text
stringlengths
0
335k
Tọa độ trên Mặt Trăng Tọa độ trên Mặt Trăng được dùng để chỉ vị trí trên bề mặt Mặt Trăng của Trái Đất Bất kỳ vị trí nào trên bề mặt Mặt Trăng được thể hiện bằng hai thông số giống như vĩ độ và kinh độ của Trái Đất Kinh độ cho biết vị trí phía đông và phía tây của Mặt Trăng theo kinh tuyến gốc là một đường thẳng xuyên qua cực bắc Mặt Trăng và cực nam Mặt Trăng xem thêm kinh tuyến gốc của Trái Đất Đây được xem là tầm nhìn thấy Mặt Trăng từ Trái Đất Vĩ độ cho biết vị trí phía bắc và phía nam theo xích đạo của Mặt Trăng Hai tọa độ được đo bằng độ Các nhà thiên văn học xác định các địa điểm trọng yếu trên hệ tọa độ Mặt Trăng bằng cách xác định hố vệ tinh Mösting A Tọa độ của hố này được xác định bằng Hệ tọa độ của Mặt Trăng được xác định chính xác hơn bằng thí nghiệm đo khoảng cách đến Mặt Trăng bằng tia laser Vật gì đi qua 90 Đ hoặc 90 T sẽ không được nhìn thấy từ Trái Đất ngoại trừ sự hiệu chỉnh của Mặt Trăng sẽ làm 59 độ nhìn thấy Mặt Trăng Kinh độ hoàn hảo trên Mặt Trăng Kinh độ hoàn hảo trên Mặt Trăng là kinh độ vào lúc sáng của đường rạng đông được đo bằng độ và về phía tây của kinh tuyến gốc Đường rạng đông vào lúc sáng sẽ hình thành một nửa vòng tròn qua Mặt Trăng khi Mặt Trời mới bắt đầu mọc Khi Mặt Trăng tiếp tục đi theo quỹ đạo của nó đường này sẽ thay đổi trong kinh độ Giá trị của kinh độ hoàn hảo tăng từ 0 đến 359 theo hướng di chuyển của đường rạng đông Bình minh diễn ra tại kinh tuyến gốc khi pha Mặt Trăng tiến tới Bán nguyệt đầu tháng sau một phần tư của ngày âm lịch Tại vị trí này kinh độ hoàn hảo lúc bình mình được xác định là 0 Do đó khi đến thời điểm Trăng tròn kinh độ hoàn hảo tăng đến 90 vào Bán nguyệt cuối tháng là 180 vào lúc Mặt Trăng mới kinh độ hoàn hảo đạt 270 Chú ý rằng vào thời điểm Mặt Trăng mới Mặt Trăng sẽ không thể nhìn thấy từ Trái Đất ngoại trừ vào thời điểm nhật thực Góc tới nhỏ của tia tới khiến bóng chiếu dày do đó khu vực gần đường rạng đông là tầm nhìn ưa thích của các nhiếp ảnh gia chụp ảnh qua kính thiên văn Các nhà quan sát sẽ phải biết vị trí của đường rạng đông để chụp được cảnh này Kinh độ hoàn hảo sẽ có ích cho mục đích này Kinh độ hoàn hảo vào lúc đường rạng tối sẽ bằng kinh độ hoàn hảo cộng với 180 Kinh độ Kinh độ trên Mặt Trăng xác định vị trí đông và tây theo kinh tuyến gốc Khi không có hướng nào được xác định phía đông là dương và phía tây là âm Nói đại khái kinh tuyến gốc của Mặt Trăng nằm ở gần trung tâm đĩa Mặt Trăng được nhìn thấy từ Trái Đất Theo dữ kiện chính xác hơn nhiều hệ tọa độ đã xác định toàn bộ Mặt Trăng nhưng sự khác nhau không nhiều Hiệp hội Thiên văn Quốc tế yêu cầu hệ tọa độ mean Earth polar axis hệ tọa độ cực khi mà kinh tuyến gốc là hướng gốc từ trung tâm của Mặt Trăng của trung tâm Trái Đất Tham khảo BULLET A Unified Lunar Control Network The Near Side Merton E Davies Tim R Colvin Donald L Mayer RAND Corporation Santa Monica 1987
Xã Rural Quận Kingman Kansas Xã Rural là một xã thuộc quận Kingman tiểu bang Kansas Hoa Kỳ Năm 2010 dân số của xã này là 334 người Xem thêm BULLET American FactFinder
Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả lời: Điều 27, văn bản hợp nhất số 2089/VBHN-BHXH ngày 26.6.2020 của BHXH Việt Nam quy định thực hiện gộp sổ BHXH, thành phần hồ sơ gộp sổ gồm: - Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS). - Các sổ BHXH đề nghị gộp (nếu có); Theo Điểm c, Khoản 1, Điều 31 Công văn số 2089/VBHN-BHXH ngày 26.6.2020 của BHXH Việt Nam quy định: - c46 Các trường hợp cấp lại, gộp sổ, điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH, thẻ BHYT; cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH: Kê khai hồ sơ theo quy định tại Điều 27 và nộp hồ sơ như sau: - Người đang làm việc nộp cho đơn vị nơi đang làm việc hoặc nộp cho cơ quan BHXH. - c47 Người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH hoặc đã được giải quyết hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH đề nghị cấp lại, điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH: Nộp cho cơ quan BHXH trên toàn quốc. Theo khoản 2, Điều 46.96, văn bản hợp nhất số 2089/VBHN-BHXH ngày 26.6.2020 của BHXH Việt Nam quy định: Trường hợp một người có từ 2 sổ BHXH trở lên đề nghị gộp sổ BHXH, cán bộ Phòng/Tổ cấp sổ, thẻ thực hiện kiểm tra, đối chiếu nội dung đã ghi trên các sổ BHXH và cơ sở dữ liệu; lập Danh sách đề nghị gộp sổ BHXH (Mẫu C18-TS) chuyển cán bộ Phòng/Tổ quản lý thu thực hiện: + Trường hợp thời gian đóng BHXH trên các sổ BHXH không trùng nhau: Thực hiện gộp quá trình đóng BHXH của các sổ BHXH trên cơ sở dữ liệu; hủy mã số sổ BHXH đã gộp. + Trường hợp thời gian đóng BHXH trên các sổ BHXH trùng nhau: Lập Quyết định hoàn trả (Mẫu C16-TS) để hoàn trả cho người lao động theo quy định tại Tiết b Điểm 3.3 Khoản 3 Điều 43. Đối chiếu với các quy định nêu trên, đề nghị bạn liên hệ đơn vị hiện đang làm việc làm thủ tục gộp sổ theo hướng dẫn trên. Bạn vui lòng liên hệ đến cơ quan BHXH tại địa phương hoặc gọi đến tổng đài 19009068 để được hỗ trợ, tư vấn trực tiếp.
Radula drepanophylla Radula drepanophylla là một loài rêu trong họ Radulaceae Loài này được Stephani mô tả khoa học đầu tiên năm 1910 Danh pháp khoa học của loài này chưa được làm sáng tỏ
Aeschynanthus arctocalyx Aeschynanthus arctocalyx là một loài thực vật có hoa trong họ Tai voi Loài này được Mendum Madulid mô tả khoa học đầu tiên năm 1995
Alpinia pulchra Alpinia pulchra là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng Loài này được Warb K Schum mô tả khoa học đầu tiên năm 1904
Xenochromis hecqui Xenochromis hecqui là một loài cá thuộc họ Cichlidae Nó chỉ được tìm thấy ở Lake Tanganyika phía đông Africa Tham khảo BULLET Photograph
Calliostoma marionae Calliostoma marionae là một loài ốc biển là động vật thân mềm chân bụng sống ở biển thuộc họ Calliostomatidae
Mới đây, diễn viên Doãn Quốc Đam của Thương ngày nắng về đã chia sẻ hình ảnh hậu trường tiệc cưới của cặp đôi Trang - Duy (Phan Minh Huyền - Đình Tú) trong phim. Có thể thấy, tiệc cưới được tổ chức ngoài trời với phong cách giản dị, thanh lịch. Phía xa xa trong bức ảnh của Doãn Quốc Đam, có thể nhìn thấy "chú rể" Đình Tú mặc vest bảnh bao. Về phần Doãn Quốc Đam, anh chàng cũng đóng bộ thanh lịch chẳng kém gì nhân vật chính. Nam diễn viên viết: "Em, em ơi ra mà xem người ta họ cưới nhau rồi". Trước đó, hậu trường đám cưới Trang - Duy cũng đã được tiết lộ trên mạng xã hội khi cặp đôi Phan Minh Huyền - Đình Tú cùng đóng bộ cô dâu - chú rể vô cùng đẹp đôi. Nhiều người dự đoán rất có thể đây sẽ là hình ảnh trong tập cuối phim. Ngoài cặp Trang - Duy, khán giả cũng mong ngóng đoạn kết đẹp cho cặp đôi Vân - Phong. Gần đây, bức ảnh Phong đứng ôm Vân từ phía sau hứa hẹn là một cảnh tỏ tình "ngọt lịm" của cặp đôi trong phim.
Phygopoda jacobi Phygopoda jacobi là một loài bọ cánh cứng trong họ Cerambycidae
Cryptochila Cryptochila là một chi rêu trong họ Jungermanniaceae
Ryan Jones cầu thủ bóng đá sinh năm 1973 Ryan Jones sinh ngày 23 tháng 7 năm 1973 là một tiền vệ bóng đá người Wales từng thi đấu cho Sheffield Wednesday và Scunthorpe United Ông thi đấu cho đội tuyển Wales một trận trước Estonia năm 1994 Ông là người hâm mộ Hillsborough cho đến khi chấn thương buộc ông phải giải nghệ Tham khảo BULLET Since 1888 The Searchable Premiership and Football League Player Database subscription required
Ca sĩ nhập toàn bộ cỏ lau từ nước ngoài, sau đó mất ba tháng để xử lý an toàn vệ sinh để tránh có thể gây kích ứng cho khách mời. Minh Hằng cho biết: "Tôi muốn là bông hoa cho người đàn ông của đời mình. Cỏ lau trông mềm mại nhưng có sức sống mãnh liệt dù trải qua bao mưa nắng. Tôi mong tình yêu của mình cũng sẽ như thế". Trước đây, nhiều nghệ sĩ như: Ngô Thanh Vân, Trấn Thành... từng chi nhiều tiền để nhập hoa tươi từ nước ngoài về trang trí tiệc cưới thêm lộng lẫy. Lễ đường của cặp uyên ương được dựng trên bãi biển. Theo ca sĩ, từ lâu, cô ấp ủ có một hôn lễ lãng mạn tại vùng biển. Trước đám cưới một ngày, ca sĩ từ TP HCM xuống địa điểm tổ chức, ở một resort tại Hồ Tràm, chỉ đạo êkíp dựng sân khấu, kiểm tra âm thanh và tổng duyệt các tiết mục sẽ biểu diễn. Dàn sao khách mời: Diễn viên Khả Ngân, vợ chồng Ông Cao Thắng - Đông Nhi, ca sĩ Hoàng Thùy Linh, Quỳnh Anh, hoa hậu Mai Phương Thúy... cùng tham gia tiệc độc thân của Minh Hằng. Nhiều tuần qua, hội bạn thân của cô dâu luyện nhảy, hát để trình diễn trong tiệc. Ông xã Minh Hằng hơn cô 10 tuổi, làm trong lĩnh vực dệt may. Ca sĩ sinh năm 1987, hoạt động ở vai trò ca sĩ, diễn viên. Ở phim truyền hình, cô từng gây chú ý qua các dự án Mộng phù du, Gọi giấc mơ về, Ngã rẽ cuộc đời, Ngôi nhà hạnh phúc, Mẹ ác ma cha thiên sứ... Vai Đông Dương trong phim Vừa đi vừa khóc từng giúp Minh Hằng đoạt giải Mai Vàng hạng mục "Nữ diễn viên điện ảnh - phim truyền hình được yêu thích" năm 2015. Ở mảng điện ảnh, cô từng tham gia Giải cứu thần chết, Những nụ hôn rực rỡ, Bao giờ có yêu nhau, Sắc đẹp ngàn cân... Ngoài ra, Minh Hằng làm đại diện thương hiệu, giám khảo các show thực tế. Năm 2018, cô trở thành một trong ba huấn luyện viên The Face. Cô cũng chấm thi Miss World Vietnam 2022 cùng Hoa hậu Hà Kiều Anh, Lương Thùy Linh, Trần Tiểu Vy. Hoàng Dung
Dryadella perpusilla Dryadella perpusilla là một loài thực vật có hoa trong họ Lan Loài này được Kraenzl Luer mô tả khoa học đầu tiên năm 1978
Melaleuca depauperata Melaleuca depauperata là một loài thực vật có hoa trong Họ Đào kim nương Loài này được Turcz mô tả khoa học đầu tiên năm 1852
Không còn là một nàng Kiều thướt tha trong phim điện ảnh, Trình Mỹ Duyên bước vào màn ảnh nhỏ với vai diễn Khánh Minh của phim truyền hình Anh yêu em được bao lâu?. Trình Mỹ Duyên đóng phim truyền hình Nhắc tới Trình Mỹ Duyên, khán giả nhớ đến hình ảnh một người đẹp có gương mặt đài các. Cô từng lọt Top 10 Hoa hậu Biển Việt Nam 2016. Một năm sau, cô tham gia The Face về đội của Lan Khuê. Tiếp đó, Mỹ Duyên lọt vào chung kết Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017 và giành danh hiệu Người đẹp áo dài. Không chỉ mang nét đẹp thanh lịch và quyến rũ với chiều cao 1m69 cùng số đo ba vòng 79-56-92 cm, cô còn được lựa chọn cho vai chính của phim Việt - Anh yêu em được bao lâu?. Màn bắt ghen tại trận của Khánh Minh (Trình Mỹ Duyên) Ngay trong tập 1 là màn bắt gian chồng sắp cưới của Mỹ Duyên trong vai Khánh Minh. Vậy nhưng đó lại chỉ là những tưởng tượng của cô nàng khi quá ghen. Phát hiện Minh Hiếu (Dũng Bino) thân mật với tiếp viên ở quán bar, cô tưởng tượng ra cảnh chồng sắp cưới "vượt quá giới hạn" với gái lạ. Mặc cho bạn trai hết lời giải thích, van nài và cầu xin sự tha thứ, Khánh Minh vẫn cương quyết trả lại nhẫn đính hôn. Trước lý lẽ mọi đàn ông đi bar là phải có tiếp viên của Minh Hiếu, Khánh Minh lạnh lùng hỏi 1 câu khiến anh ta cứng họng. Cô nói: "Vậy giờ tôi ngủ với tất cả đàn ông trong quán này, hay tất cả những người đàn ông đang đi ngoài đường có được không?". Minh Hiếu (Dũng Bino) giải thích với vợ sắp cưới Tiếp đó Khánh Minh khẳng định dù tiệc cưới đã đặt cô cũng nhất quyết phải chia tay: "Cưới rồi còn có thể bỏ nhau được, mắc gì tôi với anh không thể chia tay?". Dứt lời cô tháo nhẫn ra và trả lại Minh Hiếu. Vào lúc Minh Hiếu - Khánh Minh đang cự cãi giữa quán cafe, Hy Đông (Anh Tú) bất ngờ xuất hiện và chứng kiến toàn bộ sự việc. Đến khi cả 2 rời đi, anh lại vô tình nhặt được chiếc nhẫn đính hôn họ đánh rơi. Có lẽ đây là cuộc gặp mặt báo hiệu mối quan hệ phức tạp giữa 3 người. Hy Đông (Anh Tú) bất ngờ xuất hiện và chứng kiến toàn bộ sự việc Nếu như trước đó ở vai diễn điện ảnh đầu tay trong phim Kiều, Trình Mỹ Duyên không nhận được nhiều đánh giá khen ngợi diễn xuất thì ở lần phim truyền hình lần này, cô đã có những tiến bộ. Mỹ Duyên cho biết cô đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho vai diễn, từ việc nghiên cứu kỹ kịch bản, xem các bộ phim tương tự để học diễn cho tới việc tập với đồng nghiệp để nắm bắt tâm lý. Mỹ Duyên chuẩn bị kỹ lưỡng cho vai nữ chính lần này Nói về cảnh hủy hôn chồng sắp cưới, Mỹ Duyên cho biết: “Trong phim Khánh Minh bị lừa dối tình cảm và hủy hôn, ngoài đời gặp trường hợp tương tự, chắc tôi cũng làm thế. Đối với tôi, hai người ở bên nhau cần hòa hợp cảm xúc, chân thành và tin tưởng”. Tập 2,3 của phim sẽ được phát sóng vào lúc 19h35 thứ 2,3 ngày 20,21/6. Nguồn: http://danviet.vn/nguoi-dep-tuyen-quang-huy-hon-vi-nghi-chong-sap-cuoi-may-mua-gai-la-trong-phim...Nguồn: http://danviet.vn/nguoi-dep-tuyen-quang-huy-hon-vi-nghi-chong-sap-cuoi-may-mua-gai-la-trong-phim-5020221669592599.htm
Riella sersuensis Riella sersuensis là một loài rêu trong họ Riellaceae Loài này được Trab mô tả khoa học đầu tiên
Alopecosa cuneata Alopecosa cuneata là một loài nhện trong họ Lycosidae Loài này thuộc chi Alopecosa Alopecosa cuneata được Carl Alexander Clerck miêu tả năm 1757
Hypodoxa corrosa Hypodoxa corrosa là một loài bướm đêm trong họ Geometridae
Aleksandr Troshechkin Aleksandr Igorevich Troshechkin sinh ngày 23 tháng 4 năm 1996 là một cầu thủ bóng đá người Nga Anh chơi ở vị trí tiền vệ phòng ngự cho F K Rostov Sự nghiệp câu lạc bộ Anh có màn ra mắt tại Giải bóng đá ngoại hạng Nga vào ngày 17 tháng 8 năm 2014 cho F K Rostov trong trận đấu với F K Krasnodar Danh hiệu Câu lạc bộ BULLET Tosno BULLET Cúp quốc gia Nga 2017 18 Liên kết ngoài BULLET Player profile by Giải bóng đá ngoại hạng Nga
Chaetexorista setosa Chaetexorista setosa là một loài ruồi trong họ Tachinidae
Ectropothecium bryifolium Ectropothecium bryifolium là một loài Rêu trong họ Hypnaceae Loài này được Müll Hal ex Ångstr A Jaeger mô tả khoa học đầu tiên năm 1880
Onthophagus brucei Onthophagus brucei là một loài bọ cánh cứng trong họ Bọ hung Scarabaeidae
Sở Hùng Khang Sở Hùng Khang 楚熊康 hay Hùng Vô Khang 熊毋康 là một vị công tử của nước Sở chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc Lúc sinh thời ông đã được phong làm Câu Nghi vương ngang với thiên tử nhà Chu Hùng Khang là con của Sở Hùng Cừ vị vua thứ 9 của nước Sở Hùng Cừ có ba người con trai là Hùng Vô Khang Hùng Chí Hồng và Hùng Chấp Tì Lúc Hùng Cừ cai trị nước Sở thì nhà Chu đã suy yếu Hùng Cừ đem quân đánh diệt nước Ngạc rồi phong vương cho các con Hùng Khang được phong làm Câu Nghi vương hai em ông được phong làm Ngạc vương và Việt Chương vương Sau không rõ ông mất năm nào chỉ biết ông qua đời trước vua cha Hùng Cừ nên người em thứ là Hùng Chí Hồng được lên thế tập sau khi Hùng Cừ mất Xem thêm BULLET Sở Hùng Cừ BULLET Hùng Chí Hồng Tham khảo BULLET Sử ký Tư Mã Thiên thiên Sở thế gia
Amata gigantea Amata gigantea là một loài bướm đêm thuộc phân họ Arctiinae họ Erebidae
Anthurium paludosum Anthurium paludosum là một loài thực vật có hoa trong họ Ráy Araceae Loài này được Engl miêu tả khoa học đầu tiên năm 1898
Plecoptera polymorpha Plecoptera polymorpha là một loài bướm đêm trong họ Erebidae
Đường Trường Sơn Đường Trường Sơn hay đường mòn Hồ Chí Minh là một tuyến Hậu cần chiến lược bao gồm mạng lưới giao thông quân sự chạy từ lãnh thổ miền bắc Việt Nam vào tới lãnh thổ miền nam Việt Nam phía đông Trường Sơn đi qua miền trung Việt Nam và phía tây Trường Sơn có đoạn đi qua hạ Lào Campuchia Đây là tuyến hậu cần chiến lược trọng yếu cung cấp binh lực và vật lực hậu cần vũ khí khí tài để chi viện cho Quân Giải phóng miền Nam trên chiến trường miền Nam Việt Nam liên tục trong suốt 16 năm 1959 1975 của thời kỳ Chiến tranh Việt Nam Binh đoàn Trường Sơn đoàn 559 Quân đội nhân dân Việt Nam là đơn vị trực tiếp triển khai các đơn vị hậu cần đảm bảo giao liên chuyển quân đảm bảo y tế vận tải xăng dầu công binh bộ binh và phòng không để đảm bảo hoạt động cho cả hệ thống giao thông hoả tuyến chiến lược này Tuyến đường Trường Sơn còn được những người lính trong cuộc chiến gọi là Tuyến lửa Ở Việt Nam hệ thống đường này đặt tên là Đường Trường Sơn lấy tên của dãy Trường Sơn dãy núi chạy dọc miền Trung Việt Nam nơi hệ thống này đi qua trên bản đồ là QL15 Sau này nó còn có thêm tên gọi Đường mòn Hồ Chí Minh Ho Chi Minh trail tên gọi này có nguồn gốc từ Mỹ Trong chiến tranh Việt Nam lực lượng quân sự Mỹ và quân đội Sài Gòn đã tập trung đánh phá hệ thống giao thông này bằng hàng loạt các chiến dịch bộ binh và không quân Hàng triệu tấn bom đạn đã được Mỹ ném xuống Một hệ thống máy móc trinh sát điện tử được gọi là Hàng rào Điện tử McNamara đã được tăng cường sử dụng để nhằm trinh sát việc vận chuyển và chỉ điểm hướng dẫn máy bay ném bom Ngoài ra quân đội Mỹ còn thường xuyên sử dụng chất độc màu da cam cùng một số loại chất độc diệt cỏ khác đã được rải xuống nhiều vùng rừng trên đường Trường Sơn làm trụi lá cây các dự án tạo mưa và các chất hóa học tạo bùn cũng được Mỹ sử dụng để cản trở giao thông trên tuyến Bất chấp tất cả những biện pháp tinh vi và đắt đỏ đó đường Trường Sơn vẫn không bị cắt đứt mà ngày càng trở nên tinh vi và hoàn thiện hơn Theo văn bản lịch sử chính thức của Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ National Security Agency đường Trường Sơn được quân đội Hoa Kỳ coi là một trong những thành tựu vĩ đại của nền kỹ thuật quân sự ở thế kỷ 20 Ngày nay tuyến tây Trường Sơn địa phận Lào nhiều nơi đã thành vùng bỏ hoang một vài điểm được xây dựng trở thành di tích lịch sử Lịch sử Tiền thân Trong giai đoạn kháng chiến Chống Pháp tiền thân của tuyến đường mòn Hồ Chí Minh sau này gồm bốn tuyến đường chính là Tuyến 1 Đường thượng Tây Trường Sơn Từ Chu Lễ Hà Tĩnh đi bộ vào ga Tân Ấp Quảng Bình rồi xuyên tây Quảng Bình vào Khe Sanh qua Quốc lộ 9A đến Ba Lòng là chiến khu của Quảng Trị Tuyến 2 Đường Đông Trường Sơn cũng từ Chu Lễ nhưng có một đoạn đi xe goòng toa xe lửa nhỏ đặt trên ray vừa kéo vừa đẩy vào tới Minh Cầm nay là Minh Hóa Quảng Bình rồi đến vùng đông Quảng Trị ngược lên Ba Lòng Tuyến 3 Từ chiến khu Ba Lòng vào khu 5 đi xuyên lên A Lưới vào bến Hiên nay là Đông Giang Quảng Nam rồi đi tiếp vào Bình Định Tuyến 4 Từ khu V vào Nam Bộ Từ dốc Chanh Phú Yên đi đến hòn Dữ Khánh Hòa xuyên qua núi Ba Cụm đến trạm Mã Đà và sau đó đến trạm Đội Lào Tà Lu Huyện Việt Nam huyện Đông Giang tỉnh Quảng Nam Hình thành 1959 1965 Tập tin DuongTruongSon59 64 jpg nhỏ 200px trái Đường Trường Sơn 1959 1964 Một số phần của Đường Trường Sơn vốn đã tồn tại từ hàng thế kỷ dưới hình thức các con đường mòn sơ khai dành cho việc giao thông buôn bán trong vùng Khu vực mà hệ thống đi qua đã là một trong những vùng đất có địa hình hiểm trở nhất Đông Nam Á núi cao ít dân rừng rậm nhiệt đới Trong những năm đầu của Chiến tranh Đông Dương Việt Minh đã sử dụng hệ thống đường mòn này làm đường nối liền Bắc Nam một trong các tuyến đường đưa cán bộ di chuyển giữa hai miền để tránh sự truy quét của quân Pháp Tháng 5 năm 1958 các lực lượng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam Quân đội nhân dân Việt Nam QĐNDVN và Pathet Lào đã chiếm giữ các nút giao thông tại Seponh Sê Pôn Tchepone trên đường 9 thuộc địa phận Lào Sau khi chế độ Việt Nam Cộng hòa ra đời dưới sự hậu thuẫn của Mỹ đã phủ nhận tổng tuyển cử toàn quốc theo Hiệp định Genève 1954 Hiệp định Genève về Việt Nam năm 1954 đưa đến việc chia cắt Việt Nam Để tiếp tục chi viện cho Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam quân Giải phóng miền Nam chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã quyết định xây dựng những tuyến đường chiến lược chi viện cho miền Nam Trên cơ sở đó đã có 2 tuyến đường được xem xét là tuyến đường bộ dọc theo dãy Trường Sơn và tuyến Đường mòn Hồ Chí Minh trên biển đường biển trên biển Đông Năm 1959 khi xung đột quân sự lên cao giữa Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và chính phủ Ngô Đình Diệm chính phủ Hà Nội gửi Đoàn 559 Quân đội nhân dân Việt Nam Đoàn 559 mới được thành lập vào tháng 5 năm 1959 vào Nam để xây dựng hệ thống đường Trường Sơn với lực lượng gồm một tiểu đoàn giao liên D301 với 440 người Đoàn trưởng là Thượng tá sau này là Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam Thiếu tướng Võ Bẩm nguyên Cục phó Cục Nông binh thuộc Tổng cục Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam Tổng cục Hậu cần Đoàn có nhiệm vụ vừa vận chuyển vừa mở đường hành quân Với phương châm đi không dấu nấu không khói nói không tiếng để đảm bảo bí mật tối đa toàn bộ vũ khí và hàng mang theo đều là các loại cũ từ thời Pháp thậm chí đoàn còn dùng ván gỗ để khi đi không để lại dấu vết trên đất rừng Trong những năm đầu của cuộc xung đột 1960 1964 đường Trường Sơn chủ yếu được dùng để chuyển quân do hệ thống hạ tầng đường sá trên tuyến còn hạn chế chưa phát huy được phương tiện cơ giới nên khi đó việc vận chuyển tiếp viện hậu cần súng đạn vào Nam chủ yếu là thông qua đường Hồ Chí Minh trên biển tuyến đường chi viện trên biển bằng những con tàu không số đã thực sự có hiệu quả cao hơn Tuyến đường mòn phiá Đông Trường sơn có địa hình hiểm trở dốc cao phức tạp nên từ năm 1961 đoàn 559 tiến hành khảo sát và mở tuyến giao thông của mình sang sườn Tây của dãy Trường Sơn Một năm sau đoàn 559 được bổ sung quân số thêm 6 000 người biên chế thành hai trung đoàn 70 và 71 Con số này không bao gồm các lực lượng chiến đấu với nhiệm vụ bảo vệ tuyến đường và lực lượng dân công Việt Lào Sau các cố gắng của hải quân Mỹ nhằm ngăn chặn hoạt động của ta trên vùng biển ven bờ bởi Chiến dịch Market Time hoạt động đường Hồ Chí Minh trên biển bị chững lại một thời gian thì lúc này đường Trường Sơn đã được hoàn chỉnh hơn đủ năng lực thực hiện cả hai nhiệm vụ vừa chuyển quân vừa chuyển Vật chất hậu cần từ miền Bắc vào Nam đồng thời còn tổ chức được hệ thống kho tàng dọc theo biên giới mà sau được gọi là các Khu căn cứ Base Area nơi này đến lượt nó lại trở thành các thánh địa cho các lực lượng Quân giải phóng miền Nam dưỡng quân và tái trang bị sau khi thực hiện các hoạt động quân sự bên trong lãnh thổ do đối phương kiểm soát Tập tin HCMTBA jpg nhỏ phải Các khu căn cứ của Đoàn 559 trên lãnh thổ Lào tài liệu trinh sát của CIA Có 5 khu căn cứ lớn trong vùng cán xoong của Lào xem bản đồ Căn cứ 604 là trung tâm hậu cần chính từ đó quân và quân nhu được điều phối vào Vùng 1 chiến thuật của Việt Nam Cộng hòa và các căn cứ khác xa hơn ở phía Nam Căn cứ 611 hỗ trợ vận tải từ căn cứ 604 tới căn cứ 609 cung cấp xăng dầu và đạn dược cho căn cứ 607 và tới tận thung lũng A Sầu ở Thừa Thiên Huế Thừa Thiên Căn cứ 612 được dành để hỗ trợ Mặt trận B3 tại Tây Nguyên Căn cứ 614 nằm giữa Chavane Lào và Khâm Đức Phước Sơn Khâm Đức Nam Việt Nam vận chuyển quân và hàng hóa vào Vùng 2 chiến thuật và Mặt trận B3 Căn cứ 609 giữ vai trò quan trọng do mạng lưới đường ở đây có thể dùng để vận chuyển vật chất hậu cần trong mùa mưa Ban đầu hàng hóa được vận chuyển bằng xe đạp thồ xe bò Đến tháng 12 năm 1961 Đoàn vận tải số 3 của Tổng cục Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam Tổng cục Hậu cần đã trở thành đơn vị vận tải sử dụng xe cơ giới đầu tiên của QĐNDVN phục vụ trên đường Trường Sơn Từ đây vận tải cơ giới tăng lên nhanh chóng Có hai loại đơn vị thuộc Đoàn 559 là các binh trạm và các đơn vị giao liên Một binh trạm tương đương với một trung tâm hậu cần cấp trung đoàn có trách nhiệm bảo vệ một đoạn đường Trong khi các đơn vị độc lập chịu trách nhiệm đảm bảo an ninh công binh và các chức năng đánh tín hiệu thông tin binh trạm cung cấp các nhu yếu phẩm dịch vụ hậu cần Giữa các binh trạm là các trạm giao liên thường đóng cách nhau một ngày đường đi bộ có trách nhiệm cung cấp lương thực chỗ trú y tế và dẫn đường tới binh trạm tiếp theo Đến tháng 4 năm 1965 chỉ huy Đoàn 559 là Phan Trọng Tuệ Tướng Phan Trọng Tuệ quân số đã tăng lên tới 24 000 người được biên chế trong 6 tiểu đoàn vận tải bằng xe ô tô tải 2 tiểu đoàn vận tải xe đạp thồ một tiểu đoàn vận tải đường thủy 8 tiểu đoàn công binh và 45 trạm giao liên Khẩu hiệu của Đoàn 559 khi đó là Đánh địch mà tiến mở đường mà đi Từ năm 1961 1964 đoàn 559 đã xây dựng 751 km đường vận tải ô tô 600 km đường gùi thồ 300 km đường sông vận chuyển 10 136 tấn hàng trong đó giao cho chiến trường 2 912 tấn chủ yếu là vũ khí đạn dược Từ tháng 9 1962 2 1965 Đoàn 759 chuyển vào chiến trường 4 919 tấn vũ khí đạn dược Trong đó giao cho Hậu cần Miền ở bến Lộc An Bà Rịa 170 tấn kịp thời bổ sung cho trận Bình Giã Từ 1962 1965 Đoàn K10 tiếp nhận hàng hóa từ Thạnh Phú Bến Tre đưa lên vận chuyển bảo đảm cho chiến dịch Bình Giã 1 000 tấn cấp cho T4 chuyển vào nội thành Sài Gòn 200 tấn dự trữ tại Rừng Sác 100 tấn Từ 1961 1965 B2 được Miền Bắc chi viện 4 092 tấn vật chất chủ yếu vũ khí đạn và trang bị kỹ thuật chiếm 13 3 tổng số vật chất có tại B2 và 449 triệu đồng tiền miền nam 33 triệu Riel tiền Campuchia Cho đến mùa khô 1964 1965 hệ thống đường Tây Trường Sơn được phát triển thành một mạng lưới của các con đường đất một số đoạn được rải đá hoặc lót ván gỗ rộng khoảng 5 5 m đường cho người đi bộ và xe đạp thồ bãi đỗ xe tải Còn có kho chứa bãi chứa hàng doanh trại bệnh viện và các cơ sở vật chất khác Tất cả được che giấu khỏi quan sát từ trên không bằng một hệ thống ngụy trang tự nhiên và nhân tạo được mở rộng và củng cố góp phần tăng năng lực thông xe đáng kể cho toàn tuyến Thời tiết ở vùng Đông Nam Lào đóng vai trò quan trọng cả trong nỗ lực hậu cần và cả trong cố gắng của Quân đội Hoa Kỳ quân đội Mỹ và Việt Nam Cộng hòa nhằm phá đường Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9 trong thời gian này trời luôn nhiều mây mưa nhiều nhiệt độ cao Mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 khí hậu tương đối khô hơn và nhiệt độ thấp hơn Do mạng lưới đường chủ yếu là đường đất khối lượng vận chuyển chủ yếu và các hoạt động quân sự mà nó hỗ trợ được thực hiện vào mùa khô Về sau hệ thống đường được bổ sung bởi vận tải đường sông kiểu vận tải này cho phép chuyển các khối lượng lớn quân nhu ngay cả trong mùa mưa Ngăn chặn và mở rộng 1965 1968 Tập tin DuongTruongSon65 68 jpg nhỏ 200px phải Đường Trường Sơn 1965 1968 Đầu năm 1965 Thiếu tướng Phan Trọng Tuệ được cử làm Tư lệnh kiêm Chính ủy Đoàn 559 Quân đội nhân dân Việt Nam Đoàn 559 Cuối năm 1965 Đại tá Hoàng Văn Thái trung tướng Hoàng Văn Thái nguyên Phó chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam Tổng cục Hậu cần được cử làm Tư lệnh và Đại tá Vũ Xuân Chiêm nguyên Phó chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam Tổng cục Hậu cần được cử làm Chính ủy Đoàn 559 Đến cuối năm 1966 Đại tá Đồng Sĩ Nguyên nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam Tổng cục Hậu cần được cử làm Tư lệnh Đoàn 559 cho đến khi Đoàn 559 kết thúc nhiệm vụ lịch sử của mình 1976 Theo ước lượng của tình báo Mỹ số quân vào Nam theo đường Trường Sơn là trong năm 1961 là 5 843 năm 1962 là 12 675 con số thực là 5 300 năm 1963 là 7 693 thực là 4 700 và năm 1964 là 12 424 thực là 9 000 Năm 1964 khả năng cung ứng của đường Trường Sơn đã đạt đến từ 20 đến 30 tấn mỗi ngày Năm 1965 nhờ có các tuyến đường mới mở trong đó có các tuyến đi qua Campuchia lượng vật chất hậu cần được chuyển vào Nam trong năm này gần bằng tổng của 5 năm trước Đến năm 1965 việc đánh phá ngăn chặn tuyến đường Trường Sơn đã trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu của Mỹ nhưng các chiến dịch chống phá gặp khó khăn do thiếu lực lượng và bởi tính trung lập của Lào Các vấn đề phức tạp của chính trị Lào cùng với sự can thiệp của Mỹ và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã dẫn tới một chính sách chung là hai bên cùng lờ nhau và tiếp tục vi phạm tính trung lập của Lào Việt Nam Dân chủ Cộng hòa củng cố và mở rộng hệ thống hậu cần trên đất Lào và hỗ trợ lực lượng đồng minh Pathet Lào còn Mỹ thì không ngừng ném bom đường Trường Sơn đồng thời bí mật xây dựng một lực lượng vũ trang chống lại hoạt động của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Tuy nhiên quân đội Mỹ được lệnh không ra khỏi biên giới Việt Nam Cộng hòa vì Tổng thống Mỹ không muốn mở rộng chiến tranh Ngày 14 tháng 12 năm 1964 Không lực Mỹ thực hiện Chiến dịch Barrel Roll lần đầu ném bom một cách có hệ thống phần đường trên đất Lào Ngày 20 tháng 3 năm 1965 sau khi Chiến dịch Sấm Rền đánh phá miền Bắc và Bắc Trung Bộ mở màn Tổng thống Mỹ Lyndon B Johnson đã chấp thuận một cuộc leo thang quân sự nhằm phá đường Trường Sơn Chiến dịch Barrel Roll tiếp diễn ở vùng Đông Bắc Lào trong khi vùng cán xoong phía nam bị ném bom bởi Chiến dịch Steel Tiger Đến giữa năm số phi vụ đã tăng từ 20 lên 1 000 lượt mỗi tháng Trong tháng 1 năm 1965 chỉ huy Mỹ tại Thành phố Hồ Chí Minh Sài Gòn yêu cầu kiểm soát các chiến dịch ném bom tại các vùng Lào giáp ranh với 5 tỉnh phía Bắc Việt Nam Cộng hòa Đến đây vùng này thuộc về địa bàn của Chiến dịch Tiger Hound Mùa mưa hàng năm làm ảnh hưởng tới các hoạt động vận tải của đường Trường Sơn và cũng gây khó khăn cho các chiến dịch ném bom Ngoài ra sương mù buổi sớm và khói do tập tục đốt rẫy của dân cư thiểu số cũng cản trở việc ném bom Trong năm 1968 Không quân Mỹ thực hiện hai thí nghiệm với hy vọng làm trầm trọng hơn nữa kiểu thời tiết xấu của mùa mưa Dự án Popeye là một cố gắng nhằm kéo dài vô hạn mùa mưa trên đường Trường Sơn bằng cách tạo mây Dự án bắt đầu thử nghiệm vào tháng 9 trên vùng lưu vực sông Sekong Se Kong con sông chảy qua địa bàn của các chiến dịch Steel Tiger và Tiger Hound Mây được tạo trong không trung bằng các đám khói Bạc iodide và sau đó được kích hoạt bằng một mồi nổ bắn ra từ súng bắn pháo sáng Dự án thử nghiệm thành công và chương trình đã được thực hiện cho đến tháng 7 năm 1972 Tập tin BRST1 jpg nhỏ trái 200px Khu vực hoạt động của các chiến dịch Barrel Roll chiến dịch Steel Tiger Steel Tiger chiến dịch Tiger Hound Tiger Hound Dự án Commando Lava được bắt đầu thử nghiệm vào tháng 5 Các nhà khoa học ở công ty Dow Chemical đã chế tạo một dung dịch hóa học mà khi trộn với nước mưa sẽ phá hủy tính ổn định của các thành phần của đất và tạo ra bùn Những thành viên quân sự và dân sự của chương trình này đã rất hứng thú họ cho rằng họ đang tạo bùn chứ không gây chiến Tuy nhiên thử nghiệm không cho kết quả tốt chất này chỉ có tác dụng ở một số vùng tùy theo thành phần của đất Trên mặt đất ban đầu Cơ quan Tình báo Trung ương Hoa Kỳ CIA và Quân đội Hoàng gia Lào có trách nhiệm ngăn chặn làm chậm hoặc ít nhất là theo dõi hoạt động của Quân đội nhân dân Việt Nam Về sau nhiệm vụ này do các đội thám báo Lào do CIA xây dựng thực hiện Đến tháng 10 năm 1965 Tướng William Westmoreland chỉ huy quân đội Mỹ ở Nam Việt Nam nhận được thẩm quyền tung lực lượng biệt kích Mỹ vượt qua biên giới Ngày 18 tháng 11 lực lượng bí mật MACVSOG SOG Military Assistance Command Vietnam Studies and Observations Group thực hiện đặc vụ vượt hàng rào đầu tiên vào đất Lào Đây là khởi đầu của một nỗ lực thám báo không ngừng mở rộng của SOG cho đến khi tổ chức này được giải thể vào năm 1972 Ngày 10 tháng 12 một vũ khí khác của Mỹ đã được đưa vào sử dụng đó là trận ném bom đầu tiên của b 52 Stratofortress pháo đài bay B 52 xuống đường Trường Sơn Tuy nhiên các cố gắng trên không chặn hoặc giảm được nhịp độ vận chuyển vào Nam Mặc dù vậy các nhà sử học Mỹ vẫn đánh giá các chiến dịch đánh phá này không vô ích do 10 ngàn quân của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã bị giữ lại để bảo vệ và duy trì đường Trường Sơn thay vì vào Nam chiến đấu Năm 1966 Mỹ ước tính tổng số quân vào Nam qua đường Trường Sơn là từ 58 000 đến 90 000 người trong đó có ít nhất 5 trung đoàn hoàn chỉnh Mùa khô năm 1966 1967 đánh dấu bước chuyển lớn về chiến thuật vận tải của đoàn 559 từ phòng tránh tích cực sang tiến công hợp đồng binh chủng Các sở chỉ huy được chuyển ra gần đường các lực lượng phòng không công binh đóng sát đường để hỗ trợ kịp thời và hiệu quả hơn cho lực lượng vận tải chủ công Nhiều tuyến đường phụ đường vòng được mở thêm để đảm bảo thông đường cho xe chạy Đến cuối năm 1967 mạng lưới đường đã lên 2 959 km đường ô tô trong đó có 275 km đường chính 576 km đường vòng và 450 đường vào cùng các kho chứa Bộ đội Trường Sơn còn sử dụng sông Sekong Se Kong và sông Se Bangfai để chở lương thực nhiên liệu và đạn dược bằng cách cho hàng vào các thùng thép và thả trôi sông các thùng này được thu lại ở đầu kia bởi các hệ thống lưới và rào gỗ Người Mỹ đã không biết rằng trong năm 1967 để chuẩn bị cho cuộc sự kiện Tết Mậu Thân tổng tấn công Mậu Thân 1968 hơn 81 000 tấn hàng đã được vận chuyển và cất giữ 200 000 quân trong đó có 7 trung đoàn bộ binh và 20 tiểu đoàn độc lập đã vào Nam Vật chất hậu cần được vận chuyển theo đoàn được hộ tống từ miền Bắc theo từng chặng xe tải chỉ chạy đi về giữa hai trạm dỡ hàng và lấy hàng mới tại mỗi trạm Nếu một xe tải bị hỏng hoặc bị bom phá nó sẽ được thay bằng một xe của trạm gần nhất phía Bắc và cứ như vậy cho đến khi một xe tải mới được đưa vào tại trạm cuối ở miền Bắc Cuối cùng khi hàng tới trạm giao liên cuối cùng ở phía Nam hàng được bốc dỡ cất vào kho đưa lên các phương tiện vận tải thủy hoặc do người vác vào miền Nam Việt Nam Để tránh bom các đơn vị vận tải thường chỉ chạy khi trời tối cao điểm là lúc gần sáng Khi máy bay Mỹ tới giao thông sẽ dừng lại cho đến khi trời gần sáng khi các máy bay ném bom và bắn phá ban đêm trở về căn cứ Rồi xe lại chạy cao điểm tiếp theo là khoảng 6 giờ sáng khi các lái xe cố gắng đưa xe về điểm tập kết trước khi mặt trời mọc và các đợt máy bay buổi sáng bắt đầu Từ năm 1965 1968 Đoàn 559 đã vận chuyển chi viện cho chiến trường 121 139 tấn vật chất trong đó chi viện cho miền Nam 27 548 tấn chiến trường Nam Lào 12 935 tấn và bảo đảm cho các lực lượng hành quân trên các tuyến 15 862 tấn đưa 594 858 lượt người hành quân vào chiến trường trong đó có 45 đơn vị kỹ thuật với 566 xe cơ giới 380 khẩu pháo vận chuyển 35 421 lượt thương bệnh binh Thời kỳ 1968 1972 Tập tin DuongTruongSon69 73 jpg nhỏ 200px Đường mòn Hồ Chí Minh 1969 1973 Năm 1970 Bộ tư lệnh 559 được nâng lên cấp quân đoàn Chỉ huy thời kỳ này là Đại tá Đồng Sĩ Nguyên Tư lệnh và Đại tá Vũ Xuân Chiêm Chính ủy Năm 1971 Đại tá Đặng Tính được cử làm Chính ủy Chính ủy Đặng Tính gặp tai nạn và mất trên đường đi công tác năm 1973 Binh đoàn được tổ chức lại thành 5 bộ tư lệnh khu vực ngang cấp sư đoàn là 470 471 472 473 và 571 Lực lượng binh đoàn bao gồm 4 trung đoàn vận tải 2 trung đoàn đường ống dẫn dầu 3 trung đoàn pháo phòng không 8 trung đoàn công binh và Sư đoàn 968 Bộ binh Đến cuối năm đoàn 559 đã có 27 binh trạm vận chuyển 40 000 tấn hàng với tỉ lệ mất mát của năm đó là 3 4 Từ năm 1960 đến 1970 gần 80 lượng hàng được chuyển bằng đường biển từ Bắc vào Nam qua Đường Hồ Chí Minh trên biển Đường mòn Hồ Chí Minh trên biển chuyển hàng trực tiếp tới các cảng biển Trung bộ Nam bộ Việt Nam đến năm 1965 và quá cảnh qua cảng Sihanoukville ở Campuchia rồi từ đó đưa vào miền Nam Việt Nam Từ sau vụ đảo chính năm 1970 của tướng Lon Nol tại Campuchia và việc đóng cảng Sihanoukville đối với tàu chi viện của ta Đường Trường Sơn phải làm thêm nhiệm vụ của đường Hồ Chí Minh trên biển Do dự báo trước khả năng mất đường hậu cần phía Nam nên từ năm 1969 Quân đội nhân dân Việt Nam đã bắt đầu nỗ lực mở rộng hành lang tuyến hậu cần lớn nhất trong cả cuộc chiến Năm 1970 ta chiếm các thị xã Lào Attapeu Attopeu và Saravane ở chân cao nguyên Boloven kéo dài hệ thống vận tải trên sông Sekong Se Kong vào Campuchia Quân đội nhân dân Việt Nam còn thành lập Đoàn Vận tải 470 để quản lý dòng người và hàng đi tới các chiến trường mới trong lãnh thổ Campuchia Con đường Giải Phóng mới này rẽ sang Tây từ đường Trường Sơn tại Mường May ở Nam Lào đi song song với Sekong Se Kong để vào Campuchia Cuối cùng tuyến đường mới này kéo dài qua Siem Prang tới sông Cửu Long sông Mekong đoạn ở gần Stung Treng Campuchia Trong năm 1971 Quân đội nhân dân Việt Nam chiếm Paksong và tiến tới Pakxe Pakse tại trung tâm cao nguyên Boloven Năm sau Quân đội nhân dân Việt Nam chiếm được Khong Sedone Họ còn tiếp tục một chiến dịch được bắt đầu từ năm 1968 để dọn sườn phía đông của đường Trường Sơn Trong năm đó các cứ điểm của các Lực lượng Đặc biệt của Mỹ tại Khe Sanh và Khâm Đức Phước Sơn Khâm Đức cả hai đều do SOG sử dụng làm các căn cứ tiền phương cho các hoạt động biệt kích chống phá đường Trường Sơn đều bị bỏ hoặc đánh bại Năm 1970 số phận tương tự đã xảy đến cho một căn cứ khác tại Dak Seang Hành lang tuyến vận chuyển từng rộng chỉ 20 dặm nay đã trải rộng 90 dặm từ Đông sang Tây Năm 1971 đường kín dưới tán rừng bắt đầu được xây đựng Đến năm 1973 xe tải có thể chạy suốt dọc đường mà không ra khỏi mái ngụy trang ngoại trừ khi đi qua suối cạn hay vượt suối qua các ngầm loại đường được xây hoặc kè bằng đá ngay dưới mặt nước Từ năm 1969 1972 tuyến Đường 559 đã vận chuyển chi viện cho các chiến trường 277 611 tấn hàng miền Nam 162 710 tấn chiến trường Lào 114 901 tấn bảo đảm cho 692 690 lượt người hành quân vào miền Nam và 256 871 người hành quân ra miền Bắc thời gian hành quân vào B2 rút ngắn được 10 15 ngày góp phần quan trọng để bảo đảm cho các chiến dịch lớn Chiến dịch Commando Hunt và Igloo White Đến năm 1968 hệ thống đường giao thông tuyến hậu cần từ miền Bắc đã mở rộng và hiện đại hóa Ngoài ra khoảng 43 000 người Việt và Lào đã tham gia điều khiển nâng cấp hoặc mở rộng hệ thống đường Lượng bom ném xuống Trường Sơn đạt đỉnh năm 1969 với khoảng 433 000 tấn ném xuống Lào Đây là thời điểm kết thúc của chiến dịch Rolling Thunder và mở đầu của chiến dịch Commando Hunt tháng 11 năm 1968 Việc nỗ lực ném bom liên tục này được chỉ dẫn bởi chiến dịch Igloo White hoạt động tại Nakhon Phanom Thái Lan Chiến dịch này gồm ba phần các thiết bị cảm ứng địa chấn và âm thanh thu thập thông tin tình báo trên đường Trường Sơn hàng rào điện tử McNamara hàng rào điện tử MacNamara các máy tính tại Trung tâm Giám sát Thâm nhập Infiltration Surveillance Center ICS đặt tại Thái Lan thu thập thông tin và ước tính các đường vận tải và tốc độ xe các kíp máy bay được ISC chỉ dẫn để đánh phá các mục tiêu Nỗ lực này còn được hỗ trợ bởi các nhóm biệt kích SOG Ngoài các nhiệm vụ do thám đặt máy nghe trộm và đánh giá thiệt hại do bom các nhóm này còn tự tay lắp đặt các thiết bị cảm ứng cho chiến dịch Igloo White Đến giai đoạn cuối của chiến dịch Commando Hunt tháng 10 năm 1970 tháng 4 năm 1972 số phi vụ máy bay bắn phá mỗi ngày là 182 máy bay tiêm kích 13 máy bay chiến đấu fixed wing gunship và 21 B 52 Stratofortress B 52 Không quân Mỹ tuyên bố chỉ riêng trong 7 chiến dịch Commando Hunt từ tháng 11 1968 đến tháng 3 1972 46 000 xe tải đã bị phá hủy hay đánh hỏng trên đường Trường Sơn và tỉ lệ đến đích của xe tải chỉ là 16 Tuy nhiên đến những năm 1990 các sử gia Mỹ đã bác bỏ số liệu này khi biết rằng trong giai đoạn đó phía Việt Nam chỉ nhập về trung bình khoảng 6 000 xe tải năm Sử gia Earl Tilford kể lại đã từng có báo cáo về 300 xe tải bị phá hủy hay đánh hỏng chỉ trong 1 đêm khiến tướng Mỹ rất hài lòng nhưng đêm sau thì đường lại tấp nập như cũ Theo ông Không quân Mỹ đã thành công trong việc đánh lừa chính mình rằng chiến dịch Commando Hunt có tác dụng Chuyên gia không quân John Corell thì cho rằng các phi công Mỹ đã báo cáo phóng đại thành tích ít nhất là 4 lần Tập tin North Vietnamese Antiaircraft Weapons jpg nhỏ 200px trái Sự phát triển của vũ khí phòng không Quân đội nhân dân Việt Nam 1965 1972 Quân đội nhân dân Việt Nam đáp trả máy bay Mỹ bằng lực lượng pháo phòng không ngày càng mạnh Năm 1968 lực lượng này chỉ gồm các pháo phòng không cỡ 37 mm và 57 mm điều khiển thủ công Năm sau đã xuất hiện súng pháo 85 mm và 100 mm do ra đa radar điều khiển Đến năm 1972 Mỹ ước tính đường Trường Sơn đã được bảo vệ bởi hơn 1 500 khẩu pháo phòng không Ngày 20 7 1971 Sư đoàn Phòng không 377 được Bộ Quốc phòng điều động trực thuộc Bộ tư lệnh Trường Sơn Bộ cũng bổ sung cho Bộ tư lệnh Trường Sơn thêm 728 khẩu pháo phòng không các loại 20 000 bộ đội và 15 000 thanh niên xung phong Chưa bao giờ lực lượng phòng không của Trường Sơn lại hùng hậu như thời kỳ này Sư đoàn 377 có 6 trung đoàn và 12 Trung đoàn cao xạ và tên lửa độc lập Đó là chưa kể 28 tiểu đoàn pháo cao xạ của 25 Binh trạm Trường Sơn Trong các loại vũ khí bắn phá Trường Sơn máy bay chiến đấu Lockheed AC 130 AC 130 Spectre với kính ngắm hồng ngoại và súng 40 mm được phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đánh giá là hiệu quả nhất kiểm soát và hạn chế phần nào hoạt động vận tải về đêm phá hủy 2 432 xe tải trong tổng số 4 000 xe bị bom phá trong mùa khô 1970 71 Để đối phó với máy bay AC 130 tháng 2 năm 1972 một tuyến đường kín dài 800 km hoàn thành và bắt đầu đưa vào sử dụng Trên tuyến này xe chạy dưới tán rừng già chạy hoàn toàn vào ban ngày để tránh bị máy bay phát hiện Xe chạy theo đội hình trung đoàn liền trên toàn tuyến chứ không chạy theo chặng nên thời gian giảm được từ 10 đến 15 ngày Ban đêm các đội xe vẫn tiếp tục chở hàng trên đường hở kết hợp với việc nghi binh bởi các xe hỏng chạy thật để bẫy AC 130 cho lực lượng phòng không tấn công Ngày 29 tháng 3 năm 1972 máy bay AC 130 đã bị bắn rơi trong một phi vụ ban đêm bởi tên lửa đất đối không S 75 Dvina SAM 2 ở gần Seponh Sê Pôn 14 phi công Mỹ thiệt mạng Hai ngày sau một chiếc AC 130 lại bị quật ngã bởi pháo phòng không 57mm và rơi xuống rừng Trường Sơn 15 thành viên phi hành đoàn nhảy dù và được giải cứu sau đó Không quân Mỹ bị mất liên tiếp hai chiếc máy bay đắt đỏ và 14 phi công chỉ trong 2 ngày Ngày 18 6 1972 bộ đội Việt Nam sử dụng tên lửa vác vai Strela 2 bắn rơi một chiếc AC 130 Sau các vụ này AC 130 phải lui về hoạt động ở phía Nam đường 9 Tuyến đường kín này đã đem lại hai kết quả quan trọng BULLET Nỗ lực của Mỹ dùng máy bay AC 130 để đánh phá và chặn xe đã bị vô hiệu hóa BULLET Việc vận tải được thực hiện theo cung dài đội hình lớn đi thắng từ đầu đến cuối tuyến kết thúc những năm tháng dai dẳng xe phải chạy ban đêm vận chuyển theo từng cung trạm vừa chậm vừa kém hiệu quả Sau 2 năm chiến dịch Igloo White nói riêng và Chương trình ngăn chặn mới nói chung đã không thể thu được kết quả như mong muốn Đến năm 1970 các thông tin của cơ quan tình báo chiến trường Mỹ đã khiến người ta phải sửng sốt Theo đó từ năm 1969 cho đến năm 1970 mức thâm nhập qua Trường Sơn lên tới 348 đoàn trong đó có 46 tiểu đoàn trang bị mạnh 24 530 tấn vũ khí có 335 chuyến bay các loại bí mật thả vũ khí xuống các hành lang ở Lào John McConnell Tham mưu trưởng Không quân Mỹ thừa nhận Sau khi Hàng rào McNamara bị chọc thủng đến lượt kế hoạch Igloo White bị phá sản Từ sau năm 1970 kỹ thuật quân sự Mỹ bế tắc không tìm ra lời giải mới nào khả quan trong việc cắt đứt đường Hồ Chí Minh Tuy nhiên kế hoạch này vẫn tiếp tục được kéo dài cho đến năm 1973 khi Hiệp định Paris 1973 Hiệp định Paris được ký kết Chiến dịch Lam Sơn 719 Đầu tháng 2 năm 1971 30 000 quân Việt Nam Cộng hòa 4 000 quân Hoàng gia Lào được sự yểm trợ của 10 000 lính Mỹ và không quân Mỹ đã vượt biên giới Lào tiến theo Đường 9 về phía trung tâm hậu cần của Quân đội nhân dân Việt Nam tại Seponh Sê Pôn Tchepone Chiến dịch Lam Sơn 719 cuộc tấn công được dự tính đã lâu vào hệ thống đường Trường Sơn và cuộc thử nghiệm của chính sách Việt Nam hóa chiến tranh của Mỹ đã bắt đầu Quân đội Mỹ ngoại trừ các đơn vị không quân pháo binh trực thăng theo mệnh lệnh sẽ không tham gia trực tiếp cuộc xâm lược Đầu tiên chiến dịch tiến triển tốt chỉ gặp phải ít kháng cự Tuy nhiên Quân đội nhân dân Việt Nam đã chuẩn bị cho trận chiến này từ lâu họ nhanh chóng điều đến một lực lượng cuối cùng lên đến 60 000 quân đợi khi thời cơ đến thì phản công cô lập và tiêu diệt từng cánh quân của QLVNCH Tập tin DuongTruongSon73 75 jpg nhỏ 250px phải Đường Trường Sơn 1973 1975 Chiến trận nổ ra tại Nam Lào không giống với bất cứ trận chiến nào trước đó trong Chiến tranh Việt Nam lần đầu tiên Quân đội nhân dân Việt Nam có sự hiệp đồng binh chủng bộ binh tấn công với sự hỗ trợ của xe tăng và pháo hạng nặng đè bẹp các vị trí của Quân lực Việt Nam Cộng hòa tại các cánh và đội hình chính Hỏa lực phòng không phối hợp đã làm cho sự hỗ trợ và vận tải bằng không quân trở nên khó khăn và thiệt hại lớn 168 trực thăng bị bắn rơi và 618 chiếc khác bị bắn hỏng Tuy đổ được quân vào một vài điểm cao phía Đông Seponh Sê Pôn và đưa được quân trinh sát vào trong thị trấn nhưng đó là một chiến tích không mấy giá trị vì Quân lực Việt Nam Cộng hòa sau đó đã phải nhanh chóng rút lui Quân đội nhân dân Việt Nam khép chặt gọng kìm và chặn đánh trên suốt quá trình rút lui Tuy được hỗ trợ bởi hỏa lực mạnh của Mỹ nhưng Quân lực Việt Nam Cộng hòa vẫn chịu thiệt hại nặng nề Đến ngày 25 tháng 3 chiến sự kết thúc các đơn vị cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa rút chạy trở về với đối phương đuổi sát phía sau Trong suốt thời gian diễn ra Chiến dịch Đoàn 559 đã thực hiện cơ động lực lượng gồm bộ binh 27 935 người 2 tiểu đoàn xe tăng 1 trung đoàn công binh 2 trung đoàn pháo binh cùng 8 271 tấn vật chất đạn 3 329 tấn lương thực thực phẩm 4 196 tấn xăng dầu 600 tấn hàng quân y 56 6 tấn hàng khác 81 4 tấn Lực lượng vận tải đã cung cấp khối lượng lớn vũ khí trang bị gồm Súng bộ binh 23 312 khẩu súng cối pháo ĐKZ 770 khẩu pháo cao xạ và súng máy phòng không 670 khẩu xe ô tô không kể của các binh trạm chiến lược 603 chiếc xe xích 98 chiếc xe tăng 88 chiếc Lực lượng bảo đảm kỹ thuật gồm trạm sửa chữa xe đơn vị 11 trạm trạm sửa chữa vũ khí đơn vị 26 trạm Đây là lần đầu tiên hậu cần chiến lược sử dụng phương tiện cơ giới để cơ động lực lượng dự bị chiến lược quy mô lớn vào vị trí tập kết chiến dịch Tính đến ngày 31 3 số thương binh được chuyển bằng phương tiện cơ giới về hậu phương chiếm 37 tổng số thương binh Phối hợp chặt chẽ với Đoàn 559 Hậu cần Binh đoàn 70 đảm nhiệm vận chuyển trên hướng chủ yếu của Chiến dịch hướng Bắc Binh đoàn 70 gồm 1 đại đội xe ô tô 32 xe đảm nhiệm vận chuyển đột xuất vận chuyển nhỏ trên các cung đường không thuộc tuyến chiến lược cũng đã vận chuyển được 425 tấn hàng các loại Ngoài ra còn có 2 sư đoàn vận tải bộ làm nhiệm vụ vận tải từ kho chiến dịch và sư đoàn đến các đại đội 1 500 dân công làm nhiệm vụ chuyển thương và phục vụ trên các tuyến điều trị Mặt trận B5 ở hướng Đông gồm 1 trung đội xe ô tô 18 xe 5 đại đội vận tải bộ và 2 000 dân công trong chiến dịch cũng chuyển được hơn 1 000 tấn Trong tháng 2 và 3 1971 hậu cần chiến dịch đã cung cấp khối lượng lớn vật chất bằng cả 6 tháng cho Chiến dịch Đường 9 Khe Sanh năm 1968 Chiến dịch này được coi là một thất bại đẫm máu của liên quân Mỹ Việt Nam Cộng hòa cả với vai trò thử nghiệm của Việt Nam hóa chiến tranh bên tấn công chịu thương vong hơn một nửa quân số và với vai trò phá hệ thống hậu cần của Quân đội nhân dân Việt Nam trong gần hai tháng diễn ra chiến dịch và tham gia chiến dịch chẳng những xe vận tải không bị tắc mà khối lượng hàng chuyển giao các chiến trường tăng gấp hai lần thời gian đưa hàng đến đích cũng nhanh hơn chỉ bằng nửa thời gian trước đó Tuyến xăng dầu vượt Trường Sơn 1968 1975 Cuối năm 1968 tình báo Mỹ đã có một phát hiện gây sốc đó là phát hiện về hệ thống đường ống dẫn xăng dầu chạy ở phía tây nam từ Vinh Thực sự đó là một tuyến đường ống dẫn xăng dầu đang được triển khai với điểm đầu là từ biên giới Việt Trung chạy về hướng nam sẽ vào đến miền Đông Nam Bộ Nó được xây dựng bắt nguồn từ ý chí và quyết tâm cao độ của tướng Đinh Đức Thiện Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần và trí thông minh lòng dũng cảm và sự hy sinh lớn lao của cán bộ chiến sĩ ngành xăng dầu Quân đội nhân dân Việt Nam và đặc biệt là của bộ đội xăng dầu Trường Sơn Tuyến đường ống xăng dầu chiến lược Bắc Nam nhằm chi viện cho chiến trường miền Nam được xuất phát bắt đầu từ hai trạm thuộc biên giới Việt Trung là Lạng Sơn và Quảng Ninh hai tuyến đường ống cùng dẫn về trạm Nhân Vực thuộc huyện Thường Tín Hà Nội Từ đây được hợp lại thành một đường ống chạy thẳng vào miền Trung qua Hà Nam Ninh Bình Thanh Hóa Nghệ An Hà Tĩnh Đến đây tuyến ống được chia làm hai ngả do bộ đội Trường Sơn đảm nhiệm xây dựng bảo vệ và vận hành một Ngả theo đường Đông Trường Sơn đi qua Quảng Trị Thừa Thiên Quảng Nam Quảng Ngãi qua Tây Nguyên vượt Kon Tum xuống Đắc Nông Ngả thứ hai lại vượt đèo Mụ Giạ sang Lào vươn tới hạ Lào rồi vượt qua biên giới Lào và Campuchia để vào tới Đắc Nông Trên toàn bộ hệ thống tuyến ống hai nhánh qua Đông và Tây Trường Sơn có với chiều dài 1 450 km với tổng cộng 316 trạm bơm đẩy 101 kho với sức chứa trên 300 nghìn m3 Bộ đội xăng dầu đã tập trung một lực lượng gồm 9 trung đoàn đường ống 2 trung đoàn công trình 1 trung đoàn thông tin 2 nhà máy cơ khí 3 tiểu đoàn xe vận tải Đến đầu năm 1969 hệ thống này đã vượt qua biên giới với Lào và đến năm 1970 đã vươn tới gần thung lũng A Sầu ở tỉnh Thừa Thiên Được hỗ trợ bởi nhiều trạm bơm nhỏ đường ống bằng thép đã có thể chuyển dầu diesel xăng và dầu hỏa qua cùng một ống Nhờ các nỗ lực của Trung đoàn đường ống 592 Quân đội nhân dân Việt Nam đến năm 1970 chiều dài đường ống vào Lào đã tăng lên nhanh chóng Ngày 20 1 1975 đường ống xăng dầu đã được Bộ đội Trường Sơn xây dựng vào tới Bu Prăng nay thuộc huyện Tuy Đức Đắk Nông tỉnh Đắc Nông Đến tháng 3 1975 trước yêu cầu của chiến trường bộ đội Trường Sơn đã quyết tâm hoàn chỉnh hệ thống đường ống xăng dầu liên hoàn Đông và Tây Trường Sơn khẩn trương kéo dài thêm được 596 km đường ống tới tận vùng giải phóng mà điểm cuối của tuyến ống là Bù Gia Mập bàn giao cho Địa điểm căn cứ Cục hậu cần Quân giải phóng miền Nam Việt Nam 1973 1975 Cục hậu cần Quân giải phóng tại Lộc Ninh tỉnh Bình Phước miền Đông Nam bộ thuộc địa bàn chiến trường B2 Trong suốt 7 năm 1968 1975 tuyến ống này được xây dựng vận hành đã nhập vào tuyến hơn 317 000 tấn xăng dầu đã cấp được 5 5 triệu m3 xăng dầu cung ứng một nguồn vật chất hậu cần hết sức thiết yếu cho các chiến trường Đường mòn Hồ Chí Minh trên không Cuối tháng 2 1960 Đại tướng Võ Nguyên Giáp dùng trực thăng bay vào làm việc với các tỉnh Quảng Bình Quảng Trị đặc khu Vĩnh Linh Sư đoàn 325 Lữ đoàn 341 Sau chuyến khảo sát Đại tướng gợi ý khả năng sử dụng máy bay để tạo các tuyến vận tải phục vụ chiến trường Dựa trên gợi ý này Không quân Nhân dân Việt Nam đã thành lập riêng một đoàn vận tải đặc biệt mang tên Đoàn 919 hoạt động từ năm 1960 Điểm xuất phát của những máy bay Đoàn 919 là sân bay Cát Bi Hải Phòng sân bay Vinh sân bay Đồng Hới và từ đó chuyển hàng vào khu Làng Ho Vitthulu Một thời gian sau khi đã mở con đường Trường Sơn Tây máy bay của Đoàn 919 bay thẳng sang Hạ Lào Ban đầu do chưa có sân bay thích hợp nên phải dùng phương pháp thả dù hàng hóa xuống một số địa điểm quy định như Mường Phìn Mường Phalan Về sau do đã có sân bay Tà Khống thuộc tỉnh Xê Pôn Nam Lào nên các máy bay có thể hạ cánh để đưa hàng và quân tập kết ở đây Từ sân bay này bộ đội hành quân vào Nam hàng hóa thì được vận tải tiếp vào các tuyến phía trong Trong ba năm từ 1960 1962 các máy bay của Đoàn 919 phối hợp với phi công Liên Xô đã thực hiện 3 821 chuyến bay vận chuyển 9 419 lượt bộ đội và 743 tấn hàng hóa thả 3 227 dù hàng và kiện hàng Tuyến vận tải máy bay sang Lào chỉ tồn tại đến năm 1963 thì dừng do Chính phủ Liên hiệp ba phái ở Lào bị tan vỡ Từ năm 1965 không quân Mỹ đánh phá miền Bắc nên không thể sử dụng máy bay chở hàng vào Quảng Bình hoặc vượt lên tây Trường Sơn được nữa Đến đầu năm 1973 sau khi ký Hiệp định Paris vận chuyển hàng không quân sự mới lại được sử dụng lại Tính từ 1960 cho đến tháng 4 1975 Đoàn 919 đã vận chuyển vào miền Nam và đưa xuống Nam Lào 60 000 lượt bộ đội 31 000 tấn vũ khí đạn dược khí tài lương thực thuốc men và hàng hóa quân sự Đường tới chiến thắng 1973 1975 Sau Hiệp định Paris 1973 Hiệp định Paris năm 1973 Mỹ ngừng ném bom miền Bắc Việt Nam và Lào Tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn được phát triển nhanh chóng toàn diện với quy mô lớn trên mọi mặt Năm 1973 hệ thống đường Trường Sơn bao gồm một con đường rải sỏi và đá vôi rộng hai làn xe chạy từ các cửa khẩu ở Bắc Trung Bộ tới dãy Chu Pông ở miền Nam Năm sau đã được gia cố hoàn chỉnh từ Tây Nguyên đến tận tỉnh Bình Phước ở phía tây bắc Sài Gòn Đường ống dẫn dầu duy nhất đã từng kết thúc tại thung lũng A Sầu nay bao gồm 4 đường đường lớn nhất có đường kính 200 mm kéo về phía Nam tới Lộc Ninh Tháng 7 năm 1973 Bộ Tư lệnh Trường Sơn được tăng cường tổ chức biên chế các bộ phận cấp trung đoàn được chuyển lên cấp sư đoàn và các binh trạm được nâng lên cấp trung đoàn Bộ tư lệnh Trường Sơn có tám đơn vị cấp sư đoàn gồm hai sư đoàn ô tô vận tải 571 471 bốn sư đoàn công binh 470 472 473 565 Sư đoàn phòng không 377 Sư đoàn bộ binh 968 và một số trung đoàn trực thuộc như 2 trung đoàn đường ống xăng dầu 2 trung đoàn cầu 2 trung đoàn thông tin 1 trung đoàn vận tải đường sông 1 trung đoàn giao liên cơ giới 1 trung đoàn kho 1 trung đoàn huấn luyện an dưỡng Lực lượng thanh niên xung phong trên tuyến gồm 4 đoàn tương đương trung đoàn với gần 10 nghìn nam nữ thanh niên Dưới sự chỉ huy thời kỳ này là Tư lệnh Đồng Sĩ Nguyên và Đại tá Hoàng Thế Thiện là Chính ủy đầu năm 1975 Đại tá Lê Xy được cử thay Chính ủy Quân bổ sung cho các chiến trường đều được hành quân bằng cơ giới chấm dứt hành quân bộ Trong mùa khô 1973 1974 mỗi tháng chuyển được trên 30 000 đến 50 000 quân qua tuyến Trước đây bộ đội hành quân bộ từ miền Bắc vào chiến trường B2 mất hơn ba tháng nay chỉ mất hơn chục ngày Đây là một bước tiến nhảy vọt về chất trong tổ chức hành quân Đối với hàng đội hình vận chuyển chủ yếu là trung đoàn chạy hoàn toàn ban ngày đi thẳng từ nơi nhận hàng tới nơi giao hàng Đến mùa hè năm 1974 Đường tuyến phía Tây Trường Sơn được nâng cấp mở thêm tuyến đường phía Đông Trường Sơn hình thành một hệ thống liên hoàn vững chắc là cơ sở hạ tầng bảo đảm chi viện liên tục vật chất hậu cần kỹ thuật cơ động lực lượng bảo đảm cho đòn tiến công chiến lược khi thời cơ đến Tuyến hành lang đông tây Trường Sơn đã hình thành một tuyến hậu cần chiến lược trải dài trên diện tích 130 nghìn cây số vuông nối liền hậu phương lớn miền Bắc với các chiến trường Tây nguyên Trung và Nam bộ mà điểm cuối cùng tập kết mọi vật chất hậu cần kỹ thuật là tại Bù Gia Mập Lộc Ninh tỉnh Bình Phước bàn giao cho Địa điểm căn cứ Cục hậu cần Quân giải phóng miền Nam Việt Nam 1973 1975 Hậu cần Quân giải phóng Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 tuyến đường đã bảo đảm cơ động nhanh chóng 3 quân đoàn 5 sư đoàn và 2 trung đoàn binh chủng vào chiến dịch phục vụ hành quân đi các chiến trường 411 nghìn người cả dân sự Hệ thống đường Trường Sơn bao gồm cả tuyến xăng dầu vươt Trường Sơn là tuyến hậu cần chiến lược vững chắc một trong những nhân tố quyết định thắng lợi nhiệm vụ chi viện của hậu phương chiến lược miền Bắc cho các chiến trường miền Nam góp phần quan trọng cho trận chiến quyết định giải phóng Sài Gòn thống nhất đất nước Sau chiến tranh 1975 nay Đường Trường Sơn của những năm chiến tranh mang một trọng trách mới phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội an ninh quốc phòng của thời bình Dọc bên đường các thị trấn sầm uất những khu dân cư đông đúc đã hiện hữu như để minh chứng cho sức sống mãnh liệt trên con đường lịch sử này Điều đặc biệt là ở những làng nhỏ ven đường sẽ bắt gặp cuộc sống của những cựu Thanh niên xung phong Họ ở khắp nơi về đây tham gia xây dựng con đường của thời bình để phát triển kinh tế và khi con đường đã thông họ lại chọn đây làm nơi lập nghiệp thay vì quay về bản xứ Theo Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh năm 1996 Chính phủ Việt Nam đã giao Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam nghiên cứu quy hoạch đường để hình thành trục dọc đường bộ xuyên Việt thứ hai nằm ở phía Tây của đất nước với tên gọi ban đầu là công trình Xa lộ Bắc Nam Tháng 8 năm 1998 Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam chính thức đổi tên công trình Xa lộ Bắc Nam thành Đường Hồ Chí Minh Ngày 3 tháng 2 năm 2000 Chính phủ Việt Nam cho phép xây dựng đường Hồ Chí Minh giai đoạn 1 từ Hòa Lạc Hà Nội đến Ngọc Hồi Kon Tum và nhánh Tây từ Khe Gát Quảng Bình đến Thạnh Mỹ Quảng Nam Ngày 5 tháng 4 năm 2000 dự án khởi công Tổng kết 20 năm chiến đấu Tính đến sự kiện 30 tháng 4 năm 1975 ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước đường Trường Sơn đã tồn tại gần 6000 ngày đêm Các lực lượng công binh thanh niên xung phong dân công hỏa tuyến Trường Sơn gồm khoảng 120 000 người đã làm nên mạng đường liên hoàn vững chắc với 5 hệ thống đường trục dọc 21 đường trục ngang nối Đông với Tây Trường Sơn vươn tới các chiến trường với tổng chiều dài gần 2 vạn km đường ô tô 1 400 km đường ống dẫn xǎng dầu 3 140 km đường kín cho xe chạy ban ngày và hàng ngàn cầu cống ngầm Trong các chiến dịch đánh phá từ năm 1965 đến năm 1972 Mỹ đã huy động khoảng 733 000 chuyến máy bay có 26 539 lần dùng B 52 rải thảm đánh phá khoảng 152 000 trận ném xuống các tuyến đường Trường Sơn gần 4 triệu tấn bom đạn và gần 1 triệu galông chất độc hoá học 1 galông 4 4 lít hàng khô và 3 78 lít hàng lỏng Hơn 20 000 bộ đội thanh niên xung phong công nhân giao thông đã hy sinh hơn 30 000 người bị thương khoảng 14 500 xe máy các loại hơn 700 khẩu pháo các loại bị phá hủy hoặc hư hại nặng hơn 90 000 tấn hàng hóa bị đánh cháy Về phía Mỹ hàng trăm máy bay các loại bị bắn rơi hàng ngàn lính biệt kích thám báo được tung vào đây bị thương vong hoặc bị bắt Quân đội Mỹ đã tiêu tốn nhiều tỷ USD vào các kế hoạch nhằm cắt đứt tuyến đường song đều bị thất bại Tướng Merrill McPeak Tham mưu trưởng Không quân Mỹ từng là phi công chiến đấu ở Việt Nam Ông kể lại bằng phương tiện quan sát hiện đại gắn trên máy bay ông ta có thể săn những chiếc xe vận tải Việt Nam như săn thỏ Tuy đã bắn nhiều rocket thả nhiều bom đến như vậy nhưng không lực Mỹ vẫn không tài nào ngăn nổi sự vận chuyển trên đường Trường Sơn Cho đến nay Merrill McPeek nói rằng ông vẫn ức tới nghẹn cổ và kết luận Ông đã ủng hộ nhầm phe nếu có thể được thì ngày ấy ông nên chiến đấu cùng đội ngũ với các chiến sỹ can trường quả cảm ở bên phía Việt Nam Trong 16 năm tuyến hậu cần chiến lược đường Trường Sơn đã vận chuyển hơn 1 triệu tấn vật chất vũ khí vào các chiến trường đưa hơn 2 triệu lượt người hành quân cơ động 10 lượt sư đoàn hộ tống hơn 90 đơn vị kỹ thuật vào các chiến trường cứu chữa gần 1 triệu lượt thương bệnh binh đưa hơn 500 000 người từ tiền tuyến trở về hậu phương trong đó có hơn 300 000 thương bệnh binh Hành quân trên đường Trường Sơn Tập tin Bintranh22 jpg nhỏ trái 250px Một binh trạm trên đường Trường Sơn Bộ đội hành quân trên đường Trường Sơn phải vượt qua chặng đường dài trên 1 500 km Khởi đầu của con đường những người lính đầu tiên đã hành quân vào miền Nam theo phương thức thô sơ nhất gùi cõng trên vai và đi bộ Mỗi chuyến đi gồm 25 30 người với 25 30 cái gùi Những quân tư trang vật dụng sinh hoạt vô cùng đặc biệt mặc bà ba đen che mưa bằng tấm nilông những chiếc đèn pin được đem gò lại làm cho mất hai chữ Rạng Đông và dấu hiệu mặt trời mọc Thuốc lá Điện Biên Tam Đảo phải cắt bỏ đầu có in chữ trên điếu thuốc rồi bọc vào túi nilông Những người lính ấy phải bỏ lại tất cả giấy tờ thư từ không được ghi chép bất cứ thứ gì để đảm bảo giữ bí mật hành quân Trong giai đoạn đầu tiên mở đường và vận tải với phương thức gùi cõng truyền thống từ tháng 8 đến hết tháng 12 năm 1959 tiểu đoàn 301 tiền thân đoàn 559 đã đi được 8 chuyến hàng trót lọt với tổng số hàng gồm 1 667 súng trường 712 tiểu liên 72 trung liên 21 súng giảm thanh 850 súng ngắn với 250 000 viên đạn các loại 180 kg thuốc nổ TNT kèm ngòi nổ 750 dao găm 340 kìm cắt dây thép gai 40 ống nhòm 65 la bàn 26 bản đồ khu V Tây Nguyên Lào và đông bắc Campuchia Số hàng này được Khu ủy khu 5 tiếp nhận và vận chuyển vào Tây Nguyên Tây nam bộ Cũng trong năm 1959 có 542 cán bộ và chiến sĩ được đưa từ Bắc vào Nam nhận nhiệm vụ Thời gian đầu hoàn toàn hành quân bộ mỗi ngày đi một đoạn đường từ trạm giao liên này tới trạm giao liên tiếp theo Từ Khe Hó Quảng Trị hàng được trung chuyển qua 9 binh trạm 2 trạm ở bắc sông Bến Hải và 7 trạm ở phía nam sông Những trạm ở bắc sông là đất của Miền Bắc Việt Nam Miền Bắc có thể gùi hàng vào ban ngày còn các trạm phía nam sông chỉ có thể gùi vào ban đêm lấy khúc gỗ mục có lân quang phát sáng gắn lên gùi người đi trước Người đi sau nhìn vệt sáng ấy mà bám theo Khó khăn nhất là vượt qua tuyến quốc lộ 9 Xe địch đi lại liên tục trên đường Đêm đêm khi vượt qua đường phải có tín hiệu cảnh giới An toàn mới vượt Người gùi hàng phải mang hai miếng gỗ mỏng lót dưới bàn chân để khi lết qua đường không để lại dấu chân Trường hợp đoàn đi đông giao liên sẽ trải tấm nilông ngang đường để khi người cuối cùng đi qua sẽ gấp tấm nilông lại xóa dấu vết Bộ đội hành quân bộ vào chiến trường B2 mất hơn ba tháng nếu vào chiến trường Nam Bộ đến Bù Gia Mập điểm cuối cùng của con đường mòn thì hết khoảng 5 tháng Để chuẩn bị cho chặng đường dài gian khổ bộ đội rèn luyện hành quân kèm mang đá vác cây trên vùng đồi núi Kim Bôi Hạ Bì tỉnh Hòa Bình rồi hành quân bộ trên quãng đường trên nửa ngàn cây số từ Hòa Bình vào Quảng Bình cửa ngõ phía Bắc của đường Trường Sơn Năm 1965 mỗi người phải mang 30 kg quân trang lương khô súng đạn thuốc quân y đường gạo muối Do hàng được chuyển bằng cơ giới ngày càng nhiều lượng lương thực trữ tại các trạm giao liên ngày càng nhiều nên khối lượng phải mang vác cũng giảm dần Năm 1966 giảm xuống còn 25 kg sau năm 1967 còn 20 kg Về chế độ ăn ngoài gạo lĩnh tại các trạm giao liên mỗi người lính được cấp một ống cóng ruốc thịt trong đó pha trộn thuốc chống sốt rét tê phù Một kilôgam muối để dùng cho toàn bộ chặng đường Đồ ăn cho mỗi ngày gồm có một nắm cơm khi hành quân ban ngày và một bữa cơm khi dừng chân ban đêm Với chế độ ăn này và cuộc hành quân vất vả mỗi ngày nhiều bộ đội thiếu dinh dưỡng trầm trọng Do thế khi gặp người dân sống bên đường bộ đội thường đem quân trang tư trang để đổi lấy rau quả lợn gà Vào những năm mà mật độ bom đạn trút xuống đường Trường Sơn chưa phải là ác liệt những đoàn quân qua đây phần lớn thương vong không phải vì bom đạn địch mà vì sốt rét phù tim phù phổi tả lỵ trụy tim mạch suy kiệt thể lực do thiếu đói đường sá gian truân Trong đó sốt rét rừng là nhân tố tiêu hao sinh lực mạnh nhất Mặc dù bộ đội được trang bị thuốc cá nhân mỗi đơn vị có y tá mang thùng thuốc dự trữ đi theo đồng thời thực hiện chế độ uống thuốc phòng bệnh nhưng sốt rét vẫn là căn bệnh phổ biến tại Trường Sơn bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm Nhiều người tử vong vì sốt rét lâu ngày chuyển sang ác tính Những người vượt qua được thì da dẻ xanh tái do thiếu máu sức khỏe suy giảm Tập tin Nvamarch jpg nhỏ phải 200px Quân đội nhân dân Việt Nam đang hành quân trên đường Trường Sơn qua Lào Trên đường trèo đèo lội suối chiếc gậy Trường Sơn là công cụ hỗ trợ đắc lực giúp bước chân thêm vững đường trơn đỡ ngã và làm giá chống ba lô khi đứng nghỉ Những chiếc gậy tre xuất xứ từ làng Hòa Xá Hà Tây này đã đi vào bài hát Chiếc gậy Trường Sơn của nhạc sĩ Phạm Tuyên Đôi dép cao su còn gọi là đôi dép Bác Hồ cũng là một hành trang rất phù hợp với đường rừng bùn lầy ẩm ướt do mưa nhiều vì chân đi trong giày ủng lâu ngày sẽ bị úng nước và lở loét một vấn đề mà lính Mỹ thường xuyên gặp phải khi đánh trận hay đóng quân ở vùng rừng Việc hành quân bằng cơ giới được bắt đầu từ năm 1968 tuy chỉ mới ở số lượng không nhiều Trong tháng 1 có gần 6 000 quân được tổ chức hành quân bằng cơ giới Trong tháng 4 hai tiểu đoàn pháo lớn xe tăng gần 124 000 quân được bảo đảm hành quân vào chiến trường Tuy nhiên do nguy cơ thương vong lớn mỗi xe tải bị máy bay đánh cháy có thể làm thiệt mạng toàn bộ đơn vị trên xe nên hình thức chuyển quân này chỉ được sử dụng hạn chế Năm 1973 kể từ sau khi có Hiệp định Paris 1973 Hiệp định Paris quân bổ sung cho các chiến trường đều được hành quân bằng cơ giới chấm dứt hành quân bộ Thời gian hành quân bằng xe chỉ mất hơn 10 ngày Đây là một bước tiến nhảy vọt về chất trong tổ chức hành quân Năm 1974 toàn bộ việc giao liên hành quân chuyển thương đều chuyển sang phương tiện cơ giới mỗi tháng chuyển được trên 30 000 đến 50 000 quân qua tuyến Những tổn thất do kiệt sức suy dinh dưỡng bệnh tật cũng được giảm thiểu tối đa Tri ân và vinh danh Tập tin Nghĩa trang liệt sĩ Trơờng Sơn 2 JPG nhỏ phải 256px Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn Ngay từ trong những năm tháng chiến sự tướng Đồng Sĩ Nguyên đã đề xuất nên quy tập các liệt sĩ nằm rải rác trên dọc tuyến đường Trường Sơn và đất bạn Lào Campuchia lại một nơi để những đồng đội và nhất là thân nhân liệt sĩ tiện lui tới thăm viếng Ngay sau Hiệp định Paris 1973 tướng Đồng Sĩ Nguyên đã chỉ đạo việc quy tập mộ liệt sĩ Trường Sơn Kết quả là trong số hơn 20 000 người đã ngã xuống trên chiến trường Trường Sơn đến nay đã quy tập được hơn một vạn hài cốt về Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn Nghĩa trang được xây dựng từ ngày 24 tháng 10 năm 1975 và hoàn thành ngày 10 tháng 4 năm 1977 đây là nghĩa trang có quy mô lớn nhất Việt Nam có kiến trúc bố cục độc đáo không giống đa phần nghĩa trang liệt sĩ khác ở Việt Nam Trong văn hóa đại chúng Trong những năm chiến tranh và cả trong thời kỳ hậu chiến đường Trường Sơn đã là chủ đề cho rất nhiều tác phẩm âm nhạc và văn học Nhiều nhà thơ nhà văn cũng đã là những người lính Trường Sơn Văn học Một số bài thơ BULLET Theo chân Hồ Chí Minh Bác của Tố Hữu BULLET Lá đỏ của Nguyễn Đình Thi BULLET Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây của Phạm Tiến Duật BULLET Bài Thơ về Tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật Âm nhạc Một số bài hát về Trường Sơn BULLET Bước chân trên dải Trường Sơn 1967 nhạc Vũ Trọng Hối lời thơ Tào Mạt Đăng Thục được gọi là bản quân ca của người lính Trường Sơn BULLET Bài ca Trường Sơn 1966 nhạc Trần Chung lời thơ Gia Dũng BULLET Chiếc gậy Trường Sơn 1967 nhạc và lời Phạm Tuyên BULLET Đường Trường Sơn xe anh qua 1971 nhạc Văn Dung BULLET Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây 1971 nhạc Hoàng Hiệp lời thơ Phạm Tiến Duật BULLET Lá đỏ nhạc Hoàng Hiệp lời thơ Nguyễn Đình Thi BULLET Đêm Trường Sơn nhớ Bác 1974 nhạc Trần Chung lời thơ Nguyễn Trung Thu nhà thơ Nguyễn Trung Thu Phim ảnh BULLET Phim Sinh mệnh đạo diễn Đào Duy Phúc 2005 Nguồn tư liệu Tài liệu chính phủ Hoa Kỳ BULLET U S Military Assistance Command Vietnam Studies and Observations Group Annex N Command History 1965 Saigon 1966 BULLET Gilster Herman L The Air War in Southeast Asia Case Studies of Selected Campaigns Maxwell Air Force Base AL Air University Press 1993 BULLET Military History Institute of Vietnam Victory in Vietnam The Official History of the People s Army of Vietnam 1954 1975 Trans Merle L Pribbenow Lawerence KS University of Kansas Press 2002 BULLET Nalty Bernard C The War Against Trucks Aerial Interdiction in Southern Laos 1968 1972 Washington DC US Air Force History and Museums Program 2005 BULLET Ngo Lt Gen Quang Truong The Easter Offensive of 1972 Washington DC US Army Center of Military History 1984 BULLET Nguyen Maj Gen Duy Hinh Lam Son 719 Washington DC US Army Center of Military History 1979 BULLET Tranh Brig Gen Dinh Tho The Cambodian Incursion Washington DC US Army Center of Military History 1979 BULLET Tilford Earl H Setup What the Air Force did in Vietnam and Why Maxwell Air Force Base AL Air University Press 1991 BULLET Van Staaveren Jacob Interdiction in Southern Laos 1960 1968 Washington DC Center for Air Force History 1993 BULLET Vongsavanh Brig Gen Soutchay RLG Military Operations and Activities in the Laotian Panhandle Washington DC US Army Center of Military History 1980 Tài liệu của Việt Nam BULLET Đồng Sĩ Nguyên Đường xuyên Trường Sơn Nhà xuất bản Quân đội nhân dân 1999 BULLET Lam Giang Trên con đường không cột số Nhà xuất bản Quân đội nhân dân 2004 Các nguồn phụ BULLET Andrade Dale Trial by Fire The 1972 Easter Offensive America s Last Vietnam Battle New York Hippocrene Books 1995 BULLET Brown McAlister Gordon Hardy and Arnold Isaacs Pawns of War Boston Boston Publishing Company 1987 BULLET Conboy Kenneth with James Morrison Shadow War Boulder CO Paladin Press 1995 BULLET Dougan Carl David Fulghum et al The Fall of the South Boston Boston Publishing Company 1985 BULLET Doyle Edward Samuel Lipsman and Terrence Maitland et al The North Boston Boston Publishing Company 1986 BULLET Fulghum David Terrence Maitland et al South Vietnam on Trial Boston Boston Publishing Company 1984 BULLET Lipsman Samuel Steven Weiss et al The False Peace Boston Boston Publishing Company 1985 BULLET Littauer Raphael and Norman Uphoff eds The Air War in Indochina Boston Beacon Press 1972 BULLET Morocco John Rain of Fire Air War 1969 1973 Boston Boston Publishing Company 1985 BULLET Nolan Keith W Into Laos The Story of Dewey Canyon II Lam Son 719 Vietnam 1971 Novato CA Presidio Press 1986 BULLET Prados John The Blood Road The Ho Chi Minh Trail and the Vietnam War New York John Wiley and Sons 1998 BULLET Shawcross William Sideshow Kissinger Nixon and the Destruction of Cambodia New York Washington Square Books 1979 BULLET Snepp Frank Decent Interval New York Random House 1977 Xem thêm BULLET Đường Hồ Chí Minh trên biển BULLET Địa điểm căn cứ Cục hậu cần Quân giải phóng miền Nam Việt Nam 1973 1975 Hậu cần Quân giải phóng miền Nam Việt Nam BULLET Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn Nghĩa trang Trường Sơn BULLET Ngã ba Đồng Lộc BULLET 21 khu du lịch quốc gia Việt Nam Liên kết ngoài BULLET Bo doi Truong Son Duong Ho Chi Minh Bản lưu trữ 10 8 2007 BULLET John T Correll The Ho Chi Minh Trail Airforce Magazine Online November 2005 Vol 88 No 11 BULLET Báo Tuổi trẻ Đường Hồ Chí Minh xuyên lòng đất TUẤN PHÙNG BULLET Kì 1 Đi qua tam giác lửa 23 07 2007 06 27 GMT 7 BULLET Kì 2 Dòng xăng vượt Trường Sơn 24 07 2007 05 02 GMT 7 BULLET Kì 3 Đi trước đón đầu 25 07 2007 06 21 GMT 7 BULLET Ðường mòn Hồ Chí Minh Từ con đường máu đến một trong những địa điểm thu hút nhiều khách du lịch Website Ðài Tiếng Nói Hoa Kỳ BULLET Đường Hồ Chí Minh trên biển đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc Việt Nam BULLET Đường mòn HCM trên không BULLET Con đường mòn HCM thứ 5 Thể loại Hồ Chí Minh Thể loại Địa danh trong Chiến tranh Việt Nam Thể loại Đường mòn Hồ Chí Minh Thể loại Bài Việt Nam chọn lọc Thể loại Đường bộ Việt Nam Thể loại Lịch sử Lào kể từ 1945
Dahira klaudiae Dahira klaudiae là một loài bướm đêm thuộc họ Sphingidae Loài này có ở Trung Quốc Chiều dài cánh trước khoảng 27 31 mm Nó rất giống loài Dahira yunnanfuana but distinguishable by the reddish brown rather than greyish brown ground colour of the hindwing upperside
Pitcairnia alexanderi Pitcairnia alexanderi là một loài thực vật có hoa trong họ Bromeliaceae Loài này được H E Luther D C Taylor H Rob miêu tả khoa học đầu tiên năm 1999
Xuân Giang Thọ Xuân Xuân Giang là một xã thuộc huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hóa Việt Nam Xã Xuân Giang có diện tích 5 16 km² dân số năm 1999 là 5117 người mật độ dân số đạt 992 người km²
Nickel II iodide hexamin Niken II iodide hexamin là một hợp chất vô cơ một amin phức của kim loại niken và axit iothydric với công thức hóa học NiI 6NH tinh thể màu dương tan rất ít trong nước Tính chất vật lý Niken II iodide hexamin tạo thành tinh thể màu dương của hệ tinh thể lập phương nhóm không gian Fm3m các hằng số mạng tinh thể a 1 0897 nm Z 4 Tính chất hóa học Nó bị phân hủy khi đun nóng đến 135
Coptops semiscalaris Coptops semiscalaris là một loài bọ cánh cứng trong họ Cerambycidae
Phước Hòa Tam Kỳ Phước Hòa là một phường thuộc thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam Việt Nam Phường Phước Hòa có diện tích 0 64 km² dân số năm 2019 là 4 331 người mật độ dân số đạt 6 767 người km²
Goboea Goboea là một chi bướm đêm thuộc phân họ Tortricinae của họ Tortricidae Các loài BULLET Goboea copiosana Xem thêm BULLET Danh sách các chi của Tortricidae Tham khảo BULLET tortricidae com
Thời gian gần đây, một số lãnh đạo của các doanh nghiệp niêm yết và ủy ban chứng khoán liên quan đến vấn đề thao túng thị trường, ảnh hưởng xấu đến các chỉ số, giá và tâm lý nhà đầu tư. Lúc này, NĐT bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến thao túng chứng khoán là gì và cách nhận diện, thoát bẫy. Thao túng chứng khoán là hành vi gian lận nhằm làm tăng, giảm giá cổ phiếu để trục lợi trên cơ sở thua lỗ của những người tham gia khác trên thị trường. Việc này gây cản trở việc xác định giá trị doanh nghiệp, gây nhiễu các phân tích về khoản đầu tư tốt do cung cầu ảo, cũng ảnh hưởng tiêu cực đến tính bền vững, công khai và minh bạch của thị trường. Lợi ích và trao đổi của các nguồn lực kinh tế cũng bị đe dọa, dẫn đến hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp thông qua bán cổ phần trên sàn chứng khoán khó khăn, biến động và rủi ro hơn. Theo Khoản 2 Điều 3 Nghị định 156/2020/NĐ-CP, một số hành vi được gọi là thao túng thị trường chứng khoán gồm: Sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác hoặc thông đồng liên tục mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo. Đặt lệnh mua và bán cùng loại chứng khoán trong cùng ngày giao dịch hoặc thông đồng với nhau giao dịch mua, bán chứng khoán mà không dẫn đến chuyển nhượng thực sự quyền sở hữu hoặc quyền sở hữu chỉ luân chuyển giữa các thành viên trong nhóm nhằm tạo giá chứng khoán, cung cầu giả tạo. Ngoài ra còn có: Liên tục mua hoặc bán chứng khoán với khối lượng chi phối vào thời điểm mở cửa hoặc đóng cửa thị trường nhằm tạo ra mức giá đóng cửa hoặc giá mở cửa mới cho loại chứng khoán đó trên thị trường. Giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác liên tục đặt lệnh mua, bán chứng khoán gây ảnh hưởng lớn đến cung cầu và giá chứng khoán, thao túng giá chứng khoán… Việc thao túng chứng khoán sẽ khiến thanh khoản và giá của cổ phiếu biến động mạnh nhằm tạo cung cầu giả. Vậy nên, dấu hiệu nhận biết đầu tiên là giá và khối lượng giao dịch đột biến. Điều này thường diễn ra ở những doanh nghiệp niêm yết thỏa mãn các điều kiện: Vốn hóa vừa và nhỏ, tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng (free-float) thấp hay còn gọi là cô đặc, khối lượng giao dịch trung bình mỗi phiên thấp. Những yếu tố này giúp chi phí thao túng giá thấp và giảm thiểu rủi ro đáng kể, tránh việc bị một khối lượng cổ phiếu giao dịch tự do bán ra ở nền giá cao. Khi đạt mức giá đủ cao và nhu cầu đủ lớn, hoạt động phân phối bắt đầu được thực hiện, gây thiệt hại cho những nhà đầu tư đến sau. Nói vậy không có nghĩa những công ty có vốn hóa lớn không bị thao túng. Ngược lại, việc thao túng doanh nghiệp lớn đôi khi còn đem đến ảnh hưởng nặng nề và khó kiểm soát hơn. Hoạt động này có thể diễn ra ở cả 2 chiều tăng giảm của cổ phiếu. Những luồng ý kiến cả trực tiếp lẫn gián tiếp trên phương tiện truyền thông, hay những tin đồn không kiểm chứng có thể là công cụ hiệu quả. Nó khiến tâm lý giao dịch của nhà đầu tư bị ảnh hưởng, dẫn đến các quyết định sai lầm, đặc biệt trong bối cảnh nhà đầu tư cá nhân chiếm hơn 80% thị trường Việt Nam. Yếu tố quan trọng cuối cùng là giao dịch nội gián hoặc cấu kết của ban lãnh đạo với tổ chức tài chính bên ngoài, lợi dụng kẽ hở của luật chứng khoán. Việc này nhằm thao túng, tạo cung cầu ảo, trục lợi cho bản thân. Đã có nhiều trường hợp chậm công bố thông tin giao dịch, hay còn gọi là “bán chui” nhưng các biện pháp xử lý chưa mang tính răn đe; hoặc vấn đề kiểm soát thông tin nội gián vẫn chưa hiệu quả. Nhà đầu tư cần trang bị cho mình những kiến thức về thị trường chứng khoán nói chung và kỹ năng phân tích tài chính doanh nghiệp nói riêng. Bởi chỉ có hiểu rõ về cổ phiếu nắm giữ, có kinh nghiệm về lĩnh vực kinh doanh, nhà đầu tư mới ít bị ảnh hưởng bởi những tác động bên ngoài từ tin đồn và nhận ra hành vi thao túng giá. Với các nhà đầu tư mới, có thể tham khảo khóa học miễn phí trên YSedu được cung cấp bởi Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam để đưa ra các quyết định chính xác trong quá trình đầu tư. Yuanta Việt Nam cũng sở hữu đội ngũ tư vấn viên có kinh nghiệm, cùng nền tảng website thường xuyên cập nhật giao dịch, các báo cáo về doanh nghiệp để nhà đầu tư tham khảo. Đặc biệt, công cụ phân tích, chọn lọc cổ phiếu YSradar sẽ giúp các nhà đầu tư tìm kiếm được cổ phiếu tốt, khả năng sinh lời cao trong giai đoạn thị trường có nhiều biến động như hiện nay. Ngoài ra, kiểm soát tâm lý trong giao dịch, tránh hiệu ứng FOMO (tâm lý sợ bị bỏ lại, sợ vụt mất cơ hội) là kỹ năng cần rèn luyện lâu dài. Bởi hành vi thao túng có thể tạo ra cung cầu ảo nhằm thu hút/đe dọa nhà đầu tư mua/bán cổ phiếu. Việc áp dụng phân tích kỹ thuật từ đọc đồ thị, giá và khối lượng là rất quan trọng nhằm tìm ra điểm mua thích hợp; tuy nhiên, cũng cần áp dụng các yếu tố cơ bản và nhận định kinh tế vĩ mô để tránh rơi vào bẫy thao túng. Khi lựa chọn cổ phiếu, cần nhận biết những doanh nghiệp có lịch sử giao dịch không lành mạnh để tránh hành vi cấu kết và giao dịch nội gián. Một ban lãnh đạo tốt là những người có năng lực quản trị doanh nghiệp và chiến lược kinh doanh đúng đắn, cam kết đem lại lợi ích lớn nhất cho cổ đông trong dài hạn, thay vì chỉ tập trung vào giao dịch trên chính cổ phiếu của công ty.
Nếu có điều gì khiến Erik ten Hag thất vọng ở trận giao hữu với Crystal Palace, thì đó là việc MU tiếp tục bị thủng lưới vì sai lầm nơi hàng thủ. Nếu như trận trước gặp Melbourne, cặp trung vệ Harry Maguire và Victor Lindelof đứng sai vị trí dẫn đến bàn thua thì lần này, thủ môn De Gea đã chơi không tốt trong tình huống chống phạt góc phút 74. De Gea đã bị động và sau đó, phán đoán và phản ứng chậm chạp với cú đánh đầu của Ola-Adebomi. Những năm qua, MU rất dễ tổn thương trước các tình huống cố định. Để mọi chuyện tệ hơn, hàng thủ của họ luôn có xu hướng mắc sai lầm. Điều này chắc chắn không thể khắc phục sớm và Ten Hag còn rất nhiều việc phải làm. Nhưng ít nhất, HLV người Hà Lan có thể yên tâm phần nào khi triết lý của ông đang phát triển tốt ở MU. Các cầu thủ di chuyển linh động, sáng tạo và chiếm lĩnh khoảng trống tốt. Tất cả tạo nên một màn trình diễn sống động trong buổi chiều thứ Ba ở Melbourne. Tỷ số 3-1 cuối trận đấu không phản ánh hết sức mạnh của MU, cũng như không tương xứng với số cơ hội tạo ra. Mặc dù vậy, khả năng cầm bóng, kiểm soát thế trận và tiến hành những đợt tấn công sắc nét của Quỷ đỏ đủ khiến người hâm mộ họ phấn khích. Bàn thắng nâng tỷ số lên 3-0 phút 59 có thể coi là tiêu biểu cho sự mới mẻ mà Ten Hag mang lại. Chỉ với 4 đường chuyền, bóng được cầu thủ MU di chuyển từ khu cấm địa đội nhà đến mành lưới của Crystal Palace. Từ khi bóng rời chân Victor Lindelof đến lúc Jadon Sancho hoàn thành đợt tấn công chỉ diễn ra trong vòng 11 giây. Nếu tình huống đó nêu bật sự đồng bộ, chính xác và hiệu quả thì bàn thắng phút 48 cho thấy sự điềm tĩnh tuyệt vời của các học trò Ten Hag. Từ đường phất dài từ sâu dưới hàng thủ, Martial khống chế thành công ngay trước hai cầu thủ Crystal Palace. Sau đó bóng được đẩy sang cho Sancho, người dừng bóng, chờ đợi và trả lại cho chính Martial băng vào. Martial vượt qua thủ môn và bóng tới chân Van de Beek. Cầu thủ người Hà Lan bình tĩnh căng ngang và Rashford dễ dàng đưa bóng vào lưới trống. Sau chiến thắng này, MU sẽ di chuyển tới Perth ở Tây Australia để chơi trận giao hữu tiếp theo với Aston Villa ngày 23/07.
Teucholabis subclara Teucholabis subclara là một loài ruồi trong họ Limoniidae Chúng phân bố ở vùng Tân nhiệt đới
Hypenopsis musalis Schrankia musalis là một loài bướm đêm trong họ Erebidae
Mirabilicoxa richardsoni Mirabilicoxa richardsoni là một loài chân đều trong họ Desmosomatidae Loài này được Mezhov miêu tả khoa học năm 1986
Adejeania analis Adejeania analis là một loài ruồi trong họ Tachinidae
Ericeia maxima Ericeia maxima là một loài bướm đêm trong họ Erebidae
Scytodes mayahuel Scytodes mayahuel là một loài nhện trong họ Scytodidae Loài này thuộc chi Scytodes Scytodes mayahuel được miêu tả năm 2007 bởi Rheims Antonio D Brescovit Durán Barrón
Clouange Clouange là một xã trong vùng Grand Est thuộc tỉnh Moselle quận Thionville Ouest tổng Moyeuvre Grande Tọa độ địa lý của xã là 49 15 vĩ độ bắc 06 05 kinh độ đông Clouange nằm trên độ cao trung bình là 200 mét trên mực nước biển có điểm thấp nhất là 164 mét và điểm cao nhất là 327 mét Xã có diện tích 3 01 km² dân số vào thời điểm 1999 là 3643 người mật độ dân số là 1210 người km²
Calomys hummelincki Calomys hummelincki là một loài động vật có vú trong họ Cricetidae bộ Gặm nhấm Loài này được Husson mô tả năm 1960
Amolita delicata Amolita delicata là một loài bướm đêm trong họ Erebidae
Semele Semele là một chi thực vật có hoa trong họ Asparagaceae
Không khí đón Top 3 Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2022. Video: Dương Quang Bạn Trần Trung Nghĩa (thứ hai, từ phải qua) nói khi biết Hoa hậu Ngọc Châu có buổi phỏng vấn, Trung Nghĩa và một số đồng nghiệp chuẩn bị bánh tráng trộn Tây Ninh chào đón cô. Mọi người in dòng chữ cổ vũ Ngọc Châu lên giấy. Trong nhóm bạn của anh có người quê Tây Ninh - đồng hương hoa hậu. Họ cho biết tự hào khi Ngọc Châu chiến thắng tại Miss Universe Vietnam 2022, sau đêm chung kết 25/6. Bạn Trần Trung Nghĩa (thứ hai, từ phải qua) nói khi biết Hoa hậu Ngọc Châu có buổi phỏng vấn, Trung Nghĩa và một số đồng nghiệp chuẩn bị bánh tráng trộn Tây Ninh chào đón cô. Mọi người in dòng chữ cổ vũ Ngọc Châu lên giấy. Trong nhóm bạn của anh có người quê Tây Ninh - đồng hương hoa hậu. Họ cho biết tự hào khi Ngọc Châu chiến thắng tại Miss Universe Vietnam 2022, sau đêm chung kết 25/6. Hoa hậu Ngọc Châu (giữa), Á hậu Thảo Nhi (trái) và Thủy Tiên chọn đồ theo phong cách công sở, đeo sash và đội vương miện khi tới văn phòng phía Nam của tòa soạn VnExpress. Năm ngày sau chung kết, Top 3 bận rộn với lịch trình tham gia sự kiện, giao lưu và trả lời phỏng vấn truyền thông. Ba người đẹp vui đùa trước ống kính máy ảnh. Sau hơn ba tháng tham gia cuộc thi với nhiều thử thách, họ trở nên thân thiết và hiểu ý nhau khi tham gia các hoạt động. Hoa hậu Ngọc Châu (giữa), Á hậu Thảo Nhi (trái) và Thủy Tiên chọn đồ theo phong cách công sở, đeo sash và đội vương miện khi tới văn phòng phía Nam của tòa soạn VnExpress. Năm ngày sau chung kết, Top 3 bận rộn với lịch trình tham gia sự kiện, giao lưu và trả lời phỏng vấn truyền thông. Ba người đẹp vui đùa trước ống kính máy ảnh. Sau hơn ba tháng tham gia cuộc thi với nhiều thử thách, họ trở nên thân thiết và hiểu ý nhau khi tham gia các hoạt động. Hoa hậu Ngọc Châu tôn dáng trong bộ vest đen cánh điệu với phần tay phồng màu trắng. Cô chọn hoa tai dáng dài làm điểm nhấn. Cô cao 1,74 m, số đo ba vòng 81-63-92,5 cm, thắng giải thưởng phụ "Best Body". Hoa hậu Ngọc Châu tôn dáng trong bộ vest đen cánh điệu với phần tay phồng màu trắng. Cô chọn hoa tai dáng dài làm điểm nhấn. Cô cao 1,74 m, số đo ba vòng 81-63-92,5 cm, thắng giải thưởng phụ "Best Body". Ở tuổi 28, Ngọc Châu được nhận xét hội tụ yếu tố về nhan sắc, hình thể, kỹ năng catwalk, trả lời phỏng vấn, ngoại ngữ. Ở tuổi 28, Ngọc Châu được nhận xét hội tụ yếu tố về nhan sắc, hình thể, kỹ năng catwalk, trả lời phỏng vấn, ngoại ngữ. Á hậu Thảo Nhi chọn vest trắng phối chân váy ngắn đồng điệu. Người đẹp kết hợp tất chân, giày màu đen giúp "ăn gian" chiều cao. Cô cao 1,68 m, số đo ba vòng lần lượt 83-60-92 cm. Á hậu Thảo Nhi chọn vest trắng phối chân váy ngắn đồng điệu. Người đẹp kết hợp tất chân, giày màu đen giúp "ăn gian" chiều cao. Cô cao 1,68 m, số đo ba vòng lần lượt 83-60-92 cm. Á hậu 2 Thủy Tiên chọn thiết kế hình nơ tơ bản, thanh lịch và quyến rũ. Người đẹp cao 1,72 m, nặng 57,5 kg, số đo ba vòng là 89-65-98 cm. Á hậu 2 Thủy Tiên chọn thiết kế hình nơ tơ bản, thanh lịch và quyến rũ. Người đẹp cao 1,72 m, nặng 57,5 kg, số đo ba vòng là 89-65-98 cm. Tân Nhân (ảnh: Maison de Bil)
Dicymbe pharangophila Dicymbe pharangophila là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu Loài này được Cowan miêu tả khoa học đầu tiên
Kuzgun Tirebolu Kuzgun là một xã thuộc huyện Tirebolu tỉnh Giresun Thổ Nhĩ Kỳ Dân số thời điểm năm 2011 là 457 người
9510 Gurnemanz 9510 Gurnemanz 5022 T 3 là một tiểu hành tinh vành đai chính Liên kết ngoài BULLET JPL Small Body Database Browser 9510 Gurnemanz
Trước đó, qua kiểm tra tại phạm vi khu đất thuộc Cụm công nghiệp Tam Đàn, UBND xã Tam Đàn phát hiện Công ty TNHH Thái Bình đã có hành vi chiếm đất phi nông nghiệp (đất thuộc cụm công nghiệp này) để thực hiện việc đổ đất, san ủi mặt bằng, kè bê tông và rào lưới B40 với mục đích tập kết ống bi, trụ điện và một số sản phẩm của công ty. Tại buổi kiểm tra, đo đạc, xác định diện tích đất vi phạm được Phòng TN-MT H.Phú Ninh thực hiện thì diện tích thực hiện hành vi chiếm đất của công ty này là 4.880 m2. Theo quyết định, Công ty TNHH Thái Bình bị UBND huyện xử phạt số tiền 140 triệu đồng, buộc công ty tháo dỡ, di dời hàng rào lưới B40, các công trình, vật kiến trúc và các sản phẩm đang tập kết trên đất ra khỏi phạm vi chiếm đất, khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, trả lại đất đã chiếm, thời gian thực hiện 20 ngày. Ngoài ra, H.Phú Ninh còn buộc công ty trên nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm khoảng 50 triệu đồng.
Lợi ích của bơ cacao đối với mái tóc - Ngăn ngừa tình trạng gãy và rụng tóc - Tăng cường dưỡng chất nuôi dưỡng các sợi tóc từ sâu bên trong - Bổ sung lớp dầu bị mất do quá trình gội, sấy, làm tóc hoặc tác hại của môi trường - Phục hồi các sợi tóc bị hư hỏng - Tăng độ phồng và độ bồng cho tóc, giữ cho tóc mềm mại, óng mượt - Điều trị gàu, ngứa ngáy da đầu Làm dầu dưỡng tóc từ bơ cacao Chuẩn bị nguyên liệu: - 2 muỗng canh bơ cacao - 1 muỗng canh dầu dừa - 2 muỗng canh dầu ô liu Cách làm: - Đun chảy bơ cacao và dầu dừa trong nồi hấp cách thủy. - Sau khi bơ cacao và dầu dừa đã tan chảy hoàn toàn, thêm dầu ô liu vào và trộn đều. - Để nguội cho đến khi hỗn hợp bắt đầu đông lại. - Khi hỗn hợp đông đặc, dùng thía hoặc máy đánh bông hỗn hợp cho đến khi nó có được kết cấu kem. Quá trình này có thể mất khoảng 5 phút đánh bông liên tục. - Gội đầu bằng bất kỳ loại dầu gội bình thường nào. Sau đó, sử dụng một phần nhỏ hỗn hợp này như một loại dầu xả. - Ủ tóc trong 3 phút và gội sạch với nước. - Dầu xả này giúp mái tóc mềm, dưỡng ẩm từ sâu bên trong tóc. Một số mẹo cần lưu ý khi dùng bơ cacao dưỡng tóc - Bơ cacao đông đặc ở nhiệt độ phòng. Ở dạng rắn, bơ cacao trở nên cứng hơn rất nhiều so với dầu dừa, vì vậy cần phải đun chảy bơ cacao trước khi thoa lên tóc. Ngoài ra, nếu bơ cacao mềm hơn có thể dùng các đầu ngón tay để ma sát làm tan chảy. - Khi sử dụng bơ cacao như một liệu pháp dưỡng tóc trước khi tắm, hãy đun chảy bơ và xoa bóp vào da đầu. Đừng để hỗn hợp này lâu hơn 15 phút, vì hỗn hợp có thể đông đặc, gây gàu ở chân tóc. - Khi sử dụng bơ cacao như một loại dầu xả, bơ cacao giúp làm mềm các nếp tóc xoăn. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng một lượng vừa phải, thoa lên phần đuôi tóc và vò nhẹ để tránh bị nhờn tóc.
Acacia stuhlmannii Acacia stuhlmannii là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu Loài này được Taub miêu tả khoa học đầu tiên
Achyrolimonia galactopoda Achyrolimonia galactopoda là một loài ruồi trong họ Limoniidae Chúng phân bố ở vùng nhiệt đới châu Phi
Acanthurus nigricauda Acanthurus nigricauda là một loài cá biển thuộc chi Acanthurus trong họ Cá đuôi gai Loài cá này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1929 Từ nguyên Từ định danh nigricauda được ghép bởi hai âm tiết trong tiếng Latinh nigri đen và cauda đuôi hàm ý đề cập đến vây đuôi màu nâu sẫm của loài cá này khác so với Acanthurus gahhm vì trước đây A nigricauda chỉ được xem là phân loài của A gahhm tuy nhiên màu sắc giữa các mẫu vật có sự thay đổi và tùy theo độ tuổi Phạm vi phân bố và môi trường sống Từ Socotra Yemen dọc theo đường bờ biển Đông Phi A nigricauda được phân bố trải dài về phía đông đến quần đảo Société và Tuamotu Polynésie thuộc Pháp băng qua phần lớn những vùng biển thuộc khu vực Ấn Độ Dương Thái Bình Dương ngược lên phía bắc đến vùng biển phía nam Nhật Bản và ven bờ biển Busan Hàn Quốc phía nam giới hạn đến rạn san hô Great Barrier Úc và Nouvelle Calédonie Ở Việt Nam A nigricauda mới chỉ được ghi nhận tại quần đảo Trường Sa A nigricauda sống trên các rạn san hô viền bờ và trong đầm phá ở độ sâu đến ít nhất là 30 m thường tập trung ở những khu vực có nền đáy cát Mô tả Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở A nigricauda là 40 cm nhưng thường được bắt găp với kích thước phổ biến là 30 cm Loài cá này có một mảnh xương nhọn màu đen chĩa ra ở mỗi bên cuống đuôi tạo thành ngạnh sắc Cơ thể hình bầu dục thuôn dài màu nâu sẫm có thể nhanh chóng chuyển sang màu tím nhạt không có các sọc gợn sóng trên cơ thể nhưng có một vệt đen đặc trưng ở ngay sau mắt cá con dưới 6 cm không có vệt đốm này Một vệt đen khác từ ngạnh cuống đôi kéo dài về trước Một dải tím có thể xuất hiện ở trên gáy Vây lưng và vây hậu môn có dải viền màu xanh ánh kim ở rìa Vây đuôi lõm sâu hình lưỡi liềm thường có một dải màu trắng bao quanh cuống đuôi Nửa ngoài của vây ngực có màu vàng Vệt đen sau mắt giúp phân biệt A nigricauda với những loài cá đuôi gai màu nâu có cùng phạm vi phân bố Ở cá con đang lớn đuôi của chúng có màu trắng và cụt Số gai ở vây lưng 9 Số tia vây ở vây lưng 25 28 Số gai ở vây hậu môn 3 Số tia vây ở vây hậu môn 23 26 Số tia vây ở vây ngực 17 Số gai ở vây bụng 1 Số tia vây ở vây bụng 5 Số lược mang 20 21 Sinh thái học Thức ăn của A nigricauda chủ yếu là các loài tảo nhưng cũng có thể bao gồm cỏ biển và thực vật biểu sinh trên chúng Chúng bơi theo từng nhóm nhỏ có khi sống đơn độc Những cá thể lai giữa A nigricauda và Acanthurus olivaceus đã được nhìn thấy ở ngoài khơi quần đảo Marshall Đánh bắt A nigricauda được xem là một loại cá thực phẩm nhưng có thể gây ngộ độc ở một số nơi trong khu vực phân bố của chúng Loài này cũng được nuôi làm cá cảnh với giá bán trực tuyến lên đến gần 120 USD một con
Đỗ Thanh Thịnh Đỗ Thanh Thịnh sinh ngày 18 tháng 8 năm 1998 là cầu thủ bóng đá người Việt Nam thi đấu ở vị trí hậu vệ cho câu lạc bộ Topenland Bình Định tại V League 1 Tiểu sử Đỗ Thanh Thịnh sinh ngày 18 tháng 8 năm 1998 quê ở Hội An tỉnh Quảng Nam Thành tích tập thể Cấp câu lạc bộ BULLET PVF BULLET Giải vô địch U 17 Quốc gia Vô địch 2015 BULLET Giải vô địch U 19 Quốc gia Vô địch 2015 Hạng ba 2016 BULLET SHB Đà Nẵng BULLET Giải vô địch quốc gia Hạng ba 2016 Cấp đội tuyển BULLET U 19 Việt Nam BULLET Giải vô địch U 19 châu Á Hạng ba 2016 BULLET Giải vô địch U 19 Đông Nam Á Hạng ba 2016 BULLET U 21 Việt Nam BULLET U21 Nations Cup Hạng ba 2016 BULLET Giải U 21 Quốc tế báo Thanh niên Á quân 2017 BULLET U 22 Việt Nam BULLET Đại hội Thể thao Đông Nam Á Vô địch 2019 Thành tích cá nhân BULLET Vua phá lưới U17 Quốc gia 2015
Nhà thờ Thánh Anna ở Andělská Hora Nhà thờ Thánh Anna ở Andělská Hora tiếng Séc Kostel svaté Anny v Andělské Hoře là một nhà thờ Công giáo La Mã thuộc giáo phận Ostrava Opava tọa lạc ở thị trấn Andělská Hora huyện Bruntál vùng Moravskoslezský Cộng hòa Séc Nhà thờ có tên trong danh sách các di tích văn hóa cấp quốc gia
Ngày 1/7, các phim có Hồng Đăng tham gia như Hướng dương ngược nắng, Mátxcơva: Mùa thay lá đều bị dừng chiếu đột ngột trên VTV3 và thay thế bằng phim khác. Điều này khiến người xem đặt câu hỏi về "số phận" của Thương ngày nắng về phần 2. Thương ngày nắng về đang dừng ở tập 39 và theo lịch sẽ lên sóng tiếp vào thứ hai, ngày 4/7. Nhân vật Đức "xoăn", do Hồng Đăng đảm nhận, chưa hết vai và phim cũng chưa đóng máy. Ngày 2/7, khi Zing liên hệ, đạo diễn Bùi Tiến Huy cho biết ông đang quay phim cùng ê-kíp và không chia sẻ thêm thông tin gì về Thương ngày nắng về. Trước đó, ngày 1/7, trả lời Infonet, bà Đặng Diễm Quỳnh, Giám đốc Trung tâm sản xuất phim truyền hình (VFC) cho hay phim vẫn được chiếu vào thứ hai, thứ ba và thứ tư, theo lịch cũ. Trong trường hợp phim vẫn tiếp sóng cho đến tập cuối, nhiều khả năng vai của Hồng Đăng bị cắt. Như vậy, đội ngũ biên kịch và ê-kíp sẽ phải thay đổi kịch bản, tìm cách đưa vào phim tình tiết hợp lý để nhân vật Đức không xuất hiện nữa. Theo một nguồn tin hậu trường, VFC chưa có quyết định cuối cùng. Trước mắt, những tập gần nhất sẽ không có phân cảnh của nhân vật Đức. Ở một giả thuyết khác, ê-kíp có thể chọn diễn viên thay thế Hồng Đăng vào vai Đức để hoàn thành những tập còn lại. Tuy nhiên, sự khiên cưỡng là điều khó tránh bởi khán giả đã quá quen với hình tượng cũ. Do đó, khả năng thay diễn viên không cao. Theo diễn biến hiện tại, nhân vật Đức và Vân Khánh (Lan Phương đóng) vẫn ly hôn. Đức mong muốn quay lại để chăm sóc vợ con song Khánh tỏ ra cương quyết. Cô nói với Đức: "Nếu lần sau anh muốn đến thăm con thì phải nói với em một tiếng, đừng có tự nhiên xuất hiện". Khánh cũng trách mẹ đẻ khi bà Nga (NSƯT Thanh Quý) cố gắng hàn gắn mối quan hệ này. Tác phẩm Thương ngày nắng về được chuyển thể từ kịch bản Hàn Quốc Mother of Mine. So với bản gốc, nhiều nội dung đã được thay đổi, giảm bớt hoặc thêm thắt để phù hợp với văn hóa, đời sống người Việt. Ở phần một, phim được nhận xét vừa vặn, đong đầy cảm xúc về tình cảm mẹ con. Diễn xuất của dàn diễn viên gây ấn tượng với khán giả, nhất là vai bà mẹ tần tảo, một mình nuôi con. Tuy nhiên, sang phần 2, phim bắt đầu gây tranh cãi khi đẩy kịch tính bằng loạt mâu thuẫn mẹ chồng - nàng dâu, chị chồng - em dâu, tình tiết dài dòng, luẩn quẩn. Nhiều khán giả cho biết cảm thấy đau đầu khi theo dõi phim. Theo chia sẻ từ một số thành viên đoàn phim, Thương ngày nắng về phần 2 dự kiến kết thúc ở tập 51. Tổng số tập của cả hai phần là 84. Nhưng với sự cố hiện tại, số lượng tập cũng như phần kết được cho là sẽ thay đổi theo.
Hellmuth Obata amp Kassabaum Hellmuth Obata Kassabaum viết tắt là HOK là một hãng kiến trúc lớn trên thế giới Được George Hellmuth Gyo Obata và George Kassabaum thành lập năm 1955 tại Saint Louis Missouri Hoa Kỳ Công trình đầu tiên của hãng là một trường học ở Saint Louis Missouri Vào thập niên 1960 HOK bắt đầu mở rộng sau khi trúng thầu một loại các công trình trên toàn nước Mỹ Văn phòng thiết kế thứ hai được khai trương tại San Francisco vào năm 1966 Vào thập niên 1970 hãng đã tạo dựng được danh tiếng trên toàn thế giới Vào năm 1975 HOK được chỉ định thiết kế trường Đại học Vua Saud ở Ả Rập Xê Út với tổng trị giá 3 5 tỉ đô la Mỹ công trình đắt giá nhất thế giới vào thời điểm đó Vào năm 1983 HOK thành lập chi nhánh chuyên thiết kế các công trình thể thao HOK sport Chi nhánh HOK sport nhanh chóng trở nên dẫn đầu trong thể loại công trình thể thao Năm 2000 theo xếp hạng của Tạp chí Kiến trúc thế giới World architecture HOK là hãng thiết kế lớn nhất thế giới với trên 1600 kiến trúc sư hoạt động trên toàn thế giới trong hầu hết mọi thể loại công trình kiến trúc Đặc biệt hãng rất quan tâm đến kiến trúc bền vững Liên kết ngoài BULLET Trang chính của HOK
Quân đội Ả Rập Xê Út Quân đội Ả Rập Xê Út hay Lực lượng Vũ trang Ả Rập Xê Út là lực lượng quân sự của Ả Rập Xê Út Quân đội gồm 5 nhánh chính là Lục quân Hoàng gia Ả Rập Xê Út Hải quân Hoàng gia Ả Rập Xê Út Không quân Hoàng gia Ả Rập Xê Út Phòng không Hoàng gia Ả Rập Xê Út và Lực lượng Tên lửa Chiến lược Hoàng gia Ả Rập Xê Út Quân đội Ả Rập Xê Út do Bộ Quốc phòng quản lý Ngoài ra còn có 3 nhánh vũ trang khác nhưng không thuộc Bộ Quốc phòng là Vệ binh Quốc gia Ả Rập Xê Út thuộc Bộ Vệ binh Quốc gia là lực lượng dân quân Trung đoàn Vệ binh Hoàng gia Ả Rập Xê Út chịu sự chỉ huy trực tiếp của Vua Ả Rập Xê Út là lực lượng cảnh vệ và an ninh của hoàng gia và Biên phòng Ả Rập Xê Út thuộc Bộ Nội vụ Quân đội Ả Rập Xê Út có tổng cộng khoảng 127 000 lính Năm 2017 theo phỏng đoán Lục quân có 75 000 lính Không quân có 20 000 lính Hải quân có 13 500 lính Phòng không có 16 000 lính Lực lượng Tên lửa Chiến lược có 2 500 lính và cảnh vệ quốc gia có 75 000 lính và 25 000 dân quân của các bộ tộc Đọc thêm BULLET Foreign Military Sales Foreign Military Construction Sales and Military Assistance Facts as of September 2003 Published by Deputy for Operations and Administration Business Operations Comptroller DSCA Department of Defense BULLET Chief dismissed in reshuffle Chief of General Staff Lt Gen Mohammed Saleh Al Hammad replaced by Saleh Ibn Ali Al Mohaya Jane s Defence Weekly ngày 9 tháng 10 năm 1996 p 23 BULLET C A Woodson Ả Rập Saudin Force Structure Development in a Post Gulf War World Foreign Military Studies Office June 1998 http fmso leavenworth army mil
Để hệ sinh thái san hô ở các khu bảo tồn phát triển bền vững thì bài toán kinh tế và môi trường phải đi đôi với nhau. Đặc trưng của các tỉnh khu vực Nam Trung Bộ như Phú Yên, Bình Định hay Khánh Hòa là rạn san hô nằm gần bờ nên từng địa phương phải xây dựng nguyên tắc bảo vệ điểm đến. Thành lập những Tổ cộng đồng bảo vệ rạn san hô cũng được nhiều ý kiến đồng tình. Ở góc độ của mình, Tổng cục Thủy sản cho rằng: Việc hình thành các Tổ cộng đồng bảo vệ hệ sinh thái gần bờ, trong đó có bảo vệ rạn san hô sẽ phát được vai trò của ngư dân, bởi hơn ai hết họ sẽ giám được các hoạt động tác động rạn san hô từ trong ngư dân. Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả tuyệt đối, Tổ cộng đồng tham gia bảo vệ rạn san hô được gắn với quyền lợi. Các rạn san hô góp 50% công sức nuôi dưỡng nguồn lợi thủy sản. Nếu san hô chết hàng loạt và dần biến mất cũng sẽ đồng nghĩa sản lượng cá tôm giảm, giá trị bền vững của biển cũng không còn. Do vậy, bảo vệ rạn san hô là công việc cần phải làm và cần có giải pháp bền vững. * Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo! Từ khóa:
Eurhynchium striatulum Eurhynchium striatulum là một loài Rêu trong họ Brachytheciaceae Loài này được Spruce Schimp mô tả khoa học đầu tiên năm 1854
Dendrobium strongylanthum Dendrobium strongylanthum là một loài thực vật có hoa trong họ Lan Loài này được Rchb f mô tả khoa học đầu tiên năm 1878
21614 Grochowski 21614 Grochowski 1999 JW75 là một tiểu hành tinh vành đai chính được phát hiện ngày 10 tháng 5 năm 1999 bởi Nhóm nghiên cứu tiểu hành tinh gần Trái Đất phòng thí nghiệm Lincoln ở Socorro Liên kết ngoài BULLET JPL Small Body Database Browser ngày 21614 Grochowski
Wahlenbergia albicaulis Wahlenbergia albicaulis là loài thực vật có hoa trong họ Hoa chuông Loài này được Sond Lammers miêu tả khoa học đầu tiên năm 1995
Hoplitis singularis Hoplitis singularis là một loài Hymenoptera trong họ Megachilidae Loài này được Morawitz mô tả khoa học năm 1875
Blandinia mahasoana Blandinia mahasoana là một loài nhện trong họ Pisauridae Tham khảo BULLET Blandin 1979 Études sur les Pisauridae africaines XI Genres peu connus ou nouveaux des Iles Canaries du continent africain et de Madagascar Araneae Pisauridae Revue de Zoologique Africaine texte intégral BULLET Tonini Paulo da Silva Serpa Filho Freitas 2016 Replacement names for two preoccupied generic names in Arthropoda Zootaxa
Meioneta affinis Meioneta affinis là một loài nhện trong họ Linyphiidae Loài này thuộc chi Meioneta Meioneta affinis được Wladislaus Kulczynski miêu tả năm 1898
Cirolana diminuta Cirolana diminuta là một loài chân đều trong họ Cirolanidae Loài này được Menzies miêu tả khoa học năm 1962
Asmate cincta Asmate cincta là một loài bướm đêm trong họ Geometridae
Cousinia pseudodshisakensis Cousinia pseudodshisakensis là một loài thực vật có hoa trong họ Cúc Loài này được Tschern Vved mô tả khoa học đầu tiên năm 1961
Chính sách thị thực của Kazakhstan Du khách đến Kazakhstan phải xin thị thực từ một trong các đại diện ngoại giao Kazakhstan trừ khi họ đến từ một trong các quốc gia được miễn thị thực Miễn thị thực Công dân của các quốc gia và vùng lãnh thổ sau có thể đến Kazakhstan không cần thị thực lên đến 90 ngày trừ khi có chú thích công dân vùng Balkan được miễn thị thực đến tỉnh Atyrau và tỉnh Mangystau lên đến 5 ngày Một thỏa thuận miễn thị thực 30 ngày một năm được kí kết với vào tháng 12 năm 2015 Nó chưa được thông qua Chương trình miễn thị thực Công dân của các nước sau không cần thị thực để ở lại dưới 30 nhờ một phần của chính sách miễn thị thực đối với các quốc gia nước ngoài có đầu tư lớn trực tiếp đến nền kinh tế Kazakhstan Chương trình này ban đầu bắt đầu ngày 15 tháng 7 năm 2014 cung cấp miễn thị thực cho 10 nước và vào tháng 7 năm 2015 nó mở rộng thêm lên 19 nước và sau đó thành 43 nước vào tháng 1 năm 2017 These countries are Hộ chiếu không phổ thông Chỉ những người sở hữu hộ chiếu ngoại giao của Cộng hòa Séc Đan Mạch Estonia Phần Lan Pháp Đức Hy Lạp Ý Latvia Litva Na Uy Bồ Đào Nha Slovenia Tây Ban Nha Thụy Sĩ Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất và Vatican và chỉ những người sở hữu hộ chiếu ngoại giao hoặc công vụ của Bulgaria Chile Croatia Síp Israel Macedonia Mexico Montenegro Romania và Slovakia có thể đến không cần thị thực lên đến 90 ngày Chỉ những người sở hữu hộ chiếu ngoại giao của Ai Cập Ba Lan và Qatar và chỉ những người sở hữu hộ chiếu ngoại giao hoặc công vụ của Bosna và Hercegovina Trung Quốc Cuba Hungary Ấn Độ Indonesia Iran Nhật Bản Jordan Pakistan Philippines Turkmenistan và Việt Nam có thể đến Kazakhstan không cần thị thực lên đến 30 ngày Thống kê du khách Hầu hết du khách đến từ các quốc gia sau Xem thêm BULLET Yêu cầu thị thực đối với công dân Kazakhstan Liên kết ngoài BULLET Visa Regime of Kazakhstan with other countries BULLET Complete overview of Kazakhstan visa types and requirements
Galium quinatum Galium quinatum là một loài thực vật có hoa trong họ Thiến thảo Loài này được H Lév Vaniot mô tả khoa học đầu tiên năm 1915
Salvinia martynii Salvinia martynii là một loài dương xỉ trong họ Salviniaceae Loài này được Kopp mô tả khoa học đầu tiên năm 1936 Danh pháp khoa học của loài này chưa được làm sáng tỏ
Cứ mỗi dịp hè đến, bộ phim Kính Vạn Hoa lại trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu với khán giả nhí. Cũng từ đó mà vai diễn Quý Ròm do nam diễn viên Ngọc Trai đảm nhận đã trở thành ký ức của biết bao thế hệ khán giả Việt Nam. Thời điểm hiện tại, Quý Ròm lém lỉnh, mưu trí ngày nào đã trở thành một ông bố 2 con. Ngọc Trai cũng khiến nhiều người ngưỡng mộ với chuyện tình "ngọt như mía lùi" với bà xã Ngọc Trâm. Dù đã sống chung dưới một mái nhà từ năm 2016 nhưng đến nay Ngọc Trai và Ngọc Trâm vẫn quyết định chưa tổ chức đám cưới. Chia sẻ với Dân Việt, Ngọc Trai cho biết bà xã Ngọc Trâm đến với anh như một định mệnh. Cả hai có chuyện tình êm đềm và hạnh phúc, không ồn ào và nhiều sóng gió, nhưng đủ để cả hai đều hiểu mình đã gặp đúng người, đúng thời điểm. Cơ duyên gặp gỡ của cặp đôi cũng vô cùng đặc biệt, yêu nhau nhờ… đồ ăn. "Tôi là người rất thích ăn ngon và Trâm lại là một người nấu ăn rất ngon. Tôi quen vợ mình do đặt đồ ăn online và vô tình sau đó lại có cơ hội gặp nhau bên ngoài. Vừa gặp xong là cả hai biết mình dành cho nhau rồi đó. Và cái gì đến phù hợp nó sẽ ở lại với nhau thôi", Ngọc Trai vui vẻ cho hay. Ngọc Trai cũng thừa nhận, cuộc gặp gỡ với bà xã đã khiến cuộc sống của anh có nhiều thay đổi lớn. Nhờ có người phụ nữ tâm lý và yêu thương bên cạnh, Ngọc Trai có thêm động lực để làm việc và theo đuổi con đường nghệ thuật. Dù không hoạt động trong showbiz nhưng bà xã Ngọc Trai luôn là hậu phương vững chắc để ông xã được thăng hoa khi làm nghề. Nhắc về bà xã, Ngọc Trai luôn dành những chia sẻ đầy yêu thương: "Tôi thấy câu này rất đúng: "Một người phụ nữ giỏi không hẳn họ thành công trong sự nghiệp không mà họ là người biết cách giúp người đàn ông của mình tốt lên từng ngày". Vợ tôi không chọn đồng hành cùng tôi trong sự nghiệp vì Trâm còn có sự nghiệp riêng của mình và tôi rất tôn trọng. Nhưng đằng sau đó Trâm trao đổi cùng quản lý của tôi hỗ trợ tôi trong sự nghiệp một cách tốt nhất. Tôi thấy mình may mắn!". Kể từ năm 2016, Ngọc Trai và Ngọc Trâm quyết định về chung một nhà, cả hai đã thực hiện các thủ tục đăng ký kết hôn. Cho đến thời điểm hiện tại khi vợ chồng Ngọc Trai đã có hai nhóc tỳ đáng yêu "đủ nếp, đủ tẻ" Ngọc Trai và bã xã vẫn chưa có kế hoạch thực hiện một đám cưới mơ ước. Chia sẻ lý do chưa tổ chức đám cưới, Ngọc Trai cho biết: "Ở tuổi 33, tôi muốn mình làm nhiều hơn là hứa trước bất kỳ điều gì! Đám cưới là điều tôi muốn giữ lại cho những bất ngờ của tương lai". Ngọc Trai tuổi 33 được khán giả nhắc đến nhiều hơn với vai trò một ông bố bỉm sữa "nghiện con". Anh thường xuyên đăng tải những hình ảnh vui vẻ, những khoảnh khắc tràn ngập yêu thương bên các con và bà xã. Người ta nói, khi đàn ông làm cha là giây phút họ thực sự trưởng thành. Có lẽ câu này dành cho Ngọc Trai. Anh gọi sự xuất hiện của hai thiên thần "Búp – Bơ" như những ngôi sao chỉ lối cho mình. "Cuộc sống của tôi thay đổi tất cả kể từ khi làm bố của hai con. Ngày trước mình sống sao cũng được, ngông cuồng cũng được. Nhưng từ khi Búp - Bơ xuất hiện, mọi sự lựa chọn của tôi đều nghĩ đến vợ con đầu tiên. Tôi luôn sợ rằng, sự lựa chọn của mình sẽ ảnh hưởng đến gia đình. Tôi bắt đầu học cách trưởng thành cùng con, sai thì làm lại, thất bại thì bắt đầu lại. Không sao hết!", Ngọc Trai hạnh phúc nói. Hai lần vợ vượt cạn, Ngọc Trai đều ở bên đồng hành cùng vợ. "Quý Ròm" thừa nhận, lần đầu đón bé Bơ, anh không khỏi lóng ngóng và lo lắng. Lần thứ hai cùng vợ vào phòng sinh, Ngọc Trai cảm nhận được sự trưởng thành của một ông bố bỉm sữa "kinh nghiệm đầy mình": "Có nhiều sự khác biệt khi đón Búp và Bơ nhưng cảm xúc vẫn hạnh phúc ngập tràn như lần đầu tiên", Ngọc Trai cười nói. Ngọc Trai cho biết, ở thời điểm hiện tại điều anh ưu tiên nhất vẫn là gia đình. Anh dành mọi thứ tốt đẹp nhất để cùng con lớn lên, tuổi thơ các con bám víu cha mẹ chỉ vỏn vẹn đâu đó 5-10 năm. Ngọc Trai luôn cố gắng dành cho con tuổi thơ hạnh phúc nhất. Sao nam "Kính Vạn Hoa" cũng có những tiết lộ thú vị với Dân Việt về tính cách trái ngược của hai em bé: "Anh Búp thì ít nói nhưng quan sát nhiều, sau đó mới làm. Em Bơ thì lanh lẹ, ngoại giao tốt hơn anh Búp nhưng lại khá bướng bỉnh". Búp làm anh từ khi còn nhỏ tuổi, chính vì vậy mà vợ chồng Ngọc Trai luôn dành cho cả hai con những cử chỉ yêu thương, phân xử đúng sai không thiên vị để cả hai bé không cảm thấy thiệt thòi. Nam MC Các ông bố nói gì? cho hay, việc làm cha, làm mẹ là hành trình khó khăn và vất vả, nhưng trên con đường đó hai vợ chồng vẫn tìm được tiếng nói chung và cùng nhau thực hiện trách nhiệm nuôi dạy con: "Tôi và Trâm tính cách trái ngược nhau hoàn toàn nhưng thành ra trong nhà vừa có nhu, vừa có cương tuỳ lúc nên cuối cùng lại cân bằng", nam diễn viên tiết lộ. Ngọc Trai cũng ấp ủ kế hoạch đặc biệt, khi các con đã biết nói, anh sẽ cùng hai bé xem lại bộ phim Kính Vạn Hoa và quay video ghi lại phản ứng khi các con nhìn thấy hình ảnh một thời "ngố tàu" của bố: "Chính tôi cũng chưa xem lại hết các phần Kính Vạn Hoa và tôi muốn chờ các con sau này đủ lớn cùng xem với mình". Nhiều người đặt câu hỏi, liệu trong tương lai "Quý Ròm" có mong muốn các con theo chân cha đến với nghề diễn?. Ngọc Trai bật mí, trước đây anh không có định hướng gì cụ thể, nhưng ở hiện tại anh hoàn toàn tự tin rằng bên cạnh mình đã có những người đồng hành sẵn sàng giúp các con trong hành trình theo đuổi nghệ thuật, nếu đó là lựa chọn của con.
Dierama tysonii Dierama tysonii là một loài thực vật có hoa trong họ Diên vĩ Loài này được N E Br miêu tả khoa học đầu tiên năm 1929
Mollaj Mollaj là một xã trong quận Korçë thuộc hạt Korçë Albania Dân số năm 2005 là 3858 người
Pterotricha Pterotricha là một chi nhện trong họ Gnaphosidae
Teledapus dorcadioides Teledapus dorcadioides là một loài bọ cánh cứng trong họ Cerambycidae
Theo Daily Mail, đội bóng Hà Lan mới nhất yêu cầu nhận 84 triệu bảng cho Antony. Trước đó, con số này chỉ là 68 triệu bảng. Động thái này cho thấy ý định rõ ràng của Ajax, đó là giữ chân bằng được cầu thủ 22 tuổi. Đây thực tế là điều dễ hiểu bởi Ajax đã mất quá nhiều cầu thủ ở hè 2022, trong đó có 4 trụ cột gồm Lisandro Martinez, Sebastien Haller, Ryan Gravenberch và Nicolas Tagliafico. Nếu bán thêm Antony, đại diện Hà Lan hứa hẹn sẽ gặp vô vàn khó khăn. Với mức phí 84 triệu bảng, MU gần như sẽ từ bỏ Antony. Trước đó, họ đã "nâng lên hạ xuống" mãi mức giá 68 triệu bảng từ Ajax khi muốn một con số hợp lý hơn. Giờ đây, ngay đến yêu cầu cũ cũng không còn. Antony là một trong những mục tiêu mà Ten Hag muốn đưa về Man United hè này nhằm tái thiết CLB. Tính đến thời điểm này, Quỷ đỏ mới đưa về 3 tân binh gồm Lisandro Martinez, Tyrell Malacia và Christian Eriksen. Antony gia nhập Ajax từ Sao Paulo năm 2020. Anh nhanh chóng trở thành trụ cột của CLB với 78 lần ra sân, đóng góp 22 bàn cùng 20 đường kiến tạo. Antony hiện còn hợp đồng với Ajax đến năm 2025, và được trang Transfermarkt định giá 31,5 triệu bảng.
Leptocometes hispidus Leptocometes hispidus là một loài bọ cánh cứng trong họ Cerambycidae
Lathen Lathen là một đô thị thuộc huyện Emsland trong bang Niedersachsen Đức Đô thị này có diện tích 38 02 km² Tại đây có tuyến đường ray thử nghiệm tàu maglev Transrapid Xem thêm BULLET Tai nại tàu maglev Lathen năm 2006
Theo quan điểm người viết, quy định như vậy là vô lý, bất khả thi. Bởi các lý do sau đây: Thứ nhất, dưới gốc độ kinh doanh thương mại việc quy định về đối tượng phục vụ rõ ràng đây là quy định không hợp lý. Bởi mua bán, kinh doanh nếu đã là hàng hóa được phép lưu hành thì ai cũng có quyền mua, có quyền bán, chỉ trừ một số hàng hóa đặc biệt chẳng hạn như thuốc lá, rượu mạnh... chỉ bán cho người trên 18 tuổi mà thôi. Vì vậy, việc quy định này vừa gây khó khăn cho người bán và cả người mua. Thứ hai, việc đưa ra các quy định này sẽ "đẻ" thêm quy trình, thủ tục và tạo ra những "điểm nghẽn", rào cản trong môi trường kinh doanh. Đặc biệt, nếu những quy định này được thông qua sẽ cản trở, can thiệp vào hoạt động kinh doanh của người dân, doanh nghiệp làm xấu đi môi trường đầu tư, kinh doanh của đất nước. Trong khi cả hệ thống chính trị nỗ lực, thúc đẩy, cải thiện các tiêu chí, quy định nhằm hướng đến môi trường kinh doanh minh bạch, lành mạnh. Thứ ba, nếu như lý giải của đại diện cơ quan xây dựng dự thảo khi cho rằng: "Quy định khoảng cách 500m là nhằm đảm bảo tính tiện lợi, thuận tiện trong tiếp cận mua sắm của người tiêu dùng", "không nhằm mục đích xử phạt" thì việc đưa ra quy định này là không cần thiết, "bỗng dưng nhức đầu" thêm vì nó vô thưởng, vô phạt không đâu, vào đâu. Ngoài ra, quy định này lại rất khó thực hiện, thậm chí là bất khả thi. Bởi cửa hàng làm sao biết khách hàng đến từ đâu, khoảng cách bao xa? Nếu buộc khách hàng chứng minh thì họ chỉ có nước là mang theo Căn cước công dân hoặc thông tin về nơi cư trú!!! Vậy quá ư là vô lý lắm hay sao? Có thể khẳng định rằng, các văn bản quy phạm pháp luật mà không có tính quy phạm, bắt buộc thi hành thì tốt nhất không nên ban hành. Vấn đề quan trọng là cơ quan quản lý cần đơn giản hóa thủ tục, tạo ra môi trường kinh doanh thông thoáng, thuận lợi để doanh nghiệp có động lực đầu tư, kinh doanh. Theo đó, chỉ quy định cấm những khu vực không được mở cửa hàng tiện lợi, siêu thị hoặc khu vực cấm bán các mặt hàng nào đó như hàng hóa dễ cháy nổ, mất vệ sinh, hôi thối... có thể ảnh hưởng đến khu dân cư mà thôi. Đồng thời, thực hiện tốt chức năng kiểm tra, giám sát, nhất là khâu hậu kiểm để xử lý nghiêm các doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa kém chất lượng, gian lận, trốn thuế... ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường kinh doanh minh bạch, cạnh tranh lành mạnh.
Với khả năng ứng biến linh hoạt, nét diễn đầy cảm xúc, Duy Khánh xuất sắc giành về chiếc cúp của Ơn giời cậu đây rồi tuần này. Ở căn phòng số 2, Duy khánh phải đối diện với bộ đôi trưởng phòng Khả Như – Dương Lâm. Vào vai người thầy dạy làm giàu, Duy Khánh vượt qua các tình huống mà các trưởng phòng đưa ra khá dễ dàng. Tình huống được đẩy lên cao trào khi người mẹ nghèo khó, bán vé số của Duy Khánh xuất hiện. Sự thật về gia cảnh và người bố đang năm viện của thầy làm giàu khiến các học viên bức xúc vì bị Duy Khánh lừa gạt. Cuối cùng, Duy Khánh quyết định thú nhận mình không có kiến thức, kinh nghiệm, uy tín, gửi lời xin lỗi tới các học viên và hoàn trả toàn bộ số tiền mình đã nhận. Sự đang năng, hoạt ngôn, ứng biến nhanh nhẹn và nét diễn đầy cảm xúc của Duy Khánh khiến MC Đại Nghĩa cũng như khán giả vô cùng xúc động, giúp nam diễn viên giành về chiếc cúp tuần này. Căn phòng số 3 chào đón ca sĩ Chế Thanh với vai diễn một tướng quân rời xa chiến trận về sống cùng vợ Puka. Đang đắm chìm trong hạnh phúc bên vợ hiền, người hiền đệ Tự Long bất ngờ xuất hiện. Nghe Chế Thanh kể lại sự tình, Tự Long liền nghi ngờ chị dâu mình là hồ ly và dùng kính chiếu yêu để ả hiện nguyên hình. Sau khi đau đớn nhìn ra sự thật, Chế Thanh quyết định kết liễu người vợ hồ ly để cứu người em trai mình. Với kinh nghiệm sân khấu dày dạn, ca sĩ chế thanh không chỉ nhanh chóng xử lý tình huống mà còn khiến các trưởng phòng phải vất vả theo kịp sự ngẫu hứng của mình, trưởng phòng Tự Long còn phải thốt lên "Hôm nay bơi theo anh bọn em chết mất". Đến với căn phòng cuối cùng, nữ diễn viên Cao Thái Hà vào vai một "chuyên gia trị tiểu tam" thông minh, có đao bị đặt vào tình huống éo le khi tiểu tam phải trị lại chính là bạn thân Lâm Vỹ Dạ của mình. Nữ diễn viên ra sức khuyên can bạn mình và thẳng thắn phân tích "Mày có biết cướp chồng người khác là người không có đạo đức hay không?". Thế nhưng không những không khuyên ngăn được bạn mình, Cao Thái Hà sửng sốt khi bị Lâm Vỹ Dạ cho xem những bức ảnh cô thân mật với… chồng người khác và hỏi ngược lại "Xuất sắc chỗ nào, đạo đức chỗ nào mà dạy đời người ta?". Lúc này, Cao Thái Hà vẫn bình tĩnh giải thích những bức ảnh này được lấy từ bộ phim cô đóng trước đây. Chưa dừng lại ở đó, Cao Thái Hà còn bị một người vợ chính thất khác tố qua lại, gian díu với Hoàng Phi. Lúc này, Hoàng Phi cũng không ngần ngại bày tỏ "Hà, anh yêu em thật lòng, anh yêu em bằng cả trái tim của anh". Đến đây, Cao Thái Hà thẳng thừng từ chối "Anh là một thằng đàn ông hèn, ngày anh cua tôi anh nói anh không còn tình cảm với vợ nên tôi nghĩ tôi có thể tin tưởng ở anh, thì ra anh có thể bỏ vợ để nói lời yêu thương tôi thì một ngày nào đó anh cũng có thể bỏ tôi". Với khả năng ứng biến linh hoạt, nét diễn đầy cảm xúc, Duy Khánh xuất sắc giành về chiếc cúp của "Ơn giời cậu đây rồi" tuần này.
Mantes la Jolie tổng Tổng Mantes la Jolie là một tổng của Pháp tọa lạc tại tỉnh Yvelines trong vùng Île de France của Pháp Phân chia hành chính Tổng Mantes la Jolie có 1 xã BULLET Mantes la Jolie 43 672 dân thủ phủ của tổng
Lách tách Nepal Lách tách Nepal tên khoa học Alcippe nipalensis là một loài chim trong họ Leiothrichidae nhưng trước đây từng được xép trong họ Timaliidae hay Pellorneidae Loài này được Hodgson phân loại vào năm 1837 Tham khảo BULLET Collar N J Robson C 2007 Family Timaliidae Babblers pp 70 291 in del Hoyo J Elliott A Christie D A eds Handbook of the Birds of the World Vol 12 Picathartes to Tits and Chickadees Lynx Edicions Barcelona
Lugo Emilia Romagna Lugo là một đô thị tự quản và xã comune ở bắc vùng Emilia Romagna của Italia trong tỉnh Ravenna Đô thị này rộng 116 km2 dân số thời điểm giữa năm 2009 là 37 770 người Đô thị này có các đơn vị dân cư Ascensione Belricetto Bizzuno Ca di Lugo Campanile Chiesanuova Ciribella Giovecca Malcantone Passogatto San Bernardino San Lorenzo San Potito Santa Maria in Fabriago Torre Villa San Martino Viola Voltana Zagonara Nhân vật đáng chú ý BULLET Francesco Baracca 1888 1918 Phi công ách I chiến tranh thế giới BULLET Agostino Agustín Codazzi 1793 1859 chuyên gia vẽ bản đồ BULLET Giuseppe Compagnoni 1754 1833 BULLET Mario Lega cựu vô địch thế giới đua xe gắn máy BULLET Charles Ponzi 1882 1949 kẻ lừa đảo nổi tiếng BULLET Attilio Pratella 1856 1949 họa sĩ nổi tiếng BULLET Gioachino Rossini 1792 1868 nhà soạn nhạc BULLET Gian Ruggero Manzoni 1957 nhà văn họa sĩ BULLET Gregorio Ricci Curbastro 1853 1925 nhà toán học BULLET Francesco Balilla Pratella 1880 1955 nhà soạn nhạc BULLET Pierluigi Martini 1961 tay đua công thức I BULLET Fabio Taglioni 1920 2001 kỹ sư BULLET Daniela Poggiali 1972 Y tá bị bắt vì giết chết đến 38 bệnh nhân BULLET Cristian Zanzi 1972 cầu thủ bóng đá BULLET Lorenzo Baroni 1990 vận động viên đua xe máy
Nhà thờ chính tòa Uppsala Uppsala Cathedral là một nhà thờ chính tòa nằm giữa Hội trường Đại học của Đại học Uppsala và sông Fyris ở trung tâm Uppsala Thụy Điển Một nhà thờ của Nhà thờ Thụy Điển nhà thờ quốc gia theo truyền thống Lutheran Nhà thờ Uppsala là trụ sở của Tổng giám mục Uppsala linh trưởng của Thụy Điển Tổng giám mục hiện tại là Antje Jackelén và giám mục hiện tại là Karin Johannesson Nhà thờ có từ cuối thế kỷ 13 và ở độ cao đây là nhà thờ cao nhất ở các nước Bắc Âu Ban đầu được xây dựng theo Công giáo La Mã nó được sử dụng cho lễ đăng quang của quân vương Thụy Điển trong một thời gian dài sau Cải cách Tin lành Một số nhà nguyện của nó đã được chuyển đổi thành nhà của các vị vua của Thụy Điển bao gồm Gustav Vasa và John III Carl Linnaeus Olaus Rudbeck Emanuel Thụy Điển và một số tổng giám mục cũng được chôn cất tại đây Nhà thờ được thiết kế theo phong cách gothic Pháp bởi các kiến trúc sư người Pháp bao gồm Étienne de Bonneuil Nó ở dạng chữ thập được hình thành bởi nave và transept Hầu hết các cấu trúc được xây dựng từ năm 1272 đến 1420 nhưng phần phía tây chỉ được hoàn thành vào giữa thế kỷ 15 Tháp đôi được xây dựng ngay sau đó ở đầu phía tây của nhà thờ Các ngọn tháp cao đã được thêm vào sau đó nhưng sau một vụ hỏa hoạn vào năm 1702 chúng được Carl Hårleman trang trí vào năm 1735 Chúng được thiết kế lại hoàn toàn bởi Helgo Zetterwall người đã thực hiện những thay đổi đáng kể cho tòa nhà vào những năm 1880 Vật liệu xây dựng chính của nhà thờ là gạch nhưng các cột trụ và nhiều chi tiết là Đá vôi Gotland Các khung vòm được xây dựng theo kế hoạch ban đầu của thế kỷ 13 mặc dù một số trong số chúng đã được dựng lên vào khoảng năm 1440 Ngoài các tác phẩm nghệ thuật trong nhà nguyện tang lễ một số đồ đạc cũ của nhà thờ có thể được nhìn thấy trong Bảo tàng Kho bạc Năm 1702 nhiều tính năng đã bị phá hủy trong một trận hỏa hoạn lớn Trong công việc cải tạo được thực hiện vào những năm 1970 nhiều bức bích họa thời trung cổ đã được minh oan sau khi cuộc Cải cách được phát hiện và phục hồi
Nguyễn Hữu Hào Nguyễn Hữu Hào là một trong những nhân vật sau BULLET Nguyễn Hữu Hào là tướng chúa Nguyễn BULLET Nguyễn Hữu Hào điền chủ con rể Huyện Sỹ là thân phụ của Nam Phương hoàng hậu
Ở đó, Hazard không còn thừa cân như 3 mùa hè trước mà trông rất cân đối và khỏe mạnh. AS cho biết cầu thủ 31 tuổi dành cả kỳ nghỉ để tập luyện theo các bài tập của HLV thể lực Antonio Pintus. Mục đích của Hazard là để cải thiện thể chất và lấy lại cảm giác bóng tốt nhất. Ngôi sao người Bỉ từng phát biểu trước các CĐV Real Madrid ở cuối mùa giải 2021/22: "Mùa giải tới, tôi sẽ cải thiện và cống hiến tất cả cho các bạn". Việc Hazard đang rất nghiêm túc với lời nói của mình là tín hiệu khởi sắc cho các "Madridista". Cựu sao Chelsea từng thừa nhận tăng 5 kg ở giai đoạn này năm ngoái. Bản thân anh tiết lộ mình rất thèm ăn và ăn không ngừng nghỉ trong kỳ nghỉ sau mùa giải. Hazard thi đấu cho "Los Blancos" trong 3 mùa giải, nhưng chưa bao giờ thể hiện phong độ cao nhất của mình. Vị trí của chân sút 31 tuổi trong đội hình rất lung lay, do đó việc phải tập luyện chăm chỉ và ăn kiêng là rất cần thiết. Hiện tại, Hazard ít khả năng được chơi theo sở trường bởi vị trí tiền đạo cánh trái của Real Madrid đang nằm chắc trong tay Vinicius Jr. Thế nhưng HLV Carlo Ancelotti có thể sử dụng tuyển thủ Bỉ như một tiền đạo ảo để xoay tua với Benzema, nay đã 34 tuổi. Hazard gia nhập Real Madrid vào mùa hè năm 2019 với mức giá 100 triệu euro. Tuy nhiên, chấn thương liên miên khiến tiền đạo này chỉ có 66 lần ra sân, đóng góp 6 bàn thắng và 10 kiến tạo.
Thanh tra Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội vừa có kết luận thanh tra về việc thực hiện pháp luật bảo hiểm thất nghiệp tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương và Trung tâm Dịch vụ việc làm trực thuộc Sở này. Theo đó, qua thanh tra việc thực hiện pháp luật bảo hiểm thất nghiệp các năm 2020, 2021 và 2022, Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kết luận Trung tâm dịch vụ việc làm (Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương) đã tiếp nhận hơn 201.000 hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Sở này cũng ra các quyết định thực hiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp với tổng số tiền chi là 3.487 tỷ đồng. Trong số trên, có hơn 3.800 trường hợp được chi không đúng quy định với tổng số tiền chi sai là 21,1 tỷ đồng. Cơ quan thanh tra cũng chỉ rõ, hồ sơ của các trường hợp này thông báo về việc tìm kiếm việc làm không có nội dung theo quy định, thiếu toàn bộ thông tin đơn vị sử dụng lao động mà người lao động tìm kiếm việc làm. Đến nay, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương Trung tâm Dịch vụ việc làm mới chỉ thu hồi được 15 tỷ đồng. Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Bình Dương thu hồi số tiền còn lại trong thời hạn 45 ngày. Trước đó, ngày 18/7 vừa qua, Cơ quan ANĐT Bộ Công an đã khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Lê Minh Quốc Cường - cựu GĐ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương để điều tra về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
Hồi 13h ngày 2.7, vị trí tâm bão số 1 ở vào khoảng 21,2 độ vĩ bắc; 111,2 độ kinh đông, trên vùng biển phía Nam của tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), cách Quảng Ninh khoảng 350km về phía đông đông nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (118-133km/h), giật cấp 15. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 170km tính từ tâm bão. Dự báo trong 6 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng bắc tây bắc, mỗi giờ đi được 10-15km, đi vào đất liền phía tây nam tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) và suy yếu dần. Đến 19 giờ ngày 2.7, vị trí tâm bão ở khoảng 21,8 độ vĩ bắc; 110,7 độ kinh đông, trên khu vực phía đông bắc bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (75-102km/giờ), giật cấp 12. Trong 6 đến 24 giờ tiếp theo, bão số 1 di chuyển chủ yếu theo hướng tây bắc, mỗi giờ đi được 10-15km và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, sau tiếp tục suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực phía nam tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 39km/giờ). Vùng nguy hiểm do bão trên biển trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên) là phía bắc vĩ tuyến 19,5 độ vĩ bắc; từ kinh tuyến 107,5 đến 113,5 độ kinh đông. Toàn bộ tàu thuyền, khu nuôi trồng thủy, hải sản trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh và sóng lớn. Cấp độ rủi ro thiên tai là cấp 3. Vùng biển phía tây bắc khu vực bắc Biển Đông ngày hôm nay (2.7) còn có gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 11; sóng biển cao từ 5,0-7,0m, biển động dữ dội. Chiều và tối nay (2.7), khu vực huyện đảo Cô Tô, Bạch Long Vĩ gió mạnh dần lên cấp 6-7, giật cấp 9, sóng biển cao từ 2,0-4,0m, biển động mạnh; phía đông bắc vịnh Bắc Bộ có gió bão mạnh cấp 8-9, giật cấp 11, sóng biển cao từ 3,0-5,0m, biển động rất mạnh. Cảnh báo trong chiều và tối 2.7, sóng lớn kết hợp triều cường có thể gây sạt lở bờ biển, ngập úng ở vùng trũng, thấp ở khu vực ven biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Ninh Bình. Từ ngày mai (3.7) gió mạnh do bão giảm dần. Khu vực nam vịnh Bắc Bộ, vùng biển từ Quảng Trị đến Bình Thuận và khu vực giữa Biển Đông có gió tây nam mạnh cấp 6, giật cấp 7-8, sóng biển cao từ 2,0-4,0m, biển động. Từ chiều tối và đêm 2.7 đến ngày 3.7, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 1, phía đông Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến từ 40-80mm, riêng khu vực đông bắc có nơi trên 100mm. Từ ngày 4 - 7.7, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp, ở Bắc Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to.
Bảo tàng Vùng đất Wiśnicz ở Nowy Wiśnicz Bảo tàng Vùng đất Wiśnicz ở Nowy Wiśnicz tiếng Ba Lan Muzeum Ziemi Wiśnickiej w Nowym Wiśniczu là một bảo tàng tọa lạc tại số 13 Phố Zamkowa Nowy Wiśnicz Ba Lan Lược sử hình thành Bảo tàng Vùng đất Wiśnicz ở Nowy Wiśnicz nằm trong một tòa nhà được xây dựng vào năm 1863 trước đây là nơi đặt một bệnh viện dành cho người nghèo do Stanisław Lubomirski thành lập vào năm 1641 Năm 2002 tòa nhà này được cải tạo để trở thành trụ sở của Bảo tàng Bảo tàng cũng trông coi các địa danh sau ở Nowy Wiśnicz BULLET Phòng trưng bày Fr Stanisław Nowak BULLET Tháp chuông cổ là một phần của khu phức hợp nhà thờ ở giáo xứ Nowy Wiśnicz BULLET Phòng trưng bày Fakt nằm ở tầng hầm của Tòa thị chính Nowy Wiśnicz Triển lãm Bảo tàng Vùng đất Wiśnicz ở Nowy Wiśnicz hiện trưng bày những kỷ vật lịch sử tài liệu sách và các thứ khác liên quan đến khu vực và Chiến tranh thế giới thứ hai và các bộ sưu tập nghệ thuật của các nghệ sĩ gắn liền với vùng đất Wiśnicz bao gồm Stanisław Klimowski Fr Stanisław Nowak Jan Stasiniewicz hội họa Marian Rojek tranh dân gian và Czesław Dźwigaj điêu khắc thiết kế tượng đài huy chương thiết kế kính màu Ngoài ra Bảo tàng còn trưng bày các tác phẩm của Nikifor Krynicki Giờ mở cửa Bảo tàng Vùng đất Wiśnicz ở Nowy Wiśnicz hoạt động quanh năm mở cửa tất cả các ngày trong tuần trừ thứ Hai trong mùa du lịch từ tháng Năm đến tháng Mười và mở cửa từ thứ Ba đến thứ Bảy trong các tháng còn lại Khách tham quan phải trả phí vào cửa
Chiến dịch Mùa Xuân 1975 Chiến dịch mùa Xuân năm 1975 hay Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam là những cuộc tấn công quân sự cuối cùng của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam trong Chiến tranh Việt Nam Chiến dịch bắt đầu từ ngày 4 tháng 3 và kết thúc ngày 30 tháng 4 năm 1975 Ngoài Trận Phước Long được coi là trận đánh trinh sát chiến lược cuộc Tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân 1975 gồm ba chiến dịch lớn liên tiếp nhau 1 Chiến dịch Tây Nguyên 4 24 tháng 3 2 Chiến dịch Giải phóng Huế Đà Nẵng 21 29 tháng 3 3 Chiến dịch Hồ Chí Minh 26 30 tháng 4 Đồng thời cùng trong thời gian này còn có những chiến dịch nhỏ hơn diễn ra trên những địa bàn quân sự chiến lược như Long Khánh Xuân Lộc Trường Sa và các đảo trên Biển Đông các trận đánh trên các tuyến phòng thủ từ xa của Quân lực Việt Nam Cộng hòa như Tây Ninh An Lộc Dầu Tiếng Phan Rang Ninh Thuận Những chiến dịch trên được thực hiện sau khi Hoa Kỳ đã rút quân viễn chinh khỏi Việt Nam chỉ còn duy trì viện trợ và lực lượng cố vấn Cán cân lực lượng đã nghiêng sang phía lực lượng Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam Kết quả thắng lợi quân sự của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam trong chiến dịch này đã dẫn đến sự kiện 30 tháng 4 năm 1975 kết thúc Chiến tranh Việt Nam Lực lượng các bên Các đơn vị chủ lực của Quân Giải phóng miền Nam BULLET Quân đoàn 1 Binh đoàn Quyết Thắng tham gia giai đoạn cuối chiến dịch gồm các sư đoàn bộ binh 312 390 sư đoàn phòng không 367 lữ đoàn 202 tăng thiết giáp trung đoàn pháo binh 45 Lữ đoàn công binh 299 trung đoàn thông tin BULLET Quân đoàn 2 Binh đoàn Hương Giang tham gia từ đầu chiến dịch gồm các sư đoàn bộ binh 304 325 324 sư đoàn phòng không 673 lữ đoàn xe tăng 203 lữ đoàn pháo binh 164 trung đoàn đặc công 116 trung đoàn thông tin BULLET Quân đoàn 3 Binh đoàn Tây Nguyên tham gia từ đầu chiến dịch gồm các sư đoàn bộ binh 2 10 316 320A trung đoàn xe tăng 273 các trung đoàn pháo binh 40 và 575 trung đoàn đặc công 198 các trung đoàn phòng không 232 234 và 593 các trung đoàn công binh 7 và 576 trung đoàn thông tin BULLET Quân đoàn 4 Binh đoàn Cửu Long tham gia từ đầu chiến dịch gồm các sư đoàn bộ binh 5 7 9 các trung đoàn pháo binh 24 trung đoàn đặc công 429 trung đoàn phòng không 71 trung đoàn công binh 25 trung đoàn thông tin trung đoàn 26 tăng thiết giáp Quân đoàn này trước khi đánh Xuân Lộc có tổng quân số 35 112 người trong đó quân số trực tiếp chiến đấu 29 034 người BULLET Đoàn 232 tham gia giai đoạn cuối chiến dịch gồm sư đoàn bộ binh Phước Long 3 trung đoàn chủ lực khu VIII 2 trung đoàn chủ lực khu IX BULLET Các trung đoàn không quân vận tải 918 và 919 BULLET Các hải đoàn 124 125 126 Hải quân Các quân khu và Đoàn 559 BULLET Sư đoàn 3 Sao Vàng Khu V BULLET Sư đoàn 341 Quân khu IV BULLET Sư đoàn 6 quân khu VII BULLET Sư đoàn 8 quân khu VIII BULLET Sư đoàn đặc công chính ủy Lê Bá Ước BULLET Trung đoàn bộ binh 271 Quân khu IV BULLET Trung đoàn bộ binh 46 Quân khu III BULLET Trung đoàn An ninh vũ trang thuộc Bộ tư lệnh Miền BULLET Lữ đoàn 316 Biệt động Sài Gòn BULLET 2 sư đoàn ô tô vận tải 471 571 BULLET 3 trung công binh 472 473 565 BULLET 4 trung đoàn cao xạ BULLET 3 trung đoàn đường ống xăng dầu BULLET Lữ đoàn hải quân đánh bộ 171 chiến đấu tại các đảo trên vịnh Thái Lan BULLET Lữ đoàn Hải quân đánh bộ 126 chiến đấu tại Trường Sa BULLET Lữ đoàn hải quân vận tải 125 chiến đấu tại Trường Sa BULLET Đoàn 559 Binh đoàn Trường Sơn gồm BULLET Sư đoàn 968 Đoàn 559 BULLET Sư đoàn phòng không 377 Đoàn 559 BULLET Trung công binh 470 BULLET 2 trung đoàn cao xạ độc lập BULLET 1 trung đoàn vệ binh BULLET 1 trung đoàn đường ống xăng dầu BULLET 2 trung đoàn thông tin liên lạc Quá trình chuẩn bị cho chiến dịch Theo một số hãng thông tấn phương Tây Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam tính đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 kể cả các sư đoàn phòng thủ miền Bắc không tham gia chiến đấu trực tiếp gồm 23 sư đoàn bộ binh và các lực lượng Trong 2 năm 1973 1974 tại miền Bắc đã có 242 023 thanh niên nhập ngũ Đến đầu năm 1975 các lực lượng trên đường Trường Sơn đã mở được 5 560 km đường mới các loại gần bằng nửa độ dài các con đường đã mở trong 8 năm trước đưa chiều dài của hệ thống đường vận tải và hành quân dọc dãy Trường Sơn lên 16 790 km trong đó có 6 810 km đường trục dọc 4 980 km đường ngang và 5 000 km đường vòng tránh Từ đầu năm 1973 đến 4 1975 đã vận chuyển trên 823 146 tấn hàng hoá các loại gấp 1 6 lần khối lượng vận chuyển của 13 năm trước đó trong đó giao cho các chiến trường 364 524 tấn gấp 2 6 lần khối lượng vận chuyển của 13 năm trước đó Trong hơn 2 năm 1973 đến 4 1975 quân Giải phóng đã tổ chức cho 411 161 lượt người có 25 989 cán bộ dân chính đảng hành quân vào miền Nam riêng từ tháng 11 1974 đến 4 1975 đã đưa vào chiến trường hơn 232 000 người Về trang bị trong 2 năm 1973 1974 đã vận chuyển vào miền Nam 149 đoàn binh khí kỹ thuật với 269 khẩu pháo mặt đất 974 pháo cao xạ 457 xe tăng và xe bọc thép đưa 219 380 thương bệnh binh ra miền Bắc điều trị Trong quá trình Tổng tiến công và nổi dậy ngành Hậu cần đã vận chuyển nhiều quân đoàn sư đoàn và lực lượng binh khí kỹ thuật vận chuyển vào các chiến trường 46 892 tấn đạn và 93 540 tấn xăng dầu tạo nên lượng dự trữ gần 260 000 tấn vật chất trên các chiến trường cứu chữa cho 15 999 thương binh thu trên 360 000 tấn chiến lợi phẩm Theo tướng Võ Nguyên Giáp thì khi tuyển quân tham gia chiến dịch đã có những khó khăn gay gắt bởi số lính nhập ngũ đã chiếm quá nửa số nam thanh niên từ 18 25 tuổi còn lại trong cả nước Dù đường Trường Sơn đã yên tĩnh hoàn toàn thì miền Bắc cũng không còn nhiều nhân lực để đưa vào nam nữa Kế hoạch động viên năm 1975 lên đến 108 000 người tăng 50 so với 1973 và 1974 tuy là cao nhưng rất cần thiết và ngay trong 2 tháng đầu năm 1975 phải bổ sung nhanh chóng 57 000 người Ông yêu cầu bất kỳ tình huống nào cũng phải đủ quân tham chiến ở miền Nam nên dù có phải tuyển thêm ở độ tuổi 26 30 và kể cả khu vực học sinh sinh viên và cán bộ công nhân viên Nhà nước cũng phải làm Vũ khí và trang thiết bị quân sự BULLET Lực lượng xe tăng thiết giáp của Quân Giải phóng huy động cho chiến dịch là 320 xe tăng 250 xe bọc thép gồm các loại xe tăng T 34 T 54 pháo tự hành ZSU 57 2 SU 100 của Liên Xô xe tăng lội nước PT 76 của Ba Lan các loại xe thiết giáp BTR 40 50 60 152 của Liên Xô xe tăng chủ lực kiểu 59 xe tăng hạng nhẹ kiểu 63 của Trung Quốc Ngoài ra còn có 679 xe ô tô các loại BULLET Pháo binh yểm hộ mặt đất là 88 khẩu pháo cỡ lớn gồm các loại pháo nòng dài 130 mm 122 mm và 85 mm lựu pháo 105 mm 1 561 pháo cỡ nhỏ súng cối hoặc súng chống tăng không giật ĐKZ gồm các loại súng cối các cỡ nòng 120 mm 81 mm DKZ cỡ nòng 82 mm hoặc 73 mm các dàn pháo phản lực H 12 BM 13 và BM 14 BULLET Lực lượng phòng không được trang bị một vài hệ thống tên lửa SAM 2 343 pháo phòng không các loại gồm các cỡ 100 mm 85 mm 57 mm và 37 mm Các đơn vị bộ binh có súng máy phòng không các cỡ 14 5 mm và 12 7 mm một số đơn vị có thêm tên lửa vác vai Strela 2 để chống máy bay tầm thấp BULLET Không quân tham gia giai đoạn cuối được trang bị 6 máy bay A 37 chiếm được của Quân lực Việt Nam Cộng Hoà tại các sân bay Đà Nẵng và Thành Sơn BULLET Hải quân có một số tàu phóng lôi tàu tuần duyên cỡ nhỏ tàu vận tải và xuồng chiến đấu Đây là chiến dịch mà quân Giải phóng huy động lực lượng phương tiện và phương thức vận tải phục vụ chiến dịch với quy mô lớn nhất trong chiến tranh Riêng vận tải tuyến chiến lược đã sử dụng 3 400 xe cơ giới 32 tàu biển 310 toa xe lửa Ngoài ra đã sử dụng 2 000 phương tiện vận tải thủy của lực lượng Hải quân 17 000 xe ôtô của các quân khu quân chủng binh chủng quân đoàn và cơ quan nhà nước Vận tải chiến dịch sử dụng gần 4 000 xe vận tải 656 ghe xuồng canô và 300 xe bò gần 2 000 xe đạp thồ hơn 63 000 dân công Sự ủng hộ của người dân miền Nam Đến đầu năm 1975 số lượng dân quân tự vệ và du kích tại miền Nam đã đạt tới 296 984 người trong đó có 83 953 người trực tiếp tham gia chiến đấu Trước ngày Tổng tấn công và nổi dậy phong trào đấu tranh chính trị của công nhân học sinh sinh viên các tổ chức hòa bình đòi chấm dứt chiến tranh đòi Thiệu từ chức nổ ra ở tất cả các thành phố lớn diễn ra dưới nhiều hình thức kết hợp bí mật với công khai và bán công khai hợp pháp và bán hợp pháp đã tập hợp ngày càng nhiều quần chúng ủng hộ quân Giải phóng đẩy chính quyền Sài Gòn vào thế lúng túng hoang mang bị động Các hạt nhân chính trị ở vùng ven và nội đô các thành phố được tích cực xây dựng với hàng chục vạn quần chúng có tổ chức sẵn sàng nổi dậy Từ vùng rừng núi đến nông thôn đồng bằng và đô thị trong nông dân công nhân tín đồ các tôn giáo lực lượng trí thức sinh viên học sinh đều thành lập cơ quan chỉ huy kháng chiến và nổi dậy tổ chức học tập chính trị phân công nhiệm vụ theo phương án kết hợp tổng tiến công và nổi dậy như biểu tình đấu tranh trinh sát dẫn đường tiếp tế lương thực thực phẩm may cờ Cộng hòa miền Nam Việt Nam làm công tác binh vận và xuống đường phối hợp với các mũi tiến công quân sự giải phóng địa bàn Cùng với đẩy mạnh hoạt động của lực lượng vũ trang địa phương nhằm diệt những binh lính Việt Nam Cộng hòa còn cố chống cự phá vòng vây khống chế và phá rã phòng vệ dân sự công tác binh vận cũng được tăng cường nhằm tranh thủ lôi kéo binh lính nhân viên các phe phái trong nội bộ Việt Nam Cộng hòa mở rộng mặt trận đoàn kết cô lập những kẻ còn ngoan cố góp phần đánh sập ý chí chiến đấu sức phản kháng của Quân lực Việt Nam Cộng hòa tạo thêm thế và lực cho Quân Giải phóng và người dân vùng khác tiến hành tổng công kích hạn chế bớt đổ máu Trên chiến trường miền Nam khắp các tỉnh thành phố nhân dân miền Nam đã bao bọc cho Quân Giải phóng tổ chức đào hầm bí mật để bảo vệ cán bộ cất giấu vũ khí cùng Quân Giải phóng vận động lính Việt Nam Cộng hòa không đi càn Đặc biệt để huy động lực lượng đến mức cao nhất hàng vạn cán bộ được điều động để tăng cường cho thành phố Sài Gòn Gia Định và các địa bàn ven đô Riêng ở Quân khu 9 trong nửa đầu tháng 4 1975 đã có hơn 9 000 thanh niên gia nhập quân Giải phóng đưa tổng số tiểu đoàn quân chủ lực của quân khu từ 14 lên 23 tiểu đoàn Quân khu 8 tuyển hơn 5 000 thanh niên thành lập thêm 7 tiểu đoàn chủ lực Nhiều tỉnh phát triển từ 3 lên 6 tiểu đoàn Lực lượng khởi nghĩa được tổ chức thành đại đội tiểu đoàn với số lượng hơn 10 000 nam nữ thanh niên xung phong Cuối chiến dịch ở một số địa bàn mà đơn vị hành chính cũ đã đầu hàng thanh niên địa phương đã bắt liên lạc gia nhập Quân Giải phóng Chính sự đồng lòng ủng hộ của nhân dân là động lực mạnh mẽ để quân Giải phóng quyết tâm mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 Nhân dân địa phương đã vác những bó cây và dỡ nhà mình ra lót đường cho xe tăng và pháo của Quân Giải phóng vượt qua Nhân dân đã dẫn đường cho các mũi đột kích của Quân Giải phóng đánh chiếm nhiều mục tiêu khác nhau trên chiến trường miền Nam Trong ngày 30 tháng 4 năm 1975 những nơi chưa có bộ đội tiếp quản thì nhân dân chủ yếu là công nhân sinh viên học sinh tiếp quản tạm thời Chiến thắng trong Tổng tấn công và nổi dậy có phần đóng góp to lớn của nhân dân hai miền Nam Bắc Bố trí binh lực của Quân Giải phóng miền Nam Tại Miền Nam Ngoài 5 đơn vị cấp quân đoàn lần lượt được thành lập từ năm 1974 đến trước chiến dịch Hồ Chí Minh có vai trò tác chiến chủ đạo tại các mặt trận chính các đơn vị quân địa phương thuộc các mặt trận và các khu ở miền Nam được bố trí như sau Ngoài Quân đoàn 2 Binh đoàn Hương Giang bố trí tại đây trên địa bàn còn có các đơn vị sau BULLET Trung đoàn bộ binh 4 BULLET Trung đoàn bộ binh 6 BULLET Trung đoàn đặc công 126 BULLET Trung đoàn pháo binh 16 Ngoài Quân đoàn 3 Binh đoàn Tây Nguyên trên địa bàn còn có các đơn vị sau đây BULLET Trung đoàn bộ binh 25 BULLET Trung đoàn bộ binh 28 BULLET Trung đoàn bộ binh 95D BULLET Sư đoàn bộ binh 2 chủ lực khu BULLET Trung đoàn bộ binh 93 chủ lực khu BULLET Trung đoàn bộ binh 94 chủ lực khu BULLET Trung đoàn bộ binh 96 chủ lực khu BULLET Trung đoàn bộ binh 271 Quân khu IV tăng cường BULLET Trung đoàn bộ binh 46 Quân khu III tăng cường BULLET Trung đoàn pháo binh 572 BULLET Trung đoàn pháo binh 576 BULLET Trung đoàn tăng thiết giáp 574 BULLET Trung đoàn phòng không 573 BULLET Trung đoàn công binh 83 Ngoài các đơn vị của Quân đoàn 4 Binh đoàn Cửu Long trên địa bàn còn có BULLET Khối chủ lực miền BULLET Sư đoàn bộ binh Phước Long thành lập tháng 2 năm 1975 từ các đơn vị thuộc C30B BULLET Sư đoàn đặc công 2 BULLET Lữ đoàn đặc công 316 BULLET Khối chủ lực khu 6 BULLET Trung đoàn bộ binh 812 BULLET Tiểu đoàn pháo binh 130 BULLET Tiểu đoàn đặc công 200C BULLET Khối chủ lực khu 7 BULLET Sư đoàn bộ binh 6 BULLET Trung đoàn bộ binh 16 BULLET Trung đoàn bộ binh 271B Ngoài các đơn vị của Đoàn 235 trên địa bàn còn có BULLET Sư đoàn bộ binh 8 chủ lực Khu 8 BULLET Sư đoàn bộ binh 4 chủ lực Khu 9 BULLET Trung đoàn bộ binh 88 chủ lực Khu 8 BULLET Trung đoàn bộ binh 1 Đoàn Đồng Tháp chủ lực Khu 8 BULLET Trung đoàn bộ binh 2 Đoàn U Minh chủ lực Khu 9 BULLET Trung đoàn bộ binh 3 chủ lực Khu 9 BULLET Trung đoàn đặc công 8 thuộc Khu 8 BULLET Trung đoàn pháo binh 6 thuộc Khu 9 Khu vực Sài Gòn Gia Định T 4 BULLET Trung đoàn bộ binh 1 Đoàn Gia Định 1 BULLET Trung đoàn bộ binh 2 Đoàn Gia Định 2 BULLET Sư đoàn 968 Đoàn 559 BULLET Sư đoàn phòng không 377 Đoàn 559 BULLET Các Sư đoàn công binh 472 473 565 BULLET 4 trung đoàn cao xạ BULLET 2 sư đoàn ô tô vận tải BULLET 3 trung đoàn đường ống xăng dầu Tại Miền Bắc Lực lượng dự bị chiến lược BULLET Quân đoàn 1 Binh đoàn Quyết Thắng vào Nam tham gia giai đoạn cuối Chiến dịch Hồ Chí Minh gồm các sư đoàn bộ binh 312 320B sư đoàn phòng không 367 lữ đoàn xe tăng 202 trung đoàn pháo binh 45 Lữ đoàn công binh 299 trung đoàn thông tin Riêng Sư đoàn 308 không tham chiến mà ở lại bảo vệ miền Bắc đề phòng Hoa Kỳ đổ quân tấn công BULLET Sư đoàn bộ binh 338 BULLET Sư đoàn bộ binh 350 BULLET Sư đoàn phòng không 361 ở Hà Nội BULLET Sư đoàn phòng không 363 ở Hải Phòng BULLET Sư đoàn phòng không 365 ở Nghệ An Hà Tĩnh BULLET 4 trung đoàn không quân tiêm kích BULLET 3 trung đoàn và 1 tiểu đoàn radar cảnh giới không phận BULLET 2 trung đoàn pháo tầm xa bảo vệ bờ biển BULLET 4 hải đội tàu phóng lôi và tuần duyên Hoa Kỳ và Quân lực Việt Nam Cộng hòa Binh lực Ở thời điểm năm 1975 Hoa Kỳ đã rút quân viễn chinh về nước Tuy rút hết quân trên danh nghĩa nhưng trong thực tế Hoa Kỳ vẫn duy trì Văn phòng Tùy viên Quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam với hàng ngàn nhân viện quân sự tại miền Nam Việt Nam dưới danh nghĩa cố vấn để tham gia chỉ huy tác chiến vận chuyển vũ khí điều phối các hoạt động quân sự và thu thập các thông tin tình báo Về Quân lực Việt Nam Cộng hòa BULLET Tổng quân số 1 351 000 quân gồm 495 000 quân chủ lực 475 000 quân địa phương 381 000 quân phòng vệ dân sự có vũ trang BULLET 13 sư đoàn bộ binh và binh chủng đặc biệt gồm Sư đoàn 1 Sư đoàn 2 Sư đoàn 3 Sư đoàn 5 Sư đoàn 7 Sư đoàn 9 Sư đoàn 21 Sư đoàn 18 Sư đoàn 22 Sư đoàn 23 Sư đoàn 25 Sư đoàn Dù Sư đoàn Thủy quân lục chiến BULLET Liên đoàn 81 biệt kích dù BULLET 18 liên đoàn biệt động quân BULLET 65 tiểu đoàn pháo binh BULLET 20 thiết đoàn 3 lữ đoàn và 57 chi đội xe tăng thiết giáp BULLET 6 sư đoàn không quân BULLET 5 hải đoàn và 4 giang đoàn Vũ khí và trang thiết bị quân sự BULLET Lục quân Quân lực Việt Nam Cộng hoà có 2 044 xe tăng xe thiết giáp trong đó có gồm 383 xe tăng M48 Patton 162 chiếc M 41 221 chiếc xe thiết giáp các loại như M 113 V 100 có 1 661 chiếc BULLET Pháo binh có 1 556 khẩu pháo cỡ lớn các cỡ 175mm 155 mm 105 mm 14 900 súng cối và hàng nghìn súng chống tăng không giật DKZ BULLET Không quân có 1 683 máy bay các loại gồm 699 trực thăng UH 1 61 trực thăng CH 47 61 cường kích cánh quạt A 1 202 cường kích phản lực A 37 129 tiêm kích phản lực F 5 30 máy bay vận tải C 130 52 vận tải C 47 62 máy bay trinh sát các loại RC 47 RC 119 và RF 5 167 máy bay quan sát liên lạc O 1 31 máy bay quan sát liên lạc O 2 89 máy bay liên lạc U 1 và U17 46 máy bay huấn luyện T 37 và T 41 BULLET Phòng không Quân lực Việt Nam Cộng hoà có 167 khẩu cao xạ cỡ nòng 40 mm BULLET Hải quân có 579 tàu chiến tàu chở quân tàu vận tải tàu vớt mìn tàu phóng lôi trên biển 1016 tàu xuồng chiến đấu vận tải vớt mìn trên sông Bố trí binh lực của Quân lực Việt Nam Cộng hoà Quân khu I Quân đoàn I Lực lượng mặt đất BULLET Các sư đoàn bộ binh 1 2 3 mỗi sư đoàn được tăng phái 1 thiết đoàn kỵ binh 4 7 11 và 4 tiểu đoàn pháo BULLET Các liên đoàn biệt động quân 11 12 14 15 BULLET Các thiết đoàn kỵ binh trực thuộc quân đoàn 17 18 20 BULLET 3 tiểu đoàn pháo binh trực thuộc quân đoàn trang bị pháo M 107 và pháo 155 mm BULLET 3 tiểu đoàn phòng không trang bị pháo cao xạ 40 mm BULLET 4 tiểu đoàn biệt kích thám báo BULLET 8 liên đoàn bảo an gồm 50 tiểu đoàn BULLET 4 đại đội cảnh sát dã chiến BULLET 2 liên đoàn công binh 8 xây dựng và 10 chiến đấu BULLET Sư đoàn không quân 1 gồm 5 phi đoàn chiến đấu 6 phi đoàn trực thăng 1 phi đoàn vận tải và 1 phi đoàn trinh sát có căn cứ tại Đà Nẵng BULLET Bộ chỉ huy vùng 1 hải quân có 6 duyên đoàn trực thuộc Quân khu II Quân đoàn 2 Lực lượng mặt đất BULLET Các sư đoàn bộ binh 22 và 23 ngoài 3 đến 4 trung đoàn bộ binh mỗi sư đoàn còn có 1 thiết đoàn kỵ binh 3 22 14 23 và 4 tiểu đoàn pháo binh BULLET Các liên đoàn biệt động quân 21 22 23 24 26 của quân khu 4 6 của Bộ Tổng tham mưu tăng phái BULLET Lữ đoàn kỵ binh thiết giáp số 2 gồm 3 thiết đoàn 8 19 21 BULLET 6 tiểu đoàn pháo binh trực thuộc quân đoàn BULLET 2 tiểu đoàn pháo phòng không 40 mm BULLET 4 liên đoàn bảo an BULLET 2 tiểu đoàn và 4 đại đội cảnh sát quân cảnh BULLET 16 đại đội cảnh sát dã chiến BULLET Các sư đoàn không quân 2 căn cứ tại Phù Cát Pleiku và 6 căn cứ tại Nha trang Phan Rang gồm 9 phi đoàn chiến đấu 6 phi đoàn trực thăng và 4 phi đoàn trinh sát huấn luyện Bộ chỉ huy vùng 2 hải quân có 6 duyên đoàn và 1 hải đội duyên phòng Quân khu III Quân đoàn III Lực lượng mặt đất BULLET Các sư đoàn bộ binh 5 18 và 25 mỗi sư đoàn còn có 1 thiết đoàn kị binh 1 5 10 và 4 tiểu đoàn pháo binh BULLET Các liên đoàn biệt động quân 31 32 và 33 BULLET Lữ đoàn kỵ binh 3 gồm thiết đoàn xe tăng 22 và thiết đoàn kỵ binh 15 BULLET Chiến đoàn biệt kích thám báo số 1 BULLET 4 tiểu đoàn pháo binh trực thuộc quân đoàn BULLET 1 tiểu đoàn cao xạ phòng không 40 mm BULLET 5 liên đoàn bảo an BULLET 4 tiểu đoàn và 5 đại đội quân cảnh BULLET 33 đại đội cảnh sát dã chiến BULLET 2 liên đoàn công binh 5 xây dựng và 30 chiến đấu BULLET 2 liên đoàn thông tin Không quân BULLET Các sư đoàn không quân 3 tại Biên Hoà và 5 tại Tân Sơn Nhất gồm 5 phi đoàn chiến đấu 7 phi đoàn trực thăng 4 phi đoàn vận tải và 2 phi đoàn trinh sát huấn luyện Hải quân BULLET Hạm đội trung ương gồm 7 tàu tuần dương và khu trục 7 tàu hộ tống hơn 100 tàu nổi khác BULLET 4 hải đoàn tuần duyên và 3 hải đội duyên phòng BULLET 4 liên giang đoàn và 6 giang đoàn độc lập Quân khu IV Quân đoàn IV Lực lượng mặt đất BULLET Các sư đoàn bộ binh 7 9 21 ngoài các trung đoàn bộ binh mỗi sư đoàn còn có một thiết đoàn kỵ binh 2 6 9 và 4 tiểu đoàn pháo binh BULLET Lữ đoàn kị binh số 4 gồm các thiết đoàn 12 và 16 BULLET 3 tiểu đoàn pháo binh trực thuộc quân đoàn BULLET Các liên đoàn công binh 7 xây dựng và 20 chiến đấu BULLET 10 liên đoàn bảo an BULLET 5 tiểu đoàn và 1 đại đội quân cảnh BULLET 20 đại đội cảnh sát dã chiến Không quân BULLET Sư đoàn 4 không quân gồm 3 phi đoàn chiến đấu 6 phi đoàn trực thăng 2 phi đoàn huấn luyện căn cứ đặt tại Bình Thủy Cần Thơ và Trà Nóc Sóc Trăng Hải quân BULLET 4 hải đoàn tuần duyên BULLET 2 hải đội duyên phòng BULLET 3 liên giang đoàn đặc nhiệm thủy bộ BULLET 7 liên giang đoàn đặc nhiệm tuần tra BULLET 7 giang đoàn xung kích Biệt khu thủ đô Bộ tư lệnh Biệt khu thủ đô gồm các đơn vị BULLET Lữ đoàn an ninh thủ đô gồm 3 tiểu đoàn BULLET 2 tiểu đoàn quân cảnh BULLET 11 tiểu đoàn bảo an BULLET 2 tiểu đoàn công vụ Các đảo ở ven biển miền Trung Trường Sa Côn Đảo Phú Quốc BULLET 1 tiểu đoàn thủy quân lục chiến BULLET 1 tiểu đoàn bộ binh BULLET một số đơn vị hỏa lực BULLET 4 hải đội tuần duyên 1 tàu tuần dương 2 tàu hộ tống 4 tàu đổ bộ loại LCU thay phiên tăng phái từ đất liền Ý đồ mục tiêu quân sự chính trị của các bên Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam Việt Nam Tháng 4 năm 1974 Hội nghị lần thứ 21 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã có Nghị quyết 21 yêu cầu các cơ quan chiến lược giúp Tổng Quân uỷ chuẩn bị chủ trương và những giải pháp lớn về quân sự trong đó tập trung xây dựng Kế hoạch chiến lược giải phóng miền Nam Cuối tháng 8 năm 1974 Trung ương Cục miền Nam và Quân uỷ miền cũng gửi ra Hà Nội bản Kế hoạch tác chiến mùa khô 1974 1975 với dự kiến giải phóng miền Nam trong 2 năm 1975 1976 Nội dung kế hoạch này cũng được bổ sung vào dự thảo kế hoạch của Quân uỷ Trung ương Bản kế hoạch sau nhiều lần bổ sung sửa đổi đã được Trung tướng Lê Trọng Tấn Phó Tổng Tham mưu trưởng trình bày tại Hội nghị ngày 30 tháng 9 năm 1974 giữa Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương họp tại Hà Nội Bản dự thảo kế hoạch chiến lược vạch ra các bước các đợt hoạt động quân sự các hướng chiến lược và nhiệm vụ cụ thể của từng chiến trường dự định hoàn thành trong 2 năm 1975 1976 BULLET Bước 1 1975 Kế hoạch dự kiến phát động một cách bất ngờ các hoạt động quân sự trên phạm vi toàn bộ chiến trường miền Nam với ba đợt BULLET Bước 2 1976 Tiến hành tổng tiến công kết hợp với tổng khởi nghĩa giải phóng hoàn toàn miền Nam Việt Nam dựa vào thời cơ có thể xuất hiện trong những giai đoạn sau BULLET Phương châm hành động là tiến công với cường độ tăng dần từ nhỏ đến lớn hạn chế chiến tranh trong phạm vi chiến trường miền Nam Việt Nam thăm dò và theo dõi phản ứng và tái can thiệp của Hoa Kỳ sẵn sàng đối phó với các hành động phản ứng quyết liệt của Hoa Kỳ bằng không quân và hải quân kể cả bằng lực lượng phản ứng nhanh trên bộ khai thác khả năng nổi dậy của dân chúng tại các vùng đặc biệt là Sài Gòn Gia Định Các ý kiến bổ sung của Lê Duẩn Trường Chinh Võ Nguyên Giáp vào bản kế hoạch cũng chỉ rõ Mặc dù các năm 1975 và 1976 đều quan trọng nhưng năm 1975 là năm bản lề tạo điều kiện quyết định để năm 1976 đạt mục tiêu cuối cùng Nếu thời cơ đến vào năm 1975 thì lập tức tiến hành tổng tấn công giải phóng hoàn toàn miền Nam trong năm 1975 Mọi thành viên bộ chính trị của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Trung ương Cục miền Nam Việt Nam đều nhất trí rằng Mỹ đã rút thì khó quay lại nếu đánh bằng không quân cũng không thể cứu nổi VNCH Họ đã giành được quyền chủ động chiến trường tạo thế chiến lược vững chắc Lực lượng quân sự dự trữ vật chất được tăng cường hệ thống đường chiến lược chiến dịch đang hoàn chỉnh Ở các đô thị phong trào đấu tranh đòi lật đổ Thiệu đang phát triển Vai trò của Mặt trận giải phóng được nâng cao VNCH đã suy yếu nghiêm trọng toàn diện và họ khẳng định Ở miền nam ta quân Giải phóng Miền Nam đã mạnh hơn địch chỉ quân đội Sài Gòn Những khó khăn của Quân Giải phóng miền Nam Dù tương quan lực lượng đã thuận lợi hơn nhưng Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam Việt Nam vẫn gặp phải nhiều khó khăn Mặc dù Quân Giải phóng miền Nam biết họ đã giành được thế chủ động chiến lược ở miền Nam Việt Nam kế hoạch ban đầu của Bộ Tổng Tham mưu vẫn khá thận trọng bởi quân Giải phóng vẫn đang phải đương đầu với một số vấn đề nghiêm trọng Nếu cứ tấn công dồn dập họ sẽ đứng trước nguy cơ bại trận khi hết đạn bị đối phương phản kích So với đối phương họ vẫn kém xa về trang bị hạng nặng đặc biệt về xe tăng thiết giáp và đại bác điều kiện cần để tấn công vào các căn cứ ở cấp sư đoàn và trung đoàn vốn được trang bị rất đầy đủ do Hoa Kỳ cấp cho quân đội Sài Gòn Viện trợ quân sự của Liên Xô và Trung Quốc đặc biệt ở danh mục vũ khí tấn công xe tăng và đại bác đã giảm đáng kể từ sau Hiệp định Paris 1973 Trong 2 năm 1973 1974 VNDCCH chỉ nhận được 330 triệu USD viện trợ chỉ bằng 19 giai đoạn 1971 1972 Trong khi đó dù bị cắt giảm so với trước nhưng Việt Nam Cộng hòa vẫn nhận được 2 65 tỷ USD viện trợ từ Hoa Kỳ tức là nhiều gấp 8 lần so với đối phương Đầu năm 1975 khi biết VNDCCH chuẩn bị đánh lớn ở miền nam Trung Quốc đã dừng viện trợ quân sự Do thiếu về trang bị nhiều đơn vị pháo binh của Quân Giải phóng nhất là ở miền Nam vẫn chỉ được trang bị súng cối hạng nhẹ súng không giật DKZ hoặc súng chống tăng vác vai B 40 Ở địa bàn hoạt động của Văn phòng Trung ương cục Miền Nam tức là nửa phía nam của đất nước bảy sư đoàn bộ binh số 3 4 5 6 7 8 và 9 và khung quân đoàn 4 chỉ được yểm trợ bởi năm tiểu đoàn pháo hai trong số đó trang bị pháo lấy được của Mỹ nhưng còn rất ít đạn và ba tiểu đoàn tăng thiết giáp thiếu tổ lái Cho đến năm 1974 toàn bộ kho đạn pháo và đạn tăng của Quân Giải phóng bao gồm tất cả đạn dược của cả các đơn vị chiến đấu ở chiến trường lẫn của các kho dự trữ chiến lược tổng cộng chỉ được 100 000 viên không đủ để đánh lớn quá 2 tháng Tình hình đạn dược nghiêm trọng tới mức các chỉ huy pháo binh phải thay pháo lớn ở một số đơn vị bằng các khẩu sơn pháo lỗi thời 76 2mm và 57mm lấy từ kho ra Trong khi đó quân đội VNCH dù bị giảm viện trợ song vẫn có dự trữ vật tư chiến tranh dồi dào do Mỹ cung cấp lên tới 1 930 000 tấn với hàng triệu viên đạn pháo Vì những vấn đề này Bộ Tổng Tham mưu Quân Giải phóng ban hành sắc lệnh rằng tất cả các vũ khí hạng nặng và đạn dược còn lại phải được sử dụng thật tiết kiệm để dành cho một đòn quyết định chỉ tiến hành khi trận cuối cùng diễn ra Kế hoạch 1975 chỉ cho phép dùng hơn 10 kho đạn tăng pháo còn lại của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam trong cả chiến dịch 1975 tức khoảng 10 000 viên 45 được phân phối cho chiến dịch 1976 phần còn lại để dự trữ Tuy nhiên trong Chiến dịch Đường 14 Phước Long Quân Giải phóng đã hoàn tất việc chiếm tỉnh Phước Long và thu được 17 000 viên đạn pháo Chiến lợi phẩm ngoài dự tính này làm các nhà chỉ huy Quân Giải phóng rất vui mừng 17 000 viên đạn pháo còn nhiều hơn cơ số đạn mà Bộ Tổng Tham mưu sử dụng trong suốt toàn chiến dịch Quân Giải phóng có thể kỳ vọng sẽ chiếm được thậm chí còn nhiều đạn dược hơn ở các căn cứ lớn hơn Do vậy kế hoạch tấn công năm 1975 đã được điều chỉnh theo hướng tăng thêm cường độ và tốc độ tiến công sẵn sàng đánh dứt điểm ngay trong năm 1975 kế hoạch ban đầu dự tính sẽ giành thắng lợi trong 2 năm 1975 1976 Trong quá trình diễn ra chiến dịch Quân Giải phóng rất tích cực sử dụng chiến lợi phẩm để khắc phục tình trạng thiếu đạn pháo Nhiều trung đoàn pháo của Quân Giải phóng và đã sử dụng tới 75 đạn pháo chiến lợi phẩm để chiến đấu như Trung đoàn Pháo binh 68 của Sư đoàn 3 Lữ đoàn 164 Quân đoàn 2 Trong chiến dịch Huế Đà Nẵng lực lượng pháo binh quân khu 5 đã sử dụng 79 số đạn pháo xe kéo chiến lợi phẩm Ngay trong chiến dịch Hồ Chí Minh Quân Giải phóng đã sử dụng 67 khẩu pháo 105mm 155mm cùng 14 515 viên đạn chiến lợi phẩm để đánh địch Sau này giới sử học phương Tây chủ yếu tìm hiểu xem tình trạng thiếu đạn dược trong quân đội VNCH tác động như thế nào đến sự sụp đổ của nó mà họ không biết rằng chính Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam còn chịu thiếu hụt nghiêm trọng hơn nhiều Sự sụp đổ nhanh chóng của quân VNCH thực tế không nằm ở hỏa lực mà theo đánh giá của Merle L Pribbenow thì Đòn tiêu diệt mạnh nhất chính là tâm lý choáng váng mà chiến lược tài ba và đầy bất ngờ của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã nện vào tổng tư lệnh Việt Nam Cộng hòa Phía Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hoà Trong giai đoạn 1973 1974 Mỹ dù rút quân nhưng vẫn tiếp tục viện trợ cho chính quyền Sài Gòn Mỹ để lại 250 000 tấn vũ khí bom đạn và 102 máy bay Từ ngày 29 tháng 1 năm 1973 đến ngày 30 tháng 12 năm 1974 Mỹ còn cung cấp thêm 694 máy bay 580 xe tăng 520 xe bọc thép 800 pháo 204 tàu xuồng chiến 1 550 000 tấn bom đạn và 2 530 000 tấn xăng dầu Nhờ lượng vũ khí dồi dào Việt Nam Cộng hòa cố gắng tăng cường kiểm soát lãnh thổ Ngày 28 tháng 1 năm 1973 Nguyễn Văn Thiệu đưa ra kế hoạch Tràn ngập lãnh thổ sau đó là Kiện toàn an ninh lãnh thổ đẩy mạnh Bình định đặc biệt Quân đội Việt Nam Cộng hòa huy động toàn bộ quân địa phương và 40 quân chủ lực tiến hành càn quét lấn chiếm Theo thống kê của quân Giải phóng trong thời gian từ ngày 28 tháng 1 năm 1973 đến 31 11 1974 Việt Nam Cộng hòa mở 58 082 cuộc càn quét ném hơn 17 vạn quả bom bắn hơn 6 triệu quả đạn pháo giết và làm bị thương hơn 26 500 dân thường buộc 1 6 triệu người di dời vào trong 333 khu tập trung dân trong đó có 163 khu mới lập sau ngày ký Hiệp định Paris Đầu tháng 8 năm 1974 tại Sài Gòn đã diễn ra phiên họp quan trọng của Hội đồng An ninh quốc gia Việt Nam Cộng hoà dưới sự chủ trì của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu Trung tướng Đặng Văn Quang phụ tá đặc biệt của Tổng thống đã trình bày bản Kế hoạch quân sự Lý Thường Kiệt 1975 do Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hoà soạn thảo Mục tiêu chiến lược của bản kế hoạch này không đề cập đến các hoạt động tấn công rộng rãi để tràn ngập lãnh thổ như các kế hoạch Lý Thường Kiệt 1973 và 1974 mà tập trung vào nhiệm vụ giữ vững những vùng chiếm đóng tiếp tục xoá các điểm da báo xoá các lõm của quân giải phóng miền Nam Một trong các nhiệm vụ lớn được bàn thảo là việc ngăn chặn tiếp tế của Quân Giải phóng từ miền Bắc vào miền Nam Ý kiến của Phó đô đốc Chung Tấn Cang tư lệnh Hải quân cho rằng tiếp liệu qua đường biển của đối phương gần như đã bị Hải quân Việt Nam Cộng hoà cắt đứt hoặc ít nhất cũng bị gián đoạn trong thời gian dài do đó khả năng đối phương đánh lớn trong năm 1975 là hạn chế Trung tướng Trần Văn Minh tư lệnh Không quân đưa ra những kết quả trinh sát đường không và cho biết đã có hàng chục vạn tấn tiếp liệu được đối phương đưa vào miền Nam qua hàng vạn km đường hành lang Đông và Tây Trường Sơn Hệ thống ống dẫn dầu đã vào đến Bến Giàng Quảng Nam và đang tiếp tục được nối qua Hạ Lào và Cao nguyên trung phần và đến địa đầu Quân khu III Như vậy nếu không đánh lớn trong năm 1975 họ sẽ đánh lớn vào năm sau Đối với Quân khu I Trung tướng Ngô Quang Trưởng cho rằng có hai vùng có thể trở nên nguy hiểm Ngô Quang Trưởng đề nghị bổ sung thêm quân tăng phái ngoài các sư đoàn dù và thuỷ quân lục chiến hiện có Đối với Quân khu II Thiếu tướng Phạm Văn Phú cũng yêu cầu cho giữ lại 3 liên đoàn biệt động quân do Bộ Tổng tham mưu đã tăng phái và nếu có thể thì tăng phái thêm với lý do địa bàn rộng dài khó kiểm soát lực lượng đối phương mạnh hơn năm 1972 và được tiếp tế đầy đủ Trung tướng Dư Quốc Đống cho rằng tình hình Quân khu III cũng không kém nguy hiểm vì đối phương đang có những lực lượng rất mạnh ở Lộc Ninh Tây Ninh Hậu Nghĩa Kiến Tường Rừng Sác Trong cuộc thảo luận này chỉ có tướng Nguyễn Khoa Nam tư lệnh Quân khu IV là không có ý kiến về phối trí lại lực lượng Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu phân tích hai khả năng về quân sự BULLET Một là đối phương sẽ duy trì cuộc chiến với cường độ tiệm tiến trên toàn lãnh thổ để đòi thi hành Hiệp định Paris Thật ra thì họ đã áp dụng các giải pháp này từ giữa năm 1974 phù hợp với nhu cầu và thực trạng của họ Khả năng này có thể tiếp diễn một thời gian nữa BULLET Hai là đối phương sẽ mở cuộc tấn công tổng lực để quyết định nhanh chiến cuộc Nhưng khả năng này là thấp vì đối phương còn phải để ý đến phản ứng của đồng minh Hoa Kỳ Nguyễn Văn Thiệu kết luận Đối phương có thể mở cuộc tấn công vào đầu sang năm với quy mô lớn hơn năm 1972 và kéo dài cả năm có thể chiếm Quảng Trị cô lập Huế Đà Nẵng lấy Kontum để gây áp lực với Pleiku lấy Tây Ninh làm thủ đô đồng thời đẩy mạnh hoạt động du kích ở đồng bằng sông Cửu Long Theo Đại tướng Cao Văn Viên Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cho rằng sẽ khó giữ được Vùng I nên chỉ thị rằng giữ được phần nào thì giữ nhưng phải giữ vùng duyên hải miền trung và Vùng II nếu có thể được vì tiềm năng dầu hoả ngoài khơi Ở Tây Nguyên thì Buôn Ma Thuột quan trọng hơn Kontum và Pleiku do tài nguyên dồi dào và dân số đông hơn hai vùng trên Nguyễn Văn Thiệu kết luận Phương án tốt nhất là giữ được Đà Nẵng nếu được cả Huế càng tốt Phương án thứ hai là lùi về Quảng Nam lấy Chu Lai làm căn cứ tiền tiêu Phương án thứ ba là lui về Tuy Hoà Ngoài các lý do về quân sự thuần túy một trong những lý do buộc Nguyễn Văn Thiệu phải tính đến khả năng thu hẹp vùng lãnh thổ là để tương xứng với viện trợ từ Hoa Kỳ bị cắt giảm từ hơn 1 tỷ USD xuống còn 700 triệu USD trong năm tài khoá 1975 Thực chất đây là cốt lõi của bản kế hoạch tái phối trí lại binh lực của Quân lực Việt Nam Cộng hoà do Đại tướng Cao Văn Viên đệ trình hồi tháng 1 năm 1974 nhưng đã bị Nguyễn Văn Thiệu gạt qua một bên Do không thể tự sản xuất vũ khí và phải nhập 100 từ bên ngoài khả năng chiến đấu của Quân lực Việt Nam Cộng hòa hoàn toàn phụ thuộc vào mức viện trợ của Mỹ Trong một tài liệu do tướng John Murray và Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa trình lên tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tháng 10 năm 1974 cũng chỉ rõ BULLET Nếu mức viện trợ quân sự là 1 4 tỷ USD thì có thể giữ được các vùng đông dân cư tại bốn vùng chiến thuật BULLET Nếu mức viện trợ xuống 1 1 tỷ USD thì có thể không giữ được Quân khu I BULLET Nếu mức Viện trợ còn 900 triệu USD thì khó giữ được Quân khu I Quân khu II và khó đương đầu với cuộc tổng tấn công của đối phương BULLET Nếu viện trợ chỉ còn 750 triệu USD thì chỉ có thể phòng thu một vài khu vực và sẽ khó mà đàm phán với đối phương BULLET Nếu viện trợ chỉ còn 600 triệu USD thì chỉ còn có thể giữ được Sài Gòn và vùng châu thổ sông Cửu Long Diễn biến quốc tế có liên quan đến Chiến dịch Mùa xuân 1975 Liên Xô và Trung Quốc Cũng vẫn như năm 1972 Liên bang Xô Viết hoàn toàn ủng hộ cuộc chiến đấu của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam Việt Nam về nguyên tắc Những thiệt hại vật chất của phía VNDCCH được bù đắp dần dần bằng những khoản viện trợ lớn Tuy nhiên tỷ lệ viện trợ kinh tế và viện trợ quân sự đã khác trước Theo ước tính của CIA trong 2 năm 1973 1974 VNDCCH nhận được từ Liên Xô và Trung Quốc khoản viện trợ trị giá 2 525 triệu USD trong đó có 730 triệu USD là viện trợ quân sự Tổng số viện trợ tuy cao hơn 2 năm 1971 1972 2 525 triệu USD 2 220 USD nhưng phần viện trợ quân sự chỉ bằng 68 3 so với 2 năm trước đó 730 triệu USD 1 065 triệu USD Còn theo thống kê của VNDCCH thì giá trị viện trợ quân sự mà họ nhận được thấp hơn nhiều so với con số mà CIA đưa ra Cụ thể trong 2 năm 1973 1974 họ nhận được 114 532 tấn viện trợ quân sự từ các nước XHCN chủ yếu là Liên Xô và Trung Quốc trị giá 339 355 353 rúp 330 triệu USD bằng 19 so với 2 năm 1971 1972 Để tăng cường năng lực hậu cần của mình VNDCCH đã tự tổ chức sản xuất vũ khí và phương tiện Điều này họ đã làm từ năm 1957 để giảm bớt phụ thuộc vào viện trợ Trong 3 năm 1973 đến 1975 VNDCCH đã tự sản xuất được 3 409 tấn vũ khí đạn dược 1 863 tấn phụ tùng xe máy và 26 074 tấn quân trang quân dụng khác Vừa dựa vào viện trợ vừa dựa vào sức mình đến giữa năm 1974 Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã xây dựng lại nền kinh tế của mình với tổng lượng bằng mức năm 1965 Về ngoại giao các đồng minh Liên Xô và Trung Quốc không còn nhiều ràng buộc với Hoa Kỳ như hồi năm 1972 và họ vẫn ủng hộ VNDCCH với những cách thức và mục tiêu khác nhau Trong khi Liên Xô công khai khuyến khích VNDCCH giải phóng miền Nam bằng chuyến đi thăm hữu nghị đến Hà Nội của Thứ trưởng Bộ quốc phòng đại tướng Victor Kulikov ngày 22 tháng 12 năm 1974 thì Trung Quốc không hẳn muốn VNDCCH sớm giành thắng lợi mặc dù họ biết đó là xu thế khó có thể đảo ngược Tháng 1 năm 1974 họ đã chiếm quần đảo Hoàng Sa từ tay Việt Nam Cộng hoà Theo đánh giá của Henry Kissinger người Trung Hoa không muốn có một nước Việt Nam thống nhất mạnh ở biên giới phía nam của họ và cả Trung Quốc lẫn Liên Xô đều không muốn Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam Việt Nam tăng cường chiến sự ở miền Nam Việt Nam Hoa Kỳ Về quân sự Hoa Kỳ tiếp tục có những động thái làm cho Việt Nam Cộng hoà tin rằng họ sẽ được hỗ trợ về hải quân Ngày 4 tháng 1 năm 1974 Hạm đội 7 hải quân Hoa Kỳ đã điều động một lực lượng tàu tuần dương và tàu khu trục đến vùng giữa biển Đông Tuy nhiên Mỹ đã từ chối cho Hải quân của mình yểm trợ Hải quân Việt Nam Cộng hòa khi Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa trong các ngày từ 17 đến 19 tháng 1 năm 1974 Về ngoại giao trong dịp thăm chính thức Hoa Kỳ của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hoà đã ra thông cáo chung San Clemente ngày 4 tháng 4 năm 1973 trong đó Hoa Kỳ cam kết ủng hộ Việt Nam Cộng hoà và chỉ công nhận Chính phủ Việt Nam Cộng hoà là chính phủ hợp pháp duy nhất ở miền Nam Việt Nam Ngày 9 tháng 8 năm 1974 Tổng thống Richard Nixon buộc phải từ chức sau vụ bê bối Watergate Phó tổng thống Gerald Ford kế nhiệm chức vụ Tổng thống và vẫn cam kết ủng hộ Việt Nam Cộng hoà nhưng với những giới hạn cho phép vì nền kinh tế Hoa Kỳ đang trong giai đoạn khó khăn sau cuộc khủng hoảng dầu lửa năm 1973 và phải tập trung viện trợ quân sự cho Israel khoảng 1 5 tỷ USD để giữ vững đồng minh chiến lược này ở Trung Đông Trong lá thư ngày 10 tháng 8 năm 1972 của Tổng thống Hoa Kỳ do phó đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn W J Lehman trao tận tay Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu ông Gerald Ford nhắc nhở Chính phủ Việt Nam Cộng hòa sử dụng viện trợ của Hoa Kỳ và các đồng minh một cách hữu hiệu hơn để có thể đưa lại một nền kinh tế tự túc trong vài năm tới Nếu như trong tài khoá 1972 1973 Việt Nam Cộng hoà còn nhận được 1 614 triệu USD thì đến tài khoá 1973 1974 Sài Gòn chỉ còn nhận được 1 026 triệu USD và đến tài khoá 1974 1975 thì chỉ còn 780 triệu USD Theo tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng đó là số viện trợ của Hoa Kỳ cho cả Việt Nam Cộng hoà Campuchia và Lào và đó cũng chỉ là con số trên giấy tờ Trên thực tế sau khi trừ đi các khoản của Campuchia và Lào số viện trợ Hoa Kỳ chỉ còn lại 313 triệu USD Số đô la mua được từ nguồn dịch vụ cho trụ sở các cơ quan Hoa Kỳ và các đồng minh cũng sụt giảm từ 300 400 triệu năm xuống còn 97 triệu năm 1974 Ở thời điểm 1974 1975 đối với Hoa Kỳ việc giải quyết khủng hoảng dầu lửa và vấn đề Trung Đông cùng với việc tái tạo trang bị cho đồng minh Israel sau khi họ thua trận trước đối thủ Ai Cập trên bán đảo Sinai tháng 10 năm 1973 là vấn đề quan trọng hơn so với việc viện trợ cho đồng minh Việt Nam Cộng hoà Mặt khác do những ràng buộc của Hiệp định Paris và không được sự ủng hộ cả hai viện của Quốc hội Hoa Kỳ nên khả năng can thiệp bằng quân sự ở Việt Nam của Chính phủ Hoa Kỳ là rất thấp Các nước khác và các tổ chức quốc tế Sau khi Quân đội Hoa Kỳ rút ra khỏi cuộc chiến Quân lực Việt Nam Cộng hòa không chỉ mất đi hỏa lực yểm hộ từ trên không dưới mặt đất và ngoài biển mà còn thiếu hụt một khoản ngân sách lớn do viện trợ bị cắt giảm Cuộc khủng hoảng dầu lửa thế giới năm 1973 đã chất thêm gánh nặng về chi phí nhiên liệu cho các hoạt động quân sự dù chỉ là giới hạn trong tập luyện bảo trì bảo dưỡng phương tiện quân sự theo quy định của Hiệp định Paris và các văn kiện kèm theo Cơ số đạn dược các loại được cấp giảm từ 50 đến 65 một nửa số chiến xa không thể ra khỏi căn cứ và khoảng 200 máy bay không thể cất cánh vì không đủ xăng dầu Giá cả tiêu dùng tăng từ 2 đến 4 lần đối với lương thực thực phẩm nhiên liệu và một số hàng tiêu dung thiết yếu đã ảnh hưởng lớn đến đời sống của dân chúng Để bù đắp thiếu hụt ngân sách và cân bằng cán cân thanh toán ngoài việc yêu cầu một số nghị sĩ dân biểu Hoa Kỳ khuyến cáo Quốc hội nương tay Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã phái tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng và một số quan chức khác tìm kiếm các nguồn kinh phí để ổn định tình hình kinh tế xã hội chi phí cho bộ máy chính quyền và duy trì lực lượng quân sự Tuy nhiên việc tìm vay từ các nguồn vốn khác ngoài Hoa Kỳ cũng khó khăn như việc thuyết phục Quốc hội Hoa Kỳ không cắt giảm viện trợ cho Việt Nam Cộng hoà Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng đã ví việc này với Cái nhục của kẻ đi cầu xin Sau chuyến đi không thành công của đại tướng Cao Văn Viên và tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng sang Hoa Kỳ tháng 5 năm 1974 với kết quả là sự cắt giảm 50 viện trợ Hoa Kỳ cho Việt Nam Cộng hoà và Tu chính án Kennedy cũng cấm sử dụng ngân sách riêng của Bộ Quốc phòng đề chi tiêu nhân danh các nước Đông Nam Á Chính quyền Việt Nam Cộng hoà phải tìm đến các nguồn tài chính ngoài Hoa Kỳ Trớ trêu thay những nguồn này hoặc không đủ thời gian để triển khai hoặc người lãnh đạo nó tỏ thái độ không hợp tác hoặc các nước cho vay có những điều kiện không nhằm chi tiêu cho quân sự kể cả trực tiếp và gián tiếp Tại Ngân hàng thế giới WB ông Nguyễn Tiến Hưng đã vấp phải thái độ thờ ơ và lãnh đạm của ngài chủ tịch Robert MacNamara nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ dưới thời Linden B Johnson Đối với Cộng hoà Pháp thì trở ngại chính là ODA của chính phủ với lãi suất thấp và dài hạn lại phải gắn với việc cho vay của ngân hàng tư nhân với lãi suất cao và ngắn hạn theo luật của Pháp Phía Pháp cũng yêu cầu phải sử dụng khoản vay ưu đãi này vào các công trình phúc lợi xã hội chứ không thể chi phí cho việc khác nhưng phía Việt Nam Cộng hoà không chịu nên khoản viện trợ 130 triệu fr Pháp bị đình lại Nhật bản cũng có thái độ tương tự Các nguồn viện trợ khác khá nhỏ và có khuynh hướng thiên về viện trợ nhân đạo Chỉ có Quốc vương Arab Saudi là có một thoả thuận đáng kể và bí mật về đầu tư dài hạn mấy trăm triệu USD vào thăm dò và khai thác dầu mỏ với lãi xuất nhẹ có thể vay bằng chính dầu mỏ cái mà VNCH đang thiếu khi nào có sản phẩm mới phải trả nợ Nhưng sự việc đang tiến triển thì ông này bị ám sát và hy vọng cuối cùng của phía Việt Nam Cộng hòa có được một ngân khoản vài trăm triệu USD để bổ sung và duy trì trang bị cho quân đội cũng tan vỡ Diễn biến chính tại các mặt trận Chiến dịch Đường 14 Phước Long Trận Phước Long chưa phải là trận mở màn cho Chiến dịch Mùa xuân 1975 nhưng nó có ý nghĩa rất quan trọng đối với chiến dịch này và được coi như một trận trinh sát chiến lược Ngoài mục tiêu đánh chiếm hoàn toàn một tỉnh không gần và không xa trung tâm chỉ huy QLVNCH cách Sài Gòn khoảng 120 km về phía Bắc cắt đứt điểm nối giữa Sài Gòn với Nam Tây Nguyên phía Bắc đông Nam Bộ và Đông Bắc Cam pu chia qua đường 331 và quốc lộ 14 đây còn là một hoạt động quân sự mạnh của phía Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Chính phủ Cách mạng Lam thời miền Nam Việt Nam nhằm thăm dò phản ứng của Hoa Kỳ cũng như khả năng ứng cứu phản kích giải tỏa của Quân lực Việt Nam Cộng hòa và khả năng giữ vững những vùng đã chiếm lĩnh của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam trước khi bước vào chiến dịch lớn Từ đêm 13 rạng ngày 14 tháng 12 đến ngày 26 tháng 12 năm 1974 lần lượt các chi khu quân sự Đức Phong Bố Đức Đôn Luân Đồng Xoài là những cứ điểm phòng ngự vòng ngoài của thị xã Phước Long bị tấn công và rơi vào tay Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam Từ sáng ngày 31 tháng 12 năm 1974 đến ngày 6 tháng 1 năm 1975 đến lượt quận lỵ Phước Bình và thị xã Phước Long bị Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam tấn công từ bốn phía đánh vào và đặc công Quân giải phóng từ trong đánh ra Các cứ điểm quan trọng như sân bay Long Bình trung tâm hành quân trận địa pháo lần lượt bị tràn ngập Quân lực Việt Nam Cộng hòa đồn trú tại đây tổ chức nhiều cuộc phản kích nhưng đều bị những lực lượng mạnh hơn của đối phương đẩy lùi Bộ tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa lệnh cho Quân đoàn III điều động Liên đoàn biệt kích dù số 81 đổ bộ đường không xuống tăng phái cho quân dồn trú tại Phước Long nhưng không xoay chuyển được tình hình Sau nhiều cố gắng đột phá vòng vây chỉ có 850 người trong số 5 400 quân nhân đủ loại của Quân lực Việt Nam Cộng hòa phòng thủ Phước Long rút ra hậu cứ an toàn Đối với phía Việt Nam Cộng hòa đây cũng là dịp để họ xem xét phản ứng của phía Hoa Kỳ theo lời cam kết sẽ hỗ trợ tối đa mà Tổng thống Gerald Ford đã hứa trong thư gửi Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ngày 10 tháng 8 năm 1974 và kiểm nghiệm khả năng tác chiến của mình nhưng kết quả đã không được như mong đợi Đại tá Phạm Bá Hoa phụ tá hành quân của đại tướng Cao Văn Viên nhận xét Có thể nói Phước Long là một đòn thử sức đôi bên và kết quả đã quá rõ ràng Ngay sau thất bại trong chiến dịch Đường 14 Phước Long tháng 2 1975 cố vấn Mỹ John Pilger đã tiên liệu chính xác rằng sự sụp đổ của Việt Nam Cộng hòa sẽ sớm diễn ra Ông viết Chiến dịch Tây Nguyên Từ tháng 2 năm 1974 mặt trận Tây Nguyên đã được Quân ủy trung ương và Bộ Tổng tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam dự kiến là hướng đột phá chủ yếu trong chiến lược giải phóng hoàn toàn miền Nam Việt Nam trong 2 năm 1975 1976 Dự kiến này được cụ thể hoá thành kế hoạch tác chiến ban hành kèm theo Nghị quyết của Đảng ủy Mặt trận Tây Nguyên B3 tháng 12 năm 1974 Thực hiện kế hoạch này từ ngày 4 đến ngày 9 tháng 3 năm 1975 các đơn vị thuộc Bộ tư lệnh B3 Quân Giải phóng tiến hành các hoạt động kiềm chế chủ lực Quân lực Việt Nam Cộng hòa tại Bắc Tây nguyên Pháo kích khu vực Pleiku Kon Tum trong 6 ngày cắt đứt đường 19 tại ba điểm ở cả phía Đông và Tây Pleiku đường 14 ở Ea H Le và đường 21 ở phía Đông Chư Cúc Các cứ điểm phòng ngự từ xa của Quân lực Việt Nam Cộng hòa lần lượt bị đánh chiếm Azun hạ đèo Thượng An ngày 4 tháng 3 Chư Sê ngày 7 tháng 3 Thuần Mẫn ngày 8 tháng 3 Núi Lửa Đức Lập ngày 9 tháng 3 Quân lực Việt Nam Cộng hòa sử dụng không vận đưa Liên đoàn 21 biệt động quân từ Pleiku về Buôn Ma Thuột Đơn vị này phối hợp với 2 tiểu đoàn của Trung đoàn 53 sư đoàn 23 QLVNCH hành quân lên Buôn Hồ để bảo vệ phía Bắc Buôn Ma Thuột nhưng không lấy lại được Đức Lập Đến chiều ngày 9 tháng 3 Buôn Ma Thuột đã hoàn toàn bị cô lập về đường bộ với các khu phòng thủ khác trên địa bàn Quân khu II Quân đoàn II QLVNCH 2 giờ sáng ngày 10 tháng 3 lực lượng bộ binh của các sư đoàn 10 và 316 Quân Giải phóng được tăng cường Trung đoàn 198 đặc công và trung đoàn tăng thiết giáp 273 dưới hỏa lực yểm hộ của hai trung đoàn pháo binh của các sư đoàn tấn công Buôn Ma Thuột Ngày 11 tháng 3 thị xã này thất thủ Ngày 12 tháng 3 Quân đoàn II QLVNCH điều động các trung đoàn bộ binh 44 45 sư đoàn 23 liên đoàn 21 biệt động quân và bộ phận còn lại của trung đoàn 53 với sự yểm hộ của sư đoàn 6 không quân phản kích nhằm tái chiếm Buôn Ma Thuột Cuộc phản kích không thu được kết quả do các trung đoàn 44 45 bị sư đoàn 320A QĐNDVN phản đột kích vào phía sau đội hình hành quân và cầm chân tại Cẩm Ga Thuần Mẫn trên đường 14 liên đoàn 21 biệt động quân và tiểu đoàn còn lại của Trung đoàn 53 bị các lực lượng của sư đoàn 10 và sự đoàn 316 đã đánh chiến Buôn Ma Thuột tấn công chính diện bao vây và tiêu diệt tại sân bay Hòa Bình Phụng Dực Ngày 17 tháng 3 những cố gắng cuối cùng để tái chiếm Buôn Ma Thuột của QLVNCH thất bại Sáng 14 tháng 3 tại Cam Ranh tổng thống Nguyễn Văn Thiệu lệnh cho trung tướng Phạm Văn Phú tư lệnh Quân đoàn II Quân khu II triệt thoái các lực lượng QLVNCH khỏi Tây Nguyên Do thời gian quá gấp gáp không giữ được bí mật hành quân tổ chức không chặt chẽ và sai lầm trong việc chọn đường rút quân phần lớn các lực lượng này bị các sư đoàn 320A 316 của Quân Giải phóng truy kích suốt dọc đường số 7 và bị tan rã và thiệt hại đến 75 quân số và phương tiện Kết thúc chiến dịch Tây Nguyên Quân lực Việt Nam Cộng hòa gần như mất toàn bộ địa bàn Tây Nguyên trừ tỉnh Lâm Đồng Quân đoàn II hầu như không còn binh lực trừ sư đoàn 6 không quân còn nguyên vẹn tại Phan Rang liên đoàn 6 biệt động quân và thiết đoàn 19 rút trước nên về được Tuy Hoà Nha Trang Chiến dịch này tạo nên bước ngoặt đánh dấu giai đoạn bắt đầu sụp đổ của Việt Nam Cộng hòa cùng với quân đội của họ Chiến dịch Huế Đà Nẵng Chiến dịch Huế Đà Nẵng được Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh Quân Giải phóng phát động ngày 5 tháng 3 gần như đồng thời với Chiến dịch Tây Nguyên Khi nhận thấy QLVNCH đang tan vỡ trên đường số 7 Quân Giải phóng liền chuyển ngay sang phương án thời cơ sử dụng Quân đoàn 2 Binh đoàn Hương Giang phối hợp với Quân khu Trị Thiên Quân khu 5 tiến công chiếm cố đô Huế và ngay sau đó là Đà Nẵng thành phố lớn thứ hai của miền Nam và là trung tâm quân sự chính trị kinh tế lớn nhất của Quân khu 1 Chiến dịch này được tổ chức rất nhanh chóng tiến hành theo chỉ thị từ xa và trực tiếp từ Bộ Tổng Tư lệnh tại Hà Nội vừa thông qua Bộ Tư lệnh chiến dịch vừa truyền đạt trực tiếp đến các đơn vị quân đoàn sư đoàn Quân Giải phóng tổ chức tấn công trong hành tiến vừa đánh vừa trinh sát chiến trường triệt để tận dụng sự rối loạn chỉ huy của QLVNCH để liên tục tăng cường các mũi đột kích sâu hợp vây các đơn vị của QLVNCH tại Quân khu I Việc Quân Giải phóng phát động tấn công gần như cùng lúc trên các mặt trận ở miền Nam đã làm cho Quân lực Việt Nam Cộng hòa không thể điều động các lực lượng trù bị chiến lược đi ứng cứu cho các địa bàn then chốt Sức tấn công liên tục của bộ binh với hỏa lực của mạnh của xe tăng và pháo binh Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam trong điều kiện ít bị uy hiếp từ trên không đã nhanh chóng đẩy các đơn vị QLVNCH vào thế bị động chống đỡ Sự rối loạn trong chỉ huy tác chiến các cấp của QLVNCH đã làm cho các đơn vị vốn thiện chiến và được trang bị tốt cũng không thể kháng cự lâu dài một cách có tổ chức Trong khi tình hình nguy ngập thì Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu lại ra lệnh rút các sư đoàn dù và thủy quân lục chiến ra khỏi Quân khu I nói là để bảo vệ các mục tiêu quan trọng hơn Việc điều quân này đã làm cho Quân đoàn I QLVNCH suy yếu Trung tướng Ngô Quang Trưởng tư lệnh Quân đoàn I lần lượt phải cho quân rút bỏ Quảng Trị sau đó đến Huế và ra lệnh tử thủ tại Đà Nẵng Quân Giải phóng đã nhanh chóng cơ động lực lượng cắt đứt giao thông trên bộ ở Bắc đèo Hải Vân hất các đơn vị cánh Bắc của Quân đoàn I QLVNCH chạy ra cửa biển Thuận An và Tư Hiền để chờ tàu hải quân đến cứu Cuộc tháo chạy đã diễn ra hoảng loạn vô tổ chức Các đơn vị QĐNDVN đã khóa chặt hai cửa biển này bằng pháo binh và bộ binh Những đơn vị QLVNCH thoát được lên tàu chạy vào đến Đà Nẵng cũng không còn là đơn vị chiến đấu nữa mà còn làm cho rối loạn thêm tình hình tại Đà Nẵng Các lực lượng còn lại bỏ vũ khí hoặc đầu hàng hoặc tan rã Ngày 26 tháng 3 quân Giải phóng kiểm soát hoàn toàn thành phố Huế Ngay sau khi chiếm cố đô Huế Quân Giải phóng hợp vây Đà Nẵng từ ba phía Tây Nam Bắc và bắt đầu tấn công ngay từ ngày 26 tháng 3 Thành phố hỗn loạn Quân lính rã ngũ từ Huế kéo vào trở thành một đám cướp bóc Sĩ quan và binh lính cùng với dân cố gắng thoát khỏi thành phố bằng tàu hải quân Phái bộ MAACV tại Sài Gòn thì lập một cầu hàng không để di tản người Mỹ và các đồng minh của họ Các tuyến phòng thủ của QLVNCH quanh Đà Nẵng lần lượt tan vỡ sau hai ngày giao chiến trong tuyệt vọng Các đơn vị Quân Giải phóng bỏ qua vòng ngoài nhanh chóng đánh chiếm trung tâm thành phố mà không gặp kháng cự nào đáng kể Ngày 29 tháng 3 Đà Nẵng thất thủ Tại đây khoảng 14 vạn sĩ quan binh lính QLVNCH đã đầu hàng Chiến dịch Huế Đà Nẵng kết thúc Cũng trong những ngày cuối tháng 3 đầu tháng 4 năm 1975 lần lượt các tỉnh thành phố ven biển miền trung gồm Quảng Ngãi Bình Định Phú Yên và Khánh Hòa bị bỏ lại QLVNCH gom tất cả các đơn vị còn lại của các quân đoàn quân khu I và II lập phòng tuyến ngăn chặn tại Phan Rang và giao cho Tư lệnh Quân đoàn 3 QLVNCH chỉ huy Kết thúc chiến dịch Quân Giải phóng đã chiếm được 14 tỉnh tại miền Nam Việt Nam với 50 đất đai và 40 dân số Phía trước họ đã là Đông Nam Bộ và Sài Gòn Sau hơn 01 tháng liên tục tổng tiến công và nổi dậy với 2 đòn tiến công chiến lược ở chiến trường Tây Nguyên và Huế Đà Nẵng quân Giải phóng đã kiểm soát được 16 tỉnh 05 thành phố cùng nhiều quận lỵ chi khu yếu khu quân sự Vùng giải phóng được mở rộng chiếm 3 4 đất đai và gần 1 2 dân số miền Nam Sau thắng lợi của chiến dịch Huế Đà Nẵng so sánh tương quan lực lượng 2 bên đã thay đổi nhanh chóng theo hướng có lợi cho quân Giải phóng Trong khi lực lượng của QLVNCH giảm mạnh thì lực lượng của quân Giải phóng lại tăng với tốc độ rất nhanh QLVNCH chỉ còn 464 000 quân Giải phóng tăng lên 530 000 trong đó quân chủ lực là 1 1 95 QLVNCH 235 000 quân Giải phóng 457 873 quân địa phương là 3 2 1 QLVNCH 229 800 quân Giải phóng 71 727 Chiến dịch Trường Sa và các đảo trên Biển Đông Quần đảo Trường Sa nằm ở phía Nam Biển Đông từ kinh tuyến 111 độ 30 phút Đông đến kinh tuyến 117 đô 20 phút Đông từ vĩ tuyến 6 độ 50 phút Bắc đến vĩ tuyến 12 độ Bắc cách bán đảo Cam Ranh 480 km cách đảo Hải Nam 1 150 km cách đảo Đài Loan 1 780 km Với hơn 100 đảo có diện tích đất nổi không quá 200 km vuông nhưng bao trùm diện tích mặt nước và các bãi đá ngầm có diện tích đến 180 000 km vuông đây là vùng đảo có vị trí địa chiến lược cực kỳ quan trọng Vào thời điểm đầu năm 1975 QLVNCH chiếm giữ 5 đảo trong số 11 đảo có người ở gồm Song Tử Tây Sơn Ca Nam Yết Sinh Tồn và Trường Sa Lớn Tổng số quân 160 người thuộc tiểu đoàn 371 địa phương quân tỉnh Phước Tuy Tuy số quân không đông nhưng lực lượng này được một tàu tuần dương và hai tàu hộ tống yểm hộ bằng hỏa lực hạm tàu lập thành vành đai phòng ngự cơ động trên biển xung quanh các đảo Ngoài ra còn có 4 tàu vận tải đậu tại các bãi để chuyển quân khi cần thiết Ngày 25 tháng 3 năm 1975 Quân ủy trung ương và Bộ Tổng tham mưu Quân Giải phóng có kiến nghị trình lãnh đạo Đảng và Nhà nước về việc đánh chiếm Trường Sa Ngày 30 tháng 3 Bộ tư lệnh Quân khu 5 được giao nhiệm vụ phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân lập kế hoạch và tổ chức đánh chiếm Trường Sa Ngày 10 tháng 4 năm 1975 dưới sự chỉ huy của trung tá Mai Năng các tàu vận tải 673 674 675 của Hải đoàn 125 chở các đơn vị thuộc Đoàn 126 đặc công hải quân tiểu đoàn 471 Quân khu 5 xuất phát từ quân cảng Đà Nẵng hướng về đảo Song Tử Tây mục tiêu tấn công đầu tiên Sau 20 ngày vừa hành quân vừa tổ chức chiến đấu hồi 9 giờ 30 ngày 29 tháng 4 năm 1975 Quân Giải phóng đã lần lượt làm chủ các đảo Song Tử Tây Sơn Ca Nam Yết Sinh Tồn Trường Sa lớn và một số đảo khác Cũng trong tháng tư các đảo ven biển miền Trung Côn Đảo cũng lần lượt rơi vào tay Quân Giải phóng trong các cuộc nổi dậy có sự phối hợp của lực lượng vũ trang địa phương Riêng tại đảo Phú Quốc và các đảo nhỏ trên vịnh Thái Lan thuộc chủ quyền của Việt Nam Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam phải dùng lực lượng quân sự mạnh để đánh đuổi quân Khmer đỏ lợi dụng sự suy yếu và tan rã của QLVNCH để chiếm đóng các đảo này Trên tuyến phòng thủ Phan Rang Xuân Lộc Để giữ được phần đất còn lại trong một kế hoạch được gọi là nỗ lực tối đa Quân lực Việt Nam Cộng hòa dồn mọi cố gắng cuối cùng của vào các tuyến phòng thủ Phan Rang tuyến phòng ngự từ xa và Xuân Lộc Long Khánh tuyến phòng ngự tử thủ Tại các tuyến phòng ngự này đều có một lực lượng lớn bộ binh không quân biệt động quân địa phương quân Một số tướng lĩnh QLVNCH như Lê Nguyên Khang phụ tá hành quân của Tổng tham mưu trưởng Nguyễn Văn Minh Tư lệnh biệt khu thủ đô không muốn giữ Phan Rang vì tuyến đó ở khá xa quân số đang thiếu trầm trọng trong một trận tuyến bị dàn mỏng rất dễ bị đánh từ bên sườn Theo các viên tướng này phương án tốt nhất hiện nay là bỏ Phan Rang và Tây Ninh dồn lực lượng về giữ vùng xung quanh Sài Gòn Tướng Nguyễn Văn Toàn Tư lệnh quân khu III được tổng thống Nguyễn Văn Thiệu hậu thuẫn cho rằng cần phải phòng thủ từ xa và lấy những nơi đó làm bàn đạp để phản kích chiếm lại một số vùng đã mất Đề nghị lấy Phan Rang làm tuyến phòng thủ từ xa của Nguyễn Văn Thiệu đã được tướng Fredrick C Weyand đang đi thị sát miền Nam Việt Nam ủng hộ Lý do của sự ủng hộ này là bản phúc trình lên Quốc hội Hoa Kỳ về một khoản viện trợ quân sự khẩn cấp 722 triệu đô la đang được bàn thảo Theo ông này QLVNCH ít nhất cũng phải một lần chiến đấu thắng một trận càng tốt nếu tiếp tục rút lui nữa sẽ làm mất phiếu ủng hộ của Quốc hội Hoa Kỳ Tuy nhiên đến ngày 16 tháng 4 tuyến phòng thủ Phan Rang bị Quân Giải phóng phá vỡ chỉ sau 24 giờ giao chiến Không chỉ có thế từ ngày 17 tháng 3 đến ngày 3 tháng 4 các tiền đồn của QLVNCH tại Tây Ninh An Lộc Dầu Tiếng Chơn Thành Định Quán lần lượt thất thủ QLVNCH tại mặt trận Xuân Lộc rơi vào thế hở cả ba sườn phía Bắc phía Tây và Tây Nam Chiến dịch Xuân Lộc Long Khánh bắt đầu từ ngày 9 tháng 4 giữa cụm quân mạnh nhất của QLVNCH gồm sư đoàn 18 bộ binh lữ đoàn dù số 1 lữ đoàn 3 thiết giáp chiến đoàn 52 sư đoàn 5 bộ binh liên đoàn 3 biệt động quân với Quân đoàn 4 Quân Giải phóng gồm 3 sư đoàn bộ binh 4 lữ đoàn pháo binh và phòng không 2 tiểu đoàn xe tăng 2 tiểu đoàn địa phương Long Khánh Đến ngày 11 tháng 4 QLVNCH tiếp tục tung vào mặt trận Xuân Lộc hai lữ đoàn dù một lữ đoàn thủy quân lục chiến một liên đoàn biệt động quân một trung đoàn bộ binh hai thiết đoàn xe tăng và tám tiểu đoàn pháo binh Đây là trận đánh dài ngày có tổ chức cuối cùng của quân đội Việt Nam Cộng hòa trong Chiến tranh Việt Nam QLVNCH đã tập trung tại đây 50 bộ binh 60 pháo binh hầu hết lực lượng xe tăng thiết giáp của Quân đoàn III và 1 2 lực lượng tổng trù bị chiến lược sử dụng không quân yểm trợ ở mức cao nhất trong đó có cả loại bom CBU 55 có sức tàn phá rất lớn Tuy nhiên Quân đoàn 4 Quân Giải phóng thay đổi chiến thuật để hạ Xuân Lộc bằng cách đánh vu hồi Ngày 21 tháng 4 cánh cửa thép Xuân Lộc bị tháo dỡ Quân Giải phóng đã có mặt ở cửa ngõ Sài Gòn Phần lớn các chiến đoàn của QLVNCH bị đánh tan riêng sư đoàn 18 rút lui về Biên Hòa cố thủ Ngay trước ngày bắt đầu trận Xuân Lộc phi công Nguyễn Thành Trung là người của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam cài vào hàng ngũ QLVNCH đã lái máy bay F 5E ném bom Dinh Độc Lập Sự kiện này càng làm nội bộ giới lãnh đạo Việt Nam Cộng hòa thêm rối loạn Thất bại tại mặt trận Xuân Lộc đã dẫn đến sự từ chức của Nguyễn Văn Thiệu vào ngày 21 tháng 4 năm 1975 sau 10 năm giữ ghế tổng thống Việt Nam Cộng hoà Phía Hoa Kỳ hy vọng với sự ra đi của Nguyễn Văn Thiệu Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Chính phủ Cách mạng Lam thời miền Nam Việt Nam sẽ chấp nhận một giải pháp chính trị Tuy nhiên điều đó đã không xảy ra Trong cuộc khủng hoảng Tổng thống Sài Gòn Nguyễn Văn Thiệu đã cố gắng lần cuối trước khi từ chức viết thư van nài Tổng thống Ford cho vay nợ vì tự do trong cơn tuyệt vọng Nguyễn Văn Thiệu không cần tính đến lãi suất vay nợ và đã đem cả tài nguyên đất nước ra thế chấp Tuy nhiên đề nghị vay nợ này bị Quốc hội Mỹ từ chối Do sức ép lớn từ các tướng dưới quyền như Trần Văn Đôn Cao Văn Viên thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn bộ trưởng kinh tế Nguyễn Văn Hảo Nguyễn Văn Thiệu từ chức vào ngày 21 tháng 4 năm 1975 Khi từ chức Nguyễn Văn Thiệu đã xuất hiện trên truyền hình phát biểu suốt 3 giờ đồng hồ để trách móc việc thoái thác trách nhiệm của chính phủ Mỹ Ông Thiệu đổ lỗi thất bại là do người Mỹ bằng những lời lẽ nửa oán giận nửa thách thức Ông Thiệu lên án thẳng Hoa Kỳ là một đồng minh vô nhân đạo với những hành động vô nhân đạo Cũng trong bài diễn văn từ chức Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố mạnh mẽ rằng dù từ chức ông ta sẽ tiếp tục sát cánh chiến đấu với binh sỹ Dù mất một tổng thống Nguyễn Văn Thiệu quân đội vẫn còn trung tướng Nguyễn Văn Thiệu đồng bào còn một chiến sĩ Nguyễn Văn Thiệu Tôi nguyện sẽ chiến đấu kề bên anh em chiến sĩ Nhưng những tuyên bố đó đã nhanh chóng bị Nguyễn Văn Thiệu vứt bỏ Chỉ 4 ngày sau Nguyễn Văn Thiệu đã bí mật lên máy bay thoát khỏi Sài Gòn vào đêm ngày 25 4 1975 Cuộc ra đi của Nguyễn Văn Thiệu diễn ra bí mật trong đêm tối dưới sự sắp đặt của Thomas Polgar chỉ huy trưởng CIA ở Sài Gòn Tin tức về cuộc chạy trốn của Nguyễn Văn Thiệu sớm lộ ra vào hôm sau Để tránh gây thêm hoảng loạn tổng thống tạm quyền Trần Văn Hương ký quyết định cử Nguyễn Văn Thiệu là đặc sứ của Việt Nam Cộng hòa đến Đài Bắc để phúng điếu Tưởng Giới Thạch dù thực ra Tưởng Giới Thạch đã chết từ trước đó 3 tuần Chiến dịch Hồ Chí Minh Để đảm bảo chắc thắng trong trận quyết chiến chiến lược cuối cùng Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đưa thêm Quân đoàn 1 Binh đoàn Quyết thắng gồm các sư đoàn 312 và 320B cơ động bằng đường biển và đường không vào chiến trường Sư đoàn 308 còn gọi là Sư đoàn Quân Tiên phong được để lại để bảo vệ miền Bắc Dù QLVNCH kháng cự mạnh ở Phan Rang Xuân Lộc khiến Quân Giải phóng chịu nhiều tổn thất song không ngăn được đà tiến công và thế thắng như chẻ tre Xung quanh Sài Gòn quân Giải phóng miền nam đã tập trung tất cả những lực lượng mạnh nhất của mình gồm 270 000 quân chủ lực và lực lượng vũ trang hình thành tại chỗ để chuẩn bị cho trận chiến quyết định được tin chắc là sẽ đem đến toàn thắng cho cuộc đấu tranh kéo dài 30 năm của đất nước Tại khu vực xung quanh Sài Gòn Quân Giải phóng đã có 13 đơn vị cấp sư đoàn và hàng chục đơn vị lữ đoàn trung đoàn độc lập của các binh chủng bộ binh pháo binh thiết giáp phòng không đặc công công binh Tất cả lực lượng này có quy mô tương đương một tập đoàn quân với bốn quân đoàn và một đơn vị tương đương quân đoàn binh đoàn 232 có hỏa lực yếu hơn các quân đoàn 1 2 3 4 được bố trí thành 5 hướng tấn công chính vào Sài Gòn Ngay từ ngày 14 tháng 4 năm 1975 Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam đã chính thức đặt tên cho chiến dịch này là Chiến dịch Hồ Chí Minh Chiến dịch Hồ Chí Minh diễn ra chỉ vẻn vẹn trong 4 ngày từ ngày 26 tháng 4 đến khi các đơn vị của Trung đoàn 66 Sư đoàn 304 và lữ đoàn xe tăng 203 Quân Giải phóng chiếm được Dinh Độc Lập và Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng không điều kiện vào trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975 17 giờ ngày 26 tháng 4 pháo binh tầm xa của Quân Giải phóng bố trí tại Hiếu Liêm Tân Phước Khánh Tân Phước Trung Mỹ Hạnh Việt Cần Nhơn Trạch đã bắn vào các mục tiêu Căn cứ quân sự Đồng Dù Căn cứ quân sự Bến Lức Căn cứ quân sự Long Thành trận địa pháo binh QLVNCH ở Thành Tuy Hạ Sân bay Tân Sơn Nhất Bộ Tổng tham mưu QLVNCH trong hơn một giờ Bộ binh Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam có xe tăng thiết giáp yểm hộ đồng loạt tiến quân trên hướng Đông và Đông Bắc Sài Gòn Đến ngày 27 tháng 4 tất cả các lực lượng ở các hướng còn lại cũng phát động tiến công Trên hướng Đông hồi 16 giờ cùng ngày căn cứ Nước Trong và chi khu quân sự Long Thành nằm trên đường số 15 thất thủ sau một ngày chống cự Đến trưa ngày 28 tháng 4 số quân còn lại của Sư đoàn 18 QLVNCH mặc dù có trong tay 26 khẩu pháo và một tiểu đoàn xe tăng mới được tăng phái nhưng dưới sức ép tấn công như gió lốc của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã phải bỏ chi khu quân sự Trảng Bom rút về Hố Nai Bộ Tổng tham mưu QLVNCH định lập tuyến trì hoãn chiến Long Bình Long Thành nhưng không thể thực hiện được vì đã mất Long Thành từ chiều hôm trước Bộ tư lệnh Quân đoàn III QLVNCH phải di tản khẩn cấp về Gò Vấp Sân bay Biên Hòa cũng bị bỏ ngỏ từ chiều 28 tháng 4 một số máy bay của sân bay này được đưa về Tân Sơn Nhất số bị bỏ lại lên đến hàng trăm chiếc Cũng trong ngày 28 tháng 4 sư đoàn 325 và các đơn vị địa phương Quân khu 7 của Quân Giải phóng chiếm lĩnh toàn bộ tỉnh Phước Tuy và thành phố Vũng Tàu Đến cuối ngày 28 tháng 4 Quân đoàn 2 đã bao vây Long Tân áp sát xa lộ Sài Gòn Biên Hòa ở hướng Đông Trên hướng Bắc Quân đoàn 4 đã chiếm Trảng Bom tấn công Biên Hoà Các chi đội đặc công phái đi trước của cánh quân này đã chiếm cầu Xa Lộ bắc qua Sông Sài Gòn Ở hướng Tây Nam Đoàn 232 cắt đứt quốc lộ số 4 mở thêm bàn đạp tấn công nội đô Sài Gòn Hướng Tây Bắc Quân đoàn 3 cắt đứt đường số 1B đi Phnompeng và đường số 22 đi Tây Ninh Hướng Bắc Quân đoàn 1 dã có mặt tại cửa ngõ Thủ Dầu Một Chiều ngày 28 tháng 4 ngay khi nhậm chức và tiếp tục kêu gọi đàm phán Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh yêu cầu người Mỹ ra đi Sài Gòn trở thành một vùng lãnh thổ cô độc của VNCH nằm cách đối phương không quá 30 km và thực sự đang ở trong tình thế chờ đợi đối phương bấm nút Và như để khẳng định điều đó 5 giờ 15 phút chiều 28 tháng 4 5 chiếc máy bay cường kích A 37 của Không lực Việt Nam Cộng hòa do những phi công của Không quân Nhân dân Việt Nam cùng một phi công Sài Gòn đầu hàng điều khiển đã ném bom sân bay Tân Sơn Nhất Người Mỹ hiểu rằng họ không thể di tản bằng máy bay có cánh cố định được nữa Ngày 29 tháng 4 cùng với việc lên Đài truyền hình quốc gia trực tiếp tuyên bố Chiến tranh Việt Nam đã kết thúc với người Mỹ Tổng thống Hoa Kỳ Gerald Ford phát động chiến dịch Gió lốc di tản khẩn cấp người Mỹ khỏi Sài Gòn bằng trực thăng trong vòng 24 giờ Để không gây các rắc rối với Hoa Kỳ tránh động chạm đến tự ái dân tộc của họ Quân Giải phóng dừng lại bên ngoài thành phố một ngày để cho người Mỹ di tản hết Trong các ngày 28 29 tháng 4 từ các tàu sân bay ngoài biển lính thủy đánh bộ Mỹ dùng trực thăng di tản người nước ngoài và một số người Việt đã từng cộng tác sâu sắc với họ Cuộc di tản đã diễn ra trong lộn xộn có rất nhiều người muốn ra đi nhưng không thể đáp ứng hết được Tại các điểm đỗ của trực thăng người ta chen chúc nhau đến mức hỗn loạn để kiếm được một chỗ trên máy bay Tại các điểm di tản này lính thủy đánh bộ Hoa Kỳ dùng báng súng để cản những người Việt Nam tuyệt vọng gây tắc nghẽn đường thoát và lính Việt Nam Cộng hòa nổ súng vào đám người Mỹ ra đi tạo nên một hình ảnh bi đát có ý nghĩa như một cột mốc đánh dấu chấm hết cho sự dính líu kéo dài 21 năm của Hoa Kỳ vào Việt Nam Lúc 4 giờ 45 phút sáng 30 tháng 4 Đại sứ Graham Martin và đoàn tùy tùng lên máy bay trực thăng rời Sài Gòn với bức điện Lady 09 đã lên không trung với Cottu 8 giờ sáng ngày 30 tháng 4 Quân Giải phóng tiến nhanh vào Sài Gòn và hầu như không gặp phải sức kháng cự lớn và có tổ chức nào Tổng thống Dương Văn Minh hạ lệnh đơn phương ngừng chiến sẵn sàng đón quân Giải phóng vào Sài Gòn để bàn giao chính quyền nhưng vị đại diện Quân Giải phóng miền Nam Việt Namcó mặt tại Dinh Độc lập lúc 11 giờ 30 phút đại uý Phạm Xuân Thệ đã tuyên bố rằng Các ông chẳng còn gì để bàn giao các ông phải đầu hàng vô điều kiện 11 giờ 45 phút 30 tháng 4 1975 các sĩ quan Quân đội giải phóng đưa Tổng thống Dương Văn Minh ra đài phát thanh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện Cuộc chiến tranh Việt Nam kéo dài 21 năm đã chấm dứt Giống như Chiến dịch Điện Biên Phủ trước đó 21 năm Chiến dịch Mùa Xuân 1975 cũng kết thúc thắng lợi sau 55 ngày đêm Kết quả Chiến dịch mùa Xuân năm 1975 là chiến dịch quân sự lớn nhất của Quân Giải phóng trong toàn bộ cuộc Chiến tranh Việt Nam đã kết thúc với thắng lợi quyết định Trong Chiến dịch Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ lực lượng chính quy địa phương cảnh sát của chế độ Việt Nam Cộng hòa Toàn bộ lực lượng cố vấn quân sự còn lại của Mỹ ở Việt Nam cũng phải lên máy bay rút chạy Kết quả của chiến dịch này là sự thống nhất độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ trên đất liền vùng trời vùng biển của Việt Nam sau hơn 100 năm bị nước ngoài xâm lược chiếm đóng và chia cắt Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam tổ chức thu giữ một số lượng vũ khí lên tới 5 tỷ USD thời giá 1975 bao gồm 550 xe tăng vài trăm xe thiết giáp 1 300 pháo trong đó có 80 khẩu pháo 175mm 250 khẩu 155mm gần 1 000 khẩu pháo 105mm 42 000 xe tải 12 000 súng cối gần 2 triệu vũ khí bộ binh trong đó có 47 000 súng phóng lựu M79 63 000 súng chống tăng M72 LAW 791 000 súng trường M16 48 000 bộ radio 130 000 tấn đạn dược 940 tàu thuyền các loại 877 máy bay và trực thăng bao gồm 51 chiếc F 5A chiếc 22 F 5E chiếc 113 A 37 36 chiếc A 1 36 chiếc AC 47 159 chiếc O 1 và O 2 40 chiếc C 119 36 AC 47 430 UH 1 và 36 CH 47 Nhận định Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam Quân đội Nhân dân Việt Nam BULLET Trong thời đại ngày nay khi các lực lượng cách mạng thế giới ở thế tiến công một dân tộc nước không rộng người không đông song đoàn kết chặt chẽ và đấu tranh kiên quyết dưới sự lãnh đạo của một đảng Mác Lê nin có đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn giương cao hai ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội được sự đồng tình ủng hộ và giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa các lực lượng cách mạng và nhân dân tiến bộ trên thế giới thì hoàn toàn có thể đánh thắng mọi thế lực đế quốc xâm lược dù đó là tên đế quốc đầu sỏ nghị quyết Đại hội lần thứ IV của Đảng cộng sản Việt Nam BULLET Toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975 đã đưa Việt Nam tới đỉnh cao của giải phóng dân tộc và uy tín của quốc tế Thắng lợi của Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ không chỉ là một tác nhân đưa đến những thay đổi rất quan trọng trong chiến lược của các nước lớn mà còn làm chuyển đổi cục diện chính trị khu vực Đông Nam Á Trần Quang Cơ BULLET Thắng lợi hoàn toàn và trọn vẹn của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mùa Xuân năm 1975 là một thắng lợi vĩ đại nhất hiển hách nhất trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta mở ra một kỷ nguyên mới đầy hứa hẹn cho Tổ quốc ta Văn Tiến Dũng BULLET Mùa Xuân năm 1975 quân và dân cả nước ta đã hái bó hoa Toàn Thắng tươi ngát sắc hương nở trong ánh hào quang chân lý Không có gì quý hơn độc lập tự do Từ chân trời đã ánh lên vừng dương sáng hồng như chân lý cách mạng và Mùa Xuân Đại thắng mà dân tộc ta đã sống Văn Tiến Dũng BULLET Quân đội Nhân dân Việt Nam ở cả miền Bắc và miền Nam như Chủ tịch Hồ Chí Minh nói là một quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng có tinh thần quyết chiến rất cao thông minh và sáng tạo Còn vị tướng dù có công lao lớn đến đâu cũng chỉ là giọt nước trong biển cả Chỉ có nhân dân Việt Nam là người đánh thắng Mỹ Võ Nguyên Giáp BULLET Giữa chúng ta không có kẻ thua người thắng mà chỉ có dân tộc Việt Nam chúng ta chiến thắng đế quốc Mỹ Thượng tướng Trần Văn Trà Tư lệnh quân quản Sài Gòn nói với Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh Quan chức Hoa Kỳ BULLET Đó là một cuộc chiến tranh chiến tranh Việt Nam lâu dài và khó khăn mà chúng ta đã thua Thất bại độc nhất của lịch sử Hoa Kỳ chắc sẽ không báo trước sức mạnh bá chủ toàn cầu của nước Mỹ đã chấm dứt Nhưng Ai không học được gì ở lịch sử bắt buộc sẽ phải lặp lại sai lầm trong lịch sử Tom Polgar nhân viên cao cấp tòa Đại sứ Mỹ ở Việt Nam BULLET Hà Nội chỉ chiến đấu với một lẽ duy nhất đó là lòng yêu nước của họ Và một nước Việt Nam thống nhất dưới sự lãnh đạo của những người cộng sản Việt Nam chiến thắng vào năm 1975 chính là mối đe dọa chiến lược to lớn đối với Trung Quốc còn hơn đối với Mỹ Henry Kissinger BULLET Khi Việt Nam Cộng hoà sắp sụp đổ ngày 9 4 1975 Henry Kissinger đã nguyền rủa Sao chúng Việt Nam Cộng hoà không chết phứt cho rồi Điều tệ hại nhất có thể xảy ra là chúng cứ sống dai dẳng hoài Sử gia Hoa Kỳ BULLET Không còn nghi ngờ gì nữa đối với các ý đồ của Bắc Việt Nam Họ sẽ tấn công Nam Việt Nam khi nào có thời cơ thuận lợi nhưng lần này sẽ là 1 cuộc tấn công quân sự với khí thế áp đảo William Colby BULLET Chiến tranh Việt Nam theo phân tích cuối cùng là một trận đấu giữa Mỹ và người được họ bảo vệ và trợ cấp dồi dào với phong trào cách mạng mà gốc rễ giai cấp và cơ sở tư tưởng đưa lại cho họ một sức bật và một sức mạnh to lớn Cách mà những cá nhân xử sự trong chiến tranh cũng như trong hòa bình phản ánh những tiêu chuẩn xã hội và tính chất của hai chế độ đang đối địch nhau Nguồn sức mạnh quan trọng nhất của Đảng Cộng sản trên ba mươi lăm năm qua là quan niệm của họ về một đạo đức cách mạng xã hội chủ nghĩa và sự nhấn mạnh của họ đối với ý nghĩa hàng đầu của mọi hành động và giá trị đưa đến một xã hội xã hội chủ nghĩa Khả năng của Đảng phát triển một tổ chức mà cuộc sống của những thành viên phù hợp với những nguyên tắc nói trên đã làm cho họ đạt được mục tiêu của họ Gabriel Kolko BULLET Sau những năm dài tìm cách khuất phục những dân tộc nghèo khổ bằng sự tàn bạo của sức mạnh kỹ thuật của mình nước Mỹ một nước giàu mạnh nhất trên quả đất này cuối cùng có thể bị những người cộng sản Việt Nam đuổi ra khỏi bán đảo Đông Dương Nếu đúng như vậy thì thắng lợi của người Việt Nam sẽ là một thí dụ vô song về sự toàn thắng của trí tuệ con người đối với máy móc Neil Sheehan BULLET Chính quyền Việt Nam Cộng hoà sụp đổ chỉ sau 55 ngày kể từ khi quân giải phóng bắt đầu tấn công Điều này cũng chứng minh cho căn bệnh mà chính quyền này đã bị nhiễm phải ngay từ khi thành lập sự manh mún về chính trị tình trạng thiếu các nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa trông rộng và có năng lực một tầng lớp trên mệt mỏi và tham nhũng không có khả năng điều chỉnh cho thích nghi đã tạo nên một cơ sở quốc gia yếu kém đến mức nguy hiểm Trước những thực tế khắc nghiệt này nỗ lực nhằm tạo nên một thành trì chống chủ nghĩa cộng sản ở ngay phía nam vĩ tuyến 17 đã có mầm mống thất bại ngay từ đầu George C Herring Khác BULLET Ngày 30 tháng 4 không có chuyện miền Bắc chiến thắng hay miền Nam chiến bại mà chỉ có Đế quốc Mỹ thất bại trước nhân dân Việt Nam mà thôi Bùi Tín BULLET Tác giả Ian Moris nhắc đến sự kiện này như một minh chứng rằng trong một số trường hợp Người phương Tây không vượt trội hơn so với người Phương Đông Ông viết Người phương Tây không hoàn toàn nắm quyền quản trị thế giới từ những năm 1840 và thường thất bại trong việc thực hiện đường lối chính sách của họ Nhiều người trong số chúng ta đã sống đủ lâu để nhớ lại cuộc tháo chạy nhục nhã khỏi Sài Gòn nay là thành phố Hồ Chí Minh của người Mỹ vào năm 1975 và phương cách các nhà máy Nhật Bản đã đuổi cổ các đối thủ phương Tây khỏi thị trường vào những năm 1980 Ian Moris Tại sao phương Tây vượt trội Nhà xuất bản Thế giới năm 2020 trang 18 Tham khảo Tiếng Anh BULLET William E Le Gro From Cease Fire to Capitulation Washington DC U S Army Center of Military History 1981 Xem thêm BULLET Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975 BULLET Chiến dịch Hồ Chí Minh BULLET Chiến dịch Trường Sa và các đảo trên Biển Đông BULLET Chiến tranh Việt Nam Liên kết ngoài BULLET Các đơn vị QLVNCH BULLET Kịch chiến trước cửa ngõ Sài Gòn 1975 BULLET 30 năm sau chiến tranh Từ BBC tiếng Việt của chính phủ Anh BULLET 30 năm ngày ấy bây giờ Từ đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh của chính phủ Việt Nam BULLET Ba mươi năm gọi tên gì cho cuộc chiến Bài viết của giáo sư Lê Xuân Khoa đăng trên BBC Vietnamese BULLET Báo Tuổi trẻ Buổi trưa 30 4 1975 tại Dinh Độc Lập
Hoạt động diễn ra trong khuôn khổ chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Phụ nữ Toàn cầu năm 2022 (GSW 2022) tại Thái Lan của Phó Chủ tịch nước. Tại khu di tích Hồ Chí Minh, nơi ghi dấu những hoạt động cách mạng của Bác Hồ tại Thái Lan những năm 1928-1929, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã thắp hương tưởng nhớ Người và thăm gian nhà Bác Hồ. Phó Chủ tịch nước bày tỏ vui mừng được đến thăm khu di tích tại tỉnh Udon Thani, một trong ba khu di tích Bác Hồ tại Thái Lan, công trình văn hoá, lịch sử, biểu tượng sinh động của tình hữu nghị tốt đẹp giữa hai nước Việt Nam - Thái Lan. Phó Chủ tịch nước trân trọng tri ân tình cảm của kiều bào đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh mà biểu hiện sinh động là bà con đã đóng góp xây dựng và vận hành khu di tích, giúp kiều bào tại Thái Lan gìn giữ truyền thống cách mạng và tiếp tục truyền lại cho thế hệ trẻ ở Thái Lan. Phó Chủ tịch nước tin tưởng, Ban Quản lý sẽ tiếp tục quản lý tốt để nơi đây trở thành một địa chỉ không chỉ cho nhiều thế hệ người Việt Nam mà còn người dân địa phương, bạn bè quốc tế tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp và tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Phó Chủ tịch nước mong muốn cùng với phong trào học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ở trong nước, kiều bào có những sáng kiến học tập, làm theo tấm gương của Bác để phát triển cộng đồng, xây dựng đất nước Thái Lan, đóng góp vào mối quan hệ hữu nghị Việt Nam – Thái Lan như mong muốn của Người. Nhân dịp này, thay mặt Đoàn công tác, Phó Chủ tịch nước đã tặng 50.000 USD để hỗ trợ việc xây dựng, mở rộng khu di tích. Đoàn công tác cũng đã đến thăm Đài tưởng niệm 5 vị tiền bối cách mạng gồm Đặng Thúc Hứa, Cố Khôn, Võ Văn Kiều, Võ Văn Đông, Ông Hải, là những nhà hoạt động cách mạng cùng thời với Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thái Lan. Nơi đây là một trong số ít những đài tưởng niệm các nhà cách mạng Việt Nam tại nước ngoài, một trong những minh chứng cho tấm lòng hướng về quê hương, Tổ quốc của các thế hệ kiều bào. Tại cuộc tiếp Tỉnh trưởng Udon Thani Sayam Sirimongkol, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân bày tỏ vui mừng lần đầu tiên đến thăm tỉnh Udon Thani, một tỉnh lớn ở Đông Bắc Thái Lan, nơi có bề dày lịch sử - văn hóa và cũng là mái nhà của cộng đồng người Thái gốc Việt đông nhất ở Thái Lan với 15.000 bà con. Phó Chủ tịch nước đánh giá cao hợp tác giữa tỉnh Udon Thani với các địa phương Việt Nam, đóng góp quan trọng thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai nước ngày càng đi vào chiều sâu. Phó Chủ tịch nước cảm ơn và mong Lãnh đạo tỉnh và cá nhân ngài Tỉnh trưởng tiếp tục quan tâm và ủng hộ việc xây dựng, gìn giữ và quảng bá Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh và khu tưởng niệm các nhà cách mạng Việt Nam hoạt động tại Thai Lan những năm đầu thế kỷ 20; triển khai phố Việt Nam tại địa phương; tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt tại đây sinh sống, học tập, làm việc, qua đó, phát huy được vai trò cầu nối giữa Việt Nam và Thái Lan. Phó Chủ tịch nước cũng mong lãnh đạo Tỉnh hỗ trợ, tạo điều kiện cho việc dạy và học tiếng Việt trong cộng đồng người Thái gốc Việt, qua đó làm sâu sắc thêm mối quan hệ hợp tác, giao lưu giữa nhân dân hai nước; tạo điều kiện cho các chùa Việt Nam tại đây tiếp tục phát triển trường phái Việt tông, giúp bà con có nơi sinh hoạt và giao lưu văn hóa, bảo tồn các giá trị văn hóa của Việt Nam. Tỉnh trưởng Udon Thani cho biết, địa phương rất tự hào là nơi có nhiều di tích, lịch sử văn hóa liên quan đến đất nước Việt Nam; đánh giá Hội người Thái gốc Việt tại Udon Thani phát triển rất mạnh, đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội ở địa phương; khẳng định sẽ tiếp tục ủng hộ, tạo thuận lợi cho cộng đồng người Việt làm ăn, sinh sống, bảo tồn và phát triển các công trình văn hóa liên quan đến Việt Nam tại tỉnh. Tỉnh tưởng Udon Thani bày tỏ mong muốn tăng cường hợp tác mạnh mẽ hơn nữa với các địa phương của Việt Nam, để Udon Thani trở thành tỉnh đi đầu trong hợp tác kinh tế, văn hóa với Việt Nam; đồng thời mong muốn trong thời gian tới, hai bên phối hợp chặt chẽ để tỉnh Udon Thani sớm có đoàn xúc tiến thương mại đến Việt Nam, mở được đường bay thẳng giữa Udon Thani tới Việt Nam và Việt Nam tham gia triển lãm hoa tại Udon Thani. Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân nhấn mạnh hai bên cần tăng cường kết nối về kinh tế và cơ sở hạ tầng, đặc biệt thông qua Hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC),  kết nối giao thông giữa ba nước Việt Nam – Lào – Thái Lan nhằm mang lại những lợi ích thiết thực cho nhân dân hai địa phương nói riêng và hai nước nói chung./.
Hoạt động này đã được Vinamilk thực hiện từ năm 1995 đến nay, góp phần mang đến cơ hội được chữa trị và sống khỏe mạnh cho các bệnh nhân nghèo, trong đó có nhiều trẻ em nhỏ trên cả nước. Thông qua nguồn tài trợ lên đến 7,2 tỷ đồng, Vinamilk đã giúp gần 1.300 bệnh nhân nghèo mổ tim và mắt, trong đó có nhiều trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh được phẫu thuật, có thêm cơ hội được sống với một trái tim khỏe mạnh. Bé Nguyễn Tường Vy, sinh năm 2007 là một trường hợp may mắn được Vinamilk hỗ trợ mổ tim và đang có cuộc sống khỏe mạnh, sinh hoạt bình thường như bao bạn bè đồng trang lứa. Cách đây 8 năm, bé Vy vẫn mang trong mình căn bệnh tim bẩm sinh quái ác, bệnh viện phải chỉ định mổ sớm. Tuy nhiên, gia đình bé lại có hoàn cảnh vô cùng khó khăn, bố làm bảo vệ, mẹ làm công nhân nên thu nhập cũng không ổn định. Cả gia đình 7 người sống trong căn nhà cấp 4 vỏn vẹn hơn 30m2. Nhờ sự hỗ trợ của Hội Bệnh nhân nghèo TPHCM và các nhà hảo tâm, trong đó có Vinamilk, Bảo Trân đã được tiến hành ca phẫu thuật tim miễn phí. Hiện tại sức khỏe của bé đã ổn định và chuẩn bị bước vào những ngày tháng cấp 3 tươi đẹp. Một trường hợp khác là bé Kỳ Duyên (sinh năm 2017), cũng được hỗ trợ mổ tim cách đây 4 năm. Thời điểm đó, ba Duyên làm nghề mộc, nhưng là học viên nên thu nhập chưa đến 3 triệu/tháng, còn mẹ ở nhà chăm sóc con nhỏ, cả gia đình hàng tháng lại tiêu tốn khoản tiền thuê nhà trọ vì chuyển từ Bình Thuận vào TPHCM. Nhìn Duyên thoải mái vận động, vui chơi, ai nấy đều xúc động khi được biết em và cả gia đình đã từng trải qua quãng thời gian khó khăn, bởi ngay từ nhỏ, Kỳ Duyên sinh ra đã yếu ớt, phải theo dõi thăm khám thường xuyên ở bệnh viện và không tài nào xoay xở được chi phí phẫu thuật khi có chỉ định mổ sớm từ bác sĩ. Với sự hỗ trợ từ chương trình, cuộc sống của Duyên đã bước sang trang mới. Em hiện đang học lớp chồi, phát triển khỏe mạnh. Ông Nguyễn Văn Rảnh, Phó Chủ tịch Hội bảo trợ bệnh nhân nghèo, bày tỏ sự trân trọng đối với tấm lòng của Vinamilk trong thời gian qua. Mặc dù sau mùa dịch COVID-19 đầy khó khăn, Vinamilk vẫn duy trì ngân sách hỗ trợ các bệnh nhi nghèo trên cả nước."Nếu không có sự giúp đỡ của những nhà tài trợ như Vinamilk thì Hội cũng không có kinh phí để thực hiện mổ tim, mổ mắt miễn phí cho các bệnh nhi", ông Rảnh chia sẻ. Ông Đỗ Thanh Tuấn, Giám đốc Đối ngoại công ty Vinamilk cho biết: "Gần 30 năm gắn bó với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM thông qua các chương trình mổ tim, mổ mắt, Vinamilk nhận thấy đây là một chương trình đầy ý nghĩa, nhân văn mà Hội đã dành cho cộng đồng, đặc biệt là cho các em trẻ có hoàn cảnh khó khăn bị bệnh về tim, mắt. Với các em bệnh tim thì chúng ta cần nhanh chóng chữa trị kịp thời mới có thể giúp các em có trái tim khỏe mạnh như bao trẻ em khác, thắp lên hy vọng, niềm tin cho các em về cuộc sống tươi đẹp ở phía trước. Vinamilk hy vọng rằng tình yêu thương của Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TPHCM và sự đồng hành chung tay của Vinamilk trong thời gian qua, không chỉ giúp các em có cơ thể khỏe mạnh hơn, có cơ hội được sống tốt hơn, mà còn tạo động lực để mai sau các em có thể tiếp tục gieo những hạt mầm tốt đẹp khác cho xã hội." Trong 46 năm đồng hành cùng người dân Việt Nam, Vinamilk không chỉ nỗ lực trong việc cung cấp những sản phẩm dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe của mọi người, mà còn tích cực thể hiện trách nhiệm xã hội và sự quan tâm đến các hoạt động cộng đồng. Bên cạnh chương trình hỗ trợ mổ mắt và mổ tim cho bệnh nhân nghèo, công ty còn thực hiện chương trình Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam với mong muốn "để mọi trẻ em Việt Nam đều được uống sữa mỗi ngày". Tính đến nay, chương trình đã thực hiện được 15 năm, mang 40,6 triệu ly sữa đến với gần 500.000 em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt trên toàn quốc. Các hoạt động này đều hướng đến mục đích chăm sóc dinh dưỡng đầy đủ, cũng như phát triển sức khỏe tinh thần cho người Việt Nam. PV (Nguoiduatin.vn) https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/docbaovn/vinamilk-tiep-tuc-ho-tro-phau-thuat-tim-va-mat-cho-tre-em-kho-khan-tintuc833065 Trang Thông tin điện tử Docbao.vn Công ty Cổ phần Quang Minh Việt Nam Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên Internet số 2372/GP-STTTT cấp ngày 29/8/2014. SĐT: 024. 666.40816 Địa chỉ: P604, Tầng 6, Tòa nhà Golden Field, Khu đô thị mới Mỹ Đình 1, phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội Chịu trách nhiệm nội dung: Điều Thị Bích; ĐT: 0903.263.198; Email: docbao@kib.vn Đọc báo trực tuyến hiện tại chỉ sử dụng tên miền duy nhất là docbao.vn; độc giả lưu ý tránh nhầm lẫn. Chính sách bảo mật RSS
Agropyron desertorum Agropyron desertorum là một loài thực vật có hoa trong họ Hòa thảo Loài này được Fisch ex Link Schult mô tả khoa học đầu tiên năm 1824