title
stringlengths 1
250
| url
stringlengths 37
44
| text
stringlengths 1
4.81k
|
---|---|---|
Di truyền học | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2044 | Đột biến và chọn lọc các đột biến có lợi giúp các loài tiến hóa và tồn tại tốt hơn trong môi trường của chúng, quá trình này gọi là thích nghi. Những loài mới được tạo thành thông qua quá trình hình thành loài, quá trình thường có nguyên nhân từ cách biệt địa lý dẫn đến những quần thể khác nhau trở nên cách ly về di truyền. Việc ứng dụng các nguyên lý di truyền vào nghiên cứu sinh học quần thể và tiến hóa được xem là thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại.
Khi các trình tự được cách ly và biến đổi trong quá trình tiến hóa, những khác biệt giữa các trình tự có thể được dùng như một đồng hồ phân tử để tính khoảng cách tiến hóa giữa chúng. Những so sánh di truyền nhìn chung được xem như cách thức đúng đắn nhất để mô tả mối liên hệ giữa các loài - một tiến bộ so với việc so sánh các đặc tính kiểu hình vốn dễ nhầm lẫn trước đây. Khoảng cách tiến hóa giữa các loài có thể được kết hợp tạo thành cây tiến hóa - những cây này miêu tả nguồn gốc chung và sự phân hướng của các loài qua thời gian, dù chúng không thể hiện được sự chuyển giao vật liệu di truyền giữa các loài không liên quan với nhau (được biết đến là sự chuyển gen ngang và chủ yếu phổ biến ở vi khuẩn).
Nghiên cứu và công nghệ.
Sinh vật mẫu.
Dù các nhà di truyền học ban đầu nghiên cứu tính di truyền ở đa dạng các loài sinh vật, nhưng sau đó họ bắt đầu nghiên cứu tập trung tính di truyền ở nhóm những sinh vật đặc biệt. Thực tế, những nghiên cứu quan trọng ở một sinh vật nhất định sẽ khuyến khích các nhà nghiên cứu kế tiếp lựa chọn sinh vật đó để phát triển nghiên cứu xa hơn, và như thế cuối cùng chỉ có một số ít sinh vật mẫu đã trở thành cơ sở cho hầu hết các nghiên cứu về di truyền. Các đề tài nghiên cứu di truyền phổ biến trên các sinh vật mẫu gồm có nghiên cứu về điều hòa gen, mối liên quan giữa gen với sự phát triển hình thái và ung thư.
Các sinh vật được lựa chọn, một phần bởi tính thuận tiện: có vòng đời ngắn và dễ dàng thao tác di truyền. |
Di truyền học | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2044 | Những sinh vật mẫu được sử dụng rộng rãi bao gồm: vi khuẩn đường ruột "Escherichia coli", cải "Arabidopsis thaliana", men bánh mỳ "Saccharomyces cerevisiae", giun tròn "Caenorhabditis elegans", ruồi giấm ("Drosophila melanogaster") và chuột nhà ("Mus musculus").
Di truyền y học.
Di truyền y học tìm hiểu xem biến đổi di truyền liên hệ tới sức khỏe và bệnh tật của con người như thế nào. Khi tìm kiếm một gen chưa biết mà có thể liên quan tới một căn bệnh, các nhà nghiên cứu thường sử dụng liên kết gen và sơ đồ phả hệ di truyền để tìm ra vị trí của nó trong bộ gen. Ở cấp độ quần thể, các nhà nghiên cứu lợi dụng sự ngẫu nhiên hóa Mendel ("Mendelian randomization") để tìm ra những vị trí trong bộ gen mà liên đới với căn bệnh, một kỹ thuật đặc biệt hữu ích với những tính trạng đa gen không được xác định rõ ràng bởi một gen đơn lẻ. Khi một gen tương ứng được tìm ra, những nghiên cứu xa hơn sẽ tiếp tục thực hiện với cùng gen đó (được gọi là các gen trực giao) trên những sinh vật mẫu. Bên cạnh nghiên cứu các bệnh di truyền, việc tăng tính hữu hiệu của các kỹ thuật kiểu gen đã đưa đến lĩnh vực di truyền học dược lý—nghiên cứu làm sao kiểu gen có thể tác động lên các phản ứng thuốc.
Dù không di truyền được, ung thư vẫn được công nhận là một căn bệnh di truyền. Quá trình phát triển ung thư của một cơ thể là sự kết hợp của nhiều sự kiện. Các đột biến thỉnh thoảng diễn ra trong các tế bào của cơ thể khi chúng phân chia. Trong khi những đột biến này sẽ không di truyền được sang thế hệ sau, chúng lại có thể tác động lên hoạt động của các tế bào, có khi khiến tế bào phát triển và phân chia nhanh hơn. Có những cơ chế sinh học cố gắng ngăn chặn quá trình này; những tín hiệu được chuyển đi tới những tế bào phân chia không thích hợp và khởi động quá trình "apoptosis" (tế bào chết theo chương trình). Tuy vậy, đôi lúc những đột biến thêm tiếp tục diễn ra làm tế bào không nhận được các tín hiệu. |
Di truyền học | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2044 | Một quá trình chọn lọc tự nhiên xảy ra bên trong cơ thể, và rốt cuộc, đột biến tích lũy trong các tế bào làm đẩy mạnh sự phát triển của chúng, tạo ra khối u ung thư, tiếp tục phát triển và xâm chiếm các mô khác nhau trong cơ thể sinh vật.
Kỹ thuật di truyền.
DNA có thể được thao tác trong phòng thí nghiệm. Các enzym cắt giới hạn là loại enzym thường được sử dụng để cắt DNA thành những chuỗi riêng biệt, tạo ra những đoạn DNA có thể định trước được. Việc sử dụng các enzym gắn cho phép các đoạn này nối lại với nhau, và nối các đoạn DNA từ các nguồn khác nhau; nhờ thế các nhà nghiên cứu có thể tạo ra DNA tái tổ hợp. Thường gắn liền với các sinh vật biến đổi gen, DNA tái tổ hợp thông thường được tạo nên từ các plasmid - những đoạn DNA vòng ngắn chứa đựng một vài gen. Bằng cách chèn plasmid vào vi khuẩn và nuôi các vi khuẩn này trên đĩa thạch agar (để phân lập các dòng tế bào vi khuẩn), những nhà nghiên cứu có thể khuếch đại vô tính các đoạn DNA đã chèn (quá trình được biết đến là tách dòng phân tử).
DNA cũng có thể được khuếch đại nhờ sử dụng một kỹ thuật gọi là phản ứng chuỗi trùng hợp (PCR). Sử dụng những chuỗi DNA ngắn đặc hiệu, PCR có thể phân lập và khuếch đại theo hàm mũ một vùng DNA đã xác định. Bởi khả năng phóng đại kể cả những đoạn cực nhỏ của DNA, PCR thường xuyên được sử dụng để phát hiện sự có mặt của những trình tự DNA cụ thể.
Xác định trình tự DNA và hệ gen học.
Là một trong những kỹ thuật chủ yếu được phát triển để nghiên cứu di truyền học, "xác định trình tự DNA" ("DNA sequencing") cho phép các nhà nghiên cứu xác định trình tự nucleotide trên một đoạn DNA. Phát triển năm 1977 bởi Frederick Sanger và các cộng sự, phương pháp xác định trình tự gián đoạn chuỗi hiện nay là phương pháp được sử dụng thường lệ. Với kỹ thuật này, các nhà khoa học có thể nghiên cứu được những trình tự phân tử liên quan tới nhiều bệnh di truyền ở người.
Khi xác định trình tự đã trở nên đỡ tốn kém hơn, cùng với sự trợ giúp của các công cụ tính toán, những nhà nghiên cứu đã xác định được bộ gen của nhiều sinh vật bằng cách liên kết trình tự của nhiều đoạn khác nhau (quá trình này gọi là "lắp ráp bộ gen" - "genome assembly"). |
Di truyền học | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2044 | Những kỹ thuật trên được sử dụng để xác định bộ gen người, đã được hoàn thiện trong Dự án bản đồ gen người vào năm 2003. Những kỹ thuật xác định trình tự cao năng ("high-throughput") mới đột ngột làm giảm chi phí xác định trình tự DNA, đem tới hy vọng mới cho nhiều nhà nghiên cứu rằng có thể thực hiện được việc này với giá thành chỉ còn 1000 đô la Mỹ.
Thành tựu giải trình tự DNA ngày càng nhiều, kết hợp với các nhu cầu khác của y học, dân tộc học v.v đã thúc đẩy sự hình thành nên hệ gen học ("genomics") - một khoa học liên ngành nghiên cứu về tất cả các gen của bộ gen trong cơ thể, sử dụng các công cụ tính toán để tìm kiếm và phân tích các mô hình trong bộ gen đầy đủ của sinh vật. Hệ gen học có ứng dụng và liên quan nhiều đến tin sinh học, là một bộ môn sử dụng máy tính cùng những thuật toán khác để tập hợp các dữ liệu sinh học cũng như mô phỏng các quá trình sinh học.
Một vài vấn đề xã hội liên quan.
Có nhiều vấn đề về di truyền học liên quan đến xã hội, đang được bàn cãi.
Sự di truyền trí thông minh.
Trí thông minh loài người có mang tính di truyền hay không là một vấn đề được tranh cãi và nghiên cứu kể từ khi di truyền học ra đời cho đến nay và có thể còn tiếp tục kéo dài. Đa số các học giả đồng ý rằng tính di truyền có ảnh hưởng nhất định đến sự thông minh, tuy nhiên ở mức độ nào thì vẫn còn nhiều tranh luận. Sự phức tạp của vấn đề tăng lên khi một số độc giả đưa thêm yếu tố chủng tộc vào. Một số học giả đánh giá di truyền trí thông minh qua chỉ số thông minh (IQ), một số khác cho rằng vấn đề phức tạp hơn nhiều, không thể chỉ đơn thuần căn cứ vào IQ. Thêm vào đó một số người lại cho rằng trí thông minh được di truyền theo mẹ.
Ưu sinh học.
Thuật ngữ ưu sinh học ("eugenics") được nêu ra lần đầu vào năm 1893, với mục tiêu phát triển lĩnh vực "cải thiện giống người". Tuy vậy, sau khi bị Đức Quốc xã lợi dụng vào những năm 1920-1930, ưu sinh học đã không được nhắc tới trong thời gian dài. Người ta phân ra hai hình thức của ưu sinh học:
Hiện nay, một số người cho rằng có thể dùng liệu pháp gen để cải tạo loài người, nhưng chỉ nên tác động ở tế bào soma. |
Di truyền học | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2044 | Việc cải tạo con người hay tạo ra những con người siêu việt vấp phải một số vấn đề đạo đức và nhân chủng học.
Đạo đức sinh học.
Việc phát triển của ngành sinh học nói chung và di truyền học nói riêng đã tạo ra không ít vấn đề về đạo đức sinh học. Một số nhà khoa học đã đề nghị tiến hành trưng cầu dân ý để cấm việc nghiên cứu về di truyền học. Một số khác thì đề nghị cần có những luật lệ rõ ràng để bảo vệ bộ gen người, phù hợp với các quy chuẩn đạo đức của con người. Nhiều vấn đề tâm lý xã hội nảy sinh khi biết rõ bộ gen một người nào đó: nếu họ là những người bình thường nhưng có mang gen bệnh thì vấn đề hôn nhân, sinh đẻ hay xin việc làm của họ sẽ như thế nào.
Sau khi thí nghiệm về nhân bản người được tiến hành tại Mỹ năm 1993, một số nước thuộc Cộng đồng châu Âu đã đưa ra các luật lệ cấm các thí nghiệm dạng này. Một số nhà bảo vệ môi sinh kịch liệt phản đối việc nhân bản người và sinh vật bằng các kỹ thuật di truyền.
UNESCO đã lập ra Ủy ban quốc tế về Đạo đức sinh học nhằm thu nhập các ý kiến xây dựng nên các luật lệ về đạo đức sinh học liên quan đến bộ gen người.
Sinh vật biến đổi di truyền.
Kỹ thuật di truyền tạo ra các sinh vật biến đổi về mặt di truyền (GMO) đã khiến nhiều người quan ngại: liệu các sinh vật này có lấn át, ảnh hưởng xấu tới các dạng sinh vật tự nhiên khác hay tạo ra các dạng bệnh mới do tái tổ hợp với các dạng tự nhiên? Liệu các gen của các sinh vật biến đổi di truyền có gây nguy hiểm cho cơ thể con người hay không? Liệu các thực vật kháng chất diệt cỏ chẳng hạn có khả năng chuyển gen cho cỏ dại hay không. v.v. Trước các lo ngại này, nhiều nước đã xây dựng luật lệ chặt chẽ để kiểm soát các sinh vật GMO.
Khoa học hình sự.
Do mọi mô trong cơ thể đều chứa cấu trúc DNA nguyên vẹn của một cá thể nên khoa học pháp y có thể dựa vào các mẫu sinh học tìm thấy ở hiện trường để xây dựng được hồ sơ di truyền học của cơ thể đó, từ đó giúp xác định thủ phạm hay loại bỏ nghi can vô tội trong một vụ án. |
Di truyền học | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2044 | Ngoài ra, các phép phân tích di truyền cũng cho phép khẳng định hay loại trừ một nghi vấn về quan hệ huyết thống nào đó, chẳng hạn như trong trường hợp xác định cha mẹ của một đứa trẻ bị thất lạc. |
Lĩnh Nam | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2047 | Lĩnh Nam (chữ Hán: 嶺南) là vùng đất phía nam núi Ngũ Lĩnh trong truyền thuyết xưa ở Việt Nam và Trung Quốc. Khu vực này từng được cai trị bởi nước Nam Việt và sau là triều Trưng Vương. |
Hydrocarbon | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2057 | Hydrocarbon là các hợp chất hữu cơ mà phân tử chỉ gồm Carbon và Hydrogen.Chúng lại được chia thành Hydrocarbon no, Hydrocarbon không no, Cycloparaffin và Hydrocarbon thơm.
Hydrocarbon no.
Hydrocarbon no là các Hydrocarbon mà các nguyên tử Carbon trong phân tử của nó liên kết với nhau bằng liên kết đơn. Còn những hóa trị còn lại được bão hòa bởi các nguyên tử hydrogen. Hydrocarbon no bao gồm hai loại: loại thứ nhất là "alkane ("hay còn gọi là "paraffin)" có công thức tổng quát là CnH2n+2 (n≥1) và loại thứ hai là "cycloalkane" với công thức tổng quát CnH2n (n≥3).
Các đồng đẳng của methane có công thức tổng quát CH4(CH2)n; ví dụ C2H6 (ethane), C3H8 (propane), C4H10 (butane)...
Tính chất vật lý.
-Từ 1C đến 4C: thể khí
-Từ 5C-10C: thể lỏng;
-Từ 10C trở lên: thể rắn.
Tính chất hóa học.
Tổng quát: CnH2n+2 + (3n+1)/2 O2 → n CO2 + (n+1)H2O
Phương pháp điều chế.
Ví dụ: C2H4 + H2 ---> C2H6
Hydrocarbon không no.
Hydrocarbon không no là các Hydrocarbon có các liên kết bội (liên kết đôi hoặc liên kết ba) giữa các nguyên tử carbon. Tùy thuộc vào loại liên kết bội mà các Hydrocarbon không no được chia thành các loại sau:
Tính chất hóa học.
Ở điều kiện bình thường, các hydrocarbon ánh sáng và nhiệt độ phản ứng thế với halogen. Phản ứng thế tuân theo quy tắc Markovnikov, theo đó hydro bậc cao hơn sẽ dễ bị thế hơn.
phản ứng trên còn được gọi là phản ứng cháy (oxy hóa hoàn toàn);
Phản ứng trên còn được gọi là phản ứng tách hydro hay phản ứng dehydro hóa.
Phương pháp điều chế.
"a) Khai thác từ dầu mỏ (khí đồng hành), khí tự nhiên qua các phương pháp cracking và chưng cất phân đoạn."
"b) Phương pháp tăng mạch Carbon"
C2H5OH ---> C2H4 + H2O
C2H6 ---> C2H4 +H2
C2H2 -(nhị hợp)--> C4H4
C2H2-(tam hợp)-->C6H6 (điều kiện)
C4H4 -(+ Hydrogen)---> C4H8
Cycloparaffin.
Cycloparaffin là các Hydrocarbon mà phân tử của nó gồm mạch các nguyên tử Carbon khép kín thành vòng.
Cycloparaffin còn được gọi là Polymethylene với công thức chung là CnH2n.
Hydrocarbon thơm.
Hydrocarbon thơm là các Hydrocarbon mà phân tử của chúng có các nhân Benzene - C6H6. |
Hydrocarbon | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2057 | Một số Hydrocarbon thơm khác có cấu trúc phức tạp hơn với một số nhân Benzene được ngưng tụ như Naphthalene-C10H8, Anthracene-C14H10 |
Phản ứng trùng ngưng | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2058 | Phản ứng trùng ngưng là quá trình tổng hợp polymer dựa vào phản ứng của các monomer có chứa những nhóm chất, tạo thành những liên kết mới trong mạch polymer và đồng thời sinh ra hợp chất phụ như nước, HCl...
VD: nNH2 – [CH2]5COOH ---> (–NH – [CH2]5CO–)n + nH2O |
Alcohol | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2059 | Alcohol (còn được gọi là chất rượu), là một hợp chất hữu cơ chứa nhóm -OH gắn vào một nguyên tử carbon mà đến lượt nó lại gắn với một nguyên tử hydrogen hoặc carbon khác.
Trong đời sống thông thường, từ alcohol được hiểu như là những thức uống có chứa cồn (ethanol) hay ethylic alcohol (C2H5OH).
Cấu trúc.
Nhóm chức của rượu là nhóm hydroxyl -OH gắn với carbon lai sp³. Còn gọi là nhóm chức alcohol.
Phân loại.
Có các loại alcohol mạch thẳng và alcohol mạch nhánh, vòng.
- Rượu no:
Ví dụ: CH3-CH2-OH (ethanol), CH3-OH (methanol)...
- Rượu không no:
Ví dụ: CH2=CH-CH2-OH (allyl)...
- Rượu thơm:
Ví dụ: C6H5CH2OH (Benzyl alcohol)...
- Rượu đơn chức:
Ví dụ: CH3-CH2-OH (ethanol), CH3-CH(OH)-CH3 (isopropanol)...
- Rượu đa chức:
Ví dụ: OH-CH2-CH2-OH (ethylene glycol), OH-CH2-CH(OH)-CH2-OH (glycerol)...
Tính chất vật lý và hóa học.
Nhóm hydroxyl làm cho phân tử alcohol phân cực. Nhóm này có thể tạo ra những liên kết hydrogen với nhau hoặc với chất khác. Hai xu hướng hòa tan đối chọi nhau trong các alcohol là: xu hướng của nhóm -OH phân cực tăng tính hòa tan trong nước và xu hướng của chuỗi carbon ngăn cản điều này. Vì vậy, methanol, ethanol và propanol dễ hòa tan trong nước vì nhóm hydroxyl chiếm ưu thế. Butanol hòa tan vừa phải trong nước do sự cân bằng của hai xu hướng. Pentanol và các butanol mạch nhánh hầu như không hòa tan trong nước do sự thắng thế của chuỗi carbon. Vì lực liên kết hóa học cao trong liên kết của alcohol nên chúng có nhiệt độ bốc cháy cao. Vì liên kết hydrogen, alcohol có nhiệt độ sôi cao hơn so với hydrocarbon và ether tương ứng. Mọi alcohol đơn giản đều hòa tan trong các dung môi hữu cơ.
Alcohol còn được coi là những dung môi. Chúng có thể mất proton H+ trong nhóm hydroxyl và vì vậy chúng có tính acid rất yếu: yếu hơn nước (ngoại trừ methanol), nhưng mạnh hơn ammonia (NH4OH hay NH3) hay acetylene (C2H2).
C2H5-OH + Na → C2H5-ONa + H2↑
C2H5-ONa + HCl → C2H5-OH + NaCl
C2H5-ONa + H2O →
C2H5-OH
+ NaOH
Một phản ứng hóa học quan trọng của alcohol là phản ứng thế nucleophile ("nucleophilic substitution"), trong đó một nhóm nucleophile liên kết với nguyên tử carbon được thay thế bởi một nhóm khác.
Đây là một trong các phương pháp tổng hợp alcohol. |
Alcohol | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2059 | Hay:
alcohol bản thân nó là những chất nucleophile, vì vậy chúng có thể phản ứng với nhau trong một số điều kiện nhất định về nhiệt độ, áp suất, môi trường v.v... để tạo thành ether và nước. Chúng cũng có thể phản ứng với các hydroxyl acid (hay hydrohalic acid) để sản xuất hợp chất ester, trong đó este của các acid hữu cơ là quan trọng nhất. Với nhiệt độ cao và môi trường acid (ví dụ H2SO4), alcohol có thể mất nước để tạo thành các alkene. Ngược lại, việc thêm nước vào alkene với xúc tác acid thì tạo thành alcohol nhưng ít được sử dụng để tổng hợp alcohol do tạo thành một hỗn hợp. Một số công nghệ kỹ thuật khác để chuyển alkene thành alcohol có độ tin cậy cao hơn. Ngoài ra, do bản thân ancol có các gốc hydrocarbon nên chúng dễ phản ứng với các amine. Ví dụ như N,N-dimethylaniline được sản xuất bằng cách cho aniline tác dụng với methanol theo tỷ lệ 1:2.
Độc tính.
Ethanol.
Các hình thức thức uống có cồn được sử dụng từ rất lâu trong lịch sử loài người như hội hè, ăn kiêng, y tế, tôn giáo v.v... Việc sử dụng một lượng vừa phải cồn thì không có hại hoặc có thể có lợi cho cơ thể nhưng một lượng lớn cồn có thể dẫn đến tình trạng say rượu hay ngộ độc rượu cấp tính và các tình trạng nguy hiểm cho sức khỏe như: nôn, khó thở do thiếu oxygen, lạnh, đột tử hoặc tình trạng nghiện rượu dẫn đến tổn thương gan, não nếu sử dụng thường xuyên.
Các loại alcohol khác độc hơn ethanol rất nhiều, một phần vì chúng tốn nhiều thời gian hơn để phân hủy cũng như trong quá trình phân hủy chúng tạo ra nhiều chất độc cho cơ thể. Methanol (Cồn công nhiệp) được oxy hóa bởi các enzyme khử hydrogen trong gan tạo ra fomaldehyde (formol) có thể gây mù hoặc tử vong.
Uống nhiều rượu rất có hại với sức khoẻ, người nghiện rượu có thể mắc bệnh suy sinh dưỡng, giảm thị lực...
Methanol.
Methanol (Cồn công nghiệp) là một chất rất độc, chỉ một lượng nhỏ xâm nhập vào cơ thể cũng có thể gây mù lòa, lượng lớn hơn có thể gây tử vong. Có một điều thú vị là để ngăn chặn ngộ độc do dùng nhầm methanol thì người ta cho người bị ngộ độc dùng Ethanol. Ethanol sẽ liên kết với các enzyme khử hydro và ngăn không cho methanol liên kết với các enzyme này
Sử dụng.
Cồn có công dụng trong việc sản xuất thức uống (ethanol). |
Alcohol | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2059 | Lưu ý là phần lớn các loại cồn không thể sử dụng như thức uống vì độc tính (toxicity) của nó hay làm nguồn nhiên liệu (methanol) hoặc dung môi hữu cơ cũng như nguyên liệu cho các sản phẩm khác trong công nghiệp (nước hoa, xà phòng v.v...).
Methanol chủ yếu được dùng để sản xuất Andehit Fomic nguyên liệu cho công nghiệp chất dẻo.
Ethanol dùng để điều chế một số hợp chất hữu cơ như acetic acid, diethyl ether, ethyl acetate...Do có khả năng hòa tan tốt một số hợp chất hữu cơ nên ehtanol được dùng để pha vecni, dược phẩm, nước hoa... Trong đời sống hàng ngày ethanol được dùng để pha chế các loại thức uống với độ alcohol khác nhau.
Sản xuất.
Phần lớn các loại alcohol được sản xuất bằng phương pháp hóa học từ các chất hữu cơ sẵn có trong tự nhiên như dầu mỏ, hơi đốt hoặc than. Trong công nghiệp sản xuất thức uống người ta sử dụng phương pháp khác: lên men hoa quả hoặc ngũ cốc để tạo ra thức uống có chứa cồn (ethanol). Ngoài ra, trong phòng thí nghiệm, nếu chỉ cần một lượng nhỏ, ta có nhiều cách để tạo như:
Cách đặt tên.
Hệ thống hóa tên gọi.
Tên chung cho các loại alcohol thường được lấy theo tên của alkyl và thêm từ alcohol vào sau cộng với hậu tố -ic cuối gốc alkyl. Ví dụ methylic alcohol và ethylic alcohol. Đối với các loại alcohol phức tạp, tên gọi chung phụ thuộc vào vị trí của nhóm chức alcohol trong mạch carbon mà gọi là alcohol bậc nhất, bậc hai hay bậc ba.
Trong hệ thống tên gọi của IUPAC, thì thêm hậu tố -ol vào tên của alkane (bỏ -e ở cuối). Ví dụ methane --> methanol. Trong trường hợp cần thiết thì vị trí của nhóm hydroxyl được thêm vào trước hoặc sau tên gọi. Ví dụ 1-propanol hay propanol-1. Một cách đặt tên khác là thêm tiền tố hydroxy vào tên của alkane: 1-hydroxypropane, 2-hydroxypropane.
Alcohol bậc ba thì thêm tiền tố 3 trước tên của alkyl + ic.
Alcohol với hai nhóm chức hydroxyl được gọi chung là "glycol", ví dụ HO-CH2CH2-OH là ethylene glycol. Tên gọi của nó theo IUPAC là 1,2-ethanediol, "diol" chỉ rằng có hai nhóm hydroxyl, và 1,2 chỉ vị trí liên kết của chúng. Các glycol tương tự (với cả hai nhóm hydroxyl liên kết với một nguyên tử carbon), như 1,1-ethandiol, nói chung là không ổn định. Đối với alcohol có ba hoặc bốn nhóm chức alcohol, sử dụng hậu tố "triol" và "tetraol". |
Nhân Chứng Giê-hô-va | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2061 | Nhân Chứng Giê-hô-va là một tôn giáo mà niềm tin của họ dựa trên Kinh Thánh Ki-tô giáo. Trang web chính thức của họ là JW.ORG.
Tên của tôn giáo này được dựa vào câu Kinh Thánh được ghi trong Ê-sai 43:10-12: "Đức Giê-hô-va phán: Các ngươi là kẻ làm chứng ta, và là đầy tớ ta đã chọn, hầu cho các ngươi được biết và tin ta, và hiểu rằng ta là Chúa! Chẳng có Đức Chúa Trời nào tạo thành trước ta, và cũng chẳng có sau ta nữa. Ấy chính ta, chính ta là Đức Giê-hô-va, ngoài ta không có Cứu Chúa nào khác. Ấy chính ta là Đấng đã rao truyền, đã giải cứu, và đã chỉ bảo, chẳng có thần nào lạ giữa các ngươi. Đức Giê-hô-va phán: Các ngươi đều là người làm chứng, và ta là Đức Chúa Trời!". Họ luôn giữ sự trung lập trong các vấn đề chính trị như Chúa Giê-su đã từ chối không làm vua khi dân Do Thái muốn tôn ngài làm vua.
Giáo lý.
Nhiều giáo lý của tôn giáo này khác biệt với các giáo lý của các giáo phái Ki-tô giáo khác, như họ không công nhận giáo lý Một Chúa Ba Ngôi, Đức Giê-su Ki-tô là Thiên Chúa, hình phạt đời đời trong hỏa ngục, linh hồn bất tử, sau khi chết được lên trời, v.v... Họ chỉ thờ phượng một Đức Chúa Trời có tên là Giê-hô-va. "Vả sự sống đời đời là nhìn biết Cha là Đức Chúa Trời có một và thật cùng Jesus Christ là Đấng Cha đã sai xuống"(Giăng 17:3) Do đó, nhiều tôn giáo khác không công nhận giáo phái này là Ki-tô giáo (những người tin vào Chúa Giê-su Ki-tô). Tháp Canh dựa trên niềm tin và giáo lý nguyên thủy và mở rộng của Charles Taze Russell, thẩm phán Joseph Franklin Rutherford, và những người thừa kế của họ. Họ cho rằng họ mới là môn đồ chân chính của Đấng Ki-tô nên họ có ân phước được Chúa Giê-su soi sáng để hiểu Kinh Thánh, ngoài ra Kinh Thánh để dùng cho việc dạy dỗ nhân loại hiểu biết về Đấng Tạo Hóa chứ không hẳn là một cuốn sách quá huyền bí đến nỗi Thiên Chúa phải che giấu điều gì đó với nhân loại. Giăng 17:21,22. Có người cho rằng: những gì cơ quan quản lý này khi nói về bất cứ đoạn Kinh Thánh rồi tự cho rằng đó là lời giải thích là lời nói cuối cùng thì hoàn toàn sai lầm. |
Nhân Chứng Giê-hô-va | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2061 | (Nhưng những người phản biện điều này có lẽ chưa hiểu một điều đơn giản ví dụ như: Ở một quốc gia thủ tướng mới hiểu biết được chìa khóa bí mật của đất nước, nhưng ông cũng sẵn sàng chia sẻ bí mật đó cho người mà ông tín nhiệm để thực thi nhiệm vụ, cũng vậy khi Chúa Giê-su hiểu được cuộn sách thì các môn đồ ngài tin tưởng cũng sẽ được ngài tỏ lộ).
Nhân Chứng Giê-hô-va giải thích cặn kẽ những lời được các nhà tiên tri viết trong Kinh Thánh, họ tôn trọng Kinh Thánh cả phần Tân ước và Cựu ước, "Cả Kinh Thánh được viết ra bởi sự hướng dẫn của thần khí Đức Chúa Trời..." (II Ti-mô-thê 3:16). Ngoài ra toàn bộ ấn phẩm hợp pháp của họ đều dựa trên Kinh Thánh 100%.
Họ không tham gia chiến tranh dù chịu tù đầy hay khổ sai vì không muốn cầm súng giết đồng loại và những Nhân Chứng Giê-hô-va ở những nước khác
Họ cũng không cho phép truyền và nhận máu, dù nhằm mục đích cứu người, vì họ cho rằng máu là sự sống, và chỉ mình Đức Chúa Trời có quyền trên sự sống.
Phạm vi hoạt động.
Nhân Chứng Giê-hô-va hoạt động rộng khắp trên hơn 230 quốc gia và vùng lãnh thổ, với số bản dịch của các ấn phẩm lên đến hơn 1000 ngôn ngữ. Bản dịch Kinh Thánh chính của họ là bản dịch Thế Giới Mới. Kinh phí hoạt động của họ dựa trên nguyên tắc tự do quyên góp tùy theo khả năng mỗi người, không phân biệt đóng góp nhiều hay ít (II Cô-rinh-tô 8:12, 9:7).
Họ từng trải qua nhiều cuộc bách hại của phát-xít Đức trong các trại tập trung. Những năm gần đây, họ gặt hái nhiều thắng lợi trong các vụ kiện tụng pháp lý tại châu Âu về quyền tự do tín ngưỡng và ngôn luận.
Họ khuyến khích tín đồ đi rao giảng về sự thật trong Kinh Thánh cho mọi người nhưng không ép buộc ai phải làm công việc đó, vì họ cho rằng cả Đức Chúa Trời cũng không hề ép buộc ai cũng phải vâng lời ngài (Ma-thi-ơ 24:14; 28:19,20).
Theo báo cáo của tổ chức này, đến ngày 31 tháng 8 năm 2019, Nhân Chứng Giê-hô-va có 8.683.117 người tham gia tại 240 quốc gia. |
Nhân Chứng Giê-hô-va | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2061 | Hiện nay trụ sở trung ương của họ được đặt tại Warwick, bang New York, Hoa Kỳ và in ấn sách báo dựa trên Kinh Thánh miễn phí và hợp pháp như: Tháp Canh, Tỉnh Thức... |
Ngôn ngữ lập trình | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2063 | Ngôn ngữ lập trình () là ngôn ngữ hình thức bao gồm một tập hợp các lệnh tạo ra nhiều loại đầu ra khác nhau. Ngôn ngữ lập trình được sử dụng trong lập trình máy tính để thực hiện các thuật toán.
Hầu hết các ngôn ngữ lập trình bao gồm các lệnh cho máy tính. Có những máy lập trình sử dụng một tập hợp các lệnh cụ thể, thay vì các ngôn ngữ lập trình chung chung. Kể từ đầu những năm 1800, các chương trình đã được sử dụng để định hướng hoạt động của máy móc như khung dệt Jacquard, hộp nhạc và đàn piano cơ. Các chương trình cho những máy này (chẳng hạn như cuộn giấy của đàn piano) không tạo ra các hành vi khác nhau để đáp ứng với các đầu vào hoặc điều kiện khác nhau.
Hàng nghìn ngôn ngữ lập trình khác nhau đã được tạo ra và nhiều ngôn ngữ lập trình khác đang được tạo ra hàng năm. Nhiều ngôn ngữ lập trình được viết dưới dạng mệnh lệnh (tức là một chuỗi các thao tác phải thực hiện) trong khi các ngôn ngữ khác sử dụng dạng khai báo (tức là kết quả mong muốn được chỉ định chứ không phải cách thức làm ra nó).
Mô tả của một ngôn ngữ lập trình thường được chia thành hai thành phần cú pháp (hình thức) và ngữ nghĩa (ý nghĩa). Một số ngôn ngữ được xác định bởi tài liệu đặc tả (ví dụ: ngôn ngữ lập trình C được chỉ định bởi Tiêu chuẩn ISO) trong khi các ngôn ngữ khác (chẳng hạn như Perl) có cách triển khai chi phối được coi là tham chiếu. Một số ngôn ngữ có cả hai, với ngôn ngữ cơ bản được xác định bởi một tiêu chuẩn và các phần mở rộng được lấy từ việc triển khai chi phối là phổ biến.
Lý thuyết ngôn ngữ lập trình là một lĩnh vực con của khoa học máy tính nghiên cứu về thiết kế, sự thực hiện, phân tích, đặc điểm và phân loại của các ngôn ngữ lập trình.
Định nghĩa.
Ngôn ngữ lập trình là một ký hiệu để viết chương trình, là các đặc tả của một phép tính hoặc thuật toán. Một số tác giả hạn chế thuật ngữ "ngôn ngữ lập trình" đối với những ngôn ngữ có thể thể hiện tất cả các thuật toán có thể. Các đặc điểm thường được coi là quan trọng đối với những gì cấu thành một ngôn ngữ lập trình bao gồm:
Các ngôn ngữ đánh dấu như XML, HTML hoặc troff, xác định dữ liệu có cấu trúc, thường không được coi là ngôn ngữ lập trình. |
Ngôn ngữ lập trình | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2063 | Tuy nhiên, ngôn ngữ lập trình có thể chia sẻ cú pháp với các ngôn ngữ đánh dấu nếu ngữ nghĩa tính toán được xác định. Ví dụ, XSLT là một ngôn ngữ hoàn chỉnh Turing hoàn toàn sử dụng cú pháp XML. Hơn nữa, LaTeX, phần lớn được sử dụng để cấu trúc tài liệu, cũng chứa một tập con hoàn chỉnh Turing.
Thuật ngữ "ngôn ngữ máy tính" đôi khi được sử dụng thay thế cho ngôn ngữ lập trình. Tuy nhiên, cách sử dụng của cả hai thuật ngữ khác nhau giữa các tác giả, bao gồm cả phạm vi chính xác của mỗi thuật ngữ. Một cách sử dụng mô tả các ngôn ngữ lập trình như một tập hợp con của các ngôn ngữ máy tính. Tương tự như vậy, các ngôn ngữ được sử dụng trong máy tính có mục tiêu khác với mục đích thể hiện các chương trình máy tính là các ngôn ngữ máy tính được chỉ định chung. Ví dụ, các ngôn ngữ đánh dấu đôi khi được gọi là ngôn ngữ máy tính để nhấn mạnh rằng chúng không được sử dụng để lập trình.
Một cách sử dụng khác coi ngôn ngữ lập trình là cấu trúc lý thuyết để lập trình máy trừu tượng và ngôn ngữ máy tính là tập hợp con của chúng chạy trên máy tính vật lý có tài nguyên phần cứng hữu hạn. John C. Reynolds nhấn mạnh rằng các ngôn ngữ đặc tả hình thức cũng giống như các ngôn ngữ lập trình giống như các ngôn ngữ dùng để thực thi. Ông cũng lập luận rằng các định dạng đầu vào văn bản và thậm chí đồ họa ảnh hưởng đến hoạt động của máy tính là ngôn ngữ lập trình, mặc dù thực tế là chúng thường không hoàn chỉnh và nhận xét rằng sự thiếu hiểu biết về các khái niệm ngôn ngữ lập trình là lý do dẫn đến nhiều sai sót trong các định dạng đầu vào.
Lịch sử.
Phát triển ban đầu.
Các máy tính rất sơ khai, chẳng hạn như Colossus, được lập trình mà không cần sự trợ giúp của chương trình được lưu trữ, bằng cách sửa đổi mạch điện của chúng hoặc thiết lập các kho các rơ le điều khiển vật lý.
Sau đó một chút, các chương trình có thể được viết bằng ngôn ngữ máy, trong đó lập trình viên viết từng lệnh dưới dạng số mà phần cứng có thể thực thi trực tiếp. Ví dụ: lệnh thêm giá trị vào hai vị trí bộ nhớ có thể bao gồm 3 số: một "mã opcode" chọn thao tác "cộng" và hai vị trí bộ nhớ. |
Ngôn ngữ lập trình | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2063 | Các chương trình, ở dạng thập phân hoặc nhị phân, được đọc từ thẻ đục lỗ, băng giấy, băng từ hoặc được chuyển vào trên các công tắc trên bảng điều khiển phía trước của máy tính. Ngôn ngữ máy sau này được gọi là "ngôn ngữ lập trình thế hệ thứ nhất" (1GL).
Bước tiếp theo là sự phát triển của cái gọi là "ngôn ngữ lập trình thế hệ thứ hai" (2GL) hoặc hợp ngữ, những ngôn ngữ này vẫn được gắn chặt với kiến trúc tập lệnh của máy tính cụ thể. Những điều này phục vụ cho việc làm cho chương trình dễ đọc hơn nhiều và giúp người lập trình giảm bớt các tính toán địa chỉ tẻ nhạt và dễ xảy ra lỗi.
Các "ngôn ngữ lập trình cấp cao" đầu tiên, hoặc "ngôn ngữ lập trình thế hệ thứ ba" (3GL), được viết vào những năm 1950. Một ngôn ngữ lập trình cấp cao ban đầu được thiết kế cho máy tính là Plankalkül, được phát triển cho Z3 của Đức bởi Konrad Zuse từ năm 1943 đến năm 1945. Tuy nhiên, nó đã không được thực hiện cho đến năm 1998 và 2000.
Mã ngắn của John Mauchly, được đề xuất vào năm 1949, là một trong những ngôn ngữ cấp cao đầu tiên từng được phát triển cho máy tính điện tử. Không giống như mã máy, các câu lệnh mã ngắn biểu diễn các biểu thức toán học ở dạng dễ hiểu. Tuy nhiên, chương trình phải được dịch sang mã máy mỗi khi nó chạy, làm cho quá trình chạy chậm hơn nhiều so với chạy mã máy tương đương.
Tại Đại học Manchester, Alick Glennie đã phát triển Autocode vào đầu những năm 1950. Là một ngôn ngữ lập trình, nó sử dụng một trình biên dịch để tự động chuyển đổi ngôn ngữ thành mã máy. Mã và trình biên dịch đầu tiên được phát triển vào năm 1952 cho máy tính Mark 1 tại Đại học Manchester và được coi là ngôn ngữ lập trình cấp cao được biên dịch đầu tiên.
Mã tự động thứ hai được RA Brooker phát triển cho Mark 1 vào năm 1954 và được gọi là "Mã tự động Mark 1". Brooker cũng đã phát triển một mã tự động cho Ferranti Mercury vào những năm 1950 cùng với Đại học Manchester. Phiên bản cho EDSAC 2 được phát minh bởi DF Hartley của Phòng thí nghiệm Toán học Đại học Cambridge vào năm 1961. |
Ngôn ngữ lập trình | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2063 | Được gọi là Mã tự động EDSAC 2, nó là sự phát triển trực tiếp từ Mã tự động của Mercury được điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh địa phương và được chú ý vì khả năng tối ưu hóa mã đối tượng và chẩn đoán ngôn ngữ nguồn đã được cải tiến vào thời điểm đó. Là một chuỗi phát triển hiện đại nhưng riêng biệt, Atlas Autocode được phát triển cho máy Atlas 1 của Đại học Manchester.
Năm 1954, FORTRAN được John Backus phát minh ra tại IBM. Nó là ngôn ngữ lập trình mục đích chung cấp cao đầu tiên được sử dụng rộng rãi để có một triển khai chức năng, thay vì chỉ là một thiết kế trên giấy. Nó vẫn là một ngôn ngữ phổ biến cho tính toán hiệu suất cao và được sử dụng cho các chương trình đánh giá và xếp hạng các siêu máy tính nhanh nhất thế giới.
Một ngôn ngữ lập trình ban đầu khác được phát minh bởi Grace Hopper ở Mỹ, được gọi là FLOW-MATIC. Nó được phát triển cho UNIVAC I tại Remington Rand trong thời gian từ năm 1955 đến năm 1959. Hopper nhận thấy rằng khách hàng xử lý dữ liệu kinh doanh không thoải mái với ký hiệu toán học, và vào đầu năm 1955, bà và nhóm của mình đã viết một đặc tả cho một ngôn ngữ lập trình tiếng Anh và thực hiện một nguyên mẫu. Trình biên dịch FLOW-MATIC được công bố rộng rãi vào đầu năm 1958 và về cơ bản hoàn thành vào năm 1959. FLOW-MATIC có ảnh hưởng lớn trong việc thiết kế COBOL, vì chỉ có nó và hậu duệ trực tiếp của nó là AIMACO được sử dụng thực tế vào thời điểm đó.
Đặc điểm chung của ngôn ngữ lập trình.
Mỗi ngôn ngữ lập trình có thể được xem như là một tập hợp của các chi tiết kỹ thuật chú trọng đến cú pháp, từ vựng, và ý nghĩa của ngôn ngữ.
Những chi tiết kỹ thuật này thường bao gồm:
Đối với các ngôn ngữ phổ biến hoặc có lịch sử lâu dài, người ta thường tổ chức các hội thảo chuẩn hoá nhằm tạo ra và công bố các tiêu chuẩn chính thức cho ngôn ngữ đó, cũng như thảo luận về việc mở rộng, bổ sung cho các tiêu chuẩn trước đó.
Ví dụ: Với ngôn ngữ C++, hội đồng tiêu chuẩn ANSI C++ và ISO C++ đã tổ chức đến 13 cuộc hội thảo để điều chỉnh và nâng cấp ngôn ngữ này. (Xem thêm Comeau.Computing ). Đối với các ngôn ngữ lập trình web như JavaScript, ta có chuẩn ECMA, W3C ().
Các kiểu dữ liệu. |
Ngôn ngữ lập trình | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2063 | Các kiểu dữ liệu.
Một hệ thống đặc thù mà theo đó các dữ liệu được tổ chức sắp xếp trong một chương trình gọi là hệ thống kiểu của ngôn ngữ lập trình. Việc thiết kế và nghiên cứu các hệ thống kiểu được biết như là lý thuyết kiểu.
Nhiều ngôn ngữ định nghĩa sẵn các kiểu dữ liệu thông dụng như:
Ví dụ: trong C/C++, kiểu số nguyên thông dụng có tên là codice_4 và chiếm 4 byte trong hầu hết trình dịch 32-bit; kiểu chuỗi là một dãy các codice_2, với ký tự codice_6 (hay codice_7) ở vị trí chuỗi kết thúc – dãy có thể dài hơn chuỗi nó lưu trữ.
Ngôn ngữ có kiểu tĩnh là ngôn ngữ xác định trước kiểu cho tất cả dữ liệu được khai báo trong mã nguồn tại thời điểm dịch. Các giá trị của biến chỉ có thể ở một/một số kiểu cụ thể nào đó và ta chỉ có thể thực hiện một số thao tác nhất định trên chúng.
Ví dụ: trong C, ta không thể dùng phép tính + trên kiểu dữ liệu codice_3 (tức là codice_9 hay codice_10).
Hầu hết các ngôn ngữ có kiểu tĩnh thông dụng như C, C++, Java, D, Delphi, và C# đều đòi hỏi người lập trình kê khai rõ ràng kiểu của dữ liệu. Những người ủng hộ việc này cho rằng nó sẽ giúp ngôn ngữ rõ ràng hơn.
Các ngôn ngữ có kiểu tĩnh lại được chia ra thành hai loại:
Các ngôn ngữ có kiểu động là ngôn ngữ mà các kiểu chỉ được gán lên các dữ liệu trong thời gian chương trình được thực thi. Điều này có mặt lợi là người lập trình không cần phải xác định kiểu đữ liệu nào hết, đồng thời có thêm lợi thế là có thể gán nhiều hơn một kiểu dữ liệu lên các biến. Tuy nhiên, vì ngôn ngữ có kiểu động xem tất cả các vai trò của dữ liệu trong chương trình là có thể chuyển hóa được, do vậy các phép toán không đúng (như là cộng các tên, hay là xếp thứ tự các số theo thứ tự đánh vần) sẽ không tạo ra các lỗi cho đến lúc nó được thi hành—mặc dù vẫn có một số cài đặt cung cấp vài dạng kiểm soát tĩnh cho các lỗi hiển nhiên.Ví dụ của các ngôn ngữ này là Objective-C, Lisp, JavaScript, Tcl, Prolog, Python và Ruby.
Các ngôn ngữ có kiểu mạnh không cho phép dùng các giá trị của kiểu này như là một kiểu khác. Chúng rất chặt chẽ trong việc phát hiện sự dùng sai kiểu. |
Ngôn ngữ lập trình | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2063 | Việc phát hiện này sẽ xảy ra ở thời gian thi hành ("run-time") đối với các ngôn ngữ có kiểu động và xảy ra ở thời gian dịch đối với các ngôn ngữ có kiểu tĩnh.ADA, Java, ML và Oberon là các ví dụ của ngôn ngữ có kiểu mạnh.
Ngược lại, ngôn ngữ có kiểu yếu không quá khắt khe trong các quy tắc về kiểu hoặc cho phép một cơ chế tường minh để xử lý các vi phạm. Thường nó cho phép hành xử các biểu hiện chưa được định nghĩa trước, các vi phạm về sự phân đoạn ("segmentation"), hay là các biểu hiện không an toàn khác khi mà các kiểu bị gán giá trị một cách không đúng.C, ASM, C++, Tcl và Lua là các ví dụ của ngôn ngữ có kiểu yếu.
Lưu ý:
Cấu trúc của dữ liệu.
Hầu hết các ngôn ngữ đều cung cấp các cách thức để lắp ráp các cấu trúc dữ liệu phức tạp từ các kiểu sẵn có và để liên kết các tên với các kiểu mới kết hợp (dùng các kiểu mảng, danh sách, hàng đợi, ngăn xếp hay tập tin).
Các ngôn ngữ hướng đối tượng cho phép lập trình viên định nghĩa các kiểu dữ liệu mới gọi là đối tượng. trong nội bộ các đối tượng đó có riêng các hàm và các biến (và thường được gọi theo thứ tự là các "phương thức" và các "thuộc tính"). Một chương trình có định nghĩa các đối tượng sẽ cho phép các đối tượng đó thực thi như là các chương trình con độc lập nhưng lại tương tác nhau. Các tương tác này có thể được thiết kế trong lúc viết mã để mô hình hóa và mô phỏng theo đời sống thật của các đối tượng. Nói một cách đơn giản, các ngôn ngữ hướng đối tượng đã được cho thêm "sức sống" để có riêng những tính năng hoạt động và tương tác với thế giới bên ngoài. Ngoài ra, các đối tượng còn có thêm các đặc tính như là thừa kế và đa hình. Điều này là một ưu thế trong việc dùng ngôn ngữ loại này để mô tả các đối tượng của thế giới thực.
Các mệnh lệnh và dòng điều khiển.
Khi dữ liệu đã được định rõ, máy tính phải được chỉ thị làm thế nào để tiến hành các phép toán trên dữ liệu đó. Những mệnh đề cơ bản có thể được cấu trúc thông qua việc sử dụng các từ khóa (đã được định nghĩa bởi ngôn ngữ lập trình) hoặc là có thể tạo thành từ việc dùng và kết hợp các cấu trúc ngữ pháp hay cú pháp đã được định nghĩa. Những mệnh đề cơ bản này gọi là các câu lệnh. |
Ngôn ngữ lập trình | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2063 | Tùy theo ngôn ngữ, các câu lệnh có thể được kết hợp với nhau theo trật tự nào đó. Điều này cho phép thiết lập được các chương trình thực hiện được nhiều chức năng. Xa hơn, ngoài các câu lệnh để thay đổi và điều chỉnh dữ liệu, còn có những kiểu câu lệnh dùng để điều khiển dòng xử lý của máy tính như là phân nhánh, định nghĩa bởi nhiều trường hợp, vòng lặp, hay kết hợp các chức năng. Đây là các thành tố không thể thiếu của một ngôn ngữ lập trình.
Các tên và các tham số.
Muốn cho chương trình thi hành được thì phải có phương pháp xác định được các vùng trống của bộ nhớ để làm kho chứa dữ liệu. Phương pháp được biết nhiều nhất là thông qua tên của các biến. Tùy theo ngôn ngữ, các vùng trống gián tiếp có thể bao gồm các tham chiếu, mà thật ra, chúng là các con trỏ ("pointer") chỉ đến những vùng chứa khác của bộ nhớ, được cài đặt trong các biến hay nhóm các biến. Phương pháp này gọi là "đặt tên kho nhớ".
Tương tự với phương pháp đặt tên kho nhớ, là phương pháp "đặt tên những nhóm của các chỉ thị". Trong hầu hết các ngôn ngữ lập trình, đều có cho phép gọi đến các macro hay các chương trình con như là các câu lệnh để thi hành nội dung mô tả trong các macro hay chương trình con này thông qua tên. Việc dùng tên như thế này cho phép các chương trình đạt tới một sự linh hoạt cao và có giá trị lớn trong việc tái sử dụng mã nguồn (vì người viết mã không cần phải lặp lại những đoạn mã giống nhau mà chỉ việc định nghĩa các macro hay các chương trình con.)
Các tham chiếu gián tiếp đến các chương trình khả dụng hay các bộ phận dữ liệu đã được xác định từ trước cho phép nhiều ngôn ngữ định hướng ứng dụng tích hợp được các thao tác khác nhau.
Cơ chế tham khảo và việc tái sử dụng mã nguồn.
Mỗi ngôn ngữ lập trình đều có một bộ các cú pháp quy định việc lập trình sao cho mã nguồn được thực thi. Theo đó, mỗi nhà sản xuất ngôn ngữ lập trình sẽ cung cấp một bộ các cấu trúc ngữ pháp cho các câu lệnh, một khối lượng lớn các từ vựng quy ước được định nghĩa từ trước, và một số lượng các thủ tục hay hàm cơ bản. Ngoài ra, để giúp lập trình viên dễ dàng sử dụng, nhà sản xuất còn phải cung cấp các tài liệu tra cứu về đặc tính của ngôn ngữ mà họ phát hành. |
Ngôn ngữ lập trình | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2063 | Những tài liệu tra cứu này bao gồm hầu hết các đặc tả, tính chất, các tên (hay từ khoá) mặc định, phương pháp sử dụng, và nhiều khi là các mã nguồn để làm ví dụ. Do sự không thống nhất trong các ý kiến về việc thiết kế và sử dụng từng ngôn ngữ nên có thể xảy ra trường hợp mã nguồn của cùng một ngôn ngữ chạy được cho phần mềm dịch này nhưng không tương thích được với phần mềm dịch khác. Ví dụ là các mã nguồn C viết cho Microsoft C (phiên bản 6.0) có thể không chạy được khi dùng trình dịch Borland (phiên bản 4.5) nếu không biết cách thức điều chỉnh. Đây cũng là nguyên do của các kỳ hội nghị chuẩn hóa ngôn ngữ lập trình. Ngoài công việc chính là phát triển ngôn ngữ đặc thù, hội nghị còn tìm cách thống nhất hóa ngôn ngữ bằng cách đưa ra các tiêu chuẩn, các khuyến cáo thay đổi về ngôn ngữ trong tương lai hay các đổi mới về cú pháp của ngôn ngữ.
Những đổi mới về tiêu chuẩn của một ngôn ngữ mặt khác lại có thể gây ra các hiệu ứng phụ. Đó là việc mã nguồn của một ngôn ngữ dùng trong phiên bản cũ không tương thích được với phần mềm dịch dùng tiêu chuẩn mới hơn. Đây cũng là một việc cần lưu tâm cho những người lập trình. Trường hợp điển hình nhất là việc thay đổi phiên bản về ngôn ngữ Visual Basic của Microsoft. Các mã nguồn của phiên bản 6.0 có thể sẽ không dịch được nếu dùng phiên bản mới hơn. Lý do là nhà thiết kế đã thay đổi kiến trúc của VisualBasic để nâng cao và cung cấp thêm các chức năng mới về lập trình theo định hướng đối tượng cho ngôn ngữ này.
Thay vào việc tái sử dụng mã nguồn thì cũng có các hướng phát triển khác nhằm tiết kiệm công sức cho người lập trình mà hai hướng chính là:
Triết lý của các thiết kế.
Tùy theo mục đích của ngôn ngữ mà chúng được thiết kế để tạo điều kiện giải quyết những vấn đề mà ngôn ngữ đó hướng tới. Những chức năng này làm cho một ngôn ngữ có thể tiện lợi để dùng phát triển loại phần mềm này nhưng có thể khó để phát triển loại phần mềm khác.
Hầu hết các ngôn ngữ đòi hỏi sự chính xác cao về mặt cú pháp. Các ngôn ngữ không cho phép có lỗi. Mặc dù vậy, một số ít ngôn ngữ cũng cho phép tự điều chỉnh trong một mức độ khá cao, khi đó chương trình tự viết lại để xử lý những trường hợp mới. |
Ngôn ngữ lập trình | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2063 | Các ngôn ngữ như Prolog, PostScript và các thành viên trong họ ngôn ngữ Lisp có khả năng này. Trong ngôn ngữ MUMPS, kỹ thuật này gọi là tái biên dịch động. Các phần mềm mô phỏng và nhiều máy ảo ("virtual machine") khai thác kỹ thuật này để có hiệu suất cao.
Một yếu tố liên quan đến triết lý thiết kế là có một số ngôn ngữ vì muốn tạo sự dễ dàng cho người mới dùng, đã không phân biệt việc viết chữ hoa hay không. Pascal và Basic là hai ngôn ngữ không phân biệt việc một ký tự có viết hoa hay không, trái lại trong C/C++, Java, PHP, Perl, BASH đều bắt buộc phải bảo đảm việc viết đúng y hệt như lúc khai báo cho các tên.
Các thành tố căn bản của một ngôn ngữ.
Các dạng câu lệnh.
Câu lệnh là một thành tố quan trọng nhất của mọi ngôn ngữ lập trình. Tùy theo ngôn ngữ các câu lệnh đều phải tuân theo các trật tự sắp xếp của các từ khóa, tham số, biến và các định danh khác như các macro, hàm, thủ tục cũng như các quy ước khác. Tập hợp trật tự và quy tắc đó tạo thành cú pháp của ngôn ngữ lập trình. Các dạng câu lệnh bao gồm
Lưu ý: để hiểu rõ hơn và sử dụng thuần thục các dạng câu lệnh thì người lập trình nên tham khảo các tài liệu giảng giải riêng về từng ngôn ngữ.
Chương trình con và macro.
Trong một số ngôn ngữ, người ta lại phân biệt thành 2 kiểu chương trình con:
Tuy nhiên, trong nhiều ngôn ngữ khác như C chẳng hạn thì không có sự phân biệt này và chỉ có một khái niệm hàm. Để mô tả các hàm không trả về giá trị (tương đương với khái niệm thủ tục) thì người ta có thể gán cho kiểu dữ liệu của hàm đó là codice_34.
Lưu ý: trong các ngôn ngữ hướng đối tượng, mỗi một đối tượng hay một thực thể ("instance"), tùy theo quan điểm, có thể được xem là một chương trình con hay một biến vì bản thân nội tại của thực thể đó có chứa các phương thức và cả các dữ liệu có thể trả lời cho các lệnh gọi từ bên ngoài.
Các điểm khác nhau quan trọng giữa một chương trình con và một macro bao gồm:
Biến, hằng, tham số, và đối số.
Các tham số giống biến ở chỗ chúng thường có kiểu xác định. Bên trong chương trình con, hay macro, các tham số thường đóng vai trò của hằng nhưng trong nhiều trường hợp khác chúng vẫn có thể hoạt động như các biến và điều này cũng phụ thuộc vào các đặc tính của mỗi ngôn ngữ. |
Ngôn ngữ lập trình | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2063 | Nếu nhìn toàn bộ chương trình như một hàm lớn thì tham số của hàm này gọi là tham số của chương trình và các tham số của chương trình này có thể tương tác với các chương trình khác và ngược lại. Một cách đơn giản thì tham số là các dữ liệu truyền đi giữa các chương trình hay các hàm, thủ tục hay macro.
Từ vựng quy ước.
Từ vựng quy ước là những dãy các ký tự hay ký hiệu (thường tạo thành các chữ có ý nghĩa) nối nhau và được một ngôn ngữ cho sử dụng như là tên, giá trị hay một luật nào đó. Người viết mã nên tránh sử dụng các từ quy ước này vào việc đặt tên (cho các biến, hàm, hay các đối tượng khác) để tránh không gây ra các lỗi dạng "ambiguity" (nghĩa là từ dùng có nhiều nghĩa khiến cho phần mềm dịch không biết phải chọn cách nào). Tuy nhiên, tuỳ theo từng trường hợp mà một tên mới đặt ra trùng với các tên đã quy định có được chấp nhận hay không và việc chấp nhận này sẽ có hiệu ứng phụ gì.
Thí dụ
Từ khóa.
Từ khóa trong ngôn ngữ lập trình là các từ hay ký hiệu mà đã được ngôn ngữ đó gán cho một ý nghĩa xác định. Người lập trình sẽ không được phép dùng lại các từ khóa này dưới một ý nghĩa khác. Thường các từ khóa này được ngôn ngữ xác định dùng trong các kiểu dữ liệu cơ bản hay trong các dòng điều khiển. Ví dụ một số từ khóa trong C và C++: codice_38
Các tên chuẩn hay tên cho trước.
Ngoài các từ khóa, một ngôn ngữ lập trình còn có khối lượng khá lớn các tên đã được định nghĩa hay được gán cho các ý nghĩa chuyên biệt gọi là các tên chuẩn. Các tên này có thể được dùng lại cho một ý nghĩa khác tùy theo người viết mã. Trong nhiều trường hợp sẽ phải có một cơ chế gọi để phân biệt là người lập trình muốn ám chỉ các tên đã bị tái dụng này dưới ý nghĩa nguyên thủy hay dưới ý nghĩa mới. Thường các tên được phép định nghĩa lại nằm trong hai loại chính là:
Ví dụ
Các ký hiệu.
Trong mỗi ngôn ngữ đều cung cấp một hệ thống ký hiệu hay ký tự có ý nghĩa riêng. Tùy theo ngôn ngữ mà các ký hiệu này được phép định nghĩa lại hay không. Những ký hiệu được dùng trong hai trường hợp thường thấy nhất là
Ví dụ:
Các luật cấm và ngoại lệ. |
Ngôn ngữ lập trình | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2063 | Mỗi ngôn ngữ, do hạn chế của môi trường và bản thân ngôn ngữ cũng như do mục tiêu sử dụng, có thể có một số luật cấm mà người lập trình không thể vi phạm. Những luật cấm này có thể có những cách xử lý khác nhau như là:
Các loại lỗi về ngôn ngữ khi lập trình thường xảy ra là
Các thành tố đặc trưng của ngôn ngữ OOP.
OOP là chữ viết tắt của "Object Oriented Programming" có nghĩa là Lập trình hướng đối tượng được phát minh năm 1965 bởi Ole-Johan Dahl và Kristen Nygaard trong ngôn ngữ Simula. So với phương pháp lập trình cổ điển, thì triết lý chính bên trong loại ngôn ngữ loại này là để tái dụng các khối mã nguồn và cung ứng cho các khối này một khả năng mới: chúng có thể có các hàm (gọi là các phương thức) và các dữ liệu (gọi là thuộc tính) nội tại. Khối mã như vậy được gọi là đối tượng. Các đối tượng thì độc lập với môi trường và có khả năng trả lời với yêu cầu bên ngoài tùy theo thiết kế của người lập trình. Với cách xây dựng này, mỗi đối tượng sẽ tương đương với một chương trình riêng có nhiều đặc tính mới mà quan trọng nhất là tính đa hình, tính đóng, tính trừu tượng và tính thừa kế.
Thừa kế.
Đây là đặc tính cho phép tạo các đối tượng mới từ đối tượng ban đầu và lại có thể có thêm những đặc tính riêng mà đối tượng ban đầu không có. Cơ chế này cho phép người lập trình có thể tái sử dụng mã nguồn cũ và phát triển mã nguồn mới bằng cách tạo ra các đối tượng mới thừa kế đối tượng ban đầu.
Đa hình.
Tính đa hình được thể hiện trong lập trình hướng đối tượng rất đặc biệt. Người lập trình có thể định nghĩa một thuộc tính (chẳng hạn thông qua tên của các phương thức) cho một loạt các đối tượng gần nhau nhưng khi thi hành thì dùng cùng một tên gọi mà sự thi hành của mỗi đối tượng sẽ tự động xảy ra tương ứng theo từng đối tượng không bị nhầm lẫn.
Trừu tượng.
Đặc tính này cho phép xác định một đối tượng trừu tượng, nghĩa là đối tượng đó có thể có một số đặc điểm chung cho nhiều đối tượng nhưng bản thân đối tượng này có thể không có các biện pháp thi hành.
Đóng gói. |
Ngôn ngữ lập trình | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2063 | Đóng gói.
Tính đóng gói ở đây dược hiểu là các dữ liệu (thuộc tính) và các hàm (phương thức) bên trong của mỗi đối tượng sẽ không cho phép người gọi dùng hay thay đổi một cách tự do mà chỉ có thể tương tác với đối tượng đó qua các phương thức được người lập trình cho phép. Tính đóng gói ở đây có thể so sánh với khái niệm "hộp đen", nghĩa là người ta có thể thấy các hành vi của đối tượng tùy theo yêu cầu của môi trường nhưng lại không thể biết được bộ máy bên trong thi hành ra sao.
Một số thành tố thường thấy khác của một ngôn ngữ lập trình hiện đại.
Nhiều ngôn ngữ lập trình hiện đại, nhất là các ngôn ngữ viết cho Windows, thường có cung cấp thêm một số lượng rất lớn các thư viện bao gồm nhiều hàm để hỗ trợ giao diện người dùng và các thiết bị đầu cuối.
Giao diện đồ họa.
Các ngôn ngữ chuẩn thường không đề cập tới sự cung cấp thư viện giúp cho việc thiết lập giao diện đồ họa ("graphic interface"). Nhưng hầu hết trong các ngôn ngữ hiện đại mà nhà sản xuất cung cấp cho các hệ điều hành đều có thêm thư viện các hàm và các biến toàn cục có thể dùng để nhanh chóng viết mã có giao diện phù hợp.
Điều khiển theo sự kiện.
Tương tự trên, triết lý đằng sau của việc điều khiển theo sự kiện là để hỗ trợ cho việc đồng bộ sử dụng cùng lúc nhiều thiết bị đầu cuối như là chuột, bàn phím, máy in... Việc nhận một mệnh lệnh từ chuột hay từ bàn phím phải được lập tức đồng bộ và thay đổi giao diện tức thời để cập nhật hoá.
Thời gian thực.
Bản thân một ngôn ngữ sẽ không nói rõ là có hỗ trợ cho tính năng này hay không. Phản ứng và cập nhật dữ liệu theo thời gian thực là một hướng phát triển nhằm đáp ứng các nhu cầu đồng bộ hoá nhanh dữ liệu mà chúng có thể chia sẻ cho nhiều nơi hay là để thỏa mãn nhu cầu cần thiết đồng bộ hóa dữ liệu của các dịch vụ (ngân hàng, hàng không và quân sự chẳng hạn).
Hỗ trợ hệ điều hành.
Ngoài các hỗ trợ cho các giao diện thì ngày nay hầu hết các hệ điều hành (Linux/UNIX, Netware và Windows) đều có khả năng đa luồng ("multithreading") hay đa nhiệm ("multitasking"). Những khả năng này nâng cao hiệu quả của máy tính. Các ngôn ngữ, do đó thường có thêm các hàm, thủ tục hay các biến cho phép người lập trình tận dụng chúng. |
Ngôn ngữ lập trình | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2063 | Việc viết mã cho kiến trúc đa luồng và đa nhiệm không đơn giản như viết mã cho các hệ thống thông thường. Người lập trình ngoài kỹ năng viết mã, còn phải luyện tập cách xử lý và đồng bộ nhiều thao tác được thi hành đồng thời trong một chương trình mà không gây ra ách tắc hay vi phạm các nguyên tắc quản lý bộ nhớ hay các quy tắc lập trình theo đa luồng hay đa nhiệm.
Lưu ý: Hầu hết các hệ điều hành hỗ trợ kiến trúc đa luồng hay đa nhiệm đều có khả năng thực thi những chương trình được tạo ra từ mã viết theo kiểu thông thường mà không đá động tới các chức năng đa luồng hay đa nhiệm. Điểm khác nhau là khi không dùng tới các ưu điểm đa luồng hay đa nhiệm thì chương trình đó sẽ không tận dụng được ưu thế phần cứng và phần mềm hỗ trợ (thường thì chương trình đó chạy chậm hơn).
Phương ngữ và hiện thực.
Một "phương ngữ" () của một ngôn ngữ lập trình hay ngôn ngữ trao đổi dữ liệu là một biến thể (tương đổi nhỏ) hay phần mở rộng của ngôn ngữ đó mà không làm thay đổi bản chất bên trong của nó. |
Tổng sản lượng quốc gia | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2077 | GNP (viết tắt cho "Gross National Product" bằng tiếng Anh) tức Tổng sản lượng quốc gia hay Tổng sản phẩm quốc gia là một chỉ tiêu kinh tế đánh giá sự phát triển kinh tế của một đất nước, nó được tính là tổng giá trị bằng tiền của các sản phẩm cuối cùng và dịch vụ mà công dân của một nước làm ra trong một khoảng thời gian nào đó, thông thường là một năm tài chính, không kể làm ra ở đâu (trong hay ngoài nước).
Sản phẩm cuối cùng là hàng hóa được tiêu thụ cuối cùng bởi những người tiêu dùng chứ không phải là những sản phẩm được sử dụng như là sản phẩm trung gian trong sản xuất những sản phẩm khác. Ví dụ, một chiếc ô tô bán cho người tiêu dùng là một sản phẩm cuối cùng; các thành phần như lốp được bán cho nhà sản xuất ô tô là sản phẩm trung gian (a). Cũng chiếc lốp đó, nếu bán cho người tiêu dùng thì nó lại là sản phẩm cuối cùng (b). Chỉ có sản phẩm cuối cùng mới được tính trong thu nhập quốc gia, do việc đưa cả sản phẩm trung gian vào sẽ dẫn tới việc tính kép làm tăng ảo giá trị thực sự của thu nhập quốc gia. Ví dụ, trong trường hợp (a) của chiếc lốp, giá trị của nó đã được tính khi nó được nhà sản xuất lốp bán cho nhà sản xuất ô tô và sau đó một lần nữa được tính trong giá trị chiếc ô tô khi nhà sản xuất ô tô bán cho người tiêu dùng.
Người ta chỉ tính những sản phẩm được sản xuất mới. Việc kinh doanh những hàng hóa đã tồn tại trước đó, chẳng hạn ô tô cũ, không được tính, do những mặt hàng như vậy không tham gia vào việc sản xuất của các sản phẩm mới.
Thu nhập được tính như là một phần của GNP, phụ thuộc vào ai là chủ sở hữu các yếu tố sản xuất chứ không phải là việc sản xuất diễn ra ở đâu. Ví dụ, một nhà máy sản xuất ô tô do chủ sở hữu là công dân Mỹ đầu tư tại Việt Nam thì lợi nhuận sau thuế từ nhà máy sẽ được tính là một phần của GNP của Mỹ chứ không phải của Việt Nam bởi vì vốn sử dụng trong sản xuất (nhà xưởng, máy móc, v.v.) là thuộc sở hữu của người Mỹ. Lương của công nhân người Việt là một phần của GNP của Việt Nam, trong khi lương của công nhân Mỹ làm việc tại đó là một phần của GNP của Mỹ.
Công thức tính.
Công thức tính tổng sản phẩm quốc gia dưới đây dựa trên cơ sở tiếp cận từ khái niệm chi tiêu.
GNP = C + I + G + (X - M) + NR
GNP hay GNI. |
Tổng sản lượng quốc gia | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2077 | GNI là từ viết tắt trong tiếng Anh của "Gross National Income", tức Tổng thu nhập quốc gia hay Tổng thu nhập quốc dân. Giá trị của nó tương đương với giá trị của GNP. Tuy nhiên, người ta phân biệt chúng, do cách thức tiếp cận vấn đề là dựa trên các cơ sở khác nhau. GNP dựa trên cơ sở sản xuất ra sản phẩm mới, còn GNI dựa trên cơ sở thu nhập của công dân. Điều này là quan trọng để tiếp cận các khái niệm NNP và NNI. Khi đó phải tính đến khấu hao và các loại thuế gián tiếp, và NNI sẽ luôn luôn nhỏ hơn NNP một lượng bằng giá trị của thuế gián tiếp. |
GDP (định hướng) | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2078 | GDP là từ viết tắt trong tiếng Anh để chỉ:
Trong tiếng Việt thì GDP thường được sử dụng theo nghĩa đầu tiên trong các tài liệu, sách vở và báo chí. |
Tiệp | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2092 | Tiệp có thể chỉ đến: |
Hà Lan | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2093 | Hà Lan hay Hòa Lan ( ) là một quốc gia tại Tây Âu. Đây là quốc gia cấu thành chủ yếu của Vương quốc Hà Lan, và còn bao gồm ba lãnh thổ đảo tại Caribe (Bonaire, Sint Eustatius và Saba). Phần thuộc châu Âu của Hà Lan gồm có 12 tỉnh, giáp với Đức về phía đông, Bỉ về phía nam, và biển Bắc về phía tây bắc; có biên giới hàng hải với Bỉ, Anh và Đức. Năm thành phố lớn nhất của Hà Lan là Amsterdam, Rotterdam, Den Haag (La Haye), Utrecht và Eindhoven. Amsterdam là thành phố thủ đô, song trụ sở của nghị viện và chính phủ đặt tại Den Haag. Cảng Rotterdam là cảng lớn nhất châu Âu và là cảng lớn nhất bên ngoài Đông Á.
Hà Lan có địa hình thấp và bằng phẳng, chỉ có khoảng 50% diện tích đất nằm cao hơn 1 m so với mực nước biển. Hầu hết diện tích dưới mực nước biển là đất cải tạo. Từ cuối thế kỷ XVI, nhiều khu vực rộng lớn được cải tạo từ biển và hồ, chúng chiếm gần 17% diện tích đất hiện nay của quốc gia. Hà Lan có mật độ dân số trên 400 người/km², nếu không tính mặt nước thì sẽ hơn 500 người/km², thuộc vào hàng các quốc gia có mật độ dân số dày đặc nhất thế giới. Tuy vậy, Hà Lan là quốc gia xuất khẩu nông sản và thực phẩm lớn thứ nhì thế giới, chỉ sau Hoa Kỳ. Hà Lan là quốc gia thứ ba trên thế giới có các đại biểu được bầu cử để kiểm soát hành động của chính phủ; quốc gia này có thể chế dân chủ nghị viện và quân chủ lập hiến từ năm 1848. Hà Lan có lịch sử lâu dài về khoan dung xã hội và thường được nhìn nhận là một quốc gia tự do, Hà Lan đã hợp pháp hoá mại dâm, an tử và hôn nhân đồng giới.
Hà Lan là một thành viên sáng lập của Liên minh châu Âu, Khu vực đồng euro, G-10, NATO, OECD và WTO, nằm trong Khu vực Schengen và Liên minh Benelux. Hà Lan là nơi đặt trụ sở của năm toà án quốc tế như Tòa án Trọng tài thường trực và Tòa án Công lý Quốc tế, trong đó có bốn toà án đặt tại Den Haag, do đó thành phố này được mệnh danh là "thủ đô pháp luật thế giới." Hà Lan đứng thứ hai trong chỉ số tự do báo chí năm 2016 của Phóng viên không biên giới. Hà Lan có nền kinh tế hỗn hợp dựa trên thị trường, đứng thứ 17 về chỉ số tự do kinh tế năm 2013. |
Hà Lan | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2093 | Hà Lan có GDP PPP bình quân cao thứ 13 thế giới vào năm 2016 theo số liệu của IMF. Năm 2017, Báo cáo Hạnh phúc thế giới của Liên Hợp Quốc xếp Hà Lan đứng thứ sáu, phản ánh chất lượng sinh hoạt cao tại đây. Hà Lan là một nhà nước phúc lợi hào phóng, cung cấp chăm sóc y tế phổ quát, giáo dục công cộng và hạ tầng tốt, và nhiều phúc lợi xã hội.
Từ nguyên.
Tên gọi "Hà Lan" trong tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Trung. Trước đó, toàn thể "Hà Lan" (Nederland) thường được gọi bằng định danh có từ lâu trước đó là "Holland" (nghĩa là đất rừng). Bằng tiếng Trung, "Ho-lland" được người Trung Quốc phiên âm là "Hé lán" và viết bằng chữ Hán là 荷蘭 (Hà Lan) hoặc 和蘭 (Hòa Lan). Hiện nay "Hà Lan" (荷蘭) được dùng phổ biến hơn ở cả tiếng Việt và tiếng Trung. Một cách gọi khác mà sách giáo khoa Lịch sử lớp 8 và lớp 10 sử dụng là "Nê-đéc-lan", phiên âm trực tiếp từ "Nederland". Từ 下蘭 ("Hạ Lan") có thể được dùng là dịch trực tiếp từ ""Nederland" hay "Netherlands"" có nghĩa là "Vùng đất thấp".
Tuy nhiên, "Holland" theo ý nghĩa nghiêm ngặt thì thuật ngữ này chỉ nói đến Noord-Holland và Zuid-Holland, là hai trong số 12 tỉnh của quốc gia này, chúng vốn là một tỉnh duy nhất và trước đó là Bá quốc Holland. Bá quốc Holland ban đầu là của người Frisia, xuất hiện sau khi giải thể Vương quốc Frisia, về sau nó trở thành lãnh địa quan trọng nhất về kinh tế và chính trị tại Các Vùng đất thấp ("Nederlanden"). Điều này cùng với tầm quan trọng của Holland trong việc hình thành Cộng hoà Hà Lan, Chiến tranh Tám mươi Năm và Chiến tranh Anh-Hà Lan trong các thế kỷ XVI, XVII và XVIII, khiến Holland đại diện cho toàn thể quốc gia, song hiện nay được nhìn nhận là không chính xác, không chính thức, hoặc đôi khi là lăng nhục, tuỳ theo ngữ cảnh, song vẫn được sử dụng rộng rãi như khi đề cập đến đội tuyển bóng đá quốc gia.
Khu vực được gọi là Các Vùng đất thấp (Nederlanden, gồm Bỉ, Hà Lan và Luxembourg) và quốc gia Hà Lan (Nederland) tương đồng về địa danh học. |
Hà Lan | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2093 | Các địa danh có "Neder", "Nieder", "Nether" và "Nedre" (trong các ngôn ngữ German) và "Bas" hay "Inferior" (trong các ngôn ngữ Roman) được sử dụng trong các địa điểm trên khắp châu Âu. Chúng thỉnh thoảng được sử dụng trong một quan hệ chỉ thị với một vùng đất cao hơn. Trong trường hợp Các Vùng đất thấp / Hà Lan, vị trí địa lý của vùng "hạ" ít nhiều nằm tại hạ lưu và gần biển. Tuy nhiên, vị trí địa lý của vùng cao hơn thì thay đổi lớn theo thời gian. Người La Mã phân chia giữa các tỉnh Hạ Germania (nay thuộc Bỉ và Hà Lan) tại hạ lưu và Thượng Germania (nay là một phần của Đức). Việc định danh "hạ" ám chỉ đến khu vực có từ thế kỷ X với Công quốc Hạ Lorraine, bao trùm phần lớn Các Vùng đất thấp.
Các công tước Bourgogne cai trị Các Vùng đất thấp vào thế kỷ XV, sử dụng thuật ngữ les pays de par deçàvùng đất ở trên đây cho Các Vùng đất thấp, tương phản với les pays de par delà~ vùng đất ngoài kia cho quê hương của họ: Bourgogne tại trung-đông nước Pháp hiện nay. Dưới quyền Nhà Habsburg, "Les pays de par deçà" phát triển thành "pays d'embas"vùng đất dưới đây, một từ mang tính chỉ thị liên quan đến các lãnh địa khác của gia tộc này tại châu Âu. Nó được dịch thành Neder-landen trong các văn bản chính thức tiếng Hà Lan đương đại. Theo một quan điểm khu vực, "Niderlant" cũng là khu vực giữa sông Meuse và hạ du sông Rhine vào hậu kỳ Trung cổ. Khu vực được gọi là "Oberland" (vùng đất cao) trong bối cảnh chỉ thị này được cho là bắt đầu ở khoảng chừng Köln nằm gần đó.
Từ giữa thế kỷ XVI trở đi, "Các Vùng đất thấp"Nederlanden và "Hà Lan"Nederland mất ý nghĩa chỉ thị ban đầu của chúng, và là những tên gọi được sử dụng phổ biến nhất. Chiến tranh Tám mươi năm (1568–1648) phân chia Các Vùng đất thấp thành Cộng hoà Hà Lan độc lập tại miền bắc (Latinh hoá là Belgica Foederata, "Nederland liên hiệp", nhà nước tiền thân của Hà Lan) và Miền nam Các Vùng đất thấp do Tây Ban Nha kiểm soát (Latinh hoá thành "Belgica Regia", "Nederland hoàng gia", nhà nước tiền thân của Bỉ). Các Vùng đất thấp ngày nay là một định danh gồm có Hà Lan, Bỉ và Luxembourg, song trong hầu hết các ngôn ngữ Roman, thuật ngữ "Các Vùng đất thấp" được sử dụng dành riêng cho Hà Lan. |
Hà Lan | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2093 | Trong tiếng Anh, Hà Lan được viết là ""The Netherlands" (danh từ số nhiều), còn tính từ sở hữu viết là "Dutch"" thì lại là dạng "biến hóa từ" của "Deutsch" chỉ chung các dân tộc Đức từ thời xa xưa
Lịch sử.
Sơ khởi.
Dấu tích loài người cổ nhất (Neanderthal) được phát hiện trên vùng đất cao gần Maastricht, được cho là có niên đại 250.000 năm trước. Đến khi kết thúc kỷ băng hà, những người du cư thuộc văn hoá Hamburg (khoảng 13.000–10.000 TCN) thời đồ đá cũ cuối muộn tiến hành săn bắn tuần lộc trong khu vực bằng giáo, đến văn hoá Ahrensburg (khoảng 11.200–9.500 TCN) thì dùng cung tên. Xuồng cổ nhất trên thế giới được phát hiện tại Drenthe, của các bộ lạc có vẻ thuộc về văn hoá Maglemosia (khoảng 8000 TCN) thời đồ đá giữa.
Từ năm 800 TCN trở đi, văn hoá Hallstatt của người Celt thuộc thời đồ sắt trở nên có ảnh hưởng, thay thế văn hoá Hilversum (1800–800 TCN). Quặng sắt trở thành một thước đo thịnh vượng, và hiện diện khắp khu vực, bao gồm cả quặng sắt nâu. Những người thợ rèn qua lại giữa các khu dân cư và mang theo đồng điếu và sắt để chế tạo công cụ theo yêu cầu. Vorstengraf (mộ của quốc vương) tại Oss (700 TCN) được phát hiện trong một gò mộ, có kích cỡ lớn nhất trong thể loại này tại Tây Âu và có chứa một thanh kiếm sắt được dát vàng và san hô.
Khí hậu xấu đi tại Scandinavia vào khoảng năm 850 TCN, và tệ hơn nữa vào khoảng năm 650 TCN, điều này có thể đã khiến các bộ lạc German di cư từ phía bắc. Đến khi cuộc di cư này hoàn tất vào khoảng năm 250 TCN, đã nổi bật lên một vài nhóm văn hoá và ngôn ngữ nói chung. Người Ingaevones hay German Biển Bắc cư trú tại phần phía bắc của Các vùng đất thấp, sau đó họ phát triển thành người Frisii và người Sachsen (Saksen) ban đầu. Một nhóm thứ nhì gọi là người German Weser-Rhine (hay Istvaeones) bành trướng dọc trung du sông Rhine (Rijn) và Weser, và cư trú tại Các vùng đất thấp phía nam các sông lớn. Nhóm này gồm các bộ lạc cuối cùng phát triển thành người Frank Salia. Ngoài ra người Celt thuộc văn hoá La Tène (khoảng 450 TCN đến khi La Mã chinh phục) bành trướng trên một phạm vi rộng, bao gồm khu vực phía nam của Các vùng đất thấp. |
Hà Lan | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2093 | Một số học giả suy đoán rằng một bản sắc dân tộc và ngôn ngữ thứ ba, ngoài German và Celt, từng tồn tại trong khu vực cho đến thời La Mã, là văn hoá Nordwestblock thời đồ sắt, cuối cùng bị hấp thụ vào người Celt tại phía nam và các dân tộc German đến từ phía đông.
Trong Chiến tranh Gallia, khu vực phía nam và phía tây sông Rhine bị quân La Mã (Roma) chinh phục dưới quyền Julius Caesar từ 57 TCN đến 53 TCN. Julius Caesar miêu tả hai bộ lạc Celt chính sống tại khu vực nay là miền nam Hà Lan là Menapii và Eburones. Sông Rhine trở thành biên giới phía bắc của La Mã vào khoảng năm 12. Các thị trấn đáng chú ý xuất hiện dọc biên giới giữa La Mã và người German: Nijmegen và Voorburg. Trong giai đoạn đầu của tỉnh Gallia Belgica thuộc La Mã, khu vực phía nam biên giới trở thành bộ phận của tỉnh Germania Inferior. Khu vực phía bắc sông Rhine là nơi cư trú của người Frisii, nằm ngoài quyền cai trị của La Mã, trong khi các bộ lạc German là Batavi và Cananefates phục vụ trong kỵ binh La Mã. Người Batavi khởi nghĩa chống La Mã vào năm 69, song cuối cùng thất bại. Người Batavi sau đó hợp nhất với các bộ lạc khác thành bang liên người Frank Salia, có bản sắc xuất hiện vào nửa đầu của thế kỷ III. Người Frank Salia xuất hiện trong các văn bản La Mã với vai trò là đồng minh cũng như đối thủ. Trước áp lực từ bang liên của người Sachsen từ phía đông, họ chuyển qua sông Rhine vào lãnh thổ La Mã trong thế kỷ IV, từ căn cứ mới tại West-Vlaanderen và tây nam Hà Lan họ tập kích eo biển Manche. Quân La Mã bình định khu vực, song không trục xuất người Frank, và đến thời kỳ Julianus (358), người Frank Salia được cho phép định cư với tư cách "foederati" (phiên quốc) tại Toxandria. Sau khi điều kiện khí hậu xấu đi và người La Mã triệt thoát, người Frisii biến mất khỏi miền bắc Hà Lan, có lẽ bị buộc phải tái định cư trong lãnh thổ La Mã với tên gọi "laeti" vào khoảng 296. Vùng đất ven biển phần lớn vẫn không có người ở trong hai trăm năm sau.
Sơ kỳ trung cổ (411–1000).
Sau khi chính quyền La Mã trong khu vực bị sụp đổ, người Frank bành trướng lãnh thổ thành nhiều vương quốc. Đến thập niên 490, Clovis I chinh phục và thống nhất toàn bộ các lãnh thổ này tại miền nam Hà Lan trong Vương quốc Frank, và từ đó tiếp tục các cuộc chinh phục đến Gaule (Pháp). |
Hà Lan | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2093 | Trong cuộc bành trướng này, nhóm người Frank di cư về phía nam cuối cùng tiếp nhận tiếng Latinh thông tục của cư dân địa phương. Nhóm người Frank ở lại quê hương tại phía bắc (tức miền nam Hà Lan và Vlaanderen) duy trì nói tiếng Frank cổ, đến thế kỷ IX tiến hoá thành tiếng Hạ Franconia cổ hoặc tiếng Hà Lan cổ. Xuất hiện biên giới giữa khu vực nói tiếng Hà Lan và nói tiếng Pháp.
Về phía bắc của người Frank, điều kiện khí hậu tại bờ biển được cải thiện, và trong giai đoạn Di cư các vùng đất bị bỏ hoang lại có người định cư, hầu hết là người Sachsen song cũng có các nhóm liên hệ mật thiết với họ là người Angle, người Jute và người Frisii cổ. Nhiều người chuyển sang Anh và được gọi là người Anglo-Saxon, song những người ở lại được gọi là người Frisia và ngôn ngữ của họ được gọi là tiếng Frisia, đặt theo vùng đất từng có người Frisii cư trú. Tiếng Frisia được nói dọc toàn bộ bờ biển phía nam biển Bắc, và vẫn là ngôn ngữ có liên hệ mật thiết nhất với tiếng Anh trong số các ngôn ngữ còn tồn tại trên lục địa châu Âu. Đến thế kỷ VII, Vương quốc Frisia (650–734) xuất hiện với trung tâm quyền lực là Utrecht, còn Dorestad là một điểm giao thương phồn thịnh. Từ năm 600 đến khoảng năm 719, các thành phố thường là chiến trường giữa người Frisia và người Frank. Trong trận Boarn vào năm 734, người Frisia bị đánh bại sau một loạt cuộc chiến. Được người Frank chấp thuận, nhà truyền giáo người Anglo-Saxon Willibrord cải đạo Cơ Đốc cho người Frisia.
Đế quốc Caroling của người Frank mô phỏng Đế quốc La Mã và kiểm soát phần lớn Tây Âu. Tuy nhiên, đến năm 843 nó phân chia thành ba bộ phận là Đông Frank, Trung Frank và Tây Frank. Hầu hết lãnh thổ Hà Lan ngày nay là bộ phận của Trung Frank, song đây là một vương quốc yếu và phải hứng chịu nhiều nỗ lực phân chia và sáp nhập của các láng giềng mạnh hơn. Trung Frank gồm các lãnh thổ từ Frisia tại phía bắc đến Vương quốc Ý tại phía nam. Khoảng năm 850, Lotharius I của Trung Frank thừa nhận một người Viking là Rorik của Dorestad là người cai trị hầu hết Frisia. Đến khi Trung Frank bị phân chia vào năm 855, vùng đất phía bắc dãy Alpes được giao cho Lotharius II rồi được đặt tên là Lotharingia. |
Hà Lan | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2093 | Sau khi ông mất vào năm 869, Lotharingia bị phân chia thành Thượng Lotharingia và Hạ Lotharingia, Hạ Lotharingia gồm Các vùng đất thấp và về danh nghĩa trở thành bộ phận của Đông Frank vào năm 870, song trên thực tế nó nằm dưới quyền kiểm soát của người Viking, họ đột kích các thị trấn của người Frisia và Frank trên bờ biển Frisia và dọc các con sông. Các cuộc tấn công của người Viking khiến quyền thống trị của các lãnh chúa Pháp và Đức trong khu vực bị suy yếu. Kháng cự người Viking đến từ giới quý tộc địa phương, họ đạt được tầm vóc nhất định và đặt cơ sở cho việc giải thể Hạ Lotharingia thành các nhà nước bán độc lập. Một trong số các quý tộc địa phương này là Gerolf xứ Holland, ông đảm nhận quyền lãnh chúa tại Frisia sau khi ông giúp ám sát Godfrid, và quyền cai trị của người Viking kết thúc.
Trung kỳ Trung cổ (1000–1384).
Đế quốc La Mã Thần thánh (nhà nước kế thừa của Đông Frank và sau đó là Lotharingia) cai trị hầu hết vùng đất thấp trong thế kỷ X và XI, song không thể duy trì thống nhất chính trị. Các quý tộc có quyền lực tại địa phương đưa thành phố, bá quốc hoặc công quốc của họ thành các vương quốc cá nhân, ít có nhận thức về nghĩa vụ với hoàng đế. Holland, Hainaut, Vlaanderen, Gelre, Brabant và Utrecht ở trong tình trạng hầu như chiến tranh liên miên hoặc thành lập các liên minh cá nhân. Ngôn ngữ và văn hoá của hầu hết cư dân sống tại Bá quốc Holland ban đầu là của người Frisia. Do người Frank từ Vlaanderen và Brabant đến định cư, kết quả là khu vực nhanh chóng chuyển sang nói tiếng Hạ Franconia cổ (hay tiếng Hà Lan cổ). Phần còn lại của Frisia tại phía bắc (nay là Friesland và Groningen) tiếp tục duy trì độc lập của họ và có các thể chế riêng cũng như tức giận với việc áp đặt hệ thống phong kiến.
Khoảng năm 1000, do một số bước phát triển về nông nghiệp, kinh tế khu vực bắt đầu phát triển với nhịp độ nhanh, và năng suất cao hơn cho phép người lao động canh tác thêm đất đai hoặc trở thành thương nhân. Các thị trấn phát triển quanh các tu viện và thành trì, và một giai cấp trung lưu làm nghề buôn bán bắt đầu phát triển trong các khu vực đô thị này, đặc biệt là tại Vlaanderen và sau đó là Brabant. Các thành phố giàu có bắt đầu mua các đặc quyền nhất định cho mình từ quân chủ. |
Hà Lan | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2093 | Trong thực tiễn, điều này có nghĩa là Brugge và Antwerpen trở thành các nước cộng hoà bán độc lập có quyền lợi riêng và sau đó phát triển thành những thành phố và cảng quan trọng hàng đầu tại châu Âu.
Khoảng năm 1100, các nông dân từ Vlaanderen và Utrecht bắt đầu tiến hành tiêu nước và canh tác các vùng đất đầm lầy không có người ở tại miền tây Hà Lan, khiến Bá quốc Holland trở thành trung tâm quyền lực. Tước hiệu Bá tước Holland là vấn đề tranh chấp trong các cuộc chiến tranh Lưỡi câu và Cá tuyết () từ năm 1350 đến năm 1490. Phe Cá tuyết gồm các thành phố thịnh vượng hơn, còn phe Lưỡi câu gồm giới quý tộc bảo thủ. Các quý tộc này mời Công tước Philip III của Bourgogne – là người đồng thời giữ tước hiệu Bá tước xứ Vlaanderen – đến chinh phục Holland.
Hà Lan thuộc Bourgogne và Habsburg (1384–1581).
Hầu hết các thái ấp của Đế quốc La Mã Thần thánh và Pháp tại khu vực nay là Hà Lan và Bỉ thống nhất trong một liên minh cá nhân dưới quyền Philip III của Bourgogne vào năm 1433. Gia tộc Valois-Bourgogne và gia tộc Habsburg kế thừa họ cai trị Các vùng đất thấp trong giai đoạn từ năm 1384 đến năm 1581. Trước thời Bourgogne, người Hà Lan nhận dạng bản thân thông qua thị trấn họ sống hoặc công quốc hay bá quốc địa phương của họ. Trong giai đoạn Bourgogne, con đường hướng đến tính dân tộc bắt đầu. Những người cai trị mới bảo vệ các lợi ích mậu dịch của Hà Lan, ngành này sau đó phát triển nhanh chóng. Các hạm đội của Bá quốc Holland từng vài lần đánh bại hạm đội của Liên minh Hanse. Amsterdam phát triển và đến thế kỷ XV trở thành cảng giao thương chủ yếu tại châu Âu đối với lương thực từ vùng Baltic. Amsterdam phân phối lương thực đến các thành phố chính của Bỉ, miền bắc Pháp, và Anh. Hoạt động giao dịch này mang tính sống còn do Hà Lan không còn có thể sản xuất đủ lương thực để đáp ứng nhu cầu nội địa. Việc tiêu nước khiến than bùn tại các vùng đất ngập nước trước kia giảm xuống mức quá thấp để duy trì tiêu nước. |
Hà Lan | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2093 | Dưới quyền Karl V của Gia tộc Habsburg, là người cũng cai trị Đế quốc La Mã Thần thánh và là Quốc vương Tây Ban Nha, toàn bộ các thái ấp tại khu vực Hà Lan ngày nay thống nhất trong Mười bảy tỉnh, lãnh địa này cũng bao gồm hầu hết Bỉ và Luxembourg ngày nay, cũng như một số vùng đất lân cận nay thuộc Pháp và Đức. Năm 1568, Chiến tranh Tám mươi Năm giữa Mười bảy tỉnh và quân chủ Tây Ban Nha Felipe II của họ bắt đầu. Đến năm 1579, phần phía bắc của Mười bảy tỉnh thành lập Liên minh Utrecht, họ cam kết trợ giúp lẫn nhau trong việc phòng thủ chống quân Tây Ban Nha. Liên hiệp Utrecht được nhìn nhận là nền tảng của Hà Lan hiện đại. Năm 1581, các tỉnh miền bắc thông qua tuyên bố độc lập, theo đó các tỉnh chính thức phế truất Felipe II của Tây Ban Nha khỏi tư cách quân chủ cai trị tại các tỉnh miền bắc. Felipe II không để cho người Hà Lan thành công dễ dàng, và chiến tranh tiếp tục cho đến năm 1648, khi Tây Ban Nha dưới quyền Quốc vương Felipe IV công nhận độc lập của bảy tỉnh phía bắc trong Hoà ước Münster. Tuy nhiên, một bộ phận của các tỉnh miền nam cũng trở thành thuộc địa trên thực tế của quốc gia mới này.
Cộng hoà Hà Lan (1581–1795).
Sau khi tuyên bố độc lập, các tỉnh Holland, Zeeland, Groningen, Friesland, Utrecht, Overijssel và Gelderland hình thành một bang liên. Toàn bộ các công quốc, lãnh địa và bá quốc này đều có quyền tự trị và có chính phủ riêng. Staten-Generaal là chính phủ bang liên, đặt tại Den Haag và gồm đại biểu từ các tỉnh. Khu vực Drenthe có dân cư thưa thớt cũng là bộ phận của nước cộng hoà, song không được xem là một tỉnh. Ngoài ra, nước cộng hoà chiếm giữ một số vùng đất từng thuộc Vlaanderen, Brabant và Limburg trong Chiến tranh Tám mươi Năm, chúng được gọi là các Vùng đất chung (Generaliteitslanden). Cư dân các Vùng đất chung chủ yếu là tín đồ Công giáo La Mã, các khu vực này không có một cấu trúc chính phủ của mình, và được sử dụng làm một vùng đệm giữa nước Cộng hoà Hà Lan và lãnh thổ Miền nam Các vùng đất thấp do Tây Ban Nha kiểm soát.
Trong Thời kỳ hoàng kim Hà Lan, kéo dài trong phần lớn thế kỷ XVII, Đế quốc Hà Lan phát triển thành một trong các cường quốc hàng hải và kinh tế chủ yếu của thế giới. |
Hà Lan | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2093 | Khoa học, quân sự và nghệ thuật (đặc biệt là hội họa) Hà Lan nằm trong nhóm được tôn vinh nhất thế giới. Đến năm 1650, Hà Lan sở hữu 16.000 thương thuyền. Công ty Đông Ấn Hà Lan và Công ty Tây Ấn Hà Lan thành lập các thuộc địa và trạm mậu dịch trên khắp thế giới. Người Hà Lan định cư tại Bắc Mỹ từ khi thành lập Tân Amsterdam tại phần phía nam của đảo Manhattan vào năm 1614. Người Hà Lan lập thuộc địa Cape tại Nam Phi vào năm 1652, lập thuộc địa Suriname tại Nam Mỹ, lập thuộc địa Đông Ấn Hà Lan (nay là Indonesia) tại châu Á, và sở hữu trạm mậu dịch với phương Tây duy nhất tại Nhật Bản là Dejima.
Nhiều sử gia kinh tế đánh giá Hà Lan là quốc gia tư bản hoàn thiện đầu tiên trên thế giới. Tại châu Âu thời cận đại, Hà Lan có thành phố mậu dịch giàu có nhất (Amsterdam) và sàn chứng khoán toàn thời gian đầu tiên. Óc sáng táo của các thương nhân dẫn đến xuất hiện các quỹ bảo hiểm và hưu trí, cũng như các hiện tượng kinh tế như chu kỳ bùng nổ-phá sản, bong bóng lạm phát tài sản, hội chứng hoa tulip 1636–1637, và nhà đầu cơ giá xuống đầu tiên trên thế giới là Isaac le Maire, ông làm giảm giá bằng cách bán phá giá cổ phiếu để rồi sau đó mua lại với giá thấp hơn. Năm 1672 – trong lịch sử Hà Lan được gọi là Rampjaar (năm thảm hoạ) – Cộng hoà Hà Lan đồng thời tham chiến với Pháp, Anh và ba giáo phận Đức. Trên biển, người Hà Lan ngăn chặn thành công hải quân của Anh và Pháp tiến vào bờ biển phía tây. Tuy nhiên, trên bộ Hà Lan gần như bị chiếm lĩnh trước các đội quân Pháp và Đức đến từ phía đông. Người Hà Lan đảo ngược tình thế bằng cách làm ngập nhiều phần của Holland, song không bao giờ có thể khôi phục vinh quanh như trước đó. Hà Lan lâm vào tình trạng suy thoái về tổng thể trong thế kỷ XVIII, khi họ phải cạnh tranh về kinh tế với Anh, và trong nước thì diễn ra kình địch trường kỳ giữa hai phái chủ yếu trong xã hội là thế lực cộng hoà ("Staatsgezinden") và những người ủng hộ stadhouder (quốc trưởng) là thân vương xứ Oranje ("Prinsgezinden").
Cộng hoà Batavia và vương quốc (1795–1890). |
Hà Lan | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2093 | Cộng hoà Batavia và vương quốc (1795–1890).
Nhờ ủng hộ quân sự của nước Pháp cách mạng, những người theo chế độ cộng hoà tại Hà Lan tuyên bố thành lập Cộng hoà Batavia, mô phỏng theo Cộng hoà Pháp và khiến Hà Lan trở thành một nhà nước đơn nhất vào ngày 19 tháng 1 năm 1795. Stadhouder (quốc trưởng) là Willem V xứ Oranje đào thoát sang Anh. Tuy nhiên, từ năm 1806 đến năm 1810, nhà nước bù nhìn Vương quốc Hà Lan (Holland) được Napoléon Bonaparte lập ra và giao cho em trai ông là Louis Bonaparte cai quản để kiểm soát Hà Lan hiệu quả hơn. Tuy nhiên, Louis Bonaparte cố gắng phục vụ lợi ích của Hà Lan thay vì của anh trai mình, và bị buộc phải thoái vị vào ngày 1 tháng 7 năm 1810. Hoàng đế Napoléon phái một đội quân đến và Hà Lan trở thành một bộ phận của Đế quốc Pháp cho đến mùa thu năm 1813 sau khi Napoléon thất bại trong trận Leipzig.
Willem Frederik là con trai của stadhouder cuối cùng, ông trở về Hà Lan vào năm 1813 và xưng là thân vương chủ quyền của Hà Lan. Hai năm sau, Đại hội Wien sáp nhập miền nam các Vùng đất thấp vào Hà Lan nhằm tạo ra một quốc gia mạnh trên biên giới phía bắc của Pháp. Willem Frederik đưa nước Hà Lan thống nhất này thành một vương quốc và xưng là Quốc vương Willem I. Ngoài ra, Willem I kế thừa chức Đại công tước Luxembourg trong vụ trao đổi với các tài sản của ông tại Đức. Tuy nhiên, miền nam các Vùng đất thấp đã tách biệt về văn hoá với miền bắc từ năm 1581, và họ tiến hành khởi nghĩa. Miền nam giành độc lập vào năm 1830 với quốc hiệu là Bỉ (được Hà Lan công nhận vào năm 1839), còn liên minh cá nhân giữa Hà Lan và Luxembourg bị cắt đứt vào năm 1890, khi Willem III mất trong khi không có người thừa kế là nam giới, còn luật kế vị của Luxembourg lại ngăn con gái ông là Nữ vương Wilhelmina trở thành nữ Đại công tước.
Cách mạng Bỉ tại chính quốc và Chiến tranh Java tại Đông Ấn Hà Lan khiến Hà Lan đến bên bờ vực phá sản. Tuy nhiên, người Hà Lan áp đặt chính sách hệ thống canh tác (cultuurstelsel) tại Đông Ấn Hà Lan vào năm 1830, theo đó 20% đất của các làng được dành cho các cây trồng của chính phủ nhằm xuất khẩu. Chính sách này khiến người Hà Lan có được lượng của cải khổng lồ và khiến thuộc địa này có thể tự cung tự cấp. |
Hà Lan | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2093 | Mặt khác, các thuộc địa tại Tây Ấn (Guiana thuộc Hà Lan cùng Curaçao và các lãnh thổ phụ thuộc) dựa nhiều vào nô lệ châu Phi, ước tính có đến hơn nửa triệu người châu Phi. Hà Lan bãi bỏ chế độ nô lệ vào năm 1863. Tuy thế, chế độ nô lệ tại Suriname chỉ hoàn toàn bị bãi bỏ vào năm 1873, do luật quy định rằng có 10 năm chuyển tiếp. Hà Lan cũng là một trong các quốc gia châu Âu cuối cùng tiến hành công nghiệp hoá, quá trình này diễn ra vào nửa cuối của thế kỷ XIX.
Hiện đại.
Hà Lan duy trì được tính trung lập trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, một phần là nhờ việc nhập khẩu hàng hoá thông qua Hà Lan có ý nghĩa thiết yếu đối với tính sống còn của Đức, cho đến khi Hải quân Hoàng gia Anh phong toả vào năm 1916. Đến Chiến tranh thế giới thứ hai, Đức Quốc xã xâm chiếm Hà Lan vào ngày 10 tháng 5 năm 1940. Cuộc không kích Rotterdam buộc các thành phần chính của quân đội Hà Lan đầu hàng bốn ngày sau đó. Trong quá trình chiếm đóng, có trên 100.000 người Do Thái Hà Lan bị tập trung và chuyển đến các trại hành quyết của Đức Quốc xã. Các công nhân Hà Lan bị bắt đi lính để lao động cưỡng bách tại Đức, các thường dân kháng cự bị giết để trả thù cho các vụ tấn công vào binh sĩ Đức, và quốc gia bị cướp bóc thực phẩm. Tuy vậy, trên 20.000 phần tử phát xít Hà Lan gia nhập Waffen-SS, chiến đấu trên Mặt trận phía Đông. Ngày 8 tháng 12 năm 1941, chính phủ lưu vong Hà Lan tại Luân Đôn tuyên chiến với Nhật Bản, song không thể ngăn người Nhật chiếm đóng Đông Ấn Hà Lan. Năm 1944–45, Tập đoàn quân Canada số 1, gồm các binh sĩ Canada, Anh và Ba Lan, chịu trách nhiệm giải phóng phần lớn Hà Lan. Sau thế chiến, người Hà Lan chiến đấu trong chiến tranh thực dân chống lại Cộng hoà Indonesia mới thành lập.
Năm 1954, Hiến chương Vương quốc Hà Lan cải tổ cấu trúc chính trị của Hà Lan, đây là kết quả từ áp lực quốc tế về việc tiến hành phi thực dân hoá. Các thuộc địa của Hà Lan là Surinam, Curaçao và các lãnh thổ phụ thuộc, cùng với phần lãnh thổ tại châu Âu đều trở thành các quốc gia trong vương quốc, song Suriname độc lập vào năm 1975. Sau thế chiến, Hà Lan từ bỏ tính trung lập và đạt được các quan hệ mật thiết với các quốc gia láng giềng. |
Hà Lan | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2093 | Hà Lan là một trong các thành viên sáng lập của Benelux, NATO, Euratom và Cộng đồng Than Thép châu Âu, thể chế này sau đó tiến triển thành Cộng đồng Kinh tế châu Âu và Liên minh châu Âu.
Chính phủ khuyến khích xuất cư nhằm giảm mật độ dân số, kết quả là nửa triệu người Hà Lan rời khỏi đất nước sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Trong các thập niên 1960 và 1970, Hà Lan có biến đổi lớn về xã hội và văn hoá, như "ontzuiling" nhanh chóng, nghĩa là suy tàn việc phân chia cũ theo ranh giới chính trị và tôn giáo. Thanh niên, đặc biệt là sinh viên, bác bỏ các tập tục truyền thống và thúc đẩy thay đổi trong các vấn đề như nữ quyền, đồng tính luyến ái, giải trừ quân bị và các vấn đề môi trường. Năm 2002, euro trở thành tiền tệ lưu hành. Năm 2010, Antille thuộc Hà Lan giải thể, các đảo Bonaire, Sint Eustatius và Saba đạt được quan hệ mật thiết hơn với Hà Lan.
Địa lý.
Phần lãnh thổ tại châu Âu của Hà Lan nằm giữa các vĩ tuyến 50° và 54° Bắc, giữa các kinh tuyến 3° và 8° Đông. Hà Lan về mặt địa lý là một quốc gia rất thấp và bằng phẳng, có khoảng 26% diện tích là nơi ở của 21% dân số nằm dưới mực nước biển, và chỉ có khoảng 50% đất liền cao hơn mực nước biển trên 1 m. Tuy nhiên, Hà Lan có các vùng chân đồi tại cực đông nam với độ cao dưới 321 m, và có một số dãy đồi thấp tại trung tâm. Hầu hết các vùng nằm dưới mực nước biển là do nhân tạo, vì khai thác than bùn khiến cho độ cao giảm xuống hoặc là hình thành thông qua cải tạo đất. Kể từ cuối thế kỷ XVI, các khu vực quai đê lấn biển cỡ lớn được bảo tồn thông qua các hệ thống tiêu nước phức tạp gồm đê, kênh đào và trạm bơm. Gần 17% diện tích đất liền quốc gia được cải tạo từ biển và từ hồ.
Phần lớn Hà Lan lúc đầu được hình thành từ cửa sông của ba sông lớn tại châu Âu: Rhine ("Rijn"), Meuse ("Maas") và Scheldt ("Schelde"), cùng các chi lưu của chúng. Phần tây nam của Hà Lan cho đến nay là một đồng bằng châu thổ của ba con sông trên, gọi là châu thổ Rhine-Meuse-Scheldt.
Hà Lan được phân chia thành phần phía bắc và phía nam qua sông Rhine, chi lưu lớn nhất của nó là Waal, và sông Meuse. |
Hà Lan | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2093 | Trong quá khứ, các sông này có chức năng của chướng ngại vật tự nhiên giữa các thái ấp và do đó trong lịch sử tạo ra một sự phân chia văn hoá, bằng chứng là một số điểm về ngữ âm học. Nhánh quan trọng khác của sông Rhine là sông IJssel, thoát nước ra hồ IJssel, tức Zuiderzee ('biển phía nam') cũ. Giống như các sông trên, con sông này tạo thành đường phân chia ngôn ngữ học, cư dân phía đông bắc sông nói các phương ngữ Hạ Sachsen Hà Lan (riêng tỉnh Friesland có ngôn ngữ riêng).
Nạn lụt.
Trải qua nhiều thế kỷ, đường bờ biển của Hà Lan có thay đổi đáng kể do kết quả từ các tai hoạ tự nhiên và can thiệp của con người, đáng chú ý nhất về việc để mất đất liền trong cơn bão năm 1134, nó tạo ra quần đảo Zeeland tại phía tây nam. Năm 1287, trận lụt Thánh Lucia tác động đến Hà Lan và Đức, làm thiệt mạng trên 50.000 người trong một trận lụt có tính tàn phá hàng đầu trong lịch sử thành văn. Do nạn lụt nên việc canh tác gặp khó khăn, điều này khuyến khích ngoại thương, kết quả là Hà Lan tham gia sự vụ thế giới ngay từ thế kỷ XIV-XV. Trận lụt Thánh Elizabeth vào năm 1421 và việc quản lý yếu kém sau đó làm phá huỷ một vùng đất quai đê mới cải tạo, thay thế là vùng bãi bồi thủy triều "Biesbosch" rộng 72 km² tại nam-trung. Trận lụt biển Bắc vào tháng 2 năm 1953 làm sụp đổ một số đê tại tây nam của Hà Lan, khiến hơn 1.800 người chết đuối.
Chính phủ Hà Lan sau đó thi hành một chương trình quy mô lớn mang tên là "Deltawerken" (công trình châu thổ) nhằm bảo vệ quốc gia khỏi nạn lụt trong tương lai. Dự án hoàn thành phần lớn vào năm 1997 khi hoàn thành Maeslantkering. Một mục tiêu chính của dự án Delta là giảm nguy cơ lụt tại Zuid-Holland và Zeeland xuống còn một lần trong 10.000 năm (so với 1 lần trong 4000 năm của phần còn lại trong nước). Mục tiêu này đạt được bằng việc xây các con đê ngoài biển dài 3.000 km và 10.000 km các đê nội bộ, kênh đào và sông, đóng các cửa biển của tỉnh Zeeland. Các đánh giá nguy cơ mới theo định kỳ cho thấy các vấn đề cần phải gia cố đê. Dự án Delta được Hiệp hội Kỹ sư dân dụng Hoa Kỳ đánh giá là một trong bảy kỳ quan của thế giới hiện đại. |
Hà Lan | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2093 | Tác động của các tai hoạ đã gia tăng về quy mô do hoạt động của con người, vì các vùng đàm lầy tương đối cao bị tiêu nước để sử dụng làm đất canh tác. Việc tiêu nước khiến lớp than bùn phì nhiêu bị thu hẹp và mặt đất hạ xuống, khi đó mực nước ngầm lại hạ thấp để bù vào việc mặt đất hạ, khiến lớp than bùn bên dưới thu nhỏ hơn nữa. Ngoài ra, từ thế kỷ XIX trở về trước, việc khai thác than bùn để làm nhiên liệu càng làm tình hình thêm trầm trọng. Hàng thế kỷ khai thác than bùn quy mô rộng và kiểm soát yếu kém khiến cho mặt đất vốn đã thấp lại bị hạ xuống vài mét. Ngay cả tại các vùng ngập nước, việc khai thác than bùn vẫn tiếp tục thông qua nạo vét.
Nhằm đề phòng lũ lụt, một loạt biện pháp phòng vệ chống nước được nghĩ ra. Trong thiên niên kỷ thứ nhất, các ngôi làng và nông gia được xây dựng trên các khu đồi nhân tạo gọi là "terps". Sau đó, các terps này được liên kết bằng các đê. Trong thế kỷ XII, các cơ quan chính quyền địa phương mang tên "waterschappen" ("ban trị thủy") hoặc "hoogheemraadschappen" ("hội đồng nhà cao") bắt đầu xuất hiện, công việc của họ là duy trì mực nước và bảo vệ khu vực khỏi các trận lụt; các cơ quan này tiếp tục tồn tại cho đến nay. Đến thế kỷ XIII, các cối xay gió được sử dụng để bơm nước khỏi các khu vực thấp hơn mực nước biển. Các cối xay gió sau đó được sử dụng để tiêu nước hồ, tạo ra các vùng đất quai đê nổi tiếng.
Năm 1932, "Afsluitdijk" ("đê đóng kín") được hoàn thành, chặn "Zuiderzee" (biển phía nam) cũ khỏi biển Bắc và do đó tạo ra IJsselmeer (hồ IJssel). Nó trở thành một phần của công trình Zuiderzee có quy mô lớn hơn gồm có bốn vùng đất quai đê lấn biển với tổng diện tích là 2.500 km².
Hà Lan là một trong các quốc gia có thể phải chịu tổn thất nặng nề nhất từ biến đổi khí hậu, không chỉ vì nước biển dâng, mà còn do mô hình thời tiết thất thường có thể khiến nước sông tràn bờ.
Khí hậu.
Hướng gió chi phối tại Hà Lan là tây nam, dẫn đến khí hậu hải dương ôn hoà với mùa hè ấm và mùa đông mát, có độ ẩm cao đặc trưng. |
Hà Lan | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2093 | Mô hình này đặc biệt chính xác đối với bờ biển Hà Lan, tại đây có khác biệt nhỏ hơn đáng kể về nhiệt độ giữa mùa hè và mùa đông, hay giữa ngày và đem so với nhiệt độ tại phần đông nam của đất nước.
Những ngày đóng băng, tức nhiệt độ cao nhất dưới 0 °C, thường xuất hiện từ tháng 12 đến tháng 2. Những ngày giá lạnh, tức nhiệt độ thấp nhất là 0 °C thì xuất hiện nhiều hơn, thường là từ giữa tháng 11 đến cuối tháng 3. Nếu chọn độ cao là 10 cm trên mặt đất thay vì 150 cm, có thể đo được nhiệt độ như vậy vào giữa mùa hè. Trung bình, tuyết có thể xuất hiện từ tháng 11 đến tháng 4, song thỉnh thoảng cũng xuất hiện trong tháng 5 hoặc tháng 10.
Các ngày ấm, tức nhiệt độ cao nhất trên 20 °C, thường xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 10, song tại một số nơi trong nước các ngày ấm này cũng có thể xuất hiện trong tháng 3. Các ngày mùa hè, tức nhiệt độ cao nhất trên 25 °C, thường đo được tại De Bilt từ tháng 5 đến tháng 9, còn các ngày nhiệt đới với nhiệt độ cao nhất trên 30° là điều hiếm thấy và thường chỉ xuất hiện từ tháng 6 đến tháng 8.
Lượng giáng thủy trong năm được phân bổ tương đối đều giữa các tháng. Các tháng mùa hè và mùa thu có xu hướng nhận lượng giáng thủy ít hơn các tháng còn lại, chủ yếu là do cường độ mưa thay vì tần suất ngày mưa, đặc biệt là trong mùa hè. Số giờ nắng chịu tác động từ thực tế rằng do vĩ tuyến địa lý, độ dài của ngày thay đổi từ chỉ tám tiếng vào tháng 12 đến gần 17 tiếng vào tháng 6.
Tự nhiên.
Hà Lan có 20 công viên quốc gia và hàng trăm khu bảo tồn tự nhiên khác, bao gồm các hồ, bãi thạch nam, rừng thưa, đụn cát và các môi trường khác. Hầu hết chúng thuộc quyền sở hữu của cơ quan quốc gia về lâm nghiệp và bảo tồn tự nhiên mang tên Staatsbosbeheer, hoặc là một tổ chức tư nhân mang tên Natuurmonumenten. Phần thuộc Hà Lan của biển Wadden tại phía bắc có các bãi bùn và đất ngập nước, và được công nhận là một di sản thế giới UNESCO vào năm 2009. |
Hà Lan | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2093 | Oosterschelde nguyên là cửa đông bắc của sông Scheldt, và được xác định là một công viên quốc gia vào năm 2002, trở thành công viên quốc gia lớn nhất tại Hà Lan về diện tích với 370 km². Nó bao gồm chủ yếu là vùng nước mặn của Oosterschelde, song cùng có các bãi bùn, bãi cỏ và bãi cạn. Do đa dạng về sinh vật biển, bao gồm các loài độc đáo cấp khu vực, nên công viên là địa điểm phổ biến đối với môn lặn biển. Các hoạt động khác gồm có chèo thuyền, đánh cá, đi xe đạp, và ngắm chim.
Về mặt địa lý sinh vật, Hà Lan nằm trên các khu châu Âu Đại Tây Dương và Trung Âu của vùng Circumboreal thuộc giới Boreal. Theo Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên, lãnh thổ Hà Lan thuộc vùng sinh thái rừng hỗn hợp Đại Tây Dương. Năm 1871, rừng tự nhiên cổ nguyên bản cuối cùng bị chặt hạ, và hầu hết rừng hiện nay là trồng một loại cây như thông Scots và các loài không phải là bản địa tại Hà Lan. Các khu rừng này được trồng trên các bãi thạch nam nhân tạo và cát trôi (bãi thạch nam chăn thả quá mức) (Veluwe).
Quần đảo Caribe.
Curaçao, Aruba và Sint Maarten có vị thế các quốc gia cấu thành, còn Caribe Hà Lan là ba vùng đảo được xác định là các khu tự quản đặc biệt của Hà Lan. Các đảo này là bộ phận của Tiểu Antilles và có biên giới hàng hải với Pháp (Saint Barthélemy và Saint Martin), Anh (Anguilla), Venezuela, Saint Kitts và Nevis và Hoa Kỳ (Quần đảo Virgin thuộc Mỹ).
Bonaire là bộ phận của nhóm đảo ABC thuộc chuỗi đảo Leeward, nằm ngoài khơi bờ biển Venezuela. Chuỗi đảo Leeward có nguồn gốc hỗn hợp núi lửa và san hô. Saba và Sint Eustatius là bộ phận của nhóm đảo SSS. Chúng nằm về phía đông của Puerto Rico và quần đảo Virgin. Mặc dù thuộc về chuỗi đảo Leeward trong tiếng Anh, song tại địa phương họ được cho là thuộc chuỗi đảo Windward. Chuỗi đảo Windward đều có nguồn gốc núi lửa và địa hình lắm núi, có ít đất thích hợp cho nông nghiệp. Đỉnh cao nhất là núi Scenery với 887 m tại Saba. Đây là điểm cao nhất tại Hà Lan cũng như toàn thể Vương quốc Hà Lan.
Các đảo tại Caribe Hà Lan có khí hậu nhiệt đới, với thời tiết nóng quanh năm. Chuỗi đảo Leeward ấm hơn và khô hơn so với chuỗi đảo Windward. |
Hà Lan | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2093 | Vào mùa hè, chuỗi đảo Windward chịu tác động từ các cơn bão.
Chính trị.
Hà Lan là quốc gia quân chủ lập hiến từ năm 1815, và nhờ các nỗ lực của Johan Rudolph Thorbecke nên có được thể chế dân chủ đại nghị từ năm 1848. Hà Lan được mô tả là một nhà nước dân chủ hiệp thương. Chính trị Hà Lan có đặc điểm là nỗ lực nhằm đạt được đồng thuận rộng rãi trong các vấn đề quan trọng, cả trong chính giới lẫn trong xã hội. Năm 2010, "The Economist" xếp hạng Hà Lan ở vị trí thứ 10 về chỉ số dân chủ.
Quân chủ là nguyên thủ quốc gia, Willem-Alexander là quốc vương từ năm 2013. Theo hiến pháp, chức vụ này có quyền lực hạn chế, có quyền được nhận báo cáo và được tham vấn trong các vấn đề chính quyền. Tuỳ theo cá tính và quan hệ giữa quốc vương và các bộ trưởng, quân chủ có thể gây ảnh hưởng ngoài quyền lực được hiến pháp quy định.
Quyền lực hành pháp thuộc về Hội đồng Bộ trưởng, đây là hội đồng thảo luận của nội các Hà Lan. Nội các thường gồm 13 đến 16 bộ trưởng và một số lượng thay đổi các quốc vụ khanh. Có từ một đến ba bộ trưởng là bộ trưởng không bộ. Người đứng đầu chính phủ là thủ tướng, người này thường là thủ lĩnh đảng lớn nhất trong liên minh cầm quyền. Thủ tướng là một "primus inter pares", tức không có thêm quyền lực rõ ràng nào so với quyền lực của các bộ trưởng khác. Mark Rutte là thủ tướng từ năm 2010; thủ tướng luôn là thủ lĩnh của chính đảng lớn nhất kể từ năm 1973.
Nội các chịu trách nhiệm trước Quốc hội (Staten-Generaal) lưỡng viện, tức cơ quan có quyền lập pháp. 150 thành viên của Chúng nghị viện (Tweede Kamer), tức hạ viện, được bầu cử trực tiếp theo cơ sở đại diện tỷ lệ danh sách đảng. Các cuộc bầu cử được tổ chức bốn năm một lần, hoặc trước thời hạn trong trường hợp nội các sụp đổ. Hội đồng cấp tỉnh (Provinciale Staten) được bầu cử trực tiếp bốn năm một lần. Các thành viên của các hội đồng cấp tỉnh bầu ra 75 thành viên của Tham nghị viện (Eerste Kamer), tức thượng viện, cơ cấu này có quyền bác bỏ luật, song không được đề xuất hay sửa đổi chúng. Cả hai viện đều cử thành viên đến Nghị viện Benelux, đây là một hội đồng tham vấn. |
Hà Lan | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2093 | Các công đoàn và các tổ chức giới chủ được tham vấn trước trong việc lập chính sách trong các lĩnh vực tài chính, kinh tế và xã hội. Họ tham gia họp thường xuyên với chính phủ trong Hội đồng Xã hội-Kinh tế. Cơ cấu này khuyến nghị chính phủ và khuyến nghị của họ không thể bỏ qua một cách dễ dàng.
Hà Lan có truyền thống lâu dài về khoan dung xã hội. Trong thế kỷ XIX, khi Giáo hội Kháng cách Hà Lan là quốc giáo, thì Công giáo La Mã và các giáo phái Tin Lành khác cũng như Do Thái giáo được dung thứ song bị kỳ thị. Đến cuối thế kỷ XIX, truyền thống khoan dung tôn giáo này chuyển đổi thành một hệ thống tách biệt, theo đó các nhóm tôn giáo cùng tồn tại riêng biệt và chỉ tương tác ở cấp độ chính phủ. Truyền thống khoan dung ảnh hưởng đến các chính sách tư pháp hình sự của Hà Lan về ma tuý tiêu khiển, mại dâm, quyền lợi LGBT, an tử, phá thai, nằm vào hàng tự do nhất trên thế giới.
Chính đảng.
Hà Lan có hệ thống đa đảng, không đảng nào nắm thế đa số trong nghị viện kể từ thế kỷ XIX, và các nội các liên minh được hình thành. Kể từ khi thi hành phổ thông đầu phiếu vào năm 1919, hệ thống chính trị Hà Lan chịu sự chi phối của ba nhóm chính đảng: Mạnh nhất là những người dân chủ Cơ Đốc giáo, hiện có đại diện là Kêu gọi Dân chủ Cơ Đốc giáo (Christen-Democratisch Appèl, CDA); thứ nhì là lực lượng dân chủ xã hội với đại diện là Công đảng (Partij van de Arbeid, PvdA); và thứ ba là lực lượng tự do với đại diện chủ yếu là Đảng Nhân dân Tự do và Dân chủ (Volkspartij voor Vrijheid en Democratie, VVD).
Các đảng này hợp tác trong các nội các liên minh, trong đó lực lượng dân chủ Cơ Đốc giáo luôn là một đối tác, hoặc là trong một liên minh trung-tả gồm lực lượng dân chủ Cơ Đốc giáo và dân chủ xã hội, hoặc là một liên minh trung-hữu gồm lực lượng dân chủ Cơ Đốc giáo và tự do. Trong thập niên 1970, hệ thống đảng phái trở nên biến động hơn, các đảng dân chủ Cơ Đốc giáo bị mất ghế, trong khi các đảng mới lại giành được thành công, như là D66. Trong bầu cử năm 1994, CDA để mất thế chi phối.
Tháng 2 năm 2010, nội các sụp đổ do PvdA từ chối gia hạn can thiệp của lực lượng Hà Lan tại Uruzgan, Afghanistan. |
Hà Lan | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2093 | Trong bầu cử vào tháng 6 cùng năm, đảng lớn nhất trước đó là CDA có kết quả thảm hại, VVD trở thành đảng lớn nhất với 31 ghế, tiếp theo là PvdA với 30 ghế. Đảng giành được thêm nhiều ghế nhất là Đảng Tự do (PVV) của Geert Wilders. VVD và PvdA giành được nhiều ghế nhất trong tổng tuyển cử vào tháng 12 năm 2012, họ lập chính phủ liên minh vào tháng 11 năm 2012. Trong tổng tuyển cử vào tháng 3 năm 2017, VVD duy trì là đảng lớn nhất, PvdA để mất số ghế rất lớn, PVV giành được vị trí thứ hai Sau 208 ngày đàm phán, VVD, D66, CDA và Liên minh Cơ Đốc giáo (CU) đồng ý thành lập chính phủ liên minh.
Hành chính.
Hà Lan được phân chia thành 12 tỉnh, mỗi tỉnh nằm dưới quyền của một uỷ viên của quốc vương ("Commissaris van de Koning"), riêng tại tỉnh Limburg chức vụ này gọi là thống đốc ("Gouverneur") song có nhiệm vụ tương tự. Các tỉnh được chia tiếp thành các khu tự quản ("gemeenten") với số lượng là 380.
Hà Lan cũng được chia thành 21 khu vực trị thủy, chịu sự quản lý của một ban trị thủy ("waterschap" hoặc "hoogheemraadschap"), mỗi ban có quyền hạn trên các vấn đề liên quan đến quản lý nước. Việc thành lập các ban trị thủy có từ trước khi lập quốc, ban đầu tiên hình thành vào năm 1196. Các ban trị thủy của Hà Lan nằm trong số các thực thể dân chủ lâu đời nhất trên thế giới vẫn còn tồn tại. Bầu cử trực tiếp các ban trị thủy được tiến hành bốn năm một lần.
Ba lãnh thổ đảo tại Caribe được gọi chung là Caribe Hà Lan, họ có vị thế là thực thể công cộng (openbare lichamen) thay vì là các khu tự quản. Họ không phải là bộ phận của tỉnh nào.
Một số lãnh thổ tách rời của Bỉ nằm lọt trong lãnh thổ Hà Lan và các lãnh thổ tách rời này lại bao quanh một số khu đất thuộc tỉnh Noord-Brabant, tuy nhiên do Hà Lan và Bỉ đều thuộc Khu vực Schengen nên công dân hai bên có thể qua lại các vùng tách rời này.
Đối ngoại.
Lịch sử chính sách đối ngoại của Hà Lan có đặc điểm là tính trung lập. Kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai, Hà Lan trở thành một thành viên của nhiều tổ chức quốc tế, đáng chú ý nhất là Liên Hợp Quốc, NATO và Liên minh châu Âu. Kinh tế Hà Lan rất mở và dựa nhiều vào ngoại thương. |
Hà Lan | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2093 | Chính sách đối ngoại của Hà Lan hiện nay dựa trên bốn cam kết cơ bản: Hợp tác Đại Tây Dương, nhất thể hoá châu Âu, phát triển quốc tế và luật pháp quốc tế. Một trong các vấn đề quốc tế gây tranh luận nhiều quanh Hà Lan là chính sách tự do đối với các loại ma tuý nhẹ. Trong và sau thời kỳ hoàng kim Hà Lan, người Hà Lan gây dựng một đế quốc thương mại và thực dân. Các cựu thuộc địa quan trọng nhất của Hà Lan hiện là Suriname và Indonesia. Các quan hệ lịch sử kế thừa từ lịch sử thực dân này vẫn có ảnh hưởng đến quan hệ đối ngoại của Hà Lan, và nhiều người từ các quốc gia này thường trú tại Hà Lan.
Chính sách an ninh của Hà Lan chủ yếu dựa vào quyền thành viên trong NATO, và có nhiều vũ khí hạt nhân của đồng minh được đặt tại Hà Lan. Ngày 10 tháng 6 năm 2013, cựu thủ tướng Ruud Lubbers xác nhận sự tồn tại của 22 vũ khí hạt nhân tại căn cứ không quân Volkel thuộc tỉnh Noord-Brabant. Hà Lan cũng theo đuổi hợp tác quốc phòng trong Liên minh châu Âu, cả đa phương dưới nền tảng Liên minh Tây Âu và Chính sách An ninh và Phòng thủ châu Âu, và song phương như quân đoàn Đức-Hà Lan. Trong những năm gần đây, Hà Lan trở thành nước đóng góp quan trọng cho các nỗ lực duy trì hoà bình trên khắp thế giới, như tại Bosnia và Herzegovina.
Hà Lan tán thành mạnh mẽ nhất thể hoá châu Âu, và hầu hết các khía cạnh trong chính sách ngoại giao, kinh tế và thương mại của nước này được điều phối thông qua Liên minh châu Âu. Liên minh thuế quan hậu chiến giữa Hà Lan với Bỉ và Luxembourg (Benelux) mở đường cho việc hình thành Cộng đồng châu Âu (tiền thân của Liên minh châu Âu). Benelux bãi bỏ kiểm soát biên giới nội bộ, điều này trở thành một hình mẫu cho Hiệp ước Schengen trên quy mô lớn hơn. Hà Lan là nòng cốt trong Hiệp ước Maastricht năm 1992 và là nhà kiến tạo hiệp định Amsterdam ký kết vào năm 1998. Hà Lan do đó giữ vai trò quan trọng trong nhất thể hoá chính trị và tiền tệ châu Âu.
Truyền thống uyên bác về pháp luật khiến Hà Lan trở thành trụ sở của Tòa án Công lý Quốc tế; Toà án Yêu sách Iran-Hoa Kỳ; Tòa án Hình sự Quốc tế về Nam Tư cũ; Tòa án Hình sự Quốc tế Rwanda; Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC). |
Hà Lan | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2093 | Ngoài ra, Hà Lan còn có trụ sở của tổ chức cảnh sát châu Âu Europol; và Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học.
Hà Lan nằm vào hàng các quốc gia viện trợ đứng đầu thế giới, là một trong năm quốc gia toàn cầu đáp ứng mục tiêu ODA lâu dài của Liên Hợp Quốc. Quốc gia này có đóng góp lớn về viện trợ thông qua các kênh đa phương, đặc biệt là Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc, các tổ chức tài chính quốc tế, các chương trình của Liên minh châu Âu. Một lượng lớn viện trợ của Hà Lan cũng được chuyển qua các các tổ chức tư nhân (đồng tài trợ) có gần như toàn quyền trong lựa chọn các dự án.
Quân sự.
Hà Lan có một trong các lực lượng quân đội thường trực lâu năm nhất tại châu Âu; được thành lập lần đầu bởi Maurits xứ Nassau. Quân đội Hà Lan được sử dụng trên khắp Đế quốc Hà Lan, và sau thất bại của Napoléon, quân đội Hà Lan chuyển sang chế độ quân dịch. Quân đội được triển khai trong Cách mạng Bỉ năm 1830 song không thành công. Sau năm 1830, họ chủ yếu được triển khai tại các thuộc địa của Hà Lan. Hà Lan duy trì trung lập trong các cuộc chiến tranh tại châu Âu cho đến khi bị xâm lược trong Chiến tranh thế giới thứ hai, và nhanh chóng thất thủ trước Wehrmacht Đức vào tháng 5 năm 1940.
Hà Lan từ bỏ tình trạng trung lập vào năm 1948 khi ký kết Hiệp ước Bruxelles vào năm 1949. Quân đội Hà Lan do đó là bộ phận của NATO trong chiến tranh lạnh tại châu Âu, được triển khai đến một số căn cứ tại Tây Đức. Trên 3.000 binh sĩ Hà Lan được phân vào Sư đoàn bộ binh số 2 của Hoa Kỳ trong Chiến tranh Triều Tiên. Năm 1996, chế độ quân dịch bị đình chỉ, và quân đội Hà Lan lại chuyển sang chế độ chuyên nghiệp. Kể từ thập niên 1990, quân đội Hà Lan từng tham gia Chiến tranh Bosnia và Chiến tranh Kosovo, và nắm giữ một tỉnh của Iraq sau thất bại của Saddam Hussein, và tham gia trong chiến tranh tại Afghanistan.
Quân đội Hà Lan gồm có bốn nhánh, đều mang tiền tố "Koninklijke" (hoàng gia): "Koninklijke Landmacht" (KL) tức Lục quân Hoàng gia Hà Lan; "Koninklijke Marine" (KM) tức Hải quân Hoàng gia Hà Lan, bao gồm hàng không Hải quân và thủy quân lục chiến; "Koninklijke Luchtmacht" (KLu) tức Không quân Hoàng gia Hà Lan; "Koninklijke Marechaussee" (KMar) tức Đội hiến binh Hoàng gia, chịu trách nhiệm quân cảnh và kiểm soát biên giới. |
Hà Lan | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2093 | Korps Commandotroepen là lực lượng hành quân đặc biệt của Lục quân Hà Lan, mở cửa cho nữ giới song do yêu cầu thể chất cực kỳ cao để huấn luyện ban đầu nên nữ giới hầu như không thể trở thành một đặc công. Bộ Quốc phòng Hà Lan sử dụng trên 70.000 nhân viên, bao gồm trên 20.000 nhân viên dân sự và trên 50.000 nhân viên quân sự tính đến năm 2011. Trong tháng 4 năm 2011, chính phủ tuyên bố một đợt tinh giản trong quân đội do cắt giảm chi tiêu chính phủ, bao gồm việc giảm số lượng xe tăng, chiến đấu cơ, tàu hải quân và quan chức cấp cao.
Kinh tế.
Hà Lan có nền kinh tế phát triển, giữ một vai trò đặc biệt trong kinh tế châu Âu từ nhiều thế kỷ. Kể từ thế kỷ XVI, các ngành đóng tàu, ngư nghiệp, nông nghiệp, mậu dịch và ngân hàng là các lĩnh vực dẫn đầu của kinh tế Hà Lan. Hà Lan có tự do kinh tế ở mức độ cao, đứng thứ hai trong Báo cáo Thuận lợi Mậu dịch Toàn cầu năm 2016, và đứng thứ 5 về tính cạnh tranh theo đánh giá của Học viện Phát triển Quản lý Quốc tế Thuỵ Sĩ vào năm 2017. Ngoài ra, Hà Lan xếp thứ ba trong chỉ số sáng tạo toàn cầu GII năm 2017. Trong bảng xếp hạng chỉ số tự do kinh tế năm 2016, Hà Lan đứng thứ 17/178 quốc gia.
, các đối tác mậu dịch chủ chốt của Hà Lan là Đức, Bỉ, Anh, Mỹ, Pháp, Ý, Trung Quốc và Nga. Hà Lan là một trong mười quốc gia xuất khẩu hàng đầu thế giới. Thực phẩm là ngành lớn nhất, các ngành lớn khác là hoá chất, luyện kim, chế tạo máy, hàng điện tử, mậu dịch, dịch vụ và du lịch. Một số công ty Hà Lan có quy mô quốc tế là Randstad, Unilever, Heineken, KLM; trong lĩnh vực dịch vụ có ING, ABN AMRO, Rabobank; về hoá học có DSM, AKZO; về lọc dầu có Royal Dutch Shell; về máy móc điện tử có Philips, ASML; về điều hướng ô tô có TomTom).
Hà Lan có GDP danh nghĩa lớn thứ 18 thế giới, và GDP danh nghĩa bình quân đứng thứ 13 thế giới vào năm 2016 theo số liệu của IMF. Từ năm 1997 đến năm 2000, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm trung bình là gần 4%, hơn nhiều mức trung bình của châu Âu. |
Hà Lan | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2093 | Tăng trưởng chậm lại đáng kể từ năm 2001 đến năm 2005 do suy thoái kinh tế toàn cầu, song tăng tốc lên 4,1% vào quý thứ ba của năm 2007. Trong quý 3 và 4 năm 2011, kinh tế Hà Lan lần lượt giảm 0,4% và 0,7%, do khủng hoảng nợ công châu Âu, trong khi vào quý 4 kinh tế khu vực đồng euro giảm 0,3%. Trong tháng 5 năm 2013, mức lạm phát là 2,8%/năm. Trong tháng 4 năm 2013, tỷ lệ thất nghiệp là 8,2% (hoặc 6,7% theo định nghĩa của ILO). Trong tháng 4 năm 2017, con số này giảm xuống 5,1%. Hà Lan có hệ số GINI tương đối thấp. UNICEF xếp hạng Hà Lan ở vị trí thứ nhất về phúc lợi trẻ em trong số các quốc gia giàu có, cả trong năm 2007 và năm 2013.
Amsterdam là thủ đô tài chính và kinh doanh của Hà Lan. Sàn giao dịch chứng khoán Amsterdam (AEX) là bộ phận của Euronext, đây là sàn giao dịch chứng khoán cổ nhất trên thế giới và nằm trong số các thị trường chứng khoán lớn nhất châu Âu. Sàn nằm gần Quảng trường Dam tại trung tâm thành phố. Hà Lan là thành viên sáng lập euro, thay thế đơn vị tiền tệ cũ là "gulden". Tại Caribe Hà Lan, đô la Mỹ được sử dụng thay cho euro.
Vị trí của Hà Lan cho phép họ có ưu thế tiếp cận thị trường Anh và Đức, cùng với cảng Rotterdam lớn nhất châu Âu. Các bộ phận quan trọng khác của nền kinh tế là ngoại thương (chủ nghĩa thực dân Hà Lan bắt đầu với các doanh nghiệp tư nhân hợp tác như Công ty Đông Ấn Hà Lan), ngân hàng và giao thông. Hà Lan thành công trong việc giải quyết các vấn đề tài chính công và đình trệ việc làm trước các đối tác của họ tại châu Âu. Amsterdam là địa điểm du lịch nhộn nhịp thứ năm tại châu Âu với trên 4,2 triệu du khách quốc tế theo số liệu năm 2009. Kể từ khi mở rộng Liên minh châu Âu, có lượng lớn công nhân di cư đến Hà Lan từ các quốc gia Trung và Đông Âu.
BrabantStad là một quan hệ đối tác giữa các khu tự quản Breda, Eindhoven, Helmond, 's-Hertogenbosch và Tilburg và tỉnh Noord-Brabant. BrabantStad là vùng kinh tế tăng trưởng nhanh nhất tại Hà Lan, với Brabantse Stedenrij (vùng thành phố đa trung tâm) là một trong các vùng hàng đầu toàn quốc, chỉ đứng sau khu thành thị lớn Randstad (Amsterdam, Rotterdam, Den Haag và Utrecht). |
Hà Lan | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2093 | Quan hệ đối tác tại Noord-Brabant nhắm mục tiêu hình thành một mạng lưới đô thị và biến tỉnh này có vị thế nổi bật là một vùng tri thức hàng đầu tại châu Âu. Với tổng dân số 1,5 triệu và 20% sản lượng công nghiệp của Hà Lan, BrabantStad là một trong các vùng quan trọng về kinh tế của nước này. Một phần tư số công việc trong vùng là về kỹ thuật, và công nghệ thông tin-truyền thông.
Trong số toàn bộ các đơn xin cấp bằng sáng chế của châu Âu trong lĩnh vực vật lý học và điện tử, có khoảng 8% đến từ tỉnh Noord-Brabant. Trong vùng mở rộng, BrabantStad là bộ phận của tam giác Eindhoven-Leuven-Aachen (ELAT). Hiệp định hợp tác kinh tế giữa ba thành phố tại ba quốc gia tạo ra một trong các vùng sáng tạo nhất trong Liên minh châu Âu (xét theo tiền đầu tư vào công nghệ và kinh tế tri thức). Thành công kinh tế của vùng này có ý nghĩa quan trọng đối với tính cạnh tranh quốc tế của Hà Lan; Amsterdam, Rotterdam, và Eindhoven cùng nhau tạo thành nền tảng cho kinh tế Hà Lan. Hà Lan tiếp tục là một trong các quốc gia hàng đầu châu Âu về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, và là một trong những quốc gia đầu tư lớn nhất tại Hoa Kỳ.
Khí đốt.
Kể từ thập niên 1950, Hà Lan phát hiện được trữ lượng khí đốt tự nhiên khổng lồ. Việc bán khí đốt tự nhiên mang lại doanh thu khổng lồ cho Hà Lan trong nhiều thập niên, thêm vào hàng trăm tỉ euro cho ngân sách chính phủ. Tuy nhiên, của cải từ nguồn năng lượng khổng lồ có tác động không lường trước được đến tính cạnh tranh của các lĩnh vực kinh tế khác, dẫn đến thuyết căn bệnh Hà Lan. Hà Lan được ước tính sở hữu 25% trữ lượng khí đốt tự nhiên trong Liên minh châu Âu.
Ngoài than đá và khí đốt, Hà Lan không còn tài nguyên khai khoáng nào, và mỏ than cuối cùng bị đóng cửa vào năm 1974. Mỏ khí Groningen là một trong các mỏ khí đốt tự nhiên lớn nhất trên thế giới, nằm gần Slochteren. Việc khai thác này tạo được doanh thu 159 tỉ euro từ giữa thập niên 1970 đến năm 2009. Mỏ hoạt động dưới quyền của công ty quốc doanh Gasunie và khai thác chung bởi chính phủ, Royal Dutch Shell, và Exxon Mobil thông qua NAM (Nederlandse Aardolie Maatschappij). |
Hà Lan | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2093 | Việc khai thác khí đốt dẫn đến gia tăng chấn động mặt đất mạnh, một số trận có cường độ lên tới 3,6 độ theo thang cường độ Richter. Chi phí để sửa chữa thiệt hại, cải thiện kết cấu của các toà nhà, và bồi thường cho giá trị nhà bị suy giảm ước tính là 6,5 tỉ euro. Khoảng 35.000 ngôi nhà được cho là bị ảnh hưởng.
Nông nghiệp.
Khu vực nông nghiệp của Hà Lan được cơ giới hoá cao độ, và tập trung mạnh vào xuất khẩu quốc tế. Ngành này sử dụng khoảng 4% lực lượng lao động của Hà Lan song tạo ra thặng dư lớn cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và đóng góp 21% vào tổng kim ngạch xuất khẩu của Hà Lan. Hà Lan xếp thứ hai thế giới về giá trị xuất khẩu nông nghiệp, chỉ sau Hoa Kỳ. với nguồn thu xuất khẩu là 80,7 tỉ euro vào năm 2014, tăng so với 75,4 tỉ euro vào năm 2012.
Trong một số thời điểm gần đây, Hà Lan từng cung cấp một phần tư tổng cà chua xuất khẩu trên thế giới, và việc buôn bán một phần ba xuất khẩu của thế giới về ớt, cà chua và dưa chuột là thông qua Hà Lan. Hà Lan cũng xuất khẩu một phần mười lăm táo tây của thế giới.
Ngoài ra, một phần đáng kể xuất khẩu nông sản của Hà Lan là cây tươi cắt, hoa, và củ hoa, chiếm hai phần ba tổng xuất khẩu toàn thế giới.
Giao thông.
Tính lưu động trên các tuyến đường bộ của Hà Lan tăng trưởng liên tục kể từ thập niên 1950 và nay vượt trên 200 tỉ km qua lại mỗi năm, three quarters of which are done by car. Khoảng một nửa số hành trình tại Hà Lan được tiến hành bằng ô tô, 25% bằng xe đạp, 20% bằng cách đi bộ, và 5% sử dụng giao thông công cộng. Tổng chiều dài mạng lưới đường bộ là 139.295 km, gồm có 2.758 km đường cao tốc, Hà Lan có một trong các mạng lưới đường bộ dày đặc nhất trên thế giới, hơn nhiều so với Đức hay Pháp song thấp hơn Bỉ.
Khoảng 13% toàn bộ quãng đường được đi bằng phương tiện công cộng, đa số là dùng tàu hoả. Giống như nhiều quốc gia châu Âu khác, mạng lưới đường sắt Hà Lan gồm 3.013 km cũng khá dày đặc. Mạng lưới hầu hết tập trung vào dịch vụ đường sắt chở khách và liên kết gần như toàn bộ các thành thị chính. |
Hà Lan | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2093 | Các tuyến đường ray thường xuyên hoạt động, có một hoặc hai chuyến mỗi giờ trên các tuyến nhỏ, hai đến bốn chuyến mỗi giờ ở các tuyến trung bình, và đến tám chuyến mỗi giờ tại các tuyến nhộn nhịp nhất.
Đạp xe là một cách thức giao thông rộng khắp tại Hà Lan. Số km hành trình của xe đạp tương đương với tàu hoả. Người Hà Lan được ước tính sở hữu ít nhất 18 triệu xe đạp, nghĩa hơn mỗi người có hơn một xe, gấp đôi so với khoảng 9 triệu ô tô trên đường. Năm 2013, Liên đoàn người đi xe đạp châu Âu xếp hạng Hà Lan và Đan Mạch là các quốc gia thân thiện nhất với xe đạp tại châu Âu, song người Hà Lan (36%) xếp trên người Đan Mạch (23%) về việc xe đạp là cách thức thường xuyên nhất trong giao thông ngày bình thường. Hạ tầng cho việc đạp xe có tính toàn diện. Các tuyến đường nhộn nhịp có khoảng 35.000 km đường đi dành riêng cho xe đạp, được tách biệt về tự nhiên khỏi giao thông cơ giới. Các nút giao nhộn nhịp thường có các thiết bị đèn giao thông dành cho xe đạp. Tồn tại các cơ sở hạ tầng gửi xe đạp cỡ lớn, đặc biệt là trung trung tâm thành phố và tại các nhà ga đường sắt.
Rotterdam là cảng lớn nhất tại châu Âu, các sông Meuse và Rhine tạo ra con đường tiếp cận lý tưởng đến vùng thượng du nội lục xa đến Basel, Thuỵ Sĩ, và đến Pháp. , Rotterdam là cảng container lớn thứ tám trên thế giới, chuyên chở 440,5 triệu tấn hàng hoá mỗi năm. Các chức năng chính của cảng là công nghiệp hoá dầu và chuyên chở chung, và trung chuyển tàu. Cảng là một điểm trung chuyển quan trọng đối với hàng rời và giữa lục địa châu Âu với hải ngoại. Từ Rotterdam, hàng hoá được chuyên chở bằng tàu, sà lan sông, tàu hoả hoặc đường bộ. Năm 2007, tuyến đường sắt chở hàng nhanh Betuweroute giữa Rotterdam với Đức được hoàn thành.
Sân bay Schiphol nằm ngay tây nam của Amsterdam, là cảng hàng không quốc tế chính của Hà Lan, và là sân bay nhộn nhịp thứ ba tại châu Âu về lượng hành khách. Năm 2016, các sân bay của Royal Schiphol Group chuyên chở 70 triệu hành khách. |
Hà Lan | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2093 | Nằm trong cam kết của mình về tính bền vững môi trường, chính phủ Hà Lan khởi xướng một kế hoạch thiết lập trên 200 trạm nạp điện cho các phương tiện chạy bằng điện trên khắp đất nước đến năm 2015. Việc triển khai được tiến hành bởi công ty năng lượng và tự động hoà ABB có trụ sở tại Thuỵ Sĩ và công ty khởi nghiệp Hà Lan Fastned, nhắm mục tiêu cung cấp ít nhất một trạm trong bán kính 50 km từ mọi gia đình tại Hà Lan.
Nhân khẩu.
Dân số Hà Lan ước tính đạt 17.093.000 vào tháng 1 năm 2017. Đây là quốc gia có mật độ dân số cao nhất tại châu Âu nếu không kể các thành bang như Monaco hay Thành Vatican. Từ năm 1900 đến năm 1950, dân số Hà Lan tăng gần gấp đôi từ 5,1 lên 10 triệu. Từ năm 1950 đến năm 2000, dân số tiếp tục gia tăng, lên đến 15,9 triệu, song với tốc độ thấp hơn. Tốc độ gia tăng vào năm 2013 ước tính là 0,44%.
Tỷ suất sinh tại Hà Lan là 1,78 trẻ mỗi phụ nữ theo ước tính năm 2013, cao hơn so với nhiều quốc gia châu Âu khác, song dưới mức thay thế là 2,1 trẻ mỗi phụ nữ. Tuổi thọ dự tính khi sinh của Hà Lan ở mức cao, với 83,21 năm đối với trẻ gái và 78,93 đối với trẻ trai sơ sinh theo ước tính vào năm 2013.). Hà Lan có tỷ lệ di cư là 1,99 người di cư mỗi 1.000 cư dân một năm.
Đa số cư dân Hà Lan thuộc dân tộc Hà Lan. Theo ước tính vào năm 2005, thành phần dân tộc là 80,9% người Hà Lan, 2,4% người Indonesia, 2,4% người Đức, 2,2% người Thổ Nhĩ Kỳ, 2,0% người Suriname, 1,9% người Maroc, 0,8% người Antilles và Aruba, và 7,4% thuộc các nhóm khác. Có khoảng 150.000 đến 200.000 người sống tại Hà Lan là ngoại kiều, hầu hết tập trung tại và xung quanh Amsterdam và Den Haag, nay chiếm khoảng 10% dân số các thành phố này.
Người Hà Lan là dân tộc cao nhất trên thế giới, chiều cao trung bình là 1,81 m đối với nam giới trưởng thành và 1,67 m đối với nữ giới trưởng thành theo số liệu năm 2009. Cư dân miền nam trung bình thấp hơn 2 cm so với cư dân miền bắc.
Theo Eurostat, vào năm 2010 có 1,8 triệu cư dân sinh tại nước ngoài tại Hà Lan, tương ứng với 11,1% dân số. |
Hà Lan | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2093 | Trong số đó, 1,4 triệu người (8,5%) sinh ngoài Liên minh châu Âu và 0,428 triệu người (2,6%) sinh tại các quốc gia trong Liên minh châu Âu. Vào ngày 21 tháng 11 năm 2016, có 3,8 triệu cư dân Hà Lan có ít nhất một cha/mẹ sinh tại nước ngoài ("nguồn gốc di dân"). Trên một nửa người trẻ tuổi tại Amsterdam và Rotterdam có nguồn gốc ngoài phương tây. Người Hà Lan hoặc các hậu duệ của người Hà Lan cũng hiện diện trên khắp thế giới, đáng chú ý là tại Canada, Úc, Nam Phi và Hoa Kỳ. Theo điều tra năm 2006 tại Hoa Kỳ, có trên 5 triệu người Mỹ cho biết rằng họ có nguồn gốc Hà Lan thuần chủng hoặc một phần. Có gần 3 triệu người Afrikaner gốc Hà Lan sống tại Nam Phi. Năm 1940, có 290.000 người châu Âu và người lai Á-Âu tại Indonesia, song hầu hết rời khỏi nước này sau đó.
Hà Lan là một quốc gia có mật độ dân số cao, với trên 400 người/km² còn nếu chỉ tính mặt đất thì con số này là trên 500 người/km². Randstad là chùm đô thị lớn nhất Hà Lan, nằm tại phía tây của đất nước và có bốn thành phố lớn: Amsterdam thuộc tỉnh Noord-Holland, Rotterdam và Den Haag thuộc tỉnh Zuid-Holland, và Utrecht thuộc tỉnh Utrecht. Randstad có khoảng 7 triệu cư dân và là vùng đại đô thị lớn thứ năm tại châu Âu. Theo Cục Thống kê Trung ương Hà Lan, vào năm 2015, có 28% cư dân Hà Lan có thu nhập khả dụng trên 40.000 euro (không bao gồm chi tiêu vào y tế hay giáo dục).
Ngôn ngữ.
Ngôn ngữ chính thức là tiếng Hà Lan, được đại đa số cư dân nói. Bên cạnh tiếng Hà Lan, tiếng Tây Frisia được công nhận là một ngôn ngữ chính thức thứ hai tại tỉnh Friesland. Tiếng Tây Frisia có vị thế chính thức đối với thư tín của chính phủ trong tỉnh này. Tại phần châu Âu của vương quốc có hai ngôn ngữ khu vực khác được công nhận theo Hiến chương châu Âu về các ngôn ngữ khu vực và thiểu số, là tiếng Hạ Sachsen ("Nedersaksisch") gồm một số phương ngữ được nói tại miền bắc và miền đông, như phương ngữ Twente tại vùng Twente, và phương ngữ Drenthe tại tỉnh Drenthe; và tiếng Limburg gồm các dạng tại Hà Lan của các ngôn ngữ Franconia Meuse-Rhine được nói tại tỉnh Limburg. Các phương ngữ được nói nhiều nhất tại Hà Lan là Brabant-Holland. |
Hà Lan | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2093 | Tiếng Ripuaria được nói tại Kerkrade và Vaals lần lượt dưới dạng phương ngữ Kerkrade và phương ngữ Vaals song không được công nhận là một ngôn ngữ khu vực của Hà Lan, các phương ngữ này thỉnh thoảng được xem là một phần hoặc có liên hệ với tiếng Limburg.
Tiếng Anh có vị thế chính thức tại các khu tự quản đặc biệt Saba và Sint Eustatius tại Caribe, được nói phổ biến trên các đảo này. Papiamento có vị thế chính thức tại khu tự quản đặc biệt Bonaire tại Caribe. Tiếng Yiddish và tiếng Digan được công nhận là các ngôn ngữ phi lãnh thổ vào năm 1996.
Người Hà Lan có truyền thống học ngoại ngữ, điều này được chính thức hoá trong luật giáo dục Hà Lan. Khoảng 90% tổng dân số Hà Lan cho biết rằng họ có thể giao tiếp bằng tiếng Anh, 70% bằng tiếng Đức, và 29% bằng tiếng Pháp. Tiếng Anh là môn học bắt buộc trong toàn bộ các trường trung học. Trong hầu hết các trường sơ trung học ("vmbo"), một ngoại ngữ hiện đại khác là môn học bắt buộc trong hai năm đầu. Trong các trường cao trung học (HAVO và VWO), hai ngoại ngữ hiện đại khác là môn bắt buộc trong ba năm đầu, chỉ trong ba năm cuối của VWO thì mới giảm xuống còn bắt buộc một ngoại ngữ. Ngoài tiếng Anh, các ngôn ngữ tiêu chuẩn hiện đại là tiếng Pháp và Đức, song các trường có thể thay thế một trong các ngôn ngữ này bằng tiếng Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Ả Rập hoặc Nga. Ngoài ra, các trường học tại Friesland giảng dạy và có kỳ thi tiếng Tây Frisia, và các trường trên toàn quốc giảng dạy và có kỳ thi tiếng Hy Lạp cổ đại và tiếng Latinh cho các trường trung học (gọi là Gymnasium hoặc VWO+).
Tôn giáo.
Cơ Đốc giáo là tôn giáo chi phối tại Hà Lan cho đến cuối thế kỷ XX. Mặc dù Hà Lan vẫn có tính đa dạng về tôn giáo, song diễn ra xu hướng suy thoái gắn bó với tôn giáo. Năm 2015, Cục Thống kê Hà Lan thu thập thông tin thống kê về Hà Lan, kết quả là 50,1% tổng dân số công khai rằng họ không theo tôn giáo. Tín đồ Cơ Đốc giáo chiếm 43,8% tổng dân số, trong đó Công giáo La Mã với 23,7%, Tin Lành với 15,5% và các giáo phái Cơ Đốc khác là 4,6%. Tín đồ Hồi giáo chiếm 4,9% tổng dân số và các tôn giáo khác (như Do Thái giáo, Phật giáo và Ấn Độ giáo) chiếm 1,1% còn lại. |
Hà Lan | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2093 | Theo phỏng vấn chuyên sâu độc lập của Đại học Radboud và Đại học Vrije Amsterdam vào năm 2006, 34% người Hà Lan được xác định là tín đồ Cơ Đốc giáo, đến năm 2015 giảm xuống còn gần 25% dân số trung thành với một giáo phái Cơ Đốc (11,7% Công giáo La Mã, 8,6% Giáo hội Tin Lành Hà Lan, 4,2% các giáo phái Cơ Đốc nhỏ khác), 5% là người Hồi giáo và 2% trung thành với Ấn Độ giáo hay Phật giáo, khoảng 67,8% dân số vào năm 2015 không liên kết tôn giáo, tăng từ 61% vào năm 2006, 53% vào năm 1996, 43% vào năm 1979 và 33% vào năm 1966. SCP dự tính số lượng người Hà Lan không liên kết tôn giáo đạt 72% vào năm 2020.
Hiến pháp Hà Lan đảm bảo quyền tự do trong giáo dục, nghĩa là toàn bộ các trường học tôn trọng tiêu chuẩn chất lượng chung đều được nhận tài trợ như nhau của chính phủ. Điều này bao gồm các trường học dựa trên các nguyên tắc tôn giáo thuộc các nhóm tôn giáo (đặc biệt là Công giáo La Mã và các nhóm Tin Lành). Ba chính đảng trong Quốc hội Hà Lan là dựa trên đức tin Cơ Đốc. Một số ngày lễ tôn giáo Cơ Đốc là ngày nghỉ lễ quốc gia (Giáng sinh, Phục sinh, Hiện xuống và Thăng thiên). Vào cuối thế kỷ XIX, thuyết vô thần bắt đầu nổi lên khi chủ nghĩa thế tục, chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa xã hội phát triển; trong thập niên 1960 và 1970 Tin Lành và Công giáo bắt đầu suy thoái đáng kể. Tuy nhiên, Hồi giáo phát triển đáng kể do nhập cư, và kể từ năm 2000 có sự gia tăng nhận thức về tôn giáo, chủ yếu là do chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan..
Theo một nghiên cứu vào tháng 12 năm 2014 của Đại học VU Amsterdam thì lần đầu tiên số người theo thuyết vô thần (25%) đông hơn người theo thuyết hữu thần (17%) tại Hà Lan. Đa số dân chúng theo thuyết bất khả tri (31%) hoặc chút ít (27%).
Năm 2015, đại đa số cư dân Hà Lan (82%) cho biết họ chưa từng hoặc gần như chưa từng đến nhà thờ, và 59% nói rằng họ chưa từng đến nhà thờ dưới bất kể hình thức nào. Trong số những người được hỏi, 24% nhận mình là người vô thần, tăng 11% so với nghiên cứu vào năm 2006. |
Hà Lan | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2093 | Sự gia tăng dự tính về tính tinh thần (ietsisme) sẽ ngưng lại theo nghiên cứu vào năm 2015. Năm 2006, 40% số người trả lời tự nhận có tinh thần, đến năm 2015 con số này giảm còn 31%. Số lượng người tin vào sự tồn tại của một quyền lực bề trên giảm từ 36% xuống 28% trong cùng giai đoạn.
Cơ Đốc giáo hiện là tôn giáo lớn nhất tại Hà Lan. Các tỉnh Noord-Brabant và Limburg có truyền thống mạnh mẽ tin theo Công giáo La Mã, và một số cư dân tại đó vẫn nhìn nhận Giáo hội Công giáo là nền tảng cho bản sắc văn hoá của họ. Tin Lành tại Hà Lan bao gồm một số giáo hội, lớn nhất trong số đó là Giáo hội Tin Lành Hà Lan (PKN), đây là một giáo hội thống nhất có định hướng Cải cách và Luther. Giáo hội này được thành lập vào năm 2004 với việc hợp nhất Giáo hội Cải cách Hà Lan, Các giáo hội Cải cách tại Hà Lan và một giáo hội Luther nhỏ hơn. Một số giáo hội Cải cách chính thống và tự do không hợp nhất với PKN. Mặc dù tín đồ Cơ Đốc giáo nay là thiểu số tại Hà Lan, song Hà Lan có một vành đai Kinh Thánh từ Zeeland đến phần phía bắc của tỉnh Overijssel, tại đó các đức tin Tin Lành (đặc biệt là Cải cách) vẫn mạnh mẽ, và thậm chí chiếm đa số tại các hội đồng tự quản.
Hồi giáo là tôn giáo lớn thứ nhì tại Hà Lan, và vào năm 2012 tôn giáo này có khoảng 825.000 tín đồ (5% dân số). Số lượng người Hồi giáo bắt đầu gia tăng từ năm 1960 do có lượng lớn công nhân di cư. Con số này bao gồm di dân từ các cựu thuộc địa Hà Lan như Suriname và Indonesia, song chủ yếu là công nhân di cư từ Thổ Nhĩ Kỳ và Maroc. Trong thập niên 1990, người Hồi giáo tị nạn đến từ các quốc gia như Bosnia và Herzegovina, Iran, Iraq, Somalia và Afghanistan.
Các tôn giáo khác chiếm khoảng 6% dân chúng Hà Lan. Ấn Độ giáo có khoảng 215.000 tín đồ, hầu hết là người Suriname gốc Ấn Độ. Ngoài ra, còn có số lượng đáng kể người nhập cư theo Ấn Độ giáo đến từ Ấn Độ và Sri Lanka, và một số tín đồ phương Tây của các phong trào tôn giáo mới có định hướng Ấn Độ giáo như Hare Krishna. Hà Lan có khoảng 250.000 tín đồ Phật giáo hoặc những người gắn bó mạnh mẽ với tôn giáo này, nhiều người thuộc dân tộc Hà Lan. Có khoảng 45.000 người Do Thái tại Hà Lan. |
Hà Lan | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2093 | Giáo dục.
Giáo dục tại Hà Lan có tính chất nghĩa vụ đối với trẻ từ 5 đến 15 tuổi. Toàn bộ trẻ em tại Hà Lan thường theo học tiểu học từ 4 đến 12 tuổi. Tiểu học gồm có tám năm, và dựa trên một bài kiểm tra năng lực, khuyến nghị của giáo viên năm lớp tám và ý kiến của cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh, sẽ có một lựa chọn về một trong ba hướng giáo dục trung học (sau khi hoàn thành một chương trình, học sinh vẫn có thể tiếp tục vào năm áp chót của chương trình kế tiếp):
Các đại học cung cấp chương trình cử nhân ba năm, tiếp theo là chương trình thạc sĩ 1-3 năm, sau đó có thể theo một chương trình tiến sĩ bốn năm. Các ứng cử viên tiến sĩ tại Hà Lan thường là nhân viên không biên chế của một đại học. Toàn bộ các đại học tại Hà Lan do nhà nước sở hữu và điều hành, và có một khoảng học phí khoảng 2.000 euro mỗi năm đối với sinh viên đến từ Hà Lan và Liên minh châu Âu.
Giáo dục bậc đại học tại Hà Lan gồm hai loại hình thể chế là các đại học khoa học ứng dụng (HBO) dành cho những người tốt nghiệp HAVO, VWO và MBO, và các đại học nghiên cứu ("universiteiten"; WO) chỉ dành cho những người tốt nghiệp VWO và HBO (bao gồm tốt nghiệp HBO "propaedeuse"). HBO bao gồm các thể chế tổng hợp hoặc các thể chế chuyên về một lĩnh vực cụ thể, như nông nghiệp, nghệ thuật thị giác và trình diễn, hoặc đào tạo giáo dục, trong khi Wo gồm 12 đại học tổng hợp cùng ba đại học kỹ thuật.
Kể từ tháng 9 năm 2002, hệ thống giáo dục bậc đại học tại Hà Lan được tổ chức theo một hệ thống ba chu kỳ gồm cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ, nhằm thích hợp và tiêu chuẩn hoá giảng dạy trong cả HBO và WO theo tiến trình Bologna. Trong cùng thời gian, hệ thống ECTS được chấp thuận làm cách thức định lượng khối lượng công việc của sinh viên. Bất chấp những thay đổi này, hệ thống lưỡng thể có khác biệt giữa giáo dục định hướng nghiên cứu và giáo dục bậc cao định hướng nghề nghiệp vẫn tồn tại trên thực tế. Chương trình tiến sĩ chỉ được cung cấp từ các đại học nghiên cứu, quá trình nghiên cứu sinh tiến sĩ được gọi là "thăng cấp" ("promotie"). |
Hà Lan | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2093 | Bằng tiến sĩ chủ yếu là một bằng nghiên cứu, một luận văn dựa trên nghiên cứu gốc cần phải được viết và bảo vệ công khai. Nghiên cứu này thường được tiến hành khi họ làm việc tại một trường đại học với vị thế "promovendus" (trợ lý nghiên cứu).
Y tế.
Năm 2016, Hà Lan duy trì vị trí số một trong Chỉ số người thụ hưởng y tế châu Âu (EHCI), là chỉ số so sánh các hệ thống y tế tại châu Âu. Hà Lan thuộc ba quốc gia đầu tiên trong các báo cáo công bố kể từ năm 2005. Trong số 48 tiêu chí như quyền lợi, thông tin, khả năng tiếp cận và kết quả, Hà Lan đảm bảo vị trí đứng đầu trong sáu năm liên tục. Hà Lan xếp thứ nhất trong một nghiên cứu vào năm 2009 về so sánh các hệ thống y tế của Hoa Kỳ, Úc, Canada, Đức và New Zealand.
Hầu hết bệnh viện tại Hà Lan do tư nhân điều hành, thuộc các tổ chức phi lợi nhuận, song hầu hết nhà cung cấp bảo hiểm y tế là các công ty vì lợi nhuận. Có khoảng 90 tổ chức bệnh viện tại Hà Lan, một số điều hành nhiều bệnh viện trên thực tế, thường là do hợp nhất các bệnh viện độc lập vào trước đó. Hà Lan có một mạng lưới 160 trung tâm chăm sóc sơ cấp cấp tính luôn mở cửa, do vậy mọi người có thể tiếp cận dễ dàng. Phân tích của Viện Quốc gia về Y tế công cộng và Môi trường Hà Lan cho thấy rằng 99,8% cư dân có thể được vận chuyển đến một đơn vị cấp cứu hoặc bệnh viện cung cấp sản khoa cấp cứu trong vòng 45 phút vào năm 2015.
Kể từ khi có một cuộc cải cách lớn về hệ thống y tế vào năm 2006, hệ thống của Hà Lan nhận được thêm nhiều điểm mỗi năm. Theo HCP (Health Consumer Powerhouse), Hà Lan có 'một hệ thống lộn xộn', nghĩa là bệnh nhân có mức độ tự do lớn về nơi mua bảo hiểm y tế, cho đến nơi họ nhận dịch vụ y tế. Tuy nhiên khác biệt giữa Hà Lan và các quốc gia khác chính là sự hỗn loạn này được quản lý. Các quyết định y tế được tiến hành thông qua đối thoại giữa bệnh nhân và chuyên gia y tế.
Bảo hiểm y tế tại Hà Lan là điều bắt buộc. Y tế tại Hà Lan được bao phủ bởi hai hình thức bảo hiểm luật định: Zorgverzekeringswet (Zvw), thường gọi là "bảo hiểm cơ bản", bao gồm chăm sóc y tế thông thường. |
Hà Lan | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2093 | Algemene Wet Bijzondere Ziektekosten (AWBZ) bao gồm điều dưỡng và chăm sóc y tế dài hạn. Trong khi cư dân Hà Lan được tự động nhận bảo hiểm AWBZ từ chính phủ, thì mọi người phải mua bảo hiểm y tế cơ bản cho mình (basisverzekering), ngoại trừ những người dưới 18 được tự động gắn liền theo tiền đóng bảo hiểm của cha mẹ.
Y tế tại Hà Lan có thể chia thành một vài cách thức: Ba cấp bậc là chăm sóc y tế thân thể và tinh thần, 'điều trị' (ngắn hạn), 'chăm sóc' (dài hạn). Các bác sĩ gia đình ("huisartsen", có thể so sánh với bác sĩ đa khoa) tạo thành bộ phận lớn nhất của cấp bậc đầu tiên. Tham khảo một thành viên trong cấp đầu tiên là điều bắt buộc để tiếp cận cấp thứ hai và thứ ba. Hệ thống chăm sóc y tế Hà Lan khá hiệu quả so với các quốc gia phương Tây khác song không phải là có hiệu quả chi phí nhất.
Y tế tại Hà Lan là một hệ thống kép, có hiệu lực từ tháng 1 năm 2006. Điều trị dài hạn, đặc biệt là các bệnh liên quan đến nằm viện bán thường xuyên, và các chi phí tàn tật như xe lăn, được che phủ bởi một loại bảo hiểm bắt buộc do nhà nước kiểm soát. Điều này được quy định trong "Algemene Wet Bijzondere Ziektekosten" ("Luật tổng quát về Chi phí y tế đặc biệt") có hiệu lực lần đầu vào năm 1968. Năm 2009, loại bảo hiểm này chi trả 27% tổng chi phí chăm sóc y tế. Đối với toàn bộ điều trị y tế ngắn hạn, có một hệ thống bảo hiểm y tế bắt buộc, với các công ty bảo hiểm y tế tư nhân. Các công ty bảo hiểm y tế này buộc phải cung cấp một gói được định rõ các điều trị được bảo hiểm. Loại bảo hiểm này chi trả 41% toàn bộ phí tổn chăm sóc y tế trên toàn quốc. Các nguồn chi trả y tế khác là thuế (14%), chi trả tiền mặt (9%), các gói bảo hiểm y tế tự nguyện (4%) và các nguồn khác (4%). Khả năng chi trả được đảm bảo thông qua một hệ thống các khoản trợ cấp liên quan đến thu nhập và tiền đóng bảo hiểm cá nhân liên quan đến thu nhập do cá nhân và giới chủ chi trả.
Văn hoá.
Hà Lan là quốc gia của các triết gia Erasmus thành Rotterdam và Spinoza. Toàn bộ các tác phẩm chính của Descartes được thực hiện tại Hà Lan. |
Hà Lan | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2093 | Nhà khoa học Hà Lan Christiaan Huygens (1629–1695) khám phá vệ tinh Titan của Sao Thổ và là nhà vật lý học đầu tiên sử dụng các công thức toán học. Antonie van Leeuwenhoek là người đầu tiên quan sát và mô tả sinh vật đơn bào bằng một kính hiển vi. Kiến trúc truyền thống Hà Lan đặc biệt có giá trị tại Amsterdam, Delft và Leiden, với các toà nhà từ thế kỷ XVII và XVIII dọc theo các kênh. Kiến trúc làng nhỏ với các nhà bằng gỗ hiện diện tại Zaandam và Marken. Cối xay gió, hoa tulip, guốc gỗ, pho mát, đồ gốm Delft, và cần sa nằm trong số những vật thể được du khách liên tưởng với Hà Lan.
Hà Lan có lịch sử lâu dài về khoan dung xã hội và nay được nhìn nhận là một quốc gia tự do, xét về chính sách ma tuý của nước này và việc họ hợp pháp hoá an tử. Năm 2001, Hà Lan trở thành quốc gia đầu tiên hợp pháp hoá hôn nhân đồng giới. Hà Lan có danh tiếng là quốc gia đi đầu về quản lý môi trường và dân cư. Năm 2015, Amsterdam và Rotterdam lần lượt đứng thứ 4 và thứ 5 trong chỉ số thành phố thành phố bền vững Arcadis. Tính bền vững là một khái niệm quan trọng đối với người Hà Lan, mục tiêu của chính phủ Hà Lan là có một hệ thống năng lượng bền vững, đáng tin cậy và giá cả phải chăng đến năm 2050, khi đó phát thải sẽ giảm một nửa và 40% điện năng đến từ các nguồn bền vững. Chính phủ đang đầu tư hàng tỉ euro vào tính hiệu quả năng lượng, năng lượng bền vững và giảm phát thải . Vương quốc cũng khuyến khích các công ty Hà Lan xây dựng các hạ tầng bền vững, với hỗ trợ tài chính của nhà nước cho các công ty hoặc cá nhân hoạt động trong việc biến quốc gia trở nên bền vững hơn.
Mỹ thuật.
Hội họa Thời kỳ hoàng kim Hà Lan nằm vào hàng được tôn vinh nhất thế giới đương thời, trong thế kỷ XVII. Đây là thời của "các bậc thầy Hà Lan" như Rembrandt van Rijn, Johannes Vermeer, Jan Steen, Jacob van Ruisdael. Rembrandt thường được nhận định là một trong các nghệ sĩ thị giác vĩ đại nhất trong lịch sử, các tác phẩm của ông mô tả đa dạng về phong cách và chủ đề, từ chân dung và tự hoạ đến phong cảnh, cảnh tượng kinh thánh hay thần thoại. |
Hà Lan | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2093 | Từ thập niên 1620, hội họa Hà Lan tách biệt dứt khoát khỏi phong cách Baroque để bước sang một phong cách miêu tả hiện thực hơn, quan tâm rất nhiều đến thế giới thực. Các loại tranh gồm có tranh lịch sử, chân dung, phong cảnh, cảnh đô thị, tĩnh vật và thể loại. Trong bốn loại tranh cuối nêu trên, các họa sĩ Hà Lan lập ra các phong cách được giới mỹ thuật châu Âu dựa vào trong hai thế kỷ sau đó. Các bức tranh tường có một ẩn ý đạo đức. Các chủ đề được ưa thích về phong cảnh Hà Lan là những đụn cát dọc theo bờ biển phía tây, các sông với các bãi cỏ liền kề rộng rãi và là nơi chăn gia súc, và thường có một bóng hình thành phố ở phía xa. Thời kỳ hoàng kim không bao giờ khôi phục được từ sau khi Pháp xâm chiếm vào năm 1672, song có một giai đoạn hoàng hôn kéo dài cho đến khoảng năm 1710.
Trường phái Haag xuất hiện vào khoảng lúc bắt đầu thế kỷ XIX, thể hiện toàn bộ những gì tối nhất hoặc sáng nhất trong cảnh quan Hà Lan, những gì âm u nhất hoặc trong trẻo nhất trong khí quyển. Trường phái ấn tượng Amsterdam thịnh hành vào giữa thế kỷ XIX, cùng thời kỳ với trường phái ấn tượng Pháp. Các họa sĩ dùng các nét vẽ nhanh và rõ để ghi dấu lên bức vẽ. Họ tập trung vào miêu tả sinh hoạt thường nhật của thành phố. Amsterdam cuối thế kỷ XIX là một trung tâm nhộn nhịp về mỹ thuật và văn học. Vincent van Gogh là một họa sĩ hậu ấn tượng, các tác phẩm của ông được chú ý vì vẻ đẹp thô, tính chân thật biểu cảm và màu sắc rõ nét, có ảnh hưởng sâu rộng đến mỹ thuật thế kỷ XX. Trong thế kỷ XX, Hà Lan sản sinh nhiều họa sĩ như Roelof Frankot, Salomon Garf, Pyke Koch. Khoảng năm 1905-1910, pha màu theo phép xen kẽ phát triển thịnh vượng. Từ năm 1911 đến năm 1914, toàn bộ các phong trào mỹ thuật mới nhất lần lượt truyền đến Hà Lan, bao gồm trường phái lập thể, trường phái vị lai và trường phái biểu hiện. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, De Stijl ("phong cách") được dẫn dắt bởi Piet Mondrian và xúc tiến mỹ thuật thuần tuý, chỉ bao gồm các đường dọc và ngang, sử dụng các màu cơ bản.
Kiến trúc. |
Hà Lan | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2093 | Kiến trúc.
Trong Thời kỳ hoàng kim Hà Lan vào thế kỷ XVII, do kinh tế thịnh vượng nên các thành phố được mở mang rất nhiều. Các toà thị chính và nhà kho mới được xây dựng, và nhiều kênh đào mới được hình thành trong và quanh các thành phố như Delft, Leiden và Amsterdam để nhằm mục đích phòng thủ và vận chuyển. Nhiều thương gia giàu có sở hữu một ngôi nhà mới dọc các kênh đào này, các ngôi nhà này thường rất hẹp và có mặt tiền được trang trí nhằm thích hợp với địa vị mới của gia chủ. Nguyên nhân khiến các ngôi nhà này hẹp là do bị đánh thuế chiều rộng mặt tiền. Kiến trúc của nền cộng hoà đầu tiên tại phía bắc châu Âu ghi dấu với tính nhã nhặn và giản dị, và là phương thức phản ánh các giá trị dân chủ. Nhìn chung, kiến trúc tại các Vùng đất thấp, cả tại miền nam chịu ảnh hưởng của phản cải cách và miền bắc do Tin Lành chi phối, vẫn đầu tư mạnh mẽ vào các dạng phục hưng và kiểu cách của miền bắc Ý. Dạng mộc mạc hơn được tiến hành tại Cộng hoà Hà Lan rất phù hợp đối với các mô hình xây dựng lớn: Các cung điện cho Nhà Oranje và các toà nhà dân sự mới, không chịu ảnh hưởng từ phong cách phản cải cách đang tạo ra một số tiến bộ tại Antwerpen. Đến cuối thế kỷ XIX, có một dòng Tân Goth đáng chú ý hoặc Phục hưng Goth trong các kiến trúc nhà thờ cũng như công cộng, đáng chú ý là Pierre Cuypers, ông lấy cảm hứng từ kiến trúc sư người Pháp Viollet le Duc. Bảo tàng Rijksmuseum (1876–1885) và ga Amsterdam Centraal (1881–1889) nằm trong các toà nhà chính của ông.
Trong thế kỷ XX, các kiến trúc sư Hà Lan đóng vai trò dẫn đầu trong phát triển kiến trúc hiện đại. Ngoài kiến trúc duy lý đầu thế kỷ XX của Berlage, là người thiết kế Beurs van Berlage, còn có ba nhóm riêng biệt khác phát triển trong thập niên 1920, mỗi nhóm có quan điểm riêng về phương hướng của kiến trúc hiện đại. Các kiến trúc sư theo trường phái biểu hiện như M. de Klerk and P.J. Kramer tại Amsterdam. Trường phái chức năng có Mart Stam, L.C. van der Vlugt, Willem Marinus Dudok và Johannes Duiker, họ có quan hệ tốt với nhóm theo chủ nghĩa tân thời quốc tế CIAM. |
Hà Lan | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2093 | Nhóm thứ ba xuất hiện từ phong trào De Stijl, trong số họ có J.J.P Oud và Gerrit Rietveld, hai người này về sau xây dựng theo một phong cách chức năng. Trong các thập niên 1950 và 1960, một thế hệ kiến trúc sư mới như Aldo van Eyck, J.B. Bakema và Herman Hertzberger, gọi là ‘thế hệ Forum’ (theo tạp chí Forum) hình thành một liên kết với các nhóm quốc tế như Team 10. Từ thập niên 1980 đến nay, Rem Koolhaas với hãng Office for Metropolitan Architecture (OMA) của ông trở thành một trong các kiến trúc sư hàng đầu thế giới. Cùng với ông, hình thành một thế hệ kiến trúc sư Hà Lan mới làm việc trong truyền thống hiện đại.
Văn học.
Cho đến cuối thế kỷ XI, văn học Hà Lan giống như văn học tại những nơi khác của châu Âu vẫn hầu như là theo hình thức truyền khẩu bằng thể loại thơ. Trong thế kỷ XII và XIII, các nhà văn bắt đầu viết các truyện anh hùng kị sĩ và tiểu sử các thánh cho giới quý tộc. Từ thế kỷ XIII, văn học trở nên mô phạm hơn và phát triển một đặc tính quốc gia sơ khai do nó được viết cho giai cấp tư sản. Văn học Hà Lan diễn ra một biến đổi khi kết thúc thế kỷ XIII, các thị trấn vùng Vlaanderen nay thuộc Bỉ và vùng Holland nay thuộc Hà Lan trở nên thịnh vượng và một cách diễn đạt văn học khác bắt đầu. Khoảng năm 1440, các phường hội văn chương gọi là "rederijkerskamers" ("phòng tu từ học") xuất hiện và thường mang sắc thái của tầng lớp trung lưu. Những phòng sớm nhất trong số này hầu như hoàn toàn tham gia vào chuẩn bị các vở kịch tôn giáo và kịch thần bí cho nhân dân. Anna Bijns (khoảng 1494–1575) là một nhân vật quan trọng, ông viết bằng tiếng Hà Lan hiện đại. Cải cách Tin Lành xuất hiện trong văn học Hà Lan bằng một bộ sưu tập các bản dịch Thánh Vịnh vào năm 1540 và bằng một bản dịch Tân Ước vào năm 1566 sang tiếng Hà Lan. Nổi tiếng nhất trong số các nhà văn Hà Lan là nhà biên kịch và nhà thơ Công giáo Joost van den Vondel (1587–1679). Pieter Corneliszoon Hooft (1581-1647) là thành viên nổi bật nhất trong nhóm Muiderkring, viết các bài thơ mục đồng và trữ tình. |
Hà Lan | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2093 | Vào cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, các Vùng đất thấp trải qua biến động lớn về chính trị, các nhà văn nổi bật trong giai đoạn này là Willem Bilderdijk (1756–1831), Hiëronymus van Alphen (1746–1803) và Rhijnvis Feith (1753–1824). Piet Paaltjens (bút danh của François Haverschmidt, 1835–1894) là một trong rất ít nhà thơ đáng đọc vào thế kỷ XIX, là đại diện tại Hà Lan của lối viết lãng mạn với Heine là điển hình. Một phong trào mới mang tên "Tachtigers" hay "phong trào 80" theo thập kỷ nó xuất hiện. Multatuli viết về việc đối xử tồi với người bản địa tại thuộc địa Đông Ấn Hà Lan. Một trong các nhà văn lịch sử nổi tiếng nhất trong thế kỷ XX là Johan Huizinga, được bên ngoài biết đến và được dịch sang các ngôn ngữ khác, tác phẩm của ông được liệt vào trong một vài danh sách bộ sách thiết yếu. Trong thập niên 1920, xuất hiện một nhóm nhà văn mới tách mình khỏi phong cách hoa mỹ của Phong trào 80, dẫn đầu là Nescio (J.H.F. Grönloh, 1882–1961). Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, có Anne Frank (với nhật ký của cô bé), cùng nhà văn tiểu thuyết hình sự và nhà thơ Jan Campert. Các nhà văn sống qua sự tàn bạo của Chiến tranh thế giới thứ hai đã phản ánh trong tác phẩm của họ về thay đổi trong nhận chức thực tiễn. Nhiều người nhìn lại các trải nghiệm của họ theo cách Anne Frank đã làm trong nhật ký của cô bé, như trong trường hợp "Het bittere kruid" (cỏ đắng) của Marga Minco, và "Kinderjaren" (thời thơ ấu) của Jona Oberski. Sự phục hồi, trong lịch sử văn học được mô tả là "ontluisterend realisme" (chủ nghĩa hiện thực sửng sốt), chủ yếu có liên hệ với ba tác giả Gerard Reve, W.F. Hermans và Anna Blaman. Reve và Hermans thường được trích dẫn cùng với Harry Mulisch là ba tác giả lớn của văn học Hà Lan thời hậu chiến.
Âm nhạc.
Hà Lan có truyền thống âm nhạc đa dạng, âm nhạc truyền thống Hà Lan là một thể loại được gọi là "Levenslied", nghĩa là "tiếng hát của đời sống", có đặc trưng là giai điệu và nhịp điệu đơn giản, với cấu trúc đơn giản trong các cặp câu và đoạn điệp khúc. Chủ đề có thể nhẹ nhàng, song thường sẽ là đa cảm và gồm có tình yêu, cái chết và nỗi cô đơn. |
Hà Lan | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2093 | Các nhạc cụ truyền thống như phong cầm và đàn thùng là một yếu tố chủ yếu trong âm nhạc levenslied, song vào những năm gần đây có nhiều nghệ sĩ cũng sử dụng synthesizer và guitar. Các nghệ sĩ trong thể loại này có thể kể đến như Jan Smit, Frans Bauer và André Hazes.
Nhạc rock và pop đương đại Hà Lan (Nederpop) có nguồn gốc từ thập niên 1960, nó chịu ảnh hưởng mạnh từ âm nhạc đại chúng Mỹ và Anh. Trong các thập niên 1960 và 1970, phần lời hầu hết viết bằng tiếng Anh và một số bài hát được trình diễn bằng nhạc cụ. Các ban nhạc như Shocking Blue, Golden Earring, Tee Set, George Baker Selection và Focus đạt được thành công ở tầm quốc tế. Đến thập niên 1980, ngày càng nhiều nhạc sĩ pop bắt đầu làm việc bằng tiếng Hà Lan, một phần là do được truyền cảm hứng từ thành công vang dội của ban nhạc Doe Maar. Ngày nay, nhạc rock và pop Hà Lan phát triển mạnh trong cả hai ngôn ngữ, một số nghệ sĩ cũng ghi âm bằng cả hai ngôn ngữ.
Các ban nhạc symphonic metal là Epica, Delain, ReVamp, The Gathering, Asrai, Autumn, Ayreon và Within Temptation cùng ca sĩ nhạc jazz và pop Caro Emerald có thành công ở tầm quốc tế. Các ban nhạc metal như Hail of Bullets, God Dethroned, Izegrim, Asphyx, Textures, Present Danger, Heidevolk và Slechtvalk là khách mời phổ biến tại các nhạc hội metal lớn nhất châu Âu. Các ngôi sao ca nhạc Hà Lan đương đại gồm có ca sĩ nhạc pop Anouk, ca sĩ nhạc country pop Ilse DeLange, ban nhạc dân gian hát bằng phương ngữ Nam Gelderland và Limburg Rowwen Hèze, ban nhạc rock BLØF và bộ đôi Nick & Simon.
Vào đầu thập niên 1990, các nghệ sĩ nhạc house Hà Lan và Bỉ cùng tiến hành dự án Eurodance 2 Unlimited. Họ bán được 18 triệu bản, hai ca sĩ trong ban nhạc là các nghệ sĩ âm nhạc Hà Lan thành công nhất cho đến nay. Các ban nhạc Hà Lan khác thành công quốc tế là 2 Brothers On The 4th Floor và Vengaboys. Vào giữa thập niên 1990, nhạc rap và hip hop tiếng Hà Lan ("Nederhop") cũng thăng hoa và trở nên phổ biến tại Hà Lan và Bỉ. Các nghệ sĩ có nguồn gốc Bắc Phi, Caribe hoặc Trung Đông có ảnh hưởng mạnh trong thể loại này.
Kể từ thập niên 1990, nhạc dance điện tử Hà Lan (EDM) trở nên phổ biến rộng rãi trên thế giới với nhiều dạng như trance, techno và gabber hay hardstyle. |
Hà Lan | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2093 | Một số DJ vào hàng nổi tiếng nhất thế giới tới từ Hà Lan, như Armin van Buuren, Tiësto, Hardwell, Martin Garrix, Nicky Romero và Afrojack; bốn người đầu tiên kể trên nằm vào hàng giỏi nhất thế giới theo DJ Mag Top 100 DJs. Các DJ cũng đóng góp cho nhạc pop dòng chính do họ thường xuyên cộng tác và sản xuất cho các nghệ sĩ quốc tế nổi tiếng. Amsterdam Dance Event (ADE) là nhạc hội điện tử hàng đầu thế giới và là lễ hội câu lạc bộ lớn nhất đối với nhiều phân loại điện tử.
Về âm nhạc cổ điển, Jan Sweelinck được đánh giá là nhà soạn nhạc Hà Lan nổi tiếng nhất, còn Louis Andriessen nằm trong số các nhà soạn nhạc cổ điển người Hà Lan nổi tiếng nhất đang sống. Ton Koopman là một nhạc trưởng, nghệ sĩ đàn ống và harpsichord người Hà Lan, đồng thời là giáo sư Trường Âm nhạc Hoàng gia Den Haag. Các nghệ sĩ vĩ cầm nổi tiếng là Janine Jansen và André Rieu. André Rieu cùng với Dàn nhạc Johann Strauss của ông trình diễn trong các cuộc lưu diễn hoà nhạc trên toàn cầu, quy mô và doanh thu của chúng có thể sánh với các màn biểu diễn nhạc rock và pop lớn nhất thế giới. Tác phẩm cổ điển Hà Lan nổi tiếng nhất là "Canto Ostinato" của Simeon ten Holt, một tác phẩm giản lược cho các nhạc cụ đa chức năng. Nghệ sĩ đàn hạc Lavinia Meijer vào năm 2012 phát hành một tuyển tập với các tác phẩm của Philip Glass được bà chuyển đổi cho đàn hạc. Concertgebouw (hoàn thành vào năm 1888) tại Amsterdam là cứ điểm của Dàn nhạc Concertgebouw Hoàng gia, được cho là một trong các dàn nhạc hay nhất thế giới.
Điện ảnh.
Phim đầu tiên của Hà Lan là phim hài hề tếu Gestoorde hengelaar (1896) của M.H. Laddé.. Mặc dù ngành phim Hà Lan tương đối nhỏ, song có một số giai đoạn tích cực khi ngành làm phim Hà Lan thịnh vượng. Giai đoạn bùng nổ đầu tiên đến vào Chiến tranh thế giới thứ nhất, khi Hà Lan là một trong các quốc gia trung lập. Các xưởng phim như Hollandia sản xuất một loạt phim truyện. Một làn sóng thứ thì xuất hiện trong thập niên 1930, khi việc xuất hiện phim nói dẫn đến những lời kêu gọi sản xuất phim nói tiếng Hà Lan, kết quả là bùng nổ về sản xuất. Để thích ứng với sự phát triển nhanh chóng, ngành phim Hà Lan trông cậy vào những người ngoại quốc có kinh nghiệm về kỹ thuật phim âm thanh. |
Hà Lan | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2093 | Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, ngành phim tư nhân Hà Lan gần như phải ngưng lại, tuy nhiê người Đức đã hỗ trợ nhiều phim tuyên truyền quy mô nhỏ với nội dung ủng hộ Đức Quốc xã.
Phim tài liệu Hà Lan nổi tiếng thế giới từ lâu, các đạo diễn Hà Lan nổi tiếng nhất có xuất phát điểm từ phim tài liệu, đặc biệt là những người bắt đầu sự nghiệp trước Chiến tranh thế giới thứ hai, như Joris Ivens và Bert Haanstra. Tuy nhiên, kể từ đầu thập niên 1970, sản xuất phim tài liệu với mục đích phát hành tại rạp bị suy thoái, có lẽ là do chuyển hướng sang phim tài liệu truyền hình. Trong những năm ngay sau chiến tranh, hầu hết các nỗ lực được dành cho tái thiết quốc gia, và phim không phải là một ưu tiên. Vào cuối thập niên 1950, ngành phim Hà Lan được chuyên nghiệp hoá. Phim tài liệu vẫn giữ một vai trò quan trọng trong ngành làm phim Hà Lan. Liên hoan phim tài liệu quốc tế Amsterdam được tổ chức vào tháng 11 hàng năm, và được xem là một trong các liên hoan phim tài liệu lớn nhất thế giới.
Đến cuối thập niên 1960, thế hệ đầu tiên các nhà làm phim Hà Lan tốt nghiệp từ Học viện Điện ảnh Hà Lan bắt đầu gây dựng tên tuổi. Đạo diễn nổi tiếng trong giai đoạn này là Fons Rademakers, Rademakers học nghề từ Vittorio De Sica và Jean Renoir và đem các kiến thức mới về phim nghệ thuật nước ngoài về nước. Một giai đoạn thành công lâu dài hơn của điện ảnh Hà Lan đến trong thập niên 1970, dẫn đầu là Paul Verhoeven. Năm bộ phim của Verhoeven trong thập niên là "Wat zien ik?" (1971), "Turks Fruit" (1973), "Keetje Tippel" (1975), "Soldaat van Oranje" (1977) và "Spetters" (1980) - đạt kỷ lục phòng vé. "Turks Fruit" và "Soldaat van Oranje" cũng thành công ở nước ngoài, và khiến Verhoeven có sự nghiệp tại Hollywood. Năm 2006, Verhoeven làm phim "Black Book" ("Zwartboek"), đây là phim nói tiếng Hà Lan đầu tiên của ông kể từ "The Fourth Man" (1983). Các dạo diễn thành công khác trong giai đoạn này là Wim Verstappen và Pim de la Parra. Sau năm 1980, ít phim Hà Lan có thể đủ sức đưa hàng triệu người đến các rạp chiếu phim, do suy giảm mức độ quan tâm và sự phổ biến của hệ thống video gia đình. |
Hà Lan | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2093 | Đến giữa thập niên 1990, chính phủ Hà Lan áp dụng việc tránh thuế (gọi là 'CV-regeling') nhằm khuyến khích các nhà đầu tư tư nhân trong ngành điện ảnh Hà Lan. Sau khi thực hiện các quy tắc mới này, diễn ra một cuộc bùng nổ trong sản xuất phim Hà Lan, với những phim nhắm đến khán giả trẻ như "Costa!" (2001). Sau một thời gian, công thức này đuối dần và hương vị thương mại mới trở thành các bộ phim với cảm giác đa văn hoá, "Shouf Shouf Habibi" (2004) và "Het Schnitzelparadijs" (2005) có thành công thương mại.
Các diễn viên Hà Lan thành công nhất tại Hollywood là Rutger Hauer ("Blade Runner"), Jeroen Krabbé ("The Fugitive"), Famke Janssen ("X-Men") và Carice van Houten ("Game of Thrones"). Các nhà làm phim có sự nghiệp thành công tại Hollywood ngoài Paul Verhoeven còn có Jan de Bont (với "Speed" và "Twister"), nhà biên kịch-chuyển thể-đạo diễn Menno Meyjes ("The Color Purple" và "Indiana Jones and the Last Crusade") và nhà sản xuất Pieter Jan Brugge ("Glory", "Miami Vice", "Defiance"). Roel Reiné sau khi chuyển tới Hollywood đã trở thành một đạo diễn-nhà sản xuất có ảnh hưởng với các bộ phim "DVD Premiere", như "Pistol Whipped" (2008). Các đạo diễn hình ảnh Hà Lan có được thành công quốc tế là Hoyte van Hoytema ("Interstellar", "Spectre", "Dunkirk") và Theo van de Sande ("Wayne's World" và "Blade").
Truyền thông.
Các báo quan trọng nhất của Hà Lan là "De Telegraaf", "Algemeen Dagblad", "de Volkskrant", "NRC Handelsblad" và "Trouw". Trong quá khứ, "Parool" được thành lập trong Chiến tranh thế giới thứ hai cũng là một tờ báo chính yếu, song nay nó chủ yếu tập trung vào cấp thành phố và khu vực của Hà Lan. Đối với độc giả tu sĩ (Tin Lành), "Reformatorisch Dagblad" và "Nederlands Dagblad" là các báo quốc gia nổi tiếng.
Truyền hình tại Hà Lan bắt đầu vào năm 1951. Tại Hà Lan, thị trường truyền hình được phân chia giữa một số mạng lưới thương mại như RTL Nederland, và một hệ thống phát sóng công cộng chia sẻ ba kênh NPO 1, NPO 2 và NPO 3. Các chương trình nhập khẩu (ngoại trừ cho trẻ em), cũng như các phỏng vấn tin tức với câu trả lời bằng ngoại ngữ luôn được hiển thị trong ngôn ngữ gốc, đi kèm phụ đề. Đến năm 2013, 78,3% khán giả Hà Lan tiếp nhận truyền hình kỹ thuật số. |
Hà Lan | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2093 | Truyền hình kỹ thuật số có nhiều cách thức, phổ biến nhất là qua cáp với Ziggo là nhà cung cấp chính về truyền hình cáp tại Hà Lan, CanalDigitaal là nhà cung cấp truyền hình vệ tinh, KPN Digitenne là nhà cung cấp truyền hình kỹ thuật số mặt đất, KPN và Tele2 là hai nhà cung cấp chính về truyền hình internet. Các kênh truyền hình cung cấp sẽ phụ thuộc nhiều vào nhà cung cấp, tuy nhiên có có một nhóm nhỏ các kênh mà mọi nhà khai thác cần phải truyền tải, kể từ năm 2014 là các kênh như các kênh quốc gia NPO 1, NPO 2, NPO 3. Truyền hình thương mại tại Hà Lan được cấp phép từ năm 1988, muộn hơn so với các quốc gia láng giềng, các công ty chính cung cấp truyền hình thương mại là RTL Nederland và SBS Broadcasting.
Xuất khẩu truyền hình từ Hà Lan hầu hết được tiến hành dưới dạng thể thức và nhượng quyèn cụ thể, đáng chú ý nhất là thông qua tổ hợp sản xuất truyền hình quốc tế Endemol của các tài phiệt truyền thông người Hà Lan là John de Mol và Joop van den Ende. Endemol có trụ sở tại Amsterdam với khoảng 90 công ty tại 30 quốc gia. Endemol và các công ty con của họ sáng tạo và vận hành các chương trình nhượng quyền thực tế, tài năng và trò chơi truyền hình trên khắp thế giới, như "Big Brother" và "Deal or No Deal". John de Mol sau đó bắt đầu công ty riêng của mình mang tên Talpa, tạo ra các chương trình nhượng quyền như "The Voice" và "Utopia".
Hà Lan cũng có một lượng lớn các đài phát thanh, với sáu kênh phát thanh quốc gia như NPO Radio 1, NPO Radio 2 và NPO 3FM, cùng một số kênh công cộng kỹ thuật số và khu vực. Radio 538, Sky Radio và Q-music là các nhà cung cấp chính trong thị trường thương mại.
Thể thao.
Có khoảng 4,5 triệu dân Hà Lan đăng ký tại một trong số 35.000 câu lạc bộ thể thao trong nước, và khoảng hai phần ba dân số từ 15 đến 75 tuổi tham gia hoạt động thể thao hàng tuần. Bóng đá là môn thể thao được người Hà Lan tham gia phổ biến nhất, các môn thể thao đội tuyển phổ biến kế tiếp là khúc côn cầu trên cỏ và bóng chuyền. Quần vợt, thể dục dụng cụ và golf là ba môn thể thao cá nhân được tham gia rộng rãi nhất.
Các tổ chức thể thao bắt đầu vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. |
Hà Lan | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2093 | Các liên đoàn thể thao được thành lập như (liên đoàn trượt băng tốc độ vào năm 1882), các quy tắc được thống nhất và các câu lạc bộ thể thao xuất hiện. Ủy ban Olympic Quốc gia Hà Lan được thành lập vào năm 1912, và Hà Lan giành được 285 huy chương tại Thế vận hội Mùa hè tính đến năm 2016 và 110 huy chương tại Thế vận hội Mùa đông tính đến năm 2014. Trong thi đấu quốc tế, các đội tuyển và vận động viên Hà Lan chiếm ưu thế trong một số lĩnh vực. Đội tuyển khúc côn cầu trên cỏ nữ Hà Lan là đội tuyển thành công nhất trong lịch sử của hạng mục này. Đội tuyển bóng chày Hà Lan từng 20 lần giành chức vô địch châu Âu. Các võ sĩ Kickboxing K1 Hà Lan từng 15 lần thắng giải K-1 World Grand Prix.
Trượt băng tốc độ Hà Lan giành chiến thắng trong 8/12 sự kiện, 23/36 huy chương vàng tại Thế vận hội Mùa đông 2014, là thành tích chiếm ưu thế nhất trong một môn thể thao của lịch sử Thế vận hội. Đua ô tô tại trường đua TT Assen có một lịch sử lâu dài. Assen là địa điểm duy nhất liên tục tổ chức một vòng đấu của giải vô địch ô tô thế giới từ khi hình thành vào năm 1949. Trường đua được xây dựng dành cho Dutch TT vào năm 1954, các sự kiện trước đó được tổ chức trên đường phố.
Max Verstappen thi đấu tại Công thức một, và là người Hà Lan đầu tiên thắng một giải Grand Prix. Khu nghỉ dưỡng ven biển Zandvoort tổ chức Dutch Grand Prix từ năm 1958 đến năm 1985. Đội tuyển bóng chuyền nam quốc gia Hà Lan từng giành huy chương vàng tại Thế vận hội Mùa hè 1996. Thành công lớn nhất của đội tuyển bóng chuyền nữ quốc gia Hà Lan là vô địch châu Âu năm 1995 và World Grand Prix vào năm 2007.
Ẩm thực.
Ban đầu, ẩm thực Hà Lan hình thành dựa theo hoạt động ngư nghiệp và nông nghiệp, bao gồm canh tác cây trồng và nuôi động vật được thuần hoá. Ẩm thực Hà Lan đơn giản và không phức tạp, gồm nhiều sản phẩm bơ sữa. Bữa sáng và bữa trưa điển hình là bánh mì phủ pho mát, hoặc là ngũ cốc cho bữa sáng. Theo truyền thống, bữa tối gồm có khoai tây, một phần thịt, và rau theo mùa. |
Hà Lan | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2093 | Món ăn Hà Lan có hàm lượng cacbohydrat và chất béo ở mức cao, phản ánh nhu cầu ăn của những người lao động vì văn hoá của họ định hình nên quốc gia. Món ăn Hà Lan không có nhiều sự tinh tế, mô tả tốt nhất là mộc mạc, song các loại đồ ăn đặc biệt được chuẩn bị cho nhiều ngày lễ. Trong thế kỷ XX, đồ ăn Hà Lan biến đổi và trở nên toàn cầu hơn, và hầu hết các nền ẩm thực toàn cầu có đại diện trong các thành phố lớn tại đây. Vào đầu năm 2014, Oxfam xếp hạng Hà Lan là quốc gia có đồ ăn bổ dưỡng, phong phú và tốt cho sức khoẻ nhất, khi so sánh trong số 125 quốc gia.
Các tác giả ẩm thực hiện đại phân biệt giữa ba thể loại khu vực tổng quát của ẩm thực Hà Lan. Các khu vực tại đông bắc Hà Lan, đại thể tương ứng với các tỉnh Groningen, Friesland, Drenthe, Overijssel và Gelderland là khu vực thưa dân nhất. Đây là khu vực phát triển nông nghiệp muộn, ẩm thực tại đây được biết đến với nhiều loại thịt, phong phú về săn bắt và chăn nuôi, song các món ăn gần bờ biển cũng có lượng lớn cá. Khu vực có các loại xúc xích khô khác nhau, thuộc nhóm metworst của xúc xích Hà Lan, và được đánh giá cao vì thường có vị rất mạnh. Xúc xích lớn thường được ăn kèm với "stamppot", "hutspot" hay "zuurkool" (dưa cải Đức); còn xúc xích nhỏ thường là một loại đồ ăn đường phố. Các tỉnh này cũng là nơi sản xuất bán mì đen cứng, bánh ngọt, bánh quy, trong đó bánh quy có vị mạnh với gừng hoặc quả giầm nước đường hoặc gồm một ít thịt. Các đặc điểm đáng chú ý của "Fries roggebrood" (bánh mì đen Frisia) là thời gian nướng lâu (đến 20 tiếng), kết quả là vị ngọt và màu đen thẫm. Về đồ uống có cồn, khu vực này nổi tiếng với nhiều loại rượu bia đắng (như "Beerenburg") và các loại rượu chưng chất có nồng độ cao hơn bia.
Các tỉnh Noord-Holland, Zuid-Holland, Zeeland, Utrecht và khu vực Betuwe của Gelderland thuộc khu vực ẩm thực miền tây Hà Lan. |
Hà Lan | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2093 | Do phong phú về nước và đất đồng cỏ, nên khu vực nổi tiếng với các sản phẩm bơ sữa trong đó có các loại pho mát như Gouda, Leyden, Edam, trong khi Zaanstreek tại Noord-Holland nổi tiếng với mayonnaise từ thế kỷ XVI, các loại mù tạc nguyên hạt đặc trưng và sô-cô-la. Zeeland và Zuid-Holland sản xuất nhiều bơ, có lượng chất béo lớn hơn so với hầu hết các loại bơ khác tại châu Âu. Một sản phẩm phụ của quá trình làm bơ là "karnemelk" (sữa bơ), nó cũng được xem là đặc trưng cho khu vực này. Các món từ biển như cá trích dầm muối, trai, cá chình, hàu và tôm hiện diện phổ biến và đặc trưng cho khu vực. "Kibbeling" là một món ăn tinh tế của địa phương, gồm các miếng nhỏ cá thịt trắng, song nay trở thành một loại đồ ăn nhanh quốc gia. Các loại bánh ngọt trong khu vực này có xu hướng khá mềm nhão, và thường có lượng đường cao, "oliebol" và "Zeeuwse bolus" là những điển hình. Các loại bánh quy cũng được sản xuất với số lượng lớn và có xu hướng chứa nhiều bơ và đường như "stroopwafel", hoặc được nhồi quả hạnh như "gevulde koek". Các loại đồ uống có cồn truyền thống của khu vực này là bia và "Jenever", một loại rượu mạnh hương bách xù. "Advocaat" là một ngoại lệ so với truyền thống Hà Lan, loại rượu này làm từ trứng, đường và brandy.
Ẩm thực miền nam Hà Lan gồm tỉnh Noord-Brabant và tỉnh Limburg, tương đồng với vùng Vlaanderen tại Bỉ. Khu vực này nổi tiếng do phong phú về các loại bánh ngọt, súp, các món hầm và rau. Đây là khu vực ẩm thực duy nhất tại Hà Lan phát triển ẩm thực cao cấp. Các loại bánh ngọt thường được làm với nhiều kem sữa trứng và quả. Các loại bánh như "Vlaai" từ Limburg và "Moorkop" cùng "Bossche Bol" từ Brabant là các loại bánh ngọt đặc trưng. Ngoài ra, còn có các loại bánh ngọt mặn, trong đó "worstenbroodje" là phổ biến nhất. Đồ uống có cồn truyền thống của khu vực này là bía. Có nhiều thương hiệu địa phương, như "Trappist" và "Kriek". 5 trong số 10 nhà máy bia được Hiệp hội Luyện tâm Quốc tế công nhân là nằm tại khu vực văn hoá miền nam Hà Lan. Bia trong ẩm thực khu vực còn được dùng để nấu ăn, thường là trong các món hầm, giống như rượu vang trong ẩm thực Pháp.
Di sản thuộc địa. |
Hà Lan | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2093 | Di sản thuộc địa.
Từ hoạt động khai thác của Công ty Đông Ấn Hà Lan trong thế kỷ XVII, cho đến hoạt động thuộc địa hoá trong thế kỷ XIX, các thuộc địa của Đế quốc Hà Lan liên tục được mở rộng, đạt đến mức độ cực đại khi thiết lập quyền bá chủ đối với Đông Ấn Hà Lan vào đầu thế kỷ XX. Đông Ấn Hà Lan, nay là Indonesia, là một trong các thuộc địa có giá trị nhất của thực dân châu Âu trên thế giới, và là thuộc địa quan trọng nhất đối với Hà Lan. Trên 350 năm di sản tác động tương hỗ đã để lại dấu ấn văn hoá quan trọng tại Hà Lan.
Trong Thời kỳ hoàng kim Hà Lan vào thế kỷ XVII, Hà Lan tiến hành đô thị hoá ở mức độ đáng kể, hầu hết được lấy từ tiền thu nhập doanh nghiệp bắt nguồn từ độc quyền mậu dịch tại châu Á. Vị thế xã hội dựa trên thu nhập của thương nhân, làm suy yếu chế độ phong kiến và thay đổi đáng kể động lực của xã hội Hà Lan. Khi Hoàng gia Hà Lan được thành lập vào năm 1815, hầu hết của cải của họ đến từ mậu dịch thuộc địa.
Các đại học như Đại học Leiden thành lập vào thế kỷ XVI được phát triển thành các trung tâm kiến thức dẫn đầu về nghiên cứu Đông Nam Á và Indonesia. Đại học Leiden sản sinh các viện sĩ hàn lâm hàng đầu như Christiaan Snouck Hurgronje, và vẫn có các viện sĩ hàn lâm chuyên về ngôn ngữ và văn hoá Indonesia. Đại học Leiden và đặc biệt là KITLV là các thể chế giáo dục và khoa học cho đến nay chia sẻ cả quan tâm tri thức và lịch sử trong nghiên cứu Indonesia. Các viện khoa học khác tại Hà Lan gồm có Tropenmuseum Amsterdam, một bảo tàng nhân loại học với các bộ sưu tập đồ sộ về nghệ thuật, văn hoá, dân tộc học và nhân loại học Indonesia.
Truyền thống của Lục quân Hoàng gia Đông Ấn Hà Lan (KNIL) nay được duy trì bởi Trung đoàn Van Heutsz của Lục quân Hoàng gia Hà Lan. Một "Bảo tàng Bronbeek" chuyên biệt tồn tại ở Arnhem cho đến nay, đây vốn là nơi ở cũ của các binh sĩ KNIL xuất ngũ.
Một phân đoạn riêng biệt của văn học Hà Lan mang tên văn học Đông Ấn Hà Lan vẫn tồn tại và có các tác giả thành danh như Louis Couperus với "De Stille Kracht", lấy thời thuộc địa là một nguồn cảm hứng quan trọng. |
Hà Lan | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2093 | Một trong số các kiệt tác vĩ đại nhất của văn học Hà Lan là sách "Max Havelaar", do Multatuli viết vào năm 1860.
Đa số người Hà Lan hồi hương sau và trong Cách mạng Indonesia là người Indo (lai Á-Âu). Nhóm cư dân lai Á-Âu tương đối lớn này phát triển trong suốt 400 năm và được phân loại là thuộc cộng đồng tư pháp châu Âu theo pháp luật thuộc địa. Trong tiếng Hà Lan họ được gọi là "Indische Nederlanders" hay là Indo (rút ngắn của Indo-Âu). Nếu tính cả thế hệ thứ nhì, người Indo hiện là nhóm nhập cư lớn nhất tại Hà Lan. Năm 2008, Cục Thống kê Trung ương Hà Lan (CBS) đã đăng ký 387.000 người Indo thế hệ thứ nhất và thứ hai sống tại Hà Lan. Mặc dù được nhận định là hoàn toàn đồng hoá vào xã hội Hà Lan, có tư cách dân tộc thiểu số lớn tại Hà Lan, những người hồi hương này giữ một vai trò chủ chốt trong việc đưa các yếu tố văn hoá Indonesia vào văn hoá chủ lưu của Hà Lan.
Trong thực tế mọi đô thị tại Hà Lan đều có một "Toko" (cửa hàng người Hà Lan gốc Indonesia) hoặc cửa hàng Indonesia gốc Hoa và nhiều hội chợ 'Pasar Malam' (chợ đêm trong tiếng Indonesia) được tổ chức suốt năm. Nhiều món ăn và thực phẩm Indonesia trở nên phổ biến tại Hà Lan. Rijsttafel là một khái niệm nấu ăn thuộc địa, và các món như Nasi goreng và satay rất phổ biến tại Hà Lan. |
Frankfurt am Main | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2099 | Frankfurt am Main (tiếng Việt: Frankfurt trên sông Main), thường chỉ được viết là Frankfurt, với dân số hơn 670.000 người là thành phố lớn nhất của bang Hessen (Đức) và là thành phố lớn thứ năm của Đức sau Berlin, Hamburg, München ("Munich") và Köln ("Cologne"). Vùng đô thị Frankfurt có khoảng 2,26 triệu dân cư năm 2001, toàn bộ vùng đô thị Frankfurt Rhein-Main với trên 5 triệu dân cư là vùng đô thị Đức lớn thứ nhì sau Rhein-Ruhr.
Từ năm 1875 Frankfurt am Main là thành phố lớn với hơn 100.000 dân cư. Việc xây dựng thành phố đã vượt xa khỏi ranh giới chật hẹp của thành phố. Từ Thời kỳ Trung cổ thành phố Frankfurt am Main liên tục thuộc về một trong những trung tâm quan trọng nhất trong nước Đức.
Đã từ lâu, Frankfurt đã trở thành trung tâm thương mại của Đức. Trụ sở chính của Ngân hàng Trung ương châu Âu và các ngân hàng lớn như Deutsche Bank, Dresdner Bank và Commerzbank đều tập trung tại đây. Thị trường chứng khoán Frankfurt là một trong những thị trường chứng khoán lớn nhất thế giới. Frankfurt cũng là thành phố hội chợ quan trọng trên toàn thế giới. Ngoài ra Frankfurt còn là điểm nút giao thông quan trọng của Đức và châu Âu.
Địa lý.
Thành phố nằm trên hai bên bờ sông Main, về phía đông nam của vùng đồi núi Taunus, trong vùng tây nam nước Đức, chính giữa những khu kinh tế quan trọng nhất của nước Đức. Về phía Nam Frankfurt có diện tích rừng trong thành phố lớn nhất Đức. Frankfurt có điểm tự nhiên cao nhất ở Berger Warte trong khu Frankfurt-Seckbach với 221 m trên mực nước biển. Điểm thấp nhất của thành phố nằm trên bờ sông Main trong Sindlingen, có độ cao 88 m trên mực nước biển. Thành phố nằm trong vùng ranh giới cực bắc của đồng bằng thượng lưu sông Rhein chạy dài từ Basel đến vùng Rhein-Main
Phân chia hành chính.
Thành phố được chia thành 46 khu vực thành phố ("Ortsteil") và những khu vực này lại được chia thành 118 "Stadtbezirk". Khu vực có diện tích lớn nhất là Sachsenhausen-Süd. Phần lớn các khu vực thành phố là những làng mạc ngoại ô hay đã từng là thành phố (Ví dụ như Frankfurt-Höchst) được sáp nhập vào Frankfurt. Một số, như Frankfurt-Nordend, hình thành khi thành phố tăng trưởng nhanh chóng trong Thời kỳ Thành lập ("Gründerzeit"). Các khu vực khác lại hình thành từ những khu dân cư mà đã từng thuộc về những khu vực khác, ví dụ như Frankfurt-Dornbusch và Frankfurter Berg. |
Frankfurt am Main | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2099 | 46 khu vực này được gom lại thành 16 quận ("Ortsbezirk"), mỗi quận có một Hội đồng quận ("Ortsbeirat") với một quận trưởng là trưởng hội đồng.
Quan cảnh thành phố.
Khu phố cổ và khu trung tâm.
Cũng như nhiều thành phố lớn khác của Đức, quang cảnh thành phố Frankfurt đã thay đổi toàn bộ sau Chiến tranh thế giới thứ hai vì những thiệt hai nặng nề do bom đạn của cuộc chiến và công cuộc tái xây dựng "hiện đại" sau đó mà nhờ vào đó thành phố có một mạng lưới đường giao thông "phù hợp cho ô tô" và một phố cổ được xây dựng hiện đại nhưng không còn đặc trưng trong trung tâm thành phố. Từ nguyên là một khu phố cổ liên kết lớn nhất Đức hiện nay chỉ còn lại rất ít, trong số hơn 4.000 nhà cổ chỉ có một căn nhà là tồn tại gần như nguyên vẹn, căn nhà Wertheym ở Fahrtor. Phần còn sót lại của khu phố cổ lịch sử nằm chung quanh Römerberg, một trong những quảng trường nổi tiếng nhất của Cộng hòa Liên bang. "Khu phố cổ" chính thức là khu vực phía Nam của Zeil, có ranh giới về phía Tây là Neue Mainzer Strasse (đường Mainz mới), về phía Đông là Fischerfeld. Trong khu phố cổ là Nhà thờ lớn Frankfurt ("Kaiserdom") và Nhà thờ thánh Phaolô ("Frankfurter Paulkirche") nổi tiếng.
Trung tâm thành phố ngày nay, được thành lập năm 1333 như là Phố Mới ("Neustadt"), đã trải qua nhiều biến đổi lớn trong đầu thế kỷ 19. Thành lũy bảo vệ thành phố theo kiểu kiến trúc Baroque với những pháo đài lớn bao bọc Phố Cũ và Phố Mới từ thế kỷ 17 bị phá đi, thay vào đó là vành đai công viên (Wallanlage) bao bọc quanh khu phố cổ. Georg Hess, một nhà kế hoạch đô thị, đã đưa ra một tiêu chuẩn quy định hình dáng các kiến trúc mới. Ông yêu cầu là các nhà xây dựng phải tuân theo phong cách của trường phái Cổ điển. Một ví dụ cho trường phái Cổ điển Frankfurt là Thư viện Thành phố cũ, hình thành trong thời gian 1820-1825 và bị tàn phá vào năm 1944, được tái xây dựng như là "Nhà văn học" giống như nguyên thủy. Từ năm 1827 đã được quy định là không được phép xây dựng trên những phần của vành đai công viên đã được biến đổi thành đường đi dạo. |
Frankfurt am Main | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2099 | Quy định này vẫn còn giá trị cho đến ngày nay mặc dầu là thành phố đã cho phép một vài trường hợp ngoại lệ (Nhà hát Opera Cũ, Kịch Trường, khách sạn Hilton).Cuối thế kỷ 19 Hauptwache phát triển thành trung tâm của thành phố. Zeil trở thành đường phố mua sắm chính. Nhà thờ thánh Katharina ("Katharinenkirche"), được xây dựng trong thời gian 1678-1681 đầu lối vào Zeil, là nhà thờ Tin Lành lớn nhất Frankfurt, có quan hệ mật thiết với gia đình của đại thi hào Goethe.
Từ những năm 1950 Frankfurt trở thành thành phố nhà cao tầng. Năm 1960 Tháp Henninge trong khu phố Sachsenhausen là căn nhà Frankfurt đầu tiên vượt qua tháp tây của Nhà thờ lớn Frankfurt về chiều cao (120 mét). Các nhà cao nhất của những năm 1970 (Plaza Büro Center/Khách sạn Marriott, DG-Bank (Ngân hàng Hợp tác xã Đức), Dresdner Bank) là những tòa nhà cao nhất nước Đức với chiều cao tròn 150 m, Tháp Hội chợ (Messeturm) 1990 đạt chiều cao 257 m và đã là tòa nhà cao nhất châu Âu cho đến 7 năm sau đó bị vượt qua bởi tòa nhà cao 300 m là trụ sở chính của Commerzbank.
Bên cạnh các nhà cao tầng vẫn còn có thể nhìn thấy các tòa nhà đẹp là chi nhánh của các ngân hàng từ đầu thế kỷ 20. Các nhà thờ vẫn còn có thể nhận ra giữa các nhà văn phòng cao tầng. Thông qua Kế hoạch khung cho nhà cao tầng người ta đã cố gắng tránh việc "mọc hoang dại". Thế nhưng trường hợp ngoại lệ đã và vẫn có thể có ví dụ như việc xây dựng Ngân hàng Trung ương châu Âu ở Ostend.
Frankfurt hiện nay đang hoàn thành thay đổi lớn nhất ngoài kế hoạch khung tại con đường mua sắm Zeil. Tại đó, trên công trường xây dựng đắt tiền nhất châu Âu bên cạnh Hauptwache đang thành hình một trung tâm mua sắm hạng sang với một tòa nhà cao tầng trên khu đất nguyên là của Công ty Viễn thông Đức ("Deutsche Telekom"). "FrankfurtHochVier" được tiến hành bởi công ty phát triển dự án Hà Lan MAB. Trong đó lâu đài Thurn và Taxis (được xây dựng trong khoảng thời gian 1727-1741, bị tàn phá năm 1944), sẽ được xây dựng lại tương tự như nguyên thủy và được tích hợp vào trong trung tâm mua sắm hiện đại này.
Các khu phố của Thời kỳ Thành lập. |
Frankfurt am Main | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2099 | Các khu phố của Thời kỳ Thành lập.
Khu vực thành phố bên ngoài vòng trung tâm được mở rộng liên tục và vì thế từ khoảng năm 1830 đã hình thành các khu Frankfurt-Westend, Frankfurt-Nordend và Frankfurt-Ostend. Sau khi xây dựng nhà ga trung tâm Frankfurt (Main), khu nhà ga Frankfurt cũng hình thành trong những năm 1890 trên khu đất của 3 nhà ga phía Tây trước đó nằm cạnh ngay vòng đai công viên về phía Tây.
Đặc biệt là 3 khu vực được nhắc đến đầu tiên phát triển trở thành khu dân cư rất nhanh. Công dân thành phố Frankfurt muốn ra nơi có không khí trong lành. Ngày nay chỉ có khoảng 1% dân số sống trong khu vực thành trì ngày xưa. Việc xây dựng được tiến hành dọc theo những đường lớn như "Eschersheimer Landstraße" hay "Bockenheimer Landstraße". Thông thường nhà được xây 4 tầng theo kiểu của thời kỳ Thành lập Wilhelm, các tòa nhà của trường phái Cổ điển phần lớn được san bằng và thay thế. Các khu vực được sáp nhập vào thành phố trong khoảng năm 1890 ví dụ như Frankfurt-Bockenheim và Frankfurt-Bornheim được hòa nhập vào quang cảnh này của thành phố, có thêm đường giao thông mới và kết nối với mạng lưới tàu điện Frankfurt, nhưng đã có thể giữ được đặc tính riêng. Để miêu tả ranh giới của thành phố, một vòng đai giao thông thứ nhì được xây dựng vào đầu thế kỷ 20. Allenring ngày nay trở thành đường vòng đai có mật độ giao thông cao.
Bên cạnh công viên vành đai thành phố nhận được thêm nhiều công viên xanh khác trong thế kỷ 19, trong khu Frankfurt-Nordend ví dụ như là công viên Bethmann, công viên Holzhausen và công viên Günthersburg. Về phía Tây trong khu Frankfurt-Westend là công viên Grüneburg, trong khu Frankfurt-Westend là công viên Đông (Ostpark)..
Höchst và các khu vực phía ngoài.
Kế tiếp theo đó trong những năm 1920 là những khu dân cư lớn của Ernst May bên ngoài Allenring, tượng trưng cho Frankfurt mới: "Römerstadt" ở phía Bắc gần Frankfurt-Heddernheim, khu dân cư rộng lớn "Bormnheimer Hang" ở phía Đông, khu dân cư gần Riedhof và "Heimatsiedlung" ở phía Nam là một vài ví dụ.
Vùng đô thị tiếp tục được mở rộng trong năm 1928 thông qua việc sáp nhập. Thành phố Höchst am Main làm giàu cho Frankfurt thêm một khu phố cổ mà ngày nay vẫn còn được duy trì tốt. Tòa nhà lâu đời nhất Frankfurt cũng ở đó, nhà thờ Justinus ("Justinuskirche"). Các lần sáp nhập cuối cùng là vào những năm 1972 và 1978 ở phía Tây-Bắc. Các khu vực này tất nhiên là có ít điểm chung nhất với vùng trung tâm Frankfurt. |
Frankfurt am Main | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2099 | Lịch sử.
Frankfurt am Main được nhắc đến lần đầu tiên vào ngày 22 tháng 2 năm 794 trong một văn kiện của vua Charlemagne ("Karl der Große") gửi đến Tu viện Sankt Emmeram ở Regensburg. Trong văn kiện viết bằng tiếng La Tinh này có ghi là: "...actum super fluvium Moin in loco nuncupante Franconofurd" (...cấp ở sông Main tại một nơi được gọi là Frankfurt). Thật ra việc dân cư liên tục đến khu đồi này từ thời kỳ Đồ Đá mới đã được chứng minh. Cũng tại nơi này sau đó đã hình thành một doanh trại quân sự La Mã cổ xưa và trong triều đại Merowinger là triều đình của vua Vương quốc Frank. Vào năm 843, Frankfurt có thời gian đã trở thành nơi ngự trị quan trọng nhất của các vua thuộc vương quốc Frank Đông và là nơi tổ chức Hội nghị Đế chế ("Reichstag") của Đế quốc La Mã Thần thánh. Vào năm 1220, Frankfurt trở thành thành phố đế chế tự do ("Freie Reichsstadt").
Vào năm 1356, Sắc lệnh vàng (tiếng Ta tinh: "aurea bulla") tuyên bố Frankfurt trở thành nơi bầu cử chính thức của các vị vua của người La Mã sau khi một số cuộc bầu cử nhà vua đã được tiến hành tại đây. Bắt đầu từ năm 1562 các vị Hoàng đế của Đế quốc La Mã Thần thánh cũng được làm lễ đăng quan tại đây, mà vị Hoàng đế cuối cùng là Franz II của Vương triều Habsburg.
Vào thế kỷ 18, thành phố Frankfurt am Main là quê hương của đại thi hào Đức Johann Wolfgang von Goethe. Sau khi Đế quốc La Mã Thần thánh bị tan rã, Frankfurt gia nhập Liên minh Rhein và trở thành kinh đô của Đại Công quốc Frankfurt ngắn ngủi (1810-1813) dưới thời của hầu tước Karl Theodor von Dalberg.
Sau đó Frankfurt trở thành thành phố tự do, lần này thì trong Liên minh Đức. Quốc hội liên bang (Liên minh Đức) được tổ chức tại thành phố này. Vào năm 1848 trong các quốc gia Đức xảy ra cuộc Cách mạng tháng 3. Đại hội Quốc gia Frankfurt được triệu tập đã họp trong Nhà thờ Thánh Phaolô (Frankfurt).
Trong cuộc chiến tranh Phổ-Áo 1866 Frankfurt trung thành với liên minh. Ý kiến công chúng nghiên về phía của Áo và hoàng đế nhiều hơn mặc dầu tại Frankfurt cũng đã có nhiều ý kiến kêu gọi cho một liên minh tự nguyện với vương quốc Phổ vì những lý do kinh tế và ngoại giao. Vào ngày 18 tháng 7 thành phố bị đạo quân Rhein của Phổ chiếm đóng và phải chịu trả tiền đền bù chiến tranh nặng nề. |
Frankfurt am Main | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2099 | Ngày 2 tháng 10 nước Phổ chính thức chiếm cứ thành phố và vì thế mà thành phố cuối cùng đã mất đi thể chế như là một nhà nước độc lập của mình. Frankfurt được chia về cho quận Wiesbaden của tỉnh Hessen-Nassau.
Việc xâm chiếm này thật ra đã có lợi cho sự phát triển kinh tế của thành phố để trở thành một trung tâm công nghiệp với dân cư tăng trưởng nhanh chóng. Frankfurt sáp nhập nhiều địa phương lân cận trong những thập niên tiếp theo và mở rộng diện tích thành gấp hai lần so với thời gian trước năm 1866. Đầu thế kỷ 20 Frankfurt vì thế là thành phố có diện tích lớn nhất của Đức trong một thời gian ngắn.
Trong thời gian của Chủ nghĩa Xã hội Quốc gia 9.000 người Do Thái từ Frankfurt đã bị chở đi trại tập trung. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai các cuộc bỏ bom của quân đội đồng minh đã phá hủy gần như toàn bộ khu phố cổ và khu phố trung tâm. Nhưng quang cảnh thành phố mà cho đến năm 1944 là gần như vẫn thuộc về thời kỳ Trung cổ - ngay từ thời gian đấy đã là độc nhất vô nhị cho một thành phố lớn của Đức – cũng đã bị mất đi trong thời kỳ xây dựng hiện đại. Nhiều phần rộng lớn của khu phố cổ ngày xưa mang quang cảnh của những công trình xây dựng bê tông từ những năm 50, tại những nơi mà ngày xưa là một hệ thống nhằng nhịt những đường phố nhỏ giữa những ngôi nhà cổ đứng sát cạnh nhau.
Sau khi chiến tranh chấm dứt quân đội Mỹ đặt trụ sở chính tại Frankfurt. Tiếp theo đó Frankfurt trở thành trụ sở hành chánh cho ba vùng do quân đội Mỹ, Anh và Pháp chiếm đóng. Trong cuộc bầu cử chọn thủ đô liên bang, Frankfurt đã thất bại sít sao trước Bonn là thành phố được ưa chuộng của Konrad Adenauer. Một tòa nhà quốc hội đã được xây dựng ở Frankfurt và ngày nay là trụ sở của Đài truyền thanh Hessen. Trong thời gian sau chiến tranh thành phố đã phát triển trở thành một vùng đô thị kinh tế và trở thành trụ sở của Ngân hàng Trung ương châu Âu năm 1999.
Tôn giáo.
Là một thành phố có nhiều dân tộc và văn hóa, Franfurt có nhiều nhóm tôn giáo khác nhau mà trong đó không phải là tất cả đã đăng ký công khai.
Các tôn giáo chính có truyền thống ở Frankfurt là đạo Tin Lành Luther và đạo Do Thái. |
Frankfurt am Main | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2099 | Mặc dầu thành phố đế chế tự do này đã tham gia phong trào Cải cách vào năm 1522 nhưng do quan hệ mật thiết với hoàng đế (công giáo) nên giáo khu Công giáo vẫn có hoàn toàn tự do tín ngưỡng. Giáo khu đã dùng Nhà thờ lớn Frankfurt như là nhà thờ xứ đạo. Năm 1786 giáo khu Cải cách cũng được cho phép. Nhờ vào cuộc di dân rộng lớn trong thế kỷ 19 và thế kỷ 20, con số những người theo Công giáo đã lại gần bằng những người theo đạo Tin Lành.
Xứ đạo Do Thái Frankfurt với khoảng 7.200 thành viên là một trong 4 xứ đạo lớn trong nước Đức bên cạnh xứ đạo tại Berlin.
Chính trị.
Trong thời gian hiện nay một liên minh bốn bên (CDU, SPD, Đảng Xanh và FDP) đang cầm quyền tại Frankfurt.
Đề tài thời sự mà ủy ban hành chánh thành phố và các nghị sĩ thành phố đang quan tâm ngoài những đề tài khác là việc xây dựng mở rộng Cảng hàng không Rhein-Main sắp được tiến hành hay cái gọi là Kế hoạch khung cho nhà cao tầng.
Frankfurt kết nghĩa với các thành phố sau đây:
Hiệp định hữu nghị được ký kết với các thành phố sau đây:
Kinh tế và hạ tầng cơ sở.
Theo một danh sách xếp hạng của trường Đại học Tổng hợp Liverpool Frankfurt có thể là thành phố giàu nhất châu Âu (theo tổng sản phẩm quốc nội trên đầu người), tiếp theo sau đó là Karlsruhe, Paris và München.
Với 922 việc làm trên 1.000 người dân cư Frankfurt có mật độ việc làm cao nhất Đức. Con số khoảng 600.000 việc làm với chỉ khoảng 650.000 dân số xuất phát từ những người hằng ngày từ bên ngoài vào thành phố Frankfurt để làm việc, vì thế mà tổng sản phẩm quốc nội của dân cư tại chỗ được nâng cao rất nhiều. Do đó thật ra chỉ vào lúc ban ngày thì mới có thể gọi Frankfurt là thành phố có hơn 1 triệu dân, mặt khác sự giàu có theo thống kê nói trên có thể nhìn thấy tại các thành phố và làng mạc lân cận như Bad Homburg, Königsstein hay Kronberg hưởng lợi nhờ vào tiền thuế đóng góp của những người có việc làm tại Frankfurt. Chính thành phố Frankfurt là thành phố có nợ trên đầu người cao nhất Đức (không kể các thành phố đồng thời cũng là một tiểu bang) do chính sách xây dựng công cộng rộng rãi trong những năm của thập niên 1980 dưới thời của các thị trưởng thuộc CDU là Walter Wallmann và Wolfram Brück. |
Frankfurt am Main | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2099 | Trong một danh sách xếp hạng thành phố lớn với chất lượng sống cao nhất, Frankfurt đứng thứ năm trên toàn thế giới. Mặc dầu vậy năm 2003 thành phố đã có tội phạm hình sự cao nhất Đức. Thế nhưng thống kê này bị bóp méo vì trong thời điểm ban ngày Frankfurt là một thành phố có hơn 1 triệu dân do có nhiều người vào thành phố để làm việc nhưng tỷ lệ tội phạm hình sự chỉ được tính với dân số là 650.000 người. Thêm vào đó toàn bộ vi phạm tại phi trường (Ví dụ như buôn lậu) cũng được mang vào thống kê này.
Giao thông.
Nhờ vào vị trí trung tâm mà thành phố Frankfurt am Main là một trong những đầu mối giao thông quan trọng nhất trong châu Âu.
Về một mặt, xa lộ liên bang số 5 (A 5) và xa lộ liên bang số 3 (A 3) giao nhau tại Ngã tư xa lộ Frankfurt ("Frankfurter Kreuz"), là ngã tư xa lộ có lượng lưu thông xe nhiều nhất châu Âu, về mặt khác thành phố có Cảng hàng không Frankfurt, một trong những phi trường lớn nhất thế giới với 52,9 triệu lượt khách hàng không trong năm 2005.
Về giao thông đường sắt, với nhà ga trung tâm Frankfurt (Main) thành phố cũng có nhà ga lớn nhất châu Âu tính theo lượt hành khách (khoảng 350.000 lượt hành khách hằng ngày). Thế nhưng tầm quan trọng về vận tải hàng hóa trên đường sắt lại giảm đi: trong 2 nhà ga hàng hóa thì chỉ có nhà ga nhỏ hơn là còn hoạt động trong khi nhà ga lớn đã ngưng hoạt động và một phần khu đất này được sử dụng bởi Hội chợ Frankfurt.
Trong giao thông đường thủy Frankfurt được kết nối với những vùng công nghiệp quan trọng trong Nordrhein-Westfalen và Hà Lan bằng sông Rhein và được liên kết với tây nam của Trung Âu bằng Kênh đào Main-Donau.
Giao thông trong thành phố và vùng phụ cận bao gồm mạng lưới tàu nhanh Rhein-Main (S-Bahn), tàu điện ngầm Frankfurt, tàu điện Frankfurt, xe buýt và nhiều đường tàu hỏa ngoại ô và khu vực. Có thể đến nhà ga trung tâm Frankfurt bằng tất cả các tuyến tàu nhanh, gần như toàn bộ các tuyến tàu điện và bằng 2 tuyến trong số 7 tuyến đường tàu điện ngầm. Các điểm giao thông quan trọng khác là Hauptwache, nơi 8 tuyến tàu nhanh và 5 tuyến tàu điện ngầm giao nhau, và Konstablerwache (8 tuyến tàu nhanh, 4 tàu điện ngầm và 1 tàu điện). Đây là hai bến tàu nằm dưới con đường mua sắm Zeil.
Hội chợ. |
Frankfurt am Main | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2099 | Hội chợ.
Hội chợ thương mại có một truyền thống lâu đời tại Frankfurt. Theo những nhận biết mới nhất, với Hội chợ Frankfurt thành phố Frankfurt là thành phố hội chợ đầu tiên của thế giới. Ngay từ thời kỳ Trung cổ những người chuyên mua bán hàng hóa từ thành phố này sang thành phố khác đã có thể chào mời hàng của họ tại đây. Frankfurt được kết nối với Leipzig, địa điểm hội chợ lớn thứ nhì trong Thánh chế La Mã dân tộc Đức (Hội chợ Leipzig), bằng con đường Via Regia.
Các hội chợ quan trọng ở Frankfurt là Hội chợ sách Frankfurt, Triển lãm Ô tô Quốc tế (IAA), Achema và Ambiente Frankfurt, là hội chợ hàng tiêu dùng lớn nhất thế giới.
Doanh nghiệp.
Trái với quan niệm phổ biến, tại Frankfurt không những chỉ có doanh nghiệp tài chính. Gần như không ở trong thành phố Đức nào khác lại có nhiều doanh nghiệp hàng đầu trên quốc tế từ nhiều ngành khác nhau như ở Frankfurt, ngoài những doanh nghiệp khác là các tập đoàn hóa học, công ty quảng cáo, doanh nghiệp phần mềm và Call-Center. Bộ phận phát triển và nhiều bộ phận quan trọng khác của Công ty Đường sắt Đức ("Deutsche Bahn") nằm trong trung tâm của công ty tại Gallus. Nhờ vào Hoechst AG, thành phố Frankfurt nhiều năm đã là "nhà thuốc thế giới". Khu công nghiệp Höchst là một trong 3 địa điểm lớn nhất của công nghiệp dược phẩm và hóa. Nhiều hiệp hội như Hiệp hội công nghiệp hóa học (Đức), Hiệp hội chế tạo máy và thiết bị Đức, Hiệp hội kỹ thuật điện và công nghệ thông tin cùng với Ủy ban tiêu chuẩn kỹ thuật điện tử và Hiệp hội doanh nghiệp sản xuất ô tô Đức. Thêm vào đó, Hiệp hội thương mại sách Đức là hiệp hội tổ chức Hội chợ sách Frankfurt cũng có trụ sở tại Frankfurt. Phía người lao động được đại diện tại Frankfurt với trụ sở chính của các công đoàn IG Metall và IG BAU.
Nhưng đặc biệt Frankfurt am Main là một trung tâm tài chính và chứng khoán được biết đến trên toàn thế giới. Trong khu vực trung tâm Frankfurt là trụ sở chính của ba trong số các ngân hàng lớn nhất Đức: Deutsche Bank AG, Commerzbank AG và Dresdner Bank AG. Thêm vào đó là nhiều ngân hàng tư nhân quan trọng cũng có trụ sở tại Frankfurt như Bankhaus Metzler, Hauck & Aufhäuser Privatbankiers, Delbrück-Bethmann-Maffei, BHF Bank, DZ BANK, Deka, Frankfurter Sparkasse von 1822 và Ngân hàng bang Hessen-Thüringen. Phần lớn trong số gần 300 ngân hàng khác không phải là doanh nghiệp nội địa. |
Frankfurt am Main | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2099 | Frankfurt là thị trường cổ phiếu lớn thứ nhì châu Âu với thị trường chứng khoán Frankfurt và hệ thống giao dịch điện tử XETRA do Deutsche Börse AG vận hành.
Công sở và tổ chức nhà nước.
Bên cạnh Ngân hàng Liên bang Đức, ngân hàng KfW và Ngân hàng Trung ương châu Âu, văn phòng của Công ty Tài chính Quốc tế ("International Finance Corporation") tại Đức cũng đặt trụ sở tại Frankfurt.
Ngoài ra Frankfurt là trụ sở của Thư viện Đức, của Tòa trung thẩm Hessen cũng như là của Tòa án Lao động Hessen và có Sở chỉ huy cảnh sát riêng.
Frankfurt là nơi đặt trụ sở của 88 lãnh sự. Chỉ có New York và Hamburg là có nhiều đại diện ngoại giao hơn mà không phải là thủ đô của một nước. Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Frankfurt-Eckenheim là tổng lãnh sự Mỹ lớn nhất trên thế giới.
Truyền thông đại chúng.
Frankfurt, một trong những thành phố báo chí lâu đời nhất thế giới, là nơi đặt trụ sở của hai tờ nhật báo phát hành trên toàn nước Đức có khuynh hướng chính trị khác nhau: Frankfurter Allgemeine Zeitung tự do bảo thủ và Frankfurter Rundschau tự do cánh tả. Ngoài ra được phát hành tại Frankfurt là tờ báo địa phương (bảo thủ) Frankfurter Neue Presse.
Bên cạnh các nhật báo, trong giới truyền thông đại chúng tại Frankfurt còn có một vài tạp chí đáng chú ý. Journal Frankfurt là tờ báo nổi tiếng nhất thành phố về các buổi biểu diễn, lễ hội và những cái gọi là "insider tipps". Nhà xuất bản Öko-Test trong Frankfurt-Bockenheim chuyên về các tạp chí chung quanh đề tài sinh thái học mà được biết nhiều nhất là tờ tạp chí có cùng tên. Cũng ở tại Frankfurt-Bockenheim là tòa soạn của tạp chí trào phúng Titanic.
Đài truyền thanh lâu đời nhất Frankfurt là đài tư nhân Südwestdeutsche Rundfunkdienst AG được thành lập năm 1924, tiền thân của đài truyền hình và phát thanh nhà nước Hessische Rundfunk ngày nay. Tập đoàn truyền thông Mỹ Bloomberg TV cũng có studio trong trung tâm thành phố. Nhiều đài phát thanh phát sóng từ Frankfurt, ví dụ như Main FM, Radio X và Hit Radio FFH. Trụ sở thông tấn xã Reuters tại Đức cũng đặt tại Frankfurt.
Đào tạo và nghiên cứu.
Tại Frankfurt có nhiều trường đại học và đại học thực hành ("Fachhochschule"). Trường đại học nổi tiếng nhất và lâu đời nhất của thành phố là Trường Đại học Tổng hợp Johann Wolfgang Goethe được thành lập năm 1914 với 4 cơ sở tại Frankfurt-Bockheim, Frankfurt-Westend, Frankfurt-Riedberg và Bệnh viện trường Đại học Frankfurt. |
Frankfurt am Main | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2099 | Bên cạnh đó có trường Hfb – Business School of Finance & Management, nguyên là Trường Đại học Kinh tế Ngân hàng.
Trong lãnh vực nghệ thuật Frankfurt một mặt có Trường Đại học Quốc gia về Nghệ thuật tạo hình ("Staatliche Hochschule für bildende Künste"), do Johann Friedrich Städel thành lập năm 1817, về mặt khác là Trường Đại học Âm nhạc và Nghệ thuật biểu diễn Frankfurt am Main ("Hochschule für Musik und Darstellende Kunst Frankfurt am Main").
Trường Đại học thực hành Frankfurt am Main, được thành lập năm 1971 từ nhiều cơ sở khác nhau, có nhiều ngành học với trọng điểm trong các bộ môn về kinh tế và kỹ thuật ứng dụng.
Ngoài ra trong thành phố còn có các Viện Max Planck về Lịch sử luật pháp châu Âu, lý sinh học và nghiên cứu não ("brain research"). Có quan hệ mật thiết với Trường Đại học Tổng hợp là "Frankfurt Institute for Advanced Studies", một cơ sở liên ngành nghiên cứu lý thuyết cơ sở trong vật lý, hóa học, sinh học, thần kinh học và tin học, được tài trợ từ nhiều nguồn khác nhau.
Thắng cảnh.
Phố cổ.
Ba trong số những thắng cảnh quan trọng nhất của thành phố nằm trong Khu phố cổ Frankfurt: Nhà thờ lớn Frankfurt, quảng trường Römerberg và Nhà thờ thánh Phaolô ("Frankfurter Paulskirche")
Nhà thờ lớn ("Kaiserdom St. Bartholomäus") với ngọn tháp phía tây thuộc thời Hậu Gothic đã là nơi bầu và thăng quan của hoàng đế Đức. Dẫn từ Nhà thờ lớn đến quảng trường Römerberg là "Königsweg" (hoàng lộ), đoạn đường của hoàng đế vừa thăng quang đi đến tiệc mừng trong tòa nhà đô chính ngày nay. Trước Nhà thờ lớn Frankfurt là Vườn lịch sử ("Historische Garten") với các khai quật khảo cổ thời La Mã và triều đại Franken.
Quảng trường Römerberg là quảng trường trung tâm của khu phố cổ với tòa nhà đô chính (Römer) từ thế kỷ 14, Nhà thờ thánh Nicholas cũ ("Alte Nikolaikirche") thuộc đầu thời kỳ kiến trúc Gotic và loạt nhà về phía Đông của quảng trường được tái xây dựng lại sau khi bị tàn phá trong chiến tranh. Giữa Römerberg và Zeil là Nhà thờ Đức Mẹ được xây dựng trong thế kỷ 14. Nhà thờ thánh Phaolô là một công trình xây dựng theo lối kiến trúc Cổ điển, được khánh thành vào năm 1789, đã là nơi tụ họp của Hội nghị Quốc gia 1848/1849. Quảng trường trước nhà thờ là một nơi sống động với nhiều quán cà phê.
Bờ sông Main và cầu sông Main. |
Frankfurt am Main | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2099 | Bờ sông Main và cầu sông Main.
Cả hai bờ sông Main ngày càng phát triển trở thành không gian hấp dẫn nhất của thành phố, điều này một phần cũng nhờ vào đóng góp của dự án "Bờ sông bảo tàng", việc thiết kế lại bờ sông và các cầu qua sông Main có kiến trúc đẹp. Chiếc Cầu cũ ("Alte Brücke") được nhắc đến lầu đầu tiên trong văn kiện vào năm 1222 và hằng trăm năm đã từng là công trình xây dựng quan trọng nhất của thành phố. "Eiserner Steg", một cây cầu sắt dành cho người đi bộ được khánh thành vào năm 1869 là một trong những biểu tượng của thành phố Frankfurt.
Nhà cao tầng.
Bên cạnh Mátxcơva và Luân Đôn, Frankfurt là thành phố châu Âu có nhiều nhà cao tầng ngay trong trung tâm thành phố. Nổi tiếng là Tháp Hội chợ ("Messeturm"), Commerzbank-Tower là tòa nhà chọc trời cao thứ nhì châu Âu hiện nay, các tòa nhà là trụ sở chính của Dresdner Bank (Silver Tower), của Deutsche Bank hay của Ngân hàng Trung tâm châu Âu. Tòa nhà cao tầng duy nhất mà công chúng có thể vào tự do là Maintower với chỗ nhìn toàn cảnh ở độ cao 200 m.
Sachsenhausen.
Khu phố Frankfurt-Sachsenhausen, được nhắc đến lần đầu tiên vào năm 1192, trên bờ Nam sông Main là một khu phố vui chơi và có nhiều quán được ưa thích mà trong đó vẫn còn một vài quán bán rượu vang táo ("Apfelwein") có truyền thống và một phần là cũng rất lâu đời. Công trình xây dựng lớn ở bờ sông Main của khu phố này là Nhà thờ ba Vua ("Dreikönigskirche"), ngoài ra là Tháp Goethe ("Goetheturm"), một trong những công trình xây dựng bằng gỗ cao nhất Đức.
Nhà ga trung tâm và khu nhà ga.
Nhà ga trung tâm Frankfurt, khánh thành năm 1888, là nhà ga lớn nhất châu Âu tính theo số lượng đường ray và khách đi tàu. Khu nhà ga Frankfurt là nơi hòa hợp của các nền văn hóa khác nhau. Tại đây có một sự pha trộn đặc biệt của rất nhiều cửa hàng và quán ăn nhiều loại khác nhau từ nhiều vùng văn hóa khác nhau. Khu nhà ga Frankfurt sống động suốt 24 tiếng trong ngày không những chỉ vì khu phố đèn đỏ của những người mại dâm. Khu phố nhà ga này cũng có thể được coi là ví dụ điển hình cho những mâu thuẫn thành thị của một thành phố là nơi đến có tính quốc tế. |
Frankfurt am Main | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2099 | Người ăn xin, nghiện rượu và nghiện ma túy hiện diện tại đó bên cạnh dòng người đi vào thành phố làm việc cũng như là bên cạnh những nhân viên ngân hàng trong bộ vét tông sang trọng, khách hội chợ quốc tế và khách du lịch. "Kaiserstraße", đường mà du khách nhìn thấy khi đứng ngay trước cổng chính của nhà ga trung tâm, là một đại lộ thành phố mà trên đó có thể quan sát được sự giàu có, khốn khổ, mua bán đa văn hóa, nhà ngân hàng cao tầng và mại dâm trong các nhà cũ của Thời kỳ Thành lập đứng ngay bên cạnh nhau.
Văn hóa.
Viện bảo tàng.
Thành phố có một chương trình văn hóa đa dạng, trong đó là một hệ thống viện bảo tàng với hơn 60 viện bảo tàng lớn nhỏ và nhiều nhà triển lãm ở hai bên bờ sông Main.
Trên bờ sông Main thuộc về khu Sachsenhausen là các viện triển lãm Städel (tranh), Liebieghaus (tượng), Viện Bảo tàng Viễn thông, Viện Bảo tàng Kiến trúc Đức, Viện Bảo tàng Phim Đức, Viện Bảo tàng Văn hóa thế giới và Viện Bảo tàng Nghệ thuật ứng dụng Frankfurt. Lễ hội Bảo tàng (Frankfurt) ("Museumsuferfest") được tổ chức hằng năm trên bờ sông.
Trên bờ sông Main của khu phố cổ là Viện Bảo tàng Do thái Frankfurt, Viện bảo tàng khảo cổ trong Tu viện dòng Camelite, Viện Bảo tàng Lịch sử Frankfurt (lịch sử thành phố), nhà triển lãm Kunsthalle Schirn và Viện Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại nổi tiếng thế giới.
Ngoài ra trong khu Frankfurt-Westend còn có Viện Bảo tàng Tự nhiên Senckenberg, trong đó ngoài những hiện vật khác là các khai quật hóa thạch. Trong Frankfurt-Nordend là EXPLORA, một viện bảo tàng về các ảo ảnh.
Nhà hát opera, nhà hòa nhạc và sân khấu.
Bên cạnh nhiền viện bảo tàng, Frankfurt có một nhà hát opera, Nhà hát opera và kịch nghệ Frankfurt ("Opern- und Schauspielhaus Frankfurt") ngày nay thuộc về một trong những nhà hát hàng đầu thế giới và đã nhiều lần được trao tặng giải thưởng Nhà hát opera trong năm. Nhà hát opera cũ ("Alte Oper"), khánh thành năm 1881 đã bị tàn phá trong Chiến tranh thế giới thứ hai và được tái khánh thành vào năm 1981 như nhà hòa nhạc. Nhà hát opera cũ có một trong những gian phòng hòa nhạc đẹp nhất trên thế giới và ngày nay có tầm quan trọng như là một trong những viện bảo tàng âm nhạc tại châu Âu. |
Frankfurt am Main | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2099 | Các nhà hòa nhạc quan trọng khác là Hội trường thế kỷ ("Jahrhunderhalle") tại Frankfurt-Unterliederbach và "Festhalle" tại Frankfurt-Bockenheim. Frankfurt có một nhà hát đặc biệt dành cho trẻ em, đó là nhà hát múa rối Klappmaul.
Hội chợ sách.
Hội chợ sách Frankfurt với đỉnh cao là buổi trao Giải thưởng Hòa bình của Hiệp hội Thương mại sách Đức trong nhà thờ thánh Pha lô được tổ chức từ thế kỷ 15 là một sự kiện quan trọng không chỉ về kinh tế (hội chợ sách lớn nhất thế giới) mà còn là một sự kiện văn hóa quan trọng.
Lễ hội.
Thuộc vào trong những lễ hội quan trọng nhất là Dippemess, được tổ chức mỗi năm 2 lần, một lần trong mùa xuân, thông thường là từ tháng 4 đến tháng 5 và thêm một lần nữa trong mùa thu, chính xác hơn là trong tháng 9. Cũng nổi tiếng là Wäldchentag, bao giờ cũng được tổ chức vào ngày thứ Ba sau Lễ Hiện Xuống trong khu rừng thành phố của Frankfurt. Lễ hội âm nhạc Sound of Frankfurt hằng năm cũng rất được ưa thích đặc biệt là những người trẻ tuổi. Năm 2003 buổi biểu diễn âm nhạc ngoài trời này đã đạt kỷ lục mới với 500.000 người đến dự. Một sự kiện đặc biệt tại Frankfurt là Lễ hội bảo tàng (Museumsuferfest). Với cách pha trộn đặc biệt từ âm nhạc và văn hóa lễ hội đã thu hút cho đến 3 triệu người yêu thích văn hóa hằng năm trong mùa Thu vào những cuối tuần. Thêm vào đó "Đêm viện bảo tàng" và "Đêm của Clubs" cũng được ưa thích. Cộng với những lễ hội đã kể trên còn có các lễ hội riêng của từng khu vực của thành phố như Lễ hội lâu đài Höchst.
Trong những năm 2003, 2004 và 2005 Down-Sportlerfrestival, lễ hội của các nhà thể thao mang Hội chứng Down được tổ chức tại Frankfurt. Năm 2006 lễ hội cũng được dự tính sẽ tổ chức tại Frankfurt (ngày 13 tháng 5 năm 2006).
Thể thao.
Frankfurt am Main là quê hương của nhiều hội thể thao có tiếng:
Các sự kiện thể thao quan trọng được tổ chức hằng năm bao gồm
Các sân vận động quan trọng nhất của thành phố là:
Ngoài ra tại Frankfurt là trụ sở của các hiệp hội thể thao quan trọng nhất: |
Sinh lý học | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2100 | Sinh lý học (, ; ) là một bộ môn khoa học nghiên cứu về các chức năng và cơ chế trong một cơ thể sống. Là một phân ngành của sinh học, sinh lý học chú trọng vào cách những sinh vật, hệ cơ quan, cơ quan, tế bào và phân tử sinh học của cá thế thực hiện các chức năng hóa học và vật lý trong một cơ thể sống. Dựa theo các lớp sinh vật, bộ môn có thể được chia làm sinh lý y khoa, sinh lý học động vật, sinh lý học thực vật, sinh lý học tế bào và sinh lý học so sánh.
Trọng tâm của chức năng sinh lý học là những quá trình lý sinh và hóa sinh, cơ chế kiểm soát cân bằng nội môi và tín hiệu giữa các tế bào. "Tình trạng sinh lý" là tình trạng chức năng thông thường, trong khi "tình trạng bênh lý" là những tình trạng bất thường, trong đó có bệnh tật ở người.
Giải Nobel Sinh lý học hoặc Y học được Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển trao tặng cho những thành tựu khoa học xuất sắc trong sinh lý học liên quan đến y học.
Nền tảng.
Tế bào.
Mặc dù có những điểm khác biệt giữa tế bào của động vật, thực vật và vi khuẩn, những chức năng sinh lý học cơ bản của tế bào có thể được chia thành các quá trình phân bào, tín hiệu tế bào, tăng sinh tế bào và trao đổi tế bào.
Thực vật.
Sinh lý học thực vật là một phân ngành của thực vật học liên quan đến chức năng của thực vật. Những bộ môn liên quan mật thiết gồm có hình thái học thực vật, sinh thái học thực vật, hóa thực vật học, sinh học tế bào, di truyền học, lý sinh học và sinh học phân tử. Những quá trình cơ bản của sinh lý học thực vật gồm có quang hợp, hô hấp, dinh dưỡng thực vật, hướng động, ứng động, quang chu kỳ, phát sinh hình thái học, nhịp điệu sinh học, nảy mầm, tình trạng ngủ, chức năng khí khổng và thoát hơi nước. Hút nước qua rễ, sản xuất thức ăn trong lá và sự phát triển của chồi hướng sáng là những ví dụ về sinh lý học thực vật.
Động vật.
Người.
Sinh lý học con người ra đời nhằm tìm hiểu cơ chế giúp cho cơ thể người vận hành và tồn tại, thông qua nghiên cứu khoa học về bản chất của các chức năng cơ học, vật lý và hóa sinh của người, cơ quan của họ, và tế bào được cấu thành từ chúng. |
Sinh lý học | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2100 | Mức độ chú trọng chính của sinh lý học nằm ở mức độ của các cơ quan và hệ thống. Hệ thống thần kinh và nột tiết giữ vai trò chính trong việc tiếp nhận và truyền tín hiệu, gắn thành chức năng ở động vật. Cân bằng nội môi là khía cạnh chính liên quan đến những tương tác kể trên trong thực vật cũng như động vật. Cơ sở sinh học của nghiên cứu sinh lý học, hòa nhập là để chỉ nhiều chức năng chồng chéo trong các hệ thống của cơ thể người, cũng như hình dạng của chúng. Cơ sở ấy có được thông qua liên lạc xảy ra bằng nhiều cách, cả theo điện học và hóa học.
Những thay đổi trong sinh lý học có thể tác động tới chức năng tinh thần của các cá nhân. Những ví dụ có thể kể tới tác động của một số loại thuốc hoặc độ độc của các chất. Những thay đổi về mặt hành vi do những chất trên gây ra thường được dùng để đánh giá sức khỏe của các cá nhân. Phần lớn kiến thức cốt lõi của sinh lý học người được bổ sung thêm bằng thử nghiệm động vật. Do mối liên hệ thường trực giữa hình thái và chức năng, sinh lý học và giải phẫu học có quan hệ mật thiết và được nghiên cứu song song như một phần của chương trình giảng dạy y khoa.
Sinh lý học so sánh.
Liên quan tới sinh lý học tiến hóa và sinh lý học môi trường, sinh lý học so sánh xem xét tính đa dạng về các đặc điểm chức năng giữa các sinh vật.
Lịch sử.
Thời cổ đại.
Nghiên cứu sinh lý học dưới dạng lĩnh vực y khoa bắt nguồn từ thời Hy Lạp cổ đại, ở thời Hippocrates (cuối thế kỷ 5 TCN). Ngoài truyền thống ở phương Tây, những hình thức đầu tiên của sinh lý học hay giải phẫu học có thể được manh nha cùng khoảng thời gian kể trên ở Trung Quốc, Ấn Độ và một số nơi khác. Hippocrates đưa ra học thuyết thể dịch, chứa 4 nguyên tố cơ bản: đất, nước, không khí và lửa. Mỗi nguyên tố được biết đến là mang thể dịch tương ứng: mật đen, đờm, máu và mật vàng. Hippocrates còn lưu ý một số kết nối cảm xúc tới 4 thể dịch, về sau được Galen mở rộng thêm. Tư duy phê phán của Aristotle và việc ông nhấn mạnh vào quan hệ giữa cấu trúc và chức năng đã đánh dấu bước khởi đầu của sinh lý học ở thời Hy Lạp cổ đại. |
Sinh lý học | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=2100 | Như Hippocrates, Aristotle lấy thuyết thể dịch về bệnh tật, cũng chứa 4 loại chính trong sự sống: nóng, lạnh, ước và khô. Galen (sống khoảng năm 130–200 SCN) là người đầu tiên sử dụng các thí nghiệm để thăm dò chức năng của cơ thể. Không như Hippocrates, Galen luận định rằng sự mất cân bằng thể dịch có thể nằm ở các cơ quan cụ thể, tức gồm toàn bộ cơ thể. Việc ông chỉnh sửa học thuyết đã giúp các bác sĩ trang bị tốt hơn để chẩn đoán bệnh. Galen cũng bác bỏ luận điểm của Hippocrates cho rằng cảm xúc cũng tương thích với thể dịch, và thêm khái niệm tính khí: lạc quan tương ứng với máu; lạnh lùng tương ứng với đờm; mật vàng tương ứng với nóng tính; và mật đen tương ứng với sầu muộn. Galen còn chỉ ra cơ thể người gồm có ba hệ thống kết nối: não và dây thần kinh (chịu trách nhiệm cho suy nghĩ và cảm giác); trái tim và động mạch (cung cấp sự sống); gan và tĩnh mạch (có thể hỗ trợ dinh dưỡng và sinh trưởng). Galen cũng là người sáng lập môn sinh lý học thực nghiệm. Và trong hơn 1.400 năm sau, sinh lý học của Galen vẫn là một công cụ mạnh mẽ và giàu sức ảnh hưởng trong y học.
Thời cận đại.
Bác sĩ người Pháp Jean Fernel (1497–1558) là người trình làng thuật ngữ "sinh lý học" ("physiology"). Galen, Ibn al-Nafis, Michael Servetus, Realdo Colombo, Amato Lusitano và William Harvey được ghi công với những phát hiện quan trọng trong tuần hoàn máu. Santorio Santorio ở những năm 1610 là người đầu tiên sử dụng một thiết bị để đo đạc mạch và một nhiệt nghiệm để đo tính khí.
Năm 1791, Luigi Galvani miêu tả vai trò của điện trong dây thần kinh của trong cơ thể bị mổ xẻ của ếch. Năm 1811, César Julien Jean Legallois nghiên cứu hô hấp trong mẫu mổ xẻ và thương tổn của động vật, rồi phát hiện trung tâm của hô hấp nằm ở hành não. Cùng năm ấy, Charles Bell hoàn thành công trình nghiên cứu về sau còn được biết tới là luật Bell-Magendie, tức so sánh những khác biệt về chức năng giữa rễ lưng và rễ bụng của tủy sống. Năm 1824, François Magendie miêu tả các rễ cảm giác và trình ra bằng chứng đầu tiên về vai trò của tiểu não trong nhận thức thăng bằng để hoàn thiện luật Bell-Magendie. |
Subsets and Splits
No community queries yet
The top public SQL queries from the community will appear here once available.