date
stringlengths
10
10
abstract
stringlengths
100
642
tags
sequencelengths
1
8
md_content
stringlengths
3.82k
20.6k
title
stringlengths
19
100
11/12/2020
Để chuẩn bị cho sự xuất hiện thiên thần nhỏ, các bà mẹ luôn có hàng trăm điều cần chuẩn bị, một trong số đó là tiêm phòng vaccine trước khi mang thai.
[ "Tiêm chủng", "Vacxin", "Mang thai" ]
Tiêm phòng vaccine trước khi mang thai có vai trò quan trọng giúp mẹ và bé tránh khỏi các bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm. **Danh sách các loại vaccine chị em nên chích ngừa trước khi mang thai** ------------------------------------------------------------------------ ### **Vaccine viêm gan B** Viêm gan B là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm phổ biến tại Việt Nam. [Viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-gan-b-143.html) có thể lây truyền qua nhiều đường khác nhau, trong đó có thể lây từ mẹ sang con. Việc mẹ bầu mắc bệnh viêm gan B và lây truyền cho con thì có thể dẫn đến nhiều ảnh hưởng lớn đối với sức khỏe của trẻ. ![Danh sách các loại vaccxine chị em nên chích ngừa trước khi mang thai 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/danh_sach_cac_loai_vaccxine_chi_em_nen_chich_ngua_truoc_khi_mang_thai_1_991cefcf7a.jpg)*Viêm gan B là bệnh phổ biến dễ lây lan từ mẹ sang con trong thai kì.* Thông thường, liều vaccine viêm gan B sẽ bao gồm 3 mũi tiêm cơ bản. Đối với những chị em đã từng tiêm phòng viêm gan B trước đây thì nên làm các xét nghiệm kiểm tra kháng thể để xem có cần thiết để tiêm mũi nhắc lại vaccine viêm gan B hay không. ### **Vaccine sởi - quai bị - rubella** Sởi - quai bị - rubella là 3 căn bệnh truyền nhiễm dễ mắc phải ở mọi đối tượng, đặc biệt là phụ nữ mang thai có hệ miễn dịch yếu, cơ thể trong thời kỳ nhạy cảm. Phụ nữ mang thai bị mắc 1 trong 3 bệnh này có thể dẫn đến tình trạng [dị tật bẩm sinh thai nhi](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/mot-so-di-tat-bam-sinh-thuong-gap-o-thai-nhi-46943.html) hoặc tác động không nhỏ đến sự phát triển về mặt tâm thần của trẻ sau này. Hiện nay, đã có loại vaccine 3in1 giúp phòng chống nhóm 3 bệnh sởi, quai bị và rubella chỉ với 1 mũi tiêm. Việc tiêm phòng vaccine 3in1 này cần được lưu ý kết thúc ít nhất 3 tháng trước khi mang thai. ![Danh sách các loại vaccxine chị em nên chích ngừa trước khi mang thai 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/danh_sach_cac_loai_vaccxine_chi_em_nen_chich_ngua_truoc_khi_mang_thai_2_642327aefe.jpg)*Hiện nay đã có vắc-xin 3 trong 1 sởi quai bị rubella cho chị em.* ### **Vaccine cúm** Cúm là bệnh viêm nhiễm cấp tính do virus Cúm gây ra. Bệnh có thể lây lan qua đường hô hấp nên rất dễ mắc phải. Trường hợp mẹ bầu mắc cúm nặng có nguy cơ cao sảy thai, thai lưu. Tuy nhiên, có thể phòng ngừa bằng cách tiêm vaccine cúm trước khi mang thai. Việc này sẽ giúp tăng khả năng miễn nhiễm của thai phụ với virus từ 70 - 80% và giảm nguy cơ mắc bệnh. Vaccine cúm cũng được khuyến cáo nên tiêm nhắc lại hàng năm, đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và đang có mong muốn mang thai. ### **Vaccine thủy đậu** Thường những người đã từng mắc bệnh thủy đậu hoặc tiêm phòng trước đây sẽ có khả năng miễn dịch với bệnh. Tuy nhiên, vẫn có số ít trường hợp ngoại lệ có thể nhiễm lại. Do đó, để đảm bảo an toàn sức khỏe an toàn trước khi mang thai, người mẹ vẫn cần làm các xét nghiệm kiểm tra kháng thể để xem có cần tiêm nhắc lại [vaccine thủy đậu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-thuy-dau-co-tac-dung-trong-bao-lau-sau-khi-tiem-40507.html) hay không. Phụ nữ trong giai đoạn chuẩn bị mang thai thì cần đảm bảo tiêm phòng vaccine trước đó ít nhất 3 tháng. Trong quá trình mang thai cũng nên hạn chế tối đa việc tiếp xúc với nguồn bệnh. Vaccine thủy đậu được xem là rất quan trọng đối với mẹ bầu. Nếu mẹ bầu không may mắc bệnh thủy đậu thì thai nhi có nguy cơ cao mắc các dị tật như đầu nhỏ, ngắn chi, tâm thần chậm phát triển, sẹo ở da, hội chứng thủy đậu bẩm sinh,... Đặc biệt tỷ lệ tử vong của thai nhi tới 20 - 30% nếu mẹ mắc thủy đậu trước khi sinh 5 ngày. **Lưu ý khi tiêm vaccine trước khi mang thai** ---------------------------------------------- Trước khi tiêm phòng vaccine chị em phụ nữ cần thăm khám và kiểm tra sức khỏe lâm sàng cũng như khả năng miễn dịch với các loại bệnh. Từ đó đưa ra được loại vaccine phù hợp nhất. Hầu hết các loại vaccine đều cần được tiêm chủng hoàn tất trước khi mang thai từ 1 tới 3 tháng (tốt nhất là 3 tháng). Do đó, nếu đang có ý định mang thai thì bạn cần lưu ý sắp xếp thời gian tiêm phòng sao cho hợp lý và đảm bảo an toàn nhất. ![Danh sách các loại vaccxine chị em nên chích ngừa trước khi mang thai 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/danh_sach_cac_loai_vaccxine_chi_em_nen_chich_ngua_truoc_khi_mang_thai_3_671660e6c2.jpg)*Chị em nên chủ động tiêm phòng trước 1-3 tháng khi có ý định mang thai.* Tiêm vaccine trước khi mang thai được chỉ định thường tương đối an toàn, ít khi gây ra tác dụng phụ nào nghiêm trọng. Nếu có thì chỉ với người cơ địa nhảy cảm. Những triệu chứng có thể bao gồm cơ thể mệt mỏi, sốt nhẹ, vị trí tiêm sưng đau, hắt hơi, sổ mũi với mức độ nhẹ. Sau một vài ngày thì những triệu chứng này thường sẽ thuyên giảm và biến mất mà không cần điều trị hay sử dụng thuốc. Trường hợp có các dấu hiệu bất thường như ngủ li bì, sốt cao không thuyên giảm,... thì phải đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và có hướng can thiệp kịp thời. **Quên tiêm chủng trước khi mang thai có sao không?** ----------------------------------------------------- Việc lên kế hoạch tiêm chủng trước khi mang thai là rất cần thiết và quan trọng đối với mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, cũng không tránh được trường hợp một số mẹ đã trót mang bầu trước khi tiêm chủng. Phương pháp duy nhất để đảm bảo an toàn và khỏe mạnh cho mẹ và bé lúc này chính là: * Bảo đảm chế độ dinh dưỡng đầy đủ, lành mạnh và chăm sóc cơ thể bản thân thật tốt. Nghỉ ngơi, hoạt động thể thao đều đặn hợp lý. * Hạn chế tiếp xúc với đám đông, nơi bụi bặm, nhất là khi đang có dịch và mang khẩu trang mỗi khi đi ra ngoài. * Tắm rửa vệ sinh cơ thể, răng miệng, đường hô hấp thường xuyên sạch sẽ hàng ngày để tăng sức đề kháng của cơ thể, hạn chế nhiễm bệnh. **Thanh Hoa** ***Nguồn tham khảo: Tổng Hợp***
Danh sách các loại vaccine chị em nên chích ngừa trước khi mang thai
17/05/2022
Tiêm vacxin phòng lao cho trẻ sơ sinh rất hiệu quả trong việc phòng bệnh và bảo vệ sức khỏe cho con người. Cùng với những lợi ích trực tiếp và gián tiếp của vacxin trong việc làm giảm tỷ lệ mắc bệnh, còn có những tác động lâu dài cho cá nhân và cộng đồng.
[ "Trẻ sơ sinh", "tiêm phòng", "Tiêm chủng", "Chăm sóc trẻ" ]
Mục tiêu của tiêm vacxin lao là để bảo vệ khỏi bệnh truyền nhiễm. Mặc dù vacxin là an toàn nhưng không phải không có những phản ứng sau tiêm. Những câu hỏi như [tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-phong-lao-cho-tre-so-sinh-muon-co-anh-huong-gi-khong-52374.html) có sốt không? Khi nào tiêm thì tốt nhất? được rất nhiều người quan tâm. Hãy cùng tìm hiểu những vấn đề liên quan đến tiêm vacxin lao được phân tích trong bài viết này. Tại sao cần tiêm vacxin phòng lao cho trẻ sơ sinh? -------------------------------------------------- Bệnh lao có khả năng lây truyền qua không khí hoặc khi tiếp xúc với những giọt bắn khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện. Bệnh lao do vi khuẩn lao gây ra. Triệu chứng điển hình của bệnh lao là ho ra máu, ho kéo dài, sốt nhẹ về chiều, mồ hôi trộm ban đêm, khó thở… ![Nên tiêm phòng cho trẻ sơ sinh lúc nào thì tốt nhất?-1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nen_tiem_phong_lao_cho_tre_so_sinh_khi_nao_1_5adc5f5115.jpg) *Nên tiêm phòng cho trẻ sơ sinh lúc nào thì tốt nhất?* Khi bị lao khiến người bệnh suy kiệt trầm trọng nhanh chóng. Sức khỏe suy kiệt dẫn tới nhiều biến chứng tim, phổi, hệ bạch huyết, xương và hệ thần kinh cùng nhiều cơ quan khác. Trước đây chưa có vacxin tiêm phòng bệnh lao là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao. Khi tiêm vacxin phòng lao cho trẻ sơ sinh là việc làm thiết yếu giúp giảm nguy cơ mắc bệnh và các biến chứng của lao. Hiện nay nhiều cơ sở y tế có dịch vụ tiêm chủng lao bên cạnh chương trình tiêm chủng mở rộng. Tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh khi nào là tốt nhất? --------------------------------------------------- Bệnh lao bị gây ra bởi vi khuẩn lao có tên là Mycobacterium Tuberculosis. Bệnh lao lây nhiễm qua giao tiếp và hệ hô hấp khi tiếp xúc với người bệnh. Để hạn chế bị bệnh lao người ta đưa ra chương trình tiêm vacxin phòng lao cho trẻ sơ sinh trên toàn thế giới. Vắc-xin phòng lao BCG có chứa kháng nguyên BCG khi vào cơ thể kích thích cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch. Từ đó cơ thể sinh ra kháng thể để chống lại kháng nguyên. Cơ chế của vacxin lao hay vacxin khác thì tác nhân gây bệnh đã được làm bất hoạt hoặc suy yếu nên không thể gây ra bệnh lý cho cơ thể. Thống kê số liệu cho thấy có rất ít trường hợp tiêm vacxin phòng lao bị nhiễm BCG mà đều xảy ra ở người suy giảm miễn dịch hay bệnh nhân nhiễm HIV (1/1000000). Tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh khi nào? Vacxin lao BCG tiêm được ở mọi lứa tuổi nhưng càng tiêm sớm càng tốt. Theo Bộ Y tế nên tiêm vacxin lao trong tháng đầu tiên sau sinh là tốt nhất. Nếu trẻ sơ sinh có sức khỏe bình thường có thể tiêm ngay ngày đầu sau sinh. Bởi vì nếu tiêm muộn, bé có thể mắc bệnh ngay trong thời gian chưa tiêm này. Khi trẻ mới sinh hệ miễn dịch còn yếu nên không đủ khả năng bảo vệ trước vi khuẩn lao cũng như các loại vi khuẩn khác. Nếu những trẻ chưa đủ sức khỏe để tiêm ở giai đoạn 1 tháng tuổi có thể tiếp tục tiêm khi đủ điều kiện. Tuy nhiên vacxin chỉ có tác dụng khi trẻ chưa bị nhiễm lao. Nếu đã xác định trẻ nhiễm lao thì không cần tiêm. Tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh giá bao nhiêu? --------------------------------------------- Đây là câu hỏi được nhiều phụ huynh quan tâm nhất khi chuẩn bị tiêm phòng cho con. Tuy nhiên để có một câu trả lời chính xác cho dịch vụ thì không dễ. Tùy theo nguồn gốc và chất lượng dịch vụ cơ sở tiêm mà giá có thể khác nhau. Phụ huynh cần cân nhắc lựa chọn nơi uy tín để tiêm cho con. Đồng thời mức giá cũng phải phù hợp với túi tiền. Có một số nơi đưa ra mức giá khoảng 120.000đ tuy nhiên đây chỉ là mức giá tham khảo. ![Nên tiêm phòng cho trẻ sơ sinh lúc nào thì tốt nhất?-2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nen_tiem_phong_lao_cho_tre_so_sinh_khi_nao_2_873a57f9e2.jpg) *Ngoài tiêm chủng mở rộng có cả tiêm phòng lao dịch vụ.* Chỉ định tiêm phòng lao ----------------------- Tiêm phòng lao được chỉ định cho tất cả trẻ sơ sinh có sức khỏe tốt, không mắc bệnh suy giảm miễn dịch và chưa bị nhiễm lao. Có một số trường hợp cần hoãn tiêm chủng do mắc các bệnh nhiễm trùng cấp hoặc đang sốt. Trẻ có cân nặng dưới 2kg và trẻ nhẹ cân hoặc mới kết thúc điều trị globulin miễn dịch, corticoid… Trường hợp chống chỉ định tiêm vắc xin phòng lao như trẻ đang bị sốt cao, trẻ mới khỏi bệnh. Khi trẻ đang mắc bệnh mãn tính như sởi, [viêm phổi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-phoi-180.html), viêm da mủ… Trẻ sinh non nằm lồng kính hoặc có bệnh lý về suy giảm miễn dịch, suy dinh dưỡng… Lưu ý khi tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh ---------------------------------------- Khi tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh cần đảm bảo trẻ có khỏe mạnh. Cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau không để trẻ đói trước khi tiêm. Khi trẻ ốm sốt, trẻ sinh non, có dị ứng cần báo cho nhân viên y tế. Sau khi tiêm chủng cho con cần theo dõi sức khỏe 30 phút tại điểm tiêm và 24 giờ sau tiêm tại nhà. Cho trẻ ăn uống đầy đủ dưỡng chất. Nếu trẻ có biểu hiện như sốt cao cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt. Nếu như trẻ có dấu hiệu bất thường như sốt cao liên tục, bỏ bú, co giật, tím tái cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế. ![Nên tiêm phòng cho trẻ sơ sinh lúc nào thì tốt nhất?-3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nen_tiem_phong_lao_cho_tre_so_sinh_khi_nao_4_02848feca3.jpg) *Trước khi tiêm phòng cần đảm bảo trẻ khỏe mạnh.* Một số phản ứng phụ sau tiêm phòng lao -------------------------------------- Vacxin phòng lao BCG cũng như các loại vacxin khác, có thể gây ra tác dụng phụ. Nếu tiêm xong trẻ bị sốt nhẹ, có quầng đỏ ở vị trí tiêm, vết loét nhẹ để sẹo, sưng hạch ở hõm nách cánh tay tiêm thuốc thì đó là dấu hiệu bình thường. Những dấu hiệu này cho thấy trẻ đáp ứng miễn dịch tốt. Nếu như trẻ có phản ứng trầm trọng như bỏ bú, bé mệt lả, tím tái co giật, liệt, hôn mê… cần phải nhập viện cấp cứu. Theo WHO thì các vacxin được cấp phép lưu hành rất an toàn hiếm khi xảy ra tác dụng phụ nghiêm trọng. Khi trẻ tiêm về gặp phải những phản ứng thông thường cha mẹ có thể chăm sóc tại nhà. Nếu trẻ sốt nhẹ dưới 38.5 độ thì cho trẻ uống nhiều nước, mặc mát. Phản ứng chỗ tiêm sẽ khỏi sau vài ngày đến 1 tuần. Cho trẻ bú mẹ hoặc uống đủ nước mỗi ngày và quan sát thường xuyên không đè vào chỗ tiêm. Trẻ có thể bị viêm hạch bạch huyết với biểu hiện có một hạch lympho sưng to hoặc có một hốc rò rỉ trên một hạch thường xảy ra trong vòng 2-6 tháng triệu chứng này có thể tự lành. Bài viết trên đã giúp cha mẹ trả lời những câu hỏi thắc mắc liên quan đến tiêm phòng lao. Khi có đầy đủ thông tin cha mẹ có thể yên tâm cho trẻ tiêm và chăm sóc sau tiêm một cách an toàn. **Tuệ Nhi** ***Nguồn tham khảo: Tổng hợp***
Nên tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh khi nào?
23/12/2020
Nên tiêm vắc-xin rubella ở thời điểm nào là câu hỏi thường gặp của chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh nở. Bởi chẳng ai muốn trong giai đoạn mang thai phải chịu ảnh hưởng của những bệnh có nguy cơ lây truyền cao và ảnh hưởng đến thiên thần nhỏ.
[ "rubella", "Tiêm chủng" ]
Trước khi tìm hiểu tiêm vắc-xin rubella ở thời điểm nào chắc chắn bạn nên biết rubella là gì cùng với con đường lây nhiễm và những nguy hiểm mà bệnh có thể gây ra. **Đường lây truyền của bệnh Rubella** ------------------------------------- Bệnh Rubella thường gặp phổ biến ở mùa đông và mùa xuân, nhưng cũng có thể xuất hiện trong hè. Virus gây bệnh ở trên hầu hết cả thế giới, không phân biệt quốc gia, chủng tộc. Chỉ duy nhất con người là ổ chứa virus Rubella và người mắc bệnh là nguồn lây nhiễm duy nhất cho những người khác. Khả năng lây lan cao nhất là trong thời kỳ bệnh bắt đầu phát ban. Khu tập trung đông người, những nơi công cộng là ổ lây lan nhanh nhất, vì bệnh lây lan dễ dàng qua đường hô hấp. **Những con đường truyền bệnh Rubella phổ biến:** ***Lây nhiễm bởi các giọt nước bọt trong không khí:*** Được phát tán khi bệnh nhân ho, hắt hơi, khạc nhổ. Các giọt có chứa virus [Rubella](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cac-giai-doan-phat-trien-cua-benh-rubella-47454.html) được phóng ra môi trường ngoài và dễ dàng lây nhiễm cho người khác khi họ hít phải virus. ***Từ mẹ sang thai nhi qua đường máu:*** Nếu phụ nữ có thai bị nhiễm bệnh Rubella thì khả năng lây cho thai nhi là rất cao. Khi bé bị nhiễm virus rubella thì có thể chết lưu ngay trong bụng mẹ. Còn trường hợp vẫn còn sống sót thì khả năng trẻ mắc các dị tật bẩm sinh như bại não, mù mắt hoặc tổn thương tim… là rất lớn. ![Nên tiêm vắc-xin Rubella ở thời điểm nào? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nen_tiem_vac_xin_rubella_o_thoi_diem_nao_1_5cf1dc039b.jpg)*Có thể lây nhiễm Rubella qua đường máu từ mẹ sang con vào thai kì.* ***Lây lan từ trẻ sơ sinh đã mắc Rubella:*** Với những bé có mẹ bị nhiễm Rubella trong thai kỳ thì việc bị mắc Rubella bẩm sinh là tất yếu. Trong dịch tiết hầu ở họng hoặc nước tiểu của những trẻ này cũng có chứa virus Rubella. Và đó chính là nguồn lây nhiễm bệnh đối với những ai tiếp xúc gần với trẻ. Khả năng lây nhiễm này có thể kéo dài trong thời gian khoảng 1 năm hoặc hơn, tính từ khi trẻ được sinh ra. Tuy nhiên, nguồn bệnh Rubella lành tính và sau khi khỏi, người bệnh sẽ xuất hiện miễn dịch bền vững. **Bệnh rubella có thực sự nguy hiểm không?** -------------------------------------------- Rubella là bệnh lành tính, người bệnh sẽ khỏi bệnh mà không để lại biến chứng. Tuy nhiên với phụ nữ đang mang thai thì khác. Bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt trong 3 tháng đầu của thai kỳ. ![Nên tiêm vắc-xin Rubella ở thời điểm nào? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nen_tiem_vac_xin_rubella_o_thoi_diem_nao_2_503b907ef2.jpg)*Bệnh Rubella cực nguy hiểm với phụ nữ có thai.* Những biến chứng nguy hiểm bao gồm: * [Sảy thai](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/say-thai-497.html), thai chết lưu. * Mắc các dị tật bẩm sinh cho thai nhi như bị đầu nhỏ, chậm phát triển tâm thần, vận động, điếc, mù lòa hoặc bệnh tim (hội chứng Rubella bẩm sinh). * Đồng thời, nếu trẻ sinh ra từ những người mẹ nhiễm bệnh Rubella còn có thể gặp tình trạng bị vàng da, xuất huyết, [đái tháo đường](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/benh-dai-thao-duong-va-thuoc-ha-duong-huyet-diamicron-42151.html), lách to, xương thủy tinh,... Hội chứng Rubella bẩm sinh có thể gặp từ 70 - 90% trẻ sơ sinh được sinh ra từ những thai phụ nhiễm bệnh Rubella trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Do vậy, tất cả phụ nữ trước khi quyết định mang thai nên chủ động làm xét nghiệm để xác định đã có miễn dịch với Rubella chưa. **Nên tiêm vắc-xin Rubella ở thời điểm nào?** --------------------------------------------- Tiêm vắc-xin rubella sẽ là biện pháp giúp tạo hệ miễn dịch vững chắc ít nhất là 16 năm cho người tiêm chủng và có khi cả đời. Lứa tuổi bắt đầu tiêm chủng vắc-xin này là trẻ em từ 12 – 15 tháng tuổi và tiêm nhắc lại khi 4 – 6 tuổi. Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản chỉ cần tiêm 1 liều duy nhất và nên tiêm chủng Rubella 3 tháng trước khi có thai. Cần lưu ý, tuyệt đối không được tiêm vắc-xin này cho phụ nữ đang mang thai hoặc người có thể sẽ thụ thai trong vòng 1 tháng sau khi tiêm. Bởi đây là loại vắc-xin sống giảm độc lực và có khả năng truyền bệnh cho thai nhi. ![Nên tiêm vắc-xin Rubella ở thời điểm nào? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nen_tiem_vac_xin_rubella_o_thoi_diem_nao_3_7c11de7979.jpg)*Nên tiêm Rubella trước khi có ý định có e bé trước 3 tháng.* Do đó, sau khi tiêm chủng Rubella, phải tuân thủ đúng lời dặn bác sĩ, 3 tháng sau mới được có bầu. Bệnh Rubella có khả năng lây lan nhanh nên khi mắc bệnh phải cách ly người bệnh, không đến chỗ đông người. Khi cơ thể xuất hiện những dấu hiệu ban đầu khởi phát của bệnh như sốt, đau đầu, mệt mỏi, đau họng, sổ mũi… cần đi khám để được điều trị. Trong quá trình mang thai, các thai phụ nên khám và theo dõi thai định kỳ tại các cơ sở y tế để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường cho thai nhi. Các bác sĩ sẽ tư vấn, có những hướng dẫn hợp lý cho thai phụ. Đặc biệt, khi mắc Rubella các thai phụ không được tự ý dùng thuốc để chữa và điều trị. Bởi việc làm này hết sức nguy hiểm, có thể hại đến tính mạng cho cả mẹ và con, gây khó khăn cho quá trình điều trị. Ngoài ra, các thai phụ khi mắc Rubella cũng cần tăng cường bổ sung dinh dưỡng, có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh nhiễm lạnh. Đồng thời phải giữ gìn vệ sinh để không bội nhiễm các nốt ban do Rubella gây ra. **Thanh Hoa** ***Nguồn: Tổng Hợp***
Nên tiêm vắc-xin Rubella ở thời điểm nào?
09/07/2021
Bộ Y tế đưa ra 16 nhóm đối tượng được tiêm chủng và 4 nhóm tỉnh, thành phố được ưu tiên tiêm vắc xin COVID-19. Cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
[ "Tiêm chủng", "Dịch corona", "Virus corona" ]
Hiện nay Ban Chỉ đạo an toàn tiêm chủng quốc gia đang cố gắng làm việc trực tuyến 24/7 để có thể chỉ đạo, giám sát trực tuyến chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử. Bên cạnh đó đối tượng tiêm chủng cũng được mở rộng từ 11 nhóm đến 16 nhóm. Triển khai chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử ------------------------------------------------------- ![Mở rộng đối tượng tiêm vắc xin COVID-19 trong chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/mo_rong_doi_tuong_tiem_vac_xin_covid_19_trong_chien_dich_tiem_chung_lon_nhat_lich_su_1_efdcd2b6f2.jpg)Bộ y tế triển khai chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử Theo bộ trưởng Bộ Y tế, chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử với sự tham gia của nhiều bộ, ngành từ tháng 7/2021-tháng 4/2022. Nước ta đã kinh nghiệm triển khai tiêm chủng theo chiến dịch với lần gần đây nhất được tô chức vào năm 2014) với hơn 23 triệu liều vắc xin sởi - rubella được tiêm cho trẻ em toàn quốc. Với chiến dịch tiêm vắc xin COVID-19, nước ta đã nỗ lực tiếp cận các nguồn cung vắc xin COVID-19 qua nhiều kênh khác nhau. Đến nay đã có khoảng 105 triệu liều từ các nguồn cung ứng khác nhau được cam kết phân bổ cho Việt Nam. ![Mở rộng đối tượng tiêm vắc xin COVID-19 trong chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/mo_rong_doi_tuong_tiem_vac_xin_covid_19_trong_chien_dich_tiem_chung_lon_nhat_lich_su_2_42ebb6a165.jpg)*Dự kiến sẽ có khoảng 105 triệu liều vacxin covid cho đợt tiêm chủng lịch sử này* Vì thế đây là chiến dịch tiêm chủng lớn nhất của nước ta từ trước đến nay, đòi hỏi có sự tham gia của nhiều lực lượng như y tế, quân đội, công an và nhiều bộ, ngành và thông tin toàn bộ tất cả các lực lượng đều vào cuộc vận chuyển, bảo quản số lượng lớn vacxin trong thời gian tới từ đó phân phối vắc xin và bắt đầu tiêm chủng diện rộng trong toàn dân. Một số thông tin từ Bộ y tế, nước ta sẽ thiết lập 8 kho bảo quản, trong đó 1 kho tại Bộ tư lệnh Quân khu thủ đô và 7 kho tại 7 quân khu trong toàn quốc và khoảng 15.000 điểm tiêm chủng có đủ nhân lực, thiết bị sẽ được đưa lên "bản đồ" tiêm chủng. Kế hoạch này sẽ được cập nhật theo tình hình dịch và khả năng cung ứng vắc xin, thông qua công nghệ thông tin để thông báo cho người dân biết mình đến điểm tiêm chủng nào, vào thời gian này bằng cách gửi tin nhắn thông báo cho người đăng ký. Cũng trong kế hoạch, Bộ Y tế nêu rõ việc tổ chức tiêm chủng ngoài những địa điểm có sẵn sẽ có thêm các cụm điểm tiêm chủng lưu động, bố trí tiêm chủng theo giờ để đảm bảo giãn cách và an toàn cho người dân. Đặc biệt là ở các vùng đi lại khó khăn, ít nhất một đội cấp cứu lưu động tại mỗi cụm 3-4 điểm tiêm chủng, người dân sẽ được theo dõi tiến trình tiêm chủng đặc biệt theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Phạm vi triển khai của chiến dịch là trên quy mô toàn quốc, trong đó ưu tiên cho 4 nhóm tỉnh, thành phố gồm: * Các tỉnh, thành đang có dịch, trong đó ưu tiên tiêm trước cho cư dân trong vùng dịch. * Các tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm hoặc có thực hiện thí điểm các đề án phát triển kinh tế của Chính phủ. * Các tỉnh, thành phố có nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đông công nhân và dân cư. * Các tỉnh, thành phố có biên giới, giao lưu đi lại lớn, có cửa khẩu quốc tế. Mở rộng 16 nhóm đối tượng được tiêm chủng vắc xin diện rộng ----------------------------------------------------------- ![Mở rộng đối tượng tiêm vắc xin COVID-19 trong chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/mo_rong_doi_tuong_tiem_vac_xin_covid_19_trong_chien_dich_tiem_chung_lon_nhat_lich_su_3_fc4a7d744b.png)*16 nhóm đối tượng được tiêm chủng vắc xin covid diện rộng* Với chiến dịch lần này, Bộ Y tế đặt mục tiêu tối thiểu 50% người từ 18 tuổi trở lên được tiêm phòng vắc xin COVID-19 trong năm 2021 và đến hết quý I/2022 sẽ có khoảng 70% dân số được tiêm vắc xin. Người dân sau khi tiêm chủng đầy đủ sẽ đảm bảo tỷ lệ dự phòng COVID-19 (đạt trên 90%) và đảm bảo an toàn sức khỏe, không để lại những tác dụng phụ nguy hiểm. **16 nhóm đối tượng được tiêm chủng vắc xin covid diện rộng theo công văn của Bộ Y tế bao gồm:** 1. Cán bộ y tế 2. Người tham gia công tác phòng chống dịch (thành viên Ban Chỉ đạo phòng chống dịch, người làm công tác truy vết, làm việc ở khu cách ly, điều tra dịch tễ...) 3. Lực lượng công an; quân đội 4. Cán bộ ngoại giao 5. Giáo viên, học sinh, sinh viên 5. Cán bộ hải quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh 7. Người cung cấp dịch vụ thiết yếu ( hàng không, vận tải, du lịch, điện, nước)… 8. Người mắc bệnh mạn tính 9. Người trên 65 tuổi 10. Người sinh sống ở vùng có dịch 11. Người nghèo, các đối tượng chính sách 12. Người bán hàng ăn, buôn bán ở chợ, xây dựng, lao động tự do 13. Người được cơ quan nhà nước cử đi công tác, học tập và lao động ở nước ngoài. 14. Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố 15. Các chức sắc, chức việc các tôn giáo 16. Các đối tượng khác theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ y tế Những đối tượng thuộc diện tiêm mở rộng sẽ được thông báo qua tin nhắn địa điểm và thời gian tiêm. Khi đến tiêm sẽ được check mã QR và khám sàng lọc và điền vào ứng dụng có sẵn. Nếu đạt yêu cầu về sức khỏe thì sẽ được tiêm chủng, sau đó hệ thống sẽ nhắc nhở 2 tiếng/lần theo dõi phản ứng sau tiêm để chúng ta có thể cập nhật nhanh những diễn biến sau tiêm của người dân, từ đó có những biện pháp xử lý kịp thời. **Xuân Trúc** **Nguồn tham khảo: Bộ y tế**
Mở rộng đối tượng tiêm vắc xin COVID-19 trong chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử
03/03/2022
Lựa chọn sử dụng vắc xin là phương pháp phòng bệnh hiệu quả và tiết kiệm nhất hiện nay. Tuy nhiên trên thực tế tất cả các loại vắc xin nào cũng tiềm ẩn nguy cơ và các phản ứng bất lợi khác nhau dù ít dù nhiều, điều đó vẫn có thể xảy ra sau khi sử dụng.
[ "Đau khớp", "tiêm phòng", "Tiêm chủng" ]
Vắc xin được tạo ra nhằm đáp ứng [hệ miễn dịch](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/he-mien-dich-co-vai-tro-gi-hai-cach-giup-tang-cuong-he-mien-dich-hieu-qua-48008.html) trong cơ thể người sử dụng, thông qua phản ứng của cơ thể với kháng nguyên trong vắc xin. Các phản ứng tại chỗ và phản ứng hệ thống như: Đau tại chỗ tiêm, sốt... có thể xảy ra như một phần của sự đáp ứng miễn dịch. Một vắc xin thật sự lý tưởng là vắc xin không gây ra phản ứng phụ, hoặc chỉ xảy ra các phản ứng bất lợi nhẹ đối với cơ thể. Thêm vào đó, các thành phần khác trong vắc xin như: Tá dược, chất ổn định và các chất bảo quản... có thể là nguồn khởi phát các phản ứng. Một vắc xin được cho là tốt là vắc xin ít gây ra phản ứng, hạn chế gây ra phản ứng ở mức tối thiểu trong thời gian cơ thể tạo ra miễn dịch. Tuy nhiên hiện nay, tất cả các loại vắc xin đều ít nhiều gây ra các phản ứng đối với cơ thể như đau cơ khớp… Vậy hiện tượng này có đáng lo ngại? Hãy cùng nhau xem bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề nhé! Tầm quan trọng của tiêm vắc xin ------------------------------- Các phản ứng sau khi sử dụng vắc xin là tình trạng đáp ứng vắc xin của cá nhân đối với thành phần của vắc xin đã sử dụng. Ngay cả khi vắc xin đó được đảm bảo hoàn toàn các yêu cầu như: Bảo quản, sự vận chuyển, quá trình chuẩn bị và chỉ định. Tất cả các phản ứng bất lợi có thể xảy ra ở từng mức độ khác nhau, những phản ứng không mong muốn từ nhẹ cho tới những phản ứng nặng hơn và nghiêm trọng hơn. Do đó, song song với việc sử dụng vắc xin để phòng bệnh, chúng ta cũng cần phải nắm rõ những phản ứng bất lợi có thể xảy ra. Tuy nhiên, chúng ta luôn ghi nhớ rằng sử dụng vắc xin là phương pháp phòng bệnh an toàn và hiệu quả hơn cả, so với việc chúng ta mạo hiểm với những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mà lẽ ra bản thân có thể phòng ngừa hiệu quả bằng vắc xin. ![Đau khớp - phản ứng cơ thể sau khi tiêm vắc xin có đáng lo?1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/dau_khop_phan_ung_co_the_sau_khi_tiem_vac_xin_co_dang_lo_1_3d12fc5665.jpg) *Vắc xin là phương pháp phòng bệnh an toàn và hiệu quả* Đau khớp – phản ứng cơ thể sau khi sử dụng vắc xin có đáng lo? -------------------------------------------------------------- Các phản ứng sau của cơ thể sau khi sử dụng vắc- xin là tình trạng đáp ứng vắc xin đó. Dưới đây là những loại phản ứng có thể gặp sau khi sử dụng vắc xin: ### Các phản ứng nhẹ đối với cơ thể Các phản ứng nhẹ thường xảy ra sau khi tiêm vắc xin vài giờ và biến mất ngay sau khoảng thời gian ngắn, ít nguy hiểm xảy ra gồm: * Phản ứng tại chỗ tiêm vắc xin như: Đau, sưng, đỏ. * Phản ứng toàn thân sau khi tiêm như: Sốt nhẹ, khó chịu, ớn lạnh, mệt mỏi, đau khớp, đau cơ, đau đầu, chán ăn. Các phản ứng nhẹ thường xảy ra ngay trong ngày sử dụng vắc xin hoặc chậm nhất là ngày hôm sau. Trừ trường hợp nổi mề đay do tiêm vắc xin [sởi](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/benh-soi-la-gi-benh-soi-may-ngay-khoi-41359.html), có thể xuất hiện sau khi tiêm vắc xin từ 6 – 12 ngày và kéo dài trong khoảng một vài ngày. Như vậy, đau khớp sau khi tiêm vắc xin được xem là các phản ứng nhẹ đối với cơ thể, chúng ta không nên lo lắng quá. Tuy nhiên nếu tình trạng đau khớp kéo dài quá lâu, ảnh hưởng đến cuộc sống, bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và điều trị sớm nhất nhé! ![Đau khớp - phản ứng cơ thể sau khi tiêm vắc xin có đáng lo?2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/dau_khop_phan_ung_co_the_sau_khi_tiem_vac_xin_co_dang_lo_2_2dd4367492.jpg) *Đau khớp sau khi tiêm vắc xin là phản ứng nhẹ có thể hết sau vài giờ* ### Các phản ứng nặng đối với cơ thể Đa số các phản ứng nặng sau khi tiêm vắc xin cũng sẽ không để lại hậu quả lâu dài. Ngay cả phản ứng sốc phản vệ, tuy có thể đe dọa tính mạng nhưng có thể can thiệp điều trị được và không để lại di chứng. Do đó, sau khi tiêm phòng vắc xin, chúng ta nên ở lại 30 phút nhằm theo dõi các phản ứng sau khi tiêm để được can thiệp y tế nhanh nhất. Các phản ứng nặng đối với cơ thể được kể đến như sau: * Thường không để lại các các hậu quả lâu dài. * Trường hợp rất nặng và không được can thiệp y tế sớm có thể gây ra khuyết tật. * Hiếm trường hợp xảy ra tình trạng đe dọa đến tính mạng. * Bao gồm cả chứng [động kinh](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/so-cuu-benh-nhan-dong-kinh-dung-cach-28776.html) và các phản ứng dị ứng, được gây ra bởi phản ứng của cơ thể với các thành phần có trong vắc xin. * Các phản ứng rất nặng sau khi sử dụng vắc xin bao gồm: Động kinh, phản ứng phản vệ, giảm tiểu cầu, quấy khóc kéo dài, cơn giảm trương lực giảm phản ứng (hypotonic hyporesponsive episode - HHE)... ### Các phản ứng nghiêm trọng sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh Các phản ứng nghiêm trọng cần được lưu tâm và sớm được phát hiện để có biện pháp can thiệp sớm như sốc phản ứng sốc phản vệ sau khi tiêm vắc xin có thể đe dọa tính mạng. Các phản ứng sốc phản vệ được coi là nghiêm trọng nếu có thể: * Có thể gây ra tử vong. * Đe dọa đến tính mạng. * Yêu cầu nhập viện để điều trị hoặc nếu đang điều trị tại bệnh viện thì thời gian nằm viện phải kéo dài. * Để lại hậu quả không mong muốn như khuyết tật hoặc giảm chức năng vận động đáng kể hoặc kéo dài dai dẳng. * Gây nên tình trạng bất thường bẩm sinh hoặc có thể gây ra dị tật thai nhi. * Cần có can thiệp sớm để tránh các tổn thương không đáng có hoặc di chứng vĩnh viễn. ![Đau khớp - phản ứng cơ thể sau khi tiêm vắc xin có đáng lo?3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/dau_khop_phan_ung_co_the_sau_khi_tiem_vac_xin_co_dang_lo_3_d7a6d53587.jpg) *Sau khi tiêm phòng nên chờ 30 phút để nhân viên y tế kiểm tra* Cách xử lý khi xảy ra các phản ứng nghiêm trọng sau khi tiêm vắc xin -------------------------------------------------------------------- ### Đối với trường hợp sốc phản vệ Thường xuất hiện trong thời gian hoặc ngay sau khi tiêm chủng, với các triệu chứng như: * Kích thích, mệ mỏi vật vã. * Mẩn ngứa, nổi ban đỏ, nổi mày đay. * Phù Quincke. * Mạch đập nhanh và nhỏ khó bắt. * Huyết áp không đo được do bị tụt. * Khó thở thậm chí nghẹt thở. * Đau quặn bụng, tiêu tiểu không tự chủ được. * Đau đầu, chóng mặt, choáng váng. * Đôi khi hôn mê, đôi khi giãy giụa, co giật... Các trường hợp này cần dừng ngay việc tiêm vắc xin, và tiến hành cấp cứu xử trí sốc phản vệ sau tiêm theo phác đồ của bộ Y tế, đồng thời chuyển bệnh nhân đến đơn vị hồi sức tích cực gần nhất. ### Phản ứng quá mẫn cảm cấp tính Thường xảy ra trong 2 giờ sau tiêm vắc xin với một hoặc nhiều các triệu chứng như: * Thở khò khè và ngắt quãng do co thắt khí phế quản và thanh quản. * Phù nề thanh quản, phù nề ở mặt hoặc có thể phù nề toàn thân. * Phát ban. Để xử trí vấn đề này, nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc cho bệnh nhân dùng thuốc kháng histamin, để phòng ngừa bội nhiễm, đảm bảo nhu cầu dịch và chế độ dinh dưỡng của cơ thể. Các trường hợp phản ứng nặng cần cho bệnh nhân thở oxy và xử trí tương tự như sốc phản vệ. ### Co giật Những cơn co giật toàn thân không kèm theo triệu chứng, có thể sốt hoặc không. Cần được điều trị hỗ trợ hô hấp như: Thông đường thở, hút sạch đờm dãi và cho thở oxy. Có thể xin ý kiến bác sĩ về việc dùng thuốc chống co giật như diazepam hoặc các loại thuốc khác theo đúng phác đồ xử trí co giật của Bộ Y tế. ![Đau khớp - phản ứng cơ thể sau khi tiêm vắc xin có đáng lo?4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/dau_khop_phan_ung_co_the_sau_khi_tiem_vac_xin_co_dang_lo_4_2b7e4979e8.jpg) *Hãy tự trang bị cho mình kiến thức và cách xử trí cho những phản ứng của cơ thể sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh* Đau khớp sau khi tiêm vắc xin là tình trạnh thường xảy ra được xếp vào nhóm phản ứng nhẹ đối với cơ thể, bạn đọc đừng nên lo lắng quá. Nếu đau khớp dai dẳng kéo dài có thể bạn đang gặp phải các bệnh lý khác và cần nên đi khám sớm để được điều trị. Các phản ứng nặng và các phản ứng nghiêm trọng thường rất hiếm xảy ra. Hãy tự trang bị cho mình kiến thức và cách xử trí cho những phản ứng của cơ thể sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh. Và luôn ghi nhớ rằng sử dụng vắc xin phòng bệnh là phương pháp an toàn và hiệu quả tối ưu nhất. **Hoàng Yến** ***Nguồn: Tổng hợp***
Đau khớp - phản ứng cơ thể sau khi tiêm vắc xin có đáng lo?
28/04/2021
Tiêm vacxin cho trẻ là điều vô cùng quan trọng vì chúng sẽ kích thích cơ thể sinh ra miễn dịch chống lại các tác nhân gây bệnh sau nà. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu kỹ trước khi cho trẻ đi tiêm phòng để tránh hậu quả không đáng có.
[ "tiêm phòng", "Tiêm chủng" ]
[Tiêm phòng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/khi-nao-can-tiem-phong-uon-van-nhung-luu-y-ve-tiem-phong-43567.html) là cách tốt nhất để bảo vệ bé luôn khỏe mạnh. Tuy nhiên ba mẹ cần biết cách chăm sóc cho trẻ trước và sau khi tiêm để hạn chế những tác dụng phụ con thường gặp phải. Khám sàng lọc trước khi tiêm chủng ---------------------------------- ![Những điều cần lưu ý khi đưa trẻ đi tiêm phòng 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_dieu_can_luu_y_khi_dua_tre_di_tiem_phong_1_2045e55fdb.jpg)*Những điều cần lưu ý khi đưa trẻ đi tiêm phòng* Khám sàng lọc trước khi tiêm chủng là việc rất cần thiết nhằm phát hiện những bất thường cần lưu ý để quyết định cho trẻ tạm hoãn hay không được tiêm một loại vắc xin nào đó. ### Trẻ sẽ tạm hoãn tiêm chủng trong những trường hợp sau Sức khỏe của trẻ chưa ổn định, đang trong thời gian mắc những bệnh cấp tính, các bệnh nhiễm trùng Trẻ chưa đủ cân nặng, thấp hơn 2.5kg. Trước thời gian tiêm phòng trẻ không ăn uống và chơi bình thường, có dấu hiệu mắc bệnh sốt. Trẻ mắc những bệnh lý bẩm sinh hoặc bệnh lý mắc phải khiến trẻ phải nhập viện điều trị từ khi sinh đến nay. Trẻ mới dùng các sản phẩm globulin miễn dịch, hoặc mới kết thúc đợt điều trị corticoid, [trẻ đang uống kháng sinh](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tre-dang-uong-khang-sinh-co-tiem-phong-duoc-khong-46506.html) liều cao cần được hoãn tiêm trong vòng 3 tháng. Trẻ mắc các bệnh tim bẩm sinh hoặc mạn tính kèm theo tăng áp lực động mạch phổi nên tạm hoãn tiêm chủng vắc xin sống giảm độc lực. Trường hợp không được tiêm chủng -------------------------------- ![Những điều cần lưu ý khi đưa trẻ đi tiêm phòng 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_dieu_can_luu_y_khi_dua_tre_di_tiem_phong_2_9bee4b50f8.jpg)*Khám sàng lọc trước khi tiêm chủng để biết tình trạng sức khỏe của trẻ* Trẻ có tiền sử sốc hoặc phản ứng nặng sau tiêm chủng vắc-xin vào lần tiêm trước như: sốt cao trên 39 độ C kèm co giật hoặc dấu hiệu não/màng não, tím tái, khó thở. Trẻ bị suy cơ quan trong cơ thể như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan Trẻ suy giảm miễn dịch do mắc những bệnh truyền nhiễm lây lan ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Trẻ nằm trong các trường hợp chống chỉ định tiêm chủng được nhà sản xuất quy định đối với từng loại vắc-xin. Để có kết quả khám sàng lọc chuẩn xác nhất, đầu tiên ba mẹ nên cung cấp những thông tin đúng và đầy đủ cho bác sĩ, đồng thời những bệnh lý bác sĩ phát hiện sau khi thăm khám để đảm bảo việc tiêm chủng là đúng thời điểm, hiệu quả và an toàn. Quan sát kĩ những biểu hiện của trẻ sau khi tiêm chủng ------------------------------------------------------ ![Những điều cần lưu ý khi đưa trẻ đi tiêm phòng 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_dieu_can_luu_y_khi_dua_tre_di_tiem_phong_3_c00925ec5a.jpg)*Theo dõi nhiệt độ của trẻ 2 giờ một lần sau khi tiêm* Sau khi tiêm chủng mẹ và trẻ ở lại khoảng 30 phút tại điểm tiêm chủng để các nhân viên y tế kiểm tra và theo dõi các dấu hiệu phản ứng sau tiêm chủng. Trước khi về nhà, mẹ nên ghi nhớ nhiệt độ cơ thể của trẻ và tình vết tiêm để có cơ sở so sánh sau này. Sau khi về nhà ba mẹ cần tiếp tục theo dõi trẻ trong vòng 48 giờ: * Trẻ có vui vẻ ăn chơi vui ngủ hay không. * Nhiệt độ cơ thể, nhịp thở, có xuất hiện những vết ban đỏ lạ trên da không. * Cần tránh cho trẻ chạm, đè vào chỗ tiêm vì có thể gây nhiễm trùng. * Ba mẹ cũng không chườm nóng, lạnh, đắp lá thuốc vào vị trí tiêm. Để đảm bảo hiệu quả khi tiêm vắc-xin được tốt nhất, trẻ không được sử dụng dạng thuốc corticoid, các thuốc ức chế, làm giảm miễn dịch,... trong vòng 6 tháng. Nếu ba mẹ không yên tâm về những phản ứng của con sau khi tiêm chủng như con sốt cao trên 39 độ C, cơ thể tím tái, khó thở, phát ban đỏ trên da, bỏ bú, bỏ ăn, liên tục quấy khóc thì nên đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn cách theo dõi và chăm sóc trẻ Xây dựng chế độ ăn uống đảm bảo đủ chất dinh dưỡng để con nhanh hồi phục ------------------------------------------------------------------------ Đa số trẻ em sau tiêm chủng sẽ bị rối loạn tiêu hóa nhẹ với những biểu hiện như đi ngoài nhiều lần hơn, có thể 5-6 lần/ ngày và phân cũng loãng hơn trước. Vì thế trong thời gian này mẹ nên chú ý chế độ ăn uống của con như: Với những trẻ đang bú mẹ thì mỗi ngày mẹ nên cho trẻ ti sữa ít nhất 150 ml/1kg thể trọng Với trẻ đang ăn dặm thì mẹ nên cho con uống nhiều nước, bổ sung thêm nước ép hoa quả vào chế độ ăn hằng ngày như nước chanh, cam, dừa, bưởi để bù lại lượng vitamin A và C đã mất do đi tiểu nhiều. Có thể cho trẻ ăn thêm những thức ăn giúp dễ tiêu hóa hơn như sữa chua, váng sữa. Nếu trẻ đã cai sữa thì mẹ nên chon con ăn thức ăn loãng, dễ tiêu nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết như cháo đậu xanh nấu thịt, cháo hành nấu thịt, súp gà, súp cua…Ngoài ra cũng nên bổ sung nhiều món ăn có nhiều kẽm và Vitamin A để tăng sức đề kháng như thịt bò, cà rốt, khoai lang, các thực phẩm có màu đỏ. Trẻ sau khi tiêm phòng thường dễ mệt mỏi, chán ăn nên mẹ nên chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, mỗi lần ăn từng ít một và chỉ cho bé ăn khi đã hạ sốt. Nên thêm tỷ trọng của những món cháo với thịt và rau, có thể xay nhuyễn để cung cấp vitamin A, B, C và chất xơ để tốt cho sức khỏe và sự hồi phục của con. Chế độ chăm sóc trẻ sau tiêm ---------------------------- Cho trẻ uống nhiều nước, nằm ở không gian thoáng, theo dõi nhiệt độ của trẻ 2 giờ một lần. Chỉ nên cho trẻ mặc quần áo rộng thoáng để cơ thể thoải mái và có thể giải tỏa bớt nhiệt giúp nếu trẻ bị sốt sau khi chích ngừa. Lau người, vệ sinh cho trẻ bằng nước ấm, đặc biệt là nên chú ý ở trẻ có tiền sử co giật sau khi tiêm phòng. Nếu trẻ cảm thấy khó chịu và quấy khóc nhiều, ba mẹ đặt trẻ ngồi vào chậu nước ấm cho thoải mái, lau bẹn, nách và khắp người trẻ một cách sạch sẽ. **Trúc** **Nguồn: Tổng hợp**
Những điều cần lưu ý khi đưa trẻ đi tiêm phòng
11/12/2020
Hệ miễn dịch của phụ nữ khi mang thai thường trở nên yếu hơn nên có nhiều nguy cơ bị nhiễm bệnh. Do đó, việc tiêm vắc-xin trước khi mang thai là việc làm cần thiết và hữu ích đối với tất cả thai phụ.
[ "Tiêm chủng", "Mang thai" ]
Việc tiêm vắc-xin là do nếu chẳng may mắc các bệnh do virus, đặc biệt là trong 3 tháng đầu và cuối của thai kỳ, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cả thai nhi và mẹ. **Vì sao nên tiêm phòng trước khi mang thai?** ---------------------------------------------- Cơ thể chị em trong thai kỳ thường rất nhạy cảm và rất dễ mắc các bệnh do virus gây ra. Do vậy, việc tiêm vắc-xin trước khi chuẩn bị mang thai rất quan trọng và vô cùng cần thiết. Việc này không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe của mẹ khi bầu mà còn đảm bảo cho sự phát triển toàn diện và mạnh khỏe trong suốt thai kì của con. ### **Tăng sức đề kháng cho người mẹ** Một trong những lí do mà chị em phụ nữ nên tiêm vắc-xin trước khi mang thai đó là thời gian này cơ thể của người mẹ hệ miễn dịch yếu hơn bình thường nên dễ bị nhiễm bệnh. Có thể nói, phụ nữ mang thai là một trong những đối tượng có nguy cơ cao dễ mắc bệnh truyền nhiễm. Nếu tiêm vắc-xin bảo vệ thì khi bước vào thai kỳ, người phụ nữ sẽ hạn chế nguy cơ mắc bệnh, tránh nhiều rủi ro cho mẹ và thai nhi. ![Vì sao nên tiêm phòng trước khi mang thai? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vi_sao_nen_tiem_phong_truoc_khi_mang_thai_1_9f446d4a5d.jpeg)*Tiêm vắc-xin bảo vệ thì khi bước vào thai kỳ sẽ hạn chế nguy cơ mắc bệnh.* Bởi nếu như không may mắc bệnh truyền nhiễm trong thai kỳ thì việc chữa bệnh rất khó, do các bác sĩ vừa điều trị vừa cố gắng tránh làm ảnh hưởng tới em bé trong bụng. Và bệnh truyền nhiễm thường đe dọa tới sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là một vài dẫn chứng cho thấy thai nhi sẽ phải “hứng chịu” rất nhiều thiệt thòi nếu như mẹ bầu mắc phải một số bệnh nguy hiểm, dễ mắc khi mang thai như: * **Bệnh sởi:** Mẹ bầu nếu bị [bệnh sởi](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/benh-soi-va-cach-dieu-tri-hieu-qua-41346.html) thì thai nhi sinh ra có thể bị dị dạng, thai chết lưu, sảy thai, sinh non. * **Bệnh quai bị:** Nếu trong 3 tháng đầu hay 3 tháng cuối thai kỳ mà mẹ mắc bệnh quai bị, thai nhi dễ có nguy cơ rất cao bị dị tật bẩm sinh, thậm chí là thai chết lưu – sinh non. * **Bệnh rubella:** Vào 3 tháng đầu mang thai, nếu mẹ nhiễm virus [rubella](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/rubella-soi-duc-la-benh-gi-dieu-tri-ra-sao-41333.html) thì thai nhi có nguy cơ cao ( tới 90%) bị dị tật não, tim, tai, mắt hoặc không thể tiếp tục phát triển đầy đủ các tháng thai kỳ tiếp theo. * **Bệnh thủy đậu:** Nếu mẹ bầu bị thủy đậu trong giai đoạn sớm của thời kỳ mang thai (vào tuần thứ 8 – 20) thì thai nhi có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh. Còn trường hợp bị thủy đậu ngay trước hoặc sau sinh con thì đứa trẻ sẽ có nguy cơ mắc bệnh thủy đậu sơ sinh, thậm chí có thể tử vong. * **Bệnh cúm:** Bệnh này tuy sẽ không gây biến chứng nguy hiểm cho mẹ bầu nhưng lại có thể gây tình trạng dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Đặc biệt nguy hiểm nếu [mẹ bầu bị cảm cúm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/me-bau-bi-cam-cum-so-mui-khi-mang-thai-41043.html) trong 3 tháng đầu mang thai. * **Bệnh viêm gan B:** Trường hợp mẹ bị nhiễm virus viêm gan B thì sẽ dễ dàng lây lan cho bé trong quá trình sinh nở. Nếu trẻ sơ sinh bị nhiễm virus viêm gan B thì khả năng diễn tiến bệnh xơ gan, ung thư gan khi trưởng thành rất cao. Bởi vì nguyên nhân này cho nên các bà mẹ rất quan tâm tới vấn đề có nên tiêm các loại vắc-xin trước khi mang thai không? ### **Đảm bảo thai nhi phát triển tốt hơn** ![Vì sao nên tiêm phòng trước khi mang thai? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vi_sao_nen_tiem_phong_truoc_khi_mang_thai_2_58b308f9ae.jpg)*Tiêm vắc-xin trước khi mang thai sẽ đảm bảo cho thai nhi phát triển tốt hơn.* Ngoài ra, tiêm vắc-xin cho phụ nữ trước khi mang thai cũng đem tới rất nhiều lợi ích, đặc biệt là giúp em bé có hệ miễn dịch tốt hơn. Các bác sĩ cho rằng, một số loại vắc-xin sẽ có tác dụng tuyệt vời, giúp thai nhi có sức đề kháng cao, bé khỏe mạnh và không bị mắc các căn bệnh nguy hiểm trong những tháng mới sinh. Vì vậy, người phụ nữ nên chuẩn bị kiến thức kĩ càng trước khi mang thai, để em bé có sức khỏe tốt nhất, phát triển tự nhiên. Một số người phụ nữ vẫn còn chưa hiểu hết việc vì sao nên tiêm vắc-xin trước khi mang thai, bởi vì họ sợ vắc-xin sẽ gây ra nhiều tác động không tốt đến sức khỏe em bé. Tuy nhiên, hầu hết các vắc-xin cho phụ nữ trước khi mang bầu được chỉ định đều là những loại an toàn, là loại tái tổ hợp hoặc bất hoạt. Bạn chỉ cần thực hiện đúng theo hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ tiêm phòng. ![Vì sao nên tiêm phòng trước khi mang thai? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vi_sao_nen_tiem_phong_truoc_khi_mang_thai_3_b223108c15.jpg)*Vắc-xin được chỉ định cho mẹ trước khi mang thai đều là loại an toàn.* **Nếu không kịp tiêm phòng trước mang thai thì có nên tiêm phòng trong khi mang thai được không?** -------------------------------------------------------------------------------------------------- Hầu hết các vắc-xin là dạng virus còn sống, chỉ bị làm yếu đi thì bác sĩ đều khuyên nên tiêm trước khi mẹ mang thai ít nhất 1 tháng. Bởi thời gian này để tránh trường hợp xấu xảy ra là dù virus bị làm yếu đi vẫn gây bệnh cho mẹ. Bởi thế, những vắc-xin được khuyến cáo nên tiêm trước khi mang thai thì không nên tiêm trong thời kỳ mang thai. Vắc-xin tiêm phòng trong thời kỳ mang thai: Vắc-xin ngừa uốn ván. Uốn ván có thể gây tử vong cho trẻ sơ sinh, do đó phụ nữ trong tuổi sinh sản cần được tiêm vắc-xin ngừa uốn ván trước khi mang thai hoặc tuần thai 27 – 36. **Thanh Hoa** ***Nguồn tham khảo: Tổng Hợp***
Vì sao nên tiêm phòng trước khi mang thai?
26/07/2020
Trẻ đang uống thuốc có được tiêm phòng không? Trẻ đang bị ốm có tiêm phòng được không? Sau uống kháng sinh bao lâu thì được tiêm phòng? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này, cùng tìm hiểu ngay nhé!
[ "tiêm phòng", "Trẻ sơ sinh", "Tiêm chủng" ]
Thời điểm tốt nhất để cho trẻ đi tiêm phòng đó chính là khi trẻ đang có sức khỏe ổn định và theo lịch trình được khuyến cáo cho mỗi loại vắc xin. Tuy nhiên, sẽ có những lúc trẻ bị ốm hoặc đang phải sử dụng thuốc để điều trị bệnh. Lúc này, các bậc phụ huynh đang rất băn khoăn không có liệu có nên cho trẻ tiêm phòng không? Và sau uống kháng sinh bao lâu thì được tiêm phòng? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này, cùng tìm hiểu ngay nhé! Trẻ đang uống thuốc có được tiêm phòng không? --------------------------------------------- Theo nhận định từ các chuyên gia y tế, việc quyết định có nên hay không nên tiêm vắc xin khi đang uống thuốc phụ thuộc vào 2 yếu tố là loại vắc xin và loại thuốc đang sử dụng. Đa số những loại thuốc thông thường có tác dụng để trị ho, sốt, [cảm cúm](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/cum-434.html)… sẽ không gây ảnh hưởng gì nhiều khi tiêm vắc xin. Trẻ vẫn có thể tiêm vắc xin theo lịch trình. Tuy nhiên, với một số loại thuốc như steroid, kháng sinh và các thuốc để điều trị ung thư, liên quan trực tiếp đến hệ miễn dịch thì trẻ cần phải có thời gian chờ đợi và cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiêm phòng. *![sau-uong-khang-sinh-bao-lau-thi-duoc-tiem-phong-cho-tre-1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre2_100b8b1ff8.jpg)* *Trẻ đang uống thuốc có được tiêm phòng không?* Trong đó, hầu như các loại thuốc [kháng sinh](https://nhathuoclongchau.com.vn/thuoc/khang-sinh) không can thiệp vào thành phần và hiệu quả vắc xin nên trẻ vẫn có thể tiêm phòng được. Nhưng nếu trẻ đang trong thời gian uống thuốc kháng sinh mà tiêm vắc xin thì bác sĩ sẽ khó nhận ra nguyên nhân gây ra các triệu chứng (sốt, tiêu chảy nhẹ,...) sau khi tiêm là do thuốc hay là do vắc xin. Một số loại thuốc kháng virus như tamiflu còn có thể làm giảm hiệu quả của vắc xin. Những loại thuốc khác đang làm hệ miễn dịch của trẻ suy yếu. Nếu tiêm vắc xin lúc này, virus có thể kích hoạt gây bệnh. Trẻ đang ốm có tiêm phòng được không? ------------------------------------- Sau uống kháng sinh bao lâu thì được tiêm phòng và trẻ đang ốm có tiêm phòng được không? Trong trường hợp nếu trẻ đang ốm, tốt nhất mẹ nên chờ sau khi trẻ khỏi ốm hẳn rồi mới nên tiêm phòng. Nhưng nếu trong trường hợp sắp có lịch tiêm phòng mà trẻ chưa khỏi ốm thì bạn có thể tham khảo ý kiến từ các bác sĩ để đưa ra quyết định đúng đắn nhất. *![sau-uong-khang-sinh-bao-lau-thi-duoc-tiem-phong-cho-tre-2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre3_aac68adf4b.jpg)* *Trẻ đang ốm có tiêm phòng được không?* Với những bệnh nhẹ hoặc gặp vấn đề như sốt nhẹ, cảm lạnh, ho, sổ mũi, viêm tai giữa, tiêu chảy nhẹ... trẻ em vẫn có thể được tiêm phòng. Trong trường hợp này, việc tiêm vắc xin này cũng chỉ đơn giản là cơ thể sẽ phải cùng lúc sản sinh ra các đề kháng để chống lại virus (trong vắc xin) và chống lại các virus, vi khuẩn gây ra bệnh tại thời điểm đó. Điều này không có vấn đề gì, vắc xin không làm các triệu chứng bệnh tồi tệ hơn mà nó chỉ gây ra các tác dụng phụ nhẹ gần giống với triệu chứng bệnh, ví dụ như sốt, chán ăn,... Với những bệnh nặng hoặc tình trạng sức khỏe suy yếu nghiêm trọng như ung thư, bị nhiễm HIV/AIDS hoặc các bệnh liên quan đến hệ miễn dịch, những trường hợp đang hóa trị liệu, truyền máu, cấy ghép hoặc đang điều trị bệnh bằng thuốc ảnh hưởng đến hệ miễn dịch... thì tạm thời không nên cho trẻ tiêm phòng hoặc phải chờ đợi. Sau uống kháng sinh bao lâu thì được tiêm phòng? ------------------------------------------------ Tùy vào mục đích của việc sử dụng kháng sinh cho trẻ sẽ có khoảng thời gian sau uống kháng sinh thì được tiêm phòng khác nhau. Theo đó, có 2 trường hợp cần phải được phân loại rõ: * Đối với trẻ đang sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh nhiễm trùng: Nếu chỉ là những bệnh lý nhẹ như [viêm họng](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-hong-468.html), nhiễm trùng tai,... thì trẻ vẫn có thể uống thuốc kháng sinh theo đúng liều lượng trước, trong và cả sau khi tiêm phòng. * Đối với trường hợp trẻ đang sử dụng thuốc kháng để điều trị các bệnh vừa và nặng thì tạm thời thì sau uống kháng sinh bao lâu thì được tiêm phòng? Câu trả lời ở đây là không nên tiêm phòng. Bởi những triệu chứng của bệnh và những tác dụng phụ của thuốc kháng sinh có thể gây nhầm lẫn với các tác dụng phụ của vắc xin khiến việc chẩn đoán và điều trị bệnh trở nên khó khăn hơn. Bên cạnh đó, nếu bệnh trở nặng sẽ khiến cho hệ miễn dịch của trẻ bị yếu đi. Việc tiêm vắc xin, tức là đưa virus vào cơ thể có kích hoạt bệnh. *![sau-uong-khang-sinh-bao-lau-thi-duoc-tiem-phong-cho-tre-1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre4_830872c05d.jpg)* *Sau uống kháng sinh bao lâu thì được tiêm phòng* Một số vấn đề cần lưu ý khi tiêm phòng cho trẻ sau uống kháng sinh ------------------------------------------------------------------ Sau khi tiêm phòng, đặc biệt là đối với trẻ sau uống kháng sinh bao lâu thì được tiêm phòng, cần phải lưu ý một số vấn đề dưới đây: * Sau khi tiêm xong, nên ngồi lại khoảng 15 - 30 phút để theo dõi xem trẻ có bị dị ứng với thuốc không. * Khi về nhà, mẹ nên theo dõi xem trẻ có bị sốt không, những biểu hiện trên da, cử chỉ, có quấy khóc và bú mẹ bình thường không. Đặc biệt là đối với những trẻ mới tiêm lần đầu khi ở 2 tháng tuổi, tiêm mũi đầu tiên và tiêm vắc-xin 5 trong 1. * Sau khi tiêm xong, mẹ nên chườm mát ở vị trí tiêm (không chườm nóng), cho trẻ uống nhiều nước, bú mẹ nhiều hơn, mặc đồ thoáng. * Nếu thấy trẻ có những biểu hiện bất thường sau tiêm, phụ huynh có thể liên hệ với nhân viên tư vấn hoặc cán bộ y tế xã để được tư vấn. * Sau tiêm, trẻ có thể sốt nhưng nếu bình thường thì cơn sốt sẽ hạ ngay chỉ sau một ngày, nhiều lắm là 2 ngày. Nếu trẻ sốt cao hơn 2 ngày thì cha mẹ nên thận trọng và nên đưa trẻ đến bệnh viện để được cấp cứu và điều trị kịp thời. * Một số biểu hiện nặng sau tiêm chủng: Trẻ có dấu hiệu sốt cao trên 39 độ C, co giật, chân tay lạnh, tím tái, khó thở, quấy khóc, bỏ bú, sưng to, đỏ quanh chỗ tiêm... Khi đó, mẹ cần đưa ngay trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra kịp thời. Trên đây là một số chia sẻ về vấn đề sau uống kháng sinh bao lâu thì được tiêm phòng được mà mẹ có thể tham khảo. Hy vọng sẽ giúp mẹ có thêm nhiều thông tin hữu ích trong việc sử dụng kháng sinh và tiêm phòng cho trẻ nhé! **Thủy Phan** Nguồn Tham Khảo: Tổng Hợp
Sau uống kháng sinh bao lâu thì được tiêm phòng cho trẻ?
14/01/2024
Rất nhiều phụ huynh lo lắng không biết liệu đang chích vắc xin 5 trong 1 chuyển sang 6 trong 1 có được không và có bị ảnh hưởng gì không? Để giúp mẹ hiểu rõ hơn về hai loại vắc xin này và an tâm hơn, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu xem ngay giải đáp dưới đây nhé!
[ "Vacxin", "vaccine 5in1", "vaccine 6in1", "Tiêm chủng cho bé - VAC" ]
[Vắc xin 5 trong 1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-5-trong-1-tiem-khi-nao-vac-xin-5-trong-1-tiem-may-mui.html) và vắc xin 6 trong 1 đều có tác dụng giúp phòng ngừa một số căn bệnh nguy hiểm thường gặp ở trẻ em. Điểm khác nhau giữa hai loại vắc xin này là ở số lượng và loại bệnh có thể phòng ngừa. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp đang chích vắc xin 5 trong 1 chuyển sang 6 trong 1 khiến các phụ huynh cảm thấy lo lắng không biết có bị ảnh hưởng gì không? Bài viết dưới đây sẽ giúp cha mẹ tìm hiểu chi tiết hơn về hai loại vắc xin này nhé! Tìm hiểu về vắc xin 5 trong 1 và vắc xin 6 trong 1 -------------------------------------------------- Vắc xin được phát triển để giúp phòng ngừa các căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, dễ bùng phát thành dịch, nguy cơ di chứng và tử vong cao. Cả vắc xin 5 trong 1 và [vắc xin 6 trong 1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-6-trong-1-va-nhung-dieu-can-biet.html) đều được khuyến nghị tiêm chủng cho trẻ có nguy cơ lây nhiễm cao như Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà, Bại liệt, Viêm gan B, Bệnh do vi khuẩn Hib. Những căn bệnh này không chỉ hay xuất hiện ở trẻ nhỏ mà còn để lại di chứng nặng nề về sau. ![Đang tiêm vắc-xin 5 trong 1 chuyển sang 6 trong 1 có được không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/dang_tiem_vac_xin_5_trong_1_chuyen_sang_6_trong_1_co_duoc_khong_5_458474a020.jpg) *Vắc xin 5 trong 1 và vắc xin 6 trong 1 đều là vắc xin kết hợp phòng nhiều bệnh cùng lúc* Về cơ bản, cả hai loại vắc xin 5 trong 1 và 6 trong 1 đều là những loại vắc xin quan trọng được chỉ định tiêm phòng cho trẻ trong khoảng từ 2 - 24 tháng tuổi. Đặc trưng của từng loại vắc xin cụ thể như sau: ### Vắc xin 5 trong 1 Vắc xin 5 trong 1 là vắc xin phối hợp có khả năng phòng ngừa 5 căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Hiện nay, tại thị trường Việt Nam đang có 4 loại vắc xin được sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng, dịch vụ. Bao gồm: **Vắc xin Pentaxim:** Được sản xuất tại Pháp và Canada bởi Công ty dược phẩm Sanofi Pasteur. Loại vắc xin này được sử dụng để phòng ngừa 5 căn bệnh bao gồm Ho gà, Uốn ván, Bạch hầu, Bại liệt và bệnh do [vi khuẩn Hib](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vi-khuan-hib-nguy-hiem-the-nao-mot-so-cach-phong-ngua.html) gây ra. Do vậy, trẻ cần tiêm bổ sung vắc xin viêm gan B khi tiêm vắc xin Pentaxim. **Vắc xin ComBe Five:** Được sản xuất tại Ấn Độ bởi Công ty Biological. **Vắc xin SII:** Do Viện huyết thanh Ấn Độ sản xuất. **Vắc xin Quinvaxem:** Được sản xuất tại Hàn Quốc bởi Công ty Berna Biotech Korea Corp. Cả 4 loại vắc xin này được sử dụng để phòng ngừa 5 căn bệnh bao gồm Uốn ván, Ho gà, Bạch hầu, Viêm gan B và bệnh do vi khuẩn Hib. Khi tiêm cho trẻ các vắc xin 5 trong 1 này, cha mẹ cần cho trẻ uống/tiêm vắc xin phòng ngừa bại liệt. ### Vắc xin 6 trong 1 So với vắc xin 5 trong 1, vắc xin 6 trong 1 có khả năng giúp phòng ngừa các đủ 6 căn bệnh nguy hiểm trong cùng 1 mũi tiêm bao gồm Ho gà, Bạch hầu, Uốn ván, Bại liệt, Viêm gan B và bệnh do vi khuẩn Hib. Hiện tại, có hai loại vắc xin 6 trong 1 đang được lưu hành trên thị trường Việt Nam là: * Vắc xin Infanrix Hexa của Bỉ; * Vắc xin Hexaxim của Pháp. Nên lựa chọn vắc xin 5 trong 1 hay 6 trong 1 để tiêm phòng cho trẻ? ------------------------------------------------------------------- Mục tiêu của việc tiêm phòng vắc xin là để ngừa những căn bệnh nguy hiểm thường gặp ở trẻ em. Khi sử dụng vắc xin 6 trong 1, trẻ có thể được chủng ngừa đồng thời 6 loại bệnh chỉ trong một mũi tiêm, không cần phải tiêm thêm bổ sung các loại vắc xin khác. ![Đang tiêm vắc-xin 5 trong 1 chuyển sang 6 trong 1 có được không? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/dang_tiem_vac_xin_5_trong_1_chuyen_sang_6_trong_1_co_duoc_khong_2_4245483ca5.png) *Việc tiêm vắc xin 6 trong 1 sẽ giúp phòng ngừa đủ 6 loại bệnh trong một mũi tiêm* Tuy nhiên, với vắc xin 5 trong 1 thì trẻ vẫn cần phải bổ sung thêm một loại vắc xin khác tùy vào loại vắc xin được chủng ngừa. Cụ thể, với vắc xin Pentaxim thì bố mẹ cần tiêm bổ sung thêm mũi [vắc xin viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/mot-so-thong-tin-can-biet-ve-viec-tiem-phong-viem-gan-b.html) cho trẻ. Còn với vắc xin ComBe Five, SII, Quinvaxem thì trẻ cần phải uống/tiêm thêm vắc xin bại liệt. Việc tiêm chủng vắc xin kết hợp nhiều loại bệnh khác nhau trong cùng một mũi không chỉ giúp trẻ giảm số lần tiêm, mà còn giúp các phụ huynh giảm bớt tần suất đưa con đi tiêm chủng. Đang tiêm vắc xin 5 trong 1 chuyển sang 6 trong 1 có được không? ---------------------------------------------------------------- Để đảm bảo tối ưu hiệu lực của vắc xin, chỉ nên tiêm cùng 1 chủng loại. Nhưng trong những trường hợp bất khả kháng, chẳng hạn như hết, hay khan hiếm vắc xin cùng loại hoặc không rõ thông tin về mũi tiêm trước đó thì vẫn có thể tiêm loại vắc xin hiện có với cùng thành phần tương đương với mũi vắc xin tiêm trước đó. Theo lịch tiêm chủng của Bộ y tế, trẻ dưới 1 tuổi cần được uống/tiêm vắc xin phối hợp để phòng ngừa đồng thời các bệnh gồm Ho gà, Uốn ván, Bạch hầu, Bại liệt, Viêm gan B và bệnh do vi khuẩn Hib vào thời điểm 2, 3 và 4 tháng tuổi. Để đảm bảo mang lại hiệu quả phòng ngừa bệnh tốt nhất, trẻ cần được thực hiện tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch. Vậy đang chích vắc xin 5 trong 1 chuyển sang 6 trong 1 có được không? Trong trường hợp đã tiêm vắc xin 5 trong 1 nhưng muốn chuyển sang tiêm 6 trong 1 do hết, khan hiếm vắc xin, lo ngại về các phản ứng sau tiêm,..., ba mẹ vẫn muốn con được tiêm chủng đảm bảo đủ liều và đúng lịch thì có thể đến tất cả các trung tâm tiêm chủng để được tham vấn ý kiến bác sĩ nhằm giúp bé được tiếp cận đầy đủ và đúng lịch tiêm chủng vắc xin. Khi đưa trẻ đi tiêm chủng, phụ huynh nên mang theo tất cả các giấy tờ liên quan đến hồ sơ sức khỏe của bé cũng như toàn bộ cuốn sổ tiêm cá nhân hoặc phiếu tiêm chủng để giúp bác sĩ nắm được thông tin về loại vắc xin mà trẻ đã được tiêm trước đó. Đồng thời, đưa ra chỉ định tiêm chủng phù hợp nhất đối với trẻ. ![Đang tiêm vắc-xin 5 trong 1 chuyển sang 6 trong 1 có được không? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/dang_tiem_vac_xin_5_trong_1_chuyen_sang_6_trong_1_co_duoc_khong_4_2c4df6abd7.jpg) *Trẻ đang tiêm vắc xin 5 trong 1 vẫn có thể chuyển sang 6 trong 1 trong một số trường hợp* Trường hợp nếu uống hoặc tiêm dư một loại vắc xin nào đó cũng sẽ không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Thậm chí, điều này còn giúp làm tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. Do vậy, các phụ huynh không cần quá lo lắng về việc phải chuyển đổi mũi tiêm hay tiêm dư vắc xin. Điều quan trọng là phụ huynh cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ để đưa ra chỉ định về chủng loại và số lượng mũi tiêm phù hợp với độ tuổi cũng như tình trạng sức khỏe của trẻ. Hiện tại, tất cả các [Trung tâm Tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) trên toàn quốc đang cung cấp dịch vụ tiêm chủng với đa dạng các loại vắc xin phòng ngừa bệnh cho cả trẻ em và người lớn. Trong đó bao gồm cả các loại vắc xin phòng ngừa Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Viêm gan B, Bại liệt và Hib với giá thành hợp lý. Khi lựa chọn dịch vụ tiêm chủng tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu, quý khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm bởi: * Đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế giàu kinh nghiệm, được đào tạo bài bản về chuyên môn, đảm bảo mang đến cho khách hàng trải nghiệm dịch vụ tốt nhất. * Người đến tiêm chủng sẽ được khám sàng lọc đầy đủ, các bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng sức khỏe để tư vấn loại vắc xin cũng như lịch tiêm chủng phù hợp để đảm bảo hiệu quả và an toàn. * 100% đều được các nhân viên y tế theo dõi và đánh giá lại tình trạng sức khỏe sau tiêm 30 phút trước khi ra về. * Tất cả các loại vắc xin tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu đều được nhập khẩu chính hãng và được bảo quản tại hệ thống lưu trữ đạt chuẩn GSP. Điều này sẽ giúp đảm bảo chất lượng vắc xin tốt nhất trước khi đến tay khách hàng. * Phòng tiêm chủng sạch sẽ, thoáng mát và có khu vui chơi dành riêng để trẻ vui chơi, tạo tâm lý thoải mái trước và sau tiêm chủng. ![Đang tiêm vắc xin 5 trong 1 chuyển sang 6 trong 1 có được không?6](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/dang_tiem_vac_xin_5_trong_1_chuyen_sang_6_trong_1_co_duoc_khong_46fca99740.jpg) *Long Châu sở hữu đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế giàu kinh nghiệm* Để được tư vấn về dịch vụ hoặc đặt lịch tiêm chủng, Quý khách hàng có thể liên hệ đến hotline 18006928 hoặc đặt lịch trực tiếp. Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn đọc tìm được lời giải đáp cho thắc mắc “[Đang chích vắc xin 5 trong 1 chuyển sang 6 trong 1 có được không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/dang-tiem-vac-xin-5-trong-1-chuyen-sang-6-trong-1-co-duoc-khong.html)” nhé. Hy vọng sẽ giúp bố mẹ cảm thấy an tâm và chủ động hơn trong việc tiêm chủng cho trẻ.
Đang tiêm vắc xin 5 trong 1 chuyển sang 6 trong 1 có được không?
21/07/2020
Tiêm phòng là phương pháp hiệu quả nhất trong việc tạo nên hệ miễn dịch bền vững cho trẻ chống lại một số bệnh nhiễm khuẩn nguy hiểm. Nhưng khá nhiều cha mẹ lo lắng trẻ đang uống kháng sinh có tiêm phòng được không?
[ "Tiêm chủng", "tiêm phòng", "Trẻ sơ sinh" ]
Tâm lý lo lắng này của cha mẹ là hoàn toàn hợp lý vì không biết được việc trẻ đang uống kháng sinh thì có ảnh hưởng gì tới tác dụng của tiêm phòng không. **Thuốc kháng sinh là gì?** --------------------------- Kháng sinh là thuốc được sử dụng để điều trị các bệnh lý nhiễm trùng gây ra do vi khuẩn. Các loại kháng sinh khác nhau thì khả năng tiêu diệt hoặc kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn là không giống nhau. Vì thế, việc sử dụng kháng sinh cần phải theo chỉ định của Bác sĩ. Đối với trẻ nhỏ, do [hệ thống miễn dịch](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thoi-quen-lam-hong-he-thong-mien-dich-19797.html) bảo vệ cơ thể chưa hoàn thiện nên dễ mắc các bệnh do vi khuẩn và virus gây ra. Trong đó, các chứng bệnh như cảm cúm, chảy nước mũi, đau họng, ho, viêm xoang, viêm phế quản... thông thường là do virus xâm nhập gây bệnh, cha mẹ dễ nhầm tưởng là trẻ nhiễm khuẩn và tự ý có trẻ uống kháng sinh. Điều này không những không có hiệu quả điều trị mà trẻ có thể chịu [tác dụng phụ của thuốc kháng sinh](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-tac-dung-phu-cua-thuoc-khang-sinh-voi-suc-khoe-46456.html), tăng nguy cơ đề kháng thuốc. ![Trẻ đang uống kháng sinh có tiêm phòng được không? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_dang_uong_khang_sinh_co_tiem_phong_duoc_khong_1_b86d825e9c.jpg)*Kháng sinh là thuốc được sử dụng để điều trị các bệnh lý* **Trẻ đang uống kháng sinh có tiêm phòng được không?** ------------------------------------------------------ Thực tế, có không ít trường hợp trẻ đang sử dụng kháng sinh nhưng lại đến lịch tiêm chủng vì trẻ nhỏ trong độ tuổi này rất thường hay gặp các triệu chứng như ho sốt, tiêu chảy,... Do đó, cha mẹ đều lo lắng trẻ đang uống kháng sinh có tiêm phòng được không, thì về nguyên tắc thì ngoài một số trường hợp ngoại lệ thì không có chống chỉ định tiêm phòng cho trẻ đang uống kháng sinh. Dùng kháng sinh không ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch đối với vắc-xin sống giảm độc lực (ngoại trừ vắc-xin thương hàn uống) và vắc-xin bất hoạt. Những trẻ này cần được khám sàng lọc trước tiêm chủng nhằm xác định kỹ càng hơn tình trạng sức khỏe bởi bác sĩ chuyên khoa. ![Trẻ đang uống kháng sinh có tiêm phòng được không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_dang_uong_khang_sinh_co_tiem_phong_duoc_khong_2_c18853063f.jpg)*Một số trường hợp dùng kháng sinh không ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch đối với vắc-xin.* Cần [phân biệt các trường hợp sốt do bệnh và sốt mọc răng ở trẻ](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/phan-biet-sot-moc-rang-o-tre-va-sot-do-benh-45585.html), bởi vì các trường hợp sốt, tiêu chảy đang dùng kháng sinh có thể sẽ phải hoãn tiêm để chờ cho bình phục sức khỏe, còn nếu bé sốt mọc răng thì vẫn có thể tiêm bình thường. Trường hợp ho, sổ mũi cần chỉ định tiêm chủng hay hoãn tùy vào từng trường hợp cụ thể. Vậy, trẻ có tiêm phòng được không nếu đang uống kháng sinh thì Không nên tiêm vắc-xin cúm sống giảm độc lực trong vòng 48 giờ sử dụng thuốc kháng virus mặc dù thuốc kháng virus không ảnh hưởng đến vắc-xin cúm bất hoạt. Vắc-xin sống zoster hoặc [vắc-xin thủy đậu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-vacxin-phong-thuy-dau-o-dau-va-gia-tien-la-bao-nhieu-40244.html) có thể bị giảm hiệu quả bởi thuốc kháng virus herpes. Vì vậy trẻ đang uống kháng sinh có tiêm phòng được không thì phải dừng sử dụng thuốc này ít nhất 24 giờ trước khi tiêm vắc-xin sống zoster hoặc thủy đậu. Không có bằng chứng về ảnh hưởng của thuốc kháng virus đối với vắc-xin Rotavirus và vắc-xin MMR (sởi, quai bị, rubella). **Các chống chỉ định tiêm chủng ở trẻ em** ------------------------------------------ Tuy rằng việc tiêm chủng là cần thiết ở mỗi trẻ nhưng trẻ đang uống kháng sinh có tiêm phòng được không thì trong một số trường hợp trẻ không nên tiêm chủng bởi có thể gây ra một số phản ứng vắc-xin không đáng có. Một số chống chỉ định tuyệt đối việc tiêm chủng đối với trẻ em như sau: * Tiền sử sốc hoặc phản ứng nặng sau tiêm chủng vắc-xin lần đầu (cùng loại vắc-xin) hoặc sốt cao trên 39°C kèm co giật, triệu chứng của thần kinh (dấu hiệu não, màng não), khó thở, tím tái. * Trẻ bị suy giảm miễn dịch gặp trong suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc nhiễm HIV sẽ chống chỉ định tiêm chủng các vắc-xin sống giảm độc lực. * Trẻ đang uống kháng sinh có tiêm phòng được không thì phải tuân theo các chống chỉ định theo yêu cầu của nhà sản xuất vắc-xin. Ngoài ra, các trường hợp phải hoãn tiêm chủng ở trẻ em như sau: * Tình trạng trẻ suy các chức năng như hô hấp, tuần hoàn, suy tim, suy thận, hôn mê. * Trẻ mắc bệnh nhiễm trùng hoặc ác bệnh cấp tính. * Trẻ sốt trên 37,5°C hoặc hạ thân nhiệt dưới 35,5°C. * Trẻ vừa sử dụng các sản phẩm globulin miễn dịch trong 3 tháng (trừ kháng huyết thanh viêm gan B). * Trẻ mới kết thúc điều trị corticoid liều cao, hóa trị hoặc xạ trị trong 14 ngày. * Trẻ nặng dưới 2000g. * Trẻ có tiền sử phản ứng với các lần tiêm trước của cùng loại vắc-xin. * Trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh hoặc các bệnh bẩm sinh khác ở các cơ quan như phổi, ống tiêu hóa, tiết niệu, máu hoặc ung thư chưa ổn định. ![Trẻ đang uống kháng sinh có tiêm phòng được không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_dang_uong_khang_sinh_co_tiem_phong_duoc_khong_3_29357f98b3.jpg)*Một số trường hợp bệnh nặng ở trẻ phải trì hoãn tiêm vắc-xin để không ảnh hưởng tới hiệu quả của thuốc.* **Một số lưu ý khi cho trẻ đi tiêm phòng** ------------------------------------------ Để đảm bảo sức khỏe của trẻ, trước khi tiêm chủng, phụ huynh cần theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ để thông báo cho bác sĩ trong quá trình khám sàng lọc trước tiêm. Các vấn đề như chưa đủ cân nặng, nếu có biểu hiện bệnh lý hoặc có triệu chứng sốt thì phải trì hoãn lịch tiêm cho đến khi trẻ đạt trạng thái tốt hơn. Các điều kiện của trẻ được xác định trong lần khám sàng lọc gồm có: * Cân nặng: Trẻ đã đủ 2,5 kg chưa (trẻ sơ sinh)? * Tình trạng bú, ăn ngủ và chơi như thế nào? * Có triệu chứng sốt hay đang mắc bệnh gì không? * Có đang sử dụng thuốc hoặc phương pháp điều trị nào không? * Có tiền sử dị ứng với thức ăn hoặc thuốc không? * Có tiền sử phản ứng nặng với vắc-xin trong các lần tiêm trước không? Nhìn chung trẻ đang uống kháng sinh có tiêm phòng được không thì việc quan trọng là phải cho con khám sàng lọc trước tiêm và cha mẹ cần tìm hiểu kỹ bệnh viện, đơn vị tiêm chủng, đồng thời xem xét đến đội ngũ bác sĩ chuyên khoa nhi trong quá trình khám sàng lọc trước tiêm. **Thanh Hoa** ***Nguồn Tham khảo: Tổng hợp***
Trẻ đang uống kháng sinh có tiêm phòng được không?
24/08/2020
Trẻ em cần được tiêm vắc xin phòng ngừa những bệnh nguy hiểm khi được 6 – 18 tháng. Dưới đây là những loại vắc xin phòng bệnh được khuyến cáo tiêm cho tất cả các đối tượng trẻ em, để bảo vệ con trẻ khỏi những chứng bệnh nguy hiểm.
[ "tiêm phòng", "Tiêm chủng" ]
Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ nhiễm virus, vi khuẩn gây ra và có nguy cơ gặp biến chứng nặng thậm chí tử vong khi bị bệnh. Vì thế, theo khuyến cáo của Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ, trẻ từ 6 tháng tuổi nên tiêm vắc xin để phòng chống những bệnh lây truyền nguy hiểm, và phải tiêm đúng thời gian và liều lượng để mang lại hiệu quả cao nhất. Vắc xin ngừa viêm gan B ----------------------- ![Trẻ em nên tiêm phòng những loại vacxin nào 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_em_nen_tiem_phong_nhung_loai_vacxin_nao_1_15d09bad54.jpg)*Tất cả trẻ sơ sinh nên được tiêm chủng vắc xin đầy đủ* Tất cả trẻ sơ sinh nên được tiêm chủng 1 mũi vắc xin ngừa viêm gan B ngay sau sinh, tốt nhất là 24 giờ sau khi sinh nhằm mục đích phòng chống lây truyền virus viêm gan B từ mẹ sang con. Với trẻ sơ sinh có mẹ bị nhiễm viêm gan B, ngoài 1 mũi vắc xin ngừa viêm gan B như các trẻ khác, bé cần được tiêm 1 mũi kháng thể và thực hiện càng sớm thì hiệu quả càng cao. Đây là mũi tiêm đầu tiên đầu tiên của trẻ, và sau đó bé cần thực hiện thêm 3 mũi tiêm nữa để đảm bảo hiệu quả tốt nhất. Tiêm mũi thứ hai sau mũi 1 một tháng, và mũi thứ 3 cũng tiếp theo đó một tháng và tiêm nhắc lại mũi 4 sau 1 năm. Mẹ không nên bỏ qua tiêm mũi 4 vì mũi thuốc này có tác dụng tăng cường liều lượng và giúp bảo vệ cơ thể trẻ lên tới 90%, thời gian bảo vệ trên 20 năm. Vắc xin phòng viêm gan B cho trẻ em có thể là vắc xin đơn giá hoặc vắc xin kết hợp (5 trong 1 hoặc 6 trong 1). Vaccine DTaP ------------ Vắc xin DPT là một loại vắc xin kết hợp chống lại ba bệnh truyền nhiễm ở người: bạch hầu, ho gà và uốn ván, có tác dụng tạo miễn dịch chủ động cho cơ thể để phòng 3 bệnh trên cho trẻ em từ 2 tháng tuổi đến dưới 48 tháng tuổi. Các thành phần vắc xin bao gồm độc tố bạch hầu và uốn ván và giết chết toàn bộ tế bào vi khuẩn gây ra bệnh ho gà hoặc kháng nguyên ho gà. Để đạt được hiệu quả tối đa, vắc xin DTaP cần được tiêm lặp lại ba mũi riêng biệt với khoảng thời gian giữa hai lần tiêm tối thiểu cách nhau một tháng để tránh [những dị ứng khi tiêm phòng uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/di-ung-khi-tiem-phong-uon-van-co-nguy-hiem-khong-43658.html). Vaccine MMR ----------- ![Trẻ em nên tiêm phòng những loại vacxin nào 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_em_nen_tiem_phong_nhung_loai_vacxin_nao_2_481c01a467.jpg)*Tiêm đúng liều lượng và đúng thời gian để đảm bảo hiệu quả cao nhất* Vắc xin MMR là loại vắc xin phối hợp trị 3 loại bệnh điển hình như sởi, quai bị, rubella, là những căn bệnh rất dễ lây qua đường hô hấp nếu không được chủng ngừa bằng vắc xin trước đó. Vắc xin MMR giúp cơ thể tạo miễn dịch phòng 3 loại bệnh trên cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên. Đây là một loại vắc xin sống, giảm độc lực, được tiêm dưới da và có thể sử dụng cho cả người lớn người lớn chưa được tiêm phòng đầy đủ các mũi tiêm cơ bản hoặc chưa từng tiêm phòng. Tiêm chủng mũi đầu tiên cho trẻ này nên được tiêm nhắc lại lúc 4-6 tuổi (độ tuổi đi học), hoặc sớm hơn nếu có dịch xảy ra để giúp biến đổi thể dịch cho những trẻ chưa đáp ứng với mũi tiêm lần trước. Tuy nhiên mẹ cần cập nhật [những lưu ý khi tiêm phòng loại](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-luu-y-khi-tiem-phong-soi-cho-tre-ma-me-nen-biet-41310.html) vắc xin này nhé. Với trẻ từ 7 tuổi trở lên và người lớn: nên tiêm 2 mũi liên tục với thời gian cách 1 tháng, chú ý phải tiêm dưới da và tuyệt đối không được tiêm lên tĩnh mạch. Vaccine Haemophilus cúm B (Hib) ------------------------------- Vi khuẩn HIB (Haemophilus Influenzae type B) là nguyên nhân chủ yếu gây 2 bệnh nghiêm trọng là viêm phổi và viêm màng não mủ bệnh, chủ yếu gặp ở trẻ nhỏ trong đó trẻ dưới 2 tuổi là đối tượng có nguy cơ bị lây nhiễm cao nhất. Khi chưa có vắc xin phòng ngừa, vi khuẩn HIB gây viêm phổi nặng ở ¼ trẻ và gần ½ số trường hợp viêm màng não với những biến chứng nặng nề như di chứng thần kinh vĩnh viễn, tổn thương não, điếc, rối loạn tâm thần, trí tuệ sa sút, giảm khả năng học tập, khó khăn khi vận động… Hiện nay có 2 loại vắc xin Haemophilus cúm B (Hib) chính như: Vắc xin Pentaxim 5 trong 1, phòng 5 bệnh: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và bệnh viêm phổi-viêm màng não do HIB, nhằm giảm số mũi tiêm và giảm đau cho trẻ. Vắc xin Infanrix Hexa 6 trong 1, phòng 6 bệnh: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và bệnh viêm phổi – viêm màng não do HIB. Liệu trình tiêm vắc xin Hib bao gồm 3 liều cơ bản vào lúc trẻ được 2, 3, 4 tháng tuổi và 1 liều nhắc lúc trẻ 18 tháng tuổi. Với những vắc xin phòng nhiều bệnh cùng lúc này mẹ nên nhớ cho con hoàn thành toàn bộ liệu trình tiêm vắc xin Hib để giúp bảo vệ trẻ khỏi bị nhiễm bệnh. Vắc xin phòng ngừa virus Rota (RV) ---------------------------------- ![Trẻ em nên tiêm phòng những loại vacxin nào 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_em_nen_tiem_phong_nhung_loai_vacxin_nao_3_7377596f30.jpg)*Thường xuyên cập nhật lịch tiêm chủng mở rộng của Bộ Y tế* Virus Rota là nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy cấp, ói mửa ở trẻ em và mỗi năm có khoảng hàng chục ngàn trẻ em nước ta phải nhập viện vì nhiễm virus này. Loại vắc xin này không có trong chương trình tiêm phòng quốc gia nhưng đều được cấp dưới dạng dịch vụ. Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã phê chuẩn sử dụng 2 loại vắc xin ngừa tiêu chảy do virus Rota đó là RotaTeq và Rotarix. RotaTeq: Là loại vắc xin sống giảm độc lực được sản xuất phối hợp giữa chủng Rotavirus của người và bò, chứa đồng thời 5 loại kháng nguyên virus là P1, G1, G2, G3 và G4 và Rotarix có nguồn gốc từ chủng Rotavirus ở người. Loại vắc xin chỉ dùng đường uống và nên bắt đầu lúc 6 tuần tuổi và phải kết thúc 2 liều trước 6 tháng tuổi. Với vắc xin RotaTeq, trẻ phải uống 3 liều với mỗi liều 2 ml tại những thời điểm sau: Liều 1: Uống khi trẻ được 7,5 đến 12 tuần tuổi. Liều 2: Uống cách liều 1 ít nhất 1 tháng. Liều 3: Uống cách liều 2 ít nhất 1 tháng. Với Rotarix chỉ gồm 2 liều uống, mỗi liều 1,5ml tại những thời điểm sau: Liều 1: Uống khi trẻ được 1,5 tháng tuổi. Liều 2: Uống cách liều 1 ít nhất 4 tuần. **Trúc** ***Nguồn tham khảo: Tổng hợp***
Trẻ em nên tiêm phòng những loại vắc xin nào
31/10/2023
Vi khuẩn phế cầu (Tên khoa học là Streptococcus pneumoniae) là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như: viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm tai giữa,... Đặc biệt trẻ em nhỏ là những người dễ bị lây nhiễm và mắc bệnh nhất do hệ miễn dịch còn non trẻ và chưa hoàn thiện. Vậy nên nhiều bậc phụ huynh băn khoăn nên tiêm vắc xin ngừa phế cầu 10 hay 13 cho trẻ?
[ "lao phổi", "tiêm phế cầu", "viêm phổi", "Tiêm chủng cho bé - VAC" ]
Phế cầu khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp và cư trú tại đó. Nếu gặp điều kiện thuận lợi, sẽ gây bệnh, tùy thuộc vào cơ quan, bộ phận xâm lấn mà có biểu hiện bệnh tương ứng. Phế cầu hiện vẫn là nguyên nhân chính khiến tỷ lệ trẻ em tử vong tăng cao ở nhiều nước trên thế giới. Chính vì vậy mà việc nên tiêm vắc xin ngừa bệnh do phế cầu 10 hay 13 cho trẻ được nhiều phụ huynh đưa ra làm chủ đề bàn tán. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu giải đáp thắc mắc của bạn trong bài viết dưới đây. Sự nguy hiểm của phế cầu khuẩn đối với trẻ nhỏ ---------------------------------------------- Vi khuẩn phế cầu (Phế cầu khuẩn) là một loại vi khuẩn lây lan qua đường hô hấp khi có sự tiếp xúc trực tiếp với các phần tử khí dung, dịch tiết qua đường hô hấp, hoặc nước bọt... của người nhiễm. Thông thường chúng sẽ cư trú tại vùng mũi, họng, sau đó khi gặp điều kiện thuận lợi, sẽ xâm nhập vào các cơ quan, bộ phận như Phổi, máu, tai giữa, màng não... và biểu hiện bệnh. Đặc biệt là khi hệ miễn dịch đang bị tổn thương hoặc suy giảm. ![Góc giải đáp: Nên tiêm phế cầu 10 hay 13 cho trẻ? Có thể tiêm cả hai loại vắc xin không? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Goc_giai_dap_Nen_tiem_phe_cau_10_hay_13_cho_tre_Co_the_tiem_ca_hai_loai_vac_xin_khong_1_7f10ef3a07.png) *Vi khuẩn phế cầu là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh nguy hiểm và ảnh hưởng đến tính mạng* [Phế cầu khuẩn](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/phe-cau-khuan-la-gi-mot-so-benh-do-phe-cau-khuan-gay-ra.html) là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra khoảng 500.000 ca tử vong ở trẻ em trên khắp thế giới mỗi năm. Khi nhiễm bệnh, bệnh nhân có nguy cơ cao mắc phải một số bệnh do phế cầu khuẩn gây ra như [viêm phổi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-phoi-180.html), [viêm tai giữa](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-tai-giua-474.html), viêm màng não,... Ngoài ra, nếu nhiễm phế cầu đồng thời với Covid 19 thì khả năng tử vong tăng cao rất nhiều. Do vậy, phòng ngừa phế cầu khuẩn cho trẻ và bản thân mỗi chúng ta từ sớm là biện pháp đặc hiệu, chủ động giúp bảo vệ sức khỏe và tiết kiệm chi phí. Hiện nay có 2 loại [vắc xin phế cầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-phe-cau-co-tac-dung-gi-vac-xin-phe-cau-tiem-may-mui.html) đang được sử dụng phổ biến để phòng bệnh là Synflorix và Prevenar 13 (còn gọi là vắc xin phế cầu 10 và 13). So sánh vắc xin Synflorix và vắc xin Prevenar 13 ------------------------------------------------ Cả 2 loại vắc xin phế cầu 10 hay 13 đều được sản xuất tại Bỉ và có khả năng phòng ngừa một số tuýp huyết thanh của vi khuẩn phế cầu. Tuy nhiên nên tiêm phế cầu 10 hay 13 vẫn là vấn đề mà các cha mẹ quan tâm. Hãy cùng điểm qua một số đặc điểm khác biệt giữa 2 loại vắc xin trước khi lựa chọn tiêm cho trẻ. * [Vắc xin phế cầu Synflorix](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thong-tin-can-biet-ve-vac-xin-phe-cau-synflorix-63965.html): Có khả năng phòng ngừa 10 chủng phế cầu khuẩn thường gặp nhất, bao gồm các loại sau: 1, 4, 5, 6B, 7F, 9V, 14, 18C, 19F và 23F. Vắc xin này được chỉ định sử dụng cho trẻ từ 6 tuần tuổi đến trước 6 tuổi. * Vắc xin phế cầu Prevenar 13: Khả năng phòng ngừa cao lên đến 13 chủng phế cầu khuẩn thường gặp nhất là 1, 3, 4, 5, 6A, 6B, 7F, 9V, 14, 18C, 19A, 19F và 23F. Prevenar 13 được chỉ định cho trẻ từ 6 tuần tuổi trở lên. ![Góc giải đáp: Nên tiêm phế cầu 10 hay 13 cho trẻ? Có thể tiêm cả hai loại vắc xin không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Goc_giai_dap_Nen_tiem_phe_cau_10_hay_13_cho_tre_Co_the_tiem_ca_hai_loai_vac_xin_khong_3_7cc559e7ab.png) *Nên tiêm phế cầu 10 hay 13 cho trẻ?* Nên tiêm phế cầu 10 hay 13? Có thể tiêm cả hai loại không? ---------------------------------------------------------- Vì phế cầu khuẩn có tính nguy hiểm cao trong việc gây bệnh, nên việc tiêm vắc xin phòng ngừa Phế cầu khuẩn đúng lịch và đầy đủ là rất quan trọng. Mặc dù cả 2 loại vắc xin đều được sản xuất tại Bỉ vậy nhưng nhiều gia đình vẫn băn khoăn loại vắc xin nào tốt hơn? Nên tiêm phế cầu 10 hay 13 cho trẻ? Có thể tiêm cả hai loại vắc xin không? ### Nên tiêm phế cầu 10 hay 13? Lựa chọn nào tốt hơn? Các số liệu và dữ liệu khoa học cho thấy, cả vắc xin phế cầu 10 (Synflorix) và 13 (Prevenar) đều có hiệu quả tốt khi phòng ngừa vi khuẩn Phế cầu. Tuy nhiên về độ tuổi sử dụng thì có sự khác biệt như dưới đây: Vắc xin ngừa Phế cầu 10 (Synflorix) được chỉ định cho trẻ từ 6 tuần tuổi đến dưới 6 tuổi. [Vắc xin phế cầu 13](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-phe-cau-prevenar-13-can-tiem-may-mui-la-du.html) (Prevenar 13) được dùng cho trẻ từ sau 6 tuần tuổi và người lớn, đặc biệt là người già. ![Góc giải đáp: Nên tiêm phế cầu 10 hay 13 cho trẻ? Có thể tiêm cả hai loại vắc xin không? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Goc_giai_dap_Nen_tiem_phe_cau_10_hay_13_cho_tre_Co_the_tiem_ca_hai_loai_vac_xin_khong_4_58407c7696.png) *Phụ huynh nên tiêm phế cầu 10 hay 13 cho trẻ?* Do đó, việc lựa chọn nên tiêm vắc xin ngừa bệnh do phế cầu 10 hay 13 cân nhắc theo tính sẵn có của vắc xin, độ tuổi tiêm vắc xin, điều kiện kinh tế và nhu cầu của mỗi chúng ta. Chủ động tiêm vắc xin là một cách hiệu quả, đặc hiệu giúp ngăn ngừa nguy cơ nhiễm Phế cầu khuẩn nhằm tránh mắc bệnh và các biến chứng do Phế cầu gây ra. ### Có thể tiêm cả hai loại vắc xin không? Bạn cần lưu ý: * Với người đã tiêm đủ lịch vắc xin Phế cầu 10 (Synflorix), thì có thể tiêm nhắc thêm 1 mũi duy nhất Phế cầu 13 (Prevenar), với điều kiện cách mũi cuối của Phế cầu 10 tối thiểu là 08 tuần. * Với người đã tiêm đủ lịch Phế cầu 13 (Prevenar), không có chỉ định tiêm phế cầu 10 (Synflorix). * Nên hoàn thiện lịch tiêm đúng loại vắc xin ngừa bệnh do Phế cầu nhằm đạt hiệu quả tốt nhất. ![Góc giải đáp: Nên tiêm phế cầu 10 hay 13 cho trẻ? Có thể tiêm cả hai loại vắc xin không? 5](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Goc_giai_dap_Nen_tiem_phe_cau_10_hay_13_cho_tre_Co_the_tiem_ca_hai_loai_vac_xin_khong_5_b723c9a9ab.png) *Có thể tiêm cả hai loại vắc xin không?* Có thể thấy, qua bài viết này, các bậc phụ huynh đã phần nào biết được sự nguy hiểm của phế cầu khuẩn cũng như có cho mình quyết định [nên tiêm phế cầu 10 hay 13 cho trẻ](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nen-tiem-phe-cau-10-hay-13-cho-tre-co-the-tiem-ca-hai-loai-vac-xin-khong-1.html). Và chúng ta hoàn toàn có thể tiêm ngừa cả 2 loại vắc xin ngừa bệnh do Phế cầu khuẩn trong điều kiện cụ thể. Xem thêm: [Có cần thiết phải tiêm phế cầu cho trẻ không?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/co-can-thiet-phai-tiem-phe-cau-cho-tre-khong-co-phan-ung-phu-sau-tiem-khong.html) [Trẻ sau tiêm vắc xin ngừa Phế cầu có bị viêm phổi không?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tre-tiem-phe-cau-co-bi-viem-phoi-khong-tong-quan-viem-phoi-do-phe-cau.html)
Nên tiêm phế cầu 10 hay 13 cho trẻ? Có thể tiêm cả hai loại vắc xin không?
21/07/2020
Từ lúc sinh ra đến khi tròn 1 tuổi là thời điểm bé phải tiêm nhiều loại vắc xin nhất, với tổng số mũi vắc xin cần thiết là khoảng 20 mũi. Nên việc nắm bắt những loại vắc xin cho trẻ dưới 1 tuổi sẽ giúp mẹ không bỏ sót mũi tiêm chủng nào cho con.
[ "tiêm phòng", "Tiêm chủng", "Trẻ sơ sinh" ]
Bởi ở giai đoạn này, sức đề kháng còn kém, trẻ rất dễ mắc hàng loạt bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong và mắc di chứng cao nếu không được tiêm ngừa đầy đủ. **Những điều cần lưu ý trước khi đưa bé tiêm vắc xin** ------------------------------------------------------ Để có [lịch tiêm chủng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/lich-tiem-chung-vacxin-bach-hau-va-nhung-luu-y-quan-trong-46463.html) cho trẻ em dưới 1 tuổi đầy đủ và chính xác, cha mẹ cần làm những việc sau: * Tìm hiểu kỹ các loại vắc xin trẻ có thể được tiêm trong thời gian dưới 1 tuổi. Thời gian tiêm phù hợp và nên đến cơ sở y tế có dịch vụ tiêm chủng để đăng ký sớm. * Nên mang theo đầy đủ hồ sơ, giấy tờ của bé, đặc biệt là sổ tiêm chủng của trẻ. * Trước khi đi tiêm phòng theo lịch tiêm chủng cho bé 2019, phụ huynh cần tìm hiểu xem trẻ có thuộc đối tượng tiêm phòng hay không, đồng thời trao đổi với bác sĩ về tình hình hiện tại của trẻ. * Một số trường hợp khác trẻ cũng không nên tiêm phòng, đó là: trẻ đang mắc bệnh cấp tính, thường biểu hiện sốt cao, mệt mỏi, ho, sổ mũi, tiêu chảy; trẻ mắc bệnh liên quan đến dị ứng, miễn dịch,... * Sau khi tiêm cần biết cách chăm sóc trẻ như thế nào, ăn uống ra sao và vệ sinh cho trẻ. * Cần nắm rõ các dấu hiệu bất thường của trẻ sau khi tiêm để kịp thời đưa đến bệnh viện. ![Những loại vắc xin cho trẻ dưới 1 tuổi mà mẹ phải biết 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_loai_vac_xin_cho_tre_duoi_1_tuoi_ma_me_phai_biet_1_5fb5c06805.jpg)*Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi cần tiêm phòng đầy đủ để tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch.* **Những loại vắc xin cho trẻ dưới 1 tuổi mà mẹ phải biết** ---------------------------------------------------------- **Vắc xin phòng ngừa bệnh lao và viêm gan B** Trong khoảng 24 giờ sau khi sinh, trẻ sẽ được tiêm phòng vắc xin [viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-gan-b-143.html). Và trong khoảng thời gian bé dưới 1 tháng tuổi, thường là trước khi mẹ và bé xuất viện thì trẻ sẽ được tiêm phòng vắc xin BCG để ngừa bệnh lao phổi. *Lịch tiêm chủng vắc xin:* * Mũi 1: Tiêm lần thứ 1 ngay sau khi sinh con * Mũi 2: Sau mũi đầu 1 tháng * Mũi 3: Sau mũi 2, 1 tháng * Tiêm nhắc lại sau mũi 3 sau một năm Đối với vắc xin phòng ngừa lao: Chỉ cần tiêm cho bé một liều duy nhất trong đời. Nếu không có các chống chỉ định khác con thông thường sẽ được tiêm trong 24-48h sau sinh tại bệnh viện và không cần tiêm nhắc lại. **Vắc xin phòng bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván – bại liệt – Hib** Còn gọi là vắc xin Pentaxim 5 trong 1, chỉ định giúp ngừa 5 bệnh là: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, các bệnh nhiễm khuẩn do Hib (Haemophilus Influenzae type b) gây ra. Trong trường hợp bé đã tiêm vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng (vắc xin 5 trong 1 - Quinvaxem) thì mẹ chỉ cần bổ sung vắc xin ngừa bại liệt, vì trong vắc xin này không bao gồm ngừa bệnh bại liệt. ![Những loại vắc xin cho trẻ dưới 1 tuổi mà mẹ phải biết 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_loai_vac_xin_cho_tre_duoi_1_tuoi_ma_me_phai_biet_2_26cad79a3d.jpg)*Vắc xin phòng bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván – bại liệt – Hib hay còn gọi là Pentaxim 5 trong 1* *Lịch tiêm chủng vắc xin 5 trong 1 cho trẻ như sau:* Gồm 3 mũi: * Mũi 1: Lúc con 2 tháng tuổi * Mũi 2: Sau mũi 1 cách một tháng * Mũi 3: Tiêm sau mũi 2 một tháng * Tiêm nhắc lại khi trẻ được 12 tới 18 tháng [**Vắc xin phòng bệnh tiêu chảy do Rotavirus**](https://nhathuoclongchau.com.vn/thanh-phan/rotavirus-vaccine) Đây là loại vắc xin được chỉ định phòng bệnh viêm dạ dày ruột do virus Rota gây nên. Mọi lứa tuổi đều có thể nhiễm Rotavirus gây bệnh tiêu chảy cấp, đặc biệt là trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi. Bệnh bắt đầu với những biểu hiện: sốt, ói mửa nhiều, sau đó là tiêu chảy và có nguy cơ dẫn đến tử vong nếu trẻ không được điều trị kịp thời. *Lịch tiêm chủng vắc xin phòng tiêu chảy do Rotavirus cho trẻ:* * Liều đầu tiên: Nên cho con tiêm khi được 6 tuần tuổi * Liều thứ 2: Sau đó 1 tháng Cha mẹ phải chú ý hoàn thành 2 liều trước 6 tháng tuổi. **Vắc xin phòng bệnh viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não do phế cầu** Vắc xin ngừa phế cầu có tác dụng tạo miễn dịch cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để phòng ngừa các bệnh gây ra bởi phế cầu Streptococcus pneumoniae, như: viêm màng não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết và viêm tai giữa cấp. ![Những loại vắc xin cho trẻ dưới 1 tuổi mà mẹ phải biết 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_loai_vac_xin_cho_tre_duoi_1_tuoi_ma_me_phai_biet_3_8c467daadf.jpg)*Vắc xin ngừa phế cầu có tác dụng tạo miễn dịch cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ngừa viêm màng não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết và viêm tai giữa cấp.* *Lịch tiêm chủng vắc xin phòng phế cầu (vắc xin Synflorix) cho trẻ :* * Mũi 1: Lúc 2 tháng tuổi * Mũi 2: Sau mũi 1 một tháng * Mũi 3: Sau mũi 2 một tháng * Mũi thứ 4 tiêm sau 6 tháng kể từ mũi thứ 3 **Vắc xin phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu B+C** Giống như virus [thủy đậu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/thuy-dau-591.html), virus viêm não mô cầu lây truyền qua đường hô hấp nên bệnh viêm màng não do não mô cầu rất dễ mắc và dễ bùng phát thành dịch. Viêm màng não do não mô cầu có thể rất nặng, diễn tiến nhanh, nguy cơ tử vong trong vòng 24 giờ. Cách phòng bệnh tốt nhất vẫn là tiêm vắc xin cho trẻ. *Lịch tiêm chủng vắc xin phòng viêm não mô cầu B+C cho trẻ:* * Mũi 1: Trẻ từ 6 tháng * Mũi 2: Cách mũi 1 khoảng 6-8 tuần. Trẻ em dưới 1 tuổi là đối tượng có sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh nên sẽ là đối tượng dễ bị mắc bệnh nhất. Chính vì thế, để phòng bệnh cho trẻ thì vắc xin là phương pháp hữu hiệu nhất, vắc xin có tác dụng bảo vệ trẻ bằng cách kích thích hệ thống miễn dịch tạo ra kháng thể. Những kháng thể này sẽ giúp nhận biết và vô hiệu hóa tác nhân gây bệnh. **Thanh Hoa** ***Nguồn Tham khảo: Tổng hợp***
Những loại vắc xin cho trẻ dưới 1 tuổi mà mẹ phải biết
21/07/2020
Tiêm chủng cho con là điều các bậc phụ huynh cần theo sát để tăng cường sức đề kháng, phòng chống nguy cơ mắc bệnh. Trẻ trước và sau khi được tiêm vắc-xin cần chú ý những gì để có sức khỏe tốt nhất.
[ "tiêm phòng", "Tiêm chủng", "trẻ em" ]
Bởi mỗi bé trước và sau khi tiêm vắc xin có thể gặp phải một số vấn đề như sốt, sưng đỏ vị trí tiêm, quấy khóc… Nếu không được theo dõi, cảnh báo trước và phát hiện những bất thường thì có thể gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho con. **Vì sao trẻ cần được tiêm chủng?** ----------------------------------- Tiêm phòng vắc-xin chính là việc sử dụng vắc-xin để kích thích cơ thể sinh ra miễn dịch chống lại những tác nhân gây bệnh. Khi cơ thể có vắc-xin, hệ thống miễn dịch sẽ ghi nhớ và nhận diện vắc-xin. Một khi những tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ nhân ra, tạo ra các kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh đó khiến cơ thể không bị mắc bệnh. Việc [tiêm vắc-xin](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tri-hoan-tiem-vac-xin-mua-dich-covid-co-duoc-khong-45860.html) cho trẻ là biện pháp giúp bảo vệ trẻ trước các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm, vì: * Trẻ nhỏ có hệ thống miễn dịch chưa hoàn chỉnh, sức đề kháng yếu nên các tác nhân gây bệnh dễ xâm nhập vào cơ thể. * Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm là môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển và bùng phát thành dịch. * Bệnh truyền nhiễm chủ yếu lây qua đường hô hấp, đường máu, đường tình dục hoặc lây từ mẹ sang con,... ![Trước và sau tiêm chủng cho con, cha mẹ phải lưu ý những gì? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/truoc_va_sau_tiem_chung_cho_con_cha_me_phai_luu_y_nhung_gi_1_b889a45693.jpg)*Tiêm vắc-xin chính là biện pháp giúp bảo vệ trẻ trước các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.* Vì vậy, tiêm phòng vắc-xin đầy đủ và đúng lịch sẽ giúp bảo vệ trẻ em khỏi nhiều bệnh lý nguy hiểm cũng như hạn chế các biến chứng và giảm nguy cơ tử vong ở trẻ. **Chuẩn bị trước khi cho trẻ đi tiêm chủng** -------------------------------------------- Theo dõi tình trạng sức khỏe của bé: kiểm tra xem trong 3 ngày gần đây bé có sốt hay không? Cân nặng của bé có đạt không? Bé có đang bệnh hay không? nếu bé đang bệnh thì bạn cần nói rõ các triệu chứng, để bác sĩ thăm khám và quyết định xem bé có thể tiêm được không? **Mang theo sổ hoặc phiếu tiêm chủng** Ghi nhớ về các loại thuốc bé đang, đã sử dụng và các loại vắc-xin, thuốc, thức ăn bé bị dị ứng trên 2 tuần. Vì có một số loại thuốc khi sử dụng sẽ làm giảm hiệu quả của vắc-xin. Do vậy, phụ huynh cần ghi chú và báo cho bác sĩ tiêm chủng biết. **Vệ sinh thân thể sạch sẽ cho trẻ** Phụ huynh cần vệ sinh cơ thể cho trẻ sạch sẽ để tránh nhiễm trùng sau khi tiêm. Cho trẻ mặc trang phục đơn giản để dễ thao tác hơn trong quá trình tiêm phòng. ![Trước và sau tiêm chủng cho con, cha mẹ phải lưu ý những gì? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/truoc_va_sau_tiem_chung_cho_con_cha_me_phai_luu_y_nhung_gi_3_c0d1d11e0b.jpg)*Cha mẹ cần vệ sinh cơ thể cho trẻ sạch sẽ trước khi tiêm để tránh nhiễm trùng cho con.* **Theo dõi sau tiêm chủng tại nơi tiêm** Sau tiêm chủng cho trẻ ở lại theo dõi 30 phút tại điểm tiêm chủng để phát hiện sớm các phản ứng sau tiêm có thể xảy ra. **Thân nhiệt, nhịp thở** Sự tỉnh táo (chơi đùa), ăn, ngủ. Nhân viên y tế kiểm tra và theo dõi các dấu hiệu phản ứng sau tiêm chủng: Quan sát da toàn thân và vùng tiêm (sưng, mẩm đỏ, phát ban). Nhân viên y tế kiểm tra nhiệt độ cơ thể và vết tiêm trước khi cho trẻ trước ra về. **Sau khi tiêm phòng cho trẻ cần làm gì tại nhà?** -------------------------------------------------- Cần tiếp tục theo dõi sau tiêm chủng cho trẻ tại nhà ít nhất trong vòng 24h sau tiêm chủng về các dấu hiệu: Tinh thần, ăn, ngủ, thở, nốt phát ban trên da, triệu chứng tại chỗ tiêm... Gia đình cần chú ý: * Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát. * Duy trì chế độ dinh dưỡng hàng ngày, cho trẻ bú mẹ và uống nước nhiều hơn. * Cho trẻ ăn/bú đủ bữa, đủ số lượng, đúng tư thế; không cho ăn nằm. * Kiểm tra thường xuyên trẻ, đặc biệt là ban đêm. * Quan sát trẻ thường xuyên và chú ý không chạm, đè vào chỗ tiêm; không đắp bất cứ thứ gì lên vị trí tiêm. Nếu trẻ bị sốt thì bố mẹ cặp nhiệt độ, chườm ấm và theo dõi; cho trẻ uống [thuốc hạ sốt](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cach-chon-dung-loai-thuoc-ha-sot-cho-tre-em-33403.html) theo chỉ dẫn của cán bộ y tế. * Nếu tại vết tiêm sưng, đỏ, có thể chườm lạnh để giúp giảm đau và giảm sưng cho trẻ. * Tránh chạm vào vết tiêm khi bế trẻ, không xoa dầu, chườm nóng hay nặn chanh, đắp khoai tây hoặc bôi đắp bất cứ thứ gì lên vết tiêm vì có thể gây nhiễm trùng chỗ tiêm. ![Trước và sau tiêm chủng cho con, cha mẹ phải lưu ý những gì? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/truoc_va_sau_tiem_chung_cho_con_cha_me_phai_luu_y_nhung_gi_2_1_367198b41c.jpg)*Theo dõi bé tại nhà sau khi tiêm chủng* Tất cả các trường hợp tiêm vắc-xin, cần đưa trẻ KHÁM LẠI NGAY khi: * Trẻ co giật, khóc thét, quấy khóc kéo dài, li bì, bú kém, bỏ bú. * Khó thở, tím tái, nổi mề đay toàn thân, chân tay lạnh, nổi vân tím. * Sốt cao liên tục trên 39 độ C, dùng hạ sốt không đỡ. * Sốt trên 3 ngày. * Vị trí tiêm sưng, cứng, đau và có quầng đỏ kích thước > 2cm. Cách xử trí các trường hợp có phản ứng sưng nóng đỏ đau tại vị trí tiêm: * Không đắp bất kỳ chất gì vào vị trí tiêm. * Nếu quầng đỏ tiếp tục to lên > 2cm, cứng, nóng cần đưa trẻ đi KHÁM LẠI NGAY. Cách xử trí các trường hợp có phản ứng sốt: * Sốt < 38,5 độ C: Chườm trán, nách , bẹn trẻ bằng nước ấm hoặc dùng miếng hạ sốt dán trán. Cho trẻ uống nhiều nước hoặc bú mẹ thường xuyên hơn.Ăn mặc thoáng mát, không ủ ấm trẻ. Theo dõi nhiệt độ 3 giờ /1 lần. * Sốt > 38,5 độ C: Dùng thuốc hạ sốt theo đơn của bác sĩ. **Thanh Hoa** ***Nguồn tham khảo: Tổng hợp***
Trước và sau tiêm chủng cho con, cha mẹ phải lưu ý những gì?
21/07/2020
Bệnh bạch hầu là bệnh nguy hiểm, người lớn và trẻ nhỏ đều có nguy cơ mắc bệnh. Phương pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa bệnh là chủ động tiêm vắc-xin phòng bệnh đầy đủ.
[ "tiêm phòng", "Tiêm chủng", "bạch hầu" ]
Tuy nhiên, đừng chủ quan rằng tiêm phòng đầy đủ thì cơ thể sẽ miễn nhiễm với bệnh. Vì thực tế, dù đã chủng ngừa, nhưng theo thời gian, sự miễn dịch của cơ thể với các bệnh này sẽ dần suy giảm, nếu không được tiêm nhắc lại thì nguy cơ nhiễm bệnh là rất cao. **Bệnh bạch hầu nguy hiểm thế nào?** ------------------------------------ Cùng với bệnh ho gà, uốn ván, [bệnh bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bach-hau-221.html) cũng là một trong những bệnh nguy hiểm. Hiện nay, trên cả nước ta đang báo động về tình trạng dịch bệnh bạch hầu có nguy cơ bùng phát mạnh. Tính đến thời điểm hiện tại đã có 1 cháu bé tử vong; cách ly một số người nhiễm bệnh và tiếp xúc với người nhiễm bệnh. Theo Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm, bệnh bạch hầu được đánh giá có mức độ nguy hiểm truyền nhiễm thuộc nhóm B, đây là loại bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở hầu họng, mũi và thanh quản... do vi khuẩn bạch hầu gây nên.` Khi bị nhiễm bệnh, vi khuẩn có thể gây nên các [biến chứng nguy hiểm của bệnh bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/bien-chung-nguy-hiem-cua-benh-bach-hau-va-cach-phong-ngua-46464.html) như: * Suy hô hấp và tuần hoàn * Giọng nói bị thay đổi, hay sặc và khó nuốt khi ăn uống * Lú lẫn, mơ hồ * Trong trường hợp nặng có thể gây hôn mê, sau đó tử vong * Một số trường hợp biến chứng viêm cơ tim hoặc viêm dây thần kinh ngoại biên * Bệnh bạch hầu cũng có thể dẫn đến thoái hóa thận, ống thận hoại tử, chảy máu vỏ thượng thận,... ở người bệnh. ![Có cần tiêm nhắc lại vắc-xin bạch hầu không? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/co_can_tiem_nhac_lai_vac_xin_bach_hau_khong_1_1_d6c566db9d.jpg)*Khi bị nhiễm bệnh, Vi khuẩn Bạch hầu có thể gây nên các biến chứng như Suy hô hấp và tuần hoàn* Ở những người không được tiêm vắc-xin bạch hầu, hoặc không được điều trị kịp thời, 10% trường hợp người bệnh sẽ tử vong mặc dù đã dùng kháng sinh và sử dụng thuốc chống huyết thanh. **Triệu chứng bệnh bạch hầu** ----------------------------- Khi bị bệnh bạch hầu, người bệnh sẽ xuất hiện một số triệu chứng bệnh bạch hầu sau đây: * Có triệu chứng sốt nhẹ, đau họng, ho, khàn tiếng, chán ăn. * Xuất hiện giả mạc ở hai bên thành họng, giả mạc có màu trắng ngà, xám, đen và dai, dễ chảy máu. * Bệnh nhân có thể có dấu hiệu khó thở và khó nuốt. * Trường hợp bị bệnh nặng sẽ không xuất hiện các triệu chứng như sốt cao nhưng có dấu hiệu sưng to cổ, khàn tiếng, khó thở, rối loạn nhịp tim, liệt. Vì bị sưng cổ nên sẽ làm hẹp đường thở gây khó thở cho người bệnh. ![Có cần tiêm nhắc lại vắc-xin bạch hầu không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/co_can_tiem_nhac_lai_vac_xin_bach_hau_khong_2_3acac4f752.jpg)*Khi bị bệnh bạch hầu, người bệnh sẽ xuất hiện một số Triệu chứng sốt nhẹ, đau họng, ho, khàn tiếng* **Tiêm phòng là phương pháp phòng tránh bệnh hữu hiệu nhất** ------------------------------------------------------------ Để tránh mắc bạch hầu, mọi người nên thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh hàng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Đặc biệt mọi người nên chủ động tiêm vắc-xin phòng bệnh đầy đủ, có thể tiêm vắc-xin phòng bệnh bạch hầu. [Vắc-xin bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/lich-tiem-chung-vacxin-bach-hau-va-nhung-luu-y-quan-trong-46463.html) gần như không có chống chỉ định tiêm chủng. Do vậy, bất kể người lớn hay trẻ nhỏ đều cần tiêm phòng bệnh bạch hầu. Vậy vắc-xin bạch hầu ho gà uốn ván tiêm mấy mũi? Theo đó, vắc-xin này được làm từ giải độc tố bạch hầu, giải độc tố uốn ván và vắc-xin ho gà ở dạng dung dịch. Lịch tiêm cơ bản của vắc-xin tối thiểu 3 liều, với lịch tiêm như sau: * Trẻ nhỏ: Trẻ 2 tháng tuổi tiêm mũi 1. Trẻ 3 tháng tuổi tiêm mũi 2. Trẻ 4 tháng tuổi tiêm mũi 3. Nhắc lại lúc 18 tháng tuổi. * Người lớn: cần tiêm nhắc lại vắc-xin sau 10 năm kể từ lần đầu tiên được chủng ngừa. Vắc-xin bạch hầu cho trẻ nhỏ gồm 4 mũi tiêm với lịch tiêm như sau: Ba mũi đầu cách nhau 30 ngày, tiêm cho trẻ từ 2 tháng tuổi đến 5 tuổi. Mũi thứ tư cách mũi thứ ba khoảng 1 năm. Tiêm nhắc lại sau 7 năm và tiếp theo cứ 10 năm tiêm nhắc lại 1 lần. Người lớn: Tiêm 1 mũi vắc-xin tổng hợp theo chu kỳ 10 năm, bắt đầu từ mũi tiêm chủng cuối cùng trong độ tuổi 14 tới 16 . Sau khi tiêm vắc-xin phòng bệnh bạch hầu, người tiêm chủng có thể gặp một số phản ứng sau tiêm như: Sốt (sốt cao trên 38,5 độ C có thể cho trẻ uống paracetamol hoặc một vài loại thuốc hạ sốt thích hợp); đau nhức, nổi ban, sưng tại chỗ. Những phản ứng khác nghiêm trọng hơn chẳng hạn như co giật, giảm trương lực cơ thường rất hiếm gặp. **Có cần tiêm nhắc lại vắc-xin bạch hầu không?** ------------------------------------------------ Hiệu quả bảo vệ của vắc xin rất cao, miễn dịch này sẽ bảo vệ cơ thể bạn sau tiêm vắc xin thường kéo dài khoảng 10 năm nhưng sẽ giảm dần theo thời gian. Do vậy nếu bạn không tiêm nhắc lại vẫn có thể mắc bệnh. Mọi người cần tiêm vắc xin nhắc để duy trì mức độ bảo vệ. ![Có cần tiêm nhắc lại vắc-xin bạch hầu không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/co_can_tiem_nhac_lai_vac_xin_bach_hau_khong_3_be27900997.jpg)*Sau 10 năm cần tiêm nhắc lại vắc xin phòng bạch hầu.* Trong tình hình xuất hiện ca bệnh bạch hầu rải rác ở một số tỉnh thành, trẻ lớn và người lớn có tiền sử tiêm chủng không đầy đủ, không rõ ràng cũng nên đến các cơ sở tiêm chủng để được tư vấn sử dụng các vắc xin phòng bệnh bạch hầu phù hợp. Tiếp theo lịch tiêm bắt buộc, trẻ lớn hơn và người lớn được khuyến cáo tiêm nhắc bạch hầu sau 10 năm để cơ thể tiếp tục sản sinh ra miễn dịch nhé. **Thanh Hoa** ***Nguồn tham khảo: Tổng hợp***
Có cần tiêm nhắc lại vắc-xin bạch hầu không?
23/09/2020
Tiêm phòng vắc-xin HPV là biện pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ phụ nữ khỏi căn bệnh ung thư cổ tử cung.
[ "Tiêm chủng" ]
Tất cả nữ giới trong độ tuổi từ 9 đến 26 đều được khuyến cáo tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung (HPV) càng sớm càng tốt. thậm chí đã từng quan hệ tình dục hoặc đã nhiễm virus HPV. **Vắc-xin HPV là gì?** ---------------------- Vắc-xin phòng HPV là vắc-xin giúp phòng bệnh ung thư cổ tử cung và u nhú bộ phận sinh dục, sùi mào gà do Human Papillomavirus (HPV) gây ra. Hiện nay ung thư cổ tử cung là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư ở phụ nữ và là bệnh ung thư phổ biến thứ hai ở phụ nữ trên toàn thế giới. ![Vắc-xin HPV là gì? Đối tượng nào nên tiêm? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_hpv_la_gi_doi_tuong_nao_nen_tiem_1_c9ac89ec03.jpeg)*Vắc-xin phòng HPV là vắc-xin giúp phòng bệnh ung thư cổ tử cung* Virus HPV lây truyền chủ yếu qua đường tình dục: vùng tiếp xúc da với da, niêm mạc miệng, hầu họng hoặc tiếp xúc trực tiếp với dương vật, tử cung, âm đạo hay hậu môn của những người bị nhiễm bệnh. Hôn hoặc chạm vào bộ phận sinh dục của đối tác bằng miệng cũng có thể lây truyền [virus HPV](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/virus-hpv-gay-ung-thu-co-tu-cung-co-dung-khong-44646.html). Ngoài ra, virus này còn có thể lây truyền không qua đường tình dục như dụng cụ cắt móng tay, kim bấm sinh thiết, đồ lót... HPV cũng có thể lây truyền từ mẹ sang con trong lúc sinh và gây ra đa bướu gai đường hô hấp cho trẻ sơ sinh. Hiện nay chưa có thuốc đặc trị virus HPV gây [ung thư cổ tử cung](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ung-thu-co-tu-cung-381.html), tiêm vắc-xin là biện pháp hiệu quả nhất để chị em phụ nữ chủ động phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này. **Vì sao cần tiêm phòng ung thư cổ tử cung?** --------------------------------------------- Ung thư cổ tử cung là căn bệnh xuất hiện ở phần nối giữa tử cung và âm đạo của phụ nữ, tại đây hình thành một khối u lớn, phát triển một cách nhanh chóng và khó kiểm soát. Qua nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, hơn 99% các trường hợp ung thư cổ tử cung đều có sự hiện diện của nhóm HPV nguy cơ cao. ![Vắc-xin HPV là gì? Đối tượng nào nên tiêm? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_hpv_la_gi_doi_tuong_nao_nen_tiem_2_30242aa023.jpg)*Virus HPV là nguyên nhân chính dẫn tới ung thư cổ tử cung* Phát hiện bệnh càng muộn thì khả năng chữa khỏi càng thấp. Khi bệnh chuyển sang giai đoạn IV, tế bào ung thư đã di căn ra ngoài vùng chậu, đến các bộ phận gần đó như bàng quang, trực tràng, hoặc có thể xâm lấn các cơ quan xa như phổi, gan, xương... Lúc này, việc điều trị trở nên phức tạp, chi phí tốn kém, thời gian sống giảm đi, khả năng khỏi bệnh rất thấp, có thể đe dọa tính mạng người bệnh. Theo thống kê, mỗi ngày tại Việt Nam có thêm 14 ca bệnh mới và có 7 trường hợp tử vong do ung thư cổ tử cung. **Đối tượng nào nên tiêm phòng HPV?** ------------------------------------- Hiện nay Ủy ban Cố vấn về thực hành tiêm chủng ACIP (Advisory Committee on Immunization Practices) thuộc Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ CDC (Centers for Disease Control and prevention) đã đưa ra các khuyến cáo: Độ tuổi tiêm phòng vacxin thường quy cho cả trẻ em gái lẫn trẻ em trai được thực hiện ở tuổi 11 hoặc 12, cũng có thể bắt đầu tiêm phòng khi trẻ lên 9 tuổi; đối với nữ giới có thể kéo dài thời gian tiêm phòng đến hết 26 tuổi và nam giới đến hết 21 tuổi nếu chưa được tiêm phòng vacxin đầy đủ trước đó; đối với nam giới tuổi từ 22 đến 26 vẫn có thể tiêm phòng vacxin tùy theo từng trường hợp. Tuy nhiên, độ tuổi tốt nhất để [tiêm ngừa ung thư cổ tử cung](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-ngua-ung-thu-co-tu-cung-o-tuoi-day-thi-46845.html) - vacxin HPV là từ 9 - 16 tuổi với lý do: * Thứ 1: tiêm vacxin phòng ung thư cổ tử cung ở người càng trẻ thì đáp ứng miễn dịch càng cao, do có thể kháng thể được sản sinh ra nhiều hơn. * Thứ 2: Trẻ có thể nhiễm virus HPV dù không quan hệ hoặc tiếp xúc tình dục. Nguy cơ lây nhiễm xảy ra khi tiếp xúc với đồ lót, đồ bơi... Ngày nay, một số bé gái bắt đầu có xu hướng quan hệ tình dục sớm hơn và phụ huynh thường không dự đoán được. Do đó, chủng ngừa càng sớm thì càng tránh được nguy cơ trẻ đã phơi nhiễm và nhiễm HPV trước khi tiêm. * Thứ 3: Vắc xin này có hiệu quả kéo dài tới 30 năm. Phụ huynh cũng không lo tiêm ngừa sớm cho con thì sẽ giảm hiệu quả lâu dài về sau. Các chuyên gia khuyên, trẻ nên tiêm đủ 3 mũi theo phát đồ 0-2-6 tháng và không cần làm xét nghiệm gì trước khi tiêm. ![Vắc-xin HPV là gì? Đối tượng nào nên tiêm? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_hpv_la_gi_doi_tuong_nao_nen_tiem_3_14736525e9.jpg)*Chị em từ 9-26 tuổi nên chủ động tiêm phòng HPV* Đối với phụ nữ chưa quan hệ tình dục thì việc tiêm phòng sẽ rất lý tưởng và hiệu quả mang lại sẽ rất cao. Còn trường hợp đã quan hệ tình dục rồi cũng được khuyên đi tiêm phòng sớm vì trên thực tế, nữ giới có thể nhiễm một hoặc vài chủng virus HPV sau khi gần gũi bạn đời. Việc tiêm ngừa sẽ giúp phòng chống các chủng nguy cơ cao chưa mắc phải. Đối với các nhóm đối tượng đặc biệt như trẻ em có tiền sử bị lạm dụng tình dục hoặc bạo hành tình dục, khuyến cáo bắt đầu tiêm phòng vacxin HPV thường quy từ lúc lên 9 tuổi; nam giới có quan hệ tình dục đồng giới, khuyến cáo nên tiêm phòng vacxin HPV thường quy giống như đối tượng nam giới nói chung và có thể kéo dài đến hết tuổi 26 nếu chưa được tiêm phòng vacxin đầy đủ trước đó Trường hợp đối tượng chuyển giới, khuyến cáo tiêm phòng vacxin HPV thường quy và có thể đến hết tuổi 26 nếu chưa được tiêm phòng vacxin đầy đủ trước đó. **Thanh Hoa** ***Nguồn Tham khảo: Tổng hợp***
Vắc-xin HPV là gì? Đối tượng nào nên tiêm?