơm và vòng phẳng; ví dụ như: ethidium bromide, acridine, daunomycin và doxorubicin. Để cho một chất xen kẹp có thể vừa vặn không gian giữa hai cặp base, các base phải tách ra, bóp méo mạch DNA bằng cách tháo xoắn chuỗi xoắn kép. Điều này khiến ức chế quá trình phiên mã và nhân đôi DNA, gây ra độc tính và đột biến. Do đó, các phân tử xen kẹp vào DNA có thể là tác nhân gây ung thư, và trong trường hợp của thalidomide là tác nhân gây quái thai (teratogen). Những phân tử khác như benzo["a"]pyrene diol epoxide và aflatoxin tạo thành sản phẩm cộng vào DNA gây ra lỗi trong quá trình nhân đôi. Tuy nhiên, do khả năng ức chế phiên mã và nhân đôi DNA, những độc tố tương tự khác cũng được sử dụng trong hóa trị liệu để ức chế phát triển nhanh chóng của các tế bào ung thư. Chức năng sinh học. DNA thông thường hiện diện trong nhiễm sắc thể dạng thẳng ở sinh vật nhân thực, và nhiễm sắc thể dạng vòng ở sinh vật nhân sơ. "Nhiễm sắc thể" (chromosome) thực chất là "chất nhiễm sắc" (chromatin) bị co xoắn từ kỳ đầu của quá trình phân bào. Còn chất nhiễm sắc chính là phức hợp giữa chuỗi xoắn kép DNA với các protein histone và phi histone gói gọn thành một cấu trúc cô đặc. Điều này cho phép các phân tử DNA rất dài nằm gọn trong nhân tế bào. Cấu trúc vật lý của nhiễm sắc thể và chất nhiễm sắc thay đổi luân phiên tùy thuộc vào từng giai đoạn của chu kỳ tế bào. Tập hợp các nhiễm sắc thể trong một tế bào tạo thành bộ gene của nó; bộ gene người có xấp xỉ 3 tỷ cặp base DNA xếp thành 46 nhiễm sắc thể. Thông tin chứa trong DNA tổ chức dưới dạng trình tự của các đoạn DNA gọi là gene. Sự kế thừa thông tin di truyền trong gene được thực hiện thông qua các cặp base bổ sung. Ví dụ, trong quá trình phiên mã, khi một tế bào sử dụng thông tin ở một gene, trình tự DNA sẽ được sao mã vào trình tự bổ sung RNA thông qua lực hút giữa DNA và các nucleotide chính xác của RNA. Thông thường, bản sao RNA này được dùng làm khuôn mẫu để xác định trình tự các amino acid trong quá trình dịch mã, thông qua sự tương tác giữa các nucleotide RNA. Trong quá trình khác, một tế bào có thể tự sao chép thông tin di truyền của nó bằng quá trình nhân đôi DNA. Chi tiết của những chức năng này được nêu trong những bài viết liên quan; bài này tập trung vào tương tác giữa DNA và các phân tử khác mà đảm trách các chức năng của bộ gene. Gene và bộ gene. DNA chứa các đoạn gene được gói gọn và xếp chặt có thứ tự bởi quá trình cô đặc DNA (DNA condensation)"," để có thể vừa vặn trong một thể tích nhỏ của tế bào. Ở sinh vật nhân thực, DNA nằm trong nhân tế bào, cùng với một lượng nhỏ nằm trong ty thể và lục lạp. Ở sinh vật nhân sơ, DNA nằm trong một thể có hình dạng không đều giữa tế bào chất, gọi là "thể nhân" (hoặc "vùng nhân", nucleoid). Thông tin di duyền trong một bộ gene được lưu trữ bởi các gene, và tập hợp toàn bộ các gene trong tế bào của cơ thể thuộc một loài sinh vật được gọi là kiểu gene. Mỗi gene là một đơn vị của tính di truyền và là một đoạn của DNA có ảnh hưởng tới một đặc tính cụ thể trong cơ thể sinh vật. Các gene chứa một "khung đọc mở" (open reading frame) có thể được phiên mã, cùng với các vùng trình tự điều hòa (regulatory sequence) như vùng khởi động (promoter) và vùng tăng cường (enhancer) có khả năng điều hòa quá trình phiên mã của khung đọc mở. Ở nhiều loài, chỉ một phần nhỏ trong tổng số trình tự của bộ gene là mã hóa cho protein. Ví dụ, chỉ khoảng 1,5% bộ gene người chứa các đoạn exon mã hóa cho protein, trong khi trên 50% DNA ở người chứa các trình tự lặp lại không mã hóa (non-coding repeated sequence). Những lý do cho sự có mặt của rất nhiều DNA không mã hóa ở bộ gene của sinh vật nhân thực và sự cách biệt rất lớn trong kích cỡ bộ gene, hay "giá trị C", giữa các loài đã đưa đến một vấn đề nan giải lâu năm gọi là "nghịch lý giá trị C". Tuy nhiên, một số trình tự DNA không mã hóa protein vẫn có thể có chức năng mã hóa các phân tử RNA không mã hóa tham gia vào quá trình điều hòa biểu hiện gene. Một số trình tự DNA không mã hóa đóng vai trò cấu trúc bộ khung trong nhiễm sắc thể. Telomere và tâm động (centromere) điển hình chỉ chứa vài gene, nhưng lại có vai trò quan trọng đối với chức năng và sự ổn định của nhiễm sắc thể. Một dạng DNA không mã hóa xuất hiện ở người gọi là gene giả (pseudogene), là những bản sao của gene nhưng đã bị bất hoạt do tác động của đột biến. Những trình tự này thường chỉ là các hóa thạch phân tử, mặc dù chúng có thể phục vụ như là vật liệu di truyền dạng thô cho sự sản sinh gene mới thông qua quá trình nhân đôi (gene duplication) và phân ly gene. Phiên mã và dịch mã. Mỗi gene là một đoạn trình tự DNA chứa thông tin di truyền và có thể ảnh hưởng đến kiểu hình của sinh vật. Bên trong một gene, trình tự các base dọc theo một mạch DNA xác định nên trình tự của RNA thông tin, rồi từ đó xác lập nên trình tự của một hay nhiều protein. Mối liên hệ giữa trình tự nucleotide của các gene và trình tự các amino acid của protein được xác định bởi những quy tắc trong quá trình dịch mã, được biết đến với cái tên bộ mã di truyền. Mỗi mã di truyền chứa bộ ba 'chữ cái' gọi là "triplet" (bộ ba mã gốc) trên DNA hay "codon" (bộ ba mã sao) trên mRNA hay "anticodon" (bộ ba đối mã) trên tRNA tạo thành một trình tự gồm ba nucleotide (v.d. ACT, CAG, TTT trên mạch gốc DNA). Trong quá trình phiên mã, các triplet của một gene được sao chép sang RNA thông tin thành các codon tương ứng bằng enzyme RNA polymerase. Bản sao RNA này sau đó được giải mã bởi ribosome thông qua hoạt động đọc trình tự RNA bằng cách bổ sung cặp base trong RNA thông tin với RNA vận chuyển, loại phân tử mang theo amino acid. Vì có bốn loại base khác nhau được tổ hợp thành các mã bộ ba, do vậy có tất cả 64 codon (tổ hợp 43). Tất cả chúng được phân bổ để mã hóa cho 20 loại amino acid cơ bản của sự sống, do đó một amino acid có thể có nhiều hơn một codon mã hóa cho nó. Bên cạnh đó cũng có ba codon 'kết thúc' hoặc 'vô nghĩa' (nonsense) đánh dấu điểm kết thúc của một vùng mã hóa; chúng là các codon UAA, UAG và UGA (tương ứng với các triplet TAA, TAG và TGA). Nhân đôi DNA (sao chép, tái bản). Phân bào là quá trình cơ bản của sinh vật để có thể sinh trưởng, nhưng khi một tế bào phân chia, nó phải nhân đôi DNA trong bộ gene của nó sao cho hai tế bào con có cùng thông tin di truyền như của tế bào mẹ. Cấu trúc mạch kép DNA giúp hình thành một cơ chế đơn giản cho quá trình nhân đôi DNA. Ở đây, hai mạch đơn tháo xoắn tách rời nhau và mỗi mạch mới bổ sung với mỗi mạch gốc được tổng hợp bằng một loại enzyme gọi là DNA polymerase. Enzyme này tạo ra những mạch mới bằng cách tìm những nucleotide tự do từ môi trường nội bào và gắn kết chính xác với nucleotide trên mạch gốc ban đầu theo nguyên tắc bổ sung. Vì DNA polymerase chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5′ → 3′, do vậy trên mạch khuôn có chiều 3' → 5' thì mạch bổ sung được tổng hợp liên tục do cùng chiều với chiều tháo xoắn. Còn trên mạch khuôn có chiều 5' → 3' thì mạch bổ sung được tổng hợp ngắt quãng tạo nên các đoạn ngắn gọi là đoạn Okazaki do ngược chiều với chiều tháo xoắn, sau đó các đoạn này được nối lại với nhau nhờ enzyme nối DNA ligase. acid nucleic ngoại bào. DNA ngoại bào trần (extracellular DNA - "eDNA"), hầu hết được giải phóng khi tế bào chết đi, xuất hiện khắp nơi trong môi trường. Mức độ tập trung của nó trong đất có thể lên tới 2 μg/lít, và trong môi trường nước tự nhiên lên tới 88 μg/lít. Đã có một số chức năng khả thi của eDNA được đề xuất: nó có thể tham gia vào chuyển gene ngang; cung cấp dinh dưỡng; và có khả năng hoạt động như một chất đệm để khôi phục hoặc chuẩn độ ion hoặc tính kháng sinh. DNA ngoại bào hoạt động như một thành phần chức năng của chất nền ngoại bào trong lớp màng vi sinh vật (phim sinh học - biofilm) của một số loài vi khuẩn. Nó có thể hoạt động như một nhân tố nhận diện để điều phối sự bám dính và phân tán của một số loại tế bào đặc hiệu trong phim sinh học; hoặc đóng góp vào sự hình thành phim sinh học; cũng như đóng góp vào đặc tính vật lý chắc chắn của phim sinh học và sức đề kháng trước những căng thẳng sinh học (biological stress). Tương tác với protein. Mọi chức năng của DNA phụ thuộc vào tương tác với protein. Những tương tác protein này có thể không đặc hiệu hoặc đặc hiệu khi protein liên kết với một trình tự DNA cụ thể. Các enzyme cũng liên kết với DNA và trong số này, những enzyme polymerase sao chép trình tự base của DNA trong quá trình phiên mã và nhân đôi DNA có vai trò đặc biệt quan trọng. Protein liên kết DNA. Tương tác của DNA (màu cam) với protein histone (màu lam). Những amino acid cơ bản của protein liên kết với các nhóm phosphat tính acid trên DNA. Các protein cấu trúc liên kết với DNA là những ví dụ đã được nghiên cứu khá kĩ về tương tác không đặc hiệu DNA-protein. Bên trong nhiễm sắc thể, DNA được giữ trong phức hợp với protein cấu trúc. Những protein này tổ chức DNA thành một cấu trúc thắt đặc gọi là "chất nhiễm sắc" (chromatin). Trong sinh vật nhân thực, cấu trúc này bao gồm DNA liên kết với phức hợp các đơn vị protein cơ sở nhỏ gọi là histone, trong khi ở sinh vật nhân sơ lại có nhiều loại protein tham gia hơn. Các histone tạo thành một phức hợp dạng đĩa gọi là nucleosome, với chuỗi xoắn kép DNA bao quanh bề mặt cấu trúc bằng hai vòng xoắn. Những tương tác không đặc hiệu được hình thành thông qua các phần dư cơ bản trong histone, tạo ra liên kết ion với bộ khung đường-phosphat có tính acid của DNA, và do vậy phần lớn tương tác là độc lập với trình tự các base. Những phản ứng hóa học làm thay đổi các amino acid cơ bản này bao gồm phản ứng methyl hóa, phosphoryl hóa và acethyl hóa. Những thay đổi hóa học này làm ảnh hưởng tới cường độ tương tác giữa DNA và histone, khiến cho các nhân tố phiên mã trở nên dễ dàng hoặc khó tiếp cận được với DNA và do vậy thay đổi tốc độ quá trình phiên mã. Những protein liên kết DNA không đặc hiệu khác trong chất nhiễm sắc bao gồm các nhóm protein có tính linh động cao mà khi liên kết có thể uốn hoặc làm vặn DNA. Các protein này có vai trò quan trọng trong việc sắp uốn nucleosome và xếp đặt chúng thành những cấu trúc lớn hơn tạo thành nhiễm sắc thể. Có một nhóm protein liên kết DNA đặc biệt là các protein chỉ liên kết đặc hiệu với một mạch đơn DNA. Ở người, protein A phục vụ quá trình nhân đôi DNA là protein được hiểu biết rõ ràng nhất trong nhóm này và tham gia vào những quá trình khi hai mạch xoắn kép đã tách rời nhau, bao gồm sao chép DNA, tái tổ hợp và sửa chữa DNA. Những protein liên kết này giúp ổn định hóa mạch đơn DNA và bảo vệ nó khỏi hiện tượng hình thành cấu trúc "vòng gấp kẹp tóc" (stem-loop/hairpin loop) hoặc bị phân cắt bởi enzyme nuclease. Ngược lại, có những protein khác phải biến đổi cấu hình để liên kết với những trình tự DNA riêng biệt. Lĩnh vực nghiên cứu sâu rộng nhất về những protein này đó là nghiên cứu nhiều loại "nhân tố phiên mã" (transcription factor) khác nhau, đây chính là các protein điều hòa quá trình phiên mã. Mỗi nhân tố phiên mã liên kết với một tập hợp cụ thể các trình tự DNA và kích hoạt hoặc ức chế hoạt động phiên mã của gene tại những trình tự gần với vùng khởi động của chúng. Nhân tố phiên mã thực hiện vai trò này theo hai cách. Đầu tiên, chúng có thể gắn với RNA polymerase chịu trách nhiệm cho quá trình phiên mã, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các protein trung gian; giúp định vị polymerase tại vùng gene khởi động và cho phép bắt đầu phiên mã. Hoặc cách khác, nhân tố phiên mã có thể gắn với enzyme làm biến đổi các histone ở vùng khởi động. Điều này làm thay đổi khả năng tiếp cận của polymerase với mạch khuôn DNA. Do những DNA đích này xuất hiện trong toàn thể bộ gene sinh vật, vì vậy những thay đổi trong hoạt động của một loại nhân tố phiên mã có thể ảnh hưởng tới hàng nghìn gene. Hệ quả là, những protein này thường là mục tiêu của các quá trình truyền tín hiệu tải nạp (signal transduction) mà điều khiển sự đáp ứng đối với những thay đổi của môi trường hoặc biệt hóa tế bào và điều khiển sự phát triển. Nét đặc trưng của những tương tác của các nhân tố phiên mã với DNA đến từ các protein tạo nhiều tiếp xúc với các cạnh của các base DNA, cho phép chúng "đọc" được trình tự DNA. Phần lớn những tương tác với base diễn ra ở rãnh lớn, nơi có thể tiếp xúc nhiều nhất với các base. Enzyme chỉnh sửa DNA. Nuclease và ligase. Nuclease là các enzyme có khả năng cắt mạch DNA bằng cách xúc tác cho phản ứng thủy phân các liên kết phosphodieste. Loại nuclease thủy phân nucleotide từ những đầu mút của mạch DNA được gọi là exonuclease, trong khi endonuclease lại phân cắt từ những điểm trong mạch. Những nuclease được sử dụng thường xuyên nhất trong sinh học phân tử là các endonuclease giới hạn, do chúng cắt DNA tại những đoạn trình tự đặc hiệu. Ví dụ, enzyme EcoRV ở hình ảnh bên trái nhận ra trình tự gồm 6 base 5′-GATATC-3′ và thực hiện việc cắt theo một đường nằm ngang. Trong tự nhiên, những enzyme này bảo vệ vi khuẩn chống lại sự tấn công của thể thực khuẩn bằng cách tiêu hóa DNA thể thực khuẩn khi chúng xâm nhập vào tế bào vi khuẩn, lúc này các enzyme hoạt động như một phần trong hệ thống hạn chế cải biến (restriction modification system). Trong công nghệ sinh học, những nuclease hoạt động với các trình tự đặc hiệu được sử dụng trong tách dòng phân tử (molecular cloning) và kỹ thuật nhận diện DNA (DNA profiling). Những enzyme có chức năng nối lại những đoạn DNA bị cắt hoặc bị đứt gãy được gọi là DNA ligase. Ligase đặc biệt quan trọng trong việc nối lại các mạch theo sau ngắt quãng của DNA, tức là các đoạn Okazaki tại chạc tái bản thành một bản sao hoàn chỉnh từ mạch khuôn DNA. Chúng cũng tham gia vào việc sửa chữa DNA và tái tổ hợp di truyền. Polymerase. Polymerase là những enzyme thực hiện tổng hợp mạch polynucleotide từ nucleoside triphosphat. Tính tuần tự của các sản phẩm của chúng được sinh ra dựa trên những mạch polynucleotide đã có—gọi là "mạch khuôn". Những enzyme này hoạt động bằng lần lượt thêm vào một nucleotide tại nhóm 3′ hydroxyl ở điểm cuối của mạch polynucleotide đang phát triển. Kết quả là, mọi polymerase hoạt động luôn theo chiều từ đầu 5′ đến đầu 3′. Tại trung tâm hoạt động của các enzyme này, phân tử nucleoside triphosphat đi đến ghép cặp với base của mạch khuôn: điều này cho phép polymerase tổng hợp một cách chính xác mạch bổ sung đối với mạch khuôn của nó. Các polymerase được phân loại theo các nhóm mạch khuôn mà chúng sử dụng. Trong quá trình sao chép DNA, DNA polymerase phụ thuộc DNA tạo nên những bản sao của những mạch polynucleotide DNA. Để bảo toàn thông tin sinh học, điều cơ bản là trình tự của các base trong mỗi bản sao là trình tự bổ sung chính xác cho trình tự base trong mạch khuôn mẫu. Nhiều DNA polymerase có hoạt tính đọc và sửa sai (proofreading). Ở đây, polymerase nhận ra các lỗi thường xuất hiện trong phản ứng tổng hợp do sự thiếu đi những base ghép cặp giữa các nucleotide không khớp với nhau. Nếu polymerase phát hiện một sự không ăn khớp, hoạt tính exonuclease 3'-5′ được kích hoạt và base không khớp nào được phát hiện sẽ bị cắt bỏ. Trong hầu hết các sinh vật, DNA polymerase hoạt động trong một phức hệ lớn gọi là replisome có chứa nhiều tiểu đơn vị phụ, như protein kẹp DNA (DNA clamp) hay helicase. DNA polymerase phụ thuộc RNA là những loại polymerase chuyên biệt thực hiện sao chép trình tự của mạch RNA sang DNA. Chúng bao gồm enzyme phiên mã ngược (reverse transcriptase, RT), ví dụ như một enzyme của virut retrovirus tham gia vào quá trình xâm nhập tế bào, và telomerase, cần cho quá trình sao chép telomere. Telomerase là một polymerase khác thường bởi vì nó chứa chính mạch khuôn RNA của nó như là một phần trong cấu trúc của enzyme này. Sự phiên mã được thực hiện bởi RNA polymerase phụ thuộc DNA thông qua quá trình sao chép trình tự của mạch DNA sang RNA. Để bắt đầu giải mã một gene, RNA polymerase gắn với một trình tự của DNA gọi là "vùng khởi động" (promoter) và tách hai mạch DNA khỏi nhau. Sau đó nó sao chép trình tự gene vào một RNA thông tin cho đến khi nó đi đến "vùng kết thúc" (terminator) của DNA, nơi RNA polymerase dừng lại và tách khỏi DNA. Với DNA polymerase phụ thuộc DNA ở người, RNA polymerase II, enzyme thực hiện phiên mã hầu hết các gene trong bộ gene người, hoạt động như là một phần của một phức hệ protein lớn với nhiều tiểu đơn vị phụ và vùng điều hòa khác nhau. Tái tổ hợp di truyền. Cấu trúc của thể trung gian điểm giao Holliday trong tái tổ hợp di truyền. Bốn đoạn mạch DNA tách rời có màu đỏ, lam, lục vàng. Chuỗi xoắn kép DNA thường không tương tác với những đoạn khác của DNA, và trong tế bào người các nhiễm sắc thể khác nhau thậm chí còn nằm ở những vùng tách biệt trong nhân tế bào gọi là "vùng nhiễm sắc thể" (chromosome territory). Sự tách biệt về không gian giữa các nhiễm sắc thể khác nhau là quan trọng đối với khả năng hoạt động của DNA như là nơi lưu giữ ổn định thông tin di truyền, khi một vài lần nhiễm sắc thể tương tác trong sự trao đổi chéo nhiễm sắc thể xảy ra trong quá trình sinh sản hữu tính, khi ấy tái tổ hợp di truyền mới diễn ra. Trao đổi chéo nhiễm sắc thể là khi hai chuỗi DNA tháo xoắn và tách rời từng mạch đơn ra, trao đổi các đoạn DNA cho nhau rồi tái gắn kết hai mạch đơn lại. Tái tổ hợp cho phép nhiễm sắc thể trao đổi thông tin di truyền và tạo ra những tổ hợp gene mới, làm tăng hiệu quả của tính chọn lọc tự nhiên và có thể quan trọng đối với sự tiến hóa nhanh chóng cho những protein mới. Tái tổ hợp di truyền cũng bao gồm trong quá trình sửa chữa DNA, đặc biệt trong sự đáp ứng của tế bào đối với sự kiện chuỗi xoắn kép bị đứt gãy. Dạng phổ biến nhất của trao đổi chéo nhiễm sắc thể là tái tổ hợp tương đồng, khi hai nhiễm sắc thể tham gia quá trình trên có trình tự DNA tương đồng. Tái tổ hợp không tương đồng có thể phá hủy tế bào, gây ra chuyển đoạn nhiễm sắc thể và biến dị di truyền. Phản ứng tái tổ hợp được xúc tác bởi các enzyme recombinase, như RAD51. Bước đầu tiên trong quá trình tái tổ hợp là một chuỗi DNA bị đứt gãy do tác động bởi enzyme endonuclease hay những phá hủy đối với DNA. Một loạt các bước tiếp theo có sự xúc tác một phần của recombinase, sau đó hai chuỗi xoắn kép nối lại tại ít nhất một "điểm giao Holliday" (Holliday junction), trong đó một đoạn của mạch đơn của chuỗi xoắn kép này được ghép nối với đoạn mạch đối ứng của chuỗi xoắn kép kia. Điểm giao Holliday là một cấu trúc tiếp xúc bốn nhánh mà có thể di chuyển dọc theo cặp nhiễm sắc thể, tráo đổi một mạch sang cho mạch khác. Phản ứng tái tổ hợp dừng lại khi điểm giao Holliday bị đứt và xảy ra quá trình hàn gắn lại chuỗi DNA được giải phóng. Tiến hóa. DNA chứa thông tin di truyền cho phép tất cả dạng sống hiện đại hoạt động chức năng, sinh trưởng và sinh sản. Tuy nhiên, không rõ bao lâu trong hành trình lịch sử 4 tỷ năm của sự sống DNA đã bắt đầu đảm nhận chức năng này, vì có những đề xuất cho rằng các dạng sống xuất hiện sớm nhất có khả năng đã sử dụng phân tử RNA thay vì DNA làm vật liệu di truyền. RNA có thể đã trở thành thành phần trung tâm của quá trình trao đổi chất trong những tế bào sơ khai vì phân tử này có thể vừa truyền đạt thông tin di truyền cũng như mang hoạt tính xúc tác phản ứng dưới dạng ribozyme. Thế giới RNA cổ xưa này, một nơi acid nucleic được sử dụng cho cả quá trình xúc tác và di truyền, có thể ảnh hưởng đến sự tiến hóa của hệ thống mã di truyền hiện tại trên cơ sở bốn loại nucleobase. Điều này thực sự đã xảy ra, vì số lượng của những base khác nhau trong một cơ thể sống như là một sự thỏa hiệp giữa một số lượng nhỏ base tăng cường qua hoạt động nhân đôi chính xác và một số lượng lớn những base tăng cường qua hoạt động xúc tác hiệu quả của ribozyme. Không may thay, thực tế lại không có bằng chứng trực tiếp nào của hệ thống di truyền cổ xưa, như việc phục hồi DNA từ phần lớn các hóa thạch là điều không thể vì phân tử DNA chỉ tồn tại trong môi trường ít hơn một triệu năm và dần dần phân hủy thành những mảnh ngắn tan vào dung dịch. Những yêu cầu khảo sát đối với dạng DNA cổ xưa đã được thực hiện, trong đó báo cáo đáng chú ý nhất là về sự cô lập của một loại vi khuẩn tồn tại phát triển độc lập từ một tinh thể muối có niên đại cách đây 250 triệu năm, tuy nhiên những tuyên bố này vẫn còn trong vòng tranh cãi. Những thành phần "vữa gạch" của DNA (adenine, guanine và cả những phân tử hữu cơ liên quan) có thể đã hình thành từ vũ trụ trong những khoảng không liên thiên thể. Những hợp chất hữu cơ cấu tạo nền tảng khác của DNA và RNA trong sự sống, bao gồm uracil, cytosine và thymine, cũng đã được tổng hợp trong phòng thí nghiệm dưới các điều kiện mô phỏng tương ứng tìm thấy trong không gian ngoài thiên thể, bằng cách sử dụng những chất hóa học khởi đầu, ví dụ pyrimidine, tìm thấy trong các mảnh vẫn thạch. Pyrimidine, như những hydrocarbon đa vòng thơm (polycyclic aromatic hydrocarbons - PAHs), là hợp chất hóa học giàu carbon nhất tìm thấy trong vũ trụ, có thể được hình thành trong những ngôi sao khổng lồ đỏ hay trong những đám mây khí và bụi giữa các vì sao. Sử dụng trong công nghệ. Kỹ thuật di truyền. Nhiều phương pháp đã được phát triển để sàng lọc DNA từ sinh vật sống, như chiết lỏng-lỏng phenol-clorofom, và vận dụng trong phòng thí nghiệm, như phương pháp phân hủy giới hạn (restriction digest) và phản ứng chuỗi polymerase. Sinh học hiện đại và ngành hóa sinh sử dụng thường xuyên những kỹ thuật này trong công nghệ tái tổ hợp DNA. Tái tổ hợp DNA là một trình tự DNA nhân tạo được lắp ghép từ các trình tự DNA khác. Chúng có thể được biến nạp vào tế bào sinh vật dưới dạng plasmid hoặc trong những dạng thích hợp khác, bằng cách sử dụng vector virut. Những sinh vật biến đổi di truyền có thể được ứng dụng để sinh ra các sản phẩm như protein tái tổ hợp, sử dụng trong nghiên cứu y học, hoặc được nuôi trồng trong nông nghiệp. Kỹ thuật nhận diện DNA. Các nhà khoa học pháp y sử dụng DNA trong máu, tinh dịch, da, nước bọt hay tóc tìm thấy tại hiện trường để nhận ra DNA khớp với của một cá nhân, như của thủ phạm chẳng hạn. Quá trình này được gọi là "kỹ thuật nhận diện DNA" (DNA profiling), hay còn gọi là "kỹ thuật in dấu DNA" (DNA fingerprintin)). Trong kỹ thuật nhận diện DNA, độ dài của nhiều đoạn DNA lặp lại, như các đoạn trình tự vi vệ tinh (microsatellite) và vệ tinh nhỏ (minisatellite), được so sánh giữa các cá nhân có liên quan. Phương pháp này thường là một kỹ thuật cực kỳ tin cậy cho phép xác định những trình tự DNA ăn khớp với nhau. Tuy vậy, việc nhận dạng có thể trở nên phức tạp nếu tại hiện trường gây án có nhiều DNA của nhiều người. Kỹ thuật nhận diện DNA phát triển vào năm 1984 bởi nhà di truyền học người Anh Sir Alec Jeffreys, và lần đầu tiên được sử dụng trong ngành pháp y để cáo buộc Colin Pitchfork trong vụ án Enderby năm 1988. Sự phát triển của khoa học pháp y, và khả năng hiện nay có thể nhận ra thông tin di truyền từ các mẫu máu, da, nước bọt hay tóc đã dẫn đến nhiều vụ án phải lật lại hồ sơ mặc dù tòa đã tuyên án. Chứng cứ mà hiện nay có thể được tiết lộ ra trong khi ở thời điểm thẩm vấn là bất khả thi về mặt khoa học. Kết hợp với đạo luật loại bỏ trường hợp bất trùng khả tố (double jeopardy-một người không bị xử hai lần về một tội) ở một số nơi, đã cho phép khởi tố lại một số vụ án khi bản án trước đó đã không nêu được chứng cứ thuyết phục để kết án. Những người mang tội danh nặng được phép yêu cầu lấy mẫu DNA nhằm mục đích so sánh. Trường hợp biện hộ rõ ràng nhất đó là mẫu DNA nhận được từ pháp y bị cho là đã bị ảnh hưởng từ những người ở xung quanh vụ án. Điều này làm cho các thủ tục điều tra trở nên chặt chẽ hơn trong những trường hợp phạm tội mới. Nhận diện DNA cũng được áp dụng thành công cho nhận dạng các nạn nhân trong những vụ tai nạn có thương vong lớn, từ những phần cơ thể, và nhận biết từng nạn nhân trong những mồ chôn tập thể trong chiến tranh, thông qua so sánh với DNA của người nhà nạn nhân. Kỹ thuật nhận diện DNA cũng được sử dụng để xác thực mối liên hệ sinh học với cha mẹ hoặc ông bà của một đứa trẻ với xác suất chính xác lên tới 99,99%. Những phương pháp kiểm trình tự DNA bình thường được thực hiện sau sinh, nhưng những phương pháp mới có thể kiểm tra quan hệ huyết thống ngay cả khi người mẹ đang mang thai. DNA enzyme hay xúc tác DNA. Deoxyribozyme, cũng gọi là DNAzyme hay xúc tác DNA phát hiện lần đầu tiên vào năm 1994. Phần lớn chúng là những trình tự mạch đơn DNA được cô lập khỏi một vũng lớn gồm nhiều trình tự DNA ngẫu nhiên thông qua một hướng tiếp cận tổ hợp gọi là kỹ thuật lựa chọn in vitro hay phương pháp SELEX. Những DNAzyme tham gia xúc tác các phản ứng hóa học bao gồm phân cắt RNA-DNA, kết nối RNA-DNA, sự phosphoryl hóa - phản phosphoryl hóa các amino acid, hình thành liên kết carbon-carbon, v.v... DNAzyme có thể tăng cường tốc độ phản ứng hóa học gấp 100.000.000.000 lần so với phản ứng không có sự tham gia xúc tác của nó. Các DNAzyme được nghiên cứu nhiều nhất là những loại phân cắt RNA dùng để phát hiện các ion kim loại khác nhau và thiết kế các tác nhân trị liệu. Một vài DNAzyme đặc hiệu ion kim loại bao gồm GR-5 DNAzyme (đặc hiệu với chì), CA1-3 DNAzymes (với đồng), 39E DNAzyme (với ion uranyl) và NaA43 DNAzyme (với natri). NaA43 DNAzyme, nhạy với natri gấp 10.000 lần so với các ion kim loại khác, được dùng để theo dõi natri theo thời gian thực trong tế bào sống. Tin sinh học. Tin sinh học bao gồm các kỹ thuật lưu trữ, khai phá dữ liệu, tìm kiếm và thao tác với dữ liệu sinh học, bao gồm dữ liệu về trình tự acid nucleic DNA. Các kỹ thuật này mang đến những ứng dụng rộng rãi trong khoa học máy tính, đặc biệt là thuật toán tìm kiếm chuỗi, học máy và lý thuyết cơ sở dữ liệu. Thuật toán tìm kiếm chuỗi hay so khớp, trong đó tìm kiếm sự xuất hiện của một trình tự các chữ cái trong một trình tự các chữ cái lớn hơn, được phát triển để tìm ra những trình tự nucleotide cụ thể. Trình tự DNA có thể sắp gióng với những trình tự DNA khác để nhận ra các trình tự tương đồng và xác định vị trí đột biến khiến chúng khác biệt. Những kỹ thuật này, đặc biệt là kỹ thuật "sắp gióng đa trình tự" (multiple sequence alignment), được sử dụng để nghiên cứu các mối quan hệ phát sinh chủng loài học và chức năng của protein. Tập hợp dữ liệu của toàn bộ trình tự DNA, như được lập ra bởi Dự án bản đồ gene người, là khó để sử dụng mà không có các chú giải cho phép nhận ra vị trí của các gene hay các yếu tố điều hòa ở mỗi nhiễm sắc thể. Vùng trình tự DNA với những phần đặc trưng gắn với gene mã hóa cho protein hoặc RNA có thể tìm ra bằng thuật toán tìm kiếm gene (gene finding algorithm), cho phép các nhà nghiên cứu dự đoán sự có mặt của những sinh phẩm đặc biệt mã hóa bởi gen và chức năng của chúng trong sinh vật trước khi chúng được phát hiện bằng thực nghiệm. Toàn bộ hệ gene cũng có thể được đối sánh, để làm sáng tỏ lịch sử tiến hóa của từng sinh vật cụ thể và cho phép kiểm tra các sự kiện tiến hóa phức tạp. Công nghệ nano DNA. Công nghệ nano DNA sử dụng những tính chất tương tác của phân tử DNA và những acid nucleic khác để tạo ra những phức hợp DNA phân nhánh tự lắp ráp có tính năng hữu ích. Do vậy DNA được sử dụng như là vật liệu cấu trúc hơn là vật liệu mang thông tin sinh học. Các nhà khoa học đã tạo ra những dàn lưới hai chiều tuần hoàn (bằng phương pháp lát gạch và "origami DNA") và cấu trúc ba chiều đa diện đều. Thiết bị cơ nano và thuật toán tự lắp ráp cũng được chứng minh là khả dĩ, và những cấu trúc DNA này dùng làm khuôn mẫu để sắp xếp các phân tử khác như keo vàng (colloidal gold) và protein streptavidin trong vi khuẩn "Streptomyces avidinii". Lịch sử và nhân chủng học. Bởi vì theo thời gian DNA tích lũy các đột biến, do vậy chúng được di truyền lại, nên DNA chứa thông tin lịch sử, và bằng cách so sánh các trình tự DNA, những nhà di truyền học có thể suy luận ra lịch sử tiến hóa của mỗi loài sinh vật, hay phát sinh chủng loài của chúng. Lĩnh vực phát sinh chủng loài học là một công cụ mạnh của sinh học tiến hóa. Nếu so sánh những trình tự DNA của một loài với nhau, các nhà di truyền quần thể có thể biết được lịch sử phát triển của một quần thể đang nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu của ngành này được áp dụng sang cho di truyền sinh thái và nhân chủng học. Ví dụ, các nhà khoa học đã sử dụng bằng chứng DNA để nghiên cứu sự kiện Mười bộ tộc biến mất (Ten Lost Tribes) của Israel. Lưu trữ thông tin. Trong một bài báo trên tạp chí "Nature" tháng 1 năm 2013, các nhà khoa học từ Học viện Tin sinh học Châu Âu và công ty Agilent Technologies đã đề xuất một cơ chế sử dụng khả năng mã hóa thông tin của DNA để phục vụ cho việc lưu trữ kỹ thuật số. Nhóm nghiên cứu mã hóa 739 kilobyte dữ liệu vào mã DNA, rồi tổng hợp nên DNA thực thụ, tiếp đó thực hiện giải trình tự DNA và giải mã thông tin ngược trở lại dạng ban đầu, mà họ thông báo là kết quả thu được với độ chính xác 100%. Thông tin được mã hóa chứa các tập tin định dạng văn bản và âm thanh. Một thí nghiệm khác thực hiện trước đó bởi nhóm nghiên cứu ở Đại học Harvard tháng 8 năm 2012, khi nhóm này mã hóa một quyển sách chứa 54.000 từ vào DNA. Trong tế bào sinh vật sống, thông tin lưu trữ ở DNA có thể được kích hoạt bởi các enzyme. Ví dụ như các kênh ion có protein cảm thụ ánh sáng phối hợp với enzyme xử lý DNA là phù hợp cho nhiệm vụ trên trong ống nghiệm ("in vitro"). Những phân tử exonuclease huỳnh quang có thể truyền tín hiệu ra bên ngoài tuân theo các trình tự nucleotide mà chúng đọc được. Lịch sử nghiên cứu DNA. DNA lần đầu tiên được cô lập bởi thầy thuốc người Thụy Sĩ Friedrich Miescher, người mà vào năm 1869, đã khám phá ra một chất vi mô trong mủ của băng gạc được tháo bỏ sau phẫu thuật. Vì nó nằm trong nhân của tế bào, ông đã gọi nó là "nuclein". Năm 1878, Albrecht Kossel đã cô lập được thành phần không phải là protein của "nuclein", acid nucleic, và sau đó ông cô lập được năm nucleobase cơ bản của nó. Năm 1919, Phoebus Levene nhận biết được các đơn vị của nucleotide là base, đường và phosphat. Levene đề xuất rằng DNA chứa một chuỗi các đơn vị nucleotide được liên kết với nhau bằng các nhóm phosphat. Levene đã nghĩ rằng mạch này là ngắn và các base lặp lại theo một thứ tự cố định. Năm 1937, William Astbury chụp được ảnh thành phần nhiễu xạ tia X đầu tiên cho thấy DNA có một cấu trúc đều đặn. Năm 1927, Nikolai Koltsov đề xuất rằng các tính trạng di truyền có thể được thừa hưởng thông qua một "phân tử di truyền khổng lồ" cấu thành từ "hai mạch đối xứng mà có thể sao chép theo cách bán bảo tồn sử dụng từng mạch như là một khuôn mẫu". Năm 1928, Frederick Griffith trong thí nghiệm của ông đã khám phá ra các tính trạng dạng "trơn" của phế cầu khuẩn ("Pneumococcus") có thể truyền sang dạng "thô" của cùng một loài vi khuẩn bằng cách trộn các vi khuẩn dạng "trơn" đã bị giết với các vi khuẩn dạng "thô" còn sống bằng thí nghiệm nổi tiếng gọi là thí nghiệm Griffith. Hệ thống thí nghiệm này cung cấp gợi ý rõ ràng đầu tiên về DNA mang thông tin di truyền—theo thí nghiệm Avery–MacLeod–McCarty—khi Oswald Avery, cùng với các đồng nghiệp Colin MacLeod và Maclyn McCarty, nhận ra DNA tuân theo nguyên lý biến nạp trong thí nghiệm Griffith vào năm 1943. Vai trò của DNA trong di truyền được xác nhận vào năm 1952, khi Alfred Hershey và Martha Chase trong thí nghiệm Hershey–Chase chỉ ra rằng DNA là vật liệu di truyền của thực khuẩn thể T2. Năm 1953, James Watson và Francis Crick lần đầu tiên mà được chấp nhận ngày nay với cấu trúc DNA chuỗi xoắn kép đăng trên tạp chí "Nature". Mô hình phân tử chuỗi xoắn kép DNA của họ khi ấy dựa trên ảnh chụp nhiễu xạ tia X (còn gọi là "Ảnh chụp 51") do Rosalind Franklin và Raymond Gosling thực hiện vào tháng 5 năm 1952, và dựa trên thông tin rằng các base DNA ghép cặp với nhau. Chứng cứ thực nghiệm ủng hộ mô hình Watson và Crick được công bố trong một loạt 5 bài báo đăng trên cùng một số của tờ "Nature". Trong các bài báo này, bài viết của Franklin và Gosling là công trình đầu tiên của chính họ công bố dữ liệu về nhiễu xạ tia X và phương pháp phân tích gốc giúp ủng hộ một phần mô hình của Watson và Crick; trong số báo này cũng bao gồm bài viết về cấu trúc DNA của Maurice Wilkins với hai đồng nghiệp của ông, khi họ thực hiện phân tích ảnh chụp tia X của dạng B-DNA "trong cơ thể sống" ("in vivo") mà cũng ủng hộ cho sự có mặt "trong cơ thể sống" của cấu trúc chuỗi xoắn kép DNA như đề xuất của Crick và Watson về mô hình phân tử DNA của họ trong bài báo dài 2 trang đăng ở số trước của tạp chí "Nature". Năm 1962, khi ấy Franklin đã qua đời, Watson, Crick, và Wilkins cùng nhận Giải Nobel Sinh lý và Y học. Do điều lệ của Quỹ Nobel chỉ trao giải cho những nhà khoa học còn sống. Vẫn có những tranh luận về sau liên quan đến những ai xứng đáng được công nhận liên quan đến khám phá này. Trong một buổi nói chuyện có tầm ảnh hưởng vào năm 1957, Crick đưa ra luận thuyết trung tâm của sinh học phân tử, báo hiệu trước về mối quan hệ giữa các phân tử DNA, RNA, và protein, và khớp nối với "giả thuyết về dòng thông tin". Chứng cứ thực nghiệm cuối cùng xác nhận cơ chế sao chép mà hàm ý cấu trúc chuỗi xoắn kép được công bố vào năm 1958 thông qua thí nghiệm Meselson–Stahl. Những công trình về sau của Crick và các đồng nghiệp cũng như của nhiều nhà khoa học khác chứng tỏ mã di truyền có cơ sở là tổ hợp của bộ ba base không chồng lợp nhau, hay còn gọi là các codon, cho phép Har Gobind Khorana, Robert W. Holley và Marshall Warren Nirenberg làm sáng tỏ mã di truyền. Những phát hiện này đã khai sinh ra ngành sinh học phân tử.
4,184
458684
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4184
Vụ Nổ Lớn
Lý thuyết Vụ Nổ Lớn, thường gọi theo tiếng Anh là Big Bang, là mô hình vũ trụ học nổi bật miêu tả giai đoạn sơ khai của sự hình thành vũ trụ. Theo lý thuyết này, Vụ Nổ Lớn xảy ra cách đây khoảng 13,8 tỷ năm trước, do đó được xem là tuổi của vũ trụ (các đo lường hiện tại về độ tuổi của vũ trụ là 13,787 ± 0,020 tỉ năm trong mô hình kết hợp Lambda-CDM tính vào năm 2018). Sau giai đoạn này, vũ trụ ở vào trạng thái cực nóng và đặc rồi bắt đầu giãn nở nhanh chóng. Sau giai đoạn lạm phát, vũ trụ đủ "lạnh" để hình thành nhiều hạt hạ nguyên tử, bao gồm proton, neutron, và electron. Tuy những hạt nhân nguyên tử đơn giản có thể hình thành nhanh chóng sau Big Bang, phải mất hàng nghìn năm sau các nguyên tử trung hòa điện mới xuất hiện. Nguyên tố đầu tiên sinh ra là hiđrô, cùng với lượng nhỏ heli và lithi. Những đám mây khổng lồ chứa các nguyên tố nguyên thủy sau đó hội tụ lại bởi hấp dẫn để hình thành nên các ngôi sao và các thiên hà rồi siêu đám thiên hà, và nguyên tố nặng hơn hoặc được tổng hợp trong lòng ngôi sao hoặc sinh ra từ các vụ nổ siêu tân tinh. Thuyết Vụ Nổ Lớn là một lý thuyết khoa học đã được kiểm chứng và được cộng đồng khoa học chấp nhận rộng rãi. Nó đưa ra cách giải thích hoàn thiện về nhiều loại hiện tượng quan sát thấy trong vũ trụ, bao gồm sự có mặt của những nguyên tố nhẹ, bức xạ nền vi sóng vũ trụ (CMB), cấu trúc vĩ mô của vũ trụ và định luật Hubble (hay định luật Hubble-Lemaître) đối với siêu tân tinh loại Ia. Những ý tưởng chính trong Vụ Nổ Lớn—sự giãn nở của vũ trụ, trạng thái cực nóng lúc sơ khai, sự hình thành của heli và sự hình thành các thiên hà—được suy luận ra từ những quan sát này và những quan sát khác độc lập với mọi mô hình vũ trụ học. Các nhà vật lý biết rằng khoảng cách giữa các đám thiên hà đang tăng lên, và họ lập luận rằng mọi thứ đã phải ở gần nhau hơn khi trở về quá khứ. Ý tưởng này đã được xem xét một cách chi tiết khi quay ngược trở lại thời gian đến thời điểm vật chất có mật độ và nhiệt độ cực cao, và những máy gia tốc hạt lớn đã được xây dựng nhằm thực hiện các thí nghiệm gần giống với thời điểm sơ khai, mang lại kết quả thúc đẩy phát triển cho mô hình. Mặt khác, những máy gia tốc chỉ có mức năng lượng bắn phá hạt giới hạn để có thể nghiên cứu miền năng lượng cao của các hạt cơ bản. Có rất ít manh mối về thời điểm sớm nhất sau sự giãn nở. Do đó, lý thuyết Vụ Nổ Lớn không thể và không cung cấp bất kỳ cách giải thích hay miêu tả nào về điểm khởi nguyên này; thay vào đó nó miêu tả và giải thích sự tiến hóa chung của vũ trụ sau thời điểm lạm phát. Nhà vũ trụ học và linh mục Georges Lemaître là người đầu tiên đề xuất cái mà sau này trở thành lý thuyết Vụ Nổ Lớn trong nghiên cứu của ông về "giả thuyết về nguyên tử nguyên thủy." Trong nhiều năm, các nhà vật lý dựa trên ý tưởng ban đầu của ông nhằm xây dựng lên các lý thuyết khác nhau và dần dần được tổng hợp lại thành lý thuyết hiện đại. Khuôn khổ cho lý thuyết dựa trên thuyết tương đối rộng của nhà vật lý Albert Einstein và trên giả thiết đơn giản về tính đồng nhất và đẳng hướng của không gian. Dựa vào phương trình trường Einstein, nhà vũ trụ học Alexander Friedmann đã tìm ra được các phương trình chi phối sự tiến hóa của vũ trụ. Năm 1929, nhà thiên văn Edwin Hubble phát hiện ra khoảng cách giữa các thiên hà tỷ lệ với giá trị dịch chuyển đỏ của chúng—một khám phá mà trước đó Lemaître đã nêu ra từ 1927. Quan sát của Hubble cho thấy mọi thiên hà ở rất xa cũng như các siêu đám thiên hà đang lùi ra xa khỏi Ngân Hà: nếu chúng càng ở xa, vận tốc lùi xa của chúng càng lớn. Từng có thời gian cộng đồng các nhà khoa học chia làm hai nhóm giữa một bên ủng hộ thuyết Vụ Nổ Lớn và một bên ủng hộ thuyết Trạng thái dừng, nhưng ngày nay hầu hết các nhà khoa học bị thuyết phục bởi kịch bản của lý thuyết Vụ Nổ Lớn phù hợp nhất với các quan sát đo lường sau khi bức xạ nền vi sóng vũ trụ phát hiện ra vào năm 1964, và đặc biệt khi phổ của nó (lượng bức xạ đo được ứng với mỗi bước sóng) được phát hiện phù hợp với bức xạ vật đen. Từ đó, các nhà thiên văn vật lý đã kết hợp những dữ liệu lớn trong quan sát và đưa thêm những tính toán lý thuyết vào mô hình Vụ Nổ Lớn, và mô hình tham số của nó hay mô hình Lambda-CDM trở thành khuôn khổ lý thuyết cho những nghiên cứu hiện đại về vũ trụ học. Khái quát. Tiến trình Vụ Nổ Lớn. Khi ấy, chúng ta quay ngược thời gian của sự giãn nở Vũ trụ sử dụng thuyết tương đối tổng quát sẽ thu được một trạng thái mật độ và nhiệt độ có giá trị vô hạn ở thời gian hữu hạn trong quá khứ. Điểm kì dị không-thời gian này chính là dấu hiệu vượt ngoài phạm vi tiên đoán của thuyết tương đối tổng quát. Chúng ta có thể ngoại suy nhằm nghiên cứu điểm kỳ dị nhưng không thể gần đến lúc kết thúc kỷ nguyên Planck. Điểm kì dị trước kỷ nguyên Planck gọi là "Vụ Nổ Lớn", nhưng thuật ngữ cũng có thể nhắc đến thời điểm sớm hơn một chút, khi vũ trụ là điểm cực nóng và đậm đặc, và có thể xem là "khởi sinh" của Vũ trụ. Dựa trên quan trắc siêu tân tinh loại Ia về sự giãn nở không thời gian, đo lường về những thăng giáng nhỏ trong bức xạ nền vi sóng và đo về hàm tương quan của các thiên hà, các nhà vật lý tính được vũ trụ có tuổi 13,772 ± 0,059 tỷ năm. Sự phù hợp về độ tuổi tính theo ba phương pháp đo lường độc lập này ủng hộ một cách thuyết phục mô hình ΛCDM mô tả chi tiết về thành phần vật chất trong vũ trụ. Tháng 3 năm 2013 dữ liệu mới thu được từ tàu Planck cho kết quả tuổi vũ trụ 13,798 ± 0,037 tỷ năm. Có rất nhiều tính toán và mô hình về pha sớm nhất của Vụ Nổ Lớn. Trong những mô hình phổ biến nhất vũ trụ ban đầu được choán đầy bởi vật chất, năng lượng phân bố đồng nhất và đẳng hướng với mật độ năng lượng cực lớn cũng như áp suất và nhiệt độ rất cao, sau đó điểm kì dị này nhanh chóng giãn nở và lạnh đi. Sự giãn nở là ở bản chất của không gian giãn nở, chứ không phải là vật chất và năng lượng "nở ra" vào một không gian cố định trước đó. Khoảng xấp xỉ thời điểm 10−36 giây trong giai đoạn giãn nở, một sự chuyển pha là nguyên nhân gây ra sự giãn nở lạm phát của vũ trụ, khi thể tích của vũ trụ mở rộng tăng theo hàm mũ diễn ra trong khoảng thời gian rất ngắn đến thời điểm giữa 10−33 và 10−32 giây. Sự giãn nở này, do Alan Guth đề xuất, nguyên nhân là do có một "hằng số vũ trụ học" giá trị lớn và dương làm giãn nở không gian, nhưng sau giai đoạn lạm phát hằng số này lại biến mất. Sau giai đoạn lạm phát, kích thước vũ trụ đã tăng lên gấp 1030 so với kích thước ban đầu. Khi giai đoạn lạm phát kết thúc, vũ trụ lúc này chứa pha vật chất plasma quark–gluon, cũng như các hạt cơ bản khác. Lý thuyết lạm phát không những giải thích sự đồng nhất và đẳng hướng của không gian mà còn ở những thăng giáng nhỏ trong nhiệt độ của CMB. Nhiệt độ lúc này vẫn rất cao do vậy chuyển động ngẫu nhiên của các hạt là chuyển động với vận tốc tương đối tính, và sự sinh các cặp hạt - phản hạt liên tục tạo ra và hủy các cặp hạt này trong các va chạm. Ở một thời điểm chưa được biết chính xác, các nhà vật lý đề xuất tồn tại một pha gọi là "nguồn gốc phát sinh baryon" (baryongenesis) trong đó các phản ứng giữa vật chất và phản chất có sự vi phạm định luật bảo toàn số baryon, dẫn đến sự hình thành một lượng dư thừa rất nhỏ các hạt quark và lepton so với lượng phản quark và phản lepton— với tỷ lệ khoảng một hạt vật chất dư ra trên 30 triệu phản ứng. Kết quả này dẫn đến sự vượt trội về vật chất so với phản vật chất trong vũ trụ ngày nay. Vũ trụ tiếp tục giảm nhiệt độ và mật độ, hay động năng của các hạt tiếp tục giảm (những sự giảm này là do không thời gian tiếp tục giãn nở). Hiện tượng phá vỡ đối xứng ở giai đoạn chuyển pha đưa đến hình thành riêng rẽ các tương tác cơ bản của vật lý và những tham số của các hạt sơ cấp mà chúng có như ngày nay. Sau khoảng 10−11 giây, chỉ còn ít tính chất của tiến trình vụ nổ mang tính ước đoán, do năng lượng của các hạt giảm xuống giá trị mà các nhà vật lý hạt có thể đánh giá và đo được trong các thí nghiệm trên máy gia tốc. Đến 10−6 giây, hạt quark và gluon kết hợp lại thành baryon như proton và neutron. Một lượng dư thừa quark so với phản quark dẫn đến hình thành lượng baryon vượt trội so với phản baryon. Nhiệt độ lúc này không đủ cao để phản ứng sinh cặp proton–phản proton xảy ra (và tương tự cho sinh cặp neutron–phản neutron), do vậy sự hủy khối lượng ngay lập tức xảy ra để lại đúng 1 hạt trong 1010 hạt proton và neutron, và không hạt nào có phản hạt của chúng. Một quá trình tương tự diễn ra khoảng 1 giây cho cặp hạt electron và positron. Sau quá trình hủy cặp hạt-phản hạt, vũ trụ chỉ còn lại các proton, neutron và electron và những hạt này không còn chuyển động với vận tốc tương đối tính nữa và mật độ năng lượng của Vũ trụ chứa chủ yếu photon (với một lượng nhỏ là đóng góp của neutrino). Một vài phút sau sự giãn nở, khi nhiệt độ lúc này giảm xuống 1 tỷ (109; SI) kelvin và mật độ tương đương với mật độ không khí, lúc này hạt neutron kết hợp với proton để hình thành lên hạt nhân deuteri và heli trong quá trình gọi là phản ứng tổng hợp hạt nhân Vụ Nổ Lớn. Hầu hết những proton không tham gia phản ứng kết hợp trở thành proton tự do và chính là hạt nhân của nguyên tử hiđrô. Vũ trụ tiếp tục lạnh đi, mật độ năng lượng và khối lượng nghỉ của vật chất trở lên lấn át về lực hấp dẫn so với bức xạ photon. Sau khoảng 379.000 năm, nhiệt độ vũ trụ lúc này khoảng 3.000 K electron và hạt nhân bắt đầu kết hợp lại với nhau tạo nên nguyên tử (chủ yếu là hiđrô); và bức xạ photon không tương tác với electron tự do, nó không còn bị cản trở bởi plasma và lan truyền tự do trong không gian. Bức xạ tàn dư này chính là bức xạ phông vi sóng vũ trụ. Trong thời gian dài, những vùng có mật độ vật chất tập trung hơi lớn hơn so với sự phân bố đồng đều của vật chất sẽ dần dần tạo ảnh hưởng lực hút hấp dẫn lên vật chất bên cạnh, và kết quả hình thành những vùng có mật độ tập trung vật chất lớn, hình thành lên các đám mây khí, sao, thiên hà, và những cấu trúc lớn khác trong vũ trụ quan sát được ngày nay. Chi tiết về quá trình này phụ thuộc vào lượng và kiểu vật chất trong vũ trụ. Có bốn loại vật chất mà các nhà vật lý đưa ra là vật chất tối lạnh, vật chất tối ấm, vật chất tối nóng, và vật chất baryon. Những kết quả khảo sát chính xác nhất (từ WMAP và tàu Planck) cho thấy dữ liệu phù hợp với giá trị của mô hình Lambda-CDM ở đây mô hình dựa trên vật chất tối lạnh (vật chất tối nóng bị loại trừ bởi pha tái sinh ion), và ước lượng chiếm khoảng 23% (WMAP) và mới nhất 26,8% (Planck) của tổng năng lượng/vật chất, trong khi vật chất baryon chiếm 4.9%. Trong "mô hình mở rộng" bao gồm vật chất tối nóng trong dạng của neutrino, thì nếu "mật độ baryon vật lý" Ωbh2 được ước lượng bằng 0,023 (giá trị này khác với giá trị 'mật độ baryon' Ωb biểu diễn theo tỷ lệ mật độ tổng vật chất/năng lượng, mà giá trị WMAP đo được 0,046), và tương ứng mật độ vật chất tối lạnh Ωch2 vào khoảng 0,11, thì mật độ neutrino tương ứng Ωvh2 ước lượng nhỏ hơn 0,0062. Những số liệu quan sát độc lập từ các vụ nổ siêu tân tinh loại Ia và CMB cho thấy ngày nay Vũ trụ bị thống trị bởi dạng năng lượng bí ẩn gọi là năng lượng tối, và dường như chúng thấm vào mọi vùng không thời gian và như một dạng áp suất âm, đẩy mọi thứ ra xa. Quan sát mới nhất cho kết quả năng lượng tối chiếm 68,3% tổng mật độ năng lượng trong vũ trụ quan sát được ngày nay. Khi vũ trụ còn sơ khai, có thể nó đã chứa năng lượng tối, nhưng do thể tích không gian nhỏ hơn và mọi thứ vẫn đang ở gần nhau, lúc này lực hấp dẫn mạnh hơn và hút vật chất về nhau, và dần dần làm chậm lại sự giãn nở của không thời gian. Nhưng sau hàng tỷ năm giãn nở, năng lượng tối lại vượt trội lực hấp dẫn và như miêu tả bởi định luật Hubble nó đang làm sự giãn nở của không thời gian tăng tốc. Trong mô hình vũ trụ học Lambda-CDM, năng lượng tối thể hiện ở dạng đơn giản nhất thông qua hằng số vũ trụ học Λ xuất hiện trong phương trình trường Einstein của thuyết tương đối rộng, nhưng bản chất và cơ chế hoạt động của hằng số này vẫn còn là câu hỏi lớn, và nói chung, chi tiết của phương trình trạng thái vũ trụ học và mối liên hệ với Mô hình chuẩn của vật lý hạt vẫn còn đang được khảo sát trên lĩnh vực quan sát thực nghiệm và lý thuyết. Tất cả quá trình tiến hóa của vũ trụ sau kỷ nguyên lạm phát được mô hình hóa và miêu tả bằng toán học khá phức tạp trong mô hình ΛCDM của vũ trụ học, dựa trên hai khuôn khổ lý thuyết đó là cơ học lượng tử và thuyết tương đối tổng quát của Albert Einstein. Như chú ý ở trên, chưa có mô hình lý thuyết nào miêu tả được đặc điểm vũ trụ trước đó 10−15 giây khi hình thành. Các nhà vật lý cần lý thuyết hấp dẫn lượng tử thống nhất hai khuôn khổ lý thuyết hiện đại để có thể vượt qua trở ngại này. Hiểu được giai đoạn sớm nhất trong lịch sử vũ trụ hiện tại là một trong những vấn đề lớn nhất chưa giải quyết được của vật lý học. Các tiên đề cơ sở. Lý thuyết Vụ Nổ Lớn có hai tiên đề cơ sở: tính phổ quát của các định luật vật lý và nguyên lý vũ trụ học. Nguyên lý vũ trụ học phát biểu rằng trên cấp vĩ mô Vũ trụ là đồng nhất và đẳng hướng. Những ý tưởng này ban đầu chỉ là giả thuyết, nhưng ngày nay các nhà vật lý đang có nỗ lực nhằm kiểm nghiệm hai tiên đề này. Ví dụ, họ kiểm tra giả thuyết về tính phổ quát của vũ trụ bằng cách nghiên cứu xem hằng số cấu trúc tinh tế có thay đổi theo tuổi của vũ trụ với độ chính xác 10−5 hoặc tỉ số khối lượng proton trên electron có thay đổi ở những nơi khác trong vũ trụ hay không. Hơn nữa, thuyết tương đối tổng quát đã trải qua những thí nghiệm kiểm tra rất chặt chẽ trong phạm vi Hệ Mặt Trời cũng như ở các sao xung hay lỗ đen. Nếu cấu trúc lớn của Vũ trụ hiện lên đẳng hướng khi quan sát từ Trái Đất, nguyên lý vũ trụ học có phiên bản đơn giản hơn đó là nguyên lý Copernicus, phát biểu rằng không có điểm và hướng ưu tiên đặc biệt nào. Tính đồng nhất có nghĩa là vật chất và năng lượng phân bố hầu như đồng đều trên khoảng cách lớn trong vũ trụ. Đối với tính đẳng hướng và đồng nhất, nguyên lý vũ trụ học đã được xác nhận với độ chính xác cỡ 10−6 đối với thăng giáng nhiệt độ trong quan sát CMB. Mêtric FLRW. Thuyết tương đối rộng miêu tả không thời gian bằng tenxơ mêtric, cho phép xác định khoảng cách, thời gian giữa hai điểm trong không thời gian. Những điểm này, tương ứng là các ngôi sao, thiên hà hoặc những thiên thể khác, được gắn bởi một tọa độ trong hệ tọa độ không thời gian. Nguyên lý vũ trụ học cho kết quả là mêtric sẽ đồng nhất và đẳng hướng trên thang vĩ mô, và mêtric này được miêu tả duy nhất bằng mêtric Friedmann–Lemaître–Robertson–Walker (mêtric FLRW). Trong mêtric chứa một hệ số tỷ lệ (scale factor) a(t) miêu tả sự biến đổi kích thước không gian theo thời gian. Sự biến đổi này cho phép các nhà vật lý lựa chọn một hệ tọa độ phù hợp gọi là tọa độ đồng chuyển động. Trong hệ tọa độ này, các trục tọa độ không gian giãn nở cùng với Vũ trụ, mà mọi thiên thể như đang chuyển động do sự giãn nở của không gian nhưng vẫn có giá trị cố định theo các trục tọa độ. Như vậy không gian vũ trụ có tính động lực, nó giãn nở hay co lại (chứ không phải các thiên hà đang lùi ra xa trong một không gian bất biến.) Trong khi "khoảng cách" biểu diễn trong hệ tọa độ "đồng chuyển động" là không đổi giữa hai thiên hà, thì khoảng cách "vật lý" thực tế giữa chúng lại giãn nở tăng lên tỷ lệ với hệ số a(t) trong Vũ trụ. Vụ Nổ Lớn không phải là hiện tượng nổ vật chất bắn ra xa và lấp đầy không gian trống rỗng có từ trước. Thay vì vậy, không gian tự nó giãn nở ở khắp nơi theo thời gian và khoảng cách vật lý thực tăng lên giữa hai điểm đồng chuyển động. Bởi vì mêtric FLRW dựa trên sự phân bố đồng đều của vật chất và năng lượng, nó chỉ áp dụng cho Vũ trụ trên khoảng cách vĩ mô (trên 100 Mpc)—sự tập trung cục bộ của vật chất như hệ hành tinh, thiên hà thậm chí nhóm thiên hà liên kết bởi trường hấp dẫn không bị ảnh hưởng bởi sự giãn nở trên khoảng cách lớn của không gian. Các thiên hà gần tiến về nhau hoặc lùi ra xa chủ yếu là do tương tác hấp dẫn giữa chúng, và hầu như không bị ảnh hưởng bởi hằng số vũ trụ học. Chân trời. Một đặc điểm quan trọng của không thời gian Vụ Nổ Lớn đó là sự có mặt của chân trời. Do Vũ trụ chỉ có tuổi hữu hạn, và ánh sáng có tốc độ hữu hạn, có những sự kiện trong quá khứ mà ánh sáng không đủ thời gian để đến được chúng ta. Điều này đặt ra giới hạn hoặc có một "chân trời quá khứ" về những thiên thể ở xa nhất mà có thể quan sát được. Ngược lại, bởi vì không gian đang giãn nở, các vật thể càng ở xa thì lùi càng xa hơn, và ánh sáng phát ra từ hành tinh chúng ta có thể không bao giờ "đến được" những vật thể ở rất xa này. Đây là định nghĩa cho "chân trời tương lai", nó đặt ra giới hạn cho những sự kiện trong tương lai mà chúng ta có thể ảnh hưởng đến được. Ảnh hưởng cụ thể của từng loại chân trời phụ thuộc chi tiết vào mêtric FLRW miêu tả Vũ trụ của chúng ta. Sự hiểu biết của chúng ta về Vũ trụ quay ngược lại thời gian sơ khai gợi ra có một chân trời quá khứ, mặc dù trong thiên văn khả năng quan sát của chúng ta còn bị giới hạn bởi độ mờ đục do vật chất quá đậm đặc lúc Vũ trụ còn trẻ. Vì vậy chúng ta không thể nhìn xa hơn về quá khứ, cũng như chân trời này lùi ra xa trong không gian. Nếu sự giãn nở của không gian Vũ trụ tiếp tục gia tốc, sẽ có một chân trời tương lai. Lịch sử. Từ nguyên. Fred Hoyle là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ "Big Bang" năm 1949 trên một chương trình radio của BBC. Hoyle là người ủng hộ "Thuyết trạng thái dừng" của vũ trụ, và ông đưa ra thuật ngữ này để ví von khôi hài mô hình lý thuyết của những người khác về vũ trụ giãn nở. Hoyle phê phán mạnh mẽ cũng như bác bỏ lý thuyết này và nói rằng thuật ngữ Big Bang khắc họa sự khác biệt lớn giữa hai mô hình. Lịch sử phát triển. Mô hình Vụ Nổ Lớn phát triển từ những quan sát về cấu trúc của Vũ trụ và từ phương diện lý thuyết. Năm 1912 Vesto Slipher đo dịch chuyển Doppler của "tinh vân xoắn ốc" (thời đó người ta chưa biết tinh vân xoắn ốc là các thiên hà), và ông sớm phát hiện ra đa số các tinh vân này đang lùi ra xa Trái Đất. Nhưng ông không nhận ra ý nghĩa vũ trụ của phát hiện này, bởi vì trong thời gian này có tranh cãi lớn xung quanh những tinh vân này có hay không là những "hòn đảo vũ trụ" bên ngoài Ngân Hà. Cuối năm 1915, Albert Einsein hoàn thiện thuyết tương đối rộng, và năm 1917 ông áp dụng lý thuyết của mình cho toàn thể vũ trụ. Tuy nhiên các phương trình của ông tiên đoán vũ trụ có thể co lại bởi trường hấp dẫn hút vật chất về nhau. Để cho vũ trụ tĩnh tại như mọi người đương thời cũng như ông từng nghĩ, ông đã đưa thêm hằng số vũ trụ học-có ý nghĩa như một lực đẩy nhằm cân bằng với lực hấp dẫn-vào các phương trình của mình. Năm 1922, Alexander Friedmann, nhà toán học và vũ trụ học người Nga đã suy luận ra phương trình Friedmann từ phương trình trường Einstein, và phát hiện ra vũ trụ đang giãn nở mà không cần một hằng số vũ trụ học như Einstein đã nêu ra. Năm 1924 những đo lường của nhà thiên văn học người Mỹ Edwin Hubble đối với khoảng cách đến những tinh vân mà ông có thể quan sát ở thời đó chỉ ra rằng, quả thực những tinh vân xoắn ốc này là các thiên hà. Cũng trong năm 1924 Carl Wilhelm Wirtz, và năm 1925 Knut Lundmark, hai người đã nhận ra các tinh vân ở xa hơn thì lùi ra xa nhanh hơn so với các tinh vân ở gần. Georges Lemaître và Einstein sau khi thuyết trình về nguồn gốc vũ trụ, đây là một lý thuyết khoa học về cách vũ trụ bắt đầu, mà đã tiếp tục tạo ra các ngôi sao và các thiên hà ngày nay. Lemaitre qua đời vào ngày 20 tháng 6 năm 1966, ngay sau khi biết được phát hiện bức xạ nền vi sóng vũ trụ. Điều này cung cấp thêm bằng chứng cho lý thuyết của ông về sự ra đời của vũ trụ. Công việc của Lemaitre đã được công nhận rộng rãi trên toàn thế giới, và có ảnh hưởng to lớn cho đến ngày nay. Năm 1931 Lemaître tiếp tục nghiên cứu trước đó và đề xuất về manh mối cho sự giãn nở của Vũ trụ, nếu chúng ta đi ngược lại thời gian, vào thời điểm càng xa trong quá khứ thì vũ trụ càng nhỏ hơn, cho đến một thời điểm hữu hạn ở quá khứ, mọi khối lượng và năng lượng của Vũ trụ tập trung lại tại một điểm, gọi là "nguyên tử nguyên thủy", nơi bắt đầu hình thành lên cấu trúc không thời gian. Ông là người đầu tiên đề xuất lý thuyết về giãn nở vũ trụ, mà người ta thường hay gán nhầm cho Edwin Hubble Bắt đầu từ năm 1924, Hubble nỗ lực phát triển phương pháp đo khoảng cách đến những thiên hà xa, dựa trên sự biến đổi độ sáng của các sao Cepheid-một ngọn nến chuẩn để đo khoảng cách đến các thiên hà cho các nhà thiên văn-bằng sử dụng kính thiên văn mới lắp đặt Hooker đường kính 2.500 mm tại đài quan sát núi Wilson. Nhờ kính mới mà ông đã có thể ước tính được khoảng cách đến những thiên hà có độ dịch chuyển đỏ đã được đo trước đó bởi Slipher. Năm 1929 Hubble phát hiện ra tương quan giữa khoảng cách và vận tốc lùi xa của thiên hà—mà ngày nay gọi là định luật Hubble. Lemaître cũng đã từng đoán ra định luật này dựa trên nguyên lý vũ trụ học và phương trình Friedmann. Sau tất cả những khám phá trên, Einstein đã từ bỏ hằng số vũ trụ học và gọi đây là sai lầm lớn nhất của ông. Vì ông nhận ra là đã dựa trên niềm tin có từ lâu về vũ trụ tĩnh tại, mà thực tế mô hình này chưa hề được kiểm chứng do trước đây chỉ là niềm tin từ các nhà triết học cũng như cộng đồng khoa học. Trong các thập niên 1920 và 1930 đa số các nhà vũ trụ học ủng hộ cho mô hình "Trạng thái dừng", một Vũ trụ tĩnh tại và vĩnh hằng. Một số người còn cho rằng khái niệm về sự khởi đầu của thời gian từ Vụ Nổ Lớn là mang vai trò của tôn giáo vào trong vật lý; những chống đối này sau này còn được những người ủng hộ thuyết Trạng thái dừng lặp lại. Sự nhận thức của họ còn được củng cố bởi vì nhà sáng lập thuyết Big Bang, Monsignor Georges Lemaître, là một thầy tu Công giáo La Mã. Arthur Eddington ủng hộ quan điểm của Aristotle khi cho rằng vũ trụ không có sự khởi đầu của thời gian, hay vật chất là tồn tại vĩnh hằng. Sự khởi đầu thời gian là điều "không thể chấp nhận" đối với ông. Tuy thế, Lemaître đã viếtNếu thế giới bắt đầu từ một điểm lượng tử, những khái niệm không gian và thời gian sẽ không có bất cứ một ý nghĩa gì tại thời điểm khởi đầu; nó chỉ bắt đầu có một ý nghĩa nhận thức được khi lượng tử ban đầu đã phân chia thành đủ một số lượng tử. Nếu đề xuất này là đúng, sự khởi nguyên của thế giới có thể còn hơi sớm hơn sự khởi đầu của không gian và thời gian. Ở câu trên ý của Lemaître về sự phân chia lượng tử theo cách hiểu ngày nay chính là tiến trình của Vụ Nổ Lớn từ một nguyên tử nguyên thủy. (điểm lượng tử) Trong thập niên 1930 những ý tưởng khác cũng đã được đề xuất như những mô hình vũ trụ học không tiêu chuẩn nhằm giải thích các kết quả quan sát của Hubble, bao gồm "mô hình Milne"; "Vũ trụ dao động", một vũ trụ nở ra rồi co lại trở về điểm kì dị ban đầu (do Friedmann đề xuất đầu tiên, với Albert Einstein và Richard Tolman là những người ủng hộ); và giả thiết về "sự mỏi" ánh sáng của Fritz Zwicky. Sau chiến tranh thế giới lần thứ II, hai mô hình nổi bật còn đứng vững. Một là mô hình "Trạng thái dừng" của Fred Hoyle, với đề xuất khả năng vật chất được sinh ra khi vũ trụ giãn nở. Trong mô hình này vũ trụ gần như nhau tại mọi điểm trong thời gian. Mô hình kia là mô hình Vụ Nổ Lớn do Lemaître khởi xướng, và George Gamow là người ủng hộ và phát triển lý thuyết với khái niệm tổng hợp hạt nhân Vụ Nổ Lớn (BBN), một khái niệm ông nêu ra khi nghiên cứu quá trình và nguồn gốc sinh ra các nguyên tố nhẹ nhất. Những người khác như Ralph Alpher và Robert Herman cũng ủng hộ lý thuyết và tiên đoán sự tồn tại của bức xạ nền vi sóng (CMB). Và kỳ quặc là chính Hoyle đã nêu ra tên gọi Big Bang cho lý thuyết của Lemaître trong chương trình radio của BBC vào tháng 3 năm 1949. Trong một thời gian, số lượng người ủng hộ cho hai lý thuyết là gần bằng nhau. Cuối cùng, những quan sát thiên văn, chủ yếu từ các nguồn vô tuyến, bắt đầu ủng hộ Vụ Nổ Lớn và đánh bại Thuyết trạng thái dừng. Sự phát hiện và xác nhận tính chất của bức xạ nền vi sóng vũ trụ vào năm 1964 mang lại thắng lợi cho Vụ Nổ Lớn và lý thuyết trở thành mô hình phù hợp nhất cho nguồn gốc và sự tiến hóa của Vũ trụ. Những nghiên cứu hiện nay trong vũ trụ học bao gồm sự hình thành sao và thiên hà sau Vụ Nổ Lớn, quan sát và đo lường chính xác hơn bức xạ phông vi sóng cũng như tốc độ giãn nở của vũ trụ, kiểm nghiệm cơ sở của Nguyên lý vũ trụ học. Về phương diện lý thuyết đó là tìm hiểu điểm kì dị tại Vụ Nổ Lớn cũng như về một lý thuyết hấp dẫn lượng tử và tương lai tối hậu của vũ trụ. Giữa thập niên 1990, khi các nhà thiên văn quan sát những cụm sao cầu họ thấy dường như có gì đó mâu thuẫn với lý thuyết Vụ Nổ Lớn. Các mô phỏng máy tính mà cho kết quả khớp với thực nghiệm về phân loại sao trong cụm sao cầu gợi ra rằng tuổi của chúng vào khoảng 15 tỷ năm, lớn hơn tưổi của Vũ trụ là 13.8 tỷ năm. Vấn đề này ngay sau đó được giải quyết khi vào cuối thập niên 1990 những mô phỏng siêu máy tính mới về hiệu ứng mất khối lượng trong gió sao cho kết quả tuổi của cụm sao cầu giảm đi. Vẫn còn những câu hỏi liên quan đến tuổi của các cụm sao cầu được đo chính xác đến mức nào, nhưng rõ ràng rằng quan sát về tuổi cụm sao cầu không thể cho giá trị mâu thuẫn với mô hình Vụ Nổ Lớn. Những tiến bộ quan trọng trong vũ trụ học Vụ Nổ Lớn đã diễn ra từ cuối thập niên 1990 nhờ sự phát triển của công nghệ cũng như hiệu quả trong xử lý dữ liệu từ những dự án khảo sát như COBE, kính thiên văn không gian Hubble, WMAP. và tàu Planck Các nhà vũ trụ học hiện nay đã có những dữ liệu chính xác về các tham số của mô hình Vụ Nổ Lớn, và bất ngờ đã phát hiện ra sự giãn nở đang tăng tốc của không gian vũ trụ. Bằng chứng thực nghiệm. Những chứng cứ quan sát sớm và trực tiếp nhất đó là sự giãn nở không gian do Hubble phát hiện trong dữ liệu dịch chuyển đỏ các thiên hà, những đo lường chi tiết về bức xạ phông vi sóng vũ trụ, sự có mặt của các nguyên tố nhẹ nguyên thủy rạo ra bởi tổng hợp hạt nhân Vụ Nổ Lớn, sự hình thành cấu trúc lớn của vũ trụ và sự hình thành và tiến hóa của thiên hà được tiên đoán bởi ảnh hưởng của lực hấp dẫn trong mô hình chuẩn vũ trụ học. Những bằng chứng quan sát này đôi khi được gọi là "bốn trụ cột của lý thuyết Vụ Nổ Lớn". Mô hình hiện đại chính xác về Vụ Nổ Lớn lôi cuốn từ nhiều hiện tượng vật lý kì lạ mà chưa từng được quan sát trong phòng thí nghiệm trên Trái Đất hay được mô tả bởi Mô hình chuẩn của vật lý hạt. Trong số những đặc điểm này, vật chất tối hiện đang là lĩnh vực nghiên cứu khảo sát năng động trong các phòng thí nghiệm. Những vấn đề khác như vấn đề tích tụ vật chất tối ở quầng thiên hà (cuspy halo problem) hay vấn đề thiên hà lùn liên hệ với vật chất tối lạnh. Năng lượng tối cũng là chủ đề được nhiều nhà khoa học quan tâm, nhưng người ta vẫn chưa biết liệu có thể phát hiện được trực tiếp năng lượng tối hay không. Giai đoạn lạm phát vũ trụ và nguồn gốc phát sinh baryon vẫn còn nhiều đặc điểm phỏng đoán và giả thuyết trong mô hình Vụ Nổ Lớn. Những nghiên cứu nhằm giải thích định lượng cho những hiện tượng này vẫn đang được các nhà vật lý tìm kiếm. Chúng cũng nằm trong danh sách những vấn đề chưa giải được của vật lý học. Định luật Hubble và sự giãn nở của không gian. Khi quan sát các thiên hà và quasar từ xa các nhà thiên văn nhận thấy những thiên thể này có phổ bị dịch chuyển đỏ—sóng điện từ phát ra từ chúng bị dịch chuyển bước sóng. Để nhận ra điều này các nhà thiên văn thu lấy phổ của vật thể và so sánh những dải phổ vạch phát xạ hoặc hấp thụ tương ứng với phổ nguyên tử của nguyên tố hóa học khi cho ánh sáng truyền qua. Sự dịch chuyển đỏ này có tính đồng nhất và đẳng hướng, phân bố đều đặn theo những thiên thể quan sát trong mọi hướng. Nếu dịch chuyển đỏ được coi như là một kiểu dịch chuyển Doppler, chúng ta sẽ tính được vận tốc lùi ra xa của thiên thể, và do vậy có thể ước lượng được khoảng cách đến chúng thông qua các chuẩn khoảng cách sẵn có. Khi các nhà khoa học vẽ đồ thị tương quan giữa vận tốc lùi xa và khoảng cách đến các thiên hà họ nhận thấy có một quan hệ tuyến tính hay chính là định luật Hubble: trong đó Có hai cách giải thích cho định luật Hubble. Một là chúng ta đang ở tâm của một vụ nổ đẩy các thiên hà ra xa— mà dường như không phù hợp với nguyên lý Copernicus—hoặc Vũ trụ với không gian đang giãn nở đều ở mọi nơi. Cách giải thích thứ hai được nhà vật lý Alexander Friedmann tìm ra lần đầu tiên nhờ nghiên cứu các hệ quả của thuyết tương đối rộng năm 1922 và bởi Georges Lemaître năm 1927, trước các kết quả quan sát, phân tích của Hubble năm 1929 trên phương diện thực nghiệm. Hiện tượng không gian giãn nở vẫn là hòn đá tảng của lý thuyết Vụ Nổ Lớn, do các nhà khoa học Friedmann, Lemaître, Robertson, và Walker phát triển và nghiên cứu các tính chất của mêtric giãn nở. Mô hình đòi hỏi phương trình "v" = "HD" thỏa mãn mọi lúc, với "D" là khoảng cách đồng chuyển động, "v" là vận tốc lùi xa, thậm chí "v", "H", và "D" có thể có giá trị biến đổi khi vũ trụ giãn nở (do đó chúng ta viết "H"0 nhằm ký hiệu "hằng số" Hubble do chúng ta quan sát ngày nay). Đối với khoảng cách nhỏ hơn kích thước của Vũ trụ quan sát được, dịch chuyển đỏ Hubble có thể coi như dịch chuyển Doppler tương ứng với vận tốc lùi xa "v". Tuy nhiên, hiện tượng dịch chuyển đỏ có bản chất khác với cách giải thích cổ điển của hiệu ứng Doppler, mà là ở kết quả của sự giãn nở không gian vũ trụ giữa thời gian ánh sáng phát ra từ thiên thể xa xôi và thời gian nó đến được thiết bị quan sát. Mêtric giãn nở của không gian là hệ quả trực tiếp từ bằng chứng thực nghiệm về nguyên lý vũ trụ học và cụ thể hơn nguyên lý Copernicus, mà cùng với định luật Hubble thì không có một cách giải thích nào khác cho sự giãn nở này. Giá trị dịch chuyển đỏ của các thiên thể cho thấy sự đồng nhất và đẳng hướng gần hoàn hảo của không gian vũ trụ, và là bằng chứng thực nghiệm ủng hộ cho nguyên lý vũ trụ học rằng khi nhìn theo mọi hướng Vũ trụ giống như nhau, nguyên lý này còn được ủng hộ bởi các bằng chứng khác. Nếu sự dịch chuyển đỏ là kết quả của một vụ nổ tỏa ra từ tâm nào đó thì chúng sẽ không giống nhau khi quan sát ở những hướng khác nhau. Kết quả khảo sát về bức xạ phông vi sóng vũ trụ trên động lực của các hệ thiên thể là một bằng chứng thuyết phục khác cho nguyên lý Copernicus, rằng trên cấp vĩ mô của vũ trụ, Trái Đất không phải là trung tâm của vũ trụ. Các nhà khoa học đã chứng minh bức xạ phát ra từ Vụ Nổ Lớn phải ấm hơn tại những thời điểm sớm hơn trong lịch sử vũ trụ. Sự lạnh đi đồng đều của CMB trên hàng tỷ năm chỉ có thể giải thích được nếu Vũ trụ trải qua sự giãn nở không gian, và ngoại trừ khả năng chúng ta ở một trung tâm đặc biệt nào đó của vụ nổ. Bức xạ phông vi sóng vũ trụ. Năm 1964, hai nhà vô tuyến học Arno Penzias và Robert Wilson tình cờ phát hiện ra bức xạ phông vi sóng vũ trụ CMB, một tín hiệu thuộc bước sóng vi ba đến từ mọi hướng trong không gian. Việc phát hiện này mang lại chứng cứ thực nghiệm quan trọng xác nhận những tiên đoán tổng quát về: bức xạ được đo với tính chất phù hợp hoàn hảo với phổ bức xạ vật đen trong mọi hướng; phổ này cũng bị dịch chuyển đỏ bởi sự giãn nở của không gian vũ trụ, với giá trị nhiệt độ ngày nay đo được xấp xỉ 2,725 K. Sự đồng đều tinh tế này là kết quả ủng hộ cho mô hình Vụ Nổ Lớn, và Penzias và Wilson nhận giải Nobel Vật lý năm 1978 cho khám phá của họ. Khái niệm "bề mặt tán xạ cuối cùng" tương ứng với sự phát xạ của CMB ngay sau giai đoạn "tái kết hợp", kỷ nguyên mà các nguyên tử hiđrô trung hòa trở lên ổn định. Trước kỷ nguyên này, vũ trụ chứa đầy biển plasma hỗn hợp đặc nóng photon-baryon và photon bị tán xạ qua lại bởi các hạt điện tích tự do. Giá trị đỉnh tương ứng với khoảng thời gian nghìn năm, sau thời gian này vật chất trở lên trong suốt hơn do chúng kết hợp thành nguyên tử trung hòa và photon có thể tự do di chuyển quãng đường dài mà không bị tán xạ và cuối cùng chúng đến được các thiết bị khảo sát của chúng ta ngày nay. Năm 1989 NASA phóng tàu "Cosmic Background Explorer satellite" (COBE). Nhiệm vụ của nó là tìm bằng chứng thực nghiệm cho các đặc điểm của CMB, và nó đã đo được bức xạ tàn dư đồng đều theo mọi hướng với nhiệt độ 2,726 K (những khảo sát gần đây mang lại kết quả chính xác hơn là 2,725 K) và lần đầu tiên con tàu đã phát hiện ra sự thăng giáng nhỏ (phi đẳng hướng) trong CMB, với độ chính xác 1 trên 105. John C. Mather và George Smoot đã nhận giải Nobel Vật lý năm 2006 cho vai trò là những người lãnh đạo dự án COBE. Trong những thập kỷ tiếp sau, tính phi đẳng hướng trong CMB đã được quan sát trên các thí nghiệm ở mặt đất cũng như bằng bóng thám không. Trong thí nghiệm năm 2000–2001, dự án thực nghiệm BOOMERanG đã tìm thấy hình dạng của Vũ trụ hầu như là không gian phẳng dựa trên kết quả đo độ phân giải góc điển hình (đường kính góc trên bầu trời) về tính phi đẳng hướng. Đầu năm 2003, các nhà khoa học NASA công bố kết quả khảo sát đầu tiên từ tàu WMAP (Wilkinson Microwave Anisotropy Probe), mang lại dữ liệu thực nghiệm chính xác hơn trước về các tham số trong mô hình chuẩn của Vũ trụ học. Kết quả cũng bác bỏ nhiều tham số khác nhau tương ứng với một vài mô hình lạm phát cụ thể, nhưng nói chung đề phù hợp với những đặc điểm khái quát của mô hình lạm phát. Tàu Planck phóng lên từ tháng 5 năm 2009. Tháng 3 năm 2013 các nhà khoa học ESA cho công bố dữ liệu từ Planck với độ chính xác cao hơn WMAP và cho thấy Vũ trụ hầu như đồng nhất và đẳng hướng trên độ phân giải góc nhỏ. Đối với độ phân giải góc lớn hơn, họ phát hiện thấy có sự phi đẳng hướng nhỏ trên 2 cực của bầu trời và đang nỗ lực giải thích kết quả này trên lý thuyết. Nhiều khảo sát trên mặt đất và bằng bóng thám không khác cũng đang được thực hiện trên khắp thế giới. Sự hình thành các nguyên tố cơ bản. Lý thuyết Vụ Nổ Lớn có thể tính được số lượng tập trung của các nguyên tố heli-4, heli-3, deuteri, và lithi-7 trong Vũ trụ theo tỉ số với lượng hiđrô thông thường. Tỷ lệ có mặt của từng nguyên tố phụ thuộc vào một tham số đó là tỉ số photon trên baryon. Giá trị này có thể tính độc lập từ chi tiết thăng giáng trong cấu trúc CMB. Kết quả lý thuyết cho các tỉ số (theo khối lượng) là khoảng 0,25 cho 4He/H, khoảng 10−3 đối với 2H/H, khoảng 10−4 đối với 3He/H và khoảng 10−9 đối với 7Li/H.. Tất cả các giá trị lý thuyết về tỷ số photon-baryon cho các nguyên tố đều phù hợp thô với kết quả thực nghiệm. Tỷ số này phù hợp tuyệt vời với phép đo cho deuteri, gần với của 4He, và lệch 2 giá trị thập phân cho 7Li; hai trường hợp cuối là do độ sai số hệ thống trong phép đo. Trên tất cả, sự nhất quán nói chung về số lượng các nguyên tố nguyên thủy tiên đoán bởi mô hình Vụ Nổ Lớn với giá trị thực nghiệm là manh mối thuyết phục cho lý thuyết này, do nó là lý thuyết duy nhất cho tới nay có khả năng giải thích cho tỷ lệ có mặt của các nguyên tố nhẹ từ thời điểm sơ khai. Và các nhà lý thuyết chỉ ra không thể điều chỉnh các tham số cho Vụ Nổ Lớn nhằm tạo ra lượng heli nhiều hay ít hơn 20–30%. Quả thực không thể có một lý do thích đáng nào ngoài mô hình Vụ Nổ Lớn, ví dụ, lúc Vũ trụ còn sơ khai (trước khi các ngôi sao hình thành, như giả sử các nguyên tố nhẹ được sinh ra bởi các phản ứng tổng hợp hạt nhân trong lòng ngôi sao) mà có nhiều heli hơn deuteri hoặc lượng deuteri hơn 3He, và theo một hằng số duy nhất. Sự phân bố và tiến hóa của các thiên hà. Dựa trên những quan sát chi tiết về hình thái của các thiên hà và cấu trúc lớn trên Vũ trụ về sự phân bố thiên hà và quasar đều cho kết quả khớp với lý thuyết hiện tại về Vụ Nổ Lớn. Bằng cách kết hợp mô hình với dữ liệu thực nghiệm cho thấy những quasar và thiên hà đầu tiên hình thành khoảng 1 tỷ năm sau Vụ Nổ Lớn, và từ đó hình thành lên những cấu trúc lớn cấp vũ trụ, như các đám thiên hà, siêu đám thiên hà hay sợi vũ trụ (cosmic filament) và khoảng trống (void). Những ngôi sao hình thành đầu tiên và tiến hóa trong các thiên hà sớm này (thiên hà hình thành lúc vũ trụ sơ khai) hiện lên rất khác với những ngôi sao trong những thiên hà gần ngày nay (thiên hà trẻ)- ví dụ như về độ kim loại trong thành phần ngôi sao. Thậm chí, hình thái các thiên hà trẻ thuở vũ trụ sơ khai (ở khoảng cách rất lớn) cũng khác so với các thiên hà mới hình thành nhưng ở gần Ngân Hà hơn. Những kết quả này tương phản hoàn toàn với mô hình trạng thái dừng. Theo dõi tiến trình hình thành các ngôi sao, sự phân bố thiên hà và quasar và những cấu trúc lớn hơn, tất cả đều phù hợp tốt với những mô phỏng trên siêu máy tính về sự hình thành và tiến hóa của vũ trụ dựa theo mô hình Vụ Nổ Lớn, đồng thời cũng giúp các nhà vũ trụ học hoàn thiện hơn mô hình lý thuyết của họ. Các đám mây khí nguyên thủy. Năm 2011 các nhà thiên văn học tìm thấy chứng cứ mà họ tin rằng đây là những đám mây khí nguyên sơ của vũ trụ nguyên thủy, bằng phân tích vạch hấp thụ trong phổ của các quasar ở xa. Trước khi có khám phá này, mọi thiên thể khác được quan sát đều chứa những nguyên tố nặng hình thành trong lòng các ngôi sao. Tuy nhiên, hai đám mây khí nguyên thủy chỉ chứa các nguyên tố hiđrô và deuteri. Do các đám mây nguyên thủy này không chứa các nguyên tố nặng nào, dường như chúng hình thành từ những phút đầu tiên sau Vụ Nổ Lớn, trong giai đoạn tổng hợp hạt nhân Big Bang. Thành phần của chúng phù hợp với thành phần theo tiên đoán của lý thuyết Vụ Nổ Lớn. Kết quả quan sát này cung cấp chứng cứ trực tiếp về những chu kỳ này của vũ trụ trước khi hình thành lên những ngôi sao đầu tiên, khi hầu hết vật chất sơ khai trong vũ trụ nguyên thủy tồn tại trong những đám mây hiđrô trung hòa. Những loại chứng cứ khác. Tưổi của Vũ trụ ước tính từ định luật giãn nở không gian Hubble và độc lập từ bức xạ phông vi sóng CMB đều khớp khá tốt với tuổi của những ngôi sao già nhất, khi được đo bằng cách áp dụng lý thuyết về sự tiến hóa sao trong cụm sao cầu và thông qua phương pháp định tuổi bằng đồng vị phóng xạ của từng sao nhóm II. Mô hình chuẩn của vũ trụ học tiên đoán nhiệt độ trong CMB cao hơn trong quá khứ cũng được ủng hộ bởi kết quả thực nghiệm quan sát những vạch hấp thụ nhiệt độ cực thấp trong các đám mây khí ở rất xa có dịch chuyển đỏ lớn. Tiên đoán này cũng thể hiện trong biên độ của hiệu ứng Sunyaev–Zel'dovich tại các cụm thiên hà mà biên độ này không phụ thuộc trực tiếp vào dịch chuyển đỏ. Khảo sát cũng đã xác nhận hiệu ứng này ở giá trị thô, bởi vì hiệu ứng này phụ thuộc vào cấu trúc phân bố của các đám thiên hà thay đổi theo thời gian (các thiên hà có động lực chuyển động), khiến cho kết quả đo khó chính xác. Liên hệ với những vấn đề trong vật lý. Bất đối xứng baryon. Người ta vẫn không hiểu tại sao Vũ trụ có nhiều vật chất hơn phản vật chất. Giả thiết đưa ra là, khi vũ trụ còn trẻ và nóng, vũ trụ ở trong một trạng thái cân bằng thống kê và có số baryon bằng số phản baryon. Tuy nhiên, các quan sát cho thấy rằng tất cả vũ trụ đều được tạo thành từ vật chất, ngay cả tại những khoảng cách xa. Các nhà khoa học nêu ra giả thuyết có quá trình nguồn gốc sinh hạt baryon đã tạo ra sự bất đối xứng này. Để quá trình sinh hạt baryon xuất hiện, các điều kiện Sakharov, do Andrei Sakharov đưa ra, cần phải được thỏa mãn. Các điều kiện đó yêu cầu số các baryon không được bảo toàn, tức là đối xứng-C và đối xứng-CP bị vi phạm, và vũ trụ xuất phát từ trạng thái cân bằng nhiệt động. Tất cả những điều kiện này xuất hiện trong Mô hình chuẩn vật lý hạt, nhưng hiệu ứng của nó không đủ mạnh để giải thích sự tồn tại của bất đối xứng baryon. Các nghiên cứu mới về vật lý hạt năng lượng cao cần được tiến hành để giải thích vấn đề trên. Năng lượng tối. Những phép đo chi tiết về liên hệ dịch chuyển đỏ–độ sáng biểu kiến đối với các vụ nổ siêu tân tinh loại Ia cho thấy sự giãn nở của không gian Vũ trụ đang gia tốc từ thời điểm khoảng 6-7 tỷ năm trước. Để giải thích sự gia tốc này, bằng sử dụng thuyết tương đối tổng quát các nhà vật lý nhận thấy trong thành phần năng lượng Vũ trụ cần phải có một dạng năng lượng mới xuất hiện dưới dạng áp suất âm, mà họ gọi là "năng lượng tối". Năng lượng tối, dù mới chỉ trên lý thuyết, đã giải quyết được nhiều vấn đề khó. Kết quả từ khảo sát bức xạ phông vi sóng cho thấy hình học của vũ trụ là không gian phẳng, do vậy theo thuyết tương đối rộng Vũ trụ phải hầu như có mật độ giới hạn khối lượng/năng lượng như tiên đoán của lý thuyết. Nhưng khi đo mật độ khối lượng trong Vũ trụ bằng phương pháp thấu kính hấp dẫn của đám thiên hà, các nhà khoa học chỉ thu được khoảng xấp xỉ 30% tỉ số mật độ như lý thuyết tiên đoán. Do mô hình chuẩn vũ trụ học đề xuất rằng năng lượng tối không tụ đám theo cách thông thường, nó là cách giải thích tốt nhất cho sự "thiếu hụt" trong mật độ năng lượng giới hạn. Năng lượng tối cũng giải thích cho hai phương pháp đo hình học về độ cong toàn thể của Vũ trụ, một sử dụng phương pháp thấu kính hấp dẫn, một sử dụng phần đặc trưng trong cấu trúc lớn của vũ trụ. Một số nhà vật lý cho rằng áp suất âm là tính chất của năng lượng chân không, một dạng thăng giáng chân không lượng tử do nguyên lý bất định Heisenberg; nhưng bản chất chính xác và sự tồn tại của nó vẫn còn là câu hỏi bí ẩn lớn trong mô hình Vụ Nổ Lớn. Ví dụ, một ước lượng thô sơ về mật độ năng lượng chân không theo cơ học lượng tử, sử dụng hằng số hấp dẫn "G", hằng số Planck ħ và tốc độ ánh sáng "c" cho kết quả mật độ năng lượng chân không ρΛ với MP là khối lượng Planck (~ 1019 GeV/c2) và lP là độ dài Planck (~ 10−33 cm) hay mật độ năng lượng chân không xấp xỉ 10118 GeV/cm³, và hằng số vũ trụ học đóng góp vào mật độ năng lượng theo thuyết tương đối rộng có dạng
4,190
69717786
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4190
Nâu
Màu nâu (brown) là màu tạo ra bởi việc trộn một lượng nhỏ chất màu có màu đỏ và màu xanh lá cây, màu da cam và màu xanh lam, hay màu vàng và màu tía. Màu nâu tạo ra cảm giác màu khi có sự tương phản màu sắc cao. Trong tiếng Việt, tên gọi của nó có nguồn gốc từ tự nhiên do màu này rất gần với màu của chất chứa tanin chiết ra từ củ nâu, dùng để nhuộm quần áo. Một mẫu của màu nâu trong mô hình màu RGB có cường độ [150, 75, 0] trong thang độ 0 - 255. Tọa độ màu. Số Hex = #993300 RGB (r, g, b) = (153, 51, 0) CMYK (c, m, y, k) = (0, 67, 100, 40) HSV (h, s, v) = (20, 100, 60)
4,192
190330
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4192
Big Bang (định hướng)
Big Bang, hay Vụ Nổ Lớn là giả thuyết vũ trụ học phổ biến về sự phát triển ban đầu của vũ trụ, là sự kiện đã dẫn tới sự hình thành của vũ trụ. Big Bang còn có thể đề cập đến:
4,194
501647
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4194
Tòa Thánh
Tòa Thánh (Latinh: "Sancta Sedes, English: Holy See") dùng để chỉ chung cho giáo hoàng và bộ máy giúp việc chính cho giáo hoàng, được gọi chung là giáo triều Rôma, và các thiết chế, định chế vô hình khác thuộc giáo hoàng và giáo triều. Như vậy, giáo hoàng và bộ máy giúp việc chính cho ông được gọi là giáo triều; Giáo triều và các thiết chế, định chế khác thuộc giáo triều được gọi là Tòa Thánh. Chính vì lý do này giáo hoàng và giáo triều Rôma thực sự là giáo quyền cai quản giáo hội Công giáo Hoàn vũ. Mặc dù Tòa Thánh có mối liên hệ rất gần với Thành quốc Vatican nhưng chúng là hai thực thể riêng biệt. Trong khi "Vatican" là thuật ngữ thường để chỉ về lãnh thổ của một quốc gia với vài trăm công dân, có ý nghĩa về mặt hành chính thì "Tòa Thánh" (tức là "ngai tòa của thánh tông đồ") lại là thuật ngữ bao hàm ý nghĩa rộng lớn trên khía cạnh quan hệ tôn giáo với cơ cấu điều hành trên 1,2 tỷ tín hữu toàn cầu và cả khía cạnh quan hệ chính trị với thế giới thế tục. Trong các quan hệ ngoại giao và đối ngoại, tên gọi "Tòa Thánh" (tiếng Anh: "Holy See", và cũng được dịch nghĩa ra các ngôn ngữ khác, gồm hai thành tố "Tòa" và "Thánh") được sử dụng, chứ không phải "Vatican". Văn kiện chính thức của thành phố Vatican được ban hành bằng tiếng Ý, còn của Tòa Thánh được ban hành chủ yếu bằng tiếng Latinh. Hai thực thể này cũng có hộ chiếu riêng biệt: Tòa Thánh cấp hộ chiếu ngoại giao và công vụ, trong khi Thành quốc Vatican cấp hộ chiếu phổ thông cho công dân. Tòa Thánh không chấm dứt theo một triều đại giáo hoàng. Khi một giáo hoàng băng hà, tất cả các vị tổng trưởng các bộ trong giáo triều đồng thời chấm dứt nhiệm vụ, cũng như tất cả các giám mục trong giáo triều Rôma và các giám mục cai quản các giáo phận địa phương trên thế giới cũng đồng loạt không còn là giám mục chính tòa nữa, cho đến khi có lại giáo hoàng mới. Trong thời gian trống tông tòa ("sede vacante"), từ lúc giáo hoàng băng hà cho đến lúc bầu được giáo hoàng kế vị, Hồng y Đoàn ("Collegium Cardinal") sẽ tạm cai quản Tòa Thánh và Giáo hội Hoàn vũ. Vị Hồng y Thị Thần, còn gọi là Hồng y Nhiếp chính ("Cardinal Camerlengo") tạm thời điều hành các tài sản và vấn đề tài chính trong thời gian này. Giáo luật cũng ngăn cấm Hồng y Đoàn và Hồng y Nhiếp chính tự ban hành những luật lệ mới trong thời gian trống tòa. Ngoài ra, trong thời gian trống tông tòa, vị Hồng y Chánh án Tòa Ân giải Tối cao vẫn tiếp tục công việc, không buộc từ nhiệm.
4,198
69925948
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4198
Xanh lơ
Màu xanh lơ (cyan) (còn gọi là màu cánh trả hay màu hồ thủy) là một màu cơ bản trong quang phổ, nhưng một vài biến thể về sắc thái có thể tạo ra bằng cách trộn các lượng bằng nhau của ánh sáng màu xanh lá cây và màu xanh lam. Vì vậy, màu xanh lơ là màu bù của màu đỏ: các chất màu xanh lơ hấp thụ ánh sáng đỏ. Màu này đôi khi còn gọi là màu xanh Thổ (tuy rằng không đúng) và nó rất khó phân biệt dưới ánh sáng màu xanh lam. Mực màu xanh lơ là một trong các loại mực phổ biến sử dụng trong công nghệ in màu, cùng với mực màu hồng sẫm, vàng và đen; một bộ gồm bốn màu này được gọi là CMYK. Lưu ý rằng tuy gọi là mực xanh lơ nhưng mực xanh lơ và ánh sáng màu xanh lơ tạo ra cảm giác màu khác nhau. Mực màu xanh lơ tạo ra cảm giác màu ít chói hơn, thực tế công nghệ in CMYK không thể tái tạo chính xác màu xanh lơ thuần khiết (100% xanh lam + 100% xanh lá cây) trên giấy. Tọa độ màu. Số Hex = #00FFFF RGB (r, g, b) = (0, 255, 255) CMYK (c, m, y, k) = (100, 0, 0, 0) HSV (h, s, v) = (180, 100, 100)