title
stringlengths
1
250
url
stringlengths
37
44
text
stringlengths
1
4.81k
Chăm Pa
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2214
Đến nay chưa có một công trình nghiên cứu lịch sử nào, nhất là các công trình dựa trên khảo cứu văn bia hay văn tịch cổ của người Chăm cho ra các kết luận khách quan có chứng cứ về xã hội Chăm Pa cổ, tuy nhiên từ những sử liệu, bia ký rời rạc chúng ta có thể điểm được một số yếu tố trong tổ chức xã hội Chăm Pa. Luật pháp. Các bia ký và các tác phẩm điêu khắc không thể hiện cho thấy bất kỳ một thiết chế luật pháp nào, tuy nhiên qua ghi chép của Mã Đoan tới đây vào đầu thế kỷ 15 có thể cho chúng ta thấy một phần nào về luật pháp của Chăm Pa thời kỳ đó: Hệ thống đẳng cấp. Một số nghiên cứu dựa trên nền văn hóa Ấn hóa của người Chăm đều trình bày xã hội dưới dạng các đẳng cấp ("caste") trong kinh Vệ Đà trước khi đi vào khảo cứu các di tích văn hóa nghệ thuật Chăm Pa còn lại. Theo đó, xã hội Vệ Đà có bốn đẳng cấp, đứng đầu là đẳng cấp giáo sĩ Brahman chuyên về thờ cúng, tiếp theo là đẳng cấp Ksatria tức chiến binh có nhiệm vụ bảo vệ các đẳng cấp kia. Các học giả hiện đại theo xu hướng nghiên cứu thực chứng đã tỏ ra dè dặt hơn và không đề cập gì từ phương diện nghiên cứu sử học, nhất là từ các tài liệu văn bia về cơ cấu xã hội của Chăm Pa cổ. Các sự kiện lịch sử, như việc Lưu Kế Tông, một người Việt chứ không phải người Chăm làm vua Chăm Pa cho dù chỉ có ba năm (983-986) rồi bị người Chăm đoạt lại vương vị cũng chứng tỏ cơ cấu xã hội Chăm Pa cổ phức tạp hơn trong kinh Vệ Đà nhiều. Tóm lại, việc xem xã hội Chăm Pa cổ là xã hội Vệ Đà với bốn đẳng cấp như ở Ấn Độ cổ (hay năm đẳng cấp với đẳng cấp thứ năm là ngoại nhân) cần được nhìn nhận rất thận trọng vì chưa có công trình nghiên cứu nào từ cứ liệu văn khắc Chăm cổ chứng minh. Chế độ mẫu hệ.
Chăm Pa
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2214
Chế độ mẫu hệ. Nhiều học giả trong nước trên cơ sở nghiên cứu chế độ mẫu hệ vẫn còn tồn tại của người Chăm hiện nay và trên cơ sở nghiên cứu cụ thể các cặp linga-yoni, đặc biệt là linga phân tầng, cả linga phân làm ba tầng thể trimutri (ba thể của Thượng đế) và hai tầng (linga và yoni - âm và dương) được đặt trên bệ đá hình vuông có khe để nước chảy thoát ra chính là yoni được đặt bên dưới linga, thì cho rằng ở xã hội Chăm cổ vai trò của người phụ nữ trong xã hội cũng rất to lớn. Tuy nhiên, cũng giống như ở trên, đấy mới chỉ là một suy luận chứ chưa có các tài liệu văn bia chứng minh và chưa có công trình nghiên cứu lịch sử dựa trên các văn khắc Chăm cổ nào đề cập đến việc này. Thể chế chính trị. Nền quân chủ. Vương quốc Chăm Pa bị diệt vong, di tích để lại cũng như những ghi chép từ sử liệu không đủ để xác định tất cả các đời vua và các thông tin chi tiết về năm cai trị của tất cả các vua. Các nhà nghiên cứu căn cứ vào nhiều nguồn tài liệu, trong đó có cả các bia khảo cổ, di tích của người Chăm, tới nay xác định được khoảng 10 triều đại với gần 100 vị vua Chăm Pa. Một số vua Chăm Pa được gọi tên phiên âm theo tiếng Hán, theo cách gọi của các thư tịch cổ của Việt Nam và Trung Quốc. Một số vị có tên Chăm được phục hồi qua đối chiếu tên bằng tiếng Phạn và tiếng Hán, như "Cambhuvarman" tức "Phạm Phan Chí" hoặc "Kandharpadjarma" tức "Phạm Đầu Lê"..., do được xuất hiện trong cả bi ký Chăm và thư tịch Hán. Hệ thống Mandaladasia. Các học giả hiện đại quan niệm thể chế chính trị và hành chính của vương quốc Chăm Pa theo hai thuyết đối lập nhau. Mặc dù các học giả đều thống nhất việc vương quốc Chăm Pa bị chia nhỏ thành bốn địa khu (Panduranga, Kauthara, Vijaya, Amaravati) chạy từ nam lên bắc dọc theo bờ biển Việt Nam ngày nay và được thống nhất bởi ngôn ngữ, văn hóa và di sản chung. Tuy nhiên, các học giả không thống nhất việc các địa khu này có cùng thuộc một thực thể chính trị đơn nhất, hay là các địa khu hoàn toàn độc lập với nhau như là các tiểu quốc.
Chăm Pa
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2214
Nhiều tác giả quan niệm Chăm Pa là một liên bang bao gồm nhiều tiểu quốc, tuy có chính quyền trung ương thống nhất nhưng các tiểu vương hoàn toàn tự quyết cai trị tiểu quốc của mình. Một thực tế là không phải lúc nào các tài liệu lịch sử cũng phong phú đối với mỗi địa khu ở tất cả các giai đoạn. Ví dụ, vào thế kỷ 10, tài liệu về Indrapura rất phong phú trong khi ở thế kỷ 12 lại rất giàu tài liệu về Vijaya; còn sau thế kỷ 15 thì tài liệu về Panduranga rất phong phú. Một số học giả xem việc biến động của các tài liệu lịch sử trên là phản ánh việc di dời của thủ đô Chăm Pa và quan niệm Chăm Pa nếu không phải là một thể chế chính trị đơn nhất thì cũng là một liên bang các tiểu quốc và việc tài liệu phong phú chính minh chứng cho điều này là thủ đô của Chăm Pa. Các học giả nhận thấy, thế kỷ 10 tài liệu về Indrapura rất phong phú, có lẽ xuất phát từ lý do đây là thủ đô của Chăm Pa. Các học giả khác không nhất trí như vậy và cho rằng Chăm Pa chưa bao giờ là một quốc gia thống nhất và không cho rằng việc giàu cứ liệu ở một giai đoạn lịch sử là cơ sở để cho rằng đó là thủ đô của quốc gia thống nhất. Kinh tế. Trong khi có nhiều công trình nghiên cứu về đời sống, hoạt động kinh tế và cơ cấu, tổ chức và các mặt khác nhau của người Chăm hiện đại thì chưa có những công trình nghiên cứu như vậy cho vương quốc Chăm Pa cổ. Lý do cũng thật dễ nhận thấy vì những gì thuộc về thượng tầng kiến trúc là những thứ khó còn lại với thời gian và sử liệu về một vương quốc có thời đã dựng nền những đền tháp rực rỡ chạy dài suốt ven biển miền Trung Việt Nam ngày nay cũng chỉ còn qua các phế tích. Qua các công trình nghiên cứu lịch sử, các tác giả cho rằng nền kinh tế Chăm Pa xưa chủ yếu dựa vào các hoạt động nông nghiệp, sản xuất đồ thủ công và thương mại. Các dấu vết còn lại ở miền Trung Việt Nam của những hệ thống thủy lợi phức tạp và những giống lúa có chất lượng cao đặc trưng riêng của miền Trung được xem là các bằng chứng của một nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước đã phát triển cao. Vương quốc Chăm Pa xưa có được vị trí thuận lợi cho sự phát triển thương mại đường biển.
Chăm Pa
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2214
Các cảng biển của vương quốc là những điểm trung chuyển giao lưu hàng hóa quốc tế cũng như để xuất khẩu các sản phẩm chủ yếu từ khai thác rừng ở miền thượng của các đồng bằng ven biển và Tây Nguyên. Từ thế kỷ 10, các cảng của Chăm Pa đã được biết đến như là những thương cảng quan trọng trên Biển Đông, nằm trên hành trình thương mại đường biển giữa phương Đông và phương Tây vẫn được gọi là "Con đường tơ lụa trên biển". Các sản phẩm xuất cảng của Chăm Pa là sản phẩm của sản xuất đồ thủ công như các đồ gốm sứ, đất nung và cả các sản phẩm khai thác miền rừng như sừng tê, ngà voi, và đặc biệt là trầm hương, và cả của hoạt động khai thác tổ yến trên các đảo ngoài khơi. Về phương tiện thanh toán trong giao dịch thương mại, Theo ghi chép của Mã Đoan một thông ngôn của Trịnh Hòa (nhà Minh, Trung Quốc) đến Vijaya vào đầu thế kỷ 15 - khoảng năm 1413 được thể hiện trong cuốn sách sau này của ông là "Ying-yai Sheng-lan" (Doanh nhai thắng lãm), thì giao dịch thời kỳ này được miêu tả: Dân tộc dân cư. Người Chăm trong thời vương quốc Chăm Pa lịch sử bao gồm hai bộ tộc chính là bộ tộc Dừa (Narikelavamsa) và Cau (Kramukavamsa). Bộ tộc Dừa sống ở Amaravati và Vijaya trong khi bộ tộc Cau sống ở Kauthara và Pandaranga. Hai bộ tộc có những cách sinh hoạt và trang phục khác nhau và có nhiều lợi ích xung đột dẫn đến tranh chấp thậm chí chiến tranh. Nhưng trong lịch sử vương quốc Chăm Pa các mối xung đột này thường được giải quyết để duy trì sự thống nhất của đất nước thông qua hôn nhân. Bên cạnh người Chăm, chủ nhân vương quốc Chăm Pa xưa còn có cả các tộc người thiểu số gốc Nam Đảo và Mon-Khmer và ở phía Bắc Chăm Pa còn có cả người Việt. Di sản ngày nay. Rất nhiều tháp cổ của người Chăm vẫn còn ở miền Trung Việt Nam. Một điển hình về kiến trúc là thánh địa Mỹ Sơn gần Hội An. Thánh địa Mỹ Sơn bị bom Mỹ hủy hoại nặng nề trong chiến tranh nhưng đã được phục chế lại sau chiến tranh từ thập niên 1980 với những đóng góp to lớn của kiến trúc sư Ba Lan Kazimierz Kwiatkowski (1944-1997). Năm 1999, thánh địa Mỹ Sơn được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Chăm Pa
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2214
Ngoài ra còn có các di tích tháp Chăm ở miền Trung vẫn được cộng đồng người Chăm hiện nay sử dụng để thờ tự như: Các hiện vật điêu khắc Chăm phong phú nhất có tại Bảo tàng Chăm Đà Nẵng (trước đây là "Musée Henri Parmentier") ở thành phố biển Đà Nẵng. Viện bảo tàng được thành lập từ năm 1915 bởi học giả người Pháp và đến nay vẫn được xem là một trong những bảo tàng lớn ở Đông Nam Á. Các hiện vật Chăm cũng có mặt tại các viện bảo tàng khác như:
Nguyễn Hoàng
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2215
Nguyễn Hoàng (chữ Hán: 阮潢; 28 tháng 8, 1525 – 20 tháng 7 năm 1613) hay Nguyễn Thái Tổ, Chúa Tiên, Quốc Chúa là vị chúa Nguyễn đầu tiên, Sáng lập quốc người đặt nền móng cho vương triều Nguyễn (1802 - 1945). Ông quê ở Gia Miêu Ngoại trang, huyện Tống Sơn, phủ Hà Trung, xứ Thanh Hoa, ngày nay thuộc địa phận xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Ông nội (Nguyễn Văn Lưu) và cha ông (Nguyễn Kim) là những trọng thần của triều đình nhà Hậu Lê. Sau cái chết của cha ông là Nguyễn Kim, người anh rể là chúa Trịnh Kiểm nắm giữ quyền hành đã giết chết anh trai ông là Nguyễn Uông, Nguyễn Hoàng nhờ chị gái Nguyễn Thị Ngọc Bảo xin Trịnh Kiểm cho mình vào trấn thủ Thuận Hóa, Trịnh Kiểm chấp thuận. Vào năm 1558, ông cùng với con em Thanh Nghệ tiến vào đất Thuận Hóa đóng ở xã Ái Tử (sau gọi là kho Cây Khế), thuộc huyện Đăng Xương, tỉnh Quảng Trị. Năm 1559, ông được vua Lê Anh Tông cho trấn thủ đất Thuận Hóa, Quảng Nam. Năm 1593, Nguyễn Hoàng đem quân ra Bắc giúp họ Trịnh đánh dẹp, lập nhiều công lao. Trịnh Tùng vẫn ngầm ghen ghét, tìm cách giữ Nguyễn Hoàng lại, không cho về Thuận Hóa. Năm 1600, Nguyễn Hoàng giả cách nói đi dẹp loạn, rồi tự dẫn binh về Thuận Hóa. Từ đấy Nam Bắc phân biệt cho tới mãi về sau, bề ngoài thì làm ra bộ là hòa hiếu,nhưng bề trong thì vẫn lo việc phòng bị để chống cự với nhau.
Nguyễn Hoàng
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2215
Nguyễn Hoàng đã có những chính sách hiệu quả để phát triển vùng đất của mình và mở rộng lãnh thổ hơn nữa về phía Nam, các chúa Nguyễn cho quân đội đặt bia chủ quyền tại hoàng sa và trường sa cho hạm đội thủy quân chúa nguyễn thu thuế tàu các nước ngoài đy qua biển đông việt nam để có tiền mua trang bị vũ khí sát thép chế tạo tàu chiến đấu vũ khí cho quân đội chúa nguyễn để tiếp tục chống nhau vơi chúa trịnh hùng mạnh phía bắc, champa phía nam , Các vị đế, vương hậu duệ của ông tiếp tục chính sách mở mang này sát nhập vùng đất champa vào lãnh thổ Đàng trong và đã tiếp tục chống nhau với họ Trịnh bất phân thắng bại trong nhiều năm, cuối cùng họ Nguyễn đã hoàn thành việc thống nhất đất nước từ Nam đến Bắc ở đất liền, khởi đầu từ niên hiệu Gia Long đặt quốc hiệu Việt Nam (cháu đời thứ 10 của ông), đến thời Minh Mạng tiếp tục mở rộng lãnh thổ việt nam lên gấp đôi, sát nhập vùng đất Campuchia vào tỉnh của việt nam, Mở rộng sát nhập vùng trung lào, Và Nam Lào vào lãnh thổ việt nam, Thu phục Nam Bàn Chư hầu Thuộc Lãnh thổ việt nam,thu phục thêm 12 xứ mường phụ thuộc châu hưng hóa Việt Nam, đời sau tiếp tục mở rộng lãnh thổ và thống nhất việt nam. Nguyễn Hoàng chính là vị quân chủ có tuổi thọ cao nhất trong các vị quân chủ của Việt Nam nếu tính cả vua lẫn chúa (ngài thọ 88 tuổi từ năm 1525-1613), còn nếu chỉ tính vua mà không tính chúa thì vua Bảo Đại là vị vua có tuổi thọ cao nhất với 84 tuổi từ năm 1913-1997. Tiểu sử. Nguyễn Hoàng sinh 28 tháng 8, 1525 năm Ất Dậu, là người ở làng Gia Miêu Ngoại trang, huyện Tống Sơn, phủ Hà Trung, xứ Thanh Hoa, con trai thứ của Nguyễn Kim và bà chính thất Nguyễn Thị Mai, con gái của Đặc tiến quốc thượng tướng quân thự vệ sự triều Lê Nguyễn Minh Biện (quê ở làng Phạm Xá, xã Ngọc Sơn, thành phố Hải Dương). Tiên tổ Nguyễn Hoàng là Nguyễn Công Duẩn, theo vua Lê Thái Tổ, làm quan đến Phụng thần vệ tướng quân Gia đình Hầu, Hoành quốc công.
Nguyễn Hoàng
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2215
Nguyễn Công Duẩn sinh Nguyễn Đức Trung, đời vua Lê Nhân Tông làm Điện tiền chỉ huy sứ, đã cùng Nguyễn Xí mưu lập vua Lê Thánh Tông, làm đến Đô đốc Trịnh quốc công. Nguyễn Đức Trung là anh của Nguyễn Văn Lỗ, Nguyễn Văn Lỗ sinh ra Nguyễn Văn Lãng (hay Lang), Nguyễn Văn Lang làm tướng triều đình thời Lê Uy Mục. Khi vua Uy Mục mất lòng dân, Nguyễn Văn Lang cùng con là Nguyễn Hoằng Dụ họp quân ba phủ xứ Thanh tôn con Kiến vương Lê Tân là Lê Oanh lên làm vua. Lê Oanh đánh đổ Lê Uy Mục, trở thành vua Lê Tương Dực, đã phong Nguyễn Văn Lang tước Nghĩa quốc công, Nguyễn Hoằng Dụ làm Thái phó Trừng quốc công. Cha của Nguyễn Hoàng là Nguyễn Kim, con trưởng của Nguyễn Văn Lưu, làm quan cuối triều Lê sơ, giữ chức Hữu vệ điện tiền tướng quân, tước An hòa hầu. Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, Nguyễn Kim có chí muốn khôi phục, ông dẫn con em sang Ai Lao thu nạp hào kiệt, tìm con cháu nhà Lê phò lập. Giai đoạn đầu đời. Năm 1527, xảy ra sự biến Mạc Đăng Dung cướp ngôi vua Lê Cung Hoàng, lúc ấy Nguyễn Hoàng mới lên 2 tuổi. Nguyễn Kim đã phải tránh sang Lào, xây dựng lực lượng, tìm cách khôi phục nhà Lê. Nguyễn Kim để Nguyễn Hoàng lại cho người anh vợ là Thái phó Nguyễn Ư Dĩ nuôi dưỡng. Năm 1533, Nguyễn Kim đón con trai của Lê Chiêu Tông tên Lê Ninh, lập làm vua tức vua Lê Trang Tông, nhờ công ấy ông được phong làm Thượng phụ thái sư Hưng quốc công chưởng nội ngoại sự. Bây giờ, có người huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hoa tên là Trịnh Kiểm đến yết kiến, Nguyễn Kim thấy có vẻ lạ, đem con gái Nguyễn Thị Ngọc Bảo gả cho và cho làm tướng quân. Năm 1540, Nguyễn Kim dẫn vua về Nghệ An, hào kiệt theo rất nhiều, năm 1543, lại dẫn quân về lấy đất Thanh Hóa. Năm 1545, vì bị Dương Chấp Nhất đầu độc, Nguyễn Kim qua đời, được vua phong làm Chiêu huân tĩnh công.
Nguyễn Hoàng
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2215
Bởi vậy mồ côi phải tự lập từ thuở thiếu niên, Nguyễn Hoàng được bác mình là Nguyễn Ư Dĩ hết lòng bảo hộ, và khi lớn lên, thường được bác ấy khuyến khích với những câu truyện xây dựng sự nghiệp cơ đồ. Khi làm quan cho triều Lê Nguyễn Hoàng được phong làm Hạ khê hầu, và cử quân đánh nhà Mạc, lúc ấy trong tay vua Mạc Phúc Hải (con trưởng Mạc Đăng Doanh). Nguyễn Hoàng chém được tướng là Trịnh Chí ở huyện Ngọc Sơn, và khi khải hoàn, còn được vua Lê Trang Tông khen rằng, "thực là cha hổ sinh con hổ".. Xây dựng cơ đồ - Mở mang bờ cõi. Trấn thủ Thuận Hóa - Quảng Nam. Năm 1545, Vua Trang Tông phong Lượng quốc công Trịnh Kiểm, chồng của Nguyễn Thị Ngọc Bảo (chị ruột Nguyễn Hoàng) làm Thái sư. Họa vô đơn chí trong cùng một năm, trước là cha bị đầu độc chết, giờ là anh bị giết chết. Người anh cả của Nguyễn Hoàng là Tả tướng Lãng quận công Nguyễn Uông bị Thái sư Lượng quốc công Trịnh Kiểm giết chết. Hơn nữa, vì mới được chiến công cao, công danh cao, được phong làm Đoan quận công, Nguyễn Hoàng còn bị lộ ra như cái gai trước mắt những kẻ hay ganh tị, nhất là nếu kẻ này là Thái sư Trịnh Kiểm. Nhận thấy sự nguy hiểm này, nên Nguyễn Hoàng cáo bệnh, cốt giữ mình kín đáo hơn để Trịnh Kiểm khỏi nghi ngờ. Sau khi bàn mưu với bác họ là Nguyễn Ư Dĩ, Nguyễn Hoàng ngầm sai sứ giả tới hỏi Trạng Trình. Nguyễn Bỉnh Khiêm, người làng Trung Am, xứ Hải Dương, đỗ Trạng nguyên triều Mạc, làm đến chức Thái bảo về trí sĩ, lúc đó đã có tiếng giỏi nghề thuật số. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm nhìn cái núi non bộ ở trước sân mà ngâm lớn rằng: "Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân", nghĩa là: Một dải núi ngang có thể dung thân muôn đời được. Khi sứ giả về thuật lại câu ấy, Nguyễn Hoàng hiểu ý ngay. Ông nhờ Ngọc Bảo xin Trịnh Kiểm cho vào trấn thủ ở Thuận Hoá (khu vực từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế ngày nay).
Nguyễn Hoàng
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2215
Vùng đất Thuận Hóa bấy giờ mới được dẹp yên; Nhà Lê đã đặt Tam ty, phủ huyện để cai trị, nhưng lòng dân vẫn chưa yên; Trịnh Kiểm vẫn còn băn khoăn về vùng đất này. Nhưng nhận thấy Thuận Hóa là nơi xa xôi, đất đai cằn cỗi nên Trịnh Kiểm đã đồng ý, lên tâu vua Lê Anh Tông nên cho Nguyễn Hoàng vào trấn thủ đất đó (1558). Vua Lê nghe theo và trao cho trấn tiết , phàm mọi việc đều ủy thác, chỉ cần mỗi năm nộp thuế là đủ. Theo Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài, Trịnh Kiểm e sợ Nguyễn Hoàng mỗi ngày càng lớn, có lòng khoan hậu và chí lớn nên tìm cách ám hại. Bà Ngọc Bảo biết được, muốn cứu mạng em và cứu chồng khỏi tội sát nhân; bà khuyên chồng với lý do cho em trai ra trận và giữ vững vùng đất Thuận Quảng mới chiếm, Trịnh Kiểm đồng ý. Năm 1558, Nguyễn Hoàng và gia quyến cùng các tướng Nguyễn Ư Dĩ, Mạc Cảnh Huống, Văn Nham, Thạch Xuyên, Tường Lộc, Thường Trung, Vũ Thì Trung, Vũ Thì An và hàng nghìn đồng hương thân tín Thanh - Nghệ đi vào Thuận Hóa. Khi đến nơi, đoàn thuyền đã đi vào cửa Việt Yên (nay là Cửa Việt), đóng trại tại Gò Phù Sa, xã Ái Tử, huyện Vũ Xương (nay là huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) và đã chọn nơi này để lập Thủ Phủ gọi là dinh Ái Tử. Lưu Thủ Thuận Hóa Tống Phước Trị (quê ở Tống Sơn, Thanh Hóa) đã dâng nộp bản đổ, sổ sách trong xứ cho Đoan Quận Công Nguyễn Hoàng, và theo phò tá ông. Mùa đông năm 1560, Nguyễn Hoàng cho đặt đồn cửa biển giữ miền duyên hải, do bấy giờ quân Mạc thường theo đường biến vào cướp Thanh Nghệ nên phải đề phòng. Tháng 3 năm 1568, trấn thủ Quảng Nam là Trấn quận công Bùi Tá Hán mất. Thượng tướng Thái quốc công Trịnh Kiểm lấy Nguyên quận công Nguyễn Bá Quýnh làm tổng binh thay giữ đất ấy. Năm 1569, Nguyễn Hoàng ra Thanh Hóa yết kiến Lê Anh Tông, nộp quân lương giúp Nam triều đánh nhà Mạc, rồi đến phủ Thượng tướng lạy mừng Trịnh Kiểm. Trịnh Kiểm hài lòng, phong cho ông trấn thủ luôn đất Quảng Nam, thay cho Nguyễn Bá Quýnh.
Nguyễn Hoàng
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2215
Nguyễn Hoàng làm Tổng Trấn Tướng Quân kiêm quản cả Xứ Quảng Nam và Xứ Thuận Hóa. Lệ mỗi năm phải nộp thuế là 400 cân bạc, 500 tấm lụa. Tháng 1 năm 1570, Nguyễn Hoàng từ Tây Đô về, dời dinh về làng Trà Bát, nằm gần Ái Tử, chếch về phía đông bắc (nay là hai làng Trà Liên Đông, Trà Liên Tây, xã Triệu Giang, huyện Triệu Phong). Gọi là Dinh Trà Bát. Về hành chính, Thuận Hóa có 2 phủ, 9 huyện, 3 châu. Quảng Nam có 3 phủ, 9 huyện. Nhà Mạc giao tranh với Lê-Trịnh, Mạc Mậu Hợp sai Mạc Kính Điển đem thủy quân tấn công Nghệ An. Trấn thủ Nghệ An là Nguyễn Bá Quýnh nghe tin rút chạy tới nơi an toàn. Nguyễn Hoàng kỷ luật rõ ràng, phòng giữ nghiêm ngặt, do đó quân nhà Mạc không dám phạm vào bờ cõi, nên riêng hai xứ Thuận Quảng được yên ổn. Năm 1571, Tham đốc Mỹ Lương, thự vệ Văn Lan và Nghĩa Sơn định đánh úp Nguyễn Hoàng ở dinh Vũ Xương. Mỹ Lương sai Văn Lang và Nghĩa Sơn đem quân phục ở huyện Minh Linh rồi tự mình dẫn quân lẻn theo đường núi đến chỗ Cầu Ngói ở Hải Lăng mai phục, định ngày giáp đánh. Nguyễn Hoàng biết được tin ấy liền sai phó tướng Trương Trà đánh Nghĩa Sơn, và tự đem quân ngầm đến Cầu Ngói đánh úp Mỹ Lương và đốt trại. Mỹ Lương trốn chạy, bị đuổi chém được. Trà tiến quân đến xã Phúc Thị, đánh nhau với quân nổi loạn, bị Nghĩa Sơn bắn chết. Vợ Trà là Trần Thị nghe tin nổi giận, mặc quần áo đàn ông thúc quân đánh, bắn chết Nghĩa Sơn tại trận. Quân Văn lang thua, trốn về với Chúa Trịnh. Chúa đem quân về. Phong Trần thị làm quận phu nhân. Năm 1570, nhân lúc Trịnh Kiểm mới mất, con là Trịnh Cối và Trịnh Tùng đánh nhau, nhà Mạc sai đem tướng Lập Bạo đem 60 chiến thuyền đánh vào Thuận Hóa, đổ bộ lên làng Hồ Xá và ở làng Lạng Uyển (thuộc huyện Minh-linh) để tấn công phủ, dân ở Thuận Quảng nhiều người hàng. Ông mới sai một người con gái đẹp là Ngô thị giả làm cách đưa vàng bạc sang nói với Lập Bạo xin cầu hòa.
Nguyễn Hoàng
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2215
Lập Bạo đồng ý giảng hòa, chỉ mang vài chục tùy tùng đến một ngôi đền tranh ở bờ sông ở đất Qua Qua để dự thề, Nguyễn Hoàng sai phục binh giết đi, và đánh tan quân nhà Mạc, từ đó nhà Mạc không dám nhòm ngó đất Thuận Quảng nữa.. Quân Mạc đem nhau đầu hàng, Nguyễn Hoàng cho những binh lính đầu hàng ở đất Cồn Tiên, đặt làm 36 phường. Tháng 3 năm 1586, vua Lê sai Hiến sát sứ Nguyễn Tạo đến xứ Thuận Quảng làm sổ kê khai ruộng đất cày cấy để thu thuế. Tạo để cho các phủ huyện tự làm sổ, không đi khám đo đạc, làm sổ xong rồi đem về. Tiến binh ra Bắc giúp họ Trịnh. Sau khi Trịnh Tùng đã đánh bại được Mạc Mậu Hợp, lấy lại Đông Đô (tháng giêng năm 1592), Nguyễn Hoàng ra Bắc yết kiến Vua Lê Thế Tông (tháng 5 năm 1593). Trịnh Tùng dâng biểu xin Vua phong Nguyễn Hoàng làm Trung quân đô đốc phủ tả đốc chưởng phủ sự thái úy Đoan quốc công. Sau đó Nguyễn Hoàng ở lại giúp Trịnh Tùng đánh dẹp các cuộc chống đối của họ Mạc và các cuộc phản loạn khác. Bấy giờ tướng Mạc là Kiến và Nghĩa đều tụ họp có tới mấy vạn quân, Kiến chiếm giữ phủ Kiến Xương, đắp lũy đất ở bên sông, Nghĩa chiếm giữ huyện Thanh Lan (nay là huyện Thanh Quan), cắm cọc gỗ ở sông Hoàng Giang để chống cự nhà Lê. Tướng nhà Lê là Bùi Văn Khuê và Trần Bách Niên đánh không được. Nguyễn Hoàng đốc suất tướng sĩ, thống lãnh chiến thuyền của thủy quân các xứ nối tiến, dùng hỏa khí và đại bác đánh phá tan, chém được Kiến và Nghĩa tại trận, bắt sống, chém chết hàng vạn. Trấn Sơn Nam (nay là Nam Định) được dẹp xong. Mạc Kính Chương lại cùng đồ đảng chiếm giữ Hải Dương. Nguyễn Hoàng dời quân sang đánh dẹp được, bắt sống không xiết kể. Năm 1594, tháng 5, Mạc Ngọc Liễn chiếm giữ núi Yên Tử, đánh cướp huyện Vĩnh Lại. Nguyễn Hoàng đem thủy quân tiến đến Hải Dương đánh phá được. Mạc Ngọc Liễn thua chạy, chết ở châu Vạn Ninh.
Nguyễn Hoàng
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2215
Tháng 9 năm đó, Mạc Kính Dụng (tự xưng Uy vương) sai người đảng là Văn và Xuân (hai người đều không rõ tên họ, tự xưng quốc công) đánh úp Thái Nguyên. Nguyễn Hoàng đem đại binh đánh quân Mạc ở huyện Võ Nhai, dẹp yên. Mùa đông, tháng 10, 1594, tướng làm phản nhà Lê là Vũ Đức Cung cướp phá các huyện thuộc Sơn Tây, và lùa những cư dân hai huyện Đông Lan và Tây Lan (nay là Hùng Quan và Tây Quan) vào đất Đại Đồng. Nguyễn Hoàng lĩnh thủy quân cùng Thái úy nhà Lê là Nguyễn Hữu Liêu dẫn bộ binh cùng tiến, thẳng tới Đại Đồng, giáp đánh phá được. Đức Cung chạy đến đất Nghĩa Đô. Năm 1595, nhà Lê thi tiến sĩ, Nguyễn Hoàng được cử làm đề điệu. Năm 1595 và 1596, 2 lần Nguyễn Hoàng hầu vua Lê Thế Tông đi Lạng Sơn thiết lập bang giao với nhà Minh, việc thành, Bắc Nam thông hiếu. Năm 1598, mùa xuân, tháng 3, Nguyễn Hoàng đem thủy quân đánh dẹp Hải Dương, phá tan quân thổ phỉ ở dãy núi Thủy Đường, bắt được đồ đảng đem về. Đến năm 1600, Nguyễn Hoàng đã ở lại Đông Đô được 8 năm, đánh dẹp bốn phương đều thắng, vì có công to, nên họ Trịnh ghét. Tám năm ở lại Đông Đô, 2 người con của Nguyễn Hoàng là công tử thứ 2 tên Hán và công tử thứ 4 tên Diễn chết trận. Gặp lúc tướng nhà Lê là Phan Ngạn, Ngô Đình Nga và Bùi Văn Khuê làm phản ở cửa Đại An (nay thuộc Nam Định), Nguyễn Hoàng nhân dịp đem quân tiến đánh, liền đem cả tướng sĩ thuyền ghe bản bộ, đi đường biển thẳng về Thuận Hóa, để con thứ năm là Hải và cháu nội là Hắc ở lại làm con tin. Trịnh Tùng ngờ Nguyễn Hoàng vào chiếm Thanh Hóa, bèn đưa vua Lê chạy về Thanh Hóa, để giữ vững căn bản. Đi đến huyện An Sơn, công tử Hải đón đường nói rằng Nguyễn Hoàng về Thuận Hóa, chỉ nghĩ việc bảo vệ đất đai, thực không có ý khác. Sau khi Nguyễn Hoàng trở về, Trịnh Tùng đã gửi thư dọa trách: Để làm dịu tình hình, Nguyễn Hoàng đã viết thư nhận lỗi, lấy thóc lúa vàng bạc ra Bắc cống nộp cho Trịnh Tùng, và hẹn kết nghĩa thông gia.
Nguyễn Hoàng
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2215
Mùa đông năm 1600, Nguyễn Hoàng đã gả con gái là Ngọc Tú cho Trịnh Tráng, con cả của Trịnh Tùng. Từ đó, Nguyễn Hoàng không ra chầu ngoài kinh nữa, quyết 'rạch đôi sơn hà', lo phát triển cơ sở, mở mang bờ cõi, phòng bị quân Trịnh vào đánh phá. Thiết lập nền tảng độc lập. Năm 1600, sau khi từ Bắc trở về, ông dời dinh sang phía đông của dinh Ái Tử, gọi là Dinh Cát. Năm 1602, Nguyễn Hoàng cho lập dinh Thanh Chiêm (Quảng Nam) giao cho công tử Nguyễn Phúc Nguyên làm trấn thủ. Cùng năm này, Chiêm Thành cử sứ sang thông hiếu. Năm 1604, Nguyễn Hoàng cho lập phủ Điện Bàn tách ra từ đất của phủ Triệu Phong của Xứ Thuận Hóa, lệ thuộc xứ Quảng Nam. Phủ Điện Bàn sáp nhập với 3 phủ Thăng Hoa, phủ Tư Nghĩa và phủ Hoài Nhơn để thành lập Dinh Quảng Nam. Phủ Điện Bàn quản 5 huyện: Tân Phúc, An Nông, Hòa Vang, Diên Khánh, Phú Châu. Xây dựng Dinh trấn tại Thanh Chiêm trên đất phủ Điện Bàn ở bên bờ bắc Sông Chợ Củi, tục gọi là Dinh Chiêm và cử công tử Nguyễn Phúc Nguyên làm quan trấn thủ. Dinh trấn Thanh Chiêm có vai trò hết sức quan trọng dưới thời Nguyễn Hoàng cũng như thời kỳ các Chúa Nguyễn kế nghiệp, là cơ sở đào luyện các quốc vương của Đàng Trong (làm quan trấn thủ trước khi lên ngôi Chúa Nguyễn), là trung tâm điều hành việc phát triển và hậu cần kinh tế cho Đàng Trong, nhất là việc chỉ đạo hoạt động của thương cảng quốc tế Hội An, là bộ tham mưu đảm bảo an ninh cho Dinh Quảng Nam, góp phần quan trọng bảo vệ độc lập tự do và chủ quyền của Đàng Trong chống lại sự tấn công của Chúa Trịnh ở Đàng Ngoài và mở rộng bờ cõi về phương nam. Năm 1609, Chúa Tiên Nguyễn Hoàng đã cho xây dựng Chùa Kinh Thiên trên huyện Lệ Thủy ở Dinh Quảng Bình, Chùa Long Hưng bên cạnh Dinh trấn Thanh Chiêm trên huyện Diên Phước, Dinh Quảng Nam (về sau qua thời gian chùa bị hư hỏng) và Chùa Bảo Châu trên huyện Duy Xuyên, Dinh Quảng Nam (nơi về sau Thống Thái phó Mạc Cảnh Huống tu hành sau khi nghỉ hưu) về sau bị quân Tây Sơn phá hủy khi chiếm được Dinh Quảng Nam vào năm 1774. Mở mang bờ cõi về phía Nam.
Nguyễn Hoàng
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2215
Mở mang bờ cõi về phía Nam. Năm 1578, quân Chiêm Thành kéo đến đánh phá, Nguyễn Hoàng cử Lương Văn Chánh đem quân tiến đến sông Đà Diễn, Hoa Anh đánh chiếm thành An Nghiệp, là một trong những kinh thành đồ sộ và kiên cố nhất trong lịch sử Chăm Pa. Năm 1597, Lương Văn Chánh đang là tri huyện Tuy Viễn, trấn An Biên, nhận sắc lệnh của chúa Nguyễn Hoàng đưa chừng 4000 lưu dân vào khai khẩn vùng đất phía Nam của Đại Việt từ đèo Cù Mông (bắc Phú Yên) đến đèo Cả (bắc Khánh Hòa). Ông cùng lưu dân từng bước khẩn hoang, lập ấp; từng bước tạo nên những làng mạc đầu tiên trên châu thổ sông Đà Diễn, sông Cái. Năm 1611, do quân Chăm Pa tiếp tục quấy nhiễu vùng biên giới Hoa Anh, Nguyễn Hoàng đã sai Văn Phong đi dẹp, quân Chăm Pa nhanh chóng bị đánh bại trước lực lượng của chúa Nguyễn. Vua Po Nit của Chăm Pa phải rút quân xuống phía Nam đèo Cả. Sau đó vùng đất Hoa Anh này được lập thành phủ Phú Yên gồm hai huyện Tuy Hòa và Đồng Xuân, giao cho Lương Văn Chánh làm tham tướng, Văn Phong làm lưu thủ. Cho tới khi ông mất, giang sơn họ Nguyễn trải dài từ đèo Ngang, Hoành Sơn (nam Hà Tĩnh) qua đèo Hải Vân tới núi Đá Bia (Thạch Bi Sơn), gần đèo Cả, bây giờ là vùng cực nam Phú Yên, giáp tỉnh Khánh Hòa. Diện tích 2 xứ Thuận Quảng rộng khoảng 45000 km². Không rõ vào năm nào, hai gia tướng người Việt gốc Chăm của Tĩnh Công Nguyễn Kim là Vũ Thì An và Vũ Thì Trung đã giúp Nguyễn Hoàng chiếm hữu Bãi Cát Vàng khi còn là một vùng đất vô chủ mà không một nước nào phản đối hay bảo lưu. Thu phục nhân tâm. Để trụ vững ở nơi hiểm trở, nếm mật nằm gai, Nguyễn Hoàng đã dựa vào lòng dân. Lúc Nguyễn Hoàng cùng những người đồng hương ở Tống Sơn, những người nghĩa dũng ở Thanh Hóa mới vào đến bãi cát Ái Tử , người dân ở đây đã đem dâng 7 chum nước trong.
Nguyễn Hoàng
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2215
Nguyễn Ư Dĩ mừng rỡ nói: Với tầm nhìn xa của người mở cõi, năm 1597, Nguyễn Hoàng (lúc này đang ở đất Bắc giúp vua Lê ứng phó với quân Mạc và bang giao với nhà Minh) đã có công văn lệnh cho Lương Văn Chánh, Tri huyện Tuy Viễn, trấn An Biên (nay thuộc tỉnh Bình Định) chiêu tập lưu dân vào khai khẩn vùng đất Phú Yên, đồng thời căn dặn không được sách nhiễu dân: Nguyễn Hoàng xây dựng nên màu sắc tín ngưỡng, huyền thoại về bản thân ông. Đó là chuyện Nguyễn Hoàng lúc đóng quân bên sông Ái Tử để chống quân Mạc của Lập Bạo đã nghe vẳng lên từ lòng sông có tiếng "trao trao", liền khấn thần sông giúp sức đánh giặc và được thần sông báo mộng, thông qua hình ảnh một người đàn bà mặc áo xanh, tay cầm quạt, đến thưa rằng: Sau khi dùng kế mỹ nhân để diệt Lập Bạo, Nguyễn Hoàng đã phong thần sông làm "Trảo trảo linh thu phổ trạch tướng hựu phu nhân" và lập đền thờ. Năm 1601, ông cho xây chùa Thiên Mụ như một cột mốc cho lịch sử của Đàng Trong. Nguyễn Hoàng đã dựa vào tín ngưỡng, Phật giáo… nhằm "thiêng hóa" sức mạnh thu phục lòng dân của mình. Năm 1608, Thuận Quảng được mùa lớn, giá gạo rẻ còn ở phía Bắc, từ xứ Nghệ An trở ra gạo đắt, nên dân chạy nhiều vào với Chúa Nguyễn làm cho dân số Thuận Quảng ngày thêm đông đúc. Không chỉ dựa vào dân, Nguyễn Hoàng còn vỗ về dân, yên dân, đặc biệt là biến giặc thành dân. Sau khi sai thuộc tướng là Mai Đình Dũng dẹp yên các thổ mục nổi loạn, cướp giết lẫn nhau ở Quảng Nam, Nguyễn Hoàng đã giao Mai Đình Dũng ở lại giữ đất và thu phục, vỗ yên tàn quân. Sau khi đánh thắng quân Mạc, Nguyễn Hoàng đã không giết hàng binh mà cho họ quyền được sống và khai phá vùng đất mới: Cảm kích trước ân nghĩa lớn lao của Nguyễn Hoàng, về sau, thế hệ con cháu của những người được tha mạng sống ở các phường An Định Nha, An Hướng và Phương Xuân thuộc tổng Bái Ân đã dựng miếu thờ Nguyễn Hoàng ở An Định Nha (nay là thôn An Nha, xã Gio An, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị). Mở mang ngoại thương.
Nguyễn Hoàng
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2215
Mở mang ngoại thương. Nắm được lòng dân, để đưa Đàng Trong phát triển Nguyễn Hoàng đã cho mở mang ngoại thương, hướng tầm nhìn ra biển. Dưới thời Nguyễn Hoàng, "thuyền buôn các nước đến nhiều. Trấn trở nên một nơi đô hội lớn" . Đặc sản tiêu Quảng Trị đã được Nguyễn Hoàng cho mua, chở cùng vây cá yến sào để đổi cho khách buôn lấy hàng hóa, sản vật. Theo Lê Quý Đôn, họ Nguyễn đã mua tiêu Quảng Trị "chở về phố Thanh Hà, bán cho khách tàu, không cho dân địa phương bán riêng" , "hồ tiêu cứ cho 100 cân làm một tạ, giá 5, 6 quan, khách Bắc và khách Mã Cao thường buôn về Quảng Đông" . Chúa Tiên Nguyễn Hoàng đã vượt qua tư tưởng "trọng nông ức thương" thời bấy giờ. Ông quan tâm hơn đến hoạt động ngoại thương tại cảng thị Hội An sau một thời gian suy thoái kéo dài nhờ đường lối mở cửa buôn bán với nước ngoài vào đầu thế kỷ XVII, nên đã cho thành lập Phố Nhật vào năm 1589 và Phố Khách vào khoảng năm 1608 làm cho cảng thị Hội An trở thành thương cảng quốc tế lớn nhất Đông Nam Á thời đó. Để chủ động "xúc tiến thương mại", khuyến khích thương gia Nhật Bản đến buôn bán với Đàng Trong, Nguyễn Hoàng đã viết nhiều thư trao đổi, bàn bạc chuyện buôn bán với chính quyền Tokugawa (chính quyền quân sự ở Nhật Bản). Lời lẽ trong các lá thư ngoại giao vừa sang trọng, lịch lãm, vừa tha thiết, mềm mỏng, có những thư được gửi kèm theo các món quà tặng là những vật phẩm quý như kỳ nam, lôi mộc, khổng tước… nội dung một số đoạn như sau: Nguyễn Hoàng nhận một thương gia Nhật Bản là ông Hunamoto Yabeije (Di Thất Lang) làm con nuôi và viết thư báo cho phía Nhật Bản biết về mối giao hảo tốt đẹp này: Tóm lược ý nghĩa chính sách mở mang ngoại thương: Qua đời. Năm 1613, ông lâm bệnh nặng, cho gọi người con thứ 6 Thụy quận công Nguyễn Phúc Nguyên từ Quảng Nam về kế vị và căn dặn: Vào vùng Thuận Hóa, Nguyễn Hoàng ban đầu đóng ở xã Ái Tử (sau gọi là kho Cây Khế), thuộc huyện Đăng Xương, tỉnh Quảng Trị. Nguyễn Hoàng ngay sau đó đã có những chính sách hiệu quả để phát triển vùng đất của mình và mở rộng lãnh thổ hơn nữa về phía Nam.
Nguyễn Hoàng
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2215
Nguyễn Hoàng ngoài tài lãnh đạo còn có lòng nhân đức nên dân chúng Thuận Hóa rất cảm mến, họ gọi ông là Chúa Tiên mặc dù đương thời chỉ có tước hiệu Đoan Quốc Công. Ông cũng nói với các cận thần lúc hấp hối bên giường bệnh: Nguyễn Hoàng trấn thủ đất Thuận Quảng 55 năm, thọ 89 tuổi, vua Lê ban tước Cẩn nghĩa công, thụy là Cung Ý. Ban đầu mộ của Nguyễn Hoàng táng ở vùng núi Thạch Hãn, huyện Hải Lăng, phủ Triệu Phong (nay thuộc huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị), về sau được cải táng lăng mộ chuyển về núi La Khê tức Khải Vận Sơn (nay thuộc huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế). Ban đầu Nguyễn Hoàng được thờ tại chùa Long Phước (nay thuộc huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị), về sau được Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên phối thờ cùng Tĩnh Công Nguyễn Kim tại chùa Thiên Mụ ở Phú Xuân (nay là Thành phố Huế). Năm Giáp Tý, niên hiệu Gia Long năm thứ ba, 1804, vua Gia Long (1780 - 1820) cho dựng Thái Miếu rộng mười ba gian để thờ các Chúa Nguyễn và các công thần đời trước, chúa Tiên Nguyễn Hoàng cùng Hoàng hậu được thờ ở áng chính giữa. Vua Gia Long suy tôn cho Nguyễn Hoàng miếu hiệu là Thái Tổ, thụy hiệu là Triệu Cơ Tùy Thống Khâm Minh Cung Úy Cần Nghĩa Đạt Lý Hiển Ứng Chiêu Hựu Diệu Linh Gia Dụ hoàng đế. Nhận định. Theo Lê Quý Đôn bình luận trong sách Phủ biên tạp lục: Theo Trần Trọng Kim trong Việt Nam sử lược: Nguyễn Hoàng và các chúa Nguyễn đã làm cho Đàng Trong hưng thịnh và chính sự hưng thịnh này đã góp phần quyết định tạo nên trọn vẹn dáng hình chữ S của Tổ quốc Việt Nam như ngày nay. Cái gốc, điểm tựa và bệ phóng cho sự phát triển và hưng thịnh đó, chính là mảnh đất Quảng Trị với vai trò quan trọng như A.Laborde, Công sứ Pháp tại An nam trước đây đã nêu qua bài viết "Tỉnh Quảng Trị", rằng:
Phù Nam
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2217
Phù Nam (chữ Hán : 扶南, tiếng Anh : Funan) là tên gọi được đặt cho một quốc gia cổ trong lịch sử Đông Nam Á, xuất hiện khoảng thế kỉ 1 trước Công Nguyên, ở khu vực hạ lưu và châu thổ sông Mê Kông. Theo nhiều thư tịch cổ Trung Quốc, thì trong thời kỳ hưng thịnh, vương quốc này về phía Đông, đã kiểm soát cả vùng đất phía Nam Trung Bộ (Việt Nam), về phía Tây đến Thung lũng sông Mê Nam (Thái Lan), về phía Nam đến phần phía Bắc bán đảo Mã Lai. Quốc gia này tồn tại cho đến khoảng nửa đầu thế kỷ 7 (sau năm 627) thì bị sáp nhập vào lãnh thổ của Chân Lạp (Campuchia). Mãi đến thế kỷ 17-thế kỷ 18, 1 phần lãnh thổ xưa kia được coi là trung tâm của Phù Nam tách khỏi Chân Lạp để trở thành một bộ phận của lãnh thổ Việt Nam, tức Nam Bộ ngày nay. Yếu tố sắc tộc-ngôn ngữ của cư dân Phù Nam vẫn còn đang được tranh luận, chưa thể đưa ra được kết luận cụ thể từ các bằng chứng hiện có. Một số giả thuyết cho rằng đa phần dân cư Phù Nam nói các tiếng thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer, có giả thuyết lại cho rằng họ nói một ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Nam Đảo, lại có giả thuyết khác cho rằng Phù Nam là một xã hội đa sắc tộc. Tên gọi. Được biết đến trong các ngôn ngữ ngày nay của khu vực như là "Vnom" (Khmer) hay "Nokor Phnom" (Khmer), (tiếng Thái), , tên gọi "Phù Nam" không được tìm thấy trong bất kỳ văn bản nào có nguồn gốc tại khu vực này trong thời kỳ đó, và người ta cũng không rõ người Phù Nam dùng tên gọi gì để nói tới chính thể của mình. Tên gọi Phù Nam trong tiếng Việt là phiên dịch từ tên gọi tiếng Trung, do tên gọi 扶南 xuất hiện trong các thư tịch Trung Hoa khi mô tả về vương quốc này, và phần lớn các mô tả đó chủ yếu dựa trên báo cáo của hai sứ giả Trung Hoa là Khang Thái (康泰) và Chu Ứng (朱應) đã từng sống tại đây trong khoảng giữa thế kỷ 3 cho vua Đông Ngô ở Nam Kinh. Chung quanh tên gọi Phù Nam hiện vẫn còn nhiều tranh cãi. Ý kiến được nhiều người tán đồng, đó là Phù Nam do chữ "Fou Nan" mà ra (gọi theo cách phát âm của người Trung Hoa).
Phù Nam
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2217
Từ ngữ này xuất phát từ ngôn ngữ Môn cổ: bnam hay vnam, mà ngày nay được đọc là "phnom", có nghĩa là "núi" hoặc "đồi". Tuy nhiên, nhà nghiên cứu văn khắc Claude Jacques chỉ ra rằng diễn giải này dựa trên sự phiên âm sai từ tiếng Phạn "parvatabùpála" trong các văn khắc cổ như là tương đương với từ Khmer "bnaṃ" và đồng nhất hóa sai lệch vua Bhavavarman I đề cập trong các văn khắc này như là người chinh phục Phù Nam. Jacques cũng đề xuất loại bỏ việc sử dụng tên gọi Funan trong các ngôn ngữ phương Tây và thay vì thế sử dụng các tên gọi như "Bhavapura", "Aninditapura", "Shresthapura" hay "Vyadhapura", được biết đến từ các văn khắc đã từng được sử dụng vào thời gian đó để chỉ các đô thị trong khu vực và cung cấp ý tưởng chính xác hơn về địa lý của các khu vực Khmer cổ so với các tên gọi như "Funan" hay "Zhenla" (Chân Lạp), những tên gọi không được biết đến trong tiếng Khmer cổ. Theo tác giả Lương Ninh thì một danh từ chung chỉ núi non không thể là nguồn gốc của tên đất nước, mà phải là cái khác, quý báu hơn: tên tộc người bản địa: "Bnam". Theo đó các vua Phù Nam là những người thuộc dòng "Vua Núi" - "Kurung bnam". Kinh đô của Phù Nam, theo sách Lương thư và Tân Đường thư là thành "Đặc Mục" (特牧). Học giả G. Coedes cho đó là phiên âm của từ trong tiếng Phạn là Vyadhapura (pura: "thành phố/kinh đô", Vyadha: "người đi săn"), và thành này ở gần ngọn núi Ba Phnom ở làng Banam, thuộc tỉnh Prey Veng (Campuchia) ngày nay. Ngược lại, một số tác giả như Paul Pelliot (1903), P. Dupont (1955), L. Malleret (1962) không tán thành thuyết đó, họ cho rằng kinh đô của Phù Nam có thể là Angkor Borei do nhiều hiện vật khảo cổ có niên đại và phong cách Phù Nam tìm thấy ở đây. Lịch sử. Huyền thoại lập quốc. Theo sứ giả Khang Thái của Ngô Tôn Quyền thời Tam Quốc chép trong sách "Phù Nam thổ tục" thì ông vua đầu tiên của nước Phù Nam, có lẽ là một quý tộc người Ấn Độ hay là một tăng lữ Bà-la-môn tên là Hỗn Điền. Một số học giả phương Tây cho rằng truyền thuyết Hỗn Điền là dị bản của truyền thuyết Ấn Độ về Kaundinya. Vương triều của Kaundinya tồn tại khoảng hơn 150 năm, trải qua 3 đời vua.
Phù Nam
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2217
Các thư tịch cổ của Trung Quốc phiên âm tên 3 vị vua này là Hỗn Điền, Hỗn Bàn Huống (127-217) và Hỗn Bàn Bàn (217-220). Hưng thịnh. Ngô Văn Doanh (2009) dẫn Lương thư cho biết rằng quốc vương cuối cùng của Vương triều Kaundinya làm vua được 3 năm thì mất. Một vị tướng của Phù Nam mà Lương thư của Trung Quốc phiên âm là Phạm Sư Mạn lên làm vua, lập ra Vương triều họ Phạm. Theo Lương thư, làm vua được 3 năm thì Phạm Sư Mạn mất. Con ông là Phạm Kim Sinh nối ngôi, làm vua được khoảng 5 năm, đến năm 245 thì bị người anh họ tên Phạm Chiên giết chết để đoạt ngôi. Một người con khác của Phạm Sư Mạn là Phạm Trường đã nổi dậy lật đổ được Phạm Chiên, nhưng cũng lập tức bị tướng của Chiên là Phạm Tầm giết. Phạm Tầm lên làm vua. Phù Nam dưới Vương triều họ Phạm trở nên hùng mạnh. Phạm Sư Mạn đã đem quân đi chinh phạt được tới hơn 10 nước, mở rộng đáng kể lãnh thổ. Phạm Chiên đã thúc đẩy quan hệ ngoại giao với Ấn Độ. Còn Phạm Tầm đã thúc đẩy quan hệ ngoại giao với nhà Tấn ở Trung Quốc. Người Phù Nam đã có chữ viết, kiểu chữ viết có nguồn gốc Ấn Độ. Cho đến giờ chưa phát hiện được tư liệu nào nói về thời kỳ tiếp sau Phạm Tầm. Các nhà khoa học cho rằng vào khoảng giữa thế kỷ 4, quyền cai trị Phù Nam một lần nữa lại vào tay người Ấn Độ. Lương thư và Tấn thư có nhắc tới một người là Trúc Chiên Đàn đã triều cống Mục Đế. Các nhà khoa học sau này cho đó là người Ấn Độ tên là Chandan hoặc Chandana. Đến đầu hoặc giữa thế kỷ 5, vẫn là người Ấn Độ nắm quyền cai trị Phù Nam. Lương thư cho biết một người Thiên Trúc là Kiều Trần Như mà các nhà khoa học sau này cho rằng đó có thể là một người Brahman Ấn Độ cũng lại tên là Kaudinya đã thay đổi chế độ nhà nước Phù Nam sang theo kiểu Ấn Độ. Kiều Trần Như ở ngôi khoảng năm 470 đến 514, tự xưng là "Người bảo vệ thánh kinh Vê đa". Vào thời kỳ này, nhiều thương gia Phù Nam sang buôn bán ở Quảng Châu (Trung Quốc).
Phù Nam
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2217
Khi Kaundinya mất, con là Sri Indravarman (Lương thư phiên âm là Trì Lê Đà Bạt Ma) lên thay, và đã cho sứ sang triều cống Tống Văn Đế (nhà Lưu Tống) vào những năm 438, 453 và 438. Cũng theo Lương thư, thì năm 431-432, nước Lâm Ấp muốn đánh Giao Châu của người Việt, nên có yêu cầu vua Phù Nam giúp sức, nhưng Phù Nam đã từ chối. Khi Sri Indravarman mất, người nối ngôi là Jayavarman (Lương thư phiên âm là Xà Gia Bạt Ma). Jayavarman đã phái một nhà sư Ấn Độ tên Nagasena đem lễ vật sang tặng vua Nam Tề năm 484, và yêu cầu nhà vua giúp mình đánh Lâm Ấp nhưng bị từ chối khéo. Các nhà khoa học đã phát hiện bia ký viết bằng chữ Phạn cho hay dưới thời Jayavarman Phù Nam đã xây dựng nhiều công trình thủy lợi, biến nhiều vùng đầm lầy rộng lớn ở hạ lưu sông Mê Kông thành những vùng đồng bằng phì nhiêu, trù phú. Năm 514, Jayavarman mất. Kế vị ngôi là Rudravarman (Lương thư phiên âm là Lưu Đà Bạt Ma), con cả của Jayavarman. Đây là ông vua cuối cùng của Phù Nam. Vào năm 517 và 539, nhà vua đều có sai sứ sang Trung Quốc triều cống. Diệt vong. Giữa thế kỷ 5, Chân Lạp nổi lên, chiếm thành Đặc Mục - kinh đô của Phù Nam, hợp nhất lãnh thổ Phù Nam với Chân Lạp. Nhà vua Phù Nam phải bỏ chạy và lập triều đình lưu vong tại Na Phất Na (vùng Angkor Borei). Phù Nam diệt vong. Sách "Lược sử vùng đất Nam Bộ Việt Nam" (tr. 20) viết: Sách "Tùy thư" chép tương tự: Sách "Tân Đường thư" do Âu Dương Tu & Tống Kỳ biên soạn cũng đã cho biết đầu niên hiệu Trinh Quán nhà Đường (627-649); "trong nước Phù Nam có thay đổi lớn. Nhà vua đóng đô ở thành Đặc Mục, thình lình bị nước Chân Lạp đánh chiếm, phải chạy trốn về Na Phất Na." Căn cứ năm 627, sứ giả Phù Nam còn đến tiến cống nhà Đường, nên có thể suy ra nước Phù Nam bị tiêu diệt phải sau năm này. Sau khi Chân Lạp đánh bại Phù Nam, trong sách Trung Quốc đã xuất hiện tên gọi "Thủy Chân Lạp" để chỉ phần lãnh thổ Phù Nam trên vùng đất Nam Bộ (Việt Nam); và cũng để phân biệt với vùng đất "Lục Chân Lạp", tức là vùng đất gốc của Vương quốc Chân Lạp.
Phù Nam
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2217
Mặc dầu chiếm đoạt được, nhưng trên thực tế, việc cai quản vùng lãnh thổ mới này đối với Chân Lạp gặp rất nhiều khó khăn. Trước hết, với truyền thống quen khai thác các vùng đất cao, dân số còn ít ỏi, người Khmer khi đó khó có khả năng tổ chức khai thác trên quy mô lớn một vùng đồng bằng mới bồi lấp, còn ngập nước và sình lầy. Hơn nữa, việc khai khẩn đất đai trên lãnh thổ của Lục Chân Lạp đòi hỏi rất nhiều thời gian và sức lực. Việc cai trị xứ Thủy Chân Lạp vì vậy vẫn phải giao cho những người thuộc dòng dõi Vua Phù Nam. Theo những tài liệu bi ký còn lại có thể thấy rằng, vào thế kỷ 8 tại vùng trung tâm của Phù Nam trước đây vẫn còn tồn tại một tiểu quốc tên là Aninditapura, do một người thuộc dòng dõi vua Phù Nam tên là Baladitya trị vì. Và khi Phù Nam tan rã là lúc nhiều vương quốc nhỏ ở Đông Nam Á nổi lên thay thế vai trò đế quốc hàng hải của vương quốc này, mà nổi bật là vương quốc Srivijaya ở đảo Sumatra và vương quốc Sailendra ở đảo Java, thuộc Indonesia ngày nay. Từ cuối thế kỷ 8, vương quốc Sailendra hùng mạnh đã xâm chiếm toàn bộ Thủy Chân Lạp đồng thời đưa Lục Chân Lạp vào vị trí chư hầu của mình, tới đầu thế kỷ 9, Sailendra suy yếu mới từ bỏ vùng đất Thủy Chân Lạp. Văn hóa. Từ tháng 2 đến tháng 4 năm 1944, nhà khảo cổ học Pháp Louis Malleret cho khai quật khảo cổ ở Óc Eo, và đã tìm thấy nhiều di vật quý, có niên đại phù hợp với thời kỳ quốc gia Phù Nam tồn tại ở đây. Tại di chỉ Bình Tả (xã Đức Hòa, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An), trong đợt khai quật vào tháng 2 năm 1987 do Lê Trung Khá chủ trì, đã phát hiện một di vật có tên Bhavavarman (tên một hoàng thân Phù Nam) viết bằng chữ Phạn cổ. Đây là một cứ liệu chính xác cho phép gắn liền văn hóa khảo cổ Óc Eo với Vương quốc Phù Nam trong lịch sử.
Phù Nam
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2217
Sau năm 1975, thêm nhiều lần khai quật khảo cổ ở Óc Eo và nhiều nơi khác nữa, thì thấy nền văn hóa này phân bố rất phong phú trên địa bàn các tỉnh như Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Thành phố Hồ Chí Minh... Tất cả theo sách "Lược sử vùng đất Nam Bộ Việt Nam", đã khẳng định rằng Óc Eo là một nền văn hóa có nguồn gốc bản địa, mà chủ nhân của nó là những cư dân Phù Nam. Nền văn hóa này phát triển trên nền tảng văn hóa Đồng Nai, có quan hệ mật thiết với nền văn hóa Sa Huỳnh ở miền Trung, và có quan hệ giao lưu rộng rãi với các nước ở bên ngoài (qua dấu tích vật chất, cho thấy có sự liên hệ khá mật thiết với Trung Quốc, Ấn Độ, Tây Á và Địa Trung Hải). "Từ điển Văn hóa Đông Nam Á" cho biết chi tiết: Và qua kết quả xét nghiệm những cốt sọ cùng nhiều hiện vật quý của cư dân Phù Nam, phần lớn các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã đưa ra một số ý kiến, có thể tóm tắt vào mấy điểm chính như sau: Đúc kết lại, sách "Lịch sử Campuchia" viết: Trong thư tịch cổ. Quyển sách đầu tiên đề cập đến Vương quốc Phù Nam là "Dị vật chí" của Dương Phù thời Đông Hán (25-220). Kế đến là "Ngô thư" thời Tam Quốc (220-280). Theo sách này thì vào tháng Chạp năm Xích Ô thứ 6 (243), vua Phù Nam là Phạm Chiên có sai sứ đến dâng nhạc công và phương vật cho vua Ngô là Tôn Quyền (182-252). Thời gian sau, khi đánh chiếm Giao Châu và Cửu Chân, vua Đông Ngô cũng đã sai người đến các nước phương Nam; thì các nước là Phù Nam, Lâm Ấp (Chămpa), Minh Đường thảy đều sai sứ đến dâng cống. "Lương thư" còn cho biết vua (Đông) Ngô là Tôn Quyền đã sai Chu Ứng và Khang Thái đi sứ các nước phía Nam, trong số đó có Phù Nam. Sau khi đi sứ về, Khang Thái có viết quyển "Phù Nam thổ tục" còn gọi là "Phù Nam truyện". Các sách có niên đại muộn hơn vào các thế kỷ 6 và 7 như "Trần thư, Tùy thư, Thông điển, Tân Đường thư"... đều có ghi chép về đất nước Phù Nam. Trích một vài đoạn: Di chỉ. Di chỉ Gò Cây Thị (Óc Eo).
Phù Nam
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2217
Di chỉ Gò Cây Thị (Óc Eo). Di chỉ Gò Cây Thị thuộc xã Vọng Thê, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang; là một di chỉ cung đình mang tính tôn giáo, gồm tiền điện, chính điện và 4 ô ngăn; đã được nhà khảo cổ Pháp Louis Malleret khai quật đầu tiên vào năm 1944 (từ tháng 2 đến tháng 4). Di chỉ có diện tích 488,8 m², có dạng gần vuông, quay mặt về hướng Đông, nằm trên cánh đồng Óc Eo, cách di tích khu di tích Nam Linh Sơn (núi Ba Thê) khoảng 1.600 m về phía Đông. Ở quanh khu di chỉ này, Louis Malleret còn tìm được 8 ngôi mộ táng. Hiện vật tìm thấy trong mộ hoặc xung quanh mộ, gồm những thỏi đất nung, mảnh gốm mịn, hạt chuỗi, đá quý, vàng lá, xương răng lợn, xương trâu bò, sừng hươu, than củi… Di chỉ Gò Tháp. Di chỉ Gò Tháp thuộc huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, được thám sát vào năm 1931, 1943 và 1984. Đây là khu di chỉ có các loại hình: cư trú, mộ táng và kiến trúc. Di chỉ Gò Thành. Di chỉ Gò Thành thuộc ấp Tân Thành (xã Tân Thuận Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang), được L. Malleret phát hiện năm 1941. Trong nhiều lần khai quật tiếp theo vào những năm: 1979, 1988, 1989, 1990, đã phát hiện ở độ sâu khoảng 1,5 đến 3 m, có nhiều gốm cổ bị vỡ; nhiều vòi bình; nhiều di cốt trâu bò, heo và xương cá; nhiều dấu vết tro, than, vỏ trái cây, lá dừa nước; cùng với vài cọc gỗ có dấu vết gia công. Nơi đây cũng đã phát hiện được 5 kiến trúc bằng gạch và 12 ngôi mộ xây bằng gạch có kích thước lớn nhỏ khác nhau. Trong và quanh mộ, ngoài những hiện vật bằng vàng, bằng gốm, đất nung còn có hai tượng thần Visnu bằng đá có kích cỡ khá lớn... Bằng kỹ thuật chuyên ngành, các nhà khảo cổ đã phân tích một số mẫu vật và kết luận rằng khu di tích khảo cổ Gò Thành có niên đại từ thế kỷ 4 đến thế kỷ 8.
Phù Nam
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2217
Đây là một khu di chỉ đặc biệt vì nó còn lưu giữ khá nguyên vẹn và phong phú về nhiều loại hình di chỉ như: di chỉ cư trú, di chỉ mộ táng, và nhất là di chỉ kiến trúc với nhiều đền tháp ở cạnh nhau có quy mô khác nhau, rất hoành tráng tuy chỉ còn phần nền... Di chỉ Gò Cây Tung. Di chỉ Gò Cây Tung thuộc ấp Thới Thuận, xã Thới Sơn, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, được phát hiện và khai quật vào năm 1994 và 1995. Tại đây, người ta đã phát hiện nhiều ngôi mộ cổ với 23 bộ xương người, trong đó có 9 nam, 7 nữ, còn 7 cá thể chưa rõ giới tính... Ngoài ra, người ta còn tìm được nhiều hiện vật phong phú, bao gồm đồ gốm có vẻ màu, hơn 40 chiếc rìu đá (có hình tứ giác) cùng bàn mài, chày nghiền... Cùng với những di chỉ trên, những di vật và mộ táng được phát hiện rất nhiều ở nơi khác như: Bình Tả (Long An), Gò Cây Duối-Thanh Điền, Tây Ninh, Đá Nổi (Kiên Giang), ND 11 (Khu kinh tế mới Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh), Di chỉ Cây Gáo (Đồng Nai) v.v... đã khẳng định rằng "Óc Eo là một nền văn hóa có nguồn gốc bản địa, mà chủ nhân của nó là những cư dân Phù Nam". Phù Nam & Chân Lạp. Sách "Lịch sử Campuchia" viết: Quan điểm nhầm lẫn này được nêu ra đầu tiên trong các công trình nghiên cứu của các học giả của Trường Viễn Đông bác cổ từ nửa đầu thế kỷ 20. Sau, nhờ những nguồn thư tịch cổ của Trung Quốc và các cuộc khai quật khảo cổ, các nhà nghiên cứu mới có đủ bằng chứng để xác định hai quốc gia này không phải là một. "Tùy thư" chép: Sử nhà Lương chép: "Tân Đường thư" mô tả tương tự: Từ đó, rút ra được hai điểm chính: Mãi sang tới thế kỷ 17 - thế kỷ 18, phần lãnh thổ xưa kia được coi là trung tâm của Phù Nam, tách khỏi "đế quốc Ăngco" (tức Chân Lạp) để trở thành một bộ phận của lãnh thổ Việt Nam, tức Nam Bộ ngày nay. Bí ẩn về sự tiêu vong.
Phù Nam
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2217
Bí ẩn về sự tiêu vong. Chu Đạt Quan, một sứ thần nhà Nguyên trên đường sang kinh đô Ăngkor vào khoảng tháng 7 năm Bính Thân (1296), đã miêu tả cảnh Thủy Chân Lạp trong sách "Chân Lạp phong thổ ký" như sau: Vì sao nền văn hóa đa sắc và rực rỡ này biến mất, hiện vẫn chưa có lời giải thích nào có tính thuyết phục cao. Tuy nhiên, một vài ý kiến sau đây đang được người quan tâm chú ý: Bài "Phế đô của vương quốc Phù Nam", đã đăng trên "báo Tuổi Trẻ", nêu ba giả thuyết: Theo nhóm tác giả sách "Lịch sử Campuchia" thì: Trích ý kiến của Võ Sĩ Khải:
Pin nhiên liệu
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2218
Các tế bào nhiên liệu (tiếng Anh: "fuel cell"), hay còn gọi là "pin nhiên liệu", biến đổi năng lượng hóa học của nhiên liệu, thí dụ như là hiđrô, trực tiếp thành năng lượng điện. Không giống như pin hoặc ắc quy, tế bào nhiên liệu không bị mất điện và cũng không có khả năng tích điện. Tế bào nhiên liệu hoạt động liên tục khi nhiên liệu (hiđrô) và chất oxy hóa (oxy) được đưa từ ngoài vào. Pin nhiên liệu là loại thiết bị năng lượng có mức thải ô nhiễm gần như "bằng 0", thân thiện với môi trường tuy nhiên giá thành của nó không hề rẻ. Lịch sử. Năm 1839 nhà khoa học tự nhiên người xứ Wales Sir William Robert Grove đã chế tạo ra mô hình thực nghiệm đầu tiên của tế bào nhiên liệu, bao gồm hai điện cực platin được bao trùm bởi hai ống hình trụ bằng thủy tinh, một ống chứa hiđrô và ống kia chứa oxy. Hai điện cực được nhúng trong axít sulfuric loãng là chất điện phân tạo thành dòng điện một chiều. Vì việc chế tạo các hệ thống tế bào nhiên liệu quá phức tạp và giá thành đắt, công nghệ này dừng lại ở đấy cho đến thập niên 1950. Thời gian này ngành du hành vũ trụ và kỹ thuật quân sự cần dùng một nguồn năng lượng nhỏ gọn và có năng suất cao. Các tàu du hành vũ trụ và tàu ngầm cần dùng năng lượng điện không thông qua động cơ đốt trong. NASA đã quyết định dùng cách sản xuất điện trực tiếp bằng phương pháp hóa học thông qua tế bào nhiên liệu trong các chương trình du hành vũ trụ Gemini và Apollo. Các tế bào nhiên liệu sử dụng trong chương trình Gemini được NASA phát triển vào năm 1965. Với công suất khoảng 1 kW các tế bào nhiên liệu này đã cung cấp đồng thời điện và nước uống cho các phi hành gia vũ trụ. Các tế bào nhiên liệu của chương trình Gemini chỉ dài 60 cm và có đường kính là 20 cm. Công việc nghiên cứu về công nghệ tế bào nhiên liệu không phải bị ngưng đến thập niên 50 của thế kỷ 20 mà nó vẫn được tiếp tục phát triển để hoàn thiện. Nhờ chế tạo được các màng ("membrane") có hiệu quả cao và các vật liệu có khả năng chống ăn mòn hóa học tốt hơn và cũng nhờ vào công cuộc tìm kiếm một nguồn năng lượng thân thiện môi trường cho tương lai tế bào nhiên liệu được phát triển mạnh vào đầu thập niên 1990. Thông qua đó việc sử dụng tế bào nhiên liệu dành cho các mục đích dân sự đã trở thành hiện thực.
Pin nhiên liệu
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2218
Ngày nay khả năng sử dụng trải dài từ vận hành ô tô, sưởi nhà qua các nhà máy phát điện có công suất hằng 100 kW cho đến những ứng dụng bé nhỏ như trong điện thoại di động hoặc máy vi tính xách tay. Cấu tạo. Một tế bào nhiên liệu có cấu tạo đơn giản bao gồm ba lớp nằm trên nhau. Lớp thứ nhất là điện cực nhiên liệu (cực dương), lớp thứ hai là chất điện phân dẫn ion và lớp thứ ba là điện cực khí oxy (cực âm). Hai điện cực được làm bằng chất dẫn điện (kim loại, than chì...). Chất điện phân được dùng là nhiều chất khác nhau tùy thuộc vào loại của tế bào nhiên liệu, có loại ở thể rắn, có loại ở thể lỏng và có cấu trúc màng. Vì một tế bào riêng lẻ chỉ tạo được một điện thế rất thấp cho nên tùy theo điện thế cần dùng nhiều tế bào riêng lẻ được nối kế tiếp vào nhau, tức là chồng lên nhau. Người ta thường gọi một lớp chồng lên nhau như vậy là stack. Ngoài ra, hệ thống đầy đủ cần có các thiết bị phụ trợ như máy nén, máy bơm, để cung cấp các khí đầu vào, máy trao đổi nhiệt, hệ thống kiểm tra các yêu cầu, sự chắc chắn của sự vận hành máy, hệ thống dự trữ và điều chế nhiên liệu. Nguyên lý hoạt động. Về phương diện hóa học tế bào nhiên liệu là phản ứng ngược lại của sự điện phân. Trong quá trình điện phân nước bị tách ra thành khí hiđrô và khí oxy nhờ vào năng lượng điện. Tế bào năng lượng lấy chính hai chất này biến đổi chúng thành nước. Qua đó, trên lý thuyết, chính phần năng lượng điện đã đưa vào sẽ được giải phóng nhưng thật ra vì những thất thoát qua các quá trình hóa học và vật lý năng lượng thu được ít hơn. Các loại tế bào nhiên liệu đều cùng chung một nguyên tắc được mô tả dựa vào tế bào nhiên liệu PEM (Proton Exchange Membrane - tế bào nhiên liệu màng trao đổi bằng proton) như sau: Ở bề mặt cực dương khí hiđrô bị oxy hóa bằng hóa điện: formula_1 Các điện tử được giải phóng đi từ cực dương qua mạch điện bên ngoài về cực âm. Các proton H+ di chuyển trong chất điện phân xuyên qua màng có khả năng chỉ cho proton đi qua về cực âm kết hợp với khí oxy có sẵn trong không khí (nồng độ 21%) và các điện tử tạo thành nước: formula_2 Tổng cộng: formula_3 Phân loại.
Pin nhiên liệu
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2218
Các hệ thống tế bào nhiên liệu được phân loại theo nhiều cách khác nhau tùy theo cách nhìn: Liệt kê dưới đây là sáu loại tế bào nhiên liệu khác nhau: Trong các loại trên thì PEMFC có nhiều triển vọng dùng trong các loại xe cộ. SOFC và APU cũng đều có khả năng trong ứng dụng trên ô tô. PEMFC, MCFD và SOFC cùng có trong tương lai trong ứng dụng trên các trạm phát điện. PAFC là công nghệ mới được nghiên cứu tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề kĩ thuật. DMFC có thể tạo bước đột phá trong lĩnh vực thiết bị di động. AFC được có thể được ứng dụng trong ngành hàng không vũ trụ. Nhiệt độ vận hành của những loại tế bào nhiên liệu khác nhau (nằm trong khoảng từ 60 tới 1000 độ C). Sự khác nhau còn nằm ở cấu trúc điện cực, sự tinh khiết của hydro ở anode (DMFC dùng methanol). Ứng dụng. Tế bào nhiên liệu được sử dụng đầu tiên trong những lĩnh vực mà phí tổn không đóng vai trò quan trọng. Tế bào nhiên liệu nhẹ và hiệu quả hơn ắc quy đồng thời đáng tin cậy và ít ồn ào hơn động cơ Diesel. Những điều này giải thích tại sao giới quân sự và ngành du hành vũ trụ quan tâm đến công nghệ này rất sớm. Một số tàu thuyền trên biển cũng dùng tế bào nhiên liệu. Động cơ thúc đẩy cho các ứng dụng dân sự xuất phát từ nhận thức trữ lượng dầu mỏ trên Trái Đất là có hạn nhưng vẫn mong muốn tiếp tục kinh doanh xe thời kỳ sau dầu mỏ vốn đang mang về nhiều lợi nhuận. Từ 20 năm nay nhiều hãng sản xuất xe (DaimlerChrysler, Ford, Honda, Opel) đã nghiên cứu về xe có nhiên liệu là hiđrô, sử dụng tế bào nhiên liệu để chuyển hóa năng lượng và dùng động cơ điện để vận hành. Kỹ thuật này đã được phát triển cho xe buýt, xe du lịch, xe tải nhẹ.Ở Hamburg (Đức) và Stuttgart (Đức) người ta đang thử nghiệm chạy xe buýt sử dụng nhiên liệu hydro trên các tuyến đường xe buýt bình thường. Từ năm 2003 hai hãng đóng tàu của Đức đã cung cấp loại tàu ngầm vận hành bằng điện được cung cấp từ máy phát điện Diesel hoặc từ một hệ thống tế bào nhiên liệu hiđrô. Các tế bào nhiên liệu sử dụng khí đốt đang chuẩn bị đẩy lùi các thiết bị kết hợp phát điện và sưởi ("combined heat and power plant").
Pin nhiên liệu
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2218
Ở hệ thống này khí đốt được biến đổi thành hiđrô đưa vào tế bào nhiên liệu. Một số vật dụng cầm tay như điện thoại di động, máy vi tính xách tay, máy quay phim, vật liệu cắm trại hay quân sự cũng đang tiến tới ứng dụng loại nguồn cung cấp năng lượng này. Ưu điểm và nhược điểm. Ưu điểm. Trong các ưu điểm của tế bào nhiên liệu so với các hệ thống chuyển đổi cạnh tranh khác phải kể đến độ hiệu quả cao không phụ thuộc vào độ lớn của hệ thống. Chúng cung cấp năng suất năng lượng điện tăng từ 40% đến 70% điện, ngoài ra có thể hơn 85% khi tận dụng cả điện và nhiệt. Ngoài ra việc vận hành tế bào nhiên liệu không phát sinh tiếng ồn và sản phẩm của phản ứng chỉ là nước và dioxide cácbon (nếu sử dụng các nhiên liệu hóa thạch). Tế bào nhiên liệu giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ, giảm lượng dioxide cácbon, một trong các khí gây ra hiệu ứng nhà kính, các oxit của lưu huỳnh và nitơ là các khí gây ô nhiễm môi trường đang là vấn đề lớn cho xã hội. Các tế bào nhiên liệu không cần động cơ quay hay các bộ phận cơ học chuyển động, do đó tăng tuổi thọ và độ tin cậy. Nhiệt độ vận hành khác nhau của tế bào nhiên liệu cho phép dùng cùng với turbine hay những áp dụng hơi nước nóng. Nhược điểm. Giá thành sản xuất pin nhiên liệu quá cao để sản xuất đại trà do pin có các bộ phận sử dụng công nghệ chế tạo và vật liệu đắt tiền như chất xúc tác (bạch kim), màng trao đổi, điện cực. Pin nhiên liệu có thể tích cồng kềnh, nhất là khi người ta muốn nhập vào bên trong xe cộ. Các pin nhiên liệu cần có tuổi thọ tối thiểu 40.000h trong các ứng dụng trong các công trình về trạm phát điện. Đây là một ngưỡng không dễ gì vượt qua với công nghệ hiện hành. Chất đốt hydro khó bảo quản và vận chuyển. Vấn đề môi trường. Để thật sự thân thiện với môi trường và khí hậu, một mặt các tế bào nhiên liệu chỉ được phép thải ra các khí nhà kính và các chất có hại khác càng ít càng tốt, mặt khác quá trình khai thác chất đốt cũng không được phép thải ra các chất khí đó. Vấn đề chính là ở chỗ này vì khí hiđrô không có trong tự nhiên mà phải dùng năng lượng để sản xuất ra. Nước hoặc các hợp chất hydrocarbon như khí tự nhiên, dầu mỏ hoặc mêthanol được xem là nguồn để sản xuất khí hiđrô.
Pin nhiên liệu
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2218
Việc tách nước qua điện phân về nguyên tắc là phù hợp với môi trường sinh thái nếu như năng lượng cần dùng cũng được sản xuất từ các nguồn năng lượng tái sinh như nước, Mặt Trời hoặc gió chứ không phải từ các phương pháp sản xuất điện thông thường. Trong nhiều loại tế bào năng lượng ngày nay thật ra không phải khí hiđrô tinh khiết được dùng làm khí đốt mà lại là một chất đốt hóa thạch như khí tự nhiên, xăng hay methanol. Các loại tế bào nhiên liệu này được sử dụng nhiều nhất là trong công nghiệp ô tô để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc chuyển đổi từ các động cơ thông thường sang các loại động cơ thay thế khác. Trong các kiểu động cơ hỗn hợp này khí tự nhiên được chuyển hóa bằng nhiệt lượng thành oxit cacbon và hiđrô. Hiđrô được dùng trong tế bào nhiên liệu làm chất đốt và được tiêu thụ hoàn toàn nhưng khí oxit cacbon vẫn còn lại, phản ứng với nước tạo thành dioxide cacbon, một khí nhà kính tác hại đến khí hậu. Theo một nghiên cứu của Hội vì môi trường và bảo vệ tự nhiên Đức ("Bund für Umwelt und Naturschutz Deutschland" – BUND) các ô tô dùng tế bào nhiên liệu tuy thải khí ra tại chỗ rất ít hơn so với các động cơ thông dụng nhưng việc sản xuất ra hiđrô từ những nguồn năng lượng hóa thạch lại tạo ra các khí thải nên nếu tổng cộng lại, lượng các khí tạo ra hiệu ứng nhà kính được thải ra tăng lên rất nhiều. Việc thải khí chỉ di chuyển từ ô tô về nơi sản xuất ra hiđrô. Thay vì hiđrô, nếu sử dụng các nguồn năng lượng hóa thạch khác như methanol thì tác động đến khí hậu vẫn như các động cơ Otto. Nhưng ít ra thì các hợp chất của lưu huỳnh và các chất độc hại đến sức khỏe thải ra từ ô tô tế bào nhiên liệu giảm đi rất nhiều. Tóm lại bản nghiên cứu này cho rằng xe tế bào nhiên liệu thật sự là một lựa chọn cho tương lai nhưng chỉ khi hiđrô được sản xuất tái sinh ở khối lượng lớn đủ dùng và có thể tích trữ được. Mặc dù vậy, theo quan điểm của các chuyên gia, xe tế bào nhiên liệu vận hành bằng các chất đốt hóa thạch vẫn có ý nghĩa: Chúng giúp công nghệ này được phổ biến, phát triển và chấp nhận tốt hơn và như thế về lâu dài dọn đường cho các xe thật sự không phát sinh ra khí thải.
Pin nhiên liệu
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2218
Khí tự nhiên được xem là chất đốt thích hợp nhất cho các thiết bị sử dụng tế bào nhiên liệu trong các nhà máy phát điện và cho các thiết bị nhỏ hơn dùng cho nhà ở. Kết quả bản nghiên cứu so sánh của BUND cho thấy ở đây khí hiđrô sản xuất tái sinh vẫn là phương cách phù hợp với sinh thái nhất, nhưng mặc dù vậy các thiết bị tế bào nhiên liệu vận hành bằng khí tự nhiên thải ra lượng oxit nitơ ít đi gấp ba lần và thải ra các hợp chất của lưu huỳnh cũng ít đi nhiều. Nếu sử dụng trong các nhà máy phát điện các chuyên gia dự tính việc phát thải các khí nhà kính có thể giảm đến khoảng 4% cho đến năm 2010. Thêm nữa, việc sản xuất điện và nhiệt để sưởi ấm được phân tản tiếp tục, các thiết bị nhỏ dùng cho nhà ở được thực hiện dễ dàng hơn và có hiệu quả nhiều hơn so với các công nghệ thông thường rất nhiều. Tổng kết lại các chuyên gia cũng khẳng định ở phần này là công nghệ tế bào nhiên liệu vẫn thân thiện với môi trường hơn các phương pháp sản xuất điện thông dụng rất nhiều.
Chiêm Thành
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2221
Chiêm Thành () là tên gọi của vương quốc Chăm Pa (tiếng Phạn: "Campanagara") trong sử sách Việt Nam từ 877 đến 1693. Trước 859 Việt Nam gọi vương quốc này là Hoàn Vương. Đầu thế kỷ thứ 11, Chiêm Thành bao gồm 4 vùng đất (nhiều nguồn gọi là tiểu quốc) là: Amaravati (vùng Quảng Nam, Đà Nẵng ngày nay, và vùng Bình - Trị - Thiên nhưng sau này bị sáp nhập vào Đại Việt), Vijaya (vùng Quảng Ngãi, Bình Định ngày nay), Kauthara (vùng Phú Yên, Khánh Hòa ngày nay) và Panduranga (vùng Ninh Thuận và Bình Thuận ngày nay). Các vương triều Chiêm Thành. Từ năm 875, sử Việt Nam gọi Chăm pa là Chiêm Thành Quốc. Riêng, vùng Phan Rang (Panduranga) ngày nay được gọi là Tân Đồng Long. Vương triều thứ sáu (875-982/1000). Sống mãi trong xa hoa, vương triều Panduranga trở nên yếu đuối. Sau hơn 20 năm chinh chiến với Angkor quyền hành trong nước lọt dần vào tay các dòng vương tôn miền Bắc, chính họ đã chống trả lại các đợt xâm lăng của đế quốc Angkor. Năm 859, một vương tôn mang nhiều chiến công, tên Laksmindra Bhumisvara Gramasvamin, được triều thần đưa lên ngôi, hiệu Indravarman II. Trong những năm 861, 862 và 865, quân Chiêm Thành tổ chức nhiều cuộc tấn công vào phủ An Nam, mang về rất nhiều lương thực và của cải. Năm 889 vua Angkor là Yasovarman hai lần tiến quân vào Chiêm Thành nhưng đều bị đánh bại và chết trong rừng sâu (năm 890), một phần đất trên Đồng Nai thượng và lãnh thổ đông-bắc Angkor (cao nguyên Rattanakiri và Mondolkiri) đặt dưới quyền kiểm soát  của Chiêm. Vương triều thứ mười một (1145-1318). Sau đó vào năm 1190, Chiêm Thành chia thành hai tiểu vương quốc riêng: Vương quốc Vijaya và Vương quốc Panduranga. Vào năm 1192 thì lại hợp nhất lại. Vương triều thứ mười bốn (1458-1471). Năm 1470, vua Chiêm là Trà Toàn cầu viện nhà Minh, năm 1469, 1470 Trà Toàn sai quân đi đánh Hoá Châu. Năm 1471, vua Lê Thánh Tông (1460 1497) thân chinh đi đánh Chiêm Thành (Vương quốc Vijaya Chăm Pa), hạ thành Đồ Bàn, giết 60.000 người, bắt Trà Toàn và hơn 30.000 tù nhân, kết thúc triều đại thứ mười bốn của Chiêm Thành. Tướng Chiêm là Bô Trì Trì sai sứ vào cống xin xưng thần.
Carbon
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2223
Carbon (bắt nguồn từ tiếng Pháp "carbone" (/kaʁbɔn/)), là nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn có ký hiệu là C và số nguyên tử bằng 6, nguyên tử khối bằng 12. Là một nguyên tố phi kim có hóa trị 4 phổ biến, carbon có nhiều dạng thù hình khác nhau, phổ biến nhất là 4 dạng thù hình gồm carbon vô định hình, graphit, kim cương và Q-carbon. Các sợi carbon là tương tự như carbon thủy tinh. Dưới các xử lý đặc biệt (kéo giãn các sợi hữu cơ và carbon hóa) nó có khả năng sắp xếp các mặt tinh thể carbon theo hướng của sợi. Vuông góc với trục của sợi không có các mặt tinh thể carbon. Kết quả là các sợi có độ bền đặc biệt cao hơn cả thép. Carbon tồn tại đa số trong mọi sự sống hữu cơ và nó là nền tảng của hóa hữu cơ. Phi kim này còn có thuộc tính hóa học đáng chú ý là có khả năng tự liên kết với nó và liên kết với một loạt các nguyên tố khác, tạo ra gần 10 triệu hợp chất đã biết. Khi liên kết với oxy nó tạo ra carbon dioxide là rất thiết yếu đối với sự sinh trưởng của thực vật. Khi liên kết với hydro, nó tạo ra một loạt các hợp chất gọi là các hydrocarbon là rất quan trọng đối với công nghiệp trong dạng của các nhiên liệu hóa thạch. Khi liên kết với cả oxy và hydro nó có thể tạo ra rất nhiều nhóm các hợp chất bao gồm các acid béo, là cần thiết cho sự sống, và este, tạo ra hương vị của nhiều loại hoa quả. Đồng vị carbon-14 được sử dụng trong xác định tuổi tuyệt đối cho các mẫu vật nguồn gốc sinh vật theo phương pháp định tuổi bằng đồng vị carbon, được ứng dụng trong khảo cổ học và nghiên cứu địa chất kỷ Đệ Tứ. Các thuộc tính đặc trưng. Carbon là nguyên tố đáng chú ý vì nhiều lý do. Các dạng khác nhau của nó bao gồm một trong những chất mềm nhất (graphit) và hai trong những chất cứng nhất (graphene và kim cương, hay fullerene -hợp chất rất cứng có thể nói là cứng nhất của carbon và các hợp chất khác) cũng như là chất bán dẫn tốt nhất, hơn cả silic. Ngoài ra, nó có ái lực lớn để tạo ra liên kết với các nguyên tử nhỏ khác, bao gồm cả các nguyên tử carbon khác, và kích thước nhỏ của nó làm cho nó có khả năng tạo ra liên kết phức tạp.
Carbon
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2223
Vì các thuộc tính này, carbon được biết đến như là nguyên tố có thể tạo ra cỡ 10 triệu loại hợp chất khác nhau, chiếm phần lớn trong các hợp chất hóa học. Các hợp chất của carbon tạo ra nền tảng cho mọi loại hình sự sống trên Trái Đất và chu trình carbon-nitơ dự trữ và tái cung cấp một số năng lượng được sản sinh từ Mặt Trời và các ngôi sao. Carbon cũng có điểm thăng hoa cao nhất trong tất cả các nguyên tố. Trong điều kiện áp suất khí quyển nó không có điểm nóng chảy vì điểm ba trạng thái của nó ở tại 10,8 ± 0,2 MPa và 4.600 ± 300 K (~4.330 °C hay 7.820 °F), do đó nhiệt độ thăng hoa của nó trong trường hợp này vào khoảng 3.900 K. Các thù hình. Các thù hình của carbon là khác nhau về cấu trúc mạng nguyên tử mà các nguyên tử tinh khiết có thể tạo ra. Ba dạng được biết nhiều nhất là carbon vô định hình, graphit và kim cương. Một số thù hình kỳ dị khác cũng đã được tạo ra hay phát hiện ra, bao gồm các fullerene, carbon ống nano, lonsdaleit và q-carbon. Muội đèn bao gồm các bề mặt dạng graphit nhỏ. Các bề mặt này phân bổ ngẫu nhiên, vì thế cấu trúc tổng thể là đẳng hướng. Carbon thủy tinh là đẳng hướng và có tỷ lệ độ xốp cao. Không giống như graphit thông thường, các lớp graphit không xếp lên nhau giống như các trang sách, mà chúng có sự sắp xếp ngẫu nhiên. Ở dạng vô định hình, carbon chủ yếu có cấu trúc tinh thể của graphit nhưng không liên kết lại trong dạng tinh thể lớn. Trái lại, chúng chủ yếu nằm ở dạng bột và là thành phần chính của than, muội, bồ hóng, nhọ nồi và than hoạt tính. Ở áp suất bình thường carbon có dạng của graphit, trong đó mỗi nguyên tử liên kết với 3 nguyên tử khác trong mặt phẳng tạo ra các vòng lục giác, giống như các vòng trong các hydrocarbon thơm. Có hai dạng của graphit đã biết, là alpha (lục giác) và beta (rhombohedral), cả hai có các thuộc tính vật lý giống nhau, ngoại trừ về cấu trúc tinh thể. Các loại graphit có nguồn gốc tự nhiên có thể chứa tới 30% dạng beta, trong khi graphit tổng hợp chỉ có dạng alpha. Dạng alpha có thể chuyển thành dạng beta thông qua xử lý cơ học và dạng beta chuyển ngược thành dạng alpha khi bị nung nóng trên 1000 °C. Vì sự phi tập trung hóa của các đám mây pi, graphit có tính dẫn điện.
Carbon
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2223
Vật liệu vì thế là mềm và các lớp, thường xuyên bị tách ra bởi các nguyên tử khác, được giữ cùng nhau chỉ bằng các lực van der Waals, vì thế chúng dễ dàng trượt trên nhau. Ở áp suất cực kỳ cao các nguyên tử carbon tạo thành thù hình gọi là kim cương, trong đó mỗi nguyên tử được liên kết với 4 nguyên tử khác. Kim cương có cấu trúc lập phương như silic và germani và vì độ bền của các liên kết carbon-carbon, cùng với chất đẳng điện nitride bo (BN) là những chất cứng nhất trong việc chống lại sự mài mòn. Sự chuyển hóa thành graphit ở nhiệt độ phòng là rất chậm và khong thể nhận thấy. Dưới các điều kiện khác, carbon kết tinh như là Lonsdaleit, một dạng giống như kim cương nhưng có cấu trúc lục giác. Các fulleren có cấu trúc giống như graphit, nhưng thay vì có cấu trúc lục giác thuần túy, chúng có thể chứa 5 (hay 7) nguyên tử carbon, nó uốn cong các lớp thành các dạng hình cầu, elip hay hình trụ. Các thuộc tính của các fulleren vẫn chưa được phân tích đầy đủ. Tất cả các tên gọi của các fulleren lấy theo tên gọi của Buckminster Fuller, nhà phát triển của kiến trúc mái vòm, nó bắt chước cấu trúc của các "buckyball". Sự phổ biến. Carbon là nguyên tố phổ biến thứ 4 trong vũ trụ về khối lượng sau hydro, heli, và oxy. Carbon có rất nhiều trong Mặt Trời, các ngôi sao, sao chổi và bầu khí quyển của phần lớn các hành tinh. Một số thiên thạch chứa các kim cương vi tinh thể, loại được hình thành khi hệ Mặt Trời vẫn còn là một đĩa tiền hành tinh. Các kim cương vi tinh thể này có thể đã được tạo ra bằng áp lực rất mạnh và nhiệt độ cao tại những nơi mà thiên thạch đó va chạm. Có khoảng 10 triệu hợp chất khác nhau của carbon mà khoa học đã biết và hàng nghìn trong số đó là tối quan trọng cho các quá trình của sự sống và cho các phản ứng trên cơ sở hữu cơ rất quan trọng về kinh tế. Trong tổ hợp với các nguyên tố khác, carbon được tìm thấy trong bầu khí quyển Trái Đất và hòa tan trong mọi thực thể có chứa nước. Với một lượng nhỏ hơn của calci, magnesi và sắt, nó tạo ra thành phần chủ yếu của một lượng rất lớn đá carbonat (đá vôi, dolomit, đá cẩm thạch v.v.). Khi tổ hợp với hydro, carbon tạo thành than, dầu mỏ và khí tự nhiên, còn được gọi là các hydrocarbon.
Carbon
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2223
Graphit được tìm thấy với một số lượng lớn ở các bang New York và Texas (Mỹ); Nga; México; Greenland và Ấn Độ. Kim cương tự nhiên có trong khoáng chất kimberlit tìm thấy trong các "cổ" hay "ống" núi lửa cổ đại. Phần lớn các mỏ kim cương nằm ở châu Phi, chủ yếu là Nam Phi, Namibia, Botswana, Cộng hòa Congo và Sierra Leone. Cũng có các mỏ ở Arkansas, Canada, vùng Bắc cực nước Nga, Brasil và ở miền bắc và tây nước Úc. Đồng vị. Carbon có 2 đồng vị ổn định, có nguồn gốc tự nhiên: carbon-12, hay 12C, (98,89%) và carbon-13, hay 13C, (1,11%), Năm 1961, Liên đoàn Quốc tế về Hoá học Thuần túy và Ứng dụng (IUPAC) đã chấp nhận đồng vị carbon-12 làm cơ sở để đo khối lượng nguyên tử. Một đồng vị không ổn định, cũng có nguồn gốc tự nhiên là đồng vị phóng xạ carbon-14 hay 14C. Đồng vị 14C phát sinh do sự tương tác của "neutron" 1n trong bức xạ vũ trụ với nitơ 14N trong khí quyển. Nó được thực vật hấp thụ bằng quá trình quang hợp như với mọi đồng vị carbon khác, và lan truyền vào mọi cơ thể sống theo chuỗi thức ăn. Khi sinh vật chết chúng lắng đọng trong các tầng đất, đặc biệt trong than bùn và các vật liệu hữu cơ khác. Đồng vị này phân rã bằng cách phát xạ hạt β− có năng lượng 0,158 MeV. Do chu kỳ bán rã có 5730 năm, 14C hầu như không có mặt trong các đá cổ, Sự phong phú của 14C trong khí quyển và trong các cơ thể sống là một hằng số, nhưng chúng sẽ giảm sau khi sinh vật đó chết đi, và tỷ số đồng vị 14C/12C nói lên quãng thời gian chết của chúng. Nguyên tắc này được sử dụng trong phương pháp "định tuổi bằng đồng vị carbon" cho mẫu vật, được Willard Libby phát minh năm 1949, và nay được sử dụng rộng rãi để xác định tuổi của các mẫu vật chứa carbon với giới hạn lên đến khoảng 60.000 năm và được ứng dụng chủ yếu trong khảo cổ học. Tỷ số đồng vị 13C/12C trong trầm tích cổ được sử dụng để nghiên cứu cổ khí hậu (Paleoclimate). Nó dựa trên hiện tượng thực vật thực hiện quang hợp với 12C dễ hơn. Do đó những sinh vật phù du ở biển như "benthic foraminifera" khi phát triển mạnh thì làm lệch tỷ số đồng vị.
Carbon
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2223
Nếu các tầng nước đại dương không bị đối lưu pha trộn, thì sự lệch tỷ số này xảy ra trong thời gian dài, và dấu hiệu này được lưu giữ trong các tầng trầm tích biển. (Lynch-Stieglitz et al., 1995) Tổng số đồng vị carbon là 15, từ 8C đến 22C, trong đó 12 đồng vị là nhân tạo. Đồng vị có tuổi ngắn nhất là 8C, nó phân rã theo bức xạ proton và phân rã alpha, có chu kỳ bán rã là 1,98739x10−21 s. Đồng vị kích thích 19C thể hiện tính chất của một hạt nhân halo, tức là bán kính của nó có thể lớn hơn đáng kể so với bán kính dự đoán nếu hạt nhân nguyên tử là một khối hình cầu có tỷ trọng không đổi. Hình thành trong các ngôi sao. Carbon đã không được tạo ra trong Vụ Nổ Lớn vì thiếu các yếu tố cần thiết cho sự va chạm ba của các hạt alpha (hạt nhân heli) để sản xuất nó. Vũ trụ đầu tiên được mở rộng ra và bị làm nguội quá nhanh để điều này có thể xảy ra. Tuy nhiên, nó được sản xuất trong tâm của các ngôi sao trong nhánh ngang, ở đó các ngôi sao chuyển hóa nhân heli thành carbon bằng các cách thức của quy trình ba-alpha. Nó cũng đã được tạo ra trong các trạng thái nguyên tử phức tạp. Chu trình carbon. Trong các điều kiện trên Trái Đất, sự chuyển biến từ một nguyên tố này thành một nguyên tố khác là rất hiếm. Dù vậy, hàm lượng carbon trên Trái Đất là không đổi. Do đó, các quá trình sử dụng carbon phải tiêu thụ nó ở một nơi và thải ra ở một nơi khác. Những cách mà carbon di chuyển trong môi trường tạo thành một chu trình gọi là chu trình carbon. Một phần của sinh khối này được động vật tiêu thụ, trong khi một lượng carbon được động vật thải ra ở dạng carbon dioxide. Chu trình carbon được xem là phức tạp hơn vòng tuần hoàn ngắn này; ví dụ như carbon dioxide bị hòa tan trong các đại dương; thực vật chất hoặc xác động vật có thể hình thành nên dầu mỏ hoặc than, nếu đốt chúng sẽ thải ra carbon. Ứng dụng. Carbon là các thành phần thiết yếu cho mọi sự sống đã biết, và không có nó thì sự sống mà chúng ta đã biết không thể tồn tại (Xem Sự sống phi carbon). Việc sử dụng kinh tế chủ yếu của carbon là trong dạng các hydrocarbon, chủ yếu là các nhiên liệu hóa thạch như than, khí methan và dầu mỏ (xăng dầu). Dầu mỏ được sử dụng trong công nghiệp hóa dầu để sản xuất ra các sản phẩm như xăng và dầu hỏa, thông qua các quy trình chưng cất trong lọc dầu.
Carbon
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2223
Dầu mỏ cũng là nguồn nguyên liệu cho nhiều chất hữu cơ tổng hợp khác, rất nhiều trong số chúng gọi chung là các chất dẻo (plastic). Các ứng dụng khác. Các thuộc tính hóa học và cấu trúc của các fulleren, trong dạng các ống nano carbon, có ứng dụng đầy hứa hẹn trong các lĩnh vực mới phát sinh của công nghệ nano. Lịch sử. Ít ai nghĩ sợi carbon (Carbon fiber – CF) được sáng chế vào năm 1879 bởi Thomas Edison và được coi là loại sợi tổng hợp cổ nhất của loài người, lại có giá trị lớn lao đến thế đối với sự phát triển khoa học kỹ thuật hiện đại. Ban đầu, nhà phát minh này đã sử dụng sợi carbon làm dây tóc của bóng đèn. Mặc dù lúc đó sợi carbon không giống như sợi carbon ngày nay, nhưng chúng lại có sức chịu đựng đáng kể với nhiệt độ, điều này khiến cho sợi carbon trở thành ý tưởng không tồi cho các loại sợi dẫn điện. Edison chế tạo sợi carbon dựa trên chất cellulose gồm có cotton hoặc tre, hoàn toàn không giống như sợi carbon ngày nay làm từ dầu mỏ. Sự carbon hóa được tiến hành từ việc đốt cháy các sợi tre ở nhiệt độ cao trong môi trường tiêu chuẩn dưới sự kiểm soát chặt chẽ. Thomas Edison đã mất 40 giờ đốt cháy liên tục vật chất trên nhằm loại bỏ oxy, nitơ, hydro và chỉ giữ lại carbon để tạo ra những sợi carbon đầu tiên trên thế giới. Phương pháp chế tạo trên được gọi là "nhiệt phân" và vẫn được dùng trong thời đại ngày nay. Kết quả là những sợi tre được "carbon hóa" có khả năng chịu lửa và nhiệt độ cao – điều kiện cần thiết cho sự cháy sáng của dây tóc bóng đèn. Về sau, đến tận những năm 1950 khả năng kéo giãn của sợi carbon mới được khám phá. Người đầu tiên được cho là tạo ra sợi carbon ngày nay có tên là Rayon. Ngày nay, sợi carbon hiện đại được sản xuất bởi một vật liệu có tên là polyacrylonitrile (PAN), đây cũng là nguyên liệu được sử dụng để sản xuất hầu hết khối lượng sợi carbon hiện tại. Sản xuất. Than chì. Các mỏ than chì tự nhiên có giá trị thương mại xuất hiện nhiều nơi trên thế giới, nhưng các nguồn quan trọng nhất có giá trị kinh tế tập trung ở Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và Triều Tiên.
Carbon
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2223
Các mỏ than chì có nguồn gốc biến chất, được tìm thấy cùng với thạch anh, mica và feldspar trong các đá phiến, gneiss và cát kết và đá vôi bị biến chất ở dạng thấu kính hoặc mạch, đôi khi có bề dày một mét hoặc lớn hơn. Các mỏ than chì ở Borrowdale, Cumberland, Anh đầu tiên có kích thước và độ tinh khiết (cho đến thế kỷ XIX) đủ để làm các cây bút chì bằng cách đơn giản là cưa chúng thành các que và lấp vỏ gỗ vào. Ngày nay, các mỏ than chì nhỏ hơn được khai thác bằng cách nghiền đá gốc và dùng phương pháp tuyển nổi để lấy than chì nhẹ hơn nổi trên mặt. Có ba loại than chì tự nhiên gồm: vô định hình, than chì lớp, và mạch. Than chì vô định hình có chất lượng thấp và phổ biến nhất. Khác với khoa học, trong công nghiệp "vô định hình" ở đây đê cập đến kích thước tinh thể rất nhỏ thay vì không có một cấu trúc tinh thể rõ ràng. Dạng vô định hình được sử dụng cho các sản phẩm than chì có giá trị thấp và là than chì có giá thấp nhất. Một lượng lớn các mỏ than chì vô định hình được phát hiện ở Trung Quốc, châu Âu, Mexico và Hoa Kỳ. Than chì Flake ít phổ biến hơn và có chất lượng cao hơn dạng vô định hình; nó có mặt ở dạng các tấm tách biệt được kết tinh trong đá biến chất. Than chì Flake có thể đắt gấp 4 lần dạng vô định hình. Flake chất lượng tốt có thể được xử lý thành than chì có thể giãn nở được dùng cho nhiều mục đích khác nhau như chất chống cháy. Các mỏ quan trọng nhất của dạng này được tìm thấy ở Áo, Brazil, Canada, Trung Quốc, Đức và Madagascar. Than chì dạng mạch là hiếm nhất, có giá trị nhất, và là loại than chì tự nhiên có chất lượng cao nhất. Nó xuất hiện ở các dạng mạch dọch theo các nơi tiếp xúc với đá xâm nhập, và loại thương mại được khai thác chỉ có tại Sri Lanka. Theo USGS, sản lượng than chì tự nhiên trên thế giới là 1,1 triệu tấn năm 2010, trong đó Trung Quốc là 800.00 tấn, Ấn Độ 130.000 tấn, Brazil 76.000 tấn, Triều Tiên 30.000 tấn và Canada 25.000 tấn. Than chì không có nguồn gốc tự nhiên đã được khai thác ở Hoa Kỳ, nhưng 118.000 tấn than chì tổng hợp có giá trị khoảng 998 triệu USD đã được sản xuất năm 2009. Các hợp chất. Hợp chất vô cơ.
Carbon
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2223
Các hợp chất. Hợp chất vô cơ. Các hợp chất chứa carbon phổ biến liên quan đến các khoáng vật hoặc không chứa hydro hoặc fluor được xem là một nhóm các hợp chất vô cơ riêng biệt; tuy nhiên định nghĩa này là không cứng nhắc. Oxide nổi tiếng nhất của carbon là carbon dioxide, CO2. Nó là thành phần nhỏ của Khí quyển Trái Đất, được sử dụng và sản sinh ra bởi các thực thể sống, và nó có mặt ở mọi nơi. Trong nước nó tạo thành một lượng nhỏ acid carbonic, H2CO3, nhưng giống như phần lớn các hợp chất với nhiều liên kết của các đơn nguyên tử oxy trên một nguyên tử carbon duy nhất là không bền. Thông qua trung gian này, các ion carbonat ổn định hơn được tạo ra. Một số khoáng chất quan trọng là các carbonat, nổi tiếng nhất là canxít. Carbon đisulfua, CS2, là tương tự. Các oxide khác là carbon monoxide, CO và carbon suboxide không phổ biến lắm, C3O2. Carbon monoxide được tạo ra do sự cháy không hết, và nó là chất khí không màu, không mùi. Các phân tử đều có liên kết ba và là phân cực thật sự, kết quả là chúng có xu hướng liên kết vĩnh cửu với các phân tử hemoglobin, vì thế khí này là một khí rất độc. Xyanide, CN-, có cấu trúc tương tự và có các tính chất rất giống với các ion halide; nitride cyanogen, (CN)2, là tương tự. Ví dụ, nó có thể tạo thành phân tử cyanogen nitrit (CN)2), tương tự như halide 2 nguyên tử. Cá oxide không phổ biến khác như carbon suboxide (), dicarbon monoxide không bền (C2O), carbon trioxide (CO3), cyclopentanepenton (C5O5) cyclohexanehexon (C6O6), và mellitic anhydride (C12O9). Khi phản ứng với các kim loại như wolfram, carbon tạo thành các carbide (C4–), hoặc acetylide () từ đó tạo ra các hợp kim có nhiệt độ nóng chảy cao. các anion này cũng kết hợp với methan và acetylen, cả hai đều là các acid rất yếu. Với độ âm điện 2,5, carbon tạo nên các liên kết cộng hóa trị. Một vài carbide có các ô mạng cộng hóa trị, giống như Carborunđum (SiC), có cấu trúc tương tự kim cương. Hợp chất với kim loại. Với các kim loại mạnh carbon tạo ra hoặc là các carbide, C-, hoặc các acetylide, C22-; các ion này có liên quan với methan và acetylen, cả hai đều là các acid rất yếu. Trên tất cả, với độ điện âm 2,55, carbon có xu hướng tạo ra các liên kết cộng hóa trị. Một số carbide là các lưới cộng hóa trị, giống như carborundum, SiC, là chất giống với kim cương. Mạch carbon.
Carbon
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2223
Mạch carbon. Các hydrocarbon là một mạch của các nguyên tử carbon, được bão hòa bởi các nguyên tử hydro. Các loại xăng dầu có mạch carbon ngắn. Các chất béo có mạch carbon dài hơn, và các loại sáp có mạch carbon cực dài. Cảnh báo. Carbon tương đối an toàn. Tuy nhiên, việc hít thở vào một lượng khói lớn chứa thuần túy bồ hóng có thể gây nguy hiểm. Carbon có thể bắt lửa ở nhiệt độ cao và cháy rất mãnh liệt (như trong vụ cháy Windscale). Có nhiều hợp chất của carbon là những chất độc chết người như các (cyanide, CN-), hay carbon monoxide, CO và một số các chất có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp khác. Điều chế. Cách để điều chế carbon là dùng kim loại mạnh là nhôm hoặc magnesi để khử một hợp chất oxide carbon bất kì thành carbon. Ví dụ: Sau đó cho hỗn hợp vào một dung dịch acid (không có tính oxy hóa mạnh) như HCl, H2SO4 loãng để hòa tan Al2O3 hoặc MgO, còn lại carbon không tan, ta lọc carbon ra khỏi dung dịch. Ngoài ra có thể điều chế carbon theo các phương trình sau nhưng hiệu suất không cao do khí hydro rất dễ bay lên:
Nguyễn Công Trứ
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2226
Nguyễn Công Trứ (chữ Hán: 阮公著, 1778 – 1858), tự Tồn Chất, hiệu Ngộ Trai, biệt hiệu Hi Văn, là nhà chính trị, nhà quân sự và nhà thơ Đại Nam thời nhà Nguyễn. Ông làm quan qua các đời vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức. Ông nổi bật về việc khai hoang, mộ dân ở trung châu miền Bắc Việt Nam, và lập nhiều chiến công trong việc đánh dẹp các cuộc nổi dậy chống triều đình và trong Chiến tranh Việt–Xiêm (1841–1845). Tiểu sử. Nguyễn Công Trứ tự Tồn Chất, hiệu Ngộ Trai, biệt hiệu Hy Văn. Ông sinh ngày mồng 1, tháng 11, năm Mậu Tuất (tức ngày 19 tháng 12 năm 1778) tại huyện lỵ Quỳnh Côi, phủ Thái Bình. Thân phụ là Nguyễn Công Tấn tước Đức Ngạn Hầu, quê ở làng Uy Viễn, nay là xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, tri phủ Tiên Hưng – Thái Bình, thân mẫu là Nguyễn Thị Phan, con gái quan Quản nội thị tước Cảnh Nhạc Bá dưới triều vua Lê –  chúa Trịnh. Ông mất ngày 14/11 năm Mậu Ngọ (tức ngày 7/12/1858), thọ 80 tuổi tại quê nhà làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân. Theo các nhà nghiên cứu, từ nhỏ ông nổi tiếng học giỏi, hay thơ văn, tính cách phóng khoáng. Lớn lên trong những năm cuối của nhà Tây Sơn, đến đầu nhà Nguyễn, sau bao lần lận đận "lều chõng", mãi đến năm 41 tuổi (1819), ông mới thi đậu Giải nguyên (1818–1847) làm quan dưới triều Nguyễn. Lần đầu tiên xuất chinh, Nguyễn Công Trứ giữ chức hành tẩu ở Quốc sử quán (1820). Sau đó ông liên tiếp giữ các chức Tri huyện Đường Hào, Hải Dương (1823), Tư nghiệp Quốc Tử Giám (1824), Phủ Thừa phủ Thừa Thiên (1825), tham tán quân vụ, rồi thăng Thị lang Bộ Hình (1826). Năm 1828, Nguyễn Công Trứ thăng Hữu Tham tri Bộ Hình, sang chức Dinh điền sứ. Năm 1832 ông được bổ chức Bố chánh sứ Hải Dương, cùng năm thăng Tham tri Bộ Binh, giữ chức Tổng đốc tỉnh Hải An. Năm 1840 giữ chức Tả Đô Ngự sử viện đô sát, kiêm Tham tri Bộ binh, tán lý cơ vụ đồn trấn Tây.
Nguyễn Công Trứ
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2226
Năm 1845 làm chủ sự Bộ hình, năm 1846 làm quyền án sát Quảng Ngãi, được 2 tháng, ông lại đổi ra làm Phủ Thừa phủ Thừa Thiên, đến năm 1847 thăng làm Phủ doãn phủ Thừa Thiên. Năm 1848, Tự Đức nguyên niên, Nguyễn Công Trứ xin về hưu. Cuộc đời ông là những thăng trầm trong sự nghiệp. Ông được thăng thưởng quan tước nhiều lần vì những thành tích, chiến công trong quân sự và kinh tế, tới chức thượng thư, tổng đốc; nhưng cũng nhiều lần bị giáng phạt, nhiều lần giáng liền 3-4 cấp như năm 1841 bị kết án trảm giam hậu rồi lại được tha, năm 1843 còn bị cách tuột làm lính thú,… Năm Tự Đức thứ hai 1848, ông nghỉ hưu với chức vụ Phủ doãn phủ Thừa Thiên. Trong sách "Đại Nam liệt truyện", Tập 3, Truyện các quan có nhận xét về ông: Sự nghiệp. Quân sự. Do chính sách hà khắc của nhà Nguyễn dưới triều đại Gia Long và Minh Mạng nên đã xảy ra liên tiếp nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân. Nguyễn Công Trứ tuy là quan văn nhưng được giao cầm quân, làm tướng và đánh đâu thắng đó: Ông cũng góp nhiều công lớn trong cuộc Chiến tranh Việt–Xiêm (1841-1845). Đến đời vua Tự Đức thứ 11 (1858), khi thực dân Pháp tấn công Đà Nẵng, thì ông đã 80 tuổi nhưng vẫn xin vua cho đi đánh giặc. Kinh tế. Ông có sáng kiến chiêu mộ dân nghèo, đắp đê lấn biển, lập ấp, khai sinh các huyện Kim Sơn (thuộc tỉnh Ninh Bình ngày nay), Tiền Hải (thuộc tỉnh Thái Bình ngày nay) vào những năm cuối thập niên 1820, đề xuất lập nhà học, xã thương ở nông thôn nhằm nâng cao dân trí và lưu thông hàng hóa. Những hoạt động của ông trong lĩnh vực kinh tế được nhân dân các vùng kể trên ghi nhớ. Hiện nay còn rất nhiều từ đường thờ cúng ông ở hai huyện nói trên và quê hương ông. Nhiều đình chùa tại các địa phương này cũng thờ ông và tôn ông làm thành hoàng làng. Thơ ca. Nguyễn Công Trứ là người có tài. Là một người của hành động, trải qua nhiều thăng trầm, Nguyễn Công Trứ hiểu sâu sắc nhân tình thế thái đương thời. Ông khinh bỉ và ngán ngẩm nó.
Nguyễn Công Trứ
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2226
Ông khinh bỉ và ngán ngẩm nó. Hoặc: Hoặc: Trong xử thế ông cười nhạo sự thăng giáng, coi làm quan thì cũng như thằng leo dây và không giấu sự ngạo mạn: Chán chường với chốn quan trường nhưng ông không chán đời. Ông vốn yêu đời, là người chịu chơi, với ông cái gì cũng có thể đem chơi kể cả tài kinh bang tế thế. (ông vì không được triều đình nhà Nguyễn trọng dụng cái tài của mình đặc biệt là ở thời vua Tự Đức nên ông chán chường mới than thở trời sinh cho nhưng không được dùng) Nguyễn Công Trứ là người đào hoa, mê hát ả đào, ông viết nhiều bài ca trù đa tình. Ngất ngưởng, ngông nghênh, về hưu đi chơi ông không dùng ngựa mà dùng bò. 73 tuổi ông cưới vợ, trả lời cô dâu khi nàng hỏi tuổi: Hoặc trong bài "Bỡn nhân tình": Ngay lúc chua chát nhìn lại đời mình, ông vẫn là người đầy khí phách: "Ghi chú": Cây thông trong cách hiểu Nho-Khổng giáo là người quân tử. Đời ông đầy giai thoại, giai thoại nào cũng cho thấy bản lĩnh sống, bản lĩnh trí tuệ và mang tính bình dân sâu sắc. Có thể nói thơ ông sinh động, giàu triết lý nhân văn nhưng hóm hỉnh, đó là chất thơ có được từ đời sống, lấy đời sống làm cốt lõi. Hình ảnh công cộng. Tên của ông đã được lấy đặt cho nhiều con đường, trường học trên khắp đất nước.
Tế bào nhiên liệu kiềm
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2227
Tế bào nhiên liệu kiềm (tiếng Anh: alkaline fuel cell) là loại tế bào nhiên liệu lâu đời nhất nếu không kể đến mô hình thực nghiệm của Grove. Tế bào nhiên liệu kiềm đã và vẫn đang được sử dụng trong ngành du hành vũ trụ và tàu ngầm. Đây là loại tế bào nhiên liệu duy nhất cần oxy và hiđrô thật tinh khiết để chuyển hóa năng lượng vì chỉ cần một lượng nhỏ các chất bẩn là đã có thể làm hỏng các tế bào. Kiềm kali được sử dụng làm chất điện phân. Tế bào nhiên liệu kiềm ít có khả năng được sử dụng thông thường vì các yêu cầu về độ tinh khiết của khí làm tăng giá thành của hệ thống lên rất cao. Tuổi thọ của tế bào nhiên liệu kiềm cũng bị hạn chế bởi việc thất thoát điện thế từ 15 mV đến 50 mV sau mỗi 1.000 giờ sử dụng. Tế bào nhiên liệu kiềm đã được sử dụng trong các chương trình Apollo, trong Skylab và các tàu con thoi.
AFC
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2228
AFC là một từ chữ đầu có thể đứng cho:
Hydro
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2230
Hydro là một nguyên tố hóa học trong hệ thống tuần hoàn các nguyên tố với nguyên tử số bằng 1, nguyên tử khối bằng 1 amu. Trước đây còn được gọi là khinh khí (như trong "bom khinh khí" tức bom H); hiện nay từ này ít được sử dụng. Sở dĩ được gọi là "khinh khí" là do hydro là nguyên tố nhẹ nhất và tồn tại ở thể khí, với trọng lượng nguyên tử 1,00794 amu. Hydro là nguyên tố phổ biến nhất trong vũ trụ, tạo nên khoảng 75% tổng khối lượng vũ trụ và tới trên 90% tổng số nguyên tử. Các sao thuộc dải chính được cấu tạo chủ yếu bởi hydro ở trạng thái plasma. Hydro nguyên tố tồn tại tự nhiên trên Trái Đất tương đối hiếm do khí hydro nhẹ nên trường hấp dẫn của Trái Đất không đủ mạnh để giữ chúng khỏi thoát ra ngoài không gian, do đó hydro tồn tại chủ yếu dưới dạng hydro nguyên tử trong các tầng cao của khí quyển Trái Đất. Đồng vị phổ biến nhất của hydro là proti, ký hiệu là H, với hạt nhân là một proton duy nhất và không có neutron. Ngoài ra hydro còn có một đồng vị bền là deuteri, ký hiệu là D, với hạt nhân chứa một proton và một neutron và một đồng vị phóng xạ là triti, ký hiệu là T, với hai neutron trong hạt nhân. Với vỏ nguyên tử chỉ có một electron, nguyên tử hydro là nguyên tử đơn giản nhất được biết đến, và cũng vì vậy nguyên tử hydro tự do có một ý nghĩa to lớn về mặt lý thuyết. Chẳng hạn, vì nguyên tử hydro là nguyên tử trung hòa duy nhất mà phương trình Schrödinger có thể giải được chính xác nên việc nghiên cứu năng lượng và cấu trúc điện tử của nó đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của cả cơ học lượng tử và hóa học lượng tử. Ở điều kiện thường, các nguyên tử hydro kết hợp với nhau tạo thành những phân tử gồm hai nguyên tử H2. (Ở những nhiệt độ cao, quá trình ngược lại xảy ra.) Khí hydro lần đầu tiên được điều chế một cách nhân tạo vào đầu thế kỷ XVI bằng cách nhúng kim loại vào trong một acid mạnh. Vào những năm 1766-1781, Henry Cavendish là người đầu tiên nhận ra rằng hydro là một chất riêng biệt và rằng khi bị đốt trong không khí nó tạo ra sản phẩm là nước.
Hydro
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2230
Tính chất này chính là nguồn gốc của tên gọi tiếng Pháp "hydrogène" (được tạo ra bằng cách ghép tiếp đầu ngữ tiếng Hy Lạp "hydro-", có nghĩa là "nước", với tiếp vĩ ngữ tiếng Pháp "-gène", có nghĩa là "tạo ra"). Ở điều kiện tiêu chuẩn, hydro là một chất khí lưỡng nguyên tử không màu, không mùi, không vị và là một phi kim. Trong các hợp chất ion, hydro có thể tồn tại ở hai dạng. Trong các hợp chất với kim loại, hydro tồn tại dưới dạng các anion hydride mang một điện tích âm, ký hiệu H-. Hydro còn có thể tồn tại dưới dạng các cation H+ là ion dương sinh ra do nguyên tử hydro bị mất đi một electron duy nhất của nó. Tuy nhiên một ion dương với cấu tạo chỉ gồm một proton trần trụi (không có electron che chắn) không thể tồn tại được trong thực tế do tính dương điện hay tính acid và do đó khả năng phản ứng với các phân tử khác của H+ là rất cao. Một cation hydro thực sự chỉ tồn tại trong quá trình chuyển proton từ các acid sang các base (phản ứng acid-base). Trong dung dịch nước H+ (do chính nước hoặc một loại acid khác phân ly ra) kết hợp với phân tử nước tạo ra các cation hydroni H3O+, thường cũng được viết gọn là H+. Ion này đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong hóa học acid-base. Hydro tạo thành các hợp chất cộng hóa trị với hầu hết các nguyên tố khác. Nó có mặt trong nước và hầu hết các hợp chất hữu cơ cũng như các cơ thể sống. Tính chất. Ở nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn hydro là một khí lưỡng nguyên tử có công thức phân tử H2, không màu, không mùi, dễ bắt cháy, có nhiệt độ sôi 20,27 K (-252,87 °C) và nhiệt độ nóng chảy 14,02 K (-259,14 °C). Tinh thể hydro có cấu trúc lục phương. Hydro có hóa trị 1 và có thể phản ứng với hầu hết các nguyên tố hóa học khác. Sự cháy. Khí hydro (hay phân tử hydro) có tính cháy cao và sẽ cháy trong không khí trong khoảng nồng độ thể tích từ 4% đến 75%. Entropy của quá trình cháy hydro là −286 kJ/mol: Khí hydro nổ với hỗn hợp không khí với nồng độ 4–74% và với clo nếu nồng độ nó là 5–95%. Hỗn hợp có thể được đốt cháy bằng tia lửa, nhiệt hoặc ánh sáng mặt trời. Nhiệt độ tự cháy của hydro trong không khí là .
Hydro
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2230
Nhiệt độ tự cháy của hydro trong không khí là . Hỗn hợp oxy-hydro tinh khiết cháy phát ra ánh sáng tử ngoại và hỗn hợp với nhiều oxy cháy gần như không thể quan sát bằng mắt thường như được minh họa trong Space Shuttle Main Engine so với chùm lửa dễ nhìn thấy của Space Shuttle Solid Rocket Booster. Việc phát hiện rò rỉ khí hydro cháy có thể cần một thiết bị báo cháy; rò rỉ như vậy có thể rất nguy hiểm. Ngọn lửa hydro trong các điều kiện khác là màu xanh, giống như ngọn lửa khí đốt thiên nhiên màu xanh. Nguyên tử hydro. Nguyên tử hydro là nguyên tử của nguyên tố hydro. Nó bao gồm một electron có điện tích âm quay xung quanh proton mang điện tích dương là hạt nhân của nguyên tử hydro. Điện tử và proton liên kết với nhau bằng lực Coulomb Đồng vị. Hydro có 3 đồng vị tự nhiên gồm , và . Các đồng vị khác có hạt nhân không bền ( đến ) được tổng hợp trong phòng thí nghiệm nhưng không quan sát được trong tự nhiên. Hydro là nguyên tố duy nhất có các tên gọi khác nhau cho các đồng vị của nó. (Trong giai đoạn đầu của nghiên cứu phóng xạ, các đồng vị phóng xạ nặng khác nhau cũng được đặt tên, nhưng các tên gọi này không được sử dụng, mặc dù một nguyên tố, radon, có tên gọi mà nguyên thủy được dùng chỉ cho một đồng vị của nó). Các ký hiệu D và T (thay vì H2 và H3) đôi khi được sử dụng để chỉ đơteri và triti, mặc dù điều này không được chính thức phê chuẩn. Ký hiệu P đã được sử dụng cho phosphor và không thể sử dụng để chỉ proti. Lịch sử. Phát hiện và sử dụng. Hydro (trong tiếng Pháp, hydrogène, "hydr-", thân từ của hydros, tiếng Hy Lạp nghĩa là "nước", và "-gène", tiếng Pháp nghĩa là "sinh", có nghĩa là "sinh ra nước" khi hợp với Oxy Năm 1671, Robert Boyle đã phát hiện và miêu tả phản ứng giữa sắt và acid loãng sinh ra khí hydro. Năm 1766, Hydro lần đầu tiên được Henry Cavendish phát hiện như một chất riêng biệt, và đặt tên khí từ phản ứng kim loại-acid là "khí có thể cháy". và phát hiện năm 1781 rằng khí này tạo ra nước khi đốt. Ông thường được tín dụng cho phát hiện của nó như là một yếu tố. Cavendish tình cờ tìm ra nó khi thực hiện các thí nghiệm với thủy ngân và các acid.
Hydro
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2230
Mặc dù ông đã sai lầm khi cho rằng hydro là hợp chất của thủy ngân (và không phải của acid), nhưng ông đã có thể miêu tả rất nhiều thuộc tính của hydro rất cẩn thận. Năm 1783, Antoine Lavoisier đặt tên cho nguyên tố này và chứng tỏ nước được tạo ra từ hydro và oxy. Không lâu sau, ông và Laplace lập lại thí nghiệm phát hiện của Cavendish thì nước được tạo ra khi hydro bị đốt cháy. Lavoisier tạo ra hydro từ các thí nghiệm nổi tiếng của ông về bảo tồn khối lượng bằng cách phản ứng của dòng hơi nước với sắt kim loại qua một sống sắt nung trên lửa. Quá trình oxy hóa kỵ khí của sắt của các proton của nước ở nhiệt độ cao có thể được biểu diễn theo các phản ứng sau: Nhiều kim loại như zirconi trải qua phản ứng tương tự với nước tạo ra hydro. Hydro được hóa lỏng lần đầu tiên bởi James Dewar năm 1898 bằng cách sử dụng bộ phận làm lạnh và phát minh của ông phích nước. Ông đã tạo ra hydro rắn vào năm sau đó. Deuteri được Harold Urey phát hiện vào tháng 12 năm 1931 bằng cách chưng cất một mẫu nước nhiều lần, với phát minh này Urey nhận giải Nobel năm 1934. Triti được Ernest Rutherford, Mark Oliphant, và Paul Harteck điều chế năm 1934. Nước nặng được nhóm của Urey phát hiện năm 1932. François Isaac de Rivaz đã tạo động cơ de Rivaz đầu tiên sử dụng năng lượng từ việc đốt cháy hỗn hợp hydro và oxy năm 1806. Edward Daniel Clarke đã phát minh ra ống xì hàn hydro năm 1819. Đèn Döbereiner và đèn sân khấu được phát minh năm 1823. Một trong những ứng dụng đầu tiên của nó là khinh khí cầu, được Jacques Charles phát minh năm 1783.. Hydro tạo lực nâng cho dạng du hành trên không vào năm 1852, đây là phát minh tàu hàng không dùng lực nâng hydro đầu tiên của Henri Giffard. Ferdinand von Zeppelin đã thúc đẩy ý tưởng khi khí cầu cứng dùng lực nâng của hydro mà sau này được gọi là Zeppelin; khinh khí cầu đầu tiên bay năm 1900. Các chuyến bay trở nên thường xuyên hơn bắt đầu năm 1910 và khi nổ ra chiến tranh thế giới thứ nhất vào tháng 8 năm 1914, khi khí cầu đã vận chuyển 35.000 hành khách mà không có tai nạn nghiêm trọng. Tàu không khí lực nâng hydro được dùng làm các điểm qua sát và thả bom trong suốt cuộc chiến. Vai trò trong thuyết lượng tử.
Hydro
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2230
Vai trò trong thuyết lượng tử. Do cấu trúc nguyên tử tương đối đơn giản của nó chỉ gồm một proton và một electron, nguyên tử hydro, cùng với quang phổ ánh sáng từ nó hoặc nó hấp thụ, là trung tâm của sự phát triển học thuyết về cấu trúc nguyên tử. Hơn thế nữa, sự đơn giản tương ứng của phân tử hydro và cation tương ứng cho phép hiểu biết đầy đủ hơn về các liên kết hóa học tự nhiên, sau một thời gian ngắn sau khi cơ học lượng tử của nguyên tử hydro đã được phát triển vào giữa thập niên 1920. Một trong những hiệu ứng lượng tử đầu tiên được nhận thấy rõ ràng là quan sát của Maxwell liên quan đến hydro, nửa thế kỷ trước khi học thuyết cơ học lượng tử được phát triển toàn diện. Maxwell đã quan sát nhiệt dung riêng của H2 không thể tính được của khí hai nguyên tử dưới nhiệt độ phòng và bắt đầu ngày càng giống với khí đơn nguyên tử ở nhiệt độ đông đặc. Theo thuyết lượng tử, ứng xử này xuất phát từ khoảng cách các mức năng lượng quay (lượng tử hóa), nó làm mở rộng khoảng cách trong H2 do khối lượng thấp của nó. Các mức khoảng cách rộng này ức chế tỷ lệ bằng nhau của năng lượng nung trong chuyển động quay trong hydro ở các mức nhiệt độ thấp. Các khí hai nguyên tử bao gồm các nguyên tử nặng hơn không có các mức khoảng cách rộng này và không thể hiện cùng hiệu ứng. Trạng thái thiên nhiên. Hydro là nguyên tố phổ biến nhất trong vũ trụ, chiếm 75% các vật chất thông thường theo khối lượng và trên 90% theo số lượng nguyên tử. Nguyên tố này được tìm thấy với một lượng khổng lồ trong các ngôi sao và các hành tinh khí khổng lồ. Các đám mây phân tử của H2 liên quan đến sự hình thành sao. Hydro đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng ngôi sao thông qua phản ứng proton-proton và tổng hợp hạt nhân chu trình CNO. Trong khắp vũ trụ, hydro được tìm thấy chủ yếu ở các trạng thái nguyên tử và plasma với các tính chất khác với hydro phân tử. Ở dạng plasma, electron và proton của hydro không liên kết cùng nhau, tạo thành các chất dẫn diện rất cao và phát xạ cao. Các hạt tích điện bị ảnh hưởng cao bởi từ trường và điện trường. Ví dụ, gió mặt trời tương tác với từ quyển của Trái Đất làm tăng dòng Birkeland và Aurora. Hydro được phát hiện ở trạng thái nguyên tử trung hòa điện trong các môi trường liên sao.
Hydro
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2230
Một lượng lớn hydro trung hòa được tìm thấy trong các hệ Lyman-alpha bị hãm được cho là thống trị mật độ baryon vũ trụ của Vũ trụ đến dịch chuyển đỏ "z"=4. Tuy vậy, trên Trái Đất nó có rất ít trong khí quyển (1 ppm theo thể tích). Tuy nhiên, hydro là nguyên tố phổ biến thứ 3 trên bề mặt Trái Đất, chủ yếu là ở dạng hợp chất hóa học như nước và hydrocarbon. Hydro được tạo ra bởi một số vi khuẩn và tảo và là thành phần tự nhiên của trung tiện như ở dạng methan, là nguồn hydro có độ quan trọng ngày càng cao. Các nguồn khác bao gồm phần lớn các chất hữu cơ (hiện tại là mọi dạng của cơ thể sống), than, nhiên liệu hóa thạch và khí tự nhiên. Metan (CH4) là một nguồn quan trọng của hydro. Dưới áp suất cực cao, chẳng hạn như tại trung tâm của các hành tinh khí khổng lồ (như Sao Mộc), các phân tử hydro mất đặc tính của nó và hydro trở thành một kim loại (xem hydro kim loại). Dưới áp suất cực thấp, như trong khoảng không vũ trụ, hydro có xu hướng tồn tại dưới dạng các nguyên tử riêng biệt, đơn giản vì không có cách nào để chúng liên kết với nhau; các đám mây H2 tạo thành và được liên kết trong quá trình hình thành các ngôi sao. Hydro đóng vai trò sống còn trong việc cung cấp năng lượng trong vũ trụ thông qua các phản ứng proton-proton và chu trình carbon - nitơ. (Đó là các phản ứng nhiệt hạch giải phóng năng lượng khổng lồ thông qua việc tổ hợp hai nguyên tử hydro thành một nguyên tử heli.) Điều chế, sản xuất. Trong phòng thí nghiệm, hydro được điều chế bằng phản ứng của acid với kim loại (có thể sử dụng bình Kipp), như kẽm chẳng hạn. Để sản xuất công nghiệp có giá trị thương mại nó được điều chế từ khí thiên nhiên. Điện phân nước là biện pháp đơn giản nhưng không kinh tế để sản xuất hàng loạt hydro. Các nhà khoa học đang nghiên cứu để tìm ra những phương pháp điều chế mới như sản xuất hydro sinh học sử dụng quá trình quang phân ly nước ở tảo lục hay việc chuyển hóa các dẫn xuất sinh học như glucose hay sorbitol ở nhiệt độ thấp bằng các chất xúc tác mới.
Hydro
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2230
Hydro có thể điều chế theo nhiều cách khác nhau: hơi nước qua than (carbon) nóng đỏ, phân hủy hydrocarbon bằng nhiệt, phản ứng của các base mạnh (kiềm) trong dung dịch với nhôm, điện phân nước hay khử từ acid loãng với một kim loại (có khả năng đẩy hydro từ acid) nào đó. Việc sản xuất thương mại của hydro thông thường là từ khí tự nhiên được xử lý bằng hơi nước nóng. Ở nhiệt độ cao (700-1.100 °C), hơi nước tác dụng với methan để sinh ra carbon monoxit và hydro. Điện phân dung dịch có màng ngăn: Điện phân nước: Lượng hydro bổ sung có thể thu được từ carbon monoxit thông qua phản ứng nước-khí sau: Hợp chất. Là nhẹ nhất trong mọi chất khí, hydro liên kết với phần lớn các nguyên tố khác để tạo ra hợp chất. Nó có độ điện âm 2,2 vì thế nó tạo ra hợp chất ở những chỗ mà nó là nguyên tố mang tính phi kim loại nhiều hơn (1) cũng như khi nó là nguyên tố mang tính kim loại nhiều hơn (2). Các chất loại đầu tiên gọi là hydride, trong đó hydro hoặc là tồn tại dưới dạng ion H- hay chỉ là hòa tan trong các nguyên tố khác (chẳng hạn như paladi hydride). Các chất loại thứ hai có xu hướng cộng hóa trị, khi đó ion H+ là một hạt nhân trần và có xu hướng rất mạnh để hút các điện tử vào nó. Các dạng này là các acid. Vì thế thậm chí trong các dung dịch acid người ta có thể tìm thấy các ion như hydroni (H3O+) cũng như proton. Hydro kết hợp với oxy tạo ra nước, H2O và giải phóng ra năng lượng, nó có thể nổ khi cháy trong không khí. Oxit deuteri, hay D2O, thông thường được nói đến như nước nặng. Hydro cũng tạo ra phần lớn các hợp chất với carbon. Vì sự liên quan của các chất này với các loại hình sự sống nên người ta gọi các hợp chất này là các chất hữu cơ, việc nghiên cứu các thuộc tính của các chất này thuộc về hóa hữu cơ. Các phản ứng sinh học. H2 là một sản phẩm của nhiều kiểu trao đổi chất kỵ khí và được nhiều dạng vi sinh vật sinh ra, thường thông qua các phản ứng có xúc tác các enzym chứa sắt hoặc nickel được gọi là hydrogenase. Các enzyme này xúc tác phản ứng oxy hóa khử thuận nghịch giữa H2 và 2 proton và 2 electron của nó. Sự tạo thành khí hydro xảy ra khi chuyển dịch cân bằng theo hướng khử được tạo ra trong khi lên men pyruvat đối với nước.
Hydro
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2230
Việc phân cắt phân tử nước thành các proton, electron, và oxy xảy ra trong các phản ứng phụ thuộc sáng trong tất cả các sinh vật quang hợp. Một số sinh vật này bao gồm cả tảo "Chlamydomonas reinhardtii" và vi khuẩn lam, đã tiến hóa hai bước trong các phản ứng tối mà trong đó các proton và electron bị khử để tạo ra khí H2 bởi các enzym biệt hóa trong lục lạp. Nhiều nỗ lực đã được thực hiện để can thiệp về mặt di truyền của các enzym vi khuẩn lam để tổng hợp một cách hiệu quả khí H2 thậm chí có mặt oxy. Những nỗ lực cũng đã thực hiện đối với gen của tảo trong phản ứng sinh học. Cảnh báo. Hydro là một chất khí dễ bắt cháy, nó cháy khi mật độ chỉ có 4%. Nó có phản ứng cực mạnh với clo và fluor, tạo thành các acid hydrohalic có thể gây tổn thương cho phổi và các bộ phận khác của cơ thể. Khi trộn với oxy, hydro nổ khi bắt lửa. Hydro cũng có thể nổ khi có dòng điện đi qua. Hydro biểu hiện một số mối nguy hiểm đối với sự an toàn của con người như khả năng cháy, nổ khi trộn với không khí với oxy tự do. Ngoài ra, hydro lỏng là một hỗn hợp lạnh và thể hiện các mối nguy hiểm (như làm tê cóng) liên quan đến chất lỏng rất lạnh. Hydro hòa tan trong nhiều kim loại, và khi rò rỉ có thể có những ảnh hưởng xấu đến các kim loại như tính giòn do hydro, làm rạn nứt và gây nổ. Khí hydro rò rỉ vào không khí có thể tự cháy. Hơn thế nữa, hydro cháy khi nhiệt độ rất cao hầu như không nhìn thấy và điều này có thể gây bỏng. Thậm chí việc giải đoán dữ liệu hydro (bao gồm cả dữ liệu an toàn) vẫn chưa rõ ràng bởi một số hiện tượng. Nhiều tính chất vật lý và hóa học của hydro phụ thuộc tỷ số đồng phân spin parahydro/orthohydron (nó thường mất vài ngày hoặc vài tuần ở một nhiệt độ cho trước để đạt đến tỉ số cân bằng, từ đó mới lấy được số liệu). Các thông số cháy nổ hydro như áp suất và nhiệt độ ngưỡng cháy nổ, phụ thuộc mạnh vào hình dạng của vật thể chứa chúng.
Đoạn mồi
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2245
Primer (còn có tên gọi khác là đoạn mồi) là một sợi nucleic acid (hoặc ribonucleic acid) dùng để làm đoạn khởi đầu cho quá trình nhân đôi của DNA. Hầu hết các DNA polymerase (enzyme xúc tác quá trình nhân đôi DNA) không thể bắt đầu tổng hợp một đoạn DNA mới mà thiếu primer. Vì nó chỉ gắn các nucleotide vào sợi primer có sẵn theo nguyên tắc bổ sung với sợi khuôn. Trong hầu hết các quá trình sao chép DNA tự nhiên, mồi cơ bản cho việc tổng hợp DNA là sợi RNA ngắn. RNA này được tạo ra bởi RNA polymerase, nó được loại bỏ đi và được thay thế bằng DNA bởi DNA polymerase. Nhiều kỹ thuật sinh học phân tử liên quan đến DNA polymerase, như kỹ thuật xác định trình tự DNA và PCR, cần đến mồi. Mồi dùng cho các kỹ thuật này thường ngắn (khoảng 20 base), là các phân tử DNA được tổng hợp nhân tạo. Cấu trúc thật sự của các mồi này bắt đầu bằng các 3'-hydroxyl nucleoside gắn với một cái gọi là CPG (controlled-pore glass). Đầu 5'-hydroxyl của nucleoside được dimethoxytrityl (DMT) bao phủ nhằm ngăn sự thành lập chuỗi nucleotide. để thêm vào 1 nucleotide thì phải loại bỏ DMT theo cách hóa học, và 1 nucleotide được thêm vào. Đầu 5'-hydroxyl của nucleotide mới bị khóa lại bởi DMT nhằm ngăn chặn sự gắn thêm vào 1 hay nhiều nucleotide trên 1 chuỗi. Sau đó, chu trình được lặo lại đối với mỗi nucleotide bằng 1 mồi. Đây chỉ là mô tả đơn giản, còn quy trình thực tế thì khá phức tạp. Vì thế, hầu hết các phòng thí nghiệm đều không tạo mồi trên chính nó. Việc xác định trình tự DNA được dùng để xác định nucleotide trong sợi DNA. Phương pháp xác định trình tự được gọi là xác định trình tự dideoxy (hay còn gọi là phương pháp Sanger) dùng mồi làm marker khởi đầu cho phản ứng chuỗi. Trong PCR, mồi được dùng để xác định các phân đoạn DNA mà được khuếch đại bởi PCR. Chiều dài của mồi thường không dài hơn 50 nucleotide (Do DNA thường là sợi đôi, nên chiều dài của nó được đo bằng cặp base. Chiều dài của DNA sợi đơn được đo bằng base hay nucleotide), và chúng kết hợp chính xác với điểm khởi đầu và kết thúc của phân đoạn DNA được khuếch đại. Chúng "anneal" (adhere) khuôn DNA ở điểm khởi đầu và kết thúc, tại đó DNA polymerase gắn và bắt đầu tổng hợp sợi DNA mới.
Đoạn mồi
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2245
Việc lựa chọn chiều dài mồi và nhiệt độ nóng chảy của chúng dựa vào một số lý do. Nhiệt độ nóng chảy của mồi được định nghĩa là nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ của mồi mà sẽ anneal khuôn DNA và cao hơn nhiệt độ làm mồi rời khỏi khuôn DNA. Nhiệt độ nóng chảy cần tăng lên theo độ dài của mồi. Mồi quá ngắn sẽ làm anneal một số vị trí trên khuôn DNA dài, dẫn đến các bản sao không đặc hiệu. Nói cách khác, chiều dài của mồi bị giới hạn bởi nhiệt độ làm nóng chảy nó. Nhiệt độ nóng chảy quá cao, nghĩa là trên 80 °C, có thể gây ra một số vấn đề do DNA poluymerase ít hoạt động ở nhiệt độ này. Chiều dài tối ưu của mồi vào khoảng 30 đến 40 nucleotide với nhiệt độ nóng chảy vào khoảng 60 °C đến 75 °C. Có một số cách để tính "nhệit độ nóng chảy" (TM) của mồi. (A, G, C và T tương ứng là số nucleotide của mồi. [Na+] là nồng độ Na+ trong PCR) Cũng vậy, mồi không anneal dễ dàng với chính nó và những cái cùng loại với nó, thành lập nên các loop hoặc kẹp tóc trong quy trình. Điều này làm cản trở việc anneal khuôn DNA. Tuy nhiên, càc kẹp tóc nhỏ thường không thể tránh khỏi. Đôi khi cũng sử dụng "mồi phân giải". Các mồi này là một hỗn hợp mồi giống nhau, nhưng chưa xác định. Chúng có thể thích hợp nếu gene giống nhau được khuếch đại từ các sinh vật khác nhau. Có các cách sử dụng khác đối với mồi phân giải là khi mồi thiết kế dựa vào trình tự protein. Một số codon khác nhau có thể mã hóa cho một amino acid. Vì vậy trình tự của mồi tương ứng với amino acid isoleucine có thể là "ATH", trong đó A thay cho adenine, T cho thymine, và H adenine, thymine, hoặc cytosine. (Xem mã di truyền trong các bài sau này về codon) Sử dụng mồi phân giải có thể làm giảm tính đặc hiệu của quá trình khuếch đại PCR. Vấn đề có thể được giải quyết từng phần bằng cách sử dụng Touchdown PCR. Ghi chú. An earlier version of the above article was posted on "Nupedia ". Primer (còn có tên gọi khác là đoạn mồi) là một sợi nucleic acid (hoặc ribonucleic acid) dùng để làm đoạn khởi đầu cho quá trình nhân đôi của DNA.
Đoạn mồi
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2245
Hầu hết các DNA polymerase (enzyme xúc tác quá trình nhân đôi DNA) không thể bắt đầu tổng hợp một đoạn DNA mới mà thiếu primer. Vì nó chỉ gắn các nucleotide vào sợi primer có sẵn theo nguyên tắc bổ sung với sợi khuôn. Trong quá trình sao mã tự nhiên, các primer cần thiết cho quá trình tổng hợp DNA là một đoạn ngắn của sợi RNA. Sợi RNA này được sinh ra bởi RNA polymerase, và sau đó được loại bỏ và thay thế bằng DNA nhờ DNA polymerase. Nhiều kỹ thuật phòng thí nghiệm về lĩnh vực sinh học phân tử có liên quan đến DNA polymerase, như giải trình tự DNA (DNA sequencing), chuỗi phản ứng PCR (Polymerase chain reaction), yêu cầu các primer. Các primer sử dụng cho các kỹ thuật đó thường là những phân tử DNA ngắn được tổng hợp nhân tạo với chiều dài khoảng 20 bases. Cấu trúc thực tế của các primer như vậy bắt đầu với 3'-OH nucleosid gắn với CPG (controlled-pore glass). 5'-OH của nucleosid được bao phủ bởi DMT (dimethoxythityl), cái sẽ ngăn cản quá trình hình thành chuỗi nucleotid. Để thêm một nucleotide, DMT được loại bỏ và nucleotide được gắn thêm vào. Đầu 5'-OH của nucleotide mới được khoá lại bởi DMT, ngăn cản quá trình thêm hơn một nucleotide vào mỗi chuỗi. Sau đó chu trình lại lặp lại cho mỗi nucleotide trong primer. Đây là một quá trình miêu tả đơn giản, quá trình thực tế là khá phức tạp, vì vậy, hầu hết các phòng thí nghiệm không tự tổng hợp được primer, nhưng có thể đặt chúng bởi các công ty làm về lĩnh vực này. Giải trình tự DNA được sử dụng để xác định các nu trong chuỗi DNA. Một phương pháp giải trình tự gọi là Dideoxy sequencing cũng được biết như phương pháp kết thúc chuỗi hay phương pháp Sanger sử dụng primer như một đánh dấu bắt đầu cho chuỗi phản ứng. Trong chuỗi phản ứng PCR, các primer được sử dụng để xác định đoạn DNA được khuếch đại bở quá trình PCR. Chiều dài của primer thường không quá 50 nu (vì DNA thường là sợi đôi, chiều dài của nó có giá trị trong các cặp base. Chiều dai của DNA sợi đơn có giá trị trong các cặp base hay các nu), và chúng bắt cặp chính xác với đoạn bắt đầu và đoạn kết thúc để khuếch đại. Chúng thường gắn với khuôn DNA ở điểm bắt đầu và điểm kết thúc, nơi mà DNA-Polymerase gắn vào và bắt đầu quá trình tổng hợp sợi DNA mới.
Hybridization probe
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2246
Trong sinh học phân tử, hybridization probe (HP, còn có tên gọi khác là đoạn dò) là một sợi acid nucleic (hoặc acid ribonucleic) có trình tự xác định và được đánh dấu bằng các phương pháp khác nhau dùng để nhận diện các đoạn nucleic acid khác có trình tự bổ sung với nó. Quá trình này dựa trên nguyên tắc biến tính và hồi tính của phân tử DNA, được gọi là lai phân tử DNA. Các phương pháp cổ điển có sử dụng probe là Northern Blot (nhận diện bản RNA phiên mã), Southern Blot (nhận diện các phiên bản của gene). Công nghệ DNA chip và cDNA micro-arrays được thiết kế cùng trên nguyên tắc sử dụng các hybridization probe của các phương pháp lai phân tử nhưng cho phép nghiên cứu đồng loạt hàng nghìn gene khác nhau. Đặc tính của hybridization probe. Về mặt bản chất, hybridization probe là một sợi đơn oligonucleotide (có chiều dài từ 30 đến 100 nucleotide) nên có khả năng tạo liên kết hydro với những đoạn DNA có trình tự bổ sung với HP. Tính đặc trưng của HP phụ thuộc vào trình tự nucleotide của nó, thông thường được kiểm tra bằng cách BLAST trình tự này trên genebank. Nhiệt độ biến tính (Tm) của HP phụ thuộc số lượng và thành phần purin và pyrimidine của HP từ đó quyết định nhiệt độ lai thích hợp trong các thí nghiệm lai phân tử. Cách thiết kế hybridization probe. Hybridization probe có thể được thiết kế dựa trên những trình tự có sẵn tuỳ vào mục đích của từng thí nghiệm và các thông tin đã có. Trong quá trình thiết kế cần bảo đảm 1) tính đặc trưng của HP, 2) không có hiện tượng lai chéo các HP hoặc tạo cấu trúc không gian nội tại trong HP, 3) giá trị nhiệt biến tính (Tm) phải phù hợp khi thực hiện phép lai nhiều HP một lúc. Các phương pháp đánh dấu hybridization probe. Tuỳ mục đích nghiên cứu mà người ta có thể lựa chọn đánh dấu HP bằng đồng vị phóng xạ (thường là 32P, 33P) hoặc chất huỳnh quang.
DNA microarray
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2247
DNA microarray (còn gọi là DNA chip hay gene chip) là một tấm thủy tinh hoặc nhựa trên đó có gắn các đoạn DNA thành các hàng siêu nhỏ. Các nhà nghiên cứu sử dụng các con chip như vậy để sàng lọc các mẫu sinh học nhằm kiểm tra sự có mặt hàng loạt trình tự cùng một lúc. Các đoạn DNA gắn trên chip được gọi là probe (mẫu dò). Trên mỗi điểm của chip có hàng ngàn phân tử probe với trình tự giống nhau. Lịch sử ra đời. Còn quá sớm để nói về lịch sử của DNA microarray vì kỹ thuật này tương đối mới và thuộc về tương lai hơn là quá khứ. Đầu tiên phải kể đến các mô tả đầu tiên về cấu trúc DNA của Watson & Crick (1953), cho thấy DNA có thể bị biến tính, phân tách thành hai mạch đơn khi xử lý bằng nhiệt hoặc dung dịch kiềm. Năm 1961, Marmur & Doty mô tả quá trình ngược lại, hồi tính, cơ sở của tất cả các phương pháp PCR và lai phân tử. Điều này gợi ra cách phân tích mối liên hệ trình tự của axit nucleic và các phương pháp phân tích dựa trên lai phân tử phát triển nhanh chóng. Vào cuối những năm 1960, Pardue & Gall; Jones & Roberson đã tìm ra phương pháp lai in situ có sử dụng mẫu dò đánh dấu huỳnh quang, FISH. Phương pháp cố định các nhiễm sắc thể và nhân trên phiến kính (sao cho DNA tạo thành mạch kép với mẫu dò) ngày nay được sử dụng để đặt DNA lên phiến kính trong phương pháp microarray. Vào thời gian này, hoá học hữu cơ cũng phát triển, cho phép tổng hợp tự động các mẫu dò oligonucleotide vào năm 1979. Kỹ thuật phân tích sử dụng phương pháp gắn đồng thời nhiều trình tự đích lên một bộ lọc hay màng theo thứ tự, phương pháp thấm điểm (dot blot), được Kafatos và cộng sự (1979) đưa ra. Với kỹ thuật này, các trình tự đích được cố định trên vật đỡ và lai với mẫu dò (thường là trình tự axit nucleic đã đánh dấu). Saiki và cộng sự (1989) đưa ra một cách khác, dot blot ngược, trong đó gắn nhiều mẫu dò theo thứ tự trên màng và đích để phân tích được đánh dấu. Cùng thời gian này, các array đầu tiên với giá thể không thấm nước được tạo ra trong phòng thí nghiệm của Maskos (1991). Đầu những năm 1990, kỹ thuật đánh dấu phát huỳnh quang đa màu được Ried và cộng sự; Balding & Ward giới thiệu.
DNA microarray
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2247
Vào năm 1993, array chứa các oligonucleotide ngắn, dưới 19 nucleotide được tổng hợp in situ. Năm 1994, Hoheisel và cộng sự tăng mật độ chấm (spot) bằng cách dùng robot để lấy và đặt mẫu dò lên giá thể. Phương pháp tự động hoá này làm tăng tốc độ quá trình, giảm các sai sót chắc chắn mắc phải khi thực hiện những thủ tục có tính lặp lại cao bằng tay, và tăng tính chính xác vị trí, tăng tính đồng hình của các spot mẫu. Tất cả các thí nghiệm tiên phong ở trên là cơ sở của kỹ thuật array hiện nay. Người ta đánh giá rằng, kỹ thuật này có thể sẽ phát triển đến mức chỉ vài năm nữa có thể so sánh nó với kỹ thuật PCR không thể thiếu trong sinh học hiện nay
Lạm phát
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2248
Trong kinh tế vĩ mô, lạm phát (Tiếng Anh: "inflation") là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó. Khi mức giá chung tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây, do đó lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ. Khi so sánh với các nước khác thì lạm phát là sự giảm giá trị tiền tệ của một quốc gia này so với các loại tiền tệ của quốc gia khác. Theo nghĩa đầu tiên thì người ta hiểu lạm phát của một loại tiền tệ tác động đến phạm vi nền kinh tế một quốc gia, còn theo nghĩa thứ hai thì người ta hiểu lạm phát của một loại tiền tệ tác động đến phạm vi nền kinh tế sử dụng loại tiền tệ đó. Phạm vi ảnh hưởng của hai thành phần này vẫn là một vấn đề gây tranh cãi giữa các nhà kinh tế học vĩ mô. Ngược lại với lạm phát là giảm phát. Một chỉ số lạm phát bằng 0 hay một chỉ số dương nhỏ thì được người ta gọi là sự "ổn định giá cả". Lạm phát ảnh hưởng đến các nền kinh tế theo nhiều cách tích cực và tiêu cực khác nhau. Tác động tiêu cực của lạm phát bao gồm sự gia tăng chi phí cơ hội của việc tích trữ tiền, và sự không chắc chắn về tình hình lạm phát trong tương lai có thể ngăn cản quyết định đầu tư và tiết kiệm. Nếu lạm phát tăng trưởng đủ nhanh, sự khan hiếm của hàng hóa sẽ khiến người tiêu dùng bắt đầu lo lắng về việc giá cả sẽ tăng cao trong thời gian tới. Tác động tích cực của lạm phát bao gồm việc giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp dựa trên giá cả cứng nhắc. Các nhà kinh tế học thường cho rằng tỷ lệ lạm phát cao gây ra bởi sự cung ứng tiền quá mức. Quan điểm về yếu tố xác định tỷ lệ lạm phát thấp đến trung bình còn đa dạng hơn. Lạm phát thấp hoặc trung bình được quy cho sự biến động về nhu cầu thực tế đối với hàng hóa và dịch vụ, hoặc do sự thay đổi về nguồn cung sẵn có, ví dụ như trong khan hiếm.
Lạm phát
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2248
Tuy nhiên, quan điểm được số đông nhất trí là sự duy trì liên tục của lạm phát trong một thời kỳ nhất định là do sự cung ứng tiền nhanh hơn tốc độ phát triển kinh tế. Lịch sử. Các hành vi gia tăng số lượng tiền hoặc trong cung tiền tổng thể (hoặc giảm giá tiền của các phương tiện trao đổi) đã xảy ra ở nhiều xã hội khác nhau trong suốt lịch sử, bằng sự thay đổi với các hình thức khác nhau của tiền được sử dụng. Ví dụ, khi vàng được sử dụng như tiền tệ, chính phủ có thể thu thập tiền vàng, làm tan chảy chúng ra, trộn chúng với các kim loại khác như bạc, đồng, chì, và phát hành lại chúng ở cùng một giá trị danh nghĩa. Bằng cách pha loãng vàng với kim loại khác, chính phủ có thể phát hành thêm tiền xu mà không cần phải tăng số lượng vàng được sử dụng để làm ra chúng. Khi chi phí của mỗi đồng xu vàng được hạ xuống theo cách này, lợi nhuận của chính phủ là từ sự gia tăng trong quyền lực lãnh chúa. Thực hành này sẽ làm tăng cung tiền nhưng đồng thời giá trị tương đối của mỗi đồng xu vàng sẽ bị hạ xuống. Vì giá trị tương đối của các đồng tiền trở nên thấp hơn, người tiêu dùng sẽ cần phải cung cấp thêm tiền để đổi lấy hàng hóa và dịch vụ tương tự như trước đây. Những hàng hóa và dịch vụ sẽ trải nghiệm một sự gia tăng giá cả vì giá trị của mỗi đồng tiền bị giảm đi. Nhà Tống Trung Quốc giới thiệu việc thực hành in tiền giấy để tạo ra sắc lệnh tiền tệ trong thế kỷ 11 và, theo Daniel Headrick, "tiền giấy cho phép các chính phủ chi tiêu nhiều hơn so với họ nhận được trong các loại thuế... trong thời kỳ chiến tranh, và nhà Tống đã thường xuyên có chiến tranh, thâm hụt chi tiêu như vậy đã gây ra lạm phát phi mã." Vấn đề lạm phát tiền giấy vẫn tiếp tục sau triều đại nhà Tống. Peter Bernholz viết rằng "từ đó, hầu hết các triều đại Trung Quốc đến nhà Minh đều bắt đầu bằng cách phát hành một số tiền giấy ổn định, có thể chuyển đổi và kết thúc với lạm phát rõ rệt do lưu thông ngày càng tăng số lượng tiền giấy để tài trợ cho thâm hụt ngân sách."
Lạm phát
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2248
Dưới triều đại nhà Nguyên Mông Cổ, chính phủ đã chi rất nhiều tiền chống lại các cuộc chiến tranh tốn kém, và đã phản ứng bằng cách in nhiều tiền hơn, dẫn đến lạm phát. Vấn đề lạm phát trở nên nghiêm trọng nên người dân đã ngừng sử dụng tiền giấy, thứ tiền mà họ coi như "giấy vô giá trị." Lo sợ sự lạm phát mà đã cản trở triều đại nhà Nguyên, nhà Minh ban đầu đã từ chối việc sử dụng tiền giấy, chỉ sử dụng đồng tiền xu. Triều đại này đã không phát hành tiền giấy cho đến 1375. Trong lịch sử, lan truyền vàng hoặc bạc vào một nền kinh tế cũng dẫn đến lạm phát. Từ nửa sau của thế kỷ 15 đến nửa đầu thế kỷ 17, Tây Âu đã trải qua một chu kỳ lạm phát lớn được gọi là "cách mạng giá cả", với giá cả trung bình tăng gấp sáu lần, có lẽ, sau hơn 150 năm. Điều này phần lớn do các dòng đột ngột của vàng và bạc từ Tân thế giới chảy vào Habsburg Tây Ban Nha. Bạc lan rộng trong suốt một Châu Âu đói tiền mặt trước đây và gây ra lạm phát trên diện rộng. Các yếu tố nhân khẩu học cũng góp phần tăng áp lực lên giá cả, với mức tăng trưởng dân số châu Âu sau suy giảm dân số do đại dịch Cái chết đen. Đến thế kỷ XIX, các nhà kinh tế phân loại ba yếu tố riêng biệt mà gây ra một tăng hoặc giảm giá cả hàng hóa: một sự thay đổi trong "giá trị" hoặc chi phí sản xuất hàng hóa, một sự thay đổi trong "giá tiền" mà sau đó là thường biến động trong giá hàng hóa của nội dung kim loại trong tiền tệ, và sự "mất giá đồng tiền" từ một cung tiền gia tăng liên quan đến số lượng của hỗ trợ cho tiền tệ này bằng kim loại có thể chuộc lại. Theo sự gia tăng của tiền giấy được in trong Nội chiến Hoa Kỳ, thuật ngữ "lạm phát" bắt đầu xuất hiện như một tham chiếu trực tiếp đến "mất giá đồng tiền" xảy ra khi số lượng tiền giấy có thể chuộc lại vượt xa số lượng kim loại có sẵn để chuộc lại chúng. Tại thời điểm đó, thuật ngữ lạm phát chỉ sự mất giá của đồng tiền, và không chỉ sự tăng giá hàng hoá.
Lạm phát
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2248
Mối quan hệ này giữa sự dư thừa cung tiền giấy và một mất giá kết quả trong giá trị của chúng đã được ghi nhận bởi các nhà kinh tế cổ điển trước đó như David Hume và David Ricardo, những người sẽ chuyển sang xem xét và tranh luận những tác động của việc mất giá tiền tệ (sau này được gọi là "lạm phát tiền tệ") có trên giá hàng hoá (sau này gọi là "lạm phát giá cả", và cuối cùng chỉ gọi là "lạm phát"). Việc áp dụng sắc lệnh tiền tệ của nhiều quốc gia, từ thế kỷ thứ 18, đã gây ra nhiều biến thể lớn hơn trong việc cung cấp tiền có thể. Kể từ đó, sự gia tăng rất lớn trong việc cung cấp tiền giấy đã diễn ra tại một số quốc gia, tạo ra các siêu lạm phát - các kịch bản của tỷ lệ lạm phát cực cao, vật giá tăng nhanh hơn nhiều so với những tỉ lệ lạm phát được quan sát trong thời gian trước đó của tiền tệ hàng hóa. Siêu lạm phát tại Cộng hòa Vây-ma của Đức là một ví dụ đáng chú ý, khi Chính phủ Đức in một lượng tiền cực lớn để bồi thường chiến tranh. Các định nghĩa liên quan. Thuật ngữ "lạm phát" ban đầu được chỉ các gia tăng trong số lượng tiền trong lưu thông, và một số nhà kinh tế vẫn sử dụng từ này theo cách này. Tuy nhiên, hầu hết các nhà kinh tế hiện nay sử dụng thuật ngữ "lạm phát" để chỉ một sự gia tăng trong mức giá. Sự gia tăng cung tiền có thể được gọi là lạm phát tiền tệ, để phân biệt với sự tăng giá cả, mà cũng có thể được gọi cho rõ ràng là 'lạm phát giá cả'. Các nhà kinh tế nói chung đều đồng ý rằng về lâu dài, lạm phát là do tăng cung tiền. Các khái niệm kinh tế khác liên quan đến lạm phát bao gồm: giảm phát - một sụt giảm trong mức giá chung; thiểu phát - giảm tỷ lệ lạm phát; siêu lạm phát - một vòng xoáy lạm phát ngoài tầm kiểm soát; tình trạng lạm phát - một sự kết hợp của lạm phát, tăng trưởng kinh tế chậm và thất nghiệp cao, và tái lạm phát - một nỗ lực nâng cao mức giá chung để chống lại áp lực giảm phát. Vì có thể có nhiều cách đo lường mức giá cả, có thể có nhiều đo lường của lạm phát giá cả.
Lạm phát
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2248
Thường xuyên nhất, thuật ngữ "lạm phát" đề cập đến một sự gia tăng chỉ số giá mở rộng đại diện cho mức giá tổng thể đối với hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCEPI) và số giảm phát GDP là một số ví dụ về các chỉ số giá mở rộng. Tuy nhiên, "lạm phát" cũng có thể được sử dụng để mô tả một sự tăng mức giá trong một tập hợp hẹp của tài sản, hàng hóa, dịch vụ trong nền kinh tế, chẳng hạn như hàng hóa (bao gồm thực phẩm, nhiên liệu, kim loại), các tài sản hữu hình (như bất động sản), các tài sản tài chính (như cổ phiếu, trái phiếu), dịch vụ (chẳng hạn như giải trí và chăm sóc sức khỏe), hoặc lao động. Chỉ số CRB-Reuters (CCI), Chỉ số giá sản xuất và Chỉ số chi phí nhân công (ECI) là những ví dụ của chỉ số giá hẹp được sử dụng để đo lường lạm phát giá cả trong các lĩnh vực cụ thể của nền kinh tế. Lạm phát cơ bản là một thước đo lạm phát cho một tập hợp con của giá tiêu dùng không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng, tăng và giảm hơn so với các giá cả khác trong ngắn hạn. Cục dự trữ liên bang đặc biệt quan tâm đến tỷ lệ lạm phát cơ bản để có được một ước tính tốt hơn về xu hướng lạm phát dài hạn trong tương lai tổng thể. Đo lường. Để minh họa cho phương pháp tính, vào tháng 1 năm 2007, chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ là 202,416, và vào tháng 1 năm 2008 là 211,080. Công thức để tính toán tỷ lệ phần trăm lạm phát hàng năm bằng chỉ số CPI trong suốt năm 2007 là Kết quả là tỷ lệ lạm phát đối với CPI trong khoảng thời gian một năm này là 4,28%, có nghĩa là mức giá chung cho người tiêu dùng điển hình của Mỹ đã tăng khoảng bốn phần trăm trong năm 2007. Chỉ số giá bán lẻ cũng là một thước đo lạm phát được sử dụng trong Vương quốc Anh. Nó là rộng hơn so với chỉ số CPI và chứa một giỏ lớn hơn của hàng hóa và dịch vụ. Các chỉ số giá khác được sử dụng rộng rãi cho việc tính toán lạm phát giá cả bao gồm: Các đo lường lạm phát phổ biến khác là: Các vấn đề trong đo lường. Đo lường lạm phát trong một nền kinh tế đòi hỏi phải có phương tiện.
Lạm phát
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2248
Mục tiêu của việc phân biệt những thay đổi trong giá danh nghĩa trên một tập hợp chung của hàng hoá và dịch vụ, và phân biệt với những thay đổi giá do những thay đổi trong giá trị như khối lượng, chất lượng hay hiệu suất. Ví dụ, nếu giá của 10 pao ngô có thể thay đổi từ 0,90 USD đến 1,00 USD trong suốt một năm, không có thay đổi về chất lượng, thì chênh lệch giá này đại diện cho lạm phát. Tuy nhiên, sự thay đổi mức giá đơn lẻ này sẽ không đại diện cho lạm phát chung trong một nền kinh tế tổng thể. Để đo lường lạm phát tổng thể, sự thay đổi giá của một "giỏ" lớn hàng hóa và dịch vụ đại diện được đo. Đây là mục đích của một chỉ số giá, đó là giá kết hợp của một "rổ" nhiều hàng hóa và dịch vụ. Giá kết hợp là tổng giá cả gia quyền của các mặt hàng trong "rổ". Một giá cả gia quyền được tính bằng cách nhân đơn giá của một mặt hàng với số lần mua tiêu dùng trung bình mặt hàng đó. Giá cả gia quyền là một phương tiện cần thiết để đo lường tác động của các thay đổi đơn giá cụ thể đối với lạm phát tổng thể của nền kinh tế. Chỉ số giá tiêu dùng, ví dụ, sử dụng dữ liệu thu thập bởi các khảo sát hộ gia đình để xác định tỷ lệ của tổng chi tiêu của người tiêu dùng điển hình được chi cho hàng hóa và dịch vụ cụ thể, trọng lượng và giá trung bình của những mặt hàng phù hợp. Những mức giá bình quân gia quyền này được kết hợp để tính toán giá tổng thể. Để liên hệ tốt hơn các thay đổi giá theo thời gian, chỉ số này thường chọn giá một "năm cơ sở" và gán cho nó một giá trị 100. Chỉ số giá trong những năm tiếp theo sau đó được thể hiện trong mối quan hệ với giá năm cơ sở. Trong khi so sánh các đo lường lạm phát đối với các thời gian khác nhau người ta cũng phải đi vào xem xét các hiệu ứng cơ bản của lạm phát. Các đo lường lạm phát thường được sửa đổi theo thời gian, hoặc là cho gia quyền tương đối của hàng hóa trong giỏ, hoặc trong cách thức mà hàng hóa và dịch vụ từ hiện tại được so sánh với hàng hóa và dịch vụ trong quá khứ. Theo thời gian, điều chỉnh được thực hiện cho các loại hàng hóa và dịch vụ được lựa chọn để phản ánh những thay đổi trong các loại hàng hóa, dịch vụ mua của người tiêu dùng điển hình.
Lạm phát
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2248
Sản phẩm mới có thể được giới thiệu, các sản phẩm cũ biến mất, chất lượng sản phẩm hiện tại có thể thay đổi, và sở thích của người tiêu dùng có thể thay đổi. Cả các loại hàng hóa và dịch vụ được bao gồm trong "rổ" và giá cả gia quyền được sử dụng trong các đo lường lạm phát sẽ được thay đổi theo thời gian để bắt kịp với các thay đổi thị trường. Các con số lạm phát thường điều chỉnh theo mùa để phân biệt ​​các thay đổi giá cả theo chu kỳ dự kiến. Ví dụ, chi phí sưởi ấm nhà dự kiến ​​sẽ tăng trong những tháng lạnh hơn, và điều chỉnh theo mùa thường được sử dụng khi đo lường lạm phát để bù đắp cho các gai nhọn chu kỳ trong nhu cầu năng lượng, nhiên liệu. Các con số lạm phát có thể được tính trung bình hoặc bị các kỹ thuật thống kê loại bỏ nhiễu thống kê và biến động. của các giá cả cụ thể. Khi xem xét lạm phát, các tổ chức kinh tế có thể chỉ tập trung vào một số loại giá cả, hoặc chỉ số "đặc biệt", chẳng hạn như chỉ số lạm phát cơ bản được sử dụng bởi các ngân hàng trung ương để xây dựng chính sách tiền tệ. Hầu hết các chỉ số lạm phát được tính từ trung bình gia quyền của các thay đổi giá cả được lựa chọn. Điều này nhất thiết phải giới thiệu biến dạng, và có thể dẫn đến các tranh chấp mang tính hợp pháp về việc tỷ lệ lạm phát thực sự là bao nhiêu. Vấn đề này có thể được khắc phục bằng cách bao gồm tất cả các thay đổi về giá có sẵn trong tính toán, và sau đó chọn giá trị trung bình. Trong một số trường hợp khác, các chính phủ có thể cố ý báo cáo sai tỷ lệ lạm phát, ví dụ, chính phủ Argentina đã bị chỉ trích bởi các thao túng dữ liệu kinh tế, chẳng hạn như số liệu lạm phát và GDP, cho lợi ích chính trị và giảm thanh toán của mình trong nợ quốc gia tính theo chỉ số lạm phát. Ảnh hưởng. Các ảnh hưởng chung. Sự gia tăng trong mức giá chung hàm ý giảm sức mua của đồng tiền. Có nghĩa là, khi mức chung của giá cả tăng lên, mỗi đơn vị tiền tệ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn. Ảnh hưởng của lạm phát được phân bố không đều trong nền kinh tế, và kết quả là có những chi phí ẩn để một số và lợi ích cho người khác điều này làm giảm sức mua của tiền bạc.
Lạm phát
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2248
Ví dụ, với lạm phát, những phân đoạn trong xã hội mà sở hữu tài sản vật chất, chẳng hạn như bất động sản, chứng khoán vv, được hưởng lợi từ giá/giá trị cổ phần của họ đi lên, trong khi những người tìm kiếm để có được chúng sẽ cần phải trả nhiều tiền hơn. Khả năng của họ để làm như vậy sẽ phụ thuộc vào mức độ mà thu nhập của họ là cố định. Ví dụ, sự gia tăng trong thanh toán cho người lao động và người về hưu thường tụt hậu so với lạm phát, và cho một số người có thu nhập cố định. Ngoài ra, các cá nhân hoặc tổ chức có tài sản tiền mặt sẽ phải trải nghiệm một sự suy giảm sức mua của đồng tiền. Tăng mức giá (lạm phát) làm xói mòn giá trị thực của tiền (đồng tiền chức năng) và các mặt hàng khác có tính chất tiền tệ cơ bản. Khách nợ có khoản nợ được với lãi suất danh nghĩa cố định của lãi suất sẽ giảm lãi suất "thực sự" như tỷ lệ lạm phát tăng. Lãi suất thực tế trên một khoản vay là lãi suất danh nghĩa trừ đi tỉ lệ lạm phát. Công thức R = NI xấp xỉ với câu trả lời đúng miễn là cả hai lãi suất danh nghĩa và tỷ lệ lạm phát là nhỏ. Phương trình chính xác là r = n/i khi r, n và i được thể hiện như tỷ lệ (ví dụ như 1.2 cho 20%, 0,8 -20%). Ví dụ, khi tỷ lệ lạm phát là 3%, một khoản vay với lãi suất danh nghĩa 5% sẽ có một tỷ lệ lãi suất thực tế khoảng 2%. Bất kỳ sự gia tăng bất ngờ nào trong tỷ lệ lạm phát sẽ làm giảm lãi suất thực. Các ngân hàng và cho vay khác điều chỉnh cho rủi ro lạm phát này bằng cách bao gồm cả phí bảo hiểm rủi ro lạm phát với các khoản vay lãi suất cố định, hoặc cho vay với tỷ lệ điều chỉnh. Các ảnh hưởng tiêu cực. Tỷ lệ lạm phát cao hoặc không thể đoán trước được coi là có hại cho nền kinh tế. Chúng thêm sự thiếu hiệu quả trong thị trường, và làm cho nó khó khăn cho các công ty với ngân sách hoặc kế hoạch dài hạn. Lạm phát có thể hoạt động như một lực cản đối với năng suất do các công ty buộc phải chuyển các nguồn lực từ các sản phẩm và dịch vụ để tập trung vào lợi nhuận và thua lỗ từ lạm phát tiền tệ.
Lạm phát
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2248
Không chắc chắn về sức mua tương lai của tiền không khuyến khích đầu tư và tiết kiệm. Và lạm phát có thể áp đặt tăng thuế ẩn, do thu nhập tăng cao đẩy người nộp thuế vào thuế suất thuế thu nhập cao hơn trừ khi khung thuế được chỉnh theo lạm phát. Với lạm phát cao, sức mua được phân phối lại từ những người thu nhập danh nghĩa cố định, chẳng hạn như một số người nghỉ hưu có lương hưu không được lập chỉ mục với mức giá, hướng tới những người có thu nhập biến đổi mà thu nhập của họ có thể giữ cho tốc độ tốt hơn với lạm phát. Phân bố lại sức mua này cũng sẽ xảy ra giữa các đối tác thương mại quốc tế. Nơi các tỷ giá cố định được áp dụng, lạm phát cao hơn trong một nền kinh tế hơn một nơi khác sẽ gây ra xuất khẩu của nền kinh tế đầu tiên trở nên đắt hơn và ảnh hưởng đến cán cân thương mại. Cũng có thể có tác động tiêu cực đối với thương mại từ một sự bất ổn gia tăng trong trao đổi tiền tệ do lạm phát không thể đoán trước. Nguyên nhân. Trong lịch sử, rất nhiều tài liệu kinh tế đã quan tâm đến những câu hỏi về hiệu quả những gì gây ra lạm phát và những gì nó có. Có những trường phái khác nhau về tư tưởng như các nguyên nhân của lạm phát. Phần lớn có thể được chia thành hai khu vực chính: lý thuyết chất lượng của lạm phát và lý thuyết số lượng của lạm phát. Lý thuyết chất lượng của lạm phát dựa trên sự mong đợi của một đồng tiền chấp nhận bán để có thể trao đổi tiền tệ sau một thời gian đối với hàng hoá là mong muốn như một người mua. Lý thuyết số lượng của lạm phát dựa trên các phương trình lượng tiền, có liên quan cung tiền, vòng quay của nó, và giá trị danh nghĩa của trao đổi. Adam Smith và David Hume đã đề xuất một lý thuyết số lượng của lạm phát với tiền bỏ ra, và một lý thuyết chất lượng của lạm phát sản xuất. Hiện nay, lý thuyết số lượng tiền tệ được chấp nhận rộng rãi như là một mô hình chính xác của lạm phát trong thời gian dài. Do đó, hiện nay là thỏa thuận rộng rãi giữa các nhà kinh tế rằng về lâu dài, tỉ lệ lạm phát cơ bản phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng cung tiền liên quan đến sự tăng trưởng của nền kinh tế.
Lạm phát
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2248
Tuy nhiên, trong tình trạng lạm phát ngắn hạn và trung hạn có thể bị ảnh hưởng bởi nguồn cung cấp và nhu cầu áp lực trong nền kinh tế, và chịu ảnh hưởng của độ đàn hồi tương đối của tiền lương, giá cả và lãi suất. Các câu hỏi liệu những tác động ngắn hạn kéo dài đủ lâu là quan trọng là chủ đề trung tâm của cuộc tranh luận giữa người theo chủ nghĩa tiền tệ và các nhà kinh tế học Keynes. Trong chủ nghĩa tiền tệ giá và lương điều chỉnh một cách nhanh chóng đủ để làm cho các yếu tố khác chỉ đơn thuần là hành vi biên trên một chung xu hướng trực tuyến. Trong quan điểm học thuyết Keynes, giá cả và tiền lương điều chỉnh ở mức độ khác nhau, và những khác biệt này có đủ các hiệu ứng trên sản lượng thực tế là "lâu dài" theo quan điểm của những người trong một nền kinh tế. Quan điểm của học thuyết Keynes. Kinh tế học Keynes đề xuất rằng những thay đổi trong cung tiền không trực tiếp ảnh hưởng đến giá cả, và rằng lạm phát có thể nhìn thấy là kết quả của các áp lực trong nền kinh tế tự thể hiện mình trong giá. Có ba loại chính của lạm phát, như một phần của những gì Robert J. Gordon gọi là "mô hình tam giác": Lý thuyết cầu kéo nói rằng lạm phát tăng tốc khi tổng cầu tăng vượt quá khả năng của nền kinh tế để sản xuất (sản lượng tiềm năng của nó). Do đó, bất kỳ yếu tố nào làm tăng tổng cầu đều có thể gây ra lạm phát. Tuy nhiên, về lâu dài, tổng cầu có thể được tổ chức trên năng lực sản xuất chỉ bằng cách tăng lượng tiền trong lưu thông nhanh hơn so với tốc độ tăng trưởng thực của nền kinh tế. Một nguyên nhân khác (mặc dù ít phổ biến) có thể là một sự suy giảm nhanh chóng trong "nhu cầu" đối với tiền bỏ ra, như đã xảy ra ở châu Âu trong Black Death, hoặc trong vùng lãnh thổ bị Nhật Bản chiếm đóng ngay trước sự thất bại của Nhật Bản trong năm 1945. Ảnh hưởng của tiền trên lạm phát là rõ ràng nhất khi các chính phủ tài trợ cho chi tiêu trong một cuộc khủng hoảng, chẳng hạn như một cuộc chiến tranh dân sự, bằng cách in tiền quá mức. Điều này đôi khi dẫn đến lạm phát phi mã, một điều kiện mà giá có thể tăng gấp đôi trong một tháng hoặc ít hơn.
Lạm phát
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2248
Cung tiền cũng được cho là đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định mức độ vừa phải của lạm phát, mặc dù có sự khác biệt về quan điểm về tầm quan trọng của nó. Ví dụ: các nhà kinh tế theo chủ nghĩa tiền tệ tin rằng liên kết là rất mạnh mẽ, các nhà kinh tế Keynes, ngược lại, thường nhấn mạnh vai trò của tổng cầu trong nền kinh tế chứ không phải là cung tiền trong việc xác định lạm phát. Có nghĩa là, đối với phái Keynes, cung tiền chỉ là một yếu tố quyết định của tổng cầu. Một số nhà kinh tế phái Keynes cũng không đồng ý với quan điểm cho rằng ngân hàng trung ương hoàn toàn kiểm soát cung tiền, cho rằng ngân hàng trung ương có ít kiểm soát, do cung tiền thích nghi với nhu cầu cho tín dụng ngân hàng được phát hành bởi ngân hàng thương mại. Điều này được gọi là lý thuyết của tiền nội sinh, và đã được ủng hộ mạnh mẽ bởi những người sau Keynes từ những năm 1960. Nó ngày nay đã trở thành một trọng tâm của những người ủng hộ quy tắc Taylor. Vị trí này không được chấp nhận phổ biến - các ngân hàng tạo ra tiền bằng cách làm ra các khoản vay, nhưng tổng khối lượng các khoản vay này giảm đi khi lãi suất thực tăng. Như vậy, các ngân hàng trung ương có thể ảnh hưởng đến việc cung cấp tiền bằng cách làm cho tiền rẻ hơn hoặc đắt hơn, do đó tăng hoặc giảm sản xuất. Một khái niệm cơ bản trong phân tích lạm phát là mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp, được gọi là đường cong Phi-líp. Mô hình này cho thấy rằng có một đánh đổi giữa sự ổn định giá cả và việc làm. Vì vậy, một số mức độ lạm phát có thể được xem là hấp dẫn để giảm thiểu tình trạng thất nghiệp. Mô hình đường cong Phillips mô tả tốt kinh nghiệm của Mỹ vào những năm 1960 nhưng không thành công để mô tả sự kết hợp của lạm phát tăng cao và kinh tế trì trệ (đôi khi được gọi là "tình trạng lạm phát") có trải nghiệm trong những năm 1970. Như vậy, kinh tế vĩ mô hiện đại mô tả lạm phát bằng cách sử dụng đường cong Phillips rằng các "thay đổi" (nên sự đánh đổi giữa các thay đổi lạm phát và thất nghiệp) vì những vấn đề như các cú sốc cung và lạm phát trở thành xây dựng cho các hoạt động bình thường của nền kinh tế.
Lạm phát
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2248
Các đề cập trước đây đến các sự kiện như cú sốc dầu lửa những năm 1970, trong khi những đề cập sau này đến vòng xoáy giá/lương ốc và các kỳ vọng lạm phát ngụ ý rằng nền kinh tế bị lạm phát "một cách bình thường". Như vậy, đường cong Phi-líp chỉ đại diện cho thành phần cầu kéo của mô hình tam giác. Một khái niệm khác cần lưu ý là sản lượng tiềm năng (đôi khi được gọi là "tổng sản phẩm quốc nội tự nhiên"), một mức độ của GDP, khi nền kinh tế đang ở mức sản xuất tối ưu của nó được thể chế và tự nhiên. (Mức độ sản lượng này tương ứng với Tỷ lệ thất nghiệp không đẩy mạnh lạm phát, NAIRU, hoặc tỷ lệ thất nghiệp "tự nhiên" hoặc tỷ lệ thất nghiệp đầy đủ việc làm). Nếu GDP vượt quá tiềm năng của nó (và thất nghiệp là dưới NAIRU), lý thuyết này nói rằng lạm phát sẽ "tăng tốc" do các nhà cung cấp tăng giá của họ và lạm phát tích hợp nặng hơn. Nếu GDP giảm xuống dưới mức tiềm năng của nó (và thất nghiệp là trên NAIRU), lạm phát sẽ "giảm tốc" do các nhà cung cấp cố gắng để điền vào công suất dư thừa, bằng cách giảm giá và phá hoại lạm phát có sẵn. Tuy nhiên, một vấn đề với lý thuyết này cho mục đích hoạch định chính sách là mức độ chính xác của sản lượng tiềm năng (và của NAIRU) nói chung là không rõ và có xu hướng thay đổi theo thời gian. Lạm phát cũng có vẻ hành động một cách không đối xứng, tăng nhanh hơn so với giảm. Tệ hơn, nó có thể thay đổi vì chính sách: ví dụ, tỷ lệ thất nghiệp cao dưới thời Thủ tướng Anh Margaret Thatcher có thể đã dẫn đến sự gia tăng trong NAIRU (và giảm tiềm năng) bởi vì nhiều người thất nghiệp tự thấy mình như thất nghiệp cơ cấu (xem thêm thất nghiệp), không thể tìm được việc làm phù hợp với kỹ năng của họ. Một gia tăng trong thất nghiệp cơ cấu ngụ ý rằng một tỷ lệ phần trăm nhỏ của lực lượng lao động có thể tìm việc làm ở NAIRU, nơi nền kinh tế tránh vượt qua ngưỡng vào lĩnh vực thúc đẩy lạm phát. Thất nghiệp.
Lạm phát
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2248
Thất nghiệp. Một kết nối giữa lạm phát và thất nghiệp đã được rút ra từ sự xuất hiện của thất nghiệp quy mô lớn trong thế kỷ 19, và các kết nối tiếp tục được rút ra hôm nay. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp thường chỉ ảnh hưởng đến lạm phát trong ngắn hạn nhưng không lâu dài. Về lâu dài, các vận tốc của tiền các biện pháp cung cấp như vận tốc MZM ("đáo hạn không tiền," đại diện cho tiền mặt và tiền gửi nhu cầu tương đương) là dự đoán lạm phát xa hơn so với tỷ lệ thất nghiệp thấp. Trong kinh tế học Mác-xít, thất nghiệp phục vụ như một đội quân lao động dự bị, kiềm chế lạm phát tiền lương. Trong thế kỷ 20, các khái niệm tương tự trong Kinh tế học Keynes bao gồm NAIRU (Tỷ lệ thất nghiệp không gia tăng lạm phát) và đường cong Phillips. Quan điểm của Chủ nghĩa tiền tệ. Những người theo chủ nghĩa tiền tệ tin rằng yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến lạm phát hay giảm phát là tốc độ cung tiền tăng lên hoặc co lại. Họ coi chính sách tài khóa, hoặc chi tiêu chính phủ và thuế, là không có hiệu quả trong việc kiểm soát lạm phát. Theo nhà kinh tế theo chủ nghĩa tiền tệ nổi tiếng Milton Friedman,"Lạm phát là luôn luôn có và ở khắp mọi nơi là một hiện tượng tiền tệ." Tuy nhiên, một số người theo chủ nghĩa tiền tệ sẽ chấp nhận điều này bằng cách làm một ngoại lệ cho các trường hợp rất ngắn hạn. Những người theo chủ nghĩa tiền tệ khẳng định rằng các nghiên cứu thực nghiệm lịch sử tiền tệ cho thấy lạm phát luôn luôn là một hiện tượng tiền tệ. Thuyết số lượng tiền tệ, chỉ đơn giản nói rằng bất kỳ thay đổi nào trong số lượng tiền trong một hệ thống sẽ làm thay đổi mức giá. Lý thuyết này bắt đầu với phương trình trao đổi: ở đây Trong công thức này, mức giá chung có liên quan đến mức độ hoạt động kinh tế thực ("Q"), lượng tiền ("M") và vòng quay của tiền ("V"). Công thức này là một đồng nhất thức vì vòng quay của tiền ("V") được định nghĩa là tỷ lệ chi tiêu danh nghĩa cuối cùng (formula_7) với số lượng tiền ("M").
Lạm phát
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2248
Những người theo chủ nghĩa tiền tệ cho rằng vòng quay của tiền không bị ảnh hưởng bởi chính sách tiền tệ (ít nhất là trong thời gian dài), và giá trị thực của sản lượng được xác định trong thời gian dài bởi năng lực sản xuất của nền kinh tế. Theo các giả định, động lực chính của sự thay đổi trong mức giá chung là thay đổi trong lượng tiền. Với vòng quay ngoại sinh (có nghĩa là, vòng quay được xác định bên ngoài và không bị ảnh hưởng bởi chính sách tiền tệ), cung tiền xác định giá trị sản lượng danh nghĩa (bằng chi phí cuối cùng) trong ngắn hạn. Trong thực tế, vòng quay không phải là ngoại sinh trong ngắn hạn, và do đó, công thức không nhất thiết có nghĩa là một mối quan hệ ngắn hạn ổn định giữa cung tiền và sản lượng không đáng kể. Tuy nhiên, về lâu dài, những thay đổi trong vòng quay được giả định được xác định bởi sự phát triển của các cơ chế thanh toán. Nếu vòng quay tương đối không bị ảnh hưởng bởi chính sách tiền tệ, tỷ giá dài hạn của tăng giá (tỷ lệ lạm phát) bằng với tỷ lệ dài hạn tăng trưởng của cung tiền cộng với lãi dài hạn ngoại sinh của tốc độ phát triển trừ đi thời gian dài tốc độ tăng trưởng của sản lượng thực tế. Quan điểm của Lý thuyết kỳ vọng hợp lý. Lý thuyết kỳ vọng hợp lý cho rằng tác nhân kinh tế tìm cách hợp lý trong tương lai khi cố gắng tối đa hóa phúc lợi của họ, và không đáp ứng chỉ với chi phí cơ hội và áp lực trước mắt. Theo quan điểm này, trong khi thường căn cứ vào trọng tiền, kỳ vọng và chiến lược trong tương lai cũng là quan trọng đối với lạm phát. Một sự khẳng định cốt lõi của lý thuyết kỳ vọng hợp lý là tác nhân kinh tế sẽ tìm cách "đón đầu" các quyết định của ngân hàng trung ương bằng cách hành động bằng cách thực hiện những dự đoán lạm phát cao hơn. Điều này có nghĩa rằng các ngân hàng trung ương phải thiết lập sự tin cậy của họ trong cuộc chiến chống lạm phát, hoặc tác nhân kinh tế sẽ đặt cược rằng các ngân hàng trung ương sẽ mở rộng cung tiền nhanh chóng, đủ để ngăn chặn suy giảm, thậm chí tại các chi phí làm tăng lạm phát.
Lạm phát
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2248
Vì vậy, nếu một ngân hàng trung ương có tiếng là "mềm dẻo" đối với lạm phát, khi công bố một chính sách chống lạm phát mới với các tác nhân kinh tế tăng trưởng tiền tệ hạn chế sẽ không tin rằng chính sách này sẽ vẫn tồn tại; kỳ vọng lạm phát của họ vẫn ở mức cao, và do đó sẽ lạm phát. Mặt khác, nếu các ngân hàng trung ương có tiếng là "cứng rắn" đối với lạm phát, thì một thông báo chính sách như vậy sẽ được tin tưởng và kỳ vọng lạm phát sẽ giảm xuống nhanh chóng, do đó cho phép lạm phát nó đi xuống nhanh chóng với sự gián đoạn kinh tế tối thiểu. Các quan điểm không chính thống. Cũng còn có các học thuyết không chính thống khác mà giảm nhẹ hoặc từ chối quan điểm của Keynes và những người theo chủ nghĩa tiền tệ. Quan điểm của trường phái Áo. Trường phái Áo khẳng định rằng lạm phát là sự gia tăng cung tiền, giá tăng chỉ là hậu quả và sự khác biệt ngữ nghĩa này là rất quan trọng trong việc xác định lạm phát. Trường phái Áo nhấn mạnh rằng lạm phát ảnh hưởng đến giá mức độ khác nhau (tức là giá tăng mạnh trong một số lĩnh vực hơn trong các lĩnh vực khác của nền kinh tế). Lý do cho sự chênh lệch là tiền dư thừa sẽ được tập trung vào một số lĩnh vực, chẳng hạn như nhà ở, cổ phiếu hoặc chăm sóc sức khỏe. Bởi vì có sự khác nhau này, trường phái Áo cho rằng mức giá tổng hợp có thể là rất sai lầm khi quan sát những tác động của lạm phát. Các nhà kinh tế Áo đo lường lạm phát bằng cách tính toán sự phát triển của các đơn vị tiền mới có sẵn để sử dụng ngay lập tức trong trao đổi, đã được tạo ra theo thời gian. Các phê bình quan điểm của trường phái Áo chỉ ra rằng lựa chọn thay thế ưa thích của họ với tiền tệ đại diện nhằm ngăn chặn lạm phát, tiền tệ được bảo đảm hàng hóa, có khả năng tăng cung với tốc độ khác hơn tăng trưởng kinh tế. Do đó nó đã được chứng minh là giảm phát cao và mất ổn định, kể cả trong trường hợp nó gây ra và kéo dài suy thoái. Học thuyết Hóa đơn thực tế.
Lạm phát
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2248
Học thuyết Hóa đơn thực tế. Trong bối cảnh của một cơ sở tiền đồng cố định đối với tiền, một trong những tranh cãi quan trọng là giữa lý thuyết số lượng tiền và học thuyết hóa đơn thực tế (RBD). Trong bối cảnh đó, lý thuyết số lượng áp dụng cho mức độ kế toán dự trữ phân đoạn đã cho phép chống lại tiền đồng, vàng nói chung, bị nắm giữ bởi ngân hàng. Các trường phái kinh tế tiền tệ và hoạt động ngân hàng tranh luận RBD, các ngân hàng cũng sẽ có thể phát hành tiền tệ chống lại các hóa đơn trao đổi, đó là các "hóa đơn thực tế" mà họ mua từ các thương gia. Lý thuyết này là quan trọng vào thế kỷ 19 trong cuộc tranh luận giữa các trường phái "hoạt động ngân hàng" và "tiền tệ" về tính đúng đắn của tiền tệ, và trong sự hình thành của Dự trữ Liên bang. Theo sau sự sụp đổ của bản vị vàng quốc tế sau năm 1913, và di chuyển theo hướng thâm hụt tài chính của chính phủ, RBD vẫn là một chủ đề nhỏ, chủ yếu quan tâm trong các bối cảnh hạn chế, chẳng hạn như các vị tiền tệ. Nó được nắm một cách chung trong danh tiếng ốm yếu ngày hôm nay, với Frederic Mishkin, một thống đốc của Dự trữ Liên bang đi xa đến mức nói rằng nó đã bị "hoàn toàn mất uy tín." Các cuộc tranh luận giữa các trường phái tiền tệ, hoặc lý thuyết số lượng, và hoạt động ngân hàng ở Anh trong thế kỷ 19 tiên báo câu hỏi hiện nay về độ tin cậy của tiền trong hiện tại. Trong thế kỷ 19 trường phái hoạt động ngân hàng có ảnh hưởng lớn hơn trong chính sách của Hoa Kỳ và Anh, trong khi trường phái tiền tệ đã có nhiều ảnh hưởng "ở châu lục", đó là ở các nước ngoài Anh, đặc biệt trong Liên minh tiền tệ Latin và liên minh tiền tệ Scandinavia trước đó. Lý thuyết chống cổ điển hay lý thuyết ủng hộ. Một vấn đề khác liên quan đến kinh tế chính trị cổ điển là giả thuyết chống cổ điển của tiền bạc, hay "lý thuyết ủng hộ". Lý thuyết ủng hộ lập luận rằng giá trị của tiền được xác định bởi các tài sản và nợ phải trả của cơ quan phát hành.
Lạm phát
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2248
Không giống như Lý thuyết số lượng của kinh tế chính trị cổ điển, lý thuyết ủng hộ lập luận rằng cơ quan phát hành có thể phát hành tiền mà không gây ra lạm phát, miễn là các tổ chức phát hành tiền có đủ tài sản để chuộc lại. Có rất ít các nhà lý luận ủng hộ, làm cho lý thuyết số lượng trở thành lý thuyết thống trị giải thích lạm phát. Kiểm soát lạm phát. Có nhiều phương pháp và chính sách đã và đang được sử dụng để kiểm soát lạm phát. Kích thích tăng trưởng kinh tế. Nếu tăng trưởng kinh tế phù hợp với sự tăng trưởng của cung tiền, lạm phát sẽ có thể không xảy ra khi các nhân tố khác cũng cân bằng nhau. Một số lượng lớn các yếu tố có thể ảnh hưởng đến tốc độ của cả hai. Ví dụ: đầu tư trong sản xuất thị trường, cơ sở hạ tầng, giáo dục, và chăm sóc y tế dự phòng tất cả có thể tăng trưởng một nền kinh tế với số lượng lớn hơn chi tiêu đầu tư. Chính sách tiền tệ. Ngày nay, công cụ chính để kiểm soát lạm phát là chính sách tiền tệ. Hầu hết các ngân hàng trung ương được giao nhiệm vụ giữ lãi suất cho vay liên ngân hàng ở mức thấp, thường là cho một tỷ lệ mục tiêu khoảng 2% đến 3% mỗi năm, và trong một phạm vi lạm phát mục tiêu thấp, ở đâu đó trong khoảng từ 2% đến 6% mỗi năm. Một lạm phát dương thấp thường là mục tiêu, do các điều kiện giảm phát được xem là nguy hiểm cho sức khỏe của nền kinh tế. Có một số phương pháp đã được đề xuất để kiểm soát lạm phát. Các ngân hàng Trung ương như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ có thể ảnh hưởng đến lạm phát ở một mức độ đáng kể thông qua thiết lập lãi suất và thông qua các hoạt động khác. Các lãi suất cao và tốc độ tăng trưởng cung tiền chậm chạp là những cách truyền thống thông qua đó ngân hàng trung ương chống lại hoặc ngăn chặn lạm phát, mặc dù chúng có cách tiếp cận khác nhau.
Lạm phát
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2248
Ví dụ, một số theo một mục tiêu lạm phát đối xứng trong khi những phương pháp khác chỉ kiểm soát lạm phát khi nó lên trên một mục tiêu, cho dù rõ ràng hay ngụ ý. Những người theo chủ nghĩa tiền tệ nhấn mạnh việc duy trì tốc độ tăng trưởng tiền ổn định, và sử dụng chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát (tăng lãi suất, làm chậm sự gia tăng cung tiền). Những người theo học thuyết Keynes nhấn mạnh việc giảm tổng cầu trong quá trình mở rộng kinh tế và việc gia tăng nhu cầu trong thời kỳ suy thoái để giữ lạm phát ổn định. Kiểm soát tổng cầu có thể đạt được bằng cách sử dụng cả chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa (tăng thuế hoặc giảm chi tiêu của chính phủ để giảm cầu). Tỷ giá hối đoái cố định. Dưới một chế độ tỷ giá hối đoái cố định, đồng tiền của một quốc gia được gắn về giá trị với một đồng tiền khác hoặc một rổ tiền tệ khác (hoặc đôi khi đến một thước đo giá trị, chẳng hạn như vàng). Một tỷ giá hối đoái cố định thường được sử dụng để ổn định giá trị đồng tiền, đối diện đồng tiền mà nó cố định vào. Nó cũng có thể được sử dụng như một phương tiện để kiểm soát lạm phát. Tuy nhiên, vì giá trị của đồng tiền tham chiếu tăng lên và hạ xuống, do đó, đồng tiền không ổn định so với nó. Điều này về cơ bản có nghĩa là tỷ lệ lạm phát của nước có chế độ tỷ giá hối đoái cố định bị xác định bởi tỷ lệ lạm phát của nước mà đồng tiền này cố định vào. Ngoài ra, tỷ giá hối đoái cố định ngăn chặn chính phủ trong việc sử dụng chính sách tiền tệ trong nước để đạt được sự ổn định kinh tế vĩ mô. Theo thỏa thuận Bretton Woods, hầu hết các nước trên thế giới đã có đồng tiền được cố định với đồng đô-la Mỹ. Lạm phát hạn chế này tại các quốc gia, nhưng cũng đẩy họ đến việc tiếp xúc với nguy cơ của các tấn công đầu cơ. Sau khi thỏa thuận Bretton Woods bị phá vỡ trong những năm 1970, các quốc gia dần dần chuyển sang tỷ giá hối đoái thả nổi.
Lạm phát
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2248
Tuy nhiên, trong phần sau của thế kỷ 20, một số nước trở lại tỷ giá hối đoái cố định như một phần của một nỗ lực để kiềm chế lạm phát. Chính sách sử dụng một tỷ giá hối đoái cố định để kiểm soát lạm phát này đã được sử dụng ở nhiều quốc gia ở Nam Mỹ trong phần sau của thế kỷ 20 (ví dụ: Argentina (1991-2002), Bolivia, Brazil và Chile Bản vị vàng. Bản vị vàng là một hệ thống tiền tệ trong đó phương tiện trao đổi phổ biến của một vùng là tiền giấy mà thường có thể chuyển đổi tự do với một lượng cố định được đặt ra từ trước của vàng. Bản vị này quy định cụ thể cách mà sự ủng hộ vàng sẽ được thực hiện, bao gồm cả số lượng tiền vàng trên một đơn vị tiền tệ. Loại tiền tệ chính nó không có giá trị "bẩm sinh", nhưng được chấp nhận bởi các thương nhân vì nó có thể được hoàn trả lại cho tiền vàng tương đương. Một Mỹ chứng nhận bạc, ví dụ, có thể được hoàn trả cho một phần bạc thực tế. Bản vị vàng đã bị bỏ rơi một phần thông qua việc áp dụng quốc tế của Hệ thống Bretton Woods. Theo hệ thống này tất cả các loại tiền tệ chính khác bị buộc ở mức giá cố định với đồng đô-la Mỹ, mà bản thân nó đã gắn liền với vàng ở mức 35 USD một ounce. Hệ thống Bretton Woods bị phá vỡ vào năm 1971, làm cho hầu hết các nước chuyển sang tiền tệ sắc lệnh - tiền tệ được hỗ trợ chỉ bởi luật pháp của đất nước đó. Do bất bình với cách các chính phủ rời bỏ bản vị vàng, năm 2009, Satoshi Nakamoto đã phát minh ra Bitcoin - là đồng tiền này có khả năng cạnh tranh trực tiếp với vàng do có đầy đủ các tính chất của kim loại này và vượt qua được sự kiểm soát của chính phủ. Sự phân tán của tiền Bitcoin có nguồn gốc lý tưởng dựa trên trường phái kinh tế học Áo, đặc biệt được thể hiện trong cuốn sách "Tiền tệ không quốc gia" ("Denationalisation of Money: The Argument Refined)" của Friedrich von Hayek, khi mà ông ta tin tưởng vào một nền kinh tế thị trường hoàn toàn tự do trong việc sản xuất, phân phát, điều hành đồng tiền để chấm dứt sự độc quyền của các ngân hàng trung ương. Theo Lawrence H. White, một Giáo sư Lịch sử kinh tế F.A. Hayek "người làm nên giá trị cho truyền thống Áo", các nền kinh tế dựa trên bản vị vàng hiếm khi gặp lạm phát trên 2 phần trăm mỗi năm.
Lạm phát
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2248
Tuy nhiên, trong lịch sử, Mỹ đã nhìn thấy lạm phát hơn 2% vài lần và đỉnh điểm lạm phát cao hơn theo bản vị vàng khi so sánh với lạm phát sau bản vị vàng. Dưới một bản vị vàng, tỷ lệ lạm phát (hoặc giảm phát) dài hạn sẽ có thể bị xác định bởi tốc độ tăng trưởng của nguồn cung vàng so với tổng sản lượng. Các phê bình cho rằng điều này sẽ gây ra biến động tùy ý trong tỷ lệ lạm phát và chính sách tiền tệ về cơ bản sẽ được xác định bằng việc khai thác vàng. Kiểm soát tiền lương và giá cả. Một phương pháp khác đã được thử trong quá khứ là kiểm soát tiền lương và giá cả ("chính sách thu nhập"). Việc kiểm soát tiền lương và giá cả kết hợp với phân phối đã thành công trong môi trường chiến tranh. Tuy nhiên, việc sử dụng chúng trong các bối cảnh khác là hỗn hợp hơn rất nhiều. Thất bại đáng chú ý của việc sử dụng bao gồm áp đặt kiểm soát tiền lương và giá cả năm 1972 bởi Richard Nixon. Ví dụ thành công hơn bao gồm Hòa ước giá cả và thu nhập tại Úc và Thỏa hiệp Wassenaar tại Hà Lan. Nói chung, kiểm soát tiền lương và giá cả được coi là một biện pháp tạm thời và đặc biệt, chỉ có hiệu quả khi kết hợp với các chính sách được thiết kế để làm giảm những nguyên nhân cơ bản của lạm phát trong chế độ kiểm soát tiền lương và giá cả, ví dụ, chiến thắng cuộc chiến đang chiến đấu. Chúng thường có tác dụng hư hỏng, do các tín hiệu méo mó mà chúng gửi cho thị trường. Giá thấp giả tạo thường gây ra phân phối và sự thiếu hụt và khuyến khích đầu tư trong tương lai, dẫn đến tình trạng thiếu nhưng xa hơn. Phân tích kinh tế thông thường là bất kỳ sản phẩm hoặc dịch vụ mà dưới giá đều được tiêu thụ quá nhiều. Ví dụ, nếu giá chính thức của bánh mì là quá thấp, sẽ có quá ít bánh mì với giá chính thức, và có quá ít đầu tư trong việc làm bánh mì của thị trường để đáp ứng nhu cầu trong tương lai, do đó làm trầm trọng thêm các vấn đề trong lâu dài.
Lạm phát
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2248
Kiểm soát tạm thời có thể bổ sung cho "một cuộc suy thoái" như là một cách để chống lạm phát: điều khiển làm cho suy thoái kinh tế hiệu quả hơn như một cách để chống lạm phát (làm giảm sự cần thiết phải tăng tỷ lệ thất nghiệp), trong khi suy thoái kinh tế ngăn chặn các loại biến dạng mà kiểm soát gây ra khi nhu cầu cao. Tuy nhiên, nói chung những lời khuyên của các nhà kinh tế không phải là áp đặt kiểm soát giá cả mà là tự do hóa giá cả bằng cách giả định rằng nền kinh tế sẽ điều chỉnh và từ bỏ hoạt động kinh tế mang lại lợi nhuận. Hoạt động thấp hơn sẽ đặt nhu cầu ít hơn bất cứ điều gì trên mặt hàng được dẫn dắt lạm phát, cho dù lao động, tài nguyên, và lạm phát sẽ giảm với tổng sản lượng kinh tế. Điều này thường tạo ra một cuộc suy thoái nghiêm trọng, như năng lực sản xuất được phân bổ lại và do đó thường rất phổ biến với những người mà sinh kế bị phá hủy (xem phá hủy sáng tạo). Trợ cấp chi phí sinh hoạt. Sức mua thực tế của các khoản thanh toán cố định đang bị xói mòn bởi lạm phát trừ khi chúng được điều chỉnh lạm phát để giữ giá trị thực sự không đổi. Ở nhiều nước, hợp đồng lao động, trợ cấp hưu trí, và các quyền lợi của chính phủ (ví dụ như an sinh xã hội) được gắn với một chỉ số chi phí sinh hoạt, thường đến chỉ số giá tiêu dùng. Một "trợ cấp chi phí sinh hoạt" (COLA) điều chỉnh lương dựa trên những thay đổi trong chỉ số chi phí sinh hoạt. Tiền lương thường được điều chỉnh hàng năm trong nền kinh tế lạm phát thấp. Trong khi lạm phát phi mã nó được điều chỉnh thường xuyên hơn. Chúng cũng có thể được gắn với một chỉ số giá sinh hoạt mà thay đổi theo vị trí địa lý khi di chuyển nhân viên. Khoản điều chỉnh hàng năm trong hợp đồng lao động có thể chỉ định hồi tố hoặc tăng tỷ lệ phần trăm tương lai trong lương công nhân mà không bị ràng buộc với bất kỳ chỉ số nào. Những gia tăng trả tiền được đàm phán này được gọi một cách thông tục là các điều chỉnh chi phí sinh hoạt ("COLA") hoặc gia tăng chi phí sinh hoạt vì sự tương đồng của chúng với các gia tăng gắn liền với các chỉ số được xác định bên ngoài.
Sông Hậu
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2250
Sông Hậu, Hậu Giang hay Bassac là một trong hai phân lưu của sông Mê Kông. Phân lưu còn lại là sông Tiền. Mê Kông tách ra thành sông Tiền và sông Hậu tại lãnh thổ Campuchia. Ở Campuchia, sông Hậu được gọi là sông Bassac ("Tonlé Bassac" theo tiếng Khmer). Vì thế nó còn có tên gọi nữa là sông Ba Thắc. Dòng chảy. Sông Hậu tách ra khỏi sông Mê Kông ở Nam Vang, chảy trong địa phận tỉnh Kandal (Cam pu chia) rồi vào lãnh thổ Việt Nam tại xã Khánh An, huyện An Phú tỉnh An Giang. Trên lãnh thổ Việt Nam, sông Hậu chảy qua bảy tỉnh, làm ranh giới tự nhiên giữa: Sông Hậu tách ra hai nhánh khi đến huyện Cù Lao Dung của tỉnh Sóc Trăng, rồi đổ ra biển Đông qua cửa Trần Đề (giữa Trần Đề và Cù Lao Dung, Sóc Trăng), cửa Định An (giữa Duyên Hải, Trà Vinh và Cù Lao Dung, Sóc Trăng). Cửa Ba Thắc đã bị đất bồi từ khoảng thập niên 70 nên không còn nữa. Cửa Định An rộng nhưng cũng bị phù sa bồi nhiều nên chỉ sâu bình quân 3 mét. Đoạn rộng nhất của con sông nay là giữa huyện Cầu Kè (Trà Vinh) và huyện Long Phú (Sóc Trăng) khoảng gần 4 km. Sông Hậu xưa và nay. Sách "Đại Nam nhất thống chí" viết: "...Sông Hậu Giang ở cách huyện Tây Xuyên [(tỉnh An Giang nhà Nguyễn)] 8 dặm về phía Tây Bắc [tức là huyện lỵ Tây Xuyên cũng là tỉnh thành Châu Đốc nằm ở phía Tây Bắc bờ sông Hậu]. Phát nguyên như sông Tiền Giang, đến phủ Nam Vang nước Cao Miên, chia một nhánh về phía Tây Nam làm sông Hậu Giang. Phía Đông sông là địa phận các huyện Đông Xuyên, Vĩnh An, An Xuyên [là các huyện của phủ Tân Thành tỉnh An Giang nhà Nguyễn]. Phía Tây là địa phận các huyện Tây Xuyên, Phong Phú, Vĩnh Định, và Phong Thịnh [là các huyện thuộc 2 phủ Tuy Biên và Ba Xuyên tỉnh An Giang nhà Nguyễn]. Sông ở giữa địa phận của tỉnh [An Giang nhà Nguyễn]..." Môi trường. Có những lo ngại là những dự án đang hình thành hoặc đang dự định sẽ gây nhiều ô nhiễm môi trường:
Ngũ hành
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2268
Theo triết học cổ Trung Hoa, tất cả vạn vật đều phát sinh từ năm nguyên tố cơ bản và luôn trải qua năm trạng thái là: Hỏa (火), Thủy (水), Mộc (木), Kim (金), Thổ (土). Năm trạng thái này được gọi là Ngũ hành (五行), không phải là vật chất như cách hiểu đơn giản theo nghĩa đen trong tên gọi của chúng mà đúng hơn là cách quy ước của người Trung Hoa cổ đại để xem xét mối tương tác và quan hệ của vạn vật trong mối tương quan hài hòa, thống nhất.
PEMFC
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2272
Tế bào nhiên liệu màng điện phân polymer hoặc pin nhiên liệu trao đổi proton qua màng lọc (tiếng Anh: "polymer electrolyte membrane fuel cell" hoặc "proton exchange membrane fuel cell", viết tắt là PEMFC) là loại tế bào nhiên liệu ít phức tạp, có nhiều triển vọng để được sản xuất hàng loạt. Nó sử dụng một phản ứng hóa học thường có trong nhiều loại pin nhiên liệu, phản ứng kết hợp oxy và hydro ra nước và năng lượng. Đặc tính. Vì loại màng này chỉ hoạt động khi có chứa một lượng nước nhất định, các tế bào chỉ hoạt động ở nhiệt độ dưới 100°C (khoảng 176 °F, hay 80 °C). Đây là nhiệt độ rất thấp so với những loại pin nhiên liệu khác, cho nên nó hâm nóng rất nhanh chóng và không đòi hỏi nhiều cấu trúc phức tạp và tốn kém. Tuy nhiên, vì ở nhiệt độ thấp, người ta phải cần dùng đến các chất xúc tác để đưa phản ứng vào hoạt động. Ở môi trường có độ chua và tính ăn mòn cao nên các chất xúc tác phải được làm bằng các kim loại quý như platin hoặc hợp kim của platin. Mặc dù dễ bị oxit cacbon làm hỏng nhưng bù lại loại tế bào nhiên liệu này có thể được vận hành với oxy trong không khí. Ứng dụng. Điện thoại di động, một số ô tô hay nhà máy phát điện cỡ nhỏ, là các lĩnh vực ứng dụng tiềm năng của loại tế bào nhiên liệu này. Ưu điểm của loại tế bào này là có cấu tạo đơn giản, khởi động nhanh không cần phải làm nóng trước lâu. Mặc dù giá thành tương đối cao vì các chất xúc tác phải làm bằng kim loại quý, PEMFC được dự đoán có tiềm năng thị trường rất lớn. Loại tế bào nhiên liệu này là loại được sử dụng nhiều nhất trong các xe thực nghiệm như ô tô, xe buýt, tàu điện. NASA đã sử dụng loại tế bào nhiên liệu này trong chương trình du hành vũ trụ Gemini. Năm 1999 DaimlerChrysler hợp tác cùng với Ford và Ballard Power Systems giới thiệu xe NECAR 4 (New Electric Car 4) dùng PEMFC được cung cấp chất đốt từ một bình hydrogen lỏng có tầm hoạt động 450km và vận tốc nhanh nhất là 140 km/h. Năm 2001 Opel và General Motor giới thiệu loại xe HydroGen3 với bình hydrogen lỏng dung tích 68 lít, có tầm hoạt động 400 km và vận tốc nhanh nhất là 150 km/h. Các loại xe buýt của DaimlerChrysler và của MAN sử dụng PEMFC cũng đang được chạy thực nghiệm ở nhiều thành phố trên thế giới.
PEMFC
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2272
Nhiều thiết bị kết hợp phát điện và sưởi từ PEMFC của hãng Ballard Power Systems cũng đang được thử nghiệm tại Berlin (Đức).
Phản ứng chuỗi polymerase
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2273
Phản ứng chuỗi pôlimeraza là thuật ngữ dịch từ (viết tắt là PCR) dùng để chỉ một kỹ thuật được sử dụng để "khuếch đại" phân tử DNA hoặc đoạn phân tử DNA ngoài cơ thể sống, làm tăng số lượng DNA ban đầu lên lượng tuỳ ý muốn. Thuật ngữ tiếng Anh này cũng đã được dịch ra tiếng Việt là phản ứng khuếch đại gen hay phản ứng chuỗi trùng hợp. Hiện nay, ở Việt Nam cũng như ở nhiều quốc gia khác, trong tài liệu chuyên môn hay tài liệu đại chúng, thường hay dùng từ viết tắt là PCR để chỉ kỹ thuật này. PCR là một kỹ thuật trong công nghệ sinh học, do Kary Mullis phát minh ra vào năm 1983, đến nay đã được hoàn thiện qua nhiều cải tiến và được tự động hoá hoàn toàn. Kỹ thuật này vận dụng các kiến thức sinh học phân tử, nhằm tạo ra vô số bản sao (tức khuếch đại) từ đoạn DNA ban đầu (bản gốc) có khi rất nhỏ với số lượng tối thiểu mà không cần sử dụng các sinh vật sống (như "E. coli" và nấm men thường dùng đương thời). PCR đã được sử dụng rất phổ biến và là công cụ không thể thiếu trong nghiên cứu DNA thuộc lĩnh vực sinh học, y học, tội phạm học, xác định huyết thống... phục vụ nhiều mục đích khác nhau, như phát hiện các bệnh di truyền, nhận dạng tội phạm, nghiên cứu bệnh nhiễm trùng và gần đây là xét nghiệm Covid 19 cũng như giúp sản xuất văcxin chống đại dịch này. Lịch sử. Phương pháp căn bản chạy PCR được Kary Mullis phát minh, ông đã đoạt giải Nobel về Hóa học vào tháng 10 năm 1993 cho thành tựu này, chỉ sau 7 năm khi ông đưa ra ý tưởng. Ý kiến của Mullis là phát triển một quy trình mà DNA có thể nhân lên nhiều lần một cách nhân tạo qua nhiều chu kỳ sao chép bởi enzyme DNA polymerase. DNA polymerase có tự nhiên trong sinh vật sống, nơi mà nó thực hiện chức năng nhân DNA khi tế bào phân chia. Nó làm việc bằng cách nối với sợi DNA và tạo sợi bổ sung. Theo quy trình PCR gốc của Mullis, enzyme phản ứng nhân bản DNA được thực hiện trong ống nghiệm (in vitro). Sợi DNA đôi bị tách thành 2 sợi đơn khi đun nóng ở 96 °C. Tuy nhiên, ở nhiệt độ này DNA polymerase bị phá hủy vì vậy cần bổ sung enzyme sau mỗi giai đoạn nung nóng của mỗi chu kỳ.
Phản ứng chuỗi polymerase
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2273
Quy trình PCR gốc của Mullis không có hiệu quả cao vì nó mất nhiều thời gian, cần một lượng lớn DNA polymerase, và phải liên tục lưu ý suốt trong quá trình PCR. Sau đó, quy trình gốc này được phát triển bằng cách dùng DNA-Polymerase lấy từ vi khuẩn thermophilic (ưa nhiệt) sống trong mạch nước phun ở nhiệt độ trên 110 °C. DNA polymerase từ sinh vật này là thermostable (ổn định ở nhiệt độ cao) và khi dùng trong PCR nó không bị phá vỡ khi hỗn hợp được nung nóng để tách sợi DNA. Từ đó, không cần phải thêm DNA-polymerase vào mỗi chu kỳ, quá trình sao chép DNA có thể đơn giản và tự động hơn. Một trong những DNA-polymerase chịu nhiệt đầu tiên được phân lập được từ "Thermus aquaticus" và được gọi là Taq. Taq polymerase được dùng rộng rãi trong thực nghiệm PCR (5/2004). Nhược điểm của Taq là thỉnh thoảng nó nhầm lẫn trong quá trình sao chép DNA, dẫn đến đột biến (sai) trong chuỗi DNA, vì nó thiếu tính sửa sai exonuclease 3’-5’. Các polymerase như Pwo hay Pfu, được phân lập từ Archaea có cơ chế sửa sai (cơ chế kiểm tra lỗi sai) và có thể làm giảm một cách đáng kể số đột biến xảy ra trong chuỗi DNA được sao chép. Ngày nay, sự kết hợp giữa Taq và Pfu có thể cung cấp cả độ tin cậy cao lẫn sự nhân bản chính xác của DNA. Vấn đề bản quyền của kỹ thuật PCR. Kỹ thuật PCR được cấp bằng sáng chế cho Certus Corporation, nơi Mullis làm việc khi phát minh ra kỹ thuật. Kỹ thuật enzyme Taq polymerase cũng được bao gồm trong bằng sáng chế này. Họ đã hứng chịu nhiều vụ kiện cáo liên quan tới kỹ thuật này, vụ nổi tiếng nhất là từ DuPont. Công ty dược phẩm Hoffmann-La Roche mua quyền sở hữu bằng sáng chế này vào năm 1992 và hiện tại vẫn đang nắm giữ chúng. Thực nghiệm PCR. PCR được dùng để khuếch đại một đoạn DNA ngắn, đã xác định được một phần. Đó có thể là một gen đơn, hay một phần của gen. Trái với sinh vật sống, quy trình PCR có thể copy một mảnh DNA ngắn, có thể lên đến 10kb (kb = 1 kilobasepair = kilo cặp base = 1000 cặp base). DNA là một sợi đôi, và vì vậy nó được đo với DNA bổ sung … gọi là cặp base.
Phản ứng chuỗi polymerase
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2273
Một vài phương pháp có thể copy một mảnh kích thuớc lên đến 40kb ít hơn nhiều so với nhiễm sắc thể DNA trong tế bào eukaryote – ví dụ như tế bào người chứa hơn 3 tỉ cặp base. Như đã thực hành hiện nay, PCR cần rất nhiều thành phần. Những thành phần đó là: - DNA mẫu (template) chứa mảnh DNA cần khuếch đại - Cặp mồi(primer), để xác định điểm bắt đầu và kết thúc vùng cần khuếch đại (xem phần tiếp theo về mồi) - DNA-polymerase enzym xúc tác cho việc nhân lên của DNA. - Nucleotides (ví dụ dNTP)là nguyên liệu cho DNA-polymerase để xây dựng DNA mới. - Dung dịch đệm, cung cấp môi trường hóa học cho DNA-polymerase Phản ứng PCR được thực hiện trong chu kỳ nhiệt. Đây là máy đun nóng và làm nguội trong ống phản ứng ở nhiệt độ chính xác cho mỗi phản ứng. Để ngăn ngừa sự bay hơi của hỗn hợp phản ứng, phần nắp đậy của máy PCR cũng được đun nóng, trường hợp lượng dung dịch phản ứng quá ít, người ta cho một lớp dầu (natural oil) lên trên bề mặt hỗn hợp phản ứng. Năm 2015, giá máy khoảng 140.000.000 VNĐ cho các dòng có chức năng Gradient nhiệt. Đoạn mồi. Đoạn DNA cần khuếch đại được xác định bằng mồi chọn lọc. Mồi là những đoạn ngắn, sợi DNA nhân tạo – không quá 50 (thường 18-25) nucleotides (vì DNA thường là sợi đôi, chiều dài của nó được xác định bằng số lượng cặp base (bp); chiều dài của sợi đơn DNA được đo bằng base hay nucleotides) phù hợp một cách chính xác ở điểm bắt đầu và kết thúc của DNA cần khuếch đại. Nó gắn chặt với DNA mẫu ở những điểm khởi đầu và kết thúc, nơi mà DNA-polymerase nối và bắt đầu quá trình tổng hợp của sợi DNA mới. Sự lựa chọn về chiều dài của những đoạn mồi và nhiệt độ biến tính của nó (Tm-melting) phụ thuộc vào số … Nhiệt độ biến tính của mồi – đừng nhầm lẫn với nhiệt độ biến tính của DNA trong chu kỳ đầu tiên của quá trình PCR—được định nghĩa là nhiệt độ dưới lúc mồi bám vào DNA mẫu và nhiệt độ trên lúc mồi tách ra khỏi DNA mẫu. Nhiệt độ biến tính tỉ lệ thuận với chiều dài đoạn mồi.
Phản ứng chuỗi polymerase
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2273
Mồi quá ngắn sẽ bám nhiều vị trí trên DNA mẫu dài và sẽ cho kết quả không rõ ràng. Mặt khác chiều dài DNA bị giới hạn bởi nhiệt độ cần biến tính. Nhiệt độ biến tính quá cao, ví dụ như trên 80 °C sẽ gây ra nhiều vấn đề vì DNA-polymerase hoạt động kém ở nhiệt độ đó. Chiều dài tốt nhất của đoạn mồi là từ 20-40 nucleotide với nhiệt độ biến tính khoảng từ 60 – 75 °C. Thỉnh thoảng những đoạn mồi đã thoái hóa cũng được sử dụng. Những đoạn mồi này là hỗn hợp tương tự nhưng không giống hoàn toàn. Nó có thể thuận tiện nếu có cùng gen cần khuếch đại từ những sinh vật khác nhau, như bộ gen của nó có thể là tương tự nhưng không giống nhau. Người ta còn dùng những đoạn mồi đã thoái hóa khi mồi được thiết kế dựa trên chuỗi protein. Như nhiều codon có thể mã hóa cho nhiều amino acid, thường rất khó để suy ra codon nào dùng cho trường hợp đặc biệt. Vì vậy đoạn mồi tương ứng với amino acid isoleucine có thể là "ATH", A có nghĩa là adenine, T là thymine, và H ứng với adenine, thymine, hay cytosine. (Xem mã di truyền để hiểu them về codons) Sử dụng đoạn mồi đã thoái hóa có thể làm giảm đặc trưng của phản ứng khuếch đại PCR. Vấn đề có thể được giải quyết bằng phương pháp touchdown PCR. Vấn đề thiết kế mồi chính xác đã được đề cập ở trên cần phụ thuộc vào sản xuất sản lượng: - hàm lượng GC nên trong khoảng 40-60% - Tính toán nhiệt biến tính cho cả những đoạn mồi trong phản ứng không khác quá 50 °C và nhiệt biến tính của sản phẩm khuếch đại không khác mồi quá 10 °C - Nhiệt độ bám vào thỉnh thoảng thấp hơn nhiệt nóng chảy 50 °C. Tuy nhiên, nên chọn lựa theo kinh nghiệm cho từng trường hợp cụ thể. - Tránh … - Kết thúc đầu 3’ rất nhạy cảm – nó có thể không bổ sung cho bất cứ vùng nào của đoạn mồi trong phản ứng và phải cung cấp base chính xác phù hợp với mẫu. Có cả chương trình hỗ trợ việc thiết kế mồi (xem Liên kết ngoài) Quy trình. Quy trình PCR gồm 20 đến 30 chu kỳ. Mỗi chu kỳ gồm 3 bước (Hình 2) (1)Nhiệt độ tăng lên 94-96 °C để tách hai sợi DNA ra.
Phản ứng chuỗi polymerase
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2273
Bước này gọi là biến tính, nó phá vỡ cầu nối hydrogen nối 2 sợi DNA. Trước chu kỳ 1, DNA thường được biến tính đến thời gian mở chuỗi để đảm bảo mẫu DNA và mồi được phân tách hoàn toàn và chỉ còn dạng sợi đơn. Thời gian: 1-2 phút (2)Sau khi 2 sợi DNA tách ra, nhiệt độ được hạ thấp xuống để mồi có thể gắn vào sợi DNA đơn. Bước này gọi là gắn mồi. Nhiệt độ giai đoạn này phụ thuộc vào đoạn mồi và thường thấp hơn nhiệt độ biến tính 50 °C (45-60 °C). Sử dụng sai nhiệt độ trong giai đoạn này dẫn đến việc đoạn mồi không gắn hoàn toàn vào DNA mẫu, hay gắn một cách tùy tiện. Thời gian: 1-2 phút. (3) Cuối cùng, DNA polymerase gắn tiếp vào sợi trống. Nó bắt đầu bám vào và hoạt động dọc theo sợi DNA. Bước này gọi là kéo dài. Nhiệt độ kéo dài phụ thuộc DNA-polymerase. Thời gian của bước này phụ thuộc vào cả DNA-polymerase và chiều dài mảnh DNA cần khuếch đại. Như một quy tắc …, 1000bp/ 1 phút. Ví dụ. Thời gian và nhiệt độ trong ví dụ này được lấy từ chương trình PCR mà đã thành công trên phân đoạn 250bp của đầu C của "insulin-like growth factor (IGF)." Hỗn hợp phản ứng gồm: 100 µl hỗn hợp phản ứng (sử dụng ống eppendorf 200 μl) được đưa vào máy PCR. Quy trình PCR bao gồm các bước sau: Sản phẩm PCR có thể được nhận biết bằng kích thước của chúng qua việc sử dụng sắc ký gel agarose. Sắc ký gel agarose là phương pháp bao gồm việc nhỏ mẫu sản phẩm PCR của DNA vào gel agarose và sau đó chạy điện di trên gel. Kết quả là các đoạn DNA nhỏ hơn sẽ di chuyển nhanh hơn các đoạn lớn qua gel từ cực âm đến cực dương. Kích thước của sản phẩm PCR có thể được xác định bằng việc so sánh với "thang DNA", thang này có chứa các DNA đã biết trước kích thước, cũng nằm trong gel (hình 3). Tối ưu hoá PCR. Do PCR rất nhạy, nên phải tránh ô nhiễm các DNA khác có trong phòng thí nghiệm (vi khuẩn, virus, DNA...). Vì vậy các mẫu DNA, hỗn hợp phản ứng và quy trình DNA, ngoài ra còn có phản ứng phân tích sản phẩm, nên được thực hiện trong một khu vực riêng biệt. Ở giai đoạn chuẩn bị hỗn hợp phản ứng, phải chuẩn bị phòng riêng biệt với đèn UV.
Phản ứng chuỗi polymerase
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2273
Phải sử dụng găng tay sạch cho mỗi bước PCR cũng như thay thế các pipet. Thuốc thử dùng trong PCR phải được chuẩn bị riêng biệt và chỉ được dùng cho mục đích này. Các mẫu phải được giữ riêng biệt với các mẫu DNA khác. Phản ứng có kiểm soát (kiểm soát bên trong), ngoại trừ DNA khuôn mẫu, phải luôn được thực hiện, để kiểm tra sự nhiễm bẩn. Những ứng dụng của PCR. PCR có thể được ứng dụng vào nhiều mục đích đa dạng trong các nghiên cứu và phân tích. Một số ví dụ sẽ được nêu ở dưới. Yếu tố di truyền. Yếu tố di truyền là một kỹ thuật pháp y sử dụng để xác định một người bằng cách so sánh DNA của người đó với mẫu đã có, ví dụ như, mẫu máu thu được từ hiện trường vụ án có thể được so sánh di truyền với mẫu máu của người tình nghi. Có thể chỉ cần một lượng nhỏ DNA thu từ máu, tinh dịch, nước bọt, tóc... Về lý thuyết thì chỉ cần một mạch DNA đơn là đủ. Kiểm tra huyết thống. Mặc dù các kết quả "dấu vân tay" là duy nhất (trừ cặp song sinh giống hệt nhau), mối quan hệ di truyền, ví dụ, cha mẹ và con hoặc anh chị em ruột, có thể được xác định từ hai hoặc nhiều dấu vân tay di truyền, có thể được sử dụng để thử nghiệm quan hệ cha con (Hình 4). Một biến thể của kỹ thuật này cũng có thể được sử dụng để xác định các mối quan hệ tiến hóa giữa các sinh vật. Chẩn đoán bệnh di truyền. Phát hiện các bệnh di truyền trong một gen nhất định là một quá trình lâu dài và khó khăn, có thể được rút ngắn đáng kể bằng cách sử dụng phương pháp PCR. Mỗi gen trong câu hỏi có thể dễ dàng được khuếch đại qua PCR bằng cách sử dụng các loại sơn lót thích hợp và sau đó trình tự để phát hiện đột biến. Bệnh virus, cũng có thể được phát hiện bằng phương pháp PCR thông qua khuếch đại của DNA của virus. Phân tích này là có thể ngay sau khi nhiễm trùng, có thể từ vài ngày đến vài tháng trước khi các triệu chứng thực tế xảy ra. Chẩn đoán sớm như vậy cho các bác sĩ dẫn quan trọng trong điều trị. Tách dòng gene. Nhân bản một gen không nên nhầm lẫn với nhân bản toàn bộ một sinh vật-mô tả quá trình cô lập một gen từ một sinh vật và sau đó chèn nó vào sinh vật khác.
Phản ứng chuỗi polymerase
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2273
PCR thường được sử dụng để khuếch đại gen, mà sau đó có thể được chèn vào một vector (vector là một phương tiện chèn một gen vào cơ thể) như một plasmid (một phân tử DNA vòng) (Hình 5). DNA sau đó có thể được chuyển thành một sinh vật khác nhau, nơi gen và sản phẩm của nó có thể được nghiên cứu chặt chẽ hơn. Thể hiện một gen nhân bản (thể hiện một gen có nghĩa là để sản xuất các protein mà nó xác định sản xuất) cũng có thể là một cách để sản xuất hàng loạt hữu ích ví dụ protein-cho, thuốc men. Gây đột biến điểm. Đột biến là một cách để làm thay đổi trình tự của các nucleotide trong DNA. Có những tình huống trong đó một là quan tâm đến biến đổi (thay đổi) bản sao của một chuỗi DNA nhất định, ví dụ, khi đánh giá các chức năng của một gen hoặc trong ống nghiệm tiến hóa protein. Đột biến có thể được đưa vào trình tự DNA sao chép theo hai cách cơ bản khác nhau trong quá trình PCR. Đột biến trang web hướng cho phép người thử nghiệm để giới thiệu một đột biến tại một địa điểm cụ thể trên sợi DNA. Thông thường, đột biến mong muốn được kết hợp trong các mồi sử dụng cho các chương trình PCR. Đột biến ngẫu nhiên, mặt khác, dựa trên việc sử dụng các polymerase dễ bị lỗi trong quá trình PCR. Trong trường hợp đột biến ngẫu nhiên, vị trí và tính chất của đột biến không thể kiểm soát. Một ứng dụng của đột biến ngẫu nhiên là để phân tích các mối quan hệ cấu trúc chức năng của protein. Bằng cách thay đổi một cách ngẫu nhiên một chuỗi DNA, người ta có thể so sánh các protein kết quả với ban đầu và xác định chức năng của từng phần của protein. Phân tích mẫu DNA cổ. Sử dụng PCR, nó sẽ trở thành có thể phân tích DNA đó là hàng ngàn năm tuổi. Kỹ thuật PCR đã được sử dụng thành công trên động vật, chẳng hạn như một voi ma mút bốn mươi ngàn năm tuổi, và cũng trên DNA của con người, trong các ứng dụng khác nhau, từ việc phân tích các xác ướp Ai Cập đến việc xác định một Sa hoàng Nga. Xác định kiểu gene của các đột biến. Thông qua việc sử dụng PCR cụ thể cho alen, người ta có thể dễ dàng xác định alen nào của một đột biến hoặc đa hình một cá thể có. Ở đây, một trong hai đoạn mồi là phổ biến, và sẽ ủ cách đột biến một đoạn ngắn, trong khi các đoạn mồi khác ủ ngay trên biến thể.
Phản ứng chuỗi polymerase
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2273
Đầu 3 'của đoạn mồi cụ thể dành cho alen được sửa đổi, thành chỉ tổ chức nếu nó phù hợp với một trong các alen. Nếu đột biến được quan tâm là đa hình nucleotide đơn T hoặc C (T / C SNP), thì một phản ứng sẽ sử dụng hai phản ứng, một phản ứng chứa đoạn mồi kết thúc bằng T và phản ứng còn lại kết thúc bằng C. Đoạn mồi chung sẽ giống nhau. Sau khi thực hiện PCR, hai bộ phản ứng này sẽ được thực hiện trên gel agarose, và mô hình dải sẽ cho bạn biết liệu cá thể đó là T đồng hợp tử, đồng hợp tử C hay T / C dị hợp tử. Phương pháp luận này có một số ứng dụng, chẳng hạn như khuếch đại một số kiểu đơn bội nhất định (khi một số alen nhất định ở 2 SNP trở lên xảy ra cùng nhau trên cùng một nhiễm sắc thể [Trạng thái cân bằng liên kết]) hoặc phát hiện nhiễm sắc thể tái tổ hợp và nghiên cứu sự tái tổ hợp cộng sinh. So sánh mức độ biểu hiện của gene. Các nhà nghiên cứu sử dụng phương pháp PCR truyền thống để dự đoán sự thay đổi trong một mẫu gene. Axit Ribonucleic (RNA) là phân tử mà DNA được phiên mã trước khi tạo ra protein, và những sợi RNA giữ các hướng dẫn cho trình tự protein được gọi là RNA thông tin (mRNA). Khi RNA được phân lập, nó có thể được phiên mã ngược trở lại thành DNA (chính xác là DNA bổ sung, được gọi là cDNA), tại thời điểm này, PCR truyền thống có thể được áp dụng để khuếch đại gen, phương pháp này được gọi là RT-PCR. Trong hầu hết các trường hợp, nếu có nhiều vật liệu ban đầu (mRNA) của gen thì trong quá trình PCR sẽ tạo ra nhiều bản sao của gen hơn. Khi sản phẩm của phản ứng PCR được chạy trên gel agarose (xem Hình 3 ở trên), một dải, tương ứng với một gen, sẽ xuất hiện lớn hơn trên gel (lưu ý rằng dải vẫn ở cùng một vị trí so với bậc thang, nó sẽ chỉ xuất hiện béo hơn hoặc sáng hơn). Bằng cách chạy các mẫu cDNA khuếch đại từ các sinh vật được xử lý khác nhau, người ta có thể có được ý tưởng chung về mẫu nào biểu hiện nhiều gen quan tâm hơn. Một phương pháp RT-PCR định lượng đã được phát triển, nó được gọi là Real-Time PCR.
Trần Ngọc Liên
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2274
Trần Ngọc Liên (sinh ngày 25 tháng 3 năm 1960) là nữ diễn viên truyền hình Hồng Kông nổi tiếng vào thập niên 1980. Sự nghiệp. Trần Ngọc Liên bắt đầu sự nghiệp diễn viên vào năm 1977. "Ỷ Thiên Đồ Long Ký" là bộ phim truyền hình đầu tiên cô tham gia. Trong phim này, cô đóng vai Tiểu Chiêu, đóng chung với các diễn viên nổi tiếng lúc bấy giờ như Trịnh Thiếu Thu, Uông Minh Thuyên và Triệu Nhã Chi. Từ năm 1978 đến năm 1983, Trần Ngọc Liên luôn xuất hiện đều đặn trong nhiều phim của TVB như "Phi Ưng Đại Hiệp", "Thập Tam Thái Bảo"... Song sự nghiệp của cô bắt đầu đạt đến đỉnh cao với vai diễn Vương Ngữ Yên trong "Thiên Long Bát Bộ" năm 1982 và vai diễn Tiểu Long Nữ trong "Thần điêu đại hiệp" năm 1983. Cùng với Lưu Đức Hoa trong vai Dương Quá, Trần Ngọc Liên không chỉ trở nên nổi tiếng ở Trung Quốc mà được công chúng ở khắp Đông Nam Á yêu thích. Bộ phim "Thần điêu đại hiệp" cũng được đánh giá là một trong mười tác phẩm truyền hình kinh điển của thập niên 1980. Cô được xem là nữ diễn viên đóng vai Tiểu Long Nữ xuất sắc nhất và đến nay cô vẫn được gọi bằng biệt danh là "Tiểu Long Nữ". Năm 1984, đang trên đỉnh cao danh vọng, Trần Ngọc Liên đột ngột tuyên bố kết hôn với Trần Siêu Võ - một thương gia Hoa kiều, sau đó cô theo chồng định cư tại Mỹ. Trong khoảng thời gian ở New York, cô vẫn thường xuyên trở về Hong Kong và Đài Loan tham gia nhiều bộ phim truyền hình. Năm 1987, TVB quyết định ra mắt bộ phim "Cứu Vãn Cơ Đồ" để kỷ niệm sinh nhật lần thứ 20 của hãng. Bộ phim đã quy tụ dàn diễn viên nổi tiếng như Trần Ngọc Liên, Lương Triều Vỹ, Huỳnh Nhật Hoa, Lưu Thanh Vân, Tăng Hoa Thiên Trần Tú Châu, Âu Dương Chấn Hoa và Ngô Khải Hoa. Vai diễn Dương A Ngũ - Công Chúa Lam Lăng (kết hợp với Lương Triều Vỹ vai Trương Tam Lang) một lần nữa đưa Trần Ngọc Liên tỏa sáng.
Trần Ngọc Liên
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2274
Năm 1992, hôn nhân của Trần Ngọc Liên đổ vỡ, cô quay về Hong Kong tiếp tục đóng các bộ phim truyền hình như "Hào Môn" (ATV), "Nhân vật Phong Vân" (TVB), "Chiếc Lồng Đèn Treo Cao" (Đài Loan), "Yêu Đến Tận Cùng" (TVB - phim ngắn)... Tuy nhiên, dù rất nổi tiếng trên lĩnh vực phim truyền hình nhưng cô lại không thành công trên lĩnh vực phim điện ảnh. Từ năm 2000, Trần Ngọc Liên chỉ xuất hiện tham dự các chương trình từ thiện và một số chương trình của TVB với tư cách là khách mời. Do sự thuyết phục của Lưu Tùng Nhân, năm 2008, cô xuất hiện trở lại trên màn ảnh truyền hình TVB trong bộ phim "Đấu Trí". Năm 2012, cô vào vai Nhĩ Yên trong "Danh Viện Vọng Tộc" và tiếp tục đóng cặp với Lưu Tùng Nhân.
CPU
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2278
CPU viết tắt của chữ Central Processing Unit (tiếng Anh), tạm dịch là Bộ xử lý trung tâm, là mạch điện tử thực hiện các câu lệnh của chương trình máy tính bằng cách thực hiện các phép tính số học, logic, so sánh và các hoạt động nhập/xuất dữ liệu (Input/Output) cơ bản từ mã lệnh được định sẵn trong một máy tính. Thuật ngữ này đã được sử dụng trong ngành công nghiệp máy tính kể từ đầu những năm 1960. Theo truyền thống, thuật ngữ "CPU" chỉ một bộ xử lý, cụ thể là bộ phận xử lý và điều khiển (Control Unit) của nó, phân biệt với những yếu tố cốt lõi khác của một máy tính nằm bên ngoài như bộ nhớ và mạch điều khiển xuất/nhập dữ liệu. Hình thức, thiết kế và thực hiện của CPU đã thay đổi theo tiến trình lịch sử, nhưng hoạt động cơ bản của nó vẫn còn gần như không thay đổi. Thành phần chủ yếu của CPU bao gồm các bộ phận số học logic (ALU) thực hiện phép tính số học và logic, các thanh ghi lưu các tham số để ALU tính toán và lưu trữ các kết quả trả về, và một bộ phận kiểm soát với nhiệm vụ nạp mã lệnh từ bộ nhớ và "thực hiện" chúng bằng cách chỉ đạo các hoạt động phối hợp của ALU, các thanh ghi và các thành phần khác. Hầu hết các CPU hiện đại đều là các vi xử lý và được chứa trên vi mạch (IC) đơn. Một vi mạch có chứa một CPU cũng có thể chứa bộ nhớ, giao diện cho các thiết bị ngoại vi, và các thành phần khác của một máy tính; việc các thiết bị tích hợp như vậy được gọi theo nhiều cách khác nhau: vi điều khiển hoặc hệ thống trên một vi mạch (SoC). Một số máy tính sử dụng một CPU đa nhân là một con chip duy nhất có chứa hai hoặc nhiều CPU được gọi là "lõi"; Trong bối cảnh đó, các chip đơn đôi khi được gọi là"khe cắm"- socket. Mảng vi xử lý và bộ xử lý vector có nhiều bộ xử lý hoạt động song song, không có bộ xử lý nào được coi là trung tâm. Một CPU năm 1971 chỉ có 2.300 bóng bán dẫn (transistor) thì đến năm 2016 đã có tới 7,2 tỉ bóng bán dẫn với 22 nhân nhờ quá trình sản xuất 14 nm (dòng 22-nhân Xeon Broadwell-E5). Hiện nay, công nghệ sản xuất 7 nm và 5 nm đã cho ra đời nhũng CPU mạnh mẽ hơn, tiết kiệm năng lượng hơn. Có thể kể đến AMD Threadripper 3990x với 64 nhân và 128 luồng xử lí. Lịch sử.
CPU
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2278
Lịch sử. Máy tính cổ như ENIAC muốn thực hiện các nhiệm vụ khác nhau thì phải nối lại hoàn toàn các mạch điện, điều này khiến các máy này được gọi là"máy tính có chương trình cố định". Thuật ngữ"CPU"thường được định nghĩa là một thiết bị để chạy phần mềm (chương trình máy tính), các thiết bị đầu tiên mà có thể được gọi là CPU đi kèm với sự ra đời của máy tính có khả năng lưu trữ chương trình. Ý tưởng về một máy tính lưu trữ chương trình đã hiện diện trong thiết kế ENIAC của J. Presper Eckert và John William Mauchly, nhưng đã được bỏ qua ngay từ đầu để nó có thể được hoàn thành sớm hơn. Ngày 30 tháng 6 năm 1945, trước khi ENIAC được tạo ra, nhà toán học John von Neumann công bố bài báo mang tên "First Draft of a Report on the EDVAC". Bài báo là phác thảo của một máy tính chạy chương trình được lưu trữ mà cuối cùng sẽ được hoàn thành vào tháng 8 năm 1949. EDVAC được thiết kế để thực hiện một số lượng nhất định các lệnh khác nhau. Đáng chú ý là các chương trình viết cho EDVAC đã được lưu trữ trong bộ nhớ máy tính có tốc độ cao thay cho hệ thống dây điện vật lý của máy tính. Điều này đã vượt qua một hạn chế nghiêm trọng của ENIAC, đó là thời gian đáng kể và nỗ lực cần thiết để cấu hình lại máy tính để thực hiện một nhiệm vụ mới. Với thiết kế von Neumann, các chương trình mà EDVAC chạy có thể được thay đổi chỉ đơn giản bằng cách thay đổi các nội dung của bộ nhớ. Tuy nhiên, EDVAC không phải là máy tính lưu trữ chương trình đầu tiên; Manchester Small-Scale Experimental Machine,một nguyên mẫu máy tính có lưu trữ một chương trình nhỏ, chạy chương trình đầu tiên của mình vào ngày 21 tháng 6 năm 1948 và Manchester Mark 1 chạy chương trình đầu tiên của mình trong đêm 16-17 tháng 6 năm 1949. Các CPU đời đầu sử dụng các thiết kế tùy chỉnh như là một phần của một máy tính lớn và đôi khi rất khác biệt. Tuy nhiên, phương pháp này thiết kế CPU tùy chỉnh cho một ứng dụng cụ thể đã nhường chỗ cho sự phát triển của bộ vi xử lý đa mục đích sản xuất với số lượng lớn. Tiêu chuẩn này bắt đầu trong thời đại máy tính mainframe sử dụng transistor, máy tính mini và đã nhanh chóng tăng tốc với sự phổ biến của các vi mạch (IC). Các vi mạch đã cho phép CPU ngày càng phức tạp được thiết kế và sản xuất nhỏ đến cỡ nanômét.
CPU
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2278
Hai quy trình thu nhỏ hóa và tiêu chuẩn hóa của CPU đã làm tăng nhanh sự có mặt của các thiết bị kỹ thuật số trong cuộc sống hiện đại vượt xa các ứng dụng hạn chế của máy tính chuyên dụng. Bộ vi xử lý hiện đại xuất hiện trong các thiết bị điện tử khác nhau, từ xe ô tô đến điện thoại di động, và thậm chí cả trong đồ chơi. Trong khi von Neumann thường được ghi công với việc thiết kế của máy tính có khả năng lưu trữ chương trình vì thiết kế EDVAC của ông, và thiết kế này được gọi là kiến trúc von Neumann, những người khác trước ông như Konrad Zuse cũng đã đề xuất và thực hiện những ý tưởng tương tự. Cái gọi là kiến trúc Harvard của Harvard Mark I, được hoàn thiện trước EDVAC, cũng sử dụng một thiết kế được lưu trữ chương trình sử dụng băng giấy đục lỗ thay vì bộ nhớ điện tử. Sự khác biệt cơ bản giữa các kiến trúc von Neumann và Harvard là máy Harvard tách rời việc lưu trữ và xử lý các lệnh CPU và dữ liệu, trong khi máy của von Neumann sử dụng bộ nhớ không gian chung cho cả hai. Hầu hết các CPU hiện đại chủ yếu sử dụng ý tưởng von Neumann trong thiết kế, nhưng CPU với kiến trúc Harvard được xem là tốt, đặc biệt là trong các ứng dụng nhúng; Ví dụ, các vi điều khiển Atmel AVR là các bộ xử lý kiến trúc Harvard. Rơle và đèn điện tử chân không đã được sử dụng phổ biến để làm các thành phần chuyển mạch; một máy tính hữu ích đòi hỏi hàng ngàn hoặc hàng chục ngàn các thiết bị chuyển mạch như vậy. Tốc độ tổng thể của một hệ thống phụ thuộc vào tốc độ của thiết bị chuyển mạch. Máy tính dùng đèn chân không như EDVAC có thời gian sử dụng trung bình tám giờ trước khi nó bị hỏng, trong khi máy tính dùng rơle như Harvard Mark I (chậm hơn, nhưng được tạo ra sớm hơn) rất ít khi hỏng hóc. Cuối cùng, CPU dùng đèn chân không đã trở thành thống trị bởi vì những lợi thế đáng kể về tốc độ của nó đã thắng những vấn đề về độ tin cậy. Hầu hết các CPU đồng bộ ban đầu chạy ở tốc độ thấp hơn so với các thiết kế vi điện tử hiện đại. tần số tín hiệu đồng hồ khác nhau, từ 100 kHz đến 4 MHz rất phổ biến vào thời kỳ này, giới hạn phần lớn bởi tốc độ của các thiết bị chuyển mạch của CPU. Các CPU dùng transistors.