label
class label 13
classes | text
stringlengths 7
22.3k
|
---|---|
1Giáo dục
| Đến thời điểm này, dù học kỳ 2 mới bắt đầu được vài tuần lễ nhưng từ trước đó hầu hết các trường THPT trên địa bàn TP.HCM đã bắt đầu cho kế hoạch dạy và ôn cho học sinh (HS) khối 12 để chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia năm 2018.
Qua khảo sát sơ bộ, nhìn chung năm nay ngoài ba bài thi bắt buộc là toán, ngữ văn và tiếng Anh, tỉ lệ các em chọn bài thi tổ hợp khoa học tự nhiên (KHTN) ở bài thi tự chọn vẫn chiếm đa số.
Ưu tiên chọn bài thi để xét tuyển ĐH-CĐ.
Cụ thể, tại Trường THPT Thủ Đức, ngay từ đầu năm học, nhà trường đã khảo sát việc chọn bài thi của các em để định hướng việc ôn tập phù hợp. Theo đó, số em chọn bài thi KHXH tăng hơn so với năm trước, từ hai lớp lên thành năm lớp. Nhưng so với tổng khối 12 thì tỉ lệ này cũng chỉ chiếm gần 1/4 số HS lớp 12, tức khoảng 170 em. Còn lại số em chọn bài thi KHTN là 584 HS, chiếm hơn 3/4 HS và chỉ có 169 em chọn bài thi KHXH.
Như ở Trường THPT Bùi Thị Xuân (quận 1) cũng có điểm mới là số HS chọn bài thi xã hội tăng gần gấp đôi, tức gần 100 em chọn tổ hợp này. Số lớp chọn tổ hợp tự nhiên như tổ hợp các môn thuộc khối A1 là toán, tiếng Anh, vật lý có giảm một lớp nhưng vẫn cao gấp đôi so với khối xã hội với bốn lớp.
Thầy Đặng Đình Quý, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Thái Bình, cho biết từ đầu năm học, trường đã triển khai phân loại lớp theo tổ hợp KHTN và KHXH. Trường có 707 HS lớp 12, phân thành 17 lớp, trong đó có tới 13 lớp khối tự nhiên và chỉ có bốn lớp theo khối xã hội.
Học sinh lớp 12 của Trường THPT Gia Định trao đổi thắc mắc trong buổi tư vấn chọn trường, thi THPT quốc gia 2018. Ảnh: P.ANH.
Theo lý giải của thầy Quý, sở dĩ HS nghiêng về tự nhiên do tổ hợp này có nhiều ngành tuyển vào ĐH-CĐ để các em chọn lựa nên gia đình và bản thân các em đã định hướng học từ trước đó. Chỉ có những em thực sự thích thì mới chọn tổ hợp bài thi xã hội.
Khảo sát tại các trường THPT Hoàng Hoa Thám, Phú Nhuận cũng cho thấy hầu hết HS đều chuộng tổ hợp KHTN. Theo nhà trường, trường có 740 HS, trong đó có khoảng 80%-85% chọn tổ hợp KHTN, còn lại là tổ hợp xã hội.
Tăng cường ôn tập, tổ chức thi thử.
Theo lãnh đạo các trường THPT tại TP, kết quả khảo sát chọn tổ hợp bài thi của HS chính xác đến hơn 95%. Do đó, hầu như các trường đều đã có kế hoạch dạy và ôn cho HS từ đầu năm học theo nguyện vọng cũng như năng lực của các em để các em theo suốt đến khi thi.
Và nhất là sau khi Bộ GD&ĐT công bố bộ đề thi minh họa THPT quốc gia với nhiều điểm mới, nhiều trường THPT trên địa bàn TP đã bắt tay lên kế hoạch tổ chức ôn tập cho HS lớp 12, đồng thời tiến hành tổ chức thi thử để các em có cơ hội làm quen với cấu trúc đề.
Thầy Đặng Đình Quý, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Thái Bình, cũng cho hay sau khi có đề thi minh họa, nhà trường đã chuyển đề thi cho các tổ chuyên môn đánh giá, nhanh chóng lên kế hoạch đưa vào nội dung dạy học. Theo đánh giá, đề minh họa năm nay khó hơn năm ngoái vì có lồng ghép kiến thức lớp 11, sự phân hóa đề thi cũng cao hơn nên sẽ vất vả cho cả thầy lẫn trò.
Theo thầy Quý, ngay từ đầu năm học, trường đã phân chia lớp theo nguyện vọng của các em. Vì thế trong quá trình học, các em cũng đã được thầy cô tăng cường ôn tập. Mặt khác, do trường tiến hành học hai buổi/ngày nên thuận lợi hơn. Vào buổi sáng, trường vẫn đảm bảo dạy theo chương trình của Bộ GD&ĐT và buổi chiều các thầy cô sẽ có thời gian ôn tập, lồng ghép kiến thức lớp 11, tăng cường ra đề để các em luyện tập.
Tại Trường THPT Phú Nhuận, thầy Trần Công Tuấn, Phó Hiệu trưởng nhà trường, cũng cho biết trường sẽ tổ chức hai đợt thi thử để HS có cơ hội luyện tập. Lần một sẽ diễn ra vào ngày 8 và 9 của tháng 2. Đề thi sẽ dựa trên cấu trúc của đề minh họa với khoảng 80% kiến thức lớp 12 và 20% kiến thức trọng tâm lớp 11.
Tương tự như kỳ thi THPT quốc gia, thi thử tại trường cũng sẽ có ba môn thi bắt buộc toán, văn và Anh, ngoài ra còn có bài thi tự nhiên và xã hội. Việc tổ chức luyện tập thi sẽ giúp HS làm quen với cấu trúc đề, làm quen với hình thức trắc nghiệm. Dựa vào kết quả thi, giáo viên sẽ biết HS còn hổng, yếu ở phần nào và lên kế hoạch tăng cường ở phần đó - thầy Tuấn nói.
Sẽ ôn tập ráo riết ngay sau Tết.
Thầy Trần Ngọc Minh, Hiệu trưởng Trường THPT Hoàng Hoa Thám, cũng cho hay ngay khi có đề minh họa, trường đã họp tổ chuyên môn để nghiên cứu, phân tích đề xem cấu trúc, lượng kiến thức ra sao. Qua Tết, trường sẽ vừa dạy kiến thức lớp 12 vừa ôn tập cho các em. Dự kiến cuối tháng 4, khi HS lớp 12 kết thúc chương trình sẽ tập trung ôn tập. Khoảng hai tuần trước khi kỳ thi diễn ra, trường sẽ tổ chức một đợt thi thử để các em làm quen với cấu trúc đề, qua đó bản thân các em sẽ biết mình còn yếu phần nào để tự hoàn thiện.
Không thu tiền ôn tập trong thời gian học chính khóa.
Trong thời gian học chính khóa của năm học, các trường có thể vừa tổ chức dạy và ôn tập cho HS nhưng không được thu học phí từ người học. Riêng sau khi kết thúc năm học, giáo viên có thể tổ chức ôn tập có thu phí cho HS ở buổi thứ hai hoặc tổ chức ôn tập theo hình thức ngoại khóa, dạy thêm, học thêm nhưng phải trên tinh thần tự nguyện đăng ký tham gia của HS.
Ông NGUYỄN VĂN HIẾU ,
Phó Giám đốc Sở GD &ĐT TP.HCM.
N.QUYÊN - P.ANH.
|
1Giáo dục
| Ngày 02/02, bà Lưu Thị Ngọc Quế, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Trảng Bom (tỉnh Đồng Nai) cho biết, đã làm việc và thống nhất xử lý bà Nguyễn Thị Hải Lý, Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo Hoa Sen với hình thức kiểm điểm rút kinh nghiệm với những sai phạm có liên quan.
Ngày 25/01, anh Võ Duy Tân, sinh năm 1985, ngụ xã Bàu Hàm, huyện Trảng Bom (tỉnh Đồng Nai) đã phản ánh đến Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam hoạt động tại Trường Mẫu giáo Hoa Sen, nơi con anh Tân đang theo học.
Trường Mẫu giáo Hoa Sen. (Ảnh: H.L).
Khoảng 15h20 ngày 24/01, anh Tân có việc bận nên đến trường để đón con sớm hơn mọi ngày. Khi vào lớp, anh Tân thấy con mình và một số cháu khác đang ngồi ở một góc của phòng học để nhường lại không gian cho các cháu khác đang tập Aerobic.
Anh Tân thực sự buồn khi biết nguyên nhân do không đóng tiền để con học Aerobic nên bị đối xử như vậy. Sau đó, anh Tân liên hệ với Ban Giám hiệu của Trường Mẫu giáo Hoa Sen để phản ánh vụ việc nhưng vẫn không có sự hồi đáp.
Anh Tân nói, nhà trường tổ chức học Aerobic có dấu hiệu cắt xén giờ học chính khóa và vào lúc từ 15h đến 16h các ngày thứ 2, 4, 6. Aerobic là môn học ngoại khóa nên không bắt buộc các bé phải tham gia và trên tinh thần tự nguyện đăng ký.
Anh Tân chia sẻ, nhà trường đã phân biệt đối xử và làm tổn thương đến tâm hồn của một đứa trẻ ngay trong chính lớp học của các em. Một đứa trẻ thì không thể nào hiểu được nó đang làm sai chuyện gì mà phải bị phân biệt đối xử.
Trong quá trình cho con học tại trường, anh Tân còn phát hiện Ban Giám hiệu có những khoảng thu không rõ ràng. Mỗi tháng, phụ huynh còn đóng thêm tiền hỗ trợ giáo viên 85 ngàn đồng/cháu. Anh Tân đã khiếu nại về số tiền này nên không bị thu thêm.
Ngoài ra, đầu năm học, Trường Mẫu giáo Hoa Sen đã thu thêm tiền Bảo hiểm tai nạn 100 ngàn đồng/cháu. Từ đó đến nay, số tiền Bảo hiểm tai nạn đã thu nhưng phụ huynh không được cấp giấy chứng nhận đã đóng bảo hiểm hoặc cấp hợp đồng đã tham gia bảo hiểm.
Ngày 30/01, Phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã có buổi làm việc với bà Lưu Thị Ngọc Quế, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Trảng Bom sau khi nhận được phản ánh của độc giả.
Trẻ bị "cô lập" trong giờ học chính khóa do phụ huynh không đóng tiền học Aerobic ngoại khóa. (Ảnh: H.L).
Bà Quế khẳng định, phản ánh của phụ huynh liên quan đến Trường Mẫu giáo Hoa Sen là đúng sự thật và hứa sẽ giải quyết thắc mắc, khiếu nại của phụ huynh cũng như hồi đáp kết quả vào cuối tuần.
Ngày 02/02, Phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã liên lạc với bà Quế về hướng giải quyết vụ việc. Theo đó, đối với số tiền hỗ trợ giáo viên 85 ngàn đồng đã có biên bản của Ban Giám hiệu trả lại cho phụ huynh.
Phòng Giáo dục và Đào tạo đề nghị Ban Giám hiệu Trường Mẫu giáo Hoa Sen có kế hoạch giảng dạy Aerobic riêng cho các cháu đăng ký học và không để xảy ra tình trạng như vừa qua.
Trường Mẫu giáo Hoa Sen còn phải có trách nhiệm trao thẻ hoặc hợp đồng Bảo hiểm tai nạn cho các phụ huynh đã đóng tiền để chứng minh học sinh được thụ hưởng bảo hiểm như đã đóng.
Hưng Long.
|
1Giáo dục
| Xung quanh thông tin 57 cán bộ Sở NN&PTNT; tỉnh Quảng Trị bị thất lạc bằng cấp 3, ngày 20/1, trao đổi với báo Đất Việt, ông Lê Quang Ánh, Chi cục trưởng Chi cục chăn nuôi thú y cho biết, bằng cấp 3 của ông bị thất lạc có thể do trong quá trình chuyển bằng từ trường đại học ra bên ngoài.
"Hiện tại tôi đã làm đơn đăng ký lên Sở giáo dục xin cấp lại bằng và ở nhà tôi vẫn còn lưu giữ học bạ của thời kỳ học cấp 3. Việc thất lạc lâu rồi mà tôi không nhớ ở giai đoạn nào bởi sau khi học xong cấp 3, chúng tôi còn học lên đại học rồi sau khi ra trường, thuyên chuyển công tác vài lần nữa", ông Ánh nói.
Theo ông Ánh, ông sẽ phô tô tất cả học bạ từ thời cấp 3 để nộp lên Sở giáo dục đào tạo tỉnh Quảng Trị. Không những vậy, hiện bạn bè cũng như thầy cô ở trường cấp 3 nơi ông học vẫn còn nhớ đến ông nên có thể xác minh, làm chứng cho việc ông học cấp 3 như nào.
Sở NN &PTNT; Quảng Trị. Ảnh: TPO.
"Việc này không có gì lớn lắm, tôi cũng đã báo cáo với giám đốc Sở về quá trình học hành của tôi như nào rồi. Tôi học hành bằng cấp đầy đủ, ngoài ra còn có cả chứng nhận học sinh giỏi, tham gia đội tuyển của trường hồi học cấp 3", vị Chi cục trưởng Chi cục chăn nuôi thú y nói thêm.
Về việc này, cùng ngày, ông Võ Văn Hưng, giám đốc Sở NN&PTNT; tỉnh Quảng Trị cho biết, đơn vị vừa có báo cáo gửi lãnh đạo tỉnh liên quan đến việc 57 cán bộ, công chức, viên chức thuộc Sở bị thất lạc bằng tốt nghiệp THPT.
Cũng theo ông Hưng, trong số 57 cán bộ bị thất lạc bằng cấp thì có một nữ cán bộ hiện làm văn thư của Sở được xác định là không có bằng tốt nghiệp THPT, vấn đề này lãnh đạo Sở đã giao phòng Tổ chức cán bộ kiểm tra, xác minh.
Việc kiểm tra, rà soát của Tỉnh ủy là kiểm tra về bằng cấp bản gốc, còn hầu hết hồ sơ của cán bộ lưu giữ tại Sở là bản sao có công chứng. Ngay sau khi xảy ra sự việc, chúng tôi đã yêu cầu các cán bộ bổ sung bằng cấp bản gốc, đến nay đã có 6 người bổ sung, ông Hưng cho biết.
Sở đã có thông báo yêu cầu các cán bộ thiếu bằng tốt nghiệp THPT về lại trường cũ, xin cấp lại bản gốc để bổ sung vào hồ sơ trong tuần tới.
Được biết, trong danh sách 57 cán bộ bị thất lạc hoặc không có bằng tốt nghiệp THPT này có một số trường hợp đang làm lãnh đạo như ông Lê Quang Ánh - Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi thú y; ông Trần Văn Tý - Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm...
Thu Hoài.
|
1Giáo dục
| Nhiều phụ huynh bức xúc với những khoản thu tự nguyện đầu năm. Tranh minh họa.
Mới đây, UBND TP Hà Nội quyết định bãi bỏ Điều 11 Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 51/2013 về thu và sử dụng các khoản thu khác trong cơ sở giáo dục. Quy định bãi bỏ khoản đóng góp tự nguyện để sửa chữa nhỏ hoặc mua sắm trang thiết bị của nhà trường sẽ có hiệu lực vào đầu tháng 2/2018.
Được hỏi về thông tin này, chị Nguyễn Ánh Hồng có con học ở trường Tiểu học Nam Thành Công, Hà Nội, chặc lưỡi: "Bỏ cho vui thôi chứ kiểu gì nhà trường cũng có cách lách luật. Mà việc ra quyết định bỏ thu khoản đóng góp tự nguyện trong trường học ở thời điểm này chẳng có ý nghĩa khi cuộc họp phụ huynh cuối kỳ 1 đã kết thúc, các khoản đóng góp đã đâu vào đấy.
Chị Hồng cho biết, nhà trường có rất nhiều cách để huy động các khoản đóng góp tự nguyện để sửa chữa hoặc mua sắm trang thiết bị cho lớp, cho trường. Như lớp con chị trước đây hô hào lắp máy điều hòa. Thế nhưng, khi xin phép nhà trường thì nhà trường nói đường điện yếu, phải lập bốt điện riêng. Lẽ ra việc xây dựng bốt điện là trách nhiệm của nhà nước thì nhà trường nhân tiện cơ hội này thu của mỗi học sinh hơn 1 triệu đồng. Tính ra, trường có hàng nghìn học sinh, số tiền thu về từ khoản thu tự nguyện này không ít. Cũng may, khi có phụ huynh lên tiếng, phòng GD-ĐT vào cuộc, trường đã dừng việc lạm thu này.
Chị Hồng bức xúc, những khoản thu tự nguyện ở lớp vẫn diễn ra thường xuyên không chỉ ở lớp con chị mà ở nhiều nơi. Năm nào, bạn bè tôi cũng than khi phải đóng tiền mua máy chiếu, mua bộ loa Không kể quỹ lớp, riêng mỗi khoản thu mua sắm trang thiết bị này cũng ít nhất 500.000 đồng/học sinh. Mỗi lớp gần 60 học sinh, số tiền gần 30 triệu này thực sự sẽ chi vào khoản nào thì chẳng phụ huynh (ngoại trừ ban phụ huynh) nào biết được.
Theo chị Hồng, không có chuyện Hà Nội nói bỏ khoản thu đóng góp tự nguyện trong trường học thì phụ huynh mừng, cảm thấy nhẹ gánh. Bởi, họ kiểu gì cũng lách chứ không thì lấy khoản gì mà thu. Và lách như thế nào thì đợi cuộc họp phụ huynh đầu năm học tới sẽ biết.
Nếu chi thực sự để phục vụ học sinh thì nhiều phụ huynh ủng hộ. Minh họa: NOP.
Có con học trường làng (THCS Hoàng Liệt, Hà Nội) , không phải nộp nhiều khoản như các trường trong phố, chị Phan Thu Lý cho rằng, việc các khoản thu tự nguyện từ phụ huynh chủ yếu để tri ân các thầy cô giáo nhân các dịp lễ, Tết, mua các thiết bị phục vụ các con trong quá trình học tập.
Nếu không thu các khoản đó thì ban phụ huynh không biết hoạt động thế nào, không biết lấy đâu ra tiền để mua cho các con các thiết bị mà nhà trường chưa có khả năng trang bị. Vì vậy, nếu thu các khoản tự nguyện không nhiều quá để phục vụ các con thì vẫn nên duy trì.
Chị Lý cũng cho biết, lớp con chị vừa rồi cũng thu tiền để mua máy điều hòa. Thế nhưng, ban phụ huynh cũng tính toán rất chi li, cặn kẽ để thu của phụ huynh học sinh hợp lý. Theo chị Lý: Bỏ mấy trăm nghìn đồng ra để các con được ấm vào mua đông, mát vào mùa hè thì ai cũng hoan hỉ. Chỉ cần để phục vụ cho con thì phụ huynh sẽ rất ủng hộ. Chỉ có điều, mọi khoản thu chi đều phải minh bạch, rõ ràng!.
Nhật Minh.
|
1Giáo dục
| Quyết định 51 nói trên quy định về thu, sử dụng các khoản thu khác trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập của thành phố, trừ các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao.
Trong đó, Điều 11 quy định việc thu chi khoản đóng góp tự nguyện để sửa chữa nhỏ hoặc mua sắm trang thiết bị của nhà trường. Theo đó, khi ngân sách và khoản thu học phí chưa đáp ứng hết nhu cầu sửa chữa nhỏ, mua sắm trang thiết bị, các trường được huy động đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân và phụ huynh học sinh. Nguyên tắc thu là không ép buộc hay bình quân hóa mức đóng góp đối với phụ huynh học sinh.
Bên đóng góp cũng không được gắn bất kỳ điều kiện ràng buộc nào về đặc quyền, đặc lợi trong việc thụ hưởng dịch vụ giáo dục, hoặc quyền khai thác lợi ích kinh tế phát sinh từ tài sản, kinh phí góp cho nhà trường. Để được vận động, thu khoản đóng góp tự nguyện, nhà trường cần có sự thống nhất của Ban giám hiệu, Hội đồng trường, Ban đại diện cha mẹ học sinh và sự đồng ý của cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp. Sau khi hoàn thành, trường phải niêm yết công khai báo cáo quyết toán số kinh phí đã huy động. Khoản thu này phải đưa vào sổ sách kế toán và thanh quyết toán theo quy định. Các tài sản được mua sắm, sửa chữa phải hạch toán, tăng tài sản và sử dụng trong nhà trường.
Việc bãi bỏ Điều 11 này được kỳ vọng nhằm khắc phục tình trạng lạm thu, dưới danh xưng khoản thu tự nguyện.
Ngoài việc bãi bỏ Điều 11, UBND TP nêu rõ các nội dung khác của Quy định kèm theo Quyết định số 51/2013/QĐ-UBND như thu, chi phục vụ bán trú, học 2 buổi/ngày, học phẩm, nước uống; dạy thêm, học thêm, quà tặng, đồng phục trong nhà trường... giữ nguyên giá trị pháp lý.
Thực tế những năm qua, các khoản đóng góp tự nguyện để sửa chữa hoặc mua sắm trang thiết bị gây không ít bức xúc cho phụ huynh khi một số trường lợi dụng để lạm thu. Đầu năm học 2017-2018, Sở GD&ĐT Hà Nội đã phát hiện và xử lý gần 20 trường có những khoản thu không đúng quy định.
Cũng dịp đầu năm học 2017- 2018, qua kiểm tra nóng các điểm lạm thu (tại 4 tỉnh Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An, Hà Tĩnh) từ phản ánh của dư luận, Thanh tra Bộ GD&ĐT phát hiện học sinh cõng trên 30 loại khoản thu tự nguyện khác nhau được các trường đặt ra. Cụ thể, học sinh chỉ phải đóng góp bắt buộc duy nhất một khoản là học phí, cộng thêm tiền bảo hiểm y tế (là khoản trường thu hộ), nhưng phải cõng thêm trên 30 loại khoản góp tự nguyện khác nhau.
Qua thanh tra cho thấy, danh nghĩa là các khoản thu tự nguyện nhưng các nhà trường đã tự đứng ra tổ chức thu và áp một mức chung là sai quy định. Thanh tra Bộ GD&ĐT đã yêu cầu các trường phải trả lại những khoản thu sai cho phụ huynh.
Cho đến thời điểm này, đã có không ít cá nhân đứng đầu các cơ sở giáo dục trong cả nước bị xử lý do lạm quyền để lạm thu. Nhưng nếu chỉ giải quyết ở một phía, e là chưa đủ. Tại Hà Nội, nhiều phụ huynh cho hay hiện có những gia đình do có điều kiện hơn mọi người một chút luôn cố đóng góp với mức cao để thày cô đặc biệt quan tâm hơn đến con mình, thậm chí mua quà để nhờ các cô thưởng cho con. Vô hình chung tạo nên một cuộc đua ngầm giữa các phụ huynh, gia đình nào không có điều kiện đành ngậm ngùi nhìn con mình bị ghẻ lạnh. Như vậy, cần phải giải quyết triệt để tư tưởng tự nguyện thái quá từ phía phụ huynh học sinh.
Thực hiện chỉ đạo của bộ GD&ĐT, năm học 2017- 2018, Hà Nội cũng là một trong những địa phương công bố đường dây nóng chống lạm thu trong trường học sớm nhất trong cả nước. Song theo phản ánh từ phía phụ huynh, hiện vẫn có những khoản thu không tự nguyện không được, như: đóng 50.000/tháng để học môn Kỹ năng sống (với học sinh lớp 1)- cho dù các cháu đã phải bắt buộc phải học cả ngày và đã phải đóng tiền học 2 buổi/ngày ở mục riêng. Có phụ huynh ngán ngẩm: Mang tiếng là tự nguyện thôi chứ thực ra không đóng thì không ổn, chẳng nhẽ cả lớp đóng còn con mình thì không đóng. Đến giờ học kỹ năng, các bạn học chẳng lẽ đành lòng nhìn con mình tha thẩn ngoài sân trường.
Mong là việc bỏ các khoản thu tự nguyện, ngay từ học kỳ II năm học 2017 2018 sẽ được thực hiện triệt để hơn - bắt đầu tại Hà Nội. Người dân mong muốn những đường dây nóng phản ánh lạm thu trong trường học, tại Thủ đô và nhiều địa phương khác phải thực sự có phản hồi nóng, chứ không phải lập ra cho có.
Minh Quang.
|
1Giáo dục
| Hà Nội đi đầu thực hiện.
Tại Quyết định số 04/2018/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội đã bãi bỏ Điều 11 của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 51/2013/QĐ-UBND ngày 22/11/2013 về thu, sử dụng các khoản thu khác trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập của TP, trừ các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao. Trong đó, Điều 11 có nội dung về thu, chi các khoản đóng góp tự nguyện để sửa chữa nhỏ hoặc mua sắm trang thiết bị của nhà trường.
Học sinh trường THPT Lê Quý Đôn, Hà Nội trong giờ học. Ảnh: Phạm Hùng.
Quy định nêu rõ: "Trong trường hợp ngân sách Nhà nước và khoản thu học phí chưa đáp ứng được hết các nhu cầu sửa chữa nhỏ, mua sắm trang thiết bị, các trường được huy động đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân và phụ huynh học sinh theo nguyên tắc không ép buộc hay bình quân hóa mức đóng góp đối với phụ huynh học sinh. Bên đóng góp không được gắn bất kỳ điều kiện ràng buộc nào về đặc quyền, đặc lợi trong việc thụ hưởng dịch vụ giáo dục hoặc quyền khai thác lợi ích kinh tế phát sinh từ tài sản, kinh phí đã đóng góp cho nhà trường".
Như vậy, kể từ ngày 5/2/2018, các trường công lập trên địa bàn Hà Nội, trừ các trường công lập chất lượng cao, sẽ không được phép thu các khoản đóng góp tự nguyện. Quy định này khiến nhiều phụ huynh vui mừng bởi tới đây không còn phải khốn khổ vì chuyện lạm thu.
Thực tế nhiều năm qua, các khoản đóng góp tự nguyện để sửa chữa hoặc mua sắm trang thiết bị gây không ít bức xúc cho phụ huynh khi một số trường lợi dụng để lạm thu. Đầu năm học 2017 - 2018, Sở GD&ĐT Hà Nội đã phát hiện và xử lý gần 20 trường có những khoản thu không đúng quy định. Trường Mầm non Đại Thịnh, Tiểu học Thanh Lâm (huyện Mê Linh) phải dừng các khoản thu xã hội hóa trường, lớp, sân trường và mua đồ chơi; trường Mầm non Vạn Phúc (huyện Thanh Trì) dừng thu tiền mua tivi, cây xanh... THCS Văn Quán (quận Hà Đông), Tiểu học Dịch Vọng A (quận Cầu Giấy) được yêu cầu trả lại tiền mua máy điều hòa...Hiệu trưởng và Ban Giám hiệu nhiều trường thu sai đã bị khiển trách và yêu cầu trả tiền chophụ huynh.
Ông Nguyễn Viết Cẩn Trưởng phòng Kế hoạch tài chính, Sở GD&ĐT Hà Nội cho hay, ngay sau khi có quyết định bãi bỏ của UBND TP, Sở sẽ có hướng dẫn chi tiết bằng văn bản tới các trường trên địa bàn.
Sẽ áp dụng toàn quốc.
Bày tỏ về quy định này, chị Nguyễn Bích Đào (thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh) cho biết: Vợ chồng tôi có 2 đứa con, một đứa học lớp 2, một đứa lớp 6, đồng lương công nhân eo hẹp, các khoản thu tự nguyện đầu năm học đối với gia đình tôi là vô cùng khó khăn. Với quy định này, hy vọng từ học kỳ 2 của năm học 2017 - 2018, chúng tôi sẽ không bị nặng gánh bởi các khoản thu tự nguyện như trước.
Còn chị Trần Bích Thủy (phường Khương Đình, quận Thanh Xuân) cho rằng, quy định này đáng ra phải được thực hiện từ lâu. Hà Nội cũng như cả nước, đầu năm học nào cũng xảy ra chuyện lạm thu khiến phụ huynh vô cùng bức xúc. Hy vọng từ nay, các trường sẽ nghiêm túc thực hiện, không còn cảnh phụ huynh phải "méo mặt" khi đóng các khoản tự nguyện.
Ông Trần Tú Khánh - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ GD&ĐT cho biết: Quy định về bãi bỏ thu chi khoản đóng góp tự nguyện để sửa chữa nhỏ hoặc mua sắm trang thiết bị của nhà trường được áp dụng trong toàn quốc. Ông Khánh giải thích thêm, thời gian qua, nhiều trường thực hiện tự nguyện theo kiểu áp đặt là không đúng quy định. Việc thực hiện xã hội hóa, thu chi tự nguyện phải dựa theo Nghị định 59/2014/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường và đặc biệt là những hướng dẫn chi tiết trong Thông tư 29/2012/TT-BGDĐT về tài trợ cho các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Như vậy, việc bãi bỏ Điều 11 này được kỳ vọng khắc phục tình trạng lạm thu, dưới danh xưng khoản thu tự nguyện như trước đây. Tới đây, Bộ GD&ĐT sẽ kiểm tra việc thực hiện quy định tại các địa phương, đơn vị nào thực hiện sai quy định, người đứng đầu cơ sở sẽ bị xử lý nghiêm.
Chúng tôi vô cùng phấn khởi khi Hà Nội đi đầu trong việc thực hiện bỏ thu khoản tự nguyện này. Phụ huynh sẵn sàng đóng góp, nhưng tất cả các khoản thu, chi cần được sử dụng đúng mục đích và quan trọng phải công khai, minh bạch. Thực tế, năm học nào cũng có những trường lạm thu, thiếu minh bạch khiến phụ huynh bức xúc.
Chị Nguyễn Thu Lam (Cầu Giấy, Hà Nội).
Sở GD&ĐT Hà Nội đã công bố đường dây nóng của Sở (0902139764) và của 30 quận, huyện để tiếp nhận các thông tin phản ánh thu sai quy định và mong nhận được các ý kiến phản ánh của phụ huynh. Những phụ huynh phản ánh sẽ được giữ kín về thông tin cá nhân, tránh lo ngại con em ở trường có thể bị trù dập, phân biệt đối xử.
Tuệ Nhi.
|
1Giáo dục
| Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung vừa ký ban hành Quyết định số 04/2018/QĐ-UBND bãi bỏ Điều 11 của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 51/2013/QĐ-UBND ngày 22/11/2013 của UBND thành phố Hà Nội ban hành quy định về thu, sử dụng các khoản thu khác trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập của thành phố Hà Nội (trừ các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao).
Tại điều 11 của Quyết định 51 ban hành năm 2013 của UBND thành phố Hà Nội có nội dung về thu, chi các khoản đóng góp tự nguyện để sửa chữa nhỏ hoặc mua sắm trang thiết bị của nhà trường.
Quy định nêu: Trong trường hợp ngân sách nhà nước và khoản thu học phí chưa đáp ứng được hết các nhu cầu sửa chữa nhỏ, mua sắm trang thiết bị, các trường được huy động đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân và phụ huynh học sinh theo nguyên tắc không ép buộc hay bình quân hóa mức đóng góp đối với phụ huynh học sinh.
Bên đóng góp không được gắn bất kỳ điều kiện ràng buộc nào về đặc quyền, đặc lợi trong việc thụ hưởng dịch vụ giáo dục hoặc quyền khai thác lợi ích kinh tế phát sinh từ tài sản, kinh phí đã đóng góp cho nhà trường.
Việc bỏ Điều 11 của Quyết định 51 là hành động quyết liệt của UBND thành phố Hà Nội vào cuộc cùng Bộ GD&ĐT khắc phục tình trạng lạm thu trong trường học gây bức xúc trong thời gian qua.
Những năm qua, các khoản đóng góp tự nguyện để sửa chữa hoặc mua sắm trang thiết bị gây không ít bức xúc cho phụ huynh khi một số trường lợi dụng để lạm thu. Đầu năm học 2017-2018, Sở Giáo dục Hà Nội đã phát hiện và xử lý gần 20 trường có những khoản thu không đúng quy định.
Quyết định 04/2018/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội có hiệu lực từ ngày 5/2/2018.
Vân Anh.
|
1Giáo dục
| Trong nhiều năm qua, các khoản thu tự nguyện đã gây bức xúc trong xã hội. Ảnh internet.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 04/2018/QĐ-UBND bãi bỏ Điều 11 của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 51/2013/QĐ-UBND ngày 22/11/2013 của UBND TP. Hà Nội ban hành quy định về thu, sử dụng các khoản thu khác trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập của TP. Hà Nội (trừ các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao).
Theo Quyết định 51/2013/QĐ-UBND quy định về thu, sử dụng các khoản thu khác trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập của thành phố, trừ các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao.
Trong đó, Điều 11 quy định việc thu chi khoản đóng góp tự nguyện để sửa chữa nhỏ hoặc mua sắm trang thiết bị của nhà trường. Theo đó, khi ngân sách và khoản thu học phí chưa đáp ứng hết nhu cầu sửa chữa nhỏ, mua sắm trang thiết bị, các trường được huy động đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân và phụ huynh học sinh. Nguyên tắc thu là không ép buộc hay bình quân hóa mức đóng góp đối với phụ huynh học sinh.
Bên đóng góp cũng không được gắn bất kỳ điều kiện ràng buộc nào về đặc quyền, đặc lợi trong việc thụ hưởng dịch vụ giáo dục, hoặc quyền khai thác lợi ích kinh tế phát sinh từ tài sản, kinh phí góp cho nhà trường. Để được vận động, thu khoản đóng góp tự nguyện, nhà trường cần có sự thống nhất của Ban giám hiệu, Hội đồng trường, Ban đại diện cha mẹ học sinh và sự đồng ý của cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp.
Sau khi hoàn thành, trường phải niêm yết công khai báo cáo quyết toán số kinh phí đã huy động. Khoản thu này phải đưa vào sổ sách kế toán và thanh quyết toán theo quy định. Các tài sản được mua sắm, sửa chữa phải hạch toán, tăng tài sản và sử dụng trong nhà trường.
Tuy nhiên, trong nhiều năm qua các khoản đóng góp tự nguyện đã gây không ít bức xúc cho phụ huynh khi một số trường lợi dụng để lạm thu. Quyết định 04/2018/QĐ-UBND có hiệu lực từ ngày 5/2/2018 thể hiện động thái quyết liệt của UBND TP. Hà Nội trong việc chấm dứt tình trạng lạm thu ở các trường.
Ông Trần Khánh Tú, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng cho biết, tại văn bản số 2794/BGDĐT-KHTC về báo cáo và cam kết thực hiện giá dịch vụ giáo dục năm học 2017-2018 ngày 30.6.2017, Bộ GDĐT cũng đã quy định về cam kết không thu các khoản thu ngoài học phí. Cụ thể, đối với giáo dục mầm non, phổ thông cam kết và nghiêm túc không thu các khoản thu ngoài học phí trái quy định trong trường học. Các địa phương tự chịu trách nhiệm và có hình thức xử lý kỷ luật nghiêm đối với đơn vị, cá nhân cố ý vi phạm. Đối với các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp công lập tiết giảm chi phí hoạt động, hạn chế thu các khoản thu ngoài học phí, đồng thời phải cam kết đảm bảo chất lượng đào tạo; xây dựng và công bố công khai chuẩn chất lượng đầu ra đối với sinh viên; xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ đảm bảo công khai, minh bạch, có cơ chế để cán bộ, giảng viên, người lao động, sinh viên và các tổ chức khác tham gia giám sát toàn bộ hoạt động của nhà trường.
Ông Trần Tú Khánh nhấn mạnh, các đơn vị thực hiện sai quy định cần xử lý nghiêm đối với người đứng đầu cơ sở giáo dục và trách nhiệm cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục trên địa bàn đã để xảy ra tình trạng lạm thu.
Đỗ Hòa.
|
1Giáo dục
| Từ năm 2018, Học viện Hành chính quốc gia kết thúc đào tạo cử nhân.
Đây là một trong những nội dung quan trọng tại Quyết định số 05/2018/QĐ-TTg vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 23.1 về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện Hành chính Quốc gia. Theo đó, từ năm 2018, Học viện Hành chính quốc gia sẽ chỉ đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, không tuyển sinh đào tạo trình độ đại học. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15.3.2018. Các quy định trước đây trái với Quyết định này được bãi bỏ. Chi tiết xem tại đây.
Giành học bổng toàn phần trị giá 279.600 USD.
Đinh Quang Hiếu (SN 1999) được nhiều người biết đến khi còn là học sinh Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, ĐH Khoa học Tự nhiên đã lập "cú đúp" HCV Olympic Hóa học quốc tế năm 2016 và 2017. Với bảng dài thành tích học tập và hoạt động tập thể, Hiếu vừa xuất sắc "ẵm" học bổng toàn phần trị giá 279.600 USD (tương đương 6,4 tỉ đồng) của Viện Công nghệ danh giá nhất thế giới Massachusetts Institute of Technology University (MIT) tại Mỹ niên khóa 2018-2022. Chàng trai vàng của Hóa học Việt Nam Đinh Quang Hiếu vừa được vinh danh Gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2017 vào sáng 1.2. Chi tiết xem tại đây.
Thầy trò HLV Park Hang-seo được một trường học đặt tên đường.
Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin Hữu nghị Việt - Hàn đã sử dụng tên của HLV Park Hang-seo và các học trò để đặt tên cho các con đường trong khuôn viên trường. Đây có thể được xem là sự tri ân với những chiến công lịch sử của thầy trò HLV Park Hang-seo tại VCK U23 Châu Á 2018.
ĐH Kinh tế quốc dân tăng chỉ tiêu, mở thêm nhiều ngành mới.
GS Trần Thọ Đạt, Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế quốc dân cho biết, dự kiến năm 2018 trường sẽ tăng đáng kể chỉ tiêu và mở thêm nhiều ngành đào tạo mới. Với điều kiện hiện tại, nhà trường có thể đáp ứng được tối đa gần 6.000 chỉ tiêu, hiện nay chỉ tiêu cho phép là 4.800. Trường dự kiến sẽ tăng chỉ tiêu tuyển sinh lên 5.500.
TN.
|
1Giáo dục
| Theo đó, Sở GD-ĐT Hà Nội công bố Quyết định số 04/2018/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội đã bãi bỏ Điều 11 của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 51/2013/QĐ-UBND ngày 22/1/2013.
Quyết định này quy định về thu, sử dụng các khoản thu khác trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập của thành phố, trừ các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao.
Trong đó, Điều 11 có nội dung về thu chi các khoản đóng góp tự nguyện để sửa chữa nhỏ hoặc mua sắm trang thiết bị của nhà trường.
Hà Nội chính thức bãi bỏ khoản thu tự nguyện để phục vụ sửa chữa nhỏ, mua sắm trang thiết bị.
Quy định này nêu rõ: "Trong trường hợp ngân sách nhà nước và khoản thu học phí chưa đáp ứng được hết các nhu cầu sửa chữa nhỏ, mua sắm trang thiết bị, các trường được huy động đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân và phụ huynh học sinh theo nguyên tắc không ép buộc hay bình quân hóa mức đóng góp đối với phụ huynh học sinh.
Bên đóng góp không được gắn bất kỳ điều kiện ràng buộc nào về đặc quyền, đặc lợi trong việc thụ hưởng dịch vụ giáo dục hoặc quyền khai thác lợi ích kinh tế phát sinh từ tài sản, kinh phí đã đóng góp cho nhà trường".
Ngoài việc bãi bỏ Điều 11, UBND TP nêu rõ các nội dung khác của Quy định kèm theo Quyết định số 51/2013/QĐ-UBND như thu, chi phục vụ bán trú, học 2 buổi/ngày, học phẩm, nước uống; dạy thêm, học thêm, quà tặng, đồng phục trong nhà trường... giữ nguyên giá trị pháp lý.
Quyết định này có hiệu lực từ ngày 5-2. Quy định này sẽ hạn chế các khoản thu mang danh nghĩa tự nguyện để phục vụ nhu cầu sắm sửa thêm cho nhà trường, góp phần giảm tình trạng lạm thu tiền trường trong thời gian vừa qua.
Theo An ninh Thủ đô.
|
1Giáo dục
| Ban Tổ chức xin công bố các phương án trả lời đúng và kết quả cuộc thi các tuần thứ 9,10,11,12 như sau:
Tuần 9 (từ 27/6 - 4/7/2017).
Đáp án câu hỏi:
Câu hỏi 1. Phương án đúng là: Ngày 20-1-1949.
Câu hỏi 2. Phương án đúng là: Ở tỉnh Sầm Nưa, ngày 6-1-1949.
Câu hỏi 3. Phương án đúng là: Sản xuất năm 1975. Đạo diễn: Nguyễn Khắc Lợi.
Căn cứ Thể lệ, kết quả thi, những cá nhân sau đây đã đạt các giải thưởng tuần thứ 9 của cuộc thi:
Giải nhất: Nguyễn Văn Nhanh (Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Long). Trả lời đúng 3 câu hỏi, dự đoán gần nhất 5.743/5.748 người trả lời đúng. Thời gian tham gia thi: 10h06, ngày 03/07/2017.
Giải nhì: Tạ Thị Thúy Mười (Trường THPT Vĩnh Chân, Hạ Hòa, Phú Thọ). Trả lời đúng 3 câu hỏi, dự đoán gần nhất 5.754/5.748 người trả lời đúng. Thời gian tham gia thi: 09h38, ngày 30/06/2017.
Giải ba: Lê Thị Phương Hồng (121, Tổ 5, Phường Tân Quang, TP. Tuyên quang, Tỉnh Tuyên Quang). Trả lời đúng 3 câu hỏi, dự đoán gần nhất 5.742/5.748 người trả lời đúng. Thời gian tham gia thi: 19h58, ngày 30/06/2017.
Tuần 10 (từ 4 - 11/7/2017).
Câu hỏi 1. Phương án đúng là: Sầm Nưa.
Câu hỏi 2. Phương án đúng là: Từ ngày 13 đến 15-8-1950, tại Tuyên Quang (Việt Nam).
Câu hỏi 3. Phương án đúng là: Rằm tháng 6.
Căn cứ Thể lệ, kết quả thi, những cá nhân sau đây đã đạt các giải thưởng tuần thứ 10 của cuộc thi:
Giải nhất: Đỗ Vũ Vinh (Định Hóa - Kim Sơn - Ninh Bình). Trả lời đúng 3 câu hỏi, dự đoán chính xác số người trả lời đúng: 4.967/4.967. Thời gian tham gia thi: 20h48' ngày 06/07/2017.
Giải nhì: Phạm Thị Phiến (Định Hóa - Kim Sơn - Ninh Bình). Trả lời đúng 3 câu hỏi, dự đoán chính xác số người trả lời đúng: 4.967/4.967. Thời gian tham gia thi: 11h57' ngày 07/07/2017.
Giải ba: Lê Thị Xuân (Khánh Mậu - Yên Khánh - Ninh Bình). Trả lời đúng 3 câu hỏi, dự đoán gần nhất số người trả lời đúng: 4.967/4.967. Thời gian tham gia thi: 16h31' ngày 08/07/2017.
Tuần 11 (từ 11- 18/7/2017).
Đáp án câu hỏi:
Câu hỏi 1. Phương án đúng là: Ngày 30-10-1945; Hoàng thân Xuphanuvông.
Câu hỏi 2. Phương án đúng là: Ngày 11-3-1951, Hội nghị Liên minh nhân dân ba nước Đông Dương, tại Việt Bắc.
Câu hỏi 3. Phương án đúng là: Đồng chí Nguyễn Khang.
Căn cứ Thể lệ, kết quả thi, những cá nhân sau đây đã đoạt các giải thưởng tuần thứ 11 của Cuộc thi:
Giải nhất: Ngô Thị Kim Dung (13 Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). Trả lời đúng 3 câu hỏi và dự đoán chính xác 4.895/4.895 người trả lời đúng. Thời gian tham gia dự thi: 19h55' ngày 11/07/2017.
Giải nhì: Nguyễn Hồng Mai (Trường Mẫu giáo Ánh Dương, thị trấn Trà Ôn, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long). Trả lời đúng 3 câu hỏi và dự đoán gần nhất số người trả lời đúng: 4.894/4.895 người. Thời gian tham gia dự thi: 14h35' ngày 12/07/2017.
Giải ba: Đào Thị Thơm (Ngự Câu, An Thượng, Hoài Đức, Hà Nội). Trả lời đúng 3 câu hỏi và dự đoán gần nhất số người trả lời đúng: 4.897/4.895 người. Thời gian tham gia dự thi: 05h15, ngày 13/07/2017.
Tuần 12 (từ 18 - 25/7/2017).
Đáp án câu hỏi:
Câu hỏi 1. Phương án đúng là: Ngày 10-8-1954.
Câu hỏi 2. Phương án đúng là: Từ ngày 22-3-1955 đến ngày 6-4-1955; tại Sầm Nưa.
Câu hỏi 3. Phương án đúng là: Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
Căn cứ Thể lệ, kết quả thi, những cá nhân sau đây đã đoạt các giải thưởng tuần thứ 12 của cuộc thi:
Giải nhất: Trần Đình Công (121, Tổ 5, Phường Tân Quang, TP Tuyên quang, Tỉnh Tuyên quang).Trả lời đúng 3 câu hỏi, dự đoán gần nhất số người trả lời đúng: 4056/4053. Thời gian tham gia thi: 19h42 ngày 18/07/2017.
Giải nhì: Phan Ngọc Nhật Quang (Sở Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên Huế). Trả lời đúng 3 câu hỏi, dự đoán gần nhất số người trả lời đúng: 4.050/4.053. Thời gian tham gia thi: 9h39 ngày 21/07/2017.
Giải ba: Phạm Nguyên Hạnh (6 ngõ 93 Trung Kính, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội). Trả lời đúng 3 câu hỏi, dự đoán gần nhất số người trả lời đúng: 4.049/4.053. Thời gian tham gia thi: 9h40 ngày 19/07/2017.
Ban Tổ chức xin chúc mừng các bạn đã đoạt giải và mong đông đảo bạn đọc tiếp tục hưởng ứng tham gia cuộc thi tại các địa chỉ:
Báo Nhân dân: www.nhandan.org.vn ;
Báo Quân đội Nhân dân: www.qdnd.vn ;
Tạp chí Tuyên giáo điện tử: www.tuyengiao.vn ;
Báo Tiền phong: www.tienphong.vn ;
Báo Thanh niên: www.thanhnien.vn ;
Báo Tuổi trẻ: www.tuoitre.vn.
|
1Giáo dục
| Các địa phương sẽ được công bố điểm sớm. Ảnh: HN.
Nhiều điểm số cao.
Theo ghi nhận của PV báo Lao Động, thời điểm hiện tại, công tác chấm thi THPT quốc gia 2017 đã cơ bản hoàn thành.
Tại Nghệ An, tối 2.7, Sở GDĐT Nghệ An đã hoàn tất việc chấm thi môn Ngữ văn, môn tự luận duy nhất trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2017. Theo phản ánh của một số giáo viên chấm thi, phổ điểm tập trung nhiều nhất trong quãng từ 5-7 điểm. Thí sinh có điểm bài thi môn Ngữ văn cao nhất là 9,5 điểm.
Cũng theo đánh giá của các giáo viên môn Ngữ văn, hầu hết học sinh đều "kiếm" được điểm ở phần nói về sự thấu cảm. Đáp án năm nay cũng thoáng hơn nên chỉ cần viết đủ ý là học sinh có thể đạt được điểm khá.
Tuy nhiên, có thể vì cách ra đề không mới nên học sinh cũng không sáng tạo nhiều, số lượng bài viết hấp dẫn, ấn tượng cũng không dồi dào như trước.
Còn theo bà Đinh Thị Lụa - Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Hà Nam, điểm Ngữ văn cao nhất tại tỉnh này là 9,5.
Bà Nguyễn Thị Tiến - Phó Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Hải Dương - cho hay, tỉnh này đã hoàn thành việc chấm thi, riêng môn Ngữ văn được chấm xong hôm 30.6. Sở đang khớp điểm môn trắc nghiệm trước khi chuyển dữ liệu lên Bộ.
Tại TP Đà Nẵng, ông Nguyễn Đình Vĩnh - Giám đốc Sở GDĐT cho biết, khoảng 60% bài thi Ngữ văn từ trung bình trở lên. Đặc biệt, có 2 bài thi đạt điểm 9,75.
Thống kê sơ bộ của Sở GDĐT tỉnh Phú Thọ, tỉnh này đã có thí sinh đạt mức điểm kỉ lục 29,75 với tổ hợp 3 môn Toán - Lý - Hóa. Với môn Toán, toàn tỉnh Phú Thọ có 2 điểm 10. Môn Ngữ văn, mức điểm cao nhất thí sinh đạt được là 9,25.
Các tỉnh đã hoàn thành công tác chấm thi.
Ông Sái Công Hồng - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng (Bộ Giáo dục và Đào tạo) - cho biết: Chiều 3.7, các Sở GDĐT trên cả nước đã hoàn thành công tác chấm thi THPT quốc gia 2017.
Theo quy định, sau khi có kết quả thi, các hội đồng thi ở các địa phương phải gửi kết quả về Bộ GDĐT để tải lên hệ thống phần mềm và chạy đối sánh dữ liệu. Sau đó, các địa phương sẽ công bố kết quả thi chậm nhất vào ngày 7.7.2017.
Tuy nhiên, năm nay, những địa phương nào gửi kết quả thi THPT Quốc gia về Bộ GDĐT sớm và được công nhận đối sánh dữ liệu đúng thì có thể công bố điểm thi trước thời gian quy định, ông Sái Công Hồng cho hay.
Để tránh tình trạng nghẽn đường truyền internet khi thí sinh xem điểm thi, năm nay, Bộ GDĐT cho phép các Sở GDĐT trên cả nước được phép công bố điểm thi THPT Quốc gia. Có thể là đến ngày 6.7, một số địa phương sẽ công bố điểm thi trước.
Huyên Nguyễn.
|
1Giáo dục
| Bà Đinh Thị Lụa động viên các học sinh của tỉnh tham dự kỳ thi chọn HSG quốc gia THPT năm 2018.
Cụ thể, năm nay đoàn gồm 74 học sinh giỏi của tỉnh đã đạt 47 giải gồm: 8 giải Nhì, 14 giải Ba, 25 Giải khuyển khích.
Kỳ thi năm nay, tỉnh Hà Nam đã thành lập 10 đội tuyển tham dự kỳ thi chọn HSG quốc gia THPT dự thi ở các môn: Toán, Vật lý, Hóa học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Sinh học, Tin học, Tiếng Anh, Tiếng Nga. Trong đó, có 52 học sinh lớp 12, 22 học sinh lớp 11.
B.Hải.
|
1Giáo dục
| Theo lịch của Bộ GD&ĐT, chậm nhất ngày 7/7, các sở GD&ĐT sẽ công bố kết quả thi THPT quốc gia năm 2017.
Năm nay, dữ liệu sẽ được gửi lại các sở để thí sinh tra cứu thuận tiện, tránh trường hợp nghẽn mạng. Những sở hoàn thành sớm có thể công bố sớm hơn so với lịch chung.
Nhiều điểm 10 ở môn thi trắc nghiệm.
Theo ghi nhận của Zing.vn , đến hết ngày 3/7, nhiều tỉnh đã hoàn tất công tác chấm thi, gửi dữ liệu về bộ để rà soát, đối sánh.
Ông Nguyễn Tiến Đạt, Phó giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết tỉnh này đã hoàn tất khâu chấm thi lúc 15h ngày 3/7. Sở đã gửi đĩa kết quả chấm thi cho Bộ GD&ĐT thông qua đường bưu điện dạng chuyển phát nhanh.
Sở sẽ công bố điểm thi THPT quốc gia trong thời gian sớm nhất trên các phương tiện thông tin đại chúng và website của sở.
Các tỉnh Hà Nam, Hà Tĩnh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Tuyên Quang, Sơn La, Tây Ninh... cũng đã hoàn tất việc chấm thi.
Thí sinh dự thi THPT quốc gia 2017. Ảnh: Tiến Tuấn.
Bà Nguyễn Thị Tiến, Phó giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương, cho hay tỉnh này đã hoàn thành việc chấm thi, riêng môn Ngữ văn được chấm xong hôm 30/6. Sở đang khớp điểm môn trắc nghiệm trước khi chuyển dữ liệu lên bộ.
Công tác khớp điểm cũng đang được tiến hành tại tỉnh An Giang, Lai Châu. Lãnh đạo Sở GD&ĐT tỉnh An Giang dự kiến ngày 5/7 nhập điểm xong. Điểm thi có thể được công bố trong ngày 6 hoặc 7/7.
Một số sở GD&ĐT như Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bến Tre, Đà Nẵng sẽ hoàn thành công tác chấm thi và gửi dữ liệu về bộ vào ngày 4/7. Theo thông tin từ một số hội đồng chấm thi, các môn đều có thí sinh đạt điểm cao và một số thí sinh bị điểm liệt.
Cụ thể, ông Nguyễn Đình Vĩnh, Giám đốc Sở GD&ĐT thành phố Đà Nẵng, cho biết khoảng 60% bài thi Ngữ văn từ trung bình trở lên. Đặc biệt, có 2 bài thi đạt điểm 9,75.
Theo bà Đinh Thị Lụa, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Hà Nam, điểm Ngữ văn cao nhất tại tỉnh này là 9,5.
Tại Tây Ninh, 76% bài thi môn Ngữ văn đạt điểm trung bình, điểm cao nhất là 8,25. Tỉnh Lai Châu có một thí sinh đạt điểm 9 môn Văn.
Trước đó, nguồn tin từ Sở GD&ĐT Hà Nội cho hay nhiều thí sinh đạt 9,25 điểm ở môn Ngữ văn.
Thông tin từ các sở cũng cho thấy khá nhiều trường hợp bị điểm liệt. Đối với những thí sinh dự thi để lấy kết quả xét tốt nghiệp, điểm liệt đồng nghĩa việc các em bị trượt.
Cụ thể, tỉnh Tây Ninh có 7 thí sinh bị điểm liệt môn Văn và một vài trường hợp ở môn trắc nghiệm. Cũng ở môn này, tỉnh Lai Châu có 4 trường hợp bị điểm liệt. Lai Châu còn có thêm một thí sinh bị điểm liệt ở môn thi thành phần trong bài tổ hợp.
Ông Nguyễn Hữu Tài, Trưởng phòng Khảo thí - Công nghệ thông tin tỉnh Tây Ninh, cho biết các môn trắc nghiệm, trừ Toán và Lịch sử, đều có bài thi điểm 10.
Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Hà Nam xác nhận tỉnh này có thí sinh đạt điểm trên 9 ở tất cả môn. Ông Hoàng Đức Minh - Phó giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Lai Châu - thông tin tỉnh này không có thí sinh đạt điểm 10.
Phúc khảo bài thi và điều chỉnh nguyện vọng.
Chậm nhất đến ngày 7/7, thí sinh có thể tra cứu điểm thi trên website chính thức của sở nơi đăng ký dự thi. Các em có quyền làm đơn phúc khảo và nộp đơn tại nơi đăng ký dự thi từ ngày 8/7 đến ngày 17/7.
Thí sinh lưu ý đối với bài thi trắc nghiệm, nếu điểm chấm lại chênh lệch so với điểm chấm lần trước thì điểm phúc khảo là điểm mới của bài thi.
Với môn Ngữ văn, bài thi có điểm phúc khảo lệch so với điểm chấm đợt đầu từ 0,25 điểm trở lên, được điều chỉnh điểm. Trường hợp điểm phúc khảo lệch so với điểm chấm đợt đầu từ 0,5 điểm trở lên, phải tổ chức đối thoại trực tiếp giữa các cán bộ chấm thi đợt đầu và cán bộ chấm phúc khảo.
Điểm chính thức của bài thi sau phúc khảo được trưởng ban phúc khảo trình chủ tịch hội đồng thi ký duyệt.
Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga kiểm tra công tác chấm thi THPT quốc gia ở Hà Nội. Ảnh: Nguyễn Sương.
Ngoài ra, thí sinh có quyền điều chỉnh nguyện vọng bằng cách điều chỉnh trực tuyến (từ ngày 15/7 đến 21/7) hoặc bằng phiếu điều chỉnh nguyện vọng (từ ngày 15/7 đến 23/7). Với phương thức trực tuyến, thí sinh có thể thay đổi nguyện vọng hoặc thứ tự nguyện vọng nhưng phải giữ nguyên số nguyện vọng đã đăng ký.
Những em muốn bổ sung nguyện vọng cần điều chỉnh bằng phiếu nộp tại nơi đăng ký dự thi và nộp thêm lệ phí cho nguyện vọng được thêm vào.
Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga khuyên thí sinh bình tĩnh phân tích tình hình trước khi điều chỉnh nguyện vọng. Ông cho rằng không nên thay đổi nếu điểm thi không quá lệch so với dự kiến ban đầu.
Trước đây, các em dự đoán được 20 điểm và đăng ký một vài nguyện vọng ở mức cao hơn, bằng và thấp hơn 20 điểm. Nếu điểm thi trong ngưỡng 19,5-20,5, các em không nên điều chỉnh. Nếu dự kiến 20 điểm nhưng được 27 hoặc 15 điểm, thí sinh phải điều chỉnh để tăng khả năng trúng tuyển vào các trường, ông Ga phân tích.
Ngoài ra, thí sinh nên căn cứ phổ điểm thi THPT quốc gia, sẽ được Bộ GD&ĐT công bố sau khi có điểm thi, để điều chỉnh nguyện vọng. Nếu phổ điểm lệch về phía phải, điểm trung bình trước đây là 5, năm nay tăng lên 6, thí sinh có thể hiểu là kết quả của mình phải nhích thêm một điểm mới mong đỗ trường mà trước đó nghĩ là vừa tầm.
Trả lời VietNamNet , ông Nguyễn Minh Tường, Giám đốc Sở GD&ĐT Phú Thọ, cho biết theo thống kê sơ bộ, tỉnh có hai thí sinh đạt điểm 10 môn Toán, điểm cao nhất môn Ngữ văn là 9,25. Các môn Lý, Hóa, Sinh có nhiều điểm 10.
Về điểm liệt, môn Văn có 3 bài, các môn trắc nghiệm có khoảng 30 bài. Sở này dự kiến công bố điểm vào ngày 4/7 hoặc 5/7.
Tỉnh Long An có 23 bài thi đạt điểm 10 ở các môn Hóa, Sinh, Sử, Địa, Giáo dục công dân và Tiếng Anh.
Nguyễn Sương - Minh Nhật.
|
1Giáo dục
| Mới đây, phản ánh đến Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, nhiều giáo viên trên địa bàn huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam cho biết, mặc dù đã nhiều năm công tác trong ngành giáo dục và đạt được nhiều thành tích nhưng họ vẫn có nguy cơ bị mất việc sau khi thi tuyển viên chức.
Theo phản ánh của các giáo viên, theo Kế hoạch số 2410/KH-UBND- Hà Nam ngày 25/8/2017; Căn cứ Nghị định số 29/2015/TTLT- BGDĐT- BNV; Thông tư số 15/2012/TT- BNV; Kế hoạch số 1338/KH - UBND ngày 23/9/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam về việc tuyển dụng viên chức ngành Giáo dục tỉnh Hà Nam, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam đã tiến hành xét tuyển viên chức ngành giáo dục.
Sau khi các giáo viên chấm dứt hợp đồng lao động với huyện Kim Bảng, ngày 21/10/2017 Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam đã tổ chức thi tuyển viên chức. Sau khi có kết quả, trong số hơn 100 giáo viên dự thi thì tỷ lệ trúng tuyển rất thấp. Vì vậy nhiều thầy, cô giáo vô cùng lo lắng trước nguy cơ rời khỏi ngành.
Nhiều giáo viên dù có thâm niên dạy lâu năm và đạt nhiều thành tích nhưng trong kỳ thi viên chức, các giáo viên cảm thấy thiệt thòi khi không được ưu tiên. Ảnh: Nhân Văn.
Theo nhiều giáo viên, dù có thâm niên dạy lâu năm và đạt nhiều thành tích nhưng trong kỳ thi viên chức, các giáo viên này không được ưu tiên.
Trong cuộc thi, phần làm bài kiểm tra, sát hạch gồm ba phần: Phần một là các câu hỏi thể hiện hiểu biết chung về luật viên chức và luật giáo dục là 3 điểm; Phần hai, ba là soạn giáo án và làm bài tập khó, mỗi phần là 3,5 điểm.
Mặc dù bài năng lực của các giáo viên này đạt khá cao từ 7 trở lên nhưng vẫn trượt. Vì theo quy định xét tuyển là bài năng lực hệ số 2 cộng với điểm thi tốt nghiệp và điểm học tập hệ số một rồi xét từ trên xuống.
Chúng tôi vào ngành cũng khá lâu, từ 15 20 năm. Tuy nhiên thì chúng tôi cũng không được ưu tiên gì trong việc xét tuyển.
Về điểm thi thì sẽ không nhanh nhạy như các bạn trẻ bây giờ. Sau khi chấm dứt hợp đồng chúng tôi cũng đang ở nhà, cũng có đi xin công ty làm việc nhưng họ đều từ chối vì tuổi đã cao, mắt đã kém, có người đã ngoài 40 tuổi, một giáo viên chia sẻ.
Các giáo viên cũng phân vân về việc tỉnh Hà Nam chỉ xét tuyển đặc cách vào viên chức đối với 1.470 giáo viên mầm non đang dạy hợp đồng, còn với giáo viên tiểu học và trung học cơ sở thì phải thi tuyển.
Liên quan đến vấn đề trên, bà Đinh Thị Lụa, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Nam cho biết, Kế hoạch số 2410/KH-UBND ngày 25/8/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam về tuyển dụng giáo viên Trung học cơ sở, Tiểu học, mầm non đã thực hiện đúng theo quy định của Nghị định số 29/2012/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư 15 - 16 của Bộ Nội vụ, đảm bảo công khai, khách quan, công bằng, phù hợp với điều kiện thực tiễn của tỉnh, chú trọng chất lượng đội ngũ được tuyển dụng trên cơ sở đánh giá năng lực thực tế của người dự tuyển.
Trong kiểm tra sát hạch đánh giá năng lực thực tế của người dự tuyển, phần kiểm tra soạn giáo án và làm bài tập khó được nhân đôi điểm, nếu các giáo viên có kinh nghiệm và dạy giỏi lâu năm chắc chắn sẽ đạt điểm kiểm tra, sát hạch cao hơn so với thế hệ mới ra trường.
Về thông tin điểm học phần, điểm tốt nghiệp của thế hệ trẻ bây giờ cao hơn so với các cô giáo ngày xưa là do các cơ sở đào tạo, chứ không phải Sở hay tỉnh quyết định điểm này, bà Lụa cho biết.
Về việc tỉnh Hà Nam chỉ xét tuyển đặc cách vào viên chức đối với giáo viên tiếng Anh tiểu học mầm non đang dạy hợp đồng, bà Lụa cho biết thêm, đây là số giáo viên có đủ điều kiện tiêu chuẩn và được Ủy ban nhân dân tỉnh giao cho Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xét duyệt, hợp đồng để dạy tiếng Anh cho học sinh tiểu học theo đề án dạy ngoại ngữ năm 2020 của tỉnh Hà Nam từ năm học 2012-2013 (87 giáo viên) và 1.470 giáo viên mầm non hợp đồng theo Thông tư 09/2013/TTLT- BGDĐT-BTC- BNV từ tháng 5/2013, vì vậy các giáo viên này đã đáp ứng điều kiện được xét tuyển đặc cách.
Trước nguy cơ mất việc làm trên, nhiều giáo viên sau khi thi tuyển đang rất mong muốn Ủy ban nhân dân tỉnh, huyện và Sở Giáo dục tỉnh Hà Nam xem xét tạo điều kiện cho các thầy cô đã công tác trong ngành giáo dục lâu năm được tiếp tục công tác trong nghề.
TRỰC NGÔN.
|
1Giáo dục
| Báo Tri thức trực tuyến đăng tải thông tin, đến hết ngày 3/7, nhiều tỉnh đã hoàn tất công tác chấm thi, gửi dữ liệu về bộ để rà soát, đối sánh.
Ông Nguyễn Tiến Đạt, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP. Hồ Chí Minh, cho biết tỉnh này đã hoàn tất khâu chấm thi lúc 15h ngày 3/7. Sở đã gửi đĩa kết quả chấm thi cho Bộ GD-ĐT thông qua đường bưu điện dạng chuyển phát nhanh. Sở sẽ công bố điểm thi THPT quốc gia trong thời gian sớm nhất trên các phương tiện thông tin đại chúng và website của sở.
Các tỉnh Hà Nam, Hà Tĩnh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Tuyên Quang, Sơn La, Tây Ninh... cũng đã hoàn tất việc chấm thi.
Bà Nguyễn Thị Tiến, Phó giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Hải Dương cho hay, tỉnh này đã hoàn thành việc chấm thi, riêng môn Ngữ văn được chấm xong hôm 30/6. Sở đang khớp điểm môn trắc nghiệm trước khi chuyển dữ liệu lên bộ.
Giáo viên chấm thi môn Ngữ Văn kỳ thi THPT quốc gia 2017 tại tỉnh Hưng Yên - Ảnh: báo VietNamNet.
Công tác khớp điểm cũng đang được tiến hành tại tỉnh An Giang, Lai Châu. Lãnh đạo Sở GD-ĐT tỉnh An Giang dự kiến ngày 5/7 nhập điểm xong. Điểm thi có thể được công bố trong ngày 6 hoặc 7/7.
Một số sở GD-ĐT như Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bến Tre, Đà Nẵng sẽ hoàn thành công tác chấm thi và gửi dữ liệu về bộ vào ngày 4/7. Theo thông tin từ một số hội đồng chấm thi, các môn đều có thí sinh đạt điểm cao và một số thí sinh bị điểm liệt.
Cụ thể, ông Nguyễn Đình Vĩnh, Giám đốc Sở GD-&ĐT thành phố Đà Nẵng, cho biết khoảng 60% bài thi Ngữ văn từ trung bình trở lên. Đặc biệt, có 2 bài thi đạt điểm 9,75.
Bà Đinh Thị Lụa, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Hà Nam, điểm Ngữ văn cao nhất tại tỉnh này là 9,5.
Tại Tây Ninh, 76% bài thi môn Ngữ văn đạt điểm trung bình, điểm cao nhất là 8,25. Tỉnh Lai Châu có một thí sinh đạt điểm 9 môn Văn.
Trước đó, nguồn tin từ Sở GD-ĐT Hà Nội cho hay nhiều thí sinh đạt 9,25 điểm ở môn Ngữ văn.
Thông tin từ các sở cũng cho thấy khá nhiều trường hợp bị điểm liệt. Đối với những thí sinh dự thi để lấy kết quả xét tốt nghiệp, điểm liệt đồng nghĩa việc các em bị trượt.
Liên quan đến kỳ thi này, báo Gia đình & Xã hội thông tin, Bộ GD-ĐT cho biết, ở kỳ thi THPT Quốc gia 2017 mọi thí sinh đều có quyền phúc khảo bài thi nếu có nhu cầu.
Thí sinh đăng ký dự thi ở đâu thì nộp đơn phúc khảo ở đó. Theo quy định, phúc khảo bài tự luận nếu chấm lại chênh 0,25 điểm trở lên thì được điều chỉnh điểm, còn với bài thi trắc nghiệm điểm chấm lại là điểm thi chính thức. Từ ngày 8 đến hết 17/7, các điểm thu hồ sơ đăng ký sẽ nhận đơn phúc khảo của thí sinh. Trong 15 ngày kể từ ngày hết hạn nhận đơn phúc khảo, Hội đồng thi phải công bố và gửi kết quả phúc khảo cho thí sinh.
Một điểm đáng chú ý khác đó là xét tốt nghiệp, điểm xét tốt nghiệp bao gồm: Điểm các bài thi thí sinh dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT, điểm ưu tiên, khuyến khích (nếu có) và điểm trung bình cả năm lớp 12; điểm của từng bài thi được quy về thang điểm 10 để tính điểm xét tốt nghiệp.
Những thí sinh có tất cả các bài thi và các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp lấy điểm để xét công nhận tốt nghiệp đều đạt trên 1,0 điểm theo thang điểm 10 và có điểm xét tốt nghiệp từ 5,0 điểm trở lên được công nhận tốt nghiệp THPT.
(Tổng hợp).
|
1Giáo dục
| Toàn cảnh buổi tọa đàm.
Với mục đích nâng cao nhận thức về vấn đề bạo hành trẻ em, UBND phường Bình Hưng Hòa B (quận Bình Tân, TPHCM) đã phối hợp với Trường Mầm non Trúc Việt tổ chức buổi tọa đàm Bạo hành trẻ em Vấn nạn và giải pháp.
Tọa đàm thu hút sự tham gia của hơn 400 người đang làm công tác nuôi dạy trẻ tại các trường mầm non tư thục, chủ các nhóm lớp, nhóm trẻ và bảo mẫu trên địa bàn phường Bình Hưng Hòa B.
Tại tọa đàm, Tiến sĩ tâm lý Đinh Thị Tứ - Khoa Tâm lý học (ĐH Sư phạm TPHCM) phân tích: Trẻ em có các giai đoạn: sơ sinh: 0-2 tháng; hài nhi 3- 15 tháng; ấu nhi: 15 tháng 36 tháng và mẫu giáo: 3-6 tuổi. Ở từng giai đoạn cần có sự chăm sóc khác nhau. Phần nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo hành trẻ em là do sự thiếu hiểu biết về đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ ở từng lứa tuổi khác nhau. Do vậy các giáo viên, bảo mẫu đã gắt gỏng rồi bạo hành trẻ.
Cũng theo chuyên gia tâm lý Đinh Thị Tứ, người nuôi dạy trẻ cần có cách chăm sóc phù hợp, chủ yếu là dùng tình cảm để thuyết phục trẻ thay vì bức bối rồi dẫn tới đánh đập trẻ.
Luật sư Ngô Minh Trực (Hội Luật gia TPHCM) thì cho rằng: Nhiều người làm công tác giáo dục mầm non, đặc biệt là các bảo mẫu vẫn chưa được trang bị đầy đủ các kiến thức về pháp luật trong vấn đề chăm sóc trẻ em, dẫn đến việc bạo hành. Theo đó, dễ đi tới việc vi phạm pháp luật. Nếu ở mức độ nhẹ bị xử phạt hành chính, còn nặng hơn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Một giáo viên phát biểu tại tọa đàm.
Cuối buổi tọa đàm, bà Đinh Thị Lụa Phó chủ tịch UBND phường Bình Hưng Hòa B chia sẻ: Những buổi tọa đàm như vậy rất thiết thực. Hy vọng qua đây những người nuôi dạy trẻ, các giáo viên, bảo mẫu trên địa bàn phường sẽ có cái nhìn khác và thay đổi theo hướng tích cực trong việc chăm sóc trẻ.
ĐỨC DŨNG.
|
1Giáo dục
| Học trường công lập thì học phí ít hơn nhưng luôn chật chội, có khi 60 em/lớp, cơ sở vật chất ít được đầu tư và học trò thì hay phải đi học thêm (các vị phụ huynh nói với nhau thế).
Ở trường tư học sinh được chăm sóc tốt hơn, ít bị áp lực học hơn, lớp chủ trên dưới 20 bạn, được học ngoại khóa nhiều hơn. Bù lại, học phí gấp 4-5 lần trường công.
Còn lựa chọn thứ ba là đi du học, hay có người gọi đùa là tị nạn giáo dục.
Các hình thái giáo dục này, đã và đang áp dụng cho bóng đá. Đã có thời VFF- với sự hỗ trợ của ngân sách và một số khoản tiền của FIFA đã cố nặn ra một số lớp đào tạo năng khiếu do mình quản lý. Đấy là kiểu bóng đá công lập, ăn ở tập trung tại Trung tâm đào tạo bóng đá. Kết quả là gần như không cho ra lò một cầu thủ thật sự có năng khiếu nào.
Trong khi đó khối trường tư nở rộ, nổi bật là các học viện bóng đá PVF, học viện bóng đá NutiFood- Arsenal và đặc biệt là học viện bóng đá HAGL.
Khác với kiểu trường công lập, đào tạo theo nghị quyết VFF thì các học viện tư nhân là câu chuyện kinh doanh. Họ đầu tư sân bãi, đầu tư cho cầu thủ trong nhiều năm trời để rồi đưa cầu thủ - là một thứ sản phẩm - ra thị trường chuyển nhượng.
Tất nhiên, không phải lúc nào cũng may mắn và được giá. Nhưng ít nhất, người ta đã thấy thành công từ mô hình trường tư của bầu Đức với lứa Tuấn Anh, Công Phượng, Xuân Trường Những cầu thủ đang được bầu Đức tặng không cho Đội tuyển Quốc gia.
Sẽ khó khăn để có nhân tài nếu chỉ trông vào sự độc quyền giáo dục của hệ thống trường công lập.
Bóng đá, có vẻ như may mắn hơn bởi chấp nhận cuộc chơi, chấp nhận kinh tế thị trường.
Trong khi chính giáo dục lại loay hoay trong việc tìm góc sút và ghi bàn.
TRẦN ĐẠI.
|
1Giáo dục
| Trả lời phỏng vấn báo Giáo dục và Thời đại,
bà Đinh Thị Lụa Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Hà Nam - đã bày tỏ quan điểm ủng hộ phương án thi và có những phân tích thấu đáo về tác động tích cực từ chủ trương của Bộ đến việc giảng dạy, học tập trong các nhà trường phổ thông hiện nay.
Sự ổn định cần thiết.
Thưa bà, phương thức tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia trong các năm 2018 2020 sẽ được Bộ GD &ĐT giữ ổn định như năm 2017, vậy bà nhìn nhận vấn đề này như thế nào?
Tôi cho rằng: Kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 được tổ chức thành công đã khẳng định công tác đổi mới thi/tuyển sinh đã đi đúng hướng, những mục tiêu đổi mới thi/tuyển sinh cơ bản đã đạt được, được xã hội đồng tình đánh giá cao.
Do vậy, phương thức tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia trong các năm tới sẽ được giữ ổn định như năm 2017 là điều mà cả học sinh, phụ huynh học sinh và dư luận xã hội đồng tình ủng hộ với chủ trương này của Bộ GD&ĐT.
Tổ chức kỳ thi như năm 2017 sẽ có những thuận lợi như sau: Việc chỉ tổ chức một cụm thi duy nhất ở mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư do các Sở GD&ĐT chủ trì, phối hợp với các trường ĐH, CĐ thực hiện; thời gian thi được rút xuống còn 2,5 ngày (kỳ thi năm 2015, 2016 được tổ chức trong 4 ngày); các điểm thi được tổ chức ở các trường THPT và liên trường phổ thông của tỉnh.
Do đó, kỳ thi trở nên nhẹ nhàng, giảm áp lực, giảm tốn kém cho thí sinh, gia đình và xã hội nhưng kết quả vẫn bảo đảm độ tin cậy để xét tốt nghiệp THPT và làm căn cứ cho các ĐH, CĐ sử dụng trong tuyển sinh.
Nhờ đổi mới phương thức thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan, mỗi thí sinh trong cùng một phòng thi có một mã đề thi riêng nên số thí sinh vi phạm quy chế giảm đi nhiều so với những năm trước. Trong Kỳ thi THPT quốc gia năm 2017, tại cụm thi số 24 do Sở GD&ĐT Hà Nam chủ trì tổ chức không có thí sinh nào vi phạm qui chế thi.
Theo bà thì việc Bộ GD &ĐT chủ trương duy trì ổn định Kỳ thi THPT quốc gia có tác động tích cực như thế nào đến việc giảng dạy và học tập trong các nhà trường hiện nay?
Theo tôi, chủ trương này của Bộ GD&ĐT sẽ tạo thuận lợi rất lớn cho việc chỉ đạo hoạt động dạy và học trong các cơ sở giáo dục; Các nhà trường, giáo viên phát huy được những kinh nghiệm giảng dạy, ôn tập của năm 2017 để nâng cao chất lượng giảng dạy năm 2018.
Tâm lý của học sinh và phụ huynh yên tâm, tích cực hơn. Điều đặc biệt nhất phương án thi của Bộ đã tăng thiện cảm của xã hội đối với giáo dục về việc tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh giá trong các nhà trường.
Đổi mới GD &ĐT là nhiệm vụ thường xuyên và lâu dài.
Theo phương án thi năm nay, Sở GD &ĐT Hà Nam sẽ có những định hướng chỉ đạo như thế nào trong tổ chức dạy và học, trong công tác đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh để chuẩn bị cho Kỳ thi THPT quốc gia đạt kết quả tốt theo tinh thần chỉ đạo của Bộ GD&ĐT?
Không chỉ riêng đối với Kỳ thi THPT quốc gia, mà trong tất cả các lĩnh vực GD-ĐT, chúng tôi đều luôn có sự chỉ đạo đối với các cơ sở GD&ĐT để đạt được những kết quả tốt nhất, đáp ứng yêu cầu của đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT; bởi nói gì thì nói, đổi mới GD-ĐT là nhiệm vụ thường xuyên và lâu dài mà chúng ta phải luôn hướng tới.
Ngành thường xuyên chỉ đạo các nhà trường dạy đều tất cả các môn học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng để học sinh được trang bị đầy đủ kiến thức kỹ năng cơ bản nhất. Cùng với đó, theo những văn bản hướng dẫn chuyên môn của Bộ, Sở sẽ chú trọng chỉ đạo những công tác trọng tâm ngay từ đầu năm học. Cụ thể:
Trong đổi mới phương pháp dạy học: Chỉ đạo các trường trung học đổi mới phương pháp dạy và học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học và vận dụng kiến thức, kỹ năng cho học sinh, đẩy mạnh các phương pháp dạy học tích cực khác; Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với nội dung bài học.
Nhất là chú ý đến việc tổ chức dạy học phân hóa phù hợp các đối tượng học sinh khác nhau; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; tăng cường tổ chức bồi dưỡng kiến thức cho học sinh yếu kém.
Trong công tác đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, Sở GD&ĐT giao quyền chủ động cho các cơ sở giáo dục trung học và giáo viên trong việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì; chỉ đạo và tổ chức chặt chẽ, nghiêm túc, đúng quy chế ở tất cả các khâu ra đề, coi, chấm và nhận xét, đánh giá học sinh trong việc thi và kiểm tra; đảm bảo thực chất, khách quan, trung thực, công bằng, đánh giá đúng năng lực và sự tiến bộ của học sinh.
Trong công tác xây dựng ngân hàng câu hỏi phục vụ kiểm tra, đánh giá: Thông qua các đợt sinh hoạt chuyên môn theo quy định của Sở và các đợt tập huấn chuyên môn tại địa phương, Sở GD&ĐT tổ chức cho giáo viên tham gia ra đề, đề xuất và lựa chọn, hoàn thiện các câu hỏi, bài tập kiểm tra theo định hướng phát triển năng lực;
Sở GD&ĐT tổ chức cho các tổ/nhóm chuyên môn tổ chức thẩm định các câu hỏi theo hướng chuẩn hóa của Bộ GD&ĐT quy định; biên tập theo chủ đề, theo môn học và gửi về các trường để bổ sung cho thư viện câu hỏi của trường. Căn cứ vào mục tiêu dạy học, giáo viên sử dụng ngân hàng câu hỏi, bài tập để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá hoặc ôn tập.
Xây dựng ma trận đề thi là một trong những yêu cầu mới trong kiểm tra đánh giá mấy năm trở lại đây. Sở GD &ĐT Hà Nam triển khai công tác này như thế nào, thưa bà?
Ma trận đề kiểm tra, đánh giá sẽ được Sở tổ chức xây dựng theo đúng yêu cầu của Bộ về biên soạn đề kiểm tra; Đảm bảo 4 mức độ yêu cầu: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao. Căn cứ vào mức độ phát triển năng lực của học sinh ở từng học kì và từng khối lớp, giáo viên và nhà trường xác định tỉ lệ các câu hỏi, bài tập theo 4 mức độ yêu cầu trong các bài kiểm tra trên nguyên tắc đảm bảo sự phù hợp với đối tượng học sinh và tăng dần tỉ lệ các câu hỏi, bài tập ở mức độ yêu cầu vận dụng, vận dụng cao.
Đồng thời với đó, Sở sẽ chỉ đạo kết hợp một cách hợp lí giữa hình thức trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan, giữa kiểm tra lí thuyết và kiểm tra thực hành trong các bài kiểm tra; ra đề kiểm tra theo hướng tăng cường ra các câu hỏi mở, gắn với thời sự, quê hương, đất nước đối với các môn khoa học xã hội và nhân văn để học sinh được bày tỏ chính kiến của mình về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội.
Xin cảm ơn bà!
Bá Hải (thực hiện).
|
1Giáo dục
| Thực hiện chức năng phản biện xã hội, thời gian gần đây, báo chí tích cực tham gia phòng chống tiêu cực, tham nhũng. Nhiều vụ tham nhũng được phát hiện, xử lý có đóng góp không nhỏ của đội ngũ báo chí, như vụ ông Trịnh Xuân Thanh, vụ bổ nhiệm thần tốc ở Thanh Hóa...
Tuy nhiên, trên thực tế, những người làm báo tham gia đấu tranh chống tiêu cực gặp rất nhiều trở ngại, khó khăn, bị trù dập, cô lập, thậm chí bị hành hung, trong khi cơ chế bảo vệ nhà báo chưa thực sự hoàn thiện.
Vụ việc mới nhất là ngày 13/6/2017, phóng viên Đài Truyền hình Việt Nam bị tấn công tại Sóc Sơn, Hà Nội khiến máy quay phim bị hư hại hoàn toàn. Trước đó, vào khoảng cuối tháng 3/2016, nhà báo Đỗ Doãn Hoàng, chuyên trách điều tra của Báo Lao động bị hành hung dã man. Cuối tháng 4 vừa qua, trong lúc tác nghiệp, phóng viên Trần Đại (thường trú của một cơ quan báo chí tại tỉnh Thanh Hóa) bị xịt hơi cay vào mặt.
Tham gia viết nhiều bài về mảng đề tài chống tham nhũng, tiêu cực, nhà báo Phùng Sưởng, Phó Tổng biên tập báo Tiền Phong cho rằng, có những lúc những người làm báo mất niềm tin. Anh nhớ lại, đó là lúc phản ánh về vụ Vinasin, Báo Tiền Phong đã triển khai viết loạt 13 bài, nhưng khi đăng đến bài thứ 4 thì không được đăng nữa. Cũng vì loạt bài này, nhà báo Phùng Sưởng cùng đồng nghiệp phải lên gặp cơ quan an ninh điều tra.
Nhà báo Phùng Sưởng khi đó nghĩ: Liệu mọi người có mong muốn báo chí đấu tranh chống tiêu cực hay không? Anh trải lòng và cho biết, có những lúc những người cầm bút đấu tranh chống tiêu cực khủng hoảng niềm tin.
Máy quay phim của Phóng viên VTV bị đập phá dẫn đến hư hỏng (Ảnh: báo Giao thông).
Rào cản ngay trong mỗi nhà báo. Mỗi nhà báo khi đi tác nghiệp đã không muốn đề cập đến lĩnh vực này. Bởi vì nó quá vất vả, khó khăn, thậm chí rủi ro và mạo hiểm. Khi để nhà báo tự bảo vệ, hoặc được bảo vệ chúng ta cần có 3 vành đai bảo vệ nhà báo. Vành đai thứ nhất là hành đai của hệ thống luật pháp, hành lang pháp lý, bảo vệ nhà báo tác nghiệp. Vành đai thứ hai là cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản phải bảo vệnhà báo. Hành lang thứ ba chính là nhà báo đủ kỹ năng bảo vệ mình.
Thực tế, những người làm báo khi đi điều tra các vụ việc tham nhũng, tiêu cực do cơ quan, đơn vị giao không được coi là người thi hành công vụ nên cơ chế bảo vệ vừa yếu và thiếu. Nhiều vụ việc, nhà báo đi điều tra, tác nghiệp đã bị các đối tượng dọa nạt, cản trở, thậm chí hành hung với thương tích ở mức dưới 11% Tuy nhiên, do không phải là người thi hành công vụ nên những vụ việc này chỉ bị xử lý hành chính.
Ngoài ra, trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, các nhà báo, tòa soạn đối diện với nhiều cám dỗ. Để vượt qua cám dỗ này, bên cạnh việc nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp, các tòa soạn phải xây dựng được quy trình điều tra, tác nghiệp bảo đảm sự minh bạch và có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ. Nhà báo Vũ Văn Tiến, Tổng biên tập Tạp chí Mặt trận cho rằng: Để công tác phòng chống tham nhũng tốt, có động lực cho anh em báo chí thì Hội Nhà báo Việt Nam, cơ quan pháp luật phải bảo vệ nhà báo. Đồng thời phải tăng cường giáo dục nhà báo. Vừa qua có nhiều nhà báo bị hành hung. Có một nhà báo bị ném một cái đĩa gần mù mắt. Nhưng tại sao các cơ quan báo chí im lặng. Tôi biết có cả những vụ việc báo chí đăng tải nhiều, Thủ tướng chỉ đạo, Hội Nhà báo vào cuộc, nhưng kết quả bây giờ chưa thấy kết quả. Theo tôi phải công khai kết quả để nếu nhà báo bị oan sai, bị hành hung khi tác nghiệp phòng chống tham nhũng thì phải bảo vệ nhà báo, lấy lại danh dự cho nhà báo.
Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Văn Dững, Trưởng khoa Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho rằng, do đặc thù hoạt động của nhà báo trong đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng là thường hoạt động đơn tuyến và độc lập, cho nên không có cách nào hiệu quả hơn bằng việc trang bị kiến thức và kỹ năng tác nghiệp cho nhà báo thật sự mang tính chuyên nghiệp cao.
Phó Giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Văn Dững đề nghị: Nên có chiến lược và giải pháp phát triển nguồn lực báo chí điều tra chống tham nhũng, tiêu cực, kể cả trong đào tạo, tập huấn, kiến thức kỹ năng. Xây dựng câu lạc bộ báo chí điều tra, có các luật sư thường xuyên cung cấp kiến thức cho họ và phương pháp trong quá trình điều tra, tác nghiệp tránh rủi ro. Nên lập quỹ điều tra chống tham nhũng đặc biệt hỗ trợ cho nhà báo gặp tai nạn nghề nghiệp. Hội Nhà báo Việt Nam cần ráo rết yêu cầu mỗi tòa soạn cần có quy ước đạo đức mỗi tòa soạn mình. Bởi vì chỉ có tòa soạn mới kiểm soát tốt nhất quan hệ của nhà báo trong quá trình tác nghiệp.
Hành lang pháp lý bảo vệ nhà báo chưa vững chắc là trở ngại lớn nhất khiến nhà báo dè dặt, e ngại chưa dấn thân viết bài phản ánh đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực.
Theo Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, ông Hồ Quang Lợi, tinh thần chiến đấu của báo chí với những nhà báo bản lĩnh, nhiệt huyết dùng ngòi bút để đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực thể hiện rất rõ. Tuy nhiên, thực tế khi nhà báo dùng ngòi bút và tác phẩm báo chí để đấu tranh với tham nhũng, lãng phí thì người gây ra hậu quả tham nhũng luôn tìm mọi cách chống lại.
Ông Hồ Quang Lợi đề nghị phải có chỗ dựa vững chắc cho nhà báo chống tham nhũng, tiêu cực: Làm sao phải trở thành trận tuyến vững chắc mà người cầm bút lên tuyến đầu thì cảm giác ở phía sau có chỗ dựa. Phải có giải pháp để nhà báo chống tham nhũng gặp nhiều cản trở có chỗ dựa vững chắc để luôn giữ được tinh thần chiến đấu.
Khi báo chí lên tiếng thì những đơn vị như Ban Nội chính Trung ương, Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng trung ương quan tâm xử lý mới có kết quả. Không để báo chí đấu tranh lần nữa với đối tượng để báo chí đấu tranh trên mặt báo.
Để khuyến khích và tạo niềm tin cho đội ngũ báo chí trong khi tham gia viết bài đấu tranh phòng chống tham nhũng, cần xem xét và xử lý nghiêm minh các vụ việc hành hung, trù dập nhà báo. Đặc biệt với những nhà báo khi thực hiện nhiệm vụ viết bài trong lĩnh vực phòng chống, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực thì cần coi hoạt động tác nghiệp là thi hành công vụ, đó chính là cơ chế vững chắc để đội ngũ nhà báo yên tâm tham gia đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực./.
Lại Hoa/VOV-Trung tâm Tin.
|
1Giáo dục
| Học sinh nên có nhiều thời gian chơi thể thao và chơi. Ảnh minh hoạ. Nguồn: GD&ĐTNhớ một lần, có anh bạn người Nhật hỏi: Bạn biết tại sao người Nhật luôn có nhiều phát minh không?. Tôi trả lời: Vì khi còn là trẻ con được học nhiều. Anh bạn Nhật cười: Nhầm, trẻ con Nhật Bản học ít, còn lại được chơi thể thao. Chơi và chơi thể thao chính là lúc kích thích sáng tạo, hơn nữa nó giúp thanh niên Nhật ngày càng cao to.
Lại có những người bạn khác kể chuyện có lần tôi dẫn nhóm bạn Australia, Mỹ vào thăm một trường tiểu học. Nhìn thời khóa biểu của trường, học sinh có mặt lúc 6h45 sáng, tan học lúc 16h15 chiều, họ trố mắt hỏi: Tại sao ngày học dài thế? Tại sao lại phải ngồi nhiều thế? Họ lo lắng: Thế tụi nó chơi thể thao vào lúc nào? Thế tụi nó nghỉ lúc nào? Suy nghĩ lúc nào?.
Học sinh Australia, Mỹ luôn có nhiều thời gian chơi thể thao và chơi, đó là lý do bọn trẻ luôn khỏe khoắn, tràn đầy năng lượng và rất ham tìm tòi khám phá, sáng tạo...
Còn ở Việt Nam, có cả một thế hệ học sinh mắt cận lồi, đi học còn sớm hơn bố mẹ đi làm, ngồi xe bus 3-4 tiếng mỗi ngày để đến và từ trường về nhà chỉ biết sách vở, hoặc game điện thoại, lơ ngơ với những vấn đề xã hội, hoàn toàn nói không với thể thao...
Học phí tăng, tất cả bố mẹ, phụ huynh như lên đồng, tạo cơn sóng phản đối. Tôi cũng chẳng ủng hộ việc tăng học phí trong bối cảnh cái gì cũng nhấp nhổm tăng như bây giờ. Thế nhưng giá như chúng ta cũng có một làn sóng phản đối việc học nhồi nhét, việc học lấy điểm, lấy bằng cấp... Giá như có làn sóng phản đối nhà trường, rằng cần cho trẻ chơi nhiều hơn, giờ thể thao tăng lên như phản đối tăng học phí thì giá trị biết bao.
Có vẻ như chúng ta luôn kêu ca học phí quá đắt, trong khi biết đâu lại vô tình bán rẻ tương lai những đứa con bằng những khoản học phí cuộc đời.
TRẦN ĐẠI.
|
1Giáo dục
| HLV Phan Thanh Hùng (phải) là một thành viên của Hội đồng HLV QG. Ảnh: TL.
Hội phụ huynh có cần không? Tất nhiên là có. Nếu không cần thì tại sao cái Hội này tồn tại mấy chục năm trời? Thế nhưng từ chỗ là cầu nối gia đình và nhà trường trong việc dạy bảo con cái, nâng cao chất lượng học của học sinh thì Hội này dần biến tướng, để rồi trở thành cánh tay thu tiền của nhà trường.
Người ta nói, Hội phụ huynh bây giờ là hội phụ thu. Tức là phụ giúp nhà trường thu tiền. Nghĩa là đi lệch với ý nghĩa, giá trị ban đầu.
Hôm rồi có người ví von kiểu: Bóng đá Việt Nam nó cũng phản ánh môi trường giáo dục. Chính sách chiến lược cứ chạy vòng vòng, rồi nhìn đâu cũng thấy thua. Nói đúng hơn, thua nhiều hơn thắng. Cái thắng lẻ tẻ nhưng cái thua trên diện rộng, vấn đề là không nhìn ra được chiến lược, đường dài.
Tiền thì cứ mất, cứ bị thu mà chẳng thấy lợi lộc, hữu ích đồng hành.
Đó là cái bức xúc chung với cả giáo dục lẫn bóng đá.
Thì đấy, bóng đá có thầy (tức là ông HLV), có trò (tức là mấy cầu thủ) thì ở tầm ĐTQG, đích thị Hội đồng HLV QG là đại diện hội phụ huynh rồi.
Người có tiền như ông bầu Đức, người có chuyên môn như cựu cầu thủ Lê Thế Thọ đều bày tỏ rằng: Hội đồng HLV QG chẳng qua ngồi đó cho vui, chẳng đóng góp gì nhiều cho các đội tuyển.
Và khi vui thì vỗ tay vào, đến khi thất bại thì chào goodbye. Thậm chí thoải mái chỉ trích như chẳng liên quan gì đến mình.
Hội phụ huynh thì cần nhưng Ban đại diện Hội phụ huynh thì lại phải xem xét có nên để tồn tại hay không.
Không chỉ Hội đồng HLV QG, Hội gì cũng thế, không hiệu quả, thiết thực thì tốt nhất là mạnh dạn dẹp.
TRẦN ĐẠI.
|
1Giáo dục
| Các em HS tại trung tâm.
Thượng tọa Thích Minh Nhẫn, trụ trì chùa Phật Quang - Kiên Giang mong muốn lan tỏa tinh thần từ bi, hỷ xả đến với cộng đồng bằng những đóng góp thiết thực ở phương diện giáo dục. Và dự án đó chính là Trung tâm từ thiện xã hội Phật Quang.
Vị tiến sĩ Phật học ấp ủ hoài bão giáo dục trẻ em cơ nhỡ.
Cuối năm 2001, thầy Thích Minh Nhẫn thành lập Trường tình thương Phật Quang và được các phật tử năm xưa hoan hỷ ủng hộ tịnh tài tịnh vật. Chỉ trong vòng 9 tháng xây dựng, cơ sở giáo dục từ thiện đã hoàn thành bước đầu trên một khu đất rộng 3ha tại ấp Tân Hưng, xã Mỹ Lâm, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang.
Thượng tọa Tiến sĩ Thích Minh Nhẫn nhận Huân chương Đại đoàn kết toàn dân tộc do Chủ tịch nước trao tặng.
Với kiến thức về sư phạm, ông nhận định : Hoạt động giáo dục có ảnh hưởng to lớn và lâu dài đến trí tuệ và hành vi xã hội của trẻ em trong những năm đầu cuộc đời, do vậy, tác động bằng phương pháp sư phạm đúng đắn đối với lứa tuổi này sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện. Cơ sở từ thiện của chúng tôi muốn tiếp nhận trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt để giáo dục các em đúng hướng, nhằm mở ra cơ hội cho các em trở thành người có ích sau này.
Trên tinh thần đó, Thượng tọa Thích Minh Nhẫn thành lập Ban Bảo trợ để vận động các nhà hảo tâm quyên góp, đồng thời thầy còn xin chủ trương của chính quyền cấp tỉnh về việc thành lập cơ sở và đưa giáo viên Trường Tiểu học Mỹ Lâm 3 vào giảng dạy. Từ năm 2002 đến nay, đã có trên 500 mạnh thường quân trong và ngoài tỉnh tham gia vào Ban Bảo trợ. Kinh phí phục vụ việc nuôi dạy trẻ từ 50 triệu đồng/tháng tăng dần lên 100 triệu đồng/tháng.
Mái nhà của tình thương.
Trung tâm từ thiện xã hội Phật Quang là ngôi trường nội trú nhận nuôi dạy trẻ em cơ nhỡ đầu tiên của Phật Giáo Việt Nam. Nó khác biệt với những hình thức hoạt động từ thiện xã hội mà các nhà tu hành Phật giáo thường thực hiện.
Sau 15 năm thành lập, trường đã nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trên 1000 trẻ em từ mẫu giáo đến cấp 3, trong đó, có nhiều em đang theo học cao đẳng và đại học.
Đối tượng được nhà trường xem xét tiếp nhận vào bậc học mầm non tương đối rộng so với các cấp học khác, bao gồm con em trong những gia đình lao động nghèo nhưng biết chí thú làm ăn, mục tiêu là giúp cho cha mẹ trẻ tận dụng thời gian lao động sản xuất, cải thiện kinh tế gia đình. Như vậy, có thể khẳng định rằng hoạt động của Trung tâm từ thiện xã hội Phật Quang đem lại giá trị về an sinh xã hội rất to lớn.
15 năm qua, thầy Thích Minh Nhẫn đã cùng các thầy, cô giáo và cán bộ giám thị tổ chức đều đặn hàng tuần những giờ sinh hoạt với tinh thần trải rộng tấm lòng, nhằm giúp cho các em có thể trò chuyện cởi mở và giao tiếp cùng nhau.
Nhà trường còn lồng ghép những nội dung liên quan đến kỹ năng sống, kỹ năng tự lập, kỹ năng phản biện vào trong chủ điểm sinh hoạt. Mục đích là khiến cho trẻ cảm nhận được không khí đầm ấm của một gia đình lớn, dần dần xóa bỏ những mặc cảm, tự ti về xuất thân.
Thượng tọa Thích Minh Nhẫn, thế danh là Từ Thành Đạt, vừa vinh dự đón nhận Huân chương Đại đoàn kết toàn dân tộc do Chủ tịch nước Trần Đại Quang trao tặng. Ông sinh năm 1972 tại TP Rạch Giá, Kiên Giang. Năm 13 tuổi ông xuất gia. Mười năm sau, khi hoàn thành xong bậc cử nhân của ĐH Sư phạm TPHCM, ông tiếp tục sang tu nghiệp ngành Trung Văn, triết học phương Đông tại Trung Quốc. Tốt nghiệp thạc sĩ triết học năm 2001 tại đây, ông lại qua Philippines làm nghiên cứu sinh chuyên ngành Quản trị chiến lược và bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ tại Trường ĐH Ifugao (Philippines).
Trần Kiên.
|
1Giáo dục
| Chỉ thị nhấn mạnh các nhiệm vụ trọng tâm: Tổ chức thực hiện tốt công tác thông tin, phổ biến các Quy chế thi THPT quốc gia năm 2017, quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ, trung cấp năm 2017; cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các quy định, thông tin cần thiết liên quan đến kỳ thi.
Đặc biệt, các sở, ngành, địa phương khi thông tin cần lưu ý những nội dung mới so với năm 2016 về các yêu cầu, điều kiện dự thi, nơi dự thi, thủ tục đăng ký dự thi,...
Chuẩn bị đầy đủ, chu đáo các điều kiện cần thiết để tổ chức tốt kỳ thi THPT quốc gia năm 2017, có kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện kỳ thi đảm bảo an toàn, nghiêm túc, đúng Quy chế.
Sở GD&ĐT và các sở, ban, ngành liên quan, ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố phối hợp chặt chẽ để tổ chức tốt kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
Tại trong bản này, UBND tỉnh cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho Sở GD&ĐT, Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Sóc Trăng, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Ytế, Sở Tài chính, Công an tỉnh, Điện lực Sóc Trăng, UBND các huyện, thị xã, thành phố trong chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 trên địa bàn tỉnh.
|
1Giáo dục
| Trường THPT Tiên Yên có thể chuyển từ trường công sang trường dân lập.
Ngày 26.1 vừa qua, một số học sinh (HS) Trường THPT Tiên Yên (H.Tiên Yên, Quảng Ninh) đã viết "tâm thư" gửi ông Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT và ông Nguyễn Văn Đọc, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, xin dừng việc nghiên cứu đề án chuyển đổi Trường THPT Tiên Yên từ công lập sang dân lập.
Học sinh, giáo viên hoang mang.
Trong bức thư viết tay dài 3 trang, HS viết về truyền thống 50 năm của nhà trường, về những thành tích học tập, đồng thời bày tỏ: "Trong HS chúng cháu, có nhiều bạn là gia đình thiểu số, gia đình rất khó khăn, nếu chuyển sang dân lập, các bạn ấy có thể phải nghỉ học vì không có tiền đóng học phí". Nhiều giáo viên (GV), phụ huynh cũng băn khoăn về việc một ngôi trường có truyền thống 50 năm đang đứng trước nguy cơ bị xóa sổ và chuyển vào tay doanh nghiệp (DN).
Trao đổi với Thanh Niên , ông Trần Văn Tân, Hiệu trưởng Trường THPT Tiên Yên, cho biết: Những ngày qua, GV, HS của trường đều hoang mang, ảnh hưởng tới việc dạy và học. Chúng tôi cũng thăm dò trong GV thì đa số không đồng thuận. Trường tôi chưa xuống cấp đến mức nghiêm trọng, trong khi chất lượng giáo dục vẫn nằm trong tốp đầu.
Một đoạn thư của học sinh gửi Bộ trưởng Bộ GD-ĐT.
Cùng tâm trạng, cô N.T.V, GV Trường THPT Tiên Yên, nói: "Mô hình trường dân lập khó phù hợp với huyện miền núi, nghèo như Tiên Yên. DN đầu tư tất nhiên sẽ tính đến lợi nhuận, trong khi nhiều phụ huynh là hộ nghèo, còn phải nhận trợ cấp, thì việc cho con học trường tư thực sự sẽ rất khó khăn".
Tương tự, ông Nguyễn Văn Duy, một người dân ở xã Đông Ngũ (H.Tiên Yên), cho biết: "Cả H.Tiên Yên chỉ có một trường THPT, nếu giao cho DN thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục thì chúng tôi thấy rất băn khoăn, lo lắng cho chất lượng dạy và học của các cháu".
Tiết kiệm được 80 tỉ đồng cho ngân sách tỉnh ?
Trước đó, vào tháng 12.2017, Công ty TNHH MTV Hợp Tiến (H.Tiên Yên) có văn bản đề nghị UBND tỉnh Quảng Ninh nghiên cứu đầu tư, chuyển đổi Trường THPT Tiên Yên từ công lập sang dân lập, trên cơ sở sáp nhập với Trường THPT Nguyễn Trãi - là trường dân lập trên địa bàn.
Trao đổi với PV, bà Vũ Thị Duyên, Phó trưởng phòng GD-ĐT H.Tiên Yên, cho biết việc DN xin nghiên cứu đầu tư chuyển đổi mô hình Trường THPT Tiên Yên từ công lập sang dân lập là theo chủ trương của T.Ư và tỉnh Quảng Ninh. Việc DN xin đầu tư chuyển đổi mô hình trường công lập sang dân lập là đúng với chủ trương Nghị quyết 19 của Ban Chấp hành T.Ư là các trường mầm non và THPT sẽ chuyển dần sang ngoài công lập ở những nơi có đủ điều kiện và xã hội hóa tốt, bà Duyên nói.
Ông Trương Công Ngàn, Bí thư kiêm Chủ tịch UBND H.Tiên Yên, cho biết: Ngân sách cho việc đầu tư, nâng cấp Trường THPT Tiên Yên hiện chưa có, nếu vận dụng được xã hội hóa thì sẽ tiết kiệm được khoảng 80 tỉ đồng để đầu tư cho các trường khác vùng sâu vùng xa còn khó khăn hơn. Tuy nhiên, đến nay DN mới chỉ nghiên cứu và xây dựng đề án, mọi việc vẫn chưa rõ ràng.
Cũng theo ông Ngàn, H.Tiên Yên nhất trí quan điểm, tạo điều kiện cho DN nghiên cứu và chuyển đổi nếu đề án đưa ra giúp chất lượng dạy và học tốt lên, thu nhập GV cao hơn, đảm bảo hài hòa lợi ích của DN, nhà trường, người dân và tạo được sự đồng thuận trong cộng đồng.
Còn theo ông Phạm Văn Mạn, Giám đốc Công ty TNHH MTV Hợp Tiến, hiện nay Trường THPT Tiên Yên cơ sở vật chất đã xuống cấp, sử dụng chung quỹ đất cùng Trường THCS Tiên Yên với diện tích trên 1,1 ha. Để đảm bảo cho giảng dạy, học tập và để trường đạt chuẩn quốc gia, thì việc xây dựng mới Trường THPT Tiên Yên là phù hợp, cần thiết. Chúng tôi đang phối hợp với UBND H.Tiên Yên để xây dựng đề án, dự kiến tháng 6.2018 sẽ xong để trình UBND tỉnh phê duyệt, ông Mạn nói và cho biết nếu đề án được chấp thuận, DN này sẽ xây dựng trường mới to đẹp hơn, trên diện tích 5,6 ha với tổng mức đầu tư 80 tỉ đồng.
Lo ngại học sinh không kham nổi học phí.
Đáng chú ý là trước đề xuất chuyển trường công thành trường tư của Công ty TNHH MTV Hợp Tiến, Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Ninh cũng bày tỏ sự lo lắng. Trao đổi với PV, ông Ngô Văn Hợi, Phó giám đốc Sở GD-ĐT, cho biết: Chúng tôi ủng hộ nếu đây là chủ trương của tỉnh. Nhưng cũng băn khoăn khi đội ngũ GV đang là công chức, viên chức của trường công lập, nên khi trường chuyển sang hoạt động theo mô hình DN sẽ phát sinh các vấn đề phức tạp. Khi chuyển đổi mô hình thì sẽ phải đón cả HS công lập lẫn dân lập, dẫn đến chất lượng dạy và học sẽ bị ảnh hưởng. Ngoài ra, chúng tôi cũng quan tâm đến học phí, nhất là học phí ở một huyện miền núi, cũng như chế độ đãi ngộ đối với GV.
Lã Nghĩa Hiếu.
|
1Giáo dục
| Trao Bằng khen của UBND tỉnh Sóc Trăng cho các cá nhân thực hiện tốt cuộc vận động Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo giai đoạn 2007 2017. Ảnh: Hoài Thu/TTXVN.
Ngày 16/11, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện cuộc vận động Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo. Trong 10 năm qua, cuộc vận động đã trở thành một trong những tiêu chí thi đua của các trường học và đơn vị giáo dục trên địa bàn, tác động sâu sắc đến ý thức tổ chức kỷ luật, trách nhiệm và tinh thần phục vụ của cán bộ, giáo viên. Nhiều thầy, cô giáo chủ động, tích cực trong công tác chủ nhiệm, giảng dạy và phụ đạo học sinh yếu kém.
Nhiều tấm gương giáo viên đến từng nhà vận động học sinh ra lớp và giúp đỡ về vật chất cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Hàng năm, toàn ngành có trên 13.000 cán bộ quản lý, giáo viên đăng ký đề tài, sáng kiến, trong đó nhiều đề tài, sáng kiến có giá trị cao, góp phần cải tiến công tác quản lý, công tác chủ nhiệm và nâng cao chất lượng giảng dạy.
Dịp này, 271 cá nhân được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp giáo dục và đào tạo. UBND tỉnh Sóc Trăng tặng bằng khen cho 12 tập thể và 13 cá nhân đã thực hiện tốt cuộc vận động Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo giai đoạn 2007 2017.
Khen thưởng tập thể, cá nhân đạt thành tích cao. Ảnh: Cao Phương/TTXVN.
Dịp này, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng đã tuyên dương khen thưởng các tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp cho ngành Giáo dục trong năm học 2016-2017: 32 tập thể và 38 cá nhân được tặng Cờ thi đua của Chính phủ, UBND thành phố, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Hồ Kỳ Minh đề nghị, ngành Giáo dục và Đào tạo tập trung thực hiện các nhiệm vụ trong thời gian tới như nâng cao chất lượng giáo dục, sử dụng hiệu quả các phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại; đẩy mạnh công tác giáo dục, rèn luyện toàn diện cho học sinh; quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên và không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy.
Đến nay, toàn thành phố có 154/384 trường đạt chuẩn quốc gia (đạt 40,1%), 149 thư viện đạt chuẩn (đạt 86,9%); 100% các trường tiểu học dạy học 2 buổi/ngày; 100% xã, phường, quận, huyện duy trì và giữ vững kết quả phổ cập giáo dục cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và trung học; 100% cán bộ quản lý và giáo viên đạt trình độ chuẩn.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Văn Được, trao bằng khen cho các cá nhân và tập thể về Hoàn thành xuất sắc trong dạy và học. Ảnh: Thanh Bình/TTXVN.
Với truyền thống vẻ vang được gây dựng và bồi đắp qua nhiều thế hệ, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Long An đề ra mục tiêu giai đoạn 2016-2020 là xây dựng nền giáo dục mở, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng.
Ông Nguyễn Văn Được, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An đề nghị, thời gian tới, toàn ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh cần quán triệt sâu sắc các chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về phát triển giáo dục, đào tạo trong giai đoạn mới. Các cơ sở giáo dục trong tỉnh tiếp tục đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, thực hiện tốt các cuộc vận động, các phong trào thi đua, nhằm tạo chuyển biến cơ bản về đào tạo nguồn nhân lực phục vụ yêu cầu phát triển của tỉnh.
Sở Giáo dục và Đào tạo Long An nhận Cờ thi đua xuất sắc của Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND tỉnh tặng Bằng khen cho 22 tập thể có thành tích xuất sắc hoàn thành nhiệm vụ được giao, 19 cá nhân nhận Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp giáo dục và đào tạo".
UBND tỉnh Vĩnh Long trao cờ thi đua cho các tập thể đã có thành tích trong phong trào thi đua đổi mới, sáng tạo trong dạy và học. Ảnh: Lê Thúy Hằng/TTXVN.
Tại buổi họp mặt kỷ niệm 35 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và tuyên dương, khen thưởng các điển hình nhà giáo tiên tiến, gia đình nhà giáo tiêu biểu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long Lữ Quang Ngời nhấn mạnh: Thời gian tới, ngành Giáo dục và Đào tạo tiếp tục xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, cơ bản đạt tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn. Các thế hệ nhà giáo, cán bộ, công chức, viên chức và nhân viên toàn ngành đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy và học, chú trọng giáo dục toàn diện, giáo dục đạo đức lối sống, giáo dục hướng nghiệp cho học sinh, tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật trong quản lý và giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
Dịp này, một tập thể và 6 cá nhân có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp giáo dục năm học 2016-2017 và giai đoạn từ năm học 2011-2012 đến năm học 2016-2017 đã được nhận Huân chương Lao động hạng Ba, Cờ thi đua của Chính phủ, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Bộ Giáo dục và Đào tạo trao bằng khen cho 2 tập thể và 16 cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua đổi mới, sáng tạo trong dạy và học năm học 2016-2017. UBND tỉnh Vĩnh Long trao Cờ thi đua cho 3 tập thể có thành tích trong phong trào thi đua năm học 2016-2017. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Long trao tặng danh hiệu Gia đình nhà giáo tiêu biểu cho 15 gia đình nhà giáo, trao tặng danh hiệu Viên phấn vàng cho 33 giáo viên có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục của tỉnh.
PV TTXVN tại các địa phương.
|
1Giáo dục
| Trong đó giáo dục phổ thông có 7.329 thí sinh, giáo dục thường xuyên 189 và thí sinh tự do là 559 em; thí sinh đăng ký chỉ xét tốt nghiệp chiếm 35,9%; thí sinh đăng ký xét tốt nghiệp và xét tuyển đại học, cao đẳng chiếm 59,2% và chỉ xét tuyển sinh đại học chiếm 4,9%. Các đơn vị phối hợp tổ chức cụm thi 60 tỉnh Sóc Trăng, gồm: Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh; Trường Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ và Trường Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng.
Kỳ thi năm nay, tỉnh Sóc Trăng tổ chức 18 điểm thi với tổng số 345 phòng thi, đặt ở các trường trung tâm tại các huyện, thị xã, thành phố, mỗi huyện có từ 1 đến 2 điểm thi. Nhìn chung các điểm thi được bố trí rất thuận lợi, tạo điều kiện cho thí sinh được thi gần nhà, không phải di chuyển xa.
Ông Ngô Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, Trưởng Ban Chỉ đạo kỳ thi cho biết: Nhiều ngày qua, các thành viên trong Ban Chỉ đạo kỳ thi đã tập trung kiểm tra công tác chuẩn bị thi ở các đơn vị, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nếu có. Nhìn chung các điểm thi đã chuẩn bị chu đáo, sẵn sang cho một kỳ thi nghiêm túc, an toàn.
Về công tác đảm bảo an toàn cho kỳ thi, Đại tá Nguyễn Minh Ngọc, Phó Giám đốc Công an Sóc Trăng cho biết: Công an tỉnh đã tổ chức cuộc họp để đánh giá tình hình triển khai thực hiện công tác bảo vệ an toàn cho kỳ thi. Đến nay, công an các địa phương đã triển khai một cách tích cực các phương án bảo vệ an toàn cho kỳ thi. Với công tác bảo đảm an toàn giao thông, tại các điểm thi, công an tỉnh đều bố trí lực lượng CSGT để điều tiết giao thông.
Riêng ở TP Sóc Trăng, do mật độ người và phương tiện tham gia giao thông cao, phức tạp nên sẽ bố trí lực lượng CSGT tại các điểm thi, tại các nút giao thông để điều tiết giao thông, nhất là vào thời điểm thí sinh đến điểm thi và sau kho thi xong mỗi buổi thi. Bên cạnh đó, Công an phối hợp với Sở GD-ĐT để đảm bảo an toàn trong công tác in, sao, vận chuyển đề thi, chấm thi theo đúng quy định, bảo đảm an toàn trật tự tại các điểm thi; phối hợp với ngành điện lực để kiểm tra đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy; phối hợp với Sở Y tế trong việc kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm ở các hàng quán xung quanh khu vực thi để đảm bảo cho các thí sinh sức khỏe, tham gia kỳ thi an toàn và thành công.
|
1Giáo dục
| TS Nguyễn Huy Hoàng, Phó Hiệu trưởng Trường Cán bộ Thanh tra phát biểu bế giảng lớp học. Ảnh: PA.
Sau 1 tháng học tập tại trường, các học viên đã được nghiên cứu 19 chuyên đề thuộc 2 phần kiến thức, gồm: Kiến thức quản lý Nhà nước và pháp luật; Nghiệp vụ công tác thanh tra.
Các học viên được tiếp cận với nhiều nội dung mới cập nhật từ các văn bản pháp luật.
Đặc biệt là nghiệp vụ gắn với vị trí, vai trò là trưởng đoàn thanh tra trong quá trình tổ chức thực hiện một cuộc thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
16 học viên tiêu biểu có thành tích xuất sắc trong học tập và công tác lớp được Hiệu trưởng Trường Cán bộ Thanh tra khen tặng. Ảnh: PA.
Kết thúc khóa học, 122 học viên đều đạt yêu cầu, được Hiệu trưởng Trường Cán bộ Thanh tra cấp chứng chỉ hoàn thành khóa học. Trong đó có 14 học viên đạt loại xuất sắc, 76 học viên đạt loại giỏi. 16 học viên có thành tích xuất sắc trong học tập và công tác lớp được Hiệu trưởng Trường Cán bộ Thanh tra khen tặng.
Phát biểu bế giảng lớp học, TS Nguyễn Huy Hoàng, Phó Hiệu trưởng nhà trường biểu dương tinh thần học tập của các học viên. Đồng thời hy vọng sau khi trở về đơn vị công tác, mỗi học viên sẽ áp dụng những kiến thức lý luận đã được trang bị ở nhà trường để làm tốt hơn nữa công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng ở đơn vị.
Phương Anh.
|
1Giáo dục
| Như báo Nhà báo và Công luận đã thông tin, vào ngày 2/1/2018, UBND phường Đông Triều (thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh) do ông Phạm Tiến Thành, phó Chủ tịch UBND phường; bà Nguyễn Thị Hồng Minh, công chức văn hóa xã hội phường; ông Vũ Văn Điểm, công an phường cùng đại diện cán bộ khu phố 2, phường Đông Triều đã đến lớp học tình thương tại nhà ông Vũ Văn Điều ở khu phố 2 để lập biên bản, kiểm tra việc dạy thêm.
Đây là lớp học tình thương được ông Vũ Văn Điều, ông Đỗ Văn Tư và cô Vũ Thị Mai (là người dạy - PV) gây dựng, dạy tiếng Anh miễn phí cho con cựu chiến binh, thương bệnh binh, hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn ở khu phố 2.
Lớp học tình thương vắng vẻ trong những ngày bị đình chỉ.
Theo biên bản làm việc, đoàn kiểm tra kết luận gia đình ông Vũ Văn Điều đã vi phạm vào quy định dạy thêm khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép theo điều b, quyết định số 1216 năm 2012 của UBND tỉnh Quảng Ninh. Vì vậy, đoàn kiểm tra đề nghị gia đình tạm dừng việc dạy thêm và hoàn thiện hồ sơ đầy đủ.
Ông Đỗ Văn Tư và cô Vũ Thị Mai phản ánh, trước đó đã gửi đơn và hồ sơ xin cấp phép mở lớp dạy thêm nhưng không được cấp có thẩm quyền hỗ trợ.
Việc chính quyền phường Đông Triều đình chỉ lớp học tình thương, dạy miễn phí cho những trẻ em nghèo đã tạo ra nhiều ý kiến không hay trong dư luận địa phương.
Trao đổi ý kiến với phóng viên, bà Nguyễn Thị Hường - Phó trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Đông Triều, cho biết: Cô Mai có trình độ chuyên môn là Cử nhân sư phạm tiếng Anh, hệ chính quy. Thực tế, gia đình ông Điều đã bố trí 1 phòng học với diện tích 38,7m2 và 7 bộ bàn ghế học sinh, 1 bảng, thiết bị dạy và học đối với môn tiếng Anh như: Ti vi, loa, đầu đĩa, máy tính, băng đĩa Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã cũng nhận được thông tin phản ánh của người dân tại ngõ 2, khu 2, phường Đông Triều là cô Mai đã tổ chức dạy môn tiếng Anh cho các cháu học sinh mà chưa được cấp phép. Sau khi nhận được phản ánh của người dân, Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã đã yêu cầu cô Mai dừng hoạt động này. Trước đó, ngày 8/11/2017, cô Mai đã có đơn đề nghị cấp phép dạy thêm và cam kết xin mở lớp dạy thêm. Tuy nhiên, trong đơn cô Mai không đề cập đến nội dung mở lớp học tình thương miễn phí. Tại Thông báo số 218/TB-UBND ngày 18/12/2012 về chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại buổi làm việc về nâng cao chất lượng dạy học, tiếp tục chấn chỉnh việc dạy thêm học thêm trên địa bàn tỉnh; Công văn số 63/UBND ngày 15/1/2013 của UBND huyện Đông Triều (nay là thị xã Đông Triều) về việc tiếp tục chấn chỉnh việc dạy thêm, học thêm trên địa bàn, trong đó có nội dung không cấp phép dạy thêm học thêm, vì vậy, Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã không tham mưu UBND thị xã Đông Triều cấp phép mở lớp dạy thêm cho cô Mai. Và ngày 8/1/2018, Phòng Giáo dục và Đào tạo cũng mới nhận được đơn đề nghị của ông Tư do Văn phòng UBND thị xã chuyển.
Em Trần Lùng Tâm, một trong nhiều học sinh đang theo học lớp học tình thương. Hoàn cảnh gia đình em rất khó khăn, mẹ mới mất chưa được 100 ngày, giờ một mình bố nuôi Tùng và đứa em 4 tuổi ăn học.
Về phía UBND thị xã Đông Triều, sau khi nhận được đơn đề nghị của ông Đỗ Văn Tư, khu phố 2, phường Đông Triều, về việc xin mở lớp học tình thương miễn phí môn tiếng Anh cho con em cựu chiến binh, thương bệnh binh, hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn, mới đây UBND thị xã Đông Triều đã có công văn trả lời đơn đề nghị của ông.
Trong đó, UBND thị xã biểu dương tinh thần của ông Đỗ Văn Tư và gia đình cô Vũ Thị Mai, đồng thời, giao UBND phường Đông Triều chỉ đạo Trung tâm Học tập cộng đồng phường Đông Triều phối hợp với Hội CCB phường xây dựng kế hoạch và tổ chức lớp học tình thương miễn phí cho các cháu học sinh cấp 1, cấp 2 là con em của cựu chiến binh và gia đình chính sách trên địa bàn khu phố 2, phường Đông Triều theo đề nghị của ông Đỗ Văn Tư.
UBND thị xã cũng giao UBND phường Đông Triều bố trí cơ sở vật chất tại Nhà văn hóa khu phố 2, phường Đông Triều để tổ chức lớp học; đảm bảo thời gian tổ chức lớp học không ảnh hưởng đến giờ học chính khóa và tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại trường của học sinh. Nội dung dạy tập trung tăng cường kỹ năng giao tiếp, nghe - nói tiếng Anh theo tài liệu đã được Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã thẩm định; tuyệt đối không giảng dạy bài học mới theo phân phối chương trình chính khóa của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Viết Cường.
|
1Giáo dục
| Học sinh Trường THPT Tiên Yên viết tâm thư xin giữ lại trường - Ảnh Lã Nghĩa Hiếu.
Những ngày qua, nhiều phụ huynh, học sinh tại Trường THPT Tiên Yên hoang mang về thông tin trường này sẽ chuyển từ mô hình công lập sang dân lập và giao cho tư nhân quản lý.
Ngày 26.1, một số học sinh Trường THPT Tiên Yên đã viết tâm thư gửi ông Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo và ông Nguyễn Văn Đọc, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, xin dừng việc này.
Không chỉ học sinh mà các giáo viên cũng lo lắng. Cô Nguyên Thị V., giáo viên Trường THPT Tiên Yên, cho biết: Nếu trường chuyển sang mô hình dân lập sẽ hoạt động theo luật doanh nghiệp. Trong khi giáo viên chúng tôi là viên chức, công chức, chế độ sẽ bị thay đổi.
Trước đó, ngày 19.1, UBND tỉnh Quảng Ninh có văn bản về việc lấy ý kiến, xây dựng đề án mô hình chuyển đổi Trường THPT Tiên Yên từ hệ công lập sang dân lập.
Bức tâm thư của học sinh Trường THPT Tiên Yên gửi tới Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ - Ảnh Lã Nghĩa Hiếu.
Theo ông Ngô Văn Hợi, Phó giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Quảng Ninh, việc chuyển đổi mô hình Trường THPT Tiên Yên mới chỉ là đề án nghiên cứu và chưa có quyết định chính thức. Quan điểm của Sở này là nhất trí với việc chuyển đổi mô hình. Tuy nhiên, cần đánh giá tác động của đề án đối với học sinh, giáo viên và khi thực hiện phải theo lộ trình phù hợp với nhu cầu thực tế của địa phương.
Trao đổi với phóng viên, ông Trương Công Ngàn, Bí thư Huyện ủy kiêm Chủ tịch UBND huyện Tiên Yên, cho biết đã nắm được tâm tư, nguyện vọng của giáo viên và học sinh Trường THPT Tiên Yên.
Một ngôi trường với 50 tuổi như vậy khi sáp nhập sẽ gây ra nhiều cảm xúc với giáo viên, học sinh là điều khó tránh khỏi. Chúng tôi ghi nhận tâm tư, nguyện vọng của giáo viên, học sinh và nhân dân trên địa bàn. Quan điểm của huyện là nếu có triển khai thì phải tạo mọi điều kiện tốt nhất cho học sinh, giáo viên và người dân từ chi phí, điều kiện cơ sở vật chất, ông Ngàn nói.
Theo Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Quảng Ninh, Trường THPT Tiên Yên đang sử dụng chung quỹ đất cùng Trường THCS thị trấn Tiên Yên với diện tích trên 1,1 ha, gồm 18 lớp học với 580 học sinh, 39 cán bộ giáo viên. Dự kiến, Công ty TNHH MTV Hợp Tiến nếu được chuyển quyền quản lý sẽ đầu tư trường mới với tổng mức đầu tư 80 tỉ đồng.
Lã Nghĩa Hiếu.
|
1Giáo dục
| Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã nhận được đơn thư tố cáo khẩn khấp của một số phụ huynh trường Tiểu học Trường Yên (Chương Mỹ, Hà Nội) về các khoản thu năm học 2017 2018.
Các khoản thu thiếu sự thỏa thuận?
Theo đó, trong đơn tố cáo khẩn cấp gửi đến Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, các vị phụ huynh đã thống kê rất nhiều khoản thu trong năm học 2017 2017 mà cho cho là không đúng quy định.
Rất nhiều các khoản thu của trường được liệt kê ra và các vị phụ huynh cho rằng không phù hợp.
Cụ thể tiền chăm sóc bán trú là 110.000 đồng/ năm, trang thiết bị bán trú: 100.000 đồng/năm, học buổi 2: 100.000 đồng/năm, nước uống 10.000 đồng/tháng.
Với những khoản thu này các vị phụ huynh cho rằng nhà trường thu không hợp lý bởi Trường Yên là vùng nông thôn nhà trường áp dụng mức thu cao nhất theo quyết định 51/2013/QĐ UBND Thành phố Hà Nội là không phù hợp.
Tiền cơ sở vật chất 100.000 đồng/năm (thực hiện đều đặn từng năm) nhưng nhà trường không đảm bảo cơ sở vật chất cho học sinh. Phụ huynh học sinh phải tự mua các đồ dùng mùa Đông như gối, chăn, khăn mặt.
Học sinh trường tiểu học Trường Yên giờ đi học về (Ảnh: Lại Cường).
Trong đơn, các vị phụ huynh cũng cho rằng khi họ yêu cầu xuất hóa đơn mua bán thực phẩm đầu vào và công khai rõ rang khẩu phần ăn của trẻ đã đảm bảo hay chưa nhưng nhà trường từ chối.
Bên cạnh đó các vị phụ huynh cũng tố tiền quỹ hội cha mẹ học sinh mọi người phải đóng 150.000 đồng/năm dựa trên phương thức bình quân hóa tất cả thu như nhau.
Việc may đồng phục các vị phụ huynh cho rằng không có sự thỏa thuận giữa nhà trường và ban phụ huynh. Các đơn vị cung cấp làm việc trực tiếp với nhà trường.
Không chỉ ở các khoản thu đầu năm, phụ huynh học sinh cũng tố hàng loạt các khoản thu khác như dạy tiếng Anh tăng cường: 50.000 đồng/tháng (đối với khối 3,4,5), dạy thêm tiếng Anh: 50.000 đồng/tháng (đối với khối 1,2), Tin học 50.000 đồng/tháng, Công nghệ cao: 380 600.000 đồng.
Đặc biệt, tiền kỹ năng sống thu 50.000 đồng/tháng, nhiều vị phụ huynh cho rằng số tiền này là quá cao và không phù hợp với vùng nông thôn thuần túy như ở Trường Yên.
Tiền trang trí lớp học được thu từ 50.000 100.000 đồng/khối tùy các khối khác nhau.
Trong đơn, các vị phụ huynh cũng phản ánh, các khoản thu của nhà trường chia nhỏ lẻ và không có biên lai trả phụ huynh.
Hiệu trưởng khẳng định nhà trường không sai.
Để phản ánh thông tin khách quan, phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã có buổi làm việc với Ban giám hiệu trường Tiểu học Trường Yên ngày 27/11.
Tại buổi làm việc, bà Phan Thị Bích Hường, Hiệu trưởng nhà trường cho rằng các khoản thu của nhà trường đều được thực hiện theo quyết định 51 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.
Nói về việc thu 100.000 mức thu học buổi 2, bà Hường cho rằng trong quyết định 51 quy định không thu quá 100.000 đồng/buổi, nhà trường thu như vậy là đúng quy định, không thu quá.
Còn tiền cơ sở vật chất, bà Hường không cho rằng phản ánh của phụ huynh học sinh là đúng bởi các cơ sở vật chất của trường đã được sắm đầy đủ. Mỗi lớp học đều có 4 chăn, không thể nói các các con bị thiếu được.
Nếu cảm thấy các con mình chưa đủ ấm, nhà trường vận động phụ huynh học sinh mang thêm chăn gối.
Các khoản thu của trường Tiểu học Trường Yên (Ảnh phụ huynh học sinh cung cấp).
Việc phụ huynh học sinh cho rằng số tiền 150.000 đồng để đóng góp quỹ hội cha mẹ dựa trên bình quân hóa. Bà Hường cho rằng, không có chuyện đóng góp mang hình thức bình quân hóa mà có nhiều mức khác nhau và dựa vào sự ủng hộ của phụ huynh học sinh nhà trường.
Bà Hường cũng viện ra nhiều trường hợp chỉ đóng 50.000 đồng có trường hợp đóng trên 1 triệu đồng.
Việc phụ huynh phản ánh với báo chí như vậy, bà Hường cho rằng chưa phản ánh đúng vấn đề.
Việc học tiếng Anh đối với các khối 3, 4, 5 và dạy làm quen tiếng Anh đối với khối 1, 2 đã được Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Chương Mỹ đồng ý.
Các buổi học tiếng Anh đều được bố trí vào buổi chiều. Bà Hường cho biết.
Đối với khoản thu tin học là 50.000 đồng/tháng, bà Hường khẳng định việc phản ánh này là sai sự thật. Với môn tin học, nhà trường mới chỉ dự thu các khối lớp 1, 2 là 25.000 đồng làm quen, các khối 3, 4, 5 là 35.000 đồng/tháng.
Đây mới chỉ là các khoản dự thu, hiện nhà trường chưa hề thu khoản này.
Đối với tiền công nghệ cao (máy chiếu) nhà trường mới dự thu là 380.000 đồng, không có chuyện nhà trường thu 600.000 đồng như phản ánh.
Các khoản thu thỏa thuận như ôn hè tháng 8 hay viết chữ đẹp 12.000 đồng/tháng nhà trường đều có thỏa thuận đầy đủ với ban cha mẹ học sinh.
Bên cạnh các khoản thu, bà Phan Thị Bích Hường cũng cho rằng thời gian gần đây nhà trường cũng bị một số phụ huynh nhiều lần khiếu nại.
Bà Hường cũng không ít lần giải thích cho phụ huynh học sinh, tuy nhiên, chỉ một vài buổi lại xảy ra những vụ việc khiếu nại đáng tiếc làm ảnh hưởng tới tâm lý giáo viên.
Sau vụ việc phụ huynh học sinh gửi đơn đến Báo điện tử Giáo dục Việt Nam bà Hường cho biết, thời gian tới, nhà trường sẽ tổ chức họp phụ huynh toàn trường để rút kinh nghiệm, đồng thời cũng thống nhất lại các khoản đóng góp.
Văn bản đồng ý giáo dục kỹ năng sống của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Chương Mỹ (Ảnh: Lại Cường).
Tránh tình trạng khiếu nại kéo dài đến cơ quan chức năng.
Đối với các khoản dự thu, nếu không có sự thống nhất giữa ban phụ huynh các lớp, nhà trường sẽ không tiến hành thu nữa.
Đối với các khoản thu, khi hoàn thành, nhà trường sẽ xuất biên lai phiếu thu cho từng phụ huynh.
Do đặc thù Trường Yên là khu vực nông thôn nên nhà trường tiến hành thu từng đợt để giảm bớt khó khăn cho các hộ gia đình. Không có chuyện nhà trường chia nhỏ các khoản thu để lạm thu.
Đối với bếp ăn bán trú, bà Hường cho biết, thực đơn bữa ăn hàng ngày, việc giao nhận thực phẩm đều được công khai. Các vị phụ huynh có thể giám sát bất kỳ lúc nào.
Tuy nhiên, đối với sổ sách thu chi của bếp, bà Hường cho biết, nhà trường chỉ công khai hóa đơn sổ sách khi có đoàn kiểm tra và có quyết định kiểm tra.
Qua sự việc bà Hường bày tỏ, nếu các vị phụ huynh chưa hài lòng hoặc có vấn đề gì có thể liên hệ trực tiếp với hiệu trưởng đề bà Hường giải đáp thắc mắc.
Lại Cường.
|
1Giáo dục
| TS Nguyễn Huy Hoàng, Phó Hiệu trưởng Trường Cán bộ Thanh tra phát biểu bế giảng lớp học. Ảnh: NN.
Lớp thanh tra viên K1 có 65 học viên đến từ thanh tra các bộ, ngành Trung ương và các tỉnh/thành phố từ Bắc miền Trung trở ra.
Sau hơn 1 tháng học tập, học viên đã được nghiên cứu và thảo luận các nội dung liên quan đến pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng; phương pháp tiến hành một cuộc thanh tra; thực hiện quyền trong hoạt động thanh tra; chứng cứ trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; văn bản trong hoạt động thanh tra; nghiệp vụ, kỹ năng tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu nại hành chính.
10 học viên tiêu biểu được Hiệu trưởng Trường Cán bộ Thanh tra tặng Giấy khen và phần thưởng. Ảnh: NN.
Báo cáo kết quả toàn khóa học, có 65 học viên dự thi, 100% đạt yêu cầu, trong đó đạt loại xuất sắc có 8 học viên, 19 học viên đạt loại giỏi. Trong tổng số 65 học viên có 10 học viên tiêu biểu đại diện cho phong trào học tập và các công tác của lớp được Hiệu trưởng Trường Cán bộ Thanh tra quyết định tặng giấy khen và phần thưởng.
Phát biểu bế giảng lớp học, TS Nguyễn Huy Hoàng, Phó Hiệu trưởng Trường Cán bộ Thanh tra chúc mừng các học viên đã hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập.
TS Nguyễn Huy Hoàng đánh giá cao các học viên với nhiều nỗ lực, cố gắng khắc phục khó khăn tạo nên sự thành công của khóa học, đồng thời mong rằng trên cơ sở các kiến thức được trang bị, các học viên sẽ vận dụng hiệu quả vào thực tiễn công tác tại đơn vị để hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao.
Phương Anh.
|
1Giáo dục
| Theo đó, cơ quan Thường trực Hội đồng GDQP&AN; Trung ương tiếp tục chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội chỉ đạo thực hiện bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh (BDKTQP&AN;) cho các đối tượng. Đặc biệt là 504 trường trung cấp nghề, cao đẳng nghề mà Bộ Giáo dục và Đào tạo bàn giao về Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội từ ngày 1-1-2017.
Cũng theo kế hoạch, các bộ, ngành Trung ương và Hội đồng GDQP&AN; các cấp rà soát, nắm số lượng, phân loại các đối tượng, xây dựng kế hoạch và triển khai tổ chức BDKTQP&AN; cho các đối tượng theo quy định. Các bộ, ngành Trung ương và địa phương tiếp tục triển khai thực hiện Đề án Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về GDQP&AN; tiếp tục triển khai xây dựng các trung tâm GDQP&AN; theo Quyết định số 161/QĐ-TTg ngày 30-1-2015 của Thủ tướng Chính phủ.
Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và các cơ quan chức năng liên quan khảo sát các trường nghề trong quân đội, đề xuất với Chính phủ chuyển đổi chức năng, nhiệm vụ thành các trung tâm GDQP&AN; để thực hiện GDQP&AN; cho sinh viên.
Cơ quan Thường trực Hội đồng GDQP&AN; Trung ương chủ trì, phối hợp với cơ quan chức năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội kiểm tra công tác GDQP&AN; các Trung tâm GDQP&AN; thuộc Đại học Thái Nguyên và các trường: Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh, Đại học Công nghiệp Hà Nội, Đại học Hàng hải Việt Nam, Đại học Thể dục thể thao Đà Nẵng, Đại học Cần Thơ; kiểm tra, khảo sát, chấn chỉnh các trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã được giao quyền tự chủ môn học GDQP&AN; theo các điều kiện, nếu không đủ điều kiện thì đưa vào liên kết với trung tâm GDQP&AN; hoặc trường quân sự cấp tỉnh.
MINH HƯNG.
|
1Giáo dục
| Vợ chồng cụ Trần Xuân Hạ.
Thư viện của tình quê.
Trong căn nhà nhỏ ở cuối đường Yên Đổ (phường Yên Đổ, TP Pleiku), cụ Hạ cặm cụi lau từng cuốn sách cũ trên chiếc kệ nằm ngay ngắn ở một góc nhà, còn cụ Sơn thì loay hoay với quầy tạp hóa nhỏ phía trước.
Có khách đến, hai cụ hồ hởi đón tiếp nhiệt tình. Thi thoảng, đôi vợ chồng già lại nhìn nhau cười trìu mến. Rồi, khách nhắc đến sách, các cụ say sưa kể, quên cả thời gian.
Bây giờ, dù tuổi đã cao, mắt cũng không được rõ như trước nhưng hai cụ vẫn giữ thói quen đọc sách hằng ngày. Đó là sự đam mê, là niềm vui của các cụ.
Cũng vì đam mê sách ngay từ nhỏ mà cách đây 5 năm, đôi vợ chồng này tự bỏ tiền túi tích cóp bao nhiêu năm để thành lập hai thư viện Tình quê ở nơi các cụ sinh ra và lớn lên để phục vụ miễn phí cho người dân.
Cụ Hạ bảo, cụ vốn sinh ra ở xã Nhơn Khánh nhưng do điều kiện công tác, cụ phải xa quê lên giảng dạy ở tỉnh Gia Lai. Cả cuộc đời gắn với nghề giáo, cụ hiểu được giá trị của sách, của tri thức.
Bởi vậy, lúc về hưu, khi con cái đã trưởng thành, vợ chồng cụ dù tuổi cao nhưng vẫn đau đáu một nỗi niềm là phải làm điều gì đó thiết thực cho quê hương, cho thế hệ trẻ bây giờ.
Suy nghĩ cứ thôi thúc, đến năm 2012, cụ quyết định đem hết số tiền đã tích cóp, dành dụm được bấy lâu nay, về quê mua đất, xây dựng thư viện miễn phí mang tên Tình quê tại thôn Hiếu An (xã Nhơn Khánh) mảnh đất nơi cụ sinh ra.
Chưa đầy một năm sau, vợ chồng cụ xây tiếp một thư viện Tình quê miễn phí khác tại thôn Chánh An (xã Mỹ Chánh), đây là quê của cụ Sơn.
Tôi vốn là giáo viên nên rất quý chữ nghĩa. Tôi nghĩ những cái thư viện nho nhỏ này sẽ phần nào giúp các cháu mở mang kiến thức, giúp nông dân tiếp cận được các tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Tôi còn nghĩ, nơi nào có nhiều người đọc sách chắc chắn nơi đó sẽ ít có tội phạm. Thư viện sẽ là nơi mọi người, bất kể lứa tuổi hay nghề nghiệp, có thể đến đây đọc sách tiếp thêm kiến thức. Đây cũng là một món quà nhỏ mà vợ chồng tôi muốn gửi tặng để tri ân quê hương mình, cụ Hạ tâm sự.
Cụ bà tiếp lời: Bây giờ vợ chồng tôi già rồi, làm gì có tiền nhiều chứ, chỉ có đồng lương tích cóp thôi. Nhưng những đứa con của chúng tôi cũng nhờ hiếu học mà thành tài, bây giờ cũng có của ăn của để.
Khi biết nguyện vọng của chúng tôi, các con liền ủng hộ, rồi mỗi đứa góp một ít để mua đất, xây nhà, mua sách thành lập thư viện. Ước nguyện lớn nhất của chúng tôi bây giờ là con cháu ở quê hương được ăn học thành tài, để trở thành những người có ích cho gia đình, xã hội, làm giàu cho xứ sở.
Nghèo vật chất nhưng không nghèo trí thức.
Thư viện Tình quê ở thôn Chánh An rộng chừng 60m2, với hơn 4.000 đầu sách. Để thư viện hoạt động hiệu quả, vợ chồng cụ Hạ tự bỏ tiền ra thuê người túc trực, mở cửa đón bạn đọc đến mỗi ngày với giá 2,5 triệu đồng/tháng.
Không gian thư viện được bố trí dãy bàn ghế để học sinh và người dân địa phương đến đọc sách miễn phí. Dạo quanh các tủ sách ở đây, chúng tôi tận mắt chứng kiến sự phong phú của nó.
Thư viện có đủ mọi thể loại, từ thơ ca, văn xuôi, các tác phẩm lớn của những tác giả nổi danh trong nước và quốc tế. Thế nhưng đầu sách chiếm số lượng lớn trong thư viện là sách phục vụ cho thiếu nhi, học sinh và sách khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực nông nghiệp, bí quyết chăn nuôi.
Theo ông Võ Thái Châu (62 tuổi, ở thôn Chánh An, người trông coi thư viện), những ngày cuối tuần thư viện rất đông đúc, bởi các em học sinh được nghỉ học, tìm đến đây đọc sách.
Hằng ngày, các cụ già về hưu trong địa phương tìm đến thư viện đọc thơ, trò chuyện, nhiều nhất là các bác nông dân đọc các sách hướng dẫn quy trình sản xuất các loại cây và nuôi con đặc sản. Nhờ đọc sách, nhiều người dân ở địa phương được tiếp cận kiến thức để áp dụng vào đồng ruộng hay chuyển dịch cơ cấu sản xuất.
Cũng giống như ở thôn Chánh An, thư viện Tình quê ở thôn Hiếu An cũng được bày biện gọn gàng, ngăn nắp và sạch sẽ. Chị Nguyễn Thị Thu Yến (25 tuổi, ở thôn Hiếu An, người trông coi thư viện) bảo, trước đây ai muốn đọc sách thì tự mua hoặc lên thư viện trung tâm xã nhưng số lượng sách cũng hạn chế.
Từ ngày có thư viện này, người dân trong thôn, nhất là các em học sinh thường xuyên đến đây đọc sách, mở mang kiến thức và giải trí.
Buổi tối, đây cũng là nơi các bạn sinh viên mở lớp dạy thêm cho học sinh cũng như tổ chức các sinh hoạt văn hóa, đoàn thể. Vào những ngày nghỉ lễ hay cuối tuần, bạn đọc đến thư viện đông hơn.
Với chị Yến, được vào trông coi thư viện Tình quê này là một điều may mắn. Trước đây, người chị của chị Yến sau khi học ra trường không có việc làm, được nhận vào trông coi thư viện này.
Cách đây gần một năm, chị của chị Yến đã có việc làm nên việc trông coi thư viện được giao lại cho chị Yến. Hoàn cảnh gia đình khó khăn nên với mức thu nhập 2,5 triệu đồng/tháng là điều chị Yến mơ ước. Số tiền này có thể giúp chị trang trải cuộc sống gia đình, phụ giúp cha mẹ lo cho đứa em nhỏ ăn học.
Còn với ông Châu, quanh năm lam lũ với mấy sào ruộng cũng chỉ đắp đổi qua ngày, nhưng từ khi được nhận vào trông coi thư viện, cuộc sống gia đình ông đỡ vất vả hơn. Ngoài ra, do hằng ngày tiếp xúc với sách, đọc sách, ông trở thành người nghiện sách từ lúc nào không biết.
Nhiều học sinh rất thích đọc sách ở thư viện Tình quê.
Không chỉ mở thư viện, vợ chồng cụ Hạ còn quan tâm chăm lo những học sinh con nhà nghèo hiếu học. Hằng năm, riêng hai xã Nhơn Khánh và Mỹ Chánh, vợ chồng cụ dành 50 suất quà, mỗi suất trị giá 300.000 đồng trao cho học sinh nghèo vượt khó học giỏi; đồng thời mở quỹ khuyến học động viên các em học sinh thi đỗ điểm cao vào các trường đại học.
Ngoài ra, cứ đến ngày 12 tháng chạp âm lịch, vợ chồng cụ về quê tặng quà cho các cụ già neo đơn, tàn tật ở địa phương, như một cách cảm thông và chia sẻ với những mảnh đời thiếu may mắn.
ĐÌNH PHÙNG.
|
1Giáo dục
| Bộ GDĐT vừa ban hành dự thảo lần 2 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT ban hành kèm theo Thông tư số 04/2017/TT-BGDĐT ngày 25.1.2017.
Nổi bật trong dự thảo này là sửa đổi quy định về chấm bài thi tự luận. Theo đó, quy định cũ Bài thi tự luận chấm thi theo hướng dẫn chấm, đáp án, thang điểm của Bộ GDĐT. Bài thi được chấm theo thang điểm 10, lấy đến 0,25; không quy tròn điểm được thay đổi thành Bài thi tự luận chấm thi theo hướng dẫn chấm, đáp án, thang điểm của Bộ GDĐT. Bài thi được chấm theo thang điểm 10; điểm lẻ của tổng điểm toàn bài được làm tròn đến 2 chữ số thập phân.
Ngoài ra, đối tượng dự thi là thí sinh tự do còn cần phải đảm bảo điều kiện đã tốt nghiệp THCS. Trường hợp không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do bị xếp loại kém về học lực ở lớp 12, phải đăng kí và dự thi kì kiểm tra cuối năm học tại trường phổ thông nơi học lớp 12 hoặc nơi đăng kí dự thi một số môn học có điểm trung bình dưới 5,0, đảm bảo khi lấy điểm bài kiểm tra thay cho điểm trung bình môn học để tính lại điểm trung bình cả năm đủ điều kiện về học lực theo quy định.
Trách nhiệm của các trường ĐH, CĐ cũng được thay đổi. Các trường có trách nhiệm thành lập đoàn cán bộ, giảng viên tham gia phối hợp tổ chức thi tại các Hội đồng thi theo điều động của Bộ GDĐT. Tuy nhiên, kinh phí chi trả cho cán bộ, giảng viên được Bộ GDĐT đào tạo điều động về các địa phương tham gia tổ chức thi sẽ do địa phương chi trả thay vì do các trường đại học, cao đẳng chi trả như quy định trước kia.
Bô GDĐT sẽ lấy ý kiến góp ý đến ngày 20.2 trước khi ban hành quy định chính thức.
Trước đó, Bộ GDĐT cũng đã "chốt" phương án thi THPT quốc gia năm 2018. Theo Bộ GDĐT, sau 3 năm thực hiện đổi mới, đến nay phương thức tổ chức Kì thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ đã đạt được những mục tiêu cơ bản, được xã hội đồng tình đánh giá cao. Do vậy, phương thức tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia trong các năm 2018, 2019, 2020 sẽ được giữ ổn định như năm 2017.
Từ năm 2021 trở đi, các bài thi, môn thi được thiết kế phù hợp với lộ trình triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới; nếu điều kiện cho phép có thể tổ chức cho thí sinh làm bài thi trên máy tính.
Cuối tháng 1 vừa qua, Bộ GDĐT đã chính thức công bố đề thi tham khảo Kỳ thi THPT quốc gia 2018.
Bộ GDĐT cho biết việc giới thiệu đề thi tham khảo tạo điều kiện để giáo viên và học sinh có thể tham khảo, làm quen với định dạng của các đề thi trong quá trình dạy học và ôn tập phục vụ cho kỳ thi THPT quốc gia năm 2018.
HUYÊN NGUYỄN.
|
1Giáo dục
| Maritime Bank mong muốn góp phần xây dựng những ngôi trường khang trang, sạch đẹp, giúp các em học sinh có môi trường học tập, vui chơi tốt hơn. Nguồn kinh phí ủng hộ sẽ được dùng để xây mới 4 phòng học tại xã Hồng Việt và một phần ngân sách để xây mới ngôi trường THCS Hoa Lư (huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình). Đây cũng là một trong những hoạt động vì cộng đồng mà Maritime Bank đã duy trì thực hiện trong nhiều năm qua.
Chia sẻ về việc này, ông Huỳnh Bửu Quang, Tổng Giám đốc Maritime Bank cho biết: Bên cạnh việc đẩy mạnh kinh doanh, nâng cao trải nghiệm cho khách hàng, Maritime Bank luôn chú trọng và có những chương trình hỗ trợ, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng. Maritime Bank hiểu rằng doanh nghiệp chỉ có thể phát triển tốt và bền vững khi cộng đồng xung quanh sung túc, thịnh vượng. Theo ông Quang, ngân hàng đặc biệt quan tâm và hỗ trợ cho các em học sinh bởi các em chính là những chủ nhân tương lai của gia đình và xã hội.
Những phòng học khang trang do Maritime Bank tài trợ xây dựng.
Năm 2017, Maritime Bank cũng đã ủng hộ gần 3 tỷ đồng để cải tạo, xây dựng lại 2 ngôi trường bị hư hại nặng sau bão tại huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh là trường THCS Phương Điền và trường Mầm non Hương Thủy.Maritime Bank cũng đã trang bị máy vi tính cho các em học sinh tại huyện Lệ Thủy - ngôi trường năm nào cũng nhiều lần nằm trong khu vực lụt lội của tỉnh Quảng Bình.
Chương trình Maritime Bank Chắp cánh tương lai cũng được Ngân hàng triển khai từ năm 2012 nhằm động viên, khuyến khích, hỗ trợ các em học sinh nghèo gặp hoàn cảnh khó khăn biết vươn lên trong cuộc sống và học tập. Maritime Bank cam kết sẽ tiếp tục duy trì và mở rộng những hoạt động vì cộng đồng này trong tương lai, cùng chung tay với xã hội để mang lại các giá trị tốt đẹp cho các mầm xanh tương lai của đất nước.
Mai Hoa.
|
1Giáo dục
| Đơn ngành và đa ngành.
Một trong vấn đề được nhiều người đề cập đến là việc nhóm nghiên cứu cố gắng đưa ra một bảng xếp hạng tổng thể cho tất cả các trường mà không tính đến đặc thù của hệ thống giáo dục đại học (ĐH) ở Việt Nam.
GS. TS Nguyễn Hữu Đức, Phó Giám đốc ĐHQG Hà Nội nhận định đây là một trong những điểm còn "hạn chế", và cần phải được cải thiện nếu nhóm tiếp tục theo đuổi việc đưa ra bảng xếp hạng tiếp theo cho các trường ĐH Việt Nam.
" Bộ tiêu chí mà nhóm đưa ra có thể áp dụng cho các trường ĐH đa ngành, đa lĩnh vực thì tạm ổn, nhưng ở Việt Nam, đa số các trường ĐH lại là đơn ngành. Không thể lấy một trường đơn ngành để xếp với trường đa ngành được ".
Bảng xếp hạng 49 trường ĐH Việt Nam được cho là không phù hợp khi "nhốt" chung các trường đơn ngành và đa ngành.
Ông Đức dẫn ví dụ ĐHQG Hà Nội đã tiến hành xếp hạng các trường, khoa thành viên và ngay trong việc xếp hạng "nội bộ" này cũng phải tính đến sự khác biệt giữa các trường khối khoa học xã hội và nhân văn và các trường thuộc nhóm khoa học tự nhiên. Chẳng hạn, với các trường khoa học tự nhiên thì một năm yêu cầu mỗi cán bộ phải có 1 bài báo quốc tế, trong khi khối khoa học xã hội và nhân văn chỉ cần 0,3 bài.
" Lấy số bài báo công bố quốc tế của nhóm khoa học tự nhiên mà xếp cho trường ĐH về kinh tế như Ngoại thương thì chưa hợp lý lắm " - ông Đức nói thêm.
Chia sẻ quan điểm này, ông Nguyễn Hữu Hiền, ĐH Đà Nẵng, một trong 3 thành viên nhóm S4VN từng công bố bảng xếp hạng các trường ĐH dựa trên các công bố quốc tế việc xếp chung các trường đa ngành với các trường đơn ngành thể hiện rất rõ bất cập nhất là với các trường đơn ngành thuộc khối khoa học xã hội và nhân văn.
"Các kết quả nghiên cứu của khoa học xã hội và nhân văn khó được công bố quốc tế, chiếm tỉ lệ nhỏ hơn nhiều so với khoa học tự nhiên và công nghệ. Nghĩa là một trường ĐH chuyên về các ngành khoa học xã hội như Trường ĐH Ngoại thương, Trường ĐH Kinh tế quốc dân thì không thể đem so sánh với các trường ĐH đa ngành hay chuyên về khoa học tự nhiên và công nghệ. Trong khi đó, trọng số về nghiên cứu khoa học dựa trên công bố quốc tế lại chiếm tới 40% nên số điểm của những trường này thấp hơn nhiều mà không hẳn là do năng lực nghiên cứu".
Lẽ ra nhóm xếp hạng đại học Việt Nam nên tách các cơ sở giáo dục ĐH chuyên về khoa học xã hội hoặc định hướng đơn lĩnh vực (như ĐH Y) riêng ra chứ không nên để một bảng chung.
Ông Nguyễn Đức Long, đại diện tại Việt Nam của ĐH Quốc tế Stamford thuộc hệ thống ĐH Quốc tế Laureate thì nhận định, nếu nhìn vào bảng xếp hạng sẽ thấy buồn cười khi thấy Trường ĐH Y Hà Nội xếp dưới Trường ĐH Xây dựng hay xếp trên Trường ĐH Ngoại giao, Trường ĐH Kinh tế quốc dân.
Việc khống tính đến đặc thù của hệ thống giáo dục ĐH của Việt Nam đã khiến tiêu chí "đầu ra" duy nhất trong bộ khung 3 nhóm tiêu chí dùng để xếp hạng của nhóm không phản ánh đúng được thực tế các trường.
" Việc chỉ sử dụng các công bố quốc tế trên danh mục tạp chí ISI sẽ khiến các trường kinh tế, các trường thuộc khối khoa học xã hội và nhân văn không có được số lượng bài báo như khối khoa học tự nhiên dù tính theo cách nào. Sẽ hay hơn nếu chúng ta tính cả những bằng sáng chế và số lượng những ý tưởng, công bố của các trường được triển khai trên thực tế".
Trong buổi tọa đàm tổ chức chiều 6/9, TS Nguyễn Ngọc Anh, thành viên nhóm nghiên cứu cũng đề cập vấn đề này khi khẳng định, việc xếp các trường đơn ngành và đa ngành với nhau "đã là vấn đề".
Tuy nhiên, ông Anh giải thích: " Cái mà nhóm hướng đến là mục đích khác, để các trường thấy rằng nếu mình như thế thì mình có thể làm cái gì tốt hơn cho xã hội. Do đó, dù bảng xếp hạng còn có điều này điều kia thì bọn mình chấp nhận ".
Đối với vấn đề này, ông Phạm Hùng Hiệp, ĐH Văn hóa Trung Hoa (Đài Loan), một thành viên của nhóm S4VN cũng cho rằng, nhóm không nên công bố một bảng xếp hạng tổng mà chỉ công bố bảng xếp hạng thành phần theo từng tiêu chí nhỏ.
Chẳng hạn ở đây nhóm có 10 tiêu chí nhỏ trong 3 nhóm tiêu chí thì nên côgn bố 10 bảng con hơn là 1 bảng tổng thể. "Khi cố gắng dồn vào 1 bảng xếp hạng thì dẫn đến ép dữ liệu của trường vào dẫn đến một số sẽ gượng ép và kết quả quá sai lệch gây ra phản ứng không đáng có như trường hợp của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội".
Đầu vào và đầu ra.
Bộ khung tiêu chí mà nhóm nghiên cứu đưa ra như phép đo để xếp hạng 49 trường ĐH cũng khiến nhiều người băn khoăn.
Ông Phạm Hùng Hiệp cho rằng bộ tiêu chí của nhóm đưa ra dù đã rất nỗ lực trong điều kiện có thể, nhưng vẫn có "thiếu sót". Chẳng hạn như về xếp hạng thì người ta thường lấy "đầu ra", nhưng bộ tiêu chí của nhóm lại lấy khá nhiều tiêu chí "đầu vào" như điểm thi đầu vào, hoặc các tiêu chí mang tính kiểm định chất lượng chứ ít khi khi đưa vào xếp hạng.
Bộ tiêu chí được nhóm tác giả sử dụng để đánh giá được cho là thiếu các tiêu chuẩn đầu ra.
" Việc sử dụng nhiều chỉ số đầu vào hơn là đầu ra khiến bảng xếp hạng không còn chuẩn quốc tế dù nguyên tắc đặt ra của nhóm là theo chuẩn quốc tế ".
Bên cạnh đó, ở một số chỉ số nhóm có thể nỗ lực hơn để mang lại phản ánh toàn diện hơn như chỉ số về quốc tế hóa của các trường, hay việc đếm số bài báo ISI đầy đủ hơn cho các trường trong bối cảnh tên tiếng Anh của các trường ĐH Việt Nam trên các ấn phẩm thường không thống nhất. ". Chẳng hạn ĐHQG TP.HCM có tới 150 tên tiếng Anh khác nhau. Do đó, nếu cố gắng để tầm soát được hết số bài báo khoa học thì điểm số của ĐH này sẽ không 'tệ' như vậy ".
Ông Nguyễn Đức Long cũng có cùng nhận định này khi cho rằng trong 3 nhóm tiêu chí thì có vẻ nhóm tiêu chí về nghiên cứu khoa học là "tương đối chuẩn", vì công bố quốc tế là kết quả "đầu ra" của nghiên cứu. Tuy nhiên, 2 nhóm tiêu chí còn lại về chất lượng giáo dục và cơ sở vật chất dường như không có nhiều yếu tố về đầu ra.
" Vấn đề mà xã hội Việt Nam quan tâm nhất về giáo dục đại học lúc này là sinh viên ra trường có tìm được việc làm không, có làm được việc không và doanh nghiệp đánh giá thế nào về chất lượng sinh viên thì lại không được đưa vào làm tiêu chí " - ông Long nói.
" Nhiều trường tỉ lệ giảng viên có bằng tiến sĩ cao hơn cả các trường nước ngoài nhưng không có ý nghĩa gì nhiều. Thậm chí, tôi biết có nhiều trường 'nuôi' cả một nhóm nghiên cứu, chấp nhận lỗ để một năm 'đẻ' ra các bài báo quốc tế để tính vào thành tích nghiên cứu rồi quảng bá để tuyển sinh, nhưng thực tế những nghiên cứu đó chẳng gắn gì với đào tạo và chất lượng sinh viên cả ".
Nhóm tác giả tại buổi công bố bảng xếp hạng.
GS Nguyễn Hữu Đức thì nhận xét, nhìn chung, nhóm xếp hạng đã có cách tiếp cận tiệm cận với các bảng xếp hạng thế giới khi quan tâm 2 tiêu chí về nghiên cứu khoa học và đào tạo. Tuy nhiên, chỉ tiêu đào tạo thì chỉ tính số lượng cán bộ trên sinh viên và điểm đầu vào thì vẫn thiếu tiêu chí là đánh giá đầu ra.
" Các bảng xếp hạng hiện nay đều lấy ý kiến của nhà tuyển dụng hay các chuyên gia. Một bảng xếp hạng chuẩn phải có 2 nguồn thông tin: Một trường cung cấp và hai là do tổ chức xếp hạng tự đi khai thác lấy. Bên cạnh các báo cáo thì các tổ chức này cũng gửi một loạt thư điện tử để khảo sát ý kiến từ các nhà tuyển dụng tới các chuyên gia " - ông Đức nói. ". Kết quả của nhóm đưa ra hoàn toàn cứng nhắc ở những con số ".
Quá dựa vào các tiêu chí định lượng có sẵn khiến kết quả cuối cùng phụ thuộc mạnh vào chất lượng dữ liệu cũng được GS Lê Bảo Long (ĐH Quebec, Canada) coi là một điểm cần phải lưu ý ở bảng xếp hạng vừa được công bố.
" Các bảng xếp hạng quốc tế dùng cả các tiêu chí định lượng (như số công bố khoa học, số lần trích dẫn,) lẫn định tính dựa trên khảo sát. Chẳng hạn như bảng xếp hạng đều dành một tỉ trọng lớn cho mức độ "uy tín" của các trường ĐH thông qua việc khảo sát người học hoặc các chuyên gia. Như bảng xếp hạng của QS dành đến 40% cho thông số này, bảng xếp hạng THE dành cho uy tín về giảng dạy 15%, uy tín về NCKH 18% " - ông Long cho hay.
Nỗ lực và dũng cảm.
Mặc dù còn nhiều vấn đề phải bàn về việc xây dựng tiêu chí, mức độ tin cậy của kết quả, song hầu hết các chuyên đều khẳng định, cần phải ghi nhận sự nỗ lực và dũng cảm của nhóm chuyên gia khi đưa ra bảng xếp hạng đầu tiên cho các trường ĐH Việt Nam.
Ông Phạm Hùng Hiệp nhận định, bảng xếp hạng là nỗ lực rất lớn của nhóm nghiên cứu trong điều kiện hạn chế cả về nguồn lực con người và tài chính, và đây là điều đáng được ghi nhận. Kể cả một nhóm độc lập khác làm thì cũng khó có thể làm tốt hơn nhiều so với những gì nhóm này đã làm được.
Theo GS Nguyễn Hữu Đức cần phải ghi nhận nỗ lực của nhóm nghiên cứu trong bối cảnh hiện nay.
GS Nguyễn Hữu Đức thì cho rằng, hiện nay, nhu cầu được cung cấp thông tin về chất lượng các trường ĐH của cộng đồng, người học, phụ huynh là rất lớn. Tuy nhiên, trước nay chưa có một bảng xếp hạng nào có nhiều tên các trường ĐH của Việt Nam khiến cộng đồng không có nhiều thông tin để lựa chọn trường cho con em mình. Vì vậy, việc có một bảng xếp hạng "rất Việt Nam" dù còn rất đơn giản để có nhiều tên của trường ĐH Việt Nam vào bảng xếp hạng là rất cần, và điều đó phải khuyến khích.
GS Lê Bảo Long thì nhìn nhận, vẫn tồn tại những vấn đề khó có câu trả lời thỏa đáng cho tất cả các bên liên quan, như phương pháp xếp hạng nên thế nào và độ chính xác của dữ liệu dùng cho việc xếp hạng, song vẫn có thể hy vọng vài mặt tích cực của chuyện xếp hạng này.
" Các trường ĐH Việt Nam có thể sẽ hợp tác tốt hơn trong việc cung cấp số liệu chính xác cho công việc xếp hạng (hy vọng với cả các tổ chức trong nước và quốc tế) trong tương lai. Các trường đã thấy rằng kết quả xếp hạng vừa công bố có ảnh hưởng nhất định, nếu ko muốn nói là khá nghiêm trọng tới uy tín của họ ".
" Có những chuyện tưởng chừng rất đơn giản và nên làm để tạo thương hiệu nhưng nhiều trường ĐH Việt Nam chưa quan tâm làm tốt: một số trường dùng nhiều tên khác nhau, không thống nhất trên các ấn bản quốc tế ".
Ông Long hy vọng bảng xếp hạng này sẽ tạo nên chuyển biến tích cực, tạo thêm động lực cho ĐH Việt Nam như chính nhóm tác giả mong muốn.
Trong khi đó, ông Nguyễn Đức Long cũng khẳng định, bảng xếp hạng được đưa ra rất đúng thời điểm và phải ghi nhận nỗ lực lớn của nhóm nghiên cứu này. Tuy nhiên, với mục tiêu có một bảng xếp hạng để phụ huynh, học sinh tham khảo để chọn trường đại học thì chưa đạt được ý nghĩa như mong muốn.
" Cần tính đến tác động về mặt xã hội khi công bố kết quả của báo cáo xếp hạng vì nó hoàn toàn có thể dẫn đến những chỉ dẫn thiếu tích cực khi hầu hết phụ huynh, học sinh nói chung không phải những nhà chuyên môn để ngồi quan tâm và bàn luận về sự đúng đắn của tiêu chí " - ông Long nói. ". Cần phải có cái nhìn bình tĩnh với những bảng xếp hạng như thế này ".
PGS.TS Đỗ Văn Xê, Phó Hiệu trưởng, Trường ĐH Cần Thơ: "Có trong bảng xếp hạng nhưng không thấy ai xuống trường hỏi điều gì".
Việc xếp hạng nào cũng gây tranh cãi, nhưng tôi không xem việc xếp hạng làn này là quan trọng, dù theo bảng này thì Trường ĐH Cần Thơ đứng ở vị trí kha khá.
Trường ĐH Cần Thơ làm tất cả mọi thứ không phải để đứng thứ hạng cao. Những gì chúng tôi có về cơ sở vật chất, nhân lực, đội ngũ... là để mang lại hiệu quả cao trong đào tạo, sinh viên ra trường có việc làm và trách nhiệm xã hội của một trường đại học.
Mỗi trường đại học đều có một đặc thù riêng nên việc xếp hạng chỉ mang tính tương đối, dù qua bảng xếp hạng này cũng thấy được chỗ này hơn chỗ kia.
TS. Lê Chí Thông, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa TP.HCM: "Cần làm rõ nhóm xếp hạng có vị trí, kinh nghiệm gì".
Tôi không biết nhóm xếp hạng đã phân tích các tiêu chí để xếp hạng như thế nào, và đặc biệt những người trong nhóm xếp hạng có vị trí, vai trò gì, kinh nghiệm ra sao. Điều này cần phải làm rõ.
Tại Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, hiện tại chúng tôi đang giá ngoài theo tiêu chuẩn của AUN-QA. Chúng tôi biết tổ chức AUN như thế nào, bộ tiêu chuẩn đánh giá cấp trường của AUN ra sao. Như vậy, khi đánh giá tiêu chí nào đạt, tiêu chí nào không đạt là rõ ràng chứ không thể nói chung chung được.
Tôi cũng khá băn khoăn về việc trong bảng xếp hạng ở tiêu chí nghiên cứu khoa học nổi lên một số trường không có tiếng tăm. Về nguyên tắc, nếu người nghiên cứu thuộc trường nào, dù là giảng viên chính, thỉnh giảng hay hợp đồng khi công bố các công trình khoa học ghi tên trường là đúng. Các trường đại học cũng không phải là không có cách để tăng số lượng bài báo khoa học, chỉ là những trường này họ đầu tư cho khoa học từ gốc hay từ ngọn.
Và nếu có bất kỳ cuộc xếp hạng nào, thì nên để trường thành viên của hai đại học quốc gia đứng riêng từng trường chứ không thể gom vào một mối.
Lê Huyền ghi.
Lê Văn.
|
1Giáo dục
| Dao động 4,5 6,5 điểm.
Cụ thể, theo phân tích của Bộ GDĐT, dạng phổ điểm của tất cả các bài thi, môn thi gần với phân phối chuẩn, điều này chứng tỏ các đề thi đánh giá sát với chuẩn đầu ra chương trình lớp 12 của các môn học, phân loại, phân hóa rõ ràng, sát thực năng lực của thí sinh... Hầu hết các bài thi, môn thi đều có điểm trung bình từ 4,5 6,5 điểm, giá trị của điểm trung bình gần sát với điểm trung vị, điều đó chứng minh tính chuẩn hóa của các đề thi trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2017. Ở một số bài thi, môn thi, có nhiều thí sinh đạt điểm tuyệt đối nhưng chủ yếu tập trung ở các tỉnh có truyền thống hiếu học.
Tuy nhiên, số lượng thí sinh đạt điểm 0 và điểm nhỏ hơn hoặc bằng 1 (điểm liệt) cũng tương đối lớn và có ở hầu hết các bài thi, môn thi. Điểm trung bình dưới 5 của hầu hết các bài thi, môn thi đều chiếm tỷ lệ khoảng từ 40 60%. Điều này cho thấy phổ điểm được phân tán tương đối rộng, đánh giá đúng năng lực của các thí sinh, giảm thiểu đáng kể hiện tượng đoán mò trong các bài thi trắc nghiệm khách quan.
Thứ trưởng Bộ GDĐT Bùi Văn Ga đánh giá, mức điểm phân bổ như thế này sẽ thuận lợi hơn cho thí sinh và cả các trường ĐH, CĐ trong việc xét tuyển: Nếu phổ điểm 3 môn trong tổ hợp đều, đường đồ thị không bị dốc bất cứ điểm nào thì việc chọn điểm chuẩn sẽ thuận lợi. Khi đó, nếu trường có tăng nửa điểm hoặc giảm nửa điểm trong điểm chuẩn trúng tuyển thì lượng thí sinh cũng không tăng, không giảm nhiều. Đó là điều mà các trường ĐH rất mong muốn để không phải áp dụng đến giải pháp dùng tiêu chí phụ ông Ga nói.
Ông Ga cũng thông tin, số lượng thí sinh điểm cao (9, 10 điểm) và điểm thấp (0, 1, 2 điểm) cũng không quá nhiều hay quá ít như mọi năm nên các trường sẽ thuận lợi hơn trong việc xét tuyển. Nhiều năm tổ chức thi "3 chung", mức điểm sàn chỉ dao động từ 14 15 điểm các khối thi, tương đương với 3 môn thi đạt 5 điểm. Điểm sàn đã ổn định nhiều năm nay và không thể thay đổi một cách đột biến, chính vì vậy thí sinh không cần quá lo lắng.
Điểm cao lại khó xử.
Sau khi biết điểm thi, không ít thí sinh rơi vào tình huống bất ngờ điểm các tổ hợp môn thi đạt cao trong khi trước đó không đăng ký xét tuyển vào ĐH, CĐ.
Dựa vào phổ điểm, Thứ trưởng Bùi Văn Ga lưu ý thí sinh cách phân tích để đưa ra quyết định thay đổi nguyện vọng xét tuyển: Ví dụ toán, lý, hóa đồ thị dịch tay phải nhiều hơn thì năm nay điểm chuẩn vào các trường nào đó sẽ dịch lên, hoặc nếu nằm tay trái (thấp hơn) thì điểm chuẩn có thể thấp hơn. Vì vậy có nhiều thông số cho các em quyết định, để các em có lựa chọn phù hợp nhất cần tư vấn của phụ huynh.
Vừa biết điểm thi THPT quốc gia, trong đó tổ hợp môn thi khối C (văn sử - địa) được 19 điểm, em Vũ Thị H (Quỳnh Phụ, Thái Bình) cứ ngồi ngẩn ngơ cả buổi mà không biết mình... nên cười hay nên khóc. Hương cho biết, lực học của em ở mức trung bình, em cũng chỉ nghĩ thi đỗ lấy bằng THPT để xin vào làm công nhân nên không đăng ký xét tuyển ĐH.
Không ngờ tổ hợp môn khối C em được cao thế. Mọi người đều bảo mức điểm này có thể trúng tuyển nhiều trường ĐH tốt, em mà không xét tuyển thì rất đáng tiếc. Giờ em lăn tăn quá, không biết mình chưa đăng ký thì có xét tuyển được nữa không? H nói.
Tương tự H, em Nguyễn Duy Phương (Yên Thế, Bắc Giang) cũng đạt được 20 điểm ở tổ hợp môn khối A. Ban đầu vì nghĩ mình cùng lắm chỉ được 16 - 17 điểm nên đã chủ động không nộp hồ sơ xét tuyển. Giờ người thì bảo xét tuyển đi, người thì bảo thôi đâm ra em cũng rối Phương nói.
Theo quy định của Bộ GDĐT, trong mẫu phiếu đăng ký dự thi THPT quốc gia và xét tuyển vào ĐH, CĐ năm nay, thí sinh bắt buộc phải đánh dấu X vào mục số 9 nếu có nguyện vọng dùng kết quả thi để xét tuyển. Chính vì vậy, những thí sinh không đăng ký tham gia xét tuyển thì sau khi công bố điểm chỉ được xét tuyển công nhận tốt nghiệp.
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ GDĐT Bùi Văn Ga, những thí sinh này vẫn được tham gia xét tuyển các đợt bổ sung do trường tự thực hiện sau khi đợt 1 xét tuyển kết thúc. Các thí sinh này còn có thêm cơ hội xét tuyển bằng học bạ ở rất nhiều trường ĐH, CĐ trong cả nước.
|
1Giáo dục
| Vừa biết điểm thi THPT quốc gia, trong đó tổ hợp môn thi khối C (Văn Sử - Địa) được 19 điểm, em Vũ Thị H (Quỳnh Phụ - Thái Bình) cứ ngồi ngẩn ngơ cả buổi mà không biết mình.... nên cười hay nên khóc. Hương cho biết, lực học của em ở mức trung bình, em cũng chỉ nghĩ thi đỗ tốt nghiệp THPT quốc gia, lấy bằng cấp 3 để xin vào làm công nhân trong khu công nghiệp nên không đăng ký xét tuyển ĐH.
Được điểm cao, nhiều thí sinh bối rối vì trước đó không đăng ký xét tuyển ĐH CĐ (ảnh minh họa: IT).
Không ngờ tổ hợp môn khối C em được cao thế. Mọi người đều bảo mức điểm này có thể trúng tuyển ở nhiều trường ĐH tốt, em mà không xét tuyển thì rất đáng tiếc, nhiều bạn mơ cũng không được như thế. Giờ em lăn tăn quá, không biết mình chưa đăng ký thì có xét tuyển được nữa không? Có nên đi học không? H nói.
Tương tự H, em Nguyễn Duy Phương (Yên Thế - Bắc Giang) cũng đạt được 20 điểm ở tổ hợp môn khối A: Nếu tính cả điểm cộng thì điểm của em thừa sức trúng tuyển nhiều trường ĐH. Nhưng ban đầu vì nghĩ mình không bao giờ được mức điểm như thế, cùng lắm cũng chỉ được 16 - 17 điểm nên đã chủ động không nộp hồ sơ xét tuyển mà học xong đi bộ đội rồi về lái xe taxi cho bố. Giờ cả nhà em đang loạn lên, người thì bảo xét tuyển đi, người thì bảo thôi. Rồi các anh chị tìm hiểu, khuyên bảo nên học ngành này, ngành kia. Em cũng rối vì không đăng ký trước giờ có xét tuyển được không? Kể mà chỉ vừa điểm đỗ tốt nghiệp thì... đỡ phải suy nghĩ Phương cười.
Theo quy định của Bộ GD ĐT, trong mẫu phiếu đăng ký dự thi THPT quốc gia và xét tuyển vào ĐH, CĐ năm nay, thí sinh bắt buộc phải đánh dấu X vào mục số 9 nếu có nguyện vọng (NV) dùng kết quả thi để xét tuyển. Chính vì vậy, với những thí sinh không đăng ký tham gia xét tuyển thì sau khi công bố điểm chỉ được xét tuyển công nhận tốt nghiệp còn trong dữ liệu tuyển sinh gửi cho các trường ĐH CĐ các thí sinh này đã bị loại ra khỏi danh sách đăng ký xét tuyển.
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ GD ĐT Bùi Văn Ga, những thí sinh này vẫn được tham gia xét tuyển các đợt bổ sung do trường tự thực hiện sau khi đợt 1 xét tuyển kết thúc. Các em vẫn được cấp giấy chứng nhận kết quả thi THPT quốc gia bản gốc để có thể nhập học nếu trúng tuyển ở đợt bổ sung. Ngoài ra, các thí sinh này còn có thêm cơ hội xét tuyển bằng học bạ ở rất nhiều trường ĐH CĐ trong cả nước. Thời gian các trường thực hiện xét tuyển bổ sung ngay sau khi kết thúc đợt 1, bắt đầu từ ngày 13.8.
Tùng Anh.
|
1Giáo dục
| Đáng báo động.
Trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk những năm gần đây, trẻ em là con em đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) bỏ học đi lao động tại các tỉnh, thành phía nam như: TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai ngày càng tăng. Điều đáng buồn là chính cha mẹ các em vì điều kiện kinh tế khó khăn nên chấp nhận cho con em mình đi làm khi chưa đủ tuổi thành niên.
Một trong những huyện có trẻ em bỏ học đi lao động tại các tỉnh thành phía nam tăng nhanh là huyện Krông Bông, Đắk Lắk.
Ông Trần Ngọc Hùng, Phó trưởng phòng Lao động -Thương binh và Xã hội huyện Krông Bông cho biết: Thực trạng trẻ em nghỉ học đi làm việc ở các khu công nghiệp, hoặc phục vụ các nhà hàng, các hộ sản xuất kinh, doanh nhỏ tại các tỉnh thành phía nam đã diễn ra từ lâu nhưng rộ lên vào cuối năm 2014 đến nay.
Mặc dù ngành Lao động, thương binh và Xã hội đã phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể tuyên truyền, vận động, giải thích. Thậm chí xử lý những sai phạm về pháp luật trong tuyển dụng lao động trẻ em chưa đủ tuổi lao động nhưng vẫn không ngăn chặn được tình trạng này. Từ đầu năm 2017 đến nay , toàn huyện có 135 em (từ 10-16 tuổi) bỏ học. Trong đó, 42 trẻ em nghỉ học đi lao động ở thành phố Hồ Chí Minh.
Học sinh bỏ học đi làm sớm ở huyện Krông Bông đã dần dần quay lại lớp học.
"Để giải quyết dứt điểm tình trạng trẻ em nghỉ học đi lao động sớm, theo ông Hùng bên cạnh việc nâng cao nhận thức cho các gia đình về quyền trẻ em, còn cần có sự vào cuộc quyết liệt của toàn xã hội, đặc biệt phải giải bài toán kinh tế cho các hộ gia đình khó khăn tại vùng sâu, vùng xa để họ yên tâm cho con em mình tiếp tục theo học, mà không bị dụ dỗ nghỉ học đi lao động sớm như thời gian vừa qua. Đây là vấn đề lớn phải có chính sách từ trung ương, từ tỉnh còn riêng huyện Krông Bông khó thực hiện triệt để bài toán này", ông Trần Ngọc Hùng chia sẻ.
Tìm hiểu thực tế tại các hộ dân cho thấy, đa số các em bỏ học đi lao động khi chưa đến tuổi lao động là những hộ nghèo, hộ có kinh tế gặp khó khăn.
Ông Lê Văn Hồng (dân tộc Mông), ở thôn Noh Prông, xã Hòa Phong, huyện Krông Bông cho biết: Đầu năm, được một người quen giới thiệu cho con đi làm để có tiền phụ giúp gia đình nêm ông đã cho 2 con là Lê Văn Cải 10 tuổi và Lê Văn Khương 15 tuổi đi thành phố Hồ Chí Minh làm nghề may cho hộ kinh doanh nhỏ. Trái với hứa hẹn việc làm nhẹ lương cao, chỉ sau 2 tháng, do không chịu được điều kiện làm việc khắc nghiệt nên các con ông nhiều lần gọi điện cầu cứu.
Ông Hồng phải vay tiền vào thành phố Hồ Chí Minh chuộc hai con về thoát khỏi động lạm dụng lao động trẻ em.
Cũng vì cảnh nghèo, ông Lê Văn Tỏa, ở thôn Noh Prông, xã Hòa Phong, huyện Krông Bông cho đứa con gái 13 tuổi nghỉ học đi làm xa, nhưng ông không biết con mình hiện giờ làm gì ở đâu, chỉ lâu lâu nghe con gọi điện về than vãn cuộc sống cơ cực nơi đất khách quê người. Ông Tỏa kể lại: Nghe con gái nói làm việc khổ lắm, làm cả ngày không được nghỉ. Bắt đầu làm việc từ 6 giờ sáng đến 11h trưa nghỉ đến 12h làm việc cho đến 7h tối, tắm rửa, ăn cơm xong làm đến 12h đêm, không có thời gian nghỉ ngơi còn bị ép công nữa. Thương con nhưng không biết làm thế nào.
Lớp học tại điểm trường Buôn Ngô A,trường Tiểu học xã Hòa Phong Krông Bông,Đắk Lắk học sinh đã trở lại lớp.
Về thực trạng này, ông Nguyễn Văn Tâm, Chủ tịch UBND xã Cư Pui, huyện Krông Bông nhân định: Tuy nhà nước đã có các chính sách hỗ trợ dành cho con em vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhưng vì cuộc sống khó khăn nhiều gia đình vẫn để con mình nghỉ học đi làm ở tuổi 11-12. Trong đó, Chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số có điều kiện kinh tế gia đình khó khăn. Khi chính quyền địa phương phát hiện, tổ chức đoàn đến vận động cha mẹ các em liên hệ với chủ sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động đưa các em về nhưng vì thu nhập vì đời sống nên họ không gọi các em về.
Một thực tế đáng lo ngại là nhiều gia đình đã thiếu hiểu biết nên khi đồng ý cho con em mình đi lao động đã ký vào những cam kết, nhưng họ không hề biết nơi ăn chốn ở, điều kiện sinh hoạt cũng như công việc của con em mình như thế nào. Chỉ khi các con gọi điện về cầu cứu vì không thể chịu đựng được môi trường làm việc khắc nghiệt thì họ mới nhận ra, nhưng không thể đưa con về vì không có tiền chuộc do vi phạm hợp đồng. Vì vậy, nhiều gia đình đang sống trong thấp thỏm đưa con về không được để con lại không xong.
Giải pháp nào để hạn chế thực trạng trên (?).
Trước thực trạng này, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk đã phối hợp với Sở Lao động Thương binh và xã hội thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh có trẻ em Đắk Lắk làm việc đến tận nơi để nắm bắt tình hình ăn ở, làm việc để động viên các em, yêu cầu chủ sử dụng loa động phải tạo điều kiện tốt nhất để các em trở lại với gia đình, trở lại với trường học.
Tại địa phương chính quyền, các ban ngành đoàn thể liên quan như: trường học, Hội phụ nữ, mặt trận tổ quốc, công an đã đến các gia đình tuyên truyền vận động, giải thích, thậm chí xử lý theo quy định của pháp luật, nhưng vẫn không ngăn chặn được việc trẻ em bỏ học đi làm khi chưa đủ tuổi lao động bởi cuộc sống của họ đang gặp nhiều khó khăn.
Lãnh đạo trường Buôn Ngô A, trường Tiểu học xã Hòa Phong,huyện Krông Bông đang trao đổi với phóng viên.
Dự báo sau kỳ nghỉ hè này, số trẻ em trong độ tuổi đến trường sẽ bỏ học nhiều hơn để đi lao động kiếm kế sinh nhai, phụ giúp gia đình. Đây là vấn đề nan giải mà năm học nào ngành giáo dục Đắk Lắk cũng gặp phải nhưng chưa có phương pháp giải quyết hữu hiệu.
Ngọc Anh.
|
1Giáo dục
| Cô giáo Nguyễn Thị Hợi là giáo viên trường phổ thông cơ sở Bản Sen, xã đảo Bản Sen, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh).
Cô giáo có nhiều đóng góp cho trường cũng như hướng dẫn học sinh thi Học sinh giỏi cấp huyện, tỉnh và là một trong những giáo viên được tuyên dương trong chương trình Chia sẻ cùng thầy cô năm 2016.
Cô Hợi sinh năm 1966, đến nay cô đã gắn bó gắn bó với sự nghiệp giáo dục hơn 30 năm. Trong suốt quãng đời làm nghề giáo, cô Hợi đã dồn hết tâm huyết cho nghề nghiệp và học trò vùng biển đảo huyện Vân Đồn, Quảng Ninh.
Còn nhớ những ngày cô Hợi mới ra đảo công tác, điện, đường không có, nước sạch cũng không, khó khăn thiếu thốn đủ bề, khiến việc dạy - học của thầy và trò càng thêm khó khăn vất vả.
Cô Nguyễn Thị Hợi thừa nhận giảng dạy bộ môn Hóa - Địa nhưng không dạy được môn Sinh (Ảnh: Báo Tiền phong).
Do địa bàn xã không có chợ nên đầu tuần ra đảo các cô giáo lại mang theo gạo và thức ăn dự trữ cho cả tuần.
Cuộc sống thiếu thốn về vật chất cùng với nỗi buồn phải xa người thân là khó khăn lớn nhất với những giáo viên "cắm đảo" như cô Hợi.
Đã có những lúc, cô nản lòng và định bỏ cuộc. Nhưng rồi chính sự hồn nhiên, vô tư và hiếu học của các em học sinh đã níu chân cô lại và cô đã gắn bó với vùng đất đảo này cho đến ngày hôm nay.
Được biết, cô Hợi giảng dạy bộ môn Hóa - Địa, thường xuyên tổ chức cho học sinh ôn thi học sinh giỏi các cấp. Ngoài ra, cô còn là người sáng tạo ra nhiều hoạt động ngoại khóa thú vị cho học sinh.
Điển hình như việc cô và các em học sinh mới thực hiện đề tài Quảng bá tiềm năng du lịch xã đảo Bản Sen.
Công trình nghiên cứu này đã đạt giải ba cấp huyện, với ý nghĩa thực tiễn lớn, có thể ứng dụng để tăng cường phát triển du lịch địa phương, phát triển kinh tế.
Tuy đã 50 tuổi nhưng ngay khi xã đảo có điện, cô Hợi đã tìm hiểu thêm và đi học khóa học ngắn hạn về Tin học để thành thạo trong việc soạn giáo án điện tử.
Ngay sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố dự thảo 20 môn học/hoạt động giáo dục từ cấp tiểu học đến trung học phổ thông để xin góp ý của xã hội trong thời gian 2 tháng và thời gian qua Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã có loạt bài phân tích về việc "tích hợp" Lịch sử với Địa lý; Vật lý, Hóa học với Sinh học trong chương trình sách giáo khoa phổ thông mới bậc trung học cơ sở gây khó khăn gì cho giáo viên ở cơ sở.
Chia sẻ với Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, cô Hợi cho hay:
Khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ gây nhiều khó khăn cho giáo viên vùng xã đảo như chúng tôi đặc biệt là ở nội dung tích hợp liên môn.
Tôi giảng dạy bộ môn Hóa - Địa nhưng tôi không dạy được môn Sinh.
Chúng tôi là những giáo viên được đào tạo đơn môn mà giờ muốn đứng lớp dạy đa môn thì cần phải được đi tập huấn, nhưng tập huấn rồi không phải ai cũng tự tin giảng dạy tích hợp liên môn.
Lúc này, dư luận băn khoăn, nếu ban soạn thảo chương trình mới tự tin và quả quyết về phương án "tích hợp" Lịch sử với Địa lý; Vật lý, Hóa học với Sinh học thì cũng nên tìm cách giúp giáo viên hiểu về cách dạy tích hợp để họ an tâm công tác.
Thanh Sơn.
|
1Giáo dục
| Quà Tết chỉ là những tấm chân tình của học trò và phụ huynh dành cho họ. Trong tâm khảm họ luôn ước mong những điều tốt đẹp nhất đến với các em học sinh và Tết này các em lại ăm ắp niềm vui đủ đầy.
Xa gia đình dạy học miền sông nước.
Sinh năm 1966 với hơn 20 năm dạy học trên huyện đảo Ngọc Hiển (Cà Mau) nhưng cô Nguyễn Bạch Yến Phương - giáo viên của điểm trường Dinh Hạ, Trường Tiểu học 1 Tân Ân chưa biết đến khái niệm thưởng Tết hay quà tặng của học sinh, phụ huynh là gì. Cả cuộc đời gắn bó với sự nghiệp "trồng người" nơi đất đảo, cô Nguyễn Bạch Yến Phương chỉ có một tâm niệm đó là, học sinh được đầy đủ hơn, no ấm hơn và không còn khoảng cách giáo dục giữa đất liền và đảo.
Chẳng thế mà, ngày Tết cô và các đồng nghiệp thường trích một phần lương của của mình để tặng quà cho các em có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn. Hễ nghe được chương trình quà tặng ở đâu là cô liên hệ để học sinh của mình được thụ hưởng. "Những ngày này, chúng tôi thường tất bật lo Tết cho trò. Chúng tôi làm tất cả những gì có thể, miễn là tốt cho các em học sinh thân yêu" - cô Nguyễn Bạch Yến Phương bộc bạch.
Qua tìm hiểu được biết, cô Nguyễn Bạch Yến Phương sinh năm 1966, sau khi tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm Tiền Giang, thời gian đầu, cô về công tác ở huyện Năm Căn. Đến năm 1994, cô tình nguyện rời xa gia đình về miền sông nước là huyện đảo Ngọc Hiển để công tác.
Cô Nguyễn Bạch Yến Phương nhớ lại: Còn nhớ ngày đầu đặt chân đến Tân Ân - một miền quê mà dân gian hay có câu ví muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lềnh tựa bánh canh. Ngày ấy cô mới ngoài hai mươi tuổi, cuộc sống vẫn còn mộng mơ, vậy mà hiện thực trước mặt cô chỉ mênh mông toàn là sông nước, cầu khỉ. Trong khi đó, từ bé cho tới lúc cô trưởng thành cô chưa từng đặt chân lên cầu khỉ. "Ngay lập tức, trong tôi đã mường tượng ra rất nhiều khó khăn phía trước. Tôi cảm thấy hoang mang và lo lắng. Có lần khi đi dạy, tôi bị ngã xuống sông, học trò phải nhảy xuống cứu giúp" - cô Nguyễn Bạch Yến Phương tâm sự.
Năm tháng trôi qua, cô quen dần với cuộc sống nơi đây và trở nên gắn bó, yêu thương mảnh đất này. Cô đã vượt qua nỗi sợ hãi khi đặt chân đến đây và chính những năm tháng ấy đã trở thành kỷ niệm, trở thành động lực để cô tiếp tục hành trình "gieo chữ" của mình.
"Tôi nguyện cống hiến hết mình cho sự nghiệp giáo dục vùng đất đảo này. Quan điểm của tôi là, không chỉ dạy các em kiến thức văn hóa mà còn hướng dẫn các em phát triển kỹ năng, đơn giản là khuyến khích các em đi học chuyên cần, rèn luyện nền nếp học tập, tránh xa các tệ nạn xã hội, giữ gìn sức khỏe, biết tự chăm sóc bản thân..." - cô Nguyễn Bạch Yến Phương bộc bạch.
Hy sinh niềm vui riêng gắn bó với xã đảo.
Cũng sinh năm 1966, cô giáo Nguyễn Thị Hợi đã có 30 năm công tác ngoài xã đảo. Hiện cô đang là giáo viên Trường Phổ thông cơ sở Bản Sen, xã đảo Bản Sen (Vân Đồn, Quảng Ninh). Cô Nguyễn Thị Hợi cho hay: Ngày mới ra đảo dạy học, điện, đường không có, nước sạch cũng không, khó khăn thiếu thốn đủ bề, khiến việc dạy - học của thầy và trò càng thêm khó khăn vất vả.
Đã có những lúc, cô nản lòng và định bỏ cuộc. Nhưng rồi chính sự hồn nhiên, vô tư và hiếu học của các em học sinh đã níu chân cô lại và cô đã gắn bó với vùng đất đảo này cho đến ngày hôm nay. Dạy học ngoài đảo, đồng nghĩa với việc cô Nguyễn Thị Hợi đã phải hi sinh nhiều niềm vui riêng.
Cô kể: Ngày trước, nhiều học sinh muốn bỏ học để theo bố mẹ đi biển, cô đã phải trực tiếp "đi từng ngõ, gõ từng nhà" để tuyên truyền, vận động các em đến trường. Cô Nguyễn Thị Hợi cho biết, hiện nay, xã đảo Bản Sen đã có điện lưới, trường lớp đã được đầu tư khang trang hơn. Song so với đất liền, thì giáo viên và các em vẫn còn có nhiều khó khăn, vất vả. Ở trường, cô và các đồng nghiệp phải tăng gia sản xuất như: Trồng rau, nuôi gà, vịt để cải bữa ăn hàng ngày.
Nói về ngày Tết, cô Nguyễn Thị Hợi hồ hởi chia sẻ: Quà tặng đơn giản chỉ là những lời chúc vẫn còn vụng về của phụ huynh và các em học sinh nhưng lại rất đỗi chân thành, đáng trân trọng. Có gia đình còn tặng cô giáo vài con cá biển để ăn Tết. "Tết của những giáo viên như chúng tôi đơn giản là vậy. Song đó là tình cảm không gì có thể sánh được. Và chính những điều giản dị, thân thương ấy đã là điểm tựa giúp tôi vượt qua khó khăn và nguyện cống hiến hết mình cho sự nghiệp giáo dục vùng đảo" - cô Nguyễn Thị Hợi trải lòng.
"Cuộc sống tuy vất vả nhưng tôi cảm thấy vui và hạnh phúc. Tôi thấy hài lòng và không hối hận vì sự lựa chọn của mình. Ở đây phụ huynh, học sinh sống rất tình cảm, biết thương yêu lẫn nhau và luôn kính trọng thầy, cô giáo". Cô Nguyễn Thị Hợi.
Sỹ Điền.
|
1Giáo dục
| Thời gian học của sinh viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM rút từ 5 năm xuống còn 4 năm - Ảnh: Đào Ngọc Thạch.
Học đại học còn 3 năm rưỡi.
Cuối năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân mới. So với trước kia, thời gian đào tạo bậc ĐH sẽ rút ngắn từ 4 - 6 năm xuống còn 3 - 5 năm. Thời gian đào tạo CĐ thay vì ấn định 3 năm, nay là 2 - 3 năm. Thực hiện chủ trương này, một số trường ĐH bắt đầu rút ngắn thời gian đào tạo xuống còn 3,5 - 4 năm ngay trong năm học mới này.
Theo đó, sinh viên khóa mới nhập học vào Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM sẽ bắt đầu theo học chương trình rút ngắn còn 3,5 năm (bậc ĐH) và 2,5 năm (bậc CĐ). So với trước đây, thời gian học được rút ngắn nửa năm.
Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM cũng áp dụng đồng loạt thời gian đào tạo tất cả các ngành là 3,5 năm. Trước đó, từ năm 2016, sinh viên các ngành khối kinh tế, ngôn ngữ và xã hội của Trường ĐH Mở TP.HCM cũng chỉ học 11 học kỳ, tương đương 3,5 năm (giảm nửa năm so với trước đó).
Tương tự, Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM cũng rút ngắn thời gian đào tạo của các ngành xuống còn 4 - 4,5 năm. Trong đó, đáng chú ý là ngành kỹ thuật xây dựng công trình giao thông vốn được đào tạo 5 năm thì nay rút xuống còn 4,5 năm. 70% số ngành khác được rút ngắn thời gian học từ 4,5 xuống còn 4 năm. Riêng các ngành khối kinh tế thì giữ nguyên 4 năm.
Trước đó, một số trường đào tạo khối ngành kỹ thuật như Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM cũng đã chủ động cắt giảm chương trình từ 5 xuống còn 4 năm trên cơ sở tích hợp chương trình đào tạo.
Sinh viên phải làm việc nhiều hơn.
Để rút ngắn thời gian đào tạo, các trường đều phải sắp xếp và bố trí lại chương trình học theo hướng phù hợp hơn. Tiến sĩ Trần Thiện Lưu, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, cho biết trường đã cơ cấu lại các môn thuộc chương trình cơ bản cho phù hợp hơn. Chẳng hạn, trước đây môn toán cơ bản gồm 10 tín chỉ bắt buộc, nay chỉ còn 5 tín chỉ bắt buộc và 5 tín chỉ thuộc học phần tự chọn.
Trong khi đó, thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Phó giám đốc Trung tâm tuyển sinh và quan hệ doanh nghiệp Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, nói: Dù rút ngắn thời gian nhưng trường vẫn giữ nguyên 120 tín chỉ nên sẽ có thay đổi trong sắp xếp các môn học. Chẳng hạn, môn giáo dục thể chất thay vì bố trí trong chương trình học chính khóa như trước thì nay chuyển thành hoạt động ngoại khóa và câu lạc bộ. Sinh viên có thể chủ động thời gian rảnh để tham gia rèn luyện và tích lũy tín chỉ.
PGS-TS Nguyễn Minh Hà, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Mở TP.HCM, cho rằng trường phải rà soát và điều chỉnh toàn bộ chương trình đào tạo. Từ năm học này, sinh viên sẽ tham gia kiến tập, thực tập và làm báo cáo thực tế ở từng môn học cụ thể. Vì vậy sinh viên phải làm việc nhiều hơn trước đây để có thể đáp ứng được việc học.
Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM cũng thực hiện theo cách tương tự. Tiến sĩ Phạm Tấn Hạ, Phó hiệu trưởng nhà trường, thông tin, dù rút ngắn nửa năm so với trước đây nhưng vẫn phải đảm bảo số lượng tín chỉ tối thiểu 120 cho toàn chương trình. Do vậy cách làm của trường là bố trí tăng số lượng tín chỉ ở mỗi học kỳ, sinh viên phải làm việc nhiều hơn để đảm bảo kiến thức không đổi.
Tiến sĩ Phạm Tấn Hạ nhìn nhận, rút ngắn chương trình đào tạo sẽ tạo cơ hội cho sinh viên tìm việc làm tốt hơn và đi làm sớm hơn. Tuy nhiên việc rút ngắn này cần đi đôi với thiết kế lại chương trình, bố trí môn học phù hợp mới đảm bảo hiệu quả đào tạo.
Hà Ánh.
Hà Ánh.
|
1Giáo dục
| Trong kỳ tuyển sinh riêng tháng 5: Trường ĐH Việt Đức sẽ triển khai tuyển sinh 5 ngành cử nhân gồm: Kỹ thuật điện và công nghệ thông tin (EEIT) 80 chỉ tiêu; Kỹ thuật cơ khí (ME) 70 chỉ tiêu; Khoa học máy tính (CS) 80 chỉ tiêu, Tài chính và Kế toán (BFA) 70 chỉ tiêu; Quản trị kinh doanh (BBA) 70 chỉ tiêu.
Điều kiện dự tuyển là thí sinh có học bạ hoặc bảng điểm THPT trong các năm học 10, 11 và học kì 1 lớp 12 (đối với kỳ tháng 5) và cả năm lớp 12 (đối với kỳ tháng 7), nhưng thí sinh phải đạt điểm trung bình từ 7.0 các môn học Toán, Vật Lý, Hóa, Sinh học, Ngoại ngữ và Ngữ văn trong các năm học 10, 11 và HK1 lớp 12.
Quy trình dự tuyển cụ thể như sau: Đối với thí sinh mang quốc tịch Việt Nam sẽ chuẩn bị học bạ THPT; Bảng điểm lớp 10, 11, 12 (Đối với thí sinh chưa hoàn thành lớp 12 tại thời điểm nộp đơn thì sử dụng bảng điểm học kì 1 lớp 12); Chứng chỉ tiếng Anh quốc tế nếu có (tương đương TOEFL 450 PBT/TOEFL 45 iBT/ IELTS 5.0 hoặc cao hơn).
Thí sinh tuyển thẳng sẽ nộp phiếu đăng ký tuyển thẳng và chứng nhận theo quy định của Bộ GD-ĐT.
Đối với thí sinh quốc tế, ngoài những yêu cầu về hồ sơ thông thường sẽ nộp bổ sung thư giới thiệu từ trường THPT mà thí sinh tốt nghiệp; Chứng chỉ SAT, AL/AS, IGCSE, ISC.
Sau khi nộp hồ sơ thí sinh tham dự kỳ thi TestAs ( đây là bài kiểm tra để đánh giá khả năng học đại học của sinh viên nước ngoài tại Đức); Thực hiện hiểm tra kiến thức cơ bản (Core-test) để đánh giá khả năng nhận thức một cách tổng quát; Thực hiện kiểm tra kiến thức chuyên ngành bằng hình thức viết trong khoản thời gian từ 145 150 phút; Thi Tiếng Anh (onSet) (kiểm tra ngôn ngữ trực tuyến).
Đối với những thí sinh đã có các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương và còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ sẽ được miễn kỳ thi tiếng Anh (onSet) (Ielts 5.0 hoặc TOEFL 440 (PBT) hoặc TOEFL 42 (iBT)).
Về việc tuyển sinh vào tháng 7/2018, dựa trên tổ hợp các môn thi khối A (ngành kỹ thuật) và A/D (Kinh tế) trong kì thi THPT Quốc gia do Bộ GD-ĐT tổ chức. Các điều kiện về Tiếng Anh tương tự như kì tháng 5. Xét tuyển 8/2018, bắt đầu học kì tháng 9.
Học phí:
Mức học phí cụ thể năm 2018 như sau:
Năm đại cương là bắt buộc đối với tất cả các chương trình cử nhân.
Về tiếng Anh, những sinh viên thuộc chương trình cử nhân sẽ học chung với nhau, theo các cấp độ ngôn ngữ khác nhau tùy vào kết quả kiểm của bài kiểm tra tiếng Anh đầu vào onset do trường tổ chức hoặc Chứng chỉ Tiếng Anh mà thí sinh đã dung để nộp hồ sơ. Mỗi cấp độ ngôn ngữ sẽ có từ vài nhóm tùy theo trình độ mà được chia thành A, B, C, D.
Về tiếng Đức: Sinh viên nhóm B, C, D sẽ bắt đầu học tiếng Đức ngay ở năm đại cương. Những sinh viên còn lại sẽ được học tiếng Đức ở năm chuyên ngành.
Nhà trường sẽ cấp học bổng để khuyến khích học tập được áp dụng cho sinh viên theo học các chương trình đào tạo Khoa học máy tính (CS); Kỹ thuật điện và Công nghệ thông tin (EEIT); Kỹ thuật cơ khí (ME); Kiến trúc (Arch); Kỹ thuật xây dựng (CE); Tài chính và Kế toán (FA); Quản trị kinh doanh (BA).
Lê Huyền.
|
1Giáo dục
| Đại học Việt Đức bắt đầu triển khai hệ thống đăng ký nộp hồ sơ cho đợt tuyển sinh đại học năm 2018. Kỳ tuyển sinh riêng tháng 5 từ nay cho đến hết ngày 2/5/2018.
Trong kỳ tuyển sinh riêng tháng 5, trường Đại học Việt Đức sẽ triển khai tuyển sinh 5 ngành cử nhân gồm: Kỹ thuật điện và công nghệ thông tin (EEIT) 80 chỉ tiêu; Kỹ thuật cơ khí (ME) 70 chỉ tiêu; Khoa học máy tính (CS) 80 chỉ tiêu, Tài chính và Kế toán (BFA) 70 chỉ tiêu; Quản trị kinh doanh (BBA) 70 chỉ tiêu.
Đại học Việt Đức công bố phương án tuyển sinh năm 2018. (Ảnh minh họa).
Điều kiện dự tuyển là thí sinh có học bạ hoặc bảng điểm THPT trong các năm học 10, 11 và học kì ỳ lớp 12 (đối với kỳ tháng 5) và cả năm lớp 12 (đối với kỳ tháng 7) nhưng thí sinh phải đạt điểm trung bình từ 7.0 các môn học Toán, Vật Lý, Hóa, Sinh học, Ngoại ngữ và Ngữ văn trong các năm học 10, 11 và HK1 lớp 12.
Quy trình dự tuyển cụ thể như sau: Đối với thí sinh mang quốc tịch Việt Nam sẽ chuẩn bị học bạ THPT; Bảng điểm lớp 10, 11, 12 (Đối với thí sinh chưa hoàn thành lớp 12 tại thời điểm nộp đơn thì sử dụng bảng điểm học kì 1 lớp 12); Chứng chỉ tiếng Anh quốc tế nếu có (tương đương TOEFL 450 PBT/TOEFL 45 iBT/ IELTS 5.0 hoặc cao hơn).
Thí sinh tuyển thẳng sẽ nộp phiếu đăng ký tuyển thẳng và chứng nhận theo quy định của Bộ GD-ĐT.
Đối với thí sinh quốc tế, ngoài những yêu cầu về hồ sơ thông thường sẽ nộp bổ sung thư giới thiệu từ trường THPT mà thí sinh tốt nghiệp; Chứng chỉ SAT, AL/AS, IGCSE, ISC.
Sau khi nộp hồ sơ thí sinh tham dự kỳ thi TestAs (đây là bài kiểm tra để đánh giá khả năng học đại học của sinh viên nước ngoài tại Đức); Thực hiện hiểm tra kiến thức cơ bản (Core-test) để đánh giá khả năng nhận thức một cách tổng quát; Thực hiện kiểm tra kiến thức chuyên ngành bằng hình thức viết trong khoản thời gian từ 145 150 phút; Thi Tiếng Anh (onSet) (kiểm tra ngôn ngữ trực tuyến).
Đối với những thí sinh đã có các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương và còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ sẽ được miễn kỳ thi tiếng Anh (onSet) (Ielts 5.0 hoặc Toefl 440 (PBT) hoặc Toefl 42 (iBT)).
Về việc tuyển sinh vào tháng 7/2018, dựa trên tổ hợp các môn thi khối A (ngành kỹ thuật) và A/D (Kinh tế) trong kỳ thi THPT Quốc gia do Bộ GD-ĐT tổ chức. Các điều kiện về tiếng Anh tương tự như kì tháng 5. Xét tuyển 8/2018, bắt đầu học kỳ tháng 9.
Mức học phí cụ thể năm 2018 như sau:
Năm đại cương là bắt buộc đối với tất cả các chương trình cử nhân.
Về tiếng Anh, những sinh viên thuộc chương trình cử nhân sẽ học chung với nhau, theo các cấp độ ngôn ngữ khác nhau tùy vào kết quả kiểm của bài kiểm tra tiếng Anh đầu vào onset do trường tổ chức hoặc Chứng chỉ tiếng Anh mà thí sinh đã dung để nộp hồ sơ. Mỗi cấp độ ngôn ngữ sẽ có từ vài nhóm tùy theo trình độ mà được chia thành A, B, C, D.
Về tiếng Đức: Sinh viên nhóm B, C, D sẽ bắt đầu học tiếng Đức ngay ở măm đại cương. Những sinh viên còn lại sẽ được học tiếng Đức ở năm chuyên ngành.
Nhà trường sẽ cấp học bổng để khuyến khích học tập được áp dụng cho sinh viên theo học các chương trình đào tạo Khoa học máy tính (CS); Kỹ thuật điện và Công nghệ thông tin (EEIT); Kỹ thuật cơ khí (ME); Kiến trúc (Arch); Kỹ thuật xây dựng (CE); Tài chính và Kế toán (FA); Quản trị kinh doanh (BA).
Video: GS Trần Phương: "Học sinh đi học bằng xuồng làm sao kiếm được 15 điểm".
Lưu Ly.
|
1Giáo dục
| Học viện Khoa học Quân sự công bố điểm chuẩn bổ sung với 24,75 điểm ngành Ngôn ngữ Anh. Học viện cũng công bố danh sách thí sinh trúng tuyển với 20 thí sinh. Các thí sinh trúng tuyển có điểm chuẩn dao động từ 24,75 đến 26,75 điểm.
Trường sĩ quan Công binh cũng công bố điểm chuẩn bổ sung đối với các ngành Kỹ thuật Xây dựng Công trình Giao thông, Kỹ thuật Xây dựng, Kỹ thuật Cơ khí và Giáo dục Quốc phòng - An ninh: 15,5 điểm.
Học viện Biên phòng công bố điểm chuẩn nguyện vọng bổ sung là 24,5 điểm đối với tất cả thí sinh trên cả nước.
Trường sĩ quan Lục quân 1 cũng công bố danh sách 69 thí sinh trúng tuyển bổ sung vào ngành Giáo viên Giáo dục Quốc phòng - An ninh. Các thí sinh trúng tuyển có điểm số dao động từ 22,75 đến 28.
Trần Anh.
|
1Giáo dục
| Nhìn chung, 10 cái tên đầu tiên trong bảng xếp hạng những trường tốt nhất châu Á do QS đưa ra có nhiều thay đổi so với năm ngoái.
Cụ thể, ĐH Công nghệ Nanyang (Singapore) vươn từ vị trí thứ ba lên vị trí thứ nhất. ĐH Quốc gia Singapore tụt xuống hạng hai.
ĐH Phục Đán (Trung Quốc) lên 4 hạng, từ thứ 11 lên thứ bảy, đồng thời đẩy ĐH Quốc gia Seoul (Hàn Quốc) ra khỏi top 10 trường tốt nhất.
Như vậy, năm nay, trong số 10 trường đứng đầu, Trung Quốc chiếm 7 trường, Singapore hai trường. Trường còn lại thuộc về Hàn Quốc (Viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến Hàn Quốc).
ĐH Công nghệ Nanyang.
Năm thành lập: 1981.
Địa chỉ: Singapore.
Số giảng viên: 4.338.
Số sinh viên: 25.738.
Ngành tiêu biểu: Kỹ thuật và Công nghệ, Kỹ thuật Điện, Điện tử, Khoa học Vật liệu.
ĐH Quốc gia Singapore.
Năm thành lập: 1905.
Địa chỉ: Singapore.
Số giảng viên: 5.106.
Số sinh viên: 32.728.
Ngành tiêu biểu: Kỹ thuật, Y học, Luật, Cơ khí, Khoa học Máy tính, Kinh doanh.
ĐH Khoa học và Công nghệ Hong Kong.
Năm thành lập: 1991.
Địa chỉ: Hong Kong, Trung Quốc.
Số giảng viên: 1.150.
Số sinh viên: 10.375.
Ngành tiêu biểu: Kỹ thuật và Công nghệ, Quản lý, Kinh doanh, Chính sách công.
Viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến Hàn Quốc.
Năm thành lập: 1971.
Địa chỉ: Daejeon, Hàn Quốc.
Số giảng viên: 1.250.
Số sinh viên: 9.826.
Ngành tiêu biểu: Khoa học vật liệu, Kỹ thuật và Công nghệ, Hóa học, Kỹ thuật.
ĐH Hong Kong.
Năm thành lập: 1911.
Địa chỉ: Hong Kong, Trung Quốc.
Số giảng viên: 3.012.
Số sinh viên: 20.214.
Ngành tiêu biểu: Nha khoa, Kế toán và Tài chính, Giáo dục, Kỹ thuật Y sinh.
ĐH Thanh Hoa.
Năm thành lập: 1911.
Địa chỉ: Bắc Kinh, Trung Quốc.
Số giảng viên: 5.506.
Số sinh viên: 36.300.
Ngành tiêu biểu: Kỹ thuật, Luật, Y học, Lịch sử, Tâm lý học, Kinh tế học, Quản lý.
ĐH Phục Đán.
Năm thành lập: 1905.
Địa chỉ: Thượng Hải, Trung Quốc.
Số giảng viên: 4.037.
Số sinh viên: 29.135.
Ngành tiêu biểu: Khoa học vật liệu, Chính trị học, Y học, Kinh doanh.
ĐH Thành phố Hong Kong.
Năm thành lập: 1984.
Địa chỉ: Hong Kong, Trung Quốc.
Số giảng viên: 1.349.
Số sinh viên: 9.240.
Ngành tiêu biểu: Ngôn ngữ, Kỹ thuật xây dựng, Toán, Kế toán và Tài chính, Truyền thông.
ĐH Bắc Kinh.
Năm thành lập: 1898.
Địa chỉ: Bắc Kinh, Trung Quốc.
Số giảng viên: 5.185.
Số sinh viên: 42.136.
Ngành tiêu biểu: Ngôn ngữ, Nghệ thuật, Nhân văn, Lịch sử, Y học, Văn học.
ĐH Hong Kong Trung Quốc.
Năm thành lập: 1963.
Địa chỉ: Hong Kong, Trung Quốc.
Số giảng viên: 2.208.
Số sinh viên: 18.037.
Ngành tiêu biểu: Truyền thông, Nghệ thuật, Kinh doanh, Giáo dục, Kỹ thuật, Luật.
Nguyễn Sương.
|
1Giáo dục
| PGS.TS Hồ Thanh Phong Hiệu trưởng nhà trường, trao bằng tốt nghiệp cho các tân cử nhân, kỹ sư.
Đây là lễ tốt nghiệp lần thứ 11 của HCMIU. Tính đến thời điểm tháng 10/2017, nhà trường đã đào tạo được 3.787 cử nhân, kỹ sư. Đặc biệt, trong lễ tốt nghiệp lần này, bộ môn Toán có 13 tân kỹ sư đầu tiên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật tài chính và Quản trị rủi ro.
Trong hơn 600 tân cử nhân và tân kỹ sư của khóa 2013-2017, có 2 sinh viên tốt nghiệp loại xuất sắc (đạt huy chương vàng) và 105 sinh viên tốt nghiệp loại giỏi. Tân kỹ sư Khoa Công nghệ thông tin Lê Huỳnh Minh Triết tốt nghiệp xuất sắc, đạt danh hiệu thủ khoa của trường với số điểm 95.6/100, đạt Huy chương vàng.
Quang cảnh buỗi lễ.
Ngoài ra, nhà trường trao 15 Huy chương bạc cho 15 tân cử nhân, tân kỹ sư có điểm tốt nghiệp đạt từ 80 đến 89 điểm. Riêng bộ môn Kỹ thuật xây dựng năm nay có một sinh viên quốc tịch Campuchia tốt nghiệp loại giỏi, đó là tân kỹ sư Chan Sok Kheang. Nhà trường cũng dành phần thưởng tuyên dương 28 nữ kỹ sư tốt nghiệp khá giỏi để tôn vinh những sinh viên nữ học nhóm ngành kỹ thuật.
Phát biểu tại buổi lễ, PGS.TS Hồ Thanh Phong Hiệu trưởng nhà trường, gửi lời cảm ơn đến tập thể cán bộ, giảng viên, nhân viên nhà trường vì sự tận tụy cống hiến và kỳ vọng các tân cử nhân, tân kỹ sư nỗ lực đóng góp cho gia đình, cộng đồng và đất nước.
Theo thống kê của nhà trường, từ năm 2012 đến nay, 60% sinh viên có việc làm ngay khi vừa tốt nghiệp. Trung bình mỗi năm, khoảng 93% sinh viên HCMIU tốt nghiệp có việc làm phù hợp với ngành nghề đào tạo trong vòng một năm sau khi ra trường. Nhiều cử nhân, kỹ sư được nhận học bổng cao học hoặc nghiên cứu sinh từ các trường đại học nước ngoài, đạt được nhiều thành tựu trong nghiên cứu khoa học.
Trấn Kiên.
|
1Giáo dục
| Học xây dựng để xây nhà cho ba mẹ.
Hơn 5 tháng nay, cứ khoảng 5 giờ chiều, trên các đoạn đường 3/2, Nguyễn Văn Linh, 30/4, Chợ đêm Hàng Dừa (quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ), mọi người gần như đã nghe âm thanh leng keng quen thuộc từ xe đá bào của chàng trai trẻ Trần Hiền Hòa, 19 tuổi, sinh viên năm nhất, ngành Kỹ thuật xây dựng (Trường Đại học Cần Thơ).
Hòa chia sẻ công việc bán hàng rong của mình. Ảnh: Hồng Cẩm.
Nét mặt hiền khô, Hòa chia sẻ: Quê em ở Trà Vinh, gia đình có 6 anh chị em nhưng vì ba mẹ nghèo, không ruộng vườn, sống bằng nghề bán hàng rong (mùa nắng bán đá bào, mùa mưa bán cơm cháy chà bông - PV) nên bốn anh chị lớn phải nghỉ học từ nhỏ phụ ba mẹ buôn bán.
May mắn hơn anh chị, Hòa và em gái (đang học lớp 11) ở với bà ngoại (phường 4, TP. Trà Vinh) nên được bà lo cho ăn học. Nhìn thấy tình thương mọi người dành cho mình, dù hằng ngày vừa phụ ngoại bán hàng, vừa đi học nhưng Hòa vẫn cố gắng học và thi đỗ vào Trường Đại học Cần Thơ với số điểm khá cao.
Gia đình em không có nhà, xưa giờ toàn ở nhà trọ. Lúc nhỏ theo ba đi bán đá bào gần các công trình xây dựng, em ước sau này lớn lên sẽ làm kỹ sư xây dựng, xây cho ba mẹ một ngôi nhà để cả nhà được ở chung. Chính vì vậy em đã cố gắng học và chọn ngành xây dựng - Hòa tâm sự.
Tháng 9.2016, khi em khăn gói lên TP. Cần Thơ nhập học. Ba em, người đàn ông 60 tuổi, lưng đã còng vì nhiều năm đạp xe bán hàng rong cũng lộc cộc mang xe đá bào cùng con thuê trọ đi bán kiếm tiền lo cho con học đại học. Sau khi sắp xếp việc học ổn định, Hòa cũng xin ba mua cho chiếc xe đạp cũ để em tranh thủ đi bán đá bào. Hòa bán được hơn một tháng thì ba em bị thoái hóa cột sống, không làm nặng được nên nghỉ ở nhà trọ, hàng ngày nấu si rô, làm kem cho em đi bán.
Bán đá bào nuôi ước mơ.
Vì ưu tiên cho việc học nên hằng ngày sau khi đi học về, ăn vội bữa cơm, Hòa lại chuẩn bị hàng đi bán. Em bán dạo qua các tuyến đường sau đó xuống chợ đêm Hàng Dừa (dưới bến Ninh Kiều) tìm chỗ trống đậu xe bán.
Mỗi ngày em bán hơn một phần tư cây nước đá, lãi từ 70.000 - 100.000 đồng. Tết Nguyên đán vừa rồi, Hòa không về quê mà tranh thủ ở lại TP. Cần Thơ bán đến hết mùng 6 em mới về nhà. Bán đắt thì mừng lắm, nhưng xay đá bào từ 5 giờ đến 10 giờ đêm thì hơi mệt. Có hôm về đến nhà trọ tay mỏi lừ, ngồi nghỉ một lúc em mới học bài nổi - Hòa chia sẻ.
Sau giờ học Hòa ăn vội chén cơm rồi chuẩn bị đi bán. Ảnh: Hồng Cẩm.
Vì không đăng ký chỗ bán nên những người bán hàng rong khác trong chợ đêm cũng không cho em đậu ké, em dành dắt xe vòng chợ, thấy vỉa hè nào trống, thì em tranh thủ đậu xe bán.
Khi phóng viên hỏi: Em đi bán hàng rong như vậy, gặp bạn bè có mặc cảm không? Hòa cười nhẹ, trả lời: Đây là việc làm chân chính nên em xác định nghề bán đá bào là nghề phục vụ cho em thực hiện ước mơ trở thành kỹ sư xây dựng, sau này xây cho ba mẹ ngôi nhà nên em không có gì phải buồn, mặc cảm.
Chính vì ý chí đó, Hòa được bạn bè yêu mến, cảm phục. Gần đây các bạn học chung lớp của em dựng một đoạn clip đưa lên mạng xã hội, vận động các bạn trẻ ở Cần Thơ mua đá bào uống ủng hộ nên rất nhiều bạn trẻ và cả người lớn tuổi đến ủng hộ em. Khoảng hơn tuần nay, có ngày em bán hơn nửa cây nước đá, lãi được hơn 150.000 đồng.
Rất đông bạn trẻ đến ủng hộ Hòa mua đá bào. Ảnh: Hồng Cẩm.
Sắp tới là mùa mưa sẽ không bán được, nên giờ tranh thủ buổi nào không có lịch học là em đi bán để dành tiền đóng học phí cho năm học sau. Với lại năm sau em phải đăng ký học thêm chứng chỉ anh văn nên sẽ cần nhiều tiền lắm - Hòa buồn buồn chia sẻ.
Cô Hoa, nhà ở chợ Hàng Dừa, cặp chỗ Hòa đậu xe bán hàng ngày, cho biết: Thời này ít có thanh niên nào chịu khó và có chí như cậu bé này. Nhìn nó lụi hụi bào bán từ tối tới khuya mà thấy thương quá!. Biết hoàn cảnh Hòa, cô Hoa dù nhà đã đóng cửa ngủ nhưng vẫn mở đèn trước hiên nhà cho Hòa có ánh sáng để bán.
Trần Hiền Hòa - Chàng sinh viên ngành Kỹ thuật xây dựng trường Đại học Cần Thơ bán đá bào vào buổi tối.
|
1Giáo dục
| Đại học Kiến Trúc TP. HCM cho biết, từng cơ sở đào tạo sẽ có mức điểm chuẩn riêng. Cụ thể, thí sinh có hộ khẩu tại Vĩnh Long, nếu trúng tuyển tại cơ sở Vĩnh Long sẽ học tại cơ sở Vĩnh Long trong suốt khóa học.
Đối với các ngành năng khiếu, trường chỉ xét tuyển thí sinh dự thi các môn do trường tổ chức và kết quả điểm thi phải từ 5 điểm trở lên.
Một số tiêu chí phụ nhà trường lưu ý đến các thí sinh như sau: Các ngành kỹ thuật xây dựng, kỹ thuật cơ sở hạ tầng sẽ ưu tiên thí sinh có điểm môn toán cao hơn. Một số ngành năng khiếu sẽ xét trúng tuyển thí sinh có điểm môn năng khiếu cao hơn.
Thông tin chi tiết về điểm xét tuyển của từng ngành được cập nhật như sau:
B.My.
|
1Giáo dục
| Theo đó, ngành có ngưỡng xét tuyển thấp nhất là 18 điểm và cao nhất là 22,5 điểm.
Ở hệ đào tạo đại trà, ngoài ngành Sư phạm tiếng Anh (có nhân hệ số 2 môn tiếng Anh) có ngưỡng xét tuyển là 30 điểm, thì các ngành còn lại có ngưỡng xét tuyển đầu vào cao nhất là Công nghệ Kỹ thuật ô tô với 22,5 điểm. Tiếp đó là các ngành Công nghệ Kỹ thuật Cơ điện tử, Công nghệ kỹ thuật điện - điện tử, Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, Công nghệ kỹ thuật Hóa học, Công nghệ Thực phẩm... đều ở ngưỡng xét tuyển là 22 điểm.
Hai ngành có điểm sàn thấp nhất năm nay là Kinh tế gia đình và công nghệ chế biến lâm sản, đều 18 điểm.
Cụ thể:
S TT.
Mã Ngành XT.
Tên ngành.
Tổ hợp môn.
Ngưỡng XT.
HỆ ĐÀO TẠO ĐẠI TRÀ (XÉT ĐIỂM THI THPT).
52140231D.
Sư phạm tiếng Anh (Nhân hệ số 2 môn tiếng Anh).
D01, D96.
52210404D.
Thiết kế thời trang (Nhân hệ số 2 môn tiếng Vẽ).
V01, V02.
52220201D.
Ngôn ngữ Anh (Nhân hệ số 2 môn tiếng Anh).
D01, D96.
52340122D.
Thương mại điện tử.
A00, A01, D01, D90.
52340301D.
Kế toán.
A00, A01, D01, D90.
52480201D.
Công nghệ thông tin.
A00, A01, D01, D90.
52510102D.
Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng.
A00, A01, D01, D90.
52510201D.
Công nghệ kỹ thuật cơ khí.
A00, A01, D01, D90.
52510202D.
Công nghệ chế tạo máy.
A00, A01, D01, D90.
52510203D.
Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử.
A00, A01, D01, D90.
52510205D.
Công nghệ kỹ thuật ô tô.
A00, A01, D01, D90.
52510206D.
Công nghệ kỹ thuật nhiệt.
A00, A01, D01, D90.
52510301D.
Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử.
A00, A01, D01, D90.
52510302D.
Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông.
A00, A01, D01, D90.
52510303D.
Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa.
A00, A01, D01, D90.
52510304D.
Công nghệ kỹ thuật máy tính.
A00, A01, D01, D90.
52510401D.
Công nghệ kỹ thuật hóa học.
A00, B00, D07, D90.
52510402D.
Công nghệ vật liệu.
A00, A01, D07, D90.
52510406D.
Công nghệ kỹ thuật môi trường.
A00, B00, D07, D90.
52510501D.
Công nghệ in.
A00, A01, D01, D90.
52510601D.
Quản lý công nghiệp.
A00, A01, D01, D90.
52510603D.
Kỹ thuật công nghiệp.
A00, A01, D01, D90.
52520212D.
Kỹ thuật y sinh (Điện tử y sinh).
A00, A01, D01, D90.
52540101D.
Công nghệ thực phẩm.
A00, A01, D01, D90.
52540204D.
Công nghệ may.
A00, A01, D01, D90.
52580205D.
Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông.
A00, A01, D01, D90.
52810501D.
Kinh tế gia đình.
A00, B00, D01, D07.
52540301D.
Công nghệ chế biến lâm sản.
A00, A01, D01, D90.
52510605D.
Logistic và quản lý chuỗi cung ứng.
A00, A01, D01, D90.
52480105D.
Kỹ thuật dữ liệu.
A00, A01, D01, D90.
HỆ ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO BẰNG TIẾNG VIỆT (XÉT ĐIỂM THI THPT).
52340301C.
Kế toán (CLC).
A00, A01, D01, D90.
52480201C.
Công nghệ thông tin (CLC).
A00, A01, D01, D90.
52510102C.
Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng (CLC).
A00, A01, D01, D90.
52510201C.
Công nghệ kỹ thuật cơ khí (CLC).
A00, A01, D01, D90.
52510202C.
Công nghệ chế tạo máy (CLC).
A00, A01, D01, D90.
52510203C.
Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử (CLC).
A00, A01, D01, D90.
52510205C.
Công nghệ kỹ thuật ô tô (CLC).
A00, A01, D01, D90.
52510206C.
Công nghệ kỹ thuật nhiệt (CLC).
A00, A01, D01, D90.
52510301C.
Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử (CLC).
A00, A01, D01, D90.
52510302C.
Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông (CLC).
A00, A01, D01, D90.
52510303C.
Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa (CLC).
A00, A01, D01, D90.
52510304C.
Công nghệ kỹ thuật máy tính (CLC).
A00, A01, D01, D90.
52510406C.
Công nghệ kỹ thuật môi trường (CLC).
A00, B00, D07.
52510501C.
Công nghệ in (CLC).
A00, A01, D01, D90.
52510601C.
Quản lý công nghiệp (CLC).
A00, A01, D01, D90.
52540101C.
Công nghệ thực phẩm (CLC).
A00, B00, D07.
52540204C.
Công nghệ may (CLC).
A00, A01, D01, D90.
HỆ ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO BẰNG TIẾNG ANH (XÉT ĐIỂM THI THPT).
52510102A.
Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng (CLC tiếng Anh).
A00, A01, D01, D90.
52510202A.
Công nghệ chế tạo máy (CLC tiếng Anh).
A00, A01, D01, D90.
52510203A.
Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử (CLC tiếng Anh).
A00, A01, D01, D90.
52510205A.
Công nghệ kỹ thuật ô tô (CLC tiếng Anh).
A00, A01, D01, D90.
52510301A.
Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử (CLC tiếng Anh).
A00, A01, D01, D90.
52510301A.
Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông (CLC tiếng Anh).
A00, A01, D01, D90.
52510302A.
Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa (CLC tiếng Anh).
A00, A01, D01, D90.
52510201A.
Công nghệ kỹ thuật cơ khí (CLC tiếng Anh).
A00, A01, D01, D90.
52480201A.
Công nghệ thông tin (CLC tiếng Anh).
A00, A01, D01, D90.
52540101A.
Công nghệ thực phẩm (CLC tiếng Anh).
A00, B00, D07, D90.
|
1Giáo dục
| Thí sinh làm thủ tục xét tuyển vào Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn ĐH Quốc gia TP.HCM - Ảnh: Đào Ngọc Thạch.
Trong đó các trường điều chỉnh tăng chỉ tiêu những ngành được dự báo sẽ có nhu cầu nhân lực cao trong tương lai.
Năm 2017, Bộ GD-ĐT đã có văn bản về việc cho phép áp dụng cơ chế đặc thù trong đào tạo nhân lực ngành công nghệ thông tin và du lịch để đáp ứng nhu cầu trước mắt của thị trường lao động. Trên cơ sở này, trong phương án xác định chỉ tiêu tuyển sinh năm 2018, một số trường mở ngành mới và tăng chỉ tiêu ở lĩnh vực này.
Theo PGS-TS Nguyễn Minh Hà, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Mở TP.HCM, năm nay trường sẽ mở ngành công nghệ thông tin. Ngoài ra, sẽ tăng chỉ tiêu các ngành liên quan đến lĩnh vực này như: khoa học máy tính, hệ thống thông tin quản lý.
Thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Phó giám đốc Trung tâm tuyển sinh và quan hệ doanh nghiệp Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, cho biết căn cứ tình hình khảo sát việc làm và dự báo nhân lực, trường sẽ điều chỉnh chỉ tiêu các ngành cho phù hợp. Trong đó, các ngành cơ khí, điện tử và công nghệ thông tin sẽ tiếp tục tăng chỉ tiêu do có nhu cầu lớn ở thời điểm hiện tại và tương lai.
Trường ĐH Công nghệ thông tin TP.HCM cũng dự kiến tăng từ 1.050 lên 1.200 chỉ tiêu các ngành thuộc nhóm công nghệ thông tin.
Trong khi đó, tiến sĩ Phạm Tấn Hạ, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, cho biết: Trường sẽ tăng chỉ tiêu những ngành nguồn lực đang 'nóng' nhất như du lịch, Nhật Bản học, Hàn Quốc học. Ngược lại, những ngành mà khả năng tìm việc làm thấp hơn hoặc không tuyển đủ chỉ tiêu sẽ được cân đối giảm dần.
Tiến sĩ Trần Thiện Lưu, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, cho hay tổng chỉ tiêu của trường không đổi nhưng có nhiều thay đổi trong nội bộ giữa các ngành. Cụ thể, trường giảm chỉ tiêu 7 ngành và chuyên ngành gồm: kinh tế vận tải, kỹ thuật điện tử viễn thông, mạng máy tính và truyền thông dữ liệu (mỗi ngành giảm 10 chỉ tiêu). Kỹ thuật cơ khí và kỹ thuật tàu thủy (mỗi ngành giảm 20 chỉ tiêu), kỹ thuật điều khiển và tự động hóa (giảm 30), kỹ thuật xây dựng công trình giao thông (giảm 40). Trường tăng chỉ tiêu các ngành có nhu cầu cao: khai thác vận tải (60 chỉ tiêu), kinh tế xây dựng (20), khoa học hàng hải chuyên ngành quản lý hàng hải (40).
Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM có những ngành giảm chỉ tiêu như kế toán, công nghệ may Các ngành đào tạo chất lượng cao giảm 20% so với 2017 để tăng chỉ tiêu các chương trình đại trà.
Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM cũng có điều chỉnh chỉ tiêu nội bộ các ngành như dừng tuyển sinh ngành công nghệ kỹ thuật máy tính do chuyển đổi về danh mục mã ngành, giảm chỉ tiêu các ngành nhu cầu lao động thấp như môi trường, tăng chỉ tiêu một số ngành về kỹ thuật, ngôn ngữ Anh.
Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM giảm chỉ tiêu một số ngành thuộc nhóm công nghệ (như quản lý tài nguyên môi trường). Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM giảm 50 chỉ tiêu ngành kỹ thuật xây dựng tại cơ sở TP.HCM, thiết kế công nghiệp tăng 100 chỉ tiêu.
Năm 2018, Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM giảm 100 chỉ tiêu ở nhóm ngành máy tính và công nghệ thông tin bậc ĐH và giảm 90 chỉ tiêu bậc CĐ so với năm 2017 ở chương trình đại trà để tập trung đầu tư nâng cao chất lượng các chương trình đào tạo tiên tiến, chất lượng cao.
Tư vấn truyền hình trực tuyến: Nhu cầu nóng cho ngành dịch vụ - du lịch.
Chiều 31.1, Báo Thanh Niên tổ chức tư vấn truyền hình trực tuyến với chủ đề Chọn ngành phù hợp: khối ngành dịch vụ - du lịch tại: thanhnien.vn , facebook.com/thanhnien và YouTube Thanh Niên.
Theo dự báo nhu cầu, du lịch đang là khối ngành rất thiếu nhân lực qua đào tạo. Để đáp ứng nguồn nhân lực trước mắt, Bộ GD-ĐT đã ban hành cơ chế đào tạo đặc thù khuyến khích sinh viên đã tốt nghiệp ngành khác chuyển sang học văn bằng 2 ở lĩnh vực này.
Chương trình sẽ bắt đầu lúc 13 giờ 45 gồm các khách mời: ông Nguyễn Văn Mỹ, Giám đốc Công ty du lịch Lửa Việt; tiến sĩ Võ Thanh Hải, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân; thạc sĩ Văn Thị Thiên Hà, Giám đốc hệ thống chương trình VN Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn; đại diện Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, Trường ĐH Kinh tế tài chính TP.HCM, Trường ĐH Văn Hiến và Trường CĐ Đại Việt.
Thanh Niên.
|
1Giáo dục
| Theo đó, ngưỡng điểm này được áp dụng cho các cơ sở giáo dục đại học thành viên, khoa, viện, phân hiệu trực thuộc Đại học Đà Nẵng.
Cụ thể, các đơn vị có ngưỡng điểm nhận đăng ký xét tuyển bằng ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2017 (15,5 điểm đối với học sinh phổ thông khu vực 3) gồm:
- Trường Đại học Kinh tế (mã trường DDQ);
- Trường Đại học Ngoại ngữ (mã trường DDF);
- Khoa Công nghệ (mã trường DDC);
- Khoa Công nghệ Thông tin và Truyền thông (mã trường DDI);
- Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum (mã trường DDP);
- Viên Nghiên cứu và Đào tạo Việt Anh (mã trường DDV).
Các đơn vị có một hoặc nhiều ngành có ngưỡng điểm nhận đăng ký xét tuyển cao hơn ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào tuyển sinh đại học hệ chính quy gồm:
- Trường Đại học Bách khoa (mã trường DDK);
- Trường Đại học Sư phạm (mã trường DDS);
- Khoa Y Dược (mã trường DDY).
Chi tiết điểm nhận ĐKXT cho từng ngành của các đơn vị này như sau:
TT.
Tên ngành tuyển sinh.
Mã ĐKXT.
Điểm xét tuyển (ĐXT).
Mã tổ hợp xét tuyển.
Điểm nhận ĐKXT.
I.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA.
DDK.
Sư phạm kỹ thuật công nghiệp.
( Chuyên ngành SPKT điện - điện tử).
1.Toán + Vật lý + Hóa học.
2.Toán + Vật lý + Tiếng Anh.
1.A00.
2.A01.
Tổng điểm 3 môn thi 16,00.
Công nghệ sinh học.
1.Toán + Hóa học + Vật lý.
2.Toán + Hóa học + Tiếng Anh.
Toán + Hóa học + Sinh học.
1.A00.
2.D07.
B00.
Tổng điểm 3 môn thi 16,00.
Công nghệ thông tin.
1.Toán + Vật lý + Hóa học.
2.Toán + Vật lý + Tiếng Anh.
1.A00.
2.A01.
Tổng điểm 3 môn thi 16,00.
Công nghệ thông tin (Chất lượng cao ngoại ngữ Anh).
52480201CLC1.
1.Toán + Vật lý + Hóa học.
2.Toán + Vật lý + Tiếng Anh.
1.A00.
2.A01.
Tổng điểm 3 môn thi 16,00.
Công nghệ thông tin (Chất lượng cao ngoại ngữ Nhật).
52480201CLC2.
1.Toán + Vật lý + Hóa học.
2.Toán + Vật lý + Tiếng Anh.
3.Toán + Vật lý + Tiếng Nhật.
1.A00.
2.A01.
D28.
Tổng điểm 3 môn thi 16,00.
Công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng.
1.Toán + Vật lý + Hóa học.
2.Toán + Vật lý + Tiếng Anh.
1.A00.
2.A01.
Tổng điểm 3 môn thi 16,00.
Công nghệ chế tạo máy.
1.Toán + Vật lý + Hóa học.
2.Toán + Vật lý + Tiếng Anh.
1.A00.
2.A01.
Tổng điểm 3 môn thi 16,00.
Quản lý công nghiệp.
1.Toán + Vật lý + Hóa học.
2.Toán + Vật lý + Tiếng Anh.
1.A00.
2.A01.
Tổng điểm 3 môn thi 16,00.
Kỹ thuật cơ khí.
( Chuyên ngành Cơ khí động lực).
1.Toán + Vật lý + Hóa học.
2.Toán + Vật lý + Tiếng Anh.
1.A00.
2.A01.
Tổng điểm 3 môn thi 16,00.
Kỹ thuật cơ - điện tử.
1.Toán + Vật lý + Hóa học.
2.Toán + Vật lý + Tiếng Anh.
1.A00.
2.A01.
Tổng điểm 3 môn thi 16,00.
Kỹ thuật nhiệt ( Gồm các chuyên ngành: Nhiệt điện lạnh; Kỹ thuật năng lượng & môi trường).
1.Toán + Vật lý + Hóa học.
2.Toán + Vật lý + Tiếng Anh.
1.A00.
2.A01.
Tổng điểm 3 môn thi 16,00.
Kỹ thuật tàu thủy.
1.Toán + Vật lý + Hóa học.
2.Toán + Vật lý + Tiếng Anh.
1.A00.
2.A01.
Tổng điểm 3 môn thi 16,00.
Kỹ thuật điện, điện tử.
1.Toán + Vật lý + Hóa học.
2.Toán + Vật lý + Tiếng Anh.
1.A00.
2.A01.
Tổng điểm 3 môn thi 16,00.
Kỹ thuật điện, điện tử (Chất lượng cao).
52520201CLC.
1.Toán + Vật lý + Hóa học.
2.Toán + Vật lý + Tiếng Anh.
1.A00.
2.A01.
Tổng điểm 3 môn thi 16,00.
Kỹ thuật điện tử & viễn thông.
1.Toán + Vật lý + Hóa học.
2.Toán + Vật lý + Tiếng Anh.
1.A00.
2.A01.
Tổng điểm 3 môn thi 16,00.
Kỹ thuật điện tử & viễn thông (Chất lượng cao).
52520209CLC.
1.Toán + Vật lý + Hóa học.
2.Toán + Vật lý + Tiếng Anh.
1.A00.
2.A01.
Tổng điểm 3 môn thi 16,00.
Kỹ thuật điều khiển & tự động hóa.
1.Toán + Vật lý + Hóa học.
2.Toán + Vật lý + Tiếng Anh.
1.A00.
2.A01.
Tổng điểm 3 môn thi 16,00.
Kỹ thuật điều khiển & tự động hóa (Chất lượng cao).
52520216CLC.
1.Toán + Vật lý + Hóa học.
2.Toán + Vật lý + Tiếng Anh.
1.A00.
2.A01.
Tổng điểm 3 môn thi 16,00.
Kỹ thuật hóa học.
1.Toán + Hóa học + Vật lý.
2.Toán + Hóa học + Tiếng Anh.
1.A00.
2.D07.
Tổng điểm 3 môn thi 16,00.
Kỹ thuật môi trường.
1.Toán + Hóa học + Vật lý.
2.Toán + Hóa học + Tiếng Anh.
1.A00.
2.D07.
Tổng điểm 3 môn thi 16,00.
Kỹ thuật dầu khí (Chất lượng cao).
52520604CLC.
1.Toán + Hóa học + Vật lý.
2.Toán + Hóa học + Tiếng Anh.
1.A00.
2.D07.
Tổng điểm 3 môn thi 16,00.
Công nghệ thực phẩm.
1.Toán + Hóa học + Vật lý.
2.Toán + Hóa học + Tiếng Anh.
Toán + Hóa học + Sinh học.
1.A00.
2.D07.
B00.
Tổng điểm 3 môn thi 16,00.
Công nghệ thực phẩm (Chất lượng cao).
52540102CLC.
1.Toán + Hóa học + Vật lý.
2.Toán + Hóa học + Tiếng Anh.
Toán + Hóa học + Sinh học.
1.A00.
2.D07.
B00.
Tổng điểm 3 môn thi 16,00.
Kiến trúc (Chất lượng cao).
52580102CLC.
1.Vẽ MT + Toán + Ngữ Văn.
2.Vẽ MT + Toán + Vật lý.
Vẽ MT + Toán + Tiếng Anh.
1.V01.
2.V00.
V02.
Tổng điểm 3 môn thi 16,00 và Điểm năng khiếu.
Kỹ thuật công trình xây dựng.
1.Toán + Vật lý + Hóa học.
2.Toán + Vật lý + Tiếng Anh.
1.A00.
2.A01.
Tổng điểm 3 môn thi 16,00.
Kỹ thuật công trình thủy.
1.Toán + Vật lý + Hóa học.
2.Toán + Vật lý + Tiếng Anh.
1.A00.
2.A01.
Tổng điểm 3 môn thi 16,00.
Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông.
1.Toán + Vật lý + Hóa học.
2.Toán + Vật lý + Tiếng Anh.
1.A00.
2.A01.
Tổng điểm 3 môn thi 16,00.
Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông (Chất lượng cao).
52580205CLC.
1.Toán + Vật lý + Hóa học.
2.Toán + Vật lý + Tiếng Anh.
1.A00.
2.A01.
Tổng điểm 3 môn thi 16,00.
Kỹ thuật xây dựng.
(C huyên ngành Tin học xây dựng).
1.Toán + Vật lý + Hóa học.
2.Toán + Vật lý + Tiếng Anh.
1.A00.
2.A01.
Tổng điểm 3 môn thi 16,00.
Kinh tế xây dựng.
1.Toán + Vật lý + Hóa học.
2.Toán + Vật lý + Tiếng Anh.
1.A00.
2.A01.
Tổng điểm 3 môn thi 16,00.
Quản lý tài nguyên & môi trường.
1.Toán + Hóa học + Vật lý.
2.Toán + Hóa học + Tiếng Anh.
1.A00.
2.D07.
Tổng điểm 3 môn thi 16,00.
Chương trình tiên tiến ngành Điện tử viễn thông.
Tiếng Anh*2 + Toán + Vật lý.
Tiếng Anh*2 + Toán + Hóa học.
A01.
D07.
Tổng điểm 3 môn thi (chưa nhân hệ số) 16,00.
Chương trình tiên tiến ngành Hệ thống nhúng.
Tiếng Anh*2 + Toán + Vật lý.
Tiếng Anh*2 + Toán + Hóa học.
A01.
D07.
Tổng điểm 3 môn thi (chưa nhân hệ số) 16,00.
Chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao Việt-Pháp.
PFIEV.
Toán*3 + Vật lý*2 + Hóa học.
Toán*3 + Vật lý*2 + Tiếng Anh.
A00.
A01.
Tổng điểm 3 môn thi (chưa nhân hệ số) 16,00.
II.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM.
DDS.
Giáo dục Tiểu học.
Toán + Ngữ văn + Tiếng Anh.
D01.
ĐXT 20,00.
Giáo dục Chính trị.
Ngữ văn + Lịch sử + Địa lý.
Ngữ Văn + Giáo dục công dân + Địa lý.
C00.
C20.
ĐXT 16,00.
Sư phạm Toán học.
1.Toán + Vật lý + Hóa học.
2.Toán + Vật Lý + Tiếng Anh.
1.A00.
2.A01.
ĐXT 17,00.
Sư phạm Tin học (*).
1.Toán + Vật lý + Hóa học.
2.Toán + Vật Lý + Tiếng Anh.
1.A00.
2.A01.
ĐXT 15,50.
Sư phạm Vật lý.
1.Vật lý + Toán + Hóa học.
2.Vật lý + Toán + Tiếng Anh.
1.A00.
2.A01.
ĐXT 15,50.
Sư phạm Hóa học.
Hóa học + Toán + Vật lý.
Hóa học + Toán + Tiếng Anh.
A00.
D07.
ĐXT 15,50.
Sư phạm Sinh học (*).
Sinh học + Toán + Hóa học.
B00.
ĐXT 15,50.
Sư phạm Ngữ văn.
Ngữ văn + Lịch sử + Địa lý.
C00.
ĐXT 18,00.
Sư phạm Lịch sử.
Lịch sử + Ngữ văn + Địa lý.
Lịch sử + Ngữ Văn + Giáo dục công dân.
C00.
C19.
ĐXT 16,00.
Sư phạm Địa lý.
Địa lý + Ngữ văn + Lịch sử.
C00.
ĐXT 16,00.
Giáo dục Mầm non.
Năng khiếu + Toán + Ngữ văn.
M00.
ĐXT 20,00 và.
Điểm năng khiếu 5,00.
Sư phạm Âm nhạc.
Năng khiếu 1 (Thẩm âm +Xướng âm) *2 + Năng khiếu 2 (Hát + Nhạc cụ) *2 + Ngữ văn.
N00.
ĐXT 25,00 và Điểm các môn năng khiếu 5,00.
Việt Nam học.
Ngữ văn + Địa lý + Lịch Sử.
Ngữ văn + Địa lý + Tiếng Anh.
Ngữ văn + Lịch sử + Tiếng Anh.
C00.
D15.
D14.
ĐXT 15,50.
Lịch sử (*).
Lịch sử + Ngữ văn + Địa lý.
Lịch sử + Ngữ văn + Giáo dục công dân.
C00.
C19.
ĐXT 15,50.
Văn học (*).
Ngữ văn + Địa lý + Lịch Sử.
Ngữ văn + Địa lý + Tiếng Anh.
Ngữ văn + Lịch sử + Tiếng Anh.
C00.
D15.
D14.
ĐXT 15,50.
Văn hóa học (*).
Ngữ văn + Địa lý + Lịch Sử.
Ngữ văn + Địa lý + Tiếng Anh.
Ngữ văn + Lịch sử + Tiếng Anh.
C00.
D15.
D14.
ĐXT 15,50.
Tâm lý học.
Sinh học + Toán + Hóa học.
Ngữ văn + Địa lý + Lịch Sử.
Ngữ văn + Tiếng Anh + Toán.
B00.
C00.
D01.
ĐXT 15,50.
Địa lý học (Chuyên ngành Địa lý du lịch).
Địa lý + Ngữ văn + Lịch sử.
Địa lý + Ngữ văn + Tiếng Anh.
C00.
D15.
ĐXT 15,50.
Báo chí.
Ngữ văn + Địa lý + Lịch Sử.
Ngữ văn + Địa lý + Tiếng Anh.
Ngữ văn + Lịch sử + Tiếng Anh.
C00.
D15.
D14.
ĐXT 16,00.
Công nghệ sinh học(*).
Sinh học + Hóa học + Toán.
B00.
ĐXT 15,50.
Vật lý học (*).
1.Vật lý + Toán + Hóa học.
2.Vật lý + Toán + Tiếng Anh.
1.A00.
2.A01.
ĐXT 15,50.
Hóa học (*), gồm các chuyên ngành:
Hóa Dược;
Hóa Dược (tăng cường Tiếng Anh);
Hóa phân tích môi trường.
Hóa học + Toán + Vật lý.
Hóa học + Toán + Tiếng Anh.
A00.
D07.
ĐXT 15,50.
Địa lý tự nhiên (Chuyên ngành Địa lý tài nguyên & môi trường)(*).
Toán + Vật Lý + Hóa học.
Toán + Địa lý + Sinh học.
A00.
B02.
ĐXT 15,50.
Khoa học môi trường (*).
Hóa học + Toán + Vật lý.
Hóa học + Toán + Tiếng Anh.
A00.
D07.
ĐXT 15,50.
Toán ứng dụng (*), gồm:
Toán ứng dụng;
Toán ứng dụng (tăng cường tiếng Anh).
Toán + Vật lý + Hóa học.
Toán + Vật Lý + Tiếng Anh.
A00.
A01.
ĐXT 15,50.
Công nghệ thông tin.
Toán + Vật lý + Hóa học.
Toán + Vật lý + Tiếng Anh.
A00.
A01.
ĐXT 15,50.
Công nghệ thông tin (Chất lượng cao) (*).
52480201CLC.
Toán + Vật Lý + Hóa học.
Toán + Vật lý + Tiếng Anh.
A00.
A01.
ĐXT 15,50.
Công tác xã hội.
Ngữ văn + Địa lý + Lịch Sử.
Ngữ văn + Tiếng Anh + Toán.
C00.
D01.
ĐXT 15,50.
Quản lý tài nguyên và môi trường (*).
Sinh học + Toán + Hóa học.
B00.
ĐXT 15,50.
II I.
KHOA Y DƯỢC.
DDY.
Y đa khoa.
Toán + Sinh học + Hóa học.
B00.
ĐXT 22,00.
Điều dưỡng.
Toán + Sinh học + Hóa học.
B00.
ĐXT 18,00.
Răng - Hàm - Mặt.
Toán + Sinh học + Hóa học.
B00.
ĐXT 22,00.
Dược học.
Toán + Sinh học + Hóa học.
Toán + Vật lý + Hóa học.
B00.
2.A00.
ĐXT 20,00.
Tấn Tài.
|
1Giáo dục
| Vừa qua, quy định lựa chọn báo chí để đưa tin họp Thường vụ Quốc hội đã gây xôn xao dư luận. Trả lời VTC News , luật sư Trần Quốc Thuận (Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội) cho rằng người dân sẽ rất thiệt thòi nếu báo chí bị hạn chế đưa tin các phiên họp của Thường vụ Quốc hội.
Luật sư Trần Quốc Thuận (Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội).
- Văn phòng Quốc hội vừa ra thông báo về việc sẽ lựa chọn báo chí để đưa tin các phiên họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội dựa vào tôn chỉ mục đích của các báo. Ông có bình luận gì về vấn đề này?
Luật quy định Quốc hội họp công khai nên nếu không đủ chỗ ngồi cho phóng viên thì phải truyền hình, phát thanh trực tiếp để cho nhân dân được theo dõi.
Do không có quy định cụ thể cho hoạt động của Thường vụ Quốc hội nên vấn đề này do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tự đặt và tự quy định.
Việc này không phù hợp với xu thế công khai, minh bạch. Hiện nay, cơ quan dân cử là đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân của cả nước.
Người dân cũng không biết người đại diện cho mình làm cái gì, hoạt động ra sao, quan điểm của đại biểu ra sao trước sự việc này, sự việc kia xảy ra trong nước và thế giới. Đó là việc thiệt thòi cho cử tri và người dân.
Cử tri cử người đại diện của mình trong Quốc hội nhưng lại không biết rằng các vị Chủ nhiệm các uỷ ban, Hội đồng dân tộc, các Uỷ viên Thường vụ Quốc hội làm cái gì.
Vì vậy, tôi cho rằng phải công khai minh bạch hoạt động của Thường vụ Quốc hội trên các trang mạng để cho cử tri và nhân dân nắm được các vị đại biểu đang làm cái gì.
- Có ý kiến cho rằng ở Việt Nam có quá nhiều báo và tạp chí nên không thể mời đồng thời đưa tin họp Thường vụ Quốc hội được, thưa ông?
Ý kiến cho rằng Việt Nam có hơn 700 tờ báo, tạp chí thì vào Quốc hội không có chỗ ngồi nhưng nói như thế thì để lựa chọn những tờ báo được vào đưa tin phiên họp Thường vụ Quốc hội thì lựa chọn theo tiêu chí gì.
Có những tờ báo thông tin rộng rãi nhưng cũng có tờ báo đại diện cho ngành. Nhưng dù là giới nào, ngành nào thì cũng cần biết thông tin của Quốc hội đang làm gì.
Vậy Uỷ ban Thường vụ Quốc hội căn cứ vào tiêu chí số lượng độc giả, hay số lượng phát hành. Tôi nghĩ tiêu chí như thế nào để lựa chọn báo cần phải làm sáng tỏ.
Còn những cơ quan khác, số lượng độc giả ít nhưng họ cũng có quan tâm và cũng cần có thông tin. Rõ ràng, nếu không cho họ đưa tin thì thế nào.
Tôi cho rằng hoạt động của Thường vụ Quốc hội phải công khai, minh bạch.
Video: Quốc hội nên "đóng cửa" hay "mở cửa" với báo chí.
- Trả lời báo chí, một vị Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội ví dụ đối với chuyên đề về pháp luật mời các báo thiên về pháp luật thì có hợp lý không, thưa ông?
Họ nói như thế là sai. Sai cơ bản. Vì pháp luật để điều chỉnh các mối quan hệ trong xã hội. Các điều chỉnh đó tác động lên nhiều lĩnh vực. Có khi lĩnh vực điều chỉnh đó lên tất cả mọi người dân.
Nhiều bộ luật tác động lên tất cả mọi người như Bộ luật Hình sự, Bộ luật dân sự, Luật giao thông. Mọi người dân đều chịu điều chỉnh bởi các điều luật đó cả.
Tờ báo về pháp luật chỉ biết về kỹ thuật xây dựng pháp luật thôi.
Phiên họp thứ 13 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
- Lựa chọn báo chí đưa tin họp Thường vụ Quốc hội dựa trên tôn chỉ mục đích có hợp lý không, thưa ông?
Tôi cho rằng điều đó không hợp lý. Vì những vấn đề bàn luận của Quốc hội tác động đến rất nhiều về kinh tế xã hội. Vì vậy, rất nhiều người muốn đóng góp ý kiến từ khi còn chưa thành luật.
Luật của mình mới ra đời đã phải sửa vì khi làm luật không xin ý kiến rộng rãi tất cả các đối tượng chịu tự tác động của luật đó điều chỉnh. Khi đã thành luật rồi thì họ mới biết và cho ý kiến.
Điều đó chứng tỏ luật của mình không được làm đúng theo quy trình trong luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã đặt ra. Tức là luật điều chỉnh đối tượng nào thì trước khi ban hành phải xin ý kiến đối tượng đó.
Cũng như vậy, làm gì có tờ báo nào mà đại diện cho tất cả các đối tượng. Như vậy, xác định tiêu chí lựa chọn báo chí dựa vào tôn chỉ mục đích của tờ báo là rất khó.
- Giải quyết vấn đề chỗ ngồi không đủ cho tất cả các cơ quan báo chí thì thế nào, thưa ông?
Vậy thì phải có một trang mạng để báo chí không vào được nhưng cũng nắm được thông tin.
Văn phòng Quốc hội phải thiết kế một mạng để phát những nội dung này. Có thể phát trên website của Quốc hội.
Phải tạo điều kiện tối đa cho báo chí, người dân tiếp cận xem Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đang làm cái gì, bàn cái gì.
- Những nội dung liên quan đến an ninh quốc gia, quốc phòng nhưng các vị quan chức Quốc hội lỡ "tiết lộ" thì sao, thưa ông?
Cái đó thì có quy định rồi, không chỉ Thường vụ Quốc hội mà ngay cả khi Quốc hội bàn những vấn đề liên quan đến an ninh quốc phòng thì đã có những luật riêng để xử lý.
Có những tờ báo thông tin rộng rãi nhưng cũng có tờ báo đại diện cho ngành. Nhưng dù là giới nào, ngành nào thì cũng cần biết thông tin của Quốc hội đang làm gì.
Ông Trần Quốc Thuận.
Quốc hội sẽ có những quy định riêng và báo chí cũng không được đưa tin.
Nếu mà Thường vụ Quốc hội đưa lý do đó ra để hạn chế báo chí thì nghe không có lý.
- Vậy còn những nội dung khác mà các vị Uỷ viên Thường vụ Quốc hội lỡ miệng thì sao, thưa ông?
Nói như thế sao được. Làm sao lúc nào cũng nói là bí mật, an ninh hay sợ vạ miệng được. Những người lãnh đạo thì trước khi nói vấn đề gì thì phải uốn lưỡi trước khi nói. Miệng nhà quan có gang có thép mà.
Các đại biểu cũng phải cân nhắc trước khi nói và nêu ra được chính kiến của mình. Điều đó phụ thuộc vào năng lực, trình độ của từng quan chức Quốc hội.
- Đối với các báo không được mời họp, nhưng tiếp cận được các tài liệu của họp báo thì có được phép đăng tải không, thưa ông?
Tôi cho không có vấn đề gì. Nếu có cấm thì Quốc hội phải có nghị quyết quy định. Không thể nói kiểu nào cũng được.
Pháp luật phải công khai, minh bạch, rõ ràng. Pháp luật không thể tuỳ tiện.
Nếu tài liệu ở Quốc hội không đóng dấu mật thì hoàn toàn có thể làm tin được. Báo chí được đưa những thông tin mà pháp luật không cấm.
- Qua sự việc này, theo ông Văn phòng Quốc hội cần rút ra bài học gì ?
Đại biểu Quốc hội là đại diện cho ý chí, nguyện vọng của cử tri cả nước. Người đại biểu phải thể hiện được chính kiến, nói gì, làm gì trước nhân dân. Nếu không thể hiện được thì rõ ràng người đó không xứng đáng là đại biểu.
Ở các nước, người đại biểu cho dân thường có các blog, các trang mạng xã hội để phát đi liên tục các thông điệp của mình, việc làm của mình.
- Xin cảm ơn ông!
Phạm Thịnh.
|
1Giáo dục
| Những vết thương trên cơ thể em cùng vết bỏng bên má làm chúng ta nhói lòng và căm phẫn vô cùng hành vi mất nhân tính của người cha ruột, người mẹ kế.
Ngay sau đó, quyết định cách ly cô bé khỏi mối nguy bị bạo hành được ban hành và ông Nguyễn Văn Hoàng Chủ tịch UBND huyện Châu Thành - Tiền Giang cũng khẳng định chắc như đinh đóng cột: "Ngay hôm nay, chúng tôi sẽ chỉ đạo cơ quan chức năng tiến hành làm rõ vụ việc và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật".
Dư luận khấp khởi hy vọng về một tương lai tươi sáng hơn cho em và một bản án đích đáng cho kẻ vô lương tâm.
Vậy mà hai tháng sau, câu chuyện đau lòng của em lại bị khơi lên, bi thảm hơn trước: "Bé gái nghi bị dí sắt nung đã nghỉ học, vẫn ở với cha".
Chuyện gì đã xảy ra trong khoảng thời gian ấy? Quyết định cách ly hết hiệu lực, em vẫn ở với bà nội và cha ruột ư? Em đã được đưa đi giám định pháp y với tỉ lệ thương tật 12%, vụ án đã khởi tố nhưng chưa xác định được bị can? Em đã bỏ học từ ngày 27-11-2017 đến nay và không ai biết em ra sao ư?... Những câu hỏi có thật mà tưởng như đùa!
Sinh mạng của một con người, sự an toàn của một đứa trẻ sao lại nhẹ tênh như thế? Ai dám bảo em sẽ không tiếp tục bị bạo hành cả thân thể và tinh thần khi lại rơi vào vòng tay của cha ruột, mẹ kế?
Nước ta có đến 15 cơ quan, tổ chức chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Vậy mà khi một đứa trẻ bị bạo hành, bị xâm hại, sao không có một cơ quan chuyên trách nào nhận trách nhiệm lo lắng chu toàn cho hiện tại và đảm bảo tương lai con trẻ?
Chúng ta đã ký Công ước về quyền của trẻ em. Nay một đứa trẻ vừa bị bạo hành vừa bị tước quyền đến trường, nhưng cơ quan chức năng địa phương vẫn còn đợi xin ý kiến của Bộ Công an ư?
Dư luận đang sôi sục vô cùng về phản ứng chậm chạp, máy móc, cứng nhắc của cơ quan chức năng. Người dân có quyền đặt câu hỏi về vai trò, chức năng và hoạt động của các cơ quan có nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ trẻ em. Và chúng tôi cũng rất phân vân, băn khoăn về sự rườm rà, nhiêu khê của các thủ tục tố tụng, các quy định bắt buộc của pháp luật trong việc xử lý các vụ việc liên quan đến bạo hành, xâm hại trẻ em.
Tôi xin chia sẻ hai câu chuyện nhỏ của cháu tôi ở nước Anh để mọi người tham khảo. Hai vợ chồng cháu sang Anh hơn mười năm và đã nhập quốc tịch Anh. Con gái đầu của cháu năm nay bốn tuổi và con trai lên hai. Mẹ các cháu đảm nhận nhiệm vụ lo kinh tế, con cái còn nhỏ nên cháu trai tôi ở nhà lo nội trợ và chăm sóc con.
Chuyện xảy ra vào hai năm trước. Xa xứ lại bận rộn việc nhà cửa, chăm sóc con trai mới sinh nên cháu tôi hơi chểnh mảng trong việc dạy dỗ bé lớn. Ít người trò chuyện, giao tiếp nên bé gái hơi chậm trong phát triển ngôn ngữ. Lên hai tuổi, bé chỉ nói được một vài từ tiếng Anh và ngay cả tiếng Việt cũng chẳng khá hơn.
Chính phủ Anh có chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ rất hay. Cứ định kỳ hàng năm đều cử các chuyên gia đến từng gia đình kiểm tra sự phát triển toàn diện của trẻ em. Khi đến nhà cháu trai tôi, sau một hồi kiểm tra các kỹ năng giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ của trẻ, đại diện cơ quan kiểm tra khẳng định chưa đạt yêu cầu tối thiểu so với sự phát triển của lứa tuổi. Họ vận động và kiên quyết yêu cầu gia đình cho cháu bé đến trường học.
Câu chuyện thứ hai đầy nước mắt vừa mới xảy ra năm ngoái. Số là cháu nhỏ khi sinh ra đã có một vết chàm màu tím to khoảng ba ngón tay ở bắp chân. Khi đưa cháu bé đến khám bệnh viêm phế quản tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện vết chàm và nghi cháu bé bị cha mẹ bạo hành. Ngay lập tức họ tiến hành cách ly bố mẹ và con trẻ và đưa cháu bé đi kiểm tra.
Bố mẹ cháu hốt hoảng khẳng định không hề có chuyện bạo hành trẻ cũng như khóc lóc, van xin được đi theo để chăm sóc con còn nhỏ. Nhưng luật pháp đã quy định, đứa trẻ bị cách ly, được chăm sóc đặc biệt và kiểm tra kỹ càng. Mấy ngày sau, cháu tôi được đến đón con về trong nỗi vui mừng tột cùng vì phía cơ quan chức năng đã xác minh đó chính là vết chàm bẩm sinh.
Hai câu chuyện ở nước Anh nếu so sánh với vụ việc bé gái nghi bị cha ruột dí sắt nung đã nghỉ học thì có phần khập khiễng. Nhưng tôi muốn kể ra đây để mọi người thấy rằng, bất kỳ một đứa trẻ nào cũng phải được chăm sóc và bảo vệ một cách tối ưu nhất...
Mai Lê.
|
1Giáo dục
| Lần thứ hai có tác phẩm đoạt giải Báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng - Giải Búa liềm vàng - là một vinh dự lớn lao với những người làm báo của Đài TNVN.
Những giải thưởng không chỉ là sự đóng góp tâm huyết của những người làm báo vào công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng mà là nguồn động lực cổ vũ cho các nhà báo Đài TNVN tiếp tục say mê, tìm tòi, phát hiện chủ đề để cho ra đời những sản phẩm báo chí mang đậm hơi thở cuộc sống, đầy thuyết phục.
Tại Giải Búa liềm vàng lần 2 năm 2017, Đài TNVN vinh dự có 3 tác phẩm được trao giải, gồm 1 giải A, 1 giải B và 1 giải Khuyến khích.
Nhà báo Việt Anh (áo đỏ, ảnh do nhân vật cung cấp).
Chia sẻ về cảm giác khi tác phẩm của mình được trao giải A giải Báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng năm 2017, nhà báo Việt Anh (Hệ Văn hóa-Đời sống-Khoa giáo VOV2 - Đài TNVN) cảm thấy bất ngờ, xen lẫn vinh dự, tự hào. Với chị, đây là dấu ấn thực sự quan trọng, mang ý nghĩa lớn lao trong cuộc đời làm báo của mình.
Về nguyên do bị ông Bí thư thời @ ở Tây Ninh hút hồn, nhà báo Việt Anh cho biết, đã từng gặp gỡ và làm việc với ông Trần Hữu Hậu, Bí thư Thành ủy kiêm Chủ tịch UBND thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh từ những năm 1999-2000.
Khi đó ông Trần Hữu Hậu là Giám đốc Công ty Cơ khí Tây Ninh, đang phối hợp với Trung ương Đoàn TNCS HCM triển khai dự án xóa cầu khỉ ở các tỉnh ĐBSCL.
Qua trang Facebook của vị Bí thư Thành ủy, nữ nhà báo khá bất ngờ khi thấy ông kết nối với rất nhiều người dân của thành phố.
Hàng ngày họ phản ánh trên Facebook của ông đủ mọi thông tin: từ chuyện đèn đường hỏng, đổ rác thải không đúng nơi quy định, biển báo giao thông chưa phù hợp, những đoạn đường ngập lụt đến những vấn đề về an ninh trật tự, giáo dục, y tế và xã hội trên địa bàn thành phố.
Chị Việt Anh càng bất ngờ hơn khi chỉ vài giờ đồng hồ hoặc 1, 2 ngày sau đã thấy người viết phản ánh trên Facebook của ông Trần Hữu Hậu đăng lời cảm ơn, thông báo những vấn đề còn tồn tại, bất cập mà họ phản ánh đã được khắc phục và giải quyết kịp thời, triệt để, đương nhiên tùy từng mức độ lớn - nhỏ của vấn đề.
Không chỉ kết nối với người dân thành phố Tây Ninh qua Facebook, ông Trần Hữu Hậu rất tích cực chỉ đạo triển khai áp dụng công nghệ thông tin trong công tác Đảng và Chính quyền của thành phố, như kết hợp và triển khai phần mềm số hóa quản lý địa bàn dân cư; ứng dụng các phần mềm văn phòng điện tử e-office; phần mềm họp không giấy; phần mềm hộ tịch; phần mềm một cửa điện tử, phần mềm tiếp công dân (hay giải quyết khiếu nại, tố cáo), chữ ký số... tại địa phương.
Bản thân những việc làm của ông Trần Hữu Hậu đã có ý nghĩa xã hội rất lớn, đó chính là một trong những cách xây dựng Đảng thiết thực và hiệu quả nhất nên tôi không khó để lựa chọn nhân vật, góc tiếp cận cũng như cách thể hiện tác phẩm của mình, chị Việt Anh tâm sự, công việc duy nhất của chị là đi tìm hiểu, gặp gỡ người dân, cán bộ địa phương để kiểm chứng và tìm hiểu đa chiều về những thông tin liên quan đến nhân vật.
Nhà báo Sỹ Đức trong một chuyến công tác ở Trường Sa (Ảnh do nhân vật cung cấp).
Một trong 8 tác phẩm đoạt giải B Giải Búa liềm vàng lần thứ 2 năm 2017 là loạt bài Xã Cổ Đô, huyện Ba Vì - bất ổn ở một vùng quê của nhóm tác giả Sỹ Đức, Sỹ Lý (Ban Thời sự VOV1 - Đài TNVN).
Bức xúc trước những bất ổn, hạn chế trong quá trình xây dựng nông thôn mới không được giải quyết triệt để, các tác giả đã có quá trình thâm nhập thực tế để chỉ rõ sự thiếu trách nhiệm của lãnh đạo xã Cổ Đô một địa phương giàu truyền thống cách mạng, một điểm sáng về phát triển kinh tế xã hội của nông thôn Hà Nội, dẫn đến nhiều sai phạm trong quản lý đất đai, công tác dồn điền đổi thửa, dẫn đến tình trạng đơn thư kéo dài phức tạp.
Bài 1: Xã Cổ Đô, huyện Ba Vì, Hà Nội: Bất ổn một vùng quê.
Nói về hậu trường của loạt bài này, tác giả Sỹ Đức chia sẻ quá trình thâm nhập thực tế các anh đã gặp không ít khó khăn khi tiếp cận với lãnh đạo xã bởi cả 5 cán bộ Thường vụ của xã Cổ Đô đều dính sai phạm nên họ đều bao che và đùn đẩy trách nhiệm. Khi ra hiện trường những thửa đất được cho là đất để ngoài bìa đỏ, đất vi phạm lấn chiếm thì bị theo dõi.
Bài 2: Đất công "hô biến" thành đất tư - nguy cơ hiện hữu.
Không bỏ cuộc, các anh dùng cách tiếp cận sức ép từ dân và huyện, khi đã nắm chắc trong tay nhiều tư liệu quý giá, các anh quay lại làm việc với xã. Lúc đầu chỉ tập trung những vấn đề dân phản ánh như đất để ngoài bìa đỏ. Trong quá trình trao đổi, phát hiện những sai phạm trong việc làm sổ đỏ có dấu hiệu trái quy định của pháp luật. Từ những chứng cứ này các anh lên làm việc với huyện Ba Vì.
Sự hợp tác của huyện khi xin thời gian để xem xét và nếu đúng như nhà báo phản ánh sẽ xử lý đã giúp các anh có thêm động lực, niềm tin truyền lửa vào các bài báo.
Người dân Cổ Đô cũng bày tỏ sự đồng tình với cách làm của các nhà báo và gọi điện chia sẻ với tác giả.
Không lâu sau khi hai bài viết của các anh lên sóng. Ủy ban Kiểm tra của huyện có thông báo kết quả và thừa nhận nội dung các bài báo đã phản ánh đúng thực tế, hai lãnh đạo chủ chốt của xã bị cách chức vì vi phạm quản lý điều hành. Rồi 3 cá nhân khác, người tự làm đơn xin thôi việc, người bị kỷ luật.
Ông Ngô Minh Tuấn - Tổng Biên tập Tạp chí Xây dựng Đảng.
Đánh giá về các tác phẩm được trao giải Búa liềm vàng lần 2, ông Ngô Minh Tuấn - Tổng Biên tập Tạp chí Xây dựng Đảng, cơ quan thường trực Giải Búa liềm vàng, cho biết, Ban Tổ chức đánh giá cao các tác phẩm bám sát việc triển khai các nghị quyết của Đảng, có sức thuyết phục, thể hiện tính phát hiện, tìm ra mô hình mới, việc làm sáng tạo, hiệu quả.
Đặc biệt, các tác phẩm sau khi được đăng tải đã có tác động xã hội, tạo ra sức lan tỏa.
Chẳng hạn như loạt bài Xã Cổ Đô, huyện Ba Vì - bất ổn ở một vùng quê, những điểm nóng như vậy xảy ra ở nhiều nơi, gây bức xúc, mất ổn định xã hội.
Điểm khác biệt ở loạt bài này là sau khi được đăng tải, cơ quan chức năng vào cuộc đã có cách giải quyết hợp lòng dân.
Hay như bài Ông Bí thư thời @, chỉ tít bài thôi cũng gợi cho người ta sự chú ý, nó gắn với cuộc cách mạng công nghệ 4.0, đặt ra yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ hiện nay phải làm sao để thích ứng./.
Hà Giang/VOV.VN.
|
1Giáo dục
| Tư nhân áp đảo công lập.
Ngày 29/11, ông Lê Trương Hải Hiếu, Chủ tịch UBND quận 12 qua trao đổi với báo chí đã thừa nhận công tác quản lý, thanh tra các cơ sở giáo dục mầm non tư nhân tại địa phương vẫn còn thiếu sót. Đặc biệt, điều kiện tiếp nhận trẻ vào học bán trú ở các trường tư thục dễ dàng hơn so với các trường công lập do trường tư thục không yêu cầu nhiều về thủ tục, giấy tờ.
Nhà trẻ Mầm Xanh sau sự việc các bảo mẫu bạo hành, nay đã bị đóng cửa.
Thực tế cho thấy, phụ huynh gửi trẻ vào các cơ sở mầm non tư thục đa phần là công nhân lao động, một phần lương họ thấp, trung bình khoảng 5-6 triệu đồng/tháng, trong khi các cơ sở mầm non bán trú có mức phí "bình dân" từ 1 triệu trở lên, thủ tục tiếp nhận trẻ lại linh động nên rất dễ gặp "ác mẫu" thay vì "bảo mẫu", bởi trong đó không ít cô giáo dạy trẻ không có bằng cấp, chuyên môn mà cơ sở Mầm Xanh là một minh chứng.
Ngay tại quận 12, theo số liệu của Phòng Giáo dục và Đào tạo, toàn quận có trên 30 ngàn trẻ ở độ tuổi đi học nhà trẻ, mầm non. Thế nhưng, tại đây chỉ có 19 trường mầm non công lập, giải quyết được việc đi học của gần 7.000 trẻ, còn hơn 23 ngàn trẻ khác là phải học tại 310 trường mầm non tư thục, hoặc nhóm trông giữ trẻ gia đình. Tức trường mầm non tư thục chiếm đến 2/3 nhu cầu của địa phương. Thế nên, theo ông Hiếu, quận 12 đã từng bàn bạc với các Cty, KCN để các nơi này có thể chủ động phát triển các trường mầm non phục vụ chính con em công nhân đang lao động SX tại đây nhưng,hiện nay tất cả đều trên tinh thần đề nghị, động viên, hình thức.
"Trường lớp, cơ sở vật chất, giáo viên cho các trường công lập là không đủ, nên các cơ sở tư nhân là giải pháp giảm tải kịp thời và phù hợp. Thế nhưng đổi lại, chất lượng và điều kiện của những nơi này lại cần phải liên tục kiểm tra, xác minh. Nó là hai mặt của một vấn đề mà chúng tôi đang phải giải quyết", ông Hiếu thừa nhận.
Phòng ngừa thế nào?
Trong khi đó, làm nghề nuôi dạy trẻ hoàn toàn không đơn giản. Theo tìm hiểu chúng tôi, một cô giáo làm nghề này bắt đầu công việc phải trước 7 giờ sáng hàng ngày. Nhiệm vụ của họ là đón trẻ, nghe những lời dặn dò từ phụ huynh trong trường hợp con họ ốm đau, cần uống thuốc hay phải kiêng ăn món nào.
Sau đó vào lớp là phải biết dạy trẻ múa, hát, nhận biết chữ cái hay làm các phép tính cơ bản. Cái khó của nghề này là phải chăm lo cho những đứa trẻ còn chưa có khả năng điều chỉnh hành vi và tự chăm sóc bản thân. Trong đó, khó khăn lớn nhất trong các cơ sở nuôi dạy trẻ vẫn là "công đoạn" cho các bé ăn uống và vệ sinh hộ cho trẻ. Công việc này đòi hỏi người bảo mẫu phải đảm bảo hai đức tính, đó là sự kiên nhẫn và lòng yêu thương trẻ. Vì vậy, nếu không đảm bảo một trong hai đức tính nói trên thì việc bạo hành trẻ tại các cơ sở trường mẫu giáo mầm non tư thục không sớm thì muộn cũng sẽ xảy ra.
Điều đáng nói, Luật Trẻ em năm 2016 quy định 15 cơ quan có trách nhiệm bảo vệ trẻ em nhưng đáng tiếc là các vụ việc bạo hành trong thời gian gần đây vẫn cứ tiếp diễn. Thậm chí ngay tại địa phương, chính quyền cấp phường, xã được cho là nơi quản lý trực tiếp các hoạt động của các cơ sở mầm non, nuôi dạy trẻ. Trong đó, phó chủ tịch xã, phường phụ trách khối văn xã còn được qui định kiêm thêm nhiệm vụ "Trưởng ban thực hiện xã phù hợp với trẻ em", thế nhưng những vụ việc bạo hành trẻ em vừa qua được phát hiện chủ yếu từ mạng xã hội và báo chí. Vậy thì, các cơ quan chức năng phòng ngừa thế nào cho hiệu quả?
Chiều 28/11, Văn phòng Chủ tịch nước đã có công văn số 1581/VPCTN-TH đề nghị Ủy ban Quốc gia về trẻ em, Bộ LĐ-TB &XH;, Bộ GD-ĐT, Bộ Y tế, Bộ Công an, các bộ, ngành liên quan và các tỉnh, TP trực thuộc trung ương tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về trẻ em, nhất là Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 5/11/2012 của Bộ Chính trị (khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới, Luật Trẻ em năm 2016. Đồng thời, tổ chức kiểm tra, thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật tại các trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ trong cả nước để phòng ngừa, ngăn chặn, điều tra, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về trẻ em.
NHẬT VY.
|
1Giáo dục
| Chiều 27/11, Sở GD-ĐT TP HCM có báo cáo gửi Bộ GD-ĐT về vụ việc bạo hành trẻ của lớp Mẫu giáo Mầm Xanh, phường Hiệp Thành, quận 12.
Báo cáo cho thấy, lớp mẫu giáo Mầm Xanh hiện đang giữ 36 trẻ, trong đó có 25 trẻ độ tuổi từ 3 đến 5 tuổi; 11 trẻ từ 18 đến 36 tháng. Nhân sự có 1 giáo viên là chủ cơ sở có bằng chuyên môn; 1 cấp dưỡng có bằng sơ cấp nấu ăn; 2 người giữ trẻ không có bằng chuyên môn.
Cơ sở này có thực hiện hồ sơ sổ sách bán trú. Tuy nhiên, lớp mẫu giáo còn thiếu sổ điểm danh và thu thánh toán lớn tháng 10 và 11/2017. Sổ thu thanh toán nhỏ chỉ thực hiện đến hết tháng 9/2017 (sau khi đón đoàn kiểm tra đầu năm vào tháng 2/10/2017, đơn vị không tiếp tục thực hiện hồ sơ này theo quy định). Đơn vị có hợp đồng cung cấp thực phẩm với công ty TNHH sản xuất-thương mại-phát triển Niềm tin Việt.
Hồ sơ chăm sóc giáo dục của lớp không thực hiện hồ sơ chăm sóc trẻ theo chương trình giáo dục quy định cho đến thời điểm kiểm tra.
Lớp mẫu giáo Mầm Xanh - nơi xảy ra vụ bạo hành trẻ đang gây xôn xao dư luận (ảnh từ clip).
Trên cơ sở đó, Tổ công tác đề nghị bà Phạm Thị Mỹ Linh, chủ cơ sở làm bản tường trình gửi về UBND phường Hiệp Thành (đã gửi về UBND phường Hiệp Thành) và yêu cầu cơ sở khắc phục.
Qua sự việc được phản ánh tại báo Tuổi trẻ vào ngày 26/11/2017, UBND quận 12 đã chỉ đạo Phòng GD-ĐT quận 12; các ban ngành liên quan đến làm việc và xử lý. UBND phường Hiệp Thành đã ra quyết định số 777/QĐ-UBND ngày 26/11/2017 về việc đình chỉ hoạt động lớp mẫu giáo Mầm Xanh.
Riêng Sở GD-ĐT TP HCM đã chỉ đạo UBND quận 12 giải thể lớp Mẫu giáo Mầm Xanh vì đã vi phạm nghiêm trọng các quy định về tổ chức hoạt động, ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Khẩn trương phối hợp với Công an điều tra vụ việc, làm rõ trách nhiệm và có biện pháp xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, để đảm bảo an toàn cho trẻ tại các nhóm lớp, lớp mẫu giáo độc lập tư thục trên địa bàn, Sở GD-ĐT TP HCM đề nghị Thường trực UBND quận 12 chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện nghiêm công văn số 1376/UBND-VX ngày 17/3/2017 về tăng cường quản lý các nhóm trẻ mẫu giáo độc lập tư thục, nhóm trẻ gia đình.
Tăng cường kiểm tra các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập, đặc biệt là các nhóm, lớp độc lập tư thục trên địa bàn quận. Tăng cường tổ chức các lớp bồi dưỡng tập huấn nghiệp vụ và đạo đức lương tâm nghề nghiệp cho chủ nhóm, lớp; giáo viên và người giữ trẻ.
Phát huy vai trò giám sát của các ban, ngành đoàn thể tại địa phương trong việc giám sát hoạt động của các nhóm, lớp độc lập tư thục trên địa bàn. Kiên quyết đóng cửa và giải thể đối với các nhóm, lớp độc lập tư thục hoạt động thiếu hiệu quả, không đảm bảo an toàn cho trẻ, vi phạm quy chế chuyên môn của ngành./.
Bích Lan/VOV.VN.
|
1Giáo dục
| Chiều 26/11, ông Khưu Mạnh Hùng- Trưởng phòng GD&ĐT quận 12, TPHCM cho biết, ngay sau khi nhận được thông tin có việc bạo hành, đày đọa trẻ em xảy ra tại cơ sở mầm non tư thục Mầm Xanh (đường HT05, phường Hiệp Thành),đoàn kiểm tra đã tới lập biên bản và ra quyết định đình chỉ hoạt động của cơ sở này.
Theo ông Hùng, đây là cơ sở mầm non tư thục hoạt động có giấy phép hợp lệ. Cách đây chưa lâu, các cơ quan chức năng của quận đã tới đi kiểm tra.
Đây là cơ sở mầm non tư thục giữ khoảng 35 trẻ trẻ từ 2 đến 5 tuổi, chủ yếu là con của các công nhân sinh sống, thuê nhà trên địa bàn quận 12.
Vào thời điểm kiểm tra, dù có nghe nói rằng xuất hiện thông tin trẻ bị đánh ở cơ sở này, nhưng không có bằng chứng cụ thể, nên chưa thể xử lý gì.
Chiều cùng ngày, lãnh đạo UBND quận 12 cũng đã chỉ đạo các cơ quan công an vào cuộc điều tra, xử lý vụ việc.
Cơ sở mầm non xảy ra vụ bạo hành trẻ.
Trước đó, dư luận vô cùng phẫn nộ khi xem một video clip đăng tải trên một tờ báo, mô tả cảnh người quản lý của cơ sở mầm non Mầm Xanh (tên Linh) cùng các bảo mẫu liên tục có hành vi bạo hành trẻ.
Những hình ảnh trong video clip này mô tả lại, bà Linh cùng các bảo mẫu đã dùng bất cứ các vật dụng gì có thể từ can nhựa, muỗng múc canh, giày dép... để đánh vào đầu, mặt các bé vào bất cứ lúc nào.
Thậm chí, có lúc, bà Linh đã dùng 1 bình nhựa đánh vào đầu vào vai một bé gái, dù được một nhân viên cùng cơ sở can ngăn.
Trong giờ ăn, các bé liên tục bị các bảo mẫu đánh và dọa khi ăn. Ngoài ra, một bảo mẫu còn dùng dao để đe dọa trẻ.
Liên tục bị đòn, hành hạ bằng nhiều cách khác nhau, nhưng do tuổi còn quá nhỏ, các em không thể phản kháng gì lại được, mà chỉ có thể khóc và chịu đựng.
Bà Linh (bìa phải) cùng các bảo mẫu tại trường Mầm Xanh.
Du luận càng phẫn nộ hơn khi đọc những thông tin mà cơ sở mần non tư thục Mầm Xanh đăng tải trên trang web để giới thiệu về mình, trái ngược hẳn so với thực tế đã diễn ra.
Theo đó, cở sở này giới thiệu mình có môi trường giáo dục Mầm non an toàn, tin cậy, hiệu quả trong việc hình thành nhân cách, nếp sống văn hóa và nếp học tập cho trẻ ngay từ tuổi nhỏ.
"Với đội ngũ giáo viên đạt chuẩn về trình độ, giàu kinh nghiệm trong giảng dạy, thật sự tâm huyết với nghề ươm mầm xanh, luôn yêu thương, quý mến trẻ như con mình. Mẫu giáo Mầm Xanh cam kết mang lại cho trẻ một môi trường khởi đầu toàn diện nhất.
Mẫu giáo Mầm Xanh đặc biệt chú trọng phương châm lấy trẻ làm trung tâm trong mọi chương trình và hoạt động, vì vậy trong mọi việc từ rèn luyện nề nếp ăn, ngủ tới việc học tập, nhà trường đều căn cứ vào sự phát triển của từng trẻ để có phương pháp đưa dần các cháu vào nếp sinh hoạt và học tập chung của trường một cách hài hòa nhất, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của các cháu sao cho phát huy được tính sáng tạo, ham học hỏi ở trẻ một cách tốt nhất", thông tin giới thiệu về trường Mầm Xanh.
Mạnh Đức.
|
1Giáo dục
| Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước vừa công bố danh sách ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2017.
Theo đó, tổng số người đạt tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư (GS, PGS) năm 2017 là 1.226 người (trong đó có 85 người đạt tiêu chuẩn GS, 1.141 người đạt tiêu chuẩn PGS).
Trong năm 2016, số người đạt chuẩn GS, PGS là 702 người. Như vậy, số lượng đạt chuẩn GS, PGS năm 2017 cao hơn năm 2016 là 534 người (tăng khoảng 60% so với năm trước).
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ và Tổng thư ký Hội đồng chức danh GS Nhà nước Trần Văn Nhung trao giấy chứng nhận cho các nhà giáo đạt tiêu chuẩn chức danh GS năm 2016.
Lý giải về số lượng ứng viên đạt chuẩn GS, PGS năm 2017 tăng đột biến so với năm trước, GS.TSKH Trần Văn Nhung, Tổng Thư ký Hội đồng chức danh GS Nhà nước cho biết, có 2 nguyên nhân khiến số lượng GS, PGS năm 2017 tăng mạnh.
Thứ nhất, năm nay ngày hết hạn nộp hồ sơ lùi lại nửa năm (là ngày 5/11/2017).
Theo đó, các bài báo, sách xuất bản, đề tài nghiệm thu của các ứng viên... cũng được lùi lại nửa năm.
Sở dĩ có việc chậm lại này là do Hội đồng dự định chờ thực hiện theo quy định mới nhưng chưa xong, nên quay lại thực hiện theo quy định hiện hành.
Thứ hai, năm 2018 sẽ có sự thay đổi về quy định phong GS, PGS, nên tâm lý chung của các ứng viên mong muốn mình đi về "chuyến tàu cuối".
Và "chuyến tàu cuối này" mang số hiệu 174 - (Quyết định 174). Do đó, năm nay, sự gia tăng số lượng ứng viên vừa do yếu tố tâm lý, vừa do họ có thêm thời gian để làm hồ sơ.
Tuy nhiên, theo GS.TSKH Trần Văn Nhung, mặc dù số lượng ứng viên đạt chức danh GS, PGS tăng đột biến nhưng điều đáng mừng là năm nay, chất lượng GS, PGS cao hơn hẳn các năm trước. Số các bài báo công bố quốc tế trên các tạp chí khoa học ISI và Scopus tăng lên.
GS.TSKH Trần Văn Nhung.
Ngoại ngữ tiếng Anh của các ứng viên tăng lên rõ rệt, vì nhiều người đã được cử đi học nước ngoài theo Đề án 911 và có sự phối hợp, hợp tác với nước ngoài...
Những điều này giúp việc đào tạo, trao đổi bằng tiếng Anh và công bố quốc tế được thuận lợi hơn với các ứng viên. Như vậy, chất lượng GS, PGS năm nay cao hơn hẳn các năm trước.
Phải nỗ lực nhiều hơn về ngoại ngữ, có nhiều công bố quốc tế.
Nhận định về số lượng GS, PGS tăng lên đáng kể, PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM cho rằng, hiện nay, số lượng tiến sĩ, PGS ở các trường ĐH tăng lên đáng kể thì chắc chắn số lượng ứng viên nộp hồ sơ đạt chức danh PGS, GS cũng sẽ tăng lên. Nếu người nào có đủ thâm niên công tác, đạt đủ tiêu chuẩn phong tặng theo quy định hiện hành thì sẽ đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS.
Sở dĩ, số lượng người đăng ký ứng cử chức danh GS, PGS năm 2017 đông còn là vì họ cũng muốn né tránh quy chế mới một cách khắt khe, cao hơn có thể bắt đầu áp dụng từ năm 2018 đối về tiêu chuẩn chức danh GS, PGS như phải có số lượng nhất định các công trình được công bố quốc tế.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ và Tổng thư ký Hội đồng chức danh GS Nhà nước Trần Văn Nhung trao giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS trẻ nhất năm 2016 cho ông Trần Đình Thắng.
Nếu quy chế mới được áp dụng thì có thể số lượng ứng cử viên đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS sẽ giảm hơn so với năm nay vì số lượng các công trình được đăng trên các tạp chí quốc tế uy tín không nhiều.
Ngoài ra, số lượng ứng cử viên đăng ký đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS tăng còn là vì Bộ GD-ĐT và Bộ Nội vụ đã thống nhất đưa ra quy định, những người đạt chức danh GS, PGS là giảng viên cao cấp nên hệ số lương giữa giảng viên cao cấp cao hơn nhiều so với giảng viên chính.
Ví dụ như có người đang là giảng viên bình thường có hệ số lương 3,66 nhưng khi đạt được chức danh PGS đã tăng vọt lên trên 6,2 (giảng viên cao cấp). Hệ số lương tăng như thế này bằng 25 năm công tác, cống hiến của giáo viên bình thường.
Đồng ý với quan điểm của GS.TS Trần Văn Nhung, mặc dù số lượng ứng cử viên đạt chức danh GS, PGS năm nay tăng lên gần 60% so với năm ngoái nhưng chất lượng vẫn đảm bảo.
Tuy nhiên, để chất lượng GS, PGS của Việt Nam có thể hội nhập với nền giáo dục, khoa học kỹ thuật tiên tiến, hiện đại của thế giới thì Bộ GD-ĐT cũng cần phải đưa ra quy định, các ứng cử viên phải nỗ lực để có được nhiều công trình mới, có tính phát hiện đăng trên các tạp chí uy tín của thế giới.
Mặt khác, trình độ ngoại ngữ IELTS của các ứng cử viên phải đạt từ 6.0 trở lên và có thể đọc, dịch, hiểu được các sách, báo quốc tế chuyên ngành./.
Bích Lan/VOV.VN.
|
1Giáo dục
| Hội đồng Chức danh giáo sư (GS) nhà nước vừa công bố danh sách ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh GS, phó giáo sư (PGS) năm 2017.
Bộ trưởng Y tế được công nhận GS.
Theo đó, tổng số người đạt tiêu chuẩn GS, PGS năm 2017 là 1.226 người, tăng gần 60% so với năm trước. Trong đó, tân GS trẻ nhất được công nhận là GS Phạm Hoàng Hiệp (SN 1982, quê Hải Dương).
GS Hiệp công tác trong ngành toán học thuộc Viện Toán học, Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam. Ông Hiệp cũng là PGS trẻ nhất Việt Nam khi mới 29 tuổi. Hướng nghiên cứu chính của GS Hiệp là lý thuyết đa thế vị, giải tích và hình học phức.
Theo đánh giá của GS-TSKH Trần Văn Nhung, Tổng Thư ký Hội đồng Chức danh GS nhà nước, tân GS trẻ nhất không phải là người sở hữu nhiều công trình khoa học nhất nhưng chất lượng các công trình khoa học rất tốt, đã được đăng trên nhiều tạp chí khoa học hàng đầu quốc tế. "Hội đồng ngành toán luôn là một hội đồng chuẩn mực và khắt khe. Kết quả số phiếu công nhận chức danh GS cho ứng viên này đạt 100% cũng đã thể hiện sự vinh danh dành cho tân GS trẻ nhất là vô cùng xứng đáng" - GS Nhung chia sẻ.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng nằm trong danh sách tân GS đượccông nhận năm 2017.
Ông Nhung cho biết năm nay, có 85 người đạt tiêu chuẩn GS, 1.141 người đạt tiêu chuẩn PGS, tăng so với năm trước 534 người (khoảng 60%). Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng nằm trong danh sách tân GS được công nhận năm 2017. Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến giỏi cả tiếng Anh, tiếng Pháp và có hơn 13 công trình công bố quốc tế trong những năm qua.
Đánh giá về chất lượng GS, PGS năm nay, GS Trần Văn Nhung cho rằng cao hơn hẳn các năm trước. Số các bài báo công bố quốc tế ở ISI và Scopus tăng lên. Độ tuổi trung bình của ứng viên giảm xuống (tuổi trung bình của GS năm 2016 là 55, năm nay chỉ 53). Trình độ tiếng Anh của các ứng viên tăng lên rõ rệt, những điều này giúp việc đào tạo, trao đổi bằng tiếng Anh và công bố quốc tế được thuận lợi hơn với các ứng viên. Tỉ lệ ứng viên đang giảng dạy được phong GS, PGS tăng lên, số thỉnh giảng giảm đi. Một điểm mới nữa là tỉ lệ GS, PGS đối với nữ tăng lên từ 28%-29%, trong khi trước đây chỉ 25%. Đặc biệt trong năm nay, có một phụ nữ dân tộc Nùng bên quân sự được phong PGS.
Đua nhau lên "chuyến tàu cuối".
Mổ xẻ việc số lượng GS, PGS đột biến trong năm nay, một GS của ĐHQG Hà Nội cho rằng đó là kết quả của qua trình các ứng viên "chạy nước rút" trước khi dự thảo quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh GS, PGS mà Bộ Giáo dục và Đào tạo lấy ý kiến gần 1 năm nay chính thức được ban hành.
Theo dự thảo này, tiêu chuẩn để được công nhận GS, PGS sẽ nâng lên rất cao và sẽ rất ít người có thể đạt được các tiêu chuẩn đó. Cụ thể, các GS, PGS phải sử dụng thành thạo ít nhất một ngoại ngữ phục vụ cho công tác chuyên môn (đã học tập, nghiên cứu toàn thời gian ở nước ngoài và được cấp bằng đại học, bằng thạc sĩ hoặc bằng tiến sĩ của cơ sở giáo dục ĐH sử dụng một trong các ngôn ngữ Anh, Pháp, Nga, Đức, Nhật, Trung Quốc trong đào tạo. Có chứng chỉ TOEFL IBT điểm tối thiểu 56 hoặc IELTS điểm tối thiểu 5.5. Từ năm 2018-2020, tăng thêm 5 điểm mỗi năm trên thang điểm TOEFL IBT và tăng thêm 0.5 điểm mỗi năm trên thang điểm IELTS).
Ngoài ra, các ứng viên chức danh GS, PGS phải có công bố quốc tế. Cụ thể, đến năm 2019, ứng viên chức danh GS thuộc nhóm ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ là tác giả chính và đã công bố được ít nhất 2 bài báo khoa học trên tạp chí khoa học quốc tế thuộc hệ thống ISI, Scopus; hoặc ít nhất 1 bài báo khoa học hệ thống ISI và 1 quyển hoặc chương sách phục vụ đào tạo được xuất bản bởi một nhà xuất bản có uy tín trên thế giới; hoặc ít nhất 1 bài báo khoa học thuộc hệ thống ISI, Scopus và 1 bằng độc quyền sáng chế. Ứng viên thuộc nhóm ngành khoa học xã hội và nhân văn là tác giả chính và đã công bố được ít nhất 1 bài báo khoa học trên tạp chí khoa học quốc tế thuộc hệ thống ISI, Scopus. Từ năm 2020, ứng viên phải có thêm ít nhất 1 bài báo khoa học theo tiêu chuẩn trên.
Đối với chức danh PGS, ứng viên phải là tác giả chính và đã công bố được ít nhất 1 bài báo khoa học trên tạp chí khoa học quốc tế thuộc hệ thống ISI, Scopus hoặc 1 quyển hoặc 1 chương sách phục vụ đào tạo được xuất bản bởi một nhà xuất bản có uy tín trên thế giới hoặc 1 bằng độc quyền sáng chế. Từ năm 2020, ứng viên phải có thêm ít nhất 1 bài báo khoa học theo tiêu chuẩn này.
Bình luận về con số hơn 1.200 GS, PGS mới được công nhân, PGS Bùi Mạnh Nhị - nguyên Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Giáo dục và Đào tạo - cho rằng thế hệ trẻ nhiều người giỏi, các trường ĐH, ngay cả trường ngoài công lập cũng chú ý đến phát triển đội ngũ giảng viên của mình nên con số này không quá ngạc nhiên.
Mặt khác, "các ứng viên đều có tâm lý rất con người là sang năm quy chế thay đổi nên cố gắng để được xét trong đợt này. Ngoài ra, việc nhận hồ sơ kéo dài thêm nửa năm cũng là lý do giải thích cho con số trên" - PGS Bùi Mạnh Nhị nói.
Tăng đột biến.
Tổng Thư ký Hội đồng chức danh GS nhà nước thừa nhận số lượng GS, PGS được công nhận tăng đột biến do năm 2018 sẽ có sự thay đổi về quy định phong GS, PGS nên tâm lý chung mong muốn đi về "chuyến tàu cuối". Ngoài ra, vì thời gian hết hạn nhận hồ sơ năm nay lùi lại nửa năm kéo theo các bài báo, sách xuất bản, đề tài nghiệm thu của các ứng viên... cũng lùi lại nửa năm. Sở dĩ chậm trễ do hội đồng dự định chờ thực hiện theo quy định mới nhưng chưa xong nên quay lại thực hiện theo quy định hiện hành.
Bài và ảnh: YẾN ANH.
|
1Giáo dục
| VIDEO: Ông Lê Trương Hải Hiếu nói về trường hợp lớp mẫu giáo Mầm Xanh.
Chủ tịch UBND quận 12 Lê Trương Hải Hiếu cho biết sẽ công khai thông tin các cơ sở mầm non, giáo viên, bảo mẫu, điều kiện vật chất, nơi cung cấp thức ăn của trường mẫu giáo.
Sau việc các học sinh lớp mẫu giáo Mầm Xanh (đường HT 05, phường Hiệp Thành, quận 12, TP.HCM) bị bảo mẫu dùng dao đánh, chia sẻ với Zing.vn , Chủ tịch UBND quận 12 thừa nhận công tác quản lý, thanh tra các cơ sở giáo dục mầm non tư nhân còn thiếu sót. Trong khi đó, Trưởng phòng GD&ĐT quận 12 cho biết các trường mầm non trên địa bàn quận đang bị quá tải.
Có thiếu sót.
Ông Lê Trương Hải Hiếu, Chủ tịch UBND quận 12, khẳng định địa phương thường xuyên tổ chức thanh tra, rà soát hoạt động, cũng như kiểm tra điều kiện để cấp phép các cơ sở dạy mầm non trên địa bàn.
Tuy nhiên, khi được hỏi vì sao trong lần kiểm tra hồi tháng 10, dù phát hiện lớp mẫu giáo Mầm Xanh sai phạm khi chỉ được nuôi dạy trẻ 3-5 tuổi, nhưng lại nhận trẻ từ 18 tháng tuổi và 2 bảo mẫu không có chứng chỉ mà cơ sở này vẫn không bị xử phạt, ông Hiếu thừa nhận địa phương thiếu sót trong việc thanh tra, xử lý vi phạm.
"Quận quản lý về mặt hành chính, thủ tục giấy tờ, còn sâu sát, cụ thể ở trong lớp như thế nào, chăm dạy trẻ tiến hành ra sao để hạn chế những trường hợp trẻ bị đánh thì chưa được như mong muốn", người đứng đầu quận 12 nói.
Lớp mẫu giáo Mầm Xanh - nơi xảy ra sự việc bạo hành trẻ em. Ảnh: Lê Trai.
Trước nghi vấn của Phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thị Thu về việc trường mầm non Mầm Xanh được "bảo kê" thành lập và hoạt động, ông Hiếu cho hay không biết về sự việc và đã yêu cầu công an xác minh thông tin.
Ông Hiếu cho biết thêm, tới thời điểm này, trong số 36 bé từng học tại Mầm Xanh, vài cháu đã được đưa tới 3 trường mầm non công lập gần nhà, đây cũng là cách giúp các bé nhanh chóng hòa nhập với bạn bè, tránh ảnh hưởng tâm lý. Phần lớn gia đình muốn cho con theo học các trường tư thục đều được giới thiệu tới cơ sở có uy tín gần nhà. Còn lại là các phụ huynh muốn con, em ở nhà để tự chăm sóc.
Đến hôm nay, hầu hết bé đã được khám tổng quát tại bệnh viện quận 12. Các bé có vết bầm tím nhưng không bị thương nặng. Bên cạnh đó, quận 12 kết hợp với bệnh viện Nhi đồng 1 và 2 để tiến hành chẩn đoán tâm lý cho các bé.
Ông Lê Trương Hải Hiếu, Chủ tịch UBND quận 12. Ảnh: Lê Trai.
Ông Hiếu cho biết kể từ thời điểm này, các đoàn, hội như Hội liên hiệp Phụ nữ quận 12, Chi hội phụ nữ khu phố sẽ chịu trách nhiệm việc giám sát, thăm nom, kiểm tra chất lượng dạy học và điều kiện sinh hoạt ở các cơ sở nuôi dạy trẻ trên địa bàn quận.
"Quận sẽ công khai danh sách các cơ sở mầm non, mẫu giáo kèm theo tính hợp pháp, điều kiện vật chất, địa điểm cung cấp thức ăn, thông tin về giáo viên, bảo mẫu,... để phụ huynh tham khảo và lựa chọn nơi học cho con", ông Hiếu thông tin.
Quá tải.
Ông Khưu Mạnh Hùng, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quận 12, cho biết hiện tại, toàn quận có 30.256 bé ở độ tuổi đi học nhà trẻ, mầm non. Thế nhưng, quận 12 chỉ có 19 trường mầm non công lập, giải quyết được việc đi học của gần 7.000 bé, còn hơn 23.000 bé đang học tại 310 trường ngoài công lập, lớp mẫu giáo, mầm non tư thục, hoặc nhóm trông giữ trẻ gia đình.
"Tương tự, toàn quận 12 có gần 400 giáo viên dạy mầm non công lập, 3.000 giáo viên dạy ngoài công lập. Điều này cho thấy các cơ sở tư thục, dân lập giải quyết 2/3 nhu cầu gửi trẻ trên toàn quận, thế nhưng con số này đang thay đổi từng ngày", ông Hùng cho hay.
"Dân cư của quận 12 là 560.000 người, tỷ lệ tăng là 22.000 dân/năm, chủ yếu tăng cơ học. Nhu cầu gửi con học mầm non rất lớn. Riêng trong năm 2017 đã tăng 2.000 cháu. Các trường công lập chỉ nhận được 27% trong số đó. Thật sự chỗ chúng tôi đang bị quá tải", ông Hùng chia sẻ.
Ông Khưu Mạnh Hùng, Trưởng Phòng GD&ĐT quận 12. Ảnh: Lê Trai.
Cũng theo thông tin ông Hùng cung cấp, trong năm 2018, quận sẽ tiến hành xây dựng thêm 3 trường mầm non, dự kiến giải quyết được nơi học cho khoảng 1.000 cháu nữa. Thế nhưng con số này vẫn quá ít.
Nói về vấn đề này, Chủ tịch UBND quận 12 Lê Trương Hải Hiếu cho biết đã từng bàn bạc với các công ty, khu công nghiệp để họ có thể chủ động phát triển các trường mầm non phục vụ con em công nhân đang lao động sản xuất tại đây, "nhưng tất cả đều trên tinh thần đề nghị, động viên, hình thức".
"Trường lớp, cơ sở vật chất, giáo viên cho các trường công lập là không đủ, nên các cơ sở tư nhân là giải pháp giảm tải kịp thời và phù hợp. Thế nhưng đổi lại, chất lượng và điều kiện của những nơi này lại cần phải liên tục kiểm tra, xác minh. Nó là hai mặt của một vấn đề mà chúng tôi đang phải giải quyết", ông Hiếu thẳng thắn.
VIDEO: Vì sao Mầm Xanh vi phạm vẫn được hoạt động?
Trưởng phòng GD&ĐT quận 12 giải thích việc vì sao vào tháng 10, khi kiểm tra lớp mầm non Mầm Xanh, thanh tra phát hiện sai phạm nhưng cơ sở này vẫn tiếp tục hoạt động.
Trường mầm non tư thục Mầm Xanh nằm ở đường HT05, phường Hiệp Thành, quận 12, TP.HCM, nơi xảy ra vụ hành hạ trẻ em. Ảnh: Google Maps.
Lê Trai - Ngân Giang.
|
1Giáo dục
| Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước vừa công bố danh sách ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2017. Theo đó, tổng số người đạt tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư năm 2017 là 1.226 người, tăng gần 60% so với năm trước.
GS.TSKH Trần Văn Nhung, Tổng Thư ký Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước.
Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước vừa thông báo danh sách các ứng viên đạt chuẩn GS, PGS năm 2017. Vậy đạt chuẩn và được công nhận chức danh GS, PGS khác nhau như thế nào, thưa ông?
- Đạt chuẩn, tức là so với các tiêu chuẩn đặt ra thì đây là các ứng viên đã đạt được.
Chuẩn bao gồm điểm nghiên cứu khoa học, thâm niên giảng dạy, hướng dẫn nghiên cứu sinh và học viên cao học, hoàn thành các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, ngoại ngữ và nói riêng là tiếng Anh, những giải hưởng, cống hiến trên thực tiễn...
Khi những ứng viên này đã đạt chuẩn, họ sẽ được công nhận là đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS. Bộ trưởng GD-ĐT - Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước sẽ ký quyết định công nhận và trao giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS.
Sau đó, khi về các cơ sở giáo dục đại học, thủ trưởng đơn vị sẽ bổ nhiệm và có quyết định bổ nhiệm cho những người đã được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS theo nhu cầu thực tiễn ở đơn vị.
Số lượng ứng viên đạt chuẩn GS, PGS năm 2017 tăng đột biến so với năm trước. Điều này được lý giải ra sao, thưa ông?
- Năm nay có 85 người đạt tiêu chuẩn giáo sư, 1.141 người đạt tiêu chuẩn phó giáo sư. Trong năm 2016 số người đạt chuẩn giáo sư, phó giáo sư là 702 người. Như vậy, số lượng đạt chuẩn giáo sư, phó giáo sư năm 2017 cao hơn năm trước là 534 người.
Như vậy, số lượng của năm nay tăng khoảng 60% so với năm trước. Có 2 nguyên nhân cho việc này.
Thứ nhất, năm nay ngày hết hạn nộp hồ sơ lùi lại nửa năm (là ngày 5/11/2017), theo đó, các bài báo, sách xuất bản, đề tài nghiệm thu của các ứng viên... cũng được lùi lại nửa năm. Sở dĩ có việc chậm lại này là do Hội đồng dự định chờ thực hiện theo quy định mới nhưng chưa xong, nên quay lại thực hiện theo quy định hiện hành.
Số lượng GS, PGS được công nhận chức danh qua các năm.
Nguyên nhân thứ hai, năm 2018 sẽ có sự thay đổi về quy định phong GS, PGS, nên tâm lý chung của các ứng viên mong muốn mình đi về "chuyến tàu cuối". Và "chuyến tàu cuối này" mang số hiệu 174 - (Quyết định 174).
Do đó, năm nay, sự gia tăng số lượng ứng viên vừa do yếu tố tâm lý, vừa do họ có thêm thời gian để làm hồ sơ.
Vậy thì những ứng viên lên "chuyến tàu cuối" có chất lượng ra sao?
- Điều đáng mừng là năm nay, chất lượng GS, PGS cao hơn hẳn các năm trước. Số các bài báo công bố quốc tế ở ISI và Scopus tăng lên.
Độ tuổi trung bình của ứng viên giảm xuống. Ví dụ: Tuổi trung bình của GS năm 2016 là 55 thì năm nay tuổi trung bình của các GS 53.
Ngoại ngữ tiếng Anh của các ứng viên tăng lên rõ rệt, vì nhiều người đã được cử đi học nước ngoài theo Đề án 911 và có sự phối hợp, hợp tác với nước ngoài... Những điều này giúp việc đào tạo, trao đổi bằng tiếng Anh và công bố quốc tế được thuận lợi hơn với các ứng viên.
Một điểm mới nữa là tỷ lệ GS, PGS đối với nữ tăng lên 28 -29%, trong khi trước đây chỉ 25%.
Số lượng ứng viên đạt chuẩn GS, PGS của Hà Nội và TP.HCM cũng tăng hơn năm trước.
Đặc biệt, năm nay trong số 9 PGS là người dân tộc thì có 1 nữ PGS dân tộc Nùng ngành Khoa học Quân sự.
Tỷ lệ số lượng ứng viên đang giảng dạy được công nhận GS, PGS tăng lên, số thỉnh giảng giảm đi...
Như vậy, có thể dự kiến năm sau số lượng ứng viên có khả năng sụt giảm đột biến do đã cạn nguồn?
- Số lượng ứng viên năm sau chắc chắn giảm xuống, vì thười hạn nộp hồ sơ sẽ không kéo dài như năm nay nữa, và việc áp dụng quy định mới chắc chắn sẽ khiến các ứng viên tiềm năng phải xem xét.
Trước việc số lượng ứng viên đạt chuẩn tăng đột biến như năm nay, bản thân ông có suy nghĩ gì?
- Đó chỉ là do các yếu tố khách quan thôi. Còn chất lượng tân GS, PGS vẫn được đảm bảo.
Ngân Anh thực hiện.
|
1Giáo dục
| Hội đồng Chức danh giáo sư (GS) Nhà nước vừa công bố danh sách ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh GS, phó giáo sư (PGS) năm 2017. Theo đó, tổng số người đạt tiêu chuẩn GS, PGS năm 2017 là 1.226 người, tăng gần 60% so với năm trước.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nằm trong danh sách tân giáo sư được công nhận năm 2017.
Trong đó, tân GS trẻ nhất được công nhận là GS Phạm Hoàng Hiệp - Viện Toán học, Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam (sinh năm 1982) thuộc ngành toán học, một tài năng khoa học trẻ. Theo đánh giá của GS-TSKH Trần Văn Nhung, Tổng Thư ký Hội đồng Chức danh GS Nhà nước, nếu tính số lượng công trình thì tân GS trẻ nhất không phải là người sở hữu nhiều công trình khoa học nhất, nhưng chất lượng các công trình khoa học thì rất tốt, rất ấn tượng và nhiều công trình được đăng trên những tạp chí khoa học hàng đầu quốc tế.
Hội đồng ngành toán luôn là một hội đồng chuẩn mực và khắt khe, những kết quả số phiếu công nhận chức danh GS cho ứng viên này đạt 100% cũng đã nói lên được sự vinh danh dành cho tân GS trẻ nhất là vô cùng xứng đáng"- GS-TSKH Trần Văn Nhung chia sẻ.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nằm trong danh sách tân GS được công nhận năm 2017.
Tổng số người đạt tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư năm 2017 là 1.226 người, tăng gần 60% so với năm trước.
GS Trần Văn Nhung nói thêm năm nay có 85 người đạt tiêu chuẩn GS, 1.141 người đạt tiêu chuẩn PGS, tăng so với năm trước là 534 người (khoảng 60%).
Lý giải của việc tăng đột biến số lượng GS, PGS này, ông Nhung cho hay năm nay thời gian hết hạn nhận hồ sơ lùi lại nửa năm, vì thế các bài báo, sách xuất bản, đề tài nghiệm thu của các ứng viên... cũng được lùi lại nửa năm. Sở dĩ có việc chậm lại này là do hội đồng dự định chờ thực hiện theo quy định mới nhưng chưa xong, nên quay lại thực hiện theo quy định hiện hành. Nguyên nhân thứ hai, năm 2018 sẽ có sự thay đổi về quy định phong GS, PGS, nên tâm lý chung của các ứng viên mong muốn mình đi về "chuyến tàu cuối". "Sự gia tăng số lượng ứng viên vừa do yếu tố tâm lý, vừa do họ có thêm thời gian để làm hồ sơ" - tổng thư ký Hội đồng Chức danh GS Nhà nước nói.
Cũng theo đánh giá của GS Nhung, chất lượng GS,PGS cao hơn hẳn các năm trước. Số các bài báo công bố quốc tế ở ISI và Scopus tăng lên. Độ tuổi trung bình của ứng viên giảm xuống (tuổi trung bình của GS năm 2016 là 55, năm nay chỉ 53). Ngoại ngữ tiếng Anh của các ứng viên tăng lên rõ rệt, những điều này giúp việc đào tạo, trao đổi bằng tiếng Anh và công bố quốc tế được thuận lợi hơn với các ứng viên. Một điểm mới nữa là tỉ lệ GS, PGS đối với nữ tăng lên 28 -29%, trong khi trước đây chỉ 25%.
Theo GS Nhung, dự kiến từ năm 2019, việc công nhận chức danh GS, PGS được thực hiện theo những quy định mới nhằm nâng cao chất lượng khoa học, đảm bảo hội nhập quốc tế.
Yến Anh.
|
1Giáo dục
| Báo cáo tại buổi họp báo, bà Bùi Thị Diệu Thu, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh cho biết, trước đây Phòng Giáo dục và Đào tạo quận 12 và UBND phường Hiệp Thành, quận 12 đã kiểm tra đột xuất cơ sở này và phát hiện hai bảo mẫu không có chuyên môn, nghiệp vụ như quy định; mặc dù là lớp mẫu giáo nhưng nhận cả trẻ dưới 3 tuổi.
Ngay sau khi video bạo hành trẻ ở cơ sở trên được đăng tải trên báo chí ngày 26-11, UBND quận 12 đã chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo quận 12, các ban, ngành liên quan đã ra Quyết định số 777/QĐ-UBND đình chỉ hoạt động cơ sở. Cũng trong ngày 26-11, Sở Giáo dục và Đào tạo có công văn đề nghị Thường trực UBND quận 12 chỉ đạo UBND phường Hiệp Thành ra quyết định giải thể cơ sở mẫu giáo Mầm Xanh vì đã vi phạm nghiêm trọng trong các quy định về tổ chức hoạt động, ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Hiện quận đã sắp xếp cho 36 cháu đến học ở Trường Mầm non Họa Mi 2 cũng ở phường Hiệp Thành. Ngoài ra, UBND quận 12 chỉ đạo tổng rà soát 53 trường và trên 200 nhóm lớp ngoài công lập trên địa bàn, triệu tập chủ các cơ sở, nhóm lớp để nhắc nhở, chấn chỉnh không để xảy ra trường hợp tương tự.
Bà Linh - chủ cơ sở mầm non tư thục Mầm Xanh tại cơ quan công an.
Cũng trong chiều 27-11, tại Bệnh viện quận 12 đã có 7 phụ huynh đăng ký khám cho con em vốn là trẻ học tại Mầm Xanh bị bạo hành. Trong sáng mai 28-11, quận sẽ tổ chức khám cho tất cả các bé.
Kết thúc buổi họp báo, bà Nguyễn Thị Thu, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh nhấn mạnh, không thể chấp nhận có trường hợp nào như cơ sở mẫu giáo Mầm Xanh xuất hiện tại thành phố. Bà Thu yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo phải chủ trì, cùng sở ngành liên quan tham mưu cho UBND thành phố giải pháp bảo vệ các cháu tốt nhất, đặc biệt là việc gắn camera để theo dõi được hành vi của các cô giáo cho đúng luật.
Bà Thu kiến nghị các cơ quan chức năng, nếu có đủ căn cứ thì nhanh chóng khởi tố vụ án cũng như xét xử ở mức án cao nhất theo quy định của pháp luật để nâng cao tính răn đe.
Thanh Tàu.
|
1Giáo dục
| Số 15 trẻ này được gửi sang các trường Mầm non Họa Mi 2 và 6 nhóm lớp tư thục khác như: Ngôi Sao Việt, Gấu Trắng, Anh Thư Trường mẫu giáo Ngôi sao Việt, đã tiếp nhận 4 em vào học từ sáng thứ hai. Tuy nhiên, tâm lý của 4 học trò này vẫn còn khá nặng nề, thể hiện rõ trong sinh hoạt. Trong khi đó, trường hợp 3 em được tiếp nhận ở trường mẫu giáo Họa Mi 2 có phần đỡ hơn, các em được đánh giá là hòa nhập khá tốt.
Bé Bùi Thanh Đạt (học sinh cũ của Lớp mẫu giáo Mầm xanh - bên trái) đang chơi với bạn mới tại Trường Mầm non Họa Mi 2.
Cô Âu Thị Thủy Tiên, Hiệu trưởng trường Họa Mi 2, cho biết: Nhà trường sẽ miễn tiền ăn đến hết tháng này cho các bé. Đồng thời sẽ có buổi trao đổi trực tiếp với phụ huynh của mỗi bé để có cách hỗ trợ kịp thời cho từng hoàn cảnh, miễn học phí cho những bé có hoàn cảnh khó khăn. Bên cạnh đó, các cô giáo sẽ trực tiếp theo dõi và hỗ trợ đặc biệt các bé, phần nào xoa dịu những tổn thương tinh thần cũng như thể chất mà các bé đã phải chịu đựng trong thời gian qua.
Theo chỉ đạo của UBND quận 12, tất cả 36 trẻ từ cơ sở mẫu giáo tư thục Mầm Xanh sẽ được giải quyết nhận học ở bất kỳ trường mẫu giáo nào trên địa bàn quận. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều gia đình do chưa cảm thấy an tâm nên quyết định cho trẻ ở nhà một thời gian. Một số trường hợp khác, gia đình đã gởi con về quê ở với ông bà hoặc cử người thân ở nhà chăm sóc.
Chị Nguyễn Như Ý cho biết con trai mình chính là trẻ bị bà Linh liên tục đánh vào mặt trong đoạn clip.
Ông Khưu Mạnh Hùng, Trưởng phòng Giáo dục Đào tạo quận 12, cho biết trong hai ngày qua, ngành giáo dục đã phối hợp với lãnh đạo 11 phường tiến hành kiểm tra đồng loạt 257 nhóm, lớp giữ trẻ tư thục trên địa bàn quận, trong đó tập trung rà soát các vấn đề liên quan đến chất lượng nuôi dạy, chăm sóc trẻ.
Sắp tới đây, UBND quận sẽ phối hợp với phòng Giáo dục Đào tạo xây dựng trang thông tin điện tử công khai địa chỉ tất cả các nhóm, lớp giữ trẻ trên địa bàn quận, niêm yết đầy đủ các thông tin về giấy phép hoạt động, tổ chức nhân sự, hiện trạng cơ sở vật chất, đặc biệt là thông tin cơ sở nào có gắn camera để phụ huynh lựa chọn và theo dõi, ông Hùng cho biết.
Trong khi đó, thông tin từ Bệnh viện quận 12 cho biết, tính đến thời điểm hiện tại đã có 23 trong tổng số 36 trẻ theo học tại Lớp Mẫu giáo tư thục Mầm Xanh được kiểm tra sức khỏe. Các bác sĩ đã khám khắp thân thể của các bé và hỏi thêm thông tin từ phụ huynh về những biểu hiện tâm lý bất thường. Qua khám ban đầu, các bác sĩ ghi nhận một bé có vết bầm tím trên người, 7 trường hợp còn lại bình thường. Tuy nhiên khi làm việc với người nhà và khám, nhiều bé có biểu hiện khóc quấy, tâm lý bị ảnh hưởng.
Các bé từng được gửi tại cơ sở mẫu giáo Mầm Xanh được đưa đi thăm khám sức khỏe ở bệnh viện.
Dù chưa phát hiện bé nào có thương tích nghiêm trọng, tuy nhiên các bác sĩ cũng dặn dò phụ huynh theo dõi các bé kỹ lưỡng, nếu có những biểu hiện bất thường như nôn ói, sốt thì phải đưa các cháu vào viện ngay. Đặc biệt, cần chú ý ảnh hưởng đến tâm lý các cháu sau vụ việc này.
VH.
|
1Giáo dục
| Cung Thị Hồng Nhung tham gia cuộc thi Giọng ca Xứ Nghệ với ca khúc Trăng khuyết.
Mặc dù đang trong giai đoạn gấp gáp ôn thi học kỳ, nhưng nữ sinh viên Cung Thị Hồng Nhung (SN 1996), trú tại xã Lăng Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An vẫn cố gắng sắp xếp thời gian để trò chuyện với PV về tác phẩm Mỗi con người - Một hành động - Một nhận thức trong cuộc thi Biến đổi khí hậu với cuộc sống năm 2017.
Đây là tác phẩm tôi có nhiều ấn tượng và cảm xúc nhất. Thậm chí cho đến bây giờ, khi đọc lại tác phẩm của mình thì tôi vẫn thấy thổn thức. Dự định tham gia cuộc thi này đã lâu rồi, nhưng phải sau vụ việc của em gái tôi mới dồn hết tâm sức để hoàn thành. Cũng là món quà tôi tưởng nhớ về một người em xinh xắn và đáng yêu, Nhung mỉm cười.
Chân dung nữ sinh xinh đẹp Cung Thị Hồng Nhung.
Nhung cho hay, biết đến cuộc thi Biến đổi khí hậu với cuộc sống năm 2017 với chủ đề Lũ lụt, hạn hán và hành động của chúng ta từ trang Website của trường đại học Vinh. Thấy nội dung khá hay nên Nhung định tham gia nhưng do bài vở, chương trình tình nguyện và những buổi đi làm thêm để trang trải cuộc sống đã khiến nữ sinh năm cuối quên bẵng đi.
Bất ngờ, vào tháng 9/2017, tỉnh Nghệ An phải hứng chịu cơn Bão số 10 gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản. Trong đó, gia đình nữ sinh Cung Thị Hồng Nhung phải đón nhận nỗi đau mất mát khi người em Cung Thị N. (SN 2000) bị điện giật tử vong.
Tôi nhớ như in ngày hôm đó, vào sáng 16/9. Thời điểm này tôi đang dọn dẹp ở nhà, còn N. và mẹ thì đi ra chợ. Do ảnh hưởng của bão nên cây bạch đàn bị đổ, đè đứt dây điện, khi em N. đi qua thì bị giật, Nhung nghẹn ngào nhớ lại. Nhận được thông tin, cô cùng người bố chạy ra thì đã không còn kịp nữa.
Gia đình Nhung có 5 anh chị em, trong đó cô là người con thứ 2, còn nạn nhân qua đời là người em gái kế. Vì vậy hai người rất thân thiết, chuyện gì cũng kể cho nhau nghe. Sự mất mát này đã khiến cho Nhung bị sốc, dẫn đến việc ảnh hưởng đến tinh thần và cuộc sống trong thời gian dài, cho đến thời điểm hiện tại mới bắt đầu nguôi ngoai.
Trong lúc này, nhận được thông báo về thời gian cuộc thi sắp hết, nghĩ đến người em gái ngoan hiền, Nhung đã bắt tay hoàn thiện tác phẩm với mong muốn được góp sức mình trong công cuộc bảo vệ môi trường, để không còn cảnh bố mẹ gào khóc gọi tên con trong vô vọng vì mất người thân như gia đình mình phải hứng chịu.
Tác phẩm dự thi Mỗi con người - Một hành động - Một nhận thức của Nhung mở đầu bằng những dòng chữ đầy cảm xúc: Dải đất hẹp miền Trung chưa bao giờ hết khổ, mảnh đất đòn gánh này luôn chịu nhiều đau thương, thua thiệt nhất giống như cái tên của nó. Tôi cảm nhận rõ hơn bao giờ hết nỗi đau đó.
Những khoảnh khắc tưởng chừng giản đơn ấy đã khiến tôi nhớ lại và thèm khát hơn bao giờ hết trong nỗi đau tột độ khi cũng chính thiên tai đã cướp đi sinh mạng người em gái bé bỏng của mình, khi em đang mang bao hoài bão và ước mơ tuổi thanh xuân vẫn còn dang dở.
Nhung xuất sắc giành giải Nhất của cuộc thi (ảnh NVCC).
Chỉ trong thời gian ngắn, Cung Thị Hồng Nhung đã hoàn thành tác phẩm để kịp nộp dự thi. Mặc dù theo quy định là bài viết không dài quá 1.800 từ, trong khi tác phẩm của Nhung dài hơn 2.200 chữ, nhưng nữ sinh này vẫn xuất sắc đánh bại 516 tác phẩm gồm: Bài viết, hình ảnh, video clip, video clip tiểu phẩm để giành giải Nhất cá nhân cuộc thi Biến đổi khí hậu với cuộc sống năm 2017.
Không những tạo sự xúc động mạnh mẽ, bài dự thi của nữ sinh Cung Thị Hồng Nhung được BTC đánh giá cao bởi tính khả thi, khả năng áp dụng vào thực tiễn của nó.
Là sinh viên được đào tạo bài bản về chuyên ngành Địa lý - Quản lý tài nguyên nên hơn ai hết, Nhung hiểu rõ thực trạng mối quan hệ giữa các thành phần địa lý và hậu quả khủng khiếp của biến đổi khí hậu đối với sự phát triển của con người như thế nào.
Trong bài dự thi của mình, Nhung đưa ra một số giải pháp khắc phục sạt lở đất ở các tỉnh miền núi gồm: Tiến hành khảo sát, đo đạc, lập bản đồ khoanh vùng các khu vực có nguy cơ sạt lở đất, những nơi có địa chất không ổn định ở các tỉnh miền núi (sử dụng công nghệ Gis Viễn thám để tiến hành); Lập bản đồ sử dụng đất với mục đích bảo vệ rừng đầu nguồn, bảo vệ và phát triển hệ thống thảm thực vật; Sửa bề mặt mái dốc (làm thay đổi hình dạng bên ngoài của mái dốc) với mục đích đưa nó về trạng thái cân bằng, hạn chế khả năng trượt.
Theo tìm hiểu của Nhung, quá trình hoạt động của sạt lở đất khi địa chất bên trong không ổn định, chịu tác động mạnh mẽ của ngoại lực đặc biệt là mưa lớn. Vì vậy, để đo đạc và khoanh vùng bản đồ thì có thể kết hợp với phần mềm Mapinfow, sau đó tổng hợp các thông tin thời sự liên quan đến định canh định cư cho người dân nhằm lập kế hoạch cụ thể.
Tuy nhiên, Nhung cũng cho hay, để chống lại biến đổi khí hậu, điều quan trọng nhất là ý thức của mỗi người. Đặc biệt là giới trẻ, nên cần tạo cho họ ý thức góp sức mình cho công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ chính bản thân mình. Người trẻ cần được cung cấp kiến thức bài bản và đầy đủ, phải bắt đầu từ những hiểu biết nhỏ để dẫn tới những hành động lớn.
Mỗi người phải thật sự có ý thức, trách nhiệm đối với môi trường. Đừng nghĩ rằng bảo vệ môi trường là phải nghiên cứu ra một công trình, một máy móc hiện đại nào đó hay đó là việc của các chuyên gia, các kỹ sư hay của pháp luật.
Mà đơn giản bằng chính những hành động nhỏ nhặt và cụ thể hàng ngày như: Bạn ăn xong một gói bánh mì, một túi kẹo bạn không vứt nó xuống lề phố, xuống phòng học một cách vô ý thức, mà bạn biết gom lại bỏ nó vào sọt rác một cách nhân văn là đã góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta, Nhung cho hay.
Đây cũng chính là những thông điệp thông qua cuộc thi mà nữ sinh viên Cung Thị Hồng Nhung muốn gửi gắm đến tất cả mọi người trong xã hội. Mỗi con người Mỗi nhận thức Mỗi hành động, góp sức cho công tác bảo vệ môi trường cũng chính là bảo vệ cuộc sống bản thân mình, người thân mình và những người xung quanh.
Nữ sinh này còn đạt kết quả vô cùng xuất sắc trong học tập tại trường.
Nhung cho biết ước mơ của mình là trở thành giáo viên, với hy vọng thông qua việc dạy học sẽ cung cấp cho các em những kiến thức về môi trường, nâng cao năng lực hoạt động tình nguyện, từ đó tuyên truyền bảo vệ môi trường.
Sau Tết Nguyên đán, tôi sẽ thực tập tại trường THPT Nam Yên Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Đây là cơ hội để tôi thử áp dụng những phương pháp dạy học đầu tiên nhằm chuẩn bị cho tương lai. Là kế hoạch dài hơi, không phải một sớm một chiều mới thực hiện được nhưng tôi sẽ cố gắng tới cùng, Nhung nói trước khi chia tay.
Biến đổi khí hậu với cuộc sống là cuộc thi do bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với cơ quan ngôn luận của TW Hội nước sạch và Môi trường Việt Nam tổ chức. Đây là cuộc thi được tổ chức hằng năm, dành cho tất cả sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên toàn quốc. Mục đích nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng về thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và cơ hội do biến đổi khí hậu mang lại.
Năm 2018, chủ đề của cuộc thi là Hạn hán và Xâm nhập mặn. Thời gian nhận tác phẩm dự thi từ ngày 24/12/2017 đến hết ngày 30/10/2018. Tổng giá trị giải thưởng lên tới 100 triệu đồng.
Anh Ngọc.
|
1Giáo dục
| Theo kết quả bỏ phiếu tín nhiệm, có 85 người đạt tiêu chuẩn giáo sư, 1.141 người đạt tiêu chuẩn phó giáo sư.
Tổng số người đạt tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư năm 2017 là 1.226 người.
Trong năm 2016 số người đạt chuẩn giáo sư, phó giáo sư là 702 người.
Như vậy, số lượng đạt chuẩn giáo sư, phó giáo sư năm 2017 cao hơn năm trước là 534 người.
Còn so với năm 2015, số người đạt chuẩn giáo sư, phó giáo sư năm 2017 cao gấp 2,34 lần.
Số người được công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư qua các năm gần đây. Đồ họa: Lê Huyền.
Người được công nhận chức danh giáo sư trẻ nhất sinh năm 1982 năm nay tròn 36 tuổi, đó là ông Phạm Hoàng Hiệp, quê ở Hải Dương. Ông Hiệp là giáo sư ngành Toán học, hiện công tác tại Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Giáo sư lớn tuổi nhất sinh năm 1943 năm nay tròn 75 tuổi là bà La Huệ Cẩm, giáo sư ngành Ngôn ngữ học, công tác tại Trường ĐH Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
Trong 85 giáo sư, ngành Y học có số người đạt chuẩn giáo sư là 19 người. Số người đạt phó giáo sư của ngành này là 172 người.
Xem danh sách ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2017 TẠI ĐÂY.
Đây là năm cuối cùng việc xét chuẩn GS, PGS theo Quyết định 174.
Theo GS Trần Văn Nhung, Tổng Thư ký Hội đồng chức danh GS Nhà nước, năm nay ngày hết hạn nộp hồ sơ lùi lại nửa năm (đến ngày 5/1), theo đó, các bài báo, sách xuất bản, đề tài nghiệm thu của các ứng viên... cũng được lùi lại nửa năm.
Tâm lý chung nữa là năm nay có sự thay đổi về quy chế phong GS,PGS nên các ứng viên mong muốn mình đi về "chuyến tàu chót mang số hiệu 174 - (Quyết định 174)" (từ năm tới sẽ sửa đổi quyết định này).
Theo tính toán, tuổi trung bình của giáo sư năm nay là 53. Tỷ lệ GS, PGS đối với nữ tăng lên tăng lên 28 - 29%. TP.HCM và Hà Nội là hai địa phương có số lượng đạt chuẩn GS, PGS nhiều nhất. Điều đặc biệt trong 1.226 cá nhân đạt chuẩn GS, PGS thì có 1 phụ nữ dân tộc Nùng được phong phó giáo sư thuộc Hội đồng Quân sự. Đây cũng có thể là người đầu tiên của quân sự được phong PGS.
Lê Huyền.
|
1Giáo dục
| Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo xác định nguyên nhân và kiên quyết xử lý sai phạm. Ảnh: Cảnh Nhật.
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo kiểm tra, xác định nguyên nhân và kiên quyết xử lý trách nhiệm tổ chức, cá nhân sai phạm; báo cáo kết quả thực hiện với UBND tỉnh trước ngày 19/5.
Sáng ngày 9/5, học sinh khối 11 tại tỉnh Đồng Tháp thi học kỳ II hai môn Lịch sử và Toán. Tuy nhiên, một số giáo viên phát hiện đề thi bị phát tán trên mạng internet.
Ngay sau đó, Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các trường trên địa bàn tỉnh tạm hoãn tổ chức thi hai môn này.
Sau khi kiểm tra, chiều cùng ngày, Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định tạm hoãn việc kiểm tra tất cả môn thi cuối kỳ còn lại của cả hai khối lớp 10 và lớp 11 tại các trường THPT và cơ sở giáo dục thường xuyên.
Đồng thời, điều chỉnh lịch kiểm tra các môn còn lại sang thời điểm phù hợp (từ ngày 12 - 16/5); trong các ngày 10 và 11/5 đơn vị sẽ tổ chức ôn tập kiến thức cho học sinh.
Ngoài ra, Sở đã báo cáo với cơ quan chức năng để điều tra nguyên nhân vụ việc, xử lý nghiêm minh các đơn vị, cá nhân sai phạm theo quy định.
Cảnh Nhật.
|
1Giáo dục
| Chiều 9/5, thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết, sau khi báo chí phản ánh việc lộ đề thi hai môn Toán và Sử khối 11, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Văn Dương đã yêu cầu sở Giáo dục và Đào tạo kiểm tra, xác định nguyên nhân và kiên quyết xử lý trách nhiệm tổ chức, cá nhân sai phạm trong vụ việc lộ đề thi cuối kỳ khối 11, báo cáo kết quả trước ngày 19/5.
Cùng ngày, ông Bùi Quý Khiêm, Chánh Văn phòng sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Tháp cũng thông tin, Sở đã quyết định tạm hoãn tất cả các môn thi cuối kỳ còn lại của khối 10 và 11. Lịch thi của 2 khối lớp này sẽ được dời sang thời điểm phù hợp từ ngày 12 đến 16/5 tới.
Theo ông Khiêm, sáng 9/5, học sinh khối 11 chuẩn bị thi cuối kỳ môn Toán và môn Sử thì một số cán bộ quản lý, giáo viên phát hiện đề thi bị lộ và phát tán trên mạng.
Ngay sau khi kiểm tra, sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo tạm hoãn tất cả các môn thi còn lại của hai khối 10 và 11. Sở chỉ đạo các trường điều chỉnh sang thời điểm phù hợp để tổ chức thi lại. Trong hai ngày 10 và 11/5, giáo viên tổ chức cho học sinh ôn tập kiến thức.
Sở đã chỉ đạo các bộ phận rà soát toàn bộ quy trình ra đề, sao in đề tại Sở và các cơ sở giáo dục. Sắp tới, Sở sẽ sử dụng đề dự bị, đồng thời đảm nhiệm luôn công đoạn sao in đề, niêm phong sau đó chuyển cho các trường.
Hiện vụ việc đang được ngành chức năng tiếp tục làm rõ.
Thanh Lâm.
|
1Giáo dục
| Trong thư, ông Liêm cho biết, thực hiện kế hoạch năm học 2016-2017, Sở GDĐT tổ chức kiểm tra định kỳ cuối học kỳ 2 cho các trường THPT, trung tâm GDTX trong tỉnh từ ngày 8-13.5. Đến sáng 9.5, trước khi tổ chức kiểm tra 2 môn Toán và Lịch sử cho khối 11, từ phản ánh của cán bộ quản lý và giáo viên có dấu hiệu đề kiểm tra bị lộ và phát tán trên mạng xã hội. Sau khi kiểm tra, Sở kết luận thông tin trên là có cơ sở.
Trước sự việc trên, Sở đã điều chỉnh lịch kiểm tra định kỳ cuối học kỳ 2 các môn còn lại của khối lớp 10 và 11 để điều tra, làm rõ và hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả. Việc điều chỉnh trên đã ảnh hưởng đến thời gian, công sức của quý thầy cô, các bậc phụ huynh và các em học sinh. Sở GDĐT nghiêm túc nhận khuyết điểm về sự việc trên. Đồng thời, xin lỗi quý thầy cô, các bậc phụ huynh và các em học sinh. Sở GDĐT rất mong quý thầy cô, các bậc phụ huynh và các em học sinh thông cảm.
Thư xin lỗi của ông Trần Thanh Liêm Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Đồng Tháp. (Nguồn: Cổng thông tin Sở GDĐT Đồng Tháp).
Trước đó, như Lao Động đã thông tin, sáng 9.5, học sinh khối 11 ở Đồng Tháp chuẩn bị thi cuối kỳ môn Toán và môn Sử thì một số cán bộ quản lý, giáo viên phát hiện đề thi bị lộ và phát tán trên mạng. Ngay sau khi kiểm tra, Sở GDĐT đã chỉ đạo tạm hoãn tất cả các môn thi còn lại của hai khối 10 và 11. Sở chỉ đạo các trường điều chỉnh sang thời điểm phù hợp để tổ chức thi lại. Trong hai ngày 10 và 11.5, giáo viên tổ chức cho học sinh ôn tập kiến thức. Từ trước đến nay việc ra đề thi học kỳ ở Đồng Tháp đều do Sở GDĐT chủ trì, được thực hiện theo quy trình khá nghiêm ngặt và chưa xảy ra sự cố nào. Đề ra xong sẽ được chuyển về các trường sao in, niêm phong. Cán bộ sao in tại trường không được mang thiết bị ghi hình, điện thoại vào phòng sao in và phải hủy ngay khi phát hiện đề bị lỗi. Trước mắt, Sở sẽ ra đề và tổ chức sao in đề các môn thi gửi đến các trường tổ chức kiểm tra cuối kỳ cho học sinh.
Trong ngày 9.5, ông Nguyễn Văn Dương - Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp - đã chỉ đạo Sở GDĐT kiểm tra, xác minh nguyên nhân và kiên quyết xử lý trách nhiệm tổ chức, cá nhân sai phạm liên quan đến vụ lộ đề thi vừa xảy ra, báo cáo kết quả thực hiện trước ngày 19.5.
TRẦN LƯU.
|
1Giáo dục
| Ảnh minh họa.
Nội dung của thông cáo nói về việc điều chỉnh lịch kiểm tra định kỳ cuối học kỳ II. Cho các trường Trung học phổ thông và cơ sở Giáo dục thường xuyên.
Theo đó, sáng 9.5, trước khi tổ chức thi học kỳ II với 2 môn Toán và Lịch sử khối 11, từ phản ánh của cán bộ quản lý và giáo viên, thì có dấu hiệu đề đã bị lộ và phát tán trên mạng xã hội.
Sau khi kiểm tra, Sở GD&ĐT kết luận thông tin trên có cơ sở. Sở đã thực hiện ngay những biện pháp để xử lý: Chỉ đạo tạm hoãn việc kiểm tra tất cả các môn còn lại của 2 khối lớp 10 và 11 tại các trường THPT và cơ sở GDTX.
Điều chỉnh lịch kiểm tra các môn còn lại sang các thời điểm phù hợp (từ ngày 12 đến ngày 16.5). Trong 2 ngày 10 và 11, các đơn vị sẽ tổ chức ôn tập kiến thức cho học sinh.
Báo cáo với các cơ quan chức năng để điều tra nguyên nhân vụ việc, xử lý nghiêm các đơn vị, cá nhân sai phạm theo quy định.
Chỉ đạo các bộ phận liên quan rà soát toàn bộ các quy trình ra đề, sao in đề tại sở và các cơ sở giáo dục. Trước mắt, sở sẽ ra đề và tổ chức sao in đề các môn còn lại gửi đến các đơn vị để tổ chức kiểm tra.
Trước đó, vào đêm 8.5, có 1 Hiệu trưởng trường THPT trên địa bàn Đồng Tháp phát hiện đề thi môn Toán và Lịch sử cho khối 11 bị phát tán trên mạng xã hội Facebook.
Sau khi phát hiện đề bị lộ, vị hiệu trưởng đã thông báo đến lãnh đạo phòng Khảo thí thuộc Sở GD&ĐT Đồng Tháp để thông báo. Đến sáng hôm sau, lãnh đạo sở đã ra thông báo khẩn cấp đến các trường về việc tạm dừng 2 môn thi trên.
Liên quan đến vụ việc, đại diện Sở GD&ĐT Đồng Tháp cho biết đã có đề nghị công an tỉnh vào cuộc điều tra, làm rõ. Cùng ngày Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Văn Dương cũng đã có văn bản yêu cầu Sở GD&ĐT kiểm tra, xác định nguyên nhân để xử lý trách nhiệm cá nhân, tổ chức có sai phạm.
Thanh Việt.
|
1Giáo dục
| Theo đó, học sinh đủ điều kiện dự thi và đã đăng ký thi tuyển lớp 10 được xét đặc cách trúng tuyển lớp 10 THPT trong các trường hợp sau:
Bị tai nạn, bị ốm hoặc có việc đột xuất đặc biệt trước ngày thi không quá 10 ngày hoặc ngay trong buổi thi đầu tiên, không thể dự thi.
Điều kiện: xếp loại cả năm ở lớp 9, học lực xếp loại giỏi và hạnh kiểm xếp loại tốt. Hồ sơ gồm: Giấy ra viện do bệnh viện từ cấp huyện trở lên cấp (nếu bị tai nạn, bị ốm) hoặc xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú (nếu có việc đột xuất đặc biệt); Biên bản đề nghị xét đặc cách trúng tuyển lớp 10 THPT của trường THCS nơi đăng ký dự thi.
Bị tai nạn, bị ốm hay có việc đột xuất đặc biệt sau khi đã thi ít nhất một bài thi và không thể tiếp tục dự thi hoặc sau khi bị tai nạn, bị ốm hay có việc đột xuất đặc biệt tự nguyện dự thi số bài thi còn lại.
Điều kiện: Điểm của những bài đã thi tuyển lớp 10 đều đạt từ 5,0 trở lên; xếp loại ở lớp 9 có học lực từ khá trở lên; hạnh kiểm xếp loại tốt.
Hồ sơ: Đơn đề nghị xét đặc cách trúng tuyển lớp 10 của thí sinh; Giấy ra viện của bệnh viện từ cấp huyện trở lên (nếu bị tai nạn, bị ốm) hoặc xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú (nếu có việc đột xuất đặc biệt).
Chậm nhất 5 ngày sau buổi thi cuối cùng của kỳ thi, thí sinh phải nộp hồ sơ đặc cách cho thủ trưởng đơn vị nơi thí sinh đăng ký dự thi. Thủ trưởng đơn vị nơi thí sinh đăng ký dự thi chịu trách nhiệm thu nhận và chuyển giao hồ sơ đặc cách cho Sở GD&ĐT.
|
1Giáo dục
| Theo đó, thống nhất thực hiện chế độ ưu tiên, khuyến khích, đặc cách trúng tuyển lớp 10 THPT bắt đầu từ năm học 2017 - 2018.
Đồng ý chọn môn Giáo dục công dân là môn thi khuyến khích để cộng thêm điểm trong tuyển sinh lớp 10 từ năm học 2017 - 2018, ngoài 3 môn thi bắt buộc (Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh).
Chế độ ưu tiên.
Cộng 3 điểm cho nhóm đối tượng 1:Con liệt sĩ; con thương binh mất sức lao động 81% trở lên; con bệnh binh mất sức lao động 81% trở lên; con của người được cấp Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh mà người được cấp Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động 81% trở lên;con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; con của người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945; con của người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
Cộng 2 điểm cho nhóm đối tượng 2: Con của Anh hùng lực lượng vũ trang, con của Anh hùng lao động, con của Bà mẹ Việt Nam anh hùng; con thương binh mất sức lao động dưới 81%; con bệnh binh mất sức lao động dưới 81%; con của người được cấp Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh mà người được cấp Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động dưới 81%.
Cộng 1 điểm cho nhóm đối tượng 3: Người có cha hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số; người dân tộc thiểu số; người học đang sinh sống, học tập ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Đối tượng được cộng điểm khuyến khích.
Đạt giải cá nhân trong kỳ thi học sinh giỏi các bộ môn văn hóa: Giải nhất cấp tỉnh cộng 2 điểm; Giải nhì cấp tỉnh: cộng 1,5 điểm; Giải ba cấp tỉnh: cộng 1 điểm;
Đạt giải cá nhân hoặc đồng đội do ngành GD&ĐT phối hợp với các ngành từ cấp tỉnh trở lên tổ chức ở cấp THCS trong các kỳ thi văn nghệ; thể dục thể thao; hội thao giáo dục quốc phòng; thi vẽ; thi viết thư quốc tế; thi giải toán trên máy tính cầm tay; thi thí nghiệm thực hành một trong các bộ môn vật lí, hóa học, sinh học; thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật; thi vận dụng kiến thức giải quyết tình huống thực tiễn, thi văn hay chữ tốt:
Giải cá nhân: Đạt giải quốc gia hoặc giải nhất cấp tỉnh hoặc huy chương vàng: cộng 2 điểm; đạt giải nhì cấp tỉnh hoặc huy chương bạc cộng 1,5 điểm; đạt giải ba cấp tỉnh hoặc huy chương đồng: cộng 1,0 điểm;
Giải đồng đội (hội thao giáo dục quốc phòng, bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn, cầu lông, cầu mây, điền kinh, tốp ca, song ca...): Chỉ cộng điểm đối với giải quốc gia; số lượng cầu thủ, vận động viên, diễn viên của giải đồng đội từ 2 đến 22 người theo quy định cụ thể của ban tổ chức từng giải. Mức điểm khuyến khích được cộng cho các cá nhân trong giải đồng đội được thực hiện như đối với giải cá nhân.
Học sinh được cấp chứng nhận nghề phổ thông trong kỳ thi do Sở GD&ĐT tổ chức ở cấp THCS: Loại giỏi cộng 1,5 điểm; loại khá cộng 1 điểm; loại trung bình cộng 0,5 điểm.
Những học sinh đoạt nhiều giải khác nhau ở điểm b và c chỉ được hưởng tối đa không quá 2,5 điểm.
|
1Giáo dục
| Dự thảo sửa đổi một số điều do Bộ GD&ĐT công bố liên quan thí sinh tự do, về việc chấm thi, hình thức xử lý thí sinh khi vi phạm quy chế...
Cụ thể, về việc chấm thi, khoản 1 Điều 25 được sửa đổi bổ sung như sau: Bài thi được chấm theo thang điểm 10; điểm lẻ của tổng điểm toàn bài được làm tròn đến 2 chữ số thập phân.
Ngoài ra, thí sinh tự do chưa tốt nghiệp THPT, ngoài việc phải đăng ký dự thi và nộp đầy đủ các giấy tờ, đúng thủ tục, đúng thời hạn, còn đảm bảo đã tốt nghiệp THCS.
Thí sinh dự thi THPT quốc gia. Ảnh: Tiến Tuấn.
Trường hợp không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do bị xếp loại kém về học lực ở lớp 12, thí sinh phải đăng ký và dự kỳ kiểm tra cuối năm học tại trường phổ thông hoặc nơi đăng ký dự thi một số môn học có điểm trung bình dưới 5. Điều kiện này để đảm bảo đủ điều kiện về học lực, lấy điểm bài kiểm tra thay cho điểm trung bình môn học để tính lại điểm trung bình cả năm.
Tại khoản 3, điều 13, thí sinh tự do ngoài các hồ sơ theo quy định trước đó, phải có thêm giấy xác nhận của trường phổ thông nơi học lớp 12 hoặc nơi đăng ký dự thi về xếp loại học lực đối với những học sinh xếp loại kém.
Phải có bản sao hợp lệ bằng tốt nghiệp THCS, có giấy xác nhận điểm bảo lưu (nếu có) do hiệu trưởng trường phổ thông nơi thí sinh đã dự thi năm trước xác nhận.
Thí sinh đã tốt nghiệp trung cấp nếu không có học bạ THPT hoặc giáo dục thường xuyên thì phải có xác nhận của cơ sở giáo dục và đào tạo nơi thí sinh theo học nghề về việc đã hoàn thành các môn văn hóa. Đối tượng này chỉ cần nộp bản sao bằng trung cấp, không cần bằng THCS.
Khoản 1 Điều 38 sửa đổi như sau: Thí sinh đủ điều kiện dự thi, không bị kỷ luật hủy kết quả thi, tất cả các bài thi và các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp lấy điểm để xét công nhận tốt nghiệp đều đạt trên 1 điểm theo thang điểm 10 và có điểm xét tốt nghiệp từ 5 điểm trở lên được công nhận tốt nghiệp THPT.
Ở khoản 6 điều 49, hủy kết quả thi và lập hồ sơ gửi các cơ quan có thẩm quyền xem xét xử lý theo quy định của pháp luật với những thí sinh vi phạm một trong các lỗi sau: Giả mạo hồ sơ để hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích; Sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp; Để người khác thi thay, làm bài thay dưới mọi hình thức; Có hành động gây rối, phá hoại kỳ thi; hành hung cán bộ hoặc thí sinh khác; Sử dụng Giấy chứng nhận kết quả thi không hợp pháp.
Thi THPT quốc gia 2017 ghi nhận nhiều trường hợp thí sinh điểm cao nhưng trượt đại học vì quy tắc làm tròn điểm. Em V.H.H. có tổng tổ hợp xét tuyển khối B là 29,35 điểm (do thuộc khu vực 3 nên không có điểm cộng).
Theo quy tắc làm tròn, điểm của nam sinh giảm xuống còn 29,25. Sau khi làm tròn điểm xuống và xét đến các tiêu chí khác, thí sinh này trượt ngành Y đa khoa, ĐH Y Hà Nội.
Quyên Quyên.
|
1Giáo dục
| Cụ thể, trong số 85 giáo sư (GS) được xét duyệt lần này có 56 GS có bài báo đăng trên tạp chí ISI và Scopus với số lượng 924 bài, trung bình 16,5 bài/giáo sư có bài trên tạp chí ISI/Scopus, chiếm gần 66%.
Đối với phó giáo sư, trong số 1.141 người được xét duyệt thì có 532 người có bài báo đăng trên các tạp chí nổi tiếng thế giới, chiếm 46,6%.
Trong số các giáo sư được xét duyệt năm nay của các ngành, thì ngành Toán có một giáo sư và cũng là giáo sư trẻ nhất năm 2017 là Phạm Hoàng Hiệp với 37 bài được đăng trên tạp chí ISI/Scopus.
Ngành Vật lý có 4 giáo sư được xét duyệt thì có tới 192 bài trên tạp chí ISI/Scopus, trung bình mỗi giáo sư ngành vật lý có 48 bài. Trong khi đó, có 11 ngành/28 ngành có giáo sư được phong lần này nhưng không có bài báo ISI/Scopus nào như tâm lý, ngôn ngữ, giáo dục học, công nghệ thông tin, luật học.
Trong đó, ngành Luật có 13 người được xét tặng phó giáo sư nhưng cũng không có bài báo nào đăng trên tạp chí ISI/Scopus.
34% số lượng Giáo sư được công nhận năm 2017 không có bài báo khoa học đăng trên tạp chí quốc tế.
Ngành ngôn ngữ học cũng có 22 người được xét duyệt phó giáo sư và cũng không có bài báo trên ISI/Scopus nào. Có thể nói, ngành Luật học và ngành Ngôn ngữ học là hai ngành trắng bài báo khoa học trên ISI/Scopus.
Ngành Khoa học an ninh, khoa học quân sự năm nay có 93 người được xét duyệt danh hiệu phó giáo sư nhưng chỉ có 1 phó giáo sư có 1 bài báo đăng trên tạp chí nổi tiếng thế giới. Ngành triết học xã hội chính trị học có 26 phó giáo sư được xét duyệt nhưng chỉ có 2 người có bài báo trên ISI/Scopus.
Tuy nhiên, trong khi những ngành có rất ít hoặc không có bài báo khoa học nào thì có những cá nhân ở ngành khác lại rất xuất sắc. Ví dụ như PGS. Nguyễn Quảng Trường, ngành Sinh học có 160 bài; PGS. Nguyễn Thị Hồng Vân, ngành Vật lý: 153 bài; PGS.Trần Đăng Thành, ngành Vật lý: 110 bài.
Đây cũng có lẽ là một trong lý do mà có nhiều ý kiến cho rằng, số lượng GS, PGS năm nay tăng đột biến bởi vì đây sẽ là "chuyến tàu vét" cuối cùng, vì 1 năm nữa sẽ áp dụng tiêu chuẩn mới về phong chức danh GS, PGS.
Theo quy định mới, ứng viên phải có ít nhất 1-2 bài báo công bố quốc tế, trong khi năm 2017 số lượng PGS, GS được xét duyệt phong hàm không có bất kỳ công bố nào.
Được biết, năng lực có hạn trong việc sử dụng ngoại ngữ của các tác giả Việt Nam được cho là một trong lý do chính khiến các bài báo bị tập san quốc tế từ chối công bố.
Nhận định về số lượng GS, PGS tăng lên đáng kể, chia sẻ với báo chí, PGS.TS Đỗ Văn Dũng - Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM cho rằng, số lượng người đăng ký ứng cử chức danh GS, PGS năm 2017 đông còn là vì họ cũng muốn né tránh quy chế mới một cách khắt khe, cao hơn có thể bắt đầu áp dụng từ năm 2018 đối về tiêu chuẩn chức danh GS, PGS như phải có số lượng nhất định các công trình được công bố quốc tế.
Nếu quy chế mới được áp dụng thì có thể số lượng ứng cử viên đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS sẽ giảm hơn so với năm nay vì số lượng các công trình được đăng trên các tạp chí quốc tế uy tín không nhiều.
Ngoài ra, số lượng ứng cử viên đăng ký đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS tăng còn là vì Bộ GD-ĐT và Bộ Nội vụ đã thống nhất đưa ra quy định, những người đạt chức danh GS, PGS là giảng viên cao cấp nên hệ số lương giữa giảng viên cao cấp cao hơn nhiều so với giảng viên chính.
Ví dụ như có người đang là giảng viên bình thường có hệ số lương 3,66 nhưng khi đạt được chức danh PGS đã tăng vọt lên trên 6,0. Hệ số lương tăng như thế này bằng 25 năm công tác, cống hiến của giáo viên bình thường.
Tuy nhiên về phía Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước lại khẳng định, năng lực tiếng Anh của các ứng viên năm nay tốt hơn các năm trước, nhất là các ứng viên trẻ.
Các bài báo khoa học được công bố trên các tạp chí ISI và Scopus của các ứng viên trong các năm gần đây tăng nhanh và năm 2017 là 5.316. Nhiều nhất là ngành Vật lý, với 1.177 bài khoa học được công bố.
Nhiều ứng viên có đề tài nghiên cứu khoa học đã được ứng dụng và chuyển giao công nghệ, đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội tốt.
Sơn Ca (Tổng hợp).
|
1Giáo dục
| Công bố từ Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước cho thấy số GS, PGS được công nhận lần này tăng 75% so với năm 2016 và hơn 2 lần so với năm 2015. Mức tăng này được cho là bất thường, đặc biệt là khi dự thảo quy định tiêu chuẩn phong chức danh GS, PGS sẽ được triển khai vào năm tới.
Tăng mạnh bất thường số Giáo sư, Phó Giáo sư được công nhận năm 2017 (Ảnh minh họa).
Bất ngờ trước số lượng GS, PGS tăng vọt.
Theo báo cáo của Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước, năm 2017, số ứng viên nộp hồ sơ là 1.537, trong đó có 151 ứng viên GS và 1.386 ứng viên PGS. Qua 3 cấp xét duyệt, tổng số ứng viên đạt là 1.226/1.537 hồ sơ (đạt 79,76%), trong đó ứng viên GS là 85 (56,29%), ứng viên PGS là 1.146 (82,68%). Số ứng viên năm nay có tuổi đời trung bình trẻ hơn các năm trước, với GS độ tuổi trung bình là 55 (năm 2016 là 57) và PGS là 45 (năm 2016 là 44).
Trước thắc mắc về nguyên nhân việc số lượng GS, PGS năm nay tăng mạnh so với năm 2016, GS Trần Văn Nhung, Tổng thư ký Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước cho biết, do thời gian hết hạn nộp hồ sơ kéo dài gần 6 tháng so với năm 2016 nên số lượng ứng viên đăng ký tăng mạnh.
Ngoài ra, GS Trần Văn Nhung cũng thừa nhận nguyên nhân có thể các ứng viên mong muốn được xét theo quy định hiện hành trước khi có sự thay đổi về tiêu chuẩn chức danh. Tuy nhiên, GS Trần Văn Nhung cũng khẳng định, số lượng năm nay tăng lên nhưng chất lượng cũng cao hơn năm 2016. Trong đó, thấy rõ nhất là số lượng bài báo công bố quốc tế trên các tạp chí ISI, Scopus tăng lên, năm 2017 là 5.316 bài. Ngoài ra, năng lực tiếng Anh của các ứng viên tốt hơn các năm trước, nhất là các ứng viên trẻ, các ứng viên được đi du học theo Đề án 322, Đề án 911 của Chính phủ, ứng viên của các cơ sở giáo dục đại học có hợp tác quốc tế hiệu quả.
Tranh thủ thời điểm quy định hiện hành còn hiệu lực.
PGS Bùi Mạnh Nhị - nguyên Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ GD-ĐT) cho rằng thế hệ trẻ nhiều người giỏi, các trường đại học, ngay cả trường ngoài công lập cũng chú ý phát triển đội ngũ giảng viên của mình nên con số này không quá ngạc nhiên. Bên cạnh đó, PGS Bùi Mạnh Nhị cho rằng các ứng viên đều có tâm lý sang năm quy chế thay đổi nên cố gắng để được xét trong đợt này.
Thời điểm này chỉ còn 1 năm nữa sẽ áp dụng tiêu chuẩn mới phong chức danh GS, PGS nên có thể giải thích được lý do vì sao số lượng ứng viên tăng mạnh. Đặc biệt, với quy định mới, ứng viên GS, PGS phải có ít nhất 1-2 bài báo công bố quốc tế, đây sẽ là một tiêu chuẩn rất khó đối với nhiều người.
Theo dự thảo quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh GS, PGS mà Bộ GD-ĐT lấy ý kiến gần 1 năm nay tiêu chuẩn để được công nhận GS, PGS sẽ nâng lên rất cao và rất ít người có thể đạt được các tiêu chuẩn đó.
Cụ thể, các GS, PGS phải sử dụng thành thạo ít nhất một ngoại ngữ phục vụ cho công tác chuyên môn (đã học tập, nghiên cứu toàn thời gian ở nước ngoài và được cấp bằng đại học, bằng thạc sĩ hoặc bằng tiến sĩ của cơ sở giáo dục đại học sử dụng một trong các ngôn ngữ Anh, Pháp, Nga, Đức, Nhật, Trung Quốc trong đào tạo. Có chứng chỉ TOEFL IBT điểm tối thiểu 56 hoặc IELTS điểm tối thiểu 5.5. Từ năm 2018-2020, tăng thêm 5 điểm mỗi năm trên thang điểm TOEFL IBT và tăng thêm 0.5 điểm mỗi năm trên thang điểm IELTS).
Ngoài ra, các ứng viên chức danh GS, PGS phải có công bố quốc tế. Cụ thể, đến năm 2019, ứng viên chức danh GS thuộc nhóm ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ là tác giả chính và đã công bố được ít nhất 2 bài báo khoa học trên tạp chí khoa học quốc tế thuộc hệ thống ISI, Scopus; hoặc ít nhất 1 bài báo khoa học hệ thống ISI và 1 quyển hoặc chương sách phục vụ đào tạo được xuất bản bởi một nhà xuất bản có uy tín trên thế giới; hoặc ít nhất 1 bài báo khoa học thuộc hệ thống ISI, Scopus và 1 bằng độc quyền sáng chế. Ứng viên thuộc nhóm ngành khoa học xã hội và nhân văn là tác giả chính và đã công bố được ít nhất 1 bài báo khoa học trên tạp chí khoa học quốc tế thuộc hệ thống ISI, Scopus. Từ năm 2020, ứng viên phải có thêm ít nhất 1 bài báo khoa học theo tiêu chuẩn trên.
Đối với chức danh PGS, ứng viên phải là tác giả chính và đã công bố được ít nhất 1 bài báo khoa học trên tạp chí khoa học quốc tế thuộc hệ thống ISI, Scopus hoặc 1 quyển hoặc 1 chương sách phục vụ đào tạo được xuất bản bởi một nhà xuất bản có uy tín trên thế giới hoặc 1 bằng độc quyền sáng chế. Từ năm 2020, ứng viên phải có thêm ít nhất 1 bài báo khoa học theo tiêu chuẩn này.
Có thể thấy, việc thay đổi tiêu chuẩn theo hướng nâng cao chuyên môn lẫn năng lực ngoại ngữ sắp tới khiến các ứng viên PGS, GS bắt buộc phải tranh thủ thời điểm quy định hiện hành vẫn còn hiệu lực.
Duy Anh.
|
1Giáo dục
| Số phó giáo sư, giáo sư tăng vọt trong năm 2017 để lại trong dư luận nhiều câu hỏi - Ảnh: Đồ họa: Võ Ba.
Như Báo Thanh Niên đã có bài phản ánh, 1.226 là con số ứng viên được công nhận đạt tiêu chuẩn giáo sư (GS), phó giáo sư (PGS) năm nay, bằng gần đúng số lượng của hai năm 2016 và 2015 cộng lại. Lý giải hiện tượng này với báo giới, GS Trần Văn Nhung, Tổng thư ký Hội đồng chức danh GS nhắc tới Quyết định 174 (quy định tiêu chuẩn chức danh GS, PGS, được ban hành từ năm 2008) và ví von đợt xét năm nay như chuyến tàu chót mang số hiệu 174, từ đó nảy sinh tâm lý mong muốn được lên chuyến tàu này của nhiều ứng viên.
Chia sẻ với Thanh Niên , nhiều cán bộ, giảng viên các trường ĐH cho biết đúng là có tâm lý đó.
Tức tốc chạy nước rút.
PGS Lê Minh Quý, Viện Cơ khí - Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, nói: Tuy nhà nước không có văn bản chính thức nào nói rằng đợt xét năm nay là đợt cuối xét theo Quyết định 174 nhưng anh em trong trường cũng kháo nhau về việc sang năm có thể phải làm theo quy định mới. Theo PGS Quý, khó có thể nói quy định mới sẽ khó hơn quy định hiện nay, mà quy định nào cũng sẽ khó với người này nhưng dễ với người kia. Ví dụ quy định mới có thể có lợi với những người nhiều bài báo ISI mà chính vẫn những người ấy lại sẽ gặp bất lợi nếu nộp hồ sơ xét năm nay, PGS Quý nói.
PGS Trần Văn Tớp, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, cũng thông tin: Người ta cho rằng năm tới nếu thực hiện quy định mới thì yêu cầu tiêu chuẩn PGS sẽ cao hơn nên nhiều thầy tức tốc chạy nước rút. Ai cũng vội vàng đến mức theo ông, có một trường hợp làm hồ sơ GS mà thiếu hẳn 2 tiêu chuẩn cứng rất quan trọng là viết sách và nghiên cứu sinh. Đã vậy hồ sơ còn rất sơ sài nên đã bị loại ngay từ cấp cơ sở.
Theo nhiều cán bộ giảng dạy các trường ĐH, những năm trước đây, thường các ứng viên chỉ nộp hồ sơ khi đã đủ sự tự tin, nghĩa là họ tự tính toán được điểm hồ sơ của mình đã đạt mức khá so với các tiêu chuẩn trong quy định của nhà nước. Còn năm nay, vì tâm lý chạy đua với đợt cuối, nhiều người điểm hồ sơ chỉ mới đạt ngang sàn cũng mạnh dạn đăng ký. Đăng ký xong, có người chạy, có người phó mặc cho may - rủi.
Tiêu cực tùy từng ngành !
Một chuyên gia ngành luật nêu ý kiến: Hội đồng chức danh GS nhà nước chỉ công bố tên các ứng viên được công nhận đạt tiêu chuẩn mà không hề công khai lý lịch khoa học của các vị này, nên xã hội muốn giám sát cũng khó. Chẳng hạn mấy hôm nay tôi nghe mọi người cứ bàn tán việc một giảng viên bảo vệ tiến sĩ được 2 năm, trong khi quy định là phải từ 3 năm trở lên, mà giờ đã thấy tên trong danh sách ứng viên đạt tiêu chuẩn PGS.
Một cán bộ Trường ĐH Giao thông vận tải ở Hà Nội tâm sự: Trường có hơn 30 ứng viên nộp hồ sơ, đều được hội đồng cơ sở cho qua hết. Lên ngành thì chỉ bị trượt 1 người. Đúng là khó tin rằng nền khoa học VN vươn vai một phát là thành Phù Đổng nhưng tôi nghĩ là do tâm lý 'tháo khoán' của các hội đồng nói chung thôi chứ không phải vì ứng viên năm nay 'chạy' nhiều hơn mọi năm. Với lại mức độ nghiêm túc còn tùy vào từng ngành. Chẳng hạn bạn trượt của trường tôi ở ngành điện - điện tử, mà ngành ấy cũng có tiếng là có hội đồng nghiêm túc. Nhưng so với các đồng nghiệp khác trong trường bạn ấy trượt 'oan'. Về mặt chuyên môn bạn ấy thuộc diện khá, là một trong số ít ứng viên của trường có bài báo ISI.
Trong khi đó, một thành viên hội đồng công nhận GS ngành công nghệ thông tin cho biết ngành này năm nay không một người nào đạt GS. Có 45 ứng viên PGS nhưng chỉ được 29 người. Trong đó có những người xét năm nay là năm thứ 3. Các ứng viên đã đạt ở hội đồng cơ sở nhưng lên đến hội đồng ngành thì bị loại hầu hết là do khâu tín nhiệm không đạt số phiếu quy định.
PGS Ngô Huy Cương, Khoa Luật, ĐH Quốc gia Hà Nội, cho biết ngành luật những năm trước quá nhiều lùm xùm trong việc xét GS, PGS thì năm nay có bao nhiêu ứng viên từ các cơ sở đề xuất đều được thông qua hết. Vì thế mà một số người mất lòng tin, năm nay không nộp hồ sơ ứng cử nữa, tỏ ra nuối tiếc sau khi biết kết quả, PGS Cương nhận xét. Khoa Luật ĐH Quốc gia Hà Nội có 4 ứng viên thì bị loại 1 người. Ứng viên bị loại không phải vì thiếu cơ sở cứng mà do thiếu số phiếu tín nhiệm.
Xung quanh những nghi vấn tiêu cực, nhiều chuyên gia đồng ý rằng còn tùy từng ngành, hoặc tùy từng trường hợp, chứ không nên nghĩ trường hợp nào cũng tiêu cực.
Thêm nửa năm mà hồ sơ tăng ồ ạt là phi lý.
Theo PGS Ngô Huy Cương, giải thích của GS Trần Văn Nhung về lý do tại sao số người được xét PGS, GS năm nay tăng đột biến là không thỏa đáng, và hạ thấp giá trị của những ứng viên được công nhận đạt tiêu chuẩn PGS, GS năm nay so với những năm trước.
PGS Cương phân tích: Đã sinh ra quy định tiêu chuẩn PGS, GS nghĩa là cần có sự công bằng trong việc xét không chỉ giữa ứng viên này với ứng viên khác trong một lần xét mà phải giữa lần xét này với lần xét khác. Việc GS Nhung nói thế sẽ khiến dư luận hiểu rằng có một sự hạ thấp tiêu chuẩn trong đợt xét này, nên khiến nhiều người đạt hơn. Phát biểu này của GS Nhung giờ trở nên ầm ĩ trong giới và tôi cho rằng đây là một phát ngôn bất ổn. Còn nói rằng vì việc nộp hồ sơ xét kéo dài thêm nửa năm nên có nhiều ứng viên hơn đạt yêu cầu hơn là không thỏa đáng. Để đủ hồ sơ làm PGS, GS, một nhà khoa học cần có thời gian tích lũy nhiều năm trời, chứ nhờ được thêm nửa năm mà số lượng tăng ồ ạt là phi lý. Cho dù nhờ có nửa năm đó mà người ta kịp có công trình đủ để làm PGS, GS thì cũng cần phải xem lại chất lượng của các công trình đó.
Quý Hiên.
|
1Giáo dục
| Theo kết quả bỏ phiếu tín nhiệm, năm 2017 có 85 người đạt tiêu chuẩn giáo sư, 1.141 người đạt tiêu chuẩn phó giáo sư.
Trong khi đó, năm 2016, có 702 người đạt tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư trong đó, 64 người đạt tiêu chuẩn giáo sư, 638 người đạt tiêu chuẩn phó giáo sư.
Như vậy, số lượng đạt chuẩn giáo sư, phó giáo sư năm 2017 cao hơn năm trước là 534 người.
Hơn 1.200 người đạt tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư trong năm 2017 (Ảnh minh họa: Xuân Trung).
Năm 2017, người được công nhận chức danh giáo sư trẻ nhất là ông Phạm Hoàng Hiệp, quê ở Hải Dương, sinh năm 1982 năm nay tròn 36 tuổi. Ông Hiệp là giáo sư ngành Toán học, hiện công tác tại Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Giáo sư lớn tuổi nhất sinh năm 1943 năm nay tròn 75 tuổi là bà La Huệ Cẩm, giáo sư ngành Ngôn ngữ học, công tác tại Trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
Danh sách 85 người đạt tiêu chuẩn giáo sư, xem tại đây.
Danh sách 1.141 người đạt tiêu chuẩn phó giáo sư, xem tại đây.
Linh Hương.
|
1Giáo dục
| Nhà báo Đinh Hữu Dư sinh năm 1988, quê ở Tân Trung, Tân Thành, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình. Anh tốt nghiệp khóa 27, Học viện Báo chí và Tuyên truyền hệ chính quy và được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam tại học viện; là thạc sĩ báo chí, trúng tuyển kỳ thi tuyển phóng viên của TTXVN năm 2016 và được phân công thường trú TTXVN tại Yên Bái từ ngày 1-10-2016.
Là người trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn anh làm luận văn tốt nghiệp, nguyên Trưởng khoa Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, PGS.TS Nguyễn Văn Dững đã không cầm được nước mắt khi về thắp nén nhang, tiễn biệt người học trò mà ông rất đỗi tự hào! Mấy ai biết, nhà nghèo, cha mẹ phải bươn chải hết chỗ nọ đến chỗ kia nên khi ra Hà Nội học, Dư tự lập hoàn toàn, tự kiếm sống nuôi bản thân và lo học hành... và vẫn nỗ lực khẳng định bản lĩnh, tài năng. Em thật tuyệt vời - một thanh niên, một phóng viên trẻ bản lĩnh, nhân cách và có chí lập nghiệp, rèn nghề. Em ra đi trong cơn lũ thịnh nộ từ rừng bị phá để cho quan giàu nhà biệt phủ và bao nhiêu dân lành chịu cảnh lầm than! Em để lại bao dòng nước mắt cho anh chị em đồng nghiệp, thầy cô, bạn bè,... Em còn trẻ, nhưng đủ để lại một nhân cách sáng, một tấm gương sáng cho các thế hệ sinh viên báo chí noi theo! - thầy Dững xót xa bày tỏ.
Với sự hy sinh cao đẹp khi đang làm nhiệm vụ của phóng viên Đinh Hữu Dư, Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình yêu cầu TTXVN đề xuất khen ngợi phóng viên Đinh Hữu Dư lên Chính phủ. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh Yên Bái, Trung ương Đoàn, Hội Nhà báo Việt Nam cũng truy tặng bằng khen vì đã có hành động dũng cảm hy sinh thân mình trong khi thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền về phòng, chống thiên tai. Báo Tuổi trẻ truy tặng danh hiệu Bạn đồng hành quanh tôi...
Hy sinh của nhà báo Đinh Hữu Dư là nỗi đau trong nghề báo nhưng cái chết của anh cũng chứa đựng sức mạnh hơn bao giờ hết. Anh tiếp tục làm rạng rỡ trang sử vẻ vang của nghề báo. Đằng sau những trang tin, tấm ảnh, thước phim gửi về là cả tấm lòng, sự dấn thân vào các điểm nóng thời sự, thậm chí sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình vì sự thật cần đưa tin...
Với những gì đã làm, Dư phát huy sức mạnh của báo chí đúng nghĩa, sẵn sàng đổ mồ hôi, công sức, thậm chí cả máu và nước mắt để trở thành nhà báo đúng nghĩa và tử tế. Nghe một người tài đức ra đi đột ngột như anh là cảm thấy tim nhói đau, đau lắm! Tuy nhiên, cái chết của anh lại một lần củng cố thêm niềm tin về một thế hệ trẻ làm báo tiếp nối truyền thống vẻ vang của cha anh vì sự nghiệp đầy gian nguy nhưng cũng rất đỗi hạnh phúc, tự hào.
An Nhiên |.
|
1Giáo dục
| Đinh Hữu Dư là phóng viên đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền về đợt mưa lũ ở cầu Ngòi Thia, thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái trong tháng 10-2017.
Như Pháp Luật TP.HCM đã đưa tin, trưa 11-10, khi đang tác nghiệp trên cầu Ngòi Thia, thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái, phóng viên trẻ Đinh Hữu Dư đã bị cuốn trôi mất tích khi một nhịp cầu bất ngờ đổ sập xuống dòng nước lũ.
Phóng viên Đinh Hữu Dư sinh năm 1988, quê quán tại Tân Trung, Tân Thành, TP Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình. Anh tốt nghiệp K27, Học viện Báo chí và Tuyên truyền hệ chính quy và được kết nạp Đảng tại trường đại học. Anh là thạc sĩ báo chí hệ chính quy, trúng tuyển kỳ thi tuyển phóng viên của Thông tấn xã Việt Nam năm 2016, sau đó anh nhận nhiệm vụ tại Cơ quan thường trú Thông tấn xã Việt Nam tại Yên Bái từ 1-10-2016.
HV.
|
1Giáo dục
| Đồng chí Nguyễn Đức Lợi, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam thắp hương, viếng và chia buồn cùng gia đình phóng viên Đinh Hữu Dư. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN).
Sáng 14/10, lễ tang phóng viên TTXVN Đinh Hữu Dư được tiến hành tại nhà riêng ở thành phố Ninh Bình.
Chàng phóng viên trẻ qua đời trưa 11/10 do bị nước lũ cuốn trôi khi đang tác nghiệp đưa tin, ghi hình, chụp ảnh trên cầu Thia (thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái) về tình hình mưa lũ thì xảy ra sự cố một nhịp cầu bất ngờ đổ sập xuống dòng nước lũ.
Phóng viên Đinh Hữu Dư sinh ngày 2/8/1988, quê ở Tân Trung, Tân Thành, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình. Anh tốt nghiệp K27, Học viện Báo chí và Tuyên truyền hệ chính quy, được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam tại trường đại học.
Anh là thạc sỹ báo chí hệ chính quy, trúng tuyển Kỳ thi tuyển phóng viên của TTXVN năm 2016, sau đó anh nhận nhiệm vụ do TTXVN phân công tại Cơ quan thường trú TTXVN tại Yên Bái từ ngày 1/10/2016.
Lãnh đạo tỉnh Ninh Bình cùng lãnh đạo, cán bộ, phóng viên TTXVN, những người bạn và đông đảo đồng nghiệp đã đến viếng, chia buồn cùng gia đình phóng viên Đinh Hữu Dư.
(Nguồn: Vnews).
(Vnews).
|
1Giáo dục
| Thư viện thị xã Kỳ Anh được Công ty Samsung C &T; tài trợ vào tháng 2/2016 với tổng mức đầu tư gần 6 tỷ đồng. Công trình được xây dựng kiên cố trên diện tích 234m2.
Cùng với cơ sở vật chất đồng bộ, khang trang, thư viện hiện có gần 23.000 đầu sách ở các lĩnh vực.
Thư viện có phòng máy tính phục vu nhu cầu đọc và tra cứu thông tin, thư giãn, giải trí cho các em học sinh và tầng lớp nhân dân trên địa bàn.
Mỗi ngày thư viện có khoảng gần 200 lượt bạn đọc tìm đến, những ngày cuối tuần có trên 300 lượt. Do nhu cầu bạn đọc lớn nên vừa qua Công ty Samsung C &T; tiếp tục hỗ trợ thư viện mở rộng phòng đọc. Tính đến nay, Thư viện cộng đồng thị xã Kỳ Anh đã có hơn 400.000 lượt bạn đọc.
Ngoài các sách phục vụ nhu cầu học tập, giải trí, Thư viện Cộng đồng thị xã Kỳ Anh còn có nhiều loại sách trang bị các kỹ năng, kiến thức bổ ích về y học, trồng trọt, chăn nuôi, tin học ứng dụng. Hàng ngày, hệ thống sách được đội ngũ nhân viên thư viện sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp.
Thư viện Cộng đồng thị xã Kỳ Anh vừa được đánh giá là một trong 12 thư viện cấp huyện tốt nhất cả nước.
Hiện nay, Thư viện cộng đồng thị xã Kỳ Anh đang kêu gọi thêm nguồn sách từ cộng đồng doanh nghiệp, các nhà hảo tâm để ngoài phục vụ tại thư viện, còn hỗ trợ cho các thư viện trường học khác trên địa bàn.
Phúc Quang.
|
1Giáo dục
| Sự việc diễn ra vào ngày 28-7 tại đoạn phố Đinh Tiên Hoàng, cụ thể một cậu bé 15 tuổi đang kéo đàn violin thì bị lực lượng công an yêu cầu dừng lại và thu dọn đàn vì không có giấy phép biểu diễn. Chị Bùi Thị Thanh Hằng - mẹ của cậu bé này sau đó đã chia sẻ trên mạng xã hội việc con mình đã khóc và sợ hãi khi bị nạt nộ to tiếng, việc các lực lượng giữ trật tự quanh phố đi bộ hồ Gươm to tiếng khiến gia đình không hài lòng.
Cũng theo chị Bùi Thị Thanh Hằng, việc ra phố đi bộ để kéo đàn violin là hoạt động tự nguyện và thường xuyên của con chị. Theo đó, cậu bé này đã tham gia các hoạt động kiếm tiền từ khi mới học lớp 1 cho tới hiện tại cháu đang theo học lớp 9. Số tiền kiếm được, cậu bé dùng để ủng hộ chương trình Cơm có thịt, các hoàn cảnh éo le tại các trường học, bệnh viện và sắp tới là dự án làm sạch rác ở biển Long Thủy (Tuy Hòa) mà gia đình đã đặt vấn đề với chính quyền địa phương và bước đầu được ủng hộ.
Hình ảnh về một trong những lần cậu bé kéo đàn violin trên tuyến phố đi bộ.
Chị Hằng khẳng định, con chị đang theo học trường quốc tế và với điều kiện gia đình hoàn toàn có thể lo cho con một cuộc sống đầy đủ nhưng gia đình chị khuyến khích con tự làm tất cả những việc ý nghĩa bằng tiền mình kiếm được. Đó cũng là cách giáo dục mà vợ chồng chị chọn để giúp con nhận ra giá trị sức lao động và giá trị đồng tiền, hơn nữa là thấu hiểu nỗi vất vả mà bố mẹ và những người lớn đang gánh vác để có trách nhiệm hơn với mình và người thân.
Chia sẻ thêm về việc biểu diễn violin ở phố đi bộ của con mình, chị Hằng cho biết, số tiền mà cậu bé nhận được từ những người nghe và thưởng thức nhạc sau đó cũng được dùng vào các hoạt động thiện nguyện. Chị Hằng cũng nhận thức được việc con mình biểu diễn trên tuyến phố đi bộ khi chưa xin phép biểu diễn có thể là việc làm sai.
Sự việc nói trên đã khiến mạng xã hội nổ ra một cuộc tranh luận, với nhiều ý kiến khác nhau. Trên trang Facebook cá nhân, Hiếu Orion (Trần Chí Hiếu) một Facebooker nổi tiếng, người sáng lập ra nhóm du ca đường phố chia sẻ dòng trạng thái bày tỏ quan điểm của mình về việc này. Theo Hiếu Orion, anh cũng là người chơi đàn và còn là một trong những người đầu tiên cầm đàn ra phố chơi du ca. Anh cũng từng bị đuổi vì hát không có giấy phép nên anh hiểu rõ nhất nội tình sự việc.
Cụ thể, Hiếu Orion chia sẻ, anh rất cảm thông với cậu bé kéo violin ở tuyến phố đi bộ vì thực sự cậu bé ấy ngây thơ và yêu âm nhạc nên đương nhiên không có tội. Tuy nhiên về phía cha mẹ của cậu bé lẽ ra phải là người hiểu rõ, làm thế là sai nhưng vẫn làm.
Hiếu Orion giải thích, anh rất hiểu việc biểu diễn nghệ thuật ở nơi công cộng phải xin phép và riêng biểu diễn ở phố đi bộ quanh Bờ Hồ thì có tới 7 nơi cấp phép. Vì thế việc cậu bé kéo đàn violin ở phố Đinh Tiên Hoàng hoàn toàn sai và nếu ai cũng tùy tiện như thế thì rất khó cho cơ quan quản lý. Xin phép là thứ tối thiểu để giữ thành phố này không bị trở thành cái chợ cóc khổng lồ Hiếu Orion quả quyết.
Bên cạnh đó, Hiếu Orion cho rằng lập luận của chị Bùi Thị Thanh Hằng - mẹ của cậu bé kéo violin là chưa thuyết phục. Theo đó, chị Hằng cho rằng số tiền nhận được từ việc kéo đàn trên phố đi bộ của con mình có thể dùng vào các hoạt động thiện nguyện.
Facebooker Hiếu Orion bày tỏ một góc nhìn khác về câu chuyện.
Không chỉ vậy, Hiếu Orion cho biết, lẽ ra sau khi cậu bé kéo đàn violin bị chính quyền nhắc nhở thì nên tuân thủ, song về phía gia đình lại to tiếng để phản đối sự việc, phê phán người khác. Trong khi đó, quan điểm của Hiếu Orion là: Nếu sai : việc đầu tiên là đóng cửa bảo nhau đã.
Cuối cùng, Hiếu Orion cho rằng, nếu như con trai của chị Hằng bị yêu cầu ngừng biểu diễn vì không có giấy phép, thì lẽ ra chị Hằng nên thay con xin lỗi để cậu bé ý thức được đâu là phải trái, đúng sai thay vì bênh con mà không tôn trọng pháp luật.
Chia sẻ của Hiếu Orion nhận được sự quan tâm và nhiều ý kiến từ cư dân mạng. Chủ nhân của trang Facebook có nickname Đặng Luận cho biết, với kinh nghiệm của mình, anh đưa ra việc biểu diễn trên đường phố ở Copenhagen (nhóm dưới 3 người) thì không cần giấy phép vì đường phố và quảng trường ở đây luôn chào đón các nghệ sĩ đường phố, tuy nhiên cũng cần phải tuân thủ theo một số quy định nhất định như: trên 3 người thì phải đăng ký qua mạng, âm thanh dưới 60dB, không cản trở giao thông, không đứng một chỗ quá 1 tiếng để tránh làm phiền một hộ dân nào đó quá lâu, chỉ được biểu diễn trong khung giờ nhất định tùy vào ngày trong tuần và khu vực dân cư.
Tuy nhiên, Facebooker Na Dieu lại cho rằng so sánh giữa việc biểu diễn ở Copenhage và Việt Nam là khập khiễng vì ý thức của nhiều người dân Việt Nam chưa cao, quy định có nhưng họ có tuân thủ hay không lại là chuyện khác. Facebooker Na Dieu cũng đồng tình với việc biểu diễn đường phố cũng phải được cấp phép vì làm như thế mới giữ được tuyến phố đi bộ sạch sẽ và văn minh.
Chủ nhân của Facebooker Thu Lê cũng đồng tính với quan điểm của Hiếu Orion, đồng thời bày tỏ quan điểm cần phải tôn trọng pháp luật và không nên lợi dụng mạng xã hội để biện hộ cho việc làm sai của mình.
Nickname Qnk11a còn chia sẻ về việc anh từng có ý định biểu diễn ở tuyến phố đi bộ và được cơ quan quản lý văn hóa hướng dẫn về thủ tục xin cấp phép biểu diễn. Cụ thể, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội hoàn toàn ủng hộ việc biểu diễn của cá nhân, tổ chức, các ban nhóm nhạc trong khu vực phố đi bộ xung quanh Hồ Gươm và các vùng phụ cận. Tuy nhiên, việc hoạt động tổ chức biểu diễn phải thực hiện theo các quy định như sau: Điều 15 nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 5/10/2012 và Nghị định số 15/2016/NĐ-CP ngày 15/3/2016 của Chính phủ, quy định: Khi tổ chức biểu diễn nghệ thuật quần chúng không phải đề nghị cấp giấy phép. Khi tổ chức ngoài phạm vi nội bộ, phải thông báo bằng văn bản về mục đích, phạm vi, nội dung chương trình, thời gian, địa điểm biểu diễn với Sở Văn hóa và thể thao nơi biểu diễn ít nhất 05 ngày làm việc trước ngày biểu diễn.
|
1Giáo dục
| Lãnh đạo nhà trường khen thưởng em Phan Thị Hương Ly.
Tại lễ tuyên dương do Trường THPT Can Lộc tổ chức sáng nay (5/2), thầy giáo Đinh Sỹ Cổn - Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Với thành tích mà em Phan Thị Hương Ly vừa đạt được tại kỳ thi vừa qua không chỉ đem lại niềm vui cho bản thân em, gia đình, quê hương, mà còn là niềm vinh dự của nhà trường vì đây là lần đầu tiên nhà trường có học sinh đạt giải quốc gia từ khi thành lập (năm 1962) đến nay.
... và giáo viên bồi dưỡng.
Thành tích này sẽ tiếp thêm động lực để nhà trường chú trọng hơn nữa trong công tác, đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi, giáo dục mũi nhọn và là nguồn cổ vũ tinh thần to lớn cho các thế hệ học sinh sau này của nhà trường phấn đấu trong học tập và rèn luyện.
Tại buổi lễ, trường THPT Can Lộc cũng đã biểu dương, khen thưởng đội ngũ giáo viên có thành tích trong việc bồi dưỡng học sinh đạt thành tích cao tại kỳ thi vừa qua.
Đạt Võ.
|
1Giáo dục
| Rất nhiều học trò trước các kỳ thi hay thi học kỳ là đầu căng như dây đàn, chỉ biết lao đầu vào học bỏ hết những sinh hoạt cơ bản như ăn, ngủ, giải trí. Nhiều em như mang một hiệu lệnh trong mình: Phải đạt 9, đạt 10, phải đứng hàng đầu của lớp, của trường. Với nhiều em, chỉ cần đứng sau bạn hay điểm thấp hơn chỉ là số lẻ tí teo sau dấu chấm phẩy của kỳ trước đã là chuyện lớn.
Thi xong, cũng không ít học trò tự chấm điểm cho mình rồi sống trong sợ hãi. Mỗi ngày trôi qua với các em là một cực hình, tâm lý đó ám ảnh tất cả, các em bỏ đi rất nhiều thứ ý nghĩa cần tận hưởng trong cuộc sống.
Nguyễn Thu Lê, học sinh giỏi học lớp 9 ở một ngôi trường có tiếng ở Nghệ An tâm sự, cứ đến mùa thi là em hoảng loạn, lúc nào cũng trong tâm trạng phập phồng lo điểm thấp. Có lần thi học kỳ xong, Lê làm bài không tốt thì nguyên những ngày sau đó em ăn không ngon, ngủ không yên.
Nhất là mỗi khi đối mặt với bố, ông thở dài hay nằm thượt ra đầy thất vọng... em chỉ muốn mình biến mất trái đất này. Em hiểu, đó là lần cuối cùng mình được phép làm bài thi chưa được như ý, cô học trò nói.
Đợt cuối năm học vừa rồi, bé gái tên D., lớp 4 ở Sơn Tây, Hà Nội gây lo lắng, xôn xao cả xã, cả trường học khi... mất tích ngay sau giờ học. Ban đầu, rất nhiều lý do đồn đoán được đưa ra như em trốn đi chơi, bị bắt cóc, lạc đường... Mãi khi tìm được em cách nhà hàng chục cây số mới vỡ òa ra lý do, em bỏ đi trong đêm vì lo sợ sẽ bị mắng mỏ, đánh đập khi điểm Toán chỉ ở mức gần 7,5 điểm.
Nỗi lo sợ vì điểm thấp của các em đáng sợ hơn cả sự an toàn của bản thân; bỏ nhà đi trong đêm, đến những nơi xa lạ, không người quen biết vẫn yên tâm hơn, không đáng sợ bằng đối diện với bố mẹ, người thân khi điểm thấp.
Cô Diễm Quyên, một giáo viên dạy Hóa ở TPHCM kể trong thời gian đi dạy học, cô chứng kiến vô vàn tình huống oái oăm liên quan đến điểm số. Có những em nhận điểm học kỳ là bật khóc, hoảng loạn, có em còn... quỳ xuống xin giáo viên sửa điểm vì sợ bố mẹ không dám về nhà.
Nỗi ám ảnh bởi điểm số của học sinh có thể xuất phát từ giáo dục chạy theo điểm số từ trong nhà trường đến gia đình. Nói như TS Nguyễn Đông Hải, giảng viên khoa Vật lý, Đại học Creighton (Mỹ), chúng ta đang bắt đứa trẻ chạy theo hiệu suất cao nhất mà người khác đưa ra, hiệu suất điểm 10. Trong khi mỗi đứa trẻ có một hiệu suất khác nhau và lẽ ra giáo dục là làm sao để đứa trẻ tiến đến gần nhất hiệu suất của mình.
Có những phụ huynh, con đạt điểm thi cuối năm ngoài nhiều điểm 10 thì có hai môn đạt 9, chia sẻ trên mạng: Những con số 9 là bài học để con hiểu phải nỗ lực hơn nữa; Còn rất nhiều bạn giỏi hơn con... Toàn những lời động viên mang tính gây áp lực.
Giáo dục đang bắt trẻ chạy đua theo áp lực về điểm số.
Dường như mọi kỳ vọng của phụ huynh đặt lên vai con nhỏ là... điểm số. Khát khao của người lớn đã không cho phép con trẻ được dừng lại, được là chính mình và cả được phép đứng sau, đứng phép thua.
Lao theo điểm số đã đẩy các em trên đường ray chỉ biết cắm đầu chạy, chạy... mà quên mất rằng, cuộc sống còn rất nhiều thứ để yêu thương, tận hưởng, để sống.
Tác giả cuốn sách nổi tiếng Quà của bố, ThS Trần Đình Dũng kể ông đến chơi nhiều gia đình liền được phụ huynh kéo đến khoe những tủ trưng bày giấy khen của con từ ngày bé tí đi học mẫu giáo với vẻ đầy tự hào. Họ kể con đạt thành tích, điểm số này nọ... Điều này làm ông thấy tiếc vô cùng khi sao chúng ta không yêu thương nhau bằng những cử chỉ, hành động, thời gian dành cho nhau mà lại yêu thương nhau bởi những tờ giấy, con số.
Khi đề cập đến những vấn đề bất ổn của thanh thiếu niên ngày nay, bác sĩ tâm lý Nguyễn Minh Tiến cảnh báo, thanh thiếu niên bây giờ gặp nhiều vấn đề hơn bởi các em đang phải đối mặt với rất nhiều yêu cầu, đòi hỏi và cả những kỳ vọng... dẫn đến những áp lực khủng khiếp.
Nguồn Dân trí.
|
1Giáo dục
| Như tin đã đưa, trưa 11/10, khi đang tác nghiệp thông tin trên cầu Ngòi Thia, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái, phóng viên trẻ Đinh Hữu Dư (Cơ quan thường trú Thông tấn xã Việt Nam tại Yên Bái) đã bị cuốn trôi mất tích khi một nhịp cầu bất ngờ đổ sập xuống dòng nước lũ.
Phóng viên Đinh Hữu Dư sinh năm 1988; quê quán tại Tân Trung, Tân Thành, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình. Anh tốt nghiệp K27, Học viện Báo chí và Tuyên truyền hệ chính quy và được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam tại trường đại học. Anh là thạc sỹ báo chí hệ chính quy, trúng tuyển Kỳ thi tuyển phóng viên của Thông tấn xã Việt Nam năm 2016, sau đó anh nhận nhiệm vụ tại Cơ quan thường trú Thông tấn xã Việt Nam tại Yên Bái từ 1/10/2016.
Không chỉ trong đợt thiên tai này, trước đó, đợt lũ quét kinh hoàng đầu tháng 8/2017 tại huyện Mù Cang Chải, Đinh Hữu Dư cũng là một phóng viên dũng cảm, không ngại khó khăn, gian khổ đến những điểm nóng khốc liệt nhất, kịp thời truyền tải thông tin về vùng bão lũ. Đinh Hữu Dư là một trong những phóng viên được UBND tỉnh Yên Bái tặng Bằng khen vì có thành tích trong đợt thông tin tình hình mưa lũ vào tháng 8 vừa qua.
TTXVN/Báo Tin Tức.
|
1Giáo dục
| Thay vì cấm đoán việc con online trên mạng xã hội, nhiều phụ huynh tìm cách làm bạn với con nhưng đôi khi cũng chẳng dễ dàng gì. Trường học cũng như cộng đồng xã hội đã vào cuộc để giúp các em có những định hướng đúng về thế giới ảo. Đó là, các lớp học kỹ năng sống dạy cách ứng xử tình huống trên mạng Fb; những quy chế quy định việc tham gia mạng xã hội Vậy thì, Vẽ đường cho hươu chạy đúng hướng liệu có nên?
Nhiều cạm bẫy.
Có con trai học lớp 10, chị Thanh (Đông Anh, Hà Nội), chia sẻ: Công việc của mình rất bận, không có thời gian quản lý con sát sao nên hàng ngày ở nhà mình đành cho con sử dụng máy tính với điều kiện không được chơi game, vào các trang mạng bậy bạ. Mình cũng biết như thế cũng không thể kiểm soát con hết được nhưng nếu càng cấm con càng tò mò cũng chết.
Để có biện pháp giám sát con, mình đã bắt con cam kết với mình không được dùng Fb đăng tải những điều nhảm nhí, vô bổ ảnh hưởng đến việc học và không may lỡ gây hiểu lầm với bạn bè thì rất dễ xảy ra những tình huống không mong muốn. Con đã tuân thủ cam kết với mình, thế nhưng vừa rồi mình mới lập một Fb để vào trang Fb của con xem con đã đăng những gì trong đó thì mình đã bị sốc đến mất ăn, mất ngủ mấy hôm nay.
Dù không thể đọc hết nội dung vì tụi nhỏ dùng ngôn ngữ chát của teen khá nhiều, thế nhưng những gì mình đọc được thì thấy ngôn ngữ bậy bạ quá. Chưa kể nhiều bạn của con cứ vô tư nói xấu bạn bè, gia đình. Trước thực trạng này theo mình, cha mẹ nên có biện pháp linh hoạt làm sao vừa cứng rắn, vừa mềm dẻo với việc sử dụng Fb của con, giúp con tham gia mạng xã hội Fb một cách có văn hóa đồng thời tránh được những hậu quả xấu không may xảy ra.
Luôn có tâm trạng lo lắng về cô con gái lớn đang học lớp 11 kể từ sau lần tình cờ xem được Fb của con, chị Thu Lê (Thanh Xuân, Hà Nội) cho biêt: Tôi luôn có tâm trạng lo lắng, bất an với cô con gái của tôi vì con tham gia mạng xã hội Fb. Bởi thời gian gần đây trên mạng xã hội luôn xảy ra những vụ việc đánh đập tàn bạo trong giới trẻ vì hiểu lầm trên Fb. Nhiều lần khuyên con không nên dùng Fb không được, tôi đành lặng lẽ lập cho mình một cái Fb để vào theo dõi các hoạt động trên trang Fb của con.
Từ hôm vào Fb của con, tôi không khỏi giật mình. Trên mạng ảo, các cháu thiếu kiểm soát quá, lại kết bạn với nhiều người lạ khiến tôi càng thêm lo lắng. Cũng vì lo lắng quá nên tôi và con gái đã có một buổi tranh luận kịch liệt về mạng xã hội Fb. Biết không thể ngăn cản được con dùng Fb tôi đã đưa ra biện pháp quản lý Fb của con bằng cách hàng ngày chỉ cho con cập nhật 1 giờ trước khi ăn cơm chiều và cấm không cho con sa đà vào việc bình luận các status của các bạn. con có vẻ khó chịu nhưng tôi vẫn cương quyết để tránh mọi rắc rối có thể xảy ra.
Chấp nhận để con dùng Facebook, mặc dù còn nhiều lo lắng, anh Lê Quang Bình (Khai Quang Vĩnh phúc) có con học lớp 8 chia sẻ: Nếu như vì sợ con hư mà cấm đoán không cho con tham gia mạng xã hội trong khi nhiều người đã tham gia trong đó có mình thì cũng không được. Tôi nghĩ, ở thời đại này mà ngăn cản trẻ vào Internet thì chỉ làm chúng thiếu thông tin, chậm phát triển.
Muốn biết và kiểm soát các hoạt động của con, hàng ngày tôi lặng lẽ vào Fb của con để nắm tâm tư, nguyện vọng để hiểu con hơn. Vào Fb của con tôi nhận thấy, đôi khi các con chỉ vì muốn thể hiện mình, hay câu like mà có những phát ngôn sốc, gây sự chú ý của mọi người, để rồi dẫn đến nguy hiểm vì có thể gây ra nhưng hiểu lầm trong bạn bè mà dẫn đến bạo lực. Lúc đó, tôi đã dùng nick ảo trong vai một học sinh khác để nhắc nhở, khuyên nhủ con giữ bình tĩnh, gỡ ngay những hình ảnh hoặc bài viết mang tính không lành mạnh đó đi.
Cần sự quản lý chặt chẽ của gia đình và nhà trường.
Nhiều thống kê cho thấy, những học sinh, sinh viên lạm dụng Fb thì kết quả học tập kém hơn nhiều những bạn không dùng Fb. Tham gia việc định hướng giáo dục học sinh khi sử dụng trang mạng xã hội Fb, trường THPTDL Lương Thế Vinh đưa lên Website của trường những điều cấm kị khi lên FB đối với học sinh trường này được nhiều huynh và xã hội hoan nghênh.
Tuy nhiên, việc kiểm soát và xử lí người vi phạm không dễ. Vì vậy, điều quan trọng là định hướng, giáo dục các em, nhà trường đã đưa ra những điều cấm kỵ:
Tuyệt đối không được nói tục chửi bậy, hoặc văng bậy, kể cả chửi bậy bằng những từ viết tắt. Ví dụ như: Đm. Vcl, Vl, Phải sử dụng ngôi từ trong sáng thuần Việt; Tuyệt đối không dùng Fb để nói xấu bất cứ ai; Chỉ like hay viết Status khi đã đọc kỹ nội dung. Nếu like những status có nội dung xấu, chủ nhân của Fb sẽ bị quy trách nhiệm. Bởi vậy cần phải biết đấu tranh, bày tỏ quan điểm trước Status có nội dung xấu, hoặc không lành mạnh; Tuyệt đối không được để bạn bè hiểu lầm khi đọc status. Bởi vậy viết status phải rõ ràng.
Dưới bảng nội quy, quy định những điều cấm kỵ khi dùng Fb của học sinh, nhà trường còn dặn thêm các em: Mọi việc đều có hai mặt. Fb là mạng chia sẻ, vui buồn đều có thể sẻ chia. Tuy nhiên việc chia sẻ này làm như thế nào là đúng còn tùy thuộc và sự thông minh, hiểu biết của mỗi người.
Phải nói rằng, đây là những điều quy định rất hay, bổ ích các nhà trường nên học tập để giúp cho mỗi học sinh khi tham gia mạng xã hội Fb có ý thức hơn. Giúp các em nhận thức rõ mặt lợi, hại của Fb để không là tín đồ ngu muội của Fb mà là người sử dụng một cách thông minh, hiệu quả. Tham gia Fb, các em cần hướng tới cái tích cực, trong sáng, lành mạnh, cái đẹp, cái có ích.
Nói về vấn đề này, cô Trần Thị Kim Phượng - Giáo viên môn Giáo dục công dân, trường THPT Bình Lục A cho biết: Không dễ gì cấm các em thôi dùng Fb bởi vậy gia đình và nhà trường cùng phối hợp trong việc giáo dục, nâng cao nhận thức cho các em biết cách sử dụng Fb một cách có lợi nhất. Theo tôi, các bậc cha mẹ không nên chiều chuộng con quá mà mua điện thoại smartphoner, hay máy tính ở nhà trong khi không quản lý được con.
Còn với học sinh, các em nên dùng Facebook để hỗ trợ học tập, giao lưu tích cực với thầy cô, bạn bè và người thân. Tham gia mạng xã hội Fb để bàn luận những điều nhảm nhí, vô bổ trên mạng xã hội là điều không nên. Bởi vì rất có thể xảy ra những điều không hay nhưng đánh nhau chỉ vì bạn bè hiểu lầm khi chúng ta có những lời comment quá lời.
Hầu hết các em tham gia Fb ban đầu đều với mục lành mạnh là để chia sẻ và kết bạn. Song các em chưa đủ kinh nghiệm, bản lĩnh xử lý tình huống khi tung tin với mục đích câu like và bị người khác tung tin với mục đích xấu.
Vì vậy rất cần có sự kiểm soát của gia đình và nhà trường trước những điều các em nói trên Fb, khi đó cha mẹ là người giám sát, quản lý chính, nhà trường là nơi đề ra những nội quy, quy định những điều cần làm và không được làm. Để làm được tốt việc này cha mẹ cần tế nhị và là người bạn biết chia sẻ cùng con, nhà trường cần có những biện pháp xử lý, kỷ luật nghiêm minh.
Thu Quỳnh.
|
1Giáo dục
| Hội đồng Chức danh Giáo sư nhà nước vừa công bố danh sách ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2017.
Theo kết quả bỏ phiếu tín nhiệm, tổng số người đạt tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư năm 2017 là 1.226 người. Trong đó, có 85 người đạt tiêu chuẩn giáo sư, 1.141 người đạt tiêu chuẩn phó giáo sư. Như vậy, so với năm 2016, số lượng đạt chuẩn giáo sư, phó giáo sư năm 2017 cao hơn 534 người (năm 2016 là 702 người).
Giáo sư Trần Văn Nhung, Tổng Thư ký Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước, cho biết năm nay, số lượng ứng viên tăng do hạn nộp hồ sơ muộn hơn gần sáu tháng so với năm 2016. Theo đó, các bài báo, sách xuất bản, đề tài nghiệm thu của các ứng viên... cũng được lùi lại nửa năm. Mặt khác, có thể các ứng viên mong muốn được xét theo quy định hiện hành trước khi có sự thay đổi về tiêu chuẩn chức danh.
Năm 2017, người được công nhận chức danh giáo sư trẻ nhất sinh năm 1982, năm nay tròn 36 tuổi, đó là ông Phạm Hoàng Hiệp, giáo sư ngành toán học, hiện công tác tại Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Giáo sư lớn tuổi nhất sinh năm 1943, năm nay tròn 75 tuổi là bà La Huệ Cẩm, giáo sư ngành Ngôn ngữ học, công tác tại Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
Trong số 85 giáo sư được công nhận, ngành y học có số người đạt chuẩn giáo sư nhiều nhất là 19 người. Số người đạt phó giáo sư của ngành này là 172 người.
Theo tính toán, tuổi trung bình của giáo sư năm nay là 53. Tỷ lệ giáo sư, phó giáo sư với nữ tăng lên 28-29%. Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là hai địa phương có số lượng đạt chuẩn giáo sư, phó giáo sư nhiều nhất.
Điều đặc biệt trong 1.226 cá nhân đạt chuẩn giáo sư, phó giáo sư thì có một phụ nữ dân tộc Nùng được phong phó giáo sư thuộc Hội đồng Quân sự./.
Nhấp chuột để xem kích thước chuẩn.
Việt Hà (TTXVN/Vietnam+).
|
1Giáo dục
| Sau khi có thông tin chỉ đạo của Thành ủy TP.HCM phải làm rõ những gút mắc trong đơn từ chức của ông Đoàn Ngọc Hải (Phó chủ tịch quận 1), ông Trần Quốc Thuận - nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đã có những lý giải xung quanh câu chuyện này.
Ông Đoàn Ngọc Hải xin từ chức. Ảnh minh họa.
Trước tiên, vị chuyên gia đánh giá, tố chất con người ông Đoàn Ngọc Hải là năng nổ, nhiệt huyết, có trách nhiệm. Đây là yếu tố cần có ở một cán bộ, công chức nhà nước. Nhưng, trong "cuộc chiến giành lại vỉa hè" tại địa bàn Quận 1, ông Hải đã bị thất bại. Bản thân ông đã phải viết đơn xin từ chức. Việc này buộc chúng ta phải nhìn nhận, đánh giá lại vụ việc một cách toàn diện từ phương thức, cách thức cho tới yếu tố con người khi thực hiện.
Ông cho rằng, chủ trương dọn dẹp lòng lề đường là chủ trương đúng đắn, phải kiên quyết thực hiện. Tuy nhiên, phải có giải pháp đồng bộ, thực hiện theo lộ trình từng bước.
"Tôi lấy ví dụ như Singgapore, trong cuộc chiến giành lại vỉa hè của mình họ cũng phải mất tới 30 năm mới thành công. Tức là, giải pháp của họ đã được nghiên cứu rất kỹ, đã giải quyết được tận gốc rễ, căn nguyên sâu xa của việc lấn chiếm lòng lề đường.
Ở Việt Nam cũng vậy, lòng lề đường chính là cuộc sống, là nơi kiếm miếng cơm, kiếm sống của hàng trăm, hàng triệu người. Do đó, cách làm thế nào cũng phải tính tới yếu tố này. Dẹp được vỉa hè nhưng cũng còn phải đảm bảo được đời sống cho người dân nữa.
Vừa qua, tính quyết liệt trong quá trình thực hiện là có, xong dường như giải pháp đưa ra lại chưa thích hợp, có vẻ hơi nóng vội, chưa mang tính căn cơ. Vì vậy, ông Hải đã gặp phải phản ứng của người dân, hoặc người dân thực hiện kiểu chống đối có mặt thì làm, không có lại lấn.
Thậm chí, có lúc ông bị biến thành "ngôi sao cô đơn". Ngay từ khâu phân cấp kiểu "việc dẹp vỉa hè là quyền của phường, nếu phường làm không được mới đưa lên quận, khi đó ông Hải mới cần phải ra tay. Đây chính là một cách thức nhằm điều chỉnh quyền lực của ông Hải trong công cuộc dẹp vỉa hè tại quận 1.
Thực tế là không có phường nào thừa nhận họ không dẹp được vỉa hè cả, bởi bản thân cán bộ phường cũng chưa chắc đã muốn dẹp vỉa hè. Vỉa hè là gánh cơm nuôi sống hàng trăm, triệu hộ dân nhưng cũng được xem là địa chỉ làm đầy túi cho một vài cán bộ phường tha hóa, biến chất. Vì vậy, ông Hải rất khó nhận được sự đồng thuận.
Như vậy, trong cuộc chiến này ông Hải đã chưa có được một giải pháp căn cơ, chặt chẽ nên chưa mang lại hiệu quả. Việc ông Hải từ chức cũng là rất dễ hiểu. Ông từ chức vì một mình ông không thể làm nên chuyện. Ông từ chức vì bản thân ông dù có quyết tâm cao nhưng muốn làm cũng không dễ", ông Thuận nói.
Theo vị chuyên gia, nếu muốn chủ trương dẹp vỉa hè mang lại kết quả tốt nhất, trước hết phải có sự vào cuộc của cả một tập thể, phải nhận được sự đồng thuận từ phía người dân. Để làm được việc đó, bản thân phía chính quyền địa phương cũng phải vào cuộc, phải thực hiện những cuộc khảo sát, điều tra, đánh giá toàn diện những tác động về mặt xã hội cũng như những tác động về mặt kinh tế. Sau khi thực hiện khảo sát, đánh giá lúc đó mới đưa ra phương pháp, lộ trình, giải pháp cụ thể. Phương pháp thực hiện phải đảm bảo thực hiện từng bước, vừa thực hiện vừa giải quyết những khó khăn, đồng thời vừa kéo người dân cùng tham gia vào chiến dịch dẹp vỉa hè.
"Tôi lấy ví dụ, muốn dẹp bãi xe thì phải trả lời được cho họ là sẽ để xe ở đâu? Đất chật người đông, nhà cao tầng mọc san sát, bãi đỗ xe không có mà nay bảo họ dẹp bãi đỗ xe đi là chưa ổn.
Hay muốn không cho bán hàng trên vỉa hè thì phải nghĩ giúp họ kế sinh tồn thế nào, kiếm nguồn thu từ đâu? Ví dụ, một gia đình đã sinh sống cả mấy chục năm, thậm chí cả trăm năm trên vỉa hè. Vỉa hè nuôi sống gia đình, con cái họ mà nay bảo họ không được bán hàng nữa thì họ sẽ sống thế nào?". - vị chuyên gia cho biết.
Ông Đoàn Ngọc Hải từ chức: Đau lắm, tiếc lắm.
Tuy nhiên, ông cũng cho rằng, vụ việc cũng cho phép chúng tư được nhìn nhận ở góc độ tích cực hơn, đó là niềm tin của dư luận, xã hội đối với những lời hứa của các cán bộ, lãnh đạo sẽ được thực hiện. Dù ông Hải không thực hiện được lời hứa phải giành lại vỉa hè cho người đi bộ nhưng ông đã thể hiện rất rõ ràng trách nhiệm của mình với lời hứa đó và khi ông không thực hiện được thì xin từ chức. Việc từ chức vốn dĩ rất hiếm thấy ở Việt Nam, nhất là từ chức vì "không thực hiện được lời hứa trước nhân dân" thì lại càng chưa thấy tiền lệ bao giờ.
"Đây là thông điệp mà xã hội và người dân cần. Đó là lời hứa, là trách nhiệm thực hiện lời hứa của một cán bộ, lãnh đạo với nhân dân khi "không làm được việc thì phải từ chức". Trách nhiệm này không chỉ riêng với lĩnh vực dọn dẹp vỉa hè mà còn cần phải được thực hiện ở tất cả mọi lĩnh vực, với tất cả những ai đã hứa khi đảm nhiệm chức vụ, cương vị của mình tại lĩnh vực đó", ông Thuận nói.
Hoài An.
|
1Giáo dục
| Nguyễn Cẩm Tú trong tà áo trắng duyên dáng, đáng yêu.
Thức từ 4h sáng để canh điểm, Tú không tin vào mắt mình khi thấy tổng điểm 29 dù đã đoán được kết quả ngay sau khi có đáp án của Bộ GĐ&ĐT. Để có được một số điểm cao trong kỳ thi THPT quốc gia vừa qua, em đã có một kế hoạch riêng nghiêm khắc cho bản thân.
Em quan niệm: sức khỏe - kiến thức - kĩ năng là những điều đầu tiên cần có để mình có thể tự tin. Đầu và giữa năm học, em cố gắng học hết kiến thức cơ bản của lớp 12, còn quãng thời gian sau em cố gắng luyện nhiều đề và ôn lại kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa. May mắn là trong quá trình học tập của em luôn có sự đồng hành của thầy cô và gia đình ở bên động viên, ủng hộ, cô nàng có nick name Củ Tấm chia sẻ.
Ngoại hình xinh xắn, đáng yêu, Củ Tấm được sinh ra trong một mái ấm có bố mẹ là công chức nhà nước nhưng thừa hưởng truyền thống hiếu học lâu đời. Là con thứ trong gia đình (chị gái Tú đang là sinh viên năm thứ 4 Học viện Cảnh sát nhân dân, cậu em trai út cũng vừa đậu vào lớp chuyên Hóa Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh), Cẩm Tú đã nhân thêm niềm vui cho gia đình với kết quả thi THPT quốc gia xuất sắc của mình.
Cẩm Tú chia sẻ, gia đình em đã có nhiều thế hệ học tập tại Trường Chuyên tỉnh. Ngay từ lúc vào học, em gặp nhiều khó khăn khi làm quen với môi trường mới nhưng từ giữa năm lớp 10 được sự giúp đỡ của thầy cô và các bạn, em có nhiều tiến bộ. Với niềm yêu thích đặc biệt dành cho môn Địa lý, trong 3 năm học em đều đạt học sinh giỏi tỉnh ở môn này.
Nói thêm về bí quyết ôn luyện các môn thi khối C đạt điểm cao, Cẩm Tú cho rằng đầu tiên phải sắp xếp thời gian học tập hợp lý, không phải cứ ngồi ì ạch nhiều tiếng đồng hồ là tốt. Không nên quá giới hạn, bó hẹp bản thân mà quan trọng là phải tạo hứng thú lúc học. Tiếp theo, để có thể tự tin thì phải nắm vững được kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa, phải hiểu được cốt lõi của nó thì sẽ dễ học dễ nhớ hơn; luyện nhiều dạng bài, nhiều dạng câu hỏi.
Đặc biệt, khi thi trắc nghiệm, cần đọc kỹ câu hỏi để khỏi tránh nhầm lẫn kiến thức. Với môn Lịch sử, em chia ra từng thời kỳ, học bằng cách nhớ từng đặc điểm riêng của mỗi thời kỳ đó, sau mới đi vào chi tiết các sự kiện. Còn môn Địa lý, học theo từng phần như tự nhiên, dân cư, ngành, vùng. Ngoài việc, em thường dành thời gian vui chơi, trò chuyện với bạn bè để tâm sự, giảm stress sau những giờ học căng thẳng.
Là người đầu tiên được con gái chia sẻ niềm vui, chị Nguyễn Thị Tuyết Mai vô cùng hạnh phúc và tự hào với kết quả này. Chị Mai tâm sự: Tú sống nội tâm, giàu tình cảm. Ngay từ khi cháu lên cấp 3, gia đình cùng với các thầy cô đã động viên cháu học tập rất nhiều. Từ năm lớp 11, cháu hoàn toàn tự học, tự tìm tòi, trau dồi kinh nghiệm cho bản thân. Ngoài những giờ học ở trường, lúc ở nhà Tú còn thay bố mẹ chăm sóc, hướng dẫn, bảo ban em trai cùng học để đạt kết quả tốt. Là một người mẹ trong gia đình, sau khi bàn bạc, chúng tôi luôn ủng hộ và đồng hành cùng những dự định tương lai sắp tới của con.
Vui sướng với kết quả mình đạt được sau những ngày tháng học tập và ôn luyện nhưng Củ Tấm đang tập trung thời gian hoàn thành nốt kỳ thi năng khiếu báo chí sắp tới. Với ước mơ từ lâu là trở thành một biên tập viên nên nguyện vọng của cô nàng sẽ trở thành một tân sinh viên của Học viện Báo chí tuyên truyền hoặc Đại học Luật Hà Nội.
Em sẽ chọn lựa ngành học phù hợp với năng lực và niềm đam mê của bản thân, Cẩm Tú tự tin cho biết.
Ngân Giang.
|
1Giáo dục
| Atlat Địa lý Việt Nam được coi là tài liệu duy nhất mà học sinh được sử dụng trong tất cả kỳ thi. Nó là "bạn đồng hành" không thể thiếu của các sĩ tử khi bước vào phòng thi môn Địa lý.
Atlat được xây dựng dựa trên chương trình địa lý Việt Nam, diễn giải các vấn đề địa lý đi từ cái chung đến riêng, từ tự nhiên đến kinh tế xã hội, từ tổng thể đến các bộ phận.
Bí quyết sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam cho thí sinh thi THPT quốc gia Atlat được coi là cuốn sách giáo khoa Địa lý thứ hai và là "tài liệu" duy nhất mà học sinh được mang theo trong tất cả các kỳ thi.
Tuy nhiên, không phải ai cũng biết sử dụng "bảo bối" này theo đúng cách. Trong chương trình Chinh phục kỳ thi THPT 2017 , cô Nguyễn Thị Tuyết Mai, giáo viên Địa lý trường THPT Việt Đức (Hà Nội), đã bật mí với các sĩ tử bí quyết để sử dụng Atlat một cách hiệu quả.
Theo chia sẻ của cô Tuyết Mai, thí sinh cần làm quen với Atlat ngay từ trong quá trình ôn tập, thay vì chỉ sử dụng trong phòng thi vì nó chỉ có hiệu quả đối với những em có kiến thức và kỹ năng sử dụng thành thạo.
Cô đặc biệt lưu ý học sinh nên dành thời gian xem trang thứ ba của quyển Atlat lớp 12. Đây là trang giải thích các ký hiệu về yếu tố tự nhiên, ký hiệu về các ngành công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và nhiều yếu tố quan trọng khác.
Trong bài thi, thí sinh sẽ dễ dàng bắt gặp những câu hỏi như nêu sự phân bố các mỏ khoáng sản, sự phân bố của các bãi biển đẹp hoặc các nhà máy thủy điện.
Việc nắm vững các ký hiệu chung ở trang thứ ba của Atlat Địa lý sẽ giúp các em tự tin hơn khi làm bài và dễ dàng đạt điểm tối đa trong câu hỏi này.
Học sinh cần nắm vững các ký hiệu ở trang ba của Atlat Địa lý để hoàn thành bài thi tốt hơn. Ảnh cắt từ clip.
Học sinh đã học thuộc ký hiệu, chỉ cần nhìn vào đối tượng địa lý là có thể đọc được bản đồ. Những em chưa thuộc ký hiệu, cần đối chiếu với ký hiệu ở trang mở đầu.
Khai thác một trang Atlat cần lưu ý những nội dung liên quan được thể hiện trong trang đó, gồm nội dung chính (các nội dung thể hiện trong bản đồ hình thể Việt Nam và nội dung phụ là các biểu đồ bảng số liệu, tranh ảnh xung quanh bản đồ).
Atlat có thể là công cụ hữu hiệu để nhớ nhanh các dẫn chứng cho bài thi mà không cần phải học thuộc lòng. Bên cạnh đó, học sinh cũng có thể sử dụng Atlat như một nguồn số liệu (thay vì phải nhớ rất nhiều số liệu từ SGK). Ví dụ, số liệu về dân số Việt Nam qua các năm hay tên của các đô thị, trung tâm công nghiệp, bãi biển du lịch...
Muốn sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam thành thạo, học sinh phải chăm chỉ ôn tập trên Atlat, luyện đề, giải đề theo từng trang, có bộ câu hỏi về kỹ năng sử dụng Atlat.
Vũ Loan (Theo VTV).
|
1Giáo dục
| Toyota Việt Nam vừa triển khai Chương trình Toyota cùng em học An toàn giao thông (TSEP) dành cho giáo viên và học sinh tiểu học năm học 2017-2018.
Một tiết mục của các em học sinh về ATGT.
Bước sang năm thứ 13, TSEP tiếp tục thực hiện hai hoạt động chính đó là giáo dục kỹ năng tham gia giao thông an toàn dành cho giáo viên và học sinh tiểu học cấp tỉnh và cấp quốc gia. Tới nay, Bộ GD & ĐT cũng đã quyết định lồng ghép các tài liệu của TSEP vào chương trình giảng dạy chung về giáo dục ATGT đang được triển khai ở cấp tiểu học trên toàn quốc.
Năm 2018, các hoạt động giáo dục kỹ năng tham gia giao thông an toàn cấp tỉnh dành cho giáo viên và học sinh tiểu học sẽ được tổ chức tại 8 tỉnh, thành phố trên cả nước, bao gồm: Yên Bái, Thái Nguyên, Hải Phòng, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Kom Tum, Bà Rịa Vũng Tàu và Bình Dương trong thời gian từ tháng 2 đến tháng 3-2018.
Chương trình năm nay tập trung vào hai nhóm nội dung. Đối với học sinh: Tìm hiểu kiến thức và kỹ năng tham gia giao thông an toàn; vẽ tranh tập thể theo đề tài ATGT, trình diễn, thể hiện năng khiếu thơ ca, hò vè về chủ đề ATGT. Đối với giáo viên: Thực hành 1 bài dạy về giáo dục ATGT, tham gia hội thảo và tham luận về Đổi mới phương pháp giáo dục ATGT trong trường tiểu học.
Nội dung các câu hỏi tìm hiểu kỹ năng tham gia giao thông an toàn dành cho học sinh được cải tiến, các tình huống giao thông thực tế, đa dạng, gần gũi được lồng ghép giúp các em vận dụng tốt những kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết các tình huống thực tế khi tham gia giao thông.
Tiếp theo chương trình cấp tỉnh, chương trình cấp quốc gia sẽ lựa chọn 10 tỉnh, thành phố triển khai tốt công tác giáo dục ATGT. Dự kiến, chương trình cấp quốc gia được tổ chức vào cuối tháng 3-2018.
Hoàng Linh.
|
1Giáo dục
| Nhiều cánh tay nhưng thiếu phối hợp.
Vấn đề bảo vệ quyền trẻ em khỏi nạn bạo lực, xâm hại một lần nữa được đặt ra trong diễn đàn do Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam (BVQTEVN) tổ chức vào sáng 21/12 tại Hà Nội. Rất nhiều diễn giả, trong đó có cả các cơ quan quản lý, đại diện các hội, tổ chức xã hội có mặt để cùng bàn giải pháp bảo vệ trẻ em thực chất nhất có thể.
Bà Ninh Thị Hồng- Phó Chủ tịch Hội BVQTEVN, khi trao đổi với báo chí đã thừa nhận rằng, đang có rất nhiều cánh tay giơ ra để bảo vệ trẻ em khỏi xâm hại và bạo lực, thế nhưng vấn nạn nhức nhối ấy vẫn diễn ra hàng ngày.
Bé trai 10 tuổi ở Hà Nội bị bố và mẹ kế bạo hành 2 năm ròng khiến dư luận phẫn nộ.
Một em bé đang có nhiều cơ quan khác nhau cùng có trách nhiệm bảo vệ, quản lý. Nhưng câu hỏi đặt ra là tại sao bạo lực, xâm hại vẫn xảy ra? Vấn đề ở đây là gì? Ngành nào cũng có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc trẻ em, nhưng tôi cho rằng chưa làm tốt công tác phối hợp của cộng đồng. Tôi được biết có nhiều tổ dân phố vì muốn đạt thành tích, vì muốn có danh hiệu khu phố văn hóa nên cố tình giấu đi những vụ việc người dân phát giác, bởi nếu sự việc ầm ĩ, những thành tích hão ấy cũng tan biến!- bà Hồng nói.
Khi đi tìm hiểu thực tế vụ việc trẻ mầm non Tuổi Xanh (TPHCM) bị cô giáo hành hạ dã man, bà Hồng rất đau lòng khi nghe nhiều người dân quanh đó nói rằng, họ thi thoảng có nghe tiếng trẻ khóc thét nhưng cứ nghĩ là không có gì nghiêm trọng. Đến cả phụ huynh, khi đưa con vào lớp thấy con khóc toáng đòi về cũng không mảy may nghi ngờ.
Không chỉ thiếu sự phối hợp, đó còn là sự thờ ơ, thiếu quan tâm của cộng đồng, của chính gia đình trẻ. Tiếng khóc của trẻ chính là tiếng cầu cứu cộng đồng, nếu được chú ý và nhanh chóng tố giác lên cơ quan chức năng, có lẽ sự việc đã không đi quá xa như thế. Hoặc như vụ bé 10 tuổi ở Hà Nội bị bố và mẹ kế đánh đập ròng rã hai năm, tổ dân phố đang ở đâu, nhận nhiều thành tích để làm gì khi trong chừng ấy thời gian không phát hiện ra được vụ việc?- bà Ninh Thị Hồng trăn trở.
Theo bà Hồng, muốn thực hiện tốt hơn việc bảo vệ trẻ em, chắc chắn phải có sự phối hợp giữa các cơ quan, giữa các tổ chức đoàn thể để làm tốt công tác ngăn ngừa, bởi nếu chỉ xử lý vụ việc thì chỉ như cắt phần ngọn mà thôi.
Trao quyền giám sát cho tổ chức chính trị xã hội đến đâu?
Tại diễn đàn, Hội BVQTEVN cho rằng, Mặt trận tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) cần làm rõ hơn vai trò giám sát của các tổ chức xã hội trong việc bảo vệ quyền trẻ em. Thực tế cho thấy, Mặt trận tổ quốc có nhiều tổ chức thành viên có vai trò giám sát, trong đó có Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (LHPNVN).
Thế nhưng các tổ chức thành viên được giám sát như thế nào, cơ chế ra sao thì vẫn chưa được quy định rõ. Vì thế mới có tình trạng giám sát đi cả đoàn đông, có báo trước, nên bạo lực và xâm hại vẫn cứ thế diễn ra.
Diễn đàn nêu ra nhiều thực trạng về việc phối hợp bảo vệ trẻ em giữa các tổ chức và bộ, ngành. Ảnh: D.H.
Nếu các tổ chức xã hội có quyền hạn được vào cơ sở mầm non bất cứ lúc nào, không báo trước thì mới phát hiện được bạo lực, xâm hại trẻ em. Với trẻ em, phải có giám sát đặc biệt mới phát giác được, chứ thực tế là vẫn cứ đoàn lớn đoàn nhỏ, lúc nào cũng thấy tốt nhưng trẻ thì vẫn cứ bị bạo hành hàng ngày. Cơ quan quản lý cần làm rõ: Những tổ chức nào được phép kiểm tra đột xuất, khi phát giác thì được phép làm những việc gì- bà Ninh Thị Hồng khuyến nghị.
Điều này cũng được bà Nguyễn Thị Tuyết Mai- Trưởng Ban Gia đình - Xã hội, TW Hội LHPNVN, đồng tình khi cho rằng pháp luật quy định về quyền của MTTQVN và tổ chức thành viên thực hiện giám sát quá trình giải quyết của các cơ quan tố tụng, tuy nhiên chưa có hướng dẫn cụ thể về phạm vi, mức độ, nội dung thực hiện giám sát.
Việc thiếu hướng dẫn cụ thể này dẫn đến tình trạng thiếu chủ động của các tổ chức chính trị xã hội khi tham gia giám sát quá trình giải quyết vụ việc, từ đó đưa ra kiến nghị giải quyết vụ việc thiếu kịp thời- bà Tuyết Mai nêu thực tế.
Theo Thống kê của Cục Cảnh sát hình sự, Tổng cục Cảnh sát, bộ Công an, từ năm 2014 đến năm 2016, toàn quốc phát hiện gần 4.200 vụ xâm hại tình dục trẻ em, với 4.320 đối tượng gây án. 6 tháng đầu năm 2017 đã phát hiện gần 700 vụ xâm hại tình dục trẻ em, với 716 đối tượng ây án. Nạn nhân bị xâm hại chủ yếu là bé gái- chiếm 80%.
Dương Hà.
|
1Giáo dục
| Ở tuổi 12, Hillary Yip Ying-hei khác hơn hẳn so với bạn bè. Ngoài việc đến trường hàng ngày, vật lộn với chương trình học nặng nề, em còn tự điều hành công ty của mình.
Lớn lên trong thời đại công nghệ, Hillary, giống như rất nhiều đứa trẻ khác, hiểu rõ tầm quan trọng của việc theo kịp sự đổi mới và chuyển đổi kỹ thuật số. Với khả năng sử dụng công nghệ, em sáng tạo ứng dụng học ngôn ngữ trực tuyến khi mới 10 tuổi.
Ý tưởng về ứng dụng học ngôn ngữ trực tuyến ra đời sau một thời gian dài Hillary phải đối mặt với chương trình học tiếng phổ thông (tiếng Quan Thoại).
Hillary Yip Ying-hei nhận giải thưởng AIA với ứng dụng học ngôn ngữ. Ảnh: South Morning China Post.
"MinorMynas ra đời vào mùa hè năm 2015 khi em còn đang theo học chương trình học tiếng Trung ở Đài Loan. Từ đầu, tiếng Trung của em rất kém. Khi chương trình học thay đổi, mọi chuyện càng tệ hơn", nữ sinh 12 tuổi kể lại.
MinorMynas là nền tảng giáo dục trực tuyến giúp đỡ tất cả trẻ em ở mọi lức tuổi cải thiện trình độ ngoại ngữ thông qua nói chuyện trực tiếp bằng video với bạn bè cùng tuổi. Người học có thể tham gia vào các cuộc trò chuyện để tiếp xúc và học hỏi ngôn ngữ mẹ đẻ của người tương tác với mình.
Đây cũng là khác biệt lớn của ứng dụng do Hillary tạo ra so với phần lớn các ứng dụng cứng nhắc và kém hiệu quả khác trên thị trường.
MinorMynas mang đến cho người dùng cơ hội kết nối với những người bạn cùng thế hệ và phá vỡ rào cản văn hóa.
Nữ sinh tin rằng cách tốt nhất để học chính là tự mình thể nghiệm quá trình học tập trong ngữ cảnh thực tế.
"Thế giới không được vận hành trong sách giáo khoa. Cơ hội tiếp thu kiến thức và sử dụng chúng có ích hơn bất kỳ khóa học thêm hay học chính nào từ sách giáo khoa", cô bé nhận định.
Hillary tham dự tọa đàm truyền cảm hứng cho học sinh. Ảnh: South Morning China Post.
Sau khi phát triển ý tưởng, Hillary Yip Ying-hei giành chiến thắng cuộc thi AIA Emerging Enterpreneur Challenge năm 2015, đồng thời được hỗ trợ để biến sáng kiến thành hiện thực.
Ứng dụng này cũng xuất phát từ thực tế trẻ em bị hạn chế tương tác xã hội, đặc biệt qua Internet. Các em chỉ có hai lựa chọn, tương tác với bạn bè trên lớp hoặc trong chơi trò chơi điện tử, thiếu môi trường an toàn, đa dạng hơn.
Hiện tại, ứng dụng của Hillary xuất hiện trên App store của Apple. Em lên kế hoạch mở rộng tầm ảnh hưởng của nó, lấn sang lĩnh vực kỹ thuật số. Cô bé thực hiện điều này thông qua công ty do chính em điều hành.
Nói về thành công của mình, doanh nhân trẻ cho rằng em có được tất cả nhờ cha mẹ, đặc biệt là mẹ - cô Joey Law Nga-wai.
Mẹ em thấu hiểu nỗi vất vả của học sinh vì bản thân lớn lên dưới hệ thống giáo dục truyền thống, từng phải đối mặt với các kỳ thi căng thẳng cùng những bài kiểm tra thường xuyên.
Vi thế, cô không muốn con mình phải trải qua cảnh tương tự. Cô cùng chồng hy vọng con cái trở thành công dân quốc tế, bao gồm việc học thêm ngoại ngữ dù hiểu việc này không hề dễ, thậm chí khi có gia sư kèm cặp, do người học thiếu cơ hội thực hành.
Với quan điểm giáo dục tương tự, Hilliary và mẹ truyền cảm hứng cho những người khác. Họ thường tham gia diễn thuyết tại các sự kiện của tổ chức phi lợi nhuận TED.
"Chúng tôi muốn học sinh cùng các bậc phụ huynh hiểu trường học không phải là môi trường giáo dục duy nhất. Đôi khi, chúng ta chỉ cần theo đuổi con đường của chính mình, tin vào những gì mình đang làm", cô Law nói thêm.
Thiên Nga.
|
1Giáo dục
| Một kho thành tích trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học.
Tiến sĩ Đỗ Hoài Linh (SN 1982, đảng viên Chi bộ Viện Ngân hàng Tài chính, thuộc Đảng bộ ĐH Kinh tế Quốc dân) - Phó Trưởng Bộ môn Ngân hàng Thương mại, Viện Ngân hàng - Tài chính, ĐH Kinh tế Quốc dân: Kết nạp Đảng từ năm 2004 khi đang là sinh viên đại học năm thứ 4, TS Đỗ Hoài Linh đã luôn nỗ lực phấn đấu để đạt được nhiều thành tích nổi bật và được tuyển dụng là giảng viên của trường ngay sau khi tốt nghiệp. Hiện, TS Linh có một kho thành tích nghiên cứu là tác giả, đồng tác giả của nhiều bài viết khoa học đăng tải trên tạp chí quốc tế...
Chia sẻ về cảm xúc khi được đứng trong hàng ngũ của Đảng, TS Đỗ Hoài Linh cho biết: Được kết nạp Đảng từ khi là sinh viên, tôi cảm thấy vinh dự và tự hào. Mặc dù ngay từ đầu, tôi không hề đặt mục tiêu này nhưng ĐH Kinh tế Quốc dân là một trường đại học giàu truyền thống, với nhiều phong trào toàn diện ở mọi lĩnh vực, nên đó là cái nôi khuyến khích và thúc đẩy sinh viên phấn đấu và cố gắng sống và học tập có mục đích hơn, có lý tưởng hơn và yêu nước hơn.
Nhận thức những thách thức trong thời đại mới, TS Linh cho biết, nếu mỗi người đảng viên nói riêng và mỗi người VN nói chung không tự rèn luyện và nâng cao ý chí phấn đấu thì những lợi thế để phát triển đất nước sẽ trôi qua rất nhanh, đồng thời những thách thức sẽ là những lực cản lớn. Do đó mỗi đảng viên trẻ rất cần thiết phải luôn thấm nhuần các tư tưởng lãnh đạo đúng đắn của Đảng, luôn luôn tự hào dân tộc và yêu nước tha thiết...
Xây dựng cửa hàng, tạo công ăn việc làm cho người thiếu may mắn.
Bùi Đàm Hương Vy (SN 1996), đảng viên chi bộ Sinh viên, sinh viên năm 4, Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐHQGHN: Là sinh viên xuất sắc với nhiều thành tích học tập và hoạt động xã hội ngay từ khi còn là học sinh THPT nên ngay từ khi còn là sinh viên năm thứ 2, Vy đã vinh dự được đứng trong hàng ngũ của Đảng khi vừa tròn 20 tuổi. Nhớ về quãng thời gian phấn đấu, Vy tâm sự: Em đã cố gắng tích cực trong học tập và trong hoạt động đoàn, hội. Khoảng thời gian đó có những ngày em cùng các bạn phải ở lại trường đến khuya để làm chương trình rồi đêm về lại ngồi lọ mọ ôn bài sáng hôm sau đi thi. Nhiều lúc cũng thấy áp lực và mệt mỏi, nhưng nhìn lại những gì bản thân làm được em cho rằng chính những khó khăn đó đã tôi luyện sự trưởng thành, giúp em hoàn thiện bản thân mình hơn để trở thành một Hương Vy tốt nhất. Từ giây phút được kết nạp, em thấy bản thân như trưởng thành hơn, không chỉ còn là một cô sinh viên năm 2 hồn nhiên nữa mà phải trở thành một thủ lĩnh sinh viên đưa phong trào của khoa, của trường ngày một trở nên vững mạnh.
Trong thời đại công nghiệp 4.0 hiện nay, thế hệ trẻ đã, đang và sẽ trở thành lực lượng nòng cốt trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, với vai trò là một đảng viên trẻ đồng thời cũng là một cán bộ Đoàn, theo Vy, những người trẻ trước hết cần hoàn thành tốt nhiệm vụ của bản thân, đó chính là học tập và tu dưỡng đạo đức. Cùng với đó, mỗi thanh niên cần trang bị đầy đủ cho mình những kỹ năng để đáp ứng yêu cầu của thời đại mới như các kỹ năng mềm, và đặc biệt là các kỹ năng về công nghệ thông tin Và hơn hết, đó là mỗi người trẻ cần có tư duy đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, có tinh thần trách nhiệm xã hội cao và một tình yêu đất nước nồng nàn. Nếu bản thân mỗi thanh niên đều sống tốt, sống đẹp, sống có ích, có trách nhiệm với cộng đồng thì xã hội sẽ ngày một trở nên tốt đẹp và phát triển hơn.
Trong năm tới, kế hoạch của cô sinh viên năm 4 là sẽ cố gắng để tốt nghiệp với thành tích tốt nhất, sau đó sẽ tìm một công việc phù hợp với sở thích cũng như năng lực của bản thân, đồng thời em vẫn sẽ tích cực tham gia các hoạt động xã hội và phong trào thanh niên. Cô nàng cũng ấp ủ xây dựng và phát triển ý tưởng khởi nghiệp của bản thân. Từ khi trở thành một đảng viên, em luôn nhận thức được trách nhiệm với cộng đồng và xã hội của mình. Em dự định khi bản thân có đủ điều kiện cũng như kinh phí, em sẽ xây dựng những cửa hàng nhỏ và tạo công ăn việc làm, nơi sinh hoạt cộng đồng cho những người khiếm khuyết, thiếu may mắn.
Trở thành Chủ tịch Hội Sinh viên trường khi học năm 2.
Lê Thị Hồng Nhung (SN 1997, sinh viên năm 3), đảng viên chi bộ Ban Công tác Chính trị sinh viên, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam Học viện Tài chính: Là đảng viên trẻ kết nạp ngay từ khi còn là học sinh lớp 12 Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy (Ninh Bình), Hồng Nhung đã thể hiện bản lĩnh, sức trẻ của một đảng viên trẻ.
Thi đỗ vào học tại khoa Kinh tế với điểm số cao, Nhung tiếp tục tham gia tích cực vào các công tác đoàn, hội và phấn đấu trong học tập, nghiên cứu khoa học. Kết quả học tập và phấn đấu rèn luyện của Nhung luôn đạt loại xuất sắc. Chính vì thế, ngay khi cuối năm học thứ 2 đại học, cô gái quê Ninh Bình đã được bầu làm Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam Học viện Tài chính.
H.NGUYỄN ghi.
|
1Giáo dục
| Mang tết ấm đến thầy trò vùng khó.
Đến dự chương trình có đồng chí Vũ Minh Đức - Ủy viên Ban Cán sự Đảng Bộ GD&ĐT, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam; bà Nguyễn Thị Minh Giang - Giám đốc Sở GD&ĐT Kiên Giang cùng đại diện Công đoàn Giáo dục Việt Nam; Công đoàn Giáo dục tỉnh Kiên Giang.
Chương trình Tết Sum vầy được tổ chức tại Khu tưởng niệm chị Sứ, huyện Hòn Đất (Kiên Giang). Chương trình được hỗ trợ và tham gia bởi các đơn vị trực thuộc Công đoàn Giáo dục Việt Nam trong các khối thi đua, Bộ GD&ĐT và Đài truyền hình Việt Nam.
Chương trình lần này hỗ trợ tổng số tiền gần 200 triệu đồng cho học sinh và giáo viên thuộc huyện Hòn Đất nhân dịp Xuân Mậu Tuất 2018.
Chương trình Tết Sum vầy gồm các hoạt động ý nghĩa thiết thực, vui tươi, đầm ấm như: Tổ chức Tết sum vầy cho giáo viên vùng khó khăn và trao quà cho giáo viên, học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn thuộc địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang.
Đối tượng được hỗ trợ trong chương trình Tết Sum vầy gồm giáo viên đang dạy học tại các trường vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn ở cấp học mầm non, tiểu học, THCS và giáo viên trường Dân tộc nội trú.
Bà Nguyễn Thị Minh Giang - Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Kiên Giang, cho biết: Kiên Giang là tỉnh còn nhiều khó khăn, đặc biệt đời sống nhà giáo ở vùng sâu, vùng xa vẫn còn thiếu thốn.
Chính sự quan tâm của ngành giáo dục và các đồng nghiệp trong cả nước đã mang đến chương trình Tết Sum vầy hết sức ý nghĩa. Sau chương trình này, nhiều thầy cô giáo và học sinh sẽ vui xuân, đón tết ấm áp bên gia đình, người thân.
Đó không chỉ là tình đồng nghiệp, tấm lòng tương thân tương ái mà còn thể hiện sự quan tâm, chăm lo cho đội ngũ nhà giáo nói riêng và chăm lo cho sự nghiệp giáo dục nói chung.
Sẻ chia cùng đồng nghiệp.
Sáng 4/2, đoàn công tác đã đến dâng hương, viếng Khu tưởng niệm chị Sứ tại huyện Hòn đất và tham gia Hội trại được tổ chức tại khu tưởng niệm.
Đoàn đã đến thăm, tặng quà 2 giáo viên hoàn cảnh gia đình khó khăn là cô giáo Nguyễn Thị Thảo - giáo viên Trường TH Hòn Me và thầy Danh Minh Long - giáo viên Trường TH Thổ Sơn.
Chiều ngày 4/2, Chương trình đón tết sớm cho giáo viên vùng khó khăn do Công đoàn Giáo dục Việt Nam, Bộ GD&ĐT, VTV phối hợp với Liên đoàn lao động, Sở GD&ĐT, Công đoàn Giáo dục tỉnh Kiên Giang tổ chức.
Tại buổi lễ, đồng chí Vũ Minh Đức - Ủy viên Ban Cán sự Đảng Bộ GD&ĐT, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam, cho biết: Tết Sum vầy là chương trình nhằm tri ân và chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho các thầy, cô giáo và học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.
Qua đó động viên đội ngũ nhà giáo và học sinh vượt qua khó khăn, thực hiện tốt nhiệm vụ, góp phần thực hiện thành công đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT.
Đồng thời tuyên truyền, nâng cao nhận thức và thể hiện sự ghi nhận của Ngành, của xã hội đối với những đóng góp của giáo viên vùng khó khăn. Giúp cho đội ngũ nhà giáo và các em học sinh thêm ấm lòng, vui xuân, đón Tết.
Chương trình Tết Sum vầy còn có các hoạt động tuyên dương, trao thưởng giáo viên và học sinh xuất sắc của tỉnh Kiên Giang. Trao quà của Công đoàn Giáo dục Việt Nam (70 triệu đồng và 1 cành đào), và quà của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ.
Các đơn vị tài trợ tổ chức chương trình đón tết cho giáo viên vùng khó còn trao quà, tập, sách cho các giáo viên và nhà trường. Các hoạt động giao lưu Hái lộc vui xuân; tổ chức thi gói bánh tét và các trò chơi dân gian do Công đoàn Giáo dục Kiên Giang thực hiện.
Ngày 5/2, đoàn công tác đến thăm Trường Tiểu học Bình An 2, xã Bình An, huyện Châu Thành và làm việc với Công đoàn Trường ĐH Kiên Giang.
Sau đây là một số hình ảnh Tết Sum vầy tại huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang:
Quốc Ngữ.
|
1Giáo dục
| PGS.TS Nguyễn Văn Đệ trao bằng tốt nghiệp cho sinh viên ĐH Đồng Tháp.
Xây tổ tiến sĩ.
Em sớm mồ côi cha, nhà lại nghèo nên từ thời tiểu học, sau giờ lên lớp, phải đi chăn vịt mướn để phụ giúp mẹ - TS Lê Trung Hiếu (SN 1985) - Trưởng bộ môn Giải tích - Toán ứng dụng (Khoa Sư phạm Toán - Tin) làm tôi ngưỡng mộ rớt nước mắt với hành trình trở thành TS Toán học. Ngưỡng mộ, không chỉ vì sau 30 năm chào đời, cậu bé chăn vịt trên cách đồng Tháp Mười (Đồng Tháp) đạt học vị TS, mà còn bởi đó là TS chất lượng cao với 5 bài nghiên cứu khoa học quốc tế, trong đó có 2 bài SCI (Chỉ số trích dẫn khoa học).
Chuyện là vào năm 2007, sau khi tốt nghiệp sư phạm toán (2003-2007) loại giỏi, Hiếu - sinh viên khóa đầu tiên của trường ĐHĐT - được đề xuất giữ lại làm giảng viên rồi chuyển tiếp học thạc sĩ và trở thành TS vào năm 2015. Đây được xem như kỳ tích của miệt Bưng biền Tháp Mười. Bởi phần lớn sinh viên ở đây có nhiều hạn chế về năng lực và khả năng tài chính... Còn lực lượng giảng dạy cũng khởi đầu khá ì ạch.Năm 2003 ĐHĐT thành lập trên cơ sở trường CĐSP với 165 cán bộ giảng viên, trong đó chỉ có 21 thạc sĩ. Thậm chí có những SV xuất sắc mới tốt nghiệp được giữ lại làm cán bộ giảng dạy nên chỉ có trình độ CĐSP - PGS.TS Nguyễn Văn Đệ thực lòng.
Vậy mà sau 15 năm, nơi đây có gần 500 giảng viên có trình độ sau đại học, gồm: 4 PGS, 65 TS, 78 nghiên cứu sinh, 310 thạc sĩ, 39 giảng viên đang học tập, nghiên cứu ở nước ngoài. Điển hình là trường hợp TS Phan Ngọc Thạch. Tốt nghiệp CĐSP tiếng Anh loại giỏi, Thạch được giữ lại làm giảng viên. Tuy xuất phát điểm thấp, nhưng Thạch đã khiến nhiều người phải ngước nhìn khi đỗ đầu kỳ thi Cao học tiếng Anh tại ĐHSP TPHCM (khóa 1999-2003) và được chọn học thạc sĩ tại Đại học Kỹ thuật Queensland (QUT - Queensland University of Technology). Rồi chàng trai Đồng Tháp đạt thành tích xuất sắc để được tiếp tục được cấp học bổng nghiên cứu sinh và trở thành TS tại QUT vào năm 2015 ở tuổi 40.
Điều gì đã khiến những con người chân đất, xuất phát thấp ở miệt bưng biền có thể vươn vai Phù Đổng? Tất cả cùng có câu trả lời giống nhau: Nhờ thầy Hiệu trưởng, tức PGS Đệ.
Nếu không tấm lòng vàng của thầy Hiệu trưởng, tôi không có được như ngày nay - TS Thạch xúc động - Năm 2012, nhận được học bổng nghiên cứu sinh ở Auatralia, nhưng tôi định rút lui vì vợ mới sinh, gia đình lại đơn chiếc. Nghe tin, thầy mời lên động viên, rồi bằng kinh nghiệm, đã bày cách đưa vợ, con theo vừa chung sống, vừa có thu nhập... Vừa xong, lại nảy sinh rắc rối mới: Đơn vị chủ quản của vợ không đồng ý cho nghỉ phép dài hạn. Thầy lại ra tay hóa giải toàn tập: vừa tạo điều kiện cho nhập hồ sơ của vợ tôi về trường ĐHĐT, vừa cam kết: Bảo lãnh thủ tục cho con tôi nhập học khi về nước. Sự giúp đỡ tận tình này không chỉ giúp tôi vượt qua khó khăn ở vạch xuất phát mà còn tạo thêm động lực rất lớn về tinh thần để tạo ra sự khác biệt trong học tập trong môi trường quốc tế.
Vợ chồng TS Phùng Thái Dương và thạc sĩ Huỳnh Thị Kiều Trâm (ảnh nhỏ). Ảnh: LỤC TÙNG.
Giúp đỡ ân tình.
Không chỉ lúc học ở Hà Nội, mà ngay cả khi làm nghiên cứu sinh ở Nga, được hưởng chế độ gần 500USD/tháng, nhưng tôi vẫn được hưởng tiền thưởng lễ, tết cùng nhiều chính sách ưu đãi của trường, điều mà nhiều đồng nghiệp khác không có được. Nhưng quan trọng hơn là thầy Hiệu trưởng còn chăm lo xây tổ ấm - TS Phùng Thái Dương (SN 1983, ở Châu Thành, Bến Tre) đã làm tôi tò mò với vai trò xây tổ ấm cho nhân viên của PGS Đệ.
Chuyện bắt đầu vào cuối năm 2014, sau khi bảo vệ luận án cấp cơ sở tại ĐH Tomsk (Liên bang Nga), Dương về Việt Nam cưới cô giáo Huỳnh Thị Kiều Trâm (An Giang) - cựu sinh viên ĐHĐT. Cưới xong, Dương trở lại Nga để thực hiện bảo vệ cấp Nhà nước, còn Trâm học thạc sĩ tại trường cũ để sau này tiếp tục học lên TS như chồng. Trước ngày đi, Dương có chút lo lắng, vì đường từ nhà vợ đến trường phải qua sông, qua phà.... nên gởi email cầu cứu hiệu trưởng. Ngay lập tức, thầy trả lời: OK. Thế là, Trâm vào công tác tại Khoa Quản lý giáo dục và Tâm lý giáo dục. Điều này đã giúp vợ chồng tôi am tâm và có thêm động lực học tập thật tốt. Kết quả là năm 2015, tôi nhận bằng TS và năm sau vợ tôi nhận bằng thạc sĩ. Hiện tôi tập trung viết sách, để khi vợ xong TS, tôi cũng đủ yếu tố để đăng ký chức danh phó giáo sư - Dương cho biết thêm.
Những sự giúp đỡ ân tình này không phải là sự bộc phát, riêng tư... mà xuất phát từ chủ trương mà PGS Đệ là kiến trúc sư. Để động viên giảng viên học tập nâng cao trình độ, PGS Đệ đã đề xuất và thông qua Đảng ủy, BGH nhà trường chính sách hỗ trợ đặc biệt cho gia đình có vợ và chồng cùng làm nghiên cứu sinh. Theo đó, các căp vợ chồng sẽ được ưu tiên hỗ trợ cũng như tạm ứng kinh phí trong quá trình học tập.
TS Hoàng Thị Nghiệp, Trưởng Bộ môn Động vật học (Khoa SP Hóa - sinh - kỹ thuật nông nghiệp) chia sẻ: Được ông xã động viên cùng làm TS để cùng nâng cao trình độ... lúc đầu tôi lo vì vợ chồng trẻ tự trang trải. Cứ đến đợt đi học là lên xin nhà trường ứng tiền. Lúc đầu cũng ngại, nhưng do có chủ trương nên cứ ứng mãi, ứng mãi.... Nhờ đó mà năm 2012 vợ chồng cùng nhận học vị tiến sĩ. Đến nay ĐHĐT có hơn 10 cặp vợ chồng cùng là TS, hoặc chồng (vợ) là tiến sĩ, vợ (chồng) đang nghiên cứu sinh. Đây là kỷ lục mà ngay cả những trường đại học tên tuổi chắc cũng chưa có được. Điều này không chỉ để tăng cường cảm thông, chia sẻ và chia lửa, tương tác cho nhau trong mỗi gia đình giảng viên, mà chúng tôi hướng tới thế hệ thứ 2 đầy hứa hẹn khi sinh ra và lớn lên trong môi trường cả cha và mẹ đều là nhà khoa học - PSG Nguyễn Văn Đệ chia sẻ.
Không dừng lại ở đó, trước thực trạng đầu vào tuyển sinh ngành sư phạm đang hẹp dần, giảng viên đứng trước nguy cơ giảm thu nhập..., PGS Đệ đã chủ động mở rộng liên kết bồi dưỡng, đào tạo để giảng viên ổn định thu nhập và có kinh phí hỗ trợ TS phát huy khả năng nghiên cứu với mức: 8-10 triệu đồng/bài nghiên cứu quốc tế (ISI). Đến năm học 2016 - 2017, mức khen thưởng này tăng lên 12 triệu đồng/bài. Ngoài ra, còn có chế độ hỗ trợ kinh phí thực hiện đề tài theo sản phẩm bài báo với mức kinh phí hỗ trợ 22 - 26 triệu đồng. Với chính sách thiết thực này số lượng bài báo khoa học của trường năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể, năm học 2015 - 2016, ĐHĐT có 354 bài báo công bố trên các tạp chí khoa học (trong đó có 20 bài thuộc danh mục ISI). Đến năm học 2016 - 2017, con số này tăng lên 381 bài (trong đó có 25 bài thuộc danh mục ISI).
Vì sao lại có chủ trương không giống ai này? Không phải làm nổi hay lấy tiếng, thực chất đó là cách chúng tôi tự cứu mình - rất chân thành, PGS Đệ chia sẻ - Với vị trí ngôi trường ở xa trung tâm như ĐHĐT, rất khó để thu hút, cũng như giữ chân các nhà khoa học từ các nơi khác về. Vì vậy, để không bị bỏ lại top sau, chúng tôi xác định, chỉ còn cách duy nhất là đào tạo tại chỗ. Để làm được điều này, cần nghĩ ra cơ chế có tính chất siêu ưu tiên để khơi dậy nhiệt tình học tập của các giảng viên và gắn bó công tác lâu dài.
Với suy nghĩ sáng tạo này, PGS.TS Nguyễn Văn Đệ đã đưa hàng trăm chân đất vươn lên thành TS. Chính vì vậy, ông xứng đáng được gọi là bà đỡ tiến sĩ, không chỉ của ĐHĐT...
LỤC TÙNG.
|
1Giáo dục
| Tiếng trống dồn dập. Những con rồng nhỏ bay lượn trên không trung nhịp nhàng theo điệu trống. Đầu rồng uốn khúc vòng quanh, đuôi rồng uyển chuyển ăn khớp với đầu rồng... Những đứa trẻ đã luyện tập hàng đêm như thế trên bãi đất trống dưới chân cầu Chà Và (phường 13, quận 8, TP.HCM).
Video: Đội lân Long Nhi biểu diễn.
Những "long nhi" trong đội lân sư rồng.
Những đứa trẻ ấy có cuộc sống kém may mắn. Tuổi thơ của chúng là những ngày lang thang đầu đường xó chợ. Mồ côi có, cha mẹ bỏ rơi cũng có. Một chữ cắn đôi không bể... Chúng kiếm ăn bằng nhiều cách miễn sao được no lòng. Tương lai mịt mù vô định.
Các thành viên Long Nhi Đường trước tổ ấm của mình.
Tháng 4/2010, đoàn lân sư rồng Long Nhi Đường được thành lập. 10 đứa trẻ đầu tiên có hoàn cảnh đặc biệt như thế được tập trung lại. Chúng được nuôi ăn, dạy dỗ điều hay lẽ phải. Đoàn lớn dần lên được vài chục em.
Buổi đầu, cả đoàn phải ở nhờ trong đình Vĩnh Hội. Sau này, UBND phường cho mượn căn nhà trên đường Lương Ngọc Quyến để làm nơi trú ngụ.
Một màn biểu diễn.
Thấm thoát đã gần 8 năm, số trẻ kém may mắn đến với Long Nhi Đường đã lên đến hàng trăm. Những em đã trưởng thành rời đoàn với những trang bị cần thiết để vào đời nhường chỗ cho những em khác. Nhiều em gặt hái được thành công đã quay trở lại giúp đoàn có điều kiện chăm các em còn lại.
Chúng tôi hết sức bất ngờ khi tiếp xúc với một thanh niên còn rất trẻ nhưng lại là người điều hành quản lý đoàn lân, anh Lê Văn Nam (có nghệ danh là Gia Trác Hưng) vừa tròn 25 tuổi.
Anh Lê Văn Nam (Gia Trác Hưng - áo đen) người quản lý đội lân.
Nam kể lại, anh xuất thân từ hoàn cảnh kém may mắn. Cha mất sớm, gia đình đông con, Nam phải làm nhiều ngành nghề để kiếm sống. Nơi anh ở vốn là xóm có nhiều tệ nạn. Nhiều đứa trẻ có nguy cơ hư hỏng.
Điều này khiến anh Nam rất trăn trở cho đến khi có chút tiền, anh sắm một đầu lân với ý định quy tụ số trẻ bất hạnh trong xóm tổ chức múa lân không để chúng có thời gian rảnh rỗi. Không ngờ từ ý tưởng nhỏ bé đó đã dẫn anh đến thành công như hôm nay.
Nam kể tiếp, trước tình thế đó, phải có một người am hiểu về bộ môn lân sư rồng này để luyện tập cho các em. Thế là Nam tìm đến một đội lân sư rồng khác để xin thụ giáo.
Trong suốt một năm theo học, Nam cũng chỉ biết được những điều cơ bản. Nhưng từ những nét cơ bản đó cộng thêm với những chỉ dẫn thiết thực của một vài đội bạn tâm huyết, đội lân sư rồng Long Nhi được thành hình và vươn lên.
Sau một buổi diễn.
Con số trẻ em đường phố cơ nhỡ và bất hạnh đến với đội lân ngày càng nhiều. Nam cho biết thêm, để đội hoạt động tốt, các nhà hảo tâm thường giúp đỡ nhưng chủ yếu vẫn là sự nỗ lực của các em. Những đứa lớn, ngoài giờ học còn đi làm thêm như sửa xe, bán hàng.
Những công việc này Nam đã từng làm tạo được uy tín và khi giới thiệu các em vào đều được nhận ngay. Có tiền các em phụ vào để lo cho các em nhỏ khác. Cứ thế, bằng tình thương, Nam đã cảm hóa được nhiều em - dù ương ngạnh đến đâu - để có thể mạnh dạn bước vào đời.
Cần một trung tâm cho và nhận.
Chúng tôi đến thăm đội vào một buổi tối. Nhà vắng. Ở một góc khoảng 5 - 7 em đang tụm lai chơi đùa. Thấy tôi vào, cả nhóm đứng dậy khoanh tay cúi đầu. "Con chào ông". "Anh Nam có nhà không? ", tôi hỏi. "Dạ có, để con lên mời anh xuống", những đứa trẻ đáp lời.
Bữa ăn tập thể.
Những đứa trẻ trước mắt chúng tôi thật ngoan. Mỗi đứa mỗi vẻ. Đứa da ngăm, đứa tóc vàng hoe vì nắng, đứa cao, cũng có đứa thấp nhưng chúng đều có một đặc điểm chung, gương mặt thật sáng và đôi mắt thật hiền.
Nam từ lầu xuống. Những đứa trẻ lảng ra xa. Nam nhìn chúng rồi nói, nhờ vào đây sống chung với nhau các em bỏ dần những thói hư tật xấu. Ban ngày có xe đưa các em đi học tại trường.
Ngoài giờ học, về lại đội, các em được sinh hoạt tập thể với nhau, được dạy mỗi em phải tự trang bị cho mình 3 chữ: tâm, tín, tình. Làm việc gì cũng phải có tâm, có tình. Trong cuộc sống chữ tín là quan trọng. Có chữ tín mọi việc sẽ thuận lợi hơn.
Hiền và Mến trong vòng tay yêu thương của các anh.
Có những em khi vào đội không ai nghĩ một ngày kia chúng sẽ nên người. Thế mà đã có nhiều em thành công trên đường đời, quay về thăm lại nơi chốn đã một thời nuôi dưỡng chúng.
Em Trương Anh Cường nhà có 5 anh chị em. Lên 8 tuổi, Cường mồ côi cha, mẹ bỏ đi. Cường lạc lõng bơ vơ. Đội lân Long Nhi đón em về và chỉ trong 4 năm, bây giờ Cường trở thành vận động viên lân sư rồng loại giỏi của đội.
Một đứa trẻ khác, em Nguyễn Chí Cường, trước khi vào đội là một đứa trẻ bụi đời. Khi vào đội em có nhiều tật xấu như hút thuốc, cờ bạc... Nhờ sống với tập thể, Cường được dạy dỗ và sau nhiều năm giờ đây Cường trở thành một người anh gương mẫu cho các em noi theo.
Nam ngập ngừng: "Nhưng vừa qua có trường hợp nhập đội một cách khác thường. Tối ngày 2/6/2017, trong lúc cả đội đang tập dượt cạnh cầu Chà Và, một phụ nữ trạc 30 tuổi dẫn 2 đứa con trai còn nhỏ vào nhờ một người trong đội giữ giùm với lý do ra ngoài mua sữa cho con. Đường đông xe sợ nguy hiểm cho chúng. Hết buổi tập không thấy chị trở lại. Một ngày rồi liên tiếp 2, 3 ngày sau cũng bặt vô âm tín.
Chúng tôi đành phải đưa cháu về đội nuôi dưỡng và báo với chính quyền địa phương. Đứa lớn có tên Mến (khoảng 7 tuổi) cùng em là Hiền (6 tuổi). Hiền lanh lợi trong khi Mến có biểu hiện chậm phát triển. Hai em cho biết, cha tên Thành làm nghề giao hàng và mẹ tên Hường bán cà phê. Hỏi nơi cư trú chính xác không em nào nhớ rõ.
Những ngày đầu ở với đoàn lân, cả 2 đứa đều nhớ mẹ, có những lúc ngồi khóc một mình. Sau 6 tháng ở với đoàn lân, cả 2 đứa đều tỏ ra thích thú và nụ cười đã nở trên môi. Anh em trong đoàn ai cũng thương chúng. Chúng tôi vẫn tiếp tục tìm nhân thân và cuối cùng đã gặp được bà ngoại của 2 đứa.
Sau Tết, chúng tôi sẽ tìm về địa phương của 2 đứa để tìm lại khai sanh để chúng có điều kiện nhập học vào trường công lập.
Sắp tới chúng tôi sẽ tổ chức sự kiện hướng cho các em học thêm nhiều ngành nghề. Niềm mong ước của chúng tôi là xây dựng được một trung tâm cho và nhận. Chúng tôi sẽ nhận tất cả của cho để sửa chữa và tiếp tục cho lại những người cơ cùng cần đến. Chỉ một ao ước thế thôi", Nam tỏ bày với chúng tôi.
Ảnh và clip: Đội lân Long Nhi.
Trần Chánh Nghĩa.
|
1Giáo dục
| Đặng Hoàng Vũ, Lê Thái Sơn, Châu Thanh Vũ (lần lượt từ trái qua) - những người đi để trở về xây dựng quê hương.
Đặng Hoàng Vũ là một trong số những người Việt trẻ về nước để phát triển sự nghiệp. Với bảng thành tích xuất sắc cho 8 năm học tại Đại học, Thạc sĩ và làm Tiến sĩ tại Đại học Cambridge (Anh) chuyên ngành Toán, Đặng Hoàng Vũ ngay lập tức được tuyển vào vị trí kỹ sư nghiên cứu tại Tập đoàn HP với mức lương đáng mơ ước.
Anh Vũ đã có hơn 4 năm làm việc tại HP và theo đúng lộ trình, chỉ còn hơn một năm nữa sẽ đủ điều kiện được cấp visa định cư vĩnh viễn tại Anh. Năm 2014, sau hơn 12 năm sống, làm việc tại Anh với tiền đồ rộng mở, anh Vũ quyết định về nước và đầu quân cho FPT.
Chúng tôi đã rất lo lắng không biết khi Vũ về nước sẽ làm việc như thế nào, liệu có thích ứng được không bởi thực tế đã có rất nhiều bạn trẻ từ nước ngoài về sau 1 thời gian thấy môi trường làm việc không hợp, chế độ đãi ngộ không thỏa đáng, không có cơ hội phát triển bản thân đã phải xuất ngoại tiếp. Thậm chí nhiều người còn nói rằng Vũ về nước 1 thời gian sẽ tỉnh đòn ngay và sớm quay lại Anh, bà Vũ Hương Giang mẹ anh Vũ chia sẻ.
Trong bảng xếp hạng năm 2017 về quốc gia đáng sống và làm việc nhất thế giới do InterNations - trang web dành cho những người làm việc ở nước ngoài xếp hạng thì Việt Nam nằm ở vị trí thứ 12, vượt qua nhiều quốc gia châu Á khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia, Campuchia, Philippines...
Anh Vũ kể về những ngày đầu tiên làm việc ở một công ty Việt Nam: Không thấy bị khớp gì với phong cách làm việc ở công ty nước ngoài. Mọi thứ ở đây rất thoải mái, không quá câu nệ hình thức, nhân viên không cần phải đứng dậy chào sếp hay nịnh nọt để được thăng tiến và mọi người được tạo mọi điều kiện để phát triển bản thân. FPT là đang có rất nhiều bài toán công nghệ hấp dẫn và sở hữu kho dữ liệu khổng lồ để cho những người làm công nghệ khám phá và phát triển, anh Vũ chia sẻ.
Anh Đặng Hoàng Vũ mới được tập đoàn tôn vinh 13 cán bộ tiêu biểu nhất.
Tính đến thời điểm này, anh Vũ đã sống và làm việc tại Việt Nam được 3 năm và dường như chưa có dấu hiệu tỉnh đòn để quay lại Anh như những gì mà người thân dự đoán. Anh vừa được tôn vinh là một trong 13 cán bộ công nghệ tiêu biểu nhất trong tổng số hơn 12 nghìn kỹ sư, lập trình viên, chuyên gia CNTT của tập đoàn. Đây là chương trình vinh danh cán bộ công nghệ của tập đoàn đã được thực hiện thường niên từ năm 2013 nhằm động viên, khuyến khích sự phát triển đội ngũ những người làm công nghệ.
Không chỉ riêng Đặng Hoàng Vũ, nhiều bạn trẻ khác sau khi "tầm sư học đạo", có cơ hội phát triển ở nước ngoài cũng đã về Việt Nam và đã thành công. Thế hệ 9X có Lê Thái Sơn - CEO của một hệ thống ẩm thực với hơn chục cửa hàng ở nhiều tỉnh thành. Cách đây 4 năm, tốt nghiệp xuất sắc chuyên ngành quản lý khách sạn tại Thụy Sỹ, Lê Thái Sơn đã quyết định về nước lập nghiệp khi nhận ra những mô hình kinh doanh thông minh của người bản xứ hoàn có thể áp dụng thành công ở Việt Nam.
Châu Thanh Vũ, nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành kinh tế, Đại học Harvard (Mỹ) có tương lai trước mắt là công việc ổn định, thu nhập cao (lương khởi điểm trung bình cho người tốt nghiệp tiến sĩ kinh tế của Harvard là 170.000 200.000 USD/năm), môi trường nghiên cứu tốt. Tuy nhiên, Châu Thanh Vũ đã chọn con đường trở về, dù biết còn nhiều khác biệt trong cách làm việc của Việt Nam và nước ngoài.
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, dù còn hạn chế nhưng Việt Nam đã có nhiều chính sách đãi ngộ nhân tài được ban hành. Một cuộc khảo sát với 500 du học sinh, giảng viên, nhà khoa học trẻ người Việt ở khắp nơi trên thế giới, 86% khẳng định rằng điều kiện tiên quyết để thu hút họ về Việt Nam là môi trường làm việc thuận lợi.
Tường Kha.
|
Subsets and Splits
No community queries yet
The top public SQL queries from the community will appear here once available.