query
stringlengths
12
373
pos
sequencelengths
1
33
neg
sequencelengths
10
10
Nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia trong lập, điều chỉnh quy hoạch về tài nguyên nước là gì?
[ "Nhiệm vụ và quyền hạn\n1. Trình Bộ trưởng chương trình, đề án, dự án, kế hoạch phát triển dài hạn, năm năm và hàng năm về công tác quy hoạch, điều tra cơ bản, quan trắc, giám sát, dự báo, cảnh báo và bảo vệ tài nguyên nước theo chức năng của Trung tâm; tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.\n2. Lập, điều chỉnh quy hoạch về tài nguyên nước:\na) Thực hiện việc lập, điều chỉnh quy hoạch tài nguyên nước;\nb) Thực hiện việc lập, điều chỉnh quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh;\nc) Thực hiện việc lập, điều chỉnh quy hoạch bảo vệ, khai thác, sử dụng nguồn nước liên quốc gia.\n3. Thực hiện điều tra cơ bản tài nguyên nước:\na) Điều tra, đánh giá tài nguyên nước, bao gồm: lập bản đồ đặc trưng lưu vực sông, bản đồ đặc trưng các sông, suối, hồ, đầm, phá; bản đồ địa chất thủy văn; bản đồ tài nguyên nước, bản đồ phân vùng chất lượng nguồn nước, các bản đồ chuyên đề về tài nguyên nước; đánh giá, phân loại số lượng và chất lượng các nguồn nước; tìm kiếm các nguồn nước dưới đất; xác định dòng chảy tối thiểu trong sông, các khu vực dự trữ nước; khả năng bổ sung nhân tạo nước dưới đất.\nb) Định kỳ kiểm kê tài nguyên nước và thống kê các chỉ tiêu tài nguyên nước hàng năm.\nc) Điều tra hiện trạng khai thác, sử dụng, tài nguyên nước, xả nước thải, chất thải khác vào nguồn nước.\n4. Quan trắc, giám sát tài nguyên nước: Xây dựng, phát triển mạng lưới quan trắc tài nguyên nước quốc gia, các nguồn nước liên tỉnh, liên quốc gia; Quản lý mạng lưới trạm, duy tu bảo dưỡng công trình và thiết bị quan trắc; đo đạc thu thập, chỉnh lý số liệu quan trắc; xây dựng, cập nhật dữ liệu quan trắc.\n5. Dự báo, cảnh báo tài nguyên nước:\na) Quản lý, tổng hợp, đánh giá chất lượng dữ liệu quan trắc; xây dựng bộ công cụ mô hình, giám sát thực hiện quy hoạch tổng hợp lưu vực sông, lưu giữ dữ liệu quan trắc theo quy định.\nb) Thực hiện dự báo, cảnh báo tài nguyên nước: dự báo diễn biến mực nước, lưu lượng, tổng lượng nước, chất lượng nước, khô hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn lưu vực sông liên tỉnh, liên quốc gia và nguồn nước liên tỉnh, liên quốc gia; dự báo các tác hại do nước gây ra; dự báo tác động biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước; dự báo khả năng phục hồi nguồn nước khi áp dụng các biện pháp bổ sung nhân tạo nước dưới đất.\nCảnh báo nguy cơ cạn kiệt, khô hạn, thiếu nước, ô nhiễm, xâm nhập mặn nguồn nước liên tỉnh, liên quốc gia và các nguy cơ do nước gây ra như sụt lún, xói lở lòng bờ, bãi sông.\nc) Biên soạn và cung cấp các bản tin thông báo, dự báo và cảnh báo tài nguyên nước; biên soạn đặc trưng, niên giám tài nguyên nước.\n6. Thực hiện các hoạt động phục vụ công tác bảo vệ tài nguyên nước: điều tra phòng chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt, nhiễm mặn nguồn nước; bảo vệ nguồn sinh thủy, miền cấp, các khu vực lấy nước, đảm bảo lưu thông dòng chảy; xác định ngưỡng khai thác đối với các tầng chứa nước, đánh giá khả năng tiếp nhận, sức chịu tải của nguồn nước, đánh giá khả năng tự bảo vệ các nguồn nước; đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với tài nguyên nước và các tác hại do nước gây ra; xây dựng hành lang bảo vệ các nguồn nước.\n7. Xây dựng, cập nhật, duy trì hệ thống cơ sở dữ liệu tài nguyên nước; tích hợp, trao đổi, cung cấp thông tin, dữ liệu về tài nguyên nước theo quy định.\n8. Ứng dụng, triển khai công nghệ sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả; cải tạo, phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt.\n9. Điều tra, nghiên cứu địa nhiệt, nước nóng, nước khoáng và điều tra cơ bản địa chất công trình, các hiện tượng địa động lực công trình, các tai biến địa chất liên quan đến nước theo phân công của Bộ trưởng.\n10. Tham gia xây dựng chiến lược tài nguyên nước, quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật về quy hoạch, điều tra, đánh giá, quan trắc, dự báo, cảnh báo và bảo vệ tài nguyên nước.\n11. Tham gia ý kiến đối với các dự án điều tra, quy hoạch vùng, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành có khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải, chất thải vào nguồn nước.\n12. Thực hiện các hoạt động dịch vụ trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường, bao gồm: quy hoạch, điều tra, đánh giá, tìm kiếm thăm dò, khai thác sử dụng, quan trắc và dự báo tài nguyên nước; đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước; cải tạo, phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt; điều tra, khảo sát và thăm dò khoáng sản; khảo sát địa chất công trình, địa kỹ thuật; đo đạc bản đồ; điều tra xả thải và đánh giá tác động môi trường; phân tích, thí nghiệm các loại mẫu nước, đất; tư vấn thiết kế, giám sát, thẩm định và chuyển giao công nghệ; chế tạo, lắp ráp, xuất nhập khẩu và cung ứng vật tư, thiết bị, sản phẩm công nghệ và các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.\n13. Thực hiện các chương trình, đề tài nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học, công nghệ về tài nguyên nước.\n14. Đào tạo, tập huấn kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ quy hoạch, điều tra, đánh giá, quan trắc, dự báo và bảo vệ tài nguyên nước theo phân công của Bộ trưởng.\n15. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tài nguyên nước theo phân công của Bộ trưởng.\n16. Quản lý tài chính, tài sản thuộc Trung tâm; thực hiện trách nhiệm của đơn vị dự toán cấp II đối với các đơn vị trực thuộc Trung tâm theo quy định của pháp luật.\n17. Tổ chức thực hiện cải cách hành chính theo chương trình, kế hoạch cải cách hành chính của Bộ.\n18. Quản lý về tổ chức, bộ máy, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số người làm việc của đơn vị theo phân công của Bộ và theo quy định của Pháp luật.\n19. Thống kê, báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao.\n20. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Bộ trưởng." ]
[ "Nhiệm vụ và quyền hạn\n1. Xây dựng trình Bộ:\na) Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án của ngành và của Viện về điều tra, quy hoạch rừng, đất lâm nghiệp, đa dạng sinh học, bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ môi trường rừng; tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt theo quy định;\nb) Các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; định mức kinh tế, kỹ thuật; quy trình, quy phạm, hướng dẫn kỹ thuật thuộc nhiệm vụ được giao và theo quy định của pháp luật.\n2. Về điều tra cơ bản:\na) Điều tra hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp; thống kê rừng, kiểm kê rừng và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng;\nb) Điều tra phân vùng, đánh giá các nguồn tài nguyên động vật rừng, thực vật rừng;\nc) Điều tra và theo dõi đa dạng sinh học, lập địa, các bon, môi trường rừng và biến đổi khí hậu;\nd) Điều tra về tình hình kinh tế-xã hội, môi trường liên quan đến quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng tài nguyên rừng.\n3. Về quy hoạch lâm nghiệp:\na) Quy hoạch tổng thể phát triển lâm nghiệp cấp quốc gia, vùng và địa phương;\nb) Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng; quy hoạch hệ thống các khu rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất; quy hoạch chế biến lâm sản;\nc) Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp;\nd) Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội nông thôn miền núi;\nđ) Quy hoạch bố trí sắp xếp ổn định dân cư miền núi; xây dựng nông thôn mới miền núi;\ne) Quy hoạch hệ thống trang trại lâm nghiệp.\n…", "Nhiệm vụ và quyền hạn\n…\n9. Trình Bộ trưởng hoặc thực hiện theo ủy quyền của Bộ trưởng việc cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi, cấp lại giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, hành nghề khoan nước dưới đất; phê duyệt, điều chỉnh, thông báo việc truy thu, hoàn trả tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước; chấp thuận việc chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước theo quy định của pháp luật; có ý kiến đối với việc khoanh định vùng hạn chế khai thác nước dưới đất của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.\n10. Tổ chức thẩm định các dự án xây dựng hồ chứa về việc đáp ứng các yêu cầu bảo vệ, khai thác, sử dụng tổng hợp, đa mục tiêu tài nguyên nước và sự phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước; kế hoạch phòng, chống và phục hồi các nguồn nước nội tỉnh bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập; thẩm định dự án chuyển nước lưu vực sông; góp ý đối với quy hoạch tài nguyên nước của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.\n11. Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá sản phẩm trong lĩnh vực tài nguyên nước sau khi được ban hành.\n12. Hướng dẫn thực hiện các biện pháp khai thác, sử dụng, tổng hợp hiệu quả nguồn nước trên các lưu vực sông đối với các hồ chứa và việc bảo vệ lòng, bờ bãi sông, bảo đảm sự lưu thông của dòng chảy; việc tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, phòng, chống sụt, lún đất trong thăm dò, khai thác sử dụng tài nguyên nước; chỉ đạo việc tổ chức thực hiện các biện pháp hạn chế sụt, lún đất do thăm dò, khai thác sử dụng tài nguyên nước theo quy định của pháp luật.\n13. Hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng và thực hiện phương án phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước và phương án ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước của tổ chức, cá nhân theo quy định.\n...", "Điều 70. Trách nhiệm quản lý nhà nước về tài nguyên nước của Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ\n1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về tài nguyên nước.\n2. Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về tài nguyên nước, quản lý lưu vực sông trong phạm vi cả nước, có trách nhiệm sau đây:\na) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên nước; ban hành quy chuẩn kỹ thuật, định mức, đơn giá về quy hoạch, điều tra cơ bản, thăm dò, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước;\nb) Lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc phê duyệt theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước, quy hoạch tài nguyên nước; quy trình vận hành liên hồ chứa, danh mục lưu vực sông, danh mục nguồn nước; kế hoạch điều tra cơ bản, điều hòa, phân phối tài nguyên nước, phục hồi các nguồn nước bị ô nhiễm, cạn kiệt;\nc) Khoanh định, công bố vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất, vùng cần bổ sung nhân tạo nước dưới đất; công bố dòng chảy tối thiểu, ngưỡng khai thác nước dưới đất; thông báo tình hình hạn hán, thiếu nước;\nd) Tổ chức thẩm định các dự án chuyển nước lưu vực sông, cho ý kiến về quy hoạch chuyên ngành có khai thác, sử dụng tài nguyên nước và các hoạt động có liên quan đến khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước theo thẩm quyền;\nđ) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên nước; đào tạo nguồn nhân lực về tài nguyên nước;\ne) Cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép về tài nguyên nước và cho phép chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước theo thẩm quyền;\ng) Tổ chức thực hiện các hoạt động điều tra cơ bản, giám sát tài nguyên nước; tổng hợp kết quả điều tra cơ bản tài nguyên nước, tình hình khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; tổ chức quan trắc cảnh báo, dự báo và thông báo về mưa, lũ, lụt, hạn hán, thiếu nước, ô nhiễm, xâm nhập mặn và các hiện tượng bất thường về tài nguyên nước;\nh) Xây dựng cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin tài nguyên nước; quản lý, lưu trữ thông tin, dữ liệu về tài nguyên nước; công bố, xuất bản các tài liệu, thông tin về tài nguyên nước;\ni) Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phương án giải quyết những vấn đề liên quan đến nguồn nước liên quốc gia, việc tham gia tổ chức quốc tế, ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế về tài nguyên nước; chủ trì các hoạt động hợp tác quốc tế về tài nguyên nước;\nk) Thường trực Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước, Ủy ban sông Mê Công Việt Nam và các tổ chức lưu vực sông;\nl) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm pháp luật về tài nguyên nước theo thẩm quyền.\n3. Bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường trong quản lý nhà nước về tài nguyên nước.", "Điều 24. Công bố, tổ chức thực hiện quy hoạch tài nguyên nước\n1. Quy hoạch tài nguyên nước phải được công bố trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được phê duyệt. Thẩm quyền công bố quy hoạch tài nguyên nước được quy định như sau:\na) Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố quy hoạch tài nguyên nước chung của cả nước, quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh;\nb) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố quy hoạch tài nguyên nước của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.\n2. Căn cứ quy hoạch tài nguyên nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau đây:\na) Lập, phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các quy hoạch chuyên ngành có khai thác, sử dụng tài nguyên nước của mình. Đối với các quy hoạch chuyên ngành có khai thác, sử dụng tài nguyên nước do các bộ, cơ quan ngang bộ lập thì phải có văn bản chấp thuận của Bộ Tài nguyên và Môi trường;\nb) Điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch có khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;\nc) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện quy hoạch tài nguyên nước đối với phần nội dung công việc thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.\n3. Tổ chức lưu vực sông có trách nhiệm đề xuất, kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp bảo đảm thực hiện quy hoạch tài nguyên nước; kiến nghị giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch tài nguyên nước.\n4. Các tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư được tạo điều kiện để thực hiện quyền giám sát, đề xuất các biện pháp thực hiện quy hoạch tài nguyên nước.\n5. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện quy hoạch tài nguyên nước.", "Nhiệm vụ và quyền hạn\n...\n4. Quan trắc, giám sát tài nguyên nước: Xây dựng, phát triển mạng lưới quan trắc tài nguyên nước quốc gia, các nguồn nước liên tỉnh, liên quốc gia; Quản lý mạng lưới trạm, duy tu bảo dưỡng công trình và thiết bị quan trắc; đo đạc thu thập, chỉnh lý số liệu quan trắc; xây dựng, cập nhật dữ liệu quan trắc.\n5. Dự báo, cảnh báo tài nguyên nước:\na) Quản lý, tổng hợp, đánh giá chất lượng dữ liệu quan trắc; xây dựng bộ công cụ mô hình, giám sát thực hiện quy hoạch tổng hợp lưu vực sông, lưu giữ dữ liệu quan trắc theo quy định.\nb) Thực hiện dự báo, cảnh báo tài nguyên nước: dự báo diễn biến mực nước, lưu lượng, tổng lượng nước, chất lượng nước, khô hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn lưu vực sông liên tỉnh, liên quốc gia và nguồn nước liên tỉnh, liên quốc gia; dự báo các tác hại do nước gây ra; dự báo tác động biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước; dự báo khả năng phục hồi nguồn nước khi áp dụng các biện pháp bổ sung nhân tạo nước dưới đất.\nCảnh báo nguy cơ cạn kiệt, khô hạn, thiếu nước, ô nhiễm, xâm nhập mặn nguồn nước liên tỉnh, liên quốc gia và các nguy cơ do nước gây ra như sụt lún, xói lở lòng bờ, bãi sông.\nc) Biên soạn và cung cấp các bản tin thông báo, dự báo và cảnh báo tài nguyên nước; biên soạn đặc trưng, niên giám tài nguyên nước.\n6. Thực hiện các hoạt động phục vụ công tác bảo vệ tài nguyên nước: điều tra phòng chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt, nhiễm mặn nguồn nước; bảo vệ nguồn sinh thủy, miền cấp, các khu vực lấy nước, đảm bảo lưu thông dòng chảy; xác định ngưỡng khai thác đối với các tầng chứa nước, đánh giá khả năng tiếp nhận, sức chịu tải của nguồn nước, đánh giá khả năng tự bảo vệ các nguồn nước; đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với tài nguyên nước và các tác hại do nước gây ra; xây dựng hành lang bảo vệ các nguồn nước.\n...", "Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn. Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ, Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:\n1. Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội; dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của bộ đã được phê duyệt và các nghị quyết, cơ chế, chính sách, dự án, đề án, văn bản quy phạm pháp luật khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.\n2. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm và các chương trình, dự án, công trình quan trọng quốc gia thuộc ngành, lĩnh vực do bộ quản lý.\n3. Trình Thủ tướng Chính phủ các dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành của Thủ tướng Chính phủ.\n4. Phê duyệt chiến lược, quy hoạch, chương trình phát triển các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ; các dự án đầu tư theo phân cấp và ủy quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.\n5. Ban hành thông tư, quyết định và các văn bản khác về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ; chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ, các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của bộ sau khi được phê duyệt, ban hành; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên và môi trường; xây dựng tiêu chuẩn quốc gia; xây dựng, ban hành chỉ tiêu quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định kỹ thuật, chỉ tiêu thống kê, định mức kinh tế - kỹ thuật trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.\n6. Về đất đai:\na) Chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý thống nhất đất đai trong phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật;\nb) Hướng dẫn, kiểm tra việc điều tra khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; việc lập, điều chỉnh và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất; việc đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; việc lập và quản lý hồ sơ địa chính; việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật;\nc) Chủ trì lập, điều chỉnh, công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia; trình Thủ tướng Chính phủ phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất quốc gia sau khi Quốc hội quyết định; trình Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh cấp quốc gia; thẩm định kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh;\nd) Thẩm định việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng theo quy định của pháp luật về đất đai;\nđ) Hướng dẫn việc bố trí quỹ đất cho phát triển thị trường bất động sản trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;\ne) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng nguyên tắc, phương pháp xác định giá đất trình Chính phủ ban hành hoặc để trình cơ quan có thẩm quyền ban hành; hướng dẫn việc xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất và định giá đất cụ thể theo quy định của pháp luật về đất đai; lập bản đồ giá đất;\ng) Hướng dẫn, kiểm tra việc thu hồi đất, phát triển quỹ đất, quản lý quỹ đất đã thu hồi; việc đấu giá quyền sử dụng đất và quản lý sử dụng đất trong đấu thầu dự án có sử dụng đất theo quy định của pháp luật;\nh) Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; hướng dẫn việc xác định người sử dụng đất thuộc đối tượng được bồi thường, được hỗ trợ hoặc không được bồi thường, không được hỗ trợ; thẩm tra khung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất đối với dự án đầu tư do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư mà phải di chuyển cả cộng đồng dân cư, làm ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống, kinh tế - xã hội, truyền thống văn hóa của cộng đồng, các dự án thu hồi đất liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;\ni) Phát hành và quản lý việc sử dụng phôi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;\nk) Xây dựng kế hoạch thống kê, kiểm kê đất đai định kỳ; thống kê, kiểm kê theo chuyên đề hoặc đột xuất trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác thống kê, kiểm kê đất đai ở địa phương;\nl) Xây dựng kế hoạch tổng thể và tổ chức thực hiện điều tra, đánh giá đất đai các vùng và cả nước theo định kỳ và theo chuyên đề; công bố kết quả điều tra, đánh giá đất đai của cả nước, các vùng; xây dựng và quản lý thống nhất hệ thống quan trắc giám sát tài nguyên đất trên phạm vi cả nước; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện điều tra, đánh giá đất đai của cấp tỉnh;\nm) Xây dựng hệ thống theo dõi và đánh giá quản lý và sử dụng đất đai; quản lý, tổ chức vận hành hệ thống theo dõi và đánh giá quản lý và sử dụng đất đai tại trung ương; hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý và vận hành hệ thống theo dõi và đánh giá quản lý và sử dụng đất ở địa phương.\n7. Về tài nguyên nước:\na) Quản lý nhà nước về tài nguyên nước, quản lý lưu vực sông trong phạm vi cả nước để bảo đảm an ninh nguồn nước;\nb) Lập, điều chỉnh quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước, quy hoạch tài nguyên nước, quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt; tổ chức thực hiện việc điều hòa, phân phối tài nguyên nước trên lưu vực sông liên tỉnh; có ý kiến bằng văn bản về phương án khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước trong quy hoạch vùng, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; chấp thuận về nội dung liên quan đến khai thác, sử dụng nước đối với quy hoạch thủy lợi, cấp nước và các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành có hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước do các bộ, cơ quan ngang bộ lập và các hoạt động có liên quan đến khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước theo thẩm quyền; thẩm định dự án chuyển nước lưu vực sông;\nc) Phân loại nguồn nước liên tỉnh theo mức độ ô nhiễm, cạn kiệt; lập kế hoạch điều hòa, phân phối tài nguyên nước phục hồi các nguồn nước liên tỉnh bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt và tổ chức thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch điều hòa, phân phối tài nguyên nước, phương án phòng, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước trong các hoạt động xây dựng, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật;\nd) Lập danh mục lưu vực sông liên tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ ban hành; lập, ban hành danh mục lưu vực sông nội tỉnh, danh mục nguồn nước liên tỉnh, liên quốc gia; danh mục các đầm, ao, hồ, phá không được san lấp trên địa bàn 2 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên; tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ, phòng chống sạt, lở lòng, bờ, bãi sông, hành lang bảo vệ nguồn nước đối với sông liên tỉnh; tổ chức điều tra, đánh giá, quan trắc, giám sát diễn biến dòng chảy, bồi lắng, sạt, lở lòng, bờ, bãi sông trên các sông liên tỉnh; tổ chức nghiên cứu xác định sự biến đổi lòng dẫn và các quy luật tự nhiên tác động đến sự ổn định của lòng, bờ, bãi sông;\nđ) Chỉ đạo, hướng dẫn việc khoanh định vùng hạn chế khai thác nước dưới đất; ý kiến về danh mục và bản đồ phân vùng hạn chế khai thác nước dưới đất, phương án hạn chế khai thác nước dưới đất, khu vực đăng ký khai thác nước dưới đất, vùng cần bổ sung nhân tạo nước dưới đất, dòng chảy tối thiểu, ngưỡng khai thác nước dưới đất theo quy định của pháp luật; hướng dẫn việc thực hiện các quy định về lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước theo quy định của pháp luật; hướng dẫn xác định, công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt theo quy định của pháp luật;\ne) Tổ chức xây dựng mô hình sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả; phổ biến, tuyên truyền mô hình, công nghệ, thiết bị tiết kiệm nước; hướng dẫn việc thực hiện các quy định về ưu đãi đối với các hoạt động sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả;\ng) Lập, điều chỉnh quy trình vận hành liên hồ chứa trên các lưu vực sông theo danh mục các hồ chứa phải xây dựng quy trình vận hành liên hồ trình Thủ tướng Chính phủ ban hành và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện sau khi được ban hành; hướng dẫn việc thực hiện các quy định về quan trắc, giám sát các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên các lưu vực sông; thẩm định các dự án xây dựng hồ chứa về việc đáp ứng các yêu cầu bảo vệ, khai thác, sử dụng tổng hợp, đa mục tiêu tài nguyên nước và sự phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước, quy hoạch tổng hợp lưu vực sông, nguồn nước liên tỉnh;\nh) Hướng dẫn, kiểm tra và thực hiện các biện pháp duy trì dòng chảy tối thiểu trên sông, hạ lưu các hồ chứa, đập dâng bảo đảm khai thác, sử dụng tổng hợp, hiệu quả nguồn nước trên các lưu vực sông; việc tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, phòng, chống sụt, lún đất trong thăm dò, khai thác sử dụng nước theo quy định của pháp luật; chỉ đạo việc tổ chức thực hiện các biện pháp hạn chế sụt, lún đất (không bao gồm công trình thủy lợi, đê điều, phòng, chống thiên tai) trong thăm dò, khai thác sử dụng nước theo quy định của pháp luật;\ni) Thực hiện công tác điều tra cơ bản tài nguyên nước của cả nước; tổng hợp kết quả điều tra cơ bản, tình hình khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước do các bộ, ngành và địa phương thực hiện; kiểm kê, đánh giá, dự báo tài nguyên nước; xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc, giám sát tài nguyên nước, khai thác, sử dụng nước đối với các lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh, liên quốc gia; công bố tình trạng khan hiếm nước, thiếu nước trên các lưu vực sông và các biện pháp điều tiết, phân bổ, sử dụng tiết kiệm nước phù hợp; xây dựng báo cáo tài nguyên nước quốc gia;\nk) Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện việc cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi, cấp lại giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và hành nghề khoan nước dưới đất; chấp thuận việc chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước theo quy định của pháp luật;\nl) Giải quyết vướng mắc, bất đồng phát sinh trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền cấp giấy phép, vướng mắc khác về tài nguyên nước giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;\nm) Là cơ quan đầu mối quốc gia trao đổi thông tin liên quan đến nguồn nước liên quốc gia và tham gia các tổ chức, diễn đàn quốc tế về lưu vực sông; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các công ước, điều ước, thỏa thuận quốc tế về tài nguyên nước mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;\nn) Theo dõi, giám sát, tổng hợp tình hình về các nguồn nước liên quốc gia, kịp thời báo cáo, đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xử lý các vấn đề nhằm bảo đảm quyền và lợi ích của Việt Nam;\no) Là cơ quan Thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam, Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước và các Ủy ban lưu vực sông;\np) Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước; quyết định phê duyệt, điều chỉnh, thông báo việc truy thu, hoàn trả tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước đối với trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước thuộc thẩm quyền.\n8. Về địa chất và khoáng sản:\na) Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược về địa chất, khoáng sản; chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghiên cứu, điều tra cơ bản về địa chất, khoáng sản, địa chất công trình - địa chất thủy văn, tai biến địa chất, di sản địa chất, công viên địa chất; quan trắc tai biến địa chất và thăm dò khoáng sản trong phạm vi cả nước; tham gia ý kiến bằng văn bản về quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản do các bộ, ngành, địa phương xây dựng; hướng dẫn lập hồ sơ, thẩm định và công nhận danh hiệu Di sản địa chất và Công viên địa chất cấp quốc gia;\nb) Khoanh định, công bố khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ, khu vực có khoáng sản độc hại, phóng xạ, di sản địa chất, công viên địa chất; khoanh định và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia, khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản; tổng hợp việc khoanh định khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản, khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản thuộc thẩm quyền của các địa phương; kiểm tra, rà soát văn bản, tài liệu hồ sơ đề nghị phê duyệt khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập;\nc) Chủ trì phối hợp với các bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có công trình để quyết định việc khai thác hoặc không khai thác khoáng sản tại khu vực có dự án, công trình quan trọng quốc gia thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội hoặc dự án, công trình quan trọng thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ, Thủ trưởng Chính phủ đã được điều tra, đánh giá về khoáng sản hoặc chưa được điều tra, đánh giá mà phát hiện có khoáng sản;\nd) Thẩm định đề án, dự án, nhiệm vụ về điều tra cơ bản về địa chất, khoáng sản, địa chất công trình - địa chất thủy văn, tai biến địa chất, di sản địa chất, công viên địa chất; quan trắc tai biến địa chất; thăm dò khoáng sản theo quy định của pháp luật; thẩm định báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản và thăm dò nâng cấp trữ lượng; quản lý trữ lượng và xác nhận trữ lượng huy động vào dự án khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật; chỉ đạo giải quyết những công việc liên quan đến đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia;\nđ) Thực hiện việc đăng ký hoạt động điều tra cơ bản địa chất, khoáng sản, địa chất công trình - địa chất thủy văn, tai biến địa chất, di sản địa chất, công viên địa chất; quan trắc tai biến địa chất, thăm dò khoáng sản; tổng hợp kết quả điều tra cơ bản địa chất, khoáng sản; thống kê, kiểm kê tài nguyên địa chất và trữ lượng khoáng sản;\ne) Thực hiện việc đấu giá quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền; xác định tiền cấp quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường; xác định chi phí hoàn trả việc sử dụng thông tin dữ liệu địa chất, lượng hóa và hạch toán giá trị tài nguyên địa chất, khoáng sản theo quy định của pháp luật;\ng) Cấp, gia hạn, điều chỉnh, thu hồi, chấp thuận trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản; cho phép chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản, quyền khai thác khoáng sản; chấp thuận trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản; phê duyệt đề án đóng cửa mỏ, quyết định đóng cửa mỏ khoáng sản theo quy định của pháp luật;\nh) Kiểm tra việc tuân thủ nội dung Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường; kiểm soát hoạt động khoáng sản, hoạt động điều tra cơ bản địa chất, khoáng sản trên phạm vi cả nước; theo dõi việc tuân thủ chính sách phát triển bền vững đối với điều tra cơ bản địa chất, khoáng sản, hoạt động khoáng sản, chính sách bảo vệ quyền lợi của địa phương và người dân nơi có khoáng sản được khai thác; kiểm tra, giám sát trong quá trình thi công đối với các đề án thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ trưởng; kiểm tra công tác tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên địa chất, khoáng sản, đấu giá quyền khai thác tài nguyên địa chất, khoáng sản ở các địa phương;\ni) Làm đầu mối quốc gia tham gia Ủy ban Điều phối các Chương trình khoa học Địa chất khu vực Đông và Đông Nam Á (CCOP); Ủy ban Quốc gia Việt Nam về Chương trình Khoa học Địa chất Quốc tế (IGCP); là đầu mối quốc gia hỗ trợ việc điều phối và thực hiện các hoạt động liên quan đến phát triển và quản lý Mạng lưới Công viên Địa chất Toàn cầu của UNESCO.\n9. Về môi trường:\na) Hướng dẫn việc xây dựng nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch tỉnh; tổ chức xây dựng nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch vùng; tổ chức lập, trình phê duyệt, công bố và tổ chức thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia theo quy định của pháp luật;\nb) Hướng dẫn công tác thẩm định, phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản; xây dựng hướng dẫn kỹ thuật thực hiện đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường; có ý kiến đối với nội dung đánh giá môi trường chiến lược; tổ chức thẩm định, phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, phương án cải tạo phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật;\nc) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện kiểm soát nguồn ô nhiễm đối với cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp theo quy định của pháp luật;\nd) Thực hiện quản lý nhà nước về chất thải rắn theo quy định của pháp luật; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nguy hại, hoạt động tái chế, thu gom, xử lý chất thải của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu theo quy định của pháp luật; hướng dẫn, kiểm tra đối với cơ sở sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất theo quy định của pháp luật;\nđ) Hướng dẫn kỹ thuật về phòng ngừa, ứng phó sự cố chất thải;\ne) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện: công tác quản lý chất lượng môi trường, cải tạo và phục hồi môi trường, công tác bảo vệ môi trường trong quản lý chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy; nội dung, tiêu chí về bảo vệ môi trường nông thôn theo quy định của pháp luật; xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch quốc gia quản lý chất lượng môi trường không khí, quản lý chất lượng môi trường nước mặt, xử lý, cải tạo và phục hồi khu vực ô nhiễm đất đặc biệt nghiêm trọng; đánh giá chất lượng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường nước mặt đối với sông, hồ liên tỉnh theo quy định của pháp luật;\ng) Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức hiện công tác quan trắc môi trường, thông tin, cảnh báo về ô nhiễm môi trường trên phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật, bao gồm: tổ chức xây dựng, quản lý mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia; phê duyệt và tổ chức thực hiện chương trình quan trắc môi trường quốc gia; quản lý chất lượng, kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm thiết bị quan trắc môi trường theo quy định của pháp luật; quản lý số liệu quan trắc môi trường, việc truyền, nhận và công bố kết quả quan trắc môi trường theo quy định của pháp luật; công bố kết quả quan trắc môi trường quốc gia; hướng dẫn nghiệp vụ và hỗ trợ kỹ thuật quản lý số liệu quan trắc môi trường;\nh) Hướng dẫn và tổ chức lập, công bố báo cáo hiện trạng môi trường, báo cáo chuyên đề về môi trường quốc gia; hướng dẫn, tổ chức xây dựng báo cáo công tác bảo vệ môi trường;\ni) Hướng dẫn công tác thống kê môi trường;\nk) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác cấp, cấp đổi, điều chỉnh, cấp lại, thu hồi giấy phép môi trường; cấp, cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận về môi trường theo quy định của pháp luật; hướng dẫn việc tiếp nhận đăng ký môi trường theo quy định của pháp luật;\nl) Hướng dẫn bộ, ngành, địa phương về chuyên môn, nhiệm vụ trọng tâm về bảo vệ môi trường; tổng hợp để đề xuất phân bổ dự toán ngân sách nhà nước cho hoạt động bảo vệ môi trường của các bộ, cơ quan Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và hướng dẫn việc thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước; hướng dẫn việc thống kê, theo dõi và công bố nguồn chi cho bảo vệ môi trường;\nm) Đề xuất chính sách về thuế, phí bảo vệ môi trường, phát hành trái phiếu xanh và các công cụ kinh tế khác để huy động, sử dụng nguồn lực cho bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;\nn) Tổ chức quản lý Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam; làm cơ quan đầu mối quốc gia: Quỹ môi trường toàn cầu; thực hiện Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy, Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển xuyên biên giới chất thải nguy hại và việc tiêu hủy chúng; các điều ước và thỏa thuận quốc tế khác về môi trường theo phân công của Chính phủ.\n10. Về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học:\na) Tổ chức lập, trình phê duyệt, công bố, tổ chức thực hiện và đánh giá việc thực hiện quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh quốc gia học theo quy định của pháp luật;\nb) Thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước quan trọng, quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên trên phạm vi toàn quốc theo quy định của pháp luật; tổ chức hội đồng thẩm định liên ngành dự án thành lập khu bảo tồn có diện tích thuộc địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên; chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có liên quan lập dự án và tổ chức quản lý sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt khu bảo tồn thiên nhiên cấp quốc gia, khu di sản thiên nhiên theo phân công của Chính phủ; chỉ đạo, hướng dẫn thành lập và quản lý hành lang đa dạng sinh học, khu bảo tồn thiên nhiên cấp tỉnh, khu vực đa dạng sinh học cao, cảnh quan sinh thái quan trọng theo quy định của pháp luật;\nc) Hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ không bao gồm giống cây trồng, giống vật nuôi theo quy định của pháp luật;\nd) Hướng dẫn, kiểm tra công tác lưu giữ lâu dài nguồn gen và mẫu vật di truyền của loài được ưu tiên bảo vệ; hướng dẫn việc quản lý, giám sát hoạt động tiếp cận nguồn gen và tri thức truyền thống gắn với nguồn gen, sử dụng các lợi ích được chia sẻ từ việc tiếp cận nguồn gen do Nhà nước quản lý, tri thức truyền thống về nguồn gen; lập danh mục sinh vật biến đổi gen được cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học;\nđ) Lập, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền danh mục, chương trình bảo tồn loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ không bao gồm giống cây trồng, giống vật nuôi nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; tổ chức biên soạn Sách Đỏ Việt Nam; hướng dẫn việc bảo tồn đa dạng sinh học tại khu vực tự nhiên chưa đủ điều kiện thành lập khu bảo tồn; lập danh mục loài ngoại lai xâm hại; hướng dẫn, đánh giá khả năng xâm hại của loài ngoại lai đối với môi trường và đa dạng sinh học;\ne) Hướng dẫn, xây dựng và thực hiện các chương trình điều tra cơ bản, quan trắc, thống kê, kiểm kê về đa dạng sinh học; chỉ đạo xây dựng và thống nhất quản lý số liệu quan trắc về đa dạng sinh học; chủ trì lập và công bố báo cáo quốc gia về đa dạng sinh học; hướng dẫn các bộ, ngành và địa phương điều tra, lập báo cáo về đa dạng sinh học;\ng) Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện hoạt động đăng ký, công nhận, cấp, thu hồi các loại giấy phép, giấy chứng nhận về đa dạng sinh học thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật;\nh) Hướng dẫn việc thực hiện các hoạt động chi trả dịch vụ môi trường liên quan đến đa dạng sinh học và chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên không bao gồm chi trả dịch vụ môi trường rừng;\ni) Làm đầu mối quốc gia thực hiện các điều ước quốc tế về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học theo phân công của Chính phủ; chỉ đạo, hướng dẫn việc lập hồ sơ đề cử công nhận và quản lý các khu đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế theo Công ước Ramsar, vườn di sản của ASEAN, khu Dự trữ sinh quyển thế giới và các di sản thiên nhiên khác được tổ chức quốc tế công nhận theo quy định của pháp luật.\n11. Về khí tượng thủy văn:\na) Quản lý, tổ chức thực hiện các hoạt động quan trắc, điều tra, khảo sát khí tượng thủy văn; quản lý, hướng dẫn hoạt động quan trắc khí tượng thủy văn của các công trình và các hoạt động khí tượng thủy văn chuyên dùng khác theo quy định của pháp luật; xây dựng, quản lý, khai thác mạng lưới trạm quan trắc khí tượng thủy văn quốc gia, quan trắc định vị sét, giám sát biến đổi khí hậu;\nb) Tổ chức bảo vệ công trình khí tượng thủy văn thuộc mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia;\nc) Quản lý, tổ chức thực hiện các hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn; truyền phát tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn; dự báo, cảnh báo, truyền tin thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai; xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia; xây dựng bộ chuẩn khí hậu quốc gia; ban hành, cung cấp, phát tin chính thức dự báo, cảnh báo thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai theo quy định;\nd) Tổ chức thu thập và xử lý thông tin, xác định, đánh giá rủi ro thiên tai, phân vùng rủi ro thiên tai, theo dõi, giám sát thiên tai;\nđ) Tiếp nhận thông tin phản hồi của các bộ, ngành, địa phương, tổ chức và cá nhân về chế độ phát tin, chất lượng, độ tin cậy của bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, thiên tai, việc sử dụng cấp độ rủi ro thiên tai trong các hoạt động phòng, chống, ứng phó với thiên tai, phát triển kinh tế - xã hội; định kỳ hằng năm theo dõi, đánh giá, tổng hợp tình hình quản lý nhà nước về khí tượng thủy văn trên phạm vi cả nước theo quy định;\ne) Tổ chức thẩm định các kịch bản cảnh báo sóng thần đối với Việt Nam theo quy định của pháp luật;\ng) Thẩm định nội dung về khí tượng thủy văn trong quy hoạch, thiết kế các công trình, dự án đầu tư xây dựng trọng điểm quốc gia và trong quy hoạch, thiết kế các công trình, dự án đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật;\nh) Cấp, gia hạn, đình chỉ, thu hồi giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn theo quy định của pháp luật;\ni) Quản lý chất lượng phương tiện đo khí tượng thủy văn theo quy định của pháp luật;\nk) Quản lý, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các hoạt động phục vụ khí tượng thủy văn theo quy định của pháp luật;\nl) Phê duyệt, giám sát thực hiện kế hoạch tác động vào thời tiết theo thẩm quyền;\nm) Làm đầu mối quốc gia tham gia Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), Ủy ban Bão, Tiểu ban Khí tượng vật lý địa cầu ASEAN (ASCMG); làm đầu mối tham gia các diễn đàn quốc tế, thực hiện các điều ước quốc tế về khí tượng thủy văn theo phân công của Chính phủ.\n12. Về đo đạc, bản đồ và thông tin địa lý:\na) Xây dựng, cập nhật, quản lý, vận hành, khai thác hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia theo quy định của pháp luật, hệ thống số liệu gốc đo đạc quốc gia, hệ thống số liệu các mạng lưới đo đạc quốc gia, công trình hạ tầng đo đạc cơ bản, Cổng thông tin không gian địa lý Việt Nam; xây dựng, vận hành, cập nhật cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và thành lập, cập nhật hệ thống bản đồ địa hình quốc gia; ban hành danh mục địa danh thể hiện trên bản đồ; cung cấp sản phẩm đo đạc và bản đồ;\nb) Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện việc kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm, kiểm nghiệm phương tiện đo sử dụng trong hoạt động đo đạc và bản đồ theo quy định của pháp luật về đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa;\nc) Thẩm định về sự cần thiết, phạm vi, giải pháp kỹ thuật công nghệ của nội dung đo đạc và bản đồ trong các chương trình, dự án, nhiệm vụ có sử dụng ngân sách trung ương do bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức thực hiện; thẩm định dự án, nhiệm vụ đo đạc và bản đồ cơ bản do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện;\nd) Cấp, gia hạn, bổ sung, cấp lại, cấp đổi và thu hồi giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ; cấp, gia hạn, cấp lại, cấp đổi và thu hồi chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ; kiểm tra việc thực hiện nội dung hoạt động đo đạc bản đồ đối với các tổ chức, cá nhân được cấp phép; kiểm tra việc xuất bản, phát hành bản đồ; đình chỉ việc phát hành và chỉ đạo thu hồi các xuất bản phẩm bản đồ trái quy định của pháp luật; cấp, thu hồi, hủy bỏ Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) sản phẩm, hàng hóa xuất và nhập khẩu đối với mặt hàng đo đạc và bản đồ theo quy định của pháp luật;\nđ) Thành lập, cập nhật, xuất bản và phát hành các sản phẩm bản đô theo quy định của pháp luật;\ne) Tổ chức đo đạc, chỉnh lý, bổ sung bản đồ địa giới hành chính phục vụ việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính cấp tỉnh, giải quyết tranh chấp liên quan đến địa giới hành chính cấp tỉnh theo quy định của pháp luật;\ng) Tổ chức đo đạc, thành lập bản đồ địa hình để hoạch định, phân giới, cắm mốc biên giới quốc gia và phục vụ quản lý biên giới quốc gia; đo đạc, thành lập, cập nhật bộ bản đồ chuẩn biên giới quốc gia; hướng dẫn việc thể hiện đường biên giới quốc gia, chủ quyền lãnh thổ trên sản phẩm đo đạc và bản đồ, xuất bản phẩm bản đồ;\nh) Là cơ quan đầu mối quốc gia, phối hợp thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về đo đạc, bản đồ và thông tin địa lý; tham gia các tổ chức, diễn đàn quốc tế về đo đạc, bản đồ và thông tin địa lý theo phân công của Chính phủ.\n13. Về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo:\na) Lập, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, điều chỉnh và hướng dẫn thực hiện quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ và tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ có phạm vi liên tỉnh, danh mục phân loại hải đảo và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt theo quy định của pháp luật; trình Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch không gian biển quốc gia; quản lý hoạt động lấn biển theo quy định của pháp luật;\nb) Theo dõi, tổng hợp việc thực hiện công tác điều tra cơ bản về biển và hải đảo trong phạm vi cả nước; chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển trọng điểm theo phân công của Chính phủ;\nc) Điều tra, thống kê, phân loại, quản lý tài nguyên hải đảo; quản lý hồ sơ tài nguyên hải đảo; quy định chi tiết về hồ sơ tài nguyên hải đảo, hướng dẫn việc lập và quản lý hồ sơ tài nguyên hải đảo;\nd) Giao, công nhận, gia hạn, thu hồi, cho phép trả lại một phần hoặc toàn bộ khu vực biển, sửa đổi, bổ sung quyết định giao khu vực biển; giải quyết các kiến nghị, vướng mắc về sử dụng khu vực biển thuộc thẩm quyền giao theo quy định của pháp luật; quản lý, hướng dẫn việc giao các khu vực biển để khai thác sử dụng tài nguyên biển; xem xét, chấp thuận bằng văn bản theo thẩm quyền về vị trí, ranh giới, diện tích, tọa độ, độ sâu, thời gian sử dụng khu vực biển để tổ chức, cá nhân Việt Nam thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học; đo đạc, quan trắc, điều tra, khảo sát, đánh giá tài nguyên biển;\nđ) Cấp, cấp lại, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, đình chỉ, thu hồi văn bản cấp phép nghiên cứu khoa học cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành trong vùng biển Việt Nam theo quy định của pháp luật; theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện các chương trình, dự án nghiên cứu khoa học biển và đại dương của các bộ, ngành và địa phương theo quy định của pháp luật;\ne) Cấp, cấp lại, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, cho phép trả lại, thu hồi Giấy phép nhận chìm ở biển theo thẩm quyền; giám sát hoạt động nhận chìm và xử lý vi phạm theo quy định;\ng) Hướng dẫn, chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc thiết lập và bảo vệ hành lang bảo vệ bờ biển;\nh) Tổng hợp, đánh giá tiềm năng kinh tế - xã hội liên quan đến biển của Việt Nam; thống kê, phân loại, đánh giá tiềm năng của các vùng biển, hải đảo của Việt Nam; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan đánh giá biến động tài nguyên; tổ chức phân tích, đánh giá, dự báo về các diễn biến, động thái trong nước và quốc tế có liên quan đến việc quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế về biển, hải đảo của Việt Nam;\ni) Thiết lập, quản lý và tổ chức khai thác, sử dụng hệ thống quan trắc, giám sát tổng hợp tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch đầu tư, khai thác, sử dụng và quản lý các công trình, phương tiện chuyên dùng phục vụ cảnh báo sự cố môi trường biển, nghiên cứu, khảo sát biển và đại dương thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật;\nk) Tổ chức quan trắc tài nguyên, môi trường biển; điều tra, thống kê, phân loại, đánh giá các nguồn thải từ các hoạt động trên biển và hải đảo theo thẩm quyền; điều tra, đánh giá sức chịu tải môi trường của các khu vực biển, hải đảo ở vùng rủi ro ô nhiễm cao hoặc rất cao; công bố các khu vực biển, hải đảo không còn khả năng tiếp nhận chất thải; đánh giá tình trạng ô nhiễm môi trường biển và hải đảo; phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo, lập bản đồ phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo; tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý, khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường, các hệ sinh thái biển, hải đảo; cải thiện và phục hồi môi trường, các hệ sinh thái biển, hải đảo bị ô nhiễm và suy thoái;\nl) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương có liên quan tổ chức thực hiện kiểm tra, giám sát các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng biển, vùng ven biển và hải đảo; triển khai các hoạt động giám sát, đánh giá rủi ro, khắc phục và giải quyết hậu quả sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển; quản lý rác thải nhựa đại dương theo quy định của pháp luật;\nm) Hướng dẫn và tổ chức tuyên truyền về biển và hải đảo theo quy định của pháp luật;\nn) Thực hiện nhiệm vụ Cơ quan thường trực Ủy ban chỉ đạo quốc gia về thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; điều phối tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.\n14. Về biến đổi khí hậu:\na) Đề xuất và thể chế hóa các cơ chế, chính sách, sáng kiến quốc tế về biến đổi khí hậu đối với phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh phù hợp với điều kiện và bảo đảm lợi ích quốc gia; đề xuất, kiến nghị việc điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách, tiêu chuẩn công nghệ có liên quan tới biến đổi khí hậu của Việt Nam phù hợp với tình hình quốc tế;\nb) Tổ chức đánh giá khí hậu quốc gia; xây dựng, cập nhật, công bố kịch bản biến đổi khí hậu và tổ chức thực hiện; hướng dẫn, giám sát đánh giá tác động của biến đổi khí hậu; hướng dẫn lồng ghép nội dung biến đổi khí hậu vào các chiến lược, quy hoạch;\nc) Tổ chức thực hiện giám sát phát thải khí nhà kính, hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; triển khai hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định (MRV) hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, hệ thống giám sát và đánh giá (M&E) hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu;\nd) Xây dựng, cập nhật, tổ chức triển khai, quản lý và giám sát việc thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định; xây dựng các báo cáo quốc gia về biến đổi khí hậu, bảo vệ tầng ô-dôn theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; tổ chức thực hiện kiểm kê quốc gia khí nhà kính, kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu;\nđ) Xây dựng và tổ chức thực hiện cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon; tổ chức vận hành thị trường các-bon trong nước và tham gia thị trường các-bon thế giới; quản lý, tổ chức phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính; tổ chức đánh giá, quyết định chấp thuận chương trình, dự án trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon trong khuôn khổ Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, điều ước và thỏa thuận quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;\ne) Chủ trì tổ chức đàm phán, ký kết, thực hiện điều ước quốc tế và tham gia tổ chức quốc tế về biến đổi khí hậu; huy động các nguồn lực quốc tế, tổ chức điều phối và thực hiện các đề án, dự án, nhiệm vụ hợp tác quốc tế về biến đổi khí hậu thuộc thẩm quyền;\ng) Xây dựng tiêu chí ưu tiên, tổ chức rà soát, xác định danh mục dự án ưu tiên ứng phó với biến đổi khí hậu; có ý kiến về các chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ liên quan đến biến đổi khí hậu của các bộ, ngành, địa phương;\nh) Là đầu mối tổ chức thực hiện cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; cơ quan đầu mối quốc gia về Quỹ thích ứng với biến đổi khí hậu; cơ quan đầu mối quốc gia thực hiện Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, Nghị định thư Kyoto, Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC); cơ quan thẩm quyền quốc gia thực hiện các cơ chế trong khuôn khổ Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu; cơ quan chuyên trách quốc gia của Mạng lưới và Trung tâm Công nghệ khí hậu; cơ quan đầu mối quốc gia về các hành động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện quốc gia;\ni) Tổ chức thực hiện, kiểm tra, hướng dẫn việc quản lý, tiêu thụ và loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính theo quy định của Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn;\nk) Giúp Ủy ban Quốc gia về biến đổi khí hậu đôn đốc, tổng hợp kết quả thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ liên quan đến biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh do các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện.\n15. Về viễn thám:\na) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc ứng dụng viễn thám trong quan trắc, giám sát tài nguyên, môi trường, thiên tai, biến đổi khí hậu và các lĩnh vực khác phục vụ công tác quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội và an ninh - quốc phòng theo quy định của pháp luật;\nb) Xây dựng, công bố báo cáo quan trắc, giám sát định kỳ và đột xuất về tình hình khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu bằng công nghệ viễn thám;\nc) Xây dựng, quản lý, khai thác và vận hành công trình hạ tầng thu nhận dữ liệu ảnh viễn thám thuộc phạm vi quản lý của bộ; xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu ảnh viễn thám quốc gia; tổng hợp và công bố siêu dữ liệu viễn thám của cơ sở dữ liệu ảnh viễn thám quốc gia; quản lý chất lượng sản phẩm viễn thám;\nd) Tổng hợp nhu cầu sử dụng thông tin dữ liệu ảnh viễn thám của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và theo nhiệm vụ đột xuất được giao để xây dựng kế hoạch thu nhận dữ liệu ảnh viễn thám;\nđ) Thẩm định về nội dung liên quan đến hệ thống thu nhận dữ liệu ảnh viễn thám; việc thu nhận, lưu trữ, xử lý, cung cấp, khai thác và sử dụng dữ liệu ảnh viễn thám; việc ứng dụng và phát triển công nghệ viễn thám đối với các chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ của các bộ, ngành, địa phương;\ne) Hướng dẫn và kiểm tra hoạt động viễn thám của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;\ng) Làm cơ quan đầu mối quốc gia tham gia các tổ chức, diễn đàn quốc tế về viễn thám.\n16. Thu thập, thu nhận, tổng hợp, xử lý, xây dựng, quản lý, bảo quản, lưu trữ, cập nhật, vận hành, khai thác, sử dụng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia trong các lĩnh vực tài nguyên và môi trường; công bố, xuất bản, cung cấp thông tin, dữ liệu về tài nguyên và môi trường; hướng dẫn, kiểm tra về công tác thu thập, quản lý, cung cấp, khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật.\n17. Tổ chức thực hiện công tác thống kê, kiểm kê, lưu trữ tư liệu, số liệu về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ theo quy định của pháp luật.\n18. Chỉ đạo, tổ chức nghiên cứu, ứng dụng, triển khai tiến bộ khoa học và công nghệ; phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển giao công nghệ; quản lý đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ theo quy định của pháp luật.\n19. Hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật; tổ chức ký kết điều ước quốc tế theo ủy quyền của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; ký kết các thỏa thuận quốc tế nhân danh bộ; tham gia các tổ chức quốc tế theo phân công của Chính phủ.\n20. Quản lý, tổ chức hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin; chuyển đổi số, xây dựng các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu lớn trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường; triển khai các giải pháp công nghệ số trong quan trắc, giám sát, quản lý, xử lý sự cố tài nguyên và môi trường, cảnh báo sớm thiên tai; phát triển Chính phủ điện tử tiến tới Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số ngành tài nguyên và môi trường; xây dựng, quản lý, vận hành, bảo đảm an toàn thông tin: hạ tầng số, nền tảng số, nền tảng dữ liệu, dịch vụ số về tài nguyên và môi trường quốc gia; tích hợp, kết nối, phân tích, xử lý và công bố, cung cấp, chia sẻ dữ liệu, thông tin tài nguyên và môi trường theo quy định.\n21. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của bộ theo mục tiêu và nội dung chương trình, kế hoạch tổng thể cải cách hành chính nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.\n22. Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền quy hoạch mạng lưới đơn vị sự nghiệp công, dịch vụ công và các cơ chế, chính sách về cung ứng dịch vụ công, thực hiện xã hội hóa các dịch vụ công trong lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ; hướng dẫn, tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt; thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ.\n23. Quản lý các hội, tổ chức phi chính phủ hoạt động trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật.\n24. Thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại các doanh nghiệp thuộc bộ theo quy định của pháp luật.\n25. Quản lý về tổ chức, bộ máy, biên chế công chức, số lượng viên chức, vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp; quyết định luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, từ chức, biệt phái, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu, chế độ tiền lương và các chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc bộ quản lý theo quy định; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc các ngành, lĩnh vực do bộ quản lý.\n26. Kiểm tra, thanh tra; tổ chức tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, kiến nghị của tổ chức, công dân; giải quyết tố cáo của cá nhân; tổ chức các hoạt động giám định tư pháp, định giá trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo quy định pháp luật; thực hiện phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.\n27. Quản lý tài chính, tài sản được giao và quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước được cấp theo quy định của pháp luật.\n28. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao hoặc theo quy định của pháp luật.", "Điều 12. Quy hoạch về tài nguyên nước\n1. Quy hoạch về tài nguyên nước bao gồm:\na) Quy hoạch tài nguyên nước là quy hoạch ngành quốc gia được thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch. Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức lập quy hoạch tài nguyên nước;\nb) Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh là quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành, cụ thể hóa quy hoạch tài nguyên nước và được lập cho thời kỳ 10 năm, tầm nhìn từ 20 năm đến 30 năm;\nc) Quy hoạch bảo vệ, khai thác, sử dụng nguồn nước liên quốc gia là quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành, được lập, điều chỉnh khi có sự hợp tác giữa các quốc gia có chung nguồn nước và việc lập quy hoạch căn cứ vào thỏa thuận giữa các quốc gia có chung nguồn nước.\n2. Đối tượng của quy hoạch về tài nguyên nước là nước mặt, nước dưới đất.\n3. Việc lập, điều chỉnh các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành của các Bộ, cơ quan ngang Bộ có nội dung khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải có ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường về sự phù hợp với quy hoạch về tài nguyên nước. Trường hợp nội dung khai thác, sử dụng tài nguyên nước trong quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành và nội dung kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường có mâu thuẫn với quy hoạch về tài nguyên nước thì phải điều chỉnh phù hợp với quy hoạch về tài nguyên nước.", "Khoản 1. Việc lập quy hoạch tài nguyên nước phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:\na) Phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quy hoạch vùng, chiến lược tài nguyên nước;\nb) Gắn kết với quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch của các ngành liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên nước, các yêu cầu về bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh và các tài nguyên thiên nhiên khác để phát triển bền vững;\nc) Bảo đảm tính toàn diện giữa nước mặt và nước dưới đất, giữa khai thác, sử dụng tài nguyên nước với bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; bảo đảm khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên nước và phân bổ hài hoà lợi ích sử dụng nước giữa các địa phương, các ngành, giữa thượng lưu và hạ lưu;\nd) Bảo đảm công khai, có sự tham gia của cộng đồng và các bên liên quan trong quá trình lập quy hoạch;\nđ) Quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh phải phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước chung của cả nước; quy hoạch tài nguyên nước của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước chung của cả nước và quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh.", "Nhiệm vụ và quyền hạn\n...\n7. Thông tin khoa học, công nghệ, môi trường, phát hành tạp chí, bản tin, trang thông tin điện tử về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn theo quy định của pháp luật.\n8. Hợp tác quốc tế về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn theo phân công của Bộ trưởng và quy định của pháp luật.\n9. Liên doanh liên kết với các tổ chức, cá nhân để hoạt động dịch vụ đáp ứng yêu cầu của xã hội theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn, khả năng của đơn vị và đúng quy định của pháp luật.\n10. Tư vấn và dịch vụ về:\na) Quy hoạch; khảo sát, thiết kế, giám sát;\nb) Thăm dò khai thác nước ngầm, nước mặt; cung ứng vật tư thiết bị;\nc) Kiểm nghiệm chất lượng nước và môi trường;\nd) Đánh giá tác động môi trường và môi trường chiến lược về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn theo quy định của pháp luật.\n11. Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê, kiểm tra, thanh tra theo quy định.\n12. Xây dựng trình Bộ Đề án vị trí việc làm; quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức theo ngạch, số lượng viên chức theo chức danh nghề nghiệp và người lao động của đơn vị theo quy định của pháp luật.\n13. Quản lý cơ sở vật chất, tài chính, tài sản, phương tiện và các nguồn lực khác của Trung tâm theo quy định của pháp luật.\n...", "Nhiệm vụ và quyền hạn\n1. Thẩm định, phê duyệt hoặc công nhận trữ lượng và tài nguyên khoáng sản trong báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản và báo cáo thăm dò nâng cấp trữ lượng làm cơ sở cho công tác quản lý, lập dự án đầu tư khai thác mỏ và thiết kế khai thác, phát triển mỏ; xác nhận trữ lượng khoáng sản được phép đưa vào thiết kế khai thác theo quy định của pháp luật.\n2. Xây dựng tiêu chuẩn về phân cấp trữ lượng khoáng sản để Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành theo thẩm quyền.\n3. Xem xét, thống nhất chỉ tiêu tạm thời tính trữ lượng khoáng sản rắn trong quá trình thẩm định báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản.\n4. Quản lý hồ sơ, tài liệu, cơ sở dữ liệu về trữ lượng khoáng sản; thống kê trữ lượng khoáng sản đã được Hội đồng phê duyệt hoặc công nhận.\n5. Đề xuất với Thủ tướng Chính phủ phương hướng, giải pháp để giải quyết những vấn đề liên quan đến đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia.\n6. Giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều hòa, phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc giải quyết những vấn đề liên quan đến đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia; đôn đốc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc thực hiện nhiệm vụ liên quan đến đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia." ]
Bến thủy nội địa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng phải đáp ứng đầy đủ những tiêu chí nào?
[ "Tiêu chuẩn bến thủy nội địa\nTheo công dụng của bến thủy nội địa là bến đứng hoặc bến nghiêng dùng để xếp dỡ BKKT, cơ động bộ đội và trung chuyển hàng hóa. Trừ bến dã chiến, bến thủy nội địa phải bảo đảm các tiêu chuẩn của từng loại, được quy định cụ thể như sau:\n1. Thuận tiện cơ động, phù hợp với quy hoạch về giao thông của địa phương.\n2. Không nằm trong hành lang bảo vệ luồng và khu vực cấm xây dựng theo các quy định hiện hành; vị trí ổn định thuận lợi về thủy văn.\n3. Bố trí đủ hệ thống bích neo, đệm chống va và báo hiệu theo quy tắc báo hiệu đường thủy nội địa. Nếu khai thác ban đêm, phải có đủ hệ thống đèn chiếu sáng khu vực xếp dỡ, giao nhận hàng hóa." ]
[ "Bến thủy nội địa là công trình độc lập có quy mô nhỏ, gồm vùng đất và vùng nước trước bến để phương tiện neo đậu, xếp dỡ hàng hóa, đón trả hành khách và thực hiện dịch vụ hỗ trợ khác. Bến thủy nội địa gồm bến hàng hóa, bến hành khách, bến tổng hợp, bến khách ngang sông, bến chuyên dùng.", "Điều 2. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 và thay thế Thông tư số 18/2010/TT-BTC ngày 01 tháng 02 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dự trữ nhà nước đối với xuồng cứu nạn. Điều 2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT. Xuồng phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu của Bộ Giao thông vận tải; trong đó đáp ứng các yêu cầu cụ thể sau:\n2.1 Xuồng DT1 2.1.1 Các yêu cầu chung 2.1.1.1 Công dụng: Xuồng DT1 là phương tiện công tác dùng để cứu nạn hoạt động trên các tuyến sông, cửa sông, hồ, rạch, đầm và các vùng có bão lụt thuộc vùng SII theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa sửa đổi 1: 2015 QCVN 72: 2013/BGTVT. 2.1.1.2 Quy chuẩn áp dụng: - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm ngăn ngừa ô nhiễm do phương tiện thủy nội địa QCVN 17: 2011/BGTVT và các bản sửa đổi, bổ sung; - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu thủy cao tốc QCVN 54: 2013/BGTVT; - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa sửa đổi 1: 2015 QCVN 72: 2013/BGTVT; - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm và phân cấp đóng tàu biển vỏ thép sửa đổi 1: 2016 QCVN 21: 2015/BGTVT; - Quy phạm giám sát kỹ thuật và đóng phương tiện thủy nội địa cỡ nhỏ QCVN 25: 2015/BGTVT. 2.1.1.3 Vận tốc khai thác: ≥ 28 km/h. 2.1.1.4 Vận tốc lớn nhất: ≥ 35 km/h. 2.1.1.5 Khả năng chuyên chở: Tối đa chở 05 người hoặc 250 kg. 2.1.2 Yêu cầu kỹ thuật cơ bản 2.1.2.1 Kết cấu thân xuồng đáp ứng yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu thủy cao tốc QCVN 54: 2013/BGTVT. 2.1.2.2 Vật liệu kết cấu xuồng: Vật liệu phục vụ cho kết cấu thân xuồng là hợp kim nhôm đóng tàu đáp ứng yêu cầu theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm và phân cấp đóng tàu biển vỏ thép sửa đổi 1: 2016 QCVN 21: 2015/BGTVT (Phần 7A - Vật liệu); cụ thể: - Hợp kim nhôm tấm đóng tàu: Không nhỏ hơn cấp 5083 H112 (giới hạn chảy quy ước 125 N/mm2); - Hợp kim nhôm hình đóng tàu: Không nhỏ hơn cấp 6061 T6 (giới hạn chảy quy ước 115 N/mm2). 2.1.2.3 Kích thước cơ bản của xuồng: - Chiều dài lớn nhất: ≥ 4,58 m; - Chiều rộng lớn nhất: ≥ 1,55 m; - Chiều cao mạn, mớn nước đáp ứng yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu thủy cao tốc QCVN 54: 2013/BGTVT và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa sửa đổi 1: 2015 QCVN 72: 2013/BGTVT. 2.1.2.4 Trang thiết bị boong trên xuồng: - Thiết bị lái: Xuồng được lái trực tiếp trên tay nắm động cơ “đuôi tôm” gắn phía sau xuồng; - Thiết bị chằng buộc, thiết bị neo: Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu thủy cao tốc QCVN 54: 2013/BGTVT và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa sửa đổi 1: 2015 QCVN 72: 2013/BGTVT. 2.1.2.5 Trang thiết bị động lực và hệ thống máy xuồng: - Hệ thống động lực: Máy thủy đồng bộ gắn ngoài, hộp số cùng thiết bị truyền động, chân vịt đồng bộ theo máy. Công suất động cơ ≥ 15 sức ngựa (hp); - Số lượng: 01 chiếc; - Các hệ thống máy xuồng: Hệ thống khởi động, hệ thống nhiên liệu, hệ thống bôi trơn, hệ thống điều khiển đáp ứng yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu thủy cao tốc QCVN 54: 2013/BGTVT và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa sửa đổi 1: 2015 QCVN 72: 2013/BGTVT. - Bình nhiên liệu có dung tích đủ để đảm bảo thời gian hoạt động liên tục của xuồng tối thiểu 3 h (giờ). 2.1.2.6 Yêu cầu về thiết bị điện: - Điều kiện làm việc: Thiết bị điện phải làm việc tốt trong điều kiện môi trường thỏa mãn theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa sửa đổi 1: 2015 QCVN 72: 2013/BGTVT và phù hợp điều kiện môi trường khu vực hoạt động của xuồng; - Bố trí thiết bị điện: Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu thủy cao tốc QCVN 54: 2013/BGTVT và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa sửa đổi 1: 2015 QCVN 72: 2013/BGTVT; - Nguồn điện trên xuồng: Sử dụng nguồn điện ắc quy một chiều (DC) 12V; - Cáp điện: Cáp điện trên xuồng là loại chuyên dụng cho tàu biển, loại chịu nhiệt, chịu dầu, không lan truyền cháy. Việc lắp đặt cáp điện phải đáp ứng những yêu cầu sau: Cáp điện phải có kết cấu đáp ứng các điều kiện ở vị trí lắp đặt. Cáp điện được đặt trong không gian mà dễ bị hư hỏng do cơ khí thì phải được bảo vệ phù hợp bằng các biện pháp như dùng vỏ bọc kim loại hữu hiệu. - Phụ tải: Các phụ tải điện DC12V trên xuồng DT1 bao gồm: + Tối thiểu 01 đèn tín hiệu vàng 15W; + Tối thiểu 01 đèn trắng 15W (hợp nhất cột trước, cột sau); + Tối thiểu 01 còi điện 25W; + Tối thiểu 01 đèn chiếu sáng 15W. - Hệ thống phân phối: Hệ thống phân phối điện cho xuồng là hệ thống điện một chiều hai dây (DC) 12V. 2.1.2.7 Trang thiết bị phòng, phát hiện và chữa cháy: Trang bị đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu thủy cao tốc QCVN 54: 2013/BGTVT và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa sửa đổi 1: 2015 QCVN 72: 2013/BGTVT. 2.1.2.8 Trang thiết bị an toàn: Trang bị đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu thủy cao tốc QCVN 54: 2013/BGTVT và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa sửa đổi 1: 2015 QCVN 72: 2013/BGTVT. 2.1.2.9 Trang thiết bị tín hiệu: Trang bị đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu thủy cao tốc QCVN 54: 2013/BGTVT và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa sửa đổi 1: 2015 QCVN 72: 2013/BGTVT. 2.1.2.10 Trang bị hút khô, cứu đắm của xuồng phải thỏa mãn yêu cầu của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu thủy cao tốc QCVN 54: 2013/BGTVT. 2.1.2.11 Trang bị ngăn ngừa ô nhiễm của xuồng phải thỏa mãn yêu cầu tại QCVN 17: 2011/BGTVT và các bản sửa đổi, bổ sung.\n2.2 Xuồng DT2 2.2.1 Các yêu cầu chung 2.2.1.1 Công dụng của xuồng: Xuồng DT2 là phương tiện công tác dùng để cứu nạn hoạt động trên các tuyến sông, cửa sông, hồ, rạch, đầm và các vùng có bão lụt thuộc vùng SI theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa sửa đổi 1: 2015 QCVN 72: 2013/BGTVT. 2.2.1.2 Quy chuẩn áp dụng: - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm ngăn ngừa ô nhiễm do phương tiện thủy nội địa QCVN 17: 2011/BGTVT và các bản sửa đổi, bổ sung; - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu thủy cao tốc QCVN 54: 2013/BGTVT; - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa sửa đổi 1: 2015 QCVN 72: 2013/BGTVT; - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm và phân cấp đóng tàu biển vỏ thép sửa đổi 1: 2016 QCVN 21: 2015/BGTVT; - Quy phạm giám sát kỹ thuật và đóng phương tiện thủy nội địa cỡ nhỏ QCVN 25: 2015/BGTVT. 2.2.1.3 Vận tốc khai thác: ≥ 36 km/h. 2.2.1.4 Vận tốc lớn nhất: ≥ 45 km/h. 2.2.1.5 Khả năng chuyên chở: Tối đa chở 10 người hoặc 500 kg. 2.2.2 Các yêu cầu kỹ thuật cơ bản 2.2.2.1 Kết cấu thân xuồng đáp ứng yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu thủy cao tốc QCVN 54: 2013/BGTVT. 2.2.2.2 Vật liệu kết cấu xuồng: Vật liệu phục vụ cho kết cấu thân xuồng là hợp kim nhôm đóng tàu đáp ứng yêu cầu theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm và phân cấp đóng tàu biển vỏ thép sửa đổi 1: 2016 QCVN 21: 2015/BGTVT (Phần 7A - Vật liệu); cụ thể: - Hợp kim nhôm tấm đóng tàu: Không nhỏ hơn cấp 5083 H112 (giới hạn chảy quy ước 125 N/mm2); - Hợp kim nhôm hình đóng tàu: Không nhỏ hơn cấp 6061 T6 (giới hạn chảy quy ước 115 N/mm2). 2.2.2.3 Kích thước cơ bản của xuồng: - Chiều dài lớn nhất: ≥ 6,75 m. - Chiều rộng lớn nhất: ≥ 2,34 m. - Chiều cao mạn, mớn nước đảm bảo yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu thủy cao tốc QCVN 54: 2013/BGTVT và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa sửa đổi 1: 2015 QCVN 72: 2013/BGTVT. 2.2.2.4 Trang thiết bị boong trên xuồng: - Thiết bị lái: Xuồng bố trí hệ vô lăng lái, việc truyền động điều khiển từ vô lăng lái đến động cơ đẩy đuôi tôm gắn ở phía sau thông qua hệ cáp lái; - Thiết bị chằng buộc, thiết bị neo: Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu thủy cao tốc QCVN 54: 2013/BGTVT và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa sửa đổi 1: 2015 QCVN 72: 2013/BGTVT. 2.2.2.5 Trang thiết bị động lực và hệ thống máy xuồng: - Hệ thống động lực: Máy thủy đồng bộ gắn ngoài là động cơ xăng, hộp số cùng thiết bị truyền động, chân vịt đồng bộ theo máy. Công suất động cơ ≥ 85 sức ngựa (hp); - Số lượng: 01 chiếc; - Các hệ thống máy xuồng: Hệ thống khởi động, hệ thống nhiên liệu, hệ thống bôi trơn, hệ thống điều khiển đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu thủy cao tốc QCVN 54: 2013/BGTVT và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa sửa đổi 1: 2015 QCVN 72: 2013/BGTVT; - Bình nhiên liệu có dung tích đủ để đảm bảo thời gian hoạt động liên tục của xuồng tối thiểu 3 h (giờ). 2.2.2.6 Yêu cầu về thiết bị điện: - Điều kiện làm việc: Thiết bị điện phải làm việc tốt trong điều kiện môi trường thỏa mãn theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa sửa đổi 1: 2015 QCVN 72: 2013/BGTVT và phù hợp điều kiện môi trường khu vực hoạt động của xuồng; - Bố trí thiết bị điện: Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu thủy cao tốc QCVN 54: 2013/BGTVT và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa sửa đổi 1: 2015 QCVN 72: 2013/BGTVT; - Nguồn điện trên xuồng: Sử dụng nguồn điện ắc quy một chiều (DC) 12V; - Cáp điện: Cáp điện trên xuồng là loại chuyên dụng cho tàu biển, loại chịu nhiệt, chịu dầu, không lan truyền cháy. Việc lắp đặt cáp điện phải đáp ứng những yêu cầu sau: + Cáp điện phải có kết cấu đáp ứng các điều kiện ở vị trí lắp đặt. Cáp điện được đặt trong không gian mà dễ bị hư hỏng do cơ khí thì phải được bảo vệ phù hợp bằng các biện pháp như dùng vỏ bọc kim loại hữu hiệu; + Khi thi công cáp qua vách, boong cần thực hiện bằng các miếng đệm hoặc hộp đi cáp và các biện pháp khác để đảm bảo độ bền cơ khí của cáp và độ kín nước của boong, vách. - Phụ tải: Các phụ tải điện một chiều (DC)12V trên xuồng bao gồm: + Tối thiểu 01 đèn pha 50W; + Tối thiểu 01 đèn mạn trái 15W; + Tối thiểu 01 đèn mạn phải 15W; + Tối thiểu 01 đèn tín hiệu vàng 15W; + Tối thiểu 01 đèn trắng 15W (hợp nhất cột trước, cột sau); + Tối thiểu 01 còi điện 25W; + Tối thiểu 01 đèn chiếu sáng 15W; + Tối thiểu 01 bơm hút khô 100W; + Tối thiểu 01 ổ cắm 50W. - Phụ tải thông tin vô tuyến điện: Tối thiểu 01 máy vô tuyến điện thoại sóng mét (VHF). - Hệ thống phân phối: Hệ thống phân phối điện cho xuồng là hệ thống điện một chiều hai dây (DC) 12V. 2.2.2.7 Trang thiết bị phòng, phát hiện và chữa cháy: Trang bị đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu thủy cao tốc QCVN 54: 2013/BGTVT và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa sửa đổi 1: 2015 QCVN 72: 2013/BGTVT. 2.2.2.8 Trang thiết bị an toàn: Trang bị đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu thủy cao tốc QCVN 54: 2013/BGTVT và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa sửa đổi 1: 2015 QCVN 72: 2013/BGTVT. 2.2.2.9 Trang thiết bị tín hiệu: Trang bị đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu thủy cao tốc QCVN 54: 2013/BGTVT và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa sửa đổi 1: 2015 QCVN 72: 2013/BGTVT. 2.2.2.10 Trang bị hút khô, cứu đắm của xuồng phải thỏa mãn yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu thủy cao tốc QCVN 54: 2013/BGTVT. 2.2.2.11 Trang bị ngăn ngừa ô nhiễm của xuồng phải thỏa mãn yêu cầu tại QCVN 17: 2011/BGTVT và các bản sửa đổi, bổ sung.\n2.3 Xuồng DT3 2.3.1 Các yêu cầu chung 2.3.1.1 Công dụng của xuồng: Xuồng DT3 là phương tiện công tác dùng để cứu nạn hoạt động trên vùng biển cách bờ không quá 20 hải lý (vùng biển hạn chế III) theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển cao tốc QCVN 54: 2015/BGTVT và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép sửa đổi 1: 2016 QCVN 21: 2015/BGTVT. 2.3.1.2 Quy chuẩn áp dụng: - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển cao tốc QCVN 54: 2015/BGTVT; - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép sửa đổi 1: 2016 QCVN 21: 2015/BGTVT. 2.3.1.3 Vận tốc khai thác ≥ 36 km/h. 2.3.1.4 Vận tốc lớn nhất ≥ 45 km/h. 2.3.1.5 Khả năng chuyên chở: Tối đa chở 12 người hoặc 1000 kg. 2.3.2 Các yêu cầu kỹ thuật xuồng: 2.3.2.1 Kết cấu thân xuồng đáp ứng yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển cao tốc QCVN 54: 2015/BGTVT. 2.3.2.2 Vật liệu kết cấu xuồng: Vật liệu phục vụ cho kết cấu thân xuồng là hợp kim nhôm đóng tàu đáp ứng yêu cầu theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm và phân cấp đóng tàu biển vỏ thép sửa đổi 1: 2016 QCVN 21: 2015/BGTVT (Phần 7A - Vật liệu); cụ thể: - Hợp kim nhôm tấm đóng tàu: Không nhỏ hơn cấp 5083 H112 (giới hạn chảy quy ước 125 N/mm2); - Hợp kim nhôm hình đóng tàu: Không nhỏ hơn cấp 6061 T6 (giới hạn chảy quy ước 115 N/mm2). 2.3.2.3 Kích thước chủ yếu của xuồng: - Chiều dài lớn nhất: ≥ 10,50 m; - Chiều rộng lớn nhất: ≥ 2,76 m; - Chiều cao mạn, mớn nước đảm bảo yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển cao tốc QCVN 54: 2015/BGTVT. 2.3.2.4 Trang thiết bị trên xuồng: - Thiết bị lái: Xuồng bố trí hệ vô lăng lái, việc truyền động điều khiển từ vô lăng lái đến động cơ đẩy đuôi tôm gắn ở phía sau thông qua hệ cáp lái; - Thiết bị chằng buộc, thiết bị neo: Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển cao tốc QCVN 54: 2015/BGTVT. 2.3.2.5 Trang thiết bị động lực và hệ thống máy xuồng: - Hệ thống động lực: Máy thủy là động cơ diesel hộp số cùng thiết bị truyền động, chân vịt kiểu chữ Z đồng bộ theo máy. Công suất động cơ: ≥ 260 sức ngựa (hp); - Số lượng: 01 chiếc; - Các hệ thống máy xuồng: Hệ thống khởi động, hệ thống nhiên liệu, hệ thống bôi trơn, hệ thống điều khiển, hệ thống khí xả, hệ thống hút khô, hệ thống thông hơi - đo, hệ thống chữa cháy đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển cao tốc QCVN 54: 2015/BGTVT; - Bình nhiên liệu có dung tích đủ để đảm bảo thời gian hoạt động liên tục của xuồng tối thiểu 5 h (giờ). 2.3.2.6 Yêu cầu về thiết bị điện: - Điều kiện làm việc: Thiết bị điện phải làm việc tốt trong điều kiện môi trường thỏa mãn theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển cao tốc QCVN 54: 2015/BGTVT và phù hợp điều kiện môi trường khu vực hoạt động của xuồng; - Bố trí thiết bị điện: Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển cao tốc QCVN 54: 2015/BGTVT; - Nguồn điện trên xuồng: Sử dụng nguồn điện ắc quy một chiều (DC) 12V; - Cáp điện: Cáp điện trên xuồng là loại chuyên dụng cho tàu biển, loại chịu nhiệt, chịu dầu, không lan truyền cháy. Việc lắp đặt cáp điện phải đáp ứng những yêu cầu sau: + Cáp điện phải có kết cấu đáp ứng các điều kiện ở vị trí lắp đặt. Cáp điện được đặt trong không gian mà dễ bị hư hỏng do cơ khí thì phải được bảo vệ phù hợp bằng các biện pháp như dùng vỏ bọc kim loại hữu hiệu; + Khi thi công cáp qua vách, boong cần thực hiện bằng các miếng đệm hoặc hộp đi cáp và các biện pháp khác để đảm bảo độ bền cơ khí của cáp và độ kín nước của boong, vách. - Phụ tải: Các phụ tải điện một chiều (DC)12V trên xuồng bao gồm: + Tối thiểu 01 đèn pha 100W; + Tối thiểu 01 đèn mạn trái 15W; + Tối thiểu 01 đèn mạn phải 15W; + Tối thiểu 01 đèn tín hiệu vàng 15W; + Tối thiểu 01 đèn trắng 15W (hợp nhất cột trước, cột sau); + Tối thiểu 01 còi điện 25W; + Tối thiểu 01 đèn chiếu sáng 15W; + Tối thiểu 03 bơm hút khô (02 bơm điện hút khô 120W và 01 bơm tay hút khô); + Tối thiểu 01 ổ cắm 50W; - Phụ tải thông tin vô tuyến điện: Xuồng có cấp hoạt động tại vùng biển hạn chế III cần trang bị tối thiểu: + 01 máy vô tuyến điện thoại VHF DSC; + 01 la bàn từ lái; + 01 phản xạ radar (SART); + 02 điện thoại vô tuyến điện 2 chiều VHF phục vụ tìm kiếm cứu nạn. - Hệ thống phân phối: Hệ thống phân phối điện cho xuồng là hệ thống điện một chiều hai dây (DC) 12V. 2.3.2.7 Trang thiết bị phòng, phát hiện và chữa cháy: Trang bị đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển cao tốc QCVN 54: 2015/BGTVT. 2.3.2.8 Trang thiết bị an toàn: Trang bị đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển cao tốc QCVN 54: 2015/BGTVT. 2.3.2.9 Trang thiết bị tín hiệu: Trang bị đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển cao tốc QCVN 54: 2015/BGTVT.\n2.4 Xuồng DT4 2.4.1 Các yêu cầu chung 2.4.1.1 Công dụng của xuồng: Xuồng DT4 là phương tiện công tác dùng để cứu nạn hoạt động trên vùng biển cách bờ không quá 20 hải lý (vùng biển hạn chế III) theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển cao tốc QCVN 54: 2015/BGTVT và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép sửa đổi 1: 2016 QCVN 21: 2015/BGTVT. 2.4.1.2 Quy chuẩn áp dụng: - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển cao tốc QCVN 54: 2015/BGTVT; - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép sửa đổi 1: 2016 QCVN 21: 2015/BGTVT. 2.4.1.3 Vận tốc khai thác: ≥ 36 km/h. 2.4.1.4 Vận tốc lớn nhất: ≥ 45 km/h. 2.4.1.5 Khả năng chuyên chở: Tối đa chở 50 người và 1 ô tô con hoặc 4,5 tấn. 2.4.2 Các yêu cầu kỹ thuật 2.4.2.1 Kết cấu thân xuồng đáp ứng yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển cao tốc QCVN 54: 2015/BGTVT. 2.4.2.2 Vật liệu kết cấu xuồng: Vật liệu phục vụ cho kết cấu thân xuồng là hợp kim nhôm đóng tàu đáp ứng yêu cầu theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm và phân cấp đóng tàu biển vỏ thép sửa đổi 1: 2016 QCVN 21: 2015/BGTVT (Phần 7A - Vật liệu); cụ thể: - Hợp kim nhôm tấm đóng tàu: Không nhỏ hơn cấp 5083 H112 (giới hạn chảy quy ước 125 N/mm2); - Hợp kim nhôm hình đóng tàu: Không nhỏ hơn cấp 6061 T6 (giới hạn chảy quy ước 115 N/mm2). 2.4.2.3 Kích thước chủ yếu của xuồng: - Chiều dài lớn nhất: ≥ 14 m; - Chiều rộng lớn nhất: ≥ 3,40 m; - Chiều cao mạn, mớn nước đảm bảo yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển cao tốc QCVN 54: 2015/BGTVT. 2.4.2.4 Trang thiết bị trên xuồng: - Thiết bị lái: Xuồng bố trí hệ đẩy chân vịt bằng động cơ “đuôi tôm” gắn phía sau và bố trí hệ vô lăng lái, việc truyền động điều khiển từ vô lăng lái đến động cơ đẩy/hướng thông qua hệ cáp lái; - Xuồng được trang bị 02 động cơ gắn sau đuôi, 02 động cơ điều khiển cùng lúc và cùng hướng lái; - Thiết bị chằng buộc, thiết bị neo, thiết bị kéo neo: Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển cao tốc QCVN 54: 2015/BGTVT. 2.4.2.5 Trang thiết bị động lực và hệ thống máy xuồng: - Hệ thống động lực: Máy thủy là động cơ diesel, hộp số cùng thiết bị truyền động và chân vịt kiểu chữ Z đồng bộ theo máy. Công suất động cơ: ≥ 260 sức ngựa (hp); - Số lượng: 02 chiếc; - Các hệ thống máy xuồng: Hệ thống khởi động, hệ thống nhiên liệu, hệ thống làm mát, hệ thống bôi trơn, hệ thống điều khiển, hệ thống khí xả, hệ thống hút khô, hệ thống thông hơi - đo, hệ thống chữa cháy đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển cao tốc QCVN 54: 2015/BGTVT; - Bình nhiên liệu có dung tích đủ để đảm bảo thời gian hoạt động liên tục của xuồng tối thiểu 5 h (giờ). 2.4.2.6 Yêu cầu về thiết bị điện: - Điều kiện làm việc: Thiết bị điện phải làm việc tốt trong điều kiện môi trường thỏa mãn theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển cao tốc QCVN 54: 2015/BGTVT và phù hợp điều kiện môi trường khu vực hoạt động của xuồng; - Bố trí thiết bị điện: Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển cao tốc QCVN 54: 2015/BGTVT; - Nguồn điện trên xuồng: Sử dụng nguồn điện ắc quy một chiều (DC) 12V và ắc quy một chiều (DC) 24V; - Cáp điện: Cáp điện trên xuồng đều là loại chuyên dụng cho tàu biển, loại chịu nhiệt, chịu dầu, không lan truyền cháy. Việc lắp đặt cáp điện phải đáp ứng những yêu cầu sau: + Cáp điện phải có kết cấu đáp ứng các điều kiện ở vị trí lắp đặt. Cáp điện được đặt trong không gian mà dễ bị hư hỏng do cơ khí thì phải được bảo vệ thích hợp bằng các biện pháp như dùng vỏ bọc kim loại hữu hiệu; + Khi thi công cáp qua vách, boong cần thực hiện bằng các miếng đệm hoặc hộp đi cáp và các biện pháp khác để đảm bảo độ bền cơ khí của cáp và độ kín nước của boong, vách. - Phụ tải: Các phụ tải điện một chiều (DC)12V-24V trên xuồng bao gồm: + Tối thiểu 02 đèn pha 100W; + Tối thiểu 01 đèn mạn trái 15W; + Tối thiểu 01 đèn mạn phải 15W; + Tối thiểu 01 đèn tín hiệu vàng 15W; + Tối thiểu 01 đèn trắng 15W (hợp nhất cột trước, cột sau); + Tối thiểu 01 đèn neo 15W; + Tối thiểu 02 đèn mất chủ động 15W; + Tối thiểu 01 còi điện 25W; + Tối thiểu 01 đèn chiếu sáng 15W; + Tối thiểu 01 bơm hút khô 120W; + Tối thiểu 01 bơm nước ngọt 120W; + Tối thiểu 01 ổ cắm 100W. - Phụ tải thông tin vô tuyến điện: Xuồng có cấp hoạt động tại vùng biển hạn chế III cần trang bị tối thiểu: + 01 máy vô tuyến điện thoại VHF DSC; + 01 la bàn từ lái; + 01 phản xạ radar (SART); + 02 điện thoại vô tuyến điện 2 chiều VHF phục vụ tìm kiếm cứu nạn. - Hệ thống phân phối: Hệ thống phân phối điện cho xuồng là hệ thống điện một chiều ba dây (DC) 12V - 24V. 2.4.2.7 Trang thiết bị phòng, phát hiện và chữa cháy: Trang bị đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển cao tốc QCVN 54: 2015/BGTVT. 2.4.2.8 Trang thiết bị an toàn: Trang bị đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển cao tốc QCVN 54: 2015/BGTVT. 2.4.2.9 Trang thiết bị tín hiệu: Trang bị đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển cao tốc QCVN 54: 2015/BGTVT.\n2.5 Màu sắc Màu sắc xuồng được quy định: - Cabin (kín hoặc hở): Màu trắng; - Phần thân tàu trên đường nước: Màu vàng da cam; - Phần thân tàu dưới đường nước: Màu xanh lam sẫm.\n2.6 Xe kéo (đà kéo) chở xuồng DT2, DT3, DT4 Xe kéo (đà kéo) được đặt trên khung gầm bằng thép với kết cấu và hình dạng phù hợp với kích thước xuồng, đảm bảo các yêu cầu sau: - Không gây hư hại, hỏng lớp sơn bảo vệ xuồng; - Có kích thước phù hợp, không lớn quá sẽ ảnh hưởng đến không gian cất trữ, cũng như gây cồng kềnh, khó khăn trong việc vận chuyển từ nơi cất trữ đến khu vực cần sử dụng; - Khung xe được bảo quản trong kho cùng với xuồng; - Xe kéo được thiết kế bố trí các bánh xe dẫn hướng, bánh xe chặn để có thể thu hạ xuồng thuận tiện và không bị trầy xước; cố định xuồng chắc chắn vào khung xe kéo, xung quanh khung xe có bố trí các móc để giằng tăng đơ và cáp kéo. 2.6.1 Xe kéo (đà kéo) chở xuồng DT2 Hệ thống khung xe được quy định: - Thiết kế khung gầm với kiểu thép hộp 125x175x4 mm; - Hệ khung gầm được đặt trên hệ bánh lốp loại nhỏ. Hệ dẫn động và chằng giữ xe: Hệ dẫn động xuồng DT2 được bố trí phù hợp theo tuyến hình thân xuồng, đảm bảo xuồng không bị nghiêng lệch khi kéo xuồng ra vào khung chở; cố định xuồng chắc chắn vào khung gầm xe, để vận chuyển, kéo xuồng đi xa; khung xe chở xuồng có bố trí cáp chằng xuồng là loại cáp bọc nhựa để tránh trầy xước xuồng, được chằng cố định vào các vị trí có sẵn trên khung. STT Danh mục Đơn vị tính Quy cách Số lượng, khối lượng 1 Khung xe chở xuồng kg Tối thiểu thép hộp 125x175x4mm (tối thiểu 24,5 m) Tối thiểu 308 2 Giá đỡ xuồng kg Tối thiểu thép L 75x75x4mm Tối thiểu 82 3 Bánh xe lăn đỡ xuồng chiếc Ø50 Tối thiểu 24 4 Bánh xe chặn xuồng chiếc Ø25 Tối thiểu 2 5 Cáp chằng buộc xuồng m Cáp thép bọc nhựa Ø12 Tối thiểu 10 6 Tăng đơ chiếc Ø12 Tối thiểu 6 7 Cáp kéo xuồng m Cáp thép Ø 14 (6x24) Tối thiểu 10 8 Móc cáp chiếc Tối thiểu 1 9 Tời kéo xuồng chiếc Tời quay tay, lực quay 13KN Tối thiểu 1 10 Bánh xe chở xuồng bộ Ø200 bọc cao su Tối thiểu 1 11 Bánh lốp xe chở xuồng bộ 165/60R14 Tối thiểu 2 12 Trục bánh xe chở xuồng bộ Tối thiểu 1 2.6.2 Xe kéo (đà kéo) chở xuồng DT3 Hệ khung gầm được quy định: - Thiết kế cơ cấu khung gầm với kiểu thép hộp 200x100x6 mm; - Hệ khung gầm được đặt trên hệ bánh lốp loại nhỏ. Hệ dẫn động và chằng giữ xe: Hệ dẫn động xuồng DT3 được bố trí phù hợp theo tuyến hình thân xuồng, đảm bảo xuồng không bị nghiêng lệch khi kéo xuồng ra vào khung chở; cố định xuồng chắc chắn vào khung gầm xe, để vận chuyển, kéo xuồng đi xa; khung xe chở xuồng có bố trí cáp chằng xuồng là loại cáp bọc nhựa để tránh trầy xước xuồng, được chằng cố định vào các vị trí có sẵn trên khung. STT Danh mục Đơn vị tính Quy cách Số lượng, khối lượng 1 Khung xe chở xuồng kg Tối thiểu thép hộp 200x100x6 mm (tối thiểu 40 m) Tối thiểu 1130 2 Giá đỡ xuồng kg Tối thiểu thép hộp 100x100x4 mm (tối thiểu 15,8 m) Tối thiểu 137 3 Bánh xe lăn đỡ xuồng chiếc Ø200 (bánh nhựa) Tối thiểu 16 4 Bánh xe lăn đỡ xuồng chiếc Ø150 (bánh nhựa) Tối thiểu 24 5 Bánh xe chặn xuồng chiếc Ø125 (bánh nhựa) Tối thiểu 3 6 Cáp chằng buộc xuồng m Cáp thép bọc nhựa Ø16 Tối thiểu 16 7 Tăng đơ chiếc Ø16 Tối thiểu 8 8 Cáp kéo xuồng m Cáp thép Ø20 (6x24) Tối thiểu 15 9 Móc cáp chiếc Tối thiểu 1 10 Tời kéo xuồng chiếc Tời quay tay, lực quay 13kN Tối thiểu 1 11 Bánh xe chở xuồng bộ Ø200 bọc cao su Tối thiểu 1 12 Bánh lốp xe chở xuồng bộ 165/60R14 (bánh lốp) Tối thiểu 4 13 Trục bánh xe chở xuồng bộ Tối thiểu 1 14 Bộ nhíp giảm xóc bộ Tối thiểu 4 2.6.3 Xe kéo (đà kéo) chở xuồng DT4 Hệ khung gầm được quy định: - Thiết kế cơ cấu khung gầm với kiểu thép hộp 200x100x6 mm; - Hệ khung gầm được đặt trên hệ bánh lốp loại nhỏ. Hệ dẫn động và chằng giữ xe: Hệ dẫn động xuồng DT4 được bố trí phù hợp theo tuyến hình thân xuồng, đảm bảo xuồng không bị nghiêng lệch khi kéo xuồng ra vào khung chở; cố định xuồng chắc chắn vào khung gầm xe để vận chuyển, kéo xuồng đi xa; khung xe chở xuồng có bố trí cáp chằng xuồng là loại cáp bọc nhựa để tránh trầy xước xuồng, được chằng cố định vào các vị trí có sẵn trên khung. STT Danh mục Đơn vị tính Quy cách Số lượng, khối lượng 1 Khung xe chở xuồng kg Tối thiểu thép hộp 200x100x6 mm (tối thiểu 65 m) Tối thiểu 1836 2 Giá đỡ xuồng kg Tối thiểu thép hộp 100x100x4 mm (tối thiểu 15,8 m) Tối thiểu 137 3 Bánh xe lăn đỡ xuồng chiếc Ø200 (bánh nhựa) Tối thiểu 16 4 Bánh xe lăn đỡ xuồng chiếc Ø150 (bánh nhựa) Tối thiểu 24 5 Bánh xe chặn xuồng chiếc Ø125 (bánh nhựa) Tối thiểu 3 6 Cáp chằng buộc xuồng m Cáp thép bọc nhựa Ø16 Tối thiểu 16 7 Tăng đơ chiếc Ø16 Tối thiểu 8 8 Cáp kéo xuồng m Cáp thép Ø20 (6x24) Tối thiểu 40 9 Móc cáp chiếc Tối thiểu 1 10 Tời kéo xuồng chiếc Tời quay tay, lực quay 13kN Tối thiểu 1 11 Bánh xe chở xuồng bộ Ø200 bọc cao su Tối thiểu 1 12 Bánh lốp xe chở xuồng bộ 165/60R14 (bánh lốp) Tối thiểu 4 13 Trục bánh xe chở xuồng bộ Tối thiểu 2 14 Bộ nhíp giảm xóc bộ Tối thiểu 4", "Khoản 2.5. Tiêu chí chất lượng 2.5.1. Tiêu chí chất lượng chung Thiết bị phải đáp ứng các chỉ tiêu chất lượng tối thiểu được quy định trong 2.5.2, 2.5.3, 2.5.4, 2.5.5 và 2.5.6. Sự thiết lập và duy trì một liên kết truyền thông và đánh giá biên độ tổn hao tại điểm gần như không lỗi Quasi-Error-Free (QEF) được sử dụng như tiêu chí để đảm bảo rằng tất cả các chức năng chính của máy phát và máy thu được đánh giá trong suốt quá trình thử miễn nhiễm. Ngoài ra, bài đo cũng phải được tiến hành ở chế độ \"rỗi\" để đảm bảo máy phát hoạt động như dự định. Sự duy trì đường liên kết truyền thông phải được đánh giá bằng bộ chỉ thị, có thể là một phần của hệ thống đo kiểm hoặc thiết bị được đo kiểm EUT. Nếu thiết bị có tính chất chuyên dụng, chẳng hạn các tiêu chí chất lượng được mô tả trong các mục dưới đây không phù hợp thì nhà sản xuất phải khai báo bổ sung vào báo cáo đo, chỉ tiêu kỹ thuật riêng sự suy giảm chất lượng ở mức độ chấp nhận được trong suốt quá trình thử miễn nhiễm. Các chỉ tiêu kỹ thuật bao gồm trong mô tả sản phẩm và quy chuẩn này. 2.5.2. Tiêu chí chất lượng đối với hiện tượng liên tục áp dụng cho máy phát (CT) Đường liên kết truyền thông phải được thiết lập khi bắt đầu phép đo kiểm và được duy trì trong quá trình đo kiểm, xem các điều mục 2.3.2, 2.3.3, 2.3.4 và 2.3.5. Trước khi đo, bộ suy hao ở đầu vào máy thu phải được điều chỉnh để đạt được hoạt động tại điểm QEF (hoặc tương đương). Trong quá trình đo, bộ suy hao phải được điều chỉnh để liên kết truyền thông được tái thiết lập hoạt động tại điểm QEF. Mức độ điều chỉnh suy hao cần thiết để đạt được điều này phải được ghi vào báo cáo đo. Điều này được định nghĩa là tổn hao biên độ nhiễu (LONM - Loss Of Noise Margin). LONM không được vượt quá 3 dB. Trường hợp không thực tế để đo BER nhà sản xuất phải nêu rõ mức độ suy giảm hình ảnh được coi là tương đương với hoạt động tại điểm QEF. Khi kết thúc phép đo kiểm, EUT vẫn phải hoạt động như mong muốn, không mất các chức năng đối tượng sử dụng điều khiển hay số liệu được lưu trữ và đường truyền thông sẽ vẫn phải được duy trì. Ngoài ra để xác định chỉ tiêu kỹ thuật trên trong điều kiện hoạt động bình thường, bài đo phải tiến hành ở chế độ \"rỗi\" và máy phát không được hoạt động một cách không có chủ định. 2.5.3. Tiêu chí chất lượng đối với hiện tượng đột biến áp dụng cho máy phát (TT) Đường liên kết truyền thông phải được thiết lập khi bắt đầu phép đo kiểm, xem các điều mục 2.3.2, 2.3.3, 2.3.4 và 2.3.5. Trước khi đo, bộ suy hao ở đầu vào máy thu phải được điều chỉnh để đạt được hoạt động tại điểm QEF (hoặc tương đương). Trong quá trình đo, bộ suy hao phải được điều chỉnh để liên kết truyền thông được tái thiết lập hoạt động tại điểm QEF. Mức độ điều chỉnh suy hao cần thiết để đạt được điều này phải được ghi vào báo cáo đo. Điều này được định nghĩa là biên độ tổn hao nhiễu Loss Of Noise Margin (LONM). LONM không được vượt quá 3 dB. Trên lý thuyết để đo BER nhà sản xuất phải nêu rõ mức độ suy giảm hình ảnh được coi là tương đương với hoạt động tại điểm QEF. Khi kết thúc mỗi phép đo kiểm, EUT vẫn phải hoạt động như mong muốn và người sử dụng không nhận ra dấu hiệu mất đường truyền thông tin. Khi kết thúc phép đo kiểm tổng thể bao gồm chuỗi các phép đo riêng lẻ, EUT vẫn phải hoạt động như mong muốn, không mất các chức năng đối tượng sử dụng điều khiển hay số liệu được lưu trữ như nhà sản xuất đã công bố và đường truyền thông sẽ vẫn phải được duy trì.Ngoài ra để xác định các chỉ tiêu kỹ thuật trên khi hoạt động bình thường, phải tiến hành đo kiểm trong chế độ \"rỗi\" và máy phát không được hoạt động một cách không có chủ đích. 2.5.4. Tiêu chí chất lượng đối với hiện tượng liên tục áp dụng cho máy thu (CR) Đường liên kết truyền thông phải được thiết lập khi bắt đầu phép đo kiểm,xem các điều mục 2.3.1, 2.3.2, 2.3.3 và 2.3.4. Trước khi đo, bộ suy hao ở đầu ra máy phát phải được điều chỉnh để đạt được hoạt động tại điểm QEF (hoặc tương đương). Trong quá trình đo, bộ suy hao phải được điều chỉnh để liên kết truyền thông được tái thiết lập hoạt động tại điểm QEF. Mức độ điều chỉnh suy hao cần thiết để đạt được điều này phải được ghi vào báo cáo đo. Điều này được định nghĩa là biên độ tổn hao nhiễu Loss Of Noise Margin (LONM). LONM không được vượt quá 3 dB. Trên lý thuyết để đo BER nhà sản xuất phải nêu rõ mức độ suy giảm hình ảnh được coi là tương đương với hoạt động tại điểm QEF. Khi kết thúc đo, EUT phải hoạt động như dự định mà không bị mất các chức năng đối tượng sử dụng điều khiển hoặc số liệu cần phải lưu đồng thời liên kết truyền thông phải được duy trì trong quá trình đo. 2.5.5. Tiêu chí chất lượng đối với hiện tượng đột biến áp dụng cho máy thu (TR) Đường liên kết truyền thông phải được thiết lập khi bắt đầu phép đo kiểm, xem các điều mục 2.3.1, 2.3.2, 2.3.3 và 2.3.4. Trước khi đo, bộ suy hao ở đầu ra máy phát phải được điều chỉnh để đạt được hoạt động tại điểm QEF (hoặc tương đương). Trong quá trình đo, bộ suy hao phải được điều chỉnh để liên kết truyền thông được tái thiết lập hoạt động tại điểm QEF. Mức độ điều chỉnh suy hao cần thiết để đạt được điều này phải được ghi vào báo cáo đo. Điều này được định nghĩa là biên độ tổn hao nhiễu Loss Of Noise Margin (LONM). LONM không được vượt quá 3 dB. Trên lý thuyết để đo BER nhà sản xuất phải nêu rõ mức độ suy giảm hình ảnh được coi là tương đương với hoạt động tại điểm QEF. Khi kết thúc mỗi phép đo kiểm, EUT vẫn phải hoạt động như mong muốn và người sử dụng không nhận ra dấu hiệu mất đường truyền thông tin. Khi kết thúc phép đo kiểm tổng thể bao gồm chuỗi các phép đo riêng lẻ, EUT vẫn phải hoạt động như mong muốn, không mất các chức năng đối tượng sử dụng điều khiển hay số liệu được lưu trữ như nhà sản xuất đã công bố và đường truyền thông sẽ vẫn phải được duy trì. 2.5.6. Tiêu chí chất lượng đối với thiết bị phụ trợ được kiểm tra độc lập Tuân theo mục C.4 trong QCVN 18:2014/BTTTT.", "Điều 1. Yêu cầu chung\n1.1 Yêu cầu về đầu tư, xây dựng Việc đầu tư xây dựng, quản lý khai thác kết cấu hạ tầng cảng biển cần dựa trên các yếu tố sau: 1.1.1 Tận dụng và phát huy tối đa điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực để phát triển cảng biển, khai thác hiệu quả quỹ đất xây dựng cảng, tăng khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải lớn. 1.1.2 Khai thác, sử dụng hiệu quả hạ tầng cầu cảng, bến cảng hiện có, đầu tư chiều sâu để nâng cao năng lực khai thác, đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa vận tải biển. 1.1.3 Kết nối đồng bộ hạ tầng giao thông vận tải, tạo động lực thúc đẩy phát triển các khu kinh tế, đô thị ven biển và các khu công nghiệp lớn. 1.1.4 Kết hợp phát triển hài hòa các bến cảng chuyên dùng để đáp ứng thông qua các loại hàng hóa. 1.1.5 Tăng cường áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại trong quản lý, khai thác cảng biển. 1.1.6 Phát triển cảng cần đảm bảo yếu tố bền vững, trong đó gắn phát triển cảng biển với bảo vệ môi trường, bảo tồn sinh thái thiên nhiên và không gây tác động xấu đến các hoạt động xã hội, dân sinh trong khu vực; gắn liền với yêu cầu đảm bảo quốc phòng, an ninh. 1.1.7 Cầu cảng, bến cảng, khu nước, vùng nước trong quá trình đầu tư xây dựng mới, cải tạo phải xem xét các điều kiện phối hợp với kết cấu hạ tầng hàng hải liền kề đã được xây dựng (hoặc dự kiến xây dựng) để có thể tận dụng được cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng hàng hải trong đảm bảo hiệu quả kinh tế - kỹ thuật.\n1.2 Yêu cầu về kết cấu Các công trình, hạng mục công trình thuộc cảng biển phải đảm bảo các yêu cầu về kết cấu như sau: 1.2.1 Yêu cầu về an toàn chịu lực: Phải được thiết kế và xây dựng chịu được các tải trọng và tổ hợp tải trọng bất lợi tác động lên chúng, kể cả tải trọng gây phá hoại theo thời gian. Trong đó các tải trọng liên quan đến điều kiện tự nhiên của Việt Nam (gió bão, động đất,…) phải phù hợp với QCVN 02:2009/BXD. 1.2.2 Yêu cầu về khả năng khai thác: Phải duy trì được điều kiện khai thác, không bị biến dạng và suy giảm các tính năng, thông số kỹ thuật vượt quá giới hạn cho phép của tiêu chuẩn được lựa chọn áp dụng cho công trình. 1.2.3 Yêu cầu về tuổi thọ công trình: Phải được thiết kế và xây dựng đảm bảo độ bền trước tác động của khí hậu, xâm thực của môi trường xung quanh, các tác nhân sinh học và tác nhân có hại khác; đảm bảo an toàn chịu lực và có khả năng khai thác bình thường trong suốt thời gian khai thác vận hành (tuổi thọ) quy định của công trình.\n1.3 Yêu cầu về khai thác 1.3.1 Thông báo điều kiện khai thác Bến cảng, cầu cảng trước khi đưa vào khai thác, phải được doanh nghiệp khai thác thông báo điều kiện khai thác trên trang web hoặc tại văn phòng điều hành cảng. Trong đó cần có một số nội dung chính sau: 1.3.1.1 Thông số về kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng: kích thước cầu cảng (chiều dài, chiều rộng), khu nước trước bến (chiều dài, chiều rộng, độ sâu khu nước, địa chất đáy), bán kính và độ sâu vùng quay trở; 1.3.1.2 Thông số về tàu thuyền: kích thước tàu (chiều dài, chiều rộng, trọng tải, mớn nước, lượng giãn nước); vận tốc cập cầu; góc cập cầu; sơ đồ, số lượng dây neo buộc; yêu cầu về tàu lai dắt (nếu cần); 1.3.1.3 Thông số về điều kiện tự nhiên, khí tượng thủy văn (cấp sóng, cấp gió, vận tốc dòng chảy và thủy triều). 1.3.2 Các yêu cầu trong quá trình khai thác 1.3.2.1 Bến cảng, cầu cảng phải có đủ chiều dài và các điều kiện cần thiết khác bảo đảm cho tàu thuyền cập cầu an toàn; phải có đủ ánh sáng, không có chướng ngại vật trên mặt cầu có thể gây trở ngại, gây nguy hiểm cho việc tàu neo đậu hoặc các hoạt động bình thường khác của thuyền viên và hành khách; 1.3.2.2 Bố trí công nhân lành nghề để phục vụ việc buộc, cởi dây của tàu thuyền khi ra, vào cầu cảng; các cột bích phải được chuẩn bị sẵn sàng để việc buộc, cởi dây được thực hiện nhanh chóng và an toàn; 1.3.2.3 Trang bị các thiết bị đảm bảo đủ công suất bốc xếp hàng hóa phù hợp với công nghệ bốc xếp của cảng và ứng dụng các công nghệ hiện đại; 1.3.2.4 Trang bị, bố trí đủ đệm va đảm bảo chất lượng theo quy định; 1.3.2.5 Bố trí hệ thống biển báo, chỉ dẫn đảm bảo an toàn phù hợp với QCVN 20:2015/BGTVT; 1.3.2.6 Bảo đảm các điều kiện an ninh trật tự tại khu vực bến cảng nơi tàu cập cầu bốc dỡ hàng hóa hoặc đón trả hành khách; 1.3.2.7 Trang bị và duy trì sự hoạt động bình thường các phương tiện thông tin liên lạc nhằm bảo đảm sự thông suốt trong trao đổi thông tin liên quan đến hoạt động hàng hải tại cảng biển theo quy định; 1.3.2.8 Thực hiện công tác bảo trì, bảo dưỡng để duy trì tình trạng kỹ thuật của bến cảng, kho, bãi, phương tiện, thiết bị, độ sâu vùng nước trước bến cảng và vùng nước khác theo quy định; định kỳ tổ chức thực hiện việc khảo sát, công bố thông báo hàng hải độ sâu vùng nước trước bến cảng và vùng nước khác. Bến cảng phải được tổ chức kiểm định tình trạng kỹ thuật (định kỳ hoặc đột xuất) theo quy định nhằm bảo đảm an toàn trong khai thác; 1.3.2.9 Tổ chức thực hiện quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và bảo vệ môi trường tại cảng biển; 1.3.2.10 Bố trí đường đi lại an toàn của các phương tiện cơ giới, lối đi bộ cho công nhân, nhân viên thực hiện nhiệm vụ tại cảng; bố trí hệ thống biển báo, chỉ dẫn, kẻ sơn giới hạn an toàn cho các đường đi trên bến cảng phù hợp với QCVN 41: 2019/BGTVT; 1.3.2.11 Bố trí cầu thang lên xuống từ cầu cảng xuống phương tiện; 1.3.2.12 Đảm bảo thiết bị kiểm soát tải trọng phương tiện ra, vào cảng phù hợp với điều kiện khai thác cảng.\n1.4 An ninh cảng biển Cảng biển, bến cảng tiếp nhận tàu biển hoạt động tuyến quốc tế phải thực hiện đánh giá, phê duyệt, cấp Giấy chứng nhận phù hợp cảng biển theo quy định.\n1.5 Bảo vệ môi trường 1.5.1 Cảng biển cần tuân thủ đầy đủ các quy định về môi trường theo quy định và yêu cầu của công ước quốc tế về: ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra, sự cố liên quan đến chất gây hại; kiểm soát ô nhiễm do các chất độc hại chở bằng đường biển; ngăn ngừa ô nhiễm do nước thải từ tàu biển gây ra; tuân thủ sự kiểm soát của cơ quan quản lý nhà nước tại cảng biển. 1.5.2 Cảng biển phải được trang bị phương tiện, thiết bị để thu gom, lưu giữ và xử lý chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động hoặc thuê doanh nghiệp có chức năng tiếp nhận, thu gom, xử lý chất thải theo quy định của pháp luật; 1.5.3 Cảng biển phải tuân thủ các quy định và quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về ứng phó sự cố tràn dầu và ứng phó sự cố hóa chất độc hại.\n1.6 Phòng chống cháy nổ Cảng biển cần trang bị đầy đủ cơ sở hạ tầng và phương tiện thiết bị phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy, phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy phải phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về an toàn phòng cháy và chữa cháy; có phương án thoát nạn, giải tỏa phương tiện, vật tư hàng hóa khi có cháy xảy ra. Trong đó cần đáp ứng các nội dung chính như sau: 1.6.1 Nhà và công trình xây dựng trong phạm vi cảng phải đáp ứng các yêu cầu chung về an toàn cháy theo quy định tại QCVN 06:2020/BXD. 1.6.2 Trang bị đầy đủ cơ sở hạ tầng và phương tiện thiết bị phòng cháy, chữa cháy theo quy định phù hợp với các loại hàng hóa xếp dỡ tại cảng, đặc biệt đối với các bến cảng tiếp nhận tàu dầu, hóa chất, hàng hóa nguy hiểm dễ cháy nổ. 1.6.3 Thiết bị phòng, chống cháy, nổ của cảng biển và của tàu thuyền phải được đặt đúng nơi quy định và luôn ở trạng thái sẵn sàng hoạt động. Tại các khu vực, địa điểm trong cảng, trên tàu thuyền phải có dấu hiệu cảnh báo hoặc chỉ dẫn theo quy định về phòng chống cháy nổ, đặc biệt là tại vị trí có nguy cơ dễ xảy ra cháy, nổ. 1.6.4 Những người làm nhiệm vụ trên tàu thuyền, tại khu vực có nguy cơ xảy ra cháy, nổ trong cảng phải được huấn luyện về nghiệp vụ phòng, chống cháy, nổ. 1.6.5 Tàu thuyền khi tiếp nhận nhiên liệu phải: Chuẩn bị sẵn sàng các trang thiết bị phòng, chống cháy, nổ; Bố trí người thường trực ở trên boong và ngay tại nơi tiếp nhận nhiên liệu; Chấp hành mọi quy trình, quy tắc an toàn kỹ thuật khi tiếp nhận nhiên liệu. 1.6.6 Sử dụng các trang thiết bị phòng, chống cháy, nổ của cảng và của tàu thuyền đúng mục đích. 1.6.7 Cảng biển phải được trang bị các thiết bị đảm bảo khả năng kết nối thuận tiện với hệ thống đường ống chữa cháy trên tàu khi xảy ra hỏa hoạn.\n1.7 Bảo trì công trình Trong quá trình khai thác, các công trình, hạng mục công trình thuộc cảng biển phải đáp ứng yêu cầu về bảo trì công trình như sau: 1.7.1 Quy trình bảo trì phải được doanh nghiệp khai thác tổ chức lập và phê duyệt trước khi đưa công trình, hạng mục công trình vào khai thác. 1.7.2 Công trình, hạng mục công trình khi đưa vào sử dụng phải được bảo trì theo quy trình bảo trì được phê duyệt. 1.7.3 Việc bảo trì phải bảo đảm an toàn đối với con người, tài sản và công trình.", "Điều 6. Trang thiết bị của tàu biển hoạt động trong Vịnh Bắc Bộ\n1. Trang thiết bị của tàu biển phải tuân thủ quy định của các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia nêu tại khoản 1 Điều 4 của Thông tư này.\n2. Tàu biển phân cấp hạn chế III quy định tại khoản 3 Điều 5 của Thông tư này ngoài việc đáp ứng các quy định tại khoản 1 Điều này còn phải thỏa mãn các yêu cầu sau:\na) Máy chính của tàu phải được trang bị bơm dầu bôi trơn dự phòng, bơm làm mát dự phòng và máy nén khí dự phòng;\nb) Tàu phải được trang bị 02 tổ máy phát điện với công suất của mỗi tổ máy có thể cung cấp đủ năng lượng điện cho hoạt động an toàn của tàu;\nc) Nếu phải sử dụng máy biến áp để cung cấp năng lượng điện cho các trang thiết bị trên tàu, thì tàu phải được trang bị 02 máy biến áp với công suất của mỗi máy có thể cung cấp đủ năng lượng điện cho hoạt động an toàn của tàu;\nd) Phao bè cứu sinh bố trí ở mỗi mạn tàu phải có khả năng chở được toàn bộ số người trên tàu.", "Khoản 9. Dịch vụ kết nối thông tin ngành hàng hải\na) Tiêu chí chất lượng dịch vụ kết nối thông tin ngành hàng hải gồm: độ khả dụng dịch vụ; tỷ lệ xử lý sự cố thành công;\nb) Yêu cầu đáp ứng và phương pháp xác định tiêu chí chất lượng dịch vụ kết nối thông tin ngành hàng hải được quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này.", "Khoản 2.5 Bến phao 2.5.1 Bến cảng có kết cấu dạng bến phao thì kích thước khu nước phải được tính toán đảm bảo phương tiện phù hợp cập, rời và neo đậu bốc xếp hàng hóa. 2.5.2 Phao phải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành. Đối với phao kết cấu thép phải được kiểm tra, chứng nhận theo quy định tại QCVN 72: 2014/BGTVT.", "Khoản 1. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 Điều 4 như sau: “b) Tiêu chí chất lượng, dịch vụ quản lý vận hành, bảo trì hệ thống báo hiệu dẫn luồng hàng hải công cộng được xác định gồm: chức năng của báo hiệu; tính sẵn sàng hoạt động của thiết bị báo hiệu; nhân sự bố trí tại các trạm luồng; công tác bảo trì, sửa chữa cơ khí, công trình; công tác quản lý tại trạm luồng; chỉ số khả dụng của báo hiệu hàng hải trên luồng.”", "Khoản 2.5. Tiêu chí chất lượng 2.5.1. Yêu cầu chung Nhà sản xuất phải công bố các chức năng cơ bản của thiết bị cần kiểm tra trong và sau các phép thử EMC và phải ghi lại các chức năng này trong bản báo cáo kết quả thử nghiệm. Thiết bị phải đáp ứng các tiêu chí chất lượng tối thiểu, như quy định trong các điều 2.5.2. điều 2.5.3, điều 2.5.4, điều 2.5.5 và những chức năng bổ sung mà nhà sản xuất công bố. 2.5.2. Tiêu chí chất lượng đối với các hiện tượng liên tục áp dụng cho máy phát (CT) Việc thiết lập kết nối thông tin liên tục tại thời điểm bắt đầu thử nghiệm, duy trì nó trong và sau phép thử và đánh giá mức BER được sử dụng như là tiêu chí chất lượng để khẳng định các chức năng cơ bản của máy thu phát được đánh giá trong và/hoặc sau thử nghiệm. Tuy nhiên, trong trường hợp thiết bị có chứa các mạch thoại tương tự, thì thay vì đánh giá BER ta cần đánh giá mức tín hiệu ra thoại. Trong thời gian thử miễn nhiễm, - Hệ thống thử nghiệm phải điều khiển EUT sao cho nó phát liên tục trên khe thời gian của một kênh xác định, phù hợp với các thủ tục mô tả trong tiêu chuẩn ETSI EN 300 175-3; - Hệ thống thử nghiệm phải kiểm chứng được là tỷ lệ lỗi bit (BER) nhỏ hơn hoặc bằng 1 x 10-3; hoặc - Nếu thiết bị có chứa các mạch thoại tương tự, thì mức tín hiệu ra thoại phải nhỏ hơn ít nhất 35 dB so với mức nhiễu ghi được trước khi bắt đầu thử nghiệm. Điều này phải được kiểm tra đánh giá theo thủ tục ghi trong điều 2.4.3.2. Sau khi thử miễn nhiễm, - Hệ thống thử nghiệm phải truyền tin báo “clear test modes”, như mô tả trong tiêu chuẩn ETSI EN 300 175-3. Điều này chứng tỏ rằng sóng mang và đường truyền thông được duy trì trong suốt chuỗi các thử nghiệm và rằng EUT vẫn đang hoạt động; và - EUT hoạt động đúng như dự định và không bị mất các chức năng điều khiển; dữ liệu lưu trữ và kết nối thông tin liên tục được duy trì trong và sau thử nghiệm (xem điều 2.4.3.1). Nếu EUT có khả năng phát, thì các phép thử phải được lặp lại theo phương thức chờ hoạt động (stand by mode), để khẳng định rằng không có hiện tượng phát ngoài ý muốn. 2.5.3. Tiêu chí chất lượng đối với hiện tượng đột biến áp dụng cho máy phát (TT) Sau mỗi lần thử phơi nhiễm trong chuỗi các thử nghiệm, EUT phải hoạt động sao cho đối tượng sử dụng không nhận biết được có mất kết nối thông tin liên tục hay không. Sau toàn bộ chuỗi các phép thử nghiệm phơi nhiễm, bao gồm chuỗi các thử phơi nhiễm riêng, EUT phải hoạt động như dự định và không mất các chức năng điều khiển hoặc lưu trữ dữ liệu như nhà sản xuất công bố và đường thông phải được duy trì (xem điều 2.4.3.1). Nếu EUT có thể phát, thì phải thực hiện các phép thử để khẳng định rằng không xẩy ra hiện tượng phát ngoài ý muốn. 2.5.4. Tiêu chí chất lượng đối với hiện tượng liên tục áp dụng cho máy thu (CR) Các chức năng cơ bản của thiết bị thu phải được thẩm định trong mỗi lần phơi nhiễm trong chuỗi phép thử. Nếu thiết bị có chứa các mạch thoại tương tự, thì mức tín hiệu ra thoại phải nhỏ hơn ít nhất 35 dB so với mức chuẩn đã ghi nhận trước đó. Điều này được kiểm chứng theo thủ tục ghi trong điều 2.4.3.2. Không cần đánh giá mức BER. Sau phép thử, EUT phải hoạt động như dự định và không bị mất các chức năng điều khiển hoặc lưu trữ dữ liệu và đường truyền vẫn được duy trì. Điều này phải được kiểm chứng bằng cách kiểm tra các chức năng cơ bản. 2.5.5. Tiêu chí chất lượng đối với hiện tượng đột biến áp dụng cho thiết bị máy thu (TR) Sau mỗi lần thử phơi nhiễm, EUT phải hoạt động như dự định và đối tượng sử dụng không nhận biết được có mất kết nối thông tin liên tục hay không. Sau tất cả các phép thử phơi nhiễm, bao gồm toàn bộ các thử phơi nhiễm riêng, EUT phải hoạt động như dự định và không mất các chức năng điều khiển hoặc lưu trữ dữ liệu, như nhà sản xuất công bố và đường thông phải được duy trì. Điều này phải được kiểm chứng bằng cách kiểm tra các chức năng cơ bản. 2.5.6. Tiêu chí chất lượng đối với thiết bị phụ trợ liên quan được kiểm tra độc lập Áp dụng điều C.4, Phụ lục C trong QCVN 18:2014/BTTTT. 2.5. Tiêu chí chất lượng 2.5.1. Yêu cầu chung Nhà sản xuất phải công bố các chức năng cơ bản của thiết bị cần kiểm tra trong và sau các phép thử EMC và phải ghi lại các chức năng này trong bản báo cáo kết quả thử nghiệm. Thiết bị phải đáp ứng các tiêu chí chất lượng tối thiểu, như quy định trong các điều 2.5.2. điều 2.5.3, điều 2.5.4, điều 2.5.5 và những chức năng bổ sung mà nhà sản xuất công bố. 2.5.2. Tiêu chí chất lượng đối với các hiện tượng liên tục áp dụng cho máy phát (CT) Việc thiết lập kết nối thông tin liên tục tại thời điểm bắt đầu thử nghiệm, duy trì nó trong và sau phép thử và đánh giá mức BER được sử dụng như là tiêu chí chất lượng để khẳng định các chức năng cơ bản của máy thu phát được đánh giá trong và/hoặc sau thử nghiệm. Tuy nhiên, trong trường hợp thiết bị có chứa các mạch thoại tương tự, thì thay vì đánh giá BER ta cần đánh giá mức tín hiệu ra thoại. Trong thời gian thử miễn nhiễm, - Hệ thống thử nghiệm phải điều khiển EUT sao cho nó phát liên tục trên khe thời gian của một kênh xác định, phù hợp với các thủ tục mô tả trong tiêu chuẩn ETSI EN 300 175-3; - Hệ thống thử nghiệm phải kiểm chứng được là tỷ lệ lỗi bit (BER) nhỏ hơn hoặc bằng 1 x 10-3; hoặc - Nếu thiết bị có chứa các mạch thoại tương tự, thì mức tín hiệu ra thoại phải nhỏ hơn ít nhất 35 dB so với mức nhiễu ghi được trước khi bắt đầu thử nghiệm. Điều này phải được kiểm tra đánh giá theo thủ tục ghi trong điều 2.4.3.2. Sau khi thử miễn nhiễm, - Hệ thống thử nghiệm phải truyền tin báo “clear test modes”, như mô tả trong tiêu chuẩn ETSI EN 300 175-3. Điều này chứng tỏ rằng sóng mang và đường truyền thông được duy trì trong suốt chuỗi các thử nghiệm và rằng EUT vẫn đang hoạt động; và - EUT hoạt động đúng như dự định và không bị mất các chức năng điều khiển; dữ liệu lưu trữ và kết nối thông tin liên tục được duy trì trong và sau thử nghiệm (xem điều 2.4.3.1). Nếu EUT có khả năng phát, thì các phép thử phải được lặp lại theo phương thức chờ hoạt động (stand by mode), để khẳng định rằng không có hiện tượng phát ngoài ý muốn. 2.5.3. Tiêu chí chất lượng đối với hiện tượng đột biến áp dụng cho máy phát (TT) Sau mỗi lần thử phơi nhiễm trong chuỗi các thử nghiệm, EUT phải hoạt động sao cho đối tượng sử dụng không nhận biết được có mất kết nối thông tin liên tục hay không. Sau toàn bộ chuỗi các phép thử nghiệm phơi nhiễm, bao gồm chuỗi các thử phơi nhiễm riêng, EUT phải hoạt động như dự định và không mất các chức năng điều khiển hoặc lưu trữ dữ liệu như nhà sản xuất công bố và đường thông phải được duy trì (xem điều 2.4.3.1). Nếu EUT có thể phát, thì phải thực hiện các phép thử để khẳng định rằng không xẩy ra hiện tượng phát ngoài ý muốn. 2.5.4. Tiêu chí chất lượng đối với hiện tượng liên tục áp dụng cho máy thu (CR) Các chức năng cơ bản của thiết bị thu phải được thẩm định trong mỗi lần phơi nhiễm trong chuỗi phép thử. Nếu thiết bị có chứa các mạch thoại tương tự, thì mức tín hiệu ra thoại phải nhỏ hơn ít nhất 35 dB so với mức chuẩn đã ghi nhận trước đó. Điều này được kiểm chứng theo thủ tục ghi trong điều 2.4.3.2. Không cần đánh giá mức BER. Sau phép thử, EUT phải hoạt động như dự định và không bị mất các chức năng điều khiển hoặc lưu trữ dữ liệu và đường truyền vẫn được duy trì. Điều này phải được kiểm chứng bằng cách kiểm tra các chức năng cơ bản. 2.5.5. Tiêu chí chất lượng đối với hiện tượng đột biến áp dụng cho thiết bị máy thu (TR) Sau mỗi lần thử phơi nhiễm, EUT phải hoạt động như dự định và đối tượng sử dụng không nhận biết được có mất kết nối thông tin liên tục hay không. Sau tất cả các phép thử phơi nhiễm, bao gồm toàn bộ các thử phơi nhiễm riêng, EUT phải hoạt động như dự định và không mất các chức năng điều khiển hoặc lưu trữ dữ liệu, như nhà sản xuất công bố và đường thông phải được duy trì. Điều này phải được kiểm chứng bằng cách kiểm tra các chức năng cơ bản. 2.5.6. Tiêu chí chất lượng đối với thiết bị phụ trợ liên quan được kiểm tra độc lập Áp dụng điều C.4, Phụ lục C trong QCVN 18:2014/BTTTT.", "Khoản 1. Dịch vụ quản lý vận hành, bảo trì hệ thống đèn biển, đăng tiêu độc lập Tiêu chí chất lượng dịch vụ quản lý vận hành, bảo trì hệ thống đèn biển, đăng tiêu độc lập gồm: chức năng của báo hiệu; tính sẵn sàng hoạt động của thiết bị báo hiệu; nhân sự bố trí tại các trạm đèn biển; công tác bảo trì, sửa chữa cơ khí, công trình; công tác quản lý; chỉ số khả dụng của đèn biển, đăng tiêu độc lập. Nội dung chi tiết tiêu chí chất lượng dịch vụ quản lý vận hành, bảo trì hệ thống đèn biển, đăng tiêu độc lập được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này." ]
Tổ chức tài chính vi mô có bắt buộc phải lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong báo cáo tài chính năm hay không?
[ "Quy định chung\nChương này quy định về nội dung, phương pháp lập, trình bày và các nội dung khác có liên quan đến Hệ thống báo cáo tài chính của TCVM.\nBáo cáo tài chính của TCVM (sau đây gọi tắt là báo cáo tài chính) là các báo cáo được lập theo các Chuẩn mực kế toán Việt Nam và Chế độ kế toán hiện hành để phản ánh các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu của TCVM. Hệ thống báo cáo tài chính bao gồm: Báo cáo tình hình tài chính, Báo cáo kết quả hoạt động, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài chính.\nCác báo cáo nghiệp vụ, báo cáo thống kê và báo cáo khác phục vụ cho quản trị và điều hành các mặt hoạt động của TCVM (kể cả báo cáo kế toán quản trị) không thuộc phạm vi điều chỉnh của Chương này.\n...\n8. Hệ thống báo cáo tài chính\n8.1. Báo cáo tài chính năm\na. Báo cáo bắt buộc\n- Báo cáo tình hình tài chính Mẫu số B01-TCVM\n- Báo cáo kết quả hoạt động Mẫu số B02-TCVM\n- Bản Thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B09-TCVM\nb. Báo cáo không bắt buộc mà khuyến khích lập\n- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B03-TCVM" ]
[ "Điều 114. Hướng dẫn lập và trình bày Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03 – DN)\n1. Nguyên tắc lập và trình bày Báo cáo lưu chuyển tiền tệ\n1.1. Việc lập và trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ hàng năm và các kỳ kế toán giữa niên độ phải tuân thủ các quy định của Chuẩn mực kế toán “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ” và Chuẩn mực kế toán “Báo cáo tài chính giữa niên độ”. Phương pháp lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được hướng dẫn cho các giao dịch phổ biến nhất, doanh nghiệp căn cứ bản chất từng giao dịch để trình bày các luồng tiền một cách phù hợp nếu chưa có hướng dẫn cụ thể trong Thông tư này. Các chỉ tiêu không có số liệu thì không phải trình bày, doanh nghiệp được đánh lại số thứ tự nhưng không được thay đổi mã số của các chỉ tiêu.\n1.2. Các khoản đầu tư ngắn hạn được coi là tương đương tiền trình bày trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ chỉ bao gồm các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và không có rủi ro trong chuyển đổi thành tiền kể từ ngày mua khoản đầu tư đó tại thời điểm báo cáo. Ví dụ kỳ phiếu ngân hàng, tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi… có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày mua.\n1.3. Doanh nghiệp phải trình bày các luồng tiền trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo ba loại hoạt động: Hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính theo quy định của chuẩn mực \"Báo cáo lưu chuyển tiền tệ\": - Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh là luồng tiền phát sinh từ các hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp và các hoạt động khác không phải là các hoạt động đầu tư hay hoạt động tài chính; - Luồng tiền từ hoạt động đầu tư là luồng tiền phát sinh từ các hoạt động mua sắm, xây dựng, thanh lý, nhượng bán các tài sản dài hạn và các khoản đầu tư khác không được phân loại là các khoản tương đương tiền; - Luồng tiền từ hoạt động tài chính là luồng tiền phát sinh từ các hoạt động tạo ra các thay đổi về quy mô và kết cấu của vốn chủ sở hữu và vốn vay của doanh nghiệp.\n1.4. Doanh nghiệp được trình bày luồng tiền từ các hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính theo cách thức phù hợp nhất với đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp.\n1.5. Các luồng tiền phát sinh từ các hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính sau đây được báo cáo trên cơ sở thuần: - Thu tiền và chi trả tiền hộ khách hàng như tiền thuê thu hộ, chi hộ và trả lại cho chủ sở hữu tài sản; - Thu tiền và chi tiền đối với các khoản có vòng quay nhanh, thời gian đáo hạn ngắn như: Mua, bán ngoại tệ; Mua, bán các khoản đầu tư; Các khoản đi vay hoặc cho vay ngắn hạn khác có thời hạn thanh toán không quá 3 tháng.\n1.6. Các luồng tiền phát sinh từ các giao dịch bằng ngoại tệ phải được quy đổi ra đồng tiền chính thức sử dụng trong ghi sổ kế toán và lập Báo cáo tài chính theo tỷ giá hối đoái tại thời điểm phát sinh giao dịch.\n1.7. Các giao dịch về đầu tư và tài chính không trực tiếp sử dụng tiền hay các khoản tương đương tiền không được trình bày trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Ví dụ: - Việc mua tài sản bằng cách nhận các khoản nợ liên quan trực tiếp hoặc thông qua nghiệp vụ cho thuê tài chính; - Việc mua một doanh nghiệp thông qua phát hành cổ phiếu; - Việc chuyển nợ thành vốn chủ sở hữu.\n1.8. Các khoản mục tiền và tương đương tiền đầu kỳ và cuối kỳ, ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi tiền và các khoản tương đương tiền bằng ngoại tệ hiện có cuối kỳ phải được trình bày thành các chỉ tiêu riêng biệt trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ để đối chiếu số liệu với các khoản mục tương ứng trên Bảng Cân đối kế toán.\n1.9. Doanh nghiệp phải trình bày giá trị và lý do của các khoản tiền và tương đương tiền có số dư cuối kỳ lớn do doanh nghiệp nắm giữ nhưng không được sử dụng do có sự hạn chế của pháp luật hoặc các ràng buộc khác mà doanh nghiệp phải thực hiện.\n1.10. Trường hợp doanh nghiệp đi vay để thanh toán thẳng cho nhà thầu, người cung cấp hàng hoá, dịch vụ (tiền vay được chuyển thẳng từ bên cho vay sang nhà thầu, người cung cấp mà không chuyển qua tài khoản của doanh nghiệp) thì doanh nghiệp vẫn phải trình bày trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ, cụ thể: - Số tiền đi vay được trình bày là luồng tiền vào của hoạt động tài chính; - Số tiền trả cho người cung cấp hàng hoá, dịch vụ hoặc trả cho nhà thầu được trình bày là luồng tiền ra từ hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động đầu tư tùy thuộc vào từng giao dịch.\n1.11. Trường hợp doanh nghiệp phát sinh khoản thanh toán bù trừ với cùng một đối tượng, việc trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ được thực hiện theo nguyên tắc: - Nếu việc thanh toán bù trừ liên quan đến các giao dịch được phân loại trong cùng một luồng tiền thì được trình bày trên cơ sở thuần (ví dụ trong giao dịch hàng đổi hàng không tương tự…); - Nếu việc thanh toán bù trừ liên quan đến các giao dịch được phân loại trong các luồng tiền khác nhau thì doanh nghiệp không được trình bày trên cơ sở thuần mà phải trình bày riêng rẽ giá trị của từng giao dịch (Ví dụ bù trừ tiền bán hàng phải thu với khoản đi vay…).\n12. Đối với luồng tiền từ giao dịch mua, bán lại trái phiếu chính phủ và các giao dịch REPO chứng khoán: Bên bán trình bày là luồng tiền từ hoạt động tài chính; Bên mua trình bày là luồng tiền từ hoạt động đầu tư.\n2. Cơ sở lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Việc lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được căn cứ vào: - Bảng Cân đối kế toán; - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; - Bản thuyết minh Báo cáo tài chính; - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ kỳ trước; - Các tài liệu kế toán khác, như: Sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết các tài khoản “Tiền mặt”, “Tiền gửi Ngân hàng”, “Tiền đang chuyển”; Sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết của các tài khoản liên quan khác, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ và các tài liệu kế toán chi tiết khác...\n3. Yêu cầu về mở và ghi sổ kế toán phục vụ lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Sổ kế toán chi tiết các tài khoản phải thu, phải trả, hàng tồn kho phải được theo dõi chi tiết cho từng giao dịch để có thể trình bày luồng tiền thu hồi hoặc thanh toán theo 3 loại hoạt động: Hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Ví dụ: Khoản tiền trả nợ cho nhà thầu liên quan đến hoạt động XDCB được phân loại là luồng tiền từ hoạt động đầu tư, khoản trả tiền nợ người bán cung cấp hàng hóa dịch vụ cho sản xuất, kinh doanh được phân loại là luồng tiền từ hoạt động kinh doanh. - Đối với sổ kế toán chi tiết các tài khoản phản ánh tiền phải được chi tiết để theo dõi các luồng tiền thu và chi liên quan đến 3 loại hoạt động: Hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính làm căn cứ tổng hợp khi lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Ví dụ, đối với khoản tiền trả ngân hàng về gốc và lãi vay, kế toán phải phản ánh riêng số tiền trả lãi vay là luồng tiền từ hoạt động kinh doanh hoặc đầu tư và số tiền trả gốc vay là luồng tiền từ hoạt động tài chính. - Tại thời điểm cuối niên độ kế toán, khi lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, doanh nghiệp phải xác định các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày mua thoả mãn định nghĩa được coi là tương đương tiền phù hợp với quy định của Chuẩn mực “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ” để loại trừ ra khỏi luồng tiền từ hoạt động đầu tư. Giá trị của các khoản tương đương tiền được cộng (+) vào chỉ tiêu “Tiền và các khoản tương đương tiền cuối kỳ” trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.\n4. Phương pháp lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm\n4.1. Lập báo cáo các chỉ tiêu luồng tiền từ hoạt động kinh doanh: Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh phản ánh các luồng tiền vào và luồng tiền ra liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh trong kỳ, bao gồm cả luồng tiền liên quan đến chứng khoán nắm giữ vì mục đích kinh doanh. Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh được lập theo một trong hai phương pháp: Phương pháp trực tiếp hoặc phương pháp gián tiếp. 4.1.1. Lập báo cáo các chỉ tiêu luồng tiền từ hoạt động kinh doanh theo phương pháp trực tiếp (Xem Mẫu số B 03-DN) a. Nguyên tắc lập: Theo phương pháp trực tiếp, các luồng tiền vào và luồng tiền ra từ hoạt động kinh doanh được xác định và trình bày trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ bằng cách phân tích và tổng hợp trực tiếp các khoản tiền thu vào và chi ra theo từng nội dung thu, chi từ các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết của doanh nghiệp. b. Phương pháp lập các chỉ tiêu cụ thể - Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác (Mã số 01) Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã thu (tổng giá thanh toán) trong kỳ do bán hàng hóa, thành phẩm, cung cấp dịch vụ, tiền bản quyền, phí, hoa hồng và các khoản doanh thu khác (như bán chứng khoán kinh doanh), kể cả các khoản tiền đã thu từ các khoản nợ phải thu liên quan đến các giao dịch bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác phát sinh từ các kỳ trước nhưng kỳ này mới thu được tiền và số tiền ứng trước của người mua hàng hoá, dịch vụ. Chỉ tiêu này không bao gồm các khoản tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ, BĐSĐT, tiền thu hồi các khoản cho vay, góp vốn đầu tư vào đơn vị khác, cổ tức và lợi nhuận được chia và các khoản tiền thu khác được phân loại là luồng tiền từ hoạt động đầu tư; Các khoản tiền thu được do đi vay, nhận vốn góp của chủ sở hữu được phân loại là luồng tiền từ hoạt động tài chính. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112 (phần thu tiền), sổ kế toán các tài khoản phải thu (chi tiết tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ chuyển trả ngay các khoản nợ phải trả), sau khi đối chiếu với sổ kế toán các TK 511, 131 (chi tiết các khoản doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ thu tiền ngay, số tiền thu hồi các khoản phải thu hoặc thu tiền ứng trước trong kỳ) hoặc các TK 515, 121 (chi tiết số tiền thu từ bán chứng khoán kinh doanh). - Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hoá, dịch vụ (Mã số 02) Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã trả trong kỳ do mua hàng hóa, dịch vụ, thanh toán các khoản chi phí phục vụ cho sản xuất, kinh doanh, kể cả số tiền chi mua chứng khoán kinh doanh và số tiền đã thanh toán các khoản nợ phải trả hoặc ứng trước cho người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh. Chỉ tiêu này không bao gồm các khoản tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ, BĐSĐT, XDCB (kể cả chi mua NVL để sử dụng cho XDCB), tiền chi cho vay, góp vốn đầu tư vào đơn vị khác, và các khoản tiền chi khác được phân loại là luồng tiền từ hoạt động đầu tư; Các khoản tiền chi trả nợ gốc vay, trả lại vốn góp cho chủ sở hữu, cổ tức và lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu được phân loại là luồng tiền từ hoạt động tài chính. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112 (phần chi tiền), sổ kế toán các tài khoản phải thu và đi vay (chi tiết tiền đi vay nhận được hoặc thu nợ phải thu chuyển trả ngay các khoản nợ phải trả), sau khi đối chiếu với sổ kế toán các TK 331, các TK phản ánh hàng tồn kho. Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( …). - Tiền chi trả cho người lao động (Mã số 03) Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã trả cho người lao động trong kỳ báo cáo về tiền lương, tiền công, phụ cấp, tiền thưởng... do doanh nghiệp đã thanh toán hoặc tạm ứng. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112 (chi tiết tiền trả cho người lao động), sau khi đối chiếu với sổ kế toán TK 334 (chi tiết số đã trả bằng tiền) trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…). - Tiền lãi vay đã trả (Mã số 04) Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền lãi vay đã trả trong kỳ báo cáo, bao gồm tiền lãi vay phát sinh trong kỳ và trả ngay kỳ này, tiền lãi vay phải trả của các kỳ trước đã trả trong kỳ này, lãi tiền vay trả trước trong kỳ này. Chỉ tiêu này không bao gồm số tiền lãi vay đã trả trong kỳ được vốn hóa vào giá trị các tài sản dở dang được phân loại là luồng tiền từ hoạt động đầu tư. Trường hợp số lãi vay đã trả trong kỳ vừa được vốn hóa, vừa được tính vào chi phí tài chính thì kế toán căn cứ tỷ lệ vốn hóa lãi vay áp dụng cho kỳ báo cáo theo quy định của Chuẩn mực kế toán “Chi phí đi vay” để xác định số lãi vay đã trả của luồng tiền từ hoạt động kinh doanh và luồng tiền hoạt động đầu tư. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112, 113 (chi tiết tiền chi trả lãi tiền vay); sổ kế toán các tài khoản phải thu (chi tiết tiền trả lãi vay từ tiền thu các khoản phải thu) trong kỳ báo cáo, sau khi đối chiếu với sổ kế toán TK 335, 635, 242 và các Tài khoản liên quan khác. Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…). - Thuế TNDN đã nộp (Mã số 05) Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã nộp thuế TNDN cho Nhà nước trong kỳ báo cáo, bao gồm số tiền thuế TNDN đã nộp của kỳ này, số thuế TNDN còn nợ từ các kỳ trước đã nộp trong kỳ này và số thuế TNDN nộp trước (nếu có). Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112, 113 (chi tiết tiền nộp thuế TNDN), sau khi đối chiếu với sổ kế toán TK 3334. Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( …). - Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh (Mã số 06) Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã thu từ các khoản khác từ hoạt động kinh doanh, ngoài khoản tiền thu được phản ánh ở Mã số 01, như: Tiền thu từ khoản thu nhập khác (tiền thu về được bồi thường, được phạt, tiền thưởng và các khoản tiền thu khác...); Tiền đã thu do được hoàn thuế; Tiền thu được do nhận ký quỹ, ký cược; Tiền thu hồi các khoản đưa đi ký cược, ký quỹ; Tiền thu từ nguồn kinh phí sự nghiệp, dự án (nếu có); Tiền được các tổ chức, cá nhân bên ngoài thưởng, hỗ trợ; Tiền nhận được ghi tăng các quỹ do cấp trên cấp hoặc cấp dưới nộp... Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112 sau khi đối chiếu với sổ kế toán các TK 711, 133, 141, 244 và sổ kế toán các tài khoản khác có liên quan trong kỳ báo cáo. - Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh (Mã số 07) Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã chi cho các khoản khác, ngoài các khoản tiền chi liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh trong kỳ báo cáo được phản ánh ở Mã số 02, 03, 04, 05, như: Tiền chi bồi thường, bị phạt và các khoản chi phí khác; Tiền nộp các loại thuế (không bao gồm thuế TNDN); Tiền nộp các loại phí, lệ phí, tiền thuê đất; Tiền nộp các khoản BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ; Tiền chi đưa đi ký cược, ký quỹ; Tiền trả lại các khoản nhận ký cược, ký quỹ, tiền chi trực tiếp bằng nguồn dự phòng phải trả; Tiền chi trực tiếp từ quỹ khen thưởng, phúc lợi; Quỹ phát triển khoa học và công nghệ; Tiền chi trực tiếp từ các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu; Tiền chi trực tiếp từ nguồn kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án,… Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112, 113 trong kỳ báo cáo, sau khi đối chiếu với sổ kế toán các TK 811, 161, 244, 333, 338, 344, 352, 353, 356 và các Tài khoản liên quan khác. Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…). - Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh (Mã số 20) Chỉ tiêu “Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh” phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào với tổng số tiền chi ra từ hoạt động kinh doanh trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được tính bằng tổng cộng số liệu các chỉ tiêu từ Mã số 01 đến Mã số 07. Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì ghi trong ngoặc đơn (…). Mã số 20 = Mã số 01 + Mã số 02 + Mã số 03 + Mã số 04 + Mã số 05 + Mã số 06 + Mã số 07 4.1.2. Lập báo cáo các chỉ tiêu luồng tiền từ hoạt động kinh doanh theo phương pháp gián tiếp (Xem Mẫu số B03-DN) a. Nguyên tắc lập: Theo phương pháp gián tiếp, các luồng tiền vào và các luồng tiền ra từ hoạt động kinh doanh được tính và xác định trước hết bằng cách điều chỉnh lợi nhuận trước thuế TNDN của hoạt động kinh doanh khỏi ảnh hưởng của các khoản mục không phải bằng tiền, các thay đổi trong kỳ của hàng tồn kho, các khoản phải thu, phải trả từ hoạt động kinh doanh và các khoản mà ảnh hưởng về tiền của chúng là luồng tiền từ hoạt động đầu tư, gồm: - Các khoản chi phí không bằng tiền, như: Khấu hao TSCĐ, dự phòng... - Các khoản lãi, lỗ không bằng tiền, như lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái, góp vốn bằng tài sản phi tiền tệ; - Các khoản lãi, lỗ được phân loại là luồng tiền từ hoạt động đầu tư, như: Lãi, lỗ về thanh lý, nhượng bán TSCĐ và bất động sản đầu tư, tiền lãi cho vay, lãi tiền gửi, cổ tức và lợi nhuận được chia...; - Chi phí lãi vay đã ghi nhận vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ. - Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh được điều chỉnh tiếp tục với sự thay đổi vốn lưu động, chi phí trả trước dài hạn và các khoản thu, chi khác từ hoạt động kinh doanh, như: + Các thay đổi trong kỳ báo cáo của khoản mục hàng tồn kho, các khoản phải thu, các khoản phải trả từ hoạt động kinh doanh; + Các thay đổi của chi phí trả trước; + Lãi tiền vay đã trả; + Thuế TNDN đã nộp; + Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh; + Tiền chi khác từ hoạt động kinh doanh. b. Phương pháp lập các chỉ tiêu cụ thể - Lợi nhuận trước thuế (Mã số 01) Chỉ tiêu này được lấy từ chỉ tiêu Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (Mã số 50) trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ báo cáo. Nếu số liệu này là số âm (trường hợp lỗ), thì ghi trong ngoặc đơn (…). - Khấu hao TSCĐ và BĐSĐT (Mã số 02) + Trường hợp doanh nghiệp bóc tách riêng được số khấu hao còn nằm trong hàng tồn kho và số khấu hao đã được tính vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ: Chỉ tiêu “Khấu hao TSCĐ và BĐSĐT” chỉ bao gồm số khấu hao đã được tính vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ; Chỉ tiêu “Tăng, giảm hàng tồn kho” không bao gồm số khấu hao nằm trong giá trị hàng tồn kho cuối kỳ (chưa được xác định là tiêu thụ trong kỳ); + Trường hợp doanh nghiệp không thể bóc tách riêng được số khấu hao còn nằm trong hàng tồn kho và khấu hao số đã được tính vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ thì thực hiện theo nguyên tắc: Chỉ tiêu “Khấu hao TSCĐ và BĐSĐT” bao gồm số khấu hao đã được tính vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng với số khấu hao liên quan đến hàng tồn kho chưa tiêu thụ; Chỉ tiêu “Tăng, giảm hàng tồn kho” bao gồm cả số khấu hao TSCĐ nằm trong giá trị hàng tồn kho cuối kỳ (chưa được xác định là tiêu thụ trong kỳ). Trong mọi trường hợp, doanh nghiệp đều phải loại trừ khỏi Báo cáo lưu chuyển tiền tệ số khấu hao nằm trong giá trị xây dựng cơ bản dở dang, số hao mòn đã ghi giảm nguồn kinh phí, quỹ khen thưởng phúc lợi đã hình thành TSCĐ, giảm Quỹ phát triển KH&CN đã hình thành TSCĐ phát sinh trong kỳ. Số liệu chỉ tiêu này được cộng (+) vào số liệu chỉ tiêu \"Lợi nhuận trước thuế\". - Các khoản dự phòng (Mã số 03) Chỉ tiêu này phản ánh ảnh hưởng của việc trích lập, hoàn nhập và sử dụng các khoản dự phòng đến các luồng tiền trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số chênh lệch giữa số dư đầu kỳ và số dư cuối kỳ của các khoản dự phòng tổn thất tài sản (dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh, dự phòng tổn thất đầu tư tài chính, dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng nợ phải thu khó đòi) và dự phòng phải trả trên Bảng cân đối kế toán. Số liệu chỉ tiêu này được cộng (+) vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận trước thuế” nếu tổng số dư cuối kỳ của các khoản dự phòng lớn hơn tổng số dư đầu kỳ hoặc được trừ vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận trước thuế” nếu tổng số dư cuối kỳ của các khoản dự phòng nhỏ hơn tổng số dư đầu kỳ và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…). - Lãi/lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (Mã số 04) Chỉ tiêu này phản ánh lãi (hoặc lỗ) chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ đã được phản ánh vào lợi nhuận trước thuế trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào chênh lệch số phát sinh Có và phát sinh Nợ TK 4131 đối chiếu sổ kế toán TK 515 (chi tiết lãi do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ) hoặc TK 635 (chi tiết lỗ do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ). Số liệu chỉ tiêu này được trừ (-) vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận trước thuế”, nếu có lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái, hoặc được cộng (+) vào chỉ tiêu “Lợi nhuận trước thuế”, nếu có lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái. - Lãi/lỗ từ hoạt động đầu tư (Mã số 05) Chỉ tiêu này căn cứ vào tổng số lãi, lỗ phát sinh trong kỳ đã được phản ánh vào lợi nhuận trước thuế nhưng được phân loại là luồng tiền từ hoạt động đầu tư, gồm: + Lãi, lỗ từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ, BĐSĐT; + Lãi, lỗ từ việc đánh giá lại tài sản phi tiền tệ mang đi góp vốn, đầu tư vào đơn vị khác + Lãi, lỗ từ việc bán, thu hồi các khoản đầu tư tài chính (không bao gồm lãi, lỗ mua bán chứng khoán kinh doanh), như: Các khoản đầu tư vào công ty con, liên doanh, liên kết; Các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn; + Khoản tổn thất hoặc hoàn nhập tổn thất của các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn; + Lãi cho vay, lãi tiền gửi, cổ tức và lợi nhuận được chia. Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào sổ kế toán các TK 5117, 515, 711, 632, 635, 811 và các tài khoản khác có liên quan (chi tiết phần lãi, lỗ được xác định là luồng tiền từ hoạt động đầu tư) trong kỳ báo cáo. Số liệu chỉ tiêu này được trừ (-) vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận trước thuế” nếu hoạt động đầu tư có lãi thuần và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…); hoặc được cộng (+) vào chỉ tiêu “Lợi nhuận trước thuế”, nếu hoạt động đầu tư có lỗ thuần. - Chi phí lãi vay (Mã số 06) Chỉ tiêu này phản ánh chi phí lãi vay đã ghi nhận vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ báo cáo, kể cả chi phí phát hành trái phiếu của trái phiếu thường và trái phiếu chuyển đổi; Số chi phí lãi vay hàng kỳ tính theo lãi suất thực tế được ghi tăng cấu phần nợ của trái phiếu chuyển đổi. Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào sổ kế toán TK 635 (chi tiết chi phí lãi vay kỳ báo cáo) sau khi đối chiếu với chỉ tiêu “Chi phí lãi vay” trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Số liệu chỉ tiêu này được cộng vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận trước thuế”. - Các khoản điều chỉnh khác (Mã số 07) Chỉ tiêu này phản ánh số trích lập hoặc hoàn nhập Quỹ Bình ổn giá hoặc Quỹ phát triển khoa học và công nghệ trong kỳ. Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào sổ kế toán các TK 356, 357. Số liệu chỉ tiêu này được cộng vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận trước thuế” nếu trong kỳ trích lập thêm các Quỹ hoặc được trừ khỏi chỉ tiêu “Lợi nhuận trước thuế” nếu trong kỳ hoàn nhập các quỹ. - Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động (Mã số 08) Chỉ tiêu này phản ánh luồng tiền được tạo ra từ hoạt động kinh doanh trong kỳ báo cáo sau khi đã loại trừ ảnh hưởng của các khoản mục thu nhập và chi phí không phải bằng tiền. Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào lợi nhuận trước thuế TNDN cộng (+) các khoản điều chỉnh. Mã số 08 = Mã số 01 + Mã số 02 + Mã số 03 + Mã số 04 + Mã số 05 + Mã số 06 + Mã số 07. Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì ghi trong ngoặc đơn (…). - Tăng, giảm các khoản phải thu (Mã số 09) Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng các chênh lệch giữa số dư cuối kỳ và số dư đầu kỳ của các tài khoản phải thu (chi tiết phần liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh), như: TK 131, 136, 138, 133, 141, 244, 331 (chi tiết số trả trước cho người bán) trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này không bao gồm các khoản phải thu liên quan đến hoạt động đầu tư, như: Số tiền ứng trước cho nhà thầu XDCB; Phải thu về cho vay (cả gốc và lãi); Phải thu về lãi tiền gửi, cổ tức và lợi nhuận được chia; Phải thu về thanh lý, nhượng bán TSCĐ, BĐSĐT, các khoản đầu tư tài chính; Giá trị TSCĐ mang đi cầm cố, thế chấp… Số liệu chỉ tiêu này được cộng (+) vào chỉ tiêu “Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động” nếu tổng các số dư cuối kỳ nhỏ hơn tổng các số dư đầu kỳ. Số liệu chỉ tiêu này được trừ (-) vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động” nếu tổng các số dư cuối kỳ lớn hơn tổng các số dư đầu kỳ và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…). - Tăng, giảm hàng tồn kho (Mã số 10) Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng các chênh lệch giữa số dư cuối kỳ và số dư đầu kỳ của các tài khoản hàng tồn kho (không bao gồm số dư của tài khoản “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho” trên cơ sở đã loại trừ: Giá trị hàng tồn kho dùng cho hoạt động đầu tư XDCB hoặc hàng tồn kho dùng để trao đổi lấy TSCĐ, BĐSĐT; Chi phí sản xuất thử được tính vào nguyên giá TSCĐ hình thành từ XDCB. Trường hợp trong kỳ mua hàng tồn kho nhưng chưa xác định được mục đích sử dụng (cho hoạt động kinh doanh hay đầu tư XDCB) thì giá trị hàng tồn kho được tính trong chỉ tiêu này. Trường hợp doanh nghiệp bóc tách riêng được số khấu hao TSCĐ còn nằm trong hàng tồn kho và khấu hao số đã được tính vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ (chỉ tiêu “Khấu hao TSCĐ” - mã số 02 chỉ bao gồm số khấu hao TSCĐ đã được tính vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ) thì chỉ tiêu này không bao gồm số khấu hao TSCĐ nằm trong giá trị hàng tồn kho cuối kỳ (chưa được xác định là tiêu thụ trong kỳ); Trường hợp doanh nghiệp không thể bóc tách riêng được số khấu hao TSCĐ còn nằm trong hàng tồn kho và khấu hao số đã được tính vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ (chỉ tiêu “Khấu hao TSCĐ” - mã số 02 bao gồm cả số khấu hao TSCĐ liên quan đến hàng tồn kho chưa tiêu thụ) thì chỉ tiêu này bao gồm cả số khấu hao TSCĐ nằm trong giá trị hàng tồn kho cuối kỳ (chưa được xác định là tiêu thụ trong kỳ). Số liệu chỉ tiêu này được cộng (+) vào chỉ tiêu “Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động” nếu tổng các số dư cuối kỳ nhỏ hơn tổng các số dư đầu kỳ. Số liệu chỉ tiêu này được trừ (-) vào chỉ tiêu “Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động” nếu tổng các số dư cuối kỳ lớn hơn tổng các số dư đầu kỳ và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…). - Tăng, giảm các khoản phải trả (Mã số 11) Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng các chênh lệch giữa số dư cuối kỳ với số dư đầu kỳ của các tài khoản nợ phải trả (chi tiết phần liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh), như: TK 331, 333, 334, 335, 336, 337, 338, 344, 131 (chi tiết người mua trả tiền trước). Chỉ tiêu này không bao gồm số thuế TNDN phải nộp (phát sinh Có TK 3334), lãi tiền vay phải trả (phát sinh Có TK 335, chi tiết lãi vay phải trả). Chỉ tiêu này không bao gồm các khoản phải trả liên quan đến hoạt động đầu tư, như: Số tiền người mua trả trước liên quan đến việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ, BĐSĐT; Các khoản phải trả liên quan đến hoạt động mua sắm, xây dựng TSCĐ, BĐSĐT; Các khoản phải trả mua các công cụ vốn và công cụ nợ..; và các khoản phải trả liên quan đến hoạt động tài chính, như: Phải trả gốc vay, gốc trái phiếu, nợ thuê tài chính; Cổ tức, lợi nhuận phải trả. Số liệu chỉ tiêu này được cộng (+) vào chỉ tiêu “Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động” nếu tổng các số dư cuối kỳ lớn hơn tổng số dư đầu kỳ. Số liệu chỉ tiêu này được trừ (-) vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động” nếu tổng các số dư cuối kỳ nhỏ hơn tổng các số dư đầu kỳ và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…). - Tăng, giảm chi phí trả trước (Mã số 12) Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng chênh lệch giữa số dư cuối kỳ và số dư đầu kỳ của TK 242 “Chi phí trả trước” trong kỳ báo cáo trên cơ sở đã loại trừ khoản chi phí trả trước liên quan đến luồng tiền từ hoạt động đầu tư, như: Tiền thuê đất đủ tiêu chuẩn ghi nhận là TSCĐ vô hình và khoản trả trước lãi vay được vốn hóa. Số liệu chỉ tiêu này được cộng (+) vào chỉ tiêu “Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động” nếu số dư cuối kỳ nhỏ hơn số dư đầu kỳ. Số liệu chỉ tiêu này được trừ (-) vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động” nếu số dư cuối kỳ lớn hơn số dư đầu kỳ và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…). - Tăng, giảm chứng khoán kinh doanh (Mã số 13) Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng chênh lệch giữa số dư cuối kỳ và số dư đầu kỳ của TK 121 “Chứng khoán kinh doanh” trong kỳ báo cáo. Số liệu chỉ tiêu này được cộng (+) vào chỉ tiêu “Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động” nếu số dư cuối kỳ nhỏ hơn số dư đầu kỳ. Số liệu chỉ tiêu này được trừ (-) vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động” nếu số dư cuối kỳ lớn hơn số dư đầu kỳ và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…). - Tiền lãi vay đã trả (Mã số 14) Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền lãi vay đã trả trong kỳ báo cáo, bao gồm tiền lãi vay phát sinh trong kỳ và trả ngay kỳ này, tiền lãi vay phải trả của các kỳ trước đã trả trong kỳ này, lãi tiền vay trả trước trong kỳ này. Chỉ tiêu này không bao gồm số tiền lãi vay đã trả trong kỳ được vốn hóa vào giá trị các tài sản dở dang được phân loại là luồng tiền từ hoạt động đầu tư. Trường hợp số lãi vay đã trả trong kỳ vừa được vốn hóa, vừa được tính vào chi phí tài chính thì kế toán căn cứ tỷ lệ vốn hóa lãi vay áp dụng cho kỳ báo cáo theo quy định của Chuẩn mực kế toán “Chi phí đi vay” để xác định số lãi vay đã trả của luồng tiền từ hoạt động kinh doanh và luồng tiền hoạt động đầu tư. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112, 113 (chi tiết tiền chi trả lãi tiền vay); sổ kế toán các tài khoản phải thu (chi tiết tiền trả lãi vay từ tiền thu các khoản phải thu) trong kỳ báo cáo, sau khi đối chiếu với sổ kế toán TK 335, 635, 242 và các Tài khoản liên quan khác. Số liệu chỉ tiêu này được trừ (-) vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động” và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…). - Thuế TNDN đã nộp (Mã số 15) Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã nộp thuế TNDN cho Nhà nước trong kỳ báo cáo, bao gồm số tiền thuế TNDN đã nộp của kỳ này, số thuế TNDN còn nợ từ các kỳ trước đã nộp trong kỳ này và số thuế TNDN nộp trước (nếu có). Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112, 113 (chi tiết tiền nộp thuế TNDN), sau khi đối chiếu với sổ kế toán TK 3334. Số liệu chỉ tiêu này được trừ (-) vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động” và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…). - Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh (Mã số 16) Chỉ tiêu này phản ánh các khoản tiền thu khác phát sinh từ hoạt động kinh doanh ngoài các khoản đã nêu ở các Mã số từ 01 đến 14, như: Tiền thu từ nguồn kinh phí sự nghiệp, dự án (nếu có); Tiền được các tổ chức, cá nhân bên ngoài thưởng, hỗ trợ ghi tăng các quỹ của doanh nghiệp; Tiền nhận được ghi tăng các quỹ do cấp trên cấp hoặc cấp dưới nộp; Lãi tiền gửi của Quỹ bình ổn giá (nếu không được ghi nhận vào doanh thu hoạt động tài chính mà ghi tăng Quỹ trực tiếp); Tiền thu từ cổ phần hóa tại các doanh nghiệp được cổ phần hóa... trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào sổ kế toán các TK 111, 112, 113 sau khi đối chiếu với sổ kế toán các tài khoản có liên quan trong kỳ báo cáo. Số liệu chỉ tiêu này được cộng (+) vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động”. - Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh (Mã số 17) Chỉ tiêu này phản ánh các khoản tiền chi khác phát sinh từ hoạt động kinh doanh ngoài các khoản đã nêu ở các Mã số từ 01 đến 14, như: Tiền chi từ Quỹ khen thưởng, phúc lợi, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ; Tiền chi trực tiếp bằng nguồn kinh phí sự nghiệp, dự án; Tiền chi trực tiếp từ tiền thu cổ phần hóa nộp lên cấp trên, nộp cho chủ sở hữu; Tiền chi phí cổ phần hóa, tiền hỗ trợ người lao động theo chính sách... Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào sổ kế toán các TK 111, 112, 113 sau khi đối chiếu với sổ kế toán các tài khoản có liên quan trong kỳ báo cáo. Số liệu chỉ tiêu này được trừ (-) vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động”. - Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh (Mã số 20) Chỉ tiêu “Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh” phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào với tổng số tiền chi ra từ hoạt động kinh doanh trong kỳ báo cáo. Số liệu chỉ tiêu này được tính bằng tổng cộng số liệu các chỉ tiêu có mã số từ Mã số 08 đến Mã số 16. Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì sẽ được ghi dưới hình thức trong ngoặc đơn (…). Mã số 20 = Mã số 08 + Mã số 09 + Mã số 10 + Mã số 11 + Mã số 12 + Mã số 13 + Mã số 14 + Mã số 15 + Mã số 16 + Mã số 17\n4.2. Lập báo cáo các chỉ tiêu luồng tiền từ hoạt động đầu tư\na) Nguyên tắc lập: - Luồng tiền từ hoạt động đầu tư được lập và trình bày trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ một cách riêng biệt các luồng tiền vào và các luồng tiền ra, trừ trường hợp các luồng tiền được báo cáo trên cơ sở thuần đề cập trong đoạn 18 của Chuẩn mực “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ”. - Luồng tiền từ hoạt động đầu tư được lập theo phương pháp trực tiếp hoặc trực tiếp có điều chỉnh. + Theo phương pháp trực tiếp, các luồng tiền vào, ra trong kỳ từ hoạt động đầu tư được xác định bằng cách phân tích và tổng hợp trực tiếp các khoản tiền thu vào và chi ra theo từng nội dung thu, chi từ các ghi chép kế toán của doanh nghiệp. + Theo phương pháp trực tiếp có điều chỉnh, các luồng tiền vào và ra trong kỳ được xác định bằng số chênh lệch giữa số dư cuối kỳ và số dư đầu kỳ của các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán có liên quan sau đó điều chỉnh cho ảnh hưởng của các khoản mục phi tiền tệ. + Thông tư này hướng dẫn lập luồng tiền từ hoạt động đầu tư theo phương pháp trực tiếp. Trường hợp lập theo phương pháp trực tiếp có điều chỉnh, doanh nghiệp vận dụng phương pháp lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất được quy định tại Thông tư số 202/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn phương pháp lập và trình bày Báo cáo tài chính hợp nhất và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế.\nb) Phương pháp lập các chỉ tiêu cụ thể theo phương pháp trực tiếp (Xem Mẫu số B03-DN) - Tiền chi mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác (Mã số 21) Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã thực chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, tiền chi cho giai đoạn triển khai đã được vốn hoá thành TSCĐ vô hình, tiền chi cho hoạt động đầu tư xây dựng dở dang, đầu tư bất động sản trong kỳ báo cáo. Chi phí sản xuất thử sau khi bù trừ với số tiền thu từ bán sản phẩm sản xuất thử của TSCĐ hình thành từ hoạt động XDCB được cộng vào chỉ tiêu này (nếu chi lớn hơn thu) hoặc trừ vào chỉ tiêu này (nếu thu lớn hơn chi). Chỉ tiêu này phản ánh cả số tiền đã thực trả để mua nguyên vật liệu, tài sản, sử dụng cho XDCB nhưng đến cuối kỳ chưa xuất dùng cho hoạt động đầu tư XDCB; Số tiền đã ứng trước cho nhà thầu XDCB nhưng chưa nghiệm thu khối lượng; Số tiền đã trả để trả nợ người bán trong kỳ liên quan trực tiếp tới việc mua sắm, đầu tư XDCB. Trường hợp mua nguyên vật liệu, tài sản sử dụng chung cho cả mục đích sản xuất, kinh doanh và đầu tư XDCB nhưng cuối kỳ chưa xác định được giá trị nguyên vật liệu, tài sản sẽ sử dụng cho hoạt động đầu tư XDCB hay hoạt động sản xuất, kinh doanh thì số tiền đã trả không phản ánh vào chỉ tiêu này mà phản ánh ở luồng tiền từ hoạt động kinh doanh. Chỉ tiêu này không bao gồm số nhận nợ thuê tài chính, giá trị tài sản phi tiền tệ khác dùng để thanh toán khi mua sắm TSCĐ, BĐSDT, XDCB hoặc giá trị TSCĐ, BĐSĐT, XDCB tăng trong kỳ nhưng chưa được trả bằng tiền. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112, 113 (chi tiết số tiền chi mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác, kể cả số tiền lãi vay đã trả được vốn hóa), sổ kế toán các tài khoản phải thu (chi tiết tiền thu nợ chuyển trả ngay cho hoạt động mua sắm, XDCB), sổ kế toán TK 3411 (chi tiết số tiền vay nhận được chuyển trả ngay cho người bán), sổ kế toán TK 331 (chi tiết khoản ứng trước hoặc trả nợ cho nhà thầu XDCB, trả nợ cho người bán TSCĐ, BĐSĐT), sau khi đối chiếu với sổ kế toán các TK 211, 213, 217, 241 trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…). - Tiền thu thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác (Mã số 22) Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số tiền thuần đã thu từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình và bất động sản đầu tư trong kỳ báo cáo, kể cả số tiền thu hồi các khoản nợ phải thu liên quan trực tiếp tới việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ và tài sản dài hạn khác. Chỉ tiêu này không bao gồm số thu bằng tài sản phi tiền tệ hoặc số tiền phải thu nhưng chưa thu được trong kỳ báo cáo từ việc thanh lý nhượng bán TSCĐ, BĐSĐT và tài sản dài hạn khác; Không bao gồm các khoản chi phí phi tiền tệ liên quan đến hoạt động thanh lý nhượng bán TSCĐ, BĐSĐT và giá trị còn lại của TSCĐ, BĐSĐT do đem đi góp vốn liên doanh, liên kết hoặc các khoản tổn thất. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là chênh lệch giữa số tiền thu và số tiền chi cho việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ, BĐSĐT và các tài sản dài hạn khác. Số tiền thu được lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112, 113, sau khi đối chiếu với sổ kế toán các TK 711, 5117, 131 (chi tiết tiền thu thanh lý, nhượng bán TSCĐ, BĐS đầu tư và các tài sản dài hạn khác) trong kỳ báo cáo. Số tiền chi được lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112, 113, sau khi đối chiếu với sổ kế toán các TK 632, 811 (Chi tiết chi về thanh lý, nhượng bán TSCĐ, BĐS đầu tư) trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…) nếu số tiền thực thu nhỏ hơn số tiền thực chi. - Tiền chi cho vay và mua các công cụ nợ của đơn vị khác (Mã số 23) Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã gửi vào ngân hàng có kỳ hạn trên 3 tháng, tiền đã chi cho bên khác vay, tiền chi của bên mua trong giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ và REPO chứng khoán, chi mua các công cụ nợ của đơn vị khác (trái phiếu, thương phiếu, cổ phiếu ưu đãi phân loại là nợ phải trả…) vì mục đích đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này không bao gồm tiền chi mua các công cụ nợ được coi là các khoản tương đương tiền và mua các công cụ nợ nắm giữ vì mục đích kinh doanh (kiếm lời từ chênh lệch giá mua, bán); Các khoản cho vay, mua các công cụ nợ đã trả bằng tài sản phi tiền tệ hoặc đảo nợ. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112, 113, sau khi đối chiếu với sổ kế toán TK 128, 171 trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…). - Tiền thu hồi cho vay, bán lại công cụ nợ của đơn vị khác (Mã số 24) Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã thu từ việc rút tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn trên 3 tháng; Tiền thu của bên mua trong giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ và REPO chứng khoán; Tiền thu hồi lại gốc đã cho vay, gốc trái phiếu, cổ phiếu ưu đãi được phân loại là nợ phải trả và các công cụ nợ của đơn vị khác trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này không bao gồm tiền thu từ bán các công cụ nợ được coi là các khoản tương đương tiền và bán các công cụ nợ được phân loại là chứng khoán kinh doanh; Không bao gồm các khoản thu hồi bằng tài sản phi tiền tệ hoặc chuyển công cụ nợ thành công cụ vốn của đơn vị khác. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112, 113, sau khi đối chiếu với sổ kế toán TK 128, 171 trong kỳ báo cáo. - Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác (Mã số 25) Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã chi để đầu tư vào công cụ vốn của đơn vị khác trong kỳ báo cáo (kể cả tiền chi trả nợ để mua công cụ vốn từ kỳ trước), bao gồm tiền chi đầu tư vốn dưới hình thức mua cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết, mua cổ phiếu ưu đãi được phân loại là vốn chủ sở hữu, góp vốn vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết,… Chỉ tiêu này không bao gồm tiền chi mua cổ phiếu nắm giữ vì mục đích kinh doanh; Chi mua cổ phiếu ưu đãi được phân loại là nợ phải trả, Đầu tư vào đơn vị khác bằng tài sản phi tiền tệ; đầu tư dưới hình thức phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu; Chuyển công cụ nợ thành vốn góp hoặc còn nợ chưa thanh toán. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112, 113, sau khi đối chiếu với sổ kế toán các TK 221, 222, 2281, 331 trong kỳ báo cáo và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…). - Tiền thu hồi đầu tư vốn vào đơn vị khác (Mã số 26) Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã thu hồi do bán lại hoặc thanh lý các khoản vốn đã đầu tư vào đơn vị khác trong kỳ báo cáo (kể cả tiền thu nợ phải thu bán công cụ vốn từ kỳ trước). Chỉ tiêu này không bao gồm tiền thu do bán cổ phiếu nắm giữ vì mục đích kinh doanh; Giá trị khoản đầu tư được thu hồi bằng tài sản phi tiền tệ, bằng công cụ nợ hoặc công cụ vốn của đơn vị khác; Hoặc chưa được thanh toán bằng tiền. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112, 113, sau khi đối chiếu với sổ kế toán các TK 221, 222, 2281, 131 trong kỳ báo cáo. - Thu lãi tiền cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia (Mã số 27) Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số tiền thu về các khoản tiền lãi cho vay, lãi tiền gửi, lãi trái phiếu, cổ tức và lợi nhuận nhận được từ đầu tư vốn vào các đơn vị khác trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này không bao gồm các khoản lãi, cổ tức nhận được bằng cổ phiếu hoặc bằng tài sản phi tiền tệ. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112, sau khi đối chiếu với sổ kế toán TK 515. - Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư (Mã số 30) Chỉ tiêu “Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư” phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào với tổng số tiền chi ra từ hoạt động đầu tư trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được tính bằng tổng cộng số liệu các chỉ tiêu có mã số từ Mã số 21 đến Mã số 27. Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì được ghi dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…). Mã số 30 = Mã số 21 + Mã số 22 + Mã số 23 + Mã số 24 + Mã số 25 + Mã số 26 + Mã số 27\n4.3. Lập báo cáo các chỉ tiêu luồng tiền từ hoạt động tài chính a. Nguyên tắc lập: - Luồng tiền từ hoạt động tài chính được lập và trình bày trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ một cách riêng biệt các luồng tiền vào và các luồng tiền ra, trừ trường hợp các luồng tiền được báo cáo trên cơ sở thuần được đề cập trong Chuẩn mực \"Báo cáo lưu chuyển tiền tệ\". - Luồng tiền từ hoạt động tài chính được lập theo phương pháp trực tiếp hoặc trực tiếp có điều chỉnh. + Theo phương pháp trực tiếp, các luồng tiền vào và ra trong kỳ từ hoạt động tài chính được xác định bằng cách phân tích và tổng hợp trực tiếp các khoản tiền thu vào và chi ra theo từng nội dung thu, chi từ các ghi chép kế toán của doanh nghiệp. + Theo phương pháp trực tiếp có điều chỉnh, các luồng tiền vào và ra trong kỳ được xác định bằng số chênh lệch giữa số dư cuối kỳ và số dư đầu kỳ của các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán có liên quan sau đó điều chỉnh cho ảnh hưởng của các khoản mục phi tiền tệ. + Thông tư này hướng dẫn lập luồng tiền từ hoạt động tài chính theo phương pháp trực tiếp. Trường hợp lập theo phương pháp trực tiếp có điều chỉnh, doanh nghiệp vận dụng phương pháp lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất được quy định tại Thông tư số 202/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn phương pháp lập và trình bày Báo cáo tài chính hợp nhất và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế. b. Phương pháp lập các chỉ tiêu cụ thể theo phương pháp trực tiếp (Xem Mẫu số B03-DN) - Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu (Mã số 31) Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã thu do các chủ sở hữu của doanh nghiệp góp vốn trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này không bao gồm các khoản vay và nợ được chuyển thành vốn, khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân phối chuyển thành vốn góp (kể cả trả cổ tức bằng cổ phiếu) hoặc nhận vốn góp của chủ sở hữu bằng tài sản phi tiền tệ. Đối với công ty cổ phần, chỉ tiêu này phản ánh số tiền đã thu do phát hành cổ phiếu phổ thông theo giá thực tế phát hành, kể cả tiền thu từ phát hành cổ phiếu ưu đãi được phân loại là vốn chủ sở hữu và phần quyền chọn của trái phiếu chuyển đổi nhưng không bao gồm số tiền đã thu do phát hành cổ phiếu ưu đãi được phân loại là nợ phải trả. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112, 113 sau khi đối chiếu với sổ kế toán TK 411 trong kỳ báo cáo. - Tiền trả lại vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu đã phát hành (Mã số 32) Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã trả do hoàn lại vốn góp cho các chủ sở hữu của doanh nghiệp dưới các hình thức hoàn trả bằng tiền hoặc mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp đã phát hành bằng tiền để huỷ bỏ hoặc sử dụng làm cổ phiếu quỹ trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này không bao gồm các khoản trả lại cổ phiếu ưu đãi được phân loại là nợ phải trả, vốn góp của chủ sở hữu bằng tài sản phi tiền tệ hoặc sử dụng vốn góp để bù lỗ kinh doanh. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112, 113, sau khi đối chiếu với sổ kế toán các TK 411, 419 trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...). - Tiền thu từ đi vay (Mã số 33) Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã nhận được trong kỳ do doanh nghiệp đi vay các tổ chức tài chính, tín dụng và các đối tượng khác trong kỳ báo cáo, kể cả vay dưới hình thức phát hành trái phiếu thông thường hoặc trái phiếu chuyển đổi hoặc phát hành cổ phiếu ưu đãi có điều khoản bắt buộc người phát hành phải mua lại tại một thời điểm nhất định trong tương lai (được phân loại là nợ phải trả). Chỉ tiêu này cũng bao gồm số tiền bên bán nhận được trong giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ và các giao dịch Repo chứng khoán khác. Chỉ tiêu này không bao gồm các khoản đi vay bằng tài sản phi tiền tệ hoặc nợ thuê tài chính. Trường hợp vay dưới hình thức phát hành trái phiếu thường, chỉ tiêu này phản ánh tổng số tiền đã nhận được trong kỳ (bằng mệnh giá trái phiếu điều chỉnh với các khoản chiết khấu, phụ trội trái phiếu hoặc lãi trái phiếu trả trước - nếu có); Trường hợp vay dưới hình thức phát hành trái phiếu chuyển đổi, chỉ tiêu này phản ánh số tiền tương ứng với phần nợ gốc của trái phiếu chuyển đổi; Trường hợp vay dưới hình thức phát hành cổ phiếu ưu đãi, chỉ tiêu này phản ánh tổng số tiền đã nhận được trong kỳ do doanh nghiệp phát hành cổ phiếu ưu đãi được phân loại là nợ phải trả do kèm theo điều kiện người phát hành phải mua lại cổ phiếu tại một thời điểm nhất định trong tương lai. Trường hợp điều khoản quy định người phát hành chỉ có nghĩa vụ mua lại cổ phiếu từ người nắm giữ theo mệnh giá, chỉ tiêu này chỉ phản ánh số tiền thu được theo mệnh giá cổ phiếu ưu đãi (số tiền thu được cao hơn mệnh giá đã được kế toán là thặng dư vốn cổ phần được trình bày ở chỉ tiêu “Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu” (Mã số 31)); Trường hợp vay dưới trong giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ, chỉ tiêu này phản ánh tổng số tiền đã nhận được trong kỳ tại bên bán trong giao dịch mua, bán lại trái phiếu Chính phủ và REPO chứng khoán. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112, 113, các tài khoản phải trả (chi tiết tiền vay nhận được chuyển trả ngay các khoản nợ phải trả) sau khi đối chiếu với sổ kế toán các TK 171, 3411, 3431, 3432, 41112 và các tài khoản khác có liên quan trong kỳ báo cáo. - Tiền trả nợ gốc vay (Mã số 34) Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã trả về khoản nợ gốc vay, kể cả tiền trả nợ gốc trái phiếu thông thường, trái phiếu chuyển đổi hoặc cổ phiếu ưu đãi có điều khoản bắt buộc người phát hành phải mua lại tại một thời điểm nhất định trong tương lai (được phân loại là nợ phải trả) trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này cũng bao gồm số tiền bên bán đã trả lại cho bên mua trong giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ và các giao dịch Repo chứng khoán khác. Chỉ tiêu này không bao gồm các khoản trả gốc vay bằng tài sản phi tiền tệ hoặc chuyển nợ vay thành vốn góp. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112, sổ kế toán các tài khoản phải thu (phần tiền trả nợ vay từ tiền thu các khoản phải thu), sau khi đối chiếu với sổ kế toán TK 171, 3411, 3431, 3432, 41112 trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...). Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112, 113, sau khi đối chiếu với sổ kế toán TK 171 trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...). - Tiền trả nợ gốc thuê tài chính (Mã số 35) Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã trả về khoản nợ thuê tài chính trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu không bao gồm khoản trả nợ thuê tài chính bằng tài sản phi tiền tệ hoặc chuyển nợ thuê tài chính thành vốn góp. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112, 113, sổ kế toán các tài khoản phải thu (chi tiết tiền trả nợ thuê tài chính từ tiền thu các khoản phải thu), sau khi đối chiếu với sổ kế toán TK 3412 trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...). - Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu (Mã số 36) Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền cổ tức và lợi nhuận đã trả cho các chủ sở hữu của doanh nghiệp (kể cả số thuế thu nhập cá nhân đã nộp thay cho chủ sở hữu) trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này không bao gồm khoản lợi nhuận được chuyển thành vốn góp của chủ sở hữu, trả cổ tức bằng cổ phiếu hoặc trả bằng tài sản phi tiền tệ và các khoản lợi nhuận đã dùng để trích lập các quỹ. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112, 113, sau khi đối chiếu với sổ kế toán các TK 421, 338 (chi tiết số tiền đã trả về cổ tức và lợi nhuận) trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...). - Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính (Mã số 40) Chỉ tiêu lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào với tổng số tiền chi ra từ hoạt động tài chính trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được tính bằng tổng cộng số liệu các chỉ tiêu có mã số từ Mã số 31 đến Mã số 36. Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì ghi trong ngoặc đơn (...). Mã số 40 = Mã số 31 + Mã số 32 + Mã số 33 + Mã số 34 + Mã số 35 + Mã số 36.\n4.4. Tổng hợp các luồng tiền trong kỳ (Xem Mẫu số B03-DN) - Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (Mã số 50) Chỉ tiêu “Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ” phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào với tổng số tiền chi ra từ ba loại hoạt động: Hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Mã số 50 = Mã số 20 + Mã số 30 + Mã số 40. Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì ghi trong ngoặc đơn (...). - Tiền và tương đương tiền đầu kỳ (Mã số 60) Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số liệu chỉ tiêu “Tiền và tương đương tiền” đầu kỳ báo cáo (Mã số 110, cột “Số đầu kỳ” trên Bảng Cân đối kế toán). - Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ (Mã số 61) Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư cuối kỳ của tiền và các khoản tương đương tiền bằng ngoại tệ (Mã số 110 của Bảng cân đối kế toán) tại thời điểm cuối kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112, 113, 128 và các tài khoản liên quan (chi tiết các khoản thoả mãn định nghĩa là tương đương tiền), sau khi đối chiếu với sổ kế toán chi tiết TK 4131 trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được ghi bằng số dương nếu có lãi tỷ giá và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…) nếu phát sinh lỗ tỷ giá. - Tiền và tương đương tiền cuối kỳ (Mã số 70) Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số liệu chỉ tiêu “Tiền và tương đương tiền” cuối kỳ báo cáo (Mã số 110, cột “Số cuối kỳ” trên Bảng Cân đối kế toán). Chỉ tiêu này bằng số “Tổng cộng” của các chỉ tiêu Mã số 50, 60 và 61 và bằng chỉ tiêu Mã số 110 trên Bảng cân đối kế toán kỳ đó. Mã số 70 = Mã số 50 + Mã số 60 + Mã số 61.", "Chương 5. TÀI CHÍNH, HẠCH TOÁN VÀ BÁO CÁO\nĐiều 29. Tài chính\n1. Năm tài chính của tổ chức tài chính quy mô nhỏ bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào cuối ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.\n2. Thu, chi tài chính của tổ chức tài chính quy mô nhỏ được thực hiện theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Tài chính.\nĐiều 30. Hạch toán. Tổ chức tài chính quy mô nhỏ thực hiện hạch toán theo hệ thống tài khoản, chế độ chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê và các quy định theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.\nĐiều 31. Trích lập và sử dụng các quỹ. Việc trích lập, duy trì và sử dụng các quỹ của tổ chức tài chính quy mô nhỏ được thực hiện theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Tài chính.\nĐiều 32. Chế độ báo cáo. Tổ chức tài chính quy mô nhỏ thực hiện chế độ báo cáo và thống kê theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính.", "Điều 5. Quy định về báo cáo tài chính hợp nhất\n1. NHPT là đơn vị có trách nhiệm lập Báo cáo tài chính hợp nhất để tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu ở thời điểm lập báo cáo tài chính; tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ báo cáo của đơn vị. NHPT lập báo cáo tài chính hợp nhất theo năm.\n2. Hệ thống Báo cáo tài chính hợp nhất gồm các báo cáo: - Báo cáo tình hình tài chính hợp nhất Mẫu số B01 - NHPT/HN - Báo cáo kết quả hoạt động hợp nhất Mẫu số B02 - NHPT/HN - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất Mẫu số B03 - NHPT/HN - Thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất Mẫu số B04 - NHPT/HN\n3. Biểu mẫu báo cáo tài chính hợp nhất của NHPT thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.\n4. Phương pháp lập Báo cáo tài chính hợp nhất của NHPT thực hiện theo quy định tại Thông tư số 202/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn phương pháp lập và trình bày Báo cáo tài chính hợp nhất.", "Điều 13. Báo cáo tài chính\n1. Ngân hàng Nhà nước thực hiện quyết toán tài chính và chấp hành đầy đủ các quy định về việc lập và gửi báo cáo tài chính cho Bộ Tài chính theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê và quy định cụ thể tại Thông tư này.\n2. Báo cáo tài chính gửi Bộ Tài chính bao gồm:\n2.1. Báo cáo quý gửi Bộ Tài chính chậm nhất sau 20 ngày kể từ ngày kết thúc quý, bao gồm:\na) Báo cáo thực hiện kế hoạch thu nhập - chi phí;\nb) Thuyết minh báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch thu nhập - chi phí;\nc) Báo cáo tình hình biến động Dự trữ ngoại hối nhà nước, quỹ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, quỹ dự phòng tài chính và khoản dự phòng rủi ro.\n2.2. Báo cáo tài chính năm được gửi Bộ Tài chính chậm nhất sau 45 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, bao gồm:\na) Bảng cân đối tài khoản kế toán năm và bảng cân đối kế toán;\nb) Thực hiện kế hoạch thu nhập - chi phí năm;\nc) Thuyết minh báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch thu nhập - chi phí năm và các kiến nghị xử lý về mặt tài chính;\nd) Báo cáo tình hình biến động Dự trữ ngoại hối nhà nước, quỹ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, quỹ dự phòng tài chính và khoản dự phòng rủi ro;\nđ) Báo cáo tài chính năm của Ngân hàng Nhà nước phải được cơ quan Kiểm toán Nhà nước kiểm toán và xác nhận. Kết quả kiểm toán được báo cáo Thủ tướng Chính phủ và thông báo cho Bộ Tài chính.", "\"Điều 7. Báo cáo tài chính\n[...]\n5. Trách nhiệm của các đơn vị trong việc lập báo cáo tài chính\na) Các đơn vị hành chính, sự nghiệp phải lập báo cáo tài chính năm theo mẫu biểu ban hành tại Thông tư này; trường hợp đơn vị hành chính, sự nghiệp có hoạt động đặc thù được trình bày báo cáo theo chế độ kế toán do Bộ Tài chính ban hành cụ thể hoặc đồng ý chấp thuận.\nb) Các đơn vị hành chính, sự nghiệp lập báo cáo tài chính theo biểu mẫu đầy đủ, trừ các đơn vị kế toán dưới đây có thể lựa chọn để lập báo cáo tài chính đơn giản:\n(1) Đối với cơ quan nhà nước thỏa mãn các điều kiện:\n- Phòng, cơ quan tương đương phòng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, chỉ được giao dự toán chi ngân sách nhà nước chi thường xuyên;\n- Không được giao dự toán chi ngân sách nhà nước chi đầu tư phát triển, chi từ vốn ngoài nước; không được giao dự toán thu, chi phí hoặc lệ phí;\n- Không có cơ quan, đơn vị trực thuộc.\n(2) Đối với đơn vị sự nghiệp công lập thỏa mãn các điều kiện:\n- Đơn vị sự nghiệp công lập được cấp có thẩm quyền phân loại là đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên (theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, không có nguồn thu, hoặc nguồn thu thấp);\n- Không được bố trí dự toán chi ngân sách nhà nước chi đầu tư phát triển, chi từ vốn ngoài nước; không được giao dự toán thu, chi phí hoặc lệ phí;\n- Không có đơn vị trực thuộc.\nc) Đơn vị kế toán cấp trên có các đơn vị cấp dưới không phải là đơn vị kế toán phải lập báo cáo tài chính tổng hợp, bao gồm số liệu của đơn vị mình và toàn bộ thông tin tài chính của các đơn vị cấp dưới, đảm bảo đã loại trừ tất cả số liệu phát sinh từ các giao dịch nội bộ giữa đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới và giữa các đơn vị cấp dưới với nhau (các đơn vị cấp dưới trong quan hệ thanh toán nội bộ này là các đơn vị hạch toán phụ thuộc và chỉ lập báo cáo tài chính gửi cho cơ quan cấp trên để tổng hợp (hợp nhất) số liệu, không phải gửi báo cáo tài chính cho các cơ quan bên ngoài).\"", "Quy định chung\nChương này quy định về nội dung, phương pháp lập, trình bày và các nội dung khác có liên quan đến Hệ thống báo cáo tài chính của TCVM.\nBáo cáo tài chính của TCVM (sau đây gọi tắt là báo cáo tài chính) là các báo cáo được lập theo các Chuẩn mực kế toán Việt Nam và Chế độ kế toán hiện hành để phản ánh các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu của TCVM. Hệ thống báo cáo tài chính bao gồm: Báo cáo tình hình tài chính, Báo cáo kết quả hoạt động, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài chính.\nCác báo cáo nghiệp vụ, báo cáo thống kê và báo cáo khác phục vụ cho quản trị và điều hành các mặt hoạt động của TCVM (kể cả báo cáo kế toán quản trị) không thuộc phạm vi điều chỉnh của Chương này.\n...\n4. Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính\na. Việc lập và trình bày Báo cáo tài chính phải tuân thủ các quy định tại Chuẩn mực kế toán “Trình bày Báo cáo tài chính” và các chuẩn mực kế toán khác có liên quan. Các thông tin trọng yếu phải được giải trình để giúp người đọc hiểu đúng thực trạng tình hình tài chính của đơn vị.\nb. Báo cáo tài chính phải phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện hơn là hình thức pháp lý của các giao dịch và sự kiện đó (tôn trọng bản chất hơn hình thức).\nc. Tài sản không được ghi nhận cao hơn giá trị có thể thu hồi; Nợ phải trả không được ghi nhận thấp hơn nghĩa vụ phải thanh toán.\nd. Các khoản mục doanh thu, chi phí phải được trình bày theo nguyên tắc phù hợp và đảm bảo nguyên tắc thận trọng. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ phản ánh các khoản mục doanh thu, thu nhập, chi phí và luồng tiền của kỳ báo cáo. Các khoản doanh thu, thu nhập, chi phí của các kỳ trước có sai sót làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và lưu chuyển tiền phải được điều chỉnh hồi tố, không điều chỉnh vào kỳ báo cáo.\nđ. Khi lập Báo cáo tài chính tổng hợp giữa TCVM và các đơn vị cấp dưới không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc, số dư các khoản mục nội bộ của Báo cáo tình hình tài chính, các khoản doanh thu, chi phí, lãi, lỗ được coi là chưa thực hiện phát sinh từ các giao dịch nội bộ đều phải được loại trừ.", "Khoản 1. Ngân hàng Phát triển có trách nhiệm lập và gửi các báo cáo (bao gồm báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động nghiệp vụ, báo cáo tình hình hoạt động) theo quy định tại Điều 31 Nghị định số 46/2021/NĐ-CP.", "Điều 31. Chế độ báo cáo\n1. Báo cáo về kế hoạch tài chính theo quy định tại Điều 29 Nghị định này.\n2. Báo cáo tài chính/Báo cáo quyết toán tài chính gồm:\na) Báo cáo tình hình tài chính (Bảng cân đối kế toán);\nb) Báo cáo kết quả hoạt động;\nc) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;\nd) Thuyết minh báo cáo tài chính.\n3. Các báo cáo hoạt động nghiệp vụ gồm:\na) Bảng cân đối tài khoản cấp II (bao gồm cả tài khoản ngoại bảng);\nb) Báo cáo phân loại nợ của Ngân hàng Phát triển;\nc) Báo cáo trích lập dự phòng rủi ro tín dụng;\nd) Báo cáo cấp bù lãi suất và phí quản lý.\n4. Báo cáo tình hình hoạt động gồm:\na) Việc quản lý và sử dụng vốn, tài sản đối với toàn bộ hoạt động tại Ngân hàng Phát triển quy định tại Điều 8 Nghị định này;\nb) Thực hiện chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng, phụ cấp trách nhiệm và quyền lợi khác đối với người lao động, người quản lý Ngân hàng Phát triển, Ban Kiểm soát theo quy định hiện hành của pháp luật đối với Ngân hàng Phát triển;\nc) Kết quả tài chính và trích lập các quỹ sau chênh lệch thu chi của Ngân hàng Phát triển;\nd) Đánh giá hiệu quả hoạt động hằng năm của Ngân hàng Phát triển theo các tiêu chí quy định tại Nghị định này.\n5. Quy định về lập và gửi báo cáo:\na) Đối với báo cáo tài chính: Báo cáo tài chính hợp nhất lập theo năm và báo cáo tài chính riêng lẻ lập theo quý/năm; Báo cáo quyết toán tài chính hằng năm được Hội đồng quản trị Ngân hàng Phát triển phê duyệt trước khi gửi Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;\nb) Đối với báo cáo hoạt động nghiệp vụ: Các báo cáo hoạt động nghiệp vụ được gửi cho Bộ Tài chính theo định kỳ hàng quý, năm và đột xuất khác theo yêu cầu của Bộ Tài chính;\nc) Đối với báo cáo tình hình hoạt động: Ngân hàng Phát triển có trách nhiệm lập và gửi báo cáo tình hình hoạt động cho Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam định kỳ 06 tháng một lần; Hội đồng quản trị lập báo cáo tình hình hoạt động kèm theo Báo cáo thẩm định của Ban Kiểm soát gửi Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;\nd) Căn cứ báo cáo tài chính, báo cáo tình hình hoạt động do Hội đồng quản trị Ngân hàng Phát triển lập và các thông tin, tài liệu khác có liên quan, định kỳ 06 tháng một lần Bộ Tài chính tổng hợp báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ sau khi lấy ý kiến tham gia của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.", "Báo cáo lưu chuyển tiền tệ\n1. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tình hình lưu chuyển tiền tệ, bao gồm các luồng tiền thu vào, các luồng tiền chi ra từ các hoạt động chủ yếu, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính trong kỳ báo cáo; số dư tiền và tương đương tiền tại thời điểm kết thúc kỳ báo cáo của Nhà nước trên phạm vi toàn quốc hoặc phạm vi tỉnh.\n2. Nội dung Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:\na) Luồng tiền từ hoạt động chủ yếu của Nhà nước:\nLuồng tiền từ hoạt động chủ yếu của Nhà nước là luồng tiền phát sinh từ các hoạt động thường xuyên của Nhà nước, không phải là các hoạt động đầu tư hay hoạt động tài chính.\nb) Luồng tiền từ hoạt động đầu tư của Nhà nước:\nLuồng tiền từ hoạt động đầu tư của Nhà nước là luồng tiền phát sinh từ các hoạt động mua sắm, xây dựng, thanh lý, nhượng bán các tài sản dài hạn và các khoản đầu tư khác, không thuộc các khoản tương đương tiền của Nhà nước.\nc) Luồng tiền từ hoạt động tài chính của Nhà nước:\nLuồng tiền từ hoạt động tài chính của Nhà nước là luồng tiền phát sinh từ các hoạt động đi vay, trả nợ vay và các hoạt động tài chính khác của Nhà nước.\n3. Biểu mẫu Báo cáo lưu chuyển tiền tệ toàn quốc và tỉnh quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.", "Điều 26. Chế độ báo cáo đối với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố phải báo cáo về tình hình xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài, tình hình thực hiện chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài của nhà đầu tư trên địa bàn theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước về chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài." ]
Vụ Quản lý sản xuất lâm nghiệp thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn nào?
[ "Nhiệm vụ và quyền hạn\n1. Trình Tổng cục trưởng văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực quản lý sản xuất lâm nghiệp theo chương trình, kế hoạch hàng năm của Bộ và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện sau khi ban hành.\n2. Trình Tổng cục trưởng kế hoạch dài hạn, trung hạn, hàng năm thuộc lĩnh vực quản lý sản xuất lâm nghiệp; tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện sau khi được phê duyệt.\n3. Chủ trì xây dựng, thẩm định trình Tổng cục Lâm nghiệp các đề án, dự án, công trình quy hoạch, điều tra cơ bản thuộc lĩnh vực quản lý sản xuất lâm nghiệp trên phạm vi toàn quốc.\n4. Chủ trì xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn quốc gia, quy phạm kỹ thuật và định mức kinh tế - kỹ thuật chuyên ngành thuộc lĩnh vực quản lý sản xuất lâm nghiệp.\n5. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện theo quy hoạch, đề án, chương trình, dự án phát triển sản xuất và thị trường tiêu thụ lâm sản, bao gồm:\na) Phát triển vùng lâm sản hàng hóa nguyên liệu;\nb) Phát triển công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ;\nc) Phát triển thương mại và thị trường tiêu thụ hàng hóa lâm sản.\n6. Về sử dụng rừng\na) Thẩm định trình Tổng cục trưởng phương án quản lý rừng bền vững, quy chế khai thác gỗ và lâm sản, điều kiện chế biến gỗ và lâm sản;\nb) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện phương án quản lý rừng bền vững; hướng dẫn, kiểm tra về chứng chỉ rừng;\nc) Hướng dẫn, kiểm tra thực hiện quy chế khai thác gỗ và lâm sản, về điều kiện chế biến gỗ và lâm sản, việc thực hiện hoạt động dịch vụ về môi trường rừng, lĩnh vực chứng chỉ rừng.\n7. Về quan hệ sản xuất và tổ chức sản xuất\na) Thẩm định trình Tổng cục trưởng và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp lâm nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước hoặc Nhà nước giữ cổ phần chi phối;\nb) Hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức các hình thức kinh tế hợp tác và liên kết sản xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị sản phẩm trong lâm nghiệp;\nc) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện về quyền sở hữu, sử dụng rừng sản xuất đối với chủ rừng theo quy định của pháp luật;\nd) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thẩm định hoặc tham gia ý kiến đối với các đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng sản xuất và đất rừng sản xuất, rừng phòng hộ của các địa phương theo quy định của pháp luật.\nđ) Hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức thực hiện quản lý sản xuất lâm nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục.\n..." ]
[ "Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ, Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:\n1. Trình Chính phủ các dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội; dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của bộ đã được phê duyệt và các nghị quyết, cơ chế, chính sách, dự án, đề án, văn bản quy phạm pháp luật khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.\n2. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm và các chương trình, đề án, dự án, công trình quan trọng quốc gia thuộc ngành, lĩnh vực do bộ quản lý.\n3. Trình Thủ tướng Chính phủ các dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành của Thủ tướng Chính phủ.\n4. Phê duyệt chiến lược, quy hoạch, chương trình phát triển ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo phân cấp và ủy quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; rà soát và đánh giá thực hiện quy hoạch theo thẩm quyền trên phạm vi toàn quốc.\n5. Ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật; tổ chức xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về quản lý ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản đó.\n6. Công bố, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, đánh giá, tổng hợp báo cáo và chịu trách nhiệm thực hiện các cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.\n7. Kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật do các bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành về những nội dung có liên quan đến ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ; nếu phát hiện những quy định do các cơ quan đó ban hành có dấu hiệu trái với các văn bản quy phạm pháp luật thuộc ngành, lĩnh vực do bộ quản lý thì xử lý theo quy định của pháp luật.\n8. Về trồng trọt và bảo vệ thực vật\na) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện hoạt động trồng trọt; phát triển vùng cây trồng, sản xuất nông sản thực phẩm an toàn; kế hoạch sử dụng, bảo vệ và cải tạo nâng cao độ phì đất nông nghiệp; chống xói mòn, sa mạc hoá và sạt lở đất; xây dựng lộ trình và hướng dẫn cấp mã số vùng trồng trên phạm vi toàn quốc theo quy định của pháp luật;\nb) Chỉ đạo, hướng dẫn việc sử dụng ngân sách cho các chương trình phòng, chống, khắc phục hậu quả dịch bệnh trên thực vật;\nc) Chỉ đạo thực hiện về cơ cấu cây trồng; canh tác, kỹ thuật trồng trọt, thu hoạch, bảo quản; tổng kết, đánh giá thực hiện kế hoạch sản xuất trồng trọt hàng năm; ban hành kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa phạm vi toàn quốc;\nd) Chỉ đạo kiểm tra việc thu thập, lưu trữ, bảo tồn, khai thác nguồn gen cây trồng theo quy định của pháp luật;\nđ) Quản lý nhà nước về phân bón theo quy định của pháp luật;\ne) Quản lý nhà nước về giống cây trồng nông nghiệp, về kiểm dịch thực vật, bảo vệ thực vật, thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của pháp luật.\n9. Về chăn nuôi và thú y\na) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện chiến lược phát triển chăn nuôi; thu thập, bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen vật nuôi; xây dựng và trình Chính phủ ban hành danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn và cấm xuất khẩu; quy định tiêu chí và công nhận vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh; chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện công tác phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh động vật; kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ động vật, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y; quản lý thuốc thú y; hành nghề thú y;\nb) Chỉ đạo, hướng dẫn việc sử dụng ngân sách cho các chương trình, kế hoạch quốc gia phòng, chống, khắc phục hậu quả dịch bệnh động vật;\nc) Chỉ đạo thực hiện về cơ cấu vật nuôi; kỹ thuật chăn nuôi; tổng kết, đánh giá thực hiện kế hoạch sản xuất chăn nuôi hàng năm;\nd) Chỉ đạo, kiểm tra các hoạt động nghiên cứu khoa học và ứng dụng về vi sinh vật dùng trong thú y, hóa chất dùng trong thú y; nghiên cứu, sản xuất vắc xin dùng trong thú y, chế phẩm sinh học dùng trong thú y;\nđ) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về giống và sản phẩm giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, điều kiện cơ sở chăn nuôi, xử lý chất thải chăn nuôi; chăn nuôi động vật và động vật khác, đối xử nhân đạo với vật nuôi;\ne) Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về chăn nuôi, thú y theo quy định của pháp luật về chăn nuôi và thú y.\n10. Về thủy sản\na) Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện cơ chế, chính sách phát triển thủy sản theo quy định của pháp luật;\nb) Xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản; quyết định thành lập khu bảo tồn biển có diện tích thuộc địa bàn từ 2 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên; quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá cấp quốc gia; tham mưu trình Chính phủ ban hành quy chế quản lý khu bảo tồn biển;\nc) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện các quy định về quản lý các khu bảo tồn biển, quản lý các loài thủy sản nguy cấp, quý hiếm, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, quản lý nguồn lợi thủy sản trong khu bảo tồn đất ngập nước theo quy định của pháp luật;\nd) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy định pháp luật về cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; quy định quản lý về an toàn tàu cá, thông tin phòng tránh thiên tai cho ngư dân và tàu cá trên biển; xác định, giao hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản, sản lượng cho phép khai thác theo loài tại vùng khơi cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo quy định;\nđ) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện nuôi trồng thủy sản; quan trắc cảnh báo môi trường trong nuôi trồng thủy sản; quy trình, kỹ thuật, mùa vụ nuôi trồng thủy sản; tổ chức thực hiện lưu giữ giống gốc, loài thủy sản bản địa có giá trị kinh tế;\ne) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy định Danh mục về loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm; các loài thủy sản cần được bảo tồn, bảo vệ, cần được tái tạo; các biện pháp bảo vệ môi trường các hệ sinh thái thủy sinh, thu thập, lưu trữ, khai thác nguồn gen thủy sản, bảo tồn quỹ gen, đa dạng sinh học trong lĩnh vực thủy sản theo quy định của pháp luật;\ng) Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với kiểm ngư theo quy định của pháp luật;\nh) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về giống thủy sản, thức ăn thủy sản; hoá chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật dùng để xử lý cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản; sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật;\ni) Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về các hoạt động thủy sản, nguồn lợi thủy sản, hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ hậu cần nghề cá.\n11. Về diêm nghiệp\na) Thực hiện quản lý nhà nước đối với ngành muối; xây dựng chính sách, chương trình, đề án, dự án phát triển sản xuất, kinh doanh muối;\nb) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra quy trình kỹ thuật sản xuất, thu hoạch, sơ chế, chế biến, bảo quản tổng kết, đánh giá thực hiện kế hoạch sản xuất muối hàng năm;\nc) Ban hành và kiểm tra thực hiện quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy trình về sản xuất, chế biến bảo quản muối và các sản phẩm của muối (không bao gồm muối dùng trong lĩnh vực y tế).\n12. Về lâm nghiệp\na) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách phát triển lâm nghiệp; quy chế quản lý rừng; chế độ quản lý, bảo vệ những loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm và danh mục những loài thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp theo quy định của pháp luật. Chủ trì, phối hợp với bộ, ngành liên quan quản lý hệ thống rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, bảo vệ hệ sinh thái rừng, các loài sinh vật rừng, hệ sinh thái rừng cho nuôi trồng thủy sản, đa dạng sinh học, bảo tồn thiên nhiên trong các loại rừng theo quy định của pháp luật. Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia; thành lập khu rừng phòng hộ, khu rừng đặc dụng có tầm quan trọng quốc gia hoặc nằm trên địa bàn nhiều tỉnh. Tham mưu trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác theo quy định pháp luật;\nb) Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với kiểm lâm theo quy định của pháp luật;\nc) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp, thủy sản kết hợp trong rừng theo quy định của pháp luật; chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan tổ chức điều tra, đánh giá, thu thập bảo quản loài vi sinh vật và nấm đặc hữu hoặc có giá trị đang bị đe dọa tuyệt chủng để đưa vào danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ;\nd) Chỉ đạo thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng theo quy định của pháp luật;\nđ) Chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về quản lý rừng, bảo vệ rừng, phát triển rừng, sử dụng rừng; khai thác lâm sản; tổ chức sản xuất lâm nghiệp gắn với chế biến và thương mại lâm sản; xây dựng hệ thống rừng giống quốc gia, vườn thực vật quốc gia, phòng trừ sinh vật gây hại rừng, giống cây trồng lâm nghiệp; tổ chức thực hiện nhiệm vụ về phòng cháy và chữa cháy rừng; tổ chức lực lượng chuyên ngành về phòng cháy và chữa cháy rừng; quản lý hoạt động cấp chứng chỉ rừng bền vững, định giá rừng theo quy định của pháp luật;\ne) Hướng dẫn, kiểm tra việc giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, điều tra rừng, kiểm kê rừng theo dõi diễn biến rừng; lập và quản lý cơ sở dữ liệu rừng;\ng) Chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan đề xuất việc ký kết điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về lâm nghiệp; là cơ quan đầu mối, đại diện quốc gia thực hiện quyền nghĩa vụ của thành viên Công ước chống sa mạc hóa và các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế khác liên quan đến lâm nghiệp.\n13. Về thủy lợi\na) Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi theo quy định của pháp luật;\nb) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về điều tra cơ bản, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, chính sách, pháp luật về thủy lợi, nước sạch nông thôn, tiêu và thoát nước (không bao gồm thoát nước và xử lý nước thải đô thị, khu dân cư nông thôn tập trung và khu công nghiệp); đầu tư xây dựng, sửa chữa nâng cấp công trình thủy lợi, công trình nước sạch nông thôn; vận hành các hồ chứa thủy lợi, công trình thủy lợi theo quy định của pháp luật;\nc) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện về quy hoạch thủy lợi phục vụ nông nghiệp, phục vụ đa mục tiêu gắn với các ngành kinh tế - xã hội theo quy định của pháp luật;\nd) Phê duyệt quy hoạch thủy lợi, cấp nước sạch nông thôn liên quan từ hai tỉnh trở lên, hệ thống công trình thủy lợi và các công trình thủy lợi có tính chất kỹ thuật phức tạp hoặc quy mô lớn trong một tỉnh phục vụ cấp nước, tiêu thoát nước; phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn; cải tạo đất, chống sa mạc hóa; cấp thoát nước nông thôn theo quy định của pháp luật;\nđ) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về quy trình kỹ thuật, chính sách tưới, tiêu; quản lý về quản lý tưới tiêu, quản lý khai thác công trình thủy lợi; quản lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện các quy định về xả nước thải vào công trình thủy lợi;\ne) Hướng dẫn, kiểm tra việc lập phương án phát triển mạng lưới thủy lợi, cấp nước sạch nông thôn trong quy hoạch tỉnh theo quy định của pháp luật;\ng) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện phòng, chống, khắc phục hậu quả hạn hán, xâm nhập mặn, ngập úng, sa mạc hóa; tổ chức quan trắc, dự báo, cảnh báo về hạn hán, xâm nhập mặn, úng, số lượng và chất lượng nước trong hệ thống công trình thủy lợi theo quy định của pháp luật;\nh) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra phương án bảo vệ công trình thủy lợi, phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;\ni) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc lập kế hoạch xây dựng, quản lý khai thác, sử dụng và bảo vệ các công trình cấp, thoát nước nông thôn;\nk) Tổ chức lập, rà soát trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi; quy hoạch thủy lợi theo quy định pháp luật; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt;\nl) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về điều tra cơ bản, chiến lược, quy hoạch thủy lợi, tổ chức kiểm kê nguồn nước trong công trình thủy lợi kết hợp với dự báo hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, sa mạc hóa, lũ, ngập lụt, úng; đầu tư xây dựng công trình thủy lợi nhằm tích trữ, điều hòa, chuyển, phân phối, cấp, tưới, tiêu và thoát nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, sản xuất muối; kết hợp cấp, tiêu, thoát nước cho sinh hoạt và các ngành kinh tế khác; phòng chống, giảm thiểu tác động bất lợi do thiên tai liên quan đến nước và biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn sinh thủy, phòng chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn đập, hồ chứa nước thuộc phạm vi quản lý của bộ theo quy định của pháp luật;\nm) Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về an toàn đập, hồ chứa nước theo quy định của pháp luật; thực hiện nhiệm vụ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ quy định tại Luật Tài nguyên nước và quy định khác của pháp luật.\n14. Về phòng, chống thiên tai\na) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, chính sách, pháp luật về phòng, chống thiên tai;\nb) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện quy định của pháp luật về cơ chế, chính sách, nguồn nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, hệ thống thông tin, nhu yếu phẩm, nguồn lực cho phòng, chống thiên tai;\nc) Hướng dẫn, kiểm tra về xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai, phương án ứng phó thiên tai; kiểm tra các phương án phòng, chống thiên tai trong kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, bộ, ngành;\nd) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát hoạt động khắc phục hậu quả và phục hồi tái thiết sau thiên tai theo quy định của pháp luật và các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia; tổng hợp, đánh giá, thống kê và công bố số liệu thiệt hại do thiên tai gây ra; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện về quan trắc, giám sát các hoạt động liên quan đến công trình và các biện pháp phòng, chống thiên tai; theo dõi, phân tích, đánh giá thiệt hại do thiên tai có nguy cơ ảnh hưởng đến Việt Nam theo quy định của pháp luật;\nđ) Tổ chức thông tin, truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng, chống thiên tai; chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng, nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã và lực lượng quản lý đê nhân dân;\ne) Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về quy hoạch vùng dân cư và tổ chức sản xuất thích ứng với thiên tai; quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê; quy hoạch đê điều; kế hoạch đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa, bảo vệ, sử dụng đê điều và hộ đê theo quy định của pháp luật;\ng) Quản lý việc đầu tư xây dựng, tu bổ, bảo vệ công trình phòng, chống thiên tai bao gồm công trình đê điều, hồ đập, chống úng, chống hạn, chống sạt lở; khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền và công trình khác phục vụ phòng, chống thiên tai theo quy định của pháp luật;\nh) Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về phòng, chống thiên tai quy định tại Luật Đê điều; Luật Phòng, chống thiên tai, Luật Quy hoạch, Luật Tài nguyên nước và theo quy định của pháp luật.\n15. Về phát triển nông thôn\na) Chỉ đạo, triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; chương trình hành động không còn nạn đói ở Việt Nam theo phân công của Chính phủ;\nb) Tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch, chương trình tổng thể phát triển nông thôn; chiến lược phát triển ngành nghề, làng nghề nông thôn gắn với hộ gia đình và hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp; ban hành các chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn, bảo tồn và phát triển làng nghề;\nc) Tổ chức và kiểm tra việc thực hiện chương trình, cơ chế, chính sách phát triển cơ điện nông nghiệp; ngành nghề, làng nghề nông thôn gắn với hộ gia đình, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, đề án, dự án hỗ trợ tổ chức sản xuất, phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn theo quy định pháp luật;\nd) Chủ trì hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện bố trí dân cư, di dân tái định cư các công trình thủy lợi, thủy điện; bố trí ổn định dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới hải đảo, vùng nước biển dâng do tác động của biến đổi khí hậu, di cư tự do, vùng xung yếu, rất xung yếu của rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện công tác định canh, bố trí dân cư trong nông thôn, vùng dân tộc thiểu số và miền núi;\nđ) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn; quy trình xác nhận thiên tai, dịch bệnh trong thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp theo quy định của pháp luật;\ne) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các chương trình, dự án xây dựng công trình kỹ thuật hạ tầng nông thôn theo quy định của pháp luật chuyên ngành.\n16. Về an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản và muối\na) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm đối với sản xuất ban đầu nông, lâm, thủy sản, muối thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ;\nb) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, thu gom, giết mổ, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với các sản phẩm, nhóm sản phẩm, thực phẩm, hàng hóa và cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thực phẩm theo phân công của Chính phủ;\nc) Chủ trì quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của hai cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên nhưng sản phẩm có sản lượng lớn nhất thuộc thẩm quyền của bộ;\nd) Tổ chức giám sát, đánh giá nguy cơ, cảnh báo, phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của bộ; kiểm tra, giám sát việc thực hiện truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn thuộc phạm vi quản lý của bộ;\nđ) Cấp, thu hồi xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm;\ne) Chỉ định cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước, cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng; kết luận cuối cùng khi có sự khác biệt về kết quả kiểm nghiệm giữa các cơ sở kiểm nghiệm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý;\ng) Quản lý an toàn thực phẩm đối với chợ đầu mối, đấu giá nông sản;\nh) Chỉ định cơ quan kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu đối với các sản phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý;\ni) Công bố danh sách quốc gia, vùng lãnh thổ và danh sách các cơ sở sản xuất, kinh doanh được phép xuất khẩu vào Việt Nam thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.\n17. Về quản lý chất lượng đối với giống, vật tư, gia súc, gia cầm, vật nuôi, dụng cụ, thiết bị, sản phẩm, dịch vụ nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản và công trình thủy lợi, đê điều\na) Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện cơ chế, chính sách, chiến lược, kế hoạch, chương trình phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hoá thuộc phạm vi quản lý của bộ;\nb) Ban hành danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn (sản phẩm, hàng hóa nhóm 2) thuộc phạm vi quản lý của bộ;\nc) Chỉ định và quản lý hoạt động của các tổ chức đánh giá sự phù hợp về chất lượng sản phẩm, hàng hoá thuộc phạm vi quản lý của bộ.\n18. Về bảo quản, chế biến, vận chuyển nông lâm sản, thủy sản\na) Trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách, chiến lược, chương trình, đề án, dự án về chế biến, bảo quản vận chuyển nông lâm sản, thủy sản;\nb) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện chiến lược, đề án, chương trình, cơ chế, chính sách phát triển lĩnh vực chế biến gắn với sản xuất và thị trường; hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch các ngành hàng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ;\nc) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về điều kiện đối với cơ sở sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển hàng hóa nông sản thuộc phạm vi quản lý của bộ;\nd) Hướng dẫn, đánh giá, hỗ trợ nâng cao năng lực chế biến nông lâm sản, thủy sản.\n19. Về thương mại nông lâm thủy sản và muối\na) Chủ trì thực hiện nhiệm vụ đàm phán thúc đẩy mở cửa thị trường nông sản; tháo gỡ rào cản kỹ thuật trong xuất khẩu, nhập khẩu nông sản; phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;\nb) Phối hợp với Bộ Công Thương xây dựng cơ chế, chính sách phát triển thương mại, thị trường nông sản; kế hoạch, chương trình xúc tiến thương mại; chương trình thương hiệu quốc gia về nông, lâm, thủy sản và muối;\nc) Chủ trì xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chương trình, đề án về xúc tiến thương mại nông lâm sản và thủy sản, phát triển thương hiệu nông sản; triển khai các hoạt động phân tích, dự báo thị trường, xúc tiến thương mại và các hoạt động liên quan đến chương trình thương hiệu về nông, lâm, thủy sản và muối thuộc phạm vi quản lý của bộ;\nd) Ban hành danh mục cụ thể về hàng hóa cấm nhập khẩu, hàng hóa cấm xuất khẩu; danh mục hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu thuộc diện quản lý chuyên ngành của bộ theo quy định của pháp luật;\nđ) Phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về phòng vệ thương mại (bao gồm chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ) đối với nông sản nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam; trợ giúp hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp khi bị nước ngoài điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam;\ne) Phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng và triển khai chỉ dẫn địa lý về nông, lâm, thủy sản thuộc phạm vi quản lý của bộ.\n20. Thực hiện quản lý nhà nước về nông nghiệp hữu cơ; đề xuất cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp sinh thái.\n21. Về quản lý đầu tư, đầu tư xây dựng\na) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các hoạt động về đầu tư, đầu tư xây dựng; các hoạt động về xây dựng theo quy định của pháp luật;\nb) Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng và quản lý chất lượng công trình chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật;\nc) Thẩm định về nội dung các báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo nghiên cứu khả thi các chương trình, dự án, đề án thuộc ngành, lĩnh vực quản lý của bộ. Phê duyệt chủ trương đầu tư; quyết định đầu tư; phê duyệt thiết kế, dự toán, quyết toán và quản lý đấu thầu các chương trình, dự án thuộc thẩm quyền của bộ theo quy định của pháp luật;\nd) Hướng dẫn, theo dõi, giám sát, đánh giá, kiểm tra, thanh tra các chương trình, dự án đầu tư, xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của bộ theo quy định của pháp luật;\nđ) Tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư; giám sát, đánh giá đầu tư xây dựng, dự án đầu tư chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý ngành, lĩnh vực của bộ theo quy định của pháp luật.\n22. Về doanh nghiệp, hợp tác xã và các loại hình kinh tế tập thể, tư nhân khác\na) Trình Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ kinh tế hộ, trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và liên kết sản xuất trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ; phối hợp với Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, các bộ, ngành có liên quan nghiên cứu ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ kinh tế hộ, trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ;\nb) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định đối với ngành, nghề kinh doanh, dịch vụ có điều kiện theo danh mục do Chính phủ quy định và xử lý hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền;\nc) Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, trang trại trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ;\nd) Thực hiện quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp theo phân công của Chính phủ và theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp và quy định của pháp luật.\n23. Quản lý dự trữ quốc gia về giống cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y và hàng hoá khác theo phân công của Chính phủ.\n24. Về khoa học và công nghệ\na) Chỉ đạo hoạt động khoa học và công nghệ trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ;\nb) Chỉ đạo thực hiện quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ; phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ trong hoạt động quản lý nhà nước và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ;\nc) Chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về công nghệ cao và hoạt động đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp theo quy định của pháp luật;\nd) Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước và các hoạt động nghiên cứu cơ bản và ứng dụng khoa học, công nghệ trong các ngành, lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, chăn nuôi, thú y, thủy sản, diêm nghiệp, thủy lợi, đê điều, lâm nghiệp, môi trường nông nghiệp, phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai, phát triển nông thôn.\n25. Về khuyến nông\na) Trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền cơ chế, chính sách, chiến lược, tổ chức và hoạt động về khuyến nông;\nb) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về hoạt động khuyến nông;\nc) Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện hoạt động khuyến nông trung ương; quản lý kinh phí khuyến nông trung ương theo quy định của pháp luật;\nd) Trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền chính sách về xã hội hóa các hoạt động khuyến nông và chính sách hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thu hút vốn và các nguồn lực phục vụ cho hoạt động khuyến nông;\nđ) Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về các hoạt động khuyến nông theo quy định.\n26. Về bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu và đa dạng sinh học\na) Chỉ đạo thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đối với các hoạt động thuộc ngành, lĩnh vực do bộ quản lý theo quy định của pháp luật;\nb) Chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về đa dạng sinh học, an toàn sinh học thuộc ngành, lĩnh vực do bộ quản lý theo quy định của pháp luật;\nc) Chỉ đạo, triển khai thực hiện nhiệm vụ ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.\n27. Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.\n28. Kiểm định kỹ thuật an toàn các máy, thiết bị, vật tư, các chất đòi hỏi nghiêm ngặt về an toàn lao động trong các hoạt động thuộc các ngành, lĩnh vực quản lý của bộ theo quy định của pháp luật.\n29. Thực hiện hợp tác quốc tế và hội nhập kinh tế quốc tế trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật.\n30. Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của bộ theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; đề xuất hoặc quyết định theo thẩm quyền việc thực hiện phân cấp quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực cho chính quyền địa phương.\n31. Về quản lý tổ chức, hoạt động dịch vụ công\na) Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về dịch vụ công, cung cấp sản phẩm, dịch vụ công trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật. Trình Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách về cung ứng dịch vụ công; thực hiện xã hội hoá các hoạt động cung ứng dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực quản lý của bộ;\nb) Trình Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch mạng lưới tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công; danh mục dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu thuộc ngành lĩnh vực quản lý; danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực quản lý của bộ;\nc) Ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật áp dụng trong các lĩnh vực dịch vụ sự nghiệp công do Nhà nước quản lý; quy định về đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ cung ứng dịch vụ sự nghiệp công; tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng, cơ chế giám sát, đánh giá, kiểm định chất lượng dịch vụ sự nghiệp công; hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công thuộc ngành, lĩnh vực quản lý của bộ;\nd) Hướng dẫn việc thực hiện chính sách, pháp luật và hỗ trợ cho các tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ sự nghiệp công thuộc ngành, lĩnh vực quản lý của bộ theo quy định của pháp luật.\n32. Thực hiện nhiệm vụ quản lý đối với hội, tổ chức phi Chính phủ hoạt động trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật.\n33. Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, danh mục vị trí việc làm, định mức biên chế của các cơ quan chuyên môn về ngành, lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Thực hiện nhiệm vụ quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế công chức, vị trí việc làm, số lượng viên chức; người lao động; tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, quản lý, sử dụng, chế độ tiền lương, thi đua, khen thưởng, kỷ luật và các chế độ, chính sách khác đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc diện bộ quản lý và thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật.\n34. Thanh tra, kiểm tra; tiếp công dân; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp luật.\n35. Thực hiện chuyển đổi số trong nông nghiệp theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.\n36. Thực hiện nhiệm vụ quản lý về phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thám, thống kê thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ quy định tại Luật Công nghệ thông tin, Luật Thống kê và theo quy định của pháp luật.\n37. Quản lý tài chính, tài sản và nguồn lực khác được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật.\n38. Thường trực quốc gia về công tác phòng, chống thiên tai; kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng; xây dựng nông thôn mới; chống sa mạc hoá; quản lý buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp quý hiếm; phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; thông báo và điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật Việt Nam (SPS Việt Nam); đầu mối tham gia hợp tác ASEAN về quản lý thiên tai, các diễn đàn quốc tế, thực hiện các điều ước quốc tế về phòng, chống thiên tai theo phân công của Chính phủ và theo quy định của pháp luật.\n39. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao hoặc theo quy định của pháp luật.", "Nhiệm vụ và quyền hạn\n…\n3. Xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế, kỹ thuật lâm nghiệp theo nhiệm vụ được giao và quy định của pháp luật.\n4. Thực hiện các dịch vụ nghiên cứu, chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ vào sản xuất; triển khai thực nghiệm, sản xuất thử nghiệm trên cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học; tổ chức tham quan học tập và du lịch sinh thái theo quy định của pháp luật.\n5. Hợp tác quốc tế, liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân về nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ; tham gia đào tạo tiến sỹ, liên kết đào tạo thạc sỹ, bồi dưỡng nguồn nhân lực về khoa học và công nghệ lâm nghiệp theo quy định của pháp luật.\n6. Tư vấn lập dự án; tư vấn giám sát, thẩm tra; tư vấn điều tra lập địa, quy hoạch lâm nghiệp; tư vấn thẩm định hồ sơ thiết kế, dự toán các chương trình, dự án đầu tư, công trình xây dựng lâm nghiệp của vùng theo quy định của pháp luật.\n…", "Nhiệm vụ và quyền hạn\n...\n9. Về sử dụng rừng\na) Tham mưu trình Bộ trưởng quy định, hướng dẫn về quản lý, sử dụng rừng bền vững; hoạt động nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường, giảng dạy, thực tập, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí, nông lâm ngư kết hợp và khai thác gỗ, lâm sản ngoài gỗ trong các loại rừng;\nb) Tổ chức thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường, giảng dạy, thực tập, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí, nông lâm ngư kết hợp, khai lâm sản trong các loại rừng và hoạt động định giá rừng;\nc) Tổ chức điều tra, thống kê các sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ khai thác từ rừng, cây phân tán và đề xuất biện pháp quản lý, sử dụng có hiệu quả;\nd) Tổ chức triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách, chương trình, đề án, dự án, kế hoạch về chi trả dịch vụ môi trường rừng.\n10. Tổ chức thực hiện và hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý sử dụng rừng bền vững; hướng dẫn cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững và tín chỉ các-bon rừng.\n11. Về chế biến và thương mại lâm sản:\na) Tham mưu trình Bộ trưởng về cơ chế, chính sách, chương trình, đề án, dự án, kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu sản xuất, chế biến, bảo quản và thương mại lâm sản;\n...", "Nhiệm vụ và quyền hạn\n...\nd) Tổ chức triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách, chương trình, đề án, dự án, kế hoạch về chi trả dịch vụ môi trường rừng.\n10. Tổ chức thực hiện và hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý sử dụng rừng bền vững; hướng dẫn cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững và tín chỉ các-bon rừng.\n11. Về chế biến và thương mại lâm sản:\na) Tham mưu trình Bộ trưởng về cơ chế, chính sách, chương trình, đề án, dự án, kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu sản xuất, chế biến, bảo quản và thương mại lâm sản;\nb) Tổ chức triển khai, hướng dẫn, kiểm tra và tổng hợp báo cáo về hoạt động phát triển vùng nguyên liệu sản xuất, chế biến, bảo quản và thương mại lâm sản;\nc) Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước khác về chế biến và thương mại lâm sản theo phân công của Bộ trưởng.\n12. Về tổ chức sản xuất lâm nghiệp\na) Xây dựng, tổ chức thực hiện và định kỳ tổng hợp đánh giá tình hình thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức sản xuất, tổ chức các hình thức kinh tế hợp tác và liên kết sản xuất, phát triển kinh tế lâm nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Cục;\nb) Hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức quản lý rừng gắn với việc tổ chức sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông lâm nghiệp; hướng dẫn các tổ chức, cộng đồng dân cư xây dựng đề án, phương án tổ chức quản lý rừng gắn với sản xuất, phát triển kinh tế lâm nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Cục theo quy định của pháp luật;\n...", "Vị trí và chức năng\nVụ Quản lý sản xuất Lâm nghiệp là tổ chức thuộc Tổng cục Lâm nghiệp có chức năng tham mưu, tổng hợp giúp Tổng cục trưởng thực hiện quản lý nhà nước về phát triển sản xuất, thị trường tiêu thụ lâm sản; sử dụng rừng; quan hệ sản xuất và tổ chức sản xuất lâm nghiệp thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Tổng cục.", "Điều 1. Nhiệm vụ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật\n1. Tham mưu giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, định mức kinh tế - kỹ thuật về sản xuất trồng trọt, giống cây trồng nông nghiệp, sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, phân bón hữu cơ và phân bón khác, bảo vệ thực vật, kiểm dịch thực vật, quản lý thuốc bảo vệ thực vật ở địa phương.\n2. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế-kỹ thuật đã được phê duyệt. Thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý được giao.\n3. Trình Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành hoặc phê duyệt theo thẩm quyền các văn bản cá biệt thuộc chuyên ngành, lĩnh vực công tác thuộc phạm vi quản lý của Chi cục.\n4. Về sản xuất trồng trọt:\na) Tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất trồng trọt hàng vụ, hàng năm và từng giai đoạn của địa phương; chủ trì thực hiện và tổng kết, đánh giá kế hoạch sản xuất;\nb) Tổ chức thực hiện quy hoạch các vùng sản xuất trồng trọt tập trung sau khi cấp thẩm quyền phê duyệt;\nc) Hướng dẫn, kiểm tra, thực hiện các quy trình sản xuất an toàn, công nhận, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật và thực hiện sản xuất trồng trọt theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (GAP) trên địa bàn;\nd) Thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến sản xuất, sơ chế rau, quả, chè an toàn: tổ chức tập huấn và cấp chứng chỉ cho người sản xuất; thẩm định, trình Giám đốc Sở cấp giấy chứng nhận và công bố cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;\nđ) Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu giống theo mùa vụ, thời vụ sản xuất trên địa bàn;\ne) Thực hiện các biện pháp khắc phục thiên tai trong sản xuất trồng trọt.\n5. Về quản lý giống cây trồng:\na) Hướng dẫn cơ cấu giống, sử dụng giống cây trồng; quản lý, khai thác cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng; ứng dụng công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống cây trồng thuộc lĩnh vực trồng trọt trên địa bàn;\nb) Theo dõi, giám sát việc khảo nghiệm, sản xuất thử, đề xuất công nhận và đề xuất công nhận đặc cách giống mới;\nc) Đề xuất công nhận cấp, cấp lại, hủy bỏ hiệu lực giấy công nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng trên địa bàn; báo cáo và công bố công khai theo quy định;\nd) Hướng dẫn, kiểm tra cấp mã số cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống cây trồng nông nghiệp; quản lý, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất giống nông hộ trên địa bàn;\nđ) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định quản lý nhà nước về giống cây trồng.\n6. Về quản lý phân bón:\na) Dự báo nhu cầu, xây dựng kế hoạch sử dụng phân bón hàng vụ, hàng năm của địa phương;\nb) Theo dõi, giám sát, nhận xét, đánh giá kết quả khảo nghiệm phân bón mới tại địa phương; tiếp nhận công bố hợp quy phân bón hữu cơ và phân bón khác của các tổ chức, cá nhân theo quy định;\nc) Hướng dẫn sử dụng các loại phân bón đúng kỹ thuật, đạt hiệu quả cao, đảm bảo an toàn thực phẩm và hạn chế gây ô nhiễm môi trường.\n7. Về quản lý sử dụng đất sản xuất nông nghiệp:\na) Quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phương án sử dụng đất có hiệu quả; giải pháp bảo vệ, chống xói mòn nâng cao độ phì đất sản xuất nông nghiệp;\nb) Hướng dẫn xây dựng, thẩm định phương án sử dụng lớp đất mặt; phương án khai hoang, phục hóa, cải tạo đất trồng lúa và đất trồng trọt khác;\nc) Hướng dẫn xây dựng, thực hiện kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nuôi trồng thủy sản trên đất lúa.\n8. Về bảo vệ thực vật:\na) Tổ chức thực hiện điều tra, khảo sát thực nghiệm, phát hiện, dự tính dự báo thời gian phát sinh, phạm vi và mức độ gây hại của những sinh vật gây hại thực vật trên địa bàn tỉnh; thông báo kịp thời và đề xuất chủ trương, hướng dẫn biện pháp kỹ thuật phòng chống sinh vật gây hại. Xây dựng, duy trì hệ thống điều tra, phát hiện, cảnh báo, cơ sở dữ liệu và biện pháp phòng, chống sinh vật gây hại;\nb) Kiểm tra, xác minh và tham mưu trình Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định công bố dịch, công bố hết dịch hại thực vật theo quy định của pháp luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật;\nc) Tham mưu chính quyền địa phương, cơ quan quản lý về tổ chức, chỉ đạo, chính sách phòng chống sinh vật gây hại thực vật;\nd) Tiếp nhận, xử lý thông tin và hướng dẫn các biện pháp xử lý đối với các sinh vật gây hại được chủ thực vật, tổ chức, cá nhân thông báo;\nđ) Đề xuất các biện pháp khắc phục hậu quả do thiên tai, dịch hại gây ra để khôi phục sản xuất nông nghiệp và ổn định đời sống nhân dân.\n9. Về kiểm dịch thực vật:\na) Điều tra sinh vật gây hại sản phẩm thực vật lưu trữ trong kho; giám sát, đánh giá sinh vật gây hại giống cây trồng, sinh vật có ích nhập nội; giám sát vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật, các ổ dịch, vùng dịch hại thuộc diện điều chỉnh;\nb) Kiểm tra, giám sát các lô vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật từ vùng dịch hoặc đi qua vùng dịch theo quy định của pháp luật;\nc) Tổ chức và quản lý công tác khử trùng sản phẩm thực vật bảo quản tại địa phương theo quy định của pháp luật.\n10. Về quản lý thuốc bảo vệ thực vật:\na) Thực hiện việc quản lý sản xuất, buôn bán, sử dụng, bảo quản, vận chuyển, quảng cáo, thu hồi thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn; tiếp nhận công bố hợp quy về thuốc bảo vệ thực vật của các tổ chức, cá nhân theo quy định;\nb) Hướng dẫn thu gom bao, gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng để tiêu hủy theo đúng quy định;\nc) Hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây trồng theo quy định.\n11. Cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi các loại giấy chứng nhận, giấy phép, chứng chỉ hành nghề và được thu phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.\n12. Tổ chức, thực hiện công tác quản lý an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường trong lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật theo phân công của Giám đốc Sở và quy định pháp luật.\n13. Tham mưu giúp Giám đốc Sở quản lý dự trữ địa phương về giống cây trồng nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật, vật tư hàng hóa thuộc lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật trên địa bàn sau khi được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.\n14. Xây dựng, trình phê duyệt và thực hiện các dự án điều tra cơ bản về giống cây trồng, bảo tồn giống cây trồng; thực hiện điều tra, thống kê và quản lý cơ sở dữ liệu về trồng trọt và bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh.\n15. Thực hiện công tác khuyến nông về trồng trọt và bảo vệ thực vật theo phân công của Giám đốc Sở; thực nghiệm và chuyển giao áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ về trồng trọt và bảo vệ thực vật vào sản xuất.\n16. Thực hiện dịch vụ kỹ thuật về trồng trọt, bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.\n17. Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý vi phạm về việc chấp hành pháp luật trong lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh theo quy định.\n18. Thực hiện hợp tác quốc tế về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý theo phân cấp của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và quy định của pháp luật.\n19. Thực hiện chế độ thông báo, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất tình hình, kết quả công tác trồng trọt, bảo vệ thực vật và các hoạt động khác có liên quan ở địa phương theo quy định với cơ quan quản lý trực tiếp và cơ quan chuyên ngành cấp trên; cập nhật, lưu trữ và khai thác cơ sở dữ liệu về trồng trọt, bảo vệ thực vật theo quy định phục vụ công tác chỉ đạo; tổng kết, đánh giá hoạt động trồng trọt và bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh.\n20. Tổ chức thực hiện công tác cải cách hành chính; quản lý tổ chức, biên chế công chức, số lượng người làm việc, tài chính, tài sản được giao theo phân cấp của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và quy định của pháp luật. Thực hiện hợp đồng và hướng dẫn, quản lý nhân viên kỹ thuật trồng trọt, bảo vệ thực vật cấp cơ sở theo quy định của pháp luật.\n21. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao.", "Nhiệm vụ và quyền hạn\n…\n4. Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm phập luật, cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục;\nHướng dẫn, kiểm tra việc điều tra rừng; kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến rừng, tài nguyên rừng, đất trồng rừng và lập hồ sơ quản lý rừng; giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng, quy hoạch nương rẫy và quản lý rừng bền vững.\n5. Về bảo vệ rừng:\na) Trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn việc tổ chức xây dựng lực lượng kiểm lâm phục vụ hoạt động phòng cháy, chữa cháy rừng và bảo vệ rừng; huy động lực lượng, phương tiện của các cơ quan kiểm lâm và các bộ, ngành, địa phương để kịp thời ngăn chặn những vụ phá rừng nghiêm trọng, chữa cháy rừng trong những trường hợp cần thiết;\nb) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo vệ, phát triển rừng và quản lý lâm sản;\nc) Thống nhất quản lý, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ cho lực lượng kiểm lâm, lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách; quản lý trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện của lực lượng kiểm lâm;\nd) Phối hợp với cơ quan bảo vệ thực vật trong phòng, trừ sinh vật hại rừng.\n6. Về quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và các loài sinh vật rừng:\na) Trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng, phòng hộ; chế độ quản lý, bảo vệ và danh mục những loài thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; săn bắt động vật rừng; công bố Danh mục các loài động, thực vật hoang dã quy định tại phụ lục Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;\nb) Hướng dẫn xây dựng hệ thống rừng đặc dụng, phòng hộ trên phạm vi cả nước và kiểm tra việc thực hiện;\nc) Hướng dẫn việc bảo vệ hệ sinh thái rừng, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học, bảo vệ, bảo tồn thiên nhiên, giáo dục môi trường, du lịch sinh thái gắn với cộng đồng trong hệ thống rừng đặc dụng, phòng hộ và kiểm tra việc tổ chức thực hiện;\nHướng dẫn, kiểm tra việc quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh; nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật;\nd) Quản lý các khu rừng đặc dụng theo phân công của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;\nđ) Hướng dẫn việc điều tra, đánh giá động vật, thực vật và vi sinh vật đặc hữu theo quy định của pháp luật.\n…", "Nhiệm vụ và quyền hạn\n...\n4. Thực hiện huấn luyện nghiệp vụ chuyên ngành\na) Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn, huấn luyện nghiệp vụ chuyên ngành cho lực lượng Kiểm lâm và lực lượng bảo vệ rừng cơ sở.\nb) Phối hợp với các đơn vị có liên quan và Kiểm lâm địa phương tổ chức bồi dưỡng, tập huấn, huấn luyện nghiệp vụ về quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng cho các chủ rừng và lực lượng bảo vệ rừng cơ sở.\n5. Ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ.\na) Thực hiện các đề tài, dự án; ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ và quản lý cơ sở dữ liệu về quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, quản lý lâm sản và giống cây lâm nghiệp trên địa bàn quản lý;\nb) Tham gia các chương trình, dự án do quốc tế tài trợ và các hoạt động hợp tác quốc tế khác theo sự phân công của Cục trưởng.\n6. Tổ chức dịch vụ công\na) Tư vấn đầu tư, dịch vụ trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng và quản lý lâm sản;\nb) Sản xuất, cung ứng giống các loài động vật, thực vật rừng theo quy định;\nc) Cung ứng các loại công cụ, trang thiết bị chuyên dùng về bảo vệ rừng.\n7. Xây dựng, trình Cục trưởng đề án vị trí việc làm, cơ cấu, số lượng công chức, viên chức; quản lý công chức, viên chức và hồ sơ theo quy định; thực hiện chế độ tiền lương, khen thưởng, kỷ luật theo phân cấp của Cục trưởng và các quy định hiện hành của Nhà nước.\n...", "Nhiệm vụ và quyền hạn\n…\n13. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan có liên quan và nhà tài trợ về tình hình và kết quả hoạt động của các chương trình, dự án. Tổng hợp, thống nhất với nhà tài trợ các nội dung phát sinh trong quá trình thực hiện chương trình, dự án và đề xuất trình Bộ quyết định.\n14. Được Bộ trưởng ủy quyền làm chủ dự án đối với chương trình, dự án thuộc nhiệm vụ của Bộ do Chính phủ Việt Nam viện trợ ra nước ngoài theo quy định hiện hành của Nhà nước Việt Nam và Văn kiện chương trình, dự án ký kết.\n15. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ đối với việc nghiệm thu, bàn giao chương trình, dự án theo quy định.\n16. Đề xuất các chương trình, dự án mới về phát triển lâm nghiệp và phát triển nông thôn.\n17. Quản lý tổ chức, bộ máy, biên chế và tài sản của Ban theo quy định; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Ban.\n18. Thực hiện các quyền và trách nhiệm khác của chủ dự án theo quy định của pháp luật.\n19. Thực hiện nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.", "Nhiệm vụ và quyền hạn\n…\n10. Tổ chức sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu các sản phẩm và công nghệ lâm nghiệp, nông lâm kết hợp, các sản phẩm phù hợp với lĩnh vực hoạt động chuyên môn của Viện theo quy định của pháp luật.\n11. Tư vấn lập dự án; tư vấn giám sát, thẩm tra; tư vấn thẩm định hồ sơ thiết kế, dự toán các chương trình, dự án đầu tư, chương trình xây dựng lâm nghiệp theo quy định của pháp luật.\n12. Thẩm định, phê duyệt đề cương nghiên cứu, dự toán, quyết toán và nghiệm thu kết quả đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, dự án sản xuất thử, thử nghiệm công nghệ của các đơn vị trực thuộc Viện theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.\n13. Xuất bản các ấn phẩm, thông tin khoa học, công nghệ và môi trường, phát hành tạp chí, trang thông tin điện tử chuyên ngành theo quy định của pháp luật.\n14. Quản lý sử dụng nguồn nhân lực, kinh phí, tài sản và các nguồn lực khác được giao theo quy định của pháp luật.\n15. Quyết định việc mời chuyên gia, các nhà khoa học nước ngoài vào Việt Nam và cử cán bộ ra nước ngoài công tác, học tập theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.\n16. Thực hiện nhiệm vụ liên quan đến Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) theo quy định của pháp luật.\n17. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao." ]
Những nội dung mà Tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng phải trình Bộ trưởng Bộ Công Thương là gì?
[ "Nhiệm vụ và quyền hạn\n1. Xây dựng trình Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành theo thẩm quyền hoặc để Bộ trưởng Bộ Công Thương trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền:\na) Dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo nghị định của Chính phủ, dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về công nghiệp năng lượng;\nb) Chiến lược, quy hoạch ngành, quy hoạch vùng, lãnh thổ, kế hoạch đầu tư phát triển dài hạn và ngắn hạn về công nghiệp năng lượng, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hành động, dự án, đề án và công trình quan trọng quốc phòng về công nghiệp năng lượng;\nc) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia trong lĩnh vực công nghiệp năng lượng;\nd) Tiêu chuẩn cơ sở chuyên ngành và định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực công nghiệp năng lượng." ]
[ "Điều 5. Bộ Công Thương. - Trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 108/2008/NĐ-CP , Nghị định số 26/2011/NĐ-CP trước tháng 9 năm 2016; sửa đổi Thông tư số 40/2011/TT-BCT về thủ tục khai báo hóa chất. - Sửa đổi, bổ sung Quyết định số 11039/2014/QĐ-BCT trước tháng 9 năm 2016 về danh Mục hàng hóa phải kiểm tra chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật, an toàn thực phẩm. - Thay đổi căn bản cách thức quản lý, kiểm tra, dán nhãn hiệu suất năng lượng, bãi bỏ các quy định không có hiệu quả thực tế, kéo dài thời gian thông quan, gây khó khăn, tăng chi phí cho doanh nghiệp. - Rà soát, đôn đốc các Bộ, cơ quan quản lý chuyên ngành ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định số 187/2013/NĐ-CP đối với hàng hóa thuộc Danh Mục quản lý chuyên ngành. - Có văn bản giải thích những nội dung chưa rõ ràng của Thông tư số 37/2015/TT-BCT ngày 30 tháng 10 năm 2015 về kiểm tra hàm lượng formaldehyt và amin thơm trên các sản phẩm dệt may. - Sửa đổi hoặc kiến nghị sửa đổi theo hướng đơn giản hóa thủ tục quản lý chất lượng thép sản xuất trong nước và thép nhập khẩu. Tổ chức đánh giá các quy định và hiệu quả thực thi Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN ngày 31 tháng 12 năm 2015. - Hoàn thành sửa đổi Thông tư 33/2014/TT-BCT trước tháng 12 năm 2016 theo hướng: (i) Bỏ yêu cầu thực hiện Xác nhận phù hợp quy hoạch đối với các công trình trung áp có công suất dưới 2000 KVA; (ii) Đơn giản hóa hồ sơ thỏa thuận đấu nối vào lưới điện trung áp; (iii) phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về ban hành quy định thời hạn giải quyết các thủ tục Thỏa thuận vị trí cột/trạm điện và hành lang lưới điện, cấp phép thi công công trình xây dựng. - Trình Quốc hội dự thảo Luật cạnh tranh (sửa đổi) trước tháng 12 năm 2017, bảo đảm cạnh tranh bình đẳng, kiểm soát có hiệu quả độc quyền trong kinh doanh. Giải quyết kịp thời các khiếu nại đối với các vụ việc lạm dụng vị thế độc quyền, thống lĩnh thị trường vi phạm cạnh tranh và xử lý nghiêm các vi phạm.", "Điều 2. Ủy quyền cho Lãnh đạo Bộ Công Thương thay mặt Chính phủ Việt Nam ký văn kiện trên. Bộ Công Thương chịu trách nhiệm về nội dung văn kiện đảm bảo an ninh năng lượng và phù hợp Chiến lược phát triển năng lượng và Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia của Việt Nam.", "Khoản 2. Cục Công nghiệp chủ trì nghiên cứu và đề xuất quy định về cơ chế khuyến khích phát triển sản xuất thiết bị công trình điện gió trong nước, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa trong dự án điện gió báo cáo Bộ trưởng Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.", "Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn\n1. Trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:\na) Dự thảo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liên quan đến ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở Công Thương và các văn bản khác theo phân công của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;\nb) Dự thảo kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực; chương trình, dự án, đề án; biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về ngành, lĩnh vực trên địa bàn cấp tỉnh trong phạm vi quản lý của Sở Công Thương;\nc) Dự thảo quyết định việc phân cấp, ủy quyền nhiệm vụ quản lý nhà nước về công thương cho Sở Công Thương, Ủy ban nhân dân cấp huyện;\nd) Dự thảo quyết định quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Công Thương; dự thảo quyết định quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Công Thương;\nđ) Dự thảo quyết định thực hiện xã hội hóa các hoạt động cung ứng dịch vụ sự nghiệp công ngành công thương thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và theo phân cấp của cơ quan nhà nước cấp trên.\n2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác về công thương thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo phân công.\n3. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các văn bản khác trong lĩnh vực công thương được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến, giáo dục, theo dõi thi hành pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao.\n4. Về công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp:\na) Về công nghiệp cơ khí, luyện kim và công nghiệp điện tử: Tham mưu xây dựng, trình ban hành và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, chính sách phát triển ngành công nghiệp cơ khí, luyện kim, công nghiệp điện tử; phát triển các sản phẩm cơ khí, điện tử trên địa bàn tỉnh.\nb) Về công nghiệp hỗ trợ: Tham mưu xây dựng, trình ban hành và phối hợp với các cơ quan liên quan để tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình, đề án, cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh.\nc) Về điện lực, năng lượng mới, năng lượng tái tạo, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển điện lực, phát triển việc ứng dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, quản lý nhu cầu điện, điều chỉnh phụ tải trên địa bàn tỉnh; Thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực theo quy định; tổ chức thực hiện công tác cấp, thu hồi giấy phép hoạt động điện lực trong trường hợp được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền; thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc đảm bảo các điều kiện trong giấy phép hoạt động điện lực; Thực hiện xác nhận chưa đủ điều kiện cung cấp điện đối với lưới điện phân phối có cấp điện áp từ 35kV trở xuống tại địa phương theo đề nghị của đơn vị phân phối điện hoặc đơn vị phân phối và bán lẻ điện; Chủ trì và phối hợp với đơn vị điện lực liên quan trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt danh sách khách hàng sử dụng điện quan trọng thuộc diện ưu tiên cấp điện khi bên bán điện thực hiện ngừng, giảm mức cung cấp điện trong hệ thống điện; thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện ngừng, giảm mức cung cấp điện đối với đơn vị điện lực thuộc địa bàn quản lý; Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hoạt động điện lực và sử dụng điện, quản lý nhu cầu điện; thực hiện công tác tập huấn, sát hạch và cấp thẻ Kiểm tra viên điện lực cấp huyện, Kiểm tra viên điện lực của đơn vị điện lực thuộc địa bàn quản lý; Thực hiện công tác giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện có cấp điện áp dưới 110kV theo quy định; Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các đơn vị bán lẻ điện thuộc địa bàn quản lý trong việc thực hiện giá bán điện theo quy định; thanh tra, kiểm tra và giám sát việc thực hiện giá bán lẻ điện tại các địa điểm cho thuê nhà thuộc địa bàn quản lý theo quy định; Thẩm tra, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt đề án giá bán điện cho các đối tượng khách hàng sử dụng điện tại khu công nghiệp kết hợp mua điện từ hệ thống điện quốc gia đồng thời với các nguồn điện khác (nhà máy phát điện tại chỗ; mua điện từ các nguồn điện tại chỗ như điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối); Tổ chức lập kế hoạch kiểm tra, đôn đốc các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm trên địa bàn áp dụng mô hình quản lý năng lượng; Kiểm tra, giám sát việc áp dụng các tiêu chuẩn, định mức, quy chuẩn kỹ thuật về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trong công nghiệp, kinh doanh, thương mại và dân dụng; Tổng hợp danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm trên địa bàn, trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt, đăng tải trên website www.dataenergy.vn và gửi văn bản về Bộ Công Thương; Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định về hoạt động điện lực, sử dụng điện, an toàn điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, các hoạt động trong lĩnh vực năng lượng thuộc địa bàn quản lý; Thực hiện các nhiệm vụ theo thẩm quyền của cơ quan chuyên môn về xây dựng trong quản lý dự án đầu tư xây dựng, quản lý chất lượng xây dựng công trình ngành Điện theo quy định của pháp luật.\nd) Về công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản (trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường): Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan tổ chức thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản sau khi được phê duyệt theo thẩm quyền; Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật, công nghệ, an toàn vệ sinh lao động trong khai thác mỏ và chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh; Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan để thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng và các bước thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của các dự án khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh (trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường) theo quy định của pháp luật về xây dựng; Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về kỹ thuật an toàn trong khai thác khoáng sản; xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm pháp luật về kỹ thuật an toàn trong khai thác khoáng sản của cá nhân, tổ chức khai thác khoáng sản; Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh trong công tác: tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh khoáng sản trên địa bàn; tổ chức thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện sản xuất, kinh doanh khoáng sản; các điểm khai thác, vận chuyển, chế biến, các bãi tập kết, mua bán khoáng sản nhằm phát hiện và xử lý kịp thời tình trạng sản xuất, kinh doanh khoáng sản trái phép.\nđ) Về hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp: Tổ chức thực hiện, chiến lược, kế hoạch, chính sách phát triển ngành hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh; Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan của tỉnh tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các quy định của pháp luật và thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng, bảo quản, kinh doanh và vận chuyển hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp theo quy định của pháp luật; Thẩm định và cấp, cấp lại, cấp điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp cho tổ chức, cá nhân; Cấp, cấp lại hoặc thu hồi Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp theo quy định; Huấn luyện, kiểm tra huấn luyện, kiểm tra, cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp theo quy định; Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến hoạt động hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp được phân công, phân cấp tại Luật hóa chất, Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ và các văn bản pháp luật có liên quan.\ne) Về công tác quản lý an toàn đối với ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan của tỉnh tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các quy định của pháp luật và thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn đối với các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của ngành công thương; Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan của tỉnh tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các quy định của pháp luật và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn, an toàn trong quản lý, sử dụng, bảo quản, kinh doanh và vận chuyển hàng hoá nguy hiểm, xăng dầu, khí và các loại máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về kỹ thuật an toàn; huấn luyện an toàn hóa chất; huấn luyện về kỹ thuật an toàn đối với hoạt động kinh doanh khí; công tác tập huấn đối với người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, người áp tải, người xếp, dỡ, thủ kho trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý; Xây dựng kế hoạch huấn luyện, kiểm tra, xếp bậc, cấp thẻ an toàn điện đối với người vận hành, sửa chữa điện ở nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo thuộc tổ chức hoạt động theo Luật Điện lực và các luật khác có liên quan, phạm vi hoạt động tại khu vực nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo; Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật trong lĩnh vực kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, kiểm định an toàn kỹ thuật các thiết bị, dụng cụ điện theo quy định; Chủ trì thẩm định, chấp thuận tài liệu an toàn theo quy định của pháp luật; Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện thương nhân kinh doanh mua bán khí; Giấy chứng nhận đủ điều kiện trạm nạp khí vào chai, vào xe bồn, Giấy chứng nhận đủ điều kiện trạm nạp khí vào phương tiện vận tải; Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các cơ sở, công trình ngành công thương trên địa bàn quản lý thực hiện công tác phòng chống thiên tai và ứng cứu khẩn cấp theo quy định.\ng) Về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy điện thuộc phạm vi quản lý: Thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt: Quy trình vận hành đơn hồ thủy điện; Phương án bảo vệ đập, hồ chứa thủy điện; Phương án ứng phó tình huống khẩn cấp; Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Hội đồng kiểm tra, đánh giá an toàn các công trình đập, hồ chứa thủy điện trước mùa mưa bão; Kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của tỉnh và đập, hồ chứa thủy lợi, thủy điện xây dựng trên địa bàn theo quy định của pháp luật; Tiếp nhận kê khai đăng ký an toàn đập, hồ chứa thủy điện; tổng hợp, xây dựng cơ sở dữ liệu về thông số kỹ thuật, thông tin quản lý đập, hồ chứa thủy điện trên địa bàn; báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Công Thương; Tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Báo cáo kết quả tổng hợp thực hiện quy trình vận hành hồ chứa thủy điện trên địa bàn, gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Công Thương.\nh) Về bảo vệ môi trường và phát triển công nghiệp môi trường: Xây dựng và trình ban hành các chủ trương, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, phát triển công nghiệp môi trường và ưu đãi, hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp môi trường phù hợp với quy định của pháp luật và điều kiện của địa phương; Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các quy định của pháp luật và thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, phát triển công nghiệp môi trường thuộc phạm vi quản lý của ngành công thương tại địa phương theo quy định; Chủ trì thực hiện Đề án phát triển công nghiệp môi trường, các nhiệm vụ phát triển công nghiệp môi trường và kinh tế tuần hoàn, các chương trình, dự án về ứng phó với biến đổi khí hậu ngành công thương trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý; Thực hiện thu thập, tổng hợp thông tin về các chỉ tiêu thống kê môi trường thuộc phạm vi ngành công thương; Định kỳ hàng năm tổng kết, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Công Thương, các Bộ, ngành liên quan tình hình thực hiện phát triển công nghiệp môi trường của địa phương theo quy định.\ni) Về an toàn thực phẩm, công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác: Triển khai thực hiện chính sách, chiến lược, kế hoạch phát triển ngành sau khi được phê duyệt, gồm: công nghiệp tiêu dùng (dệt - may, da - giầy, giấy, sành sứ, thủy tinh, nhựa); công nghiệp thực phẩm (rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột và tinh bột và các thực phẩm khác theo quy định của Chính phủ); Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với sản phẩm công nghiệp, an toàn vệ sinh, môi trường công nghiệp; triển khai thực hiện công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, kinh doanh đối với các loại rượu, bia, nước giải khát, sản phẩm sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến từ bột, tinh bột, bánh, mứt, kẹo, bao bì chứa thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của ngành công thương và các sản phẩm khác, an toàn thực phẩm đối với các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại và các cơ sở thuộc hệ thống dự trữ, phân phối hàng hóa thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Sở; Hướng dẫn, tuyên truyền pháp luật, chủ trì, phối hợp kiểm tra việc thực hiện các quy định về phòng, chống thực phẩm giả, gian lận thương mại trên thị trường đối với tất cả các loại thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của ngành công thương trên địa bàn.\nk) Về khuyến công: Chủ trì, tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động khuyến công tại địa phương; Xây dựng, trình ban hành các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về công tác khuyến công phù hợp với quy định của pháp luật và điều kiện tại địa phương; tham mưu cấp có thẩm quyền bảo đảm nguồn vốn từ ngân sách địa phương để tổ chức thực hiện hoạt động khuyến công trên địa bàn; Xây dựng, trình phê duyệt và tổ chức thực hiện chương trình khuyến công địa phương. Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân triển khai kế hoạch, đề án, nhiệm vụ khuyến công hàng năm trên địa bàn; chịu trách nhiệm tổ chức nghiệm thu và kiểm tra, giám sát việc sử dụng kinh phí khuyến công đảm bảo đúng đối tượng, mục đích và các quy định hiện hành; Tham mưu cấp có thẩm quyền cân đối nguồn vốn từ ngân sách địa phương đầu tư cơ sở vật chất và nâng cao năng lực hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Công Thương thực hiện nhiệm vụ về khuyến công; đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ, cộng tác viên làm công tác khuyến công địa phương; Theo dõi, đánh giá, tổng hợp báo cáo và cung cấp thông tin, tài liệu liên quan về công tác khuyến công tại địa phương theo quy định.\nl) Về cụm công nghiệp: Thực hiện chức năng cơ quan đầu mối quản lý nhà nước đối với cụm công nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh theo quy định của pháp luật; Xây dựng, trình và tổ chức thực hiện phương án phát triển cụm công nghiệp, chương trình hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp, dự toán kinh phí hoạt động phát triển cụm công nghiệp sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; xây dựng, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Quy chế quản lý cụm công nghiệp, giải quyết các thủ tục triển khai dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và dự án sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông; Chủ trì thẩm định hồ sơ đề nghị thành lập, mở rộng cụm công nghiệp; Đầu mối tiếp nhận, giải quyết hoặc phối hợp, đề nghị cơ quan có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật, sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp, các thủ tục triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp (gồm: thu hồi đất, cho thuê đất, phê duyệt quy hoạch chi tiết, phê duyệt dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư công, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, chấp thuận phương án phòng cháy, chữa cháy) theo quy định, phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Chủ trì thanh tra, kiểm tra, đánh giá thực hiện phương án phát triển, chính sách, pháp luật, hiệu quả hoạt động của cụm công nghiệp; xử lý hoặc đề xuất Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xử lý vi phạm, vấn đề phát sinh về cụm công nghiệp; xây dựng, vận hành Cơ sở dữ liệu cụm công nghiệp trên địa bàn.\nm) Về tiểu thủ công nghiệp: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng, trình và tổ chức hướng dẫn, thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, kinh tế tập thể, hợp tác xã ngành công thương, làng nghề tiểu thủ công nghiệp sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.\nn) Về sản xuất và tiêu dùng bền vững: Tổ chức thực hiện Chương trình, đề án, kế hoạch, cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy và phát triển lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng bền vững trên địa bàn tỉnh.\no) Tổ chức thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi, Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của dự án đầu tư xây dựng công trình công nghiệp theo quy định của pháp luật, sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.\np) Về quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa - Chủ trì, tiếp nhận hồ sơ và giải quyết thủ tục công bố hợp quy theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa; - Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp trên địa bàn quản lý.\n5. Về thương mại\na) Thị trường trong nước: Tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách quản lý và phát triển: các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại như chợ, trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm, siêu thị, cửa hàng bán lẻ, sở giao dịch hàng hóa, trung tâm hội chợ, triển lãm, trung tâm đấu giá hàng hóa và các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại khác; các loại hình tổ chức, hình thức và phương thức kinh doanh thương mại, như hợp tác xã thương mại, bán buôn, bán lẻ, đại lý thương mại, nhượng quyền thương mại, dịch vụ thương mại, hoạt động logistics trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật; Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách khuyến khích mở rộng mạng lưới kinh doanh, phát triển các tổ chức liên kết lưu thông hàng hóa, hình thành các kênh lưu thông hàng hóa ổn định từ sản xuất đến tiêu dùng trên địa bàn tỉnh; Tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy định về hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện: thuốc lá, rượu, xăng dầu, khí và các hàng hóa dịch vụ khác trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ Công Thương; Triển khai thực hiện cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích, hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân vùng biên giới, miền núi, hải đảo và vùng dân tộc và vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh (như cung cấp các mặt hàng thiết yếu, hỗ trợ lưu thông hàng hóa và dịch vụ thương mại...); Tổ chức hoạt động điều tiết lưu thông hàng hóa, bảo đảm cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, bảo đảm chất lượng và an toàn thực phẩm, bình ổn và thúc đẩy thị trường nội tỉnh phát triển; Tổng hợp và xử lý các thông tin thị trường trên địa bàn tỉnh về tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, tổng cung, tổng cầu, mức dự trữ lưu thông và biến động giá cả của các mặt hàng thiết yếu, các mặt hàng chính sách đối với nhân dân vùng biên giới, miền núi, hải đảo và vùng dân tộc. Đề xuất với cấp có thẩm quyền giải pháp điều tiết lưu thông hàng hóa trong từng thời kỳ.\nb) Về xuất khẩu, nhập khẩu: Tham mưu xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách, chiến lược, kế hoạch, chương trình, đề án liên quan trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa; quản lý, theo dõi hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa; phát triển dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh; Quản lý hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và thương nhân không có hiện diện tại Việt Nam.\nc) Về thương mại biên giới (đối với các tỉnh có biên giới): Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai thực hiện các chính sách quản lý, điều hành hoạt động phát triển thương mại biên giới theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh; Chủ trì hoặc phối hợp việc trao đổi thông tin, phối hợp với các cơ quan có chức năng đối đẳng phía nước bạn có chung đường biên giới để đề xuất áp dụng các biện pháp tháo gỡ các vướng mắc phát sinh trong thương mại biên giới trên địa bàn; Tổng hợp tình hình, số liệu hoạt động thương mại biên giới; kiến nghị sửa đổi, bổ sung chính sách, biện pháp đẩy mạnh thương mại biên giới cho phù hợp với thực tế trên địa bàn.\nd) Về thương mại điện tử và kinh tế số: Tham mưu xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách, đề án, chương trình, kế hoạch thương mại điện tử nhằm phát triển hạ tầng ứng dụng thương mại điện tử, phát triển nguồn nhân lực phục vụ quản lý thương mại điện tử và kinh tế số, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân ứng dụng thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh; Thực hiện các nội dung quản lý nhà nước khác về thương mại điện tử theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ Công Thương.\nđ) Về xúc tiến thương mại: Tổ chức thực hiện các thủ tục hành chính về xúc tiến thương mại thuộc thẩm quyền; Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về xúc tiến thương mại của thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm pháp luật của thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại; Kiểm tra, tổng hợp quyết toán với cơ quan quản lý tài chính đồng cấp về số tiền theo quyết định thu và số tiền thực thu vào ngân sách nhà nước 50% giá trị đã công bố của giải thưởng không có người trúng thưởng của chương trình khuyến mại; Tham mưu, đề xuất với chính quyền địa phương về các chương trình, kế hoạch, đề án xúc tiến thương mại trên địa bàn và thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án theo phân công; Phối hợp với Bộ Công Thương trong việc quản lý hoạt động của các Văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam.\ne) Về quản lý cạnh tranh: Tuyên tuyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về cạnh tranh trên địa bàn tỉnh; Phát hiện và kiến nghị các cơ quan có liên quan giải quyết theo thẩm quyền về những hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh và văn bản ban hành có nội dung không phù hợp với pháp luật cạnh tranh.\ng) Về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp: Chủ trì, tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp trên địa bàn tỉnh theo thẩm quyền; Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành quy chế phối hợp giữa các cơ quan liên quan tại địa phương trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp trên địa bàn; Phát hiện và xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp; Cấp, thu hồi xác nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương, xác nhận tiếp nhận thông báo chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương; Thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp; Tổ chức đào tạo, tập huấn chuyên môn cho cán bộ, công chức trực tiếp thực hiện công tác quản lý nhà nước về bán hàng đa cấp; Thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp cho các doanh nghiệp, người tham gia bán hàng đa cấp; Tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thông báo hội nghị, hội thảo, đào tạo về bán hàng đa cấp; Báo cáo theo định kỳ hàng năm hoặc đột xuất với Bộ Công Thương về công tác quản lý hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn.\nh) Về phòng vệ thương mại: Hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật phòng vệ thương mại bao gồm: chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ, chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại trên địa bàn tỉnh; Phát hiện và kiến nghị các cơ quan có liên quan giải quyết theo thẩm quyền về những văn bản ban hành có nội dung không phù hợp với pháp luật về phòng vệ thương mại; Đầu mối chủ trì hỗ trợ hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn ứng phó với các vụ việc điều tra, rà soát chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ, chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại của nước ngoài; Tổng hợp số liệu, tình hình hoạt động, thông tin xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh liên quan đến vụ việc về phòng vệ thương mại, phối hợp với cơ quan điều tra về phòng vệ thương mại trong công tác cảnh báo sớm các vụ kiện phòng vệ thương mại; Phối hợp với cơ quan điều tra về phòng vệ thương mại rà soát, cung cấp thông tin, xử lý các vấn đề liên quan đến việc điều tra, thẩm tra, thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về phòng vệ thương mại đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; Đầu mối thu thập và cung cấp thông tin cho cơ quan điều tra về phòng vệ thương mại về chính sách và thực tiễn hoạt động của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong các vụ việc điều tra chống trợ cấp của nước ngoài.\ni) Về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: Trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại địa phương; Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; tư vấn, hỗ trợ và nâng cao nhận thức về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại địa phương; Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo thẩm quyền; Thực hiện việc kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung tại địa phương theo quy định của pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ để cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng cấp huyện thực hiện các nội dung liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Công bố công khai danh sách tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm quyền lợi người tiêu dùng theo thẩm quyền; Quản lý hoạt động về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của tổ chức xã hội tại địa phương; tạo điều kiện để tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoạt động; thẩm định các đề án, kế hoạch hoạt động của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao thực hiện nhiệm vụ gắn với nhiệm vụ của Nhà nước; giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ khi giao cho tổ chức xã hội bảo vệ người tiêu dùng thực hiện; Quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động hòa giải của tổ chức hòa giải tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh tại địa phương theo quy định của pháp luật; Báo cáo kết quả thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh theo định kỳ hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền cấp trên.\nk) Về quản lý thị trường: Phối hợp với Cục Quản lý thị trường đóng trên địa bàn tỉnh xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ, chuyên đề, biện pháp phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của lực lượng Quản lý thị trường địa phương tránh chồng chéo, trùng lặp về đối tượng, nội dung kiểm tra, thanh tra với các lực lượng có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra của tỉnh.\nl) Về hội nhập kinh tế quốc tế: Triển khai thực hiện kế hoạch, chương trình, biện pháp cụ thể về hội nhập kinh tế quốc tế trên địa bàn tỉnh sau khi được phê duyệt; Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn việc thực hiện kế hoạch, chương trình, các quy định về hội nhập kinh tế quốc tế của địa phương; Tích cực phối hợp với Bộ Công Thương và các đơn vị liên quan thực hiện các nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch thực thi các Hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới; Thực hiện các nội dung quản lý nhà nước khác về hội nhập kinh tế quốc tế theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ Công Thương.\nm) Về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của thương nhân nước ngoài trên địa bàn tỉnh: Quản lý hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của thương nhân nước ngoài; Quản lý hoạt động của văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài.\n6. Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về giám định, đăng ký, cấp giấy phép, văn bằng, chứng chỉ thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của Sở Công Thương theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.\n7. Giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý, khuyến khích, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân hoạt động trên địa bàn trong lĩnh vực công thương; quản lý các hội, tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở Công Thương theo quy định của pháp luật.\n8. Hướng dẫn thực hiện cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực quản lý theo quy định của pháp luật; quản lý hoạt động của các đơn vị sự nghiệp trong và ngoài công lập thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực công thương.\n9. Thực hiện hợp tác quốc tế về công thương theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;\n10. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thuộc ngành, lĩnh vực quản lý đối với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng và chức danh chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã.\n11. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật và công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước về công thương.\n12. Kiểm tra, thanh tra và xử lý các hành vi vi phạm đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thi hành pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Sở Công Thương; tiếp công dân, xử lý thư đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng, lãng phí theo quy định pháp luật hoặc theo sự phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.\n13. Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của các phòng chuyên môn, nghiệp vụ, Thanh tra và Văn phòng thuộc Sở Công Thương; quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức; vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập; thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Sở Công Thương theo quy định của pháp luật và theo sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; tham mưu cho Hội đồng cấp tỉnh xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân”, “Nghệ nhân Ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xét tặng danh hiệu Thợ giỏi và Nghệ nhân cấp tỉnh.\n14. Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và theo phân công, phân cấp hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.\n15. Thực hiện công tác thông tin, thống kê, tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ trong các lĩnh vực công tác được giao với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Công Thương.\n16. Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan nhà nước cấp trên.", "Khoản 1. Bộ trưởng Bộ Công thương tiếp tục có các biện pháp đồng bộ để tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, mở rộng thị trường trong nước và nước ngoài; khuyến khích tiêu dùng hàng hóa trong nước sản xuất, quản lý chặt chẽ việc nhập khẩu hàng hóa, hạn chế nhập siêu, chống buôn lậu, hàng lậu; giải quyết hàng tồn kho, bảo đảm sang năm 2013 hàng tồn kho sẽ giảm dần theo cơ cấu ngành; góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, khơi thông nguồn hàng, tăng trưởng kinh tế, bảo đảm nâng cao đời sống của nhân dân. Bộ Công thương phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tiếp tục rà soát quy hoạch tổng thể về thủy điện để báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 6 (tháng 10-11/2013), trong đó xác định rõ các dự án phải dừng, các dự án phải điều chỉnh, các dự án được tiếp tục triển khai; có biện pháp bảo đảm an toàn tuyệt đối các công trình thủy điện, trồng rừng thay thế. Trong năm 2013, Chính phủ ban hành chính sách đặc thù cho đồng bào vùng tái định cư các công trình thủy điện; tập trung giải quyết vấn đề đền bù, tái định cư các công trình thủy điện, bao gồm cả những tồn tại, vướng mắc của các dự án thủy điện Hòa Bình, Sơn La.", "Nhiệm vụ và quyền hạn\n1. Trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:\na) Các dự thảo: luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị định, nghị quyết của Chính phủ; quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản pháp luật khác về quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm, bảo quản, chế biến và phát triển thị trường nông lâm sản và thủy sản theo phân công của Bộ;\nb) Chiến lược, quy hoạch, cơ chế, chính sách và các chương trình, dự án, đề án về quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm, bảo quản, chế biến và phát triển thị trường nông lâm sản và thủy sản theo phân công của Bộ trưởng.\n...", "Khoản 1. Trước ngày 15 tháng 01 của năm N, các cơ sở sử dụng năng lượng quy định tại điểm a, b, khoản 1 Điều 4 có trách nhiệm gửi báo cáo cho Sở Công Thương sở tại về tình hình tiêu thụ năng lượng trong năm N-1 theo nội dung quy định tại Mẫu 1.1, Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này trên Trang thông tin điện tử http://dataenergy.vn.", "Điều 9. Trách nhiệm của Sở Công Thương\n1. Phối hợp với Tổng cục Năng lượng hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả theo các nội dung của Thông tư này.\n2. Hàng năm, chủ trì thực hiện kiểm tra tình hình thực hiện định mức năng lượng, tính khả thi của các kế hoạch nhằm đảm bảo định mức năng lượng theo lộ trình (đối với các cơ sở sản xuất chưa đạt định mức) của các cơ sở sản xuất ngành công nghiệp sản xuất bia và nước giải khát tại các địa phương.\n3. Tổng hợp tình hình thực hiện định mức năng lượng ngành công nghiệp sản xuất bia và nước giải khát tại địa phương và báo cáo Tổng cục Năng lượng, Bộ Công Thương trước ngày 31 tháng 01 hàng năm theo quy định tại Phụ lục V Thông tư này.", "Khoản 2. Tập đoàn Điện lực Việt Nam Hàng quý, hàng năm tổng hợp gửi Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội số hộ gia đình có lượng điện sử dụng cho mục đích sinh hoạt trong tháng không quá 50 kWh theo từng địa phương, trong đó: Số hộ chính sách xã hội, không thuộc diện hộ nghèo có lượng điện sử dụng cho mục đích sinh hoạt trong tháng không quá 50 kWh theo từng địa phương;", "Khoản 1. Trước ngày 15 tháng 12 của năm N-1, Sở Công Thương có trách nhiệm ban hành công văn đề nghị các cơ sở sử dụng năng lượng trên địa bàn báo cáo về dữ liệu sử dụng năng lượng trong năm N-1, bao gồm:\na) Các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm năm N-2;\nb) Các cơ sở sử dụng năng lượng có mức tiêu thụ năng lượng từ 600 TOE (hoặc từ 3,6 triệu kWh) thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, vận tải; từ 300 TOE (hoặc từ 1,8 triệu kWh) đối với các tòa nhà, công trình xây dựng. Danh sách các cơ sở sử dụng năng lượng này được Sở Công Thương xác định căn cứ trên danh mục thống kê các cơ sở sử dụng năng lượng cho năm gần nhất của Tổng cục Thống kê và sản lượng điện năng lũy kế ước tính cho cả năm N-1 của các cơ sở sử dụng điện thuộc danh mục khách hàng sử dụng điện lớn của Tập đoàn Điện lực Việt Nam tại trang thông tin điện tử: https://sudungdien.evn.com.vn. Trong công văn yêu cầu báo cáo tình hình sử dụng năng lượng hằng năm, Sở Công Thương gửi kèm tài khoản và hướng dẫn đăng nhập báo cáo trực tuyến trên Trang thông tin điện tử http://dataenergy.vn cho các cơ sở sử dụng năng lượng để thực hiện báo cáo." ]
Khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp, chi phí áo đồng phục cho công nhân có được đưa vào chi phí được trừ không?
[ "Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế\n1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:\na) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.\nb) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.\nc) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.\nChứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.\n...\n2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:\n...\n2.7. Phần chi trang phục bằng hiện vật cho người lao động không có hóa đơn, chứng từ. Phần chi trang phục bằng tiền cho người lao động vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm.\nTrường hợp doanh nghiệp có chi trang phục cả bằng tiền và hiện vật cho người lao động để được tính vào chi phí được trừ thì mức chi tối đa đối với chi bằng tiền không vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm, bằng hiện vật phải có hóa đơn, chứng từ.\nĐối với những ngành kinh doanh có tính chất đặc thù thì chi phí này được thực hiện theo quy định cụ thể của Bộ Tài chính.\n..." ]
[ "\"Điều 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau:\n“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế\n...\n2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:\n...\n2.5. Chi tiền thuê tài sản của cá nhân không có đầy đủ hồ sơ, chứng từ dưới đây:\n - Trường hợp doanh nghiệp thuê tài sản của cá nhân thì hồ sơ để xác định chi phí được trừ là hợp đồng thuê tài sản và chứng từ trả tiền thuê tài sản.\n - Trường hợp doanh nghiệp thuê tài sản của cá nhân mà tại hợp đồng thuê tài sản có thoả thuận doanh nghiệp nộp thuế thay cho cá nhân thì hồ sơ để xác định chi phí được trừ là hợp đồng thuê tài sản, chứng từ trả tiền thuê tài sản và chứng từ nộp thuế thay cho cá nhân.\n - Trường hợp doanh nghiệp thuê tài sản của cá nhân mà tại hợp đồng thuê tài sản có thỏa thuận tiền thuê tài sản chưa bao gồm thuế (thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân) và doanh nghiệp nộp thuế thay cho cá nhân thì doanh nghiệp được tính vào chí phí được trừ tổng số tiền thuê tài sản bao gồm cả phần thuế nộp thay cho cá nhân\".\"", "Khoản 5. Chi phí sản xuất chung đối với doanh nghiệp\na) Chi phí sản xuất chung bao gồm chi phí phục vụ sản xuất, kinh doanh chung phát sinh ở phân xưởng, bộ phận, đội,... phục vụ sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ, gồm: - Chi phí nhân viên phân xưởng: là các khoản tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên quản lý phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất; tiền ăn giữa ca của nhân viên quản lý phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất; khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn được tính theo tỷ lệ quy định hiện hành trên tiền lương phải trả cho nhân viên phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất,... - Chi phí vật liệu dùng cho phân xưởng như vật liệu dùng để sửa chữa, bảo dưỡng tài sản cố định, công cụ, dụng cụ thuộc phân xưởng quản lý và sử dụng, chi phí lán trại tạm thời,... - Chí phí công cụ, dụng cụ: dùng cho hoạt động quản lý của phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất,... - Chi phí khấu hao tài sản cố định dùng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ và tài sản cố định dùng chung cho hoạt động của phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất,... (trường hợp đã tính ở khoản 3 Điều này thì không tính tại khoản này). - Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động của phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất như: chi phí sửa chữa tài sản cố định, chi phí thuê ngoài, chi phí điện, nước, điện thoại, tiền thuê tài sản cố định, chi phí trả cho nhà thầu (nếu có). - Chi phí bằng tiền khác ngoài các chi phí đã kể trên phục vụ cho hoạt động của phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất.\nb) Phương pháp xác định một số khoản chi phí trong chi phí sản xuất chung - Chi phí vật liệu, công cụ, dụng cụ và chi phí nhân công được tính theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. - Chi phí khấu hao tài sản cố định thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.", "Khoản 2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:\na) Khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, trừ phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường;\nb) Khoản tiền phạt do vi phạm hành chính;\nc) Khoản chi được bù đắp bằng nguồn kinh phí khác;\nd) Phần chi phí quản lý kinh doanh do doanh nghiệp nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam vượt mức tính theo phương pháp phân bổ do pháp luật Việt Nam quy định;\nđ) Phần chi vượt mức theo quy định của pháp luật về trích lập dự phòng;\ne) Phần chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa vượt định mức tiêu hao do doanh nghiệp xây dựng, thông báo cho cơ quan thuế và giá thực tế xuất kho;\ng) Phần chi trả lãi tiền vay vốn sản xuất, kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay;\nh) Trích khấu hao tài sản cố định không đúng quy định của pháp luật;\ni) Khoản trích trước vào chi phí không đúng quy định của pháp luật;\nk) Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân; thù lao trả cho sáng lập viên doanh nghiệp không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh; tiền lương, tiền công, các khoản hạch toán khác để trả cho người lao động nhưng thực tế không chi trả hoặc không có hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật;\nl) Chi trả lãi tiền vay vốn tương ứng với phần vốn điều lệ còn thiếu;\nm) Thuế giá trị gia tăng đầu vào đã được khấu trừ, thuế giá trị gia tăng nộp theo phương pháp khấu trừ, thuế thu nhập doanh nghiệp;\nn) Phần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí, chiết khấu thanh toán; chi báo biếu, báo tặng của cơ quan báo chí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh vượt quá 10% tổng số chi được trừ; đối với doanh nghiệp thành lập mới là phần chi vượt quá 15% trong ba năm đầu, kể từ khi được thành lập. Tổng số chi được trừ không bao gồm các khoản chi quy định tại điểm này; đối với hoạt động thương mại, tổng số chi được trừ không bao gồm giá mua của hàng hóa bán ra;\no) Khoản tài trợ, trừ khoản tài trợ cho giáo dục, y tế, khắc phục hậu quả thiên tai và làm nhà tình nghĩa cho người nghèo theo quy định của pháp luật.", "Khoản 4. Phần kinh phí của doanh nghiệp và Tập đoàn Dệt May Việt Nam tham gia thực hiện Chương trình được hạch toán vào chi phí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.", "Điều 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau:. “Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế\n1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:\na) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.\nb) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.\nc) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng. Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên ghi trên hóa đơn mà đến thời điểm ghi nhận chi phí, doanh nghiệp chưa thanh toán thì doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp khi thanh toán doanh nghiệp không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì doanh nghiệp phải kê khai, điều chỉnh giảm chi phí đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kể cả trong trường hợp cơ quan thuế và các cơ quan chức năng đã có quyết định thanh tra, kiểm tra kỳ tính thuế có phát sinh khoản chi phí này). Đối với các hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ đã thanh toán bằng tiền mặt phát sinh trước thời điểm Thông tư số 78/2014/TT-BTC có hiệu lực thi hành thì không phải điều chỉnh lại theo quy định tại Điểm này. Ví dụ 7: Tháng 8 năm 2014 doanh nghiệp A có mua hàng hóa đã có hóa đơn và giá trị ghi trên hóa đơn là 30 triệu đồng nhưng chưa thanh toán. Trong kỳ tính thuế năm 2014, doanh nghiệp A đã tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế đối với giá trị mua hàng hóa này. Sang năm 2015, doanh nghiệp A có thực hiện thanh toán giá trị mua hàng hóa này bằng tiền mặt do vậy doanh nghiệp A phải kê khai, điều chỉnh giảm chi phí đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kỳ tính thuế năm 2015). Trường hợp doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và có hóa đơn in trực tiếp từ máy tính tiền theo quy định của pháp luật về hóa đơn; hóa đơn này nếu có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì doanh nghiệp căn cứ vào hóa đơn này và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt của doanh nghiệp để tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và có hóa đơn in trực tiếp từ máy tính tiền theo quy định của pháp luật về hóa đơn; hóa đơn này nếu có giá trị dưới 20 triệu đồng và có thanh toán bằng tiền mặt thì doanh nghiệp căn cứ vào hóa đơn này và chứng từ thanh toán bằng tiền mặt của doanh nghiệp để tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.\n2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:\n2.1. Khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này. Trường hợp doanh nghiệp có chi phí liên quan đến phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế, cụ thể như sau: Doanh nghiệp phải tự xác định rõ tổng giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật. Phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường được xác định bằng tổng giá trị tổn thất trừ phần giá trị doanh nghiệp bảo hiểm hoặc tổ chức, cá nhân khác phải bồi thường theo quy định của pháp luật.\na) Hồ sơ đối với tài sản, hàng hóa bị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn được tính vào chi phí được trừ như sau: - Biên bản kiểm kê giá trị tài sản, hàng hóa bị tổn thất do doanh nghiệp lập. Biên bản kiểm kê giá trị tài sản, hàng hóa tổn thất phải xác định rõ giá trị tài sản, hàng hóa bị tổn thất, nguyên nhân tổn thất, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân về những tổn thất; chủng loại, số lượng, giá trị tài sản, hàng hóa có thể thu hồi được (nếu có); bảng kê xuất nhập tồn hàng hóa bị tổn thất có xác nhận do đại diện hợp pháp của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật. - Hồ sơ bồi thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường (nếu có). - Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường (nếu có).\nb) Hàng hóa bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên, hàng hóa hết hạn sử dụng, không được bồi thường thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Hồ sơ đối với hàng hóa bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên, hàng hóa hết hạn sử dụng, được tính vào chi phí được trừ như sau: - Biên bản kiểm kê giá trị hàng hóa bị hư hỏng do doanh nghiệp lập. Biên bản kiểm kê giá trị hàng hóa hư hỏng phải xác định rõ giá trị hàng hóa bị hư hỏng, nguyên nhân hư hỏng; chủng loại, số lượng, giá trị hàng hóa có thể thu hồi được (nếu có) kèm theo bảng kê xuất nhập tồn hàng hóa bị hư hỏng có xác nhận do đại diện hợp pháp của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật. - Hồ sơ bồi thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường (nếu có). - Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường (nếu có).\nc) Hồ sơ nêu trên được lưu tại doanh nghiệp và xuất trình với cơ quan thuế khi cơ quan thuế yêu cầu.\n2.2. Chi khấu hao tài sản cố định thuộc một trong các trường hợp sau:\na) Chi khấu hao đối với tài sản cố định không sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Riêng tài sản cố định phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, cơ sở đào tạo, dạy nghề, thư viện, nhà trẻ, khu thể thao và các thiết bị, nội thất đủ điều kiện là tài sản cố định lắp đặt trong các công trình nêu trên; bể chứa nước sạch, nhà để xe; xe đưa đón người lao động, nhà ở trực tiếp cho người lao động; chi phí xây dựng cơ sở vật chất, chi phí mua sắm máy, thiết bị là tài sản cố định dùng để tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp được trích khấu hao tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.\nb) Chi khấu hao đối với tài sản cố định không có giấy tờ chứng minh thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (trừ tài sản cố định thuê mua tài chính).\nc) Chi khấu hao đối với tài sản cố định không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp theo chế độ quản lý tài sản cố định và hạch toán kế toán hiện hành.\nd) Phần trích khấu hao vượt mức quy định hiện hành của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định. Doanh nghiệp thực hiện thông báo phương pháp trích khấu hao tài sản cố định mà doanh nghiệp lựa chọn áp dụng với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi thực hiện trích khấu hao (ví dụ: thông báo lựa chọn thực hiện phương pháp khấu hao đường thẳng...). Hàng năm doanh nghiệp trích khấu hao tài sản cố định theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định kể cả trường hợp khấu hao nhanh (nếu đáp ứng điều kiện). Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả kinh tế cao được trích khấu hao nhanh nhưng tối đa không quá 2 lần mức khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng để nhanh chóng đổi mới công nghệ đối với một số tài sản cố định theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định. Khi thực hiện trích khấu hao nhanh, doanh nghiệp phải đảm bảo kinh doanh có lãi. Tài sản cố định góp vốn, tài sản cố định điều chuyển khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình có đánh giá lại theo quy định thì doanh nghiệp nhận tài sản cố định này được tính khấu hao vào chi phí được trừ theo nguyên giá đánh giá lại. Đối với loại tài sản khác không đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định có góp vốn, điều chuyển khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình và tài sản này có đánh giá lại theo quy định thì doanh nghiệp nhận tài sản này được tính vào chi phí hoặc phân bổ dần vào chi phí được trừ theo giá đánh giá lại. Đối với tài sản cố định tự làm nguyên giá tài sản cố định được trích khấu hao tính vào chi phí được trừ là tổng các chi phí sản xuất để hình thành nên tài sản đó. Đối với tài sản là công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, ... không đáp ứng đủ điều kiện xác định là tài sản cố định theo quy định thì chi phí mua tài sản nêu trên được phân bổ dần vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng tối đa không quá 3 năm.\nđ) Khấu hao đối với tài sản cố định đã khấu hao hết giá trị.\ne) Một số trường hợp cụ thể được xác định như sau: - Không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế: Phần trích khấu hao tương ứng với nguyên giá vượt trên 1,6 tỷ đồng/xe đối với ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ: ô tô dùng cho kinh doanh vận tải hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn; ô tô dùng để làm mẫu và lái thử cho kinh doanh ô tô); phần trích khấu hao đối với tài sản cố định là tàu bay dân dụng, du thuyền không sử dụng kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn. Ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống chuyên kinh doanh vận tải hành khách, du lịch và khách sạn là các ô tô được đăng ký tên doanh nghiệp mà doanh nghiệp này trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký một trong các ngành nghề: vận tải hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn và được cấp phép kinh doanh theo quy định tại các văn bản pháp luật về kinh doanh vận tải, hành khách, du lịch, khách sạn. Tàu bay dân dụng và du thuyền không sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách, khách du lịch là tàu bay dân dụng, du thuyền của các doanh nghiệp đăng ký và hạch toán trích khấu hao tài sản cố định nhưng trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của doanh nghiệp không đăng ký ngành nghề vận tải hàng hoá, vận tải hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn. Trường hợp doanh nghiệp có chuyển nhượng, thanh lý xe ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống thì giá trị còn lại của xe được xác định bằng nguyên giá thực mua tài sản cố định trừ (-) số khấu hao lũy kế của tài sản cố định theo chế độ quản lý sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định tính đến thời điểm chuyển nhượng, thanh lý xe. Ví dụ 8: Doanh nghiệp A có mua xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi có nguyên giá là 6 tỷ đồng, công ty trích khấu hao 1 năm sau đó thực hiện thanh lý. Số khấu hao theo chế độ quản lý sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định là 1 tỷ đồng (thời gian trích khấu hao là 6 năm theo văn bản về khấu hao tài sản cố định). Số trích khấu hao theo chính sách thuế được tính vào chi phí được trừ là 1,6 tỷ đồng/6 năm = 267 triệu đồng. Doanh nghiệp A thanh lý bán xe là 5 tỷ đồng. Thu nhập từ thanh lý xe: 5 tỷ đồng - (6 tỷ đồng - 1 tỷ đồng) = 0 đồng - Khấu hao đối với công trình trên đất vừa sử dụng cho sản xuất kinh doanh vừa sử dụng cho mục đích khác thì không được tính khấu hao vào chi phí được trừ đối với giá trị công trình trên đất tương ứng phần diện tích không sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Trường hợp doanh nghiệp có công trình trên đất như trụ sở văn phòng, nhà xưởng, cửa hàng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì doanh nghiệp được trích khấu hao tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo đúng mức trích khấu hao và thời gian sử dụng tài sản cố định quy định hiện hành của Bộ Tài chính đối với các công trình này nếu đáp ứng các điều kiện như sau: + Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên doanh nghiệp (trong trường hợp đất thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp) hoặc có hợp đồng thuê đất, mượn đất giữa doanh nghiệp với đơn vị, cá nhân có đất và đại diện doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của hợp đồng (trong trường hợp đất đi thuê hoặc đi mượn). + Hóa đơn thanh toán khối lượng công trình xây dựng bàn giao kèm theo hợp đồng xây dựng công trình, thanh lý hợp đồng, quyết toán giá trị công trình xây dựng mang tên, địa chỉ và mã số thuế của doanh nghiệp. + Công trình trên đất được quản lý, theo dõi hạch toán theo quy định hiện hành về quản lý tài sản cố định. - Trường hợp tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp đang dùng cho sản xuất kinh doanh nhưng phải tạm thời dừng do sản xuất theo mùa vụ với thời gian dưới 09 tháng; tạm thời dừng để sửa chữa, để di dời di chuyển địa điểm, để bảo trì, bảo dưỡng theo định kỳ, với thời gian dưới 12 tháng, sau đó tài sản cố định tiếp tục đưa vào phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì trong khoảng thời gian tạm dừng đó, doanh nghiệp được trích khấu hao và khoản chi phí khấu hao tài sản cố định trong thời gian tạm dừng được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Doanh nghiệp phải lưu giữ và cung cấp đầy đủ hồ sơ, lý do của việc tạm dừng tài sản cố định khi cơ quan thuế yêu cầu. - Quyền sử dụng đất lâu dài không được trích khấu hao và phân bổ vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế; Quyền sử dụng đất có thời hạn nếu có đầy đủ hóa đơn chứng từ và thực hiện đúng các thủ tục theo quy định của pháp luật, có tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì được phân bổ dần vào chi phí được trừ theo thời hạn được phép sử dụng đất ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bao gồm cả trường hợp dừng hoạt động để sửa chữa, đầu tư xây dựng mới). Trường hợp doanh nghiệp mua tài sản cố định hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất lâu dài thì giá trị quyền sử dụng đất phải xác định riêng và ghi nhận là tài sản cố định vô hình; Tài sản cố định hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc thì nguyên giá là giá mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản cố định hữu hình vào sử dụng. Giá trị quyền sử dụng đất được xác định theo giá ghi trên hợp đồng mua bất động sản (tài sản) phù hợp với giá thị trường nhưng không được thấp hơn giá đất tại bảng giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định tại thời điểm mua tài sản. Trường hợp doanh nghiệp mua tài sản cố định hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất lâu dài không tách riêng được giá trị quyền sử dụng đất thì giá trị quyền sử dụng được xác định theo giá do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định tại thời điểm mua tài sản.\n2.3. Phần chi vượt định mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá đối với một số nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa đã được Nhà nước ban hành định mức.\n2.4. Chi phí của doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ (không có hóa đơn, được phép lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01/TNDN kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC) nhưng không lập Bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán cho người bán hàng, cung cấp dịch vụ trong các trường hợp: - Mua hàng hóa là nông, lâm, thủy sản của người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra; - Mua sản phẩm thủ công làm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, song, mây, rơm, vỏ dừa, sọ dừa hoặc nguyên liệu tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp của người sản xuất thủ công không kinh doanh trực tiếp bán ra; - Mua đất, đá, cát, sỏi của hộ, cá nhân tự khai thác trực tiếp bán ra; - Mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt; - Mua tài sản, dịch vụ của hộ, cá nhân không kinh doanh trực tiếp bán ra; - Mua hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, hộ kinh doanh (không bao gồm các trường hợp nêu trên) có mức doanh thu dưới ngưỡng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng (100 triệu đồng/năm). Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ do người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực. Doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ được phép lập Bảng kê và được tính vào chi phí được trừ. Các khoản chi phí này không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Trường hợp giá mua hàng hóa, dịch vụ trên bảng kê cao hơn giá thị trường tại thời điểm mua hàng thì cơ quan thuế căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm mua hàng, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự trên thị trường xác định lại mức giá để tính lại chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.\n2.5. Chi tiền thuê tài sản của cá nhân không có đầy đủ hồ sơ, chứng từ dưới đây: - Trường hợp doanh nghiệp thuê tài sản của cá nhân thì hồ sơ để xác định chi phí được trừ là hợp đồng thuê tài sản và chứng từ trả tiền thuê tài sản. - Trường hợp doanh nghiệp thuê tài sản của cá nhân mà tại hợp đồng thuê tài sản có thoả thuận doanh nghiệp nộp thuế thay cho cá nhân thì hồ sơ để xác định chi phí được trừ là hợp đồng thuê tài sản, chứng từ trả tiền thuê tài sản và chứng từ nộp thuế thay cho cá nhân. - Trường hợp doanh nghiệp thuê tài sản của cá nhân mà tại hợp đồng thuê tài sản có thỏa thuận tiền thuê tài sản chưa bao gồm thuế (thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân) và doanh nghiệp nộp thuế thay cho cá nhân thì doanh nghiệp được tính vào chí phí được trừ tổng số tiền thuê tài sản bao gồm cả phần thuế nộp thay cho cá nhân.\n2.6. Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:\na) Chi tiền lương, tiền công và các khoản phải trả khác cho người lao động doanh nghiệp đã hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế không chi trả hoặc không có chứng từ thanh toán theo quy định của pháp luật.\nb) Các khoản tiền lương, tiền thưởng, chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty. - Trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng lao động với người nước ngoài trong đó có ghi khoản chi về tiền học cho con của người nước ngoài học tại Việt Nam theo bậc học từ mầm non đến trung học phổ thông được doanh nghiệp trả có tính chất tiền lương, tiền công và có đầy đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. - Trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng lao động với người lao động trong đó có ghi khoản chi về tiền nhà do doanh nghiệp trả cho người lao động, khoản chi trả này có tính chất tiền lương, tiền công và có đầy đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. - Trường hợp doanh nghiệp Việt Nam ký hợp đồng với doanh nghiệp nước ngoài trong đó nêu rõ doanh nghiệp Việt Nam phải chịu các chi phí về chỗ ở cho các chuyên gia nước ngoài trong thời gian công tác ở Việt Nam thì tiền thuê nhà cho các chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam do doanh nghiệp Việt Nam chi trả được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.\nc) Chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động nhưng hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm thực tế chưa chi trừ trường hợp doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau liền kề. Mức dự phòng hàng năm do doanh nghiệp quyết định nhưng không quá 17% quỹ tiền lương thực hiện. Quỹ tiền lương thực hiện là tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo quy định (không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế). Việc trích lập dự phòng tiền lương phải đảm bảo sau khi trích lập, doanh nghiệp không bị lỗ, nếu doanh nghiệp bị lỗ thì không được trích đủ 17%. Trường hợp năm trước doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng tiền lương mà sau 6 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính doanh nghiệp chưa sử dụng hoặc sử dụng không hết quỹ dự phòng tiền lương thì doanh nghiệp phải tính giảm chi phí của năm sau. Ví dụ 9: Khi nộp hồ sơ quyết toán thuế năm 2014, DN A có trích quỹ dự phòng tiền lương là 10 tỷ đồng, đến ngày 30/06/2015 (đối với trường hợp doanh nghiệp áp dụng kỳ tính thuế theo năm dương lịch), DN A mới chi số tiền từ quỹ dự phòng tiền lương năm 2014 là 7 tỷ đồng thì DN A phải tính giảm chi phí tiền lương năm sau (năm 2015) là 3 tỷ đồng (10 tỷ – 7 tỷ). Khi lập hồ sơ quyết toán năm 2015 nếu DN A có nhu cầu trích lập thì tiếp tục trích lập quỹ dự phòng tiền lương theo quy định.\nd) Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (do một cá nhân làm chủ); thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị mà những người này không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh.\n2.7. Phần chi trang phục bằng hiện vật cho người lao động không có hóa đơn, chứng từ. Phần chi trang phục bằng tiền cho người lao động vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm. Trường hợp doanh nghiệp có chi trang phục cả bằng tiền và hiện vật cho người lao động để được tính vào chi phí được trừ thì mức chi tối đa đối với chi bằng tiền không vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm, bằng hiện vật phải có hóa đơn, chứng từ. Đối với những ngành kinh doanh có tính chất đặc thù thì chi phí này được thực hiện theo quy định cụ thể của Bộ Tài chính.\n2.8. Chi thưởng sáng kiến, cải tiến mà doanh nghiệp không có quy chế quy định cụ thể về việc chi thưởng sáng kiến, cải tiến, không có hội đồng nghiệm thu sáng kiến, cải tiến.\n2.9. Chi phụ cấp tàu xe đi nghỉ phép không đúng theo quy định của Bộ Luật Lao động. Chi phụ cấp cho người lao động đi công tác, chi phí đi lại và tiền thuê chỗ ở cho người lao động đi công tác nếu có đầy đủ hóa đơn, chứng từ được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp doanh nghiệp có khoán tiền đi lại, tiền ở, phụ cấp cho người lao động đi công tác và thực hiện đúng theo quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp thì được tính vào chi phí được trừ khoản chi khoán tiền đi lại, tiền ở, tiền phụ cấp. Trường hợp doanh nghiệp cử người lao động đi công tác (bao gồm công tác trong nước và công tác nước ngoài) nếu có phát sinh chi phí từ 20 triệu đồng trở lên, chi phí mua vé máy bay mà các khoản chi phí này được thanh toán bằng thẻ ngân hàng của cá nhân thì đủ điều kiện là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt và tính vào chi phí được trừ nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau: - Có hóa đơn, chứng từ phù hợp do người cung cấp hàng hóa, dịch vụ giao xuất. - Doanh nghiệp có quyết định hoặc văn bản cử người lao động đi công tác. - Quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp cho phép người lao động được phép thanh toán khoản công tác phí, mua vé máy bay bằng thẻ ngân hàng do cá nhân là chủ thẻ và khoản chi này sau đó được doanh nghiệp thanh toán lại cho người lao động. Trường hợp doanh nghiệp có mua vé máy bay qua website thương mại điện tử cho người lao động đi công tác để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì chứng từ làm căn cứ để tính vào chi phí được trừ là vé máy bay điện tử, thẻ lên máy bay (boarding pass) và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt của doanh nghiệp có cá nhân tham gia hành trình vận chuyển. Trường hợp doanh nghiệp không thu hồi được thẻ lên máy bay của người lao động thì chứng từ làm căn cứ để tính vào chi phí được trừ là vé máy bay điện tử, quyết định hoặc văn bản cử người lao động đi công tác và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt của doanh nghiệp có cá nhân tham gia hành trình vận chuyển.\n2.10. Các khoản chi được trừ sau đây nhưng nếu chi không đúng đối tượng, không đúng mục đích hoặc mức chi vượt quá quy định.\na) Các khoản chi thêm cho lao động nữ được tính vào chi phí được trừ bao gồm: - Chi cho công tác đào tạo lại nghề cho lao động nữ trong trường hợp nghề cũ không còn phù hợp phải chuyển đổi sang nghề khác theo quy hoạch phát triển của doanh nghiệp. Khoản chi này bao gồm: học phí (nếu có) + chênh lệch tiền lương ngạch bậc (đảm bảo 100% lương cho người đi học). - Chi phí tiền lương và phụ cấp (nếu có) cho giáo viên dạy ở nhà trẻ, mẫu giáo do doanh nghiệp tổ chức và quản lý. - Chi phí tổ chức khám sức khoẻ thêm trong năm như khám bệnh nghề nghiệp, mãn tính hoặc phụ khoa cho nữ công nhân viên. - Chi bồi dưỡng cho lao động nữ sau khi sinh con lần thứ nhất hoặc lần thứ hai. - Phụ cấp làm thêm giờ cho lao động nữ trong trường hợp vì lý do khách quan người lao động nữ không nghỉ sau khi sinh con, nghỉ cho con bú mà ở lại làm việc cho doanh nghiệp được trả theo chế độ hiện hành; kể cả trường hợp trả lương theo sản phẩm mà lao động nữ vẫn làm việc trong thời gian không nghỉ theo chế độ.\nb) Các khoản chi thêm cho người dân tộc thiểu số được tính vào chi phí được trừ bao gồm: học phí đi học (nếu có) cộng chênh lệch tiền lương ngạch bậc (đảm bảo 100% lương cho người đi học); tiền hỗ trợ về nhà ở, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người dân tộc thiểu số trong trường hợp chưa được Nhà nước hỗ trợ theo chế độ quy định.\n2.11. Phần chi vượt mức 01 triệu đồng/tháng/người để: Trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động. Khoản trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, cho người lao động được tính vào chi phí được trừ ngoài việc không vượt mức quy định tại điểm này còn phải được ghi cụ thể điều kiện hưởng và mức hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty. Doanh nghiệp không được tính vào chi phí đối với các khoản chi cho chương trình tự nguyện nêu trên nếu doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về bảo hiểm bắt buộc cho người lao động (kể cả trường hợp nợ tiền bảo hiểm bắt buộc).\n2.12. Khoản chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động không theo đúng quy định hiện hành.\n2.13. Chi đóng góp hình thành nguồn chi phí quản lý cho cấp trên.\n2.14. Phần chi đóng góp vào các quỹ của Hiệp hội (các Hiệp hội này được thành lập theo quy định của pháp luật) vượt quá mức quy định của Hiệp hội.\n2.15. Chi trả tiền điện, tiền nước đối với những hợp đồng điện nước do chủ sở hữu là hộ gia đình, cá nhân cho thuê địa điểm sản xuất, kinh doanh ký trực tiếp với đơn vị cung cấp điện, nước không có đủ chứng từ thuộc một trong các trường hợp sau:\na) Trường hợp doanh nghiệp thuê địa điểm sản xuất kinh doanh trực tiếp thanh toán tiền điện, nước cho nhà cung cấp điện, nước không có các hoá đơn thanh toán tiền điện, nước và hợp đồng thuê địa điểm sản xuất kinh doanh.\nb) Trường hợp doanh nghiệp thuê địa điểm sản xuất kinh doanh thanh toán tiền điện, nước với chủ sở hữu cho thuê địa điểm sản xuất kinh doanh không có chứng từ thanh toán tiền điện, nước đối với người cho thuê địa điểm sản xuất kinh doanh phù hợp với số lượng điện, nước thực tế tiêu thụ và hợp đồng thuê địa điểm sản xuất kinh doanh.\n2.16. Phần chi phí thuê tài sản cố định vượt quá mức phân bổ theo số năm mà bên đi thuê trả tiền trước. Ví dụ 10: Doanh nghiệp A thuê tài sản cố định trong 4 năm với số tiền thuê là: 400 triệu đồng và thanh toán một lần. Chi phí thuê tài sản cố định được hạch toán vào chi phí hàng năm là 100 triệu đồng. Chi phí thuê tài sản cố định hàng năm vượt trên 100 triệu đồng thì phần vượt trên 100 triệu đồng không được tính vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế. Đối với chi phí sửa chữa tài sản cố định đi thuê mà trong hợp đồng thuê tài sản quy định bên đi thuê có trách nhiệm sửa chữa tài sản trong thời gian thuê thì chi phí sửa chữa tài sản cố định đi thuê được phép hạch toán vào chi phí hoặc phân bổ dần vào chi phí nhưng thời gian tối đa không quá 03 năm. Trường hợp doanh nghiệp có chi các khoản chi phí để có các tài sản không thuộc tài sản cố định: chi về mua và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấy phép chuyển giao công nghệ, nhãn hiệu thương mại, lợi thế kinh doanh, quyền sử dụng thương hiệu... thì các khoản chi này được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh nhưng tối đa không quá 03 năm. Trường hợp doanh nghiệp có góp vốn bằng giá trị lợi thế kinh doanh, giá trị quyền sử dụng thương hiệu thì giá trị lợi thế kinh doanh, giá trị quyền sử dụng thương hiệu góp vốn không tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.\n2.17. Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.\n2.18. Chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ (đối với doanh nghiệp tư nhân là vốn đầu tư) đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh. Chi trả lãi tiền vay trong quá trình đầu tư đã được ghi nhận vào giá trị của tài sản, giá trị công trình đầu tư. Trường hợp doanh nghiệp đã góp đủ vốn điều lệ, trong quá trình kinh doanh có khoản chi trả lãi tiền vay để đầu tư vào doanh nghiệp khác thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Chi trả lãi tiền vay tương ứng với vốn điều lệ còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế được xác định như sau: - Trường hợp số tiền vay nhỏ hơn hoặc bằng số vốn điều lệ còn thiếu thì toàn bộ lãi tiền vay là khoản chi không được trừ. - Trường hợp số tiền vay lớn hơn số vốn điều lệ còn thiếu theo tiến độ góp vốn: + Nếu doanh nghiệp phát sinh nhiều khoản vay thì khoản chi trả lãi tiền vay không được trừ bằng tỷ lệ (%) giữa vốn điều lệ còn thiếu trên tổng số tiền vay nhân (x) tổng số lãi vay. + Nếu doanh nghiệp chỉ phát sinh một khoản vay thì khoản chi trả lãi tiền không được trừ bằng số vốn điều lệ còn thiếu nhân (x) lãi suất của khoản vay nhân (x) thời gian góp vốn điều lệ còn thiếu. (Lãi vay thực hiện theo quy định tại điểm 2.17 Điều này)\n2.19. Trích, lập và sử dụng các khoản dự phòng không theo đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính về trích lập dự phòng: dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp và dự phòng rủi ro nghề nghiệp của doanh nghiệp thẩm định giá, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kiểm toán độc lập.\n2.20. Các khoản chi phí trích trước theo kỳ hạn, theo chu kỳ mà đến hết kỳ hạn, hết chu kỳ chưa chi hoặc chi không hết. Các khoản trích trước bao gồm: trích trước về sửa chữa lớn tài sản cố định theo chu kỳ, các khoản trích trước đối với hoạt động đã tính doanh thu nhưng còn tiếp tục phải thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng (kể cả trường hợp doanh nghiệp có hoạt động cho thuê tài sản, hoạt động kinh doanh dịch vụ trong nhiều năm nhưng có thu tiền trước của khách hàng và đã tính toàn bộ vào doanh thu của năm thu tiền) và các khoản trích trước khác. Trường hợp doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh đã ghi nhận doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng chưa phát sinh đầy đủ chi phí thì được trích trước các khoản chi phí theo quy định vào chi phí được trừ tương ứng với doanh thu đã ghi nhận khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Khi kết thúc hợp đồng, doanh nghiệp phải tính toán xác định chính xác số chi phí thực tế căn cứ các hoá đơn, chứng từ hợp pháp thực tế đã phát sinh để điều chỉnh tăng chi phí (trường hợp chi phí thực tế phát sinh lớn hơn số đã trích trước) hoặc giảm chi phí (trường hợp chi phí thực tế phát sinh nhỏ hơn số đã trích trước) vào kỳ tính thuế kết thúc hợp đồng. Đối với những tài sản cố định việc sửa chữa có tính chu kỳ thì doanh nghiệp được trích trước chi phí sửa chữa theo dự toán vào chi phí hàng năm. Nếu số thực chi sửa chữa lớn hơn số trích theo dự toán thì doanh nghiệp được tính thêm vào chi phí được trừ số chênh lệch này.\n2.21. Lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ tính thuế bao gồm chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư cuối năm là: tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, các khoản nợ phải thu có gốc ngoại tệ (trừ lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ cuối kỳ tính thuế). Trong giai đoạn đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp mới thành lập, chưa đi vào hoạt động, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi thanh toán các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ để thực hiện đầu tư xây dựng và chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi đánh giá lại các khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính được phản ánh riêng biệt. Khi tài sản cố định hoàn thành đầu tư xây dựng đưa vào sử dụng thì chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong giai đoạn đầu tư xây dựng (sau khi bù trừ số chênh lệch tăng và chênh lệch giảm) được phân bổ dần vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính, thời gian phân bổ không quá 5 năm kể từ khi công trình đưa vào hoạt động. Trong giai đoạn sản xuất, kinh doanh, kể cả việc đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp đang hoạt động, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh từ các giao dịch bằng ngoại tệ của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ sẽ được hạch toán vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính trong năm tài chính. Đối với khoản nợ phải thu và khoản cho vay có gốc ngoại tệ phát sinh trong kỳ, chênh lệch tỷ giá hối đoái được tính vào chi phí được trừ là khoản chênh lệch giữa tỷ giá tại thời điểm phát sinh thu hồi nợ hoặc thu hồi khoản cho vay với tỷ giá tại thời điểm ghi nhận khoản nợ phải thu hoặc khoản cho vay ban đầu.\n2.22. Chi tài trợ cho giáo dục (bao gồm cả chi tài trợ cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp) không đúng đối tượng quy định tại tiết a điểm này hoặc không có hồ sơ xác định khoản tài trợ nêu tại tiết b dưới đây:\na) Tài trợ cho giáo dục gồm: tài trợ cho các trường học công lập, dân lập và tư thục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định của pháp luật về giáo dục mà khoản tài trợ này không phải là để góp vốn, mua cổ phần trong các trường học; Tài trợ cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, học tập và hoạt động của trường học; Tài trợ cho các hoạt động thường xuyên của trường; Tài trợ học bổng cho học sinh, sinh viên thuộc các cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở sở giáo dục đại học được quy định tại Luật Giáo dục (tài trợ trực tiếp cho học sinh, sinh viên hoặc thông qua các cơ sở giáo dục, thông qua các cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ theo quy định của pháp luật); Tài trợ cho các cuộc thi về các môn học được giảng dạy trong trường học mà đối tượng tham gia dự thi là người học; tài trợ để thành lập các Quỹ khuyến học giáo dục theo quy định của pháp luật về giáo dục đào tạo.\nb) Hồ sơ xác định khoản tài trợ cho giáo dục gồm: Biên bản xác nhận khoản tài trợ có chữ ký của người đại diện cơ sở kinh doanh là nhà tài trợ, đại diện của cơ sở giáo dục hợp pháp là đơn vị nhận tài trợ, học sinh, sinh viên (hoặc cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ) nhận tài trợ (theo mẫu số 03/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC); kèm theo hoá đơn, chứng từ mua hàng hoá (nếu tài trợ bằng hiện vật) hoặc chứng từ chi tiền (nếu tài trợ bằng tiền).\n2.23. Chi tài trợ cho y tế không đúng đối tượng quy định tại tiết a điểm này hoặc không có hồ sơ xác định khoản tài trợ nêu tại tiết b dưới đây:\na) Tài trợ cho y tế gồm: tài trợ cho các cơ sở y tế được thành lập theo quy định pháp luật về y tế mà khoản tài trợ này không phải là để góp vốn, mua cổ phần trong các bệnh viện, trung tâm y tế đó; tài trợ thiết bị y tế, dụng cụ y tế, thuốc chữa bệnh; tài trợ cho các hoạt động thường xuyên của bệnh viện, trung tâm y tế; chi tài trợ bằng tiền cho người bị bệnh thông qua một cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ theo quy định của pháp luật.\nb) Hồ sơ xác định khoản tài trợ cho y tế gồm: Biên bản xác nhận khoản tài trợ có chữ ký của người đại diện doanh nghiệp là nhà tài trợ, đại diện của đơn vị nhận tài trợ (hoặc cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ) theo mẫu số 04/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC kèm theo hoá đơn, chứng từ mua hàng hoá (nếu tài trợ bằng hiện vật) hoặc chứng từ chi tiền (nếu tài trợ bằng tiền).\n2.24. Chi tài trợ cho việc khắc phục hậu quả thiên tai không đúng đối tượng quy định tại tiết a điểm này hoặc không có hồ sơ xác định khoản tài trợ nêu tại tiết b dưới đây:\na) Tài trợ cho khắc phục hậu quả thiên tai gồm: tài trợ bằng tiền hoặc hiện vật để khắc phục hậu quả thiên tai trực tiếp cho tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật; cá nhân bị thiệt hại do thiên tai thông qua một cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ theo quy định của pháp luật.\nb) Hồ sơ xác định khoản tài trợ cho việc khắc phục hậu quả thiên tai gồm: Biên bản xác nhận khoản tài trợ có chữ ký của người đại diện doanh nghiệp là nhà tài trợ, đại diện của tổ chức bị thiệt hại do thiên tai (hoặc cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ) là đơn vị nhận tài trợ (theo mẫu số 05/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC) kèm theo hoá đơn, chứng từ mua hàng hoá (nếu tài trợ bằng hiện vật) hoặc chứng từ chi tiền (nếu tài trợ bằng tiền).\n2.25. Chi tài trợ làm nhà cho người nghèo không đúng đối tượng quy định tại tiết a điểm này; Chi tài trợ làm nhà tình nghĩa, làm nhà cho người nghèo, làm nhà đại đoàn kết theo quy định của pháp luật không có hồ sơ xác định khoản tài trợ nêu tại tiết b dưới đây:\na) Đối với chi tài trợ làm nhà cho người nghèo thì đối tượng nhận tài trợ là hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Hình thức tài trợ: tài trợ bằng tiền hoặc hiện vật để xây nhà cho hộ nghèo bằng cách trực tiếp hoặc thông qua một cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ theo quy định của pháp luật.\nb) Hồ sơ xác định khoản tài trợ làm nhà tình nghĩa, làm nhà cho người nghèo, làm nhà đại đoàn kết gồm: Biên bản xác nhận khoản tài trợ có chữ ký của người đại diện doanh nghiệp là nhà tài trợ, người được hưởng tài trợ là bên nhận tài trợ (theo mẫu số 06/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC); văn bản xác nhận hộ nghèo của chính quyền địa phương (đối với tài trợ làm nhà cho người nghèo); hoá đơn, chứng từ mua hàng hoá (nếu tài trợ bằng hiện vật) hoặc chứng từ chi tiền (nếu tài trợ bằng tiền). Trường hợp bên nhận tài trợ là cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ thì hồ sơ xác định khoản tài trợ bao gồm: Biên bản xác nhận khoản tài trợ có chữ ký của người đại diện doanh nghiệp là nhà tài trợ và cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ là bên nhận tài trợ; hoá đơn, chứng từ mua hàng hoá (nếu tài trợ bằng hiện vật) hoặc chứng từ chi tiền (nếu tài trợ bằng tiền).\n2.26. Chi tài trợ nghiên cứu khoa học không đúng quy định; chi tài trợ cho các đối tượng chính sách không theo quy định của pháp luật; chi tài trợ không theo chương trình của Nhà nước dành cho các địa phương thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Chi tài trợ theo chương trình của Nhà nước là chương trình được Chính phủ quy định thực hiện ở các địa phương thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (bao gồm cả khoản tài trợ của doanh nghiệp cho việc xây dựng cầu mới dân sinh ở địa bàn kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn theo Đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt). Chi tài trợ cho các đối tượng chính sách thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan. Hồ sơ xác định khoản tài trợ theo chương trình của Nhà nước dành cho các địa phương thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; Tài trợ của doanh nghiệp cho việc xây dựng cầu mới dân sinh ở địa bàn kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn theo Đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Tài trợ cho các đối tượng chính sách theo quy định của pháp luật gồm: Biên bản xác nhận khoản tài trợ có chữ ký của người đại diện doanh nghiệp là nhà tài trợ, người được hưởng tài trợ (hoặc cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ) là bên nhận tài trợ (theo mẫu số 07/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC); hoá đơn, chứng từ mua hàng hoá (nếu tài trợ bằng hiện vật) hoặc chứng từ chi tiền (nếu tài trợ bằng tiền). Các quy định về nghiên cứu khoa học và thủ tục, hồ sơ tài trợ cho nghiên cứu khoa học thực hiện theo quy định tại Luật khoa học và công nghệ và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn có liên quan.\n2.27. Phần chi phí quản lý kinh doanh do công ty ở nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam vượt mức chi phí tính theo công thức sau: Chi phí quản lý kinh doanh do công ty ở nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam trong kỳ tính thuế = Doanh thu tính thuế của cơ sở thường trú tại Việt Nam trong kỳ tính thuế x Tổng số chi phí quản lý kinh doanh của công ty ở nước ngoài trong kỳ tính thuế. Tổng doanh thu của công ty ở nước ngoài, bao gồm cả doanh thu của các cơ sở thường trú ở các nước khác trong kỳ tính thuế Các khoản chi phí quản lý kinh doanh của công ty nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam chỉ được tính từ khi cơ sở thường trú tại Việt Nam được thành lập. Căn cứ để xác định chi phí và doanh thu của công ty ở nước ngoài là báo cáo tài chính của công ty ở nước ngoài đã được kiểm toán bởi một công ty kiểm toán độc lập trong đó thể hiện rõ doanh thu của công ty ở nước ngoài, chi phí quản lý của công ty ở nước ngoài, phần chi phí quản lý công ty ở nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam. Cơ sở thường trú của công ty ở nước ngoài tại Việt Nam chưa thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ; chưa thực hiện nộp thuế theo phương pháp kê khai thì không được tính vào chi phí hợp lý khoản chi phí quản lý kinh doanh do công ty ở nước ngoài phân bổ.\n2.28. Các khoản chi được bù đắp bằng nguồn kinh phí khác; Các khoản chi đã được chi từ quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp; Chi phí mua thẻ hội viên sân gôn, chi phí chơi gôn.\n2.29. Phần chi phí liên quan đến việc thuê quản lý đối với hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng, kinh doanh casino vượt quá 4% doanh thu hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng, kinh doanh casino.\n2.30. Các khoản chi không tương ứng với doanh thu tính thuế, trừ các khoản chi sau: - Các khoản thực chi cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại nơi làm việc của doanh nghiệp, bao gồm: Chi phí đào tạo cán bộ phòng, chống HIV/AIDS của doanh nghiệp, chi phí tổ chức truyền thông phòng, chống HIV/AIDS cho người lao động của doanh nghiệp, phí thực hiện tư vấn, khám và xét nghiệm HIV, chi phí hỗ trợ người nhiễm HIV là người lao động của doanh nghiệp. - Khoản thực chi để thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh, huấn luyện, hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ và phục vụ các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh khác theo quy định của pháp luật có liên quan. - Khoản thực chi để hỗ trợ cho tổ chức Đảng, tổ chức chính trị xã hội trong doanh nghiệp. - Khoản chi cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp và đào tạo nghề nghiệp cho người lao động bao gồm: + Chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, thiết bị dùng để hoạt động giáo dục nghề nghiệp, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học. + Chi phí đào tạo của doanh nghiệp cho người lao động được tuyển dụng vào làm việc tại doanh nghiệp - Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như: chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động; chi nghỉ mát, chi hỗ trợ điều trị; chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo; chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau; chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập; chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động; chi bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tự nguyện khác cho người lao động (trừ khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động hướng dẫn tại điểm 2.6, bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động hướng dẫn tại điểm 2.11 Điều này) và những khoản chi có tính chất phúc lợi khác. Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp. Việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp được xác định bằng quỹ tiền lương thực hiện trong năm chia (:) 12 tháng. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động không đủ 12 tháng thì: Việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế được xác định bằng quỹ tiền lương thực hiện trong năm chia (:) số tháng thực tế hoạt động trong năm. Quỹ tiền lương thực hiện là tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo quy định (không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế). - Các khoản chi khác mang tính chất đặc thù, phù hợp theo từng ngành nghề, lĩnh vực theo văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.\n2.31. Chi về đầu tư xây dựng cơ bản trong giai đoạn đầu tư để hình thành tài sản cố định. Khi bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp chưa phát sinh doanh thu nhưng có phát sinh các khoản chi thường xuyên để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (không phải là các khoản chi đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định) mà các khoản chi này đáp ứng các điều kiện theo quy định thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp trong giai đoạn đầu tư, doanh nghiệp có phát sinh khoản chi trả tiền vay thì khoản chi này được tính vào giá trị đầu tư. Trường hợp trong giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản, doanh nghiệp phát sinh cả khoản chi trả lãi tiền vay và thu từ lãi tiền gửi thì được bù trừ giữa khoản chi trả lãi tiền vay và thu từ lãi tiền gửi, sau khi bù trừ phần chênh lệch còn lại ghi giảm giá trị đầu tư.\n2.32. Chi ủng hộ địa phương; chi ủng hộ các đoàn thể, tổ chức xã hội; chi từ thiện (trừ khoản chi tài trợ cho giáo dục, y tế, khắc phục hậu quả thiên tai, làm nhà tình nghĩa, làm nhà cho người nghèo, làm nhà đại đoàn kết; tài trợ cho nghiên cứu khoa học, tài trợ cho các đối tượng chính sách theo quy định của pháp luật, tài trợ theo chương trình của Nhà nước dành cho các địa phương thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nêu tại điểm 2.22, 2.23, 2.24, 2.25, 2.26, Khoản 2 Điều này).\n2.33. Khoản chi liên quan trực tiếp đến việc phát hành cổ phiếu (trừ cổ phiếu thuộc loại nợ phải trả) và cổ tức của cổ phiếu (trừ cổ tức của cổ phiếu thuộc loại nợ phải trả), mua bán cổ phiếu quỹ và các khoản chi khác liên quan trực tiếp đến việc tăng, giảm vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.\n2.34. Số tiền cấp quyền khai thác khoáng sản vượt mức thực tế phát sinh của năm. Trường hợp nộp một lần, mức thực tế phát sinh của năm được xác định trên cơ sở tổng số tiền cấp quyền khai thác khoáng sản phân bổ cho số năm khai thác còn lại. Trường hợp nộp hàng năm, mức thực tế phát sinh là số tiền cấp quyền khai thác khoáng sản của năm mà doanh nghiệp đã nộp Ngân sách Nhà nước.\n2.35. Các khoản chi của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số, kinh doanh chứng khoán và một số hoạt động kinh doanh đặc thù khác không thực hiện đúng theo văn bản hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.\n2.36. Các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính bao gồm: vi phạm luật giao thông, vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, vi phạm chế độ kế toán thống kê, vi phạm pháp luật về thuế bao gồm cả tiền chậm nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và các khoản phạt về vi phạm hành chính khác theo quy định của pháp luật.\n2.37. Thuế giá trị gia tăng đầu vào đã được khấu trừ hoặc hoàn thuế; thuế giá trị gia tăng đầu vào của tài sản cố định là ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống vượt mức quy định được khấu trừ theo quy định tại các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng; thuế thu nhập doanh nghiệp trừ trường hợp doanh nghiệp nộp thay thuế thu nhập doanh nghiệp của nhà thầu nước ngoài mà theo thoả thuận tại hợp đồng nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài, doanh thu nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài nhận được không bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp; thuế thu nhập cá nhân trừ trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng lao động quy định tiền lương, tiền công trả cho người lao động không bao gồm thuế thu nhập cá nhân”.", "“Trả lời công văn số 19/CV-NH ngày 09/06/2022 của Công ty cổ phần giầy Ngọc Hà (sau đây gọi là Công ty) về việc hướng dẫn chính sách thuế, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:\n- Căn cứ Mục II Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 quy định về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:\n+ Tại Điều 73 quy định:\n\"1, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty): - chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác Cục VH của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.\"\n·Căn cứ Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ\nTài chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ;\n “Điều 4, Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC như sau:\nĐiều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế\n1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh , nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:\na) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.\nb) Khoản chỉ có đủ xoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.\n2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:\n2.1. Khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này.\n2.6. Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:\na) Chỉ tiền lương, tiền công và các khoản phải trả khác cho người lao động doanh nghiệp đã hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế không chi trả hoặc không có chứng từ thanh toán theo quy định của pháp luật.\n…\nd) Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (do một cá nhân làm chủ); thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị và những người này không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh.\n...”\n- Căn cứ Khoản 2 Điều 3 Thông tư số 25/2018/TT-BTC ngày 16/3/2018 của Bộ Tài chính sửa đổi đoạn thứ nhất tại tiết 6 điểm 2.6 Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính) quy định về các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN:\n\"b) Các khoản tiền lương, tiền thưởng cho người lao động không được ghi cụ thể Điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các mô tơ Nau: Hợp đồng lao động, Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty”.\n- Theo hướng dẫn tại công văn số 727/TCT-CS ngày 03/03/2015 của Tổng cục Thuế về chính sách thuế TNDN.\nCăn cứ quy định nêu trên, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến về mặt nguyên tắc như sau:\nTrường hợp Công ty có chi trả các khoản chi tiền lương, tiền công và các khoản phải trả khác cho người lao động mà các khoản chi này được ghi cụ thể trong một trong hồ sơ như: Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; ... và đáp ứng quy định tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 2/6/2015 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi bổ sung tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư số 25/2018/TT-BTC ngày 16/3/2018 của Bộ Tài chính) thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.\nTrường hợp, các chi phí tiền lương, tiền công đã chi cho Giám đốc Công ty TNHH một thành viên (do một cá nhân làm chủ), (không phân biệt có hay không tham gia trực tiếp điều hành sản xuất kinh doanh); thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị mà những người này không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh thì đều thuộc khoản chi phí không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.”", "“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế\n2.10. Các khoản chi được trừ sau đây nhưng nếu chi không đúng đối tượng, không đúng mục đích hoặc mức chi vượt quá quy định.\na) Các khoản chi thêm cho lao động nữ được tính vào chi phí được trừ bao gồm:\n- Chi cho công tác đào tạo lại nghề cho lao động nữ trong trường hợp nghề cũ không còn phù hợp phải chuyển đổi sang nghề khác theo quy hoạch phát triển của doanh nghiệp.\nKhoản chi này bao gồm: học phí (nếu có) + chênh lệch tiền lương ngạch bậc (đảm bảo 100% lương cho người đi học).\n- Chi phí tiền lương và phụ cấp (nếu có) cho giáo viên dạy ở nhà trẻ, mẫu giáo do doanh nghiệp tổ chức và quản lý.\n- Chi phí tổ chức khám sức khoẻ thêm trong năm như khám bệnh nghề nghiệp, mãn tính hoặc phụ khoa cho nữ công nhân viên.\n- Chi bồi dưỡng cho lao động nữ sau khi sinh con lần thứ nhất hoặc lần thứ hai.\n- Phụ cấp làm thêm giờ cho lao động nữ trong trường hợp vì lý do khách quan người lao động nữ không nghỉ sau khi sinh con, nghỉ cho con bú mà ở lại làm việc cho doanh nghiệp được trả theo chế độ hiện hành; kể cả trường hợp trả lương theo sản phẩm mà lao động nữ vẫn làm việc trong thời gian không nghỉ theo chế độ.\nb) Các khoản chi thêm cho người dân tộc thiểu số được tính vào chi phí được trừ bao gồm: học phí đi học (nếu có) cộng chênh lệch tiền lương ngạch bậc (đảm bảo 100% lương cho người đi học); tiền hỗ trợ về nhà ở, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người dân tộc thiểu số trong trường hợp chưa được Nhà nước hỗ trợ theo chế độ quy định.\"", "Khoản 4. Chi phí đầu tư xây dựng, vận hành hoặc mua, thuê mua, thuê nhà ở, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế, công trình hạ tầng kỹ thuật kết nối với khu công nghiệp, khu chức năng của nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chức năng trong khu kinh tế, nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu kinh tế là khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.", "\"Điều 2. Chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp\n1. Doanh nghiệp, tổ chức là người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp của kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2022 đối với khoản chi ủng hộ, tài trợ bằng tiền, hiện vật cho các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19 tại Việt Nam thông qua các đơn vị nhận ủng hộ, tài trợ quy định tại khoản 2 Điều này.\nTrường hợp công ty mẹ nhận khoản ủng hộ, tài trợ của các đơn vị thành viên để tập trung đầu mối thực hiện hoạt động ủng hộ, tài trợ thì công ty mẹ và các đơn vị thành viên được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp tương ứng với khoản ủng hộ, tài trợ của công ty mẹ và từng đơn vị thành viên. Công ty mẹ phải có Biên bản hoặc văn bản, tài liệu xác nhận khoản chi ủng hộ, tài trợ nêu tại khoản 4 Điều này. Đơn vị thành viên phải có hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật và có văn bản xác nhận của công ty mẹ về khoản ủng hộ, tài trợ của từng đơn vị thành viên.\"", "“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế\n...\n2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:\n2.2. Chi khấu hao tài sản cố định thuộc một trong các trường hợp sau:\ne) Một số trường hợp cụ thể được xác định như sau:\n- Không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế: Phần trích khấu hao tương ứng với nguyên giá vượt trên 1,6 tỷ đồng/xe đối với ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ: ô tô dùng cho kinh doanh vận tải hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn; ô tô dùng để làm mẫu và lái thử cho kinh doanh ô tô); phần trích khấu hao đối với tài sản cố định là tàu bay dân dụng, du thuyền không sử dụng kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn.\"" ]
Điều kiện và tiêu chí của phòng vắt, trữ sữa mẹ cho lao động nữ tại doanh nghiệp được quy định như thế nào?
[ "“Phòng vắt, trữ sữa mẹ là một không gian riêng tư, không phải buồng tắm hay buồng vệ sinh; có nguồn điện, nước, bàn, ghế, tủ lạnh bảo đảm vệ sinh, quạt hoặc điều hòa; bố trí ở vị trí thuận tiện sử dụng, được che chắn khỏi sự xâm phạm, tầm nhìn của đồng nghiệp và công cộng để lao động nữ có thể cho con bú hoặc vắt, trữ sữa”", "“Các tiêu chí của phòng vắt, trữ sữa mẹ được chia theo hai mức cơ bản và đầy đủ. Tùy theo khả năng và điều kiện thực tế, cơ sở có sử dụng lao động nữ bố trí thiết lập phòng vắt, trữ sữa mẹ theo các mức phù hợp.\nBảng 2. Tiêu chí của phòng vắt, trữ sữa mẹ" ]
[ "Điều 2. Hiệu lực thi hành Điều 2. QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT Điều 2. QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT Điều 2. QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT\n1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 12 năm 2017.\n2. Thông tư này thay thế các văn bản quy phạm pháp luật sau đây:\na) Thông tư số 60/2010/TT-BNNPTNT ngày 25/10/2010 quy định điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ lợn;\nb) Thông tư số 61/2010/TT-BNNPTNT ngày 25/10/2010 quy định điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ gia cầm.\n2.1. Yêu cầu đối với động vật 2.1.1. Động vật được vắt sữa phải là động vật khỏe mạnh, không bị viêm vú. Trong trường hợp con vật mới khỏi bệnh mà có điều trị kháng sinh, thì việc khai thác sữa chỉ được tiến hành khi đã đủ thời gian ngừng thuốc đúng quy định của nhà sản xuất. 2.1.2. Động vật phải được giám sát và không bị mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như Lở mồm long móng (FMD) và các bệnh truyền lây sang người như Sảy thai truyền nhiễm (Brucellosis), Lao (Tuberculosis), Xoắn khuẩn (Leptospirosis). 2.1. Yêu cầu về địa điểm 2.1.1. Phải nằm trong quy hoạch được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và được cơ quan có thẩm quyền cấp phép. 2.1.2. Phải cách biệt tối thiểu 500 m với khu dân cư, trường học, bệnh viện, nơi thường xuyên tập trung đông người, đường quốc lộ, sông, suối, nguồn cung cấp nước sinh hoạt. 2.1.3. Phải cách biệt tối thiểu 01 km với trại chăn nuôi, chợ buôn bán gia súc, gia cầm và các nguồn gây ô nhiễm như bãi rác, nghĩa trang, nhà máy thải bụi và hóa chất độc hại. 2.1. Yêu cầu về địa điểm 2.1.1. Phải nằm trong quy hoạch được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và được cơ quan có thẩm quyền cấp phép. 2.1.2. Phải cách biệt tối thiểu 500 m với khu dân cư, trường học, bệnh viện, nơi thường xuyên tập trung đông người, đường quốc lộ, sông, suối, nguồn cung cấp nước sinh hoạt. 2.1.3. Phải cách biệt tối thiểu 01 km với trại chăn nuôi, chợ buôn bán gia súc, gia cầm và các nguồn gây ô nhiễm như bãi rác, nghĩa trang, nhà máy thải bụi và hóa chất độc hại.\n2.2. Yêu cầu đối với cơ sở vắt sữa 2.2.1. Yêu cầu về địa điểm: phải xây dựng khu vực vắt sữa tại địa điểm tách biệt với khu vực chuồng nuôi động vật vắt sữa, cách xa nguồn ô nhiễm, có đường đi thuận tiện cho việc đi lại cho động vật khai thác sữa và vận chuyển sữa. 2.2.2. Yêu cầu về thiết kế và bố trí 2.2.3. Yêu cầu về trang thiết bị, dụng cụ 2.2.4. Yêu cầu về ánh sáng, thông khí 2.2. Yêu cầu về cơ sở vật chất 2.2.1. Bố trí mặt bằng 2.2.1.1. Phải có tường rào bao quanh, cách biệt với khu vực xung quanh. 2.2.1.2. Phải có hố sát trùng với kích thước tối thiểu là 0,8 m x 0,4 m x 0,15 m (dài x rộng x cao) hoặc có phương tiện khử trùng người và xe tại cổng cơ sở giết mổ. 2.2.1.3. Phải có đường nhập động vật sống và xuất thịt động vật sau khi giết mổ riêng biệt, không được vận chuyển động vật sống đi qua khu sạch. 2.2.1.4. Phải có 2 khu vực riêng biệt gồm khu vực hành chính và khu vực sản xuất. 2.2.1.5. Phải bố trí phòng thay trang phục bảo hộ lao động trước và sau khi làm việc. 2.2.1.6. Phải bố trí nơi nhập động vật, nơi nhốt giữ động vật chờ giết mổ và phải tách biệt với khu cách ly động vật nghi mắc bệnh, xử lý động vật chết. 2.2.1.7. Phải bố trí khu bẩn và khu sạch tại khu vực giết mổ tách biệt nhau để bảo đảm không nhiễm chéo giữa hai khu và bảo đảm quá trình giết mổ theo nguyên tắc một chiều từ khu bẩn đến khu sạch. 2.2.1.8. Phải bố trí nhà vệ sinh cách biệt với khu vực giết mổ; cửa nhà vệ sinh không được mở thông vào khu vực giết mổ. 2.2.1.9. Phải bố trí nơi xử l‎ý động vật chết, nội tạng không ăn được đảm bảo không có sự lây nhiễm với các sản phẩm ăn được. 2.2.2. Thiết kế 2.2.2.1. Nơi nhập động vật 2.2.2.2. Nơi nhốt giữ động vật chờ giết mổ 2.2.2.3. Khu vực giết mổ 2.2.2.4. Hệ thống kho 2.2.2.5. Hệ thống thông khí 2.2.2.6. Hệ thống thu gom chất thải 2.2.3. Thiết bị chiếu sáng 2.2.3.1. Bóng đèn phải có lưới hoặc chụp bảo vệ. 2.2.3.2. Cường độ ánh sáng trắng phải đạt tối thiểu tại khu vực giết mổ là 300 Lux; riêng nơi lấy phủ tạng, nơi khám thịt và kiểm tra lần cuối là 500 Lux; nơi bảo quản lạnh là 200 Lux. 2.2.4. Yêu cầu đối với trang thiết bị, dụng cụ 2.2.4.1. Sử dụng trang thiết bị, dụng cụ làm bằng vật liệu bền, không gỉ, không bị ăn mòn, không độc, dễ làm sạch, khử trùng và không gây chấn thương cho động vật. 2.2.4.2. Phải sử dụng riêng dụng cụ và đồ dùng cho từng khu vực. 2.2.4.3. Làm sạch, khử trùng trước và sau khi sử dụng, bảo quản đúng nơi quy định dao và dụng cụ cắt thịt. 2.2.4.4. Phải có các thùng chứa nước nóng đạt nhiệt độ tối thiểu 820C hoặc dung dịch khử trùng đặt tại các vị trí thích hợp để sát trùng dụng cụ. 2.2.4.5. Có chương trình bảo dưỡng định kỳ các thiết bị; chỉ được tiến hành việc bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị, máy móc sau ca giết mổ, khi thịt đã được chuyển đi hết; lưu giữ đầy đủ hồ sơ bảo dưỡng. 2.2.4.6. Sử dụng dụng cụ và phương pháp để đánh dấu động vật sao cho không được gây đau đớn không cần thiết cho chúng. 2.2. Yêu cầu về cơ sở vật chất 2.2.1. Bố trí mặt bằng 2.2.1.1. Phải có tường rào bao quanh, cách biệt với khu vực xung quanh. 2.2.1.2. Phải có hố sát trùng với kích thước tối thiểu là 0,8 m x 0,4 m x 0,15 m (dài x rộng x cao) hoặc có phương tiện khử trùng người và xe tại cổng cơ sở giết mổ. 2.2.1.3. Phải có đường nhập động vật sống và xuất thịt động vật sau khi giết mổ riêng biệt, không được vận chuyển động vật sống đi qua khu sạch. 2.2.1.4. Phải có 2 khu vực riêng biệt gồm khu vực hành chính và khu vực sản xuất. 2.2.1.5. Phải bố trí phòng thay trang phục bảo hộ lao động trước và sau khi làm việc. 2.2.1.6. Phải bố trí nơi nhập động vật, nơi nhốt giữ động vật chờ giết mổ và phải tách biệt với khu cách ly động vật nghi mắc bệnh, xử lý động vật chết. 2.2.1.7. Phải bố trí khu bẩn và khu sạch tại khu vực giết mổ tách biệt nhau để bảo đảm không nhiễm chéo giữa hai khu và bảo đảm quá trình giết mổ theo nguyên tắc một chiều từ khu bẩn đến khu sạch. 2.2.1.8. Phải bố trí nhà vệ sinh cách biệt với khu vực giết mổ; cửa nhà vệ sinh không được mở thông vào khu vực giết mổ. 2.2.1.9. Phải bố trí nơi xử l‎ý động vật chết, nội tạng không ăn được đảm bảo không có sự lây nhiễm với các sản phẩm ăn được. 2.2.2. Thiết kế 2.2.2.1. Nơi nhập động vật 2.2.2.2. Nơi nhốt giữ động vật chờ giết mổ 2.2.2.3. Khu vực giết mổ 2.2.2.4. Hệ thống kho 2.2.2.5. Hệ thống thông khí 2.2.2.6. Hệ thống thu gom chất thải 2.2.3. Thiết bị chiếu sáng 2.2.3.1. Bóng đèn phải có lưới hoặc chụp bảo vệ. 2.2.3.2. Cường độ ánh sáng trắng phải đạt tối thiểu tại khu vực giết mổ là 300 Lux; riêng nơi lấy phủ tạng, nơi khám thịt và kiểm tra lần cuối là 500 Lux; nơi bảo quản lạnh là 200 Lux. 2.2.4. Yêu cầu đối với trang thiết bị, dụng cụ 2.2.4.1. Sử dụng trang thiết bị, dụng cụ làm bằng vật liệu bền, không gỉ, không bị ăn mòn, không độc, dễ làm sạch, khử trùng và không gây chấn thương cho động vật. 2.2.4.2. Phải sử dụng riêng dụng cụ và đồ dùng cho từng khu vực. 2.2.4.3. Làm sạch, khử trùng trước và sau khi sử dụng, bảo quản đúng nơi quy định dao và dụng cụ cắt thịt. 2.2.4.4. Phải có các thùng chứa nước nóng đạt nhiệt độ tối thiểu 820C hoặc dung dịch khử trùng đặt tại các vị trí thích hợp để sát trùng dụng cụ. 2.2.4.5. Có chương trình bảo dưỡng định kỳ các thiết bị; chỉ được tiến hành việc bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị, máy móc sau ca giết mổ, khi thịt đã được chuyển đi hết; lưu giữ đầy đủ hồ sơ bảo dưỡng. 2.2.4.6. Sử dụng dụng cụ và phương pháp để đánh dấu động vật sao cho không được gây đau đớn không cần thiết cho chúng.\na) Cơ sở vắt sữa phải có hố sát trùng bảo đảm yêu cầu kỹ thuật tại cổng ra vào và ở các khu vực khác như: khu rửa dụng cụ chứa sữa, khu lấy mẫu xét nghiệm nhanh; a) Thùng chứa sữa, đường ống dẫn sữa được làm bằng vật liệu phù hợp với thực phẩm, không gỉ, không thôi nhiễm vào sữa, bề mặt nhẵn, không có ngóc ngách, dễ vệ sinh; thùng chứa sữa phải có nắp đậy kín; thùng và bồn chứa phải có đủ dung tích để chứa đựng được toàn bộ lượng sữa vắt trong toàn bộ ca sản xuất; a) Cơ sở vắt sữa phải đảm bảo có đủ ánh sáng với cường độ từ 300 Lux đến 350 Lux tại khu vực vắt sữa; phải có lưới hoặc chụp bảo vệ hệ thống đèn chiếu sáng; a) Trang thiết bị chuyển động vật xuống đảm bảo thuận tiện, an toàn, tránh gây thương tích cho động vật; a) Có mái che, nền được làm bằng các vật liệu bền, không trơn trượt, dễ thoát nước, dễ làm sạch, khử trùng và được chia thành các ô chuồng; a) Mái hoặc trần của khu vực giết mổ phải kín, được làm bằng vật liệu bền, không bị dột, không thấm nước; a) Phải thiết kế thành các kho riêng biệt kho chứa dụng cụ giết mổ; kho để hóa chất; kho bao bì và vật liệu bao gói; kho lạnh (nếu có). a) Hệ thống thông khí phải thiết kế để bảo đảm không khí lưu thông từ khu sạch sang khu bẩn. a) Hệ thống thoát nước thải, thu gom và xử lý chất thải phải thiết kế để bảo đảm dòng chảy của cống thoát nước thải trong khu vực giết mổ chảy từ khu sạch đến khu bẩn; a) Trang thiết bị chuyển động vật xuống đảm bảo thuận tiện, an toàn, tránh gây thương tích cho động vật; a) Có mái che, nền được làm bằng các vật liệu bền, không trơn trượt, dễ thoát nước, dễ làm sạch, khử trùng và được chia thành các ô chuồng; a) Mái hoặc trần của khu vực giết mổ phải kín, được làm bằng vật liệu bền, không bị dột, không thấm nước; a) Phải thiết kế thành các kho riêng biệt kho chứa dụng cụ giết mổ; kho để hóa chất; kho bao bì và vật liệu bao gói; kho lạnh (nếu có). a) Hệ thống thông khí phải thiết kế để bảo đảm không khí lưu thông từ khu sạch sang khu bẩn. a) Hệ thống thoát nước thải, thu gom và xử lý chất thải phải thiết kế để bảo đảm dòng chảy của cống thoát nước thải trong khu vực giết mổ chảy từ khu sạch đến khu bẩn;\nb) Sàn khu vực vắt sữa phải làm bằng vật liệu bền, không thấm nước, phẳng chống trơn trượt, dễ làm sạch và khử trùng, bảo đảm thoát nước tốt và không đọng nước trên sàn; b) Khăn lọc sữa và khăn lau bầu vú được làm bằng chất liệu vải thô dễ thấm nước hoặc phải là khăn tiệt trùng dùng một lần, không bị biến đổi màu, rách nát. Sử dụng riêng khăn lau bầu vú cho mỗi động vật cho sữa; phải giặt sạch, làm khô và khử trùng khăn trước mỗi lần lọc sữa và lau bầu vú; b) Cơ sở vắt sữa phải có hệ thống thông khí hoạt động. b) Cầu dẫn trâu, bò, ngựa từ phương tiện vận chuyển xuống với độ dốc không quá 200; b) Có chuồng hoặc lồng với diện tích tối thiểu đủ để nhốt giữ số lượng động vật gấp đôi công suất giết mổ của cơ sở, bảo đảm động vật không bị sốc nhiệt: - Diện tích tối thiểu 0,05 m2/con để nhốt giữ gia cầm, thỏ (trọng lượng 1,5-3,0 kg); - Diện tích tối thiểu 0,8 m2/con để nhốt giữ lợn, dê, cừu (trọng lượng 100-120 kg); - Diện tích tối thiểu 2,0 m2/con để nhốt giữ trâu, bò, ngựa (trọng lượng 200-350 kg). b) Tường phía trong khu vực giết mổ làm bằng vật liệu chắc chắn, bền, nhẵn, chống ẩm mốc, dễ làm sạch; xây nghiêng hoặc ốp lòng máng nơi tiếp giáp giữa mặt sàn và tường; b) Kho lạnh (nếu có) phải có nhiệt kế và bộ phận kiểm soát nhiệt độ. - Thiết bị làm lạnh của kho lạnh phải bảo đảm sản phẩm được làm lạnh ở nhiệt độ từ 00C - 50C; - Thiết bị đông lạnh của kho lạnh phải bảo đảm sản phẩm được cấp đông ở nhiệt độ – 40oC đến – 500C, bảo quản ở nhiệt độ – 180C đến – 200C. b) Cửa thông gió của cơ sở phải có lưới bảo vệ chống côn trùng và động vật gây hại. b) Đường thu gom nước thải nơi nhập động vật, nơi nhốt giữ động vật để đổ thẳng vào nơi xử lý chất thải lỏng, các đường thoát nước thải này không được chảy qua khu vực giết mổ; b) Cầu dẫn trâu, bò, ngựa từ phương tiện vận chuyển xuống với độ dốc không quá 200; b) Có chuồng hoặc lồng với diện tích tối thiểu đủ để nhốt giữ số lượng động vật gấp đôi công suất giết mổ của cơ sở, bảo đảm động vật không bị sốc nhiệt: - Diện tích tối thiểu 0,05 m2/con để nhốt giữ gia cầm, thỏ (trọng lượng 1,5-3,0 kg); - Diện tích tối thiểu 0,8 m2/con để nhốt giữ lợn, dê, cừu (trọng lượng 100-120 kg); - Diện tích tối thiểu 2,0 m2/con để nhốt giữ trâu, bò, ngựa (trọng lượng 200-350 kg). b) Tường phía trong khu vực giết mổ làm bằng vật liệu chắc chắn, bền, nhẵn, chống ẩm mốc, dễ làm sạch; xây nghiêng hoặc ốp lòng máng nơi tiếp giáp giữa mặt sàn và tường; b) Kho lạnh (nếu có) phải có nhiệt kế và bộ phận kiểm soát nhiệt độ. - Thiết bị làm lạnh của kho lạnh phải bảo đảm sản phẩm được làm lạnh ở nhiệt độ từ 00C - 50C; - Thiết bị đông lạnh của kho lạnh phải bảo đảm sản phẩm được cấp đông ở nhiệt độ – 40oC đến – 500C, bảo quản ở nhiệt độ – 180C đến – 200C. b) Cửa thông gió của cơ sở phải có lưới bảo vệ chống côn trùng và động vật gây hại. b) Đường thu gom nước thải nơi nhập động vật, nơi nhốt giữ động vật để đổ thẳng vào nơi xử lý chất thải lỏng, các đường thoát nước thải này không được chảy qua khu vực giết mổ;\nc) Nơi vắt sữa phải có có hệ thống thanh ngáng, giá cố định để đảm bảo an toàn cho người vắt sữa đối với khu vực vắt sữa tại cơ sở vắt sữa bò hoặc trâu; c) Cơ sở vắt sữa phải có dụng cụ chuyên dụng để nhúng núm vú và dụng cụ chuyên dụng để kiểm tra những tia sữa đầu trước khi vắt sữa; c) Cầu dẫn lợn, dê, cừu từ phương tiện vận chuyển xuống với độ dốc không quá 150. c) Có hệ thống cung cấp nước cho tất cả động vật uống trước khi giết mổ; động vật phải được tiếp cận nước dễ dàng bất ký lúc nào chúng muốn trong nơi nhốt giữ và không được bố trí hệ thống uống nước cưỡng bức; c) Khoảng cách từ sàn đến mái hoặc trần tối thiểu là 3,6 m tại nơi tháo tiết; 4,8 m tại nơi đun nước nóng và làm lông (đối với cơ sở giết mổ lợn, dê, cừu); 3,0 m tại nơi pha lóc thịt; có khoảng cách từ thiết bị treo đến trần hoặc mái ít nhất là 1,0 m; c) Công suất hệ thống thu gom và xử lý nước thải phù hợp với lượng nước thải phát sinh của cơ sở; c) Cầu dẫn lợn, dê, cừu từ phương tiện vận chuyển xuống với độ dốc không quá 150. c) Có hệ thống cung cấp nước cho tất cả động vật uống trước khi giết mổ; động vật phải được tiếp cận nước dễ dàng bất ký lúc nào chúng muốn trong nơi nhốt giữ và không được bố trí hệ thống uống nước cưỡng bức; c) Khoảng cách từ sàn đến mái hoặc trần tối thiểu là 3,6 m tại nơi tháo tiết; 4,8 m tại nơi đun nước nóng và làm lông (đối với cơ sở giết mổ lợn, dê, cừu); 3,0 m tại nơi pha lóc thịt; có khoảng cách từ thiết bị treo đến trần hoặc mái ít nhất là 1,0 m; c) Công suất hệ thống thu gom và xử lý nước thải phù hợp với lượng nước thải phát sinh của cơ sở;\nd) Cơ sở vắt sữa phải có bồn rửa tay trước khi vào khu vực vắt sữa, thùng chứa chất thải phải đặt ở ngoài khu vực vắt sữa; d) Các dụng cụ sử dụng trong quá trình vắt phải được làm sạch trước và sau khi vắt sữa và được để trên giá cách mặt đất tối thiểu 01 m. d) Có đường dẫn liền với nơi nhốt động vật để việc lùa dẫn và di chuyển của động vật được dễ dàng, thoải mái. d) Khu vực giết mổ gia súc phải có giá treo hoặc giá đỡ để bảo đảm thân thịt cao hơn mặt sàn ít nhất 0,3 m; Khu vực giết mổ gia cầm phải có bàn hoặc bệ lấy phủ tạng, chiều cao của bàn, bệ lấy phủ tạng ít nhất 0,9 m và làm bằng vật liệu bền, không thấm nước, dễ làm sạch và khử trùng; d) Cống thoát nước thải phải có nắp bảo vệ và kích thước phải đủ công suất thoát nước, không gây tình trạng bị ứ đọng hoặc tắc; d) Có đường dẫn liền với nơi nhốt động vật để việc lùa dẫn và di chuyển của động vật được dễ dàng, thoải mái. d) Khu vực giết mổ gia súc phải có giá treo hoặc giá đỡ để bảo đảm thân thịt cao hơn mặt sàn ít nhất 0,3 m; Khu vực giết mổ gia cầm phải có bàn hoặc bệ lấy phủ tạng, chiều cao của bàn, bệ lấy phủ tạng ít nhất 0,9 m và làm bằng vật liệu bền, không thấm nước, dễ làm sạch và khử trùng; d) Cống thoát nước thải phải có nắp bảo vệ và kích thước phải đủ công suất thoát nước, không gây tình trạng bị ứ đọng hoặc tắc;\nđ) Cơ sở vắt sữa phải phải có khu riêng biệt để các dụng cụ, thùng, xô đựng sữa, vắt sữa, khăn lau vú, khăn lọc, ca hoặc cốc nhúng vú… đ) Sàn khu vực giết mổ phải làm bằng vật liệu bền, không thấm nước, chống trơn trượt, dễ làm sạch và khử trùng; mặt sàn phẳng, dốc về phía hệ thống thu gom chất thải, bảo đảm thoát nước tốt và không đọng nước trên sàn; phải lắp đặt các lưới chắn hoặc dụng cụ tương tự trên sàn nhà để bảo đảm không lọt chất thải rắn trong quá trình sản xuất xuống đường thoát nước thải; đ) Cửa xả nước thải thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát, lấy mẫu; đ) Sàn khu vực giết mổ phải làm bằng vật liệu bền, không thấm nước, chống trơn trượt, dễ làm sạch và khử trùng; mặt sàn phẳng, dốc về phía hệ thống thu gom chất thải, bảo đảm thoát nước tốt và không đọng nước trên sàn; phải lắp đặt các lưới chắn hoặc dụng cụ tương tự trên sàn nhà để bảo đảm không lọt chất thải rắn trong quá trình sản xuất xuống đường thoát nước thải; đ) Cửa xả nước thải thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát, lấy mẫu;\ne) Khu vực giết mổ phải đặt dụng cụ chứa đựng chất thải rắn phù hợp tại nơi phát sinh chất thải; phải có nắp đậy cho các thùng đựng phế phụ phẩm và ghi nhãn theo chức năng sử dụng (màu sắc, ký hiệu); e) Lưới chắn rác, bể tách mỡ và bể lắng cặn được đặt ở các vị trí phù hợp của hệ thống thu gom nước thải. e) Khu vực giết mổ phải đặt dụng cụ chứa đựng chất thải rắn phù hợp tại nơi phát sinh chất thải; phải có nắp đậy cho các thùng đựng phế phụ phẩm và ghi nhãn theo chức năng sử dụng (màu sắc, ký hiệu); e) Lưới chắn rác, bể tách mỡ và bể lắng cặn được đặt ở các vị trí phù hợp của hệ thống thu gom nước thải.\ng) Nơi làm sạch lòng, dạ dày phải tách biệt với nơi để tim, gan, thận và thịt, bảo đảm không làm vấy nhiễm chéo; g) Nơi làm sạch lòng, dạ dày phải tách biệt với nơi để tim, gan, thận và thịt, bảo đảm không làm vấy nhiễm chéo;\nh) Nơi làm sạch và khám thân thịt gia cầm phải bảo đảm thoáng mát, hợp vệ sinh, có lưới chống côn trùng và động vật gây hại; có vật dụng chứa thân thịt chưa sạch lông, dính dị vật, bị trầy xước hoặc không đáp ứng yêu cầu, chờ xử lý; có bàn để kiểm tra thân thịt hoặc bố trí nơi khám thân thịt tại cuối dây chuyền giết mổ treo; h) Nơi làm sạch và khám thân thịt gia cầm phải bảo đảm thoáng mát, hợp vệ sinh, có lưới chống côn trùng và động vật gây hại; có vật dụng chứa thân thịt chưa sạch lông, dính dị vật, bị trầy xước hoặc không đáp ứng yêu cầu, chờ xử lý; có bàn để kiểm tra thân thịt hoặc bố trí nơi khám thân thịt tại cuối dây chuyền giết mổ treo;\ni) Khu vực giết mổ phải có hệ thống bồn rửa tay cho công nhân, bồn rửa và khử trùng dụng cụ giết mổ phù hợp với quy trình giết mổ; i) Khu vực giết mổ phải có hệ thống bồn rửa tay cho công nhân, bồn rửa và khử trùng dụng cụ giết mổ phù hợp với quy trình giết mổ;\nk) Khu vực giết mổ phải có thiết bị phòng chống côn trùng và động vật gây hại được làm bằng các vật liệu không gỉ, dễ tháo rời để làm vệ sinh, thiết kế phù hợp, đảm bảo phòng chống hiệu quả côn trùng và động vật gây hại; k) Khu vực giết mổ phải có thiết bị phòng chống côn trùng và động vật gây hại được làm bằng các vật liệu không gỉ, dễ tháo rời để làm vệ sinh, thiết kế phù hợp, đảm bảo phòng chống hiệu quả côn trùng và động vật gây hại;\nl) Trong khu vực giết mổ không được sử dụng thuốc hoặc động vật để diệt chuột, côn trùng và động vật gây hại. l) Trong khu vực giết mổ không được sử dụng thuốc hoặc động vật để diệt chuột, côn trùng và động vật gây hại.\n2.3. Yêu cầu đối với cơ sở thu gom sữa tươi 2.3.1. Yêu cầu về địa điểm: địa điểm phải tách biệt với những nơi có nguy cơ gây ô nhiễm như: khu chăn nuôi, khu vệ sinh; cách xa khu tập kết rác thải tối thiểu 100 m. 2.3.2. Yêu cầu về thiết kế và bố trí 2.3. Yêu cầu về vệ sinh và an toàn thực phẩm 2.3.1. Nước dùng trong sản xuất 2.3.1.1. Cơ sở giết mổ phải có quy định về giám sát chất lượng nước và bảo trì hệ thống cung cấp nước dùng cho hoạt động giết mổ; hồ sơ về kết quả phân tích nước phải được lưu tại cơ sở. 2.3.1.2. Nước cho hoạt động giết mổ phải đạt yêu cầu theo quy định tại QCVN 01:2009/BYT; việc phân tích về các chỉ tiêu vi sinh và lý hóa phải được thực hiện 6 tháng một lần. 2.3.1.3. Nước nóng sử dụng để làm lông tại cơ sở giết mổ phải bảo đảm đủ và được duy trì từ 600C đến 700C. 2.3.2. Nước đá và bảo quản nước đá 2.3.2.1. Chỉ sử dụng nước đá có nguồn gốc rõ ràng; nước trong cơ sở giết mổ sử dụng làm nước đá phải đạt QCVN 01:2009/BYT. 2.3.2.2. Nước đá phải được phân tích về các chỉ tiêu vi sinh và lý hóa 6 tháng một lần; kết quả kiểm tra phải lưu tại cơ sở. 2.3.2.3. Việc vận chuyển, bảo quản nước đá phải đảm bảo không bị vấy nhiễm từ bên ngoài. 2.3.3. Động vật được đưa vào giết mổ: phải tuân thủ theo quy định tại Điều 4 của Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT . 2.3.4. Nhà vệ sinh 2.3.4.1. Phải có ít nhất 01 (một) nhà vệ sinh cho 25 người. 2.3.4.2. Phải có đủ nước, giấy vệ sinh và xà phòng rửa tay phục vụ vệ sinh cá nhân; duy trì nhà vệ sinh trong tình trạng hoạt động tốt, thông thoáng, sạch sẽ. 2.3.5. Người tham gia giết mổ 2.3.5.1. Phải được tập huấn và cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm do đơn vị có chức năng, nhiệm vụ cấp theo quy định hiện hành cho chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia giết mổ. 2.3.5.2. Phải được định kỳ khám lại sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế; không được mắc các bệnh thuộc danh mục các bệnh truyền nhiễm theo quy định của Bộ Y tế và được cấp Giấy xác nhận đủ sức khỏe trước khi hành nghề. 2.3.5.3. Phải tuân thủ các quy định về thực hành vệ sinh cá nhân 2.3.5.4. Phải đào tạo về quy trình giết mổ bảo đảm vệ sinh thú y và đối xử nhân đạo với động vật theo quy định của pháp luật thú y cho người tham gia giết mổ. 2.3.6. Khách tham quan 2.3.6.1. Phải mang đầy đủ bảo hộ và tuân thủ các hướng dẫn vệ sinh và khử trùng của cơ sở; 2.3.6.2. Không cho phép công nhân giết mổ và những người không có nhiệm vụ ra vào cơ sở giết mổ trong thời gian từ lúc sau khi nhập động vật sống cho đến khi giết mổ. 2.3.7. Làm sạch và khử trùng khu vực giết mổ 2.3.7.1. Có quy trình làm sạch và khử trùng bao gồm: danh sách thiết bị, máy móc, các bước và tần suất làm sạch và khử trùng, loại hóa chất, nồng độ hóa chất được sử dụng. 2.3.7.2. Chỉ sử dụng hóa chất để tẩy rửa, sát trùng theo quy định của Bộ Y tế; sử dụng nồng độ thuốc sát trùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. 2.3.7.3. Có sổ nhật ký theo dõi hoạt động làm sạch và khử trùng. 2.3.7.4. Phải kiểm tra lại tình trạng vệ sinh nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ trước khi bắt đầu mỗi ca giết mổ; chỉ bắt đầu sản xuất khi nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ đạt yêu cầu. 2.3.7.5. Sử dụng dụng cụ, thiết bị sau khi làm sạch, khử trùng phải đáp ứng quy định tại mục 1.1. Phụ lục 1 của Quy chuẩn này. 2.3.8. Quản lý chất thải rắn và lỏng 2.3.8.1. Chất thải rắn thông thường 2.3.8.2. Chất thải rắn nguy hại 2.3.8.3. Chất thải lỏng 2.3. Yêu cầu về vệ sinh và an toàn thực phẩm 2.3.1. Nước dùng trong sản xuất 2.3.1.1. Cơ sở giết mổ phải có quy định về giám sát chất lượng nước và bảo trì hệ thống cung cấp nước dùng cho hoạt động giết mổ; hồ sơ về kết quả phân tích nước phải được lưu tại cơ sở. 2.3.1.2. Nước cho hoạt động giết mổ phải đạt yêu cầu theo quy định tại QCVN 01:2009/BYT; việc phân tích về các chỉ tiêu vi sinh và lý hóa phải được thực hiện 6 tháng một lần. 2.3.1.3. Nước nóng sử dụng để làm lông tại cơ sở giết mổ phải bảo đảm đủ và được duy trì từ 600C đến 700C. 2.3.2. Nước đá và bảo quản nước đá 2.3.2.1. Chỉ sử dụng nước đá có nguồn gốc rõ ràng; nước trong cơ sở giết mổ sử dụng làm nước đá phải đạt QCVN 01:2009/BYT. 2.3.2.2. Nước đá phải được phân tích về các chỉ tiêu vi sinh và lý hóa 6 tháng một lần; kết quả kiểm tra phải lưu tại cơ sở. 2.3.2.3. Việc vận chuyển, bảo quản nước đá phải đảm bảo không bị vấy nhiễm từ bên ngoài. 2.3.3. Động vật được đưa vào giết mổ: phải tuân thủ theo quy định tại Điều 4 của Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT . 2.3.4. Nhà vệ sinh 2.3.4.1. Phải có ít nhất 01 (một) nhà vệ sinh cho 25 người. 2.3.4.2. Phải có đủ nước, giấy vệ sinh và xà phòng rửa tay phục vụ vệ sinh cá nhân; duy trì nhà vệ sinh trong tình trạng hoạt động tốt, thông thoáng, sạch sẽ. 2.3.5. Người tham gia giết mổ 2.3.5.1. Phải được tập huấn và cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm do đơn vị có chức năng, nhiệm vụ cấp theo quy định hiện hành cho chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia giết mổ. 2.3.5.2. Phải được định kỳ khám lại sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế; không được mắc các bệnh thuộc danh mục các bệnh truyền nhiễm theo quy định của Bộ Y tế và được cấp Giấy xác nhận đủ sức khỏe trước khi hành nghề. 2.3.5.3. Phải tuân thủ các quy định về thực hành vệ sinh cá nhân 2.3.5.4. Phải đào tạo về quy trình giết mổ bảo đảm vệ sinh thú y và đối xử nhân đạo với động vật theo quy định của pháp luật thú y cho người tham gia giết mổ. 2.3.6. Khách tham quan 2.3.6.1. Phải mang đầy đủ bảo hộ và tuân thủ các hướng dẫn vệ sinh và khử trùng của cơ sở; 2.3.6.2. Không cho phép công nhân giết mổ và những người không có nhiệm vụ ra vào cơ sở giết mổ trong thời gian từ lúc sau khi nhập động vật sống cho đến khi giết mổ. 2.3.7. Làm sạch và khử trùng khu vực giết mổ 2.3.7.1. Có quy trình làm sạch và khử trùng bao gồm: danh sách thiết bị, máy móc, các bước và tần suất làm sạch và khử trùng, loại hóa chất, nồng độ hóa chất được sử dụng. 2.3.7.2. Chỉ sử dụng hóa chất để tẩy rửa, sát trùng theo quy định của Bộ Y tế; sử dụng nồng độ thuốc sát trùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. 2.3.7.3. Có sổ nhật ký theo dõi hoạt động làm sạch và khử trùng. 2.3.7.4. Phải kiểm tra lại tình trạng vệ sinh nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ trước khi bắt đầu mỗi ca giết mổ; chỉ bắt đầu sản xuất khi nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ đạt yêu cầu. 2.3.7.5. Sử dụng dụng cụ, thiết bị sau khi làm sạch, khử trùng phải đáp ứng quy định tại mục 1.1. Phụ lục 1 của Quy chuẩn này. 2.3.8. Quản lý chất thải rắn và lỏng 2.3.8.1. Chất thải rắn thông thường 2.3.8.2. Chất thải rắn nguy hại 2.3.8.3. Chất thải lỏng\na) Tại cổng ra vào phải có hố sát trùng đảm bảo yêu cầu kỹ thuật; a) Phải mang bảo hộ lao động; bảo hộ lao động phải được cơ sở quy định, đồng bộ và được làm sạch trước và sau mỗi ca giết mổ; a) Có quy trình thu gom chất thải rắn thông thường, quy trình phải quy định tần suất thực hiện để đảm bảo không lưu giữ trong cơ sở giết mổ quá 24 giờ và được xử lý như rác thải sinh hoạt; a) Cơ sở giết mổ phải có quy trình thu gom chất thải rắn, chất thải nguy hại; xác gia súc, gia cầm chết do bệnh hay nghi bệnh, các loại thịt, phủ tạng có bệnh tích được đưa vào bao bì màu vàng, bên ngoài có dán biểu tượng chỉ chất thải nguy hại; a) Hệ thống xử lý nước thải phải đảm bảo để trước khi thải ra môi trường đạt yêu cầu quy định tại QCVN 62-MT:2016/BTNMT mức độ B (Phụ lục 2); a) Phải mang bảo hộ lao động; bảo hộ lao động phải được cơ sở quy định, đồng bộ và được làm sạch trước và sau mỗi ca giết mổ; a) Có quy trình thu gom chất thải rắn thông thường, quy trình phải quy định tần suất thực hiện để đảm bảo không lưu giữ trong cơ sở giết mổ quá 24 giờ và được xử lý như rác thải sinh hoạt; a) Cơ sở giết mổ phải có quy trình thu gom chất thải rắn, chất thải nguy hại; xác gia súc, gia cầm chết do bệnh hay nghi bệnh, các loại thịt, phủ tạng có bệnh tích được đưa vào bao bì màu vàng, bên ngoài có dán biểu tượng chỉ chất thải nguy hại; a) Hệ thống xử lý nước thải phải đảm bảo để trước khi thải ra môi trường đạt yêu cầu quy định tại QCVN 62-MT:2016/BTNMT mức độ B (Phụ lục 2);\nb) Nơi thu gom sữa phải có mái che và tường bao quanh tới mái, chiều cao tối thiểu từ sàn tới mái là 03 m, tường nhà được ốp gạch men trắng cao từ 02 m trở lên; b) Phải băng bó bằng vật liệu chống thấm đối với những người có vết thương hở; b) Hàng ngày, làm sạch dụng cụ chứa đựng, thu gom lông, biểu bì, phủ tạng, mỡ vụn, chất chứa trong đường tiêu hóa; b) Chủ cơ sở phải lập tức mang chất thải nguy hại đi xử lý theo quy định ngay sau khi có quyết định xử lý của cơ quan hoặc người có thẩm quyền; b) Việc xử lý nước thải phải được giám sát định kỳ và lưu giữ hồ sơ theo quy định. b) Phải băng bó bằng vật liệu chống thấm đối với những người có vết thương hở; b) Hàng ngày, làm sạch dụng cụ chứa đựng, thu gom lông, biểu bì, phủ tạng, mỡ vụn, chất chứa trong đường tiêu hóa; b) Chủ cơ sở phải lập tức mang chất thải nguy hại đi xử lý theo quy định ngay sau khi có quyết định xử lý của cơ quan hoặc người có thẩm quyền; b) Việc xử lý nước thải phải được giám sát định kỳ và lưu giữ hồ sơ theo quy định.\nc) Vật liệu làm mái, ốp tường nơi thu gom sữa phải chắc chắn, bền, nhẵn, chống ẩm mốc, dễ làm sạch và khử trùng; tại vị trí tiếp giáp giữa mặt sàn, tường và các góc cột phải xây nghiêng hoặc lòng máng; c) Duy trì vệ sinh cá nhân: sử dụng bảo hộ đúng cách, không đeo nhẫn, đồng hồ khi làm việc; c) Phải quét dọn và xử lý phân, chất thải hàng ngày trong chuồng nhốt giữ động vật. c) Chất thải rắn nguy hại không được lưu trữ tại cơ sở giết mổ quá 8 giờ; c) Duy trì vệ sinh cá nhân: sử dụng bảo hộ đúng cách, không đeo nhẫn, đồng hồ khi làm việc; c) Phải quét dọn và xử lý phân, chất thải hàng ngày trong chuồng nhốt giữ động vật. c) Chất thải rắn nguy hại không được lưu trữ tại cơ sở giết mổ quá 8 giờ;\nd) Vật liệu làm sàn phải bền, không thấm nước, chống trơn trượt, dễ làm sạch và khử trùng; sàn phải phẳng, bảo đảm thoát nước tốt và không đọng nước trên sàn; d) Không được ăn uống, hút thuốc, khạc nhổ trong khu vực giết mổ; d) Chủ cơ sở không tự xử lý‎ được chất thải phải ký hợp đồng với tổ chức được cấp phép hành nghề xử lý chất thải. d) Không được ăn uống, hút thuốc, khạc nhổ trong khu vực giết mổ; d) Chủ cơ sở không tự xử lý‎ được chất thải phải ký hợp đồng với tổ chức được cấp phép hành nghề xử lý chất thải.\nđ) Nơi thu gom sữa phải đảm bảo thông thoáng, kiểm soát được các loại động vật gây hại; đ) Không được mang thực phẩm, đồ uống vào khu vực giết mổ; đ) Không được mang thực phẩm, đồ uống vào khu vực giết mổ;\ne) Nơi thu gom sữa không được bố trí khu vệ sinh; phải có bồn rửa tay, máy sấy khô tay hoặc khăn lau sử dụng một lần, thùng chứa chất thải phải có nắp đậy kín; e) Phải rửa tay bằng xà phòng trước khi giết mổ, sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với những vật liệu bị ô nhiễm. e) Phải rửa tay bằng xà phòng trước khi giết mổ, sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với những vật liệu bị ô nhiễm.\ng) Hệ thống bồn chứa phải được bố trí tách biệt với khu vực vắt sữa và các khu có nguy cơ ô nhiễm như chuồng nuôi nhốt động vật, khu vệ sinh;\nh) Bồn chứa đựng sữa được phân loại và bố trí theo khu vực bảo quản và khu vực thu gom; bố trí từ bồn trung gian sang bồn bảo quản phải theo nguyên tắc một chiều.\n2.4. Yêu cầu đối với người vắt sữa, thu gom sữa 2.4.1. Phải được tập huấn và được cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm do đơn vị có chức năng, nhiệm vụ cấp theo quy định hiện hành. 2.4.2. Phải được khám sức khỏe, không mắc các bệnh thuộc danh mục các bệnh truyền nhiễm theo quy định của Bộ Y tế và được cấp Giấy xác nhận đủ sức khỏe trước khi hành nghề, được định kỳ khám lại sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế. 2.4.3. Phải mang đầy đủ bảo hộ lao động như: quần áo bảo hộ, mũ chụp tóc, khẩu trang, ủng trong khi làm việc; phải rửa tay, sát trùng tay trước và sau khi tiếp xúc trực tiếp với núm vú. 2.4.4. Phải tuân thủ các quy định về thực hành vệ sinh cá nhân: thường xuyên giữ móng tay ngắn, sạch sẽ; không đeo đồ trang sức như nhẫn, đồng hồ trong quá trình làm việc; không hút thuốc, khạc nhổ trong khu vực vắt sữa, thu gom sữa. 2.4. Yêu cầu đối với hoạt động giết mổ và kiểm soát giết mổ 2.4.1. Cơ sở giết mổ phải có quy trình giết mổ bảo đảm vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm; 2.4.2. Hoạt động giết mổ phải được kiểm soát bởi nhân viên thú y theo quy định tại Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT ; 2.4.3. Việc lấy phủ tạng trên giá treo, giá đỡ theo quy định tại điểm d mục 2.2.2.3. của Quy chuẩn này; phải kiểm soát việc lấy phủ tạng để hạn chế tối đa ô nhiễm vào thân thịt. 2.4.4. Hóa chất sử dụng trong cơ sở giết mổ thủy cầm để nhổ lông con phải nằm trong danh mục các chất phụ gia do Bộ Y tế quy định. 2.4.5. Cơ sở giết mổ phải bố trí một người chịu trách nhiệm về vệ sinh thú y, bảo đảm an toàn thực phẩm trong hoạt động giết mổ hoặc chủ cơ sở phải thành lập và quản lý đội ngũ công nhân giết mổ; báo cáo ngay cho nhân viên thú y và cơ quan liên quan khi phát hiện các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật. 2.4.6. Cơ sở giết mổ phải có hồ sơ ghi chép việc kiểm soát hoạt động giết mổ và phải được lưu tại cơ sở giết mổ. 2.4. Yêu cầu đối với hoạt động giết mổ và kiểm soát giết mổ 2.4.1. Cơ sở giết mổ phải có quy trình giết mổ bảo đảm vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm; 2.4.2. Hoạt động giết mổ phải được kiểm soát bởi nhân viên thú y theo quy định tại Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT ; 2.4.3. Việc lấy phủ tạng trên giá treo, giá đỡ theo quy định tại điểm d mục 2.2.2.3. của Quy chuẩn này; phải kiểm soát việc lấy phủ tạng để hạn chế tối đa ô nhiễm vào thân thịt. 2.4.4. Hóa chất sử dụng trong cơ sở giết mổ thủy cầm để nhổ lông con phải nằm trong danh mục các chất phụ gia do Bộ Y tế quy định. 2.4.5. Cơ sở giết mổ phải bố trí một người chịu trách nhiệm về vệ sinh thú y, bảo đảm an toàn thực phẩm trong hoạt động giết mổ hoặc chủ cơ sở phải thành lập và quản lý đội ngũ công nhân giết mổ; báo cáo ngay cho nhân viên thú y và cơ quan liên quan khi phát hiện các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật. 2.4.6. Cơ sở giết mổ phải có hồ sơ ghi chép việc kiểm soát hoạt động giết mổ và phải được lưu tại cơ sở giết mổ.\n2.5. Yêu cầu đối với nước: nước sử dụng để vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ, rửa tay công nhân và vệ sinh cơ sở phải đạt quy chuẩn kỹ thuật theo QCVN 02:2009/BYT về chất lượng nước sinh hoạt. 2.5. Yêu cầu vệ sinh thú y đối với thân thịt động vật sau giết mổ 2.5.1. Yêu cầu về cảm quan: thân thịt phải sạch sẽ, không dính lông, phân và nhiễm các chất bẩn khác; không có những dấu hiệu khác thường và dấu hiệu bệnh tích. 2.5.2. Yêu cầu các chỉ tiêu vi sinh vật: đáp ứng quy định tại mục 1.2. Phụ lục 1 của Quy chuẩn này. 2.5.3. Yêu cầu các chỉ tiêu ký sinh trùng: đáp ứng quy định tại mục 1.3. Phụ lục 1 của Quy chuẩn này. 2.5.4. Yêu cầu về tần suất kiểm tra 2.5.4.1. Đối với các chỉ tiêu quy định tại 2.5.1: kiểm tra tất cả các thân thịt sau mỗi ca giết mổ. 2.5.4.2. Đối với các chỉ tiêu quy định tại 2.5.2 và 2.5.3: 2.5. Yêu cầu vệ sinh thú y đối với thân thịt động vật sau giết mổ 2.5.1. Yêu cầu về cảm quan: thân thịt phải sạch sẽ, không dính lông, phân và nhiễm các chất bẩn khác; không có những dấu hiệu khác thường và dấu hiệu bệnh tích. 2.5.2. Yêu cầu các chỉ tiêu vi sinh vật: đáp ứng quy định tại mục 1.2. Phụ lục 1 của Quy chuẩn này. 2.5.3. Yêu cầu các chỉ tiêu ký sinh trùng: đáp ứng quy định tại mục 1.3. Phụ lục 1 của Quy chuẩn này. 2.5.4. Yêu cầu về tần suất kiểm tra 2.5.4.1. Đối với các chỉ tiêu quy định tại 2.5.1: kiểm tra tất cả các thân thịt sau mỗi ca giết mổ. 2.5.4.2. Đối với các chỉ tiêu quy định tại 2.5.2 và 2.5.3:\na) Thực hiện theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật hiện hành; a) Thực hiện theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật hiện hành;\nb) Tổ chức chứng nhận hợp quy có thể căn cứ vào điều kiện thực tế của cơ sở giết mổ để xác định tần suất lấy mẫu kiểm tra. b) Tổ chức chứng nhận hợp quy có thể căn cứ vào điều kiện thực tế của cơ sở giết mổ để xác định tần suất lấy mẫu kiểm tra.\n2.6. Yêu cầu đối với hệ thống bồn chứa, bảo quản sữa tươi và tec đựng sữa của xe chuyên dụng 2.6.1. Bồn chứa sữa phải có trang thiết bị làm lạnh để duy trì nhiệt độ đúng theo quy định từ 2oC đến 6oC và có gắn nhiệt kế kiểm soát nhiệt độ. 2.6.2. Bồn chứa sữa và tec đựng sữa của xe chuyên dụng được chế tạo bằng vật liệu không làm ô nhiễm thực phẩm và dễ làm sạch; lượng sữa chứa trong bồn chứa và tec phải phù hợp với công suất thiết kế. 2.6.3. Nhiệt độ của bồn chứa sữa, tec đựng sữa của xe chuyên dụng phải được theo dõi trong suốt quá trình bảo quản, vận chuyển và được ghi vào hồ sơ. 2.6. Yêu cầu về hệ thống quản lý chất lượng bảo đảm an toàn thực phẩm 2.6.1. Phải thành lập đội hoặc người chịu trách nhiệm xây dựng và thực hiện chương trình kiểm soát chất lượng bảo đảm an toàn thực phẩm. 2.6.2. Phải lưu giữ tối thiểu là 3 năm tất cả hồ sơ, tài liệu liên quan. 2.6.3. Phải thực hiện việc tự kiểm tra chương trình kiểm soát chất lượng bảo đảm an toàn thực phẩm hằng năm. 2.6. Yêu cầu về hệ thống quản lý chất lượng bảo đảm an toàn thực phẩm 2.6.1. Phải thành lập đội hoặc người chịu trách nhiệm xây dựng và thực hiện chương trình kiểm soát chất lượng bảo đảm an toàn thực phẩm. 2.6.2. Phải lưu giữ tối thiểu là 3 năm tất cả hồ sơ, tài liệu liên quan. 2.6.3. Phải thực hiện việc tự kiểm tra chương trình kiểm soát chất lượng bảo đảm an toàn thực phẩm hằng năm.\n2.7. Yêu cầu về làm sạch, khử trùng 2.7.1. Cơ sở vắt sữa, cơ sở thu gom sữa tươi phải có quy trình làm sạch và khử trùng đối với nhà xưởng, thiết bị, máy móc, dụng cụ. 2.7.2. Nội dung quy trình làm sạch và khử trùng phải bao gồm các bước tiến hành, tần suất, thời điểm thực hiện, loại hóa chất, nồng độ hóa chất được sử dụng. 2.7.3. Cơ sở vắt sữa, cơ sở thu gom sữa tươi chỉ được sử dụng các hóa chất tẩy rửa, khử trùng theo quy định của Bộ Y tế; nồng độ thuốc sát trùng sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. 2.7.4. Cơ sở vắt sữa, cơ sở thu gom sữa tươi phải có sổ nhật ký theo dõi hoạt động làm sạch và khử trùng đối với trang thiết bị, dụng cụ phục vụ vắt sữa và thu gom, chứa đựng, bảo quản sữa tươi. 2.7.5. Việc vắt sữa hoặc thu gom chỉ được thực hiện khi nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ đạt yêu cầu vệ sinh.\n2.8. Yêu cầu về xử lý chất thải 2.8.1. Cơ sở vắt sữa, cơ sở thu gom sữa tươi phải có hệ thống xử lý nước thải, chất thải rắn; đường dẫn nước thải phải kín, tránh được nước bên ngoài tràn vào. 2.8.2. Cơ sở vắt sữa, cơ sở thu gom sữa tươi phải xử lý nước thải, chất thải rắn sao cho sau khi xử lý bảo đảm an toàn dịch bệnh và theo quy định pháp luật về bảo vệ môi trường.\n2.9. Yêu cầu về hệ thống quản lý chất lượng 2.9.1. Cơ sở vắt sữa, cơ sở thu gom sữa tươi phải thành lập đội hoặc người chịu trách nhiệm xây dựng và thực hiện chương trình kiểm soát chất lượng bảo đảm an toàn thực phẩm. 2.9.2. Tất cả hồ sơ, tài liệu liên quan phải lưu giữ tối thiểu là 3 năm. 2.9.3. Cơ sở vắt sữa, cơ sở thu gom sữa tươi phải thực hiện việc tự kiểm tra chương trình kiểm soát chất lượng bảo đảm an toàn thực phẩm hằng năm.", "Điều 79. Tăng cường phúc lợi và cải thiện điều kiện làm việc\n1. Người sử dụng lao động bảo đảm có đủ buồng tắm, buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc theo quy định của Bộ Y tế.\n2. Khuyến khích người sử dụng lao động phối hợp với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở:\na) Lập kế hoạch, thực hiện các giải pháp để lao động nữ, lao động nam có việc làm thường xuyên, áp dụng chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt, làm việc không trọn thời gian, giao việc làm tại nhà, đào tạo nâng cao tay nghề; lao động nữ được đào tạo thêm nghề dự phòng phù hợp với đặc điểm cơ thể, sinh lý và chức năng làm mẹ của phụ nữ;\nb) Xây dựng cơ sở văn hóa, thể thao, y tế, nhà ở và các cơ sở vật chất khác phục vụ người lao động tại nơi có nhiều lao động.", "Khoản 1.2. Chỉ tiêu 2: Nhà xưởng sản xuất 1.2.1. Yêu cầu: Bố trí sản xuất theo dây chuyền 1 chiều, thiết kế và bố trí các khu vực phù hợp, hạn chế tới mức thấp nhất sự nhầm lẫn hoặc nhiễm chéo trong sản xuất; có đầy đủ các khu vực sản xuất; thuận lợi cho kiểm tra giám sát; đảm bảo Điều kiện vệ sinh môi trường; dễ vệ sinh khử trùng, tiêu độc; chống bụi, xâm nhập của động vật gây hại. 1.2.2. Phương pháp: Xem hồ sơ thiết kế và kiểm tra trên thực tế và phỏng vấn (khi cần thiết) để xác định: - Nhà xưởng xây dựng kiên cố, vững chắc, phù hợp với tính chất và quy mô sản xuất, tránh được ảnh hưởng xấu của thiên nhiên như thời Tiết, ngập lụt, thấm ẩm và sự xâm nhập của côn trùng hay các động vật khác; - Nền nhà vững chắc, cao ráo, nhẵn, không trơn; có khả năng chịu được sức ép của máy móc khi hoạt động; - Tường và trần được làm bằng vật liệu bền, chắc; - Sàn không rạn nứt, không ngấm hoặc ứ đọng nước, dễ vệ sinh, chịu được hóa chất khử trùng tiêu độc; - Có hệ thống chiếu sáng đầy đủ; - Quy hoạch xây dựng hợp lý, phù hợp với tính chất và quy mô sản xuất; - Từng khu vực phải đảm bảo đạt các chỉ tiêu vệ sinh thú y theo quy định. 1.2.3. Đánh giá: - Phù hợp với 1.2.1. đánh giá là đạt. - Không bố trí sản xuất theo dây chuyền 1 chiều hoặc không đảm bảo Điều kiện vệ sinh môi trường đánh giá là lỗi nặng. - Không phù hợp với một trong các yêu cầu còn lại tại 1.2.1 đánh giá lỗi nhẹ. 1.2. Phương pháp: Xem xét giấy chứng nhận quyền sở hữu đất nhà, hợp đồng thuê đất nhà, kiểm tra thực tế để xác định: - Có địa chỉ cố định, có biển hiệu ghi tên cửa hàng, cơ sở hoặc tên doanh nghiệp, mã số kinh doanh được cấp; bảng niêm yết đăng ký kinh doanh. - Diện tích cửa hàng tối thiểu 10m2 - Bố trí nơi cao ráo, thoáng mát, an toàn, cách xa nguồn ô nhiễm - Xây dựng bằng vật liệu chắc chắn; trần nhà có chống bụi; tường và trần nhà phẳng, dễ vệ sinh lau rửa - Có khu vực trưng bày; có khu vực bảo quản thuốc; có khu vực riêng để bày bán thức ăn chăn nuôi.", "Khoản 2. Điều kiện về cơ sở vật chất:\na) Có địa điểm, diện tích, nhà xưởng, trang thiết bị đáp ứng với yêu cầu về dây chuyền sản xuất, loại sản phẩm mỹ phẩm mà cơ sở đó dự kiến sản xuất như đã nêu trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm;\nb) Kho bảo quản nguyên liệu, vật liệu đóng gói và thành phẩm phải bảo đảm có sự tách biệt giữa nguyên liệu, vật liệu đóng gói và thành phẩm; có khu vực riêng để bảo quản các chất dễ cháy nổ, các chất độc tính cao, nguyên, vật liệu và sản phẩm bị loại, bị thu hồi và bị trả lại.", "\"Điều 6. Yêu cầu đối với trạm cấp LPG có bồn chứa\n1. Yêu cầu đối với bồn chứa\na) Thiết kế, chế tạo\n- Bồn chứa phải được thiết kế, chế tạo theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6008:2010, TCVN 6155:1996, TCVN 6156:1996, TCVN 6486:2008, TCVN 7441:2004 và TCVN 8366:2010;\n- Áp suất thiết kế của bồn chứa không nhỏ hơn 1,7 MPa. Nhiệt độ thiết kế thấp nhất là -10 °C;\n- Nhãn trên vỏ bồn phải được ghi các thông tin dưới đây:\n+ Tên nhà chế tạo;\n+ Tháng năm chế tạo;\n+ Tiêu chuẩn chế tạo;\n+ Áp suất làm việc cao nhất;\n+ Áp suất làm việc thấp nhất;\n+ Nhiệt độ làm việc cao nhất;\n+ Nhiệt độ làm việc thấp nhất;\n+ Dung tích;\n+ Cơ quan kiểm tra.\nb) Các chi tiết đấu nối, lắp ráp\n- Bồn chứa phải có cửa người chui hoặc cửa kiểm tra. Cửa người chui, nếu là hình bầu dục kích thước tối thiểu 400 mm x 300 mm, nếu là hình tròn đường kính tối thiểu 400 mm;\n- Các chi tiết đấu nối, lắp ráp phải phù hợp cho việc sử dụng LPG.\nc) Các thiết bị phụ\n- Bồn chứa phải được trang bị các thiết bị sử dụng phù hợp với LPG sau đây:\n+ Van an toàn;\n+ Van nhập LPG lỏng;\n+ Van xuất LPG lỏng;\n+ Van xuất LPG hơi;\n+ Van hồi hơi LPG;\n+ Van hạn chế lưu lượng (excess flow valve);\n+ Van xả đáy;\n+ Thiết bị đo mức LPG lỏng;\n+ Nhiệt kế;\n+ Áp kế.\n- Van an toàn\nVan an toàn được nối vào phần không gian chứa hơi LPG của bồn chứa và có giải pháp phù hợp để có thể tháo van, thử, kiểm định định kỳ;\nDung tích bồn chứa nhỏ hơn hoặc bằng 20 m3 lắp ít nhất một van an toàn;\nDung tích bồn chứa lớn hơn 20 m3 lắp ít nhất hai van an toàn;\nVan an toàn phải có các thông tin được in trên thân van:\n+ Tên nhà sản xuất;\n+ Năm sản xuất;\n+ Áp suất tác động;\n+ Kích thước miệng thoát;\n+ Dấu hợp quy (CR) trên đó thể hiện tổ chức chứng nhận.\nLưu lượng xả tối thiểu của van an toàn đối với bồn chứa đặt chìm hoặc bồn chứa đắp đất như bảng 1:\n\nTrong đó:\nS là tổng diện tích bề mặt ngoài của bồn chứa, (m2)\nA là lưu lượng dòng khí cho phép thoát ra ở 15°C và áp suất khí quyển, (m3/min).\nVới các bồn chứa mà kích thước không được liệt kê ở bảng trên thì có thể sử dụng công thức: A = 3,1965 S0,82\n+ Lưu lượng xả của van an toàn đối với bồn chứa đặt nổi bằng 3,33 lần giá trị tương ứng trong bảng 1.\n+ Chiều cao miệng ống xả của van an toàn tối thiểu phải cao hơn mặt đất 3 m và cao hơn đỉnh bồn 2 m.\n- Van nhập LPG lỏng\nTrên đường nhập LPG lỏng phải lắp một van một chiều và một van đóng ngắt. Các ống nối có đường kính danh định lớn hơn 50 mm phải được lắp van nối bích, chế tạo bằng thép đúc, có áp suất làm việc tối thiểu bằng áp suất thiết kế của hệ thống ống.\n- Van xuất LPG lỏng và hơi\nCác ống nối đầu ra của đường xuất LPG phải được lắp van đóng khẩn cấp đóng nhanh bằng tay hoặc kết hợp tự động để ngắt nguồn cung cấp LPG trong trường hợp khẩn cấp. Các ống nối có đường kính danh định lớn hơn 50 mm phải được lắp van nối bích bằng thép đúc, có áp suất làm việc tối thiểu bằng áp suất thiết kế của hệ thống ống.\n- Van xả đáy\nMiệng ống xả đáy trong bồn chứa phải bố trí ở điểm gom chất lỏng thấp nhất. Ống xả đáy ngoài bồn phải được lắp hai van đóng để đảm bảo chống rò rỉ, hai van cách nhau một đoạn ống dài 500 mm để tránh nước xả cặn làm đông cứng và nghẽn van.\n- Thiết bị đo mức LPG lỏng\nBồn chứa phải lắp ít nhất một dụng cụ đo mức chất lỏng có dải đo thể hiện toàn bộ dung tích bồn chứa.\nĐồng hồ đo mức kiểu xả LPG lỏng ra môi trường phải có đường kính lỗ xả không lớn hơn 1,5 mm.\n- Áp kế\n+ Bồn chứa phải có áp kế được lắp ở không gian chứa LPG hơi;\n+ Cấp chính xác không lớn hơn 2,5;\n+ Đường kính mặt áp kế không nhỏ hơn 75 mm;\n+ Thang đo phải đảm bảo áp suất làm việc lớn nhất từ 1/3 đến 2/3 thang đo, trên mặt áp kế phải có vạch đỏ chỉ áp suất làm việc lớn nhất cho phép.\nd) Bệ đỡ bồn chứa\n- Bệ đỡ và móng bồn chứa phải đảm bào khả năng chịu tải ứng với bồn chứa đầy nước;\n- Bồn chứa phải được gắn chặt vào bệ để không bị nổi lên khi xảy ra ngập lụt;\n- Kết cấu của bệ đỡ phải đảm bảo không gian bên dưới bồn để lắp đặt đường ống và thao tác vận hành, bảo dưỡng thiết bị bên dưới an toàn.\"", "Yêu cầu đối với người vắt sữa, thu gom sữa\n2.4.1. Phải được tập huấn và được cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm do đơn vị có chức năng, nhiệm vụ cấp theo quy định hiện hành.\n2.4.2. Phải được khám sức khỏe, không mắc các bệnh thuộc danh mục các bệnh truyền nhiễm theo quy định của Bộ Y tế và được cấp Giấy xác nhận đủ sức khỏe trước khi hành nghề, được định kỳ khám lại sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế.\n2.4.3. Phải mang đầy đủ bảo hộ lao động như: quần áo bảo hộ, mũ chụp tóc, khẩu trang, ủng trong khi làm việc; phải rửa tay, sát trùng tay trước và sau khi tiếp xúc trực tiếp với núm vú.\n2.4.4. Phải tuân thủ các quy định về thực hành vệ sinh cá nhân: thường xuyên giữ móng tay ngắn, sạch sẽ; không đeo đồ trang sức như nhẫn, đồng hồ trong quá trình làm việc; không hút thuốc, khạc nhổ trong khu vực vắt sữa, thu gom sữa.", "\"Điều 16. Trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc\n1. Bảo đảm nơi làm việc phải đạt yêu cầu về không gian, độ thoáng, bụi, hơi, khí độc, phóng xạ, điện từ trường, nóng, ẩm, ồn, rung, các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại khác được quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật liên quan và định kỳ kiểm tra, đo lường các yếu tố đó; bảo đảm có đủ buồng tắm, buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.\n2. Bảo đảm máy, thiết bị, vật tư, chất được sử dụng, vận hành, bảo trì, bảo quản tại nơi làm việc theo quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, vệ sinh lao động, hoặc đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật về an toàn, vệ sinh lao động đã được công bố, áp dụng và theo nội quy, quy trình bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.\"", "Khoản 2. Tiêu chí 3.2: Khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo và khối phòng phục vụ học tập\na) Số phòng của các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tương ứng với số nhóm lớp theo độ tuổi;\nb) Có phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ (có thể dùng phòng sinh hoạt chung làm phòng ngủ đối với lớp mẫu giáo); có phòng để tổ chức hoạt động giáo dục thể chất, giáo dục nghệ thuật hoặc phòng đa chức năng, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu tối thiểu hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ;\nc) Có hệ thống đèn, hệ thống quạt (ở nơi có điện); có tủ đựng hồ sơ, thiết bị dạy học.", "Khoản 2. Tổ chức thực hiện “Mười điều kiện nuôi con bằng sữa mẹ”: Các bệnh viện đa khoa có chuyên khoa sản, nhi; các bệnh viện chuyên khoa sản, khoa nhi hoặc chuyên khoa sản - nhi (sau đây viết tắt là các bệnh viện) có trách nhiệm thực hiện “Mười điều kiện nuôi con bằng sữa mẹ” như sau:\na) Ban hành quy định về việc thực hiện “Mười điều kiện nuôi con bằng sữa mẹ” tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng ngôn ngữ thông dụng, dễ hiểu và được phổ biến thường xuyên cho các thầy thuốc, nhân viên y tế. Niêm yết công khai bản quy định về việc thực hiện “Mười điều kiện nuôi con bằng sữa mẹ” tại phòng khám thai, phòng chờ sinh, phòng sau sinh, phòng tư vấn dinh dưỡng hoặc những nơi dễ quan sát, tập trung đối tượng phụ nữ mang thai, bà mẹ có con nhỏ và thành viên gia đình họ;\nb) Tổ chức các lớp đào tạo hoặc lồng ghép trong các lớp đào tạo chuyên môn cho các thầy thuốc và nhân viên y tế những kỹ năng cần thiết về tư vấn, hướng dẫn bà mẹ cho trẻ bú đúng cách, cách vắt sữa và bảo quản sữa mẹ, cách duy trì nguồn sữa mẹ và xử trí những trường hợp bà mẹ khó khăn trong việc cho trẻ bú mẹ theo Quyết định số 5063/QĐ-BYT ngày 05 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành tài liệu đào tạo về nuôi dưỡng trẻ nhỏ;\nc) Tổ chức tư vấn, tuyên truyền cho tất cả phụ nữ có thai đến khám về lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ, cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ đầu, bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và bú kéo dài đến 24 tháng hoặc lâu hơn;\nd) Thực hiện tư vấn và hướng dẫn bà mẹ cho trẻ bú sớm sau sinh theo Quyết định số 4673/QĐ-BYT ngày 10 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt tài liệu hướng dẫn chuyên môn chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ;\nđ) Khoa sản, khoa nhi tổ chức hướng dẫn cho phụ nữ mang thai, các bà mẹ sau sinh, các bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi cách cho trẻ bú đúng, vắt sữa, bảo quản sữa mẹ và duy trì nguồn sữa mẹ;\ne) Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn các bà mẹ cho trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn, không ăn, uống gì khác ngoài sữa mẹ, trừ các trường hợp phải sử dụng sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ theo hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế;\ng) Thực hiện cho trẻ sơ sinh được nằm cùng mẹ suốt 24 giờ trong ngày để tạo điều kiện cho trẻ được bú mẹ hoàn toàn;\nh) Tuyên truyền và hướng dẫn các bà mẹ sau sinh cho trẻ bú bất cứ khi nào trẻ đòi bú;\ni) Tuyên truyền và hướng dẫn các bà mẹ có con dưới 24 tháng không cho con sử dụng bình bú hoặc vú ngậm nhân tạo;\nk) Thành lập và duy trì hoạt động của nhóm “Hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ” tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để hướng dẫn, tư vấn và hỗ trợ các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ.", "Điều 2. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2018. Điều 2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT\n2.1. Yêu cầu về chỉ tiêu cảm quan và chỉ tiêu lý, hóa Yêu cầu về các chỉ tiêu cảm quan và chỉ tiêu lý, hóa của sữa tươi nguyên liệu được quy định tại Phụ lục A Quy chuẩn này.\n2.2. Giới hạn về số lượng tế bào soma Số lượng tế bào soma có trong 1 ml sữa không lớn hơn 1 000 000 tế bào.\n2.3. Số lượng vi khuẩn Mức giới hạn nhiễm vi khuẩn đối với sữa tươi nguyên liệu được quy định tại Phụ lục B Quy chuẩn này.\n2.4. Độc tố vi nấm (Aflatoxin M1) Mức giới hạn tối đa nhiễm độc tố vi nấm Aflatoxin M1 trong sữa tươi nguyên liệu là 0,5 µg/kg.\n2.5. Kim loại nặng Mức giới hạn tối đa kim loại nặng đối với sữa tươi nguyên liệu được quy định tại Phụ lục C Quy chuẩn này.\n2.6. Dư lượng thuốc thú y Mức giới hạn tối đa dư lượng thuốc thú y trong sữa tươi nguyên liệu theo quy định tại Thông tư số 24/2013/TT-BYT ngày 14/8/2013 của Bộ Y tế quy định mức giới hạn tối đa dư lượng thuốc thú y trong thực phẩm.\n2.7. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật Mức giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong sữa tươi nguyên liệu theo quy định tại Thông tư số 50/2016/TT-BYT ngày 30/12/2016 của Bộ Y tế quy định giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm\n2.8. Yêu cầu về bảo quản, vận chuyển 2.8.1. Bảo quản Bảo quản sữa tươi nguyên liệu ở nhiệt độ từ 2 °C đến 6 °C bằng các thiết bị, dụng cụ lạnh chuyên dùng cho thực phẩm, không gỉ, không thôi nhiễm vào sữa; bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. 2.8.2. Vận chuyển Sữa tươi nguyên liệu được vận chuyển trong các thiết bị, dụng cụ lạnh chuyên dùng cho thực phẩm không gỉ, không thôi nhiễm vào sữa; bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.\n2.9. Phương pháp thử Các phương pháp thử áp dụng được quy định tại Phụ lục D Quy chuẩn này hoặc có thể sử dụng các phương pháp thử có độ chính xác tương đương. Trong trường hợp cần kiểm tra các chỉ tiêu chưa quy định phương pháp thử tại Quy chuẩn này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ quyết định phương pháp thử căn cứ theo các phương pháp thử hiện hành đã được xác nhận giá trị sử dụng." ]
Thời hiệu xử phạt đối với tổ chức phát hành xuất bản phẩm điện tử nhưng không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận đăng ký hoạt động là bao lâu?
[ "Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt\n...\n4. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính:\nThời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản và hoạt động in là 02 năm.\nViệc xác định hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc, hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng theo khoản 1 Điều 8 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.\n..." ]
[ "Điều 14. Cấp, thu hồi giấy phép thành lập và đình chỉ hoạt động của nhà xuất bản\n4. Nhà xuất bản bị đình chỉ hoạt động có thời hạn trong các trường hợp sau đây:\na) Sau khi thành lập và trong quá trình hoạt động, cơ quan chủ quản và nhà xuất bản không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 13 của Luật này;\nb) Nhà xuất bản thực hiện không đúng nội dung ghi trong giấy phép thành lập nhà xuất bản;\nc) Nhà xuất bản vi phạm quy định của pháp luật về xuất bản mà bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải đình chỉ hoạt động.", "Điều 6. Thời hiệu, thủ tục xử phạt, thi hành các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đặt cược và trò chơi có thưởng\n1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đặt cược và trò chơi có thưởng là 01 năm.\n2. Thời điểm tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đặt cược và trò chơi có thưởng được quy định như sau:\na) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ ngày người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;\nb) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ ngày chấm dứt hành vi vi phạm.\n3. Thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm để tính thời hiệu xử phạt đối với một số hành vi vi phạm tại Chương II Nghị định này được quy định như sau:\na) Đối với hành vi vi phạm quy định về hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh quy định tại Điều 8, Điều 25 và Điều 39 Nghị định này, thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm để tính thời hiệu xử phạt là ngày nộp hồ sơ đến Bộ Tài chính;\nb) Đối với hành vi sửa chữa, tẩy xoá làm thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều 9, khoản 1 Điều 26 và khoản 1 Điều 40 Nghị định này, thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là thời điểm thực hiện hành vi sửa chữa, tẩy xóa; trường hợp không xác định được ngày sửa chữa, tẩy xoá làm thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thì thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày phát hiện Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh bị tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung;\nc) Đối với hành vi gửi Thể lệ trò chơi, Thể lệ đặt cược đến cơ quan quản lý nhà nước, gửi Điều lệ đua tới Hội đồng giám sát cuộc đua không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật quy định tại khoản 1 Điều 14, khoản 1 Điều 29 và khoản 1 Điều 43 Nghị định này, thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày gửi Thể lệ trò chơi, Thể lệ đặt cược đến cơ quan quản lý nhà nước, gửi Điều lệ đua Hội đồng giám sát cuộc đua;\nd) Đối với hành vi thông báo đến cơ quan quản lý nhà nước khi thay đổi người quản lý, điều hành Điểm kinh doanh không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật quy định tại điểm b khoản 1 Điều 34 và điểm b khoản 1 Điều 48 Nghị định này, thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày thực hiện thông báo thay đổi người quản lý, điều hành Điểm kinh doanh đến cơ quan quản lý nhà nước;\nđ) Đối với hành vi vi phạm quy định về công bố, cung cấp thông tin quy định tại Điều 22, Điều 37 và Điều 51 Nghị định này, thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày gửi văn bản công bố, cung cấp thông tin;\ne) Đối với hành vi vi phạm quy định về quảng cáo quy định tại khoản 3 Điều 23, khoản 3 Điều 36 và khoản 3 Điều 50 Nghị định này, thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày tháo dỡ nội dung và hình thức quảng cáo không đúng quy định của pháp luật;\ng) Đối với hành vi vi phạm quy định về chế độ báo cáo quy định tại Điều 24, Điều 38 và Điều 52 Nghị định này, thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày gửi báo cáo, cung cấp thông tin, số liệu đầy đủ, chính xác cho cơ quan quản lý nhà nước theo đúng quy định của pháp luật.\n4. Hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện, hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc, thủ tục xử phạt, thi hành các hình thức xử phạt, thi hành quyết định xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt trong lĩnh vực đặt cược và trò chơi có thưởng thực hiện theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn.", "Thời hiệu và thời điểm xác định thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính\n1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với lĩnh vực đầu tư, đấu thầu, đăng ký doanh nghiệp là 01 năm; đối với lĩnh vực quy hoạch là 02 năm.\n2. Các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 7; Điều 9; Điều 10; Điều 13; Điều 14; khoản 2 Điều 15; khoản 3 Điều 16; Điều 17; Điều 18; Điều 19; Điều 20; Điều 21; Điều 22; Điều 23; Điều 24; Điều 30; Điều 36; Điều 37; Điều 43; Điều 44; Điều 45; Điều 46; Điều 47; Điều 48; Điều 49; Điều 50; Điều 51; Điều 52; Điều 53; Điều 54; Điều 55; Điều 56; Điều 57; Điều 58; Điều 59; Điều 60; Điều 61; Điều 62; Điều 63; Điều 64; Điều 65; Điều 66; Điều 67; Điều 68, Điều 69; Điều 70; Điều 71 và Điều 72 của Nghị định này là hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện.\nĐối với hành vi vi phạm đang thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm. Trường hợp hành vi vi phạm đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.\n3. Các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này (trừ các hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 Điều này, Điều 12 và Điều 25) là hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc.\nĐối với hành vi vi phạm đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.", "Điều 5. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính và thi hành biện pháp khắc phục hậu quả\n1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp là 01 năm.\n2. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính.\n3. Việc xác định hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc, hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.\n4. Thi hành biện pháp khắc phục hậu quả\na) Đối với biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các khoản 1, 2, 9, 10, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 23, 25 và 26 Điều 4 Nghị định này, thời hạn thi hành biện pháp khắc phục hậu quả là 15 ngày làm việc, kể từ ngày cá nhân, tổ chức nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính;\nb) Đối với biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các khoản 4, 6, 7, 13, 15, 22 và 27 Điều 4 Nghị định này, thời hạn thi hành biện pháp khắc phục hậu quả là 30 ngày làm việc, kể từ ngày cá nhân, tổ chức nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính;\nc) Đối với biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các khoản 3, 5, 8, 11 và 12 Điều 4 Nghị định này, thời hạn thi hành biện pháp khắc phục hậu quả là 60 ngày làm việc, kể từ ngày cá nhân, tổ chức nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính;\nd) Đối với biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 14 và khoản 24 Điều 4 Nghị định này, thời hạn thi hành biện pháp khắc phục hậu quả là 90 ngày làm việc, kể từ ngày cá nhân, tổ chức nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính;\nđ) Trong trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định thời hạn thi hành thì thực hiện theo thời hạn ghi trong quyết định.", "Điều 4. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 38/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo\n1. Bổ sung Điều 3a vào sau Điều 3 như sau: “Điều 3a. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính 1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo là 01 năm. 1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền: 1. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền: 1. Chiến sỹ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền: 1. Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền: 1. Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có quyền: 1. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan; Chi cục trưởng Chi cục kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Đội trưởng Đội điều tra hình sự, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu; Chi cục trưởng Chi cục kiểm tra sau thông quan thuộc Cục Kiểm tra sau thông quan có quyền: 1. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường, Trưởng phòng Nghiệp vụ thuộc Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường có quyền: 1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này.\na) Phạt cảnh cáo; a) Phạt cảnh cáo; a) Phạt cảnh cáo; a) Phạt cảnh cáo; a) Phạt cảnh cáo; a) Phạt cảnh cáo; a) Phạt cảnh cáo;\nb) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng; b) Phạt tiền đến 500.000 đồng; b) Phạt tiền đến 500.000 đồng. b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo; b) Phạt tiền đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 1.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo. b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng; b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;\nc) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng; c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 1.000.000 đồng; c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 20.000.000 đồng trong lĩnh vực văn hóa; 40.000.000 đồng trong lĩnh vực quảng cáo; c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng; c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng.\nd) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính. d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính. d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ và k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính. d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm đ, i và k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính. d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, e, i và k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.\n2. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo được quy định như sau: 2. Bổ sung khoản 18 vào Điều 4 như sau: “18. Buộc nộp lại giấy phép hợp tác, liên doanh sản xuất phim, cung cấp dịch vụ sản xuất phim; văn bản chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật, tổ chức thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn; giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường; giấy phép sao chép tác phẩm mỹ thuật về danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, lãnh tụ; giấy phép tổ chức triển lãm; giấy phép triển lãm mỹ thuật; giấy phép xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng; giấy phép tổ chức trại sáng tác điêu khắc; giấy phép triển lãm tác phẩm nhiếp ảnh; giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh giám định cổ vật; chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; giấy chứng nhận đăng ký thành lập và hoạt động, giấy phép thành lập và hoạt động của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam cho cơ quan có thẩm quyền đã cấp.” 2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền: 2. Chánh Thanh tra sở, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở; Chánh Thanh tra Cục Hàng hải Việt Nam, Chánh Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thuộc Sở Y tế, Chi cục trưởng Chi cục Thú y vùng, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch động vật vùng thuộc Cục Thú y, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng thuộc Cục Bảo vệ thực vật, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Trung Bộ, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Nam Bộ thuộc Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Chi cục trưởng Chi cục về trồng trọt và bảo vệ thực vật, chăn nuôi, thú y, thủy sản, quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản, thủy lợi, đê điều, phòng, chống thiên tai, lâm nghiệp, phát triển nông thôn thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực có quyền: 2. Thủ trưởng đơn vị cảnh sát cơ động cấp đại đội, Trưởng trạm, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền: 2. Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Cục Phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền: 2. Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền: 2. Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có quyền: 2. Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường thuộc Tổng cục Quản lý thị trường có quyền: 2. Công an nhân dân xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II và Chương III, trừ những hành vi quy định tại điểm a khoản 4 Điều 6; điểm c khoản 3, điểm g khoản 4, các điểm b, c và d khoản 5 Điều 17; điểm b khoản 6 Điều 18; khoản 2, điểm b và điểm c khoản 5, điểm b khoản 6 Điều 20; khoản 5 Điều 34; điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều 50; điểm a và điểm c khoản 3, khoản 4 Điều 51; điểm a và điểm b khoản 2, khoản 4 Điều 52; điểm a và điểm c khoản 2 Điều 54; khoản 1 và khoản 2 Điều 55; khoản 1 Điều 57; khoản 1 Điều 58; khoản 1 và khoản 2 Điều 59; Điều 60; khoản 1 Điều 61 Nghị định này.\na) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện quy định tại điểm a khoản 3 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm; a) Phạt cảnh cáo; a) Phạt cảnh cáo; a) Phạt cảnh cáo; a) Phạt cảnh cáo; a) Phạt cảnh cáo; a) Phạt cảnh cáo; a) Phạt cảnh cáo;\nb) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc quy định tại điểm b khoản 3 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm; b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo; b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo; b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng. b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo; b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo. b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng; b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;\nc) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến thì thời hiệu xử phạt được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này, điểm a và điểm b khoản này tính đến thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng trong lĩnh vực văn hóa; 100.000.000 đồng trong lĩnh vực quảng cáo; c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;\nd) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng trong lĩnh vực văn hóa; 100.000.000 đồng trong lĩnh vực quảng cáo; d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, i và k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính. d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;\nđ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này. đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này. đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm đ, i và k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính. đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, e, i và k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.\n3. Hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện và hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo 3. Bổ sung điểm g vào khoản 8 Điều 6 như sau: “g) Buộc nộp lại giấy phép đã bị sửa chữa, tẩy xóa hoặc bổ sung làm thay đổi nội dung cho cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.” 3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền: 3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ có quyền: 3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất, Trưởng Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động, Thủy đội trưởng có quyền: 3. Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh; Hải đoàn trưởng Hải đoàn biên phòng, Cục trưởng Cục Phòng chống ma túy và tội phạm trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền: 3. Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển có quyền: 3. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có quyền: 3. Tổng cục trưởng Tổng Cục Quản lý thị trường có quyền: 3. Bộ đội biên phòng xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm c và điểm d khoản 2 Điều 11; điểm b khoản 2 Điều 12; Điều 13; điểm c khoản 5, điểm e khoản 6 Điều 15; Điều 16; điểm b khoản 3, điểm a khoản 5 Điều 18; điểm b khoản 3, điểm a khoản 5 Điều 19; khoản 1, điểm a khoản 4 và điểm đ khoản 7 Điều 20; điểm a khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 24; các Điều 25, 31 và 33; các điểm a, b và c khoản 2, các khoản 3, 4 và 6 Điều 34; điểm a và điểm b khoản 1 Điều 35; Điều 36 và Điều 43 Nghị định này.\na) Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo đang thực hiện là hành vi có tính chất kéo dài, đã và đang diễn ra tại thời điểm cơ quan, người có thẩm quyền phát hiện, xử lý vi phạm và hành vi đó vẫn đang trực tiếp xâm hại đến trật tự quản lý nhà nước; a) Phạt cảnh cáo; a) Phạt cảnh cáo; a) Phạt cảnh cáo; a) Phạt cảnh cáo; a) Phạt cảnh cáo; a) Phạt cảnh cáo; a) Phạt cảnh cáo;\nb) Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo đã kết thúc là hành vi được thực hiện một lần hoặc nhiều lần và có căn cứ, thông tin chứng minh hành vi đã thực hiện xong trước thời điểm cơ quan, người có thẩm quyền phát hiện, xử lý vi phạm hành chính. b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo; b) Phạt tiền đến 35.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo; b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng; b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo; b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo; b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo; b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;\nc) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 5.000.000 đồng; c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính. c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;\nd) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 70.000.000 đồng trong lĩnh vực văn hóa; 140.000.000 đồng trong lĩnh vực quảng cáo; d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính. d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm đ, i và k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.” d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;\nđ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.” đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này. đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, i và k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính. đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, e, i và k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.”\n4. Trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này, nếu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt của cơ quan có thẩm quyền thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.” 4. Bổ sung điểm e vào khoản 10 Điều 11 như sau: “e) Buộc nộp lại văn bản chấp thuận đã bị sửa chữa, tẩy xóa hoặc bổ sung làm thay đổi nội dung cho cơ quan có thẩm quyền đã cấp văn bản chấp thuận đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.” 4. Chánh Thanh tra bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, Cục trưởng Cục Thú y, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện, Cục trưởng Cục Viễn thông, Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Cục trưởng Cục Báo chí, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành, Cục trưởng Cục Quản lý dược, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm có quyền: 4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng thuộc Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ, Trưởng phòng An ninh kinh tế, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Trưởng phòng an ninh đối ngoại, Trưởng phòng Cảnh sát cơ động, Trung đoàn trưởng Trung đoàn Cảnh sát cơ động, Thủy đoàn trưởng có quyền: 4. Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền: 4. Cảnh sát biển xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm b khoản 5 Điều 9; điểm b khoản 2 Điều 11; điểm c khoản 1 Điều 14; điểm a khoản 1 Điều 16; điểm b khoản 3 và điểm a khoản 5 Điều 18; điểm b khoản 3 và điểm a khoản 5 Điều 19; khoản 1 và điểm a khoản 7 Điều 20; Điều 24; Điều 25; Điều 33; điểm a và điểm c khoản 2, các khoản 3, 4 và 6 Điều 34; điểm a và điểm b khoản 1 Điều 35 và Điều 36 Nghị định này.\na) Phạt cảnh cáo; a) Phạt cảnh cáo; a) Phạt cảnh cáo;\nb) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo; b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo; b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;\nc) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 20.000.000 đồng trong lĩnh vực văn hóa; 40.000.000 đồng trong lĩnh vực quảng cáo;\nd) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 20.000.000 đồng trong lĩnh vực văn hóa; 40.000.000 đồng trong lĩnh vực quảng cáo; d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ và k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.\nđ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.” đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ và k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.\n5. Bổ sung điểm c vào khoản 10 Điều 15 như sau: “c) Buộc nộp lại giấy phép đã bị sửa chữa, tẩy xóa hoặc bổ sung làm thay đổi nội dung cho cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 5 Điều này.” 5. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền: 5. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển, Đoàn trưởng Đoàn trinh sát, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền: 5. Hải quan xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm b khoản 3 và điểm a khoản 5 Điều 18; điểm b khoản 3 và điểm a khoản 5 Điều 19; điểm đ khoản 7 Điều 20 Nghị định này.\na) Phạt cảnh cáo; a) Phạt cảnh cáo;\nb) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo; b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;\nc) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 30.000.000 đồng trong lĩnh vực văn hóa; 60.000.000 đồng trong lĩnh vực quảng cáo;\nd) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ và k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.\nđ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, i và k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.\n6. Bổ sung điểm i vào khoản 7 Điều 17 như sau: “i) Buộc nộp lại giấy phép đã bị sửa chữa, tẩy xóa hoặc bổ sung làm thay đổi nội dung cho cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.” 6. Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông; Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ; Cục trưởng Cục An ninh kinh tế; Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội; Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu; Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Tư lệnh Cảnh sát cơ động có quyền: 6. Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và Pháp luật thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền: 6. Quản lý thị trường xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 7; khoản 4 và khoản 5 Điều 9; Điều 13; các khoản 5, 6, 7 và 8 Điều 15; khoản 2 Điều 16; điểm c khoản 6 Điều 18; điểm đ khoản 7 Điều 20; khoản 5 Điều 21; các Điều 31, 33 và 34; điểm a và điểm b khoản 1 Điều 35; Điều 36; Điều 48 và Mục 4 Chương III Nghị định này.\na) Phạt cảnh cáo; a) Phạt cảnh cáo;\nb) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo; b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;\nc) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn;\nd) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;\nđ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, i và k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.” đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ và k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.\n7. Bổ sung điểm h vào khoản 8 Điều 18 như sau: “h) Buộc nộp lại giấy phép đã bị sửa chữa, tẩy xóa hoặc bổ sung làm thay đổi nội dung cho cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.” 7. Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền: 7. Thanh tra chuyên ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này.\na) Phạt cảnh cáo;\nb) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;\nc) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;\nd) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;\nđ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ và k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.”\n8. Bổ sung điểm đ vào khoản 8 Điều 19 như sau: “đ) Buộc nộp lại giấy phép đã bị sửa chữa, tẩy xóa hoặc bổ sung làm thay đổi nội dung cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.” 8. Thanh tra Thông tin và Truyền thông xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm b khoản 2 và khoản 5 Điều 8; Mục 1, Mục 2 và Mục 4 Chương III Nghị định này.\n9. Bổ sung điểm c vào khoản 7 Điều 21 như sau: “c) Buộc nộp lại giấy chứng nhận đã bị sửa chữa, tẩy xóa hoặc bổ sung làm thay đổi nội dung cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.” 9. Thanh tra Y tế xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Mục 1 Chương III; các Điều 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55 và 56 Nghị định này.\n10. Bổ sung điểm c vào khoản 6 Điều 22 như sau: “c) Buộc nộp lại chứng chỉ hành nghề đã bị sửa chữa, tẩy xóa hoặc bổ sung làm thay đổi nội dung cho cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.” 10. Thanh tra Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Mục 1 Chương III; hành vi quảng cáo trên bảng, băng - rôn không tuân theo quy định về khu vực đê điều tại điểm c khoản 3 Điều 42; các Điều 49, 57, 58, 59, 60, 61 và 62 Nghị định này.\n11. Bổ sung điểm c vào khoản 7 Điều 23 như sau: “c) Buộc nộp lại giấy chứng nhận đã bị sửa chữa, tẩy xóa hoặc bổ sung làm thay đổi nội dung cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.” 11. Thanh tra Xây dựng xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm b và điểm c khoản 5 Điều 17 Nghị định này.\n12. Sửa đổi, bổ sung khoản 7 Điều 30 như sau: 12. Thanh tra Giao thông vận tải xử phạt đối với hành vi treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột tín hiệu giao thông tại khoản 1, hành vi quảng cáo làm ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông tại điểm b khoản 2 Điều 34; hành vi quảng cáo trên bảng, băng - rôn không tuân theo quy định về khu vực hành lang an toàn giao thông, che khuất đèn tín hiệu giao thông, chăng ngang đường giao thông quy định tại điểm c khoản 3 Điều 42; Điều 43; khoản 2 Điều 44; khoản 2 Điều 46 và điểm b khoản 3 Điều 48 Nghị định này.\na) Buộc thu hồi giấy chứng nhận đăng ký thành lập và hoạt động hoặc giấy phép thành lập và hoạt động đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 2 Điều này trong trường hợp đã được cấp, cấp lại;\nb) Buộc nộp lại giấy chứng nhận hoặc giấy phép đã bị sửa chữa, tẩy xóa hoặc bổ sung làm thay đổi nội dung cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận hoặc giấy phép đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.”\n13. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 38 như sau: 13. Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 4 Điều 8; điểm a khoản 5 Điều 11; Điều 32; điểm c khoản 2, điểm c khoản 4 Điều 34; điểm d khoản 2 Điều 50 Nghị định này.\na) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau: “1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Không thông báo hoặc thông báo không đúng thông tin liên hệ đến Bộ Thông tin và Truyền thông về những nội dung theo quy định của tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam;\nb) Không báo cáo theo quy định về hoạt động cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam cho Bộ Thông tin và Truyền thông.” b) Bổ sung khoản 2a vào sau khoản 2 như sau: “2a. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi đặt sản phẩm quảng cáo vào nội dung vi phạm pháp luật được quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật An ninh mạng, Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ.”\n14. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 51 như sau: 14. Thanh tra Tài nguyên và Môi trường xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm b khoản 7 Điều 20 Nghị định này.”\na) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 như sau: “2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không đọc rõ ràng một trong các thông tin: Tên mỹ phẩm; tính năng, công dụng của mỹ phẩm và các cảnh báo theo quy định khi quảng cáo trên báo nói, báo hình.”\nb) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 3 như sau: “a) Quảng cáo mỹ phẩm có nội dung không phù hợp với một trong các tài liệu theo quy định;”\n15. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 52 như sau:\na) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau: “1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có hoặc ghi không đúng hoặc không đọc rõ hoặc không thể hiện trong quảng cáo khuyến cáo “Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.”\nb) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 như sau: “b) Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm thiếu một trong các nội dung: Tên thực phẩm, phụ gia thực phẩm; khuyến cáo về nguy cơ, cảnh báo đối tượng không được sử dụng theo một trong các tài liệu quy định đối với thực phẩm chức năng; tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường;”\n16. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 63 như sau: “2. Công chức, viên chức, người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân; chiến sĩ Bộ đội biên phòng; Trạm trưởng, Đội trưởng của chiến sĩ Bộ đội biên phòng; Đội trưởng Đội đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm; công chức hải quan; Đội trưởng, Tổ trưởng thuộc Chi cục Hải quan; Tổ trưởng thuộc Đội Kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Đội trưởng thuộc Chi cục Kiểm tra sau thông quan đang thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo có quyền lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định.”\n17. Sửa đổi, bổ sung Điều 64 như sau: “Điều 64. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân\n18. Sửa đổi, bổ sung Điều 65 như sau: “Điều 65. Thẩm quyền của Thanh tra\n19. Sửa đổi, bổ sung Điều 66 như sau: “Điều 66. Thẩm quyền của Công an nhân dân\n20. Sửa đổi, bổ sung Điều 67 như sau: “Điều 67. Thẩm quyền của Bộ đội biên phòng\n21. Sửa đổi, bổ sung Điều 68 như sau: “Điều 68. Thẩm quyền của Cảnh sát biển\n22. Sửa đổi, bổ sung Điều 69 như sau: “Điều 69. Thẩm quyền của Hải quan\n23. Sửa đổi, bổ sung Điều 70 như sau: “Điều 70. Thẩm quyền của Quản lý thị trường\n24. Sửa đổi, bổ sung Điều 71 như sau: “Điều 71. Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính", "Điều 9. Về thời hiệu áp dụng biện pháp xử lý hành chính\n1. Theo quy định tại khoản 2 Điều 6 của Luật xử lý vi phạm hành chính thì thời hiệu áp dụng biện pháp xử lý hành chính là 01 năm, 06 tháng hoặc 03 tháng tùy từng trường hợp cụ thể và được tính từ ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm hoặc kể từ ngày cá nhân thực hiện lần cuối một trong những hành vi vi phạm; do đó, thời hiệu áp dụng biện pháp xử lý hành chính được tính từ ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 92 hoặc kể từ ngày cá nhân thực hiện lần cuối một trong những hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 92; khoản 1 Điều 94 hoặc khoản 1 Điều 96 của Luật xử lý vi phạm hành chính cho đến ngày Tòa án ra quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính.\n2. Trường hợp do hành vi của người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính có dấu hiệu tội phạm nên Tòa án đã chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự xem xét việc truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi đó, nhưng cơ quan tiến hành tố tụng hình sự không khởi tố vụ án hình sự mà chuyển trả hồ sơ vụ việc đề nghị xử lý vi phạm hành chính thì thời gian cơ quan tiến hành tố tụng hình sự xem xét việc truy cứu trách nhiệm hình sự được tính vào thời hiệu áp dụng biện pháp xử lý hành chính.", "Thời hiệu xử phạt\n1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới là một năm.\n2. Hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới đã kết thúc là hành vi được thực hiện một lần hoặc nhiều lần và có căn cứ xác định hành vi đã thực hiện xong trước thời điểm cơ quan, người có thẩm quyền phát hiện vi phạm hành chính. Thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày đã thực hiện xong hành vi vi phạm đó.\n3. Hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới đang được thực hiện là hành vi đang diễn ra tại thời điểm cơ quan, người có thẩm quyền phát hiện vi phạm hành chính và hành vi đó vẫn đang xâm hại trật tự quản lý nhà nước trong lĩnh vực bình đẳng giới.", "Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính\nThời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản là một năm; trừ các trường hợp vi phạm hành chính về sản xuất, mua bán, nhập khẩu, xuất khẩu tàu cá, giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, bảo vệ nguồn lợi thủy sản thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là hai năm.", "Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính\n1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không là 01 năm, trừ trường hợp hành vi vi phạm hành chính về phí, lệ phí; quản lý giá; xây dựng các công trình hàng không; bảo vệ môi trường trong lĩnh vực hàng không; đất đai cảng hàng không, sân bay; kinh doanh hàng hóa tại cảng hàng không; buôn bán hàng cấm, hàng giả thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.\n...", "Điều 2. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu là 01 năm. Riêng thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về quản lý đất quốc phòng, đất ở, nhà ở do Quân đội quản lý; công trình quốc phòng và khu quân sự là 02 năm." ]
Điểm kiểm tra an ninh hàng không là gì?
[ "Giải thích từ ngữ\nTrong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:\n1. Bưu gửi bao gồm thư, gói, kiện hàng hóa được chấp nhận, vận chuyển và phát hợp pháp qua mạng bưu chính.\n2. Điểm kiểm tra an ninh hàng không là vị trí làm việc của nhân viên kiểm soát an ninh hàng không được thiết lập tại các cổng, cửa, lối đi giữa các khu vực hạn chế hoặc giữa khu vực hạn chế với khu vực khác, nhằm kiểm tra an ninh hàng không người, phương tiện, đồ vật, duy trì an ninh trật tự khu vực điểm kiểm tra an ninh hàng không.\n3. Điểm kiểm soát an ninh hàng không là vị trí làm việc của nhân viên kiểm soát an ninh hàng không được thiết lập tại khu vực công cộng hoặc khu vực hạn chế nhằm kiểm soát hoạt động của người, phương tiện, duy trì an ninh, trật tự trong phạm vi được giới hạn quanh điểm kiểm soát.\n4. Đồ vật phục vụ trên tàu bay là vật phẩm để hành khách, tổ bay sử dụng, bán trên tàu bay, trừ suất ăn; các vật phẩm phục vụ cho khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay.\n..." ]
[ "Khoản 1. Địa điểm kiểm tra là nơi tập kết máy móc, thiết bị, nguyên liệu, linh kiện, vật tư nhập khẩu để xây dựng nhà máy, công trình, thực hiện dự án đầu tư, phục vụ sản xuất hàng hóa hoặc hàng hóa xuất khẩu.", "Điều 41. Kiểm tra, giám sát an ninh đối với hành khách và hành lý xách tay xuất phát\n1. Hãng hàng không chỉ được phép chấp nhận vận chuyển và cho hành khách lên tàu bay khi hành khách có thẻ lên tàu bay và giấy tờ về nhân thân theo quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư này và đã được kiểm tra an ninh hàng không; hành lý ký gửi của từng hành khách phải làm thủ tục chấp nhận riêng, không làm chung cho nhiều người. Trước khi cho hành khách lên tàu bay, nhân viên làm thủ tục phải kiểm tra, đối chiếu hành khách với giấy tờ về nhân thân và thẻ lên tàu bay để bảo đảm sự trùng khớp của hành khách với giấy tờ và chuyến bay.\n2. Hành khách có hành lý ký gửi, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này phải có mặt tại quầy làm thủ tục hàng không để làm thủ tục. Nhân viên làm thủ tục phải kiểm tra, đối chiếu hành khách với thẻ lên tàu bay hoặc vé đi tàu bay và giấy tờ về nhân thân, phỏng vấn hành khách về hành lý; nếu có nghi vấn phải thông báo cho người phụ trách an ninh tại điểm kiểm tra an ninh hàng không.\n3. Hành khách được ủy quyền cho người đại diện thay mình làm thủ tục trong các trường hợp sau:\na) Đoàn công tác có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên trung ương Đảng, Ủy viên dự khuyết trung ương Đảng, Bộ trưởng và các chức vụ tương đương trở lên; Bí thư, Phó Bí thư tỉnh ủy, thành ủy thành phố trực thuộc trung ương; Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải; Thứ trưởng Bộ Công an; Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó Tổng tham mưu trưởng, Cục trưởng Cục tác chiến Bộ Tổng tham mưu, Chủ nhiệm và Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam;\nb) Các trường hợp khẩn cấp do Giám đốc Cảng vụ hàng không quyết định và chịu trách nhiệm.\n4. Hành khách không có hành lý ký gửi được tự làm thủ tục cho mình qua hệ thống làm thủ tục trực tuyến, quầy tự làm thủ tục được hãng hàng không và các cơ quan chức năng có liên quan cho phép mà không cần có mặt tại quầy làm thủ tục hàng không.\n5. Hành khách, hành lý xách tay phải được kiểm tra an ninh bằng soi chiếu an ninh hàng không 100%; hành khách từ chối soi chiếu an ninh hàng không sẽ bị từ chối vận chuyển.\n6. Tại mỗi điểm kiểm tra an ninh hàng không phải có buồng để tiến hành lục soát an ninh hàng không; có máy soi tia X, cổng từ, thiết bị phát hiện kim loại cầm tay, dụng cụ, thiết bị phát hiện chất nổ, thiết bị thông tin liên lạc, các thiết bị, dụng cụ cần thiết khác.\n7. Tại mỗi điểm kiểm tra an ninh hàng không phải bố trí đủ nhân viên kiểm soát an ninh hàng không bảo đảm thực hiện đầy đủ, hiệu quả các nhiệm vụ sau:\na) Kiểm tra, đối chiếu giấy tờ về nhân thân của hành khách với vé, thẻ lên tàu bay bằng giấy hoặc trên thiết bị điện tử (điện thoại, máy tính…) và hành khách;\nb) Hướng dẫn hành khách thực hiện các yêu cầu cởi bỏ vật dụng cá nhân, đặt hành lý, đồ vật lên băng chuyền máy soi tia X;\nc) Kiểm tra hành khách bằng thiết bị phát hiện kim loại cầm tay, dụng cụ, thiết bị phát hiện chất nổ, kiểm tra trực quan, lục soát hành khách;\nd) Giám sát màn hình máy soi tia X; nhiệm vụ này được thực hiện liên tục không quá 30 phút và chỉ quay trở lại thực hiện tối thiểu là 30 phút sau đó;\nđ) Tiếp nhận hành lý, đồ vật cần kiểm tra theo yêu cầu của nhân viên quan sát màn hình máy soi tia X và chuyển cho nhân viên làm nhiệm vụ kiểm tra trực quan, lục soát;\ne) Kiểm tra trực quan, lục soát hành lý xách tay, đồ vật;\ng) Kíp trưởng chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành và giám sát toàn bộ công việc tại điểm kiểm tra an ninh hàng không; luân chuyển vị trí làm việc của các nhân viên trong ca; xử lý các vướng mắc, vi phạm khi nhân viên báo cáo; không trực tiếp thực hiện các công việc của các nhân viên nêu tại các điểm a, b, c, d, đ và e của khoản này.\n8. Hành khách phải tuân thủ mọi hướng dẫn, yêu cầu của nhân viên kiểm soát an ninh hàng không và chấp hành quy trình soi chiếu an ninh hàng không đối với người và hành lý xách tay như sau:\na) Hành khách cởi bỏ áo khoác, mũ, giầy, dép, thắt lưng, vật dụng cá nhân và các đồ vật khác mang theo người; đặt các đồ vật, chất lỏng, thiết bị điện tử vào khay đưa qua máy soi tia X trước khi đi qua cổng từ;\nb) Hành khách đi qua cổng từ, nếu cổng từ báo động thì nhân viên kiểm soát an ninh hàng không sử dụng kết hợp thiết bị phát hiện kim loại cầm tay và kiểm tra trực quan;\nc) Hành khách đặt hành lý xách tay lên băng chuyền đưa qua máy soi tia X; khi hành lý có nghi vấn, nhân viên kiểm soát an ninh hàng không phải tiến hành kiểm tra trực quan hoặc lục soát an ninh hàng không theo quy định.\n9. Hành khách, hành lý xách tay đã hoàn tất thủ tục kiểm tra an ninh hàng không phải được giám sát liên tục bằng ca-me-ra giám sát an ninh hoặc do nhân viên kiểm soát an ninh hàng không trực tiếp giám sát hoặc cả hai biện pháp cho đến khi lên tàu bay.\n10. Việc kiểm tra an ninh hàng không đối với hành khách tàn tật, thương binh, bệnh nhân sử dụng xe đẩy, cáng cứu thương, có gắn các thiết bị phụ trợ y tế trên người được thực hiện bằng trực quan hoặc các biện pháp thích hợp khác tại nơi phù hợp.\n11. Việc kiểm tra trực quan hành khách, hành lý xách tay được thực hiện tại điểm kiểm tra an ninh hàng không hoặc tại buồng lục soát. Việc kiểm tra trực quan hành khách tại điểm kiểm tra an ninh hàng không do người cùng giới tính thực hiện, trong trường hợp cần thiết, nhân viên nữ có thể kiểm tra hành khách nam. Việc kiểm tra trực quan tại buồng lục soát phải do người cùng giới tính thực hiện, có người thứ ba cùng giới chứng kiến và phải lập biên bản kiểm tra trực quan.\n12. Trường hợp phát hiện vật phẩm nguy hiểm không được mang theo người, hành lý xách tay lên tàu bay theo quy định thì nhân viên kiểm soát an ninh hàng không thực hiện theo quy định tại Điều 62 của Thông tư này.\n13. Kiểm tra trực quan ngẫu nhiên bổ sung tối thiểu 10% sau kiểm tra an ninh hàng không lần đầu đối với hành khách, hành lý xách tay. Việc kiểm tra trực quan ngẫu nhiên được thực hiện tại điểm kiểm tra an ninh hàng không hoặc đưa hành khách vào buồng lục soát khi có yêu cầu. Việc kiểm tra trực quan bảo đảm tỷ lệ kiểm tra được phân đều, liên tục trong thời gian hoạt động của điểm kiểm tra an ninh trong ngày. Phương pháp, quy trình kiểm tra trực quan ngẫu nhiên hành khách, hành lý xách tay được quy định trong quy chế an ninh hàng không của đơn vị cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không.\n14. Quy trình kiểm tra, giám sát an ninh đối với hành khách và hành lý xách tay xuất phát phải được quy định chi tiết trong quy chế an ninh hàng không của đơn vị cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không.", "Khoản 2. Bố trí và đo nối điểm khống chế ảnh, điểm kiểm tra\na) Trong mỗi phân khu bay phải bố trí tối thiểu 5 điểm khống chế ảnh mặt phẳng và độ cao, ưu tiên bố trí vào các góc phân khu; đối với phân khu bay lớn phải đảm bảo mật độ tối thiểu 1 điểm/1km2; đối với các phân khu bay hình tuyến bố trí các điểm khống chế ảnh không thẳng hàng dọc theo hai bên tuyến, đảm bảo mật độ tối thiểu 1 điểm/1km chiều dài;\nb) Trong mỗi phân khu bay phải bố trí tối thiểu 2 điểm kiểm tra mặt phẳng, độ cao và đảm bảo mật độ 1 điểm/5km2 rải đều trong phân khu và xa các điểm khống chế ảnh; đối với phân khu bay có hình dạng phức tạp cần bố trí thêm các điểm kiểm tra ở các góc; đối với các phân khu bay hình tuyến, số lượng điểm kiểm tra phải đảm bảo mật độ tối thiểu 1 điểm/3 km chiều dài;\nc) Các điểm khống chế ảnh và điểm kiểm tra phải được chọn tại các địa vật rõ nét hoặc các đối tượng có độ tương phản cao so với bề mặt xung quanh như: điểm giao nhau của các đối tượng hình tuyến hoặc điểm địa vật độc lập, các vạch sơn trên mặt đường giao thông…. Các đối tượng được chọn phải có độ rộng tối thiểu là 3 GSD, trường hợp độ rộng lớn hơn 10 GSD phải chọn vào vị trí góc (nếu rõ nét) hoặc tại điểm giao nhau giữa đường trung tâm của đối tượng này với đường biên của đối tượng kia. Vị trí chọn điểm khống chế ảnh, điểm kiểm tra theo Mẫu số 01 Phụ lục kèm theo Thông tư này;\nd) Trường hợp trong phân khu bay không có địa vật, đối tượng rõ nét thì phải đánh dấu vị trí điểm khống chế ảnh, điểm kiểm tra bằng các tiêu khống chế trước khi bay chụp. Tiêu khống chế cần thiết kế ở dạng hình ┼, hình hoặc hình chữ T, chữ L. Tiêu khống chế phải có độ rộng tối thiểu 3 GSD, độ dài tối thiểu 5 GSD. Hình dạng tiêu khống chế bố trí ngoài thực địa theo Mẫu số 02 Phụ lục kèm theo Thông tư này;\nđ) Điểm khống chế ảnh, điểm kiểm tra phải được đánh dấu bằng cọc gỗ, đinh sắt hoặc đánh dấu sơn ở thực địa, đảm bảo tồn tại trong thời gian thi công và kiểm tra nghiệm thu;\ne) Sau khi xác định vị trí điểm khống chế ảnh, điểm kiểm tra phải vẽ sơ đồ và chụp ảnh tại thực địa để dễ nhận biết trong quá trình xử lý dữ liệu. Tại mỗi vị trí các điểm khống chế ảnh, điểm kiểm tra phải thực hiện chụp tối thiểu 04 ảnh theo các hướng Đông, Tây, Nam, Bắc để đảm bảo nhìn bao quát được toàn bộ xung quanh vị trí điểm;\ng) Tọa độ và độ cao của điểm khống chế ảnh, điểm kiểm tra được xác định bằng phương pháp toàn đạc điện tử hoặc công nghệ GNSS với độ chính xác tương đương lưới đo vẽ cấp 2; quy trình đo đạc, xử lý dữ liệu thực hiện theo quy định tại Thông tư số 68/2015/TT-BTNMT. Trường hợp các phương pháp trên không đáp ứng được yêu cầu độ chính xác về độ cao thì phải áp dụng phương pháp thủy chuẩn hình học để xác định độ cao.", "Khoản 2. Nếu phía nước ngoài có công hàm gửi Cục Hàng không Việt Nam hoặc cơ quan Việt Nam chủ trì đón tiễn hoặc Bộ Ngoại giao có yêu cầu bằng văn bản miễn kiểm tra an ninh hàng không thì Cục Hàng không Việt Nam có văn bản yêu cầu lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay thực hiện theo nội dung công hàm, công văn đề nghị đối với người, hành lý, hàng hóa của đoàn khách chuyên cơ và triển khai đến Cảng vụ hàng không để thực hiện kiểm tra, giám sát.", "Điểm kiểm tra an ninh hàng không tại cổng, cửa, lối đi\n1. Phải thiết lập điểm kiểm tra an ninh hàng không tại các vị trí sau:\na) Tại các cổng, cửa, lối đi giữa khu vực hạn chế và khu vực khác;\nb) Tại các cổng, cửa, lối đi từ khu vực hạn chế sử dụng riêng có lối đi vào từ khu vực công cộng sang các khu vực hạn chế khác.\n2. Tại mỗi điểm kiểm tra an ninh hàng không (trừ điểm kiểm tra an ninh hàng không từ khu vực công cộng vào khu vực hạn chế được tạm thời thiết lập) phải có các tài liệu sau đây:\na) Quy trình kiểm tra người, đồ vật, phương tiện khi ra, vào khu vực hạn chế;\nb) Mẫu thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không được phép vào khu vực;\nc) Danh sách những người, phương tiện bị mất thẻ, giấy phép; bị thu hồi nhưng không nộp thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không;\n...", "Điều 49. Kiểm tra, giám sát an ninh đối với thành viên tổ bay, hành khách, hành lý, hàng hóa của chuyến bay chuyên cơ\n1. Việc kiểm tra, giám sát an ninh đối với thành viên tổ bay, hành khách, hành lý, hàng hóa của chuyến bay chuyên cơ do lực lượng kiểm soát an ninh hàng không thực hiện, tuân thủ theo quy định tại các Điều 41, 43, 44, 45 và 50 của Thông tư này, trừ trường hợp Bộ Tư lệnh Cảnh vệ - Bộ Công an thực hiện kiểm tra, giám sát.\n2. Cục Hàng không Việt Nam thống nhất với Bộ Tư lệnh Cảnh vệ - Bộ Công an và các cơ quan liên quan ban hành quy chế kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với thành viên tổ bay, hành khách, hành lý, hàng hóa của chuyến bay chuyên cơ.\n3. Việc miễn kiểm tra an ninh hàng không đối với chuyến bay chuyên cơ được thực hiện theo quy định của pháp luật về công tác bảo đảm chuyến bay chuyên cơ.", "Điều 34. Sửa đổi, bổ sung Điều 193 như sau:. “Điều 193. Kiểm tra, soi chiếu, giám sát, lục soát an ninh hàng không đối với chuyến bay\n1. Tàu bay phải được kiểm tra, giám sát an ninh hàng không trước khi thực hiện chuyến bay; trường hợp có dấu hiệu hoặc thông tin đe dọa liên quan đến an ninh, an toàn của chuyến bay phải được lục soát an ninh hàng không.\n2. Hành khách, thành viên tổ bay, người phục vụ chuyến bay, người khác có liên quan, hành lý, hàng hoá, bưu gửi và các vật phẩm khác phải được kiểm tra, soi chiếu, giám sát an ninh hàng không trước khi lên tàu bay; trường hợp có dấu hiệu hoặc có thông tin đe dọa liên quan đến an ninh, an toàn của chuyến bay thì phải được lục soát an ninh hàng không. Việc giám sát an ninh hàng không, duy trì trật tự, kỷ luật trên tàu bay phải được thực hiện trong suốt chuyến bay.\n3. Chính phủ quy định điều kiện, trình tự, thủ tục lục soát an ninh hàng không.”", "Điều 193. Kiểm tra, soi chiếu, giám sát an ninh hàng không trước chuyến bay\n1. Tàu bay phải được kiểm tra, giám sát an ninh hàng không trước khi thực hiện chuyến bay.\n2. Hành khách, thành viên tổ bay, người phục vụ chuyến bay, người khác có liên quan, hành lý, hàng hóa, bưu phẩm, bưu kiện, thư và các vật phẩm khác phải được kiểm tra, soi chiếu, giám sát an ninh hàng không trước khi lên tàu bay.", "Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2019/TT-BGTVT ngày 29 tháng 3 năm 2019 quy định chi tiết Chương trình an ninh hàng không và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không Việt Nam như sau:\n1. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 3 như sau: “2. Điểm kiểm tra an ninh hàng không là vị trí làm việc của nhân viên kiểm soát an ninh hàng không được thiết lập tại các cổng, cửa, lối đi giữa các khu vực hạn chế hoặc giữa khu vực hạn chế với khu vực khác, nhằm kiểm tra an ninh hàng không người, phương tiện, đồ vật, duy trì an ninh trật tự khu vực điểm kiểm tra an ninh hàng không.” 1. Người, phương tiện đi lại và hoạt động tại các khu vực công cộng phải tuân thủ quy định của pháp luật về giao thông đường bộ, các quy định của cảng hàng không, sân bay, chấp hành theo sự hướng dẫn của lực lượng kiểm soát an ninh hàng không, chấp hành quy định về đảm bảo an ninh, an toàn hàng không, trật tự an toàn xã hội, giữ gìn văn minh, lịch sự. 1. Hãng hàng không phải chịu trách nhiệm về hành khách do hãng chuyên chở bị Việt Nam từ chối nhập cảnh và có nghĩa vụ sau: 1. Hành khách không làm chủ được hành vi là hành khách trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc mất khả năng điều khiển hành vi của mình do bị bệnh tâm thần hoặc do sử dụng rượu bia hoặc chất kích thích. 1. Phải tái kiểm tra an ninh hàng không khu vực hạn chế, người, phương tiện, đồ vật trong các trường hợp sau: 1. Căn cứ thông tin về tình hình, nguy cơ đe doạ, rủi ro an ninh hàng không, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam quyết định áp dụng, hủy bỏ cấp độ kiểm soát an ninh hàng không tăng cường trên phạm vi toàn quốc hoặc tại một cảng hàng không, sân bay cụ thể. 1. Hệ thống quản lý về an ninh hàng không của người khai thác cảng hàng không, sân bay, hãng hàng không Việt Nam, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu, doanh nghiệp sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay, thiết bị tàu bay, doanh nghiệp kinh doanh hàng không chung phải đáp ứng yêu cầu sau: 1. Công trình phục vụ bảo đảm an ninh hàng không của nhà ga, sân bay bao gồm: 1. Cục Hàng không Việt Nam thực hiện kiểm tra, đánh giá, thử nghiệm công khai, bí mật, điều tra tại tất cả các cảng hàng không, sân bay, cơ sở cung cấp dịch vụ hàng không, hãng hàng không và các phương tiện, trang bị, thiết bị hoạt động hàng không dân dụng trong cả nước. Cảng vụ hàng không thực hiện giám sát thường xuyên, kiểm tra, thử nghiệm công khai, bí mật, điều tra tại các cảng hàng không, hãng hàng không, cơ sở cung cấp dịch vụ hàng không và các phương tiện, trang bị, thiết bị hoạt động hàng không dân dụng trong phạm vi quản lý. Người khai thác cảng hàng không, sân bay thực hiện kiểm tra, thử nghiệm công khai, bí mật, điều tra nội bộ tại cảng hàng không, sân bay thuộc phạm vi quản lý của mình. Các doanh nghiệp có chương trình, quy chế an ninh hàng không thực hiện kiểm tra, thử nghiệm công khai, bí mật, điều tra nội bộ và đánh giá theo quy định. 1. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 107 như sau: “1. Yêu cầu đối với hoạt động kiểm tra, đánh giá, thử nghiệm, điều tra của Cục Hàng không Việt Nam và Cảng vụ hàng không: 1. Cục Hàng không Việt Nam tổ chức thống kê và xây dựng cơ sở dữ liệu an ninh hàng không thống nhất trong toàn ngành hàng không dân dụng. Cơ sở dữ liệu an ninh hàng không phải được bảo vệ, tránh truy cập trái phép; chỉ những tổ chức, cá nhân được Cục Hàng không Việt Nam cho phép mới được truy cập và khai thác. 1. Nguyên tắc điều tra, xử lý 1. Quy định chung về quản lý rủi ro.\na) Chuyên chở hành khách rời khỏi Việt Nam trong thời gian sớm nhất; a) Hành khách, hành lý xách tay đã kiểm tra an ninh hàng không nhưng ra khỏi khu vực hạn chế khi trở lại phải tái kiểm tra an ninh hàng không. a) Độc lập về chức năng, nhiệm vụ; cơ quan tham mưu, giúp việc về an ninh hàng không không kiêm nhiệm các nhiệm vụ khác và có chức trách, thẩm quyền về mặt hành chính tương đương với các cơ quan tham mưu, giúp việc khác trong cùng doanh nghiệp; a) Công trình phục vụ bảo đảm an ninh hàng không sân bay: hàng rào an ninh hàng không ngăn cách khu vực hạn chế và khu vực khác, đường tuần tra, hệ thống cảnh báo xâm nhập, hệ thống chiếu sáng, bốt gác, cổng, cửa, điểm kiểm tra an ninh hàng không, hệ thống đèn chiếu sáng vị trí đỗ của tàu bay ban đêm; a) Có quyết định thành lập đoàn của người có thẩm quyền. Kế hoạch kiểm tra, đánh giá, thử nghiệm, điều tra phải được người ra quyết định thành lập đoàn phê duyệt;\nb) Phối hợp với công an cửa khẩu tạm giữ giấy tờ về nhân thân của hành khách và làm thủ tục để có các giấy tờ khác do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh cấp nhằm mục đích vận chuyển hành khách đó rời khỏi Việt Nam nếu hành khách không có giấy tờ về nhân thân hợp lệ; b) Khu vực, người, phương tiện, đồ vật trong khu vực hạn chế có sự tiếp xúc, trộn lẫn với người, đồ vật chưa qua kiểm tra an ninh hàng không. b) Người đứng đầu hệ thống quản lý về an ninh hàng không là người chịu trách nhiệm chính trước ban điều hành doanh nghiệp (đối với cảng hàng không là ban điều hành của người khai thác cảng hàng không, sân bay) về an ninh hàng không; b) Cổng, cửa, điểm kiểm tra an ninh hàng không tại lối đi giữa khu vực hạn chế sử dụng riêng và khu vực hạn chế không sử dụng riêng; lối đi từ khu vực khác vào khu vực hạn chế; b) Trưởng đoàn chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá, thử nghiệm, điều tra và báo cáo kết quả thực hiện với người ra quyết định thành lập đoàn chậm nhất 10 ngày làm việc tính từ ngày kết thúc các hoạt động kiểm tra, thử nghiệm, điều tra;\nc) Thông báo cho công an cửa khẩu, Cảng vụ hàng không danh sách hành khách, thời gian, địa điểm quản lý hành khách bị từ chối nhập cảnh và chuyến bay chuyên chở hành khách rời khỏi Việt Nam; c) Khu vực, người, phương tiện, đồ vật trong khu vực hạn chế có sự tiếp xúc, trộn lẫn với người nghi ngờ mang theo vật phẩm nguy hiểm hoặc phương tiện, đồ vật nghi ngờ chứa vật phẩm nguy hiểm. c) Hãng hàng không Việt Nam khai thác các chuyến bay thường lệ ở nước ngoài phải chỉ định người chịu trách nhiệm chính về công tác bảo đảm an ninh hàng không của hãng tại quốc gia đó và phải quy định trong chương trình an ninh hàng không của người khai thác tàu bay; c) Trung tâm khẩn nguy; vị trí đỗ biệt lập cho tàu bay; hầm xử lý bom mìn, vật phẩm nguy hiểm; khu vực tập kết hành khách, hành lý, hàng hóa trong trường hợp tàu bay bị can thiệp bất hợp pháp; c) Hoạt động kiểm tra, thử nghiệm an ninh hàng không của Cục Hàng không Việt Nam và các cảng vụ hàng không đối với các doanh nghiệp được thực hiện với tần suất theo quy định tại điểm d, đ khoản này, trừ trường hợp đột xuất;\nd) Tiếp nhận giấy tờ về nhân thân hoặc các giấy tờ khác do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh cung cấp và chỉ giao lại giấy tờ nêu trên khi hành khách đã được bàn giao cho nhà chức trách có thẩm quyền của quốc gia nơi tàu bay đến. d) Người chịu trách nhiệm chính về an ninh hàng không, cấp phó của người chịu trách nhiệm chính về an ninh hàng không, chuyên viên, giám sát viên an ninh hàng không của hệ thống quản lý an ninh hàng không phải phù hợp với quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ hàng không và được đào tạo huấn luyện nghiệp vụ phù hợp với chức danh, nhiệm vụ công việc được giao theo quy định tại chương trình đào tạo, huấn luyện an ninh hàng không Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành; d) Hệ thống ca-me-ra giám sát an ninh toàn bộ nhà ga, sân đỗ tàu bay, đường giao thông liền kề nhà ga và phòng giám sát điều khiển hệ thống ca-me-ra; d) Kiểm tra đối với người khai thác cảng hàng không, hãng hàng không, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không được thực hiện tối thiểu một năm một lần;\nđ) Người chịu trách nhiệm chính về an ninh hàng không phải có đầy đủ thẩm quyền, trách nhiệm, nguồn lực để triển khai thực hiện hiệu quả chương trình, quy chế an ninh hàng không và được quy định cụ thể trong Điều lệ tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp; đ) Điểm (khu vực) kiểm tra an ninh hàng không đối với hành khách, hành lý, hàng hóa gồm cả phòng lục soát, kiểm tra trực quan tại nhà ga; đ) Thử nghiệm đối với người khai thác cảng hàng không được thực hiện tối thiểu một năm một lần; hãng hàng không Việt Nam tối thiểu hai năm một lần.”\ne) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có chương trình, quy chế an ninh hàng không quy định chức năng, nhiệm vụ cụ thể của hệ thống quản lý an ninh hàng không, bảo đảm hệ thống quản lý an ninh hàng không có đầy đủ thẩm quyền, trách nhiệm, nguồn lực để triển khai thực hiện hiệu quả chương trình, quy chế an ninh hàng không. e) Phòng trực ban của lực lượng kiểm soát an ninh hàng không, Cảng vụ hàng không tại nhà ga; phòng quản lý hành khách bị từ chối nhập cảnh tại nhà ga quốc tế.\n2. Sửa đổi, bổ sung khoản 17 Điều 3 như sau: “17. Kiểm soát chất lượng an ninh hàng không là việc thực hiện các kỹ thuật nghiệp vụ và biện pháp giám sát để đánh giá hiện trạng công tác bảo đảm an ninh hàng không, khắc phục các hạn chế trong công tác bảo đảm an ninh hàng không được phát hiện. Kiểm soát chất lượng an ninh hàng không bao gồm các hoạt động: giám sát thường xuyên, thanh tra, kiểm tra chất lượng, thử nghiệm, đánh giá, điều tra an ninh hàng không, thống kê, phân tích số liệu và các biện pháp khác. 2. Người khai thác cảng hàng không chủ trì, phối hợp với lực lượng kiểm soát an ninh hàng không, lực lượng công an (đối với những cảng hàng không có lực lượng công an làm nhiệm vụ thường xuyên tại cảng) và Cảng vụ hàng không quyết định số lượng, vị trí, thời gian hoạt động của các điểm kiểm soát an ninh hàng không; phân luồng, tuyến, thời gian dừng, đỗ phương tiện, các khu vực hoạt động đón, tiễn của hành khách, khu vực cung cấp dịch vụ của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tại khu vực công cộng cảng hàng không. 2. Trường hợp hãng hàng không chuyên chở hành khách bị từ chối nhập cảnh tại nước ngoài về Việt Nam, hãng hàng không có trách nhiệm phối hợp với nhà chức trách có thẩm quyền của nước sở tại để có giấy tờ về nhân thân của hành khách đó hoặc các giấy tờ khác do nhà chức trách có thẩm quyền của nước sở tại cấp nhằm mục đích vận chuyển hành khách. 2. Việc chấp nhận chuyên chở hành khách bị bệnh tâm thần do đại diện hãng hàng không đánh giá và quyết định. Trường hợp hãng hàng không chấp nhận chuyên chở phải thực hiện các yêu cầu sau đây: 2. Việc tái kiểm tra an ninh hàng không đối với hành khách, hành lý xách tay quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được thực hiện như sau: 2. Cục Hàng không Việt Nam xem xét việc chấp thuận áp dụng các biện pháp kiểm soát an ninh hàng không tăng cường thay thế có tác dụng tương tự của các nước khác đối với các chuyến bay, đường bay quốc tế đến Việt Nam. 2. Các hãng hàng không nước ngoài khai thác các chuyến bay thường lệ đến Việt Nam phải chỉ định và thông báo bằng văn bản cho Cục Hàng không Việt Nam người chịu trách nhiệm chính về an ninh hàng không của hãng tại Việt Nam.” 2. Công trình phục vụ bảo đảm an ninh hàng không nằm ngoài nhà ga, sân bay bao gồm: 2. Hoạt động giám sát thường xuyên, kiểm tra, thử nghiệm, đánh giá, điều tra an ninh hàng không được thực hiện theo kế hoạch hoạt động kiểm soát chất lượng hàng năm hoặc đột xuất. Không thực hiện thử nghiệm đối với tàu bay đang bay hoặc chuyến bay chuyên cơ. 2. Cơ sở dữ liệu về an ninh hàng không gồm thông tin về: 2. Mục đích và yêu cầu điều tra, xử lý. 2. Tổ chức công tác đánh giá rủi ro.\na) Kiểm tra chất lượng an ninh hàng không là việc kiểm tra sự tuân thủ các quy định trong chương trình an ninh, quy chế an ninh hàng không của người khai thác cảng hàng không, sân bay, hãng hàng không, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không đã được Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt, chấp thuận; a) Hành khách bị bệnh tâm thần phải có bác sĩ hoặc thân nhân đi kèm có khả năng kiềm chế được hành vi bất thường của hành khách. Trong trường hợp cần thiết, hành khách bị bệnh tâm thần cần phải được gây mê trước khi lên tàu bay, thời gian tác dụng của thuốc phải lâu hơn thời gian bay; a) Tất cả hành khách, hành lý xách tay phải được chuyển sang một khu vực khác, kiểm tra lại toàn bộ khu vực hạn chế liên quan; a) Hệ thống đèn chiếu sáng vành đai; hệ thống ca-me-ra giám sát an ninh toàn bộ các khu vực hạn chế; hàng rào an ninh hàng không ngăn cách khu vực hạn chế với khu vực khác; a) Các hành vi can thiệp bất hợp pháp và các vụ việc vi phạm an ninh hàng không;\nb) Thử nghiệm an ninh hàng không là việc thực hiện hành vi giả định can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng bằng hình thức công khai hoặc bí mật nhằm sát hạch hiệu quả của biện pháp bảo đảm an ninh hàng không; b) Hành khách bị bệnh tâm thần và hành lý, vật dụng của họ phải được kiểm tra trực quan; việc kiểm tra có thể được bố trí tại khu vực riêng; b) Tái kiểm tra an ninh hàng không toàn bộ hành khách, hành lý xách tay trước khi cho lên tàu bay; b) Bốt gác, cổng, cửa, điểm kiểm tra an ninh hàng không tại lối vào khu vực hạn chế từ khu vực khác. b) Đối tượng phải kiểm tra trực quan hàng không bắt buộc, bị từ chối vận chuyển vì lý do an ninh, cấm vận chuyển bằng đường hàng không;\nc) Điều tra an ninh hàng không là việc tiến hành làm rõ hành vi can thiệp bất hợp pháp, hành vi vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm an ninh hàng không; c) Trong trường hợp cần thiết, theo yêu cầu của đại diện hãng hàng không, nhân viên kiểm soát an ninh hàng không phải hộ tống hành khách bị bệnh tâm thần lên tàu bay và ngược lại; c) Trường hợp hành khách đã lên tàu bay, toàn bộ hành khách, hành lý xách tay và khoang hành khách của tàu bay phải được tái kiểm tra an ninh hàng không. c) Các sơ hở, thiếu sót qua hoạt động giám sát và các cuộc thanh tra, kiểm tra, thử nghiệm, đánh giá, điều tra an ninh hàng không;\nd) Đánh giá an ninh hàng không là việc thẩm định sự tuân thủ một số hoặc toàn bộ các tiêu chuẩn, quy định về an ninh hàng không do Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế, nhà chức trách hàng không, hãng hàng không tiến hành.” d) Đại diện hãng hàng không phải thông báo cho người chỉ huy tàu bay vị trí ngồi của hành khách bị bệnh tâm thần. Người chỉ huy tàu bay thông báo cho người khai thác cảng hàng không, sân bay nơi tàu bay dự định hạ cánh về các yêu cầu trợ giúp nếu xét thấy cần thiết. d) Thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không;\nđ) Hệ thống kết cấu hạ tầng, trang bị, thiết bị, vũ khí, công cụ hỗ trợ;\ne) Hệ thống tổ chức, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không, giấy phép nhân viên kiểm soát an ninh hàng không.\n3. Bổ sung khoản 20a Điều 3 như sau: “20a. Khu vực công cộng của cảng hàng không, sân bay là khu vực do chủ thể có quyền tổ chức khai thác khu vực đó xác định cụ thể trong chương trình, quy chế an ninh hàng không mà hành khách đi tàu bay, phương tiện, người đón, tiễn, gửi, nhận hàng hóa, bưu gửi có thể tiếp cận mà chưa qua kiểm tra an ninh hàng không. Khu vực công cộng là một trong các khu vực cụ thể sau: 3. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không bố trí nhân viên kiểm soát an ninh hàng không để kiểm soát an ninh hàng không, hướng dẫn người và phương tiện tham gia giao thông; điều tiết số lượng người, phương tiện vào, hoạt động tại khu vực sân đỗ ô tô, luồng giao thông nội cảng, khu vực làm thủ tục hàng không và các khu vực công cộng khác tại cảng hàng không, sân bay; phối hợp với lực lượng công an duy trì trật tự tại các khu vực công cộng của cảng hàng không, sân bay; phối hợp với Cảng vụ hàng không liên quan, lực lượng công an, quân đội, chính quyền địa phương trong trường hợp cần tăng cường bảo đảm an ninh hàng không, trật tự công cộng, xử lý vi phạm. 3. Trường hợp hành khách bị từ chối nhập cảnh được quản lý, giám sát tại cảng hàng không, sân bay, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không quản lý, giám sát hành khách bị từ chối nhập cảnh. Trường hợp hành khách bị từ chối nhập cảnh không tự nguyện về nước, hãng hàng không phải bố trí nhân viên an ninh áp giải trên chuyến bay, tối thiểu 01 nhân viên áp giải 01 hành khách. 3. Việc chấp nhận chuyên chở hành khách đã sử dụng rượu, bia hoặc chất kích thích nhưng chưa đến mức không làm chủ được hành vi do đại diện hãng hàng không đánh giá, quyết định. Khi chuyên chở các đối tượng này, hãng hàng không phải áp dụng biện pháp kiểm soát an ninh hàng không thích hợp.” 3. Trường hợp niêm phong an ninh không còn nguyên vẹn hoặc hành lý ký gửi, hàng hóa, bưu gửi, đồ vật phục vụ trên tàu bay, tủ, túi đựng suất ăn bị rách, vỡ phải tái kiểm tra an ninh hàng không trước khi đưa lên tàu bay. 3. Cục Hàng không Việt Nam xem xét áp dụng các biện pháp kiểm soát an ninh hàng không tăng cường theo yêu cầu của nhà chức trách nước ngoài phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. 3. Yêu cầu đối với công trình phục vụ bảo đảm an ninh hàng không: 3. Kế hoạch hoạt động kiểm soát chất lượng an ninh hàng không hàng năm bao gồm các hoạt động giám sát thường xuyên, kiểm tra, thử nghiệm, đánh giá được xây dựng căn cứ vào đánh giá rủi ro an ninh hàng không, nguồn lực của cơ quan, đơn vị và phải bảo đảm tính thống nhất không chồng chéo trong toàn ngành, tính bí mật đối với hoạt động thử nghiệm bí mật. Việc xây dựng kế hoạch thực hiện như sau: 3. Cục Hàng không Việt Nam tổ chức quản trị cơ sở dữ liệu an ninh hàng không; Cảng vụ hàng không, các doanh nghiệp có chương trình, quy chế an ninh hàng không phải thường xuyên thống kê, cập nhật các nội dung nêu tại khoản 2 của Điều này vào cơ sở dữ liệu. 3. Quy trình điều tra, xử lý. 3. Báo cáo kết quả đánh giá rủi ro.\na) Khu vực thuộc nhà ga hành khách, nhà ga hàng hóa mà không phải khu vực hạn chế và không phải các khu vực sử dụng riêng của các cơ quan, đơn vị; a) Công trình phục vụ bảo đảm an ninh hàng không phải được kiểm tra, bảo dưỡng, bảo trì theo đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định của pháp luật và phải có đầy đủ hồ sơ; khi có hư hỏng phải khắc phục kịp thời; a) Hàng năm trước ngày 15 tháng 10, Cảng vụ hàng không xây dựng kế hoạch kiểm soát chất lượng an ninh hàng không năm sau, gửi Cục Hàng không Việt Nam;\nb) Khu vực đường giao thông, bãi đỗ xe dành cho hành khách đi tàu bay; b) Hàng rào an ninh hàng không giữa khu vực hạn chế với khu vực khác phải có khả năng ngăn chặn, cảnh báo việc xâm nhập qua hàng rào; b) Hàng năm trước ngày 30 tháng 10, Cục Hàng không Việt Nam ban hành kế hoạch kiểm soát chất lượng an ninh hàng không năm sau của Cục Hàng không Việt Nam và Cảng vụ hàng không, gửi các đơn vị và doanh nghiệp có chương trình, quy chế an ninh hàng không;\nc) Các cửa hàng, trung tâm thương mại, khu vui chơi, giải trí công cộng dành cho hành khách, người đón, tiễn, gửi, nhận hàng hóa, bưu gửi ở liền kề sân bay, nhà ga, đường giao thông, bãi đỗ xe dành cho hành khách đi tàu bay.” c) Số lượng cổng, cửa vào khu vực hạn chế từ khu vực khác phải hạn chế ở mức tối thiểu cần thiết; c) Hàng năm trước ngày 30 tháng 11, căn cứ kế hoạch kiểm soát chất lượng an ninh hàng không của Cục Hàng không Việt Nam và Cảng vụ hàng không, người khai thác cảng hàng không, sân bay, hãng hàng không và doanh nghiệp có chương trình, quy chế an ninh hàng không xây dựng và ban hành kế hoạch kiểm soát chất lượng an ninh hàng không nội bộ, gửi Cục Hàng không Việt Nam và Cảng vụ hàng không để giám sát.\nd) Bảo đảm sự tách biệt giữa hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi đã được kiểm tra an ninh hàng không với hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi chưa kiểm tra an ninh hàng không;\nđ) Vị trí trung tâm khẩn nguy; vị trí đỗ biệt lập cho tàu bay; hầm xử lý bom mìn, vật phẩm nguy hiểm; khu vực tập kết hành khách, hành lý, hàng hóa trong trường hợp tàu bay bị can thiệp bất hợp pháp phải thuận tiện cho việc xử lý các tình huống khẩn cấp và thực hiện kế hoạch khẩn nguy;\ne) Bảo đảm tách biệt luồng hành khách đi, đến, nối chuyến và quá cảnh; luồng hành khách, hàng hóa quốc tế và nội địa;\ng) Khu vực bố trí điểm kiểm tra an ninh hàng không đối với hành khách, hành lý phải có đủ diện tích để tránh gây ùn tắc và bảo đảm thuận lợi cho việc kiểm tra, soi chiếu hành khách, hành lý;\nh) Khu vực cách ly phải được ngăn cách với khu vực không phải khu vực hạn chế bằng vật liệu bền vững; ngăn cách với khu vực hạn chế khác bằng vật liệu phù hợp;\ni) Sử dụng nguyên vật liệu phù hợp nhằm giảm thiểu tối đa những tổn thất, thiệt hại đối với người, thiết bị của nhà ga, sân bay khi xảy ra cháy, nổ;\nk) Đến ngày 31 tháng 12 năm 2025, các cảng hàng không, sân bay đã xây dựng nhưng chưa có công trình phục vụ bảo đảm an ninh hàng không phù hợp phải đáp ứng đầy đủ theo quy định tại khoản 1 Điều này.\n4. Bổ sung khoản 27a Điều 3 như sau: “27a. Phương tiện tự hành là phương tiện kỹ thuật khu bay tự di chuyển được.” 4. Việc bố trí lực lượng tuần tra, giám sát, thiết bị chuyên dụng, trình tự kiểm tra, giám sát an ninh phải bảo đảm phát hiện và xử lý kịp thời đồ vật, hành lý, hàng hóa, phương tiện không xác nhận được chủ, hành vi gây rối, vi phạm pháp luật tại khu vực công cộng của cảng hàng không, sân bay và phải được mô tả cụ thể trong quy chế an ninh hàng không của đơn vị cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không. 4. Hãng hàng không chịu mọi chi phí liên quan đến hành khách bị từ chối nhập cảnh, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này. 4. Việc tái kiểm tra an ninh hàng không được quy định tại khoản 1 và khoản 3 của Điều này phải được lập thành biên bản.” 4. Yêu cầu, tiêu chuẩn về hàng rào an ninh hàng không, cổng, cửa, rào chắn, hệ thống chiếu sáng, hệ thống ca-me-ra giám sát, bốt gác, đường tuần tra tại cảng hàng không, sân bay, cơ sở cung cấp dịch vụ hàng không được quy định tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này.” 4. Hoạt động thanh tra, kiểm tra, thử nghiệm, đánh giá và hoạt động điều tra đột xuất do người có thẩm quyền quyết định khi xét thấy cần thiết. 4. Cục Hàng không Việt Nam hướng dẫn về việc thống kê, báo cáo, cập nhật, khai thác, quản lý và sử dụng cơ sở dữ liệu an ninh hàng không.” 4. Trách nhiệm xử lý. 4. Sử dụng báo cáo rủi ro.\n5. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 5 như sau: “1. Doanh nghiệp, đơn vị có chương trình, quy chế an ninh hàng không gửi 01 bộ hồ sơ (hồ sơ bằng tiếng Việt đối với doanh nghiệp Việt Nam, hồ sơ bằng tiếng Anh đối với hãng hàng không nước ngoài) trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam. Hồ sơ bao gồm: 5. Đồ vật, hành lý, tài sản của hành khách đi tàu bay hoặc người đưa tiễn gửi ở khu vực trông giữ tại khu vực công cộng của nhà ga hành khách phải được kiểm tra an ninh hàng không bằng các biện pháp thích hợp trước khi tiếp nhận. 5. Đại diện hãng hàng không phải thông báo cho người chỉ huy tàu bay vị trí ngồi của hành khách bị từ chối nhập cảnh và người áp giải cùng với công cụ hỗ trợ mang theo. Người chỉ huy tàu bay thông báo cho lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay hoặc nhà chức trách nước ngoài nơi tàu bay dự định hạ cánh về các yêu cầu trợ giúp cần thiết. 5. Cục Hàng không Việt Nam ban hành sổ tay kiểm soát chất lượng an ninh hàng không để triển khai thực hiện hiệu quả, thống nhất trong toàn ngành. 5. Báo cáo. 5. Lưu giữ hồ sơ quản lý rủi ro.\na) Văn bản đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này;\nb) Chương trình, quy chế an ninh hàng không;\nc) Bảng đánh giá nội dung khác biệt của chương trình an ninh hàng không của hãng hàng không với quy định của pháp luật Việt Nam và các biện pháp nhằm khắc phục các khác biệt đối với hồ sơ trình chấp thuận chương trình an ninh hàng không của hãng hàng không nước ngoài.”\n6. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 5 như sau: “3. Trường hợp nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này, trong thời hạn 10 ngày làm việc (đối với thủ tục phê duyệt, chấp thuận chương trình, quy chế an ninh hàng không) hoặc 05 ngày làm việc (đối với thủ tục phê duyệt, chấp thuận sửa đổi, bổ sung chương trình, quy chế an ninh hàng không) tính từ ngày nhận hồ sơ, Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, xem xét tổ chức kiểm tra thực tế nếu cần: 6. Đối với nhà ga hàng hóa, nhà kho hàng hóa, đơn vị quản lý khai thác nhà ga, nhà kho chịu trách nhiệm tổ chức phân luồng, tuyến; quy định thời gian dừng, đỗ phương tiện, điều tiết số lượng người, phương tiện vào, hoạt động tại khu vực thuộc nhà ga, nhà kho; quy định các khu vực bốc dỡ, chất xếp, dừng đỗ phương tiện, khu vực cung cấp dịch vụ của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, khu vực làm thủ tục hàng không và các khu vực công cộng khác thuộc phạm vi trách nhiệm; phối hợp với lực lượng kiểm soát an ninh hàng không, công an duy trì trật tự chung tại cảng hàng không, sân bay; phối hợp với Cảng vụ hàng không liên quan, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không, lực lượng công an, quân đội, chính quyền địa phương trong trường hợp cần tăng cường bảo đảm an ninh hàng không, trật tự công cộng, xử lý vi phạm. 6. Trường hợp hành khách mang quốc tịch nước ngoài đã nhập cảnh Việt Nam, sau đó xuất cảnh để đi nước thứ ba nhưng bị từ chối nhập cảnh và buộc trở lại Việt Nam, hãng hàng không chịu trách nhiệm vận chuyển hành khách này trở lại Việt Nam, bàn giao cho Công an cửa khẩu và hãng hàng không phối hợp với Công an cửa khẩu xác minh hành trình, thông tin nhân thân, quốc tịch của hành khách để cơ quan chức năng có biện pháp xử lý.” 6. Cơ quan, đơn vị quản lý người có hành vi vi phạm, quản lý thiết bị không đảm bảo tiêu chuẩn an ninh hàng không chịu trách nhiệm đình chỉ hoạt động của người vi phạm, thiết bị không bảo đảm tiêu chuẩn theo yêu cầu của trưởng đoàn kiểm tra, thử nghiệm, điều tra. 6. Giảng bình, rút kinh nghiệm.\na) Nếu chương trình, quy chế an ninh hàng không đáp ứng đầy đủ các quy định của Thông tư này: ra quyết định phê duyệt hoặc chấp thuận (đối với chương trình an ninh hàng không của hãng hàng không nước ngoài);\nb) Nếu chương trình, quy chế an ninh hàng không chưa đáp ứng đầy đủ các quy định của Thông tư này: có văn bản yêu cầu doanh nghiệp, đơn vị đề nghị phê duyệt bổ sung, sửa đổi chương trình, quy chế.”\n7. Bổ sung khoản 3 Điều 9 như sau: “3. Các quy định về giấy phép kiểm soát an ninh hàng không cấp cho phương tiện trong Thông tư này chỉ áp dụng đối với phương tiện tự hành và phương tiện giao thông đường bộ.” 7. Bố trí, lắp đặt các rào cản thích hợp hoặc thực hiện kiểm soát an ninh bằng biện pháp phù hợp với đánh giá rủi ro an ninh hàng không để ngăn chặn việc người, phương tiện tiếp cận trái phép hoặc ngăn chặn việc đưa, ném đồ vật vào khu vực hạn chế trái phép. 7. Thông qua hoạt động giám sát thường xuyên, kiểm tra, thử nghiệm, điều tra an ninh hàng không và dữ liệu trao đổi, báo cáo của các cơ quan, đơn vị, cảng vụ hàng không thực hiện thống kê, tổng hợp, phân tích dữ liệu kiểm soát chất lượng để cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu an ninh hàng không theo quy định tại Điều 112 Thông tư này với tần suất 01 tháng 01 lần hoặc khi phát sinh hoạt động kiểm tra, thử nghiệm, đánh giá, điều tra an ninh hàng không.” 7. Lưu trữ hồ sơ.”\n8. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 Điều 10 như sau: “b) Cấp thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng ngắn hạn tại 01 cảng hàng không, sân bay thuộc phạm vi quản lý của Cảng vụ hàng không cho các đối tượng quy định tại khoản 6, khoản 8 Điều 14 Thông tư này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.” 8. Đường giao thông trước cửa nhà ga hành khách, hàng hóa, bãi đỗ xe mô tô, ô tô trước cửa nhà ga hành khách, hàng hóa phải thiết lập điểm kiểm soát để điều tiết xe mô tô, ô tô vào, ra và kiểm tra an ninh hàng không khi cần. Bãi đỗ xe mô tô, ô tô ngắn hạn (cho phép đỗ xe mô tô, ô tô dưới 24 giờ) không được bố trí liền kề nhà ga (trừ trường hợp bãi đỗ phương tiện chở hàng hóa, bưu gửi tiếp cận nhà ga hàng hóa, nhà kho hàng hóa để bốc dỡ, chất xếp hàng hóa, bưu gửi), đài kiểm soát không lưu, trạm cấp điện cho nhà ga, trạm cấp điện cho đài kiểm soát không lưu.\n9. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 11 như sau: “ 1. Thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng dài hạn có thời hạn hiệu lực tối đa không quá 02 năm kể từ thời điểm thẻ, giấy phép được cấp có hiệu lực.” 9. Đường giao thông trước cửa nhà ga, đài kiểm soát không lưu phải cách nhà ga tối thiểu 30 mét. Liền kề đường giao thông trước cửa nhà ga hành khách, hàng hóa, bãi đỗ xe mô tô, ô tô trước cửa nhà ga hành khách, hàng hóa phải bố trí các vật cản cố định hoặc di động để ngăn chặn việc dùng phương tiện giao thông tấn công vào nhà ga, sân bay. Quy định này được áp dụng đối với các công trình nhà ga, đài kiểm soát không lưu được phê duyệt thiết kế xây dựng sau ngày 01 tháng 7 năm 2021.”\n10. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 11 như sau: “3. Giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay loại có giá trị sử dụng ngắn hạn có thời hạn hiệu lực căn cứ vào yêu cầu của người đề nghị cấp và kết quả thẩm định hồ sơ, bao gồm giấy phép được sử dụng 01 lần trong vòng 01 ngày (24 giờ) kể từ thời điểm giấy phép được cấp có hiệu lực và giấy phép được sử dụng nhiều lần nhưng tối đa không quá 30 ngày kể từ thời điểm giấy phép được cấp có hiệu lực.”\n11. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 14 như sau: “a) Cán bộ, nhân viên của các hãng hàng không, doanh nghiệp cảng hàng không, sân bay, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, du lịch tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay có hợp đồng lao động xác định thời hạn hoặc hợp đồng không xác định thời hạn theo quy định của pháp luật về lao động;”\n12. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 6 Điều 14 như sau: “b) Người đến nhận thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng ngắn hạn phải đọc, hiểu quy định về sử dụng thẻ tại Thông tư này và cam kết phổ biến quy định về sử dụng thẻ đến người sử dụng thẻ. Người sử dụng thẻ chịu trách nhiệm tự liên hệ để có người giám sát, hộ tống vào, hoạt động trong khu vực hạn chế theo quy định tại khoản 4 Điều 32 Thông tư này;”\n13. Sửa đổi, bổ sung khoản 9 Điều 14 như sau: “9. Phương tiện quy định tại khoản 8 Điều này chỉ được cấp giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng ngắn hạn khi người đến nhận giấy phép đọc, hiểu quy định về sử dụng giấy phép tại Thông tư này và cam kết phổ biến quy định về sử dụng giấy phép đến người sử dụng giấy phép. Người sử dụng giấy phép chịu trách nhiệm tự liên hệ đế có người đi cùng hoặc phương tiện dẫn đường theo quy định tại khoản 6 Điều 32 Thông tư này.”\n14. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 23 như sau: “3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi cấp, doanh nghiệp cảng hàng không, sân bay phải gửi danh sách phương tiện đề nghị cấp giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng dài hạn theo mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này cho Cảng vụ hàng không khu vực.”\n15. Sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 30 như sau: “5. Cơ quan cấp thẻ, giấy phép phải thông báo ngay bằng văn bản hoặc cập nhật vào cơ sở dữ liệu an ninh hàng không danh sách các trường hợp mất thẻ, giấy phép do đơn vị mình cấp cho lực lượng kiểm soát an ninh hàng không làm nhiệm vụ tại khu vực hạn chế ghi trên thẻ, giấy phép bị mất và Cục Hàng không Việt Nam để kịp thời ngăn chặn việc sử dụng thẻ, giấy phép đã mất; trong vòng 15 ngày sau khi nhận được thẻ, giấy phép mất giá trị sử dụng cơ quan cấp thẻ, giấy phép phải tiêu hủy thẻ, giấy phép.”\n16. Sửa đổi, bổ sung khoản 6 Điều 32 như sau: “6. Phương tiện vào, hoạt động trong khu vực hạn chế của sân bay phải có nhân viên kiểm soát an ninh hàng không hoặc nhân viên có giấy phép khai thác phương tiện mặt đất giám sát hoặc phương tiện của người khai thác cảng hàng không, sân bay dẫn đường trong các trường hợp sau:\na) Người điều khiển phương tiện chỉ được cấp thẻ kiểm soát an ninh có giá trị sử dụng ngắn hạn;\nb) Người điều khiển phương tiện không có chứng chỉ đào tạo điều khiển, vận hành phương tiện trong sân đỗ tàu bay do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định;\nc) Phương tiện hoạt động không thường xuyên trong khu bay.”\n17. Sửa đổi, bổ sung khoản 9 Điều 32 như sau: “9. Việc ghi âm, ghi hình trong khu vực hạn chế quy định tại khoản 1 Điều 31 Thông tư này hoặc tại các điểm kiểm tra an ninh hàng không hoặc trong nơi làm việc của cơ quan quản lý Nhà nước tại cảng hàng không phải được đơn vị chủ quản cho phép bằng văn bản, trừ các trường hợp sau đây:\na) Việc ghi âm, ghi hình thông tin, tài liệu thuộc phạm vi bí mật nhà nước thực hiện theo các quy định về bảo vệ bí mật Nhà nước;\nb) Ghi âm, ghi hình tại phòng chờ lên tàu bay, chờ lấy hành lý mà không phải điểm kiểm tra an ninh hàng không;\nc) Cơ quan quản lý nhà nước, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không ghi âm, ghi hình phục vụ công vụ theo thẩm quyền, trách nhiệm được giao.”\n18. Bổ sung khoản 9a Điều 32 như sau: “9a. Những địa điểm không được phép ghi âm, ghi hình mà hành khách, người dân có thể tiếp cận thì đơn vị chủ quản phải có biển cảnh báo đặt ở vị trí có thể dễ dàng quan sát.”\n19. Sửa đổi, bổ sung khoản 10 Điều 32 như sau: “10. Trong trường hợp thực hiện nhiệm vụ khẩn nguy, cứu nạn, thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ quản của người và phương tiện tham gia thực hiện nhiệm vụ khẩn nguy, cứu nạn có trách nhiệm phối hợp với lực lượng kiểm soát an ninh hàng không của đơn vị chủ quản khu vực hạn chế để kiểm soát hoạt động của người và phương tiện mà không cần thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không, kiểm soát an ninh nội bộ.”\n20. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 34 như sau: “a) Tại các cổng, cửa, lối đi giữa khu vực hạn chế và khu vực khác;”\n21. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 36 như sau: “1. Nhân viên kiểm soát an ninh hàng không chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát an ninh đối với người, phương tiện, đồ vật đưa vào, ra và hoạt động tại khu vực hạn chế.”\n22. Sửa đổi, bổ sung Điều 38 như sau: “Điều 38. Kiểm tra, giám sát an ninh khu vực công cộng của cảng hàng không, sân bay và các công trình liền kề nhà ga, sân bay, công trình hàng không\n23. Sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 39 như sau: “5. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không của các cơ quan, đơn vị phối hợp với công an địa phương liên quan tuần tra khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay, khu vực hạn chế bên ngoài cảng hàng không, sân bay khi có yêu cầu nhằm phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật.”\n24. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 40 như sau: “a) Thùng đựng hàng hóa, bưu gửi, thùng hoặc mâm đựng hàng hóa rời, hành lý thất lạc, hành lý không có người nhận, tủ, túi đựng suất ăn;”\n25. Sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 41 như sau: “5. Hành khách, hành lý xách tay phải được kiểm tra an ninh bằng soi chiếu an ninh hàng không trước khi vào khu vực hạn chế 100%, trừ trường hợp được miễn kiểm tra an ninh hàng không theo quy định; hành khách từ chối soi chiếu an ninh hàng không sẽ bị từ chối vận chuyển.”\n26. Sửa đổi, bổ sung khoản 6 Điều 41 như sau: “6. Tại mỗi điểm kiểm tra an ninh hàng không phải có thiết bị soi chiếu cơ thể (không áp dụng đối với sân bay chuyên dùng), buồng để tiến hành lục soát an ninh hàng không; có máy soi tia X, cổng từ, thiết bị phát hiện kim loại cầm tay, dụng cụ, thiết bị phát hiện chất nổ, thiết bị thông tin liên lạc, các thiết bị, dụng cụ cần thiết khác.”\n27. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 8 Điều 41 như sau: “b) Hành khách đi qua cổng từ hoặc thiết bị soi chiếu cơ thể (nếu có), nếu cổng từ hoặc thiết bị soi chiếu cơ thể báo động hoặc hành khách có biểu hiện nghi vấn thì nhân viên kiểm soát an ninh hàng không sử dụng kết hợp thiết bị phát hiện kim loại cầm tay và kiểm tra trực quan;”\n28. Sửa đổi, bổ sung khoản 13 Điều 41 như sau: “13. Kiểm tra bổ sung ngẫu nhiên tối thiểu 10% (bao gồm kiểm tra trực quan hoặc kiểm tra bằng dụng cụ, thiết bị, động vật phát hiện chất nổ) sau kiểm tra an ninh hàng không lần đầu đối với hành khách, hành lý xách tay. Việc kiểm tra trực quan ngẫu nhiên được thực hiện tại điểm kiểm tra an ninh hàng không hoặc đưa hành khách vào buồng lục soát khi có yêu cầu (của hành khách hoặc cấp có thẩm quyền). Việc kiểm tra trực quan bảo đảm tỷ lệ kiểm tra được phân đều, liên tục trong thời gian hoạt động của điểm kiểm tra an ninh trong ngày. Phương pháp, quy trình kiểm tra trực quan ngẫu nhiên hành khách, hành lý xách tay được quy định trong quy chế an ninh hàng không của đơn vị cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không.”\n29. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 44 như sau: “2. Hành lý ký gửi của hành khách xuất phát, nối chuyển phải được kiểm tra an ninh hàng không bằng máy soi tia X; nếu có nghi vấn phải được tiếp tục kiểm tra trực quan hoặc kiểm tra bằng dụng cụ, thiết bị phát hiện chất nổ hoặc các biện pháp thích hợp khác. Trường hợp có dấu hiệu hoặc có thông tin đe dọa liên quan đến an ninh, an toàn của chuyến bay thì hành lý ký gửi phải được lục soát an ninh hàng không.”\n30. Sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 50 như sau: “5. Hàng hóa, bưu gửi xuất phát đã được kiểm tra an ninh hàng không mà phải vận chuyển qua các khu vực không phải khu vực hạn chế để ra tàu bay, phương tiện vận chuyển phải có người hộ tống hoặc có biện pháp giám sát thích hợp liên tục trong quá trình vận chuyển để ngăn ngừa việc đưa trái phép vật phẩm nguy hiểm vào hàng hóa, bưu gửi.”\n31. Sửa đổi, bổ sung khoản 7 Điều 50 như sau: “7. Hàng hóa, bưu gửi quá cảnh, trung chuyển không phải kiểm tra an ninh hàng không khi có tờ khai an ninh chứng minh việc kiểm tra an ninh hàng không đã được thực hiện 100% đối với hàng hóa, bưu gửi tại điểm xuất phát và thuộc một trong các trường hợp sau:\na) Hàng hóa, bưu gửi quá cảnh, trung chuyển không rời khỏi tàu bay, sân đỗ tàu bay hoặc không rời khỏi khu vực hạn chế và có sự giám sát an ninh hàng không thích hợp liên tục;\nb) Hàng hóa, bưu gửi quá cảnh, trung chuyển được vận chuyển từ sân đỗ tàu bay vào khu vực lưu giữ hàng hóa qua khu vực không phải khu vực hạn chế và ngược lại được niêm phong an ninh và có biện pháp giám sát an ninh thích hợp liên tục trong quá trình vận chuyển để ngăn ngừa việc đưa trái phép vật phẩm nguy hiểm vào hàng hóa, bưu gửi.”\n32. Bổ sung khoản 8 Điều 50 như sau: “8. Hãng hàng không vận chuyển hàng hóa, bưu gửi quá cảnh, trung chuyển đến phải cung cấp tờ khai an ninh cho người khai thác cảng hàng không, sân bay quá cảnh, trung chuyển và hãng hàng không vận chuyển lô hàng hóa, bưu gửi đi.”\n33. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 53 như sau: “2. Khu vực sản xuất, chế biến, cung ứng suất ăn phải được bảo vệ; việc vào và hoạt động tại các khu vực này phải có thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không. Phương tiện vận chuyển suất ăn từ nơi cung ứng qua khu vực không phải khu vực hạn chế ra tàu bay phải triển khai các biện pháp bảo đảm an ninh phù hợp.”\n34. Sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 53 như sau: “5. Trường hợp tủ, túi đựng suất ăn khi di chuyển từ khu vực khác vào khu vực hạn chế mà không có niêm phong an ninh hoặc niêm phong an ninh hoặc tủ, túi đụng suất ăn không còn nguyên vẹn thì phải được kiểm tra an ninh hàng không bằng soi chiếu tia X hoặc kiểm tra trực quan trước khi đưa vào khu vực hạn chế tại cảng hàng không để đưa lên tàu bay và phải được giám sát an ninh hàng không liên tục.”\n35. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 55 như sau: “3. Các cửa nạp, cửa xả của phương tiện tra nạp nhiên liệu hàng không sau khi tiếp nhận nhiên liệu để nạp cho tàu bay phải được niêm phong an ninh; phương tiện phải được áp tải, bảo vệ hoặc có các biện pháp bảo đảm an ninh phù hợp khi lưu thông tại các khu vực không phải khu vực hạn chế.”\n36. Sửa đổi, bổ sung Điều 57 như sau: “Điều 57. Kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với hành khách bị từ chối nhập cảnh\n37. Sửa đổi, bổ sung Điều 58 như sau: “Điều 58. Kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với hành khách không làm chủ được hành vi\n38. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 60 như sau: “3. Cục Hàng không Việt Nam ban hành quyết định cấm vận chuyển bằng đường hàng không có thời hạn hoặc vĩnh viễn đối với hành khách có các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật; tùy tính chất, mức độ vi phạm, Cục Hàng không Việt Nam xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp kiểm tra trực quan bắt buộc đối với người có hành vi vi phạm về an ninh, trật tự kỷ luật trên tàu bay, tại các cảng hàng không, sân bay.”\n39. Sửa đổi, bổ sung Điều 61 như sau: “Điều 61. Tái kiểm tra an ninh hàng không\n40. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 64 như sau: “3. Tàu bay đang khai thác phải được thực hiện các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này và người khai thác tàu bay chịu trách nhiệm tổ chức kiểm soát người, đồ vật lên, xuống tàu bay.”\n41. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 65 như sau: “1. Trách nhiệm kiểm tra an ninh hàng không\na) Đối với tàu bay đang khai thác, trường hợp không đổi tổ bay và có sự kiểm soát liên tục người, đồ vật lên xuống khỏi tàu bay của tổ bay, trước khi tiếp nhận hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi lên tàu bay, người khai thác tàu bay phải kiểm tra an ninh hàng không tàu bay theo danh mục của từng loại tàu bay nhằm phát hiện các vật phẩm nguy hiểm có thể được cất giấu hoặc người trốn trên tàu bay.\nb) Đối với tàu bay đang khai thác, trường hợp đổi tổ bay hoặc không có sự kiểm soát liên tục người, đồ vật lên xuống khỏi tàu bay của tổ bay, trước khi tiếp nhận hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi lên tàu bay và sau khi hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi xuống hết khỏi tàu bay, người khai thác tàu bay phải kiểm tra an ninh hàng không tàu bay theo danh mục của từng loại tàu bay nhằm phát hiện các vật phẩm nguy hiểm có thể được cất giấu hoặc người trốn trên tàu bay.\nc) Đối với tàu bay không khai thác, khi đưa vào khai thác, trước khi tiếp nhận hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi lên tàu bay, người khai thác tàu bay phải kiểm tra an ninh hàng không tàu bay theo danh mục của từng loại tàu bay nhằm phát hiện các vật phẩm nguy hiểm có thể được cất giấu hoặc người trốn trên tàu bay.\nd) Người khai thác tàu bay phải quy định chi tiết quy trình, thủ tục kiểm tra an ninh hàng không tàu bay trong chương trình an ninh hàng không của hãng hàng không.”\n42. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 76 như sau: “2. Cục Hàng không Việt Nam, cảng vụ hàng không, người khai thác cảng hàng không, sân bay, hãng hàng không, đơn vị cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không công bố số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận các thông tin liên quan đến âm mưu tấn công can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng.”\n43. Sửa đổi, bổ sung Điều 77 như sau: “Điều 77. Phạm vi áp dụng kiểm soát an ninh hàng không tăng cường\n44. Bổ sung khoản 3 Điều 82 như sau: “3. Cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng người lao động vào và hoạt động trong khu vực hạn chế, công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao khoa học - kỹ thuật, văn hóa, xã hội theo quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm nếu người lao động do mình quản lý có hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình làm việc.”\n45. Sửa đổi, bổ sung khoản 7 Điều 84 như sau: “7. Cảng vụ hàng không, các doanh nghiệp có lực lượng kiểm soát an ninh hàng không phải trang bị máy ghi hình, máy ghi âm, máy ảnh, ống nhòm và các thiết bị hỗ trợ phù hợp khác để ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm và ghi nhận, thu thập lại toàn bộ diễn biến của vụ việc vi phạm một cách chính xác, đầy đủ, phục vụ cho việc xử lý được nhanh chóng, đúng người, đúng tính chất, mức độ vi phạm và đúng quy định của pháp luật hiện hành.”\n46. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 87 như sau: “2. Doanh nghiệp chủ quản cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay xây dựng kế hoạch khẩn nguy của cơ sở bảo đảm hoạt động bay. Kế hoạch khẩn nguy phải phù hợp với phương án khẩn nguy tổng thể đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp do Thủ tướng Chính phủ ban hành và phương án khẩn nguy của Ban chỉ huy khẩn nguy hàng không cấp tỉnh, thành phố, huyện đảo.”\n47. Bãi bỏ khoản 3 Điều 87.\n48. Bãi bỏ khoản 4 Điều 87.\n49. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 91 như sau: “2. Cục Hàng không Việt Nam chỉ đạo người khai thác cảng hàng không, sân bay, hãng hàng không Việt Nam, doanh nghiệp chủ quản cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức diễn tập cấp cơ sở tại mỗi cảng hàng không, mỗi hãng hàng không, mỗi cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu tối thiểu 02 năm 01 lần.”\n50. Sửa đổi, bổ sung Điều 97 như sau: “Điều 97. Hệ thống quản lý an ninh hàng không của các doanh nghiệp hàng không\n51. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 98 như sau: “2. Giấy phép nhân viên kiểm soát an ninh hàng không có hiệu lực là 08 năm. Thời hạn hiệu lực của năng định nhân viên an ninh soi chiếu là 12 tháng; nhân viên an ninh cơ động, nhân viên an ninh kiểm soát là 24 tháng. Trường hợp không làm công việc được năng định trong thời gian trên 06 tháng liên tục, năng định được cấp sẽ mất hiệu lực, khi trở lại làm việc phải qua kỳ thi phục hồi năng định.”\n52. Sửa đổi, bổ sung khoản 9 Điều 98 như sau: “9. Người bị thu hồi giấy phép nhân viên kiểm soát an ninh hàng không quy định tại khoản 8 Điều này khi trở lại làm việc phải qua sát hạch cấp lại giấy phép, năng định nhân viên hàng không.”\n53. Sửa đổi, bổ sung Điều 101 như sau: “Điều 101. Các công trình phục vụ bảo đảm an ninh hàng không\n54. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 102 như sau: “a) Máy soi tia X, cổng từ, thiết bị soi chiếu cơ thể, ca-me-ra giám sát an ninh hàng không, thiết bị cảnh báo xâm nhập, thiết bị phát hiện kim loại cầm tay; thiết bị, dụng cụ chuyên dụng phát hiện chất nổ, vũ khí, vật phẩm nguy hiểm;”\n55. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 Điều 102 như sau: “b) Máy soi tia X, cổng từ, thiết bị soi chiếu cơ thể, thiết bị phát hiện kim loại cầm tay phải có bộ mẫu thử phù hợp với tính năng kỹ thuật và hướng dẫn của nhà sản xuất;”\n56. Sửa đổi, bổ sung điểm đ khoản 2 Điều 102 như sau: “đ) Khi đầu tư mới thiết bị an ninh hàng không, phải đảm bảo thiết bị đáp ứng công nghệ tiên tiến trên thế giới. Đến ngày 31 tháng 12 năm 2025 các điểm kiểm tra an ninh hàng không cần có thiết bị soi chiếu cơ thể phải được trang bị đầy đủ theo quy định.”\n57. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 103 như sau: “3. Máy soi tia X, cổng từ, thiết bị soi chiếu cơ thể, thiết bị phát hiện kim loại cầm tay phải được kiểm tra bằng bộ mẫu thử phù hợp với tính năng kỹ thuật và hướng dẫn của nhà sản xuất.\na) Đối với máy soi tia X: yêu cầu kiểm tra, các bước tiến hành kiểm tra, ghi chép kết quả kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục XVIII ban hành kèm theo Thông tư này;\nb) Đối với cổng từ: yêu cầu kiểm tra, cách thức kiểm tra, ghi chép kết quả kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục XIX ban hành kèm theo Thông tư này;\nc) Đối với thiết bị phát hiện kim loại cầm tay: yêu cầu kiểm tra, cách thức kiểm tra, ghi chép kết quả kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục XX ban hành kèm theo Thông tư này;\nd) Đối với thiết bị soi chiếu cơ thể: yêu cầu kiểm tra, cách thức kiểm tra, ghi chép kết quả kiểm tra theo hướng dẫn của nhà sản xuất.”\n58. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 103 như sau: “4. Máy soi tia X, cổng từ, thiết bị soi chiếu cơ thể, thiết bị phát hiện kim loại cầm tay, thiết bị phát hiện chất nổ, ca-me-ra giám sát an ninh, hệ thống cảnh báo xâm nhập phải định kỳ bảo dưỡng theo quy định của nhà sản xuất để bảo đảm các thiết bị hoạt động ổn định. Thiết bị an ninh hàng không khi kiểm tra không đạt tiêu chuẩn phải ngừng khai thác sử dụng, sổ kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ, sửa chữa đột xuất phải được ghi chép rõ ràng, chính xác và phải có các thông tin sau:\na) Tên thiết bị, vị trí, người, thời gian lắp đặt;\nb) Ngày, tháng, năm tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng; nội dung, kết quả kiểm tra, bảo dưỡng; tên nhân viên kỹ thuật tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng.”\n59. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 104 như sau: “2. Đối tượng được phép trang bị, sử dụng công cụ hỗ trợ:\na) Đối tượng nêu tại các điểm a, b, d và đ khoản 1 Điều này được trang bị, sử dụng một hoặc một số công cụ hỗ trợ sau: mũ chống đạn, áo chống đạn; lá chắn, găng tay điện; lựu đạn hơi cay; súng bắn hơi cay, súng bắn đạn nhựa, cao su; các loại phương tiện xịt hơi cay, gây mê; dùi cui điện, dùi cui cao su, khóa số tám;\nb) Cán bộ cấp tổ, đội, nhân viên an ninh kiểm soát khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, canh gác tại khu vực đường cất hạ cánh, đường lăn, cổng, cửa vào, ra tiếp giáp sân bay, khu vực hạn chế, khu vực công cộng (nhà ga, bãi đỗ xe) được trang bị, sử dụng một hoặc một số công cụ hỗ trợ sau: súng bắn hơi cay, súng bắn đạn nhựa, cao su; dùi cui điện, dùi cui cao su, khóa số tám;\nc) Cán bộ cấp tổ, đội, nhân viên kiểm soát an ninh hàng không thực hiện nhiệm vụ tăng cường đảm bảo an ninh cho chuyến bay, cưỡng chế, áp giải hành khách gây rối, hành khách bị từ chối nhập cảnh được trang bị, sử dụng một hoặc một số công cụ hỗ trợ sau: súng bắn hơi cay, súng bắn đạn nhựa, cao su; dùi cui điện, dùi cui cao su, khóa số tám;\nd) Trưởng ca trực khi thực hiện nhiệm vụ tại điểm kiểm tra an ninh hàng không đối với hành khách, hành lý, hàng hóa được trang bị, sử dụng một hoặc một số công cụ hỗ trợ sau: súng bắn hơi cay; dùi cui điện, dùi cui cao su;\nđ) Cán bộ cấp tổ, đội, nhân viên kiểm soát an ninh hàng không khi thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, áp tải hàng hóa ngoài phạm vi cảng hàng không, sân bay được trang bị, sử dụng một hoặc một số công cụ hỗ trợ sau: dùi cui điện, dùi cui cao su.”\n60. Sửa đổi, bổ sung Điều 106 như sau: “Điều 106. Quy định chung về kiểm soát chất lượng an ninh hàng không\n61. Sửa đổi, bổ sung tên Điều 107 như sau: “Điều 107. Yêu cầu đối với hoạt động kiểm tra, thử nghiệm, đánh giá, điều tra an ninh hàng không”\n63. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 107 như sau: “2. Yêu cầu đối với hoạt động kiểm tra, thử nghiệm, điều tra, đánh giá của người khai thác cảng hàng không, sân bay, hãng hàng không và các doanh nghiệp khác có chương trình, quy chế an ninh hàng không:\na) Phải có kế hoạch kiểm tra, thử nghiệm, điều tra, đánh giá được người đứng đầu tổ chức bảo đảm an ninh hàng không phê duyệt. Nội dung kiểm tra, thử nghiệm, đánh giá có trọng tâm, trọng điểm và phù hợp với rủi ro an ninh hàng không;\nb) Hoạt động đánh giá của các hãng hàng không Việt Nam tại các cảng hàng không nước ngoài do hãng hàng không chịu chi phí phải có sự tham gia của Cục Hàng không Việt Nam. Hoạt động đánh giá tại Việt Nam của nhà chức trách, hãng hàng không nước ngoài phải được Cục Hàng không Việt Nam cho phép, sau khi kết thúc đánh giá phải gửi kết quả về Cục Hàng không Việt Nam;\nc) Người khai thác cảng hàng không, sân bay thực hiện kiểm tra và thử nghiệm tối thiểu một quý một lần, trừ trường hợp đột xuất;\nd) Doanh nghiệp có lực lượng kiểm soát an ninh hàng không khác thực hiện kiểm tra và thử nghiệm nội bộ tối thiểu một năm một lần, trừ trường hợp đột xuất.”\n64. Sửa đổi, bổ sung Điều 112 như sau: “Điều 112. Tổ chức xây dựng cơ sở dữ liệu an ninh hàng không\n65. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 114 như sau: “1. Thực hiện kiểm soát chất lượng an ninh hàng không theo thẩm quyền. Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo đảm an ninh hàng không, các chương trình, quy chế an ninh hàng không, việc thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh hàng không và cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay, việc xử lý vụ việc vi phạm an ninh hàng không, trật tự công cộng tại cảng hàng không, sân bay. Tham gia đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp tại cảng hàng không, sân bay theo quy định. Tham gia thẩm định chương trình, quy chế an ninh hàng không theo yêu cầu của Cục Hàng không Việt Nam.”\n66. Sửa đổi, bổ sung khoản 11 Điều 115 như sau: “11. Chấp hành quy định về cấp, quản lý thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không. Trường hợp doanh nghiệp cảng hàng không đã cập nhật thông tin cấp thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không vào hệ thống cơ sở dữ liệu an ninh hàng không trong vòng 05 ngày kể từ khi cấp thẻ, giấy phép thì không cần gửi danh sách thẻ, giấy phép đã cấp bằng văn bản đến cảng vụ hàng không theo các quy định tại khoản 2 Điều 20, khoản 2 Điều 21, khoản 3 Điều 23 và khoản 3 Điều 24 Thông tư này.”\n67. Sửa đổi, bổ sung khoản 9 Điều 116 như sau: “9. Thực hiện áp tải, áp giải đối với các đối tượng là người, phương tiện đặc biệt, tiềm ẩn nguy cơ uy hiếp an ninh theo quy định hoặc khi được yêu cầu. Quản lý, giám sát hành khách bị từ chối nhập cảnh theo quy định của pháp luật.”\n68. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 117 như sau: “2. Tổ chức việc bảo đảm an ninh hàng không theo quy định của Thông tư này; doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ suất ăn hàng không, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xăng dầu hàng không, doanh nghiệp bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay tổ chức lực lượng kiểm soát an ninh hàng không làm công tác bảo đảm an ninh hàng không tại các khu vực thuộc phạm vi trách nhiệm của doanh nghiệp.”\n69. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 5 Điều 118 như sau: “b) Tổ chức hệ thống quản lý an ninh hàng không theo quy định tại Điều 92, Điều 93, Điều 96 và Điều 97 Thông tư này;”\n70. Sửa đổi, bổ sung điểm k khoản 5 Điều 118 như sau: “k) Báo cáo Cục Hàng không Việt Nam các khác biệt trong chương trình an ninh hàng không của hãng hàng không trình nhà chức trách hàng không nước ngoài so với pháp luật Việt Nam. Chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ về an ninh hàng không của Cục Hàng không Việt Nam.”\n71. Sửa đổi, bổ sung khoản 7 Điều 118 như sau: “7. Khi làm thủ tục bán vé đi tàu bay, hãng hàng không phải yêu cầu hành khách cung cấp thông tin cá nhân theo quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư này. Khi làm thủ tục tiếp nhận đăng ký vận chuyển hàng hóa, bưu gửi, hãng hàng không phải thông báo cho khách hàng chính sách khác biệt của hãng đối với việc vận chuyển các vật phẩm đặc biệt quy định tại Điều 52 của Thông tư này hoặc vận chuyển vật phẩm nguy hiểm, túi thư ngoại giao, túi lãnh sự (nếu có).”\n72. Sửa đổi, bổ sung điểm 11 Chương III Phụ lục II như sau: “11. Bảo đảm an ninh chuyến bay chuyên cơ, chuyến bay liên doanh, liên danh, hoạt động thuê tàu bay không có tổ bay, thuê tàu bay có tổ bay; chuyến bay hàng không chung, có điểm đỗ ngoài cảng hàng không, sân bay.\n11.1. Các nguyên tắc, quy định chung, các yêu cầu cho công tác bảo đảm an ninh hàng không khi khai thác.\n11.2. Triển khai các biện pháp bảo đảm an ninh đối với chuyến bay chuyên cơ, chuyến bay liên doanh, liên danh, hoạt động thuê tàu bay không có tổ bay, thuê tàu bay có tổ bay, chuyến bay hàng không chung.\n11.3. Quy trình bảo đảm an ninh canh gác, giám sát, bảo vệ tàu bay khi đang khai thác, kiểm soát tiếp cận, lên tàu bay, kiểm tra, lục soát an ninh tàu bay.\n11.4. Quy trình bảo đảm an ninh hành khách, hành lý.\n11.5. Quy trình canh gác, giám sát, bảo vệ tàu bay khi không khai thác, niêm phong an ninh hàng không.”\n73. Sửa đổi, bổ sung Chương VI Phụ lục II như sau: “Chương VI. ĐIỀU TRA, XỬ LÝ VỤ VIỆC VI PHẠM AN NINH HÀNG KHÔNG\n74. Sửa đổi, bổ sung chương VIII Phụ lục II như sau: “Chương VIII. QUẢN LÝ RỦI RO AN NINH HÀNG KHÔNG\n75. Bổ sung chương IX Phụ lục II như sau: “Chương IX. CÁC PHỤ LỤC”\n76. Sửa đổi, bổ sung điểm 3 mục A, điểm 3 mục B, điểm 3 mục C và điểm 3 mục D Chương IV Phụ lục số V như sau: “3. Tổ chức lực lượng chuyên trách bảo đảm an ninh hàng không và công tác tuần tra, canh gác tại doanh nghiệp.”\n77. Bổ sung phần cuối Phụ lục số VII như sau: “THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN, ĐƠN VỊ (ký tên, đóng dấu)”\n78. Sửa đổi, bổ sung phần ghi chú Phụ lục số VIII như sau: “Ghi chú: (Note:) - Bản khai phải ghi đầy đủ tất cả các nội dung được yêu cầu trong 22 mục; nếu ghi không đầy đủ sẽ là Bản khai không hợp lệ và không được xem xét để cấp thẻ (All fields in paragraph 22 must be filled, otherwise the application will be rejected). - Mục 22.2 chỉ áp dụng đối với các đối tượng quy định tại điểm a, b và c khoản 1 Điều 14 của Thông tư này khi đề nghị cấp mới hoặc khi đề nghị cấp lại do thay đổi vị trí công tác khác cơ quan, đơn vị. (Only subjects specified at the points a, b and c in clause 1, Article 14 of this Circular subjected to provisions at Session 22.2 for the new issuance of airport security permits). - Đối với tờ khai đề nghị người khai thác cảng hàng không, sân bay cấp thẻ, người xác nhận chỉ đóng dấu nếu có dấu. (For the personal form request the airport permit issued by the airport operator, the stamp is subjected to availability of the office's seal). - Đóng dấu giáp lai các trang của Tờ khai.”\n79. Sửa đổi, bổ sung Mẫu danh sách phương tiện đề nghị cấp Giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng dài hạn/ngắn hạn tại Phụ lục IX như sau: “ĐƠN VỊ ……………………… Số: …………………………….. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- …,ngày... tháng ... năm 20... DANH SÁCH PHƯƠNG TIỆN", "Điều 50. Kiểm tra, giám sát an ninh đối với hàng hóa, bưu gửi vận chuyển trên tàu bay tại cảng hàng không, sân bay\n1. Tại mỗi điểm kiểm tra an ninh hàng không đối với hàng hóa, bưu gửi phải bố trí đủ nhân viên kiểm soát an ninh hàng không bảo đảm thực hiện đầy đủ, hiệu quả các nhiệm vụ sau:\na) Kiểm tra giấy tờ (tờ khai người gửi hàng, hoàn thành thủ tục hải quan đối với hàng gửi của chuyến bay quốc tế), ghi tài liệu về từng lô hàng được kiểm tra; kiểm tra trực quan, lục soát an ninh hàng không; kiểm tra bằng dụng cụ, thiết bị phát hiện chất nổ;\nb) Giám sát màn hình máy soi tia X; nhiệm vụ này được thực hiện liên tục không quá 30 phút và chỉ quay trở lại thực hiện tối thiểu là 15 phút sau đó;\nc) Niêm phong an ninh hàng không;\nd) Kíp trưởng chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành và giám sát toàn bộ công việc tại điểm kiểm tra an ninh hàng không.\n2. Trình tự, thủ tục kiểm tra, giám sát an ninh đối với hàng hóa, bưu gửi được quy định chi tiết tại chương trình an ninh, quy chế an ninh hàng không của các doanh nghiệp ngành hàng không.\n3. Hàng hóa, bưu gửi xuất phát phải được kiểm tra an ninh hàng không bằng biện pháp soi chiếu 100%, trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều này và các trường hợp miễn soi chiếu đối với vật phẩm đặc biệt được quy định tại Điều 52 của Thông tư này. Trường hợp có nghi vấn phải tiếp tục kiểm tra trực quan hoặc các biện pháp thích hợp khác. Việc kiểm tra trực quan được thực hiện với sự có mặt của chủ sở hữu hoặc người đại diện hợp pháp hoặc đại diện hãng hàng không vận chuyển. Trường hợp có dấu hiệu hoặc có thông tin đe dọa liên quan đến an ninh, an toàn của chuyến bay thì hàng hóa, bưu gửi phải được lục soát an ninh hàng không.\n4. Hàng hóa, bưu gửi xuất phát sau khi đã được kiểm tra theo quy định tại khoản 3 Điều này phải được giám sát an ninh liên tục bằng biện pháp thích hợp cho tới khi đưa lên tàu bay. Khi phát hiện hàng hóa, bưu gửi không còn nguyên vẹn hoặc thùng đựng thiếu niêm phong an ninh trước khi chất xếp lên tàu bay, nhân viên phục vụ hàng hóa, bưu gửi có trách nhiệm thông báo kịp thời cho nhân viên kiểm soát an ninh hàng không. Nhân viên kiểm soát an ninh hàng không chịu trách nhiệm thực hiện các biện pháp tái kiểm tra an ninh hàng không thích hợp nhằm phát hiện, ngăn ngừa vật phẩm nguy hiểm theo quy định. Người khai thác tàu bay chịu trách nhiệm bảo đảm kiểm soát hàng hóa, bưu gửi được đưa lên tàu bay đúng quy định.\n5. Hàng hóa, bưu gửi xuất phát đã được kiểm tra an ninh hàng không mà phải vận chuyển qua các khu vực công cộng để ra tàu bay, phương tiện vận chuyển phải có người hộ tống hoặc có biện pháp giám sát thích hợp liên tục trong quá trình vận chuyển để ngăn ngừa việc đưa trái phép vật phẩm nguy hiểm vào hàng hóa, bưu gửi.\n6. Hàng hóa, bưu gửi quá cảnh, trung chuyển phải được soi chiếu, giám sát an ninh hàng không như hàng hoá, bưu gửi xuất phát, trừ quy định tại khoản 7 Điều này.\n7. Hàng hóa, bưu gửi quá cảnh, trung chuyển trên tàu bay vận chuyển hành khách không phải kiểm tra an ninh hàng không khi có xác nhận bằng văn bản hoặc niêm phong xác nhận việc kiểm tra an ninh hàng không đã được thực hiện tại điểm xuất phát và thuộc một trong các trường hợp sau:\na) Hàng hóa, bưu gửi quá cảnh, trung chuyển không rời khỏi tàu bay, sân đỗ tàu bay hoặc có sự giám sát an ninh hàng không thích hợp liên tục;\nb) Hàng hóa, bưu gửi quá cảnh, trung chuyển được vận chuyển từ sân đỗ tàu bay vào khu vực lưu giữ hàng hóa qua khu vực công cộng và ngược lại được niêm phong an ninh và có biện pháp giám sát an ninh thích hợp liên tục trong quá trình vận chuyển để ngăn ngừa việc đưa trái phép vật phẩm nguy hiểm vào hàng hóa, bưu gửi.\n9. Hồ sơ khai thác hàng hóa, bưu gửi, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và các biên bản phải được lưu giữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ." ]
Chi phí khi điều động người lao động đi công tác có được đưa vào chi phí được trừ khi xác định thuế TNDN không?
[ "“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế\n...\n2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:\n...\n2.9. Chi phụ cấp tàu xe đi nghỉ phép không đúng theo quy định của Bộ Luật Lao động.\nChi phụ cấp cho người lao động đi công tác, chi phí đi lại và tiền thuê chỗ ở cho người lao động đi công tác nếu có đầy đủ hóa đơn, chứng từ được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp doanh nghiệp có khoán tiền đi lại, tiền ở, phụ cấp cho người lao động đi công tác và thực hiện đúng theo quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp thì được tính vào chi phí được trừ khoản chi khoán tiền đi lại, tiền ở, tiền phụ cấp.\nTrường hợp doanh nghiệp cử người lao động đi công tác (bao gồm công tác trong nước và công tác nước ngoài) nếu có phát sinh chi phí từ 20 triệu đồng trở lên, chi phí mua vé máy bay mà các khoản chi phí này được thanh toán bằng thẻ ngân hàng của cá nhân thì đủ điều kiện là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt và tính vào chi phí được trừ nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:\n- Có hóa đơn, chứng từ phù hợp do người cung cấp hàng hóa, dịch vụ giao xuất.\n- Doanh nghiệp có quyết định hoặc văn bản cử người lao động đi công tác.\n- Quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp cho phép người lao động được phép thanh toán khoản công tác phí, mua vé máy bay bằng thẻ ngân hàng do cá nhân là chủ thẻ và khoản chi này sau đó được doanh nghiệp thanh toán lại cho người lao động.\nTrường hợp doanh nghiệp có mua vé máy bay qua website thương mại điện tử cho người lao động đi công tác để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì chứng từ làm căn cứ để tính vào chi phí được trừ là vé máy bay điện tử, thẻ lên máy bay (boarding pass) và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt của doanh nghiệp có cá nhân tham gia hành trình vận chuyển. Trường hợp doanh nghiệp không thu hồi được thẻ lên máy bay của người lao động thì chứng từ làm căn cứ để tính vào chi phí được trừ là vé máy bay điện tử, quyết định hoặc văn bản cử người lao động đi công tác và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt của doanh nghiệp có cá nhân tham gia hành trình vận chuyển.\"" ]
[ "Khoản 2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và Khoản 5 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, một số trường hợp về khoản chi không được trừ được quy định như sau:\na) Các khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này, trừ phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường. Phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường được xác định bằng tổng giá trị tổn thất trừ (-) phần giá trị doanh nghiệp bảo hiểm hoặc tổ chức, cá nhân khác phải bồi thường theo quy định của pháp luật;\nb) Phần chi phí quản lý kinh doanh do doanh nghiệp nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam vượt mức tính theo công thức sau: Chi phí quản lý kinh doanh, do công ty ở nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam trong kỳ tính thuế = Doanh thu tính thuế của cơ sở thường trú tại Việt Nam trong kỳ tính thuế x Tổng số chi phí quản lý kinh doanh của công ty ở nước ngoài trong kỳ tính thuế. Tổng doanh thu của công ty ở nước ngoài, bao gồm cả doanh thu của các cơ sở thường trú ở các nước khác trong kỳ tính thuế\nc) Phần chi vượt mức theo quy định của pháp luật về trích lập dự phòng;\nd) Phần trích khấu hao tài sản cố định không đúng quy định của Bộ Tài chính, bao gồm: Khấu hao đối với ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ ô tô dùng cho kinh doanh vận tải hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn) tương ứng với phần nguyên giá vượt trên 1,6 tỷ đồng/xe; khấu hao của tàu bay dân dụng, du thuyền không sử dụng kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn;\nđ) Các khoản trích trước vào chi phí không đúng với quy định của pháp luật. Các khoản trích trước được tính vào chi phí được trừ bao gồm: Trích trước về sửa chữa lớn tài sản cố định theo chu kỳ, các khoản trích trước đối với hoạt động đã hạch toán doanh thu nhưng còn tiếp tục phải thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng kể cả trường hợp cho thuê tài sản có thu tiền trước cho nhiều năm mà bên cho thuê hạch toán toàn bộ vào doanh thu của năm thu tiền, các khoản trích trước khác theo quy định của Bộ Tài chính;\ne) Chi trả lãi tiền vay vốn tương ứng với phần vốn điều lệ còn thiếu, theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp; lãi tiền vay đã được ghi nhận vào giá trị tài sản; lãi vay vốn để triển khai thực hiện các hợp đồng tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí;\ng) Phần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới (không bao gồm hoa hồng bảo hiểm theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, hoa hồng đại lý bán hàng đúng giá, hoa hồng trả cho nhà phân phối của các doanh nghiệp bán hàng đa cấp); chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh vượt quá 15% tổng số chi được trừ. Tổng số chi phí được trừ không bao gồm các khoản chi quy định trên đây; đối với hoạt động thương mại không bao gồm giá mua của hàng hóa bán ra. Khoản chi thuộc diện khống chế chi phí tại Điểm này bao gồm cả chi biếu, tặng, cho khách hàng.\nh) Phần chi phí được phép thu hồi vượt quá tỷ lệ quy định tại hợp đồng dầu khí được duyệt; trường hợp hợp đồng dầu khí không quy định về tỷ lệ thu hồi chi phí thì phần chi phí vượt trên 35% không được tính vào chi phí được trừ; các chi phí không được tính vào chi phí thu hồi gồm: - Các khoản chi quy định tại Khoản 2 Điều 9 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và Điểm 2 Khoản 5 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp; - Chi phí phát sinh trước khi hợp đồng dầu khí có hiệu lực, trừ trường hợp đã được thỏa thuận trong hợp đồng dầu khí hoặc theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; - Các loại hoa hồng dầu khí và các khoản chi khác không tính vào chi phí thu hồi theo hợp đồng; - Chi lãi đối với khoản đầu tư cho tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ và khai thác dầu khí; - Tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại;\ni) Thuế giá trị gia tăng đầu vào đã được khấu trừ, thuế giá trị gia tăng đầu vào của phần giá trị xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi vượt 1,6 tỷ đồng không được khấu trừ, thuế thu nhập doanh nghiệp và các khoản thuế, phí, lệ phí và thu khác không được tính vào chi phí theo quy định của Bộ Tài chính;\nk) Các khoản chi không tương ứng với doanh thu tính thuế, trừ một số trường hợp đặc thù theo hướng dẫn của Bộ Tài chính;\nl) Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ tính thuế, trừ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ cuối kỳ tính thuế, chênh lệch tỷ giá phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản để hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp mới thành lập mà tài sản cố định này chưa đưa vào sản xuất kinh doanh thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. Đối với khoản nợ phải thu, khoản cho vay có gốc ngoại tệ phát sinh trong kỳ, chênh lệch tỷ giá hối đoái được tính vào chi phí được trừ là khoản chênh lệch giữa tỷ giá tại thời điểm thu hồi nợ hoặc thu hồi khoản cho vay với tỷ giá tại thời điểm ghi nhận khoản nợ phải thu hoặc khoản cho vay ban đầu;\nm) Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân; chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (do một cá nhân làm chủ), thù lao trả cho thành viên sáng lập doanh nghiệp mà những người này không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh; tiền lương, tiền công, các khoản hạch toán chi khác để trả cho người lao động nhưng thực tế không chi trả hoặc không có hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật; các khoản chi tiền thưởng, chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty. Chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động nhưng hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm thực tế chưa chi trừ trường hợp doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau liền kề nhằm bảo đảm việc trả lương không bị gián đoạn và không được sử dụng vào mục đích khác. Mức dự phòng hàng năm do doanh nghiệp quyết định nhưng không quá 17% quỹ tiền lương thực hiện (là tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo quy định, không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế). Trường hợp năm trước doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng tiền lương mà sau 6 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính doanh nghiệp chưa sử dụng hoặc sử dụng không hết quỹ dự phòng tiền lương thì doanh nghiệp phải ghi giảm chi phí của năm sau;\nn) Khoản tài trợ, trừ khoản tài trợ cho giáo dục, y tế, nghiên cứu khoa học, khắc phục hậu quả thiên tai, làm nhà đại đoàn kết, nhà tình nghĩa, nhà cho người nghèo, các đối tượng chính sách theo quy định của pháp luật, khoản tài trợ theo chương trình của Nhà nước dành cho các địa phương thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Tổ chức nhận khoản tài trợ cho nghiên cứu khoa học quy định tại điểm này là tổ chức khoa học công nghệ thành lập và hoạt động theo Luật khoa học công nghệ thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ theo quy định của pháp luật về khoa học công nghệ.\no) Phần chi vượt mức 01 triệu đồng/tháng/người để: Trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ cho người lao động; phần vượt mức quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế để trích nộp các quỹ có tính chất an sinh xã hội (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm hưu trí bổ sung bắt buộc), quỹ bảo hiểm y tế và quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động. Khoản chi trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, quỹ có tính chất an sinh xã hội, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ cho người lao động được tính vào chi phí được trừ ngoài việc không vượt mức quy định tại khoản này còn phải được ghi cụ thể điều kiện hưởng và mức hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty;\np) Các khoản chi của hoạt động kinh doanh: Ngân hàng, bảo hiểm, xổ số, chứng khoán và một số hoạt động kinh doanh đặc thù khác theo quy định của Bộ Tài chính;\nq) Tiền chậm nộp thuế theo quy định của Luật quản lý thuế;\nr) Khoản chi liên quan trực tiếp đến việc phát hành cổ phiếu (trừ cổ phiếu thuộc loại nợ phải trả) và cổ tức của cổ phiếu (trừ cổ tức của cổ phiếu thuộc loại nợ phải trả), mua bán cổ phiếu quỹ và các khoản chi khác liên quan trực tiếp đến việc tăng, giảm vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể về chi phí được trừ và không được trừ quy định tại Điều này.", "\"Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế\n...\n2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:\n2.6. Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:\na) Chi tiền lương, tiền công và các khoản phải trả khác cho người lao động doanh nghiệp đã hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế không chi trả hoặc không có chứng từ thanh toán theo quy định của pháp luật.\nb) Các Khoản tiền lương, tiền thưởng cho người lao động không được ghi cụ thể Điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty\n...\nc) Chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động nhưng hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm thực tế chưa chi trừ trường hợp doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau liền kề. Mức dự phòng hàng năm do doanh nghiệp quyết định nhưng không quá 17% quỹ tiền lương thực hiện.\nQuỹ tiền lương thực hiện là tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo quy định (không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế).\nViệc trích lập dự phòng tiền lương phải đảm bảo sau khi trích lập, doanh nghiệp không bị lỗ, nếu doanh nghiệp bị lỗ thì không được trích đủ 17%.\n...\nd) Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (do một cá nhân làm chủ); thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị mà những người này không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh.\n...\"", "“Ngày 18/72022, Cục Thuế TP Hà Nội nhận được công văn số MCHR/CV/01-2022 ngày 14/7/2022 của Công ty TNHH tư vấn MCHR Nhật Việt (sau đây gọi tắt là Công ty) hỏi về chính sách thuế, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau: \n- Căn cứ Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp:\n\"Điều 4, Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau:\n“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế\n1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:\na) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.\nb) Khoản chỉ có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.\nc) Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.\nChứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.\n2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:\nCăn cứ các quy định trên, Cục Thuế TP Hà Nội hướng dẫn nguyên tắc như\nsau:\nTrường hợp Công ty TNHH tư vấn MCHR Nhật Việt chi cho chương trình chiêu sinh để thúc đẩy hoạt động kinh doanh của Công ty thì các khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC.\nTrong quá trình thực hiện chính sách thuế, trường hợp còn vướng mắc, Công ty có thể tham khảo các văn bản hướng dẫn của Cục Thuế TP Hà Nội được đăng tải trên website http://hanoi.gdt.gov.vn hoặc liên hệ với Phòng Thanh tra - Kiểm Tra số 2 để được hỗ trợ giải quyết.”", "Khoản 2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:\na) Khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, trừ phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường;\nb) Khoản tiền phạt do vi phạm hành chính;\nc) Khoản chi được bù đắp bằng nguồn kinh phí khác;\nd) Phần chi phí quản lý kinh doanh do doanh nghiệp nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam vượt mức tính theo phương pháp phân bổ do pháp luật Việt Nam quy định;\nđ) Phần chi vượt mức theo quy định của pháp luật về trích lập dự phòng;\ne) Phần chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa vượt định mức tiêu hao do doanh nghiệp xây dựng, thông báo cho cơ quan thuế và giá thực tế xuất kho;\ng) Phần chi trả lãi tiền vay vốn sản xuất, kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay;\nh) Trích khấu hao tài sản cố định không đúng quy định của pháp luật;\ni) Khoản trích trước vào chi phí không đúng quy định của pháp luật;\nk) Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân; thù lao trả cho sáng lập viên doanh nghiệp không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh; tiền lương, tiền công, các khoản hạch toán khác để trả cho người lao động nhưng thực tế không chi trả hoặc không có hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật;\nl) Chi trả lãi tiền vay vốn tương ứng với phần vốn điều lệ còn thiếu;\nm) Thuế giá trị gia tăng đầu vào đã được khấu trừ, thuế giá trị gia tăng nộp theo phương pháp khấu trừ, thuế thu nhập doanh nghiệp;\nn) Phần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí, chiết khấu thanh toán; chi báo biếu, báo tặng của cơ quan báo chí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh vượt quá 10% tổng số chi được trừ; đối với doanh nghiệp thành lập mới là phần chi vượt quá 15% trong ba năm đầu, kể từ khi được thành lập. Tổng số chi được trừ không bao gồm các khoản chi quy định tại điểm này; đối với hoạt động thương mại, tổng số chi được trừ không bao gồm giá mua của hàng hóa bán ra;\no) Khoản tài trợ, trừ khoản tài trợ cho giáo dục, y tế, khắc phục hậu quả thiên tai và làm nhà tình nghĩa cho người nghèo theo quy định của pháp luật.", "Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp\n...\n5. Điều 9 được sửa đổi, bổ sung như sau:\n“Điều 9. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế\n1. Trừ các khoản chi quy định tại khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi khi xác định thu nhập chịu thuế nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:\na) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; khoản chi cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp; khoản chi thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;\nb) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. Đối với hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, trừ các trường hợp không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật.\n...", "“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế\n2.10. Các khoản chi được trừ sau đây nhưng nếu chi không đúng đối tượng, không đúng mục đích hoặc mức chi vượt quá quy định.\na) Các khoản chi thêm cho lao động nữ được tính vào chi phí được trừ bao gồm:\n- Chi cho công tác đào tạo lại nghề cho lao động nữ trong trường hợp nghề cũ không còn phù hợp phải chuyển đổi sang nghề khác theo quy hoạch phát triển của doanh nghiệp.\nKhoản chi này bao gồm: học phí (nếu có) + chênh lệch tiền lương ngạch bậc (đảm bảo 100% lương cho người đi học).\n- Chi phí tiền lương và phụ cấp (nếu có) cho giáo viên dạy ở nhà trẻ, mẫu giáo do doanh nghiệp tổ chức và quản lý.\n- Chi phí tổ chức khám sức khoẻ thêm trong năm như khám bệnh nghề nghiệp, mãn tính hoặc phụ khoa cho nữ công nhân viên.\n- Chi bồi dưỡng cho lao động nữ sau khi sinh con lần thứ nhất hoặc lần thứ hai.\n- Phụ cấp làm thêm giờ cho lao động nữ trong trường hợp vì lý do khách quan người lao động nữ không nghỉ sau khi sinh con, nghỉ cho con bú mà ở lại làm việc cho doanh nghiệp được trả theo chế độ hiện hành; kể cả trường hợp trả lương theo sản phẩm mà lao động nữ vẫn làm việc trong thời gian không nghỉ theo chế độ.\nb) Các khoản chi thêm cho người dân tộc thiểu số được tính vào chi phí được trừ bao gồm: học phí đi học (nếu có) cộng chênh lệch tiền lương ngạch bậc (đảm bảo 100% lương cho người đi học); tiền hỗ trợ về nhà ở, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người dân tộc thiểu số trong trường hợp chưa được Nhà nước hỗ trợ theo chế độ quy định.\"", "“Trả lời công văn số 19/CV-NH ngày 09/06/2022 của Công ty cổ phần giầy Ngọc Hà (sau đây gọi là Công ty) về việc hướng dẫn chính sách thuế, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:\n- Căn cứ Mục II Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 quy định về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:\n+ Tại Điều 73 quy định:\n\"1, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty): - chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác Cục VH của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.\"\n·Căn cứ Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ\nTài chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ;\n “Điều 4, Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC như sau:\nĐiều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế\n1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh , nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:\na) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.\nb) Khoản chỉ có đủ xoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.\n2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:\n2.1. Khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này.\n2.6. Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:\na) Chỉ tiền lương, tiền công và các khoản phải trả khác cho người lao động doanh nghiệp đã hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế không chi trả hoặc không có chứng từ thanh toán theo quy định của pháp luật.\n…\nd) Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (do một cá nhân làm chủ); thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị và những người này không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh.\n...”\n- Căn cứ Khoản 2 Điều 3 Thông tư số 25/2018/TT-BTC ngày 16/3/2018 của Bộ Tài chính sửa đổi đoạn thứ nhất tại tiết 6 điểm 2.6 Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính) quy định về các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN:\n\"b) Các khoản tiền lương, tiền thưởng cho người lao động không được ghi cụ thể Điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các mô tơ Nau: Hợp đồng lao động, Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty”.\n- Theo hướng dẫn tại công văn số 727/TCT-CS ngày 03/03/2015 của Tổng cục Thuế về chính sách thuế TNDN.\nCăn cứ quy định nêu trên, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến về mặt nguyên tắc như sau:\nTrường hợp Công ty có chi trả các khoản chi tiền lương, tiền công và các khoản phải trả khác cho người lao động mà các khoản chi này được ghi cụ thể trong một trong hồ sơ như: Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; ... và đáp ứng quy định tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 2/6/2015 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi bổ sung tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư số 25/2018/TT-BTC ngày 16/3/2018 của Bộ Tài chính) thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.\nTrường hợp, các chi phí tiền lương, tiền công đã chi cho Giám đốc Công ty TNHH một thành viên (do một cá nhân làm chủ), (không phân biệt có hay không tham gia trực tiếp điều hành sản xuất kinh doanh); thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị mà những người này không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh thì đều thuộc khoản chi phí không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.”", "Khoản 5. Chi phí sản xuất chung đối với doanh nghiệp\na) Chi phí sản xuất chung bao gồm chi phí phục vụ sản xuất, kinh doanh chung phát sinh ở phân xưởng, bộ phận, đội,... phục vụ sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ, gồm: - Chi phí nhân viên phân xưởng: là các khoản tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên quản lý phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất; tiền ăn giữa ca của nhân viên quản lý phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất; khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn được tính theo tỷ lệ quy định hiện hành trên tiền lương phải trả cho nhân viên phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất,... - Chi phí vật liệu dùng cho phân xưởng như vật liệu dùng để sửa chữa, bảo dưỡng tài sản cố định, công cụ, dụng cụ thuộc phân xưởng quản lý và sử dụng, chi phí lán trại tạm thời,... - Chí phí công cụ, dụng cụ: dùng cho hoạt động quản lý của phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất,... - Chi phí khấu hao tài sản cố định dùng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ và tài sản cố định dùng chung cho hoạt động của phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất,... (trường hợp đã tính ở khoản 3 Điều này thì không tính tại khoản này). - Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động của phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất như: chi phí sửa chữa tài sản cố định, chi phí thuê ngoài, chi phí điện, nước, điện thoại, tiền thuê tài sản cố định, chi phí trả cho nhà thầu (nếu có). - Chi phí bằng tiền khác ngoài các chi phí đã kể trên phục vụ cho hoạt động của phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất.\nb) Phương pháp xác định một số khoản chi phí trong chi phí sản xuất chung - Chi phí vật liệu, công cụ, dụng cụ và chi phí nhân công được tính theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. - Chi phí khấu hao tài sản cố định thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.", "Điều 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau:. “Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế\n1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:\na) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.\nb) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.\nc) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng. Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên ghi trên hóa đơn mà đến thời điểm ghi nhận chi phí, doanh nghiệp chưa thanh toán thì doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp khi thanh toán doanh nghiệp không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì doanh nghiệp phải kê khai, điều chỉnh giảm chi phí đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kể cả trong trường hợp cơ quan thuế và các cơ quan chức năng đã có quyết định thanh tra, kiểm tra kỳ tính thuế có phát sinh khoản chi phí này). Đối với các hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ đã thanh toán bằng tiền mặt phát sinh trước thời điểm Thông tư số 78/2014/TT-BTC có hiệu lực thi hành thì không phải điều chỉnh lại theo quy định tại Điểm này. Ví dụ 7: Tháng 8 năm 2014 doanh nghiệp A có mua hàng hóa đã có hóa đơn và giá trị ghi trên hóa đơn là 30 triệu đồng nhưng chưa thanh toán. Trong kỳ tính thuế năm 2014, doanh nghiệp A đã tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế đối với giá trị mua hàng hóa này. Sang năm 2015, doanh nghiệp A có thực hiện thanh toán giá trị mua hàng hóa này bằng tiền mặt do vậy doanh nghiệp A phải kê khai, điều chỉnh giảm chi phí đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kỳ tính thuế năm 2015). Trường hợp doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và có hóa đơn in trực tiếp từ máy tính tiền theo quy định của pháp luật về hóa đơn; hóa đơn này nếu có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì doanh nghiệp căn cứ vào hóa đơn này và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt của doanh nghiệp để tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và có hóa đơn in trực tiếp từ máy tính tiền theo quy định của pháp luật về hóa đơn; hóa đơn này nếu có giá trị dưới 20 triệu đồng và có thanh toán bằng tiền mặt thì doanh nghiệp căn cứ vào hóa đơn này và chứng từ thanh toán bằng tiền mặt của doanh nghiệp để tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.\n2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:\n2.1. Khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này. Trường hợp doanh nghiệp có chi phí liên quan đến phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế, cụ thể như sau: Doanh nghiệp phải tự xác định rõ tổng giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật. Phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường được xác định bằng tổng giá trị tổn thất trừ phần giá trị doanh nghiệp bảo hiểm hoặc tổ chức, cá nhân khác phải bồi thường theo quy định của pháp luật.\na) Hồ sơ đối với tài sản, hàng hóa bị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn được tính vào chi phí được trừ như sau: - Biên bản kiểm kê giá trị tài sản, hàng hóa bị tổn thất do doanh nghiệp lập. Biên bản kiểm kê giá trị tài sản, hàng hóa tổn thất phải xác định rõ giá trị tài sản, hàng hóa bị tổn thất, nguyên nhân tổn thất, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân về những tổn thất; chủng loại, số lượng, giá trị tài sản, hàng hóa có thể thu hồi được (nếu có); bảng kê xuất nhập tồn hàng hóa bị tổn thất có xác nhận do đại diện hợp pháp của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật. - Hồ sơ bồi thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường (nếu có). - Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường (nếu có).\nb) Hàng hóa bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên, hàng hóa hết hạn sử dụng, không được bồi thường thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Hồ sơ đối với hàng hóa bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên, hàng hóa hết hạn sử dụng, được tính vào chi phí được trừ như sau: - Biên bản kiểm kê giá trị hàng hóa bị hư hỏng do doanh nghiệp lập. Biên bản kiểm kê giá trị hàng hóa hư hỏng phải xác định rõ giá trị hàng hóa bị hư hỏng, nguyên nhân hư hỏng; chủng loại, số lượng, giá trị hàng hóa có thể thu hồi được (nếu có) kèm theo bảng kê xuất nhập tồn hàng hóa bị hư hỏng có xác nhận do đại diện hợp pháp của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật. - Hồ sơ bồi thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường (nếu có). - Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường (nếu có).\nc) Hồ sơ nêu trên được lưu tại doanh nghiệp và xuất trình với cơ quan thuế khi cơ quan thuế yêu cầu.\n2.2. Chi khấu hao tài sản cố định thuộc một trong các trường hợp sau:\na) Chi khấu hao đối với tài sản cố định không sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Riêng tài sản cố định phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, cơ sở đào tạo, dạy nghề, thư viện, nhà trẻ, khu thể thao và các thiết bị, nội thất đủ điều kiện là tài sản cố định lắp đặt trong các công trình nêu trên; bể chứa nước sạch, nhà để xe; xe đưa đón người lao động, nhà ở trực tiếp cho người lao động; chi phí xây dựng cơ sở vật chất, chi phí mua sắm máy, thiết bị là tài sản cố định dùng để tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp được trích khấu hao tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.\nb) Chi khấu hao đối với tài sản cố định không có giấy tờ chứng minh thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (trừ tài sản cố định thuê mua tài chính).\nc) Chi khấu hao đối với tài sản cố định không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp theo chế độ quản lý tài sản cố định và hạch toán kế toán hiện hành.\nd) Phần trích khấu hao vượt mức quy định hiện hành của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định. Doanh nghiệp thực hiện thông báo phương pháp trích khấu hao tài sản cố định mà doanh nghiệp lựa chọn áp dụng với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi thực hiện trích khấu hao (ví dụ: thông báo lựa chọn thực hiện phương pháp khấu hao đường thẳng...). Hàng năm doanh nghiệp trích khấu hao tài sản cố định theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định kể cả trường hợp khấu hao nhanh (nếu đáp ứng điều kiện). Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả kinh tế cao được trích khấu hao nhanh nhưng tối đa không quá 2 lần mức khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng để nhanh chóng đổi mới công nghệ đối với một số tài sản cố định theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định. Khi thực hiện trích khấu hao nhanh, doanh nghiệp phải đảm bảo kinh doanh có lãi. Tài sản cố định góp vốn, tài sản cố định điều chuyển khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình có đánh giá lại theo quy định thì doanh nghiệp nhận tài sản cố định này được tính khấu hao vào chi phí được trừ theo nguyên giá đánh giá lại. Đối với loại tài sản khác không đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định có góp vốn, điều chuyển khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình và tài sản này có đánh giá lại theo quy định thì doanh nghiệp nhận tài sản này được tính vào chi phí hoặc phân bổ dần vào chi phí được trừ theo giá đánh giá lại. Đối với tài sản cố định tự làm nguyên giá tài sản cố định được trích khấu hao tính vào chi phí được trừ là tổng các chi phí sản xuất để hình thành nên tài sản đó. Đối với tài sản là công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, ... không đáp ứng đủ điều kiện xác định là tài sản cố định theo quy định thì chi phí mua tài sản nêu trên được phân bổ dần vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng tối đa không quá 3 năm.\nđ) Khấu hao đối với tài sản cố định đã khấu hao hết giá trị.\ne) Một số trường hợp cụ thể được xác định như sau: - Không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế: Phần trích khấu hao tương ứng với nguyên giá vượt trên 1,6 tỷ đồng/xe đối với ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ: ô tô dùng cho kinh doanh vận tải hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn; ô tô dùng để làm mẫu và lái thử cho kinh doanh ô tô); phần trích khấu hao đối với tài sản cố định là tàu bay dân dụng, du thuyền không sử dụng kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn. Ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống chuyên kinh doanh vận tải hành khách, du lịch và khách sạn là các ô tô được đăng ký tên doanh nghiệp mà doanh nghiệp này trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký một trong các ngành nghề: vận tải hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn và được cấp phép kinh doanh theo quy định tại các văn bản pháp luật về kinh doanh vận tải, hành khách, du lịch, khách sạn. Tàu bay dân dụng và du thuyền không sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách, khách du lịch là tàu bay dân dụng, du thuyền của các doanh nghiệp đăng ký và hạch toán trích khấu hao tài sản cố định nhưng trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của doanh nghiệp không đăng ký ngành nghề vận tải hàng hoá, vận tải hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn. Trường hợp doanh nghiệp có chuyển nhượng, thanh lý xe ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống thì giá trị còn lại của xe được xác định bằng nguyên giá thực mua tài sản cố định trừ (-) số khấu hao lũy kế của tài sản cố định theo chế độ quản lý sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định tính đến thời điểm chuyển nhượng, thanh lý xe. Ví dụ 8: Doanh nghiệp A có mua xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi có nguyên giá là 6 tỷ đồng, công ty trích khấu hao 1 năm sau đó thực hiện thanh lý. Số khấu hao theo chế độ quản lý sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định là 1 tỷ đồng (thời gian trích khấu hao là 6 năm theo văn bản về khấu hao tài sản cố định). Số trích khấu hao theo chính sách thuế được tính vào chi phí được trừ là 1,6 tỷ đồng/6 năm = 267 triệu đồng. Doanh nghiệp A thanh lý bán xe là 5 tỷ đồng. Thu nhập từ thanh lý xe: 5 tỷ đồng - (6 tỷ đồng - 1 tỷ đồng) = 0 đồng - Khấu hao đối với công trình trên đất vừa sử dụng cho sản xuất kinh doanh vừa sử dụng cho mục đích khác thì không được tính khấu hao vào chi phí được trừ đối với giá trị công trình trên đất tương ứng phần diện tích không sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Trường hợp doanh nghiệp có công trình trên đất như trụ sở văn phòng, nhà xưởng, cửa hàng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì doanh nghiệp được trích khấu hao tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo đúng mức trích khấu hao và thời gian sử dụng tài sản cố định quy định hiện hành của Bộ Tài chính đối với các công trình này nếu đáp ứng các điều kiện như sau: + Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên doanh nghiệp (trong trường hợp đất thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp) hoặc có hợp đồng thuê đất, mượn đất giữa doanh nghiệp với đơn vị, cá nhân có đất và đại diện doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của hợp đồng (trong trường hợp đất đi thuê hoặc đi mượn). + Hóa đơn thanh toán khối lượng công trình xây dựng bàn giao kèm theo hợp đồng xây dựng công trình, thanh lý hợp đồng, quyết toán giá trị công trình xây dựng mang tên, địa chỉ và mã số thuế của doanh nghiệp. + Công trình trên đất được quản lý, theo dõi hạch toán theo quy định hiện hành về quản lý tài sản cố định. - Trường hợp tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp đang dùng cho sản xuất kinh doanh nhưng phải tạm thời dừng do sản xuất theo mùa vụ với thời gian dưới 09 tháng; tạm thời dừng để sửa chữa, để di dời di chuyển địa điểm, để bảo trì, bảo dưỡng theo định kỳ, với thời gian dưới 12 tháng, sau đó tài sản cố định tiếp tục đưa vào phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì trong khoảng thời gian tạm dừng đó, doanh nghiệp được trích khấu hao và khoản chi phí khấu hao tài sản cố định trong thời gian tạm dừng được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Doanh nghiệp phải lưu giữ và cung cấp đầy đủ hồ sơ, lý do của việc tạm dừng tài sản cố định khi cơ quan thuế yêu cầu. - Quyền sử dụng đất lâu dài không được trích khấu hao và phân bổ vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế; Quyền sử dụng đất có thời hạn nếu có đầy đủ hóa đơn chứng từ và thực hiện đúng các thủ tục theo quy định của pháp luật, có tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì được phân bổ dần vào chi phí được trừ theo thời hạn được phép sử dụng đất ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bao gồm cả trường hợp dừng hoạt động để sửa chữa, đầu tư xây dựng mới). Trường hợp doanh nghiệp mua tài sản cố định hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất lâu dài thì giá trị quyền sử dụng đất phải xác định riêng và ghi nhận là tài sản cố định vô hình; Tài sản cố định hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc thì nguyên giá là giá mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản cố định hữu hình vào sử dụng. Giá trị quyền sử dụng đất được xác định theo giá ghi trên hợp đồng mua bất động sản (tài sản) phù hợp với giá thị trường nhưng không được thấp hơn giá đất tại bảng giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định tại thời điểm mua tài sản. Trường hợp doanh nghiệp mua tài sản cố định hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất lâu dài không tách riêng được giá trị quyền sử dụng đất thì giá trị quyền sử dụng được xác định theo giá do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định tại thời điểm mua tài sản.\n2.3. Phần chi vượt định mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá đối với một số nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa đã được Nhà nước ban hành định mức.\n2.4. Chi phí của doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ (không có hóa đơn, được phép lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01/TNDN kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC) nhưng không lập Bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán cho người bán hàng, cung cấp dịch vụ trong các trường hợp: - Mua hàng hóa là nông, lâm, thủy sản của người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra; - Mua sản phẩm thủ công làm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, song, mây, rơm, vỏ dừa, sọ dừa hoặc nguyên liệu tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp của người sản xuất thủ công không kinh doanh trực tiếp bán ra; - Mua đất, đá, cát, sỏi của hộ, cá nhân tự khai thác trực tiếp bán ra; - Mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt; - Mua tài sản, dịch vụ của hộ, cá nhân không kinh doanh trực tiếp bán ra; - Mua hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, hộ kinh doanh (không bao gồm các trường hợp nêu trên) có mức doanh thu dưới ngưỡng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng (100 triệu đồng/năm). Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ do người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực. Doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ được phép lập Bảng kê và được tính vào chi phí được trừ. Các khoản chi phí này không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Trường hợp giá mua hàng hóa, dịch vụ trên bảng kê cao hơn giá thị trường tại thời điểm mua hàng thì cơ quan thuế căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm mua hàng, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự trên thị trường xác định lại mức giá để tính lại chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.\n2.5. Chi tiền thuê tài sản của cá nhân không có đầy đủ hồ sơ, chứng từ dưới đây: - Trường hợp doanh nghiệp thuê tài sản của cá nhân thì hồ sơ để xác định chi phí được trừ là hợp đồng thuê tài sản và chứng từ trả tiền thuê tài sản. - Trường hợp doanh nghiệp thuê tài sản của cá nhân mà tại hợp đồng thuê tài sản có thoả thuận doanh nghiệp nộp thuế thay cho cá nhân thì hồ sơ để xác định chi phí được trừ là hợp đồng thuê tài sản, chứng từ trả tiền thuê tài sản và chứng từ nộp thuế thay cho cá nhân. - Trường hợp doanh nghiệp thuê tài sản của cá nhân mà tại hợp đồng thuê tài sản có thỏa thuận tiền thuê tài sản chưa bao gồm thuế (thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân) và doanh nghiệp nộp thuế thay cho cá nhân thì doanh nghiệp được tính vào chí phí được trừ tổng số tiền thuê tài sản bao gồm cả phần thuế nộp thay cho cá nhân.\n2.6. Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:\na) Chi tiền lương, tiền công và các khoản phải trả khác cho người lao động doanh nghiệp đã hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế không chi trả hoặc không có chứng từ thanh toán theo quy định của pháp luật.\nb) Các khoản tiền lương, tiền thưởng, chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty. - Trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng lao động với người nước ngoài trong đó có ghi khoản chi về tiền học cho con của người nước ngoài học tại Việt Nam theo bậc học từ mầm non đến trung học phổ thông được doanh nghiệp trả có tính chất tiền lương, tiền công và có đầy đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. - Trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng lao động với người lao động trong đó có ghi khoản chi về tiền nhà do doanh nghiệp trả cho người lao động, khoản chi trả này có tính chất tiền lương, tiền công và có đầy đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. - Trường hợp doanh nghiệp Việt Nam ký hợp đồng với doanh nghiệp nước ngoài trong đó nêu rõ doanh nghiệp Việt Nam phải chịu các chi phí về chỗ ở cho các chuyên gia nước ngoài trong thời gian công tác ở Việt Nam thì tiền thuê nhà cho các chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam do doanh nghiệp Việt Nam chi trả được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.\nc) Chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động nhưng hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm thực tế chưa chi trừ trường hợp doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau liền kề. Mức dự phòng hàng năm do doanh nghiệp quyết định nhưng không quá 17% quỹ tiền lương thực hiện. Quỹ tiền lương thực hiện là tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo quy định (không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế). Việc trích lập dự phòng tiền lương phải đảm bảo sau khi trích lập, doanh nghiệp không bị lỗ, nếu doanh nghiệp bị lỗ thì không được trích đủ 17%. Trường hợp năm trước doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng tiền lương mà sau 6 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính doanh nghiệp chưa sử dụng hoặc sử dụng không hết quỹ dự phòng tiền lương thì doanh nghiệp phải tính giảm chi phí của năm sau. Ví dụ 9: Khi nộp hồ sơ quyết toán thuế năm 2014, DN A có trích quỹ dự phòng tiền lương là 10 tỷ đồng, đến ngày 30/06/2015 (đối với trường hợp doanh nghiệp áp dụng kỳ tính thuế theo năm dương lịch), DN A mới chi số tiền từ quỹ dự phòng tiền lương năm 2014 là 7 tỷ đồng thì DN A phải tính giảm chi phí tiền lương năm sau (năm 2015) là 3 tỷ đồng (10 tỷ – 7 tỷ). Khi lập hồ sơ quyết toán năm 2015 nếu DN A có nhu cầu trích lập thì tiếp tục trích lập quỹ dự phòng tiền lương theo quy định.\nd) Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (do một cá nhân làm chủ); thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị mà những người này không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh.\n2.7. Phần chi trang phục bằng hiện vật cho người lao động không có hóa đơn, chứng từ. Phần chi trang phục bằng tiền cho người lao động vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm. Trường hợp doanh nghiệp có chi trang phục cả bằng tiền và hiện vật cho người lao động để được tính vào chi phí được trừ thì mức chi tối đa đối với chi bằng tiền không vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm, bằng hiện vật phải có hóa đơn, chứng từ. Đối với những ngành kinh doanh có tính chất đặc thù thì chi phí này được thực hiện theo quy định cụ thể của Bộ Tài chính.\n2.8. Chi thưởng sáng kiến, cải tiến mà doanh nghiệp không có quy chế quy định cụ thể về việc chi thưởng sáng kiến, cải tiến, không có hội đồng nghiệm thu sáng kiến, cải tiến.\n2.9. Chi phụ cấp tàu xe đi nghỉ phép không đúng theo quy định của Bộ Luật Lao động. Chi phụ cấp cho người lao động đi công tác, chi phí đi lại và tiền thuê chỗ ở cho người lao động đi công tác nếu có đầy đủ hóa đơn, chứng từ được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp doanh nghiệp có khoán tiền đi lại, tiền ở, phụ cấp cho người lao động đi công tác và thực hiện đúng theo quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp thì được tính vào chi phí được trừ khoản chi khoán tiền đi lại, tiền ở, tiền phụ cấp. Trường hợp doanh nghiệp cử người lao động đi công tác (bao gồm công tác trong nước và công tác nước ngoài) nếu có phát sinh chi phí từ 20 triệu đồng trở lên, chi phí mua vé máy bay mà các khoản chi phí này được thanh toán bằng thẻ ngân hàng của cá nhân thì đủ điều kiện là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt và tính vào chi phí được trừ nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau: - Có hóa đơn, chứng từ phù hợp do người cung cấp hàng hóa, dịch vụ giao xuất. - Doanh nghiệp có quyết định hoặc văn bản cử người lao động đi công tác. - Quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp cho phép người lao động được phép thanh toán khoản công tác phí, mua vé máy bay bằng thẻ ngân hàng do cá nhân là chủ thẻ và khoản chi này sau đó được doanh nghiệp thanh toán lại cho người lao động. Trường hợp doanh nghiệp có mua vé máy bay qua website thương mại điện tử cho người lao động đi công tác để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì chứng từ làm căn cứ để tính vào chi phí được trừ là vé máy bay điện tử, thẻ lên máy bay (boarding pass) và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt của doanh nghiệp có cá nhân tham gia hành trình vận chuyển. Trường hợp doanh nghiệp không thu hồi được thẻ lên máy bay của người lao động thì chứng từ làm căn cứ để tính vào chi phí được trừ là vé máy bay điện tử, quyết định hoặc văn bản cử người lao động đi công tác và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt của doanh nghiệp có cá nhân tham gia hành trình vận chuyển.\n2.10. Các khoản chi được trừ sau đây nhưng nếu chi không đúng đối tượng, không đúng mục đích hoặc mức chi vượt quá quy định.\na) Các khoản chi thêm cho lao động nữ được tính vào chi phí được trừ bao gồm: - Chi cho công tác đào tạo lại nghề cho lao động nữ trong trường hợp nghề cũ không còn phù hợp phải chuyển đổi sang nghề khác theo quy hoạch phát triển của doanh nghiệp. Khoản chi này bao gồm: học phí (nếu có) + chênh lệch tiền lương ngạch bậc (đảm bảo 100% lương cho người đi học). - Chi phí tiền lương và phụ cấp (nếu có) cho giáo viên dạy ở nhà trẻ, mẫu giáo do doanh nghiệp tổ chức và quản lý. - Chi phí tổ chức khám sức khoẻ thêm trong năm như khám bệnh nghề nghiệp, mãn tính hoặc phụ khoa cho nữ công nhân viên. - Chi bồi dưỡng cho lao động nữ sau khi sinh con lần thứ nhất hoặc lần thứ hai. - Phụ cấp làm thêm giờ cho lao động nữ trong trường hợp vì lý do khách quan người lao động nữ không nghỉ sau khi sinh con, nghỉ cho con bú mà ở lại làm việc cho doanh nghiệp được trả theo chế độ hiện hành; kể cả trường hợp trả lương theo sản phẩm mà lao động nữ vẫn làm việc trong thời gian không nghỉ theo chế độ.\nb) Các khoản chi thêm cho người dân tộc thiểu số được tính vào chi phí được trừ bao gồm: học phí đi học (nếu có) cộng chênh lệch tiền lương ngạch bậc (đảm bảo 100% lương cho người đi học); tiền hỗ trợ về nhà ở, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người dân tộc thiểu số trong trường hợp chưa được Nhà nước hỗ trợ theo chế độ quy định.\n2.11. Phần chi vượt mức 01 triệu đồng/tháng/người để: Trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động. Khoản trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, cho người lao động được tính vào chi phí được trừ ngoài việc không vượt mức quy định tại điểm này còn phải được ghi cụ thể điều kiện hưởng và mức hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty. Doanh nghiệp không được tính vào chi phí đối với các khoản chi cho chương trình tự nguyện nêu trên nếu doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về bảo hiểm bắt buộc cho người lao động (kể cả trường hợp nợ tiền bảo hiểm bắt buộc).\n2.12. Khoản chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động không theo đúng quy định hiện hành.\n2.13. Chi đóng góp hình thành nguồn chi phí quản lý cho cấp trên.\n2.14. Phần chi đóng góp vào các quỹ của Hiệp hội (các Hiệp hội này được thành lập theo quy định của pháp luật) vượt quá mức quy định của Hiệp hội.\n2.15. Chi trả tiền điện, tiền nước đối với những hợp đồng điện nước do chủ sở hữu là hộ gia đình, cá nhân cho thuê địa điểm sản xuất, kinh doanh ký trực tiếp với đơn vị cung cấp điện, nước không có đủ chứng từ thuộc một trong các trường hợp sau:\na) Trường hợp doanh nghiệp thuê địa điểm sản xuất kinh doanh trực tiếp thanh toán tiền điện, nước cho nhà cung cấp điện, nước không có các hoá đơn thanh toán tiền điện, nước và hợp đồng thuê địa điểm sản xuất kinh doanh.\nb) Trường hợp doanh nghiệp thuê địa điểm sản xuất kinh doanh thanh toán tiền điện, nước với chủ sở hữu cho thuê địa điểm sản xuất kinh doanh không có chứng từ thanh toán tiền điện, nước đối với người cho thuê địa điểm sản xuất kinh doanh phù hợp với số lượng điện, nước thực tế tiêu thụ và hợp đồng thuê địa điểm sản xuất kinh doanh.\n2.16. Phần chi phí thuê tài sản cố định vượt quá mức phân bổ theo số năm mà bên đi thuê trả tiền trước. Ví dụ 10: Doanh nghiệp A thuê tài sản cố định trong 4 năm với số tiền thuê là: 400 triệu đồng và thanh toán một lần. Chi phí thuê tài sản cố định được hạch toán vào chi phí hàng năm là 100 triệu đồng. Chi phí thuê tài sản cố định hàng năm vượt trên 100 triệu đồng thì phần vượt trên 100 triệu đồng không được tính vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế. Đối với chi phí sửa chữa tài sản cố định đi thuê mà trong hợp đồng thuê tài sản quy định bên đi thuê có trách nhiệm sửa chữa tài sản trong thời gian thuê thì chi phí sửa chữa tài sản cố định đi thuê được phép hạch toán vào chi phí hoặc phân bổ dần vào chi phí nhưng thời gian tối đa không quá 03 năm. Trường hợp doanh nghiệp có chi các khoản chi phí để có các tài sản không thuộc tài sản cố định: chi về mua và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấy phép chuyển giao công nghệ, nhãn hiệu thương mại, lợi thế kinh doanh, quyền sử dụng thương hiệu... thì các khoản chi này được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh nhưng tối đa không quá 03 năm. Trường hợp doanh nghiệp có góp vốn bằng giá trị lợi thế kinh doanh, giá trị quyền sử dụng thương hiệu thì giá trị lợi thế kinh doanh, giá trị quyền sử dụng thương hiệu góp vốn không tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.\n2.17. Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.\n2.18. Chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ (đối với doanh nghiệp tư nhân là vốn đầu tư) đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh. Chi trả lãi tiền vay trong quá trình đầu tư đã được ghi nhận vào giá trị của tài sản, giá trị công trình đầu tư. Trường hợp doanh nghiệp đã góp đủ vốn điều lệ, trong quá trình kinh doanh có khoản chi trả lãi tiền vay để đầu tư vào doanh nghiệp khác thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Chi trả lãi tiền vay tương ứng với vốn điều lệ còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế được xác định như sau: - Trường hợp số tiền vay nhỏ hơn hoặc bằng số vốn điều lệ còn thiếu thì toàn bộ lãi tiền vay là khoản chi không được trừ. - Trường hợp số tiền vay lớn hơn số vốn điều lệ còn thiếu theo tiến độ góp vốn: + Nếu doanh nghiệp phát sinh nhiều khoản vay thì khoản chi trả lãi tiền vay không được trừ bằng tỷ lệ (%) giữa vốn điều lệ còn thiếu trên tổng số tiền vay nhân (x) tổng số lãi vay. + Nếu doanh nghiệp chỉ phát sinh một khoản vay thì khoản chi trả lãi tiền không được trừ bằng số vốn điều lệ còn thiếu nhân (x) lãi suất của khoản vay nhân (x) thời gian góp vốn điều lệ còn thiếu. (Lãi vay thực hiện theo quy định tại điểm 2.17 Điều này)\n2.19. Trích, lập và sử dụng các khoản dự phòng không theo đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính về trích lập dự phòng: dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp và dự phòng rủi ro nghề nghiệp của doanh nghiệp thẩm định giá, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kiểm toán độc lập.\n2.20. Các khoản chi phí trích trước theo kỳ hạn, theo chu kỳ mà đến hết kỳ hạn, hết chu kỳ chưa chi hoặc chi không hết. Các khoản trích trước bao gồm: trích trước về sửa chữa lớn tài sản cố định theo chu kỳ, các khoản trích trước đối với hoạt động đã tính doanh thu nhưng còn tiếp tục phải thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng (kể cả trường hợp doanh nghiệp có hoạt động cho thuê tài sản, hoạt động kinh doanh dịch vụ trong nhiều năm nhưng có thu tiền trước của khách hàng và đã tính toàn bộ vào doanh thu của năm thu tiền) và các khoản trích trước khác. Trường hợp doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh đã ghi nhận doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng chưa phát sinh đầy đủ chi phí thì được trích trước các khoản chi phí theo quy định vào chi phí được trừ tương ứng với doanh thu đã ghi nhận khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Khi kết thúc hợp đồng, doanh nghiệp phải tính toán xác định chính xác số chi phí thực tế căn cứ các hoá đơn, chứng từ hợp pháp thực tế đã phát sinh để điều chỉnh tăng chi phí (trường hợp chi phí thực tế phát sinh lớn hơn số đã trích trước) hoặc giảm chi phí (trường hợp chi phí thực tế phát sinh nhỏ hơn số đã trích trước) vào kỳ tính thuế kết thúc hợp đồng. Đối với những tài sản cố định việc sửa chữa có tính chu kỳ thì doanh nghiệp được trích trước chi phí sửa chữa theo dự toán vào chi phí hàng năm. Nếu số thực chi sửa chữa lớn hơn số trích theo dự toán thì doanh nghiệp được tính thêm vào chi phí được trừ số chênh lệch này.\n2.21. Lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ tính thuế bao gồm chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư cuối năm là: tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, các khoản nợ phải thu có gốc ngoại tệ (trừ lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ cuối kỳ tính thuế). Trong giai đoạn đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp mới thành lập, chưa đi vào hoạt động, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi thanh toán các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ để thực hiện đầu tư xây dựng và chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi đánh giá lại các khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính được phản ánh riêng biệt. Khi tài sản cố định hoàn thành đầu tư xây dựng đưa vào sử dụng thì chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong giai đoạn đầu tư xây dựng (sau khi bù trừ số chênh lệch tăng và chênh lệch giảm) được phân bổ dần vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính, thời gian phân bổ không quá 5 năm kể từ khi công trình đưa vào hoạt động. Trong giai đoạn sản xuất, kinh doanh, kể cả việc đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp đang hoạt động, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh từ các giao dịch bằng ngoại tệ của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ sẽ được hạch toán vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính trong năm tài chính. Đối với khoản nợ phải thu và khoản cho vay có gốc ngoại tệ phát sinh trong kỳ, chênh lệch tỷ giá hối đoái được tính vào chi phí được trừ là khoản chênh lệch giữa tỷ giá tại thời điểm phát sinh thu hồi nợ hoặc thu hồi khoản cho vay với tỷ giá tại thời điểm ghi nhận khoản nợ phải thu hoặc khoản cho vay ban đầu.\n2.22. Chi tài trợ cho giáo dục (bao gồm cả chi tài trợ cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp) không đúng đối tượng quy định tại tiết a điểm này hoặc không có hồ sơ xác định khoản tài trợ nêu tại tiết b dưới đây:\na) Tài trợ cho giáo dục gồm: tài trợ cho các trường học công lập, dân lập và tư thục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định của pháp luật về giáo dục mà khoản tài trợ này không phải là để góp vốn, mua cổ phần trong các trường học; Tài trợ cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, học tập và hoạt động của trường học; Tài trợ cho các hoạt động thường xuyên của trường; Tài trợ học bổng cho học sinh, sinh viên thuộc các cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở sở giáo dục đại học được quy định tại Luật Giáo dục (tài trợ trực tiếp cho học sinh, sinh viên hoặc thông qua các cơ sở giáo dục, thông qua các cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ theo quy định của pháp luật); Tài trợ cho các cuộc thi về các môn học được giảng dạy trong trường học mà đối tượng tham gia dự thi là người học; tài trợ để thành lập các Quỹ khuyến học giáo dục theo quy định của pháp luật về giáo dục đào tạo.\nb) Hồ sơ xác định khoản tài trợ cho giáo dục gồm: Biên bản xác nhận khoản tài trợ có chữ ký của người đại diện cơ sở kinh doanh là nhà tài trợ, đại diện của cơ sở giáo dục hợp pháp là đơn vị nhận tài trợ, học sinh, sinh viên (hoặc cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ) nhận tài trợ (theo mẫu số 03/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC); kèm theo hoá đơn, chứng từ mua hàng hoá (nếu tài trợ bằng hiện vật) hoặc chứng từ chi tiền (nếu tài trợ bằng tiền).\n2.23. Chi tài trợ cho y tế không đúng đối tượng quy định tại tiết a điểm này hoặc không có hồ sơ xác định khoản tài trợ nêu tại tiết b dưới đây:\na) Tài trợ cho y tế gồm: tài trợ cho các cơ sở y tế được thành lập theo quy định pháp luật về y tế mà khoản tài trợ này không phải là để góp vốn, mua cổ phần trong các bệnh viện, trung tâm y tế đó; tài trợ thiết bị y tế, dụng cụ y tế, thuốc chữa bệnh; tài trợ cho các hoạt động thường xuyên của bệnh viện, trung tâm y tế; chi tài trợ bằng tiền cho người bị bệnh thông qua một cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ theo quy định của pháp luật.\nb) Hồ sơ xác định khoản tài trợ cho y tế gồm: Biên bản xác nhận khoản tài trợ có chữ ký của người đại diện doanh nghiệp là nhà tài trợ, đại diện của đơn vị nhận tài trợ (hoặc cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ) theo mẫu số 04/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC kèm theo hoá đơn, chứng từ mua hàng hoá (nếu tài trợ bằng hiện vật) hoặc chứng từ chi tiền (nếu tài trợ bằng tiền).\n2.24. Chi tài trợ cho việc khắc phục hậu quả thiên tai không đúng đối tượng quy định tại tiết a điểm này hoặc không có hồ sơ xác định khoản tài trợ nêu tại tiết b dưới đây:\na) Tài trợ cho khắc phục hậu quả thiên tai gồm: tài trợ bằng tiền hoặc hiện vật để khắc phục hậu quả thiên tai trực tiếp cho tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật; cá nhân bị thiệt hại do thiên tai thông qua một cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ theo quy định của pháp luật.\nb) Hồ sơ xác định khoản tài trợ cho việc khắc phục hậu quả thiên tai gồm: Biên bản xác nhận khoản tài trợ có chữ ký của người đại diện doanh nghiệp là nhà tài trợ, đại diện của tổ chức bị thiệt hại do thiên tai (hoặc cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ) là đơn vị nhận tài trợ (theo mẫu số 05/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC) kèm theo hoá đơn, chứng từ mua hàng hoá (nếu tài trợ bằng hiện vật) hoặc chứng từ chi tiền (nếu tài trợ bằng tiền).\n2.25. Chi tài trợ làm nhà cho người nghèo không đúng đối tượng quy định tại tiết a điểm này; Chi tài trợ làm nhà tình nghĩa, làm nhà cho người nghèo, làm nhà đại đoàn kết theo quy định của pháp luật không có hồ sơ xác định khoản tài trợ nêu tại tiết b dưới đây:\na) Đối với chi tài trợ làm nhà cho người nghèo thì đối tượng nhận tài trợ là hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Hình thức tài trợ: tài trợ bằng tiền hoặc hiện vật để xây nhà cho hộ nghèo bằng cách trực tiếp hoặc thông qua một cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ theo quy định của pháp luật.\nb) Hồ sơ xác định khoản tài trợ làm nhà tình nghĩa, làm nhà cho người nghèo, làm nhà đại đoàn kết gồm: Biên bản xác nhận khoản tài trợ có chữ ký của người đại diện doanh nghiệp là nhà tài trợ, người được hưởng tài trợ là bên nhận tài trợ (theo mẫu số 06/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC); văn bản xác nhận hộ nghèo của chính quyền địa phương (đối với tài trợ làm nhà cho người nghèo); hoá đơn, chứng từ mua hàng hoá (nếu tài trợ bằng hiện vật) hoặc chứng từ chi tiền (nếu tài trợ bằng tiền). Trường hợp bên nhận tài trợ là cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ thì hồ sơ xác định khoản tài trợ bao gồm: Biên bản xác nhận khoản tài trợ có chữ ký của người đại diện doanh nghiệp là nhà tài trợ và cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ là bên nhận tài trợ; hoá đơn, chứng từ mua hàng hoá (nếu tài trợ bằng hiện vật) hoặc chứng từ chi tiền (nếu tài trợ bằng tiền).\n2.26. Chi tài trợ nghiên cứu khoa học không đúng quy định; chi tài trợ cho các đối tượng chính sách không theo quy định của pháp luật; chi tài trợ không theo chương trình của Nhà nước dành cho các địa phương thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Chi tài trợ theo chương trình của Nhà nước là chương trình được Chính phủ quy định thực hiện ở các địa phương thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (bao gồm cả khoản tài trợ của doanh nghiệp cho việc xây dựng cầu mới dân sinh ở địa bàn kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn theo Đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt). Chi tài trợ cho các đối tượng chính sách thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan. Hồ sơ xác định khoản tài trợ theo chương trình của Nhà nước dành cho các địa phương thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; Tài trợ của doanh nghiệp cho việc xây dựng cầu mới dân sinh ở địa bàn kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn theo Đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Tài trợ cho các đối tượng chính sách theo quy định của pháp luật gồm: Biên bản xác nhận khoản tài trợ có chữ ký của người đại diện doanh nghiệp là nhà tài trợ, người được hưởng tài trợ (hoặc cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ) là bên nhận tài trợ (theo mẫu số 07/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC); hoá đơn, chứng từ mua hàng hoá (nếu tài trợ bằng hiện vật) hoặc chứng từ chi tiền (nếu tài trợ bằng tiền). Các quy định về nghiên cứu khoa học và thủ tục, hồ sơ tài trợ cho nghiên cứu khoa học thực hiện theo quy định tại Luật khoa học và công nghệ và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn có liên quan.\n2.27. Phần chi phí quản lý kinh doanh do công ty ở nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam vượt mức chi phí tính theo công thức sau: Chi phí quản lý kinh doanh do công ty ở nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam trong kỳ tính thuế = Doanh thu tính thuế của cơ sở thường trú tại Việt Nam trong kỳ tính thuế x Tổng số chi phí quản lý kinh doanh của công ty ở nước ngoài trong kỳ tính thuế. Tổng doanh thu của công ty ở nước ngoài, bao gồm cả doanh thu của các cơ sở thường trú ở các nước khác trong kỳ tính thuế Các khoản chi phí quản lý kinh doanh của công ty nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam chỉ được tính từ khi cơ sở thường trú tại Việt Nam được thành lập. Căn cứ để xác định chi phí và doanh thu của công ty ở nước ngoài là báo cáo tài chính của công ty ở nước ngoài đã được kiểm toán bởi một công ty kiểm toán độc lập trong đó thể hiện rõ doanh thu của công ty ở nước ngoài, chi phí quản lý của công ty ở nước ngoài, phần chi phí quản lý công ty ở nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam. Cơ sở thường trú của công ty ở nước ngoài tại Việt Nam chưa thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ; chưa thực hiện nộp thuế theo phương pháp kê khai thì không được tính vào chi phí hợp lý khoản chi phí quản lý kinh doanh do công ty ở nước ngoài phân bổ.\n2.28. Các khoản chi được bù đắp bằng nguồn kinh phí khác; Các khoản chi đã được chi từ quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp; Chi phí mua thẻ hội viên sân gôn, chi phí chơi gôn.\n2.29. Phần chi phí liên quan đến việc thuê quản lý đối với hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng, kinh doanh casino vượt quá 4% doanh thu hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng, kinh doanh casino.\n2.30. Các khoản chi không tương ứng với doanh thu tính thuế, trừ các khoản chi sau: - Các khoản thực chi cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại nơi làm việc của doanh nghiệp, bao gồm: Chi phí đào tạo cán bộ phòng, chống HIV/AIDS của doanh nghiệp, chi phí tổ chức truyền thông phòng, chống HIV/AIDS cho người lao động của doanh nghiệp, phí thực hiện tư vấn, khám và xét nghiệm HIV, chi phí hỗ trợ người nhiễm HIV là người lao động của doanh nghiệp. - Khoản thực chi để thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh, huấn luyện, hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ và phục vụ các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh khác theo quy định của pháp luật có liên quan. - Khoản thực chi để hỗ trợ cho tổ chức Đảng, tổ chức chính trị xã hội trong doanh nghiệp. - Khoản chi cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp và đào tạo nghề nghiệp cho người lao động bao gồm: + Chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, thiết bị dùng để hoạt động giáo dục nghề nghiệp, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học. + Chi phí đào tạo của doanh nghiệp cho người lao động được tuyển dụng vào làm việc tại doanh nghiệp - Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như: chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động; chi nghỉ mát, chi hỗ trợ điều trị; chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo; chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau; chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập; chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động; chi bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tự nguyện khác cho người lao động (trừ khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động hướng dẫn tại điểm 2.6, bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động hướng dẫn tại điểm 2.11 Điều này) và những khoản chi có tính chất phúc lợi khác. Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp. Việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp được xác định bằng quỹ tiền lương thực hiện trong năm chia (:) 12 tháng. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động không đủ 12 tháng thì: Việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế được xác định bằng quỹ tiền lương thực hiện trong năm chia (:) số tháng thực tế hoạt động trong năm. Quỹ tiền lương thực hiện là tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo quy định (không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế). - Các khoản chi khác mang tính chất đặc thù, phù hợp theo từng ngành nghề, lĩnh vực theo văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.\n2.31. Chi về đầu tư xây dựng cơ bản trong giai đoạn đầu tư để hình thành tài sản cố định. Khi bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp chưa phát sinh doanh thu nhưng có phát sinh các khoản chi thường xuyên để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (không phải là các khoản chi đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định) mà các khoản chi này đáp ứng các điều kiện theo quy định thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp trong giai đoạn đầu tư, doanh nghiệp có phát sinh khoản chi trả tiền vay thì khoản chi này được tính vào giá trị đầu tư. Trường hợp trong giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản, doanh nghiệp phát sinh cả khoản chi trả lãi tiền vay và thu từ lãi tiền gửi thì được bù trừ giữa khoản chi trả lãi tiền vay và thu từ lãi tiền gửi, sau khi bù trừ phần chênh lệch còn lại ghi giảm giá trị đầu tư.\n2.32. Chi ủng hộ địa phương; chi ủng hộ các đoàn thể, tổ chức xã hội; chi từ thiện (trừ khoản chi tài trợ cho giáo dục, y tế, khắc phục hậu quả thiên tai, làm nhà tình nghĩa, làm nhà cho người nghèo, làm nhà đại đoàn kết; tài trợ cho nghiên cứu khoa học, tài trợ cho các đối tượng chính sách theo quy định của pháp luật, tài trợ theo chương trình của Nhà nước dành cho các địa phương thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nêu tại điểm 2.22, 2.23, 2.24, 2.25, 2.26, Khoản 2 Điều này).\n2.33. Khoản chi liên quan trực tiếp đến việc phát hành cổ phiếu (trừ cổ phiếu thuộc loại nợ phải trả) và cổ tức của cổ phiếu (trừ cổ tức của cổ phiếu thuộc loại nợ phải trả), mua bán cổ phiếu quỹ và các khoản chi khác liên quan trực tiếp đến việc tăng, giảm vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.\n2.34. Số tiền cấp quyền khai thác khoáng sản vượt mức thực tế phát sinh của năm. Trường hợp nộp một lần, mức thực tế phát sinh của năm được xác định trên cơ sở tổng số tiền cấp quyền khai thác khoáng sản phân bổ cho số năm khai thác còn lại. Trường hợp nộp hàng năm, mức thực tế phát sinh là số tiền cấp quyền khai thác khoáng sản của năm mà doanh nghiệp đã nộp Ngân sách Nhà nước.\n2.35. Các khoản chi của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số, kinh doanh chứng khoán và một số hoạt động kinh doanh đặc thù khác không thực hiện đúng theo văn bản hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.\n2.36. Các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính bao gồm: vi phạm luật giao thông, vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, vi phạm chế độ kế toán thống kê, vi phạm pháp luật về thuế bao gồm cả tiền chậm nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và các khoản phạt về vi phạm hành chính khác theo quy định của pháp luật.\n2.37. Thuế giá trị gia tăng đầu vào đã được khấu trừ hoặc hoàn thuế; thuế giá trị gia tăng đầu vào của tài sản cố định là ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống vượt mức quy định được khấu trừ theo quy định tại các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng; thuế thu nhập doanh nghiệp trừ trường hợp doanh nghiệp nộp thay thuế thu nhập doanh nghiệp của nhà thầu nước ngoài mà theo thoả thuận tại hợp đồng nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài, doanh thu nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài nhận được không bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp; thuế thu nhập cá nhân trừ trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng lao động quy định tiền lương, tiền công trả cho người lao động không bao gồm thuế thu nhập cá nhân”.", "Khoản 3. Đối với những khoản doanh nghiệp thực chi trong kỳ tính thuế để tài trợ cho giáo dục, y tế, khắc phục hậu quả thiên tai và làm nhà tình nghĩa cho người nghèo theo quy định của pháp luật cho các huyện nghèo thuộc Danh sách huyện nghèo thực hiện Nghị quyết số 30a có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN theo quy định. Trường hợp các khoản tài trợ cho giáo dục, y tế, khắc phục hậu quả thiên tai và làm nhà tình nghĩa cho người nghèo, trong kỳ tính thuế doanh nghiệp đã lấy từ khoản trích trước để tạo nguồn hỗ trợ cho các huyện nghèo thực hiện Nghị quyết số 30a thì doanh nghiệp không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN." ]
Thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn mua chuộc người làm chứng trong các vụ án hình sự để khai báo gian dối là bao lâu?
[ "Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự\n1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.\n2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:\na) 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;\nb) 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;\nc) 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;\nd) 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.\n3. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà Bộ luật này quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.\nNếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ." ]
[ "“Điều 9. Phân loại tội phạm\n1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:\n...\nc) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;\"", "\"Điều 194. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh\n1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:\na) Có tổ chức;\nb) Có tính chất chuyên nghiệp;\nc) Tái phạm nguy hiểm;\nd) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;\nđ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;\ne) Buôn bán qua biên giới;\ng) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;\nh) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;\ni) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;\nk) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:\na) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên;\nb) Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng;\nc) Làm chết người;\nd) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;\nđ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;\ne) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.\n4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:\na) Thu lợi bất chính 2.000.000.000 đồng trở lên;\nb) Làm chết 02 người trở lên;\nc) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên;\nd) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.\n...\n6. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:\na) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng;\nb) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, e, g, h, i và k khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 4.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng;\nc) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 9.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng;\nd) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, thì bị phạt tiền từ 15.000.000.000 đồng đến 20.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm;...\"", "Chương XXIV. CÁC TỘI XÂM PHẠM HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP\nĐiều 367. Khái niệm tội xâm phạm hoạt động tư pháp. Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp là những hành vi xâm phạm sự đúng đắn của hoạt động tố tụng và thi hành án.\nĐiều 368. Tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội\n1. Người nào có thẩm quyền mà truy cứu trách nhiệm hình sự người mà mình biết rõ là không có tội, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:\na) Truy cứu trách nhiệm hình sự về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;\nb) Đối với 02 người đến 05 người;\nc) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;\nd) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;\nđ) Dẫn đến việc kết án oan người vô tội về tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;\ne) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:\na) Đối với 06 người trở lên;\nb) Dẫn đến việc kết án oan người vô tội về tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;\nc) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;\nd) Làm người bị truy cứu trách nhiệm hình sự oan tự sát.\n4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 369. Tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội\n1. Người nào có thẩm quyền mà không truy cứu trách nhiệm hình sự người mà mình biết rõ là có tội, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:\na) Không truy cứu trách nhiệm hình sự người thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng;\nb) Đối với 02 người đến 05 người;\nc) Người không bị truy cứu trách nhiệm hình sự bỏ trốn hoặc thực hiện hành vi cản trở điều tra, truy tố, xét xử hoặc tiếp tục thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;\nd) Dẫn đến việc người không bị truy cứu trách nhiệm hình sự trả thù người tố giác, báo tin về tội phạm, người bị hại, nhân chứng;\nđ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:\na) Đối với 05 người trở lên;\nb) Không truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;\nc) Người không bị truy cứu trách nhiệm hình sự tiếp tục thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;\nd) Làm người bị hại tự sát.\n4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 370. Tội ra bản án trái pháp luật\n1. Thẩm phán, Hội thẩm nào ra bản án mà mình biết rõ là trái pháp luật, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:\na) Phạm tội 02 lần trở lên;\nb) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;\nc) Kết án oan người vô tội về tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng;\nd) Bỏ lọt tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng; người thực hiện tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng;\nđ) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của bị cáo, người bị hại, nguyên đơn, bị đơn, người khởi kiện, người bị khởi kiện từ 11% đến 45%;\ne) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;\ng) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:\na) Kết án oan người vô tội về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;\nb) Bỏ lọt tội phạm đặc biệt nghiêm trọng hoặc người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng;\nc) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của bị cáo, người bị hại, nguyên đơn, bị đơn, người khởi kiện, người bị khởi kiện 46% trở lên;\nd) Dẫn đến bị cáo, người bị hại, nguyên đơn, bị đơn, người khởi kiện, người bị khởi kiện tự sát;\nđ) Gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên.\n4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 371. Tội ra quyết định trái pháp luật\n1. Người nào có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng, thi hành án ra quyết định mà mình biết rõ là trái pháp luật gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điều 368, 369, 370, 377 và 378 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:\na) Có tổ chức;\nb) Phạm tội 02 lần trở lên;\nc) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết có thai, người già yếu;\nd) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án, người phải chấp hành án, người bị hại, nguyên đơn, bị đơn, người khởi kiện, người bị khởi kiện từ 11% đến 45%;\nđ) Gây thiệt hại về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;\ne) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:\na) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án, người phải chấp hành án, người bị hại, nguyên đơn, bị đơn, người khởi kiện, người bị khởi kiện 46% trở lên;\nb) Làm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án, người phải chấp hành án, người bị hại, nguyên đơn, bị đơn, người khởi kiện, người bị khởi kiện tự sát;\nc) Gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên.\n4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 372. Tội ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp làm trái pháp luật\n1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng, thi hành án làm trái pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:\na) Phạm tội 02 lần trở lên;\nb) Dẫn đến ra bản án hoặc quyết định trái pháp luật;\nc) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn nguy hiểm, xảo quyệt khác;\nd) Gây thiệt hại về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;\nđ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:\na) Dẫn đến làm oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm;\nb) Gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên.\n4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 373. Tội dùng nhục hình\n1. Người nào trong hoạt động tố tụng, thi hành án hoặc thi hành các biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc mà dùng nhục hình hoặc đối xử tàn bạo, hạ nhục nhân phẩm của người khác dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:\na) Phạm tội 02 lần trở lên;\nb) Đối với 02 người trở lên;\nc) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;\nd) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;\nđ) Gây thương tích hoặc gây thiệt hại về sức khỏe cho người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 60%.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:\na) Gây thương tích hoặc gây thiệt hại về sức khỏe cho người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;\nb) Làm người bị nhục hình tự sát.\n4. Phạm tội làm người bị nhục hình chết, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.\n5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 374. Tội bức cung\n1. Người nào trong hoạt động tố tụng mà sử dụng thủ đoạn trái pháp luật ép buộc người bị lấy lời khai, hỏi cung phải khai ra thông tin liên quan đến vụ án, vụ việc, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:\na) Phạm tội 02 lần trở lên;\nb) Đối với 02 người trở lên;\nc) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;\nd) Dùng nhục hình hoặc đối xử tàn bạo, hạ nhục nhân phẩm người bị lấy lời khai, hỏi cung;\nđ) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;\ne) Làm sai lệch kết quả khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử;\ng) Ép buộc người bị lấy lời khai, người bị hỏi cung phải khai sai sự thật.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:\na) Làm người bị bức cung tự sát;\nb) Dẫn đến bỏ lọt tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng.\n4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:\na) Làm người bị bức cung chết;\nb) Dẫn đến làm oan người vô tội;\nc) Dẫn đến bỏ lọt tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.\n5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 375. Tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc\n1. Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án, những người khác có nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động tư pháp, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự nào mà thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, hủy hoặc làm hư hỏng các tài liệu, vật chứng của vụ án hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm làm sai lệch nội dung vụ án, vụ việc, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:\na) Có tổ chức;\nb) Dẫn đến việc giải quyết vụ án, vụ việc bị sai lệch;\nc) Gây thiệt hại từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.\n3. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:\na) Dẫn đến việc kết án oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm;\nb) Làm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án, người phải chấp hành án, người bị hại, nguyên đơn, bị đơn, người khởi kiện, người bị khởi kiện tự sát;\nc) Gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên.\n4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 376. Tội thiếu trách nhiệm để người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù trốn\n1. Người nào được giao trách nhiệm trực tiếp quản lý, canh gác, áp giải người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành hình phạt tù mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy định về quản lý, canh gác, áp giải để người đó trốn thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:\na) Làm vụ án bị tạm đình chỉ;\nb) Người bỏ trốn trả thù người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng;\nc) Người bỏ trốn tiếp tục thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 02 năm đến 07 năm:\na) Làm vụ án bị đình chỉ;\nb) Người bỏ trốn tiếp tục thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng;\nc) Để từ 02 người đến 05 người bỏ trốn;\nd) Để người thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng bỏ trốn;\nđ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:\na) Người bỏ trốn tiếp tục thực hiện tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;\nb) Để 06 người trở lên bỏ trốn;\nc) Để người thực hiện tội phạm đặc biệt nghiêm trọng bỏ trốn.\n4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 377. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn giam, giữ người trái pháp luật\n1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:\na) Không ra quyết định trả tự do cho người được trả tự do theo quy định của luật;\nb) Quyết định bắt, giữ, giam người không có căn cứ theo quy định của luật;\nc) Không chấp hành quyết định trả tự do cho người được trả tự do theo quy định của luật;\nd) Thực hiện việc bắt, giữ, giam người không có lệnh, quyết định theo quy định của luật hoặc tuy có lệnh, quyết định nhưng chưa có hiệu lực thi hành;\nđ) Không ra lệnh, quyết định gia hạn tạm giữ, tạm giam hoặc thay đổi, hủy bỏ biện pháp tạm giữ, tạm giam khi hết thời hạn tạm giữ, tạm giam dẫn đến người bị tạm giữ, tạm giam bị giam, giữ quá hạn.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:\na) Giam, giữ trái pháp luật từ 02 người đến 05 người;\nb) Làm người bị giam, giữ trái pháp luật bị tổn hại về sức khỏe với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;\nc) Làm người bị giam, giữ hoặc gia đình họ lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn;\nd) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:\na) Giam, giữ trái pháp luật 06 người trở lên;\nb) Làm người bị giam, giữ trái pháp luật tổn hại về sức khỏe với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc chết;\nc) Làm người bị giam, giữ tự sát;\nd) Làm gia đình người bị giam, giữ ly tán.\n4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 378. Tội tha trái pháp luật người bị bắt, người đang bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù\n1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lạm quyền tha trái pháp luật người bị bắt, người đang bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành hình phạt tù, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:\na) Tha trái pháp luật người bị bắt, người đang bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù về tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;\nb) Người được tha trái pháp luật bỏ trốn hoặc có hành vi cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc tiếp tục thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;\nc) Người được tha trái pháp luật trả thù người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng;\nd) Tha trái pháp luật từ 02 người đến 05 người.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:\na) Tha trái pháp luật 06 người trở lên;\nb) Người được tha trái pháp luật thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.\n4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 379. Tội không thi hành án\n1. Người nào có thẩm quyền mà cố ý không ra quyết định thi hành án hoặc không thi hành quyết định thi hành bản án, quyết định của Tòa án thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:\na) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;\nb) Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án bỏ trốn;\nc) Dẫn đến hết thời hiệu thi hành án;\nd) Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án, người có nghĩa vụ thi hành án tẩu tán tài sản và không thi hành được nghĩa vụ thi hành án với số tiền từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.\n2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:\na) Phạm tội 02 lần trở lên;\nb) Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án tiếp tục thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;\nc) Dẫn đến người bị kết án, người phải thi hành án, người có nghĩa vụ thi hành án tẩu tán tài sản và không thi hành được nghĩa vụ thi hành án với số tiền từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.\n3. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:\na) Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án tiếp tục thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;\nb) Dẫn đến người bị kết án, người phải thi hành án, người có nghĩa vụ thi hành án tẩu tán tài sản và không thi hành được nghĩa vụ thi hành án với số tiền 1.000.000.000 đồng trở lên.\n4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 380. Tội không chấp hành án\n1. Người nào có điều kiện mà không chấp hành bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:\na) Chống lại chấp hành viên hoặc người đang thi hành công vụ;\nb) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;\nc) Tẩu tán tài sản.\n3. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.\nĐiều 381. Tội cản trở việc thi hành án\n1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý cản trở việc thi hành án thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:\na) Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án bỏ trốn;\nb) Dẫn đến hết thời hiệu thi hành án;\nc) Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án, người có nghĩa vụ thi hành án tẩu tán tài sản và không thi hành được nghĩa vụ thi hành án với số tiền từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;\nd) Gây thiệt hại từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:\na) Phạm tội 02 lần trở lên;\nb) Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án tiếp tục thực hiện tội phạm;\nc) Dẫn đến người bị kết án, người phải thi hành án, người có nghĩa vụ thi hành án tẩu tán tài sản và không thi hành được nghĩa vụ thi hành án với số tiền 200.000.000 đồng trở lên;\nd) Gây thiệt hại 200.000.000 đồng trở lên.\n3. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 382. Tội cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khai báo gian dối\n1. Người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật, người bào chữa nào mà kết luận, dịch, khai gian dối hoặc cung cấp những tài liệu mà mình biết rõ là sai sự thật, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:\na) Có tổ chức;\nb) Dẫn đến việc giải quyết vụ án, vụ việc bị sai lệch.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:\na) Phạm tội 02 lần trở lên;\nb) Dẫn đến việc kết án oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm.\n4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 383. Tội từ chối khai báo, từ chối kết luận giám định, định giá tài sản hoặc từ chối cung cấp tài liệu\n1. Người làm chứng nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 19 của Bộ luật này, người giám định, người định giá tài sản, người dịch thuật từ chối khai báo, trốn tránh việc kết luận giám định, định giá tài sản, thẩm định giá tài sản hoặc từ chối cung cấp tài liệu mà không có lý do chính đáng, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.\n2. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 384. Tội mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác trong việc khai báo, cung cấp tài liệu\n1. Người nào mua chuộc hoặc cưỡng ép người làm chứng, người bị hại, đương sự trong các vụ án hình sự, hành chính, dân sự, kinh tế, lao động khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc không khai báo, không cung cấp tài liệu; mua chuộc hoặc cưỡng ép người giám định, người định giá tài sản kết luận gian dối, người phiên dịch, người dịch thuật dịch xuyên tạc, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:\na) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn nguy hiểm khác;\nb) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;\nc) Dẫn đến việc giải quyết vụ án, vụ việc bị sai lệch.\nĐiều 385. Tội vi phạm việc niêm phong, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản\n1. Người nào được giao giữ, quản lý tài sản bị kê biên, bị niêm phong hoặc vật chứng bị niêm phong, tài khoản bị phong tỏa mà thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:\na) Phá hủy niêm phong, giải tỏa việc phong tỏa tài khoản mà không có quyết định của người có thẩm quyền;\nb) Tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu hoặc hủy hoại tài sản bị kê biên.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:\na) Dẫn đến việc giải quyết vụ án, vụ việc bị sai lệch;\nb) Dẫn đến bị can, bị cáo, người bị kết án, người phải thi hành án, người có nghĩa vụ thi hành án tẩu tán tài sản và không thi hành được nghĩa vụ thi hành án với số tiền 100.000.000 đồng trở lên.\n3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 386. Tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị áp giải, đang bị xét xử\n1. Người nào đang bị tạm giữ, tạm giam, áp giải, xét xử hoặc chấp hành án phạt tù mà bỏ trốn, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:\na) Có tổ chức;\nb) Dùng vũ lực đối với người canh gác hoặc người áp giải.\nĐiều 387. Tội đánh tháo người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử, chấp hành án phạt tù\n1. Người nào đánh tháo người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử hoặc chấp hành án phạt tù, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 119 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:\na) Có tổ chức;\nb) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;\nc) Dùng vũ lực đối với người canh gác hoặc người áp giải;\nd) Đánh tháo người bị kết án về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc người bị kết án tử hình.\n3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 388. Tội vi phạm quy định về giam giữ\n1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, vi phạm quy định của pháp luật về giam giữ đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điều 119, 170, 252, 253, 254 và 255 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:\na) Gây rối hoặc chống lại mệnh lệnh của người có thẩm quyền trong quản lý giam giữ;\nb) Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng tài sản;\nc) Cưỡng đoạt tài sản;\nd) Đưa vào, tàng trữ, chiếm đoạt hoặc tổ chức sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện thuốc hướng thần;\nđ) Đưa vào, tàng trữ, sử dụng thiết bị thông tin liên lạc cá nhân.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:\na) Có tổ chức;\nb) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;\nc) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;\nd) Tái phạm nguy hiểm.\n3. Người phạm tội còn có thể bị cấm cư trú từ 01 năm đến 03 năm, cấm đảm nhiệm chức vụ từ 01 năm đến 03 năm.\nĐiều 389. Tội che giấu tội phạm\n1. Người nào không hứa hẹn trước mà che giấu một trong các tội phạm quy định tại các điều sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm:\na) Các điều từ Điều 108 đến Điều 121 về các tội xâm phạm an ninh quốc gia;\nb) Điều 123 (tội giết người); Điều 141, các khoản 2, 3 và 4 (tội hiếp dâm); Điều 142 (tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi); Điều 144 (tội cưỡng dâm từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi); Điều 146, các khoản 2 và 3 (tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi); Điều 150, các khoản 2 và 3 (tội mua bán người);\nc) Điều 151 (tội mua bán người dưới 16 tuổi); Điều 152 (tội đánh tráo người dưới 01 tuổi); Điều 153 (tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi); Điều 154 (tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người);\nd) Điều 168 (tội cướp tài sản); Điều 169 (tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản); Điều 173, các khoản 2, 3 và 4 (tội trộm cắp tài sản); Điều 174, các khoản 2, 3 và 4 (tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản); Điều 175, các khoản 2, 3 và 4 (tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản); Điều 178, các khoản 2, 3 và 4 (tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản);\nđ) Điều 188, các khoản 3 và 4 (tội buôn lậu); Điều 189, khoản 3 (tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới); Điều 190, các khoản 2 và 3 (tội sản xuất, buôn bán hàng cấm); Điều 191, các khoản 2 và 3 (tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm); Điều 192, các khoản 2 và 3 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả); Điều 193 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm); Điều 194 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh); Điều 195, các khoản 2 và 3 (tội sản xuất hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi); Điều 196, các khoản 2 và 3 (tội đầu cơ); Điều 205, các khoản 3 và 4 (tội lập quỹ trái phép); Điều 206, các khoản 2 và 3 (tội vi phạm quy định trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài); Điều 207 (tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả); Điều 208 (tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành công cụ chuyển nhượng giả, các giấy tờ có giá giả khác); Điều 219, các khoản 2 và 3 (tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí); Điều 220, các khoản 2 và 3 (tội vi phạm quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng); Điều 221, các khoản 2 và 3 (tội vi phạm quy định của Nhà nước về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng); Điều 222, các khoản 2 và 3 (tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng); Điều 223, các khoản 2 và 3 (tội thông đồng, bao che cho người nộp thuế gây hậu quả nghiêm trọng); Điều 224, các khoản 2 và 3 (tội vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng); Điều 243, các khoản 2 và 3 (tội hủy hoại rừng);\ne) Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy); Điều 253 (tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 254, khoản 2 (tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy); Điều 255 (tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy); Điều 256 (tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy); Điều 257 (tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy); Điều 258 (tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy); Điều 259, khoản 2 (tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần);\ng) Điều 265, các khoản 2, 3 và 4 (tội tổ chức đua xe trái phép); Điều 282 (tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy); Điều 299 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự); Điều 299 (tội khủng bố); Điều 301 (tội bắt cóc con tin); Điều 302 (tội cướp biển); Điều 303 (tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia); Điều 304 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự); Điều 305, các khoản 2, 3 và 4 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ); Điều 309, các khoản 2, 3 và 4 (tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, phát tán, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân); Điều 311, các khoản 2, 3 và 4 (tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc);\nh) Điều 329, các khoản 2 và 3 (tội mua dâm người dưới 18 tuổi);\ni) Điều 353, các khoản 2, 3 và 4 (tội tham ô tài sản); Điều 354, các khoản 2, 3 và 4 (tội nhận hối lộ); Điều 355, các khoản 2, 3 và 4 (tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản); Điều 356, các khoản 2 và 3 (tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ); Điều 357, các khoản 2 và 3 (tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ); Điều 358, các khoản 2, 3 và 4 (tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi); Điều 359, các khoản 2, 3 và 4 (tội giả mạo trong công tác); Điều 364, các khoản 2, 3 và 4 (tội đưa hối lộ); Điều 365, các khoản 2, 3 và 4 (tội làm môi giới hối lộ);\nk) Điều 373, các khoản 3 và 4 (tội dùng nhục hình); Điều 374, các khoản 3 và 4 (tội bức cung); Điều 386, khoản 2 (tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị áp giải, dẫn giải, đang bị xét xử);\nl) Các điều từ Điều 421 đến Điều 425 về các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh.\n2. Phạm tội trong trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc phát hiện tội phạm hoặc có những hành vi khác bao che người phạm tội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.\nĐiều 390. Tội không tố giác tội phạm\n1. Người nào biết rõ một trong các tội phạm được quy định tại Điều 389 của Bộ luật này đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 19 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.\n2. Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt.\nĐiều 391. Tội gây rối trật tự phiên tòa\n1. Người nào tại phiên tòa mà thóa mạ, xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm thành viên Hội đồng xét xử, những người khác có mặt tại phiên tòa hoặc có hành vi đập phá tài sản thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:\na) Gây náo loạn phiên tòa dẫn đến phải dừng phiên tòa;\nb) Hành hung thành viên Hội đồng xét xử.", "Khoản 2. Người sử dụng thủ đoạn môi giới đưa người đi lao động ở nước ngoài để lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (như: sau khi nhận tiền của người lao động đã chiếm đoạt và bỏ trốn, không thực hiện việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài) thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán người nhưng tùy từng trường hợp cụ thể mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.", "Khoản 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:\na) Vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;\nb) Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;\nc) Lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác.", "10. Người thực hiện hành vi làm giả các giấy tờ tài liệu của cơ quan, tổ chức để lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì bị xử lý hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức?\nHành vi làm giả giấy tờ tài liệu của cơ quan, tổ chức để lừa đảo chiếm đoạt tài sản đã xâm phạm vào 02 khách thể khác nhau được Bộ luật Hình sự bảo vệ (quy định tại Điều 174 và Điều 341 của Bộ luật Hình sự), nên nếu hành vi đó có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm thì bị xử lý hình sự cả về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174) và tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức (Điều 341).", "Tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội\n1. Người nào có thẩm quyền mà truy cứu trách nhiệm hình sự người mà mình biết rõ là không có tội, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:\na) Truy cứu trách nhiệm hình sự về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;\nb) Đối với 02 người đến 05 người;\nc) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;\nd) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;\nđ) Dẫn đến việc kết án oan người vô tội về tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;\ne) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:\na) Đối với 06 người trở lên;\nb) Dẫn đến việc kết án oan người vô tội về tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;\nc) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;\nd) Làm người bị truy cứu trách nhiệm hình sự oan tự sát.\n4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.", "Điều 353. Tội tham ô tài sản\n1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:\na) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;\nb) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:\na) Có tổ chức;\nb) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;\nc) Phạm tội 02 lần trở lên;\nd) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;\nđ) Chiếm đoạt tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói, giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với người có công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền, tài sản trợ cấp, quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn;\ne) Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 dồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;\ng) Ảnh hưởng xấu đến đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, tổ chức.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:\na) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;\nb) Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng;\nc) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;\nd) Dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt động.\n4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:\na) Chiếm đoạt tài sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;\nb) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.\n5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.\n6. Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà tham ô tài sản, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này.\n...\nĐiều 355. Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản\n1. Người nào lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 06 năm:\na) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;\nb) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 năm đến 13 năm:\na) Có tổ chức;\nb) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;\nc) Phạm tội 02 lần trở lên;\nd) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;\nđ) Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;\ne) Chiếm đoạt tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói, giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với người có công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền, tài sản trợ cấp, quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 13 năm đến 20 năm:\na) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;\nb) Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng;\nc) Dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt động;\nd) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.\n4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân:\na) Chiếm đoạt tài sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;\nb) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.\n5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.\nĐiều 356. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ\n1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại khác đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:\na) Có tổ chức;\nb) Phạm tội 02 lần trở lên;\nc) Gây thiệt hại về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.\n3. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.\n4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.", "\"Điều 240. Thời hạn quyết định việc truy tố\n1. Trong thời hạn 20 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra, Viện kiểm sát phải ra một trong các quyết định:\na) Truy tố bị can trước Tòa án;\nb) Trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung;\nc) Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án; đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án đối với bị can.\nTrường hợp cần thiết, Viện trưởng Viện kiểm sát có thể gia hạn thời hạn quyết định việc truy tố nhưng không quá 10 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá 15 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng, không quá 30 ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.\"", "Tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc\n1. Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án, người khác có nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động tư pháp, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, hủy hoặc làm hư hỏng tài liệu, vật chứng của vụ án, vụ việc hoặc bằng thủ đoạn khác nhằm làm sai lệch nội dung vụ án, vụ việc, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:\na) Có tổ chức;\nb) Dẫn đến việc giải quyết vụ án, vụ việc bị sai lệch;\nc) Gây thiệt hại từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:\na) Dẫn đến việc kết án oan người vô tội, bỏ lọt tội phạm hoặc người phạm tội;\nb) Làm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án, người phải chấp hành án, người bị hại, đương sự tự sát;\nc) Gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên.\n4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm." ]
Cục Quản lý tài nguyên nước thực hiện nhiệm vụ trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về những nội dung nào?
[ "Nhiệm vụ và quyền hạn\n1. Trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường:\na) Chiến lược, cơ chế, chính sách và dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ;\nb) Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá sản phẩm trong lĩnh vực tài nguyên nước; những nội dung về kinh tế tài nguyên nước theo quy định;\nc) Quy hoạch, kế hoạch, chương trình, nhiệm vụ, đề án, dự án về tài nguyên nước; kế hoạch điều hòa, phân phối tài nguyên nước, phục hồi các nguồn nước liên tỉnh bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt; các kế hoạch, biện pháp phòng, chống, phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt, ứng phó tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ;\nd) Phương án giải quyết tranh chấp, bất đồng phát sinh trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng;\nđ) Phương án, biện pháp điều phối, giám sát hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên các lưu vực sông;\ne) Văn bản chấp thuận về phương án khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước trong quy hoạch vùng, tỉnh thành phố trực thuộc trung ương; chấp thuận về nội dung liên quan đến khai thác, sử dụng nước đối với quy hoạch thủy lợi, thủy điện, cấp nước và các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành có hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước do các bộ, cơ quan ngang bộ lập và các hoạt động có liên quan đến khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước theo thẩm quyền;\ng) Danh mục lưu vực sông liên tỉnh; danh mục lưu vực sông nội tỉnh, danh mục nguồn nước liên tỉnh, liên quốc gia; danh mục các đầm, ao, hồ, phá không được san lấp trên địa bàn hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên; các biện pháp bảo vệ, phòng chống sạt, lở lòng, bờ, bãi sông, hành lang bảo vệ nguồn nước đối với sông liên tỉnh;\nh) Công bố dòng chảy tối thiểu, ngưỡng giới hạn khai thác của các tầng chứa nước, các khu vực dự trữ nước, các khu vực hạn chế khai thác nước dưới đất; điều chỉnh quy trình vận hành liên hồ chứa trên các lưu vực sông.\n…" ]
[ "Nhiệm vụ và quyền hạn\n...\n2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác về tài nguyên và môi trường thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.\n...", "Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn. Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ, Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:\n1. Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội; dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của bộ đã được phê duyệt và các nghị quyết, cơ chế, chính sách, dự án, đề án, văn bản quy phạm pháp luật khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.\n2. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm và các chương trình, dự án, công trình quan trọng quốc gia thuộc ngành, lĩnh vực do bộ quản lý.\n3. Trình Thủ tướng Chính phủ các dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành của Thủ tướng Chính phủ.\n4. Phê duyệt chiến lược, quy hoạch, chương trình phát triển các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ; các dự án đầu tư theo phân cấp và ủy quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.\n5. Ban hành thông tư, quyết định và các văn bản khác về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ; chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ, các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của bộ sau khi được phê duyệt, ban hành; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên và môi trường; xây dựng tiêu chuẩn quốc gia; xây dựng, ban hành chỉ tiêu quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định kỹ thuật, chỉ tiêu thống kê, định mức kinh tế - kỹ thuật trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.\n6. Về đất đai:\na) Chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý thống nhất đất đai trong phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật;\nb) Hướng dẫn, kiểm tra việc điều tra khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; việc lập, điều chỉnh và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất; việc đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; việc lập và quản lý hồ sơ địa chính; việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật;\nc) Chủ trì lập, điều chỉnh, công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia; trình Thủ tướng Chính phủ phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất quốc gia sau khi Quốc hội quyết định; trình Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh cấp quốc gia; thẩm định kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh;\nd) Thẩm định việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng theo quy định của pháp luật về đất đai;\nđ) Hướng dẫn việc bố trí quỹ đất cho phát triển thị trường bất động sản trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;\ne) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng nguyên tắc, phương pháp xác định giá đất trình Chính phủ ban hành hoặc để trình cơ quan có thẩm quyền ban hành; hướng dẫn việc xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất và định giá đất cụ thể theo quy định của pháp luật về đất đai; lập bản đồ giá đất;\ng) Hướng dẫn, kiểm tra việc thu hồi đất, phát triển quỹ đất, quản lý quỹ đất đã thu hồi; việc đấu giá quyền sử dụng đất và quản lý sử dụng đất trong đấu thầu dự án có sử dụng đất theo quy định của pháp luật;\nh) Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; hướng dẫn việc xác định người sử dụng đất thuộc đối tượng được bồi thường, được hỗ trợ hoặc không được bồi thường, không được hỗ trợ; thẩm tra khung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất đối với dự án đầu tư do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư mà phải di chuyển cả cộng đồng dân cư, làm ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống, kinh tế - xã hội, truyền thống văn hóa của cộng đồng, các dự án thu hồi đất liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;\ni) Phát hành và quản lý việc sử dụng phôi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;\nk) Xây dựng kế hoạch thống kê, kiểm kê đất đai định kỳ; thống kê, kiểm kê theo chuyên đề hoặc đột xuất trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác thống kê, kiểm kê đất đai ở địa phương;\nl) Xây dựng kế hoạch tổng thể và tổ chức thực hiện điều tra, đánh giá đất đai các vùng và cả nước theo định kỳ và theo chuyên đề; công bố kết quả điều tra, đánh giá đất đai của cả nước, các vùng; xây dựng và quản lý thống nhất hệ thống quan trắc giám sát tài nguyên đất trên phạm vi cả nước; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện điều tra, đánh giá đất đai của cấp tỉnh;\nm) Xây dựng hệ thống theo dõi và đánh giá quản lý và sử dụng đất đai; quản lý, tổ chức vận hành hệ thống theo dõi và đánh giá quản lý và sử dụng đất đai tại trung ương; hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý và vận hành hệ thống theo dõi và đánh giá quản lý và sử dụng đất ở địa phương.\n7. Về tài nguyên nước:\na) Quản lý nhà nước về tài nguyên nước, quản lý lưu vực sông trong phạm vi cả nước để bảo đảm an ninh nguồn nước;\nb) Lập, điều chỉnh quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước, quy hoạch tài nguyên nước, quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt; tổ chức thực hiện việc điều hòa, phân phối tài nguyên nước trên lưu vực sông liên tỉnh; có ý kiến bằng văn bản về phương án khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước trong quy hoạch vùng, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; chấp thuận về nội dung liên quan đến khai thác, sử dụng nước đối với quy hoạch thủy lợi, cấp nước và các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành có hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước do các bộ, cơ quan ngang bộ lập và các hoạt động có liên quan đến khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước theo thẩm quyền; thẩm định dự án chuyển nước lưu vực sông;\nc) Phân loại nguồn nước liên tỉnh theo mức độ ô nhiễm, cạn kiệt; lập kế hoạch điều hòa, phân phối tài nguyên nước phục hồi các nguồn nước liên tỉnh bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt và tổ chức thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch điều hòa, phân phối tài nguyên nước, phương án phòng, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước trong các hoạt động xây dựng, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật;\nd) Lập danh mục lưu vực sông liên tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ ban hành; lập, ban hành danh mục lưu vực sông nội tỉnh, danh mục nguồn nước liên tỉnh, liên quốc gia; danh mục các đầm, ao, hồ, phá không được san lấp trên địa bàn 2 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên; tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ, phòng chống sạt, lở lòng, bờ, bãi sông, hành lang bảo vệ nguồn nước đối với sông liên tỉnh; tổ chức điều tra, đánh giá, quan trắc, giám sát diễn biến dòng chảy, bồi lắng, sạt, lở lòng, bờ, bãi sông trên các sông liên tỉnh; tổ chức nghiên cứu xác định sự biến đổi lòng dẫn và các quy luật tự nhiên tác động đến sự ổn định của lòng, bờ, bãi sông;\nđ) Chỉ đạo, hướng dẫn việc khoanh định vùng hạn chế khai thác nước dưới đất; ý kiến về danh mục và bản đồ phân vùng hạn chế khai thác nước dưới đất, phương án hạn chế khai thác nước dưới đất, khu vực đăng ký khai thác nước dưới đất, vùng cần bổ sung nhân tạo nước dưới đất, dòng chảy tối thiểu, ngưỡng khai thác nước dưới đất theo quy định của pháp luật; hướng dẫn việc thực hiện các quy định về lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước theo quy định của pháp luật; hướng dẫn xác định, công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt theo quy định của pháp luật;\ne) Tổ chức xây dựng mô hình sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả; phổ biến, tuyên truyền mô hình, công nghệ, thiết bị tiết kiệm nước; hướng dẫn việc thực hiện các quy định về ưu đãi đối với các hoạt động sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả;\ng) Lập, điều chỉnh quy trình vận hành liên hồ chứa trên các lưu vực sông theo danh mục các hồ chứa phải xây dựng quy trình vận hành liên hồ trình Thủ tướng Chính phủ ban hành và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện sau khi được ban hành; hướng dẫn việc thực hiện các quy định về quan trắc, giám sát các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên các lưu vực sông; thẩm định các dự án xây dựng hồ chứa về việc đáp ứng các yêu cầu bảo vệ, khai thác, sử dụng tổng hợp, đa mục tiêu tài nguyên nước và sự phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước, quy hoạch tổng hợp lưu vực sông, nguồn nước liên tỉnh;\nh) Hướng dẫn, kiểm tra và thực hiện các biện pháp duy trì dòng chảy tối thiểu trên sông, hạ lưu các hồ chứa, đập dâng bảo đảm khai thác, sử dụng tổng hợp, hiệu quả nguồn nước trên các lưu vực sông; việc tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, phòng, chống sụt, lún đất trong thăm dò, khai thác sử dụng nước theo quy định của pháp luật; chỉ đạo việc tổ chức thực hiện các biện pháp hạn chế sụt, lún đất (không bao gồm công trình thủy lợi, đê điều, phòng, chống thiên tai) trong thăm dò, khai thác sử dụng nước theo quy định của pháp luật;\ni) Thực hiện công tác điều tra cơ bản tài nguyên nước của cả nước; tổng hợp kết quả điều tra cơ bản, tình hình khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước do các bộ, ngành và địa phương thực hiện; kiểm kê, đánh giá, dự báo tài nguyên nước; xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc, giám sát tài nguyên nước, khai thác, sử dụng nước đối với các lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh, liên quốc gia; công bố tình trạng khan hiếm nước, thiếu nước trên các lưu vực sông và các biện pháp điều tiết, phân bổ, sử dụng tiết kiệm nước phù hợp; xây dựng báo cáo tài nguyên nước quốc gia;\nk) Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện việc cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi, cấp lại giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và hành nghề khoan nước dưới đất; chấp thuận việc chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước theo quy định của pháp luật;\nl) Giải quyết vướng mắc, bất đồng phát sinh trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền cấp giấy phép, vướng mắc khác về tài nguyên nước giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;\nm) Là cơ quan đầu mối quốc gia trao đổi thông tin liên quan đến nguồn nước liên quốc gia và tham gia các tổ chức, diễn đàn quốc tế về lưu vực sông; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các công ước, điều ước, thỏa thuận quốc tế về tài nguyên nước mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;\nn) Theo dõi, giám sát, tổng hợp tình hình về các nguồn nước liên quốc gia, kịp thời báo cáo, đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xử lý các vấn đề nhằm bảo đảm quyền và lợi ích của Việt Nam;\no) Là cơ quan Thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam, Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước và các Ủy ban lưu vực sông;\np) Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước; quyết định phê duyệt, điều chỉnh, thông báo việc truy thu, hoàn trả tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước đối với trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước thuộc thẩm quyền.\n8. Về địa chất và khoáng sản:\na) Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược về địa chất, khoáng sản; chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghiên cứu, điều tra cơ bản về địa chất, khoáng sản, địa chất công trình - địa chất thủy văn, tai biến địa chất, di sản địa chất, công viên địa chất; quan trắc tai biến địa chất và thăm dò khoáng sản trong phạm vi cả nước; tham gia ý kiến bằng văn bản về quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản do các bộ, ngành, địa phương xây dựng; hướng dẫn lập hồ sơ, thẩm định và công nhận danh hiệu Di sản địa chất và Công viên địa chất cấp quốc gia;\nb) Khoanh định, công bố khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ, khu vực có khoáng sản độc hại, phóng xạ, di sản địa chất, công viên địa chất; khoanh định và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia, khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản; tổng hợp việc khoanh định khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản, khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản thuộc thẩm quyền của các địa phương; kiểm tra, rà soát văn bản, tài liệu hồ sơ đề nghị phê duyệt khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập;\nc) Chủ trì phối hợp với các bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có công trình để quyết định việc khai thác hoặc không khai thác khoáng sản tại khu vực có dự án, công trình quan trọng quốc gia thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội hoặc dự án, công trình quan trọng thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ, Thủ trưởng Chính phủ đã được điều tra, đánh giá về khoáng sản hoặc chưa được điều tra, đánh giá mà phát hiện có khoáng sản;\nd) Thẩm định đề án, dự án, nhiệm vụ về điều tra cơ bản về địa chất, khoáng sản, địa chất công trình - địa chất thủy văn, tai biến địa chất, di sản địa chất, công viên địa chất; quan trắc tai biến địa chất; thăm dò khoáng sản theo quy định của pháp luật; thẩm định báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản và thăm dò nâng cấp trữ lượng; quản lý trữ lượng và xác nhận trữ lượng huy động vào dự án khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật; chỉ đạo giải quyết những công việc liên quan đến đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia;\nđ) Thực hiện việc đăng ký hoạt động điều tra cơ bản địa chất, khoáng sản, địa chất công trình - địa chất thủy văn, tai biến địa chất, di sản địa chất, công viên địa chất; quan trắc tai biến địa chất, thăm dò khoáng sản; tổng hợp kết quả điều tra cơ bản địa chất, khoáng sản; thống kê, kiểm kê tài nguyên địa chất và trữ lượng khoáng sản;\ne) Thực hiện việc đấu giá quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền; xác định tiền cấp quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường; xác định chi phí hoàn trả việc sử dụng thông tin dữ liệu địa chất, lượng hóa và hạch toán giá trị tài nguyên địa chất, khoáng sản theo quy định của pháp luật;\ng) Cấp, gia hạn, điều chỉnh, thu hồi, chấp thuận trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản; cho phép chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản, quyền khai thác khoáng sản; chấp thuận trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản; phê duyệt đề án đóng cửa mỏ, quyết định đóng cửa mỏ khoáng sản theo quy định của pháp luật;\nh) Kiểm tra việc tuân thủ nội dung Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường; kiểm soát hoạt động khoáng sản, hoạt động điều tra cơ bản địa chất, khoáng sản trên phạm vi cả nước; theo dõi việc tuân thủ chính sách phát triển bền vững đối với điều tra cơ bản địa chất, khoáng sản, hoạt động khoáng sản, chính sách bảo vệ quyền lợi của địa phương và người dân nơi có khoáng sản được khai thác; kiểm tra, giám sát trong quá trình thi công đối với các đề án thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ trưởng; kiểm tra công tác tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên địa chất, khoáng sản, đấu giá quyền khai thác tài nguyên địa chất, khoáng sản ở các địa phương;\ni) Làm đầu mối quốc gia tham gia Ủy ban Điều phối các Chương trình khoa học Địa chất khu vực Đông và Đông Nam Á (CCOP); Ủy ban Quốc gia Việt Nam về Chương trình Khoa học Địa chất Quốc tế (IGCP); là đầu mối quốc gia hỗ trợ việc điều phối và thực hiện các hoạt động liên quan đến phát triển và quản lý Mạng lưới Công viên Địa chất Toàn cầu của UNESCO.\n9. Về môi trường:\na) Hướng dẫn việc xây dựng nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch tỉnh; tổ chức xây dựng nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch vùng; tổ chức lập, trình phê duyệt, công bố và tổ chức thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia theo quy định của pháp luật;\nb) Hướng dẫn công tác thẩm định, phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản; xây dựng hướng dẫn kỹ thuật thực hiện đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường; có ý kiến đối với nội dung đánh giá môi trường chiến lược; tổ chức thẩm định, phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, phương án cải tạo phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật;\nc) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện kiểm soát nguồn ô nhiễm đối với cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp theo quy định của pháp luật;\nd) Thực hiện quản lý nhà nước về chất thải rắn theo quy định của pháp luật; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nguy hại, hoạt động tái chế, thu gom, xử lý chất thải của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu theo quy định của pháp luật; hướng dẫn, kiểm tra đối với cơ sở sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất theo quy định của pháp luật;\nđ) Hướng dẫn kỹ thuật về phòng ngừa, ứng phó sự cố chất thải;\ne) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện: công tác quản lý chất lượng môi trường, cải tạo và phục hồi môi trường, công tác bảo vệ môi trường trong quản lý chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy; nội dung, tiêu chí về bảo vệ môi trường nông thôn theo quy định của pháp luật; xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch quốc gia quản lý chất lượng môi trường không khí, quản lý chất lượng môi trường nước mặt, xử lý, cải tạo và phục hồi khu vực ô nhiễm đất đặc biệt nghiêm trọng; đánh giá chất lượng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường nước mặt đối với sông, hồ liên tỉnh theo quy định của pháp luật;\ng) Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức hiện công tác quan trắc môi trường, thông tin, cảnh báo về ô nhiễm môi trường trên phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật, bao gồm: tổ chức xây dựng, quản lý mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia; phê duyệt và tổ chức thực hiện chương trình quan trắc môi trường quốc gia; quản lý chất lượng, kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm thiết bị quan trắc môi trường theo quy định của pháp luật; quản lý số liệu quan trắc môi trường, việc truyền, nhận và công bố kết quả quan trắc môi trường theo quy định của pháp luật; công bố kết quả quan trắc môi trường quốc gia; hướng dẫn nghiệp vụ và hỗ trợ kỹ thuật quản lý số liệu quan trắc môi trường;\nh) Hướng dẫn và tổ chức lập, công bố báo cáo hiện trạng môi trường, báo cáo chuyên đề về môi trường quốc gia; hướng dẫn, tổ chức xây dựng báo cáo công tác bảo vệ môi trường;\ni) Hướng dẫn công tác thống kê môi trường;\nk) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác cấp, cấp đổi, điều chỉnh, cấp lại, thu hồi giấy phép môi trường; cấp, cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận về môi trường theo quy định của pháp luật; hướng dẫn việc tiếp nhận đăng ký môi trường theo quy định của pháp luật;\nl) Hướng dẫn bộ, ngành, địa phương về chuyên môn, nhiệm vụ trọng tâm về bảo vệ môi trường; tổng hợp để đề xuất phân bổ dự toán ngân sách nhà nước cho hoạt động bảo vệ môi trường của các bộ, cơ quan Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và hướng dẫn việc thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước; hướng dẫn việc thống kê, theo dõi và công bố nguồn chi cho bảo vệ môi trường;\nm) Đề xuất chính sách về thuế, phí bảo vệ môi trường, phát hành trái phiếu xanh và các công cụ kinh tế khác để huy động, sử dụng nguồn lực cho bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;\nn) Tổ chức quản lý Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam; làm cơ quan đầu mối quốc gia: Quỹ môi trường toàn cầu; thực hiện Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy, Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển xuyên biên giới chất thải nguy hại và việc tiêu hủy chúng; các điều ước và thỏa thuận quốc tế khác về môi trường theo phân công của Chính phủ.\n10. Về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học:\na) Tổ chức lập, trình phê duyệt, công bố, tổ chức thực hiện và đánh giá việc thực hiện quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh quốc gia học theo quy định của pháp luật;\nb) Thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước quan trọng, quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên trên phạm vi toàn quốc theo quy định của pháp luật; tổ chức hội đồng thẩm định liên ngành dự án thành lập khu bảo tồn có diện tích thuộc địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên; chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có liên quan lập dự án và tổ chức quản lý sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt khu bảo tồn thiên nhiên cấp quốc gia, khu di sản thiên nhiên theo phân công của Chính phủ; chỉ đạo, hướng dẫn thành lập và quản lý hành lang đa dạng sinh học, khu bảo tồn thiên nhiên cấp tỉnh, khu vực đa dạng sinh học cao, cảnh quan sinh thái quan trọng theo quy định của pháp luật;\nc) Hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ không bao gồm giống cây trồng, giống vật nuôi theo quy định của pháp luật;\nd) Hướng dẫn, kiểm tra công tác lưu giữ lâu dài nguồn gen và mẫu vật di truyền của loài được ưu tiên bảo vệ; hướng dẫn việc quản lý, giám sát hoạt động tiếp cận nguồn gen và tri thức truyền thống gắn với nguồn gen, sử dụng các lợi ích được chia sẻ từ việc tiếp cận nguồn gen do Nhà nước quản lý, tri thức truyền thống về nguồn gen; lập danh mục sinh vật biến đổi gen được cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học;\nđ) Lập, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền danh mục, chương trình bảo tồn loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ không bao gồm giống cây trồng, giống vật nuôi nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; tổ chức biên soạn Sách Đỏ Việt Nam; hướng dẫn việc bảo tồn đa dạng sinh học tại khu vực tự nhiên chưa đủ điều kiện thành lập khu bảo tồn; lập danh mục loài ngoại lai xâm hại; hướng dẫn, đánh giá khả năng xâm hại của loài ngoại lai đối với môi trường và đa dạng sinh học;\ne) Hướng dẫn, xây dựng và thực hiện các chương trình điều tra cơ bản, quan trắc, thống kê, kiểm kê về đa dạng sinh học; chỉ đạo xây dựng và thống nhất quản lý số liệu quan trắc về đa dạng sinh học; chủ trì lập và công bố báo cáo quốc gia về đa dạng sinh học; hướng dẫn các bộ, ngành và địa phương điều tra, lập báo cáo về đa dạng sinh học;\ng) Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện hoạt động đăng ký, công nhận, cấp, thu hồi các loại giấy phép, giấy chứng nhận về đa dạng sinh học thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật;\nh) Hướng dẫn việc thực hiện các hoạt động chi trả dịch vụ môi trường liên quan đến đa dạng sinh học và chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên không bao gồm chi trả dịch vụ môi trường rừng;\ni) Làm đầu mối quốc gia thực hiện các điều ước quốc tế về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học theo phân công của Chính phủ; chỉ đạo, hướng dẫn việc lập hồ sơ đề cử công nhận và quản lý các khu đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế theo Công ước Ramsar, vườn di sản của ASEAN, khu Dự trữ sinh quyển thế giới và các di sản thiên nhiên khác được tổ chức quốc tế công nhận theo quy định của pháp luật.\n11. Về khí tượng thủy văn:\na) Quản lý, tổ chức thực hiện các hoạt động quan trắc, điều tra, khảo sát khí tượng thủy văn; quản lý, hướng dẫn hoạt động quan trắc khí tượng thủy văn của các công trình và các hoạt động khí tượng thủy văn chuyên dùng khác theo quy định của pháp luật; xây dựng, quản lý, khai thác mạng lưới trạm quan trắc khí tượng thủy văn quốc gia, quan trắc định vị sét, giám sát biến đổi khí hậu;\nb) Tổ chức bảo vệ công trình khí tượng thủy văn thuộc mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia;\nc) Quản lý, tổ chức thực hiện các hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn; truyền phát tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn; dự báo, cảnh báo, truyền tin thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai; xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia; xây dựng bộ chuẩn khí hậu quốc gia; ban hành, cung cấp, phát tin chính thức dự báo, cảnh báo thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai theo quy định;\nd) Tổ chức thu thập và xử lý thông tin, xác định, đánh giá rủi ro thiên tai, phân vùng rủi ro thiên tai, theo dõi, giám sát thiên tai;\nđ) Tiếp nhận thông tin phản hồi của các bộ, ngành, địa phương, tổ chức và cá nhân về chế độ phát tin, chất lượng, độ tin cậy của bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, thiên tai, việc sử dụng cấp độ rủi ro thiên tai trong các hoạt động phòng, chống, ứng phó với thiên tai, phát triển kinh tế - xã hội; định kỳ hằng năm theo dõi, đánh giá, tổng hợp tình hình quản lý nhà nước về khí tượng thủy văn trên phạm vi cả nước theo quy định;\ne) Tổ chức thẩm định các kịch bản cảnh báo sóng thần đối với Việt Nam theo quy định của pháp luật;\ng) Thẩm định nội dung về khí tượng thủy văn trong quy hoạch, thiết kế các công trình, dự án đầu tư xây dựng trọng điểm quốc gia và trong quy hoạch, thiết kế các công trình, dự án đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật;\nh) Cấp, gia hạn, đình chỉ, thu hồi giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn theo quy định của pháp luật;\ni) Quản lý chất lượng phương tiện đo khí tượng thủy văn theo quy định của pháp luật;\nk) Quản lý, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các hoạt động phục vụ khí tượng thủy văn theo quy định của pháp luật;\nl) Phê duyệt, giám sát thực hiện kế hoạch tác động vào thời tiết theo thẩm quyền;\nm) Làm đầu mối quốc gia tham gia Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), Ủy ban Bão, Tiểu ban Khí tượng vật lý địa cầu ASEAN (ASCMG); làm đầu mối tham gia các diễn đàn quốc tế, thực hiện các điều ước quốc tế về khí tượng thủy văn theo phân công của Chính phủ.\n12. Về đo đạc, bản đồ và thông tin địa lý:\na) Xây dựng, cập nhật, quản lý, vận hành, khai thác hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia theo quy định của pháp luật, hệ thống số liệu gốc đo đạc quốc gia, hệ thống số liệu các mạng lưới đo đạc quốc gia, công trình hạ tầng đo đạc cơ bản, Cổng thông tin không gian địa lý Việt Nam; xây dựng, vận hành, cập nhật cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và thành lập, cập nhật hệ thống bản đồ địa hình quốc gia; ban hành danh mục địa danh thể hiện trên bản đồ; cung cấp sản phẩm đo đạc và bản đồ;\nb) Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện việc kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm, kiểm nghiệm phương tiện đo sử dụng trong hoạt động đo đạc và bản đồ theo quy định của pháp luật về đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa;\nc) Thẩm định về sự cần thiết, phạm vi, giải pháp kỹ thuật công nghệ của nội dung đo đạc và bản đồ trong các chương trình, dự án, nhiệm vụ có sử dụng ngân sách trung ương do bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức thực hiện; thẩm định dự án, nhiệm vụ đo đạc và bản đồ cơ bản do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện;\nd) Cấp, gia hạn, bổ sung, cấp lại, cấp đổi và thu hồi giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ; cấp, gia hạn, cấp lại, cấp đổi và thu hồi chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ; kiểm tra việc thực hiện nội dung hoạt động đo đạc bản đồ đối với các tổ chức, cá nhân được cấp phép; kiểm tra việc xuất bản, phát hành bản đồ; đình chỉ việc phát hành và chỉ đạo thu hồi các xuất bản phẩm bản đồ trái quy định của pháp luật; cấp, thu hồi, hủy bỏ Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) sản phẩm, hàng hóa xuất và nhập khẩu đối với mặt hàng đo đạc và bản đồ theo quy định của pháp luật;\nđ) Thành lập, cập nhật, xuất bản và phát hành các sản phẩm bản đô theo quy định của pháp luật;\ne) Tổ chức đo đạc, chỉnh lý, bổ sung bản đồ địa giới hành chính phục vụ việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính cấp tỉnh, giải quyết tranh chấp liên quan đến địa giới hành chính cấp tỉnh theo quy định của pháp luật;\ng) Tổ chức đo đạc, thành lập bản đồ địa hình để hoạch định, phân giới, cắm mốc biên giới quốc gia và phục vụ quản lý biên giới quốc gia; đo đạc, thành lập, cập nhật bộ bản đồ chuẩn biên giới quốc gia; hướng dẫn việc thể hiện đường biên giới quốc gia, chủ quyền lãnh thổ trên sản phẩm đo đạc và bản đồ, xuất bản phẩm bản đồ;\nh) Là cơ quan đầu mối quốc gia, phối hợp thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về đo đạc, bản đồ và thông tin địa lý; tham gia các tổ chức, diễn đàn quốc tế về đo đạc, bản đồ và thông tin địa lý theo phân công của Chính phủ.\n13. Về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo:\na) Lập, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, điều chỉnh và hướng dẫn thực hiện quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ và tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ có phạm vi liên tỉnh, danh mục phân loại hải đảo và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt theo quy định của pháp luật; trình Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch không gian biển quốc gia; quản lý hoạt động lấn biển theo quy định của pháp luật;\nb) Theo dõi, tổng hợp việc thực hiện công tác điều tra cơ bản về biển và hải đảo trong phạm vi cả nước; chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển trọng điểm theo phân công của Chính phủ;\nc) Điều tra, thống kê, phân loại, quản lý tài nguyên hải đảo; quản lý hồ sơ tài nguyên hải đảo; quy định chi tiết về hồ sơ tài nguyên hải đảo, hướng dẫn việc lập và quản lý hồ sơ tài nguyên hải đảo;\nd) Giao, công nhận, gia hạn, thu hồi, cho phép trả lại một phần hoặc toàn bộ khu vực biển, sửa đổi, bổ sung quyết định giao khu vực biển; giải quyết các kiến nghị, vướng mắc về sử dụng khu vực biển thuộc thẩm quyền giao theo quy định của pháp luật; quản lý, hướng dẫn việc giao các khu vực biển để khai thác sử dụng tài nguyên biển; xem xét, chấp thuận bằng văn bản theo thẩm quyền về vị trí, ranh giới, diện tích, tọa độ, độ sâu, thời gian sử dụng khu vực biển để tổ chức, cá nhân Việt Nam thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học; đo đạc, quan trắc, điều tra, khảo sát, đánh giá tài nguyên biển;\nđ) Cấp, cấp lại, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, đình chỉ, thu hồi văn bản cấp phép nghiên cứu khoa học cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành trong vùng biển Việt Nam theo quy định của pháp luật; theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện các chương trình, dự án nghiên cứu khoa học biển và đại dương của các bộ, ngành và địa phương theo quy định của pháp luật;\ne) Cấp, cấp lại, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, cho phép trả lại, thu hồi Giấy phép nhận chìm ở biển theo thẩm quyền; giám sát hoạt động nhận chìm và xử lý vi phạm theo quy định;\ng) Hướng dẫn, chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc thiết lập và bảo vệ hành lang bảo vệ bờ biển;\nh) Tổng hợp, đánh giá tiềm năng kinh tế - xã hội liên quan đến biển của Việt Nam; thống kê, phân loại, đánh giá tiềm năng của các vùng biển, hải đảo của Việt Nam; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan đánh giá biến động tài nguyên; tổ chức phân tích, đánh giá, dự báo về các diễn biến, động thái trong nước và quốc tế có liên quan đến việc quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế về biển, hải đảo của Việt Nam;\ni) Thiết lập, quản lý và tổ chức khai thác, sử dụng hệ thống quan trắc, giám sát tổng hợp tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch đầu tư, khai thác, sử dụng và quản lý các công trình, phương tiện chuyên dùng phục vụ cảnh báo sự cố môi trường biển, nghiên cứu, khảo sát biển và đại dương thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật;\nk) Tổ chức quan trắc tài nguyên, môi trường biển; điều tra, thống kê, phân loại, đánh giá các nguồn thải từ các hoạt động trên biển và hải đảo theo thẩm quyền; điều tra, đánh giá sức chịu tải môi trường của các khu vực biển, hải đảo ở vùng rủi ro ô nhiễm cao hoặc rất cao; công bố các khu vực biển, hải đảo không còn khả năng tiếp nhận chất thải; đánh giá tình trạng ô nhiễm môi trường biển và hải đảo; phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo, lập bản đồ phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo; tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý, khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường, các hệ sinh thái biển, hải đảo; cải thiện và phục hồi môi trường, các hệ sinh thái biển, hải đảo bị ô nhiễm và suy thoái;\nl) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương có liên quan tổ chức thực hiện kiểm tra, giám sát các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng biển, vùng ven biển và hải đảo; triển khai các hoạt động giám sát, đánh giá rủi ro, khắc phục và giải quyết hậu quả sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển; quản lý rác thải nhựa đại dương theo quy định của pháp luật;\nm) Hướng dẫn và tổ chức tuyên truyền về biển và hải đảo theo quy định của pháp luật;\nn) Thực hiện nhiệm vụ Cơ quan thường trực Ủy ban chỉ đạo quốc gia về thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; điều phối tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.\n14. Về biến đổi khí hậu:\na) Đề xuất và thể chế hóa các cơ chế, chính sách, sáng kiến quốc tế về biến đổi khí hậu đối với phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh phù hợp với điều kiện và bảo đảm lợi ích quốc gia; đề xuất, kiến nghị việc điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách, tiêu chuẩn công nghệ có liên quan tới biến đổi khí hậu của Việt Nam phù hợp với tình hình quốc tế;\nb) Tổ chức đánh giá khí hậu quốc gia; xây dựng, cập nhật, công bố kịch bản biến đổi khí hậu và tổ chức thực hiện; hướng dẫn, giám sát đánh giá tác động của biến đổi khí hậu; hướng dẫn lồng ghép nội dung biến đổi khí hậu vào các chiến lược, quy hoạch;\nc) Tổ chức thực hiện giám sát phát thải khí nhà kính, hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; triển khai hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định (MRV) hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, hệ thống giám sát và đánh giá (M&E) hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu;\nd) Xây dựng, cập nhật, tổ chức triển khai, quản lý và giám sát việc thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định; xây dựng các báo cáo quốc gia về biến đổi khí hậu, bảo vệ tầng ô-dôn theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; tổ chức thực hiện kiểm kê quốc gia khí nhà kính, kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu;\nđ) Xây dựng và tổ chức thực hiện cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon; tổ chức vận hành thị trường các-bon trong nước và tham gia thị trường các-bon thế giới; quản lý, tổ chức phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính; tổ chức đánh giá, quyết định chấp thuận chương trình, dự án trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon trong khuôn khổ Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, điều ước và thỏa thuận quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;\ne) Chủ trì tổ chức đàm phán, ký kết, thực hiện điều ước quốc tế và tham gia tổ chức quốc tế về biến đổi khí hậu; huy động các nguồn lực quốc tế, tổ chức điều phối và thực hiện các đề án, dự án, nhiệm vụ hợp tác quốc tế về biến đổi khí hậu thuộc thẩm quyền;\ng) Xây dựng tiêu chí ưu tiên, tổ chức rà soát, xác định danh mục dự án ưu tiên ứng phó với biến đổi khí hậu; có ý kiến về các chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ liên quan đến biến đổi khí hậu của các bộ, ngành, địa phương;\nh) Là đầu mối tổ chức thực hiện cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; cơ quan đầu mối quốc gia về Quỹ thích ứng với biến đổi khí hậu; cơ quan đầu mối quốc gia thực hiện Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, Nghị định thư Kyoto, Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC); cơ quan thẩm quyền quốc gia thực hiện các cơ chế trong khuôn khổ Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu; cơ quan chuyên trách quốc gia của Mạng lưới và Trung tâm Công nghệ khí hậu; cơ quan đầu mối quốc gia về các hành động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện quốc gia;\ni) Tổ chức thực hiện, kiểm tra, hướng dẫn việc quản lý, tiêu thụ và loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính theo quy định của Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn;\nk) Giúp Ủy ban Quốc gia về biến đổi khí hậu đôn đốc, tổng hợp kết quả thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ liên quan đến biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh do các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện.\n15. Về viễn thám:\na) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc ứng dụng viễn thám trong quan trắc, giám sát tài nguyên, môi trường, thiên tai, biến đổi khí hậu và các lĩnh vực khác phục vụ công tác quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội và an ninh - quốc phòng theo quy định của pháp luật;\nb) Xây dựng, công bố báo cáo quan trắc, giám sát định kỳ và đột xuất về tình hình khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu bằng công nghệ viễn thám;\nc) Xây dựng, quản lý, khai thác và vận hành công trình hạ tầng thu nhận dữ liệu ảnh viễn thám thuộc phạm vi quản lý của bộ; xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu ảnh viễn thám quốc gia; tổng hợp và công bố siêu dữ liệu viễn thám của cơ sở dữ liệu ảnh viễn thám quốc gia; quản lý chất lượng sản phẩm viễn thám;\nd) Tổng hợp nhu cầu sử dụng thông tin dữ liệu ảnh viễn thám của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và theo nhiệm vụ đột xuất được giao để xây dựng kế hoạch thu nhận dữ liệu ảnh viễn thám;\nđ) Thẩm định về nội dung liên quan đến hệ thống thu nhận dữ liệu ảnh viễn thám; việc thu nhận, lưu trữ, xử lý, cung cấp, khai thác và sử dụng dữ liệu ảnh viễn thám; việc ứng dụng và phát triển công nghệ viễn thám đối với các chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ của các bộ, ngành, địa phương;\ne) Hướng dẫn và kiểm tra hoạt động viễn thám của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;\ng) Làm cơ quan đầu mối quốc gia tham gia các tổ chức, diễn đàn quốc tế về viễn thám.\n16. Thu thập, thu nhận, tổng hợp, xử lý, xây dựng, quản lý, bảo quản, lưu trữ, cập nhật, vận hành, khai thác, sử dụng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia trong các lĩnh vực tài nguyên và môi trường; công bố, xuất bản, cung cấp thông tin, dữ liệu về tài nguyên và môi trường; hướng dẫn, kiểm tra về công tác thu thập, quản lý, cung cấp, khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật.\n17. Tổ chức thực hiện công tác thống kê, kiểm kê, lưu trữ tư liệu, số liệu về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ theo quy định của pháp luật.\n18. Chỉ đạo, tổ chức nghiên cứu, ứng dụng, triển khai tiến bộ khoa học và công nghệ; phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển giao công nghệ; quản lý đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ theo quy định của pháp luật.\n19. Hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật; tổ chức ký kết điều ước quốc tế theo ủy quyền của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; ký kết các thỏa thuận quốc tế nhân danh bộ; tham gia các tổ chức quốc tế theo phân công của Chính phủ.\n20. Quản lý, tổ chức hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin; chuyển đổi số, xây dựng các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu lớn trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường; triển khai các giải pháp công nghệ số trong quan trắc, giám sát, quản lý, xử lý sự cố tài nguyên và môi trường, cảnh báo sớm thiên tai; phát triển Chính phủ điện tử tiến tới Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số ngành tài nguyên và môi trường; xây dựng, quản lý, vận hành, bảo đảm an toàn thông tin: hạ tầng số, nền tảng số, nền tảng dữ liệu, dịch vụ số về tài nguyên và môi trường quốc gia; tích hợp, kết nối, phân tích, xử lý và công bố, cung cấp, chia sẻ dữ liệu, thông tin tài nguyên và môi trường theo quy định.\n21. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của bộ theo mục tiêu và nội dung chương trình, kế hoạch tổng thể cải cách hành chính nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.\n22. Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền quy hoạch mạng lưới đơn vị sự nghiệp công, dịch vụ công và các cơ chế, chính sách về cung ứng dịch vụ công, thực hiện xã hội hóa các dịch vụ công trong lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ; hướng dẫn, tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt; thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ.\n23. Quản lý các hội, tổ chức phi chính phủ hoạt động trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật.\n24. Thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại các doanh nghiệp thuộc bộ theo quy định của pháp luật.\n25. Quản lý về tổ chức, bộ máy, biên chế công chức, số lượng viên chức, vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp; quyết định luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, từ chức, biệt phái, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu, chế độ tiền lương và các chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc bộ quản lý theo quy định; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc các ngành, lĩnh vực do bộ quản lý.\n26. Kiểm tra, thanh tra; tổ chức tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, kiến nghị của tổ chức, công dân; giải quyết tố cáo của cá nhân; tổ chức các hoạt động giám định tư pháp, định giá trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo quy định pháp luật; thực hiện phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.\n27. Quản lý tài chính, tài sản được giao và quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước được cấp theo quy định của pháp luật.\n28. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao hoặc theo quy định của pháp luật.", "Nhiệm vụ và quyền hạn\n1. Tổ chức hoặc tham gia nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ phương hướng, các cơ chế chính sách, chiến lược, chương trình mục tiêu, chương trình hành động quốc gia liên quan đến bảo vệ, khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên nước; phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra.\n2. Tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ trong hoạt động chỉ đạo, điều hòa, phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương trong việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến:\na) Quy hoạch về tài nguyên nước và các quy hoạch chuyên ngành có khai thác, sử dụng tài nguyên nước;\nb) Chuyển nước giữa các nguồn nước liên tỉnh;\nc) Giám sát sử dụng các nguồn nước liên quốc gia và giải quyết các tranh chấp phát sinh;\nd) Các chương trình, đề án, dự án lớn về bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và các nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao.\n3. Tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương trong , việc thực hiện những vấn đề quan trọng, liên ngành liên quan đến bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra.", "Điều 20. Nhiệm vụ quy hoạch tài nguyên nước\n1. Nhiệm vụ quy hoạch tài nguyên nước bao gồm các nội dung sau đây:\na) Đánh giá tổng quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng tài nguyên nước, tình hình bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra;\nb) Xác định sơ bộ chức năng của nguồn nước, nhu cầu sử dụng nước, tiêu nước, các vấn đề cần giải quyết trong bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra;\nc) Xác định đối tượng, phạm vi, nội dung quy hoạch nhằm bảo đảm chức năng của nguồn nước, giải quyết các vấn đề đã xác định tại điểm b khoản này;\nd) Xác định giải pháp, kinh phí, kế hoạch và tiến độ lập quy hoạch.\n2. Cơ quan tổ chức lập quy hoạch tài nguyên nước có trách nhiệm phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch tài nguyên nước.", "Nhiệm vụ và quyền hạn\n1. Trình Tổng cục trưởng chiến lược, Chương trình, kế hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm về khoa học, công nghệ và hợp tác quốc tế lĩnh vực khí tượng thủy văn, quy chế quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Tổng cục; tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.\n2. Hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức thực hiện các Chương trình, dự án, đề án, đề tài nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ trong lĩnh vực khí tượng thủy văn thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục.\n3. Hướng dẫn, tổ chức xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định kỹ thuật lĩnh vực khí tượng thủy văn theo phân công của Tổng cục trưởng.\n4. Tổ chức thẩm định nội dung, chất lượng các đề án, dự án khoa học công nghệ, sáng kiến, sáng chế, phát minh khoa học, công nghệ phục vụ công tác khí tượng thủy văn của các tổ chức, cá nhân theo phân công của Tổng cục trưởng.\n5. Thực hiện công tác thống kê, thông tin khoa học, công nghệ và xuất bản các tài liệu, ấn phẩm khoa học công nghệ của Tổng cục.\n6. Hướng dẫn, kiểm tra việc chuyển giao công nghệ, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và các kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục.\n7. Thực hiện nhiệm vụ Thường trực Hội đồng khoa học, công nghệ của Tổng cục.\n8. Tổng hợp, trình phê duyệt chủ trương và danh Mục các Chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong phạm vi quản lý của Tổng cục; theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả tổ chức thực hiện theo quy định.\n9. Trình phê duyệt việc tham gia tổ chức quốc tế, ký kết hoặc gia nhập Điều ước quốc tế về khí tượng thủy văn; thực hiện nhiệm vụ đầu mối tham gia các tổ chức quốc tế, diễn đàn quốc tế, thực hiện các Điều ước quốc tế về khí tượng thủy văn theo phân công của Tổng cục trưởng.\n10. Trình phê duyệt kế hoạch, phương án cử các đoàn đi công tác nước ngoài và tiếp đón đoàn vào, khách nước ngoài; tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.\n11. Thực hiện công tác phiên dịch, biên dịch tài liệu phục vụ các hoạt động hợp tác quốc tế của Tổng cục.\n12. Thực hiện các hoạt động trao đổi chuyên gia, đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao về khí tượng thủy văn với các tổ chức quốc tế theo phân công của Tổng cục trưởng.\n13. Thực hiện các Chương trình đề án, dự án, đề tài, nhiệm vụ về khoa học, công nghệ và hợp tác quốc tế lĩnh vực khí tượng thủy văn theo phân công của Tổng cục trưởng.\n14. Trình phê duyệt hồ sơ tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế; tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.\n15. Tổng kết, đánh giá các hoạt động khoa học, công nghệ và hợp tác quốc tế theo quy định.\n16. Thực hiện cải cách hành chính theo Chương trình, kế hoạch cải cách hành chính của Tổng cục Khí tượng Thủy văn; thực hành tiết kiệm; phòng, chống tham nhũng, lãng phí thuộc phạm vi quản lý của Vụ.\n17. Quản lý công chức, tài sản thuộc phạm vi quản lý của Vụ theo quy định.\n18. Thực hiện nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng giao.", "Nhiệm vụ và quyền hạn\n...\n2. Giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều hòa, phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức, đối tác quốc tế, khu vực, trong nước và các cá nhân có liên quan trong theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động liên ngành trên Lưu vực sông Mê Công, bao gồm cả các Lưu vực sông Cửu Long và sông Sê San - Srêpốk của Việt Nam sau đây:\na) Triển khai thực hiện các chương trình, đề án, dự án theo thẩm quyền cho ý kiến bằng văn bản quy định tại Khoản 1 Điều 2 Quyết định này;\nb) Vận hành các công trình điều tiết, sử dụng nước quy mô lớn, bao gồm cả các công trình thủy điện trên dòng chính sông Mê Công;\nc) Điều hòa, phân phối nguồn nước trong trường hợp hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, lũ lụt; duy trì dòng chảy tối thiểu;\nd) Giám sát, ứng phó, khắc phục tác hại và sự cố ô nhiễm nguồn nước do các hoạt động khai thác, sử dụng nước và xả thải vào nguồn nước gây ra; đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước;\nđ) Các dự án gia cố cải tạo lòng, bờ sông; khai thác khoáng sản khác trên sông, suối, hồ chứa; xây dựng các công trình thủy và các dự án, công trình khác trong phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước trên lưu vực sông;\ne) Cải tạo, khôi phục nguồn nước, bảo tồn các hệ sinh thái, cải thiện chất lượng nước, các khu đất ngập nước…;\ng) Cung cấp thông tin về diễn biến tài nguyên nước, các hoạt động sử dụng, bảo vệ, phát triển bền vững tài nguyên nước và tài nguyên liên quan cho các cơ quan thông tấn, báo chí trong và ngoài nước;\nh) Bảo vệ, phục hồi và phát huy các giá trị di sản văn hóa liên quan đến tài nguyên nước, như du lịch, thể dục, thể thao, vui chơi giải trí ...\n...", "Nhiệm vụ và quyền hạn\n1. Chủ trì xây dựng, trình Bộ trưởng dự thảo Quy chế làm việc của Bộ và nội quy, quy định của cơ quan Bộ thuộc chức năng của Văn phòng Bộ; hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện.\n2. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác, nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, cấp có thẩm quyền giao và các nhiệm vụ đột xuất phát sinh; chủ trì tổng hợp, xây dựng các báo cáo định kỳ hoặc đột xuất phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Bộ.\n3. Tổ chức thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý, điều hành của Lãnh đạo Bộ; quản lý, vận hành Cổng thông tin điện tử Bộ Tài nguyên và Môi trường.\n4. Thực hiện nhiệm vụ giúp việc Lãnh đạo Bộ:\na) Xây dựng chương trình công tác hàng tuần, tháng, quý của Lãnh đạo Bộ; theo dõi, điều phối lịch làm việc của Lãnh đạo Bộ;\nb) Tổ chức các cuộc họp, các buổi làm việc của Lãnh đạo Bộ; chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ Lãnh đạo Bộ dự các buổi làm việc, hội nghị, hội thảo hoặc đi công tác;\nc) Tổ chức ghi biên bản, lập hồ sơ các cuộc họp do Lãnh đạo Bộ chủ trì; thông báo ý kiến kết luận, chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ đến các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan; theo dõi, đôn đốc việc thực hiện;\nd) Tiếp nhận hồ sơ, tài liệu các đơn vị trình Lãnh đạo Bộ; kiểm tra thể thức trước khi trình Lãnh đạo Bộ xem xét, giải quyết;\nđ) Thực hiện nhiệm vụ thư ký công vụ cho Lãnh đạo Bộ.\n5. Về công tác truyền thông, báo chí, xuất bản:\na) Tổ chức xây dựng kế hoạch truyền thông về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện;\nb) Chủ trì, phối hợp các đơn vị có liên quan trình Bộ trưởng việc tổ chức các cuộc họp báo của Bộ; cung cấp thông tin về các hoạt động của Bộ, của ngành tài nguyên và môi trường theo quy định và Quy chế phát ngôn của Bộ;\nc) Theo dõi việc thực hiện nhiệm vụ và hoạt động của cơ quan báo chí, xuất bản thuộc Bộ theo đúng tôn chỉ, mục đích và các nội dung khác được quy định trong giấy phép, quy định pháp luật và phân cấp của Bộ.\n6. Về kiểm soát thủ tục hành chính; thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông:\na) Xây dựng kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện sau khi được phê duyệt;\nb) Đôn đốc, theo dõi việc công bố, công khai thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;\nc) Tổ chức triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ theo quy định của pháp luật;\nd) Phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ tổ chức rà soát, đánh giá thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;\nđ) Đầu mối tiếp nhận, phân loại và đôn đốc trả lời các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường qua Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của Chính phủ và Cổng thông tin điện tử của Bộ;\ne) Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ về kiểm soát thủ tục hành chính tại các đơn vị trực thuộc Bộ.\n...\n15. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng phân công.", "Nhiệm vụ và quyền hạn\n1. Trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh\na) Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản khác về tài nguyên và môi trường thuộc phạm vi, thẩm quyền ban hành của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;\nb) Dự thảo kế hoạch dài hạn, 05 năm, hàng năm, các chương trình, đề án, dự án, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về tài nguyên và môi trường thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;\nc) Dự thảo quyết định việc phân cấp, ủy quyền thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường đối với Sở Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân cấp huyện;\nd) Dự thảo quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài nguyên và Môi trường; dự thảo quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của chi cục và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường;\nđ) Dự thảo quyết định thực hiện xã hội hóa các hoạt động cung ứng dịch vụ sự nghiệp công về tài nguyên và môi trường thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và theo phân cấp của cơ quan nhà nước cấp trên.\n...", "Nhiệm vụ và quyền hạn\n1. Trình Tổng cục trưởng:\na) Văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về phát triển rừng được phân công; qui chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp, công nghệ về giống cây trồng lâm nghiệp; quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; tiêu chuẩn quốc gia, định mức kinh tế-kỹ thuật về giống lâm nghiệp, trồng rừng, cải tạo rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, nuôi dưỡng và làm giàu rừng;\nb) Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ phát triển rừng dài hạn, trung hạn và hàng năm; danh mục về giống cây trồng lâm nghiệp chính, danh mục giống cây trồng lâm nghiệp được phép sản xuất kinh doanh.\n2. Trình Tổng cục trưởng ban hành các văn bản hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ phát triển rừng.\n3. Thẩm định trình Tổng cục trưởng và hướng dẫn, kiểm tra các biện pháp kỹ thuật lâm sinh; việc thực hiện các dự án, đề án lâm nghiệp; các công trình điều tra cơ bản thuộc lĩnh vực phát triển rừng; các đề án, dự án phát triển lâm nghiệp gắn với xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường và cải thiện đời sống nhân dân vùng có rừng theo phân công của Tổng cục trưởng.\n4. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phát triển rừng và kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về phát triển rừng.\n5. Hướng dẫn, kiểm tra việc chọn tạo, khảo nghiệm, kiểm nghiệm, sản xuất kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp.\n6. Về kỹ thuật lâm sinh\na) Trình Tổng cục trưởng tiêu chí về trạng thái các loại rừng, tiêu chí xác định rừng trồng, rừng khoanh nuôi thành rừng, rừng phòng hộ đạt tiêu chuẩn.\nb) Hướng dẫn và kiểm tra thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình đề án, dự án về trồng rừng, nuôi dưỡng rừng, cải tạo rừng, khoanh nuôi tái sinh và làm giàu rừng, phát triển cây trồng lâm sản ngoài gỗ và trồng cây phân tán;\nc) Hướng dẫn, kiểm tra thực hiện cơ chế, chính sách đầu tư phát triển rừng sản xuất, trồng rừng nguyên liệu tập trung, trồng rừng gỗ lớn, trồng các loài cây quý hiếm, khôi phục, phát triển rừng tự nhiên đã được phê duyệt;\nd) Tổng hợp, trình duyệt, hướng dẫn, kiểm tra thiết kế kỹ thuật các hạng mục lâm sinh các dự án do Tổng cục quản lý;\nđ) Hướng dẫn kỹ thuật, kiểm tra các hoạt động sản xuất lâm, nông, thủy sản kết hợp trong rừng phòng hộ, rừng sản xuất.\n...", "Nhiệm vụ và quyền hạn\n1. Trình Tổng cục trưởng:\na) Văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách trong lĩnh vực bảo tồn hệ sinh thái rừng; tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng;\nb) Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn, quy chuẩn, phương án quản lý về bảo tồn hệ sinh thái rừng, kế hoạch hành động bảo tồn loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và các hoạt động nghiên cứu khoa học, dịch vụ du lịch sinh thái và giáo dục môi trường trong rừng đặc dụng;\nc) Quy định về tổ chức, quản lý khu du lịch săn bắn, vườn thú, vườn sưu tập thực vật, trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật trong hệ thống rừng đặc dụng; cơ sở bảo tồn và phát triển sinh vật rừng;\nd) Đề xuất về tài chính bền vững, lượng giá các dịch vụ hệ sinh thái rừng, chi trả dịch vụ môi trường rừng, cho thuê môi trường rừng, đồng quản lý và chia sẻ lợi ích trong hệ sinh thái rừng.\n2. Trình Tổng cục trưởng ban hành các văn bản hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ:\na) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, tiêu chuẩn, quy chuẩn, phương án liên quan đến bảo tồn hệ sinh thái rừng; các hoạt động nghiên cứu khoa học, dịch vụ du lịch sinh thái và giáo dục môi trường trong rừng đặc dụng;\nb) Danh mục các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và chế độ quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng bền vững;\nc) Cấp giấy phép cho các tổ chức, cá nhân có hoạt động nghiên cứu khoa học trong các khu rừng đặc dụng theo quy định. Hướng dẫn, triển khai thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học trong rừng đặc dụng.\n..." ]
Thuốc cổ truyền đã được cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc thì được miễn thử lâm sàng trong trường hợp nào?
[ "Trường hợp thuốc cổ truyền được miễn thử lâm sàng tại Việt Nam\n…\n2. Thuốc cổ truyền gia hạn từ những thuốc đã được cấp giấy đăng ký lưu hành trước ngày Luật Dược số 105/2016/QH13 có hiệu lực, trừ thuốc có đề nghị phải thử lâm sàng của Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc cổ truyền, dược liệu khi lưu hành phát hiện thêm các tác dụng không mong muốn và phản ứng có hại của thuốc." ]
[ "Khoản 1. Thuốc phải thử lâm sàng đầy đủ các giai đoạn trong trường hợp sau đây:\na) Thuốc mới, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều này;\nb) Thuốc dược liệu có sự kết hợp mới của dược liệu đã từng sử dụng làm thuốc tại Việt Nam và có chỉ định đối với các bệnh thuộc danh mục do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 và điểm c khoản 3 Điều này;\nc) Vắc xin lần đầu tiên đăng ký lưu hành tại Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.", "Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2018/TT-BYT ngày 12 tháng 09 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc đăng ký lưu hành thuốc cổ truyền, dược liệu\n1. Sửa đổi, bổ sung Điều 1 như sau: “Thông tư này quy định chi tiết các nội dung sau đây: 1. Trường hợp thuốc cổ truyền được Bộ Y tế công nhận miễn thử lâm sàng; tiêu chí xác định trường hợp miễn một số giai đoạn thử lâm sàng, phải thử lâm sàng giai đoạn 4, phải thử lâm sàng đầy đủ các giai đoạn và yêu cầu về dữ liệu lâm sàng để bảo đảm an toàn, hiệu quả trong hồ sơ đăng ký lưu hành thuốc cổ truyền. 1. Thuốc cổ truyền được Bộ Y tế công nhận miễn thử lâm sàng bao gồm các thuốc có nguồn gốc, xuất xứ công thức thuộc các trường hợp sau: 1. Các thuốc thuộc trường hợp được miễn thử lâm sàng nhưng có thay đổi hoặc bổ sung chỉ định trên cơ sở tác dụng chính của bài thuốc mà không thay đổi thành phần công thức thuốc, liều dùng, dạng bào chế;\na) Vị thuốc cổ truyền;\nb) Cổ phương;\nc) Bài thuốc gia truyền đã được cấp giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền theo quy định của pháp luật, có tác dụng, chỉ định thể hiện rõ được thể bệnh y học cổ truyền, đã được thử độc tính cấp và bán trường diễn để bảo đảm an toàn, hiệu quả;\nd) Thuốc cổ truyền đã được miễn thử lâm sàng có thay đổi dạng bào chế nhưng không thay đổi thành phần, hàm lượng, chỉ định, tác dụng và đường dùng; đã được thử độc tính cấp và bán trường diễn để bảo đảm an toàn, hiệu quả;\nđ) Cổ phương gia giảm có tài liệu, dữ liệu chứng minh hoặc phân tích, biện giải việc gia giảm phù hợp với lý luận của y học cổ truyền. Trường hợp gia giảm mà thành phần có dược liệu thuộc danh mục dược liệu độc do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành thì phải thử độc tính cấp, bán trường diễn để bảo đảm an toàn, hiệu quả;\ne) Là sản phẩm thuộc đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh và tương đương trở lên về thuốc cổ truyền được nghiệm thu đề tài do Hội đồng khoa học của tỉnh/thành phố xét duyệt và Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố ra quyết định hoặc do Bộ chủ quản ngành xét duyệt theo quy hiện hành; có tác dụng, chỉ định thể hiện rõ được thể bệnh y học cổ truyền và đã được thử độc tính cấp, bán trường diễn và tác dụng dược lý để bảo đảm an toàn, hiệu quả, trừ trường hợp quy định tại Điều 10 Thông tư này;\ng) Thuốc cổ truyền có chỉ định dựa trên dữ liệu nghiên cứu lâm sàng theo quy định về thử thuốc trên lâm sàng của Bộ Y tế đã được cấp giấy đăng ký lưu hành và lưu hành trên 10 năm trở lên, không phát hiện thêm các tác dụng không mong muốn và phản ứng có hại của thuốc hoặc thuốc cổ truyền chưa có dữ liệu lâm sàng đã được cấp giấy đăng ký lưu hành và lưu hành trên 5 năm trở lên, không phát hiện thêm các tác dụng không mong muốn và phản ứng có hại của thuốc hoặc thuốc cổ truyền;\nh) Gia giảm từ những bài thuốc đã được cấp giấy đăng ký lưu hành và lưu hành trên thị trường 5 năm trở lên, trừ các thuốc cổ truyền có chỉ định dựa trên dữ liệu nghiên cứu lâm sàng theo quy định về thử thuốc trên lâm sàng của Bộ Y tế, không phát hiện thêm các tác dụng không mong muốn và phản ứng có hại của thuốc; có tài liệu, dữ liệu chứng minh hoặc phân tích, biện giải việc gia giảm phù hợp với lý luận của y học cổ truyền.\n2. Hồ sơ, thủ tục cấp, gia hạn, thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành thuốc cổ truyền và dược liệu. 2. Sửa đổi khoản 2 và khoản 3 Điều 3 như sau: “2. Cổ phương (phương thuốc cổ) là các bài thuốc được ghi trong sách về y học cổ truyền hoặc bài thuốc được ghi trong Dược điển các nước do Bộ Y tế tập hợp, ban hành trong Danh mục bài thuốc cổ phương. 2. Thuốc cổ truyền gia hạn từ những thuốc đã được cấp giấy đăng ký lưu hành trước ngày Luật Dược số 105/2016/QH13 có hiệu lực, trừ thuốc có đề nghị phải thử lâm sàng của Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc cổ truyền, dược liệu khi lưu hành phát hiện thêm các tác dụng không mong muốn và phản ứng có hại của thuốc.” 2. Bài thuốc gia truyền đã được cấp giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền theo quy định của pháp luật, nhưng không đáp ứng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 7 Thông tư này; 2. Đối với bài thuốc gia truyền quy định tại điểm c khoản 1 Điều 7 hoặc khoản 2 Điều 8 Thông tư này: 2. Các nghiên cứu lâm sàng của thuốc, các dữ liệu trong hồ sơ lâm sàng, hồ sơ kỹ thuật để chứng minh an toàn, hiệu quả phải phù hợp với quy định của Bộ Y tế về thực hành tốt thử thuốc trên lâm sàng. 2. Tài liệu về tiêu chuẩn chất lượng và phương pháp kiểm nghiệm thuốc phải đáp ứng được các yêu cầu sau:\na) Bản sao chứng thực hoặc có đóng dấu của cơ sở Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền. Trường hợp nộp bản sao có đóng dấu của cơ sở thì phải có bản chính hoặc bản sao chứng thực để bộ phận tiếp nhận hồ sơ đối chiếu; a) Tiêu chuẩn nguyên liệu: - Đối với nguyên liệu làm thuốc có trong dược điển: ghi cụ thể tên dược điển và năm xuất bản; - Đối với nguyên liệu làm thuốc không có trong dược điển: mô tả đầy đủ, chi tiết chỉ tiêu và phương pháp kiểm nghiệm; - Tiêu chuẩn của các phụ liệu trong quá trình chế biến dược liệu: Cơ sở phải có biện pháp kiểm soát chất lượng của các phụ liệu. Đối với các phụ liệu có tiêu chuẩn quốc gia thì ghi số hiệu tiêu chuẩn.\nb) Bản sao chứng thực kết quả thử độc tính cấp và bán trường diễn theo quy định. b) Tiêu chuẩn thành phẩm: Mô tả đầy đủ, chi tiết các chỉ tiêu và phương pháp kiểm nghiệm của thành phẩm;\nc) Tiêu chuẩn của bao bì đóng gói: Mô tả đầy đủ, chi tiết chỉ tiêu và phương pháp kiểm nghiệm;\nd) Phiếu kiểm nghiệm: - Cơ sở sản xuất thuốc cổ truyền có phòng kiểm nghiệm đạt Thực hành tốt phòng thí nghiệm thuốc (GLP) theo quy định của Bộ Y tế tự thẩm định tiêu chuẩn, phương pháp kiểm nghiệm và nộp phiếu kiểm nghiệm của chính cơ sở sản xuất; - Cơ sở sản xuất thuốc cổ truyền chưa có phòng kiểm nghiệm đạt Thực hành tốt phòng thí nghiệm thuốc (GLP) theo quy định của Bộ Y tế phải thẩm định tiêu chuẩn, phương pháp kiểm nghiệm và nộp phiếu kiểm nghiệm của các cơ sở kiểm nghiệm thuốc của Nhà nước đạt GLP hoặc cơ sở kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm thuốc đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược. - Số lượng Phiếu kiểm nghiệm như sau: 01 Phiếu kiểm nghiệm dược liệu của cơ sở sản xuất thuốc thành phẩm (trường hợp dược liệu được cung ứng bởi nhiều nhà sản xuất khác nhau thì chỉ cần cung cấp 01 Phiếu kiểm nghiệm dược liệu đại diện); 01 Phiếu kiểm nghiệm bán thành phẩm dược liệu của cơ sở sản xuất bán thành phẩm dược liệu (trường hợp bán thành phẩm dược liệu dược cung ứng bởi nhiều nhà sản xuất khác nhau thì chỉ cần cung cấp 01 Phiếu kiểm nghiệm đại diện) và 01 Phiếu kiểm nghiệm bán thành phẩm dược liệu của cơ sở sản xuất thuốc thành phẩm; 01 Phiếu kiểm nghiệm thành phẩm; 01 Phiếu kiểm nghiệm bao bì đóng gói; Các hình ảnh sắc ký của các phép thử định tính, định lượng trong quá trình kiểm nghiệm.\nđ) Yêu cầu về nghiên cứu độ ổn định: Cơ sở sản xuất thuốc cổ truyền phải nghiên cứu và có tài liệu chứng minh độ ổn định, bao gồm: - Đề cương nghiên cứu độ ổn định; - Số liệu nghiên cứu độ ổn định; - Kết luận nghiên cứu độ ổn định; - Phiếu kiểm nghiệm thành phẩm của các mẫu theo dõi độ ổn định gồm: 03 mẫu thời điểm ban đầu; 03 mẫu ở thời điểm sau hạn dùng trong điều kiện dài hạn và 03 mẫu ở thời điểm sau kết thúc nghiên cứu độ ổn định trong điều kiện lão hoá cấp tốc.”\n3. Thu hồi giấy đăng ký lưu hành thuốc cổ truyền, dược liệu. 3. Cổ phương gia giảm là thuốc cổ phương có tăng hoặc giảm về số vị thuốc, hàm lượng của từng vị thuốc để làm tăng hiệu quả điều trị, giảm độc tính của bài thuốc phù hợp với bệnh hoặc chứng bệnh theo lý luận của y học cổ truyền.” 3. Bổ sung khoản 6, 7 và khoản 8 Điều 3 như sau: “6. Thay đổi lớn là những thay đổi có ảnh hưởng rõ rệt, trực tiếp đến chất lượng, an toàn và hiệu quả của thuốc cổ truyền, dược liệu được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này. 3. Các thuốc đã sử dụng điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền hạng II trở lên: có đường dùng, liều dùng, quy trình, dạng bào chế cố định; có tác dụng, chỉ định thể hiện rõ được thể bệnh y học cổ truyền, đã được thử độc tính cấp, bán trường diễn và tác dụng dược lý để bảo đảm an toàn, hiệu quả và được Hội đồng khoa học của cơ sở khám bệnh chữa bệnh thông qua.” 3. Đối với thuốc cổ truyền đã được miễn thử lâm sàng có thay đổi dạng bào chế: 3. Các dữ liệu đã có sẵn trong kết quả nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng của thuốc có thể sử dụng phân tích và biện giải dược về ảnh hưởng có thể có của yếu tố dịch tễ học, bệnh học hoặc điều kiện sống tại Việt Nam đến an toàn và hiệu quả của thuốc.”\na) Tài liệu về công thức thuốc; cách bào chế các thành phần; dạng bào chế mới;\nb) Quy trình sản xuất sau khi thay đổi từ dạng bào chế trước đó;\nc) Tài liệu chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của thuốc cổ truyền được miễn thử lâm sàng để sử dụng thay đổi dạng bào chế.\n4. Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc cổ truyền, dược liệu (Sau đây gọi tắt là Hội đồng tư vấn) và chuyên gia thẩm định hồ sơ đăng ký lưu hành thuốc cổ truyền, dược liệu.” 4. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 và khoản 4 Điều 4 như sau: “2. Quy định về chuẩn bị hồ sơ: 4. Đối với thuốc cổ truyền đã được miễn thử lâm sàng nhưng có thay đổi hoặc bổ sung chỉ định trên cơ sở tác dụng chính của bài thuốc mà không thay đổi thành phần công thức thuốc, liều dùng, dạng bào chế: 4. Trường hợp hồ sơ chưa đạt yêu cầu theo quy định tại Điều 18 Thông tư này, trong thời hạn xem xét hồ sơ đăng ký, cơ quan tiếp nhận phải kịp thời có văn bản hướng dẫn cụ thể cho cơ sở đăng ký sửa đổi, bổ sung hồ sơ cho đến khi hồ sơ đạt theo yêu cầu. Thời gian và số lần cơ sở đăng ký sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo quy định tại khoản 9 Điều 4 Thông tư này.” 4. Đối với hồ sơ đăng ký lưu hành thuốc cổ truyền có thay đổi lớn theo quy định tại Mục I Phụ lục II và hồ sơ đăng ký lưu hành thuốc cổ truyền có thay đổi nhỏ tại Mục II.1 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này, trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản đồng ý hoặc không đồng ý với nội dung thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành thuốc cổ truyền, cụ thể như sau: 4. Trường hợp hồ sơ chưa đạt yêu cầu theo quy định tại các Điều 24, 25, 26 Thông tư này, trong thời hạn xem xét hồ sơ đăng ký, cơ quan tiếp nhận phải kịp thời có văn bản hướng dẫn cụ thể cho cơ sở đăng ký sửa đổi, bổ sung hồ sơ cho đến khi hồ sơ đạt theo yêu cầu. Thời gian và số lần cơ sở đăng ký sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo quy định tại khoản 9 Điều 4 Thông tư này.” 4. Trường hợp hồ sơ chưa đạt yêu cầu theo quy định tại Điều 27 Thông tư này, trong thời hạn xem xét hồ sơ đăng ký, cơ quan tiếp nhận phải kịp thời có văn bản hướng dẫn cụ thể cho cơ sở đăng ký sửa đổi, bổ sung hồ sơ cho đến khi hồ sơ đạt theo yêu cầu. Thời gian và số lần cơ sở đăng ký sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo quy định tại khoản 9 Điều 4 Thông tư này.” 4. Đối với hồ sơ đăng ký lưu hành dược liệu có thay đổi lớn theo quy định tại Mục I Phụ lục II và hồ sơ đăng ký lưu hành dược liệu có thay đổi nhỏ tại Mục II.1 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này, trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản đồng ý hoặc không đồng ý với nội dung thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành dược liệu, cụ thể như sau:\na) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện: Hồ sơ đăng ký phải được chuẩn bị trên khổ giấy A4, đóng chắc chắn. Hồ sơ phải có trang bìa, tờ thông tin sản phẩm, sắp xếp theo đúng trình tự của mục lục, có phân cách giữa các phần; các phần phân cách phải được đánh số thứ tự và có dấu xác nhận của cơ sở đăng ký hoặc cơ sở sản xuất ở trong toàn bộ hồ sơ; riêng tiêu chuẩn chất lượng, phương pháp kiểm nghiệm, phiếu kiểm nghiệm thuốc cổ truyền, dược liệu phải có chữ ký của người có thẩm quyền và dấu xác nhận của nhà sản xuất. a) Tài liệu về công thức thuốc; cách bào chế các thành phần; dạng bào chế, liều dùng; a) Trong vòng 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận chuyển hồ sơ đến chuyên gia thẩm định; a) Trong vòng 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận chuyển hồ sơ đến chuyên gia thẩm định;\nb) Trường hợp nộp hồ sơ trực tuyến: Hồ sơ đăng ký phải được chuẩn bị bằng file word hoặc file pdf, đánh số trang từng phần; được sắp xếp theo đúng trình tự của mục lục; riêng tiêu chuẩn chất lượng, phương pháp kiểm nghiệm, phiếu kiểm nghiệm thuốc cổ truyền, dược liệu phải có chữ ký của người có thẩm quyền và dấu xác nhận của nhà sản xuất.” “4. Tờ hướng dẫn sử dụng của thuốc cổ truyền theo quy định về cách ghi tờ hướng dẫn sử dụng thuốc của Bộ Y tế, có đóng dấu giáp lai của cơ sở đăng ký. Nội dung về chỉ định và cách dùng phải thể hiện rõ được thể bệnh y học cổ truyền. Không yêu cầu tờ hướng dẫn sử dụng đối với vị thuốc cổ truyền.” b) Tài liệu chứng minh hoặc phân tích, biện giải việc bổ sung chỉ định trên cơ sở tác dụng chính của bài thuốc; b) Trong vòng 15 ngày kể từ ngày các chuyên gia thẩm định xong, cơ quan tiếp nhận chuyển Văn phòng Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc đối với nội dung thay đổi về chỉ định, liều dùng, đối tượng dùng thuốc để trình Hội đồng tư vấn phê duyệt, không phê duyệt. b) Trong vòng 15 ngày kể từ ngày chuyên gia cho ý kiến, Bộ trưởng Bộ Y tế ủy quyền Cục trưởng Cục Quản lý Y, dược cổ truyền ban hành văn bản đồng ý hoặc không đồng ý với các nội dung thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành dược liệu đối với các hồ sơ đạt yêu cầu.\nc) Tài liệu chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của thuốc cổ truyền được miễn thử lâm sàng. c) Trong vòng 05 ngày kể từ ngày Hội đồng tư vấn hoặc chuyên gia thẩm định cho ý kiến, Bộ trưởng Bộ Y tế ủy quyền Cục trưởng Cục Quản lý Y, dược cổ truyền ban hành văn bản đồng ý hoặc không đồng ý với các nội dung thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành thuốc cổ truyền.\n7. Thay đổi nhỏ là những thay đổi không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng rất ít đến hiệu quả, chất lượng và an toàn của thuốc cổ truyền, dược liệu được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này. 7. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 6 Điều 4 như sau: “b) Giấy CPP phải đáp ứng các quy định tại điểm a khoản này và đáp ứng các quy định sau đây: - Do cơ quan quản lý dược có thẩm quyền (theo danh sách của WHO trên website http://www.who.int) ban hành, cấp theo mẫu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) áp dụng đối với Hệ thống chứng nhận chất lượng của các sản phẩm được lưu hành trong thương mại quốc tế; - Trường hợp thuốc có sự tham gia sản xuất bởi nhiều cơ sở sản xuất khác nhau thì CPP phải ghi rõ tên, địa chỉ, vai trò của từng cơ sở sản xuất đó; - Trường hợp CPP không có thông tin cơ sở sản xuất thuốc đáp ứng GMP, cơ sở đăng ký phải nộp kèm giấy chứng nhận GMP của tất cả các cơ sở tham gia sản xuất. - Có xác nhận thuốc được phép lưu hành ở nước sản xuất. Trường hợp thuốc không được cấp phép lưu hành ở nước sản xuất hoặc đã được cấp phép nhưng thực tế không lưu hành ở nước sản xuất, cơ sở đăng ký phải cung cấp Giấy CPP có xác nhận thuốc được lưu hành ở một trong các nước mà thuốc đã thực tế lưu hành. - Các thông tin thể hiện trên CPP phải thống nhất với các thông tin có liên quan trong hồ sơ đăng ký thuốc”. 7. Đối với các thuốc sử dụng điều trị tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại khoản 3 Điều 8 Thông tư này:\na) Tài liệu về công thức thuốc; cách bảo chế các thành phần; dạng bào chế; cách dùng, đường dùng; liều dùng; chỉ định và chống chỉ định;\nb) Bản sao chứng thực văn bản nghiệm thu đánh giá an toàn, hiệu quả của Hội đồng khoa học công nghệ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.\n8. Giấy chứng nhận sản phẩm dược phẩm - Certificate of Pharmaceutical Product (viết tắt là CPP) là giấy chứng nhận được cấp theo Hệ thống chứng nhận chất lượng các sản phẩm dược phẩm lưu hành trong thương mại quốc tế của Tổ chức Y tế thế giới (WHO)”. 8. Bổ sung khoản 8 Điều 4 như sau: “8. Giấy tờ pháp lý của cơ sở sản xuất tá dược, vỏ nang, bán thành phẩm dược liệu và dược liệu để sản xuất thuốc cổ truyền có thể là một trong các loại giấy tờ sau: 8. Đối với thuốc đã được cấp Giấy đăng ký lưu hành thì tài liệu minh chứng là sổ đăng ký lưu hành.\na) Giấy chứng nhận GMP;\nb) Giấy phép sản xuất có xác nhận nội dung cơ sở sản xuất đáp ứng GMP;\nc) Chứng nhận phù hợp chuyên luận Dược điển Châu Âu (CEP);\nd) CPP của tá dược, vỏ nang, bán thành phẩm dược liệu nếu trên CPP có thông tin về GMP;\nđ) Đối với tá dược trong hồ sơ đăng ký thuốc cổ truyền: Trường hợp không cung cấp được giấy tờ quy định tại một trong các điểm a, b, c, d khoản này, cơ sở sản xuất thuốc thành phẩm, bán thành phẩm thực hiện tự đánh giá việc đáp ứng thực hành tốt sản xuất của cơ sở sản xuất tá dược theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 3, điểm b khoản 3 Điều 3 và điểm đ khoản 5 Điều 20 Thông tư số 35/2018/TT-BYT ngày 22 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về thực hành tốt sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc và tự công bố trong hồ sơ đăng ký thuốc về nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất mà cơ sở sản xuất tá dược đáp ứng và cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về công bố này theo Mẫu 01/TT ban hành kèm theo Thông tư này.”\n5. Sửa đổi điểm c khoản 5 Điều 4 như sau: “c) Trường hợp cơ sở đăng ký khác cơ sở sản xuất thì giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược của cơ sở đăng ký là bản sao có chứng thực hoặc bản sao do cơ sở sản xuất tự đóng dấu xác nhận.” 5. Đối với cổ phương gia giảm quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 7 Thông tư này: 5. Trường hợp hồ sơ chưa đạt yêu cầu theo quy định tại Điều 19 Thông tư này, trong thời hạn xem xét hồ sơ đăng ký thay đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận phải kịp thời có văn bản hướng dẫn cụ thể cho cơ sở đăng ký sửa đổi, bổ sung hồ sơ cho đến khi hồ sơ đạt theo yêu cầu. Thời gian và số lần cơ sở đăng ký sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo quy định tại khoản 9 Điều 4 Thông tư này.” 5. Trường hợp hồ sơ chưa đạt yêu cầu theo quy định tại Điều 28 Thông tư này, trong thời hạn xem xét hồ sơ đăng ký thay đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận phải kịp thời có văn bản hướng dẫn cụ thể cho cơ sở đăng ký sửa đổi, bổ sung hồ sơ cho đến khi hồ sơ đạt theo yêu cầu. Thời gian và số lần cơ sở đăng ký sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo quy định tại khoản 9 Điều 4 Thông tư này.”\na) Tài liệu chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của thuốc cổ phương theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này;\nb) Tài liệu về công thức thuốc; cách bào chế các thành phần; dạng thuốc; cách dùng, đường dùng; liều dùng; chỉ định và chống chỉ định;\nc) Tài liệu chứng minh hoặc phân tích, biện giải việc gia giảm phù hợp với lý luận của y học cổ truyền;\nd) Bản sao chứng thực kết quả thử độc tính cấp và bán trường diễn theo quy định nếu thành phần gia giảm thuộc danh mục dược liệu độc do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.\n6. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 6 Điều 4 như sau: “a) Giấy chứng nhận sản phẩm dược phẩm (CPP); Giấy phép sản xuất, kinh doanh dược do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nước ngoài cấp; Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc (gọi tắt là GMP); Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam (các giấy tờ trên gọi chung là giấy tờ pháp lý) phải là bản chính hoặc bản sao có chứng thực: - Bản chính phải có đầy đủ chữ ký, tên người ký và dấu xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của nước cấp; chữ ký, tên, chức danh người ký và dấu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật về hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp các giấy tờ pháp lý do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của các nước cấp đã có ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp với Việt Nam; - Bản sao có chứng thực phải do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam về chứng thực bản sao từ bản chính. Trong trường hợp cần thiết phải xuất trình bản chính để đối chiếu; - Trường hợp giấy tờ pháp lý được cấp là bản điện tử, bao gồm cả trường hợp không có đủ chữ ký, tên người ký và dấu xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của nước cấp giấy tờ pháp lý, cơ sở đăng ký phải nộp thêm một trong các giấy tờ sau đây: Tài liệu chứng minh giấy tờ pháp lý không yêu cầu chữ ký, dấu xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật nước sở tại (nếu giấy tờ pháp lý không có chữ ký, dấu xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp); kết quả tự tra cứu giấy tờ pháp lý từ website chính thức của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy tờ đó, có đóng dấu xác nhận của cơ sở kèm theo văn bản cung cấp thông tin về đường dẫn tra cứu. Cơ sở đăng ký phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, tính chính xác của các giấy tờ, thông tin này và kết quả tự tra cứu của cơ sở. Giấy tờ pháp lý được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định (bán chính hoặc bản sao chứng thực). - Giấy tờ pháp lý trong hồ sơ phải còn hiệu lực tại thời điểm tiếp nhận ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ và phải được thể hiện bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt, trường hợp giấy tờ pháp lý không phải là bản tiếng Anh hoặc tiếng Việt thì cơ sở đăng ký phải cung cấp thêm bản dịch công chứng bằng tiếng Việt. Trường hợp giấy CPP không ghi thời hạn hiệu lực thì thời hạn hiệu lực được tính là 24 tháng kể từ ngày cấp.” 6. Đối với thuốc là sản phẩm thuộc đề tài nghiên cứu khoa học:\na) Bản sao chứng thực biên bản nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học;\nb) Bản sao chứng thực kết quả thử độc tính cấp và bán trường diễn theo quy định.\n9. Bổ sung khoản 9 Điều 4 như sau: “9. Quy định chung về sửa đổi, bổ sung hồ sơ đề nghị cấp giấy đăng ký lưu hành 9. Đối với thuốc đã được cấp Giấy đăng ký lưu hành có sự gia giảm thì tài liệu minh chứng là số đăng ký lưu hành và tài liệu chứng minh hoặc phân tích, biện giải việc gia giảm phù hợp với lý luận của y học cổ truyền.\na) Thời gian cơ sở đăng ký sửa đổi, bổ sung hồ sơ không quá 90 ngày kể từ ngày có văn bản yêu cầu của cơ quan tiếp nhận. Thời gian cơ sở đăng ký sửa đổi, bổ sung hồ sơ không tính vào thời hạn xem xét hồ sơ. Nếu quá thời hạn 90 ngày thì hồ sơ đăng ký không còn giá trị và cơ sở phải thực hiện lại thủ tục đăng ký, trừ trường hợp trong công văn thông báo có những nội dung yêu cầu sửa đổi, bổ sung cần có thời gian dài hơn để thực hiện như: - Kiểm nghiệm tiêu chuẩn chất lượng thành phẩm. - Bổ sung GMP/CPP hoặc giấy tờ pháp lý khác. - Bổ sung dữ liệu nghiên cứu độ ổn định mới theo yêu cầu của Cục Quản lý Y, dược cổ truyền. Đối với trường hợp cần kéo dài thời gian theo quy định trên, cơ sở được kéo dài thời gian sửa đổi, bổ sung hồ sơ nhưng không quá 120 ngày kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung của cơ quan tiếp nhận.\nb) Cơ sở chỉ được phép sửa đổi, bổ sung không quá 02 lần đối với cùng một nội dung yêu cầu sửa đổi, bổ sung. Nếu quá số lần sửa đổi, bổ sung nêu trên thì Cục Quản lý Y, dược cổ truyền trả lại hồ sơ cho cơ sở để thực hiện việc đăng ký như lần đầu.”\n10. Sửa đổi, bổ sung Điều 7 như sau: “Điều 7. Trường hợp thuốc cổ truyền được miễn thử lâm sàng tại Việt Nam\n11. Sửa đổi Điều 8 như sau: “Điều 8. Tiêu chí xác định trường hợp miễn một số giai đoạn thử thuốc cổ truyền trên lâm sàng tại Việt Nam Tiêu chí xác định thuốc miễn thử lâm sàng giai đoạn 1 và giai đoạn 2, nhưng tiếp tục phải thử thuốc trên lâm sàng giai đoạn 3 tại Việt Nam khi đáp ứng một trong các tiêu chí sau đây:\n12. Sửa đổi Điều 10 như sau: “Điều 10. Tiêu chí để xác định thuốc cổ truyền phải thử đầy đủ các giai đoạn trong trường hợp sau: Thuốc cổ truyền mới quy định tại điểm a khoản 1 Điều 89 Luật dược.”\n13. Sửa đổi, bổ sung Điều 11 như sau: “1. Cổ phương quy định tại điểm b khoản 1 Điều 7 Thông tư này: Tài liệu chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của thuốc cổ phương theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này.\n14. Sửa đổi, bổ sung Điều 14 như sau: “1. Yêu cầu về dữ liệu lâm sàng để bảo đảm an toàn, hiệu quả trong hồ sơ đăng ký lưu hành đối với thuốc cổ truyền\na) Các nghiên cứu lâm sàng của thuốc, các dữ liệu trong hồ sơ lâm sàng phải phù hợp với Hướng dẫn nghiên cứu tiền lâm sàng và lâm sàng thuốc của Bộ Y tế hoặc của tổ chức khác mà Việt Nam công nhận, bao gồm cả: Hướng dẫn nghiên cứu đánh giá an toàn và hiệu quả của thuốc của Tổ chức Y tế Thế giới (Research guidelines for evaluating the safety and efficacy of herbal medicines). Trong trường hợp nghiên cứu được thực hiện trước thời điểm có quy định, hướng dẫn nêu trên về nghiên cứu phát triển thuốc thì được xem xét chấp nhận dữ liệu của nghiên cứu để thẩm định;\nb) Thuốc cổ truyền có dữ liệu trích từ các tài liệu sau được chấp nhận là dữ liệu lâm sàng để xem xét tính an toàn, hiệu quả của thuốc: - Các chuyên luận liên quan đến tính an toàn, hiệu quả của thuốc dược đề cập trong các dược điển, dược thư của Việt Nam hoặc của các nước trên thế giới. Các chuyên luận này phải có đầy đủ dữ liệu về thử nghiệm lâm sàng; - Các bài báo đánh giá về tính an toàn, hiệu quả của thuốc được đăng tải trên các tạp chí thuộc danh mục SCI (Science Citation Index) - Chỉ số trích dẫn khoa học và các dữ liệu lâm sàng tập hợp từ các công trình nghiên cứu công bố trong y văn khác. Các bài báo này phải có đầy đủ dữ liệu về thử nghiệm lâm sàng; - Báo cáo đánh giá tính an toàn, hiệu quả của đề tài khoa học và công nghệ cấp quốc gia, cấp bộ hoặc cấp tỉnh đã được nghiệm thu.\n15. Sửa đổi điểm a khoản 2 Điều 16 như sau: “a) Bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược có phạm vi kinh doanh sản xuất thuốc cổ truyền hoặc thuốc dược liệu đối với cơ sở sản xuất thuốc trong nước.”\n16. Sửa đổi điểm b khoản 3 Điều 16 như sau: “b) Giấy tờ pháp lý của cơ sở đứng tên đăng ký lưu hành thuốc cổ truyền, bao gồm một trong các giấy tờ sau: - Bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược đối với cơ sở trong nước có một trong các phạm vi kinh doanh: sản xuất, bán buôn, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc cổ truyền hoặc thuốc dược liệu; - Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam và Giấy phép sản xuất, kinh doanh thuốc do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nước ngoài cấp theo quy định đối với cơ sở nước ngoài, có một trong các phạm vi kinh doanh: sản xuất, bán buôn, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc.”\n17. Bổ sung khoản 10 Điều 16 như sau: “10. Bản sao giấy tờ pháp lý của cơ sở sản xuất tá dược, vỏ nang, bán thành phẩm dược liệu và dược liệu để sản xuất thuốc cổ truyền theo quy định tại khoản 8 Điều 4 Thông tư này.”\n18. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và khoản 2 Điều 17 như sau: “1. Tài liệu về quy trình sản xuất theo Mẫu số 02/TT ban hành kèm theo Thông tư này và đáp ứng các yêu cầu sau:\na) Tài liệu về nguyên liệu: Mô tả chi tiết, đầy đủ quá trình sơ chế, chế biến nguyên liệu dược liệu. Nếu nguyên liệu là bán thành phẩm dược liệu (cao, cốm, bột dược liệu) phải mô tả chi tiết quy trình sản xuất bán thành phẩm dược liệu từ nguyên liệu dược liệu (trừ trường hợp bán thành phẩm dược liệu đã được cấp giấy đăng ký lưu hành);\nb) Tài liệu về thành phẩm phải thể hiện được đầy đủ các thông tin sau: - Công thức cho đơn vị đóng gói nhỏ nhất: tên nguyên liệu, bao gồm cả thành phần dược liệu, phụ liệu và tá dược; tiêu chuẩn áp dụng của nguyên liệu; nếu sản xuất từ cao dược liệu chưa được chuẩn hóa về hàm lượng hoạt chất thì phải ghi rõ lượng dược liệu tương ứng; - Công thức cho một lô, mẻ sản xuất: tên nguyên liệu bao gồm cả thành phần chính và tá dược; khối lượng hoặc thể tích của từng nguyên liệu; - Sơ đồ quy trình sản xuất bao gồm tất cả các giai đoạn trong quá trình sản xuất; - Mô tả quy trình sản xuất: mô tả đầy đủ, chi tiết từng giai đoạn trong quá trình sản xuất; - Danh mục trang thiết bị, dụng cụ sử dụng trong quá trình sản xuất: tên thiết bị, thông số, công suất, kiểu máy, mục đích sử dụng, tình trạng sử dụng, số đăng ký hoặc công bố (nếu có); - Kiểm soát trong quá trình sản xuất: Mô tả đầy đủ, chi tiết các chỉ tiêu kiểm tra, kiểm soát trong quá trình sản xuất.\n19. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 và khoản 5 Điều 20 như sau: “3. Đối với thuốc cổ truyền không phải thử lâm sàng, trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản đồng ý hoặc không đồng ý cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc cổ truyền, cụ thể như sau:\na) Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận chuyển hồ sơ cho các chuyên gia thẩm định hoặc các đơn vị do Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định (sau đây viết tắt là chuyên gia thẩm định) để tổ chức xem xét, cho ý kiến trên cơ sở danh sách chuyên gia thẩm định được Cục Quản lý Y Dược cổ truyền hoặc các đơn vị thẩm định thành lập, phê duyệt;\nb) Trong vòng 60 ngày kể từ ngày các chuyên gia thẩm định xem xét, cho ý kiến, cơ quan tiếp nhận chuyển Văn phòng Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc các hồ sơ đăng ký đề nghị cấp, không cấp hoặc hồ sơ đề xuất xin ý kiến thẩm định, tư vấn để trình Hội đồng tư vấn.\nc) Trong vòng 15 ngày kể từ ngày Hội đồng tư vấn cho ý kiến, Bộ trưởng Bộ Y tế ủy quyền Cục trưởng Cục Quản lý Y, dược cổ truyền cấp, không cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc cổ truyền hoặc yêu cầu bổ sung theo đề nghị của Hội đồng tư vấn.” “5. Trường hợp hồ sơ chưa đạt yêu cầu theo quy định tại Điều 15, 16, 17 Thông tư này, trong thời hạn xem xét hồ sơ đăng ký, cơ quan tiếp nhận phải kịp thời có văn bản hướng dẫn cụ thể cho cơ sở đăng ký sửa đổi, bổ sung hồ sơ cho đến khi hồ sơ đạt theo yêu cầu. Thời gian và số lần cơ sở đăng ký sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo quy định tại khoản 9 Điều 4 Thông tư này.”\n20. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 và khoản 4 Điều 21 như sau: “3. Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản đồng ý hoặc không đồng ý cấp gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc cổ truyền, cụ thể như sau:\na) Trong vòng 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận chuyển hồ sơ đến chuyên gia thẩm định;\nb) Trong vòng 15 ngày kể từ ngày các chuyên gia thẩm định xong, cơ quan tiếp nhận chuyển Văn phòng Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc các hồ sơ đăng ký đề nghị cấp, không cấp hoặc đề xuất xin ý kiến thẩm định, tư vấn để trình Hội đồng tư vấn;\nc) Trong vòng 05 ngày kể từ ngày Hội đồng tư vấn cho ý kiến, Bộ trưởng Bộ Y tế ủy quyền Cục trưởng Cục Quản lý Y, dược cổ truyền cấp, không cấp gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc cổ truyền hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung theo đề nghị của Hội đồng tư vấn.\n21. Sửa đổi, bổ sung khoản 3, 4 và khoản 5 Điều 22 như sau: “3. Đối với hồ sơ đăng ký lưu hành thuốc cổ truyền có thay đổi nhỏ theo quy định tại Mục II.2 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này, cơ sở được thực hiện các nội dung thay đổi, bổ sung ngay sau ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp cho cơ sở đăng ký Phiếu tiếp nhận.\n22. Bổ sung khoản 7 Điều 22 như sau: “7. Thời hạn phải thực hiện đối với các nội dung thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành thuốc cổ truyền là không quá 06 tháng kể từ ngày Cục trưởng Cục Quản lý Y, dược cổ truyền ký ban hành công văn phê duyệt đối với các trường hợp thay đổi, bổ sung, trừ trường hợp có yêu cầu khác của Cục Quản lý Y, dược cổ truyền.”\n23. Bổ sung khoản 8 Điều 22 như sau: “8. Một số trường hợp thay đổi, bổ sung, cơ sở đăng ký thuốc, cơ sở sản xuất thuốc tự cập nhật trên nhãn, hướng dẫn sử dụng thuốc và không yêu cầu phải nộp hồ sơ hoặc thông báo cho Cục Quản lý Y, dược cổ truyền, bao gồm các trường hợp sau đây:\na) Thực hiện việc ghi nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc, hướng dẫn sử dụng thuốc theo quy định tại khoản 2 Điều 35 Thông tư 01/2018/TT-BYT ngày 18 tháng 01 năm 2018 của Bộ Y tế quy định ghi nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc;\nb) Thực hiện việc thay đổi, bổ sung nội dung nhãn, hướng dẫn sử dụng thuốc theo đúng nội dung trong văn bản yêu cầu của Cục trưởng Cục Quản lý Y, dược cổ truyền;\nc) Các nội dung khác: - Thay đổi thông tin cơ sở nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc ghi trên nhãn hoặc tờ hướng dẫn sử dụng thuốc; - Sửa lỗi chính tả trên nhãn, tờ hướng dẫn sử dụng thuốc; - Thay đổi bố cục trình bày các mục trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc nhưng không thay đổi nội dung tờ hướng dẫn sử dụng thuốc đã được phê duyệt; - Bổ sung thông tin về tiêu chuẩn chất lượng trên nhãn, hướng dẫn sử dụng thuốc theo hồ sơ đã được Cục trưởng Cục Quản lý Y, dược cổ truyền phê duyệt; - Các nội dung thay đổi, bổ sung theo đúng văn bản của Cục trưởng Cục Quản lý Y, dược cổ truyền về việc thông báo kết quả thẩm định hồ sơ đăng ký thuốc, nguyên liệu làm thuốc.”\n24. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 23 như sau: “2. Hồ sơ, thủ tục đối với các thuốc cổ truyền thuộc trường hợp ưu tiên rút ngắn thời gian:\na) Đối với thuốc cổ truyền không phải thử lâm sàng, trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận thực hiện các thủ tục theo quy định tại khoản 3, 5 và khoản 6 Điều 20 Thông tư này;\nb) Đối với thuốc cổ truyền phải thử lâm sàng, trong thời hạn 08 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận thực hiện các thủ tục theo quy định tại khoản 4, 5 và khoản 6 Điều 20 Thông tư này.”\n25. Bổ sung điểm d khoản 2 Điều 26 như sau: “d) Số lượng Phiếu kiểm nghiệm như sau: - 01 Phiếu kiểm nghiệm dược liệu. Trường hợp dược liệu được cung ứng bởi nhiều nhà sản xuất khác nhau thì chỉ cần cung cấp 01 Phiếu kiểm nghiệm dược liệu đại diện. - 01 Phiếu kiểm nghiệm bao bì đóng gói.”\n26. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 và khoản 4 Điều 29 như sau: “3. Trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản đồng ý hoặc không đồng ý cấp giấy đăng ký lưu hành dược liệu, cụ thể như sau:\na) Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận chuyển hồ sơ đến chuyên gia thẩm định;\nb) Trong vòng 60 ngày kể từ ngày các chuyên gia thẩm định xem xét, cho ý kiến, cơ quan tiếp nhận chuyển Văn phòng Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc các hồ sơ đăng ký đề nghị cấp, không cấp hoặc đề xuất xin ý kiến thẩm định, tư vấn để trình Hội đồng tư vấn;\nc) Trong vòng 15 ngày kể từ ngày Hội đồng tư vấn cho ý kiến, Bộ trưởng Bộ Y tế ủy quyền Cục trưởng Cục Quản lý Y, dược cổ truyền cấp, không cấp giấy đăng ký lưu hành dược liệu hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung theo đề nghị của Hội đồng tư vấn.\n27. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 và khoản 4 Điều 30 như sau: “3. Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản đồng ý hoặc không đồng ý cấp gia hạn giấy đăng ký lưu hành dược liệu, cụ thể như sau:\na) Trong vòng 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận chuyển hồ sơ đến chuyên gia thẩm định;\nb) Trong vòng 30 ngày kể từ ngày các chuyên gia thẩm định xem xét, cho ý kiến, cơ quan tiếp nhận chuyển Văn phòng Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc các hồ sơ đăng ký đề nghị cấp, không cấp hoặc đề xuất xin ý kiến thẩm định, tư vấn để trình Hội đồng tư vấn;\nc) Trong vòng 15 ngày kể từ ngày Hội đồng tư vấn cho ý kiến, Bộ trưởng Bộ Y tế ủy quyền Cục trưởng Cục Quản lý Y, dược cổ truyền cấp, không cấp gia hạn giấy đăng ký lưu hành dược liệu hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung theo đề nghị của Hội đồng tư vấn.\n28. Sửa đổi, bổ sung khoản 3, 4 và khoản 5 Điều 31 như sau: “3. Đối với hồ sơ đăng ký lưu hành dược liệu có thay đổi nhỏ theo quy định tại Mục II.2 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này, cơ sở được thực hiện các nội dung thay đổi, bổ sung ngay sau ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp cho cơ sở đăng ký Phiếu tiếp nhận.\n29. Bổ sung khoản 7 Điều 31 như sau: “7. Thời hạn phải thực hiện đối với các nội dung thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành dược liệu là không quá 06 tháng kể từ ngày Cục trưởng Cục Quản lý Y, dược cổ truyền ký ban hành công văn phê duyệt đối với các trường hợp thay đổi, bổ sung, trừ trường hợp có yêu cầu khác của Cục Quản lý Y, dược cổ truyền.”\n30. Bổ sung khoản 8 Điều 31 như sau: “8. Một số trường hợp thay đổi, bổ sung, cơ sở đăng ký, cơ sở sản xuất dược liệu tự cập nhật trên nhãn và không yêu cầu phải nộp hồ sơ hoặc thông báo cho Cục Quản lý Y, dược cổ truyền, bao gồm các trường hợp sau đây:\na) Thực hiện việc ghi nhãn dược liệu theo quy định tại khoản 2 Điều 35 Thông tư số 01/2018/TT-BYT ngày 18 tháng 01 năm 2018 của Bộ Y tế quy định ghi nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc;\nb) Thực hiện việc thay đổi, bổ sung nội dung nhãn dược liệu theo đúng nội dung trong văn bản yêu cầu của Cục Quản lý Y, dược cổ truyền;\nc) Các nội dung khác: - Thay đổi thông tin cơ sở nhập khẩu dược liệu ghi trên nhãn; - Sửa lỗi chính tả trên nhãn; - Bổ sung thông tin về tiêu chuẩn chất lượng trên nhãn theo hồ sơ đã được Cục Quản lý Y, dược cổ truyền phê duyệt; - Các nội dung thay đổi, bổ sung theo đúng văn bản của Cục Quản lý Y, dược cổ truyền về việc thông báo kết quả thẩm định hồ sơ đăng ký thuốc, nguyên liệu làm thuốc.”\n31. Bổ sung điểm c khoản 1 Điều 32 như sau: “c) Dược liệu dùng để sản xuất thuốc đáp ứng nhu cầu cấp bách cho quốc phòng, an ninh, phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, nhu cầu điều trị đặc biệt.”\n32. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 32 như sau: “2. Hồ sơ, thủ tục đối với các dược liệu thuộc trường hợp ưu tiên rút ngắn thời gian:\na) Trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận thực hiện các thủ tục theo quy định tại khoản 3, 4, 5 Điều 29 Thông tư này đối với các dược liệu được ưu tiên xem xét rút ngắn thời gian cấp giấy đăng ký lưu hành quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.\nb) Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận thực hiện các thủ tục theo quy định tại khoản 3, 4, 5 Điều 29 Thông tư này đối với các dược liệu được ưu tiên xem xét rút ngắn thời gian cấp giấy đăng ký lưu hành quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.”\n33. Sửa đổi khoản 1 Điều 36 như sau: “1. Bộ trưởng Bộ Y tế thành lập Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc cổ truyền, dược liệu. Thành phần Hội đồng tư vấn bao gồm: Chủ tịch Hội đồng; các Phó Chủ tịch Hội đồng; các Thành viên Hội đồng và Bộ phận thường trực giúp việc là Văn phòng Hội đồng.”\n34. Sửa đổi khoản 4 Điều 37 như sau: “4. Cục Quản lý Y, dược cổ truyền xây dựng và ban hành các quy định về tiêu chí lựa chọn, tổ chức và hoạt động của các nhóm chuyên gia thẩm định hồ sơ đăng ký; ký hợp đồng với chuyên gia thẩm định hoặc đơn vị tham gia tổ chức thẩm định hồ sơ; tổ chức các khóa tập huấn, đào tạo cho chuyên gia thẩm định; tiến hành đánh giá năng lực chuyên môn và sự tuân thủ các quy định để có điều chỉnh, bổ sung chuyên gia thẩm định phù hợp.”\n35. Bổ sung khoản 5 Điều 37 như sau: “5. Kinh phí tổ chức thẩm định hồ sơ được thực hiện theo quy định của pháp luật.”\n36. Sửa đổi, bổ sung Phụ lục II kèm theo Thông tư này.", "Thuốc cổ truyền đã được cấp giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam phải thử lâm sàng giai đoạn 4 khi đáp ứng một trong các tiêu chí sau đây:\n1. Có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về dược có thẩm quyền trong trường hợp phải cung cấp thêm thông tin nhằm tiếp tục đánh giá tính an toàn, hiệu quả điều trị của thuốc.\n2. Thuốc cổ truyền đã được cấp giấy đăng ký lưu hành trước ngày Luật Dược số 105/2016/QH13 có hiệu lực phải thử lâm sàng giai đoạn 4 theo đề nghị của Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành khi có thành phần công thức không đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư này và không phát hiện thêm tác dụng không mong muốn và phản ứng có hại của thuốc so với hướng dẫn sử dụng thuốc đã được cấp giấy đăng ký lưu hành.\n3. Các thuốc cổ truyền quy định tại Điều 8 Thông tư này chưa thử lâm sàng giai đoạn 4 tại Việt Nam.", "1. Thuốc cổ truyền được ưu tiên xem xét rút ngắn thời gian cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc cổ truyền trước thời hạn quy định tại Điều 20 Thông tư này trên cơ sở đề nghị của cơ sở đăng ký thuốc cổ truyền nêu trong Đơn đăng ký quy định theo Mẫu số 03A hoặc Mẫu số 03B Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này đối với các trường hợp sau đây:\na) Thuốc đáp ứng nhu cầu cấp bách cho quốc phòng, an ninh, phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, nhu cầu điều trị đặc biệt;\nb) Thuốc trong nước sản xuất trên những dây chuyền mới đạt tiêu chuẩn GMP trong thời hạn không quá 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận GMP.\nc) Thuốc cổ truyền được sản xuất toàn bộ từ nguồn dược liệu trong nước đạt Thực hành tốt nuôi trồng thu hái, khai thác dược liệu theo tiêu chuẩn GACP.\n2. Hồ sơ, thủ tục đối với các thuốc cổ truyền thuộc trường hợp ưu tiên rút ngắn thời gian giấy đăng ký lưu hành phải bảo đảm theo quy định tại Điều 20 Thông tư này.", "1. Thuốc mang tên gốc.\n2. Thuốc nước ngoài chưa được cấp số đăng ký tại Việt Nam nhưng đã được lưu hành hợp pháp ít nhất năm năm tại nước đó; đã được sử dụng rộng rãi cho nhiều bệnh nhân, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước sản xuất thuốc xác nhận là an toàn và hiệu quả; có cùng đường dùng, hàm lượng và có chỉ định ở Việt Nam giống như chỉ định ở nước đó.\n3. Các bài thuốc đông y đã được Bộ y tế công nhận.\n4. Bộ trưởng Bộ y tế quy định cụ thể những trường hợp thuốc được miễn thử lâm sàng hoặc miễn một số giai đoạn thử lâm sàng.", "Điều 20. Tiêu chí xác định trường hợp được miễn thử lâm sàng tại Việt Nam trước khi cấp phép lưu hành\n1. Thuốc generic có cùng dược chất, hàm lượng, nồng độ, đường dùng, cách dùng, liều dùng, chỉ định, đối tượng bệnh nhân, dạng bào chế với một thuốc khác đã được cấp giấy đăng ký lưu hành.\n2. Thuốc mới (trừ vắc xin) đã được cấp phép lưu hành tại ít nhất một nước trên thế giới và có đầy đủ dữ liệu lâm sàng về an toàn, hiệu quả theo quy định tại Điều 13, Điều 18 Thông tư này.\n3. Thuốc dược liệu đã được cấp giấy đăng ký lưu hành trước ngày Luật Dược 2016 có hiệu lực và không có chỉ định đối với các bệnh thuộc Danh mục bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.\n4. Vắc xin đáp ứng quy định tại điểm d khoản 4 Điều 22 Thông tư này, được sản xuất toàn bộ các công đoạn ở nước có cơ quan quản lý quy định tại khoản 9 Điều 2 Thông tư này và có đầy đủ dữ liệu lâm sàng về an toàn, hiệu quả theo quy định tại Điều 13 Thông tư này.", "Điều 71. Đăng ký, lưu hành, thu hồi thuốc cổ truyền\n1. Thuốc cổ truyền lưu hành trên thị trường phải thực hiện việc đăng ký, lưu hành, thu hồi thuốc theo quy định tại Chương V của Luật này, trừ quy định tại khoản 2 Điều này.\n2. Thời hạn cấp, gia hạn, thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành thuốc cổ truyền được quy định như sau:\na) Không quá 06 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đối với việc cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc cổ truyền;\nb) Không quá 12 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đối với việc cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc cổ truyền đối với thuốc cổ truyền phải thử lâm sàng;\nc) Không quá 01 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đối với việc gia hạn, thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành thuốc cổ truyền;\nd) Trường hợp không cấp, gia hạn, thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành thuốc cổ truyền hoặc chưa đáp ứng đủ điều kiện cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc cổ truyền theo quy định của Luật này thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.\n3. Thuốc cổ truyền được cân (bốc) theo bài thuốc, đơn thuốc được chế biến, bào chế trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 70 của Luật này không phải đăng ký lưu hành. Người đứng đầu cơ sở chịu trách nhiệm thu hồi thuốc theo quy định khi phát hiện thuốc không bảo đảm chất lượng, an toàn, hiệu quả.", "Khoản 1. Thông tư này quy định chi tiết:\na) Hồ sơ, thủ tục cấp, gia hạn, thay đổi, bổ sung, thu hồi giấy đăng ký lưu hành thuốc hóa dược, vắc xin, sinh phẩm, thuốc dược liệu và nguyên liệu làm thuốc (dược chất, bán thành phẩm dược liệu, tá dược, vỏ nang) dùng cho người tại Việt Nam;\nb) Yêu cầu về dữ liệu lâm sàng để bảo đảm an toàn, hiệu quả trong hồ sơ đăng ký thuốc;\nc) Tiêu chí để xác định trường hợp miễn thử, miễn một số giai đoạn thử thuốc trên lâm sàng tại Việt Nam, thuốc phải yêu cầu thử lâm sàng giai đoạn 4;\nd) Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của chuyên gia thẩm định hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc;\nđ) Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của chuyên gia thẩm định hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu thuốc chưa có giấy đăng ký lưu hành đối với các trường hợp quy định tại điểm a khoản 43 Điều 5 Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế (sau đây gọi tắt là Nghị định số 155/2018/NĐ-CP);\ne) Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc (sau đây gọi tắt là Hội đồng);\ng) Trình tự thẩm định hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc; trình tự thẩm định hồ sơ nhập khẩu thuốc chưa có giấy đăng ký lưu hành.", "Thuốc phải thử lâm sàng, thuốc miễn thử lâm sàng hoặc miễn một số giai đoạn thử lâm sàng khi đăng ký lưu hành thuốc\n1. Thuốc phải thử lâm sàng đầy đủ các giai đoạn trong trường hợp sau đây:\na) Thuốc mới, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều này;\nb) Thuốc dược liệu có sự kết hợp mới của dược liệu đã từng sử dụng làm thuốc tại Việt Nam và có chỉ định đối với các bệnh thuộc danh mục do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 và điểm c khoản 3 Điều này;\nc) Vắc xin lần đầu tiên đăng ký lưu hành tại Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.\n2. Thuốc được miễn một số giai đoạn thử lâm sàng trong trường hợp sau đây:\na) Thuốc mới đã được cấp phép lưu hành tại ít nhất một nước trên thế giới nhưng chưa có đầy đủ dữ liệu lâm sàng về an toàn, hiệu quả;\nb) Thuốc dược liệu không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 3 Điều này;\nc) Vắc xin đã được cấp phép lưu hành tại ít nhất một nước trên thế giới và có dữ liệu lâm sàng về an toàn, hiệu quả.\n3. Thuốc được miễn thử lâm sàng trong trường hợp sau đây:\na) Thuốc generic;\nb) Thuốc mới đã được cấp phép lưu hành tại ít nhất một nước trên thế giới và có đầy đủ dữ liệu lâm sàng về an toàn, hiệu quả, trừ vắc xin;\nc) Thuốc dược liệu đã được cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc trước ngày Luật này có hiệu lực, trừ thuốc có chỉ định đối với các bệnh thuộc danh mục do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.\n4. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết yêu cầu về dữ liệu lâm sàng để bảo đảm an toàn, hiệu quả và tiêu chí để xác định trường hợp miễn thử, miễn một số giai đoạn thử thuốc trên lâm sàng tại Việt Nam và thuốc phải yêu cầu thử lâm sàng giai đoạn 4.", "Tiêu chí xác định trường hợp miễn một số giai đoạn thử thuốc cổ truyền trên lâm sàng tại Việt Nam\nTiêu chí xác định thuốc miễn thử lâm sàng giai đoạn 1 và giai đoạn 2, nhưng tiếp tục phải thử thuốc trên lâm sàng giai đoạn 3 tại Việt Nam khi đáp ứng một trong các tiêu chí sau đây:\n…\n3. Các thuốc đã sử dụng điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền hạng II trở lên: có đường dùng, liều dùng, quy trình, dạng bào chế cố định; có tác dụng, chỉ định thể hiện rõ được thể bệnh y học cổ truyền, đã được thử độc tính cấp, bán trường diễn và tác dụng dược lý để bảo đảm an toàn, hiệu quả và được Hội đồng khoa học của cơ sở khám bệnh chữa bệnh thông qua." ]
Viên chức phải thi tuyển qua bao nhiêu vòng?
[ "Hình thức, nội dung và thời gian thi\nThi tuyển viên chức được thực hiện theo 2 vòng thi như sau:\n1. Vòng 1: Thi kiểm tra kiến thức chung\na) Hình thức thi: Thi trắc nghiệm trên máy vi tính.\nTrường hợp tổ chức thi trên máy vi tính thì nội dung thi trắc nghiệm không có phần thi tin học.\nTrường hợp cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng chưa có điều kiện tổ chức thi trên máy vi tính thì thi trắc nghiệm trên giấy.\nb) Nội dung thi gồm 3 phần, thời gian thi như sau:\nPhần I: Kiến thức chung, 60 câu hỏi hiểu biết về pháp luật viên chức, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật về ngành, lĩnh vực tuyển dụng. Thời gian thi 60 phút;\nPhần II: Ngoại ngữ, 30 câu hỏi theo yêu cầu của vị trí việc làm về một trong năm thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc hoặc ngoại ngữ khác do người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng quyết định. Thời gian thi 30 phút;\nPhần III: Tin học, 30 câu hỏi theo yêu cầu của vị trí việc làm. Thời gian thi 30 phút.\nc) Miễn phần thi ngoại ngữ đối với các trường hợp sau:\nCó bằng tốt nghiệp chuyên ngành ngoại ngữ cùng trình độ đào tạo hoặc ở trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển;\nCó bằng tốt nghiệp cùng trình độ đào tạo hoặc ở trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển học tập ở nước ngoài hoặc học bằng tiếng nước ngoài ở Việt Nam, được cơ quan có thẩm quyền công nhận;\nCó chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số hoặc là người dân tộc thiểu số dự tuyển vào viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số.\nd) Miễn phần thi tin học đối với các trường hợp có bằng tốt nghiệp từ trung cấp trở lên các chuyên ngành liên quan đến tin học, công nghệ thông tin.\nđ) Kết quả thi vòng 1 được xác định theo số câu trả lời đúng cho từng phần thi quy định tại điểm b khoản này, nếu trả lời đúng từ 50% số câu hỏi trở lên cho từng phần thi thì người dự tuyển được thi tiếp vòng 2.\n2. Vòng 2: Thi môn nghiệp vụ chuyên ngành\na) Hình thức thi: Căn cứ vào tính chất, đặc điểm và yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng quyết định một trong ba hình thức thi: Phỏng vấn; thực hành; thi viết.\nb) Nội dung thi: Kiểm tra kiến thức, kỹ năng hoạt động nghề nghiệp người dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.\nNội dung thi môn nghiệp vụ chuyên ngành phải căn cứ vào nhiệm vụ, tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp viên chức và phải phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển. Trong cùng một kỳ thi tuyển, nếu có các vị trí việc làm yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ khác nhau thì cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức phải tổ chức xây dựng các đề thi môn nghiệp vụ chuyên ngành khác nhau tương ứng với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.\nc) Thời gian thi: Thi phỏng vấn 30 phút (trước khi thi phỏng vấn, thí sinh dự thi có không quá 15 phút chuẩn bị); thi viết 180 phút (không kể thời gian chép đề); thời gian thi thực hành do người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng quyết định căn cứ vào tính chất, đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của vị trí việc làm cần tuyển.\nd) Thang điểm (thi phỏng vấn, thực hành, thi viết): 100 điểm.\nđ) Trường hợp cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức có yêu cầu cao hơn về nội dung, hình thức, thời gian thi tại vòng 2 thì thống nhất ý kiến với Bộ Nội vụ trước khi thực hiện." ]
[ "Điều khoản chuyển tiếp\n1. Việc tổ chức thi vòng 1 trong thi tuyển công chức tiếp tục được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 138/2020/NĐ-CP đến hết ngày 31 tháng 7 năm 2024. Trong thời gian này, người đạt kết quả kiểm định chất lượng đầu vào theo quy định tại Nghị định này khi tham gia thi tuyển công chức không phải thực hiện thi vòng 1 theo quy định tại khoản 1 Điều 8 và điểm a, điểm b khoản 3 Điều 14 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP.\n2. Kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2024, cơ quan tuyển dụng công chức chỉ tuyển dụng công chức đối với người đạt kết quả kiểm định.", "Hình thức, nội dung và thời gian thi\nThi tuyển công chức được thực hiện theo 2 vòng thi như sau:\n1. Vòng 1: Thi kiểm tra kiến thức, năng lực chung\na) Hình thức thi: Thi trắc nghiệm trên máy vi tính.\nTrường hợp cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức chưa có điều kiện tổ chức thi trên máy vi tính thì thi trắc nghiệm trên giấy.\nTrường hợp tổ chức thi trên máy vi tính thì nội dung thi trắc nghiệm không có phần thi tin học.\nb) Nội dung thi gồm 3 phần, thời gian thi như sau:\nPhần I: Kiến thức chung, 60 câu hỏi hiểu biết chung về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội; quản lý hành chính nhà nước; công chức, công vụ và các kiến thức khác để đánh giá năng lực. Thời gian thi 60 phút;\nPhần II: Ngoại ngữ, 30 câu hỏi theo yêu cầu của vị trí việc làm về một trong năm thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc hoặc ngoại ngữ khác do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định. Thời gian thi 30 phút;\nPhần III: Tin học, 30 câu hỏi theo yêu cầu của vị trí việc làm. Thời gian thi 30 phút.\nc) Miễn phần thi ngoại ngữ đối với các trường hợp sau:\nCó bằng tốt nghiệp chuyên ngành ngoại ngữ cùng trình độ đào tạo hoặc ở trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển;\nCó bằng tốt nghiệp cùng trình độ đào tạo hoặc ở trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp và được công nhận tại Việt Nam theo quy định;\nCó chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số hoặc là người dân tộc thiểu số, trong trường hợp dự tuyển vào công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số.\nd) Miễn phần thi tin học đối với các trường hợp có bằng tốt nghiệp từ trung cấp trở lên các chuyên ngành liên quan đến tin học, công nghệ thông tin;\nđ) Kết quả thi vòng 1 được xác định theo số câu trả lời đúng cho từng phần thi quy định tại điểm b khoản này, nếu trả lời đúng từ 50% số câu hỏi trở lên cho từng phần thi thì người dự tuyển được thi tiếp vòng 2.\n2. Vòng 2: Thi môn nghiệp vụ chuyên ngành\na) Hình thức thi: Căn cứ vào tính chất, đặc điểm và yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định một trong ba hình thức thi: Phỏng vấn; viết; kết hợp phỏng vấn và viết.\nb) Nội dung thi: Kiểm tra kiến thức về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật về ngành, lĩnh vực tuyển dụng; kỹ năng thực thi công vụ của người dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.\nNội dung thi môn nghiệp vụ chuyên ngành phải căn cứ vào chức trách, tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn của ngạch công chức và phải phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển. Trong cùng một kỳ thi tuyển, nếu có các vị trí việc làm yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ khác nhau thì cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức phải tổ chức xây dựng các đề thi môn nghiệp vụ chuyên ngành khác nhau tương ứng với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.\nc) Thời gian thi: Thi phỏng vấn 30 phút (trước khi thi phỏng vấn, thí sinh dự thi có không quá 15 phút chuẩn bị); thi viết 180 phút (không kể thời gian chép đề). Trường hợp lựa chọn hình thức thi kết hợp phỏng vấn và viết thì thời gian thi phỏng vấn và thời gian thi viết được thực hiện theo quy định tại điểm này.\nd) Thang điểm (thi phỏng vấn, thi viết): 100 điểm. Trường hợp lựa chọn hình thức thi kết hợp phỏng vấn và viết thì tỷ lệ điểm phỏng vấn và viết do Chủ tịch Hội đồng thi quyết định nhưng phải bảo đảm có tổng là 100 điểm.\nđ) Trường hợp cơ quan quản lý công chức có yêu cầu đặc thù cao hơn về nội dung, hình thức, thời gian thi tại vòng 2 thì thống nhất ý kiến với Bộ Nội vụ trước khi thực hiện.", "Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức\n1. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 4 như sau: “2. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định này hoặc người đứng đầu cơ quan, đơn vị được phân cấp, ủy quyền xây dựng kế hoạch tuyển dụng, quyết định theo thẩm quyền hoặc báo cáo cơ quan quản lý viên chức phê duyệt để làm căn cứ tuyển dụng trước mỗi kỳ tuyển dụng. Nội dung kế hoạch tuyển dụng bao gồm: 1. Vòng 1: Thi kiểm tra kiến thức chung bằng hình thức trắc nghiệm trên máy vi tính. Nội dung thi gồm 02 phần, cụ thể như sau: 1. Người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển viên chức phải có đủ các điều kiện sau: 1. Vòng 1: Kiểm tra điều kiện dự tuyển tại Phiếu đăng ký dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, nếu đáp ứng đủ thì người dự tuyển được tham dự vòng 2. Trường hợp vị trí việc làm yêu cầu trình độ ngoại ngữ trong tiêu chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng và theo bản mô tả công việc và khung năng lực vị trí việc làm thì cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng phải thông báo cụ thể yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ. Nếu có một trong các văn bằng, chứng chỉ quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định này thì được sử dụng thay thế. Nếu không có văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ phù hợp thì Hội đồng xét tuyển tổ chức sát hạch để đánh giá năng lực ngoại ngữ theo yêu cầu của vị trí tuyển dụng. Hội đồng tuyển dụng kiểm tra việc đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ theo thông tin người dự tuyển kê khai tại Phiếu đăng ký dự tuyển. Sau khi trúng tuyển, người trúng tuyển nộp bản sao văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định này. 1. Căn cứ điều kiện đăng ký dự tuyển viên chức và theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng quyết định tiếp nhận vào viên chức đối với các trường hợp đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện của vị trí việc làm, cụ thể như sau: 1. Việc biệt phái viên chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây: 1. Viên chức được đăng ký dự xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau: 1. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: 1. Nội dung: Đánh giá việc đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Điều 32 Nghị định này đối với viên chức dự xét thăng hạng. 1. Viên chức trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng là người đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 32 Nghị định này, được người đứng đầu cơ quan, đơn vị tổ chức xét thăng hạng công nhận kết quả trúng tuyển kỳ xét thăng hạng. 1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hoàn thành việc thẩm định hồ sơ xét thăng hạng và xác định danh sách người trúng tuyển, Chủ tịch Hội đồng xét thăng hạng có văn bản báo cáo người đứng đầu cơ quan, đơn vị tổ chức xét thăng hạng phê duyệt kết quả kỳ xét thăng hạng và danh sách viên chức trúng tuyển. 1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được danh sách viên chức trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền hoặc người được phân cấp, ủy quyền phải thực hiện việc bổ nhiệm và xếp lương ở chức danh nghề nghiệp mới đối với viên chức trúng tuyển theo quy định. Trường hợp viên chức đã trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng nhưng sau đó bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc bị kỷ luật hoặc bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì chưa ra quyết định bổ nhiệm và xếp lương ở chức danh nghề nghiệp trúng tuyển. Khi hết thời hạn xử lý kỷ luật mà không bị kỷ luật hoặc hết thời gian thi hành quyết định kỷ luật hoặc sau khi có quyết định của cấp có thẩm quyền đối với trường hợp bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì căn cứ vào cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp đã được phê duyệt tại thời điểm xem xét, quyết định bổ nhiệm, cấp có thẩm quyền quyết định việc bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp đối với viên chức trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp. Thời điểm hưởng lương mới, thời gian xét nâng bậc lương lần sau, việc kéo dài thời gian nâng bậc lương (nếu có) thực hiện theo quy định của pháp luật. 1. Thời hạn giữ chức vụ quản lý cho mỗi lần bổ nhiệm là 05 năm, tính từ thời điểm quyết định bổ nhiệm có hiệu lực, trừ trường hợp thời hạn dưới 05 năm theo quy định của pháp luật chuyên ngành. 1. Bảo đảm tiêu chuẩn chung theo quy định của Đảng, của pháp luật và tiêu chuẩn cụ thể của chức vụ bổ nhiệm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền. 1. Xin chủ trương bổ nhiệm 1. Bổ nhiệm trong trường hợp hợp nhất, sáp nhập, chia tách, tổ chức lại, chuyển đổi mô hình tổ chức: 1. Việc xem xét từ chức đối với viên chức quản lý được thực hiện trong các trường hợp sau: 1. Việc xem xét miễn nhiệm đối với viên chức quản lý được thực hiện trong các trường hợp sau: 1. Viên chức quản lý có đơn từ chức theo căn cứ tại điểm a, điểm b hoặc điểm c khoản 1 Điều 54 Nghị định này và được cấp có thẩm quyền cho thôi giữ chức vụ hoặc không có đơn từ chức theo quy định tại khoản 4 Điều 54 Nghị định này thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ lãnh đạo hiện hưởng trong thời gian 06 tháng kể từ ngày có quyết định cho thôi giữ chức vụ. Viên chức quản lý có đơn từ chức theo căn cứ tại điểm d hoặc điểm đ khoản 1 Điều 54 Nghị định này và được cấp có thẩm quyền cho thôi giữ chức vụ thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ lãnh đạo hiện hưởng đến hết thời hạn giữ chức vụ. 1. Quản lý về số lượng, tiêu chuẩn, tuyển dụng, sử dụng đối với viên chức thuộc phạm vi quản lý; phân công, phân cấp, ủy quyền việc bổ nhiệm, xếp lương, nâng bậc lương (thường xuyên, trước thời hạn), phụ cấp thâm niên vượt khung đối với viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng I trở xuống (bao gồm cả chức danh nghề nghiệp hạng I xếp lương loại A3) thuộc phạm vi quản lý, trừ trường hợp viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này.\na) Số lượng người làm việc được giao và số lượng người làm việc chưa sử dụng của đơn vị sự nghiệp công lập; a) Phần I: Kiến thức chung, 60 câu hỏi hiểu biết về pháp luật viên chức, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật về ngành, lĩnh vực tuyển dụng. Thời gian thi 60 phút. Trường hợp đã đạt kết quả kiểm định chất lượng đầu vào theo quy định về kiểm định chất lượng đầu vào công chức thì được miễn thi Phần I. a) Có kết quả điểm thi tại vòng 2 đạt từ 50 điểm trở lên. a) Người có đủ 05 năm công tác trở lên đang làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công việc ở vị trí việc làm dự kiến tiếp nhận tại cơ quan, tổ chức, đơn vị được thành lập theo quy định của pháp luật. Thời gian công tác quy định tại điểm này là thời gian làm chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công việc ở vị trí việc làm dự kiến tiếp nhận theo đúng quy định của pháp luật, có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, không tính thời gian tập sự theo quy định tại Điều 21 Nghị định này. Trường hợp thời gian tập sự, thử việc tại công việc đang làm theo quy định của pháp luật ít hơn thời gian tập sự của công việc được tiếp nhận quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định này thì thời gian chênh lệch ít hơn này được tính vào thời gian tập sự. Trường hợp có thời gian công tác không liên tục mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn. a) Theo nhiệm vụ đột xuất, cấp bách; a) Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp; có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật; không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật theo quy định của Đảng và của pháp luật; a) Quyết định chỉ tiêu thăng hạng phù hợp với vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp đã được phê duyệt; a) Cơ quan, đơn vị có nhu cầu bổ nhiệm viên chức quản lý trình cấp có thẩm quyền bổ nhiệm xin chủ trương bằng văn bản, trong đó nêu rõ chức vụ, chức danh cần kiện toàn, nguồn nhân sự dự kiến bổ nhiệm và dự kiến phân công lĩnh vực, nhiệm vụ cụ thể. a) Trường hợp hợp nhất, sáp nhập, chia tách, tổ chức lại, chuyển đổi mô hình tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập mà chức vụ viên chức đang giữ ở đơn vị sự nghiệp công lập cũ tương đương hoặc cao hơn chức vụ dự kiến đảm nhiệm ở đơn vị sự nghiệp công lập mới hoặc trường hợp đổi tên đơn vị sự nghiệp công lập thì cấp có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm mà không phải thực hiện quy trình bổ nhiệm; thời hạn bổ nhiệm tính theo quyết định bổ nhiệm cũ. Trường hợp thời hạn bổ nhiệm còn dưới 02 năm thì cấp có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm theo quy định tại điểm này hoặc bổ nhiệm theo quy định tại điểm b khoản này. a) Do hạn chế về năng lực hoặc không còn đủ uy tín để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao; a) Bị kỷ luật cảnh cáo hoặc khiển trách mà cấp có thẩm quyền xác định là năng lực hạn chế, uy tín giảm sút;\nb) Số lượng người cần tuyển ở từng vị trí việc làm, trong đó xác định các vị trí việc làm thí sinh được đăng ký 02 nguyện vọng. Các vị trí việc làm thí sinh được đăng ký 02 nguyện vọng phải có tiêu chuẩn, điều kiện giống nhau, cùng Hội đồng thi, áp dụng hình thức thi viết (vòng 2) và chung đề thi; b) Phần II: Ngoại ngữ, 30 câu hỏi theo yêu cầu của vị trí việc làm bằng một trong năm thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc hoặc lựa chọn 01 ngoại ngữ khác theo yêu cầu của vị trí việc làm. Thời gian thi 30 phút. Đối với vị trí việc làm không yêu cầu ngoại ngữ trong tiêu chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng và theo bản mô tả công việc và khung năng lực vị trí việc làm thì không phải tổ chức thi Phần II. b) Có số điểm vòng 2 cộng với điểm ưu tiên quy định tại Điều 6 Nghị định này (nếu có) cao hơn lấy theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp trong chỉ tiêu tuyển dụng của vị trí việc làm. b) Cán bộ, công chức cấp xã đang làm công việc phù hợp với công việc ở vị trí việc làm dự kiến tiếp nhận. b) Để thực hiện công việc cần giải quyết trong một thời gian nhất định. b) Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận chức danh nghề nghiệp ở hạng cao hơn liền kề hạng chức danh nghề nghiệp hiện giữ trong cùng lĩnh vực nghề nghiệp; b) Chủ trì tổ chức hoặc phân cấp, ủy quyền việc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp hạng I trở xuống đối với viên chức làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý, trừ trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này. b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị, cấp có thẩm quyền bổ nhiệm phải xem xét, quyết định về chủ trương bổ nhiệm. b) Trường hợp hợp nhất, sáp nhập, chia tách, tổ chức lại, chuyển đổi mô hình tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập mà chức vụ viên chức đang giữ ở đơn vị sự nghiệp công lập cũ thấp hơn chức vụ viên chức dự kiến đảm nhiệm ở đơn vị sự nghiệp công lập mới thì việc bổ nhiệm được thực hiện theo quy trình bổ nhiệm đối với nguồn nhân sự từ nơi khác. Trường hợp chưa có tập thể lãnh đạo của cơ quan, đơn vị tiếp nhận hoặc không còn tập thể lãnh đạo nơi viên chức đang công tác thì cấp có thẩm quyền bổ nhiệm căn cứ Đề án đã được phê duyệt, tờ trình của cơ quan tham mưu về tổ chức, cán bộ để quyết định bổ nhiệm. b) Để cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý, phụ trách xảy ra sai phạm nghiêm trọng; để cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý, phụ trách hoặc cấp dưới trực tiếp xảy ra tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng; b) Bị kỷ luật khiển trách, cảnh cáo 02 lần trở lên trong cùng thời hạn bổ nhiệm;\nc) Số lượng vị trí việc làm cần tuyển đối với người dân tộc thiểu số (nếu có), trong đó xác định rõ chỉ tiêu, cơ cấu dân tộc cần tuyển; c) Kết quả thi vòng 1 được xác định theo số câu trả lời đúng cho từng phần thi quy định tại điểm a và điểm b khoản này; nếu trả lời đúng từ 50% số câu hỏi trở lên cho từng phần thi thì người dự tuyển được thi tiếp vòng 2. c) Người đã từng là cán bộ, công chức, viên chức, sau đó được cấp có thẩm quyền quyết định bằng văn bản chuyển công tác đến làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác nhưng vẫn làm công việc phù hợp với vị trí việc làm dự kiến tiếp nhận. c) Đáp ứng yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ và yêu cầu khác của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự xét thăng hạng. Trường hợp tại thời điểm xét thăng hạng mà Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành chưa ban hành quy định nội dung, chương trình, hình thức, thời gian bồi dưỡng theo quy định tại khoản 1 Điều 64 Nghị định này thì không phải đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp; viên chức được xét thăng hạng được coi là đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện của hạng được xét; c) Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày có văn bản đồng ý về chủ trương bổ nhiệm, cơ quan, tổ chức, đơn vị phải hoàn thành việc thực hiện quy trình nhân sự theo quy định. c) Trường hợp sáp nhập, tổ chức lại, chuyển đổi mô hình tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập mà viên chức quản lý tính đến tháng đủ tuổi nghỉ hưu còn dưới 02 năm thì việc bổ nhiệm thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này. c) Có trên 50% số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định. Đối tượng, quy trình, thủ tục lấy phiếu tín nhiệm thực hiện theo quy định của cấp có thẩm quyền; c) Có trên 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định. Đối tượng, quy trình, thủ tục lấy phiếu tín nhiệm thực hiện theo quy định của cấp có thẩm quyền;\nd) Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự tuyển ở từng vị trí việc làm; d) Người tốt nghiệp tiến sĩ trở lên (được cơ quan có thẩm quyền công nhận theo quy định) đang làm việc tại cơ quan, tổ chức có trụ sở hoặc chi nhánh được thành lập ở nước ngoài hoặc tại cơ quan, tổ chức nước ngoài có trụ sở hoặc chi nhánh được thành lập ở Việt Nam, có chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển dụng và có đủ 03 năm công tác trở lên làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công việc ở vị trí việc làm dự kiến tiếp nhận. d) Đáp ứng yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu giữ chức danh nghề nghiệp hạng dưới liền kề theo yêu cầu của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự xét thăng hạng, trừ trường hợp xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp mà chức danh nghề nghiệp đó theo quy định tại thời điểm xét không có hạng dưới liền kề. Trường hợp viên chức trước khi được tuyển dụng, tiếp nhận đã có thời gian công tác (không tính thời gian tập sự theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định này) theo đúng quy định của pháp luật, có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, làm việc ở vị trí việc làm có yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp (nếu có thời gian công tác không liên tục mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn) và thời gian đó được tính làm căn cứ xếp lương ở chức danh nghề nghiệp hiện giữ thì được tính là tương đương với hạng chức danh nghề nghiệp hiện giữ. Trường hợp tính thời gian tương đương thì phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp hạng dưới liền kề so với hạng chức danh nghề nghiệp dự xét ít nhất 12 tháng tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng. d) Do không đủ sức khỏe hoặc vì các lý do chính đáng khác; d) Có 02 năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ;\nđ) Hình thức và nội dung thi tuyển hoặc xét tuyển; đ) Người có tài năng, năng khiếu đặc biệt phù hợp với vị trí việc làm trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao, các nghề truyền thống theo quy định của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực. đ) Theo yêu cầu nhiệm vụ. đ) Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; vi phạm những điều đảng viên không được làm; vi phạm trách nhiệm nêu gương, ảnh hưởng xấu đến uy tín của bản thân và đơn vị nơi đang công tác;\ne) Các nội dung khác (nếu có). Đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này xây dựng và quyết định kế hoạch tuyển dụng theo quy định tại khoản này mà không phải báo cáo cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập phê duyệt.”. e) Người học theo chế độ cử tuyển theo quy định của pháp luật, sau khi tốt nghiệp về công tác tại địa phương nơi cử đi học. Cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng hoặc được phân cấp thẩm quyền tuyển dụng căn cứ vào đặc thù của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình có thể quy định tiêu chuẩn, điều kiện cao hơn đối với các trường hợp tiếp nhận quy định tại khoản này. e) Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận vi phạm tiêu chuẩn chính trị theo quy định về bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng đến mức phải miễn nhiệm;\ng) Viên chức quản lý là người đứng đầu để đơn vị sự nghiệp công lập thuộc quyền quản lý, phụ trách hoặc cấp dưới trực tiếp xảy ra tham nhũng, tiêu cực rất nghiêm trọng.\n2. Bổ sung điểm d vào sau điểm c khoản 1 Điều 6 như sau: “d) Cán bộ công đoàn trưởng thành từ cơ sở, trong phong trào công nhân: Được cộng 1,5 điểm vào kết quả vòng 2.”. 2. Vòng 2: Thi môn nghiệp vụ chuyên ngành 2. Trường hợp có từ 02 người trở lên có tổng số điểm tính theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng của vị trí việc làm cần tuyển thì người trúng tuyển là người đạt kết quả thi phần thi kiến thức chung tại vòng 1 cao hơn (nếu có). Trường hợp vẫn không xác định được thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng quyết định người trúng tuyển. 2. Vòng 2 được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định này.”. 2. Quy trình xem xét tiếp nhận vào viên chức 2. Thời gian biệt phái viên chức không quá 03 năm. Đối với ngành, lĩnh vực đặc thù, thời gian biệt phái thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Khi hết thời gian biệt phái thì cơ quan, đơn vị nơi cử viên chức đi biệt phái xem xét, quyết định việc kết thúc hoặc gia hạn thời gian biệt phái đối với viên chức. 2. Ngoài tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành có trách nhiệm quy định cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng đối với trường hợp thăng lên hạng II và hạng I thuộc ngành, lĩnh vực quản lý gắn với yêu cầu của vị trí việc làm tương ứng với hạng chức danh nghề nghiệp dự xét, bảo đảm yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ và quyền lợi của viên chức. Bộ Nội vụ quy định cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng đối với trường hợp thăng lên hạng II và hạng I áp dụng cho viên chức hành chính, viên chức văn thư và viên chức lưu trữ. Đối với viên chức hạng V và viên chức hạng IV được xét thăng lên hạng chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề nếu đang làm công việc ở vị trí việc làm phù hợp với chức danh nghề nghiệp được xét và đáp ứng được tiêu chuẩn, điều kiện xét theo quy định tại khoản 1 Điều này. Đối với trường hợp viên chức đang xếp ở hạng chức danh nghề nghiệp mà hạng chức danh nghề nghiệp này không còn theo quy định của pháp luật hiện hành thì được xét thăng lên hạng chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề với hạng chức danh nghề nghiệp hiện giữ nếu đang công tác ở vị trí việc làm phù hợp và đáp ứng được tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều này. Quy định này không áp dụng đối với trường hợp có sự thay đổi mã số chức danh nghề nghiệp.”. 2. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này: 2. Hình thức: Thẩm định hồ sơ.”. 2. Trường hợp cơ quan, đơn vị có số lượng viên chức dự xét thăng hạng nhiều hơn số chỉ tiêu thăng hạng đã được phê duyệt thì việc xác định viên chức trúng tuyển xét thăng hạng thực hiện theo thứ tự ưu tiên sau: 2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định phê duyệt kết quả kỳ xét thăng hạng, Hội đồng xét thăng hạng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về kết quả xét thăng hạng và danh sách viên chức trúng tuyển tới cơ quan, đơn vị có viên chức dự xét thăng hạng; đồng thời thông báo công khai trên trang thông tin điện tử hoặc Cổng Thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị, tổ chức xét thăng hạng.”. 2. Việc xếp lương ở chức danh nghề nghiệp mới bổ nhiệm thực hiện theo quy định của pháp luật.”. 2. Viên chức quản lý có thể được bổ nhiệm lại với số lần không hạn chế để giữ một chức vụ quản lý, trừ trường hợp có quy định khác của Đảng hoặc của pháp luật chuyên ngành.”. 2. Đối với nhân sự từ nguồn tại chỗ phải được quy hoạch vào chức vụ, chức danh bổ nhiệm hoặc được quy hoạch chức vụ, chức danh tương đương trở lên. Đối với nhân sự nguồn từ nơi khác phải được quy hoạch chức vụ, chức danh tương đương trở lên. Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Trường hợp đơn vị mới thành lập chưa thực hiện việc phê duyệt quy hoạch thì do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. 2. Thực hiện quy trình bổ nhiệm đối với nguồn nhân sự tại chỗ: Quy trình bổ nhiệm đối với nguồn nhân sự tại chỗ gồm 05 bước; các hội nghị chỉ được tiến hành khi có ít nhất 2/3 số người được triệu tập có mặt. Thành phần triệu tập thực hiện theo quy định tại khoản này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 47 Nghị định này. 2. Cấp có thẩm quyền bổ nhiệm chủ trì hoặc ủy quyền chủ trì thực hiện quy trình bổ nhiệm đối với các trường hợp sau: 2. Viên chức quản lý khi hết thời hạn bổ nhiệm, tính đến tháng đủ tuổi nghỉ hưu còn dưới 05 năm công tác mà được bổ nhiệm lại thì thời hạn bổ nhiệm được tính đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định. Trường hợp tính đến tháng đủ tuổi nghỉ hưu còn dưới 02 năm công tác, cấp có thẩm quyền bổ nhiệm xem xét, nếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện thì quyết định kéo dài thời gian giữ chức vụ quản lý cho đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 47 Nghị định này. 2. Không xem xét cho thôi giữ chức vụ đối với viên chức quản lý nếu thuộc một trong các trường hợp sau: 2. Quy trình xem xét miễn nhiệm: 2. Viên chức quản lý bị miễn nhiệm không được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo kể từ ngày có quyết định miễn nhiệm. 2. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư và đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, ngoài các nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều này còn có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:\na) Hình thức thi: Căn cứ vào tính chất, đặc điểm và yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng lựa chọn một trong ba hình thức thi: Vấn đáp hoặc thực hành hoặc viết. Trường hợp lựa chọn hình thức thi viết thì được lựa chọn một trong ba hình thức: Trắc nghiệm hoặc tự luận hoặc trắc nghiệm kết hợp với tự luận. a) Khi xem xét tiếp nhận vào viên chức không giữ chức vụ quản lý đối với các trường hợp quy định tại điểm a, điểm b và điểm e khoản 1 Điều này, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch. Thành phần Hội đồng kiểm tra, sát hạch được thực hiện theo quy định tại Điều 8 Nghị định này. a) Tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp hạng I xếp lương loại A3 theo phân cấp, ủy quyền; a) Viên chức có thành tích cao hơn trong hoạt động nghề nghiệp đã được cấp có thẩm quyền công nhận; a) Bước 1: Hội nghị tập thể lãnh đạo (lần 1) Trên cơ sở chủ trương bổ nhiệm, yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị và nguồn nhân sự trong quy hoạch, người đứng đầu chủ trì cùng tập thể lãnh đạo thảo luận, rà soát, thống nhất về cơ cấu, số lượng, tiêu chuẩn, điều kiện và quy trình nhân sự; đồng thời tiến hành rà soát kết quả đánh giá, nhận xét đối với từng nhân sự trong quy hoạch (gồm cá nhân sự được quy hoạch chức danh tương đương trở lên) và thông qua danh sách nhân sự đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định để lấy ý kiến giới thiệu ở bước tiếp theo. Thành phần: Tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị, gồm: Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập; việc xác định người đứng đầu trong cơ sở giáo dục đại học thực hiện theo quy định của Đảng và của pháp luật chuyên ngành. Trường hợp người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập không trong Ban thường vụ cấp ủy cùng cấp (đối với tổ chức đảng cấp trên cơ sở) hoặc cấp ủy cùng cấp (đối với tổ chức đảng cấp cơ sở) của cơ quan, đơn vị thì người đứng đầu Ban thường vụ cấp ủy cùng cấp (đối với tổ chức đảng cấp trên cơ sở) hoặc người đứng đầu cấp ủy cùng cấp (đối với tổ chức đảng cấp cơ sở) của cơ quan, đơn vị tham dự. Căn cứ vào phân cấp thẩm quyền bổ nhiệm, đại diện lãnh đạo cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm chủ trì hội nghị hoặc ủy quyền chủ trì hội nghị. Người đứng đầu cơ quan hoặc bộ phận tham mưu về tổ chức, cán bộ của cấp có thẩm quyền bổ nhiệm tham dự hoặc ủy quyền cho cấp phó tham dự hội nghị nhưng không bỏ phiếu. Kết quả thảo luận và đề xuất được ghi thành biên bản. a) Bổ nhiệm người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập mới được thành lập; a) Đang đảm nhận nhiệm vụ quốc phòng, an ninh quốc gia; đang đảm nhận nhiệm vụ trọng yếu, cơ mật; phòng chống thiên tai, dịch bệnh; nếu thôi giữ chức vụ ngay sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích chung của Đảng và Nhà nước; a) Khi có đủ căn cứ miễn nhiệm đối với viên chức quản lý quy định tại khoản 1 Điều này, trong thời hạn 10 ngày làm việc, cơ quan tham mưu về tổ chức, cán bộ có trách nhiệm trao đổi với viên chức và đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;\nb) Nội dung thi: Kiểm tra kiến thức, kỹ năng hoạt động nghề nghiệp của người dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển. Nội dung thi môn nghiệp vụ chuyên ngành phải căn cứ vào nhiệm vụ, tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp viên chức và phải phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển. Trong cùng một kỳ thi tuyển, nếu có các vị trí việc làm yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ khác nhau thì Hội đồng tuyển dụng viên chức phải tổ chức xây dựng các đề thi môn nghiệp vụ chuyên ngành khác nhau tương ứng với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển. Các công việc liên quan đến việc ra đề thi phải thực hiện bảo mật theo quy định của pháp luật. b) Hội đồng kiểm tra, sát hạch thực hiện các nhiệm vụ sau: Kiểm tra về các điều kiện, tiêu chuẩn, văn bằng, chứng chỉ của người được đề nghị tiếp nhận theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển. Tổ chức sát hạch về trình độ hiểu biết chung và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của người được đề nghị tiếp nhận. Hội đồng kiểm tra, sát hạch phải báo cáo người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng thống nhất về hình thức và nội dung sát hạch trước khi thực hiện. Hội đồng kiểm tra, sát hạch làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số; trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo ý kiến mà Chủ tịch Hội đồng kiểm tra, sát hạch đã biểu quyết; Hội đồng kiểm tra, sát hạch quyết định thành lập Tổ thư ký giúp việc trong trường hợp cần thiết. Trường hợp vị trí việc làm không yêu cầu về trình độ ngoại ngữ thì không phải thực hiện sát hạch ngoại ngữ. Báo cáo người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng về kết quả kiểm tra, sát hạch. Hội đồng kiểm tra, sát hạch tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ. b) Tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp hạng I xếp lương loại A2 và từ hạng II trở xuống đối với viên chức làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập phù hợp với vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp đã được phê duyệt; b) Viên chức là nữ; b) Bước 2: Hội nghị tập thể lãnh đạo mở rộng Căn cứ vào cơ cấu, số lượng, tiêu chuẩn, điều kiện và danh sách nhân sự đã được thông qua ở bước 1, người đứng đầu trao đổi định hướng nhân sự bổ nhiệm phù hợp với yêu cầu của đơn vị để hội nghị thảo luận và tiến hành giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín. Thành phần: Tập thể lãnh đạo theo quy định tại điểm a khoản này; Ban thường vụ cấp ủy cùng cấp (đối với tổ chức đảng cấp trên cơ sở) hoặc cấp ủy cùng cấp (đối với tổ chức đảng cấp cơ sở) của cơ quan, đơn vị; người đứng đầu các đơn vị thuộc và trực thuộc (nếu có). Nguyên tắc giới thiệu và lựa chọn: Mỗi thành viên tham dự hội nghị giới thiệu 01 người cho một chức danh; người nào đạt số phiếu cao nhất trong số người đạt tỷ lệ trên 50% tính trên tổng số người được triệu tập giới thiệu thì được lựa chọn. Trường hợp không có người nào đạt trên 50% thì chọn tất cả người có số phiếu giới thiệu đạt từ 30% trở lên để giới thiệu ở bước tiếp theo. Trường hợp không có người đạt 30% số phiếu giới thiệu thì không tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, chỉ đạo. Phiếu giới thiệu nhân sự bổ nhiệm do Ban tổ chức hội nghị phát hành, có đóng dấu treo của đơn vị. Kết quả kiểm phiếu được ghi thành biên bản, không công bố tại hội nghị này. b) Trường hợp thực hiện quy trình bổ nhiệm mà thời điểm đó đơn vị sự nghiệp công lập chỉ có 01 lãnh đạo là người đứng đầu hoặc là cấp phó của người đứng đầu hoặc khuyết vị trí lãnh đạo hoặc thực hiện quy trình bổ nhiệm lãnh đạo là người đứng đầu; b) Đang trong thời gian chịu sự thanh tra, kiểm tra, hoặc đang bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử. b) Cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc miễn nhiệm trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề xuất; trường hợp cần thiết vì lý do khách quan thì có thể kéo dài nhưng không quá 15 ngày làm việc. Tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị và thường vụ cấp ủy cùng cấp phải thảo luận, xác định rõ căn cứ miễn nhiệm theo đề xuất của cơ quan tham mưu về tổ chức, cán bộ trước khi biểu quyết bằng phiếu kín. Việc quyết định miễn nhiệm đối với viên chức quản lý phải được từ 50% trở lên tổng số thành viên tập thể lãnh đạo, thường vụ cấp ủy cùng cấp đồng ý; trường hợp đạt tỷ lệ dưới 50% thì báo cáo cơ quan quản lý xem xét, quyết định. b) Tổ chức tuyển dụng viên chức theo thẩm quyền; xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp hạng I xếp lương loại A3 theo phân cấp, ủy quyền; xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, quyết định bổ nhiệm, xếp lương, nâng bậc lương (thường xuyên, trước thời hạn), phụ cấp thâm niên vượt khung đối với viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng I xếp lương loại A2 và từ hạng II trở xuống thuộc phạm vi quản lý;”.\nc) Thời gian thi: Vấn đáp 30 phút (thí sinh dự thi có không quá 15 phút chuẩn bị, không tính vào thời gian thi); viết 180 phút (không kể thời gian chép đề); thời gian thi thực hành do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng quyết định căn cứ vào tính chất, đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của vị trí việc làm cần tuyển. c) Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng quyết định theo thẩm quyền. c) Quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp, xếp lương, nâng bậc lương (thường xuyên, trước thời hạn), phụ cấp thâm niên vượt khung đối với viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng I trở xuống (bao gồm cả chức danh nghề nghiệp hạng I xếp lương viên chức loại A3) thuộc phạm vi quản lý. c) Viên chức là người dân tộc thiểu số; c) Bước 3: Hội nghị tập thể lãnh đạo (lần 2) Trên cơ sở kết quả giới thiệu nhân sự ở bước 2, tập thể lãnh đạo tiến hành thảo luận và giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín. Thành phần: Thực hiện như quy định ở bước 1. Nguyên tắc giới thiệu và lựa chọn: Mỗi thành viên giới thiệu 01 người cho 01 chức danh trong số nhân sự được giới thiệu ở bước 2 hoặc giới thiệu người khác có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định; người nào đạt số phiếu cao nhất trong số người đạt tỷ lệ trên 50% tính trên tổng số người được triệu tập giới thiệu thì được lựa chọn. Trường hợp không có người nào đạt trên 50% thì chọn tất cả người có số phiếu giới thiệu đạt từ 30% trở lên để giới thiệu ở bước tiếp theo. Trường hợp không có người đạt 30% số phiếu giới thiệu thì không tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, chỉ đạo. Trường hợp nhân sự giới thiệu ở bước này khác với nhân sự được giới thiệu ở bước 2, tập thể lãnh đạo họp, thảo luận, phân tích, đánh giá, xem xét, quyết định việc lựa chọn nhân sự để giới thiệu ở bước tiếp theo bằng phiếu kín theo thẩm quyền và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Người được lựa chọn phải được tối thiểu 2/3 tổng số thành viên tập thể lãnh đạo giới thiệu. Trường hợp không có người đạt đủ số phiếu thì không tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, chỉ đạo. Phiếu giới thiệu nhân sự bổ nhiệm do Ban tổ chức hội nghị phát hành, có đóng dấu treo của đơn vị. Kết quả kiểm phiếu được ghi thành biên bản, được công bố tại hội nghị này. c) Trường hợp thực hiện quy trình bổ nhiệm mà thời điểm đó nội bộ lãnh đạo đơn vị sự nghiệp công lập mất đoàn kết, nhiều người vi phạm kỷ luật, nếu thực hiện quy trình bổ nhiệm sẽ thiếu khách quan;\nd) Thang điểm (vấn đáp, thực hành, viết): 100 điểm. d) Viên chức nhiều tuổi hơn (tính theo ngày, tháng, năm sinh); d) Bước 4: Hội nghị cán bộ chủ chốt Tổ chức lấy ý kiến của cán bộ chủ chốt theo danh sách nhân sự được giới thiệu ở bước 3. Thành phần: Tập thể lãnh đạo theo quy định tại điểm b khoản này; người đứng đầu các tổ chức chính trị - xã hội của đơn vị sự nghiệp công lập; cấp phó người đứng đầu đơn vị thuộc và trực thuộc (nếu có). Trường hợp bổ nhiệm viên chức quản lý của đơn vị là tổ chức cấu thành hoặc cơ quan, đơn vị có đơn vị thuộc, trực thuộc nhưng có dưới 30 người hoặc cơ quan, đơn vị không có tổ chức cấu thành thì thành phần tham dự gồm toàn thể viên chức của cơ quan, đơn vị. Trình tự lấy ý kiến: Thông báo danh sách nhân sự được giới thiệu ở bước 3; tóm tắt lý lịch, quá trình học tập, công tác; bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định của pháp luật; đánh giá, nhận xét ưu, khuyết điểm, triển vọng phát triển và dự kiến phân công công tác. Ghi phiếu giới thiệu nhân sự (có thể ký tên hoặc không ký tên). Phiếu giới thiệu nhân sự do Ban tổ chức hội nghị phát hành, có đóng dấu treo của đơn vị. Kết quả kiểm phiếu được ghi thành biên bản, không công bố tại hội nghị này. d) Trường hợp vì thiên tai, tai nạn hoặc vì các lý do bất khả kháng khác mà đơn vị sự nghiệp công lập không còn người lãnh đạo, quản lý. Người chủ trì có quyền bỏ phiếu tại các bước theo quy định.\nđ) Căn cứ vào nhu cầu và đặc thù của cơ quan, đơn vị, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng quyết định yêu cầu cao hơn về nội dung, hình thức, thời gian thi vòng 2 quy định tại khoản này. đ) Viên chức có thời gian công tác nhiều hơn. đ) Bước 5: Hội nghị tập thể lãnh đạo (lần 3) Trước khi tiến hành hội nghị, cơ quan, đơn vị có văn bản đề nghị Ban thường vụ đảng ủy, chi ủy hoặc đảng ủy, chi bộ (những nơi không có ban thường vụ, chi ủy) đánh giá, nhận xét bằng văn bản về nhân sự; tiến hành xác minh, kết luận những vấn đề mới nảy sinh (nếu có) đối với nhân sự. Tập thể lãnh đạo thảo luận và biểu quyết nhân sự. Thành phần: Thực hiện như quy định ở bước 1. Trình tự thực hiện: Căn cứ vào ý kiến đánh giá, nhận xét bằng văn bản của Ban thường vụ đảng ủy, chi ủy hoặc đảng ủy, chi bộ; kết quả lấy phiếu ở các hội nghị; kết quả xác minh, kết luận những vấn đề mới nảy sinh (nếu có) đối với nhân sự được đề nghị bổ nhiệm, tập thể lãnh đạo thảo luận và biểu quyết nhân sự bằng phiếu kín. Nguyên tắc lựa chọn: Người đạt số phiếu cao nhất trong số người đạt tỷ lệ trên 50% tính trên tổng số người được triệu tập giới thiệu thì được lựa chọn đề nghị bổ nhiệm. Trường hợp 02 người có số phiếu ngang nhau đều đạt tỷ lệ 50% thì người đứng đầu xem xét, lựa chọn nhân sự để đề nghị bổ nhiệm; đồng thời báo cáo đầy đủ các ý kiến khác nhau để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Phiếu biểu quyết nhân sự bổ nhiệm do Ban tổ chức hội nghị phát hành, có đóng dấu treo của đơn vị. Kết quả kiểm phiếu được ghi thành biên bản. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập ra quyết định bổ nhiệm theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.\n3. Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 8 như sau: “2. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện việc tuyển dụng thì Hội đồng tuyển dụng có 05 hoặc 07 thành viên, bao gồm: 3. Hội đồng tuyển dụng làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số; trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo ý kiến mà Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng đã biểu quyết. Hội đồng tuyển dụng có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: 3. Trường hợp tổ chức thi ngoại ngữ thì không phải nộp chứng chỉ ngoại ngữ; nếu đạt kết quả thì được coi là đáp ứng tiêu chuẩn về ngoại ngữ. Miễn phần thi ngoại ngữ quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đối với các trường hợp sau: 3. Trường hợp đăng ký 02 nguyện vọng nhưng không trúng tuyển ở nguyện vọng 1 thì được xét ở nguyện vọng 2 nếu vị trí việc làm đăng ký ở nguyện vọng 2 vẫn còn chỉ tiêu tuyển dụng sau khi đã xét hết nguyện vọng 1, bao gồm cả việc xét nguyện vọng của người có kết quả trúng tuyển thấp hơn liền kề theo quy định tại khoản 4 Điều 18 Nghị định này. Trường hợp có 02 người trở lên bằng điểm nhau ở nguyện vọng 2 thì người trúng tuyển được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp vị trí việc làm vẫn còn chỉ tiêu tuyển dụng sau khi đã xét đủ 02 nguyện vọng thì căn cứ vào kết quả thi, Hội đồng thi báo cáo người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng quyết định tuyển dụng đối với người có kết quả tuyển dụng thấp hơn liền kề so với kết quả tuyển dụng của người trúng tuyển ở vị trí việc làm tại đơn vị khác nhưng có cùng tiêu chuẩn, điều kiện với tiêu chuẩn, điều kiện của vị trí việc làm tại đơn vị còn chỉ tiêu tuyển dụng, cùng Hội đồng thi, cùng áp dụng hình thức thi hoặc viết (vòng 2) và chung đề thi. Người được tuyển dụng trong trường hợp này phải đáp ứng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này. Đối với các vị trí việc làm không có người đăng ký dự tuyển, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng quyết định việc tuyển dụng theo quy định này. 3. Hồ sơ của người được đề nghị tiếp nhận vào viên chức: 3. Viên chức được cử biệt phái chịu sự phân công, bố trí, đánh giá, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được cử đến biệt phái. 3. Việc phân công, phân cấp tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp trong các đơn vị sự nghiệp công lập của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thực hiện theo quy định của cơ quan có thẩm quyền của Đảng.”. 3. Trường hợp không xác định được người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng viên chức thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị tổ chức xét thăng hạng có văn bản báo cáo với người đứng đầu cơ quan, đơn vị quản lý viên chức và quyết định người trúng tuyển theo ý kiến của người đứng đầu cơ quan, đơn vị quản lý viên chức.”. 3. Có thời gian giữ chức vụ đang đảm nhiệm hoặc chức vụ tương đương tối thiểu là 02 năm (24 tháng), nếu không liên tục thì được cộng dồn (chỉ cộng dồn đối với thời gian giữ chức vụ tương đương), trừ trường hợp được bổ nhiệm lần đầu. Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. 3. Thực hiện quy trình bổ nhiệm đối với nguồn nhân sự từ nơi khác: Trường hợp nhân sự do cấp có thẩm quyền dự kiến điều động, bổ nhiệm từ nguồn nhân sự ngoài Cơ quan, đơn vị hoặc do cơ quan, tổ chức đơn vị đề xuất thì cơ quan, bộ phận tham mưu về tổ chức, cán bộ tiến hành các công việc gồm 03 bước như sau: Bước 1: Trao đổi ý kiến với tập thể lãnh đạo của cơ quan, đơn vị tiếp nhận nhân sự về chủ trương bổ nhiệm. Bước 2: Trao đổi ý kiến với tập thể lãnh đạo nơi nhân sự đang công tác về chủ trương bổ nhiệm. Tập thể lãnh đạo nơi nhân sự dự kiến bổ nhiệm đang công tác tổ chức lấy phiếu. Người được đề nghị bổ nhiệm phải đạt số phiếu trên 50% tập thể lãnh đạo đồng ý; trường hợp đạt tỷ lệ 50% thì do người đứng đầu xem xét, quyết định; trường hợp đạt tỷ lệ dưới 50% thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Lấy đánh giá, nhận xét của địa phương, cơ quan, tổ chức. Gặp nhân sự được dự kiến bổ nhiệm để trao đổi về yêu cầu nhiệm vụ công tác. Bước 3: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan thẩm định về nhân sự và lập tờ trình trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Trường hợp nhân sự bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định nhưng cơ quan, tổ chức, đơn vị (nơi nhân sự công tác hoặc nơi dự kiến bổ nhiệm) hoặc nhân sự được dự kiến bổ nhiệm còn có ý kiến khác nhau, chưa thống nhất thì cơ quan, bộ phận tham mưu về tổ chức, cán bộ báo cáo đầy đủ các ý kiến và trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. 3. Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập chưa kiện toàn người đứng đầu, căn cứ yêu cầu nhiệm vụ, cấp có thẩm quyền bổ nhiệm xem xét, quyết định và chịu trách nhiệm việc giao quyền hoặc giao phụ trách đơn vị sự nghiệp công lập cho đến khi bổ nhiệm người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập. Thời gian giao quyền, giao phụ trách không tính vào thời gian giữ chức vụ khi bổ nhiệm. 3. Quy trình xem xét cho thôi giữ chức vụ quản lý: 3. Sau khi viên chức quản lý bị miễn nhiệm, cấp có thẩm quyền xem xét bố trí công tác phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị; viên chức có trách nhiệm chấp hành quyết định phân công của cấp có thẩm quyền. Trường hợp viên chức quản lý bị miễn nhiệm do xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ trong 02 năm liên tiếp thì cấp có thẩm quyền cho thôi việc theo quy định của pháp luật. Quyết định miễn nhiệm đồng thời là quyết định cho thôi việc. 3. Sau khi thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm nếu viên chức tự nguyện xin nghỉ hưu, thôi việc thì được giải quyết theo quy định hiện hành. 3. Tổ chức hoặc phân cấp, ủy quyền việc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp hạng I trở xuống (bao gồm cả chức danh nghề nghiệp hạng I xếp lương viên chức loại A3) đối với viên chức thuộc phạm vi quản lý, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 33 Nghị định này.”.\nd) Các ủy viên khác là người có chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến việc tổ chức tuyển dụng do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng quyết định. Trường hợp tuyển dụng viên chức vào làm việc tại nhiều đơn vị sự nghiệp công lập thì số lượng thành viên (số lẻ) và thành phần Hội đồng do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng quyết định. d) Có chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số dự tuyển vào vị trí việc làm liên quan trực tiếp đến người dân tộc thiểu số hoặc vị trí việc làm công tác tại vùng dân tộc thiểu số; là người dân tộc thiểu số dự tuyển vào vị trí việc làm liên quan trực tiếp đến người dân tộc thiểu số hoặc vị trí việc làm công tác ở vùng dân tộc thiểu số.”. d) Bản tự nhận xét, đánh giá của người được đề nghị tiếp nhận về phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, quá trình công tác có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác (nếu có).\na) Căn cứ vào hình thức tuyển dụng và yêu cầu công việc quyết định việc thành lập bộ phận giúp việc phù hợp trong số các bộ phận sau: Ban kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển, Ban đề thi, Ban coi thi, Ban phách, Ban chấm thi, Ban chấm phúc khảo (nếu có), Ban kiểm tra sát hạch (đối với trường hợp tổ chức thực hiện vấn đáp hoặc thực hành tại vòng 2). Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng thành lập Tổ Thư ký giúp việc; a) Có bằng tốt nghiệp chuyên ngành ngoại ngữ (Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc hoặc ngoại ngữ khác theo yêu cầu của vị trí việc làm) cùng trình độ đào tạo hoặc ở trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển. a) Sơ yếu lý lịch cá nhân theo quy định hiện hành được lập trong thời hạn 30 ngày trước ngày nộp hồ sơ tiếp nhận, có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền; a) Viên chức quản lý có đơn từ chức.\nb) Có bằng tốt nghiệp cùng trình độ đào tạo hoặc ở trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển, học tập ở nước ngoài hoặc học bằng tiếng nước ngoài (Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc hoặc ngoại ngữ khác theo yêu cầu của vị trí việc làm) ở Việt Nam, được cơ quan có thẩm quyền công nhận hoặc đương nhiên được công nhận theo quy định của pháp luật. b) Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển; b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn từ chức, cơ quan tham mưu về tổ chức, cán bộ hoặc người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập nơi viên chức đang công tác có trách nhiệm trao đối với viên chức và báo cáo cấp có thẩm quyền bổ nhiệm xem xét, quyết định.\nc) Có bằng tốt nghiệp chuyên môn chuẩn đầu ra về ngoại ngữ theo quy định có giá trị tương đương hoặc cao hơn tiêu chuẩn về ngoại ngữ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển. c) Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn 30 ngày trước ngày nộp hồ sơ tiếp nhận; c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề xuất của cơ quan tham mưu về tổ chức, cán bộ, cấp có thẩm quyền bổ nhiệm xem xét, quyết định việc cho viên chức thôi giữ chức vụ quản lý; trường hợp cần thiết vì lý do khách quan thì có thể kéo dài nhưng không quá 15 ngày làm việc.\n4. Không bố trí những người có quan hệ vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ; cha, mẹ (vợ hoặc chồng), cha nuôi, mẹ nuôi; con đẻ, con nuôi; anh, chị, em ruột; cô, dì, chú, bác, cậu ruột; anh, chị, em ruột của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng của anh, chị, em ruột của người dự tuyển; những người đang trong thời hạn xử lý kỷ luật hoặc đang thi hành quyết định kỷ luật; những người đã bị xử lý về hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ làm thành viên Hội đồng tuyển dụng, thành viên các bộ phận giúp việc của Hội đồng tuyển dụng.”. 4. Sửa đổi Điều 9 như sau: “Điều 9. Hình thức, nội dung và thời gian thi Thi tuyển viên chức được thực hiện theo 02 vòng thi như sau: 4. Người không được tuyển dụng trong kỳ thi tuyển viên chức quy định tại Điều này không được bảo lưu kết quả thi tuyển cho các kỳ thi tuyển lần sau.”. 4. Không thực hiện quy trình tại khoản 2 Điều này đối với các trường hợp sau: 4. Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.”. 4. Thẩm quyền biệt phái viên chức: 4. Có hồ sơ, lý lịch cá nhân được xác minh, có bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định. 4. Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều này, quy định của cấp có thẩm quyền về , thẩm quyền, quy trình, thủ tục bổ nhiệm và điều kiện cụ thể của đơn vị sự nghiệp công lập, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức hoặc người đứng đầu cơ quan được phân cấp thẩm quyền bổ nhiệm quyết định cụ thể thành phần tham dự các bước trong quy trình bổ nhiệm.”. 4. Trường hợp các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện thí điểm thi tuyển chức danh viên chức quản lý hoặc thực hiện các nội dung khác theo chủ trương của Đảng thì quy trình bổ nhiệm thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền .”. 4. Tập thể lãnh đạo đơn vị thảo luận và biểu quyết nhân sự Thành phần: Thực hiện như quy định tại bước 5 quy trình bổ nhiệm viên chức quản lý. Trình tự thực hiện: Phân tích kết quả lấy phiếu ở hội nghị cán bộ chủ chốt. Viên chức được đề nghị bổ nhiệm lại phải đạt tỷ lệ trên 50% tính trên tổng số người được triệu tập tham gia hội nghị cán bộ chủ chốt giới thiệu. Trường hợp đạt tỷ lệ từ 50% trở xuống thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc tiếp tục thực hiện quy trình. Xác minh, kết luận những vấn đề mới nảy sinh (nếu có). Lấy ý kiến bằng văn bản của ban thường vụ đảng ủy, chi ủy hoặc đảng ủy, chi bộ về nhân sự được đề nghị bổ nhiệm lại. Tập thể lãnh đạo thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết nhân sự bằng phiếu kín. Nhân sự được đề nghị bổ nhiệm lại phải đạt tỷ lệ trên 50% tổng số thành viên tập thể lãnh đạo đồng ý, trường hợp nhân sự đạt tỷ lệ 50% thì do người đứng đầu quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định; trường hợp đạt tỷ lệ dưới 50% thì báo cáo đầy đủ các ý kiến khác nhau để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập ra quyết định bổ nhiệm lại theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.”. 4. Viên chức không có đơn từ chức nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này thì cấp có thẩm quyền quyết định cho thôi giữ chức vụ. Trình tự, thủ tục và hồ sơ thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều 55 Nghị định này. 4. Hồ sơ xem xét miễn nhiệm viên chức quản lý: 4. Viên chức quản lý sau khi từ chức, miễn nhiệm có nguyện vọng tiếp tục công tác thì được cấp có thẩm quyền xem xét, bố trí làm công tác chuyên môn (không làm công tác quản lý), được giữ nguyên hạng chức danh nghề nghiệp đã được bổ nhiệm. Viên chức sau khi bị kỷ luật tự nguyện xin từ chức mà có thời gian công tác còn 05 năm trở lên thì được cấp có thẩm quyền căn cứ tình hình thực tế tại cơ quan, tổ chức, đơn vị xem xét từng trường hợp cụ thể để bố trí công tác theo hướng giảm một cấp so với chức vụ trước khi bị kỷ luật. Sau thời hạn theo quy định của cơ quan có thẩm quyền, nếu khắc phục tốt những sai phạm, khuyết điểm, được đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện thì được cấp có thẩm quyền xem xét quy hoạch, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử lại chức danh đã đảm nhiệm hoặc tương đương.”. 4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức hoặc phân cấp, ủy quyền tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp hạng I trở xuống (bao gồm cả chức danh nghề nghiệp hạng I xếp lương loại A3) đối với viên chức thuộc phạm vi quản lý, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 33 Nghị định này.”.\na) Tiếp nhận các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này để bổ nhiệm viên chức quản lý. Quyết định bổ nhiệm đồng thời là quyết định tiếp nhận vào viên chức. a) Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng quy định tại Điều 7 Nghị định này quyết định việc biệt phái viên chức. a) Tờ trình của cơ quan tham mưu về tổ chức, cán bộ;\nb) Tiếp nhận các trường hợp quy định tại điểm c, điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này. b) Việc biệt phái viên chức làm công việc ở vị trí việc làm của công chức phải được sự đồng ý của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức. b) Biên bản kiểm phiếu và các tài liệu khác có liên quan.”.\n5. Sửa đổi Điều 10 như sau: “Điều 10. Xác định người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển viên chức 5. Trường hợp người được tuyển dụng, tiếp nhận vào viên chức theo quy định tại Nghị định này mà trước đó đã có thời gian công tác theo đúng quy định của pháp luật, có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (nếu không liên tục mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn) thì thời gian đó được tính làm căn cứ để xếp lương theo chức danh nghề nghiệp phù hợp với vị trí việc làm được tuyển dụng, tiếp nhận nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định. Bộ Nội vụ hướng dẫn việc xếp lương đối với các trường hợp quy định tại khoản này.”. 5. Trình tự, thủ tục biệt phái viên chức: 5. Điều kiện về tuổi bổ nhiệm: 5. Viên chức quản lý từ chức nhưng chưa được người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cấp có thẩm quyền đồng ý thì vẫn phải tiếp tục thực hiện chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.\na) Bước 1: Trao đổi, lấy ý kiến của tập thể lãnh đạo nơi tiếp nhận viên chức biệt phái; a) Viên chức được đề nghị bổ nhiệm lần đầu giữ chức vụ quản lý hoặc đề nghị bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý cao hơn thì phải đủ tuổi để công tác trọn thời hạn bổ nhiệm. Thời điểm tính tuổi bổ nhiệm thực hiện theo quy định của cấp có thẩm quyền. Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;\nb) Bước 2: Gặp viên chức để trao đổi về chủ trương biệt phái và yêu cầu nhiệm vụ cụ thể; b) Viên chức được bổ nhiệm giữ chức vụ mới tương đương hoặc thấp hơn chức vụ đang giữ thì không tính tuổi bổ nhiệm theo quy định tại điểm a khoản này.\nc) Bước 3: Trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.\n6. Sửa đổi, bổ sung Điều 11 như sau: “Điều 11. Nội dung, hình thức xét tuyển viên chức Xét tuyển viên chức được thực hiện theo 02 vòng như sau: 6. Cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng xác định các vị trí việc làm được đăng ký theo nguyện vọng 1 và nguyện vọng 2 nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: 6. Viên chức biệt phái được hưởng quyền lợi quy định tại khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều 36 Luật Viên chức. Trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được cử đến biệt phái có chế độ, chính sách đặc thù thì ngoài lương và các quyền lợi khác do cơ quan, đơn vị cử viên chức biệt phái chi trả, viên chức còn được hưởng các chế độ, chính sách đặc thù do cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi nhận biệt phái chi trả.”. 6. Có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao. 6. Viên chức quản lý khi hết thời hạn bổ nhiệm mà đang trong thời gian thi hành kỷ luật nhưng không thuộc diện phải xem xét miễn nhiệm, cho từ chức theo quy định của Đảng và của pháp luật thì cơ quan, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm căn cứ yêu cầu nhiệm vụ thảo luận, cân nhắc về phẩm chất, năng lực, uy tín của viên chức; về nguyên nhân, động cơ vi phạm, khuyết điểm và tính chất, mức độ ảnh hưởng, tác động, kết quả khắc phục hậu quả (nếu có) để xem xét, quyết định về việc bổ nhiệm lại hoặc kéo dài thời gian giữ chức vụ quản lý. 6. Hồ sơ xem xét cho viên chức thôi giữ chức vụ quản lý:\na) Vị trí việc làm có tiêu chuẩn, điều kiện như nhau nhưng tuyển dụng vào các cơ quan, đơn vị sử dụng khác nhau; a) Đơn từ chức;\nb) Trong cùng Hội đồng tuyển dụng; b) Tờ trình của cơ quan tham mưu về tổ chức, cán bộ;\nc) Phương thức, hình thức tổ chức thi hoặc viết, nội dung thi giống nhau; c) Các tài liệu khác có liên quan.\nd) Đã có trong kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.”.\n7. Sửa đổi Điều 13 như sau: “Điều 13. Tiếp nhận vào viên chức 7. Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ, không đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật theo quy định của Đảng và của pháp luật. 7. Kết luận của cấp ủy có thẩm quyền về tiêu chuẩn chính trị đối với trường hợp bổ nhiệm lần đầu hoặc bổ nhiệm, bầu vào chức vụ cao hơn hoặc bổ nhiệm lại nhưng có tình tiết mới làm thay đổi kết luận trước đây;”. 7. Viên chức quản lý không được bổ nhiệm lại thì cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, quyết định việc bố trí công tác khác; không được bố trí chức vụ tương đương hoặc cao hơn.”. 7. Viên chức quản lý sau khi từ chức, nếu có nguyện vọng công tác thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức căn cứ vào năng lực, đạo đức, kinh nghiệm để xem xét bố trí công tác phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.”.\n8. Bổ sung điểm e vào sau điểm đ khoản 2 và bổ sung khoản 6 vào sau khoản 5 Điều 14 như sau: “2. Nội dung thông báo tuyển dụng bao gồm: 8. Viên chức bị kỷ luật trong thời gian giữ chức vụ thì không bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử vào chức vụ cao hơn trong thời hạn theo quy định của Đảng và của pháp luật.”.\ne) Các vị trí việc làm được đăng ký 02 nguyện vọng (Phiếu đăng ký dự tuyển theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định này).\n9. Sửa đổi điểm b khoản 3 Điều 15 như sau: “b) Tổ chức thi vòng 1: Thí sinh được thông báo kết quả vòng 1 ngay sau khi kết thúc thời gian làm bài thi. Không thực hiện việc phúc khảo đối với kết quả thi vòng 1.”.\n10. Sửa đổi khoản 1 Điều 17 như sau: “1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo kết quả trúng tuyển, người trúng tuyển phải hoàn thiện hồ sơ tuyển dụng, bao gồm:\na) Bản sao văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển, chứng nhận đối tượng ưu tiên (nếu có); Trường hợp có một trong các văn bằng, chứng chỉ quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định này thì được sử dụng thay thế chứng chỉ ngoại ngữ.\nb) Phiếu lý lịch tư pháp số 1 do cơ quan có thẩm quyền cấp.”.\n11. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 18 như sau: “4. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng thông báo công khai trên trang thông tin điện tử hoặc Cổng Thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng và gửi thông báo tới những người dự tuyển có kết quả tuyển dụng thấp hơn liền kề (theo thứ tự) so với kết quả tuyển dụng của người trúng tuyển đã bị hủy bỏ kết quả trúng tuyển theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định này hoặc khoản 3 Điều này để hoàn thiện hồ sơ, ra quyết định tuyển dụng và ký hợp đồng làm việc. Hết thời hạn 30 ngày tại khoản này mà vẫn chưa tuyển đủ chỉ tiêu theo nguyện vọng 1 thì xét nguyện vọng 2 theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định này. Trường hợp ngay sau kỳ tuyển dụng mà phát sinh nhu cầu tuyển dụng mới đối với vị trí việc làm có yêu cầu về tiêu chuẩn, điều kiện như vị trí việc làm mà người dự tuyển đã đăng ký thì trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày phê duyệt kế hoạch của kỳ tuyển dụng, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng xem xét, quyết định việc trúng tuyển đối với người dự tuyển có kết quả tuyển dụng thấp hơn liền kề so với kết quả tuyển dụng của người trúng tuyển cho đến khi đủ nhu cầu tuyển dụng phát sinh. Trường hợp có từ 02 người trở lên có kết quả tuyển dụng thấp hơn liền kề bằng nhau thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng quyết định người trúng tuyển theo quy định tại Điều 10 Nghị định này.”.\n12. Sửa đổi khoản 5 Điều 21 như sau: “5. Các trường hợp được tuyển dụng vào viên chức không phải thực hiện chế độ tập sự nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:\na) Được bố trí làm công việc theo đúng chuyên ngành được đào tạo và theo đúng chuyên môn, nghiệp vụ của công việc trước đây đã đảm nhiệm;\nb) Thời gian công tác làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ trước đây đã đảm nhiệm theo đúng quy định của pháp luật, có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (nếu không liên tục thì được cộng dồn), bằng hoặc lớn hơn thời gian tập sự tương ứng theo quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp đáp ứng điều kiện tại điểm a nhưng chưa đủ thời gian theo quy định tại điểm b thì thời gian đã công tác được trừ vào thời gian tập sự theo quy định. Đối với các trường hợp không phải thực hiện chế độ tập sự được hưởng 100% tiền lương và các loại phụ cấp (nếu có). Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phải cử viên chức tham gia khóa bồi dưỡng để hoàn thiện tiêu chuẩn, điều kiện của chức danh nghề nghiệp viên chức trước khi bổ nhiệm.”.\n13. Sửa đổi khoản 1 Điều 23 như sau: “1. Trong thời gian tập sự, người tập sự được hưởng 85% mức lương bậc 1 của chức danh nghề nghiệp tuyển dụng. Trường hợp người tập sự có bằng tốt nghiệp ở trình độ đào tạo cao hơn so với yêu cầu về trình độ đào tạo của vị trí việc làm tuyển dụng thì mỗi mức trình độ đào tạo cao hơn được cộng thêm 01 bậc lương và được hưởng 85% hệ số lương ở bậc được xếp. Các khoản phụ cấp được hưởng theo quy định của pháp luật.”.\n14. Sửa đổi khoản 1 và bổ sung khoản 4 vào sau khoản 3 Điều 25 như sau: “1. Người tập sự bị chấm dứt hợp đồng làm việc và hủy bỏ quyết định tuyển dụng khi không đạt yêu cầu sau thời gian tập sự hoặc có hành vi vi phạm liên quan đến đạo đức nghề nghiệp, hoạt động nghề nghiệp đến mức phải xem xét xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật.\n15. Sửa đổi Điều 27 như sau: “Điều 27. Biệt phái viên chức\n16. Sửa đổi Điều 32 như sau: “Điều 32. Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp\n17. Sửa đổi Điều 33 như sau: “Điều 33. Phân công, phân cấp tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp và thẩm quyền quản lý, sử dụng viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập\n18. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 36 như sau: “3. Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng. Trường hợp yêu cầu về ngoại ngữ ở hạng chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng không có sự thay đổi so với yêu cầu ở hạng chức danh nghề nghiệp đang giữ thì không phải nộp chứng chỉ ngoại ngữ. Trường hợp có một trong các văn bằng, chứng chỉ quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định này thì được sử dụng thay thế chứng chỉ ngoại ngữ.”.\n19. Sửa đổi Điều 39 như sau: “Điều 39. Nội dung, hình thức xét thăng hạng\n20. Sửa đổi Điều 40 như sau: “Điều 40. Xác định viên chức trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng\n21. Bổ sung Điều 40a vào sau Điều 40 như sau: “Điều 40a. Thông báo kết quả xét thăng hạng\n22. Sửa đổi Điều 42 như sau: “Điều 42. Bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp đối với viên chức trúng tuyển kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp\n23. Sửa đổi, bổ sung Điều 43 như sau: “Điều 43. Thời hạn giữ chức vụ\n24. Sửa đổi Điều 44 như sau: “Điều 44. Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm\n25. Sửa đổi Điều 46 như sau: “Điều 46. Trình tự, thủ tục bổ nhiệm viên chức quản lý\n26. Sửa đổi Điều 47 như sau: “Điều 47. Bổ nhiệm trong trường hợp khác\n27. Sửa đổi khoản 5 và khoản 7 Điều 48 như sau: “5. Đánh giá, nhận xét của chi bộ, đảng ủy cơ quan nơi công tác; đánh giá, nhận xét trong 03 năm gần nhất của tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị về phẩm chất đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật, đoàn kết nội bộ, năng lực công tác, kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao (trong đó phải thể hiện rõ sản phẩm cụ thể, thành tích trong công tác), hạn chế, khuyết điểm, vi phạm (nếu có), uy tín và triển vọng phát triển;\n28. Sửa đổi khoản 1 và khoản 2; bổ sung khoản 6, khoản 7 vào sau khoản 5 Điều 49 như sau: “1. Trong thời hạn 90 ngày tính đến thời điểm hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm theo quy định, cấp có thẩm quyền bổ nhiệm phải thông báo và tiến hành quy trình xem xét bổ nhiệm lại hoặc kéo dài thời gian giữ chức vụ đối với viên chức quản lý. Trường hợp chưa thực hiện quy trình bổ nhiệm lại hoặc kéo dài thời gian giữ chức vụ quản lý theo quy định tại khoản 5 Điều này thì cấp có thẩm quyền bổ nhiệm phải có văn bản thông báo để đơn vị và viên chức biết. Viên chức quản lý sau khi được bổ nhiệm vì một trong các lý do: sức khoẻ không bảo đảm; uy tín giảm sút; không hoàn thành nhiệm vụ hoặc vi phạm kỷ luật theo quy định của Đảng và của pháp luật thì cấp có thẩm quyền quyết định việc cho thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, từ chức mà không chờ hết thời hạn giữ chức vụ, hết nhiệm kỳ công tác.\n29. Sửa đổi khoản 2 và khoản 4 Điều 51 như sau: “2. Viên chức làm báo cáo tự nhận xét, đánh giá việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong thời hạn giữ chức vụ.\n30. Sửa đổi điểm đ khoản 2 Điều 53 như sau: “đ) Kết luận của cấp ủy có thẩm quyền về tiêu chuẩn chính trị đối với trường hợp có tình tiết mới làm thay đổi kết luận trước đây. Trường hợp không có thay đổi thì không phải kết luận lại theo quy định tại điểm này;”.\n31. Sửa đổi Điều 54 như sau: “Điều 54. Từ chức, cho thôi giữ chức vụ đối với viên chức quản lý\n32. Sửa đổi Điều 55 như sau: “Điều 55. Miễn nhiệm đối với viên chức quản lý\n33. Sửa đổi Điều 56 như sau: “Điều 56. Chế độ, chính sách đối với viên chức thôi giữ chức vụ, từ chức, miễn nhiệm\n34. Sửa đổi điểm b khoản 2 Điều 57 như sau: “2. Viên chức chưa được giải quyết thôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp sau:\nb) Chưa làm việc đủ thời gian cam kết với đơn vị sự nghiệp công lập khi được cử đi đào tạo, trừ trường hợp đã đền bù chi phí đào tạo;”\n35. Sửa đổi khoản 1 và khoản 3 Điều 63 như sau: “1. Quản lý về số lượng, tiêu chuẩn, tuyển dụng, sử dụng đối với viên chức thuộc phạm vi quản lý; quyết định hoặc phân cấp, ủy quyền việc quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp, xếp lương, nâng bậc lương (thường xuyên, trước thời hạn), phụ cấp thâm niên vượt khung đối với viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng I trở xuống (bao gồm cả chức danh nghề nghiệp hạng I xếp lương viên chức loại A3) thuộc phạm vi quản lý, trừ trường hợp viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này.\n36. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và khoản 4 Điều 65 như sau: “Điều 65. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương\n37. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 66 như sau: “1. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên:\nb) Thực hiện tuyển dụng, ký, chấm dứt hợp đồng làm việc, biệt phái, xét thăng hạng viên chức theo phân cấp, ủy quyền;\n38. Bãi bỏ, thay thế các quy định sau:\na) Thay thế cụm từ “phỏng vấn” bằng “vấn đáp” tại điểm c khoản 3 Điều 15;\nb) Bãi bỏ: Khoản 3, khoản 4 Điều 37; khoản 6 Điều 62; khoản 4 Điều 63 và khoản 4 Điều 64;\nc) Bãi bỏ cụm từ: “thi hoặc”, “dự thi hoặc” tại khoản 2 Điều 29, Điều 31, Điều 34, Điều 35, Điều 36, Điều 37, Điều 38, khoản 3 Điều 62, khoản 2 Điều 67; “và xếp lương đối với các chức danh nghề nghiệp viên chức thuộc ngành, lĩnh vực quản lý, sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Nội vụ” tại khoản 3 Điều 64; “theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định này” tại khoản 4 Điều 14.", "Mục 2. TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC\nĐiều 35. Căn cứ tuyển dụng công chức. Việc tuyển dụng công chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế.\nĐiều 36. Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức\n1. Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển công chức:\na) Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;\nb) Đủ 18 tuổi trở lên;\nc) Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng;\nd) Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp;\nđ) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;\ne) Đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ;\ng) Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển.\n2. Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển công chức:\na) Không cư trú tại Việt Nam;\nb) Mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;\nc) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của Tòa án mà chưa được xóa án tích; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.\nĐiều 37. Phương thức tuyển dụng công chức\n1. Việc tuyển dụng công chức được thực hiện thông qua thi tuyển, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Hình thức, nội dung thi tuyển công chức phải phù hợp với ngành, nghề, bảo đảm lựa chọn được những người có phẩm chất, trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu tuyển dụng.\n2. Người có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 36 của Luật này cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì được tuyển dụng thông qua xét tuyển.\n3. Chính phủ quy định cụ thể việc thi tuyển, xét tuyển công chức.\nĐiều 38. Nguyên tắc tuyển dụng công chức\n1. Bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.\n2. Bảo đảm tính cạnh tranh.\n3. Tuyển chọn đúng người đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và vị trí việc làm.\n4. Ưu tiên tuyển chọn người có tài năng, người có công với nước, người dân tộc thiểu số.\nĐiều 39. Cơ quan thực hiện tuyển dụng công chức\n1. Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước thực hiện tuyển dụng và phân cấp tuyển dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý.\n2. Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước thực hiện tuyển dụng công chức trong cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý.\n3. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tuyển dụng và phân cấp tuyển dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý.\n4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tuyển dụng và phân cấp tuyển dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý.\n5. Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội tuyển dụng và phân cấp tuyển dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý.\nĐiều 40. Tập sự đối với công chức. Người được tuyển dụng vào công chức phải thực hiện chế độ tập sự theo quy định của Chính phủ.\nĐiều 41. Tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán, Kiểm sát viên. Việc tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân được thực hiện theo quy định của pháp luật về tổ chức Tòa án nhân dân và pháp luật về tổ chức Viện kiểm sát nhân dân.", "\"Điều 8. Hình thức, nội dung và thời gian thi\nThi tuyển công chức được thực hiện theo 2 vòng thi như sau:\n1. Vòng 1: Thi kiểm tra kiến thức, năng lực chung\n...\nc) Miễn phần thi ngoại ngữ đối với các trường hợp sau:\nCó bằng tốt nghiệp chuyên ngành ngoại ngữ cùng trình độ đào tạo hoặc ở trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển;\nCó bằng tốt nghiệp cùng trình độ đào tạo hoặc ở trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp và được công nhận tại Việt Nam theo quy định;\nCó chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số hoặc là người dân tộc thiểu số, trong trường hợp dự tuyển vào công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số.\n...\"", "“V. NỘI DUNG, HÌNH THỨC THI TUYỂN VÀ XÁC ĐỊNH THÍ SINH TRÚNG TUYỂN\n1. Nội dung và hình thức thi tuyển\nThi tuyển công chức đối với lực lượng thuyền viên và huấn luyện viên chó nghiệp vụ được thực hiện theo 02 vòng thi:\n1.1. Vòng 1: Thi trắc nghiệm trên giấy.\nVòng 1 thi trắc nghiệm trên giấy gồm 3 phần thi, đối với các ngạch như sau:\na) Phần I: Kiến thức chung:\nĐối với ngạch Kiểm tra viên trung cấp hải quan (08.052) và ngạch nhân viên hải quan (08.053): gồm 60 câu hỏi thuộc 04 lĩnh vực: hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước; quản lý hành chính nhà nước; công chức, công vụ; tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ của đơn vị thuộc tổ chức của Tổng cục Hải quan. Thời gian thi 60 phút.\nb) Phần II: Ngoại ngữ:\n- Đối với ngạch Kiểm tra viên trung cấp hải quan (08.052): tiếng Anh gồm 30 câu hỏi, thời gian thi 30 phút; nội dung thi: tiếng Anh tương đương trình độ bậc 1 khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.\n- Đối với ngạch Nhân viên hải quan (08.053): Không yêu cầu thi.\nc) Phần III: Tin học:\n- Đối với ngạch Kiểm tra viên trung cấp hải quan (08.052): gồm 30 câu hỏi, thời gian thi 30 phút; nội dung thi: theo chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 và Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.\n- Đối với ngạch Nhân viên hải quan (08.053): Không yêu cầu thi.\nKết quả thi vòng 1 được xác định theo số câu trả lời đúng cho từng phần thi, nếu trả lời đúng từ 50% số câu hỏi trở lên cho từng phần thi thì người dự tuyển được thi tiếp vòng 2.\n1.2. Vòng 2: Thi môn nghiệp vụ chuyên ngành.\na) Hình thức thi: phỏng vấn\nb) Nội dung thi:\nb1) Đối với ngạch Kiểm tra viên trung cấp hải quan (08.052):\n- Chức danh Thuyền trưởng Phó Thuyền trưởng các ngạch:\n+ Kiến thức cơ bản về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và pháp luật về Hải quan.\n+ Hiểu biết, kỹ năng về chỉ huy, điều khiển tàu, đáp ứng kịp thời các hoạt động tuần tra, kiểm soát; trấn áp, truy đuổi, bắt giữ phương tiện vi phạm trên biển; tổ chức quản lý, điều khiển tàu đảm bảo an toàn người và phương tiện theo quy định.\nb2) Đối với ngạch Nhân viên hải quan (08.053):\n- Chức danh Máy trưởng, Máy hai các ngạch:\n+ Kiến thức cơ bản về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và pháp luật về Hải quan.\n+ Hiểu biết, kỹ năng điều hành, quản lý, vận hành hệ thống máy tàu và bộ phận thợ máy; đảm bảo an toàn kỹ thuật hệ thống máy, đáp ứng kịp thời yêu cầu hoạt động của tàu.\n- Chức danh Thợ máy:\n+ Kiến thức cơ bản về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và pháp luật về Hải quan.\n+ Hiểu biết, kỹ năng vận hành máy, điện tàu, khai thác, sử dụng, bảo quản các thiết bị trên tàu đảm bảo máy tàu luôn hoạt động tốt đáp ứng yêu cầu công tác.\n- Chức danh Thủy thủ:\n+ Kiến thức cơ bản về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và pháp luật về Hải quan.\n+ Hiểu biết, kỹ năng về điều khiển, khai thác, sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng tàu.\n- Chức danh Huấn luyện viên chó nghiệp vụ:\n+ Kiến thức cơ bản về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và pháp luật về Hải quan.\n+ Hiểu biết, kỹ năng về nuôi dưỡng, huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ phục vụ trong công tác kiểm soát hải quan.\nb3) Thang điểm: 100 điểm. Cơ cấu điểm cụ thể do Chủ tịch Hội đồng thi quy định.\nb4) Thời gian thi: thi phỏng vấn 30 phút.”", "\"Điều 11. Nội dung, hình thức và thời gian thi tuyển\nThi tuyển công chức cấp xã được thực hiện theo 2 vòng thi như sau:\n1. Vòng 1: Thi trắc nghiệm được thực hiện bằng hình thức thi trên máy vi tính. Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp huyện không có điều kiện tổ chức thi trên máy vi tính thì thi trắc nghiệm trên giấy.\na) Nội dung thi trắc nghiệm gồm 2 phần:\nPhần I: Kiến thức chung 60 câu hỏi về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội; quản lý hành chính nhà nước; chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Thời gian thi 60 phút;\nPhần II: Tin học 30 câu hỏi về kiến thức cơ bản, kỹ năng ứng dụng tin học văn phòng vào nhiệm vụ chuyên môn. Thời gian thi 30 phút;\nTrường hợp tổ chức thi trên máy vi tính thì nội dung thi trắc nghiệm không có phần thi tin học.\nb) Miễn phần thi tin học (vòng 1) đối với các trường hợp có bằng tốt nghiệp từ trung cấp chuyên ngành công nghệ thông tin, tin học hoặc toán - tin trở lên;\nc) Kết quả thi Vòng 1 được xác định theo số câu hỏi trả lời đúng cho từng phần thi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, nếu trả lời đúng từ 50% số câu hỏi trở lên cho từng phần thi thì người dự tuyển được thi tiếp vòng 2 theo quy định tại khoản 2 Điều này;\nd) Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thi vòng 1 trên máy vi tính thì phải thông báo kết quả cho người dự tuyển được biết ngay sau khi làm bài thi trên máy vi tính; không thực hiện việc phúc khảo đối với kết quả thi vòng 1 trên máy vi tính;\nđ) Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thi vòng 1 trên giấy thì việc chấm thi thực hiện như sau:\nChậm nhất là 15 ngày sau ngày kết thúc thi vòng 1 phải hoàn thành việc chấm thi vòng 1;\nChậm nhất là 05 ngày làm việc sau ngày kết thúc việc chấm thi vòng 1 phải công bố kết quả điểm thi để người dự tuyển biết và thông báo việc nhận đơn phúc khảo trong thời hạn 15 ngày sau ngày thông báo kết quả điểm thi trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp huyện;\nTrường hợp có đơn phúc khảo thì chậm nhất là 15 ngày sau ngày hết thời hạn nhận đơn phúc khảo phải hoàn thành việc chấm phúc khảo và công bố kết quả chấm phúc khảo để người dự tuyển được biết;\nCăn cứ vào điều kiện thực tiễn trong quá trình tổ chức chấm thi, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được quyết định kéo dài thời hạn thực hiện các công việc quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này nhưng không quá 15 ngày.\ne) Chậm nhất là 05 ngày làm việc sau ngày kết thúc việc chấm thi vòng 1 theo quy định tại điểm d, điểm đ khoản 1 Điều này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phải thông báo triệu tập người dự tuyển đủ điều kiện dự thi vòng 2;\nChậm nhất là 15 ngày sau ngày thông báo triệu tập người dự tuyển được tham dự vòng 2 thì phải tổ chức thi vòng 2.\n2. Vòng 2: Thi môn nghiệp vụ chuyên ngành\na) Nội dung thi: Kiến thức, năng lực, kỹ năng thực thi công vụ của người dự tuyển theo yêu cầu của chức danh công chức cần tuyển dụng.\nTrong cùng một kỳ thi tuyển, nếu có các vị trí chức danh công chức yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ khác nhau thì Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức xây dựng các đề thi môn nghiệp vụ chuyên ngành khác nhau, bảo đảm phù hợp với chức danh công chức cần tuyển dụng;\nb) Hình thức thi: Thi phỏng vấn hoặc thi viết:\nChủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hình thức thi phỏng vấn hoặc thi viết. Trường hợp vòng 2 được tổ chức bằng hình thức phỏng vấn thì không thực hiện việc phúc khảo;\nc) Thời gian thi: Thi phỏng vấn 30 phút, thi viết 180 phút;\nd) Thang điểm (thi phỏng vấn hoặc thi viết): 100 điểm.\nĐiều 13. Xác định người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển\n1. Người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển công chức cấp xã phải có đủ các điều kiện sau:\na) Có kết quả điểm thi tại vòng 2 quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định này đạt từ 50 điểm trở lên;\nb) Có số điểm vòng 2 cộng với điểm ưu tiên quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định này (nếu có) cao hơn lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu được tuyển dụng của từng chức danh công chức.\n2. Trường hợp có từ 02 người trở lên có kết quả điểm thi vòng 2 quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định này cộng với điểm ưu tiên quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định này (nếu có) bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng cần tuyển dụng thì người có kết quả điểm thi vòng 2 cao hơn là người trúng tuyển; nếu vẫn không xác định được thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định người trúng tuyển và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.\n3. Người không trúng tuyển trong kỳ thi tuyển công chức cấp xã không được bảo lưu kết quả thi tuyển cho các kỳ thi tuyển lần sau.”", "“Điều 37. Phương thức tuyển dụng công chức\n1. Việc tuyển dụng công chức được thực hiện thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.\nHình thức, nội dung thi tuyển, xét tuyển công chức phải phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm trong từng ngành, nghề, bảo đảm lựa chọn được người có phẩm chất, trình độ và năng lực.\n2. Việc tuyển dụng công chức thông qua xét tuyển được thực hiện theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức đối với từng nhóm đối tượng sau đây:\na) Cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;\nb) Người học theo chế độ cử tuyển theo quy định của Luật giáo dục, sau khi tốt nghiệp về công tác tại địa phương nơi cử đi học;\nc) Sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, nhà khoa học trẻ tài năng.\n3. Ngoài hình thức tuyển dụng thông qua thi tuyển và xét tuyển, người đứng đầu cơ quan quản lý công chức quyết định tiếp nhận người đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện của vị trí việc làm vào làm công chức đối với trường hợp sau đây:\na) Viên chức công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập;\nb) Cán bộ, công chức cấp xã;\nc) Người hưởng lương trong lực lượng vũ trang nhân dân, người làm việc trong tổ chức cơ yếu nhưng không phải là công chức;\nd) Tiếp nhận để bổ nhiệm làm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đối với người đang là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Thành viên Hội đồng thành viên, Thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng và người đang giữ chức vụ, chức danh quản lý khác theo quy định của Chính phủ trong doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ; người được tiếp nhận phải được quy hoạch vào chức vụ bổ nhiệm hoặc chức vụ tương đương;\nđ) Người đã từng là cán bộ, công chức sau đó được cấp có thẩm quyền điều động, luân chuyển giữ các vị trí công tác không phải là cán bộ, công chức tại các cơ quan, tổ chức khác.\n4. Các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này được xem xét tiếp nhận vào làm công chức nếu không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật quy định tại Điều 82 của Luật này; các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 3 Điều này còn phải có đủ 05 năm công tác trở lên phù hợp với lĩnh vực tiếp nhận.\n5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”.", "\"Điều 12. Xác định người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển công chức\n[...] 2. Trường hợp có từ 02 người trở lên có tổng số điểm tính theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng của vị trí việc làm cần tuyển thì người có kết quả điểm vòng 2 cao hơn là người trúng tuyển; nếu vẫn không xác định được thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định người trúng tuyển. [...]\"", "\"Thi nâng ngạch công chức được thực hiện theo 2 vòng thi như sau:\n1. Vòng 1: Thi trắc nghiệm được thực hiện bằng hình thức thi trên máy vi tính. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi nâng ngạch công chức không có điều kiện tổ chức thi trên máy vi tính thì thi trắc nghiệm trên giấy.\na) Nội dung thi trắc nghiệm gồm 3 phần:\nPhần I: Kiến thức chung 60 câu hỏi về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội; quản lý hành chính nhà nước; công chức, công vụ; chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về ngành, lĩnh vực; chức trách, nhiệm vụ của công chức theo tiêu chuẩn của ngạch dự thi. Thời gian thi 60 phút.\nPhần II: Ngoại ngữ 30 câu hỏi là một trong năm thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc theo yêu cầu của ngạch dự thi. Thời gian thi 30 phút.\nPhần III: Tin học 30 câu hỏi theo yêu cầu của ngạch dự thi. Thời gian thi 30 phút.\nTrường hợp tổ chức thi trên máy vi tính thì nội dung thi trắc nghiệm không có phần thi tin học.\nb) Miễn phần thi ngoại ngữ (vòng 1) đối với các trường hợp sau:\nCó tuổi đời từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nam và từ đủ 50 tuổi trở lên đối với nữ;\nCông chức đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số là người dân tộc thiểu số hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số được cơ sở đào tạo cấp theo thẩm quyền;\nCó bằng tốt nghiệp là bằng ngoại ngữ cùng trình độ đào tạo hoặc ở trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ quy định trong tiêu chuẩn của ngạch dự thi;\nCó bằng tốt nghiệp theo yêu cầu trình độ đào tạo hoặc ở trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ quy định trong tiêu chuẩn của ngạch dự thi học tập ở nước ngoài hoặc học bằng tiếng nước ngoài ở Việt Nam.\nc) Miễn phần thi tin học (vòng 1) đối với các trường hợp có bằng tốt nghiệp từ trung cấp chuyên ngành công nghệ thông tin, tin học, toán - tin trở lên.\nd) Kết quả thi vòng 1 được xác định theo số câu trả lời đúng cho từng phần thi, nếu trả lời đúng từ 50% số câu hỏi trở lên cho từng phần thi thì công chức dự thi nâng ngạch được dự thi tiếp vòng 2 quy định tại Điều này.\nđ) Trường hợp cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi nâng ngạch công chức tổ chức thi vòng 1 trên máy vi tính thì phải thông báo kết quả cho công chức dự thi được biết ngay sau khi làm bài thi trên máy vi tính; không thực hiện việc phúc khảo đối với kết quả thi vòng 1 trên máy vi tính.\ne) Trường hợp cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi nâng ngạch công chức tổ chức thi vòng 1 trên giấy thì việc chấm thi thực hiện như sau:\nChậm nhất là 15 ngày sau ngày kết thúc thi vòng 1 phải hoàn thành việc chấm thi vòng 1;\nChậm nhất là 05 ngày làm việc sau ngày kết thúc việc chấm thi vòng 1 phải công bố kết quả điểm thi để công chức dự thi biết và thông báo việc nhận đơn phúc khảo trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông báo kết quả điểm thi trên cổng thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi nâng ngạch công chức;\nTrường hợp có đơn phúc khảo thì chậm nhất là 15 ngày sau ngày hết thời hạn nhận đơn phúc khảo phải hoàn thành việc chấm phúc khảo và công bố kết quả chấm phúc khảo để công chức dự thi được biết.\ng) Chậm nhất là 05 ngày làm việc sau ngày kết thúc việc chấm thi vòng 1 theo quy định tại điểm đ, điểm e khoản này, cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi nâng ngạch công chức phải thông báo triệu tập công chức được dự thi vòng 2.\nChậm nhất là 15 ngày sau ngày thông báo triệu tập thí sinh được dự thi vòng 2 thì phải tiến hành tổ chức thi vòng 2.\n2. Vòng 2: Thi môn chuyên môn, nghiệp vụ:\na) Đối với thi nâng ngạch lên chuyên viên cao cấp hoặc tương đương: Thi viết đề án, thời gian 08 tiếng và thi bảo vệ đề án, thời gian tối đa 30 phút theo yêu cầu của ngạch dự thi với thang điểm 100 cho mỗi phần thi.\nb) Đối với thi nâng ngạch lên chuyên viên chính hoặc tương đương: Thi viết, thời gian 180 phút theo yêu cầu của ngạch dự thi với thang điểm 100.\nc) Đối với thi nâng ngạch lên cán sự, chuyên viên hoặc tương đương: Thi viết, thời gian 120 phút theo yêu cầu của ngạch dự thi với thang điểm 100.\"" ]
Để đảm bảo an toàn, kích thước bậc thang, tấm nền và băng của băng tải chở người cần đáp ứng những yêu cầu chung gì để đảm bảo an toàn?
[ "Yêu cầu về an toàn và/hoặc biện pháp bảo vệ\n...\n5.3 Bậc thang, tấm nền và băng\n5.3.1 Yêu cầu chung\nTrên khu vực chở người của thang cuốn, bề mặt đặt chân của bậc thang phải nằm theo phương ngang với dung sai ± 10 theo hướng di chuyển.\nCHÚ THÍCH 1: Độ cao tối đa được phép giữa hai bậc thang liên tiếp nhau tại hai đầu ra vào được xác định tại 5.3.4 và 5.7.2.1.\nBề mặt đặt chân của thang cuốn và băng tải chở người phải tạo chỗ đứng vững chắc cho người dùng.\nCHÚ THÍCH 2: Xem Phụ lục J để biết định nghĩa về vật liệu và phương pháp thử nghiệm.\n5.3.2 Kích thước\n5.3.2.1 Yêu cầu chung\nĐối với thang cuốn và băng tải chở người, độ rộng danh nghĩa z1 không được ít hơn 0,58 m và không quá 1,10 m.\nĐối với băng tải chở người có góc nghiêng nhỏ hơn hoặc bằng 6° thì cho phép độ rộng lên đến 1,65 m.\n..." ]
[ "Điều 64. Vận chuyển nguyên liệu bằng băng tải.. Việc lắp đặt và vận hành băng tải theo quy định tại Điều 46 của Quy chuẩn này, ngoài ra vận chuyển nguyên liệu bằng băng tải của xưởng sàng tuyển còn thực hiện những quy định sau:\n1. Cấp tải trên băng:\na) Chỉ cấp nguyên liệu vào băng khi băng tải đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật, an toàn;\nb) Không cấp tải quá mức quy định để nguyên liệu tràn ra ngoài mép băng, phải cấp tải vào giữa lòng băng, tránh gây lệch băng;\nc) Tại vị trí cấp dỡ tải, phân dòng nguyên liệu của băng, các tấm thanh gạt phải được bố trí thích hợp để không gây làm lệch băng hoặc rách băng;\nd) Dọc tuyến băng tải phải bố trí hợp lý cơ cấu dừng khẩn cấp khi cần thiết;\nđ) Không được để nước, dầu mỡ và các phế liệu rơi trên mặt băng;\ne) Không để động cơ băng tải khi khởi động bị quá tải; trường hợp nguyên liệu còn tồn nhiều trên mặt băng tải, trước khi khởi động phải được xúc bỏ bớt nguyên liệu ra ngoài băng tải;\ng) ở khu vực đặt đối trọng phải có lưới che chắn và đảm bảo khoảng cách an toàn giữa đối trọng với mặt nền.\n2. ở vị trí cấp dỡ tải cố định của băng tải phải có sàn thao tác; khi xử lý máng, phễu bị tắc, kẹt, người lao động phải đứng ở vị trí an toàn không được đứng lên băng tải hoặc đứng phía dưới chọc lên.\n3. Đối với băng tải nhặt tay, mép băng và nền sàn của băng tải phải được che chắn đảm bảo an toàn, vị trí người lao động nhặt tay phải được bố trí hợp lý, khoảng cách điểm cấp dỡ tải đến sàn của băng tải nhặt tay không nhỏ hơn 2 m. Không được đi, đứng hoặc ngồi trên mặt băng tải nhặt tay.\n4. Đối với băng tải thép tấm hoặc băng tải ống phải thư­ờng xuyên kiểm tra theo dõi, giám sát việc cấp nguyên liệu, tình trạng các cóc hãm, chốt hãm và cơ cấu dừng khẩn cấp.\n5. Trước khi tiến hành sửa chữa băng tải hoặc làm vệ sinh công nghiệp khu vực đuôi băng tải, phải ngừng các thiết bị cấp, dỡ tải phía trên và phía dưới băng tải, phải cắt điện, treo biển \"Cấm đóng điện - Có người đang làm việc\" tại nơi đóng-cắt điện và phải có người giám sát, đảm bảo an toàn.", "Yêu cầu về an toàn và/hoặc biện pháp bảo vệ\n...\n5.5 Lan can\n5.5.1 Yêu cầu chung\nCần lắp lan can tại mỗi bên của thang cuốn hoặc băng tải chở người.\n...", "Khoản 3.1. Hồ sơ kỹ thuật gốc của thang cuốn và băng tải chở người bao gồm: 3.1.1. Bản thuyết minh chung phải thể hiện được: Mã hiệu, nơi chế tạo, năm sản xuất, tải trọng cho phép, khả năng vận chuyển, loại dẫn động, điều khiển, vận tốc, nguyên lý hoạt động; các kích thước chính (chiều cao tầng, chiều rộng) và các đặc trưng kỹ thuật chính của hệ thống (thiết bị điều khiển, thiết bị an toàn, độ bền, độ ổn định của thang cuốn hoặc băng tải chở người, cơ cấu hạn chế quá tải) của thang cuốn hoặc băng tải chở người, các tiêu chuẩn áp dụng. 3.1.2. Bản vẽ sơ đồ nguyên lý hoạt động. 3.1.3. Bản vẽ lắp các cụm cơ cấu của thang cuốn hoặc băng tải chở người. 3.1.4. Bản vẽ tổng thể thang cuốn hoặc băng tải chở người có ghi các kích thước và thông số chính. 3.1.5. Quy trình kiểm tra và thử tải 3.1.6. Hướng dẫn lắp đặt, hướng dẫn sử dụng, quy trình xử lý, khắc phục sự cố 3.1.7. Chế độ kiểm tra, sửa chữa và bảo dưỡng định kỳ. 3.1.8. Chế độ làm việc của thang cuốn và băng tải chở người, cơ cấu hạn chế quá tải; các thiết bị an toàn. 3.1.9. Tất cả các bộ phận hợp thành của thang cuốn và băng tải chở người phải có đầy đủ chứng nhận về chất lượng và xuất xứ.", "Khoản 2.2. Yêu cầu đối với các thiết bị an toàn 2.2.1. Các chốt an toàn của sàn nâng phải được gắn chắc chắn và đảm bảo không bị tuột ra do sơ ý. 2.2.2. Các sàn nâng dùng để nâng người phải được trang bị thiết bị an toàn để ngăn không cho sàn vận hành ra khỏi vị trí cho phép trừ khi bộ cân bằng được đặt tương ứng với chỉ dẫn vận hành. 2.2.3. Trong các trường hợp xảy ra mất an toàn thì các thiết bị an toàn của sàn nâng phải ngắt được các chuyển động liên quan đến các hướng không an toàn trừ khi có các quy định khác. 2.2.4. Các thiết bị an toàn được bố trí và bảo vệ để chống lại các mối nguy hại có thể làm hỏng hoặc giảm khả năng làm việc. chúng phải được điều chỉnh bằng các công cụ và phải dễ tiếp cận để phục vụ cho việc kiểm tra. 2.2.5. Dây dẫn điện truyền tín hiệu phải được lắp đặt và bảo vệ để tránh được hư hại do môi trường hay các tác động từ bên ngoài.", "Điều 33. Thông tin, chỉ dẫn, trang thiết bị phục vụ khách hàng, thiết bị an toàn trên phương tiện giao thông đường sắt\n1. Phương tiện giao thông đường sắt phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:\na) Có thông tin, chỉ dẫn cần thiết phục vụ khách hàng và phục vụ công tác quản lý; ký hiệu, thông tin, chỉ dẫn phải rõ ràng, dễ hiểu; bảng niêm yết phải bố trí ở nơi dễ thấy, dễ đọc;\nb) Có trang thiết bị, tiện nghi cần thiết để phục vụ khách hàng, thiết bị an toàn, dụng cụ thoát hiểm; thiết bị, dụng cụ và vật liệu chữa cháy; thuốc sơ cấp cứu và thiết bị cho người khuyết tật tiếp cận sử dụng.\n2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết Điều này.", "Điều 2. Tổ chức thực hiện Điều 2. Quy định về kỹ thuật Điều 2.1. Quy định đối với giếng thang, buồng máy và buồng puli Điều 2.2. Quy định đối với cửa tầng và cửa cabin Điều 2.3. Quy định đối với cabin, đối trọng và khối lượng cân bằng Điều 2.4. Quy định đối với kết cấu treo, kết cấu bù và phương tiện bảo vệ có liên quan Điều 2.5. Biện pháp phòng ngừa cabin rơi tự do, vượt tốc Điều 2.6. Quy định đối với ray dẫn hướng Điều 2.7. Quy định đối với bộ giảm chấn Điều 2.8. Quy định đối với máy dẫn động và các thiết bị kết hợp Điều 2.9. Quy định đối với các thiết bị điện Điều 2.10. Quy định đối với bộ điều khiển - Công tắc cực hạn Điều 2.11. Quy định về công tác cứu hộ\n1. Các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, phân phối, lắp đặt, sử dụng, sửa chữa, bảo dưỡng và bảo trì thang máy có trách nhiệm thực hiện theo các quy định tại Quy chuẩn ban hành kèm theo Thông tư này.\n2. Các tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn, tổ chức chứng nhận hợp quy đối với thang máy có trách nhiệm thực hiện theo các quy định tại Quy chuẩn ban hành kèm theo Thông tư này.\n3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này .\n2.1.1 Quy định chung 2.1.1.1 Tất cả các thiết bị của thang máy phải nằm trong giếng thang hoặc trong buồng máy hoặc buồng puli. 2.1.1.2 Giếng thang, buồng máy và buồng puli không được sử dụng cho mục đích khác ngoài thang máy. Không được chứa các ống dẫn, cáp hoặc các thiết bị khác không phải cho thang máy trong những không gian này. Tuy nhiên trong giếng thang, buồng máy và buồng puli có thể chứa: 2.1.1.3 Đối với giếng thang được bao che một phần, giếng thang phải được tính là khoảng không gian: 2.1.1.3.1 Bên trong phần bao che nếu có sự hiện diện của vách bao che; 2.1.1.3.2 Nằm trong khoảng cách 1,50 m theo phương nằm ngang tính từ vị trí các bộ phận chuyển động của thang máy nếu không có các vách bao che. 2.1.1.4 Giếng thang, buồng máy và buồng puli không được sử dụng để cung cấp đường thông gió cho các phòng không thuộc hệ thống thang máy. Việc thông gió phải được thực hiện sao cho các thiết bị và động cơ, cũng như các dây cáp điện được bảo vệ khỏi bụi, hơi khói có hại và ẩm ướt. 2.1.1.5 Giếng thang phải được trang bị hệ thống chiếu sáng bằng điện lắp đặt cố định, với cường độ chiếu sáng: 2.1.1.5.1 Tối thiểu là 50 lux, 1,0 m phía trên nóc cabin theo phương chiếu thẳng đứng; 2.1.1.5.2 Tối thiểu là 50 lux, 1,0 m phía trên sàn hố thang ở bất kỳ vị trí nào mà một người có thể đứng, làm việc và/hoặc di chuyển giữa các khu vực làm việc; 2.1.1.5.3 Tối thiểu là 20 lux ngoài khu vực được xác định ở trên, trừ các vùng bị che bởi cabin và các bộ phận khác. 2.1.1.5.4 Buồng máy và buồng puli phải được trang bị hệ thống chiếu sáng bằng điện lắp đặt cố định, với cường độ chiếu sáng Tối thiểu là 200 lux ở mặt sàn nơi cần làm việc và 50 lux ở mặt sàn để di chuyển giữa các khu vực làm việc. 2.1.1.6 Trong hố thang phải có: 2.1.1.6.1 Các thiết bị dừng thang có thể nhìn thấy và tiếp cận được khi mở cửa vào hố thang, và từ sàn hố thang; 2.1.1.6.2 Một ổ cắm; 2.1.1.6.3 Thiết bị để điều khiển đèn. 2.1.1.7 Trong buồng máy và buồng puli phải có: 2.1.1.7.1 Thiết bị dùng để điều khiển chiếu sáng cho các không gian và khu vực ra vào buồng máy/buồng puli; 2.1.1.7.2 Ít nhất một ổ cắm; 2.1.1.7.3 Ít nhất một thiết bị để dừng khẩn cấp thang. 2.1.1.8 Đối với hệ thống thoát hiểm, nếu không có phương tiện cứu hộ nào được trang bị cho (những) người bị kẹt trong giếng thang thì bố trí thiết bị để kích hoạt báo động cho các hệ thống báo động, phải được lắp đặt ở những nơi xuất hiện rủi ro bị mắc kẹt và có thể được vận hành từ (các) không gian lánh nạn. 2.1.1.9 Phải trang bị một hoặc nhiều móc treo với ký hiệu mức tải làm việc an toàn thích hợp trong buồng máy và đỉnh giếng thang để thuận tiện trong quá trình nâng các cơ cấu, thiết bị nặng phục vụ công tác lắp đặt, sửa chữa và bảo trì thang máy. 2.1.1.10 Kết cấu của giếng thang, buồng máy và buồng puli phải tuân theo quy định về xây dựng và phải chịu được tải trọng tối thiểu gây ra do tác động của máy dẫn động, các ray dẫn hướng tại thời điểm bộ hãm an toàn hoạt động, trong trường hợp tải trọng cabin lệch tâm do tác động của bộ giảm chấn hoặc do tác động của các thiết bị chống nẩy ngược hoặc do quá trình chất và dỡ tải cabin... 2.1.1.11 Vách của giếng thang phải có độ bền cơ học sao cho khi một lực có độ lớn 1000 N được phân bố đều trên một diện tích 0,30 m x 0,30 m theo hình tròn hoặc vuông và tác động vuông góc ở bất kỳ điểm nào trên tất cả các mặt thì vách này không bị: 2.1.1.11.1 Biến dạng dư lớn hơn 1 mm; 2.1.1.11.2 Biến dạng đàn hồi lớn hơn 15 mm. 2.1.1.12 Sàn của hố thang phải có khả năng chịu tải trọng do thanh ray dẫn hướng truyền xuống (ngoại trừ những thanh ray được treo), bao gồm lực tác động do sức nặng của các ray dẫn hướng cộng thêm phần tải của các bộ phận gia cố hay kết nối các thanh ray và/hoặc bất kỳ lực tác động (N) xuất hiện trong quá trình dừng khẩn cấp, cộng với phản lực khi bộ hãm an toàn hoạt động và bất kỳ lực đẩy xuyên nào do các miếng kẹp ray dẫn hướng tạo ra. 2.1.1.13 Sàn của hố thang phải có khả năng chịu tải trọng từ bộ giảm chấn cabin, bằng bốn lần mức tải tĩnh tạo ra bởi khối lượng cabin đầy tải. 2.1.1.14 Sàn của hố thang phải có khả năng chịu tải trọng từ bộ giảm chấn đối trọng, bằng bốn lần mức tải tĩnh tạo ra bởi khối lượng đối trọng, được phân bố đều giữa các bộ giảm chấn cho đối trọng. 2.1.1.15 Đối với thang máy thủy lực thì sàn của hố thang phải có khả năng chịu được tải trọng từ các xi lanh truyền xuống. 2.1.1.16 Bề mặt vách, sàn và trần của giếng thang, buồng máy và buồng puli phải được làm từ vật liệu đủ bền và hạn chế tạo ra bụi (ví dụ: do bụi sinh ra từ bê tông, gạch hay bụi do môi trường gây ra). Mặt sàn nơi làm việc hoặc dùng để di chuyển giữa các khu vực làm việc phải được làm từ vật liệu không trơn trượt. Sàn của khu làm việc phải tương đối phẳng, trừ vị trí lắp các bộ giảm chấn, đế ray dẫn hướng và thiết bị thoát nước. Sau khi lắp đặt xong bộ phận cố định ray dẫn hướng, bộ giảm chấn hay bất kỳ hệ thống đường dây điện nào thì hố thang phải có khả năng chống nước thấm vào. Đối với các thang thủy lực thì không gian chứa bộ nguồn và hố thang phải được thiết kế sao cho không bị thấm nước, khi đó tất cả các chất lỏng chứa trong hệ thống thủy lực đặt trong khu vực này vẫn được giữ lại nếu có bị rò rỉ hay bị tràn. 2.1.2 Quy định đối với lối vào giếng thang, buồng máy và buồng puli 2.1.2.1 Giếng thang, buồng máy và buồng puli và các khu vực làm việc liên quan phải có lối vào. 2.1.2.2 Lối vào tại các cửa hoặc cửa sập dùng để vào giếng thang hay vào buồng máy và buồng puli phải được chiếu sáng bằng đèn điện được lắp cố định với cường độ chiếu sáng tối thiểu là 50 lux. 2.1.2.3 Để xuống hố thang phải trang bị một cửa ra vào hoặc một thang leo lắp bên trong giếng thang có thể dễ dàng tiếp cận từ cửa tầng. Các cửa ra vào hoặc thang leo cần phải được trang bị thêm thiết bị an toàn điện nhằm ngăn ngừa hoạt động không mong muốn ảnh hưởng đến người di chuyển trong khi sử dụng thang leo hoặc ảnh hưởng đến độ an toàn của thang máy. Đối với thang leo, nếu được để trên sàn hố thang thì tất cả các không gian lánh nạn phải được đảm bảo duy trì khi thang leo ở vị trí cất giữ. 2.1.2.4 Phải trang bị lối vào an toàn để tiếp cận buồng máy và buồng puli. Tốt nhất là sử dụng cầu thang. Nếu không thể lắp đặt cầu thang thì có thể sử dụng thang leo đáp ứng các yêu cầu sau: 2.1.2.4.1 Lối vào buồng máy và buồng puli không được ở vị trí cao hơn 4 m so với mặt sàn có thể tiếp cận bằng cầu thang. Đối với lối vào cao hơn 3 m tiếp cận bằng thang leo thì phải trang bị thiết bị chống rơi ngã; 2.1.2.4.2 Thang leo được cố định ở lối vào hoặc ít nhất cũng được buộc bằng cáp hoặc xích sao cho chúng không thể bị xê dịch; 2.1.2.4.3 Thang leo cao hơn 1,50 m khi được đặt vào vị trí để vào ra thì phải tạo thành một góc nghiêng từ 65o đến 75o theo phương ngang và không được có nguy cơ bị trượt hay lật; 2.1.2.4.4 Độ rộng thông thủy của thang leo không được nhỏ hơn 0,35 m, chiều sâu các bậc thang không được nhỏ hơn 25 mm và trong trường hợp là thang leo thẳng đứng thì khoảng cách giữa các bậc thang và vách tường phía sau thang leo không được nhỏ hơn 0,15 m. Các bậc thang phải được thiết kế để chịu được mức tải tối thiểu là 1500 N; 2.1.2.4.5 Kế cận đầu phía trên cùng của thang leo phải có ít nhất một tay nắm có thể dễ dàng với tới; 2.1.2.5.6 Xung quanh thang leo, trong phạm vi khoảng cách 1,50 m theo phương ngang, phải ngăn ngừa nguy cơ bị rơi ngã từ độ cao cao hơn chiều cao thang leo. 2.1.3 Quy định đối với cửa ra vào và cửa cứu hộ - Cửa sập ra vào - Cửa dành cho kiểm tra 2.1.3.1 Khi khoảng cách giữa hai ngưỡng cửa tầng liên tiếp vượt quá 11 m nên bố trí thêm các cửa cứu hộ ở giữa, hoặc các cửa cứu hộ lắp cho mỗi cabin nằm kế nhau. 2.1.3.2 Các cửa ra vào, cửa cứu hộ, cửa sập ra vào, và cửa dành cho kiểm tra phải có những kích thước như sau: 2.1.3.2.1 Các cửa ra vào buồng máy và cửa ra vào giếng thang phải có chiều cao tối thiểu 2,0 m và chiều rộng tối thiểu 0,6 m; 2.1.3.2.2 Các cửa ra vào buồng puli phải có chiều cao tối thiểu 1,4 m và chiều rộng tối thiểu 0,6 m; 2.1.3.2.3 Các cửa sập dành cho người ra vào buồng máy và buồng puli phải được cân bằng và tạo ra lối đi thông thoáng với kích thước ít nhất là 0,80 m x 0,80 m; 2.1.3.2.4 Các cửa cứu hộ phải có chiều cao tối thiểu 1,80 m và chiều rộng tối thiểu 0,5 m; 2.1.3.2.5 Các cửa dành cho kiểm tra phải có chiều cao tối đa 0,50 m và chiều rộng tối đa 0,50 m và kích cỡ phải đủ để có thể từ bên ngoài làm việc thông qua cánh cửa này. 2.1.3.3 Các cửa ra vào, cửa cứu hộ và cửa dành cho kiểm tra phải: 2.1.3.3.1 Không mở vào bên trong giếng thang, buồng máy hoặc buồng puli; 2.1.3.3.2 Khóa lại một lần nữa mà không cần dùng chìa; 2.1.3.3.3 Có thể được mở ra từ bên trong giếng thang, buồng máy hay buồng puli mà không cần dùng chìa khóa, ngay cả khi đã bị khóa; 2.1.3.3.4 Được trang bị một thiết bị an toàn điện để kiểm tra trạng thái đóng; Không yêu cầu trang bị thiết bị an toàn điện trong cho (các) cửa ra vào buồng máy và buồng puli, và cho (các) cửa ra vào hố thang nếu cửa hố thang không dẫn đến khu vực nguy hiểm. 2.1.3.3.5 Được bịt kín, đáp ứng các yêu cầu tương tự về độ bền cơ học như cửa tầng, và tuân theo các quy định phù hợp với vấn đề chống cháy của tòa nhà; 2.1.3.3.6 Có độ bền cơ học sao cho khi có một lực có độ lớn 1000 N phân bố đều trên diện tích 0,30 m x 0,30 m theo hình tròn hoặc vuông tác động vuông góc lên bất kỳ điểm nào bên ngoài giếng thang, thì chúng có thể chịu được mà không bị biến dạng đàn hồi lớn hơn 15 mm. 2.1.3.3.7 Các cửa sập ra vào, khi được đóng lại, phải có thể chịu được một lực 2000 N trên một khu vực rộng 0,20 m x 0,20 m ở bất kỳ điểm nào. Các cửa sập không được mở ra xuống phía dưới. Bản lề, nếu có, phải là loại không thể bị bung ra. Các cửa sập chỉ dùng để đưa vật liệu ra vào chỉ có thể được khóa từ bên trong. 2.1.3.4 Bên ngoài cửa ra vào hoặc cửa sập (ngoại trừ các cửa tầng và cửa của bảng điều khiển dành cho kiểm tra và hoạt động khẩn cấp) dẫn vào buồng máy và buồng puli, phải có một biển thông báo gắn cố định mang tối thiểu nội dung sau: “Thiết bị thang máy - Nguy hiểm - Không phận sự miễn vào”. Trong trường hợp cửa sập, phải gắn một biển thông báo cố định và dễ nhìn thấy cho người sử dụng cửa sập biết: “Đề phòng rơi ngã - Đóng cửa sập lại”. 2.1.3.5 Bên ngoài giếng thang, cạnh cửa ra vào và cửa thoát hiểm (nếu có), phải có một biển thông báo thể hiện nội dung: “Giếng thang - Nguy hiểm - Không phận sự cấm vào”. 2.1.4 Quy định đối với giếng thang 2.1.4.1. Giếng thang có thể chứa một hoặc nhiều cabin. 2.1.4.2 Đối trọng hoặc khối lượng cân bằng của thang máy phải nằm cùng giếng thang với cabin. 2.1.4.3 Xi lanh thủy lực của thang máy phải nằm cùng giếng thang với cabin. Chúng có thể nằm âm thêm xuống đất hoặc mở rộng qua các không gian khác. 2.1.4.4 Một thang máy phải được tách biệt với không gian xung quanh bằng: 2.1.4.4.1 Các vách tường, sàn và trần; 2.1.4.4.2 Hoặc phải có đủ không gian. 2.1.4.5 Đối với giếng thang bao che hoàn toàn phải được bao che hoàn toàn bằng cách vách, sàn, trần và cửa kín. Chỉ cho phép trổ các lỗ trống sau: 2.1.4.5.1 Lỗ trống dành cho các cửa tầng; 2.1.4.5.2 Lỗ trống dành cho cửa ra vào và thoát hiểm cho giếng thang và cửa dành cho kiểm tra; 2.1.4.5.3 Lỗ thoát khí và khói trong trường hợp hỏa hoạn; 2.1.4.5.4 Lỗ thông gió; 2.1.4.5.5 Các lỗ trống cần thiết cho các chức năng của thang máy nằm giữa giếng thang và buồng máy hoặc buồng puli. 2.1.4.5.6 Bất kỳ điểm nhô ra theo phương ngang nào trên vách hướng vào trong giếng thang hoặc dầm ngang có độ rộng hơn 0,15 m, bao gồm các dầm ngăn, phải được bảo vệ để khỏi va vào những người đứng bên trong, trừ khi đã được ngăn ngừa bằng lan can trên nóc cabin. 2.1.4.6 Đối với giếng thang bao che một phần Trong trường hợp giếng thang được yêu cầu chỉ bao che một phần, ví dụ: thang máy quan sát kết nối với khu triển lãm, không gian sân trước, tòa nhà quan sát...thì phải áp dụng các yêu cầu sau: 2.1.4.6.1 Chiều cao phần bao che tại những vị trí có thể dễ dàng tiếp cận phải đủ để tránh nguy hiểm từ những bộ phận chuyển động của thang máy và làm ảnh hưởng đến hoạt động an toàn của thang máy thông qua việc chạm vào các bộ phận của thang máy trong giếng thang một cách trực tiếp hay qua các đồ vật cầm tay; 2.1.4.6.2 Chiều cao của vách che phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Tối thiểu 3,50 m ở phía cửa tầng; - Tối thiểu 2,50 m ở các phía khác và ở khoảng cách tối thiểu 0,50 m theo phương ngang đến các bộ phận chuyển động của thang máy. Nếu khoảng cách đến các bộ phận chuyển động vượt quá 0,50 m thì giá trị 2,50 m có thể được giảm từ từ xuống còn độ cao tối thiểu 1,10 m với khoảng cách 2,0 m. 2.1.4.6.3 Phần bao che phải kín; 2.1.4.6.4 Phần bao che phải nằm cách các mép của sàn, cầu thang hoặc bệ không quá 0,15 m; 2.1.4.6.5 Phải có các biện pháp để ngăn các thiết bị khác làm ảnh hưởng đến hoạt động của thang máy; 2.1.4.6.6 Phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa đặc biệt cho thang máy tiếp xúc trực tiếp với môi trường. 2.1.4.7 Khoảng cách theo phương ngang giữa bề mặt bên trong của vách giếng thang và ngưỡng cửa, khung cửa cabin hoặc mép ngoài cửa lùa không được vượt quá 0,15 m. Khoảng cách trên có thể được phép lên đến 0,20 m trên một độ cao không quá 0,50 m hoặc có thể được phép lên đến 0,20 m trên suốt hành trình của thang chở hàng kèm người trong đó cửa tầng mở lùa đứng hoặc không bị giới hạn nếu cabin được trang bị cửa khóa cơ khí. 2.1.4.8 Vách của giếng thang ở bên dưới mỗi ngưỡng cửa tầng phải đáp ứng các yêu cầu sau: 2.1.4.8.1 Phải tạo thành một bề mặt theo phương thẳng đứng nối trực tiếp đến ngưỡng cửa tầng, ngưỡng cửa tầng này có chiều cao ít nhất bằng phân nửa vùng mở khóa cộng với 50 mm và chiều rộng ít nhất bằng chiều rộng thông thủy cửa cabin cộng thêm 25 mm cho mỗi bên; 2.1.4.8.2 Bề mặt này phải liên tục và được tạo thành từ các chi tiết nhẵn và cứng, chẳng hạn các tấm kim loại, và có khả năng chịu một lực 300 N tác động thẳng góc lên điểm bất kỳ điểm nào trên vách, phân bố đều trên diện tích hình tròn hoặc vuông rộng 5 cm2, sao cho không bị biến dạng dư hoặc biến dạng đàn hồi hơn 15 mm; 2.1.4.8.3 Bất kỳ vị trí nào nhô ra cũng không được quá 5 mm. Những vị trí nhô ra hơn 2 mm thì phải vạt thành góc ít nhất 75o theo phương ngang. 2.1.4.9 Nếu bên dưới giếng thang tồn tại các khoảng không gian có thể tiếp cận được thì đáy hố thang phải được thiết kế để chịu được tải trọng tác động có độ lớn ít nhất 5000 N/m2, và đối trọng hay khối lượng cân bằng phải được trang bị bộ hãm an toàn. 2.1.4.10 Khi cabin ở vị trí cao nhất thì trên nóc cabin phải có được ít nhất một khu vực trống để tạo thành một không gian lánh nạn đủ để cho người phục vụ cho công tác kiểm tra và bảo trì, có thể lựa chọn từ Bảng 1. Nếu cần hơn một người trên nóc cabin để thực hiện việc kiểm tra và bảo trì thì phải có thêm không gian lánh nạn cho mỗi người tăng thêm. Trong trường hợp có nhiều hơn một không gian lánh nạn thì chúng phải cùng loại và không được chồng lấn lên nhau. Trên nóc cabin phải có một ký hiệu có thể đọc được khi đứng từ bên ngoài tầng nơi dùng để vào nóc cabin. Ký hiệu này phải thể hiện rõ số người được phép và loại tư thế (Bảng 1) áp dụng cho (các) không gian lánh nạn. Nếu có một đối trọng được sử dụng thì phải có một ký hiệu được đặt ở vị trí thích hợp thể hiện khoảng trống tối đa được phép giữa đối trọng và bộ giảm chấn cho đối trọng khi cabin ở tầng cao nhất, nhằm duy trì kích thước đỉnh giếng thang. Bảng 1- Kích thước các không gian lánh nạn trên đỉnh giếng thang Loại Tư thế Biểu tượng Kích thước theo phương ngang của các không gian lánh nạn (m x m) Chiều cao của các không gian lánh nạn (m) 1 Đứng thẳng 0,40 x 0,50 2,00 2 Gập người 0,50 x 0,70 1,00 Ký hiệu trên các biểu tượng (1) Màu đen (2) Màu vàng (3) Màu đen 2.1.4.11 Khi cabin ở vị trí thấp nhất thì dưới hố thang phải có được ít nhất một khu vực trống để tạo thành một không gian lánh nạn, có thể lựa chọn từ Bảng 2. Nếu cần hơn một người để thực hiện việc kiểm tra và bảo trì thì phải có thêm không gian lánh nạn cho mỗi người tăng thêm. Trong trường hợp có nhiều hơn một không gian lánh nạn thì chúng phải cùng loại và không được chồng lên nhau. Dưới hố thang phải có một ký hiệu có thể đọc được khi đứng ở (các) lối vào. Ký hiệu này phải thể hiện rõ số người được phép và loại tư thế (Bảng 2) áp dụng cho (các) không gian lánh nạn. Bảng 2- Kích thước không gian lánh nạn dưới hố thang Loại Tư thế Biểu tượng Kích thước theo phương ngang của các không gian lánh nạn (m x m) Chiều cao của các không gian lánh nạn (m) Đứng thẳng 0,40 x 0,50 2,00 2 Gập người 0,50 x 0,70 1,00 3 Nằm 0,70 x 1,00 0,50 Ký hiệu trên các biểu tượng (1) Màu đen (2) Màu vàng (3) Màu đen 2.1.4.12 Nếu cần hơn một người trên nóc cabin khi cabin ở vị trí cao nhất hoặc bên dưới hố thang khi cabin ở vị trí thấm nhất, để thực hiện việc kiểm tra và bảo trì thì phải có thêm không gian lánh nạn cho mỗi người tăng thêm. Trong trường hợp có nhiều hơn một không gian lánh nạn thì chúng phải cùng loại và không được chồng lên nhau. 2.1.5 Quy định đối với buồng máy và buồng Puli 2.1.5.1 Các không gian và khu vực làm việc gắn liền với công việc bảo trì, kiểm tra và các hoạt động cứu hộ phải được bảo vệ một cách phù hợp khỏi những ảnh hưởng của môi trường. 2.1.5.2 Phải trang bị các bảng thông báo để dễ dàng nhận biết các công tắc nguồn và công tắc đèn. 2.1.5.3 Nếu sau khi ngắt công tắc nguồn, mà vẫn còn một số bộ phận mang điện (do kết nối liên thông giữa các thang máy, đèn...) thì phải có các bảng thông báo chỉ rõ điều này. 2.1.5.4 Trong buồng máy, tủ máy hay ở các bảng điều khiển dành cho hoạt động khẩn cấp và thử nghiệm, phải có các hướng dẫn chi tiết để thực hiện theo trong trường hợp thang máy bị hỏng, đặc biệt là các hướng dẫn liên quan đến việc sử dụng thiết bị cho hoạt động cứu hộ và chìa khóa mở cửa tầng. 2.1.5.5 Puli máy dẫn động có thể được lắp trong giếng thang, miễn là các hoạt động kiểm tra, thử nghiệm và bảo trì có thể được tiến hành từ buồng máy hoặc các lỗ hở giữa buồng máy và giếng thang phải càng nhỏ càng tốt. 2.1.5.6 Kích thước buồng máy phải đủ rộng để làm việc trên thiết bị một cách dễ dàng và an toàn. 2.1.5.7 Kích thước các lỗ trên các tấm bệ và mặt sàn buồng máy phải được giảm đến mức tối thiểu cho mục đích sử dụng của chúng. Với mục đích ngăn ngừa nguy cơ đồ vật rơi từ các lỗ hở nằm bên trên giếng thang, bao gồm các lỗ hở đi dây cáp, phải sử dụng ống bọc nhô lên khỏi tấm bệ hoặc mặt sàn hoàn chỉnh một độ cao ít nhất là 50 mm. 2.1.5.8 Trong trường hợp giếng thang được bao che một phần ở mặt ngoài tòa nhà thì hệ thống máy phải được bảo vệ khỏi những tác động của môi trường. 2.1.5.9 Phải gắn (các) hướng dẫn vận hành rõ ràng ở (các) vị trí thích hợp trong giếng thang. 2.1.5.10 Kích thước các khu vực làm việc bên trong giếng thang tại vị trí đặt máy phải đủ rộng để cho phép thực hiện công việc một cách dễ dàng và an toàn trên thiết bị. 2.1.5.11 Nếu cửa dành cho kiểm tra nằm trên vách cabin, chúng phải không được mở hướng ra ngoài cabin, chúng phải được trang bị một ổ khóa khóa bằng chìa, có thể được đóng lại hoặc khóa lại mà không cần chìa khóa hoặc chúng phải được trang bị một thiết bị an toàn điện để kiểm tra trạng thái khóa. 2.1.5.12 Nếu cần thiết phải vận hành cabin từ bên trong khi cửa dành cho kiểm tra đang mở thì bộ điều khiển kiểm tra này chỉ có thể được tiếp cận bởi những người có trách nhiệm, ví dụ đặt nó phía sau cửa dành cho kiểm tra và được lắp đặt sao cho không thể dùng bộ điều khiển này để vận hành cabin khi đứng trên nóc cabin. 2.1.5.13 Các thiết bị cần thiết cho hoạt động khẩn cấp và cho thử nghiệm động phải được lắp đặt sao cho chúng có thể được tiến hành từ bên ngoài giếng thang. 2.1.5.14 Nếu máy được bảo trì hoặc được kiểm tra từ một sàn thao tác thì sàn thao tác này phải được lắp cố định và có thể thu vào nếu nó nằm trên đường di chuyển của cabin hoặc đối trọng /khối lượng cân bằng. 2.1.5.15 Sàn thao tác phải chịu được trọng lượng của hai người ở bất kỳ vị trí nào trên sàn, trong đó mỗi người tương đương với tải trọng 1000 N trên một diện tích 0,20 m x 0,20 m, mà không bị biến dạng dư. Nếu sàn được sử dụng để làm việc với thiết bị nặng thì phải xem xét kích thước tương ứng và bệ phải có độ bền cơ học đủ để chịu tải và lực tác động lên nó. Mức tải tối đa được phép phải được ghi rõ trên sàn thao tác. Ngoài ra, sàn thao tác phải được trang bị một lan can và phương tiện để đảm bảo rằng: 2.1.5.15.1 Bậc giữa sàn thao tác và sàn lối ra vào không vượt quá 0,50 m; 2.1.5.15.2 Không thể đưa lọt một quả cầu đường kính 0,15 m qua bất kỳ khe hở nào giữa sàn và ngưỡng cửa ra vào. 2.1.5.16 Khi máy, thiết bị nằm bên trong giếng thang và công việc bảo trì/kiểm tra sẽ được tiến hành từ bên ngoài giếng thang thì phải có các khu vực làm việc ở bên ngoài giếng thang. Việc tiếp cận thiết bị này chỉ có thể thông qua cửa dành cho kiểm tra. 2.1.5.17 Buồng đặt máy bao gồm các vách, sàn, trần và cửa kín. Chỉ cho phép các lỗ hở là: 2.1.5.17.1 Lỗ thông gió; 2.1.5.17.2 Các lỗ hở cần thiết cho các chức năng của thang máy nằm giữa giếng thang và phòng máy; 2.1.5.17.3 Lỗ thoát khí và khói trong trường hợp có hỏa hoạn. 2.1.5.18 (Các) cửa buồng đặt máy phải có kích thước đủ rộng để thực hiện công việc yêu cầu qua cửa mở, không được mở vào bên trong buồng máy và phải được trang bị ổ khóa khóa bằng chìa, có thể được tự đóng và khoá lại mà không cần chìa. 2.1.5.19 Kích thước các lỗ trên các tấm bệ và mặt sàn buồng puli phải được giảm đến mức tối thiểu cho mục đích sử dụng của chúng.\na) Thiết bị để điều hòa không khí hoặc sưởi ấm cho các không gian này, không bao gồm lò sưởi hơi nước và hệ thống sưởi bằng nước áp suất cao. Nhưng bất kỳ thiết bị điều khiển hay điều chỉnh nào cho thiết bị sưởi phải được đặt ngoài giếng thang.\nb) Thiết bị báo cháy hoặc chữa cháy, với nhiệt độ hoạt động cao (ví dụ trên 80oC), thích hợp cho các thiết bị điện và được bảo vệ phù hợp khỏi các tác động ngẫu nhiên.\n2.2.1 Các lỗ tường trong giếng thang tạo thành lối ra vào bình thường đến cabin phải được lắp cửa tầng và lối vào cabin phải thông qua cửa cabin. 2.2.2 Các cửa phải kín. 2.2.3 Các cửa tầng và cửa ca bin khi đóng lại phải được đóng hoàn toàn lối vào tầng và lối vào cabin, trừ những khoảng hở cần thiết. 2.2.4 Trong trường hợp cabin dùng cửa bản lề, cửa này phải có chốt chặn để tránh bị mở ra phía ngoài cabin. 2.2.5 Chiều cao thông thủy tối thiểu cho cửa tầng và cửa cabin là 2 m. 2.2.6 Chiều rộng thông thủy của cửa tầng không được lớn hơn 50 mm cho cả hai bên so với chiều rộng thông thủy của cửa cabin. 2.2.7 Mỗi lối vào cửa tầng và cabin phải được lắp một ngưỡng cửa đủ độ bền để chịu các tải trọng truyền qua khi chất tải vào cabin. Phía trước ngưỡng cửa tầng phải được làm mặt vát dốc ra ngoài để tránh nước từ quá trình lau rửa hay thiết bị phun nước chảy vào trong cabin. 2.2.8 Cửa tầng và cửa cabin phải được thiết kế để trong quá trình vận hành bình thường tránh không bị lệch khỏi dẫn hướng, bị kẹt về cơ khí, hoặc dịch chuyển ra ngoài. Đối với cửa lùa ngang phải được dẫn hướng cả bên trên và phía dưới, với cửa lùa đứng phải được dẫn hướng theo cả hai bên. 2.2.9 Kết cấu treo cửa lùa đứng phải đáp ứng các yêu cầu sau: 2.2.9.1 Các cánh cửa của cửa lùa đứng và cửa cabin phải được cố định vào hai bộ phận treo độc lập; 2.2.9.2 Cáp treo, xích và dây đai phải được thiết kế với hệ số an toàn ít nhất là 8; 2.2.9.3 Đường kính danh nghĩa của puli treo cáp phải không nhỏ hơn 25 lần đường kính cáp; 2.2.9.4 Cáp hoặc xích treo phải được bảo vệ khỏi nguy cơ bị trượt khỏi rãnh puli hoặc trật khớp khỏi đĩa xích. 2.2.10 Khoảng cách theo chiều ngang giữa ngưỡng cửa cabin và ngưỡng cửa tầng không được vượt quá 35 mm. 2.2.11 Khoảng cách theo chiều ngang hướng vào giếng thang giữa các mép ngoài cùng của cửa cabin và cửa tầng trong quá trình vận hành bình thường không được vượt quá 0,12 m. Nếu có thêm cửa của tòa nhà được lắp vào phía trước cửa tầng thì phải đề phòng trường hợp có người bị kẹt trong khoảng không gian giữa hai cửa này 2.2.12 Trong trường hợp có sự kết hợp giữa một cửa tầng dạng bản lề và một cửa cabin dạng xếp hoặc giữa một cửa tầng dạng bản lề và một cửa cabin lùa ngang hay giữa các cửa tầng và cửa cabin lùa ngang, những cửa này không nối với nhau về mặt cơ khí thì khoảng cách giữa hai cửa khi đóng phải sao cho không thể đưa lọt quả cầu có đường kính 0,15 m vào bất kỳ khe hở nào giữa hai cửa. 2.2.13 Các bộ phận của cửa tầng và cửa cabin phải được làm từ vật liệu có thể duy trì được độ bền trong suốt thời gian sử dụng dưới các điều kiện môi trường và phải tuân theo các quy định hiện hành liên quan đến vấn đề phòng cháy của tòa nhà. 2.2.14 Quy định về độ bền cơ học đối với cửa tầng và cửa cabin 2.2.14.1 Các cửa tầng hoàn chỉnh, cùng với khóa cửa, và cửa cabin phải đạt độ bền cơ học sao cho khi cửa tầng ở vị trí khóa và cửa cabin ở vị trí đóng thì: 2.2.14.1.1 Khi một lực tĩnh 300 N, phân bố đều trên diện tích tròn hay vuông rộng 5 cm2, tác động thẳng góc lên bất kỳ điểm nào trên tấm cửa/khung cửa ở cả hai mặt, thì chúng có thể chịu được mà không bị biến dạng dư lớn hơn 1 mm và biến dạng đàn hồi lớn hơn 15 mm; Sau những thử nghiệm như trên thì chức năng an toàn của cửa phải không bị ảnh hưởng. 2.2.14.1.2 Khi một lực tĩnh 1000 N, phân bố đều trên diện tích tròn hay vuông rộng 100 cm2, tác động thẳng góc lên bất kỳ điểm nào trên tấm cửa hoặc khung cửa từ phía ngoài tầng đối với cửa tầng hoặc từ bên trong cabin đối với cửa cabin, thì chúng có thể chịu được mà không bị biến dạng dư một cách nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến chức năng hoạt động và tính an toàn.2 2.2.14.2 Dưới tác động trực tiếp của một lực bằng tay 150 N vào vị trí bất lợi nhất, theo chiều mở ra của các cánh cửa tầng của cửa lùa ngang và cửa xếp, thì khe hở có thể lớn hơn 6 mm, nhưng không được vượt quá 30 mm đối với cửa mở bên hoặc 45 mm đối với cửa mở tâm. 2.2.15 Ngoài ra đối với cửa tầng, cửa cabin với các cánh bằng kính và thanh đứng của cửa tầng rộng hơn 160 mm thì phải đáp ứng các yêu cầu sau: 2.2.15.1 Khi một lực tác động tương đương với một thiết bị va đập bằng con lắc mềm thả rơi từ độ cao 800 mm va chạm vào chính giữa các tấm cửa bằng kính hoặc các thanh đứng của cửa (cột cửa) tại các điểm va chạm, từ phía ngoài cửa tầng hay từ phía trong cabin, thì bộ cửa phải còn nguyên vẹn. Bộ cửa phải nằm nguyên vị trí mà không có khe hở nào lớn hơn 0,12 m so với giếng thang và các chi tiết bằng kính phải không bị rạn nứt; 2.2.15.2 Khi một lực tác động tương đương với một thiết bị va đập bằng con lắc cứng thả rơi từ độ cao 500 mm tác động lên các cánh cửa bằng kính và va chạm vào chính giữa các tấm cửa bằng kính hoặc các tấm kính của khung tại các điểm va chạm, từ phía ngoài cửa tầng hay từ phía trong cabin, thì chúng không bị rạn nứt và không bị hư hỏng trên bề mặt kính, ngoại trừ các vết mẻ đường kính tối đa 2 mm. 2.2.16 Cửa tầng và các bộ phận xung quanh chúng phải được thiết kế sao cho giảm thiểu tối đa rủi ro về hư hỏng và chấn thương do bị kẹt một phần cơ thể, quần áo hay đồ vật khác. Để tránh khả năng bị chèn cắt trong quá trình vận hành, mặt ngoài của cửa lùa tự động, từ phía ngoài cửa tầng hoặc phía trong cabin, không được có các rãnh sâu hoặc gờ nổi quá 3 mm. Mép của các rãnh hay gờ này phải làm vát theo chiều chuyển động mở cửa. Quy định này không áp dụng đối với lỗ để mở khóa bằng chìa tam giác. 2.2.17 Đối với cửa lùa ngang điều khiển tự động, phải trang bị một thiết bị bảo vệ để tự động kích hoạt việc mở cửa lặp lại trong trường hợp có người vượt qua ngưỡng cửa trong khi cửa đang đóng lại. Thiết bị này có thể không hoạt động khi khe hở khi cửa đóng lại chỉ còn 20 mm. Thiết bị bảo vệ (ví dụ tia hồng ngoại) sẽ giám sát việc mở cửa nằm trong độ cao ít nhất từ 25 mm đến 1600 mm phía trên ngưỡng cửa cabin. Thiết bị bảo vệ phải có khả năng phát hiện được vật cản có đường kính tối thiểu 50 mm. Khi gặp vật cản nằm cố định thì thiết bị bảo vệ có thể ngưng hoạt động sau một khoảng thời gian định trước. 2.2.18 Đối với cửa lùa ngang không tự động, khi quá trình đóng cửa được tiến hành dưới sự điều khiển và giám sát liên tục của người sử dụng, thông qua việc nhấn giữ liên tục lên một nút hoặc bộ phận tương tự (dạng điều khiển nhấn giữ để vận hành) thì vận tốc đóng cửa trung bình của cánh cửa chuyển động nhanh nhất phải được giới hạn ở mức 0,3 m/s, khi động năng đóng cửa, được tính hoặc đo vượt quá 10 J. 2.2.19 Đối với cửa lùa đứng, chỉ sử dụng nguồn điện để đóng cửa khi thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau: 2.2.19.1 Quá trình đóng cửa được tiến hành dưới sự điều khiển và giám sát liên tục của người sử dụng, ví dụ thông qua thiết bị điều khiển dạng ấn giữ liên tục để vận hành; 2.2.19.2 Vận tốc đóng cửa trung bình của các cánh cửa được giới hạn không quá 0,3 m/s; 2.2.19.3 Cửa cabin đóng lại ít nhất hai phần ba trước khi cửa tầng bắt đầu đóng; 2.2.19.4 Cơ cấu cửa phải được bảo vệ khỏi những tiếp xúc không lường trước. 2.2.20 Khi sử dụng các loại cửa khác, ví dụ cửa bản lề, vận hành bằng nguồn điện và có rủi ro va chạm vào người khi đóng mở thì phải sử dụng các biện pháp phòng ngừa tương tự như các biện pháp áp dụng cho cửa lùa vận hành bằng nguồn điện. 2.2.21 Ánh sáng tự nhiên hoặc nhân tạo ở các tầng tại khu vực lân cận cửa tầng phải có cường độ ít nhất 50 lux tại mặt sàn, sao cho người sử dụng có thể nhìn thấy phía trước khi họ mở cửa tầng để vào thang máy, ngay cả nếu khi đèn chiếu sáng cabin bị hỏng. 2.2.22 Trong trường hợp cửa tầng được mở bằng tay thì người sử dụng cần phải được biết cabin đã đến hay chưa thông qua việc lắp một hay nhiều tấm kính quan sát hoặc tín hiệu đèn \"cabin đến” sẽ bật sáng khi cabin chuẩn bị dừng hoặc vừa dừng ở một tầng cụ thể. Đèn tín hiệu này có thể được tắt đi khi cabin đang ở trạng thái dừng và cửa đóng, nhưng sẽ sáng lại khi nút gọi thang tại tầng nơi cabin đang dừng được kích hoạt. 2.2.23 Bảo vệ khỏi rủi ro rơi ngã Trong quá trình vận hành bình thường, không thể mở cửa tầng (hoặc bất kỳ cánh cửa nào trong trường hợp cửa nhiều cánh), trừ khi cabin đã dừng, hoặc ở vị trí dừng nằm trong vùng mở khóa của cửa đó. Vùng mở khóa không được vượt quá 0,20 m ở phía trên và phía dưới mặt sàn của tầng. Tuy nhiên, trong trường hợp cửa tầng và cửa cabin dẫn động bằng cơ khí vận hành cùng lúc với nhau thì giới hạn vùng mở khóa có thể đến tối đa 0,35 m trên và dưới mặt sàn của tầng. 2.2.24 Để bảo vệ khỏi bị nghiền cắt, không thể khởi động thang máy hoặc giữ cho thang máy chuyển động nếu cửa tầng, hoặc bất kỳ tấm cửa nào trong trường hợp cửa nhiều cánh, đang mở trừ một số trường hợp đặc biệt trong quá trình chỉnh tầng, tự chỉnh lại tầng và bảo trì sử dụng thiết bị bỏ qua chức năng của cửa tầng và cửa cabin theo quy định tại TCVN 6396-20). 2.2.25 Mỗi cửa tầng phải được trang bị một thiết bị khóa phù hợp với mục 5.3.9.1 của TCVN 6396-20 và mục 2.2.23 của quy chuẩn này. 2.2.26 Mở khóa cửa tầng trong trường hợp khẩn cấp Mỗi cửa tầng phải mở được từ bên ngoài với sự hỗ trợ của một chìa khóa mở cửa khẩn cấp, chìa khóa này phải vừa với lỗ mở khóa tùy theo kết cấu từng hàng sản xuất thang máy cung cấp. Vị trí của lỗ mở khóa có thể là ở trên tấm cửa hoặc khung cửa. Khi nằm trong mặt phẳng đứng ở trên tấm cửa hoặc khung cửa thì vị trí của lỗ mở khóa không được cao quá 2,0 m tính từ mặt sàn tầng. Sau mỗi lần mở cửa khẩn cấp thì thiết bị khóa không được ở vị trí mở khóa khi cửa tầng đã đóng. 2.2.27 Nếu vì lý do nào đó mà thang máy dừng trong vùng mở khóa thì có thể dùng một lực không quá 300 N để mở cửa cabin và cửa tầng bằng tay từ: 2.2.27.1 Ngoài tầng sau khi cửa tầng đã được mở khóa bằng chìa khóa mở khẩn cấp hoặc được mở khóa từ bên trong cabin; 2.2.27.2 Bên trong cabin. 2.2.28 Để hạn chế người bên trong cabin mở cửa cabin thì phải trang bị thêm một phương tiện sao cho khi cabin đang di chuyển thì để mở cửa cabin phải cần một lực hơn 50 N.\n2.3.1 Chiều cao thông thủy trong lòng cabin phải tối thiểu là 2 m. 2.3.2 Để hạn chế cabin bị quá tải thì diện tích hữu ích của cabin phải bị giới hạn, mối liên hệ giữa trong lượng và diện tích hữu ích tối đa của cabin phải đáp ứng theo các thông số được quy định tại Bảng 3 của quy chuẩn này. 2.3.3 Đối với các thang máy chở người và hàng dẫn động thủy lực thì phần diện tích hữu ích của cabin có thể lớn hơn giá trị xác định từ Bảng 3 của quy chuẩn này, nhưng không được vượt quá giá trị lấy từ Bảng 4 của quy chuẩn này cho tải định mức tương ứng. Bảng 3 - Tải định mức và diện tích hữu ích tối đa của cabin Tải định mức, trọng lượng (kg) Diện tích hữu ích tối đa của cabin (m2) Tải định mức, trọng lượng (kg) Diện tích hữu ích tối đa của cabin (m2) 100 0,37 900 2,20 180 0,58 975 2,35 225 0,70 1000 2,40 300 0,90 1050 2,50 375 1,10 1125 2,65 400 1,17 1200 2,80 450 1,30 1250 2,90 525 1,45 1275 2,95 600 1,60 1350 3,10 630 1,66 1425 3,25 675 1,75 1500 3,40 750 1,90 1600 3,56 800 2,00 2000 4,20 825 2,05 2500c 5,00 - Nếu vượt quá 2500 kg thì cộng thêm 0,16 m2 cho mỗi 100 kg tăng thêm. - Với các mức tải ở khoảng giữa các mức trên thì diện tích có thể xác định bằng phép nội suy tuyến tính. Bảng 4 - Tải định mức và diện tích hữu ích tối đa của cabin (cho thang máy thủy lực chở người và hàng) Tải định mức, trọng lượng (kg) Diện tích hữu ích tối đa của cabin (m2) Tải định mức, trọng lượng (kg) Diện tích hữu ích tối đa của cabin (m2) 400 1,68 975 3,52 450 1,84 1000 3,60 525 2,08 1050 3,72 600 2,32 1125 3,90 630 2,42 1200 4,08 675 2,56 1250 4,20 750 2,80 1275 4,26 800 2,96 1350 4,44 825 3,04 1425 4,62 900 3,28 1500 4,80 1600a) 5,04 - Nếu vượt quá 2500 kg thì cộng thêm 0,40 m2 cho mỗi 100 kg tăng thêm. - Với các mức tải ở khoảng giữa các mức trên thì diện tích có thể xác định bằng phép nội suy tuyến tính. 2.3.4 Đối với thang máy chở người và hàng thì trọng lượng của các thiết bị xếp dỡ hàng phải được bao gồm trọng tải định mức hoặc trọng lượng của các thiết bị xếp dỡ hàng được tính nằm ngoài tải định mức trong những điều kiện sau: 2.3.4.1 Thiết bị xếp dỡ chỉ sử dụng cho việc chất dỡ hàng trong cabin mà không được vận chuyển theo cùng hàng hóa; 2.3.4.2 Đối với thang máy dẫn động ma sát và dẫn động cưỡng bức thì thiết kế của cabin, khung treo cabin, bộ hãm an toàn cabin, ray dẫn hướng, phanh, máy dẫn động và thiết bị bảo vệ cabin chuyển động không định trước sẽ dựa trên tổng lượng tải của tải định mức cộng với trọng lượng các thiết bị xếp dỡ hàng; 2.3.4.3 Đối với thang máy thủy lực thì thiết kế của cabin, khung treo cabin, kết nối giữa cabin và pít tông (xy lanh), bộ hãm an toàn cabin, van ngắt, van hạn áp/một chiều, thiết bị hãm, ray dẫn hướng và thiết bị bảo vệ cabin khỏi chuyển động không định trước sẽ dựa trên tổng lượng tải của tải định mức cộng với trọng lượng các thiết bị xếp dỡ hàng; 2.3.4.4 Nếu hành trình của cabin do tác động của việc chất tải và dỡ tải vượt quá độ chính xác chỉnh tầng tối đa thì phải có một thiết bị cơ khí để giới hạn lại chuyển động của cabin tuân theo những yêu cầu sau: 2.3.4.4.1 Độ chính xác chỉnh tầng không được vượt quá 20 mm; 2.3.4.4.2 Thiết bị cơ khí phải được kích hoạt trước khi cửa mở; 2.3.4.4.3 Thiết bị cơ khí phải đủ mạnh để giữ cabin ngay cả nếu khi phanh máy kéo không ăn hoặc van hướng xuống của thang máy thủy lực ở trạng thái mở; 2.3.4.4.4 Các hoạt động chỉnh lại tầng sẽ bị ngăn lại nhờ một thiết bị an toàn điện nếu thiết bị cơ khí không ở vị trí hoạt động; 2.3.4.4.5 Hoạt động bình thường của thang máy sẽ bị ngăn lại nhờ một thiết bị an toàn điện nếu thiết bị cơ khí không ở vị trí không hoạt động. 2.3.5 Trong cabin phải gắn nhãn với các thông tin sau: 2.3.5.1 Tên nhà sản xuất; 2.3.5.2 Tải trọng định mức (tính bằng kilôgam); 2.3.5.3 Số lượng người cho phép trong thang máy; 2.3.5.4 Bảng hướng dẫn sử dụng thang máy, hướng dẫn xử lý trong trường hợp thang máy gặp sự cố. 2.3.5.5 Số điện thoại liên hệ với người chịu trách nhiệm về hoạt động của thang máy quy định tại mục 3.4.4 quy chuẩn này. 2.3.6 Cabin phải được bao che hoàn toàn bằng vách, sàn và nóc, chỉ cho phép trổ các lỗ trống sau: 2.3.6.1 Lối ra vào cho người sử dụng; 2.3.6.2 Cửa sập và cửa cứu hộ; 2.3.6.3 Các lỗ thông gió. 2.3.7 Tổ hợp gồm khung treo, ngàm dẫn hướng, vách, sàn, trần và nóc của cabin phải có độ bền cơ học đủ để chịu được các lực phát sinh trong quá trình vận hành bình thường và trong quá trình tác động của thiết bị an toàn. 2.3.8 Mỗi vách cabin phải có độ bền cơ học sao cho: 2.3.8.1 Khi có một lực 300 N, phân bố đều trên diện tích tròn hoặc vuông rộng 5 cm2, tác động thẳng góc lên điểm bất kỳ, từ phía trong cabin ra phía ngoài thì các vách này có thể chịu được mà không bị biến dạng dư lớn hơn 1 mm và biến dạng đàn hồi lớn hơn 15 mm. 2.3.8.2 Khi có một lực 1000 N, phân bố đều trên diện tích tròn hoặc vuông rộng 100 cm2, tác động thẳng góc lên điểm bất kỳ, từ phía trong cabin ra phía ngoài thì các vách này có thể chịu được mà không bị biến dạng dư lớn hơn 1 mm.3 2.3.9 Ở mỗi ngưỡng cửa cabin phải lắp một tấm chắn chân cửa chạy suốt chiều rộng thông thủy của khoang cửa tầng. Tấm chắn này phủ xuống phía dưới, kết thúc bằng một mặt vát ít nhất 60o so với phương ngang. Phần nhô ra của mặt vát này trên mặt phẳng ngang phải không nhỏ hơn 20 mm. Bất kỳ phần nhô ra nào của bề mặt tấm chắn chân cửa, chẳng hạn như các phần gia cố, không được vượt quá 5 mm. Những phần nào nhô ra quá 2 mm phải được vát thành một góc ít nhất 75o so với phương ngang. 2.3.10 Yêu cầu đối với cửa sập thoát hiểm và cửa thoát hiểm 2.3.10.1 Nếu cửa sập thoát hiểm được lắp trên nóc cabin thì cửa sập phải có kích thước tối thiểu 0,40 m x 0,50 m. 2.3.10.2 Cửa thoát hiểm có thể được sử dụng trong trường hợp các cabin kế nhau, tuy nhiên phải đảm bảo khoảng cách giữa các cabin không lớn hơn 1 m. Trong trường hợp này, mỗi cabin phải được trang bị một phương tiện xác định vị trí của cabin kế cận dùng cho cứu hộ để đưa cabin này về tầng nơi hoạt động cứu hộ sẽ diễn ra. 2.3.11 Nóc cabin phải đủ bền để chịu được số lượng người tối đa và phải được trang bị tấm chắn dưới chân cao tối thiểu 0.10 m. Nếu khoảng cách thông thủy thẳng góc trên mặt phẳng ngang giữa mép ngoài nóc cabin đến vách giếng vượt quá 0,30 m thì phải lắp đặt một lan can. 2.3.12 Các thiết bị phải được lắp trên nóc cabin gồm có: Thiết bị điều khiển, thiết bị dừng thang, ổ cắm điện. 2.3.13 Các cabin phải có các lỗ thông gió ở các phần bên trên và phía dưới cabin. 2.3.14 Cabin phải được trang bị đèn chiếu sáng bằng điện lắp cố định, đảm bảo cung cấp nguồn sáng với cường độ tối thiểu 100 lux chiếu lên các thiết bị điều khiển và ở độ cao 1 m phía trên mặt sàn ở bất kỳ điểm nào cách vách cabin không quá 100 mm. Cabin phải được chiếu sáng liên tục, trừ khi cabin đang dừng tại tầng và cửa đóng.4 Máy đo cường độ ánh sáng phải được đặt hướng về nguồn sáng mạnh nhất khi cần đo cường độ ánh sáng lux. 2.3.15 Phải có các đèn chiếu sáng khẩn cấp với bộ nguồn khẩn cấp có thể tự động sạc lại, có khả năng đảm bảo chiếu sáng với cường độ tối thiểu 5 lux trong 1 h: 2.3.15.1 Tại mỗi thiết bị kích hoạt báo động trong cabin và trên nóc cabin; 2.3.15.2 Ở chính giữa cabin 1 m phía trên mặt sàn; 2.3.15.3 Ở chính giữa nóc cabin 1 m phía trên mặt sàn của nóc. Các nguồn sáng này sẽ tự động bật lên khi nguồn chiếu sáng bình thường gặp sự cố. 2.3.16 Nếu đối trọng hoặc khối lượng cân bằng có cấu tạo gồm nhiều khối nặng thì phải có biện pháp để giữ cho chúng không bị xô lệch, bằng cách lắp các khối nặng này trong một khung và khóa chặt chúng.\n2.4.1 Cabin, đối trọng hay khối lượng cân bằng phải được treo bằng dây cáp thép, hoặc dây xích tấm hoặc xích con lăn. 2.4.2 Dây cáp phải đáp ứng các yêu cầu sau: 2.4.2.1 Đường kính danh định của cáp phải lớn hơn hoặc bằng 8 mm. Đối với các loại cáp khác, đơn vị cung cấp lắp đặt cáp phải chứng minh được hệ số an toàn của cáp đáp ứng yêu cầu tại điểm 2.4.4 quy chuẩn này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo đảm an toàn trong quá trình vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, xử lý sự cố thang máy khi sử dụng loại cáp nêu trên; đồng thời phải đưa ra các nội dung hướng dẫn về thời hạn thay cáp, dấu hiệu nhận biết cáp không còn đảm bảo an toàn vào tài liệu hướng dẫn lắp đặt, vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, xử lý sự cố. 2.4.2.2 Số lượng dây cáp hoặc dây xích tối thiểu là hai 2.4.2.3 Các sợi cáp hoặc xích phải độc lập nhau. 2.4.3 Tỷ lệ giữa đường kính danh nghĩa của puli dẫn, puli đổi hướng hoặc tang cuốn cáp và đường kính danh nghĩa của cáp treo phải ít nhất là 40 không phụ thuộc vào số tao cáp. Đối với các trường hợp khác, đơn vị cung cấp cáp phải đưa ra các bằng chứng chứng minh độ bền và tuổi thọ của cáp đáp ứng các chỉ tiêu đã mà nhà sản xuất đã công bố khi được đưa vào sử dụng trong thang máy. 2.4.4 Hệ số an toàn của kết cấu treo phải không được nhỏ hơn: - 12 Trong trường hợp dẫn động ma sát với ba sợi cáp hoặc nhiều hơn; - 16 Trong trường hợp dẫn động ma sát với hai sợi cáp; - 12 Trong trường hợp dẫn động tang cuốn cáp và thang thủy lực có sử dụng cáp; - 10 Trong trường hợp sử dụng xích. Đối với dẫn động cưỡng bức và dẫn động thủy lực thì hệ số an toàn đối với cáp hoặc xích của khối lượng cân bằng phải được tính giống như trên theo các lực căng do trọng lượng của khối lượng cân bằng tác động lên cáp hoặc xích. 2.4.5 Phần liên kết giữa cáp và đầu cuối cáp, phải có khả năng chịu được ít nhất 80 % lực kéo đứt tối thiểu của cáp. Đầu cuối của cáp phải được cố định vào cabin, đối trọng/khối lượng cân bằng, hoặc các điểm treo của phần đầu chết cáp luồn bằng các phương tiện như khóa chêm tự hãm. Để cố định đầu cuối của cáp trên tang cuốn cáp phải dùng kết cấu chêm, hoặc dùng ít nhất hai khoá kẹp. 2.4.6 Đầu cuối của mỗi sợi xích phải được cố định vào cabin, đối trọng hoặc khối lượng cân bằng, hoặc các điểm treo của phần đầu chết của dây xích luồn. Phần cố định đầu cuối xích phải có khả năng chịu được ít nhất 80 % mức tải làm đứt tối thiểu của xích. 2.4.7 Đối với dẫn động cáp ma sát, truyền lực kéo cáp phải đảm bảo các yêu cầu sau5: 2.4.7.1 Cabin mang tải trọng đến mức 125 % tải; 2.4.7.2 Phải đảm bảo trường hợp phanh khẩn cấp cũng không làm cho cabin, dù không mang tải hay mang tải định mức, giảm tốc về tốc độ thấp hơn hoặc bằng tốc độ thiết kế cho bộ giảm chấn, kể cả bộ giảm chấn hành trình ngắn; 2.4.7.3 Không thể nâng cabin không tải hoặc đối trọng đến vị trí nguy hiểm nếu cả cabin và đối trọng ngưng chuyển động hoặc cáp trượt trên rãnh puli hoặc máy sẽ ngừng chạy dưới tác động của một thiết bị an toàn điện. 2.4.8 Trong trường hợp bị giãn bất thường thì cáp hay xích bị chùng phải được trang bị như sau: 2.4.8.1 Đối với cabin được treo bằng hai dây cáp hoặc hai dây xích thì một thiết bị an toàn điện phải tác động làm dừng máy dẫn động khi có một trong hai dây cáp hoặc xích bị giãn bất thường; 2.4.8.2 Đối với thang máy dẫn động cưỡng bức và thang máy thủy lực, nếu tồn tại rủi ro dây cáp (hoặc xích) bị chùng thì một thiết bị an toàn điện phải tác động làm dừng máy kéo khi hiện tượng chùng cáp/xích xuất hiện. Sau quá trình dừng ở trên thì hoạt động bình thường sẽ không thể diễn ra. Đối với thang máy thủy lực có hai hoặc nhiều xi lanh pít tông thủy lực thì yêu cầu này được áp dụng cho mỗi kết cấu treo. 2.4.9 Các thiết bị điều chỉnh chiều dài cáp hoặc xích phải có kết cấu sao cho chúng không thể tự nới lỏng sau khi đã điều chỉnh. 2.4.10 Phải trang bị kết cấu bù (nếu cần) cho trọng lượng của cáp treo để đảm đủ lực dẫn động ma sát hoặc lực kéo mô tơ đáp ứng theo những điều kiện sau: 2.4.10.1 Đối với tốc độ định mức không vượt quá 3,0 m/s thì có thể sử dụng các phương tiện như xích, cáp hoặc dây đai; 2.4.10.2 Đối với tốc độ định mức lớn hơn 3,0 m/s phải trang bị cáp bù; 2.4.10.3 Đối với thang máy có tốc độ định mức lớn hơn 3,5 m/s phải có thêm thiết bị chống nẩy lại; 2.4.10.4 Đối với tốc độ định mức lớn hơn 1,75 m/s, phương tiện bù không được căng thì phải được dẫn hướng ở lân cận đoạn vòng ngược lại. 2.4.11 Nếu cáp bù được sử dụng thì phải đáp ứng các yêu cầu sau: 2.4.11.1 Sử dụng puli căng cáp; 2.4.11.2 Tỷ lệ giữa đường kính của các puli căng cáp và đường kính danh nghĩa của cáp bù phải ít nhất 30; 2.4.11.3 Lực căng phải do tác động của trọng lực. 2.4.12 Các phương tiện bù như cáp, xích, dây đai và đầu cố định của chúng, phải chịu được bất kỳ lực tĩnh nào tác động lên chúng với hệ số an toàn là 5. Trọng lượng treo tối đa của các phương tiện bù đi cùng cabin hoặc đối trọng ở đầu trên của hành trình và một nửa tổng trọng lượng của hệ puli căng cáp, nếu có sử dụng, cũng được tính vào. 2.4.13 Đối với các puli dẫn, puli đổi hướng và đĩa xích, bộ khống chế vượt tốc, puli treo vật nặng căng cáp, phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa để tránh gây thương tích cho con người hoặc tránh cáp/xích bị trượt khỏi puli/đĩa xích nếu chúng bị chùng. 2.4.14 Các thiết bị bảo vệ phải có kết cấu sao cho vẫn thấy rõ các bộ phận quay và không gây trở ngại cho các thao tác kiểm tra và bảo dưỡng. Việc tháo dỡ thiết bị bảo vệ chỉ cần thiết trong những trường hợp sau: 2.4.14.1 Thay thế cáp/xích; 2.4.14.2 Thay thế puli/đĩa xích; 2.4.14.3 Tiện lại rãnh puli. 2.4.15 Puli máy dẫn động, puli đổi hướng và đĩa xích có thể được lắp trong giếng thang bên trên sàn tầng thấp nhất với những điều kiện sau: 2.4.15.1 Có thiết bị giữ lại để ngăn các puli/đĩa xích bị lệch, rơi trong trường hợp có hư hỏng cơ khí. Các thiết bị này phải có khả năng chịu được trọng lượng của các puli/đĩa xích và tải treo; 2.4.15.2 Nếu puli máy dẫn động, puli đổi hướng/đĩa xích được đặt trên phần nhô ra theo chiều đứng của cabin thì phải có khoảng trống trên đỉnh giếng thang.\n2.5.1 Phải trang bị các thiết bị hay tổ hợp các thiết bị có thể vận hành để ngăn cabin khỏi: 2.5.1.1 Rơi tự do; 2.5.1.2 Quá tốc độ, theo chiều đi xuống. 2.5.2 Đối với thang máy dẫn động ma sát và dẫn động cưỡng bức phải được trang bị các phương tiện bảo vệ theo Bảng 5 của quy chuẩn này. Bảng 5 - Phương tiện bảo vệ cho thang máy dẫn động ma sát và dẫn động cưỡng bức Tình huống nguy hiểm Phương tiện bảo vệ Phương tiện kích hoạt Cabin rơi tự do và vượt tốc theo chiều xuống Bộ hãm an toàn Bộ khống chế vượt tốc Đối trọng và khối lượng cân bằng rơi tự do trong trường hợp quy định tại mục 2.1.4.9 quy chuẩn này Bộ hãm an toàn Bộ khống chế vượt tốc hoặc đối với tốc độ định mức không vượt quá 1 m/s - Kích hoạt do phương tiện treo bị đứt, hoặc - Kích hoạt bằng cáp an toàn 2.5.3 Đối với thang thủy lực phải trang bị các thiết bị hoặc tổ hợp các thiết bị có cách vận hành tuân theo Bảng 6 của quy chuẩn này. Ngoài ra cũng phải có biện pháp bảo vệ cabin di chuyển không định trước. Bảng 6 - Phương tiện bảo vệ cho thang máy thủy lực Loại thang máy Các phương án phối hợp để lựa chọn Ngăn ngừa chống trôi thang kết hợp cho việc chỉnh lại tầng Kích hoạt bộ hãm an toàn do cabin đi xuống) Thiết bị hãm Hệ thống chống trôi điện tử Phòng ngừa thang rơi tự do hoặc đi xuống vượt tốc độ Thang máy tác động trực tiếp Bộ hãm an toàn, được kích hoạt bằng bộ khống chế vượt tốc X X X Van ngắt X X Van hạn áp X Thang máy tác động gián tiếp Bộ hãm an toàn, được kích hoạt bằng bộ khống chế vượt tốc X X X Van ngắt cộng với bộ hãm an toàn, được kích hoạt khi phương tiện treo bị đứt hoặc bằng cáp an toàn X X X Van hạn áp cộng với bộ hãm an toàn, được kích hoạt khi phương tiện treo bị đứt hoặc bằng cáp an toàn X X 2.5.4 Bộ hãm an toàn phải có khả năng hoạt động theo chiều đi xuống và có khả năng dừng cabin mang tải định mức, hoặc đối trọng/khối lượng cân bằng tại vận tốc kích hoạt của bộ khống chế vượt tốc, hoặc nếu thiết bị treo bị đứt, bằng cách kẹp vào ray dẫn hướng, và giữ cabin, đối trọng/khối lượng cân bằng tại đó. 2.5.5 Trên bộ hãm an toàn phải lắp cố định một tấm thẻ ghi thông tin có các nội dung: 2.5.5.1 Tên nhà sản xuất bộ hãm an toàn; 2.5.5.2 Tốc độ phát động; 2.5.5.3 Loại bộ hãm an toàn; 2.5.5.4 Nếu là loại điều chỉnh được thì bộ hãm an toàn phải có ký hiệu các mức tải được phép hoặc các tham số điều chỉnh nếu mối liên hệ với các mức tải được thể hiện trong tài liệu hướng dẫn sử dụng. 2.5.6 Bộ hãm an toàn cabin là loại êm hoặc có thể là loại tức thời nếu tốc độ định mức của thang máy không vượt quá 0,63 m/s. Đối với thang máy thủy lực, bộ hãm an toàn loại tức thời, ngoại trừ các loại hãm bằng con lăn không được kích hoạt bởi bộ khống chế vượt tốc, chỉ có thể được sử dụng nếu tốc độ kích hoạt của van ngắt hoặc tốc độ tối đa của van hạn áp (hoặc van một chiều) không vượt quá 0,80 m/s. 2.5.7 Nếu cabin hoặc đối trọng hoặc khối lượng cân bằng mang nhiều bộ hãm an toàn thì chúng phải là loại êm. 2.5.8 Bộ hãm an toàn cho đối trọng/khối lượng cân bằng được quy định tại mục 2.1.4.9 quy chuẩn này phải là loại êm nếu tốc độ định mức lớn hơn 1 m/s, còn nếu tốc độ thấp hơn thì có thể sử dụng bộ hãm an toàn loại tức thời. 2.5.9 Khi bộ hãm an toàn cabin được kích hoạt, một thiết bị an toàn điện lắp trên cabin phải kích hoạt quá trình dừng của máy dẫn động trước hoặc tại thời điểm bộ hãm an toàn hoạt động. Phải ngăn chặn đến mức tối đa khả năng bộ hãm an toàn vận hành một cách ngẫu nhiên, ví dụ chừa khoảng trống đủ lớn đến ray dẫn hướng cho chuyển động theo phương ngang của ngàm dẫn hướng. Bộ hãm an toàn không thể được kích hoạt bằng các thiết bị hoạt động bằng điện, thủy lực hay khí nén. Khi bộ hãm an toàn được kích hoạt do phương tiện treo bị đứt hay do cáp an toàn thì bộ hãm an toàn được giả định phải kích hoạt ở tốc độ tương ứng với tốc độ kích hoạt của một bộ khống chế vượt tốc phù hợp. 2.5.10 Đối với trường hợp kích hoạt bộ hãm an toàn bằng bộ khống chế vượt tốc, phải đáp ứng các yêu cầu sau: 2.5.10.1 Quá trình bộ khống chế vượt tốc kích hoạt bộ hãm an toàn hoạt động phải xẩy ra tại tốc độ ít nhất bằng bằng 115 % tốc độ định mức và nhỏ hơn: 2.5.10.1.1 0,8 m/s đối với bộ hãm an toàn tức thời không phải loại hãm bằng con lăn; hoặc 2.5.10.1.2 1 m/s đối với bộ hãm an toàn loại hãm bằng con lăn; hoặc 2.5.10.1.3 1,5 m/s đối với bộ hãm an toàn loại êm sử dụng với tốc độ định mức không lớn hơn 1,0 mm hoặc 2.5.10.1.4 tính bằng m/s, đối với bộ hãm an toàn loại êm khi tốc độ định mức lớn hơn 1 m/s. 2.5.10.2. Các bộ khống chế vượt tốc chỉ sử dụng ma sát để tạo ra lực hãm phải có các rãnh được tôi cứng bổ sung hoặc có một rãnh đáy tuân theo TCVN 6396-50 (EN 81-50). 2.5.10.3 Trên bộ khống chế vượt tốc phải đánh dấu chiều quay tương ứng với chiều hoạt động của bộ hãm an toàn. 2.5.10.4 Lực căng trên cáp của bộ khống chế vượt tốc tạo ra bởi thiết bị này khi được kích hoạt ít nhất phải bằng giá trị lớn hơn hai lần lực cần thiết để phát động bộ hãm an toàn hoặc 300 N. 2.5.11 Cáp của bộ khống chế vượt tốc phải đáp ứng các điều kiện sau: 2.5.11.1 Bộ khống chế vượt tốc phải được dẫn động bằng cáp thép. 2.5.11.2 Lực kéo đứt tối thiểu của cáp được xác định với hệ số an toàn có giá trị tối thiểu là 8 và lực căng trên cáp của bộ khống chế vượt tốc khi thiết bị này được kích hoạt, trong đó có tính đến hệ số ma sát Pmax bằng 0,2 đối với bộ khống chế vượt tốc loại truyền động ma sát. 2.5.11.3 Tỷ lệ giữa đường kính danh nghĩa của puli cho cáp của bộ khống chế vượt tốc và đường kính ddanh nghĩa của cáp phải ít nhất bằng 30. 2.5.11.4 Cáp của bộ khống chế vượt tốc được kéo căng bằng puli với đối trọng kéo căng có dẫn hướng. 2.5.11.5 Trong quá trình bộ hãm an toàn được kích hoạt, cáp của bộ khống chế vượt tốc và các phần đầu cuối của chúng phải còn nguyên vẹn, ngay cả trong trường hợp quãng đường phanh lớn hơn bình thường. 2.5.11.6 Cáp của bộ khống chế vượt tốc phải tháo được dễ dàng khỏi bộ hãm an toàn. 2.5.12 Đối với khả năng tiếp cận, bộ khống chế vượt tốc phải đáp ứng được các yêu cầu sau: 2.5.12.1 Bộ khống chế vượt tốc phải dễ tiếp cận để kiểm tra và bảo dưỡng; 2.5.12.2 Nếu được đặt nằm trong giếng thang thì bộ khống chế vượt tốc phải dễ tiếp cận từ bên ngoài giếng thang; 2.5.12.3 Các yêu cầu trên không áp dụng nếu các kiện sau được đáp ứng: 2.5.12.3.1 Việc kích hoạt bộ khống chế vượt tốc được thực hiện bằng thiết bị điều khiển từ xa (ngoại trừ loại không dây) từ ngoài giếng thang, tránh được tác động ngẫu nhiên và những người không có thẩm quyền không thể tiếp cận đến thiết bị điều khiển đó; 2.5.12.3.2 Từ nóc cabin hoặc hố thang có thể tiếp cận được bộ khống chế vượt tốc để kiểm tra và bảo trì; 2.5.12.3.3 Sau khi được kích hoạt, bộ khống chế vượt tốc phải tự động trở về vị trí bình thường khi cabin, đối trọng hoặc khối lượng cân bằng chuyển động đi lên. Tuy nhiên, các bộ phận điện có thể trở về vị trí bình thường thông qua điều khiển từ xa từ ngoài giếng thang, mà không làm ảnh hưởng đến tính năng hoạt động bình thường của bộ khống chế vượt tốc. 2.5.13 Trong quá trình kiểm tra hoặc thử nghiệm, phải có khả năng vận hành bộ hãm an toàn ở tốc độ thấp bằng cách kích hoạt bộ khống chế vượt tốc một cách an toàn. Nếu bộ khống chế vượt tốc có thể điều chỉnh được thì thiết lập sau cùng trên thiết bị này phải được niêm phong lại sao cho không thể điều chỉnh lại thiết bị nếu không phá niêm phong. Bộ khống chế vượt tốc hoặc một thiết bị khác, thông qua một thiết bị an toàn điện phải kích hoạt làm máy dẫn động thang máy dừng trước khi tốc độ cabin, theo chiều đi lên hoặc đi xuống, đạt đến tốc độ kích hoạt của bộ khống chế vượt tốc. Nếu sau khi giải tỏa bộ hãm an toàn mà bộ khống chế vượt tốc không tự động thiết lập lại, một thiết bị an toàn điện phải ngăn thang khởi động trong khi bộ khống chế vượt tốc không ở vị trí thiết lập lại. 2.5.14 Khi bộ hãm an toàn được kích hoạt do phương tiện treo bị đứt, phải áp dụng các yêu cầu sau6: 2.5.14.1 Lực căng tạo ra bởi cơ cấu kích hoạt ít nhất phải bằng giá trị lớn hơn hai lần lực cần thiết để phát động bộ hãm an toàn hoặc bằng 300 N. 2.5.14.2 Nếu lò xo được sử dụng trong thao tác hãm của bộ hãm an toàn thì đây phải là loại lò xo nén có dẫn hướng; 2.5.14.3 Việc thử nghiệm cho bộ hãm an toàn và cơ cấu kích hoạt của nó có thể được thực hiện mà không cần bước vào giếng thang trong suốt quá trình thử nghiệm; Nếu phương tiện được trang bị là loại cơ khí thì lực cần thiết để vận hành không được vượt quá 400 N. Sau các cuộc thử nghiệm này thì phải chắc rằng không có biến dạng hoặc hư hỏng có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thang máy. 2.5.15 Khi bộ hãm an toàn được kích hoạt bằng cáp an toàn, phải áp dụng các yêu cầu sau: 2.5.15.1 Lực căng tạo ra bởi cáp an toàn ít nhất phải bằng giá trị lớn hơn hai lần lực cần thiết để phát động bộ hãm an toàn hoặc bằng 300 N. 2.5.15.2 Cáp được căng bởi trọng lực hoặc lò xo mà nếu hỏng cũng không làm ảnh hưởng đến tính năng an toàn; 2.5.15.3 Trong quá trình bộ hãm an toàn được kích hoạt, cáp an toàn và các phần đầu cuối của chúng phải còn nguyên vẹn, ngay cả trong trường hợp quãng đường phanh lớn hơn bình thường; 2.5.15.4 Việc cáp an toàn bị đứt hoặc bị chùng phải làm cho máy dẫn động ngừng hoạt động thông qua một thiết bị an toàn điện; 2.5.15.5 Puli dùng để mang cáp an toàn phải được gắn độc lập với bất kỳ trục hoặc tổ hợp puli nào mang cáp hoặc xích treo. 2.5.16 Việc kích hoạt bằng cáp đối với bộ hãm an toàn phải được tiến hành dưới những điều kiện sau: 2.5.16.1 Cơ cấu hãm cáp phải được giải phóng trong quá trình chuyển động bình thường của cabin; 2.5.16.2 Hoạt động cứu hộ có thể diễn ra trong mọi tình huống; 2.5.16.3 Một thiết bị điện liên kết với cơ cấu hãm cáp sẽ làm dừng máy dẫn động muộn nhất là tại thời điểm cáp bị hãm, và sẽ ngăn cabin tiếp tục di chuyển xuống; 2.5.16.4 Phải có biện pháp phòng ngừa để tránh bộ hãm an toàn bị cáp vô tình kích hoạt trong trường hợp mất nguồn khi cabin đang đi xuống; 2.5.16.5 Hệ thống cáp và cơ cấu hãm cáp phải được thiết kế sao cho quá trình vận hành của bộ hãm an toàn không thể gây ra hư hỏng; 2.5.16.6 Hệ thống cáp và cơ cấu hãm cáp phải được thiết kế sao cho quá trình đi lên của cabin không thể gây ra hư hại. 2.5.17 Việc kích hoạt bằng tay đòn đối với bộ hãm an toàn được tiến hành dưới những điều kiện sau: 2.5.17.1 Sau khi cabin dừng bình thường, một tay đòn gắn với bộ hãm an toàn phải duỗi ra đến vị trí khớp với chốt chặn lắp cố định ở mỗi tầng; 2.5.17.2 Tay đòn được rút vào khi cabin di chuyển bình thường; 2.5.17.3 Sự chuyển động của tay đòn đến vị trí duỗi ra được tác động bởi (các) lò xo nén có dẫn hướng và/hoặc tác động của trọng lực; 2.5.17.4 Hoạt động cứu hộ có thể diễn ra trong mọi tình huống; 2.5.17.6 Tay đòn và hệ thống hãm phải được thiết kế sao không thể gây ra hư hại trong quá trình khớp với của bộ hãm an toàn ngay cả trong trường hợp quãng đường phanh dài hơn hoặc do cabin đi lên; 2.5.17.7 Một thiết bị điện sẽ ngăn bất kỳ chuyển động bình thường nào của cabin nếu tay đòn không ở vị trí duỗi ra sau khi cabin dừng bình thường và khi đó các cửa phải đóng và thang máy phải được cho ngừng hoạt động; 2.5.17.8 Một thiết bị điện phải ngăn bất kỳ chuyển động đi xuống bình thường nào của cabin nếu tay đòn không ở vị trí rút vào. 2.5.18 Đối với thang máy thủy lực, van ngắt phải có khả năng dừng cabin theo chiều đi xuống và giữ nó ở vị trí đứng yên. Van ngắt phải được kích hoạt muộn nhất là khi tốc độ đạt đến giá trị bằng tốc độ danh định đi xuống cộng với 0,30 m/s. 2.5.19 Trên thang máy thủy lực có nhiều xi lanh-pít tông hoạt động song song thì có thể sử dụng chung một van ngắt. Nếu không thì các van ngắt phải kết nối với nhau để đóng cùng lúc, nhằm tránh cho sàn cabin bị nghiêng hơn 5 % so với vị trí bình thường. 2.5.20 Trong khu vực chứa máy của thang máy thủy lực phải có một phương tiện có thể vận hành bằng tay từ bên ngoài giếng thang cho phép điều chỉnh được lưu lượng kích hoạt của van ngắt mà không làm cabin quá tải. Phương tiện này phải được bảo vệ khỏi các thao tác vô ý. Phương tiện này không được làm mất tác dụng của các thiết bị an toàn nằm cạnh xi lanh. 2.5.21 Trong khu vực chứa máy của thang máy thủy lực phải có một phương tiện có thể vận hành bằng tay từ bên ngoài giếng thang cho phép điều chỉnh được đến lưu lượng kích hoạt của van hạn áp mà không làm cabin quá tải. Phương tiện này phải được bảo vệ khỏi các thao tác vô ý. Phương tiện này không được làm mất tác dụng của các thiết bị an toàn nằm cạnh kích. 2.5.22 Thiết bị hãm của thang máy thủy lực chỉ hoạt động theo chiều thang đi xuống và có khả năng dừng cabin, với mức tải theo Bảng 2 của quy chuẩn này và giữ cho cabin đứng yên tại các chốt chặn cố định. 2.5.23 Tại mỗi tầng phải trang bị giá đỡ cố định được bố trí ở hai cấp để ngăn cabin trượt xuống thấp hơn mặt sàn tầng hơn 0,12 m và để dừng cabin ở mức dưới cùng của vùng mở cửa. 2.5.24 Khi có trang bị nhiều thiết bị hãm thì phải có biện pháp đề phòng để đảm bảo các thiết bị hãm khớp vào đúng giá đỡ tương ứng của chúng ngay cả trong trường hợp bị mất nguồn cấp điện khi cabin đang đi xuống. 2.5.25 Nếu thiết bị hãm không ở vị trí duỗi ra: 2.5.25.1 Một thiết bị điện phải ngăn việc cửa mở và bất kỳ chuyển động bình thường nào của cabin; 2.5.25.2 Thiết bị hãm sẽ được thu vào hoàn toàn và cabin sẽ được đưa về tầng thấp nhất mà thang máy phục vụ, và 2.5.25.3 Cửa mở để cho phép người bên trong rời cabin và cho th ang máy ngưng hoạt động. Cần phải có sự can thiệp của một kỹ thuật viên bảo trì có chuyên môn để đưa thang máy hoạt động trở lại.\n23.5.17.5 Phải có biện pháp phòng ngừa để tránh bộ hãm an toàn bị tay đòn vô tình kích hoạt trong trường hợp mất nguồn khi cabin đang đi xuống.\n2.6.1 Cabin, đối trọng hoặc khối lượng cân bằng, mỗi bộ phận phải được dẫn hướng bằng ít nhất hai ray dẫn hướng bằng thép cứng. 2.6.2 Ray dẫn hướng đối trọng hoặc khối lượng cân bằng không có bộ hãm an toàn có thể làm bằng thép tấm tạo hình và phải được bảo vệ chống gỉ. 2.6.3 Việc lắp đặt các ray dẫn hướng vào giá đỡ và vào tòa nhà phải cho phép hiệu chỉnh, hoặc tự động hoặc bằng thao tác điều chỉnh đơn giản, để bù lại những tác động do cách bố trí bình thường của tòa nhà hoặc do bê tông co rút. Phải ngăn ngừa trường hợp các phụ tùng kết nối bị lỏng ra có thể làm ray dẫn hướng rời ra khỏi vị trí. 2.6.4 Đối với phụ tùng kết nối ray dẫn hướng có chi tiết không phải bằng kim loại thì phải tính đến khả năng hư hỏng của các chi tiết này khi tính toán độ võng cho phép. 2.6.5 Các ray dẫn hướng, mối nối và phụ kiện phải chịu được các mức tải và lực tác động lên chúng để đảm bảo thang máy hoạt động an toàn và phải đáp ứng các yêu cầu sau: 2.6.5.1 Dẫn hướng cabin, đối trọng hoặc khối lượng cân bằng phải được đảm bảo; 2.6.5.2 Độ võng phải được giới hạn ở mức sao cho: 2.6.6 Phải tính đến sự tác động khi kết hợp của độ võng ray dẫn hướng và độ võng các giá đỡ, độ hở của ngàm dẫn hướng và độ thẳng của ray dẫn hướng để đảm bảo thang máy hoạt động an toàn.\na) Không xảy ra tình huống cửa được mở khóa không chủ ý;\nb) Hoạt động của thiết bị an toàn không bị ảnh hưởng;\nc) Không thể xảy ra tình huống các bộ phận chuyển động va chạm với các bộ phận khác.\n2.7.1 Thang máy phải được trang bị các bộ giảm chấn ở giới hạn dưới hành trình của cabin và đối trọng. Trong trường hợp (các) bộ giảm chấn được lắp vào cabin hoặc đối trọng thì khu vực mà (các) bộ giảm chấn tác động lên sàn hố thang phải được lắp thêm (các) gối nhô lên có chiều cao không thấp hơn 300 mm. Trong trường hợp bộ giảm chấn lắp vào đối trọng có tấm ngăn cao không quá 50 mm tính từ mặt sàn hố thang thì không cần có gối. 2.7.2 Ngoài các yêu cầu 2.7.1 thì thang máy dẫn động cưỡng bức phải được trang bị các bộ giảm chấn ở phía bên trên cabin để hoạt động cho giới hạn trên của hành trình. 2.7.3 Đối với thang máy thủy lực, khi (các) bộ giảm chấn của một thiết bị hãm được sử dụng để giới hạn hành trình của thang ở phía dưới cùng thì cũng yêu cầu có gối như ở 2.7.1 trừ khi các chốt chặn cố định của thiết bị hãm được lắp trên ray dẫn hướng của cabin, và cabin không thể vượt qua với thiết bị hãm đang rút vào. 2.7.4 Đối với thang máy thủy lực, khi bộ giảm chấn được nén hoàn toàn thì pít tông không chạm đế của xy lanh. Yêu cầu này không áp dụng cho các thiết bị được dùng để đảm bảo đồng bộ lại xy lanh dạng ống lồng trong đó có ít nhất một ống không chạm vào phần giới hạn cơ khí trong hành trình đi xuống của nó. 2.7.5 Nếu là thang máy thủy lực thì bộ giảm chấn phải có cấu tạo sao cho dễ dàng kiểm tra mức chất lỏng.\n2.8.1 Mỗi thang máy phải có ít nhất một máy dẫn động của riêng nó. 2.8.2 Các bộ phận quay của hệ thống máy phải được che chắn hiệu quả. 2.8.3 Thang máy phải được trang bị hệ thống phanh hoạt động tự động trong trường hợp mất nguồn cấp điện chính hoặc mất nguồn cho các mạch điều khiển. 2.8.3.1 Đối với phanh cơ điện phải có đủ khả năng độc lập dừng được máy khi cabin mang tải cao hơn 25 % tải định mức chuyển động theo chiều đi xuống với tốc độ định mức. Khi đó, gia tốc hãm trung bình của cabin không được cao hơn giá trị gia tốc phát sinh do hoạt động của bộ hãm an toàn hoặc của quá trình dừng trên bộ giảm chấn. Tất cả các bộ phận cơ khí tham gia trong quá trình tạo lực phanh ép lên bánh phanh hoặc đĩa phanh đều phải lắp hai bộ độc lập nhau, để đề phòng trường hợp nếu một bên phanh không hoạt động do một chi tiết nào đó bị hỏng, thì vẫn còn có một lực phanh tác động đủ lớn để làm giảm tốc, dừng và giữ lại phòng mang tải định mức đang đi xuống với tốc độ định mức và đi lên với cabin không mang tải. 2.8.3.2 Để giữ phanh mở đòi hỏi phải có một dòng điện liên tục, phải đáp ứng các yêu cầu sau: 2.8.3.2.1 Việc ngắt dòng này, được kích hoạt bởi một thiết bị an toàn điện phải được thực hiện bởi hai thiết bị cơ điện độc lập có thể cần hoặc không cần tích hợp vào các thiết bị trên, sẽ làm ngắt dòng điện cung cấp cho máy dẫn động thang máy; Nếu trong khi thang máy đứng yên, một trong các thiết bị cơ điện không mở mạch của phanh thì cabin phải được ngăn không cho di chuyển thêm. Nếu chức năng giám sát gặp lỗi bị kẹt thì cũng cho kết quả tương tự; 2.8.3.2.2 Khi động cơ của thang máy làm việc theo chế độ như một máy phát thì dòng điện phát ra không được phép đưa vào cung cấp cho thiết bị điều khiển phanh. 2.8.3.2.3 Thao tác phanh phải được thực hiện mà không có độ trễ7 ngay sau khi mở mạch nhả phanh. 2.8.3.2.4 Khi thiết bị bảo vệ quá tải và/hoặc bảo vệ quá dòng cho phanh cơ điện hoạt động thì nó phải đồng thời kích hoạt quá trình ngắt dòng điện cung cấp cho máy dẫn động. 2.8.3.2.5 Phanh sẽ không được cấp dòng cho đến khi động cơ được cấp nguồn. 2.8.4 Nếu cần phải có một thiết bị/cơ cấu cho hoạt động khẩn cấp thì thiết bị/cơ cấu phải thuộc một trong các loại sau: 2.8.4.1 Thiết bị/cơ cấu cơ khí trong đó lực thủ công để đưa cabin về tầng dừng gần nhất không được quá 150 N, và phải đáp ứng các yêu cầu sau: 2.8.4.2 Thiết bị/cơ cấu hoạt động bằng điện phải có đủ năng lượng để di chuyển cabin mang bất kỳ mức tải nào về tầng lân cận với tốc độ di chuyển không được lớn hơn 0,30 m/s khi thang gặp sự cố. 2.8.5 Phải dễ dàng kiểm tra xem cabin có nằm trong vùng mở khóa không. 2.8.6 Nếu lực thủ công để dịch chuyển cabin với tải định mức theo hướng đi lên lớn hơn 400 N, hoặc nếu không được trang bị phương tiện cơ khí thì phải trang bị một phương tiện khẩn cấp vận hành bằng điện. 2.8.7 Phương tiện cho hoạt động khẩn cấp phải nằm ở trong buồng máy hoặc trong tủ máy hay trên (các) bảng điều khiển dành cho thử nghiệm và tình huống khẩn cấp. 2.8.8 Nếu có một vô lăng quay bằng tay được trang bị cho hoạt động khẩn cấp thì hướng di chuyển của cabin phải được chỉ rõ trên máy, và nằm kế vô lăng quay tay đó. Nếu vô lăng không thể tháo lắp được thì chỉ dẫn có thể nằm trên chính vô lăng này. 2.8.9 Tốc độ cabin, mang nửa tải, theo chiều đi lên và đi xuống, với nửa hành trình, ngoại trừ các giai đoạn tăng tốc và giảm tốc, không được vượt quá 5 % của tốc độ định mức, khi nguồn đang hoạt động với tần số định mức, và điện áp động cơ bằng với điện áp định mức của thiết bị. 2.8.10 Động cơ được cấp nguồn trực tiếp bằng dòng xoay chiều hoặc một chiều thông qua công tắc tơ. Nguồn điện cung cấp phải được ngắt bằng hai công tắc tơ độc lập nhau, trong đó các tiếp điểm của chúng phải lắp nối tiếp trên mạch cấp nguồn. Nếu trong lúc thang dừng mà một trong các công tắc tơ không ngắt công tắc bộ nguồn, thì thang sẽ không thể chuyển động tiếp cho đến khi đổi chiều chuyển động của cabin. Nếu chức năng giám sát gặp lỗi bị kẹt thì cũng cho kết quả tương tự. 2.8.11 Thang máy dẫn động ma sát phải có một thiết bị giới hạn thời gian chạy động cơ để ngắt nguồn máy dẫn động và giữ nó ở tình trạng không được cấp nguồn, nếu: 2.8.11.1 Khi đã bắt đầu khởi động mà máy không quay; 2.8.11.2 Cabin/đối trọng bị dừng khi đang đi xuống do một vật cản làm cáp bị trượt trên puli máy dẫn động. 2.8.12 Thiết bị giới hạn thời gian chạy động cơ phải hoạt động trong khoảng thời gian không vượt quá giá trị nhỏ hơn 45 s hoặc vượt quá giá trị nhỏ hơn thời gian để di chuyển trọn vẹn hành trình trong hoạt động bình thường, cộng với 10 s, nhưng giá trị tối thiểu là 20 s nếu thời gian toàn hành trình nhỏ hơn 10 s. 2.8.13 Phải có sự can thiệp của một người kỹ thuật có chuyên môn để đưa thang máy hoạt động bình thường trở lại. Khi có nguồn trở lại sau khi bị ngắt nguồn thì việc duy trì máy kéo ở trạng thái dừng không còn cần thiết. 2.8.14 Thiết bị giới hạn thời gian chạy động cơ không được làm ảnh hưởng đến sự vận hành của cabin khi có hoạt động kiểm tra hoặc hoạt động khẩn cấp sử dụng điện. 2.8.15 Đối với máy dẫn động cho thang máy thủy lực 2.8.15.1 Trong trường hợp sử dụng nhiều xy lanh-pít tông thì tất cả phải được kết nối thủy lực song song để tất cả cùng nâng với cùng mức áp suất. 2.8.15.2 Trọng lượng của khối lượng cân bằng, nếu có, phải được tính toán để sao cho trong trường hợp bộ hãm treo bị đứt gãy (cabin/khối lượng cân bằng), thì áp suất trong hệ thống thủy lực không vượt quá hai lần áp suất đầy tải. 2.8.15.3 Nếu một xy lanh - pít tông vươn dài xuống nền đất thì nó phải được lắp đặt trong ống bảo vệ được niêm phong ở đầu dưới cùng. Nếu xi lanh - pít tông vươn dài vào các không gian khác thì nó phải được bảo vệ thích hợp. 2.8.15.4 Phải trang bị các chốt chặn giữa các đoạn nối tiếp nhau để ngăn không cho pít tông tuột khỏi các xy lanh của chúng. 2.8.15.5 Đối với thang máy hoạt động trong trường hợp khẩn cấp, cabin đi xuống 2.8.15.5.1 Thang máy phải được trang bị một van hạ xuống khẩn cấp vận hành bằng tay cho phép di chuyển cabin xuống tầng mà người có thể rời khỏi cabin, ngay cả trong trường hợp hư hỏng nguồn cung cấp điện, và van này được đặt trong không gian chứa máy tương ứng, có thể là buồng máy, tủ máy hoặc trên bảng điều khiển dành cho hoạt động khẩn cấp và thử nghiệm. 2.8.15.5.2 Tốc độ của cabin không được vượt quá 0,3 m/s. 2.8.15.5.3 Hoạt động của van này phải được tác động liên tục với 1 lực bằng tay. 2.8.15.5.4 Van này phải được bảo vệ khỏi các thao tác vô ý. 2.8.15.5.5 Van hạ xuống khẩn cấp không được làm cho pít tông bị lún xuống sâu hơn khi áp suất giảm xuống thấp hơn giá trị được xác định trước bởi nhà sản xuất. Trong trường hợp thang máy tác động gián tiếp có thể xuất hiện hiện tượng chùng cáp hoặc xích treo, thì sự vận hành bằng tay của van không được khiến cho pít tông bị lún xuống sâu hơn mức có thể làm chùng cáp hoặc xích treo. 2.8.15.5.6 Ngay cạnh van vận hành bằng tay dùng cho chuyển động đi xuống khẩn cấp phải có một tấm biển ghi “Cẩn thận - Hạ xuống khẩn cấp”. 2.8.15.6 Đối với thang máy hoạt động trong trường hợp khẩn cấp, cabin đi lên 2.8.15.6.1 Phải có sẵn một bơm tay lắp cố định cho mỗi thang máy thủy lực để di chuyển cabin đi lên. Bơm tay này phải để trong tòa nhà nơi thang máy được lắp đặt và chỉ được tiếp cận bởi những người có trách nhiệm. Phải trang bị sẵn phương tiện ở mỗi máy dẫn động thang máy để kết nối máy bơm. Nếu bơm tay không được lắp đặt cố định thì phải có biển chỉ dẫn rõ ràng về vị trí và cách kết nối thiết bị này cho những người làm công việc bảo trì và cứu hộ. 2.8.15.6.2 Bơm tay phải được nối với mạch nằm giữa van một chiều hoặc các van điều khiển đi xuống và van đóng. 2.8.15.6.3 Bơm tay phải được trang bị một van giảm áp để giới hạn áp suất về mức 2,3 lần áp suất đầy tải. 2.8.15.6.4 Ngay cạnh bơm tay dùng cho chuyển động đi lên khẩn cấp phải có một tấm biển ghi “Cẩn thận - Đi lên khẩn cấp”. 2.8.15.7 Nếu thang máy phục vụ cho hơn hai tầng thì phải có phương tiện, độc lập với bộ cấp nguồn, để kiểm tra xem cabin có nằm trong vùng mở khóa không. Phương tiện này được đặt trong không gian chứa máy tương ứng, có thểjà buồng máy hoặc tủ máy hoặc trên bảng điều khiển dành cho hoạt động khẩn cấp và thử nghiệm nơi lắp đặt thiết bị dành cho các hoạt động khẩn cấp. Yêu cầu này không áp dụng cho các thang máy có lắp một thiết bị cơ khí chống trôi. 2.8.15.8 Thang máy thủy lực phải có một thiết bị giới hạn _thời gian chạy động cơ để ngắt nguồn động cơ và giữ nó ở tình trạng không được cấp nguồn, nếu khi đã bắt đầu khởi động mà máy không quay hoặc cabin không di chuyển. 2.8.15.9 Thiết bị giới hạn thời gian _chạy động cơ,ngay cả khi được kích hoạt, phải không làm cản trở đến hoạt động kiểm tra và hệ thống điện chống trôi. 2.8.15.10 Bảo vệ tránh sự quá nhiệt của chất lỏng thủy lực Phải trang bị thiết bị giám sát nhiệt độ. Thiết bị này phải làm cho máy dừng và giữ máy ở trạng thái dừng\na) Nếu thiết bị/cơ cấu để di chuyển cabin có thể được dẫn động bởi chuyển động của thang máy thì đó phải là vô lăng nhẵn, không có nan hoa;\nb) Nếu thiết bị/cơ cấu có thể tháo rời, nó phải nằm ở nơi dễ dàng tiếp cận trong buồng máy và phải được đánh dấu phù hợp để dễ phân biệt;\n2.9.1 Tất cả các bộ truyền động điều khiển phải được lắp sao cho có thể dễ vận hành và bảo trì từ phía trước. Nếu cần phải tiếp cận để bảo trì định kỳ hoặc cân chỉnh thì thiết bị tương ứng phải được đặt ở vị trí từ 0,40 m đến 2,0 m ở phía trên khu vực làm việc. Các đầu nối phải ở vị trí ít nhất là 0,20 m phía trên khu vực làm việc và được lắp sao cho các dây dẫn hoặc cáp có thể dễ dàng nối đến chúng. Các yêu cầu này không áp dụng cho các bộ truyền động điều khiển trên nóc cabin. 2.9.2 Các bộ phận giúp thoát nhiệt (ví dụ bộ tản nhiệt, điện trở công suất) phải được lắp đặt sao cho nhiệt độ của mỗi thiết bị trong khu vực lân cận nằm trong giới hạn cho phép. 2.9.3 Trong giếng thang, không gian chứa máy và buồng puli phải trang bị phương tiện bao che để bảo vệ tránh tiếp xúc với các thiết bị điện; 2.9.4 Khi thiết bị có thể bị tiếp cận bởi những người không có trách nhiệm thì phải áp dụng phương tiện bảo vệ tránh tiếp xúc trực tiếp. 2.9.5 Nếu thiết bị điện được thiết kế thích ứng với thiết bị giám sát nhiệt độ, khi nhiệt độ vượt quá giới hạn, thì cabin phải ngừng tại tầng dừng để hành khách có thể ra khỏi cabin. Thang máy sẽ tự động trở lại hoạt động bình thường chỉ sau khi thiết bị điện đủ nguội. 2.9.6 Nếu nhiệt độ của động cơ máy thủy lực và/hoặc dầu được thiết kế thích ứng với thiết bị giám sát nhiệt độ vượt quá giới hạn, thì cabin phải dừng lại một cách trực tiếp và trở về tầng dưới cùng để hành khách có thể ra khỏi cabin. Thang máy sẽ tự động trở lại hoạt động bình thường chỉ sau khi thiết bị điện đủ nguội. 2.9.7 Đối với mỗi thang máy phải trang bị một thiết bị ngắt mạch chính có khả năng ngắt nguồn cung cấp cho thang máy trên tất cả các phần dẫn điện. Thiết bị ngắt mạch này phải được bố trí ở vị trí thích hợp và không được ngắt các mạch cấp dòng cho: 2.9.7.1 Đèn chiếu sáng và thông gió cabin; 2.9.7.2 Ổ cắm điện trên nóc cabin, 2.9.7.3 Chiếu sáng trong không gian chứa máy và buồng puli; 2.9.7.4 Ổ cắm điện trong không gian chứa máy, buồng puli và trong hố thang; 2.9.7.5 Chiếu sáng trong giếng thang. 2.9.8 Mỗi nguồn đầu vào cấp cho thang máy phải có một thiết bị ngắt nguồn nằm gần thiết bị ngắt mạch chính. Trong trường hợp thang máy hoạt động theo nhóm, nếu sau khi mở thiết bị ngắt mạch chính của một thang, những mạch còn lại vẫn hoạt động, các mạch ấy phải có khả năng cách ly riêng biệt mà không làm ngắt nguồn cung cấp cho tất cả các thang cùng nhóm. 2.9.9 Trong khi công tắc chính ngắt nguồn cho thang máy, thì phải ngăn bất kỳ chuyển động tự động nào của thang máy (ví dụ vận hành tự động bằng nguồn pin). 2.9.10 Các nguồn cung cấp điện chiếu sáng cho cabin, cho giếng thang, buồng máy và buồng puli, và các bảng điều khiển dành cho hoạt động khẩn cấp và thử nghiệm phải độc lập với nguồn cấp cho máy, hoặc thông qua một mạch điện khác, hoặc được nối vào mạch cấp nguồn cho máy nhưng phải nối vào cực trên của thiết bị ngắt mạch chính hoặc các thiết bị ngắt mạch chính.\n2.10.1 Việc điều khiển được thực hiện với sự trợ giúp của nút ấn hoặc thiết bị tương tự, như điều khiển cảm ứng, thẻ từ...Các thiết bị này phải được đặt trong các hộp sao cho không một chi tiết mang điện nào có thể chạm phải người sử dụng thang. 2.10.3 Các thông báo hiển thị được hoặc tín hiệu sẽ cho phép hành khách trong cabin biết thang sẽ dừng tại tầng nào. 2.10.4 Độ chính xác dừng tầng của cabin phải là ± 10 mm. Nếu trong quá trình chất tải và dỡ tải mà độ chính xác dừng tầng vượt quá ± 20 mm thì nó phải được chỉnh về mức ±10 mm. 2.10.5 Thang máy phải được lắp một thiết bị ngăn không cho khởi động như bình thường, bao gồm việc tự chỉnh lại bằng tầng, trong trường hợp cabin quá tải. Trong trường hợp thang máy thủy lực thiết bị phải ngăn hoạt động chỉnh lại bằng tầng. 2.10.6 Trong trường hợp quá tải: 2.10.6.1 Người sử dụng phải được thông báo bằng tín hiệu nghe thấy được hoặc nhìn thấy được trong cabin; 2.10.6.2 Cửa tự động vận hành bằng điện phải mở ra hoàn toàn; 2.10.6.3 Cửa vận hành bằng tay phải ở trạng thái mở khóa. 2.10.7 Công tắc cho hoạt động kiểm tra ở vị trí kiểm tra phải đáp ứng các điều kiện sau để vận hành cùng lúc: 2.10.7.1 Làm vô hiệu hóa các bộ điều khiển cho hoạt động bình thường; 2.10.7.2 Làm vô hiệu quá hoạt động khẩn cấp bằng điện; 2.10.7.3 Hoạt động chỉnh tầng và chỉnh lại tầng bị vô hiệu hóa; 2.10.7.4 Bất kỳ chuyển động tự động nào của các cửa vận hành bằng điện cũng không được phép diễn ra. Hoạt động đóng của các cửa vận hành bằng điện phụ thuộc vào: 2.10.7.4.1 Hoạt động của nút nhấn điều khiển hướng di chuyển cabin; hoặc 2.10.7.4.2 Các công tắc phụ thêm được bảo vệ khỏi các thao tác vô ý để điều khiển cơ cấu cửa. 2.10.7.5 Tốc độ cabin không vượt quá 0,63 m/s; 2.10.7.6 Tốc độ cabin không vượt quá 0,30 m/s khi khoảng cách theo chiều đứng ở khu vực đứng phía trên nóc cabin hoặc trong hố thang là 2,0 m hoặc nhỏ hơn; 2.10.7.7 Không được vượt quá các mức giới hạn của hành trình bình thường của cabin, có nghĩa là không vượt quá các vị trí dừng trong quá trình vận hành bình thường; 2.10.7.8 Hoạt động của thang máy vẫn phụ thuộc vào các thiết bị an toàn; 2.10.7.9 Nếu có hơn một bộ điều khiển kiểm tra được vặn sang chế độ \"KIỂM TRA”, thì không thể di chuyển cabin bằng bất kỳ bộ điều khiển kiểm tra nào trừ khi các nút nhấn tương tự trên các bộ điều khiển kiểm tra được vận hành đồng thời.\n2.11.1 Phải trang bị cho thang máy hệ thống cứu hộ bằng điện hoặc cứu hộ bằng tay để có thể dễ dàng thao tác trong quá trình cứu hộ thang máy khi gặp sự cố: 2.11.1.1. Cứu hộ bằng tay 2.11.1.1.1. Phải trang bị phương tiện cứu hộ bằng tay cho thang máy (thanh tác động, cần kéo, móc kéo...) để dịch chuyển cabin đến tầng dừng gần nhất. 2.11.1.1.2. Nếu không tiếp cận được máy dẫn động khi cứu hộ bằng tay phải có cơ cấu mở phanh máy dẫn động đặt bên ngoài giếng thang máy tại vị trí thuận tiện cho người thực hiện thao tác cứu hộ. 2.11.1.1.3. Tại vị trí mở phanh phải có các biện pháp để dễ dàng trong việc nhận biết được vị trí cabin (Có thể dùng cách đánh dấu lên cáp hoặc bằng cách quan sát hệ thống hiển thị của bộ điều khiển thang máy...). 2.11.1.1.4. Phải có cơ cấu nhả bộ khống chế vượt tốc đặt bên ngoài giếng thang tại vị trí thuận tiện cho người thực hiện thao tác cứu hộ. 2.11.1.2. Cứu hộ bằng điện Phải trang bị phương tiện cứu hộ bằng điện cho thang máy và đảm bảo các yêu cầu sau: 2.11.1.2.1. Cho phép điều khiển chuyển động của cabin từ tủ điều khiển (tủ điều khiển phải được đặt ở bên ngoài giếng thang máy tại vị trí thuận tiện cho người thực hiện thao tác cứu hộ) bằng cách ấn nút liên tục. Chiều chuyển động phải được chỉ rõ. 2.11.1.2.2. Nếu tủ điều khiển lắp trong giếng thang mà không tiếp cận được thì phải có thiết bị điều khiển khác thay thế. 2.11.1.3. Quy định về công tác bảo dưỡng, bảo trì thang máy Nhà sản xuất thang máy phải đưa ra quy trình bảo dưỡng, bảo trì thích hợp để đảm bảo an toàn cho người trong quá trình bảo dưỡng, bảo trì. 2.11.1.4. Quy trình cứu hộ Nhà sản xuất thang máy phải đưa ra quy trình cứu hộ thích hợp trong trường hợp xảy ra sự cố. 2.11.2 Thang máy phải trang bị hệ thống liên lạc khẩn cấp để người bên trong cabin liên lạc với người bên ngoài thang máy hoặc bộ phận cứu hộ trong trường hợp thang máy bị sự cố. Hệ thống liên lạc phải đảm bảo những yêu cầu sau: 2.11.2.1 Các nút ấn hoặc thiết bị của thiết bị liên lạc phải được đặt bên trong cabin, ở các vị trí dễ nhìn, dẽ tiếp cận, dễ sử dụng và được kích hoạt trong trường hợp thang máy bị lỗi hoặc có sự cố xảy ra. 2.11.2.2 Hệ thống liên lạc khẩn cấp phải hoạt động dựa trên giao tiếp bằng giọng nói 2 chiều, không bị gián đoạn trong suốt quá trình cứu hộ 2.11.2.3 Hệ thống liên lạc khẩn cẩp phải có bộ phận lưu trữ năng lượng riêng (pin, ắc quy hoặc các bô phận tương tự) giúp duy trì thời gian hoạt động tối thiểu 1 giờ ngay cả trong trường hợp nguồn điện dự phòng cho quạt hoặc hệ thống chiếu sáng bị ngắt. 2.11.2.4 Thang máy được lắp đặt tại căn hộ chung cư, các tòa nhà văn phòng, tòa nhà trung tâm thương mại, bệnh viện, khách sạn, nhà máy sản xuất, khu vực công cộng (như sân bay, nhà ga...) thì hệ thống liên lạc bắt buộc phải được kết nối với bộ phận bảo vệ hoặc an ninh của tòa nhà và phải gắn số điện thoại liên lạc với bộ phận an ninh cứu hộ/người chịu trách nhiệm về an toàn của tòa nhà/ công trình trong trường hợp cần thiết trong cabin thang máy tại vị trí dễ quan sát. 2.11.2.5 Hệ thống liên lạc phải được kiểm tra thường xuyên trong quá trình thực hiện việc bảo trì, kiểm định thang máy. 2.11.3 Thang máy phải được trang bị hệ thống báo động để thông báo trạng thái hoạt động của thang máy. Thiết bị báo động phải đảm bảo rằng toàn bộ thông tin báo động được phát ra cho đến khi được xác nhận, ngay cả khi đang thực hiện bảo trì.", "Khoản 1.3. Giải thích từ ngữ Trong Quy chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa của tiêu chuẩn Anh BS EN 1808:1999 Các yêu cầu an toàn đối với sàn thao tác treo - Tính toán thiết kế, tiêu chuẩn ổn định, xây dựng - Thử nghiệm (BS EN 1808:1999 Safety requirements on suspended access equipment - Design calculations, stability criteria, construction - Tests).", "Khoản 2.2. Các quy định cụ thể Ngoài các quy đinh nêu ở trên thì thang cuốn và băng tải chở người phải tuân thủ các điều kiện khác như sau: 2.2.1. Tất cả các bộ phận dẫn điện hoặc có khả năng dẫn điện của thang cuốn hoặc băng tải chở người được lắp đặt ở những nơi có các nguy cơ cháy, nổ thì phải tuân theo các quy định hiện hành về an toàn phòng chống cháy, nổ 2.2.2. Tại các lối vào và lối ra của thang cuốn và băng tải chở người phải có diện tích đủ rộng không gây nên sự cản trở đối với hành khách. 2.2.3. Phải có các biện pháp phòng ngừa tại những nơi mà vật cản của tòa nhà có thể gây thương tích cho hành khách. Đặc biệt là chỗ giao nhau với mặt sàn tầng và các thang cuốn hoặc băng tải chở người đan chéo nhau, phải đặt tấm chắn thẳng đứng có chiều cao không nhỏ hơn 0,3m và không có các mép sắc nhọn ở phía trên gờ trên lan can. 2.2.4. Khu vực xung quanh thang cuốn hoặc băng tải chở người phải được chiếu sáng đầy đủ, đặc biệt là ở khu vực gần tấm lược. Cường độ chiếu sáng tại các lối vào, lối ra bao gồm cả vùng tấm lược phải phù hợp với cường độ chiếu sáng của hệ thống chiếu sáng chung trong khu vực. Đối với thang cuốn hoặc băng tải chở người được lắp đặt bất kể trong nhà hay ngoài trời, thì cường độ chiếu sáng tại lối vào, lối ra đo trên mặt sàn phải đảm bảo không được nhỏ hơn 50 lux. 2.2.5. Các trạm dẫn động và bị dẫn, các khoang máy bên trong kết cấu thép của thang cũng như trong khoang đặt máy riêng phải đảm bảo người không có trách nhiệm không thể vào được. Các khoang này chỉ được sử dụng cho lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị cần thiết cho vận hành thang cuốn hoặc băng tải chở người. Cho phép lắp đặt trong khoang đặt máy hệ thống báo cháy, thiết bị dập lửa trực tiếp và các đầu phun nước tự động với điều kiện là chúng được bảo vệ thích hợp chống lại sự cố bất ngờ. Thiết bị dẫn động thang cũng được phép lắp đặt trong các buồng máy này.", "Khoản 3.5. Thang cuốn hoặc băng tải chở người có đủ điều kiện lắp đặt Thang cuốn hoặc băng tải chở người chỉ được lắp đặt khi có đủ các điều kiện sau. 3.5.1. Có đủ hồ sơ kỹ thuật như đã nêu ở mục 3.1 của quy chuẩn này. 3.5.2. Thang cuốn hoặc băng tải chở người sản xuất trong nước phải được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy theo quy định. Thang cuốn hoặc băng tải chở người nhập khẩu ở dạng tháo rời phải được chứng nhận hợp quy và hoàn thành thủ tục hải quan sau khi lắp đặt xong. 3.5.3. Các bộ phận chi tiết máy đi kèm phải đồng bộ hoặc chế tạo theo dạng liên kết của nhiều hãng, nhiều quốc gia thì phải đảm bảo các đặc tính kỹ thuật theo yêu cầu của hãng thang cuốn hoặc băng tải chở người đứng tên. Đặc biệt chú ý quy cách các bộ phận chi tiết quan trọng như: - Hệ thống dẫn động; - Cơ cấu của thang, băng; - Hệ thống phanh điều khiển, dừng thang hoặc băng; - Hệ thống hãm an toàn; - Các thiết bị an toàn, tín hiệu bảo vệ; - Máy kéo (động cơ, hộp số); - Hệ thống điều khiển. Tất cả các bộ phận cấu thành của thang cuốn hoặc băng tải chở người, phải đảm bảo được các yêu cầu kỹ thuật nêu trong TCVN 6397:2010 Thang cuốn và băng tải chở người - Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt.", "5.2 Giếng thang, buồng máy và buồng puli\n5.2.1 Yêu cầu chung\n...\n5.2.1.6 Thoát hiểm\nNếu không có phương tiện cứu hộ nào được trang bị cho (những) người bị kẹt trong giếng thang thì các thiết bị kích hoạt báo động cho các hệ thống báo động, theo TCVN 6396-28 (EN 81-28), phải được lắp đặt ở những nơi xuất hiện rủi ro bị mắc kẹt (xem 5.2.1.5.1, 5.2.6.4 và 5.4.7) và có thể được vận hành từ (các) không gian lánh nạn.\nNếu có rủi ro bị mắc kẹt ở khu vực bên ngoài giếng thang thì những rủi ro như thế này nên được thỏa thuận với chủ tòa nhà (xem 0.4.2 e).\n5.2.1.7 Vận chuyển thiết bị\nPhải trang bị một hoặc nhiều móc treo với ký hiệu mức tải làm việc an toàn thích hợp, trong buồng máy và nếu cần thiết thì trang bị ở đỉnh giếng thang; các điểm này được lắp đặt một cách thuận tiện để nâng các thiết bị nặng (xem 0.4.2 và 0.4.15).\n5.2.1.8 Độ chịu lực của các vách, sàn và trần\n5.2.1.8.1 Kết cấu của giếng thang, buồng máy và buồng puli phải tuân theo quy định về xây dựng và ít nhất có thể chịu được tải trọng do tác động của máy dẫn động, của các ray dẫn hướng tại thời điểm bộ hãm an toàn hoạt động, trong trường hợp tải trong cabin lệch tâm, do tác động của bộ giảm chấn, do tác động của các thiết bị chống nẩy ngược, do quá trình chất và dỡ tải cabin,... Xem thêm E.1." ]
Nguyên tắc lập kế hoạch sử dụng đất quy định như thế nào?
[ "Nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất\n1. Việc lập quy hoạch sử dụng đất phải tuân thủ quy định của pháp luật về quy hoạch và các nguyên tắc sau đây:\na) Quy hoạch sử dụng đất quốc gia phải bảo đảm tính đặc thù, liên kết của các vùng; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện phải thể hiện nội dung sử dụng đất của cấp xã;\nb) Bảo vệ nghiêm ngặt đất chuyên trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng;\nc) Bảo đảm sự cân bằng giữa nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực, địa phương và khả năng, quỹ đất của quốc gia nhằm sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả;\nd) Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên; thích ứng với biến đổi khí hậu;\nđ) Nội dung phân bổ và sử dụng đất trong quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch sử dụng đất quốc gia.\n2. Việc lập kế hoạch sử dụng đất phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:\na) Phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh;\nb) Kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cùng cấp đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; đối với kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh phải phù hợp với phương án phân bổ, khoanh vùng đất đai trong quy hoạch tỉnh;\nc) Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả;\nd) Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; thích ứng với biến đổi khí hậu;\nđ) Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;\ne) Kế hoạch của ngành, lĩnh vực, địa phương có sử dụng đất phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt." ]
[ "\"Điều 49. Thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất\n1. Việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, quy hoạch sử dụng đất an ninh được thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan.\n2. Chính phủ tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốc gia.\n3. Thủ tướng Chính phủ phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an trên cơ sở các chỉ tiêu sử dụng đất quốc gia đã được Quốc hội quyết định.\n4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương.\n5. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn cấp xã.\n6. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, kế hoạch sử dụng đất an ninh.\n7. Trường hợp quy hoạch sử dụng đất đã được công bố mà chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng và được thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật\nTrường hợp đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì người sử dụng đất trong khu vực phải chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất theo kế hoạch được tiếp tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất nhưng không được xây dựng mới nhà ở, công trình, trồng cây lâu năm; nếu người sử dụng đất có nhu cầu cải tạo, sửa chữa nhà ở, công trình hiện có thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật.\n8. Diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được công bố phải thu hồi để thực hiện dự án hoặc phải chuyển mục đích sử dụng đất mà sau 03 năm chưa có quyết định thu hồi đất hoặc chưa được phép chuyển mục đích sử dụng đất thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch sử dụng đất phải điều chỉnh, hủy bỏ và phải công bố việc điều chỉnh, hủy bỏ việc thu hồi hoặc chuyển mục đích đối với phần diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất.\nTrường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch sử dụng đất không điều chỉnh, hủy bỏ hoặc có điều chỉnh, hủy bỏ nhưng không công bố việc điều chỉnh, hủy bỏ thì người sử dụng đất không bị hạn chế về quyền theo quy định tại khoản 7 Điều này.\n9. Khi kết thúc thời kỳ quy hoạch sử dụng đất mà các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất chưa thực hiện hết thì vẫn được tiếp tục thực hiện đến khi quy hoạch sử dụng đất thời kỳ tiếp theo được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt.\n10. Chính phủ quy định chi tiết việc tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.\"", "Điều 3. Nguyên tắc lập kế hoạch đầu tư cấp xã\n1. Có sự tham gia của các tổ chức và cộng đồng dân cư trên địa bàn thôn, xã.\n2. Thực hiện dân chủ, công khai và minh bạch.\n3. Đảm bảo khả năng cân đối nguồn lực của các cấp, khả năng đóng góp nguồn lực của cộng đồng.", "Điều 4. Nguyên tắc lập hồ sơ thiết kế, dự toán\n1. Đối với các công trình lâm sinh đã được phê duyệt dự án đầu tư, chủ đầu tư lập thiết kế, dự toán công trình lâm sinh. Đối với dự án chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, việc lập thiết kế, dự toán công trình lâm sinh được thực hiện đồng thời với việc lập báo cáo kinh tế kỹ thuật.\n2. Đối với công trình khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, bảo vệ rừng sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước: đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước lập thiết kế, dự toán một lần cho nhiều năm hoặc lập thiết kế, dự toán hằng năm theo kế hoạch ngân sách được giao.\n3. Chủ đầu tư hoặc đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước thuê tư vấn lập hồ sơ thiết kế, dự toán hoặc tự lập khi có đủ điều kiện, năng lực như tổ chức tư vấn.", "Điều 12. Nguyên tắc lập quy hoạch thủy lợi\n1. Phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; chiến lược thủy lợi; quy hoạch tài nguyên nước.\n2. Gắn kết với quy hoạch kết cấu hạ tầng và các quy hoạch liên quan.\n3. Bảo đảm quản lý tổng hợp tài nguyên nước, thống nhất theo lưu vực sông, hệ thống công trình thủy lợi; thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế - xã hội trên lưu vực sông; phát triển bền vững.\n4. Phục vụ đa mục tiêu, bảo đảm hài hòa giữa khai thác với bảo vệ tài nguyên, môi trường, phòng, chống thiên tai. Chú trọng cấp nước cho hải đảo, vùng ven biển, khu vực biên giới, miền núi và vùng ven hồ chứa thủy điện.\n5. Bảo đảm cân đối nguồn nước trong phạm vi toàn quốc, vùng, lưu vực sông, hệ thống công trình thủy lợi, đơn vị hành chính; chuyển nước từ nơi thừa đến nơi thiếu; trữ nước mùa mưa cho mùa khô, năm nhiều nước cho năm ít nước.\n6. Bảo đảm việc tham gia ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quá trình lập quy hoạch thủy lợi.", "Điều 12. Giải quyết một số nội dung phát sinh về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sau ngày 01 tháng 7 năm 2014\n1. Đối với địa phương mà quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) của cấp huyện, cấp xã đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 thì được sử dụng để lập kế hoạch sử dụng đất năm 2015 cấp huyện; để điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện đến năm 2020 và lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm theo quy định của Luật Đất đai.\n2. Đối với địa phương mà quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp xã chưa được phê duyệt trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 thì không lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp xã. Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) của cấp huyện và sản phẩm của dự án lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp xã đối với những xã đang lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được sử dụng để lập kế hoạch sử dụng đất năm 2015 cấp huyện; để điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm theo quy định của Luật Đất đai.", "Nguyên tắc lập quy hoạch nông thôn\n1. Các xã phải được lập quy hoạch chung xây dựng để cụ thể hóa quy hoạch tỉnh, quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện, quy hoạch chung thành phố, thị xã, làm cơ sở lập các quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn và lập các dự án đầu tư xây dựng.\n2. Các điểm dân cư nông thôn phải được lập quy hoạch chi tiết xây dựng để cụ thể hóa quy hoạch chung xây dựng xã, làm cơ sở lập dự án đầu tư xây dựng và cấp giấy phép xây dựng.", "Chương V. QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT\nĐiều 60. Nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất\n1. Việc lập quy hoạch sử dụng đất các cấp phải tuân thủ nguyên tắc và mối quan hệ giữa các loại quy hoạch theo quy định của Luật Quy hoạch. Quy hoạch sử dụng đất các cấp phải tổng hợp, cân đối nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực có sử dụng đất.\n2. Quy hoạch sử dụng đất quốc gia phải bảo đảm tính đặc thù, liên kết vùng; bảo đảm sự cân bằng giữa nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực, địa phương và phù hợp với tiềm năng đất đai của quốc gia nhằm sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả.\n3. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được lập ở cấp quốc gia, cấp tỉnh và cấp huyện phải đáp ứng yêu cầu thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững; bảo đảm quốc phòng, an ninh.\n4. Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ; quy hoạch sử dụng đất của cấp trên bảo đảm nhu cầu sử dụng đất của cấp dưới; quy hoạch sử dụng đất của cấp dưới phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của cấp trên; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện phải xác định được nội dung sử dụng đất đến cấp xã; kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cùng cấp đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định, phê duyệt.\n5. Nội dung quy hoạch sử dụng đất phải kết hợp giữa chỉ tiêu sử dụng đất gắn với không gian, phân vùng sử dụng đất, hệ sinh thái tự nhiên.\n6. Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả; khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; thích ứng với biến đổi khí hậu; bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, độ che phủ rừng; bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.\n7. Bảo đảm tính liên tục, kế thừa, ổn định, đặc thù, liên kết của các vùng kinh tế - xã hội; cân đối hài hòa giữa các ngành, lĩnh vực, địa phương, giữa các thế hệ; phù hợp với điều kiện, tiềm năng đất đai.\n8. Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp phải bảo đảm sự tham gia của tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng, cá nhân; bảo đảm công khai, minh bạch.\n9. Quy hoạch sử dụng đất các cấp được lập đồng thời; quy hoạch sử dụng đất cấp cao hơn phải được quyết định, phê duyệt trước quy hoạch sử dụng đất cấp thấp hơn. Khi kết thúc thời kỳ quy hoạch sử dụng đất mà quy hoạch sử dụng đất thời kỳ tiếp theo chưa được cấp có thẩm quyền quyết định, phê duyệt thì các chỉ tiêu sử dụng đất chưa thực hiện hết được tiếp tục thực hiện đến khi quy hoạch sử dụng đất thời kỳ tiếp theo được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt.\n10. Kế hoạch sử dụng đất được lập đồng thời với lập, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cùng cấp. Kế hoạch sử dụng đất năm đầu của quy hoạch sử dụng cấp huyện được lập đồng thời với lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.\nĐiều 61. Hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất\n1. Hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất bao gồm:\na) Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia;\nb) Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh;\nc) Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện;\nd) Quy hoạch sử dụng đất quốc phòng;\nđ) Quy hoạch sử dụng đất an ninh.\n2. Quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc phòng và quy hoạch sử dụng đất an ninh thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia, thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về quy hoạch.\n3. Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và quy hoạch sử dụng đất cấp huyện là quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành cụ thể hóa quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh.\nĐiều 62. Thời kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất\n1. Thời kỳ, tầm nhìn quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc phòng và quy hoạch sử dụng đất an ninh thực hiện theo quy định của Luật Quy hoạch.\n2. Thời kỳ, tầm nhìn quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh thống nhất với thời kỳ, tầm nhìn của quy hoạch tỉnh.\n3. Thời kỳ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện là 10 năm. Tầm nhìn quy hoạch sử dụng đất cấp huyện là 20 năm.\n4. Thời kỳ kế hoạch sử dụng đất quốc gia, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh là 05 năm; kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện được lập hằng năm.\nĐiều 63. Kinh phí cho hoạt động quy hoạch. Kinh phí lập, điều chỉnh, thẩm định, quyết định, phê duyệt, công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất do ngân sách nhà nước bảo đảm từ nguồn sự nghiệp kinh tế.\nĐiều 64. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia\n1. Căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất quốc gia bao gồm:\na) Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; quy hoạch tổng thể quốc gia; chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực;\nb) Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội;\nc) Hiện trạng sử dụng đất, biến động đất đai, chất lượng đất, tiềm năng đất đai và kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất quốc gia kỳ trước;\nd) Nhu cầu, khả năng sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực, địa phương;\nđ) Tiến bộ khoa học và công nghệ có liên quan đến việc sử dụng đất.\n2. Nội dung quy hoạch sử dụng đất quốc gia thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch.\n3. Căn cứ lập kế hoạch sử dụng đất quốc gia bao gồm:\na) Quy hoạch sử dụng đất quốc gia;\nb) Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư công trung hạn của cả nước;\nc) Nhu cầu, khả năng sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực, địa phương;\nd) Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất 05 năm kỳ trước;\nđ) Khả năng đầu tư, huy động nguồn lực.\n4. Nội dung kế hoạch sử dụng đất quốc gia xác định diện tích các loại đất theo chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch sử dụng đất quốc gia theo từng thời kỳ kế hoạch sử dụng đất 05 năm.\n5. Xây dựng và cập nhật dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia vào cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai.\nĐiều 65. Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh\n1. Căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh bao gồm:\na) Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia;\nb) Các quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng; quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành có sử dụng đất cấp quốc gia, liên tỉnh;\nc) Quy hoạch tỉnh;\nd) Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của đơn vị hành chính cấp tỉnh;\nđ) Hiện trạng sử dụng đất, biến động đất đai, chất lượng đất, tiềm năng đất đai và kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước của tỉnh;\ne) Nhu cầu, khả năng sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực, địa phương; nguồn lực đầu tư công và các nguồn lực khác;\ng) Tiến bộ khoa học và công nghệ có liên quan đến việc sử dụng đất.\n2. Nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh bao gồm:\na) Định hướng sử dụng đất được xác định trong quy hoạch tỉnh, tầm nhìn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu;\nb) Xác định, chỉ tiêu sử dụng đất đã được phân bổ trong quy hoạch sử dụng đất quốc gia và chỉ tiêu sử dụng đất theo nhu cầu sử dụng đất cấp tỉnh;\nc) Xác định chỉ tiêu sử dụng đất quy định tại điểm b khoản này đến từng đơn vị hành chính cấp huyện;\nd) Xác định ranh giới, vị trí, diện tích khu vực lấn biển để sử dụng vào mục đích nông nghiệp, phi nông nghiệp;\nđ) Khoanh vùng các khu vực sử dụng đất cần quản lý nghiêm ngặt, gồm: đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên;\ne) Phân kỳ quy hoạch sử dụng cho từng kỳ kế hoạch 05 năm theo các nội dung quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản này;\ng) Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch sử dụng đất.\n3. Lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; xây dựng và cập nhật dữ liệu quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh vào cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai.\n4. Các tỉnh không phải là thành phố trực thuộc trung ương không phải lập kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh nhưng phải phân kỳ quy hoạch sử dụng đất cho từng kỳ kế hoạch 05 năm theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều này.\n5. Thành phố trực thuộc trung ương đã có quy hoạch chung được phê duyệt theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị thì không phải lập quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh mà căn cứ quy hoạch chung để lập kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh. Trường hợp quy hoạch chung được phê duyệt sau khi phê duyệt quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh mà làm thay đổi chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh thì không phải thực hiện điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh mà căn cứ quy hoạch chung để lập kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh.\n6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.\nĐiều 66. Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện\n1. Căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện bao gồm:\na) Quy hoạch tỉnh, quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; quy hoạch đô thị của thành phố trực thuộc trung ương đối với trường hợp không lập quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh;\nb) Các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành;\nc) Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện;\nd) Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của đơn vị hành chính cấp huyện;\nđ) Hiện trạng sử dụng đất, biến động đất đai, tiềm năng đất đai và kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất thời kỳ trước của cấp huyện;\ne) Nhu cầu, khả năng sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân cấp xã; đối với việc xác định nhu cầu sử dụng đất ở, đất khu đô thị, đất khu dân cư nông thôn được xác định trên cơ sở dự báo dân số, điều kiện hạ tầng, cảnh quan, môi trường theo quy định của pháp luật về xây dựng;\ng) Định mức sử dụng đất, tiến bộ khoa học và công nghệ có liên quan đến việc sử dụng đất.\n2. Nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp huyện bao gồm:\na) Định hướng sử dụng đất, tầm nhìn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; bảo đảm phù hợp, đồng bộ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch giao thông, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn;\nb) Xác định chỉ tiêu sử dụng đất đã được phân bổ trong quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh được thể hiện thông tin đến đơn vị hành chính cấp xã;\nc) Xác định chỉ tiêu sử dụng đất theo nhu cầu sử dụng đất của cấp huyện và cấp xã;\nd) Xác định diện tích và khoanh vùng các khu vực đã được phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh theo quy định tại điểm b và điểm đ khoản 2 Điều 65 của Luật này, trong đó xác định diện tích các loại đất để bảo đảm chính sách hỗ trợ đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số;\nđ) Xác định ranh giới, vị trí, diện tích khu vực lấn biển để sử dụng vào mục đích nông nghiệp, phi nông nghiệp;\ne) Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất 05 năm cấp huyện theo các điểm b, c, d và đ khoản này;\ng) Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch sử dụng đất.\n3. Lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện; xây dựng và cập nhật dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện vào cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai.\n4. Quận, thành phố, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương, thành phố, thị xã thuộc tỉnh đã có quy hoạch chung hoặc quy hoạch phân khu được phê duyệt theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị thì không phải lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện mà căn cứ vào quy hoạch chung hoặc quy hoạch phân khu và chỉ tiêu sử dụng đất đã được phân bổ từ quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và các chỉ tiêu sử dụng đất của địa phương để lập kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện.\n5. Đối với những khu vực không thuộc quy định tại khoản 4 Điều này mà đã có quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn được phê duyệt thì việc lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện phải cập nhật định hướng không gian sử dụng đất và hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo thời kỳ quy hoạch sử dụng đất.\nĐiều 68. Quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, quy hoạch sử dụng đất an ninh\n1. Quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, quy hoạch sử dụng đất an ninh là quy hoạch ngành quốc gia.\n2. Căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, quy hoạch sử dụng đất an ninh bao gồm các căn cứ theo quy định của pháp luật về quy hoạch và các căn cứ sau đây:\na) Quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia;\nb) Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của quốc gia;\nc) Hiện trạng sử dụng đất và kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, quy hoạch sử dụng đất an ninh thời kỳ trước;\nd) Nhu cầu, khả năng sử dụng đất quốc phòng, an ninh.\n3. Nội dung quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, quy hoạch sử dụng đất an ninh thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch.\n4. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong quá trình lập quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, quy hoạch sử dụng đất an ninh bảo đảm phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh; rà soát, xác định vị trí, diện tích, ranh giới đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; xác định vị trí, diện tích, ranh giới đất quốc phòng, an ninh không còn nhu cầu sử dụng để bàn giao cho địa phương quản lý, sử dụng.\nĐiều 69. Trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất\n1. Chính phủ tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chủ trì giúp Chính phủ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia.\n2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh. Cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp tỉnh có trách nhiệm chủ trì giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh.\n3. Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện. Cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp huyện có trách nhiệm chủ trì giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện.\n4. Quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt trong năm đầu tiên của kỳ quy hoạch.\n5. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các địa phương có biển được lập bao gồm cả khu vực lấn biển.\nĐiều 70. Lấy ý kiến về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất\n1. Việc lấy ý kiến về quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, quy hoạch sử dụng đất an ninh thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch.\n2. Việc lấy ý kiến về quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh được quy định như sau:\na) Cơ quan lập quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh có trách nhiệm lấy ý kiến các sở, ngành có liên quan, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, cá nhân có liên quan về quy hoạch sử dụng đất. Việc lấy ý kiến được thực hiện thông qua hình thức công khai thông tin về nội dung của quy hoạch sử dụng đất trên trang thông tin điện tử của cơ quan lập quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh. Nội dung lấy ý kiến gồm báo cáo thuyết minh, hệ thống bản đồ về quy hoạch sử dụng đất;\nb) Việc tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến và hoàn thiện phương án quy hoạch sử dụng đất được thực hiện trước khi trình Hội đồng thẩm định quy hoạch sử dụng đất và phải công bố công khai ý kiến đóng góp và việc tiếp thu, giải trình ý kiến đóng góp trên trang thông tin điện tử của cơ quan lập quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh;\nc) Thời gian lấy ý kiến về quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh là 45 ngày kể từ ngày công khai thông tin về nội dung lấy ý kiến.\n3. Việc lấy ý kiến về quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện được quy định như sau:\na) Cơ quan lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện lấy ý kiến các phòng, ban, ngành có liên quan, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, cá nhân có liên quan về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Việc lấy ý kiến được thực hiện thông qua hình thức công khai thông tin về nội dung của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên trang thông tin điện tử của cơ quan lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã và niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, điểm dân cư, niêm yết, trưng bày tại nhà văn hóa các thôn, làng, ấp, bản, bon, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, tổ chức hội nghị, hội thảo và phát phiếu lấy ý kiến các hộ gia đình, cá nhân đại diện cho các xã, phường, thị trấn. Nội dung lấy ý kiến bao gồm báo cáo thuyết minh, hệ thống bản đồ về quy hoạch sử dụng đất;\nb) Việc tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến và hoàn thiện phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thực hiện trước khi trình thẩm định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và phải công bố công khai ý kiến đóng góp và việc tiếp thu, giải trình ý kiến đóng góp trên trang thông tin điện tử của cơ quan lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện;\nc) Thời gian lấy ý kiến về quy hoạch sử dụng đất cấp huyện là 30 ngày, kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện là 20 ngày kể từ ngày công khai thông tin về nội dung lấy ý kiến.\n4. Các ý kiến về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải được tổng hợp đầy đủ, chính xác và phải được tiếp thu, giải trình khách quan, minh bạch, nghiêm túc và thấu đáo.\nĐiều 71. Thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất\n1. Thẩm quyền thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được quy định như sau:\na) Thẩm quyền thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, quy hoạch sử dụng đất an ninh thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch;\nb) Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Hội đồng thẩm định kế hoạch sử dụng đất quốc gia. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm giúp Hội đồng thẩm định trong quá trình thẩm định kế hoạch sử dụng đất quốc gia;\nc) Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và giao đơn vị thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường giúp Hội đồng thẩm định trong quá trình thẩm định quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh;\nd) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh đối với các thành phố trực thuộc trung ương không phải lập quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch sử dụng đất cấp huyện; giao đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giúp Hội đồng thẩm định trong quá trình thẩm định kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.\n2. Nội dung thẩm định quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và cấp huyện bao gồm:\na) Cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học để lập quy hoạch sử dụng đất;\nb) Mức độ phù hợp của quy hoạch sử dụng đất với nội dung quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;\nc) Hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường;\nd) Tính khả thi của quy hoạch sử dụng đất.\n3. Nội dung thẩm định kế hoạch sử dụng đất bao gồm:\na) Căn cứ, nội dung lập kế hoạch sử dụng đất;\nb) Mức độ phù hợp của kế hoạch sử dụng đất với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị;\nc) Tính khả thi của kế hoạch sử dụng đất.\n4. Hội đồng thẩm định quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, cấp huyện, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, cấp tỉnh có trách nhiệm thẩm định và gửi thông báo kết quả thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến cơ quan tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quy định tại Điều 69 của Luật này; cơ quan tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chỉ đạo cơ quan lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tiếp thu, giải trình theo nội dung thông báo kết quả thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Trường hợp cần thiết, Hội đồng thẩm định quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, cấp huyện, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, cấp tỉnh tổ chức kiểm tra, khảo sát thực địa các khu vực dự kiến chuyển mục đích sử dụng đất, đặc biệt là việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.\n5. Việc thẩm định quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, quy hoạch sử dụng đất an ninh thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch.\nĐiều 72. Thẩm quyền quyết định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất\n1. Thẩm quyền quyết định, phê duyệt quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, quy hoạch sử dụng đất an ninh thực hiện theo quy định của Luật Quy hoạch.\n2. Chính phủ phê duyệt kế hoạch sử dụng đất quốc gia.\n3. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh đối với thành phố trực thuộc trung ương không phải lập quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh.\n4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện.\n5. Trước khi phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua danh mục công trình, dự án phải thu hồi đất, trong đó có dự án thu hồi đất để đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất; dự án phải chuyển mục đích sử dụng đất mà có diện tích đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất theo quy hoạch, trừ các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 67 của Luật này.\nĐiều 73. Rà soát, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất\n1. Việc điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:\na) Việc điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải do cơ quan có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quyết định hoặc phê duyệt;\nb) Cơ quan có thẩm quyền tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chịu trách nhiệm tổ chức lập điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;\nc) Việc điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất không làm thay đổi mục tiêu của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;\nd) Việc điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch, sử dụng đất không làm thay đổi chỉ tiêu sử dụng đất đã được quy hoạch sử dụng đất cấp trên xác định, phân bổ;\nđ) Tuân thủ trình tự, thủ tục theo quy định của Luật này.\n2. Cơ quan có thẩm quyền tổ chức lập quy hoạch có trách nhiệm tổ chức rà soát quy hoạch sử dụng đất định kỳ 05 năm để điều chỉnh phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn.\n3. Việc rà soát, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, quy hoạch sử dụng đất an ninh thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch.\n4. Căn cứ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh bao gồm:\na) Do điều chỉnh quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành có sử dụng đất cấp quốc gia, liên tỉnh làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất của cấp tỉnh;\nb) Do việc thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính của đơn vị hành chính cấp tỉnh, đơn vị hành chính trực thuộc;\nc) Do tác động của thiên tai, chiến tranh, yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh làm thay đổi mục đích, cơ cấu, vị trí, diện tích sử dụng đất.\n5. Căn cứ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện bao gồm:\na) Do điều chỉnh quy hoạch cấp trên trực tiếp làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất của cấp huyện;\nb) Do việc thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính của địa phương;\nc) Do chiến tranh, yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh làm thay đổi mục đích, cơ cấu, vị trí, diện tích sử dụng đất;\nd) Do tác động của thiên tai, ứng phó sự cố về môi trường làm thay đổi mục đích sử dụng đất; việc triển khai thực hiện quy hoạch tác động tiêu cực đến an sinh xã hội, môi trường sinh thái và ảnh hưởng đến cộng đồng;\nđ) Có biến động về nguồn lực thực hiện quy hoạch, hình thành dự án trọng điểm phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng làm thay đổi định hướng sử dụng đất.\n6. Việc điều chỉnh quy hoạch được thực hiện khi có một trong các căn cứ quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này và được cơ quan có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt cho phép điều chỉnh.\n7. Việc điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất được thực hiện khi có sự điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị hoặc có sự thay đổi về khả năng thực hiện kế hoạch sử dụng đất.\n8. Việc điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thực hiện theo quy định tại các điều 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71, 72 và 75 của Luật này.\n9. Cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quyết định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp nào thì có thẩm quyền quyết định, phê duyệt điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp đó.\nĐiều 74. Lựa chọn tư vấn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất\n1. Việc lựa chọn tư vấn lập quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, quy hoạch sử dụng đất an ninh thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch.\n2. Việc lựa chọn tư vấn lập kế hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện thực hiện theo quy định của Chính phủ.\nĐiều 75. Công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất\n1. Việc công bố công khai quy hoạch sử dụng đất quốc gia thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch.\n2. Kế hoạch sử dụng đất quốc gia; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt phải được công bố công khai.\n3. Trách nhiệm công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được quy định như sau:\na) Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia tại trụ sở cơ quan và trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường;\nb) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh tại trụ sở cơ quan và trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;\nc) Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm công bố công khai quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện tại trụ sở cơ quan, trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp huyện và công bố công khai nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện có liên quan đến xã, phường, thị trấn tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã; Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm công bố công khai đến người dân, người sử dụng đất tại địa bàn xã.\n4. Thời điểm, thời hạn phải công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo quy định sau đây;\na) Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt thì quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải được công bố công khai;\nb) Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải được công khai trong suốt kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.\n5. Tài liệu công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất bao gồm;\na) Văn bản phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;\nb) Báo cáo thuyết minh về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt;\nc) Bản đồ về quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.\nĐiều 76. Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất\n1. Chính phủ tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia. Thủ tướng Chính phủ phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất cho đơn vị hành chính cấp tỉnh, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an trên cơ sở các chỉ tiêu sử dụng đất quốc gia đã được Quốc hội quyết định.\n2. Bộ Quốc phòng có trách nhiệm tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất quốc phòng; Bộ Công an có trách nhiệm thực hiện quy hoạch sử dụng đất an ninh.\n3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương.\n4. Trường hợp quy hoạch sử dụng đất đã được công bố công khai mà chưa có kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện thì người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng và được thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật này.\n5. Đối với dự án thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 67 của Luật này mà phải thu hồi đất thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có dự án phải công bố công khai phạm vi thu hồi đất theo tiến độ của dự án đến người sử dụng đất.\n6. Đối với diện tích đất phải thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất trong kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện hoặc phải thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại khoản 4 Điều 67 của Luật này thì người sử dụng đất được tiếp tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất nhưng không được xây dựng mới nhà ở, công trình, trồng mới cây lâu năm; người sử dụng đất được xây dựng theo giấy phép xây dựng có thời hạn, cải tạo, sửa chữa nhà ở, công trình hiện có theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật có liên quan.\n7. Diện tích đất được xác định trong kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thu hồi để thực hiện dự án hoặc phải chuyển mục đích sử dụng đất mà sau 02 năm liên tục được xác định trong kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện chưa có quyết định thu hồi đất hoặc chưa được phép chuyển mục đích sử dụng đất thì cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện phải xem xét, đánh giá điều chỉnh, hủy bỏ và phải công bố công khai việc điều chỉnh, hủy bỏ việc thu hồi đất hoặc hủy bỏ việc chuyển mục đích sử dụng đất đối với phần diện tích đất được xác định trong kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện không điều chỉnh, hủy bỏ hoặc có điều chỉnh, hủy bỏ nhưng không công bố công khai thì người sử dụng đất không bị hạn chế về các quyền sử dụng đất đã được pháp luật quy định.\n8. Hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức rà soát, xử lý và công bố công khai việc thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, điều chỉnh, hủy bỏ việc thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất đối với đất đã được ghi trong kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; gửi thông tin đến Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã.\n9. Chính phủ quy định nguyên tắc, tiêu chí phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất cấp tỉnh, chỉ tiêu sử dụng đất cấp huyện.\n10. Chính phủ quy định chi tiết Điều này và việc lập, thẩm định, điều chỉnh, lấy ý kiến, phê duyệt, công bố kế hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện.\nĐiều 77. Trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất\n1. Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước ngày 15 tháng 10 hằng năm.\n2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 15 tháng 10 của năm cuối thời kỳ quy hoạch, kỳ kế hoạch sử dụng đất.\n3. Bộ Quốc phòng báo cáo kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, Bộ Công an báo cáo kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất an ninh đến Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 15 tháng 10 của năm cuối thời kỳ kế hoạch sử dụng đất 05 năm và năm cuối thời kỳ quy hoạch sử dụng đất.\n4. Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất của cả nước trình Chính phủ để báo cáo Quốc hội vào năm cuối của thời kỳ quy hoạch sử dụng đất.", "\"Điều 184. Đất sử dụng đa mục đích \n...\n2. Việc sử dụng đất sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:\na) Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;\nb) Không làm thay đổi mục đích sử dụng đất chính;\nc) Không làm ảnh hưởng đến việc bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học, cảnh quan môi trường;\nd) Không làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của các thửa đất liền kề;\nđ) Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định;\ne) Phải tuân thủ các pháp luật chuyên ngành.''", "Nguyên tắc sử dụng đất\n1. Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.", "Khoản 1. Căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện bao gồm:\na) Quy hoạch tỉnh;\nb) Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;\nc) Hiện trạng sử dụng đất, tiềm năng đất đai và kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất cấp huyện thời kỳ trước;\nd) Nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực, của cấp huyện, cấp xã;\nđ) Định mức sử dụng đất;\ne) Tiến bộ khoa học và công nghệ có liên quan đến việc sử dụng đất." ]
Câu hỏi dùng cho sát hạch cấp bằng lái xe mô tô các hạng A1 gồm bao nhiêu câu?
[ "Nội dung và hướng dẫn sử dụng\n...\n1.2 Hướng dẫn sử dụng bộ 600 câu hỏi\na) Câu hỏi dùng cho sát hạch cấp giấy phép lái xe hạng B2, C, D, E và các hạng F gồm 600 câu; trong đó có 60 câu về tình huống mất an toàn giao thông nghiêm trọng theo Phụ lục 4 đính kèm văn bản này.\nb) Câu hỏi dùng cho sát hạch cấp giấy phép lái xe hạng B1 gồm 574 câu hỏi trong bộ 600 (không bao gồm 26 câu về nghiệp vụ vận tải); trong đó có 60 câu về tình huống mất an toàn giao thông nghiêm trọng theo Phụ lục 4 đính kèm văn bản này.\nc) Câu hỏi dùng cho sát hạch cấp giấy phép lái xe hạng A3 và A4 gồm 500 câu, trong đó có 54 câu về tình huống mất an toàn giao thông nghiêm trọng theo Phụ lục 3 đính kèm văn bản này (các câu hỏi không sử dụng cơ bản không liên quan đến kiến thức, kỹ năng đối với hạng A3, A4 gồm: 26 câu về nghiệp vụ vận tải, 35 câu về cấu tạo sửa chữa, 39 câu hỏi kỹ thuật lái xe).\nd) Câu hỏi dùng cho sát hạch cấp giấy phép lái xe mô tô các hạng A2 gồm 400 câu, trong đó có 50 câu về tình huống mất an toàn giao thông nghiêm trọng theo Phụ lục 2 đính kèm văn bản này (các câu hỏi không sử dụng cơ bản không liên quan đến kiến thức, kỹ năng đối với hạng A2 gồm: 05 câu hỏi khái niệm định nghĩa, 26 câu về nghiệp vụ vận tải, 17 câu hỏi về văn hóa giao thông, 39 câu về kỹ thuật lái xe ô tô và 35 câu về cấu tạo sửa chữa ô tô và 79 câu hỏi tình huống sa hình về điều khiển ô tô).\nđ) Câu hỏi dùng cho sát hạch cấp giấy phép lái xe mô tô các hạng A1 gồm 200 câu, trong đó có 20 câu về tình huống mất an toàn giao thông nghiêm trọng theo Phụ lục 1 đính kèm văn bản này (các câu hỏi không sử dụng cơ bản không liên quan đến kiến thức, kỹ năng đối với hạng A1 gồm: 83 câu hỏi câu về khái niệm và quy tắc giao thông đường bộ, 26 câu về nghiệp vụ vận tải, 18 câu hỏi về văn hóa giao thông và đạo đức người lái xe, 44 câu về kỹ thuật lái xe và 35 câu về cấu tạo sửa chữa, 117 câu hỏi hệ thống biển báo hiệu đường bộ và 79 câu hỏi giải các thế sa hình và kỹ năng xử lý tình huống giao thông)." ]
[ "Mục 4. SÁT HẠCH THỰC HÀNH LÁI TÀU\nĐiều 60. Phương tiện và quãng đường sát hạch\n1. Phương tiện sát hạch phải đáp ứng các yêu cầu tại khoản 2 Điều 39 Thông tư này và các yêu cầu sau:\na) Đối với các loại tàu điện, đầu máy diesel: Phải kéo đoàn xe khách đường sắt đô thị;\nb) Đối với phương tiện chuyên dùng: Nếu có toa xe hoặc xe rơ moóc thì phải kéo theo cả toa xe hoặc xe rơ moóc đó.\n2. Quãng đường sát hạch\na) Thí sinh lái tàu chạy ít nhất 11 khu gian liên tiếp, theo đúng quy định của biểu đồ chạy tàu, công lệnh tốc độ và cảnh báo hiện hành; trong đó khu gian đầu là khu gian chạy thử, các khu gian sau dùng để đánh giá kết quả thực hành lái tàu;\nb) Đối với tuyến đường và tàu được trang bị thiết bị điều khiển chạy tàu tự động, tại khu gian đầu tiên, thiết bị điều khiển chạy tàu tự động để ở vị trí mở (ON); tại các khu gian còn lại, thiết bị điều khiển chạy tàu tự động để ở vị trí tắt (OFF).\nĐiều 61. Nội dung sát hạch\n1. Công tác chuẩn bị, báo cáo, hô đáp và xác nhận tín hiệu: Thí sinh phải kiểm tra sự đầy đủ của các dụng cụ, giấy tờ cần thiết và báo cáo, hô đáp xác nhận tín hiệu theo quy định.\n2. Kỹ năng đo khoảng cách bằng mắt: Tiến hành đo cự ly bằng mắt ở cự ly trung bình (từ 100 ÷ 300 mét) và cự ly dài (từ 301 ÷ 600 mét), mỗi cự ly 01 lần.\n3. Kỹ năng dừng tàu: Thí sinh phải dừng tàu ít nhất 10 lần. Vị trí dừng tàu được xác định bằng mốc dừng tàu chuẩn đã được quy định trong đề sát hạch. Vị trí dừng tàu được xê dịch trong khoảng cho phép như sau:\na) Đối với ga không có cửa chắn ke ga là ± 1,0 mét;\nb) Đối với ga có cửa chắn ke ga là: ± 0,5 mét.\n4. Kỹ năng lái tàu: Thí sinh phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật theo quy định, lái tàu chạy đúng thời gian quy định trong biểu đồ chạy tàu, đúng tốc độ quy định và cảnh báo hiện hành.\n5. Kỹ năng điều khiển thiết bị phanh hãm tự động: Thí sinh phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật theo quy định, dừng tàu êm dịu.\n6. Xử lý tình huống khẩn cấp: Thí sinh phải thực hiện các biện pháp xử lý 01 tình huống khẩn cấp giả định trong quá trình thực hành theo quy định của đề thi.\nĐiều 62. Điểm sát hạch. Điểm sát hạch thực hành lái tàu được quy định tối đa là 100 điểm cho mỗi nội dung quy định tại Điều 61 của Thông tư này.\nĐiều 63. Điều kiện công nhận đạt yêu cầu. Thí sinh được công nhận đạt yêu cầu khi đạt tối thiểu 60 điểm cho mỗi nội dung quy định tại Điều 61 của Thông tư này sau khi trừ điểm vi phạm (nếu có).", "Khoản 3. Sát hạch để cấp giấy phép lái xe hạng B1 số tự động cho người khuyết tật không đủ điều kiện điều khiển xe sát hạch hạng B1 số tự động của trung tâm sát hạch\na) Người dự sát hạch phải có đủ hồ sơ, thực hiện đủ nội dung và quy trình sát hạch theo quy định tại trung tâm sát hạch có đủ điều kiện, có hai sát hạch viên ngồi trên xe chấm điểm trực tiếp nội dung sát hạch lái xe trong hình và trên đường;\nb) Người dự sát hạch sử dụng ô tô của người khuyết tật để làm xe sát hạch; ô tô của người khuyết tật phải có kết cấu phù hợp với việc điều khiển của người khuyết tật, đảm bảo các điều kiện theo quy định tại các điểm đ, e, i và k khoản 2 Điều 6 Nghị định số 65/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe.", "Bài thi trắc nghiệm\n1. Thời gian làm bài: 60 phút.\n2. Số lượng câu hỏi:\na) Phần kiến thức chung: 30 câu;\nb) Phần kiến thức chuyên môn: 15 câu.\n3. Thang điểm: Điểm tối đa là 45 điểm, mỗi câu trả lời đúng được 01 điểm.", "Khoản 3. Đào tạo lái xe các hạng B1, B2, C\na) Môn Pháp luật giao thông đường bộ SỐ TT NỘI DUNG Hạng B1: 90 giờ Hạng B2: 90 giờ Hạng C: 90 giờ Lý thuyết: 72 giờ Thực hành: 18 giờ Lý thuyết: 72 giờ Thực hành: 18 giờ Lý thuyết: 72 giờ Thực hành: 18 giờ 1 Phần I. Luật Giao thông đường bộ 24 - 24 - 24 - Chương I: Những quy định chung 2 - 2 - 2 - Chương II: Quy tắc giao thông đường bộ 9 - 9 - 9 - Chương III: Xe ô tô tham gia giao thông đường bộ 5 - 5 - 5 - Chương IV: Người lái xe ô tô tham gia giao thông đường bộ 5 - 5 - 5 - Chương V: Vận tải đường bộ 3 3 3 - 2 Phần II. Hệ thống báo hiệu đường bộ 28 10 28 10 28 10 Chương I: Quy định chung 1 - 1 - 1 - Chương II: Hiệu lệnh điều khiển giao thông 1 1 1 1 1 1 Chương III: Biển báo hiệu 19 5 19 5 19 5 Phân nhóm và hiệu lực của biển báo hiệu 1 - 1 - 1 - Biển báo cấm 4 1 4 1 4 1 Biển báo nguy hiểm 4 1 4 1 4 1 Biển hiệu lệnh 3 1 3 1 3 1 Biển chỉ dẫn 5 1 5 1 5 1 Biển phụ 2 1 2 1 2 1 Chương IV: Các báo hiệu đường bộ khác 7 4 7 4 7 4 Vạch kẻ đường 1,5 1 1,5 1 1,5 1 Cọc tiêu, tường bảo vệ và hàng rào chắn 1 1 1 1 1 1 Cột kilômét 1 0,5 1 0,5 1 0,5 Mốc lộ giới 1 0,5 1 0,5 1 0,5 Gương cầu lồi và dải phân cách tôn sóng - 1 - 1 - 1 Báo hiệu trên đường cao tốc 1 - 1 - 1 - Báo hiệu cấm đi lại 1 - 1 - 1 - Báo hiệu tuyến đường bộ đối ngoại 0,5 - 0,5 - 0,5 - 3 Phần III. Xử lý các tình huống giao thông 8 6 8 6 8 6 Chương I: Các đặc điểm của sa hình 2 2 2 Chương II: Các nguyên tắc đi sa hình 4 4 4 4 4 4 Chương III: Vận dụng các tình huống giao thông trên sa hình 2 2 2 2 2 2 4 Tổng ôn tập, kiểm tra 12 2 12 2 12 2\nb) Môn Cấu tạo và sửa chữa thông thường SỐ TT NỘI DUNG Hạng B1: 8 giờ Hạng B2: 18 giờ Hạng C: 18 giờ Lý thuyết: 8 giờ Thực hành: 0 giờ Lý thuyết: 10 giờ Thực hành: 8 giờ Lý thuyết: 10 giờ Thực hành: 8 giờ 1 Giới thiệu cấu tạo chung 1 - 1 - 1 - 2 Động cơ ô tô 1 - 2 1 2 1 3 Gầm ô tô 1 - 1 1 1 1 4 Điện ô tô 1 - 1 1 1 1 5 Nội quy xưởng, kỹ thuật an toàn, sử dụng đồ nghề 1 - 1 - 1 - 6 Bảo dưỡng các cấp 1 - 1 2 1 2 7 Sửa chữa các hư hỏng thông thường 1 - 2 3 2 3 8 Kiểm tra 1 - 1 - 1 -\nc) Môn Nghiệp vụ vận tải SỐ TT NỘI DUNG Hạng B2: 16 giờ Hạng C: 16 giờ Lý thuyết: 12 giờ Thực hành: 4 giờ Lý thuyết: 12 giờ Thực hành: 4 giờ 1 Khái niệm chung về vận tải ô tô, quản lý vận tải, chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật 3 1 3 1 2 Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô 4 1 4 1 3 Các thủ tục trong vận tải 2 1 2 1 4 Trách nhiệm của người lái xe 2 1 2 1 5 Kiểm tra 1 - 1 -\nd) Môn Đạo đức người lái xe và Văn hóa giao thông SỐ TT NỘI DUNG Hạng B1: 14 giờ Hạng B2: 20 giờ Hạng C: 20 giờ Lý thuyết: 13 giờ Thực hành: 1 giờ Lý thuyết: 19 giờ Thực hành: 1 giờ Lý thuyết: 19 giờ Thực hành: 1 giờ 1 Những vấn đề cơ bản về phẩm chất đạo đức trong giai đoạn hiện nay 3 - 4 - 4 - 2 Đạo đức nghề nghiệp của người lái xe 4 - 5 - 5 - 3 Cơ chế thị trường và sự cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh vận tải 4 - 4 - 4 - 4 Trách nhiệm, quyền hạn của người sử dụng lao động, của lái xe trong kinh doanh vận tải - - 4 - 4 - 5 Thực hành cấp cứu 1 1 1 1 1 1 6 Kiểm tra 1 - 1 - 1 -\nđ) Môn Kỹ thuật lái xe SỐ TT NỘI DUNG Hạng B1: 24 giờ Hạng B2: 24 giờ Hạng C: 24 giờ Lý thuyết: 17 giờ Thực hành: 7 giờ Lý thuyết: 17 giờ Thực hành: 7 giờ Lý thuyết 17 giờ Thực hành: 7 giờ 1 Cấu tạo, tác dụng các bộ phận trong buồng lái 1 1 1 1 1 1 2 Kỹ thuật lái xe cơ bản 6 2 6 2 6 2 3 Kỹ thuật lái xe trên các loại đường 4 2 4 2 4 2 4 Kỹ thuật lái xe chở hàng hóa 2 1 2 1 2 1 5 Tâm lý khi điều khiển xe ô tô 1 - 1 - 1 - 6 Thực hành lái xe tổng hợp 2 1 2 1 2 1 7 Kiểm tra 1 - 1 - 1 -\ne) Môn Thực hành lái xe (được thực hiện sau khi học viên đã được kiểm tra đạt yêu cầu môn Pháp luật giao thông đường bộ, Kỹ thuật lái xe). SỐ TT NỘI DUNG HỌC Hạng B1 Hạng B2: 420 giờ/xe Hạng C: 752 giờ/xe 340 giờ/xe 420 giờ/xe 1 Tập lái tại chỗ không nổ máy 4 4 4 8 2 Tập lái xe tại chỗ có nổ máy 4 4 4 8 3 Tập lái xe trong bãi phẳng (sân tập lái) 32 32 32 48 4 Tập lái xe trong hình số 3, số 8 ghép; tiến lùi theo hình chữ chi (sân tập lái) 48 48 48 64 5 Tập lái xe trên đường bằng 32 32 32 48 6 Tập lái trên đường đèo núi 48 48 48 64 7 Tập lái xe trên đường phức tạp 48 48 48 80 8 Tập lái ban đêm 40 40 40 56 9 Tập lái xe có tải - 48 48 208 10 Tập lái trên đường với xe ô tô số tự động (thực hiện sau khi học viên học xong các bài tập có số thứ tự 1, 2, 3, 4, 5 và 6) - 32 32 - 11 Bài tập lái tổng hợp 84 84 84 168", "“1. Hạng A1 cấp cho:\na) Người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3;\nb) Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật.\n2. Hạng A2 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.”", "Khoản 1. Sát hạch để cấp giấy phép lái xe mô tô hạng A1 cho người khuyết tật, đồng bào dân tộc thiểu số có trình độ văn hóa quá thấp do Sở Giao thông vận tải căn cứ nội dung và quy trình sát hạch đã được ban hành, xây dựng nội dung và phương án tổ chức sát hạch phù hợp, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.", "Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ\n1. Bổ sung khoản 9 và khoản 10 Điều 3 như sau: 1. Xét công nhận kết quả sát hạch đối với người dự sát hạch lái xe hạng A1, A2, A3 và A4: 1. Đào tạo đối với người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật để cấp giấy phép lái xe hạng A1 1. Sát hạch để cấp giấy phép lái xe mô tô hạng A1 cho người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật\na) Bổ sung khoản 9 Điều 3 như sau: “9. Thiết bị mô phỏng để đào tạo lái xe gồm: Hệ thống các máy tính có cài đặt phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông và ca bin học lái xe ô tô.” a) Thí sinh đạt nội dung sát hạch lý thuyết và thực hành lái xe trong hình thì được công nhận trúng tuyển; a) Người học phải có đủ điều kiện, hồ sơ theo quy định tại Điều 7, Điều 9 của Thông tư này, phải đăng ký học tại cơ sở đào tạo được phép đào tạo, được tự học lý thuyết và thực hành; trường hợp có nhu cầu học tập trung đăng ký với cơ sở đào tạo để được học theo nội dung, chương trình quy định; a) Người dự sát hạch, thực hiện sát hạch lái xe trong hình theo nội dung và quy trình sát hạch tại trung tâm sát hạch hoặc sân sát hạch có đủ điều kiện, có hai sát hạch viên chấm điểm trực tiếp; thực hiện sát hạch lý thuyết theo quy định sát hạch để cấp giấy phép lái xe hạng A1;\nb) Bổ sung khoản 10 Điều 3 như sau: “10. Thiết bị mô phỏng để sát hạch lái xe là hệ thống các máy tính có cài đặt phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông.” b) Thí sinh không được công nhận trúng tuyển được đăng ký sát hạch lại kể từ kỳ sát hạch tiếp theo, với cùng một cơ quan quản lý sát hạch cấp giấy phép lái xe; b) Xe dùng để dạy lái: Là xe mô tô ba bánh của người khuyết tật đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký, biển số. b) Xe dùng để sát hạch: Sử dụng xe mô tô ba bánh của người khuyết tật đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký, biển số;\nc) Thí sinh không đạt nội dung sát hạch lý thuyết thì không được dự nội dung sát hạch thực hành lái xe trong hình; c) Hình sát hạch dựng theo quy định tại điểm 2.2.1.10 mục 2.2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 40:2015/BGTVT về Trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ ban hành kèm theo Thông tư số 79/2015/TT-BGTVT ngày 10/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.\nd) Thí sinh đạt nội dung sát hạch lý thuyết nhưng không đạt nội dung sát hạch thực hành lái xe trong hình thì được bảo lưu kết quả sát hạch lý thuyết trong thời gian 01 năm kể từ ngày đạt kết quả sát hạch; nếu muốn dự sát hạch phải đáp ứng điều kiện về độ tuổi, giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp còn giá trị sử dụng theo quy định và phải có tên trong biên bản xác nhận vắng, trượt của Hội đồng sát hạch hoặc Tổ sát hạch kỳ trước.\nđ) Thí sinh mang điện thoại hoặc thiết bị truyền tin trong phòng sát hạch lý thuyết hoặc có các hành vi gian dối khác làm sai lệch kết quả sát hạch sẽ bị đình chỉ làm bài, hủy bỏ kết quả sát hạch.\n2. Khoản 3 Điều 4 được sửa đổi như sau: “3. Lưu lượng đào tạo được xác định trên cơ sở số phòng học, sân tập lái quy định tại Nghị định số 65/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe (sau đây viết tắt là Nghị định số 65/2016/NĐ-CP) và Nghị định số 138/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 65/2016/NĐ-CP. Cơ sở đào tạo phải đảm bảo số lượng học viên học thực hành đối với mỗi hạng giấy phép lái xe không được vượt quá khả năng đáp ứng số xe tập lái của cơ sở đào tạo.” 2. Xét công nhận kết quả sát hạch đối với người dự sát hạch lái xe hạng B1 số tự động, hạng B1, B2, C, D, E và các hạng F: 2. Đào tạo để cấp giấy phép lái xe hạng B1 số tự động cho người khuyết tật bàn chân phải hoặc bàn tay phải hoặc bàn tay trái: 2. Sát hạch để cấp giấy phép lái xe hạng B1 số tự động cho người khuyết tật bàn chân phải hoặc bàn tay phải hoặc bàn tay trái 2. Các cơ sở đào tạo ứng dụng công nghệ để nhận dạng và theo dõi thời gian học lý thuyết môn học pháp luật giao thông đường bộ đối với học viên học lái xe ô tô (trừ hạng B1) từ ngày 01 tháng 05 năm 2020; tổ chức đào tạo về phòng, chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2020; sử dụng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông để đào tạo lái xe ô tô từ ngày 01 tháng 01 năm 2021; trang bị ca bin học lái xe ô tô, thiết bị giám sát thời gian và quãng đường học lái xe trên đường của học viên sau 06 tháng kể từ ngày Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia có hiệu lực thi hành. Trong thời gian chưa tổ chức đào tạo về phòng, chống tác hại của rượu bia khi tham gia giao thông, thời gian đào tạo môn học đạo đức, văn hóa giao thông bao gồm thời gian đào tạo nội dung phòng, chống tác hại của rượu bia khi tham gia giao thông; trong thời gian chưa sử dụng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông và ca bin học lái xe ô tô, cơ sở đào tạo lái xe xây dựng chương trình, giáo trình và tổ chức giảng dạy đảm bảo đủ thời gian đào tạo theo chương trình quy định tại Điều 13, Điều 14 của Thông tư này, cụ thể như sau:\na) Thí sinh đạt nội dung sát hạch lý thuyết, sát hạch lái xe ô tô bằng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông, thực hành lái xe trong hình và trên đường thì được công nhận trúng tuyển; a) Người học phải có đủ điều kiện, hồ sơ theo quy định tại Điều 7, Điều 9 của Thông tư này, phải đăng ký học tại cơ sở đào tạo được phép đào tạo, phải học đủ thời gian, nội dung chương trình đào tạo theo quy định, được tự học các môn lý thuyết, nhưng phải được kiểm tra, cấp chứng chỉ đào tạo, được thay nội dung học lái xe trên phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông bằng nội dung học trên xe tập lái; a) Người dự sát hạch phải có đủ hồ sơ, thực hiện đủ nội dung và quy trình sát hạch theo quy định tại trung tâm sát hạch có đủ điều kiện, có hai sát hạch viên ngồi trên xe chấm điểm trực tiếp nội dung sát hạch lái xe trong hình và trên đường; a) Số giờ học kỹ thuật lái xe của học viên học lái xe hạng B1, B2, C bao gồm cả thời gian học phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông;\nb) Thí sinh không được công nhận trúng tuyển được đăng ký sát hạch lại kể từ kỳ sát hạch tiếp theo, với cùng một cơ quan quản lý sát hạch cấp giấy phép lái xe; b) Xe dùng để dạy lái: Là xe ô tô hạng B1 số tự động của người khuyết tật hoặc cơ sở đào tạo; xe phải có kết cấu phù hợp để các tay và chân còn lại của người khuyết tật vừa giữ được vô lăng lái, vừa dễ dàng điều khiển cần gạt tín hiệu báo rẽ, đèn chiếu sáng, cần gạt mưa, cần số, cần phanh tay, bàn đạp phanh chân, bàn đạp ga trong mọi tình huống khi lái xe theo đúng chức năng thiết kế của nhà sản xuất ô tô, được Cục Đăng kiểm Việt Nam xác nhận hệ thống điều khiển của xe phù hợp để người khuyết tật lái xe an toàn và được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xe tập lái. b) Xe dùng để sát hạch: Sử dụng ô tô hạng B1 số tự động của người khuyết tật hoặc của trung tâm sát hạch; xe phải có kết cấu phù hợp để các tay và chân còn lại của người khuyết tật vừa giữ được vô lăng lái, vừa dễ dàng điều khiển cần gạt tín hiệu báo rẽ, đèn chiếu sáng, cần gạt mưa, cần số, cần phanh tay, bàn đạp phanh chân, bàn đạp ga trong mọi tình huống khi lái xe theo đúng chức năng thiết kế của nhà sản xuất ô tô, được Cục Đăng kiểm Việt Nam xác nhận hệ thống điều khiển của xe phù hợp để người khuyết tật lái xe an toàn và được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xe tập lái. b) Số giờ học môn đạo đức và văn hóa giao thông của học viên học lái xe nâng hạng bao gồm cả thời gian học phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông;\nc) Thí sinh không đạt nội dung sát hạch lý thuyết thì không được sát hạch nội dung sát hạch lái xe ô tô bằng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông; không đạt nội dung sát hạch lái xe ô tô bằng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông thì không được sát hạch thực hành lái xe trong hình; không đạt nội dung sát hạch thực hành lái xe trong hình thì không được sát hạch nội dung sát hạch lái xe trên đường; c) Số giờ học thực hành lái xe trên 01 xe tập lái, gồm cả thời gian học lái xe trên ca bin học lái xe ô tô.\nd) Thí sinh đạt nội dung sát hạch lý thuyết, phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông, thực hành lái xe trong hình được bảo lưu kết quả nội dung sát hạch đạt trong thời gian 01 năm, kể từ ngày có nội dung sát hạch đạt tại kỳ sát hạch gần nhất; nếu muốn dự sát hạch phải đáp ứng điều kiện về độ tuổi, giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp còn giá trị sử dụng theo quy định và phải có tên trong biên bản xác nhận vắng, trượt của Hội đồng sát hạch hoặc Tổ sát hạch kỳ trước.\nđ) Thí sinh mang điện thoại hoặc thiết bị truyền tin trong phòng sát hạch lý thuyết, trên xe sát hạch hoặc có các hành vi gian dối khác làm sai lệch kết quả sát hạch sẽ bị đình chỉ làm bài, hủy bỏ kết quả sát hạch.\n3. Khoản 9, khoản 11, khoản 14 và khoản 16 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau: 3. Cơ quan quản lý sát hạch rà soát, tổng hợp kết quả, trình Tổng Cục trưởng Tổng cục đường bộ việt nam hoặc Giám đốc Sở Giao thông vận tải ra quyết định công nhận trúng tuyển kỳ sát hạch kèm theo danh sách thí sinh trúng tuyển được cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 16a và Phụ lục 16b ban hành kèm theo Thông tư này.” 3. Đào tạo để cấp giấy phép lái xe hạng B1 số tự động cho người khuyết tật trừ người khuyết tật bàn chân phải hoặc bàn tay phải hoặc bàn tay trái: 3. Sát hạch để cấp giấy phép lái xe hạng B1 số tự động cho người khuyết tật trừ người khuyết tật bàn chân phải hoặc bàn tay phải hoặc bàn tay trái 3. Tổng cục đường bộ việt nam có trách nhiệm ban hành nội dung giảng dạy về phòng, chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông và hướng dẫn thực hiện thống nhất trong cả nước trước ngày 01 tháng 12 năm 2019.\na) Khoản 9 Điều 5 được sửa đổi như sau: “9. Bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập để nâng cao chất lượng đào tạo lái xe; sử dụng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông và ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý đào tạo để nhận dạng và đảm bảo theo dõi thời gian học lý thuyết môn học pháp luật giao thông đường bộ đối với học viên học lái xe ô tô (trừ hạng B1) theo lộ trình quy định tại khoản 2 Điều 47 của Thông tư này;” a) Người học phải có đủ điều kiện, hồ sơ theo quy định tại Điều 7, Điều 9 của Thông tư này, phải đăng ký học tại cơ sở đào tạo được phép đào tạo, phải học đủ thời gian, nội dung chương trình đào tạo theo quy định, được tự học các môn lý thuyết, nhưng phải được kiểm tra, cấp chứng chỉ đào tạo; a) Người dự sát hạch phải có đủ hồ sơ, thực hiện đủ nội dung và quy trình sát hạch để cấp giấy phép lái xe hạng B1 số tự động tại trung tâm sát hạch có đủ điều kiện;\nb) Khoản 11 Điều 5 được sửa đổi như sau: “11. Bảo đảm giáo viên khi dạy thực hành lái xe phải đeo phù hiệu “Giáo viên dạy lái xe” và mang theo giấy phép xe tập lái; học viên tập lái xe trên đường phải đeo phù hiệu “Học viên tập lái xe”. Phù hiệu do cơ sở đào tạo lái xe cấp, quản lý theo mẫu quy định tại Phụ lục 1a và Phụ lục 1b ban hành kèm theo Thông tư này; niêm yết tên cơ sở đào tạo trên xe tập lái theo mẫu quy định tại Phụ lục 22 ban hành kèm theo Thông tư này.” b) Xe dùng để dạy lái: Xe ô tô tập lái hạng B1 số tự động của cơ sở đào tạo. b) Xe dùng để sát hạch: Sử dụng xe sát hạch hạng B1 số tự động có đủ điều kiện của trung tâm sát hạch làm xe sát hạch lái xe trong hình và trên đường.\nc) Khoản 14 Điều 5 được sửa đổi như sau: “14. Tuyển dụng, quản lý, tổ chức tập huấn nghiệp vụ giáo viên dạy thực hành lái xe cho đội ngũ giáo viên bảo đảm tiêu chuẩn và báo cáo cơ quan có thẩm quyền kiểm tra cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe theo quy định. Tổ chức tập huấn nâng cao trình độ giáo viên dạy thực hành lái xe theo chương trình khung tập huấn nâng cao trình độ giáo viên dạy thực hành lái xe quy định tại Phụ lục 23 ban hành kèm theo Thông tư này.”\nd) Bổ sung Khoản 16 Điều 5 như sau: “16. Cơ sở đào tạo lái xe ô tô trang bị và duy trì ca bin học lái xe ô tô, thiết bị giám sát thời gian và quãng đường học lái xe trên đường của học viên theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Giao thông vận tải ban hành và theo lộ trình quy định tại khoản 2 Điều 47 của Thông tư này.”\n4. Khoản 4 và điểm b khoản 5 Điều 6 được sửa đổi như sau: 4. Đào tạo lái xe mô tô hạng A1, hạng A4 đối với đồng bào dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt: Sở Giao thông vận tải xây dựng, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành hình thức đào tạo phù hợp điều kiện thực tế của địa phương.” 4. Sát hạch để cấp giấy phép lái xe mô tô hạng A1, hạng A4 cho đồng bào dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt do Sở Giao thông vận tải căn cứ nội dung và quy trình sát hạch đã được ban hành, xây dựng nội dung và phương án tổ chức sát hạch phù hợp, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.” 4. Trung tâm sát hạch lái xe lắp camera giám sát phòng sát hạch lý thuyết, sân sát hạch lái xe trong hình và truyền dữ liệu về Tổng cục đường bộ việt nam và Sở Giao thông vận tải từ ngày 01 tháng 01 năm 2020; sử dụng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông để sát hạch lái xe từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.\na) Khoản 4 Điều 6 được sửa đổi như sau: “4. Cơ sở đào tạo lái xe mô tô các hạng A1, A2, A3 sử dụng danh sách học viên đăng ký sát hạch làm tài liệu quản lý đào tạo. Cơ sở đào tạo lái xe ô tô sử dụng dữ liệu quản lý thời gian học lý thuyết môn học pháp luật giao thông đường bộ đối với học viên học lái xe ô tô (trừ hạng B1), dữ liệu giám sát thời gian và quãng đường học lái xe trên đường của học viên làm tài liệu quản lý đào tạo.”\nb) Điểm b khoản 5 Điều 6 được sửa đổi như sau: “b) 02 năm đối với bài thi tốt nghiệp, dữ liệu lưu trữ quản lý thời gian học lý thuyết môn học pháp luật giao thông đường bộ đối với học viên học lái xe ô tô (trừ hạng B1), dữ liệu giám sát thời gian và quãng đường học lái xe trên đường của học viên và các tài liệu còn lại;”\n5. Bổ sung điểm đ khoản 3 Điều 7 như sau: “đ) Trường hợp người học nâng hạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ với hình thức tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, thời gian lái xe an toàn được tính từ ngày chấp hành xong các quyết định xử phạt vi phạm hành chính.” 5. Tổng cục đường bộ việt nam và Sở Giao thông vận tải sử dụng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông để sát hạch lái xe từ ngày 01 tháng 05 năm 2021;\n6. Bổ sung khoản 3 Điều 9 như sau: “3. Người đồng bào dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt học lái xe mô tô hạng A1 lập 01 bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo. Hồ sơ bao gồm: 6. Giấy phép lái xe được cấp theo mẫu quy định tại Phụ lục 17 ban hành kèm theo Thông tư này có mã hai chiều (QR) để đọc, giải mã nhanh thông tin trên giấy phép lái xe và liên kết với hệ thống thông tin quản lý giấy phép lái xe, thực hiện từ ngày 01 tháng 06 năm 2020. Giấy phép lái xe được cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực vẫn có giá trị sử dụng theo thời hạn ghi trên giấy phép lái xe.”\na) Giấy tờ quy định tại khoản 1 điều này;\nb) Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú, xác nhận là người đồng bào dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt theo mẫu quy định tại Phụ lục 24 ban hành kèm theo Thông tư này; giấy xác nhận có giá trị 01 năm kể từ ngày ký xác nhận; cá nhân ký tên hoặc điểm chỉ vào giấy xác nhận.”\n7. Khoản 3 và khoản 6 Điều 10 được sửa đổi sau:\na) Khoản 3 Điều 10 được sửa đổi như sau: “3. Chuyển giao phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông cho các cơ sở đào tạo; xây dựng biểu mẫu, sổ sách nghiệp vụ phục vụ công tác đào tạo lái xe.”\nb) Khoản 6 Điều 10 được sửa đổi như sau: “6. Ban hành nội dung chi tiết chương trình tập huấn giáo viên dạy thực hành lái xe lần đầu và hướng dẫn thực hiện thống nhất trong cả nước.”\n8. Khoản 4 Điều 11 được sửa đổi như sau: “4. Cấp mới, cấp lại giấy phép đào tạo lái xe theo mã số quản lý cơ sở đào tạo lái xe ô tô trong hệ thống thông tin giấy phép lái xe và gửi Tổng cục đường bộ việt nam bản sao giấy phép đào tạo lái xe đã cấp kèm biên bản kiểm tra cơ sở đào tạo quy định tại Phụ lục XI Nghị định số 65/2016/NĐ-CP.”\n9. Khoản 3 Điều 13 được sửa đổi như sau: “3. Khối lượng chương trình và phân bổ thời gian đào tạo\na) Chương trình và phân bổ thời gian đào tạo SỐ TT NỘI DUNG ĐƠN VỊ TÍNH HẠNG GIẤY PHÉP LÁI XE Hạng B1 Hạng B2 Hạng C Học xe số tự động Học xe số cơ khí 1 Pháp luật giao thông đường bộ giờ 90 90 90 90 2 Cấu tạo và sửa chữa thông thường giờ 8 8 18 18 3 Nghiệp vụ vận tải giờ - - 16 16 4 Đạo đức, văn hóa giao thông và phòng, chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông. giờ 14 14 20 20 5 Kỹ thuật lái xe giờ 20 20 20 20 6 Học phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông giờ 4 4 4 4 7 Tổng số giờ học thực hành lái xe/01 xe tập lái và trên ca bin học lái xe ô tô giờ 340 420 420 752 Trong đó Tổng số giờ học thực hành lái xe/01 xe tập lái giờ 325 405 405 728 Tổng số giờ học thực hành trên ca bin học lái xe ô tô (theo số học viên được quy định trên 01 xe tập lái) giờ 15 15 15 24 8 Tổng số giờ học thực hành lái xe của 01 học viên trên xe tập lái và trên ca bin học lái xe ô tô giờ 68 84 84 94 a) Số giờ thực hành lái xe/01 học viên giờ 65 81 81 91 Trong đó Số giờ thực hành lái xe trên sân tập lái/01 học viên giờ 45 45 45 46 Số giờ thực hành lái xe trên đường giao thông/01 học viên giờ 20 36 36 45 b) Số giờ thực hành trên ca bin học lái xe ô tô/01 học viên giờ 3 3 3 3 9 Số giờ học/01 học viên/khóa đào tạo giờ 204 220 252 262 10 Tổng số giờ một khóa đào tạo giờ 476 556 588 920\nb) Tổng thời gian khóa đào tạo SỐ TT NỘI DUNG ĐƠN VỊ TÍNH HẠNG GIẤY PHÉP LÁI XE Hạng B1 Hạng B2 Hạng C Học xe số tự động Học xe số cơ khí 1 Ôn và kiểm tra kết thúc khóa học ngày 3 4 4 4 2 Số ngày thực học ngày 59,5 69,5 73,5 115 3 Số ngày nghỉ lễ, khai giảng, bế giảng ngày 14 15 15 21 4 Cộng số ngày/khóa đào tạo ngày 76,5 88,5 92,5 140\nc) Số học viên được quy định trên 01 xe tập lái: Hạng B1, B2 là 05 học viên và hạng C là 08 học viên.\nd) Quy định về số km học thực hành lái xe SỐ TT NỘI DUNG ĐƠN VỊ TÍNH HẠNG GIẤY PHÉP LÁI XE Hạng B1 Hạng B2 Hạng C Học xe số tự động Học xe số cơ khí 1 Số km thực hành lái xe trên sân tập lái/01 học viên km 290 290 290 275 2 Số km thực hành lái xe trên đường giao thông/01 học viên km 710 810 810 825 Tổng số km thực hành lái xe/01 học viên km 1000 1100 1100 1100\n10. Khoản 3 Điều 14 được sửa đổi như sau: “3. Khối lượng chương trình và phân bổ thời gian đào tạo\na) Chương trình và phân bổ thời gian đào tạo SỐ TT NỘI DUNG ĐƠN VỊ TÍNH HẠNG GIẤY PHÉP LÁI XE B1 (số tự động) lên B1 B1 lên B2 B2 lên C C lên D D lên E B2, D, E lên F C, D, E lên FC B2 lên D C lên E 1 Pháp luật giao thông đường bộ giờ - 16 16 16 16 16 16 20 20 2 Kiến thức mới về xe nâng hạng giờ - - 8 8 8 8 8 8 8 3 Nghiệp vụ vận tải giờ - 16 8 8 8 8 8 8 8 4 Đạo đức, văn hóa giao thông và phòng, chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông. giờ - 10 14 14 14 14 14 18 18 5 Học phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông giờ - 2 2 2 2 2 2 2 2 6 Tổng số giờ học thực hành lái xe/01 xe tập lái và trên ca bin học lái xe ô tô giờ 120 50 144 144 144 144 224 280 280 Trong đó Tổng số giờ học thực hành lái xe/01 xe tập lái giờ 115 45 136 136 136 136 216 270 270 Tổng số giờ học thực hành trên ca bin học lái xe ô tô (theo số học viên được quy định trên 01 xe tập lái) giờ 5 5 8 8 8 8 8 10 10 7 Tổng số giờ học thực hành lái xe của 01 học viên trên xe tập lái và trên ca bin học lái xe ô tô giờ 24 10 18 18 18 18 28 28 28 a) Số giờ thực hành lái xe/01 học viên giờ 23 9 17 17 17 17 27 27 27 Trong đó Số giờ thực hành lái xe trên sân tập lái/01 học viên giờ 13 4 7 7 7 7 10 12 12 Số giờ thực hành lái xe trên đường giao thông/01 học viên giờ 10 5 10 10 10 10 17 15 15 b) Số giờ học thực hành trên ca bin học lái xe ô tô/01 học viên giờ 1 1 1 1 1 1 1 1 1 8 Số giờ học/01 học viên/khóa đào tạo giờ 24 54 66 66 66 66 76 84 84 9 Tổng số giờ một khóa học giờ 120 94 192 192 192 192 272 336 336\nb) Tổng thời gian khóa đào tạo SỐ TT NỘI DUNG ĐƠN VỊ TÍNH HẠNG GIẤY PHÉP LÁI XE B1 (số tự động) lên B1 B1 lên B2 B2 lên C C lên D D lên E B2, D, E lên F C, D, E lên FC B2 lên D C lên E 1 Ôn và kiểm tra kết thúc khóa học ngày 1 2 2 2 2 2 2 2 2 2 Số ngày thực học ngày 15 12 24 24 24 24 34 42 42 3 Số ngày nghỉ lễ, khai giảng, bế giảng ngày 2 2 4 4 4 4 4 8 8 4 Số ngày/khóa học ngày 18 16 30 30 30 30 40 52 52\nc) Số học viên được quy định trên 01 xe tập lái đối với học nâng hạng: B1 (số tự động lên B1), B1 lên B2 là 05 học viên; B2 lên C, C lên D, D lên E, B2, D, E lên F là 08 học viên; B2 lên D, C lên E là 10 học viên.\nd) Quy định về số km học thực hành lái xe SỐ TT NỘI DUNG ĐƠN VỊ TÍNH HẠNG GIẤY PHÉP LÁI XE B1 (số tự động ) lên B1 B1 lên B2 B2 lên C C lên D D lên E B2, D, E lên F C, D, E lên FC B2 lên D C lên E 1 Số km thực hành lái xe trên sân tập lái/01 học viên km 60 20 30 30 30 30 40 52 52 2 Số km thực hành lái xe trên đường giao thông/01 học viên km 280 130 210 210 210 210 340 328 328 Tổng số km thực hành lái xe/01 học viên km 340 150 240 240 240 240 380 380 380\n11. Điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e khoản 3 và khoản 4 Điều 15 được sửa đổi như sau:\na) Điểm b khoản 3 Điều 15 được sửa đổi như sau: “b) Môn Cấu tạo và sửa chữa thông thường SỐ TT NỘI DUNG Hạng B1: 8 giờ Hạng B2: 18 giờ Hạng C: 18 giờ Lý thuyết: 8 giờ Thực hành: 0 giờ Lý thuyết: 10 giờ Thực hành: 8 giờ Lý thuyết 10 giờ Thực hành: 8 giờ 1 Giới thiệu cấu tạo chung 1 - 1 - 1 - 2 Động cơ ô tô 1 - 2 1 2 1 3 Gầm ô tô 1 - 1 1 1 1 4 Điện ô tô 1 - 1 1 1 1 5 Hệ thống an toàn chủ động 1 - 1 1 1 1 6 Nội quy xưởng, kỹ thuật an toàn, sử dụng đồ nghề 1 - 1 - 1 - 7 Bảo dưỡng các cấp và các hư hỏng thông thường 1 - 2 4 2 4 8 Kiểm tra 1 - 1 - 1 -\nb) Điểm c khoản 3 Điều 15 được sửa đổi như sau: “c) Môn nghiệp vụ vận tải SỐ TT NỘI DUNG Hạng B2: 16 giờ Hạng C: 16 giờ Lý thuyết: 12 giờ Thực hành: 4 giờ Lý thuyết: 12 giờ Thực hành: 4 giờ 1 Khái niệm chung về vận tải ô tô, quản lý vận tải, chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật 3 1 3 1 2 Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô 4 1 4 1 3 Trách nhiệm của người lái xe 2 1 2 1 4 Trách nhiệm của người kinh doanh vận tải 2 1 2 1 5 Kiểm tra 1 - 1 -\nc) Điểm d khoản 3 Điều 15 được sửa đổi như sau: “d) Môn Đạo đức, văn hóa giao thông và phòng, chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông SỐ TT NỘI DUNG Hạng B1: 14 giờ Hạng B2: 20 giờ Hạng C: 20 giờ Lý thuyết: 13 giờ Thực hành: 1 giờ Lý thuyết: 19 giờ Thực hành: 1 giờ Lý thuyết: 19 giờ Thực hành: 1 giờ 1 Những vấn đề cơ bản về phẩm chất đạo đức trong giai đoạn hiện nay 1 - 3 - 3 - 2 Đạo đức nghề nghiệp của người lái xe 3 - 3 - 3 - 3 Cơ chế thị trường và sự cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh vận tải 1 - 2 - 2 - 4 Trách nhiệm, quyền hạn của người sử dụng lao động, của lái xe trong kinh doanh vận tải - - 3 - 3 - 5 Văn hóa giao thông 3 - 3 - 3 - 6 Phòng, chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông 2 - 2 - 2 - 7 Thực hành cấp cứu 2 1 2 1 2 1 8 Kiểm tra 1 - 1 - 1 -\nd) Điểm đ khoản 3 Điều 15 được sửa đổi như sau: “đ) Môn Kỹ thuật lái xe SỐ TT NỘI DUNG Hạng B1: 20 giờ Hạng B2: 20 giờ Hạng C: 20 giờ Lý thuyết: 16 giờ Thực hành: 4 giờ Lý thuyết: 16 giờ Thực hành: 4 giờ Lý thuyết 16 giờ Thực hành: 4 giờ 1 Vị trí, tác dụng các bộ phận trong buồng lái 1 0,5 1 0,5 1 0,5 2 Kỹ thuật lái xe cơ bản 4 1 4 1 4 1 3 Kỹ thuật lái xe trên các loại đường 4 0,5 4 0,5 4 0,5 4 Kỹ thuật lái xe an toàn chủ động 2 0,5 2 0,5 2 0,5 5 Kỹ thuật lái xe ô tô chở hàng hóa 1 0,5 1 0,5 1 0,5 6 Tâm lý điều khiển xe ô tô 1 - 1 - 1 - 7 Phương pháp thực hành lái xe tổng hợp 2 1 2 1 2 1 8 Kiểm tra 1 - 1 - 1 -\nđ) Điểm e khoản 3 Điều 15 được sửa đổi như sau: “e) Môn Thực hành lái xe (chỉ được thực hiện sau khi học viên đã kiểm tra đạt yêu cầu môn Pháp luật giao thông đường bộ, Kỹ thuật lái xe). SỐ TT NỘI DUNG Hạng B1 Hạng B2: 420 giờ/xe Hạng C: 752 giờ/xe 340 giờ/xe 420 giờ/xe 1 Tập lái tại chỗ không nổ máy 4 4 4 8 2 Tập lái tại chỗ có nổ máy 4 4 4 8 3 Tập lái trong bãi phẳng (sân tập lái) 32 32 32 48 4 Tập lái trong hình số 3, số 8 ghép; tiến, lùi theo hình chữ chi (sân tập lái) 48 48 48 64 5 Tập lái trên đường bằng (sân tập lái) 32 32 32 48 6 Tập lái trên ca bin học lái xe ô tô 15 15 15 24 7 Tập lái trên đường đèo núi 40 40 40 56 8 Tập lái trên đường phức tạp 41 41 41 72 9 Tập lái ban đêm (thời gian học thực tế ban đêm là 04 giờ/ngày) 40 40 40 40 10 Tập lái xe có tải - 48 48 200 11 Tập lái trên đường với xe ô tô số tự động (thực hiện sau khi học viên học xong các bài tập có số thứ tự 1,2,3,4,5) - 32 32 16 12 Bài tập lái tổng hợp (sân tập lái) 84 84 84 168\ne) Khoản 4 Điều 15 được sửa đổi như sau: “4. Đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe SỐ TT NỘI DUNG Đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe B1 xe số tự động lên B1 (giờ) B1 lên B2 (giờ) B2 lên C (giờ) C lên D (giờ) D lên E (giờ) B2, D, E lên F (giờ) C, D, E lên FC (giờ) B2 lên D (giờ) C lên E (giờ) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) 1 Pháp luật giao thông đường bộ, gồm - 16 16 16 16 16 16 20 20 a) Phần I. Luật Giao thông đường bộ - 4 4 4 4 4 4 6 6 Trong đó Chương I: Những quy định chung - 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 1 1 Chương II: Quy tắc giao thông đường bộ - 1 1 1 1 1 1 2 2 Chương III: Xe ô tô tham gia giao thông đường bộ - 1 1 1 1 1 1 1 1 Chương IV: Người lái xe ô tô tham gia giao thông đường bộ - 1 1 1 1 1 1 1 1 Chương V: Vận tải đường bộ - 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 1 1 b) Phần II. Hệ thống báo hiệu đường bộ - 9 9 9 9 9 9 10 10 Trong đó Chương I: Quy định chung - 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Chương II: Hiệu lệnh điều khiển giao thông - 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 1 1 Chương III: Biển báo hiệu - 4 4 4 4 4 4 4 4 Chương IV: Các báo hiệu đường bộ khác - 4 4 4 4 4 4 4,5 4,5 c) Phần III. Xử lý các tình huống giao thông - 3 3 3 3 3 3 4 4 Trong đó Chương I: Các đặc điểm của sa hình - 1 1 1 1 1 1 1 1 Chương II: Các nguyên tắc đi sa hình - 1 1 1 1 1 1 1 1 Chương III: Vận dụng các tình huống giao thông trên sa hình - 1 1 1 1 1 1 2 2 2 Kiến thức mới về xe nâng hạng - - 8 8 8 8 8 8 8 Trong đó Giới thiệu cấu tạo chung, vị trí, cách sử dụng các thiết bị trong buồng lái - - 1 1 1 1 1 1 1 Một số đặc điểm về kết cấu điển hình trên động cơ xe ô tô nâng hạng - - 2 2 2 2 2 2 2 Một số đặc điểm điển hình về hệ thống điện xe ô tô hiện đại - - 2 2 2 2 2 2 2 Đặc điểm về kết cấu điển hình hệ thống truyền động xe ô tô nâng hạng - - 2 2 2 2 2 2 2 Kiểm tra - - 1 1 1 1 1 1 1 3 Nghiệp vụ vận tải - 16 8 8 8 8 8 8 8 Trong đó Khái niệm chung về vận tải ô tô, quản lý vận tải, chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật - 4 2 2 2 2 2 2 2 Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô - 5 2 2 2 2 2 2 2 Trách nhiệm của người lái xe - 3 2 2 2 2 2 2 2 Trách nhiệm của người kinh doanh vận tải - 3 1 1 1 1 1 1 1 Kiểm tra - 1 1 1 1 1 1 1 1 4 Đạo đức, văn hóa giao thông và phòng, chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông. - 10 14 14 14 14 14 18 18 Trong đó Những vấn đề cơ bản về phẩm chất đạo đức trong giai đoạn hiện nay - 1 2 2 2 2 2 3 3 Đạo đức nghề nghiệp của người lái xe - 1 2 2 2 2 2 2 2 Cơ chế thị trường và sự cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh vận tải - 1 2 2 2 2 2 3 3 Trách nhiệm, quyền hạn của người sử dụng lao động, của lái xe trong kinh doanh vận tải - 1 2 2 2 2 2 3 3 Văn hóa giao thông - 2 2 2 2 2 2 3 3 Phòng, chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông. - 2 2 2 2 2 2 2 2 Thực hành cấp cứu - 1 1 1 1 1 1 1 1 Kiểm tra - 1 1 1 1 1 1 1 1 5 Thực hành lái xe (chỉ được thực hiện sau khi học viên đã được kiểm tra đạt yêu cầu môn Pháp luật giao thông đường bộ và Kiến thức mới về xe nâng hạng) 120 50 144 144 144 144 224 280 280 Trong đó Tập lái xe tại chỗ không nổ máy 2 - - - - - - - - Tập lái xe tại chỗ nổ máy 2 - - - - - - - - Tập lái xe trong bãi phẳng (sân tập lái) 6 - 4 4 4 4 4 8 8 Tập lái xe trên đường bằng (sân tập lái) 6 2 4 4 4 4 4 8 8 Tập lái xe trong hình số 3, số 8 ghép (sân tập lái) 6 4 4 4 4 4 - 8 8 Tập lái xe trong hình chữ chi (sân tập lái) 6 4 4 4 4 4 - 16 16 Tập lái xe tiến, lùi thẳng (sân tập lái) - - - - - - 8 - - Tập lái trên ca bin học lái xe ô tô 5 5 8 8 8 8 8 10 10 Tập lái trên đường đèo núi 16 6 20 20 20 20 36 32 32 Tập lái xe trên đường phức tạp 13 4 16 16 16 16 32 36 36 Tập lái ban đêm (thời gian học thực tế ban đêm là 04 giờ/ngày) 12 6 16 16 16 16 32 32 32 Tập lái xe có tải 14 9 36 36 36 36 52 66 66 Bài tập lái tổng hợp (sân tập lái) 32 6 32 32 32 32 48 64 64\n12. Khoản 7 và khoản 8 Điều 18 được sửa đổi như sau:\na) Khoản 7 Điều 18 được sửa đổi như sau: “7. Thực hiện giám sát bằng hệ thống Camera đối với phòng sát hạch lý thuyết, sân sát hạch lái xe trong hình tại các khu vực có bài sát hạch: Xuất phát, dừng và khởi hành xe trên dốc, qua vệt bánh xe, qua ngã tư, ghép xe vào nơi đỗ và bài kết thúc. Hệ thống sử dụng camera IP, có độ phân giải HD trở lên, có giao diện tương tác, kết nối đáp ứng tối thiểu theo tiêu chuẩn mở ONVIF, được đồng bộ về thời gian với máy chủ sát hạch lý thuyết, máy tính điều hành thiết bị chấm điểm thực hành lái xe trong hình; đảm bảo kết nối trực tuyến, truyền dữ liệu hình ảnh (dạng video) theo giao thức chuẩn mở sử dụng cho trao đổi dữ liệu hai chiều thời gian thực giữa máy chủ và máy trạm (websocket) về Tổng cục đường bộ việt nam để quản lý, giám sát, lưu trữ và chia sẻ dữ liệu với các Sở Giao thông vận tải và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Dữ liệu hình ảnh (dạng video) giám sát phòng sát hạch lý thuyết, sân sát hạch lái xe trong hình phải công khai trực tiếp trên màn hình lắp đặt tại phòng chờ sát hạch và lưu trữ ở trung tâm sát hạch theo quy định. Hệ thống các thiết bị nói trên phải đảm bảo tính bảo mật, ngăn chặn các truy cập trái phép từ bên ngoài và được lắp đặt theo lộ trình quy định tại khoản 4 Điều 47 của Thông tư này.”\nb) Bổ sung khoản 8 Điều 18 như sau: “8. Tiếp nhận, sử dụng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông do Tổng cục đường bộ việt nam chuyển giao để sát hạch lái xe theo lộ trình quy định tại khoản 4 Điều 47 của Thông tư này.”\n13. Bổ sung điểm h, i khoản 3 và điểm h khoản 4 Điều 21 như sau:\na) Bổ sung điểm h khoản 3 Điều 21 như sau: “h) Sát hạch lái xe ô tô bằng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông: Người dự sát hạch xử lý các tình huống mô phỏng xuất hiện trên máy tính;”\nb) Bổ sung điểm i khoản 3 Điều 21 như sau: “i) Sát hạch thực hành lái xe trong hình để cấp giấy phép lái xe hạng A1 cho người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật. Người dự sát hạch phải điều khiển xe tiến qua hình chữ chi.”\nc) Bổ sung điểm h khoản 4 Điều 21 như sau: “h) Sát hạch lái xe ô tô bằng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông thực hiện tại trung tâm sát hạch.”\n14. Điểm a khoản 2 Điều 23 được sửa đổi như sau: “a) Chủ tịch hội đồng là người đại diện của Tổng cục đường bộ việt nam hoặc Sở Giao thông vận tải, có giấy phép lái xe ô tô, được lãnh đạo Tổng cục đường bộ việt nam hoặc lãnh đạo Sở Giao thông vận tải giao nhiệm vụ;”\n15. Điểm a khoản 3, điểm b khoản 5 và khoản 6 Điều 24 được sửa đổi, bổ sung như sau:\na) Điểm a khoản 3 Điều 24 được sửa đổi như sau: “a) Có tư cách đạo đức tốt, không trong thời gian bị xử lý kỷ luật;” a) Khi thi hành nhiệm vụ, sát hạch viên phải mặc trang phục theo quy định tại Phụ lục 25 ban hành kèm theo Thông tư này và đeo thẻ sát hạch viên theo quy định tại khoản 4 Điều này.\nb) Điểm b khoản 5 Điều 24 được sửa đổi như sau: “b) Yêu cầu thí sinh chấp hành nội quy sát hạch; không để người không có nhiệm vụ vào phòng sát hạch lý thuyết, sân sát hạch và khu vực sát hạch lái xe ô tô bằng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông;” b) Trang phục Trang phục của sát hạch viên lái xe cơ giới đường bộ bao gồm: Áo, quần, váy nữ, cà vạt (cravat), thắt lưng, giầy da, bít tất và băng đỏ (đối với Tổ trưởng sát hạch).\nc) Bổ sung khoản 6 Điều 24 như sau: “6. Trang phục của sát hạch viên c) Tiêu chuẩn và niên hạn cấp phát STT Tên trang phục Số lượng Niên hạn cấp phát 1 Áo Vest 01 chiếc 03 năm 2 Áo thu - đông 02 chiếc 03 năm 3 Áo xuân - hè 02 chiếc 03 năm 4 Quần nam 02 chiếc 03 năm 5 Quần nữ 01 chiếc 03 năm 6 Váy nữ 01 chiếc 03 năm 7 Giầy da 01 đôi 03 năm 8 Cà vạt 01 chiếc 03 năm 9 Thắt lưng 01 chiếc 03 năm 10 Bít tất 06 đôi 03 năm 11 Băng đỏ 01 chiếc 03 năm\nd) Quản lý và sử dụng trang phục Sát hạch viên được cấp trang phục để sử dụng khi thi hành công vụ tại các kỳ sát hạch và có trách nhiệm giữ gìn bảo quản trang phục theo quy định; kinh phí mua sắm trang phục theo quy định của pháp luật.”\n16. Điều 27 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 27. Công nhận kết quả sát hạch\n17. Điểm h khoản 1, điểm b, điểm d khoản 2, điểm a, điểm đ, điểm e khoản 3 và điểm b, điểm d khoản 5 Điều 28 được sửa đổi, bổ sung như sau:\na) Điểm h khoản 1 Điều 28 được sửa đổi, bổ sung như sau: “h) Danh sách thí sinh đạt, vắng, trượt các nội dung sát hạch;”\nb) Điểm b khoản 2 Điều 28 được sửa đổi như sau: “b) Lưu trữ, bảo quản bài sát hạch lý thuyết, bài sát hạch lái xe trên phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông, biên bản sát hạch thực hành lái xe trong hình của từng kỳ sát hạch có đầy đủ chữ ký của người dự sát hạch và sát hạch viên;”\nc) Bổ sung điểm d khoản 2 Điều 28 như sau: “d) Lưu trữ, bảo quản bản sao các tài liệu quy định tại điểm b, điểm c, điểm d khoản 1 và điểm b, điểm c khoản 2 Điều 9 của Thông tư này đối với người trúng tuyển được cấp giấy phép lái xe.”\nd) Điểm a khoản 3 Điều 28 được sửa đổi như sau: “a) Các tài liệu quy định tại các điểm d, g và h khoản 1 Điều này;”\nđ) Điểm đ khoản 3 Điều 28 được sửa đổi như sau: “đ) Dữ liệu giám sát phòng sát hạch lý thuyết, sân sát hạch lái xe trong hình; dữ liệu kết quả sát hạch lý thuyết, thực hành lái xe trong hình, phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông và sát hạch trên đường.”\ne) Bổ sung điểm e khoản 3 Điều 28 như sau: “e) Danh sách, kết quả sát hạch lái xe trên phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông.”\ng) Điểm b khoản 5 Điều 28 được sửa đổi như sau: “b) 05 năm đối với các tài liệu quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h khoản 1 Điều này;”\nh) Điểm d khoản 5 Điều 28 được sửa đổi như sau: “d) 02 năm đối với các tài liệu quy định tại điểm đ khoản 3 Điều này, bài thi tốt nghiệp cuối khóa và các tài liệu còn lại;\n18. Khoản 2 và khoản 4 Điều 30 được sửa đổi như sau:\na) Khoản 2 Điều 30 được sửa đổi như sau: “2. Ban hành Bộ câu hỏi và phần mềm dùng cho sát hạch lý thuyết để cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ và hướng dẫn thực hiện thống nhất trong cả nước; xây dựng hệ thống biểu mẫu, sổ sách quản lý nghiệp vụ và các ấn chỉ chuyên ngành phục vụ quản lý công tác sát hạch, cấp giấy phép lái xe.”\nb) Khoản 4 Điều 30 được sửa đổi như sau: “4. Nghiên cứu, xây dựng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông thực tế để hàng năm chuyển giao cho các trung tâm sát hạch cài đặt trên máy tính để sát hạch lái xe; nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin, quản lý công tác sát hạch, cấp giấy phép lái xe; thiết lập hệ thống mạng thông tin kết nối cơ quan quản lý sát hạch thuộc Tổng cục đường bộ việt nam với các trung tâm sát hạch, cơ quan quản lý sát hạch thuộc Sở Giao thông vận tải và các cơ sở đào tạo lái xe.”\n19. Khoản 13, khoản 14 Điều 33 được sửa đổi như sau:\na) Khoản 13 Điều 33 được sửa đổi như sau: “13. Giấy phép lái xe bằng vật liệu PET. hợp lệ là giấy phép lái xe do cơ quan có thẩm quyền cấp, có số phôi, ngày cấp, ngày hết hạn in trên giấy phép lái xe trùng với số phôi, ngày cấp, ngày hết hạn trong hệ thống thông tin quản lý giấy phép lái xe.”\nb) Khoản 14 Điều 33 được sửa đổi như sau: “14. Người tẩy xóa, làm sai lệch các thông tin trên giấy phép lái xe; sử dụng giấy phép lái xe hoặc hồ sơ lái xe giả; sử dụng giấy phép lái xe đã khai báo mất để điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ; có hành vi gian dối khác để được đổi, cấp lại, cấp mới giấy phép lái xe thì giấy phép lái xe đó không có giá trị sử dụng, ngoài việc bị cơ quan quản lý giấy phép lái xe ra quyết định thu hồi giấy phép lái xe, hồ sơ gốc và cập nhật dữ liệu quản lý trên hệ thống giấy phép lái xe còn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và không được cấp giấy phép lái xe trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm, nếu có nhu cầu cấp lại giấy phép lái xe phải học và sát hạch như trường hợp cấp giấy phép lái xe lần đầu.”\n20. Điểm đ khoản 6, điểm d khoản 7, điểm b khoản 8 Điều 37 được sửa đổi, bổ sung như sau:\na) Bổ sung điểm đ khoản 6 Điều 37 như sau: “đ) Người Việt Nam có giấy phép lái xe nước ngoài có thời gian lưu trú tại nước ngoài dưới 03 tháng và thời hạn lưu trú không phù hợp với thời gian đào tạo lái xe của nước cấp giấy phép lái xe.”\nb) Điểm d khoản 7 Điều 37 được sửa đổi như sau: “d) Giấy phép lái xe quân sự có hiệu lực được phép lái nhiều hạng xe khác nhau được đổi sang giấy phép lái xe ngành Giao thông vận tải có hiệu lực lái các hạng xe tương ứng; giấy phép lái xe quân sự hạng Fx được đổi sang giấy phép lái xe hạng C do ngành Giao thông vận tải cấp.”\nc) Điểm b khoản 8 Điều 37 được sửa đổi như sau: “b) Khi đổi giấy phép lái xe, cơ quan cấp giấy phép lái xe lưu trữ hồ sơ đổi giấy phép lái xe (bản chính đối với đổi giấy phép lái xe của ngành Giao thông vận tải; bản sao đối với đổi giấy phép lái xe hoặc bằng lái xe của nước ngoài, đổi giấy phép lái xe do ngành Công an cấp, đổi giấy phép lái xe quân sự do Bộ Quốc phòng cấp) trong thời hạn 02 năm kể từ ngày cấp giấy phép lái xe; cắt góc giấy phép lái xe cũ (trừ giấy phép lái xe do nước ngoài cấp), giao cho người lái xe bảo quản.”\n21. Đoạn đầu khoản 4 Điều 39 được sửa đổi như sau: “4. Bản sao giấy phép lái xe quân sự còn thời hạn sử dụng, giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân; trường hợp phát hiện có nghi vấn, cơ quan cấp đổi giấy phép lái xe có văn bản đề nghị Cục Xe - Máy thuộc Bộ Quốc phòng xác minh.”\n22. Điểm b khoản 1 và đoạn đầu điểm d khoản 2 Điều 40 được sửa đổi như sau:\na) Điểm b khoản 1 Điều 40 được sửa đổi như sau: “b) Bản sao giấy phép lái xe, giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân; trường hợp phát hiện có nghi vấn, cơ quan cấp đổi giấy phép lái xe có văn bản đề nghị Cục Cảnh sát giao thông thuộc Bộ Công an hoặc Sở Giao thông vận tải quản lý giấy phép lái xe xác minh;”\nb) Đoạn đầu điểm d khoản 2 Điều 40 được sửa đổi như sau: “d) Bản sao giấy phép lái xe của ngành Công an cấp còn thời hạn sử dụng, giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân; trường hợp phát hiện có nghi vấn, cơ quan cấp đổi giấy phép lái xe có văn bản đề nghị Cục Cảnh sát giao thông thuộc Bộ Công an xác minh.”\n23. Điểm b khoản 1 Điều 41 được sửa đổi như sau: “b) Bản dịch giấy phép lái xe nước ngoài ra tiếng Việt được bảo chứng chất lượng dịch thuật của cơ quan Công chứng hoặc Đại sứ quán, Lãnh sự quán tại Việt Nam mà người dịch làm việc, đóng dấu giáp lai với bản sao giấy phép lái xe; đối với người Việt Nam xuất trình hợp pháp hóa lãnh sự giấy phép lái xe hoặc bằng lái xe của nước ngoài theo quy định của pháp luật về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự, trừ các trường hợp được miễn trừ theo quy định của pháp luật;”\n24. Đoạn đầu khoản 1 Điều 42 được sửa đổi như sau: “1. Người lái xe lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp tại Sở Giao thông vận tải hoặc qua đường bưu chính. Hồ sơ bao gồm:”\n25. Điều 43 được sửa đổi như sau: “Điều 43. Đào tạo lái xe\n26. Điều 44 được sửa đổi như sau: “Điều 44. Sát hạch lái xe\n27. Điều 45 được sửa đổi như sau: “Điều 45. Báo cáo về công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe Hàng tháng, Sở Giao thông vận tải gửi báo cáo kết quả các kỳ sát hạch về Tổng cục đường bộ việt nam qua Hệ thống thông tin giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục số 26 ban hành kèm theo Thông tư này; hàng năm, Sở Giao thông vận tải gửi báo cáo sơ kết công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ vào tháng 7, tổng kết vào tháng 01 năm sau về Tổng cục đường bộ việt nam để tổng hợp, báo cáo Bộ Giao thông vận tải.”\n28. Điều 47 được sửa đổi như sau: “Điều 47. Điều khoản chuyển tiếp “1. Giấy phép đào tạo lái xe A1, A2, A3, A4 đã cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực, có giá trị theo thời hạn ghi trên giấy phép; khi giấy phép hết hạn cơ sở đào tạo lái xe các hạng A1, A2, A3, A4 thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 4 của Thông tư này.\n29. Phụ lục 15b và Phụ lục 17 ban hành kèm theo Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT được thay thế như sau:\na) Thay thế Phụ lục 15b về mẫu biên bản tổng hợp kết quả sát hạch lái xe bằng Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này;\nb) Thay thế Phụ lục 17 về mẫu giấy phép lái xe cơ giới đường bộ bằng Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này.\n30. Bổ sung các Phụ lục vào Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT như sau:\na) Bổ sung Phụ lục số 22 về mẫu tên cơ sở đào tạo tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;\nb) Bổ sung Phụ lục số 23 về chương trình khung tập huấn nâng cao trình độ giáo viên dạy thực hành lái xe tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này;\nc) Bổ sung Phụ lục số 24 về mẫu giấy xác nhận tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này;\nd) Bổ sung Phụ lục số 25 về mẫu trang phục của sát hạch viên tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này;\nđ) Bổ sung Phụ lục số 26 về mẫu Báo cáo chi tiết kết quả công tác sát hạch tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này.\n31. Bãi bỏ các quy định sau: Điểm d khoản 2 Điều 9, khoản 7 Điều 10, khoản 2 Điều 11, điểm c khoản 3 Điều 19; Điều 20; các điểm b, c, d khoản 3, điểm c khoản 5 Điều 28; khoản 1 Điều 30; khoản 1 Điều 31 của Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.", "“Điều 14. Đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe\n2. Các môn kiểm tra\na) Kiểm tra các môn học trong quá trình học;\nb) Kiểm tra cấp chứng chỉ đào tạo đối với nâng hạng lên B1, B2, C, D, E khi kết thúc khóa học gồm: môn Pháp luật giao đường bộ theo bộ câu hỏi sát hạch lý thuyết; môn Thực hành lái xe với các bài thi liên hoàn, bài tiến lùi hình chữ chi và lái xe trên đường;\nc) Kiểm tra cấp chứng chỉ đào tạo đối với nâng hạng B2, C, D, E lên hạng F tương ứng khi kết thúc khóa học gồm: môn Pháp luật giao thông đường bộ theo bộ câu hỏi sát hạch lý thuyết; môn Thực hành lái xe trong hình và trên đường theo quy trình sát hạch lái xe hạng F.\"", "Khoản 2. Đối với kỳ sát hạch lái xe các hạng A3, A4, B1, B2, C, D, E và F\na) Tiếp nhận báo cáo đăng ký sát hạch lái xe, danh sách học viên (báo cáo 1), danh sách đề nghị xác minh giấy phép lái xe đã cấp của cơ sở đào tạo theo mẫu quy định tại Phụ lục 3a, Phụ lục 3b và Phụ lục 3c ban hành kèm theo Thông tư này;\nb) Tiếp nhận báo cáo đề nghị tổ chức sát hạch lái xe kèm danh sách thí sinh dự sát hạch (báo cáo 2) của cơ sở đào tạo theo mẫu quy định tại Phụ lục 11a và Phụ lục 11b ban hành kèm theo Thông tư này. Báo cáo 2 gửi bằng đường bưu chính và truyền dữ liệu qua hệ thống thông tin giấy phép lái xe về Tổng cục đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải trước kỳ sát hạch 07 ngày làm việc;\nc) Kiểm tra hồ sơ và điều kiện người dự sát hạch để cấp giấy phép lái xe các hạng A3, A4, B1, B2, C, D, E và F theo quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Thông tư này và người dự sát hạch phải có tên trong danh sách học viên (báo cáo 1), danh sách thí sinh dự sát hạch (báo cáo 2) và có bản xác minh giấy phép lái xe đã cấp (đối với trường hợp nâng hạng giấy phép lái xe); Người được giao nhiệm vụ kiểm tra, duyệt hồ sơ thí sinh dự sát hạch phối hợp với cơ sở đào tạo lập biên bản kiểm tra hồ sơ theo mẫu quy định tại Phụ lục 11c ban hành kèm theo Thông tư này.\nd) Dự kiến kế hoạch sát hạch và thông báo cho cơ sở đào tạo và người dự sát hạch;\nđ) Trình Tổng cục trưởng tổng cục đường bộ Việt Nam hoặc Giám đốc Sở Giao thông vận tải duyệt và ra quyết định tổ chức kỳ sát hạch lái xe; thành lập Hội đồng sát hạch, Tổ sát hạch theo mẫu quy định tại Phụ lục 12a ban hành kèm theo Thông tư này và danh sách thí sinh dự sát hạch để cấp giấy phép lái xe các hạng theo mẫu quy định tại các Phụ lục 12b và Phụ lục 12c ban hành kèm theo Thông tư này.", "Khoản 8. Sửa đổi điểm c khoản 1 và bổ sung điểm g khoản 1 Điều 18 như sau:\na) Sửa đổi điểm c khoản 1 Điều 18 như sau: “c) Số lượng xe cơ giới dùng để sát hạch: Sát hạch lái xe trong hình hạng A1, B1, B2 và C tối thiểu mỗi hạng 02 xe, các hạng khác tối thiểu mỗi hạng 01 xe và không được sử dụng vào mục đích kinh doanh khác; sát hạch lái xe trên đường tối thiểu mỗi hạng 01 xe. Xe sát hạch lái xe thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân có trung tâm sát hạch lái xe.”\nb) Bổ sung điểm g khoản 1 Điều 18 như sau: “g) Thiết bị mô phỏng để sát hạch lái xe: Có ít nhất 01 thiết bị được cài đặt phần mềm sát hạch lái xe mô phỏng do Bộ Giao thông vận tải quy định.”" ]
Có được cải tạo xe có sức chứa từ 10 chỗ trở lên thành xe limousine chở khách hay không?
[ "\"Điều 13. Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô\n1. Điều kiện đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách\na) Phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật.\nTrường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã;\nb) Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải có sức chứa từ 09 chỗ trở lên (kể cả người lái xe) và có niên hạn sử dụng như sau: Không quá 15 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên tuyến cự ly trên 300 ki-lô-mét, không quá 20 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên tuyến có cự ly từ 300 ki-lô-mét trở xuống;\nc) Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt có niên hạn sử dụng không quá 20 năm (tính từ năm sản xuất);\nd) Xe taxi phải có sức chứa dưới 09 chỗ (kể cả người lái) và có niên hạn sử dụng không quá 12 năm (tính từ năm sản xuất); không sử dụng xe cải tạo từ xe có sức chứa từ 09 chỗ trở lên thành xe ô tô dưới 09 chỗ (kể cả người lái xe) hoặc xe có kích thước, kiểu dáng tương tự xe từ 09 chỗ trở lên để kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi;\nđ) Xe ô tô kinh doanh vận tải khách du lịch có niên hạn sử dụng không quá 15 năm (tính từ năm sản xuất). Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng có niên hạn sử dụng như sau: Không quá 15 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 300 ki-lô-mét, không quá 20 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly từ 300 ki-lô-mét trở xuống.\nRiêng xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách du lịch và xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng có sức chứa dưới 09 chỗ (kể cả người lái) sử dụng hợp đồng điện tử có niên hạn sử dụng không quá 12 năm (tính từ năm sản xuất).\n2. Trước ngày 01 tháng 7 năm 2021, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh trên xe (bao gồm cả lái xe và cửa lên xuống của xe) trong quá trình xe tham gia giao thông. Dữ liệu hình ảnh được cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép, bảo đảm giám sát công khai, minh bạch. Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe đảm bảo như sau:\na) Tối thiểu 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500 ki-lô-mét;\nb) Tối thiểu 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500 ki-lô-mét.\n3. Không sử dụng xe ô tô cải tạo từ xe có sức chứa từ 10 chỗ trở lên thành xe ô tô dưới 10 chỗ (kể cả người lái xe) để kinh doanh vận tải hành khách. Không sử dụng xe ô tô kiểu dáng tương tự xe từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên để kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi.\"" ]
[ "Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 85/2014/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về cải tạo phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây viết tắt là Thông tư số 85/2014/TT-BGTVT), Thông tư số 42/2018/TT-BGTVT ngày 30 tháng 7 năm 2018 (sau đây viết tắt là Thông tư số 42/2018/TT-BGTVT) và Thông tư số 16/2022/TT-BGTVT ngày 30 tháng 8 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư trong lĩnh vực đăng kiểm (sau đây viết tắt là Thông tư số 16/2022/TT-BGTVT)\n1. Sửa đổi, bổ sung Điều 3 của Thông tư số 85/2014/TT-BGTVT như sau: “Điều 3. Giải thích từ ngữ Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Xe cơ giới là các phương tiện giao thông đường bộ được định nghĩa, phân loại tại các tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6211 và TCVN 7271 (trừ xe mô tô, xe gắn máy). 1. Các trường hợp xe cơ giới có sự thay đổi nhưng không được coi là cải tạo, bao gồm: 1. Cục Đăng kiểm Việt Nam thực hiện thẩm định thiết kế cải tạo xe cơ giới đối với: 1. Việc thi công cải tạo xe cơ giới phải hoàn thiện tại xưởng của cơ sở cải tạo. 1. Hồ sơ nghiệm thu xe cơ giới cải tạo bao gồm: 1. Xe cơ giới sau cải tạo phải được thực hiện nghiệm thu và kiểm định theo quy định tại Phụ lục VI ban hành theo Thông tư này, nếu kết quả đạt yêu cầu thì được cấp Giấy chứng nhận cải tạo gồm 02 liên để làm thủ tục kiểm định và cấp cho chủ xe để làm thủ tục cấp đổi chứng nhận đăng ký xe, đồng thời được cấp Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ theo quy định. 1. Sử dụng các tài liệu quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều 14b để thực hiện việc thi công và nghiệm thu xe cơ giới cải tạo theo quy định tại Thông tư này. 1. Thực hiện việc thiết kế tuân thủ các quy định tại Thông tư này. 1. Thực hiện cải tạo xe cơ giới theo đúng thiết kế đã được thẩm định, bảo đảm xe cơ giới sau cải tạo phải đáp ứng các yêu cầu về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định tại Thông tư này. 1. Hồ sơ thẩm định thiết kế được lưu trữ tại Cơ quan thẩm định thiết kế và được hủy sau 20 năm, trừ Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế xe cơ giới cải tạo. Việc lưu trữ hồ sơ thẩm định thiết kế bao gồm các thành phần sau:\na) Thay đổi cửa lên xuống khoang hành khách (không bao gồm thay đổi vị trí và kích thước cửa); a) Cải tạo các loại xe khác thành xe chuyên dùng, ô tô đầu kéo; a) Bản chính hoặc bản sao điện tử (đối với trường hợp thực hiện qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến) Văn bản đề nghị nghiệm thu xe cơ giới cải tạo theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này; a) 01 bộ hồ sơ thiết kế xe cơ giới cải tạo đối với trường hợp nộp hồ sơ và trả kết quả trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc bản điện tử được in từ hệ thống dịch vụ công trực tuyến, Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế xe cơ giới cải tạo;\nb) Thay đổi một số kết cấu thùng chở hàng như: bịt kín hoặc thay đổi kết cấu cánh cửa thùng hàng; thay thế tôn bọc dạng phẳng thành dạng sóng hoặc ngược lại; bọc thêm tôn phần khung mui của xe mui phủ không làm tăng chiều cao thành thùng hàng (Hc) quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 42/2014/TT- BGTVT; lắp thêm hoặc tháo bỏ nắp chắn bụi cho thùng chở hàng của xe ô tô tải tự đổ; b) Cải tạo đối với xe cơ giới tay lái nghịch; b) Bản sao hoặc bản sao điện tử Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế và hồ sơ thiết kế đã được thẩm định có xác nhận của Cơ sở thiết kế hoặc bản điện tử đối với hệ thống dịch vụ công trực tuyến, trừ các trường hợp miễn lập hồ sơ thiết kế xe cơ giới cải tạo theo quy định tại Điều 6 của Thông tư này; b) Các giấy tờ quy định tại các điểm a, c, d khoản 4 Điều 7 đối với trường hợp nộp hồ sơ và trả kết quả trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc bản điện tử được in từ hệ thống dịch vụ công trực tuyến.\nc) Lắp, thay thế hoặc tháo bỏ nắp che khoang chở hàng, hành lý của xe ô tô PICKUP nhưng không làm thay đổi kích thước lòng thùng hàng và kích thước bao của xe; c) Các trường hợp quy định tại điểm đ khoản 5 Điều 4 Thông tư này. c) Bản chính hoặc bản điện tử ảnh chụp tổng thể góc khoảng 45 độ phía trước và phía sau góc đối diện của xe cơ giới sau cải tạo chụp tại xưởng của cơ sở cải tạo; ảnh chụp chi tiết các hệ thống, tổng thành cải tạo, trừ các trường hợp miễn lập hồ sơ thiết kế xe cơ giới cải tạo theo quy định tại Điều 6 của Thông tư này;\nd) Lắp đặt thêm đèn sương mù dạng rời; d) Bản chính hoặc bản điện tử Biên bản nghiệm thu xuất xưởng xe cơ giới cải tạo, trừ các trường hợp miễn lập hồ sơ thiết kế xe cơ giới cải tạo theo quy định tại Điều 6 của Thông tư này;\nđ) Thay thế cụm đèn chiếu sáng phía trước bằng cụm đèn đã được chứng nhận hoặc công bố hợp quy theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đặc tính quang học đèn chiếu sáng phía trước của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, QCVN 35:2017/BGTVT mà không cần phải gia công thay đổi kết cấu của xe để đảm bảo việc lắp đặt; đ) Bản chính hoặc bản điện tử bảng kê các tổng thành, hệ thống thay thế theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này, trừ các trường hợp miễn lập hồ sơ thiết kế xe cơ giới cải tạo theo quy định tại Điều 6 của Thông tư này;\ne) Thay thế bóng đèn thuộc cụm đèn chiếu sáng phía trước bằng bóng đèn loại khác có công suất tiêu thụ điện tương đương mà không cần phải can thiệp, thay đổi kết cấu của cụm đèn; e) Bản sao hoặc bản điện tử các tài liệu thông số, tính năng kỹ thuật của xe cơ giới cải tạo và các tổng thành, hệ thống cải tạo, thay thế và tài liệu xác nhận nguồn gốc của các hệ thống, tổng thành cải tạo (có xác nhận của cơ sở cải tạo), trừ các trường hợp miễn lập hồ sơ thiết kế xe cơ giới cải tạo theo quy định tại Điều 6 của Thông tư này;\ng) Thay đổi các chi tiết, bộ phận thân vỏ là tùy chọn của nhà sản xuất xe nhưng không làm thay đổi kích thước bao ngoài của xe, trừ các trường hợp quy định tại Điều 6 Thông tư này. Việc lắp đặt thực hiện theo khuyến cáo của nhà sản xuất xe hoặc đại diện được ủy quyền hợp pháp của nhà sản xuất xe; g) Bản sao hoặc bản điện tử Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật đối với cần cẩu, thiết bị nâng, xi téc chở hàng nguy hiểm, xi téc chở khí hóa lỏng, xi téc chịu áp lực và các thiết bị chuyên dùng theo quy định (có xác nhận của cơ sở cải tạo);\nh) Thay đổi về kiểu dáng một số chi tiết của phần thân vỏ xe như: lưới tản nhiệt trước xe, cánh lướt gió; h) Riêng trường hợp các xe cơ giới cải tạo có cùng nhãn hiệu, số loại, thông số kỹ thuật thì được sử dụng cùng một thiết kế. Hồ sơ để nghiệm thu đối với xe cơ giới sử dụng cùng một thiết kế ngoài các thành phần quy định tại khoản 1 Điều này thì phải có Văn bản đồng ý sử dụng chung hồ sơ thiết kế của Cơ sở thiết kế theo mẫu quy định tại Phụ lục XVII ban hành kèm theo Thông tư này.\ni) Lắp đặt thêm mui gió trên nóc ca bin ô tô tải, bậc bước chân lên xuống, trang trí ống xả, đai trang trí bảo hiểm đèn chiếu sáng, đèn tín hiệu mà không làm thay đổi kích thước bao ngoài của xe.\n2. Tổng thành của xe cơ giới gồm: động cơ; khung; buồng lái, thân xe hoặc thùng xe; thiết bị chuyên dùng lắp trên xe. 2. Sửa đổi, bổ sung đoạn trích dẫn Điều 4; khoản 3, khoản 5, khoản 8, khoản 12, khoản 16, khoản 19, khoản 20, khoản 21 Điều 4 của Thông tư số 85/2014/TT- BGTVT như sau: 2. Việc thay đổi của các xe cơ giới quy định tại khoản 1 Điều này mà không làm thay đổi kiểu loại xe quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này và đáp ứng yêu cầu về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng thì được kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ để được cấp Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định.”. 2. Sở Giao thông vận tải thực hiện thẩm định thiết kế cải tạo xe cơ giới, trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.”. 2. Xe cơ giới sau thi công cải tạo phải phù hợp với thiết kế đã được thẩm định đạt yêu cầu. 2. Trình tự, thủ tục nghiệm thu: 2. Trường hợp xe cơ giới thực hiện kiểm định ở lần kiểm định tiếp theo kể từ thời điểm nghiệm thu đạt yêu cầu, nếu chủ phương tiện chưa thực hiện việc cấp đổi chứng nhận đăng ký xe theo quy định thì đơn vị đăng kiểm xe cơ giới từ chối việc kiểm định. 2. Tham gia với đơn vị đăng kiểm trong quá trình nghiệm thu bao gồm cả việc chuẩn bị phương tiện và người điều khiển phương tiện. 2. Chịu trách nhiệm về tính chính xác, phương pháp tính toán, kết quả tính toán trong hồ sơ thiết kế, đồng thời phải ký đầy đủ vào các bản vẽ kỹ thuật của hồ sơ thiết kế sau khi hoàn thành việc thiết kế, kiểm tra hồ sơ thiết kế và ký đóng dấu lên Hồ sơ thiết kế. 2. Chịu trách nhiệm về nguồn gốc, chất lượng của các linh kiện, tổng thành, vật tư thi công cải tạo. 2. Hồ sơ nghiệm thu được lưu trữ tại cơ quan nghiệm thu và được hủy sau 20 năm, trừ bản sao Giấy chứng nhận cải tạo. Việc lưu trữ Hồ sơ nghiệm thu bao gồm các thành phần sau:\na) Sửa đổi, bổ sung đoạn trích dẫn Điều 4 như sau: “Các hạng mục cải tạo xe cơ giới phải phù hợp với các yêu cầu về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng và quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Việc cải tạo xe cơ giới phải tuân thủ các quy định sau đây:”. a) Cải tạo lắp đặt hoặc tháo bỏ bàn đạp phanh phụ trên xe tập lái, xe sát hạch lái xe; a) Chủ phương tiện hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật nộp 01 bộ Hồ sơ nghiệm thu xe cơ giới cải tạo theo quy định tại khoản 1 Điều này đến cơ quan nghiệm thu trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến; a) Bản sao Liên 2 của Giấy chứng nhận cải tạo;\nb) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 4 như sau: “3. Không cải tạo thùng xe của xe tải chưa qua sử dụng được nhập khẩu hoặc sản xuất, lắp ráp trong thời gian 06 tháng kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định lần đầu đến ngày nộp hồ sơ thiết kế (trừ trường hợp cải tạo thành xe tập lái, xe sát hạch lái xe; cải tạo lắp đặt thêm mui phủ của xe tải thùng hở).”. b) Cải tạo để cung cấp năng lượng và điều khiển hệ thống phanh của rơ moóc, sơ mi rơ moóc; b) Trường hợp thành phần hồ sơ không đầy đủ theo quy định, cơ quan nghiệm thu hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện lại ngay trong ngày làm việc (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến) hoặc thông báo và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ trong 02 ngày làm việc (đối với trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính); b) Biên bản kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo;\nc) Sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 4 như sau: “5. Không cải tạo các hệ thống phanh, hệ thống treo và hệ thống lái của xe cơ giới, trừ các trường hợp sau: c) Cải tạo đối với xe cơ giới tay lái nghịch; c) Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định, cơ quan nghiệm thu cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ (bản chính đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, qua hệ thống bưu chính hoặc bản điện tử đối với hệ thống dịch vụ công trực tuyến) theo mẫu quy định tại Phụ lục XVI ban hành kèm theo Thông tư này. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ, cơ quan nghiệm thu tiến hành nghiệm thu xe cơ giới cải tạo và lập Biên bản kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo theo mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này, trường hợp kết quả nghiệm thu đạt yêu cầu cơ quan nghiệm thu cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này (sau đây viết tắt là Giấy chứng nhận cải tạo), Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho xe cơ giới sau cải tạo; trường hợp kết quả nghiệm thu không đạt yêu cầu, cơ quan nghiệm thu cấp Thông báo không đạt theo mẫu quy định tại Phụ lục XV ban hành kèm theo Thông tư này cho chủ phương tiện hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật đưa phương tiện đi khắc phục các nội dung không đạt và nghiệm thu lại từ đầu theo quy định tại khoản 2 Điều này; c) Các giấy tờ, hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 10 của Thông tư này đối với trường hợp nộp hồ sơ và trả kết quả trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc bản điện tử được in từ hệ thống dịch vụ công trực tuyến;\nd) Cải tạo các cơ cấu điều khiển và ghế ngồi phù hợp với chức năng vận động của người khuyết tật điều khiển xe; d) Sửa đổi, bổ sung khoản 8 Điều 4 như sau: “8. Không cải tạo lắp đặt giường nằm loại hai tầng lên xe chở người, trừ trường hợp ô tô trước cải tạo là ô tô khách có giường nằm hai tầng.”. d) Chủ phương tiện hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật phải nộp các khoản giá, phí, lệ phí liên quan theo quy định của pháp luật; d) Ảnh chụp khung xương và các chi tiết, bộ phận khác (đối với trường hợp phải nghiệm thu trước phần kết cấu khung xương của thân xe, thùng xe).”.\nđ) Cải tạo theo đề nghị của nhà sản xuất xe (có văn bản xác nhận của nhà sản xuất xe hoặc đại diện được ủy quyền hợp pháp của nhà sản xuất xe nêu rõ nội dung đề nghị cải tạo kèm theo tài liệu hướng dẫn và danh sách các linh kiện, cụm linh kiện được sử dụng để thay thế) đối với một số trường hợp sau: Đối với hệ thống phanh: thay đổi một số linh kiện, cụm linh kiện của hệ thống phanh nhằm loại bỏ các nguy cơ tiềm ẩn về mất an toàn hoặc để nâng cao hiệu quả phanh; Đối với hệ thống lái: thay đổi một số linh kiện, cụm linh kiện của hệ thống lái nhằm loại bỏ các nguy cơ tiềm ẩn về mất an toàn hoặc để nâng cao tính tiện nghi và an toàn; Đối với hệ thống treo: thay đổi một số linh kiện, cụm linh kiện của hệ thống treo bằng cách lắp đặt các linh kiện, cụm linh kiện có khả năng chịu tải tương đương (không nhằm mục đích tăng khối lượng hàng chuyên chở) nhằm loại bỏ các nguy cơ tiềm ẩn về mất an toàn.”. đ) Sửa đổi, bổ sung khoản 12 Điều 4 như sau: “12. Không cải tạo thay đổi khoảng cách giữa các trục của xe cơ giới, trừ các trường hợp: cải tạo thành xe chuyên dùng, xe đầu kéo; cải tạo thu ngắn chiều dài cơ sở khi cải tạo trở lại thành xe cơ giới trước cải tạo lần đầu và cải tạo để giảm chiều dài toàn bộ, kích thước thùng xe của xe tự đổ, xe xi téc, xe tải phù hợp quy định tại Thông tư số 42/2014/TT-BGTVT ngày 15 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về thùng xe của xe tự đổ, xe xi téc, xe tải tham gia giao thông đường bộ.”. đ) Cơ quan nghiệm thu phải thực hiện ghi nhận vào Phiếu kiểm soát toàn bộ quá trình nghiệm thu xe cơ giới cải tạo theo quy định tại khoản 2 Điều này và theo mẫu quy định tại Phụ lục XIX ban hành kèm theo Thông tư này.\ne) Sửa đổi, bổ sung khoản 16 Điều 4 như sau: “16. Khối lượng toàn bộ, khối lượng toàn bộ phân bố lên từng trục cho phép tham gia giao thông của xe cơ giới sau cải tạo phải bảo đảm không vượt quá giá trị khối lượng toàn bộ, khối lượng toàn bộ phân bố lên từng trục theo thiết kế của nhà sản xuất và quy định về giới hạn tải trọng trục xe và giới hạn tổng trọng lượng của xe.”.\ng) Sửa đổi, bổ sung khoản 19 Điều 4 như sau: “19. Không sử dụng lại động cơ của xe cơ giới đã có thời gian sử dụng quá 15 năm tính từ năm sản xuất để thay thế hoặc cải tạo. Động cơ thay thế có công suất lớn nhất theo công bố của nhà sản xuất nằm trong khoảng từ 90% đến 120% so với công suất lớn nhất của động cơ được thay thế.”.\nh) Sửa đổi, bổ sung khoản 20 Điều 4 như sau: “20. Cần cẩu, xi téc chở hàng nguy hiểm, xi téc chở khí nén, khí hóa lỏng khi lắp lên xe cơ giới cải tạo phải được kiểm tra, chứng nhận về tính năng, chất lượng, an toàn kỹ thuật bởi các tổ chức đã được chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động trong lĩnh vực giao thông vận tải theo quy định tại Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động.”.\ni) Sửa đổi, bổ sung khoản 21 Điều 4 như sau: “21. Xe cơ giới chỉ được cải tạo thay thế một trong hai tổng thành chính là động cơ hoặc khung trong suốt quá trình sử dụng.”.\n3. Hệ thống của xe cơ giới gồm: hệ thống truyền lực; hệ thống chuyển động; hệ thống treo; hệ thống phanh; hệ thống lái; hệ thống nhiên liệu; hệ thống điện; hệ thống chiếu sáng và tín hiệu. 3. Bổ sung Điều 4a vào Thông tư số 85/2014/TT-BGTVT như sau: “Điều 4a. Trường hợp xe cơ giới có sự thay đổi nhưng không được coi là cải tạo 3. Xe cơ giới sau thi công cải tạo phải được cơ sở cải tạo kiểm tra và lập Biên bản nghiệm thu xuất xưởng xe cơ giới cải tạo theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này. Thành phần nghiệm thu xuất xưởng xe cơ giới cải tạo bao gồm chủ phương tiện hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật, cán bộ kỹ thuật và lãnh đạo của cơ sở cải tạo. 3. Nội dung nghiệm thu: 3. Trường hợp Giấy chứng nhận cải tạo bị mất, chủ phương tiện hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật phải gửi thông báo bằng văn bản cho đơn vị đăng kiểm đã nghiệm thu, trình báo và có xác nhận của cơ quan công an nơi mất giấy tờ, thực hiện thông báo tìm kiếm trên phương tiện thông tin đại chúng. Sau 30 ngày kể từ ngày đơn vị đăng kiểm nhận được văn bản thông báo, nếu không tìm được giấy tờ đã mất thì chủ phương tiện hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật khai báo theo mẫu quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư này kèm theo các giấy tờ liên quan cùng các bằng chứng đã thông báo tìm kiếm, giấy xác nhận của cơ quan công an đến đơn vị đăng kiểm để được in lại Giấy chứng nhận cải tạo trong 01 ngày làm việc kể từ ngày khai báo. Trường hợp Giấy chứng nhận cải tạo bị hỏng, rách thì chủ phương tiện hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật khai báo theo mẫu quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư này và nộp lại Giấy chứng nhận cải tạo bị hỏng, rách đến đơn vị đăng kiểm đã nghiệm thu để được để được in lại trong 01 ngày làm việc kể từ ngày khai báo. 3. Sử dụng phương tiện theo đúng mục đích cải tạo xe cơ giới.”. 3. Chịu trách nhiệm về tính chính xác của các hồ sơ, tài liệu kỹ thuật cung cấp kèm theo hồ sơ thiết kế cho cơ quan thẩm định thiết kế; nội dung khảo sát về hiện trạng xe cơ giới trước cải tạo; chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ thiết kế theo yêu cầu của cơ quan thẩm định thiết kế. 3. Chịu trách nhiệm về việc kiểm tra chất lượng xuất xưởng xe cơ giới cải tạo và lập Biên bản nghiệm thu xuất xưởng xe cơ giới cải tạo theo quy định tại khoản 3 Điều 9 của Thông tư này.\na) Đơn vị đăng kiểm căn cứ nội dung hồ sơ thiết kế của xe cơ giới cải tạo đã được thẩm định đạt yêu cầu và quy trình chung nghiệm thu xe cơ giới cải tạo được quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này để tiến hành nghiệm thu xe cơ giới;\nb) Việc nghiệm thu xe cơ giới cải tạo phải sử dụng các thiết bị, dụng cụ kiểm tra phù hợp để kiểm tra các hạng mục, hệ thống, tổng thành liên quan đến nội dung cải tạo;\nc) Thành phần nghiệm thu xe cơ giới cải tạo bao gồm: chủ phương tiện hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật, đăng kiểm viên nghiệm thu, lãnh đạo đơn vị đăng kiểm xe cơ giới đủ điều kiện ký giấy chứng nhận kiểm định.\n4. Xe cơ giới trước cải tạo là xe cơ giới đã được cơ quan có thẩm quyền chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu; chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo; chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. 4. Sửa đổi, bổ sung khoản 3, khoản 5 Điều 6; bổ sung khoản 8, khoản 9, khoản 10, khoản 11, khoản 12 Điều 6 của Thông tư số 85/2014/TT-BGTVT như sau: 4. Để đảm bảo thực hiện được đúng, đầy đủ các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này đối với các trường hợp cải tạo toàn bộ buồng lái, thân xe, khoang chở khách của xe chở người; cải tạo lắp mới thùng xe của xe tải thành xe tải thùng kín (có hai mặt của vách thùng xe được bọc kín), xe tải bảo ôn, xe tải đông lạnh thì cơ sở cải tạo phối hợp với chủ phương tiện thông báo đến cơ quan nghiệm thu để kiểm tra và nghiệm thu trước phần kết cấu khung xương của thân xe, thùng xe theo thiết kế tại cơ sở cải tạo trước khi hoàn thiện toàn bộ nội dung thi công theo hồ sơ thiết kế.”. 4. Việc nghiệm thu xe cơ giới cải tạo đối với xe cơ giới đang lưu hành đã được cấp Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định trước ngày 15/02/2024 được thực hiện như sau: 4. Giấy chứng nhận cải tạo được in từ Chương trình phần mềm quản lý công tác cải tạo xe cơ giới.”. 4. Không lập và nộp hơn một hồ sơ thiết kế cho một phương tiện trong một lần cải tạo. 4. Chịu trách nhiệm về tính chính xác của các hồ sơ, tài liệu theo quy định tại khoản 1 Điều 10 của Thông tư này để cung cấp cho chủ phương tiện thực hiện việc nộp hồ sơ nghiệm thu xe cơ giới cải tạo cho cơ quan nghiệm thu.\na) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 6 như sau: “3. Lắp, thay thế hoặc tháo bỏ nắp che khoang chở hàng, hành lý của xe ô tô PICKUP làm thay đổi kích thước lòng thùng hàng nhưng không làm thay đổi kích thước bao của xe.”. a) Xe cơ giới đang lưu hành có kích thước bao và hình ảnh phù hợp với Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường được cấp lần gần nhất nhưng khác về khối lượng bản thân hoặc kích thước lòng thùng hàng thì không phải thực hiện lập hồ sơ thiết kế xe cơ giới cải tạo và chỉ nghiệm thu xe cơ giới cải tạo để ghi nhận lại theo thực tế nhưng phải phù hợp quy định hiện hành đối với: kích thước lòng thùng hàng và khối lượng bản thân. Khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông được tính toán và ghi nhận tương ứng với sự thay đổi của khối lượng bản thân thực tế đã thay đổi. Hồ sơ đề nghị nghiệm thu chỉ bao gồm văn bản đề nghị nghiệm thu xe cơ giới cải tạo theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này;\nb) Sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 6 như sau: “5. Tháo bỏ hệ thống cung cấp nhiên liệu sử dụng khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) hoặc khí thiên nhiên nén (CNG) cho động cơ của xe đối với xe cơ giới đã cải tạo lắp đặt thêm hệ thống cung cấp nhiên liệu (LPG, CNG) trở về chỉ sử dụng hệ thống cung cấp nhiên liệu của xe cơ giới trước khi cải tạo hệ thống cung cấp nhiên liệu.”. b) Xe cơ giới đang lưu hành có một trong các yếu tố khối lượng bản thân, kết cấu, kích thước thùng hàng, kích thước bao khác với Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường được cấp lần gần nhất thì phải lập Hồ sơ thiết kế kỹ thuật cải tạo xe cơ giới để tiến hành thủ tục thẩm định thiết kế và nghiệm thu xe cơ giới để ghi nhận sự thay đổi. Hồ sơ đề nghị nghiệm thu chỉ bao gồm các tài liệu quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này.”.\nc) Bổ sung khoản 8 Điều 6 như sau: “8. Lắp, thay thế hoặc tháo bỏ giá nóc của ô tô con tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất mà không làm thay đổi chiều rộng toàn bộ của xe.”.\nd) Bổ sung khoản 9 Điều 6 như sau: “9. Lắp, thay thế hoặc tháo bỏ mui gió trên nóc ca bin ô tô đầu kéo.”.\nđ) Bổ sung khoản 10 Điều 6 như sau: “10. Lắp, thay thế hoặc tháo bỏ bơm, thùng dầu và hệ thống đường ống thủy lực của xe đầu kéo để dẫn động cho hệ thống nâng hạ thùng hàng của sơ mi rơ moóc tải tự đổ.”.\ne) Bổ sung khoản 11 Điều 6 như sau: “11. Thay đổi bố trí chỗ ngồi hành khách hoặc cửa xếp dỡ hàng hóa của thùng hàng hoặc vật liệu bọc, lót thùng hàng.”.\ng) Bổ sung khoản 12 Điều 6 như sau: “12. Ô tô tải lắp thêm hoặc thay thế thiết bị nâng hạ hàng hóa của thùng hàng đã có giấy chứng nhận an toàn của Cơ quan có thẩm quyền hoặc tháo bỏ thiết bị này.”.\n5. Cải tạo xe cơ giới là việc thay đổi đặc điểm của xe cơ giới quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này dẫn đến không cùng kiểu loại với xe cơ giới trước cải tạo liền kề trước đó. 5. Sửa đổi, bổ sung khoản 5, khoản 6 Điều 7 của Thông tư số 85/2014/TT- BGTVT (đã được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 2 Thông tư số 42/2018/TT- BGTVT và khoản 4 Điều 7 của Thông tư số 16/2022/TT-BGTVT) như sau: 5. Cấp bản sao Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế và hồ sơ thiết kế đã được thẩm định hoặc bản điện tử đối với hệ thống dịch vụ công trực tuyến cho chủ phương tiện để phục vụ cho việc thi công cải tạo và nghiệm thu xe cơ giới cải tạo. 5. Sử dụng kết quả cân khối lượng phương tiện phân bố trên từng trục của đơn vị có chức năng cân khối lượng theo quy định về pháp luật đo lường hoặc do cơ sở cải tạo tự trang bị thiết bị cân đáp ứng quy định về pháp luật đo lường.”.\na) Sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 7 như sau: “5. Trình tự, thủ tục thẩm định thiết kế a) Cơ sở thiết kế nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị thẩm định thiết kế đến cơ quan thẩm định thiết kế;\nb) Cơ quan thẩm định thiết kế tiếp nhận và kiểm tra thành phần hồ sơ: nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện lại ngay trong ngày làm việc (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp và qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến) hoặc thông báo và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ trong 02 ngày làm việc (đối với trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính); trường hợp hồ sơ đầy đủ, cơ quan thẩm định thiết kế cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ (bản chính đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, qua hệ thống bưu chính hoặc bản điện tử đối với hệ thống dịch vụ công trực tuyến) theo mẫu quy định tại Phụ lục XVI ban hành kèm theo Thông tư này; b) Sửa đổi, bổ sung khoản 6 Điều 7 như sau: “6. Hồ sơ thiết kế đã được thẩm định đạt yêu cầu và được cấp Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế được lưu tại cơ quan thẩm định thiết kế 01 bộ và cấp cho cơ sở thiết kế 01 bộ đối với trường hợp nộp hồ sơ và trả kết quả trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính. Trường hợp cơ sở thiết kế nộp thiết kế qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến thì được trả kết quả trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến.”.\nc) Cơ quan thẩm định thiết kế tiến hành thẩm định thiết kế theo quy định, nếu thiết kế đạt yêu cầu, sau 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ thiết kế, cơ quan thẩm định thiết kế cấp Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế. Trường hợp không cấp, cơ quan thẩm định thiết kế thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho Cơ sở thiết kế sau 02 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả thẩm định;\nd) Trường hợp thành phần hồ sơ thiết kế đầy đủ nhưng có nội dung cần phải sửa đổi, bổ sung, cơ quan thẩm định thiết kế thông báo cho Cơ sở thiết kế theo mẫu quy định tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này để bổ sung, sửa đổi hồ sơ thiết kế. Cơ sở thiết kế có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện hồ sơ thiết kế và nộp lại trong vòng 30 ngày kể từ ngày thông báo. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ sửa đổi, bổ sung, nếu hồ sơ thiết kế đạt yêu cầu thì Cơ quan thẩm định thiết kế cấp Giấy chứng nhận thiết kế; nếu hồ sơ không đạt yêu cầu thì cơ quan thẩm định thiết kế thông báo hồ sơ thiết kế xe cơ giới không đạt theo mẫu quy định tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Thông tư này. Quá thời hạn 30 ngày kể từ ngày thông báo mà Cơ sở thiết kế không thực hiện sửa đổi, bổ sung, Cơ quan thẩm định thiết kế sẽ cấp Thông báo hồ sơ thiết kế xe cơ giới không đạt theo mẫu quy định tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Thông tư này;\nđ) Cơ quan thẩm định thiết kế phải ghi nhận vào Phiếu kiểm soát toàn bộ quá trình thẩm định thiết kế theo quy định tại khoản này theo mẫu quy định tại Phụ lục XVIII ban hành kèm theo Thông tư này;\ne) Cơ sở thiết kế có thể nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tiếp tại trụ sở cơ quan thẩm định thiết kế hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến.”.\n6. Cơ sở thiết kế là tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật, thực hiện dịch vụ thiết kế xe cơ giới. 6. Sửa đổi, bổ sung Điều 8 của Thông tư số 85/2014/TT-BGTVT như sau: “Điều 8. Trách nhiệm thẩm định thiết kế xe cơ giới cải tạo 6. Cung cấp cho chủ phương tiện văn bản đồng ý sử dụng bản sao hồ sơ thiết kế do chính Cơ sở thiết kế tự thiết kế và đã được cơ quan thẩm định thiết kế thẩm định, cấp Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế theo quy định tại Thông tư này cho các xe cơ giới có cùng nhãn hiệu, số loại, thông số kỹ thuật với xe cơ giới trước cải tạo, để làm cơ sở cho việc thi công và nghiệm thu xe cơ giới cải tạo theo quy định tại Thông tư này. Văn bản đồng ý được lưu tại Cơ sở thiết kế, đồng thời gửi Cơ quan thẩm định thiết kế để tổng hợp, theo dõi, quản lý.”.\n7. Cơ sở cải tạo là tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật, thực hiện dịch vụ thi công cải tạo xe cơ giới. 7. Sửa đổi, bổ sung Điều 9 của Thông tư số 85/2014/TT-BGTVT như sau: “Điều 9. Thi công cải tạo\n8. Thẩm định thiết kế là việc xem xét, đối chiếu và đánh giá các nội dung của hồ sơ thiết kế cải tạo xe cơ giới với các yêu cầu về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo được quy định tại Thông tư này. 8. Sửa đổi, bổ sung Điều 10 của Thông tư số 85/2014/TT-BGTVT như sau: “Điều 10. Nghiệm thu xe cơ giới cải tạo\n9. Nghiệm thu xe cơ giới cải tạo là việc kiểm tra xe cơ giới được thi công cải tạo theo hồ sơ thiết kế đã được thẩm định đạt yêu cầu, theo quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này. 9. Sửa đổi, bổ sung Điều 11 của Thông tư số 85/2014/TT-BGTVT (đã được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 6 Điều 7 của Thông tư số 16/2022/TT- BGTVT) như sau: “Điều 11. Cấp Giấy chứng nhận cải tạo\n10. Cơ quan nghiệm thu là đơn vị đăng kiểm xe cơ giới đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới theo quy định, thực hiện việc nghiệm thu xe cơ giới cải tạo đáp ứng theo yêu cầu tại Thông tư này.”. 10. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 3 Điều 12; bổ sung khoản 7, khoản 8 Điều 12 của Thông tư số 85/2014/TT-BGTVT như sau:\na) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 12 như sau: “1. Tổ chức kiểm tra, hỗ trợ chuyên môn cho các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện Thông tư này. Trường hợp phát hiện vi phạm thì thực hiện xử lý hoặc kiến nghị xử lý theo thẩm quyền. Đăng nhập thông tin cảnh báo đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động cải tạo xe cơ giới vi phạm quy định tại Thông tư này lên chương trình phần mềm quản lý công tác cải tạo xe cơ giới.”.\nb) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 12 như sau: “3. Thẩm định thiết kế theo quy định tại Thông tư này.”.\nc) Bổ sung khoản 7 Điều 12 như sau: “7. Quản lý danh sách các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động cải tạo xe cơ giới trên phạm vi cả nước.”.\nd) Bổ sung khoản 8 Điều 12 như sau: “8. Cung cấp tài khoản đăng nhập Chương trình phần mềm quản lý công tác cải tạo xe cơ giới cho những người thẩm định thiết kế, nghiệm thu xe cơ giới cải tạo theo quy định tại Thông tư này và công bố danh sách những người được cấp tài khoản trên Trang thông tin điện tử của Cục Đăng kiểm Việt Nam.”.\n11. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 13 và bổ sung khoản 5 Điều 13 của Thông tư số 85/2014/TT-BGTVT như sau:\na) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 13 như sau: “1. Thẩm định thiết kế cải tạo xe cơ giới theo quy định tại Thông tư này. Thực hiện thanh tra, kiểm tra đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động cải tạo xe cơ giới tại địa phương. Đăng tải thông tin cảnh báo lên Chương trình phần mềm quản lý công tác xe cơ giới cải tạo đối với các tổ chức, cá nhân có sai phạm được phát hiện trong quá trình thẩm định thiết kế và thanh tra, kiểm tra.”.\nb) Bổ sung khoản 5 Điều 13 như sau: “5. Quản lý thông tin các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động cải tạo xe cơ giới thuộc phạm vi quản lý.”.\n12. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 14; bổ sung khoản 7, khoản 8 Điều 14 của Thông tư số 85/2014/TT-BGTVT như sau:\na) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 14 như sau: “1. Nghiệm thu và cấp Giấy chứng nhận cải tạo theo quy định tại Thông tư này. Đăng tải thông tin cảnh báo đối với các cơ sở cải tạo, Cơ sở thiết kế vi phạm quy định tại Thông tư này lên Chương trình phần mềm quản lý công tác xe cơ giới cải tạo.”.\nb) Bổ sung khoản 7 Điều 14 như sau: “7. Cử đăng kiểm viên tham gia tập huấn nghiệp vụ đăng kiểm viên để thực hiện nghiệm thu xe cơ giới cải tạo.”.\nc) Bổ sung khoản 8 Điều 14 như sau: “8. Khi nghiệm thu xe cơ giới cải tạo sử dụng chung hồ sơ thiết kế, đơn vị đăng kiểm nghiệm thu kiểm tra, đối chiếu và chỉ thực hiện nghiệm thu xe cơ giới cải tạo khi các thông tin của xe cơ giới trước cải tạo phải có cùng nhãn hiệu, số loại, thông số kỹ thuật với xe cơ giới trước cải tạo theo hồ sơ thiết kế đã được thẩm định. Trường hợp phát hiện văn bản đồng ý sử dụng chung thiết kế không phù hợp với xe cơ giới cải tạo, đơn vị đăng kiểm nghiệm thu cấp Thông báo không đạt theo mẫu quy định tại Phụ lục XV ban hành kèm theo Thông tư này cho chủ phương tiện hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật, đồng thời đăng tải thông tin cảnh báo đối với Cơ sở thiết kế vi phạm lên Chương trình phần mềm quản lý công tác xe cơ giới cải tạo và cảnh báo phương tiện trên chương trình quản lý kiểm định.”.\n13. Bổ sung Điều 14a vào Thông tư số 85/2014/TT-BGTVT như sau: “Điều 14a. Trách nhiệm của chủ phương tiện\n14. Bổ sung Điều 14b vào Thông tư số 85/2014/TT-BGTVT như sau: “Điều 14b. Trách nhiệm của Cơ sở thiết kế\n15. Bổ sung Điều 14c vào Thông tư số 85/2014/TT-BGTVT như sau: “Điều 14c. Trách nhiệm của cơ sở cải tạo\n16. Sửa đổi, bổ sung Điều 16 của Thông tư số 85/2014/TT-BGTVT như sau: “Điều 16. Lưu trữ hồ sơ Hồ sơ thẩm định thiết kế và hồ sơ nghiệm thu xe cơ giới cải tạo được lưu trữ đầy đủ, đúng quy định.", "\"Điều 6. Miễn lập hồ sơ thiết kế xe cơ giới cải tạo\nXe cơ giới cải tạo trong các trường hợp sau được miễn lập hồ sơ thiết kế:\n1. Xe ô tô tập lái, sát hạch lắp đặt hoặc tháo bỏ bàn đạp phanh phụ bằng cách liên kết với bàn đạp phanh chính thông qua một thanh đòn dẫn động cơ khí.\n2. Lắp thêm hoặc tháo bỏ các nắp chắn bụi cho thùng xe của xe ô tô tải tự đổ nhưng không làm thay đổi kích thước lòng thùng xe.\n3. Lắp thêm hoặc tháo bỏ nắp che khoang chở hàng, hành lý của xe ô tô PICKUP nhưng không làm thay đổi kích thước bao của xe.\n4. Xe ô tô tải tự đổ và xe ô tô xi téc nhập khẩu, sản xuất lắp ráp, cải tạo trước ngày 01 tháng 11 năm 2014 có nhu cầu tự nguyện cắt giảm thể tích thùng hàng, xi téc để phù hợp quy định tại Thông tư 42/2014/TT-BGTVT .\n5. Tháo bỏ hệ thống cung cấp nhiên liệu sử dụng khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) cho động cơ của xe đối với xe cơ giới đã cải tạo lắp đặt thêm hệ thống cung cấp nhiên liệu LPG để quay trở về chỉ sử dụng hệ thống cung cấp nhiên liệu của xe nguyên thủy.\n6. Cải tạo thay đổi vị trí các trục, cụm trục, chốt kéo đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2015 đối với sơ mi rơ moóc tải (trừ sơ mi rơ moóc tải tự đổ) và sơ mi rơ moóc chở công-ten-nơ có khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông nhỏ hơn khối lượng toàn bộ theo thiết kế.\n7. Cải tạo theo thiết kế mẫu do Cục Đăng kiểm Việt Nam công bố.\"", "Khoản 3.6. Sửa đổi kiểu loại xe SXLR so với xe mẫu đã được thử nghiệm Cơ sở sản xuất phải báo cáo với Cơ quan cấp giấy chứng nhận về mọi sửa đổi của kiểu loại xe SXLR (như định nghĩa tại 1.3.3. của Quy chuẩn này) đã được chứng nhận so với xe mẫu. Cơ quan này phải xem xét và đánh giá việc sửa đổi như sau: 3.6.1. Nếu các sửa đổi không đáng kể và kiểu loại xe vẫn thỏa mãn các yêu cầu về khí thải của Quy chuẩn này thì cho phép thực hiện các sửa đổi đó. 3.6.2. Nếu các sửa đổi có thể gây ảnh hưởng xấu đến khí thải thì yêu cầu cơ sở thử nghiệm đã thử nghiệm khí thải xe mẫu tiến hành thử nghiệm một xe đã sửa đổi và nộp báo cáo thử nghiệm khí thải mới. 3.6.3. Căn cứ vào việc xem xét và đánh giá trên để có quyết định cho phép hoặc không cho phép thực hiện việc sửa đổi. Nếu cho phép, trong quyết định phải ghi rõ ràng nội dung được sửa đổi. 3.6. Sửa đổi kiểu loại xe SXLR so với xe mẫu đã được thử nghiệm Cơ sở sản xuất phải báo cáo với Cơ quan cấp giấy chứng nhận về mọi sửa đổi của kiểu loại xe SXLR (như định nghĩa tại 1.3.3. của Quy chuẩn này) đã được chứng nhận so với xe mẫu. Cơ quan này phải xem xét và đánh giá việc sửa đổi như sau: 3.6.1. Nếu các sửa đổi không đáng kể và kiểu loại xe vẫn thỏa mãn các yêu cầu về khí thải của Quy chuẩn này thì cho phép thực hiện các sửa đổi đó. 3.6.2. Nếu các sửa đổi có thể gây ảnh hưởng xấu đến khí thải thì yêu cầu cơ sở thử nghiệm đã thử nghiệm khí thải xe mẫu tiến hành thử nghiệm một xe đã sửa đổi và nộp báo cáo thử nghiệm khí thải mới. 3.6.3. Căn cứ vào việc xem xét và đánh giá trên để có quyết định cho phép hoặc không cho phép thực hiện việc sửa đổi. Nếu cho phép, trong quyết định phải ghi rõ ràng nội dung được sửa đổi.", "Khoản 5. Trường hợp xe ô tô dưới 10 chỗ ngồi cải tạo lắp phanh phụ để dùng làm xe tập lại thì đơn vị thi công cải tạo xe cơ giới có trách nhiệm kiểm tra, lập biên bản nghiệm thu xuất xưởng để Cơ quan kiểm định xe cơ giới Bộ Công an kiểm tra làm căn cứ cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo cho đơn vị có xe cải tạo để làm thủ tục đăng ký, kiểm định.", "Điều 14. Trách nhiệm của Bộ Tổng Tham mưu\n1. Phê duyệt cấu hình, tính năng chiến - kỹ thuật của xe sau cải tạo đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 4 và khoản 1 Điều 5 Thông tư này.\n2. Cấp phép cải tạo đối với các xe quy định tại khoản 1 Điều 4 và khoản 1 Điều 5 Thông tư này.", "Điều 1. Phạm vi điều chỉnh. Thông tư này quy định về nguyên tắc, nội dung, trình tự, thiết kế, thẩm định thiết kế, thi công cải tạo xe cơ giới, kiểm tra chất lượng của xe cơ giới cải tạo trong Công an nhân dân.", "Điều 4. Nội dung cải tạo xe cơ giới\n1. Thay đổi tính năng sử dụng của xe cơ giới\na) Xe con, xe vận tải cải tạo thành xe chuyên dùng hoặc xe chuyên dùng cải tạo thành xe chuyên dùng khác;\nb) Xe chuyên dùng cải tạo thành xe vận tải, xe con;\nc) Rơ moóc, sơ mi rơ moóc cải tạo thành rơ moóc chuyên dùng, sơ mi rơ moóc chuyên dùng hoặc rơ moóc chuyên dùng, sơ mi rơ moóc chuyên dùng cải tạo thành rơ moóc chuyên dùng khác, sơ mi rơ moóc chuyên dùng khác;\nd) Lắp đặt trang bị kỹ thuật lén xe cơ giới sau cải tiến, hiện đại hoá.\n2. Thay đổi hệ thống, tổng thành nguyên thủy bằng hệ thống, tổng thành khác bảo đảm tính năng chiến - kỹ thuật của xe cơ giới.", "Khoản 5. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 7 Điều 10 như sau: “b) Thiết kế đã được thẩm định bản chính hoặc thiết kế đã được thẩm định bản điện tử (đối với kết quả thẩm định thiết kế được trả thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến). Đối với trường hợp miễn thiết kế quy định tại khoản 3, khoản 4 và khoản 6 Điều 6 của Thông tư này phải có bản vẽ tổng thể xe cơ giới sau cải tạo do cơ sở cải tạo lập;”", "Điều 9. Thi công cải tạo\n1. Việc thi công cải tạo xe cơ giới phải thực hiện tại các cơ sở cải tạo có kinh doanh ngành nghề thi công cải tạo, sản xuất, lắp ráp xe cơ giới theo quy định của pháp luật.\n2. Việc thi công cải tạo xe cơ giới phải thực hiện theo đúng thiết kế đã được thẩm định, đảm bảo các yêu cầu về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.\n3. Xe cơ giới sau thi công cải tạo xuất xưởng phải được cơ sở cải tạo kiểm tra đảm bảo chất lượng sản phẩm. Kết quả kiểm tra được lập thành Biên bản nghiệm thu xuất xưởng xe cơ giới cải tạo theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.", "Điều khoản thi hành\n1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2022.\n2. Bãi bỏ khoản 8 và khoản 9 Điều 19 Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.\n3. Xe ô tô cải tạo từ xe có sức chứa từ 10 chỗ trở lên thành xe ô tô dưới 10 chỗ (kể cả người lái xe) đã được cấp phù hiệu, biển hiệu trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì tiếp tục được sử dụng để kinh doanh vận tải hành khách đến hết niên hạn sử dụng theo quy định tại Nghị định này.\n4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./." ]
Người có hành vi ngược đãi tù binh nếu bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể đối mặt với mức án phạt cao nhất là bao nhiêu năm tù?
[ "Tội ngược đãi tù binh, hàng binh\nNgười nào ngược đãi tù binh, hàng binh, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm." ]
[ "Hình phạt bổ sung\nNgười phạm tội quy định tại Chương này còn có thể bị tước một số quyền công dân, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.", "Tội làm nhục đồng đội\n1. Người nào trong quan hệ công tác mà xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự đồng đội, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:\na) Là chỉ huy hoặc sỹ quan;\nb) Đối với chỉ huy hoặc cấp trên; c) Vì lý do công vụ của nạn nhân; d) Trong khu vực có chiến sự;\nđ) Phạm tội 02 lần trở lên;\ne) Đối với 02 người trở lên;\ng) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;\nh) Làm nạn nhân tự sát.", "Tội dùng nhục hình\n1. Người nào trong hoạt động tố tụng, thi hành án hoặc thi hành các biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc mà dùng nhục hình hoặc đối xử tàn bạo, hạ nhục nhân phẩm của người khác dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:\na) Phạm tội 02 lần trở lên;\nb) Đối với 02 người trở lên;\nc) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;\nd) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;\nđ) Gây thương tích hoặc gây thiệt hại về sức khỏe cho người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 60%.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:\na) Gây thương tích hoặc gây thiệt hại về sức khỏe cho người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;\nb) Làm người bị nhục hình tự sát.\n4. Phạm tội làm người bị nhục hình chết, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.\n5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.", "“Điều 421. Tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược\n….\n2. Phạm tội trong trường hợp do bị ép buộc hoặc do thi hành mệnh lệnh của cấp trên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.”", "Chương XXIV. CÁC TỘI XÂM PHẠM HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP\nĐiều 367. Khái niệm tội xâm phạm hoạt động tư pháp. Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp là những hành vi xâm phạm sự đúng đắn của hoạt động tố tụng và thi hành án.\nĐiều 368. Tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội\n1. Người nào có thẩm quyền mà truy cứu trách nhiệm hình sự người mà mình biết rõ là không có tội, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:\na) Truy cứu trách nhiệm hình sự về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;\nb) Đối với 02 người đến 05 người;\nc) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;\nd) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;\nđ) Dẫn đến việc kết án oan người vô tội về tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;\ne) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:\na) Đối với 06 người trở lên;\nb) Dẫn đến việc kết án oan người vô tội về tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;\nc) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;\nd) Làm người bị truy cứu trách nhiệm hình sự oan tự sát.\n4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 369. Tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội\n1. Người nào có thẩm quyền mà không truy cứu trách nhiệm hình sự người mà mình biết rõ là có tội, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:\na) Không truy cứu trách nhiệm hình sự người thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng;\nb) Đối với 02 người đến 05 người;\nc) Người không bị truy cứu trách nhiệm hình sự bỏ trốn hoặc thực hiện hành vi cản trở điều tra, truy tố, xét xử hoặc tiếp tục thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;\nd) Dẫn đến việc người không bị truy cứu trách nhiệm hình sự trả thù người tố giác, báo tin về tội phạm, người bị hại, nhân chứng;\nđ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:\na) Đối với 05 người trở lên;\nb) Không truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;\nc) Người không bị truy cứu trách nhiệm hình sự tiếp tục thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;\nd) Làm người bị hại tự sát.\n4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 370. Tội ra bản án trái pháp luật\n1. Thẩm phán, Hội thẩm nào ra bản án mà mình biết rõ là trái pháp luật, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:\na) Phạm tội 02 lần trở lên;\nb) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;\nc) Kết án oan người vô tội về tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng;\nd) Bỏ lọt tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng; người thực hiện tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng;\nđ) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của bị cáo, người bị hại, nguyên đơn, bị đơn, người khởi kiện, người bị khởi kiện từ 11% đến 45%;\ne) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;\ng) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:\na) Kết án oan người vô tội về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;\nb) Bỏ lọt tội phạm đặc biệt nghiêm trọng hoặc người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng;\nc) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của bị cáo, người bị hại, nguyên đơn, bị đơn, người khởi kiện, người bị khởi kiện 46% trở lên;\nd) Dẫn đến bị cáo, người bị hại, nguyên đơn, bị đơn, người khởi kiện, người bị khởi kiện tự sát;\nđ) Gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên.\n4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 371. Tội ra quyết định trái pháp luật\n1. Người nào có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng, thi hành án ra quyết định mà mình biết rõ là trái pháp luật gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điều 368, 369, 370, 377 và 378 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:\na) Có tổ chức;\nb) Phạm tội 02 lần trở lên;\nc) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết có thai, người già yếu;\nd) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án, người phải chấp hành án, người bị hại, nguyên đơn, bị đơn, người khởi kiện, người bị khởi kiện từ 11% đến 45%;\nđ) Gây thiệt hại về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;\ne) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:\na) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án, người phải chấp hành án, người bị hại, nguyên đơn, bị đơn, người khởi kiện, người bị khởi kiện 46% trở lên;\nb) Làm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án, người phải chấp hành án, người bị hại, nguyên đơn, bị đơn, người khởi kiện, người bị khởi kiện tự sát;\nc) Gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên.\n4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 372. Tội ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp làm trái pháp luật\n1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng, thi hành án làm trái pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:\na) Phạm tội 02 lần trở lên;\nb) Dẫn đến ra bản án hoặc quyết định trái pháp luật;\nc) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn nguy hiểm, xảo quyệt khác;\nd) Gây thiệt hại về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;\nđ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:\na) Dẫn đến làm oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm;\nb) Gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên.\n4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 373. Tội dùng nhục hình\n1. Người nào trong hoạt động tố tụng, thi hành án hoặc thi hành các biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc mà dùng nhục hình hoặc đối xử tàn bạo, hạ nhục nhân phẩm của người khác dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:\na) Phạm tội 02 lần trở lên;\nb) Đối với 02 người trở lên;\nc) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;\nd) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;\nđ) Gây thương tích hoặc gây thiệt hại về sức khỏe cho người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 60%.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:\na) Gây thương tích hoặc gây thiệt hại về sức khỏe cho người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;\nb) Làm người bị nhục hình tự sát.\n4. Phạm tội làm người bị nhục hình chết, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.\n5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 374. Tội bức cung\n1. Người nào trong hoạt động tố tụng mà sử dụng thủ đoạn trái pháp luật ép buộc người bị lấy lời khai, hỏi cung phải khai ra thông tin liên quan đến vụ án, vụ việc, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:\na) Phạm tội 02 lần trở lên;\nb) Đối với 02 người trở lên;\nc) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;\nd) Dùng nhục hình hoặc đối xử tàn bạo, hạ nhục nhân phẩm người bị lấy lời khai, hỏi cung;\nđ) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;\ne) Làm sai lệch kết quả khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử;\ng) Ép buộc người bị lấy lời khai, người bị hỏi cung phải khai sai sự thật.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:\na) Làm người bị bức cung tự sát;\nb) Dẫn đến bỏ lọt tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng.\n4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:\na) Làm người bị bức cung chết;\nb) Dẫn đến làm oan người vô tội;\nc) Dẫn đến bỏ lọt tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.\n5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 375. Tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc\n1. Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án, những người khác có nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động tư pháp, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự nào mà thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, hủy hoặc làm hư hỏng các tài liệu, vật chứng của vụ án hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm làm sai lệch nội dung vụ án, vụ việc, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:\na) Có tổ chức;\nb) Dẫn đến việc giải quyết vụ án, vụ việc bị sai lệch;\nc) Gây thiệt hại từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.\n3. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:\na) Dẫn đến việc kết án oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm;\nb) Làm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án, người phải chấp hành án, người bị hại, nguyên đơn, bị đơn, người khởi kiện, người bị khởi kiện tự sát;\nc) Gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên.\n4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 376. Tội thiếu trách nhiệm để người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù trốn\n1. Người nào được giao trách nhiệm trực tiếp quản lý, canh gác, áp giải người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành hình phạt tù mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy định về quản lý, canh gác, áp giải để người đó trốn thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:\na) Làm vụ án bị tạm đình chỉ;\nb) Người bỏ trốn trả thù người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng;\nc) Người bỏ trốn tiếp tục thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 02 năm đến 07 năm:\na) Làm vụ án bị đình chỉ;\nb) Người bỏ trốn tiếp tục thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng;\nc) Để từ 02 người đến 05 người bỏ trốn;\nd) Để người thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng bỏ trốn;\nđ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:\na) Người bỏ trốn tiếp tục thực hiện tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;\nb) Để 06 người trở lên bỏ trốn;\nc) Để người thực hiện tội phạm đặc biệt nghiêm trọng bỏ trốn.\n4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 377. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn giam, giữ người trái pháp luật\n1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:\na) Không ra quyết định trả tự do cho người được trả tự do theo quy định của luật;\nb) Quyết định bắt, giữ, giam người không có căn cứ theo quy định của luật;\nc) Không chấp hành quyết định trả tự do cho người được trả tự do theo quy định của luật;\nd) Thực hiện việc bắt, giữ, giam người không có lệnh, quyết định theo quy định của luật hoặc tuy có lệnh, quyết định nhưng chưa có hiệu lực thi hành;\nđ) Không ra lệnh, quyết định gia hạn tạm giữ, tạm giam hoặc thay đổi, hủy bỏ biện pháp tạm giữ, tạm giam khi hết thời hạn tạm giữ, tạm giam dẫn đến người bị tạm giữ, tạm giam bị giam, giữ quá hạn.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:\na) Giam, giữ trái pháp luật từ 02 người đến 05 người;\nb) Làm người bị giam, giữ trái pháp luật bị tổn hại về sức khỏe với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;\nc) Làm người bị giam, giữ hoặc gia đình họ lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn;\nd) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:\na) Giam, giữ trái pháp luật 06 người trở lên;\nb) Làm người bị giam, giữ trái pháp luật tổn hại về sức khỏe với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc chết;\nc) Làm người bị giam, giữ tự sát;\nd) Làm gia đình người bị giam, giữ ly tán.\n4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 378. Tội tha trái pháp luật người bị bắt, người đang bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù\n1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lạm quyền tha trái pháp luật người bị bắt, người đang bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành hình phạt tù, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:\na) Tha trái pháp luật người bị bắt, người đang bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù về tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;\nb) Người được tha trái pháp luật bỏ trốn hoặc có hành vi cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc tiếp tục thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;\nc) Người được tha trái pháp luật trả thù người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng;\nd) Tha trái pháp luật từ 02 người đến 05 người.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:\na) Tha trái pháp luật 06 người trở lên;\nb) Người được tha trái pháp luật thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.\n4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 379. Tội không thi hành án\n1. Người nào có thẩm quyền mà cố ý không ra quyết định thi hành án hoặc không thi hành quyết định thi hành bản án, quyết định của Tòa án thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:\na) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;\nb) Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án bỏ trốn;\nc) Dẫn đến hết thời hiệu thi hành án;\nd) Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án, người có nghĩa vụ thi hành án tẩu tán tài sản và không thi hành được nghĩa vụ thi hành án với số tiền từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.\n2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:\na) Phạm tội 02 lần trở lên;\nb) Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án tiếp tục thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;\nc) Dẫn đến người bị kết án, người phải thi hành án, người có nghĩa vụ thi hành án tẩu tán tài sản và không thi hành được nghĩa vụ thi hành án với số tiền từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.\n3. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:\na) Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án tiếp tục thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;\nb) Dẫn đến người bị kết án, người phải thi hành án, người có nghĩa vụ thi hành án tẩu tán tài sản và không thi hành được nghĩa vụ thi hành án với số tiền 1.000.000.000 đồng trở lên.\n4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 380. Tội không chấp hành án\n1. Người nào có điều kiện mà không chấp hành bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:\na) Chống lại chấp hành viên hoặc người đang thi hành công vụ;\nb) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;\nc) Tẩu tán tài sản.\n3. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.\nĐiều 381. Tội cản trở việc thi hành án\n1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý cản trở việc thi hành án thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:\na) Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án bỏ trốn;\nb) Dẫn đến hết thời hiệu thi hành án;\nc) Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án, người có nghĩa vụ thi hành án tẩu tán tài sản và không thi hành được nghĩa vụ thi hành án với số tiền từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;\nd) Gây thiệt hại từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:\na) Phạm tội 02 lần trở lên;\nb) Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án tiếp tục thực hiện tội phạm;\nc) Dẫn đến người bị kết án, người phải thi hành án, người có nghĩa vụ thi hành án tẩu tán tài sản và không thi hành được nghĩa vụ thi hành án với số tiền 200.000.000 đồng trở lên;\nd) Gây thiệt hại 200.000.000 đồng trở lên.\n3. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 382. Tội cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khai báo gian dối\n1. Người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật, người bào chữa nào mà kết luận, dịch, khai gian dối hoặc cung cấp những tài liệu mà mình biết rõ là sai sự thật, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:\na) Có tổ chức;\nb) Dẫn đến việc giải quyết vụ án, vụ việc bị sai lệch.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:\na) Phạm tội 02 lần trở lên;\nb) Dẫn đến việc kết án oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm.\n4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 383. Tội từ chối khai báo, từ chối kết luận giám định, định giá tài sản hoặc từ chối cung cấp tài liệu\n1. Người làm chứng nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 19 của Bộ luật này, người giám định, người định giá tài sản, người dịch thuật từ chối khai báo, trốn tránh việc kết luận giám định, định giá tài sản, thẩm định giá tài sản hoặc từ chối cung cấp tài liệu mà không có lý do chính đáng, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.\n2. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 384. Tội mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác trong việc khai báo, cung cấp tài liệu\n1. Người nào mua chuộc hoặc cưỡng ép người làm chứng, người bị hại, đương sự trong các vụ án hình sự, hành chính, dân sự, kinh tế, lao động khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc không khai báo, không cung cấp tài liệu; mua chuộc hoặc cưỡng ép người giám định, người định giá tài sản kết luận gian dối, người phiên dịch, người dịch thuật dịch xuyên tạc, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:\na) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn nguy hiểm khác;\nb) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;\nc) Dẫn đến việc giải quyết vụ án, vụ việc bị sai lệch.\nĐiều 385. Tội vi phạm việc niêm phong, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản\n1. Người nào được giao giữ, quản lý tài sản bị kê biên, bị niêm phong hoặc vật chứng bị niêm phong, tài khoản bị phong tỏa mà thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:\na) Phá hủy niêm phong, giải tỏa việc phong tỏa tài khoản mà không có quyết định của người có thẩm quyền;\nb) Tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu hoặc hủy hoại tài sản bị kê biên.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:\na) Dẫn đến việc giải quyết vụ án, vụ việc bị sai lệch;\nb) Dẫn đến bị can, bị cáo, người bị kết án, người phải thi hành án, người có nghĩa vụ thi hành án tẩu tán tài sản và không thi hành được nghĩa vụ thi hành án với số tiền 100.000.000 đồng trở lên.\n3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 386. Tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị áp giải, đang bị xét xử\n1. Người nào đang bị tạm giữ, tạm giam, áp giải, xét xử hoặc chấp hành án phạt tù mà bỏ trốn, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:\na) Có tổ chức;\nb) Dùng vũ lực đối với người canh gác hoặc người áp giải.\nĐiều 387. Tội đánh tháo người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử, chấp hành án phạt tù\n1. Người nào đánh tháo người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử hoặc chấp hành án phạt tù, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 119 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:\na) Có tổ chức;\nb) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;\nc) Dùng vũ lực đối với người canh gác hoặc người áp giải;\nd) Đánh tháo người bị kết án về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc người bị kết án tử hình.\n3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 388. Tội vi phạm quy định về giam giữ\n1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, vi phạm quy định của pháp luật về giam giữ đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điều 119, 170, 252, 253, 254 và 255 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:\na) Gây rối hoặc chống lại mệnh lệnh của người có thẩm quyền trong quản lý giam giữ;\nb) Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng tài sản;\nc) Cưỡng đoạt tài sản;\nd) Đưa vào, tàng trữ, chiếm đoạt hoặc tổ chức sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện thuốc hướng thần;\nđ) Đưa vào, tàng trữ, sử dụng thiết bị thông tin liên lạc cá nhân.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:\na) Có tổ chức;\nb) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;\nc) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;\nd) Tái phạm nguy hiểm.\n3. Người phạm tội còn có thể bị cấm cư trú từ 01 năm đến 03 năm, cấm đảm nhiệm chức vụ từ 01 năm đến 03 năm.\nĐiều 389. Tội che giấu tội phạm\n1. Người nào không hứa hẹn trước mà che giấu một trong các tội phạm quy định tại các điều sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm:\na) Các điều từ Điều 108 đến Điều 121 về các tội xâm phạm an ninh quốc gia;\nb) Điều 123 (tội giết người); Điều 141, các khoản 2, 3 và 4 (tội hiếp dâm); Điều 142 (tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi); Điều 144 (tội cưỡng dâm từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi); Điều 146, các khoản 2 và 3 (tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi); Điều 150, các khoản 2 và 3 (tội mua bán người);\nc) Điều 151 (tội mua bán người dưới 16 tuổi); Điều 152 (tội đánh tráo người dưới 01 tuổi); Điều 153 (tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi); Điều 154 (tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người);\nd) Điều 168 (tội cướp tài sản); Điều 169 (tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản); Điều 173, các khoản 2, 3 và 4 (tội trộm cắp tài sản); Điều 174, các khoản 2, 3 và 4 (tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản); Điều 175, các khoản 2, 3 và 4 (tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản); Điều 178, các khoản 2, 3 và 4 (tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản);\nđ) Điều 188, các khoản 3 và 4 (tội buôn lậu); Điều 189, khoản 3 (tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới); Điều 190, các khoản 2 và 3 (tội sản xuất, buôn bán hàng cấm); Điều 191, các khoản 2 và 3 (tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm); Điều 192, các khoản 2 và 3 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả); Điều 193 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm); Điều 194 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh); Điều 195, các khoản 2 và 3 (tội sản xuất hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi); Điều 196, các khoản 2 và 3 (tội đầu cơ); Điều 205, các khoản 3 và 4 (tội lập quỹ trái phép); Điều 206, các khoản 2 và 3 (tội vi phạm quy định trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài); Điều 207 (tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả); Điều 208 (tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành công cụ chuyển nhượng giả, các giấy tờ có giá giả khác); Điều 219, các khoản 2 và 3 (tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí); Điều 220, các khoản 2 và 3 (tội vi phạm quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng); Điều 221, các khoản 2 và 3 (tội vi phạm quy định của Nhà nước về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng); Điều 222, các khoản 2 và 3 (tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng); Điều 223, các khoản 2 và 3 (tội thông đồng, bao che cho người nộp thuế gây hậu quả nghiêm trọng); Điều 224, các khoản 2 và 3 (tội vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng); Điều 243, các khoản 2 và 3 (tội hủy hoại rừng);\ne) Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy); Điều 253 (tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 254, khoản 2 (tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy); Điều 255 (tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy); Điều 256 (tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy); Điều 257 (tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy); Điều 258 (tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy); Điều 259, khoản 2 (tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần);\ng) Điều 265, các khoản 2, 3 và 4 (tội tổ chức đua xe trái phép); Điều 282 (tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy); Điều 299 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự); Điều 299 (tội khủng bố); Điều 301 (tội bắt cóc con tin); Điều 302 (tội cướp biển); Điều 303 (tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia); Điều 304 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự); Điều 305, các khoản 2, 3 và 4 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ); Điều 309, các khoản 2, 3 và 4 (tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, phát tán, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân); Điều 311, các khoản 2, 3 và 4 (tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc);\nh) Điều 329, các khoản 2 và 3 (tội mua dâm người dưới 18 tuổi);\ni) Điều 353, các khoản 2, 3 và 4 (tội tham ô tài sản); Điều 354, các khoản 2, 3 và 4 (tội nhận hối lộ); Điều 355, các khoản 2, 3 và 4 (tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản); Điều 356, các khoản 2 và 3 (tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ); Điều 357, các khoản 2 và 3 (tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ); Điều 358, các khoản 2, 3 và 4 (tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi); Điều 359, các khoản 2, 3 và 4 (tội giả mạo trong công tác); Điều 364, các khoản 2, 3 và 4 (tội đưa hối lộ); Điều 365, các khoản 2, 3 và 4 (tội làm môi giới hối lộ);\nk) Điều 373, các khoản 3 và 4 (tội dùng nhục hình); Điều 374, các khoản 3 và 4 (tội bức cung); Điều 386, khoản 2 (tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị áp giải, dẫn giải, đang bị xét xử);\nl) Các điều từ Điều 421 đến Điều 425 về các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh.\n2. Phạm tội trong trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc phát hiện tội phạm hoặc có những hành vi khác bao che người phạm tội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.\nĐiều 390. Tội không tố giác tội phạm\n1. Người nào biết rõ một trong các tội phạm được quy định tại Điều 389 của Bộ luật này đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 19 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.\n2. Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt.\nĐiều 391. Tội gây rối trật tự phiên tòa\n1. Người nào tại phiên tòa mà thóa mạ, xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm thành viên Hội đồng xét xử, những người khác có mặt tại phiên tòa hoặc có hành vi đập phá tài sản thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:\na) Gây náo loạn phiên tòa dẫn đến phải dừng phiên tòa;\nb) Hành hung thành viên Hội đồng xét xử.", "Điều 302. Tội cướp biển\n1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:\na) Tấn công tàu biển, phương tiện bay hoặc phương tiện hàng hải khác đang ở biển cả hoặc ở nơi không thuộc quyền tài phán của quốc gia nào;\nb) Tấn công hoặc bắt giữ người trên tàu biển, phương tiện bay hoặc phương tiện hàng hải khác quy định tại điểm a khoản này;\nc) Cướp phá tài sản trên tàu biển, phương tiện bay hoặc phương tiện hàng hải khác quy định tại điểm a khoản này.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:\na) Có tổ chức;\nb) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;\nc) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;\nd) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;\nđ) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;\ne) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:\na) Làm chết 02 người;\nb) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;\nc) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;\nd) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;\nđ) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.\n4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân:\na) Làm chết 03 người trở lên;\nb) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;\nc) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;\nd) Chiếm đoạt tài sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;\nđ) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.\n5. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.", "Tội phản bội Tổ quốc\n1. Công dân Việt Nam nào câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tiềm lực quốc phòng, an ninh, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.\n2. Phạm tội trong trường hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.\n3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.", "Tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược\n1. Người nào tuyên truyền, kích động chiến tranh xâm lược hoặc chuẩn bị, tiến hành, tham gia chiến tranh xâm lược nhằm chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ độc lập, có chủ quyền khác, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.\n2. Phạm tội trong trường hợp do bị ép buộc hoặc do thi hành mệnh lệnh của cấp trên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.", "Điều 157. Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật\n1. Người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 377 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:\na) Có tổ chức;\nb) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;\nc) Đối với người thi hành công vụ;\nd) Phạm tội 02 lần trở lên;\nđ) Đối với 02 người trở lên;\ne) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;\ng) Làm cho gia đình người bị giam, giữ lâm vào tình trạng khó khăn, quẫn bách;\nh) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, giữ, giam trái pháp luật từ 11% đến 45%.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:\na) Làm người bị bắt, giữ, giam trái pháp luật chết hoặc tự sát;\nb) Tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục phẩm giá nạn nhân;\nc) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, giữ, giam trái pháp luật 46% trở lên.\n4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.", "Tội phạm chiến tranh\n1. Người nào trong thời kỳ chiến tranh mà ra lệnh hoặc trực tiếp tiến hành việc giết hại dân thường, người bị thương, tù binh, cướp phá tài sản, tàn phá các nơi dân cư, sử dụng các phương tiện hoặc phương pháp chiến tranh bị cấm hoặc thực hiện hành vi khác vi phạm nghiêm trọng pháp luật quốc tế hoặc các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.\n2. Phạm tội trong trường hợp do bị ép buộc hoặc do thi hành mệnh lệnh của cấp trên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm." ]
Tội ngược đãi tù binh có được xem là tội phạm nghiêm trọng hay không?
[ "Phân loại tội phạm\n1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:\na) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;\nb) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;\nc) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;\nd) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.\n2. Tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện được phân loại căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội theo quy định tại khoản 1 Điều này và quy định tương ứng đối với các tội phạm được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này." ]
[ "Khoản 8. Sử dụng đồng bộ các biện pháp để phòng ngừa, ngăn chặn, trấn áp kịp thời và kiên quyết đối với các loại tội phạm nguy hiểm như: tội phạm có tổ chức, tội phạm tham nhũng, buôn lậu, tội phạm giết người, cướp tài sản, tội phạm xâm hại trẻ em (hiếp dâm trẻ em, bắt cóc và buôn bán trẻ em, lôi kéo trẻ em vào con đường sử dụng và nghiện hút ma túy). Tiếp tục chấn chỉnh công tác giam giữ; nâng cao hiệu quả công tác giáo dục cải tạo phạm nhân.", "\"Điều 298. Giới hạn của việc xét xử\n1. Tòa án xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố và Tòa án đã quyết định đưa vụ án ra xét xử.\n2. Tòa án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật hoặc về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát đã truy tố.\n3. Trường hợp xét thấy cần xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn tội danh Viện kiểm sát truy tố thì Tòa án trả hồ sơ để Viện kiểm sát truy tố lại và thông báo rõ lý do cho bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo, người bào chữa biết; nếu Viện kiểm sát vẫn giữ tội danh đã truy tố thì Tòa án có quyền xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn đó.\"", "Khoản 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:\na) Có tổ chức;\nb) Có tính chất chuyên nghiệp;\nc) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;\nd) Đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;\nđ) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát;\ne) Đối với 06 người trở lên;\ng) Tái phạm nguy hiểm.", "Khoản 2. Ở những nơi mà Toà án nhân dân cấp huyện, Toà án quân sự khu vực chưa được giao thực hiện thẩm quyền xét xử quy định tại khoản 1 Điều 170 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án cùng cấp điều tra, truy tố, xét xử những tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, trừ những tội phạm quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 170 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003; đối với những tội phạm rất nghiêm trọng, thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án cấp trên trực tiếp điều tra, truy tố, xét xử;", "Điều 1. Phạm vi điều chỉnh. Thông tư liên tịch này hướng dẫn xử lý các tội phạm quy định tại các điều: 224, 225, 226, 226a, 226b Chương XIX Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).", "Chương XXIV. CÁC TỘI XÂM PHẠM HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP\nĐiều 367. Khái niệm tội xâm phạm hoạt động tư pháp. Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp là những hành vi xâm phạm sự đúng đắn của hoạt động tố tụng và thi hành án.\nĐiều 368. Tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội\n1. Người nào có thẩm quyền mà truy cứu trách nhiệm hình sự người mà mình biết rõ là không có tội, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:\na) Truy cứu trách nhiệm hình sự về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;\nb) Đối với 02 người đến 05 người;\nc) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;\nd) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;\nđ) Dẫn đến việc kết án oan người vô tội về tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;\ne) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:\na) Đối với 06 người trở lên;\nb) Dẫn đến việc kết án oan người vô tội về tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;\nc) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;\nd) Làm người bị truy cứu trách nhiệm hình sự oan tự sát.\n4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 369. Tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội\n1. Người nào có thẩm quyền mà không truy cứu trách nhiệm hình sự người mà mình biết rõ là có tội, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:\na) Không truy cứu trách nhiệm hình sự người thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng;\nb) Đối với 02 người đến 05 người;\nc) Người không bị truy cứu trách nhiệm hình sự bỏ trốn hoặc thực hiện hành vi cản trở điều tra, truy tố, xét xử hoặc tiếp tục thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;\nd) Dẫn đến việc người không bị truy cứu trách nhiệm hình sự trả thù người tố giác, báo tin về tội phạm, người bị hại, nhân chứng;\nđ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:\na) Đối với 05 người trở lên;\nb) Không truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;\nc) Người không bị truy cứu trách nhiệm hình sự tiếp tục thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;\nd) Làm người bị hại tự sát.\n4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 370. Tội ra bản án trái pháp luật\n1. Thẩm phán, Hội thẩm nào ra bản án mà mình biết rõ là trái pháp luật, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:\na) Phạm tội 02 lần trở lên;\nb) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;\nc) Kết án oan người vô tội về tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng;\nd) Bỏ lọt tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng; người thực hiện tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng;\nđ) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của bị cáo, người bị hại, nguyên đơn, bị đơn, người khởi kiện, người bị khởi kiện từ 11% đến 45%;\ne) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;\ng) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:\na) Kết án oan người vô tội về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;\nb) Bỏ lọt tội phạm đặc biệt nghiêm trọng hoặc người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng;\nc) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của bị cáo, người bị hại, nguyên đơn, bị đơn, người khởi kiện, người bị khởi kiện 46% trở lên;\nd) Dẫn đến bị cáo, người bị hại, nguyên đơn, bị đơn, người khởi kiện, người bị khởi kiện tự sát;\nđ) Gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên.\n4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 371. Tội ra quyết định trái pháp luật\n1. Người nào có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng, thi hành án ra quyết định mà mình biết rõ là trái pháp luật gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điều 368, 369, 370, 377 và 378 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:\na) Có tổ chức;\nb) Phạm tội 02 lần trở lên;\nc) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết có thai, người già yếu;\nd) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án, người phải chấp hành án, người bị hại, nguyên đơn, bị đơn, người khởi kiện, người bị khởi kiện từ 11% đến 45%;\nđ) Gây thiệt hại về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;\ne) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:\na) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án, người phải chấp hành án, người bị hại, nguyên đơn, bị đơn, người khởi kiện, người bị khởi kiện 46% trở lên;\nb) Làm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án, người phải chấp hành án, người bị hại, nguyên đơn, bị đơn, người khởi kiện, người bị khởi kiện tự sát;\nc) Gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên.\n4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 372. Tội ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp làm trái pháp luật\n1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng, thi hành án làm trái pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:\na) Phạm tội 02 lần trở lên;\nb) Dẫn đến ra bản án hoặc quyết định trái pháp luật;\nc) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn nguy hiểm, xảo quyệt khác;\nd) Gây thiệt hại về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;\nđ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:\na) Dẫn đến làm oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm;\nb) Gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên.\n4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 373. Tội dùng nhục hình\n1. Người nào trong hoạt động tố tụng, thi hành án hoặc thi hành các biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc mà dùng nhục hình hoặc đối xử tàn bạo, hạ nhục nhân phẩm của người khác dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:\na) Phạm tội 02 lần trở lên;\nb) Đối với 02 người trở lên;\nc) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;\nd) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;\nđ) Gây thương tích hoặc gây thiệt hại về sức khỏe cho người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 60%.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:\na) Gây thương tích hoặc gây thiệt hại về sức khỏe cho người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;\nb) Làm người bị nhục hình tự sát.\n4. Phạm tội làm người bị nhục hình chết, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.\n5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 374. Tội bức cung\n1. Người nào trong hoạt động tố tụng mà sử dụng thủ đoạn trái pháp luật ép buộc người bị lấy lời khai, hỏi cung phải khai ra thông tin liên quan đến vụ án, vụ việc, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:\na) Phạm tội 02 lần trở lên;\nb) Đối với 02 người trở lên;\nc) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;\nd) Dùng nhục hình hoặc đối xử tàn bạo, hạ nhục nhân phẩm người bị lấy lời khai, hỏi cung;\nđ) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;\ne) Làm sai lệch kết quả khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử;\ng) Ép buộc người bị lấy lời khai, người bị hỏi cung phải khai sai sự thật.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:\na) Làm người bị bức cung tự sát;\nb) Dẫn đến bỏ lọt tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng.\n4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:\na) Làm người bị bức cung chết;\nb) Dẫn đến làm oan người vô tội;\nc) Dẫn đến bỏ lọt tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.\n5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 375. Tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc\n1. Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án, những người khác có nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động tư pháp, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự nào mà thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, hủy hoặc làm hư hỏng các tài liệu, vật chứng của vụ án hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm làm sai lệch nội dung vụ án, vụ việc, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:\na) Có tổ chức;\nb) Dẫn đến việc giải quyết vụ án, vụ việc bị sai lệch;\nc) Gây thiệt hại từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.\n3. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:\na) Dẫn đến việc kết án oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm;\nb) Làm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án, người phải chấp hành án, người bị hại, nguyên đơn, bị đơn, người khởi kiện, người bị khởi kiện tự sát;\nc) Gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên.\n4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 376. Tội thiếu trách nhiệm để người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù trốn\n1. Người nào được giao trách nhiệm trực tiếp quản lý, canh gác, áp giải người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành hình phạt tù mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy định về quản lý, canh gác, áp giải để người đó trốn thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:\na) Làm vụ án bị tạm đình chỉ;\nb) Người bỏ trốn trả thù người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng;\nc) Người bỏ trốn tiếp tục thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 02 năm đến 07 năm:\na) Làm vụ án bị đình chỉ;\nb) Người bỏ trốn tiếp tục thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng;\nc) Để từ 02 người đến 05 người bỏ trốn;\nd) Để người thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng bỏ trốn;\nđ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:\na) Người bỏ trốn tiếp tục thực hiện tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;\nb) Để 06 người trở lên bỏ trốn;\nc) Để người thực hiện tội phạm đặc biệt nghiêm trọng bỏ trốn.\n4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 377. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn giam, giữ người trái pháp luật\n1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:\na) Không ra quyết định trả tự do cho người được trả tự do theo quy định của luật;\nb) Quyết định bắt, giữ, giam người không có căn cứ theo quy định của luật;\nc) Không chấp hành quyết định trả tự do cho người được trả tự do theo quy định của luật;\nd) Thực hiện việc bắt, giữ, giam người không có lệnh, quyết định theo quy định của luật hoặc tuy có lệnh, quyết định nhưng chưa có hiệu lực thi hành;\nđ) Không ra lệnh, quyết định gia hạn tạm giữ, tạm giam hoặc thay đổi, hủy bỏ biện pháp tạm giữ, tạm giam khi hết thời hạn tạm giữ, tạm giam dẫn đến người bị tạm giữ, tạm giam bị giam, giữ quá hạn.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:\na) Giam, giữ trái pháp luật từ 02 người đến 05 người;\nb) Làm người bị giam, giữ trái pháp luật bị tổn hại về sức khỏe với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;\nc) Làm người bị giam, giữ hoặc gia đình họ lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn;\nd) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:\na) Giam, giữ trái pháp luật 06 người trở lên;\nb) Làm người bị giam, giữ trái pháp luật tổn hại về sức khỏe với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc chết;\nc) Làm người bị giam, giữ tự sát;\nd) Làm gia đình người bị giam, giữ ly tán.\n4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 378. Tội tha trái pháp luật người bị bắt, người đang bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù\n1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lạm quyền tha trái pháp luật người bị bắt, người đang bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành hình phạt tù, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:\na) Tha trái pháp luật người bị bắt, người đang bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù về tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;\nb) Người được tha trái pháp luật bỏ trốn hoặc có hành vi cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc tiếp tục thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;\nc) Người được tha trái pháp luật trả thù người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng;\nd) Tha trái pháp luật từ 02 người đến 05 người.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:\na) Tha trái pháp luật 06 người trở lên;\nb) Người được tha trái pháp luật thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.\n4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 379. Tội không thi hành án\n1. Người nào có thẩm quyền mà cố ý không ra quyết định thi hành án hoặc không thi hành quyết định thi hành bản án, quyết định của Tòa án thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:\na) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;\nb) Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án bỏ trốn;\nc) Dẫn đến hết thời hiệu thi hành án;\nd) Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án, người có nghĩa vụ thi hành án tẩu tán tài sản và không thi hành được nghĩa vụ thi hành án với số tiền từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.\n2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:\na) Phạm tội 02 lần trở lên;\nb) Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án tiếp tục thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;\nc) Dẫn đến người bị kết án, người phải thi hành án, người có nghĩa vụ thi hành án tẩu tán tài sản và không thi hành được nghĩa vụ thi hành án với số tiền từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.\n3. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:\na) Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án tiếp tục thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;\nb) Dẫn đến người bị kết án, người phải thi hành án, người có nghĩa vụ thi hành án tẩu tán tài sản và không thi hành được nghĩa vụ thi hành án với số tiền 1.000.000.000 đồng trở lên.\n4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 380. Tội không chấp hành án\n1. Người nào có điều kiện mà không chấp hành bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:\na) Chống lại chấp hành viên hoặc người đang thi hành công vụ;\nb) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;\nc) Tẩu tán tài sản.\n3. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.\nĐiều 381. Tội cản trở việc thi hành án\n1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý cản trở việc thi hành án thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:\na) Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án bỏ trốn;\nb) Dẫn đến hết thời hiệu thi hành án;\nc) Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án, người có nghĩa vụ thi hành án tẩu tán tài sản và không thi hành được nghĩa vụ thi hành án với số tiền từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;\nd) Gây thiệt hại từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:\na) Phạm tội 02 lần trở lên;\nb) Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án tiếp tục thực hiện tội phạm;\nc) Dẫn đến người bị kết án, người phải thi hành án, người có nghĩa vụ thi hành án tẩu tán tài sản và không thi hành được nghĩa vụ thi hành án với số tiền 200.000.000 đồng trở lên;\nd) Gây thiệt hại 200.000.000 đồng trở lên.\n3. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 382. Tội cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khai báo gian dối\n1. Người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật, người bào chữa nào mà kết luận, dịch, khai gian dối hoặc cung cấp những tài liệu mà mình biết rõ là sai sự thật, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:\na) Có tổ chức;\nb) Dẫn đến việc giải quyết vụ án, vụ việc bị sai lệch.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:\na) Phạm tội 02 lần trở lên;\nb) Dẫn đến việc kết án oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm.\n4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 383. Tội từ chối khai báo, từ chối kết luận giám định, định giá tài sản hoặc từ chối cung cấp tài liệu\n1. Người làm chứng nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 19 của Bộ luật này, người giám định, người định giá tài sản, người dịch thuật từ chối khai báo, trốn tránh việc kết luận giám định, định giá tài sản, thẩm định giá tài sản hoặc từ chối cung cấp tài liệu mà không có lý do chính đáng, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.\n2. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 384. Tội mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác trong việc khai báo, cung cấp tài liệu\n1. Người nào mua chuộc hoặc cưỡng ép người làm chứng, người bị hại, đương sự trong các vụ án hình sự, hành chính, dân sự, kinh tế, lao động khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc không khai báo, không cung cấp tài liệu; mua chuộc hoặc cưỡng ép người giám định, người định giá tài sản kết luận gian dối, người phiên dịch, người dịch thuật dịch xuyên tạc, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:\na) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn nguy hiểm khác;\nb) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;\nc) Dẫn đến việc giải quyết vụ án, vụ việc bị sai lệch.\nĐiều 385. Tội vi phạm việc niêm phong, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản\n1. Người nào được giao giữ, quản lý tài sản bị kê biên, bị niêm phong hoặc vật chứng bị niêm phong, tài khoản bị phong tỏa mà thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:\na) Phá hủy niêm phong, giải tỏa việc phong tỏa tài khoản mà không có quyết định của người có thẩm quyền;\nb) Tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu hoặc hủy hoại tài sản bị kê biên.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:\na) Dẫn đến việc giải quyết vụ án, vụ việc bị sai lệch;\nb) Dẫn đến bị can, bị cáo, người bị kết án, người phải thi hành án, người có nghĩa vụ thi hành án tẩu tán tài sản và không thi hành được nghĩa vụ thi hành án với số tiền 100.000.000 đồng trở lên.\n3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 386. Tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị áp giải, đang bị xét xử\n1. Người nào đang bị tạm giữ, tạm giam, áp giải, xét xử hoặc chấp hành án phạt tù mà bỏ trốn, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:\na) Có tổ chức;\nb) Dùng vũ lực đối với người canh gác hoặc người áp giải.\nĐiều 387. Tội đánh tháo người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử, chấp hành án phạt tù\n1. Người nào đánh tháo người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử hoặc chấp hành án phạt tù, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 119 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:\na) Có tổ chức;\nb) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;\nc) Dùng vũ lực đối với người canh gác hoặc người áp giải;\nd) Đánh tháo người bị kết án về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc người bị kết án tử hình.\n3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 388. Tội vi phạm quy định về giam giữ\n1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, vi phạm quy định của pháp luật về giam giữ đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điều 119, 170, 252, 253, 254 và 255 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:\na) Gây rối hoặc chống lại mệnh lệnh của người có thẩm quyền trong quản lý giam giữ;\nb) Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng tài sản;\nc) Cưỡng đoạt tài sản;\nd) Đưa vào, tàng trữ, chiếm đoạt hoặc tổ chức sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện thuốc hướng thần;\nđ) Đưa vào, tàng trữ, sử dụng thiết bị thông tin liên lạc cá nhân.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:\na) Có tổ chức;\nb) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;\nc) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;\nd) Tái phạm nguy hiểm.\n3. Người phạm tội còn có thể bị cấm cư trú từ 01 năm đến 03 năm, cấm đảm nhiệm chức vụ từ 01 năm đến 03 năm.\nĐiều 389. Tội che giấu tội phạm\n1. Người nào không hứa hẹn trước mà che giấu một trong các tội phạm quy định tại các điều sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm:\na) Các điều từ Điều 108 đến Điều 121 về các tội xâm phạm an ninh quốc gia;\nb) Điều 123 (tội giết người); Điều 141, các khoản 2, 3 và 4 (tội hiếp dâm); Điều 142 (tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi); Điều 144 (tội cưỡng dâm từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi); Điều 146, các khoản 2 và 3 (tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi); Điều 150, các khoản 2 và 3 (tội mua bán người);\nc) Điều 151 (tội mua bán người dưới 16 tuổi); Điều 152 (tội đánh tráo người dưới 01 tuổi); Điều 153 (tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi); Điều 154 (tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người);\nd) Điều 168 (tội cướp tài sản); Điều 169 (tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản); Điều 173, các khoản 2, 3 và 4 (tội trộm cắp tài sản); Điều 174, các khoản 2, 3 và 4 (tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản); Điều 175, các khoản 2, 3 và 4 (tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản); Điều 178, các khoản 2, 3 và 4 (tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản);\nđ) Điều 188, các khoản 3 và 4 (tội buôn lậu); Điều 189, khoản 3 (tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới); Điều 190, các khoản 2 và 3 (tội sản xuất, buôn bán hàng cấm); Điều 191, các khoản 2 và 3 (tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm); Điều 192, các khoản 2 và 3 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả); Điều 193 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm); Điều 194 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh); Điều 195, các khoản 2 và 3 (tội sản xuất hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi); Điều 196, các khoản 2 và 3 (tội đầu cơ); Điều 205, các khoản 3 và 4 (tội lập quỹ trái phép); Điều 206, các khoản 2 và 3 (tội vi phạm quy định trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài); Điều 207 (tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả); Điều 208 (tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành công cụ chuyển nhượng giả, các giấy tờ có giá giả khác); Điều 219, các khoản 2 và 3 (tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí); Điều 220, các khoản 2 và 3 (tội vi phạm quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng); Điều 221, các khoản 2 và 3 (tội vi phạm quy định của Nhà nước về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng); Điều 222, các khoản 2 và 3 (tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng); Điều 223, các khoản 2 và 3 (tội thông đồng, bao che cho người nộp thuế gây hậu quả nghiêm trọng); Điều 224, các khoản 2 và 3 (tội vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng); Điều 243, các khoản 2 và 3 (tội hủy hoại rừng);\ne) Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy); Điều 253 (tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 254, khoản 2 (tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy); Điều 255 (tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy); Điều 256 (tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy); Điều 257 (tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy); Điều 258 (tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy); Điều 259, khoản 2 (tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần);\ng) Điều 265, các khoản 2, 3 và 4 (tội tổ chức đua xe trái phép); Điều 282 (tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy); Điều 299 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự); Điều 299 (tội khủng bố); Điều 301 (tội bắt cóc con tin); Điều 302 (tội cướp biển); Điều 303 (tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia); Điều 304 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự); Điều 305, các khoản 2, 3 và 4 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ); Điều 309, các khoản 2, 3 và 4 (tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, phát tán, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân); Điều 311, các khoản 2, 3 và 4 (tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc);\nh) Điều 329, các khoản 2 và 3 (tội mua dâm người dưới 18 tuổi);\ni) Điều 353, các khoản 2, 3 và 4 (tội tham ô tài sản); Điều 354, các khoản 2, 3 và 4 (tội nhận hối lộ); Điều 355, các khoản 2, 3 và 4 (tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản); Điều 356, các khoản 2 và 3 (tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ); Điều 357, các khoản 2 và 3 (tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ); Điều 358, các khoản 2, 3 và 4 (tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi); Điều 359, các khoản 2, 3 và 4 (tội giả mạo trong công tác); Điều 364, các khoản 2, 3 và 4 (tội đưa hối lộ); Điều 365, các khoản 2, 3 và 4 (tội làm môi giới hối lộ);\nk) Điều 373, các khoản 3 và 4 (tội dùng nhục hình); Điều 374, các khoản 3 và 4 (tội bức cung); Điều 386, khoản 2 (tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị áp giải, dẫn giải, đang bị xét xử);\nl) Các điều từ Điều 421 đến Điều 425 về các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh.\n2. Phạm tội trong trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc phát hiện tội phạm hoặc có những hành vi khác bao che người phạm tội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.\nĐiều 390. Tội không tố giác tội phạm\n1. Người nào biết rõ một trong các tội phạm được quy định tại Điều 389 của Bộ luật này đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 19 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.\n2. Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt.\nĐiều 391. Tội gây rối trật tự phiên tòa\n1. Người nào tại phiên tòa mà thóa mạ, xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm thành viên Hội đồng xét xử, những người khác có mặt tại phiên tòa hoặc có hành vi đập phá tài sản thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:\na) Gây náo loạn phiên tòa dẫn đến phải dừng phiên tòa;\nb) Hành hung thành viên Hội đồng xét xử.", "“ Điều 27. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự\n1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.\n2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:\na) 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;\nb) 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;\nc) 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;\nd) 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.\n3. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà Bộ luật này quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.\nNếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.”", "\"Điều 28. Không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự\nKhông áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 27 của Bộ luật này đối với các tội phạm sau đây:\n1. Các tội xâm phạm an ninh quốc gia quy định tại Chương XIII của Bộ luật này;\n2. Các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh quy định tại Chương XXVI của Bộ luật này;\n3. Tội tham ô tài sản thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 353 của Bộ luật này; tội nhận hối lộ thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 354 của Bộ luật này.\"", "Khoản 2. Trường hợp người thực hiện nhiều hành vi phạm tội, trong đó có hành vi có dấu hiệu tội khủng bố, có hành vi có dấu hiệu của tội phạm khác, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội khủng bố và tội phạm khác, nếu thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm. Ví dụ: Nhằm gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng, Nguyễn Văn A và đồng phạm đã dùng mìn phá hủy một số xe ô tô đang để trong sân của Công ty H. Sau đó, Nguyễn Văn A lại lấy trộm xe máy trị giá 40 triệu đồng của anh Trần Văn C (là nhân viên của Công ty B) để cùng đồng phạm bỏ trốn. Trong trường hợp này, A và đồng phạm bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội khủng bố theo quy định tại Điều 299 của Bộ luật Hình sự và tội trộm cắp tài sản theo quy định tại Điều 173 của Bộ luật Hình sự.", "Khoản 4. Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng quy định tại điểm d khoản 2 Điều 226 Bộ luật hình sự (tuy tính chất, mức độ hành vi khác nhau nhưng có cùng khung hình phạt) thuộc một trong những trường hợp sau:\na) Gây thiệt hại về vật chất có giá trị từ hai trăm triệu đồng trở lên;\nb) Làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, dẫn đến việc cơ quan, tổ chức bị xâm phạm giải thể hoặc phá sản." ]
Tội bạo loạn là gì? Người phạm tội bạo loạn bị xử lý như thế nào?
[ "Tội bạo loạn\nNgười nào hoạt động vũ trang hoặc dùng bạo lực có tổ chức hoặc cướp phá tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm chống chính quyền nhân dân, thì bị phạt như sau:\n1. Người tổ chức, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình;\n2. Người đồng phạm khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm;\n3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm." ]
[ "Chương XXIV. CÁC TỘI XÂM PHẠM HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP\nĐiều 367. Khái niệm tội xâm phạm hoạt động tư pháp. Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp là những hành vi xâm phạm sự đúng đắn của hoạt động tố tụng và thi hành án.\nĐiều 368. Tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội\n1. Người nào có thẩm quyền mà truy cứu trách nhiệm hình sự người mà mình biết rõ là không có tội, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:\na) Truy cứu trách nhiệm hình sự về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;\nb) Đối với 02 người đến 05 người;\nc) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;\nd) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;\nđ) Dẫn đến việc kết án oan người vô tội về tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;\ne) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:\na) Đối với 06 người trở lên;\nb) Dẫn đến việc kết án oan người vô tội về tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;\nc) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;\nd) Làm người bị truy cứu trách nhiệm hình sự oan tự sát.\n4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 369. Tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội\n1. Người nào có thẩm quyền mà không truy cứu trách nhiệm hình sự người mà mình biết rõ là có tội, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:\na) Không truy cứu trách nhiệm hình sự người thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng;\nb) Đối với 02 người đến 05 người;\nc) Người không bị truy cứu trách nhiệm hình sự bỏ trốn hoặc thực hiện hành vi cản trở điều tra, truy tố, xét xử hoặc tiếp tục thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;\nd) Dẫn đến việc người không bị truy cứu trách nhiệm hình sự trả thù người tố giác, báo tin về tội phạm, người bị hại, nhân chứng;\nđ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:\na) Đối với 05 người trở lên;\nb) Không truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;\nc) Người không bị truy cứu trách nhiệm hình sự tiếp tục thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;\nd) Làm người bị hại tự sát.\n4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 370. Tội ra bản án trái pháp luật\n1. Thẩm phán, Hội thẩm nào ra bản án mà mình biết rõ là trái pháp luật, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:\na) Phạm tội 02 lần trở lên;\nb) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;\nc) Kết án oan người vô tội về tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng;\nd) Bỏ lọt tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng; người thực hiện tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng;\nđ) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của bị cáo, người bị hại, nguyên đơn, bị đơn, người khởi kiện, người bị khởi kiện từ 11% đến 45%;\ne) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;\ng) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:\na) Kết án oan người vô tội về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;\nb) Bỏ lọt tội phạm đặc biệt nghiêm trọng hoặc người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng;\nc) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của bị cáo, người bị hại, nguyên đơn, bị đơn, người khởi kiện, người bị khởi kiện 46% trở lên;\nd) Dẫn đến bị cáo, người bị hại, nguyên đơn, bị đơn, người khởi kiện, người bị khởi kiện tự sát;\nđ) Gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên.\n4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 371. Tội ra quyết định trái pháp luật\n1. Người nào có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng, thi hành án ra quyết định mà mình biết rõ là trái pháp luật gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điều 368, 369, 370, 377 và 378 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:\na) Có tổ chức;\nb) Phạm tội 02 lần trở lên;\nc) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết có thai, người già yếu;\nd) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án, người phải chấp hành án, người bị hại, nguyên đơn, bị đơn, người khởi kiện, người bị khởi kiện từ 11% đến 45%;\nđ) Gây thiệt hại về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;\ne) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:\na) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án, người phải chấp hành án, người bị hại, nguyên đơn, bị đơn, người khởi kiện, người bị khởi kiện 46% trở lên;\nb) Làm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án, người phải chấp hành án, người bị hại, nguyên đơn, bị đơn, người khởi kiện, người bị khởi kiện tự sát;\nc) Gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên.\n4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 372. Tội ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp làm trái pháp luật\n1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng, thi hành án làm trái pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:\na) Phạm tội 02 lần trở lên;\nb) Dẫn đến ra bản án hoặc quyết định trái pháp luật;\nc) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn nguy hiểm, xảo quyệt khác;\nd) Gây thiệt hại về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;\nđ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:\na) Dẫn đến làm oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm;\nb) Gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên.\n4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 373. Tội dùng nhục hình\n1. Người nào trong hoạt động tố tụng, thi hành án hoặc thi hành các biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc mà dùng nhục hình hoặc đối xử tàn bạo, hạ nhục nhân phẩm của người khác dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:\na) Phạm tội 02 lần trở lên;\nb) Đối với 02 người trở lên;\nc) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;\nd) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;\nđ) Gây thương tích hoặc gây thiệt hại về sức khỏe cho người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 60%.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:\na) Gây thương tích hoặc gây thiệt hại về sức khỏe cho người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;\nb) Làm người bị nhục hình tự sát.\n4. Phạm tội làm người bị nhục hình chết, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.\n5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 374. Tội bức cung\n1. Người nào trong hoạt động tố tụng mà sử dụng thủ đoạn trái pháp luật ép buộc người bị lấy lời khai, hỏi cung phải khai ra thông tin liên quan đến vụ án, vụ việc, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:\na) Phạm tội 02 lần trở lên;\nb) Đối với 02 người trở lên;\nc) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;\nd) Dùng nhục hình hoặc đối xử tàn bạo, hạ nhục nhân phẩm người bị lấy lời khai, hỏi cung;\nđ) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;\ne) Làm sai lệch kết quả khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử;\ng) Ép buộc người bị lấy lời khai, người bị hỏi cung phải khai sai sự thật.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:\na) Làm người bị bức cung tự sát;\nb) Dẫn đến bỏ lọt tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng.\n4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:\na) Làm người bị bức cung chết;\nb) Dẫn đến làm oan người vô tội;\nc) Dẫn đến bỏ lọt tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.\n5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 375. Tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc\n1. Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án, những người khác có nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động tư pháp, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự nào mà thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, hủy hoặc làm hư hỏng các tài liệu, vật chứng của vụ án hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm làm sai lệch nội dung vụ án, vụ việc, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:\na) Có tổ chức;\nb) Dẫn đến việc giải quyết vụ án, vụ việc bị sai lệch;\nc) Gây thiệt hại từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.\n3. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:\na) Dẫn đến việc kết án oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm;\nb) Làm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án, người phải chấp hành án, người bị hại, nguyên đơn, bị đơn, người khởi kiện, người bị khởi kiện tự sát;\nc) Gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên.\n4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 376. Tội thiếu trách nhiệm để người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù trốn\n1. Người nào được giao trách nhiệm trực tiếp quản lý, canh gác, áp giải người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành hình phạt tù mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy định về quản lý, canh gác, áp giải để người đó trốn thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:\na) Làm vụ án bị tạm đình chỉ;\nb) Người bỏ trốn trả thù người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng;\nc) Người bỏ trốn tiếp tục thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 02 năm đến 07 năm:\na) Làm vụ án bị đình chỉ;\nb) Người bỏ trốn tiếp tục thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng;\nc) Để từ 02 người đến 05 người bỏ trốn;\nd) Để người thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng bỏ trốn;\nđ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:\na) Người bỏ trốn tiếp tục thực hiện tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;\nb) Để 06 người trở lên bỏ trốn;\nc) Để người thực hiện tội phạm đặc biệt nghiêm trọng bỏ trốn.\n4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 377. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn giam, giữ người trái pháp luật\n1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:\na) Không ra quyết định trả tự do cho người được trả tự do theo quy định của luật;\nb) Quyết định bắt, giữ, giam người không có căn cứ theo quy định của luật;\nc) Không chấp hành quyết định trả tự do cho người được trả tự do theo quy định của luật;\nd) Thực hiện việc bắt, giữ, giam người không có lệnh, quyết định theo quy định của luật hoặc tuy có lệnh, quyết định nhưng chưa có hiệu lực thi hành;\nđ) Không ra lệnh, quyết định gia hạn tạm giữ, tạm giam hoặc thay đổi, hủy bỏ biện pháp tạm giữ, tạm giam khi hết thời hạn tạm giữ, tạm giam dẫn đến người bị tạm giữ, tạm giam bị giam, giữ quá hạn.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:\na) Giam, giữ trái pháp luật từ 02 người đến 05 người;\nb) Làm người bị giam, giữ trái pháp luật bị tổn hại về sức khỏe với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;\nc) Làm người bị giam, giữ hoặc gia đình họ lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn;\nd) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:\na) Giam, giữ trái pháp luật 06 người trở lên;\nb) Làm người bị giam, giữ trái pháp luật tổn hại về sức khỏe với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc chết;\nc) Làm người bị giam, giữ tự sát;\nd) Làm gia đình người bị giam, giữ ly tán.\n4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 378. Tội tha trái pháp luật người bị bắt, người đang bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù\n1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lạm quyền tha trái pháp luật người bị bắt, người đang bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành hình phạt tù, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:\na) Tha trái pháp luật người bị bắt, người đang bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù về tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;\nb) Người được tha trái pháp luật bỏ trốn hoặc có hành vi cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc tiếp tục thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;\nc) Người được tha trái pháp luật trả thù người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng;\nd) Tha trái pháp luật từ 02 người đến 05 người.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:\na) Tha trái pháp luật 06 người trở lên;\nb) Người được tha trái pháp luật thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.\n4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 379. Tội không thi hành án\n1. Người nào có thẩm quyền mà cố ý không ra quyết định thi hành án hoặc không thi hành quyết định thi hành bản án, quyết định của Tòa án thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:\na) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;\nb) Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án bỏ trốn;\nc) Dẫn đến hết thời hiệu thi hành án;\nd) Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án, người có nghĩa vụ thi hành án tẩu tán tài sản và không thi hành được nghĩa vụ thi hành án với số tiền từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.\n2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:\na) Phạm tội 02 lần trở lên;\nb) Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án tiếp tục thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;\nc) Dẫn đến người bị kết án, người phải thi hành án, người có nghĩa vụ thi hành án tẩu tán tài sản và không thi hành được nghĩa vụ thi hành án với số tiền từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.\n3. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:\na) Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án tiếp tục thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;\nb) Dẫn đến người bị kết án, người phải thi hành án, người có nghĩa vụ thi hành án tẩu tán tài sản và không thi hành được nghĩa vụ thi hành án với số tiền 1.000.000.000 đồng trở lên.\n4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 380. Tội không chấp hành án\n1. Người nào có điều kiện mà không chấp hành bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:\na) Chống lại chấp hành viên hoặc người đang thi hành công vụ;\nb) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;\nc) Tẩu tán tài sản.\n3. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.\nĐiều 381. Tội cản trở việc thi hành án\n1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý cản trở việc thi hành án thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:\na) Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án bỏ trốn;\nb) Dẫn đến hết thời hiệu thi hành án;\nc) Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án, người có nghĩa vụ thi hành án tẩu tán tài sản và không thi hành được nghĩa vụ thi hành án với số tiền từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;\nd) Gây thiệt hại từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:\na) Phạm tội 02 lần trở lên;\nb) Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án tiếp tục thực hiện tội phạm;\nc) Dẫn đến người bị kết án, người phải thi hành án, người có nghĩa vụ thi hành án tẩu tán tài sản và không thi hành được nghĩa vụ thi hành án với số tiền 200.000.000 đồng trở lên;\nd) Gây thiệt hại 200.000.000 đồng trở lên.\n3. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 382. Tội cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khai báo gian dối\n1. Người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật, người bào chữa nào mà kết luận, dịch, khai gian dối hoặc cung cấp những tài liệu mà mình biết rõ là sai sự thật, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:\na) Có tổ chức;\nb) Dẫn đến việc giải quyết vụ án, vụ việc bị sai lệch.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:\na) Phạm tội 02 lần trở lên;\nb) Dẫn đến việc kết án oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm.\n4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 383. Tội từ chối khai báo, từ chối kết luận giám định, định giá tài sản hoặc từ chối cung cấp tài liệu\n1. Người làm chứng nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 19 của Bộ luật này, người giám định, người định giá tài sản, người dịch thuật từ chối khai báo, trốn tránh việc kết luận giám định, định giá tài sản, thẩm định giá tài sản hoặc từ chối cung cấp tài liệu mà không có lý do chính đáng, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.\n2. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 384. Tội mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác trong việc khai báo, cung cấp tài liệu\n1. Người nào mua chuộc hoặc cưỡng ép người làm chứng, người bị hại, đương sự trong các vụ án hình sự, hành chính, dân sự, kinh tế, lao động khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc không khai báo, không cung cấp tài liệu; mua chuộc hoặc cưỡng ép người giám định, người định giá tài sản kết luận gian dối, người phiên dịch, người dịch thuật dịch xuyên tạc, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:\na) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn nguy hiểm khác;\nb) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;\nc) Dẫn đến việc giải quyết vụ án, vụ việc bị sai lệch.\nĐiều 385. Tội vi phạm việc niêm phong, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản\n1. Người nào được giao giữ, quản lý tài sản bị kê biên, bị niêm phong hoặc vật chứng bị niêm phong, tài khoản bị phong tỏa mà thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:\na) Phá hủy niêm phong, giải tỏa việc phong tỏa tài khoản mà không có quyết định của người có thẩm quyền;\nb) Tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu hoặc hủy hoại tài sản bị kê biên.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:\na) Dẫn đến việc giải quyết vụ án, vụ việc bị sai lệch;\nb) Dẫn đến bị can, bị cáo, người bị kết án, người phải thi hành án, người có nghĩa vụ thi hành án tẩu tán tài sản và không thi hành được nghĩa vụ thi hành án với số tiền 100.000.000 đồng trở lên.\n3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 386. Tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị áp giải, đang bị xét xử\n1. Người nào đang bị tạm giữ, tạm giam, áp giải, xét xử hoặc chấp hành án phạt tù mà bỏ trốn, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:\na) Có tổ chức;\nb) Dùng vũ lực đối với người canh gác hoặc người áp giải.\nĐiều 387. Tội đánh tháo người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử, chấp hành án phạt tù\n1. Người nào đánh tháo người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử hoặc chấp hành án phạt tù, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 119 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:\na) Có tổ chức;\nb) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;\nc) Dùng vũ lực đối với người canh gác hoặc người áp giải;\nd) Đánh tháo người bị kết án về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc người bị kết án tử hình.\n3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 388. Tội vi phạm quy định về giam giữ\n1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, vi phạm quy định của pháp luật về giam giữ đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điều 119, 170, 252, 253, 254 và 255 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:\na) Gây rối hoặc chống lại mệnh lệnh của người có thẩm quyền trong quản lý giam giữ;\nb) Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng tài sản;\nc) Cưỡng đoạt tài sản;\nd) Đưa vào, tàng trữ, chiếm đoạt hoặc tổ chức sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện thuốc hướng thần;\nđ) Đưa vào, tàng trữ, sử dụng thiết bị thông tin liên lạc cá nhân.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:\na) Có tổ chức;\nb) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;\nc) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;\nd) Tái phạm nguy hiểm.\n3. Người phạm tội còn có thể bị cấm cư trú từ 01 năm đến 03 năm, cấm đảm nhiệm chức vụ từ 01 năm đến 03 năm.\nĐiều 389. Tội che giấu tội phạm\n1. Người nào không hứa hẹn trước mà che giấu một trong các tội phạm quy định tại các điều sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm:\na) Các điều từ Điều 108 đến Điều 121 về các tội xâm phạm an ninh quốc gia;\nb) Điều 123 (tội giết người); Điều 141, các khoản 2, 3 và 4 (tội hiếp dâm); Điều 142 (tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi); Điều 144 (tội cưỡng dâm từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi); Điều 146, các khoản 2 và 3 (tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi); Điều 150, các khoản 2 và 3 (tội mua bán người);\nc) Điều 151 (tội mua bán người dưới 16 tuổi); Điều 152 (tội đánh tráo người dưới 01 tuổi); Điều 153 (tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi); Điều 154 (tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người);\nd) Điều 168 (tội cướp tài sản); Điều 169 (tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản); Điều 173, các khoản 2, 3 và 4 (tội trộm cắp tài sản); Điều 174, các khoản 2, 3 và 4 (tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản); Điều 175, các khoản 2, 3 và 4 (tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản); Điều 178, các khoản 2, 3 và 4 (tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản);\nđ) Điều 188, các khoản 3 và 4 (tội buôn lậu); Điều 189, khoản 3 (tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới); Điều 190, các khoản 2 và 3 (tội sản xuất, buôn bán hàng cấm); Điều 191, các khoản 2 và 3 (tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm); Điều 192, các khoản 2 và 3 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả); Điều 193 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm); Điều 194 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh); Điều 195, các khoản 2 và 3 (tội sản xuất hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi); Điều 196, các khoản 2 và 3 (tội đầu cơ); Điều 205, các khoản 3 và 4 (tội lập quỹ trái phép); Điều 206, các khoản 2 và 3 (tội vi phạm quy định trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài); Điều 207 (tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả); Điều 208 (tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành công cụ chuyển nhượng giả, các giấy tờ có giá giả khác); Điều 219, các khoản 2 và 3 (tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí); Điều 220, các khoản 2 và 3 (tội vi phạm quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng); Điều 221, các khoản 2 và 3 (tội vi phạm quy định của Nhà nước về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng); Điều 222, các khoản 2 và 3 (tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng); Điều 223, các khoản 2 và 3 (tội thông đồng, bao che cho người nộp thuế gây hậu quả nghiêm trọng); Điều 224, các khoản 2 và 3 (tội vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng); Điều 243, các khoản 2 và 3 (tội hủy hoại rừng);\ne) Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy); Điều 253 (tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 254, khoản 2 (tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy); Điều 255 (tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy); Điều 256 (tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy); Điều 257 (tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy); Điều 258 (tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy); Điều 259, khoản 2 (tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần);\ng) Điều 265, các khoản 2, 3 và 4 (tội tổ chức đua xe trái phép); Điều 282 (tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy); Điều 299 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự); Điều 299 (tội khủng bố); Điều 301 (tội bắt cóc con tin); Điều 302 (tội cướp biển); Điều 303 (tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia); Điều 304 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự); Điều 305, các khoản 2, 3 và 4 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ); Điều 309, các khoản 2, 3 và 4 (tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, phát tán, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân); Điều 311, các khoản 2, 3 và 4 (tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc);\nh) Điều 329, các khoản 2 và 3 (tội mua dâm người dưới 18 tuổi);\ni) Điều 353, các khoản 2, 3 và 4 (tội tham ô tài sản); Điều 354, các khoản 2, 3 và 4 (tội nhận hối lộ); Điều 355, các khoản 2, 3 và 4 (tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản); Điều 356, các khoản 2 và 3 (tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ); Điều 357, các khoản 2 và 3 (tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ); Điều 358, các khoản 2, 3 và 4 (tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi); Điều 359, các khoản 2, 3 và 4 (tội giả mạo trong công tác); Điều 364, các khoản 2, 3 và 4 (tội đưa hối lộ); Điều 365, các khoản 2, 3 và 4 (tội làm môi giới hối lộ);\nk) Điều 373, các khoản 3 và 4 (tội dùng nhục hình); Điều 374, các khoản 3 và 4 (tội bức cung); Điều 386, khoản 2 (tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị áp giải, dẫn giải, đang bị xét xử);\nl) Các điều từ Điều 421 đến Điều 425 về các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh.\n2. Phạm tội trong trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc phát hiện tội phạm hoặc có những hành vi khác bao che người phạm tội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.\nĐiều 390. Tội không tố giác tội phạm\n1. Người nào biết rõ một trong các tội phạm được quy định tại Điều 389 của Bộ luật này đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 19 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.\n2. Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt.\nĐiều 391. Tội gây rối trật tự phiên tòa\n1. Người nào tại phiên tòa mà thóa mạ, xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm thành viên Hội đồng xét xử, những người khác có mặt tại phiên tòa hoặc có hành vi đập phá tài sản thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:\na) Gây náo loạn phiên tòa dẫn đến phải dừng phiên tòa;\nb) Hành hung thành viên Hội đồng xét xử.", "Điều 7. . Người nào lợi dụng quyền tự do hội họp để hoạt động trái pháp luật, chống lại chế độ, chống lại chính quyền dân chủ nhân dân, chia rẽ dân tộc, phá tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước, tuyên truyền chiến tranh, âm mưu phá hoại sự nghiệp đấu tranh cho hoà bình thống nhất, độc lập, dân chủ, hành động có phương hại đến trật tự an ninh chung, hoặc đến thuần phong mỹ tục, sẽ bị truy tố trước toà án và xử phạt theo luật lệ hiện hành, và cuộc hội họp sẽ bị cấm hoặc bị giải tán.", "\"Điều 158. Tội xâm phạm chỗ ở của người khác\n1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm chỗ ở của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:\na) Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác;\nb) Đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ;\nc) Chiếm giữ chỗ ở hoặc cản trở trái pháp luật người đang ở hoặc người đang quản lý hợp pháp vào chỗ ở của họ;\nd) Xâm nhập trái pháp luật chỗ ở của người khác.”.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:\na) Có tổ chức;\nb) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;\nc) Phạm tội 02 lần trở lên;\nd) Làm người bị xâm phạm chỗ ở tự sát;\nđ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.\n3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\"", "Điều 20. Sự kiện bất ngờ. Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.", "Điều 5. Truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và tài sản của người khác theo quy định tại khoản 4 Điều 307 của Bộ luật Hình sự. Người nào thực hiện một trong các hành vi hướng dẫn tại khoản 9 Điều 3 Nghị quyết này có khả năng dẫn đến hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 307 của Bộ luật Hình sự tất yếu xảy ra nếu không được cơ quan, tổ chức, cá nhân khác ngăn chặn kịp thời thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 4 Điều 307 của Bộ luật Hình sự.", "“ Điều 123. Tội giết người\n1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:\na) Giết 02 người trở lên;\nb) Giết người dưới 16 tuổi;\nc) Giết phụ nữ mà biết là có thai;\nd) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;\nđ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;\ne) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;\ng) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;\nh) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;\ni) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;\nk) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;\nl) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;\nm) Thuê giết người hoặc giết người thuê;\nn) Có tính chất côn đồ;\no) Có tổ chức;\np) Tái phạm nguy hiểm;\nq) Vì động cơ đê hèn.\n2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.\n3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.\n4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.”", "Khoản 3. Người nào đốt pháo nổ gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác thì ngoài việc truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội “gây rối trật tự công cộng” theo Điều 245 BLHS, người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội danh khác quy định trong Bộ luật này, tương xứng với hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác do hành vi đốt pháo gây ra. Ví dụ: Nếu đốt pháo nổ gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe người khác đến mức phải xử lý hình sự thì vừa bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội “gây rối trật tự công cộng” quy định tại Điều 245 BLHS, vừa bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội “cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác” quy định tại Điều 104 BLHS.", "Điều 302. Tội cướp biển\n1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:\na) Tấn công tàu biển, phương tiện bay hoặc phương tiện hàng hải khác đang ở biển cả hoặc ở nơi không thuộc quyền tài phán của quốc gia nào;\nb) Tấn công hoặc bắt giữ người trên tàu biển, phương tiện bay hoặc phương tiện hàng hải khác quy định tại điểm a khoản này;\nc) Cướp phá tài sản trên tàu biển, phương tiện bay hoặc phương tiện hàng hải khác quy định tại điểm a khoản này.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:\na) Có tổ chức;\nb) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;\nc) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;\nd) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;\nđ) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;\ne) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:\na) Làm chết 02 người;\nb) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;\nc) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;\nd) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;\nđ) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.\n4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân:\na) Làm chết 03 người trở lên;\nb) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;\nc) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;\nd) Chiếm đoạt tài sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;\nđ) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.\n5. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.", "\"Điều 24. Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội\n1. Hành vi của người để bắt giữ người thực hiện hành vi phạm tội mà không còn cách nào khác là buộc phải sử dụng vũ lực cần thiết gây thiệt hại cho người bị bắt giữ thì không phải là tội phạm.\n2. Trường hợp gây thiệt hại do sử dụng vũ lực rõ ràng vượt quá mức cần thiết, thì người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm hình sự.\"", "\"Điều 168. Tội cướp tài sản\n1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:\na) Có tổ chức;\nb) Có tính chất chuyên nghiệp;\nc) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;\nd) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;\nđ) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;\ne) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;\ng) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;\nh) Tái phạm nguy hiểm.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:\na) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;\nb) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;\nc) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.\n4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:\na) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;\nb) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;\nc) Làm chết người;\nd) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.\n5. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.\n6. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.\"" ]
Người phạm tội chưa đạt về Tội bạo loạn có thể đi tù bao nhiêu năm?
[ "Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt\n1. Đối với hành vi chuẩn bị phạm tội và hành vi phạm tội chưa đạt, hình phạt được quyết định theo các điều của Bộ luật này về các tội phạm tương ứng tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện được đến cùng.\n2. Đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội, hình phạt được quyết định trong phạm vi khung hình phạt được quy định trong các điều luật cụ thể.\n3. Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù không quá 20 năm; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định." ]
[ "Các hình phạt đối với người phạm tội\n1. Hình phạt chính bao gồm:\na) Cảnh cáo;\nb) Phạt tiền;\nc) Cải tạo không giam giữ;\nd) Trục xuất;\nđ) Tù có thời hạn;\ne) Tù chung thân;\ng) Tử hình.\n2. Hình phạt bổ sung bao gồm:\na) Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;\nb) Cấm cư trú;\nc) Quản chế;\nd) Tước một số quyền công dân;\nđ) Tịch thu tài sản;\ne) Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính;\ng) Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính.\n3. Đối với mỗi tội phạm, người phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung.", "“Điều 9. Phân loại tội phạm\n1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:\n...\nc) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;\"", "\"Điều 98. Các hình phạt được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội\nNgười dưới 18 tuổi phạm tội chỉ bị áp dụng một trong các hình phạt sau đây đối với mỗi tội phạm:\n1. Cảnh cáo.\n2. Phạt tiền.\n3. Cải tạo không giam giữ.\n4. Tù có thời hạn.\"", "Khoản 2. Kể từ ngày Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự được công bố:\na) Không áp dụng hình phạt tử hình khi xét xử người phạm các tội quy định tại khoản 3 Điều 111, khoản 4 Điều 139, khoản 4 Điều 153, khoản 3 Điều 180, khoản 4 Điều 197, khoản 3 Điều 221, khoản 4 Điều 289 và khoản 4 Điều 334 của Bộ luật hình sự. Hình phạt tử hình đã tuyên đối với những người được nêu tại điểm này nhưng chưa thi hành thì không thi hành và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao chuyển hình phạt tử hình xuống hình phạt tù chung thân;\nb) Không xử lý về hình sự đối với người thực hiện một trong các hành vi sau đây: b.1. Sử dụng trái phép chất ma túy quy định tại Điều 199 của Bộ luật hình sự; b.2. ở lại nước ngoài trái phép quy định tại Điều 274 của Bộ luật hình sự; b.3. Các hành vi xâm phạm quyền tác giả quy định tại Điều 131 của Bộ luật hình sự; b.4. Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp quy định tại Điều 171 của Bộ luật hình sự, trừ hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý;\nc) Không xử lý về hình sự đối với người thực hiện một trong các hành vi sau đây, trừ trường hợp có yếu tố định tội khác: c.1. Hành vi quy định tại khoản 1 các điều 137, 138, 139, 278 và 280 của Bộ luật hình sự mà tài sản bị chiếm đoạt có giá trị dưới hai triệu đồng; c.2. Hành vi quy định tại khoản 1 các điều 279, 283, 289, 290 và 291 của Bộ luật hình sự mà tài sản phạm tội có giá trị dưới hai triệu đồng; c.3. Hành vi quy định tại khoản 1 Điều 140 mà tài sản bị chiếm đoạt có giá trị dưới bốn triệu đồng; c.4. Hành vi quy định tại khoản 1 Điều 141 của Bộ luật hình sự mà tài sản bị chiếm giữ trái phép có giá trị dưới mười triệu đồng; c.5. Hành vi quy định tại khoản 1 Điều 143 mà thiệt hại có giá trị dưới hai triệu đồng; c.6. Hành vi quy định tại khoản 1 Điều 161 mà số tiền trốn thuế dưới một trăm triệu đồng; c.7. Hành vi quy định tại khoản 1 Điều 248 mà số tiền hoặc hiện vật đánh bạc có giá trị dưới hai triệu đồng;\nđ) Không xử lý về hình sự đối với người thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 các điều 171, 182, 183, 184, 185, 191 và 248 của Bộ luật hình sự theo tình tiết \"đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm\", hành vi quy định tại khoản 1 các điều 224, 225 và 226 của Bộ luật hình sự theo tình tiết \"đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính mà còn vi phạm\"; đ) Trong trường hợp quy định tại các điểm b, c và d khoản này, nếu vụ án đang được điều tra, truy tố, xét xử thì phải đình chỉ; trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt hoặc đang được tạm đình chỉ thi hành án, thì họ được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại; trường hợp người bị kết án chưa chấp hành hình phạt hoặc đang được hoãn thi hành án, thì họ được miễn chấp hành toàn bộ hình phạt;\ne) Những người đã chấp hành xong hình phạt hoặc được miễn chấp hành toàn bộ hình phạt hoặc phần hình phạt còn lại quy định tại điểm đ khoản này thì đương nhiên được xoá án tích.", "\"Điều 13. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự\n1. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với người này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.\n2. Người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự, nhưng đã lâm vào tình trạng quy định tại khoản 1 Điều này trước khi bị kết án, thì cũng được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.\"", "\"Điều 40. Tử hình\n1. Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật này quy định.\n2. Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người dưới 18 tuổi khi phạm tội, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử.\n3. Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:\na) Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi;\nb) Người đủ 75 tuổi trở lên;\nc) Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.\n4. Trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này hoặc trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm, thì hình phạt tử hình được chuyển thành tù chung thân.\"", "\"Điều 4. Ấn định thời gian thử thách\nKhi cho người phạm tội hưởng án treo, Tòa án phải ấn định thời gian thử thách bằng hai lần mức hình phạt tù, nhưng không được dưới 01 năm và không được quá 05 năm.\"", "Chương XXIV. CÁC TỘI XÂM PHẠM HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP\nĐiều 367. Khái niệm tội xâm phạm hoạt động tư pháp. Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp là những hành vi xâm phạm sự đúng đắn của hoạt động tố tụng và thi hành án.\nĐiều 368. Tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội\n1. Người nào có thẩm quyền mà truy cứu trách nhiệm hình sự người mà mình biết rõ là không có tội, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:\na) Truy cứu trách nhiệm hình sự về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;\nb) Đối với 02 người đến 05 người;\nc) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;\nd) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;\nđ) Dẫn đến việc kết án oan người vô tội về tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;\ne) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:\na) Đối với 06 người trở lên;\nb) Dẫn đến việc kết án oan người vô tội về tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;\nc) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;\nd) Làm người bị truy cứu trách nhiệm hình sự oan tự sát.\n4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 369. Tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội\n1. Người nào có thẩm quyền mà không truy cứu trách nhiệm hình sự người mà mình biết rõ là có tội, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:\na) Không truy cứu trách nhiệm hình sự người thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng;\nb) Đối với 02 người đến 05 người;\nc) Người không bị truy cứu trách nhiệm hình sự bỏ trốn hoặc thực hiện hành vi cản trở điều tra, truy tố, xét xử hoặc tiếp tục thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;\nd) Dẫn đến việc người không bị truy cứu trách nhiệm hình sự trả thù người tố giác, báo tin về tội phạm, người bị hại, nhân chứng;\nđ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:\na) Đối với 05 người trở lên;\nb) Không truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;\nc) Người không bị truy cứu trách nhiệm hình sự tiếp tục thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;\nd) Làm người bị hại tự sát.\n4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 370. Tội ra bản án trái pháp luật\n1. Thẩm phán, Hội thẩm nào ra bản án mà mình biết rõ là trái pháp luật, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:\na) Phạm tội 02 lần trở lên;\nb) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;\nc) Kết án oan người vô tội về tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng;\nd) Bỏ lọt tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng; người thực hiện tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng;\nđ) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của bị cáo, người bị hại, nguyên đơn, bị đơn, người khởi kiện, người bị khởi kiện từ 11% đến 45%;\ne) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;\ng) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:\na) Kết án oan người vô tội về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;\nb) Bỏ lọt tội phạm đặc biệt nghiêm trọng hoặc người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng;\nc) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của bị cáo, người bị hại, nguyên đơn, bị đơn, người khởi kiện, người bị khởi kiện 46% trở lên;\nd) Dẫn đến bị cáo, người bị hại, nguyên đơn, bị đơn, người khởi kiện, người bị khởi kiện tự sát;\nđ) Gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên.\n4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 371. Tội ra quyết định trái pháp luật\n1. Người nào có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng, thi hành án ra quyết định mà mình biết rõ là trái pháp luật gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điều 368, 369, 370, 377 và 378 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:\na) Có tổ chức;\nb) Phạm tội 02 lần trở lên;\nc) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết có thai, người già yếu;\nd) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án, người phải chấp hành án, người bị hại, nguyên đơn, bị đơn, người khởi kiện, người bị khởi kiện từ 11% đến 45%;\nđ) Gây thiệt hại về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;\ne) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:\na) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án, người phải chấp hành án, người bị hại, nguyên đơn, bị đơn, người khởi kiện, người bị khởi kiện 46% trở lên;\nb) Làm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án, người phải chấp hành án, người bị hại, nguyên đơn, bị đơn, người khởi kiện, người bị khởi kiện tự sát;\nc) Gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên.\n4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 372. Tội ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp làm trái pháp luật\n1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng, thi hành án làm trái pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:\na) Phạm tội 02 lần trở lên;\nb) Dẫn đến ra bản án hoặc quyết định trái pháp luật;\nc) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn nguy hiểm, xảo quyệt khác;\nd) Gây thiệt hại về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;\nđ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:\na) Dẫn đến làm oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm;\nb) Gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên.\n4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 373. Tội dùng nhục hình\n1. Người nào trong hoạt động tố tụng, thi hành án hoặc thi hành các biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc mà dùng nhục hình hoặc đối xử tàn bạo, hạ nhục nhân phẩm của người khác dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:\na) Phạm tội 02 lần trở lên;\nb) Đối với 02 người trở lên;\nc) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;\nd) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;\nđ) Gây thương tích hoặc gây thiệt hại về sức khỏe cho người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 60%.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:\na) Gây thương tích hoặc gây thiệt hại về sức khỏe cho người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;\nb) Làm người bị nhục hình tự sát.\n4. Phạm tội làm người bị nhục hình chết, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.\n5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 374. Tội bức cung\n1. Người nào trong hoạt động tố tụng mà sử dụng thủ đoạn trái pháp luật ép buộc người bị lấy lời khai, hỏi cung phải khai ra thông tin liên quan đến vụ án, vụ việc, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:\na) Phạm tội 02 lần trở lên;\nb) Đối với 02 người trở lên;\nc) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;\nd) Dùng nhục hình hoặc đối xử tàn bạo, hạ nhục nhân phẩm người bị lấy lời khai, hỏi cung;\nđ) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;\ne) Làm sai lệch kết quả khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử;\ng) Ép buộc người bị lấy lời khai, người bị hỏi cung phải khai sai sự thật.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:\na) Làm người bị bức cung tự sát;\nb) Dẫn đến bỏ lọt tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng.\n4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:\na) Làm người bị bức cung chết;\nb) Dẫn đến làm oan người vô tội;\nc) Dẫn đến bỏ lọt tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.\n5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 375. Tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc\n1. Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án, những người khác có nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động tư pháp, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự nào mà thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, hủy hoặc làm hư hỏng các tài liệu, vật chứng của vụ án hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm làm sai lệch nội dung vụ án, vụ việc, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:\na) Có tổ chức;\nb) Dẫn đến việc giải quyết vụ án, vụ việc bị sai lệch;\nc) Gây thiệt hại từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.\n3. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:\na) Dẫn đến việc kết án oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm;\nb) Làm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án, người phải chấp hành án, người bị hại, nguyên đơn, bị đơn, người khởi kiện, người bị khởi kiện tự sát;\nc) Gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên.\n4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 376. Tội thiếu trách nhiệm để người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù trốn\n1. Người nào được giao trách nhiệm trực tiếp quản lý, canh gác, áp giải người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành hình phạt tù mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy định về quản lý, canh gác, áp giải để người đó trốn thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:\na) Làm vụ án bị tạm đình chỉ;\nb) Người bỏ trốn trả thù người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng;\nc) Người bỏ trốn tiếp tục thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 02 năm đến 07 năm:\na) Làm vụ án bị đình chỉ;\nb) Người bỏ trốn tiếp tục thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng;\nc) Để từ 02 người đến 05 người bỏ trốn;\nd) Để người thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng bỏ trốn;\nđ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:\na) Người bỏ trốn tiếp tục thực hiện tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;\nb) Để 06 người trở lên bỏ trốn;\nc) Để người thực hiện tội phạm đặc biệt nghiêm trọng bỏ trốn.\n4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 377. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn giam, giữ người trái pháp luật\n1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:\na) Không ra quyết định trả tự do cho người được trả tự do theo quy định của luật;\nb) Quyết định bắt, giữ, giam người không có căn cứ theo quy định của luật;\nc) Không chấp hành quyết định trả tự do cho người được trả tự do theo quy định của luật;\nd) Thực hiện việc bắt, giữ, giam người không có lệnh, quyết định theo quy định của luật hoặc tuy có lệnh, quyết định nhưng chưa có hiệu lực thi hành;\nđ) Không ra lệnh, quyết định gia hạn tạm giữ, tạm giam hoặc thay đổi, hủy bỏ biện pháp tạm giữ, tạm giam khi hết thời hạn tạm giữ, tạm giam dẫn đến người bị tạm giữ, tạm giam bị giam, giữ quá hạn.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:\na) Giam, giữ trái pháp luật từ 02 người đến 05 người;\nb) Làm người bị giam, giữ trái pháp luật bị tổn hại về sức khỏe với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;\nc) Làm người bị giam, giữ hoặc gia đình họ lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn;\nd) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:\na) Giam, giữ trái pháp luật 06 người trở lên;\nb) Làm người bị giam, giữ trái pháp luật tổn hại về sức khỏe với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc chết;\nc) Làm người bị giam, giữ tự sát;\nd) Làm gia đình người bị giam, giữ ly tán.\n4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 378. Tội tha trái pháp luật người bị bắt, người đang bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù\n1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lạm quyền tha trái pháp luật người bị bắt, người đang bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành hình phạt tù, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:\na) Tha trái pháp luật người bị bắt, người đang bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù về tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;\nb) Người được tha trái pháp luật bỏ trốn hoặc có hành vi cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc tiếp tục thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;\nc) Người được tha trái pháp luật trả thù người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng;\nd) Tha trái pháp luật từ 02 người đến 05 người.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:\na) Tha trái pháp luật 06 người trở lên;\nb) Người được tha trái pháp luật thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.\n4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 379. Tội không thi hành án\n1. Người nào có thẩm quyền mà cố ý không ra quyết định thi hành án hoặc không thi hành quyết định thi hành bản án, quyết định của Tòa án thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:\na) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;\nb) Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án bỏ trốn;\nc) Dẫn đến hết thời hiệu thi hành án;\nd) Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án, người có nghĩa vụ thi hành án tẩu tán tài sản và không thi hành được nghĩa vụ thi hành án với số tiền từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.\n2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:\na) Phạm tội 02 lần trở lên;\nb) Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án tiếp tục thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;\nc) Dẫn đến người bị kết án, người phải thi hành án, người có nghĩa vụ thi hành án tẩu tán tài sản và không thi hành được nghĩa vụ thi hành án với số tiền từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.\n3. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:\na) Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án tiếp tục thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;\nb) Dẫn đến người bị kết án, người phải thi hành án, người có nghĩa vụ thi hành án tẩu tán tài sản và không thi hành được nghĩa vụ thi hành án với số tiền 1.000.000.000 đồng trở lên.\n4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 380. Tội không chấp hành án\n1. Người nào có điều kiện mà không chấp hành bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:\na) Chống lại chấp hành viên hoặc người đang thi hành công vụ;\nb) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;\nc) Tẩu tán tài sản.\n3. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.\nĐiều 381. Tội cản trở việc thi hành án\n1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý cản trở việc thi hành án thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:\na) Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án bỏ trốn;\nb) Dẫn đến hết thời hiệu thi hành án;\nc) Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án, người có nghĩa vụ thi hành án tẩu tán tài sản và không thi hành được nghĩa vụ thi hành án với số tiền từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;\nd) Gây thiệt hại từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:\na) Phạm tội 02 lần trở lên;\nb) Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án tiếp tục thực hiện tội phạm;\nc) Dẫn đến người bị kết án, người phải thi hành án, người có nghĩa vụ thi hành án tẩu tán tài sản và không thi hành được nghĩa vụ thi hành án với số tiền 200.000.000 đồng trở lên;\nd) Gây thiệt hại 200.000.000 đồng trở lên.\n3. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 382. Tội cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khai báo gian dối\n1. Người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật, người bào chữa nào mà kết luận, dịch, khai gian dối hoặc cung cấp những tài liệu mà mình biết rõ là sai sự thật, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:\na) Có tổ chức;\nb) Dẫn đến việc giải quyết vụ án, vụ việc bị sai lệch.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:\na) Phạm tội 02 lần trở lên;\nb) Dẫn đến việc kết án oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm.\n4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 383. Tội từ chối khai báo, từ chối kết luận giám định, định giá tài sản hoặc từ chối cung cấp tài liệu\n1. Người làm chứng nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 19 của Bộ luật này, người giám định, người định giá tài sản, người dịch thuật từ chối khai báo, trốn tránh việc kết luận giám định, định giá tài sản, thẩm định giá tài sản hoặc từ chối cung cấp tài liệu mà không có lý do chính đáng, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.\n2. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 384. Tội mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác trong việc khai báo, cung cấp tài liệu\n1. Người nào mua chuộc hoặc cưỡng ép người làm chứng, người bị hại, đương sự trong các vụ án hình sự, hành chính, dân sự, kinh tế, lao động khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc không khai báo, không cung cấp tài liệu; mua chuộc hoặc cưỡng ép người giám định, người định giá tài sản kết luận gian dối, người phiên dịch, người dịch thuật dịch xuyên tạc, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:\na) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn nguy hiểm khác;\nb) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;\nc) Dẫn đến việc giải quyết vụ án, vụ việc bị sai lệch.\nĐiều 385. Tội vi phạm việc niêm phong, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản\n1. Người nào được giao giữ, quản lý tài sản bị kê biên, bị niêm phong hoặc vật chứng bị niêm phong, tài khoản bị phong tỏa mà thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:\na) Phá hủy niêm phong, giải tỏa việc phong tỏa tài khoản mà không có quyết định của người có thẩm quyền;\nb) Tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu hoặc hủy hoại tài sản bị kê biên.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:\na) Dẫn đến việc giải quyết vụ án, vụ việc bị sai lệch;\nb) Dẫn đến bị can, bị cáo, người bị kết án, người phải thi hành án, người có nghĩa vụ thi hành án tẩu tán tài sản và không thi hành được nghĩa vụ thi hành án với số tiền 100.000.000 đồng trở lên.\n3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 386. Tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị áp giải, đang bị xét xử\n1. Người nào đang bị tạm giữ, tạm giam, áp giải, xét xử hoặc chấp hành án phạt tù mà bỏ trốn, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:\na) Có tổ chức;\nb) Dùng vũ lực đối với người canh gác hoặc người áp giải.\nĐiều 387. Tội đánh tháo người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử, chấp hành án phạt tù\n1. Người nào đánh tháo người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử hoặc chấp hành án phạt tù, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 119 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:\na) Có tổ chức;\nb) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;\nc) Dùng vũ lực đối với người canh gác hoặc người áp giải;\nd) Đánh tháo người bị kết án về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc người bị kết án tử hình.\n3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 388. Tội vi phạm quy định về giam giữ\n1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, vi phạm quy định của pháp luật về giam giữ đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điều 119, 170, 252, 253, 254 và 255 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:\na) Gây rối hoặc chống lại mệnh lệnh của người có thẩm quyền trong quản lý giam giữ;\nb) Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng tài sản;\nc) Cưỡng đoạt tài sản;\nd) Đưa vào, tàng trữ, chiếm đoạt hoặc tổ chức sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện thuốc hướng thần;\nđ) Đưa vào, tàng trữ, sử dụng thiết bị thông tin liên lạc cá nhân.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:\na) Có tổ chức;\nb) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;\nc) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;\nd) Tái phạm nguy hiểm.\n3. Người phạm tội còn có thể bị cấm cư trú từ 01 năm đến 03 năm, cấm đảm nhiệm chức vụ từ 01 năm đến 03 năm.\nĐiều 389. Tội che giấu tội phạm\n1. Người nào không hứa hẹn trước mà che giấu một trong các tội phạm quy định tại các điều sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm:\na) Các điều từ Điều 108 đến Điều 121 về các tội xâm phạm an ninh quốc gia;\nb) Điều 123 (tội giết người); Điều 141, các khoản 2, 3 và 4 (tội hiếp dâm); Điều 142 (tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi); Điều 144 (tội cưỡng dâm từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi); Điều 146, các khoản 2 và 3 (tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi); Điều 150, các khoản 2 và 3 (tội mua bán người);\nc) Điều 151 (tội mua bán người dưới 16 tuổi); Điều 152 (tội đánh tráo người dưới 01 tuổi); Điều 153 (tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi); Điều 154 (tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người);\nd) Điều 168 (tội cướp tài sản); Điều 169 (tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản); Điều 173, các khoản 2, 3 và 4 (tội trộm cắp tài sản); Điều 174, các khoản 2, 3 và 4 (tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản); Điều 175, các khoản 2, 3 và 4 (tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản); Điều 178, các khoản 2, 3 và 4 (tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản);\nđ) Điều 188, các khoản 3 và 4 (tội buôn lậu); Điều 189, khoản 3 (tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới); Điều 190, các khoản 2 và 3 (tội sản xuất, buôn bán hàng cấm); Điều 191, các khoản 2 và 3 (tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm); Điều 192, các khoản 2 và 3 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả); Điều 193 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm); Điều 194 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh); Điều 195, các khoản 2 và 3 (tội sản xuất hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi); Điều 196, các khoản 2 và 3 (tội đầu cơ); Điều 205, các khoản 3 và 4 (tội lập quỹ trái phép); Điều 206, các khoản 2 và 3 (tội vi phạm quy định trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài); Điều 207 (tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả); Điều 208 (tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành công cụ chuyển nhượng giả, các giấy tờ có giá giả khác); Điều 219, các khoản 2 và 3 (tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí); Điều 220, các khoản 2 và 3 (tội vi phạm quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng); Điều 221, các khoản 2 và 3 (tội vi phạm quy định của Nhà nước về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng); Điều 222, các khoản 2 và 3 (tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng); Điều 223, các khoản 2 và 3 (tội thông đồng, bao che cho người nộp thuế gây hậu quả nghiêm trọng); Điều 224, các khoản 2 và 3 (tội vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng); Điều 243, các khoản 2 và 3 (tội hủy hoại rừng);\ne) Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy); Điều 253 (tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 254, khoản 2 (tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy); Điều 255 (tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy); Điều 256 (tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy); Điều 257 (tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy); Điều 258 (tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy); Điều 259, khoản 2 (tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần);\ng) Điều 265, các khoản 2, 3 và 4 (tội tổ chức đua xe trái phép); Điều 282 (tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy); Điều 299 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự); Điều 299 (tội khủng bố); Điều 301 (tội bắt cóc con tin); Điều 302 (tội cướp biển); Điều 303 (tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia); Điều 304 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự); Điều 305, các khoản 2, 3 và 4 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ); Điều 309, các khoản 2, 3 và 4 (tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, phát tán, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân); Điều 311, các khoản 2, 3 và 4 (tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc);\nh) Điều 329, các khoản 2 và 3 (tội mua dâm người dưới 18 tuổi);\ni) Điều 353, các khoản 2, 3 và 4 (tội tham ô tài sản); Điều 354, các khoản 2, 3 và 4 (tội nhận hối lộ); Điều 355, các khoản 2, 3 và 4 (tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản); Điều 356, các khoản 2 và 3 (tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ); Điều 357, các khoản 2 và 3 (tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ); Điều 358, các khoản 2, 3 và 4 (tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi); Điều 359, các khoản 2, 3 và 4 (tội giả mạo trong công tác); Điều 364, các khoản 2, 3 và 4 (tội đưa hối lộ); Điều 365, các khoản 2, 3 và 4 (tội làm môi giới hối lộ);\nk) Điều 373, các khoản 3 và 4 (tội dùng nhục hình); Điều 374, các khoản 3 và 4 (tội bức cung); Điều 386, khoản 2 (tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị áp giải, dẫn giải, đang bị xét xử);\nl) Các điều từ Điều 421 đến Điều 425 về các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh.\n2. Phạm tội trong trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc phát hiện tội phạm hoặc có những hành vi khác bao che người phạm tội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.\nĐiều 390. Tội không tố giác tội phạm\n1. Người nào biết rõ một trong các tội phạm được quy định tại Điều 389 của Bộ luật này đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 19 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.\n2. Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt.\nĐiều 391. Tội gây rối trật tự phiên tòa\n1. Người nào tại phiên tòa mà thóa mạ, xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm thành viên Hội đồng xét xử, những người khác có mặt tại phiên tòa hoặc có hành vi đập phá tài sản thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:\na) Gây náo loạn phiên tòa dẫn đến phải dừng phiên tòa;\nb) Hành hung thành viên Hội đồng xét xử.", "\"Điều 28. Không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự\nKhông áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 27 của Bộ luật này đối với các tội phạm sau đây:\n1. Các tội xâm phạm an ninh quốc gia quy định tại Chương XIII của Bộ luật này;\n2. Các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh quy định tại Chương XXVI của Bộ luật này;\n3. Tội tham ô tài sản thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 353 của Bộ luật này; tội nhận hối lộ thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 354 của Bộ luật này.\"", "\"Điều 376. Tội thiếu trách nhiệm để người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù trốn\n1. Người nào được giao trách nhiệm trực tiếp quản lý, canh gác, áp giải người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về quản lý, canh gác, áp giải để người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng trốn thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:\na) Làm vụ án bị tạm đình chỉ;\nb) Người bỏ trốn trả thù người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng;\nc) Người bỏ trốn tiếp tục thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:\na) Làm vụ án bị đình chỉ;\nb) Người bỏ trốn tiếp tục thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng;\nc) Để từ 02 người đến 05 người bỏ trốn;\nd) Để người thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng bỏ trốn;\nđ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:\na) Người bỏ trốn tiếp tục thực hiện tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;\nb) Để 06 người trở lên bỏ trốn;\nc) Để người thực hiện tội phạm đặc biệt nghiêm trọng bỏ trốn.\n4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\"" ]
Chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ hạng I của cá nhân được đăng tải những thông tin gì?
[ "Nội dung, thời điểm đăng tải thông tin của cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ\n1. Nội dung đăng tải thông tin về chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ bao gồm họ và tên, năm sinh, số căn cước công dân hoặc số chứng minh thư nhân dân, địa chỉ thường trú, trình độ chuyên môn, mã số chứng chỉ, hạng và nội dung hành nghề, ngày cấp, ngày hết hạn chứng chỉ.\n...." ]
[ "Chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ\n...\n4. Chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ được phân thành 02 hạng sau đây:\na) Hạng I được cấp cho cá nhân có trình độ từ đại học trở lên, có thời gian ít nhất là 05 năm liên tục tham gia hoạt động đo đạc và bản đồ và đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 3 Điều này;\nb) Hạng II được cấp cho cá nhân có trình độ từ đại học trở lên, có thời gian ít nhất là 02 năm liên tục tham gia hoạt động đo đạc và bản đồ; cá nhân có trình độ trung cấp hoặc cao đẳng, có thời gian ít nhất là 03 năm liên tục tham gia hoạt động đo đạc và bản đồ và đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 3 Điều này.", "Điều 4. Quy định viết tắt. Bảng số 01 STT Nội dung viết tắt Chữ viết tắt 1 Bản đồ địa hình BĐĐH 2 Bảo hộ lao động BHLĐ 3 Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia CSDLNĐLQG 4 Đo đạc bản đồ viên hạng III bậc 3...bậc 4 ĐĐBĐV III.3...ĐĐBĐV III.4 5 Đo đạc bản đồ viên hạng IV bậc 4...bậc 6 ĐĐBĐV IV.4 ... ĐĐBĐV IV.6 6 Đơn vị tính ĐVT 7 Giờ (đơn vị đo thời gian) h 8 Hệ thống dẫn đường bằng vệ tinh toàn cầu GNSS 9 Kinh tế - Kỹ thuật KT-KT 10 Khoảng cao đều KCĐ 11 Khó khăn 1, Khó khăn 2, .., Khó khăn 4 KK1, KK2, .., KK4 12 Khống chế ảnh KCA 13 Lái xe bậc 3 LX3 14 Tàu bay không người lái UAV 15 Thứ tự TT 16 Toàn đạc điện tử TĐĐT", "Chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ\n1. Chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ là văn bản xác nhận năng lực hành nghề, do cơ quan có thẩm quyền cấp cho cá nhân có đủ điều kiện theo quy định tại khoản 3 Điều này và có giá trị trong cả nước.\n...\n7. Chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ được cấp lại trong trường hợp bị mất; cấp đổi trong trường hợp bị rách nát, hư hỏng không thể sử dụng được hoặc khi cá nhân có yêu cầu thay đổi thông tin trong chứng chỉ.", "Khoản 1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:\na) Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ;\nb) Hành nghề đo đạc và bản đồ không đúng với nội dung ghi trong chứng chỉ hành nghề.", "Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 27/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đo đạc và bản đồ như sau:\n1. Sửa đổi, bổ sung điểm a, điểm b khoản 4 và bổ sung khoản 4a vào sau khoản 4 Điều 4 như sau: “4. Trách nhiệm lập và gửi báo cáo về hoạt động đo đạc và bản đồ 1. Hồ sơ của tổ chức đề nghị cấp bổ sung danh mục hoạt động đo đạc và bản đồ bao gồm: 1. Cơ quan quản lý chuyên ngành về đo đạc và bản đồ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường lưu trữ biên bản thẩm định hồ sơ đề nghị cấp phép, biên bản thẩm định cấp bổ sung danh mục hoạt động đo đạc và bản đồ, biên bản thẩm định gia hạn giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ, bản sao giấy phép; hồ sơ của tổ chức đề nghị cấp giấy phép do cơ quan quản lý chuyên ngành về đo đạc và bản đồ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định; tệp tin chứa hồ sơ của tổ chức đề nghị cấp giấy phép do cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định. 1. Đăng ký cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến là việc cá nhân thực hiện việc đăng ký cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ thông qua Cổng thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ. Cá nhân sử dụng tài khoản đăng ký cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ để đăng ký cấp chứng chỉ hành nghề qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến. 1. Hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ quy định như sau: 1. Trường hợp có căn cứ xác định nội dung kê khai trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ, hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ là giả mạo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền đề nghị thực hiện thu hồi giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ, chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ và cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ một trong các văn bản theo quy định tại khoản 2 Điều này.\na) Trong thời hạn 10 ngày sau khi kết thúc kỳ báo cáo, tổ chức hoạt động đo đạc và bản đồ phải lập báo cáo về hoạt động đo đạc và bản đồ theo Mẫu số 01 Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này qua hệ thống thông tin báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tài khoản đăng ký báo cáo hoạt động đo đạc và bản đồ được tạo bởi hệ thống thông tin báo cáo cấp cho tổ chức hoạt động đo đạc và bản đồ. Các báo cáo hoạt động đo đạc và bản đồ được phép sử dụng chữ ký số hoặc ký trực tiếp trên văn bản giấy được in ra từ hệ thống thông tin báo cáo và quét văn bản giấy đã ký, đăng tải lên hệ thống; a) Đơn đề nghị cấp bổ sung danh mục hoạt động đo đạc và bản đồ theo Mẫu số 07 Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này; a) Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề được quy định tại khoản 5 Điều 53 của Luật Đo đạc và bản đồ thành lập Hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ để tổ chức đánh giá hồ sơ, tổ chức sát hạch kinh nghiệm nghề nghiệp, kiến thức pháp luật của cá nhân đăng ký cấp chứng chỉ hành nghề;\nb) Cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp báo cáo về hoạt động đo đạc và bản đồ của các tổ chức hoạt động đo đạc và bản đồ thuộc phạm vi quản lý và nội dung theo quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 27/2019/NĐ-CP gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; 4a. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quyền truy cập vào hệ thống thông tin báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường để phục vụ công tác lập báo cáo về hoạt động đo đạc và bản đồ thuộc phạm vi quản lý.”. b) Các tài liệu quy định tại điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ khoản 1 Điều 32 Nghị định số 27/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 7 Điều 1 Nghị định này) liên quan đến nội dung đề nghị bổ sung danh mục hoạt động đo đạc và bản đồ; trường hợp hồ sơ các nội dung đã được cấp phép trong đó có các tài liệu đáp ứng được quy định tại điểm này thì không cần nộp bổ sung; b) Thủ trưởng cơ quan cấp chứng chỉ hành nghề quyết định thành phần của Hội đồng, trong đó Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo của cơ quan cấp chứng chỉ hành nghề, Ủy viên thường trực là công chức, viên chức của cơ quan này. Các Ủy viên khác tham gia Hội đồng là công chức, viên chức có trình độ chuyên môn phù hợp với nội dung xét cấp chứng chỉ hành nghề hoặc mời thêm chuyên gia có trình độ chuyên môn thuộc nội dung xét cấp chứng chỉ hành nghề do Chủ tịch Hội đồng mời. Hội đồng có số lượng thành viên là 05 người;\nc) Bản gốc giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ đã được cấp. c) Hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, theo Quy chế làm việc do Thủ trưởng cơ quan cấp chứng chỉ ban hành.\n2. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 Điều 7 như sau: “1. Mạng lưới trọng lực quốc gia là hệ thống điểm đo đạc quốc gia có giá trị gia tốc trọng trường được liên kết tạo thành mạng lưới thống nhất, phủ trùm trên toàn quốc, được thiết lập theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định kỹ thuật theo mốc thời gian để xác định và truyền hệ trọng lực quốc gia. Căn cứ vào mật độ và độ chính xác xác định giá trị gia tốc trọng trường, mạng lưới trọng lực quốc gia bao gồm mạng lưới điểm trọng lực cơ sở, mạng lưới trọng lực hạng I và hạng II. 2. Số liệu của mạng lưới trọng lực quốc gia là tập hợp giá trị gia tốc trọng trường của các điểm trọng lực quốc gia được thiết lập trong quá trình xây dựng mạng lưới trọng lực quốc gia, được sử dụng thống nhất trong phạm vi toàn quốc phục vụ hoạt động đo đạc và bản đồ và nghiên cứu khoa học.”. 2. Trình tự thủ tục cấp bổ sung danh mục hoạt động đo đạc và bản đồ 2. Cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lưu trữ biên bản thẩm định hồ sơ đề nghị cấp phép, biên bản thẩm định cấp bổ sung dành mục hoạt động đo đạc và bản đồ, biên bản thẩm định gia hạn giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ và hồ sơ của tổ chức đề nghị cấp giấy phép do cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định.”. 2. Nội dung sát hạch bao gồm: 2. Tài khoản đăng ký cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ được tạo bởi hệ thống thông tin của cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ cấp cho cá nhân để thực hiện đăng ký cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc định danh điện tử khi kết nối, tích hợp với Nền tảng trao đổi định danh điện tử trên Cổng dịch vụ công quốc gia. 2. Hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ tổ chức đánh giá hồ sơ của cá nhân đăng ký cấp chứng chỉ hành nghề gồm các nội dung sau: 2. Trường hợp cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ nhưng chưa có kết quả sát hạch thực hiện nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ tại thời điểm tổ chức sát hạch do cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ thông báo. Trong trường hợp này, thời hạn xét cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định tại khoản 1 Điều này được tính kể từ thời điểm có kết quả sát hạch. 2. Văn bản xác định nội dung kê khai trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ, hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ là giả mạo bao gồm:\na) Việc nộp hồ sơ, tiếp nhận hồ sơ, trách nhiệm thẩm định hồ sơ, thẩm định hồ sơ cấp bổ sung danh mục hoạt động đo đạc và bản đồ thực hiện như quy định tại Điều 33 Nghị định số 27/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 8 Điều 1 Nghị định này). Biên bản thẩm định cấp bổ sung danh mục hoạt động đo đạc và bản đồ theo Mẫu số 09 Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này; a) Sát hạch kinh nghiệm nghề nghiệp và kiến thức pháp luật; a) Kiểm tra Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ; giấy chứng nhận đủ sức khỏe hành nghề; văn bằng, chứng chỉ về chuyên môn phù hợp nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ; a) Bản sao văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp văn bản trả lời văn bản do cơ quan đó cấp bị giả mạo;\nb) Việc cấp bổ sung danh mục hoạt động đo đạc và bản đồ vào giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ, trả giấy phép cho tổ chức thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 33 của Nghị định số 27/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 8 Điều 1 Nghị định này); b) Việc sát hạch thực hiện theo hình thức thi trắc nghiệm trong thời gian 45 phút; b) Kiểm tra sự phù hợp giữa bản khai kinh nghiệm nghề nghiệp của cá nhân đăng ký với quá trình đóng bảo hiểm xã hội từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm được Bảo hiểm xã hội Việt Nam kết nối, chia sẻ; b) Bản sao văn bản trả lời của cơ quan có thẩm quyền về việc nội dung kê khai trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ, hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ là giả mạo.\nc) Thủ trưởng cơ quan quản lý chuyên ngành về đo đạc và bản đồ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt, cấp bổ sung danh mục hoạt động đo đạc và bản đồ vào giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ đã được cấp. Thời hạn của giấy phép giữ nguyên như thời hạn ghi trên giấy phép đã được cấp.”. c) Đề thi sát hạch gồm 40 câu hỏi, trong đó có 24 câu hỏi về kinh nghiệm nghề nghiệp và 16 câu hỏi về kiến thức pháp luật có liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề; c) Kiểm tra giấy tờ chứng minh người được miễn sát hạch quy định tại khoản 3 Điều 44 Nghị định số 27/2019/NĐ-CP; trường hợp không được miễn sát hạch thì phải có kết quả sát hạch đạt yêu cầu.\nd) Số điểm tối đa cho mỗi đề sát hạch là 100 điểm, trong đó điểm tối đa cho phần kinh nghiệm nghề nghiệp là 60 điểm, điểm tối đa cho phần kiến thức pháp luật là 40 điểm. Cá nhân có kết quả sát hạch từ 80 điểm trở lên thì đạt yêu cầu xét cấp chứng chỉ hành nghề. Trường hợp cá nhân được miễn sát hạch một trong hai phần sát hạch thì kết quả sát hạch phần còn lại phải đạt 80% của số điểm tối đa trở lên của phần sát hạch;\nđ) Việc sát hạch kinh nghiệm nghề nghiệp thực hiện cho từng nội dung hành nghề theo Danh mục hành nghề đo đạc và bản đồ quy định tại Điều 42 Nghị định số 27/2019/NĐ-CP;\ne) Việc sát hạch kiến thức pháp luật chỉ thực hiện một lần trong kỳ sát hạch.\n3. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 và bổ sung khoản 3 Điều 8 như sau: “2. Số liệu của mạng lưới trạm định vị vệ tinh quốc gia bao gồm giá trị tọa độ, độ cao, trọng lực của các trạm định vị vệ tinh quốc gia được thiết lập trong quá trình xây dựng mạng lưới trạm định vị vệ tinh quốc gia, được sử dụng để xây dựng hệ tọa độ quốc gia, hệ tọa độ quốc gia động, liên kết hệ tọa độ quốc gia với hệ tọa độ quốc tế, phục vụ nghiên cứu khoa học, phục vụ hoạt động đo đạc và bản đồ. 3. Thông tin, dữ liệu thu nhận từ mạng lưới trạm định vị vệ tinh quốc gia được xử lý liên tục và cung cấp cho các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng thống nhất trong toàn quốc phục vụ hoạt động đo đạc và bản đồ, dẫn đường, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác.”. 3. Cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ được xác thực bằng tài khoản đăng ký cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ. Việc xác thực các văn bản điện tử trong hồ sơ có thể sử dụng chữ ký số để ký trực tiếp trên văn bản điện tử hoặc ký trực tiếp trên văn bản giấy và quét văn bản giấy. 3. Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề quyết định việc cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ sau khi có kết quả đánh giá của Hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ.”. 3. Trường hợp cá nhân không đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ phải thông báo, nêu rõ lý do không cấp chứng chỉ cho cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ.”. 3. Trường hợp cần xác định nội dung kê khai trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ, hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ là giả mạo để làm cơ sở thu hồi giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ, chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ gửi văn bản kèm theo hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ, hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ đến cơ quan quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 2 Điều này. Các cơ quan có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về kết quả xác định theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị. Căn cứ kết luận của các cơ quan nêu trên, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ thu hồi giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 40 Nghị định số 27/2019/NĐ-CP nếu nội dung kê khai trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ là giả mạo; cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ thu hồi chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ theo trình tự, thủ tục theo quy định tại Điều 50 Nghị định số 27/2019/NĐ-CP nếu nội dung kê khai trong hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề là giả mạo.”.\n4. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 3 Điều 21 như sau: 4. Thu nhận, xử lý dữ liệu ảnh hàng không. 4. Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ tổ chức sát hạch không quá 03 lần trong một năm, thời gian tổ chức sát hạch, được thông báo trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan tổ chức sát hạch trước 30 ngày làm việc tổ chức sát hạch. 4. Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ cho cá nhân thể hiện dưới dạng văn bản điện tử trong trường hợp hồ sơ đủ điều kiện. Tổ chức, cá nhân khi sử dụng chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ thể hiện dưới dạng văn bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến bằng tài khoản đăng ký cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ. Việc yêu cầu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hồ sơ để cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến.\na) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 21 như sau: “1. Thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ là tài sản công được cung cấp, khai thác, sử dụng dưới dạng bản sao hoặc xuất bản phẩm với các hình thức sau: trực tuyến qua môi trường mạng, trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính trên vật mang tin. Tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ có trách nhiệm xác nhận nguồn gốc của bản sao theo Mẫu số 02 Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này.”. a) Thu nhận, xử lý dữ liệu ảnh hàng không từ tàu bay;\nb) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 21 như sau: “3. Cá nhân yêu cầu cung cấp thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ phải xuất trình thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc Chứng minh nhân dân; người đại diện cơ quan, tổ chức đến giao dịch yêu cầu cung cấp thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ phải xuất trình thẻ Căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc Chứng minh nhân dân và giấy giới thiệu hoặc công văn của cơ quan, tổ chức; phiếu yêu cầu cung cấp thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ cho tổ chức cung cấp thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ theo Mẫu số 03 Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này.”. b) Thu nhận, xử lý dữ liệu ảnh hàng không từ tàu bay không người lái.\n5. Sửa đổi, bổ sung khoản 3, khoản 4, khoản 6, khoản 7 Điều 29 như sau: “3. Xây dựng mạng lưới tọa độ, độ cao, trọng lực quốc gia, cơ sở chuyên ngành. 5. Trước thời gian tổ chức sát hạch 10 ngày, cơ quan tổ chức sát hạch đăng tải trên Cổng thông tin điện tử thông tin về kết quả xét hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ, thời gian, địa điểm tổ chức, danh sách và mã số dự sát hạch của từng cá nhân. 5. Một tài khoản đăng ký cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ chỉ được cấp cho một cá nhân. Cá nhân được cấp tài khoản chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, hợp pháp của các thông tin đăng ký để được cấp tài khoản đăng ký cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ và việc sử dụng tài khoản cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ.\n6. Xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia, thành lập bản đồ địa hình quốc gia. 6. Sửa đổi, bổ sung Điều 31 như sau: “Điều 31. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ Tổ chức được cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ khi có đủ các điều kiện quy định tại Điều 52 của Luật Đo đạc và bản đồ, có số lượng nhân viên kỹ thuật được đào tạo về đo đạc bản đồ quy định tại Phụ lục IB ban hành kèm theo Nghị định này, trong đó có ít nhất 01 nhân viên kỹ thuật có thời gian hoạt động thực tế tối thiểu 05 năm phù hợp với nội dung đề nghị cấp phép.”. 6. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc sát hạch, cơ quan tổ chức sát hạch có trách nhiệm tổng hợp và đăng tải kết quả sát hạch trên Cổng thông tin điện tử.”. 6. Việc bảo vệ thông tin cá nhân thực hiện theo quy định của Luật An toàn thông tin mạng và quy định khác của pháp luật có liên quan.\na) Xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia, thành lập bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:2.000, 1:5.000;\nb) Xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia, thành lập bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:10.000, 1:25.000, 1:50.000;\nc) Xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia, thành lập bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:100.000, 1:250.000, 1:500.000, 1:1.100.000.\n7. Đo đạc, thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500, 1:1.000, 1:2.000, 1:5.000.”. 7. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 32 như sau: “1. Hồ sơ của tổ chức trong nước đề nghị cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ bao gồm: 7. Việc xác định và xử lý các tranh chấp, khiếu nại và hành vi vi phạm liên quan đến việc quản lý, sử dụng chữ ký số, tài khoản đăng ký cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ thực hiện theo quy định của pháp luật.”.\na) Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ theo Mẫu số 04 Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này;\nb) Bản sao hoặc tệp tin chụp bản chính quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ đối với các tổ chức đề nghị cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ không có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;\nc) Bản sao hoặc tệp tin chụp bản chính văn bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành về đo đạc và bản đồ, bản khai quá trình công tác của người phụ trách kỹ thuật theo Mẫu số 05 Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này hoặc chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ hạng I; hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng; quyết định bổ nhiệm của người phụ trách kỹ thuật;\nd) Bản sao hoặc tệp tin chụp bản chính văn bằng, chứng chỉ chuyên môn về đo đạc và bản đồ kèm theo hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng của các nhân viên kỹ thuật đo đạc và bản đồ; bản khai quá trình công tác của ít nhất 01 nhân viên kỹ thuật có thời gian hoạt động thực tế tối thiểu 05 năm phù hợp với nội dung đề nghị cấp phép theo Mẫu số 05 Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này;\nđ) Bản sao hoặc tệp tin chụp bản chính hóa đơn hoặc giấy tờ chứng minh sở hữu phương tiện đo, thiết bị, chứng minh sở hữu hoặc quyền sử dụng phần mềm, công nghệ đo đạc và bản đồ; giấy kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo còn hiệu lực. Danh mục phương tiện đo, thiết bị, phần mềm phù hợp với nội dung hoạt động đo đạc và bản đồ của tổ chức đề nghị cấp giấy phép theo Phụ lục IC ban hành kèm theo Nghị định này;”.\n8. Sửa đổi, bổ sung một số khoản và bãi bỏ khoản 5 Điều 33 như sau:\na) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau: “1. Nộp hồ sơ a) Tổ chức đề nghị cấp giấy phép thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quyết định thành lập; tổng công ty do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập; tổ chức thuộc tổ chức trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có pháp nhân và hạch toán độc lập; tổ chức có pháp nhân và hạch toán độc lập trực thuộc tổng công ty do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập; tổ chức thuộc cơ quan trung ương của tổ chức xã hội - nghề nghiệp; nhà thầu nước ngoài gửi 01 bộ hồ sơ đến cơ quan quản lý chuyên ngành về đo đạc và bản đồ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tới Văn phòng tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường; a) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được biên bản thẩm định kèm hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ, thủ trưởng cơ quan quản lý chuyên ngành về đo đạc và bản đồ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt, cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ;\nb) Tổ chức đề nghị cấp giấy phép không thuộc quy định tại điểm a khoản này gửi 01 bộ hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương liên thông với hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tới cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.”. b) Sửa đổi, bổ sung điểm c, điểm đ khoản 3 như sau: “3. Thẩm định hồ sơ b) Cơ quan quản lý chuyên ngành về đo đạc và bản đồ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo cho tổ chức về việc hoàn thành cấp giấy phép. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày thông báo, cơ quan quản lý chuyên ngành về đo đạc và bản đồ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường trả giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ cho tổ chức qua dịch vụ bưu chính, gửi tệp tin chứa bản chụp giấy phép cho cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để phối hợp quản lý đối với các tổ chức do cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định.”.\nc) Cơ quan thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ thành lập Tổ thẩm định với thành phần không quá 03 người để thẩm định hồ sơ tại trụ sở chính của tổ chức đề nghị cấp giấy phép. Tổ thẩm định có trách nhiệm kiểm tra, thẩm định sự phù hợp của hồ sơ về nhân lực, phương tiện đo, thiết bị, phần mềm, công nghệ đo đạc và bản đồ so với thực tế của tổ chức đề nghị cấp giấy phép; kiểm tra sự phù hợp giữa bản khai quá trình công tác của lực lượng kỹ thuật về đo đạc và bản đồ với quá trình đóng bảo hiểm xã hội từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm được Bảo hiểm xã hội Việt Nam kết nối, chia sẻ; xác định năng lực của tổ chức trong việc thực hiện các nội dung hoạt động đo đạc và bản đồ đề nghị cấp giấy phép, lập biên bản thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ theo Mẫu số 09 Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này; c) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 như sau: “4. Cấp giấy phép\nđ) Trong thời hạn 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thẩm định, gửi biên bản thẩm định kèm hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ đến cơ quan quản lý chuyên ngành về đo đạc và bản đồ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương liên thông với hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc qua dịch vụ bưu chính đến cơ quan quản lý chuyên ngành về đo đạc và bản đồ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường;”.\n9. Sửa đổi, bổ sung Điều 34 như sau: “Điều 34. Cấp bổ sung danh mục hoạt động đo đạc và bản đồ\n10. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 35 như sau:\na) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau: “1. Trong thời hạn 60 ngày trước khi giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ hết hạn, nếu tổ chức có nhu cầu gia hạn giấy phép đã được cấp thì nộp hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Nghị định số 27/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm a khoản 8 Điều 1 Nghị định này) để làm thủ tục gia hạn. Giấy phép không được gia hạn sau ngày giấy phép hết hạn.”. a) Đơn đề nghị gia hạn giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ theo Mẫu số 07 Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này; a) Việc nộp hồ sơ, tiếp nhận hồ sơ, trách nhiệm thẩm định hồ sơ, thẩm định hồ sơ cấp gia hạn giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ thực hiện như quy định tại Điều 33 Nghị định số 27/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 8 Điều 1 Nghị định này). Biên bản thẩm định cấp gia hạn giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ theo Mẫu số 09 Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này;\nb) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 như sau: “2. Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ bao gồm: b) Các tài liệu quy định điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ khoản 1 Điều 32 Nghị định số 27/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 7 Điều 1 Nghị định này) liên quan đến nội dung đề nghị gia hạn giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ (nếu có thay đổi điều kiện đáp ứng quy định tại Điều 52 Luật Đo đạc và Bản đồ năm 2018 và Nghị định này so với cấp phép lần đầu); b) Thời gian thẩm định hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ là 04 ngày làm việc.”.\nc) Bản gốc giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ đã được cấp.”. c) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 như sau: “3. Trình tự thủ tục gia hạn giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ như sau:\n11. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 36 như sau: “1. Tổ chức đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ khi bị mất gửi đơn đề nghị cấp lại giấy phép theo Mẫu số 08 Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này đến cơ quan quản lý chuyên ngành về đo đạc và bản đồ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tới Văn phòng tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường.”.\n12. Sửa đổi, bổ sung một số khoản Điều 37 như sau:\na) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 như sau: “2. Hồ sơ đề nghị cấp đổi giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ bao gồm: a) Đơn đề nghị cấp đổi giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ theo Mẫu số 08 Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này; a) Tổ chức đề nghị cấp đổi giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này đến cơ quan quản lý chuyên ngành về đo đạc và bản đồ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tới Văn phòng tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường;”.\nb) Các tài liệu quy định điểm b, điểm c, điểm d khoản 1 Điều 32 Nghị định số 27/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 7 Điều 1 Nghị định này) liên quan đến thông tin đề nghị cấp đổi giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ; b) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 3 như sau: “3. Trình tự thủ tục đề nghị cấp đổi giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ như sau:\nc) Bản gốc giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ đã được cấp.”.\n13. Sửa đổi, bổ sung Điều 38 như sau: “Điều 38. Phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ Tổ chức đề nghị cấp mới, cấp bổ sung, gia hạn giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ phải trả phí thẩm định theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.”.\n14. Sửa đổi, bổ sung Điều 39 như sau: “Điều 39. Lưu trữ hồ sơ cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ\n15. Sửa đổi, bổ sung tên Điều 44 và một số khoản của Điều 44 như sau:\na) Sửa đổi, bổ sung tên Điều 44 như sau: “Điều 44. Sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ, nội dung sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề”.\nb) Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2, khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều 44 như sau: “1. Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề có trách nhiệm tổ chức sát hạch cho cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề. Trường hợp cá nhân có nhu cầu đăng ký sát hạch trước khi nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề thì gửi tờ khai đăng ký sát hạch theo Mẫu số 11 Phụ lục IA ban hành theo Nghị định này đến cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề. Kết quả sát hạch là căn cứ để xét cấp chứng chỉ hành nghề và được bảo lưu trong thời gian 12 tháng.\n16. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 46 như sau:\na) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau: “1. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ bao gồm: a) Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ theo Mẫu số 12 Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này kèm theo 01 ảnh màu cỡ 4 x 6 cm có nền màu trắng; a) Gửi đến cơ quan quản lý chuyên ngành về đo đạc và bản đồ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường qua Hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tới Văn phòng tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hạng I;\nb) Bản sao văn bằng, chứng chỉ về chuyên môn do cơ sở đào tạo hợp pháp cấp; giấy chứng nhận đủ sức khỏe hành nghề do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện theo quy định; b) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 như sau: “3. Cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ gửi hồ sơ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này đến cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề như sau: b) Gửi đến cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi cá nhân tham gia sát hạch đối với cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hạng II.”.\nc) Bản khai kinh nghiệm nghề nghiệp theo Mẫu số 13 Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này;\nd) Bản sao giấy tờ chứng minh là người được miễn sát hạch kinh nghiệm nghề nghiệp, kiến thức pháp luật;\nđ) Bản sao kết quả sát hạch đạt yêu cầu trong trường hợp đã sát hạch trước ngày nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.”.\n17. Bổ sung Điều 46a vào sau Điều 46 như sau: “Điều 46a. Đăng ký cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến\n18. Bổ sung Điều 46b vào sau Điều 46a như sau: “Điều 46b. Hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ\n19. Sửa đổi Điều 47 như sau: “1. Sau thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định tại khoản 1 Điều 46 Nghị định số 27/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm a khoản 16 Điều 1 Nghị định này), Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ ký, cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ.\n20. Sửa đổi điểm a khoản 2 Điều 48 như sau: “2. Hồ sơ đề nghị gia hạn chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ bao gồm:\na) Đơn đề nghị gia hạn chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ theo Mẫu số 12 Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này;”.\n21. Sửa đổi điểm a khoản 3 Điều 49 như sau: “3. Hồ sơ đề nghị cấp lại, cấp đổi chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ bao gồm:\na) Đơn đề nghị cấp lại, cấp đổi chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ theo Mẫu số 12 Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này, kèm theo ảnh màu cỡ 4 x 6 cm có nền màu trắng hoặc tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề kèm theo ảnh màu cỡ 4 x 6 cm có nền màu trắng”.\n22. Bổ sung Điều 50a vào sau Điều 50 như sau: “Điều 50a. Xác định nội dung kê khai trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ, hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ là giả mạo\n23. Sửa đổi khoản 1 Điều 52 như sau: “1. Nội dung đăng tải thông tin về chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ bao gồm họ và tên, năm sinh, số căn cước công dân hoặc số chứng minh thư nhân dân, địa chỉ thường trú, trình độ chuyên môn, mã số chứng chỉ, hạng và nội dung hành nghề, ngày cấp, ngày hết hạn chứng chỉ.”.", "1. Hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ quy định như sau:\na) Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề được quy định tại khoản 5 Điều 53 của Luật Đo đạc và bản đồ thành lập Hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ để tổ chức đánh giá hồ sơ, tổ chức sát hạch kinh nghiệm nghề nghiệp, kiến thức pháp luật của cá nhân đăng ký cấp chứng chỉ hành nghề;\nb) Thủ trưởng cơ quan cấp chứng chỉ hành nghề quyết định thành phần, của Hội đồng, trong đó Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo của cơ quan cấp chứng chỉ hành nghề, Ủy viên thường trực là công chức, viên chức của cơ quan này. Các ủy viên khác tham gia Hội đồng là công chức, viên chức có trình độ chuyên môn phù hợp với nội dung xét cấp chứng chỉ hành nghề và chuyên gia có trình độ chuyên môn thuộc nội dung xét cấp chứng chỉ hành nghề do Chủ tịch Hội đồng mời. Hội đồng có số lượng thành viên là 05 người;\nc) Hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ hoạt động làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, theo Quy chế làm việc do Thủ trưởng cơ quan cấp chứng chỉ ban hành.\n2. Nội dung sát hạch bao gồm:\na) Sát hạch kinh nghiệm nghề nghiệp và kiến thức pháp luật;\nb) Việc sát hạch thực hiện theo hình thức thi trắc nghiệm trong thời gian 45 phút;\nc) Đề thi sát hạch gồm 40 câu hỏi, trong đó có 24 câu hỏi về kinh nghiệm nghề nghiệp và 16 câu hỏi về kiến thức pháp luật có liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề; các câu hỏi được lấy ngẫu nhiên từ ngân hàng câu hỏi do cơ quan quản lý chuyên ngành về đo đạc và bản đồ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng và công bố trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan quản lý chuyên ngành về đo đạc và bản đồ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường;\nd) Số điểm tối đa cho mỗi đề sát hạch là 100 điểm, trong đó điểm tối đa cho phần kinh nghiệm nghề nghiệp là 60 điểm, điểm tối đa cho phần kiến thức pháp luật là 40 điểm. Cá nhân có kết quả sát hạch từ 80 điểm trở lên thì đạt yêu cầu xét cấp chứng chỉ hành nghề.\nTrường hợp cá nhân được miễn sát hạch một trong hai phần sát hạch thì kết quả sát hạch phần còn lại phải đạt 80% trở lên số điểm tối đa của phần sát hạch;\nđ) Việc sát hạch kinh nghiệm nghề nghiệp thực hiện cho từng nội dung hành nghề theo Danh mục hành nghề đo đạc và bản đồ quy định tại Điều 42 Nghị định này;\ne) Việc sát hạch kiến thức pháp luật chỉ thực hiện một lần trong kỳ sát hạch.\n3. Các cá nhân được miễn sát hạch bao gồm:\na) Miễn sát hạch kinh nghiệm nghề nghiệp đối với đo đạc bản đồ viên hạng II hoặc tương đương trở lên;\nb) Miễn sát hạch kiến thức pháp luật về đo đạc và bản đồ đối với cá nhân có trình độ đại học trở lên chuyên ngành luật; cá nhân là Tổ trưởng, Tổ phó, Thư ký Ban soạn thảo, Tổ biên tập của ít nhất 01 văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Quốc hội hoặc Chính phủ.\n4. Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ tổ chức xét cấp chứng chỉ không quá 03 lần trong một năm, thời gian tổ chức sát hạch, xét cấp chứng chỉ được thông báo trên cổng thông tin điện tử của cơ quan mình trước 30 ngày tổ chức sát hạch, xét cấp chứng chỉ.\n5. Trước thời gian tổ chức sát hạch 10 ngày, Hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề thông báo bằng văn bản và đăng tải trên cổng thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ thông tin về thời gian, địa điểm tổ chức và mã số dự sát hạch của từng cá nhân.\n6. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc tổ chức sát hạch, Hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề có trách nhiệm tổng hợp, trình cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ đăng tải kết quả sát hạch và xét cấp chứng chỉ hành nghề trên cổng thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ.", "Lưu trữ hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ\n1. Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ lưu trữ hồ sơ cấp, cấp lại, cấp đổi, gia hạn chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ do mình thực hiện.\n2. Cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi tệp tin chụp bản chính chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ do mình cấp đến cơ quan quản lý chuyên ngành về đo đạc và bản đồ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.", "Điều 29. Báo cáo kết quả. Thuyết minh báo cáo kết quả đo địa chấn 2D gồm các nội dung chính:\n1. Mở đầu: nêu tóm tắt cơ sở pháp lý và kinh tế, kỹ thuật của đề án; tình hình thực hiện khối lượng công tác, những nội dung thay đổi so với đề án; các phương pháp kỹ thuật đã áp dụng, chất lượng công tác và kết quả chính đã đạt được; đơn vị thực hiện và những người tham gia chính.\n2. Chương 1: trình bày đặc điểm chung vùng công tác, gồm các nội dung: vị trí vùng công tác (vị trí hành chính, tọa độ, kèm bản đồ chỉ dẫn tỷ lệ nhỏ khổ A4); các đặc điểm địa hình, sông suối, khí hậu, dân cư, kinh tế, giao thông; sơ lược lịch sử nghiên cứu địa chất, địa chất công trình và địa vật lý có liên quan đến công tác; đặc điểm cấu trúc địa chất-khoáng sản vùng nghiên cứu; mức độ sử dụng những tài liệu đã có để giải quyết nhiệm vụ được giao. Trường hợp công tác đo địa chấn là một phần của đề án chuyên môn chỉ cần nêu các thông tin có liên quan đến điều kiện thực hiện nhiệm vụ.\n3. Chương 2: trình bày phương pháp và kỹ thuật công tác thực địa, xử lý - phân tích tài liệu, gồm các nội dung: máy thiết bị sử dụng; phương pháp và kỹ thuật công tác đã sử dụng; chất lượng tài liệu thực địa đã được đánh giá theo biên bản nghiệm thu, hoặc theo quy định hiện hành; những nét chính trong phân tích, xử lý, giải đoán tài liệu địa chấn và xử lý tổng hợp với các tài liệu địa chất và địa vật lý khác.\n4. Chương 3: trình bày kết quả công tác thể hiện các nội dung: kết quả công tác, trình bày theo các tuyến; kết quả liên kết tài liệu địa chấn theo mặt bằng; kết quả liên kết với các tài liệu địa chất và địa vật lý khác; đánh giá mức độ giải quyết nhiệm vụ kỹ thuật được giao.\n5. Chương 4: báo cáo kinh tế, nêu ngắn gọn về tổ chức thi công, các chi phí thực hiện các hạng mục công việc; đánh giá hiệu quả kinh tế.\n6. Kết luận: nêu tóm tắt các kết quả chủ yếu đã thực hiện; các vấn đề tồn tại chưa giải quyết được, phương hướng giải quyết và các kiến nghị, đề xuất.", "Khoản 4. Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ tổ chức xét cấp chứng chỉ không quá 03 lần trong một năm, thời gian tổ chức sát hạch, xét cấp chứng chỉ được thông báo trên cổng thông tin điện tử của cơ quan mình trước 30 ngày tổ chức sát hạch, xét cấp chứng chỉ.", "Thu hồi chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ\n...\n2. Sau khi nhận được văn bản kiến nghị của cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật về việc thu hồi chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ của cá nhân, cơ quan cấp chứng chỉ có trách nhiệm ra quyết định thu hồi chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ, đăng tải công khai danh sách cá nhân bị thu hồi chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ; xóa tên khỏi danh sách công khai cá nhân hành nghề đo đạc và bản đồ trên cổng thông tin điện tử của cơ quan cấp chứng chỉ, gửi bản sao quyết định thu hồi chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ tới cơ quan, tổ chức có liên quan.\n..." ]
Sửa đổi quy định về điều chỉnh vốn điều lệ tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ?
[ "Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2021/TT-BTC như sau:\n1. Sửa đổi điểm b khoản 1 Điều 2 như sau:\n“b. Đối với doanh nghiệp đang hoạt động, việc điều chỉnh vốn điều lệ thực hiện theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP, khoản 4 Điều 1 Nghị định số 32/2018/NĐ-CP và khoản 7 Điều 2 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP của Chính phủ.\nĐối với các doanh nghiệp không có nhu cầu bổ sung vốn điều lệ hoặc không lập phương án xác định vốn điều lệ và nguồn đầu tư bổ sung vốn điều lệ quy định tại khoản 7 Điều 2 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP, cơ quan đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm rà soát, quyết định và chỉ đạo doanh nghiệp thực hiện nộp phần chênh lệch giữa nguồn vốn chủ sở hữu với vốn điều lệ vào ngân sách nhà nước, việc nộp phần chênh lệch này không làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và nghĩa vụ trả nợ của doanh nghiệp. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày cơ quan đại diện chủ sở hữu ban hành quyết định, doanh nghiệp có trách nhiệm nộp phần chênh lệch giữa vốn chủ sở hữu với vốn điều lệ của doanh nghiệp vào ngân sách nhà nước. Khi doanh nghiệp nộp phần chênh lệch giữa nguồn vốn chủ sở hữu với vốn điều lệ vào ngân sách nhà nước thì đồng thời hạch toán giảm theo từng thành phần vốn tương ứng thuộc nguồn vốn chủ sở hữu”.\n..." ]
[ "Khoản 2. Điều chỉnh vốn điều lệ khi bổ sung vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 12, Điều 14 và Điều 18 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP; khoản 5 Điều 1 Nghị định số 32/2018/NĐ-CP; Điều 1 Nghị định số 121/2020/NĐ-CP; khoản 9 và khoản 10 Điều 2 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Cơ quan đại diện chủ sở hữu chỉ đạo người đại diện vốn có trách nhiệm yêu cầu công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thực hiện đăng ký số vốn tăng thêm theo quy định của Luật doanh nghiệp, đồng thời có thông báo bằng văn bản tổng giá trị thực tế phần vốn nhà nước đã đầu tư (thực góp) tại công ty và số lượng cổ phiếu do cổ đông nhà nước nắm giữ (đối với đầu tư vào công ty cổ phần) trong thời hạn 01 tháng sau khi công ty tăng vốn điều lệ để gửi đến cơ quan đại diện chủ sở hữu theo dõi quản lý.", "Khoản 3. Doanh nghiệp thực hiện bổ sung vốn điều lệ trong các trường hợp sau:\na) Sử dụng nguồn Quỹ đầu tư phát triển tại doanh nghiệp, Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại doanh nghiệp để bổ sung vốn điều lệ. Căn cứ phương án bổ sung vốn điều lệ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, doanh nghiệp thực hiện kết chuyển Quỹ đầu tư phát triển và Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại doanh nghiệp tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu tại doanh nghiệp.\nb) Trường hợp doanh nghiệp tiếp nhận tài sản từ nơi khác chuyển đến được đầu tư bằng vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, tiếp nhận tiền theo chính sách hỗ trợ của Nhà nước (hỗ trợ di dời, sắp xếp lại, xử lý nhà đất, hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp) để thực hiện dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo cơ sở sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp căn cứ vào quyết định điều chuyển tài sản của cấp có thẩm quyền và biên bản bàn giao tài sản, quyết toán tiền hỗ trợ của Nhà nước, thực hiện ghi tăng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.", "Điều 14. Xác định vốn điều lệ\n1. Vốn điều lệ của công ty mẹ được hình thành từ việc tổ chức lại, chuyển đổi tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập theo hình thức công ty mẹ - công ty con là số vốn nhà nước thực có sau khi xử lý tài chính theo nguyên tắc quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định này và ghi trong Điều lệ công ty mẹ.\n2. Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được chuyển đổi từ công ty mẹ, công ty nhà nước độc lập hoặc công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc tổng công ty là số vốn chủ sở hữu thực có sau khi xử lý tài chính theo nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định này và ghi trong Điều lệ công ty. Bộ Tài chính hướng dẫn việc xác định vốn điều lệ cho công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được chuyển đổi từ đơn vị hạch toán phụ thuộc.\n3. Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ, chiến lược phát triển của công ty, người quyết định chuyển đổi doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính thống nhất mức vốn điều lệ (điều chỉnh tăng hoặc giảm vốn điều lệ) và nguồn bổ sung vốn điều lệ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.", "Khoản 4. Doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện điều chỉnh lại mức vốn điều lệ trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bằng mức vốn thực tế đã đầu tư của chủ sở hữu theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014.", "Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là Nghị định số 91/2015/NĐ-CP) và Nghị định số 32/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là Nghị định số 32/2018/NĐ-CP) như sau:\n1. Sửa đổi khoản 2 Điều 2 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP như sau: “2. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bao gồm: 1. Mức vốn điều lệ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được xây dựng tối thiểu trong thời hạn 03 năm kể từ năm xác định điều chỉnh vốn điều lệ đã được cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt trong phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ. 1. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ lập phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ, gồm hai nội dung: vốn điều lệ xác định lại và nguồn đầu tư bổ sung vốn điều lệ theo quy định tại Điều 9 Nghị định này, gửi cơ quan đại diện chủ sở hữu. Hồ sơ phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ bao gồm: 1. Căn cứ phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cơ quan đại diện chủ sở hữu có văn bản (kèm theo hồ sơ của doanh nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Điều 10 Nghị định này), đề nghị cơ quan tài chính thực hiện đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho doanh nghiệp. 1. Cơ quan đại diện chủ sở hữu căn cứ mức vốn và nguồn vốn sử dụng để đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (theo quy định tại Điều 13 Nghị định này), có văn bản đề nghị cơ quan tài chính thực hiện bổ sung vốn nhà nước đầu tư vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Đối với trường hợp đầu tư bổ sung vốn nhà nước vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, trên cơ sở đề nghị của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, cơ quan đại diện chủ sở hữu có văn bản gửi cơ quan tài chính, kế hoạch cùng cấp để trình cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước và quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm (nội dung chi đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp). 1. Trường hợp chủ sở hữu vốn đã đầu tư vốn tại doanh nghiệp nhưng không thuộc ngành, lĩnh vực cần tiếp tục đầu tư thêm vốn và phải chuyển nhượng vốn theo tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước, danh mục doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp trong từng giai đoạn do Thủ tướng Chính phủ ban hành thì chủ sở hữu vốn chỉ đạo người đại diện phần vốn nhà nước/người đại diện phần vốn của doanh nghiệp thực hiện xây dựng phương án chuyển nhượng vốn theo quy định tại Nghị định này và có ý kiến biểu quyết tại Đại hội đồng cổng đông (tại công ty cổ phần) hoặc Hội nghị thành viên (tại công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên) không thông qua việc phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ hoặc tăng vốn góp của các thành viên dẫn tới giảm tỷ lệ vốn góp do chủ sở hữu đang nắm giữ tại doanh nghiệp. Trường hợp người đại diện phần vốn nhà nước/người đại diện phần vốn của doanh nghiệp đã có ý kiến biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông (tại công ty cổ phần) hoặc Hội nghị thành viên (tại công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên) không thông qua việc phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ hoặc tăng vốn góp của các thành viên dẫn tới giảm tỷ lệ vốn góp do chủ sở hữu đang nắm giữ tại doanh nghiệp nhưng không được Đại hội đồng cổ đông của công ty cổ phần hoặc Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên thông qua thì chủ sở hữu vốn xem xét, quyết định chuyển nhượng quyền mua cổ phần (tại công ty cổ phần) và quyền góp vốn (tại công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên) của mình cho tổ chức, cá nhân khác theo quy định tại khoản 2 Điều này.\na) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con. a) Văn bản xác định mức vốn điều lệ xác định lại và đề nghị nguồn đầu tư bổ sung vốn điều lệ của doanh nghiệp;\nb) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.” b) Báo cáo đánh giá thực trạng tài chính và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và thuyết minh về mục tiêu, sự cần thiết, hiệu quả kinh tế - xã hội của việc đầu tư bổ sung vốn điều lệ;\nc) Văn bản giải trình phương pháp xác định mức vốn điều lệ điều chỉnh (kèm theo bản sao quyết định phê duyệt các dự án đầu tư xây dựng liên quan đến ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; bản sao chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh 05 năm của doanh nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương);\nd) Bản sao Quyết định của cấp có thẩm quyền công bố kết quả xếp loại của doanh nghiệp trong 03 năm liền kề trước năm xác định điều chỉnh vốn điều lệ;\nđ) Bản sao báo cáo tài chính đã được kiểm toán trong 03 năm liền kề trước năm xác định điều chỉnh vốn điều lệ.\ne) Văn bản giải trình về các nguồn vốn sử dụng để đầu tư bổ sung vốn điều lệ và điều chỉnh vốn điều lệ.\n2. Sửa đổi nội dung tại Điều 4 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP đã được bổ sung tại gạch đầu dòng thứ hai, điểm 8, khoản 1 Điều 1 Nghị định số 32/2018/NĐ-CP như sau: “- Đấu giá theo lô là cuộc đấu giá một lô cổ phần/phần vốn và nhà đầu tư tham gia đấu giá phải đặt mua trọn toàn bộ lô cổ phần/phần vốn bán đấu giá. Chủ sở hữu vốn quyết định chia tổng số cổ phần/phần vốn phải chuyển nhượng thành một hoặc nhiều lô để bán đấu giá theo lô.” 2. Mức điều chỉnh tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được xác định tương ứng với nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, Quỹ đầu tư phát triển tại doanh nghiệp và Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp được ghi trong dự án đầu tư hình thành tài sản phục vụ sản xuất kinh doanh thuộc ngành nghề kinh doanh chính và phục vụ trực tiếp ngành kinh doanh chính đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc quyết định chủ trương đầu tư trong thời gian tối thiểu 03 năm kể từ năm xác định điều chỉnh vốn điều lệ, bao gồm cả các dự án đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đang triển khai thực hiện. 2. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ của doanh nghiệp, cơ quan đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ đảm bảo theo quy định, thẩm định các nội dung báo cáo, đánh giá, xác định mức vốn điều lệ và giải trình liên quan đến nguồn đầu tư bổ sung vốn trong hồ sơ của doanh nghiệp để có văn bản đề nghị (kèm theo hồ sơ lập theo quy định tại khoản 1 Điều này) gửi cơ quan tài chính cùng cấp để cho ý kiến tham gia. Trường hợp hồ sơ của doanh nghiệp không đảm bảo theo quy định thì cơ quan đại diện chủ sở hữu phải có văn bản đề nghị doanh nghiệp bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ theo đúng quy định, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ của doanh nghiệp. 2. Cơ quan tài chính cùng cấp thực hiện đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho doanh nghiệp theo từng nguồn vốn cụ thể như sau: 2. Cơ quan tài chính cùng cấp, căn cứ vào thời hạn góp vốn theo thông báo của công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và văn bản đề nghị của cơ quan đại diện chủ sở hữu, thực hiện bổ sung vốn nhà nước cho công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo mức vốn đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt: 2. Trường hợp chủ sở hữu vốn đã đầu tư vốn tại doanh nghiệp nhưng không thuộc ngành, lĩnh vực cần tiếp tục đầu tư thêm vốn và không phải chuyển nhượng vốn theo tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước, danh mục doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp trong từng giai đoạn do Thủ tướng Chính phủ ban hành thì chủ sở hữu vốn chỉ đạo người đại diện phần vốn nhà nước/người đại diện phân vốn của doanh nghiệp thực hiện xây dựng phương án chuyển nhượng quyền mua cổ phần (tại công ty cổ phần), quyền góp vốn (tại công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên) khi doanh nghiệp thực hiện tăng vốn điều lệ. Nguyên tắc chuyển nhượng quyền mua cổ phần thực hiện theo phương thức đấu giá công khai. Việc xác định giá khởi điểm khi đấu giá công khai quyền mua cổ phần thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 29 hoặc tại điểm c khoản 1 Điều 38 Nghị định này. Trường hợp thời gian cho phép cổ đông thực hiện quyền mua cổ phần theo phương án phát hành của doanh nghiệp phát hành ngắn không đủ để tổ chức thực hiện đấu giá công khai thì chủ sở hữu vốn xem xét quyết định giá chuyển nhượng quyền mua cổ phần, phương thức chuyển nhượng thỏa thuận trực tiếp và đảm bảo nguyên tắc giá thị trường, có hiệu quả. Người đại diện phần vốn nhà nước/người đại diện phần vốn của doanh nghiệp căn cứ phương án phát hành và quy mô vốn phát hành của tổ chức phát hành báo cáo chủ sở hữu vốn quyết định phương thức thực hiện chuyển nhượng quyền mua cổ phần theo phương thức đấu giá công khai hoặc thỏa thuận. Giá bán thỏa thuận trên cơ sở giá được xác định theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 29 hoặc tại điểm c khoản 1 Điều 38 Nghị định này. Việc chuyển nhượng quyền góp vốn thực hiện theo phương thức chuyển nhượng vốn của nhà nước/vốn của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ tại công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên quy định tại Nghị định này. Người có thẩm quyền quyết định chuyển nhượng quyền mua cổ phần, quyền góp vốn không được quyết định chuyển nhượng cho doanh nghiệp nhận chuyển nhượng trong đó có vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con dâu, con rể, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu là người quản lý doanh nghiệp và không được quyết định chuyển nhượng cho các cá nhân là người có quan hệ như trên.\na) Trường hợp đầu tư bổ sung vốn điều lệ bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước đã được bố trí trong dự toán chi ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền phê duyệt (theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước), cơ quan tài chính cùng cấp thực hiện cấp vốn từ ngân sách nhà nước cho doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. Việc cấp bổ sung vốn điều lệ cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam từ nguồn lãi dầu, khí nước chủ nhà thực hiện theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý tài chính của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. a) Trường hợp đầu tư bổ sung vốn nhà nước từ nguồn vốn ngân sách nhà nước đã ghi trong dự toán chi ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền phê duyệt (theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước), cơ quan tài chính thực hiện cấp vốn từ ngân sách nhà nước cho doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.\nb) Trường hợp cấp bổ sung vốn điều lệ cho doanh nghiệp từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp, căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính thực hiện cấp từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp cho doanh nghiệp. b) Trường hợp cấp bổ sung vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp, căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính thực hiện cấp từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp cho doanh nghiệp.\n3. Sửa đổi Điều 5 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 32/2018/NĐ-CP như sau: 3. Căn cứ vào chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh 05 năm của doanh nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương, mức điều chỉnh tăng vốn điều lệ tối đa bằng 30% của mức chênh lệch dự kiến tăng doanh thu của hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ năm thứ ba tiếp theo so với doanh thu thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ ghi trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp đã được kiểm toán của năm trước liền kề năm xác định điều chỉnh vốn điều lệ. 3. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của cơ quan đại diện chủ sở hữu (kèm theo hồ sơ lập theo quy định tại khoản 1 Điều này), cơ quan tài chính cùng cấp có ý kiến bằng văn bản về phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho doanh nghiệp gửi cơ quan đại diện chủ sở hữu. Trường hợp cơ quan tài chính cùng cấp không chấp nhận hồ sơ đề nghị đầu tư bổ sung vốn điều lệ của doanh nghiệp thì phải có văn bản (nêu rõ lý do) trả lời cơ quan đại diện chủ sở hữu và doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản kèm theo đầy đủ hồ sơ đề nghị của cơ quan đại diện chủ sở hữu. 3. Doanh nghiệp thực hiện điều chỉnh, bổ sung vốn điều lệ trong một số trường hợp sau: 3. Trường hợp sử dụng cổ tức, lợi nhuận được chia, Quỹ đầu tư phát triển, thặng dư vốn và quỹ khác (nếu có) theo phần vốn nhà nước để đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo mức vốn đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, doanh nghiệp thực hiện ghi tăng vốn nhà nước sau khi có nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng thành viên.” 3. Trường hợp doanh nghiệp phải chuyển nhượng vốn theo tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước, danh mục doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp trong từng giai đoạn đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhưng doanh nghiệp xây dựng phương án tăng vốn điều lệ hoặc tăng vốn góp của các thành viên để mở rộng, phát triển hoạt động và kế hoạch thoái vốn thì người đại diện phần vốn nhà nước/người đại diện phần vốn của doanh nghiệp thực hiện xây dựng phương án cụ thể báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu. Cơ quan đại diện chủ sở hữu gửi lấy ý kiến của Bộ Tài chính trước khi báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định cụ thể.”\na) Tiết h điểm 1 được sửa đổi như sau: “h) Trường hợp khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở đề nghị của cơ quan đại diện chủ sở hữu.” a) Sử dụng nguồn Quỹ đầu tư phát triển tại doanh nghiệp. Căn cứ phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và báo cáo tài chính hàng năm đã được kiểm toán, doanh nghiệp thực hiện kết chuyển nguồn Quỹ đầu tư phát triển để tăng nguồn vốn đầu tư của chủ sở hữu tại doanh nghiệp.\nb) Tiết e điểm 3 được sửa đổi như sau: “e) Trường hợp khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở đề nghị của cơ quan đại diện chủ sở hữu.” b) Căn cứ phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, khi doanh nghiệp tiếp nhận tài sản từ nơi khác chuyển đến được đầu tư bằng vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước; tiếp nhận tiền theo chính sách hỗ trợ của Nhà nước (hỗ trợ di dời, sắp xếp lại, xử lý nhà đất, hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp) để thực hiện dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo cơ sở sản xuất kinh doanh; đánh giá lại tài sản theo chủ trương đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, doanh nghiệp căn cứ vào quyết định điều chuyển tài sản của cấp có thẩm quyền, biên bản bàn giao tài sản, quyết toán tiền hỗ trợ của Nhà nước, giá trị đánh giá lại tài sản đã được cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt để thực hiện ghi tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu tại doanh nghiệp.\nc) Điểm 4 được sửa đổi, bổ sung như sau: “4. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ ứng dụng công nghệ cao, đầu tư lớn, hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, tạo động lực phát triển nhanh cho các ngành, lĩnh vực khác và nền kinh tế.” c) Hàng năm, vào thời điểm lập báo cáo tài chính năm, căn cứ phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ đã được phê duyệt, giá trị vốn đầu tư của chủ sở hữu đầu năm trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp và giá trị đầu tư bổ sung vốn điều lệ thực tế theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, cơ quan đại diện chủ sở hữu báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định mức vốn điều lệ mới đối với doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập; cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định mức vốn điều lệ mới đối với doanh nghiệp do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thành lập hoặc được giao quản lý. Trường hợp trong năm doanh nghiệp tiếp nhận tài sản, tiền hỗ trợ và đánh giá lại tài sản nhưng chưa nằm trong phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ đã được phê duyệt thì doanh nghiệp báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định điều chỉnh lại mức vốn điều lệ cho doanh nghiệp trên cơ sở hồ sơ hạch toán tăng vốn nêu trên mà không phải thực hiện theo quy định tại Điều 9, Điều 10 Nghị định này. Đối với các doanh nghiệp không có nhu cầu bổ sung vốn điều lệ hoặc không lập phương án xác định vốn điều lệ và nguồn đầu tư bổ sung vốn điều lệ theo quy định tại Nghị định này mà nguồn vốn chủ sở hữu (bao gồm vốn đầu tư của chủ sở hữu, Quỹ đầu tư phát triển và nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản) trên báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp lớn hơn mức vốn điều lệ đã được phê duyệt của năm trước liền kề, cơ quan đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm rà soát, quyết định và chỉ đạo việc doanh nghiệp thực hiện nộp phần chênh lệch giữa vốn chủ sở hữu với vốn điều lệ vào ngân sách nhà nước.\n4. Bổ sung vào điểm a khoản 2 Điều 6 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP nội dung sau: “Đối với trường hợp đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, căn cứ vào quyết định thành lập doanh nghiệp của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan đại diện chủ sở hữu có văn bản gửi lấy ý kiến thẩm định của cơ quan tài chính cùng cấp để trình cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước và quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm (nội dung chi đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp).” 4. Mức điều chỉnh tăng vốn điều lệ theo giá trị tài sản tiếp nhận từ nơi khác chuyển đến được đầu tư bằng vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước; tiếp nhận tiền theo chính sách hỗ trợ của Nhà nước (hỗ trợ di dời, sắp xếp lại, xử lý nhà đất, hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp) để thực hiện dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo cơ sở sản xuất kinh doanh; giá trị chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản theo chủ trương đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận. 4. Căn cứ ý kiến tham gia bằng văn bản của cơ quan tài chính cùng cấp, cơ quan đại diện chủ sở hữu chỉ đạo doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoàn chỉnh hồ sơ để cơ quan đại diện chủ sở hữu trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định theo thẩm quyền quy định tại Điều 15 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp trừ trường hợp quy định tại khoản 6 điều này, cụ thể: 4. Doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện điều chỉnh lại mức vốn điều lệ trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bằng mức vốn thực tế đã đầu tư của chủ sở hữu theo quy định của Luật Doanh nghiệp.”\na) Đối với doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, Quỹ đầu tư phát triển tại doanh nghiệp và Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp.\nb) Đối với doanh nghiệp do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thành lập hoặc được giao quản lý, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương đầu tư bổ sung vốn điều lệ đối với các doanh nghiệp này. Căn cứ nội dung phê duyệt chủ trương của Thủ tướng Chính phủ, cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định đầu tư bổ sung vốn điều lệ và điều chỉnh vốn điều lệ cho các doanh nghiệp theo quy định tại Điều 11 Nghị định này.\nc) Trường hợp đầu tư bổ sung vốn điều lệ từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, Quỹ đầu tư phát triển tại doanh nghiệp và Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp có mức vốn bổ sung tương đương với mức vốn của dự án quan trọng quốc gia, cơ quan đại diện chủ sở hữu báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, báo cáo Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư. Sau khi Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư, Thủ tướng Chính phủ quyết định phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ.\n5. Sửa đổi Điều 9 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 9. Phương thức xác định vốn điều lệ đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đang hoạt động 5. Vốn điều lệ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được xác định như sau: Vốn điều lệ xác định lại = Vốn điều lệ đã được phê duyệt gần nhất trước thời điểm xác định lại + Mức vốn điều lệ được điều chỉnh tăng tối thiểu trong 03 năm kể từ năm xác định lại Mức vốn điều lệ điều chỉnh tăng tối thiểu trong 03 năm kể từ năm xác định lại = Mức vốn đầu tư từ các nguồn được phê duyệt trong các dự án đầu tư nêu tại khoản 2 Điều 9 Nghị định này + Mức vốn đầu tư từ các nguồn được phê duyệt quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định này + Mức điều chỉnh tăng từ các nguồn được phê duyệt quy định khoản 4 Điều 9 Nghị định này. 5. Đối với trường hợp đầu tư bổ sung vốn điều lệ từ nguồn ngân sách nhà nước, căn cứ phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ được phê duyệt, cơ quan đại diện chủ sở hữu có văn bản gửi cơ quan tài chính, kế hoạch cùng cấp để trình cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước và quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm (nội dung chi đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp) làm cơ sở để thực hiện cấp bổ sung vốn điều lệ cho doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.\n6. Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đặc thù việc xác định mức vốn điều lệ cho các doanh nghiệp này thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.” 6. Sửa đổi Điều 10 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP và nội dung đã được bổ sung ở khoản 3 Điều 1 Nghị định số 32/2018/NĐ-CP như sau: “Điều 10. Trình tự, thủ tục lập, phê duyệt phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đang hoạt động 6. Đối với trường hợp đầu tư bổ sung vốn điều lệ chỉ sử dụng nguồn Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp, cơ quan đại diện chủ sở hữu phải có phương án báo cáo Bộ Tài chính (kèm theo hồ sơ lập theo quy định tại khoản 1 Điều này) để thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.”\n7. Sửa đổi Điều 11 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP và nội dung đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 32/2018/NĐ-CP như sau: “Điều 11. Thực hiện đầu tư bổ sung vốn điều lệ và điều chỉnh vốn điều lệ đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đang hoạt động\n8. Sửa đổi khoản 1 Điều 13 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP như sau: “1. Người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên lập hồ sơ đề nghị đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu thẩm định và hoàn thiện hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền trước khi người đại diện phần vốn nhà nước tham gia biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội nghị thành viên. Hồ sơ gồm:\na) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; kế hoạch tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp.\nb) Phương án bổ sung vốn nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp.\nc) Bản sao Báo cáo tài chính quý hoặc năm gần nhất với thời điểm lập phương án bổ sung vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã được kiểm toán.\nd) Đề xuất nguồn vốn đầu tư bổ sung vốn nhà nước để duy trì tỷ lệ vốn góp của Nhà nước tại các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên bao gồm nguồn vốn từ ngân sách nhà nước; Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp; cổ tức, lợi nhuận được chia, Quỹ đầu tư phát triển, thặng dư vốn và quỹ khác (nếu có) tương ứng với phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp.”\n9. Sửa đổi Điều 14 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 14. Thực hiện đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên\n10. Bổ sung vào khoản 1 Điều 18 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP nội dung sau: “Đối với trường hợp cấp vốn để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, căn cứ vào phương án đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đã được phê duyệt, cơ quan đại diện chủ sở hữu có văn bản gửi cơ quan tài chính, kế hoạch cùng cấp để trình cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước và quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm (nội dung chi đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp).”\n11. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 19 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP đã được sửa đổi bổ sung tại tiết c điểm 2 khoản 6 Điều 1 Nghị định số 32/2018/NĐ-CP như sau: “c) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thực hiện điều chỉnh giảm mức vốn điều lệ theo quy định của pháp luật doanh nghiệp, trình tự giảm vốn điều lệ thực hiện theo quy định tại Điều 10 Nghị định này. Doanh nghiệp giảm vốn điều lệ trong trường hợp hoàn trả một phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty theo quy định của pháp luật doanh nghiệp, thực hiện nộp phần vốn góp hoàn trả về ngân sách nhà nước.”\n12. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 Điều 21 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 7 Điều 1 Nghị định số 32/2018/NĐ-CP nội dung sau: “b) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ không được sử dụng tài sản, tiền vốn, quyền sử dụng đất giao hoặc thuê để góp vốn hoặc đầu tư vào lĩnh vực bất động sản (trừ doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có ngành nghề kinh doanh chính là ngành nghề kinh doanh bất động sản theo quy định của Luật Kinh doanh bất động sản), không được góp vốn, mua cổ phần tại ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, trừ những trường hợp theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở đề nghị của cơ quan đại diện chủ sở hữu. Đối với Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước việc đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp thực hiện theo Nghị định của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước, không hạn chế trong các lĩnh vực bất động sản, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, quỹ đầu tư.”\n13. Sửa đổi điểm c khoản 2 Điều 27 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP như sau: “c) Trường hợp phương án nhượng bán tài sản cố định của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ không có khả năng thu hồi đủ vốn đã đầu tư, doanh nghiệp phải giải trình rõ nguyên nhân không có khả năng thu hồi vốn báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu trước khi nhượng bán tài sản cố định để thực hiện giám sát.”\n14. Sửa đổi điểm b khoản 1 Điều 28 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 1 Nghị định số 32/2018/NĐ-CP như sau: “b) Việc quản lý, hạch toán, xử lý các khoản thu từ cổ phần hóa thực hiện theo pháp luật về cổ phần hóa hiện hành. Các khoản thu từ đầu tư vốn ra ngoài của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được phản ánh vào doanh thu hoạt động tài chính của doanh nghiệp bao gồm: - Các khoản thu từ lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ tại công ty con và thu khoản chênh lệch giữa vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ của công ty con. - Các khoản lợi nhuận, cổ tức được chia bằng tiền từ hoạt động đầu tư vốn vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; các khoản thu theo chế độ kế toán hiện hành của việc đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh không hình thành pháp nhân độc lập (hợp đồng BCC).”\n15. Sửa đổi, bổ sung Điều 29 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 32/2018/NĐ-CP như sau:\na) Sửa đổi tên Điều 29 như sau: “Điều 29. Nguyên tắc và thẩm quyền quyết định chuyển nhượng vốn đầu tư ra ngoài của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ” a) Sửa đổi tiết a, điểm 1 như sau: “a) Việc chuyển nhượng vốn đầu tư ra ngoài của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ phải căn cứ vào danh mục chuyển nhượng vốn đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; không phân biệt mức vốn đầu tư, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp có vốn góp của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ lãi, lỗ; việc tổ chức thực hiện chuyển nhượng vốn, lập hồ sơ chuyển nhượng vốn, thực hiện công bố thông tin chuyển nhượng vốn, báo cáo kết quả chuyển nhượng vốn thực hiện theo quy định tại Nghị định này. Trường hợp doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ chuyển nhượng vốn tại công ty cổ phần mà điều lệ công ty cổ phần có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp; có cam kết giữa doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ với các cổ đông về ưu tiên chuyển nhượng cổ phần (đối với trường hợp cổ đông chỉ được chuyển nhượng cổ phần của mình cho tổ chức, cá nhân là cổ đông hiện hữu của công ty) thì doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ chỉ đạo người đại diện phần vốn của doanh nghiệp có ý kiến biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông về việc sửa đổi điều lệ của công ty cổ phần hoặc doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ phối hợp với người đại diện thỏa thuận với các cổ đông để sửa đổi cam kết theo hướng doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được tự do chuyển nhượng phần vốn góp cho các nhà đầu tư khác (bao gồm cả cổ đông hiện hữu của công ty). Trường hợp người đại diện phần vốn của doanh nghiệp đã có ý kiến biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông nhưng không được Đại hội đồng cổ đông thông qua hoặc doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đã thỏa thuận nhưng cổ đông không chấp thuận sửa đổi cam kết thì việc chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thực hiện theo điều lệ công ty cổ phần và cam kết giữa các cổ đông; việc chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ cho các cổ đông hiện hữu theo điều lệ và cam kết giữa các cổ đông thực hiện theo nguyên tắc, trình tự các phương thức chuyển nhượng vốn quy định tại Nghị định này.”\nc) Sửa đổi tiết b, điểm 1 như sau: “b) Bảo đảm theo nguyên tắc thị trường, công khai, minh bạch, thu hồi vốn đầu tư ra ngoài của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ ở mức cao nhất, hạn chế tối đa tổn thất đầu tư trong chuyển nhượng vốn.”\nd) Sửa đổi tiết c, điểm 1 như sau: “c) Việc xác định giá khởi điểm khi chuyển nhượng vốn: Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ lựa chọn ký hợp đồng thuê tổ chức có chức năng thẩm định giá để xác định, đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật về giá và thẩm định giá. Tổ chức có chức năng thẩm định giá được lựa chọn các phương pháp định giá thích hợp theo quy định của pháp luật giá và thẩm định giá để xác định giá khởi điểm; chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thẩm định giá. Khi xác định giá khởi điểm phải xác định đầy đủ giá trị thực tế phần vốn của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đầu tư ra ngoài bao gồm giá trị được tạo bởi quyền sử dụng đất giao có thu tiền sử dụng đất, quyền sử dụng đất nhận chuyển nhượng hợp pháp, quyền sử dụng đất thuê (thuê trả tiền một lần cho cả thời gian thuê, thuê trả tiền hàng năm) theo quy định của pháp luật. Việc xác định giá trị thương hiệu (trong đó bao gồm giá trị văn hóa, lịch sử) vào giá khởi điểm để chuyển nhượng vốn thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. Việc sử dụng một mức giá khởi điểm để thực hiện chuyển nhượng vốn theo các phương thức quy định tại Nghị định này phải đảm bảo nguyên tắc thời gian tối đa không quá 06 tháng kể từ thời điểm chứng thư thẩm định giá có hiệu lực đến ngày giao dịch cuối cùng (đối với trường hợp giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán); hoặc tính đến ngày công bố trúng giá chuyển nhượng vốn (đối với phương thức đấu giá công khai, chào bán cạnh tranh) hoặc tính đến ngày ký hợp đồng chuyển nhượng vốn (theo phương thức thỏa thuận). Trường hợp chuyển nhượng vốn tại các doanh nghiệp chưa niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán mà tỷ lệ vốn của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đang nắm giữ dưới 36% vốn điều lệ và giá trị đầu tư ghi trên sổ sách kế toán của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ phải chuyển nhượng dưới 10 tỷ đồng thì doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ xem xét, quyết định việc thuê tổ chức có chức năng thẩm định giá hoặc tự quyết định mức giá khởi điểm tại ngày phê duyệt phương án chuyển nhượng vốn đảm bảo giá trị chuyển nhượng không thấp hơn giá trị thực của phần vốn góp phải chuyển nhượng trên báo cáo tài chính gần nhất với thời điểm chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp nhận vốn góp hoặc không thấp hơn giá trị đầu tư ghi trên sổ sách kế toán của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ sau khi trừ khoản dự phòng tổn thất vốn đầu tư đã trích lập (nếu có). Giá trị thực của phần vốn góp phải chuyển nhượng được xác định theo giá trị vốn chủ sở hữu ghi trên sổ sách kế toán của doanh nghiệp nhận vốn góp và tỷ lệ góp vốn của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ tại doanh nghiệp. Trường hợp chuyển nhượng vốn tại các công ty cổ phần đã niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán, việc xác định giá khởi điểm đảm bảo theo các quy định trên và quy định sau: - Mức giá khởi điểm của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ quyết định công bố tại ngày phê duyệt phương án chuyển nhượng vốn không được thấp hơn các mức giá: (i) giá xác định của tổ chức có chức năng thẩm định giá; (ii) giá tham chiếu bình quân 30 ngày liên tiếp trước ngày phê duyệt phương án chuyển nhượng vốn của mã chứng khoán đã giao dịch của công ty cổ phần niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán; (iii) giá tham chiếu của mã chứng khoán của công ty cổ phần đang giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán trước ngày phê duyệt phương án chuyển nhượng vốn 01 ngày. - Đối với công ty cổ phần đã niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán mà tổng khối lượng cổ phần phải chuyển nhượng có giá trị tính theo mệnh giá dưới 10 tỷ đồng thì doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ xem xét, quyết định việc thuê tổ chức có chức năng thẩm định giá hoặc tự quyết định mức giá khởi điểm tại ngày phê duyệt phương án chuyển nhượng vốn đảm bảo không thấp hơn giá tham chiếu bình quân 30 ngày liên tiếp trước ngày phê duyệt phương án chuyển nhượng vốn của mã chứng khoán đã giao dịch của công ty cổ phần niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán và giá tham chiếu của mã chứng khoán của công ty cổ phần đang giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán trước ngày phê duyệt phương án chuyển nhượng vốn 01 ngày.”\nđ) Bổ sung vào tiết d, điểm 1 nội dung sau: “Việc xác định giá trị được tạo bởi quyền sử dụng đất giao có thu tiền sử dụng đất, quyền sử dụng đất nhận chuyển nhượng hợp pháp và quyền sử dụng đất thuê trả tiền một lần cho cả thời hạn thuê trong giá khởi điểm được thực hiện theo giá đất do tổ chức tư vấn xác định tại thời điểm xác định giá khởi điểm so với tiền sử dụng đất, tiền nhận chuyển nhượng, tiền thuê đất mà doanh nghiệp khác đã thực hiện nộp và trả. Việc xác định giá trị được tạo bởi quyền sử dụng đất thuê trả tiền hàng năm trong giá khởi điểm được thực hiện theo nguyên tắc sau: - Chỉ thực hiện xác định giá trị được tạo bởi quyền sử dụng đất thuê trả tiền hàng năm trong giá khởi điểm đối với diện tích đất của doanh nghiệp khác (có vốn góp của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ) đã và đang trực tiếp ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Giá trị được tạo bởi quyền sử dụng đất thuê trả tiền hàng năm trong giá khởi điểm được xác định theo thời hạn thuê đất còn lại và chênh lệch (nếu có) giữa tiền thuê đất tính theo giá đất do tổ chức tư vấn xác định tại thời điểm xác định giá khởi điểm với tiền thuê đất tính theo giá đất mà doanh nghiệp khác đang thực hiện trả tiền thuê đất. Thời hạn thuê đất còn lại làm cơ sở tính toán giá trị được tạo bởi quyền sử dụng đất thuê trả tiền hàng năm trong giá khởi điểm là thời gian còn lại trong chu kỳ ổn định đơn giá thuê đất 05 năm theo quy định của pháp luật đất đai. Trường hợp doanh nghiệp đã ký hợp đồng thuê đất nhưng hết hạn thời gian ổn định đơn giá thuê đất mà doanh nghiệp chưa ký lại hợp đồng thì thời hạn thuê đất còn lại được xác định là 05 năm. - Đối với trường hợp doanh nghiệp thuê đất và được miễn tiền thuê đất theo quy định của pháp luật đất đai thì diện tích đất thuê được miễn tiền thuê đất được loại trừ khi xác định giá khởi điểm để chuyển nhượng vốn.”\ne) Sửa đổi tiết g, điểm 1 như sau: “g) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ căn cứ danh mục chuyển nhượng vốn đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, lập phương án chuyển nhượng vốn để trình cấp có thẩm quyền quyết định thực hiện chuyển nhượng vốn. Phương án chuyển nhượng vốn gồm các nội dung chủ yếu sau: - Cơ sở pháp lý, mục đích chuyển nhượng vốn. - Đánh giá tình hình đầu tư vốn, lợi ích thu được và ảnh hưởng của việc chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đầu tư vào doanh nghiệp khác. - Tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp có vốn góp của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, nhu cầu của thị trường đầu tư vốn vào doanh nghiệp có vốn chuyển nhượng. Dự kiến giá trị thu được khi chuyển nhượng vốn. - Phương thức chuyển nhượng vốn (trường hợp bán đấu giá theo lô thì phải báo cáo cụ thể căn cứ xác định trường hợp áp dụng đấu giá theo lô theo quy định). - Dự kiến thời gian thực hiện và hoàn thành việc chuyển nhượng vốn.”\n16. Sửa đổi, bổ sung khoản 13 Điều 1 Nghị định số 32/2018/NĐ-CP như sau:\na) Sửa đổi tên Điều 29a như sau: “Điều 29a. Phương thức thực hiện chuyển nhượng vốn đầu tư ra ngoài của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ” a) Sửa đổi, bổ sung tiết a điểm 1 như sau: - Sửa đổi gạch đầu dòng thứ hai như sau: “- Bản công bố thông tin theo mẫu quy định tại Phụ lục lI ban hành kèm theo Nghị định số 140/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ;” - Bổ sung gạch đầu dòng thứ tư nội dung sau: “- Thời hạn Sở Giao dịch chứng khoán công bố thông tin về giao dịch cổ phiếu chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp cho các nhà đầu tư tối thiểu là 20 ngày trước ngày chuyển nhượng vốn.”\nc) Bổ sung vào điểm 2 nội dung sau: “Việc chuyển nhượng lô cổ phần kèm nợ phải thu đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có chức năng mua, bán, xử lý nợ được thực hiện theo trình tự các phương thức chuyển nhượng vốn theo quy định tại Nghị định này và hướng dẫn của Bộ Tài chính. Quy chế mẫu bán đấu giá công khai (thông thường/theo lô/theo lô cổ phần kèm nợ phải thu) và chào bán cạnh tranh (thông thường/theo lô/theo lô cổ phần kèm nợ phải thu) để chuyển nhượng vốn thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.”\nd) Sửa đổi, bổ sung điểm 3 như sau: - Sửa đổi gạch đầu dòng thứ hai, tiết b như sau: “- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ ký hợp đồng thuê Trung tâm dịch vụ, doanh nghiệp đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản hoặc Sở giao dịch chứng khoán hoặc công ty chứng khoán (sau đây gọi chung là tổ chức đấu giá) tổ chức thực hiện chuyển nhượng vốn. Cuộc đấu giá được tổ chức tại trụ sở của tổ chức đấu giá, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có vốn chuyển nhượng hoặc địa điểm khác theo thỏa thuận của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và tổ chức đấu giá.” - Sửa đổi gạch đầu dòng thứ ba, tiết c như sau: “- Ngay sau khi kết thúc cuộc đấu giá, căn cứ kết quả đấu giá, tổ chức đấu giá có trách nhiệm lập Biên bản xác định kết quả đấu giá; tổ chức đấu giá, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và đại diện Hội đồng đấu giá (nếu có) đồng ký biên bản xác định kết quả đấu giá theo Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 140/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ.” - Sửa đổi, bổ sung tiết d như sau: + Sửa đổi dấu cộng thứ năm, gạch đầu dòng thứ nhất như sau: “+ Các trường hợp khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở đề nghị của cơ quan đại diện chủ sở hữu.” + Sửa đổi gạch đầu dòng thứ hai như sau: “- Việc lập và gửi hồ sơ, tổ chức thực hiện, chuyển quyền sở hữu cổ phần và báo cáo chuyển nhượng vốn của trường hợp đấu giá theo lô thực hiện như quy định đối với đấu giá công khai tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 3 Điều này và các quy định sau: + Việc xác định kết quả đấu giá thực hiện như sau: Giá đấu hợp lệ là mức giá không thấp hơn giá khởi điểm theo quy định tại quy chế đấu giá. Giá trúng đấu giá được xác định là mức giá hợp lệ nhà đầu tư đặt mua cao nhất. Trường hợp có từ hai nhà đầu tư trở lên đặt mức giá cao nhất bằng nhau và không thấp hơn mức giá khởi điểm thì trong vống tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức phiên đấu giá theo lô, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ phối hợp với tổ chức đấu giá thực hiện bỏ phiếu kín trực tiếp giữa các nhà đầu tư cùng trả mức giá này để xác định nhà đầu tư có mức giá đặt mua cao nhất và duy nhất. Mức giá bỏ phiếu kín là mức giá không thấp hơn mức giá đấu mà các nhà đầu tư đã trả cao nhất bằng nhau theo bước giá quy định tại quy chế đấu giá. Nhà đầu tư có mức giá đặt mua cao nhất khi bỏ phiếu kín là nhà đầu tư trúng giá và sẽ được mua toàn bộ lô cổ phần. Trường hợp khi tổ chức bỏ phiếu kín các nhà đầu tư tiếp tục trả giá bằng nhau thì tổ chức bốc thăm ngay để xác định nhà đầu tư trúng giá. Trường hợp các nhà đầu tư trả giá cao nhất bằng nhau đều từ chối bỏ phiếu kín hoặc nhà đầu tư đã xác định trúng giá nhưng từ chối mua thì xác định cuộc đấu giá không thành công để thực hiện chuyển sang phương thức chuyển nhượng khác theo quy định. + Căn cứ vào danh mục chuyển nhượng vốn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, giá trị vốn cần chuyển nhượng và tình hình thị trường tại thời điểm xây dựng phương án chuyển nhượng vốn, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ quyết định việc bán toàn bộ cổ phần hoặc chia tổng số lượng cổ phần của vốn cần chuyển nhượng thành nhiều đợt bán đấu giá theo lô khác nhau.”\nđ) Sửa đổi, bổ sung gạch đầu dòng thứ ba, thứ tư và thứ năm điểm 4 như sau: “- Nhà đầu tư tham dự phiên chào bán cạnh tranh được lựa chọn chia tổng số cổ phần đăng ký mua thành nhiều phần số lượng cổ phần để đặt giá mua khác nhau, ngoại trừ trường hợp chào bán cạnh tranh theo lô. - Tương ứng với mỗi phần số lượng cổ phần được chia ra từ tổng số cổ phần đăng ký mua nhà đầu tư đặt một mức giá mua nhưng không được thấp hơn mức giá khởi điểm, ngoại trừ trường hợp chào bán cạnh tranh theo lô. - Việc tổ chức thực hiện, xác định kết quả, thanh toán tiền bán cổ phần, lập và gửi hồ sơ chuyển quyền sở hữu cổ phần và báo cáo chuyển nhượng vốn theo phương thức chào bán cạnh tranh thực hiện theo quy định đối với phương thức đấu giá công khai tại điểm b, điểm c và điểm d khoản 3 Điều này.”\ne) Sửa đổi, bổ sung điểm 6 như sau: “6. Sau khi đã thực hiện các phương thức đấu giá công khai, chào bán cạnh tranh, thỏa thuận để chuyển nhượng vốn mà vẫn không chuyển nhượng hết số vốn của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ cần chuyển nhượng thì doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ căn cứ nhu cầu thị trường và khả năng phát triển của doanh nghiệp khác để lựa chọn thời điểm tiếp tục thực hiện chuyển nhượng vốn, đồng thời quyết định xác định lại mức giá khởi điểm đã công bố để chuyển nhượng vốn theo thứ tự thực hiện các phương thức chuyển nhượng vốn quy định tại Nghị định này. Trường hợp doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đang thực hiện chuyển nhượng vốn mà Chứng thư thẩm định giá hết hiệu lực thì không phải xây dựng lại phương án chuyển nhượng vốn nhưng phải thực hiện xác định lại giá khởi điểm để tiếp tục chuyển nhượng vốn theo phương thức chuyển nhượng mà doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đang triển khai (trường hợp đã tổ chức bán đấu giá công khai nhưng không thành công hoặc chưa bán hết số vốn của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ cần chuyển nhượng thì căn cứ vào giá khởi điểm đã được xác định lại để tổ chức chào bán cạnh tranh). Đối với Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước, sau khi thực hiện các phương thức đấu giá công khai, chào bán cạnh tranh, thỏa thuận để chuyển nhượng vốn mà vẫn không chuyển nhượng hết số vốn cần chuyển nhượng thì áp dụng cơ chế bán vốn nhà nước quy định tại Nghị định của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước.”\ng) Sửa đổi, bổ sung điểm 9 như sau: “9. Nguyên tắc xử lý tài chính khi chuyển nhượng các khoản đầu tư vốn ra ngoài, chuyển nhượng quyền mua cổ phần và quyền góp vốn của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ: Số tiền thu được từ chuyển nhượng vốn, chi phí chuyển nhượng vốn và nghĩa vụ thuế theo quy định (nếu có), doanh nghiệp thực hiện ghi nhận, hạch toán theo chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành. Trường hợp số tiền thu từ chuyển nhượng vốn sau khi trừ chi phí chuyển nhượng vốn, giá trị đầu tư ghi trên sổ sách kế toán và nghĩa vụ thuế (nếu có) phát sinh chênh lệch âm thì doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ sử dụng nguồn dự phòng đã trích lập theo quy định để bù đắp. Số tiền thu được từ chuyển nhượng quyền mua cổ phần và quyền góp vốn sau khi trừ các chi phí hợp lý liên quan đến việc chuyển nhượng và thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định (nếu có), trường hợp số chênh lệch dương doanh nghiệp hạch toán vào thu nhập hoạt động tài chính của doanh nghiệp, trường hợp số chênh lệch âm doanh nghiệp hạch toán vào chi phí hoạt động tài chính của doanh nghiệp.”\nh) Bổ sung vào điểm 10 nội dung sau: “Thẩm quyền quyết định chuyển nhượng công trái, trái phiếu mà doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đã đầu tư để hưởng lãi thực hiện theo thẩm quyền quyết định đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp tại khoản 4 Điều 28 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.”\ni) Bổ sung vào điểm 11 nội dung sau: “Căn cứ vào nội dung cụ thể của hợp đồng BCC, trường hợp doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được phép chuyển nhượng vốn, cấp có thẩm quyền quyết định chuyển nhượng vốn theo phương thức sau: Trường hợp chỉ được phép chuyển nhượng vốn cho các thành viên tham gia hợp đồng BCC thì áp dụng phương thức chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ tại công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên quy định tại Điều 29a Nghị định này. Trường hợp không có quy định ràng buộc chuyển nhượng vốn cho thành viên tham gia hợp đồng BCC thì áp dụng phương thức chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ tại công ty cổ phần chưa niêm yết quy định tại Điều 29a Nghị định này.”\nk) Bổ sung điểm 12 nội dung sau: “12. Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước được nhận ủy thác của các tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước để cùng chuyển nhượng vốn tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước trên cơ sở cam kết cùng thực hiện chuyển nhượng vốn, đảm bảo công khai, minh bạch. Việc thực hiện chuyển nhượng vốn trong trường hợp này được thực hiện theo Nghị định này và cơ chế bán vốn của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước nhưng phải đảm bảo quy định của pháp luật doanh nghiệp, pháp luật chứng khoán về chào bán chứng khoán ra công chúng.”\n17. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 37 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP đã được sửa đổi bổ sung tại khoản 14 Điều 1 Nghị định số 32/2018/NĐ-CP như sau: “3. Quyền, trách nhiệm, tiền lương, thù lao, tiền thưởng và quyền lợi khác của người đại diện phần vốn nhà nước thực hiện theo quy định tại Điều 48, Điều 50 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp và các nội dung sau:\na) Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp của Nhà nước, phải xin ý kiến của cơ quan đại diện chủ sở hữu về phương án phân phối lợi nhuận sau thuế hàng năm của doanh nghiệp mà mình làm đại diện vốn để tham gia ý kiến, biểu quyết và quyết định tại Đại hội đồng cổ đông, cuộc họp Hội đồng thành viên theo quy định. Trước khi chỉ đạo người đại diện tham gia ý kiến, biểu quyết và quyết định tại Đại hội đồng cổ đông, cuộc họp Hội đồng thành viên, cơ quan đại diện chủ sở hữu phải có văn bản xin ý kiến gửi đến cơ quan tài chính cùng cấp (đối với doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp của Nhà nước giữ từ 36% vốn điều lệ trở lên). Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan đại diện chủ sở hữu (gửi kèm theo: Điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp hiện hành, báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán và phương án chia cổ tức, lợi nhuận sau thuế hàng năm của doanh nghiệp), cơ quan tài chính cùng cấp có ý kiến để cơ quan đại diện chủ sở hữu chỉ đạo người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp tham gia ý kiến, biểu quyết và quyết định tại Đại hội đồng cổ đông, cuộc họp Hội đồng thành viên. Phương án phân phối lợi nhuận sau thuế hàng năm tại doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp của Nhà nước (trừ tổ chức tín dụng là ngân hàng thương mại cổ phần có vốn nhà nước) phải đảm bảo thực hiện theo các nguyên tắc sau: - Đối với doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, phương án chia cổ tức, lợi nhuận sau thuế hàng năm được phân phối theo thứ tự như sau: + Chia lãi cho các bên góp vốn liên kết theo quy định của hợp đồng kinh tế đã ký kết (nếu có); + Bù đắp khoản lỗ của các năm trước đã hết thời hạn được trừ vào lợi nhuận trước thuế theo quy định. + Trích tối đa 30% vào quỹ đầu tư phát triển doanh nghiệp (nếu Điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp có quy định việc trích lập Quỹ này). + Trích quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi cho người lao động trong doanh nghiệp, quỹ thưởng người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ về lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với công ty có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước. + Lợi nhuận còn lại thực hiện chia hết cổ tức, lợi nhuận bằng tiền mặt cho các cổ đông, thành viên góp vốn. Đối với khoản cổ tức, lợi nhuận được chia bằng tiền mặt cho phần vốn nhà nước góp trong doanh nghiệp thực hiện nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định. - Đối với doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp mà Nhà nước nắm giữ từ 36% đến 50% vốn điều lệ, sau khi có ý kiến của cơ quan tài chính cùng cấp, cơ quan đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm chỉ đạo người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp tham gia ý kiến, biểu quyết và quyết định tại Đại hội đồng cổ đông, cuộc họp Hội đồng thành viên phương án phân phối lợi nhuận sau thuế hàng năm theo thứ tự như doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp mà Nhà nước giữ từ 50% vốn điều lệ trở lên nêu trên. - Đối với doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp mà Nhà nước nắm giữ dưới 36% vốn điều lệ, căn cứ kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, cơ quan đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm chỉ đạo người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp tham gia ý kiến, biểu quyết và quyết định tại Đại hội đồng cổ đông, cuộc họp Hội đồng thành viên phương án phân phối lợi nhuận sau thuế hàng năm cho phù hợp, trong đó phần lợi nhuận còn lại sau khi trích lập các quỹ theo Điều lệ, Quy chế quản lý tài chính được chia hết cổ tức, lợi nhuận bằng tiền mặt cho các cổ đông, thành viên góp vốn. Đối với khoản cổ tức, lợi nhuận được chia bằng tiền mặt cho phần vốn nhà nước góp trong doanh nghiệp này thực hiện nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định.\nb) Đối với tổ chức tín dụng là ngân hàng thương mại cổ phần có vốn nhà nước, việc phân phối lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Nghị định số 93/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và tổ chức tín dụng có vốn nhà nước và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế.\nc) Định kỳ trong thời gian tối đa 15 ngày kể từ ngày kết thúc mỗi quý và 30 ngày kể từ ngày kết thúc năm và đột xuất theo yêu cầu của cơ quan đại diện chủ sở hữu và cơ quan tài chính cùng cấp, người đại diện phân vốn nhà nước báo cáo tình hình sản xuất, kinh doanh, tình hình tài chính và kiến nghị giải pháp đối với doanh nghiệp mà mình được cử làm đại diện vốn nhà nước. Báo cáo của người đại diện phần vốn nhà nước gửi cơ quan đại diện chủ sở hữu và cơ quan tài chính cùng cấp theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.”\n18. Sửa đổi Điều 38 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 15 Điều 1 Nghị định số 32/2018/NĐ-CP như sau:\na) Sửa đổi, bổ sung tiết a điểm 1 như sau: “a) Việc chuyển nhượng vốn nhà nước phải theo danh mục doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện chuyển nhượng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước và danh mục doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp theo giai đoạn do Thủ tướng Chính phủ ban hành; không phân biệt mức vốn đầu tư, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước lãi, lỗ; việc tổ chức thực hiện chuyển nhượng vốn, lập hồ sơ chuyển nhượng vốn, thực hiện công bố thông tin chuyển nhượng vốn, báo cáo kết quả chuyển nhượng vốn, thủ tục chuyển quyền sở hữu cổ phần và gửi các hồ sơ, báo cáo kết quả chuyển nhượng vốn cho cơ quan quản lý thực hiện theo quy định tại Nghị định này. Trường hợp cơ quan đại diện chủ sở hữu chuyển nhượng vốn nhà nước tại công ty cổ phần mà điều lệ công ty cổ phần có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp; có cam kết giữa cơ quan đại diện chủ sở hữu với các cổ đông về ưu tiên chuyển nhượng cổ phần (đối với trường hợp cổ đông chỉ được chuyển nhượng cổ phần của mình cho tổ chức, cá nhân là cổ đông hiện hữu của công ty) thì cơ quan đại diện chủ sở hữu chỉ đạo người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có ý kiến biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông về việc sửa đổi điều lệ của công ty cổ phần hoặc cơ quan đại diện chủ sở hữu phối hợp với người đại diện vốn thỏa thuận với các cổ đông để sửa đổi cam kết theo hướng cổ đông Nhà nước được tự do chuyển nhượng vốn cho các nhà đầu tư khác (bao gồm cả cổ đông hiện hữu của công ty). Trường hợp người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã có ý kiến biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông nhưng không được Đại hội đồng cổ đông thông qua hoặc cơ quan đại diện chủ sở hữu đã thỏa thuận nhưng cổ đông không chấp thuận sửa đổi cam kết thì việc chuyển nhượng vốn nhà nước thực hiện theo điều lệ công ty cổ phần và cam kết giữa các cổ đông; việc chuyển nhượng vốn nhà nước cho các cổ đông hiện hữu theo điều lệ và cam kết giữa các cổ đông thực hiện theo nguyên tắc, trình tự các phương thức chuyển nhượng vốn quy định tại Nghị định này. Khi chuyển đổi doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên dưới hình thức chuyển nhượng một phần vốn nhà nước thì việc chuyển nhượng vốn thực hiện theo trình tự các phương thức chuyển nhượng vốn nhà nước quy định tại Nghị định này.”\nb) Sửa đổi tiết b, điểm 1 như sau: “b) Bảo đảm theo nguyên tắc thị trường, công khai, minh bạch, thu hồi vốn nhà nước đầu tư ở mức cao nhất, hạn chế tối đa tổn thất đầu tư trong chuyển nhượng vốn.”\nc) Sửa đổi tiết c, điểm 1 như sau: “c) Việc xác định giá khởi điểm khi đấu giá chuyển nhượng vốn nhà nước: Cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc tổ chức, cá nhân thuộc các đơn vị trực thuộc cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc người đại diện phần vốn nhà nước được cơ quan đại diện chủ sở hữu ủy quyền, giao nhiệm vụ bằng văn bản lựa chọn ký hợp đồng thuê tổ chức có chức năng thẩm định giá để xác định, đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật về giá và thẩm định giá. Tổ chức có chức năng thẩm định giá được lựa chọn các phương pháp định giá thích hợp theo quy định của pháp luật giá và thẩm định giá để xác định giá khởi điểm; chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thẩm định giá. Khi xác định giá khởi điểm phải xác định đầy đủ giá trị thực tế phần vốn của Nhà nước đầu tư bao gồm giá trị được tạo bởi quyền sử dụng đất giao có thu tiền sử dụng đất, quyền sử dụng đất nhận chuyển nhượng hợp pháp, quyền sử dụng đất thuê (thuê trả tiền một lần cho cả thời gian thuê, thuê trả tiền hàng năm) theo quy định của pháp luật. Việc xác định giá trị thương hiệu (trong đó bao gồm giá trị văn hóa, lịch sử) vào giá khởi điểm để chuyển nhượng vốn thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. Việc sử dụng một mức giá khởi điểm để thực hiện chuyển nhượng vốn theo các phương thức quy định tại Nghị định này phải đảm bảo nguyên tắc thời gian tối đa không quá 06 tháng kể từ thời điểm chứng thư thẩm định giá có hiệu lực đến ngày giao dịch cuối cùng (đối với trường hợp giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán); hoặc tính đến ngày công bố trúng giá chuyển nhượng vốn (đối với phương thức đấu giá công khai, chào bán cạnh tranh) hoặc tính đến ngày ký hợp đồng chuyển nhượng vốn (theo phương thức thỏa thuận). Trường hợp chuyển nhượng vốn tại các doanh nghiệp chưa niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán mà tỷ lệ Nhà nước đang nắm giữ dưới 36% vốn điều lệ và giá trị vốn nhà nước nắm giữ trong vốn điều lệ phải chuyển nhượng dưới 10 tỷ đồng thì cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định việc thuê tổ chức có chức năng thẩm định giá hoặc tự quyết định mức giá khởi điểm tại ngày phê duyệt phương án chuyển nhượng vốn đảm bảo giá trị chuyển nhượng không thấp hơn giá trị thực của phần vốn góp phải chuyển nhượng trên báo cáo tài chính gần nhất với thời điểm chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước. Giá trị thực của phần vốn góp phải chuyển nhượng được xác định theo giá trị vốn chủ sở hữu ghi trên sổ sách kế toán của doanh nghiệp nhận vốn góp và tỷ lệ góp vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp. Trường hợp chuyển nhượng vốn tại các công ty cổ phần đã niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán, việc xác định giá khởi điểm đảm bảo theo các quy định trên và quy định sau: - Mức giá khởi điểm do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định công bố tại ngày phê duyệt phương án chuyển nhượng vốn không được thấp hơn các mức giá: (i) giá xác định của tổ chức có chức năng thẩm định giá; (ii) giá tham chiếu bình quân 30 ngày liên tiếp trước ngày phê duyệt phương án chuyển nhượng vốn của mã chứng khoán đã giao dịch của công ty cổ phần niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán; (iii) giá tham chiếu của mã chứng khoán của công ty cổ phần đang giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán trước ngày phê duyệt phương án chuyển nhượng vốn 01 ngày. - Đối với công ty cổ phần đã niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán mà tổng khối lượng cổ phần phải chuyển nhượng có giá trị tính theo mệnh giá dưới 10 tỷ đồng thì cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định việc thuê tổ chức có chức năng thẩm định giá hoặc tự quyết định mức giá khởi điểm tại ngày phê duyệt phương án chuyển nhượng vốn đảm bảo không thấp hơn giá tham chiếu bình quân 30 ngày liên tiếp trước ngày phê duyệt phương án chuyển nhượng vốn của mã chứng khoán đã giao dịch của công ty cổ phần niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán và giá tham chiếu của mã chứng khoán của công ty cổ phần đang giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán trước ngày phê duyệt phương án chuyển nhượng vốn 01 ngày.”\nd) Bổ sung vào tiết d, điểm 1 nội dung sau: “Việc xác định giá trị được tạo bởi quyền sử dụng đất giao có thu tiền sử dụng đất, quyền sử dụng đất nhận chuyển nhượng hợp pháp và quyền sử dụng đất thuê trả tiền một lần cho cả thời hạn thuê trong giá khởi điểm được thực hiện theo giá đất do tổ chức tư vấn xác định tại thời điểm xác định giá khởi điểm so với tiền sử dụng đất, tiền nhận chuyển nhượng, tiền thuê đất mà doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước đã thực hiện nộp và trả. Việc xác định giá trị được tạo bởi quyền sử dụng đất thuê trả tiền hàng năm trong giá khởi điểm được thực hiện theo nguyên tắc sau: - Chỉ thực hiện xác định giá trị được tạo bởi quyền sử dụng đất thuê trả tiền hàng năm trong giá khởi điểm đối với diện tích đất của doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước đã và đang trực tiếp ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Giá trị được tạo bởi quyền sử dụng đất thuê trả tiền hàng năm trong giá khởi điểm được xác định theo thời hạn thuê đất còn lại và chênh lệch (nếu có) giữa tiền thuê đất tính theo giá đất do tổ chức tư vấn xác định tại thời điểm xác định giá khởi điểm với tiền thuê đất tính theo giá đất mà doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước đang thực hiện trả tiền thuê đất. Thời hạn thuê đất còn lại làm cơ sở tính toán giá trị được tạo bởi quyền sử dụng đất thuê trả tiền hàng năm trong giá khởi điểm là thời gian còn lại trong chu kỳ ổn định đơn giá thuê đất 05 năm theo quy định của pháp luật đất đai. Trường hợp doanh nghiệp đã ký hợp đồng thuê đất nhưng hết hạn thời gian ổn định đơn giá thuê đất mà doanh nghiệp chưa ký lại hợp đồng thì thời hạn thuê đất còn lại được xác định là 05 năm. - Đối với trường hợp doanh nghiệp thuê đất và được miễn tiền thuê đất theo quy định của pháp luật đất đai thì diện tích đất thuê được miễn tiền thuê đất được loại trừ khi xác định giá khởi điểm để chuyển nhượng vốn.”\nđ) Sửa đổi tiết đ, điểm 1 như sau: “đ) Cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc tổ chức, cá nhân thuộc các đơn vị trực thuộc cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc người đại diện phần vốn nhà nước được cơ quan đại diện chủ sở hữu ủy quyền, giao nhiệm vụ bằng văn bản thuê tổ chức đấu giá, thuê tổ chức tư vấn khác có hoạt động cung cấp dịch vụ liên quan đến chuyển nhượng vốn để tổ chức thực hiện chuyển nhượng vốn của nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.”\n19. Sửa đổi, bổ sung khoản 16 Điều 1 Nghị định số 32/2018/NĐ-CP như sau:\na) Sửa đổi, bổ sung tiết a điểm 1 như sau: - Sửa đổi gạch đầu dòng thứ hai như sau: “- Bản công bố thông tin theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 140/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ;” - Bổ sung gạch đầu dòng thứ tư nội dung sau: “- Thời hạn Sở Giao dịch chứng khoán công bố thông tin về giao dịch cổ phiếu chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp cho các nhà đầu tư tối thiểu là 20 ngày trước ngày chuyển nhượng vốn.”\nb) Bổ sung vào điểm 2 nội dung sau: “Quy chế mẫu bán đấu giá công khai (thông thường/theo lô) và chào bán cạnh tranh (thông thường/theo lô) để chuyển nhượng vốn thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.”\nc) Sửa đổi gạch đầu dòng thứ hai tiết b điểm 3 như sau: “- Cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc tổ chức, cá nhân thuộc các đơn vị trực thuộc cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc người đại diện phần vốn nhà nước được cơ quan đại diện chủ sở hữu ủy quyền bằng văn bản ký hợp đồng thuê Trung tâm dịch vụ, doanh nghiệp đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản hoặc Sở giao dịch chứng khoán hoặc công ty chứng khoán (sau đây gọi chung là tổ chức đấu giá) tổ chức thực hiện chuyển nhượng vốn. Cuộc đấu giá được tổ chức tại trụ sở của tổ chức đấu giá, cơ quan đại diện chủ sở hữu, doanh nghiệp có vốn nhà nước cần chuyển nhượng hoặc địa điểm khác theo thỏa thuận của cơ quan đại diện chủ sở hữu và tổ chức đấu giá.”\nd) Sửa đổi, bổ sung điểm 6 như sau: “6. Sau khi đã thực hiện các phương thức đấu giá công khai, chào bán cạnh tranh, thỏa thuận để chuyển nhượng vốn mà vẫn không chuyển nhượng hết số vốn nhà nước cần chuyển nhượng thì cơ quan đại diện chủ sở hữu căn cứ nhu cầu thị trường và khả năng phát triển của doanh nghiệp để lựa chọn thời điểm tiếp tục thực hiện chuyển nhượng vốn, đồng thời quyết định xác định lại mức giá khởi điểm đã công bố để chuyển nhượng vốn theo thứ tự thực hiện các phương thức chuyển nhượng vốn quy định tại Nghị định này. Trường hợp cơ quan đại diện chủ sở hữu đang thực hiện chuyển nhượng vốn mà Chứng thư thẩm định giá hết hiệu lực thì không phải xây dựng lại phương án chuyển nhượng vốn nhưng phải thực hiện xác định lại giá khởi điểm để tiếp tục chuyển nhượng vốn theo phương thức chuyển nhượng mà cơ quan đại diện chủ sở hữu đang triển khai (trường hợp đã tổ chức bán đấu giá công khai nhưng không thành công hoặc chưa bán hết số vốn nhà nước cần chuyển nhượng thì căn cứ vào giá khởi điểm đã được xác định lại để tổ chức chào bán cạnh tranh).”\nđ) Bổ sung điểm 10 về chi phí chuyển nhượng vốn nhà nước như sau: “ 10. Cơ quan đại diện chủ sở hữu căn cứ lộ trình, kế hoạch thoái vốn nhà nước ở các doanh nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chỉ đạo các bộ phận chức năng xây dựng dự toán chi phí chuyển nhượng vốn nhà nước (bao gồm cả trường hợp chuyển nhượng quyền mua cổ phần, quyền góp vốn). Chi phí chuyển nhượng vốn nhà nước do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định phê duyệt dự toán, quyết toán và quyết định mức chi cụ thể đảm bảo có đầy đủ chứng từ hợp lý, hợp lệ, tiết kiệm theo quy định của pháp luật hiện hành; chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình. Chi phí chuyển nhượng vốn nhà nước gồm chi phí thuê tư vấn thẩm định giá, chi phí tổ chức bán đấu giá, chi phí thực hiện các thủ tục pháp lý cho việc chuyển nhượng, các khoản thuế, phí, lệ phí (nếu có) phải nộp cho Nhà nước và các khoản chi phí khác có liên quan (không bao gồm khoản thù lao cho các thành viên thuộc cơ quan đại diện chủ sở hữu, người đại diện phần vốn nhà nước và thành viên của doanh nghiệp). Căn cứ quyết định dự toán chi phí chuyển nhượng vốn, cơ quan đại diện chủ sở hữu có văn bản gửi Bộ Tài chính đề nghị xuất Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là Quỹ) để cấp tiền tạm ứng. Bộ Tài chính ban hành quyết định xuất Quỹ tạm ứng tối đa 70% tổng dự toán chi phí chuyển nhượng vốn theo quyết định đã được duyệt cho cơ quan đại diện chủ sở hữu. Trên cơ sở kết quả chuyển nhượng vốn, cơ quan đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm quyết toán tiền thu từ chuyển nhượng vốn và chi phí chuyển nhượng vốn. Trường hợp số tiền thu từ chuyển nhượng vốn và khoản đã tạm ứng chi phí chuyển nhượng vốn cao hơn chi phí hợp lý thực tế liên quan đến chuyển nhượng vốn thì thực hiện quyết toán và nộp khoản chênh lệch về Quỹ. Trường hợp số tiền thu từ chuyển nhượng vốn và khoản tạm ứng chi phí chuyển nhượng vốn thấp hơn chi phí hợp lý thực tế liên quan đến chuyển nhượng vốn thì cơ quan đại diện chủ sở hữu có văn bản đề nghị Bộ Tài chính cấp bổ sung phần chênh lệch còn thiếu từ Quỹ. Bộ Tài chính ban hành quyết định xuất Quỹ cấp phần còn thiếu này cho cơ quan đại diện chủ sở hữu. Cơ quan đại diện chủ sở hữu chịu trách nhiệm báo cáo kết quả chuyển nhượng vốn và quyết toán (gồm tiền thu từ chuyển nhượng vốn, chi phí hợp lý thực tế liên quan đến chuyển nhượng vốn, khoản thu đã được tạm ứng và kinh phí thừa/thiếu nộp về hoặc đề nghị cấp bổ sung từ Quỹ) kèm chứng từ có liên quan về Quỹ để làm căn cứ hoàn ứng và hạch toán kế toán. Đối với các đơn vị đã thực hiện chuyển nhượng vốn nhà nước trước ngày Nghị định số 140/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ có hiệu lực thi hành nhưng không thành công hoặc tiền thu từ chuyển nhượng vốn không đủ bù đắp chi phí hoặc cơ quan đại diện chủ sở hữu đã ủy quyền, giao nhiệm vụ bằng văn bản cho cá nhân lựa chọn và ký hợp đồng thuê tổ chức có chức năng thẩm định giá, thuê tổ chức đấu giá, thuê tổ chức tư vấn khác có hoạt động cung cấp dịch vụ liên quan đến chuyển nhượng vốn để tổ chức thực hiện chuyển nhượng vốn mà tiền thu từ chuyển nhượng vốn không đủ để bù đắp chi phí thì cơ quan đại diện chủ sở hữu chịu trách nhiệm phê duyệt kết quả chuyển nhượng vốn, quyết toán tiền thu và các chi phí hợp lý thực tế liên quan đến chuyển nhượng vốn, có văn bản đề nghị Bộ Tài chính kèm các hồ sơ chứng từ có liên quan để Bộ Tài chính xuất Quỹ cấp bổ sung phần chênh lệch còn thiếu cho cơ quan đại diện chủ sở hữu. Đối với trường hợp các đơn vị đang triển khai chuyển nhượng vốn nhưng phải dừng/tạm dừng chưa tiếp tục chuyển nhượng vốn theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì cơ quan đại diện chủ sở hữu chịu trách nhiệm phê duyệt quyết toán chi phí hợp lý thực tế liên quan đến chuyển nhượng vốn, có văn bản đề nghị Bộ Tài chính kèm các hồ sơ chứng từ có liên quan để Bộ Tài chính xuất Quỹ bù đắp chi phí chuyển nhượng vốn cho cơ quan đại diện chủ sở hữu.”\n20. Sửa đổi, bổ sung khoản 17 Điều 1 Nghị định số 32/2018/NĐ-CP như sau: “Điều 38b. Thực hiện chuyển nhượng quyền mua cổ phần, quyền góp vốn\n21. Bổ sung khoản 5 Điều 40 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP nội dung sau: “5. Trước ngày 30 tháng 06 năm 2021, căn cứ quy định về xác định vốn điều lệ và đầu tư bổ sung vốn cho doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đang hoạt động quy định tại Nghị định này, các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ phải lập phương án xác định vốn điều lệ và nguồn đầu tư bổ sung vốn để báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định và tổ chức thực hiện đầu tư bổ sung vốn, điều chỉnh vốn điều lệ theo quy định.”\n22. Bổ sung khoản 5a, khoản 5b Điều 42 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP nội dung sau: “5a. Cơ quan đại diện chủ sở hữu chỉ đạo người đại diện phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước từ 50% vốn điều lệ trở lên căn cứ các quy định tại Nghị định số 91/2015/NĐ-CP , Nghị định số 32/2018/NĐ-CP và Nghị định này để có ý kiến sửa đổi, bổ sung điều lệ của doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước và các quy chế quản trị nội bộ khác cho phù hợp khi quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp và tổ chức thoái vốn đầu tư ở các doanh nghiệp khác. 5b. Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ chỉ đạo người đại diện phần vốn của doanh nghiệp tại các doanh nghiệp có vốn góp của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ từ 50% vốn điều lệ trở lên căn cứ các quy định tại Nghị định số 91/2015/NĐ-CP , Nghị định số 32/2018/NĐ-CP và Nghị định này để có ý kiến sửa đổi, bổ sung điều lệ của doanh nghiệp có vốn góp của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và các quy chế quản trị nội bộ khác cho phù hợp khi quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp và tổ chức thoái vốn đầu tư ở các doanh nghiệp khác.”\n23. Ban hành kèm theo Nghị định này Phụ lục II về mẫu bản công bố thông tin về việc chuyển nhượng vốn thay thế Phụ lục I kèm theo Nghị định số 32/2018/NĐ-CP ; Phụ lục III về mẫu biên bản xác định kết quả đấu giá thay thế Phụ lục II kèm theo Nghị định số 32/2018/NĐ-CP .", "Chương X. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH\nĐiều 64. Điều khoản chuyển tiếp\n1. Kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có trách nhiệm đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành điều lệ, quy chế tài chính của doanh nghiệp theo quy định của Luật này; việc ban hành phải hoàn thành, trước ngày 01 tháng 01 năm 2016. Điều lệ, quy chế tài chính của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được ban hành trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành được tiếp tục thực hiện đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2015.\n2. Đối với dự án đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, quyết định trước ngày Luật này được công bố tiếp tục thực hiện theo dự án được phê duyệt.\n3. Việc xử lý hoạt động quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, quản lý vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên phát sinh, trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo quy định hiện hành đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2015.\nĐiều 65. Hiệu lực thi hành. Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2015.\nĐiều 66. Quy định chi tiết. Chính phủ, cơ quan có thẩm quyền quy định chi tiết các điều, khoản được giao trong Luật. Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2014. CHỦ TỊCH QUỐC HỘI Nguyễn Sinh Hùng", "Tăng, giảm vốn điều lệ\n1. Công ty có thể tăng vốn điều lệ trong trường hợp sau đây:\na) Tăng vốn góp của thành viên;\nb) Tiếp nhận thêm vốn góp của thành viên mới.\n2. Trường hợp tăng vốn góp của thành viên thì vốn góp thêm được chia cho các thành viên theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty. Thành viên có thể chuyển nhượng quyền góp vốn của mình cho người khác theo quy định tại Điều 52 của Luật này. Trường hợp có thành viên không góp hoặc chỉ góp một phần phần vốn góp thêm thì số vốn còn lại của phần vốn góp thêm của thành viên đó được chia cho các thành viên khác theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty nếu các thành viên không có thỏa thuận khác.\n3. Công ty có thể giảm vốn điều lệ trong trường hợp sau đây:\na) Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên;\nb) Công ty mua lại phần vốn góp của thành viên theo quy định tại Điều 51 của Luật này;\nc) Vốn điều lệ không được các thành viên thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 47 của Luật này.\n4. Trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 3 Điều này, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ đã được thanh toán xong, công ty phải thông báo bằng văn bản về tăng, giảm vốn điều lệ đến Cơ quan đăng ký kinh doanh. Thông báo phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:\na) Tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp;\nb) Vốn điều lệ, số vốn đã tăng hoặc giảm;\nc) Thời điểm và hình thức tăng hoặc giảm vốn;\nd) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.\n5. Kèm theo thông báo quy định tại khoản 4 Điều này phải gồm nghị quyết, quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên; trường hợp giảm vốn điều lệ theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều này, phải có thêm báo cáo tài chính gần nhất.\n6. Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin về việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo.", "Khoản 1. Nhà nước đầu tư bổ sung vốn để duy trì tỷ lệ cổ phần, vốn góp của Nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 16 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.", "Điều 12. Cơ cấu vốn điều lệ\n1. Doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ không thuộc diện Nhà nước cần nắm giữ cổ phần (theo tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước được Thủ tướng Chính phủ công bố trong từng thời kỳ) thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP.\n2. Doanh nghiệp không thuộc đối tượng tại khoản 1 của Điều này, căn cứ kế hoạch, chiến lược sản xuất kinh doanh và phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp đề xuất mức vốn điều lệ hợp lý, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt tại phương án cổ phần hóa.", "Điều 40. Quyền, trách nhiệm của Chính phủ\n1. Quy định hình thức, nội dung, trình tự, thủ tục cơ cấu lại vốn nhà nước tại doanh nghiệp.\n2. Ban hành điều lệ, sửa đổi, bổ sung điều lệ đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.\n3. Quy định việc quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, bao gồm: phương thức xác định vốn điều lệ; huy động vốn; đầu tư, xây dựng, mua, bán, quản lý, sử dụng tài sản cố định; quản lý nợ phải thu, nợ phải trả; đầu tư, chuyển nhượng vốn ra ngoài doanh nghiệp; phân phối lợi nhuận sau thuế, trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp; bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp; thẩm quyền ban hành quy chế tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.\n4. Quy định tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ được giao, kết quả hoạt động, hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh, doanh đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên; quy định việc giám sát, kiểm tra hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp; quy định việc công khai thông tin về hoạt động của doanh nghiệp.\n5. Quy định về chế độ tuyển dụng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật của người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước.\n6. Quy định về chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng và quyền lợi khác của người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước.\n7. Quy định quy chế hoạt động của Kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.\n8. Quy định chế độ tuyển dụng, tiền lương, tiền thưởng và các quyền lợi khác của người lao động tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quy định của pháp luật về lao động.\n9. Báo cáo Quốc hội tại kỳ họp cuối năm về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp của năm trước trong phạm vi toàn quốc." ]
Để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình cần đáp ứng các điều kiện nào?
[ "\"Điều 48. Chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình\n...\n2. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình:\na) Hạng I: Đã làm chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế phần việc thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc ít nhất 02 công trình từ cấp II trở lên.\nb) Hạng II: Đã làm chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế phần việc thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc ít nhất 02 công trình từ cấp III trở lên hoặc đã tham gia thiết kế, thẩm tra thiết kế phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 03 công trình từ cấp II trở lên cùng loại với công trình đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.\nc) Hạng III: Đã tham gia thiết kế, thẩm tra thiết kế phần việc thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 03 công trình từ cấp III trở lên hoặc 05 công trình từ cấp IV trở lên cùng loại với công trình đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.\"" ]
[ "Điều 1. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ một số điều của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng (sau đây viết tắt là Nghị định số 59/2015/NĐ-CP) và một số khoản tại Điều 1 của Nghị định số 42/2017/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng (sau đây viết tắt là Nghị định số 42/2017/NĐ-CP) như sau:\n1. Sửa đổi, bổ sung khoản 7, khoản 15, khoản 16, khoản 17, khoản 18, khoản 19, khoản 20 Điều 2 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “7. Giám đốc quản lý dự án là chức danh của cá nhân được Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực, người đại diện theo pháp luật của tổ chức tư vấn quản lý dự án, người đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư (trường hợp chủ đầu tư tự thực hiện quản lý dự án) giao nhiệm vụ quản lý, điều phối thực hiện quản lý dự án đối với dự án đầu tư xây dựng công trình cụ thể. 1. Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng (sau đây gọi tắt là chứng chỉ hành nghề) được cấp cho cá nhân là công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài hoạt động xây dựng hợp pháp tại Việt Nam để đảm nhận các chức danh hoặc hành nghề độc lập quy định tại khoản 3 Điều 148 Luật xây dựng năm 2014. 1. Chứng chỉ hành nghề được cấp cho cá nhân thuộc một trong các trường hợp sau đây: 1. Thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề: 1. Có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; có giấy phép cư trú hoặc giấy phép lao động tại Việt Nam đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài. 1. Các lĩnh vực cấp chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng gồm: 1. Cá nhân được xét cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng như sau: 1. Các lĩnh vực cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình gồm: 1. Các lĩnh vực cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng gồm: 1. Cá nhân đảm nhận chức danh chủ trì kiểm định chất lượng, xác định nguyên nhân hư hỏng, thời hạn sử dụng của bộ phận công trình, công trình xây dựng; chủ trì kiểm định để xác định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng như sau: 1. Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng được chủ trì thực hiện các công việc về quản lý chi phí đầu tư xây dựng gồm: 1. Cá nhân đảm nhận chức danh chỉ huy trưởng công trường phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng như sau: 1. Cá nhân đảm nhận chức danh giám đốc quản lý dự án phải có chứng chỉ hành nghề quản lý dự án phù hợp với loại và quy mô dự án theo quy định tại Điều này. 1. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề lần đầu, nâng hạng chứng chỉ hành nghề bao gồm: 1. Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề có trách nhiệm tổ chức sát hạch cho cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề. Trường hợp cá nhân có nhu cầu đăng ký sát hạch trước khi nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề thì gửi tờ khai đăng ký sát hạch theo mẫu tại Phụ lục II Nghị định này đến cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề. 1. Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề thành lập hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề để đánh giá cấp chứng chỉ hành nghề. 1. Đối với trường hợp cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng: 1. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp được công nhận đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề khi đáp ứng các yêu cầu sau: 1. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp bị thu hồi quyết định công nhận đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: 1. Tổ chức phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định khi tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực sau đây: 1. Chứng chỉ năng lực được cấp cho tổ chức thuộc một trong các trường hợp sau: 1. Thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực: 1. Hồ sơ cấp chứng chỉ năng lực lần đầu, điều chỉnh hạng chứng chỉ năng lực bao gồm: 1. Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực thành lập hội đồng xét cấp chứng chỉ năng lực để đánh giá cấp chứng chỉ năng lực. 1. Đối với trường hợp cấp chứng chỉ năng lực: 1. Tổ chức tham gia hoạt động khảo sát xây dựng phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này. 1. Tổ chức lập quy hoạch xây dựng phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng năng lực như sau: 1. Tổ chức tham gia hoạt động thiết kế xây dựng công trình phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng năng lực như sau: 1. Tổ chức tham gia hoạt động tư vấn quản lý dự án phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng năng lực như sau: 1. Giám đốc quản lý dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực quy định tại khoản 2 Điều 54 Nghị định này; 1. Tổ chức tham gia hoạt động thi công xây dựng công trình phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng năng lực như sau: 1. Tổ chức tham gia hoạt động giám sát thi công xây dựng phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng năng lực như sau: 1. Tổ chức tham gia hoạt động kiểm định chất lượng, xác định nguyên nhân hư hỏng, thời hạn sử dụng của bộ phận công trình, công trình xây dựng, kiểm định để xác định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng năng lực như sau: 1. Tổ chức tham gia hoạt động quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng năng lực như sau: 1. Thông tin năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng đã được cấp chứng chỉ phải được đăng tải công khai trên trang thông tin điện tử do cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ quản lý và tích hợp trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng. 1. Nhà thầu nước ngoài được cấp giấy phép hoạt động xây dựng khi đáp ứng các điều kiện sau: 1. Nhà thầu nước ngoài bị thu hồi giấy phép hoạt động xây dựng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: 1. Nhà thầu nước ngoài có các quyền sau:\na) Cấp chứng chỉ hành nghề lần đầu, nâng hạng chứng chỉ hành nghề; a) Cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề hạng I. a) Khảo sát địa hình; a) Hạng I: Đã làm chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế bộ môn chuyên ngành ít nhất 01 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc 02 đồ án quy hoạch xây dựng (trong đó ít nhất 01 đồ án là quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện hoặc quy hoạch chung) thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. a) Thiết kế kiến trúc công trình; a) Giám sát công tác xây dựng bao gồm: - Giám sát công tác xây dựng công trình dân dụng - công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật; - Giám sát công tác xây dựng công trình giao thông; - Giám sát công tác xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn. a) Hạng I: Đã có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I hoặc đã làm chủ trì kiểm định xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp I hoặc 02 công trình từ cấp II cùng loại trở lên. a) Xác định, thẩm tra tổng mức đầu tư xây dựng; phân tích rủi ro và đánh giá hiệu quả đầu tư của dự án; a) Hạng I: Có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng I hoặc đã làm chỉ huy trưởng công trường ít nhất 01 công trình từ cấp I hoặc 02 công trình từ cấp II cùng loại trở lên. a) Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo mẫu tại Phụ lục I Nghị định này kèm theo 02 ảnh màu cỡ 4 x 6 cm có nền màu trắng chân dung của người đề nghị được chụp trong thời gian không quá 06 tháng; a) Cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định tại Điều 55 Nghị định này qua mạng trực tuyến hoặc qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề. a) Có lĩnh vực hoạt động liên quan đến hoạt động xây dựng, có phạm vi hoạt động trên cả nước; a) Không còn đáp ứng được một trong các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 56c Nghị định này. a) Khảo sát xây dựng, bao gồm: Khảo sát địa hình; khảo sát địa chất công trình. a) Cấp chứng chỉ năng lực lần đầu, điều chỉnh hạng chứng chỉ năng lực; a) Cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hạng I; a) Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực theo mẫu tại Phụ lục V Nghị định này; a) Tổ chức gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực theo quy định tại Điều 58b Nghị định này qua mạng trực tuyến hoặc qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực. a) Hạng I: - Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm đồ án quy hoạch, chủ trì các bộ môn kiến trúc - quy hoạch, kinh tế đô thị và các chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật khác của đồ án quy hoạch có chứng chỉ hành nghề hạng I phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận; - Đã thực hiện lập ít nhất 01 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc 02 đồ án quy hoạch xây dựng (trong đó ít nhất 01 đồ án là quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện hoặc quy hoạch chung) thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. a) Hạng I: - Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì các bộ môn thiết kế có chứng chỉ hành nghề hạng I phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận; - Cá nhân tham gia thực hiện thiết kế có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực, loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực; - Đã thực hiện thiết kế, thẩm tra thiết kế ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên cùng loại. a) Hạng I: - Cá nhân đảm nhận chức danh giám đốc quản lý dự án có chứng chỉ hành nghề quản lý dự án hạng I phù hợp với loại dự án đăng ký cấp chứng chỉ năng lực; - Cá nhân phụ trách các lĩnh vực chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề hạng I phù hợp với công việc đảm nhận; - Cá nhân tham gia thực hiện quản lý dự án có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công việc đảm nhận và loại dự án đăng ký cấp chứng chỉ năng lực; - Đã thực hiện quản lý dự án ít nhất 01 dự án nhóm A hoặc 02 dự án từ nhóm B cùng loại trở lên. a) Hạng I: - Cá nhân đảm nhận chức danh chỉ huy trưởng công trường phải đủ điều kiện là chỉ huy trưởng công trường hạng I phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận; - Cá nhân phụ trách thi công lĩnh vực chuyên môn có trình độ đại học hoặc cao đẳng nghề phù hợp với công việc đảm nhận và thời gian công tác ít nhất 03 năm đối với trình độ đại học, 05 năm đối với trình độ cao đẳng nghề; - Công nhân kỹ thuật thực hiện các công việc có văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với nội dung đăng ký cấp chứng chỉ năng lực; - Có khả năng huy động đủ số lượng máy móc, thiết bị chủ yếu đáp ứng yêu cầu thi công xây dựng các công trình phù hợp với công việc tham gia đảm nhận; - Đã trực tiếp thi công công việc thuộc hạng mục công trình chính liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ của ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên cùng loại. a) Hạng I: - Cá nhân đảm nhận chức danh giám sát trưởng có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng I, giám sát viên có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng phù hợp với loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực; - Đã giám sát thi công xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp I hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên cùng loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực. a) Hạng I: - Cá nhân đảm nhận chủ trì thực hiện kiểm định xây dựng phải đáp ứng điều kiện hành nghề kiểm định xây dựng hạng I phù hợp; - Cá nhân tham gia thực hiện kiểm định xây dựng phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công tác kiểm định xây dựng; - Đã thực hiện kiểm định xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp I hoặc 02 công trình từ cấp II cùng loại trở lên. a) Hạng I: - Cá nhân chủ trì thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng hạng I; - Cá nhân tham gia thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng; - Đã thực hiện quản lý chi phí của ít nhất 01 dự án từ nhóm A hoặc 02 dự án từ nhóm B trở lên. a) Đã có quyết định trúng thầu hoặc được chọn thầu của chủ đầu tư; a) Không khắc phục các vi phạm sau khi đã có văn bản yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước liên quan từ 02 lần trở lên. a) Yêu cầu các cơ quan có chức năng hướng dẫn việc lập hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động xây dựng và các vấn đề khác liên quan đến hoạt động của nhà thầu theo quy định của Nghị định này;\nb) Điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ hành nghề; b) Sở Xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề hạng II, hạng III. b) Khảo sát địa chất công trình. b) Hạng II: Đã làm chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế bộ môn chuyên ngành ít nhất 01 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt hoặc 02 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt. b) Thiết kế kết cấu công trình dân dụng - công nghiệp; b) Giám sát công tác lắp đặt thiết bị vào công trình. b) Hạng II: Đã có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng II hoặc đã làm chủ trì kiểm định xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp II hoặc 02 công trình từ cấp III cùng loại trở lên. b) Xác định chỉ tiêu suất vốn đầu tư, định mức xây dựng, giá xây dựng công trình, chỉ số giá xây dựng; b) Hạng II: Có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng II hoặc đã làm chỉ huy trưởng công trường ít nhất 01 công trình từ cấp II hoặc 02 công trình từ cấp III cùng loại trở lên. b) Văn bằng do cơ sở đào tạo hợp pháp cấp phù hợp với loại, hạng chứng chỉ đề nghị cấp. Đối với văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp, phải là bản được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định và phải có bản dịch sang tiếng Việt được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam; b) Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong thời hạn 20 ngày đối với trường hợp cấp chứng chỉ hành nghề lần đầu, xét nâng hạng, điều chỉnh, bổ sung chứng chỉ hành nghề; 10 ngày đối với trường hợp cấp lại chứng chỉ hành nghề; 25 ngày đối với trường hợp chuyển đổi chứng chỉ hành nghề. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề phải thông báo một lần bằng văn bản tới cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị. b) Đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hội và phê duyệt điều lệ hội; b) Cấp chứng chỉ hành nghề các lĩnh vực hoạt động xây dựng không thuộc phạm vi được công nhận. b) Lập quy hoạch xây dựng. b) Điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ năng lực; b) Sở Xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hạng II, hạng III. b) Quyết định thành lập tổ chức trong trường hợp có quyết định thành lập; b) Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực có trách nhiệm cấp chứng chỉ năng lực trong thời hạn 20 ngày đối với trường hợp cấp chứng chỉ năng lực lần đầu, điều chỉnh hạng, điều chỉnh, bổ sung chứng chỉ năng lực; 10 ngày đối với trường hợp cấp lại chứng chỉ năng lực. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực phải thông báo một lần bằng văn bản tới tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị. b) Hạng II: - Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm đồ án quy hoạch, chủ trì các bộ môn kiến trúc - quy hoạch, kinh tế đô thị và các chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật khác của đồ án quy hoạch có chứng chỉ hành nghề từ hạng II trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận; - Đã thực hiện lập ít nhất 01 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt hoặc 02 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt. b) Hạng II: - Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì các bộ môn thiết kế có chứng chỉ hành nghề từ hạng II trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận; - Cá nhân tham gia thực hiện thiết kế có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực, loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực; - Đã thực hiện thiết kế, thẩm tra thiết kế ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên cùng loại. b) Hạng II: - Cá nhân đảm nhận chức danh giám đốc quản lý dự án có chứng chỉ hành nghề quản lý dự án từ hạng II trở lên phù hợp với loại dự án đăng ký cấp chứng chỉ năng lực; - Cá nhân phụ trách các lĩnh vực chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề từ hạng II trở lên phù hợp với công việc đảm nhận; - Cá nhân tham gia thực hiện quản lý dự án có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công việc đảm nhận và loại dự án đăng ký cấp chứng chỉ năng lực; - Đã thực hiện quản lý dự án ít nhất 01 dự án từ nhóm B trở lên hoặc 02 dự án từ nhóm C cùng loại trở lên. b) Hạng II: - Cá nhân đảm nhận chức danh chỉ huy trưởng công trường phải đủ điều kiện là chỉ huy trưởng công trường từ hạng II trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận; - Cá nhân phụ trách thi công lĩnh vực chuyên môn có trình độ đại học hoặc cao đẳng nghề phù hợp với công việc đảm nhận và thời gian công tác ít nhất 01 năm đối với trình độ đại học, 03 năm đối với trình độ cao đẳng nghề; - Công nhân kỹ thuật thực hiện các công việc thi công có văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với nội dung đăng ký cấp chứng chỉ năng lực; - Có khả năng huy động đủ số lượng máy móc, thiết bị chủ yếu đáp ứng yêu cầu thi công xây dựng các công trình phù hợp với công việc tham gia đảm nhận; - Đã trực tiếp thi công công việc thuộc hạng mục công trình chính liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ của ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên cùng loại. b) Hạng II: - Cá nhân đảm nhận chức danh giám sát trưởng có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng từ hạng II trở lên, giám sát viên có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng phù hợp với loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực; - Đã giám sát thi công xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp II hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên cùng loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực. b) Hạng II: - Cá nhân chủ trì thực hiện kiểm định xây dựng phải đáp ứng điều kiện hành nghề kiểm định xây dựng từ hạng II trở lên phù hợp; - Cá nhân tham gia thực hiện kiểm định xây dựng phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công tác kiểm định xây dựng; - Đã thực hiện kiểm định xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp II hoặc 02 công trình từ cấp III cùng loại trở lên. b) Hạng II: - Cá nhân chủ trì thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng từ hạng II trở lên; - Cá nhân tham gia thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng; - Đã thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng của ít nhất 01 dự án từ nhóm B trở lên hoặc 02 dự án từ nhóm C hoặc 03 dự án có yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật trở lên. b) Có đủ điều kiện năng lực phù hợp với công việc nhận thầu theo quy định của pháp luật về xây dựng. b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính đối với công việc thuộc giấy phép hoạt động xây dựng được cấp từ lần thứ 02 trở lên. b) Khiếu nại, tố cáo những hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân thực hiện các công việc theo quy định của Nghị định này;\nc) Cấp lại chứng chỉ hành nghề do chứng chỉ hành nghề cũ bị mất hoặc hư hỏng hoặc hết thời hạn hiệu lực; c) Tổ chức xã hội - nghề nghiệp quy định tại Điều 56c Nghị định này cấp chứng chỉ hành nghề hạng II, hạng III cho cá nhân là hội viên, thành viên của mình. c) Hạng III: Đã tham gia thiết kế bộ môn chuyên ngành ít nhất trong 01 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt hoặc 02 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt. c) Thiết kế cơ - điện công trình; c) Hạng III: Đã có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng III hoặc đã tham gia kiểm định xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp III trở lên hoặc 02 công trình từ cấp IV cùng loại trở lên. c) Đo bóc khối lượng; c) Hạng III: Có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng III hoặc đã trực tiếp tham gia thi công xây dựng ít nhất 01 công trình từ cấp III hoặc 02 công trình từ cấp IV cùng loại trở lên. c) Chứng chỉ hành nghề đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trong trường hợp đề nghị nâng hạng chứng chỉ hành nghề. c) Đáp ứng đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ tổ chức sát hạch. c) Cấp chứng chỉ hành nghề không đúng thẩm quyền. c) Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình, bao gồm: Thiết kế kiến trúc công trình; thiết kế kết cấu công trình dân dụng - công nghiệp; thiết kế cơ - điện công trình; thiết kế cấp - thoát nước công trình; thiết kế xây dựng công trình giao thông; thiết kế xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn; thiết kế xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật. c) Cấp lại chứng chỉ năng lực do chứng chỉ năng lực cũ bị mất hoặc hư hỏng hoặc hết thời hạn hiệu lực. c) Quyết định công nhận phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng của tổ chức hoặc hợp đồng nguyên tắc về việc liên kết thực hiện công việc thí nghiệm phục vụ khảo sát xây dựng với phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng được công nhận (đối với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực khảo sát xây dựng); c) Hạng III: Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm, chủ trì các bộ môn kiến trúc - quy hoạch, kinh tế đô thị và các chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật khác của đồ án quy hoạch có chứng chỉ hành nghề từ hạng III trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận. c) Hạng III: - Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì các bộ môn thiết kế có chứng chỉ hành nghề từ hạng III trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận; - Cá nhân tham gia thực hiện thiết kế có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực, loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực. c) Hạng III: - Cá nhân đảm nhận chức danh giám đốc quản lý dự án có chứng chỉ hành nghề quản lý dự án từ hạng III trở lên phù hợp với loại dự án đăng ký cấp chứng chỉ năng lực; - Cá nhân phụ trách các lĩnh vực chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề từ hạng III trở lên phù hợp với công việc đảm nhận; - Cá nhân tham gia thực hiện quản lý dự án có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công việc đảm nhận và loại dự án đăng ký cấp chứng chỉ năng lực. c) Hạng III: - Cá nhân đảm nhận chức danh chỉ huy trưởng công trường phải đủ điều kiện là chỉ huy trưởng công trường từ hạng III trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận; - Cá nhân phụ trách thi công lĩnh vực chuyên môn có trình độ đại học hoặc cao đẳng nghề phù hợp với công việc đảm nhận; - Công nhân kỹ thuật phụ trách các công việc thi công có văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với nội dung đăng ký cấp chứng chỉ năng lực; - Có khả năng huy động đủ số lượng máy móc, thiết bị chủ yếu đáp ứng yêu cầu thi công xây dựng công trình phù hợp với công việc tham gia đảm nhận. c) Hạng III: Cá nhân đảm nhận chức danh giám sát trưởng có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng từ hạng III trở lên, giám sát viên có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng phù hợp với loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực. c) Hạng III: - Cá nhân chủ trì thực hiện kiểm định xây dựng phải đáp ứng điều kiện hành nghề kiểm định xây dựng hạng III phù hợp; - Cá nhân tham gia thực hiện kiểm định xây dựng phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công tác kiểm định xây dựng. c) Hạng III: - Cá nhân chủ trì thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng từ hạng III trở lên; - Cá nhân tham gia thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng. c) Được bảo vệ quyền lợi hợp pháp trong kinh doanh tại Việt Nam theo giấy phép hoạt động xây dựng được cấp.\nd) Chuyển đổi chứng chỉ hành nghề đối với cá nhân thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 44 Nghị định này. d) Thiết kế cấp - thoát nước công trình; d) Xác định, thẩm tra dự toán xây dựng; d) Các quyết định phân công công việc (giao nhiệm vụ) của tổ chức cho cá nhân hoặc văn bản xác nhận của đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư về các công việc tiêu biểu mà cá nhân đã hoàn thành theo nội dung kê khai. Người ký xác nhận phải chịu trách nhiệm về sự trung thực của nội dung xác nhận. Trường hợp cá nhân hành nghề độc lập thì phải có hợp đồng và biên bản nghiệm thu các công việc thực hiện tiêu biểu đã kê khai. d) Cấp chứng chỉ hành nghề cho cá nhân không đáp ứng yêu cầu về điều kiện năng lực theo quy định. d) Quản lý dự án đầu tư xây dựng. d) Chứng chỉ hành nghề hoặc kê khai mã số chứng chỉ hành nghề trong trường hợp chứng chỉ hành nghề được cấp theo quy định của Luật Xây dựng năm 2014 của các chức danh yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề; các văn bằng được đào tạo của cá nhân tham gia thực hiện công việc;\nđ) Thiết kế xây dựng công trình giao thông; thiết kế xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn; thiết kế xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật. đ) Xác định giá gói thầu, giá hợp đồng trong hoạt động xây dựng; đ) Giấy tờ hợp pháp về cư trú hoặc giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với trường hợp cá nhân là người nước ngoài. đ) Thi công xây dựng công trình. đ) Chứng chỉ năng lực đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trong trường hợp đề nghị điều chỉnh hạng chứng chỉ năng lực;\ne) Kiểm soát chi phí xây dựng công trình; e) Kết quả sát hạch đạt yêu cầu trong trường hợp đã sát hạch trước ngày nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề. e) Giám sát thi công xây dựng công trình. e) Văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ phù hợp của công nhân kỹ thuật (đối với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực thi công xây dựng);\ng) Lập, thẩm tra hồ sơ thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng, quy đổi vốn đầu tư công trình xây dựng sau khi hoàn thành được nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng. g) Các tài liệu theo quy định tại điểm b, c, d và đ khoản này phải là bản sao có chứng thực hoặc tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu. g) Kiểm định xây dựng. g) Hợp đồng và biên bản nghiệm thu hoàn thành các công việc tiêu biểu đã thực hiện theo nội dung kê khai.\nh) Quản lý chi phí đầu tư xây dựng. h) Các tài liệu theo quy định tại điểm b, c, d, đ, e, g khoản này phải là bản sao có chứng thực hoặc tệp tin chứa ảnh chụp màu từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu.\n15. Chủ trì là chức danh của cá nhân được tổ chức giao nhiệm vụ thực hiện công việc chuyên môn thuộc một đồ án quy hoạch, dự án hoặc công trình cụ thể, bao gồm: Chủ trì thiết kế các bộ môn của đồ án quy hoạch xây dựng; chủ trì thiết kế các bộ môn của thiết kế xây dựng; chủ trì kiểm định xây dựng; chủ trì thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng. 15. Sửa đổi, bổ sung Điều 56 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 56. Sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng\n16. Chủ nhiệm là chức danh của cá nhân được tổ chức giao nhiệm vụ quản lý, điều phối thực hiện toàn bộ công việc chuyên môn thuộc một đồ án quy hoạch, dự án hoặc công trình cụ thể, bao gồm: Chủ nhiệm thiết kế quy hoạch xây dựng; chủ nhiệm khảo sát xây dựng; chủ nhiệm thiết kế xây dựng. 16. Bổ sung Điều 56a Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 56a. Hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng\n17. Giám sát trưởng là chức danh của cá nhân được tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình giao nhiệm vụ quản lý, điều hành hoạt động giám sát thi công xây dựng đối với một dự án hoặc công trình cụ thể. 17. Bổ sung Điều 56b Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 56b. Trình tự cấp, thu hồi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng\n18. Chỉ huy trưởng là chức danh của cá nhân được tổ chức thi công xây dựng giao nhiệm vụ quản lý, điều hành hoạt động thi công xây dựng đối với một dự án hoặc công trình cụ thể. 18. Bổ sung Điều 56c Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 56c. Công nhận tổ chức xã hội - nghề nghiệp đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng\n19. Mã số chứng chỉ hành nghề: Là dãy số có 08 chữ số dùng để quản lý chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân. Mỗi cá nhân tham gia hoạt động xây dựng khi đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề lần đầu theo quy định của Nghị định này được cấp một Mã số chứng chỉ hành nghề. Mã số chứng chỉ hành nghề không thay đổi khi cá nhân đề nghị cấp lại hoặc điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ hành nghề đã được cấp. 19. Bổ sung Điều 56d Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 56d. Thu hồi Quyết định công nhận tổ chức xã hội - nghề nghiệp đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng\n20. Mã số chứng chỉ năng lực: Là dãy số có 08 chữ số dùng để quản lý chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức. Mỗi tổ chức tham gia hoạt động xây dựng khi đề nghị cấp chứng chỉ năng lực lần đầu theo quy định của Nghị định này được cấp một Mã số chứng chỉ năng lực. Mã số chứng chỉ năng lực không thay đổi khi tổ chức đề nghị cấp lại hoặc điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ năng lực đã được cấp.”. 20. Sửa đổi, bổ sung khoản 19 Điều 1 Nghị định số 42/2017/NĐ-CP như sau: “Điều 57. Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng\n2. Sửa đổi, bổ sung Điều 44 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 44. Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng 2. Cá nhân người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã có chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp, nếu hành nghề hoạt động xây dựng ở Việt Nam dưới 06 tháng thì được công nhận hành nghề. Trường hợp cá nhân hành nghề hoạt động xây dựng ở Việt Nam từ 06 tháng trở lên, phải chuyển đổi chứng chỉ hành nghề tại cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định tại Điều 44b Nghị định này. 2. Chứng chỉ hành nghề của cá nhân bị thu hồi khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: 2. Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề là cơ quan có thẩm quyền thu hồi chứng chỉ hành nghề do mình cấp.”. 2. Có trình độ chuyên môn được đào tạo, thời gian và kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề như sau: 2. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng phù hợp với lĩnh vực khảo sát quy định tại khoản 1 Điều này như sau: 2. Phạm vi hoạt động 2. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình: 2. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng: 2. Phạm vi hoạt động: 2. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng: 2. Phạm vi hoạt động: 2. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề quản lý dự án: 2. Hồ sơ đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề bao gồm: 2. Việc sát hạch được tiến hành định kỳ hàng tháng hoặc đột xuất do thủ trưởng cơ quan cấp chứng chỉ hành nghề quyết định. 2. Cơ cấu và số lượng thành viên hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề do thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề quyết định. 2. Đối với trường hợp thu hồi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng 2. Hồ sơ đề nghị công nhận đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề: 2. Bộ Xây dựng thực hiện thu hồi quyết định công nhận tổ chức xã hội - nghề nghiệp đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề khi phát hiện hoặc có căn cứ xác định tổ chức xã hội - nghề nghiệp thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này. Việc xem xét, quyết định thu hồi quyết định công nhận tổ chức xã hội - nghề nghiệp đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề được thực hiện trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có đủ căn cứ thu hồi. Quyết định thu hồi được gửi cho tổ chức xã hội - nghề nghiệp và đăng tải trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng.”. 2. Tổ chức khi tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực quy định từ điểm a đến điểm e khoản 1 Điều này phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng (sau đây gọi tắt là chứng chỉ năng lực). 2. Chứng chỉ năng lực bị thu hồi khi thuộc một trong các trường hợp sau: 2. Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực là cơ quan có thẩm quyền thu hồi chứng chỉ năng lực do mình cấp.”. 2. Hồ sơ đề nghị cấp lại chứng chỉ năng lực bao gồm: 2. Cơ cấu và số lượng thành viên hội đồng xét cấp chứng chỉ năng lực do thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực quyết định. 2. Đối với trường hợp thu hồi chứng chỉ năng lực: 2. Điều kiện chung: 2. Phạm vi hoạt động: 2. Phạm vi hoạt động: 2. Phạm vi hoạt động: 2. Cá nhân phụ trách các lĩnh vực chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp với quy mô dự án, cấp công trình và công việc đảm nhận.”. 2. Phạm vi hoạt động: 2. Phạm vi hoạt động: 2. Phạm vi hoạt động: 2. Phạm vi hoạt động: 2. Trình tự thực hiện đăng tải thông tin năng lực hoạt động xây dựng: Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ có trách nhiệm đăng tải thông tin về năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, cá nhân lên trang thông tin điện tử do mình quản lý, đồng thời gửi thông tin đến cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng để tích hợp trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng. Thời gian thực hiện đăng tải thông tin năng lực hoạt động xây dựng không quá 05 ngày kể từ ngày cấp chứng chỉ. Thời gian thực hiện tích hợp thông tin trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng không quá 03 ngày kể từ ngày nhận được thông tin của cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ.”. 2. Nhà thầu nước ngoài phải liên danh với nhà thầu Việt Nam hoặc sử dụng nhà thầu phụ Việt Nam, trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ công việc nào của gói thầu. Khi liên danh hoặc sử dụng nhà thầu Việt Nam phải phân định rõ nội dung, khối lượng và giá trị phần công việc do nhà thầu Việt Nam trong liên danh; nhà thầu phụ Việt Nam thực hiện. 2. Khi phát hiện hoặc có căn cứ xác định nhà thầu nước ngoài vi phạm một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động xây dựng thực hiện việc thu hồi giấy phép hoạt động xây dựng do mình cấp. Việc xem xét, quyết định thu hồi giấy phép hoạt động xây dựng được thực hiện trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có đủ căn cứ thu hồi giấy phép hoạt động xây dựng. Quyết định thu hồi giấy phép hoạt động xây dựng được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động xây dựng gửi cho nhà thầu nước ngoài bị thu hồi giấy phép hoạt động xây dựng và đăng tải trên trang thông tin điện tử của mình, đồng thời gửi thông tin để tích hợp trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng.”. 2. Nhà thầu nước ngoài có các nghĩa vụ sau:\na) Cá nhân không còn đáp ứng điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 45 Nghị định này; a) Hạng I: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 07 năm trở lên; a) Hạng I: Đã làm chủ nhiệm khảo sát xây dựng thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ ít nhất 01 dự án từ nhóm A hoặc 02 dự án từ nhóm B trở lên hoặc ít nhất 02 công trình từ cấp I trở lên hoặc 03 công trình từ cấp II trở lên. a) Hạng I: Được làm chủ nhiệm đồ án, chủ trì thiết kế bộ môn chuyên ngành của tất cả các đồ án quy hoạch xây dựng. a) Hạng I: Đã làm chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế phần việc thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc ít nhất 02 công trình từ cấp II trở lên. a) Hạng I: Đã làm giám sát trưởng hoặc chỉ huy trưởng công trường hoặc chủ trì thiết kế xây dựng phần việc thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên cùng loại với công trình đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề. a) Hạng I: Được làm chủ trì kiểm định xây dựng tất cả các công trình cùng loại. a) Hạng I: Đã chủ trì thực hiện một trong các công việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng của ít nhất 01 dự án từ nhóm A hoặc 02 dự án từ nhóm B trở lên hoặc 01 công trình từ cấp I hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên. a) Hạng I: Được làm chỉ huy trưởng công trường đối với tất cả các công trình cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hoặc cùng loại với công trình đã làm chỉ huy trưởng công trường. a) Hạng I: Đã làm giám đốc quản lý dự án của ít nhất 01 dự án từ nhóm A hoặc 02 dự án từ nhóm B cùng loại trở lên; hoặc có một trong ba loại chứng chỉ hành nghề (thiết kế xây dựng hạng I; giám sát thi công xây dựng hạng I; định giá xây dựng hạng I) và đã tham gia quản lý dự án của ít nhất 01 dự án từ nhóm A hoặc 02 dự án từ nhóm B cùng loại trở lên. a) Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo mẫu tại Phụ lục I Nghị định này kèm theo 02 ảnh màu cỡ 4 x 6 cm có nền màu trắng chân dung của người đề nghị được chụp trong thời gian không quá 06 tháng; a) Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được kết luận thanh tra, kiểm tra, trong đó có kiến nghị thu hồi chứng chỉ hành nghề hoặc khi phát hiện hoặc có căn cứ xác định một trong các trường hợp thu hồi chứng chỉ hành nghề quy định tại khoản 2 Điều 44a Nghị định này, cơ quan có thẩm quyền thu hồi chứng chỉ hành nghề ban hành quyết định thu hồi chứng chỉ hành nghề; trường hợp không thu hồi thì phải có ý kiến bằng văn bản gửi cơ quan, tổ chức, cá nhân có kiến nghị thu hồi. a) Đơn đề nghị công nhận theo mẫu quy định tại Phụ lục IV Nghị định này; a) Tổ chức được cấp chứng chỉ năng lực chấm dứt hoạt động xây dựng, giải thể hoặc phá sản; a) Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực theo mẫu tại Phụ lục V Nghị định này; a) Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được kết luận thanh tra, kiểm tra, trong đó, có kiến nghị thu hồi chứng chỉ năng lực hoặc khi phát hiện hoặc có căn cứ xác định một trong các trường hợp thu hồi chứng chỉ năng lực quy định tại khoản 2 Điều 58 Nghị định này, cơ quan có thẩm quyền thu hồi chứng chỉ năng lực ban hành quyết định thu hồi chứng chỉ năng lực; trường hợp không thu hồi thì phải có ý kiến bằng văn bản gửi cơ quan, tổ chức, cá nhân có kiến nghị thu hồi. a) Có phòng thí nghiệm hoặc có văn bản thỏa thuận hoặc hợp đồng nguyên tắc về việc liên kết thực hiện công việc thí nghiệm với phòng thí nghiệm phục vụ khảo sát xây dựng được công nhận theo quy định; a) Hạng I: Được lập các loại đồ án quy hoạch xây dựng. a) Hạng I: Được thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng tất cả các cấp công trình cùng loại. a) Hạng I: Được quản lý các dự án cùng loại; a) Hạng I: Được thi công xây dựng tất cả các cấp công trình cùng loại; a) Hạng I: Được giám sát thi công xây dựng các công trình cùng loại được ghi trong chứng chỉ năng lực; a) Hạng I: Được thực hiện kiểm định xây dựng các công trình cùng loại; a) Hạng I: Được thực hiện các công việc liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng đối với tất cả các dự án. a) Lập Văn phòng điều hành tại nơi có dự án sau khi được cấp giấy phép hoạt động xây dựng; đăng ký địa chỉ, số điện thoại, số fax, e-mail, dấu, tài khoản, mã số thuế của Văn phòng điều hành. Đối với các hợp đồng thực hiện lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, nhà thầu nước ngoài có thể lập Văn phòng điều hành tại nơi đăng ký trụ sở của chủ đầu tư. Đối với hợp đồng thực hiện thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng công trình đi qua nhiều tỉnh, nhà thầu nước ngoài có thể lập Văn phòng điều hành tại một địa phương có công trình đi qua để thực hiện công việc;\nb) Giả mạo giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề; b) Hạng II: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 04 năm trở lên; b) Hạng II: Đã làm chủ nhiệm khảo sát xây dựng thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ ít nhất 01 dự án từ nhóm B trở lên hoặc 02 dự án từ nhóm C trở lên hoặc ít nhất 02 công trình từ cấp II trở lên hoặc 03 công trình từ cấp III trở lên. b) Hạng II: Được làm chủ nhiệm đồ án, chủ trì thiết kế bộ môn chuyên ngành của tất cả các đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện. b) Hạng II: Đã làm chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế phần việc thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc ít nhất 02 công trình từ cấp III trở lên hoặc đã tham gia thiết kế, thẩm tra thiết kế phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 03 công trình từ cấp II trở lên cùng loại với công trình đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề. b) Hạng II: Đã làm giám sát trưởng hoặc chỉ huy trưởng công trường hoặc chủ trì thiết kế xây dựng phần việc thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên cùng loại với công trình đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề. b) Hạng II: Được làm chủ trì kiểm định xây dựng công trình từ cấp II trở xuống cùng loại. b) Hạng II: Đã chủ trì thực hiện một trong các công việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng của ít nhất 01 dự án từ nhóm B hoặc 02 dự án từ nhóm C trở lên hoặc 01 công trình từ cấp II hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên. b) Hạng II: Được làm chỉ huy trưởng công trường đối với công trình từ cấp II trở xuống cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hoặc cùng loại với công trình đã làm chỉ huy trưởng công trường. b) Hạng II: Đã làm giám đốc quản lý dự án của 01 dự án từ nhóm B hoặc 02 dự án từ nhóm C cùng loại trở lên hoặc có một trong ba loại chứng chỉ hành nghề (thiết kế xây dựng hạng II; giám sát thi công xây dựng hạng II; định giá xây dựng hạng II) và đã tham gia quản lý dự án của ít nhất 01 dự án từ nhóm B hoặc 02 dự án từ nhóm C hoặc 03 dự án có yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật cùng loại trở lên. b) Bản sao có chứng thực hoặc tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu chứng chỉ hành nghề đã được cấp, trường hợp bị mất chứng chỉ hành nghề thì phải có cam kết của người đề nghị cấp lại. b) Cơ quan có thẩm quyền thu hồi chứng chỉ hành nghề có trách nhiệm gửi quyết định thu hồi chứng chỉ cho cá nhân bị thu hồi và đăng tải trên trang thông tin điện tử của mình; đồng thời gửi thông tin để tích hợp trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày ban hành quyết định. b) Bản sao có chứng thực hoặc tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hội và phê duyệt điều lệ hội; b) Không còn đáp ứng đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng theo quy định; b) Bản sao có chứng thực hoặc tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu chứng chỉ năng lực đã được cấp, trường hợp bị mất chứng chỉ năng lực thì phải có cam kết của tổ chức đề nghị cấp lại. b) Cơ quan có thẩm quyền thu hồi chứng chỉ năng lực có trách nhiệm gửi quyết định thu hồi chứng chỉ năng lực cho tổ chức bị thu hồi và đăng tải trên trang thông tin điện tử của mình; đồng thời gửi thông tin để tích hợp trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày ban hành quyết định. b) Có máy móc, thiết bị hoặc có khả năng huy động máy móc, thiết bị phục vụ công việc khảo sát của lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực. b) Hạng II: Được lập các đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện. b) Hạng II: Được thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng các công trình cùng loại từ cấp II trở xuống. b) Hạng II: Được quản lý dự án cùng loại từ nhóm B trở xuống; b) Hạng II: Được thi công xây dựng công trình từ cấp II trở xuống cùng loại; b) Hạng II: Được giám sát thi công xây dựng các công trình từ cấp II trở xuống cùng loại được ghi trong chứng chỉ năng lực; b) Hạng II: Được thực hiện kiểm định xây dựng các công trình từ cấp II trở xuống cùng loại; b) Hạng II: Được thực hiện các công việc liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng đối với dự án từ nhóm B trở xuống. b) Đăng ký, hủy mẫu con dấu, nộp lại con dấu khi kết thúc hợp đồng theo quy định của pháp luật. Nhà thầu nước ngoài chỉ sử dụng con dấu này trong công việc phục vụ thực hiện hợp đồng tại Việt Nam theo quy định tại giấy phép hoạt động xây dựng;\nc) Cho thuê, cho mượn, thuê, mượn hoặc cho người khác sử dụng chứng chỉ hành nghề; c) Hạng III: Có trình độ chuyên môn phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 02 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ đại học; từ 03 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp. c) Hạng III: Đã tham gia khảo sát xây dựng thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ ít nhất 02 dự án từ nhóm c hoặc 02 dự án có yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật trở lên hoặc ít nhất 02 công trình từ cấp III trở lên hoặc 03 công trình từ cấp IV trở lên. c) Hạng III: Được làm chủ nhiệm đồ án, chủ trì thiết kế bộ môn chuyên ngành các đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp huyện.”. c) Hạng III: Đã tham gia thiết kế, thẩm tra thiết kế phần việc thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 03 công trình từ cấp III trở lên hoặc 05 công trình từ cấp IV trở lên cùng loại với công trình đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề. c) Hạng III: Đã tham gia giám sát thi công xây dựng hoặc tham gia thiết kế xây dựng hoặc thi công xây dựng phần việc thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp III trở lên hoặc 02 công trình từ cấp IV trở lên cùng loại với công trình đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề. c) Hạng III: Được làm chủ trì kiểm định xây dựng công trình cấp III, cấp IV cùng loại.”. c) Hạng III: Đã tham gia thực hiện một trong các công việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng của ít nhất 01 dự án từ nhóm C hoặc 02 dự án có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng trở lên hoặc 01 công trình từ cấp III trở lên hoặc 02 công trình từ cấp IV trở lên. c) Hạng III: Được làm chỉ huy trưởng công trường đối với công trình cấp III, cấp IV cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hoặc cùng loại với công trình đã tham gia thi công xây dựng.”. c) Hạng III: Đã tham gia quản lý dự án của ít nhất 01 dự án từ nhóm C cùng loại trở lên. c) Cá nhân bị thu hồi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng phải nộp lại bản gốc chứng chỉ hành nghề cho cơ quan ra quyết định thu hồi chứng chỉ trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi. c) Bản kê khai điều kiện cơ sở vật chất phục vụ sát hạch. c) Giả mạo giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ năng lực; c) Tổ chức bị thu hồi chứng chỉ năng lực phải nộp lại bản gốc chứng chỉ năng lực cho cơ quan ra quyết định thu hồi chứng chỉ trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi. c) Hạng III: Được lập các đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp huyện.”. c) Hạng III: Được thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng các công trình cùng loại từ cấp III trở xuống.”. c) Hạng III: Được quản lý dự án cùng loại nhóm C và dự án chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.”. c) Hạng III: Được thi công xây dựng công trình từ cấp III trở xuống cùng loại.”. c) Hạng III: Được giám sát thi công xây dựng các công trình từ cấp III trở xuống cùng loại được ghi trong chứng chỉ năng lực.”. c) Hạng III: Được thực hiện kiểm định xây dựng các công trình từ cấp III trở xuống cùng loại. c) Hạng III: Được thực hiện các công việc liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng đối với dự án nhóm C và dự án chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.”. c) Đăng ký và nộp thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam, thực hiện chế độ kế toán, mở tài khoản, thanh toán theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để phục vụ hoạt động kinh doanh theo hợp đồng;\nd) Sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung chứng chỉ hành nghề; d) Đối với trường hợp thu hồi chứng chỉ hành nghề bị ghi sai do lỗi của cơ quan cấp chứng chỉ hành nghề, cơ quan có thẩm quyền thu hồi chứng chỉ hành nghề có trách nhiệm cấp lại chứng chỉ hành nghề trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được chứng chỉ hành nghề bị thu hồi. d) Cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng chứng chỉ năng lực; d) Đối với trường hợp thu hồi chứng chỉ năng lực bị ghi sai do lỗi của cơ quan cấp chứng chỉ năng lực, cơ quan có thẩm quyền thu hồi chứng chỉ năng lực có trách nhiệm cấp lại chứng chỉ năng lực trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được chứng chỉ năng lực bị thu hồi. d) Thực hiện việc tuyển lao động, sử dụng lao động Việt Nam và lao động là người nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam về lao động; chỉ được phép đăng ký đưa vào Việt Nam những chuyên gia quản lý kinh tế, quản lý kỹ thuật và người có tay nghề cao mà Việt Nam không đủ khả năng đáp ứng;\nđ) Chứng chỉ hành nghề bị ghi sai do lỗi của cơ quan cấp chứng chỉ hành nghề; đ) Trường hợp cá nhân bị thu hồi chứng chỉ hành nghề không nộp lại chứng chỉ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền thu hồi ra quyết định tuyên hủy chứng chỉ hành nghề, gửi cho cá nhân bị tuyên hủy chứng chỉ và đăng tải trên trang thông tin điện tử của mình, đồng thời gửi thông tin để tích hợp trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng.”. đ) Sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung chứng chỉ năng lực; đ) Trường hợp tổ chức bị thu hồi chứng chỉ năng lực không nộp lại chứng chỉ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền thu hồi ra quyết định tuyên hủy chứng chỉ năng lực, gửi cho tổ chức bị tuyên hủy chứng chỉ và đăng tải trên trang thông tin điện tử của mình; đồng thời gửi thông tin để tích hợp trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng.”. đ) Thực hiện các thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu vật tư, máy móc, thiết bị liên quan đến hợp đồng nhận thầu tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam;\ne) Chứng chỉ hành nghề được cấp không đúng thẩm quyền; e) Chứng chỉ năng lực được cấp không đúng thẩm quyền; e) Thực hiện hợp đồng liên danh đã ký kết với nhà thầu Việt Nam hoặc sử dụng nhà thầu phụ Việt Nam đã được xác định trong hồ sồ đề nghị cấp giấy phép hoạt động xây dựng;\ng) Chứng chỉ hành nghề được cấp khi không đáp ứng yêu cầu về điều kiện năng lực theo quy định. g) Chứng chỉ năng lực bị ghi sai do lỗi của cơ quan cấp chứng chỉ năng lực; g) Mua bảo hiểm theo quy định của pháp luật Việt Nam đối với công việc của nhà thầu gồm: Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với nhà thầu tư vấn đầu tư xây dựng; bảo hiểm tài sản hàng hóa đối với nhà thầu mua sắm; các loại bảo hiểm đối với nhà thầu thi công xây dựng và các chế độ bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật Việt Nam;\nh) Chứng chỉ năng lực được cấp khi không đủ điều kiện năng lực theo quy định. h) Đăng kiểm chất lượng vật tư, thiết bị nhập khẩu cung cấp theo hợp đồng nhận thầu;\ni) Đăng kiểm an toàn thiết bị thi công xây dựng và phương tiện giao thông liên quan đến hoạt động kinh doanh của nhà thầu nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam;\nk) Tuân thủ các quy định về quy chuẩn, tiêu chuẩn, về quản lý chất lượng công trình xây dựng, an toàn lao động và bảo vệ môi trường cũng như các quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan;\nl) Thực hiện các chế độ báo cáo theo quy định trong giấy phép hoạt động xây dựng;\nm) Khi hoàn thành công trình, nhà thầu nước ngoài phải lập hồ sơ hoàn thành công trình; chịu trách nhiệm bảo hành; quyết toán vật tư, thiết bị nhập khẩu; xử lý vật tư, thiết bị còn dư trong hợp đồng thi công xây dựng công trình theo quy định về xuất nhập khẩu; tái xuất các vật tư, thiết bị thi công đã đăng ký theo chế độ tạm nhập - tái xuất; thanh lý hợp đồng; đồng thời thông báo tới các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan về việc kết thúc hợp đồng, chấm dứt sự hoạt động của văn phòng điều hành công trình.”.\n3. Cá nhân không có chứng chỉ hành nghề được tham gia các hoạt động xây dựng thuộc lĩnh vực phù hợp với chuyên ngành được đào tạo, phù hợp với quy định của Bộ luật Lao động và không được hành nghề độc lập, không được đảm nhận chức danh theo quy định của Luật xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề. 3. Bổ sung Điều 44a Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 44a. Cấp, thu hồi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng 3. Cá nhân đã bị thu hồi chứng chỉ hành nghề thuộc trường hợp quy định tại điểm b, c, d khoản 2 Điều này được đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề sau 12 tháng, kể từ ngày có quyết định thu hồi chứng chỉ hành nghề. Trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề được thực hiện như trường hợp cấp chứng chỉ hành nghề quy định tại điểm a khoản 1 Điều này. Cá nhân đã bị thu hồi chứng chỉ hành nghề thuộc trường hợp quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này được cấp lại chứng chỉ hành nghề theo trình tự, thủ tục quy định tại khoản 2 Điều 56b Nghị định này.”. 3. Đạt yêu cầu sát hạch đối với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.”. 3. Phạm vi hoạt động khảo sát xây dựng: 3. Phạm vi hoạt động: 3. Phạm vi hoạt động: 3. Phạm vi hoạt động: 3. Phạm vi hoạt động: 3. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ hành nghề bao gồm: 3. Nội dung sát hạch bao gồm phần câu hỏi về kinh nghiệm nghề nghiệp và phần câu hỏi về kiến thức pháp luật. Trường hợp cá nhân có chứng chỉ hành nghề cấp theo quy định của Luật Xây dựng năm 2003 còn thời hạn sử dụng thì khi tham dự sát hạch được miễn nội dung về kiến thức chuyên môn đối với lĩnh vực hành nghề ghi trên chứng chỉ. 3. Thành phần hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề do cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng thành lập bao gồm: 3. Trình tự, thực hiện thủ tục công nhận đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề: 3. Tổ chức tham gia hoạt động xây dựng quy định tại khoản 1 Điều này phải là doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp hoặc tổ chức có chức năng hoạt động xây dựng được thành lập theo quy định của pháp luật và đáp ứng các yêu cầu cụ thể đối với từng lĩnh vực hoạt động xây dựng theo quy định tại Nghị định này. 3. Tổ chức đã bị thu hồi chứng chỉ năng lực thuộc trường hợp quy định tại điểm c, d, đ khoản 2 Điều này được đề nghị cấp chứng chỉ năng lực sau 12 tháng, kể từ ngày có quyết định thu hồi chứng chỉ năng lực. Trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ năng lực như trường hợp cấp chứng chỉ năng lực quy định tại điểm a khoản 1 Điều này. Tổ chức đã bị thu hồi chứng chỉ năng lực thuộc trường hợp quy định tại điểm g khoản 2 Điều này được cấp lại chứng chỉ năng lực theo trình tự, thủ tục quy định tại khoản 2 Điều 58d Nghị định này.”. 3. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ năng lực bao gồm: 3. Thành phần hội đồng xét cấp chứng chỉ năng lực bao gồm: 3. Điều kiện đối với các hạng năng lực: 3. Tổ chức tham gia hoạt động kiểm định chất lượng vật liệu xây dựng, cấu kiện xây dựng, sản phẩm xây dựng phải đáp ứng các điều kiện sau: 3. Nhà thầu nước ngoài phải cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến hoạt động nhận thầu tại Việt Nam.”.\na) Hạng I: Được làm chủ nhiệm khảo sát xây dựng tất cả các nhóm dự án, các cấp công trình cùng lĩnh vực được ghi trong chứng chỉ hành nghề. a) Hạng I: Được làm chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế bộ môn chuyên ngành của tất cả các cấp công trình cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề. a) Hạng I: Được làm giám sát trưởng các công trình cùng loại được ghi trong chứng chỉ hành nghề; được làm giám sát viên thi công xây dựng tất cả các công trình cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề. a) Hạng I: Được chủ trì thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng không phân biệt loại, nhóm dự án và loại, cấp công trình xây dựng. a) Hạng I: Được làm giám đốc quản lý dự án tất cả các nhóm dự án tương ứng với loại dự án được ghi trong chứng chỉ hành nghề. a) Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo mẫu tại Phụ lục I Nghị định này kèm theo 02 ảnh màu cỡ 4 x 6 cm có nền màu trắng chân dung của người đề nghị được chụp trong thời gian không quá 06 tháng; a) Chủ tịch hội đồng là lãnh đạo của cơ quan cấp chứng chỉ hành nghề; a) Tổ chức xã hội - nghề nghiệp gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này qua đường bưu điện hoặc trực tiếp tới Bộ Xây dựng để được công nhận. a) Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực theo mẫu tại Phụ lục V Nghị định này; a) Chủ tịch hội đồng là lãnh đạo của cơ quan cấp chứng chỉ năng lực; a) Hạng I: - Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm khảo sát có chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng hạng I phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực; - Cá nhân tham gia thực hiện khảo sát có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại hình khảo sát xây dựng đăng ký cấp chứng chỉ năng lực; - Đã thực hiện khảo sát xây dựng ít nhất 01 dự án từ nhóm A hoặc 02 dự án từ nhóm B trở lên hoặc 01 công trình từ cấp I hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên cùng loại hình khảo sát. a) Phải sử dụng phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng với các phép thử được cơ quan có thẩm quyền công nhận phù hợp với nội dung thực hiện kiểm định;\nb) Hạng II: Được làm chủ nhiệm khảo sát xây dựng dự án nhóm B, công trình cấp II trở xuống cùng lĩnh vực được ghi trong chứng chỉ hành nghề. b) Hạng II: Được làm chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế bộ môn chuyên ngành của công trình từ cấp II trở xuống cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề. b) Hạng II: Được làm giám sát trưởng công trình từ cấp II trở xuống; được làm giám sát viên thi công xây dựng các công trình cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề. b) Hạng II: Được chủ trì thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng các loại dự án từ nhóm B trở xuống và các loại công trình từ cấp I trở xuống. b) Hạng II: Được làm giám đốc quản lý dự án nhóm B, nhóm C tương ứng với loại dự án được ghi trong chứng chỉ hành nghề. b) Các tài liệu liên quan đến nội dung đề nghị điều chỉnh, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều này. b) Ủy viên thường trực là công chức, viên chức của cơ quan này; b) Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Xây dựng xem xét và ban hành Quyết định công nhận tổ chức xã hội - nghề nghiệp đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề. Quyết định công nhận được gửi cho tổ chức xã hội - nghề nghiệp và đăng tải trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày ban hành Quyết định.”. b) Các tài liệu liên quan đến nội dung đề nghị điều chỉnh, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều này. b) Ủy viên thường trực là công chức, viên chức của cơ quan này; b) Hạng II: - Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm khảo sát có chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng từ hạng II trở lên phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực; - Cá nhân tham gia thực hiện khảo sát có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại hình khảo sát xây dựng đăng ký cấp chứng chỉ năng lực; - Đã thực hiện khảo sát xây dựng ít nhất 01 dự án từ nhóm B hoặc 02 dự án từ nhóm C hoặc 03 dự án có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật trở lên hoặc 01 công trình từ cấp II hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên cùng loại hình khảo sát. b) Cá nhân thực hiện kiểm định có chuyên môn phù hợp với công tác kiểm định xây dựng.”.\nc) Hạng III: Được làm chủ nhiệm khảo sát xây dựng dự án nhóm C, dự án có yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật, công trình cấp III trở xuống cùng lĩnh vực được ghi trong chứng chỉ hành nghề.”. c) Hạng III: Được làm chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế bộ môn chuyên ngành của công trình cấp III, cấp IV cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề.”. c) Hạng III: Được làm giám sát trưởng công trình từ cấp III trở xuống; được làm giám sát viên thi công xây dựng các công trình cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề.”. c) Hạng III: Được chủ trì thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng các loại dự án nhóm C, dự án có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng và các loại công trình từ cấp II trở xuống.”. c) Hạng III: Được làm giám đốc quản lý dự án nhóm C và dự án chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng tương ứng với loại dự án được ghi trong chứng chỉ hành nghề.”. c) Các ủy viên tham gia hội đồng là những công chức, viên chức có chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực xét cấp chứng chỉ hành nghề, các chuyên gia có trình độ chuyên môn thuộc lĩnh vực xét cấp chứng chỉ hành nghề trong trường hợp cần thiết. c) Các ủy viên tham gia hội đồng là những công chức, viên chức có chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực xét cấp chứng chỉ năng lực, các chuyên gia có trình độ chuyên môn thuộc lĩnh vực xét cấp chứng chỉ năng lực trong trường hợp cần thiết. c) Hạng III: - Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm khảo sát có chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng từ hạng III trở lên phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực; - Cá nhân tham gia thực hiện khảo sát có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại hình khảo sát xây dựng đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.\n4. Chứng chỉ hành nghề có hiệu lực tối đa 05 năm. Riêng đối với chứng chỉ hành nghề của cá nhân nước ngoài, hiệu lực được xác định theo thời hạn được ghi trong giấy phép lao động hoặc thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền cấp nhưng không quá 05 năm. 4. Bổ sung Điều 44b Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 44b. Thẩm quyền cấp, thu hồi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng 4. Hồ sơ đề nghị chuyển đổi chứng chỉ hành nghề bao gồm: 4. Kết quả sát hạch được bảo lưu trong thời gian 06 tháng kể từ ngày sát hạch để làm căn cứ xét cấp chứng chỉ hành nghề. 4. Thành phần hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề do tổ chức xã hội - nghề nghiệp thành lập bao gồm: 4. Chứng chỉ năng lực có hiệu lực tối đa 10 năm. 4. Tổ chức thực hiện nộp lệ phí khi nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực. Việc thu, nộp, quản lý sử dụng lệ phí cấp chứng chỉ năng lực thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.”. 4. Hội đồng hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, theo quy chế do Chủ tịch hội đồng quyết định ban hành.”. 4. Phạm vi hoạt động:\na) Đơn đề nghị chuyển đổi chứng chỉ hành nghề theo mẫu tại Phụ lục III Nghị định này kèm theo 02 ảnh màu cỡ 4 x 6 cm có nền màu trắng chân dung của người đề nghị được chụp trong thời gian không quá 06 tháng; a) Chủ tịch hội đồng là lãnh đạo của tổ chức xã hội - nghề nghiệp; a) Hạng I: Được thực hiện khảo sát xây dựng tất cả các dự án và cấp công trình cùng lĩnh vực được ghi trong chứng chỉ năng lực.\nb) Bản sao văn bằng được đào tạo, chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp đã được hợp pháp hóa lãnh sự, dịch ra tiếng Việt và được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam; b) Hạng II: Được thực hiện khảo sát xây dựng dự án từ nhóm B, công trình từ cấp II trở xuống cùng lĩnh vực được ghi trong chứng chỉ năng lực.\nc) Bản sao có chứng thực hoặc tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu giấy tờ hợp pháp về cư trú hoặc giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp theo quy định. c) Các ủy viên hội đồng là hội viên của tổ chức xã hội - nghề nghiệp. c) Hạng III: Được thực hiện khảo sát xây dựng dự án nhóm C, dự án có yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật, công trình từ cấp III trở xuống cùng lĩnh vực được ghi trong chứng chỉ năng lực.”.\n5. Chứng chỉ hành nghề có quy cách và nội dung chủ yếu theo mẫu tại Phụ lục VIII Nghị định này. 5. Sửa đổi, bổ sung Điều 45 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 45. Điều kiện chung để được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề khi đáp ứng các điều kiện sau: 5. Cá nhân thực hiện nộp lệ phí khi nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề. Việc thu, nộp, quản lý sử dụng lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.”. 5. Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề có trách nhiệm bố trí địa điểm tổ chức sát hạch đáp ứng điều kiện cơ sở vật chất phục vụ sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng, cụ thể như sau: 5. Hội đồng hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, theo quy chế do Chủ tịch hội đồng quyết định ban hành.”. 5. Chứng chỉ năng lực có quy cách và nội dung chủ yếu theo mẫu tại Phụ lục IX Nghị định này.\na) Địa điểm tổ chức sát hạch phải bố trí khu vực thực hiện sát hạch và khu vực chờ, hướng dẫn sát hạch.\nb) Khu vực thực hiện sát hạch có diện tích tối thiểu đủ để bố trí bàn ghế và ít nhất 10 máy tính để thực hiện sát hạch. - Hệ thống máy tính phải ở trạng thái làm việc ổn định, được kết nối theo mô hình mạng nội bộ (mạng LAN), kết nối với máy in và kết nối mạng Internet. - Đường truyền mạng Internet phải có lưu lượng tín hiệu truyền dẫn đủ đáp ứng cho số lượng hệ thống máy tính tại khu vực thực hiện sát hạch bảo đảm ổn định, không bị gián đoạn trong suốt quá trình thực hiện sát hạch. - Hệ thống camera quan sát: Có bố trí camera quan sát có độ phân giải tối thiểu 1280 x 720 (720P), đảm bảo quan sát được khu vực thực hiện sát hạch và có khả năng lưu trữ dữ liệu trong thời gian tối thiểu 30 ngày kể từ ngày tổ chức sát hạch. - Hệ thống âm thanh: Có tối thiểu 01 bộ loa phóng thanh để thông báo công khai các thông tin về quá trình sát hạch. - Máy in: Được bố trí tối thiểu 01 chiếc phục vụ in Phiếu kết quả sát hạch và 01 máy in dự phòng sử dụng trong trường hợp cần thiết. - Phần mềm sát hạch do cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng chuyển giao, sử dụng thống nhất trong phạm vi toàn quốc.\n6. Chứng chỉ hành nghề được quản lý thông qua số chứng chỉ hành nghề, bao gồm 02 nhóm ký hiệu, được nối với nhau bằng dấu gạch ngang (-), quy định như sau: 6. Sửa đổi, bổ sung Điều 46 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 46. Chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng 6. Bộ Xây dựng hướng dẫn chi tiết về việc xây dựng, cập nhật bộ câu hỏi phục vụ sát hạch, chi phí sát hạch và tổ chức thực hiện công tác sát hạch.”. 6. Chứng chỉ năng lực được quản lý thông qua số chứng chỉ năng lực, bao gồm 02 nhóm ký hiệu, các nhóm được nối với nhau bằng dấu gạch ngang (-), cụ thể như sau:\na) Nhóm thứ nhất: Có 03 ký tự thể hiện nơi cấp chứng chỉ được quy định cụ thể tại Phụ lục VII Nghị định này; a) Nhóm thứ nhất: Có tối đa 03 ký tự thể hiện nơi cấp chứng chỉ được quy định tại Phụ lục VII Nghị định này.\nb) Nhóm thứ hai: Mã số chứng chỉ hành nghề. b) Nhóm thứ hai: Mã số chứng chỉ năng lực.\n8. Bộ Xây dựng thống nhất quản lý về việc cấp, thu hồi chứng chỉ hành nghề; quản lý cấp mã số chứng chỉ hành nghề; hướng dẫn về chuyên môn phù hợp khi xét cấp chứng chỉ hành nghề; công khai danh sách cá nhân được cấp chứng chỉ; tổ chức thực hiện cấp chứng chỉ hành nghề trực tuyến.”. 8. Thay thế Điều 48 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP và khoản 14 Điều 1 Nghị định số 42/2017/NĐ-CP như sau: “Điều 48. Chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình\n7. Sửa đổi, bổ sung khoản 13 Điều 1 Nghị định số 42/2017/NĐ-CP như sau: “Điều 47. Chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng 7. Bộ Xây dựng thống nhất quản lý về việc cấp, thu hồi chứng chỉ năng lực; quản lý cấp mã số chứng chỉ năng lực; hướng dẫn về đánh giá cấp chứng chỉ năng lực; công khai danh sách tổ chức được cấp chứng chỉ trên trang thông tin điện tử của mình; tổ chức thực hiện thủ tục cấp chứng chỉ năng lực trực tuyến.”.\n9. Thay thế Điều 49 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP và khoản 15 Điều 1 Nghị định số 42/2017/NĐ-CP như sau: “Điều 49. Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng\n10. Sửa đổi, bổ sung khoản 16 Điều 1 Nghị định số 42/2017/NĐ-CP như sau: “Điều 50. Điều kiện hành nghề kiểm định xây dựng\n11. Sửa đổi, bổ sung Điều 52 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 52. Chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng\n12. Sửa đổi, bổ sung Điều 53 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 53. Điều kiện hành nghề đối với chỉ huy trưởng công trường\n13. Sửa đổi, bổ sung khoản 18 Điều 1 Nghị định số 42/2017/NĐ-CP như sau: “Điều 54. Chứng chỉ hành nghề quản lý dự án\n14. Sửa đổi, bổ sung Điều 55 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 55. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng\n21. Sửa đổi, bổ sung Điều 58 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 58. Cấp, thu hồi chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng\n22. Bổ sung Điều 58a Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 58a. Thẩm quyền cấp, thu hồi chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng:\n23. Bổ sung Điều 58b Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 58b. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng\n24. Bổ sung Điều 58c Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 58c. Hội đồng xét cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng\n25. Bổ sung Điều 58d Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 58d. Trình tự cấp, thu hồi chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng\n26. Sửa đổi, bổ sung Điều 59 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 59. Điều kiện năng lực của tổ chức khảo sát xây dựng\n27. Sửa đổi, bổ sung Điều 60 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 60. Điều kiện năng lực của tổ chức lập quy hoạch xây dựng\n28. Sửa đổi, bổ sung Điều 61 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 61. Điều kiện năng lực của tổ chức thiết kế xây dựng công trình\n29. Bãi bỏ Điều 62 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP.\n30. Sửa đổi, bổ sung Điều 63 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 63. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn quản lý dự án\n31. Sửa đổi, bổ sung Điều 64 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 64. Điều kiện năng lực của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng\n32. Sửa đổi, bổ sung Điều 65 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 65. Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình\n33. Sửa đổi, bổ sung khoản 20 Điều 1 Nghị định số 42/2017/NĐ-CP như sau: “Điều 66. Điều kiện năng lực của tổ chức giám sát thi công xây dựng\n34. Sửa đổi, bổ sung khoản 21 Điều 1 Nghị định số 42/2017/NĐ-CP như sau: “Điều 66a. Điều kiện năng lực của tổ chức kiểm định xây dựng\n35. Sửa đổi, bổ sung Điều 67 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 67. Điều kiện năng lực của tổ chức quản lý chi phí đầu tư xây dựng\n36. Bãi bỏ Điều 68 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP\n37. Sửa đổi, bổ sung Điều 69 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 69. Đăng tải thông tin về năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng\n38. Sửa đổi, bổ sung Điều 71 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 71. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động xây dựng\n39. Bổ sung Điều 73a Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 73a. Thu hồi giấy phép hoạt động xây dựng\n40. Sửa đổi, bổ sung khoản 22 Điều 1 Nghị định số 42/2017/NĐ-CP như sau: “Điều 74. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu nước ngoài", "\"Điều 93. Điều kiện năng lực của tổ chức thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng\nTổ chức tham gia hoạt động thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng năng lực như sau:\n1. Hạng I:\na) Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng các bộ môn của thiết kế xây dựng có chứng chỉ hành nghề hạng I phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận;\nb) Cá nhân tham gia thực hiện thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực, loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;\nc) Đã thực hiện thiết kế, thẩm tra thiết kế ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên cùng loại.\n2. Hạng II:\na) Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng các bộ môn của thiết kế xây dựng có chứng chỉ hành nghề từ hạng II trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận;\nb) Cá nhân tham gia thực hiện thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực, loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;\nc) Đã thực hiện thiết kế, thẩm tra thiết kế ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên cùng loại.\n3. Hạng III:\na) Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng các bộ môn của thiết kế xây dựng có chứng chỉ hành nghề từ hạng III trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận;\nb) Cá nhân tham gia thực hiện thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực, loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.\"", "\"Điều 67. Chuyên môn phù hợp khi xét cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng\n[...] 3. Thiết kế xây dựng:\na) Thiết kế kết cấu công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến kết cấu công trình (không bao gồm các công trình khai thác mỏ, giao thông, công trình thủy lợi, đê điều);\nb) Thiết kế cơ - điện công trình (không bao gồm công trình đường dây và trạm biến áp): Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến hệ thống kỹ thuật điện, cơ khí, thông gió - cấp thoát nhiệt; \nc) Thiết kế cấp - thoát nước công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến cấp - thoát nước, [...]\"", "Điều 6. Điều kiện và thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư quy hoạch đô thị của cá nhân\n1. Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư quy hoạch đô thị phải có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành kiến trúc, quy hoạch, hạ tầng kỹ thuật đô thị, kinh tế đô thị; có kinh nghiệm tham gia thiết kế quy hoạch tối thiểu 05 năm và đã tham gia thiết kế ít nhất 05 đồ án quy hoạch đô thị đã được phê duyệt.\n2. Thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư quy hoạch đô thị:\na) Sở Xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư quy hoạch đô thị cho cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều này;\nb) Chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư quy hoạch đô thị do Bộ Xây dựng quy định và phát hành theo mẫu thống nhất trong phạm vi cả nước.", "Khoản 4. Tổ chức tham gia hoạt động xây dựng phải có chứng chỉ năng lực theo quy định của Luật này bao gồm tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng; khảo sát xây dựng; lập thiết kế quy hoạch xây dựng; thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng; thi công xây dựng công trình; tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình. Chứng chỉ năng lực của tổ chức được phân thành hạng I, hạng II và hạng III. Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hạng I; Sở Xây dựng, tổ chức xã hội - nghề nghiệp có đủ điều kiện theo quy định của Chính phủ cấp chứng chỉ năng lực các hạng còn lại.”;\nb) Sửa đổi, bổ sung khoản 5 như sau: “5. Chính phủ quy định chi tiết về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng; quy định về chương trình, nội dung, hình thức tổ chức sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề; quy định về cấp, cấp lại, chuyển đổi, thu hồi chứng chỉ hành nghề; quy định về điều kiện, thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp, thu hồi giấy phép hoạt động xây dựng đối với nhà thầu là tổ chức, cá nhân nước ngoài.”.", "\"Điều 73. Chứng chỉ hành nghề quản lý dự án\nCá nhân được xét cấp chứng chỉ hành nghề quản lý dự án khi đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 66, Điều 67 Nghị định này và điều kiện tương ứng với các hạng như sau:\n1. Hạng I: Đã làm giám đốc quản lý dự án của ít nhất 01 dự án từ nhóm A hoặc 02 dự án từ nhóm B trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề; hoặc có một trong ba loại chứng chỉ hành nghề tương ứng (thiết kế xây dựng hạng I; giám sát thi công xây dựng hạng I; định giá xây dựng hạng I) và đã tham gia quản lý dự án của ít nhất 01 dự án từ nhóm A hoặc 02 dự án từ nhóm B trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.\n2. Hạng II: Đã làm giám đốc quản lý dự án của 01 dự án từ nhóm B hoặc 02 dự án từ nhóm C trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoặc có một trong ba loại chứng chỉ hành nghề tương ứng (thiết kế xây dựng hạng II; giám sát thi công xây dựng hạng II; định giá xây dựng hạng II) và đã tham gia quản lý dự án của ít nhất 01 dự án từ nhóm B hoặc 02 dự án từ nhóm C hoặc 03 dự án có yêu cầu lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.\n3. Hạng III: Đã tham gia quản lý dự án của ít nhất 01 dự án từ nhóm C trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.\"", "\"Điều 28. Điều kiện cấp, gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc\n1. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc được quy định như sau:\na) Có trình độ từ đại học trở lên về lĩnh vực kiến trúc;\nb) Có kinh nghiệm tham gia thực hiện dịch vụ kiến trúc tối thiểu là 03 năm tại tổ chức hành nghề kiến trúc hoặc hợp tác với kiến trúc sư hành nghề với tư cách cá nhân;\nc) Đạt yêu cầu sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc.\n2. Điều kiện gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc được quy định như sau:\na) Chứng chỉ hành nghề kiến trúc hết thời hạn sử dụng;\nb) Bảo đảm phát triển nghề nghiệp liên tục;\nc) Không vi phạm Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề.\n3. Cá nhân có thời gian liên tục từ 10 năm trở lên trực tiếp tham gia quản lý nhà nước về kiến trúc, đào tạo trình độ đại học trở lên về lĩnh vực kiến trúc, hành nghề kiến trúc được miễn điều kiện quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.\n4. Cá nhân đạt giải thưởng kiến trúc quốc gia hoặc giải thưởng quốc tế về kiến trúc được miễn điều kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.\"", "\"1. Có đủ điều kiện năng lực hoạt động thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình.\n2. Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng phải có năng lực hành nghề thiết kế xây dựng và chứng chỉ hành nghề phù hợp với yêu cầu của loại, cấp công trình.\"", "Chuyên môn phù hợp khi xét cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng\n1. Khảo sát xây dựng:\na) Khảo sát địa hình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về địa chất công trình, trắc địa, bản đồ, các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan;\nb) Khảo sát địa chất công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về địa chất công trình, địa chất thủy văn, các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan.\n2. Thiết kế quy hoạch xây dựng: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành về kiến trúc, quy hoạch xây dựng, hạ tầng kỹ thuật, giao thông.\n3. Thiết kế xây dựng:\na) Thiết kế kết cấu công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến kết cấu công trình (không bao gồm các công trình khai thác mỏ, giao thông, công trình thủy lợi, đê điều);\nb) Thiết kế cơ - điện công trình (không bao gồm công trình đường dây và trạm biến áp): Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến hệ thống kỹ thuật điện, cơ khí, thông gió - cấp thoát nhiệt;\nc) Thiết kế cấp - thoát nước công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến cấp - thoát nước,\nd) Thiết kế xây dựng công trình khai thác mỏ: chuyên môn được đào tạo thuộc các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến công trình ngầm và mỏ;\nđ) Thiết kế xây dựng công trình giao thông (gồm: đường bộ; cầu - hầm; đường sắt; đường thủy nội địa, hàng hải): Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến công trình giao thông;\ne) Thiết kế xây dựng công trình cấp nước - thoát nước; xử lý chất thải rắn: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến cấp nước, thoát nước, kỹ thuật môi trường đô thị và các chuyên ngành kỹ thuật tương ứng;\ng) Thiết kế xây dựng công trình thủy lợi, đê điều: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến công trình thủy lợi, đê điều và các chuyên ngành kỹ thuật tương ứng.\n4. Giám sát thi công xây dựng:\na) Giám sát công tác xây dựng công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về kỹ thuật xây dựng, kinh tế xây dựng, kiến trúc, chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến xây dựng công trình;\nb) Giám sát công tác lắp đặt thiết bị vào công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về điện, cơ khí, thông gió - cấp thoát nhiệt, cấp - thoát nước, chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến lắp đặt thiết bị công trình.\n5. Định giá xây dựng: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành về kinh tế xây dựng, kỹ thuật xây dựng và các chuyên ngành kỹ thuật có liên quan.\n6. Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về kỹ thuật xây dựng, kiến trúc, kinh tế xây dựng, chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến xây dựng công trình.", "\"Điều 71. Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng\nCá nhân được xét cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng khi đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 66, Điều 67 Nghị định này và điều kiện tương ứng với các hạng như sau:\n1. Hạng I: Đã làm giám sát trưởng hoặc chỉ huy trưởng công trường hoặc chủ trì thiết kế xây dựng phần việc thuộc nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.\n2. Hạng II: Đã làm giám sát trưởng hoặc chỉ huy trưởng công trường hoặc chủ trì thiết kế xây dựng phần việc thuộc nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.\n3. Hạng III: Đã tham gia giám sát thi công xây dựng hoặc tham gia thiết kế xây dựng hoặc thi công xây dựng phần việc thuộc nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp III trở lên hoặc 02 công trình từ cấp IV trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.\"" ]
Các lĩnh vực cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng có giống với lĩnh vực được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình không?
[ "\"Điều 49. Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng\n1. Các lĩnh vực cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng gồm:\na) Giám sát công tác xây dựng bao gồm:\n- Giám sát công tác xây dựng công trình dân dụng - công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật;\n- Giám sát công tác xây dựng công trình giao thông;\n- Giám sát công tác xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn.\nb) Giám sát công tác lắp đặt thiết bị vào công trình.\n...\"" ]
[ "\"Điều 26. Sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc\n1. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp về hành nghề kiến trúc, cơ sở nghiên cứu, cơ sở đào tạo về kiến trúc tổ chức thực hiện sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc.\n2. Nội dung sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc bao gồm:\na) Kinh nghiệm nghề nghiệp về kiến trúc;\nb) Kiến thức pháp luật liên quan đến lĩnh vực hành nghề;\nc) Kiến thức chuyên ngành về kiến trúc;\nd) Kiến thức về Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề.\n3. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp về hành nghề kiến trúc, cơ sở nghiên cứu, cơ sở đào tạo về kiến trúc được công nhận đủ điều kiện sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc khi đáp ứng các yêu cầu sau đây:\na) Được thành lập theo quy định của pháp luật;\nb) Có lĩnh vực hoạt động liên quan đến hoạt động kiến trúc;\nc) Có đầy đủ nhân lực, cơ sở vật chất phục vụ tổ chức sát hạch.\n4. Chính phủ quy định chi tiết chương trình, nội dung, hình thức tổ chức sát hạch; thời hạn có hiệu lực của kết quả sát hạch; điều kiện thực hiện sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc đối với tổ chức xã hội - nghề nghiệp về hành nghề kiến trúc, cơ sở nghiên cứu, cơ sở đào tạo về kiến trúc.", "Điều 1. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ một số điều của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng (sau đây viết tắt là Nghị định số 59/2015/NĐ-CP) và một số khoản tại Điều 1 của Nghị định số 42/2017/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng (sau đây viết tắt là Nghị định số 42/2017/NĐ-CP) như sau:\n1. Sửa đổi, bổ sung khoản 7, khoản 15, khoản 16, khoản 17, khoản 18, khoản 19, khoản 20 Điều 2 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “7. Giám đốc quản lý dự án là chức danh của cá nhân được Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực, người đại diện theo pháp luật của tổ chức tư vấn quản lý dự án, người đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư (trường hợp chủ đầu tư tự thực hiện quản lý dự án) giao nhiệm vụ quản lý, điều phối thực hiện quản lý dự án đối với dự án đầu tư xây dựng công trình cụ thể. 1. Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng (sau đây gọi tắt là chứng chỉ hành nghề) được cấp cho cá nhân là công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài hoạt động xây dựng hợp pháp tại Việt Nam để đảm nhận các chức danh hoặc hành nghề độc lập quy định tại khoản 3 Điều 148 Luật xây dựng năm 2014. 1. Chứng chỉ hành nghề được cấp cho cá nhân thuộc một trong các trường hợp sau đây: 1. Thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề: 1. Có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; có giấy phép cư trú hoặc giấy phép lao động tại Việt Nam đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài. 1. Các lĩnh vực cấp chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng gồm: 1. Cá nhân được xét cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng như sau: 1. Các lĩnh vực cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình gồm: 1. Các lĩnh vực cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng gồm: 1. Cá nhân đảm nhận chức danh chủ trì kiểm định chất lượng, xác định nguyên nhân hư hỏng, thời hạn sử dụng của bộ phận công trình, công trình xây dựng; chủ trì kiểm định để xác định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng như sau: 1. Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng được chủ trì thực hiện các công việc về quản lý chi phí đầu tư xây dựng gồm: 1. Cá nhân đảm nhận chức danh chỉ huy trưởng công trường phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng như sau: 1. Cá nhân đảm nhận chức danh giám đốc quản lý dự án phải có chứng chỉ hành nghề quản lý dự án phù hợp với loại và quy mô dự án theo quy định tại Điều này. 1. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề lần đầu, nâng hạng chứng chỉ hành nghề bao gồm: 1. Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề có trách nhiệm tổ chức sát hạch cho cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề. Trường hợp cá nhân có nhu cầu đăng ký sát hạch trước khi nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề thì gửi tờ khai đăng ký sát hạch theo mẫu tại Phụ lục II Nghị định này đến cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề. 1. Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề thành lập hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề để đánh giá cấp chứng chỉ hành nghề. 1. Đối với trường hợp cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng: 1. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp được công nhận đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề khi đáp ứng các yêu cầu sau: 1. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp bị thu hồi quyết định công nhận đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: 1. Tổ chức phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định khi tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực sau đây: 1. Chứng chỉ năng lực được cấp cho tổ chức thuộc một trong các trường hợp sau: 1. Thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực: 1. Hồ sơ cấp chứng chỉ năng lực lần đầu, điều chỉnh hạng chứng chỉ năng lực bao gồm: 1. Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực thành lập hội đồng xét cấp chứng chỉ năng lực để đánh giá cấp chứng chỉ năng lực. 1. Đối với trường hợp cấp chứng chỉ năng lực: 1. Tổ chức tham gia hoạt động khảo sát xây dựng phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này. 1. Tổ chức lập quy hoạch xây dựng phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng năng lực như sau: 1. Tổ chức tham gia hoạt động thiết kế xây dựng công trình phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng năng lực như sau: 1. Tổ chức tham gia hoạt động tư vấn quản lý dự án phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng năng lực như sau: 1. Giám đốc quản lý dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực quy định tại khoản 2 Điều 54 Nghị định này; 1. Tổ chức tham gia hoạt động thi công xây dựng công trình phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng năng lực như sau: 1. Tổ chức tham gia hoạt động giám sát thi công xây dựng phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng năng lực như sau: 1. Tổ chức tham gia hoạt động kiểm định chất lượng, xác định nguyên nhân hư hỏng, thời hạn sử dụng của bộ phận công trình, công trình xây dựng, kiểm định để xác định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng năng lực như sau: 1. Tổ chức tham gia hoạt động quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng năng lực như sau: 1. Thông tin năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng đã được cấp chứng chỉ phải được đăng tải công khai trên trang thông tin điện tử do cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ quản lý và tích hợp trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng. 1. Nhà thầu nước ngoài được cấp giấy phép hoạt động xây dựng khi đáp ứng các điều kiện sau: 1. Nhà thầu nước ngoài bị thu hồi giấy phép hoạt động xây dựng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: 1. Nhà thầu nước ngoài có các quyền sau:\na) Cấp chứng chỉ hành nghề lần đầu, nâng hạng chứng chỉ hành nghề; a) Cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề hạng I. a) Khảo sát địa hình; a) Hạng I: Đã làm chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế bộ môn chuyên ngành ít nhất 01 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc 02 đồ án quy hoạch xây dựng (trong đó ít nhất 01 đồ án là quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện hoặc quy hoạch chung) thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. a) Thiết kế kiến trúc công trình; a) Giám sát công tác xây dựng bao gồm: - Giám sát công tác xây dựng công trình dân dụng - công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật; - Giám sát công tác xây dựng công trình giao thông; - Giám sát công tác xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn. a) Hạng I: Đã có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I hoặc đã làm chủ trì kiểm định xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp I hoặc 02 công trình từ cấp II cùng loại trở lên. a) Xác định, thẩm tra tổng mức đầu tư xây dựng; phân tích rủi ro và đánh giá hiệu quả đầu tư của dự án; a) Hạng I: Có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng I hoặc đã làm chỉ huy trưởng công trường ít nhất 01 công trình từ cấp I hoặc 02 công trình từ cấp II cùng loại trở lên. a) Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo mẫu tại Phụ lục I Nghị định này kèm theo 02 ảnh màu cỡ 4 x 6 cm có nền màu trắng chân dung của người đề nghị được chụp trong thời gian không quá 06 tháng; a) Cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định tại Điều 55 Nghị định này qua mạng trực tuyến hoặc qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề. a) Có lĩnh vực hoạt động liên quan đến hoạt động xây dựng, có phạm vi hoạt động trên cả nước; a) Không còn đáp ứng được một trong các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 56c Nghị định này. a) Khảo sát xây dựng, bao gồm: Khảo sát địa hình; khảo sát địa chất công trình. a) Cấp chứng chỉ năng lực lần đầu, điều chỉnh hạng chứng chỉ năng lực; a) Cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hạng I; a) Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực theo mẫu tại Phụ lục V Nghị định này; a) Tổ chức gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực theo quy định tại Điều 58b Nghị định này qua mạng trực tuyến hoặc qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực. a) Hạng I: - Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm đồ án quy hoạch, chủ trì các bộ môn kiến trúc - quy hoạch, kinh tế đô thị và các chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật khác của đồ án quy hoạch có chứng chỉ hành nghề hạng I phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận; - Đã thực hiện lập ít nhất 01 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc 02 đồ án quy hoạch xây dựng (trong đó ít nhất 01 đồ án là quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện hoặc quy hoạch chung) thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. a) Hạng I: - Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì các bộ môn thiết kế có chứng chỉ hành nghề hạng I phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận; - Cá nhân tham gia thực hiện thiết kế có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực, loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực; - Đã thực hiện thiết kế, thẩm tra thiết kế ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên cùng loại. a) Hạng I: - Cá nhân đảm nhận chức danh giám đốc quản lý dự án có chứng chỉ hành nghề quản lý dự án hạng I phù hợp với loại dự án đăng ký cấp chứng chỉ năng lực; - Cá nhân phụ trách các lĩnh vực chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề hạng I phù hợp với công việc đảm nhận; - Cá nhân tham gia thực hiện quản lý dự án có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công việc đảm nhận và loại dự án đăng ký cấp chứng chỉ năng lực; - Đã thực hiện quản lý dự án ít nhất 01 dự án nhóm A hoặc 02 dự án từ nhóm B cùng loại trở lên. a) Hạng I: - Cá nhân đảm nhận chức danh chỉ huy trưởng công trường phải đủ điều kiện là chỉ huy trưởng công trường hạng I phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận; - Cá nhân phụ trách thi công lĩnh vực chuyên môn có trình độ đại học hoặc cao đẳng nghề phù hợp với công việc đảm nhận và thời gian công tác ít nhất 03 năm đối với trình độ đại học, 05 năm đối với trình độ cao đẳng nghề; - Công nhân kỹ thuật thực hiện các công việc có văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với nội dung đăng ký cấp chứng chỉ năng lực; - Có khả năng huy động đủ số lượng máy móc, thiết bị chủ yếu đáp ứng yêu cầu thi công xây dựng các công trình phù hợp với công việc tham gia đảm nhận; - Đã trực tiếp thi công công việc thuộc hạng mục công trình chính liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ của ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên cùng loại. a) Hạng I: - Cá nhân đảm nhận chức danh giám sát trưởng có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng I, giám sát viên có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng phù hợp với loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực; - Đã giám sát thi công xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp I hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên cùng loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực. a) Hạng I: - Cá nhân đảm nhận chủ trì thực hiện kiểm định xây dựng phải đáp ứng điều kiện hành nghề kiểm định xây dựng hạng I phù hợp; - Cá nhân tham gia thực hiện kiểm định xây dựng phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công tác kiểm định xây dựng; - Đã thực hiện kiểm định xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp I hoặc 02 công trình từ cấp II cùng loại trở lên. a) Hạng I: - Cá nhân chủ trì thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng hạng I; - Cá nhân tham gia thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng; - Đã thực hiện quản lý chi phí của ít nhất 01 dự án từ nhóm A hoặc 02 dự án từ nhóm B trở lên. a) Đã có quyết định trúng thầu hoặc được chọn thầu của chủ đầu tư; a) Không khắc phục các vi phạm sau khi đã có văn bản yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước liên quan từ 02 lần trở lên. a) Yêu cầu các cơ quan có chức năng hướng dẫn việc lập hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động xây dựng và các vấn đề khác liên quan đến hoạt động của nhà thầu theo quy định của Nghị định này;\nb) Điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ hành nghề; b) Sở Xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề hạng II, hạng III. b) Khảo sát địa chất công trình. b) Hạng II: Đã làm chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế bộ môn chuyên ngành ít nhất 01 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt hoặc 02 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt. b) Thiết kế kết cấu công trình dân dụng - công nghiệp; b) Giám sát công tác lắp đặt thiết bị vào công trình. b) Hạng II: Đã có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng II hoặc đã làm chủ trì kiểm định xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp II hoặc 02 công trình từ cấp III cùng loại trở lên. b) Xác định chỉ tiêu suất vốn đầu tư, định mức xây dựng, giá xây dựng công trình, chỉ số giá xây dựng; b) Hạng II: Có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng II hoặc đã làm chỉ huy trưởng công trường ít nhất 01 công trình từ cấp II hoặc 02 công trình từ cấp III cùng loại trở lên. b) Văn bằng do cơ sở đào tạo hợp pháp cấp phù hợp với loại, hạng chứng chỉ đề nghị cấp. Đối với văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp, phải là bản được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định và phải có bản dịch sang tiếng Việt được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam; b) Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong thời hạn 20 ngày đối với trường hợp cấp chứng chỉ hành nghề lần đầu, xét nâng hạng, điều chỉnh, bổ sung chứng chỉ hành nghề; 10 ngày đối với trường hợp cấp lại chứng chỉ hành nghề; 25 ngày đối với trường hợp chuyển đổi chứng chỉ hành nghề. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề phải thông báo một lần bằng văn bản tới cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị. b) Đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hội và phê duyệt điều lệ hội; b) Cấp chứng chỉ hành nghề các lĩnh vực hoạt động xây dựng không thuộc phạm vi được công nhận. b) Lập quy hoạch xây dựng. b) Điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ năng lực; b) Sở Xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hạng II, hạng III. b) Quyết định thành lập tổ chức trong trường hợp có quyết định thành lập; b) Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực có trách nhiệm cấp chứng chỉ năng lực trong thời hạn 20 ngày đối với trường hợp cấp chứng chỉ năng lực lần đầu, điều chỉnh hạng, điều chỉnh, bổ sung chứng chỉ năng lực; 10 ngày đối với trường hợp cấp lại chứng chỉ năng lực. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực phải thông báo một lần bằng văn bản tới tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị. b) Hạng II: - Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm đồ án quy hoạch, chủ trì các bộ môn kiến trúc - quy hoạch, kinh tế đô thị và các chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật khác của đồ án quy hoạch có chứng chỉ hành nghề từ hạng II trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận; - Đã thực hiện lập ít nhất 01 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt hoặc 02 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt. b) Hạng II: - Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì các bộ môn thiết kế có chứng chỉ hành nghề từ hạng II trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận; - Cá nhân tham gia thực hiện thiết kế có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực, loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực; - Đã thực hiện thiết kế, thẩm tra thiết kế ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên cùng loại. b) Hạng II: - Cá nhân đảm nhận chức danh giám đốc quản lý dự án có chứng chỉ hành nghề quản lý dự án từ hạng II trở lên phù hợp với loại dự án đăng ký cấp chứng chỉ năng lực; - Cá nhân phụ trách các lĩnh vực chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề từ hạng II trở lên phù hợp với công việc đảm nhận; - Cá nhân tham gia thực hiện quản lý dự án có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công việc đảm nhận và loại dự án đăng ký cấp chứng chỉ năng lực; - Đã thực hiện quản lý dự án ít nhất 01 dự án từ nhóm B trở lên hoặc 02 dự án từ nhóm C cùng loại trở lên. b) Hạng II: - Cá nhân đảm nhận chức danh chỉ huy trưởng công trường phải đủ điều kiện là chỉ huy trưởng công trường từ hạng II trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận; - Cá nhân phụ trách thi công lĩnh vực chuyên môn có trình độ đại học hoặc cao đẳng nghề phù hợp với công việc đảm nhận và thời gian công tác ít nhất 01 năm đối với trình độ đại học, 03 năm đối với trình độ cao đẳng nghề; - Công nhân kỹ thuật thực hiện các công việc thi công có văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với nội dung đăng ký cấp chứng chỉ năng lực; - Có khả năng huy động đủ số lượng máy móc, thiết bị chủ yếu đáp ứng yêu cầu thi công xây dựng các công trình phù hợp với công việc tham gia đảm nhận; - Đã trực tiếp thi công công việc thuộc hạng mục công trình chính liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ của ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên cùng loại. b) Hạng II: - Cá nhân đảm nhận chức danh giám sát trưởng có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng từ hạng II trở lên, giám sát viên có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng phù hợp với loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực; - Đã giám sát thi công xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp II hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên cùng loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực. b) Hạng II: - Cá nhân chủ trì thực hiện kiểm định xây dựng phải đáp ứng điều kiện hành nghề kiểm định xây dựng từ hạng II trở lên phù hợp; - Cá nhân tham gia thực hiện kiểm định xây dựng phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công tác kiểm định xây dựng; - Đã thực hiện kiểm định xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp II hoặc 02 công trình từ cấp III cùng loại trở lên. b) Hạng II: - Cá nhân chủ trì thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng từ hạng II trở lên; - Cá nhân tham gia thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng; - Đã thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng của ít nhất 01 dự án từ nhóm B trở lên hoặc 02 dự án từ nhóm C hoặc 03 dự án có yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật trở lên. b) Có đủ điều kiện năng lực phù hợp với công việc nhận thầu theo quy định của pháp luật về xây dựng. b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính đối với công việc thuộc giấy phép hoạt động xây dựng được cấp từ lần thứ 02 trở lên. b) Khiếu nại, tố cáo những hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân thực hiện các công việc theo quy định của Nghị định này;\nc) Cấp lại chứng chỉ hành nghề do chứng chỉ hành nghề cũ bị mất hoặc hư hỏng hoặc hết thời hạn hiệu lực; c) Tổ chức xã hội - nghề nghiệp quy định tại Điều 56c Nghị định này cấp chứng chỉ hành nghề hạng II, hạng III cho cá nhân là hội viên, thành viên của mình. c) Hạng III: Đã tham gia thiết kế bộ môn chuyên ngành ít nhất trong 01 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt hoặc 02 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt. c) Thiết kế cơ - điện công trình; c) Hạng III: Đã có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng III hoặc đã tham gia kiểm định xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp III trở lên hoặc 02 công trình từ cấp IV cùng loại trở lên. c) Đo bóc khối lượng; c) Hạng III: Có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng III hoặc đã trực tiếp tham gia thi công xây dựng ít nhất 01 công trình từ cấp III hoặc 02 công trình từ cấp IV cùng loại trở lên. c) Chứng chỉ hành nghề đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trong trường hợp đề nghị nâng hạng chứng chỉ hành nghề. c) Đáp ứng đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ tổ chức sát hạch. c) Cấp chứng chỉ hành nghề không đúng thẩm quyền. c) Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình, bao gồm: Thiết kế kiến trúc công trình; thiết kế kết cấu công trình dân dụng - công nghiệp; thiết kế cơ - điện công trình; thiết kế cấp - thoát nước công trình; thiết kế xây dựng công trình giao thông; thiết kế xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn; thiết kế xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật. c) Cấp lại chứng chỉ năng lực do chứng chỉ năng lực cũ bị mất hoặc hư hỏng hoặc hết thời hạn hiệu lực. c) Quyết định công nhận phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng của tổ chức hoặc hợp đồng nguyên tắc về việc liên kết thực hiện công việc thí nghiệm phục vụ khảo sát xây dựng với phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng được công nhận (đối với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực khảo sát xây dựng); c) Hạng III: Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm, chủ trì các bộ môn kiến trúc - quy hoạch, kinh tế đô thị và các chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật khác của đồ án quy hoạch có chứng chỉ hành nghề từ hạng III trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận. c) Hạng III: - Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì các bộ môn thiết kế có chứng chỉ hành nghề từ hạng III trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận; - Cá nhân tham gia thực hiện thiết kế có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực, loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực. c) Hạng III: - Cá nhân đảm nhận chức danh giám đốc quản lý dự án có chứng chỉ hành nghề quản lý dự án từ hạng III trở lên phù hợp với loại dự án đăng ký cấp chứng chỉ năng lực; - Cá nhân phụ trách các lĩnh vực chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề từ hạng III trở lên phù hợp với công việc đảm nhận; - Cá nhân tham gia thực hiện quản lý dự án có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công việc đảm nhận và loại dự án đăng ký cấp chứng chỉ năng lực. c) Hạng III: - Cá nhân đảm nhận chức danh chỉ huy trưởng công trường phải đủ điều kiện là chỉ huy trưởng công trường từ hạng III trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận; - Cá nhân phụ trách thi công lĩnh vực chuyên môn có trình độ đại học hoặc cao đẳng nghề phù hợp với công việc đảm nhận; - Công nhân kỹ thuật phụ trách các công việc thi công có văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với nội dung đăng ký cấp chứng chỉ năng lực; - Có khả năng huy động đủ số lượng máy móc, thiết bị chủ yếu đáp ứng yêu cầu thi công xây dựng công trình phù hợp với công việc tham gia đảm nhận. c) Hạng III: Cá nhân đảm nhận chức danh giám sát trưởng có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng từ hạng III trở lên, giám sát viên có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng phù hợp với loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực. c) Hạng III: - Cá nhân chủ trì thực hiện kiểm định xây dựng phải đáp ứng điều kiện hành nghề kiểm định xây dựng hạng III phù hợp; - Cá nhân tham gia thực hiện kiểm định xây dựng phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công tác kiểm định xây dựng. c) Hạng III: - Cá nhân chủ trì thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng từ hạng III trở lên; - Cá nhân tham gia thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng. c) Được bảo vệ quyền lợi hợp pháp trong kinh doanh tại Việt Nam theo giấy phép hoạt động xây dựng được cấp.\nd) Chuyển đổi chứng chỉ hành nghề đối với cá nhân thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 44 Nghị định này. d) Thiết kế cấp - thoát nước công trình; d) Xác định, thẩm tra dự toán xây dựng; d) Các quyết định phân công công việc (giao nhiệm vụ) của tổ chức cho cá nhân hoặc văn bản xác nhận của đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư về các công việc tiêu biểu mà cá nhân đã hoàn thành theo nội dung kê khai. Người ký xác nhận phải chịu trách nhiệm về sự trung thực của nội dung xác nhận. Trường hợp cá nhân hành nghề độc lập thì phải có hợp đồng và biên bản nghiệm thu các công việc thực hiện tiêu biểu đã kê khai. d) Cấp chứng chỉ hành nghề cho cá nhân không đáp ứng yêu cầu về điều kiện năng lực theo quy định. d) Quản lý dự án đầu tư xây dựng. d) Chứng chỉ hành nghề hoặc kê khai mã số chứng chỉ hành nghề trong trường hợp chứng chỉ hành nghề được cấp theo quy định của Luật Xây dựng năm 2014 của các chức danh yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề; các văn bằng được đào tạo của cá nhân tham gia thực hiện công việc;\nđ) Thiết kế xây dựng công trình giao thông; thiết kế xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn; thiết kế xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật. đ) Xác định giá gói thầu, giá hợp đồng trong hoạt động xây dựng; đ) Giấy tờ hợp pháp về cư trú hoặc giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với trường hợp cá nhân là người nước ngoài. đ) Thi công xây dựng công trình. đ) Chứng chỉ năng lực đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trong trường hợp đề nghị điều chỉnh hạng chứng chỉ năng lực;\ne) Kiểm soát chi phí xây dựng công trình; e) Kết quả sát hạch đạt yêu cầu trong trường hợp đã sát hạch trước ngày nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề. e) Giám sát thi công xây dựng công trình. e) Văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ phù hợp của công nhân kỹ thuật (đối với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực thi công xây dựng);\ng) Lập, thẩm tra hồ sơ thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng, quy đổi vốn đầu tư công trình xây dựng sau khi hoàn thành được nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng. g) Các tài liệu theo quy định tại điểm b, c, d và đ khoản này phải là bản sao có chứng thực hoặc tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu. g) Kiểm định xây dựng. g) Hợp đồng và biên bản nghiệm thu hoàn thành các công việc tiêu biểu đã thực hiện theo nội dung kê khai.\nh) Quản lý chi phí đầu tư xây dựng. h) Các tài liệu theo quy định tại điểm b, c, d, đ, e, g khoản này phải là bản sao có chứng thực hoặc tệp tin chứa ảnh chụp màu từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu.\n15. Chủ trì là chức danh của cá nhân được tổ chức giao nhiệm vụ thực hiện công việc chuyên môn thuộc một đồ án quy hoạch, dự án hoặc công trình cụ thể, bao gồm: Chủ trì thiết kế các bộ môn của đồ án quy hoạch xây dựng; chủ trì thiết kế các bộ môn của thiết kế xây dựng; chủ trì kiểm định xây dựng; chủ trì thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng. 15. Sửa đổi, bổ sung Điều 56 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 56. Sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng\n16. Chủ nhiệm là chức danh của cá nhân được tổ chức giao nhiệm vụ quản lý, điều phối thực hiện toàn bộ công việc chuyên môn thuộc một đồ án quy hoạch, dự án hoặc công trình cụ thể, bao gồm: Chủ nhiệm thiết kế quy hoạch xây dựng; chủ nhiệm khảo sát xây dựng; chủ nhiệm thiết kế xây dựng. 16. Bổ sung Điều 56a Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 56a. Hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng\n17. Giám sát trưởng là chức danh của cá nhân được tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình giao nhiệm vụ quản lý, điều hành hoạt động giám sát thi công xây dựng đối với một dự án hoặc công trình cụ thể. 17. Bổ sung Điều 56b Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 56b. Trình tự cấp, thu hồi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng\n18. Chỉ huy trưởng là chức danh của cá nhân được tổ chức thi công xây dựng giao nhiệm vụ quản lý, điều hành hoạt động thi công xây dựng đối với một dự án hoặc công trình cụ thể. 18. Bổ sung Điều 56c Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 56c. Công nhận tổ chức xã hội - nghề nghiệp đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng\n19. Mã số chứng chỉ hành nghề: Là dãy số có 08 chữ số dùng để quản lý chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân. Mỗi cá nhân tham gia hoạt động xây dựng khi đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề lần đầu theo quy định của Nghị định này được cấp một Mã số chứng chỉ hành nghề. Mã số chứng chỉ hành nghề không thay đổi khi cá nhân đề nghị cấp lại hoặc điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ hành nghề đã được cấp. 19. Bổ sung Điều 56d Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 56d. Thu hồi Quyết định công nhận tổ chức xã hội - nghề nghiệp đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng\n20. Mã số chứng chỉ năng lực: Là dãy số có 08 chữ số dùng để quản lý chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức. Mỗi tổ chức tham gia hoạt động xây dựng khi đề nghị cấp chứng chỉ năng lực lần đầu theo quy định của Nghị định này được cấp một Mã số chứng chỉ năng lực. Mã số chứng chỉ năng lực không thay đổi khi tổ chức đề nghị cấp lại hoặc điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ năng lực đã được cấp.”. 20. Sửa đổi, bổ sung khoản 19 Điều 1 Nghị định số 42/2017/NĐ-CP như sau: “Điều 57. Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng\n2. Sửa đổi, bổ sung Điều 44 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 44. Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng 2. Cá nhân người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã có chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp, nếu hành nghề hoạt động xây dựng ở Việt Nam dưới 06 tháng thì được công nhận hành nghề. Trường hợp cá nhân hành nghề hoạt động xây dựng ở Việt Nam từ 06 tháng trở lên, phải chuyển đổi chứng chỉ hành nghề tại cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định tại Điều 44b Nghị định này. 2. Chứng chỉ hành nghề của cá nhân bị thu hồi khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: 2. Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề là cơ quan có thẩm quyền thu hồi chứng chỉ hành nghề do mình cấp.”. 2. Có trình độ chuyên môn được đào tạo, thời gian và kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề như sau: 2. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng phù hợp với lĩnh vực khảo sát quy định tại khoản 1 Điều này như sau: 2. Phạm vi hoạt động 2. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình: 2. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng: 2. Phạm vi hoạt động: 2. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng: 2. Phạm vi hoạt động: 2. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề quản lý dự án: 2. Hồ sơ đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề bao gồm: 2. Việc sát hạch được tiến hành định kỳ hàng tháng hoặc đột xuất do thủ trưởng cơ quan cấp chứng chỉ hành nghề quyết định. 2. Cơ cấu và số lượng thành viên hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề do thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề quyết định. 2. Đối với trường hợp thu hồi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng 2. Hồ sơ đề nghị công nhận đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề: 2. Bộ Xây dựng thực hiện thu hồi quyết định công nhận tổ chức xã hội - nghề nghiệp đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề khi phát hiện hoặc có căn cứ xác định tổ chức xã hội - nghề nghiệp thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này. Việc xem xét, quyết định thu hồi quyết định công nhận tổ chức xã hội - nghề nghiệp đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề được thực hiện trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có đủ căn cứ thu hồi. Quyết định thu hồi được gửi cho tổ chức xã hội - nghề nghiệp và đăng tải trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng.”. 2. Tổ chức khi tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực quy định từ điểm a đến điểm e khoản 1 Điều này phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng (sau đây gọi tắt là chứng chỉ năng lực). 2. Chứng chỉ năng lực bị thu hồi khi thuộc một trong các trường hợp sau: 2. Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực là cơ quan có thẩm quyền thu hồi chứng chỉ năng lực do mình cấp.”. 2. Hồ sơ đề nghị cấp lại chứng chỉ năng lực bao gồm: 2. Cơ cấu và số lượng thành viên hội đồng xét cấp chứng chỉ năng lực do thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực quyết định. 2. Đối với trường hợp thu hồi chứng chỉ năng lực: 2. Điều kiện chung: 2. Phạm vi hoạt động: 2. Phạm vi hoạt động: 2. Phạm vi hoạt động: 2. Cá nhân phụ trách các lĩnh vực chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp với quy mô dự án, cấp công trình và công việc đảm nhận.”. 2. Phạm vi hoạt động: 2. Phạm vi hoạt động: 2. Phạm vi hoạt động: 2. Phạm vi hoạt động: 2. Trình tự thực hiện đăng tải thông tin năng lực hoạt động xây dựng: Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ có trách nhiệm đăng tải thông tin về năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, cá nhân lên trang thông tin điện tử do mình quản lý, đồng thời gửi thông tin đến cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng để tích hợp trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng. Thời gian thực hiện đăng tải thông tin năng lực hoạt động xây dựng không quá 05 ngày kể từ ngày cấp chứng chỉ. Thời gian thực hiện tích hợp thông tin trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng không quá 03 ngày kể từ ngày nhận được thông tin của cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ.”. 2. Nhà thầu nước ngoài phải liên danh với nhà thầu Việt Nam hoặc sử dụng nhà thầu phụ Việt Nam, trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ công việc nào của gói thầu. Khi liên danh hoặc sử dụng nhà thầu Việt Nam phải phân định rõ nội dung, khối lượng và giá trị phần công việc do nhà thầu Việt Nam trong liên danh; nhà thầu phụ Việt Nam thực hiện. 2. Khi phát hiện hoặc có căn cứ xác định nhà thầu nước ngoài vi phạm một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động xây dựng thực hiện việc thu hồi giấy phép hoạt động xây dựng do mình cấp. Việc xem xét, quyết định thu hồi giấy phép hoạt động xây dựng được thực hiện trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có đủ căn cứ thu hồi giấy phép hoạt động xây dựng. Quyết định thu hồi giấy phép hoạt động xây dựng được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động xây dựng gửi cho nhà thầu nước ngoài bị thu hồi giấy phép hoạt động xây dựng và đăng tải trên trang thông tin điện tử của mình, đồng thời gửi thông tin để tích hợp trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng.”. 2. Nhà thầu nước ngoài có các nghĩa vụ sau:\na) Cá nhân không còn đáp ứng điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 45 Nghị định này; a) Hạng I: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 07 năm trở lên; a) Hạng I: Đã làm chủ nhiệm khảo sát xây dựng thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ ít nhất 01 dự án từ nhóm A hoặc 02 dự án từ nhóm B trở lên hoặc ít nhất 02 công trình từ cấp I trở lên hoặc 03 công trình từ cấp II trở lên. a) Hạng I: Được làm chủ nhiệm đồ án, chủ trì thiết kế bộ môn chuyên ngành của tất cả các đồ án quy hoạch xây dựng. a) Hạng I: Đã làm chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế phần việc thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc ít nhất 02 công trình từ cấp II trở lên. a) Hạng I: Đã làm giám sát trưởng hoặc chỉ huy trưởng công trường hoặc chủ trì thiết kế xây dựng phần việc thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên cùng loại với công trình đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề. a) Hạng I: Được làm chủ trì kiểm định xây dựng tất cả các công trình cùng loại. a) Hạng I: Đã chủ trì thực hiện một trong các công việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng của ít nhất 01 dự án từ nhóm A hoặc 02 dự án từ nhóm B trở lên hoặc 01 công trình từ cấp I hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên. a) Hạng I: Được làm chỉ huy trưởng công trường đối với tất cả các công trình cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hoặc cùng loại với công trình đã làm chỉ huy trưởng công trường. a) Hạng I: Đã làm giám đốc quản lý dự án của ít nhất 01 dự án từ nhóm A hoặc 02 dự án từ nhóm B cùng loại trở lên; hoặc có một trong ba loại chứng chỉ hành nghề (thiết kế xây dựng hạng I; giám sát thi công xây dựng hạng I; định giá xây dựng hạng I) và đã tham gia quản lý dự án của ít nhất 01 dự án từ nhóm A hoặc 02 dự án từ nhóm B cùng loại trở lên. a) Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo mẫu tại Phụ lục I Nghị định này kèm theo 02 ảnh màu cỡ 4 x 6 cm có nền màu trắng chân dung của người đề nghị được chụp trong thời gian không quá 06 tháng; a) Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được kết luận thanh tra, kiểm tra, trong đó có kiến nghị thu hồi chứng chỉ hành nghề hoặc khi phát hiện hoặc có căn cứ xác định một trong các trường hợp thu hồi chứng chỉ hành nghề quy định tại khoản 2 Điều 44a Nghị định này, cơ quan có thẩm quyền thu hồi chứng chỉ hành nghề ban hành quyết định thu hồi chứng chỉ hành nghề; trường hợp không thu hồi thì phải có ý kiến bằng văn bản gửi cơ quan, tổ chức, cá nhân có kiến nghị thu hồi. a) Đơn đề nghị công nhận theo mẫu quy định tại Phụ lục IV Nghị định này; a) Tổ chức được cấp chứng chỉ năng lực chấm dứt hoạt động xây dựng, giải thể hoặc phá sản; a) Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực theo mẫu tại Phụ lục V Nghị định này; a) Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được kết luận thanh tra, kiểm tra, trong đó, có kiến nghị thu hồi chứng chỉ năng lực hoặc khi phát hiện hoặc có căn cứ xác định một trong các trường hợp thu hồi chứng chỉ năng lực quy định tại khoản 2 Điều 58 Nghị định này, cơ quan có thẩm quyền thu hồi chứng chỉ năng lực ban hành quyết định thu hồi chứng chỉ năng lực; trường hợp không thu hồi thì phải có ý kiến bằng văn bản gửi cơ quan, tổ chức, cá nhân có kiến nghị thu hồi. a) Có phòng thí nghiệm hoặc có văn bản thỏa thuận hoặc hợp đồng nguyên tắc về việc liên kết thực hiện công việc thí nghiệm với phòng thí nghiệm phục vụ khảo sát xây dựng được công nhận theo quy định; a) Hạng I: Được lập các loại đồ án quy hoạch xây dựng. a) Hạng I: Được thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng tất cả các cấp công trình cùng loại. a) Hạng I: Được quản lý các dự án cùng loại; a) Hạng I: Được thi công xây dựng tất cả các cấp công trình cùng loại; a) Hạng I: Được giám sát thi công xây dựng các công trình cùng loại được ghi trong chứng chỉ năng lực; a) Hạng I: Được thực hiện kiểm định xây dựng các công trình cùng loại; a) Hạng I: Được thực hiện các công việc liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng đối với tất cả các dự án. a) Lập Văn phòng điều hành tại nơi có dự án sau khi được cấp giấy phép hoạt động xây dựng; đăng ký địa chỉ, số điện thoại, số fax, e-mail, dấu, tài khoản, mã số thuế của Văn phòng điều hành. Đối với các hợp đồng thực hiện lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, nhà thầu nước ngoài có thể lập Văn phòng điều hành tại nơi đăng ký trụ sở của chủ đầu tư. Đối với hợp đồng thực hiện thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng công trình đi qua nhiều tỉnh, nhà thầu nước ngoài có thể lập Văn phòng điều hành tại một địa phương có công trình đi qua để thực hiện công việc;\nb) Giả mạo giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề; b) Hạng II: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 04 năm trở lên; b) Hạng II: Đã làm chủ nhiệm khảo sát xây dựng thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ ít nhất 01 dự án từ nhóm B trở lên hoặc 02 dự án từ nhóm C trở lên hoặc ít nhất 02 công trình từ cấp II trở lên hoặc 03 công trình từ cấp III trở lên. b) Hạng II: Được làm chủ nhiệm đồ án, chủ trì thiết kế bộ môn chuyên ngành của tất cả các đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện. b) Hạng II: Đã làm chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế phần việc thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc ít nhất 02 công trình từ cấp III trở lên hoặc đã tham gia thiết kế, thẩm tra thiết kế phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 03 công trình từ cấp II trở lên cùng loại với công trình đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề. b) Hạng II: Đã làm giám sát trưởng hoặc chỉ huy trưởng công trường hoặc chủ trì thiết kế xây dựng phần việc thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên cùng loại với công trình đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề. b) Hạng II: Được làm chủ trì kiểm định xây dựng công trình từ cấp II trở xuống cùng loại. b) Hạng II: Đã chủ trì thực hiện một trong các công việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng của ít nhất 01 dự án từ nhóm B hoặc 02 dự án từ nhóm C trở lên hoặc 01 công trình từ cấp II hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên. b) Hạng II: Được làm chỉ huy trưởng công trường đối với công trình từ cấp II trở xuống cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hoặc cùng loại với công trình đã làm chỉ huy trưởng công trường. b) Hạng II: Đã làm giám đốc quản lý dự án của 01 dự án từ nhóm B hoặc 02 dự án từ nhóm C cùng loại trở lên hoặc có một trong ba loại chứng chỉ hành nghề (thiết kế xây dựng hạng II; giám sát thi công xây dựng hạng II; định giá xây dựng hạng II) và đã tham gia quản lý dự án của ít nhất 01 dự án từ nhóm B hoặc 02 dự án từ nhóm C hoặc 03 dự án có yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật cùng loại trở lên. b) Bản sao có chứng thực hoặc tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu chứng chỉ hành nghề đã được cấp, trường hợp bị mất chứng chỉ hành nghề thì phải có cam kết của người đề nghị cấp lại. b) Cơ quan có thẩm quyền thu hồi chứng chỉ hành nghề có trách nhiệm gửi quyết định thu hồi chứng chỉ cho cá nhân bị thu hồi và đăng tải trên trang thông tin điện tử của mình; đồng thời gửi thông tin để tích hợp trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày ban hành quyết định. b) Bản sao có chứng thực hoặc tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hội và phê duyệt điều lệ hội; b) Không còn đáp ứng đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng theo quy định; b) Bản sao có chứng thực hoặc tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu chứng chỉ năng lực đã được cấp, trường hợp bị mất chứng chỉ năng lực thì phải có cam kết của tổ chức đề nghị cấp lại. b) Cơ quan có thẩm quyền thu hồi chứng chỉ năng lực có trách nhiệm gửi quyết định thu hồi chứng chỉ năng lực cho tổ chức bị thu hồi và đăng tải trên trang thông tin điện tử của mình; đồng thời gửi thông tin để tích hợp trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày ban hành quyết định. b) Có máy móc, thiết bị hoặc có khả năng huy động máy móc, thiết bị phục vụ công việc khảo sát của lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực. b) Hạng II: Được lập các đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện. b) Hạng II: Được thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng các công trình cùng loại từ cấp II trở xuống. b) Hạng II: Được quản lý dự án cùng loại từ nhóm B trở xuống; b) Hạng II: Được thi công xây dựng công trình từ cấp II trở xuống cùng loại; b) Hạng II: Được giám sát thi công xây dựng các công trình từ cấp II trở xuống cùng loại được ghi trong chứng chỉ năng lực; b) Hạng II: Được thực hiện kiểm định xây dựng các công trình từ cấp II trở xuống cùng loại; b) Hạng II: Được thực hiện các công việc liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng đối với dự án từ nhóm B trở xuống. b) Đăng ký, hủy mẫu con dấu, nộp lại con dấu khi kết thúc hợp đồng theo quy định của pháp luật. Nhà thầu nước ngoài chỉ sử dụng con dấu này trong công việc phục vụ thực hiện hợp đồng tại Việt Nam theo quy định tại giấy phép hoạt động xây dựng;\nc) Cho thuê, cho mượn, thuê, mượn hoặc cho người khác sử dụng chứng chỉ hành nghề; c) Hạng III: Có trình độ chuyên môn phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 02 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ đại học; từ 03 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp. c) Hạng III: Đã tham gia khảo sát xây dựng thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ ít nhất 02 dự án từ nhóm c hoặc 02 dự án có yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật trở lên hoặc ít nhất 02 công trình từ cấp III trở lên hoặc 03 công trình từ cấp IV trở lên. c) Hạng III: Được làm chủ nhiệm đồ án, chủ trì thiết kế bộ môn chuyên ngành các đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp huyện.”. c) Hạng III: Đã tham gia thiết kế, thẩm tra thiết kế phần việc thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 03 công trình từ cấp III trở lên hoặc 05 công trình từ cấp IV trở lên cùng loại với công trình đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề. c) Hạng III: Đã tham gia giám sát thi công xây dựng hoặc tham gia thiết kế xây dựng hoặc thi công xây dựng phần việc thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp III trở lên hoặc 02 công trình từ cấp IV trở lên cùng loại với công trình đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề. c) Hạng III: Được làm chủ trì kiểm định xây dựng công trình cấp III, cấp IV cùng loại.”. c) Hạng III: Đã tham gia thực hiện một trong các công việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng của ít nhất 01 dự án từ nhóm C hoặc 02 dự án có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng trở lên hoặc 01 công trình từ cấp III trở lên hoặc 02 công trình từ cấp IV trở lên. c) Hạng III: Được làm chỉ huy trưởng công trường đối với công trình cấp III, cấp IV cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hoặc cùng loại với công trình đã tham gia thi công xây dựng.”. c) Hạng III: Đã tham gia quản lý dự án của ít nhất 01 dự án từ nhóm C cùng loại trở lên. c) Cá nhân bị thu hồi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng phải nộp lại bản gốc chứng chỉ hành nghề cho cơ quan ra quyết định thu hồi chứng chỉ trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi. c) Bản kê khai điều kiện cơ sở vật chất phục vụ sát hạch. c) Giả mạo giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ năng lực; c) Tổ chức bị thu hồi chứng chỉ năng lực phải nộp lại bản gốc chứng chỉ năng lực cho cơ quan ra quyết định thu hồi chứng chỉ trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi. c) Hạng III: Được lập các đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp huyện.”. c) Hạng III: Được thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng các công trình cùng loại từ cấp III trở xuống.”. c) Hạng III: Được quản lý dự án cùng loại nhóm C và dự án chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.”. c) Hạng III: Được thi công xây dựng công trình từ cấp III trở xuống cùng loại.”. c) Hạng III: Được giám sát thi công xây dựng các công trình từ cấp III trở xuống cùng loại được ghi trong chứng chỉ năng lực.”. c) Hạng III: Được thực hiện kiểm định xây dựng các công trình từ cấp III trở xuống cùng loại. c) Hạng III: Được thực hiện các công việc liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng đối với dự án nhóm C và dự án chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.”. c) Đăng ký và nộp thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam, thực hiện chế độ kế toán, mở tài khoản, thanh toán theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để phục vụ hoạt động kinh doanh theo hợp đồng;\nd) Sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung chứng chỉ hành nghề; d) Đối với trường hợp thu hồi chứng chỉ hành nghề bị ghi sai do lỗi của cơ quan cấp chứng chỉ hành nghề, cơ quan có thẩm quyền thu hồi chứng chỉ hành nghề có trách nhiệm cấp lại chứng chỉ hành nghề trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được chứng chỉ hành nghề bị thu hồi. d) Cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng chứng chỉ năng lực; d) Đối với trường hợp thu hồi chứng chỉ năng lực bị ghi sai do lỗi của cơ quan cấp chứng chỉ năng lực, cơ quan có thẩm quyền thu hồi chứng chỉ năng lực có trách nhiệm cấp lại chứng chỉ năng lực trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được chứng chỉ năng lực bị thu hồi. d) Thực hiện việc tuyển lao động, sử dụng lao động Việt Nam và lao động là người nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam về lao động; chỉ được phép đăng ký đưa vào Việt Nam những chuyên gia quản lý kinh tế, quản lý kỹ thuật và người có tay nghề cao mà Việt Nam không đủ khả năng đáp ứng;\nđ) Chứng chỉ hành nghề bị ghi sai do lỗi của cơ quan cấp chứng chỉ hành nghề; đ) Trường hợp cá nhân bị thu hồi chứng chỉ hành nghề không nộp lại chứng chỉ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền thu hồi ra quyết định tuyên hủy chứng chỉ hành nghề, gửi cho cá nhân bị tuyên hủy chứng chỉ và đăng tải trên trang thông tin điện tử của mình, đồng thời gửi thông tin để tích hợp trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng.”. đ) Sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung chứng chỉ năng lực; đ) Trường hợp tổ chức bị thu hồi chứng chỉ năng lực không nộp lại chứng chỉ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền thu hồi ra quyết định tuyên hủy chứng chỉ năng lực, gửi cho tổ chức bị tuyên hủy chứng chỉ và đăng tải trên trang thông tin điện tử của mình; đồng thời gửi thông tin để tích hợp trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng.”. đ) Thực hiện các thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu vật tư, máy móc, thiết bị liên quan đến hợp đồng nhận thầu tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam;\ne) Chứng chỉ hành nghề được cấp không đúng thẩm quyền; e) Chứng chỉ năng lực được cấp không đúng thẩm quyền; e) Thực hiện hợp đồng liên danh đã ký kết với nhà thầu Việt Nam hoặc sử dụng nhà thầu phụ Việt Nam đã được xác định trong hồ sồ đề nghị cấp giấy phép hoạt động xây dựng;\ng) Chứng chỉ hành nghề được cấp khi không đáp ứng yêu cầu về điều kiện năng lực theo quy định. g) Chứng chỉ năng lực bị ghi sai do lỗi của cơ quan cấp chứng chỉ năng lực; g) Mua bảo hiểm theo quy định của pháp luật Việt Nam đối với công việc của nhà thầu gồm: Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với nhà thầu tư vấn đầu tư xây dựng; bảo hiểm tài sản hàng hóa đối với nhà thầu mua sắm; các loại bảo hiểm đối với nhà thầu thi công xây dựng và các chế độ bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật Việt Nam;\nh) Chứng chỉ năng lực được cấp khi không đủ điều kiện năng lực theo quy định. h) Đăng kiểm chất lượng vật tư, thiết bị nhập khẩu cung cấp theo hợp đồng nhận thầu;\ni) Đăng kiểm an toàn thiết bị thi công xây dựng và phương tiện giao thông liên quan đến hoạt động kinh doanh của nhà thầu nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam;\nk) Tuân thủ các quy định về quy chuẩn, tiêu chuẩn, về quản lý chất lượng công trình xây dựng, an toàn lao động và bảo vệ môi trường cũng như các quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan;\nl) Thực hiện các chế độ báo cáo theo quy định trong giấy phép hoạt động xây dựng;\nm) Khi hoàn thành công trình, nhà thầu nước ngoài phải lập hồ sơ hoàn thành công trình; chịu trách nhiệm bảo hành; quyết toán vật tư, thiết bị nhập khẩu; xử lý vật tư, thiết bị còn dư trong hợp đồng thi công xây dựng công trình theo quy định về xuất nhập khẩu; tái xuất các vật tư, thiết bị thi công đã đăng ký theo chế độ tạm nhập - tái xuất; thanh lý hợp đồng; đồng thời thông báo tới các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan về việc kết thúc hợp đồng, chấm dứt sự hoạt động của văn phòng điều hành công trình.”.\n3. Cá nhân không có chứng chỉ hành nghề được tham gia các hoạt động xây dựng thuộc lĩnh vực phù hợp với chuyên ngành được đào tạo, phù hợp với quy định của Bộ luật Lao động và không được hành nghề độc lập, không được đảm nhận chức danh theo quy định của Luật xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề. 3. Bổ sung Điều 44a Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 44a. Cấp, thu hồi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng 3. Cá nhân đã bị thu hồi chứng chỉ hành nghề thuộc trường hợp quy định tại điểm b, c, d khoản 2 Điều này được đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề sau 12 tháng, kể từ ngày có quyết định thu hồi chứng chỉ hành nghề. Trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề được thực hiện như trường hợp cấp chứng chỉ hành nghề quy định tại điểm a khoản 1 Điều này. Cá nhân đã bị thu hồi chứng chỉ hành nghề thuộc trường hợp quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này được cấp lại chứng chỉ hành nghề theo trình tự, thủ tục quy định tại khoản 2 Điều 56b Nghị định này.”. 3. Đạt yêu cầu sát hạch đối với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.”. 3. Phạm vi hoạt động khảo sát xây dựng: 3. Phạm vi hoạt động: 3. Phạm vi hoạt động: 3. Phạm vi hoạt động: 3. Phạm vi hoạt động: 3. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ hành nghề bao gồm: 3. Nội dung sát hạch bao gồm phần câu hỏi về kinh nghiệm nghề nghiệp và phần câu hỏi về kiến thức pháp luật. Trường hợp cá nhân có chứng chỉ hành nghề cấp theo quy định của Luật Xây dựng năm 2003 còn thời hạn sử dụng thì khi tham dự sát hạch được miễn nội dung về kiến thức chuyên môn đối với lĩnh vực hành nghề ghi trên chứng chỉ. 3. Thành phần hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề do cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng thành lập bao gồm: 3. Trình tự, thực hiện thủ tục công nhận đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề: 3. Tổ chức tham gia hoạt động xây dựng quy định tại khoản 1 Điều này phải là doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp hoặc tổ chức có chức năng hoạt động xây dựng được thành lập theo quy định của pháp luật và đáp ứng các yêu cầu cụ thể đối với từng lĩnh vực hoạt động xây dựng theo quy định tại Nghị định này. 3. Tổ chức đã bị thu hồi chứng chỉ năng lực thuộc trường hợp quy định tại điểm c, d, đ khoản 2 Điều này được đề nghị cấp chứng chỉ năng lực sau 12 tháng, kể từ ngày có quyết định thu hồi chứng chỉ năng lực. Trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ năng lực như trường hợp cấp chứng chỉ năng lực quy định tại điểm a khoản 1 Điều này. Tổ chức đã bị thu hồi chứng chỉ năng lực thuộc trường hợp quy định tại điểm g khoản 2 Điều này được cấp lại chứng chỉ năng lực theo trình tự, thủ tục quy định tại khoản 2 Điều 58d Nghị định này.”. 3. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ năng lực bao gồm: 3. Thành phần hội đồng xét cấp chứng chỉ năng lực bao gồm: 3. Điều kiện đối với các hạng năng lực: 3. Tổ chức tham gia hoạt động kiểm định chất lượng vật liệu xây dựng, cấu kiện xây dựng, sản phẩm xây dựng phải đáp ứng các điều kiện sau: 3. Nhà thầu nước ngoài phải cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến hoạt động nhận thầu tại Việt Nam.”.\na) Hạng I: Được làm chủ nhiệm khảo sát xây dựng tất cả các nhóm dự án, các cấp công trình cùng lĩnh vực được ghi trong chứng chỉ hành nghề. a) Hạng I: Được làm chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế bộ môn chuyên ngành của tất cả các cấp công trình cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề. a) Hạng I: Được làm giám sát trưởng các công trình cùng loại được ghi trong chứng chỉ hành nghề; được làm giám sát viên thi công xây dựng tất cả các công trình cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề. a) Hạng I: Được chủ trì thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng không phân biệt loại, nhóm dự án và loại, cấp công trình xây dựng. a) Hạng I: Được làm giám đốc quản lý dự án tất cả các nhóm dự án tương ứng với loại dự án được ghi trong chứng chỉ hành nghề. a) Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo mẫu tại Phụ lục I Nghị định này kèm theo 02 ảnh màu cỡ 4 x 6 cm có nền màu trắng chân dung của người đề nghị được chụp trong thời gian không quá 06 tháng; a) Chủ tịch hội đồng là lãnh đạo của cơ quan cấp chứng chỉ hành nghề; a) Tổ chức xã hội - nghề nghiệp gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này qua đường bưu điện hoặc trực tiếp tới Bộ Xây dựng để được công nhận. a) Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực theo mẫu tại Phụ lục V Nghị định này; a) Chủ tịch hội đồng là lãnh đạo của cơ quan cấp chứng chỉ năng lực; a) Hạng I: - Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm khảo sát có chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng hạng I phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực; - Cá nhân tham gia thực hiện khảo sát có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại hình khảo sát xây dựng đăng ký cấp chứng chỉ năng lực; - Đã thực hiện khảo sát xây dựng ít nhất 01 dự án từ nhóm A hoặc 02 dự án từ nhóm B trở lên hoặc 01 công trình từ cấp I hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên cùng loại hình khảo sát. a) Phải sử dụng phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng với các phép thử được cơ quan có thẩm quyền công nhận phù hợp với nội dung thực hiện kiểm định;\nb) Hạng II: Được làm chủ nhiệm khảo sát xây dựng dự án nhóm B, công trình cấp II trở xuống cùng lĩnh vực được ghi trong chứng chỉ hành nghề. b) Hạng II: Được làm chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế bộ môn chuyên ngành của công trình từ cấp II trở xuống cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề. b) Hạng II: Được làm giám sát trưởng công trình từ cấp II trở xuống; được làm giám sát viên thi công xây dựng các công trình cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề. b) Hạng II: Được chủ trì thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng các loại dự án từ nhóm B trở xuống và các loại công trình từ cấp I trở xuống. b) Hạng II: Được làm giám đốc quản lý dự án nhóm B, nhóm C tương ứng với loại dự án được ghi trong chứng chỉ hành nghề. b) Các tài liệu liên quan đến nội dung đề nghị điều chỉnh, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều này. b) Ủy viên thường trực là công chức, viên chức của cơ quan này; b) Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Xây dựng xem xét và ban hành Quyết định công nhận tổ chức xã hội - nghề nghiệp đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề. Quyết định công nhận được gửi cho tổ chức xã hội - nghề nghiệp và đăng tải trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày ban hành Quyết định.”. b) Các tài liệu liên quan đến nội dung đề nghị điều chỉnh, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều này. b) Ủy viên thường trực là công chức, viên chức của cơ quan này; b) Hạng II: - Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm khảo sát có chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng từ hạng II trở lên phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực; - Cá nhân tham gia thực hiện khảo sát có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại hình khảo sát xây dựng đăng ký cấp chứng chỉ năng lực; - Đã thực hiện khảo sát xây dựng ít nhất 01 dự án từ nhóm B hoặc 02 dự án từ nhóm C hoặc 03 dự án có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật trở lên hoặc 01 công trình từ cấp II hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên cùng loại hình khảo sát. b) Cá nhân thực hiện kiểm định có chuyên môn phù hợp với công tác kiểm định xây dựng.”.\nc) Hạng III: Được làm chủ nhiệm khảo sát xây dựng dự án nhóm C, dự án có yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật, công trình cấp III trở xuống cùng lĩnh vực được ghi trong chứng chỉ hành nghề.”. c) Hạng III: Được làm chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế bộ môn chuyên ngành của công trình cấp III, cấp IV cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề.”. c) Hạng III: Được làm giám sát trưởng công trình từ cấp III trở xuống; được làm giám sát viên thi công xây dựng các công trình cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề.”. c) Hạng III: Được chủ trì thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng các loại dự án nhóm C, dự án có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng và các loại công trình từ cấp II trở xuống.”. c) Hạng III: Được làm giám đốc quản lý dự án nhóm C và dự án chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng tương ứng với loại dự án được ghi trong chứng chỉ hành nghề.”. c) Các ủy viên tham gia hội đồng là những công chức, viên chức có chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực xét cấp chứng chỉ hành nghề, các chuyên gia có trình độ chuyên môn thuộc lĩnh vực xét cấp chứng chỉ hành nghề trong trường hợp cần thiết. c) Các ủy viên tham gia hội đồng là những công chức, viên chức có chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực xét cấp chứng chỉ năng lực, các chuyên gia có trình độ chuyên môn thuộc lĩnh vực xét cấp chứng chỉ năng lực trong trường hợp cần thiết. c) Hạng III: - Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm khảo sát có chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng từ hạng III trở lên phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực; - Cá nhân tham gia thực hiện khảo sát có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại hình khảo sát xây dựng đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.\n4. Chứng chỉ hành nghề có hiệu lực tối đa 05 năm. Riêng đối với chứng chỉ hành nghề của cá nhân nước ngoài, hiệu lực được xác định theo thời hạn được ghi trong giấy phép lao động hoặc thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền cấp nhưng không quá 05 năm. 4. Bổ sung Điều 44b Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 44b. Thẩm quyền cấp, thu hồi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng 4. Hồ sơ đề nghị chuyển đổi chứng chỉ hành nghề bao gồm: 4. Kết quả sát hạch được bảo lưu trong thời gian 06 tháng kể từ ngày sát hạch để làm căn cứ xét cấp chứng chỉ hành nghề. 4. Thành phần hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề do tổ chức xã hội - nghề nghiệp thành lập bao gồm: 4. Chứng chỉ năng lực có hiệu lực tối đa 10 năm. 4. Tổ chức thực hiện nộp lệ phí khi nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực. Việc thu, nộp, quản lý sử dụng lệ phí cấp chứng chỉ năng lực thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.”. 4. Hội đồng hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, theo quy chế do Chủ tịch hội đồng quyết định ban hành.”. 4. Phạm vi hoạt động:\na) Đơn đề nghị chuyển đổi chứng chỉ hành nghề theo mẫu tại Phụ lục III Nghị định này kèm theo 02 ảnh màu cỡ 4 x 6 cm có nền màu trắng chân dung của người đề nghị được chụp trong thời gian không quá 06 tháng; a) Chủ tịch hội đồng là lãnh đạo của tổ chức xã hội - nghề nghiệp; a) Hạng I: Được thực hiện khảo sát xây dựng tất cả các dự án và cấp công trình cùng lĩnh vực được ghi trong chứng chỉ năng lực.\nb) Bản sao văn bằng được đào tạo, chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp đã được hợp pháp hóa lãnh sự, dịch ra tiếng Việt và được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam; b) Hạng II: Được thực hiện khảo sát xây dựng dự án từ nhóm B, công trình từ cấp II trở xuống cùng lĩnh vực được ghi trong chứng chỉ năng lực.\nc) Bản sao có chứng thực hoặc tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu giấy tờ hợp pháp về cư trú hoặc giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp theo quy định. c) Các ủy viên hội đồng là hội viên của tổ chức xã hội - nghề nghiệp. c) Hạng III: Được thực hiện khảo sát xây dựng dự án nhóm C, dự án có yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật, công trình từ cấp III trở xuống cùng lĩnh vực được ghi trong chứng chỉ năng lực.”.\n5. Chứng chỉ hành nghề có quy cách và nội dung chủ yếu theo mẫu tại Phụ lục VIII Nghị định này. 5. Sửa đổi, bổ sung Điều 45 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 45. Điều kiện chung để được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề khi đáp ứng các điều kiện sau: 5. Cá nhân thực hiện nộp lệ phí khi nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề. Việc thu, nộp, quản lý sử dụng lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.”. 5. Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề có trách nhiệm bố trí địa điểm tổ chức sát hạch đáp ứng điều kiện cơ sở vật chất phục vụ sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng, cụ thể như sau: 5. Hội đồng hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, theo quy chế do Chủ tịch hội đồng quyết định ban hành.”. 5. Chứng chỉ năng lực có quy cách và nội dung chủ yếu theo mẫu tại Phụ lục IX Nghị định này.\na) Địa điểm tổ chức sát hạch phải bố trí khu vực thực hiện sát hạch và khu vực chờ, hướng dẫn sát hạch.\nb) Khu vực thực hiện sát hạch có diện tích tối thiểu đủ để bố trí bàn ghế và ít nhất 10 máy tính để thực hiện sát hạch. - Hệ thống máy tính phải ở trạng thái làm việc ổn định, được kết nối theo mô hình mạng nội bộ (mạng LAN), kết nối với máy in và kết nối mạng Internet. - Đường truyền mạng Internet phải có lưu lượng tín hiệu truyền dẫn đủ đáp ứng cho số lượng hệ thống máy tính tại khu vực thực hiện sát hạch bảo đảm ổn định, không bị gián đoạn trong suốt quá trình thực hiện sát hạch. - Hệ thống camera quan sát: Có bố trí camera quan sát có độ phân giải tối thiểu 1280 x 720 (720P), đảm bảo quan sát được khu vực thực hiện sát hạch và có khả năng lưu trữ dữ liệu trong thời gian tối thiểu 30 ngày kể từ ngày tổ chức sát hạch. - Hệ thống âm thanh: Có tối thiểu 01 bộ loa phóng thanh để thông báo công khai các thông tin về quá trình sát hạch. - Máy in: Được bố trí tối thiểu 01 chiếc phục vụ in Phiếu kết quả sát hạch và 01 máy in dự phòng sử dụng trong trường hợp cần thiết. - Phần mềm sát hạch do cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng chuyển giao, sử dụng thống nhất trong phạm vi toàn quốc.\n6. Chứng chỉ hành nghề được quản lý thông qua số chứng chỉ hành nghề, bao gồm 02 nhóm ký hiệu, được nối với nhau bằng dấu gạch ngang (-), quy định như sau: 6. Sửa đổi, bổ sung Điều 46 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 46. Chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng 6. Bộ Xây dựng hướng dẫn chi tiết về việc xây dựng, cập nhật bộ câu hỏi phục vụ sát hạch, chi phí sát hạch và tổ chức thực hiện công tác sát hạch.”. 6. Chứng chỉ năng lực được quản lý thông qua số chứng chỉ năng lực, bao gồm 02 nhóm ký hiệu, các nhóm được nối với nhau bằng dấu gạch ngang (-), cụ thể như sau:\na) Nhóm thứ nhất: Có 03 ký tự thể hiện nơi cấp chứng chỉ được quy định cụ thể tại Phụ lục VII Nghị định này; a) Nhóm thứ nhất: Có tối đa 03 ký tự thể hiện nơi cấp chứng chỉ được quy định tại Phụ lục VII Nghị định này.\nb) Nhóm thứ hai: Mã số chứng chỉ hành nghề. b) Nhóm thứ hai: Mã số chứng chỉ năng lực.\n8. Bộ Xây dựng thống nhất quản lý về việc cấp, thu hồi chứng chỉ hành nghề; quản lý cấp mã số chứng chỉ hành nghề; hướng dẫn về chuyên môn phù hợp khi xét cấp chứng chỉ hành nghề; công khai danh sách cá nhân được cấp chứng chỉ; tổ chức thực hiện cấp chứng chỉ hành nghề trực tuyến.”. 8. Thay thế Điều 48 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP và khoản 14 Điều 1 Nghị định số 42/2017/NĐ-CP như sau: “Điều 48. Chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình\n7. Sửa đổi, bổ sung khoản 13 Điều 1 Nghị định số 42/2017/NĐ-CP như sau: “Điều 47. Chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng 7. Bộ Xây dựng thống nhất quản lý về việc cấp, thu hồi chứng chỉ năng lực; quản lý cấp mã số chứng chỉ năng lực; hướng dẫn về đánh giá cấp chứng chỉ năng lực; công khai danh sách tổ chức được cấp chứng chỉ trên trang thông tin điện tử của mình; tổ chức thực hiện thủ tục cấp chứng chỉ năng lực trực tuyến.”.\n9. Thay thế Điều 49 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP và khoản 15 Điều 1 Nghị định số 42/2017/NĐ-CP như sau: “Điều 49. Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng\n10. Sửa đổi, bổ sung khoản 16 Điều 1 Nghị định số 42/2017/NĐ-CP như sau: “Điều 50. Điều kiện hành nghề kiểm định xây dựng\n11. Sửa đổi, bổ sung Điều 52 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 52. Chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng\n12. Sửa đổi, bổ sung Điều 53 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 53. Điều kiện hành nghề đối với chỉ huy trưởng công trường\n13. Sửa đổi, bổ sung khoản 18 Điều 1 Nghị định số 42/2017/NĐ-CP như sau: “Điều 54. Chứng chỉ hành nghề quản lý dự án\n14. Sửa đổi, bổ sung Điều 55 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 55. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng\n21. Sửa đổi, bổ sung Điều 58 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 58. Cấp, thu hồi chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng\n22. Bổ sung Điều 58a Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 58a. Thẩm quyền cấp, thu hồi chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng:\n23. Bổ sung Điều 58b Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 58b. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng\n24. Bổ sung Điều 58c Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 58c. Hội đồng xét cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng\n25. Bổ sung Điều 58d Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 58d. Trình tự cấp, thu hồi chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng\n26. Sửa đổi, bổ sung Điều 59 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 59. Điều kiện năng lực của tổ chức khảo sát xây dựng\n27. Sửa đổi, bổ sung Điều 60 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 60. Điều kiện năng lực của tổ chức lập quy hoạch xây dựng\n28. Sửa đổi, bổ sung Điều 61 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 61. Điều kiện năng lực của tổ chức thiết kế xây dựng công trình\n29. Bãi bỏ Điều 62 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP.\n30. Sửa đổi, bổ sung Điều 63 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 63. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn quản lý dự án\n31. Sửa đổi, bổ sung Điều 64 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 64. Điều kiện năng lực của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng\n32. Sửa đổi, bổ sung Điều 65 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 65. Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình\n33. Sửa đổi, bổ sung khoản 20 Điều 1 Nghị định số 42/2017/NĐ-CP như sau: “Điều 66. Điều kiện năng lực của tổ chức giám sát thi công xây dựng\n34. Sửa đổi, bổ sung khoản 21 Điều 1 Nghị định số 42/2017/NĐ-CP như sau: “Điều 66a. Điều kiện năng lực của tổ chức kiểm định xây dựng\n35. Sửa đổi, bổ sung Điều 67 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 67. Điều kiện năng lực của tổ chức quản lý chi phí đầu tư xây dựng\n36. Bãi bỏ Điều 68 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP\n37. Sửa đổi, bổ sung Điều 69 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 69. Đăng tải thông tin về năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng\n38. Sửa đổi, bổ sung Điều 71 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 71. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động xây dựng\n39. Bổ sung Điều 73a Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 73a. Thu hồi giấy phép hoạt động xây dựng\n40. Sửa đổi, bổ sung khoản 22 Điều 1 Nghị định số 42/2017/NĐ-CP như sau: “Điều 74. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu nước ngoài", "Đánh giá cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng\n...\n4. Cá nhân yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề, cá nhân đảm nhận chức danh chỉ huy trưởng là người lao động thuộc tổ chức theo quy định của pháp luật về lao động, được xác định là đáp ứng yêu cầu đối với lĩnh vực hoặc loại hình đề nghị cấp chứng chỉ năng lực như sau:\n...\nđ) Đối với tổ chức giám sát thi công xây dựng: cá nhân đảm nhận chức danh giám sát trưởng, giám sát viên phải có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng phù hợp với lĩnh vực và hạng đề nghị cấp chứng chỉ của tổ chức. Trường hợp cá nhân chỉ có chứng chỉ hành nghề đối với một lĩnh vực giám sát thi công xây dựng thì chỉ được xét cấp chứng chỉ năng lực đối với lĩnh vực giám sát thi công xây dựng đó;\n....", "Khoản 11. Tổ chức, cá nhân đã được cấp chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề theo quy định của Luật Xây dựng năm 2014 trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành được tiếp tục sử dụng chứng chỉ theo lĩnh vực và phạm vi hoạt động xây dựng được ghi trên chứng chỉ đến khi hết hạn. Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, trường hợp tổ chức, cá nhân có đề nghị điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề thì thực hiện theo quy định tại Nghị định này.", "Khoản 4. Tổ chức tham gia hoạt động xây dựng phải có chứng chỉ năng lực theo quy định của Luật này bao gồm tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng; khảo sát xây dựng; lập thiết kế quy hoạch xây dựng; thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng; thi công xây dựng công trình; tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình. Chứng chỉ năng lực của tổ chức được phân thành hạng I, hạng II và hạng III. Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hạng I; Sở Xây dựng, tổ chức xã hội - nghề nghiệp có đủ điều kiện theo quy định của Chính phủ cấp chứng chỉ năng lực các hạng còn lại.”;\nb) Sửa đổi, bổ sung khoản 5 như sau: “5. Chính phủ quy định chi tiết về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng; quy định về chương trình, nội dung, hình thức tổ chức sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề; quy định về cấp, cấp lại, chuyển đổi, thu hồi chứng chỉ hành nghề; quy định về điều kiện, thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp, thu hồi giấy phép hoạt động xây dựng đối với nhà thầu là tổ chức, cá nhân nước ngoài.”.", "Chuyên môn đào tạo của cá nhân được xác định là phù hợp khi chuyên ngành hoặc nội dung chương trình đào tạo của cá nhân đó phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng, cụ thể như sau:\n1. Đối với lĩnh vực khảo sát xây dựng\na) Khảo sát địa hình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành: địa chất, trắc địa, bản đồ, xây dựng công trình;\nb) Khảo sát địa chất công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành: địa chất, xây dựng công trình.\n2. Đối với lĩnh vực hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành: kiến trúc, quy hoạch xây dựng, kinh tế đô thị, hạ tầng kỹ thuật hoặc các chuyên ngành có liên quan đến yêu cầu của việc lập đồ án quy hoạch xây dựng.\n3. Đối với lĩnh vực hành nghề thiết kế xây dựng công trình\na) Thiết kế kiến trúc công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kiến trúc;\nb) Thiết kế kết cấu công trình dân dụng - công nghiệp: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành xây dựng công trình mà trong nội dung chương trình đào tạo có môn học về các loại kết cấu công trình dân dụng - công nghiệp;\nc) Thiết kế cơ - điện công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến thiết kế các hệ thống kỹ thuật điện, cơ khí, thông gió - cấp thoát nhiệt;\nd) Thiết kế cấp - thoát nước công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến thiết kế cấp - thoát nước;\nđ) Thiết kế xây dựng công trình giao thông: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành xây dựng công trình giao thông;\ne) Thiết kế xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành xây dựng công trình có liên quan đến thiết kế các loại công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn;\ng) Thiết kế xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến thiết kế các loại công trình hạ tầng kỹ thuật.\n4. Đối với lĩnh vực hành nghề giám sát thi công xây dựng\na) Giám sát công tác xây dựng công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành: xây dựng công trình, kinh tế xây dựng, kiến trúc, chuyên ngành kỹ thuật xây dựng khác có liên quan đến xây dựng công trình;\nb) Giám sát công tác lắp đặt thiết bị vào công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành: điện, cơ khí, thông gió - cấp thoát nhiệt, cấp - thoát nước, chuyên ngành kỹ thuật khác có liên quan đến lắp đặt thiết bị công trình.\n5. Đối với lĩnh vực hành nghề định giá xây dựng: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kinh tế kỹ thuật hoặc chuyên ngành kỹ thuật khác có liên quan đến xây dựng công trình.\n6. Đối với lĩnh vực hành nghề quản lý dự án: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành: xây dựng công trình, kiến trúc, kinh tế xây dựng, chuyên ngành kỹ thuật khác có liên quan đến loại dự án, công trình đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.", "1. Tổ chức phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Nghị định này khi tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực sau đây:\na) Khảo sát xây dựng;\nb) Lập thiết kế quy hoạch xây dựng;\nc) Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng;\nd) Tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng;\nđ) Thi công xây dựng công trình;\ne) Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình;\ng) Kiểm định xây dựng;\nh) Quản lý chi phí đầu tư xây dựng.\n2. Tổ chức khi tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực quy định từ điểm a đến điểm e khoản 1 Điều này phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng (sau đây gọi tắt là chứng chỉ năng lực), trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này. Các lĩnh vực, phạm vi hoạt động của chứng chỉ năng lực thực hiện theo quy định tại Phụ lục VII Nghị định này.\n3. Tổ chức không yêu cầu phải có chứng chỉ năng lực theo quy định của Nghị định này khi tham gia các công việc sau:\na) Thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực (trừ thực hiện tư vấn quản lý dự án theo quy định tại khoản 4 Điều 21 Nghị định này); Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án theo quy định tại Điều 22 Nghị định này; Chủ đầu tư tổ chức thực hiện quản lý dự án theo quy định tại Điều 23 Nghị định này;\nb) Thiết kế, giám sát, thi công về phòng cháy chữa cháy theo pháp luật về phòng cháy, chữa cháy;\nc) Thiết kế, giám sát, thi công hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông trong công trình;\nd) Thi công công tác hoàn thiện công trình xây dựng như trát, ốp lát, sơn, lắp đặt cửa, nội thất và các công việc tương tự khác không ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực của công trình;\nđ) Tham gia hoạt động xây dựng đối với công trình cấp IV; công viên cây xanh, công trình chiếu sáng công cộng; đường cáp truyền dẫn tín hiệu viễn thông; dự án chỉ có các công trình nêu tại điểm này;\ne) Thực hiện các hoạt động xây dựng của tổ chức nước ngoài theo giấy phép hoạt động xây dựng quy định tại khoản 2 Điều 148 của Luật Xây dựng năm 2014.\n4. Tổ chức tham gia hoạt động xây dựng quy định tại khoản 1 Điều này phải là doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 hoặc tổ chức có chức năng tham gia hoạt động xây dựng được thành lập theo quy định của pháp luật, có ngành nghề phù hợp và đáp ứng các yêu cầu cụ thể đối với từng lĩnh vực hoạt động xây dựng theo quy định tại Nghị định này.\n5. Chứng chỉ năng lực có hiệu lực 10 năm khi cấp lần đầu hoặc cấp điều chỉnh hạng chứng chỉ hoặc gia hạn chứng chỉ. Trường hợp cấp điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ hoặc cấp lại do chứng chỉ cũ còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất hoặc hư hỏng hoặc ghi sai thông tin thì ghi thời hạn theo chứng chỉ được cấp trước đó.\n6. Chứng chỉ năng lực có quy cách và nội dung chủ yếu theo Mẫu số 07 Phụ lục IV Nghị định này.\n7. Chứng chỉ năng lực được quản lý thông qua số chứng chỉ năng lực, bao gồm 02 nhóm ký hiệu, các nhóm được nối với nhau bằng dấu gạch ngang (-), cụ thể như sau:\na) Nhóm thứ nhất: có tối đa 03 ký tự thể hiện nơi cấp chứng chỉ được quy định tại Phụ lục VIII Nghị định này;\nb) Nhóm thứ hai: Mã số chứng chỉ năng lực.\n8. Bộ Xây dựng thống nhất quản lý về việc cấp, thu hồi chứng chỉ năng lực; quản lý cấp mã số chứng chỉ năng lực; công khai danh sách tổ chức được cấp chứng chỉ trên trang thông tin điện tử của mình; tổ chức thực hiện thủ tục cấp chứng chỉ năng lực trực tuyến.", "Khoản 3. Hạng III: Cá nhân đảm nhận chức danh giám sát trưởng có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng từ hạng III trở lên, giám sát viên có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng phù hợp với loại công trình, lĩnh vực giám sát thi công xây dựng đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.", "\"Điều 67. Chuyên môn phù hợp khi xét cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng\n1. Khảo sát xây dựng:\na) Khảo sát địa hình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về địa chất công trình, trắc địa, bản đồ, các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan;\nb) Khảo sát địa chất công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về địa chất công trình, địa chất thủy văn, các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan.\n[...]\"", "Khoản 4. Hạng III:\na) Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm khảo sát có chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng từ hạng III trở lên phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực;\nb) Cá nhân tham gia thực hiện khảo sát có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại hình khảo sát xây dựng đăng ký cấp chứng chỉ năng lực." ]
Nguyên nhân mắc bệnh đốm trắng ở tôm sú giống là do đâu?
[ "\"2 Thuật ngữ và định nghĩa\nTrong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:\nBệnh đốm trắng (White Spot Disease) do vi rút là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở tôm.\nVi rút gây bệnh đốm trắng (White Spot Syndrome Virus - WSSV) thuộc họ Nimaviridae, chi Whispovirus.\nVi rút dạng hình trứng, hay ovan, đối xứng đều có đường kính là 80 - 120 nm và chiều dài khoảng 250- 380 nm. Có đuôi phụ giống như lông mao ở một đầu. Vi rút có vật chất di truyền là AND. Mặc dù có sự đa dạng di truyền giữa các chủng phân lập từ các khu vực địa lý khác nhau, cho đến nay vi rút gây bệnh đốm trắng WSSV được phân loại là một loài duy nhất của chi Whispovirus. Vi rút ký sinh chủ yếu trên mang, chân bơi, đuôi, giáp đầu ngực, máu và cơ bụng của tôm.\"" ]
[ "Thuật ngữ và định nghĩa\nTrong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa sau:\n2.1\nBệnh gan thận mủ trên cá da trơn (Enteric septicaemia of catfish - ESC)\nBệnh do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri xâm nhập vào gan, thận và lách (tỳ tạng) của cá da trơn gây nên những đốm trắng như đốm mủ ở các tổ chức này.\nCHÚ THÍCH: Edwardsiella ictaluri là vi khuẩn hình que, gram âm, di động, không sinh bào tử, thuộc họ Enterobacteriaceae.", "Khoản 2. Các đối tượng sản phẩm động vật thủy sản khác thuộc diện phải kiểm dịch theo yêu cầu của nước nhập khẩu hoặc theo quy định của các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập. B - Danh mục động vật, sản phẩm động vật thủy sản miễn kiểm dịch 2. Sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu làm nguyên liệu để gia công xuất khẩu, sản xuất xuất khẩu. 2. Sửa đổi, bổ sung Phụ lục IV như sau: 2. Số lượng mẫu và mẫu xét nghiệm:\na) Bổ sung thứ tự 9 vào sau thứ tự 8 của phần Bệnh ở loài giáp xác trong Bảng các bệnh ở động vật thủy sản tại mục I phần A như sau: “A. Động vật thủy sản I. Các bệnh ở động vật thủy sản TT Tên bệnh (tên tiếng Anh) Tác nhân gây bệnh Một số thủy sản nuôi cảm nhiễm với bệnh Bệnh ở loài giáp xác 9. Bệnh trắng đuôi Macrobrachium rosenbergii Nodavirus (MrNV) Extra small virus (XSV) Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) a) Lô hàng có một mặt hàng: lấy 05 (năm) mẫu và gộp thành 01 (một) mẫu để xét nghiệm các chỉ tiêu tác nhân gây bệnh theo quy định tại khoản 1 phần này (phần B);\nb) Bổ sung nội dung ghi chú tại mục I phần A như sau: “Mẫu để xét nghiệm đối với từng tác nhân gây bệnh của lô hàng là mẫu gộp theo nguyên tắc 05 mẫu gộp thành 01 mẫu để xét nghiệm.” b) Lô hàng có nhiều mặt hàng: lựa chọn mặt hàng có số lượng lớn hơn để lấy mẫu theo điểm a khoản này, lấy mẫu tối đa của 03 mặt hàng; trường hợp các mặt hàng của lô hàng có số lượng bằng nhau, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu lựa chọn ngẫu nhiên mặt hàng để lấy mẫu.\nc) Sửa đổi, bổ sung Phần B như sau: “B. Sản phẩm động vật thủy sản I. Chỉ tiêu xét nghiệm TT Tên bệnh (tên tiếng Anh) Tác nhân gây bệnh Loại sản phẩm được lấy từ các họ/loài động vật thủy sản (tươi sống, ướp lạnh, đông lạnh) 1. Hoại tử gan tụy cấp (Acute hepatopancreatic necrosis disease - AHPND) Vibrio parahaemolyticus có mang gen độc lực Họ tôm he (Litopenaeus spp., Penaeus spp.) 2. Bệnh hoại tử gan tụy (Necrotising hepatopancreatitis-NHP) Vi khuẩn Proteobacteria 3. Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô (Infectious Hypodermal and Hematopoitic Necrosis Disease) Infectious Hypodermal and Hematopoitic Necrosis Virus (IHHNV) 4. Bệnh hoại tử cơ/Bệnh đục cơ (Infectious Myonecrosis Disease) Infectious Myonecrosis Virus (IMNV) 5. Đốm trắng (White Spot Disease) White spot syndrome virus (WSSV) 6. Đầu vàng (Yellow Head Disease) Yellow head virus genotype 1(YHV1) 7. Hội chứng Taura (Taura syndrome) Taura syndrome virus (TSV) 8. Bệnh sữa trên tôm hùm (Lobster Milky Disease - LMD) Rickettsia-like Tôm hùm (Panulirus spp.) 9. Bệnh xuất huyết mùa xuân ở cá chép (Spring viraemia of carp) Spring viraemia of carp virus (SVCV) Họ cá chép (Cyprinidae) 10. Koi herpesvirus (Koi Herpesvirus Disease) Koi Herpesvirus (KHV) 11. Bệnh xuất huyết mùa xuân ở cá chép (Spring viraemia of carp) Spring viraemia of carp virus (SVCV) Cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idella) 12. Bệnh do virus Tilapia Lake Tilapia Lake virus (TiLV) Cá rô phi, diêu hồng (Oreochromis mosambicus, Oreochromis niloticus) 13. Hội chứng lở loét (Epizootic Ulcerative Syndrome - EUS) Alphanomyces invadans Các loài cá nước ngọt khác 14. Bệnh hoại huyết cá hồi (Infectious salmon anaemia - ISA) Infectious salmon anaemia virus Các loài cá hồi (Salmo spp., Onchorynchus spp., Salvelinus spp.) 15. Bệnh tuyến tụy do salmonid alphavirus (Infection with salmonid alphavirus) Alphavirus 16. Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu do IHNV (Infectious haematopoietic necrosis disease - IHN) Infectious haematopoietic necrosis virus (IHNV) 17. Bệnh hoại tử thần kinh (Viral Nervous Necrosis/Viral Encephalopathy and Retinopathy) Betanodavirus Cá song/cá mú (Epinephelus spp.), Cá vược/cá chẽm (Lates calcarifer), Cá giò/cá bớp (Rachycentron canadum) 18. Bệnh do Red sea bream iridovisus Red sea bream iridovisus (RSIV) 19. Bệnh do vi rút herpes ở bào ngư (Infection with abalone herpesvirus - AbHV) Herpesvirus Các loài bào ngư đa sắc (Haliotis spp.) 20. Bệnh do Perkinsus P. olseni, P. marinus Hầu, nghêu, ngao 21. Bệnh do Batrachochytrium dendrobatidis (Infection with Batrachochytrium dendrobatidis) Batrachochytrium dendrobatidis Các loài ếch 22. Đốm trắng (White Spot Disease) White spot syndrome virus (WSSV) Các loài cua II. Tần suất lấy mẫu, số lượng mẫu", "Thuật ngữ và định nghĩa, các từ viết tắt\n2.1 Thuật ngữ và định nghĩa\nTrong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa sau:\nBệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu ở tôm là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút IHHN gây ra.\nVi rút IHHN (Infectious hypodermal and haematopoietic necrosis virus - IHHNV) có tên là Parvovirus, họ Parvoviridae, cấu trúc di truyền là phân tử ADN mạch đơn (ssADN), kích thước bộ gen khoảng 3,9 kb (GenBank AF218266).\nCHÚ THÍCH: Vi rút IHHN có ít nhất 4 typ bao gồm: typ 1 (có nguồn gốc từ Châu Mỹ và Đông Á, chủ yếu là Philippines); typ 2 (từ Đông Nam Á); typ 3A (từ Đông Phi, Ấn Độ và Úc) và typ 3B (từ vùng Tây Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương như: Madagascar, Mauritius và Tanzania). Vi rút thuộc typ 1 và 2 thường gây bệnh trên tôm thẻ xanh (Penaeus stylirostris), tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) và tôm sú (Penaeus monodon). Trong khi đó, vi rút typ 3A và 3B không gây bệnh trên những loài tôm này nhưng một số trình tự gen di truyền của chúng lại chèn vào đoạn gen di truyền của vật chủ (P. monodon).", "\"2. Thuật ngữ và định nghĩa\nTrong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa sau đây:\nBệnh hoại tử cơ do vi rút ở tôm (Infectious myonecrosis)\nBệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ra bởi vi rút thuộc họ Totiviridae có vật chất di truyền là RNA mạch đôi, kích thước khoảng 7560 bp. Thể vi rút có dạng hình cầu hai mươi mặt, đường kính khoảng 40 nm.\"", "2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT\n...\n2.4. Tình trạng sức khỏe\nĐVTM bố mẹ, ĐVTM giống cấp I và ĐVTM giống cấp II không bị nhiễm một trong các bệnh quy định tại Bảng 4:\n", "\"5 Chẩn đoán lâm sàng\n5.1 Dịch tễ học\nBệnh thường xảy ra trên các loài tôm thuộc họ tôm he (Penaeidae) như tôm sú (Penaeus monodon), tôm he (P. merguensis), tôm thẻ chân trắng (P. vannamei), tôm nâu (P. aztecus), P. setiferus...\nMột số loài có thể mang trùng như tôm đất, tôm càng xanh, cua, ghẹ, động vật phù du Artemia, Copepoda.\nTôm thường nhiễm bệnh ở giai đoạn rất sớm, từ 10 ngày đến 15 ngày sau khi thả giống và ở các giai đoạn của tôm nuôi\nEHP có thể lây nhiễm theo chiều ngang từ tôm bệnh sang tôm khỏe, gián tiếp từ thức ăn tươi sống cho tôm có mang mầm bệnh.\nBệnh có thể xảy ra quanh năm và phân bố ở phần lớn các vùng nuôi tôm ở các nước Châu Á - Thái Bình Dương.\n5.2 Triệu chứng lâm sàng\nTôm bị bệnh kém ăn, hoạt động chậm chạp, chậm lớn, còi cọc, phân đàn, chết rải rác trong quát trình nuôi.\nKhi tôm thẻ chân trắng giống bị nhiễm EHP thả nuôi trong tháng đầu tiên, tôm vẫn phát triển tương đối bình thường nhưng sau khi đạt trọng lượng khoảng 3-4 g/con cũng như lượng sinh khối trong ao tăng dần thì tôm bắt đầu chậm lớn dần và dừng hẳn sự tăng trưởng. Tôm nuôi 90- 100 ngày tuổi cũng chỉ đạt trọng lượng 4-5 g/con.\nXuất hiện các sợi phân trắng hoặc vàng nâu tại nhá hoặc nổi trên mặt ao và dồn vào góc ao hoặc cuối hướng gió.\nGan tụy chuyển màu nhạt\n5.3 Bệnh tích\nTôm bị bệnh nặng gan tụy bị hoại tử (dịch hóa).\nTôm bị bệnh nhẹ bệnh tích không rõ ràng.\nTrên các lát cắt mô học cho thấy sự chiếm chỗ của các vi bào tử trong mô của khối gan tụy.\"", "\"5 Chẩn đoán lâm sàng\n..\n5.2 Triệu chứng lâm sàng\nTôm ăn nhiều bất thường rồi đột ngột ngừng ăn và chết sau 2 ngày đến 4 ngày. Tỷ lệ chết có thể lên đến 100% sau 3 ngày đến 5 ngày nhiễm bệnh.\nTôm bị bệnh tập trung ở rìa ao hoặc gần mặt nước, toàn than màu nhợt nhạt.\nPhần giáp đầu ngực có màu vàng và toàn thân nhợt nhạt.\"", "Điều 33. Hiệu lực thi hành\n1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016. 1. Thông tin chung về bệnh 1. Thông tin chung về bệnh 1. Bệnh gan thận mủ trên cá tra 1. Chẩn đoán lâm sàng: Phù đầu, xuất huyết nặng dưới da, gốc vây, quanh miệng và hậu môn. 1. Phòng, chống dịch bệnh tại cơ sở sản xuất cá giống 1. Tên bệnh: Bệnh sữa trên tôm hùm; tên địa phương: Bệnh tôm sữa, bệnh đục thân; tên tiếng Anh: Milky hemolymph disease of spiny lobsters. 1. Cách pha thuốc, liều lượng tiêm Căn cứ vào trọng lượng của tôm, tiến hành pha thuốc như sau: 1. Trộn thuốc bổ trợ vào thức ăn trong quá trình Điều trị Trong quá trình Điều trị nhằm tăng cường sức khỏe cho tôm hùm cần bổ sung một số men, vitamin và thức ăn; liều lượng thuốc bổ trợ: Theo hướng dẫn của cơ quan có quản lý thú y hoặc của nhà sản xuất, bác sỹ thú y, kỹ sư nuôi trồng thủy sản. Cách trộn: Sau khi tính toán được lượng thức ăn cho tôm, tiến hành trộn đều thuốc bổ trợ với thức ăn, để Khoảng 30 phút sau đó tiến hành cho chất bọc thuốc và trộn đều lại lần nữa trước khi cho ăn. Cách cho ăn: Cho thức ăn vào túi hoặc vợt thả xuống đáy lồng sau đó rải thức ăn ra đáy lồng cho tôm ăn. Cho ăn vào buổi chiều tối.\na) Tên bệnh: Bệnh đốm trắng do vi rút ở tôm nuôi nước lợ (tên tiếng Anh: White Spot Disease - WSD). a) Tên bệnh: Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (tên tiếng Anh: Acute Hepatopancreatic Necrosis Disease - AHPND) còn được biết đến là “Hội chứng chết sớm”. a) Tên bệnh: Bệnh gan thận mủ trên cá tra. a) Cá bố mẹ: - Ao nuôi vỗ phải có bờ được kè chắc chắn, không rò rỉ. - Nguồn nước cấp vào ao cho qua lưới lọc hai lớp (kích cỡ mắt lưới 40µm). Nước phải đảm bảo chất lượng theo quy định. - Mật độ nuôi: theo hướng dẫn của cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản. - Cá bố mẹ có nguồn gốc rõ ràng, đạt yêu cầu về chất lượng, khỏe mạnh, đáp ứng yêu cầu quy định tại Khoản 4 Điều 8 Thông tư này. - Thức ăn: Sử dụng thức ăn có chất lượng tốt, không mang mầm bệnh, đủ lượng đạm theo nhu cầu ở từng giai đoạn phát triển của cá. Các loại thức ăn tổng hợp và tự chế biến phải được bảo quản tốt, tránh để nhiễm nấm mốc và nhiễm khuẩn; thức ăn tươi sống phải được xử lý tốt, đảm bảo không mang mầm bệnh khi cho cá ăn. a) Tôm hùm có kích cỡ dưới 500g/con: - Pha thuốc: 1ml dung dịch chứa Oxytetracycline 20% + 9 ml nước muối sinh lý hoặc nước cất (1 phần thuốc pha với 9 phần nước), lắc đều. - Liều tiêm: 0,1 ml thuốc đã pha/100 gam khối lượng tôm hùm.\nb) Tác nhân gây bệnh: Vi rút gây bệnh đốm trắng thuộc giống Whispovirus, họ Nimaviridae có cấu trúc nhân dsADN (mạch đôi). Vi rút có thể sống bên ngoài vật chủ trong thời gian 30 ngày trong nước biển được giữ ở 30°C ở Điều kiện phòng thí nghiệm và trong nước ao Khoảng 3-4 ngày. Vi rút bị bất hoạt ở nhiệt độ 50°C trong thời gian Khoảng 120 phút và 60°C trong thời gian Khoảng 1 phút. b) Tác nhân gây bệnh: Vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus có mang gen độc lực. b) Tác nhân gây bệnh: Do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri thuộc họ Enterobacteriaceace. b) Trại sản xuất giống: - Ao được bao lưới xung quanh, bờ ao được kè chắc chắn, không rò rỉ. Cải tạo ao và xử lý môi trường theo đúng quy trình kỹ thuật. - Nước cấp vào ao nuôi phải được xử lý đảm bảo chất lượng (như cho qua lưới lọc hai lớp, kích cỡ mắt lưới 40µm). - Mật độ thả: Theo hướng dẫn của cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản. Chọn cá bột và cá hương khỏe mạnh, không dị hình, có kích cỡ đồng đều. - Thức ăn: + Giai đoạn đầu (sau khi thả cá bột): tạo nguồn thức ăn tự nhiên (luân trùng, Moina,…) và kiểm tra thường xuyên để kịp thời Điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp; + Giai đoạn tiếp theo: sử dụng thức ăn công nghiệp dạng bột, dạng mảnh hay dạng viên có kích thước phù hợp với cỡ miệng cá; hàm lượng đạm và thành phần cần thiết khác phải đảm bảo đáp ứng nhu cầu cho từng giai đoạn phát triển của cá. Quản lý tốt lượng thức ăn cho cá, tránh lãng phí và gây ô nhiễm môi trường nước ao nuôi; + Thức ăn phải đảm bảo không mang mầm bệnh: các loại thức ăn tổng hợp và tự chế biến cần bảo quản tốt, tránh bị nhiễm nấm mốc và nhiễm khuẩn; thức ăn tươi sống cần phải được xử lý đảm bảo không còn mầm bệnh trước khi cho ăn. - Quản lý sức khỏe cá: + Bổ sung các loại vitamin, khoáng,… để tăng sức đề kháng cho cá trước và trong thời kỳ bệnh thường xảy ra; + Kiểm tra các yếu tố môi trường ao ương: hàm lượng oxy hòa tan (DO) (hàng ngày); pH, độ kiềm (02 ngày/lần); H2S, NH3 (1 tuần/1 lần) để có biện pháp xử lý thích hợp khi có dấu hiệu bất thường; + Có chế độ thay nước phù hợp ở ao ương mỗi ngày để cải thiện chất lượng nước, đảm bảo môi trường sống tốt cho cá; + Khi cá có dấu hiệu bất thường (như bỏ ăn hay bơi lội mất định hướng) phải thông báo ngay cho cơ quan thú y để kịp thời xác định tác nhân gây bệnh. - Chỉ sử dụng thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học trong Danh Mục thuốc thú y dùng trong thú y thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam và theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành. - Việc xử lý cá bệnh, cá chết phải tuân thủ theo hướng dẫn của cơ quan quản lý thú y thủy sản. - Con giống trước khi xuất bán phải đăng ký kiểm dịch, đảm bảo không nhiễm mầm bệnh. b) Tôm hùm có kích cỡ trên 500g/con: - Pha thuốc: 2ml dung dịch chứa Oxytetracycline 20% + 8 ml nước muối sinh lý hoặc nước cất (2 phần thuốc pha với 8 phần nước), lắc đều - Liều tiêm: 0,05 ml thuốc đã pha/100 gam khối lượng tôm hùm.\nc) Một số đặc Điểm dịch tễ: - Loài tôm cảm nhiễm: Tôm sú (Penaeus monodon), tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei), tôm nương (P. chinensis), tôm he Nhật bản (P. japonicus), tôm bạc (P. merguiensis), tôm thẻ (P. semisulcatus), tôm rảo (Metapenaeus ensis). - Vật mang mầm bệnh gồm: Một số loài giáp xác 10 chân (decapoda), giun nhiều tơ, nhuyễn thể hai mảnh vỏ, mực. - Lứa tuổi mắc bệnh: Tôm bị bệnh ở mọi giai đoạn, nhưng mẫn cảm nhất ở giai đoạn 40 - 45 và 60 - 65 ngày sau khi thả. Bệnh có khả năng gây chết đến 90% trong vòng 3 - 7 ngày. - Mùa xuất hiện bệnh: Bệnh xuất hiện quanh năm, nhưng phát triển mạnh nhất vào thời Điểm giao mùa (cuối mùa xuân - đầu hè, và cuối mùa thu - đầu đông, mùa mưa - mùa khô), khi thời Tiết có nhiều biến động (nhiệt độ nước dưới 26 °C), môi trường không thuận lợi cho tôm, sức đề kháng giảm. - Phương thức truyền lây: + Bệnh truyền theo chiều ngang: Từ tôm bệnh, vật chủ trung gian, thức ăn tươi sống nhiễm vi rút,…. sang tôm khỏe mạnh. + Bệnh truyền theo chiều dọc: Từ tôm bố mẹ sang tôm con. c) Một số đặc Điểm dịch tễ: - Loài cảm nhiễm: Tôm sú (Penaeus monodon), tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei). Hiện chưa có nghiên cứu khẳng định các loài động vật thủy sản khác có mắc bệnh AHPND hay không. - Mùa vụ xuất hiện bệnh: Tại Việt Nam, bệnh xảy ra ở hầu hết các tháng trong năm, nhưng tập trung nhiều từ tháng 3 - 8 hằng năm (trùng với thời Điểm chính của vụ thả nuôi tôm ở nhiều địa phương). - Vùng xuất hiện bệnh: Bệnh xuất hiện ở hầu hết các vùng trọng Điểm về nuôi tôm nước lợ trên phạm vi cả nước. - Phương thức truyền lây: Bệnh lây từ tôm bệnh sang tôm khỏe. Mầm bệnh tồn tại trong môi trường có thể gây bệnh trực tiếp cho tôm khỏe. Hiện nay chưa rõ cơ chế lây truyền từ tôm bố mẹ sang tôm con (truyền dọc) hoặc các vật chủ trung gian khác. - Bệnh có tốc độ lây lan nhanh, tỷ lệ chết có thể lên đến 90% sau 3-5 ngày phát hiện bệnh. c) Một số đặc Điểm dịch tễ: - Loài cảm nhiễm: Các loài cá da trơn như cá tra (Pangasianodon hypophthalmus). - Giai đoạn nhiễm bệnh: Cá bị bệnh ở tất cả các giai đoạn nuôi nhưng mẫn cảm nhất là giai đoạn cá giống. - Mùa vụ xuất hiện bệnh: Bệnh gan thận mủ xuất hiện quanh năm trên cá tra và tập trung vào 03 tháng đầu mới thả nuôi; cao Điểm bệnh xuất hiện là vào mùa mưa lũ nhất là tháng 7, tháng 8 hằng năm. Bệnh có thể xuất hiện từ 3 - 5 lần trong một vụ nuôi và có thể gây chết đến trên 50%. - Vùng xuất hiện bệnh: Bệnh xảy ra ở hầu hết các vùng ương giống và nuôi cá tra thâm canh ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. - Phương thức truyền lây: Bệnh lây từ cá bệnh sang cá khỏe trong cùng một ao, từ ao này sang ao khác, từ vùng nuôi này sang vùng nuôi khác; mầm bệnh tồn tại trong môi trường có thể gây bệnh trực tiếp cho cá khỏe qua dụng cụ chăm sóc có mang mầm bệnh (như thau, vợt, lưới,…). c) Dụng cụ dùng pha thuốc: - Dùng xi lanh có dung tích 10ml đến 30ml để pha thuốc tùy vào số lượng tôm tại cơ sở mà chọn loại dung tích tích hợp - Dùng xi lanh có dung tích 1ml để tiêm tôm.\nd) Triệu chứng, bệnh tích: - Tôm yếu bỏ ăn, bơi lờ đờ, táp mé (bơi dạt bờ), đỏ thân.” Thành “Tôm ăn nhiều đột ngột sau đó bỏ ăn, yếu, bơi lờ đờ, tấp mé (bơi dạt bờ), đỏ thân rồi chết. - Quan sát tôm bị bệnh có dấu hiệu điển hình: Dưới vỏ vùng giáp đầu ngực, vỏ thân, đuôi có nhiều đốm trắng, đường kính 0,5 - 2mm. Các đốm trắng nằm bên trong vỏ nên khi cọ rửa, chà xát hoặc xử lý nhiệt không bị mất đi. - Bệnh tích vi thể: Các tế bào mang, biểu bì ruột, dạ dày, tế bào biểu bì dưới vỏ, cơ quan lympho có nhân sưng to và bị huỷ hoại. d) Triệu chứng, bệnh tích: + Triệu chứng, bệnh tích đại thể: Ở giai đoạn đầu, triệu chứng của bệnh chưa rõ ràng. Tôm chậm lớn, lờ đờ, bỏ ăn, tấp mé và chết ở đáy ao/đầm nuôi. Ở giai đoạn tiếp theo, tôm bệnh có hiện tượng mềm vỏ, màu sắc cơ thể biến đổi, gan tụy mềm, dễ vỡ, sưng to, đổi màu và chết. Tôm bị bệnh lâu ngày có gan tụy teo, dai, nhạt màu, ruột trống không chứa thức ăn; + Bệnh tích vi thể: Tổ chức gan tụy thoái hóa tiến triển cấp tính. Thiếu hoạt động phân bào đẳng nhiễm trong tế bào có nguồn gốc từ mô phôi (tế bào E: Embyonalzellen). Các tế bào trung tâm của tổ chức gan tụy (tế bào Tiết B: Basenzellen, tế bào xơ F: Fibrillenzellen, tế bào dự trữ R: Restzenllen) có sự biến đổi cấu trúc và rối loạn chức năng. Các tế bào của tổ chức gan tụy có nhân lớn bất thường và có hiện tượng bong tróc tế bào biểu mô ống lượn, tế bào máu tập trung nhiều và bị viêm nhẹ. Ở giai đoạn cuối của bệnh tổ chức gan tụy bị thoái hóa, hoại tử nặng, có sự tập hợp của tế bào máu ở giữa ống gan tụy và nhiễm khuẩn thứ cấp. d) Dấu hiệu bệnh lý: Thể cấp tính: Cá chết nhanh sau vài ngày. Thể mãn tính: Cá chết rải rác trong vài tuần hoặc kéo dài hơn. Triệu chứng: Ở giai đoạn đầu, triệu chứng của bệnh chưa rõ ràng. Cá bơi lờ đờ, giảm ăn hoặc bỏ ăn hoàn toàn, ít phản ứng với những tác động xung quanh. Giai đoạn tiếp theo, cá bệnh có hiện tượng da nhợt nhạt; mặc dù bên ngoài không có những biểu hiện bệnh rõ ràng nhưng bên trong nội tạng xuất hiện nhiều đốm trắng (ổ mủ) trên gan, thận và lách.\n2. Thông tư này thay thế các văn bản sau: 2. Chẩn đoán bệnh 2. Chẩn đoán bệnh 2. Bệnh xuất huyết do vi khuẩn Aeromonas hydrophila trên cá tra 2. Chẩn đoán phòng thí nghiệm: + Lấy mẫu theo hướng dẫn; + Gửi mẫu cá bệnh đến Phòng thử nghiệm được chỉ định hoặc Cơ quan Thú y vùng tương ứng để xét nghiệm (Danh sách Phòng thử nghiệm được cập nhật trên trang thông tin điện tử của Cục Thú y: http://www.cucthuy.gov.vn). III. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH 2. Phòng, chống dịch bệnh tại cơ sở nuôi cá tra thương phẩm - Tuân thủ các quy định tại Quy chuẩn quốc gia QCVN 02 - 20: 2014/BNNPTNT do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm theo Thông tư số 22/2014/TT-BNNPTNT ngày 29/7/2014. * Ngoài ra, cần lưu ý thêm một số nội dung sau: 2. Tác nhân gây bệnh: Do vi khuẩn ký sinh nội bào giống như Rickettsia (Rickettsia like bacteria - RLB) gây ra. 2. Kỹ thuật tiêm tôm hùm Bước 1: Chuẩn bị trước khi tiêm - Dụng cụ: Vợt bắt tôm, thau, chậu bắt giữ tôm, găng tay sợi (loại ôm khít tay), khay đựng kim tiêm, thuốc; túi đựng rác; kim tiêm. - Hút thuốc vào 10 - 15 xi lanh một lần (tùy số lượng tôm cần tiêm), đảm bảo trong xi lanh không có bọt khí, nếu có - cần loại bỏ không khí trong xi lanh trước khi tiến hành bắt tôm và tiêm Bước 2: Bắt tôm: - Dùng vợt bắt tôm cho vào chậu hoặc để nguyên trong vợt. Bắt từ 1-3 con/lần. Người tiêm tôm đi găng tay sợi bên tay không thuận để bắt tôm. Khi bắt tôm cần lưu ý giữ tôm nhẹ nhàng, lực vừa phải, nếu tôm giẫy (cựa) hay bật mạnh thì nên thả tôm ra và bắt lại. Khi giữ tôm cầm ở phần đầu giáp lưng, sao cho tay ôm được các chân tôm và đảm bảo các chân tôm nằm đúng vị trí tự nhiên. - Ép nhẹ bụng tôm vào bên hông đùi bằng cách dùng bụng tay để ép lưng tôm sao cho tay và toàn bộ thân tôm tạo thành một đường thẳng. Bước 3: Thao tác tiêm tôm - Dùng miệng (mồm) để mở và giữ nắp kim tiêm. - Tay cầm tôm có thể giữ nguyên hoặc hơi nghiêng nhẹ để lộ đốt bụng 1 của tôm. Chỉ tiến hành tiêm tôm khi tôm không giẫy bật. - Tiêm vào vị trí cơ bụng đốt 1, tuyệt đối không tiêm vào giữa bụng (đường tiêu hóa của tôm) sẽ làm tôm chết. - Đưa kim tiêm nhanh, dứt khoát, mũi kim dọc theo chiều dọc của tôm, độ sâu của kim tùy vào kích cỡ tôm. - Bơm thuốc với tốc độ vừa phải, sau khi đủ lượng tiêm giữ yên kim trong thời gian khoảng 1 giây để tránh thuốc trào ngược trước khi rút kim. - Sau khi tiêm hết thuốc hoặc xong, tiến hành đậy nắp kim tiêm và cho vào túi đựng rác, không vứt kim, nắp kim tiêm bừa bãi. Bước 4: Thả tôm vào lồng nhẹ nhàng, không vứt mạnh hay tung cao tránh tôm bị sốc. * Lưu ý: Tiêm 1 mũi duy nhất cho toàn bộ tôm khi trong lồng có tôm hùm bị bệnh sữa. 2. Yêu cầu đối với thuốc và hóa chất trong Điều trị - Sử dụng thuốc, hóa chất có trong Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam. - Không dùng thuốc trôi nổi trên thị trường, thuốc nguyên liệu, không nhãn mác, không có các thông số kỹ thuật, thành phần, liều lượng sử dụng. - Không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh trong quá trình nuôi cũng như trong điều trị bệnh. - Tăng cường công tác quản lý, chăm sóc, kiểm tra, theo dõi, giám sát sức khỏe tôm trong quá trình nuôi. - Trong quá trình tiêm tôm, tiến hành lọc và tách riêng những con tôm bị bệnh sữa ra một lồng riêng. - Thuốc sau khi pha được sử dụng hết trong ngày (bảo quản nơi mát, trong hộp hoặc túi tối màu, tránh ánh nắng mặt trời). - Trong quá trình điều trị phải thực hiện theo đúng quy trình./. PHỤ LỤC VI HƯỚNG DẪN MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TIÊU HỦY ĐỘNG VẬT THỦY SẢN MẮC BỆNH, CHẾT VÌ BỆNH (Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Bước 1: Yêu cầu khu cách ly và hố xử lý động vật thủy sản - Khu cách ly phải được đặt ở vị trí khô ráo, cách xa khu vực nuôi, nguồn nước cấp, nhà ở và nguồn nước sinh hoạt tối thiểu 50m. - Yêu cầu về hố xử lý: + Có hình vuông hoặc hình chữ nhật, sâu tối thiểu 1m; tùy theo số lượng động vật thủy sản cần tiêu hủy mà thiết kế hố xử lý có kích thước phù hợp; Ví dụ nếu cần chôn 1 tấn cá thì hố xử lý cần có kích thước là 1,5 - 2m (sâu) x 1,5 - 2 m (rộng) x 1,5 - 2 m (dài). + Có thể làm theo kiểu bể xi măng; nếu là hố đất thì xung quanh và đáy hố xử lý phải được lót kín bằng các vật liệu không thấm nước (như bạt nilon); trên miệng hố phải có nắp đậy kín và có hàng rào để ngăn chặn động vật xâm nhập và đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường. Bước 2: Vớt toàn bộ động vật thủy sản chết ra khỏi ao ngay khi phát hiện bằng vợt chuyên dụng và cho vào thùng kim loại hoặc thùng nhựa đáy kín và có nắp đậy. Vận chuyển động vật thủy sản chết đến hố xử lý. Bước 3: Tiêu hủy bằng hóa chất - Loại hóa chất và liều lượng: sử dụng các hóa chất có tác dụng tiêu độc khử trùng mạnh thuộc Danh Mục hóa chất được phép lưu hành tại Việt Nam như: Chlorine, formol, thuốc tím, vôi bột. - Cách tiêu hủy: rải một lớp vôi bột xuống đáy hố (1 kg/m2), đổ động vật thủy sản vào, phun thuốc sát trùng (ví dụ Chlorine) hoặc rắc vôi bột lên trên, lấp đất; phải đảm bảo lớp đất phủ lên động vật thủy sản phải dày ít nhất là 1m. Phun sát trùng khu vực chôn lấp./.\na) Thông tư số 38/2012/TT-BNNPTNT ngày 02/8/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh Mục bệnh động vật thủy sản phải công bố dịch; a) Chẩn đoán lâm sàng: Dựa vào các triệu chứng, bệnh tích điển hình của tôm bị bệnh đã được mô tả ở trên. a) Chẩn đoán lâm sàng: Dựa vào các triệu chứng, bệnh tích điển hình của tôm bị bệnh đã được mô tả ở trên. a) Lịch sử bệnh: - Bệnh được ghi nhận lần đầu tiên tại Mỹ trên cá hồi (nước ngọt) vào năm 1979, sau đó bệnh xuất hiện tại một số nước Châu Á. - Tại Việt Nam, bệnh được ghi nhận trước năm 1993. Hiện nay, bệnh xuất hiện ở hầu khắp các vùng nuôi cá nước ngọt và gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người nuôi ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. a) Xử lý nước, chất thải - Nước xả, chất thải từ ao đang nuôi phải được xử lý đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y bằng vôi bột, hóa chất được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản. - Trường hợp ao xảy ra bệnh ở vụ trước, cơ sở nuôi phải xử lý nước đảm bảo không còn mầm bệnh trước khi xả thải.\nb) Thông tư số 17/2014/TT-BNNPTNT ngày 20/6/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định phòng, chống dịch bệnh cho động vật thủy sản nuôi. b) Lấy mẫu để chẩn đoán xét nghiệm bệnh: Tôm được thu làm mẫu xét nghiệm phải còn sống hoặc đang trong tình trạng bệnh sắp chết. - Tôm sống được thu có thể được bảo quản ở 4oC trong thời gian 24h. - Bảo quản trong dung dịch cồn: + Đối với tôm ấu trùng hoặc tôm postlavare (hậu ấu trùng): Thu lấy Khoảng 30 con/mẫu. Sau đó cố định trong cồn 900 ở nhiệt độ phòng, tỷ lệ mẫu và dung dịch cố định là 1/10; + Đối với tôm lớn: Thu lấy Khoảng 3-5gr/mẫu. Sau đó cố định trong cồn 90°C ở nhiệt độ phòng, tỷ lệ mẫu và dung dịch cố định là 1/10. b) Lấy mẫu để chẩn đoán xét nghiệm bệnh: Do việc lấy mẫu giữ lạnh chuyển về phòng thí nghiệm không đáp ứng được cho kỹ thuật mô bệnh học. Chính vì vậy, mẫu thu phải được cố định tại chỗ hoặc có Điều kiện thì vận chuyển mẫu sống về phòng thí nghiệm rồi tiến hành lấy mẫu. Cơ quan tiêu hoá chủ yếu của tôm (gan tụy) rất quan trọng trong chẩn đoán bệnh nhưng lại bị phân huỷ rất nhanh ngay sau khi tôm chết. Ðối với tôm đã chết hoặc đã được bảo quản trong đá (hoặc đông lạnh) thì cũng không dùng để cố định mẫu tiếp tục. Để đảm bảo chất lượng tiêu bản và tránh trường hợp chẩn đoán sai thì việc lấy mẫu phải tiến hành nhanh và phải đảm bảo dung dịch cố định ngấm tốt vào mẫu vật. Vì vậy, mẫu vật phải được ngâm hoặc tiêm dung dịch cố định ngay khi vẫn còn sống. - Lấy mẫu nuôi cấy, phân lập và định danh vi khuẩn. + Tốt nhất là chuyển mẫu tôm còn sống được chứa trong túi nylon có nước và bơm ôxy về phòng thí nghiệm. Trong trường hợp không thể vận chuyển tôm sống thì thực hiện như sau: + Vô trùng bề ngoài của tôm bằng cồn 70%, giữ trong Điều kiện lạnh (2-8°C) và vận chuyển về phòng thí nghiệm càng sớm càng tốt nhưng không quá 12 giờ (có thể tách riêng phần gan tụy cho vào ống eppendorf vô trùng để chuyển về phòng thí nghiệm) hoặc dùng tăm bông vô trùng lấy mẫu gan tụy hoặc máu cấy vào môi trường chuyên chở (do phòng thí nghiệm cung cấp) rồi giữ ở Điều kiện lạnh (2-8°C) vận chuyển về phòng thí nghiệm trong thời gian không quá 12 giờ. - Cách lấy mẫu phết trên lam kính xem sự hiện diện của vi khuẩn + Khử trùng bên ngoài tôm bằng cồn 70% rồi rửa lại bằng nước muối sinh lý vô trùng. Tách phần vỏ giáp đầu ngực, lấy một mẩu nhỏ mô gan tụy phết lên lam kính. Trường hợp tôm trên 5 gram có thể lấy một lượng nhỏ máu từ tim hoặc từ mạch máu phết trên lam kính; + Nhuộm Gram hoặc Giemsa, quan sát sự hiện diện của vi khuẩn. - Cách lấy mẫu cấy trên môi trường phân lập vi khuẩn: Khử trùng bên ngoài tôm bằng cồn 70% rồi rửa lại bằng nước muối sinh lý vô trùng. Tách phần vỏ giáp đầu ngực, dùng que cấy hoặc tăm bông vô trùng lấy mẫu gạn tụy (hoặc máu) cấy trực tiếp lên môi trường TSA hoặc TCBS (trong trường hợp cần phân lập nhóm Vibrio). Đối với mẫu đã cấy vào môi trường vận chuyển mang về phòng thí nghiệm cũng làm động tác tương tự. - Lấy mẫu xét nghiệm bằng phương pháp mô bệnh học + Đối với mẫu ấu trùng (larvae) và hậu ấu trùng (postlarvae-PL): Ngâm trực tiếp vào dung dịch cố định mẫu với tỷ lệ tối thiểu là 10 thể tích dung dịch cố định so với 1 thể tích mô tôm nhằm đảm bảo lượng dung dịch cố định ngấm tốt vào mẫu cần cố định; + Ðối với PL có chiều dài lớn hơn 20mm: Dùng kéo hoặc dao rạch một đường ở phần đầu (đường giữa, mặt bụng) để dung dịch cố định dễ dàng ngấm vào khối gan tụy; + Ðối với các mẫu tôm từ 2 gr trở lên: Tiêm dung dịch cố định trực tiếp vào phần đầu ngực và phần bụng. Kích cỡ xi-lanh, kim tiêm, số chỗ và liều lượng tiêm tuỳ thuộc vào kích cỡ tôm nhưng phải đảm bảo toàn bộ cơ ngấm đều với dung dịch cố định. Thể tích dung dịch cố định mẫu cần tiêm Khoảng 5-10% khối lượng mẫu. Quan sát thấy màu sắc cơ thay đổi từ trắng trong sang màu vàng cam và cơ thể tôm cứng lại sau khi tiêm đủ lượng dung dịch cố định. Cố định trong dung dịch Davidson, sau 24 -72 giờ chuyển sang cồn 70 để bảo quản và phân tích mẫu. Lưu ý: Vì dung dịch cố định Davidson’s AFA là hóa chất có tính độc hại nên khi cố định mẫu cần thực hiện ở nơi thoáng khí và tránh để hóa chất tiếp xúc trực tiếp với da, mắt (đeo gang tay và kính bảo hộ). - Lấy mẫu cho phương pháp PCR: Các mẫu cần lấy để xét nghiệm, bao gồm: Mẫu tôm tươi, mẫu nước, mẫu bùn. Các mẫu này được lấy ngẫu nhiên tại ít nhất 5 vị trí khác nhau trong ao, gộp lại thành một mẫu xét nghiệm; đối với mẫu nước, mẫu bùn lấy ở tầng đáy của ao. Sau khi thu thập, mẫu được bảo quản trong thùng lạnh 2-8oC và đưa đến phòng xét nghiệm càng nhanh càng tốt để đảm bảo độ chính xác của kết quả xét nghiệm (tốt nhất là không quá 24 giờ, kể từ khi hoàn thành việc lấy mẫu). b) Tên bệnh: Bệnh xuất huyết hay còn gọi là bệnh đốm đỏ, bệnh nhiễm trùng máu do vi khuẩn Aeromonas hydrophila ở cá. b) Chọn và thả giống: - Cá tra giống phải khỏe mạnh, có nguồn gốc rõ ràng, đáp ứng yêu cầu quy định tại Khoản 4 Điều 8 Thông tư này. - Mật độ thả nuôi: Theo hướng dẫn của cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản.\nc) Chẩn đoán phòng thí nghiệm: - Xét nghiệm bằng phương pháp PCR, Real-time PCR hoặc theo hướng dẫn của Cục Thú y. - Phương pháp kiểm tra mô bệnh học: Quan sát dưới kính hiển vi ở độ phóng đại 400 lần, những tế bào trong mô mang, dạ dày, biểu mô dưới vỏ kitin, cơ quan tạo máu có nhân phình to. c) Chẩn đoán phòng thí nghiệm: - Phương pháp kiểm tra mô học: Sử dụng gan tụy của từng cá thể tôm bệnh đã được cố định bằng dung dịch Davidson‘s AFA. Sau 24 - 72 giờ cố định tùy thuộc theo kích thước tôm, tiến hành xử lý mô, đúc khối parafin. Cắt tiêu bản bằng máy cắt lát mỏng (microtome) với lát cắt dày 4 -5 µm, sấy lam và nhuộm bằng thuốc nhuộm Hematoxylin và Eosin. Dán lam và đọc kết quả chẩn đoán AHPND dựa trên các dấu hiệu bệnh tích vi thể đã được mô tả ở trên. - Kỹ thuật PCR: Thực hiện theo hướng dẫn của Cục Thú y; trong đó sử dụng cặp mồi AP3 (AHPND primer set 3) để xét nghiệm phát hiện vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus có gen gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm. - Giải trình tự gen vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus để xác định gen độc lực để khẳng định tác nhân gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm nuôi. c) Tác nhân gây bệnh: Do vi khuẩn Aeromonas hydrophila thuộc họ Aeromonadaceae. c) Quản lý chăm sóc: - Thức ăn: Sử dụng thức ăn có các thành phần, kích cỡ phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của cá; không mang mầm bệnh. - Sử dụng vắc xin phòng bệnh theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc cơ quan thú y có thẩm quyền. Chỉ được sử dụng thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học trong Danh Mục thuốc thú y dùng trong thú y thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam và theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành về thú y thủy sản; Ngừng sử dụng trước khi thu hoạch theo hướng dẫn của nhà sản xuất. - Hàng ngày, theo dõi sức khỏe cá như: màu sắc, khả năng hoạt động, lượng thức ăn tiêu thụ; kiểm tra màu nước, các chỉ tiêu môi trường, sự xuất hiện của các yếu tố địch hại. - Chủ cơ sở nuôi cần theo dõi nắm thông tin về tình hình dịch bệnh xảy ra trong khu vực/vùng, tình hình dự báo thời Tiết và cảnh báo dịch bệnh của cơ quan chuyên môn để có biện pháp chủ động phòng tránh dịch bệnh. - Khi cá có dấu hiệu bất thường, chủ cơ sở nuôi phải thông báo ngay cho cơ quan thú y để xác định kịp thời tác nhân gây bệnh.\nd) Một số đặc Điểm dịch tễ: - Loài cảm nhiễm: Cá tra (Pangasianodon hypophthalmus), cá basa (Pansianodon bocourti) và một số loài cá nước ngọt. - Giai đoạn nhiễm bệnh: Bệnh xảy ra trên cá ở tất cả các giai đoạn nuôi. Bệnh lây lan nhanh, cao (có thể đến 90%) trong trường hợp bệnh nặng. - Mùa vụ xuất hiện bệnh: Ở Việt Nam, bệnh xuất huyết do Aeromonas hydrophila xảy ra quanh năm, tập trung vào đầu mùa khô, đặc biệt là khi cá bị stress như sau khi trời mưa. - Vùng xuất hiện bệnh: Ở nước ta bệnh xuất hiện ở hầu hết các loài cá nuôi lồng, bè và ao hồ nước ngọt. - Phương thức truyền lây: Bệnh lây từ cá bệnh sang cá khỏe trong cùng một ao nuôi. Mầm bệnh tồn tại trong môi trường có thể gây bệnh trực tiếp cho cá khỏe qua dụng cụ chăm sóc nhiễm bệnh (như thau, vợt, lưới,…). Mầm bệnh có thể tồn tại và sinh sản trong môi trường nước ao nuôi và lây từ ao này sang ao khác, từ vùng nuôi này sang vùng nuôi khác. d) Thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh: - Kiểm tra các yếu tố môi trường ao nuôi: DO (hàng ngày); pH, độ kiềm (02 ngày/lần); H2S, NH3 (1 tuần/1 lần). - Dụng cụ: Không dùng chung dụng cụ giữa các ao, lồng, bể. Dụng cụ dùng trong quá trình sản xuất phải được vệ sinh, khử trùng trước và sau khi sử dụng. - Người làm việc tại cơ sở nuôi phải thực hiện vệ sinh, khử trùng khi ra, vào cơ sở. - Cá bệnh, cá chết và chất thải của ao bị bệnh phải được thu gom và xử lý kịp thời theo hướng dẫn của cán bộ thú y, cơ quan quản lý thú y thủy sản.\nđ) Dấu hiệu bệnh lý: - Triệu chứng: + Giai đoạn đầu sau khi nhiễm bệnh cá kém ăn hoặc bỏ ăn, nổi lờ đờ trên tầng mặt. Da cá thường đổi màu tối không có ánh bạc, cá mất nhớt. Ở giai đoạn tiếp theo, xuất hiện các đốm xuất huyết trên thân, các gốc vây, quanh miệng, mắt và hậu môn; + Xuất hiện các vết loét ăn sâu vào cơ. Trên vết loét thường có nấm và ký sinh trùng ký sinh. Mắt lồi đục, quanh hốc mắt bị sưng tấy, mất nhớt; hậu môn viêm xuất huyết; bụng trướng to, các vây xơ rách. - Bệnh tích: Ruột có thể chứa đầy hơi, gan thận thường bị hoại tử. Xoang bụng xuất huyết, gan tái nhợt, mật sưng to, thận sưng, xuất huyết. - Trường hợp cấp tính, khi mổ cá thấy nhiều dịch đỏ lẫn máu ở xoang bụng, xuất huyết nội tạng, cá chết nhiều trong thời gian ngắn. II. CHẨN ĐOÁN BỆNH đ) Giám sát dịch bệnh: * Giám sát bị động: - Khi phát hiện cá bị bệnh, chết bất thường chủ cơ sở phải khai báo cho thú y cơ sở hoặc cơ quan thú y nơi gần nhất, đồng thời thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn về thú y thủy sản. - Chủ cơ sở chủ động phối hợp với cán bộ thú y kiểm tra, lấy mẫu gửi phòng thử nghiệm để xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh. * Giám sát chủ động: - Chủ cơ sở nuôi chủ động lấy mẫu xét nghiệm theo hướng dẫn của cơ quan thú y thủy sản. - Kiểm tra định kỳ: Lấy mẫu cá để xét nghiệm xác định mầm bệnh định kỳ ít nhất 1 lần/tháng/ao đối với cá nuôi thương phẩm; 2 lần/tháng/ao đối với cá ở giai đoạn ương giống. * Xử lý kết quả dương tính: - Chủ cơ sở nuôi phải thông báo cho các cơ sở nuôi cá xung quanh để có các biện pháp phòng bệnh kịp thời tránh lây lan trên diện rộng. - Cá chết, cá sắp chết phải được vớt ra ngay khỏi ao nuôi và tiến hành xử lý theo Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này; không được vứt cá mắc bệnh, cá chết ra khu vực xung quanh gây ô nhiễm môi trường và làm lây lan dịch bệnh. - Thu hoạch nếu cá đạt kích cỡ thương phẩm theo quy định tại Điều 16 Thông tư này. Chỉ được phép vận chuyển cá ra ngoài vùng có dịch sau khi đã xử lý theo hướng dẫn của cơ quan thú y có thẩm quyền. - Trường hợp cá chưa đạt kích cỡ thương phẩm: + Nếu mẫu cá cho kết quả xét nghiệm dương tính với mầm bệnh nhưng cá không có biểu hiện bệnh lý và vẫn hoạt động bình thường thì tăng cường các biện pháp chăm sóc, bổ sung các loại vitamin, khoáng chất và quản lý tốt chất lượng nước; + Trường hợp mẫu cá cho kết quả xét nghiệm dương tính với mầm bệnh, cá có biểu hiện bệnh lý thì làm kháng sinh đồ để lựa chọn loại kháng sinh Điều trị phù hợp thuộc Danh Mục thuốc thú y dùng trong thú y thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam. Cách sử dụng kháng sinh phải tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành; + Trường hợp cá chết nhiều ở thể cấp tính với tỷ lệ chết trên 50% trong vài ngày thì cơ sở cần báo ngay cho cơ quan quản lý để có hướng dẫn xử lý kịp thời; đồng thời dừng cho cá ăn, không sử dụng thuốc, hóa chất, không xả nước ao ra ngoài cho đến khi có hướng dẫn của cơ quan chức năng; + Chỉ được phép vận chuyển cá ra khỏi ao bị bệnh khi đã xử lý theo hướng dẫn của cơ quan quản lý thú y thủy sản. - Nước và bùn đáy ao phải được xử lý đảm bảo không còn mầm bệnh. - Bờ ao, công cụ, dụng cụ, phương tiện chứa đựng cá bệnh phải được vệ sinh, khử trùng, tiêu độc. - Các ao không bị bệnh: Theo dõi chặt chẽ các chỉ tiêu môi trường, sức khỏe cá; tăng cường chế độ chăm sóc quản lý nâng cao sức đề kháng cho cá; thực hiện các biện pháp phòng bệnh, hạn chế người qua lại giữa các ao. - Trong quá trình thực hiện kế hoạch giám sát sức khỏe cá nuôi, chủ cơ sở tự đánh giá và Điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với yêu cầu thực tế và đáp ứng yêu cầu về giám sát dịch bệnh.\ne) Hồ sơ quản lý của cơ sở nuôi cá tra: - Cơ sở nuôi cá tra phải có hệ thống sổ theo dõi sức khỏe cá, tình hình sử dụng thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học và sản phẩm xử lý cải tạo môi trường trong suốt quá trình sản xuất. Hồ sơ phải được lưu giữ cẩn thận để xuất trình khi có yêu cầu. - Sổ theo dõi ao nuôi phải có xác nhận của cơ quan thú y có thẩm quyền để phục vụ yêu cầu kiểm tra, truy xuất nguồn gốc khi nước nhập khẩu yêu cầu.\n3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét, giải quyết.", "\"2. Thuật ngữ và định nghĩa\nTrong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:\n2.1. Hội chứng lở loét ở cá (Epizootic ulcerative syndrome) - EUS:\nHội chứng do nhiều tác nhân gây ra, trong đó nấm Aphanomyces invadans là tác nhân chính gây ra những đốm đỏ và vết loét trên thân cá bệnh.\nCHÚ THÍCH: Sợi nấm có đường kính từ 12 đến 25 nm và có cấu trúc giống hệ sợi nấm không có vách ngăn. Loài nấm này có hai dạng bào tử động điển hình gồm: bào tử động chính và các bào tử động thứ cấp. Bào tử động chính bao gồm các tế bào hình tròn phát triển bên trong bọc bào tử. Các bào tử động chính tập trung ở trên đầu mút của bọc bào tử tạo thành một cụm bào tử và nhanh chóng chuyển thành các bào tử động thứ cấp, có thể bơi tự do trong nước.\"", "\"4. Phương pháp chẩn đoán\n4.1 Chẩn đoán lâm sàng\n...\n4.1.2 Triệu chứng lâm sàng\nGiai đoạn cảm nhiễm: Chủ yếu giai đoạn giống Poslarvae từ 14 ngày đến 40 ngày tuổi, kích thước khoảng 0,1 g đến 5 g. Tôm lớn hơn vẫn có thể nhiễm bệnh này.\nThời kì ủ bệnh: Giai đoạn này diễn ra trong thời gian ngắn khoảng 2 ngày đến 5 ngày cho đến khi bùng phát bệnh, tôm không thể hiện dấu hiệu bệnh lí ra bên ngoài..\nGiai đoạn cấp tính: Kéo dài khoảng 1 ngày đến 10 ngày. Tôm bị bệnh sẽ chuyển màu đỏ nhợt nhạt của biểu mô vỏ, đặc biệt vùng đuôi, chân bơi. Ngoài ra còn có thể có dấu hiệu khác như mềm vỏ, ruột rỗng và thường chết khi lột xác. Tỉ lệ chết tích lũy từ 80 % đến 95 %. Đặc điểm trên các lát cắt mô bệnh học của tầng biểu bì mang, dạ dày, ruột trước, ruột sau, mô liên kết thể hiện các vùng bị hoại tử.\nGiai đoạn mãn tính: Những con tôm nhiễm TSV sống sót bắt mồi trở lại bình thường nhưng sẽ mang vi rút suốt đời. Các sắc tố đen trên vỏ ki tin, sau vài lần lột xác sẽ biến mất. Và trở thành vật mang mầm bệnh, nếu là tôm bố mẹ sẽ lan truyền cho thế hệ sau theo trục dọc, hoặc theo trục ngang nếu trở thành mồi ăn thịt cho các cá thể khác." ]
Hành vi đánh ghen ngoài đường gây rối trật tự công cộng thì có thời hiệu xử phạt là bao lâu?
[ "Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính\n1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình là 01 năm.\n..." ]
[ "\"Điều 67. Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính\n1. Trường hợp một cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính mà bị xử phạt trong cùng một lần thì chỉ ra 01 quyết định xử phạt, trong đó quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm hành chính.\n2. Trường hợp nhiều cá nhân, tổ chức cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì có thể ra 01 hoặc nhiều quyết định xử phạt để quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng cá nhân, tổ chức.\n3. Trường hợp nhiều cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính khác nhau trong cùng một vụ vi phạm thì có thể ra 01 hoặc nhiều quyết định xử phạt để quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm của từng cá nhân, tổ chức.\n4. Quyết định xử phạt có hiệu lực kể từ ngày ký, trừ trường hợp trong quyết định quy định ngày có hiệu lực khác.\"", "“Điều 3. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính\n1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước quy định tại Nghị định này là 01 năm. Riêng các hành vi vi phạm hành chính đối với tài sản công là nhà, đất và tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý thì thời hiệu xử phạt là 02 năm.\n...\n5. Thời điểm các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kho bạc nhà nước được xác định là đã kết thúc được quy định như sau:\na) Đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 54, Điều 57, Điều 58, Điều 59, Điều 60 Nghị định này: thời điểm kết thúc là thời điểm nộp hồ sơ, chứng từ tại Kho bạc Nhà nước;\nb) Đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 55, Điều 56, Điều 61 Nghị định này: thời điểm kết thúc là thời điểm Kho bạc Nhà nước nhận được kết luận của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự về vụ việc vi phạm không có dấu hiệu tội phạm.”", "1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh bất động sản; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng là 01 năm.\n2. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng; phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở là 02 năm.\n3. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:\na) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm. Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình, thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày dự án được bàn giao, đưa vào sử dụng. Đối với nhà ở riêng lẻ, thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày kết thúc của hợp đồng thi công xây dựng công trình (nếu có) hoặc ngày đưa công trình vào sử dụng;\nb) Khi người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phát hiện có vi phạm hành chính mà vi phạm hành chính này đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm;\nc) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do cơ quan có thẩm quyền chuyển đến thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và điểm a, điểm b khoản 3 Điều này. Thời gian cơ quan có thẩm quyền thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.\n4. Trong thời hiệu quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, nếu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt của cơ quan có thẩm quyền thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.", "Thời hiệu xử phạt\n1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới là một năm.\n2. Hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới đã kết thúc là hành vi được thực hiện một lần hoặc nhiều lần và có căn cứ xác định hành vi đã thực hiện xong trước thời điểm cơ quan, người có thẩm quyền phát hiện vi phạm hành chính. Thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày đã thực hiện xong hành vi vi phạm đó.\n3. Hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới đang được thực hiện là hành vi đang diễn ra tại thời điểm cơ quan, người có thẩm quyền phát hiện vi phạm hành chính và hành vi đó vẫn đang xâm hại trật tự quản lý nhà nước trong lĩnh vực bình đẳng giới.", "Điều 5. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính và thi hành biện pháp khắc phục hậu quả\n1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp là 01 năm.\n2. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính.\n3. Việc xác định hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc, hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.\n4. Thi hành biện pháp khắc phục hậu quả\na) Đối với biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các khoản 1, 2, 9, 10, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 23, 25 và 26 Điều 4 Nghị định này, thời hạn thi hành biện pháp khắc phục hậu quả là 15 ngày làm việc, kể từ ngày cá nhân, tổ chức nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính;\nb) Đối với biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các khoản 4, 6, 7, 13, 15, 22 và 27 Điều 4 Nghị định này, thời hạn thi hành biện pháp khắc phục hậu quả là 30 ngày làm việc, kể từ ngày cá nhân, tổ chức nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính;\nc) Đối với biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các khoản 3, 5, 8, 11 và 12 Điều 4 Nghị định này, thời hạn thi hành biện pháp khắc phục hậu quả là 60 ngày làm việc, kể từ ngày cá nhân, tổ chức nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính;\nd) Đối với biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 14 và khoản 24 Điều 4 Nghị định này, thời hạn thi hành biện pháp khắc phục hậu quả là 90 ngày làm việc, kể từ ngày cá nhân, tổ chức nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính;\nđ) Trong trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định thời hạn thi hành thì thực hiện theo thời hạn ghi trong quyết định.", "\"Điều 6. Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính\n1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:\na) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:\nVi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.\nVi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;\nb) Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được quy định như sau:\nĐối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.\nĐối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm;\nc) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân,tổ chức do cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến thì thời hiệu được áp dụng theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này. Thời gian cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.\nd) Trong thời hạn được quy định tại điểm a và điểm b khoản này mà cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.\"", "Điều 4. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 38/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo\n1. Bổ sung Điều 3a vào sau Điều 3 như sau: “Điều 3a. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính 1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo là 01 năm. 1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền: 1. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền: 1. Chiến sỹ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền: 1. Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền: 1. Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có quyền: 1. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan; Chi cục trưởng Chi cục kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Đội trưởng Đội điều tra hình sự, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu; Chi cục trưởng Chi cục kiểm tra sau thông quan thuộc Cục Kiểm tra sau thông quan có quyền: 1. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường, Trưởng phòng Nghiệp vụ thuộc Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường có quyền: 1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này.\na) Phạt cảnh cáo; a) Phạt cảnh cáo; a) Phạt cảnh cáo; a) Phạt cảnh cáo; a) Phạt cảnh cáo; a) Phạt cảnh cáo; a) Phạt cảnh cáo;\nb) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng; b) Phạt tiền đến 500.000 đồng; b) Phạt tiền đến 500.000 đồng. b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo; b) Phạt tiền đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 1.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo. b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng; b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;\nc) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng; c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 1.000.000 đồng; c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 20.000.000 đồng trong lĩnh vực văn hóa; 40.000.000 đồng trong lĩnh vực quảng cáo; c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng; c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng.\nd) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính. d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính. d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ và k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính. d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm đ, i và k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính. d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, e, i và k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.\n2. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo được quy định như sau: 2. Bổ sung khoản 18 vào Điều 4 như sau: “18. Buộc nộp lại giấy phép hợp tác, liên doanh sản xuất phim, cung cấp dịch vụ sản xuất phim; văn bản chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật, tổ chức thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn; giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường; giấy phép sao chép tác phẩm mỹ thuật về danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, lãnh tụ; giấy phép tổ chức triển lãm; giấy phép triển lãm mỹ thuật; giấy phép xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng; giấy phép tổ chức trại sáng tác điêu khắc; giấy phép triển lãm tác phẩm nhiếp ảnh; giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh giám định cổ vật; chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; giấy chứng nhận đăng ký thành lập và hoạt động, giấy phép thành lập và hoạt động của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam cho cơ quan có thẩm quyền đã cấp.” 2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền: 2. Chánh Thanh tra sở, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở; Chánh Thanh tra Cục Hàng hải Việt Nam, Chánh Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thuộc Sở Y tế, Chi cục trưởng Chi cục Thú y vùng, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch động vật vùng thuộc Cục Thú y, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng thuộc Cục Bảo vệ thực vật, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Trung Bộ, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Nam Bộ thuộc Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Chi cục trưởng Chi cục về trồng trọt và bảo vệ thực vật, chăn nuôi, thú y, thủy sản, quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản, thủy lợi, đê điều, phòng, chống thiên tai, lâm nghiệp, phát triển nông thôn thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực có quyền: 2. Thủ trưởng đơn vị cảnh sát cơ động cấp đại đội, Trưởng trạm, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền: 2. Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Cục Phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền: 2. Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền: 2. Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có quyền: 2. Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường thuộc Tổng cục Quản lý thị trường có quyền: 2. Công an nhân dân xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II và Chương III, trừ những hành vi quy định tại điểm a khoản 4 Điều 6; điểm c khoản 3, điểm g khoản 4, các điểm b, c và d khoản 5 Điều 17; điểm b khoản 6 Điều 18; khoản 2, điểm b và điểm c khoản 5, điểm b khoản 6 Điều 20; khoản 5 Điều 34; điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều 50; điểm a và điểm c khoản 3, khoản 4 Điều 51; điểm a và điểm b khoản 2, khoản 4 Điều 52; điểm a và điểm c khoản 2 Điều 54; khoản 1 và khoản 2 Điều 55; khoản 1 Điều 57; khoản 1 Điều 58; khoản 1 và khoản 2 Điều 59; Điều 60; khoản 1 Điều 61 Nghị định này.\na) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện quy định tại điểm a khoản 3 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm; a) Phạt cảnh cáo; a) Phạt cảnh cáo; a) Phạt cảnh cáo; a) Phạt cảnh cáo; a) Phạt cảnh cáo; a) Phạt cảnh cáo; a) Phạt cảnh cáo;\nb) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc quy định tại điểm b khoản 3 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm; b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo; b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo; b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng. b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo; b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo. b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng; b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;\nc) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến thì thời hiệu xử phạt được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này, điểm a và điểm b khoản này tính đến thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng trong lĩnh vực văn hóa; 100.000.000 đồng trong lĩnh vực quảng cáo; c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;\nd) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng trong lĩnh vực văn hóa; 100.000.000 đồng trong lĩnh vực quảng cáo; d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, i và k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính. d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;\nđ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này. đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này. đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm đ, i và k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính. đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, e, i và k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.\n3. Hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện và hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo 3. Bổ sung điểm g vào khoản 8 Điều 6 như sau: “g) Buộc nộp lại giấy phép đã bị sửa chữa, tẩy xóa hoặc bổ sung làm thay đổi nội dung cho cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.” 3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền: 3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ có quyền: 3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất, Trưởng Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động, Thủy đội trưởng có quyền: 3. Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh; Hải đoàn trưởng Hải đoàn biên phòng, Cục trưởng Cục Phòng chống ma túy và tội phạm trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền: 3. Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển có quyền: 3. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có quyền: 3. Tổng cục trưởng Tổng Cục Quản lý thị trường có quyền: 3. Bộ đội biên phòng xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm c và điểm d khoản 2 Điều 11; điểm b khoản 2 Điều 12; Điều 13; điểm c khoản 5, điểm e khoản 6 Điều 15; Điều 16; điểm b khoản 3, điểm a khoản 5 Điều 18; điểm b khoản 3, điểm a khoản 5 Điều 19; khoản 1, điểm a khoản 4 và điểm đ khoản 7 Điều 20; điểm a khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 24; các Điều 25, 31 và 33; các điểm a, b và c khoản 2, các khoản 3, 4 và 6 Điều 34; điểm a và điểm b khoản 1 Điều 35; Điều 36 và Điều 43 Nghị định này.\na) Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo đang thực hiện là hành vi có tính chất kéo dài, đã và đang diễn ra tại thời điểm cơ quan, người có thẩm quyền phát hiện, xử lý vi phạm và hành vi đó vẫn đang trực tiếp xâm hại đến trật tự quản lý nhà nước; a) Phạt cảnh cáo; a) Phạt cảnh cáo; a) Phạt cảnh cáo; a) Phạt cảnh cáo; a) Phạt cảnh cáo; a) Phạt cảnh cáo; a) Phạt cảnh cáo;\nb) Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo đã kết thúc là hành vi được thực hiện một lần hoặc nhiều lần và có căn cứ, thông tin chứng minh hành vi đã thực hiện xong trước thời điểm cơ quan, người có thẩm quyền phát hiện, xử lý vi phạm hành chính. b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo; b) Phạt tiền đến 35.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo; b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng; b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo; b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo; b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo; b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;\nc) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 5.000.000 đồng; c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính. c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;\nd) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 70.000.000 đồng trong lĩnh vực văn hóa; 140.000.000 đồng trong lĩnh vực quảng cáo; d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính. d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm đ, i và k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.” d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;\nđ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.” đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này. đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, i và k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính. đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, e, i và k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.”\n4. Trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này, nếu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt của cơ quan có thẩm quyền thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.” 4. Bổ sung điểm e vào khoản 10 Điều 11 như sau: “e) Buộc nộp lại văn bản chấp thuận đã bị sửa chữa, tẩy xóa hoặc bổ sung làm thay đổi nội dung cho cơ quan có thẩm quyền đã cấp văn bản chấp thuận đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.” 4. Chánh Thanh tra bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, Cục trưởng Cục Thú y, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện, Cục trưởng Cục Viễn thông, Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Cục trưởng Cục Báo chí, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành, Cục trưởng Cục Quản lý dược, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm có quyền: 4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng thuộc Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ, Trưởng phòng An ninh kinh tế, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Trưởng phòng an ninh đối ngoại, Trưởng phòng Cảnh sát cơ động, Trung đoàn trưởng Trung đoàn Cảnh sát cơ động, Thủy đoàn trưởng có quyền: 4. Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền: 4. Cảnh sát biển xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm b khoản 5 Điều 9; điểm b khoản 2 Điều 11; điểm c khoản 1 Điều 14; điểm a khoản 1 Điều 16; điểm b khoản 3 và điểm a khoản 5 Điều 18; điểm b khoản 3 và điểm a khoản 5 Điều 19; khoản 1 và điểm a khoản 7 Điều 20; Điều 24; Điều 25; Điều 33; điểm a và điểm c khoản 2, các khoản 3, 4 và 6 Điều 34; điểm a và điểm b khoản 1 Điều 35 và Điều 36 Nghị định này.\na) Phạt cảnh cáo; a) Phạt cảnh cáo; a) Phạt cảnh cáo;\nb) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo; b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo; b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;\nc) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 20.000.000 đồng trong lĩnh vực văn hóa; 40.000.000 đồng trong lĩnh vực quảng cáo;\nd) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 20.000.000 đồng trong lĩnh vực văn hóa; 40.000.000 đồng trong lĩnh vực quảng cáo; d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ và k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.\nđ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.” đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ và k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.\n5. Bổ sung điểm c vào khoản 10 Điều 15 như sau: “c) Buộc nộp lại giấy phép đã bị sửa chữa, tẩy xóa hoặc bổ sung làm thay đổi nội dung cho cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 5 Điều này.” 5. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền: 5. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển, Đoàn trưởng Đoàn trinh sát, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền: 5. Hải quan xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm b khoản 3 và điểm a khoản 5 Điều 18; điểm b khoản 3 và điểm a khoản 5 Điều 19; điểm đ khoản 7 Điều 20 Nghị định này.\na) Phạt cảnh cáo; a) Phạt cảnh cáo;\nb) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo; b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;\nc) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 30.000.000 đồng trong lĩnh vực văn hóa; 60.000.000 đồng trong lĩnh vực quảng cáo;\nd) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ và k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.\nđ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, i và k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.\n6. Bổ sung điểm i vào khoản 7 Điều 17 như sau: “i) Buộc nộp lại giấy phép đã bị sửa chữa, tẩy xóa hoặc bổ sung làm thay đổi nội dung cho cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.” 6. Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông; Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ; Cục trưởng Cục An ninh kinh tế; Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội; Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu; Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Tư lệnh Cảnh sát cơ động có quyền: 6. Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và Pháp luật thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền: 6. Quản lý thị trường xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 7; khoản 4 và khoản 5 Điều 9; Điều 13; các khoản 5, 6, 7 và 8 Điều 15; khoản 2 Điều 16; điểm c khoản 6 Điều 18; điểm đ khoản 7 Điều 20; khoản 5 Điều 21; các Điều 31, 33 và 34; điểm a và điểm b khoản 1 Điều 35; Điều 36; Điều 48 và Mục 4 Chương III Nghị định này.\na) Phạt cảnh cáo; a) Phạt cảnh cáo;\nb) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo; b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;\nc) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn;\nd) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;\nđ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, i và k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.” đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ và k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.\n7. Bổ sung điểm h vào khoản 8 Điều 18 như sau: “h) Buộc nộp lại giấy phép đã bị sửa chữa, tẩy xóa hoặc bổ sung làm thay đổi nội dung cho cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.” 7. Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền: 7. Thanh tra chuyên ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này.\na) Phạt cảnh cáo;\nb) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;\nc) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;\nd) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;\nđ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ và k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.”\n8. Bổ sung điểm đ vào khoản 8 Điều 19 như sau: “đ) Buộc nộp lại giấy phép đã bị sửa chữa, tẩy xóa hoặc bổ sung làm thay đổi nội dung cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.” 8. Thanh tra Thông tin và Truyền thông xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm b khoản 2 và khoản 5 Điều 8; Mục 1, Mục 2 và Mục 4 Chương III Nghị định này.\n9. Bổ sung điểm c vào khoản 7 Điều 21 như sau: “c) Buộc nộp lại giấy chứng nhận đã bị sửa chữa, tẩy xóa hoặc bổ sung làm thay đổi nội dung cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.” 9. Thanh tra Y tế xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Mục 1 Chương III; các Điều 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55 và 56 Nghị định này.\n10. Bổ sung điểm c vào khoản 6 Điều 22 như sau: “c) Buộc nộp lại chứng chỉ hành nghề đã bị sửa chữa, tẩy xóa hoặc bổ sung làm thay đổi nội dung cho cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.” 10. Thanh tra Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Mục 1 Chương III; hành vi quảng cáo trên bảng, băng - rôn không tuân theo quy định về khu vực đê điều tại điểm c khoản 3 Điều 42; các Điều 49, 57, 58, 59, 60, 61 và 62 Nghị định này.\n11. Bổ sung điểm c vào khoản 7 Điều 23 như sau: “c) Buộc nộp lại giấy chứng nhận đã bị sửa chữa, tẩy xóa hoặc bổ sung làm thay đổi nội dung cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.” 11. Thanh tra Xây dựng xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm b và điểm c khoản 5 Điều 17 Nghị định này.\n12. Sửa đổi, bổ sung khoản 7 Điều 30 như sau: 12. Thanh tra Giao thông vận tải xử phạt đối với hành vi treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột tín hiệu giao thông tại khoản 1, hành vi quảng cáo làm ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông tại điểm b khoản 2 Điều 34; hành vi quảng cáo trên bảng, băng - rôn không tuân theo quy định về khu vực hành lang an toàn giao thông, che khuất đèn tín hiệu giao thông, chăng ngang đường giao thông quy định tại điểm c khoản 3 Điều 42; Điều 43; khoản 2 Điều 44; khoản 2 Điều 46 và điểm b khoản 3 Điều 48 Nghị định này.\na) Buộc thu hồi giấy chứng nhận đăng ký thành lập và hoạt động hoặc giấy phép thành lập và hoạt động đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 2 Điều này trong trường hợp đã được cấp, cấp lại;\nb) Buộc nộp lại giấy chứng nhận hoặc giấy phép đã bị sửa chữa, tẩy xóa hoặc bổ sung làm thay đổi nội dung cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận hoặc giấy phép đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.”\n13. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 38 như sau: 13. Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 4 Điều 8; điểm a khoản 5 Điều 11; Điều 32; điểm c khoản 2, điểm c khoản 4 Điều 34; điểm d khoản 2 Điều 50 Nghị định này.\na) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau: “1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Không thông báo hoặc thông báo không đúng thông tin liên hệ đến Bộ Thông tin và Truyền thông về những nội dung theo quy định của tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam;\nb) Không báo cáo theo quy định về hoạt động cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam cho Bộ Thông tin và Truyền thông.” b) Bổ sung khoản 2a vào sau khoản 2 như sau: “2a. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi đặt sản phẩm quảng cáo vào nội dung vi phạm pháp luật được quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật An ninh mạng, Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ.”\n14. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 51 như sau: 14. Thanh tra Tài nguyên và Môi trường xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm b khoản 7 Điều 20 Nghị định này.”\na) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 như sau: “2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không đọc rõ ràng một trong các thông tin: Tên mỹ phẩm; tính năng, công dụng của mỹ phẩm và các cảnh báo theo quy định khi quảng cáo trên báo nói, báo hình.”\nb) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 3 như sau: “a) Quảng cáo mỹ phẩm có nội dung không phù hợp với một trong các tài liệu theo quy định;”\n15. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 52 như sau:\na) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau: “1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có hoặc ghi không đúng hoặc không đọc rõ hoặc không thể hiện trong quảng cáo khuyến cáo “Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.”\nb) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 như sau: “b) Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm thiếu một trong các nội dung: Tên thực phẩm, phụ gia thực phẩm; khuyến cáo về nguy cơ, cảnh báo đối tượng không được sử dụng theo một trong các tài liệu quy định đối với thực phẩm chức năng; tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường;”\n16. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 63 như sau: “2. Công chức, viên chức, người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân; chiến sĩ Bộ đội biên phòng; Trạm trưởng, Đội trưởng của chiến sĩ Bộ đội biên phòng; Đội trưởng Đội đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm; công chức hải quan; Đội trưởng, Tổ trưởng thuộc Chi cục Hải quan; Tổ trưởng thuộc Đội Kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Đội trưởng thuộc Chi cục Kiểm tra sau thông quan đang thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo có quyền lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định.”\n17. Sửa đổi, bổ sung Điều 64 như sau: “Điều 64. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân\n18. Sửa đổi, bổ sung Điều 65 như sau: “Điều 65. Thẩm quyền của Thanh tra\n19. Sửa đổi, bổ sung Điều 66 như sau: “Điều 66. Thẩm quyền của Công an nhân dân\n20. Sửa đổi, bổ sung Điều 67 như sau: “Điều 67. Thẩm quyền của Bộ đội biên phòng\n21. Sửa đổi, bổ sung Điều 68 như sau: “Điều 68. Thẩm quyền của Cảnh sát biển\n22. Sửa đổi, bổ sung Điều 69 như sau: “Điều 69. Thẩm quyền của Hải quan\n23. Sửa đổi, bổ sung Điều 70 như sau: “Điều 70. Thẩm quyền của Quản lý thị trường\n24. Sửa đổi, bổ sung Điều 71 như sau: “Điều 71. Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính", "Khoản 4. Trong thời hạn quy định tại khoản 1, 2 Điều này mà tổ chức, cá nhân cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh cản trở việc xử phạt.", "\"Điều 5. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính\n1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.\n...\"", "Điều 25. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính\n1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí liên quan đến lĩnh vực nào thì thực hiện theo quy định của pháp luật trong lĩnh vực đó. Đối với các trường hợp pháp luật chưa có quy định cụ thể thì thời hiệu xử phạt là 02 năm kể từ ngày hành vi vi phạm được thực hiện. Nếu quá thời hạn này thì không bị xử phạt vi phạm hành chính nhưng vẫn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả và phải bồi thường thiệt hại do hành vi lãng phí gây ra theo quy định tại Nghị định này.\n2. Đối với cá nhân đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự, nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án để chuyển sang xử lý vi phạm hành chính thì thời hiệu xử phạt là 3 tháng, kể từ ngày người có thẩm quyền xử phạt nhận được quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án và hồ sơ vụ vi phạm.\n3. Trong thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, nếu cơ quan, tổ chức, cá nhân lại tiếp tục có hành vi vi phạm hành chính hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu xử phạt quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này mà thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm thực hiện vi phạm hành chính mới hoặc thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt." ]
Sơ đồ đấu một số nguồn điện hàn để cấp điện cho một hồ quang hàn phải đảm bảo như thế nào?
[ "Yêu cầu đối với quá trình công nghệ\n...\n2.6. Sơ đồ đấu một số nguồn điện hàn để cấp điện cho một hồ quang hàn phải đảm bảo sao cho điện áp giữa điện cực và chi tiết hàn khi không tải không vượt quá điện áp không tải của một trong các nguồn điện hàn.\n2.7. Các máy hàn độc lớp cũng như các cụm máy hàn phải được bảo vệ bằng cầu chảy hoặc aptomat ở phía nguồn. Riêng với các cụm máy hàn, ngoài việc bảo vệ ở phía nguồn còn phải bảo vệ bằng aptomat trên dây dẫn chung của mạch hàn và cầu chảy trên mỗi dây dẫn tới từng máy hàn.\n2.8. Cho phép dùng dây dẫn mềm, thanh kim loại có hình dạng mặt cắt bất kì, nhưng phải bảo bảo đủ tiết diện yêu cầu, các tấm hàn hoặc chính kết cấu đã được hàn làm dây dẫn ngược nối chi tiết hàn với nguồn điện hàn. Cấm sử dụng lưới nối đất, các kết cấu xây dựng bằng kim loại, các thiết bị công nghệ không phải là đối tượng hàn làm dây dẫn ngược. Dây dẫn ngược phải được nối chắc chắn với cực nối (đúng bu lông kẹp chặt).\n2.9. Khi di chuyển các máy hàn, phải cắt nguồn điện cấp cho máy hàn.\n2.10. Cấm sửa chữa máy hàn khi đang có điện.\n..." ]
[ "Khoản 2.1.1. Công việc hàn điện có thể tổ chức cố định trong các nhà xưởng, ngoài trời, hoặc có thể tổ chức tạm thời ngay trong những công trình xây dựng, sửa chữa. 2.1.2. Việc chọn quy trình công nghệ hàn ngoài việc phải đảm bảo an toàn chống điện giật còn phải tính đến khả năng phát sinh các yếu tố nguy hiểm và có hại khác (khả năng bị chấn thương cơ khí, bụi và hơi khí độc, bức xạ nhiệt, các tia hồng ngoại, ồn, rung...), đồng thời phải có các biện pháp an toàn và vệ sinh lao động để loại trừ chúng. 2.1.3. Vỏ kim loại của máy hàn phải được nối bảo vệ (nối đất hoặc nối \"không\") theo TCVN 7447 (IEC 60364). Trong trường hợp TCVN nói trên có sự thay đổi, bổ sung thì thực hiện theo những quy định mới nhất. 2.1.4. Khi tiến hành công việc hàn điện tại những nơi có nguy cơ cháy, nổ phải tuân theo các quy định an toàn phòng chống cháy, nổ. 2.1.5. Khi tiến hành công việc hàn điện trong các buồng, thùng, khoang, bể, phải thực hiện thông gió, cử người theo dõi và phải có biện pháp an toàn cụ thể và được người có trách nhiệm duyệt, cho phép. Cấm hàn ở các hầm, thùng, khoang, bể đang có áp suất hoặc đang chứa chất dễ cháy, nổ.", "Điều 30. Yêu cầu đối với thiết bị điện đấu nối\n1. Sơ đồ đấu nối điện chính phải bao gồm tất cả thiết bị điện trung và cao áp tại vị trí đấu nối, phải thể hiện được liên kết giữa lưới điện của Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối với lưới điện phân phối. Các trang thiết bị điện phải được mô tả bằng các biểu tượng, ký hiệu tiêu chuẩn và được đặt tên, đánh số theo Quy trình thao tác trong hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành.\n2. Máy cắt có liên hệ trực tiếp với điểm đấu nối và các hệ thống bảo vệ, điều khiển, đo lường đi kèm phải có khả năng đóng cắt dòng điện ngắn mạch lớn nhất tại điểm đấu nối đáp ứng sơ đồ phát triển lưới điện cho 10 năm tiếp theo.\n3. Máy cắt thực hiện thao tác tại điểm đấu nối giữa nhà máy điện với lưới điện phân phối phải được trang bị hệ thống kiểm tra đồng bộ.", "Mục 2. Các phương pháp hàn, cắt áp dụng trong hàn thiết bị áp lực\n2.1. Có thể sử dụng các phương pháp hàn để hàn thiết bị áp lực như hàn hồ quang tay, hàn hồ quang trong khí bảo vệ, hàn dưới lớp thuốc, hàn hồ quang bán tự động trong khí bảo vệ CO2, Ar, hàn chất dẻo...\n2.2. Ký hiệu các phương pháp hàn chính 111 Hàn hồ quang điện cực kim loại có thuốc bọc (hàn tay SMAW); 114 Hàn hồ quang dây kim loại lõi thuốc không có khí bảo vệ; 121 Hàn hồ quang dây kim loại dưới lớp thuốc hàn (SAW); 131 Hàn hồ quang dây kim loại trong khí trơ (hàn MIG); 135 Hàn hồ quang dây kim loại trong khí hoạt tín (hàn MAG); 136 Hàn hồ quang dây kim loại lõi thuốc trong khí hoạt tính (FCAW); 137 Hàn hồ quang dây kim loại lõi thuốc trong khí trơ (GTAW); 141 Hàn hồ quang điện cực vonfram trong khí trơ (hàn TIG); 15 Hàn hồ quang platma; 311 Hàn ôxy-axetylen.", "Khoản 2.3.1. Phân phối điện DC của nguồn thứ cấp Mỗi dây dẫn về DC phục vụ một hệ thống thiết bị viễn thông phải kết nối với mạng CBN ít nhất tại tấm tiếp đất chính, tại bảng cấp điện của mạng điện DC và kết nối với mạng MESH- BN ít nhất tại một điểm. Điện áp DC dọc theo mỗi dây dẫn về một chiều phải nhỏ hơn 1 V. Việc tính toán thiết kế phải xét ở điều kiện dòng tải lớn nhất trên dây cấp nguồn kèm theo tại điện áp nguồn lớn nhất hoặc nhỏ nhất tương ứng, tại điều kiện làm việc bình thường. Kết cuối dây dẫn về DC của mạng điện cấp nguồn cho hệ thống thiết bị viễn thông phải được tiếp đất tại bảng cấp điện bằng cách kết nối với tấm tiếp đất chính. 2.3.2. Phân phối điện DC của nguồn cấp ba Cực điện thế chuẩn của nguồn điện cấp ba phải được nối với MESH- BN. 2.3.3. Phân phối nguồn điện lưới AC và kết nối dây bảo vệ Trong trạm viễn thông hệ thống nguồn AC phải dùng loại mạng TN-S. Hệ thống điện ba pha phải là hệ thống năm dây (L1, L2, L3, N, PE), trong đó: L1, L2, L3 là các dây pha; N là dây trung tính; PE là dây dẫn bảo vệ. Dây dẫn bảo vệ PE được nối tới tấm tiếp đất chính. Không có điểm nối chung dây bảo vệ PE và dây trung tính N. 2.3.4. Phân phối điện AC từ nguồn điện cấp ba Điểm trung tính của nguồn điện cấp ba phải được lấy bằng cách kết nối điểm cực của mạng điện hình sao, hoặc dây dẫn ngoài, đến MESH- BN tại điểm nguồn. Phân phối điện đến tải phải tuân theo quy tắc của hệ thống TN-S. 2.3.1. Phân phối điện DC của nguồn thứ cấp Mỗi dây dẫn về DC phục vụ một hệ thống thiết bị viễn thông phải kết nối với mạng CBN ít nhất tại tấm tiếp đất chính, tại bảng cấp điện của mạng điện DC và kết nối với mạng MESH- BN ít nhất tại một điểm. Điện áp DC dọc theo mỗi dây dẫn về một chiều phải nhỏ hơn 1 V. Việc tính toán thiết kế phải xét ở điều kiện dòng tải lớn nhất trên dây cấp nguồn kèm theo tại điện áp nguồn lớn nhất hoặc nhỏ nhất tương ứng, tại điều kiện làm việc bình thường. Kết cuối dây dẫn về DC của mạng điện cấp nguồn cho hệ thống thiết bị viễn thông phải được tiếp đất tại bảng cấp điện bằng cách kết nối với tấm tiếp đất chính. 2.3.2. Phân phối điện DC của nguồn cấp ba Cực điện thế chuẩn của nguồn điện cấp ba phải được nối với MESH- BN. 2.3.3. Phân phối nguồn điện lưới AC và kết nối dây bảo vệ Trong trạm viễn thông hệ thống nguồn AC phải dùng loại mạng TN-S. Hệ thống điện ba pha phải là hệ thống năm dây (L1, L2, L3, N, PE), trong đó: L1, L2, L3 là các dây pha; N là dây trung tính; PE là dây dẫn bảo vệ. Dây dẫn bảo vệ PE được nối tới tấm tiếp đất chính. Không có điểm nối chung dây bảo vệ PE và dây trung tính N. 2.3.4. Phân phối điện AC từ nguồn điện cấp ba Điểm trung tính của nguồn điện cấp ba phải được lấy bằng cách kết nối điểm cực của mạng điện hình sao, hoặc dây dẫn ngoài, đến MESH- BN tại điểm nguồn. Phân phối điện đến tải phải tuân theo quy tắc của hệ thống TN-S.\na) Nếu mạng phân phối nguồn AC bên ngoài là loại mạng TN-S thì mạch cung cấp nguồn AC trong trạm viễn thông được đấu nối như sơ đồ Hình 5.a, trong đó: - Dây dẫn bảo vệ PE phải được nối tới tấm tiếp đất chính; - Dây trung tính N không được nối tới tấm tiếp đất chính. a) Mạng phân phối nguồn bên ngoài là mạng TN-S a) Nếu mạng phân phối nguồn AC bên ngoài là loại mạng TN-S thì mạch cung cấp nguồn AC trong trạm viễn thông được đấu nối như sơ đồ Hình 5.a, trong đó: - Dây dẫn bảo vệ PE phải được nối tới tấm tiếp đất chính; - Dây trung tính N không được nối tới tấm tiếp đất chính. a) Mạng phân phối nguồn bên ngoài là mạng TN-S\nb) Nếu mạng phân phối nguồn AC bên ngoài là hệ thống 4 dây (IT hoặc TT) thì mạch cung cấp nguồn AC trong trạm viễn thông được đấu nối như sơ đồ Hình 5.b, trong đó: - Dây dẫn bảo vệ PE được nối tới tấm tiếp đất chính. b) Mạng phân phối nguồn bên ngoài là loại mạng IT hoặc TT Hình 5 - Phương pháp đấu nối mạng phân phối điện AC cho trạm viễn thông b) Nếu mạng phân phối nguồn AC bên ngoài là hệ thống 4 dây (IT hoặc TT) thì mạch cung cấp nguồn AC trong trạm viễn thông được đấu nối như sơ đồ Hình 5.b, trong đó: - Dây dẫn bảo vệ PE được nối tới tấm tiếp đất chính. b) Mạng phân phối nguồn bên ngoài là loại mạng IT hoặc TT Hình 5 - Phương pháp đấu nối mạng phân phối điện AC cho trạm viễn thông\nc) Nếu mạng phân phối nguồn AC bên ngoài là hệ thống 4 dây (IT hoặc TT) và dùng biến áp cách ly cho nhà trạm thì mạch cung cấp nguồn AC trong trạm viễn thông được đấu nối như sơ đồ Hình 5.a. CHÚ THÍCH: Kiểu a) là kiểu bắt buộc nếu tòa nhà sử dụng một biến áp cách ly và do vậy hệ thống TN-S bắt đầu tại phía tải của biến áp. c) Nếu mạng phân phối nguồn AC bên ngoài là hệ thống 4 dây (IT hoặc TT) và dùng biến áp cách ly cho nhà trạm thì mạch cung cấp nguồn AC trong trạm viễn thông được đấu nối như sơ đồ Hình 5.a. CHÚ THÍCH: Kiểu a) là kiểu bắt buộc nếu tòa nhà sử dụng một biến áp cách ly và do vậy hệ thống TN-S bắt đầu tại phía tải của biến áp.", "Điều 21. Xây dựng biểu đồ phụ tải điện điển hình\n1. Biểu đồ phụ tải điện điển hình của ngày làm việc (tháng, năm) của phân nhóm phụ tải điện, nhóm phụ tải điện, thành phần phụ tải điện và của Đơn vị phân phối điện, hệ thống điện miền, hệ thống điện quốc gia được xây dựng bằng cách trung bình cộng biểu đồ phụ tải điện thực các ngày làm việc (tháng, năm) của phân nhóm phụ tải điện, nhóm phụ tải điện, thành phần phụ tải điện và của Đơn vị phân phối điện, hệ thống điện miền, hệ thống điện quốc gia.\n2. Biểu đồ phụ tải điện điển hình của ngày nghỉ, ngày lễ (tháng, năm) của phân nhóm phụ tải điện, nhóm phụ tải điện, thành phần phụ tải điện và của Đơn vị phân phối điện, hệ thống điện miền, hệ thống điện quốc gia được xây dựng bằng cách trung bình cộng biểu đồ phụ tải điện thực các ngày nghỉ, ngày lễ (tháng, năm) của phân nhóm phụ tải điện, nhóm phụ tải điện, thành phần phụ tải điện và của Đơn vị phân phối điện, hệ thống điện miền, hệ thống điện quốc gia.", "Điều 51. Quy định về cung cấp điện\n1. Mạng cung cấp điện có điện áp dưới 10KV, có trung tính biến áp cách ly với đất được áp dụng ở các khu vực sau: Trên khai trường khai thác, bãi thải trong, chiếu sáng đường mỏ trong khai trường khai thác, bơm moong trong khai trường khai thác.\n2. Khi áp dụng mạng cung cấp điện có trung tính biến áp cách ly với đất phải lắp rơ le tự động cắt điện khi có một pha chạm đất.\n3. Khi đấu thiết bị điện vào lưới điện phải đấu qua thiết bị đóng cắt được trang bị cơ cấu bảo vệ an toàn điện đầy đủ theo quy định hiện hành.\n4. Cung cấp điện cho các thiết bị di động trên công trường cho phép dùng điện áp tới 10 kV. Các đường dây cung cấp phải được tính toán phù hợp với số lượng phụ tải, tính kiểm tra theo điều kiện tổn thất điện áp và điều kiện nung nóng cho phép.\n5. Bộ phận dẫn điện của máy và thiết bị điện có thể va chạm, trong quá trình làm việc phải che chắn bảo vệ để ngăn ngừa tiếp xúc, va chạm đến người, dụng cụ, thiết bị khác.\n6. Các mối nối cáp phải đúng kỹ thuật và đảm bảo an toàn.\n7. Các mối nối dây dẫn điện đầu vào và đầu ra của máy hàn phải được bọc cách điện an toàn.\n8. Những đoạn lưới điện ngừng hoạt động phải ngắt ngay ra khỏi lưới cung cấp điện.\n9. Phòng đặt các trạm biến áp và phân phối điện lưu động phải làm bằng những vật liệu không cháy và cách điện tốt.\n10. Dây chì của cầu chì phải được tính toán lựa chọn đúng tiết diện phù hợp với từng loại vật liệu làm dây chì.\n11. Ngoài các thiết bị đóng ngắt mạch chính phải có các thiết bị đóng cắt điện cho các máy, thiết bị điện và phải được đặt tại khu vực của máy, trên mặt bằng đồng mức với các máy, thiết bị đó.", "Khoản 2. Trường hợp đã có hợp đồng mua sắm, lắp đặt thiết bị được ký trước ngày 01 tháng 6 năm 2010 có nội dung khác với quy định tại Thông tư số 12/2010/TT-BCT ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định hệ thống điện truyền tải hoặc được ký trước ngày Thông tư này có hiệu lực mà có nội dung khác với một số nội dung mới được quy định tại Thông tư này, Đơn vị truyền tải điện và Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải được tiếp tục thực hiện theo hợp đồng đã ký. 2. Bản đồ, sơ đồ và kế hoạch 2. Sơ đồ điện 2. Số liệu dự báo nhu cầu điện tại điểm đấu nối\na) Bản đồ địa lý tỷ lệ 1:50000 có đánh dấu vị trí của khách hàng có nhu cầu đấu nối, phần lưới điện truyền tải liên quan của Đơn vị truyền tải điện và vị trí điểm đấu nối; a) Sơ đồ mặt bằng bố trí thiết bị; a) Số liệu tiêu thụ điện năm đầu - Trường hợp thay đổi đấu nối hiện có, Khách hàng có nhu cầu thay đổi đấu nối phải cung cấp các thông tin về tình hình tiêu thụ điện của phụ tải điện hiện có tại điểm đấu nối, biểu đồ phụ tải ngày điển hình từng tháng trong năm gần nhất, trong đó bao gồm các số liệu sau: + Công suất tác dụng và công suất phản kháng nhận từ lưới điện truyền tải; + Công suất tác dụng và công suất phản kháng tự phát (nếu có). - Trường hợp đấu nối mới, Khách hàng có nhu cầu đấu nối mới phải cung cấp các thông tin về nhu cầu phụ tải điện tại điểm đấu nối bao gồm công suất cực đại, điện năng và biểu đồ phụ tải ngày điển hình từng tháng của năm vào vận hành, trong đó bao gồm chi tiết các số liệu sau: + Công suất tác dụng và công suất phản kháng nhận từ lưới điện truyền tải; + Công suất tác dụng và công suất phản kháng tự phát (nếu có).\nb) Sơ đồ bố trí mặt bằng tỷ lệ 1:200 hoặc 1:500 mô tả vị trí các tổ máy phát điện, máy biến áp, các tòa nhà, vị trí đấu nối; b) Sơ đồ nối điện chính, trong đó chỉ rõ: - Bố trí thanh cái; - Các mạch điện (đường dây trên không, cáp ngầm, máy biến áp...); - Các tổ máy phát điện; - Bố trí pha; - Bố trí nối đất; - Các thiết bị đóng cắt; - Điện áp vận hành; - Phương thức bảo vệ; - Vị trí điểm đấu nối; - Bố trí thiết bị bù công suất phản kháng. Sơ đồ này chỉ giới hạn ở trạm biến áp đấu vào điểm đấu nối và các thiết bị điện khác của Khách hàng có nhu cầu đấu nối có khả năng ảnh hưởng tới hệ thống điện truyền tải, nêu rõ những phần dự kiến sẽ mở rộng hoặc thay đổi (nếu có) trong tương lai. b) Dự báo nhu cầu điện dự kiến trong 01 năm tiếp theo - Đối với nhu cầu thay đổi đấu nối hiện có, Khách hàng có nhu cầu thay đổi đấu nối phải cung cấp nhu cầu phụ tải điện dự kiến tại điểm đấu nối, bao gồm công suất cực đại, điện năng và Biểu đồ phụ tải ngày điển hình từng tháng cho 01 năm tiếp theo. Trong đó xác định rõ nhu cầu công suất tác dụng, phản kháng nhận từ lưới điện truyền tải và tự phát; - Đối với nhu cầu đấu nối mới, Khách hàng có nhu cầu đấu nối mới phải cung cấp những thông tin dự báo nhu cầu phụ tải điện chi tiết, bao gồm công suất cực đại, điện năng và Biểu đồ phụ tải ngày điển hình từng tháng cho 01 năm tiếp theo. Trong đó xác định rõ nhu cầu công suất tác dụng, phản kháng nhận từ lưới điện truyền tải và tự phát.\nc) Cung cấp kế hoạch xây dựng các công trình đề xuất cho các vùng bao quanh trạm biến áp, tổ máy phát điện, công trình xây dựng, điểm đấu nối với tỷ lệ 1:200 hoặc 1:500. c) Các số liệu liên quan tới dự báo nhu cầu điện (nếu có): Bao gồm các số liệu liên quan tới tiêu thụ điện như sản lượng sản phẩm, suất tiêu hao điện cho một đơn vị sản phẩm, chế độ tiêu thụ điện (ca, ngày làm việc và ngày nghỉ), tổng công suất lắp đặt của thiết bị điện và công suất cực đại, hệ số công suất.", "Khoản 1. Các nhà máy điện đấu nối với hệ thống điện quốc gia phải thực hiện tuân thủ biểu đồ phát công suất do cấp điều độ có quyền điều khiển lập và ra lệnh điều độ, trừ các trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này và Điều 79 Thông tư này.", "QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT\n...\n2.1 Hệ thống đường dẫn điện và thiết bị điện\n...\n2.1.2 Yêu cầu về phương pháp lắp đặt hệ thống đường dẫn điện\n2.1.2.1 Phải áp dụng phương pháp lắp đặt hệ thống đường dẫn điện phù hợp để đáp ứng yêu cầu về khả năng tải dòng điện của các dây dẫn.\n2.1.2.2 Không được sử dụng cáp một ruột có áo giáp bảo vệ bằng sợi thép hoặc băng thép cho mạch điện xoay chiều ba pha. Tất cả các dây dẫn tải điện và dây PE của cùng một mạch điện ba pha xoay chiều đặt trong ống, hộp bằng vật liệu sắt từ phải được đưa vào cùng một ống, hộp.\n2.1.2.3 Trường hợp nhiều mạch điện đi trong một đường ống hoặc hộp, tất cả các dây dẫn phải có cách điện tương ứng với điện áp danh định cao nhất.\n2.1.2.4 Trường hợp nhiều mạch điện đi trong một sợi cáp, tất cả các dây dẫn của sợi cáp phải có cách điện tương ứng với điện áp danh định cao nhất.\n2.1.2.5 Các dây dẫn của một mạch điện không được phân bố trên nhiều sợi cáp có nhiều ruột khác nhau và trong ống, hộp, máng, thang cáp khác nhau; trừ trường hợp cáp nhiều ruột tạo thành một mạch và được lắp đặt song song có chứa một dây dẫn của mỗi pha và dây trung tính (nếu có).\n2.1.2.6 Không cho phép dùng một dây trung tính chung cho nhiều mạch điện chính, trừ khi dây pha và dây trung tính nhận biết được và có thiết bị để cách ly tất cả các dây dẫn tải điện.\n2.1.2.7 Khi nhiều mạch điện cùng đấu vào một hộp đấu dây thì các đầu dây của mỗi mạch phải có vách ngăn cách điện.\n2.1.2.8 Phải dùng dây mềm để đấu điện cho thiết bị có khả năng phải dịch chuyển tạm thời. Phải dùng ống mềm để bảo vệ dây mềm.\n2.1.2.9 Các dây dẫn không có vỏ bảo vệ phải luồn trong ống, hộp.\n...", "Khoản 2.1 Hệ thống đường dẫn điện và thiết bị điện 2.1.1 Yêu cầu chung Phương pháp lắp đặt, các điều kiện liên quan đến hệ thống đường dẫn điện, thiết bị điện phải đáp ứng yêu cầu đảm bảo an toàn cho hệ thống điện và cho người sử dụng, tiếp cận dễ dàng để kiểm tra, sửa chữa, thay thế. 2.1.2 Yêu cầu về phương pháp lắp đặt hệ thống đường dẫn điện 2.1.2.1 Phải áp dụng phương pháp lắp đặt hệ thống đường dẫn điện phù hợp để đáp ứng yêu cầu về khả năng tải dòng điện của các dây dẫn. 2.1.2.2 Không được sử dụng cáp một ruột có áo giáp bảo vệ bằng sợi thép hoặc băng thép cho mạch điện xoay chiều ba pha. Tất cả các dây dẫn tải điện và dây PE của cùng một mạch điện ba pha xoay chiều đặt trong ống, hộp bằng vật liệu sắt từ phải được đưa vào cùng một ống, hộp. 2.1.2.3 Trường hợp nhiều mạch điện đi trong một đường ống hoặc hộp, tất cả các dây dẫn phải có cách điện tương ứng với điện áp danh định cao nhất. 2.1.2.4 Trường hợp nhiều mạch điện đi trong một sợi cáp, tất cả các dây dẫn của sợi cáp phải có cách điện tương ứng với điện áp danh định cao nhất. 2.1.2.5 Các dây dẫn của một mạch điện không được phân bố trên nhiều sợi cáp có nhiều ruột khác nhau và trong ống, hộp, máng, thang cáp khác nhau; trừ trường hợp cáp nhiều ruột tạo thành một mạch và được lắp đặt song song có chứa một dây dẫn của mỗi pha và dây trung tính (nếu có). 2.1.2.6 Không cho phép dùng một dây trung tính chung cho nhiều mạch điện chính, trừ khi dây pha và dây trung tính nhận biết được và có thiết bị để cách ly tất cả các dây dẫn tải điện. 2.1.2.7 Khi nhiều mạch điện cùng đấu vào một hộp đấu dây thì các đầu dây của mỗi mạch phải có vách ngăn cách điện. 2.1.2.8 Phải dùng dây mềm để đấu điện cho thiết bị có khả năng phải dịch chuyển tạm thời. Phải dùng ống mềm để bảo vệ dây mềm. 2.1.2.9 Các dây dẫn không có vỏ bảo vệ phải luồn trong ống, hộp. 2.1.3 Yêu cầu đối với hệ thống đường dẫn điện theo các điều kiện bên ngoài 2.1.3.1 Phải thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ mọi bộ phận của đường dẫn điện chống các ảnh hưởng từ bên ngoài. 2.1.3.2 Phải bảo đảm cho đường dẫn điện làm việc trong phạm vi dải nhiệt độ giữa nhiệt độ cao nhất và thấp nhất tại nơi lắp đặt và không bị vượt quá nhiệt độ giới hạn khi làm việc bình thường và nhiệt độ giới hạn khi có sự cố. Các bộ phận của hệ thống đường dẫn điện chỉ được lắp đặt và thao tác tại nhiệt độ nằm trong giới hạn do nhà sản xuất quy định. 2.1.3.3 Đường dẫn điện phải được chắn bằng tấm cách nhiệt hoặc đặt cách xa nguồn nhiệt hoặc sử dụng các bộ phận chịu được sự tăng thêm nhiệt độ có thể xảy ra hoặc tăng cường tại chỗ bằng vật liệu chịu nhiệt. 2.1.3.4 Phải đảm bảo cho hệ thống đường dẫn điện có cấp bảo vệ (quy định tại Phụ lục B) thích hợp với nơi lắp đặt; không bị hư hỏng do nước ngưng tụ hoặc nước xâm nhập; vỏ bảo vệ và vỏ cách điện của cáp lắp đặt cố định còn nguyên vẹn và phải có biện pháp đặc biệt đối với cáp đặt dưới nước hoặc bị hắt nước thường xuyên. 2.1.3.5 Phải giảm thiểu mối nguy hiểm do có vật rắn từ bên ngoài xâm nhập; phải có biện pháp để ngăn cản bụi hoặc các chất khác tích tụ với số lượng lớn làm giảm khả năng tản nhiệt của đường dẫn điện. 2.1.3.6 Phải bảo vệ chống ăn mòn hoặc sử dụng vật liệu chịu được các chất ăn mòn, ô nhiễm cho các bộ phận của đường dẫn điện. Không được để các kim loại khác nhau có thể gây ra phản ứng điện phân tiếp xúc với nhau, trừ khi đã có biện pháp đặc biệt để tránh các hậu quả của sự tiếp xúc đó. 2.1.3.7 Phải bảo vệ chống các hư hại do tác động cơ cho đường dẫn điện cố định. Khi đấu cáp và dây dẫn vào thiết bị điện không được làm suy giảm cấp bảo vệ của thiết bị điện. 2.1.3.8 Phải đảm bảo cho hệ thống đường dẫn điện được đỡ hoặc bắt cố định vào các kết cấu của thiết bị có độ rung, đặc biệt là thiết bị rung. Các thiết bị sử dụng điện kiểu treo (như quạt trần, chùm đèn) phải được đấu nối bằng dây dẫn mềm. 2.1.3.9 Phải có biện pháp để không làm hư hỏng cáp, dây dẫn, các đầu cáp; tránh tác động cơ cho dây dẫn, mối nối trong quá trình lắp đặt, sử dụng hoặc bảo dưỡng và chống hư hỏng đường dẫn điện chôn ngầm dưới sàn nhà; chống hư hại về cơ khi cáp, thanh dẫn và dây dẫn đi qua điểm co giãn, xuyên qua tường ngăn. 2.1.3.10 Không được dùng các chất bôi trơn có chứa silicon để luồn dây, kéo dây trên máng hoặc thang. Ống luồn dây dẫn đặt ngầm trong kết cấu xây dựng phải lắp đặt hoàn chỉnh giữa các điểm tiếp cận được trước khi đưa dây dẫn hoặc cáp vào, trừ trường hợp cụm ống đi dây sẵn được chế tạo riêng cho mục đích này. Bán kính cong kéo dây dẫn và cáp không được làm hại đến dây dẫn và cáp. 2.1.3.11 Phải thực hiện đỡ dây dẫn và cáp ở khoảng cách thích hợp để dây dẫn và cáp không bị hư hỏng do trọng lượng bản thân hoặc do lực động điện của dòng điện ngắn mạch (chỉ xét lực này đối với cáp một ruột, tiết diện lớn hơn 50 mm2). Phải sử dụng dây dẫn hoặc cáp chịu được lực căng thường xuyên do trọng lượng bản thân khi đi theo chiều thẳng đứng. 2.1.3.12 Đường dẫn điện chôn cố định trong tường phải đi theo phương nằm ngang, thẳng đứng hoặc song song với cạnh tường. Cáp, đường ống luồn dây dẫn chôn ngầm dưới đất phải được bảo vệ chống hư hỏng về cơ hoặc phải chôn đủ sâu và phải đánh dấu. 2.1.3.13 Phải có biện pháp phòng chống phù hợp với những nơi đường dẫn điện có nguy cơ bị hư hại do thực vật, động vật. 2.1.3.14 Phải có biện pháp bảo vệ đường dẫn điện chống tác động của bức xạ mặt trời và bức xạ cực tím. 2.1.3.15 Đường dẫn điện phải được thiết kế và lắp đặt phù hợp với yêu cầu chống động đất của nhà. 2.1.3.16 Phải sử dụng giá đỡ cáp và hệ thống bảo vệ có khả năng cho phép dịch chuyển tương đối để dây dẫn và cáp không phải chịu tác động cơ khi kết cấu nhà có nguy cơ dịch chuyển. Phải dùng đường dẫn điện mềm cho các kết cấu mềm hoặc các kết cấu dự kiến có dịch chuyển. 2.1.4 Yêu cầu về khả năng tải dòng điện 2.1.4.1 Dòng điện lớn nhất đi trong dây dẫn của đường dẫn điện ở chế độ làm việc bình thường trong thời gian dài phải phù hợp với quy định của nhà chế tạo dây dẫn. 2.1.4.2 Phải căn cứ vào giới hạn nhiệt độ làm việc cho phép thấp nhất của sợi trong nhóm dây dẫn (hoặc cáp) có giới hạn nhiệt độ làm việc cho phép khác nhau, cùng với hệ số suy giảm theo nhóm thích hợp để xác định khả năng tải dòng điện của các dây dẫn (hoặc cáp) trong nhóm. 2.1.4.3 Phải tính toán hệ số suy giảm của các dây dẫn trong mạch điện theo số lượng dây dẫn tải điện. Trường hợp mạch điện ba pha tải dòng điện cân bằng (khi sóng hài bậc 3 hoặc bội số lẻ của 3 có độ méo hài tổng không lớn hơn 15 % biên độ của dòng điện tần số cơ bản) thì không cần phải tính đến dây trung tính của mạch đó. 2.1.4.4 Phải có biện pháp để phân bổ dòng điện tải giữa các dây dẫn phù hợp với khả năng tải của dây dẫn khi hai hoặc nhiều dây dẫn tải điện được mắc song song, trừ trường hợp các dây dẫn làm từ cùng một loại vật liệu, có cùng tiết diện và có độ dài xấp xỉ nhau và không có mạch rẽ. 2.1.4.5 Trường hợp không thể phân bổ dòng điện hoặc phải mắc song song từ 4 dây dẫn trở lên thì phải xem xét đến phương án dùng thanh dẫn. 2.1.4.6 Phải xác định khả năng tải dòng điện theo phần của tuyến dây có điều kiện bất lợi nhất về tản nhiệt, trừ phần dây dẫn xuyên qua tường một đoạn nhỏ hơn 0,35 m. 2.1.4.7 Phải nối cả hai đầu các vỏ kim loại và/hoặc áo giáp bảo vệ không từ tính của các sợi cáp một ruột trong cùng một mạch điện của tuyến dây. Trường hợp cáp có tiết diện ruột lớn hơn 50 mm2 và vỏ bọc ngoài cùng không dẫn điện thì vỏ kim loại và/hoặc áo giáp bảo vệ không từ tính có thể nối với nhau tại một điểm trên đường đi, nhưng chiều dài của sợi cáp từ điểm nối phải được giới hạn theo điều kiện an toàn điện áp giữa vỏ hoặc áo giáp bảo vệ đến đất, các đầu không nối với nhau phải cách điện. 2.1.5 Yêu cầu về tiết diện của các dây dẫn 2.1.5.1 Tiết diện của dây pha trong các mạch xoay chiều không được nhỏ hơn các giá trị sau: - Cho mạch chiếu sáng: 1,5 mm2; - Cho mạch động lực và chiếu sáng và mạch dành riêng cho động lực: 2,5 mm2; - Cho mạch tín hiệu và điều khiển: 0,5 mm2; - Cho đường dẫn điện từ tủ điện tầng đến tủ điện của các căn hộ hoặc phòng: 4 mm2; - Cho đường dẫn điện trục đứng cấp điện cho một hoặc một số tầng: 6 mm2; 2.1.5.2 Tiết diện của dây trung tính 2.1.6 Yêu cầu đối với sơ đồ nối đất Hệ thống điện nhà không được áp dụng các sơ đồ nối đất ngoài các các sơ đồ quy định tại Phụ lục Đ. 2.1.7 Yêu cầu về độ sụt điện áp tại nơi tiêu thụ Độ sụt điện áp giữa điểm đầu cấp điện so với mọi thiết bị điện trong hệ thống điện nhà không được lớn hơn 5% điện áp danh định của hệ thống điện nhà. 2.1.8 Yêu cầu về đấu nối điện Các mối nối giữa các ruột dẫn với nhau và điểm đấu giữa ruột dẫn với thiết bị phải đảm bảo thông điện liên tục, lâu dài, đủ độ bền cơ, được bảo vệ thích hợp, và phải tiếp cận được để kiểm tra, thử nghiệm, bảo trì, trừ các mối nối được thiết kế để chôn ngầm dưới đất, đổ đầy hợp chất và mối nối giữa dây lạnh với phần tử gia nhiệt, mối nối bằng cách hàn hoặc ép, mối nối là một phần của thiết bị điện, đáp ứng tiêu chuẩn của thiết bị đó. 2.1.9 Yêu cầu về giảm thiểu cháy lan đối với đường dẫn điện 2.1.9.1 Trường hợp có yêu cầu giảm thiểu cháy lan thì đường dẫn điện phải sử dụng vật liệu giảm thiểu nguy cơ cháy lan; không được làm giảm tính năng của kết cấu công trình về an toàn cháy. Các loại cáp không có tính năng chống cháy lan chỉ được sử dụng để nối từ đường dẫn điện cố định tới thiết bị sử dụng điện và không được đi từ khoang cách ly này sang khoang cách ly khác. Các bộ phận của đường dẫn điện không thuộc loại chống cháy lan khi sử dụng phải có vỏ bọc chống cháy. 2.1.9.2 Phải lấp kín khe hở cả bên trong và bên ngoài ống, hộp luồn dây, nơi đường dẫn điện xuyên qua, bằng vật liệu có giới hạn chịu lửa của bộ phận xây dựng bị xuyên qua đó, trừ các ống, hộp luồn dây thuộc loại không cháy, có tiết diện bên trong không lớn hơn 710 mm2, đáp ứng ứng yêu cầu thử nghiệm đối với IP33 và các đầu ống, hộp đi vào một trong các khoang bị xuyên qua được ngăn cách bằng kết cấu xây dựng. Vật liệu lấp kín phải chịu được ảnh hưởng từ bên ngoài như đường dẫn điện và chịu được tác động của nước, tác động của các sản phẩm do cháy như bộ phận xây dựng. 2.1.10 Yêu cầu đối với đường dẫn điện đi liền kề với các dịch vụ khác 2.1.10.1 Không được bố trí các mạch điện có điện áp thấp và ELV trên cùng một đường dẫn, trừ khi: 2.1.10.2 Khi đường dẫn điện chôn ngầm giao chéo hoặc đi gần đường dẫn truyền thông phải đảm bảo khoảng cách giữa các loại đường dẫn này ít nhất là 100 mm hoặc phải đáp ứng một trong các yêu cầu sau: 2.1.10.3 Đường dẫn điện không được đặt gần các đường dẫn kỹ thuật phục vụ mục đích khác có thể gây hại cho đường dẫn điện, trừ khi được bảo vệ thích hợp. 2.1.10.4 Không được đặt đường dẫn điện trong khoang thang máy, trừ khi nó là một bộ phận của thang máy. 2.1.11 Yêu cầu về lắp đặt đường dẫn điện liên quan đến bảo trì và làm sạch 2.1.11.1 Việc lắp đặt đường dẫn điện phải phù hợp với yêu cầu bảo trì, làm sạch trong suốt vòng đời của nó. 2.1.11.2 Khi cần tháo dỡ một biện pháp bảo vệ nào đó để bảo trì, làm sạch thì phải lắp đặt trở lại đảm bảo không làm giảm cấp bảo vệ ban đầu. 2.1.11.3 Phải đảm bảo tiếp cận an toàn đến các bộ phận cần bảo trì, làm sạch của đường dẫn điện. 2.1.12 Yêu cầu về lắp đặt tủ điện, thiết bị bảo vệ 2.1.12.1 Tại đầu vào nhà phải lắp đặt tủ phân phối điện chính, trừ trường hợp nhánh rẽ từ đường dây trên không vào nhà đã lắp đặt thiết bị bảo vệ với dòng điện tác động không lớn hơn 25 A. 2.1.12.2 Sau tủ phân phối điện chính phải lắp đặt các tủ phân phối điện phụ để cấp điện cho các phần của nhà. 2.1.12.3 Phải lắp đặt các thiết bị điều khiển, bảo vệ tại các tủ phân phối điện trừ trường hợp tại điểm bắt đầu rẽ nhánh đã được bảo vệ và khi tủ phân phối điện được cấp điện bằng đường dây riêng. 2.1.12.4 Phải lắp đặt thiết bị điều khiển ở tủ phân phối điện chính của đường dây cấp điện cho các nhà hoặc các bộ phận của nhà công cộng. 2.1.12.5 Phải lắp đặt các tủ phân phối điện ở phòng dành riêng cho tủ điện hoặc trong các hộc tường có khóa. Ở những vị trí dễ bị ngập nước, phải lắp đặt tủ phân phối điện cao hơn mức nước ngập cao nhất có khả năng xảy ra. 2.1.12.6 Trường hợp không có phòng dành riêng thì phải lắp đặt tủ phân phối điện trong các phòng khác, các tầng hầm khô ráo, hoặc trong tầng kỹ thuật, nếu các vị trí này người quản lý tiếp cận được dễ dàng, hoặc trong các phòng riêng của nhà có tường không cháy với thời gian chịu lửa không nhỏ hơn 45 min. 2.1.12.7 Khi lắp đặt tủ phân phối điện ngoài phòng dành riêng để lắp đặt tủ điện, phải đáp ứng các yêu cầu sau: 2.1.12.8 Không được lắp đặt tủ điện ở dưới hoặc trong phòng vệ sinh, phòng tắm, chỗ rửa, phòng giặt, phòng có hóa chất. 2.1.12.9 Không được bố trí các nắp đậy, van, mặt bích, cửa thăm dò, vòi của đường ống dẫn nước, ống thông gió, ống hơi nóng và các loại hộp kỹ thuật khác ở nơi đặt tủ điện. Không được đặt các đường ống khí đốt và đường ống dẫn chất dễ cháy đi qua phòng đặt tủ điện. 2.1.12.10 Phòng dành riêng để lắp đặt tủ phân phối điện phải được thông gió và chiếu sáng bằng điện; phải có cánh cửa mở ra phía ngoài và có khóa. 2.1.13 Yêu cầu đối với việc lắp đặt thiết bị điện trong nhà 2.1.13.1 Các thiết bị điện lắp đặt trong nhà phải phù hợp với điện áp của mạng cấp điện, điều kiện môi trường và yêu cầu sử dụng. 2.1.13.2 Phải sử dụng loại ổ cắm điện có cực nối đất an toàn. 2.1.13.3 Ở những nơi dành cho trẻ em, ổ cắm điện và công tắc đèn phải đặt cao cách sàn hoàn thiện 1,5 m, trừ trường hợp có các biện pháp bảo vệ an toàn. 2.1.13.4 Trong các cửa hàng, nhà hàng và nhà công cộng khác, các công tắc đèn chiếu sáng bình thường, chiếu sáng sự cố và thoát hiểm phải lắp đặt ở các nơi chỉ có người quản lý tiếp cận được để thao tác. 2.1.13.5 Phải sử dụng động cơ điện kiểu kín. 2.1.13.6 Trường hợp sử dụng động cơ điện kiểu hở phải lắp đặt ở gian riêng, có tường, trần và sàn nhà bằng vật liệu không cháy và phải cách các bộ phận cháy được của nhà ít nhất là 0,5 m. 2.1.13.7 Phải lắp đặt động cơ điện dùng chung và các thiết bị bảo vệ, điều khiển của chúng ở nơi chỉ có người quản lý tiếp cận được. 2.1.13.8 Phải bố trí các nút bấm điều khiển thiết bị điện dùng chung tại chỗ vận hành thuận tiện và có nhãn ghi để phân biệt. 2.1.13.9 Trường hợp phải lắp đặt động cơ điện ở tầng áp mái thì không được lắp đặt trực tiếp trên các phòng ở, phòng làm việc và phải đảm bảo mức ồn cho phép theo các quy định hiện hành. 2.1.14 Yêu cầu đối với đường dẫn điện và thiết bị điện cho chiếu sáng nhân tạo và các mục đích sử dụng khác 2.1.14.1 Tiết diện của ruột dây dẫn và cáp không được nhỏ hơn trị số quy định tại mục 2.1.5 2.1.14.2 Đường dẫn điện phục vụ chiếu sáng biển quảng cáo gắn với nhà phải có thiết bị bảo vệ để cắt được nguồn cấp điện khi xảy ra sự cố hư hỏng cách điện, ngắn mạch hoặc phải đặt kín bên trong kết cấu xây dựng, hoặc cáp phải có vỏ bọc cách điện đạt tiêu chuẩn và phải luồn trong ống nhựa chịu lực và chịu nhiệt, hoặc phải có biện pháp bảo vệ khác. 2.1.14.3 Phải cấp điện bằng các đường dẫn điện riêng từ tủ phân phối điện chính cho hệ thống chiếu sáng cầu thang, lối đi chung, hành lang và những phòng khác ngoài phạm vi căn hộ của nhà ở. 2.1.14.4 Phải bảo vệ đường dẫn điện nhóm chiếu sáng trong nhà bằng cầu chảy hoặc máy cắt với dòng điện danh định không lớn hơn 25 A. Đối với đường dẫn điện cấp điện cho nhóm các thiết bị chiếu sáng ở các nhà công cộng có công suất lớn cho phép bảo vệ bằng cầu chảy hoặc máy cắt với dòng điện danh định đến 63 A. 2.1.14.5 Trường hợp cấp điện bằng một đường dẫn điện nhóm chung cho các động cơ điện thì số lượng động cơ không được quá bốn, đồng thời công suất mỗi động cơ không được quá 3 kW. 2.1.14.6 Thiết bị chiếu sáng của nhà phải: 2.1.14.7 Phải bố trí đường dẫn điện riêng biệt cho thang máy và thang cuốn từ tủ phân phối điện chính hoặc từ tủ điện dành riêng cho thang máy và thang cuốn. 2.1.14.8 Phải gắn thiết bị tự động khống chế mức nước vào mạch điều khiển động cơ điện của máy bơm nước vào bể, thùng chứa. 2.1.14.9 Các hệ thống thông gió, điều hòa không khí, đun nước nóng bằng điện trở phải được cấp điện trực tiếp bằng các đường dẫn điện riêng từ tủ phân phối điện và phải có thiết bị bảo vệ cắt điện tự động. 2.1 Hệ thống đường dẫn điện và thiết bị điện 2.1.1 Yêu cầu chung Phương pháp lắp đặt, các điều kiện liên quan đến hệ thống đường dẫn điện, thiết bị điện phải đáp ứng yêu cầu đảm bảo an toàn cho hệ thống điện và cho người sử dụng, tiếp cận dễ dàng để kiểm tra, sửa chữa, thay thế. 2.1.2 Yêu cầu về phương pháp lắp đặt hệ thống đường dẫn điện 2.1.2.1 Phải áp dụng phương pháp lắp đặt hệ thống đường dẫn điện phù hợp để đáp ứng yêu cầu về khả năng tải dòng điện của các dây dẫn. 2.1.2.2 Không được sử dụng cáp một ruột có áo giáp bảo vệ bằng sợi thép hoặc băng thép cho mạch điện xoay chiều ba pha. Tất cả các dây dẫn tải điện và dây PE của cùng một mạch điện ba pha xoay chiều đặt trong ống, hộp bằng vật liệu sắt từ phải được đưa vào cùng một ống, hộp. 2.1.2.3 Trường hợp nhiều mạch điện đi trong một đường ống hoặc hộp, tất cả các dây dẫn phải có cách điện tương ứng với điện áp danh định cao nhất. 2.1.2.4 Trường hợp nhiều mạch điện đi trong một sợi cáp, tất cả các dây dẫn của sợi cáp phải có cách điện tương ứng với điện áp danh định cao nhất. 2.1.2.5 Các dây dẫn của một mạch điện không được phân bố trên nhiều sợi cáp có nhiều ruột khác nhau và trong ống, hộp, máng, thang cáp khác nhau; trừ trường hợp cáp nhiều ruột tạo thành một mạch và được lắp đặt song song có chứa một dây dẫn của mỗi pha và dây trung tính (nếu có). 2.1.2.6 Không cho phép dùng một dây trung tính chung cho nhiều mạch điện chính, trừ khi dây pha và dây trung tính nhận biết được và có thiết bị để cách ly tất cả các dây dẫn tải điện. 2.1.2.7 Khi nhiều mạch điện cùng đấu vào một hộp đấu dây thì các đầu dây của mỗi mạch phải có vách ngăn cách điện. 2.1.2.8 Phải dùng dây mềm để đấu điện cho thiết bị có khả năng phải dịch chuyển tạm thời. Phải dùng ống mềm để bảo vệ dây mềm. 2.1.2.9 Các dây dẫn không có vỏ bảo vệ phải luồn trong ống, hộp. 2.1.3 Yêu cầu đối với hệ thống đường dẫn điện theo các điều kiện bên ngoài 2.1.3.1 Phải thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ mọi bộ phận của đường dẫn điện chống các ảnh hưởng từ bên ngoài. 2.1.3.2 Phải bảo đảm cho đường dẫn điện làm việc trong phạm vi dải nhiệt độ giữa nhiệt độ cao nhất và thấp nhất tại nơi lắp đặt và không bị vượt quá nhiệt độ giới hạn khi làm việc bình thường và nhiệt độ giới hạn khi có sự cố. Các bộ phận của hệ thống đường dẫn điện chỉ được lắp đặt và thao tác tại nhiệt độ nằm trong giới hạn do nhà sản xuất quy định. 2.1.3.3 Đường dẫn điện phải được chắn bằng tấm cách nhiệt hoặc đặt cách xa nguồn nhiệt hoặc sử dụng các bộ phận chịu được sự tăng thêm nhiệt độ có thể xảy ra hoặc tăng cường tại chỗ bằng vật liệu chịu nhiệt. 2.1.3.4 Phải đảm bảo cho hệ thống đường dẫn điện có cấp bảo vệ (quy định tại Phụ lục B) thích hợp với nơi lắp đặt; không bị hư hỏng do nước ngưng tụ hoặc nước xâm nhập; vỏ bảo vệ và vỏ cách điện của cáp lắp đặt cố định còn nguyên vẹn và phải có biện pháp đặc biệt đối với cáp đặt dưới nước hoặc bị hắt nước thường xuyên. 2.1.3.5 Phải giảm thiểu mối nguy hiểm do có vật rắn từ bên ngoài xâm nhập; phải có biện pháp để ngăn cản bụi hoặc các chất khác tích tụ với số lượng lớn làm giảm khả năng tản nhiệt của đường dẫn điện. 2.1.3.6 Phải bảo vệ chống ăn mòn hoặc sử dụng vật liệu chịu được các chất ăn mòn, ô nhiễm cho các bộ phận của đường dẫn điện. Không được để các kim loại khác nhau có thể gây ra phản ứng điện phân tiếp xúc với nhau, trừ khi đã có biện pháp đặc biệt để tránh các hậu quả của sự tiếp xúc đó. 2.1.3.7 Phải bảo vệ chống các hư hại do tác động cơ cho đường dẫn điện cố định. Khi đấu cáp và dây dẫn vào thiết bị điện không được làm suy giảm cấp bảo vệ của thiết bị điện. 2.1.3.8 Phải đảm bảo cho hệ thống đường dẫn điện được đỡ hoặc bắt cố định vào các kết cấu của thiết bị có độ rung, đặc biệt là thiết bị rung. Các thiết bị sử dụng điện kiểu treo (như quạt trần, chùm đèn) phải được đấu nối bằng dây dẫn mềm. 2.1.3.9 Phải có biện pháp để không làm hư hỏng cáp, dây dẫn, các đầu cáp; tránh tác động cơ cho dây dẫn, mối nối trong quá trình lắp đặt, sử dụng hoặc bảo dưỡng và chống hư hỏng đường dẫn điện chôn ngầm dưới sàn nhà; chống hư hại về cơ khi cáp, thanh dẫn và dây dẫn đi qua điểm co giãn, xuyên qua tường ngăn. 2.1.3.10 Không được dùng các chất bôi trơn có chứa silicon để luồn dây, kéo dây trên máng hoặc thang. Ống luồn dây dẫn đặt ngầm trong kết cấu xây dựng phải lắp đặt hoàn chỉnh giữa các điểm tiếp cận được trước khi đưa dây dẫn hoặc cáp vào, trừ trường hợp cụm ống đi dây sẵn được chế tạo riêng cho mục đích này. Bán kính cong kéo dây dẫn và cáp không được làm hại đến dây dẫn và cáp. 2.1.3.11 Phải thực hiện đỡ dây dẫn và cáp ở khoảng cách thích hợp để dây dẫn và cáp không bị hư hỏng do trọng lượng bản thân hoặc do lực động điện của dòng điện ngắn mạch (chỉ xét lực này đối với cáp một ruột, tiết diện lớn hơn 50 mm2). Phải sử dụng dây dẫn hoặc cáp chịu được lực căng thường xuyên do trọng lượng bản thân khi đi theo chiều thẳng đứng. 2.1.3.12 Đường dẫn điện chôn cố định trong tường phải đi theo phương nằm ngang, thẳng đứng hoặc song song với cạnh tường. Cáp, đường ống luồn dây dẫn chôn ngầm dưới đất phải được bảo vệ chống hư hỏng về cơ hoặc phải chôn đủ sâu và phải đánh dấu. 2.1.3.13 Phải có biện pháp phòng chống phù hợp với những nơi đường dẫn điện có nguy cơ bị hư hại do thực vật, động vật. 2.1.3.14 Phải có biện pháp bảo vệ đường dẫn điện chống tác động của bức xạ mặt trời và bức xạ cực tím. 2.1.3.15 Đường dẫn điện phải được thiết kế và lắp đặt phù hợp với yêu cầu chống động đất của nhà. 2.1.3.16 Phải sử dụng giá đỡ cáp và hệ thống bảo vệ có khả năng cho phép dịch chuyển tương đối để dây dẫn và cáp không phải chịu tác động cơ khi kết cấu nhà có nguy cơ dịch chuyển. Phải dùng đường dẫn điện mềm cho các kết cấu mềm hoặc các kết cấu dự kiến có dịch chuyển. 2.1.4 Yêu cầu về khả năng tải dòng điện 2.1.4.1 Dòng điện lớn nhất đi trong dây dẫn của đường dẫn điện ở chế độ làm việc bình thường trong thời gian dài phải phù hợp với quy định của nhà chế tạo dây dẫn. 2.1.4.2 Phải căn cứ vào giới hạn nhiệt độ làm việc cho phép thấp nhất của sợi trong nhóm dây dẫn (hoặc cáp) có giới hạn nhiệt độ làm việc cho phép khác nhau, cùng với hệ số suy giảm theo nhóm thích hợp để xác định khả năng tải dòng điện của các dây dẫn (hoặc cáp) trong nhóm. 2.1.4.3 Phải tính toán hệ số suy giảm của các dây dẫn trong mạch điện theo số lượng dây dẫn tải điện. Trường hợp mạch điện ba pha tải dòng điện cân bằng (khi sóng hài bậc 3 hoặc bội số lẻ của 3 có độ méo hài tổng không lớn hơn 15 % biên độ của dòng điện tần số cơ bản) thì không cần phải tính đến dây trung tính của mạch đó. 2.1.4.4 Phải có biện pháp để phân bổ dòng điện tải giữa các dây dẫn phù hợp với khả năng tải của dây dẫn khi hai hoặc nhiều dây dẫn tải điện được mắc song song, trừ trường hợp các dây dẫn làm từ cùng một loại vật liệu, có cùng tiết diện và có độ dài xấp xỉ nhau và không có mạch rẽ. 2.1.4.5 Trường hợp không thể phân bổ dòng điện hoặc phải mắc song song từ 4 dây dẫn trở lên thì phải xem xét đến phương án dùng thanh dẫn. 2.1.4.6 Phải xác định khả năng tải dòng điện theo phần của tuyến dây có điều kiện bất lợi nhất về tản nhiệt, trừ phần dây dẫn xuyên qua tường một đoạn nhỏ hơn 0,35 m. 2.1.4.7 Phải nối cả hai đầu các vỏ kim loại và/hoặc áo giáp bảo vệ không từ tính của các sợi cáp một ruột trong cùng một mạch điện của tuyến dây. Trường hợp cáp có tiết diện ruột lớn hơn 50 mm2 và vỏ bọc ngoài cùng không dẫn điện thì vỏ kim loại và/hoặc áo giáp bảo vệ không từ tính có thể nối với nhau tại một điểm trên đường đi, nhưng chiều dài của sợi cáp từ điểm nối phải được giới hạn theo điều kiện an toàn điện áp giữa vỏ hoặc áo giáp bảo vệ đến đất, các đầu không nối với nhau phải cách điện. 2.1.5 Yêu cầu về tiết diện của các dây dẫn 2.1.5.1 Tiết diện của dây pha trong các mạch xoay chiều không được nhỏ hơn các giá trị sau: - Cho mạch chiếu sáng: 1,5 mm2; - Cho mạch động lực và chiếu sáng và mạch dành riêng cho động lực: 2,5 mm2; - Cho mạch tín hiệu và điều khiển: 0,5 mm2; - Cho đường dẫn điện từ tủ điện tầng đến tủ điện của các căn hộ hoặc phòng: 4 mm2; - Cho đường dẫn điện trục đứng cấp điện cho một hoặc một số tầng: 6 mm2; 2.1.5.2 Tiết diện của dây trung tính 2.1.6 Yêu cầu đối với sơ đồ nối đất Hệ thống điện nhà không được áp dụng các sơ đồ nối đất ngoài các các sơ đồ quy định tại Phụ lục Đ. 2.1.7 Yêu cầu về độ sụt điện áp tại nơi tiêu thụ Độ sụt điện áp giữa điểm đầu cấp điện so với mọi thiết bị điện trong hệ thống điện nhà không được lớn hơn 5% điện áp danh định của hệ thống điện nhà. 2.1.8 Yêu cầu về đấu nối điện Các mối nối giữa các ruột dẫn với nhau và điểm đấu giữa ruột dẫn với thiết bị phải đảm bảo thông điện liên tục, lâu dài, đủ độ bền cơ, được bảo vệ thích hợp, và phải tiếp cận được để kiểm tra, thử nghiệm, bảo trì, trừ các mối nối được thiết kế để chôn ngầm dưới đất, đổ đầy hợp chất và mối nối giữa dây lạnh với phần tử gia nhiệt, mối nối bằng cách hàn hoặc ép, mối nối là một phần của thiết bị điện, đáp ứng tiêu chuẩn của thiết bị đó. 2.1.9 Yêu cầu về giảm thiểu cháy lan đối với đường dẫn điện 2.1.9.1 Trường hợp có yêu cầu giảm thiểu cháy lan thì đường dẫn điện phải sử dụng vật liệu giảm thiểu nguy cơ cháy lan; không được làm giảm tính năng của kết cấu công trình về an toàn cháy. Các loại cáp không có tính năng chống cháy lan chỉ được sử dụng để nối từ đường dẫn điện cố định tới thiết bị sử dụng điện và không được đi từ khoang cách ly này sang khoang cách ly khác. Các bộ phận của đường dẫn điện không thuộc loại chống cháy lan khi sử dụng phải có vỏ bọc chống cháy. 2.1.9.2 Phải lấp kín khe hở cả bên trong và bên ngoài ống, hộp luồn dây, nơi đường dẫn điện xuyên qua, bằng vật liệu có giới hạn chịu lửa của bộ phận xây dựng bị xuyên qua đó, trừ các ống, hộp luồn dây thuộc loại không cháy, có tiết diện bên trong không lớn hơn 710 mm2, đáp ứng ứng yêu cầu thử nghiệm đối với IP33 và các đầu ống, hộp đi vào một trong các khoang bị xuyên qua được ngăn cách bằng kết cấu xây dựng. Vật liệu lấp kín phải chịu được ảnh hưởng từ bên ngoài như đường dẫn điện và chịu được tác động của nước, tác động của các sản phẩm do cháy như bộ phận xây dựng. 2.1.10 Yêu cầu đối với đường dẫn điện đi liền kề với các dịch vụ khác 2.1.10.1 Không được bố trí các mạch điện có điện áp thấp và ELV trên cùng một đường dẫn, trừ khi: 2.1.10.2 Khi đường dẫn điện chôn ngầm giao chéo hoặc đi gần đường dẫn truyền thông phải đảm bảo khoảng cách giữa các loại đường dẫn này ít nhất là 100 mm hoặc phải đáp ứng một trong các yêu cầu sau: 2.1.10.3 Đường dẫn điện không được đặt gần các đường dẫn kỹ thuật phục vụ mục đích khác có thể gây hại cho đường dẫn điện, trừ khi được bảo vệ thích hợp. 2.1.10.4 Không được đặt đường dẫn điện trong khoang thang máy, trừ khi nó là một bộ phận của thang máy. 2.1.11 Yêu cầu về lắp đặt đường dẫn điện liên quan đến bảo trì và làm sạch 2.1.11.1 Việc lắp đặt đường dẫn điện phải phù hợp với yêu cầu bảo trì, làm sạch trong suốt vòng đời của nó. 2.1.11.2 Khi cần tháo dỡ một biện pháp bảo vệ nào đó để bảo trì, làm sạch thì phải lắp đặt trở lại đảm bảo không làm giảm cấp bảo vệ ban đầu. 2.1.11.3 Phải đảm bảo tiếp cận an toàn đến các bộ phận cần bảo trì, làm sạch của đường dẫn điện. 2.1.12 Yêu cầu về lắp đặt tủ điện, thiết bị bảo vệ 2.1.12.1 Tại đầu vào nhà phải lắp đặt tủ phân phối điện chính, trừ trường hợp nhánh rẽ từ đường dây trên không vào nhà đã lắp đặt thiết bị bảo vệ với dòng điện tác động không lớn hơn 25 A. 2.1.12.2 Sau tủ phân phối điện chính phải lắp đặt các tủ phân phối điện phụ để cấp điện cho các phần của nhà. 2.1.12.3 Phải lắp đặt các thiết bị điều khiển, bảo vệ tại các tủ phân phối điện trừ trường hợp tại điểm bắt đầu rẽ nhánh đã được bảo vệ và khi tủ phân phối điện được cấp điện bằng đường dây riêng. 2.1.12.4 Phải lắp đặt thiết bị điều khiển ở tủ phân phối điện chính của đường dây cấp điện cho các nhà hoặc các bộ phận của nhà công cộng. 2.1.12.5 Phải lắp đặt các tủ phân phối điện ở phòng dành riêng cho tủ điện hoặc trong các hộc tường có khóa. Ở những vị trí dễ bị ngập nước, phải lắp đặt tủ phân phối điện cao hơn mức nước ngập cao nhất có khả năng xảy ra. 2.1.12.6 Trường hợp không có phòng dành riêng thì phải lắp đặt tủ phân phối điện trong các phòng khác, các tầng hầm khô ráo, hoặc trong tầng kỹ thuật, nếu các vị trí này người quản lý tiếp cận được dễ dàng, hoặc trong các phòng riêng của nhà có tường không cháy với thời gian chịu lửa không nhỏ hơn 45 min. 2.1.12.7 Khi lắp đặt tủ phân phối điện ngoài phòng dành riêng để lắp đặt tủ điện, phải đáp ứng các yêu cầu sau: 2.1.12.8 Không được lắp đặt tủ điện ở dưới hoặc trong phòng vệ sinh, phòng tắm, chỗ rửa, phòng giặt, phòng có hóa chất. 2.1.12.9 Không được bố trí các nắp đậy, van, mặt bích, cửa thăm dò, vòi của đường ống dẫn nước, ống thông gió, ống hơi nóng và các loại hộp kỹ thuật khác ở nơi đặt tủ điện. Không được đặt các đường ống khí đốt và đường ống dẫn chất dễ cháy đi qua phòng đặt tủ điện. 2.1.12.10 Phòng dành riêng để lắp đặt tủ phân phối điện phải được thông gió và chiếu sáng bằng điện; phải có cánh cửa mở ra phía ngoài và có khóa. 2.1.13 Yêu cầu đối với việc lắp đặt thiết bị điện trong nhà 2.1.13.1 Các thiết bị điện lắp đặt trong nhà phải phù hợp với điện áp của mạng cấp điện, điều kiện môi trường và yêu cầu sử dụng. 2.1.13.2 Phải sử dụng loại ổ cắm điện có cực nối đất an toàn. 2.1.13.3 Ở những nơi dành cho trẻ em, ổ cắm điện và công tắc đèn phải đặt cao cách sàn hoàn thiện 1,5 m, trừ trường hợp có các biện pháp bảo vệ an toàn. 2.1.13.4 Trong các cửa hàng, nhà hàng và nhà công cộng khác, các công tắc đèn chiếu sáng bình thường, chiếu sáng sự cố và thoát hiểm phải lắp đặt ở các nơi chỉ có người quản lý tiếp cận được để thao tác. 2.1.13.5 Phải sử dụng động cơ điện kiểu kín. 2.1.13.6 Trường hợp sử dụng động cơ điện kiểu hở phải lắp đặt ở gian riêng, có tường, trần và sàn nhà bằng vật liệu không cháy và phải cách các bộ phận cháy được của nhà ít nhất là 0,5 m. 2.1.13.7 Phải lắp đặt động cơ điện dùng chung và các thiết bị bảo vệ, điều khiển của chúng ở nơi chỉ có người quản lý tiếp cận được. 2.1.13.8 Phải bố trí các nút bấm điều khiển thiết bị điện dùng chung tại chỗ vận hành thuận tiện và có nhãn ghi để phân biệt. 2.1.13.9 Trường hợp phải lắp đặt động cơ điện ở tầng áp mái thì không được lắp đặt trực tiếp trên các phòng ở, phòng làm việc và phải đảm bảo mức ồn cho phép theo các quy định hiện hành. 2.1.14 Yêu cầu đối với đường dẫn điện và thiết bị điện cho chiếu sáng nhân tạo và các mục đích sử dụng khác 2.1.14.1 Tiết diện của ruột dây dẫn và cáp không được nhỏ hơn trị số quy định tại mục 2.1.5 2.1.14.2 Đường dẫn điện phục vụ chiếu sáng biển quảng cáo gắn với nhà phải có thiết bị bảo vệ để cắt được nguồn cấp điện khi xảy ra sự cố hư hỏng cách điện, ngắn mạch hoặc phải đặt kín bên trong kết cấu xây dựng, hoặc cáp phải có vỏ bọc cách điện đạt tiêu chuẩn và phải luồn trong ống nhựa chịu lực và chịu nhiệt, hoặc phải có biện pháp bảo vệ khác. 2.1.14.3 Phải cấp điện bằng các đường dẫn điện riêng từ tủ phân phối điện chính cho hệ thống chiếu sáng cầu thang, lối đi chung, hành lang và những phòng khác ngoài phạm vi căn hộ của nhà ở. 2.1.14.4 Phải bảo vệ đường dẫn điện nhóm chiếu sáng trong nhà bằng cầu chảy hoặc máy cắt với dòng điện danh định không lớn hơn 25 A. Đối với đường dẫn điện cấp điện cho nhóm các thiết bị chiếu sáng ở các nhà công cộng có công suất lớn cho phép bảo vệ bằng cầu chảy hoặc máy cắt với dòng điện danh định đến 63 A. 2.1.14.5 Trường hợp cấp điện bằng một đường dẫn điện nhóm chung cho các động cơ điện thì số lượng động cơ không được quá bốn, đồng thời công suất mỗi động cơ không được quá 3 kW. 2.1.14.6 Thiết bị chiếu sáng của nhà phải: 2.1.14.7 Phải bố trí đường dẫn điện riêng biệt cho thang máy và thang cuốn từ tủ phân phối điện chính hoặc từ tủ điện dành riêng cho thang máy và thang cuốn. 2.1.14.8 Phải gắn thiết bị tự động khống chế mức nước vào mạch điều khiển động cơ điện của máy bơm nước vào bể, thùng chứa. 2.1.14.9 Các hệ thống thông gió, điều hòa không khí, đun nước nóng bằng điện trở phải được cấp điện trực tiếp bằng các đường dẫn điện riêng từ tủ phân phối điện và phải có thiết bị bảo vệ cắt điện tự động.\na) Dây trung tính phải có tiết diện ít nhất bằng tiết diện của dây pha trong các trường hợp sau đây: - Trong mạch điện một pha 2 dây; - Trong mạch điện ba pha, tiết diện của dây pha nhỏ hơn hoặc bằng 16 mm2; - Trong mạch điện 3 pha có sóng hài bậc 3 và bội số lẻ của 3 và độ méo do các sóng hài này từ 15 % đến 33 % biên độ của dòng điện tần số cơ bản; a) Mọi sợi cáp hoặc dây dẫn trên đường dẫn điện có cách điện ứng với điện áp cao nhất; a) Phân cách giữa các đường dẫn bằng gạch, bê tông chịu lửa hoặc dùng ống chịu lửa; a) Lắp đặt ở chỗ khô ráo, thuận tiện và dễ tới để thao tác, sửa chữa; a) Có độ rọi phù hợp loại công việc, nhóm phòng và công trình theo quy định tại Phụ lục C; a) Dây trung tính phải có tiết diện ít nhất bằng tiết diện của dây pha trong các trường hợp sau đây: - Trong mạch điện một pha 2 dây; - Trong mạch điện ba pha, tiết diện của dây pha nhỏ hơn hoặc bằng 16 mm2; - Trong mạch điện 3 pha có sóng hài bậc 3 và bội số lẻ của 3 và độ méo do các sóng hài này từ 15 % đến 33 % biên độ của dòng điện tần số cơ bản; a) Mọi sợi cáp hoặc dây dẫn trên đường dẫn điện có cách điện ứng với điện áp cao nhất; a) Phân cách giữa các đường dẫn bằng gạch, bê tông chịu lửa hoặc dùng ống chịu lửa; a) Lắp đặt ở chỗ khô ráo, thuận tiện và dễ tới để thao tác, sửa chữa; a) Có độ rọi phù hợp loại công việc, nhóm phòng và công trình theo quy định tại Phụ lục C;\nb) Trường hợp sóng hài bậc 3 và bội số lẻ của 3 gây ra độ méo lớn hơn 33 %, thì phải chọn tiết diện của dây trung tính lớn hơn tiết diện của dây pha; b) Mọi ruột dẫn trong một sợi cáp nhiều ruột có cách điện ứng với điện áp cao nhất có trong sợi cáp; b) Có biện pháp bảo vệ về cơ giữa các đường dẫn khi giao chéo. b) Lắp đặt trong hộp, tủ hoặc trong hộc tường có cửa bảo vệ. b) Áp dụng các biện pháp hạn chế chói lóa phản xạ theo quy định tại Phụ lục D. b) Trường hợp sóng hài bậc 3 và bội số lẻ của 3 gây ra độ méo lớn hơn 33 %, thì phải chọn tiết diện của dây trung tính lớn hơn tiết diện của dây pha; b) Mọi ruột dẫn trong một sợi cáp nhiều ruột có cách điện ứng với điện áp cao nhất có trong sợi cáp; b) Có biện pháp bảo vệ về cơ giữa các đường dẫn khi giao chéo. b) Lắp đặt trong hộp, tủ hoặc trong hộc tường có cửa bảo vệ. b) Áp dụng các biện pháp hạn chế chói lóa phản xạ theo quy định tại Phụ lục D.\nc) Đối với các mạch điện ba pha mà tiết diện của dây pha lớn hơn 16 mm2, tiết diện của dây trung tính có thể nhỏ hơn tiết diện dây pha nếu đáp ứng đồng thời các điều kiện sau: - Phụ tải của mạch điện là cân bằng giữa các pha và sóng hài bậc 3 và bội số lẻ của 3 không vượt quá 15 % biên độ của dòng điện tần số cơ bản. Trong điều kiện này, tiết diện của dây trung tính cũng không được nhỏ hơn 50 % tiết diện của dây pha; - Dây trung tính được bảo vệ chống quá dòng điện; - Tiết diện của dây trung tính không nhỏ hơn 16 mm2. c) Sợi cáp có cách điện ứng với điện áp của nó và được đặt trong một ngăn riêng trong ống, hộp luồn dây; c) Đối với các mạch điện ba pha mà tiết diện của dây pha lớn hơn 16 mm2, tiết diện của dây trung tính có thể nhỏ hơn tiết diện dây pha nếu đáp ứng đồng thời các điều kiện sau: - Phụ tải của mạch điện là cân bằng giữa các pha và sóng hài bậc 3 và bội số lẻ của 3 không vượt quá 15 % biên độ của dòng điện tần số cơ bản. Trong điều kiện này, tiết diện của dây trung tính cũng không được nhỏ hơn 50 % tiết diện của dây pha; - Dây trung tính được bảo vệ chống quá dòng điện; - Tiết diện của dây trung tính không nhỏ hơn 16 mm2. c) Sợi cáp có cách điện ứng với điện áp của nó và được đặt trong một ngăn riêng trong ống, hộp luồn dây;\nd) Các sợi cáp đặt trên máng có vách ngăn riêng; d) Các sợi cáp đặt trên máng có vách ngăn riêng;\nđ) Dùng ống, hộp luồn dây riêng. đ) Dùng ống, hộp luồn dây riêng." ]
Yêu cầu chuyên môn đối với chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng là gì?
[ "Chuyên môn phù hợp khi xét cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng\n1. Khảo sát xây dựng:\na) Khảo sát địa hình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về địa chất công trình, trắc địa, bản đồ, các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan;\nb) Khảo sát địa chất công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về địa chất công trình, địa chất thủy văn, các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan.\n2. Thiết kế quy hoạch xây dựng: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành về kiến trúc, quy hoạch xây dựng, hạ tầng kỹ thuật, giao thông.\n3. Thiết kế xây dựng:\na) Thiết kế kết cấu công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến kết cấu công trình (không bao gồm các công trình khai thác mỏ, giao thông, công trình thủy lợi, đê điều);\nb) Thiết kế cơ - điện công trình (không bao gồm công trình đường dây và trạm biến áp): Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến hệ thống kỹ thuật điện, cơ khí, thông gió - cấp thoát nhiệt;\nc) Thiết kế cấp - thoát nước công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến cấp - thoát nước,\nd) Thiết kế xây dựng công trình khai thác mỏ: chuyên môn được đào tạo thuộc các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến công trình ngầm và mỏ;\nđ) Thiết kế xây dựng công trình giao thông (gồm: đường bộ; cầu - hầm; đường sắt; đường thủy nội địa, hàng hải): Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến công trình giao thông;\ne) Thiết kế xây dựng công trình cấp nước - thoát nước; xử lý chất thải rắn: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến cấp nước, thoát nước, kỹ thuật môi trường đô thị và các chuyên ngành kỹ thuật tương ứng;\ng) Thiết kế xây dựng công trình thủy lợi, đê điều: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến công trình thủy lợi, đê điều và các chuyên ngành kỹ thuật tương ứng.\n4. Giám sát thi công xây dựng:\na) Giám sát công tác xây dựng công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về kỹ thuật xây dựng, kinh tế xây dựng, kiến trúc, chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến xây dựng công trình;\nb) Giám sát công tác lắp đặt thiết bị vào công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về điện, cơ khí, thông gió - cấp thoát nhiệt, cấp - thoát nước, chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến lắp đặt thiết bị công trình.\n5. Định giá xây dựng: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành về kinh tế xây dựng, kỹ thuật xây dựng và các chuyên ngành kỹ thuật có liên quan.\n6. Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về kỹ thuật xây dựng, kiến trúc, kinh tế xây dựng, chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến xây dựng công trình." ]
[ " Điều 83. Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng\n 1. Tổ chức phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Nghị định này khi tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực sau đây:\n a) Khảo sát xây dựng;\n b) Lập thiết kế quy hoạch xây dựng;\n c) Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng;\n d) Tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng;\n đ) Thi công xây dựng công trình;\n e) Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình;\n g) Kiểm định xây dựng;\n h) Quản lý chi phí đầu tư xây dựng.\n 2. Tổ chức khi tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực quy định từ điểm a đến điểm e khoản 1 Điều này phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng (sau đây gọi tắt là chứng chỉ năng lực), trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này. Các lĩnh vực, phạm vi hoạt động của chứng chỉ năng lực thực hiện theo quy định tại Phụ lục VII Nghị định này.", "\"Điều 49. Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng\n1. Các lĩnh vực cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng gồm:\na) Giám sát công tác xây dựng bao gồm:\n- Giám sát công tác xây dựng công trình dân dụng - công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật;\n- Giám sát công tác xây dựng công trình giao thông;\n- Giám sát công tác xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn.\nb) Giám sát công tác lắp đặt thiết bị vào công trình.\n...\"", "\"Điều 70. Chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng\nCá nhân được xét cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng khi đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 66, Điều 67 Nghị định này và điều kiện tương ứng với các hạng như sau:\n 1. Hạng I: Đã làm chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế phần việc thuộc nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc ít nhất 02 công trình từ cấp II trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề,\n 2. Hạng II: Đã làm chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế phần việc thuộc nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc ít nhất 02 công trình từ cấp III trở lên hoặc đã tham gia thiết kế, thẩm tra thiết kế phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 03 công trình từ cấp II trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.\n 3. Hạng III: Đã tham gia thiết kế, thẩm tra thiết kế phần việc thuộc nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 03 công trình từ cấp III trở lên hoặc 05 công trình từ cấp IV trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.\"", "Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng\n...\n2. Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng phải đáp ứng các điều kiện sau:\na) Có trình độ chuyên môn phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề;\nb) Có thời gian và kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề;\nc) Đã qua sát hạch kiểm tra kinh nghiệm nghề nghiệp và kiến thức pháp luật liên quan đến lĩnh vực hành nghề.", "\"Điều 48. Chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình\n1. Các lĩnh vực cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình gồm:\na) Thiết kế kiến trúc công trình;\nb) Thiết kế kết cấu công trình dân dụng - công nghiệp;\nc) Thiết kế cơ - điện công trình;\nd) Thiết kế cấp - thoát nước công trình;\nđ) Thiết kế xây dựng công trình giao thông; thiết kế xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn; thiết kế xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật.\n2. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình:\n...\nc) Hạng III: Đã tham gia thiết kế, thẩm tra thiết kế phần việc thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 03 công trình từ cấp III trở lên hoặc 05 công trình từ cấp IV trở lên cùng loại với công trình đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.\"", "\"Điều 70. Chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng\nCá nhân được xét cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng khi đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 66, Điều 67 Nghị định này\" ", "Chuyên môn đào tạo của cá nhân được xác định là phù hợp khi chuyên ngành hoặc nội dung chương trình đào tạo của cá nhân đó phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng, cụ thể như sau:\n1. Đối với lĩnh vực khảo sát xây dựng\na) Khảo sát địa hình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành: địa chất, trắc địa, bản đồ, xây dựng công trình;\nb) Khảo sát địa chất công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành: địa chất, xây dựng công trình.\n2. Đối với lĩnh vực hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành: kiến trúc, quy hoạch xây dựng, kinh tế đô thị, hạ tầng kỹ thuật hoặc các chuyên ngành có liên quan đến yêu cầu của việc lập đồ án quy hoạch xây dựng.\n3. Đối với lĩnh vực hành nghề thiết kế xây dựng công trình\na) Thiết kế kiến trúc công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kiến trúc;\nb) Thiết kế kết cấu công trình dân dụng - công nghiệp: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành xây dựng công trình mà trong nội dung chương trình đào tạo có môn học về các loại kết cấu công trình dân dụng - công nghiệp;\nc) Thiết kế cơ - điện công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến thiết kế các hệ thống kỹ thuật điện, cơ khí, thông gió - cấp thoát nhiệt;\nd) Thiết kế cấp - thoát nước công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến thiết kế cấp - thoát nước;\nđ) Thiết kế xây dựng công trình giao thông: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành xây dựng công trình giao thông;\ne) Thiết kế xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành xây dựng công trình có liên quan đến thiết kế các loại công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn;\ng) Thiết kế xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến thiết kế các loại công trình hạ tầng kỹ thuật.\n4. Đối với lĩnh vực hành nghề giám sát thi công xây dựng\na) Giám sát công tác xây dựng công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành: xây dựng công trình, kinh tế xây dựng, kiến trúc, chuyên ngành kỹ thuật xây dựng khác có liên quan đến xây dựng công trình;\nb) Giám sát công tác lắp đặt thiết bị vào công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành: điện, cơ khí, thông gió - cấp thoát nhiệt, cấp - thoát nước, chuyên ngành kỹ thuật khác có liên quan đến lắp đặt thiết bị công trình.\n5. Đối với lĩnh vực hành nghề định giá xây dựng: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kinh tế kỹ thuật hoặc chuyên ngành kỹ thuật khác có liên quan đến xây dựng công trình.\n6. Đối với lĩnh vực hành nghề quản lý dự án: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành: xây dựng công trình, kiến trúc, kinh tế xây dựng, chuyên ngành kỹ thuật khác có liên quan đến loại dự án, công trình đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.", "Điều 1. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ một số điều của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng (sau đây viết tắt là Nghị định số 59/2015/NĐ-CP) và một số khoản tại Điều 1 của Nghị định số 42/2017/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng (sau đây viết tắt là Nghị định số 42/2017/NĐ-CP) như sau:\n1. Sửa đổi, bổ sung khoản 7, khoản 15, khoản 16, khoản 17, khoản 18, khoản 19, khoản 20 Điều 2 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “7. Giám đốc quản lý dự án là chức danh của cá nhân được Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực, người đại diện theo pháp luật của tổ chức tư vấn quản lý dự án, người đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư (trường hợp chủ đầu tư tự thực hiện quản lý dự án) giao nhiệm vụ quản lý, điều phối thực hiện quản lý dự án đối với dự án đầu tư xây dựng công trình cụ thể. 1. Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng (sau đây gọi tắt là chứng chỉ hành nghề) được cấp cho cá nhân là công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài hoạt động xây dựng hợp pháp tại Việt Nam để đảm nhận các chức danh hoặc hành nghề độc lập quy định tại khoản 3 Điều 148 Luật xây dựng năm 2014. 1. Chứng chỉ hành nghề được cấp cho cá nhân thuộc một trong các trường hợp sau đây: 1. Thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề: 1. Có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; có giấy phép cư trú hoặc giấy phép lao động tại Việt Nam đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài. 1. Các lĩnh vực cấp chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng gồm: 1. Cá nhân được xét cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng như sau: 1. Các lĩnh vực cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình gồm: 1. Các lĩnh vực cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng gồm: 1. Cá nhân đảm nhận chức danh chủ trì kiểm định chất lượng, xác định nguyên nhân hư hỏng, thời hạn sử dụng của bộ phận công trình, công trình xây dựng; chủ trì kiểm định để xác định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng như sau: 1. Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng được chủ trì thực hiện các công việc về quản lý chi phí đầu tư xây dựng gồm: 1. Cá nhân đảm nhận chức danh chỉ huy trưởng công trường phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng như sau: 1. Cá nhân đảm nhận chức danh giám đốc quản lý dự án phải có chứng chỉ hành nghề quản lý dự án phù hợp với loại và quy mô dự án theo quy định tại Điều này. 1. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề lần đầu, nâng hạng chứng chỉ hành nghề bao gồm: 1. Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề có trách nhiệm tổ chức sát hạch cho cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề. Trường hợp cá nhân có nhu cầu đăng ký sát hạch trước khi nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề thì gửi tờ khai đăng ký sát hạch theo mẫu tại Phụ lục II Nghị định này đến cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề. 1. Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề thành lập hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề để đánh giá cấp chứng chỉ hành nghề. 1. Đối với trường hợp cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng: 1. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp được công nhận đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề khi đáp ứng các yêu cầu sau: 1. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp bị thu hồi quyết định công nhận đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: 1. Tổ chức phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định khi tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực sau đây: 1. Chứng chỉ năng lực được cấp cho tổ chức thuộc một trong các trường hợp sau: 1. Thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực: 1. Hồ sơ cấp chứng chỉ năng lực lần đầu, điều chỉnh hạng chứng chỉ năng lực bao gồm: 1. Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực thành lập hội đồng xét cấp chứng chỉ năng lực để đánh giá cấp chứng chỉ năng lực. 1. Đối với trường hợp cấp chứng chỉ năng lực: 1. Tổ chức tham gia hoạt động khảo sát xây dựng phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này. 1. Tổ chức lập quy hoạch xây dựng phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng năng lực như sau: 1. Tổ chức tham gia hoạt động thiết kế xây dựng công trình phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng năng lực như sau: 1. Tổ chức tham gia hoạt động tư vấn quản lý dự án phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng năng lực như sau: 1. Giám đốc quản lý dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực quy định tại khoản 2 Điều 54 Nghị định này; 1. Tổ chức tham gia hoạt động thi công xây dựng công trình phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng năng lực như sau: 1. Tổ chức tham gia hoạt động giám sát thi công xây dựng phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng năng lực như sau: 1. Tổ chức tham gia hoạt động kiểm định chất lượng, xác định nguyên nhân hư hỏng, thời hạn sử dụng của bộ phận công trình, công trình xây dựng, kiểm định để xác định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng năng lực như sau: 1. Tổ chức tham gia hoạt động quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng năng lực như sau: 1. Thông tin năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng đã được cấp chứng chỉ phải được đăng tải công khai trên trang thông tin điện tử do cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ quản lý và tích hợp trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng. 1. Nhà thầu nước ngoài được cấp giấy phép hoạt động xây dựng khi đáp ứng các điều kiện sau: 1. Nhà thầu nước ngoài bị thu hồi giấy phép hoạt động xây dựng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: 1. Nhà thầu nước ngoài có các quyền sau:\na) Cấp chứng chỉ hành nghề lần đầu, nâng hạng chứng chỉ hành nghề; a) Cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề hạng I. a) Khảo sát địa hình; a) Hạng I: Đã làm chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế bộ môn chuyên ngành ít nhất 01 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc 02 đồ án quy hoạch xây dựng (trong đó ít nhất 01 đồ án là quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện hoặc quy hoạch chung) thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. a) Thiết kế kiến trúc công trình; a) Giám sát công tác xây dựng bao gồm: - Giám sát công tác xây dựng công trình dân dụng - công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật; - Giám sát công tác xây dựng công trình giao thông; - Giám sát công tác xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn. a) Hạng I: Đã có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I hoặc đã làm chủ trì kiểm định xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp I hoặc 02 công trình từ cấp II cùng loại trở lên. a) Xác định, thẩm tra tổng mức đầu tư xây dựng; phân tích rủi ro và đánh giá hiệu quả đầu tư của dự án; a) Hạng I: Có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng I hoặc đã làm chỉ huy trưởng công trường ít nhất 01 công trình từ cấp I hoặc 02 công trình từ cấp II cùng loại trở lên. a) Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo mẫu tại Phụ lục I Nghị định này kèm theo 02 ảnh màu cỡ 4 x 6 cm có nền màu trắng chân dung của người đề nghị được chụp trong thời gian không quá 06 tháng; a) Cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định tại Điều 55 Nghị định này qua mạng trực tuyến hoặc qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề. a) Có lĩnh vực hoạt động liên quan đến hoạt động xây dựng, có phạm vi hoạt động trên cả nước; a) Không còn đáp ứng được một trong các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 56c Nghị định này. a) Khảo sát xây dựng, bao gồm: Khảo sát địa hình; khảo sát địa chất công trình. a) Cấp chứng chỉ năng lực lần đầu, điều chỉnh hạng chứng chỉ năng lực; a) Cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hạng I; a) Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực theo mẫu tại Phụ lục V Nghị định này; a) Tổ chức gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực theo quy định tại Điều 58b Nghị định này qua mạng trực tuyến hoặc qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực. a) Hạng I: - Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm đồ án quy hoạch, chủ trì các bộ môn kiến trúc - quy hoạch, kinh tế đô thị và các chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật khác của đồ án quy hoạch có chứng chỉ hành nghề hạng I phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận; - Đã thực hiện lập ít nhất 01 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc 02 đồ án quy hoạch xây dựng (trong đó ít nhất 01 đồ án là quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện hoặc quy hoạch chung) thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. a) Hạng I: - Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì các bộ môn thiết kế có chứng chỉ hành nghề hạng I phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận; - Cá nhân tham gia thực hiện thiết kế có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực, loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực; - Đã thực hiện thiết kế, thẩm tra thiết kế ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên cùng loại. a) Hạng I: - Cá nhân đảm nhận chức danh giám đốc quản lý dự án có chứng chỉ hành nghề quản lý dự án hạng I phù hợp với loại dự án đăng ký cấp chứng chỉ năng lực; - Cá nhân phụ trách các lĩnh vực chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề hạng I phù hợp với công việc đảm nhận; - Cá nhân tham gia thực hiện quản lý dự án có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công việc đảm nhận và loại dự án đăng ký cấp chứng chỉ năng lực; - Đã thực hiện quản lý dự án ít nhất 01 dự án nhóm A hoặc 02 dự án từ nhóm B cùng loại trở lên. a) Hạng I: - Cá nhân đảm nhận chức danh chỉ huy trưởng công trường phải đủ điều kiện là chỉ huy trưởng công trường hạng I phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận; - Cá nhân phụ trách thi công lĩnh vực chuyên môn có trình độ đại học hoặc cao đẳng nghề phù hợp với công việc đảm nhận và thời gian công tác ít nhất 03 năm đối với trình độ đại học, 05 năm đối với trình độ cao đẳng nghề; - Công nhân kỹ thuật thực hiện các công việc có văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với nội dung đăng ký cấp chứng chỉ năng lực; - Có khả năng huy động đủ số lượng máy móc, thiết bị chủ yếu đáp ứng yêu cầu thi công xây dựng các công trình phù hợp với công việc tham gia đảm nhận; - Đã trực tiếp thi công công việc thuộc hạng mục công trình chính liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ của ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên cùng loại. a) Hạng I: - Cá nhân đảm nhận chức danh giám sát trưởng có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng I, giám sát viên có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng phù hợp với loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực; - Đã giám sát thi công xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp I hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên cùng loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực. a) Hạng I: - Cá nhân đảm nhận chủ trì thực hiện kiểm định xây dựng phải đáp ứng điều kiện hành nghề kiểm định xây dựng hạng I phù hợp; - Cá nhân tham gia thực hiện kiểm định xây dựng phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công tác kiểm định xây dựng; - Đã thực hiện kiểm định xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp I hoặc 02 công trình từ cấp II cùng loại trở lên. a) Hạng I: - Cá nhân chủ trì thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng hạng I; - Cá nhân tham gia thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng; - Đã thực hiện quản lý chi phí của ít nhất 01 dự án từ nhóm A hoặc 02 dự án từ nhóm B trở lên. a) Đã có quyết định trúng thầu hoặc được chọn thầu của chủ đầu tư; a) Không khắc phục các vi phạm sau khi đã có văn bản yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước liên quan từ 02 lần trở lên. a) Yêu cầu các cơ quan có chức năng hướng dẫn việc lập hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động xây dựng và các vấn đề khác liên quan đến hoạt động của nhà thầu theo quy định của Nghị định này;\nb) Điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ hành nghề; b) Sở Xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề hạng II, hạng III. b) Khảo sát địa chất công trình. b) Hạng II: Đã làm chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế bộ môn chuyên ngành ít nhất 01 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt hoặc 02 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt. b) Thiết kế kết cấu công trình dân dụng - công nghiệp; b) Giám sát công tác lắp đặt thiết bị vào công trình. b) Hạng II: Đã có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng II hoặc đã làm chủ trì kiểm định xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp II hoặc 02 công trình từ cấp III cùng loại trở lên. b) Xác định chỉ tiêu suất vốn đầu tư, định mức xây dựng, giá xây dựng công trình, chỉ số giá xây dựng; b) Hạng II: Có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng II hoặc đã làm chỉ huy trưởng công trường ít nhất 01 công trình từ cấp II hoặc 02 công trình từ cấp III cùng loại trở lên. b) Văn bằng do cơ sở đào tạo hợp pháp cấp phù hợp với loại, hạng chứng chỉ đề nghị cấp. Đối với văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp, phải là bản được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định và phải có bản dịch sang tiếng Việt được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam; b) Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong thời hạn 20 ngày đối với trường hợp cấp chứng chỉ hành nghề lần đầu, xét nâng hạng, điều chỉnh, bổ sung chứng chỉ hành nghề; 10 ngày đối với trường hợp cấp lại chứng chỉ hành nghề; 25 ngày đối với trường hợp chuyển đổi chứng chỉ hành nghề. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề phải thông báo một lần bằng văn bản tới cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị. b) Đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hội và phê duyệt điều lệ hội; b) Cấp chứng chỉ hành nghề các lĩnh vực hoạt động xây dựng không thuộc phạm vi được công nhận. b) Lập quy hoạch xây dựng. b) Điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ năng lực; b) Sở Xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hạng II, hạng III. b) Quyết định thành lập tổ chức trong trường hợp có quyết định thành lập; b) Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực có trách nhiệm cấp chứng chỉ năng lực trong thời hạn 20 ngày đối với trường hợp cấp chứng chỉ năng lực lần đầu, điều chỉnh hạng, điều chỉnh, bổ sung chứng chỉ năng lực; 10 ngày đối với trường hợp cấp lại chứng chỉ năng lực. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực phải thông báo một lần bằng văn bản tới tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị. b) Hạng II: - Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm đồ án quy hoạch, chủ trì các bộ môn kiến trúc - quy hoạch, kinh tế đô thị và các chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật khác của đồ án quy hoạch có chứng chỉ hành nghề từ hạng II trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận; - Đã thực hiện lập ít nhất 01 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt hoặc 02 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt. b) Hạng II: - Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì các bộ môn thiết kế có chứng chỉ hành nghề từ hạng II trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận; - Cá nhân tham gia thực hiện thiết kế có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực, loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực; - Đã thực hiện thiết kế, thẩm tra thiết kế ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên cùng loại. b) Hạng II: - Cá nhân đảm nhận chức danh giám đốc quản lý dự án có chứng chỉ hành nghề quản lý dự án từ hạng II trở lên phù hợp với loại dự án đăng ký cấp chứng chỉ năng lực; - Cá nhân phụ trách các lĩnh vực chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề từ hạng II trở lên phù hợp với công việc đảm nhận; - Cá nhân tham gia thực hiện quản lý dự án có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công việc đảm nhận và loại dự án đăng ký cấp chứng chỉ năng lực; - Đã thực hiện quản lý dự án ít nhất 01 dự án từ nhóm B trở lên hoặc 02 dự án từ nhóm C cùng loại trở lên. b) Hạng II: - Cá nhân đảm nhận chức danh chỉ huy trưởng công trường phải đủ điều kiện là chỉ huy trưởng công trường từ hạng II trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận; - Cá nhân phụ trách thi công lĩnh vực chuyên môn có trình độ đại học hoặc cao đẳng nghề phù hợp với công việc đảm nhận và thời gian công tác ít nhất 01 năm đối với trình độ đại học, 03 năm đối với trình độ cao đẳng nghề; - Công nhân kỹ thuật thực hiện các công việc thi công có văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với nội dung đăng ký cấp chứng chỉ năng lực; - Có khả năng huy động đủ số lượng máy móc, thiết bị chủ yếu đáp ứng yêu cầu thi công xây dựng các công trình phù hợp với công việc tham gia đảm nhận; - Đã trực tiếp thi công công việc thuộc hạng mục công trình chính liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ của ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên cùng loại. b) Hạng II: - Cá nhân đảm nhận chức danh giám sát trưởng có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng từ hạng II trở lên, giám sát viên có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng phù hợp với loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực; - Đã giám sát thi công xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp II hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên cùng loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực. b) Hạng II: - Cá nhân chủ trì thực hiện kiểm định xây dựng phải đáp ứng điều kiện hành nghề kiểm định xây dựng từ hạng II trở lên phù hợp; - Cá nhân tham gia thực hiện kiểm định xây dựng phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công tác kiểm định xây dựng; - Đã thực hiện kiểm định xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp II hoặc 02 công trình từ cấp III cùng loại trở lên. b) Hạng II: - Cá nhân chủ trì thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng từ hạng II trở lên; - Cá nhân tham gia thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng; - Đã thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng của ít nhất 01 dự án từ nhóm B trở lên hoặc 02 dự án từ nhóm C hoặc 03 dự án có yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật trở lên. b) Có đủ điều kiện năng lực phù hợp với công việc nhận thầu theo quy định của pháp luật về xây dựng. b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính đối với công việc thuộc giấy phép hoạt động xây dựng được cấp từ lần thứ 02 trở lên. b) Khiếu nại, tố cáo những hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân thực hiện các công việc theo quy định của Nghị định này;\nc) Cấp lại chứng chỉ hành nghề do chứng chỉ hành nghề cũ bị mất hoặc hư hỏng hoặc hết thời hạn hiệu lực; c) Tổ chức xã hội - nghề nghiệp quy định tại Điều 56c Nghị định này cấp chứng chỉ hành nghề hạng II, hạng III cho cá nhân là hội viên, thành viên của mình. c) Hạng III: Đã tham gia thiết kế bộ môn chuyên ngành ít nhất trong 01 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt hoặc 02 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt. c) Thiết kế cơ - điện công trình; c) Hạng III: Đã có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng III hoặc đã tham gia kiểm định xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp III trở lên hoặc 02 công trình từ cấp IV cùng loại trở lên. c) Đo bóc khối lượng; c) Hạng III: Có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng III hoặc đã trực tiếp tham gia thi công xây dựng ít nhất 01 công trình từ cấp III hoặc 02 công trình từ cấp IV cùng loại trở lên. c) Chứng chỉ hành nghề đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trong trường hợp đề nghị nâng hạng chứng chỉ hành nghề. c) Đáp ứng đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ tổ chức sát hạch. c) Cấp chứng chỉ hành nghề không đúng thẩm quyền. c) Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình, bao gồm: Thiết kế kiến trúc công trình; thiết kế kết cấu công trình dân dụng - công nghiệp; thiết kế cơ - điện công trình; thiết kế cấp - thoát nước công trình; thiết kế xây dựng công trình giao thông; thiết kế xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn; thiết kế xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật. c) Cấp lại chứng chỉ năng lực do chứng chỉ năng lực cũ bị mất hoặc hư hỏng hoặc hết thời hạn hiệu lực. c) Quyết định công nhận phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng của tổ chức hoặc hợp đồng nguyên tắc về việc liên kết thực hiện công việc thí nghiệm phục vụ khảo sát xây dựng với phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng được công nhận (đối với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực khảo sát xây dựng); c) Hạng III: Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm, chủ trì các bộ môn kiến trúc - quy hoạch, kinh tế đô thị và các chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật khác của đồ án quy hoạch có chứng chỉ hành nghề từ hạng III trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận. c) Hạng III: - Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì các bộ môn thiết kế có chứng chỉ hành nghề từ hạng III trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận; - Cá nhân tham gia thực hiện thiết kế có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực, loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực. c) Hạng III: - Cá nhân đảm nhận chức danh giám đốc quản lý dự án có chứng chỉ hành nghề quản lý dự án từ hạng III trở lên phù hợp với loại dự án đăng ký cấp chứng chỉ năng lực; - Cá nhân phụ trách các lĩnh vực chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề từ hạng III trở lên phù hợp với công việc đảm nhận; - Cá nhân tham gia thực hiện quản lý dự án có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công việc đảm nhận và loại dự án đăng ký cấp chứng chỉ năng lực. c) Hạng III: - Cá nhân đảm nhận chức danh chỉ huy trưởng công trường phải đủ điều kiện là chỉ huy trưởng công trường từ hạng III trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận; - Cá nhân phụ trách thi công lĩnh vực chuyên môn có trình độ đại học hoặc cao đẳng nghề phù hợp với công việc đảm nhận; - Công nhân kỹ thuật phụ trách các công việc thi công có văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với nội dung đăng ký cấp chứng chỉ năng lực; - Có khả năng huy động đủ số lượng máy móc, thiết bị chủ yếu đáp ứng yêu cầu thi công xây dựng công trình phù hợp với công việc tham gia đảm nhận. c) Hạng III: Cá nhân đảm nhận chức danh giám sát trưởng có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng từ hạng III trở lên, giám sát viên có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng phù hợp với loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực. c) Hạng III: - Cá nhân chủ trì thực hiện kiểm định xây dựng phải đáp ứng điều kiện hành nghề kiểm định xây dựng hạng III phù hợp; - Cá nhân tham gia thực hiện kiểm định xây dựng phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công tác kiểm định xây dựng. c) Hạng III: - Cá nhân chủ trì thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng từ hạng III trở lên; - Cá nhân tham gia thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng. c) Được bảo vệ quyền lợi hợp pháp trong kinh doanh tại Việt Nam theo giấy phép hoạt động xây dựng được cấp.\nd) Chuyển đổi chứng chỉ hành nghề đối với cá nhân thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 44 Nghị định này. d) Thiết kế cấp - thoát nước công trình; d) Xác định, thẩm tra dự toán xây dựng; d) Các quyết định phân công công việc (giao nhiệm vụ) của tổ chức cho cá nhân hoặc văn bản xác nhận của đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư về các công việc tiêu biểu mà cá nhân đã hoàn thành theo nội dung kê khai. Người ký xác nhận phải chịu trách nhiệm về sự trung thực của nội dung xác nhận. Trường hợp cá nhân hành nghề độc lập thì phải có hợp đồng và biên bản nghiệm thu các công việc thực hiện tiêu biểu đã kê khai. d) Cấp chứng chỉ hành nghề cho cá nhân không đáp ứng yêu cầu về điều kiện năng lực theo quy định. d) Quản lý dự án đầu tư xây dựng. d) Chứng chỉ hành nghề hoặc kê khai mã số chứng chỉ hành nghề trong trường hợp chứng chỉ hành nghề được cấp theo quy định của Luật Xây dựng năm 2014 của các chức danh yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề; các văn bằng được đào tạo của cá nhân tham gia thực hiện công việc;\nđ) Thiết kế xây dựng công trình giao thông; thiết kế xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn; thiết kế xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật. đ) Xác định giá gói thầu, giá hợp đồng trong hoạt động xây dựng; đ) Giấy tờ hợp pháp về cư trú hoặc giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với trường hợp cá nhân là người nước ngoài. đ) Thi công xây dựng công trình. đ) Chứng chỉ năng lực đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trong trường hợp đề nghị điều chỉnh hạng chứng chỉ năng lực;\ne) Kiểm soát chi phí xây dựng công trình; e) Kết quả sát hạch đạt yêu cầu trong trường hợp đã sát hạch trước ngày nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề. e) Giám sát thi công xây dựng công trình. e) Văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ phù hợp của công nhân kỹ thuật (đối với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực thi công xây dựng);\ng) Lập, thẩm tra hồ sơ thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng, quy đổi vốn đầu tư công trình xây dựng sau khi hoàn thành được nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng. g) Các tài liệu theo quy định tại điểm b, c, d và đ khoản này phải là bản sao có chứng thực hoặc tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu. g) Kiểm định xây dựng. g) Hợp đồng và biên bản nghiệm thu hoàn thành các công việc tiêu biểu đã thực hiện theo nội dung kê khai.\nh) Quản lý chi phí đầu tư xây dựng. h) Các tài liệu theo quy định tại điểm b, c, d, đ, e, g khoản này phải là bản sao có chứng thực hoặc tệp tin chứa ảnh chụp màu từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu.\n15. Chủ trì là chức danh của cá nhân được tổ chức giao nhiệm vụ thực hiện công việc chuyên môn thuộc một đồ án quy hoạch, dự án hoặc công trình cụ thể, bao gồm: Chủ trì thiết kế các bộ môn của đồ án quy hoạch xây dựng; chủ trì thiết kế các bộ môn của thiết kế xây dựng; chủ trì kiểm định xây dựng; chủ trì thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng. 15. Sửa đổi, bổ sung Điều 56 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 56. Sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng\n16. Chủ nhiệm là chức danh của cá nhân được tổ chức giao nhiệm vụ quản lý, điều phối thực hiện toàn bộ công việc chuyên môn thuộc một đồ án quy hoạch, dự án hoặc công trình cụ thể, bao gồm: Chủ nhiệm thiết kế quy hoạch xây dựng; chủ nhiệm khảo sát xây dựng; chủ nhiệm thiết kế xây dựng. 16. Bổ sung Điều 56a Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 56a. Hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng\n17. Giám sát trưởng là chức danh của cá nhân được tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình giao nhiệm vụ quản lý, điều hành hoạt động giám sát thi công xây dựng đối với một dự án hoặc công trình cụ thể. 17. Bổ sung Điều 56b Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 56b. Trình tự cấp, thu hồi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng\n18. Chỉ huy trưởng là chức danh của cá nhân được tổ chức thi công xây dựng giao nhiệm vụ quản lý, điều hành hoạt động thi công xây dựng đối với một dự án hoặc công trình cụ thể. 18. Bổ sung Điều 56c Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 56c. Công nhận tổ chức xã hội - nghề nghiệp đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng\n19. Mã số chứng chỉ hành nghề: Là dãy số có 08 chữ số dùng để quản lý chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân. Mỗi cá nhân tham gia hoạt động xây dựng khi đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề lần đầu theo quy định của Nghị định này được cấp một Mã số chứng chỉ hành nghề. Mã số chứng chỉ hành nghề không thay đổi khi cá nhân đề nghị cấp lại hoặc điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ hành nghề đã được cấp. 19. Bổ sung Điều 56d Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 56d. Thu hồi Quyết định công nhận tổ chức xã hội - nghề nghiệp đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng\n20. Mã số chứng chỉ năng lực: Là dãy số có 08 chữ số dùng để quản lý chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức. Mỗi tổ chức tham gia hoạt động xây dựng khi đề nghị cấp chứng chỉ năng lực lần đầu theo quy định của Nghị định này được cấp một Mã số chứng chỉ năng lực. Mã số chứng chỉ năng lực không thay đổi khi tổ chức đề nghị cấp lại hoặc điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ năng lực đã được cấp.”. 20. Sửa đổi, bổ sung khoản 19 Điều 1 Nghị định số 42/2017/NĐ-CP như sau: “Điều 57. Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng\n2. Sửa đổi, bổ sung Điều 44 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 44. Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng 2. Cá nhân người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã có chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp, nếu hành nghề hoạt động xây dựng ở Việt Nam dưới 06 tháng thì được công nhận hành nghề. Trường hợp cá nhân hành nghề hoạt động xây dựng ở Việt Nam từ 06 tháng trở lên, phải chuyển đổi chứng chỉ hành nghề tại cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định tại Điều 44b Nghị định này. 2. Chứng chỉ hành nghề của cá nhân bị thu hồi khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: 2. Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề là cơ quan có thẩm quyền thu hồi chứng chỉ hành nghề do mình cấp.”. 2. Có trình độ chuyên môn được đào tạo, thời gian và kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề như sau: 2. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng phù hợp với lĩnh vực khảo sát quy định tại khoản 1 Điều này như sau: 2. Phạm vi hoạt động 2. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình: 2. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng: 2. Phạm vi hoạt động: 2. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng: 2. Phạm vi hoạt động: 2. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề quản lý dự án: 2. Hồ sơ đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề bao gồm: 2. Việc sát hạch được tiến hành định kỳ hàng tháng hoặc đột xuất do thủ trưởng cơ quan cấp chứng chỉ hành nghề quyết định. 2. Cơ cấu và số lượng thành viên hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề do thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề quyết định. 2. Đối với trường hợp thu hồi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng 2. Hồ sơ đề nghị công nhận đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề: 2. Bộ Xây dựng thực hiện thu hồi quyết định công nhận tổ chức xã hội - nghề nghiệp đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề khi phát hiện hoặc có căn cứ xác định tổ chức xã hội - nghề nghiệp thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này. Việc xem xét, quyết định thu hồi quyết định công nhận tổ chức xã hội - nghề nghiệp đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề được thực hiện trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có đủ căn cứ thu hồi. Quyết định thu hồi được gửi cho tổ chức xã hội - nghề nghiệp và đăng tải trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng.”. 2. Tổ chức khi tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực quy định từ điểm a đến điểm e khoản 1 Điều này phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng (sau đây gọi tắt là chứng chỉ năng lực). 2. Chứng chỉ năng lực bị thu hồi khi thuộc một trong các trường hợp sau: 2. Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực là cơ quan có thẩm quyền thu hồi chứng chỉ năng lực do mình cấp.”. 2. Hồ sơ đề nghị cấp lại chứng chỉ năng lực bao gồm: 2. Cơ cấu và số lượng thành viên hội đồng xét cấp chứng chỉ năng lực do thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực quyết định. 2. Đối với trường hợp thu hồi chứng chỉ năng lực: 2. Điều kiện chung: 2. Phạm vi hoạt động: 2. Phạm vi hoạt động: 2. Phạm vi hoạt động: 2. Cá nhân phụ trách các lĩnh vực chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp với quy mô dự án, cấp công trình và công việc đảm nhận.”. 2. Phạm vi hoạt động: 2. Phạm vi hoạt động: 2. Phạm vi hoạt động: 2. Phạm vi hoạt động: 2. Trình tự thực hiện đăng tải thông tin năng lực hoạt động xây dựng: Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ có trách nhiệm đăng tải thông tin về năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, cá nhân lên trang thông tin điện tử do mình quản lý, đồng thời gửi thông tin đến cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng để tích hợp trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng. Thời gian thực hiện đăng tải thông tin năng lực hoạt động xây dựng không quá 05 ngày kể từ ngày cấp chứng chỉ. Thời gian thực hiện tích hợp thông tin trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng không quá 03 ngày kể từ ngày nhận được thông tin của cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ.”. 2. Nhà thầu nước ngoài phải liên danh với nhà thầu Việt Nam hoặc sử dụng nhà thầu phụ Việt Nam, trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ công việc nào của gói thầu. Khi liên danh hoặc sử dụng nhà thầu Việt Nam phải phân định rõ nội dung, khối lượng và giá trị phần công việc do nhà thầu Việt Nam trong liên danh; nhà thầu phụ Việt Nam thực hiện. 2. Khi phát hiện hoặc có căn cứ xác định nhà thầu nước ngoài vi phạm một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động xây dựng thực hiện việc thu hồi giấy phép hoạt động xây dựng do mình cấp. Việc xem xét, quyết định thu hồi giấy phép hoạt động xây dựng được thực hiện trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có đủ căn cứ thu hồi giấy phép hoạt động xây dựng. Quyết định thu hồi giấy phép hoạt động xây dựng được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động xây dựng gửi cho nhà thầu nước ngoài bị thu hồi giấy phép hoạt động xây dựng và đăng tải trên trang thông tin điện tử của mình, đồng thời gửi thông tin để tích hợp trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng.”. 2. Nhà thầu nước ngoài có các nghĩa vụ sau:\na) Cá nhân không còn đáp ứng điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 45 Nghị định này; a) Hạng I: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 07 năm trở lên; a) Hạng I: Đã làm chủ nhiệm khảo sát xây dựng thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ ít nhất 01 dự án từ nhóm A hoặc 02 dự án từ nhóm B trở lên hoặc ít nhất 02 công trình từ cấp I trở lên hoặc 03 công trình từ cấp II trở lên. a) Hạng I: Được làm chủ nhiệm đồ án, chủ trì thiết kế bộ môn chuyên ngành của tất cả các đồ án quy hoạch xây dựng. a) Hạng I: Đã làm chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế phần việc thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc ít nhất 02 công trình từ cấp II trở lên. a) Hạng I: Đã làm giám sát trưởng hoặc chỉ huy trưởng công trường hoặc chủ trì thiết kế xây dựng phần việc thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên cùng loại với công trình đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề. a) Hạng I: Được làm chủ trì kiểm định xây dựng tất cả các công trình cùng loại. a) Hạng I: Đã chủ trì thực hiện một trong các công việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng của ít nhất 01 dự án từ nhóm A hoặc 02 dự án từ nhóm B trở lên hoặc 01 công trình từ cấp I hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên. a) Hạng I: Được làm chỉ huy trưởng công trường đối với tất cả các công trình cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hoặc cùng loại với công trình đã làm chỉ huy trưởng công trường. a) Hạng I: Đã làm giám đốc quản lý dự án của ít nhất 01 dự án từ nhóm A hoặc 02 dự án từ nhóm B cùng loại trở lên; hoặc có một trong ba loại chứng chỉ hành nghề (thiết kế xây dựng hạng I; giám sát thi công xây dựng hạng I; định giá xây dựng hạng I) và đã tham gia quản lý dự án của ít nhất 01 dự án từ nhóm A hoặc 02 dự án từ nhóm B cùng loại trở lên. a) Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo mẫu tại Phụ lục I Nghị định này kèm theo 02 ảnh màu cỡ 4 x 6 cm có nền màu trắng chân dung của người đề nghị được chụp trong thời gian không quá 06 tháng; a) Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được kết luận thanh tra, kiểm tra, trong đó có kiến nghị thu hồi chứng chỉ hành nghề hoặc khi phát hiện hoặc có căn cứ xác định một trong các trường hợp thu hồi chứng chỉ hành nghề quy định tại khoản 2 Điều 44a Nghị định này, cơ quan có thẩm quyền thu hồi chứng chỉ hành nghề ban hành quyết định thu hồi chứng chỉ hành nghề; trường hợp không thu hồi thì phải có ý kiến bằng văn bản gửi cơ quan, tổ chức, cá nhân có kiến nghị thu hồi. a) Đơn đề nghị công nhận theo mẫu quy định tại Phụ lục IV Nghị định này; a) Tổ chức được cấp chứng chỉ năng lực chấm dứt hoạt động xây dựng, giải thể hoặc phá sản; a) Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực theo mẫu tại Phụ lục V Nghị định này; a) Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được kết luận thanh tra, kiểm tra, trong đó, có kiến nghị thu hồi chứng chỉ năng lực hoặc khi phát hiện hoặc có căn cứ xác định một trong các trường hợp thu hồi chứng chỉ năng lực quy định tại khoản 2 Điều 58 Nghị định này, cơ quan có thẩm quyền thu hồi chứng chỉ năng lực ban hành quyết định thu hồi chứng chỉ năng lực; trường hợp không thu hồi thì phải có ý kiến bằng văn bản gửi cơ quan, tổ chức, cá nhân có kiến nghị thu hồi. a) Có phòng thí nghiệm hoặc có văn bản thỏa thuận hoặc hợp đồng nguyên tắc về việc liên kết thực hiện công việc thí nghiệm với phòng thí nghiệm phục vụ khảo sát xây dựng được công nhận theo quy định; a) Hạng I: Được lập các loại đồ án quy hoạch xây dựng. a) Hạng I: Được thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng tất cả các cấp công trình cùng loại. a) Hạng I: Được quản lý các dự án cùng loại; a) Hạng I: Được thi công xây dựng tất cả các cấp công trình cùng loại; a) Hạng I: Được giám sát thi công xây dựng các công trình cùng loại được ghi trong chứng chỉ năng lực; a) Hạng I: Được thực hiện kiểm định xây dựng các công trình cùng loại; a) Hạng I: Được thực hiện các công việc liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng đối với tất cả các dự án. a) Lập Văn phòng điều hành tại nơi có dự án sau khi được cấp giấy phép hoạt động xây dựng; đăng ký địa chỉ, số điện thoại, số fax, e-mail, dấu, tài khoản, mã số thuế của Văn phòng điều hành. Đối với các hợp đồng thực hiện lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, nhà thầu nước ngoài có thể lập Văn phòng điều hành tại nơi đăng ký trụ sở của chủ đầu tư. Đối với hợp đồng thực hiện thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng công trình đi qua nhiều tỉnh, nhà thầu nước ngoài có thể lập Văn phòng điều hành tại một địa phương có công trình đi qua để thực hiện công việc;\nb) Giả mạo giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề; b) Hạng II: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 04 năm trở lên; b) Hạng II: Đã làm chủ nhiệm khảo sát xây dựng thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ ít nhất 01 dự án từ nhóm B trở lên hoặc 02 dự án từ nhóm C trở lên hoặc ít nhất 02 công trình từ cấp II trở lên hoặc 03 công trình từ cấp III trở lên. b) Hạng II: Được làm chủ nhiệm đồ án, chủ trì thiết kế bộ môn chuyên ngành của tất cả các đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện. b) Hạng II: Đã làm chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế phần việc thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc ít nhất 02 công trình từ cấp III trở lên hoặc đã tham gia thiết kế, thẩm tra thiết kế phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 03 công trình từ cấp II trở lên cùng loại với công trình đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề. b) Hạng II: Đã làm giám sát trưởng hoặc chỉ huy trưởng công trường hoặc chủ trì thiết kế xây dựng phần việc thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên cùng loại với công trình đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề. b) Hạng II: Được làm chủ trì kiểm định xây dựng công trình từ cấp II trở xuống cùng loại. b) Hạng II: Đã chủ trì thực hiện một trong các công việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng của ít nhất 01 dự án từ nhóm B hoặc 02 dự án từ nhóm C trở lên hoặc 01 công trình từ cấp II hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên. b) Hạng II: Được làm chỉ huy trưởng công trường đối với công trình từ cấp II trở xuống cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hoặc cùng loại với công trình đã làm chỉ huy trưởng công trường. b) Hạng II: Đã làm giám đốc quản lý dự án của 01 dự án từ nhóm B hoặc 02 dự án từ nhóm C cùng loại trở lên hoặc có một trong ba loại chứng chỉ hành nghề (thiết kế xây dựng hạng II; giám sát thi công xây dựng hạng II; định giá xây dựng hạng II) và đã tham gia quản lý dự án của ít nhất 01 dự án từ nhóm B hoặc 02 dự án từ nhóm C hoặc 03 dự án có yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật cùng loại trở lên. b) Bản sao có chứng thực hoặc tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu chứng chỉ hành nghề đã được cấp, trường hợp bị mất chứng chỉ hành nghề thì phải có cam kết của người đề nghị cấp lại. b) Cơ quan có thẩm quyền thu hồi chứng chỉ hành nghề có trách nhiệm gửi quyết định thu hồi chứng chỉ cho cá nhân bị thu hồi và đăng tải trên trang thông tin điện tử của mình; đồng thời gửi thông tin để tích hợp trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày ban hành quyết định. b) Bản sao có chứng thực hoặc tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hội và phê duyệt điều lệ hội; b) Không còn đáp ứng đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng theo quy định; b) Bản sao có chứng thực hoặc tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu chứng chỉ năng lực đã được cấp, trường hợp bị mất chứng chỉ năng lực thì phải có cam kết của tổ chức đề nghị cấp lại. b) Cơ quan có thẩm quyền thu hồi chứng chỉ năng lực có trách nhiệm gửi quyết định thu hồi chứng chỉ năng lực cho tổ chức bị thu hồi và đăng tải trên trang thông tin điện tử của mình; đồng thời gửi thông tin để tích hợp trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày ban hành quyết định. b) Có máy móc, thiết bị hoặc có khả năng huy động máy móc, thiết bị phục vụ công việc khảo sát của lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực. b) Hạng II: Được lập các đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện. b) Hạng II: Được thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng các công trình cùng loại từ cấp II trở xuống. b) Hạng II: Được quản lý dự án cùng loại từ nhóm B trở xuống; b) Hạng II: Được thi công xây dựng công trình từ cấp II trở xuống cùng loại; b) Hạng II: Được giám sát thi công xây dựng các công trình từ cấp II trở xuống cùng loại được ghi trong chứng chỉ năng lực; b) Hạng II: Được thực hiện kiểm định xây dựng các công trình từ cấp II trở xuống cùng loại; b) Hạng II: Được thực hiện các công việc liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng đối với dự án từ nhóm B trở xuống. b) Đăng ký, hủy mẫu con dấu, nộp lại con dấu khi kết thúc hợp đồng theo quy định của pháp luật. Nhà thầu nước ngoài chỉ sử dụng con dấu này trong công việc phục vụ thực hiện hợp đồng tại Việt Nam theo quy định tại giấy phép hoạt động xây dựng;\nc) Cho thuê, cho mượn, thuê, mượn hoặc cho người khác sử dụng chứng chỉ hành nghề; c) Hạng III: Có trình độ chuyên môn phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 02 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ đại học; từ 03 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp. c) Hạng III: Đã tham gia khảo sát xây dựng thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ ít nhất 02 dự án từ nhóm c hoặc 02 dự án có yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật trở lên hoặc ít nhất 02 công trình từ cấp III trở lên hoặc 03 công trình từ cấp IV trở lên. c) Hạng III: Được làm chủ nhiệm đồ án, chủ trì thiết kế bộ môn chuyên ngành các đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp huyện.”. c) Hạng III: Đã tham gia thiết kế, thẩm tra thiết kế phần việc thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 03 công trình từ cấp III trở lên hoặc 05 công trình từ cấp IV trở lên cùng loại với công trình đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề. c) Hạng III: Đã tham gia giám sát thi công xây dựng hoặc tham gia thiết kế xây dựng hoặc thi công xây dựng phần việc thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp III trở lên hoặc 02 công trình từ cấp IV trở lên cùng loại với công trình đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề. c) Hạng III: Được làm chủ trì kiểm định xây dựng công trình cấp III, cấp IV cùng loại.”. c) Hạng III: Đã tham gia thực hiện một trong các công việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng của ít nhất 01 dự án từ nhóm C hoặc 02 dự án có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng trở lên hoặc 01 công trình từ cấp III trở lên hoặc 02 công trình từ cấp IV trở lên. c) Hạng III: Được làm chỉ huy trưởng công trường đối với công trình cấp III, cấp IV cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hoặc cùng loại với công trình đã tham gia thi công xây dựng.”. c) Hạng III: Đã tham gia quản lý dự án của ít nhất 01 dự án từ nhóm C cùng loại trở lên. c) Cá nhân bị thu hồi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng phải nộp lại bản gốc chứng chỉ hành nghề cho cơ quan ra quyết định thu hồi chứng chỉ trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi. c) Bản kê khai điều kiện cơ sở vật chất phục vụ sát hạch. c) Giả mạo giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ năng lực; c) Tổ chức bị thu hồi chứng chỉ năng lực phải nộp lại bản gốc chứng chỉ năng lực cho cơ quan ra quyết định thu hồi chứng chỉ trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi. c) Hạng III: Được lập các đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp huyện.”. c) Hạng III: Được thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng các công trình cùng loại từ cấp III trở xuống.”. c) Hạng III: Được quản lý dự án cùng loại nhóm C và dự án chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.”. c) Hạng III: Được thi công xây dựng công trình từ cấp III trở xuống cùng loại.”. c) Hạng III: Được giám sát thi công xây dựng các công trình từ cấp III trở xuống cùng loại được ghi trong chứng chỉ năng lực.”. c) Hạng III: Được thực hiện kiểm định xây dựng các công trình từ cấp III trở xuống cùng loại. c) Hạng III: Được thực hiện các công việc liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng đối với dự án nhóm C và dự án chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.”. c) Đăng ký và nộp thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam, thực hiện chế độ kế toán, mở tài khoản, thanh toán theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để phục vụ hoạt động kinh doanh theo hợp đồng;\nd) Sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung chứng chỉ hành nghề; d) Đối với trường hợp thu hồi chứng chỉ hành nghề bị ghi sai do lỗi của cơ quan cấp chứng chỉ hành nghề, cơ quan có thẩm quyền thu hồi chứng chỉ hành nghề có trách nhiệm cấp lại chứng chỉ hành nghề trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được chứng chỉ hành nghề bị thu hồi. d) Cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng chứng chỉ năng lực; d) Đối với trường hợp thu hồi chứng chỉ năng lực bị ghi sai do lỗi của cơ quan cấp chứng chỉ năng lực, cơ quan có thẩm quyền thu hồi chứng chỉ năng lực có trách nhiệm cấp lại chứng chỉ năng lực trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được chứng chỉ năng lực bị thu hồi. d) Thực hiện việc tuyển lao động, sử dụng lao động Việt Nam và lao động là người nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam về lao động; chỉ được phép đăng ký đưa vào Việt Nam những chuyên gia quản lý kinh tế, quản lý kỹ thuật và người có tay nghề cao mà Việt Nam không đủ khả năng đáp ứng;\nđ) Chứng chỉ hành nghề bị ghi sai do lỗi của cơ quan cấp chứng chỉ hành nghề; đ) Trường hợp cá nhân bị thu hồi chứng chỉ hành nghề không nộp lại chứng chỉ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền thu hồi ra quyết định tuyên hủy chứng chỉ hành nghề, gửi cho cá nhân bị tuyên hủy chứng chỉ và đăng tải trên trang thông tin điện tử của mình, đồng thời gửi thông tin để tích hợp trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng.”. đ) Sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung chứng chỉ năng lực; đ) Trường hợp tổ chức bị thu hồi chứng chỉ năng lực không nộp lại chứng chỉ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền thu hồi ra quyết định tuyên hủy chứng chỉ năng lực, gửi cho tổ chức bị tuyên hủy chứng chỉ và đăng tải trên trang thông tin điện tử của mình; đồng thời gửi thông tin để tích hợp trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng.”. đ) Thực hiện các thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu vật tư, máy móc, thiết bị liên quan đến hợp đồng nhận thầu tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam;\ne) Chứng chỉ hành nghề được cấp không đúng thẩm quyền; e) Chứng chỉ năng lực được cấp không đúng thẩm quyền; e) Thực hiện hợp đồng liên danh đã ký kết với nhà thầu Việt Nam hoặc sử dụng nhà thầu phụ Việt Nam đã được xác định trong hồ sồ đề nghị cấp giấy phép hoạt động xây dựng;\ng) Chứng chỉ hành nghề được cấp khi không đáp ứng yêu cầu về điều kiện năng lực theo quy định. g) Chứng chỉ năng lực bị ghi sai do lỗi của cơ quan cấp chứng chỉ năng lực; g) Mua bảo hiểm theo quy định của pháp luật Việt Nam đối với công việc của nhà thầu gồm: Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với nhà thầu tư vấn đầu tư xây dựng; bảo hiểm tài sản hàng hóa đối với nhà thầu mua sắm; các loại bảo hiểm đối với nhà thầu thi công xây dựng và các chế độ bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật Việt Nam;\nh) Chứng chỉ năng lực được cấp khi không đủ điều kiện năng lực theo quy định. h) Đăng kiểm chất lượng vật tư, thiết bị nhập khẩu cung cấp theo hợp đồng nhận thầu;\ni) Đăng kiểm an toàn thiết bị thi công xây dựng và phương tiện giao thông liên quan đến hoạt động kinh doanh của nhà thầu nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam;\nk) Tuân thủ các quy định về quy chuẩn, tiêu chuẩn, về quản lý chất lượng công trình xây dựng, an toàn lao động và bảo vệ môi trường cũng như các quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan;\nl) Thực hiện các chế độ báo cáo theo quy định trong giấy phép hoạt động xây dựng;\nm) Khi hoàn thành công trình, nhà thầu nước ngoài phải lập hồ sơ hoàn thành công trình; chịu trách nhiệm bảo hành; quyết toán vật tư, thiết bị nhập khẩu; xử lý vật tư, thiết bị còn dư trong hợp đồng thi công xây dựng công trình theo quy định về xuất nhập khẩu; tái xuất các vật tư, thiết bị thi công đã đăng ký theo chế độ tạm nhập - tái xuất; thanh lý hợp đồng; đồng thời thông báo tới các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan về việc kết thúc hợp đồng, chấm dứt sự hoạt động của văn phòng điều hành công trình.”.\n3. Cá nhân không có chứng chỉ hành nghề được tham gia các hoạt động xây dựng thuộc lĩnh vực phù hợp với chuyên ngành được đào tạo, phù hợp với quy định của Bộ luật Lao động và không được hành nghề độc lập, không được đảm nhận chức danh theo quy định của Luật xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề. 3. Bổ sung Điều 44a Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 44a. Cấp, thu hồi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng 3. Cá nhân đã bị thu hồi chứng chỉ hành nghề thuộc trường hợp quy định tại điểm b, c, d khoản 2 Điều này được đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề sau 12 tháng, kể từ ngày có quyết định thu hồi chứng chỉ hành nghề. Trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề được thực hiện như trường hợp cấp chứng chỉ hành nghề quy định tại điểm a khoản 1 Điều này. Cá nhân đã bị thu hồi chứng chỉ hành nghề thuộc trường hợp quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này được cấp lại chứng chỉ hành nghề theo trình tự, thủ tục quy định tại khoản 2 Điều 56b Nghị định này.”. 3. Đạt yêu cầu sát hạch đối với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.”. 3. Phạm vi hoạt động khảo sát xây dựng: 3. Phạm vi hoạt động: 3. Phạm vi hoạt động: 3. Phạm vi hoạt động: 3. Phạm vi hoạt động: 3. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ hành nghề bao gồm: 3. Nội dung sát hạch bao gồm phần câu hỏi về kinh nghiệm nghề nghiệp và phần câu hỏi về kiến thức pháp luật. Trường hợp cá nhân có chứng chỉ hành nghề cấp theo quy định của Luật Xây dựng năm 2003 còn thời hạn sử dụng thì khi tham dự sát hạch được miễn nội dung về kiến thức chuyên môn đối với lĩnh vực hành nghề ghi trên chứng chỉ. 3. Thành phần hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề do cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng thành lập bao gồm: 3. Trình tự, thực hiện thủ tục công nhận đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề: 3. Tổ chức tham gia hoạt động xây dựng quy định tại khoản 1 Điều này phải là doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp hoặc tổ chức có chức năng hoạt động xây dựng được thành lập theo quy định của pháp luật và đáp ứng các yêu cầu cụ thể đối với từng lĩnh vực hoạt động xây dựng theo quy định tại Nghị định này. 3. Tổ chức đã bị thu hồi chứng chỉ năng lực thuộc trường hợp quy định tại điểm c, d, đ khoản 2 Điều này được đề nghị cấp chứng chỉ năng lực sau 12 tháng, kể từ ngày có quyết định thu hồi chứng chỉ năng lực. Trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ năng lực như trường hợp cấp chứng chỉ năng lực quy định tại điểm a khoản 1 Điều này. Tổ chức đã bị thu hồi chứng chỉ năng lực thuộc trường hợp quy định tại điểm g khoản 2 Điều này được cấp lại chứng chỉ năng lực theo trình tự, thủ tục quy định tại khoản 2 Điều 58d Nghị định này.”. 3. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ năng lực bao gồm: 3. Thành phần hội đồng xét cấp chứng chỉ năng lực bao gồm: 3. Điều kiện đối với các hạng năng lực: 3. Tổ chức tham gia hoạt động kiểm định chất lượng vật liệu xây dựng, cấu kiện xây dựng, sản phẩm xây dựng phải đáp ứng các điều kiện sau: 3. Nhà thầu nước ngoài phải cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến hoạt động nhận thầu tại Việt Nam.”.\na) Hạng I: Được làm chủ nhiệm khảo sát xây dựng tất cả các nhóm dự án, các cấp công trình cùng lĩnh vực được ghi trong chứng chỉ hành nghề. a) Hạng I: Được làm chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế bộ môn chuyên ngành của tất cả các cấp công trình cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề. a) Hạng I: Được làm giám sát trưởng các công trình cùng loại được ghi trong chứng chỉ hành nghề; được làm giám sát viên thi công xây dựng tất cả các công trình cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề. a) Hạng I: Được chủ trì thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng không phân biệt loại, nhóm dự án và loại, cấp công trình xây dựng. a) Hạng I: Được làm giám đốc quản lý dự án tất cả các nhóm dự án tương ứng với loại dự án được ghi trong chứng chỉ hành nghề. a) Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo mẫu tại Phụ lục I Nghị định này kèm theo 02 ảnh màu cỡ 4 x 6 cm có nền màu trắng chân dung của người đề nghị được chụp trong thời gian không quá 06 tháng; a) Chủ tịch hội đồng là lãnh đạo của cơ quan cấp chứng chỉ hành nghề; a) Tổ chức xã hội - nghề nghiệp gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này qua đường bưu điện hoặc trực tiếp tới Bộ Xây dựng để được công nhận. a) Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực theo mẫu tại Phụ lục V Nghị định này; a) Chủ tịch hội đồng là lãnh đạo của cơ quan cấp chứng chỉ năng lực; a) Hạng I: - Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm khảo sát có chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng hạng I phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực; - Cá nhân tham gia thực hiện khảo sát có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại hình khảo sát xây dựng đăng ký cấp chứng chỉ năng lực; - Đã thực hiện khảo sát xây dựng ít nhất 01 dự án từ nhóm A hoặc 02 dự án từ nhóm B trở lên hoặc 01 công trình từ cấp I hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên cùng loại hình khảo sát. a) Phải sử dụng phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng với các phép thử được cơ quan có thẩm quyền công nhận phù hợp với nội dung thực hiện kiểm định;\nb) Hạng II: Được làm chủ nhiệm khảo sát xây dựng dự án nhóm B, công trình cấp II trở xuống cùng lĩnh vực được ghi trong chứng chỉ hành nghề. b) Hạng II: Được làm chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế bộ môn chuyên ngành của công trình từ cấp II trở xuống cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề. b) Hạng II: Được làm giám sát trưởng công trình từ cấp II trở xuống; được làm giám sát viên thi công xây dựng các công trình cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề. b) Hạng II: Được chủ trì thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng các loại dự án từ nhóm B trở xuống và các loại công trình từ cấp I trở xuống. b) Hạng II: Được làm giám đốc quản lý dự án nhóm B, nhóm C tương ứng với loại dự án được ghi trong chứng chỉ hành nghề. b) Các tài liệu liên quan đến nội dung đề nghị điều chỉnh, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều này. b) Ủy viên thường trực là công chức, viên chức của cơ quan này; b) Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Xây dựng xem xét và ban hành Quyết định công nhận tổ chức xã hội - nghề nghiệp đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề. Quyết định công nhận được gửi cho tổ chức xã hội - nghề nghiệp và đăng tải trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày ban hành Quyết định.”. b) Các tài liệu liên quan đến nội dung đề nghị điều chỉnh, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều này. b) Ủy viên thường trực là công chức, viên chức của cơ quan này; b) Hạng II: - Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm khảo sát có chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng từ hạng II trở lên phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực; - Cá nhân tham gia thực hiện khảo sát có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại hình khảo sát xây dựng đăng ký cấp chứng chỉ năng lực; - Đã thực hiện khảo sát xây dựng ít nhất 01 dự án từ nhóm B hoặc 02 dự án từ nhóm C hoặc 03 dự án có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật trở lên hoặc 01 công trình từ cấp II hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên cùng loại hình khảo sát. b) Cá nhân thực hiện kiểm định có chuyên môn phù hợp với công tác kiểm định xây dựng.”.\nc) Hạng III: Được làm chủ nhiệm khảo sát xây dựng dự án nhóm C, dự án có yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật, công trình cấp III trở xuống cùng lĩnh vực được ghi trong chứng chỉ hành nghề.”. c) Hạng III: Được làm chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế bộ môn chuyên ngành của công trình cấp III, cấp IV cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề.”. c) Hạng III: Được làm giám sát trưởng công trình từ cấp III trở xuống; được làm giám sát viên thi công xây dựng các công trình cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề.”. c) Hạng III: Được chủ trì thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng các loại dự án nhóm C, dự án có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng và các loại công trình từ cấp II trở xuống.”. c) Hạng III: Được làm giám đốc quản lý dự án nhóm C và dự án chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng tương ứng với loại dự án được ghi trong chứng chỉ hành nghề.”. c) Các ủy viên tham gia hội đồng là những công chức, viên chức có chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực xét cấp chứng chỉ hành nghề, các chuyên gia có trình độ chuyên môn thuộc lĩnh vực xét cấp chứng chỉ hành nghề trong trường hợp cần thiết. c) Các ủy viên tham gia hội đồng là những công chức, viên chức có chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực xét cấp chứng chỉ năng lực, các chuyên gia có trình độ chuyên môn thuộc lĩnh vực xét cấp chứng chỉ năng lực trong trường hợp cần thiết. c) Hạng III: - Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm khảo sát có chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng từ hạng III trở lên phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực; - Cá nhân tham gia thực hiện khảo sát có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại hình khảo sát xây dựng đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.\n4. Chứng chỉ hành nghề có hiệu lực tối đa 05 năm. Riêng đối với chứng chỉ hành nghề của cá nhân nước ngoài, hiệu lực được xác định theo thời hạn được ghi trong giấy phép lao động hoặc thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền cấp nhưng không quá 05 năm. 4. Bổ sung Điều 44b Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 44b. Thẩm quyền cấp, thu hồi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng 4. Hồ sơ đề nghị chuyển đổi chứng chỉ hành nghề bao gồm: 4. Kết quả sát hạch được bảo lưu trong thời gian 06 tháng kể từ ngày sát hạch để làm căn cứ xét cấp chứng chỉ hành nghề. 4. Thành phần hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề do tổ chức xã hội - nghề nghiệp thành lập bao gồm: 4. Chứng chỉ năng lực có hiệu lực tối đa 10 năm. 4. Tổ chức thực hiện nộp lệ phí khi nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực. Việc thu, nộp, quản lý sử dụng lệ phí cấp chứng chỉ năng lực thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.”. 4. Hội đồng hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, theo quy chế do Chủ tịch hội đồng quyết định ban hành.”. 4. Phạm vi hoạt động:\na) Đơn đề nghị chuyển đổi chứng chỉ hành nghề theo mẫu tại Phụ lục III Nghị định này kèm theo 02 ảnh màu cỡ 4 x 6 cm có nền màu trắng chân dung của người đề nghị được chụp trong thời gian không quá 06 tháng; a) Chủ tịch hội đồng là lãnh đạo của tổ chức xã hội - nghề nghiệp; a) Hạng I: Được thực hiện khảo sát xây dựng tất cả các dự án và cấp công trình cùng lĩnh vực được ghi trong chứng chỉ năng lực.\nb) Bản sao văn bằng được đào tạo, chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp đã được hợp pháp hóa lãnh sự, dịch ra tiếng Việt và được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam; b) Hạng II: Được thực hiện khảo sát xây dựng dự án từ nhóm B, công trình từ cấp II trở xuống cùng lĩnh vực được ghi trong chứng chỉ năng lực.\nc) Bản sao có chứng thực hoặc tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu giấy tờ hợp pháp về cư trú hoặc giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp theo quy định. c) Các ủy viên hội đồng là hội viên của tổ chức xã hội - nghề nghiệp. c) Hạng III: Được thực hiện khảo sát xây dựng dự án nhóm C, dự án có yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật, công trình từ cấp III trở xuống cùng lĩnh vực được ghi trong chứng chỉ năng lực.”.\n5. Chứng chỉ hành nghề có quy cách và nội dung chủ yếu theo mẫu tại Phụ lục VIII Nghị định này. 5. Sửa đổi, bổ sung Điều 45 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 45. Điều kiện chung để được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề khi đáp ứng các điều kiện sau: 5. Cá nhân thực hiện nộp lệ phí khi nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề. Việc thu, nộp, quản lý sử dụng lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.”. 5. Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề có trách nhiệm bố trí địa điểm tổ chức sát hạch đáp ứng điều kiện cơ sở vật chất phục vụ sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng, cụ thể như sau: 5. Hội đồng hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, theo quy chế do Chủ tịch hội đồng quyết định ban hành.”. 5. Chứng chỉ năng lực có quy cách và nội dung chủ yếu theo mẫu tại Phụ lục IX Nghị định này.\na) Địa điểm tổ chức sát hạch phải bố trí khu vực thực hiện sát hạch và khu vực chờ, hướng dẫn sát hạch.\nb) Khu vực thực hiện sát hạch có diện tích tối thiểu đủ để bố trí bàn ghế và ít nhất 10 máy tính để thực hiện sát hạch. - Hệ thống máy tính phải ở trạng thái làm việc ổn định, được kết nối theo mô hình mạng nội bộ (mạng LAN), kết nối với máy in và kết nối mạng Internet. - Đường truyền mạng Internet phải có lưu lượng tín hiệu truyền dẫn đủ đáp ứng cho số lượng hệ thống máy tính tại khu vực thực hiện sát hạch bảo đảm ổn định, không bị gián đoạn trong suốt quá trình thực hiện sát hạch. - Hệ thống camera quan sát: Có bố trí camera quan sát có độ phân giải tối thiểu 1280 x 720 (720P), đảm bảo quan sát được khu vực thực hiện sát hạch và có khả năng lưu trữ dữ liệu trong thời gian tối thiểu 30 ngày kể từ ngày tổ chức sát hạch. - Hệ thống âm thanh: Có tối thiểu 01 bộ loa phóng thanh để thông báo công khai các thông tin về quá trình sát hạch. - Máy in: Được bố trí tối thiểu 01 chiếc phục vụ in Phiếu kết quả sát hạch và 01 máy in dự phòng sử dụng trong trường hợp cần thiết. - Phần mềm sát hạch do cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng chuyển giao, sử dụng thống nhất trong phạm vi toàn quốc.\n6. Chứng chỉ hành nghề được quản lý thông qua số chứng chỉ hành nghề, bao gồm 02 nhóm ký hiệu, được nối với nhau bằng dấu gạch ngang (-), quy định như sau: 6. Sửa đổi, bổ sung Điều 46 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 46. Chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng 6. Bộ Xây dựng hướng dẫn chi tiết về việc xây dựng, cập nhật bộ câu hỏi phục vụ sát hạch, chi phí sát hạch và tổ chức thực hiện công tác sát hạch.”. 6. Chứng chỉ năng lực được quản lý thông qua số chứng chỉ năng lực, bao gồm 02 nhóm ký hiệu, các nhóm được nối với nhau bằng dấu gạch ngang (-), cụ thể như sau:\na) Nhóm thứ nhất: Có 03 ký tự thể hiện nơi cấp chứng chỉ được quy định cụ thể tại Phụ lục VII Nghị định này; a) Nhóm thứ nhất: Có tối đa 03 ký tự thể hiện nơi cấp chứng chỉ được quy định tại Phụ lục VII Nghị định này.\nb) Nhóm thứ hai: Mã số chứng chỉ hành nghề. b) Nhóm thứ hai: Mã số chứng chỉ năng lực.\n8. Bộ Xây dựng thống nhất quản lý về việc cấp, thu hồi chứng chỉ hành nghề; quản lý cấp mã số chứng chỉ hành nghề; hướng dẫn về chuyên môn phù hợp khi xét cấp chứng chỉ hành nghề; công khai danh sách cá nhân được cấp chứng chỉ; tổ chức thực hiện cấp chứng chỉ hành nghề trực tuyến.”. 8. Thay thế Điều 48 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP và khoản 14 Điều 1 Nghị định số 42/2017/NĐ-CP như sau: “Điều 48. Chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình\n7. Sửa đổi, bổ sung khoản 13 Điều 1 Nghị định số 42/2017/NĐ-CP như sau: “Điều 47. Chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng 7. Bộ Xây dựng thống nhất quản lý về việc cấp, thu hồi chứng chỉ năng lực; quản lý cấp mã số chứng chỉ năng lực; hướng dẫn về đánh giá cấp chứng chỉ năng lực; công khai danh sách tổ chức được cấp chứng chỉ trên trang thông tin điện tử của mình; tổ chức thực hiện thủ tục cấp chứng chỉ năng lực trực tuyến.”.\n9. Thay thế Điều 49 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP và khoản 15 Điều 1 Nghị định số 42/2017/NĐ-CP như sau: “Điều 49. Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng\n10. Sửa đổi, bổ sung khoản 16 Điều 1 Nghị định số 42/2017/NĐ-CP như sau: “Điều 50. Điều kiện hành nghề kiểm định xây dựng\n11. Sửa đổi, bổ sung Điều 52 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 52. Chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng\n12. Sửa đổi, bổ sung Điều 53 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 53. Điều kiện hành nghề đối với chỉ huy trưởng công trường\n13. Sửa đổi, bổ sung khoản 18 Điều 1 Nghị định số 42/2017/NĐ-CP như sau: “Điều 54. Chứng chỉ hành nghề quản lý dự án\n14. Sửa đổi, bổ sung Điều 55 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 55. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng\n21. Sửa đổi, bổ sung Điều 58 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 58. Cấp, thu hồi chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng\n22. Bổ sung Điều 58a Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 58a. Thẩm quyền cấp, thu hồi chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng:\n23. Bổ sung Điều 58b Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 58b. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng\n24. Bổ sung Điều 58c Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 58c. Hội đồng xét cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng\n25. Bổ sung Điều 58d Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 58d. Trình tự cấp, thu hồi chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng\n26. Sửa đổi, bổ sung Điều 59 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 59. Điều kiện năng lực của tổ chức khảo sát xây dựng\n27. Sửa đổi, bổ sung Điều 60 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 60. Điều kiện năng lực của tổ chức lập quy hoạch xây dựng\n28. Sửa đổi, bổ sung Điều 61 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 61. Điều kiện năng lực của tổ chức thiết kế xây dựng công trình\n29. Bãi bỏ Điều 62 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP.\n30. Sửa đổi, bổ sung Điều 63 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 63. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn quản lý dự án\n31. Sửa đổi, bổ sung Điều 64 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 64. Điều kiện năng lực của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng\n32. Sửa đổi, bổ sung Điều 65 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 65. Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình\n33. Sửa đổi, bổ sung khoản 20 Điều 1 Nghị định số 42/2017/NĐ-CP như sau: “Điều 66. Điều kiện năng lực của tổ chức giám sát thi công xây dựng\n34. Sửa đổi, bổ sung khoản 21 Điều 1 Nghị định số 42/2017/NĐ-CP như sau: “Điều 66a. Điều kiện năng lực của tổ chức kiểm định xây dựng\n35. Sửa đổi, bổ sung Điều 67 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 67. Điều kiện năng lực của tổ chức quản lý chi phí đầu tư xây dựng\n36. Bãi bỏ Điều 68 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP\n37. Sửa đổi, bổ sung Điều 69 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 69. Đăng tải thông tin về năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng\n38. Sửa đổi, bổ sung Điều 71 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 71. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động xây dựng\n39. Bổ sung Điều 73a Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 73a. Thu hồi giấy phép hoạt động xây dựng\n40. Sửa đổi, bổ sung khoản 22 Điều 1 Nghị định số 42/2017/NĐ-CP như sau: “Điều 74. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu nước ngoài", "\"Điều 71. Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng\nCá nhân được xét cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng khi đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 66, Điều 67 Nghị định này và điều kiện tương ứng với các hạng như sau:\n1. Hạng I: Đã làm giám sát trưởng hoặc chỉ huy trưởng công trường hoặc chủ trì thiết kế xây dựng phần việc thuộc nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.\n2. Hạng II: Đã làm giám sát trưởng hoặc chỉ huy trưởng công trường hoặc chủ trì thiết kế xây dựng phần việc thuộc nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.\n3. Hạng III: Đã tham gia giám sát thi công xây dựng hoặc tham gia thiết kế xây dựng hoặc thi công xây dựng phần việc thuộc nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp III trở lên hoặc 02 công trình từ cấp IV trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.\"", "Khoản 4. Tổ chức tham gia hoạt động xây dựng phải có chứng chỉ năng lực theo quy định của Luật này bao gồm tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng; khảo sát xây dựng; lập thiết kế quy hoạch xây dựng; thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng; thi công xây dựng công trình; tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình. Chứng chỉ năng lực của tổ chức được phân thành hạng I, hạng II và hạng III. Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hạng I; Sở Xây dựng, tổ chức xã hội - nghề nghiệp có đủ điều kiện theo quy định của Chính phủ cấp chứng chỉ năng lực các hạng còn lại.”;\nb) Sửa đổi, bổ sung khoản 5 như sau: “5. Chính phủ quy định chi tiết về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng; quy định về chương trình, nội dung, hình thức tổ chức sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề; quy định về cấp, cấp lại, chuyển đổi, thu hồi chứng chỉ hành nghề; quy định về điều kiện, thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp, thu hồi giấy phép hoạt động xây dựng đối với nhà thầu là tổ chức, cá nhân nước ngoài.”." ]
Trong công trình thủy lợi đập đất đầm nén thì thiết bị đầm nén thông thường sử dụng những loại nào?
[ "Đắp đập\n...\n10.4 Thiết bị đầm nén và nguyên tắc vận hành\n10.4.1 Thiết bị đầm nén thông thường sử dụng các loại sau đây:\n1) Đầm lăn ép, bao gồm: Đầm lăn phẳng, đầm chân dê và đầm bánh hơi. Công tác đắp ở các khu vực có mặt bằng rộng đập ưu tiên sử dụng đầm chân dê có gắn thiết bị rung:\n2) Đầm xung kích, bao gồm: Đầm thủ công và đầm cóc;\n10.4.2 Việc sử dụng các loại đầm đối với các phạm vi, khu vực khác nhau trong thân đập thực hiện theo quy định của thiết kế và điều 12.5 của tiêu chuẩn này.\n10.4.3 Phương pháp vận hành đầm lăn ép tuân thủ theo nguyên tắc sau đây:\n1) Tốc độ dịch chuyển của máy đầm phụ thuộc vào kết quả thí nghiệm đầm nén hiện trường, nhưng nên khống chế trong khoảng từ (1 đến 2) km/h;\n2) Có thể đầm tiến, lùi hoặc theo đường vòng. Nếu đầm tiến, lùi nên hạn chế tối đa đầm theo hướng vuông góc với tim đập. Nếu đầm theo đường vòng, phải giảm tốc độ của máy đầm ở các đoạn vòng và không đầm trùng lặp nhiều.\n3) Chiều rộng các vết đầm phải chồng lên nhau không nhỏ hơn 30 cm khi đầm theo hướng song song với tim đập, không nhỏ hơn 50 cm khi đầm theo hướng vuông góc với tim đập (theo hướng vòng).\n10.4.4 Phương pháp vận hành đầm xung kích tuân thủ theo nguyên tắc sau đây:\n1) Đầm có có thể vận hành theo mọi hướng, các vết đầm phải chồng lên nhau không nhỏ hơn 10 cm.\n2) Đầm thủ công có thể dùng các thiết bị hỗ trợ chuyên dụng (như: cục bê tông, chày gỗ, đầm bàn bằng gang). Khi đầm phải đảm bảo được sự liên tục của các vết đầm, không được bỏ sót." ]
[ "Điều 121. Định mức dụng cụ bước kiểm định, hiệu chuẩn máy đo lượng mưa. TT Dụng cụ ĐVT Số lượng Thời hạn (tháng) Định mức 1 Áo BHLĐ cái 02 9 0,86 2 Khẩu trang cái 02 1 0,86 3 Ni vô cái 01 60 0,03 4 Tuốc nơ vít cái 01 60 0,03 5 Kìm điện cái 01 60 0,03 6 Đồng hồ đo điện vạn năng cái 01 96 0,03 7 Chổi lông cái 01 6 0,03 8 Bộ dụng cụ tháo lắp đồng hồ bộ 01 60 0,03 9 Dây điện đôi dài 10m dây 01 36 0,86 10 Ổ cắm điện có cầu chì cái 01 36 0,86 11 Bàn làm việc cái 01 96 0,86 12 Ghế tựa cái 02 96 0,86 13 Bình đựng dầu cái 01 36 0,43 14 Can đựng cồn 20 lít cái 01 36 0,43 15 Can đựng nước cất 20 lít cái 01 36 0,43 16 Cốc đo chuẩn lượng nước bộ 01 60 0,43 17 Điện năng kw 0,00 (1) Mức cho từng loại PTĐ lượng mưa tính theo hệ số quy định trong Bảng mức kiểm định, hiệu chuẩn cho từng loại PTĐ lượng mưa. (2) Mức cho từng bước công việc tính theo hệ số quy định. TT Công việc Hệ số 1 Kiểm tra bên ngoài 0,05 2 Kiểm tra kỹ thuật 0,17 3 Kiểm tra đo lường 0,78", "Khoản 2.2. Thiết bị: Ca/thông số; ca/nhóm thông số Bảng 12 TT Danh mục thiết bị ĐVT Công suất (kW) Mức A Hiện trường (ngoại nghiệp) I Dòng chảy I.1 Đo dòng chảy bằng máy đo trực tiếp AEM-213D 1 Máy đo dòng chảy cái 0,05 2 Máy định vị GPS cầm tay cái 0,03 3 Tời quay tay cái 0,05 4 Máy bộ đàm cái 0,03 I.2 Đo dòng chảy bằng máy tự ghi Compact-EM 1 Máy đo dòng chảy cái 1,00 2 Máy tính và phần mềm cái 0,40 0,09 3 Máy định vị GPS cầm tay cái 0,09 4 Máy bộ đàm cái 0,03 I.3 Đo dòng chảy bằng máy tự ghi ADCP Áp dụng chương II, phần III Định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra khảo sát khí tượng thủy văn II Đo sóng bằng máy tự ghi AWAC 1 Máy đo sóng cái 1,00 2 Máy tính và phần mềm cái 0,40 0,13 3 Máy định vị GPS cầm tay cái 0,03 4 Máy bộ đàm cái 0,03 III Mực nước 1 Máy đo sóng cái 1,00 2 Máy tính và phần mềm cái 0,40 0,05 3 Máy định vị GPS cầm tay cái 0,03 4 Máy bộ đàm cái 0,03 IV Độ trong suốt nước biển, quan trắc sóng bằng mắt 1 Máy định vị GPS cầm tay cái 0,03 B Hoàn thiện tài liệu (nội nghiệp) I Dòng chảy I.1 Đo dòng chảy bằng máy đo trực tiếp AEM-213D 1 Máy tính và phần mềm bộ 0,40 0,09 2 Máy in cái 0,50 0,03 3 Máy photocopy cái 0,99 0,03 4 Máy điều hòa nhiệt độ cái 2,20 0,09 5 Điện năng - 0,28 I.2 Đo dòng chảy bằng máy tự ghi Compact-EM 1 Máy tính và phần mềm cái 0,40 0,25 2 Máy in cái 0,50 0,10 3 Máy photocopy cái 0,99 0,03 4 Máy điều hòa nhiệt độ cái 2,20 0,25 5 Điện năng - 0,79 I.3 Đo dòng chảy bằng máy tự ghi ADCP Áp dụng chương II, phần III Định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra khảo sát khí tượng thủy văn II Đo sóng bằng máy tự ghi AWAC 1 Máy tính và phần mềm cái 0,40 0,25 2 Máy in cái 0,50 0,09 3 Máy photocopy cái 0,99 0,03 4 Máy điều hòa nhiệt độ cái 2,20 0,25 5 Điện năng - 0,79 III Mực nước 1 Máy tính và phần mềm cái 0,40 0,25 2 Máy in cái 0,50 0,05 3 Máy photocopy cái 0,99 0,02 4 Máy điều hòa nhiệt độ cái 2,20 0,25 5 Điện năng - 0,77 IV Độ trong suốt nước biển, quan trắc sóng bằng mắt 1 Máy tính cái 0,40 0,04 2 Máy in cái 0,50 0,03 3 Máy photocopy cái 0,99 0,01 4 Máy điều hòa nhiệt độ cái 2,20 0,04 5 Điện năng - 0,12", "Khoản 19.4. Định mức dụng cụ Định mức dụng cụ thực hiện đánh giá chất lượng tài liệu môi trường nước mưa Bảng số 70 ĐVT: ca dụng cụ/tài liệu tháng/trạm TT Danh mục dụng cụ ĐVT Số lượng Thời hạn sử dụng (tháng) Định mức A Dụng cụ phòng làm việc 1 Bàn phím máy vi tính Cái 2 36 0,6152 2 Bộ bàn ghế họp Cái 1 96 0,0211 3 Bộ bàn ghế làm việc Cái 2 96 0,7774 4 Bộ lưu điện UPS 500 VA/0,3 kW Cái 2 60 0,6152 5 Chuột máy tính Cái 2 12 0,6152 6 Công tắc, ổ cắm điện Cái 2 60 0,6152 7 Đèn neon 0,04 kW Bộ 6 36 3,0761 8 Giá để tài liệu Cái 1 60 0,2591 9 Quạt cây 0,065 kW Cái 1 60 0,3076 10 Quạt thông gió 0,04 kW Cái 1 60 0,2051 11 Tủ tài liệu Cái 2 96 1,1662 B Dụng cụ phụ trợ 1 Bấm lỗ tài liệu Cái 1 36 0,0216 2 Ghim nhỏ Cái 1 36 0,1555 3 Ghim to Cái 1 36 0,0432 4 Bảng trắng Cái 1 36 0,0225 5 Dao Cái 1 12 0,2073 6 Đồng hồ treo tường Cái 1 60 0,1296 7 Dùi sắt Cái 1 24 0,0211 8 Gọt bút chì Cái 1 12 0,2073 9 Kéo cắt giấy Cái 1 24 0,2073 10 Máy tính cầm tay Cái 1 60 0,0527 11 Ổ cắm rời (dây dài 5 m) Cái 1 12 0,4146 12 USB 8GB Cái 1 12 0,2073 13 Thước nhựa 60 cm Cái 1 36 0,2073", "Điều 100. Định mức dụng cụ công tác chuẩn bị kiểm định, hiệu chuẩn các trạm đo mực nước và lượng mưa tự động. ĐVT: ca/1 trạm đo TT Dụng cụ ĐVT Số lượng Thời hạn (tháng) Định mức 1 Áo BHLĐ cái 02 9 0,26 2 Dép đi trong phòng đôi 02 12 0,26 3 Mũ bảo hộ mềm cái 02 12 0,26 4 Găng tay đôi 02 3 0,26 5 Khẩu trang cái 02 1 0,26 6 Bàn làm việc cái 01 96 0,26 7 Ghế tựa cái 03 96 0,26 8 Tủ tài liệu cái 01 96 0,13 9 Đồng hồ treo tường cái 01 36 0,02 10 Quạt thông gió 40W cái 01 36 0,04 11 Quạt trần 100W cái 01 36 0,04 12 Đèn Neon 40W bộ 02 30 0,04 13 Máy hút bụi 1,5kw cái 01 60 0,02 14 Bộ lưu điện bộ 01 60 0,52 15 Điện năng kw 0,32 * Mức công tác chuẩn bị quy định như nhau cho các PTĐ mực nước và lượng mưa.", "Khoản 1. Trạm bơm điện có loại máy bơm công suất từ 11.000 m3/h trở lên:\na) Trạm bơm có từ 09 máy trở lên, bố trí 03 kỹ sư chuyên ngành thủy lợi, 01 kỹ sư cơ điện, 10 trung cấp cơ điện hoặc thủy lợi có thâm niên quản lý, vận hành từ 05 năm trở lên;\nb) Trạm bơm có từ 04 đến 09 máy, bố trí 01 kỹ sư chuyên ngành thủy lợi, 01 kỹ sư cơ điện, 06 trung cấp cơ điện hoặc chuyên ngành thủy lợi có thâm niên quản lý, vận hành từ 03 năm trở lên;\nc) Trạm bơm có từ 03 máy trở xuống, bố trí 01 kỹ sư chuyên ngành thủy lợi hoặc cơ điện, 03 trung cấp cơ điện hoặc chuyên ngành thủy lợi có thâm niên quản lý, vận hành từ 03 năm trở lên.", "Khoản 2. Điểm c, khoản 2 Điều 4 được sửa đổi như sau: “c) Đối với nhóm E - Hệ thống tạo áp suất thử nghiệm van, cột chống thủy lực và đường ống áp lực; - Thiết bị duy trì áp suất thử cột chống thủy lực; - Thiết bị thử xà, mái giàn hoặc giá chống thủy lực; - Thiết bị kiểm tra chất lượng mối hàn; - Áp kế kiểm tra các loại; Không yêu cầu thiết bị thử xà, mái giàn hoặc giá chống thủy lực, thiết bị kiểm tra chất lượng mối hàn đối với tổ chức kiểm định chỉ thực hiện kiểm định cột chống thủy lực.”", "Phân loại đập\n4.1 Đập lớn là đập của hồ chứa thủy lợi có chiều cao từ 15 m trở lên hoặc dung tích toàn bộ của hồ chứa từ 3.000.000 m3 (ba triệu mét khối) trở lên.\n4.2 Đập nhỏ là đập của hồ chứa thủy lợi có chiều cao dưới 15 m hoặc dung tích toàn bộ của hồ chứa dưới 3.000.000 m3 (ba triệu mét khối).", "Khoản 2.7. Trang bị điện cho máy điện thủy lực", "Khoản 1.2. Định mức thiết bị và vật tư 1.2.1. Định mức thiết bị 1.2.1.1. Vận hành ngành boong tầu Bảng 2 STT Danh mục thiết bị ĐVT Số lượng Định mức khấu hao trên một thiết bị cho 01 năm (%) SD DP I Ngành nghi khí hàng hải 1 Ra đa Tokimec BR – 1800 – 24 bộ 1 10,0 2 La bàn điện Tokimec ES – 110 bộ 1 1 8,0 3 La bàn từ lái 175MM KEA cái 1 10,0 4 La bàn chuẩn cái 1 10,0 5 Máy xác định vị trí tầu Koden – KGP – 911 cái 1 10,0 6 Máy đo sâu Koden CVS – 106 cái 1 10,0 7 Ra đa Furuno RDP – 104 cái 1 10,0 8 Hàng hải vệ tinh Koden – KGP – 913 cái 1 10,0 II Ngành vô tuyến điện 1 Inmasat – C (Furno) bộ 1 10,0 Bộ chuyển đổi nguồn điện bộ 1 8,0 Máy in PP – 510 cái 1 15,0 Ăng ten cái 1 8,0 2 MF/HF DSC (Furno) bộ 1 10,0 Khối thu phát FS – 5000T cái 1 10,0 Bộ chuyển đổi AT – 5000 cái 1 10,0 Máy in PP – 510 cái 1 15,0 Radio Telephon FS - 5000 cái 1 10,0 3 SAR – 360 – 2182 KHZ cái 1 10,0 4 ICR71 E cái 1 10,0 5 Icom IC – M7000 TY bộ 1 10,0 6 Furuno VHF FM – 8500 bộ 1 10,0 7 Furuno VHF JHF – 32A bộ 1 10,0 8 Icom VHF IC – M58 bộ 1 10,0 9 Navtex NT – 900 cái 1 1 10,0 10 Điện thoại vệ tinh Nera bộ 1 8,0 Ăng ten cái 1 8,0 11 Epirb cái 1 10,0 III Ngành quản trị 1 Máy vi tính bộ 2 2 15,0 2 Máy in Laser cái 1 1 15,0 3 Máy photocopy cái 1 1 10,0 4 Máy lọc nước nóng, lạnh cái 3 1 10,0 5 Máy giặt cái 2 10,0 6 Tủ lạnh cái 6 10,0 7 Dàn nghe nhạc bộ 1 12,5 8 Ti vi cái 6 12,5 IV Ngành boong 1 Hệ thống cảm biến khói hệ thống 1 10,0 2 Hệ thống cảm biến nhiệt hệ thống 1 10,0 3 Xuồng cứu sinh cái 2 10,0 4 Xuồng công tác cái 2 10,0 5 Phản xạ ra đa cái 2 10,0 6 Neo tầu cái 2 1 10,0 7 Xích neo mét 400 200 10,0 8 Két nước ngọt cái 4 10,0 9 Két nước dằn cái 8 8,0 10 Két giảm lắc cái 2 8,0 11 Hầm neo cái 2 10,0 12 Phao thổi tự động cái 8 10,0 13 Cáp tời 5 tấn mét 4000 10,0 14 Cáp tời 1,5 tấn mét 4000 10,0 15 Cáp xuồng cứu sinh mét 200 10,0 16 Cáp cẩu 3 tấn mét 200 10,0 17 Cáp cầu thang mạn mét 150 10,0 18 Dây cập tầu mét 400 10,0 1.2.1.2. Vận hành ngành máy tầu Bảng 3 STT Danh mục thiết bị ĐVT Số lượng Định mức khấu hao trên một thiết bị cho 01 năm (%) SD DP I Phần máy I 1 Máy chính cái 2 10,0 Pít tông – van 1 chiều bơm cao áp cụm 12 4 10,0 Sinh hàn nước ngọt bộ 2 1 10,0 Sinh hàn dầu nhờn bộ 2 1 10,0 Supap nạp chiếc 12 4 10,0 Supap xả chiếc 12 4 10,0 Cam phối khí + trục cam bộ 2 1 10,0 Cụm tay trang khởi động đảo chiều cái 2 1 10,0 Đĩa chải gió cái 2 1 10,0 Van khởi động chính cái 2 1 10,0 Máy nén khí đầu trục máy 2 10,0 Bộ điều tốc bộ 2 10,0 Tua bin tăng áp cụm 2 10,0 Van an toàn cái 12 4 10,0 Mặt quy lát cái 12 4 10,0 Sơ mi xi lanh cái 12 10,0 Pít tông cái 12 10,0 Tay biên cái 12 10,0 2 Hệ trục và chân vịt hệ thống 2 10,0 Trục trung gian cái 4 10,0 Bích nối trục trung gian cặp 4 1 10,0 Các bệ đỡ trục trung gian bệ 4 10,0 Khớp nối bánh răng cái 2 2 8,0 Gối trục lực đẩy cái 2 8,0 Chân vịt cái 2 8,0 Chân vịt mũi cái 2 8,0 3 Máy lái máy 2 8,0 Trục lái cái 2 8,0 Bánh lái cái 2 8,0 4 Máy điều hòa không khí máy 3 10,0 Máy nén máy 3 10,0 5 Máy lạnh thực phẩm máy 2 12,5 Máy nén máy 2 12,5 6 Động cơ Diezel lai bơm cứu hỏa cái 1 10,0 Bơm cao áp cái 1 10,0 Két nước tuần hoàn làm mát máy cái 1 10,0 II Phần máy II 1 Động cơ Diezel 3306B cái 3 10,0 Sơ mi cái 18 10,0 Xy lanh cả 3 máy cái 18 10,0 2 Máy nén khí độc lập cái 2 10,0 3 Bơm vận chuyển dầu đốt cái 2 10,0 4 Máy lọc phân ly dầu đốt cái 2 10,0 5 Hệ thống nhiên liệu hệ thống 2 10,0 Đường ống Ф 100 mét 300 8,0 Đường ống Ф 75 mét 30 8,0 Đường ống Ф 50 mét 50 8,0 Két trực nhật 2m3 két 2 8,0 Két lắng 50m3 két 2 8,0 Két lắng 60m3 két 2 10,0 Két lắng 80m3 két 2 10,0 Gioăng bìa làm kín loại 5 mm m2 6 10,0 III Phần máy III 1 Hệ thống bơm balát hệ thống 1 10,0 Bơm ly tâm 70m3/h cái 2 10,0 2 Hệ thống cứu hỏa hệ thống 2 10,0 Tổ bơm cứu hỏa 63m2/h tổ hợp 1 10,0 3 Hệ thống bơm dùng chung hệ thống 1 10,0 Tổ bơm dùng chung 45m3/h cái 2 10,0 4 Hệ thống bơm nước ngọt + nước mặn sinh hoạt hệ thống 2 10,0 Tổ bơm 16m3/h cái 4 10,0 Bình hydro bình 2 1 10,0 5 Hệ thống bơm nước thải hệ thống 1 10,0 Tổ bơm 16m3/h cái 2 10,0 6 Hệ thống bơm sự cố làm mát máy chính hệ thống 2 10,0 Tổ bơm sự cố 45m3/h cái 1 10,0 7 Hệ thống phân ly dầu nước hệ thống 1 10,0 Cụm phân ly dầu nước cụm 1 10,0 Bơm 4m3/giờ cái 1 10,0 8 Hệ thống thông gió buồng máy hệ thống 1 10,0 Tổ quạt hút gió buồng máy bộ 4 10,0 Họng thổi gió buồng máy cái 4 4 10,0 Tổ quạt thổi gió bằng máy bộ 2 1 10,0 Đường ống dẫn gió mét 80 4 10,0 9 Hệ thống tời cẩu thủy lực hệ thống 1 8,0 9.1 Cẩu 3 tấn độc lập cái 2 8,0 Cụm tay trang điều khiển bộ 2 8,0 Bơm bánh răng cái 2 2 8,0 9.2 Cẩu lật 1,5 tấn cái 3 8,0 Trục chân đế inox cái 3 8,0 Cụm tay trang điều khiển bộ 2 8,0 9.3 Cẩu lật 5 tấn cái 2 8,0 Trục chân đế inox cái 3 8,0 Trục inox cái 4 2 8,0 9.4 Tời 1,5 tấn cái 2 8,0 Bánh răng lái bộ 2 1 8,0 Trục bánh răng cái 2 1 8,0 Ru lô cuộn cáp cuộn 2 8,0 9.5 Tời 5 tấn cái 2 8,0 Bánh răng lái bộ 2 8,0 Trục bánh răng cái 2 8,0 Nhông xích bộ 2 8,0 Ru lô cuộn cáp bộ 2 8,0 Thanh răng cuộn cáp bộ 2 8,0 Hệ thủy lực nắp hầm hàng hệ 2 8,0 Cụm tay trang điều khiển bộ 2 8,0 Két dầu thủy lực két 2 8,0 Đường ống thủy lực Ф27 mét 150 8,0 Đường ống thủy lực Ф16 mét 135 8,0 Đường ống thủy lực Ф34 mét 150 8,0 Bíc nối ống đôi 20 8,0 Đường ống thủy lực Ф42 mét 135 8,0 Đường ống thủy lực Ф21 mét 100 8,0 Bơm bánh răng cái 2 8,0 10 Hệ thống máy neo hệ thống 2 8,0 Máy neo hệ 2 8,0 Bánh răng lai động lực bộ 1 8,0 Má phanh bộ 2 8,0 Quả trám quả 2 8,0 11 Máy xuồng cứu sinh máy 2 8,0 IV Phần điện 1 Máy phát điện ba pha 380V, 200KVA máy 3 10,0 Bộ tự động điều chỉnh điện áp bộ 3 1 10,0 Cuộn tín hiệu dòng điện trong máy phát cuộn 3 1 10,0 Động cơ đồng bộ điều tốc cái 3 1 10,0 2 Bảng điện chính bảng 1 10,0 Đồng hồ đo công suất máy phát điện cái 3 1 10,0 Đồng hồ đo tần số cái 4 1 10,0 Đồng hồ kế cái 1 1 10,0 Bộ đèn quay cái 1 1 10,0 Vôn kế cái 10 3 10,0 Ampe kế cái 17 5 10,0 Sun ampe kế cái 6 2 10,0 Biến dòng đo lường cái 30 5 10,0 Át tô mát có cuộn điều khiển cái 3 1 10,0 Chuyển mạch đo điện áp ba pha 380V – 10A cái 8 2 10,0 Chuyển mạch đo dòng điện ba pha 380 V – 10A cái 17 5 10,0 Cầu dao hai ngả ba pha 250A cái 1 1 10,0 Hộp cầu dao khởi động hai ngả 24V – 100A cái 3 10,0 3 Máy phát đo tốc độ máy chính cái 2 1 10,0 4 Tủ nạp điện 3 pha 380V/30V cái 2 10,0 5 Tủ nạp điện 3 pha 380V/12V cái 2 10,0 6 Hộp điện bờ 380V – 400A cái 1 10,0 7 Thiết bị hàn hệ thống 1 10,0 8 Bảng điện phụ bảng 60 10,0 9 Hệ thống điều khiển hệ thống 1 10,0 Hệ thống tự động kiểm tra máy đèn hệ thống 3 10,0 Hệ thống điều khiển chân vịt mũi hệ thống 1 10,0 Hệ thống điều khiển lái hệ thống 1 10,0 Hệ thống điều khiển báo cháy hệ thống 1 10,0 Hệ thống tự động kiểm tra máy chính hệ thống 2 10,0 Hệ thống điều khiển còi sương mù hệ thống 1 10,0 Hệ thống điều khiển bơm nước sinh hoạt hệ thống 2 10,0 Hệ thống tự động báo mức nước thải hệ thống 1 10,0 Hệ thống điều khiển báo công vụ hệ thống 1 10,0 Hệ thống điều khiển phân ly dầu nước hệ thống 1 10,0 Hệ thống điều khiển chuông truyền bệnh hệ thống 2 10,0 Hệ thống điều khiển tời 5 tấn hệ thống 2 8,0 Hệ thống điều khiển tời 1,5 tấn hệ thống 2 8,0 Hệ thống điều khiển cẩu quay 3 tấn hệ thống 2 8,0 Hệ thống điều khiển xuồng cứu sinh hệ thống 2 8,0 Hệ thống điều khiển tời sau lái hệ thống 1 8,0 Hệ thống điều khiển lạnh thực phẩm hệ thống 2 8,0 Hệ thống điều khiển điều hòa không khí hệ thống 3 8,0 Hệ thống điện thoại hệ thống 1 8,0 Hệ thống truyền thanh hệ thống 1 8,0 Hệ thống đèn hành trình hệ thống 2 8,0 Hệ thống điều khiển neo hệ thống 1 8,0 Hệ thống điều khiển át tô mát máy phát hệ thống 3 8,0 Hộp điện tín hiệu còi sương mù hộp 1 1 8,0 Tủ điện trở điều chỉnh tốc độ tủ 12 8,0 Tay trang điều khiển cái 2 8,0 Hộp tay trang điều khiển hộp 6 8,0 Rơ le công suất ngược cái 3 3 8,0 Điện trở xả tuyết cái 3 1 8,0 Van điện từ lái loại 34EYM, B20H-T31,5Mpa, 8/1993, No 83209 cái 2 2 8,0 Động cơ đồng bộ điều tốc cái 3 1 8,0 Đồng hồ báo góc lai và đặt hướng lái cái 2 8,0 Bảng xử lý tín hiệu lái bảng 3 8,0 Hộp báo động lái tại buồng máy hộp 1 8,0 Đồng hồ chỉ báo tốc độ máy chính cái 2 1 8,0 10 Bếp điện 25,2kW bộ 1 12,5 Mặt bếp cái 6 2 12,5 11 Biến thấp áp 380V/24V, 1,5kW cái 2 1 10,0 12 Biến áp ba pha 380V/220V, 45kW cái 3 1 10,0 13 Biến áp ba pha 380V/220V, 35kW cái 1 1 10,0 14 Biến áp 380V/220V, 10kW cái 6 2 10,0 15 Máy phát nạp ắc quy cái 3 10,0 16 Động cơ điện Động cơ đề máy phát cái 3 10,0 Động cơ chân vịt mũi 110kW cái 1 10,0 Động cơ điện neo 22kW cái 1 10,0 Động cơ bơm nước thải 3,7kW cái 2 10,0 Động cơ bơm dầu nhờn DPMC 4,5kW cái 2 10,0 Động cơ vận chuyển dầu nhờn 1,1kW cái 1 10,0 Động cơ lọc dầu nhờn 3kW cái 2 10,0 Động cơ làm mát máy chính 4,5kW cái 2 10,0 Động cơ vận chuyển dầu đốt 5,5kW cái 2 10,0 Động cơ bơm dùng chung 4,5kW cái 2 10,0 Động cơ bơm nước sinh hoạt 5kW cái 4 10,0 Động cơ bơm ba lát 5,8kW cái 2 10,0 Động cơ bơm cứu hỏa 15kW cái 1 10,0 Động cơ máy nén khí 11kW cái 2 10,0 Động cơ quạt thổi buồng máy 5,5kW cái 2 10,0 Động cơ quạt hút buồng máy 3kW cái 1 10,0 Động cơ quạt bếp 2,2kW cái 1 10,0 Động cơ tời cẩu 1,5 tấn loại 5kW cái 2 8,0 Động cơ tời cẩu 5 tấn loại 30kW cái 2 8,0 Động cơ bơm thủy lực tời cẩu 1,5 tấn loại 3kW cái 2 10,0 Động cơ bơm thủy lực tời cẩu 5 tấn loại 30kW cái 2 10,0 Động cơ tời lái 8kW cái 1 8,0 Động cơ tời cầu thang 4,4kW cái 2 8,0 Động cơ máy lái 4kW cái 2 8,0 Động cơ hút vệ sinh 2,2kW cái 3 8,0 Động cơ hút các hầm 2,2kW cái 4 8,0 Động cơ tời xuồng 7,5kW cái 1 8,0 Động cơ tời xuồng 22,5kW cái 1 8,0 Động cơ máy phân ly 3kW cái 1 8,0 Động cơ còi hơi 3kW cái 1 8,0 Động cơ quạt gió điều hòa 3kW cái 3 10,0 Động cơ phanh tời và chân vịt mũi 1,5kW cái 5 8,0 Động cơ đề máy cứu hỏa sự cố cái 1 10,0 Động cơ đề xuồng cứu sinh cái 2 8,0 17 Trung tâm báo cháy hệ thống 1 10,0 18 Hệ thống đèn hệ thống 10 8,0 Hộp đèn hàng hải cái 2 8,0 Bộ đèn pha luồng 1000W bộ 1 1 8,0 Bộ đèn pha cầm tay bộ 1 1 8,0 19 Máy vi tính máy 1 15,0 20 Quạt gió hầm lạnh cái 2 10,0 21 Quạt gió máy điều hòa cái 3 10,0 1.2.1.3. Định mức nhiên liệu Bảng 4 STT Loại máy Tên nhiên liệu ĐVT Số lượng Tên máy Số lượng Tầu đỗ 1 Máy phát điện 1 Dầu Diezel kg/giờ 46,60 Dầu nhớt kg/giờ 1,40 Tầu chạy hành trình 1 Máy phát điện 2 Dầu Diezel kg/giờ 93,20 Dầu nhớt kg/giờ 2,80 2 Máy chính 2 Dầu Diezel kg/giờ 313,60 Dầu nhớt kg/giờ 9,40 Tầu chạy khảo sát tại các trạm mặt rộng 1 Máy phát điện 2 Dầu Diezel kg/giờ 93,20 Dầu nhớt kg/giờ 2,80 2 Máy chính 2 Dầu Diezel kg/giờ 313,60 Dầu nhớt kg/giờ 9,40 Tầu chạy khảo sát tại các trạm liên tục 1 Máy phát điện 2 Dầu Diezel kg/giờ 93,20 Dầu nhớt kg/giờ 2,80 2 Máy chính 20% của 2 máy chính Dầu Diezel kg/giờ 62,72 Dầu nhớt kg/giờ 1,88 Tầu bảo dưỡng 1 Máy phát điện 2 Dầu Diezel kg/giờ 93,20 Dầu nhớt kg/giờ 2,80 2 Máy chính 2 Dầu Diezel kg/giờ 313,60 Dầu nhớt kg/giờ 9,40 Ghi chú: - Các loại máy của Tầu NCB là: + Máy chính mã lực 980 Cv/máy, nhiên liệu tiêu thụ 0,16 kg/Cv.giờ + Máy phát điện mã lực 233 Cv/máy, nhiên liệu tiêu thụ 0,20 kg/Cv.giờ + Máy Dieszel lai bơm sự cố cứu hỏa mã lực 50 Cv/máy (máy này chỉ sử dụng khi xảy ra sự cố nên không tính định mức nhiên liệu) - Lượng dầu nhớt dùng cho mỗi loại máy đều được tính bằng 3% lượng dầu Diezel dùng cho máy đó. 1.2.2. Định mức dụng cụ 1.2.2.1. Vận hành ngành boong tầu Bảng 5 STT Danh mục dụng cụ ĐVT Số lượng Định mức khấu hao trên một dụng cụ cho 01 năm (%) SD DP I Ngành nghi khí hàng hải 1 Dụng cụ đi kèm Ra đa Tokimec BR – 1800 – 24 Khối thu phát khối 1 10,0 Ăng ten cái 1 10,0 2 Dụng cụ đi kèm máy xác định vị trí tàu Koden – KGP – 911 Bộ chuyển đổi nguồn điện bộ 1 10,0 3 Dụng cụ đi kèm máy đo sâu Koden CVS – 106 Bộ chuyển đổi nguồn điện bộ 1 10,0 4 Dụng cụ đi kèm Ra đa Furuno RDP – 104 Nguồn RS – 40 XII cái 1 10,0 II Ngành vô tuyến điện 1 Loa di động cầm tay cái 1 1 10,0 2 Bộ đàm cầm tay cái 5 10,0 IC-GM 1500E cái 5 2 10,0 3 Dụng cụ đi kèm Inmasat – C (Furno) Khối liên lạc IC – 211 cái 1 10,0 Felcom-10 và bàn phím cái 1 10,0 Khối cảnh báo IC – 300 cái 1 10,0 4 Dụng cụ đi kèm MF/HF DSC (Furno) Nguồn PR – 850 cái 1 10,0 Bộ chuyển đổi AT – 5000 cái 1 10,0 5 Dụng cụ đi kèm SAR – 360 – 2182 KHZ Ăng ten cái 1 1 10,0 6 Dụng cụ đi kèm ICR71 E Ăng ten cái 1 1 10,0 7 Dụng cụ đi kèm Icom IC – M7000 TY Bộ chuyển đổi nguồn điện bộ 1 10,0 Bộ chuyển đổi AT – 130 cái 1 1 10,0 Tổ hợp nói bộ 1 1 10,0 Ăng ten cái 1 1 10,0 8 Dụng cụ đi kèm Furuno VHF FM – 8500 Bộ chuyển đổi nguồn điện bộ 1 10,0 Tổ hợp nói bộ 1 1 10,0 Ăng ten cái 1 1 10,0 9 Dụng cụ đi kèm Furuno VHF JHF – 32A Bộ chuyển đổi nguồn điện bộ 1 10,0 Tổ hợp nói bộ 1 1 10,0 Ăng ten cái 1 1 10,0 10 Dụng cụ đi kèm Icom VHF IC – M58 Bộ chuyển đổi nguồn điện bộ 1 10,0 Tổ hợp nói bộ 1 1 10,0 Ăng ten cái 1 1 10,0 11 Dụng cụ đi kèm Navtex NT – 900 Bộ chuyển đổi nguồn điện bộ 1 10,0 Ăng ten cái 1 1 10,0 III Ngành quản trị tầu 1 Thảm trải sàn mét 1500 12,5 2 Đệm mút cá nhân cái 45 12,5 3 Chăn, ga và gối bộ 90 12,5 4 Rèm cửa sổ cái 70 12,5 5 Quạt treo tường cái 52 10 12,5 6 Quạt gió công nghiệp cái 2 1 12,5 7 Đồng hồ treo tường cái 45 15 12,5 8 Nồi cơm điện cái 3 2 12,5 9 Nồi canh to cái 2 1 12,5 10 Nồi quân dụng cái 2 1 12,5 11 Phích điện đun nước cái 10 3 12,5 12 Lò vi sóng cái 2 1 12,5 13 Nồi áp suất (5 lít) cái 2 1 12,5 14 Máy xay sinh tố cái 2 1 12,5 15 Máy xay thịt cái 2 1 12,5 16 Chảo rán cái 2 2 12,5 17 Bát đĩa (đồ phục vụ kèm theo) mâm 14 3 12,5 18 Bàn là cái 2 8,0 19 Két sắt cái 1 10,0 20 Dao thớt các loại bộ 5 10,0 21 Rổ giá các loại bộ 5 10,0 22 Khăn trải bàn ăn cái 50 10,0 23 Dụng cụ nhà bếp phát sinh % 10 10,0 IV Ngành boong 1 Súng bắn dây cái 4 8,0 2 Phao tròn ca bin cái 12 8,0 3 Áo phao cá nhân cái 60 20 8,0 4 Túi chống mất nhiệt cái 60 20 8,0 5 Quần áo lặn bộ 4 8,0 6 Quần áo chống cháy bộ 3 8,0 7 Thảm chống thủng cái 5 3 8,0 8 Nệm gỗ chống thủng cái 10 5 8,0 9 Họng cứu hỏa bộ 50 20 8,0 10 Trung tâm cứu hỏa bọt PL – 01 két 2 8,0 11 Bình cứu hỏa bọt nhỏ MF – Z4 bình 6 8,0 12 Bình cứu hỏa CO2 MT – 5 bình 8 8,0 13 Vòi rồng cứu hỏa bộ 36 8,0 14 Bình cứu hỏa bọt lớn MF – Z8 bình 12 8,0 15 Mặt nạ phòng độc có bình O2 bộ 2 8,0 16 Mặt nạ phòng độc cá nhân cái 12 8,0 17 Chăn cứu hỏa cái 6 8,0 18 Búa cứu hỏa cái 6 8,0 19 Thùng gỗ đựng đồ cứu hỏa cái 4 8,0 20 Máy bơm di động cái 1 8,0 21 Ma ný bộ 60 10 8,0 22 Bu ly xuồng cứu sinh bộ 32 10 8,0 23 Tăng đơ cẩu 3 tấn bộ 10 2 8,0 24 Tăng đơ, dây cáp xuồng cứu sinh bộ 10 2 8,0 25 Bạt che thiết bị cái 40 15 8,0 26 Bạt che hầm hàng cái 2 1 8,0 27 Dây chằng thiết bị mét 350 100 8,0 28 Thước đo nước cái 1 1 8,0 29 Dụng cụ bảo quản bộ 12 3 8,0 30 Vòi nhựa rửa Tầu (140m) bộ 2 1 8,0 31 Ca bin cá nhân bộ 2 1 8,0 32 Bộ đồ nghề thủy thủ bộ 1 1 8,0 33 Ghế xoay kim loại cái 2 1 8,0 34 Ống nhòm lăng trụ cái 3 2 8,0 35 Cửa ra vào boong cái 20 8,0 36 Cửa sổ vuông cái 52 8,0 Gioăng cao su mét 55 8,0 Keo dán hộp 10 3 8,0 Kính cái 52 10 8,0 37 Cửa sổ tròn cái 30 8,0 Gioăng cao su mét 20 5 8,0 Keo dán hộp 10 3 8,0 Kính 8mm cái 30 10 8,0 38 Cửa buồng ở, buồng làm việc cái 54 8,0 Khóa bộ 54 10 8,0 39 Cửa buồng vệ sinh cái 36 8,0 Khóa bộ 36 10 8,0 40 Cửa phòng ăn cái 2 8,0 Bản lề dầy bộ 4 2 8,0 41 Bàn, ghế làm việc bộ 54 8,0 42 Bàn uống nước cái 40 8,0 43 Ghế bọc da cái 74 8,0 44 Tủ đứng cá nhân cái 28 8,0 45 Tủ cá nhân cái 22 8,0 46 Giường đôi cái 10 8,0 47 Giường tầng cái 29 8,0 48 Sa lông bọc da bộ 3 8,0 Dù bọc bộ 3 8,0 49 Bàn tác nghiệp hải đồ cái 1 8,0 50 Ghế lái xoay cái 2 8,0 51 Ống nhòm cái 3 1 8,0 1.2.2.2. Vận hành ngành máy tầu Bảng 6 STT Danh mục dụng cụ ĐVT Số lượng Định mức khấu hao trên một dụng cụ cho 01 năm (%) SD DP I Phần máy 1 Dụng cụ đi kèm máy chính (Phần máy I) Vòi phun nhiên liệu cái 12 4 10,0 Các supap khởi động trên máy cái 12 4 10,0 2 Dụng cụ đi kèm động cơ Diezel lai bơm cứu hỏa (Phần máy I) Supap hút, xả cái 8 2 10,0 3 Dụng cụ đi kèm hệ thống nhiên liệu (Phần máy II) Van 2 chiều D100 cái 25 5 10,0 Van 2 chiều D75 cái 4 1 10,0 Van 2 chiều D50 cái 8 2 10,0 4 Hộp dụng cụ đồ nghề hàng ngày hộp 1 10,0 5 Hộp cờ lê chìm hộp 1 10,0 Cờ lê răng loại lớn chiếc 1 10,0 Mỏ lết loại lớn chiếc 1 10,0 Mỏ lết loại trung chiếc 1 10,0 Cờ lê 32 chiếc 1 10,0 Cơ lê 56 chiếc 1 10,0 6 Pa lăng xích 2,5 tấn chiếc 1 10,0 7 Ghế ngồi ghi nhật ký chiếc 2 1 10,0 8 Kìm điện chiếc 3 10,0 9 Kìm cắt cộng lực chiếc 3 10,0 10 Đèn ma nơ buồng máy chiếc 2 1 10,0 11 Tai chụp mũ chống ồn bộ 8 12,5 12 Thùng nhựa lớn để chứa giẻ bẩn chiếc 2 12,5 II Phần điện 1 Kìm điện các loại bộ 8 8,0 2 Bộ cờ lê tuýp bộ 1 8,0 3 Bộ cờ lê dẹt bộ 1 8,0 4 Bộ cờ lê tròng bộ 1 8,0 5 Bộ lục lăng bộ 1 8,0 6 Mũi khoan các loại bộ 1 8,0 7 Tuốc nơ vít các loại bộ 1 8,0 8 Bạt che động cơ cái 6 8,0 9 Búa cái 1 8,0 10 Đục sắt cái 1 8,0 11 Cưa sắt cái 2 8,0 12 Kìm hàn cái 2 8,0 13 Mặt nạ hàn cái 2 8,0 14 Khoan điện cầm tay cái 2 8,0 15 Máy cắt cầm tay cái 2 8,0 16 Máy mài cái 2 8,0 17 Kìm cộng lực cái 2 8,0 18 Bộ đèn ma nơ cái 4 8,0 1.2.3. Định mức vật tư 1.2.3.1. Vận hành ngành boong tàu Bảng 7 STT Danh mục vật tư ĐVT Định mức vật tư cho 01 năm 1 Vật tư đi kèm Ra đa Tokimec BR – 1800 – 24 Mặt nạ cái 5 2 Vật tư đi kèm la bàn chuẩn Dung dịch la bàn từ lít 1 3 Vật tư đi kèm loa di động cầm tay Pin đại quả 48 4 Vật tư đi kèm bộ đàm cầm tay Pin khô quả 48 5 Vật tư đi kèm Inmasat – C (Furno) Mực in hộp 2 Ru lô cái 2 Giấy in cuộn 36 6 Vật tư đi kèm MF/HF DSC (Furno) Mực in hộp 2 Ru lô cái 2 Giấy in cuộn 36 7 Vật tư đi kèm máy in (Ngành quản trị tàu) Mực in hộp 2 Giấy in gram 12 8 Vật tư đi kèm máy lọc nước nóng lạnh Bộ lọc bộ 36 9 Hệ thống cảm biến khói hệ thống 1 Đầu đo cái 8 10 Hệ thống cảm biến nhiệt hệ thống 1 Đầu đo cái 30 11 Xuồng cứu sinh cái 1 Sơn lít 120 12 Xuồng công tác cái 1 Sơn lít 100 13 Phản xạ ra đa cái 1 14 Xích neo mét 80 15 Pháo dù ca bin quả 12 16 Tín hiệu khói quả 2 17 Đạn mầu cấp cứu quả 30 18 Mìn khói quả 4 19 Đuốc cầm tay quả 4 20 Lương khô kg 52 21 Nước khoáng lít 52 22 Thuốc y tế hộp 4 23 Bộ đồ dùng tổng hợp bộ 1 24 Xi măng chống thủng bao 20 25 Sơn chống gỉ (mạn khô) lít 350 26 Sơn màu ghi (mạn khô) lít 350 27 Sơn chống gỉ (mặt boong) lít 400 28 Sơn màu (mặt boong) lít 400 29 Sơn chống gỉ (ca bin, cột ra đa) lít 400 30 Sơn màu (ca bin, cột ra đa) lít 400 31 Sơn chống gỉ (các thiết bị trên boong) lít 160 32 Sơn màu (các thiết bị trên boong) lít 160 33 Sơn chống gỉ (mạn dưới mớn nước) lít 160 34 Sơn lót (mạn dưới mớn nước) lít 100 35 Sơn chống hà lít 320 36 Sơn màu (xuồng cứu sinh) lít 160 37 Vật tư bảo hộ lao động Áo bảo hộ cái 17 Mũ nhựa cái 6 Xà phòng thơm bánh 204 Xà phòng giặt kg 102 38 Tài liệu kỹ thuật Nhật ký hàng hải quyển 12 Nhật ký thủy thủ trực ca quyển 24 Bảng thủy triều tập 9 Hải đồ đi biển tỷ lệ 1/25.000 tờ 24 Hải đồ đi biển tỷ lệ 1/100.000 tờ 64 Hải đồ đi biển tỷ lệ 1/300.000 tờ 18 Hải đồ đi biển tỷ lệ 1/500.000 tờ 14 Hải đồ đi biển tỷ lệ 1/1000.000 tờ 8 Hải đồ đi biển tỷ lệ 1/2000.000 tờ 2 Dụng cụ tác nghiệp bộ 2 Tài liệu chuyên môn quyển 5 39 Các thiết bị phục vụ sinh hoạt Chậu rửa gắn tường cái 5 Dây mềm chậu rửa nóng + lạnh đôi 20 Xi phông chậu rửa bộ 10 Bệ xí bệt bệ 5 Cụm phao ngắt nước bệ xí bộ 20 Dây mềm bệ xí dây 15 Cụm vòi tắm hoa sen cái 15 Rô mi nê cái 20 40 Văn phòng phẩm Bút chì cái 36 Cục tẩy cái 24 Kính lúp cái 1 Cờ thế giới bộ 4 Cờ chữ cái bộ 4 Cờ thế bộ 4 Cờ số bộ 4 Cờ quốc kỳ cái 12 41 Bông băng y tế cơ số 4 42 Mỡ bảo dưỡng kg 200 43 Gầu cái 6 44 Xô cái 6 45 Khăn lau kg 400 46 Bàn chải sắt cái 200 47 Xà bông rửa tầu kg 120 48 Giấy vệ sinh túi 120 1.2.3.2. Vận hành ngành máy tầu Bảng 8 STT Danh mục vật tư ĐVT Định mức vật tư cho 01 năm I Phần máy I 1 Vật tư đi kèm máy chính Vòi phun nhiên liệu cái 12 Gioăng đồng vòi phun 68 x 62mm cái 20 Oring vòi phun Ф74 x 4mm cái 20 Gioăng đồng ống dầu vào BCA 44 x 26mm cái 12 Gioăng đồng ống dầu thừa Ф12mm cái 60 Phớt làm kín bơm dầu đốt cái 5 Bầu lọc thô nhiên liệu dầu đốt bộ 2 Phin lọc của bầu lọc tinh dầu nhờn bộ 6 Bầu lọc tinh dầu nhờn bộ 13 Vòng bi của bơm dầu nhờn ngoài máy cái 1 Cúp pen làm kín nước của bơm nước biển cái 18 Cúp pen kín nước của bơm nước ngọt cái 5 Hóa chất tẩy cán cặn trong máy lít 80 Gioăng đồng supap 155 x 130mm chiếc 64 Gioăng đồng ống gió khởi động 44 x 26mm cái 48 Các loại gioăng kín dầu chai gió và các van trên chai gió bộ 12 Màng van giảm áp cái 4 Các ống dẫn cao áp Ф42, Ф21, Ф16, Ф12 mét 25 Gioăng đồng Ф32 của đĩa chải gió cái 48 Xéc măng kín của van khởi động chính cái 1 Gioăng đồng supap khởi động 74 x 62mm cái 12 Cúp pen làm kín dầu của bộ điều tốc bộ 20 Vòng bi tua bin bên phía khí xả cái 1 Dầu tua bin lít 30 Tấm lọc không khí ngoài trời tấm 1 Nhiệt kế nước ngọt (00C ÷ 1000C) cái 14 Nhiệt kế khi xả (00C ÷ 6000C) cái 14 Đồng hồ nhiệt kế điện (00C ÷ 1000C) cái 2 Gioăng đồng mặt quy lát cái 6 Gioăng đồng gờ vai sơ mi 455 x 435mm cái 4 Oring cao su sơ mi 435 x 8mm cái 9 Xéc măng (hơi dầu) cái 28 Bạc đầu to, đầu nhỏ của tay biên cặp 5 Bạc trục cặp 2 Bu lông biên cái 2 Các chốt chẻ chống nới lỏng ê cu biên cái 96 Bu lông chân máy cái 14 2 Vật tư đi kèm hệ trục và chân vịt Tờ rết làm kín khớp nối bánh răng 16 x 16mm mét 72 Tờ rết làm kín khớp nối bánh răng 24 x 24mm mét 72 Cúp pen làm kín nước trục chân vịt cái 8 3 Vật tư đi kèm máy lái Lò xo cân bằng lực cái 4 Van điện từ cái 1 Cụm van trược phân phối cụm 1 Bạc trục lái cái 1 Bạc ky lái cái 1 Dầu máy HLP – HM32 lít 418 4 Vật tư đi kèm máy điều hòa không khí Bầu lọc công chất cái 6 Công chất lạnh Fr 22 loại 13,5kg/1 bình bình 24 Khí trơ CO2 kg 30 Dầu lạnh lít 20 5 Vật tư đi kèm máy lạnh thực phẩm Bầu lọc cái 4 Khí trơ CO2 kg 40 Công chất lạnh Fr 22 loại 13,5kg/bình bình 180 Mặt côn bằng đồng cái 4 Ống dẫn công chất bằng đồng (Ф12mm ÷ 16mm) mét 25 6 Vật tư đi kèm động cơ Diezel lai bơm cứu hỏa Vòi phun nhiên liệu cái 2 Bơm tuần hoàn nước ngọt cái 1 II Phần máy II 1 Vật tư đi kèm động cơ Diezel 3306B Súng phun cả 3 máy cái 3 Xéc măng cả 3 máy bộ 7 Bộ biên 3 máy bộ 3 Bạc trục 3 máy bộ 4 Bầu lọc dầu nhờn cái 72 Bầu lọc khí đốt cái 72 Bầu lọc dầu đốt thô cái 6 Bầu lọc không khí 3 máy cái 6 Dây cu roa lại máy phát cái 6 Cánh bơm nước mặn cái 3 Trục bơm nước mặn + bộ làm kín nước cái 3 Cánh bơm nước ngọt cái 3 Dung dịch bổ sung làm sạch nước lít 10 Bộ làm kín bộ 3 2 Vật tư đi kèm máy nén khí độc lập Nắp gu lát (nắp máy) cái 4 Các van hút, xả cái 4 Dây cu roa cái 8 Đường ống nước làm mát Ф20 mét 10 Các loại gioăng làm kín nước, kín khí m2 15 3 Vật tư đi kèm bơm vận chuyển dầu đốt Cánh bơm cái 1 Trục bơm cái 1 Bộ làm kín (phốt) cái 2 Vòng bi vòng 2 Các loại gioăng khi sửa phải dùng đến m2 1 III Phần máy III 1 Vật tư đi kèm hệ thống bơm balát Trục bơm cái 2 Cánh bơm cái 2 Vòng bi 309 cái 4 Bu ly đôi 2 Đệm va cao su Ф27 mét 1 2 Vật tư đi kèm hệ thống cứu hỏa Trục bơm cái 1 Cánh bơm cái 1 Vòng bi 309 cái 2 Bu ly đôi 1 Đồng hồ áp lực cái 1 Đệm va cao su Ф34 mét 1 Tờ rết bơm 10mm kg 1 3 Vật tư đi kèm hệ thống bơm dùng chung Trục bơm cái 1 Cánh bơm cái 1 Vòng bi 305 cái 4 Bu ly đôi 1 4 Vật tư đi kèm hệ thống bơm nước ngọt + nước mặn sinh hoạt Đồng hồ áp lực cái 2 Cánh bơm cái 4 Trục bơm cái 4 Vòng bi 305 vòng 8 Bu ly đôi 4 Đồng hồ áp lực cái 4 Tờ rết bơm 10mm kg 1 5 Vật tư đi kèm hệ thống bơm nước thải Cánh bơm cái 2 Trụ bơm cái 2 Vòng bi 305 cái 4 Bu ly đôi 2 Đồng hồ áp lực cái 2 6 Vật tư đi kèm hệ thống bơm sự cố làm mát máy chính Vòng bi 305 cái 4 Cánh bơm cái 1 Trục bơm cái 1 Bu ly đôi 1 Đồng hồ áp lực cái 2 7 Vật tư đi kèm hệ thống phân ly dầu nước Trục bơm cái 1 Cánh bơm cái 1 Vòng bi 305 cái 2 Bu ly đôi 1 8 Vật tư đi kèm hệ thống thông gió buồng máy 8.1 Vật tư đi kèm tổ quạt hút gió buồng máy Cánh quạt cái 1 Trục quạt cái 1 Bạc trục bộ 2 8.2 Vật tư đi kèm tổ quạt thổi gió bằng máy Cánh quạt cái 1 Trục quạt cái 1 Bạc trục bộ 2 9 Vật tư đi kèm hệ thống cẩu tời thủy lực 9.1 Vật tư đi kèm cẩu 3 tấn độc lập Ống cao su thủy lực Ф34 ống 26 Ống cao su thủy lực Ф27 ống 9 Ống cao su thủy lực Ф21 ống 9 Van một chiều DY 32 cái 6 Cúp pen pít tông bộ 4 Van một chiều DY20 cái 4 Gioăng cao su chịu áp lực bộ 10 Chốt ắc + bạc trục bộ 4 9.2 Vật tư đi kèm cẩu lật 1,5 tấn Bạc trục bộ 6 Cúp pen pít tông bộ 3 Van một chiều cái 3 Gioăng cao su chịu dầu bộ 3 9.3 Vật tư đi kèm cẩu lật 5 tấn Cúp pen pít tông bộ 4 Bạc trục bộ 4 Van một chiều cái 4 9.4 Vật tư đi kèm tời 1,5 tấn Bạc trục bộ 4 Nhông xích bộ 3 9.5 Vật tư đi kèm tời 5 tấn Bạc trục bánh răng bộ 4 9.6 Vật tư đi kèm hệ thủy lực nắm hầm hàng Cúp pen bộ 4 Ống cao su thủy lực Ф21 ống 6 Tổ van một chiều cụm 2 Dầu CS32 lít 600 10 Vật tư đi kèm hệ thống máy neo Bạc trục bộ 2 11 Vật tư đi kèm máy xuồng cứu sinh Kim phun cái 6 Pít tông séc măng bộ 3 Dây ga dây 2 Giẻ vệ sinh buồng máy và các thiết bị kg 600 Bìa để làm gioăng kín (1mm ÷ 2,5mm) m2 24 Mỡ bảo quản kg 20 Dây và móc để cẩu thùng phi bộ 1 12 Ống kẽm Ống kẽm Ф21 mét 170 Ống kẽm Ф27 mét 105 Ống kẽm Ф34 mét 105 Ống kẽm Ф40 mét 221 Ống kẽm Ф50 mét 93 Ống kẽm Ф60 mét 320 Ống kẽm Ф80 mét 335 Ống kẽm Ф100 mét 340 13 Mặt bíc Mặt bíc Ф60 đôi 8 Mặt bíc Ф21 đôi 13 Mặt bíc Ф27 đôi 5 Mặt bíc Ф34 đôi 14 Mặt bíc Ф40 đôi 21 Mặt bíc Ф 50 đôi 32 Mặt bíc Ф60 đôi 32 Mặt bíc Ф80 đôi 25 Mặt bíc Ф100 đôi 8 14 Ê cu, bu lông các loại kg 100 15 Van Van thông biển DY104 cái 2 Van thông biển DY200 cái 2 Van kính tròn quan sát DY100 cái 4 Van kính tròn quan sát DY50 cái 4 Van thoát nạn DY100 cái 2 Van ba ngả DY40 cái 1 Van ba ngả DY50 cái 8 Van ba ngả DY60 cái 3 Van ba ngả DY80 cái 2 Van ba ngả DY104 cái 1 Van ba ngả DY100 cái 1 Van chặn DY32 cái 6 Van chặn DY50 cái 4 Van chặn DY60 cái 2 Van chặn DY65 cái 11 Van chặn DY80 cái 1 Van chặn DY100 cái 12 Van chặn DY104 cái 1 Van chặn DY200 cái 12 16 Giọ hút Giọ hút một chiều DY32 cái 3 Giọ hút một chiều DY50 cái 2 Giọ hút một chiều DY100 cái 27 17 Hộp van chắn rác Hộp van chắn rác DY20 cái 2 Hộp van chắn rác DY200 cái 1 18 Hộp chắn rác cái 13 19 Gioăng cao su 0,5mm m2 35 20 Sơn chống rỉ + sơn phủ + sơn chống hà kg 30 21 Tờ rết van 1,2cm kg 10 22 Hộp xịt RP – 7 hộp 48 IV Phần điện 1 Ắc quy axít 12V, 200A bình 30 Dung dịch bổ sung ắc quy lít 250 Đầu cốt đồng các loại cái 1066 Đầu bọc ắc quy cái 61 Dây nối ắc quy cái 61 2 Bình nóng lạnh bình 4 Rơ le bình nóng lạnh cái 5 Dây may so bình nóng lạnh cái 5 Gioăng bình nóng lạnh cái 5 Van một chiều bình nóng lạnh cái 5 Bộ đèn bình nóng lạnh cái 5 3 Cáp điện Cáp điện bọc cao su 3 x 240mm mét 2 Cáp điện bọc cao su 1 x 240mm mét 2 Cáp điện bọc cao su 3 x 185mm mét 1 Cáp điện bọc cao su 3 x 120mm mét 7 Cáp điện bọc cao su 3 x 95mm mét 1 Cáp điện bọc cao su 3 x 70mm mét 10 Cáp điện bọc cao su 3 x 35mm mét 11 Cáp điện bọc cao su 3 x 4mm mét 87 Cáp điện bọc cao su 3 x 1,5mm mét 70 Cáp điện bọc cao su 2 x 20mm mét 3 Cáp điện bọc cao su 2 x 10mm mét 16 Cáp điện bọc cao su 2 x 4mm mét 63 Cáp điện bọc cao su 2 x 2,5mm mét 128 Cáp điện bọc cao su 2 x 1,5mm mét 200 Cáp điện bọc cao su 1 x 50mm mét 12 Cáp điện bọc cao su 14 x 1,5mm mét 19 Cáp điện bọc cao su 24 x 2,4mm mét 12 Cáp điện ruột bọc PVC 1 x 4mm mét 26 Cáp điện ruột bọc PVC 1 x 2,5mm mét 33 Cáp điện ruột bọc PVC 1 x 1,5mm mét 30 Cáp điện bọc nhựa mềm PVC 1 x 2,5mm mét 33 Cáp điện bọc nhựa mềm PVC 1 x 1,5mm mét 30 Cáp điện bọc cao su có lưới thép 1 x 95mm mét 6 Cáp điện bọc cao su có lưới thép 1 x 2,5mm mét 13 Cáp điện bọc cao su có lưới thép 3 x 50mm mét 13 Cáp điện bọc cao su có lưới thép 3 x 25mm mét 8 Cáp điện bọc cao su có lưới thép 3 x 16mm mét 35 Cáp điện bọc cao su có lưới thép 3 x 10mm mét 28 Cáp điện bọc cao su có lưới thép 3 x 6mm mét 72 Cáp điện bọc cao su có lưới thép 3 x 2,5mm mét 40 Cáp điện bọc cao su có lưới thép 2 x 6mm mét 20 Cáp điện bọc cao su có lưới thép 2 x 1,5mm mét 50 Cáp điện bọc cao su có lưới thép 4 x 1,5mm mét 132 Cáp điện bọc cao su có lưới thép 5 x 1,5mm mét 30 Cáp điện bọc cao su có lưới thép 17 x 1,5mm mét 13 4 Đèn sinh hoạt Bóng đèn 220V, 100W cái 200 Chấn lưu 20W cái 94 Tắc te cái 473 Hộp đèn tuýp đôi có chụp phản quang 220V, 20W cái 11 Hộp đèn tuýp đơn có chụp phản quang 220, 20W cái 2 Hộp đèn tuýp đôi kín nước 220V, 20W cái 3 Hộp đèn tuýp đôi chụp nhựa 220V, 20W cái 21 Bộ đèn trần mỹ thuật 24V, 40W cái 4 Bộ đèn kín nước 220V, 60W cái 9 Bộ đèn kín nước 220V, 21W cái 5 Bộ đèn phòng nổ 220V, 60W cái 1 Bộ đèn hải đồ cái 1 Bộ đèn bàn 220V, 60W bộ 4 Bộ đèn vách trang trí 220V, 60W cái 1 Bộ đui đèn tuýp và đế tắc te cái 473 Bóng đèn 220V, 60W cái 200 Bóng đèn tuýp 60cm cái 700 Bóng đèn báo 220V, 5W cái 70 Bóng đèn 24V, 21W cái 50 Bóng đèn 24V, 40W cái 50 Bóng đèn 220V, 300W cái 50 Bóng đèn halôgen 300W cái 50 Bóng đèn báo 24V, 5W cái 20 Bóng đèn 220V, 1000W cái 2 5 Át tô mát Át tô mát ba pha 380V – 400A cái 1 Át tô mát ba pha 380V – 250A cái 2 Át tô mát ba pha 380V – 150A cái 1 Át tô mát ba pha 380V – 125A cái 1 Át tô mát ba pha 380V – 100A cái 3 Át tô mát ba pha 380V – 80A cái 1 Át tô mát ba pha 380V – 75A cái 2 Át tô mát ba pha 380V – 60A cái 1 Át tô mát ba pha 380V – 50A cái 10 Át tô mát ba pha 380V – 30A cái 6 Át tô mát ba pha 380V – 25A cái 1 Át tô mát ba pha 380V – 20A cái 10 Át tô mát ba pha 380V – 15A cái 5 Át tô mát hai pha 380V – 100A cái 1 Át tô mát hai pha 380V – 50A cái 1 Át tô mát hai pha 380V – 30A cái 2 Át tô mát hai pha 380V – 25A cái 3 Át tô mát hai pha 380V – 20A cái 36 Át tô mát hai pha 380V – 15A cái 18 Át tô mát hai pha 380V – 10A cái 3 6 Công tắc tơ Công tắc tơ ba pha 380V – 500A cái 1 Công tắc tơ ba pha 380V – 400A cái 1 Công tắc tơ ba pha 380V – 250A cái 1 Công tắc tơ ba pha 380V – 150A cái 1 Công tắc tơ ba pha 380V – 100A cái 1 Công tắc tơ ba pha 380V – 75A cái 1 Công tắc tơ ba pha 380V – 50A cái 1 Công tắc tơ ba pha 380V – 35A cái 1 Công tắc tơ ba pha 380V – 25A cái 1 Công tắc tơ ba pha 220V – 100A cái 1 Công tắc tơ ba pha 220V – 60A cái 2 Công tắc tơ ba pha 220V – 40A cái 1 Công tắc tơ ba pha 220V – 25A cái 1 Công tắc tơ ba pha 220V – 80A cái 1 Công tắc tơ một chiều 24V – 200A cái 1 7 Dây cu roa máy điều hòa cái 20 8 Vòng bi cái 25 Mỡ vòng bi kg 5 9 Băng vải cách điện cái 10 10 Băng dính cách điện cuộn 30 11 Dầu Dầu biến áp 6kV lít 50 Dầu rửa cách điện AT3200 lít 300 12 Sơn Sơn cách điện kg 200 Sơn phủ cách điện 432g/hộp hộp 15 Sơn vỏ động cơ cái 10 13 Tổng đài điện thoại cái 1 14 Điện thoại bàn cái 4 15 Âm li 100W cái 1 16 Mi cờ rô cái 1 17 Loa nén cái 1 18 Loa phòng cái 8 19 Đồng hồ treo tường cái 6 20 Đế nhựa (nắp ổ cắm, công tắc) cái 66 21 Ổ cắm nhựa cái 25 22 Phích cắm nhựa cái 55 23 Cầu chì các loại cái 108 24 Cầu đấu dây các loại cái 96 25 Chuông điện 24V, 15W cái 3 26 Gỗ phíp các loại m2 18 27 Giấy ráp m2 50 28 Thiếc bàn cuộn 5 29 Dầu RP - 7 hộp 10 30 Keo cilicon tuýp 10 31 Que hàn (5kg/bó) bó 10 32 Dây nhựa buộc các loại bó 15 33 Hệ thống điều khiển Công tắc hai cực kín nước 220V, 10A cái 6 Công tắc hai cực kín nước 220V, 10A cái 1 Ổ cắm 2 cực kín nước 220V, 10A cái 17 Chuông điện 127V cái 1 Máy ổn áp 3kW máy 1 Công tắc xoay ba cực cái 4 Công tắc xoay hai cực cái 1 Công tắc chọn pha cái 1 Công tắc điều khiển động cơ Diezel cái 1 Công tắc chuyển hoán hai vị trí (trên xuồng cứu sinh) cái 1 Chiết áp điều chỉnh điện áp máy phát cái 1 Rơ le áp suất hai vị trí cái 1 Rơ le thời gian các loại cái 3 Rơ le phao cái 1 Rơ le điện từ các loại cái 14 Rơ le điện áp thấp cái 1 Rơ le dòng chảy cái 1 Rơ le chương trình xả tuyết cái 1 Rơ le áp lực công chất và dầu lạnh cái 3 Điện trở xả tuyết cái 1 Cảm biến nhiệt độ nước cái 1 Cảm biến nhiệt độ hầm lạnh cái 1 Cảm biến nhiệt độ dầu cái 1 Van điện khí cái 1 Van điện từ cái 1 Van điện từ dầu đốt cái 1 Khóa bảng điều khiển điều hòa và hệ lạnh thực phẩm cái 1 Nút khởi động động cơ Diezel cái 1 Nút ấn NTT cái 22 Hộp nút ấn kép kín nước hộp 1 Điện trở giám áp 6,8K - 25Ω cái 6 Hạn vị góc lái cái 1 Khởi động từ ba pha (kèm rơ le nhiệt từ 35A đến 100A) cái 8 34 Trung tâm báo cháy Cảm biến nhiệt cái 15 Cảm biến khói cái 3 Hộp nút ấn báo cháy hộp 3 35 Hệ thống đèn Bộ đèn báo NTT 220V – 5W bộ 15 Bộ đèn báo NTT 24V – 5W bộ 3 Bộ đèn pha công tác bộ 1 Bộ đèn halôgen bộ 1 Bộ đèn nháy vàng 220V, 60W bộ 1 Bộ đèn trắng 360 độ, 220V, 60W và 24V, 40W bộ 1 Bộ đèn xanh, đỏ 360 độ, 220V, 60W và 24V, 40W bộ 2 Bộ đèn mất chủ động đỏ 220V và 24V bộ 1 Bộ đèn hành trình mạn màu đỏ và xanh 112,5 độ bộ 1 Bộ đèn hành trình đuôi màu trắng 135 độ bộ 1 Bộ đèn hành trình cột trước 225 độ bộ 1 Bộ đèn neo 220V và 24V bộ 1 V Vật tư bảo hộ lao động Áo bảo hộ cái 14 Găng tay vải đôi 28 Găng tay cách điện đôi 28 Giầy da đôi 14 Tạp dề cái 14 Khẩu trang cái 70 Áo bạt đi mưa cái 14 Xà phòng thơm bánh 168 Xà phòng giặt kg 84 Kính bảo hộ cái 3 Kính hàn mặt cái 1 Mặt nạ phòng độc cái 1 Bịt tai chống ồn đôi 8 Dây an toàn cái 1 VI Tài liệu kỹ thuật Tài liệu chuyên môn quyển 5 Nhật ký máy chính quyển 8 VII Văn phòng phẩm Xà phòng vệ sinh buồng máy kg 36 Bút ghi nhật ký cho máy chiếc 36 Đèn pin (loại 2 pin) chiếc 12", "Điều 152. Định mức dụng cụ bước xử lý chung kiểm định, hiệu chuẩn máy đo mực nước. TT Dụng cụ ĐVT Số lượng Thời hạn (tháng) Định mức 1 Áo BHLĐ cái 01 9 0,20 2 Bàn làm việc cái 01 96 0,20 3 Ghế tựa cái 02 96 0,20 4 Quạt thông gió 40W cái 01 36 0,03 5 Quạt trần 100W cái 01 36 0,03 6 Đèn Neon 40W bộ 02 30 0,20 7 Máy hút bụi 1,5kw cái 01 60 0,02*0,01 8 Bộ lưu điện bộ 01 60 0,15 9 Thẻ nhớ, USB cái 01 36 0,03 10 Điện năng kw 0,80 * Mức xử lý chung quy định như nhau cho các PTĐ mực nước." ]
Trả lại tên miền về bản chất là hoạt động gì?
[ "\"2. Trả lại tên miền \".vn\": Là việc chủ thể tên miền thực hiện việc hoàn trả tên miền \".vn\" cho cơ quan quản lý tên miền theo trình tự, thủ tục hoàn trả tên miền quy định tại Điều 10 Thông tư số 24/2015/TT-BTTTT ngày 18 tháng 8 năm 2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet.\"" ]
[ "Điều 9. Cung cấp dịch vụ đăng ký, duy trì tên miền “.vn”\n1. Nhà đăng ký tên miền “.vn” là doanh nghiệp thành lập theo pháp luật Việt Nam: được cung cấp dịch vụ đăng ký, duy trì tên miền “.vn” tại Việt Nam và ở nước ngoài. Khi cung cấp dịch vụ đăng ký, duy trì tên miền “.vn” ở nước ngoài, ngoài việc tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam về Internet, Nhà đăng ký tên miền “.vn” phải tuân thủ pháp luật của nước mà dịch vụ được cung cấp.\n2. Nhà đăng ký tên miền “.vn” là tổ chức ở nước ngoài ký hợp đồng với Nhà đăng ký tên miền chính thức của ICANN: được cung cấp dịch vụ đăng ký, duy trì tên miền “.vn” ở nước ngoài. Khi cung cấp dịch vụ đăng ký, duy trì tên miền “.vn” ở nước ngoài, ngoài việc tuân thủ quy định của pháp luật của nước đó, Nhà đăng ký tên miền “.vn” phải tuân thủ pháp luật của Việt Nam về Internet.\n3. Doanh nghiệp có nhu cầu cung cấp dịch vụ đăng ký, duy trì tên miền “.vn” có Đơn đề nghị cung cấp dịch vụ đăng ký, duy trì tên miền “.vn” theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này gửi VNNIC. VNNIC xem xét, thỏa thuận và ký hợp đồng cung cấp dịch vụ đăng ký, duy trì tên miền “.vn” với doanh nghiệp theo các tiêu chí sau:\na) Nhu cầu cung cấp dịch vụ đăng ký, duy trì tên miền “.vn”;\nb) Quy hoạch tài nguyên Internet;\nc) Phù hợp quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng,\n4. Hợp đồng cung cấp dịch vụ đăng ký, duy trì tên miền “.vn” ký giữa VNNIC và doanh nghiệp có nhu cầu cung cấp dịch vụ đăng ký, duy trì tên miền “.vn” đảm bảo đầy đủ các nội dung quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.\n5. Nhà đăng ký tên miền “.vn” khi cung cấp dịch vụ đăng ký, duy trì tên miền “.vn” được hưởng hoa hồng theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.\n6. Khi cung cấp dịch vụ đăng ký, duy trì tên miền “.vn”, Nhà đăng ký tên miền “.vn” phải đảm bảo:\na) Không được xâm phạm và gây tổn hại tới quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể cũng như của các Nhà đăng ký tên miền “.vn” khác;\nb) Không được lợi dụng ưu thế của Nhà đăng ký tên miền để chiếm đoạt, cản trở hoặc tìm cách cản trở các chủ thể đăng ký, sử dụng tên miền hợp pháp.", "Điều 13. Đăng ký và sử dụng tên miền dưới “.gov.vn”. Ngoài các quy định tại các Điều 6, 7, 8, 10, 11, 12 Thông tư này, việc đăng ký và sử dụng tên miền “.gov.vn” phải bảo đảm các quy định sau:\n1. Đối tượng được đăng ký tên miền dưới “.gov.vn” bao gồm:\na) Các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương được quy định tại các Luật về tổ chức Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân; các Nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;\nb) Các đơn vị nằm trong cơ cấu tổ chức của các cơ quan nhà nước quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.\n2. Tên miền “.gov.vn” phải đặt theo tên gọi của cơ quan, đơn vị một cách cụ thể, rõ ràng, dễ phân biệt với tên của các tổ chức khác và phù hợp với chức năng nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị được quy định tại các văn bản ban hành bởi cơ quan có thẩm quyền quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, đơn vị đăng ký sử dụng tên miền “.gov.vn”.\n3. Người chịu trách nhiệm quản lý tên miền “.gov.vn” phải là người có thẩm quyền hoặc người được ủy quyền thuộc cơ quan, đơn vị đăng ký tên miền theo quy định của pháp luật; Bản khai đăng ký tên miền dưới “.gov.vn” theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này.\n4. Đối với các tên miền được bảo vệ theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư này, việc đăng ký, thay đổi thông tin đăng ký, hoàn trả các tên miền “.gov.vn” tuân thủ các quy định sau:\na) Được thực hiện thông qua các Nhà đăng ký tên miền “.vn” trong nước;\nb) Trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc, Nhà đăng ký tên miền “.vn” trong nước có trách nhiệm chuyển hồ sơ cho VNNIC để xem xét quyết định. Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc, VNNIC thông báo kết quả xử lý cho Nhà đăng ký tên miền “.vn” bằng đường thư điện tử để phối hợp thực hiện và yêu cầu Nhà đăng ký thông báo kết quả xử lý cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.\n5. Việc tạm ngừng, thu hồi các tên miền “.gov.vn”, các tên miền được bảo vệ quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư này do Bộ Thông tin và Truyền thông (VNNIC) trực tiếp xem xét giải quyết.", "Điều 68. Bảo vệ tên miền quốc gia Việt Nam “.vn”\n1. Tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” và tên miền cấp dưới của tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” là một phần của tài nguyên thông tin quốc gia, có giá trị sử dụng như nhau và phải được quản lý, khai thác, sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đăng ký và sử dụng tên miền quốc gia Việt Nam “.vn”. Tên miền đăng ký phải thể hiện tính nghiêm túc để tránh gây sự hiểu nhầm hoặc xuyên tạc do tính đa âm, đa nghĩa hoặc khi không dùng dấu trong tiếng Việt.\n2. Tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” dành cho tổ chức Đảng, cơ quan nhà nước phải được bảo vệ và không được xâm phạm.\n3. Tổ chức, cá nhân đăng ký sử dụng tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về mục đích sử dụng và tính chính xác của các thông tin đăng ký và bảo đảm việc đăng ký, sử dụng tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” không xâm phạm các quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác có trước ngày đăng ký.\n4. Bộ Bưu chính, Viễn thông quy định việc đăng ký, quản lý, sử dụng và giải quyết tranh chấp tên miền quốc gia Việt Nam “.vn”.", "Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 24/2015/TT-BTTTT ngày 18 tháng 8 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 06/2019/TT-BTTTT ngày 19 tháng 7 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 24/2015/TT-BTTTT ngày 18 tháng 8 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet) như sau:\n1. Bổ sung các khoản 15, 16, 17, 18 tại Điều 2 như sau: “15. Thành viên địa chỉ là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được cấp, phân bổ địa chỉ IP từ Bộ Thông tin và Truyền thông (Trung tâm Internet Việt Nam). 1. Hệ thống tra cứu thông tin tên miền “.vn” (Whois tên miền VN) là hệ thống do Trung tâm Internet Việt Nam xây dựng và quản lý, cung cấp công khai, trực tuyến các thông tin về tên miền “.vn”. 1. Trung tâm Internet Việt Nam hoặc Nhà đăng ký tên miền “.vn” thực hiện giữ nguyên hiện trạng đăng ký, sử dụng tên miền căn cứ vào văn bản yêu cầu của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật. 1. Đối tượng được đề nghị cấp, phân bổ địa chỉ IP: 1. Đối tượng đề nghị cấp, phân bổ số hiệu mạng: 1. Hệ thống tra cứu thông tin IP, ASN Việt Nam (Whois IP/ASN) là hệ thống do Trung tâm Internet Việt Nam xây dựng và quản lý, cung cấp công khai, trực tuyến các thông tin về IP, ASN Việt Nam và chủ thể.\na) Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu thiết lập mạng kết nối với Internet được đề nghị cấp, phân bổ địa chỉ IP theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Thông tư này; a) Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đã được cấp, phân bổ địa chỉ IP từ Bộ Thông tin và Truyền thông (Trung tâm Internet Việt Nam) được đề nghị cấp, phân bổ số hiệu mạng theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Thông tư này;\nb) Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu được cấp, phân bổ lại địa chỉ IPv4 từ vùng địa chỉ IPv4 sau hoàn trả hoặc thu hồi đã được Trung tâm Internet Việt Nam niêm yết đáp ứng các nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều 24 Thông tư này; b) Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đã được cấp, phân bổ địa chỉ IP từ Bộ Thông tin và Truyền thông (Trung tâm Internet Việt Nam) được quyền đề nghị thay đổi tên chủ thể đăng ký sử dụng số hiệu mạng trong các trường hợp quy định tại điểm a, b, c khoản 1 Điều 25 Thông tư này.\nc) Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thay đổi tên chủ thể đăng ký trong các trường hợp quy định tại điểm a, b, c khoản 1 Điều 22 Thông tư này.\n16. Tạm ngừng hoạt động tên miền là việc áp dụng biện pháp kỹ thuật cần thiết để ngừng hoạt động của tên miền trên Internet hoặc ngăn chặn truy cập tới nguồn thông tin vi phạm trong một khoảng thời gian, phục vụ công tác xử lý vi phạm và công tác quản lý về tài nguyên Internet. 16. Sửa đổi, bổ sung Điều 22 như sau:\na) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau: “1. Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu thiết lập mạng kết nối với Internet được quyền đề nghị cấp, phân bổ địa chỉ IP (khuyến khích việc đăng ký sử dụng địa chỉ IPv6) để sử dụng nội bộ hoặc cấp lại cho khách hàng có kết nối đến mạng cung cấp dịch vụ của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (trong trường hợp được cung cấp dịch vụ Internet) và được đề nghị thay đổi tên chủ thể đăng ký sử dụng địa chỉ IP trong các trường hợp sau: a) Cơ quan, tổ chức đổi tên theo quyết định của cấp có thẩm quyền;\nb) Chia, tách, sáp nhập, hợp nhất hoặc thay đổi chức năng nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, dẫn tới sự thay đổi về tổ chức quản lý, vận hành mạng, dịch vụ đang sử dụng vùng địa chỉ IP; b) Bãi bỏ điểm c khoản 5.\nc) Tổ chức lại doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, hoặc có hoạt động mua bán doanh nghiệp, góp vốn, cổ phần giữa các doanh nghiệp hoặc chuyển đổi chức năng, nhiệm vụ giữa công ty mẹ, công ty con dẫn tới sự thay đổi về tổ chức trực tiếp quản lý, vận hành mạng, dịch vụ đang sử dụng vùng địa chỉ IP.”\n17. Thu hồi tên miền là việc áp dụng biện pháp kỹ thuật cần thiết để xóa bỏ quyền sử dụng tên miền của chủ thể, phục vụ công tác xử lý vi phạm và công tác quản lý về tài nguyên Internet. 17. Sửa đổi, bổ sung Điều 23 như sau: “Điều 23. Cấp, phân bổ địa chỉ IP\n18. Giữ nguyên hiện trạng đăng ký, sử dụng tên miền là việc áp dụng biện pháp cần thiết để ngăn chặn việc thay đổi chủ thể đăng ký sử dụng hoặc thay đổi Nhà đăng ký quản lý tên miền để phục vụ công tác xử lý vi phạm, giải quyết tranh chấp tên miền.” 18. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 24 như sau: “3. Khi có vùng địa chỉ IPv4 thu hồi hoặc được hoàn trả từ các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp:\na) Trung tâm Internet Việt Nam niêm yết thông tin về vùng địa chỉ IP và thời điểm mở tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp, phân bổ lại vùng địa chỉ IP tại website www.diachiip.vn;\nb) Việc tiếp nhận và xử lý hồ sơ đề nghị cấp, phân bổ địa chỉ IP tuân thủ theo các nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều này và theo quy trình, thủ tục quy định tại Điều 23 Thông tư này.”\n2. Bổ sung khoản 6 tại Điều 3 như sau: “6. Chủ thể cá nhân là công dân Việt Nam từ 18 đến 23 tuổi được ưu tiên, hỗ trợ trong đăng ký sử dụng tên miền cấp 3 dưới “.id.vn”. Chủ thể tổ chức là doanh nghiệp mới thành lập, hộ kinh doanh được ưu tiên, hỗ trợ trong đăng ký sử dụng tên miền cấp 3 dưới “.biz.vn”.” 2. Thông tin về tên miền “.vn” trên hệ thống Whois tên miền VN bao gồm: 2. Trong trường hợp có văn bản thống nhất đề nghị giữ nguyên hiện trạng đăng ký, sử dụng tên miền của cả hai bên có tranh chấp tên miền, Trung tâm Internet Việt Nam xem xét giải quyết theo quy định của pháp luật. 2. Cách thức thực hiện Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nộp hồ sơ bằng hình thức trực tuyến thông qua Cổng dịch vụ công của Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc Cổng Dịch vụ công quốc gia tại địa chỉ dichvucong.mic.gov.vn hoặc dichvucong.gov.vn. Trường hợp không có khả năng nộp trực tuyến, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Bộ Thông tin và Truyền thông (Trung tâm Internet Việt Nam), địa chỉ: Tòa nhà VNTA đường Dương Đình Nghệ, Cầu Giấy, Hà Nội. 2. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nộp hồ sơ theo cách thức quy định tại khoản 2 Điều 23 Thông tư này. 2. Thông tin về IP, ASN Việt Nam trên hệ thống Whois IP/ASN bao gồm:\na) Tên miền; a) Địa chỉ IP, ASN;\nb) Ngày đăng ký, ngày hết hạn; b) Tên cơ quan, tổ chức;\nc) Tên cơ quan, tổ chức hoặc họ và tên của cá nhân; c) Tên mạng của cơ quan, tổ chức;\nd) Nhà đăng ký quản lý tên miền; d) Trạng thái IP, ASN và các thông tin phục vụ cho quản lý hoạt động của IP/ASN Việt Nam.\nđ) Thông tin về máy chủ tên miền chuyển giao;\ne) Trạng thái tên miền;\ng) Thông tin khác phục vụ cho công tác quản lý tên miền “.vn”.\n3. Bổ sung khoản 9, khoản 10 tại Điều 4 như sau: “9. Thực hiện nhiệm vụ của Tổ chức quản lý tên miền cấp cao mã quốc gia (Registry) trong cung cấp dịch vụ đăng ký, duy trì tên miền “.vn”. 3. Thông tin quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e khoản 2 Điều này được cung cấp công khai trên mạng Internet.” 3. Tên miền giữ nguyên hiện trạng đăng ký, sử dụng không được đổi tên chủ thể, không được chuyển đổi nhà đăng ký, không được chuyển nhượng quyền sử dụng, không được trả lại tên miền. 3. Hồ sơ bao gồm: 3. Hồ sơ bao gồm: 3. Thông tin quy định tại các điểm a, b, c khoản 2 Điều này được cung cấp công khai trên mạng Internet; Thông tin khác được cung cấp theo nhóm đối tượng cụ thể theo quy định của pháp luật để phục vụ cho công tác quản lý và sử dụng địa chỉ IP, ASN.”\na) Bản khai đăng ký địa chỉ IP theo mẫu quy định tại Phụ lục 10 ban hành kèm theo Thông tư này; a) Bản khai đăng ký số hiệu mạng theo mẫu quy định tại Phụ lục 11 ban hành kèm theo Thông tư này;\nb) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao (kèm bản chính để đối chiếu) quyết định thành lập hoặc các loại Giấy chứng nhận hợp lệ khác được cấp trước ngày có hiệu lực của Luật Doanh nghiệp năm 2014 (trong trường hợp không có Mã số doanh nghiệp); b) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao (kèm bản chính để đối chiếu) quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc văn bản tổ chức lại doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp và các giấy tờ khác chứng minh sự thay đổi hợp lệ về quyền sử dụng số hiệu mạng (đối với trường hợp thay đổi tên chủ thể).\nc) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao (kèm bản chính để đối chiếu) quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc văn bản tổ chức lại doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp và các giấy tờ khác chứng minh sự thay đổi hợp lệ về quyền sử dụng địa chỉ IP (đối với trường hợp thay đổi tên chủ thể).\n10. Thực hiện cung cấp dịch vụ đăng ký, duy trì tên miền “.vn” trong các trường hợp không có sự tham gia của doanh nghiệp làm Nhà đăng ký tên miền “.vn” để đảm bảo quyền lợi của chủ thể và yêu cầu của công tác quản lý, phát triển tên miền “.vn”.” 10. Sửa đổi, bổ sung Điều 12 như sau:\na) Sửa đổi, bổ sung tên Điều 12 như sau: “Điều 12. Thủ tục thu hồi tên miền” a) Đối với tên miền “.vn”: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu thu hồi tên miền, Trung tâm Internet Việt Nam thực hiện việc ngừng hoạt động và thu hồi tên miền. Nhà đăng ký gửi văn bản thông báo về việc thu hồi tên miền cho chủ thể đăng ký sử dụng tên miền trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày Trung tâm Internet Việt Nam có thông báo thu hồi tên miền;\nb) Sửa đổi, bổ sung điểm a, đ, e, g khoản 1 như sau: “a) Theo văn bản hòa giải thành theo quy định của pháp luật về hòa giải; quyết định, phán quyết của trọng tài theo quy định của pháp luật về trọng tài hoặc theo bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa án trong giải quyết tranh chấp tên miền;” “đ) Sau 25 ngày, kể từ ngày tạm ngừng hoạt động tên miền quy định tại điểm a khoản 3 Điều 11 Thông tư này, chủ thể đăng ký tên miền không nộp phí duy trì tên miền theo quy định;” “e) Tên miền vi phạm nguyên tắc đặt tên quy định tại khoản 2 Điều 6; tên miền vi phạm quy định về bảo vệ tên miền tại Điều 8 hoặc sau 30 ngày kể từ ngày tạm ngừng hoạt động đối với các trường hợp không xác định được chủ thể đăng ký sử dụng tên miền; tên miền có thông tin đăng ký không chính xác quy định tại điểm d khoản 1 Điều 11 Thông tư này mà chủ thể không bổ sung, cập nhật, hoàn thiện thông tin đăng ký;” “g) Các trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.” b) Đối với tên miền quốc tế: các Nhà đăng ký tên miền quốc tế tại Việt Nam phối hợp với tổ chức quản lý đuôi tên miền cấp cao quốc tế thực hiện việc thu hồi tên miền trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định, văn bản yêu cầu thu hồi tên miền. Nhà đăng ký tên miền quốc tế tại Việt Nam thông báo về việc thu hồi tên miền cho chủ thể đăng ký sử dụng tên miền đồng thời báo cáo lại kết quả thực hiện thu hồi tên miền tới cơ quan yêu cầu thu hồi tên miền.”\nc) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 như sau: “2. Trường hợp nhận được văn bản yêu cầu thu hồi tên miền của các cơ quan có thẩm quyền như quy định tại điểm a, b, c, d khoản 1 và trường hợp thu hồi tên miền như quy định tại điểm e khoản 1 Điều này:\nd) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 như sau: “4. Trong trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này: Trung tâm Internet Việt Nam thực hiện việc ngừng hoạt động, xử lý thu hồi tên miền trên hệ thống máy chủ tên miền quốc gia và thông báo tới các Nhà đăng ký tên miền “.vn” về việc thu hồi tên miền. Các Nhà đăng ký tên miền “.vn” thông báo việc thu hồi tên miền cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày thu hồi tên miền.”\nđ) Sửa đổi, bổ sung khoản 5 như sau: “5. Trong vòng 15 ngày kể từ thời điểm thu hồi tên miền “.vn”, nếu các tên miền thu hồi không thuộc các trường hợp vi phạm quy định đăng ký tên miền tại Điều 6 Thông tư này, Trung tâm Internet Việt Nam đưa các tên miền bị thu hồi về trạng thái cho đăng ký tự do.”\n4. Sửa đổi tên Chương II như sau: “Chương II: ĐĂNG KÝ VÀ SỬ DỤNG TÊN MIỀN THUỘC QUYỀN QUẢN LÝ CỦA VIỆT NAM” 4. Trường hợp văn bản hòa giải thành theo quy định của pháp luật về hòa giải; quyết định, phán quyết của trọng tài theo quy định của pháp luật về trọng tài; bản án, quyết định của tòa án nêu rõ tên miền tranh chấp bị thu hồi cho phép nguyên đơn đăng ký sử dụng thì người được thi hành án (là nguyên đơn trong vụ việc giải quyết tranh chấp) được ưu tiên đăng ký trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày văn bản, quyết định, phán quyết, bản án có hiệu lực pháp luật. Hết thời hạn này tên miền sẽ được cho đăng ký tự do. Việc xử lý thi hành quyết định của tòa án, trọng tài trong giải quyết tranh chấp tên miền được thực hiện theo quy định của Luật Thi hành án dân sự.” 4. Trường hợp đồng thời xin cấp cả địa chỉ IP và số hiệu mạng thì cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chỉ phải nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều này. 4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông (Trung tâm Internet Việt Nam) có trách nhiệm cấp, phân bổ số hiệu mạng cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục 11a ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp từ chối cấp phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.”\n5. Sửa đổi, bổ sung Điều 5 như sau: 5. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, phí, lệ phí đầy đủ, hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông (Trung tâm Internet Việt Nam) có trách nhiệm cấp, phân bổ địa chỉ IP cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục 10a ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp từ chối cấp phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.”\na) Thay thế cụm từ “không dấu” bằng cụm từ “.vn” tại các khoản 2, 3, 5, 6.\nb) Sửa đổi điểm m khoản 3 như sau: “m) NAME.VN dành cho các tổ chức, cá nhân đăng ký theo tên gọi như tên đầy đủ, tên viết tắt, tên thương mại, tên bí danh... của tổ chức, cá nhân;”\nc) Sửa đổi, bổ sung điểm n và bổ sung các điểm o, p, q tại khoản 3 như sau: “n) ID.VN: Dành cho cá nhân là công dân Việt Nam đăng ký để sử dụng cho các hình ảnh, sản phẩm, thương hiệu cá nhân trên môi trường mạng;\no) IO.VN: Dành cho tổ chức, cá nhân đăng ký để sử dụng cho các ứng dụng công nghệ, nền tảng, dịch vụ trên môi trường mạng;\np) AI.VN: Dành cho tổ chức, cá nhân đăng ký để sử dụng cho các hoạt động, dịch vụ liên quan đến lĩnh vực trí tuệ nhân tạo;\nq) Những tên miền khác do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định.”\nd) Bổ sung, sửa đổi khoản 4 như sau: “4. Tên miền cấp 2 dùng chung phân theo địa giới hành chính là tên miền được đặt theo tên các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương không có dấu hoặc có dấu và được sử dụng chung mà không cấp riêng cho bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào (hanoi.vn, hànội.vn, haiphong.vn, hảiphòng.vn ...).”\nđ) Bãi bỏ khoản 7.\n6. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 như sau:\na) Sửa đổi, bổ sung tên Điều 6 như sau: “Điều 6. Đăng ký tên miền” a) Không có các cụm từ xâm phạm đến chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia hoặc vi phạm đạo đức xã hội, thuần phong, mỹ tục của dân tộc;\nb) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 như sau: “2. Tên miền do tổ chức, cá nhân tự chọn để đăng ký, nhưng phải đáp ứng các yêu cầu sau: b) Rõ ràng, nghiêm túc, không gây hiểu nhầm hoặc xuyên tạc do tính đa âm, đa nghĩa hoặc khi không dùng dấu trong tiếng Việt;\nc) Tổ chức, cá nhân không liên quan không đăng ký sử dụng tên miền là tên gọi của tổ chức Đảng, cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Công đoàn Việt Nam; Hội Nông dân Việt Nam; Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Hội Cựu chiến binh Việt Nam...);\nd) Tổ chức, cá nhân không liên quan không đăng ký sử dụng các tên miền liên quan đến hoạt động bảo đảm an ninh, quốc phòng, ngoại giao của đất nước;\nđ) Đối với tên miền “.vn” đăng ký: Có ít nhất một hoặc một dãy ký tự dưới tên miền cấp cao “.vn”. Được chứa các ký tự từ a đến z; 0 đến 9; các ký tự tiếng Việt và các ký tự được hệ thống máy chủ tên miền chấp nhận không phân biệt viết hoa hay viết thường. Được chứa dấu gạch nối nhưng không được bắt đầu hoặc kết thúc với ký tự này và không được có hai dấu gạch nối đi liền nhau trong tên miền. Ở mỗi cấp không được nhiều hơn 63 ký tự (đối với tên miền tiếng Việt, số lượng ký tự được tính theo chiều dài sau chuyển đổi thành chuỗi không dấu ASCII);\ne) Không vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 23b Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 27/2018/NĐ-CP ngày 01/3/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng;\ng) Không phải là tên miền có các cụm từ dễ gây nhầm lẫn là trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội nếu chủ thể đăng ký sử dụng không phải đối tượng được cấp Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, Giấy phép thiết lập mạng xã hội theo quy định của pháp luật.”\n7. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 tại Điều 8 như sau: “2. Các tổ chức Đảng; các tổ chức chính trị - xã hội quy định tại điểm c khoản 1 Điều này; các cơ quan nhà nước quy định tại khoản 1 Điều 13 có trách nhiệm đăng ký, giữ chỗ bảo vệ các tên miền có liên quan được quy định tại khoản 1 Điều này với Bộ Thông tin và Truyền thông (Trung tâm Internet Việt Nam).”\n8. Sửa đổi, bổ sung khoản 3, khoản 6, khoản 7 tại Điều 10 như sau:\na) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 như sau: “3. Phương thức nộp hồ sơ đăng ký, thay đổi thông tin đăng ký, hoàn trả tên miền: a) Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đăng ký, thay đổi thông tin đăng ký, hoàn trả tên miền trực tuyến thông qua công cụ đăng ký, quản lý hồ sơ tên miền trực tuyến của Nhà đăng ký tên miền “.vn”. Chủ thể nộp hồ sơ đăng ký tên miền được xác minh thông qua chữ ký số trong hồ sơ đăng ký tên miền hoặc giải pháp công nghệ thu thập, kiểm tra, đối chiếu, đảm bảo sự đầy đủ, khớp đúng giữa thông tin nhận biết khách hàng và thông tin, dữ liệu trên hồ sơ điện tử. Nhà đăng ký tên miền “.vn” có trách nhiệm xác thực thông tin chủ thể và đảm bảo sự đầy đủ, tính chính xác của hồ sơ đăng ký sử dụng tên miền. Đối với hồ sơ thay đổi thông tin chủ thể, hoàn trả tên miền, phải sử dụng chữ ký số của chủ thể đăng ký sử dụng tên miền. a) Tổ chức đổi tên theo quyết định của cấp có thẩm quyền;\nb) Nộp trực tiếp tại các cơ sở của Nhà đăng ký tên miền “.vn” hoặc gửi hồ sơ đến các cơ sở của Nhà đăng ký tên miền “.vn” trong trường hợp không có khả năng sử dụng phương thức trực tuyến. Trong trường hợp chủ thể đăng ký tên miền là cá nhân thực hiện thủ tục đăng ký, thay đổi thông tin đăng ký, hoàn trả tên miền khi nộp hồ sơ trực tiếp cần xuất trình một trong các giấy tờ: Giấy chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu. Nếu nộp hồ sơ qua đường bưu chính cần gửi kèm theo bản sao có chứng thực một trong các giấy tờ nêu trên của chủ thể đứng tên đăng ký tên miền. b) Sửa đổi, bổ sung khoản 6 như sau: “6. Việc đổi tên chủ thể đăng ký sử dụng tên miền được áp dụng trong các trường hợp sau: b) Sáp nhập, hợp nhất hoặc thay đổi chức năng nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà dẫn tới sự thay đổi về chủ thể đăng ký sử dụng tên miền;\nc) Các Nhà đăng ký tên miền “.vn” thực hiện sao lưu, chuyển hồ sơ điện tử về Trung tâm Internet Việt Nam và triển khai các biện pháp bảo vệ, dự phòng dữ liệu, hồ sơ phục vụ quản lý tập trung và đảm bảo hồ sơ, dữ liệu tên miền.” c) Tổ chức lại doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp hoặc có hoạt động mua bán doanh nghiệp, góp vốn, cổ phần giữa các doanh nghiệp hoặc chuyển đổi chức năng, nhiệm vụ giữa công ty mẹ, công ty con dẫn tới sự thay đổi về chủ thể đăng ký sử dụng tên miền; c) Sửa đổi, bổ sung khoản 7 như sau: “7. Trường hợp đề nghị đổi tên chủ thể theo quy định tại khoản 6 Điều này, ngoài Đơn đề nghị thay đổi thông tin đăng ký tên miền, chủ thể nộp bản sao có chứng thực hoặc bản sao (kèm bản chính để đối chiếu) quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc văn bản tổ chức lại doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp và các giấy tờ khác chứng minh sự thay đổi hợp lệ về quyền sử dụng tên miền.”\nd) Cá nhân thay đổi họ, tên theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”\n9. Sửa đổi, bổ sung Điều 11 như sau:\na) Sửa đổi, bổ sung tên Điều 11 như sau: “Điều 11. Căn cứ và thủ tục tạm ngừng hoạt động tên miền” a) Theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan điều tra khi tiến hành các hoạt động nghiệp vụ để ngăn chặn kịp thời các hành vi gây mất an ninh thông tin trong hoạt động bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội theo quy định của pháp luật; a) Thời gian tạm ngừng hoạt động tên miền được nêu cụ thể trong quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính hoặc trong văn bản yêu cầu tạm ngừng hoạt động tên miền của cơ quan có thẩm quyền; a) Kể từ ngày hết hạn sử dụng, tên miền bị tự động tạm ngừng hoạt động. Trung tâm Internet Việt Nam thực hiện tạm ngừng hoạt động tên miền trên hệ thống máy chủ tên miền quốc gia. a) Sau 15 ngày kể từ ngày các cơ quan quản lý nhà nước về thông tin và truyền thông, Trung tâm Internet Việt Nam hoặc Nhà đăng ký yêu cầu cập nhật, bổ sung thông tin mà chủ thể đăng ký tên miền không thực hiện, tên miền bị tạm ngừng hoạt động trong thời gian 30 ngày. Nhà đăng ký gửi thông báo về việc tạm ngừng hoạt động tên miền đến chủ thể tên miền trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ khi tên miền tạm ngừng hoạt động;\nb) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau: “1. Các căn cứ tạm ngừng hoạt động tên miền: b) Theo quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính của cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm về thông tin và truyền thông khi tiến hành các hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hoặc khi tiến hành các hoạt động phối hợp với thanh tra các Bộ, ngành khác có thẩm quyền để ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm các quy định về thông tin và truyền thông theo quy định của pháp luật; b) Đối với tên miền “.vn”: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu, quyết định của các cơ quan có thẩm quyền, Trung tâm Internet Việt Nam thực hiện việc tạm ngừng hoạt động tên miền được yêu cầu trên hệ thống máy chủ tên miền quốc gia; đồng thời yêu cầu Nhà đăng ký tên miền “.vn” gửi văn bản thông báo về việc tạm ngừng tên miền đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày Trung tâm Internet Việt Nam có thông báo tạm ngừng hoạt động tên miền; b) Trong thời gian 25 ngày kể từ ngày tạm ngừng hoạt động tên miền, nếu chủ thể đăng ký tên miền nộp phí duy trì tên miền theo quy định thì sẽ được tiếp tục sử dụng tên miền đã đăng ký.” b) Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày tạm ngừng hoạt động tên miền, nếu chủ thể đăng ký tên miền cập nhật, bổ sung hoặc hoàn thiện thông tin, tên miền được gỡ bỏ trạng thái tạm ngừng hoạt động.”\nc) Tên miền “.vn” hết hạn sử dụng theo quy định mà chủ thể đăng ký tên miền không thực hiện việc nộp phí duy trì tên miền; c) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 như sau: “2. Trường hợp quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều này: c) Đối với tên miền quốc tế: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu, quyết định của các cơ quan có thẩm quyền, các Nhà đăng ký tên miền quốc tế tại Việt Nam thực hiện việc tạm ngừng hoạt động tên miền được yêu cầu đồng thời gửi văn bản thông báo về việc tạm ngừng tên miền đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.”\nd) Các trường hợp tên miền không xác định được chủ thể đăng ký sử dụng; tên miền có thông tin đăng ký không chính xác; các trường hợp chủ thể đăng ký sử dụng tên miền không phối hợp xử lý yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về thông tin và truyền thông liên quan đến đăng ký, sử dụng tên miền.” d) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 như sau: “3. Trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này:\nđ) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 như sau: “4. Trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này:\ne) Bổ sung khoản 5 như sau: “5. Sau thời gian tạm ngừng, Trung tâm Internet Việt Nam, các Nhà đăng ký tên miền quốc tế tại Việt Nam đưa tên miền vào hoạt động trở lại nếu tên miền không thuộc các trường hợp phải thực hiện việc thu hồi theo quy định tại Điều 12 Thông tư này.”\n11. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 tại Điều 13 như sau: “1. Đối tượng được đăng ký tên miền dưới “.gov.vn” bao gồm:\na) Cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương được quy định tại các Luật: Tổ chức Quốc hội; Tổ chức Chính phủ; Tổ chức chính quyền địa phương; Tổ chức Tòa án nhân dân; Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và Nghị định của Chính phủ;\nb) Các đơn vị thực hiện chức năng quản lý nhà nước nằm trong cơ cấu tổ chức của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được quy định tại các Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.”\n12. Sửa đổi, bổ sung Điều 14 như sau: “Điều 14. Hệ thống tra cứu thông tin tên miền “.vn”\n13. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 tại Điều 15 như sau: “1. Việc chuyển đổi nhà đăng ký tên miền “.vn” được thực hiện theo yêu cầu của chủ thể đăng ký sử dụng tên miền và khi có sự thống nhất của Nhà đăng ký đang quản lý tên miền và Nhà đăng ký mà chủ thể có nhu cầu chuyển tên miền đến. Khi có yêu cầu của chủ thể, Nhà đăng ký đang quản lý tên miền phải thực hiện các thủ tục để chuyển đổi nhà đăng ký và không được gây cản trở khi chủ thể đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trong thỏa thuận về đăng ký, duy trì tên miền “.vn” với Nhà đăng ký. Trường hợp từ chối thực hiện yêu cầu chuyển đổi nhà đăng ký tên miền của chủ thể, Nhà đăng ký đang quản lý tên miền phải có văn bản trả lời cho chủ thể nêu rõ lý do từ chối.”\n14. Sửa đổi, bổ sung Điều 16 như sau: “Điều 16. Quản lý tên miền “.vn” trong quá trình giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm\n15. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 20 như sau: “1. Thời gian thông báo: Sau khi tổ chức, cá nhân đăng ký sử dụng tên miền quốc tế.”\n19. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 25 như sau: “1. Theo nhu cầu sử dụng thực tế của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đã được cấp, phân bổ địa chỉ IP từ Trung tâm Internet Việt Nam được quyền đề nghị cấp, phân bổ số hiệu mạng và được đề nghị thay đổi tên chủ thể đăng ký sử dụng số hiệu mạng trong các trường hợp sau:\na) Cơ quan, tổ chức đổi tên theo quyết định của cấp có thẩm quyền;\nb) Chia, tách, sáp nhập, hợp nhất hoặc thay đổi chức năng nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, dẫn tới sự thay đổi về tổ chức quản lý, vận hành mạng, dịch vụ đang sử dụng số hiệu mạng;\nc) Tổ chức lại doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, hoặc có hoạt động mua bán doanh nghiệp, góp vốn, cổ phần giữa các doanh nghiệp hoặc chuyển đổi chức năng, nhiệm vụ giữa công ty mẹ, công ty con dẫn tới sự thay đổi về tổ chức trực tiếp quản lý, vận hành mạng, dịch vụ đang sử dụng số hiệu mạng.”\n20. Sửa đổi, bổ sung Điều 26 như sau: “Điều 26. Thủ tục cấp, phân bổ số hiệu mạng\n21. Sửa đổi, bổ sung khoản 4, khoản 6 Điều 28 như sau:\na) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 như sau: “4. Địa chỉ IP, số hiệu mạng thuộc trường hợp nêu tại khoản 3 Điều 22 và khoản 4 Điều 25 Thông tư này. Các trường hợp không xác định được chủ thể đăng ký sử dụng địa chỉ IP, số hiệu mạng do mạo danh đăng ký, thông tin đăng ký không chính xác.”\nb) Sửa đổi, bổ sung khoản 6 như sau: “6. Đối với các trường hợp thu hồi địa chỉ IP, số hiệu mạng quy định từ khoản 1 đến khoản 5 Điều này, Bộ Thông tin và Truyền thông (Trung tâm Internet Việt Nam) thực hiện việc thu hồi địa chỉ IP, số hiệu mạng; thông báo cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có liên quan. Trường hợp địa chỉ IP phải thu hồi thuộc vùng địa chỉ do doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet đã cấp cho khách hàng, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet có trách nhiệm thực hiện việc thu hồi vùng địa chỉ đã cấp cho khách hàng.”\n22. Sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 29 như sau: “5. Chỉ các thành viên địa chỉ có giấy phép cung cấp dịch vụ Internet mới được cấp phát lại địa chỉ IP thuộc vùng IP mà mình đã được phân bổ cho khách hàng sử dụng dịch vụ của thành viên địa chỉ.”\n23. Bổ sung Điều 29a sau Điều 29 như sau: “Điều 29a. Hệ thống tra cứu thông tin địa chỉ IP, số hiệu mạng (ASN) Việt Nam.\n24. Bổ sung, thay thế một số phụ lục sau đây:\na) Thay thế Phụ lục 3.\nb) Thay thế Phụ lục 10.\nc) Bổ sung Phụ lục 10a vào sau Phụ lục 10.\nd) Thay thế Phụ lục 11.\nđ) Bổ sung Phụ lục 11a vào sau Phụ lục 11.", "Khoản 1. Các căn cứ tạm ngừng hoạt động tên miền:\na) Theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan điều tra khi tiến hành các hoạt động nghiệp vụ để ngăn chặn kịp thời các hành vi gây mất an ninh thông tin trong hoạt động bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội theo quy định của pháp luật;\nb) Theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước về thông tin và truyền thông khi tiến hành các hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hoặc khi cơ quan quản lý nhà nước về thông tin và truyền thông tiến hành các hoạt động phối hợp với thanh tra các Bộ, ngành khác có thẩm quyền để ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm các quy định về thông tin và truyền thông theo quy định của pháp luật;\nc) Sau 05 (năm) ngày kể từ ngày tên miền hết hạn sử dụng theo quy định, chủ thể đăng ký tên miền không thực hiện việc nộp phí duy trì tên miền.", "Điều 17. Quyền và nghĩa vụ của chủ thể đăng ký sử dụng tên miền “.vn”\n1. Đăng ký và sử dụng tên miền “.vn” theo quy định của pháp luật.\n2. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện khi việc đăng ký, sử dụng tên miền “.vn” của mình bị can thiệp, bị xâm phạm không đúng với quy định của pháp luật.\n3. Lựa chọn nhà đăng ký trong hệ thống Nhà đăng ký tên miền “.vn” để đăng ký tên miền hoặc để chuyển đổi nhà đăng ký tên miền.\n4. Cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin khi đăng ký tên miền theo quy định; chịu trách nhiệm quản lý thông tin tên miền của mình; thông báo, cập nhật thông tin theo hướng dẫn của Nhà đăng ký quản lý tên miền mỗi khi có thay đổi thông tin và có trách nhiệm kiểm tra, cung cấp cập nhật lại thông tin chính xác khi có yêu cầu từ Nhà đăng ký quản lý tên miền hoặc VNNIC.\n5. Tham gia, phối hợp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để chống việc lạm dụng tên miền thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.\n6. Triển khai các biện pháp kỹ thuật để đảm bảo an toàn cho tên miền và thông tin cung cấp kèm theo tên miền đăng ký, sử dụng.", "Khoản 2. Trường hợp quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều này:\na) Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền, Bộ Thông tin và Truyền thông (VNNIC) thực hiện việc tạm ngừng hoạt động tên miền được yêu cầu trên hệ thống máy chủ tên miền quốc gia; đồng thời yêu cầu Nhà đăng ký tên miền “.vn” gửi văn bản thông báo về việc tạm ngừng tên miền đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày VNNIC có thông báo tạm ngừng hoạt động tên miền;\nb) Thời gian tạm ngừng hoạt động tên miền không quá 45 (bốn mươi lăm) ngày. Sau thời gian tạm ngừng, VNNIC đưa tên miền vào hoạt động trở lại nếu tên miền không thuộc các trường hợp phải thực hiện việc thu hồi theo quy định tại Điều 12 Thông tư này.", "Điều 2. Giải thích từ ngữ. Trong thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:\n1. ICANN là tên viết tắt của tổ chức quản lý tên miền và số quốc tế, có thẩm quyền quản lý hệ thống tên miền cấp cao nhất toàn cầu.\n2. VNNIC là tên viết tắt của Trung tâm Internet Việt Nam, đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông.\n3. Nhà đăng ký tên miền là tổ chức thực hiện dịch vụ đăng ký, duy trì tên miền bao gồm Nhà đăng ký tên miền “.vn” và Nhà đăng ký tên miền quốc tế tại Việt Nam.\n4. Tên miền là tên được sử dụng để định danh địa chỉ Internet của máy chủ gồm các dãy ký tự cách nhau bằng dấu chấm “.”. Tên miền bao gồm:\na) Tên miền dùng các kí tự dựa trên cơ sở bảng mã ASCII, sau đây gọi là tên miền mã ASCII;\nb) Tên miền dùng bảng chữ cái dựa trên cơ sở ngôn ngữ truyền thống của từng quốc gia, sau đây gọi là tên miền đa ngữ (IDN).\n5. Tên miền cấp cao nhất là dãy ký tự cuối cùng trong cấu trúc tên miền toàn cầu. Tên miền cấp cao nhất (TLD) bao gồm:\na) Tên miền chung cấp cao nhất (gTLD) là các tên miền \".com\"; \".net\"; \".edu\"; \".org\"; \".int\"; \".biz\"; \".info\"; \".name\"; \".pro\"; \".aero\"; \".museum\"; \".coop\" và những tên miền chung cấp cao nhất khác;\nb) Tên miền quốc gia cấp cao nhất (ccTLD) là tên miền cấp cao nhất dành riêng cho mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ quy định theo chuẩn quốc tế về mã quốc gia (ISO-3166), trong đó tên miền “.vn” là tên miền quốc gia Việt Nam cấp cao nhất.\n6. Tên miền chung mới cấp cao nhất (New gTLD) là tên miền chung cấp cao nhất (gTLD) được ICANN mở rộng cấp phát trực tiếp cho các tổ chức, cá nhân trên thế giới theo chương trình New gTLD.\n7. Tên miền quốc gia Việt Nam là tập hợp tên miền các cấp dưới tên miền quốc gia Việt Nam cấp cao nhất “.vn” (sau đây gọi chung là tên miền “.vn”) và tên miền các cấp dưới tên miền cấp cao nhất khác thuộc quyền quản lý của Việt Nam.\n8. Tên miền quốc tế là tên miền các cấp dưới tên miền chung cấp cao nhất (gTLD) và tên miền các cấp dưới tên miền quốc gia cấp cao nhất (ccTLD), ngoài tên miền quốc gia Việt Nam.\n9. Tên miền các cấp (cấp 2, cấp 3, ...) là các dãy ký tự tạo nên tên miền theo trật tự lần lượt nằm dưới tên miền cấp cao nhất.\n10. Địa chỉ Internet (địa chỉ IP) là địa chỉ mạng của thiết bị, máy chủ bao gồm các thế hệ địa chỉ IPv4, IPv6 và các thế hệ địa chỉ mới tiếp theo.\n11. Số hiệu mạng là số được sử dụng để định danh một mạng máy tính tham gia vào hoạt động định tuyến chung trên Internet.\n12. Hệ thống máy chủ tên miền (hệ thống DNS) là tập hợp các cụm máy chủ được kết nối với nhau để trả lời địa chỉ IP tương ứng với một tên miền khi được hỏi đến. Hệ thống DNS quốc gia là hệ thống DNS do VNNIC trực tiếp quản lý phục vụ việc truy vấn địa chỉ IP cho tên miền các cấp dưới tên miền “.vn”.\n13. Dịch vụ đăng ký, duy trì tên miền “.vn” là dịch vụ do các Nhà đăng ký tên miền “.vn” cung cấp cho cơ quan, tổ chức cá nhân khả năng tạo mới, cập nhật, duy trì và quản lý tên miền các cấp dưới tên miền “.vn” trong cơ sở dữ liệu tên miền và hệ thống DNS quốc gia, bao gồm:\na) Thực hiện việc đăng ký, duy trì tên miền; đảm bảo an toàn đối với tên miền và dữ liệu tên miền;\nb) Lưu trữ, báo cáo, cung cấp thông tin về tên miền và thông tin của các tổ chức, cá nhân đăng ký tên miền;\nc) Từ chối đăng ký, tạm ngừng, thu hồi tên miền;\nd) Thu, nộp phí và lệ phí tên miền.\n14. Chủ thể đăng ký sử dụng tên miền (sau đây gọi tắt là chủ thể) là các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục đăng ký và được cấp quyền sử dụng tên miền “.vn”.", "Điều 5. Cấu trúc tên miền “.vn”\n1. Tên miền “.vn” bao gồm tên miền không dấu và tên miền tiếng Việt:\na) Tên miền không dấu là tên miền mã ASCII, trong đó các ký tự tạo nên tên miền là các ký tự được quy định trong bảng mã ASCII, bao gồm tên miền không dấu các cấp dưới tên miền “.vn”;\nb) Tên miền tiếng Việt là tên miền đa ngữ, trong đó các ký tự tạo nên tên miền là các ký tự được quy định trong bảng mã tiếng Việt, bảng mã tiếng Việt mở rộng theo tiêu chuẩn TCVN 6909:2001 và dấu “-”, bao gồm tên miền tiếng Việt các cấp dưới tên miền “.vn”.\n2. Tên miền không dấu bao gồm:\na) Tên miền không dấu cấp 2 dùng chung phân theo lĩnh vực;\nb) Tên miền không dấu cấp 2 dùng chung phân theo địa giới hành chính;\nc) Tên miền không dấu cấp 2 dùng riêng;\nd) Tên miền không dấu cấp 3 dưới tên miền không dấu cấp 2 dùng chung.\n3. Tên miền không dấu cấp 2 dùng chung phân theo lĩnh vực là tên miền không dấu được đặt theo tên các lĩnh vực hoạt động trong đời sống xã hội và được sử dụng chung mà không cấp riêng cho bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào, bao gồm:\na) COM.VN dành cho tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại;\nb) BIZ.VN dành cho tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại (tương đương với tên miền COM.VN);\nc) EDU.VN dành cho các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo;\nd) GOV.VN dành cho các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương;\nđ) NET.VN dành cho các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động trong lĩnh vực thiết lập và cung cấp các dịch vụ trên mạng;\ne) ORG.VN dành cho các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực chính trị, văn hoá, xã hội;\ng) INT.VN dành cho các tổ chức quốc tế;\nh) AC.VN dành cho các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu;\ni) PRO.VN dành cho các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động trong lĩnh vực có tính chuyên ngành cao;\nk) INFO.VN dành cho các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, phân phối, cung cấp thông tin;\nl) HEALTH.VN dành cho các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động trong lĩnh vực dược, y tế;\nm) NAME.VN dành cho các cá nhân đăng ký theo tên riêng của cá nhân;\nn) Những tên miền khác do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định.\n4. Tên miền không dấu cấp 2 dùng chung phân theo địa giới hành chính là tên miền được đặt theo tên các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương không có dấu và được sử dụng chung mà không cấp riêng cho bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào (hanoi.vn, haiphong.vn, …).\n5. Tên miền không dấu cấp 2 dùng riêng là tên miền không dấu dành cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân đăng ký sử dụng theo yêu cầu riêng.\n6. Tên miền không dấu cấp 3 là tên miền không dấu nằm dưới tên miền không dấu cấp 2 dùng chung phân theo lĩnh vực, tên miền không dấu cấp 2 dùng chung phân theo địa giới hành chính và dành cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân đăng ký sử dụng theo yêu cầu riêng.\n7. Tên miền tiếng Việt bao gồm tên miền tiếng Việt cấp 2 dùng chung phân theo địa giới hành chính, tên miền tiếng Việt cấp 2 dùng riêng và tên miền tiếng Việt cấp 3 dưới tên miền tiếng Việt cấp 2 phân theo địa giới hành chính.\na) Tên miền tiếng Việt cấp 2 dùng chung phân theo địa giới hành chính là tên miền tiếng Việt được đặt theo tên các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và được sử dụng chung mà không cấp riêng cho bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào (hànội.vn, hảiphòng.vn…);\nb) Tên miền tiếng Việt cấp 2 dùng riêng là tên miền tiếng Việt dành cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân đăng ký sử dụng theo yêu cầu riêng;\nc) Tên miền tiếng Việt cấp 3 là tên miền tiếng Việt dưới tên miền tiếng Việt cấp 2 dùng chung phân theo địa giới hành chính và dành cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân đăng ký sử dụng theo yêu cầu riêng.", "Điều 14. Trách nhiệm của nhà đăng ký tên miền “.vn” đang quản lý tên miền\n1. Gửi thông báo thu hồi tên miền cho chủ thể sử dụng tên miền “.vn” vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ về việc thu hồi tên miền “.vn” trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản thông báo của cơ quan quản lý tên miền “.vn” về việc thu hồi tên miền.\n2. Thực hiện nghiệp vụ thu hồi tên miền “.vn” và gửi văn bản báo cáo cho cơ quan quản lý tên miền “.vn” trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ khi hoàn tất việc thu hồi tên miền." ]
Yêu cầu và nội dung cơ bản của phương án chữa cháy là gì?
[ "Phương án chữa cháy\n1. Các loại phương án chữa cháy:\na) Phương án chữa cháy của cơ sở (Mẫu số PC 17);\nb) Phương án chữa cháy của cơ quan Công an (Mẫu số PC 18).\n2. Phương án chữa cháy phải bảo đảm các yêu cầu và nội dung cơ bản sau:\na) Nêu được tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc và các điều kiện liên quan đến hoạt động chữa cháy;\nb) Đề ra tình huống cháy phức tạp nhất và một số tình huống cháy đặc trưng khác có thể xảy ra, khả năng phát triển của đám cháy theo các mức độ khác nhau;\nc) Đề ra kế hoạch huy động, sử dụng lực lượng, phương tiện, tổ chức chỉ huy, biện pháp kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy và các công việc phục vụ chữa cháy phù hợp với từng giai đoạn của từng tình huống cháy;\nd) Phương án chữa cháy phải được bổ sung, chỉnh lý kịp thời và được cấp có thẩm quyền phê duyệt lại khi có những thay đổi lớn về quy mô, tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc và các điều kiện liên quan đến hoạt động chữa cháy.\n..." ]
[ "Khoản 2.4 Các yêu cầu về khai thác 2.4.1 Các lối ra trên mỗi tầng của gara ô-tô phải có các ký hiệu chỉ dẫn rõ ràng và dễ thấy. Để ký hiệu các đường xe chạy và các điểm tiêu chính (các lối ra trên các tầng, các vị trí đặt các van chữa cháy, các bình chữa cháy ...) cần sử dụng các loại sơn phát sáng và lớp phủ phản quang. 2.4.2 Các gian phòng lưu giữ ô-tô và các đường dốc phải có các chỉ dẫn cấm hút thuốc trong gara ô-tô. 2.4.3 Các gara ô-tô phải được trang bị các dụng cụ chữa cháy ban đầu thỏa mãn các yêu cầu của các tiêu chuẩn được lựa chọn áp dụng. 2.4.4 Các lớp phủ chống cháy chuyên dùng và các loại sơn thẩm thấu trên bề mặt hở của kết cấu phải được phục hồi định kỳ hoặc thay thế khi bị hỏng (không sử dụng được toàn bộ hoặc một phần) hoặc phù hợp với thời hạn sử dụng qui định trong tài liệu kỹ thuật của các loại sơn và lớp phủ này. Bảng 8. Loại và các đặc trưng của hệ thống báo cháy TT Đặc trưng của các hệ thống báo cháy Loại của hệ thống báo cháy 1 2 3 4 5 1 Các biện pháp báo cháy: Tín hiệu âm thanh (chuông, còi hú....) + + * * * Giọng nói (băng ghi âm và truyền thanh) - - + + + Đèn hiệu nhấp nháy * * - - - đèn hiệu “lối ra” * + + + + Đèn hiệu dẫn hướng chuyển động - * * + + Đèn hiệu dẫn hướng chuyển động cho từng vùng - * * * + 2 Liên lạc vùng báo cháy với bộ phận điều độ - - * + + 3 Trình tự báo cháy: Tất cả đồng thời * + - - - Chỉ trong một gian phòng (trong một phần của nhà) * * * - - trước tiên của nhân viên phục vụ, sau đó của tất cả theo trình tự được thiết lập riêng - * + + + 4 Tự động hóa hoàn toàn việc điều khiển hệ thống báo cháy và khả năng thực hiện tập hợp các phương án tổ chức thoát hiểm từ từng vùng báo cháy - - - - + CHÚ THÍCH: '+' - cần thiết; '*' - khuyến cáo; '-' - không yêu cầu. 2.4.5 Không cho phép cải tạo hoặc sử dụng các ngăn chứa ô-tô riêng để làm các gian phục vụ công tác sửa chữa. 2.4.6 Khả năng làm việc của các hệ thống kỹ thuật bảo vệ chống cháy (các van và họng nước chữa cháy, các trạm bơm chữa cháy, thiết bị phát hiện cháy, các hệ thống bảo vệ chống khói, báo cháy, các thiết bị đóng lối ra thoát hiểm) phải được kiểm tra không ít hơn một lần trong một năm và lập các biên bản tương ứng có sự tham gia của đại diện cơ quan quản lý phòng cháy, chữa cháy. 2.4 Các yêu cầu về khai thác 2.4.1 Các lối ra trên mỗi tầng của gara ô-tô phải có các ký hiệu chỉ dẫn rõ ràng và dễ thấy. Để ký hiệu các đường xe chạy và các điểm tiêu chính (các lối ra trên các tầng, các vị trí đặt các van chữa cháy, các bình chữa cháy ...) cần sử dụng các loại sơn phát sáng và lớp phủ phản quang. 2.4.2 Các gian phòng lưu giữ ô-tô và các đường dốc phải có các chỉ dẫn cấm hút thuốc trong gara ô-tô. 2.4.3 Các gara ô-tô phải được trang bị các dụng cụ chữa cháy ban đầu thỏa mãn các yêu cầu của các tiêu chuẩn được lựa chọn áp dụng. 2.4.4 Các lớp phủ chống cháy chuyên dùng và các loại sơn thẩm thấu trên bề mặt hở của kết cấu phải được phục hồi định kỳ hoặc thay thế khi bị hỏng (không sử dụng được toàn bộ hoặc một phần) hoặc phù hợp với thời hạn sử dụng qui định trong tài liệu kỹ thuật của các loại sơn và lớp phủ này. Bảng 8. Loại và các đặc trưng của hệ thống báo cháy TT Đặc trưng của các hệ thống báo cháy Loại của hệ thống báo cháy 1 2 3 4 5 1 Các biện pháp báo cháy: Tín hiệu âm thanh (chuông, còi hú....) + + * * * Giọng nói (băng ghi âm và truyền thanh) - - + + + Đèn hiệu nhấp nháy * * - - - đèn hiệu “lối ra” * + + + + Đèn hiệu dẫn hướng chuyển động - * * + + Đèn hiệu dẫn hướng chuyển động cho từng vùng - * * * + 2 Liên lạc vùng báo cháy với bộ phận điều độ - - * + + 3 Trình tự báo cháy: Tất cả đồng thời * + - - - Chỉ trong một gian phòng (trong một phần của nhà) * * * - - trước tiên của nhân viên phục vụ, sau đó của tất cả theo trình tự được thiết lập riêng - * + + + 4 Tự động hóa hoàn toàn việc điều khiển hệ thống báo cháy và khả năng thực hiện tập hợp các phương án tổ chức thoát hiểm từ từng vùng báo cháy - - - - + CHÚ THÍCH: '+' - cần thiết; '*' - khuyến cáo; '-' - không yêu cầu. 2.4.5 Không cho phép cải tạo hoặc sử dụng các ngăn chứa ô-tô riêng để làm các gian phục vụ công tác sửa chữa. 2.4.6 Khả năng làm việc của các hệ thống kỹ thuật bảo vệ chống cháy (các van và họng nước chữa cháy, các trạm bơm chữa cháy, thiết bị phát hiện cháy, các hệ thống bảo vệ chống khói, báo cháy, các thiết bị đóng lối ra thoát hiểm) phải được kiểm tra không ít hơn một lần trong một năm và lập các biên bản tương ứng có sự tham gia của đại diện cơ quan quản lý phòng cháy, chữa cháy.", "\"Điều 45. Phương án phòng cháy và chữa cháy rừng\n1. Trách nhiệm lập phương án phòng cháy và chữa cháy rừng\na) Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư lập phương án phòng cháy và chữa cháy rừng theo Mẫu số 01 Phụ lục III kèm theo Nghị định này;\nb) Chủ rừng là tổ chức lập phương án phòng cháy và chữa cháy rừng theo Mẫu số 02 Phụ lục III kèm theo Nghị định này;\nc) Ủy ban nhân dân cấp xã được giao quản lý đối với diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê lập phương án phòng cháy và chữa cháy rừng trên địa bàn theo Mẫu số 03 Phụ lục III kèm theo Nghị định này.\n2. Phương án phòng cháy và chữa cháy rừng do tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp xã lập theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều này phải gửi đến cơ quan Kiểm lâm, Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cấp huyện tham gia ý kiến.\n3. Phương án phòng cháy và chữa cháy rừng phải được bổ sung chỉnh lý kịp thời khi có những thay đổi về tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy và các điều kiện liên quan đến hoạt động chữa cháy rừng.\n4. Chủ rừng chịu trách nhiệm tổ chức thực tập phương án phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.\n5. Cơ quan Kiểm lâm, Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng và thực hiện phương án phòng cháy và chữa cháy rừng.\"", "Khoản 1. Sử dụng các lực lượng, phương tiện, biện pháp theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an để phòng ngừa nguy cơ phát sinh cháy, nổ, sự cố tai nạn và dập các đám cháy, tổ chức cứu nạn, cứu hộ; kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; phối hợp với các cơ quan liên quan điều tra, xác minh nguyên nhân, thiệt hại, điều kiện gây cháy để xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật và tuyên truyền, hướng dẫn, kiến nghị với cơ quan, tổ chức, cá nhân có biện pháp phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ hiệu quả.", "Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở\n1. Cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:\na) Có nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;\nb) Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tương ứng với loại hình cơ sở, được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ theo quy định, trừ trường hợp quy định tại điểm g khoản 3 Điều 31 Nghị định này;\nc) Có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt;\nd) Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện, thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt, việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;\nđ) Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy và truyền tin báo sự cố, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, ngăn khói, thoát nạn, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người bảo đảm về số lượng, chất lượng phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;\ne) Có Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có) và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với dự án, công trình thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này, trừ các cơ sở quốc phòng hoạt động phục vụ mục đích quân sự và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy được các cơ sở quốc phòng chế tạo hoặc hoán cải chuyên dùng cho hoạt động quân sự.\n2. Cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:\na) Các điều kiện quy định tại các điểm a, c và điểm d khoản 1 Điều này; trường hợp cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V Nghị định này phải có Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có) và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy;\nb) Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, ngăn khói, thoát nạn, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người bảo đảm về số lượng, chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;\nc) Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy. Người làm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Điều 33 Nghị định này.\n3. Cơ quan, tổ chức hoạt động trong phạm vi một cơ sở đã bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, trong phạm vi quản lý của mình phải thực hiện các nội dung sau đây:\na) Bảo đảm điều kiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;\nb) Sử dụng thiết bị điện, sinh lửa, sinh nhiệt, nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy;\nc) Cử người tham gia đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở;\nd) Phối hợp với người đứng đầu cơ sở thực hiện, duy trì điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi quản lý của mình.\n4. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này phải được người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở tổ chức thực hiện trước khi đưa vào hoạt động và được duy trì trong suốt quá trình hoạt động.\nTrường hợp trong cơ sở có nhiều cơ quan, tổ chức cùng hoạt động, người đứng đầu cơ sở chịu trách nhiệm quản lý và duy trì điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy chung của cơ sở.\n5. Hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy của cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục III, Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này do người đứng đầu cơ sở lập và lưu giữ. Thành phần hồ sơ thực hiện theo quy định của Bộ Công an.", "Điều 3. Trách nhiệm thi hành Điều 3. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT VỀ QUẢN LÝ VẬN HÀNH, KIỂM TRA BẢO DƯỠNG VÀ BẢO QUẢN HỆ THỐNG PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY Điều 3.1 Vận hành hệ thống báo cháy và chữa cháy Điều 3.2 Kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống báo cháy và chữa cháy cố định Điều 3.3 Bảo quản chất chữa cháy Điều 3. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT VỀ QUẢN LÝ VẬN HÀNH, KIỂM TRA BẢO DƯỠNG VÀ BẢO QUẢN HỆ THỐNG PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY Điều 3.1 Vận hành hệ thống báo cháy và chữa cháy Điều 3.2 Kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống báo cháy và chữa cháy cố định Điều 3.3 Bảo quản chất chữa cháy\n1. Cục trưởng Cục Khoa học, Chiến lược và Lịch sử Công an có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Thông tư này.\n2. Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ Công an, Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, Công an các đơn vị, địa phương, các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan báo cáo về Bộ Công an (qua Cục Khoa học, Chiến lược và Lịch sử Công an) để có hướng dẫn kịp thời./. BỘ TRƯỞNG Đại tướng Tô Lâm QCVN 01:2019/BCA QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ HỆ THỐNG PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY CHO KHO CHỨA, CẢNG XUẤT, NHẬP VÀ TRẠM PHÂN PHỐI KHÍ ĐỐT National technical system on Fire fighting and prevention apparatus and equipment for storage, delivery port and distribution stations of gas LỜI NÓI ĐẦU QCVN 01:2019/BCA do Ban soạn thảo xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về “Hệ thống phòng cháy, chữa cháy cho kho chứa, cảng xuất, nhập và trạm phân phối khí đốt” của Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ - Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam biên soạn, Viện Khoa học, Chiến lược và Lịch sử Công an - Bộ Công an trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định và Bộ trưởng Bộ Công an ban hành kèm theo Thông tư số 52/2019/TT-BCA ngày 31 tháng 10 năm 2019. QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ HỆ THỐNG PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY CHO KHO CHỨA, CẢNG XUẤT, NHẬP VÀ TRẠM PHÂN PHỐI KHÍ ĐỐT National technical System on Fire fighting and prevention apparatus and equipment for storage, delivery port and distribution stations of gas\n3.1.1 Yêu cầu chung 3.1.1.1 Người đứng đầu cơ sở có trách nhiệm tổ chức vận hành các hệ thống báo cháy và chữa cháy tại cơ sở. Mỗi hệ thống báo cháy và chữa cháy của cơ sở phải có quyết định bằng văn bản giao trách nhiệm cho người quản lý, nhân viên vận hành và người trực vận hành 24/24 giờ. 3.1.1.2 Tất cả các hệ thống báo cháy và chữa cháy của cơ sở cần phải có quy trình thao tác vận hành và định kỳ xem xét cập nhật hàng năm khi có những bổ sung, thay đổi. 3.1.1.3 Người được giao quản lý, nhân viên vận hành và trực vận hành có trách nhiệm nghiên cứu các tài liệu kỹ thuật có liên quan, quy trình thao tác vận hành và thực hiện vận hành hệ thống báo cháy và chữa cháy theo quy trình, quy định đã được lãnh đạo cơ sở phê duyệt và thường xuyên cập nhật, ghi chép đầy đủ thông tin các sự cố kỹ thuật, hư hỏng của hệ thống báo cháy và chữa cháy vào nhật ký vận hành theo quy định. 3.1.1.4 Khi có các sự cố kỹ thuật, hư hỏng hoặc hệ thống kích hoạt tác động, người vận hành phải có trách nhiệm thông báo kịp thời cho cơ sở và cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ địa phương biết để có những biện pháp khắc phục, xử lý kịp thời. 3.1.1.5 Việc phục hồi hoạt động hệ thống báo cháy, hệ thống chữa cháy sau khi có sự cố hư hỏng hoặc kích hoạt tác động không được vượt quá 72 giờ. 3.1.1.6 Ở lối vào nhà trạm bơm chữa cháy, trạm khí chữa cháy phải đảm bảo có đủ ánh sáng cần thiết để nhận biết và cho người có trách nhiệm tiếp cận thao tác xử lý kịp thời. 3.1.1.7 Trong nhà trạm bơm chữa cháy, phòng đặt trạm khí chữa cháy, trung tâm báo cháy cần bố trí trang bị: 3.1.1.8 Để đảm bảo vận hành an toàn, các thiết bị đo kiểm tra áp suất (đồng hồ áp suất) của hệ thống chữa cháy (bằng nước, bằng bọt, bằng khí) phải được đánh dấu và ghi rõ trong các quy trình hướng dẫn vận hành sử dụng các giá trị áp suất làm việc bình thường và áp suất làm việc tối đa cho phép. 3.1.2 Yêu cầu vận hành hệ thống chữa cháy bằng nước và bọt 3.1.2.1 Hệ thống chữa cháy bằng nước và bọt phải được duy trì hoạt động thường xuyên theo đúng yêu cầu chức năng, thông số kỹ thuật (lưu lượng và áp suất) theo hồ sơ thiết kế, thi công lắp đặt và nghiệm thu công trình. 3.1.2.2 Tín hiệu áp suất kích hoạt của hệ thống chữa cháy tự động phải được tiến hành kiểm tra hàng ngày. Giá trị áp suất duy trì trong mạng đường ống kích hoạt của hệ thống chữa cháy tự động bằng nước và bọt không được giảm quá 0,02 Mpa (0,2 kg/cm2)/ngày đêm. 3.1.2.3 Tại các cụm Van kiểm tra - điều khiển cần có sơ đồ chức năng điều khiển hoạt động, biển chỉ dẫn áp suất làm việc, kiểu loại, số lượng đầu phun cho mỗi khu vực của hệ thống, trạng thái đóng, mở của các van ở chế độ thường mở, thường đóng ở chế độ thường trực hoạt động. 3.1.2.4 Các tủ đựng phương tiện dụng cụ chữa cháy (lăng, vòi) của họng nước, trụ nước chữa cháy phải đảm bảo lưu thông gió tự nhiên và đánh số thứ tự, ký hiệu rõ ràng để dễ nhận biết khi thao tác sử dụng. 3.1.2.5 Sau khi sử dụng phun nước, các vòi, lăng chữa cháy phải được tiến hành kiểm tra tính nguyên vẹn, rửa sạch, phơi khô và để đúng vị trí quy định. Các vòi chữa cháy tối thiểu 3 năm 1 lần, phải được tiến hành kiểm tra thử về độ bền ở áp lực quy định. 3.1.2.6 Nguồn nước, bể dự trữ nước chữa cháy chỉ cho phép sử dụng vào mục đích chữa cháy và không được sử dụng vào các mục đích khác. 3.1.3 Yêu cầu vận hành hệ thống chữa cháy bằng khí 3.1.3.1 Điều kiện và nhiệt độ môi trường để đảm bảo vận hành an toàn đối với hệ thống chữa cháy bằng khí phải đáp ứng quy định sau: 3.1.3.2 Khi trang bị, thiết kế hệ thống chữa cháy tự động bằng khí kiểu trung tâm cho các phòng, nhà có người thường trực, làm việc thường xuyên 24/24 giờ, cho phép chuyển đổi chức năng hoạt động của hệ thống từ chế độ tự động sang chế độ điều khiển bằng tay. Trong thời gian không có người thường trực, phải khôi phục lại chế độ hoạt động tự động. 3.1.3.3 Trong thời gian vận hành hệ thống chữa cháy bằng khí, nếu có xảy ra sự kích hoạt xả khí hoặc sự cố hư hỏng, phải có biện pháp khôi phục ngay để đưa hệ thống vào hoạt động trở lại (nạp bổ sung khí chữa cháy, khí trong bình kích hoạt hoặc thay thế các bình khí chữa cháy, bình khí kích hoạt, vv..) và ghi chép vào sổ nhật ký vận hành hệ thống. 3.1.4 Yêu cầu vận hành hệ thống chữa cháy bằng bột 3.1.4.1 Việc vận hành hệ thống chữa cháy bằng bột cần tuân thủ quy trình, quy định, tài liệu hồ sơ thiết kế và yêu cầu kỹ thuật của nhà chế tạo sản xuất thiết bị. 3.1.4.2 Các bình bột chữa cháy phải được đặt theo chiều đứng và có khung giá đỡ, bắt đai kẹp chắc chắn. Lối tiếp cận vào kiểm tra các bình bột chữa cháy, áp suất bình khí kích hoạt, cụm van kích hoạt (van bình, cụm van phân phối) phải đảm bảo thuận tiện. 3.1.4.3 Các bình bột chữa cháy phải được sơn màu, đánh số thứ tự, biển chỉ dẫn ngày nạp bột, chủng loại bột chữa cháy được nạp và thời hạn cần nạp lại bột chữa cháy theo quy định. Dưới đế mỗi bình bột chữa cháy phải có tấm đệm lót cách ly với sàn nhà. 3.1.4.4 Khi bố trí hệ thống chữa cháy bằng bột trong cùng trạm bơm chữa cháy hoặc trong phòng riêng bên trong tòa nhà, thì ở phía ngoài nhà phải có biển chỉ dẫn về vị trí bố trí hệ thống chữa cháy. Tại nơi đặt hệ thống chữa cháy, cần có sơ đồ hướng dẫn thao tác, vận hành hoạt động khi có cháy xảy ra. 3.1.5 Yêu cầu sử dụng, vận hành phương tiện chữa cháy di động 3.1.5.1 Việc sử dụng các phương tiện chữa cháy di động tại kho chứa, cảng xuất, nhập và trạm phân phối khí đốt phải đảm bảo đúng mục đích yêu cầu sau: 3.1.5.2 Việc vận hành, sử dụng xe ô tô chữa cháy tại cơ sở phải tuân thủ các quy định về luật giao thông đường bộ đối với phương tiện giao thông cơ giới, các văn bản quy định hướng dẫn hiện hành của cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có thẩm quyền. 3.1.5.3 Các phương tiện chữa cháy di động phải được bảo quản trong nhà chuyên dụng (gara hoặc nhà xe ô tô) theo quy định và đảm bảo thường trực sẵn sàng chiến đấu 24/24 giờ. Trong nhà để xe ô tô chữa cháy phải bảo đảm việc cung cấp điện, trang bị thông tin liên lạc và các phương tiện hỗ trợ cần thiết khác, đáp ứng yêu cầu hoạt động và an toàn cho lực lượng chữa cháy cơ sở. 3.1.5.4 Các phương tiện chữa cháy di động (Xe, máy bơm chữa cháy) phải được trang bị đầy đủ cơ số vòi, lăng, phương tiện, dụng cụ chữa cháy và nạp đủ nhiên liệu, chất chữa cháy theo quy định. 3.1.6 Yêu cầu sử dụng bình chữa cháy 3.1.6.1 Trước khi đưa bình chữa cháy vào sử dụng, phải tiến hành kiểm tra tổng thể ban đầu đối với bình chữa cháy. Nội dung kiểm tra tổng thể ban đầu, gồm có: 3.1.6.2 Nội dung kiểm tra xem xét bên ngoài đối với bình chữa cháy, gồm có: 3.1.6.3 Không cho phép bố trí và sử dụng các bình chữa cháy trong các trường hợp sau: 3.1.6.4 Nghiêm cấm việc sử dụng các bình chữa cháy để chữa các đám cháy trong các trường hợp sau: 3.1.1 Yêu cầu chung 3.1.1.1 Người đứng đầu cơ sở có trách nhiệm tổ chức vận hành các hệ thống báo cháy và chữa cháy tại cơ sở. Mỗi hệ thống báo cháy và chữa cháy của cơ sở phải có quyết định bằng văn bản giao trách nhiệm cho người quản lý, nhân viên vận hành và người trực vận hành 24/24 giờ. 3.1.1.2 Tất cả các hệ thống báo cháy và chữa cháy của cơ sở cần phải có quy trình thao tác vận hành và định kỳ xem xét cập nhật hàng năm khi có những bổ sung, thay đổi. 3.1.1.3 Người được giao quản lý, nhân viên vận hành và trực vận hành có trách nhiệm nghiên cứu các tài liệu kỹ thuật có liên quan, quy trình thao tác vận hành và thực hiện vận hành hệ thống báo cháy và chữa cháy theo quy trình, quy định đã được lãnh đạo cơ sở phê duyệt và thường xuyên cập nhật, ghi chép đầy đủ thông tin các sự cố kỹ thuật, hư hỏng của hệ thống báo cháy và chữa cháy vào nhật ký vận hành theo quy định. 3.1.1.4 Khi có các sự cố kỹ thuật, hư hỏng hoặc hệ thống kích hoạt tác động, người vận hành phải có trách nhiệm thông báo kịp thời cho cơ sở và cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ địa phương biết để có những biện pháp khắc phục, xử lý kịp thời. 3.1.1.5 Việc phục hồi hoạt động hệ thống báo cháy, hệ thống chữa cháy sau khi có sự cố hư hỏng hoặc kích hoạt tác động không được vượt quá 72 giờ. 3.1.1.6 Ở lối vào nhà trạm bơm chữa cháy, trạm khí chữa cháy phải đảm bảo có đủ ánh sáng cần thiết để nhận biết và cho người có trách nhiệm tiếp cận thao tác xử lý kịp thời. 3.1.1.7 Trong nhà trạm bơm chữa cháy, phòng đặt trạm khí chữa cháy, trung tâm báo cháy cần bố trí trang bị: 3.1.1.8 Để đảm bảo vận hành an toàn, các thiết bị đo kiểm tra áp suất (đồng hồ áp suất) của hệ thống chữa cháy (bằng nước, bằng bọt, bằng khí) phải được đánh dấu và ghi rõ trong các quy trình hướng dẫn vận hành sử dụng các giá trị áp suất làm việc bình thường và áp suất làm việc tối đa cho phép. 3.1.2 Yêu cầu vận hành hệ thống chữa cháy bằng nước và bọt 3.1.2.1 Hệ thống chữa cháy bằng nước và bọt phải được duy trì hoạt động thường xuyên theo đúng yêu cầu chức năng, thông số kỹ thuật (lưu lượng và áp suất) theo hồ sơ thiết kế, thi công lắp đặt và nghiệm thu công trình. 3.1.2.2 Tín hiệu áp suất kích hoạt của hệ thống chữa cháy tự động phải được tiến hành kiểm tra hàng ngày. Giá trị áp suất duy trì trong mạng đường ống kích hoạt của hệ thống chữa cháy tự động bằng nước và bọt không được giảm quá 0,02 Mpa (0,2 kg/cm2)/ngày đêm. 3.1.2.3 Tại các cụm Van kiểm tra - điều khiển cần có sơ đồ chức năng điều khiển hoạt động, biển chỉ dẫn áp suất làm việc, kiểu loại, số lượng đầu phun cho mỗi khu vực của hệ thống, trạng thái đóng, mở của các van ở chế độ thường mở, thường đóng ở chế độ thường trực hoạt động. 3.1.2.4 Các tủ đựng phương tiện dụng cụ chữa cháy (lăng, vòi) của họng nước, trụ nước chữa cháy phải đảm bảo lưu thông gió tự nhiên và đánh số thứ tự, ký hiệu rõ ràng để dễ nhận biết khi thao tác sử dụng. 3.1.2.5 Sau khi sử dụng phun nước, các vòi, lăng chữa cháy phải được tiến hành kiểm tra tính nguyên vẹn, rửa sạch, phơi khô và để đúng vị trí quy định. Các vòi chữa cháy tối thiểu 3 năm 1 lần, phải được tiến hành kiểm tra thử về độ bền ở áp lực quy định. 3.1.2.6 Nguồn nước, bể dự trữ nước chữa cháy chỉ cho phép sử dụng vào mục đích chữa cháy và không được sử dụng vào các mục đích khác. 3.1.3 Yêu cầu vận hành hệ thống chữa cháy bằng khí 3.1.3.1 Điều kiện và nhiệt độ môi trường để đảm bảo vận hành an toàn đối với hệ thống chữa cháy bằng khí phải đáp ứng quy định sau: 3.1.3.2 Khi trang bị, thiết kế hệ thống chữa cháy tự động bằng khí kiểu trung tâm cho các phòng, nhà có người thường trực, làm việc thường xuyên 24/24 giờ, cho phép chuyển đổi chức năng hoạt động của hệ thống từ chế độ tự động sang chế độ điều khiển bằng tay. Trong thời gian không có người thường trực, phải khôi phục lại chế độ hoạt động tự động. 3.1.3.3 Trong thời gian vận hành hệ thống chữa cháy bằng khí, nếu có xảy ra sự kích hoạt xả khí hoặc sự cố hư hỏng, phải có biện pháp khôi phục ngay để đưa hệ thống vào hoạt động trở lại (nạp bổ sung khí chữa cháy, khí trong bình kích hoạt hoặc thay thế các bình khí chữa cháy, bình khí kích hoạt, vv..) và ghi chép vào sổ nhật ký vận hành hệ thống. 3.1.4 Yêu cầu vận hành hệ thống chữa cháy bằng bột 3.1.4.1 Việc vận hành hệ thống chữa cháy bằng bột cần tuân thủ quy trình, quy định, tài liệu hồ sơ thiết kế và yêu cầu kỹ thuật của nhà chế tạo sản xuất thiết bị. 3.1.4.2 Các bình bột chữa cháy phải được đặt theo chiều đứng và có khung giá đỡ, bắt đai kẹp chắc chắn. Lối tiếp cận vào kiểm tra các bình bột chữa cháy, áp suất bình khí kích hoạt, cụm van kích hoạt (van bình, cụm van phân phối) phải đảm bảo thuận tiện. 3.1.4.3 Các bình bột chữa cháy phải được sơn màu, đánh số thứ tự, biển chỉ dẫn ngày nạp bột, chủng loại bột chữa cháy được nạp và thời hạn cần nạp lại bột chữa cháy theo quy định. Dưới đế mỗi bình bột chữa cháy phải có tấm đệm lót cách ly với sàn nhà. 3.1.4.4 Khi bố trí hệ thống chữa cháy bằng bột trong cùng trạm bơm chữa cháy hoặc trong phòng riêng bên trong tòa nhà, thì ở phía ngoài nhà phải có biển chỉ dẫn về vị trí bố trí hệ thống chữa cháy. Tại nơi đặt hệ thống chữa cháy, cần có sơ đồ hướng dẫn thao tác, vận hành hoạt động khi có cháy xảy ra. 3.1.5 Yêu cầu sử dụng, vận hành phương tiện chữa cháy di động 3.1.5.1 Việc sử dụng các phương tiện chữa cháy di động tại kho chứa, cảng xuất, nhập và trạm phân phối khí đốt phải đảm bảo đúng mục đích yêu cầu sau: 3.1.5.2 Việc vận hành, sử dụng xe ô tô chữa cháy tại cơ sở phải tuân thủ các quy định về luật giao thông đường bộ đối với phương tiện giao thông cơ giới, các văn bản quy định hướng dẫn hiện hành của cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có thẩm quyền. 3.1.5.3 Các phương tiện chữa cháy di động phải được bảo quản trong nhà chuyên dụng (gara hoặc nhà xe ô tô) theo quy định và đảm bảo thường trực sẵn sàng chiến đấu 24/24 giờ. Trong nhà để xe ô tô chữa cháy phải bảo đảm việc cung cấp điện, trang bị thông tin liên lạc và các phương tiện hỗ trợ cần thiết khác, đáp ứng yêu cầu hoạt động và an toàn cho lực lượng chữa cháy cơ sở. 3.1.5.4 Các phương tiện chữa cháy di động (Xe, máy bơm chữa cháy) phải được trang bị đầy đủ cơ số vòi, lăng, phương tiện, dụng cụ chữa cháy và nạp đủ nhiên liệu, chất chữa cháy theo quy định. 3.1.6 Yêu cầu sử dụng bình chữa cháy 3.1.6.1 Trước khi đưa bình chữa cháy vào sử dụng, phải tiến hành kiểm tra tổng thể ban đầu đối với bình chữa cháy. Nội dung kiểm tra tổng thể ban đầu, gồm có: 3.1.6.2 Nội dung kiểm tra xem xét bên ngoài đối với bình chữa cháy, gồm có: 3.1.6.3 Không cho phép bố trí và sử dụng các bình chữa cháy trong các trường hợp sau: 3.1.6.4 Nghiêm cấm việc sử dụng các bình chữa cháy để chữa các đám cháy trong các trường hợp sau:\na) Sơ đồ nguyên lý hoạt động của hệ thống báo cháy, chữa cháy và bảng quy trình hướng dẫn thao tác vận hành, sử dụng. a) Đối với hệ thống chữa cháy bằng khí Carbon dioxide (C02): Cần tuân thủ quy định trong tài liệu hồ sơ thiết kế kỹ thuật. Trong mọi trường hợp, nhiệt độ không khí trong phòng hệ thống chữa cháy bằng khí C02 không được vượt quá 450C. Để kiểm tra giám sát nhiệt độ không khí trong phòng đặt thiết bị của hệ thống, phải trang bị phương tiện (nhiệt kế) để có thể kiểm tra, theo dõi nhiệt độ ở cả bên trong và bên ngoài phòng. a) Để chữa cháy; a) Kiểm tra xem xét bên ngoài đối với bình chữa cháy; a) Tình trạng lớp sơn bảo vệ bình chữa cháy; a) Để ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp hay để gần các nguồn nhiệt khác có khả năng gây tác động nguy hiểm cho bình chữa cháy; a) Sử dụng các bình chữa cháy bằng khí Carbon dioxide (CO2) để chữa cháy các thiết bị điện có điện áp lớn hơn 10 kV; a) Sơ đồ nguyên lý hoạt động của hệ thống báo cháy, chữa cháy và bảng quy trình hướng dẫn thao tác vận hành, sử dụng. a) Đối với hệ thống chữa cháy bằng khí Carbon dioxide (C02): Cần tuân thủ quy định trong tài liệu hồ sơ thiết kế kỹ thuật. Trong mọi trường hợp, nhiệt độ không khí trong phòng hệ thống chữa cháy bằng khí C02 không được vượt quá 450C. Để kiểm tra giám sát nhiệt độ không khí trong phòng đặt thiết bị của hệ thống, phải trang bị phương tiện (nhiệt kế) để có thể kiểm tra, theo dõi nhiệt độ ở cả bên trong và bên ngoài phòng. a) Để chữa cháy; a) Kiểm tra xem xét bên ngoài đối với bình chữa cháy; a) Tình trạng lớp sơn bảo vệ bình chữa cháy; a) Để ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp hay để gần các nguồn nhiệt khác có khả năng gây tác động nguy hiểm cho bình chữa cháy; a) Sử dụng các bình chữa cháy bằng khí Carbon dioxide (CO2) để chữa cháy các thiết bị điện có điện áp lớn hơn 10 kV;\nb) Điện thoại cố định liên lạc với phòng trực vận hành hệ thống báo cháy, chữa cháy và đèn chiếu sáng sự cố khẩn cấp. b) Đối với hệ thống chữa cháy bằng khí Halon: Phải đảm bảo duy trì nhiệt độ không khí trong phòng đặt thiết bị của hệ thống không được vượt quá 400C. Để kiểm tra giám sát sự rò rỉ bay hơi của khí Halon ở pha khí hóa lỏng, phải trang bị phương tiện để kiểm tra trọng lượng hoặc kiểm tra mức khí ở pha khí hóa lỏng. Nếu có phát hiện sự rỏ rỉ bay hơi thì cần phải có biện pháp khắc phục ngay nguyên nhân sự cố. b) Để thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ; b) Kiểm tra sự đồng bộ, đầy đủ các thành phần thiết bị của bình chữa cháy; b) Nội dung chính xác, đọc hiểu hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy; b) Để nơi có nguy cơ xảy ra va đập gây nguy hiểm cho bình chữa cháy; b) Sử dụng các bình khí chữa cháy bằng khí Carbon dioxide (CO2) có hàm lượng nước trong khí C02 lớn hơn 0,006% (theo trọng lượng) và có chiều dài vòi phun dưới 3 mét để chữa cháy các thiết bị điện có điện áp lớn hơn 1.000 vôn; b) Điện thoại cố định liên lạc với phòng trực vận hành hệ thống báo cháy, chữa cháy và đèn chiếu sáng sự cố khẩn cấp. b) Đối với hệ thống chữa cháy bằng khí Halon: Phải đảm bảo duy trì nhiệt độ không khí trong phòng đặt thiết bị của hệ thống không được vượt quá 400C. Để kiểm tra giám sát sự rò rỉ bay hơi của khí Halon ở pha khí hóa lỏng, phải trang bị phương tiện để kiểm tra trọng lượng hoặc kiểm tra mức khí ở pha khí hóa lỏng. Nếu có phát hiện sự rỏ rỉ bay hơi thì cần phải có biện pháp khắc phục ngay nguyên nhân sự cố. b) Để thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ; b) Kiểm tra sự đồng bộ, đầy đủ các thành phần thiết bị của bình chữa cháy; b) Nội dung chính xác, đọc hiểu hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy; b) Để nơi có nguy cơ xảy ra va đập gây nguy hiểm cho bình chữa cháy; b) Sử dụng các bình khí chữa cháy bằng khí Carbon dioxide (CO2) có hàm lượng nước trong khí C02 lớn hơn 0,006% (theo trọng lượng) và có chiều dài vòi phun dưới 3 mét để chữa cháy các thiết bị điện có điện áp lớn hơn 1.000 vôn;\nc) Để thực hiện công tác ứng trực, thường trực khi cơ sở tiến hành thực hiện các công việc có nguy cơ xảy ra cháy, nổ. c) Kiểm tra tình trạng vị trí bố trí bình chữa cháy (chỉ dẫn nơi bố trí, khả năng tiếp cận sử dụng); c) Tình trạng của thiết bị an toàn; c) Sử dụng các bình chữa cháy không còn nguyên vẹn kẹp chì niêm phong; c) Sử dụng các bình chữa cháy bằng bột để chữa cháy các thiết bị điện có điện áp lớn hơn 1.000 vôn; c) Để thực hiện công tác ứng trực, thường trực khi cơ sở tiến hành thực hiện các công việc có nguy cơ xảy ra cháy, nổ. c) Kiểm tra tình trạng vị trí bố trí bình chữa cháy (chỉ dẫn nơi bố trí, khả năng tiếp cận sử dụng); c) Tình trạng của thiết bị an toàn; c) Sử dụng các bình chữa cháy không còn nguyên vẹn kẹp chì niêm phong; c) Sử dụng các bình chữa cháy bằng bột để chữa cháy các thiết bị điện có điện áp lớn hơn 1.000 vôn;\nd) Kiểm tra sự rõ ràng để đọc hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy. d) Tình trạng hoạt động của đồng hồ đo áp suất, hoặc hiển thị áp suất (đối với bình chữa cháy có trang bị) và tình trạng chỉ dấu niêm phong đối với khóa van bình chữa cháy hoặc chai khí đẩy; d) Sử dụng các bình chữa cháy (bình mới hoặc bình sau khi nạp lại) không được kiểm định chất lượng về phòng cháy và chữa cháy theo quy định. d) Sử dụng các bình chữa cháy bằng bọt (bọt hòa không khí) để chữa cháy các thiết bị điện có điện áp, các chất cháy nóng đỏ, nóng chảy và các chất mà khi tác dụng với nước sẽ xảy ra phản ứng hóa học có kèm theo sự tỏa nhiều nhiệt hoặc sôi bắn chất cháy. d) Kiểm tra sự rõ ràng để đọc hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy. d) Tình trạng hoạt động của đồng hồ đo áp suất, hoặc hiển thị áp suất (đối với bình chữa cháy có trang bị) và tình trạng chỉ dấu niêm phong đối với khóa van bình chữa cháy hoặc chai khí đẩy; d) Sử dụng các bình chữa cháy (bình mới hoặc bình sau khi nạp lại) không được kiểm định chất lượng về phòng cháy và chữa cháy theo quy định. d) Sử dụng các bình chữa cháy bằng bọt (bọt hòa không khí) để chữa cháy các thiết bị điện có điện áp, các chất cháy nóng đỏ, nóng chảy và các chất mà khi tác dụng với nước sẽ xảy ra phản ứng hóa học có kèm theo sự tỏa nhiều nhiệt hoặc sôi bắn chất cháy.\nđ) Trọng lượng bình chữa cháy và trọng chất chữa cháy trong bình chữa cháy (xác định bằng lần kiểm tra lần trước); đ) Trọng lượng bình chữa cháy và trọng chất chữa cháy trong bình chữa cháy (xác định bằng lần kiểm tra lần trước);\ne) Tình trạng vòi, loa phun của bình chữa cháy (không có những hư hỏng do tác động cơ học, dấu vết gỉ sét, các dị vật gây tắc nghẽn khi phun chất chữa cháy); e) Tình trạng vòi, loa phun của bình chữa cháy (không có những hư hỏng do tác động cơ học, dấu vết gỉ sét, các dị vật gây tắc nghẽn khi phun chất chữa cháy);\ng) Tình trạng móc treo trên tường hoặc trong tủ đựng bình chữa cháy (đối với bình chữa cháy xách tay). Tình trạng bộ phận di chuyển, việc neo kẹp bình với xe đẩy bằng tay (đối với bình chữa cháy di động có bánh xe); g) Tình trạng móc treo trên tường hoặc trong tủ đựng bình chữa cháy (đối với bình chữa cháy xách tay). Tình trạng bộ phận di chuyển, việc neo kẹp bình với xe đẩy bằng tay (đối với bình chữa cháy di động có bánh xe);\n3.2.1 Yêu cầu chung 3.2.1.1 Nội dung kiểm tra hệ thống báo cháy và chữa cháy cố định và tự động bao gồm việc kiểm tra các tài liệu kỹ thuật thiết bị, tiến hành kiểm tra xem xét bên ngoài, kiểm tra khả năng làm việc và đánh giá tình trạng hoạt động của hệ thống. 3.2.1.2 Việc kiểm tra khả năng làm việc của hệ thống báo cháy và chữa cháy do người có trách nhiệm của cơ sở thực hiện và cần phải tuân thủ quy trình vận hành, thao tác sử dụng do cấp có thẩm quyền của cơ sở phê duyệt. 3.2.1.3 Khi cơ sở tiến hành bảo dưỡng kỹ thuật định kỳ và sửa chữa hệ thống báo cháy, chữa cháy cần phải thông báo kịp thời cho cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ địa phương biết. 3.2.1.4 Trước khi thực hiện bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa hệ thống báo cháy và chữa cháy, phải tiến hành kiểm tra xác nhận tình trạng kỹ thuật ban đầu đối với hệ thống. Việc kiểm tra đánh giá tình trạng kỹ thuật đối với hệ thống báo cháy và chữa cháy cần phải thành lập hội đồng kiểm tra đánh giá và có đại diện cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ địa phương tham gia. 3.2.1.5 Việc bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa hệ thống báo cháy và chữa cháy chỉ cho phép người có đủ chuyên môn kỹ thuật và cơ sở có đủ năng lực chuyên môn thực hiện. Trình tự tiến hành công tác bảo dưỡng kỹ thuật định kỳ và sửa chữa hệ thống cần phù hợp và tuân thủ các quy định hiện hành. 3.2.2 Yêu cầu kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống báo cháy tự động 3.2.2.1 Khi tiến hành kiểm tra tình trạng kỹ thuật đối với hệ thống báo cháy, cần tiến hành kiểm tra xem xét sơ bộ bên ngoài thiết bị, bao gồm: 3.2.2.2 Khi tiến hành kiểm tra thử nghiệm khả năng làm việc hệ thống báo cháy, phải xác định: 3.2.2.3 Đối tượng thiết bị của hệ thống báo cháy tự động phải thực hiện kiểm tra bảo dưỡng, gồm có: Tủ trung tâm báo cháy, các đầu báo cháy tự động, hộp nút ấn báo cháy bằng tay, thiết bị ngoại vi (chuông, đèn, còi), hệ thống cáp, dây dẫn tín hiệu báo cháy, thiết bị chuyển tiếp trung gian (Tranmisstor) và thiết bị đầu cuối. 3.2.2.4 Nội dung kiểm tra và chu kỳ bảo dưỡng kỹ thuật đối với hệ thống báo cháy tự động thực hiện theo quy định tại Bảng 9 dưới đây: Bảng 9 - Quy định kiểm tra bảo dưỡng kỹ thuật đối với hệ thống báo cháy tự động STT Nội dung công việc Chu kỳ kiểm tra bảo dưỡng 1 Kiểm tra xem xét bên ngoài các dấu hiệu hư hỏng cơ Bảng 9 (tiếp theo và kết thúc) STT Nội dung công việc Chu kỳ kiểm tra bảo dưỡng học, sự han gỉ và độ bền chắc đai kẹp, giá đỡ đối với các bộ phận chính hệ thống: Trung tâm báo cháy, các đầu báo cháy, hộp nút ấn báo cháy bằng tay, đèn, còi, loa báo cháy, hệ thống cáp và dây tín hiệu báo cháy. Hàng tuần Hàng tháng Hàng quý 2 Kiểm tra tình trạng làm việc của các công tắc đóng ngắt, chuyển mạch, các tín hiệu hiển thị trạng thái làm việc, cảnh báo sự cố, hư hỏng… và tính nguyên vẹn chỉ dấu niêm phong thiết bị tủ trung tâm báo cháy. Hàng tuần Hàng tháng Hàng quý 3 Kiểm tra nguồn cấp điện chính và dự phòng. Kiểm tra việc tự động chuyển đổi từ nguồn chính sang nguồn dự phòng. - Hàng tháng Hàng quý 4 Kiểm tra khả năng làm việc các bộ phận chính của hệ thống: Trung tâm báo cháy, các đầu báo cháy tự động, hộp nút ấn báo cháy bằng tay, loa đèn còi báo cháy vv…, kiểm tra các thông số kỹ thuật kênh báo cháy. - Hàng tháng Hàng quý 5 Kiểm tra khả năng làm việc toàn bộ hệ thống báo cháy. - Hàng tháng Hàng quý 6 Kiểm tra đo điện trở tiếp đất bảo vệ và làm việc của hệ thống. Hàng năm 7 Kiểm tra đo điện trở cách điện mạch điện. 3 năm một lần 3.2.3 Yêu cầu kiểm tra, bảo dưỡng đối với hệ thống chữa cháy tự động bằng nước và bọt 3.2.3.1 Khi kiểm tra xem xét sơ bộ bên ngoài đối với hệ thống chữa cháy tự động bằng nước và bọt, cần kiểm tra sự phù hợp của hệ thống so với hồ sơ thiết kế, thi công lắp đặt, bao gồm: 3.2.3.2 Việc kiểm tra đánh giá tình trạng kỹ thuật của hệ thống chữa cháy tự động bằng nước và bằng bọt, bao gồm kiểm tra: 3.2.3.3 Nghiêm cấm việc lắp đặt thay thế các đầu phun (Sprinkler, Drencher) bằng các đầu phun đã hỏng, không đảm bảo chất lượng hoặc có thông số nhiệt độ tác động không phù hợp với hồ sơ thiết kế và lắp đặt thêm các khóa van trên các đường ống cấp nước chữa cháy; 3.2.3.4 Khi tiến hành kiểm tra khả năng làm việc, vận hành hệ thống chữa cháy tự động bằng nước và bọt, cần tiến hành kiểm tra thử nghiệm hoạt động (có thể không cần phun chất chữa cháy) để xác định các tín hiệu và xung lệnh kích hoạt tác động của hệ thống. 3.2.3.5 Việc kiểm tra áp lực đẩy của các máy bơm nước chữa cháy bằng phương pháp khởi động chạy thử, cần thực hiện tối thiểu mỗi tháng 2 lần. 3.2.3.6 Đối với hệ thống cấp nước chữa cháy tự động, tối thiểu một năm một lần, cần phải tiến hành kiểm tra thử nghiệm vận hành hoạt động của hệ thống thông qua tác động tại cụm Van kiểm tra - điều khiển. 3.2.3.7 Việc tiến hành kiểm tra đánh giá tình trạng kỹ thuật, khả năng làm việc của hệ thống chữa cháy bằng nước và bọt cần phải tuân thủ tiêu chuẩn \"hệ thống chữa cháy tự động bằng nước. Yêu cầu kỹ thuật chung và phương pháp kiểm tra thử nghiệm\" và tiêu chuẩn \"Hệ thống chữa cháy tự động bằng bọt. Yêu cầu kỹ thuật chung và phương pháp kiểm tra thử nghiệm\" và các quy định hiện hành có liên quan. 3.2.3.8 Khi cần thiết phải tiến hành sửa chữa mạng đường ống cấp nước chữa cháy cố định như cách ly đoạn ống, họng, trụ nước chữa cháy, phải có phương án, biện pháp tăng cường bổ sung thay thế theo quy định. 3.2.3.9 Đối tượng các thiết bị của hệ thống chữa cháy tự động bằng nước và bọt cần phải thực hiện kiểm tra bảo dưỡng định kỳ, gồm có: Các máy bơm, các đường ống nhánh cùng đầu phun Sprinkler/Drencher, hệ thống kích hoạt khởi động, cụm van Kiểm tra - điều khiển, thiết bị điều chỉnh, đóng ngắt, (van đóng mở, van một chiều); các bồn chứa (bồn khí nén thủy lực, bồn chứa bọt, dung dịch bọt, mồi nước máy bơm), thiết bị định lượng và hòa trộn bọt, thiết bị điện tự động (kiểm tra và điều khiển) và phương tiện thiết bị hệ thống báo cháy. 3.2.3.10 Nội dung kiểm tra và chu kỳ bảo dưỡng kỹ thuật đối với hệ thống chữa cháy tự động bằng nước và bọt thực hiện theo quy định tại Bảng 10 dưới đây. Bảng 10 - Quy định kiểm tra bảo dưỡng kỹ thuật đối với hệ thống chữa cháy tự động bằng nước và bọt STT Nội dung công việc Chu kỳ kiểm tra bảo dưỡng 1 Kiểm tra xem xét bên ngoài các dấu hiệu hư hỏng cơ học, han gỉ, độ bền chắc đai kẹp, giá đỡ, tính nguyên vẹn chỉ dấu niêm phong đối với các thiết bị hệ thống, gồm: a) Các thành phần kỹ thuật công nghệ: Đường ống, đầu phun, thiết bị định lượng và trộn bọt, van đóng ngắt, van một chiều, đồng hồ đo áp suất, bồn khí nén và các bơm chữa cháy… b) Các thành phần kỹ thuật điện: Tủ điện điều khiển, động cơ máy bơm; c) Các thành phần tín hiệu báo cháy: Tủ trung tâm báo cháy, tủ điều khiển chữa cháy, hệ thống cáp và dây dẫn tín hiệu báo cháy, các đầu báo cháy và thiết bị đèn, còi báo cháy. Hàng ngày Hàng tháng Hàng quý 2 Kiểm tra áp lực, mức nước và trạng thái làm việc của các van đóng ngắt vv… Hàng ngày Hàng tháng Hàng quý 3 Kiểm tra nguồn cấp điện chính và dự phòng, kiểm tra việc tự động chuyển đổi từ nguồn cấp điện chính sang nguồn dự phòng. Hàng tuần. Hàng tháng Hàng quý 4 Kiểm tra chất lượng độ nở, độ bền của bọt chữa cháy (hoặc dung dịch bọt chữa cháy). - - Hàng quý 5 Kiểm tra việc khuấy trộn đều đối với dung dịch bọt chữa cháy (khi pha sẵn) theo quy định. - Hàng tháng Hàng quý 6 Kiểm tra khả năng làm việc các thiết bị hệ thống, bao gồm: Các thành phần kỹ thuật công nghệ, thành phần kỹ thuật điện và thành phần tín hiệu báo, chữa cháy. - Hàng tháng Hàng quý 7 Kiểm tra khả năng làm việc của hệ thống ở chế độ làm việc tự động và điều khiển tại chỗ bằng tay. - Hàng tháng Hàng quý 8 Kiểm tra việc xúc rửa đường ống, sự cần thiết thay nước bể dự trữ nước chữa cháy và máy bơm chữa cháy. Hàng năm 9 Kiểm tra đo điện trở cách điện mạch điện của hệ thống 3 năm 1 lần 10 Kiểm tra thử độ bền, thử kín đối với đường ống. 3, 5 năm 1 lần 11 Kiểm tra việc xác nhận an toàn đối với các thiết bị chịu áp lực theo quy định Nhà nước. Theo quy định thiết bị chịu áp lực 3.2.4 Yêu cầu kiểm tra, bảo dưỡng đối với hệ thống chữa cháy bằng khí 3.2.4.1 Các nội dung tiến hành kiểm tra vận hành hoạt động hệ thống chữa cháy bằng khí, gồm có: 3.2.4.2 Việc kiểm tra thử nghiệm hoạt động của hệ thống chữa cháy tự động bằng khí được tiến hành bằng phương pháp thử nghiệm ở chế độ không xả khí chữa cháy và thực hiện theo quy định tiêu chuẩn hiện hành có liên quan. 3.2.4.3 Việc kiểm tra trọng lượng hoặc áp suất các bình khí chữa cháy, các bình khí kích hoạt phải thực hiện theo đúng quy định chu kỳ thời hạn bảo dưỡng kỹ thuật và phải được ghi chép vào sổ sách nhật ký của hệ thống. 3.2.4.4 Trong thời gian vận hành hoạt động hệ thống chữa cháy bằng khí, nếu xảy ra sự kích hoạt xả khí hoặc có sự cố trục trặc, hư hỏng, cần phải tiến hành khôi phục ngay sự hoạt động của hệ thống (sửa chữa, nạp bổ sung khí chữa cháy, khí kích hoạt hoặc thay thế các bình khí chữa cháy, khí kích hoạt, thiết bị phân phối vv..) theo thời hạn quy định và ghi chép vào sổ nhật ký của hệ thống. Việc nạp bổ sung khí chữa cháy và khí kích hoạt của hệ thống phải được tiến hành theo quy định như nạp khí lần đầu. 3.2.4.5 Đối tượng các thiết bị của hệ thống chữa cháy bằng khí phải thực hiện kiểm tra bảo dưỡng định kỳ, gồm có: Các đường ống phân phối và đầu phun, hệ thống kích hoạt khởi động, các bình khí chữa cháy (làm việc và dự phòng), các van đóng mở, thiết bị phân phối cho các đối tượng và khu vực bảo vệ, thiết bị báo chữa cháy, thiết bị điện tự động (kiểm tra và điều khiển) và thiết bị, phương tiện hệ thống báo cháy. 3.2.4.6 Nội dung kiểm tra và chu kỳ bảo dưỡng kỹ thuật đối với hệ thống chữa cháy bằng khí thực hiện theo quy định tại Bảng 11 dưới đây: Bảng 11 - Quy định kiểm tra bảo dưỡng kỹ thuật đối với hệ thống chữa cháy bằng khí STT Nội dung công việc Chu kỳ kiểm tra bảo dưỡng 1 Kiểm tra xem xét bên ngoài đối với các biểu hiện hư hỏng cơ học, han gỉ, độ bền chắc đai kẹp, giá đỡ, tính nguyên vẹn chỉ dấu niêm phong… đối với các thiết bị của hệ thống: a) Các bộ phận thành phần kỹ thuật công nghệ: đường ống, đầu phun, các khóa van đóng ngắt, các bình khí chữa cháy và khí nén kích hoạt, đồng hồ đo áp suất và thiết bị phân phối đến các đối tượng, khu vực bảo vệ. b) Các bộ phận thành phần tín hiệu báo cháy: Tủ trung tâm báo cháy, các đầu báo cháy, kênh tín hiệu báo cháy, chữa cháy… Hàng tuần Hàng tháng Hàng quý 2 Kiểm tra tình trạng làm việc các van khóa, mở; áp lực đường ống và cụm van kích hoạt mở bình khí chữa cháy. Hàng tuần Hàng tháng Hàng quý 3 Kiểm tra nguồn cấp điện chính và nguồn dự phòng, kiểm tra việc tự động chuyển đổi từ nguồn cấp điện chính sang nguồn dự phòng Hàng tuần Hàng tháng Hàng quý 4 Kiểm tra khối lượng khí chữa cháy - Hàng tháng Hàng quý 5 Kiểm tra khả năng làm việc các bộ phận thành phần của hệ thống: Phần công nghệ, phần điện và phần tín hiệu. - Hàng tháng Hàng quý 6 Kiểm tra khả năng làm việc của hệ thống ở chế độ làm việc tự động (đối với hệ thống tự động), chế độ điều khiển từ xa và tại chỗ bằng tay. - Hàng tháng Hàng quý 7 Kiểm tra đo điện trở tiếp đất bảo vệ. Hàng tuần - - 8 Kiểm tra đo điện trở cách điện của mạch điện. 3 năm một lần 9 Kiểm tra độ bền và độ kín đối với đường ống. 3,5 năm một lần 10 Kiểm tra việc xác nhận an toàn đối với các thiết bị chịu áp lực theo quy định Nhà nước. Theo quy định thiết bị chịu áp lực 3.2.5 Yêu cầu kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống chữa cháy bằng bột 3.2.5.1 Để duy trì hệ thống luôn ở trạng thái hoạt động tốt theo đúng yêu cầu thiết kế đề ra, các nội dung kiểm tra và chu kỳ bảo dưỡng đối với hệ thống chữa cháy bằng bột cần thực hiện theo quy định sau: 3.2.5.2 Đối tượng các thiết bị hệ thống chữa cháy bằng bột phải thực hiện kiểm tra bảo dưỡng định kỳ, gồm có: Các đường ống phân phối cùng đầu phun, các bình khí nén để phun bột chữa cháy, các bồn (bình) chứa bột, thiết bị điện tự động (kiểm tra và điều khiển), thiết bị phương tiện hệ thống báo cháy. 3.2.5.3 Kết quả kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống, cần được ghi chép vào sổ sách theo dõi, quản lý phương tiện phòng cháy và chữa cháy của cơ sở. 3.2.6 Yêu cầu kiểm tra, bảo dưỡng phương tiện chữa cháy di động 3.2.6.1 Các phương tiện chữa cháy di động (xe ô tô chữa cháy hoặc máy bơm chữa cháy di động) phải luôn được bảo quản, kiểm tra, bảo dưỡng theo đúng quy định và bảo đảm tình trạng hoạt động, thường trực sẵn sàng chữa cháy tốt. 3.2.6.2 Nội dung kiểm tra, bảo dưỡng kỹ thuật đối với xe chữa cháy, gồm có: 3.2.6.3 Chu kỳ bảo dưỡng kỹ thuật xe chữa cháy tính theo chỉ số kilômét được xác định và quy đổi bằng tổng chỉ số công tơ mét cộng với thời gian hoạt động của động cơ xe (1 giờ làm việc của động cơ xe tương đương với xe chạy được 50 km quy đổi). 3.2.6.4 Nội dung kiểm tra, bảo dưỡng kỹ thuật định kỳ đối với máy bơm chữa cháy di động thực hiện theo quy định: 3.2.6.5 Nội dung kiểm tra, bảo dưỡng kỹ thuật phương tiện chữa cháy di động chi tiết cụ thể, cần tuân thủ quy định của nhà sản xuất và tiêu chuẩn, quy định hiện hành có liên quan. 3.2.6.6 Kết quả kiểm tra, bảo dưỡng kỹ thuật đối với phương tiện chữa cháy di động cần phải ghi chép vào sổ sách theo dõi, quản lý phương tiện của cơ sở theo quy định. 3.2.7 Yêu cầu kiểm tra, bảo dưỡng phương tiện chữa cháy ban đầu 3.2.7.1 Trong quá trình sử dụng, các bình chữa cháy phải được tiến hành bảo dưỡng kỹ thuật theo quy định. Nội dung bảo dưỡng kỹ thuật đối với bình chữa cháy bao gồm kiểm tra định kỳ, kiểm tra xem xét, sửa chữa, thử nghiệm và nạp lại bình chữa cháy. 3.2.7.2 Việc bảo dưỡng kỹ thuật bình chữa cháy chỉ cho phép người có đủ chuyên môn kỹ thuật và cơ sở có đủ năng lực thực hiện. Trong thời gian tiến hành sửa chữa, thử nghiệm và nạp lại bình chữa cháy, phải có phương án bố trí thay thế bằng các bình chữa cháy dự trữ có thông số kỹ thuật tương đương và cùng chủng loại. 3.2.7.3 Nội dung kiểm tra định kỳ hàng quý đối với bình chữa cháy bao gồm kiểm tra xem xét vị trí bố trí, lối tiếp cận sử dụng bình chữa cháy và kiểm tra xem xét bên ngoài đối với bình chữa cháy theo nội dung quy định tại 3.1.6.2. 3.2.7.4 Nội dung kiểm tra định kỳ hàng năm đối với bình chữa cháy bao gồm kiểm tra xem xét bên ngoài đối với bình chữa cháy theo nội dung quy định tại 3.1.6.2, kiểm tra xem xét vị trí bố trí và lối tiếp cận sử dụng bình chữa cháy. Trong quá trình tiến hành kiểm tra định kỳ hàng năm, phải thực hiện kiểm tra sự rò rỉ khí chữa cháy (đối với bình chữa cháy bằng khí) và khí đẩy chất chữa cháy (đối với bình chữa cháy sử dụng khí đẩy) theo quy định. 3.2.7.5 Trong quá trình kiểm tra, nếu có phát hiện các thông số kỹ thuật của bình chữa cháy không đáp ứng yêu cầu quy định, thì phải có biện pháp khắc phục nguyên nhân hoặc nạp lại bình chữa cháy. 3.2.7.6 Trong quá trình sử dụng và bảo quản, sự rò rỉ khí chữa cháy hoặc khí đẩy nén trực tiếp trong bình chữa cháy và khí đẩy trong chai khí nén áp suất cao cách ly, sau một năm không được vượt quá giá trị quy định sau: 3.2.7.7 Trong trường hợp kiểm tra, nếu phát hiện sự rò rỉ khí chữa cháy (đối với bình chữa cháy bằng khí) và khí đẩy của bình chữa cháy vượt quá giá trị quy định, thì các bình chữa cháy không được phép đưa vào sử dụng và phải tiến hành sửa chữa và nạp lại. 3.2.7.8 Tối thiểu một lần trong 5 năm, các bình chữa cháy và chai khí đẩy chất chữa cháy phải được nạp lại, vỏ bình chữa cháy phải được làm sạch hoàn toàn chất chữa cháy bên trong, kiểm tra xem xét bên trong, bên ngoài, cũng như tiến hành kiểm tra thử độ bền, độ kín đối với vỏ bình chữa cháy, khóa van, vòi phun và bộ phận chịu áp lực. 3.2.7.9 Áp suất thử độ bền đối với vỏ bình chữa cháy loại có áp suất thấp thực hiện theo quy định cụ thể sau: 3.2.7.10 Đối với bình chữa cháy bằng khí C02, áp suất thử độ bền đối với vỏ bình thực hiện theo quy định hiện hành của nhà nước đối với thiết bị, bình chịu áp lực và thực hiện tối thiểu một lần trong 5 năm. 3.2.7.11 Tất cả các bình chữa cháy phải được nạp lại ngay sau khi đã sử dụng. Thời hạn kiểm tra thông số kỹ thuật chất chữa cháy và nạp lại chất chữa cháy cho bình chữa cháy phụ thuộc vào điều kiện sử dụng, chủng loại chất chữa cháy và không được ít hơn thời hạn quy định tại Bảng 12 dưới đây: Bảng 12 - Thời hạn kiểm tra thông số kỹ thuật chất chữa cháy và nạp lại bình chữa cháy STT Loại chất chữa cháy Thời hạn (không ít hơn) Kiểm tra thông số kỹ thuật chất chữa cháy Nạp lại bình chữa cháy 1 Nước và nước có phụ gia 1 lần trong năm 1 lần trong năm* 2 Bọt chữa cháy 1 lần trong năm 1 lần trong năm* 3 Bột chữa cháy 1 lần trong năm 1 lần trong 5 năm 4 Carbon dioxide (C02) Bằng phương pháp cân 1 lần trong năm 1 lần trong 5 năm 5 Khí halon Bằng phương pháp cân 1 lần trong năm 1 lần trong 5 năm GHI CHÚ * Đối với các bình chữa cháy (bằng nước, nước có phụ gia và bằng bọt) được nạp hợp chất nhiều thành phần ổn định trên cơ sở gốc hydrôcacbon hoặc chất tạo bọt gốc flo, cũng như các loại bình chữa cháy mà mặt trong của bình được sơn lớp bảo vệ êpôxit hoặc pôlyme hay vỏ bình được chế tạo bằng thép không gỉ, cho phép việc kiểm tra thông số kỹ thuật và nạp lại chất chữa cháy thực hiện theo quy định của nhà sản xuất. 3.2.7.12 Khi nạp lại chất chữa cháy cho bình chữa cháy loại áp suất cao và áp suất thấp, phải tiến hành kiểm tra thử độ bền (thử thủy lực hoặc khí) đối với vỏ bình chữa cháy. Sau khi kiểm tra thử độ bền, các bình chữa cháy phải được làm khô bên trong, sơn và nạp lại chất chữa cháy theo quy định. 3.2.1 Yêu cầu chung 3.2.1.1 Nội dung kiểm tra hệ thống báo cháy và chữa cháy cố định và tự động bao gồm việc kiểm tra các tài liệu kỹ thuật thiết bị, tiến hành kiểm tra xem xét bên ngoài, kiểm tra khả năng làm việc và đánh giá tình trạng hoạt động của hệ thống. 3.2.1.2 Việc kiểm tra khả năng làm việc của hệ thống báo cháy và chữa cháy do người có trách nhiệm của cơ sở thực hiện và cần phải tuân thủ quy trình vận hành, thao tác sử dụng do cấp có thẩm quyền của cơ sở phê duyệt. 3.2.1.3 Khi cơ sở tiến hành bảo dưỡng kỹ thuật định kỳ và sửa chữa hệ thống báo cháy, chữa cháy cần phải thông báo kịp thời cho cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ địa phương biết. 3.2.1.4 Trước khi thực hiện bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa hệ thống báo cháy và chữa cháy, phải tiến hành kiểm tra xác nhận tình trạng kỹ thuật ban đầu đối với hệ thống. Việc kiểm tra đánh giá tình trạng kỹ thuật đối với hệ thống báo cháy và chữa cháy cần phải thành lập hội đồng kiểm tra đánh giá và có đại diện cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ địa phương tham gia. 3.2.1.5 Việc bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa hệ thống báo cháy và chữa cháy chỉ cho phép người có đủ chuyên môn kỹ thuật và cơ sở có đủ năng lực chuyên môn thực hiện. Trình tự tiến hành công tác bảo dưỡng kỹ thuật định kỳ và sửa chữa hệ thống cần phù hợp và tuân thủ các quy định hiện hành. 3.2.2 Yêu cầu kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống báo cháy tự động 3.2.2.1 Khi tiến hành kiểm tra tình trạng kỹ thuật đối với hệ thống báo cháy, cần tiến hành kiểm tra xem xét sơ bộ bên ngoài thiết bị, bao gồm: 3.2.2.2 Khi tiến hành kiểm tra thử nghiệm khả năng làm việc hệ thống báo cháy, phải xác định: 3.2.2.3 Đối tượng thiết bị của hệ thống báo cháy tự động phải thực hiện kiểm tra bảo dưỡng, gồm có: Tủ trung tâm báo cháy, các đầu báo cháy tự động, hộp nút ấn báo cháy bằng tay, thiết bị ngoại vi (chuông, đèn, còi), hệ thống cáp, dây dẫn tín hiệu báo cháy, thiết bị chuyển tiếp trung gian (Tranmisstor) và thiết bị đầu cuối. 3.2.2.4 Nội dung kiểm tra và chu kỳ bảo dưỡng kỹ thuật đối với hệ thống báo cháy tự động thực hiện theo quy định tại Bảng 9 dưới đây: Bảng 9 - Quy định kiểm tra bảo dưỡng kỹ thuật đối với hệ thống báo cháy tự động STT Nội dung công việc Chu kỳ kiểm tra bảo dưỡng 1 Kiểm tra xem xét bên ngoài các dấu hiệu hư hỏng cơ Bảng 9 (tiếp theo và kết thúc) STT Nội dung công việc Chu kỳ kiểm tra bảo dưỡng học, sự han gỉ và độ bền chắc đai kẹp, giá đỡ đối với các bộ phận chính hệ thống: Trung tâm báo cháy, các đầu báo cháy, hộp nút ấn báo cháy bằng tay, đèn, còi, loa báo cháy, hệ thống cáp và dây tín hiệu báo cháy. Hàng tuần Hàng tháng Hàng quý 2 Kiểm tra tình trạng làm việc của các công tắc đóng ngắt, chuyển mạch, các tín hiệu hiển thị trạng thái làm việc, cảnh báo sự cố, hư hỏng… và tính nguyên vẹn chỉ dấu niêm phong thiết bị tủ trung tâm báo cháy. Hàng tuần Hàng tháng Hàng quý 3 Kiểm tra nguồn cấp điện chính và dự phòng. Kiểm tra việc tự động chuyển đổi từ nguồn chính sang nguồn dự phòng. - Hàng tháng Hàng quý 4 Kiểm tra khả năng làm việc các bộ phận chính của hệ thống: Trung tâm báo cháy, các đầu báo cháy tự động, hộp nút ấn báo cháy bằng tay, loa đèn còi báo cháy vv…, kiểm tra các thông số kỹ thuật kênh báo cháy. - Hàng tháng Hàng quý 5 Kiểm tra khả năng làm việc toàn bộ hệ thống báo cháy. - Hàng tháng Hàng quý 6 Kiểm tra đo điện trở tiếp đất bảo vệ và làm việc của hệ thống. Hàng năm 7 Kiểm tra đo điện trở cách điện mạch điện. 3 năm một lần 3.2.3 Yêu cầu kiểm tra, bảo dưỡng đối với hệ thống chữa cháy tự động bằng nước và bọt 3.2.3.1 Khi kiểm tra xem xét sơ bộ bên ngoài đối với hệ thống chữa cháy tự động bằng nước và bọt, cần kiểm tra sự phù hợp của hệ thống so với hồ sơ thiết kế, thi công lắp đặt, bao gồm: 3.2.3.2 Việc kiểm tra đánh giá tình trạng kỹ thuật của hệ thống chữa cháy tự động bằng nước và bằng bọt, bao gồm kiểm tra: 3.2.3.3 Nghiêm cấm việc lắp đặt thay thế các đầu phun (Sprinkler, Drencher) bằng các đầu phun đã hỏng, không đảm bảo chất lượng hoặc có thông số nhiệt độ tác động không phù hợp với hồ sơ thiết kế và lắp đặt thêm các khóa van trên các đường ống cấp nước chữa cháy; 3.2.3.4 Khi tiến hành kiểm tra khả năng làm việc, vận hành hệ thống chữa cháy tự động bằng nước và bọt, cần tiến hành kiểm tra thử nghiệm hoạt động (có thể không cần phun chất chữa cháy) để xác định các tín hiệu và xung lệnh kích hoạt tác động của hệ thống. 3.2.3.5 Việc kiểm tra áp lực đẩy của các máy bơm nước chữa cháy bằng phương pháp khởi động chạy thử, cần thực hiện tối thiểu mỗi tháng 2 lần. 3.2.3.6 Đối với hệ thống cấp nước chữa cháy tự động, tối thiểu một năm một lần, cần phải tiến hành kiểm tra thử nghiệm vận hành hoạt động của hệ thống thông qua tác động tại cụm Van kiểm tra - điều khiển. 3.2.3.7 Việc tiến hành kiểm tra đánh giá tình trạng kỹ thuật, khả năng làm việc của hệ thống chữa cháy bằng nước và bọt cần phải tuân thủ tiêu chuẩn \"hệ thống chữa cháy tự động bằng nước. Yêu cầu kỹ thuật chung và phương pháp kiểm tra thử nghiệm\" và tiêu chuẩn \"Hệ thống chữa cháy tự động bằng bọt. Yêu cầu kỹ thuật chung và phương pháp kiểm tra thử nghiệm\" và các quy định hiện hành có liên quan. 3.2.3.8 Khi cần thiết phải tiến hành sửa chữa mạng đường ống cấp nước chữa cháy cố định như cách ly đoạn ống, họng, trụ nước chữa cháy, phải có phương án, biện pháp tăng cường bổ sung thay thế theo quy định. 3.2.3.9 Đối tượng các thiết bị của hệ thống chữa cháy tự động bằng nước và bọt cần phải thực hiện kiểm tra bảo dưỡng định kỳ, gồm có: Các máy bơm, các đường ống nhánh cùng đầu phun Sprinkler/Drencher, hệ thống kích hoạt khởi động, cụm van Kiểm tra - điều khiển, thiết bị điều chỉnh, đóng ngắt, (van đóng mở, van một chiều); các bồn chứa (bồn khí nén thủy lực, bồn chứa bọt, dung dịch bọt, mồi nước máy bơm), thiết bị định lượng và hòa trộn bọt, thiết bị điện tự động (kiểm tra và điều khiển) và phương tiện thiết bị hệ thống báo cháy. 3.2.3.10 Nội dung kiểm tra và chu kỳ bảo dưỡng kỹ thuật đối với hệ thống chữa cháy tự động bằng nước và bọt thực hiện theo quy định tại Bảng 10 dưới đây. Bảng 10 - Quy định kiểm tra bảo dưỡng kỹ thuật đối với hệ thống chữa cháy tự động bằng nước và bọt STT Nội dung công việc Chu kỳ kiểm tra bảo dưỡng 1 Kiểm tra xem xét bên ngoài các dấu hiệu hư hỏng cơ học, han gỉ, độ bền chắc đai kẹp, giá đỡ, tính nguyên vẹn chỉ dấu niêm phong đối với các thiết bị hệ thống, gồm: a) Các thành phần kỹ thuật công nghệ: Đường ống, đầu phun, thiết bị định lượng và trộn bọt, van đóng ngắt, van một chiều, đồng hồ đo áp suất, bồn khí nén và các bơm chữa cháy… b) Các thành phần kỹ thuật điện: Tủ điện điều khiển, động cơ máy bơm; c) Các thành phần tín hiệu báo cháy: Tủ trung tâm báo cháy, tủ điều khiển chữa cháy, hệ thống cáp và dây dẫn tín hiệu báo cháy, các đầu báo cháy và thiết bị đèn, còi báo cháy. Hàng ngày Hàng tháng Hàng quý 2 Kiểm tra áp lực, mức nước và trạng thái làm việc của các van đóng ngắt vv… Hàng ngày Hàng tháng Hàng quý 3 Kiểm tra nguồn cấp điện chính và dự phòng, kiểm tra việc tự động chuyển đổi từ nguồn cấp điện chính sang nguồn dự phòng. Hàng tuần. Hàng tháng Hàng quý 4 Kiểm tra chất lượng độ nở, độ bền của bọt chữa cháy (hoặc dung dịch bọt chữa cháy). - - Hàng quý 5 Kiểm tra việc khuấy trộn đều đối với dung dịch bọt chữa cháy (khi pha sẵn) theo quy định. - Hàng tháng Hàng quý 6 Kiểm tra khả năng làm việc các thiết bị hệ thống, bao gồm: Các thành phần kỹ thuật công nghệ, thành phần kỹ thuật điện và thành phần tín hiệu báo, chữa cháy. - Hàng tháng Hàng quý 7 Kiểm tra khả năng làm việc của hệ thống ở chế độ làm việc tự động và điều khiển tại chỗ bằng tay. - Hàng tháng Hàng quý 8 Kiểm tra việc xúc rửa đường ống, sự cần thiết thay nước bể dự trữ nước chữa cháy và máy bơm chữa cháy. Hàng năm 9 Kiểm tra đo điện trở cách điện mạch điện của hệ thống 3 năm 1 lần 10 Kiểm tra thử độ bền, thử kín đối với đường ống. 3, 5 năm 1 lần 11 Kiểm tra việc xác nhận an toàn đối với các thiết bị chịu áp lực theo quy định Nhà nước. Theo quy định thiết bị chịu áp lực 3.2.4 Yêu cầu kiểm tra, bảo dưỡng đối với hệ thống chữa cháy bằng khí 3.2.4.1 Các nội dung tiến hành kiểm tra vận hành hoạt động hệ thống chữa cháy bằng khí, gồm có: 3.2.4.2 Việc kiểm tra thử nghiệm hoạt động của hệ thống chữa cháy tự động bằng khí được tiến hành bằng phương pháp thử nghiệm ở chế độ không xả khí chữa cháy và thực hiện theo quy định tiêu chuẩn hiện hành có liên quan. 3.2.4.3 Việc kiểm tra trọng lượng hoặc áp suất các bình khí chữa cháy, các bình khí kích hoạt phải thực hiện theo đúng quy định chu kỳ thời hạn bảo dưỡng kỹ thuật và phải được ghi chép vào sổ sách nhật ký của hệ thống. 3.2.4.4 Trong thời gian vận hành hoạt động hệ thống chữa cháy bằng khí, nếu xảy ra sự kích hoạt xả khí hoặc có sự cố trục trặc, hư hỏng, cần phải tiến hành khôi phục ngay sự hoạt động của hệ thống (sửa chữa, nạp bổ sung khí chữa cháy, khí kích hoạt hoặc thay thế các bình khí chữa cháy, khí kích hoạt, thiết bị phân phối vv..) theo thời hạn quy định và ghi chép vào sổ nhật ký của hệ thống. Việc nạp bổ sung khí chữa cháy và khí kích hoạt của hệ thống phải được tiến hành theo quy định như nạp khí lần đầu. 3.2.4.5 Đối tượng các thiết bị của hệ thống chữa cháy bằng khí phải thực hiện kiểm tra bảo dưỡng định kỳ, gồm có: Các đường ống phân phối và đầu phun, hệ thống kích hoạt khởi động, các bình khí chữa cháy (làm việc và dự phòng), các van đóng mở, thiết bị phân phối cho các đối tượng và khu vực bảo vệ, thiết bị báo chữa cháy, thiết bị điện tự động (kiểm tra và điều khiển) và thiết bị, phương tiện hệ thống báo cháy. 3.2.4.6 Nội dung kiểm tra và chu kỳ bảo dưỡng kỹ thuật đối với hệ thống chữa cháy bằng khí thực hiện theo quy định tại Bảng 11 dưới đây: Bảng 11 - Quy định kiểm tra bảo dưỡng kỹ thuật đối với hệ thống chữa cháy bằng khí STT Nội dung công việc Chu kỳ kiểm tra bảo dưỡng 1 Kiểm tra xem xét bên ngoài đối với các biểu hiện hư hỏng cơ học, han gỉ, độ bền chắc đai kẹp, giá đỡ, tính nguyên vẹn chỉ dấu niêm phong… đối với các thiết bị của hệ thống: a) Các bộ phận thành phần kỹ thuật công nghệ: đường ống, đầu phun, các khóa van đóng ngắt, các bình khí chữa cháy và khí nén kích hoạt, đồng hồ đo áp suất và thiết bị phân phối đến các đối tượng, khu vực bảo vệ. b) Các bộ phận thành phần tín hiệu báo cháy: Tủ trung tâm báo cháy, các đầu báo cháy, kênh tín hiệu báo cháy, chữa cháy… Hàng tuần Hàng tháng Hàng quý 2 Kiểm tra tình trạng làm việc các van khóa, mở; áp lực đường ống và cụm van kích hoạt mở bình khí chữa cháy. Hàng tuần Hàng tháng Hàng quý 3 Kiểm tra nguồn cấp điện chính và nguồn dự phòng, kiểm tra việc tự động chuyển đổi từ nguồn cấp điện chính sang nguồn dự phòng Hàng tuần Hàng tháng Hàng quý 4 Kiểm tra khối lượng khí chữa cháy - Hàng tháng Hàng quý 5 Kiểm tra khả năng làm việc các bộ phận thành phần của hệ thống: Phần công nghệ, phần điện và phần tín hiệu. - Hàng tháng Hàng quý 6 Kiểm tra khả năng làm việc của hệ thống ở chế độ làm việc tự động (đối với hệ thống tự động), chế độ điều khiển từ xa và tại chỗ bằng tay. - Hàng tháng Hàng quý 7 Kiểm tra đo điện trở tiếp đất bảo vệ. Hàng tuần - - 8 Kiểm tra đo điện trở cách điện của mạch điện. 3 năm một lần 9 Kiểm tra độ bền và độ kín đối với đường ống. 3,5 năm một lần 10 Kiểm tra việc xác nhận an toàn đối với các thiết bị chịu áp lực theo quy định Nhà nước. Theo quy định thiết bị chịu áp lực 3.2.5 Yêu cầu kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống chữa cháy bằng bột 3.2.5.1 Để duy trì hệ thống luôn ở trạng thái hoạt động tốt theo đúng yêu cầu thiết kế đề ra, các nội dung kiểm tra và chu kỳ bảo dưỡng đối với hệ thống chữa cháy bằng bột cần thực hiện theo quy định sau: 3.2.5.2 Đối tượng các thiết bị hệ thống chữa cháy bằng bột phải thực hiện kiểm tra bảo dưỡng định kỳ, gồm có: Các đường ống phân phối cùng đầu phun, các bình khí nén để phun bột chữa cháy, các bồn (bình) chứa bột, thiết bị điện tự động (kiểm tra và điều khiển), thiết bị phương tiện hệ thống báo cháy. 3.2.5.3 Kết quả kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống, cần được ghi chép vào sổ sách theo dõi, quản lý phương tiện phòng cháy và chữa cháy của cơ sở. 3.2.6 Yêu cầu kiểm tra, bảo dưỡng phương tiện chữa cháy di động 3.2.6.1 Các phương tiện chữa cháy di động (xe ô tô chữa cháy hoặc máy bơm chữa cháy di động) phải luôn được bảo quản, kiểm tra, bảo dưỡng theo đúng quy định và bảo đảm tình trạng hoạt động, thường trực sẵn sàng chữa cháy tốt. 3.2.6.2 Nội dung kiểm tra, bảo dưỡng kỹ thuật đối với xe chữa cháy, gồm có: 3.2.6.3 Chu kỳ bảo dưỡng kỹ thuật xe chữa cháy tính theo chỉ số kilômét được xác định và quy đổi bằng tổng chỉ số công tơ mét cộng với thời gian hoạt động của động cơ xe (1 giờ làm việc của động cơ xe tương đương với xe chạy được 50 km quy đổi). 3.2.6.4 Nội dung kiểm tra, bảo dưỡng kỹ thuật định kỳ đối với máy bơm chữa cháy di động thực hiện theo quy định: 3.2.6.5 Nội dung kiểm tra, bảo dưỡng kỹ thuật phương tiện chữa cháy di động chi tiết cụ thể, cần tuân thủ quy định của nhà sản xuất và tiêu chuẩn, quy định hiện hành có liên quan. 3.2.6.6 Kết quả kiểm tra, bảo dưỡng kỹ thuật đối với phương tiện chữa cháy di động cần phải ghi chép vào sổ sách theo dõi, quản lý phương tiện của cơ sở theo quy định. 3.2.7 Yêu cầu kiểm tra, bảo dưỡng phương tiện chữa cháy ban đầu 3.2.7.1 Trong quá trình sử dụng, các bình chữa cháy phải được tiến hành bảo dưỡng kỹ thuật theo quy định. Nội dung bảo dưỡng kỹ thuật đối với bình chữa cháy bao gồm kiểm tra định kỳ, kiểm tra xem xét, sửa chữa, thử nghiệm và nạp lại bình chữa cháy. 3.2.7.2 Việc bảo dưỡng kỹ thuật bình chữa cháy chỉ cho phép người có đủ chuyên môn kỹ thuật và cơ sở có đủ năng lực thực hiện. Trong thời gian tiến hành sửa chữa, thử nghiệm và nạp lại bình chữa cháy, phải có phương án bố trí thay thế bằng các bình chữa cháy dự trữ có thông số kỹ thuật tương đương và cùng chủng loại. 3.2.7.3 Nội dung kiểm tra định kỳ hàng quý đối với bình chữa cháy bao gồm kiểm tra xem xét vị trí bố trí, lối tiếp cận sử dụng bình chữa cháy và kiểm tra xem xét bên ngoài đối với bình chữa cháy theo nội dung quy định tại 3.1.6.2. 3.2.7.4 Nội dung kiểm tra định kỳ hàng năm đối với bình chữa cháy bao gồm kiểm tra xem xét bên ngoài đối với bình chữa cháy theo nội dung quy định tại 3.1.6.2, kiểm tra xem xét vị trí bố trí và lối tiếp cận sử dụng bình chữa cháy. Trong quá trình tiến hành kiểm tra định kỳ hàng năm, phải thực hiện kiểm tra sự rò rỉ khí chữa cháy (đối với bình chữa cháy bằng khí) và khí đẩy chất chữa cháy (đối với bình chữa cháy sử dụng khí đẩy) theo quy định. 3.2.7.5 Trong quá trình kiểm tra, nếu có phát hiện các thông số kỹ thuật của bình chữa cháy không đáp ứng yêu cầu quy định, thì phải có biện pháp khắc phục nguyên nhân hoặc nạp lại bình chữa cháy. 3.2.7.6 Trong quá trình sử dụng và bảo quản, sự rò rỉ khí chữa cháy hoặc khí đẩy nén trực tiếp trong bình chữa cháy và khí đẩy trong chai khí nén áp suất cao cách ly, sau một năm không được vượt quá giá trị quy định sau: 3.2.7.7 Trong trường hợp kiểm tra, nếu phát hiện sự rò rỉ khí chữa cháy (đối với bình chữa cháy bằng khí) và khí đẩy của bình chữa cháy vượt quá giá trị quy định, thì các bình chữa cháy không được phép đưa vào sử dụng và phải tiến hành sửa chữa và nạp lại. 3.2.7.8 Tối thiểu một lần trong 5 năm, các bình chữa cháy và chai khí đẩy chất chữa cháy phải được nạp lại, vỏ bình chữa cháy phải được làm sạch hoàn toàn chất chữa cháy bên trong, kiểm tra xem xét bên trong, bên ngoài, cũng như tiến hành kiểm tra thử độ bền, độ kín đối với vỏ bình chữa cháy, khóa van, vòi phun và bộ phận chịu áp lực. 3.2.7.9 Áp suất thử độ bền đối với vỏ bình chữa cháy loại có áp suất thấp thực hiện theo quy định cụ thể sau: 3.2.7.10 Đối với bình chữa cháy bằng khí C02, áp suất thử độ bền đối với vỏ bình thực hiện theo quy định hiện hành của nhà nước đối với thiết bị, bình chịu áp lực và thực hiện tối thiểu một lần trong 5 năm. 3.2.7.11 Tất cả các bình chữa cháy phải được nạp lại ngay sau khi đã sử dụng. Thời hạn kiểm tra thông số kỹ thuật chất chữa cháy và nạp lại chất chữa cháy cho bình chữa cháy phụ thuộc vào điều kiện sử dụng, chủng loại chất chữa cháy và không được ít hơn thời hạn quy định tại Bảng 12 dưới đây: Bảng 12 - Thời hạn kiểm tra thông số kỹ thuật chất chữa cháy và nạp lại bình chữa cháy STT Loại chất chữa cháy Thời hạn (không ít hơn) Kiểm tra thông số kỹ thuật chất chữa cháy Nạp lại bình chữa cháy 1 Nước và nước có phụ gia 1 lần trong năm 1 lần trong năm* 2 Bọt chữa cháy 1 lần trong năm 1 lần trong năm* 3 Bột chữa cháy 1 lần trong năm 1 lần trong 5 năm 4 Carbon dioxide (C02) Bằng phương pháp cân 1 lần trong năm 1 lần trong 5 năm 5 Khí halon Bằng phương pháp cân 1 lần trong năm 1 lần trong 5 năm GHI CHÚ * Đối với các bình chữa cháy (bằng nước, nước có phụ gia và bằng bọt) được nạp hợp chất nhiều thành phần ổn định trên cơ sở gốc hydrôcacbon hoặc chất tạo bọt gốc flo, cũng như các loại bình chữa cháy mà mặt trong của bình được sơn lớp bảo vệ êpôxit hoặc pôlyme hay vỏ bình được chế tạo bằng thép không gỉ, cho phép việc kiểm tra thông số kỹ thuật và nạp lại chất chữa cháy thực hiện theo quy định của nhà sản xuất. 3.2.7.12 Khi nạp lại chất chữa cháy cho bình chữa cháy loại áp suất cao và áp suất thấp, phải tiến hành kiểm tra thử độ bền (thử thủy lực hoặc khí) đối với vỏ bình chữa cháy. Sau khi kiểm tra thử độ bền, các bình chữa cháy phải được làm khô bên trong, sơn và nạp lại chất chữa cháy theo quy định.\na) Kiểm tra các đầu báo cháy tự động và độ nhạy tác động của đầu báo, các bộ phận như lưới, kính bảo vệ chống bụi cho đầu báo (nếu có), việc kẹp chì niêm phong đối với các bộ phận có liên quan của hệ thống (nếu có); a) Tín hiệu, địa chỉ kích hoạt đầu báo cháy phải phù hợp tương ứng với tín hiệu hiển thị địa chỉ của tủ trung tâm báo cháy; a) Đặc điểm, tính chất nguy hiểm cháy, nổ và tải trọng chất cháy của đối tượng bảo vệ; a) Tình trạng các đầu phun chữa cháy (ở nơi có sự nguy hiểm tác động hư hỏng cơ học, các đầu phun phải có biện pháp bảo vệ thích hợp nhưng không gây ảnh hưởng đến diện tích bảo vệ của đầu phun và sự tác động của luồng nhiệt do cháy gây ra; a) Kiểm tra xem xét bề ngoài các thành phần của hệ thống đối với các biểu hiện hư hỏng về cơ học, ăn mòn, độ bền chắc đai kẹp, các chỉ dấu niêm phong kẹp chì; a) Hàng ngày tiến hành kiểm tra: Tình trạng đai kẹp bình; chỉ số áp suất khí nén kích hoạt hệ thống; những dấu vết có thể gây hư hỏng đối với bình bột, đường ống và đầu phun. a) Kiểm tra, bảo dưỡng kỹ thuật hàng ngày khi thay ca trực: Tại nhà trạm xe chữa cháy của cơ sở; a) Mỗi tuần một lần, kiểm tra chế độ khởi động vận hành không tải với thời gian tối thiểu từ 5 đến 10 phút; a) Đối với bình chữa cháy bằng khí Carbon dioxide (C02) và khí Halogen: 5% trọng lượng khí chữa cháy quy định; a) Đối với bình chữa cháy loại có khí đẩy nén trực tiếp: Phải đáp ứng 1,8 lần áp suất làm việc tối đa, nhưng không cần lớn hơn 2,0 Mpa; a) Kiểm tra các đầu báo cháy tự động và độ nhạy tác động của đầu báo, các bộ phận như lưới, kính bảo vệ chống bụi cho đầu báo (nếu có), việc kẹp chì niêm phong đối với các bộ phận có liên quan của hệ thống (nếu có); a) Tín hiệu, địa chỉ kích hoạt đầu báo cháy phải phù hợp tương ứng với tín hiệu hiển thị địa chỉ của tủ trung tâm báo cháy; a) Đặc điểm, tính chất nguy hiểm cháy, nổ và tải trọng chất cháy của đối tượng bảo vệ; a) Tình trạng các đầu phun chữa cháy (ở nơi có sự nguy hiểm tác động hư hỏng cơ học, các đầu phun phải có biện pháp bảo vệ thích hợp nhưng không gây ảnh hưởng đến diện tích bảo vệ của đầu phun và sự tác động của luồng nhiệt do cháy gây ra; a) Kiểm tra xem xét bề ngoài các thành phần của hệ thống đối với các biểu hiện hư hỏng về cơ học, ăn mòn, độ bền chắc đai kẹp, các chỉ dấu niêm phong kẹp chì; a) Hàng ngày tiến hành kiểm tra: Tình trạng đai kẹp bình; chỉ số áp suất khí nén kích hoạt hệ thống; những dấu vết có thể gây hư hỏng đối với bình bột, đường ống và đầu phun. a) Kiểm tra, bảo dưỡng kỹ thuật hàng ngày khi thay ca trực: Tại nhà trạm xe chữa cháy của cơ sở; a) Mỗi tuần một lần, kiểm tra chế độ khởi động vận hành không tải với thời gian tối thiểu từ 5 đến 10 phút; a) Đối với bình chữa cháy bằng khí Carbon dioxide (C02) và khí Halogen: 5% trọng lượng khí chữa cháy quy định; a) Đối với bình chữa cháy loại có khí đẩy nén trực tiếp: Phải đáp ứng 1,8 lần áp suất làm việc tối đa, nhưng không cần lớn hơn 2,0 Mpa;\nb) Kiểm tra việc định vị hướng, vị trí lắp đặt của các đầu báo cháy lửa phải phù hợp với hồ sơ thiết kế và thi công lắp đặt. b) Khả năng làm việc của toàn bộ đường cáp, dây tín hiệu của hệ thống phải không có sự cố chập, đứt dây hoặc cách ly, tháo đầu báo cháy; b) Kiểu, loại đầu phun (Sprinkler, Drencher) và việc bố trí, lắp đặt; b) Kiểu loại, kích thước của các đầu phun trong phạm vi mỗi đường ống nhánh (cho mỗi khu vực), cần phải được lắp đặt cùng một chủng loại, cùng một kích cỡ đầu phun. b) Kiểm tra trạng thái làm việc của các cụm van đóng, mở của mạng đường ống kích hoạt và khởi động mở bình khí; b) Mỗi quý một lần tiến hành kiểm tra trọng lượng bình khí nén kích hoạt hệ thống bằng phương pháp cân trọng lượng. Tình trạng hoạt động của dây, cáp, tín hiệu và cụm van đóng mở (van bình, cụm van phân phối) bằng phương pháp kiểm tra tín hiệu, cách ly với hoạt động có tải. b) Kiểm tra, bảo dưỡng kỹ thuật sau khi xe đi thực tập phương án chữa cháy hoặc đi chữa cháy về: Tại nhà trạm xe chữa cháy của cơ sở; b) Mỗi tháng một lần, kiểm tra chế độ khởi động vận hành có tải (áp suất, lưu lượng) theo tài liệu kỹ thuật của máy bơm. b) Đối với bình chữa cháy có khí đẩy nén trực tiếp và chai khí đẩy nén áp suất cao cách ly, được trang bị đồng hồ đo áp suất với độ chính xác cần thiết hoặc có đầu nối với đồng hồ đo kiểm tra áp suất: 10 % giá trị áp suất làm việc quy định. Đối với bình chữa cháy có khí đẩy nén trực tiếp được trang bị đồng hồ chỉ hiển thị giới hạn trạng thái đo áp suất, thì kim đồng hồ đo áp suất phải nằm trong giới hạn của vạch xanh. b) Đối với bình chữa cháy loại có chai khí đẩy nén cách ly: Phải đáp ứng 1,3 lần áp suất làm việc tối đa, nhưng không cần lớn hơn 1,5 Mpa. b) Kiểm tra việc định vị hướng, vị trí lắp đặt của các đầu báo cháy lửa phải phù hợp với hồ sơ thiết kế và thi công lắp đặt. b) Khả năng làm việc của toàn bộ đường cáp, dây tín hiệu của hệ thống phải không có sự cố chập, đứt dây hoặc cách ly, tháo đầu báo cháy; b) Kiểu, loại đầu phun (Sprinkler, Drencher) và việc bố trí, lắp đặt; b) Kiểu loại, kích thước của các đầu phun trong phạm vi mỗi đường ống nhánh (cho mỗi khu vực), cần phải được lắp đặt cùng một chủng loại, cùng một kích cỡ đầu phun. b) Kiểm tra trạng thái làm việc của các cụm van đóng, mở của mạng đường ống kích hoạt và khởi động mở bình khí; b) Mỗi quý một lần tiến hành kiểm tra trọng lượng bình khí nén kích hoạt hệ thống bằng phương pháp cân trọng lượng. Tình trạng hoạt động của dây, cáp, tín hiệu và cụm van đóng mở (van bình, cụm van phân phối) bằng phương pháp kiểm tra tín hiệu, cách ly với hoạt động có tải. b) Kiểm tra, bảo dưỡng kỹ thuật sau khi xe đi thực tập phương án chữa cháy hoặc đi chữa cháy về: Tại nhà trạm xe chữa cháy của cơ sở; b) Mỗi tháng một lần, kiểm tra chế độ khởi động vận hành có tải (áp suất, lưu lượng) theo tài liệu kỹ thuật của máy bơm. b) Đối với bình chữa cháy có khí đẩy nén trực tiếp và chai khí đẩy nén áp suất cao cách ly, được trang bị đồng hồ đo áp suất với độ chính xác cần thiết hoặc có đầu nối với đồng hồ đo kiểm tra áp suất: 10 % giá trị áp suất làm việc quy định. Đối với bình chữa cháy có khí đẩy nén trực tiếp được trang bị đồng hồ chỉ hiển thị giới hạn trạng thái đo áp suất, thì kim đồng hồ đo áp suất phải nằm trong giới hạn của vạch xanh. b) Đối với bình chữa cháy loại có chai khí đẩy nén cách ly: Phải đáp ứng 1,3 lần áp suất làm việc tối đa, nhưng không cần lớn hơn 1,5 Mpa.\nc) Khả năng làm việc của tủ trung tâm báo cháy, tín hiệu chuông, đèn, còi báo cháy và tín hiệu điều khiển thiết bị ngoại vi tương ứng. c) Việc đảm bảo vệ sinh sạch sẽ không gây ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của đầu phun; c) Kiểm tra nguồn cấp điện chính và dự phòng và việc tự động chuyển đổi từ nguồn cấp điện chính sang nguồn điện dự phòng; c) Sáu tháng một lần tiến hành kiểm tra vệ sinh đường ống, đầu phun bằng phương pháp thổi không khí nén. c) Kiểm tra, bảo dưỡng kỹ thuật sau khi sử dụng xe chữa cháy chạy được một nghìn kilômét đầu tiên (theo đồng hồ km): tại trạm bảo dưỡng kỹ thuật của cơ sở chuyên ngành hoặc trạm bảo dưỡng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; c) Đối với chai khí đẩy nén áp suất cao cách ly, không có đồng hồ đo áp suất: 5% trọng lượng khí đẩy quy định. c) Khả năng làm việc của tủ trung tâm báo cháy, tín hiệu chuông, đèn, còi báo cháy và tín hiệu điều khiển thiết bị ngoại vi tương ứng. c) Việc đảm bảo vệ sinh sạch sẽ không gây ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của đầu phun; c) Kiểm tra nguồn cấp điện chính và dự phòng và việc tự động chuyển đổi từ nguồn cấp điện chính sang nguồn điện dự phòng; c) Sáu tháng một lần tiến hành kiểm tra vệ sinh đường ống, đầu phun bằng phương pháp thổi không khí nén. c) Kiểm tra, bảo dưỡng kỹ thuật sau khi sử dụng xe chữa cháy chạy được một nghìn kilômét đầu tiên (theo đồng hồ km): tại trạm bảo dưỡng kỹ thuật của cơ sở chuyên ngành hoặc trạm bảo dưỡng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; c) Đối với chai khí đẩy nén áp suất cao cách ly, không có đồng hồ đo áp suất: 5% trọng lượng khí đẩy quy định.\nd) Kiểm tra các chứng chỉ của nhà sản xuất và việc thực hiện kiểm định chất lượng bọt chữa cháy (đối với hệ thống chữa cháy bằng bọt); d) Kiểm tra khối lượng khí chữa cháy bằng phương pháp cân hoặc chỉ số đo áp suất (bao gồm lượng khí chữa cháy chính và dự phòng). Đối với các bình khí CO2, trọng lượng khí trong bình phải duy trì và không được nhỏ hơn 90% trọng lượng định mức; d) Kiểm tra, bảo bảo dưỡng kỹ thuật lần đầu khi xe chạy được 2000 km: Tại trạm bảo dưỡng kỹ thuật của cơ sở chuyên ngành hoặc trạm bảo dưỡng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; d) Kiểm tra các chứng chỉ của nhà sản xuất và việc thực hiện kiểm định chất lượng bọt chữa cháy (đối với hệ thống chữa cháy bằng bọt); d) Kiểm tra khối lượng khí chữa cháy bằng phương pháp cân hoặc chỉ số đo áp suất (bao gồm lượng khí chữa cháy chính và dự phòng). Đối với các bình khí CO2, trọng lượng khí trong bình phải duy trì và không được nhỏ hơn 90% trọng lượng định mức; d) Kiểm tra, bảo bảo dưỡng kỹ thuật lần đầu khi xe chạy được 2000 km: Tại trạm bảo dưỡng kỹ thuật của cơ sở chuyên ngành hoặc trạm bảo dưỡng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;\nđ) Các tín hiệu báo bằng ánh sáng, âm thanh bố trí tại phòng trực vận hành; đ) Kiểm tra khả năng làm việc các thành phần chính của hệ thống (bao gồm phần công nghệ và phần điện); đ) Kiểm tra, bảo bảo dưỡng kỹ thuật lần hai khi xe chạy được 10.000 km: Tại trạm bảo dưỡng kỹ thuật của cơ sở chuyên ngành hoặc trạm bảo dưỡng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. đ) Các tín hiệu báo bằng ánh sáng, âm thanh bố trí tại phòng trực vận hành; đ) Kiểm tra khả năng làm việc các thành phần chính của hệ thống (bao gồm phần công nghệ và phần điện); đ) Kiểm tra, bảo bảo dưỡng kỹ thuật lần hai khi xe chạy được 10.000 km: Tại trạm bảo dưỡng kỹ thuật của cơ sở chuyên ngành hoặc trạm bảo dưỡng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.\ne) Tín hiệu thông tin liên lạc điện thoại tại phòng trực vận hành với cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ địa phương. e) Kiểm tra khả năng làm việc của hệ thống ở chế độ làm việc tự động và chế độ bằng tay (nút khởi động từ xa); e) Tín hiệu thông tin liên lạc điện thoại tại phòng trực vận hành với cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ địa phương. e) Kiểm tra khả năng làm việc của hệ thống ở chế độ làm việc tự động và chế độ bằng tay (nút khởi động từ xa);\ng) Đo điện trở tiếp đất bảo vệ và làm việc; g) Đo điện trở tiếp đất bảo vệ và làm việc;\nh) Đo điện trở cách điện của mạng cấp điện; h) Đo điện trở cách điện của mạng cấp điện;\ni) Kiểm tra việc xác nhận và thời hạn tiến hành kiểm định thiết bị an toàn chịu áp lực theo quy định hiện hành của nhà nước. i) Kiểm tra việc xác nhận và thời hạn tiến hành kiểm định thiết bị an toàn chịu áp lực theo quy định hiện hành của nhà nước.\n3.3.1 Bảo quản bọt chữa cháy 3.3.1.1 Căn cứ vào chủng loại bọt chữa cháy, việc bảo quản chất tạo bọt chữa cháy (đậm đặc) phải tuân thủ các quy định sau: 3.3.1.2 Trước khi nạp chất tạo bọt vào bồn chứa bọt của hệ thống chữa cháy cố định, phương tiện chữa cháy di động, phải tiến hành làm sạch, làm khô bên trong bồn chứa bọt theo quy định. 3.3.1.3 Trong quá trình bảo quản, việc kiểm tra kiểm định chất lượng bọt chữa cháy thực hiện theo quy định hiện hành với thời hạn quy định sau: 3.3.2 Bảo quản bột chữa cháy 3.3.2.1 Bột chữa cháy bảo quản trong các bao bì của nhà sản xuất, phải được bảo quản theo đúng quy định tài liệu kỹ thuật hướng dẫn cụ thể của nhà sản xuất. 3.3.2.2 Việc bảo quản các mô-dun bột chữa cháy phải đáp ứng các điều kiện ngăn ngừa hư hỏng do tác động cơ học, nguồn nhiệt, ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp và điều kiện môi trường do mưa, ẩm, xâm thực ăn mòn. 3.3.2.3 Trong thời gian bảo quản dự trữ bột chữa cháy, định kỳ hàng năm phải thực hiện lấy mẫu kiểm định chất lượng về tính lưu động của bột và khả năng dập tắt đám cháy thử nghiệm (loại A và B) theo tiêu chuẩn, quy định hiện hành. 3.3.1 Bảo quản bọt chữa cháy 3.3.1.1 Căn cứ vào chủng loại bọt chữa cháy, việc bảo quản chất tạo bọt chữa cháy (đậm đặc) phải tuân thủ các quy định sau: 3.3.1.2 Trước khi nạp chất tạo bọt vào bồn chứa bọt của hệ thống chữa cháy cố định, phương tiện chữa cháy di động, phải tiến hành làm sạch, làm khô bên trong bồn chứa bọt theo quy định. 3.3.1.3 Trong quá trình bảo quản, việc kiểm tra kiểm định chất lượng bọt chữa cháy thực hiện theo quy định hiện hành với thời hạn quy định sau: 3.3.2 Bảo quản bột chữa cháy 3.3.2.1 Bột chữa cháy bảo quản trong các bao bì của nhà sản xuất, phải được bảo quản theo đúng quy định tài liệu kỹ thuật hướng dẫn cụ thể của nhà sản xuất. 3.3.2.2 Việc bảo quản các mô-dun bột chữa cháy phải đáp ứng các điều kiện ngăn ngừa hư hỏng do tác động cơ học, nguồn nhiệt, ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp và điều kiện môi trường do mưa, ẩm, xâm thực ăn mòn. 3.3.2.3 Trong thời gian bảo quản dự trữ bột chữa cháy, định kỳ hàng năm phải thực hiện lấy mẫu kiểm định chất lượng về tính lưu động của bột và khả năng dập tắt đám cháy thử nghiệm (loại A và B) theo tiêu chuẩn, quy định hiện hành.\na) Chất tạo bọt chữa cháy phải luôn được bảo quản trong các thùng chứa nguyên đai, nguyên thùng có nắp đậy kín, kèm theo việc lưu trữ đầy đủ các tài liệu kỹ thuật như như tên gọi, chủng loại, thời hạn bảo hành, điều kiện bảo quản và theo quy định của nhà sản xuất; a) Đối với chất tạo bọt dự trữ bảo quản trong các thùng chứa nguyên đai, nguyên thùng khi chưa sử dụng: Tối thiểu 3 năm một lần; a) Chất tạo bọt chữa cháy phải luôn được bảo quản trong các thùng chứa nguyên đai, nguyên thùng có nắp đậy kín, kèm theo việc lưu trữ đầy đủ các tài liệu kỹ thuật như như tên gọi, chủng loại, thời hạn bảo hành, điều kiện bảo quản và theo quy định của nhà sản xuất; a) Đối với chất tạo bọt dự trữ bảo quản trong các thùng chứa nguyên đai, nguyên thùng khi chưa sử dụng: Tối thiểu 3 năm một lần;\nb) Khi bảo quản, các thùng chứa chất tạo bọt và tài liệu kỹ thuật kèm theo phải được bảo vệ chống hư hỏng do tác động cơ học, tác động môi trường mưa, nắng và ăn mòn. b) Đối với chất tạo bọt đã nạp vào bồn chứa của hệ thống, phương tiện chữa cháy: Tối thiểu 6 tháng một lần. b) Khi bảo quản, các thùng chứa chất tạo bọt và tài liệu kỹ thuật kèm theo phải được bảo vệ chống hư hỏng do tác động cơ học, tác động môi trường mưa, nắng và ăn mòn. b) Đối với chất tạo bọt đã nạp vào bồn chứa của hệ thống, phương tiện chữa cháy: Tối thiểu 6 tháng một lần.", "Phương án chữa cháy\n...\n3. Trách nhiệm xây dựng phương án chữa cháy và phối hợp xây dựng phương án chữa cháy:\na) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy, chủ phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng phương án chữa cháy của cơ sở đối với khu dân cư, cơ sở, phương tiện sử dụng lực lượng, phương tiện tại chỗ trong phạm vi quản lý (Mẫu số PC 17);\nb) Trưởng Công an cấp huyện chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng phương án chữa cháy của cơ quan Công an đối với các cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này và khu dân cư có nguy cơ cháy, nổ cao trên địa bàn được phân công thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy (Mẫu số PC 18);\nc) Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng phương án chữa cháy của cơ quan Công an đối với các cơ sở còn lại thuộc danh mục quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này, phương án chữa cháy cần huy động lực lượng Công an, Quân đội, cơ quan, tổ chức đóng ở địa phương và lực lượng Công an của nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Mẫu số PC18).\nKhi xây dựng phương án chữa cháy, cơ quan Công an phải thông báo trước 03 ngày làm việc cho người đứng đầu cơ sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có khu dân cư có nguy cơ cháy, nổ cao về thời gian xây dựng phương án và những yêu cầu cần thiết cho việc xây dựng phương án.\nChủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có khu dân cư có nguy cơ cháy, nổ cao, người đứng đầu cơ sở quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này có trách nhiệm cung cấp tài liệu, thông tin cần thiết liên quan tới việc xây dựng phương án chữa cháy theo yêu cầu của cơ quan Công an, bố trí người tham gia và bảo đảm các điều kiện phục vụ xây dựng phương án chữa cháy.\n... \n10. Trách nhiệm tổ chức thực tập phương án chữa cháy:\na) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ sở, chủ phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện cần thiết, tổ chức thực tập phương án chữa cháy của cơ sở, khu dân cư, phương tiện thuộc phạm vi quản lý của mình;\nb) Cơ quan Công an có trách nhiệm tổ chức thực tập phương án chữa cháy của cơ quan Công an theo yêu cầu của người có thẩm quyền phê duyệt;\nc) Lực lượng, phương tiện có trong phương án chữa cháy khi được huy động thực tập phải tham gia đầy đủ;\nd) Người có trách nhiệm tổ chức thực tập phương án chữa cháy của cơ sở phải gửi kế hoạch, báo cáo kết quả tổ chức thực tập phương án chữa cháy đến cơ quan Công an quản lý trực tiếp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thực tập phương án chữa cháy.\"", "Khoản 2.9. Quy định về phòng cháy chữa cháy", "Điều 12. Phê duyệt, phê duyệt lại phương án chữa cháy của cơ sở\n1. Hồ sơ và việc tiếp nhận, xử lý hồ sơ đề nghị phê duyệt, phê duyệt lại phương án chữa cháy của cơ sở thực hiện theo quy định tại các khoản 4, 5, 6, 7 và khoản 8 Điều 19 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP. Trường hợp phương án chữa cháy không thuộc thẩm quyền phê duyệt, cán bộ, chiến sĩ tiếp nhận hồ sơ ghi thông tin vào Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ theo Mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 01/2018/TT-VPCP và trả lại hồ sơ cho cơ quan, tổ chức, cá nhân.\n2. Sau khi tiếp nhận hồ sơ theo quy định, cán bộ, chiến sĩ tiếp nhận hồ sơ lập và ghi đầy đủ thông tin vào Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ ban hành kèm theo Thông tư này, báo cáo người có thẩm quyền trực tiếp quản lý phê duyệt và bàn giao hồ sơ đến đơn vị, bộ phận được giao giải quyết.\n3. Lãnh đạo, chỉ huy đơn vị được phân công thực hiện công tác phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở có trách nhiệm phân công cán bộ, chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ bằng Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ ban hành kèm theo Thông tư này.\n4. Cán bộ, chiến sĩ được phân công giải quyết hồ sơ thực hiện các bước sau:\na) Xác định sự phù hợp của nội dung phương án chữa cháy với loại hình cơ sở đề nghị phê duyệt và nội dung quy định tại Mẫu số PC17 Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ;\nb) Lập bảng đối chiếu để kiểm tra, đánh giá các nội dung trong phương án chữa cháy với các yêu cầu và nội dung trong phần hướng dẫn ghi phương án chữa cháy tại Mẫu số PC17 Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ; Trường hợp phê duyệt lại phương án chữa cháy: Đánh giá sự phù hợp của nội dung bổ sung, chỉnh lý với các tình huống giả định, bố trí lực lượng, phương tiện chữa cháy tại chỗ và lập bảng đối chiếu để kiểm tra, đánh giá nội dung bổ sung, chỉnh lý với các mục 2, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 và mục 11 trong phần hướng dẫn ghi phương án chữa cháy tại Mẫu số PC17 Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ;\nc) Căn cứ kết quả kiểm tra, đánh giá hồ sơ: Trường hợp đề xuất giải quyết hồ sơ: Báo cáo lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp trình người có thẩm quyền phê duyệt phương án chữa cháy. Thành phần hồ sơ trình ký quy định tại các điểm a, b, c và điểm đ mục 8 Phụ lục danh mục thành phần hồ sơ trình ký ban hành kèm theo Thông tư này; Trường hợp đề xuất từ chối giải quyết hồ sơ: Dự thảo văn bản trả lời, nêu rõ lý do, báo cáo lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp trình người có thẩm quyền duyệt, ký. Thành phần hồ sơ trình ký quy định tại các điểm a, b, d và điểm đ mục 8 Phụ lục danh mục thành phần hồ sơ trình ký ban hành kèm theo Thông tư này;\nd) Sau khi phương án chữa cháy của cơ sở được phê duyệt hoặc văn bản trả lời được duyệt, ký: Thực hiện lấy số, lấy dấu theo quy định;\nđ) Bàn giao phương án chữa cháy của cơ sở đã được phê duyệt hoặc văn bản trả lời và Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ cho bộ phận trả kết quả.\n5. Lập và lưu trữ hồ sơ phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở theo quy định về hồ sơ nghiệp vụ Công an nhân dân.", "Khoản 3. Cơ quan, tổ chức hoạt động trong phạm vi một cơ sở đã bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, trong phạm vi quản lý của mình phải thực hiện các nội dung sau đây:\na) Bảo đảm điều kiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;\nb) Sử dụng thiết bị điện, sinh lửa, sinh nhiệt, nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy;\nc) Cử người tham gia đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở;\nd) Phối hợp với người đứng đầu cơ sở thực hiện, duy trì điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi quản lý của mình.", "\"Điều 4. Nguyên tắc phòng cháy và chữa cháy\n1. Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy.\n2. Trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy lấy phòng ngừa là chính; phải tích cực và chủ động phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy xảy ra và thiệt hại do cháy gây ra.\n3. Phải chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, phương án và các điều kiện khác để khi có cháy xảy ra thì chữa cháy kịp thời, có hiệu quả.\n4. Mọi hoạt động phòng cháy và chữa cháy trước hết phải được thực hiện và giải quyết bằng lực lượng và phương tiện tại chỗ.\"" ]
Trình tự, thủ tục bổ nhiệm lại đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước được quy định như thế nào?
[ "Trình tự, thủ tục bổ nhiệm lại\n1. Chậm nhất 90 ngày trước ngày hết thời hạn giữ chức vụ theo quy định, cấp có thẩm quyền thông báo bằng văn bản đến người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên biết và thực hiện quy trình xem xét bổ nhiệm lại.\n2. Trình tự, thủ tục bổ nhiệm lại đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước:\na) Người quản lý doanh nghiệp nhà nước làm bản tự nhận xét, đánh giá kết quả, ưu điểm, khuyết điểm, tồn tại, hạn chế của mình về việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ gửi cấp có thẩm quyền bổ nhiệm, đồng thời gửi cơ quan tham mưu;\nb) Tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt lấy ý kiến về việc bổ nhiệm lại: Thực hiện như quy định tại Điều 21 Nghị định này;\nc) Tập thể lãnh đạo doanh nghiệp thảo luận và quyết định nhân sự:\nTập thể lãnh đạo doanh nghiệp thảo luận kết quả lấy ý kiến tín nhiệm tại hội nghị cán bộ chủ chốt; xác minh, kết luận những vấn đề mới nảy sinh (nếu có); thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết nhân sự bằng phiếu kín. Nhân sự được đề nghị bổ nhiệm lại phải đạt tỷ lệ trên 50% tổng số thành viên tập thể lãnh đạo doanh nghiệp đồng ý; trường hợp nhân sự đạt tỷ lệ 50% thì do Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty quyết định; đồng thời báo cáo đầy đủ các ý kiến khác nhau để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.\nLấy ý kiến bằng văn bản của cấp ủy cấp trên của cấp ủy doanh nghiệp đối với trường hợp nhân sự thuộc diện phải lấy ý kiến của cấp ủy cấp trên theo quy định.\nChủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty ra quyết định bổ nhiệm lại theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.\n3. Trình tự, thủ tục bổ nhiệm lại đối với Kiểm soát viên thực hiện theo quy định của cơ quan đại diện chủ sở hữu." ]
[ "1. Trường hợp người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên khi hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm tính đến tháng đủ tuổi nghỉ hưu còn dưới 24 tháng công tác đối với thời hạn giữ chức vụ 05 năm hoặc còn dưới 18 tháng công tác đối với thời hạn giữ chức vụ 03 năm thì không phải thực hiện quy trình bổ nhiệm lại và cấp có thẩm quyền bổ nhiệm xem xét, nếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện thì quyết định kéo dài thời gian giữ chức vụ cho đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.\n2. Chậm nhất 90 ngày trước ngày hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm theo quy định, cấp có thẩm quyền thông báo bằng văn bản đến người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên biết và thực hiện việc xem xét, kéo dài thời gian giữ chức vụ cho đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.\n3. Việc xem xét kéo dài thời gian giữ chức vụ đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước được thực hiện như sau:\na) Người quản lý doanh nghiệp nhà nước làm bản tự nhận xét, đánh giá kết quả, ưu điểm, khuyết điểm, tồn tại, hạn chế của mình về việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ gửi cấp có thẩm quyền bổ nhiệm, đồng thời gửi cơ quan tham mưu;\nb) Tập thể lãnh đạo doanh nghiệp thảo luận, xem xét, nếu người quản lý doanh nghiệp nhà nước còn sức khỏe, uy tín, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ thì thống nhất biểu quyết bằng phiếu kín.\nNhân sự được đề nghị kéo dài thời gian giữ chức vụ phải đạt tỷ lệ trên 50% tổng số thành viên tập thể lãnh đạo doanh nghiệp đồng ý; trường hợp nhân sự đạt tỷ lệ 50% thì do Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty quyết định; đồng thời báo cáo đầy đủ các ý kiến khác nhau để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;\nc) Lấy ý kiến bằng văn bản của cấp ủy cấp trên của cấp ủy doanh nghiệp đối với trường hợp nhân sự thuộc diện phải lấy ý kiến của cấp ủy cấp trên theo quy định;\nd) Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty ra quyết định kéo dài thời gian giữ chức vụ theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.\n4. Việc xem xét kéo dài thời gian chức vụ đối với Kiểm soát viên thực hiện theo quy định của cơ quan đại diện chủ sở hữu.", "Khoản 1. Trường hợp hợp nhất, sáp nhập, chia tách, tổ chức lại hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp:\na) Đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, trường hợp chức danh, chức vụ đang giữ ở doanh nghiệp cũ tương đương hoặc cao hơn chức danh, chức vụ dự kiến đảm nhiệm ở doanh nghiệp mới thì cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định hoặc trình có thẩm quyền quyết định chuyển đổi chức danh, chức vụ theo chức danh, chức vụ ở doanh nghiệp mới. Trường hợp chức danh, chức vụ người quản lý doanh nghiệp nhà nước đang giữ ở doanh nghiệp cũ thấp hơn chức danh, chức vụ dự kiến đảm nhiệm ở doanh nghiệp mới thì việc bổ nhiệm được thực hiện theo quy trình bổ nhiệm đối với nguồn nhân sự từ nơi khác;\nb) Đối với Kiểm soát viên, cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định bổ nhiệm lại kiểm soát viên tại doanh nghiệp mới theo quy định.", "Trình tự, thủ tục bổ nhiệm lại và kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp vụ, cấp phòng\n...\n2. Trình tự, thủ tục bổ nhiệm lại công chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ\n...\nb) Bước 2: Thông qua nhân sự đề nghị bổ nhiệm lại ở cấp đơn vị\nThủ trưởng đơn vị chủ trì tổ chức họp tập thể lãnh đạo đơn vị và cấp ủy đơn vị để thông báo kết quả lấy phiếu tín nhiệm; ý kiến nhận xét, đánh giá của cấp uỷ đơn vị đối với công chức đề nghị bổ nhiệm lại; ý kiến nhận xét của cấp uỷ nơi cư trú đối với bản thân và gia đình công chức. Tập thể lãnh đạo đơn vị và cấp ủy thống nhất đề nghị bổ nhiệm lại. Thủ trưởng đơn vị lập hồ sơ trình Tổng Kiểm toán nhà nước (qua Vụ Tổ chức cán bộ). Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm lại gồm:\n- Tờ trình đề nghị bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại;\n- Trích ngang lý lịch nhân sự đề nghị bổ nhiệm lại;\n- Bản tự nhận xét, đánh giá của công chức;\n- Nhận xét, đánh giá của cấp uỷ nơi cư trú;\n- Nhận xét, đánh giá của cấp ủy đơn vị đối với nhân sự đề nghị bổ nhiệm lại;\n- Nhận xét, đánh giá của lãnh đạo đơn vị đối với nhân sự đề nghị bổ nhiệm lại;\n- Biên bản họp lấy phiếu tín nhiệm; Biên bản kiểm phiếu; Biên bản họp thống nhất thông qua nhân sự đề nghị bổ nhiệm lại ở cấp đơn vị.\nc) Bước 3: Lấy ý kiến hiệp y của Thường vụ Đảng ủy Kiểm toán nhà nước\n...", "Thời điểm và thời hạn thực hiện bổ nhiệm lại\n1. Khi hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm theo quy định, cấp có thẩm quyền phải xem xét, quyết định bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên. Trường hợp chưa thực hiện quy trình bổ nhiệm lại theo quy định tại khoản 3 Điều này thì cấp có thẩm quyền bổ nhiệm phải có văn bản thông báo để doanh nghiệp, cá nhân được biết.\nNgười quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên sau khi được bổ nhiệm vì một trong các lý do: Sức khoẻ không bảo đảm; uy tín giảm sút; không hoàn thành nhiệm vụ; vi phạm kỷ luật đảng, pháp luật của Nhà nước thì cấp có thẩm quyền quyết định việc thay thế, cho thôi giữ chức, miễn nhiệm, cho từ chức, cách chức mà không chờ hết thời hạn giữ chức vụ, hết nhiệm kỳ công tác.\n...", "Điều kiện bổ nhiệm lại\n1. Người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên hoàn thành nhiệm vụ trong thời hạn giữ chức vụ và vẫn đủ tiêu chuẩn chức danh, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong thời gian tới.\n2. Doanh nghiệp có nhu cầu.\n3. Có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao do cơ quan y tế có thẩm quyền chứng nhận.\n4. Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật.\n5. Không trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử. Trường hợp doanh nghiệp đang trong thời gian cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra thì cấp có thẩm quyền trao đổi với cơ quan thanh tra, kiểm tra về nhân sự được đề nghị bổ nhiệm lại trước khi quyết định.\n6. Một cá nhân được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty không quá 02 nhiệm kỳ tại một doanh nghiệp, trừ trường hợp đã có trên 15 năm làm việc liên tục tại doanh nghiệp đó trước khi được bổ nhiệm lần đầu.\nMột cá nhân được bổ nhiệm làm Kiểm soát viên không quá 02 nhiệm kỳ liên tục tại một doanh nghiệp.\n7. Người quản lý doanh nghiệp khi hết thời hạn bổ nhiệm mà đang trong thời gian thi hành quyết định kỷ luật khiển trách, cảnh cáo thì cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm căn cứ yêu cầu nhiệm vụ, phẩm chất, năng lực, uy tín, nguyên nhân, động cơ vi phạm, khuyết điểm và tính chất, mức độ ảnh hưởng, tác động, kết quả khắc phục hậu quả (nếu có) để xem xét, quyết định về chủ trương bổ nhiệm lại hoặc kéo dài thời gian giữ chức vụ quản lý.\n8. Người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên không được bổ nhiệm lại thì cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định việc bố trí công tác khác; không được bố trí chức vụ tương đương hoặc cao hơn.", "Thẩm quyền quyết định bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đến tuổi nghỉ hưu\nCấp nào có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm thì cấp đó thực hiện việc bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.", "Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 159/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 về quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp\n1. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 3 như sau: “3. Tập thể lãnh đạo doanh nghiệp bao gồm Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty và ban thường vụ cấp ủy cùng cấp (đối với tổ chức đảng cấp trên cơ sở) hoặc cấp ủy cùng cấp (đối với tổ chức đảng cấp cơ sở).”. 1. Bảo đảm nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ; thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; bảo đảm chặt chẽ, đồng bộ, liên thông, công khai, minh bạch; quy hoạch chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý phải đồng bộ với quy hoạch cấp ủy trong doanh nghiệp; quy hoạch cấp dưới làm cơ sở cho quy hoạch cấp trên. 1. Tờ trình về việc đề nghị phê duyệt quy hoạch và bảng tổng hợp kết quả kiểm phiếu ở các bước do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ký. 1. Bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện chung theo quy định của Đảng, Nhà nước và tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể của chức vụ, chức danh bổ nhiệm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền. 1. Đề xuất cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình: Trên cơ sở chủ trương của cấp có thẩm quyền, yêu cầu nhiệm vụ và nguồn nhân sự trong quy hoạch, tập thể lãnh đạo doanh nghiệp họp thảo luận và đề xuất về cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình giới thiệu nhân sự. 1. Tờ trình về việc đề nghị bổ nhiệm do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ký. 1. Có lập trường, tư tưởng chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt. 1. Việc xem xét cho từ chức đối với người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên và người đại diện phần vốn nhà nước được thực hiện trong các trường hợp sau: 1. Việc xem xét miễn nhiệm đối với người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên và người đại diện phần vốn nhà nước được thực hiện trong các trường hợp sau: 1. Thời hiệu xử lý kỷ luật là thời hạn mà khi hết thời hạn đó thì người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước, người đã nghỉ việc, nghỉ hưu có hành vi vi phạm không bị xử lý kỷ luật. Thời hiệu xử lý kỷ luật được tính từ thời điểm có hành vi vi phạm. Trường hợp có hành vi vi phạm mới trong thời hạn để tính thời hiệu xử lý kỷ luật theo quy định thì thời hiệu xử lý kỷ luật đối với hành vi vi phạm cũ được tính lại kể từ thời điểm xảy ra hành vi vi phạm mới. 1. Việc xử lý kỷ luật đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước được thực hiện theo các bước sau đây:\na) Do hạn chế về năng lực hoặc không còn đủ uy tín để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao. a) Bị kỷ luật cảnh cáo hoặc khiển trách mà cấp có thẩm quyền xác định là năng lực hạn chế, uy tín giảm sút. a) Tổ chức họp kiểm điểm;\nb) Để cơ quan, đơn vị mình quản lý, phụ trách xảy ra sai phạm nghiêm trọng. b) Bị kỷ luật khiển trách hai lần trở lên trong cùng một thời hạn bổ nhiệm. b) Thành lập Hội đồng kỷ luật;\nc) Có trên 50% số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định của Đảng. Đối tượng, quy trình, thủ tục lấy phiếu tín nhiệm thực hiện theo quy định của cấp có thẩm quyền. c) Có trên 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định của Đảng. Đối tượng, quy trình, thủ tục lấy phiếu tín nhiệm thực hiện theo quy định của cấp có thẩm quyền. c) Cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật.\nd) Vì các lý do chính đáng khác của cá nhân. d) Có hai năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ.\nđ) Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; vi phạm những điều đảng viên không được làm; vi phạm trách nhiệm nêu gương, ảnh hưởng xấu đến uy tín của bản thân và cơ quan, đơn vị nơi đang công tác.\ne) Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận vi phạm tiêu chuẩn chính trị theo quy định về bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng đến mức phải miễn nhiệm.\ng) Người quản lý doanh nghiệp, người đại diện phần vốn nhà nước là người đứng đầu để cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý, phụ trách hoặc cấp dưới trực tiếp xảy ra tham nhũng, tiêu cực rất nghiêm trọng.\n2. Sửa đổi điểm b khoản 1 Điều 6 như sau: “b) Quyết định quy hoạch Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty;”. 2. Mỗi giai đoạn 05 năm chỉ xây dựng quy hoạch một lần và định hướng cho giai đoạn kế tiếp. Xây dựng quy hoạch giai đoạn kế tiếp được thực hiện vào năm thứ hai của giai đoạn hiện tại. Hàng năm tiến hành rà soát, bổ sung quy hoạch cho quy hoạch giai đoạn hiện tại và giai đoạn kế tiếp trong quý I và báo cáo kết quả phê duyệt quy hoạch trong quý II, chậm nhất vào tháng 6; trường hợp rà soát, bổ sung quy hoạch lần thứ 2 trong năm phải báo cáo ít nhất sau 30 ngày, kể từ ngày được cấp có thẩm quyền quyết định phê duyệt quy hoạch. 2. Sơ yếu lý lịch do cá nhân tự khai theo quy định hiện hành, được cấp có thẩm quyền xác nhận, có dán ảnh màu khổ 4x6 cm, chụp trong thời gian không quá 06 tháng. 2. Đối với nhân sự từ nguồn tại chỗ phải được quy hoạch vào chức vụ, chức danh bổ nhiệm hoặc được quy hoạch chức vụ, chức danh tương đương trở lên. Đối với nhân sự nguồn từ nơi khác phải được quy hoạch vào chức vụ, chức danh tương đương trở lên. Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập chưa thực hiện việc phê duyệt quy hoạch thì do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. 2. Trình tự bổ nhiệm được thực hiện như sau: Quy trình bổ nhiệm đối với nguồn nhân sự tại chỗ gồm 5 bước; các hội nghị chỉ được tiến hành khi có ít nhất 2/3 số người được triệu tập có mặt. Cụ thể như sau: 2. Bảng tổng hợp kết quả kiểm phiếu kèm theo biên bản kiểm phiếu ở các bước trong quy trình bổ nhiệm. 2. Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, năng lực công tác và triển vọng phát triển. 2. Quy trình xem xét cho từ chức: 2. Quy trình xem xét miễn nhiệm: 2. Quy trình xem xét cho thôi làm người đại diện phần vốn nhà nước: 2. Xác định thời điểm có hành vi vi phạm: 2. Không thực hiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều này đối với trường hợp:\na) Bước 1: Hội nghị tập thể lãnh đạo doanh nghiệp (lần 1) Trên cơ sở chủ trương bổ nhiệm, yêu cầu nhiệm vụ của doanh nghiệp và nguồn nhân sự trong quy hoạch, tập thể lãnh đạo thảo luận, thống nhất về cơ cấu, số lượng, tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình giới thiệu nhân sự; đồng thời, tiến hành rà soát kết quả đánh giá, nhận xét đối với từng nhân sự trong quy hoạch (gồm cá nhân sự được quy hoạch chức danh tương đương trở lên); thông qua danh sách nhân sự đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định để lấy ý kiến giới thiệu ở bước tiếp theo và định hướng nhân sự bổ nhiệm phù hợp với yêu cầu của cơ quan, tổ chức. Thành phần triệu tập: Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty và ban thường vụ cấp ủy cùng cấp (đối với tổ chức đảng cấp trên cơ sở) hoặc cấp ủy cùng cấp (đối với tổ chức đảng cấp cơ sở). Người đứng đầu cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ (nếu có) tham dự hội nghị nhưng không thuộc thành phần bỏ phiếu, trừ trường hợp được xác định là thành viên của tập thể lãnh đạo doanh nghiệp theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này. Kết quả thảo luận và đề xuất được ghi thành biên bản. a) Căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều này, người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên và người đại diện phần vốn nhà nước có đơn từ chức. Trường hợp không có đơn từ chức thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 53 Nghị định này. a) Khi có đủ căn cứ miễn nhiệm đối với người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên và người đại diện phần vốn nhà nước quy định tại khoản 1 Điều này, chậm nhất trong thời gian 10 ngày làm việc, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty hoặc cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ có trách nhiệm trao đối với người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định; đối với người đại diện phần vốn nhà nước thì cấp có thẩm quyền bổ nhiệm thực hiện công việc này. a) Đối với hành vi vi phạm xác định được thời điểm chấm dứt thì thời điểm có hành vi vi phạm được tính từ thời điểm chấm dứt. a) Xử lý kỷ luật theo quy định tại khoản 10 Điều 56 Nghị định này;\nb) Bước 2: Hội nghị tập thể lãnh đạo mở rộng Căn cứ vào cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện và danh sách nhân sự đã được thông qua ở bước 1, người đứng đầu trao đổi định hướng nhân sự bổ nhiệm phù hợp với yêu cầu của cơ quan, tổ chức để hội nghị thảo luận và tiến hành giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín. Thành phần triệu tập: Thực hiện như quy định tại khoản 2 Điều 22 của Nghị định này. Nguyên tắc giới thiệu và lựa chọn: Mỗi thành viên giới thiệu 01 người cho một chức danh; người nào đạt số phiếu cao nhất trên 50% tính trên tổng số người được triệu tập giới thiệu thì được lựa chọn. Trường hợp không có người nào đạt trên 50% thì chọn tất cả người có số phiếu giới thiệu đạt từ 30% trở lên để giới thiệu ở bước tiếp theo. Trường hợp không có người đạt 30% số phiếu giới thiệu thì không tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo và báo cáo cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm xem xét, chỉ đạo. Phiếu giới thiệu nhân sự bổ nhiệm do Ban tổ chức hội nghị phát hành, có đóng dấu treo của đơn vị. Kết quả kiểm phiếu được ghi thành biên bản, không công bố tại hội nghị này. b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn từ chức, cơ quan tham mưu về tổ chức, cán bộ trao đổi với người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên và người đại diện phần vốn nhà nước có đơn từ chức và báo cáo cấp có thẩm quyền bổ nhiệm hoặc được phân cấp thẩm quyền bổ nhiệm. b) Cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc miễn nhiệm trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề xuất; trường hợp cần thiết vì lý do khách quan thì có thể kéo dài không quá 15 ngày làm việc. Tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị có thẩm quyền phải thảo luận, xác định rõ căn cứ miễn nhiệm theo đề xuất của cơ quan tham mưu về tổ chức, cán bộ trước khi biểu quyết bằng phiếu kín. Việc quyết định miễn nhiệm phải được từ 50% trở lên tổng số thành viên tập thể lãnh đạo đồng ý; trường hợp đạt tỷ lệ 50% thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị quyết định; trường hợp đạt tỷ lệ dưới 50% thì báo cáo cơ quan quản lý cấp trên xem xét, quyết định. b) Chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất việc cho thôi làm người đại diện phần vốn nhà nước của cơ quan tham mưu về tổ chức, cán bộ, cơ quan đại diện chủ sở hữu phải thảo luận, biểu quyết bằng phiếu kín. Việc quyết định cho thôi làm người đại diện phần vốn nhà nước do cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định.”. b) Đối với hành vi vi phạm chưa chấm dứt thì thời điểm có hành vi vi phạm được tính từ thời điểm phát hiện. b) Xử lý kỷ luật theo quyết định của cấp có thẩm quyền quy định tại điểm d khoản 1 Điều 59 Nghị định này.\nc) Bước 3: Hội nghị tập thể lãnh đạo (lần 2) Trên cơ sở kết quả giới thiệu nhân sự ở bước 2, tập thể lãnh đạo tiến hành thảo luận và giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín. Thành phần: Thực hiện như quy định ở bước 1. Nguyên tắc giới thiệu và lựa chọn: Mỗi thành viên lãnh đạo giới thiệu 01 người cho một chức danh trong số nhân sự được giới thiệu ở bước 2 hoặc giới thiệu người khác có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định; người nào đạt số phiếu cao nhất trên 50% tính trên tổng số người được triệu tập giới thiệu thì được lựa chọn. Trường hợp không có người nào đạt trên 50% thì chọn tất cả người có số phiếu giới thiệu đạt từ 30% trở lên để giới thiệu ở bước tiếp theo. Trường hợp không có người đạt 30% số phiếu giới thiệu thì không tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo và báo cáo cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm xem xét, chỉ đạo. Trường hợp nhân sự giới thiệu ở bước này khác với nhân sự được giới thiệu ở bước 2, tập thể lãnh đạo thảo luận, phân tích kỹ lưỡng, đánh giá nhiều mặt để xem xét, quyết định việc lựa chọn nhân sự giới thiệu ở bước tiếp theo bằng phiếu kín theo thẩm quyền và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Người được lựa chọn phải được tối thiểu 2/3 tập thể lãnh đạo giới thiệu. Trường hợp không có người đạt 2/3 tập thể lãnh đạo giới thiệu thì không tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo và báo cáo cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm xem xét, chỉ đạo. Phiếu giới thiệu nhân sự bổ nhiệm do Ban tổ chức hội nghị phát hành, có đóng dấu treo của đơn vị. Kết quả kiểm phiếu được ghi thành biên bản, được công bố tại hội nghị này. c) Cấp có thẩm quyền bổ nhiệm hoặc được phân cấp thẩm quyền bổ nhiệm xem xét, quyết định cho từ chức trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề xuất của cơ quan tham mưu về tổ chức, cán bộ; trường hợp cần thiết vì lý do khách quan thì có thể kéo dài không quá 15 ngày làm việc. c) Đối với hành vi vi phạm không xác định được thời điểm chấm dứt thì thời điểm có hành vi vi phạm được tính từ thời điểm có kết luận của cấp có thẩm quyền.\nd) Bước 4: Hội nghị cán bộ chủ chốt Tổ chức lấy ý kiến về danh sách nhân sự được giới thiệu ở bước 3 bằng phiếu kín. Thành phần: Thực hiện như quy định tại Điều 21 Nghị định này. Trình tự hội nghị: Thông báo danh sách nhân sự được giới thiệu ở bước 3; tóm tắt lý lịch, quá trình học tập, công tác; bản kê khai tài sản, thu nhập; đánh giá, nhận xét ưu, khuyết điểm, triển vọng phát triển và dự kiến phân công công tác; ghi phiếu lấy ý kiến tín nhiệm (có thể ký tên hoặc không ký tên). Phiếu lấy ý kiến tín nhiệm do Ban tổ chức hội nghị phát hành, có đóng dấu treo của đơn vị. Kết quả kiểm phiếu được ghi thành biên bản, không công bố tại hội nghị này.\nđ) Bước 5: Hội nghị tập thể lãnh đạo (lần 3) Trước khi tiến hành hội nghị, cơ quan, đơn vị có văn bản đề nghị cấp ủy có thẩm quyền đánh giá, nhận xét bằng văn bản về nhân sự; tiến hành xác minh, kết luận những vấn đề mới nảy sinh (nếu có). Tập thể lãnh đạo thảo luận và biểu quyết nhân sự. Thành phần: Thực hiện như quy định ở bước 1. Trình tự thực hiện: Trên cơ sở ý kiến nhận xét, đánh giá bằng văn bản của cấp ủy có thẩm quyền; kết quả lấy phiếu ở các hội nghị; kết quả xác minh, kết luận những vấn đề mới nảy sinh (nếu có) đối với nhân sự được đề nghị bổ nhiệm; tập thể lãnh đạo thảo luận và biểu quyết nhân sự bằng phiếu kín. Nguyên tắc lựa chọn: Người đạt số phiếu cao nhất trên 50% tính trên tổng số người được triệu tập thì được lựa chọn đề nghị bổ nhiệm. Trường hợp có 02 người có số phiếu ngang nhau đạt tỷ lệ 50% thì người đứng đầu xem xét, lựa chọn nhân sự để đề nghị bổ nhiệm; đồng thời báo cáo đầy đủ các ý kiến khác nhau để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Phiếu biểu quyết nhân sự bổ nhiệm do Ban tổ chức hội nghị phát hành, có đóng dấu treo của đơn vị. Kết quả kiểm phiếu được ghi thành biên bản. Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty ra quyết định bổ nhiệm theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.”.\n3. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 10 như sau: “2. Đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước là đảng viên thì đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên trước; đánh giá, xếp loại chất lượng quản lý sau. Trường hợp không đạt kết quả thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác được giao trong năm theo kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng quản lý thì cấp có thẩm quyền căn cứ các tiêu chí đánh giá, xếp loại chất lượng xem xét, quyết định lại mức đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên.”. 3. Nhân sự được xem xét để đưa vào quy hoạch: 3. Nhận xét, đánh giá của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty; nhận xét, đánh giá của cấp ủy cùng cấp về phẩm chất đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật, đoàn kết nội bộ; năng lực công tác và kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; uy tín và triển vọng phát triển. 3. Có hồ sơ, lý lịch cá nhân, bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định. 3. Sơ yếu lý lịch do cá nhân tự khai theo mẫu quy định, được cấp có thẩm quyền xác nhận, có dán ảnh màu khổ 4 x 6 cm và đóng dấu, ảnh chụp trong thời gian không quá 06 tháng. 3. Đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của chức vụ đảm nhiệm khi luân chuyển. 3. Khi đơn từ chức chưa được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đồng ý thì người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên và người đại diện phần vốn nhà nước có đơn từ chức vẫn phải tiếp tục thực hiện chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. 3. Người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước bị miễn nhiệm không được hưởng lương theo chức vụ, chức danh kể từ ngày có quyết định miễn nhiệm. Sau khi bị miễn nhiệm, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét bố trí công tác phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị theo nguyên tắc không bố trí chức vụ tương đương hoặc cao hơn; người bị miễn nhiệm có trách nhiệm chấp hành quyết định phân công của cấp có thẩm quyền. Trường hợp bị miễn nhiệm do xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ trong 02 năm liên tiếp thì cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cho thôi việc theo quy định của pháp luật.”. 3. Trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, thời hiệu xử lý kỷ luật được quy định như sau: 3. Không thực hiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này đối với trường hợp:\na) Về tiêu chuẩn đối với nhân sự quy hoạch, cơ bản thực hiện như tiêu chuẩn bổ nhiệm đối với chức danh quản lý. Tại thời điểm quy hoạch, cấp có thẩm quyền có thể xem xét, phê duyệt quy hoạch đối với trường hợp cơ bản đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện của chức danh bổ nhiệm theo quy định. Đối tượng 1 phải đáp ứng tiêu chuẩn lý luận chính trị tương ứng của chức danh bổ nhiệm; đối tượng 2 có thể chưa bảo đảm tiêu chuẩn lý luận chính trị nhưng sau khi được quy hoạch phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để hoàn thiện theo quy định. Đối tượng 1 và đối tượng 2 của các chức vụ, chức danh được xác định theo quy định của cấp có thẩm quyền. a) 05 năm đối với hành vi vi phạm ít nghiêm trọng đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khiển trách; a) Đã có kết luận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về hành vi vi phạm, trong đó có đề xuất cụ thể hình thức kỷ luật theo quy định;\nb) Về độ tuổi, nhân sự được quy hoạch giai đoạn kế tiếp phải đủ tuổi công tác 02 nhiệm kỳ trở lên, ít nhất phải trọn thời hạn bổ nhiệm 01 lần kế tiếp. Khi rà soát, bổ sung quy hoạch hàng năm cho giai đoạn hiện tại, nhân sự đưa vào quy hoạch phải còn đủ tuổi công tác ít nhất từ 72 tháng trở lên. Thời điểm tính tuổi quy hoạch thực hiện theo quy định của cấp có thẩm quyền. b) 10 năm đối với hành vi vi phạm không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này. b) Người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người quản lý vốn nhà nước có hành vi vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng;\nc) Đối với nhân sự đang giữ chức vụ, chức danh quản lý thì chỉ quy hoạch vào chức vụ, chức danh cao hơn. c) Đã có quyết định xử lý kỷ luật về đảng, trừ trường hợp cấp có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật theo quy định tại khoản 6 Điều 56 Nghị định này. Các trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này được sử dụng kết luận về hành vi vi phạm (nếu có) mà không phải điều tra, xác minh lại.”.\n4. Sửa đổi Điều 18 như sau: “Điều 18. Nguyên tắc, điều kiện thực hiện quy hoạch 4. Nhân sự quá tuổi quy hoạch hoặc bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách trở lên hoặc bị cấp có thẩm quyền kết luận không bảo đảm tiêu chuẩn chính trị của chức danh quy hoạch thì đương nhiên ra khỏi quy hoạch. 4. Kết luận của cấp ủy có thẩm quyền về tiêu chuẩn chính trị. 4. Tuổi bổ nhiệm: 4. Bản tự kiểm điểm 03 năm công tác gần nhất. 4. Còn thời gian công tác ít nhất 10 năm công tác tính từ thời điểm luân chuyển; trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. 4. Người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên và người đại diện phần vốn nhà nước sau khi từ chức, nếu có nguyện vọng công tác thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào năng lực, đạo đức, kinh nghiệm để xem xét bố trí công tác phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.”. 4. Khi xem xét xử lý kỷ luật phải căn cứ vào nội dung, động cơ, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân vi phạm, hoàn cảnh cụ thể; các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ; thái độ tiếp thu và sửa chữa, việc khắc phục khuyết điểm, vi phạm, hậu quả đã gây ra; các trường hợp khác theo quy định của Đảng và của pháp luật được tính là căn cứ đổ xem xét miễn trách nhiệm kỷ luật hoặc giảm nhẹ trách nhiệm. 4. Đối với các hành vi vi phạm sau đây thì không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật:\na) Nhân sự được đề nghị bổ nhiệm lần đầu giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc đề nghị bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cao hơn thì phải đủ tuổi để công tác trọn thời hạn bổ nhiệm. Thời điểm tính tuổi bổ nhiệm thực hiện theo quy định của cấp có thẩm quyền. Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. a) Người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước là đảng viên có hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khai trừ;\nb) Nhân sự được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ mới tương đương hoặc thấp hơn chức vụ đang giữ thì không tính tuổi bổ nhiệm theo quy định tại điểm a khoản này. b) Có hành vi vi phạm quy định về công tác bảo vệ chính trị nội bộ;\nc) Có hành vi xâm hại đến lợi ích quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại;\nd) Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp.\n5. Cơ quan đại diện chủ sở hữu xây dựng quy hoạch, kế hoạch bố trí nhân sự làm Kiểm soát viên, xác định chức vụ, chức danh tương đương Kiểm soát viên và tổ chức thực hiện theo thẩm quyền.”. 5. Sửa đổi khoản 1 Điều 23 như sau: “1. Trên cơ sở kết quả giới thiệu nguồn quy hoạch tại các bước trong quy trình; căn cứ vào tiêu chuẩn, điều kiện, cơ cấu, số lượng theo quy định, cơ quan tham mưu về tổ chức, cán bộ rà soát, tổng hợp, báo cáo tập thể lãnh đạo doanh nghiệp thảo luận và bỏ phiếu kín quyết định nhân sự được quy hoạch cho từng chức danh. Một chức danh lãnh đạo quản lý quy hoạch không quá 03 người; không quy hoạch 01 người vào quá 03 chức danh”. 5. Bản kê khai tài sản, thu nhập theo mẫu quy định. 5. Đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao. 5. Đánh giá, nhận xét 03 năm gần nhất của cấp có thẩm quyền về phẩm chất đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật, đoàn kết nội bộ; về năng lực công tác, kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, trong đó, thể hiện rõ sản phẩm cụ thể, thành tích công tác, hạn chế, khuyết điểm, vi phạm (nếu có); về uy tín và triển vọng phát triển. 5. Người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên khi hết thời hạn bổ nhiệm mà đang trong thời gian thi hành quyết định kỷ luật nhưng không thuộc diện phải xem xét miễn nhiệm, cho từ chức theo quy định của Đảng và pháp luật thì cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm căn cứ yêu cầu nhiệm vụ, thảo luận, đánh giá, cân nhắc nhiều mặt về phẩm chất, năng lực, uy tín, nguyên nhân, động cơ vi phạm, khuyết điểm và tính chất, mức độ ảnh hưởng, tác động, kết quả khắc phục hậu quả (nếu có) để xem xét, quyết định về việc bổ nhiệm lại hoặc kéo dài thời gian giữ chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý.”. 5. Có đủ sức khoẻ để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao.”. 5. Thời hạn xử lý kỷ luật đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước là khoảng thời gian từ khi phát hiện hành vi vi phạm của người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước hoặc từ khi cấp có thẩm quyền kết luận người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước có hành vi vi phạm đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền. Thời hạn xử lý kỷ luật không quá 90 ngày; trường hợp vụ việc có tình tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng không quá 150 ngày. Cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật phải bảo đảm xử lý kỷ luật trong thời hạn theo quy định. Trường hợp hết thời hạn xử lý kỷ luật mà chưa ban hành quyết định xử lý kỷ luật thì chịu trách nhiệm về việc chậm ban hành và phải ban hành quyết định xử lý kỷ luật nếu hành vi vi phạm còn trong thời hiệu.\n6. Sửa đổi Điều 26 như sau: “Điều 26. Hồ sơ quy hoạch 6. Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của tiêu chuẩn chức danh quy hoạch. Trường hợp nhân sự có bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp thì phải được công nhận tại Việt Nam theo quy định.”. 6. Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật. 6. Nhận xét, đánh giá của cấp ủy cùng cấp. 6. Người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước bị xử lý kỷ luật đảng thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật đảng, cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thực hiện quy trình xử lý kỷ luật hành chính (nếu có), trừ trường hợp chưa xem xét xử lý kỷ luật quy định tại Điều 59 Nghị định này. Hình thức kỷ luật hành chính phải bảo đảm tương xứng với kỷ luật về đảng. Trường hợp bị xử lý kỷ luật về đảng bằng hình thức cao nhất thì cơ quan tham mưu về tổ chức, cán bộ báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật xem xét, quyết định xử lý kỷ luật hành chính bằng hình thức cao nhất nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 63 Nghị định này; nếu không thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên hoặc kỷ luật bãi nhiệm đối với người đại diện phần vốn nhà nước. Trường hợp còn có ý kiến khác nhau về việc xác định hình thức xử lý kỷ luật hành chính tương xứng với hình thức xử lý kỷ luật về đảng cao nhất thì cấp có thẩm quyền quyết định việc thành lập Hội đồng xử lý kỷ luật để tham mưu; tham khảo ý kiến bằng văn bản của tổ chức Đảng ra quyết định xử lý kỷ luật đảng viên trước khi quyết định. Trường hợp có thay đổi về hình thức xử lý kỷ luật về đảng thì phải thay đổi hình thức xử lý kỷ luật hành chính tương xứng. Thời gian đã thi hành quyết định xử lý kỷ luật cũ được trừ vào thời gian thi hành quyết định xử lý kỷ luật mới (nếu còn). Trường hợp cấp có thẩm quyền của Đảng quyết định xóa bỏ quyết định xử lý kỷ luật về đảng thì cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật hành chính phải ban hành quyết định hủy bỏ quyết định xử lý kỷ luật hành chính. 6. Không tính vào thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật đối với:\na) Thời gian chưa xem xét xử lý kỷ luật đối với các trường hợp quy định tại Điều 59 Nghị định này;\nb) Thời gian điều tra, truy tố, xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự (nếu có);\nc) Thời gian thực hiện khiếu nại hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án về quyết định xử lý kỷ luật cho đến khi ra quyết định xử lý kỷ luật thay thế theo quyết định của cấp có thẩm quyền.\n7. Sửa đổi Điều 28 như sau: “Điều 28. Điều kiện bổ nhiệm 7. Không trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử. Trường hợp doanh nghiệp đang trong thời gian cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra thì cấp có thẩm quyền trao đổi với cơ quan thanh tra, kiểm tra về nhân sự được đề nghị bổ nhiệm trước khi quyết định. 7. Kết luận của cấp ủy có thẩm quyền về tiêu chuẩn chính trị theo quy định. 7. Trường hợp người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu vi phạm kỷ luật thì bị xem xét xử lý kỷ luật. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, người ra quyết định phải gửi quyết định và tài liệu có liên quan cho cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật.”.\n8. Có thời gian giữ chức vụ đang đảm nhiệm hoặc chức vụ tương đương tối thiểu là 02 năm (24 tháng), nếu không liên tục thì được cộng dồn (chỉ cộng dồn đối với thời gian giữ chức vụ tương đương). Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. 8. Sửa đổi Điều 30 như sau: “Điều 30. Trình tự, thủ tục thực hiện bổ nhiệm đối với nguồn nhân sự tại chỗ 8. Nhận xét của chi ủy nơi cư trú đối với bản thân và gia đình. Trường hợp nơi cư trú của bản thân khác với nơi cư trú của gia đình thì phải lấy nhận xét của chi ủy nơi bản thân cư trú và nơi gia đình cư trú. 8. Người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên không được bổ nhiệm lại thì cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định việc bố trí công tác khác; không được bố trí chức vụ tương đương hoặc cao hơn.”.\n9. Người quản lý doanh nghiệp bị kỷ luật trong thời gian giữ chức vụ thì không bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử vào chức vụ cao hơn trong thời hạn theo quy định của cấp có thẩm quyền.”. 9. Sửa đổi Điều 31 như sau: “Điều 31. Trình tự, thủ tục thực hiện bổ nhiệm đối với nguồn nhân sự từ nơi khác Trường hợp nhân sự do cấp có thẩm quyền dự kiến điều động, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử từ nguồn nhân sự ngoài cơ quan, đơn vị thì cơ quan tham mưu về tổ chức, cán bộ tiến hành các công việc sau: Bước 1: Trao đổi ý kiến với tập thể lãnh đạo của cơ quan, tổ chức tiếp nhận nhân sự về dự kiến bổ nhiệm. Bước 2: Trao đổi, lấy ý kiến của tập thể lãnh đạo nơi nhân sự đang công tác về chủ trương điều động, bổ nhiệm. Người được giới thiệu phải đạt số phiếu trên 50% so với tổng số người được triệu tập; trường hợp người được giới thiệu có số phiếu đạt tỷ lệ 50% thì do người đứng đầu xem xét, quyết định; trường hợp người được giới thiệu có số phiếu đạt tỷ lệ dưới 50% thì vẫn tiến hành các bước tiếp theo và báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định tại Bước 3; lấy đánh giá, nhận xét của địa phương, cơ quan, đơn vị và hồ sơ nhân sự theo quy định. Gặp nhân sự để trao đổi về yêu cầu nhiệm vụ công tác. Bước 3: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định về nhân sự và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Trường hợp nhân sự bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định nhưng cơ quan, đơn vị nơi nhân sự công tác hoặc nơi tiếp nhận nhân sự hoặc nhân sự còn có ý kiến chưa thống nhất thì cơ quan tham mưu về tổ chức, cán bộ báo cáo đầy đủ các ý kiến và trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.”. 9. Bản kê khai tài sản, thu nhập theo mầu quy định. 9. Quyết định kỷ luật người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước có hiệu lực 12 tháng kể từ ngày có hiệu lực thi hành; đối với trường hợp bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức thì việc quy hoạch, bổ nhiệm, ứng cử vào chức vụ cao hơn, bố trí công tác cán bộ áp dụng hiệu lực theo quy định của cơ quan có thẩm quyền. Trường hợp đã có quyết định kỷ luật về đảng thì hiệu lực của quyết định xử lý kỷ luật hành chính tính từ ngày quyết định kỷ luật về đảng có hiệu lực. Trong thời gian này, nếu không tiếp tục có hành vi vi phạm pháp luật đến mức phải xử lý kỷ luật thì quyết định kỷ luật đương nhiên chấm dứt hiệu lực mà không cần phải có văn bản về việc chấm dứt hiệu lực. Trường hợp người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước tiếp tục có hành vi vi phạm đến mức bị xử lý kỷ luật trong thời gian đang thi hành quyết định xử lý kỷ luật thì xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều này. Quyết định kỷ luật đang thi hành chấm dứt hiệu lực kể từ thời điểm quyết định kỷ luật đối với hành vi vi phạm pháp luật mới có hiệu lực. Các tài liệu liên quan đến việc xử lý kỷ luật và quyết định kỷ luật phải được lưu giữ trong hồ sơ nhân sự. Hình thức kỷ luật phải ghi vào lý lịch của người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước.\n10. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 33 như sau: “3. Trường hợp doanh nghiệp chưa kiện toàn chức danh Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc, căn cứ yêu cầu nhiệm vụ, cấp có thẩm quyền bổ nhiệm xem xét, quyết định và chịu trách nhiệm việc giao quyền Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc hoặc giao phụ trách Hội đồng thành viên đối với người đang giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cho đến khi có quyết định bổ nhiệm các chức danh trên; thời gian giao quyền, giao phụ trách không quá 12 tháng và không tính vào thời gian giữ chức vụ nếu được bổ nhiệm.”. 10. Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của tiêu chuẩn chức vụ, chức danh bổ nhiệm. Trường hợp nhân sự có bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp thì phải được công nhận tại Việt Nam theo quy định. 10. Người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước có hành vi vi phạm trong thời gian công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ mà khi chuyển sang cơ quan, tổ chức, đơn vị mới mới phát hiện hành vi vi phạm đó và vẫn còn trong thời hiệu xử lý kỷ luật thì cấp có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức, đơn vị mới thực hiện việc xem xét xử lý kỷ luật và áp dụng hình thức kỷ luật theo quy định pháp luật tương ứng với vị trí người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước hiện đang đảm nhiệm. Đối với trường hợp này, cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ có trách nhiệm cung cấp toàn bộ hồ sơ liên quan đến hành vi vi phạm và cử người phối hợp trong quá trình xem xét, xử lý kỷ luật. Các quy định về đánh giá, xếp loại chất lượng và các quy định khác có liên quan được tính ở đơn vị cũ nơi người có hành vi vi phạm khi công tác.\n11. Sửa đổi Điều 34 như sau: “Điều 34. Hồ sơ bổ nhiệm 11. Giấy chứng nhận sức khỏe của cơ sở y tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn 06 tháng. 11. Không được cử vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ; cha, mẹ (vợ hoặc chồng), cha nuôi, mẹ nuôi; con đẻ, con nuôi; anh, chị, em ruột; cô, dì, chú, bác, cậu ruột; anh, chị, em ruột của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng của anh, chị, em ruột hoặc người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến hành vi vi phạm bị xem xét xử lý kỷ luật là thành viên Hội đồng kỷ luật hoặc là người chủ trì cuộc họp kiểm điểm.”.\n12. Các kết luận kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và các tài liệu có liên quan (nếu có).”. 12. Sửa đổi khoản 1 và bổ sung khoản 5 vào sau khoản 4 Điều 35 như sau: “1. Khi hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm theo quy định, cấp có thẩm quyền phải xem xét, quyết định bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên. Trường hợp chưa thực hiện quy trình bổ nhiệm lại theo quy định tại khoản 3 Điều này thì cấp có thẩm quyền bổ nhiệm phải có văn bản thông báo để doanh nghiệp, cá nhân được biết. Người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên sau khi được bổ nhiệm vì một trong các lý do: Sức khoẻ không bảo đảm; uy tín giảm sút; không hoàn thành nhiệm vụ; vi phạm kỷ luật đảng, pháp luật của Nhà nước thì cấp có thẩm quyền quyết định việc thay thế, cho thôi giữ chức, miễn nhiệm, cho từ chức, cách chức mà không chờ hết thời hạn giữ chức vụ, hết nhiệm kỳ công tác.\n13. Bổ sung khoản 7, khoản 8 vào sau khoản 6 Điều 36 như sau: “7. Người quản lý doanh nghiệp khi hết thời hạn bổ nhiệm mà đang trong thời gian thi hành quyết định kỷ luật khiển trách, cảnh cáo thì cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm căn cứ yêu cầu nhiệm vụ, phẩm chất, năng lực, uy tín, nguyên nhân, động cơ vi phạm, khuyết điểm và tính chất, mức độ ảnh hưởng, tác động, kết quả khắc phục hậu quả (nếu có) để xem xét, quyết định về chủ trương bổ nhiệm lại hoặc kéo dài thời gian giữ chức vụ quản lý.\n14. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 2 Điều 37 như sau: “2. Trình tự, thủ tục bổ nhiệm lại đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước:\nc) Tập thể lãnh đạo doanh nghiệp thảo luận và quyết định nhân sự: Tập thể lãnh đạo doanh nghiệp thảo luận kết quả lấy phiếu tín nhiệm tại hội nghị cán bộ chủ chốt; phân tích kết quả lấy phiếu ở hội nghị cán bộ chủ chốt. Người được đề nghị bổ nhiệm lại phải đạt tỷ lệ trên 50% tính trên tổng số người được triệu tập tham gia hội nghị cán bộ chủ chốt. Trường hợp đạt tỷ lệ từ 50% trở xuống thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc tiếp tục thực hiện quy trình; Xác minh, kết luận những vấn đề mới nảy sinh (nếu có); Thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết nhân sự bằng phiếu kín. Nhân sự được đề nghị bổ nhiệm lại phải đạt tỷ lệ trên 50% tổng số thành viên tập thể lãnh đạo doanh nghiệp đồng ý; trường hợp nhân sự đạt tỷ lệ 50% thì do Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty quyết định; trường hợp đạt tỷ lệ dưới 50% thì báo cáo đầy đủ các ý kiến khác nhau để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.”.\n15. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 Điều 40 như sau: “1. Đối tượng điều động, luân chuyển:\nb) Người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên hết thời hạn bổ nhiệm lần hai mà theo quy định không được bổ nhiệm quá 02 lần liên tục ở một doanh nghiệp.”.\n16. Bổ sung Điều 40a vào sau Điều 40 như sau: “Điều 40a. Tiêu chuẩn, điều kiện luân chuyển\n17. Sửa đổi, bổ sung Điều 52 như sau: “Điều 52. Từ chức\n18. Sửa đổi, bổ sung Điều 53 như sau: “Điều 53. Miễn nhiệm\n19. Sửa đổi, bổ sung điểm g khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 54 như sau: “1. Cấp có thẩm quyền xem xét cho thôi làm người đại diện phần vốn nhà nước thuộc một trong các trường hợp sau:\ng) Theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền cử người đại diện khi có lý do cho thôi làm người đại diện phần vốn nhà nước khác theo quy định của Đảng và pháp luật.\n20. Sửa đổi khoản 2, khoản 4, khoản 6; bổ sung khoản 9, khoản 10, khoản 11 vào sau khoản 8 Điều 56 như sau: “2. Mỗi hành vi vi phạm chỉ bị xử lý một lần bằng một hình thức kỷ luật. Trong cùng một thời điểm xem xét xử lý kỷ luật, nếu người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước có từ 02 hành vi vi phạm trở lên thì xem xét, kết luận về từng hành vi vi phạm và quyết định chung bằng một hình thức cao nhất.\n21. Sửa đổi Điều 57 như sau: “Điều 57. Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật\n22. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 Điều 59 như sau: “c) Là nữ giới đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi; là nam giới (trong trường hợp vợ chết hoặc vì lý do khách quan, bất khả kháng khác) đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người có hành vi vi phạm có văn bản đề nghị xem xét xử lý kỷ luật.”.\n23. Sửa đổi, bổ sung khoản 9 Điều 60 như sau: “9. Vi phạm quy định của pháp luật về: phòng, chống bạo lực gia đình; dân số, hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; an sinh xã hội; quy định khác của Đảng và của pháp luật liên quan đến người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước.”.\n24. Sửa đổi Điều 64 như sau: “Điều 64. Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật\n25. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 65 như sau: “a) Trường hợp người bị kiểm điểm là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty hoặc là Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước thì người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm chủ trì tổ chức họp kiểm điểm và quyết định thành phần họp kiểm điểm bao gồm đại diện lãnh đạo, cơ quan tham mưu về tổ chức, cán bộ của cơ quan đại diện chủ sở hữu, đại diện Hội đồng thành viên, Nhóm người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, đại diện cấp ủy, công đoàn doanh nghiệp hoặc đơn vị nơi người bị kiểm điểm công tác;”.\n26. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 74 như sau: “1. Thời điểm nghỉ hưu của người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước là kết thúc ngày cuối cùng của tháng đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định. Thời điểm hưởng chế độ hưu trí là ngày đầu tiên của tháng liền kề sau thời điểm nghỉ hưu. Trường hợp hồ sơ không xác định được ngày, tháng sinh mà chỉ có năm sinh thì lấy ngày 01 tháng 01 của năm sinh để làm căn cứ xác định thời điểm nghỉ hưu và thời điểm hưởng chế độ hưu trí. Trường hợp Kiểm soát viên thôi việc thì được hưởng chế độ trợ cấp thôi việc áp dụng như đối với công chức. Thời gian tính để hưởng chế độ thôi việc là thời gian làm công chức; kinh phí thực hiện chế độ thôi việc do doanh nghiệp chi trả”.\n27. Sửa đổi cụm từ “Ban Thường vụ cấp ủy” thành “cấp ủy cùng cấp” tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 21.\n28. Sửa đổi cụm từ “15 ngày” thành “30 ngày” tại điểm b khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 29, điểm d khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều 32.", "Khoản 2. Trường hợp đã thực hiện quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại chức vụ lãnh đạo, quản lý theo quy định của Đảng và pháp luật tại thời điểm thực hiện quy trình nhưng chưa có quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại thì tiếp tục thực hiện quy trình và phải hoàn thiện tiêu chuẩn về lý luận chính trị, tiêu chuẩn về quản lý nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều này.", "Quy trình, thủ tục bổ nhiệm lại, giới thiệu tái cử\n1. Cán bộ làm báo cáo tự đánh giá, nhận xét việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ.\n2. Tập thể cán bộ chủ chốt địa phương, cơ quan, đơn vị tham gia ý kiến và bỏ phiếu tín nhiệm (bằng phiếu kín) đối với nhân sự đề nghị bổ nhiệm lại, giới thiệu tái cử (thành phần tham dự như nêu tại Mục 4, Phụ lục 2 của Quy định này).\n3. Người đứng đầu địa phương, cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng cán bộ đánh giá, nhận xét và đề xuất việc bổ nhiệm lại, giới thiệu tái cử.\n4. Tập thể lãnh đạo thảo luận, biểu quyết (bằng phiếu kín).\nNguyên tắc giới thiệu: Cán bộ được trên 50% tổng số người được triệu tập ở các hội nghị (nêu tại Khoản 2, 4 của Điều này) đồng ý thì trình cấp có thẩm quyền xem xét, bổ nhiệm lại; trường hợp số phiếu đạt tỉ lệ 50% (không quá bán) thì do người đứng đầu xem xét, quyết định; trường hợp dưới 50% đồng ý thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.\n5. Căn cứ kết quả bỏ phiếu giới thiệu tại bước 4, tập thể lãnh đạo báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, bổ nhiệm lại, giới thiệu tái cử theo quy định.", "Khoản 2. Thời điểm xem xét để bổ nhiệm lại kế toán trưởng, phụ trách kế toán Chậm nhất 90 ngày trước ngày hết thời hạn bổ nhiệm, người đứng đầu đơn vị kế toán phải tiến hành quy trình bổ nhiệm lại để quyết định hoặc trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại kế toán trưởng, phụ trách kế toán. Quyết định bổ nhiệm lại kế toán trưởng, phụ trách kế toán phải được ban hành trước ít nhất 01 ngày làm việc, tính đến ngày hết thời hạn bổ nhiệm." ]
Điều chỉnh quy trình bảo trì công trình đường bộ trong quá trình khai thác, sử dụng thực hiện như thế nào?
[ "Điều chỉnh quy trình bảo trì công trình đường bộ trong quá trình khai thác, sử dụng\n1. Việc điều chỉnh quy trình bảo trì công trình đường bộ trong quá trình khai thác, sử dụng thực hiện như sau:\na) Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng có quyền điều chỉnh quy trình bảo trì khi phát hiện các yếu tố bất hợp lý có thể ảnh hưởng đến chất lượng công trình, gây ảnh hưởng đến việc khai thác, sử dụng công trình;\nb) Nhà thầu lập quy trình bảo trì có nghĩa vụ sửa đổi, bổ sung hoặc thay đổi những nội dung bất hợp lý trong quy trình bảo trì nếu do lỗi của mình gây ra và có quyền từ chối những yêu cầu điều chỉnh quy trình bảo trì không hợp lý của chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình;\nc) Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng có quyền thuê nhà thầu khác có đủ điều kiện năng lực thực hiện sửa đổi, bổ sung, thay đổi quy trình bảo trì trong trường hợp nhà thầu lập quy trình bảo trì ban đầu không thực hiện các công việc này. Nhà thầu thực hiện sửa đổi, bổ sung quy trình bảo trì phải chịu trách nhiệm về chất lượng công việc do mình thực hiện;\nd) Các công trình sử dụng tiêu chuẩn kỹ thuật bảo trì để thực hiện bảo trì, khi tiêu chuẩn này được sửa đổi hoặc thay thế thì chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm thực hiện bảo trì theo nội dung đã được sửa đổi.\n..." ]
[ "Quy trình bảo trì\n1. Mọi tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt trong quá trình khai thác, sử dụng phải thực hiện bảo trì theo quy trình bảo trì được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt.\n2. Trường hợp bộ phận công trình, hạng mục công trình chưa có quy trình bảo trì hoặc quy trình bảo trì đang áp dụng không còn phù hợp, đơn vị được giao quản lý tài sản tổ chức lập điều chỉnh, bổ sung quy trình bảo trì và trình Bộ Giao thông vận tải phê duyệt để thực hiện.\n3. Nội dung quy trình bảo trì; trách nhiệm lập, phê duyệt quy trình bảo trì, điều chỉnh quy trình bảo trì công trình thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.", "Điều 8. Trách nhiệm của đơn vị bảo trì công trình đường thủy nội địa. Thực hiện theo các quy định tại Điều 9 Thông tư số 17/2013/TT-BGTVT ngày 05 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý và bảo trì công trình đường thủy nội địa.", "Phê duyệt quy trình bảo trì công trình đường bộ\n1. Đối với các dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng công trình đường bộ, việc phê duyệt quy trình bảo trì thực hiện như sau:\na) Trường hợp Bộ Giao thông vận tải là chủ đầu tư: Bộ Giao thông vận tải phê duyệt quy trình bảo trì công trình cấp I, cấp đặc biệt; các công trình còn lại phân cấp cho Tổng cục Đường bộ Việt Nam phê duyệt quy trình bảo trì;\nb) Đối với các trường hợp không quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, chủ đầu tư tổ chức lập, phê duyệt quy trình bảo trì công trình theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 31 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP.", "Điều 3. Yêu cầu về quản lý, khai thác, bảo trì công trình đường bộ\n1. Công trình đường bộ khi đưa vào khai thác, sử dụng phải được quản lý, khai thác và bảo trì theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, pháp luật về giao thông đường bộ và quy định tại Thông tư này.\n2. Bảo trì công trình đường bộ phải thực hiện theo quy định của quy trình bảo trì, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về bảo trì công trình đường bộ được cơ quan có thẩm quyền công bố áp dụng.\n3. Quy trình quản lý, vận hành khai thác, quy trình bảo trì công trình đường bộ được lập phù hợp với các bộ phận công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình, loại công trình (đường, cầu, hầm, bến phà, cầu phao và công trình khác), cấp công trình và mục đích sử dụng công trình.\n4. Việc quản lý, vận hành khai thác, bảo trì công trình đường bộ phải đảm bảo duy trì tuổi thọ công trình, bảo đảm giao thông an toàn và thông suốt, an toàn cho người và tài sản, an toàn công trình, phòng, chống cháy nổ và bảo vệ môi trường.\n5. Việc quản lý, khai thác và bảo trì các hạng mục công trình dưới đây được thực hiện theo quy định của Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan, cụ thể:\na) Công trình dân dụng, công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị thực hiện theo quy định của pháp luật về công trình dân dụng, công trình công nghiệp vật liệu xây dựng và công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị;\nb) Công trình cấp điện, hệ thống chiếu sáng thực hiện theo quy định của Nghị định số 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng (sau đây gọi tắt là Nghị định số 46/2015/NĐ-CP);\nc) Đèn tín hiệu giao thông, thiết bị lắp đặt vào công trình thực hiện theo quy định của Nghị định số 46/2015/NĐ-CP và quy trình bảo trì của nhà cung cấp lắp đặt thiết bị;\nd) Các công trình trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm giao dịch thanh toán đối với các phương tiện sử dụng đường bộ của các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh, hệ thống quản lý giám sát giao thông và các công trình phụ trợ khác của đường bộ: việc quản lý, vận hành khai thác và bảo trì các hạng mục công trình phải phù hợp với từng loại và cấp của hạng mục công trình.", "Khoản 3. Bảo dưỡng công trình đường bộ theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư này. Kết quả thực hiện công tác bảo dưỡng phải được ghi chép và lập hồ sơ. Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, giám sát, nghiệm thu việc hoàn thành công tác bảo dưỡng, chất lượng thực hiện công tác bảo dưỡng và quản lý hồ sơ bảo trì công trình đường bộ.", "Điều 1. Nội dung công tác bảo trì. Nội dung duy tu tổng hợp được tiến hành hàng năm trên mỗi km đường chính, đường ga, đường nhánh, bộ ghi phải thực hiện ít nhất một lần cho một số công việc sau:\n1. Điều chỉnh phương hướng đường thẳng và đường cong;\n2. Điều chỉnh độ cao đường (thủy bình, siêu cao, cao thấp trước sau);\n3. Sửa cự ly lòng đường;\n4. Điều chỉnh khe hở đầu mối ray;\n5. Thay ray bị hỏng lẻ tẻ, thay ray dự trữ vào đường;\n6. Thay tà vẹt bị hỏng lẻ tẻ, điều chỉnh vị trí tà vẹt;\n7. Chèn đá dưới tà vẹt;\n8. Thay, sửa chữa các phối kiện hư hỏng, chêm lót lỗ đinh, đóng chặt hoặc siết chặt đinh đường, đinh xoắn, đóng chặt nêm phòng xô, sửa chữa thanh chống xô, siết chặt thanh giằng cự ly, tra dầu và siết chặt bu lông cóc, bu lông mối;\n9. Bảo dưỡng ghi (thay bộ phận hư hỏng, điều chỉnh cao độ, phương hướng, cự ly siết chặt đinh liên kết), tra dầu phối kiện;\n10. Bảo dưỡng đường ngang, mặt đường bộ đường ngang, sơn biển báo, cần chắn, sửa cự ly, san sửa mặt đường;\n11. Sửa chữa tà vẹt gỗ (nêm trám lỗ đinh cũ, khoan lại lỗ đinh mới, đục bỏ các chỗ mối mục, chắp vá tà vẹt) sửa chữa tà vẹt bê tông;\n12. Bảo dưỡng nền đá ba lát, dọn cỏ, rác, đất, sàng đá mối bẩn, san đá đều;\n13. Sửa chữa, sơn và viết lại các mốc biển trên đường, ký hiệu trên ray, thay thế biển, mốc hỏng, bổ sung biển báo hiệu, mốc thiếu hoặc mất mát;\n14. Vét, dọn và sửa chữa hệ thống thoát nước (rãnh biên, rãnh đỉnh, rãnh ngang, máng thoát nước, cống ngầm...) sửa chữa và làm mới rãnh xương cá, sửa vai đường cho thoát nước, cạp vá nền đường;\n15. Phát cây, dọn cỏ ở mái dốc và hai bên đường; trong phạm vi khổ giới hạn tiếp giáp kiến trúc và tầm nhìn các tín hiệu, dọn cỏ vai đường;\n16. Vận chuyển thu dọn vật liệu, làm vệ sinh ray, tà vẹt, nền đá;\n17. Các công việc khác.", "Điều 4. Nội dung bảo trì công trình đường bộ\n1. Kiểm tra công trình đường bộ\na) Việc kiểm tra công trình đường bộ có thể bằng trực quan hoặc bằng thiết bị chuyên dụng;\nb) Kiểm tra công trình đường bộ bao gồm kiểm tra theo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình bảo trì được duyệt; kiểm tra thường xuyên, định kỳ và đột xuất nhằm phát hiện các dấu hiệu xuống cấp, hư hỏng của công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình làm cơ sở cho việc bảo trì công trình.\n2. Quan trắc công trình đường bộ\na) Quan trắc công trình đường bộ là hoạt động theo dõi, đo đạc, ghi nhận sự biến đổi về hình học, biến dạng, chuyển vị và các thông số kỹ thuật khác của công trình và môi trường xung quanh theo thời gian;\nb) Quan trắc công trình đường bộ phục vụ công tác bảo trì bắt buộc phải được thực hiện trong các trường hợp: công trình đường bộ khi xảy ra sự cố có thể dẫn tới thảm họa theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này; công trình, bộ phận công trình đường bộ có dấu hiệu lún, nứt, nghiêng và các dấu hiệu bất thường khác có khả năng gây sập đổ, mất an toàn trong quá trình khai thác sử dụng hoặc theo yêu cầu của chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình;\nc) Các bộ phận công trình cần được quan trắc bao gồm các kết cấu chịu lực chính của công trình mà khi bị hư hỏng có thể dẫn đến sập đổ công trình (kết cấu nhịp cầu; mố và trụ cầu có chiều cao lớn; trụ tháp cầu treo; vỏ hầm);\nd) Nội dung quan trắc đối với các công trình quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này được quy định trong quy trình bảo trì, gồm: các vị trí quan trắc, thông số quan trắc và giá trị giới hạn của các thông số này (biến dạng nghiêng, lún, nứt, chuyển vị, võng), thời gian quan trắc, số lượng chu kỳ đo và các nội dung cần thiết khác.\nđ) Trước khi quan trắc, nhà thầu quan trắc phải khảo sát, lập phương án quan trắc, khối lượng và các yêu cầu cần quan trắc nhằm bảo đảm mục đích, yêu cầu của việc quan trắc. Phương án quan trắc phù hợp với các nội dung quan trắc; trong đó quy định về phương pháp đo, thiết bị đo, sơ đồ bố trí và cấu tạo các mốc quan trắc, tổ chức thực hiện, phương pháp xử lý số liệu đo và các nội dung cần thiết khác. Nhà thầu quan trắc phải thực hiện quan trắc theo phương án quan trắc được phê duyệt và báo cáo người quản lý, sử dụng công trình đường bộ về kết quả quan trắc, số liệu quan trắc phải được so sánh, đánh giá với giá trị giới hạn do nhà thầu thiết kế xây dựng công trình quy định hoặc quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng. Trường hợp số liệu quan trắc vượt giá trị giới hạn cho phép hoặc có dấu hiệu bất thường, người quản lý, sử dụng công trình đường bộ phải tổ chức đánh giá an toàn chịu lực, an toàn vận hành công trình trong quá trình khai thác, sử dụng và có biện pháp xử lý kịp thời.\n3. Kiểm định xây dựng công trình đường bộ là hoạt động kiểm tra, đánh giá chất lượng hoặc nguyên nhân hư hỏng, giá trị, thời hạn sử dụng và các thông số kỹ thuật khác của sản phẩm xây dựng, bộ phận công trình đường bộ hoặc công trình đường bộ thông qua quan trắc, thí nghiệm kết hợp với việc tính toán, phân tích. Kiểm định chất lượng công trình phục vụ công tác bảo trì được thực hiện trong các trường hợp sau:\na) Kiểm định định kỳ theo quy trình bảo trì công trình đã được phê duyệt theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 40 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP;\nb) Khi phát hiện thấy chất lượng công trình có những hư hỏng của một số bộ phận công trình, công trình có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 40 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP; khi kết quả quan trắc công trình đường bộ vượt quá giá trị cho phép hoặc có dấu hiệu bất thường khác cần đánh giá về an toàn chịu lực và an toàn vận hành khai thác công trình đường bộ;\nc) Khi có yêu cầu đánh giá chất lượng hiện trạng của công trình phục vụ cho việc lập quy trình bảo trì đối với những công trình đã đưa vào sử dụng nhưng chưa có quy trình bảo trì theo quy định tại điểm c khoản 5 Điều 40 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP;\nd) Khi cần có cơ sở để quyết định việc kéo dài thời hạn sử dụng của công trình đối với các công trình đã hết tuổi thọ thiết kế hoặc làm cơ sở cho việc cải tạo, nâng cấp công trình theo quy định tại điểm d khoản 5 Điều 40 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP;\nđ) Khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng theo quy định tại điểm đ khoản 5 Điều 40 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP.\n4. Bảo dưỡng công trình đường bộ được thực hiện theo kế hoạch bảo trì hàng năm và quy trình bảo trì công trình được phê duyệt.\n5. Sửa chữa công trình đường bộ là các hoạt động khắc phục hư hỏng của công trình được phát hiện trong quá trình khai thác, sử dụng nhằm đảm bảo sự làm việc bình thường, an toàn của công trình đường bộ. Sửa chữa công trình đường bộ bao gồm:\na) Sửa chữa định kỳ công trình đường bộ bao gồm sửa chữa hư hỏng hoặc thay thế bộ phận công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình bị hư hỏng được thực hiện định kỳ theo quy định của quy trình bảo trì;\nb) Sửa chữa đột xuất công trình đường bộ được thực hiện khi bộ phận công trình, công trình bị hư hỏng do chịu tác động đột xuất như gió, bão, lũ lụt, động đất, va đập, cháy và những tác động đột xuất khác hoặc khi bộ phận công trình, công trình có biểu hiện xuống cấp ảnh hưởng đến an toàn sử dụng, vận hành, khai thác công trình. Việc sửa chữa đột xuất do bão, lũ, lụt thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về phòng, chống, khắc phục hậu quả bão, lũ, lụt trong ngành đường bộ.", "\"Điều 30. Trình tự thực hiện bảo trì công trình xây dựng\n1. Lập và phê duyệt quy trình bảo trì công trình xây dựng.\n2. Lập kế hoạch và dự toán kinh phí bảo trì công trình xây dựng.\n3. Thực hiện bảo trì và quản lý chất lượng công việc bảo trì.\n4. Đánh giá an toàn công trình.\n5. Lập và quản lý hồ sơ bảo trì công trình xây dựng.\"", "Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 37/2018/TT-BGTVT ngày 07 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ như sau:\n1. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 2 như sau: 1. Kế hoạch bảo trì công trình thuộc hệ thống đường bộ sử dụng ngân sách Nhà nước gồm các thông tin: tên công trình đường bộ, danh mục, hạng mục công trình, công việc thực hiện; khối lượng chủ yếu, kinh phí thực hiện; thời gian, phương thức thực hiện và được lập theo biểu mẫu, tài liệu kèm theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này. Công việc trong kế hoạch bảo trì công trình đường bộ sử dụng ngân sách Nhà nước gồm: 1. Trình tự, nội dung đánh giá an toàn công trình đường bộ thực hiện theo quy định tại Điều 36 và Điều 37 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP. Đối với việc đánh giá khả năng làm việc của các kết cấu chịu lực và các bộ phận công trình đường bộ có nguy cơ gây mất an toàn được thực hiện thông qua công tác kiểm tra và các công việc quy định tại Điều 4 Điều 5 Nghị định 06/2021/NĐ-CP; đối với kiểm tra, đánh giá các điều kiện vận hành, khai thác công trình đường bộ được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 37 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP. 1. Chi phí quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ là toàn bộ chi phí để thực hiện các công việc trong kế hoạch bảo trì được duyệt và các công việc cần thiết bổ sung, điều chỉnh ngoài kế hoạch bảo trì quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.\na) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 2 như sau: “1. Bảo trì công trình đường bộ là tập hợp các công việc nhằm bảo đảm và duy trì sự làm việc bình thường, an toàn của công trình đường bộ theo quy định của thiết kế trong quá trình khai thác sử dụng. Nội dung bảo trì công trình đường bộ có thể bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các công việc sau: kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng, bảo dưỡng và sửa chữa công trình đường bộ; bổ sung, thay thế hạng mục, thiết bị để việc khai thác sử dụng công trình đường bộ đảm bảo an toàn nhưng không bao gồm các hoạt động làm thay đổi công năng, quy mô công trình.” a) Bảo dưỡng (bao gồm cả chi trả tiền tiêu thụ điện, chi phí bảo dưỡng cho các hệ thống chiếu sáng, các công trình và thiết bị phụ trợ khác quy định tại khoản 10 Điều 2 Thông tư này); dự án chuyển tiếp từ năm trước sang năm sau; sửa chữa định kỳ, sửa chữa đột xuất (gồm cả chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng, rà phá, xử lý, tiêu hủy bom, mìn, vật liệu nổ khi cần thu hồi đất khi cần thiết để xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông, bổ sung đường cứu nạn và các hạng mục an toàn giao thông); kiểm định chất lượng; đánh giá an toàn công trình; kiểm tra công trình; quan trắc công trình; lập quy trình bảo trì, quy trình vận hành khai thác công trình trong quá trình khai thác sử dụng; xây dựng định mức trong lĩnh vực bảo trì và các công việc khác theo quy định của Nghị định số 06/2021/NĐ-CP và quy định tại Điều 4 Thông tư này;\nb) Bổ sung các khoản 10 và khoản 11 vào Điều 2 như sau: b) Hỗ trợ giá (phần chưa được kết cấu vào giá) đối với dịch vụ sử dụng phà; sửa chữa, thay thế, bổ sung phà, phương tiện, thiết bị vượt sông; mua sắm bổ sung thiết bị, vật tư dự phòng cho phà và phương tiện thiết bị vượt sông;\nc) Quản lý, vận hành hệ thống kiểm tra tải trọng xe; kiểm định, sửa chữa, bổ sung, thay thế thiết bị, phương tiện của hệ thống cân kiểm tra tải trọng xe;\nd) Mua sắm trang phục tuần kiểm; hỗ trợ công tác thanh tra, kiểm tra kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, kiểm tra tải trọng phương tiện đường bộ (bao gồm hỗ trợ lực lượng thanh tra đường bộ); hỗ trợ công tác khắc phục hậu quả thiên tai, đảm bảo giao thông bước 1;\nđ) Quản lý, vận hành các hệ thống: quản lý cầu; khảo sát, thu thập, lưu giữ, khai thác cơ sở dữ liệu đường bộ, kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu về bảo trì công trình xây dựng, lập và quản lý hồ sơ bảo trì công trình xây dựng theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 35 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP; giám sát thu phí và các hệ thống quản lý, khai thác đường bộ khác; nhưng không bao gồm các công việc đã được bảo đậm toàn bộ bằng nguồn chi tự chủ hành chính của các cơ quan, đơn vị;\ne) Bổ sung, thay thế hạng mục công trình, thiết bị, sửa chữa phần mềm để việc khai thác sử dụng công trình đúng công năng và đảm bảo an toàn theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 35 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP; bổ sung các hệ thống và thiết bị cần thiết khác để phục vụ quản lý, bảo trì, vận hành khai thác công trình đường bộ hiệu quả;\ng) Trực đảm bảo giao thông, trực chốt đường nhánh ra vào cao tốc, cửa hầm theo quy trình bảo trì và quy trình vận hành khai thác hoặc trong trường hợp khẩn cấp cần bảo đảm an toàn giao thông và khắc phục ùn tắc giao thông theo yêu cầu của cơ quan quản lý đường bộ; thực hiện thẩm định an toàn giao thông đối với công trình đường bộ đang khai thác theo quy định;\nh) Mua sắm bổ sung vật tư, thiết bị dự phòng phục vụ phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai; quản lý, bảo vệ và bảo dưỡng kho vật tư dự phòng phục vụ phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai;\ni) Bảo quản công trình đầu tư theo hình thức PPP bao gồm: quản lý, bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa bảo đảm an toàn và chống xuống cấp công trình, vận hành, khai thác sử dụng công trình PPP sau khi tiếp nhận chuyển giao từ nhà đầu tư (bao gồm cả thời gian thực hiện xác nhận quyền sở hữu toàn dân về tài sản); thực hiện kiểm định công trình PPP trước khi nhận chuyển giao theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư;\nk) Các công việc do cơ quan nhà nước ký kết hợp đồng PPP thực hiện quản lý, vận hành và bảo trì công trình đường bộ để đảm bảo giao thông an toàn, thông suốt đối với các trường hợp sau: cơ quan nhà nước quyết định dừng thu phí khi đã bảo đảm phương án tài chính; khi một bên ký hợp đồng dự án chấm dứt hợp đồng trước thời hạn; Nhà đầu tư không triển khai dự án hoặc không tiến hành quản lý, bảo trì dẫn đến công trình mất an toàn giao thông;\nl) Các công việc lập kế hoạch và dự toán bảo trì công trình đường bộ hàng năm (kể cả chi phí sử dụng hệ thống công nghệ khảo sát dữ liệu mặt đường); các công việc khác để chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình đường bộ tổ chức thực hiện công tác giám sát, nghiệm thu công tác bảo dưỡng thường xuyên công trình đường bộ;\nm) Các công việc khác theo quy định của pháp luật;\nn) Trường hợp hạn chế về nguồn vốn, kế hoạch bảo trì tại khoản này phải ưu tiên thực hiện các công việc bảo dưỡng, dự án chuyển tiếp từ năm trước sang năm sau, sửa chữa các hạng mục cần thiết nhằm bảo đảm an toàn công trình, an toàn giao thông trên đường, cầu đường bộ, an toàn khi vận hành khai thác các bến phà, cầu phao, hầm đường bộ; ưu tiên cho việc thực hiện các công việc liên quan đến khắc phục nguy cơ sập đổ công trình; hỗ trợ dịch vụ phà; khắc phục điểm đen và các công việc cần thiết khác do cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch bảo trì quyết định.\n10. Các công trình, thiết bị phụ trợ khác quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ gồm: cọc mốc lộ giới hành lang an toàn đường bộ (gọi tắt là mốc lộ giới), mốc giải phóng mặt bằng, mốc ranh giới đất của đường bộ; hệ thống công trình, thiết bị phụ trợ (bao gồm cả phần mềm để phục vụ quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ). 10. Sửa đổi, bổ sung tên Chương 4 như sau: “Chương 4 VẬN HÀNH, SỬ DỤNG, BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG BỘ”.\n11. Trung tâm quản lý và giám sát giao thông (sau đây gọi là Trung tâm ITS) gồm: 11. Sửa đổi, bổ sung Điều 17 như sau: “Điều 17. Kế hoạch bảo trì công trình đường bộ\na) Hệ thống thu thập và hiển thị thông tin trên đường các thông tin về tình hình giao thông và hiển thị dữ liệu về điều khiển, báo hiệu giao thông đường bộ;\nb) Hệ thống truyền dẫn dữ liệu từ đường về hệ thống xử lý và từ hệ thống xử lý đến các biển báo điện tử;\nc) Hệ thống xử lý gồm: hệ thống lưu trữ, bảo quản dữ liệu và xử lý dữ liệu;\nd) Cơ sở hạ tầng phục vụ gồm nhà làm việc và các trang thiết bị cần thiết.”\n2. Sửa đổi, bổ sung một số điểm của khoản 5 Điều 3 như sau: 2. Lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh kế hoạch bảo trì công trình đường bộ sử dụng ngân sách trung ương: 2. Trách nhiệm đánh giá và xác nhận kết quả đánh giá an toàn công trình đường bộ 2. Chi phí thực hiện các công việc bảo trì, quản lý, vận hành công trình, dự toán công việc gồm các chi phí trực tiếp thực hiện quản lý, bảo trì, vận hành công trình và chi phí thực hiện các công tác sau:\na) Sửa đổi điểm b, điểm c và điểm d khoản 5 Điều 3 như sau: “b) Công trình cấp điện, hệ thống chiếu sáng thực hiện theo quy định của Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng (sau đây gọi tắt là Nghị định số 06/2021/NĐ-CP); a) Căn cứ vào tình trạng công trình đường bộ, các thông tin về quy mô và kết cấu công trình, lịch sử sửa chữa bảo trì, các dữ liệu khác về các tuyến đường, công trình đường bộ, các tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và công trình, bộ phận gắn liền với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, tiêu chuẩn kỹ thuật và quy trình bảo trì, định mức, quy định tại khoản 1 Điều này, hàng năm, Tổng cục Đường bộ Việt Nam trình Bộ Giao thông vận tải trước ngày 30 tháng 5 nhu cầu quản lý, bảo trì và công việc, danh mục dự án ưu tiên cho phép chuẩn bị đầu tư năm sau; a) Trách nhiệm tổ chức thực hiện đánh giá an toàn công trình đường bộ theo quy định tại Điều 38 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP; a) Chi phí tư vấn phục vụ bảo trì công trình đường bộ theo quy định: khảo sát phục vụ thiết kế, lập dự án hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật sửa chữa công trình; lập, thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công sửa chữa; lập dự toán các hoạt động bảo trì công trình; lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất để lựa chọn nhà thầu; giám sát khảo sát, giám sát thi công sửa chữa, giám sát sửa chữa, thay thế thiết bị công trình; lập, thẩm tra (trường hợp chưa có quy trình bảo trì) hoặc điều chỉnh quy trình bảo trì, quy trình vận hành khai thác công trình; kiểm định chất lượng công trình phục vụ công tác bảo trì; quan trắc công trình đường bộ theo quy định; kiểm tra công trình đột xuất theo yêu cầu (nếu có); đánh giá an toàn của công trình trong quá trình khai thác sử dụng; thực hiện các công việc tư vấn khác theo quy định của pháp luật;\nc) Đèn tín hiệu giao thông, thiết bị lắp đặt vào công trình thực hiện theo quy định của Nghị định số 06/2021/NĐ-CP và quy trình bảo trì của nhà cung cấp lắp đặt thiết bị; c) Căn cứ vào công việc, danh mục tại điểm b khoản này, Tổng cục Đường bộ Việt Nam có trách nhiệm tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt dự án, báo cáo kinh tế kỹ thuật sửa chữa công trình, dự toán các công việc cần thiết khác trước ngày 31 tháng 10; Trong quá trình lập, thẩm định phê duyệt dự án hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật sửa chữa công trình đường bộ, Tổng cục Đường bộ Việt Nam được điều chỉnh phạm vi (chiều dài, lý trình đoạn đường sửa chữa), giải pháp kỹ thuật, bổ sung các hạng mục an toàn giao thông, nhưng không được vượt kinh phí ghi cho danh mục đã được chấp thuận. Trong trường hợp cần bảo đảm an toàn chịu lực các bộ phận kết cấu công trình cầu, hầm, phà thì được duyệt vượt không quá 20% kinh phí của danh mục sửa chữa kết cấu chịu lực đã chấp thuận; c) Chi phí khác gồm các chi phí để thực hiện quá trình bảo trì công trình xây dựng như: kiểm toán, thẩm tra phê duyệt quyết toán; bảo hiểm công trình; phí thẩm định (nếu có) và các chi phí liên quan khác theo quy định của pháp luật về xây dựng, pháp luật về giá và pháp luật có liên quan;\nd) Việc quản lý, vận hành khai thác và bảo trì các hạng mục công trình trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí đường bộ, trung tâm ITS và các công trình, thiết bị phụ trợ đường bộ khác phải phù hợp với từng loại và cấp của hạng mục công trình” d) Căn cứ nội dung duyệt tại điểm c khoản này và các công việc quản lý, bảo trì cần thiết bổ sung nhưng nằm ngoài danh mục quy định tại điểm b khoản này, Tổng cục Đường bộ Việt Nam tổng hợp và trình Bộ Giao thông vận tải kế hoạch bảo trì năm sau trước ngày 10 tháng 11 hàng năm. Trong vòng 15 ngày kể từ ngày được cấp có thẩm quyền giao hoặc thông báo dự toán thu, chi ngân sách nhà nước, Bộ Giao thông vận tải thẩm định, phê duyệt kế hoạch bảo trì của năm sau;\nb) Bổ sung điểm đ vào khoản 5 Điều 3 như sau: “đ) Các hệ thống thiết bị (bao gồm cả phần mềm) phục vụ công tác quản lý cơ sở dữ liệu đường bộ, Trung tâm ITS và cơ sở dữ liệu về bảo trì công trình đường bộ theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 35 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP. b) Trước ngày 30 tháng 6, Bộ Giao thông vận tải chấp thuận nhu cầu quản lý, bảo trì cho năm sau; chấp thuận công việc, danh mục dự án ưu tiên cho phép chuẩn bị đầu tư thuộc kế hoạch bảo trì năm sau. Nhu cầu quản lý, bảo trì được xác định theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và lập theo biểu mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này; b) Việc xác nhận kết quả đánh giá an toàn công trình đường bộ thực theo quy định tại Điều 39 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP. b) Chi phí quản lý dự án sửa chữa theo quy định của pháp luật về xây dựng;\nđ) Điều chỉnh kế hoạch bảo trì công trình đường bộ Trường hợp cần bổ sung công việc quản lý, bảo trì và vận hành công trình đường bộ ngoài kế hoạch bảo trì đã phê duyệt, Tổng cục Đường bộ Việt Nam trình Bộ Giao thông vận tải chấp thuận chuẩn bị đầu tư và điều chỉnh, bổ sung kế hoạch bảo trì để tổ chức thực hiện. đ) Chi phí quản lý của chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình.\n3. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 4 như sau: 3. Kế hoạch bảo trì công trình đường bộ sử dụng nguồn vốn khác nguồn vốn quy định tại các khoản 1 và khoản 2 Điều này được thực hiện theo quy định tại Điều 32 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP và các quy định khác có liên quan. 3. Tổ chức đủ điều kiện thực hiện đánh giá an toàn công trình đường bộ là tổ chức kiểm định đáp ứng điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật về xây dựng. Đối với phà, phương tiện, thiết bị vượt sông thì tổ chức đủ điều kiện đánh giá an toàn theo quy định của pháp luật về kiểm định phương tiện; đối với việc đánh giá an toàn cháy nổ thì tổ chức đủ điều kiện thực hiện đánh giá an toàn theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy. 3. Chi phí quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ xác định theo quy định tại Điều 35 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP, quy định của pháp luật về xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan. Chi phí quản lý, bảo trì, vận hành công trình đường bộ sử dụng vốn nhà nước, kể cả vốn nhà nước ngoài ngân sách và các công trình đầu tư theo hình thức PPP thực hiện theo các quy định của pháp luật về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng, pháp luật về chi phí xây dựng công trình, pháp luật về giá, pháp luật về giao kế hoạch, đặt hàng, đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích và pháp luật có liên quan.\na) Sửa đổi, bổ sung các điểm a và điểm b khoản 1 Điều 4 như sau: “a) Việc kiểm tra công trình đường bộ có thể bằng trực quan, bằng các số liệu quan trắc thường xuyên (nếu có) hoặc bằng thiết bị kiểm tra chuyên dụng khi cần thiết;\nb) Kiểm tra công trình đường bộ bao gồm kiểm tra theo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình bảo trì được duyệt; kiểm tra thường xuyên, định kỳ và đột xuất nhằm phát hiện các dấu hiệu xuống cấp, những hư hỏng của công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình làm cơ sở cho việc bảo dưỡng công trình.” b) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 Điều 4 như sau: “b) Danh mục công trình đường bộ bắt buộc phải quan trắc trong quá trình khai thác sử dụng quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này. Quan trắc công trình, bộ phận công trình đường bộ được thực hiện theo nhiệm vụ quan trắc được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền duyệt dự án bảo trì phê duyệt phù hợp với Nghị định số 06/2021/NĐ-CP và quy định khác của pháp luật có liên quan.”\nc) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 4 như sau: “3. Kiểm định chất lượng công trình đường bộ là hoạt động kiểm tra, đánh giá chất lượng hoặc nguyên nhân hư hỏng, giá trị, thời hạn sử dụng và các thông số kỹ thuật khác của sản phẩm xây dựng, bộ phận công trình đường bộ hoặc công hình đường bộ thông qua quan trắc, thí nghiệm kết hợp với việc tính toán, phân tích. Kiểm định chất lượng công trình đường bộ phục vụ công tác bảo trì được thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 33 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP.”\nd) Sửa đổi, bổ sung các khoản 4 và khoản 5 Điều 4 như sau: “4. Bảo dưỡng công trình đường bộ thực hiện theo quy định của Nghị định số 06/2021/NĐ-CP , các quy định khác của pháp luật có liên quan, tiêu chuẩn kỹ thuật do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành và quy trình bảo trì của công trình đường bộ được duyệt.”.\n5. Sửa chữa công trình đường bộ là các hoạt động khắc phục các hư hỏng, xuống cấp, xử lý đối với các bộ phận, hạng mục công trình có dấu hiệu nguy hiểm, không bảo đảm an toàn cho khai thác sử dụng nhằm đảm bảo và duy trì sự làm việc bình thường, an toàn của công trình trong quá trình khai thác sử dụng. Sửa chữa công trình đường bộ bao gồm: 5. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 Điều 6 như sau: “b) Nhà thầu cung cấp thiết bị lắp đặt vào công trình có trách nhiệm bàn giao cho chủ đầu tư quy trình bảo trì thiết bị do mình cung cấp trước khi lắp đặt vào công trình;” 5. Danh mục các công trình đường bộ phải được cơ quan có thẩm quyền xem xét và thông báo ý kiến về kết quả đánh giá an toàn công trình đường bộ quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này”. 5. Chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá trong giai đoạn vận hành khai thác được xác định theo pháp luật về quản lý chi phí xây dựng công trình và pháp luật có liên quan.\na) Sửa chữa định kỳ bao gồm sửa chữa hư hỏng công trình, hạng mục công trình đường bộ hoặc bổ sung, thay thế bộ phận công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình bị hư hỏng được thực hiện định kỳ về thời hạn hoặc tần suất khai thác, sử dụng theo tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình bảo trì được duyệt; sửa chữa, khắc phục điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông; sửa chữa, bổ sung các hạng mục an toàn giao thông đường bộ; trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí đường bộ, trung tâm ITS và các công trình thiết bị phụ trợ khác quy định tại khoản 10 Điều 2 Thông tư này nhằm đảm bảo khai thác, sử dụng công trình đường bộ bình thường, an toàn và hiệu quả (bao gồm cả mua sắm thay thế các thiết bị và phần mềm hoạt động khi hết hạn sử dụng, không còn phù hợp yêu cầu quản lý, bảo trì, khai thác công trình đường bộ);\nb) Sửa chữa đột xuất công trình được thực hiện khi: bộ phận công trình, công trình bị hư hỏng do chịu tác động đột xuất như mưa gió, bão, lũ lụt, động đất, va đập, cháy, nổ và những tác động đột xuất khác phải sửa chữa cấp bách hoặc khi bộ phận công trình, công trình có biểu hiện xuống cấp ảnh hưởng đến an toàn sử dụng, vận hành, khai thác công trình; xử lý tai nạn giao thông, điểm đen tai nạn giao thông đường bộ; thực hiện các biện pháp bảo đảm giao thông cấp bách khi xử lý sạt lở, ùn tắc giao thông hoặc khi khắc phục các sự cố đứt đường, sập đổ công trình đường bộ; sửa chữa, thay thế thiết bị, mua sắm các phần mềm đang khai thác sử dụng khi bị hư hỏng, bị sự cố, bị tấn công mạng nhằm khôi phục hoạt động của hệ thống thiết bị phục vụ quản lý, bảo trì và khai thác công trình đường bộ.”\n4. Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 1 Điều 5 như sau: “d) Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý tổ chức, cá nhân vi phạm về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ trên hệ thống đường trung ương;” 4. Kế hoạch bảo trì công trình đường bộ thực hiện theo phương thức đối tác công tư (PPP) thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này và các quy định sau: 4. Thời hạn đánh giá an toàn công trình thực hiện theo quy định của pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành; quy trình bảo trì, quy trình vận hành khai thác công trình được duyệt; yêu cầu của chủ sở hữu, người quản lý sử dụng công trình hoặc quy định của nhà sản xuất cung ứng thiết bị lắp đặt vào công trình. 4. Trường hợp công trình đường bộ có yêu cầu về quan trắc hoặc phải kiểm định chất lượng thì phải thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 34 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP và các quy định tại Thông tư này.” 4. Chi phí quản lý, bảo trì, vận hành công trình đường bộ được sử dụng các phương pháp sau để xác định các loại chi phí cho phù hợp\na) Trước ngày 31 tháng 12 năm trước liền kề, doanh nghiệp dự án lập và phê duyệt kế hoạch bảo trì công trình trên cơ sở quy mô công trình, hiện trạng công trình, quy trình bảo trì và quy trình vận hành khai thác được duyệt; gửi kế hoạch bảo trì được duyệt cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng để giám sát. Các công việc quản lý, vận hành và bảo trì và chi phí thực hiện trong kế hoạch bảo trì hàng năm do doanh nghiệp dự án duyệt phù hợp với quy trình, tiêu chuẩn kỹ thuật và quy mô, tình trạng kỹ thuật công trình và quy định pháp luật có liên quan; a) Đối với chi phí của dự án, báo cáo kinh tế kỹ thuật sửa chữa công trình, các công việc tư vấn, quản lý dự án, kiểm định, quan trắc, đánh giá an toàn công trình và các công việc có tính chất đầu tư xây dựng thì thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật khác có liên quan;\nb) Trong trường hợp cần điều chỉnh, bổ sung công việc, khối lượng và chi phí thực hiện công việc quản lý, vận hành và bảo trì công trình đường bộ do xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc khi có phát sinh công việc, chi phí, khối lượng bảo trì ngoài hợp đồng dự án đã ký, doanh nghiệp dự án đề nghị cơ quan ký kết hợp đồng dự án xem xét để thỏa thuận bổ sung theo quy định của hợp đồng dự án; b) Đối với công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên sử dụng ngân sách trung ương thực hiện hình thức đấu thầu, đặt hàng thì thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn phương pháp xây dựng phương án giá, quản lý giá dịch vụ sự nghiệp công quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và dịch vụ vận hành khai thác bến phà đường bộ trên hệ thống quốc lộ sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên của ngân sách trung ương khi thực hiện phương thức đặt hàng;\nc) Đối với các sự cố công trình, các trường hợp sửa chữa đột xuất, khắc phục sự cố bất khả kháng, doanh nghiệp dự án có trách nhiệm triển khai thực hiện các công việc theo quy định của pháp luật về xây dựng, pháp luật về phòng chống thiên tai, pháp luật có liên quan và quy định tại Thông tư này để bảo đảm an toàn cho người, phương tiện và công trình xây dựng.” c) Đối với công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên tại các dự án PPP, công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương và các nguồn vốn khác thì thực hiện theo quy định của pháp luật và quy định tại điểm b khoản này để thực hiện;\nd) Trong bước lập báo cáo nghiên cứu khả thi các dự án đầu tư theo phương thức PPP để lựa chọn nhà đầu tư có thể xác định từ dữ liệu về chi phí quản lý, bảo trì, vận hành các công trình tương tự đã hoặc đang thực hiện. Trường hợp sử dụng phương pháp này, chi phí quản lý, vận hành khai thác bảo trì công trình được xác định trên cơ sở quy mô, công suất hoặc năng lực phục vụ của công trình, bộ phận kết cấu công trình đang xem xét và dữ liệu về chi phí quản lý, bảo trì, vận hành khai thác của công trình tương tự đã hoặc đang thực hiện có cùng loại, cấp công trình, quy mô, công suất hoặc năng lực phục vụ để xác định chi phí quản lý, bảo trì, vận hành khai thác. Các dữ liệu về chi phí khi sử dụng cần thực hiện quy đổi, tính toán về thời điểm lập chi phí, địa bàn xây dựng công trình và điều chỉnh, bổ sung các chi phí khác nếu có để phù hợp với điều kiện cụ thể của dự án, công trình;\nđ) Trường hợp cần xác định chi phí quản lý, vận hành khai thác và bảo trì phục vụ đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư khi công trình chưa có thiết kế kỹ thuật, thiết kế bảo vẽ thi công, chưa lập được quy trình bảo trì, quy trình vận hành khai thác, không có dữ liệu về chi phí quản lý, bảo trì, vận hành khai thác của công trình tương tự để xác định các chi phí theo quy định tại điểm a, điểm b và điểm d khoản này, thì căn cứ dự án đầu tư được duyệt để lập chỉ dẫn kỹ thuật vận hành khai thác, bảo trì công trình. Căn cứ chỉ dẫn kỹ thuật này, thiết kế cơ sở của dự án, loại thiết bị công nghệ vận hành khai thác công trình, chế độ hao mòn, và thời hạn sử dụng thiết bị, thời hạn (tuổi thọ các hạng mục công trình) để xác định khối lượng công việc cần thực hiện, số lượng, khối lượng và thời điểm thay thế, bảo trì các loại thiết bị, bộ phận công trình ở giai đoạn vận hành khai thác, bảo trì công trình làm cơ sở xác định chi phí quản lý, vận hành khai thác, bảo trì công trình theo hướng dẫn tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.\n6. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 7 như sau: “1. Nội dung quy trình bảo trì công trình đường bộ theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP.” 6. Công tác bảo dưỡng thường xuyên công trình trong giai đoạn bảo hành theo quy định thì không được tính chi phí sửa chữa, thay thế thiết bị hư hỏng do lỗi và thuộc trách nhiệm bảo hành của nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung cấp lắp đặt thiết bị. Trong thời gian thực hiện dự án sửa chữa công trình, không tính chi phí bảo dưỡng thường xuyên nếu các công việc này đã có trong công tác sửa chữa hoặc các hạng mục không cần bảo dưỡng trong thời gian thực hiện sửa chữa.”\n7. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 8 như sau:\na) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 Điều 8 như sau: “b) Đối với các trường hợp không quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, chủ đầu tư tổ chức lập, phê duyệt quy trình bảo trì công trình theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 31 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP.”\nb) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 8 như sau: “a) Đối với hệ thống đường trung ương sử dụng vốn ngân sách nhà nước, Bộ Giao thông vận tải phê duyệt quy trình bảo trì công trình cấp I, cấp đặc biệt; các công trình còn lại Tổng cục Đường bộ Việt Nam phê duyệt;”\n8. Sửa đổi, bổ sung điểm g khoản 2 Điều 13 như sau: “g) Các tài liệu quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ và điểm e khoản này phải gửi cho cơ quan quản lý đường bộ, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình đường bộ và được lưu trữ trên giấy, trên hệ thống quản lý cầu, quản lý mặt đường, quản lý tài sản đường bộ.”\n9. Sửa đổi, bổ sung khoản 6 Điều 16 như sau: “6. Xử lý khi có sự cố công trình đường bộ trong thời gian khai thác, sử dụng:\na) Cấp sự cố công trình, báo cáo sự cố công trình, giải quyết sự cố công trình, giám định nguyên nhân sự cố công trình và hồ sơ sự cố công trình thực hiện theo quy định tại các Điều 43, Điều 44, Điều 45, Điều 46 và Điều 47 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP;\nb) Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng công trình, nhà thầu bảo trì công trình đường bộ và tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm giải quyết sự cố công trình đường bộ theo quy định tại Điều 45 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP và thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông đối với công trình có sự cố.\nc) Khi có sự cố công hình trên hệ thống đường trung ương, ngoài việc thực hiện báo cáo sự cố công trình theo quy định tại Điều 44 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP, cơ quan quản lý đường bộ, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình đường bộ, nhà thầu bảo trì đường bộ, doanh nghiệp đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công trình đường bộ phải báo cáo ngay cho Bộ Giao thông vận tải và Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Thời gian báo cáo, nội dung báo cáo theo quy định tại các khoản 1, khoản 2 và khoản 4 Điều 44, Nghị định số 06/2021/NĐ-CP.”\n12. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 18 như sau “4. Đối với công trình đường bộ không quy định tại các khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này, chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng công trình đường bộ tổ chức thực hiện kế hoạch bảo trì công trình do mình đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật và quy định tại Thông tư này.”\n13. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 19 như sau:\na) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 19 như sau: “4. Sửa chữa định kỳ và sửa chữa đột xuất công trình a) Việc sửa chữa định kỳ công trình đường bộ thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 4 Thông tư này. Đối với sửa chữa định kỳ công trình đường bộ sử dụng vốn ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 4 Điều 35 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP;\nb) Việc sửa chữa đột xuất công trình đường bộ thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 4 Thông tư này. Đối với sửa chữa đột xuất công trình đường bộ thuộc hệ thống đường trung ương sử dụng vốn ngân sách nhà nước (trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này), được thực hiện như sau: Tổng cục Đường bộ Việt Nam quyết định và tổ chức thực hiện các công việc sửa chữa đột xuất có giá trị từ 500 triệu đồng đến 05 tỷ đồng; Cục Quản lý đường bộ, cơ quan quản lý đường bộ được giao trực tiếp quản lý quốc lộ quyết định và tổ chức thực hiện các công việc sửa chữa đột xuất có giá trị nhỏ hơn 500 triệu đồng. Trường hợp công việc sửa chữa đột xuất có giá trị lớn hơn 05 tỷ đồng, Tổng cục Đường bộ Việt Nam báo cáo Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định. Cơ quan quyết định các công việc sửa chữa đột xuất tại điểm này chịu trách nhiệm theo thẩm quyền về việc quyết định, tổ chức thực hiện, sử dụng kinh phí, phương thức thực hiện và hoàn thiện hồ sơ theo quy định đối với trường hợp sửa chữa đột xuất; Tổng cục Đường bộ Việt Nam rà soát, tổng hợp kết quả thực hiện hàng tháng gửi Bộ Giao thông vận tải.\nc) Đối với công trình xây dựng khẩn cấp, khắc phục hậu quả thiên tai thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ; đối với xử lý điểm đen tai nạn giao thông thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về xử lý vị trí nguy hiểm trên đường bộ đang khai thác. Tổng cục Đường bộ Việt Nam chịu trách nhiệm về việc sử dụng kinh phí, phương thức thực hiện và hoàn thiện hồ sơ theo quy định.\nd) Tổng cục Đường bộ Việt Nam chịu trách nhiệm tổng hợp, trình Bộ Giao thông vận tải phê duyệt hoặc điều chỉnh kế hoạch bảo trì đối với các trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này.\n14. Bổ sung Điều 19a như sau: “Điều 19a. Đánh giá an toàn công trình đường bộ\n15. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 20 như sau:\na) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 Điều 20 như sau: “c) Việc quản lý chất lượng bảo trì công trình công trình đường bộ thực hiện theo quy định của Luật Xây dựng, quy định của pháp luật về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng, quy định của pháp luật về quy chuẩn, tiêu chuẩn và các quy định của pháp luật có liên quan.”\nb) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 và khoản 4 Điều 20 như sau: “3. Thời hạn bảo hành công tác sửa chữa công trình đường bộ theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng.\n16. Sửa đổi, bổ sung một số điểm b khoản 1 Điều 22 như sau: “b) Phối hợp với chính quyền địa phương và thực hiện các công việc quy định tại Điều 40 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP và điểm a khoản này.\"\n17. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 26 như sau: “1. Nguồn kinh phí quản lý, vận hành khai thác, bảo trì công trình đường bộ theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, quy định tại khoản 2 Điều 35 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP, các quy định của pháp luật có liên quan.”\n18. Sửa đổi, bổ sung Điều 27 như sau: “ Điều 27. Chi phí quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ", "Khoản 2.12.1 Bảo trì công trình giao thông phải thực hiện theo quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn về bảo trì công trình đường bộ được cơ quan có thẩm quyền công bố áp dụng. 2.12.2 Các hạng mục công trình giao thông phải được kiểm tra thường xuyên, định kỳ và đột xuất trong suốt thời hạn sử dụng nhằm phát hiện các dấu hiệu xuống cấp, hư hỏng của công trình để làm cơ sở cho việc bảo trì công trình đảm bảo chức năng sử dụng theo thiết kế. 2.12.3 Khi phát hiện thấy chất lượng công trình giao thông có những hư hỏng của một số bộ phận công trình, công trình có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng cần được kiểm định chất lượng để đưa ra đánh giá chất lượng, nguyên nhân hư hỏng để có kế hoạch bảo trì, sửa chữa kịp thời khắc phục tình trạng hư hỏng các hạng mục công trình giao thông. 2.12.4 Bảo dưỡng, bảo trì công trình đường giao thông được thực hiện theo kế hoạch hàng năm và quy trình bảo trì công trình được phê duyệt. 2.12.5 Tăng cường ứng dụng công nghệ mới, vật liệu mới để tăng hiệu quả, tiết kiệm chi phí bảo dưỡng, bảo trì đường bộ, ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác theo dõi, kiểm định chất lượng thường xuyên trên các công trình giao thông. 2.12.1 Bảo trì công trình giao thông phải thực hiện theo quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn về bảo trì công trình đường bộ được cơ quan có thẩm quyền công bố áp dụng. 2.12.2 Các hạng mục công trình giao thông phải được kiểm tra thường xuyên, định kỳ và đột xuất trong suốt thời hạn sử dụng nhằm phát hiện các dấu hiệu xuống cấp, hư hỏng của công trình để làm cơ sở cho việc bảo trì công trình đảm bảo chức năng sử dụng theo thiết kế. 2.12.3 Khi phát hiện thấy chất lượng công trình giao thông có những hư hỏng của một số bộ phận công trình, công trình có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng cần được kiểm định chất lượng để đưa ra đánh giá chất lượng, nguyên nhân hư hỏng để có kế hoạch bảo trì, sửa chữa kịp thời khắc phục tình trạng hư hỏng các hạng mục công trình giao thông. 2.12.4 Bảo dưỡng, bảo trì công trình đường giao thông được thực hiện theo kế hoạch hàng năm và quy trình bảo trì công trình được phê duyệt. 2.12.5 Tăng cường ứng dụng công nghệ mới, vật liệu mới để tăng hiệu quả, tiết kiệm chi phí bảo dưỡng, bảo trì đường bộ, ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác theo dõi, kiểm định chất lượng thường xuyên trên các công trình giao thông." ]
Chính phủ có nhiệm vụ gì đối với các khoản nợ công?
[ "Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ\n1. Thống nhất quản lý nhà nước về nợ công.\n2. Trình Quốc hội:\na) Quyết định, điều chỉnh kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm;\nb) Quyết định, điều chỉnh tổng mức vay và trả nợ của ngân sách nhà nước hằng năm.\n3. Trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội:\na) Cho ý kiến về đề án, dự án và báo cáo về quản lý nợ công;\nb) Quyết định việc phát hành công trái xây dựng Tổ quốc.\n4. Quyết định hạn mức vay về cho vay lại và hạn mức bảo lãnh Chính phủ hằng năm.\n5. Phê duyệt Đề án phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế.\n6. Báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước về tình hình nợ công, các chỉ tiêu an toàn nợ công.", "Hạn mức bảo lãnh Chính phủ\n1. Hạn mức bảo lãnh Chính phủ được xác định cụ thể đối với doanh nghiệp, ngân hàng chính sách của Nhà nước được Chính phủ bảo lãnh trong một giai đoạn 05 năm, hằng năm.\n2. Bộ Tài chính chủ trì xây dựng hạn mức bảo lãnh Chính phủ trong kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm và kế hoạch vay, trả nợ công hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật Quản lý nợ công.", "Hạn mức bảo lãnh Chính phủ 05 năm\n1. Hạn mức bảo lãnh Chính phủ 05 năm là một chỉ tiêu của kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm, được Bộ Tài chính xây dựng, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội quyết định theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 22 Luật Quản lý nợ công.\n2. Căn cứ nhu cầu vay vốn do các đối tượng được bảo lãnh đề xuất và trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu an toàn nợ công, mục tiêu về vay, trả nợ công 05 năm giai đoạn trước liền kề và mục tiêu, chỉ tiêu an toàn nợ công, định hướng, giải pháp quản lý nợ công an toàn, bền vững giai đoạn 05 năm tiếp theo, Bộ Tài chính tổng hợp, xây dựng hạn mức bảo lãnh chính phủ 05 năm phù hợp kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm của Chính phủ.\n3. Doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư có nhu cầu vay vốn, phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh trong 05 năm tiếp theo có trách nhiệm đề xuất với Bộ Tài chính trước ngày 30 tháng 6 năm thứ năm của giai đoạn trước. Nội dung đề xuất gồm:\na) Tên dự án đầu tư;\nb) Trị giá vay cho từng dự án (nếu có);\nc) Hình thức vay (khoản vay, khoản phát hành trái phiếu);\nd) Thời gian dự kiến đề nghị cấp bảo lãnh và thực hiện.\n4. Ngân hàng chính sách căn cứ chiến lược hoạt động được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tình hình triển khai các chương trình tín dụng chính sách trong 05 năm giai đoạn trước liền kề, đề xuất kế hoạch phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh trong 05 năm tiếp theo để thực hiện chương trình tín dụng chính sách của Nhà nước gửi Bộ Tài chính trước ngày 30 tháng 6 năm thứ năm của giai đoạn trước. Nội dung đề xuất bao gồm:\na) Tình hình thực hiện các chương trình tín dụng chính sách trong 05 năm giai đoạn trước liền kề, dư nợ tín dụng và tỷ lệ nợ xấu từng năm;\nb) Cơ cấu nguồn vốn thực hiện các chương trình tín dụng chính sách, trong đó có nguồn trái phiếu Chính phủ bảo lãnh; tình hình phát hành và thanh toán trả nợ gốc, lãi trái phiếu Chính phủ bảo lãnh;\nc) Dự kiến kế hoạch tăng trưởng tín dụng chính sách, cơ cấu nguồn vốn thực hiện các chương trình tín dụng chính sách của Nhà nước, trong đó có nguồn trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh trong 05 năm tiếp theo;\nd) Dự kiến khối lượng phát hành trái phiếu Chính phủ bảo lãnh, kế hoạch trả nợ gốc lãi trong 05 năm tiếp theo.\n5. Việc điều chỉnh hạn mức bảo lãnh chính phủ 05 năm nằm trong phương án điều chỉnh các chỉ tiêu an toàn nợ công do Chính phủ xây dựng trình Quốc hội xem xét, quyết định và thực hiện theo quy định của khoản 6 Điều 22 Luật Quản lý nợ công." ]
[ "Khoản 4. Bảo đảm an toàn nợ công, với mục tiêu:\na) Nợ công hằng năm không quá 65% GDP, nợ Chính phủ không quá 54% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP.\nb) Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia dưới 25% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ.\nc) Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ (không bao gồm cho vay lại) không quá 25% tổng thu ngân sách nhà nước hằng năm.", "Phân loại nợ công\n1. Nợ Chính phủ bao gồm:\na) Nợ do Chính phủ phát hành công cụ nợ;\nb) Nợ do Chính phủ ký kết thỏa thuận vay trong nước, nước ngoài;\nc) Nợ của ngân sách trung ương vay từ quỹ dự trữ tài chính của Nhà nước, ngân quỹ nhà nước, quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách.\n2. Nợ được Chính phủ bảo lãnh bao gồm:\na) Nợ của doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh;\nb) Nợ của ngân hàng chính sách của Nhà nước được Chính phủ bảo lãnh.\n3. Nợ chính quyền địa phương bao gồm:\na) Nợ do phát hành trái phiếu chính quyền địa phương;\nb) Nợ do vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài;\nc) Nợ của ngân sách địa phương vay từ ngân hàng chính sách của Nhà nước, quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh, ngân quỹ nhà nước và vay khác theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.", "Khoản 10. Tăng cường quản lý tài chính, ngân sách nhà nước, nợ công theo kế hoạch trung hạn, bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất giữa kế hoạch tài chính với kế hoạch đầu tư công, kế hoạch vay, trả nợ công. Thường xuyên đánh giá những tác động của vay vốn đến dư nợ công, nợ Chính phủ và nghĩa vụ trả nợ. Gắn kết tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước và tỷ lệ trả nợ trực tiếp từ ngân sách trong điều hành ngân sách nhà nước hằng năm. Không ban hành các chính sách, chế độ, các chương trình, đề án mới khi không cân đối được nguồn. Trường hợp các chỉ tiêu nợ công chạm ngưỡng cảnh báo, Chính phủ báo cáo Quốc hội tình hình, giải pháp kiểm soát đặc biệt quản lý nợ công. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách nhà nước, nợ công, quản lý tài sản công, tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; đảm bảo kết quả kiểm toán của Kiểm toán nhà nước được sử dụng làm căn cứ phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước và phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương cấp tỉnh, thành phố hàng năm. Đẩy mạnh việc phòng chống tham nhũng, lãng phí trong quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công, đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu; khen thưởng, động viên tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc; xử lý nghiêm minh những tổ chức, cá nhân có các vi phạm theo quy định của pháp luật.", "Chương IV. TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC\nĐiều 36. Bộ Tài chính\n1. Hướng dẫn các bước tổ chức phát hành, giao dịch, mua lại, hoán đổi, thanh toán công cụ nợ của Chính phủ và các chi phí có liên quan; nghiệp vụ phát hành trái phiếu Chính phủ đề đảm bảo thanh khoản cho nhà tạo lập thị trường theo quy định tại Nghị định này.\n2. Chủ trì xây dựng đề án phát hành công trái xây dựng Tổ quốc, đề án phát hành trái phiếu Chính phủ xanh, đề án phát hành trái phiếu quốc tế trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.\n3. Quyết định về khung lãi suất phát hành công cụ nợ Chính phủ tại thị trường trong nước.\n4. Tổ chức triển khai việc phát hành công cụ nợ của Chính phủ, trái phiếu quốc tế theo quy định tại Nghị định này.\n5. Lựa chọn và công bố danh sách nhà tạo lập thị trường theo quy định tại Nghị định này.\n6. Thực hiện các nghiệp vụ tái cơ cấu danh mục nợ Chính phủ thông qua mua lại, hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ.\n7. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thu thập, cung cấp thông tin tài liệu để làm việc với tổ chức tư vấn, tổ chức đánh giá xếp hạng tín nhiệm để đánh giá hệ số tín nhiệm quốc gia và mức xếp hạng tín nhiệm đối với trái phiếu quốc tế dự kiến phát hành.\n8. Tổng hợp, theo dõi và thực hiện chế độ thông tin, báo cáo về tình hình phát hành công cụ nợ của Chính phủ.\nĐiều 37. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam\n1. Phối hợp với Bộ Tài chính trong công tác tổ chức phát hành tín phiếu Kho bạc theo quy định tại Nghị định này.\n2. Hướng dẫn các tổ chức tín dụng phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro khi thực hiện các giao dịch mua bán lại và bán kết hợp mua lại trái phiếu Chính phủ trên thị trường chứng khoán theo quy định tại Nghị định này.\n3. Phối hợp với Bộ Tài chính trong việc xây dựng đề án phát hành và tổ chức phát hành trái phiếu quốc tế.\n4. Cung cấp các số liệu, tài liệu thuộc phạm vi quản lý về dự trữ ngoại hối, cán cân thanh toán quốc tế, chính sách tiền tệ, tín dụng, lãi suất và làm việc để chuẩn bị cho việc xếp hạng tín nhiệm quốc gia và phát hành trái phiếu quốc tế.\nĐiều 38. Bộ Tư pháp. Cấp ý kiến pháp lý cho đợt phát hành trái phiếu quốc tế theo quy định của pháp luật.\nĐiều 39. Bộ Kế hoạch và Đầu tư\n1. Phối hợp với Bộ Tài chính trong việc xây dựng đề án phát hành và tổ chức phát hành trái phiếu quốc tế.\n2. Cung cấp các số liệu, tài liệu thuộc phạm vi quản lý về kinh tế vĩ mô theo yêu cầu của Bộ Tài chính và phối hợp làm việc với các tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm để xếp hạng tín nhiệm quốc gia và chuẩn bị cho việc phát hành trái phiếu quốc tế.\n3. Phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng đề án phát hành trái phiếu Chính phủ xanh và lựa chọn danh mục dự án sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu Chính phủ xanh trong danh mục các dự án thuộc kế hoạch đầu tư công được cấp có thẩm quyền phê duyệt.\nĐiều 40. Các bộ ngành có liên quan. Cung cấp các số liệu, tài liệu cần thiết liên quan đến lĩnh vực quản lý theo yêu cầu của Bộ Tài chính và phối hợp làm việc với các tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm để xếp hạng tín nhiệm quốc gia và chuẩn bị cho việc phát hành trái phiếu quốc tế theo quy định tại Chương III Nghị định này.\nĐiều 41. Kho bạc Nhà nước\n1. Tổ chức phát hành, thanh toán lãi, gốc công cụ nợ của Chính phủ tại thị trường trong nước theo quy định tại Nghị định này.\n2. Thực hiện hạch toán kế toán đối với nghiệp vụ phát hành, thanh toán lãi, gốc công cụ nợ của Chính phủ, nghiệp vụ hỗ trợ nhà tạo lập thị trường tại thị trường trong nước theo quy định tại Nghị định này.\n3. Triển khai thực hiện việc mua lại và hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ tại thị trường trong nước theo quy định tại Nghị định này.", "Nhiệm vụ, quyền hạn của các Bộ, cơ quan ngang Bộ\n1. Bộ Tài chính là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về nợ công và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:\n...\nđ) Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chương trình quản lý nợ công 03 năm, kế hoạch vay, trả nợ công hằng năm, phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế, sử dụng Quỹ tích lũy trả nợ để xử lý rủi ro đối với cho vay lại và bảo lãnh Chính phủ, Đề án cơ cấu lại nợ, đàm phán, ký kết, phê duyệt và điều chỉnh thỏa thuận vay nước ngoài nhân danh Chính phủ, cho vay lại, cấp bảo lãnh Chính phủ đối với từng chương trình, dự án;", "Khoản 1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ:\na) Quyết định việc sử dụng Quỹ Tích lũy trả nợ để xử lý rủi ro đối với các khoản cho vay lại và bảo lãnh Chính phủ theo quy định tại khoản 4 Điều 14 của Luật Quản lý nợ công, bao gồm quyết định về bên nhận ứng vốn, trị giá ứng vốn, lãi suất ứng vốn, thời hạn hoàn trả ứng vốn.\nb) Quyết định việc khoanh nợ khoản ứng vốn hoặc cơ cấu lại khoản ứng vốn. Quyết định việc sử dụng nguồn Quỹ để xử lý rủi ro phát sinh, bao gồm xóa nợ gốc, lãi, lãi phạt, thay đổi lãi suất ứng vốn khi bên nhận ứng vốn gặp khó khăn do nguyên nhân bất khả kháng.\nc) Quyết định việc trích một phần phí bảo lãnh, phí cho vay lại và quy định việc quản lý sử dụng kinh phí được trích từ phí bảo lãnh, phí quản lý cho vay lại cho nghiệp vụ quản lý nợ công.", "Điều 19. Thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công\n1. Bộ trưởng Bộ Tài chính giao cơ quan quản lý tài sản công thuộc Bộ giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính:\na) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về tài sản công quy định tại Điều 15 của Luật này;\nb) Trực tiếp quản lý, xử lý đối với một số loại tài sản công theo quy định tại Luật này và pháp luật có liên quan.\n2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương giao một cơ quan, đơn vị đang thuộc quyền quản lý của Bộ, cơ quan trung ương làm đầu mối giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương:\na) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước đối với tài sản công quy định tại Điều 16 của Luật này;\nb) Trực tiếp quản lý, xử lý đối với một số loại tài sản công theo quy định tại Luật này và pháp luật có liên quan.\n3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện giao cơ quan tài chính cùng cấp giúp Ủy ban nhân dân:\na) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước đối với tài sản công quy định tại Điều 18 của Luật này;\nb) Trực tiếp quản lý, xử lý đối với một số loại tài sản công theo quy định tại Luật này và pháp luật có liên quan.\n4. Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với tài sản công theo quy định của pháp luật.", "Điều 15. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính\n1. Là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về tài sản công.\n2. Chủ trì xây dựng, trình cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về:\na) Chế độ quản lý, sử dụng tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; việc phân cấp thẩm quyền quyết định trong quản lý, sử dụng tài sản công;\nb) Tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, xe ô tô, tài sản công của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự, cơ quan đại diện tại tổ chức quốc tế theo quy định của pháp luật về cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài và cơ quan, tổ chức, đơn vị khác của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là cơ quan Việt Nam ở nước ngoài), máy móc, thiết bị và các tài sản công được sử dụng phổ biến tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, trừ nhà ở công vụ và tài sản đặc biệt tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân;\nc) Chế độ quản lý tài chính đối với đất đai, tài nguyên; chế độ quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân; chế độ quản lý, sử dụng tài sản công tại doanh nghiệp; chế độ quản lý, sử dụng tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước và tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước.\n3. Tham gia với Bộ, cơ quan ngang Bộ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về chế độ quản lý, sử dụng và tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ đó.\n4. Thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu đối với tài sản công theo quy định của pháp luật và phân cấp của Chính phủ; ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật quy định về quản lý, sử dụng tài sản công trong phạm vi được phân công; công khai tài sản công của cả nước.\n5. Tổ chức xây dựng, quản lý, vận hành Hệ thống thông tin về tài sản công và Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công; tổng hợp số liệu, tình hình quản lý, sử dụng tài sản công; thực hiện công tác thống kê, phân tích, dự báo về tài sản công.\n6. Tổng hợp, trình Chính phủ để báo cáo Quốc hội tình hình quản lý, sử dụng tài sản công.\n7. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về tài sản công, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công theo quy định của pháp luật và phân công của Chính phủ.\n8. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác được quy định tại Luật này, pháp luật có liên quan và phân cấp của Chính phủ.", "Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn. Bộ Tài chính thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ; Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:\n1. Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của bộ đã được phê duyệt và các dự án, đề án theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.\n2. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển trung hạn, dài hạn, hàng năm về các lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ; dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật.\n3. Ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.\n4. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch sau khi được ban hành, phê duyệt và các văn bản pháp luật khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.\n5. Về quản lý ngân sách nhà nước:\na) Tổng hợp, lập, trình Chính phủ kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm quốc gia; dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương hằng năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; điều chỉnh kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm, dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương trong trường hợp cần thiết; chủ trì xem xét, đề xuất tổng mức kinh phí chi thường xuyên đối với các chương trình mục tiêu quốc gia trong quá trình xây dựng, trình cấp thẩm quyền; cân đối, bố trí kinh phí chi thường xuyên hằng năm để thực hiện sau khi Chương trình được phê duyệt; chủ trì xem xét, tổng hợp dự toán các nhiệm vụ chi đầu tư phát triển ngoài phạm vi của Luật Đầu tư công theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, các văn bản pháp luật có liên quan và phê duyệt của cấp thẩm quyền; phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm của quốc gia theo quy định của pháp luật;\nb) Xây dựng, trình Chính phủ phương án bổ sung dự toán số tăng thu của ngân sách nhà nước, phương án phân bổ, sử dụng số tăng thu và tiết kiệm chi của ngân sách trung ương và phương án điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước theo quy định;\nc) Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan khác ở trung ương, nhiệm vụ thu, chi, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia đối với các khoản thu phân chia và mức bổ sung từ ngân sách trung ương cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước;\nd) Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định sử dụng dự phòng ngân sách trung ương, sử dụng quỹ dự trữ tài chính của trung ương và các nguồn dự trữ tài chính khác theo quy định của pháp luật;\nđ) Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định hoặc quy định theo thẩm quyền các định mức phân bổ và các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;\ne) Hướng dẫn về yêu cầu, nội dung, thời hạn lập kế hoạch tài chính 5 năm, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm, dự toán ngân sách nhà nước hằng năm; thông báo số kiểm tra dự toán thu ngân sách, tổng mức và từng lĩnh vực chi thường xuyên ngân sách đối với các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương; dự toán chi thường xuyên các chương trình mục tiêu quốc gia cho các cơ quan quản lý chương trình mục tiêu quốc gia; tổng số thu ngân sách trên địa bàn và dự toán chi cân đối ngân sách địa phương đối với từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;\ng) Tổ chức thực hiện ngân sách nhà nước, điều hành ngân sách trung ương theo thẩm quyền; theo dõi, đôn đốc việc tổ chức thực hiện dự toán ngân sách các cấp;\nh) Kiểm tra việc phân bổ dự toán ngân sách được giao của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương; hướng dẫn việc quản lý, điều hành ngân sách của các bộ, ngành, địa phương; chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ thu, chi ngân sách của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương và các địa phương;\ni) Tổ chức, chỉ đạo thực hiện hạch toán, quyết toán ngân sách nhà nước và định kỳ báo cáo việc thực hiện dự toán thu, chi ngân sách theo quy định của pháp luật;\nk) Thẩm định, tổng hợp quyết toán ngân sách của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương; tổng hợp quyết toán ngân sách địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; tổng hợp, trình Chính phủ để trình Quốc hội phê chuẩn tổng quyết toán ngân sách nhà nước;\nl) Chi ứng trước ngân sách trung ương theo thẩm quyền hoặc theo quyết định của cấp có thẩm quyền theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện;\nm) Thu hồi các khoản chi ứng trước của ngân sách trung ương;\nn) Chủ trì báo cáo Chính phủ tình hình giải ngân, quyết toán kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư công; trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công;\no) Lập báo cáo tài chính nhà nước trên phạm vi toàn quốc, báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;\np) Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan có liên quan xây dựng, trình Chính phủ quyết định chính sách và giải pháp tài chính trong phạm vi được phân công để kiềm chế và chống lạm phát hoặc thiểu phát trong nền kinh tế.\n6. Về quản lý thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước:\na) Thống nhất quản lý, chỉ đạo, kiểm tra việc tổ chức thực hiện công tác thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước theo đúng quy định của pháp luật đối với cơ quan thuế, hải quan và cơ quan khác được nhà nước giao nhiệm vụ thu phí, lệ phí hoặc thu khác của ngân sách nhà nước;\nb) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, phí, lệ phí, thu tiền sử dụng đất, tiền cho thuê đất, mặt nước, tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, lệ phí trước bạ và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;\nc) Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, truy thu thuế, xóa nợ thuế, tiền phạt và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước hoặc bãi bỏ các hình thức xử phạt khác đối với các hành vi vi phạm pháp luật về thuế theo quy định của pháp luật và các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện các điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương về thuế;\nd) Ban hành quy định về thủ tục, quy trình nghiệp vụ thu, nộp thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật; hướng dẫn các nghiệp vụ: Khai thuế, tính thuế, nộp thuế, phát hành lệnh thu thuế và các nghiệp vụ khác có liên quan;\nđ) Kiểm tra, kiểm soát các nguồn thu của ngân sách nhà nước, việc chấp hành các quy định của pháp luật về thu, nộp ngân sách nhà nước và xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật về thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;\ne) Đánh giá sự phù hợp của chính sách thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước với các cơ chế, chính sách khác hiện hành và tình hình kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ để điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền kịp thời điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung.\n7. Về quản lý quỹ ngân sách, quỹ dự trữ nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách và quản lý ngân quỹ nhà nước:\na) Thống nhất quản lý, chỉ đạo, kiểm tra và chịu trách nhiệm đối với quỹ ngân sách, ngân quỹ nhà nước tại Kho bạc Nhà nước; quản lý quỹ dự trữ nhà nước và các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách theo quy định của pháp luật;\nb) Tổ chức thực hiện chi ngân sách nhà nước theo đúng dự toán được giao và có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;\nc) Kiểm soát, thanh toán, chi trả, quyết toán các khoản chi từ ngân sách nhà nước qua hệ thống Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật;\nd) Hướng dẫn nghiệp vụ thu nộp và chi trả, thanh toán, báo cáo thu, chi quỹ ngân sách nhà nước; xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý quỹ ngân sách nhà nước, quỹ dự trữ nhà nước và quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách;\nđ) Ban hành các quy định về chế độ quản lý tài chính của các quỹ tài chính nhà nước; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát hoạt động thu, chi và xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật về chế độ tài chính của các quỹ tài chính nhà nước;\ne) Kiểm tra việc thực hiện nghiệp vụ in, đúc, tiêu hủy tiền và kiểm tra việc quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện theo quy định của Chính phủ.\n8. Về quản lý dự trữ quốc gia:\na) Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan xây dựng, trình cấp có thẩm quyền danh mục, danh mục chi tiết hàng dự trữ quốc gia, tổng mức dự trữ quốc gia, kế hoạch dự trữ quốc gia;\nb) Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật và quản lý chất lượng đối với hàng dự trữ quốc gia và tiêu chuẩn kho dự trữ quốc gia (trừ tiêu chuẩn kho dự trữ quốc gia của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng) theo quy định của pháp luật;\nc) Ban hành quy định về chế độ quản lý tài chính, giá mua tối đa, giá bán tối thiểu, giá bồi thường thiệt hại đối với hàng dự trữ quốc gia, mức chi phí cho việc mua, bán, nhập, xuất, bảo quản, bảo hiểm, cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật;\nd) Căn cứ dự toán ngân sách nhà nước, kế hoạch dự trữ quốc gia được duyệt, đảm bảo nguồn tài chính cho các hoạt động dự trữ quốc gia của các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia; thẩm định và tổng hợp quyết toán ngân sách chi cho dự trữ quốc gia;\nđ) Thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật;\ne) Tổ chức thực hiện các quy định về quản lý, bảo quản, nhập, xuất, mua, bán, luân phiên đổi hàng đối với các mặt hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật.\n9. Về quản lý tài sản công:\na) Thống nhất quản lý nhà nước về tài sản công theo quy định của pháp luật; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản công theo quy định của pháp luật và trưng mua, trưng dụng tài sản;\nb) Chủ trì, xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công;\nc) Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc mua sắm, xác lập sở hữu, giao, khai thác, thu hồi, điều chuyển, thanh lý, bán, chuyển nhượng tài sản công theo quy định của pháp luật;\nd) Công bố danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung cấp quốc gia theo thẩm quyền và lộ trình do Thủ tướng Chính phủ quyết định; chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn thực hiện mua sắm tập trung theo quy định của pháp luật;\nđ) Tham gia ý kiến về Đề án sử dụng tài sản công vào mục đích liên doanh, liên kết; Đề án khai thác tài sản công theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công;\ne) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công theo quy định của pháp luật; tổng hợp tình hình quản lý, sử dụng tài sản công trong cả nước, báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội.\n10. Về tài chính doanh nghiệp, tài chính kinh tế tập thể, hợp tác xã và quản lý vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp:\na) Xây dựng, trình Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ ban hành theo thẩm quyền chế độ quản lý tài chính doanh nghiệp đối với các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; cơ chế giám sát về tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước; cơ chế, chính sách tài chính phục vụ chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập thành doanh nghiệp, cổ phần hóa đơn vị sự nghiệp công lập; cơ chế tài chính phục vụ chính sách phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã; cơ chế quản lý, giám sát vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp; cơ chế quản lý, sử dụng các nguồn hỗ trợ cho doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã từ ngân sách nhà nước và các nguồn quỹ khác của Nhà nước;\nb) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế, chính sách của Nhà nước về tài chính doanh nghiệp;\nc) Chủ trì hoặc tham gia thẩm định việc đầu tư vốn, hỗ trợ tài chính của Nhà nước vào các doanh nghiệp và theo dõi, giám sát việc thực hiện đầu tư của Nhà nước đối với các doanh nghiệp sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; giải quyết chính sách khi sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước theo quy định của pháp luật;\nd) Tổ chức thực hiện giám sát tình hình đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp của các cơ quan đại diện chủ sở hữu theo quy định của pháp luật;\nđ) Phối hợp với cơ quan đại diện chủ sở hữu lập và thực hiện kế hoạch giám sát các doanh nghiệp; giám sát theo chuyên đề hoặc theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; kiến nghị, đề xuất giải pháp với cơ quan đại diện chủ sở hữu về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp;\ne) Theo dõi, giám sát tình hình quản lý, sử dụng vốn, tài sản và phân tích, cảnh báo các doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn tài chính và đánh giá hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước bao gồm: Các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước theo quy định của pháp luật;\ng) Thực hiện quyền, trách nhiệm đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại các doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;\nh) Tổng hợp, phân tích, đánh giá và xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định kế hoạch điều hòa nguồn vốn, quỹ của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước; xử lý theo thẩm quyền những vấn đề về vốn Nhà nước tại doanh nghiệp theo phân cấp của Chính phủ;\ni) Tổng hợp, báo cáo Chính phủ về hiệu quả sản xuất, kinh doanh và thực hiện nhiệm vụ cung ứng dịch vụ sản phẩm công ích được giao; về hoạt động đầu tư, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong phạm vi toàn quốc; tình hình cơ cấu lại, cổ phần hóa, thoái vốn trong phạm vi toàn quốc; xem xét cụ thể báo cáo tài chính của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước khi được Thủ tướng Chính phủ yêu cầu;\nk) Tổng hợp, kiến nghị, đề xuất giải pháp về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong phạm vi toàn quốc và báo cáo Chính phủ.\n11. Về quản lý vay nợ, trả nợ trong nước, ngoài nước của Chính phủ, nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia và nguồn viện trợ quốc tế cho Việt Nam và nguồn cho vay, viện trợ của Việt Nam cho nước ngoài:\na) Xây dựng, trình Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ ban hành theo thẩm quyền chính sách, chế độ về quản lý vay nợ và trả nợ trong nước và ngoài nước của Chính phủ, nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia theo quy định của pháp luật;\nb) Chủ trì xây dựng và theo dõi chỉ tiêu an toàn nợ công, chiến lược, kế hoạch vay trả nợ công 5 năm, chương trình quản lý nợ 3 năm và kế hoạch vay trả nợ công hàng năm của Chính phủ, hạn mức vay về cho vay lại và hạn mức bảo lãnh Chính phủ hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;\nc) Giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về vay và trả nợ công; quản lý tài chính đối với các khoản vay nước ngoài của Chính phủ bao gồm: Vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay ưu đãi, vay thương mại của Chính phủ;\nd) Tổ chức huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển thông qua phát hành công cụ nợ, ký kết thỏa thuận vay trong và ngoài nước và từ các nguồn tài chính hợp pháp khác;\nđ) Là đại diện “Bên cho vay” của Chính phủ đối với các khoản Chính phủ nước ngoài vay; đại diện “Bên vay” của Chính phủ và Nhà nước Việt Nam; tổ chức thực hiện đàm phán, ký kết Hiệp định khung, điều ước quốc tế và thỏa thuận vay vốn nước ngoài của Chính phủ theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình cấp có thẩm quyền phê duyệt đề xuất dự án sử dụng vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài; tham gia thẩm định theo thẩm quyền chủ trương đầu tư, chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài; chủ trì xác định cơ chế tài chính trong nước đối với dự án vay nước ngoài; tổ chức cho vay lại đối với các chương trình, dự án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc giải ngân và quản lý tài chính nguồn vay nợ, viện trợ nước ngoài của Chính phủ;\ne) Chủ trì xây dựng kế hoạch bố trí nguồn vốn trả nợ nước ngoài từ ngân sách nhà nước; phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, lập kế hoạch giải ngân vốn ODA, vốn vay ưu đãi, kế hoạch vốn đối ứng hàng năm từ nguồn ngân sách đối với các chương trình, dự án ODA;\ng) Thực hiện cấp bảo lãnh và quản lý bảo lãnh Chính phủ cho các doanh nghiệp và ngân hàng chính sách theo quy định của pháp luật;\nh) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc trả nợ từ ngân sách nhà nước đối với các khoản vay của Chính phủ, thực hiện nghĩa vụ của người bảo lãnh; quản lý Quỹ tích lũy trả nợ;\ni) Thống nhất quản lý tài chính nhà nước đối với các nguồn viện trợ nước ngoài cho Việt Nam và cho vay, viện trợ của Việt Nam cho nước ngoài; thực hiện quản lý tài chính nhà nước đối với các nguồn viện trợ nước ngoài theo quy định của Chính phủ;\nk) Là đầu mối tổng hợp và công bố thông tin về các chỉ tiêu nợ, số liệu nợ công theo quy định của pháp luật về quản lý nợ công.\n12. Về kế toán, kiểm toán:\na) Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành chiến lược, chính sách phát triển hoạt động kế toán, kiểm toán, các quy định về kế toán, kiểm toán (bao gồm kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ), chế độ báo cáo, công khai tài chính - ngân sách;\nb) Ban hành quy định về nguyên tắc, chuẩn mực, phương pháp chuyên môn, nghiệp vụ kế toán, kiểm toán;\nc) Trình cấp có thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn, điều kiện của kế toán viên, kế toán trưởng, kiểm toán viên, kiểm toán viên hành nghề, kế toán viên hành nghề; tiêu chuẩn, điều kiện thành lập doanh nghiệp dịch vụ kế toán, kiểm toán độc lập;\nd) Cấp, cấp lại, điều chỉnh, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán, kiểm toán độc lập; giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kế toán, kiểm toán độc lập; đình chỉ hành nghề dịch vụ kế toán, kiểm toán độc lập và đình chỉ kinh doanh dịch vụ kế toán, kiểm toán độc lập theo quy định của pháp luật;\nđ) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về kế toán, kiểm toán, hoạt động dịch vụ kế toán, kiểm toán độc lập; hành nghề kế toán, kiểm toán độc lập và xử lý các hành vi vi phạm trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về kế toán, kiểm toán, hoạt động hành nghề kế toán, kiểm toán độc lập; có ý kiến về các bất đồng và tranh chấp về kế toán và kiểm toán độc lập.\n13. Quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán:\na) Xây dựng, trình Chính phủ ban hành chính sách phát triển thị trường chứng khoán;\nb) Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, giải thể, mô hình hoạt động, hình thức sở hữu, chức năng, quyền và nghĩa vụ của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và việc thành lập công ty con của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;\nc) Cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, thu hồi giấy phép, chứng chỉ hành nghề chứng khoán và giấy chứng nhận liên quan đến hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán; chấp thuận những thay đổi, đình chỉ, hủy bỏ liên quan đến hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật;\nd) Quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán; quản lý các hoạt động dịch vụ về chứng khoán và thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật;\nđ) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan áp dụng các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn thị trường chứng khoán.\n14. Quản lý nhà nước về bảo hiểm:\na) Xây dựng, trình Chính phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm; xây dựng chiến lược, kế hoạch và chính sách phát triển thị trường bảo hiểm;\nb) Cấp, điều chỉnh hoặc thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động và đình chỉ nội dung hoạt động đối với các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, tổ chức bảo hiểm tương hỗ; cấp phép và quản lý hoạt động đối với Văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam;\nc) Kiểm tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và các tổ chức, cá nhân có liên quan;\nd) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo đảm cho các hoạt động thị trường bảo hiểm thực hiện đúng pháp luật;\nđ) Quản lý việc sử dụng Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm;\ne) Tổ chức thông tin; xây dựng cơ sở dữ liệu và dự báo tình hình thị trường bảo hiểm.\n15. Về quản lý tài chính các tổ chức tài chính và dịch vụ tài chính:\na) Xây dựng và trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các chính sách huy động vốn của Chính phủ, chính quyền địa phương, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính theo quy định của pháp luật; xây dựng cơ chế, chính sách và thực hiện cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn và thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm, doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện và các trung gian tài chính hoạt động trên thị trường tài chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính theo quy định của pháp luật;\nb) Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền chiến lược, ban hành cơ chế chính sách và mô hình tổ chức hoạt động kinh doanh xổ số, đặt cược, casino, trò chơi điện tử có thưởng theo quy định của pháp luật;\nc) Ban hành và hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về kinh doanh xổ số, đặt cược, casino, trò chơi điện tử có thưởng;\nd) Kiểm tra, giám sát, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với hoạt động kinh doanh xổ số, đặt cược, casino và trò chơi điện tử có thưởng; cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn và thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xổ số, đặt cược, casino, trò chơi điện tử có thưởng theo quy định của pháp luật hiện hành;\nđ) Xây dựng, trình Chính phủ ban hành chính sách tín dụng đầu tư, tín dụng chính sách của Nhà nước theo quy định của pháp luật;\ne) Hướng dẫn thực hiện cơ chế tài chính của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các ngân hàng thương mại nhà nước, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách khác theo quy định của pháp luật;\ng) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát đối với các tổ chức hoạt động dịch vụ tài chính, tư vấn thuế, thẩm định giá và các dịch vụ khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính theo quy định của pháp luật.\n16. Về hải quan:\na) Xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các quy định cụ thể về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới;\nb) Ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện nghiệp vụ kiểm tra, giám sát hải quan; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; phòng, chống buôn lậu và thống kê hải quan theo quy định của pháp luật;\nc) Tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra và chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ của ngành hải quan theo quy định của Luật Hải quan và các quy định khác của pháp luật; kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật về hải quan.\n17. Về lĩnh vực giá:\na) Xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện định hướng điều hành giá hàng năm, 05 năm và 10 năm; chiến lược và kế hoạch phát triển nghề thẩm định giá ở Việt Nam;\nb) Xây dựng, trình Chính phủ ban hành quy định về phân cấp quản lý giá, cơ chế quản lý giá hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra các yếu tố hình thành giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật;\nc) Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan xây dựng, trình cấp có thẩm quyền quyết định giá hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá; quy định phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ để các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức sản xuất, kinh doanh lập phương án giá và làm cơ sở thẩm định các phương án giá, kiểm tra các yếu tố hình thành giá; phối hợp với các bộ, ngành hướng dẫn phương pháp định giá đối với các hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền quyết định của các bộ, ngành;\nd) Chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan xây dựng, trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá; danh mục mặt hàng được lập quỹ bình ổn giá và danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá;\nđ) Chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan xây dựng, trình Chính phủ quyết định chủ trương và biện pháp bình ổn giá; hướng dẫn và tổ chức thực hiện các biện pháp bình ổn giá theo quy định của pháp luật;\ne) Thẩm định phương án giá do các bộ, cơ quan, doanh nghiệp nhà nước xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định; theo dõi, giám sát, phối hợp trong việc định giá hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền định giá của các bộ, ngành; kiểm tra, thẩm định giá đất theo quy định của pháp luật về giá; chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện chính sách, biện pháp về giá và các quyết định về giá tài sản, hàng hóa, dịch vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc phê duyệt;\ng) Quyết định theo thẩm quyền giá tài sản, hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục Nhà nước định giá; hướng dẫn việc quyết định mức giá cụ thể hàng hóa, dịch vụ sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định giá tối thiểu, giá tối đa, khung giá theo quy định của pháp luật;\nh) Hướng dẫn tổ chức thực hiện hiệp thương giá. Tổ chức hiệp thương giá theo quy định của pháp luật;\ni) Trình cấp có thẩm quyền quy định tiêu chuẩn thẩm định viên về giá;\nk) Cấp, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá, đình chỉ việc kinh doanh dịch vụ thẩm định giá; thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thẩm định giá theo quy định của pháp luật;\nl) Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan quy định cụ thể danh mục hàng hóa, dịch vụ phải đăng ký giá, kê khai giá; hướng dẫn quy trình, thủ tục, hồ sơ đăng ký giá, kê khai giá thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật và giám sát việc thực hiện;\nm) Hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý giá, thẩm định giá;\nn) Thẩm định giá tài sản của Nhà nước theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.\n18. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, công tác thống kê trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.\n19. Về hợp tác quốc tế:\na) Thực hiện hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật;\nb) Xây dựng phương án, đàm phán và thực hiện đối với các nội dung về thuế, dịch vụ tài chính, kế toán, kiểm toán, hải quan và các lĩnh vực tài chính khác trong các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế theo quyết định của Chủ tịch nước, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ;\nc) Tổ chức ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về tài chính theo quyết định của Chủ tịch nước, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ;\nd) Đại diện của Chính phủ Việt Nam tại các diễn đàn tài chính quốc tế song phương, đa phương theo phân công của Chính phủ.\n20. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ quản lý trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ theo quy định của pháp luật.\n21. Quyết định các chủ trương, biện pháp cụ thể và chỉ đạo việc thực hiện cơ chế hoạt động của các tổ chức dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ theo quy định của pháp luật; quản lý và chỉ đạo hoạt động đối với các tổ chức sự nghiệp thuộc bộ.\n22. Quản lý nhà nước đối với các hoạt động của hội và tổ chức phi chính phủ trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ theo quy định của pháp luật.\n23. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý và sử dụng tài sản, kinh phí được giao; kiểm tra và theo dõi tình hình thi hành pháp luật tài chính theo quy định của pháp luật; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm pháp luật về chế độ quản lý tài chính, ngân sách và các lĩnh vực khác thuộc phạm vi quản lý của bộ.\n24. Về cải cách hành chính:\na) Xây dựng, trình Chính phủ ban hành chương trình đổi mới cơ chế quản lý tài chính công phục vụ chương trình cải cách hành chính nhà nước từng thời kỳ;\nb) Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của bộ theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.\n25. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức; vị trí việc làm, cơ cấu công chức theo ngạch, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập; quyết định luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật; chế độ chính sách; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.\n26. Quản lý và tổ chức thực hiện công tác tài chính, tài sản nhà nước, đầu tư phát triển và xây dựng trong toàn ngành thuộc phạm vi quản lý của bộ theo quy định của pháp luật.\n27. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và theo quy định của pháp luật.", "Điều 79. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ\n1. Thống nhất quản lý nhà nước về đầu tư công.\n2. Trình Quốc hội ban hành luật, nghị quyết; trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành pháp lệnh, nghị quyết về đầu tư công.\n3. Ban hành văn bản pháp luật về quản lý đầu tư công.\n4. Trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia.\n5. Quyết định chủ trương đầu tư chương trình đầu tư công theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này.\n6. Lập và trình Quốc hội quyết định, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm.\n7. Tổ chức thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm.\n8. Báo cáo Quốc hội về tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm, chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia.\n9. Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm; kiểm tra thực hiện chương trình, dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương, vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư, kiểm tra việc thực hiện các mục tiêu, chính sách đầu tư công của các địa phương." ]
Thời hiệu xử phạt đối với người mạo danh nhà báo là bao lâu?
[ "Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt\n...\n4. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính:\nThời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản và hoạt động in là 02 năm.\nViệc xác định hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc, hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng theo khoản 1 Điều 8 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.\n..." ]
[ "Điều 3. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính\n1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa là 01 năm; trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.\n2. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm đối với các hành vi vi phạm hành chính sau:\na) Vi phạm quy định về xây dựng công trình kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa;\nb) Vi phạm quy định về hoạt động nạo vét, khai thác tài nguyên, khoáng sản có liên quan đến đường thủy nội địa;\nc) Vi phạm quy định về xây dựng công trình không thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa nhưng có liên quan đến lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa, gồm: xây dựng kè, đập thủy lợi, cầu, bến phà, phong điện, nhiệt điện, thủy điện; công trình vượt qua luồng trên không hoặc dưới đáy luồng; công trình khác ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường thủy nội địa.\n3. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:\na) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc quy định tại khoản 4 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;\nb) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện quy định tại khoản 5 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm.\n4. Các hành vi vi phạm được xác định là đã kết thúc và thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm như sau:\na) Vi phạm quy định về thỏa thuận với cơ quan có thẩm quyền trước khi thi công công trình, tổ chức hoạt động trên đường thủy nội địa theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 5, khoản 1 Điều 10, điểm c khoản 2 Điều 13, điểm a khoản 2 Điều 14, khoản 4 Điều 27, khoản 5 Điều 28, khoản 5 Điều 29 Nghị định này, thời điểm phát hiện hành vi vi phạm, chủ thể vi phạm đã bắt đầu thực hiện hành vi thi công công trình, tổ chức hoạt động trên đường thủy nội địa;\nb) Vi phạm quy định về thông báo, báo cáo khi thi công công trình, tổ chức hoạt động trên đường thủy nội địa và đưa công trình vào hoạt động tại khoản 1 Điều 5, điểm h khoản 1 Điều 7, khoản 1 Điều 8 Nghị định này;\nc) Vi phạm quy định bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa tại Điều 11 Nghị định này mà thời điểm phát hiện hành vi đã gây sạt, lở, hư hỏng công trình đó hoặc gây cản trở giao thông;\nd) Vi phạm quy tắc giao thông dẫn tới tai nạn giao thông đường thủy nội địa;\nđ) Vi phạm quy định về thông báo vào, rời cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu và không có giấy phép vào, rời cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu của phương tiện, thủy phi cơ tại điểm e khoản 1 Điều 21, khoản 3 và điểm a, điểm c khoản 5 và khoản 6 Điều 31 Nghị định này sau khi phương tiện, thủy phi cơ đã vào, rời, cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu;\ne) Vi phạm được phát hiện thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ: Thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm được tính từ thời điểm phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ ghi nhận hành vi vi phạm;\ng) Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa quy định tại Nghị định này mà không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản này nhưng đã được thực hiện xong trước thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm thì cũng được xác định là hành vi vi phạm đã kết thúc.\n5. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa quy định tại Nghị định này mà không thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này được xác định là hành vi vi phạm đang thực hiện.", "Điều 4. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 63/2019/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước\n1. Sửa đổi, bổ sung Điều 3 như sau: “Điều 3. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính 1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước quy định tại Nghị định này là 01 năm. Riêng các hành vi vi phạm hành chính đối với tài sản công là nhà, đất và tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý thì thời hiệu xử phạt là 02 năm. 1. Mức phạt tiền quy định tại mục 1, mục 2, mục 3 và mục 4 Chương II, mục 1 Chương III, mục 1 Chương IV, mục 1 và mục 2 Chương V Nghị định này là mức phạt tiền quy định đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức; cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức (trừ quy định tại Điều 17, Điều 23, Điều 27 Nghị định này).\n2. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công quy định như sau: 2. Sửa đổi, bổ sung khoản 7 Điều 4 như sau: “7. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này không được sử dụng tiền ngân sách nhà nước hoặc tiền có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước để nộp phạt và khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm của mình gây ra, trừ trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 37 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.” 2. Khi phạt tiền, mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung phạt tiền được quy định đối với hành vi đó. Nếu có tình tiết giảm nhẹ, thì mỗi tình tiết được giảm 10% mức tiền phạt trung bình của khung tiền phạt nhưng mức phạt tiền đối với hành vi đó không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mỗi tình tiết tăng nặng được tính tăng 10% mức tiền phạt trung bình của khung tiền phạt nhưng mức phạt tiền đối với hành vi đó không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt. 2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi lập hồ sơ, chứng từ giả mạo gửi Kho bạc Nhà nước để thanh toán vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước và nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu hoặc chi thực hiện các công trình sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất từ nguồn kinh phí chi thường xuyên ngân sách nhà nước và nguồn phí được để lại theo chế độ quy định để chi thường xuyên có tổng mức đầu tư từ 500.000.000 trở lên.”\na) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;\nb) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm;\nc) Hành vi vi phạm hành chính đối với các quy định về đầu tư, mua sắm tài sản công tại Điều 6 Nghị định này được xác định là hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc trong trường hợp đã thực hiện xong việc đầu tư, mua sắm tài sản và giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng; được xác định là hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện trong các trường hợp còn lại;\nd) Hành vi vi phạm hành chính đối với các quy định về đi thuê tài sản tại Điều 7 Nghị định này được xác định là hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc trong trường hợp đã thuê tài sản và đưa vào sử dụng; được xác định là hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện trong các trường hợp còn lại;\nđ) Hành vi vi phạm hành chính đối với các quy định về lấn chiếm trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp tại Điều 11 Nghị định này được xác định như sau: - Hành vi tổ chức, cá nhân đang sử dụng đất liền kề tự chuyển dịch mốc giới thửa đất để mở rộng diện tích đất hoặc xây dựng công trình lấn chiếm sang không gian phần diện tích đất thuộc khuôn viên trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan, tổ chức, đơn vị được xác định là hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc trong trường hợp đã thực hiện mở rộng diện tích đất hoặc xây dựng xong công trình lấn chiếm; được xác định là hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện trong các trường hợp còn lại. - Hành vi tổ chức, cá nhân tự ý sử dụng nhà, đất thuộc trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan, tổ chức, đơn vị xác định là hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện.\ne) Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công đang được thực hiện là các hành vi quy định tại các Điều 8, 9, 10, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 20, 21, 22, 23, 24, 25 và 26 Nghị định này.\n3. Việc xác định hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện, hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được quy định như sau: 3. Sửa đổi, bổ sung Điều 5 như sau: “Điều 5. Áp dụng mức phạt tiền 3. Khi xác định mức phạt tiền đối với một hành vi vi phạm hành chính vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ thì được giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc một tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng.”\na) Hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 Điều 31 Nghị định này được xác định là hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc trong trường hợp đã thực hiện xong việc mua sắm tài sản và giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng; được xác định là hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện trong các trường hợp còn lại;\nb) Hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 32 Nghị định này được xác định là hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc trong trường hợp đã hoàn thành việc chi tiền từ quỹ theo nội dung sai mục đích, tôn chỉ của quỹ; được xác định là hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện trong các trường hợp còn lại;\nc) Hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 Điều 32 Nghị định này được xác định là hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc trong trường hợp đã hoàn thành việc chi tiền từ quỹ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn, vượt định mức, đơn giá theo quy định của pháp luật; được xác định là hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện trong các trường hợp còn lại;\nd) Hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 33 Nghị định này được xác định là hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc trong trường hợp hành vi cản trở trái phép việc thực hiện nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, thực hiện các dự án sử dụng tài nguyên tái chế đã chấm dứt; được xác định là hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện trong các trường hợp còn lại;\nđ) Hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 33 Nghị định này được xác định là hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc trong trường hợp hành vi khai thác, sử dụng tài nguyên không đúng quy hoạch, kế hoạch, quy trình đã chấm dứt; được xác định là hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện trong các trường hợp còn lại;\ne) Hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 35 Nghị định này được xác định là hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc trong trường hợp hành vi gây lãng phí trong quản lý trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp đã chấm dứt; được xác định là hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện trong các trường hợp còn lại;\ng) Hành vi vi phạm quy định về mua sắm tài sản, vật tư trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên vốn nhà nước tại khoản 2, khoản 3 Điều 36 Nghị định này được xác định là hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc trong trường hợp đã thực hiện xong việc mua sắm tài sản; được xác định là hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện trong các trường hợp còn lại;\nh) Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiết kiệm đang thực hiện là hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 31, khoản 1, khoản 4 Điều 36 Nghị định này; hành vi vi phạm về quản lý, sử dụng vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên vốn nhà nước quy định tại khoản 2 Điều 36 Nghị định này; hành vi vi phạm trong quản lý, sử dụng tài sản, vật tư quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 36 Nghị định này.\n4. Việc xác định hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện, hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dự trữ quốc gia được quy định như sau: 4. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1, điểm c khoản 2, điểm c khoản 3 Điều 30 như sau:\na) Các hành vi vi phạm hành chính được xác định đang thực hiện là các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 41, Điều 42, Điều 47, các điểm b, c khoản 3 Điều 48, Điều 49 Nghị định này; a) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 Điều 30 như sau: “c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 1.000.000 đồng;”\nb) Trừ các hành vi vi phạm hành chính nêu tại điểm a khoản này, các hành vi vi phạm hành chính còn lại được xác định là hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc. b) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 2 Điều 30 như sau: “c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 100.000.000 đồng;”\nc) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 3 Điều 30 như sau: “c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 140.000.000 đồng.\n5. Thời điểm các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kho bạc nhà nước được xác định là đã kết thúc được quy định như sau: 5. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 Điều 51 như sau: “c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 100.000.000 đồng”.\na) Đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 54, Điều 57, Điều 58, Điều 59, Điều 60 Nghị định này: thời điểm kết thúc là thời điểm nộp hồ sơ, chứng từ tại Kho bạc Nhà nước;\nb) Đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 55, Điều 56, Điều 61 Nghị định này: thời điểm kết thúc là thời điểm Kho bạc Nhà nước nhận được kết luận của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự về vụ việc vi phạm không có dấu hiệu tội phạm.”\n6. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 Điều 52 như sau: “c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 1.000.000 đồng”.\n7. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 2 Điều 52 như sau: “c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 100.000.000 đồng”.\n8. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 3 Điều 52, điểm c khoản 1 Điều 53 như sau: “c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 140.000.000 đồng”.\n9. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 Điều 56 như sau: “1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi lập hồ sơ, chứng từ giả mạo gửi Kho bạc Nhà nước để thanh toán, chi trả các khoản chi thường xuyên, chi sự nghiệp có tính chất thường xuyên, chi chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu sử dụng kinh phí sự nghiệp (loại trừ các khoản chi thực hiện các công trình sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất từ nguồn kinh phí chi thường xuyên ngân sách nhà nước và nguồn phí được để lại theo chế độ quy định để chi thường xuyên có tổng mức đầu tư từ 500.000.000 đồng trở lên).\n10. Bổ sung điểm c khoản 1 Điều 62 như sau: “c) Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ.”\n11. Sửa đổi điểm a khoản 3 Điều 63 như sau: “a) Phạt tiền đến 70.000.000 đồng;”", "Khoản 4. Trong thời hạn quy định tại khoản 1, 2 Điều này mà tổ chức, cá nhân cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh cản trở việc xử phạt.", "Điều 5. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính và thi hành biện pháp khắc phục hậu quả\n1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp là 01 năm.\n2. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính.\n3. Việc xác định hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc, hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.\n4. Thi hành biện pháp khắc phục hậu quả\na) Đối với biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các khoản 1, 2, 9, 10, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 23, 25 và 26 Điều 4 Nghị định này, thời hạn thi hành biện pháp khắc phục hậu quả là 15 ngày làm việc, kể từ ngày cá nhân, tổ chức nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính;\nb) Đối với biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các khoản 4, 6, 7, 13, 15, 22 và 27 Điều 4 Nghị định này, thời hạn thi hành biện pháp khắc phục hậu quả là 30 ngày làm việc, kể từ ngày cá nhân, tổ chức nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính;\nc) Đối với biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các khoản 3, 5, 8, 11 và 12 Điều 4 Nghị định này, thời hạn thi hành biện pháp khắc phục hậu quả là 60 ngày làm việc, kể từ ngày cá nhân, tổ chức nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính;\nd) Đối với biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 14 và khoản 24 Điều 4 Nghị định này, thời hạn thi hành biện pháp khắc phục hậu quả là 90 ngày làm việc, kể từ ngày cá nhân, tổ chức nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính;\nđ) Trong trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định thời hạn thi hành thì thực hiện theo thời hạn ghi trong quyết định.", "\"Điều 3. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính\nThời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi là 01 năm, trừ trường hợp vi phạm hành chính về sản xuất, mua bán, nhập khẩu, xuất khẩu giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, sản phẩm chăn nuôi, vật nuôi sống làm thực phẩm thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.\"", "Điều 4. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 38/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo\n1. Bổ sung Điều 3a vào sau Điều 3 như sau: “Điều 3a. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính 1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo là 01 năm. 1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền: 1. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền: 1. Chiến sỹ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền: 1. Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền: 1. Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có quyền: 1. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan; Chi cục trưởng Chi cục kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Đội trưởng Đội điều tra hình sự, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu; Chi cục trưởng Chi cục kiểm tra sau thông quan thuộc Cục Kiểm tra sau thông quan có quyền: 1. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường, Trưởng phòng Nghiệp vụ thuộc Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường có quyền: 1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này.\na) Phạt cảnh cáo; a) Phạt cảnh cáo; a) Phạt cảnh cáo; a) Phạt cảnh cáo; a) Phạt cảnh cáo; a) Phạt cảnh cáo; a) Phạt cảnh cáo;\nb) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng; b) Phạt tiền đến 500.000 đồng; b) Phạt tiền đến 500.000 đồng. b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo; b) Phạt tiền đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 1.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo. b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng; b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;\nc) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng; c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 1.000.000 đồng; c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 20.000.000 đồng trong lĩnh vực văn hóa; 40.000.000 đồng trong lĩnh vực quảng cáo; c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng; c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng.\nd) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính. d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính. d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ và k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính. d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm đ, i và k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính. d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, e, i và k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.\n2. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo được quy định như sau: 2. Bổ sung khoản 18 vào Điều 4 như sau: “18. Buộc nộp lại giấy phép hợp tác, liên doanh sản xuất phim, cung cấp dịch vụ sản xuất phim; văn bản chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật, tổ chức thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn; giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường; giấy phép sao chép tác phẩm mỹ thuật về danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, lãnh tụ; giấy phép tổ chức triển lãm; giấy phép triển lãm mỹ thuật; giấy phép xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng; giấy phép tổ chức trại sáng tác điêu khắc; giấy phép triển lãm tác phẩm nhiếp ảnh; giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh giám định cổ vật; chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; giấy chứng nhận đăng ký thành lập và hoạt động, giấy phép thành lập và hoạt động của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam cho cơ quan có thẩm quyền đã cấp.” 2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền: 2. Chánh Thanh tra sở, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở; Chánh Thanh tra Cục Hàng hải Việt Nam, Chánh Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thuộc Sở Y tế, Chi cục trưởng Chi cục Thú y vùng, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch động vật vùng thuộc Cục Thú y, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng thuộc Cục Bảo vệ thực vật, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Trung Bộ, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Nam Bộ thuộc Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Chi cục trưởng Chi cục về trồng trọt và bảo vệ thực vật, chăn nuôi, thú y, thủy sản, quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản, thủy lợi, đê điều, phòng, chống thiên tai, lâm nghiệp, phát triển nông thôn thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực có quyền: 2. Thủ trưởng đơn vị cảnh sát cơ động cấp đại đội, Trưởng trạm, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền: 2. Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Cục Phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền: 2. Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền: 2. Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có quyền: 2. Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường thuộc Tổng cục Quản lý thị trường có quyền: 2. Công an nhân dân xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II và Chương III, trừ những hành vi quy định tại điểm a khoản 4 Điều 6; điểm c khoản 3, điểm g khoản 4, các điểm b, c và d khoản 5 Điều 17; điểm b khoản 6 Điều 18; khoản 2, điểm b và điểm c khoản 5, điểm b khoản 6 Điều 20; khoản 5 Điều 34; điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều 50; điểm a và điểm c khoản 3, khoản 4 Điều 51; điểm a và điểm b khoản 2, khoản 4 Điều 52; điểm a và điểm c khoản 2 Điều 54; khoản 1 và khoản 2 Điều 55; khoản 1 Điều 57; khoản 1 Điều 58; khoản 1 và khoản 2 Điều 59; Điều 60; khoản 1 Điều 61 Nghị định này.\na) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện quy định tại điểm a khoản 3 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm; a) Phạt cảnh cáo; a) Phạt cảnh cáo; a) Phạt cảnh cáo; a) Phạt cảnh cáo; a) Phạt cảnh cáo; a) Phạt cảnh cáo; a) Phạt cảnh cáo;\nb) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc quy định tại điểm b khoản 3 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm; b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo; b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo; b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng. b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo; b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo. b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng; b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;\nc) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến thì thời hiệu xử phạt được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này, điểm a và điểm b khoản này tính đến thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng trong lĩnh vực văn hóa; 100.000.000 đồng trong lĩnh vực quảng cáo; c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;\nd) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng trong lĩnh vực văn hóa; 100.000.000 đồng trong lĩnh vực quảng cáo; d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, i và k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính. d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;\nđ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này. đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này. đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm đ, i và k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính. đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, e, i và k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.\n3. Hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện và hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo 3. Bổ sung điểm g vào khoản 8 Điều 6 như sau: “g) Buộc nộp lại giấy phép đã bị sửa chữa, tẩy xóa hoặc bổ sung làm thay đổi nội dung cho cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.” 3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền: 3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ có quyền: 3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất, Trưởng Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động, Thủy đội trưởng có quyền: 3. Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh; Hải đoàn trưởng Hải đoàn biên phòng, Cục trưởng Cục Phòng chống ma túy và tội phạm trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền: 3. Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển có quyền: 3. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có quyền: 3. Tổng cục trưởng Tổng Cục Quản lý thị trường có quyền: 3. Bộ đội biên phòng xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm c và điểm d khoản 2 Điều 11; điểm b khoản 2 Điều 12; Điều 13; điểm c khoản 5, điểm e khoản 6 Điều 15; Điều 16; điểm b khoản 3, điểm a khoản 5 Điều 18; điểm b khoản 3, điểm a khoản 5 Điều 19; khoản 1, điểm a khoản 4 và điểm đ khoản 7 Điều 20; điểm a khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 24; các Điều 25, 31 và 33; các điểm a, b và c khoản 2, các khoản 3, 4 và 6 Điều 34; điểm a và điểm b khoản 1 Điều 35; Điều 36 và Điều 43 Nghị định này.\na) Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo đang thực hiện là hành vi có tính chất kéo dài, đã và đang diễn ra tại thời điểm cơ quan, người có thẩm quyền phát hiện, xử lý vi phạm và hành vi đó vẫn đang trực tiếp xâm hại đến trật tự quản lý nhà nước; a) Phạt cảnh cáo; a) Phạt cảnh cáo; a) Phạt cảnh cáo; a) Phạt cảnh cáo; a) Phạt cảnh cáo; a) Phạt cảnh cáo; a) Phạt cảnh cáo;\nb) Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo đã kết thúc là hành vi được thực hiện một lần hoặc nhiều lần và có căn cứ, thông tin chứng minh hành vi đã thực hiện xong trước thời điểm cơ quan, người có thẩm quyền phát hiện, xử lý vi phạm hành chính. b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo; b) Phạt tiền đến 35.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo; b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng; b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo; b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo; b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo; b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;\nc) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 5.000.000 đồng; c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính. c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;\nd) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 70.000.000 đồng trong lĩnh vực văn hóa; 140.000.000 đồng trong lĩnh vực quảng cáo; d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính. d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm đ, i và k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.” d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;\nđ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.” đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này. đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, i và k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính. đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, e, i và k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.”\n4. Trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này, nếu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt của cơ quan có thẩm quyền thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.” 4. Bổ sung điểm e vào khoản 10 Điều 11 như sau: “e) Buộc nộp lại văn bản chấp thuận đã bị sửa chữa, tẩy xóa hoặc bổ sung làm thay đổi nội dung cho cơ quan có thẩm quyền đã cấp văn bản chấp thuận đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.” 4. Chánh Thanh tra bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, Cục trưởng Cục Thú y, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện, Cục trưởng Cục Viễn thông, Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Cục trưởng Cục Báo chí, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành, Cục trưởng Cục Quản lý dược, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm có quyền: 4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng thuộc Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ, Trưởng phòng An ninh kinh tế, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Trưởng phòng an ninh đối ngoại, Trưởng phòng Cảnh sát cơ động, Trung đoàn trưởng Trung đoàn Cảnh sát cơ động, Thủy đoàn trưởng có quyền: 4. Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền: 4. Cảnh sát biển xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm b khoản 5 Điều 9; điểm b khoản 2 Điều 11; điểm c khoản 1 Điều 14; điểm a khoản 1 Điều 16; điểm b khoản 3 và điểm a khoản 5 Điều 18; điểm b khoản 3 và điểm a khoản 5 Điều 19; khoản 1 và điểm a khoản 7 Điều 20; Điều 24; Điều 25; Điều 33; điểm a và điểm c khoản 2, các khoản 3, 4 và 6 Điều 34; điểm a và điểm b khoản 1 Điều 35 và Điều 36 Nghị định này.\na) Phạt cảnh cáo; a) Phạt cảnh cáo; a) Phạt cảnh cáo;\nb) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo; b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo; b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;\nc) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 20.000.000 đồng trong lĩnh vực văn hóa; 40.000.000 đồng trong lĩnh vực quảng cáo;\nd) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 20.000.000 đồng trong lĩnh vực văn hóa; 40.000.000 đồng trong lĩnh vực quảng cáo; d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ và k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.\nđ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.” đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ và k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.\n5. Bổ sung điểm c vào khoản 10 Điều 15 như sau: “c) Buộc nộp lại giấy phép đã bị sửa chữa, tẩy xóa hoặc bổ sung làm thay đổi nội dung cho cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 5 Điều này.” 5. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền: 5. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển, Đoàn trưởng Đoàn trinh sát, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền: 5. Hải quan xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm b khoản 3 và điểm a khoản 5 Điều 18; điểm b khoản 3 và điểm a khoản 5 Điều 19; điểm đ khoản 7 Điều 20 Nghị định này.\na) Phạt cảnh cáo; a) Phạt cảnh cáo;\nb) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo; b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;\nc) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 30.000.000 đồng trong lĩnh vực văn hóa; 60.000.000 đồng trong lĩnh vực quảng cáo;\nd) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ và k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.\nđ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, i và k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.\n6. Bổ sung điểm i vào khoản 7 Điều 17 như sau: “i) Buộc nộp lại giấy phép đã bị sửa chữa, tẩy xóa hoặc bổ sung làm thay đổi nội dung cho cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.” 6. Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông; Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ; Cục trưởng Cục An ninh kinh tế; Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội; Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu; Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Tư lệnh Cảnh sát cơ động có quyền: 6. Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và Pháp luật thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền: 6. Quản lý thị trường xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 7; khoản 4 và khoản 5 Điều 9; Điều 13; các khoản 5, 6, 7 và 8 Điều 15; khoản 2 Điều 16; điểm c khoản 6 Điều 18; điểm đ khoản 7 Điều 20; khoản 5 Điều 21; các Điều 31, 33 và 34; điểm a và điểm b khoản 1 Điều 35; Điều 36; Điều 48 và Mục 4 Chương III Nghị định này.\na) Phạt cảnh cáo; a) Phạt cảnh cáo;\nb) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo; b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;\nc) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn;\nd) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;\nđ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, i và k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.” đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ và k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.\n7. Bổ sung điểm h vào khoản 8 Điều 18 như sau: “h) Buộc nộp lại giấy phép đã bị sửa chữa, tẩy xóa hoặc bổ sung làm thay đổi nội dung cho cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.” 7. Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền: 7. Thanh tra chuyên ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này.\na) Phạt cảnh cáo;\nb) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;\nc) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;\nd) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;\nđ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ và k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.”\n8. Bổ sung điểm đ vào khoản 8 Điều 19 như sau: “đ) Buộc nộp lại giấy phép đã bị sửa chữa, tẩy xóa hoặc bổ sung làm thay đổi nội dung cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.” 8. Thanh tra Thông tin và Truyền thông xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm b khoản 2 và khoản 5 Điều 8; Mục 1, Mục 2 và Mục 4 Chương III Nghị định này.\n9. Bổ sung điểm c vào khoản 7 Điều 21 như sau: “c) Buộc nộp lại giấy chứng nhận đã bị sửa chữa, tẩy xóa hoặc bổ sung làm thay đổi nội dung cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.” 9. Thanh tra Y tế xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Mục 1 Chương III; các Điều 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55 và 56 Nghị định này.\n10. Bổ sung điểm c vào khoản 6 Điều 22 như sau: “c) Buộc nộp lại chứng chỉ hành nghề đã bị sửa chữa, tẩy xóa hoặc bổ sung làm thay đổi nội dung cho cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.” 10. Thanh tra Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Mục 1 Chương III; hành vi quảng cáo trên bảng, băng - rôn không tuân theo quy định về khu vực đê điều tại điểm c khoản 3 Điều 42; các Điều 49, 57, 58, 59, 60, 61 và 62 Nghị định này.\n11. Bổ sung điểm c vào khoản 7 Điều 23 như sau: “c) Buộc nộp lại giấy chứng nhận đã bị sửa chữa, tẩy xóa hoặc bổ sung làm thay đổi nội dung cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.” 11. Thanh tra Xây dựng xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm b và điểm c khoản 5 Điều 17 Nghị định này.\n12. Sửa đổi, bổ sung khoản 7 Điều 30 như sau: 12. Thanh tra Giao thông vận tải xử phạt đối với hành vi treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột tín hiệu giao thông tại khoản 1, hành vi quảng cáo làm ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông tại điểm b khoản 2 Điều 34; hành vi quảng cáo trên bảng, băng - rôn không tuân theo quy định về khu vực hành lang an toàn giao thông, che khuất đèn tín hiệu giao thông, chăng ngang đường giao thông quy định tại điểm c khoản 3 Điều 42; Điều 43; khoản 2 Điều 44; khoản 2 Điều 46 và điểm b khoản 3 Điều 48 Nghị định này.\na) Buộc thu hồi giấy chứng nhận đăng ký thành lập và hoạt động hoặc giấy phép thành lập và hoạt động đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 2 Điều này trong trường hợp đã được cấp, cấp lại;\nb) Buộc nộp lại giấy chứng nhận hoặc giấy phép đã bị sửa chữa, tẩy xóa hoặc bổ sung làm thay đổi nội dung cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận hoặc giấy phép đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.”\n13. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 38 như sau: 13. Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 4 Điều 8; điểm a khoản 5 Điều 11; Điều 32; điểm c khoản 2, điểm c khoản 4 Điều 34; điểm d khoản 2 Điều 50 Nghị định này.\na) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau: “1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Không thông báo hoặc thông báo không đúng thông tin liên hệ đến Bộ Thông tin và Truyền thông về những nội dung theo quy định của tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam;\nb) Không báo cáo theo quy định về hoạt động cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam cho Bộ Thông tin và Truyền thông.” b) Bổ sung khoản 2a vào sau khoản 2 như sau: “2a. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi đặt sản phẩm quảng cáo vào nội dung vi phạm pháp luật được quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật An ninh mạng, Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ.”\n14. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 51 như sau: 14. Thanh tra Tài nguyên và Môi trường xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm b khoản 7 Điều 20 Nghị định này.”\na) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 như sau: “2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không đọc rõ ràng một trong các thông tin: Tên mỹ phẩm; tính năng, công dụng của mỹ phẩm và các cảnh báo theo quy định khi quảng cáo trên báo nói, báo hình.”\nb) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 3 như sau: “a) Quảng cáo mỹ phẩm có nội dung không phù hợp với một trong các tài liệu theo quy định;”\n15. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 52 như sau:\na) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau: “1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có hoặc ghi không đúng hoặc không đọc rõ hoặc không thể hiện trong quảng cáo khuyến cáo “Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.”\nb) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 như sau: “b) Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm thiếu một trong các nội dung: Tên thực phẩm, phụ gia thực phẩm; khuyến cáo về nguy cơ, cảnh báo đối tượng không được sử dụng theo một trong các tài liệu quy định đối với thực phẩm chức năng; tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường;”\n16. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 63 như sau: “2. Công chức, viên chức, người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân; chiến sĩ Bộ đội biên phòng; Trạm trưởng, Đội trưởng của chiến sĩ Bộ đội biên phòng; Đội trưởng Đội đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm; công chức hải quan; Đội trưởng, Tổ trưởng thuộc Chi cục Hải quan; Tổ trưởng thuộc Đội Kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Đội trưởng thuộc Chi cục Kiểm tra sau thông quan đang thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo có quyền lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định.”\n17. Sửa đổi, bổ sung Điều 64 như sau: “Điều 64. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân\n18. Sửa đổi, bổ sung Điều 65 như sau: “Điều 65. Thẩm quyền của Thanh tra\n19. Sửa đổi, bổ sung Điều 66 như sau: “Điều 66. Thẩm quyền của Công an nhân dân\n20. Sửa đổi, bổ sung Điều 67 như sau: “Điều 67. Thẩm quyền của Bộ đội biên phòng\n21. Sửa đổi, bổ sung Điều 68 như sau: “Điều 68. Thẩm quyền của Cảnh sát biển\n22. Sửa đổi, bổ sung Điều 69 như sau: “Điều 69. Thẩm quyền của Hải quan\n23. Sửa đổi, bổ sung Điều 70 như sau: “Điều 70. Thẩm quyền của Quản lý thị trường\n24. Sửa đổi, bổ sung Điều 71 như sau: “Điều 71. Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính", "Điều 21. Xử lý vi phạm. Cơ quan báo chí; cơ quan chủ quản báo chí; người đứng đầu cơ quan báo chí, nhà báo, người hoạt động nghiệp vụ báo chí; tổ chức, cá nhân khác có các hành vi vi phạm pháp luật về báo chí, thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Việc xử phạt hành chính phải tuân theo các quy định tại Nghị định số 31/2001/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2001 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa - thông tin.", "\"Điều 43. Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật\n1. Thời hiệu xử lý kỷ luật là thời hạn mà khi hết thời hạn đó thì người có hành vi vi phạm không bị xem xét xử lý kỷ luật.\na) Thời hiệu xử lý kỷ luật là 60 tháng, kể từ thời điểm có hành vi vi phạm. Nếu trong thời hiệu xử lý kỷ luật, người vi phạm có hành vi vi phạm mới thì thời hiệu xử lý kỷ luật đối với vi phạm cũ được tính lại kể từ thời điểm thực hiện hành vi vi phạm mới;\nb) Không áp dụng thời hiệu đối với: Hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật tước quân hàm sĩ quan và tước danh hiệu quân nhân; hành vi vi phạm quy định về công tác bảo vệ chính trị nội bộ; hành vi vi phạm xâm hại đến lợi ích quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại; hành vi sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp và quân nhân, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng là đảng viên có hành vi vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật bằng hình thức khai trừ.\n2. Thời hạn xử lý kỷ luật đối với quân nhân, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng là khoảng thời gian từ khi phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.\nThời hạn xử lý kỷ luật là 03 tháng. Trường hợp vụ việc có những tình tiết phức tạp cần có thời gian kiểm tra, xác minh làm rõ thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng tối đa không quá 05 tháng.\n3. Trường hợp người vi phạm kỷ luật có liên quan đến vụ việc, vụ án đang bị các cơ quan tiến hành tố tụng điều tra, truy tố, xét xử thì trong thời gian điều tra, truy tố, xét xử, đơn vị tạm dừng việc xem xét xử lý kỷ luật. Khi có kết luận cuối cùng của cơ quan pháp luật có thẩm quyền hoặc bản án của tòa án có hiệu lực pháp luật thì xem xét xử lý kỷ luật theo quy định. Thời hạn xem xét xử lý kỷ luật áp dụng theo Khoản 2 Điều này.\n4. Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật phải chịu trách nhiệm về việc xử lý kỷ luật đối với người vi phạm trong thời hạn quy định.\"", "Điều 2. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu là 01 năm. Riêng thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về quản lý đất quốc phòng, đất ở, nhà ở do Quân đội quản lý; công trình quốc phòng và khu quân sự là 02 năm.", "Điều 25. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính\n1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí liên quan đến lĩnh vực nào thì thực hiện theo quy định của pháp luật trong lĩnh vực đó. Đối với các trường hợp pháp luật chưa có quy định cụ thể thì thời hiệu xử phạt là 02 năm kể từ ngày hành vi vi phạm được thực hiện. Nếu quá thời hạn này thì không bị xử phạt vi phạm hành chính nhưng vẫn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả và phải bồi thường thiệt hại do hành vi lãng phí gây ra theo quy định tại Nghị định này.\n2. Đối với cá nhân đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự, nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án để chuyển sang xử lý vi phạm hành chính thì thời hiệu xử phạt là 3 tháng, kể từ ngày người có thẩm quyền xử phạt nhận được quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án và hồ sơ vụ vi phạm.\n3. Trong thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, nếu cơ quan, tổ chức, cá nhân lại tiếp tục có hành vi vi phạm hành chính hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu xử phạt quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này mà thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm thực hiện vi phạm hành chính mới hoặc thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt." ]
Phẫu thuật cắt phanh lưỡi bằng Laser được chỉ định khi nào?
[ "PHẪU THUẬT CẮT PHANH LƯỠI BẰNG LASER\nI. ĐẠI CƯƠNG\n- Phẫu thuật cắt phanh lưỡi bằng laser Diode là kỹ thuật sử dụng laser bán dẫn để cắt phanh lưỡi bám sai vị trí gây cản trở vận động của lưỡi.\n- Laser Diode là một loại laser công suất thấp (bước sóng 810 Nm, công suất lớn nhất là 7 W). Laser diode có hoạt động gần với vùng hồng ngoại, các bước sóng của laser diode sẽ hấp thụ tốt những sắc tố ở mô mềm (hemoglobin, melanin). Ở mức độ năng lượng cao laser diode thích hợp cho phẫu thuật mô mềm.\nII. CHỈ ĐỊNH\n- Phanh lưỡi bám sai vị trí cản trở vận động của lưỡi\n- Phanh lưỡi bám sai vị trí cản trở điều trị nắn chỉnh răng\n- Phanh lưỡi bám sai vị trí cản trở đeo hàm tháo lắp.\nIII. CHỐNG CHỈ ĐỊNH\n- Người bệnh đang có bệnh toàn thân tiến triển cấp tính: cao huyết áp, bệnh bạch cầu cấp...\n- Người bệnh đang có tình trạng nhiễm trùng toàn thân hoặc nhiễm trùng cấp tính trong khoang miệng.\n- Người bệnh không hợp tác hoặc mắc các bệnh tâm thần." ]
[ "Điều 25. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám chuyên khoa\n...\ne) Phòng khám chuyên khoa răng hàm mặt:\n- Khám bệnh, chữa bệnh thông thường, cấp cứu ban đầu các vết thương hàm mặt;\n- Làm các tiểu phẫu sửa sẹo vết thương nhỏ dài dưới 02 cm ở mặt;\n- Nắn sai khớp hàm;\n- Điều trị laser bề mặt;\n- Chữa các bệnh viêm quanh răng;\n- Chích, rạch áp xe, lấy cao răng, nhổ răng;\n- Làm răng, hàm giả;\n- Chỉnh hình răng miệng;\n- Chữa răng và điều trị nội nha;\n- Thực hiện cắm ghép răng (implant) đơn giản với số lượng từ một đến hai răng trong một lần thực hiện thủ thuật (riêng cắm răng cửa của hàm dưới được cắm tối đa 04 răng) nếu bác sỹ trực tiếp thực hiện kỹ thuật có chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận về cắm ghép răng do trường đại học chuyên ngành y khoa hoặc bệnh viện tuyến tỉnh trở lên cấp. Không ghép xương khối tự thân để cắm răng hoặc người bệnh đang có bệnh lý về nội khoa tiến triển liên quan đến chất lượng cắm răng;\n- Tiểu phẫu thuật răng miệng;\n- Các kỹ thuật chuyên môn khác do Giám đốc Sở Y tế tỉnh phê duyệt trên cơ sở năng lực thực tế của người hành nghề và điều kiện thiết bị y tế, cơ sở vật chất của phòng khám.", "PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ TẬT KHÚC XẠ BẰNG LASER EXCIMER\nI. ĐẠI CƯƠNG\nĐiều trị tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị, lão thị) bằng laser Excimer là phẫu thuật dùng laser Excimer bào mòn để làm thay đổi độ cong giác mạc giúp cho hình ảnh hội tụ đúng trên võng mạc.\nII. CHỈ ĐỊNH\n- Tuổi từ 18 trở lên.\n- Bị tật khúc xạ: cận thị, viễn thị, loạn thị, lão thị.\n- Độ khúc xạ ổn định.\n- Đã bỏ kính tiếp xúc ít nhất là 2 tuần (nếu có đeo kính tiếp xúc).\n- Thị lực tăng khi thử kính.\n- Riêng với trẻ em có thể chỉ định phẫu thuật khi độ lệch khúc xạ giữa 2 mắt từ 5 đi ốp trở lên.\n...\nV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH\n1. Kiểm tra hồ sơ\n2. Kiểm tra người bệnh\n3. Thực hiện kỹ thuật\n3.1. Vô cảm\nGây tê tại chỗ hoặc gây mê với trẻ em.\n3.2. Kỹ thuật\nPhẫu thuật được tiến hành đồng thời 2 mắt ở hầu hết các trường hợp.\n3.2.1. Phẫu thuật Lasik (Laser in Situ Keratomileusis)\n- Sát trùng da mi và quanh mi.\n- Phủ khăn phẫu thuật, đặt tấm dính lông mi, đặt vành mi, đánh dấu giác mạc.\n...\n3.2.2. Phẫu thuật PRK (Photo Refractive Keratectomy)\n- Các thì chuẩn bị: như phẫu thuật Lasik.\n- Sau khi đặt vành mi, dùng spatule nạo lớp biểu mô trung tâm giác mạc.\n- Thấm khô giác mạc, đốt laser.\n- Đặt kính tiếp xúc mềm.\n- Tra kháng sinh và thuốc chống viêm.\n...", "CẮT ĐOẠN DẠ DÀY\n...\nII. CHỈ ĐỊNH\nLoét hành tá tràng có biến chứng thủng, hẹp, chảy máu, điều kiện cho phép (tại chỗ và toàn thân)\nUng thư dạ dày vùng hang môn vị gây biến chứng thủng, hẹp, chảy máu mà điều kiện toàn thân không cho phép nạo vét hạch.\n...", "UNG THƯ LƯỠI\n...\nIII. CHẨN ĐOÁN\n1. Chẩn đoán xác định\nDựa vào các triệu chứng lâm sàng, X quang và giải phẫu bệnh lý.\n1.1. Lâm sàng\n- Các dấu hiệu chỉ điểm đặc hiệu:\n+ Các tổn thương loét không lành kéo dài trên 2 tuần.\n+ Các tổn thương có chảy máu nào trong miệng mà không giải thích được\n+ Có tổn thương chai cứng\n+ Các tổn thương vết trắng (bạch sản), vết đỏ (hồng sản) hoặc đỏ trắng.\n- Biểu hiện lâm sàng điển hình\n+ Tổn thương lưỡi có bờ lồi ở xung quanh và hoại tử ở trung tâm\n+ Tổn thương đám cứng trong mô mềm,thường ở bờ hoặc gốc lưỡi.\n- Hạch vùng dưới hàm.\n- Ở giai đoạn muộn, khối ung thư to gây chèn ép và rối loạn các chức năng.\n1.2. Cận lâm sàng\n- X quang\n+ X quang thường quy: có thể thấy hình ảnh u xâm lấn phá hủy xương.\n+ CT Scaner và MRI: thấy hình ảnh u xâm lấn các mô mềm và xương lân cận\n+ Theo 3 chiều.\n+ PET-CT: có thể phát hiện các tổn thương ung thư di căn.\n- Siêu âm: có thể phát hiện các tổn thương di căn xa.\n- Giải phẫu bệnh lý: thấy hình ảnh tế bào ung thư biểu mô.\n...", "PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ LÁC CÓ CHỈNH CHỈ\nI. ĐẠI CƯƠNG\nPhẫu thuật điều trị lác có chỉnh chỉ nhằm chỉnh lại sự lệch trục của hai nhãn cầu và phục hồi chức năng thị giác bằng cách can thiệp lên các cơ vận nhãn theo cách thức đặt chỉ chờ để điều chỉnh trong thời gian hậu phẫu.\nII. CHỈ ĐỊNH\n- Lác liệt.\n- Lác có góc lác lớn.\nIII. CHỐNG CHỈ ĐỊNH\n- Trẻ em không phối hợp.\n- Tình trạng mắt và toàn thân không cho phép phẫu thuật.\nIV. CHUẨN BỊ\n1. Người thực hiện\nBác sĩ chuyên khoa Mắt.\n...", "CẮT U XƠ LỢI BẰNG LASER\nI. ĐẠI CƯƠNG:\n- Là kỹ thuật điều trị nhằm loại bỏ phần u xơ lợi để tạo lại đường viền lợi sinh lý cho răng bằng laser Diode.\nII. CHỈ ĐỊNH:\n- U xơ lợi (Epulis fibromatosa)\nIII. CHỐNG CHỈ ĐỊNH:\n- Người bệnh đang mắc các bệnh toàn thân cấp tính: sốt virus, sốt xuất huyết...\n- Người bệnh đang mắc các bệnh về máu: bệnh bạch cầu cấp tính, mãn tính, rối loạn đông máu, xuất huyết giảm tiểu cầu.\n- Tình trạng toàn thân không cho phép.\nIV. CHUẨN BỊ:\n1. Người thực hiện:\n- Bác sĩ răng hàm mặt đã được đào tạo sử dụng máy laser.\n- Trợ thủ đã được đào tạo sử dụng máy laser.\n...", "Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016. Bãi bỏ khoản 6 Điều 1 của Thông tư số 56/2011/TT-BGTVT ngày 17 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành 06 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương tiện cơ giới đường bộ. Điều 2. QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT\n2.1. Yêu cầu chung 2.1.1. Xe và các bộ phận chính lắp đặt trên xe phải được thiết kế, chế tạo và lắp ráp phù hợp với các hồ sơ kỹ thuật của nhà sản xuất và của Quy chuẩn này. 2.1.2. Các mối ghép ren sau khi lắp ráp phải căng chặt. Lực xiết các mối ghép ren của các chi tiết quan trọng phải theo quy định của nhà sản xuất xe. 2.1.3. Không cho phép có hiện tượng rò rỉ dung dịch làm mát, nhiên liệu, dầu bôi trơn ở các mối ghép của hệ thống, tổng thành lắp trên xe như: động cơ, ly hợp, hộp số, truyền động, hệ thống cung cấp nhiên liệu. 2.1.4. Trên xe không có các cạnh sắc nhọn có bán kính cong nhỏ hơn 0,5 mm gây nguy hiểm đến người sử dụng xe và người tham gia giao thông. Không áp dụng đối với các chi tiết, vật liệu có độ cứng nhỏ hơn 60 Shore A. 2.1.5. Góc ổn định tỉnh ngang khi xe không tải của xe nhóm L2, L4 và L5 không nhỏ hơn 250 và không nhỏ hơn 300 đối với xe có khối lượng toàn bộ lớn nhất nhỏ hơn 1,2 lần khối lượng không tải.\n2.2. Kích thước lớn nhất và khối lượng lớn nhất 2.2.1. Kích thước lớn nhất của xe phải thỏa mãn yêu cầu sau: 2.2.2. Tỷ lệ khối lượng phân bố: 2.2.2.1.Tỷ lệ khối lượng phân bố lên trục dẫn hướng không nhỏ hơn 18% khối lượng xe đối với xe nhóm L4 và 20% đối với xe nhóm khác. 2.2.2.2.Tỷ lệ khối lượng phân bố lên bánh xe thùng bên của xe nhóm L4 không lớn hơn 35% khối lượng xe. 2.2.2.3. Tỷ lệ khối lượng phân bố được xác định ở hai trạng thái như sau: - Trạng thái không tải: Bao gồm khối lượng bản thân của xe và người lái (75 kg). - Trạng thái đầy tải: Xe có khối lượng toàn bộ lớn nhất theo 1.3.8. 2.2.3. Khối lượng tính toán cho một người ngồi trên xe được xác định theo quy định của nhà sản xuất nhưng không nhỏ hơn 65 kg đối với xe bố trí hai chỗ ngồi, không nhỏ hơn 75 kg đối với xe bố trí một chỗ ngồi .\na) Xe nhóm L1 và L3: Chiều dài ≤ 3,0 m; Chiều rộng ≤ 1,3 m; Chiều cao ≤ 2,0 m; Khoảng cách tâm trục trước và sau ≥ 1,016 m;\nb) Xe nhóm L2, L4 và L5 : Chiều dài ≤ 3,5 m ; Chiều rộng ≤ 1,5 m ; Chiều cao ≤ 2,0 m.\n2.3. Vận tốc lớn nhất Đối với xe gắn máy hoặc xe mô tô có dung tích không lớn hơn 50 cm3 (đối với động cơ dẫn động là động cơ nhiệt) hoặc xe có công suất lớn nhất không lớn hơn 4 kW (đối với động cơ dẫn động là động cơ điện) vận tốc lớn nhất của xe do nhà sản xuất công bố và được xác định theo “TCVN 6010 (ISO 7116), xe máy - Đo vận tốc lớn nhất ”, vận tốc lớn nhất xác định được cho phép sai khác ± 5% so với giá trị công bố của nhà sản xuất. Đối với các loại xe còn lại vận tốc lớn nhất của xe do nhà sản xuất công bố.\n2.4. Động cơ, hệ thống truyền lực 2.4.1. Động cơ nhiệt sử dụng lắp trên xe là loại động cơ phải đáp ứng các yêu cầu được quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 37:2010/BGTVT. 2.4.2. Động cơ điện sử dụng lắp trên xe là loại động cơ phải đáp ứng các yêu cầu được quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng. 2.4.3. Động cơ phải hoạt động ổn định ở mọi chế độ. 2.4.4. Ly hợp phải được điều khiển nhẹ nhàng, đóng ngắt dứt khoát không bó kẹt, trả về ngay khi thôi tác dụng lực. Lực điều khiển tay ly hợp không lớn hơn 200 N, điểm đặt của lực điều khiển bằng tay phải đảm bảo cách đầu ngoài cùng của cần ly hợp 50 mm. 2.4.5. Hộp số hoạt động nhẹ nhàng, không kẹt số, không nhảy số, không có tiếng kêu lạ.\n2.5. Ống xả 2.5.1. Ống xả được bố trí không cao hơn điểm cao nhất đệm ngồi của xe ở trạng thái không tải và sao cho xe, hàng hóa không thể bị bắt lửa từ ống xả và khí thải; không ảnh hưởng tới hoạt động của các cơ cấu, hệ thống khác của xe. 2.5.2. Lỗ ống xả không được hướng ngang về phía bên trái và bên phải một góc lớn hơn 45º so với mặt phẳng dọc của xe và không gây cản trở tầm quan sát các chữ, số trên biển số đăng ký.\n2.6. Bánh xe 2.6.1. Vành bánh xe sử dụng lắp trên xe là loại vành phải đáp ứng các yêu cầu được quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 44 : 2012/BGTVT hoặc QCVN 46 : 2012/BGTVT. 2.6.2. Lốp xe sử dụng lắp trên xe là loại lốp phải đáp ứng các yêu cầu được quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 36 : 2010/BGTVT. 2.6.3. Độ không trùng vết giữa bánh xe trước và bánh xe sau của xe nhóm L1, L3 không được lớn hơn 5 mm (trừ trường hợp xe bánh kép). 2.6.4. Độ trượt ngang của bánh xe dẫn hướng không lớn hơn 5 mm/m đối với xe nhóm L2 và L5 có hai bánh xe dẫn hướng.\n2.7. Hệ thống phanh 2.7.1. Yêu cầu chung 2.7.1.1. Khi tác động vào cơ cấu điều khiển, hệ thống phanh phải hoạt động. Cơ cấu phanh không được có hiện tượng kẹt, phải tự trở về vị trí ban đầu khi thôi tác động vào cơ cấu điều khiển và phải có kết cấu sao cho các yếu tố như: rung động, quay vòng không ảnh hưởng tới khả năng phanh. 2.7.1.2. Hệ thống phanh phải có kết cấu sao cho không gây cản trở các cơ cấu của hệ thống lái khi vận hành. 2.7.1.3. Phải có cơ cấu điều chỉnh tự động hoặc điều chỉnh bằng tay khe hở má phanh. 2.7.1.4. Hệ thống phanh chính dẫn động thủy lực phải được thiết kế sao cho có thể kiểm tra mức dầu thủy lực dễ dàng. 2.7.1.5. Đối với xe trang bị cơ cấu chống hãm cứng bánh xe thì phải có bộ phận báo hiệu cho người lái biết khi cơ cấu này có sự cố. 2.7.1.6. Đối với xe được trang bị hệ thống phanh khẩn cấp thì phải đảm bảo sao cho người lái có thể tác động lên cơ cấu phanh này ở trạng thái có ít nhất một tay điều khiển lái. 2.7.2. Yêu cầu riêng đối với hệ thống phanh của từng nhóm xe 2.7.2.1. Nhóm L1 và L3 phải thỏa mãn thêm các yêu cầu sau: 2.7.2.1.1. Xe phải trang bị hai hệ thống phanh chính có cơ cấu điều khiển và dẫn động độc lập với nhau, trong đó có ít nhất một hệ thống phanh tác động lên bánh xe trước và ít nhất một hệ thống phanh tác động lên bánh xe sau. 2.7.2.1.2. Nếu hai hệ thống phanh chính tác động lên cùng một cơ cấu phanh thì sự hư hỏng của cơ cấu điều khiển và / hoặc cơ cấu dẫn động của hệ thống phanh này không ảnh hưởng đến hiệu quả của hệ thống phanh còn lại. 2.7.2.2. Nhóm L2, và L5 phải thỏa mãn thêm các yêu cầu sau: 2.7.2.2.1. Hệ thống phanh chính: 2.7.2.2.2. Hệ thống phanh đỗ: Xe phải trang bị hệ thống phanh đỗ. Hệ thống phanh này phải tác động lên các bánh xe của ít nhất một trục. Hệ thống phanh đỗ có thể là một trong hai hệ thống phanh nêu tại mục a của 2.7.2.2.1. 2.7.2.3. Nhóm L4 phải thỏa mãn thêm yêu cầu sau: 2.7.2.3.1. Xe phải trang bị các hệ thống phanh chính như nhóm L3. 2.7.2.3.2. Không bắt buộc phải có cơ cấu phanh ở bánh xe thùng bên. 2.7.3. Hiệu quả phanh 2.7.3.1. Kiểm tra trên đường 2.7.3.1.1. Đối với xe trang bị hệ thống phanh bánh xe trước và bánh xe sau độc lập 2.7.3.1.2. Đối với xe trang bị hệ thống phanh liên hợp 2.7.3.1.3. Hệ thống phanh đỗ của xe L2, L5 phải có khả năng giữ xe ở trạng thái đầy tải trên dốc lên và xuống có độ dốc ít nhất là 18% trong thời gian từ 5 phút trở lên. 2.7.3.1.4. Thử hiệu quả phanh trên đường theo yêu cầu tại 2.7.3.1 thực hiện phép thử theo Phụ lục C TCVN 6824 “Phương tiện giao thông đường bộ - Hệ thống phanh của mô tô, xe máy - Yêu cầu và phương pháp thử trong công nhận kiểu”. 2.7.3.2. Kiểm tra phanh trên băng thử 2.7.3.2.1. Tổng lực phanh của hệ thống phanh chính khi phanh không được nhỏ hơn 50% trọng lượng của xe khi vào kiểm tra. 2.7.3.2.2. Đối với loại xe L2, L5, sai lệch lực phanh giữa bánh xe bên trái và bánh xe bên phải trên một trục không được lớn hơn 20% đối với trục trước và 24% đối với trục sau. Sai lệch lực phanh được tính như sau: Sai lệch lực phanh Trong đó: PL, PN là lực phanh của hai bánh xe trên cùng một trục và PL > PN. 2.7.3.2.3. Tổng lực phanh của hệ thống phanh đỗ của xe (nếu có) không nhỏ hơn 20% trọng lượng xe khi kiểm tra và 15% đối với xe có khối lượng lớn nhất nhỏ hơn 1,2 lần khối lượng không tải.\na) Xe phải trang bị hai hệ thống phanh chính có cơ cấu điều khiển và dẫn động độc lập với nhau, trong đó phải có ít nhất một hệ thống phanh tác động lên các bánh xe ít nhất của một trục và ít nhất một hệ thống phanh tác động lên các bánh xe còn lại, hoặc a) Điều kiện đường thử: Thử trên mặt đường phủ nhựa hoặc đường bê tông bằng phẳng và khô, hệ số bám φ không nhỏ hơn 0,6. a) Thử phanh ở trạng thái đầy tải Thử phanh được thực hiện ở hai chế độ: - Chỉ phanh bánh trước; - Chỉ phanh bánh sau. Hiệu quả phanh được đánh giá theo một trong hai chỉ tiêu quãng đường phanh hoặc gia tốc phanh trung bình và phải thỏa mãn theo yêu cầu trong bảng 1. Bảng 1: Yêu cầu quãng đường phanh, gia tốc phanh ở trạng thái đầy tải. Chế độ thử phanh Loại xe Quãng đường phanh, S (m) Gia tốc phanh trung bình (m/s2) Chỉ phanh bánh trước L1 S ≤ 0,1V + V2/90 ≥ 3,4 L2 S ≤ 0,1V + V2/70 ≥ 2,7 L3 S ≤ 0,1V + V2/115 ≥ 4,4 L4 S ≤ 0,1V + V2/95 ≥ 3,6 L5 S ≤ 0,1V + V2/75 ≥ 2,9 Chỉ phanh bánh sau L1 S ≤ 0,1V + V2/70 ≥ 2,7 L2 S ≤ 0,1V + V2/70 ≥ 2,7 L3 S ≤ 0,1V + V2/75 ≥ 2,9 L4 S ≤ 0,1V + V2/95 ≥ 3,6 L5 S ≤ 0,1V + V2/75 ≥ 2,9 a) Khi thử hệ thống phanh liên hợp, hiệu quả phanh được đánh giá theo một trong hai chỉ tiêu quãng đường phanh hoặc gia tốc phanh trung bình và phải thỏa mãn theo yêu cầu trong Bảng 3. Bảng 3: Yêu cầu quãng đường phanh, gia tốc phanh của hệ thống phanh liên hợp. Loại xe Quãng đường phanh S (m) Gia tốc phanh trung bình (m/s2) L1, L2 S ≤ 0,1V + V2/115 ≥ 4,4 L3 S ≤ 0,1V + V2/132 ≥ 5,1 L4 S ≤ 0,1V + V2/140 ≥ 5,4 L5 S ≤ 0,1V + V2/130 ≥ 5,0\nb) Xe phải trang bị một hệ thống phanh liên hợp và một hệ thống phanh khẩn cấp. Hệ thống phanh khẩn cấp có thể là phanh đỗ. b) Vận tốc thử: - V= 40 km/h đối với xe nhóm L1 và L2. Nếu vận tốc lớn nhất (Vmax) nhỏ hơn 40 km/h thì được thử ở vận tốc bằng 0,9 Vmax; - V= 60 km/h đối với xe nhóm L3, L4 và L5. Nếu vận tốc lớn nhất (Vmax) nhỏ hơn 60 km/h thì được thử ở vận tốc bằng 0,9 Vmax; b) Thử phanh ở trạng thái không tải Thử phanh được thực hiện ở hai chế độ: - Chỉ phanh bánh trước; - Chỉ phanh bánh sau. Hiệu quả phanh được đánh giá theo một trong hai chỉ tiêu quãng đường phanh hoặc gia tốc phanh trung bình và phải thỏa mãn theo yêu cầu trong Bảng 2. Bảng 2: Yêu cầu quãng đường phanh, gia tốc phanh ở trạng thái không tải Chế độ thử phanh Quãng đường phanh, S (m) Gia tốc phanh trung bình (m/s2) Chỉ phanh bánh trước hoặc chỉ phanh bánh sau S ≤ 0,1V + V2 /65 ≥ 2,5 b) Khi thử hệ thống phanh chính còn lại hoặc hệ thống phanh khẩn cấp, hiệu quả phanh được đánh giá theo một trong hai chỉ tiêu quãng đường phanh hoặc gia tốc phanh trung bình và phải thỏa mãn theo yêu cầu trong Bảng 4. Bảng 4: Yêu cầu quãng đường phanh, gia tốc phanh của hệ thống phanh chính còn lại hoặc hệ thống phanh khẩn cấp. Chế độ thử phanh Quãng đường phanh, S (m) Gia tốc phanh trung bình (m/s2) Hệ thống phanh chính còn lại hoặc hệ thống phanh khẩn cấp S ≤ 0,1V + V2/65 ≥ 2,5\nc) Xe được thử ở hai trạng thái nêu tại 2.2.2.3.\n2.8. Hệ thống chiếu sáng và tín hiệu 2.8.1. Yêu cầu chung 2.8.1.1. Các đèn chiếu sáng và đèn tín hiệu phải phù hợp với điều kiện sử dụng thông thường. Kể cả khi bị rung động, đèn chiếu sáng và đèn tín hiệu phải đảm bảo được các tính năng của đèn. 2.8.1.2. Đối với đèn không tạo thành cặp thì tâm hình học của đèn phải nằm trên mặt phẳng trung tuyến dọc xe. 2.8.1.3. Đối với đèn tạo thành cặp và có cùng chức năng thì đèn phải: 2.8.1.3.1. Tâm hình học của đèn có cùng độ cao. 2.8.1.3.2. Tâm hình học của đèn đối xứng với nhau qua mặt phẳng trung tuyến dọc xe. 2.8.1.3.3. Màu ánh sáng giống nhau, có đặc tính quang học danh định giống nhau. 2.8.1.4. Các đèn có các chức năng khác nhau có thể tạo thành nhóm, kết hợp hoặc tổ hợp trong một đèn nhưng mỗi đèn vẫn phải đảm bảo chức năng riêng của nó. 2.8.1.5. Đèn phát ra ánh sáng màu đỏ không được nhìn thấy trực tiếp từ phía trước và đèn phát ra ánh sáng màu trắng không được nhìn thấy trực tiếp từ phía sau khi kiểm tra theo TCVN 6903 “Phương tiện giao thông đường bộ - Lắp đặt các đèn chiếu sáng và đèn tín hiệu trên mô tô - Yêu cầu trong phê duyệt kiểu” (trừ ánh sáng phát ra từ đèn lùi và đèn báo rẽ). 2.8.2. Đèn chiếu sáng phía trước 2.8.2.1. Đèn chiếu sáng phía trước phải phù hợp với giao thông bên phải. 2.8.2.2. Xe mô tô phải có ít nhất một đèn chiếu xa và ít nhất một đèn chiếu gần. 2.8.2.3. Xe gắn máy phải có ít nhất một đèn chiếu gần. 2.8.2.4. Xe nhóm L2, L5 có chiều rộng lớn hơn 1300 mm: - Đối với xe L5 phải có ít nhất hai đèn chiếu xa và hai đèn chiếu gần; - Đối với xe L2 phải có ít nhất hai đèn chiếu gần. Khi lắp hai đèn chiếu sáng phía trước thì khoảng cách từ mép ngoài của bề mặt chiếu sáng đến mép ngoài của xe không được lớn hơn 100 mm. 2.8.2.5. Đèn phải có ánh sáng màu trắng, vàng nhạt. 2.8.2.6. Đèn phải lắp ở phía trước của xe, ánh sáng của đèn không gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp cho lái xe qua gương chiếu hậu và/hoặc qua các bề mặt phản quang khác của xe. 2.8.2.7. Đèn có thể bật sáng được bất kỳ lúc nào khi động cơ hoạt động. Phải có đèn báo hiệu khi đèn chiếu xa hoạt động và không nhấp nháy. 2.8.2.8. Đặc tính quang học của đèn chiếu sáng phía trước sử dụng lắp trên xe phải đáp ứng các yêu cầu được quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 35:2010/BGTVT. 2.8.2.9. Khi kiểm tra đèn lắp trên xe, cường độ sáng của đèn chiếu xa không nhỏ hơn 10000 cd. Độ lệch hướng chùm sáng của đèn chiếu xa như sau: - Theo phương thẳng đứng: lệch lên - 0/100; lệch xuống - không lớn hơn 20/100; - Theo phương nằm ngang: lệch trái - không lớn hơn 1/100; lệch phải - không lớn hơn 2/100. 2.8.2.10. Đèn chiếu xa độc lập có thể được lắp ở trên hoặc dưới hoặc bên cạnh một đèn chiếu gần. Nếu lắp cạnh đèn chiếu gần thì tâm hình học của chúng phải đối xứng qua mặt mặt phẳng trung tuyến dọc xe. 2.8.2.11. Chiều cao tâm hình học của đèn tính từ mặt đỗ xe không thấp hơn 500 mm và không cao hơn 1200 mm. 2.8.3. Đèn soi biển số sau 2.8.3.1. Phải có ít nhất một đèn. 2.8.3.2. Đèn phải có ánh sáng màu trắng không được nhìn thấy trực tiếp từ phía sau. 2.8.3.3. Độ sáng của đèn phải đảm bảo sao cho có thể nhìn rõ các chữ số trên biển số đăng ký trong đêm ở khoảng cách ít nhất 8 m từ phía sau hoặc độ chói nhỏ nhất tại các điểm đo trên biển số là 2 cd/m2. 2.8.3.4. Đèn phải sáng khi bật đèn chiếu sáng phía trước. 2.8.4. Đèn vị trí trước 2.8.4.1. Chỉ áp dụng cho xe thuộc nhóm L2, L5 có chiều rộng lớn hơn 1000 mm. 2.8.4.2. Xe thuộc nhóm L2, L5 phải có hai đèn vị trí trước được lắp đặt đối xứng với nhau qua mặt phẳng trung tuyến dọc của xe. 2.8.4.3. Đèn phải có ánh sáng màu trắng hoặc vàng nhạt. 2.8.4.4. Phải nhận biết được tín hiệu của đèn vào ban ngày khoảng cách tối thiểu 8 m từ phía trước hoặc có cường độ sáng từ 4 cd đến 60 cd. 2.8.4.5. Đèn phải sáng khi bật đèn chiếu sáng phía trước. 2.8.4.6. Chiều cao tâm hình học của đèn tính từ mặt đỗ xe không thấp hơn 350 mm và không cao hơn 1200 mm. 2.8.4.7. Đối với xe có thùng chở hàng thì tâm hình học của đèn thỏa mãn 2.8.4.6. và cách mép ngoài thành thùng không lớn hơn 100 mm. 2.8.5. Đèn vị trí sau 2.8.5.1. Phải có ít nhất một đèn. Đối với xe có chiều rộng lớn hơn 1300 mm, phải có ít nhất hai đèn. 2.8.5.2. Đèn phải có ánh sáng màu đỏ. 2.8.5.3. Phải nhận biết được ánh sáng của đèn trong đêm ở khoảng cách tối thiểu 150 m từ phía sau hoặc có cường độ sáng từ 4 cd đến 12 cd. 2.8.5.4. Đèn phải sáng khi bật đèn chiếu sáng phía trước. 2.8.5.5. Chiều cao tâm hình học của đèn tính từ mặt đỗ xe không thấp hơn 350 mm và không cao hơn 1200 mm. 2.8.6. Đèn phanh 2.8.6.1. Phải có ít nhất một đèn. Đối với xe có chiều rộng lớn hơn 1300 mm, phải có ít nhất hai đèn; riêng với xe có thùng bên, phải có thêm một đèn ở phía sau thùng. 2.8.6.2. Đèn phải có ánh sáng màu đỏ. 2.8.6.3. Phải nhận biết được ánh sáng của đèn vào ban ngày ở khoảng cách ít nhất 30 m từ phía sau hoặc có cường độ sáng từ 40 cd đến 185 cd. 2.8.6.4. Đèn phải có kết cấu sao cho không thể bật, tắt tại vị trí người lái và phải sáng khi hệ thống phanh chính hoạt động. 2.8.6.5. Trường hợp đèn được bố trí chung với đèn vị trí sau thì khi làm việc độ sáng của đèn phải lớn hơn 3 lần so với độ sáng của đèn vị trí sau. 2.8.6.6. Chiều cao tâm hình học của đèn tính từ mặt đỗ xe không thấp hơn 500 mm và không cao hơn 1200 mm. 2.8.7. Tấm phản quang phía sau 2.8.7.1. Phải có ít nhất một tấm phản quang phía sau, hình dạng khác với hình tam giác. Đối với những xe L2, L5 có chiều rộng lớn hơn 1300 mm (trừ xe có thùng bên), phải có 2 tấm phản quang. Riêng với xe có thùng bên, phải có một tấm phản quang ở phía sau thùng. 2.8.7.2. Tấm phản quang phải có màu đỏ. 2.8.7.3. Phải nhận biết được tấm phản quang trong đêm ở khoảng cách ít nhất 100 m từ phía sau khi có ánh sáng của đèn chiếu sáng phía trước của xe khác chiếu vào. 2.8.7.4. Chiều cao tâm hình học của tấm phản quang tính từ mặt đỗ xe không thấp hơn 350 mm và không cao hơn 900 mm. 2.8.8. Đèn báo rẽ 2.8.8.1. Xe có vận tốc lớn nhất không nhỏ hơn 20 km/h phải có bốn đèn được lắp thành cặp đặt phía trước và phía sau xe. Riêng với xe có thùng bên, phải có thêm một đèn ở phía trước và một đèn ở phía sau của thùng bên. 2.8.8.2. Đèn phải có ánh sáng màu vàng hổ phách hoặc màu đỏ. 2.8.8.3. Phải nhìn thấy rõ ánh sáng của đèn vào ban ngày ở khoảng cách tối thiểu 30 m từ phía trước và phía sau hoặc có cường độ sáng từ 50 cd đến 860 cd. 2.8.8.4. Bề mặt chiếu sáng của đèn báo rẽ phía trước phải được đặt hướng về phía trước và có khoảng cách tối thiểu giữa hai tâm hình học là 300 mm (250 mm nếu công suất của đèn không nhỏ hơn 8 W). Bề mặt chiếu sáng của đèn báo rẽ phía sau phải được đặt hướng về phía sau và có khoảng cách tối thiểu giữa hai tâm hình học là 150 mm. 2.8.8.5. Chiều cao tâm hình học của đèn tính từ mặt đỗ xe không thấp hơn 350 mm và không cao hơn 1200 mm. 2.8.8.6. Tần số nháy của đèn khi hoạt động là từ 60 đến 120 lần/phút. Thời gian từ khi bật công tắc đến khi đèn sáng không quá 1 giây và thời gian thôi tác dụng không quá 1,5 giây kể từ khi tắt công tắc. Diện tích bề mặt chiếu sáng của mỗi đèn không nhỏ hơn 7 cm2. 2.8.8.7. Trường hợp từ vị trí người lái không thể trực tiếp nhận biết được sự hoạt động của đèn thì phải trang bị báo hiệu để người lái có thể nhận biết được sự hoạt động của đèn. 2.8.9. Đèn lùi 2.8.9.1. Đối với xe có số lùi phải có ít nhất một đèn. 2.8.9.2. Đèn phải có ánh sáng màu trắng. 2.8.9.3. Phải nhìn thấy rõ ánh sáng của đèn vào ban ngày ở khoảng cách ít nhất 10 m từ phía sau của xe hoặc có cường độ sáng từ 80 cd đến 600 cd. 2.8.9.4. Chiều cao tâm hình học của đèn tính từ mặt đỗ xe không thấp hơn 250 mm và không cao hơn 1200 mm. 2.8.9.5. Đèn phải bật sáng khi tay số ở vị trí số lùi và khóa điện ở vị trí bật. 2.8.9.6. Không được gây chói mắt người tham gia giao thông ở phía sau xe. 2.8.10. Còi điện 2.8.10.1. Xe phải lắp ít nhất một còi. Âm thanh của còi phải liên tục, âm lượng không được thay đổi. 2.8.10.2. Âm lượng của còi phải nằm trong khoảng từ 65 dB (A) đến 115 dB (A) khi đo ở vị trí cách 2 m tính từ phía trước xe và cao 1,2 m tính từ mặt đỗ xe. 2.8.10.3. Không được lắp còi cảnh báo hoặc chuông, tuy nhiên cho phép trang bị cho xe còi có âm lượng nhỏ để làm báo hiệu báo rẽ.\n2.9. Hệ thống điều khiển Cơ cấu điều khiển, báo hiệu làm việc và chỉ báo khí lắp trên xe phải phù hợp với các yêu cầu tại Phụ lục 2 của Quy chuẩn này.\n2.10. Hệ thống lái 2.10.1. Càng lái phải cân đối, điều khiển nhẹ nhàng, lắp chắc chắn với trục lái. Giảm chấn của càng lái hoạt động tốt. Trục lái không có độ rơ dọc trục và độ rơ hướng kính. 2.10.2. Góc quay lái sang bên phải và bên trái của xe phải bằng nhau và có cơ cấu hạn chế hành trình của góc quay lái.\n2.11. Gương chiếu hậu 2.11.1. Đối với xe nhóm L1, L2 phải lắp ít nhất một gương chiếu hậu ở bên trái của người lái. Đối với xe nhóm L3, L4, L5 phải lắp gương chiếu hậu ở bên trái và bên phải của người lái. 2.11.2. Gương chiếu hậu sử dụng lắp trên xe là loại gương phải đáp ứng các yêu cầu được quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 28 : 2010/BGTVT. 2.11.3. Gương chiếu hậu phải được lắp đặt chắc chắn. Người lái có thể điều chỉnh dễ dàng tại vị trí lái và có thể nhận rõ hình ảnh ở phía sau với khoảng cách tối thiểu 50 m về phía bên phải và bên trái. 2.11.4. Trong trường hợp gương tròn, đường kính của bề mặt phản xạ không được nhỏ hơn 94 mm và không được lớn hơn 150 mm. 2.11.5. Trong trường hợp gương không tròn kích thước của bề mặt phản xạ phải đủ lớn để chứa được một hình tròn nội tiếp có đường kính 78 mm, nhưng phải nằm được trong một hình chữ nhật có kích thước 120 mm x 200 mm.\n2.12. Đồng hồ đo vận tốc Xe có vận tốc lớn nhất không nhỏ hơn 20 km/h phải có đồng hồ đo vận tốc và quãng đường xe chạy. Đồng hồ này phải đảm bảo các yêu cầu sau: 2.12.1. Đồng hồ đo vận tốc phải đặt ở vị trí để người lái quan sát dễ dàng vận tốc xe đang chạy, phải hiển thị rõ ràng vào cả ban ngày và ban đêm, thang đo vận tốc phải đủ lớn để có thể hiển thị đủ vận tốc lớn nhất của xe. 2.12.2. Các vạch chia giá trị vận tốc trên đồng hồ phải là: 1; 2; 5 hoặc 10 km/h. 2.12.3. Bước hiển thị bằng số không lớn hơn 20 km/h đối với loại đồng hồ có thang đo không lớn hơn 200 km/h và không lớn hơn 30 km/h đối với loại đồng hồ có thang đo lớn hơn 200 km/h. 2.12.4. Sai số của đồng hồ đo vận tốc từ âm 10% đến dương 15% khi đo ở vận tốc không nhỏ hơn 35 km/h. Đối với xe có vận tốc lớn nhất nhỏ hơn 35 km/h, sai số của đồng hồ đo vận tốc được xác định ở vận tốc lớn nhất. 2.12.5. Đối với đồng hồ đo vận tốc hiển thị bằng kim chỉ tốc độ, độ dao động chỉ thị của kim chỉ tốc độ phải nằm trong giới hạn  3 km/h được xác định tại vận tốc không nhỏ hơn 35 km/h (đối với xe có vận tốc lớn nhất nhỏ hơn 35 km/h, sai số được xác định tại vận tốc lớn nhất). 2.12.6. Đối với đồng hồ vận tốc hiển thị bằng chữ số, độ dao động chỉ thị của các chữ số không lớn hơn 2,5 km/h.\n2.13. Chỗ ngồi 2.13.1. Đệm, ghế ngồi phải được lắp đặt chắc chắn. 2.13.2. Xe hai bánh bố trí hai chỗ ngồi phải được lắp ít nhất một quai nắm hoặc một tay nắm thỏa mãn yêu cầu sau: 2.13.2.1. Quai nắm không bị đứt khi chịu lực kéo tỉnh vào tâm bề mặt của quai nắm theo phương thẳng đứng bằng 2000 N. 2.13.2.2. Đối với xe lắp một tay nắm phải được lắp gần với yên xe và đối xứng qua mặt phẳng trung tuyến dọc của xe. Tay nắm không bị gãy khi chịu lực kéo tỉnh vào tâm bề mặt của tay nắm theo phương thẳng đứng bằng 2000 N. Đối với xe lắp hai tay nắm phải được lắp mỗi chiếc một bên đối xứng với nhau. Mỗi tay nắm không bị gãy khi chịu lực kéo tỉnh vào tâm bề mặt của tay nắm theo phương thẳng đứng bằng 1000 N. 2.13.3. Chiều cao tính từ mặt đỗ xe tới điểm thấp nhất của bề mặt đệm ngồi xe hai bánh không nhỏ hơn 650 mm và được xác định khi xe ở khối lượng không tải.\n2.14. Chân chống 2.14.1. Xe hai bánh phải có ít nhất một chân chống bên hoặc một chân chống giữa để giữ cho xe đứng vững khi đỗ. Các xe bánh kép có thể được lắp chân chống hoặc không. Nếu không lắp thì phải có phanh đỗ xe. 2.14.2. Các cạnh phía ngoài của chân chống phải xoay về phía sau của xe khi gập chân chống hoặc ở tư thế xe chạy.\n2.15. Hệ thống nhiên liệu 2.15.1. Hệ thống cung cấp nhiên liệu phải được thiết kế, chế tạo và lắp đặt sao cho các rung động của khung, động cơ và bộ phận chuyển động không ảnh hưởng tới tính năng làm việc của hệ thống cung cấp nhiên liệu. 2.15.2. Ống dẫn nhiên liệu phải được lắp đặt chắc chắn. 2.15.3. Bình chứa nhiên liệu khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) hay khí thiên nhiên nén (CNG) phải đáp ứng các yêu cầu trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 67:2013/BGTVT. 2.15.4. Nắp thùng nhiên liệu không tự đóng và không tự mở\n2.16. Khung 2.16.1. Khung xe phải chế tạo theo đúng thiết kế; 2.16.2. Khung xe phải được sơn phủ bằng loại sơn có tác dụng chống gỉ; 2.16.3. Khung xe sử dụng lắp trên xe nhóm L1, L3 là loại khung phải đáp ứng các yêu cầu được quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 30:2010/BGTVT.\n2.17. Hệ thống treo 2.17.1. Xe phải được bố trí hệ thống treo trước và treo sau. 2.17.2. Hệ thống treo phải được lắp đặt chắc chắn, theo đúng thiết kế, giảm chấn hoạt động tốt, không có rò rỉ dầu thủy lực đối với giảm chấn thủy lực. 2.17.3. Chịu được tải trọng tác dụng lên nó, đảm bảo độ êm dịu cần thiết khi vận hành trên đường.\n2.18. Hệ thống điện 2.18.1. Yêu cầu chung 2.18.1.1. Dây dẫn điện phải được bọc cách điện và lắp đặt chắc chắn không có hiện tượng cọ sát với các bộ phận chuyển động của xe (không tính các bộ phận trong chuyển động lắc qua lại của tay lái). 2.18.1.2. Các giắc nối phải chắc chắn, công tắc điện phải bảo đảm an toàn cho người sử dụng. 2.18.1.3. Ắc quy phải được lắp đặt cố định chắc chắn. 2.18.1.4. Vỏ của ắc quy không có vết rạn, nứt, các bộ phận phải được lắp đặt chắc chắn, không có hiện tượng rò rỉ dung dịch. 2.18.1.5. Ắc quy sử dụng để khởi động động cơ nhiệt lắp trên xe là loại ắc quy phải đáp ứng các yêu cầu được quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 47 : 2012/BGTVT. 2.18.2. Yêu cầu riêng cho xe lắp động cơ điện 2.18.2.1. Ắc quy sử dụng lắp trên xe là loại ắc quy phải đáp ứng các yêu cầu được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng. 2.18.2.2. Điện áp danh định của ắc quy theo công bố của nhà sản xuất. Điện áp của ắc quy không được nhỏ hơn điện áp danh định và không vượt quá 15% so với điện áp danh định. 2.18.2.3. Ắc quy lắp trên xe phải bảo đảm dung lượng để xe hoạt động liên tục trên một quãng đường bằng phẳng không nhỏ hơn 60 km. 2.18.2.4. Động cơ điện sử dụng lắp trên xe là loại động cơ phải đáp ứng các yêu cầu được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng. 2.18.2.5. Bề mặt động cơ điện không được gỉ, không có vết rạn nứt, lớp sơn không được bong tróc, bộ phận cố định luôn chắc chắn. Phải có số động cơ. 2.18.2.6. Xe phải hoạt động bình thường sau khi thử nước. Thiết bị thử như minh họa tại Phụ lục 3 của Quy chuẩn này. Phun nước trực tiếp vào các cơ cấu điện của xe, áp suất nước được điều chỉnh để tạo ra lưu lượng phun 10 ± 0,5 lít/phút. Thời gian thử 5 phút. 2.18.2.7. Khung xe, tay lái, hộp ắc quy và vỏ của động cơ phải được cách điện. Điện trở cách điện của các phần này không được nhỏ hơn 2MΩ. 2.18.2.8. Xe phải được lắp một thiết bị tự động ngắt nguồn điện cung cấp cho động cơ khi phanh xe. 2.18.2.9. Bộ điều khiển điện của xe phải có chức năng bảo vệ hệ thống điện khi điện áp thấp, quá tải dòng điện, ngắn mạch. 2.18.2.10. Trên bộ phận điều khiển điện phải ghi rõ nhãn hiệu, số loại, nhà sản xuất, điện áp sử dụng.\n2.19. Yêu cầu về bảo vệ môi trường 2.19.1. Khí thải của xe phải đáp ứng các yêu cầu được quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 04:2009/BGTVT hoặc Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 77:2014/BGTVT về khí thải mức 3 đối với xe mô tô hai bánh sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới. 2.19.2. Đối với xe có lắp động cơ cháy cưỡng bức khi động cơ ở chế độ không tải, khí thải của xe phải thỏa mãn yêu cầu sau: Cacbonmonoxit CO (% thể tích): ≤ 4,5; Hydrocabon HC (ppm thể tích): ≤ 1200 đối với động cơ 4 kỳ; ≤ 7800 đối với động cơ 2 kỳ. 2.19.3. Mức ồn tối đa cho phép của xe khi đỗ được thử theo TCVN 7881 “Phương tiện giao thông đường bộ - Tiếng ồn phát ra từ mô tô - Yêu cầu và phương pháp thử trong phê duyệt kiểu” hoặc TCVN 7882 “Phương tiện giao thông đường bộ - Tiếng ồn phát ra từ xe máy - Yêu cầu và phương pháp thử trong phê duyệt kiểu” như yêu cầu trong Bảng 5: Bảng 5: Giá trị mức ồn tối đa cho phép Phương tiện giao thông đường bộ Mức ồn tối đa cho phép, dB(A) Xe đến 125 cm3 95 Xe trên 125 cm3 99 2.19.4. Mức tiêu thụ nhiên liệu trung bình của xe do nhà sản xuất công bố.\n2.20. Yêu cầu riêng đối với xe cho người khuyết tật 2.20.1. Yêu cầu riêng đối với xe cho người khuyết tật được thực hiện theo các mục từ 2.20.2. đến 2.20.10. dưới đây. Những yêu cầu không nêu tại các mục này được thực hiện theo các mục từ 2.1. đến 2.19. của Quy chuẩn này. 2.20.2. Nếu động cơ của xe là động cơ nhiệt thì dung tích làm việc không lớn hơn 125 cm3. Nếu động cơ dẫn động là động cơ điện thì công suất lớn nhất không lớn hơn 4 kW. 2.20.3. Các bánh xe phải đối xứng với nhau qua mặt phẳng trung tuyến dọc của xe. 2.20.4. Kích thước lớn nhất của xe không vượt quá giới hạn sau: Chiều dài: 2,5 m; chiều rộng: 1,2 m; chiều cao: 1,4 m (xem phụ lục 1 của Quy chuẩn này). 2.20.5. Khả năng leo dốc lớn nhất của xe không nhỏ hơn 12%. 2.20.6. Xe phải có ký hiệu xe dùng cho người khuyết tật ở vị trí thích hợp để có thể nhận biết dễ dàng. Quy cách ký hiệu theo Phụ lục 4 của Quy chuẩn này. 2.20.7. Cơ cấu điều khiển hoạt động của xe, cơ cấu điều khiển hệ thống phanh phải phù hợp với khả năng điều khiển của người khuyết tật điều khiển xe đó. 2.20.8. Hiệu quả phanh khi thử trên đường: 2.20.8.1. Xe được thử ở trạng thái không tải. 2.20.8.2. Đối với xe có dung tích động cơ nhỏ hơn 50 cm3 hoặc có vận tốc lớn nhất dưới 50 km/h, quãng đường phanh không được lớn hơn 4 m khi thử phanh ở vận tốc 20 km/h, trường hợp vận tốc lớn nhất nhỏ hơn 20 km/h thì thử ở vận tốc lớn nhất. 2.20.8.3. Đối với xe có dung tích động cơ từ 50 cm3 trở lên hoặc có vận tốc lớn nhất từ 50 km/h trở lên, quãng đường phanh không được lớn hơn 7,5 m khi thử phanh ở vận tốc 30 km/h, trường hợp vận tốc lớn nhất nhỏ hơn 30 km/h thì thử ở vận tốc lớn nhất. 2.20.8.4. Đối xe dẫn động là động cơ điện thì quãng đường phanh không được lớn hơn 4m khi thử phanh ở vận tốc 20 km/h, trường hợp vận tốc lớn nhất nhỏ hơn 20 km/h thì thử ở vận tốc lớn nhất. 2.20.8.5. Hệ thống phanh đỗ của xe phải có khả năng giữ xe ở trạng thái xe đầy tải trên dốc lên hoặc dốc xuống có độ dốc 12%. 2.20.9. Chỗ ngồi, giá để hành lý. 2.20.9.1. Xe có thể bố trí thêm chỗ ngồi cho một người đi cùng. 2.20.9.2. Giá để hành lý nếu có phải được thiết kế và lắp đặt chắc chắn. Khối lượng hành lý cho phép chở theo thiết kế không quá 20 kg (không bao gồm khối lượng nạng, xe lăn). 2.20.9.3. Xe có thể bố trí cơ cấu giữ nạng, xe lăn loại gập được. Cơ cấu này phải cố định được nạng, xe lăn một cách chắc chắn. 2.20.9.4. Xe không có thùng, khoang chở khách và/hoặc hàng hóa. 2.20.10. Dung lượng ắc quy đối với xe sử dụng động cơ điện phải bảo đảm cho xe chạy được một quãng đường liên tục không nhỏ hơn 40 km.", "NHỔ RĂNG SANG CHẤN TỐI THIỂU\nI. ĐẠI CƯƠNG:\n- Là kỹ thuật lấy bỏ răng hoặc chân răng mà vẫn bảo toàn sự nguyên vẹn của lợi, xương ổ răng giúp cho huyệt ổ răng lành nhanh, ít tiêu xương.\nII. CHỈ ĐỊNH:\n- Nhổ răng để cấy Implant tức thì.\n- Nhổ răng để cấy chuyển răng.\nIII. CHỐNG CHỈ ĐỊNH:\n- Tình trạng nhiễm trùng cấp tính trong khoang miệng.\n- Tình trạng toàn thân không cho phép.\nIV. CHUẨN BỊ:\n1. Cán bộ thực hiện quy trình kỹ thuật\n- Bác sĩ RHM.\n- Trợ thủ nha khoa.\n...", "Khoản 2. Các phương pháp hàn, cắt áp dụng trong hàn thiết bị áp lực", "PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ TẬT KHÚC XẠ BẰNG LASER EXCIMER\n...\nVII. TAI BIẾN VÀ XỬ LÝ\n1. Phẫu thuật Lasik\n- Đứt vạt giác mạc: giữ nguyên vạt tại dao, tiếp tục đốt laser. Sau đó dùng hai kẹp phẫu tích giác mạc đặt lại vạt (theo đường đánh dấu).\n- Dao không cắt hết vạt giác mạc: đặt lại vạt giác mạc, chờ 3 - 6 tháng phẫu thuật lại.\n- Lệch vạt giác mạc trong những ngày hậu phẫu: đặt lại vạt giác mạc đúng vị trí, sau đó đặt kính tiếp xúc mềm. Có thể băng ép trong ngày đầu.\n- Tế bào biểu mô phát triển giữa lớp cắt: nếu ảnh hưởng đến thị lực thì có thể dùng spatule lật vạt giác mạc, cạo sạch lớp biểu mô.\n..." ]
Yêu cầu đối với thang máy trong quá trình sử dụng phải tuân thủ quy định nào?
[ "3.4. Yêu cầu đối với thang máy trong quá trình sử dụng\n3.4.1 Tổ chức, cá nhân quản lý thang máy phải lưu giữ các hồ sơ, tài liệu sau đây:\n- Các hồ sơ, tài liệu kỹ thuật của thang máy quy định tại mục 3.1.1 quy chuẩn này;\n- Giấy chứng nhận hợp quy của thang máy;\n- Các hồ sơ, biên bản nghiệm thu liên quan đến kết cấu xây dựng của thang máy đáp ứng các yêu cầu của quy chuẩn này;\n- Giấy chứng nhận kết quả kiểm định còn hiệu lực kèm theo Biên bản kiểm định kỹ thuật an toàn lao động;\n- Các biên bản bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa hoặc hồ sơ liên quan đến việc sửa chữa, thay thế các bộ phận/thiết bị liên quan đến thang máy (nếu có).\n3.4.2 Trong trường hợp thang máy không có đầy đủ các hồ sơ, tài liệu kỹ thuật của thang máy quy định tại mục 3.1.1 quy chuẩn này, tổ chức, cá nhân quản lý thang máy phải có trách nhiệm lập lại những hồ sơ, tài liệu còn thiếu. Việc lập lại hồ sơ, tài liệu kỹ thuật của thang máy phải do tổ chức chứng nhận được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ định hoặc thừa nhận thực hiện.\n3.4.3 Trong quá trình sử dụng thang máy, nếu phát hiện thang máy có khả năng gây nguy hiểm cho người sử dụng hoặc mất điện hoặc đang kiểm tra, sửa chữa, bảo ,dưỡng, bảo trì phải treo biển thông báo tạm ngừng hoạt động ở các tầng dừng và cắt cầu dao điện cấp nguồn cho thang máy.\n3.4.4 Tổ chức, cá nhân quản lý thang máy được lắp đặt tại các căn hộ chung cư, các tòa nhà văn phòng, tòa nhà trung tâm thương mại, bệnh viện, khách sạn, nhà máy sản xuất, khu vực công cộng (như sân bay, nhà ga...) phải phân công tối thiểu 01 người chịu trách nhiệm vận hành thang máy, người này phải được huấn luyện về an toàn vận hành thang máy và phương án xử lý các tình huống sự cố liên quan đến thang máy.\n3.4.5 Tổ chức, cá nhân quản lý thang máy phải đưa ra các biện pháp cụ thể để ngăn cản có hiệu quả những người không có trách nhiệm tự ý vào các vị trí sau:\n- Buồng máy.\n- Hố thang.\n- Thao tác trên nóc cabin.\n- Dùng chìa khóa mở các cửa tầng, cửa thông, cửa quan sát, cửa buồng máy. Chìa khóa các vị trí nói trên phải do người chịu trách nhiệm vận hành thang máy giữ, chìa thứ hai được bàn giao luân phiên cho người trực vận hành (nếu có).\n- Tủ cầu dao cấp điện, hộp cầu chì." ]
[ "Khoản 3.4. Điều kiện đảm bảo an toàn đối với thang cuốn hoặc băng tải chở người lưu thông trên thị trường Thang cuốn hoặc băng tải chở người lưu thông trên thị trường, người bán hàng phải thực hiện các yêu cầu sau: 3.4.1. Tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng trong quá trình bảo quản, lưu thông thang cuốn hoặc băng tải chở người. 3.4.2. Chịu sự kiểm tra chất lượng theo những nội dung, trình tự, thủ tục quy định và bị xử lý nếu có vi phạm theo luật định.", "Điều 2. Tổ chức thực hiện Điều 2. Quy định về kỹ thuật Điều 2.1. Quy định đối với giếng thang, buồng máy và buồng puli Điều 2.2. Quy định đối với cửa tầng và cửa cabin Điều 2.3. Quy định đối với cabin, đối trọng và khối lượng cân bằng Điều 2.4. Quy định đối với kết cấu treo, kết cấu bù và phương tiện bảo vệ có liên quan Điều 2.5. Biện pháp phòng ngừa cabin rơi tự do, vượt tốc Điều 2.6. Quy định đối với ray dẫn hướng Điều 2.7. Quy định đối với bộ giảm chấn Điều 2.8. Quy định đối với máy dẫn động và các thiết bị kết hợp Điều 2.9. Quy định đối với các thiết bị điện Điều 2.10. Quy định đối với bộ điều khiển - Công tắc cực hạn Điều 2.11. Quy định về công tác cứu hộ\n1. Các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, phân phối, lắp đặt, sử dụng, sửa chữa, bảo dưỡng và bảo trì thang máy có trách nhiệm thực hiện theo các quy định tại Quy chuẩn ban hành kèm theo Thông tư này.\n2. Các tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn, tổ chức chứng nhận hợp quy đối với thang máy có trách nhiệm thực hiện theo các quy định tại Quy chuẩn ban hành kèm theo Thông tư này.\n3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này .\n2.1.1 Quy định chung 2.1.1.1 Tất cả các thiết bị của thang máy phải nằm trong giếng thang hoặc trong buồng máy hoặc buồng puli. 2.1.1.2 Giếng thang, buồng máy và buồng puli không được sử dụng cho mục đích khác ngoài thang máy. Không được chứa các ống dẫn, cáp hoặc các thiết bị khác không phải cho thang máy trong những không gian này. Tuy nhiên trong giếng thang, buồng máy và buồng puli có thể chứa: 2.1.1.3 Đối với giếng thang được bao che một phần, giếng thang phải được tính là khoảng không gian: 2.1.1.3.1 Bên trong phần bao che nếu có sự hiện diện của vách bao che; 2.1.1.3.2 Nằm trong khoảng cách 1,50 m theo phương nằm ngang tính từ vị trí các bộ phận chuyển động của thang máy nếu không có các vách bao che. 2.1.1.4 Giếng thang, buồng máy và buồng puli không được sử dụng để cung cấp đường thông gió cho các phòng không thuộc hệ thống thang máy. Việc thông gió phải được thực hiện sao cho các thiết bị và động cơ, cũng như các dây cáp điện được bảo vệ khỏi bụi, hơi khói có hại và ẩm ướt. 2.1.1.5 Giếng thang phải được trang bị hệ thống chiếu sáng bằng điện lắp đặt cố định, với cường độ chiếu sáng: 2.1.1.5.1 Tối thiểu là 50 lux, 1,0 m phía trên nóc cabin theo phương chiếu thẳng đứng; 2.1.1.5.2 Tối thiểu là 50 lux, 1,0 m phía trên sàn hố thang ở bất kỳ vị trí nào mà một người có thể đứng, làm việc và/hoặc di chuyển giữa các khu vực làm việc; 2.1.1.5.3 Tối thiểu là 20 lux ngoài khu vực được xác định ở trên, trừ các vùng bị che bởi cabin và các bộ phận khác. 2.1.1.5.4 Buồng máy và buồng puli phải được trang bị hệ thống chiếu sáng bằng điện lắp đặt cố định, với cường độ chiếu sáng Tối thiểu là 200 lux ở mặt sàn nơi cần làm việc và 50 lux ở mặt sàn để di chuyển giữa các khu vực làm việc. 2.1.1.6 Trong hố thang phải có: 2.1.1.6.1 Các thiết bị dừng thang có thể nhìn thấy và tiếp cận được khi mở cửa vào hố thang, và từ sàn hố thang; 2.1.1.6.2 Một ổ cắm; 2.1.1.6.3 Thiết bị để điều khiển đèn. 2.1.1.7 Trong buồng máy và buồng puli phải có: 2.1.1.7.1 Thiết bị dùng để điều khiển chiếu sáng cho các không gian và khu vực ra vào buồng máy/buồng puli; 2.1.1.7.2 Ít nhất một ổ cắm; 2.1.1.7.3 Ít nhất một thiết bị để dừng khẩn cấp thang. 2.1.1.8 Đối với hệ thống thoát hiểm, nếu không có phương tiện cứu hộ nào được trang bị cho (những) người bị kẹt trong giếng thang thì bố trí thiết bị để kích hoạt báo động cho các hệ thống báo động, phải được lắp đặt ở những nơi xuất hiện rủi ro bị mắc kẹt và có thể được vận hành từ (các) không gian lánh nạn. 2.1.1.9 Phải trang bị một hoặc nhiều móc treo với ký hiệu mức tải làm việc an toàn thích hợp trong buồng máy và đỉnh giếng thang để thuận tiện trong quá trình nâng các cơ cấu, thiết bị nặng phục vụ công tác lắp đặt, sửa chữa và bảo trì thang máy. 2.1.1.10 Kết cấu của giếng thang, buồng máy và buồng puli phải tuân theo quy định về xây dựng và phải chịu được tải trọng tối thiểu gây ra do tác động của máy dẫn động, các ray dẫn hướng tại thời điểm bộ hãm an toàn hoạt động, trong trường hợp tải trọng cabin lệch tâm do tác động của bộ giảm chấn hoặc do tác động của các thiết bị chống nẩy ngược hoặc do quá trình chất và dỡ tải cabin... 2.1.1.11 Vách của giếng thang phải có độ bền cơ học sao cho khi một lực có độ lớn 1000 N được phân bố đều trên một diện tích 0,30 m x 0,30 m theo hình tròn hoặc vuông và tác động vuông góc ở bất kỳ điểm nào trên tất cả các mặt thì vách này không bị: 2.1.1.11.1 Biến dạng dư lớn hơn 1 mm; 2.1.1.11.2 Biến dạng đàn hồi lớn hơn 15 mm. 2.1.1.12 Sàn của hố thang phải có khả năng chịu tải trọng do thanh ray dẫn hướng truyền xuống (ngoại trừ những thanh ray được treo), bao gồm lực tác động do sức nặng của các ray dẫn hướng cộng thêm phần tải của các bộ phận gia cố hay kết nối các thanh ray và/hoặc bất kỳ lực tác động (N) xuất hiện trong quá trình dừng khẩn cấp, cộng với phản lực khi bộ hãm an toàn hoạt động và bất kỳ lực đẩy xuyên nào do các miếng kẹp ray dẫn hướng tạo ra. 2.1.1.13 Sàn của hố thang phải có khả năng chịu tải trọng từ bộ giảm chấn cabin, bằng bốn lần mức tải tĩnh tạo ra bởi khối lượng cabin đầy tải. 2.1.1.14 Sàn của hố thang phải có khả năng chịu tải trọng từ bộ giảm chấn đối trọng, bằng bốn lần mức tải tĩnh tạo ra bởi khối lượng đối trọng, được phân bố đều giữa các bộ giảm chấn cho đối trọng. 2.1.1.15 Đối với thang máy thủy lực thì sàn của hố thang phải có khả năng chịu được tải trọng từ các xi lanh truyền xuống. 2.1.1.16 Bề mặt vách, sàn và trần của giếng thang, buồng máy và buồng puli phải được làm từ vật liệu đủ bền và hạn chế tạo ra bụi (ví dụ: do bụi sinh ra từ bê tông, gạch hay bụi do môi trường gây ra). Mặt sàn nơi làm việc hoặc dùng để di chuyển giữa các khu vực làm việc phải được làm từ vật liệu không trơn trượt. Sàn của khu làm việc phải tương đối phẳng, trừ vị trí lắp các bộ giảm chấn, đế ray dẫn hướng và thiết bị thoát nước. Sau khi lắp đặt xong bộ phận cố định ray dẫn hướng, bộ giảm chấn hay bất kỳ hệ thống đường dây điện nào thì hố thang phải có khả năng chống nước thấm vào. Đối với các thang thủy lực thì không gian chứa bộ nguồn và hố thang phải được thiết kế sao cho không bị thấm nước, khi đó tất cả các chất lỏng chứa trong hệ thống thủy lực đặt trong khu vực này vẫn được giữ lại nếu có bị rò rỉ hay bị tràn. 2.1.2 Quy định đối với lối vào giếng thang, buồng máy và buồng puli 2.1.2.1 Giếng thang, buồng máy và buồng puli và các khu vực làm việc liên quan phải có lối vào. 2.1.2.2 Lối vào tại các cửa hoặc cửa sập dùng để vào giếng thang hay vào buồng máy và buồng puli phải được chiếu sáng bằng đèn điện được lắp cố định với cường độ chiếu sáng tối thiểu là 50 lux. 2.1.2.3 Để xuống hố thang phải trang bị một cửa ra vào hoặc một thang leo lắp bên trong giếng thang có thể dễ dàng tiếp cận từ cửa tầng. Các cửa ra vào hoặc thang leo cần phải được trang bị thêm thiết bị an toàn điện nhằm ngăn ngừa hoạt động không mong muốn ảnh hưởng đến người di chuyển trong khi sử dụng thang leo hoặc ảnh hưởng đến độ an toàn của thang máy. Đối với thang leo, nếu được để trên sàn hố thang thì tất cả các không gian lánh nạn phải được đảm bảo duy trì khi thang leo ở vị trí cất giữ. 2.1.2.4 Phải trang bị lối vào an toàn để tiếp cận buồng máy và buồng puli. Tốt nhất là sử dụng cầu thang. Nếu không thể lắp đặt cầu thang thì có thể sử dụng thang leo đáp ứng các yêu cầu sau: 2.1.2.4.1 Lối vào buồng máy và buồng puli không được ở vị trí cao hơn 4 m so với mặt sàn có thể tiếp cận bằng cầu thang. Đối với lối vào cao hơn 3 m tiếp cận bằng thang leo thì phải trang bị thiết bị chống rơi ngã; 2.1.2.4.2 Thang leo được cố định ở lối vào hoặc ít nhất cũng được buộc bằng cáp hoặc xích sao cho chúng không thể bị xê dịch; 2.1.2.4.3 Thang leo cao hơn 1,50 m khi được đặt vào vị trí để vào ra thì phải tạo thành một góc nghiêng từ 65o đến 75o theo phương ngang và không được có nguy cơ bị trượt hay lật; 2.1.2.4.4 Độ rộng thông thủy của thang leo không được nhỏ hơn 0,35 m, chiều sâu các bậc thang không được nhỏ hơn 25 mm và trong trường hợp là thang leo thẳng đứng thì khoảng cách giữa các bậc thang và vách tường phía sau thang leo không được nhỏ hơn 0,15 m. Các bậc thang phải được thiết kế để chịu được mức tải tối thiểu là 1500 N; 2.1.2.4.5 Kế cận đầu phía trên cùng của thang leo phải có ít nhất một tay nắm có thể dễ dàng với tới; 2.1.2.5.6 Xung quanh thang leo, trong phạm vi khoảng cách 1,50 m theo phương ngang, phải ngăn ngừa nguy cơ bị rơi ngã từ độ cao cao hơn chiều cao thang leo. 2.1.3 Quy định đối với cửa ra vào và cửa cứu hộ - Cửa sập ra vào - Cửa dành cho kiểm tra 2.1.3.1 Khi khoảng cách giữa hai ngưỡng cửa tầng liên tiếp vượt quá 11 m nên bố trí thêm các cửa cứu hộ ở giữa, hoặc các cửa cứu hộ lắp cho mỗi cabin nằm kế nhau. 2.1.3.2 Các cửa ra vào, cửa cứu hộ, cửa sập ra vào, và cửa dành cho kiểm tra phải có những kích thước như sau: 2.1.3.2.1 Các cửa ra vào buồng máy và cửa ra vào giếng thang phải có chiều cao tối thiểu 2,0 m và chiều rộng tối thiểu 0,6 m; 2.1.3.2.2 Các cửa ra vào buồng puli phải có chiều cao tối thiểu 1,4 m và chiều rộng tối thiểu 0,6 m; 2.1.3.2.3 Các cửa sập dành cho người ra vào buồng máy và buồng puli phải được cân bằng và tạo ra lối đi thông thoáng với kích thước ít nhất là 0,80 m x 0,80 m; 2.1.3.2.4 Các cửa cứu hộ phải có chiều cao tối thiểu 1,80 m và chiều rộng tối thiểu 0,5 m; 2.1.3.2.5 Các cửa dành cho kiểm tra phải có chiều cao tối đa 0,50 m và chiều rộng tối đa 0,50 m và kích cỡ phải đủ để có thể từ bên ngoài làm việc thông qua cánh cửa này. 2.1.3.3 Các cửa ra vào, cửa cứu hộ và cửa dành cho kiểm tra phải: 2.1.3.3.1 Không mở vào bên trong giếng thang, buồng máy hoặc buồng puli; 2.1.3.3.2 Khóa lại một lần nữa mà không cần dùng chìa; 2.1.3.3.3 Có thể được mở ra từ bên trong giếng thang, buồng máy hay buồng puli mà không cần dùng chìa khóa, ngay cả khi đã bị khóa; 2.1.3.3.4 Được trang bị một thiết bị an toàn điện để kiểm tra trạng thái đóng; Không yêu cầu trang bị thiết bị an toàn điện trong cho (các) cửa ra vào buồng máy và buồng puli, và cho (các) cửa ra vào hố thang nếu cửa hố thang không dẫn đến khu vực nguy hiểm. 2.1.3.3.5 Được bịt kín, đáp ứng các yêu cầu tương tự về độ bền cơ học như cửa tầng, và tuân theo các quy định phù hợp với vấn đề chống cháy của tòa nhà; 2.1.3.3.6 Có độ bền cơ học sao cho khi có một lực có độ lớn 1000 N phân bố đều trên diện tích 0,30 m x 0,30 m theo hình tròn hoặc vuông tác động vuông góc lên bất kỳ điểm nào bên ngoài giếng thang, thì chúng có thể chịu được mà không bị biến dạng đàn hồi lớn hơn 15 mm. 2.1.3.3.7 Các cửa sập ra vào, khi được đóng lại, phải có thể chịu được một lực 2000 N trên một khu vực rộng 0,20 m x 0,20 m ở bất kỳ điểm nào. Các cửa sập không được mở ra xuống phía dưới. Bản lề, nếu có, phải là loại không thể bị bung ra. Các cửa sập chỉ dùng để đưa vật liệu ra vào chỉ có thể được khóa từ bên trong. 2.1.3.4 Bên ngoài cửa ra vào hoặc cửa sập (ngoại trừ các cửa tầng và cửa của bảng điều khiển dành cho kiểm tra và hoạt động khẩn cấp) dẫn vào buồng máy và buồng puli, phải có một biển thông báo gắn cố định mang tối thiểu nội dung sau: “Thiết bị thang máy - Nguy hiểm - Không phận sự miễn vào”. Trong trường hợp cửa sập, phải gắn một biển thông báo cố định và dễ nhìn thấy cho người sử dụng cửa sập biết: “Đề phòng rơi ngã - Đóng cửa sập lại”. 2.1.3.5 Bên ngoài giếng thang, cạnh cửa ra vào và cửa thoát hiểm (nếu có), phải có một biển thông báo thể hiện nội dung: “Giếng thang - Nguy hiểm - Không phận sự cấm vào”. 2.1.4 Quy định đối với giếng thang 2.1.4.1. Giếng thang có thể chứa một hoặc nhiều cabin. 2.1.4.2 Đối trọng hoặc khối lượng cân bằng của thang máy phải nằm cùng giếng thang với cabin. 2.1.4.3 Xi lanh thủy lực của thang máy phải nằm cùng giếng thang với cabin. Chúng có thể nằm âm thêm xuống đất hoặc mở rộng qua các không gian khác. 2.1.4.4 Một thang máy phải được tách biệt với không gian xung quanh bằng: 2.1.4.4.1 Các vách tường, sàn và trần; 2.1.4.4.2 Hoặc phải có đủ không gian. 2.1.4.5 Đối với giếng thang bao che hoàn toàn phải được bao che hoàn toàn bằng cách vách, sàn, trần và cửa kín. Chỉ cho phép trổ các lỗ trống sau: 2.1.4.5.1 Lỗ trống dành cho các cửa tầng; 2.1.4.5.2 Lỗ trống dành cho cửa ra vào và thoát hiểm cho giếng thang và cửa dành cho kiểm tra; 2.1.4.5.3 Lỗ thoát khí và khói trong trường hợp hỏa hoạn; 2.1.4.5.4 Lỗ thông gió; 2.1.4.5.5 Các lỗ trống cần thiết cho các chức năng của thang máy nằm giữa giếng thang và buồng máy hoặc buồng puli. 2.1.4.5.6 Bất kỳ điểm nhô ra theo phương ngang nào trên vách hướng vào trong giếng thang hoặc dầm ngang có độ rộng hơn 0,15 m, bao gồm các dầm ngăn, phải được bảo vệ để khỏi va vào những người đứng bên trong, trừ khi đã được ngăn ngừa bằng lan can trên nóc cabin. 2.1.4.6 Đối với giếng thang bao che một phần Trong trường hợp giếng thang được yêu cầu chỉ bao che một phần, ví dụ: thang máy quan sát kết nối với khu triển lãm, không gian sân trước, tòa nhà quan sát...thì phải áp dụng các yêu cầu sau: 2.1.4.6.1 Chiều cao phần bao che tại những vị trí có thể dễ dàng tiếp cận phải đủ để tránh nguy hiểm từ những bộ phận chuyển động của thang máy và làm ảnh hưởng đến hoạt động an toàn của thang máy thông qua việc chạm vào các bộ phận của thang máy trong giếng thang một cách trực tiếp hay qua các đồ vật cầm tay; 2.1.4.6.2 Chiều cao của vách che phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Tối thiểu 3,50 m ở phía cửa tầng; - Tối thiểu 2,50 m ở các phía khác và ở khoảng cách tối thiểu 0,50 m theo phương ngang đến các bộ phận chuyển động của thang máy. Nếu khoảng cách đến các bộ phận chuyển động vượt quá 0,50 m thì giá trị 2,50 m có thể được giảm từ từ xuống còn độ cao tối thiểu 1,10 m với khoảng cách 2,0 m. 2.1.4.6.3 Phần bao che phải kín; 2.1.4.6.4 Phần bao che phải nằm cách các mép của sàn, cầu thang hoặc bệ không quá 0,15 m; 2.1.4.6.5 Phải có các biện pháp để ngăn các thiết bị khác làm ảnh hưởng đến hoạt động của thang máy; 2.1.4.6.6 Phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa đặc biệt cho thang máy tiếp xúc trực tiếp với môi trường. 2.1.4.7 Khoảng cách theo phương ngang giữa bề mặt bên trong của vách giếng thang và ngưỡng cửa, khung cửa cabin hoặc mép ngoài cửa lùa không được vượt quá 0,15 m. Khoảng cách trên có thể được phép lên đến 0,20 m trên một độ cao không quá 0,50 m hoặc có thể được phép lên đến 0,20 m trên suốt hành trình của thang chở hàng kèm người trong đó cửa tầng mở lùa đứng hoặc không bị giới hạn nếu cabin được trang bị cửa khóa cơ khí. 2.1.4.8 Vách của giếng thang ở bên dưới mỗi ngưỡng cửa tầng phải đáp ứng các yêu cầu sau: 2.1.4.8.1 Phải tạo thành một bề mặt theo phương thẳng đứng nối trực tiếp đến ngưỡng cửa tầng, ngưỡng cửa tầng này có chiều cao ít nhất bằng phân nửa vùng mở khóa cộng với 50 mm và chiều rộng ít nhất bằng chiều rộng thông thủy cửa cabin cộng thêm 25 mm cho mỗi bên; 2.1.4.8.2 Bề mặt này phải liên tục và được tạo thành từ các chi tiết nhẵn và cứng, chẳng hạn các tấm kim loại, và có khả năng chịu một lực 300 N tác động thẳng góc lên điểm bất kỳ điểm nào trên vách, phân bố đều trên diện tích hình tròn hoặc vuông rộng 5 cm2, sao cho không bị biến dạng dư hoặc biến dạng đàn hồi hơn 15 mm; 2.1.4.8.3 Bất kỳ vị trí nào nhô ra cũng không được quá 5 mm. Những vị trí nhô ra hơn 2 mm thì phải vạt thành góc ít nhất 75o theo phương ngang. 2.1.4.9 Nếu bên dưới giếng thang tồn tại các khoảng không gian có thể tiếp cận được thì đáy hố thang phải được thiết kế để chịu được tải trọng tác động có độ lớn ít nhất 5000 N/m2, và đối trọng hay khối lượng cân bằng phải được trang bị bộ hãm an toàn. 2.1.4.10 Khi cabin ở vị trí cao nhất thì trên nóc cabin phải có được ít nhất một khu vực trống để tạo thành một không gian lánh nạn đủ để cho người phục vụ cho công tác kiểm tra và bảo trì, có thể lựa chọn từ Bảng 1. Nếu cần hơn một người trên nóc cabin để thực hiện việc kiểm tra và bảo trì thì phải có thêm không gian lánh nạn cho mỗi người tăng thêm. Trong trường hợp có nhiều hơn một không gian lánh nạn thì chúng phải cùng loại và không được chồng lấn lên nhau. Trên nóc cabin phải có một ký hiệu có thể đọc được khi đứng từ bên ngoài tầng nơi dùng để vào nóc cabin. Ký hiệu này phải thể hiện rõ số người được phép và loại tư thế (Bảng 1) áp dụng cho (các) không gian lánh nạn. Nếu có một đối trọng được sử dụng thì phải có một ký hiệu được đặt ở vị trí thích hợp thể hiện khoảng trống tối đa được phép giữa đối trọng và bộ giảm chấn cho đối trọng khi cabin ở tầng cao nhất, nhằm duy trì kích thước đỉnh giếng thang. Bảng 1- Kích thước các không gian lánh nạn trên đỉnh giếng thang Loại Tư thế Biểu tượng Kích thước theo phương ngang của các không gian lánh nạn (m x m) Chiều cao của các không gian lánh nạn (m) 1 Đứng thẳng 0,40 x 0,50 2,00 2 Gập người 0,50 x 0,70 1,00 Ký hiệu trên các biểu tượng (1) Màu đen (2) Màu vàng (3) Màu đen 2.1.4.11 Khi cabin ở vị trí thấp nhất thì dưới hố thang phải có được ít nhất một khu vực trống để tạo thành một không gian lánh nạn, có thể lựa chọn từ Bảng 2. Nếu cần hơn một người để thực hiện việc kiểm tra và bảo trì thì phải có thêm không gian lánh nạn cho mỗi người tăng thêm. Trong trường hợp có nhiều hơn một không gian lánh nạn thì chúng phải cùng loại và không được chồng lên nhau. Dưới hố thang phải có một ký hiệu có thể đọc được khi đứng ở (các) lối vào. Ký hiệu này phải thể hiện rõ số người được phép và loại tư thế (Bảng 2) áp dụng cho (các) không gian lánh nạn. Bảng 2- Kích thước không gian lánh nạn dưới hố thang Loại Tư thế Biểu tượng Kích thước theo phương ngang của các không gian lánh nạn (m x m) Chiều cao của các không gian lánh nạn (m) Đứng thẳng 0,40 x 0,50 2,00 2 Gập người 0,50 x 0,70 1,00 3 Nằm 0,70 x 1,00 0,50 Ký hiệu trên các biểu tượng (1) Màu đen (2) Màu vàng (3) Màu đen 2.1.4.12 Nếu cần hơn một người trên nóc cabin khi cabin ở vị trí cao nhất hoặc bên dưới hố thang khi cabin ở vị trí thấm nhất, để thực hiện việc kiểm tra và bảo trì thì phải có thêm không gian lánh nạn cho mỗi người tăng thêm. Trong trường hợp có nhiều hơn một không gian lánh nạn thì chúng phải cùng loại và không được chồng lên nhau. 2.1.5 Quy định đối với buồng máy và buồng Puli 2.1.5.1 Các không gian và khu vực làm việc gắn liền với công việc bảo trì, kiểm tra và các hoạt động cứu hộ phải được bảo vệ một cách phù hợp khỏi những ảnh hưởng của môi trường. 2.1.5.2 Phải trang bị các bảng thông báo để dễ dàng nhận biết các công tắc nguồn và công tắc đèn. 2.1.5.3 Nếu sau khi ngắt công tắc nguồn, mà vẫn còn một số bộ phận mang điện (do kết nối liên thông giữa các thang máy, đèn...) thì phải có các bảng thông báo chỉ rõ điều này. 2.1.5.4 Trong buồng máy, tủ máy hay ở các bảng điều khiển dành cho hoạt động khẩn cấp và thử nghiệm, phải có các hướng dẫn chi tiết để thực hiện theo trong trường hợp thang máy bị hỏng, đặc biệt là các hướng dẫn liên quan đến việc sử dụng thiết bị cho hoạt động cứu hộ và chìa khóa mở cửa tầng. 2.1.5.5 Puli máy dẫn động có thể được lắp trong giếng thang, miễn là các hoạt động kiểm tra, thử nghiệm và bảo trì có thể được tiến hành từ buồng máy hoặc các lỗ hở giữa buồng máy và giếng thang phải càng nhỏ càng tốt. 2.1.5.6 Kích thước buồng máy phải đủ rộng để làm việc trên thiết bị một cách dễ dàng và an toàn. 2.1.5.7 Kích thước các lỗ trên các tấm bệ và mặt sàn buồng máy phải được giảm đến mức tối thiểu cho mục đích sử dụng của chúng. Với mục đích ngăn ngừa nguy cơ đồ vật rơi từ các lỗ hở nằm bên trên giếng thang, bao gồm các lỗ hở đi dây cáp, phải sử dụng ống bọc nhô lên khỏi tấm bệ hoặc mặt sàn hoàn chỉnh một độ cao ít nhất là 50 mm. 2.1.5.8 Trong trường hợp giếng thang được bao che một phần ở mặt ngoài tòa nhà thì hệ thống máy phải được bảo vệ khỏi những tác động của môi trường. 2.1.5.9 Phải gắn (các) hướng dẫn vận hành rõ ràng ở (các) vị trí thích hợp trong giếng thang. 2.1.5.10 Kích thước các khu vực làm việc bên trong giếng thang tại vị trí đặt máy phải đủ rộng để cho phép thực hiện công việc một cách dễ dàng và an toàn trên thiết bị. 2.1.5.11 Nếu cửa dành cho kiểm tra nằm trên vách cabin, chúng phải không được mở hướng ra ngoài cabin, chúng phải được trang bị một ổ khóa khóa bằng chìa, có thể được đóng lại hoặc khóa lại mà không cần chìa khóa hoặc chúng phải được trang bị một thiết bị an toàn điện để kiểm tra trạng thái khóa. 2.1.5.12 Nếu cần thiết phải vận hành cabin từ bên trong khi cửa dành cho kiểm tra đang mở thì bộ điều khiển kiểm tra này chỉ có thể được tiếp cận bởi những người có trách nhiệm, ví dụ đặt nó phía sau cửa dành cho kiểm tra và được lắp đặt sao cho không thể dùng bộ điều khiển này để vận hành cabin khi đứng trên nóc cabin. 2.1.5.13 Các thiết bị cần thiết cho hoạt động khẩn cấp và cho thử nghiệm động phải được lắp đặt sao cho chúng có thể được tiến hành từ bên ngoài giếng thang. 2.1.5.14 Nếu máy được bảo trì hoặc được kiểm tra từ một sàn thao tác thì sàn thao tác này phải được lắp cố định và có thể thu vào nếu nó nằm trên đường di chuyển của cabin hoặc đối trọng /khối lượng cân bằng. 2.1.5.15 Sàn thao tác phải chịu được trọng lượng của hai người ở bất kỳ vị trí nào trên sàn, trong đó mỗi người tương đương với tải trọng 1000 N trên một diện tích 0,20 m x 0,20 m, mà không bị biến dạng dư. Nếu sàn được sử dụng để làm việc với thiết bị nặng thì phải xem xét kích thước tương ứng và bệ phải có độ bền cơ học đủ để chịu tải và lực tác động lên nó. Mức tải tối đa được phép phải được ghi rõ trên sàn thao tác. Ngoài ra, sàn thao tác phải được trang bị một lan can và phương tiện để đảm bảo rằng: 2.1.5.15.1 Bậc giữa sàn thao tác và sàn lối ra vào không vượt quá 0,50 m; 2.1.5.15.2 Không thể đưa lọt một quả cầu đường kính 0,15 m qua bất kỳ khe hở nào giữa sàn và ngưỡng cửa ra vào. 2.1.5.16 Khi máy, thiết bị nằm bên trong giếng thang và công việc bảo trì/kiểm tra sẽ được tiến hành từ bên ngoài giếng thang thì phải có các khu vực làm việc ở bên ngoài giếng thang. Việc tiếp cận thiết bị này chỉ có thể thông qua cửa dành cho kiểm tra. 2.1.5.17 Buồng đặt máy bao gồm các vách, sàn, trần và cửa kín. Chỉ cho phép các lỗ hở là: 2.1.5.17.1 Lỗ thông gió; 2.1.5.17.2 Các lỗ hở cần thiết cho các chức năng của thang máy nằm giữa giếng thang và phòng máy; 2.1.5.17.3 Lỗ thoát khí và khói trong trường hợp có hỏa hoạn. 2.1.5.18 (Các) cửa buồng đặt máy phải có kích thước đủ rộng để thực hiện công việc yêu cầu qua cửa mở, không được mở vào bên trong buồng máy và phải được trang bị ổ khóa khóa bằng chìa, có thể được tự đóng và khoá lại mà không cần chìa. 2.1.5.19 Kích thước các lỗ trên các tấm bệ và mặt sàn buồng puli phải được giảm đến mức tối thiểu cho mục đích sử dụng của chúng.\na) Thiết bị để điều hòa không khí hoặc sưởi ấm cho các không gian này, không bao gồm lò sưởi hơi nước và hệ thống sưởi bằng nước áp suất cao. Nhưng bất kỳ thiết bị điều khiển hay điều chỉnh nào cho thiết bị sưởi phải được đặt ngoài giếng thang.\nb) Thiết bị báo cháy hoặc chữa cháy, với nhiệt độ hoạt động cao (ví dụ trên 80oC), thích hợp cho các thiết bị điện và được bảo vệ phù hợp khỏi các tác động ngẫu nhiên.\n2.2.1 Các lỗ tường trong giếng thang tạo thành lối ra vào bình thường đến cabin phải được lắp cửa tầng và lối vào cabin phải thông qua cửa cabin. 2.2.2 Các cửa phải kín. 2.2.3 Các cửa tầng và cửa ca bin khi đóng lại phải được đóng hoàn toàn lối vào tầng và lối vào cabin, trừ những khoảng hở cần thiết. 2.2.4 Trong trường hợp cabin dùng cửa bản lề, cửa này phải có chốt chặn để tránh bị mở ra phía ngoài cabin. 2.2.5 Chiều cao thông thủy tối thiểu cho cửa tầng và cửa cabin là 2 m. 2.2.6 Chiều rộng thông thủy của cửa tầng không được lớn hơn 50 mm cho cả hai bên so với chiều rộng thông thủy của cửa cabin. 2.2.7 Mỗi lối vào cửa tầng và cabin phải được lắp một ngưỡng cửa đủ độ bền để chịu các tải trọng truyền qua khi chất tải vào cabin. Phía trước ngưỡng cửa tầng phải được làm mặt vát dốc ra ngoài để tránh nước từ quá trình lau rửa hay thiết bị phun nước chảy vào trong cabin. 2.2.8 Cửa tầng và cửa cabin phải được thiết kế để trong quá trình vận hành bình thường tránh không bị lệch khỏi dẫn hướng, bị kẹt về cơ khí, hoặc dịch chuyển ra ngoài. Đối với cửa lùa ngang phải được dẫn hướng cả bên trên và phía dưới, với cửa lùa đứng phải được dẫn hướng theo cả hai bên. 2.2.9 Kết cấu treo cửa lùa đứng phải đáp ứng các yêu cầu sau: 2.2.9.1 Các cánh cửa của cửa lùa đứng và cửa cabin phải được cố định vào hai bộ phận treo độc lập; 2.2.9.2 Cáp treo, xích và dây đai phải được thiết kế với hệ số an toàn ít nhất là 8; 2.2.9.3 Đường kính danh nghĩa của puli treo cáp phải không nhỏ hơn 25 lần đường kính cáp; 2.2.9.4 Cáp hoặc xích treo phải được bảo vệ khỏi nguy cơ bị trượt khỏi rãnh puli hoặc trật khớp khỏi đĩa xích. 2.2.10 Khoảng cách theo chiều ngang giữa ngưỡng cửa cabin và ngưỡng cửa tầng không được vượt quá 35 mm. 2.2.11 Khoảng cách theo chiều ngang hướng vào giếng thang giữa các mép ngoài cùng của cửa cabin và cửa tầng trong quá trình vận hành bình thường không được vượt quá 0,12 m. Nếu có thêm cửa của tòa nhà được lắp vào phía trước cửa tầng thì phải đề phòng trường hợp có người bị kẹt trong khoảng không gian giữa hai cửa này 2.2.12 Trong trường hợp có sự kết hợp giữa một cửa tầng dạng bản lề và một cửa cabin dạng xếp hoặc giữa một cửa tầng dạng bản lề và một cửa cabin lùa ngang hay giữa các cửa tầng và cửa cabin lùa ngang, những cửa này không nối với nhau về mặt cơ khí thì khoảng cách giữa hai cửa khi đóng phải sao cho không thể đưa lọt quả cầu có đường kính 0,15 m vào bất kỳ khe hở nào giữa hai cửa. 2.2.13 Các bộ phận của cửa tầng và cửa cabin phải được làm từ vật liệu có thể duy trì được độ bền trong suốt thời gian sử dụng dưới các điều kiện môi trường và phải tuân theo các quy định hiện hành liên quan đến vấn đề phòng cháy của tòa nhà. 2.2.14 Quy định về độ bền cơ học đối với cửa tầng và cửa cabin 2.2.14.1 Các cửa tầng hoàn chỉnh, cùng với khóa cửa, và cửa cabin phải đạt độ bền cơ học sao cho khi cửa tầng ở vị trí khóa và cửa cabin ở vị trí đóng thì: 2.2.14.1.1 Khi một lực tĩnh 300 N, phân bố đều trên diện tích tròn hay vuông rộng 5 cm2, tác động thẳng góc lên bất kỳ điểm nào trên tấm cửa/khung cửa ở cả hai mặt, thì chúng có thể chịu được mà không bị biến dạng dư lớn hơn 1 mm và biến dạng đàn hồi lớn hơn 15 mm; Sau những thử nghiệm như trên thì chức năng an toàn của cửa phải không bị ảnh hưởng. 2.2.14.1.2 Khi một lực tĩnh 1000 N, phân bố đều trên diện tích tròn hay vuông rộng 100 cm2, tác động thẳng góc lên bất kỳ điểm nào trên tấm cửa hoặc khung cửa từ phía ngoài tầng đối với cửa tầng hoặc từ bên trong cabin đối với cửa cabin, thì chúng có thể chịu được mà không bị biến dạng dư một cách nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến chức năng hoạt động và tính an toàn.2 2.2.14.2 Dưới tác động trực tiếp của một lực bằng tay 150 N vào vị trí bất lợi nhất, theo chiều mở ra của các cánh cửa tầng của cửa lùa ngang và cửa xếp, thì khe hở có thể lớn hơn 6 mm, nhưng không được vượt quá 30 mm đối với cửa mở bên hoặc 45 mm đối với cửa mở tâm. 2.2.15 Ngoài ra đối với cửa tầng, cửa cabin với các cánh bằng kính và thanh đứng của cửa tầng rộng hơn 160 mm thì phải đáp ứng các yêu cầu sau: 2.2.15.1 Khi một lực tác động tương đương với một thiết bị va đập bằng con lắc mềm thả rơi từ độ cao 800 mm va chạm vào chính giữa các tấm cửa bằng kính hoặc các thanh đứng của cửa (cột cửa) tại các điểm va chạm, từ phía ngoài cửa tầng hay từ phía trong cabin, thì bộ cửa phải còn nguyên vẹn. Bộ cửa phải nằm nguyên vị trí mà không có khe hở nào lớn hơn 0,12 m so với giếng thang và các chi tiết bằng kính phải không bị rạn nứt; 2.2.15.2 Khi một lực tác động tương đương với một thiết bị va đập bằng con lắc cứng thả rơi từ độ cao 500 mm tác động lên các cánh cửa bằng kính và va chạm vào chính giữa các tấm cửa bằng kính hoặc các tấm kính của khung tại các điểm va chạm, từ phía ngoài cửa tầng hay từ phía trong cabin, thì chúng không bị rạn nứt và không bị hư hỏng trên bề mặt kính, ngoại trừ các vết mẻ đường kính tối đa 2 mm. 2.2.16 Cửa tầng và các bộ phận xung quanh chúng phải được thiết kế sao cho giảm thiểu tối đa rủi ro về hư hỏng và chấn thương do bị kẹt một phần cơ thể, quần áo hay đồ vật khác. Để tránh khả năng bị chèn cắt trong quá trình vận hành, mặt ngoài của cửa lùa tự động, từ phía ngoài cửa tầng hoặc phía trong cabin, không được có các rãnh sâu hoặc gờ nổi quá 3 mm. Mép của các rãnh hay gờ này phải làm vát theo chiều chuyển động mở cửa. Quy định này không áp dụng đối với lỗ để mở khóa bằng chìa tam giác. 2.2.17 Đối với cửa lùa ngang điều khiển tự động, phải trang bị một thiết bị bảo vệ để tự động kích hoạt việc mở cửa lặp lại trong trường hợp có người vượt qua ngưỡng cửa trong khi cửa đang đóng lại. Thiết bị này có thể không hoạt động khi khe hở khi cửa đóng lại chỉ còn 20 mm. Thiết bị bảo vệ (ví dụ tia hồng ngoại) sẽ giám sát việc mở cửa nằm trong độ cao ít nhất từ 25 mm đến 1600 mm phía trên ngưỡng cửa cabin. Thiết bị bảo vệ phải có khả năng phát hiện được vật cản có đường kính tối thiểu 50 mm. Khi gặp vật cản nằm cố định thì thiết bị bảo vệ có thể ngưng hoạt động sau một khoảng thời gian định trước. 2.2.18 Đối với cửa lùa ngang không tự động, khi quá trình đóng cửa được tiến hành dưới sự điều khiển và giám sát liên tục của người sử dụng, thông qua việc nhấn giữ liên tục lên một nút hoặc bộ phận tương tự (dạng điều khiển nhấn giữ để vận hành) thì vận tốc đóng cửa trung bình của cánh cửa chuyển động nhanh nhất phải được giới hạn ở mức 0,3 m/s, khi động năng đóng cửa, được tính hoặc đo vượt quá 10 J. 2.2.19 Đối với cửa lùa đứng, chỉ sử dụng nguồn điện để đóng cửa khi thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau: 2.2.19.1 Quá trình đóng cửa được tiến hành dưới sự điều khiển và giám sát liên tục của người sử dụng, ví dụ thông qua thiết bị điều khiển dạng ấn giữ liên tục để vận hành; 2.2.19.2 Vận tốc đóng cửa trung bình của các cánh cửa được giới hạn không quá 0,3 m/s; 2.2.19.3 Cửa cabin đóng lại ít nhất hai phần ba trước khi cửa tầng bắt đầu đóng; 2.2.19.4 Cơ cấu cửa phải được bảo vệ khỏi những tiếp xúc không lường trước. 2.2.20 Khi sử dụng các loại cửa khác, ví dụ cửa bản lề, vận hành bằng nguồn điện và có rủi ro va chạm vào người khi đóng mở thì phải sử dụng các biện pháp phòng ngừa tương tự như các biện pháp áp dụng cho cửa lùa vận hành bằng nguồn điện. 2.2.21 Ánh sáng tự nhiên hoặc nhân tạo ở các tầng tại khu vực lân cận cửa tầng phải có cường độ ít nhất 50 lux tại mặt sàn, sao cho người sử dụng có thể nhìn thấy phía trước khi họ mở cửa tầng để vào thang máy, ngay cả nếu khi đèn chiếu sáng cabin bị hỏng. 2.2.22 Trong trường hợp cửa tầng được mở bằng tay thì người sử dụng cần phải được biết cabin đã đến hay chưa thông qua việc lắp một hay nhiều tấm kính quan sát hoặc tín hiệu đèn \"cabin đến” sẽ bật sáng khi cabin chuẩn bị dừng hoặc vừa dừng ở một tầng cụ thể. Đèn tín hiệu này có thể được tắt đi khi cabin đang ở trạng thái dừng và cửa đóng, nhưng sẽ sáng lại khi nút gọi thang tại tầng nơi cabin đang dừng được kích hoạt. 2.2.23 Bảo vệ khỏi rủi ro rơi ngã Trong quá trình vận hành bình thường, không thể mở cửa tầng (hoặc bất kỳ cánh cửa nào trong trường hợp cửa nhiều cánh), trừ khi cabin đã dừng, hoặc ở vị trí dừng nằm trong vùng mở khóa của cửa đó. Vùng mở khóa không được vượt quá 0,20 m ở phía trên và phía dưới mặt sàn của tầng. Tuy nhiên, trong trường hợp cửa tầng và cửa cabin dẫn động bằng cơ khí vận hành cùng lúc với nhau thì giới hạn vùng mở khóa có thể đến tối đa 0,35 m trên và dưới mặt sàn của tầng. 2.2.24 Để bảo vệ khỏi bị nghiền cắt, không thể khởi động thang máy hoặc giữ cho thang máy chuyển động nếu cửa tầng, hoặc bất kỳ tấm cửa nào trong trường hợp cửa nhiều cánh, đang mở trừ một số trường hợp đặc biệt trong quá trình chỉnh tầng, tự chỉnh lại tầng và bảo trì sử dụng thiết bị bỏ qua chức năng của cửa tầng và cửa cabin theo quy định tại TCVN 6396-20). 2.2.25 Mỗi cửa tầng phải được trang bị một thiết bị khóa phù hợp với mục 5.3.9.1 của TCVN 6396-20 và mục 2.2.23 của quy chuẩn này. 2.2.26 Mở khóa cửa tầng trong trường hợp khẩn cấp Mỗi cửa tầng phải mở được từ bên ngoài với sự hỗ trợ của một chìa khóa mở cửa khẩn cấp, chìa khóa này phải vừa với lỗ mở khóa tùy theo kết cấu từng hàng sản xuất thang máy cung cấp. Vị trí của lỗ mở khóa có thể là ở trên tấm cửa hoặc khung cửa. Khi nằm trong mặt phẳng đứng ở trên tấm cửa hoặc khung cửa thì vị trí của lỗ mở khóa không được cao quá 2,0 m tính từ mặt sàn tầng. Sau mỗi lần mở cửa khẩn cấp thì thiết bị khóa không được ở vị trí mở khóa khi cửa tầng đã đóng. 2.2.27 Nếu vì lý do nào đó mà thang máy dừng trong vùng mở khóa thì có thể dùng một lực không quá 300 N để mở cửa cabin và cửa tầng bằng tay từ: 2.2.27.1 Ngoài tầng sau khi cửa tầng đã được mở khóa bằng chìa khóa mở khẩn cấp hoặc được mở khóa từ bên trong cabin; 2.2.27.2 Bên trong cabin. 2.2.28 Để hạn chế người bên trong cabin mở cửa cabin thì phải trang bị thêm một phương tiện sao cho khi cabin đang di chuyển thì để mở cửa cabin phải cần một lực hơn 50 N.\n2.3.1 Chiều cao thông thủy trong lòng cabin phải tối thiểu là 2 m. 2.3.2 Để hạn chế cabin bị quá tải thì diện tích hữu ích của cabin phải bị giới hạn, mối liên hệ giữa trong lượng và diện tích hữu ích tối đa của cabin phải đáp ứng theo các thông số được quy định tại Bảng 3 của quy chuẩn này. 2.3.3 Đối với các thang máy chở người và hàng dẫn động thủy lực thì phần diện tích hữu ích của cabin có thể lớn hơn giá trị xác định từ Bảng 3 của quy chuẩn này, nhưng không được vượt quá giá trị lấy từ Bảng 4 của quy chuẩn này cho tải định mức tương ứng. Bảng 3 - Tải định mức và diện tích hữu ích tối đa của cabin Tải định mức, trọng lượng (kg) Diện tích hữu ích tối đa của cabin (m2) Tải định mức, trọng lượng (kg) Diện tích hữu ích tối đa của cabin (m2) 100 0,37 900 2,20 180 0,58 975 2,35 225 0,70 1000 2,40 300 0,90 1050 2,50 375 1,10 1125 2,65 400 1,17 1200 2,80 450 1,30 1250 2,90 525 1,45 1275 2,95 600 1,60 1350 3,10 630 1,66 1425 3,25 675 1,75 1500 3,40 750 1,90 1600 3,56 800 2,00 2000 4,20 825 2,05 2500c 5,00 - Nếu vượt quá 2500 kg thì cộng thêm 0,16 m2 cho mỗi 100 kg tăng thêm. - Với các mức tải ở khoảng giữa các mức trên thì diện tích có thể xác định bằng phép nội suy tuyến tính. Bảng 4 - Tải định mức và diện tích hữu ích tối đa của cabin (cho thang máy thủy lực chở người và hàng) Tải định mức, trọng lượng (kg) Diện tích hữu ích tối đa của cabin (m2) Tải định mức, trọng lượng (kg) Diện tích hữu ích tối đa của cabin (m2) 400 1,68 975 3,52 450 1,84 1000 3,60 525 2,08 1050 3,72 600 2,32 1125 3,90 630 2,42 1200 4,08 675 2,56 1250 4,20 750 2,80 1275 4,26 800 2,96 1350 4,44 825 3,04 1425 4,62 900 3,28 1500 4,80 1600a) 5,04 - Nếu vượt quá 2500 kg thì cộng thêm 0,40 m2 cho mỗi 100 kg tăng thêm. - Với các mức tải ở khoảng giữa các mức trên thì diện tích có thể xác định bằng phép nội suy tuyến tính. 2.3.4 Đối với thang máy chở người và hàng thì trọng lượng của các thiết bị xếp dỡ hàng phải được bao gồm trọng tải định mức hoặc trọng lượng của các thiết bị xếp dỡ hàng được tính nằm ngoài tải định mức trong những điều kiện sau: 2.3.4.1 Thiết bị xếp dỡ chỉ sử dụng cho việc chất dỡ hàng trong cabin mà không được vận chuyển theo cùng hàng hóa; 2.3.4.2 Đối với thang máy dẫn động ma sát và dẫn động cưỡng bức thì thiết kế của cabin, khung treo cabin, bộ hãm an toàn cabin, ray dẫn hướng, phanh, máy dẫn động và thiết bị bảo vệ cabin chuyển động không định trước sẽ dựa trên tổng lượng tải của tải định mức cộng với trọng lượng các thiết bị xếp dỡ hàng; 2.3.4.3 Đối với thang máy thủy lực thì thiết kế của cabin, khung treo cabin, kết nối giữa cabin và pít tông (xy lanh), bộ hãm an toàn cabin, van ngắt, van hạn áp/một chiều, thiết bị hãm, ray dẫn hướng và thiết bị bảo vệ cabin khỏi chuyển động không định trước sẽ dựa trên tổng lượng tải của tải định mức cộng với trọng lượng các thiết bị xếp dỡ hàng; 2.3.4.4 Nếu hành trình của cabin do tác động của việc chất tải và dỡ tải vượt quá độ chính xác chỉnh tầng tối đa thì phải có một thiết bị cơ khí để giới hạn lại chuyển động của cabin tuân theo những yêu cầu sau: 2.3.4.4.1 Độ chính xác chỉnh tầng không được vượt quá 20 mm; 2.3.4.4.2 Thiết bị cơ khí phải được kích hoạt trước khi cửa mở; 2.3.4.4.3 Thiết bị cơ khí phải đủ mạnh để giữ cabin ngay cả nếu khi phanh máy kéo không ăn hoặc van hướng xuống của thang máy thủy lực ở trạng thái mở; 2.3.4.4.4 Các hoạt động chỉnh lại tầng sẽ bị ngăn lại nhờ một thiết bị an toàn điện nếu thiết bị cơ khí không ở vị trí hoạt động; 2.3.4.4.5 Hoạt động bình thường của thang máy sẽ bị ngăn lại nhờ một thiết bị an toàn điện nếu thiết bị cơ khí không ở vị trí không hoạt động. 2.3.5 Trong cabin phải gắn nhãn với các thông tin sau: 2.3.5.1 Tên nhà sản xuất; 2.3.5.2 Tải trọng định mức (tính bằng kilôgam); 2.3.5.3 Số lượng người cho phép trong thang máy; 2.3.5.4 Bảng hướng dẫn sử dụng thang máy, hướng dẫn xử lý trong trường hợp thang máy gặp sự cố. 2.3.5.5 Số điện thoại liên hệ với người chịu trách nhiệm về hoạt động của thang máy quy định tại mục 3.4.4 quy chuẩn này. 2.3.6 Cabin phải được bao che hoàn toàn bằng vách, sàn và nóc, chỉ cho phép trổ các lỗ trống sau: 2.3.6.1 Lối ra vào cho người sử dụng; 2.3.6.2 Cửa sập và cửa cứu hộ; 2.3.6.3 Các lỗ thông gió. 2.3.7 Tổ hợp gồm khung treo, ngàm dẫn hướng, vách, sàn, trần và nóc của cabin phải có độ bền cơ học đủ để chịu được các lực phát sinh trong quá trình vận hành bình thường và trong quá trình tác động của thiết bị an toàn. 2.3.8 Mỗi vách cabin phải có độ bền cơ học sao cho: 2.3.8.1 Khi có một lực 300 N, phân bố đều trên diện tích tròn hoặc vuông rộng 5 cm2, tác động thẳng góc lên điểm bất kỳ, từ phía trong cabin ra phía ngoài thì các vách này có thể chịu được mà không bị biến dạng dư lớn hơn 1 mm và biến dạng đàn hồi lớn hơn 15 mm. 2.3.8.2 Khi có một lực 1000 N, phân bố đều trên diện tích tròn hoặc vuông rộng 100 cm2, tác động thẳng góc lên điểm bất kỳ, từ phía trong cabin ra phía ngoài thì các vách này có thể chịu được mà không bị biến dạng dư lớn hơn 1 mm.3 2.3.9 Ở mỗi ngưỡng cửa cabin phải lắp một tấm chắn chân cửa chạy suốt chiều rộng thông thủy của khoang cửa tầng. Tấm chắn này phủ xuống phía dưới, kết thúc bằng một mặt vát ít nhất 60o so với phương ngang. Phần nhô ra của mặt vát này trên mặt phẳng ngang phải không nhỏ hơn 20 mm. Bất kỳ phần nhô ra nào của bề mặt tấm chắn chân cửa, chẳng hạn như các phần gia cố, không được vượt quá 5 mm. Những phần nào nhô ra quá 2 mm phải được vát thành một góc ít nhất 75o so với phương ngang. 2.3.10 Yêu cầu đối với cửa sập thoát hiểm và cửa thoát hiểm 2.3.10.1 Nếu cửa sập thoát hiểm được lắp trên nóc cabin thì cửa sập phải có kích thước tối thiểu 0,40 m x 0,50 m. 2.3.10.2 Cửa thoát hiểm có thể được sử dụng trong trường hợp các cabin kế nhau, tuy nhiên phải đảm bảo khoảng cách giữa các cabin không lớn hơn 1 m. Trong trường hợp này, mỗi cabin phải được trang bị một phương tiện xác định vị trí của cabin kế cận dùng cho cứu hộ để đưa cabin này về tầng nơi hoạt động cứu hộ sẽ diễn ra. 2.3.11 Nóc cabin phải đủ bền để chịu được số lượng người tối đa và phải được trang bị tấm chắn dưới chân cao tối thiểu 0.10 m. Nếu khoảng cách thông thủy thẳng góc trên mặt phẳng ngang giữa mép ngoài nóc cabin đến vách giếng vượt quá 0,30 m thì phải lắp đặt một lan can. 2.3.12 Các thiết bị phải được lắp trên nóc cabin gồm có: Thiết bị điều khiển, thiết bị dừng thang, ổ cắm điện. 2.3.13 Các cabin phải có các lỗ thông gió ở các phần bên trên và phía dưới cabin. 2.3.14 Cabin phải được trang bị đèn chiếu sáng bằng điện lắp cố định, đảm bảo cung cấp nguồn sáng với cường độ tối thiểu 100 lux chiếu lên các thiết bị điều khiển và ở độ cao 1 m phía trên mặt sàn ở bất kỳ điểm nào cách vách cabin không quá 100 mm. Cabin phải được chiếu sáng liên tục, trừ khi cabin đang dừng tại tầng và cửa đóng.4 Máy đo cường độ ánh sáng phải được đặt hướng về nguồn sáng mạnh nhất khi cần đo cường độ ánh sáng lux. 2.3.15 Phải có các đèn chiếu sáng khẩn cấp với bộ nguồn khẩn cấp có thể tự động sạc lại, có khả năng đảm bảo chiếu sáng với cường độ tối thiểu 5 lux trong 1 h: 2.3.15.1 Tại mỗi thiết bị kích hoạt báo động trong cabin và trên nóc cabin; 2.3.15.2 Ở chính giữa cabin 1 m phía trên mặt sàn; 2.3.15.3 Ở chính giữa nóc cabin 1 m phía trên mặt sàn của nóc. Các nguồn sáng này sẽ tự động bật lên khi nguồn chiếu sáng bình thường gặp sự cố. 2.3.16 Nếu đối trọng hoặc khối lượng cân bằng có cấu tạo gồm nhiều khối nặng thì phải có biện pháp để giữ cho chúng không bị xô lệch, bằng cách lắp các khối nặng này trong một khung và khóa chặt chúng.\n2.4.1 Cabin, đối trọng hay khối lượng cân bằng phải được treo bằng dây cáp thép, hoặc dây xích tấm hoặc xích con lăn. 2.4.2 Dây cáp phải đáp ứng các yêu cầu sau: 2.4.2.1 Đường kính danh định của cáp phải lớn hơn hoặc bằng 8 mm. Đối với các loại cáp khác, đơn vị cung cấp lắp đặt cáp phải chứng minh được hệ số an toàn của cáp đáp ứng yêu cầu tại điểm 2.4.4 quy chuẩn này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo đảm an toàn trong quá trình vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, xử lý sự cố thang máy khi sử dụng loại cáp nêu trên; đồng thời phải đưa ra các nội dung hướng dẫn về thời hạn thay cáp, dấu hiệu nhận biết cáp không còn đảm bảo an toàn vào tài liệu hướng dẫn lắp đặt, vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, xử lý sự cố. 2.4.2.2 Số lượng dây cáp hoặc dây xích tối thiểu là hai 2.4.2.3 Các sợi cáp hoặc xích phải độc lập nhau. 2.4.3 Tỷ lệ giữa đường kính danh nghĩa của puli dẫn, puli đổi hướng hoặc tang cuốn cáp và đường kính danh nghĩa của cáp treo phải ít nhất là 40 không phụ thuộc vào số tao cáp. Đối với các trường hợp khác, đơn vị cung cấp cáp phải đưa ra các bằng chứng chứng minh độ bền và tuổi thọ của cáp đáp ứng các chỉ tiêu đã mà nhà sản xuất đã công bố khi được đưa vào sử dụng trong thang máy. 2.4.4 Hệ số an toàn của kết cấu treo phải không được nhỏ hơn: - 12 Trong trường hợp dẫn động ma sát với ba sợi cáp hoặc nhiều hơn; - 16 Trong trường hợp dẫn động ma sát với hai sợi cáp; - 12 Trong trường hợp dẫn động tang cuốn cáp và thang thủy lực có sử dụng cáp; - 10 Trong trường hợp sử dụng xích. Đối với dẫn động cưỡng bức và dẫn động thủy lực thì hệ số an toàn đối với cáp hoặc xích của khối lượng cân bằng phải được tính giống như trên theo các lực căng do trọng lượng của khối lượng cân bằng tác động lên cáp hoặc xích. 2.4.5 Phần liên kết giữa cáp và đầu cuối cáp, phải có khả năng chịu được ít nhất 80 % lực kéo đứt tối thiểu của cáp. Đầu cuối của cáp phải được cố định vào cabin, đối trọng/khối lượng cân bằng, hoặc các điểm treo của phần đầu chết cáp luồn bằng các phương tiện như khóa chêm tự hãm. Để cố định đầu cuối của cáp trên tang cuốn cáp phải dùng kết cấu chêm, hoặc dùng ít nhất hai khoá kẹp. 2.4.6 Đầu cuối của mỗi sợi xích phải được cố định vào cabin, đối trọng hoặc khối lượng cân bằng, hoặc các điểm treo của phần đầu chết của dây xích luồn. Phần cố định đầu cuối xích phải có khả năng chịu được ít nhất 80 % mức tải làm đứt tối thiểu của xích. 2.4.7 Đối với dẫn động cáp ma sát, truyền lực kéo cáp phải đảm bảo các yêu cầu sau5: 2.4.7.1 Cabin mang tải trọng đến mức 125 % tải; 2.4.7.2 Phải đảm bảo trường hợp phanh khẩn cấp cũng không làm cho cabin, dù không mang tải hay mang tải định mức, giảm tốc về tốc độ thấp hơn hoặc bằng tốc độ thiết kế cho bộ giảm chấn, kể cả bộ giảm chấn hành trình ngắn; 2.4.7.3 Không thể nâng cabin không tải hoặc đối trọng đến vị trí nguy hiểm nếu cả cabin và đối trọng ngưng chuyển động hoặc cáp trượt trên rãnh puli hoặc máy sẽ ngừng chạy dưới tác động của một thiết bị an toàn điện. 2.4.8 Trong trường hợp bị giãn bất thường thì cáp hay xích bị chùng phải được trang bị như sau: 2.4.8.1 Đối với cabin được treo bằng hai dây cáp hoặc hai dây xích thì một thiết bị an toàn điện phải tác động làm dừng máy dẫn động khi có một trong hai dây cáp hoặc xích bị giãn bất thường; 2.4.8.2 Đối với thang máy dẫn động cưỡng bức và thang máy thủy lực, nếu tồn tại rủi ro dây cáp (hoặc xích) bị chùng thì một thiết bị an toàn điện phải tác động làm dừng máy kéo khi hiện tượng chùng cáp/xích xuất hiện. Sau quá trình dừng ở trên thì hoạt động bình thường sẽ không thể diễn ra. Đối với thang máy thủy lực có hai hoặc nhiều xi lanh pít tông thủy lực thì yêu cầu này được áp dụng cho mỗi kết cấu treo. 2.4.9 Các thiết bị điều chỉnh chiều dài cáp hoặc xích phải có kết cấu sao cho chúng không thể tự nới lỏng sau khi đã điều chỉnh. 2.4.10 Phải trang bị kết cấu bù (nếu cần) cho trọng lượng của cáp treo để đảm đủ lực dẫn động ma sát hoặc lực kéo mô tơ đáp ứng theo những điều kiện sau: 2.4.10.1 Đối với tốc độ định mức không vượt quá 3,0 m/s thì có thể sử dụng các phương tiện như xích, cáp hoặc dây đai; 2.4.10.2 Đối với tốc độ định mức lớn hơn 3,0 m/s phải trang bị cáp bù; 2.4.10.3 Đối với thang máy có tốc độ định mức lớn hơn 3,5 m/s phải có thêm thiết bị chống nẩy lại; 2.4.10.4 Đối với tốc độ định mức lớn hơn 1,75 m/s, phương tiện bù không được căng thì phải được dẫn hướng ở lân cận đoạn vòng ngược lại. 2.4.11 Nếu cáp bù được sử dụng thì phải đáp ứng các yêu cầu sau: 2.4.11.1 Sử dụng puli căng cáp; 2.4.11.2 Tỷ lệ giữa đường kính của các puli căng cáp và đường kính danh nghĩa của cáp bù phải ít nhất 30; 2.4.11.3 Lực căng phải do tác động của trọng lực. 2.4.12 Các phương tiện bù như cáp, xích, dây đai và đầu cố định của chúng, phải chịu được bất kỳ lực tĩnh nào tác động lên chúng với hệ số an toàn là 5. Trọng lượng treo tối đa của các phương tiện bù đi cùng cabin hoặc đối trọng ở đầu trên của hành trình và một nửa tổng trọng lượng của hệ puli căng cáp, nếu có sử dụng, cũng được tính vào. 2.4.13 Đối với các puli dẫn, puli đổi hướng và đĩa xích, bộ khống chế vượt tốc, puli treo vật nặng căng cáp, phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa để tránh gây thương tích cho con người hoặc tránh cáp/xích bị trượt khỏi puli/đĩa xích nếu chúng bị chùng. 2.4.14 Các thiết bị bảo vệ phải có kết cấu sao cho vẫn thấy rõ các bộ phận quay và không gây trở ngại cho các thao tác kiểm tra và bảo dưỡng. Việc tháo dỡ thiết bị bảo vệ chỉ cần thiết trong những trường hợp sau: 2.4.14.1 Thay thế cáp/xích; 2.4.14.2 Thay thế puli/đĩa xích; 2.4.14.3 Tiện lại rãnh puli. 2.4.15 Puli máy dẫn động, puli đổi hướng và đĩa xích có thể được lắp trong giếng thang bên trên sàn tầng thấp nhất với những điều kiện sau: 2.4.15.1 Có thiết bị giữ lại để ngăn các puli/đĩa xích bị lệch, rơi trong trường hợp có hư hỏng cơ khí. Các thiết bị này phải có khả năng chịu được trọng lượng của các puli/đĩa xích và tải treo; 2.4.15.2 Nếu puli máy dẫn động, puli đổi hướng/đĩa xích được đặt trên phần nhô ra theo chiều đứng của cabin thì phải có khoảng trống trên đỉnh giếng thang.\n2.5.1 Phải trang bị các thiết bị hay tổ hợp các thiết bị có thể vận hành để ngăn cabin khỏi: 2.5.1.1 Rơi tự do; 2.5.1.2 Quá tốc độ, theo chiều đi xuống. 2.5.2 Đối với thang máy dẫn động ma sát và dẫn động cưỡng bức phải được trang bị các phương tiện bảo vệ theo Bảng 5 của quy chuẩn này. Bảng 5 - Phương tiện bảo vệ cho thang máy dẫn động ma sát và dẫn động cưỡng bức Tình huống nguy hiểm Phương tiện bảo vệ Phương tiện kích hoạt Cabin rơi tự do và vượt tốc theo chiều xuống Bộ hãm an toàn Bộ khống chế vượt tốc Đối trọng và khối lượng cân bằng rơi tự do trong trường hợp quy định tại mục 2.1.4.9 quy chuẩn này Bộ hãm an toàn Bộ khống chế vượt tốc hoặc đối với tốc độ định mức không vượt quá 1 m/s - Kích hoạt do phương tiện treo bị đứt, hoặc - Kích hoạt bằng cáp an toàn 2.5.3 Đối với thang thủy lực phải trang bị các thiết bị hoặc tổ hợp các thiết bị có cách vận hành tuân theo Bảng 6 của quy chuẩn này. Ngoài ra cũng phải có biện pháp bảo vệ cabin di chuyển không định trước. Bảng 6 - Phương tiện bảo vệ cho thang máy thủy lực Loại thang máy Các phương án phối hợp để lựa chọn Ngăn ngừa chống trôi thang kết hợp cho việc chỉnh lại tầng Kích hoạt bộ hãm an toàn do cabin đi xuống) Thiết bị hãm Hệ thống chống trôi điện tử Phòng ngừa thang rơi tự do hoặc đi xuống vượt tốc độ Thang máy tác động trực tiếp Bộ hãm an toàn, được kích hoạt bằng bộ khống chế vượt tốc X X X Van ngắt X X Van hạn áp X Thang máy tác động gián tiếp Bộ hãm an toàn, được kích hoạt bằng bộ khống chế vượt tốc X X X Van ngắt cộng với bộ hãm an toàn, được kích hoạt khi phương tiện treo bị đứt hoặc bằng cáp an toàn X X X Van hạn áp cộng với bộ hãm an toàn, được kích hoạt khi phương tiện treo bị đứt hoặc bằng cáp an toàn X X 2.5.4 Bộ hãm an toàn phải có khả năng hoạt động theo chiều đi xuống và có khả năng dừng cabin mang tải định mức, hoặc đối trọng/khối lượng cân bằng tại vận tốc kích hoạt của bộ khống chế vượt tốc, hoặc nếu thiết bị treo bị đứt, bằng cách kẹp vào ray dẫn hướng, và giữ cabin, đối trọng/khối lượng cân bằng tại đó. 2.5.5 Trên bộ hãm an toàn phải lắp cố định một tấm thẻ ghi thông tin có các nội dung: 2.5.5.1 Tên nhà sản xuất bộ hãm an toàn; 2.5.5.2 Tốc độ phát động; 2.5.5.3 Loại bộ hãm an toàn; 2.5.5.4 Nếu là loại điều chỉnh được thì bộ hãm an toàn phải có ký hiệu các mức tải được phép hoặc các tham số điều chỉnh nếu mối liên hệ với các mức tải được thể hiện trong tài liệu hướng dẫn sử dụng. 2.5.6 Bộ hãm an toàn cabin là loại êm hoặc có thể là loại tức thời nếu tốc độ định mức của thang máy không vượt quá 0,63 m/s. Đối với thang máy thủy lực, bộ hãm an toàn loại tức thời, ngoại trừ các loại hãm bằng con lăn không được kích hoạt bởi bộ khống chế vượt tốc, chỉ có thể được sử dụng nếu tốc độ kích hoạt của van ngắt hoặc tốc độ tối đa của van hạn áp (hoặc van một chiều) không vượt quá 0,80 m/s. 2.5.7 Nếu cabin hoặc đối trọng hoặc khối lượng cân bằng mang nhiều bộ hãm an toàn thì chúng phải là loại êm. 2.5.8 Bộ hãm an toàn cho đối trọng/khối lượng cân bằng được quy định tại mục 2.1.4.9 quy chuẩn này phải là loại êm nếu tốc độ định mức lớn hơn 1 m/s, còn nếu tốc độ thấp hơn thì có thể sử dụng bộ hãm an toàn loại tức thời. 2.5.9 Khi bộ hãm an toàn cabin được kích hoạt, một thiết bị an toàn điện lắp trên cabin phải kích hoạt quá trình dừng của máy dẫn động trước hoặc tại thời điểm bộ hãm an toàn hoạt động. Phải ngăn chặn đến mức tối đa khả năng bộ hãm an toàn vận hành một cách ngẫu nhiên, ví dụ chừa khoảng trống đủ lớn đến ray dẫn hướng cho chuyển động theo phương ngang của ngàm dẫn hướng. Bộ hãm an toàn không thể được kích hoạt bằng các thiết bị hoạt động bằng điện, thủy lực hay khí nén. Khi bộ hãm an toàn được kích hoạt do phương tiện treo bị đứt hay do cáp an toàn thì bộ hãm an toàn được giả định phải kích hoạt ở tốc độ tương ứng với tốc độ kích hoạt của một bộ khống chế vượt tốc phù hợp. 2.5.10 Đối với trường hợp kích hoạt bộ hãm an toàn bằng bộ khống chế vượt tốc, phải đáp ứng các yêu cầu sau: 2.5.10.1 Quá trình bộ khống chế vượt tốc kích hoạt bộ hãm an toàn hoạt động phải xẩy ra tại tốc độ ít nhất bằng bằng 115 % tốc độ định mức và nhỏ hơn: 2.5.10.1.1 0,8 m/s đối với bộ hãm an toàn tức thời không phải loại hãm bằng con lăn; hoặc 2.5.10.1.2 1 m/s đối với bộ hãm an toàn loại hãm bằng con lăn; hoặc 2.5.10.1.3 1,5 m/s đối với bộ hãm an toàn loại êm sử dụng với tốc độ định mức không lớn hơn 1,0 mm hoặc 2.5.10.1.4 tính bằng m/s, đối với bộ hãm an toàn loại êm khi tốc độ định mức lớn hơn 1 m/s. 2.5.10.2. Các bộ khống chế vượt tốc chỉ sử dụng ma sát để tạo ra lực hãm phải có các rãnh được tôi cứng bổ sung hoặc có một rãnh đáy tuân theo TCVN 6396-50 (EN 81-50). 2.5.10.3 Trên bộ khống chế vượt tốc phải đánh dấu chiều quay tương ứng với chiều hoạt động của bộ hãm an toàn. 2.5.10.4 Lực căng trên cáp của bộ khống chế vượt tốc tạo ra bởi thiết bị này khi được kích hoạt ít nhất phải bằng giá trị lớn hơn hai lần lực cần thiết để phát động bộ hãm an toàn hoặc 300 N. 2.5.11 Cáp của bộ khống chế vượt tốc phải đáp ứng các điều kiện sau: 2.5.11.1 Bộ khống chế vượt tốc phải được dẫn động bằng cáp thép. 2.5.11.2 Lực kéo đứt tối thiểu của cáp được xác định với hệ số an toàn có giá trị tối thiểu là 8 và lực căng trên cáp của bộ khống chế vượt tốc khi thiết bị này được kích hoạt, trong đó có tính đến hệ số ma sát Pmax bằng 0,2 đối với bộ khống chế vượt tốc loại truyền động ma sát. 2.5.11.3 Tỷ lệ giữa đường kính danh nghĩa của puli cho cáp của bộ khống chế vượt tốc và đường kính ddanh nghĩa của cáp phải ít nhất bằng 30. 2.5.11.4 Cáp của bộ khống chế vượt tốc được kéo căng bằng puli với đối trọng kéo căng có dẫn hướng. 2.5.11.5 Trong quá trình bộ hãm an toàn được kích hoạt, cáp của bộ khống chế vượt tốc và các phần đầu cuối của chúng phải còn nguyên vẹn, ngay cả trong trường hợp quãng đường phanh lớn hơn bình thường. 2.5.11.6 Cáp của bộ khống chế vượt tốc phải tháo được dễ dàng khỏi bộ hãm an toàn. 2.5.12 Đối với khả năng tiếp cận, bộ khống chế vượt tốc phải đáp ứng được các yêu cầu sau: 2.5.12.1 Bộ khống chế vượt tốc phải dễ tiếp cận để kiểm tra và bảo dưỡng; 2.5.12.2 Nếu được đặt nằm trong giếng thang thì bộ khống chế vượt tốc phải dễ tiếp cận từ bên ngoài giếng thang; 2.5.12.3 Các yêu cầu trên không áp dụng nếu các kiện sau được đáp ứng: 2.5.12.3.1 Việc kích hoạt bộ khống chế vượt tốc được thực hiện bằng thiết bị điều khiển từ xa (ngoại trừ loại không dây) từ ngoài giếng thang, tránh được tác động ngẫu nhiên và những người không có thẩm quyền không thể tiếp cận đến thiết bị điều khiển đó; 2.5.12.3.2 Từ nóc cabin hoặc hố thang có thể tiếp cận được bộ khống chế vượt tốc để kiểm tra và bảo trì; 2.5.12.3.3 Sau khi được kích hoạt, bộ khống chế vượt tốc phải tự động trở về vị trí bình thường khi cabin, đối trọng hoặc khối lượng cân bằng chuyển động đi lên. Tuy nhiên, các bộ phận điện có thể trở về vị trí bình thường thông qua điều khiển từ xa từ ngoài giếng thang, mà không làm ảnh hưởng đến tính năng hoạt động bình thường của bộ khống chế vượt tốc. 2.5.13 Trong quá trình kiểm tra hoặc thử nghiệm, phải có khả năng vận hành bộ hãm an toàn ở tốc độ thấp bằng cách kích hoạt bộ khống chế vượt tốc một cách an toàn. Nếu bộ khống chế vượt tốc có thể điều chỉnh được thì thiết lập sau cùng trên thiết bị này phải được niêm phong lại sao cho không thể điều chỉnh lại thiết bị nếu không phá niêm phong. Bộ khống chế vượt tốc hoặc một thiết bị khác, thông qua một thiết bị an toàn điện phải kích hoạt làm máy dẫn động thang máy dừng trước khi tốc độ cabin, theo chiều đi lên hoặc đi xuống, đạt đến tốc độ kích hoạt của bộ khống chế vượt tốc. Nếu sau khi giải tỏa bộ hãm an toàn mà bộ khống chế vượt tốc không tự động thiết lập lại, một thiết bị an toàn điện phải ngăn thang khởi động trong khi bộ khống chế vượt tốc không ở vị trí thiết lập lại. 2.5.14 Khi bộ hãm an toàn được kích hoạt do phương tiện treo bị đứt, phải áp dụng các yêu cầu sau6: 2.5.14.1 Lực căng tạo ra bởi cơ cấu kích hoạt ít nhất phải bằng giá trị lớn hơn hai lần lực cần thiết để phát động bộ hãm an toàn hoặc bằng 300 N. 2.5.14.2 Nếu lò xo được sử dụng trong thao tác hãm của bộ hãm an toàn thì đây phải là loại lò xo nén có dẫn hướng; 2.5.14.3 Việc thử nghiệm cho bộ hãm an toàn và cơ cấu kích hoạt của nó có thể được thực hiện mà không cần bước vào giếng thang trong suốt quá trình thử nghiệm; Nếu phương tiện được trang bị là loại cơ khí thì lực cần thiết để vận hành không được vượt quá 400 N. Sau các cuộc thử nghiệm này thì phải chắc rằng không có biến dạng hoặc hư hỏng có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thang máy. 2.5.15 Khi bộ hãm an toàn được kích hoạt bằng cáp an toàn, phải áp dụng các yêu cầu sau: 2.5.15.1 Lực căng tạo ra bởi cáp an toàn ít nhất phải bằng giá trị lớn hơn hai lần lực cần thiết để phát động bộ hãm an toàn hoặc bằng 300 N. 2.5.15.2 Cáp được căng bởi trọng lực hoặc lò xo mà nếu hỏng cũng không làm ảnh hưởng đến tính năng an toàn; 2.5.15.3 Trong quá trình bộ hãm an toàn được kích hoạt, cáp an toàn và các phần đầu cuối của chúng phải còn nguyên vẹn, ngay cả trong trường hợp quãng đường phanh lớn hơn bình thường; 2.5.15.4 Việc cáp an toàn bị đứt hoặc bị chùng phải làm cho máy dẫn động ngừng hoạt động thông qua một thiết bị an toàn điện; 2.5.15.5 Puli dùng để mang cáp an toàn phải được gắn độc lập với bất kỳ trục hoặc tổ hợp puli nào mang cáp hoặc xích treo. 2.5.16 Việc kích hoạt bằng cáp đối với bộ hãm an toàn phải được tiến hành dưới những điều kiện sau: 2.5.16.1 Cơ cấu hãm cáp phải được giải phóng trong quá trình chuyển động bình thường của cabin; 2.5.16.2 Hoạt động cứu hộ có thể diễn ra trong mọi tình huống; 2.5.16.3 Một thiết bị điện liên kết với cơ cấu hãm cáp sẽ làm dừng máy dẫn động muộn nhất là tại thời điểm cáp bị hãm, và sẽ ngăn cabin tiếp tục di chuyển xuống; 2.5.16.4 Phải có biện pháp phòng ngừa để tránh bộ hãm an toàn bị cáp vô tình kích hoạt trong trường hợp mất nguồn khi cabin đang đi xuống; 2.5.16.5 Hệ thống cáp và cơ cấu hãm cáp phải được thiết kế sao cho quá trình vận hành của bộ hãm an toàn không thể gây ra hư hỏng; 2.5.16.6 Hệ thống cáp và cơ cấu hãm cáp phải được thiết kế sao cho quá trình đi lên của cabin không thể gây ra hư hại. 2.5.17 Việc kích hoạt bằng tay đòn đối với bộ hãm an toàn được tiến hành dưới những điều kiện sau: 2.5.17.1 Sau khi cabin dừng bình thường, một tay đòn gắn với bộ hãm an toàn phải duỗi ra đến vị trí khớp với chốt chặn lắp cố định ở mỗi tầng; 2.5.17.2 Tay đòn được rút vào khi cabin di chuyển bình thường; 2.5.17.3 Sự chuyển động của tay đòn đến vị trí duỗi ra được tác động bởi (các) lò xo nén có dẫn hướng và/hoặc tác động của trọng lực; 2.5.17.4 Hoạt động cứu hộ có thể diễn ra trong mọi tình huống; 2.5.17.6 Tay đòn và hệ thống hãm phải được thiết kế sao không thể gây ra hư hại trong quá trình khớp với của bộ hãm an toàn ngay cả trong trường hợp quãng đường phanh dài hơn hoặc do cabin đi lên; 2.5.17.7 Một thiết bị điện sẽ ngăn bất kỳ chuyển động bình thường nào của cabin nếu tay đòn không ở vị trí duỗi ra sau khi cabin dừng bình thường và khi đó các cửa phải đóng và thang máy phải được cho ngừng hoạt động; 2.5.17.8 Một thiết bị điện phải ngăn bất kỳ chuyển động đi xuống bình thường nào của cabin nếu tay đòn không ở vị trí rút vào. 2.5.18 Đối với thang máy thủy lực, van ngắt phải có khả năng dừng cabin theo chiều đi xuống và giữ nó ở vị trí đứng yên. Van ngắt phải được kích hoạt muộn nhất là khi tốc độ đạt đến giá trị bằng tốc độ danh định đi xuống cộng với 0,30 m/s. 2.5.19 Trên thang máy thủy lực có nhiều xi lanh-pít tông hoạt động song song thì có thể sử dụng chung một van ngắt. Nếu không thì các van ngắt phải kết nối với nhau để đóng cùng lúc, nhằm tránh cho sàn cabin bị nghiêng hơn 5 % so với vị trí bình thường. 2.5.20 Trong khu vực chứa máy của thang máy thủy lực phải có một phương tiện có thể vận hành bằng tay từ bên ngoài giếng thang cho phép điều chỉnh được lưu lượng kích hoạt của van ngắt mà không làm cabin quá tải. Phương tiện này phải được bảo vệ khỏi các thao tác vô ý. Phương tiện này không được làm mất tác dụng của các thiết bị an toàn nằm cạnh xi lanh. 2.5.21 Trong khu vực chứa máy của thang máy thủy lực phải có một phương tiện có thể vận hành bằng tay từ bên ngoài giếng thang cho phép điều chỉnh được đến lưu lượng kích hoạt của van hạn áp mà không làm cabin quá tải. Phương tiện này phải được bảo vệ khỏi các thao tác vô ý. Phương tiện này không được làm mất tác dụng của các thiết bị an toàn nằm cạnh kích. 2.5.22 Thiết bị hãm của thang máy thủy lực chỉ hoạt động theo chiều thang đi xuống và có khả năng dừng cabin, với mức tải theo Bảng 2 của quy chuẩn này và giữ cho cabin đứng yên tại các chốt chặn cố định. 2.5.23 Tại mỗi tầng phải trang bị giá đỡ cố định được bố trí ở hai cấp để ngăn cabin trượt xuống thấp hơn mặt sàn tầng hơn 0,12 m và để dừng cabin ở mức dưới cùng của vùng mở cửa. 2.5.24 Khi có trang bị nhiều thiết bị hãm thì phải có biện pháp đề phòng để đảm bảo các thiết bị hãm khớp vào đúng giá đỡ tương ứng của chúng ngay cả trong trường hợp bị mất nguồn cấp điện khi cabin đang đi xuống. 2.5.25 Nếu thiết bị hãm không ở vị trí duỗi ra: 2.5.25.1 Một thiết bị điện phải ngăn việc cửa mở và bất kỳ chuyển động bình thường nào của cabin; 2.5.25.2 Thiết bị hãm sẽ được thu vào hoàn toàn và cabin sẽ được đưa về tầng thấp nhất mà thang máy phục vụ, và 2.5.25.3 Cửa mở để cho phép người bên trong rời cabin và cho th ang máy ngưng hoạt động. Cần phải có sự can thiệp của một kỹ thuật viên bảo trì có chuyên môn để đưa thang máy hoạt động trở lại.\n23.5.17.5 Phải có biện pháp phòng ngừa để tránh bộ hãm an toàn bị tay đòn vô tình kích hoạt trong trường hợp mất nguồn khi cabin đang đi xuống.\n2.6.1 Cabin, đối trọng hoặc khối lượng cân bằng, mỗi bộ phận phải được dẫn hướng bằng ít nhất hai ray dẫn hướng bằng thép cứng. 2.6.2 Ray dẫn hướng đối trọng hoặc khối lượng cân bằng không có bộ hãm an toàn có thể làm bằng thép tấm tạo hình và phải được bảo vệ chống gỉ. 2.6.3 Việc lắp đặt các ray dẫn hướng vào giá đỡ và vào tòa nhà phải cho phép hiệu chỉnh, hoặc tự động hoặc bằng thao tác điều chỉnh đơn giản, để bù lại những tác động do cách bố trí bình thường của tòa nhà hoặc do bê tông co rút. Phải ngăn ngừa trường hợp các phụ tùng kết nối bị lỏng ra có thể làm ray dẫn hướng rời ra khỏi vị trí. 2.6.4 Đối với phụ tùng kết nối ray dẫn hướng có chi tiết không phải bằng kim loại thì phải tính đến khả năng hư hỏng của các chi tiết này khi tính toán độ võng cho phép. 2.6.5 Các ray dẫn hướng, mối nối và phụ kiện phải chịu được các mức tải và lực tác động lên chúng để đảm bảo thang máy hoạt động an toàn và phải đáp ứng các yêu cầu sau: 2.6.5.1 Dẫn hướng cabin, đối trọng hoặc khối lượng cân bằng phải được đảm bảo; 2.6.5.2 Độ võng phải được giới hạn ở mức sao cho: 2.6.6 Phải tính đến sự tác động khi kết hợp của độ võng ray dẫn hướng và độ võng các giá đỡ, độ hở của ngàm dẫn hướng và độ thẳng của ray dẫn hướng để đảm bảo thang máy hoạt động an toàn.\na) Không xảy ra tình huống cửa được mở khóa không chủ ý;\nb) Hoạt động của thiết bị an toàn không bị ảnh hưởng;\nc) Không thể xảy ra tình huống các bộ phận chuyển động va chạm với các bộ phận khác.\n2.7.1 Thang máy phải được trang bị các bộ giảm chấn ở giới hạn dưới hành trình của cabin và đối trọng. Trong trường hợp (các) bộ giảm chấn được lắp vào cabin hoặc đối trọng thì khu vực mà (các) bộ giảm chấn tác động lên sàn hố thang phải được lắp thêm (các) gối nhô lên có chiều cao không thấp hơn 300 mm. Trong trường hợp bộ giảm chấn lắp vào đối trọng có tấm ngăn cao không quá 50 mm tính từ mặt sàn hố thang thì không cần có gối. 2.7.2 Ngoài các yêu cầu 2.7.1 thì thang máy dẫn động cưỡng bức phải được trang bị các bộ giảm chấn ở phía bên trên cabin để hoạt động cho giới hạn trên của hành trình. 2.7.3 Đối với thang máy thủy lực, khi (các) bộ giảm chấn của một thiết bị hãm được sử dụng để giới hạn hành trình của thang ở phía dưới cùng thì cũng yêu cầu có gối như ở 2.7.1 trừ khi các chốt chặn cố định của thiết bị hãm được lắp trên ray dẫn hướng của cabin, và cabin không thể vượt qua với thiết bị hãm đang rút vào. 2.7.4 Đối với thang máy thủy lực, khi bộ giảm chấn được nén hoàn toàn thì pít tông không chạm đế của xy lanh. Yêu cầu này không áp dụng cho các thiết bị được dùng để đảm bảo đồng bộ lại xy lanh dạng ống lồng trong đó có ít nhất một ống không chạm vào phần giới hạn cơ khí trong hành trình đi xuống của nó. 2.7.5 Nếu là thang máy thủy lực thì bộ giảm chấn phải có cấu tạo sao cho dễ dàng kiểm tra mức chất lỏng.\n2.8.1 Mỗi thang máy phải có ít nhất một máy dẫn động của riêng nó. 2.8.2 Các bộ phận quay của hệ thống máy phải được che chắn hiệu quả. 2.8.3 Thang máy phải được trang bị hệ thống phanh hoạt động tự động trong trường hợp mất nguồn cấp điện chính hoặc mất nguồn cho các mạch điều khiển. 2.8.3.1 Đối với phanh cơ điện phải có đủ khả năng độc lập dừng được máy khi cabin mang tải cao hơn 25 % tải định mức chuyển động theo chiều đi xuống với tốc độ định mức. Khi đó, gia tốc hãm trung bình của cabin không được cao hơn giá trị gia tốc phát sinh do hoạt động của bộ hãm an toàn hoặc của quá trình dừng trên bộ giảm chấn. Tất cả các bộ phận cơ khí tham gia trong quá trình tạo lực phanh ép lên bánh phanh hoặc đĩa phanh đều phải lắp hai bộ độc lập nhau, để đề phòng trường hợp nếu một bên phanh không hoạt động do một chi tiết nào đó bị hỏng, thì vẫn còn có một lực phanh tác động đủ lớn để làm giảm tốc, dừng và giữ lại phòng mang tải định mức đang đi xuống với tốc độ định mức và đi lên với cabin không mang tải. 2.8.3.2 Để giữ phanh mở đòi hỏi phải có một dòng điện liên tục, phải đáp ứng các yêu cầu sau: 2.8.3.2.1 Việc ngắt dòng này, được kích hoạt bởi một thiết bị an toàn điện phải được thực hiện bởi hai thiết bị cơ điện độc lập có thể cần hoặc không cần tích hợp vào các thiết bị trên, sẽ làm ngắt dòng điện cung cấp cho máy dẫn động thang máy; Nếu trong khi thang máy đứng yên, một trong các thiết bị cơ điện không mở mạch của phanh thì cabin phải được ngăn không cho di chuyển thêm. Nếu chức năng giám sát gặp lỗi bị kẹt thì cũng cho kết quả tương tự; 2.8.3.2.2 Khi động cơ của thang máy làm việc theo chế độ như một máy phát thì dòng điện phát ra không được phép đưa vào cung cấp cho thiết bị điều khiển phanh. 2.8.3.2.3 Thao tác phanh phải được thực hiện mà không có độ trễ7 ngay sau khi mở mạch nhả phanh. 2.8.3.2.4 Khi thiết bị bảo vệ quá tải và/hoặc bảo vệ quá dòng cho phanh cơ điện hoạt động thì nó phải đồng thời kích hoạt quá trình ngắt dòng điện cung cấp cho máy dẫn động. 2.8.3.2.5 Phanh sẽ không được cấp dòng cho đến khi động cơ được cấp nguồn. 2.8.4 Nếu cần phải có một thiết bị/cơ cấu cho hoạt động khẩn cấp thì thiết bị/cơ cấu phải thuộc một trong các loại sau: 2.8.4.1 Thiết bị/cơ cấu cơ khí trong đó lực thủ công để đưa cabin về tầng dừng gần nhất không được quá 150 N, và phải đáp ứng các yêu cầu sau: 2.8.4.2 Thiết bị/cơ cấu hoạt động bằng điện phải có đủ năng lượng để di chuyển cabin mang bất kỳ mức tải nào về tầng lân cận với tốc độ di chuyển không được lớn hơn 0,30 m/s khi thang gặp sự cố. 2.8.5 Phải dễ dàng kiểm tra xem cabin có nằm trong vùng mở khóa không. 2.8.6 Nếu lực thủ công để dịch chuyển cabin với tải định mức theo hướng đi lên lớn hơn 400 N, hoặc nếu không được trang bị phương tiện cơ khí thì phải trang bị một phương tiện khẩn cấp vận hành bằng điện. 2.8.7 Phương tiện cho hoạt động khẩn cấp phải nằm ở trong buồng máy hoặc trong tủ máy hay trên (các) bảng điều khiển dành cho thử nghiệm và tình huống khẩn cấp. 2.8.8 Nếu có một vô lăng quay bằng tay được trang bị cho hoạt động khẩn cấp thì hướng di chuyển của cabin phải được chỉ rõ trên máy, và nằm kế vô lăng quay tay đó. Nếu vô lăng không thể tháo lắp được thì chỉ dẫn có thể nằm trên chính vô lăng này. 2.8.9 Tốc độ cabin, mang nửa tải, theo chiều đi lên và đi xuống, với nửa hành trình, ngoại trừ các giai đoạn tăng tốc và giảm tốc, không được vượt quá 5 % của tốc độ định mức, khi nguồn đang hoạt động với tần số định mức, và điện áp động cơ bằng với điện áp định mức của thiết bị. 2.8.10 Động cơ được cấp nguồn trực tiếp bằng dòng xoay chiều hoặc một chiều thông qua công tắc tơ. Nguồn điện cung cấp phải được ngắt bằng hai công tắc tơ độc lập nhau, trong đó các tiếp điểm của chúng phải lắp nối tiếp trên mạch cấp nguồn. Nếu trong lúc thang dừng mà một trong các công tắc tơ không ngắt công tắc bộ nguồn, thì thang sẽ không thể chuyển động tiếp cho đến khi đổi chiều chuyển động của cabin. Nếu chức năng giám sát gặp lỗi bị kẹt thì cũng cho kết quả tương tự. 2.8.11 Thang máy dẫn động ma sát phải có một thiết bị giới hạn thời gian chạy động cơ để ngắt nguồn máy dẫn động và giữ nó ở tình trạng không được cấp nguồn, nếu: 2.8.11.1 Khi đã bắt đầu khởi động mà máy không quay; 2.8.11.2 Cabin/đối trọng bị dừng khi đang đi xuống do một vật cản làm cáp bị trượt trên puli máy dẫn động. 2.8.12 Thiết bị giới hạn thời gian chạy động cơ phải hoạt động trong khoảng thời gian không vượt quá giá trị nhỏ hơn 45 s hoặc vượt quá giá trị nhỏ hơn thời gian để di chuyển trọn vẹn hành trình trong hoạt động bình thường, cộng với 10 s, nhưng giá trị tối thiểu là 20 s nếu thời gian toàn hành trình nhỏ hơn 10 s. 2.8.13 Phải có sự can thiệp của một người kỹ thuật có chuyên môn để đưa thang máy hoạt động bình thường trở lại. Khi có nguồn trở lại sau khi bị ngắt nguồn thì việc duy trì máy kéo ở trạng thái dừng không còn cần thiết. 2.8.14 Thiết bị giới hạn thời gian chạy động cơ không được làm ảnh hưởng đến sự vận hành của cabin khi có hoạt động kiểm tra hoặc hoạt động khẩn cấp sử dụng điện. 2.8.15 Đối với máy dẫn động cho thang máy thủy lực 2.8.15.1 Trong trường hợp sử dụng nhiều xy lanh-pít tông thì tất cả phải được kết nối thủy lực song song để tất cả cùng nâng với cùng mức áp suất. 2.8.15.2 Trọng lượng của khối lượng cân bằng, nếu có, phải được tính toán để sao cho trong trường hợp bộ hãm treo bị đứt gãy (cabin/khối lượng cân bằng), thì áp suất trong hệ thống thủy lực không vượt quá hai lần áp suất đầy tải. 2.8.15.3 Nếu một xy lanh - pít tông vươn dài xuống nền đất thì nó phải được lắp đặt trong ống bảo vệ được niêm phong ở đầu dưới cùng. Nếu xi lanh - pít tông vươn dài vào các không gian khác thì nó phải được bảo vệ thích hợp. 2.8.15.4 Phải trang bị các chốt chặn giữa các đoạn nối tiếp nhau để ngăn không cho pít tông tuột khỏi các xy lanh của chúng. 2.8.15.5 Đối với thang máy hoạt động trong trường hợp khẩn cấp, cabin đi xuống 2.8.15.5.1 Thang máy phải được trang bị một van hạ xuống khẩn cấp vận hành bằng tay cho phép di chuyển cabin xuống tầng mà người có thể rời khỏi cabin, ngay cả trong trường hợp hư hỏng nguồn cung cấp điện, và van này được đặt trong không gian chứa máy tương ứng, có thể là buồng máy, tủ máy hoặc trên bảng điều khiển dành cho hoạt động khẩn cấp và thử nghiệm. 2.8.15.5.2 Tốc độ của cabin không được vượt quá 0,3 m/s. 2.8.15.5.3 Hoạt động của van này phải được tác động liên tục với 1 lực bằng tay. 2.8.15.5.4 Van này phải được bảo vệ khỏi các thao tác vô ý. 2.8.15.5.5 Van hạ xuống khẩn cấp không được làm cho pít tông bị lún xuống sâu hơn khi áp suất giảm xuống thấp hơn giá trị được xác định trước bởi nhà sản xuất. Trong trường hợp thang máy tác động gián tiếp có thể xuất hiện hiện tượng chùng cáp hoặc xích treo, thì sự vận hành bằng tay của van không được khiến cho pít tông bị lún xuống sâu hơn mức có thể làm chùng cáp hoặc xích treo. 2.8.15.5.6 Ngay cạnh van vận hành bằng tay dùng cho chuyển động đi xuống khẩn cấp phải có một tấm biển ghi “Cẩn thận - Hạ xuống khẩn cấp”. 2.8.15.6 Đối với thang máy hoạt động trong trường hợp khẩn cấp, cabin đi lên 2.8.15.6.1 Phải có sẵn một bơm tay lắp cố định cho mỗi thang máy thủy lực để di chuyển cabin đi lên. Bơm tay này phải để trong tòa nhà nơi thang máy được lắp đặt và chỉ được tiếp cận bởi những người có trách nhiệm. Phải trang bị sẵn phương tiện ở mỗi máy dẫn động thang máy để kết nối máy bơm. Nếu bơm tay không được lắp đặt cố định thì phải có biển chỉ dẫn rõ ràng về vị trí và cách kết nối thiết bị này cho những người làm công việc bảo trì và cứu hộ. 2.8.15.6.2 Bơm tay phải được nối với mạch nằm giữa van một chiều hoặc các van điều khiển đi xuống và van đóng. 2.8.15.6.3 Bơm tay phải được trang bị một van giảm áp để giới hạn áp suất về mức 2,3 lần áp suất đầy tải. 2.8.15.6.4 Ngay cạnh bơm tay dùng cho chuyển động đi lên khẩn cấp phải có một tấm biển ghi “Cẩn thận - Đi lên khẩn cấp”. 2.8.15.7 Nếu thang máy phục vụ cho hơn hai tầng thì phải có phương tiện, độc lập với bộ cấp nguồn, để kiểm tra xem cabin có nằm trong vùng mở khóa không. Phương tiện này được đặt trong không gian chứa máy tương ứng, có thểjà buồng máy hoặc tủ máy hoặc trên bảng điều khiển dành cho hoạt động khẩn cấp và thử nghiệm nơi lắp đặt thiết bị dành cho các hoạt động khẩn cấp. Yêu cầu này không áp dụng cho các thang máy có lắp một thiết bị cơ khí chống trôi. 2.8.15.8 Thang máy thủy lực phải có một thiết bị giới hạn _thời gian chạy động cơ để ngắt nguồn động cơ và giữ nó ở tình trạng không được cấp nguồn, nếu khi đã bắt đầu khởi động mà máy không quay hoặc cabin không di chuyển. 2.8.15.9 Thiết bị giới hạn thời gian _chạy động cơ,ngay cả khi được kích hoạt, phải không làm cản trở đến hoạt động kiểm tra và hệ thống điện chống trôi. 2.8.15.10 Bảo vệ tránh sự quá nhiệt của chất lỏng thủy lực Phải trang bị thiết bị giám sát nhiệt độ. Thiết bị này phải làm cho máy dừng và giữ máy ở trạng thái dừng\na) Nếu thiết bị/cơ cấu để di chuyển cabin có thể được dẫn động bởi chuyển động của thang máy thì đó phải là vô lăng nhẵn, không có nan hoa;\nb) Nếu thiết bị/cơ cấu có thể tháo rời, nó phải nằm ở nơi dễ dàng tiếp cận trong buồng máy và phải được đánh dấu phù hợp để dễ phân biệt;\n2.9.1 Tất cả các bộ truyền động điều khiển phải được lắp sao cho có thể dễ vận hành và bảo trì từ phía trước. Nếu cần phải tiếp cận để bảo trì định kỳ hoặc cân chỉnh thì thiết bị tương ứng phải được đặt ở vị trí từ 0,40 m đến 2,0 m ở phía trên khu vực làm việc. Các đầu nối phải ở vị trí ít nhất là 0,20 m phía trên khu vực làm việc và được lắp sao cho các dây dẫn hoặc cáp có thể dễ dàng nối đến chúng. Các yêu cầu này không áp dụng cho các bộ truyền động điều khiển trên nóc cabin. 2.9.2 Các bộ phận giúp thoát nhiệt (ví dụ bộ tản nhiệt, điện trở công suất) phải được lắp đặt sao cho nhiệt độ của mỗi thiết bị trong khu vực lân cận nằm trong giới hạn cho phép. 2.9.3 Trong giếng thang, không gian chứa máy và buồng puli phải trang bị phương tiện bao che để bảo vệ tránh tiếp xúc với các thiết bị điện; 2.9.4 Khi thiết bị có thể bị tiếp cận bởi những người không có trách nhiệm thì phải áp dụng phương tiện bảo vệ tránh tiếp xúc trực tiếp. 2.9.5 Nếu thiết bị điện được thiết kế thích ứng với thiết bị giám sát nhiệt độ, khi nhiệt độ vượt quá giới hạn, thì cabin phải ngừng tại tầng dừng để hành khách có thể ra khỏi cabin. Thang máy sẽ tự động trở lại hoạt động bình thường chỉ sau khi thiết bị điện đủ nguội. 2.9.6 Nếu nhiệt độ của động cơ máy thủy lực và/hoặc dầu được thiết kế thích ứng với thiết bị giám sát nhiệt độ vượt quá giới hạn, thì cabin phải dừng lại một cách trực tiếp và trở về tầng dưới cùng để hành khách có thể ra khỏi cabin. Thang máy sẽ tự động trở lại hoạt động bình thường chỉ sau khi thiết bị điện đủ nguội. 2.9.7 Đối với mỗi thang máy phải trang bị một thiết bị ngắt mạch chính có khả năng ngắt nguồn cung cấp cho thang máy trên tất cả các phần dẫn điện. Thiết bị ngắt mạch này phải được bố trí ở vị trí thích hợp và không được ngắt các mạch cấp dòng cho: 2.9.7.1 Đèn chiếu sáng và thông gió cabin; 2.9.7.2 Ổ cắm điện trên nóc cabin, 2.9.7.3 Chiếu sáng trong không gian chứa máy và buồng puli; 2.9.7.4 Ổ cắm điện trong không gian chứa máy, buồng puli và trong hố thang; 2.9.7.5 Chiếu sáng trong giếng thang. 2.9.8 Mỗi nguồn đầu vào cấp cho thang máy phải có một thiết bị ngắt nguồn nằm gần thiết bị ngắt mạch chính. Trong trường hợp thang máy hoạt động theo nhóm, nếu sau khi mở thiết bị ngắt mạch chính của một thang, những mạch còn lại vẫn hoạt động, các mạch ấy phải có khả năng cách ly riêng biệt mà không làm ngắt nguồn cung cấp cho tất cả các thang cùng nhóm. 2.9.9 Trong khi công tắc chính ngắt nguồn cho thang máy, thì phải ngăn bất kỳ chuyển động tự động nào của thang máy (ví dụ vận hành tự động bằng nguồn pin). 2.9.10 Các nguồn cung cấp điện chiếu sáng cho cabin, cho giếng thang, buồng máy và buồng puli, và các bảng điều khiển dành cho hoạt động khẩn cấp và thử nghiệm phải độc lập với nguồn cấp cho máy, hoặc thông qua một mạch điện khác, hoặc được nối vào mạch cấp nguồn cho máy nhưng phải nối vào cực trên của thiết bị ngắt mạch chính hoặc các thiết bị ngắt mạch chính.\n2.10.1 Việc điều khiển được thực hiện với sự trợ giúp của nút ấn hoặc thiết bị tương tự, như điều khiển cảm ứng, thẻ từ...Các thiết bị này phải được đặt trong các hộp sao cho không một chi tiết mang điện nào có thể chạm phải người sử dụng thang. 2.10.3 Các thông báo hiển thị được hoặc tín hiệu sẽ cho phép hành khách trong cabin biết thang sẽ dừng tại tầng nào. 2.10.4 Độ chính xác dừng tầng của cabin phải là ± 10 mm. Nếu trong quá trình chất tải và dỡ tải mà độ chính xác dừng tầng vượt quá ± 20 mm thì nó phải được chỉnh về mức ±10 mm. 2.10.5 Thang máy phải được lắp một thiết bị ngăn không cho khởi động như bình thường, bao gồm việc tự chỉnh lại bằng tầng, trong trường hợp cabin quá tải. Trong trường hợp thang máy thủy lực thiết bị phải ngăn hoạt động chỉnh lại bằng tầng. 2.10.6 Trong trường hợp quá tải: 2.10.6.1 Người sử dụng phải được thông báo bằng tín hiệu nghe thấy được hoặc nhìn thấy được trong cabin; 2.10.6.2 Cửa tự động vận hành bằng điện phải mở ra hoàn toàn; 2.10.6.3 Cửa vận hành bằng tay phải ở trạng thái mở khóa. 2.10.7 Công tắc cho hoạt động kiểm tra ở vị trí kiểm tra phải đáp ứng các điều kiện sau để vận hành cùng lúc: 2.10.7.1 Làm vô hiệu hóa các bộ điều khiển cho hoạt động bình thường; 2.10.7.2 Làm vô hiệu quá hoạt động khẩn cấp bằng điện; 2.10.7.3 Hoạt động chỉnh tầng và chỉnh lại tầng bị vô hiệu hóa; 2.10.7.4 Bất kỳ chuyển động tự động nào của các cửa vận hành bằng điện cũng không được phép diễn ra. Hoạt động đóng của các cửa vận hành bằng điện phụ thuộc vào: 2.10.7.4.1 Hoạt động của nút nhấn điều khiển hướng di chuyển cabin; hoặc 2.10.7.4.2 Các công tắc phụ thêm được bảo vệ khỏi các thao tác vô ý để điều khiển cơ cấu cửa. 2.10.7.5 Tốc độ cabin không vượt quá 0,63 m/s; 2.10.7.6 Tốc độ cabin không vượt quá 0,30 m/s khi khoảng cách theo chiều đứng ở khu vực đứng phía trên nóc cabin hoặc trong hố thang là 2,0 m hoặc nhỏ hơn; 2.10.7.7 Không được vượt quá các mức giới hạn của hành trình bình thường của cabin, có nghĩa là không vượt quá các vị trí dừng trong quá trình vận hành bình thường; 2.10.7.8 Hoạt động của thang máy vẫn phụ thuộc vào các thiết bị an toàn; 2.10.7.9 Nếu có hơn một bộ điều khiển kiểm tra được vặn sang chế độ \"KIỂM TRA”, thì không thể di chuyển cabin bằng bất kỳ bộ điều khiển kiểm tra nào trừ khi các nút nhấn tương tự trên các bộ điều khiển kiểm tra được vận hành đồng thời.\n2.11.1 Phải trang bị cho thang máy hệ thống cứu hộ bằng điện hoặc cứu hộ bằng tay để có thể dễ dàng thao tác trong quá trình cứu hộ thang máy khi gặp sự cố: 2.11.1.1. Cứu hộ bằng tay 2.11.1.1.1. Phải trang bị phương tiện cứu hộ bằng tay cho thang máy (thanh tác động, cần kéo, móc kéo...) để dịch chuyển cabin đến tầng dừng gần nhất. 2.11.1.1.2. Nếu không tiếp cận được máy dẫn động khi cứu hộ bằng tay phải có cơ cấu mở phanh máy dẫn động đặt bên ngoài giếng thang máy tại vị trí thuận tiện cho người thực hiện thao tác cứu hộ. 2.11.1.1.3. Tại vị trí mở phanh phải có các biện pháp để dễ dàng trong việc nhận biết được vị trí cabin (Có thể dùng cách đánh dấu lên cáp hoặc bằng cách quan sát hệ thống hiển thị của bộ điều khiển thang máy...). 2.11.1.1.4. Phải có cơ cấu nhả bộ khống chế vượt tốc đặt bên ngoài giếng thang tại vị trí thuận tiện cho người thực hiện thao tác cứu hộ. 2.11.1.2. Cứu hộ bằng điện Phải trang bị phương tiện cứu hộ bằng điện cho thang máy và đảm bảo các yêu cầu sau: 2.11.1.2.1. Cho phép điều khiển chuyển động của cabin từ tủ điều khiển (tủ điều khiển phải được đặt ở bên ngoài giếng thang máy tại vị trí thuận tiện cho người thực hiện thao tác cứu hộ) bằng cách ấn nút liên tục. Chiều chuyển động phải được chỉ rõ. 2.11.1.2.2. Nếu tủ điều khiển lắp trong giếng thang mà không tiếp cận được thì phải có thiết bị điều khiển khác thay thế. 2.11.1.3. Quy định về công tác bảo dưỡng, bảo trì thang máy Nhà sản xuất thang máy phải đưa ra quy trình bảo dưỡng, bảo trì thích hợp để đảm bảo an toàn cho người trong quá trình bảo dưỡng, bảo trì. 2.11.1.4. Quy trình cứu hộ Nhà sản xuất thang máy phải đưa ra quy trình cứu hộ thích hợp trong trường hợp xảy ra sự cố. 2.11.2 Thang máy phải trang bị hệ thống liên lạc khẩn cấp để người bên trong cabin liên lạc với người bên ngoài thang máy hoặc bộ phận cứu hộ trong trường hợp thang máy bị sự cố. Hệ thống liên lạc phải đảm bảo những yêu cầu sau: 2.11.2.1 Các nút ấn hoặc thiết bị của thiết bị liên lạc phải được đặt bên trong cabin, ở các vị trí dễ nhìn, dẽ tiếp cận, dễ sử dụng và được kích hoạt trong trường hợp thang máy bị lỗi hoặc có sự cố xảy ra. 2.11.2.2 Hệ thống liên lạc khẩn cấp phải hoạt động dựa trên giao tiếp bằng giọng nói 2 chiều, không bị gián đoạn trong suốt quá trình cứu hộ 2.11.2.3 Hệ thống liên lạc khẩn cẩp phải có bộ phận lưu trữ năng lượng riêng (pin, ắc quy hoặc các bô phận tương tự) giúp duy trì thời gian hoạt động tối thiểu 1 giờ ngay cả trong trường hợp nguồn điện dự phòng cho quạt hoặc hệ thống chiếu sáng bị ngắt. 2.11.2.4 Thang máy được lắp đặt tại căn hộ chung cư, các tòa nhà văn phòng, tòa nhà trung tâm thương mại, bệnh viện, khách sạn, nhà máy sản xuất, khu vực công cộng (như sân bay, nhà ga...) thì hệ thống liên lạc bắt buộc phải được kết nối với bộ phận bảo vệ hoặc an ninh của tòa nhà và phải gắn số điện thoại liên lạc với bộ phận an ninh cứu hộ/người chịu trách nhiệm về an toàn của tòa nhà/ công trình trong trường hợp cần thiết trong cabin thang máy tại vị trí dễ quan sát. 2.11.2.5 Hệ thống liên lạc phải được kiểm tra thường xuyên trong quá trình thực hiện việc bảo trì, kiểm định thang máy. 2.11.3 Thang máy phải được trang bị hệ thống báo động để thông báo trạng thái hoạt động của thang máy. Thiết bị báo động phải đảm bảo rằng toàn bộ thông tin báo động được phát ra cho đến khi được xác nhận, ngay cả khi đang thực hiện bảo trì.", "Khoản 1. Bước 1: Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thang máy\na) Lý lịch thang máy: Đánh giá theo các điểm 3.1.1 và 3.4.2 QCVN 02:2019.\nb) Giấy chứng nhận hợp quy: Đánh giá theo điểm 3.1.2 QCVN 02:2019 (kiểm tra đối với trường hợp kiểm định lần đầu).\nc) Giấy chứng nhận kiểm định, biên bản kiểm định đã được cấp (không kiểm tra đối với trường hợp kiểm định lần đầu).\nd) Hồ sơ bảo trì: Đánh giá theo các điểm 3.5.1, 3.5.2.5 và 3.5.3.3 QCVN 02:2019.\nđ) Hồ sơ bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế (nếu có): Đánh giá theo điểm 3.5.2.5 QCVN 02:2019.\ne) Hồ sơ thiết kế, hoàn công xây dựng giếng thang (kiểm tra đối với thang máy lắp đặt, kiểm định lần đầu): Đánh giá nội dung của hồ sơ theo các khoản 2.1.1.11, 2.1.1.12, 2.1.1.13, 2.1.1.14, 2.1.1.15 và 2.1.1.16 QCVN 02:2019.", "Điều 2. Tổ chức thực hiện Điều 2. Tài liệu viện dẫn. TCVN 6395:2008, Electric lift - Safety requirements for the construction and installation (Thang máy điện - Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt). TCVN 6396-2:2009, Hydraulic lifts - Safety requirements for the construction and installation (Thang máy thủy lực - Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt). AS/NZS 1735.18:2002, Lifts, escalators, and moving walks - Part 18: Passenger lifts for private residence - Automatically controlled (Thang máy, thang cuốn, và băng tải bộ - Phần 18: Thang máy gia đình - Điều khiển tự động).\n1. Các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, lưu thông, lắp đặt, bảo trì, sửa chữa và sử dụng thang máy gia đình có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định tại Quy chuẩn ban hành kèm theo Thông tư này.\n2. Các tổ chức thực hiện việc kiểm định, chứng nhận hợp quy đối với thang máy gia đình phải tuân theo các quy định tại Quy chuẩn ban hành kèm theo Thông tư này.\n3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.", "Khoản 2. Quy trình này không áp dụng đối với các loại thang máy:\na) Có hệ thống dẫn động khác với các hệ thống đề cập ở khoản 1 Điều 1 Quy trình này;\nb) Có tốc độ định mức ≤ 0,15 m/s;\nc) Thang máy thủy lực có tốc độ định mức vượt quá 1 m/s hoặc các thang máy thủy lực nếu chỉnh đặt van giảm áp vượt quá 50 MPa;\nd) Thang máy lắp đặt với mục đích sử dụng để chở hàng;\nđ) Các thiết bị nâng, dạng guồng, thang máy ở mỏ, thang máy sân khấu, các thiết bị nâng gầu tự động, thùng nâng, máy nâng và tời nâng cho công trường của các tòa nhà và tòa nhà công cộng, tời nâng trên tàu thủy, giàn nâng thăm dò hoặc khoan trên biển, thiết bị xây dựng và bảo dưỡng hoặc thang máy ở các tuabin gió.", "Quy định về quản lý\n...\n4.2. Điều kiện đảm bảo an toàn đối với thang máy lưu thông trên thị trường\nĐối với thang máy lưu thông trên thị trường, người bán hàng phải đảm bảo các yêu cầu sau:\n4.2.1. Thang máy đã được chứng nhận hợp quy và gắn dấu hợp quy.\n4.2.2. Tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng trong quá trình bảo quản, lưu thông thang máy và theo hướng dẫn của nhà sản xuất.\n4.3. Yêu cầu đối với việc lắp đặt, hiệu chỉnh, bảo dưỡng, sửa chữa thang máy\n4.3.1. Yêu cầu đối với đơn vị lắp đặt, hiệu chỉnh, bảo dưỡng và sửa chữa thang máy\n4.3.1.1. Có tư cách pháp nhân, được cơ quan có thẩm quyền cấp đăng ký kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực này theo quy định của pháp luật.\n...", "Khoản 2.2. Các quy định cụ thể Ngoài các quy đinh nêu ở trên thì thang cuốn và băng tải chở người phải tuân thủ các điều kiện khác như sau: 2.2.1. Tất cả các bộ phận dẫn điện hoặc có khả năng dẫn điện của thang cuốn hoặc băng tải chở người được lắp đặt ở những nơi có các nguy cơ cháy, nổ thì phải tuân theo các quy định hiện hành về an toàn phòng chống cháy, nổ 2.2.2. Tại các lối vào và lối ra của thang cuốn và băng tải chở người phải có diện tích đủ rộng không gây nên sự cản trở đối với hành khách. 2.2.3. Phải có các biện pháp phòng ngừa tại những nơi mà vật cản của tòa nhà có thể gây thương tích cho hành khách. Đặc biệt là chỗ giao nhau với mặt sàn tầng và các thang cuốn hoặc băng tải chở người đan chéo nhau, phải đặt tấm chắn thẳng đứng có chiều cao không nhỏ hơn 0,3m và không có các mép sắc nhọn ở phía trên gờ trên lan can. 2.2.4. Khu vực xung quanh thang cuốn hoặc băng tải chở người phải được chiếu sáng đầy đủ, đặc biệt là ở khu vực gần tấm lược. Cường độ chiếu sáng tại các lối vào, lối ra bao gồm cả vùng tấm lược phải phù hợp với cường độ chiếu sáng của hệ thống chiếu sáng chung trong khu vực. Đối với thang cuốn hoặc băng tải chở người được lắp đặt bất kể trong nhà hay ngoài trời, thì cường độ chiếu sáng tại lối vào, lối ra đo trên mặt sàn phải đảm bảo không được nhỏ hơn 50 lux. 2.2.5. Các trạm dẫn động và bị dẫn, các khoang máy bên trong kết cấu thép của thang cũng như trong khoang đặt máy riêng phải đảm bảo người không có trách nhiệm không thể vào được. Các khoang này chỉ được sử dụng cho lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị cần thiết cho vận hành thang cuốn hoặc băng tải chở người. Cho phép lắp đặt trong khoang đặt máy hệ thống báo cháy, thiết bị dập lửa trực tiếp và các đầu phun nước tự động với điều kiện là chúng được bảo vệ thích hợp chống lại sự cố bất ngờ. Thiết bị dẫn động thang cũng được phép lắp đặt trong các buồng máy này.", "Khoản 3.5. Thang cuốn hoặc băng tải chở người có đủ điều kiện lắp đặt Thang cuốn hoặc băng tải chở người chỉ được lắp đặt khi có đủ các điều kiện sau. 3.5.1. Có đủ hồ sơ kỹ thuật như đã nêu ở mục 3.1 của quy chuẩn này. 3.5.2. Thang cuốn hoặc băng tải chở người sản xuất trong nước phải được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy theo quy định. Thang cuốn hoặc băng tải chở người nhập khẩu ở dạng tháo rời phải được chứng nhận hợp quy và hoàn thành thủ tục hải quan sau khi lắp đặt xong. 3.5.3. Các bộ phận chi tiết máy đi kèm phải đồng bộ hoặc chế tạo theo dạng liên kết của nhiều hãng, nhiều quốc gia thì phải đảm bảo các đặc tính kỹ thuật theo yêu cầu của hãng thang cuốn hoặc băng tải chở người đứng tên. Đặc biệt chú ý quy cách các bộ phận chi tiết quan trọng như: - Hệ thống dẫn động; - Cơ cấu của thang, băng; - Hệ thống phanh điều khiển, dừng thang hoặc băng; - Hệ thống hãm an toàn; - Các thiết bị an toàn, tín hiệu bảo vệ; - Máy kéo (động cơ, hộp số); - Hệ thống điều khiển. Tất cả các bộ phận cấu thành của thang cuốn hoặc băng tải chở người, phải đảm bảo được các yêu cầu kỹ thuật nêu trong TCVN 6397:2010 Thang cuốn và băng tải chở người - Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt.", "Khoản 2.5 Thang máy 2.5.1 Kích thước thông thuỷ của cửa thang máy sau khi mở không nhỏ hơn 900 mm. Kích thước thông thuỷ bên trong buồng thang máy không nhỏ hơn 1 100 mm x 1 400 mm. 2.5.2 Kích thước không gian đợi trước cửa thang máy không nhỏ hơn 1 400 mm x 1 400 mm. 2.5.3 Cửa thang máy phải được lắp đặt thiết bị tự đóng mở. Thời gian đóng mở phải lớn hơn 20 s để đảm bảo an toàn cho người khuyết tật. Trong thang máy phải bố trí tay vịn tuân theo quy định tại 2.2.3. 2.5.4 Bảng điều khiển trong buồng thang máy được lắp đặt ở độ cao không lớn hơn 1 200 mm và không thấp hơn 900 mm tính từ mặt sàn thang máy đến tâm nút điều khiển cao nhất. Trên các nút điều khiển phải có các ký tự với màu sắc tương phản hoặc tín hiệu cảm nhận được và hệ thống chữ nổi Braille. 2.5.5 Biển báo hiển thị số tầng tương ứng với vị trí thang được bật sáng hoặc có hệ thống thông báo bằng âm thanh bên ngoài và bên trong thang máy. Cạnh cửa ra thang máy tại mỗi tầng phải bố trí chữ nổi Braille.", "Khoản 1.3.1 Thang máy không buồng máy (không phòng máy) Là thang máy điện có máy dẫn động, các cơ cấu và các bộ phận khác được đặt trong giếng thang. 1.3.2 Thang máy thủy lực (hydraulic lift) Thang máy trong đó lực nâng sinh ra từ một bơm điện đưa chất lỏng thủy lực đi vào kích, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp trên cabin (có thể sử dụng nhiều động cơ, bơm và/hoặc kích). 1.3.3 Buồng puli (pulley room) Phòng để lắp đặt puli và bộ khống chế vượt tốc, không chứa máy dẫn động. 1.3.4 Tải định mức (rated load) Tải thiết kế để được chở trong quá trình vận hành bình thường của thang, có thể bao gồm các thiết bị vận chuyển. 1.3.5 Tốc độ định mức (rated speed) Tốc độ v của cabin, là giá trị mà căn cứ vào đó thang máy sẽ được chế tạo, tính bằng mét trên giây. 1.3.6 Buồng máy (machine room) Không gian chứa máy dẫn động và các thiết bị kết hợp được bao kín bằng trần, các tường, sàn và cửa ra vào, trong đó đặt một phần hoặc toàn bộ hệ thống máy. 1.3.7 Bộ phận/thiết bị an toàn Bộ phận/thiết bị được cung cấp để đáp ứng một chức năng an toàn nào đó khi được sử dụng. Các bộ phận an toàn của thang máy, gồm có: - Thiết bị khóa cửa cửa tầng và khóa cửa cabin (nếu có); - Bộ hãm an toàn; - Hệ thống phanh của dẫn động; - Bộ khống chế vượt tốc; - Bộ giảm chấn; - Van ngắt/van một chiều. 1.3.8 Bộ hãm an toàn êm (progressive safety gear) Bộ hãm an toàn trong đó gia tốc hãm bị tác động bởi quá trình phanh trên ray dẫn hướng và được áp dụng những biện pháp đặc biệt để hạn chế lực tác động lên cabin, đối trọng hay khối lượng cân bằng ở một giá trị cho phép. 1.3.9 Chỉnh tầng (levelling) Thao tác nhằm đạt được độ chính xác dừng tầng. 1.3.10 Độ chính xác chỉnh tầng (levelling accuracy) Khoảng cách theo phương đứng giữa ngưỡng cửa cabin và ngưỡng cửa tầng trong quá trình chất tải hoặc dỡ tải của cabin. 1.3.11 Máy dẫn động (lift machine) Thiết bị dẫn động và dừng thang máy, bao gồm cả động cơ, hộp giảm tốc, phanh, puli/bánh răng và tang cuốn cáp (đối với thang máy dẫn động ma sát hoặc cưỡng bức) hoặc gồm có bơm, động cơ bơm và các van điều khiển (thang dẫn động thủy lực). 1.3.12 Người sử dụng (user) Người sử dụng các dịch vụ của thang máy được lắp đặt bao gồm người đi thang, người đang chờ ngoài tầng và những người được phép. 1.3.13 Không gian chứa máy (machinery space) Khoảng không gian bên trong hoặc bên ngoài giếng thang nơi đặt một phần hoặc toàn bộ hệ thống máy, bao gồm cả phần diện tích làm việc liên quan đến hệ thống máy đó.1 1.3.14 Hoạt động bảo trì thang máy Tất cả các hoạt động cần thiết để đảm bảo tính an toàn, chức năng đã định của thang và các bộ phận của thang sau khi hoàn tất quá trình lắp đặt và trong suốt quá trình hoạt động. Công tác bảo trì thang máy bao gồm các hoạt động: 1.3.15 Chỉnh lại tầng (re-levelling) Thao tác, thực hiện sau khi thang máy dừng, để chỉnh lại chính xác vị trí dừng tầng trong quá trình chất tải hoặc dỡ tải. 1.3.16 Các hoạt động cứu hộ (rescue operations) Những hành động cụ thể theo yêu cầu, thực hiện bởi những người có năng lực chuyên môn, nhằm giải cứu an toàn cho những người bị mắc kẹt trong cabin hoặc giếng thang. 1.3.17 Mạch an toàn điện (safety circuit) Mạch chứa các tiếp điểm và/hoặc linh kiện điện tử có thể đáp ứng các yêu cầu của thiết bị an toàn điện. 1.3.18 Bộ hãm an toàn (safety gear) Thiết bị cơ khí dùng để dừng cabin, đối trọng hoặc khối lượng cân bằng theo chiều đi xuống, và giữ chúng ở vị trí đứng yên trên ray dẫn hướng trong trường hợp vượt tốc hay đứt hệ thống treo. 1.3.19 Cáp an toàn (safety rope) Dây cáp phụ nối vào cabin, đối trọng hoặc khối lượng cân bằng để kích hoạt bộ hãm an toàn trong trường hợp hệ thống treo bị đứt. 1.3.20 Cáp động (travelling cable) Cáp điện mềm có nhiều lõi nối giữa cabin và một điểm cố định. 1.3.21 Độ chính xác dừng tầng (stopping accuracy) Khoảng cách theo phương đứng giữa ngưỡng cửa cabin và ngưỡng cửa tầng tại thời điểm hệ thống điều khiển cho dừng cabin tại tầng đến và các cửa đã mở hoàn toàn. 1.3.22 Vùng mở khóa (unlocking zone) Vùng được giới hạn ở phía trên và dưới mức sàn của tầng dừng, khi sàn cabin ở trong vùng này cửa tầng mới có thể mở được theo cửa cabin. 1.3.23 Giếng thang (well) Khoảng không gian mà cabin, đối trọng hay khối lượng cân bằng di chuyển trong đó. Khoảng không gian này thường được giới hạn bởi đáy hố thang, vách bao quanh và trần giếng.\na) Bôi trơn, làm sạch...;\nb) Kiểm tra, bảo dưỡng;\nc) Thiết lập và hiệu chỉnh;\nd) Sửa chữa hoặc thay thế các bộ phận bị mòn hoặc hoặc hư hỏng mà không làm ảnh hưởng đến đặc tính kỹ thuật của thang máy (nếu có)." ]
Hệ thống chữa cháy tự động phải được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ hàng tuần phải không?
[ "7.2 Kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống chữa cháy tự động\n7.2.1 Hệ thống chữa cháy tự động sau khi lắp đặt phải được thử hoạt động toàn bộ hệ thống. Hệ thống chữa cháy tự động chỉ được phép đưa vào hoạt động khi kết quả thử cho thấy hệ thống đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của thiết kế và các tiêu chuẩn có liên quan.\n7.2.2 Trừ khi có những hướng dẫn khác của nhà sản xuất, hệ thống chữa cháy tự động phải được định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng ít nhất một lần trong năm.\n7.2.3 Trong mỗi lần kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ, ngoại trừ các thiết bị chỉ hoạt động một lần như đầu phun sprinkler, đầu báo nhiệt dùng một lần ..., tất cả các thiết bị và chức năng của hệ thống phải được kiểm tra và thử hoạt động, trong đó bao gồm cả kiểm tra số lượng, chất lượng chất chữa cháy.\n7.2.4 Kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống chữa cháy tự động thực hiện theo TCVN 6101, TCVN 6305, TCVN 7161 các tiêu chuẩn khác có liên quan và những chỉ dẫn của nhà sản xuất." ]
[ "Khoản 3.2. Phòng ngừa và ứng phó sự cố 3.2.1. Phải xây dựng phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố cháy nổ theo quy định về phòng cháy, chữa cháy dưới sự hướng dẫn của cơ quan có chức năng quản lý về công tác phòng cháy chữa cháy. 3.2.2. Xây dựng các phương án dự phòng và ứng phó đối với các sự cố khác theo quy định về quản lý chất thải nguy hại và các quy định có liên quan. 3.2.3. Lò đốt phải có cơ chế tự động ngắt khi xảy ra sự cố bất thường song song với cơ chế ngắt tay. 3.2.4. Các vùng đốt phải có phương án hạ nhiệt độ khi nhiệt độ đột ngột tăng quá cao. 3.2.5. Hệ thống xử lý khí thải lò đốt phải có van xả tắt (by-pass) để xả khí thải trực tiếp ra ống khói mà không qua hệ thống xử lý khí thải khi có sự cố. Van xả tắt phải có niêm phong của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường (việc niêm phong này được thực hiện khi tiến hành xác nhận việc hoàn thành các yêu cầu về bảo vệ môi trường) để tránh sử dụng tùy tiện. Sau khi phá niêm phong để xử lý sự cố phải thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước về môi trường địa phương để tiến hành niêm phong lại.", "PHỤ LỤC I\nBẢO QUẢN, BẢO DƯỠNG PHƯƠNG TIỆN CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN, CỨU HỘ CƠ GIỚI\n...\nI. Bảo quản phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ giới hằng ngày\n...\n3. Máy bơm chữa cháy\na) Kiểm tra trực quan:\n- Toàn bộ các mũ ốc, vít;\n- Mức nhiên liệu, dầu bôi trơn bảo đảm đủ, sạch, không bị rò rỉ;\n- Hệ thống dây dẫn điện, bình ắc quy;\n- Tình trạng bộ phận dẫn động bơm gây chân không mồi nước;\n- Ống hút nước không bị cong gập, thủng, có đủ gioăng, đệm, các đầu nối khi lắp vào nhẹ nhàng, kín;\nb) Kiểm tra hoạt động:\n- Tình trạng hoạt động của động cơ máy bơm (Khởi động động cơ bơm, cho khởi động động cơ ở tốc độ không tải tối đa từ 02 phút đến 03 phút);\n- Tình trạng hoạt động của máy bơm chữa cháy tại nơi có nguồn nước, triển khai ống hút. Đóng kín van họng phun. Khởi động động cơ (sử dụng hệ thống khởi động bằng điện hoặc dây giật tự cuốn), khi máy nổ thì tăng dần ga, đồng thời thực hiện thao tác hút nước. Quan sát đồng hồ chân không và đồng hồ áp lực nước (nếu trong vòng 30 giây mà hút nước không lên thì phải tắt máy và kiểm tra, sửa chữa khôi phục độ kín của bơm mới được tiếp tục thao tác hút nước). Khi thấy nước chảy qua bơm gây chân không thành dòng liên tục đồng thời kim đồng hồ áp lực nước tăng lên từ 02 bar đến 03 bar thì ngắt bơm chân không, từ từ tăng ga và mở van họng phun nước. Trong quá trình vận hành bơm, luôn duy trì áp suất nước không thấp hơn 4 bar để bảo đảm làm mát cho bơm (đối với máy bơm làm mát bằng nước);\n- Thời gian khởi động động cơ hàng ngày tối đa một lần trong 03 phút (nếu không phun, hút nước) hoặc 15 phút (nếu có hút, phun nước). Khi nhiệt độ môi trường trong ngày thấp hơn 10°C, việc khởi động động cơ được thực hiện 02 lần/ngày, kiểm tra tình trạng kỹ thuật và bảo dưỡng theo quy định của nhà sản xuất. Trong quá trình sử dụng không điều chỉnh cần điều khiển bộ điều tốc vì sẽ làm hư hỏng động cơ máy bơm. Đối với các máy bơm chữa cháy có lắp công tắc cảnh báo quá nhiệt động cơ, phải luôn để công tắc ở vị trí mở “ON”.", "Điều 3. Trách nhiệm thi hành Điều 3. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT VỀ QUẢN LÝ VẬN HÀNH, KIỂM TRA BẢO DƯỠNG VÀ BẢO QUẢN HỆ THỐNG PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY Điều 3.1 Vận hành hệ thống báo cháy và chữa cháy Điều 3.2 Kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống báo cháy và chữa cháy cố định Điều 3.3 Bảo quản chất chữa cháy Điều 3. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT VỀ QUẢN LÝ VẬN HÀNH, KIỂM TRA BẢO DƯỠNG VÀ BẢO QUẢN HỆ THỐNG PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY Điều 3.1 Vận hành hệ thống báo cháy và chữa cháy Điều 3.2 Kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống báo cháy và chữa cháy cố định Điều 3.3 Bảo quản chất chữa cháy\n1. Cục trưởng Cục Khoa học, Chiến lược và Lịch sử Công an có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Thông tư này.\n2. Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ Công an, Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, Công an các đơn vị, địa phương, các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan báo cáo về Bộ Công an (qua Cục Khoa học, Chiến lược và Lịch sử Công an) để có hướng dẫn kịp thời./. BỘ TRƯỞNG Đại tướng Tô Lâm QCVN 01:2019/BCA QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ HỆ THỐNG PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY CHO KHO CHỨA, CẢNG XUẤT, NHẬP VÀ TRẠM PHÂN PHỐI KHÍ ĐỐT National technical system on Fire fighting and prevention apparatus and equipment for storage, delivery port and distribution stations of gas LỜI NÓI ĐẦU QCVN 01:2019/BCA do Ban soạn thảo xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về “Hệ thống phòng cháy, chữa cháy cho kho chứa, cảng xuất, nhập và trạm phân phối khí đốt” của Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ - Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam biên soạn, Viện Khoa học, Chiến lược và Lịch sử Công an - Bộ Công an trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định và Bộ trưởng Bộ Công an ban hành kèm theo Thông tư số 52/2019/TT-BCA ngày 31 tháng 10 năm 2019. QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ HỆ THỐNG PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY CHO KHO CHỨA, CẢNG XUẤT, NHẬP VÀ TRẠM PHÂN PHỐI KHÍ ĐỐT National technical System on Fire fighting and prevention apparatus and equipment for storage, delivery port and distribution stations of gas\n3.1.1 Yêu cầu chung 3.1.1.1 Người đứng đầu cơ sở có trách nhiệm tổ chức vận hành các hệ thống báo cháy và chữa cháy tại cơ sở. Mỗi hệ thống báo cháy và chữa cháy của cơ sở phải có quyết định bằng văn bản giao trách nhiệm cho người quản lý, nhân viên vận hành và người trực vận hành 24/24 giờ. 3.1.1.2 Tất cả các hệ thống báo cháy và chữa cháy của cơ sở cần phải có quy trình thao tác vận hành và định kỳ xem xét cập nhật hàng năm khi có những bổ sung, thay đổi. 3.1.1.3 Người được giao quản lý, nhân viên vận hành và trực vận hành có trách nhiệm nghiên cứu các tài liệu kỹ thuật có liên quan, quy trình thao tác vận hành và thực hiện vận hành hệ thống báo cháy và chữa cháy theo quy trình, quy định đã được lãnh đạo cơ sở phê duyệt và thường xuyên cập nhật, ghi chép đầy đủ thông tin các sự cố kỹ thuật, hư hỏng của hệ thống báo cháy và chữa cháy vào nhật ký vận hành theo quy định. 3.1.1.4 Khi có các sự cố kỹ thuật, hư hỏng hoặc hệ thống kích hoạt tác động, người vận hành phải có trách nhiệm thông báo kịp thời cho cơ sở và cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ địa phương biết để có những biện pháp khắc phục, xử lý kịp thời. 3.1.1.5 Việc phục hồi hoạt động hệ thống báo cháy, hệ thống chữa cháy sau khi có sự cố hư hỏng hoặc kích hoạt tác động không được vượt quá 72 giờ. 3.1.1.6 Ở lối vào nhà trạm bơm chữa cháy, trạm khí chữa cháy phải đảm bảo có đủ ánh sáng cần thiết để nhận biết và cho người có trách nhiệm tiếp cận thao tác xử lý kịp thời. 3.1.1.7 Trong nhà trạm bơm chữa cháy, phòng đặt trạm khí chữa cháy, trung tâm báo cháy cần bố trí trang bị: 3.1.1.8 Để đảm bảo vận hành an toàn, các thiết bị đo kiểm tra áp suất (đồng hồ áp suất) của hệ thống chữa cháy (bằng nước, bằng bọt, bằng khí) phải được đánh dấu và ghi rõ trong các quy trình hướng dẫn vận hành sử dụng các giá trị áp suất làm việc bình thường và áp suất làm việc tối đa cho phép. 3.1.2 Yêu cầu vận hành hệ thống chữa cháy bằng nước và bọt 3.1.2.1 Hệ thống chữa cháy bằng nước và bọt phải được duy trì hoạt động thường xuyên theo đúng yêu cầu chức năng, thông số kỹ thuật (lưu lượng và áp suất) theo hồ sơ thiết kế, thi công lắp đặt và nghiệm thu công trình. 3.1.2.2 Tín hiệu áp suất kích hoạt của hệ thống chữa cháy tự động phải được tiến hành kiểm tra hàng ngày. Giá trị áp suất duy trì trong mạng đường ống kích hoạt của hệ thống chữa cháy tự động bằng nước và bọt không được giảm quá 0,02 Mpa (0,2 kg/cm2)/ngày đêm. 3.1.2.3 Tại các cụm Van kiểm tra - điều khiển cần có sơ đồ chức năng điều khiển hoạt động, biển chỉ dẫn áp suất làm việc, kiểu loại, số lượng đầu phun cho mỗi khu vực của hệ thống, trạng thái đóng, mở của các van ở chế độ thường mở, thường đóng ở chế độ thường trực hoạt động. 3.1.2.4 Các tủ đựng phương tiện dụng cụ chữa cháy (lăng, vòi) của họng nước, trụ nước chữa cháy phải đảm bảo lưu thông gió tự nhiên và đánh số thứ tự, ký hiệu rõ ràng để dễ nhận biết khi thao tác sử dụng. 3.1.2.5 Sau khi sử dụng phun nước, các vòi, lăng chữa cháy phải được tiến hành kiểm tra tính nguyên vẹn, rửa sạch, phơi khô và để đúng vị trí quy định. Các vòi chữa cháy tối thiểu 3 năm 1 lần, phải được tiến hành kiểm tra thử về độ bền ở áp lực quy định. 3.1.2.6 Nguồn nước, bể dự trữ nước chữa cháy chỉ cho phép sử dụng vào mục đích chữa cháy và không được sử dụng vào các mục đích khác. 3.1.3 Yêu cầu vận hành hệ thống chữa cháy bằng khí 3.1.3.1 Điều kiện và nhiệt độ môi trường để đảm bảo vận hành an toàn đối với hệ thống chữa cháy bằng khí phải đáp ứng quy định sau: 3.1.3.2 Khi trang bị, thiết kế hệ thống chữa cháy tự động bằng khí kiểu trung tâm cho các phòng, nhà có người thường trực, làm việc thường xuyên 24/24 giờ, cho phép chuyển đổi chức năng hoạt động của hệ thống từ chế độ tự động sang chế độ điều khiển bằng tay. Trong thời gian không có người thường trực, phải khôi phục lại chế độ hoạt động tự động. 3.1.3.3 Trong thời gian vận hành hệ thống chữa cháy bằng khí, nếu có xảy ra sự kích hoạt xả khí hoặc sự cố hư hỏng, phải có biện pháp khôi phục ngay để đưa hệ thống vào hoạt động trở lại (nạp bổ sung khí chữa cháy, khí trong bình kích hoạt hoặc thay thế các bình khí chữa cháy, bình khí kích hoạt, vv..) và ghi chép vào sổ nhật ký vận hành hệ thống. 3.1.4 Yêu cầu vận hành hệ thống chữa cháy bằng bột 3.1.4.1 Việc vận hành hệ thống chữa cháy bằng bột cần tuân thủ quy trình, quy định, tài liệu hồ sơ thiết kế và yêu cầu kỹ thuật của nhà chế tạo sản xuất thiết bị. 3.1.4.2 Các bình bột chữa cháy phải được đặt theo chiều đứng và có khung giá đỡ, bắt đai kẹp chắc chắn. Lối tiếp cận vào kiểm tra các bình bột chữa cháy, áp suất bình khí kích hoạt, cụm van kích hoạt (van bình, cụm van phân phối) phải đảm bảo thuận tiện. 3.1.4.3 Các bình bột chữa cháy phải được sơn màu, đánh số thứ tự, biển chỉ dẫn ngày nạp bột, chủng loại bột chữa cháy được nạp và thời hạn cần nạp lại bột chữa cháy theo quy định. Dưới đế mỗi bình bột chữa cháy phải có tấm đệm lót cách ly với sàn nhà. 3.1.4.4 Khi bố trí hệ thống chữa cháy bằng bột trong cùng trạm bơm chữa cháy hoặc trong phòng riêng bên trong tòa nhà, thì ở phía ngoài nhà phải có biển chỉ dẫn về vị trí bố trí hệ thống chữa cháy. Tại nơi đặt hệ thống chữa cháy, cần có sơ đồ hướng dẫn thao tác, vận hành hoạt động khi có cháy xảy ra. 3.1.5 Yêu cầu sử dụng, vận hành phương tiện chữa cháy di động 3.1.5.1 Việc sử dụng các phương tiện chữa cháy di động tại kho chứa, cảng xuất, nhập và trạm phân phối khí đốt phải đảm bảo đúng mục đích yêu cầu sau: 3.1.5.2 Việc vận hành, sử dụng xe ô tô chữa cháy tại cơ sở phải tuân thủ các quy định về luật giao thông đường bộ đối với phương tiện giao thông cơ giới, các văn bản quy định hướng dẫn hiện hành của cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có thẩm quyền. 3.1.5.3 Các phương tiện chữa cháy di động phải được bảo quản trong nhà chuyên dụng (gara hoặc nhà xe ô tô) theo quy định và đảm bảo thường trực sẵn sàng chiến đấu 24/24 giờ. Trong nhà để xe ô tô chữa cháy phải bảo đảm việc cung cấp điện, trang bị thông tin liên lạc và các phương tiện hỗ trợ cần thiết khác, đáp ứng yêu cầu hoạt động và an toàn cho lực lượng chữa cháy cơ sở. 3.1.5.4 Các phương tiện chữa cháy di động (Xe, máy bơm chữa cháy) phải được trang bị đầy đủ cơ số vòi, lăng, phương tiện, dụng cụ chữa cháy và nạp đủ nhiên liệu, chất chữa cháy theo quy định. 3.1.6 Yêu cầu sử dụng bình chữa cháy 3.1.6.1 Trước khi đưa bình chữa cháy vào sử dụng, phải tiến hành kiểm tra tổng thể ban đầu đối với bình chữa cháy. Nội dung kiểm tra tổng thể ban đầu, gồm có: 3.1.6.2 Nội dung kiểm tra xem xét bên ngoài đối với bình chữa cháy, gồm có: 3.1.6.3 Không cho phép bố trí và sử dụng các bình chữa cháy trong các trường hợp sau: 3.1.6.4 Nghiêm cấm việc sử dụng các bình chữa cháy để chữa các đám cháy trong các trường hợp sau: 3.1.1 Yêu cầu chung 3.1.1.1 Người đứng đầu cơ sở có trách nhiệm tổ chức vận hành các hệ thống báo cháy và chữa cháy tại cơ sở. Mỗi hệ thống báo cháy và chữa cháy của cơ sở phải có quyết định bằng văn bản giao trách nhiệm cho người quản lý, nhân viên vận hành và người trực vận hành 24/24 giờ. 3.1.1.2 Tất cả các hệ thống báo cháy và chữa cháy của cơ sở cần phải có quy trình thao tác vận hành và định kỳ xem xét cập nhật hàng năm khi có những bổ sung, thay đổi. 3.1.1.3 Người được giao quản lý, nhân viên vận hành và trực vận hành có trách nhiệm nghiên cứu các tài liệu kỹ thuật có liên quan, quy trình thao tác vận hành và thực hiện vận hành hệ thống báo cháy và chữa cháy theo quy trình, quy định đã được lãnh đạo cơ sở phê duyệt và thường xuyên cập nhật, ghi chép đầy đủ thông tin các sự cố kỹ thuật, hư hỏng của hệ thống báo cháy và chữa cháy vào nhật ký vận hành theo quy định. 3.1.1.4 Khi có các sự cố kỹ thuật, hư hỏng hoặc hệ thống kích hoạt tác động, người vận hành phải có trách nhiệm thông báo kịp thời cho cơ sở và cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ địa phương biết để có những biện pháp khắc phục, xử lý kịp thời. 3.1.1.5 Việc phục hồi hoạt động hệ thống báo cháy, hệ thống chữa cháy sau khi có sự cố hư hỏng hoặc kích hoạt tác động không được vượt quá 72 giờ. 3.1.1.6 Ở lối vào nhà trạm bơm chữa cháy, trạm khí chữa cháy phải đảm bảo có đủ ánh sáng cần thiết để nhận biết và cho người có trách nhiệm tiếp cận thao tác xử lý kịp thời. 3.1.1.7 Trong nhà trạm bơm chữa cháy, phòng đặt trạm khí chữa cháy, trung tâm báo cháy cần bố trí trang bị: 3.1.1.8 Để đảm bảo vận hành an toàn, các thiết bị đo kiểm tra áp suất (đồng hồ áp suất) của hệ thống chữa cháy (bằng nước, bằng bọt, bằng khí) phải được đánh dấu và ghi rõ trong các quy trình hướng dẫn vận hành sử dụng các giá trị áp suất làm việc bình thường và áp suất làm việc tối đa cho phép. 3.1.2 Yêu cầu vận hành hệ thống chữa cháy bằng nước và bọt 3.1.2.1 Hệ thống chữa cháy bằng nước và bọt phải được duy trì hoạt động thường xuyên theo đúng yêu cầu chức năng, thông số kỹ thuật (lưu lượng và áp suất) theo hồ sơ thiết kế, thi công lắp đặt và nghiệm thu công trình. 3.1.2.2 Tín hiệu áp suất kích hoạt của hệ thống chữa cháy tự động phải được tiến hành kiểm tra hàng ngày. Giá trị áp suất duy trì trong mạng đường ống kích hoạt của hệ thống chữa cháy tự động bằng nước và bọt không được giảm quá 0,02 Mpa (0,2 kg/cm2)/ngày đêm. 3.1.2.3 Tại các cụm Van kiểm tra - điều khiển cần có sơ đồ chức năng điều khiển hoạt động, biển chỉ dẫn áp suất làm việc, kiểu loại, số lượng đầu phun cho mỗi khu vực của hệ thống, trạng thái đóng, mở của các van ở chế độ thường mở, thường đóng ở chế độ thường trực hoạt động. 3.1.2.4 Các tủ đựng phương tiện dụng cụ chữa cháy (lăng, vòi) của họng nước, trụ nước chữa cháy phải đảm bảo lưu thông gió tự nhiên và đánh số thứ tự, ký hiệu rõ ràng để dễ nhận biết khi thao tác sử dụng. 3.1.2.5 Sau khi sử dụng phun nước, các vòi, lăng chữa cháy phải được tiến hành kiểm tra tính nguyên vẹn, rửa sạch, phơi khô và để đúng vị trí quy định. Các vòi chữa cháy tối thiểu 3 năm 1 lần, phải được tiến hành kiểm tra thử về độ bền ở áp lực quy định. 3.1.2.6 Nguồn nước, bể dự trữ nước chữa cháy chỉ cho phép sử dụng vào mục đích chữa cháy và không được sử dụng vào các mục đích khác. 3.1.3 Yêu cầu vận hành hệ thống chữa cháy bằng khí 3.1.3.1 Điều kiện và nhiệt độ môi trường để đảm bảo vận hành an toàn đối với hệ thống chữa cháy bằng khí phải đáp ứng quy định sau: 3.1.3.2 Khi trang bị, thiết kế hệ thống chữa cháy tự động bằng khí kiểu trung tâm cho các phòng, nhà có người thường trực, làm việc thường xuyên 24/24 giờ, cho phép chuyển đổi chức năng hoạt động của hệ thống từ chế độ tự động sang chế độ điều khiển bằng tay. Trong thời gian không có người thường trực, phải khôi phục lại chế độ hoạt động tự động. 3.1.3.3 Trong thời gian vận hành hệ thống chữa cháy bằng khí, nếu có xảy ra sự kích hoạt xả khí hoặc sự cố hư hỏng, phải có biện pháp khôi phục ngay để đưa hệ thống vào hoạt động trở lại (nạp bổ sung khí chữa cháy, khí trong bình kích hoạt hoặc thay thế các bình khí chữa cháy, bình khí kích hoạt, vv..) và ghi chép vào sổ nhật ký vận hành hệ thống. 3.1.4 Yêu cầu vận hành hệ thống chữa cháy bằng bột 3.1.4.1 Việc vận hành hệ thống chữa cháy bằng bột cần tuân thủ quy trình, quy định, tài liệu hồ sơ thiết kế và yêu cầu kỹ thuật của nhà chế tạo sản xuất thiết bị. 3.1.4.2 Các bình bột chữa cháy phải được đặt theo chiều đứng và có khung giá đỡ, bắt đai kẹp chắc chắn. Lối tiếp cận vào kiểm tra các bình bột chữa cháy, áp suất bình khí kích hoạt, cụm van kích hoạt (van bình, cụm van phân phối) phải đảm bảo thuận tiện. 3.1.4.3 Các bình bột chữa cháy phải được sơn màu, đánh số thứ tự, biển chỉ dẫn ngày nạp bột, chủng loại bột chữa cháy được nạp và thời hạn cần nạp lại bột chữa cháy theo quy định. Dưới đế mỗi bình bột chữa cháy phải có tấm đệm lót cách ly với sàn nhà. 3.1.4.4 Khi bố trí hệ thống chữa cháy bằng bột trong cùng trạm bơm chữa cháy hoặc trong phòng riêng bên trong tòa nhà, thì ở phía ngoài nhà phải có biển chỉ dẫn về vị trí bố trí hệ thống chữa cháy. Tại nơi đặt hệ thống chữa cháy, cần có sơ đồ hướng dẫn thao tác, vận hành hoạt động khi có cháy xảy ra. 3.1.5 Yêu cầu sử dụng, vận hành phương tiện chữa cháy di động 3.1.5.1 Việc sử dụng các phương tiện chữa cháy di động tại kho chứa, cảng xuất, nhập và trạm phân phối khí đốt phải đảm bảo đúng mục đích yêu cầu sau: 3.1.5.2 Việc vận hành, sử dụng xe ô tô chữa cháy tại cơ sở phải tuân thủ các quy định về luật giao thông đường bộ đối với phương tiện giao thông cơ giới, các văn bản quy định hướng dẫn hiện hành của cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có thẩm quyền. 3.1.5.3 Các phương tiện chữa cháy di động phải được bảo quản trong nhà chuyên dụng (gara hoặc nhà xe ô tô) theo quy định và đảm bảo thường trực sẵn sàng chiến đấu 24/24 giờ. Trong nhà để xe ô tô chữa cháy phải bảo đảm việc cung cấp điện, trang bị thông tin liên lạc và các phương tiện hỗ trợ cần thiết khác, đáp ứng yêu cầu hoạt động và an toàn cho lực lượng chữa cháy cơ sở. 3.1.5.4 Các phương tiện chữa cháy di động (Xe, máy bơm chữa cháy) phải được trang bị đầy đủ cơ số vòi, lăng, phương tiện, dụng cụ chữa cháy và nạp đủ nhiên liệu, chất chữa cháy theo quy định. 3.1.6 Yêu cầu sử dụng bình chữa cháy 3.1.6.1 Trước khi đưa bình chữa cháy vào sử dụng, phải tiến hành kiểm tra tổng thể ban đầu đối với bình chữa cháy. Nội dung kiểm tra tổng thể ban đầu, gồm có: 3.1.6.2 Nội dung kiểm tra xem xét bên ngoài đối với bình chữa cháy, gồm có: 3.1.6.3 Không cho phép bố trí và sử dụng các bình chữa cháy trong các trường hợp sau: 3.1.6.4 Nghiêm cấm việc sử dụng các bình chữa cháy để chữa các đám cháy trong các trường hợp sau:\na) Sơ đồ nguyên lý hoạt động của hệ thống báo cháy, chữa cháy và bảng quy trình hướng dẫn thao tác vận hành, sử dụng. a) Đối với hệ thống chữa cháy bằng khí Carbon dioxide (C02): Cần tuân thủ quy định trong tài liệu hồ sơ thiết kế kỹ thuật. Trong mọi trường hợp, nhiệt độ không khí trong phòng hệ thống chữa cháy bằng khí C02 không được vượt quá 450C. Để kiểm tra giám sát nhiệt độ không khí trong phòng đặt thiết bị của hệ thống, phải trang bị phương tiện (nhiệt kế) để có thể kiểm tra, theo dõi nhiệt độ ở cả bên trong và bên ngoài phòng. a) Để chữa cháy; a) Kiểm tra xem xét bên ngoài đối với bình chữa cháy; a) Tình trạng lớp sơn bảo vệ bình chữa cháy; a) Để ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp hay để gần các nguồn nhiệt khác có khả năng gây tác động nguy hiểm cho bình chữa cháy; a) Sử dụng các bình chữa cháy bằng khí Carbon dioxide (CO2) để chữa cháy các thiết bị điện có điện áp lớn hơn 10 kV; a) Sơ đồ nguyên lý hoạt động của hệ thống báo cháy, chữa cháy và bảng quy trình hướng dẫn thao tác vận hành, sử dụng. a) Đối với hệ thống chữa cháy bằng khí Carbon dioxide (C02): Cần tuân thủ quy định trong tài liệu hồ sơ thiết kế kỹ thuật. Trong mọi trường hợp, nhiệt độ không khí trong phòng hệ thống chữa cháy bằng khí C02 không được vượt quá 450C. Để kiểm tra giám sát nhiệt độ không khí trong phòng đặt thiết bị của hệ thống, phải trang bị phương tiện (nhiệt kế) để có thể kiểm tra, theo dõi nhiệt độ ở cả bên trong và bên ngoài phòng. a) Để chữa cháy; a) Kiểm tra xem xét bên ngoài đối với bình chữa cháy; a) Tình trạng lớp sơn bảo vệ bình chữa cháy; a) Để ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp hay để gần các nguồn nhiệt khác có khả năng gây tác động nguy hiểm cho bình chữa cháy; a) Sử dụng các bình chữa cháy bằng khí Carbon dioxide (CO2) để chữa cháy các thiết bị điện có điện áp lớn hơn 10 kV;\nb) Điện thoại cố định liên lạc với phòng trực vận hành hệ thống báo cháy, chữa cháy và đèn chiếu sáng sự cố khẩn cấp. b) Đối với hệ thống chữa cháy bằng khí Halon: Phải đảm bảo duy trì nhiệt độ không khí trong phòng đặt thiết bị của hệ thống không được vượt quá 400C. Để kiểm tra giám sát sự rò rỉ bay hơi của khí Halon ở pha khí hóa lỏng, phải trang bị phương tiện để kiểm tra trọng lượng hoặc kiểm tra mức khí ở pha khí hóa lỏng. Nếu có phát hiện sự rỏ rỉ bay hơi thì cần phải có biện pháp khắc phục ngay nguyên nhân sự cố. b) Để thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ; b) Kiểm tra sự đồng bộ, đầy đủ các thành phần thiết bị của bình chữa cháy; b) Nội dung chính xác, đọc hiểu hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy; b) Để nơi có nguy cơ xảy ra va đập gây nguy hiểm cho bình chữa cháy; b) Sử dụng các bình khí chữa cháy bằng khí Carbon dioxide (CO2) có hàm lượng nước trong khí C02 lớn hơn 0,006% (theo trọng lượng) và có chiều dài vòi phun dưới 3 mét để chữa cháy các thiết bị điện có điện áp lớn hơn 1.000 vôn; b) Điện thoại cố định liên lạc với phòng trực vận hành hệ thống báo cháy, chữa cháy và đèn chiếu sáng sự cố khẩn cấp. b) Đối với hệ thống chữa cháy bằng khí Halon: Phải đảm bảo duy trì nhiệt độ không khí trong phòng đặt thiết bị của hệ thống không được vượt quá 400C. Để kiểm tra giám sát sự rò rỉ bay hơi của khí Halon ở pha khí hóa lỏng, phải trang bị phương tiện để kiểm tra trọng lượng hoặc kiểm tra mức khí ở pha khí hóa lỏng. Nếu có phát hiện sự rỏ rỉ bay hơi thì cần phải có biện pháp khắc phục ngay nguyên nhân sự cố. b) Để thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ; b) Kiểm tra sự đồng bộ, đầy đủ các thành phần thiết bị của bình chữa cháy; b) Nội dung chính xác, đọc hiểu hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy; b) Để nơi có nguy cơ xảy ra va đập gây nguy hiểm cho bình chữa cháy; b) Sử dụng các bình khí chữa cháy bằng khí Carbon dioxide (CO2) có hàm lượng nước trong khí C02 lớn hơn 0,006% (theo trọng lượng) và có chiều dài vòi phun dưới 3 mét để chữa cháy các thiết bị điện có điện áp lớn hơn 1.000 vôn;\nc) Để thực hiện công tác ứng trực, thường trực khi cơ sở tiến hành thực hiện các công việc có nguy cơ xảy ra cháy, nổ. c) Kiểm tra tình trạng vị trí bố trí bình chữa cháy (chỉ dẫn nơi bố trí, khả năng tiếp cận sử dụng); c) Tình trạng của thiết bị an toàn; c) Sử dụng các bình chữa cháy không còn nguyên vẹn kẹp chì niêm phong; c) Sử dụng các bình chữa cháy bằng bột để chữa cháy các thiết bị điện có điện áp lớn hơn 1.000 vôn; c) Để thực hiện công tác ứng trực, thường trực khi cơ sở tiến hành thực hiện các công việc có nguy cơ xảy ra cháy, nổ. c) Kiểm tra tình trạng vị trí bố trí bình chữa cháy (chỉ dẫn nơi bố trí, khả năng tiếp cận sử dụng); c) Tình trạng của thiết bị an toàn; c) Sử dụng các bình chữa cháy không còn nguyên vẹn kẹp chì niêm phong; c) Sử dụng các bình chữa cháy bằng bột để chữa cháy các thiết bị điện có điện áp lớn hơn 1.000 vôn;\nd) Kiểm tra sự rõ ràng để đọc hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy. d) Tình trạng hoạt động của đồng hồ đo áp suất, hoặc hiển thị áp suất (đối với bình chữa cháy có trang bị) và tình trạng chỉ dấu niêm phong đối với khóa van bình chữa cháy hoặc chai khí đẩy; d) Sử dụng các bình chữa cháy (bình mới hoặc bình sau khi nạp lại) không được kiểm định chất lượng về phòng cháy và chữa cháy theo quy định. d) Sử dụng các bình chữa cháy bằng bọt (bọt hòa không khí) để chữa cháy các thiết bị điện có điện áp, các chất cháy nóng đỏ, nóng chảy và các chất mà khi tác dụng với nước sẽ xảy ra phản ứng hóa học có kèm theo sự tỏa nhiều nhiệt hoặc sôi bắn chất cháy. d) Kiểm tra sự rõ ràng để đọc hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy. d) Tình trạng hoạt động của đồng hồ đo áp suất, hoặc hiển thị áp suất (đối với bình chữa cháy có trang bị) và tình trạng chỉ dấu niêm phong đối với khóa van bình chữa cháy hoặc chai khí đẩy; d) Sử dụng các bình chữa cháy (bình mới hoặc bình sau khi nạp lại) không được kiểm định chất lượng về phòng cháy và chữa cháy theo quy định. d) Sử dụng các bình chữa cháy bằng bọt (bọt hòa không khí) để chữa cháy các thiết bị điện có điện áp, các chất cháy nóng đỏ, nóng chảy và các chất mà khi tác dụng với nước sẽ xảy ra phản ứng hóa học có kèm theo sự tỏa nhiều nhiệt hoặc sôi bắn chất cháy.\nđ) Trọng lượng bình chữa cháy và trọng chất chữa cháy trong bình chữa cháy (xác định bằng lần kiểm tra lần trước); đ) Trọng lượng bình chữa cháy và trọng chất chữa cháy trong bình chữa cháy (xác định bằng lần kiểm tra lần trước);\ne) Tình trạng vòi, loa phun của bình chữa cháy (không có những hư hỏng do tác động cơ học, dấu vết gỉ sét, các dị vật gây tắc nghẽn khi phun chất chữa cháy); e) Tình trạng vòi, loa phun của bình chữa cháy (không có những hư hỏng do tác động cơ học, dấu vết gỉ sét, các dị vật gây tắc nghẽn khi phun chất chữa cháy);\ng) Tình trạng móc treo trên tường hoặc trong tủ đựng bình chữa cháy (đối với bình chữa cháy xách tay). Tình trạng bộ phận di chuyển, việc neo kẹp bình với xe đẩy bằng tay (đối với bình chữa cháy di động có bánh xe); g) Tình trạng móc treo trên tường hoặc trong tủ đựng bình chữa cháy (đối với bình chữa cháy xách tay). Tình trạng bộ phận di chuyển, việc neo kẹp bình với xe đẩy bằng tay (đối với bình chữa cháy di động có bánh xe);\n3.2.1 Yêu cầu chung 3.2.1.1 Nội dung kiểm tra hệ thống báo cháy và chữa cháy cố định và tự động bao gồm việc kiểm tra các tài liệu kỹ thuật thiết bị, tiến hành kiểm tra xem xét bên ngoài, kiểm tra khả năng làm việc và đánh giá tình trạng hoạt động của hệ thống. 3.2.1.2 Việc kiểm tra khả năng làm việc của hệ thống báo cháy và chữa cháy do người có trách nhiệm của cơ sở thực hiện và cần phải tuân thủ quy trình vận hành, thao tác sử dụng do cấp có thẩm quyền của cơ sở phê duyệt. 3.2.1.3 Khi cơ sở tiến hành bảo dưỡng kỹ thuật định kỳ và sửa chữa hệ thống báo cháy, chữa cháy cần phải thông báo kịp thời cho cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ địa phương biết. 3.2.1.4 Trước khi thực hiện bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa hệ thống báo cháy và chữa cháy, phải tiến hành kiểm tra xác nhận tình trạng kỹ thuật ban đầu đối với hệ thống. Việc kiểm tra đánh giá tình trạng kỹ thuật đối với hệ thống báo cháy và chữa cháy cần phải thành lập hội đồng kiểm tra đánh giá và có đại diện cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ địa phương tham gia. 3.2.1.5 Việc bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa hệ thống báo cháy và chữa cháy chỉ cho phép người có đủ chuyên môn kỹ thuật và cơ sở có đủ năng lực chuyên môn thực hiện. Trình tự tiến hành công tác bảo dưỡng kỹ thuật định kỳ và sửa chữa hệ thống cần phù hợp và tuân thủ các quy định hiện hành. 3.2.2 Yêu cầu kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống báo cháy tự động 3.2.2.1 Khi tiến hành kiểm tra tình trạng kỹ thuật đối với hệ thống báo cháy, cần tiến hành kiểm tra xem xét sơ bộ bên ngoài thiết bị, bao gồm: 3.2.2.2 Khi tiến hành kiểm tra thử nghiệm khả năng làm việc hệ thống báo cháy, phải xác định: 3.2.2.3 Đối tượng thiết bị của hệ thống báo cháy tự động phải thực hiện kiểm tra bảo dưỡng, gồm có: Tủ trung tâm báo cháy, các đầu báo cháy tự động, hộp nút ấn báo cháy bằng tay, thiết bị ngoại vi (chuông, đèn, còi), hệ thống cáp, dây dẫn tín hiệu báo cháy, thiết bị chuyển tiếp trung gian (Tranmisstor) và thiết bị đầu cuối. 3.2.2.4 Nội dung kiểm tra và chu kỳ bảo dưỡng kỹ thuật đối với hệ thống báo cháy tự động thực hiện theo quy định tại Bảng 9 dưới đây: Bảng 9 - Quy định kiểm tra bảo dưỡng kỹ thuật đối với hệ thống báo cháy tự động STT Nội dung công việc Chu kỳ kiểm tra bảo dưỡng 1 Kiểm tra xem xét bên ngoài các dấu hiệu hư hỏng cơ Bảng 9 (tiếp theo và kết thúc) STT Nội dung công việc Chu kỳ kiểm tra bảo dưỡng học, sự han gỉ và độ bền chắc đai kẹp, giá đỡ đối với các bộ phận chính hệ thống: Trung tâm báo cháy, các đầu báo cháy, hộp nút ấn báo cháy bằng tay, đèn, còi, loa báo cháy, hệ thống cáp và dây tín hiệu báo cháy. Hàng tuần Hàng tháng Hàng quý 2 Kiểm tra tình trạng làm việc của các công tắc đóng ngắt, chuyển mạch, các tín hiệu hiển thị trạng thái làm việc, cảnh báo sự cố, hư hỏng… và tính nguyên vẹn chỉ dấu niêm phong thiết bị tủ trung tâm báo cháy. Hàng tuần Hàng tháng Hàng quý 3 Kiểm tra nguồn cấp điện chính và dự phòng. Kiểm tra việc tự động chuyển đổi từ nguồn chính sang nguồn dự phòng. - Hàng tháng Hàng quý 4 Kiểm tra khả năng làm việc các bộ phận chính của hệ thống: Trung tâm báo cháy, các đầu báo cháy tự động, hộp nút ấn báo cháy bằng tay, loa đèn còi báo cháy vv…, kiểm tra các thông số kỹ thuật kênh báo cháy. - Hàng tháng Hàng quý 5 Kiểm tra khả năng làm việc toàn bộ hệ thống báo cháy. - Hàng tháng Hàng quý 6 Kiểm tra đo điện trở tiếp đất bảo vệ và làm việc của hệ thống. Hàng năm 7 Kiểm tra đo điện trở cách điện mạch điện. 3 năm một lần 3.2.3 Yêu cầu kiểm tra, bảo dưỡng đối với hệ thống chữa cháy tự động bằng nước và bọt 3.2.3.1 Khi kiểm tra xem xét sơ bộ bên ngoài đối với hệ thống chữa cháy tự động bằng nước và bọt, cần kiểm tra sự phù hợp của hệ thống so với hồ sơ thiết kế, thi công lắp đặt, bao gồm: 3.2.3.2 Việc kiểm tra đánh giá tình trạng kỹ thuật của hệ thống chữa cháy tự động bằng nước và bằng bọt, bao gồm kiểm tra: 3.2.3.3 Nghiêm cấm việc lắp đặt thay thế các đầu phun (Sprinkler, Drencher) bằng các đầu phun đã hỏng, không đảm bảo chất lượng hoặc có thông số nhiệt độ tác động không phù hợp với hồ sơ thiết kế và lắp đặt thêm các khóa van trên các đường ống cấp nước chữa cháy; 3.2.3.4 Khi tiến hành kiểm tra khả năng làm việc, vận hành hệ thống chữa cháy tự động bằng nước và bọt, cần tiến hành kiểm tra thử nghiệm hoạt động (có thể không cần phun chất chữa cháy) để xác định các tín hiệu và xung lệnh kích hoạt tác động của hệ thống. 3.2.3.5 Việc kiểm tra áp lực đẩy của các máy bơm nước chữa cháy bằng phương pháp khởi động chạy thử, cần thực hiện tối thiểu mỗi tháng 2 lần. 3.2.3.6 Đối với hệ thống cấp nước chữa cháy tự động, tối thiểu một năm một lần, cần phải tiến hành kiểm tra thử nghiệm vận hành hoạt động của hệ thống thông qua tác động tại cụm Van kiểm tra - điều khiển. 3.2.3.7 Việc tiến hành kiểm tra đánh giá tình trạng kỹ thuật, khả năng làm việc của hệ thống chữa cháy bằng nước và bọt cần phải tuân thủ tiêu chuẩn \"hệ thống chữa cháy tự động bằng nước. Yêu cầu kỹ thuật chung và phương pháp kiểm tra thử nghiệm\" và tiêu chuẩn \"Hệ thống chữa cháy tự động bằng bọt. Yêu cầu kỹ thuật chung và phương pháp kiểm tra thử nghiệm\" và các quy định hiện hành có liên quan. 3.2.3.8 Khi cần thiết phải tiến hành sửa chữa mạng đường ống cấp nước chữa cháy cố định như cách ly đoạn ống, họng, trụ nước chữa cháy, phải có phương án, biện pháp tăng cường bổ sung thay thế theo quy định. 3.2.3.9 Đối tượng các thiết bị của hệ thống chữa cháy tự động bằng nước và bọt cần phải thực hiện kiểm tra bảo dưỡng định kỳ, gồm có: Các máy bơm, các đường ống nhánh cùng đầu phun Sprinkler/Drencher, hệ thống kích hoạt khởi động, cụm van Kiểm tra - điều khiển, thiết bị điều chỉnh, đóng ngắt, (van đóng mở, van một chiều); các bồn chứa (bồn khí nén thủy lực, bồn chứa bọt, dung dịch bọt, mồi nước máy bơm), thiết bị định lượng và hòa trộn bọt, thiết bị điện tự động (kiểm tra và điều khiển) và phương tiện thiết bị hệ thống báo cháy. 3.2.3.10 Nội dung kiểm tra và chu kỳ bảo dưỡng kỹ thuật đối với hệ thống chữa cháy tự động bằng nước và bọt thực hiện theo quy định tại Bảng 10 dưới đây. Bảng 10 - Quy định kiểm tra bảo dưỡng kỹ thuật đối với hệ thống chữa cháy tự động bằng nước và bọt STT Nội dung công việc Chu kỳ kiểm tra bảo dưỡng 1 Kiểm tra xem xét bên ngoài các dấu hiệu hư hỏng cơ học, han gỉ, độ bền chắc đai kẹp, giá đỡ, tính nguyên vẹn chỉ dấu niêm phong đối với các thiết bị hệ thống, gồm: a) Các thành phần kỹ thuật công nghệ: Đường ống, đầu phun, thiết bị định lượng và trộn bọt, van đóng ngắt, van một chiều, đồng hồ đo áp suất, bồn khí nén và các bơm chữa cháy… b) Các thành phần kỹ thuật điện: Tủ điện điều khiển, động cơ máy bơm; c) Các thành phần tín hiệu báo cháy: Tủ trung tâm báo cháy, tủ điều khiển chữa cháy, hệ thống cáp và dây dẫn tín hiệu báo cháy, các đầu báo cháy và thiết bị đèn, còi báo cháy. Hàng ngày Hàng tháng Hàng quý 2 Kiểm tra áp lực, mức nước và trạng thái làm việc của các van đóng ngắt vv… Hàng ngày Hàng tháng Hàng quý 3 Kiểm tra nguồn cấp điện chính và dự phòng, kiểm tra việc tự động chuyển đổi từ nguồn cấp điện chính sang nguồn dự phòng. Hàng tuần. Hàng tháng Hàng quý 4 Kiểm tra chất lượng độ nở, độ bền của bọt chữa cháy (hoặc dung dịch bọt chữa cháy). - - Hàng quý 5 Kiểm tra việc khuấy trộn đều đối với dung dịch bọt chữa cháy (khi pha sẵn) theo quy định. - Hàng tháng Hàng quý 6 Kiểm tra khả năng làm việc các thiết bị hệ thống, bao gồm: Các thành phần kỹ thuật công nghệ, thành phần kỹ thuật điện và thành phần tín hiệu báo, chữa cháy. - Hàng tháng Hàng quý 7 Kiểm tra khả năng làm việc của hệ thống ở chế độ làm việc tự động và điều khiển tại chỗ bằng tay. - Hàng tháng Hàng quý 8 Kiểm tra việc xúc rửa đường ống, sự cần thiết thay nước bể dự trữ nước chữa cháy và máy bơm chữa cháy. Hàng năm 9 Kiểm tra đo điện trở cách điện mạch điện của hệ thống 3 năm 1 lần 10 Kiểm tra thử độ bền, thử kín đối với đường ống. 3, 5 năm 1 lần 11 Kiểm tra việc xác nhận an toàn đối với các thiết bị chịu áp lực theo quy định Nhà nước. Theo quy định thiết bị chịu áp lực 3.2.4 Yêu cầu kiểm tra, bảo dưỡng đối với hệ thống chữa cháy bằng khí 3.2.4.1 Các nội dung tiến hành kiểm tra vận hành hoạt động hệ thống chữa cháy bằng khí, gồm có: 3.2.4.2 Việc kiểm tra thử nghiệm hoạt động của hệ thống chữa cháy tự động bằng khí được tiến hành bằng phương pháp thử nghiệm ở chế độ không xả khí chữa cháy và thực hiện theo quy định tiêu chuẩn hiện hành có liên quan. 3.2.4.3 Việc kiểm tra trọng lượng hoặc áp suất các bình khí chữa cháy, các bình khí kích hoạt phải thực hiện theo đúng quy định chu kỳ thời hạn bảo dưỡng kỹ thuật và phải được ghi chép vào sổ sách nhật ký của hệ thống. 3.2.4.4 Trong thời gian vận hành hoạt động hệ thống chữa cháy bằng khí, nếu xảy ra sự kích hoạt xả khí hoặc có sự cố trục trặc, hư hỏng, cần phải tiến hành khôi phục ngay sự hoạt động của hệ thống (sửa chữa, nạp bổ sung khí chữa cháy, khí kích hoạt hoặc thay thế các bình khí chữa cháy, khí kích hoạt, thiết bị phân phối vv..) theo thời hạn quy định và ghi chép vào sổ nhật ký của hệ thống. Việc nạp bổ sung khí chữa cháy và khí kích hoạt của hệ thống phải được tiến hành theo quy định như nạp khí lần đầu. 3.2.4.5 Đối tượng các thiết bị của hệ thống chữa cháy bằng khí phải thực hiện kiểm tra bảo dưỡng định kỳ, gồm có: Các đường ống phân phối và đầu phun, hệ thống kích hoạt khởi động, các bình khí chữa cháy (làm việc và dự phòng), các van đóng mở, thiết bị phân phối cho các đối tượng và khu vực bảo vệ, thiết bị báo chữa cháy, thiết bị điện tự động (kiểm tra và điều khiển) và thiết bị, phương tiện hệ thống báo cháy. 3.2.4.6 Nội dung kiểm tra và chu kỳ bảo dưỡng kỹ thuật đối với hệ thống chữa cháy bằng khí thực hiện theo quy định tại Bảng 11 dưới đây: Bảng 11 - Quy định kiểm tra bảo dưỡng kỹ thuật đối với hệ thống chữa cháy bằng khí STT Nội dung công việc Chu kỳ kiểm tra bảo dưỡng 1 Kiểm tra xem xét bên ngoài đối với các biểu hiện hư hỏng cơ học, han gỉ, độ bền chắc đai kẹp, giá đỡ, tính nguyên vẹn chỉ dấu niêm phong… đối với các thiết bị của hệ thống: a) Các bộ phận thành phần kỹ thuật công nghệ: đường ống, đầu phun, các khóa van đóng ngắt, các bình khí chữa cháy và khí nén kích hoạt, đồng hồ đo áp suất và thiết bị phân phối đến các đối tượng, khu vực bảo vệ. b) Các bộ phận thành phần tín hiệu báo cháy: Tủ trung tâm báo cháy, các đầu báo cháy, kênh tín hiệu báo cháy, chữa cháy… Hàng tuần Hàng tháng Hàng quý 2 Kiểm tra tình trạng làm việc các van khóa, mở; áp lực đường ống và cụm van kích hoạt mở bình khí chữa cháy. Hàng tuần Hàng tháng Hàng quý 3 Kiểm tra nguồn cấp điện chính và nguồn dự phòng, kiểm tra việc tự động chuyển đổi từ nguồn cấp điện chính sang nguồn dự phòng Hàng tuần Hàng tháng Hàng quý 4 Kiểm tra khối lượng khí chữa cháy - Hàng tháng Hàng quý 5 Kiểm tra khả năng làm việc các bộ phận thành phần của hệ thống: Phần công nghệ, phần điện và phần tín hiệu. - Hàng tháng Hàng quý 6 Kiểm tra khả năng làm việc của hệ thống ở chế độ làm việc tự động (đối với hệ thống tự động), chế độ điều khiển từ xa và tại chỗ bằng tay. - Hàng tháng Hàng quý 7 Kiểm tra đo điện trở tiếp đất bảo vệ. Hàng tuần - - 8 Kiểm tra đo điện trở cách điện của mạch điện. 3 năm một lần 9 Kiểm tra độ bền và độ kín đối với đường ống. 3,5 năm một lần 10 Kiểm tra việc xác nhận an toàn đối với các thiết bị chịu áp lực theo quy định Nhà nước. Theo quy định thiết bị chịu áp lực 3.2.5 Yêu cầu kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống chữa cháy bằng bột 3.2.5.1 Để duy trì hệ thống luôn ở trạng thái hoạt động tốt theo đúng yêu cầu thiết kế đề ra, các nội dung kiểm tra và chu kỳ bảo dưỡng đối với hệ thống chữa cháy bằng bột cần thực hiện theo quy định sau: 3.2.5.2 Đối tượng các thiết bị hệ thống chữa cháy bằng bột phải thực hiện kiểm tra bảo dưỡng định kỳ, gồm có: Các đường ống phân phối cùng đầu phun, các bình khí nén để phun bột chữa cháy, các bồn (bình) chứa bột, thiết bị điện tự động (kiểm tra và điều khiển), thiết bị phương tiện hệ thống báo cháy. 3.2.5.3 Kết quả kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống, cần được ghi chép vào sổ sách theo dõi, quản lý phương tiện phòng cháy và chữa cháy của cơ sở. 3.2.6 Yêu cầu kiểm tra, bảo dưỡng phương tiện chữa cháy di động 3.2.6.1 Các phương tiện chữa cháy di động (xe ô tô chữa cháy hoặc máy bơm chữa cháy di động) phải luôn được bảo quản, kiểm tra, bảo dưỡng theo đúng quy định và bảo đảm tình trạng hoạt động, thường trực sẵn sàng chữa cháy tốt. 3.2.6.2 Nội dung kiểm tra, bảo dưỡng kỹ thuật đối với xe chữa cháy, gồm có: 3.2.6.3 Chu kỳ bảo dưỡng kỹ thuật xe chữa cháy tính theo chỉ số kilômét được xác định và quy đổi bằng tổng chỉ số công tơ mét cộng với thời gian hoạt động của động cơ xe (1 giờ làm việc của động cơ xe tương đương với xe chạy được 50 km quy đổi). 3.2.6.4 Nội dung kiểm tra, bảo dưỡng kỹ thuật định kỳ đối với máy bơm chữa cháy di động thực hiện theo quy định: 3.2.6.5 Nội dung kiểm tra, bảo dưỡng kỹ thuật phương tiện chữa cháy di động chi tiết cụ thể, cần tuân thủ quy định của nhà sản xuất và tiêu chuẩn, quy định hiện hành có liên quan. 3.2.6.6 Kết quả kiểm tra, bảo dưỡng kỹ thuật đối với phương tiện chữa cháy di động cần phải ghi chép vào sổ sách theo dõi, quản lý phương tiện của cơ sở theo quy định. 3.2.7 Yêu cầu kiểm tra, bảo dưỡng phương tiện chữa cháy ban đầu 3.2.7.1 Trong quá trình sử dụng, các bình chữa cháy phải được tiến hành bảo dưỡng kỹ thuật theo quy định. Nội dung bảo dưỡng kỹ thuật đối với bình chữa cháy bao gồm kiểm tra định kỳ, kiểm tra xem xét, sửa chữa, thử nghiệm và nạp lại bình chữa cháy. 3.2.7.2 Việc bảo dưỡng kỹ thuật bình chữa cháy chỉ cho phép người có đủ chuyên môn kỹ thuật và cơ sở có đủ năng lực thực hiện. Trong thời gian tiến hành sửa chữa, thử nghiệm và nạp lại bình chữa cháy, phải có phương án bố trí thay thế bằng các bình chữa cháy dự trữ có thông số kỹ thuật tương đương và cùng chủng loại. 3.2.7.3 Nội dung kiểm tra định kỳ hàng quý đối với bình chữa cháy bao gồm kiểm tra xem xét vị trí bố trí, lối tiếp cận sử dụng bình chữa cháy và kiểm tra xem xét bên ngoài đối với bình chữa cháy theo nội dung quy định tại 3.1.6.2. 3.2.7.4 Nội dung kiểm tra định kỳ hàng năm đối với bình chữa cháy bao gồm kiểm tra xem xét bên ngoài đối với bình chữa cháy theo nội dung quy định tại 3.1.6.2, kiểm tra xem xét vị trí bố trí và lối tiếp cận sử dụng bình chữa cháy. Trong quá trình tiến hành kiểm tra định kỳ hàng năm, phải thực hiện kiểm tra sự rò rỉ khí chữa cháy (đối với bình chữa cháy bằng khí) và khí đẩy chất chữa cháy (đối với bình chữa cháy sử dụng khí đẩy) theo quy định. 3.2.7.5 Trong quá trình kiểm tra, nếu có phát hiện các thông số kỹ thuật của bình chữa cháy không đáp ứng yêu cầu quy định, thì phải có biện pháp khắc phục nguyên nhân hoặc nạp lại bình chữa cháy. 3.2.7.6 Trong quá trình sử dụng và bảo quản, sự rò rỉ khí chữa cháy hoặc khí đẩy nén trực tiếp trong bình chữa cháy và khí đẩy trong chai khí nén áp suất cao cách ly, sau một năm không được vượt quá giá trị quy định sau: 3.2.7.7 Trong trường hợp kiểm tra, nếu phát hiện sự rò rỉ khí chữa cháy (đối với bình chữa cháy bằng khí) và khí đẩy của bình chữa cháy vượt quá giá trị quy định, thì các bình chữa cháy không được phép đưa vào sử dụng và phải tiến hành sửa chữa và nạp lại. 3.2.7.8 Tối thiểu một lần trong 5 năm, các bình chữa cháy và chai khí đẩy chất chữa cháy phải được nạp lại, vỏ bình chữa cháy phải được làm sạch hoàn toàn chất chữa cháy bên trong, kiểm tra xem xét bên trong, bên ngoài, cũng như tiến hành kiểm tra thử độ bền, độ kín đối với vỏ bình chữa cháy, khóa van, vòi phun và bộ phận chịu áp lực. 3.2.7.9 Áp suất thử độ bền đối với vỏ bình chữa cháy loại có áp suất thấp thực hiện theo quy định cụ thể sau: 3.2.7.10 Đối với bình chữa cháy bằng khí C02, áp suất thử độ bền đối với vỏ bình thực hiện theo quy định hiện hành của nhà nước đối với thiết bị, bình chịu áp lực và thực hiện tối thiểu một lần trong 5 năm. 3.2.7.11 Tất cả các bình chữa cháy phải được nạp lại ngay sau khi đã sử dụng. Thời hạn kiểm tra thông số kỹ thuật chất chữa cháy và nạp lại chất chữa cháy cho bình chữa cháy phụ thuộc vào điều kiện sử dụng, chủng loại chất chữa cháy và không được ít hơn thời hạn quy định tại Bảng 12 dưới đây: Bảng 12 - Thời hạn kiểm tra thông số kỹ thuật chất chữa cháy và nạp lại bình chữa cháy STT Loại chất chữa cháy Thời hạn (không ít hơn) Kiểm tra thông số kỹ thuật chất chữa cháy Nạp lại bình chữa cháy 1 Nước và nước có phụ gia 1 lần trong năm 1 lần trong năm* 2 Bọt chữa cháy 1 lần trong năm 1 lần trong năm* 3 Bột chữa cháy 1 lần trong năm 1 lần trong 5 năm 4 Carbon dioxide (C02) Bằng phương pháp cân 1 lần trong năm 1 lần trong 5 năm 5 Khí halon Bằng phương pháp cân 1 lần trong năm 1 lần trong 5 năm GHI CHÚ * Đối với các bình chữa cháy (bằng nước, nước có phụ gia và bằng bọt) được nạp hợp chất nhiều thành phần ổn định trên cơ sở gốc hydrôcacbon hoặc chất tạo bọt gốc flo, cũng như các loại bình chữa cháy mà mặt trong của bình được sơn lớp bảo vệ êpôxit hoặc pôlyme hay vỏ bình được chế tạo bằng thép không gỉ, cho phép việc kiểm tra thông số kỹ thuật và nạp lại chất chữa cháy thực hiện theo quy định của nhà sản xuất. 3.2.7.12 Khi nạp lại chất chữa cháy cho bình chữa cháy loại áp suất cao và áp suất thấp, phải tiến hành kiểm tra thử độ bền (thử thủy lực hoặc khí) đối với vỏ bình chữa cháy. Sau khi kiểm tra thử độ bền, các bình chữa cháy phải được làm khô bên trong, sơn và nạp lại chất chữa cháy theo quy định. 3.2.1 Yêu cầu chung 3.2.1.1 Nội dung kiểm tra hệ thống báo cháy và chữa cháy cố định và tự động bao gồm việc kiểm tra các tài liệu kỹ thuật thiết bị, tiến hành kiểm tra xem xét bên ngoài, kiểm tra khả năng làm việc và đánh giá tình trạng hoạt động của hệ thống. 3.2.1.2 Việc kiểm tra khả năng làm việc của hệ thống báo cháy và chữa cháy do người có trách nhiệm của cơ sở thực hiện và cần phải tuân thủ quy trình vận hành, thao tác sử dụng do cấp có thẩm quyền của cơ sở phê duyệt. 3.2.1.3 Khi cơ sở tiến hành bảo dưỡng kỹ thuật định kỳ và sửa chữa hệ thống báo cháy, chữa cháy cần phải thông báo kịp thời cho cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ địa phương biết. 3.2.1.4 Trước khi thực hiện bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa hệ thống báo cháy và chữa cháy, phải tiến hành kiểm tra xác nhận tình trạng kỹ thuật ban đầu đối với hệ thống. Việc kiểm tra đánh giá tình trạng kỹ thuật đối với hệ thống báo cháy và chữa cháy cần phải thành lập hội đồng kiểm tra đánh giá và có đại diện cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ địa phương tham gia. 3.2.1.5 Việc bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa hệ thống báo cháy và chữa cháy chỉ cho phép người có đủ chuyên môn kỹ thuật và cơ sở có đủ năng lực chuyên môn thực hiện. Trình tự tiến hành công tác bảo dưỡng kỹ thuật định kỳ và sửa chữa hệ thống cần phù hợp và tuân thủ các quy định hiện hành. 3.2.2 Yêu cầu kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống báo cháy tự động 3.2.2.1 Khi tiến hành kiểm tra tình trạng kỹ thuật đối với hệ thống báo cháy, cần tiến hành kiểm tra xem xét sơ bộ bên ngoài thiết bị, bao gồm: 3.2.2.2 Khi tiến hành kiểm tra thử nghiệm khả năng làm việc hệ thống báo cháy, phải xác định: 3.2.2.3 Đối tượng thiết bị của hệ thống báo cháy tự động phải thực hiện kiểm tra bảo dưỡng, gồm có: Tủ trung tâm báo cháy, các đầu báo cháy tự động, hộp nút ấn báo cháy bằng tay, thiết bị ngoại vi (chuông, đèn, còi), hệ thống cáp, dây dẫn tín hiệu báo cháy, thiết bị chuyển tiếp trung gian (Tranmisstor) và thiết bị đầu cuối. 3.2.2.4 Nội dung kiểm tra và chu kỳ bảo dưỡng kỹ thuật đối với hệ thống báo cháy tự động thực hiện theo quy định tại Bảng 9 dưới đây: Bảng 9 - Quy định kiểm tra bảo dưỡng kỹ thuật đối với hệ thống báo cháy tự động STT Nội dung công việc Chu kỳ kiểm tra bảo dưỡng 1 Kiểm tra xem xét bên ngoài các dấu hiệu hư hỏng cơ Bảng 9 (tiếp theo và kết thúc) STT Nội dung công việc Chu kỳ kiểm tra bảo dưỡng học, sự han gỉ và độ bền chắc đai kẹp, giá đỡ đối với các bộ phận chính hệ thống: Trung tâm báo cháy, các đầu báo cháy, hộp nút ấn báo cháy bằng tay, đèn, còi, loa báo cháy, hệ thống cáp và dây tín hiệu báo cháy. Hàng tuần Hàng tháng Hàng quý 2 Kiểm tra tình trạng làm việc của các công tắc đóng ngắt, chuyển mạch, các tín hiệu hiển thị trạng thái làm việc, cảnh báo sự cố, hư hỏng… và tính nguyên vẹn chỉ dấu niêm phong thiết bị tủ trung tâm báo cháy. Hàng tuần Hàng tháng Hàng quý 3 Kiểm tra nguồn cấp điện chính và dự phòng. Kiểm tra việc tự động chuyển đổi từ nguồn chính sang nguồn dự phòng. - Hàng tháng Hàng quý 4 Kiểm tra khả năng làm việc các bộ phận chính của hệ thống: Trung tâm báo cháy, các đầu báo cháy tự động, hộp nút ấn báo cháy bằng tay, loa đèn còi báo cháy vv…, kiểm tra các thông số kỹ thuật kênh báo cháy. - Hàng tháng Hàng quý 5 Kiểm tra khả năng làm việc toàn bộ hệ thống báo cháy. - Hàng tháng Hàng quý 6 Kiểm tra đo điện trở tiếp đất bảo vệ và làm việc của hệ thống. Hàng năm 7 Kiểm tra đo điện trở cách điện mạch điện. 3 năm một lần 3.2.3 Yêu cầu kiểm tra, bảo dưỡng đối với hệ thống chữa cháy tự động bằng nước và bọt 3.2.3.1 Khi kiểm tra xem xét sơ bộ bên ngoài đối với hệ thống chữa cháy tự động bằng nước và bọt, cần kiểm tra sự phù hợp của hệ thống so với hồ sơ thiết kế, thi công lắp đặt, bao gồm: 3.2.3.2 Việc kiểm tra đánh giá tình trạng kỹ thuật của hệ thống chữa cháy tự động bằng nước và bằng bọt, bao gồm kiểm tra: 3.2.3.3 Nghiêm cấm việc lắp đặt thay thế các đầu phun (Sprinkler, Drencher) bằng các đầu phun đã hỏng, không đảm bảo chất lượng hoặc có thông số nhiệt độ tác động không phù hợp với hồ sơ thiết kế và lắp đặt thêm các khóa van trên các đường ống cấp nước chữa cháy; 3.2.3.4 Khi tiến hành kiểm tra khả năng làm việc, vận hành hệ thống chữa cháy tự động bằng nước và bọt, cần tiến hành kiểm tra thử nghiệm hoạt động (có thể không cần phun chất chữa cháy) để xác định các tín hiệu và xung lệnh kích hoạt tác động của hệ thống. 3.2.3.5 Việc kiểm tra áp lực đẩy của các máy bơm nước chữa cháy bằng phương pháp khởi động chạy thử, cần thực hiện tối thiểu mỗi tháng 2 lần. 3.2.3.6 Đối với hệ thống cấp nước chữa cháy tự động, tối thiểu một năm một lần, cần phải tiến hành kiểm tra thử nghiệm vận hành hoạt động của hệ thống thông qua tác động tại cụm Van kiểm tra - điều khiển. 3.2.3.7 Việc tiến hành kiểm tra đánh giá tình trạng kỹ thuật, khả năng làm việc của hệ thống chữa cháy bằng nước và bọt cần phải tuân thủ tiêu chuẩn \"hệ thống chữa cháy tự động bằng nước. Yêu cầu kỹ thuật chung và phương pháp kiểm tra thử nghiệm\" và tiêu chuẩn \"Hệ thống chữa cháy tự động bằng bọt. Yêu cầu kỹ thuật chung và phương pháp kiểm tra thử nghiệm\" và các quy định hiện hành có liên quan. 3.2.3.8 Khi cần thiết phải tiến hành sửa chữa mạng đường ống cấp nước chữa cháy cố định như cách ly đoạn ống, họng, trụ nước chữa cháy, phải có phương án, biện pháp tăng cường bổ sung thay thế theo quy định. 3.2.3.9 Đối tượng các thiết bị của hệ thống chữa cháy tự động bằng nước và bọt cần phải thực hiện kiểm tra bảo dưỡng định kỳ, gồm có: Các máy bơm, các đường ống nhánh cùng đầu phun Sprinkler/Drencher, hệ thống kích hoạt khởi động, cụm van Kiểm tra - điều khiển, thiết bị điều chỉnh, đóng ngắt, (van đóng mở, van một chiều); các bồn chứa (bồn khí nén thủy lực, bồn chứa bọt, dung dịch bọt, mồi nước máy bơm), thiết bị định lượng và hòa trộn bọt, thiết bị điện tự động (kiểm tra và điều khiển) và phương tiện thiết bị hệ thống báo cháy. 3.2.3.10 Nội dung kiểm tra và chu kỳ bảo dưỡng kỹ thuật đối với hệ thống chữa cháy tự động bằng nước và bọt thực hiện theo quy định tại Bảng 10 dưới đây. Bảng 10 - Quy định kiểm tra bảo dưỡng kỹ thuật đối với hệ thống chữa cháy tự động bằng nước và bọt STT Nội dung công việc Chu kỳ kiểm tra bảo dưỡng 1 Kiểm tra xem xét bên ngoài các dấu hiệu hư hỏng cơ học, han gỉ, độ bền chắc đai kẹp, giá đỡ, tính nguyên vẹn chỉ dấu niêm phong đối với các thiết bị hệ thống, gồm: a) Các thành phần kỹ thuật công nghệ: Đường ống, đầu phun, thiết bị định lượng và trộn bọt, van đóng ngắt, van một chiều, đồng hồ đo áp suất, bồn khí nén và các bơm chữa cháy… b) Các thành phần kỹ thuật điện: Tủ điện điều khiển, động cơ máy bơm; c) Các thành phần tín hiệu báo cháy: Tủ trung tâm báo cháy, tủ điều khiển chữa cháy, hệ thống cáp và dây dẫn tín hiệu báo cháy, các đầu báo cháy và thiết bị đèn, còi báo cháy. Hàng ngày Hàng tháng Hàng quý 2 Kiểm tra áp lực, mức nước và trạng thái làm việc của các van đóng ngắt vv… Hàng ngày Hàng tháng Hàng quý 3 Kiểm tra nguồn cấp điện chính và dự phòng, kiểm tra việc tự động chuyển đổi từ nguồn cấp điện chính sang nguồn dự phòng. Hàng tuần. Hàng tháng Hàng quý 4 Kiểm tra chất lượng độ nở, độ bền của bọt chữa cháy (hoặc dung dịch bọt chữa cháy). - - Hàng quý 5 Kiểm tra việc khuấy trộn đều đối với dung dịch bọt chữa cháy (khi pha sẵn) theo quy định. - Hàng tháng Hàng quý 6 Kiểm tra khả năng làm việc các thiết bị hệ thống, bao gồm: Các thành phần kỹ thuật công nghệ, thành phần kỹ thuật điện và thành phần tín hiệu báo, chữa cháy. - Hàng tháng Hàng quý 7 Kiểm tra khả năng làm việc của hệ thống ở chế độ làm việc tự động và điều khiển tại chỗ bằng tay. - Hàng tháng Hàng quý 8 Kiểm tra việc xúc rửa đường ống, sự cần thiết thay nước bể dự trữ nước chữa cháy và máy bơm chữa cháy. Hàng năm 9 Kiểm tra đo điện trở cách điện mạch điện của hệ thống 3 năm 1 lần 10 Kiểm tra thử độ bền, thử kín đối với đường ống. 3, 5 năm 1 lần 11 Kiểm tra việc xác nhận an toàn đối với các thiết bị chịu áp lực theo quy định Nhà nước. Theo quy định thiết bị chịu áp lực 3.2.4 Yêu cầu kiểm tra, bảo dưỡng đối với hệ thống chữa cháy bằng khí 3.2.4.1 Các nội dung tiến hành kiểm tra vận hành hoạt động hệ thống chữa cháy bằng khí, gồm có: 3.2.4.2 Việc kiểm tra thử nghiệm hoạt động của hệ thống chữa cháy tự động bằng khí được tiến hành bằng phương pháp thử nghiệm ở chế độ không xả khí chữa cháy và thực hiện theo quy định tiêu chuẩn hiện hành có liên quan. 3.2.4.3 Việc kiểm tra trọng lượng hoặc áp suất các bình khí chữa cháy, các bình khí kích hoạt phải thực hiện theo đúng quy định chu kỳ thời hạn bảo dưỡng kỹ thuật và phải được ghi chép vào sổ sách nhật ký của hệ thống. 3.2.4.4 Trong thời gian vận hành hoạt động hệ thống chữa cháy bằng khí, nếu xảy ra sự kích hoạt xả khí hoặc có sự cố trục trặc, hư hỏng, cần phải tiến hành khôi phục ngay sự hoạt động của hệ thống (sửa chữa, nạp bổ sung khí chữa cháy, khí kích hoạt hoặc thay thế các bình khí chữa cháy, khí kích hoạt, thiết bị phân phối vv..) theo thời hạn quy định và ghi chép vào sổ nhật ký của hệ thống. Việc nạp bổ sung khí chữa cháy và khí kích hoạt của hệ thống phải được tiến hành theo quy định như nạp khí lần đầu. 3.2.4.5 Đối tượng các thiết bị của hệ thống chữa cháy bằng khí phải thực hiện kiểm tra bảo dưỡng định kỳ, gồm có: Các đường ống phân phối và đầu phun, hệ thống kích hoạt khởi động, các bình khí chữa cháy (làm việc và dự phòng), các van đóng mở, thiết bị phân phối cho các đối tượng và khu vực bảo vệ, thiết bị báo chữa cháy, thiết bị điện tự động (kiểm tra và điều khiển) và thiết bị, phương tiện hệ thống báo cháy. 3.2.4.6 Nội dung kiểm tra và chu kỳ bảo dưỡng kỹ thuật đối với hệ thống chữa cháy bằng khí thực hiện theo quy định tại Bảng 11 dưới đây: Bảng 11 - Quy định kiểm tra bảo dưỡng kỹ thuật đối với hệ thống chữa cháy bằng khí STT Nội dung công việc Chu kỳ kiểm tra bảo dưỡng 1 Kiểm tra xem xét bên ngoài đối với các biểu hiện hư hỏng cơ học, han gỉ, độ bền chắc đai kẹp, giá đỡ, tính nguyên vẹn chỉ dấu niêm phong… đối với các thiết bị của hệ thống: a) Các bộ phận thành phần kỹ thuật công nghệ: đường ống, đầu phun, các khóa van đóng ngắt, các bình khí chữa cháy và khí nén kích hoạt, đồng hồ đo áp suất và thiết bị phân phối đến các đối tượng, khu vực bảo vệ. b) Các bộ phận thành phần tín hiệu báo cháy: Tủ trung tâm báo cháy, các đầu báo cháy, kênh tín hiệu báo cháy, chữa cháy… Hàng tuần Hàng tháng Hàng quý 2 Kiểm tra tình trạng làm việc các van khóa, mở; áp lực đường ống và cụm van kích hoạt mở bình khí chữa cháy. Hàng tuần Hàng tháng Hàng quý 3 Kiểm tra nguồn cấp điện chính và nguồn dự phòng, kiểm tra việc tự động chuyển đổi từ nguồn cấp điện chính sang nguồn dự phòng Hàng tuần Hàng tháng Hàng quý 4 Kiểm tra khối lượng khí chữa cháy - Hàng tháng Hàng quý 5 Kiểm tra khả năng làm việc các bộ phận thành phần của hệ thống: Phần công nghệ, phần điện và phần tín hiệu. - Hàng tháng Hàng quý 6 Kiểm tra khả năng làm việc của hệ thống ở chế độ làm việc tự động (đối với hệ thống tự động), chế độ điều khiển từ xa và tại chỗ bằng tay. - Hàng tháng Hàng quý 7 Kiểm tra đo điện trở tiếp đất bảo vệ. Hàng tuần - - 8 Kiểm tra đo điện trở cách điện của mạch điện. 3 năm một lần 9 Kiểm tra độ bền và độ kín đối với đường ống. 3,5 năm một lần 10 Kiểm tra việc xác nhận an toàn đối với các thiết bị chịu áp lực theo quy định Nhà nước. Theo quy định thiết bị chịu áp lực 3.2.5 Yêu cầu kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống chữa cháy bằng bột 3.2.5.1 Để duy trì hệ thống luôn ở trạng thái hoạt động tốt theo đúng yêu cầu thiết kế đề ra, các nội dung kiểm tra và chu kỳ bảo dưỡng đối với hệ thống chữa cháy bằng bột cần thực hiện theo quy định sau: 3.2.5.2 Đối tượng các thiết bị hệ thống chữa cháy bằng bột phải thực hiện kiểm tra bảo dưỡng định kỳ, gồm có: Các đường ống phân phối cùng đầu phun, các bình khí nén để phun bột chữa cháy, các bồn (bình) chứa bột, thiết bị điện tự động (kiểm tra và điều khiển), thiết bị phương tiện hệ thống báo cháy. 3.2.5.3 Kết quả kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống, cần được ghi chép vào sổ sách theo dõi, quản lý phương tiện phòng cháy và chữa cháy của cơ sở. 3.2.6 Yêu cầu kiểm tra, bảo dưỡng phương tiện chữa cháy di động 3.2.6.1 Các phương tiện chữa cháy di động (xe ô tô chữa cháy hoặc máy bơm chữa cháy di động) phải luôn được bảo quản, kiểm tra, bảo dưỡng theo đúng quy định và bảo đảm tình trạng hoạt động, thường trực sẵn sàng chữa cháy tốt. 3.2.6.2 Nội dung kiểm tra, bảo dưỡng kỹ thuật đối với xe chữa cháy, gồm có: 3.2.6.3 Chu kỳ bảo dưỡng kỹ thuật xe chữa cháy tính theo chỉ số kilômét được xác định và quy đổi bằng tổng chỉ số công tơ mét cộng với thời gian hoạt động của động cơ xe (1 giờ làm việc của động cơ xe tương đương với xe chạy được 50 km quy đổi). 3.2.6.4 Nội dung kiểm tra, bảo dưỡng kỹ thuật định kỳ đối với máy bơm chữa cháy di động thực hiện theo quy định: 3.2.6.5 Nội dung kiểm tra, bảo dưỡng kỹ thuật phương tiện chữa cháy di động chi tiết cụ thể, cần tuân thủ quy định của nhà sản xuất và tiêu chuẩn, quy định hiện hành có liên quan. 3.2.6.6 Kết quả kiểm tra, bảo dưỡng kỹ thuật đối với phương tiện chữa cháy di động cần phải ghi chép vào sổ sách theo dõi, quản lý phương tiện của cơ sở theo quy định. 3.2.7 Yêu cầu kiểm tra, bảo dưỡng phương tiện chữa cháy ban đầu 3.2.7.1 Trong quá trình sử dụng, các bình chữa cháy phải được tiến hành bảo dưỡng kỹ thuật theo quy định. Nội dung bảo dưỡng kỹ thuật đối với bình chữa cháy bao gồm kiểm tra định kỳ, kiểm tra xem xét, sửa chữa, thử nghiệm và nạp lại bình chữa cháy. 3.2.7.2 Việc bảo dưỡng kỹ thuật bình chữa cháy chỉ cho phép người có đủ chuyên môn kỹ thuật và cơ sở có đủ năng lực thực hiện. Trong thời gian tiến hành sửa chữa, thử nghiệm và nạp lại bình chữa cháy, phải có phương án bố trí thay thế bằng các bình chữa cháy dự trữ có thông số kỹ thuật tương đương và cùng chủng loại. 3.2.7.3 Nội dung kiểm tra định kỳ hàng quý đối với bình chữa cháy bao gồm kiểm tra xem xét vị trí bố trí, lối tiếp cận sử dụng bình chữa cháy và kiểm tra xem xét bên ngoài đối với bình chữa cháy theo nội dung quy định tại 3.1.6.2. 3.2.7.4 Nội dung kiểm tra định kỳ hàng năm đối với bình chữa cháy bao gồm kiểm tra xem xét bên ngoài đối với bình chữa cháy theo nội dung quy định tại 3.1.6.2, kiểm tra xem xét vị trí bố trí và lối tiếp cận sử dụng bình chữa cháy. Trong quá trình tiến hành kiểm tra định kỳ hàng năm, phải thực hiện kiểm tra sự rò rỉ khí chữa cháy (đối với bình chữa cháy bằng khí) và khí đẩy chất chữa cháy (đối với bình chữa cháy sử dụng khí đẩy) theo quy định. 3.2.7.5 Trong quá trình kiểm tra, nếu có phát hiện các thông số kỹ thuật của bình chữa cháy không đáp ứng yêu cầu quy định, thì phải có biện pháp khắc phục nguyên nhân hoặc nạp lại bình chữa cháy. 3.2.7.6 Trong quá trình sử dụng và bảo quản, sự rò rỉ khí chữa cháy hoặc khí đẩy nén trực tiếp trong bình chữa cháy và khí đẩy trong chai khí nén áp suất cao cách ly, sau một năm không được vượt quá giá trị quy định sau: 3.2.7.7 Trong trường hợp kiểm tra, nếu phát hiện sự rò rỉ khí chữa cháy (đối với bình chữa cháy bằng khí) và khí đẩy của bình chữa cháy vượt quá giá trị quy định, thì các bình chữa cháy không được phép đưa vào sử dụng và phải tiến hành sửa chữa và nạp lại. 3.2.7.8 Tối thiểu một lần trong 5 năm, các bình chữa cháy và chai khí đẩy chất chữa cháy phải được nạp lại, vỏ bình chữa cháy phải được làm sạch hoàn toàn chất chữa cháy bên trong, kiểm tra xem xét bên trong, bên ngoài, cũng như tiến hành kiểm tra thử độ bền, độ kín đối với vỏ bình chữa cháy, khóa van, vòi phun và bộ phận chịu áp lực. 3.2.7.9 Áp suất thử độ bền đối với vỏ bình chữa cháy loại có áp suất thấp thực hiện theo quy định cụ thể sau: 3.2.7.10 Đối với bình chữa cháy bằng khí C02, áp suất thử độ bền đối với vỏ bình thực hiện theo quy định hiện hành của nhà nước đối với thiết bị, bình chịu áp lực và thực hiện tối thiểu một lần trong 5 năm. 3.2.7.11 Tất cả các bình chữa cháy phải được nạp lại ngay sau khi đã sử dụng. Thời hạn kiểm tra thông số kỹ thuật chất chữa cháy và nạp lại chất chữa cháy cho bình chữa cháy phụ thuộc vào điều kiện sử dụng, chủng loại chất chữa cháy và không được ít hơn thời hạn quy định tại Bảng 12 dưới đây: Bảng 12 - Thời hạn kiểm tra thông số kỹ thuật chất chữa cháy và nạp lại bình chữa cháy STT Loại chất chữa cháy Thời hạn (không ít hơn) Kiểm tra thông số kỹ thuật chất chữa cháy Nạp lại bình chữa cháy 1 Nước và nước có phụ gia 1 lần trong năm 1 lần trong năm* 2 Bọt chữa cháy 1 lần trong năm 1 lần trong năm* 3 Bột chữa cháy 1 lần trong năm 1 lần trong 5 năm 4 Carbon dioxide (C02) Bằng phương pháp cân 1 lần trong năm 1 lần trong 5 năm 5 Khí halon Bằng phương pháp cân 1 lần trong năm 1 lần trong 5 năm GHI CHÚ * Đối với các bình chữa cháy (bằng nước, nước có phụ gia và bằng bọt) được nạp hợp chất nhiều thành phần ổn định trên cơ sở gốc hydrôcacbon hoặc chất tạo bọt gốc flo, cũng như các loại bình chữa cháy mà mặt trong của bình được sơn lớp bảo vệ êpôxit hoặc pôlyme hay vỏ bình được chế tạo bằng thép không gỉ, cho phép việc kiểm tra thông số kỹ thuật và nạp lại chất chữa cháy thực hiện theo quy định của nhà sản xuất. 3.2.7.12 Khi nạp lại chất chữa cháy cho bình chữa cháy loại áp suất cao và áp suất thấp, phải tiến hành kiểm tra thử độ bền (thử thủy lực hoặc khí) đối với vỏ bình chữa cháy. Sau khi kiểm tra thử độ bền, các bình chữa cháy phải được làm khô bên trong, sơn và nạp lại chất chữa cháy theo quy định.\na) Kiểm tra các đầu báo cháy tự động và độ nhạy tác động của đầu báo, các bộ phận như lưới, kính bảo vệ chống bụi cho đầu báo (nếu có), việc kẹp chì niêm phong đối với các bộ phận có liên quan của hệ thống (nếu có); a) Tín hiệu, địa chỉ kích hoạt đầu báo cháy phải phù hợp tương ứng với tín hiệu hiển thị địa chỉ của tủ trung tâm báo cháy; a) Đặc điểm, tính chất nguy hiểm cháy, nổ và tải trọng chất cháy của đối tượng bảo vệ; a) Tình trạng các đầu phun chữa cháy (ở nơi có sự nguy hiểm tác động hư hỏng cơ học, các đầu phun phải có biện pháp bảo vệ thích hợp nhưng không gây ảnh hưởng đến diện tích bảo vệ của đầu phun và sự tác động của luồng nhiệt do cháy gây ra; a) Kiểm tra xem xét bề ngoài các thành phần của hệ thống đối với các biểu hiện hư hỏng về cơ học, ăn mòn, độ bền chắc đai kẹp, các chỉ dấu niêm phong kẹp chì; a) Hàng ngày tiến hành kiểm tra: Tình trạng đai kẹp bình; chỉ số áp suất khí nén kích hoạt hệ thống; những dấu vết có thể gây hư hỏng đối với bình bột, đường ống và đầu phun. a) Kiểm tra, bảo dưỡng kỹ thuật hàng ngày khi thay ca trực: Tại nhà trạm xe chữa cháy của cơ sở; a) Mỗi tuần một lần, kiểm tra chế độ khởi động vận hành không tải với thời gian tối thiểu từ 5 đến 10 phút; a) Đối với bình chữa cháy bằng khí Carbon dioxide (C02) và khí Halogen: 5% trọng lượng khí chữa cháy quy định; a) Đối với bình chữa cháy loại có khí đẩy nén trực tiếp: Phải đáp ứng 1,8 lần áp suất làm việc tối đa, nhưng không cần lớn hơn 2,0 Mpa; a) Kiểm tra các đầu báo cháy tự động và độ nhạy tác động của đầu báo, các bộ phận như lưới, kính bảo vệ chống bụi cho đầu báo (nếu có), việc kẹp chì niêm phong đối với các bộ phận có liên quan của hệ thống (nếu có); a) Tín hiệu, địa chỉ kích hoạt đầu báo cháy phải phù hợp tương ứng với tín hiệu hiển thị địa chỉ của tủ trung tâm báo cháy; a) Đặc điểm, tính chất nguy hiểm cháy, nổ và tải trọng chất cháy của đối tượng bảo vệ; a) Tình trạng các đầu phun chữa cháy (ở nơi có sự nguy hiểm tác động hư hỏng cơ học, các đầu phun phải có biện pháp bảo vệ thích hợp nhưng không gây ảnh hưởng đến diện tích bảo vệ của đầu phun và sự tác động của luồng nhiệt do cháy gây ra; a) Kiểm tra xem xét bề ngoài các thành phần của hệ thống đối với các biểu hiện hư hỏng về cơ học, ăn mòn, độ bền chắc đai kẹp, các chỉ dấu niêm phong kẹp chì; a) Hàng ngày tiến hành kiểm tra: Tình trạng đai kẹp bình; chỉ số áp suất khí nén kích hoạt hệ thống; những dấu vết có thể gây hư hỏng đối với bình bột, đường ống và đầu phun. a) Kiểm tra, bảo dưỡng kỹ thuật hàng ngày khi thay ca trực: Tại nhà trạm xe chữa cháy của cơ sở; a) Mỗi tuần một lần, kiểm tra chế độ khởi động vận hành không tải với thời gian tối thiểu từ 5 đến 10 phút; a) Đối với bình chữa cháy bằng khí Carbon dioxide (C02) và khí Halogen: 5% trọng lượng khí chữa cháy quy định; a) Đối với bình chữa cháy loại có khí đẩy nén trực tiếp: Phải đáp ứng 1,8 lần áp suất làm việc tối đa, nhưng không cần lớn hơn 2,0 Mpa;\nb) Kiểm tra việc định vị hướng, vị trí lắp đặt của các đầu báo cháy lửa phải phù hợp với hồ sơ thiết kế và thi công lắp đặt. b) Khả năng làm việc của toàn bộ đường cáp, dây tín hiệu của hệ thống phải không có sự cố chập, đứt dây hoặc cách ly, tháo đầu báo cháy; b) Kiểu, loại đầu phun (Sprinkler, Drencher) và việc bố trí, lắp đặt; b) Kiểu loại, kích thước của các đầu phun trong phạm vi mỗi đường ống nhánh (cho mỗi khu vực), cần phải được lắp đặt cùng một chủng loại, cùng một kích cỡ đầu phun. b) Kiểm tra trạng thái làm việc của các cụm van đóng, mở của mạng đường ống kích hoạt và khởi động mở bình khí; b) Mỗi quý một lần tiến hành kiểm tra trọng lượng bình khí nén kích hoạt hệ thống bằng phương pháp cân trọng lượng. Tình trạng hoạt động của dây, cáp, tín hiệu và cụm van đóng mở (van bình, cụm van phân phối) bằng phương pháp kiểm tra tín hiệu, cách ly với hoạt động có tải. b) Kiểm tra, bảo dưỡng kỹ thuật sau khi xe đi thực tập phương án chữa cháy hoặc đi chữa cháy về: Tại nhà trạm xe chữa cháy của cơ sở; b) Mỗi tháng một lần, kiểm tra chế độ khởi động vận hành có tải (áp suất, lưu lượng) theo tài liệu kỹ thuật của máy bơm. b) Đối với bình chữa cháy có khí đẩy nén trực tiếp và chai khí đẩy nén áp suất cao cách ly, được trang bị đồng hồ đo áp suất với độ chính xác cần thiết hoặc có đầu nối với đồng hồ đo kiểm tra áp suất: 10 % giá trị áp suất làm việc quy định. Đối với bình chữa cháy có khí đẩy nén trực tiếp được trang bị đồng hồ chỉ hiển thị giới hạn trạng thái đo áp suất, thì kim đồng hồ đo áp suất phải nằm trong giới hạn của vạch xanh. b) Đối với bình chữa cháy loại có chai khí đẩy nén cách ly: Phải đáp ứng 1,3 lần áp suất làm việc tối đa, nhưng không cần lớn hơn 1,5 Mpa. b) Kiểm tra việc định vị hướng, vị trí lắp đặt của các đầu báo cháy lửa phải phù hợp với hồ sơ thiết kế và thi công lắp đặt. b) Khả năng làm việc của toàn bộ đường cáp, dây tín hiệu của hệ thống phải không có sự cố chập, đứt dây hoặc cách ly, tháo đầu báo cháy; b) Kiểu, loại đầu phun (Sprinkler, Drencher) và việc bố trí, lắp đặt; b) Kiểu loại, kích thước của các đầu phun trong phạm vi mỗi đường ống nhánh (cho mỗi khu vực), cần phải được lắp đặt cùng một chủng loại, cùng một kích cỡ đầu phun. b) Kiểm tra trạng thái làm việc của các cụm van đóng, mở của mạng đường ống kích hoạt và khởi động mở bình khí; b) Mỗi quý một lần tiến hành kiểm tra trọng lượng bình khí nén kích hoạt hệ thống bằng phương pháp cân trọng lượng. Tình trạng hoạt động của dây, cáp, tín hiệu và cụm van đóng mở (van bình, cụm van phân phối) bằng phương pháp kiểm tra tín hiệu, cách ly với hoạt động có tải. b) Kiểm tra, bảo dưỡng kỹ thuật sau khi xe đi thực tập phương án chữa cháy hoặc đi chữa cháy về: Tại nhà trạm xe chữa cháy của cơ sở; b) Mỗi tháng một lần, kiểm tra chế độ khởi động vận hành có tải (áp suất, lưu lượng) theo tài liệu kỹ thuật của máy bơm. b) Đối với bình chữa cháy có khí đẩy nén trực tiếp và chai khí đẩy nén áp suất cao cách ly, được trang bị đồng hồ đo áp suất với độ chính xác cần thiết hoặc có đầu nối với đồng hồ đo kiểm tra áp suất: 10 % giá trị áp suất làm việc quy định. Đối với bình chữa cháy có khí đẩy nén trực tiếp được trang bị đồng hồ chỉ hiển thị giới hạn trạng thái đo áp suất, thì kim đồng hồ đo áp suất phải nằm trong giới hạn của vạch xanh. b) Đối với bình chữa cháy loại có chai khí đẩy nén cách ly: Phải đáp ứng 1,3 lần áp suất làm việc tối đa, nhưng không cần lớn hơn 1,5 Mpa.\nc) Khả năng làm việc của tủ trung tâm báo cháy, tín hiệu chuông, đèn, còi báo cháy và tín hiệu điều khiển thiết bị ngoại vi tương ứng. c) Việc đảm bảo vệ sinh sạch sẽ không gây ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của đầu phun; c) Kiểm tra nguồn cấp điện chính và dự phòng và việc tự động chuyển đổi từ nguồn cấp điện chính sang nguồn điện dự phòng; c) Sáu tháng một lần tiến hành kiểm tra vệ sinh đường ống, đầu phun bằng phương pháp thổi không khí nén. c) Kiểm tra, bảo dưỡng kỹ thuật sau khi sử dụng xe chữa cháy chạy được một nghìn kilômét đầu tiên (theo đồng hồ km): tại trạm bảo dưỡng kỹ thuật của cơ sở chuyên ngành hoặc trạm bảo dưỡng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; c) Đối với chai khí đẩy nén áp suất cao cách ly, không có đồng hồ đo áp suất: 5% trọng lượng khí đẩy quy định. c) Khả năng làm việc của tủ trung tâm báo cháy, tín hiệu chuông, đèn, còi báo cháy và tín hiệu điều khiển thiết bị ngoại vi tương ứng. c) Việc đảm bảo vệ sinh sạch sẽ không gây ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của đầu phun; c) Kiểm tra nguồn cấp điện chính và dự phòng và việc tự động chuyển đổi từ nguồn cấp điện chính sang nguồn điện dự phòng; c) Sáu tháng một lần tiến hành kiểm tra vệ sinh đường ống, đầu phun bằng phương pháp thổi không khí nén. c) Kiểm tra, bảo dưỡng kỹ thuật sau khi sử dụng xe chữa cháy chạy được một nghìn kilômét đầu tiên (theo đồng hồ km): tại trạm bảo dưỡng kỹ thuật của cơ sở chuyên ngành hoặc trạm bảo dưỡng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; c) Đối với chai khí đẩy nén áp suất cao cách ly, không có đồng hồ đo áp suất: 5% trọng lượng khí đẩy quy định.\nd) Kiểm tra các chứng chỉ của nhà sản xuất và việc thực hiện kiểm định chất lượng bọt chữa cháy (đối với hệ thống chữa cháy bằng bọt); d) Kiểm tra khối lượng khí chữa cháy bằng phương pháp cân hoặc chỉ số đo áp suất (bao gồm lượng khí chữa cháy chính và dự phòng). Đối với các bình khí CO2, trọng lượng khí trong bình phải duy trì và không được nhỏ hơn 90% trọng lượng định mức; d) Kiểm tra, bảo bảo dưỡng kỹ thuật lần đầu khi xe chạy được 2000 km: Tại trạm bảo dưỡng kỹ thuật của cơ sở chuyên ngành hoặc trạm bảo dưỡng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; d) Kiểm tra các chứng chỉ của nhà sản xuất và việc thực hiện kiểm định chất lượng bọt chữa cháy (đối với hệ thống chữa cháy bằng bọt); d) Kiểm tra khối lượng khí chữa cháy bằng phương pháp cân hoặc chỉ số đo áp suất (bao gồm lượng khí chữa cháy chính và dự phòng). Đối với các bình khí CO2, trọng lượng khí trong bình phải duy trì và không được nhỏ hơn 90% trọng lượng định mức; d) Kiểm tra, bảo bảo dưỡng kỹ thuật lần đầu khi xe chạy được 2000 km: Tại trạm bảo dưỡng kỹ thuật của cơ sở chuyên ngành hoặc trạm bảo dưỡng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;\nđ) Các tín hiệu báo bằng ánh sáng, âm thanh bố trí tại phòng trực vận hành; đ) Kiểm tra khả năng làm việc các thành phần chính của hệ thống (bao gồm phần công nghệ và phần điện); đ) Kiểm tra, bảo bảo dưỡng kỹ thuật lần hai khi xe chạy được 10.000 km: Tại trạm bảo dưỡng kỹ thuật của cơ sở chuyên ngành hoặc trạm bảo dưỡng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. đ) Các tín hiệu báo bằng ánh sáng, âm thanh bố trí tại phòng trực vận hành; đ) Kiểm tra khả năng làm việc các thành phần chính của hệ thống (bao gồm phần công nghệ và phần điện); đ) Kiểm tra, bảo bảo dưỡng kỹ thuật lần hai khi xe chạy được 10.000 km: Tại trạm bảo dưỡng kỹ thuật của cơ sở chuyên ngành hoặc trạm bảo dưỡng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.\ne) Tín hiệu thông tin liên lạc điện thoại tại phòng trực vận hành với cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ địa phương. e) Kiểm tra khả năng làm việc của hệ thống ở chế độ làm việc tự động và chế độ bằng tay (nút khởi động từ xa); e) Tín hiệu thông tin liên lạc điện thoại tại phòng trực vận hành với cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ địa phương. e) Kiểm tra khả năng làm việc của hệ thống ở chế độ làm việc tự động và chế độ bằng tay (nút khởi động từ xa);\ng) Đo điện trở tiếp đất bảo vệ và làm việc; g) Đo điện trở tiếp đất bảo vệ và làm việc;\nh) Đo điện trở cách điện của mạng cấp điện; h) Đo điện trở cách điện của mạng cấp điện;\ni) Kiểm tra việc xác nhận và thời hạn tiến hành kiểm định thiết bị an toàn chịu áp lực theo quy định hiện hành của nhà nước. i) Kiểm tra việc xác nhận và thời hạn tiến hành kiểm định thiết bị an toàn chịu áp lực theo quy định hiện hành của nhà nước.\n3.3.1 Bảo quản bọt chữa cháy 3.3.1.1 Căn cứ vào chủng loại bọt chữa cháy, việc bảo quản chất tạo bọt chữa cháy (đậm đặc) phải tuân thủ các quy định sau: 3.3.1.2 Trước khi nạp chất tạo bọt vào bồn chứa bọt của hệ thống chữa cháy cố định, phương tiện chữa cháy di động, phải tiến hành làm sạch, làm khô bên trong bồn chứa bọt theo quy định. 3.3.1.3 Trong quá trình bảo quản, việc kiểm tra kiểm định chất lượng bọt chữa cháy thực hiện theo quy định hiện hành với thời hạn quy định sau: 3.3.2 Bảo quản bột chữa cháy 3.3.2.1 Bột chữa cháy bảo quản trong các bao bì của nhà sản xuất, phải được bảo quản theo đúng quy định tài liệu kỹ thuật hướng dẫn cụ thể của nhà sản xuất. 3.3.2.2 Việc bảo quản các mô-dun bột chữa cháy phải đáp ứng các điều kiện ngăn ngừa hư hỏng do tác động cơ học, nguồn nhiệt, ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp và điều kiện môi trường do mưa, ẩm, xâm thực ăn mòn. 3.3.2.3 Trong thời gian bảo quản dự trữ bột chữa cháy, định kỳ hàng năm phải thực hiện lấy mẫu kiểm định chất lượng về tính lưu động của bột và khả năng dập tắt đám cháy thử nghiệm (loại A và B) theo tiêu chuẩn, quy định hiện hành. 3.3.1 Bảo quản bọt chữa cháy 3.3.1.1 Căn cứ vào chủng loại bọt chữa cháy, việc bảo quản chất tạo bọt chữa cháy (đậm đặc) phải tuân thủ các quy định sau: 3.3.1.2 Trước khi nạp chất tạo bọt vào bồn chứa bọt của hệ thống chữa cháy cố định, phương tiện chữa cháy di động, phải tiến hành làm sạch, làm khô bên trong bồn chứa bọt theo quy định. 3.3.1.3 Trong quá trình bảo quản, việc kiểm tra kiểm định chất lượng bọt chữa cháy thực hiện theo quy định hiện hành với thời hạn quy định sau: 3.3.2 Bảo quản bột chữa cháy 3.3.2.1 Bột chữa cháy bảo quản trong các bao bì của nhà sản xuất, phải được bảo quản theo đúng quy định tài liệu kỹ thuật hướng dẫn cụ thể của nhà sản xuất. 3.3.2.2 Việc bảo quản các mô-dun bột chữa cháy phải đáp ứng các điều kiện ngăn ngừa hư hỏng do tác động cơ học, nguồn nhiệt, ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp và điều kiện môi trường do mưa, ẩm, xâm thực ăn mòn. 3.3.2.3 Trong thời gian bảo quản dự trữ bột chữa cháy, định kỳ hàng năm phải thực hiện lấy mẫu kiểm định chất lượng về tính lưu động của bột và khả năng dập tắt đám cháy thử nghiệm (loại A và B) theo tiêu chuẩn, quy định hiện hành.\na) Chất tạo bọt chữa cháy phải luôn được bảo quản trong các thùng chứa nguyên đai, nguyên thùng có nắp đậy kín, kèm theo việc lưu trữ đầy đủ các tài liệu kỹ thuật như như tên gọi, chủng loại, thời hạn bảo hành, điều kiện bảo quản và theo quy định của nhà sản xuất; a) Đối với chất tạo bọt dự trữ bảo quản trong các thùng chứa nguyên đai, nguyên thùng khi chưa sử dụng: Tối thiểu 3 năm một lần; a) Chất tạo bọt chữa cháy phải luôn được bảo quản trong các thùng chứa nguyên đai, nguyên thùng có nắp đậy kín, kèm theo việc lưu trữ đầy đủ các tài liệu kỹ thuật như như tên gọi, chủng loại, thời hạn bảo hành, điều kiện bảo quản và theo quy định của nhà sản xuất; a) Đối với chất tạo bọt dự trữ bảo quản trong các thùng chứa nguyên đai, nguyên thùng khi chưa sử dụng: Tối thiểu 3 năm một lần;\nb) Khi bảo quản, các thùng chứa chất tạo bọt và tài liệu kỹ thuật kèm theo phải được bảo vệ chống hư hỏng do tác động cơ học, tác động môi trường mưa, nắng và ăn mòn. b) Đối với chất tạo bọt đã nạp vào bồn chứa của hệ thống, phương tiện chữa cháy: Tối thiểu 6 tháng một lần. b) Khi bảo quản, các thùng chứa chất tạo bọt và tài liệu kỹ thuật kèm theo phải được bảo vệ chống hư hỏng do tác động cơ học, tác động môi trường mưa, nắng và ăn mòn. b) Đối với chất tạo bọt đã nạp vào bồn chứa của hệ thống, phương tiện chữa cháy: Tối thiểu 6 tháng một lần.", "Khoản 2. Chế độ kiểm tra:\na) Kiểm tra định kỳ thực hiện 06 tháng một lần: Kiểm tra tất cả các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này;\nb) Kiểm tra đột xuất: Khi phát hiện phương tiện đo, hệ thống truyền thông tin, hệ thống cấp nguồn điện cho trạm tự động có dấu hiệu xảy ra sự cố;\nc) Lập Biên bản kiểm tra lưu hồ sơ theo mẫu quy định tại Phụ lục II Thông tư này và báo cáo đơn vị quản lý.", "\"Điều 7. Bảo quản, bảo dưỡng thường xuyên\n1. Thực hiện hằng ngày hoặc trước, trong và sau mỗi lần sử dụng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và do người được giao quản lý phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thực hiện.\n2. Nội dung bảo quản, bảo dưỡng cụ thể đối với phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thực hiện theo quy định tại các Phụ lục I, II, III, IV, V, VI, VII ban hành kèm theo Thông tư này.\n3. Kết thúc việc bảo quản, bảo dưỡng thường xuyên, người được giao quản lý phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải ghi đầy đủ vào sổ theo dõi phương tiện theo Mẫu số 01, Mẫu số 02, Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này.\"", "\"Điều 16. Kiểm tra về phòng cháy và chữa cháy\n1. Đối tượng kiểm tra:\na) Cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy;\nb) Khu dân cư, hộ gia đình, rừng, phương tiện giao thông cơ giới, hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy của đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;\nc) Công trình xây dựng trong quá trình thi công thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này, trừ các cơ sở quốc phòng hoạt động phục vụ mục đích quân sự;\nd) Cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy.\"", "\"Điều 16. Kiểm tra về phòng cháy và chữa cháy\n...\n3. Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy được tiến hành theo hình thức kiểm tra thường xuyên, định kỳ, đột xuất, cụ thể:\na) Người đứng đầu cơ sở, chủ phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy, chủ hộ gia đình, chủ rừng có trách nhiệm tổ chức kiểm tra thường xuyên về an toàn phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi quản lý của mình;\nb) Người đứng đầu cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này có trách nhiệm kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy thường xuyên; định kỳ 06 tháng gửi báo cáo kết quả kiểm tra về cơ quan Công an quản lý trực tiếp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm tra;\n...\"", "1. Hệ thống báo cháy tự động, bán tự động sau khi lắp đặt phải được chạy thử nghiệm để kiểm tra chất lượng và chỉ được đưa vào hoạt động sau khi có kết quả chạy thử nghiệm cho thấy hệ thống đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của thiết kế và các tiêu chuẩn liên quan.\n2. Hệ thống báo cháy tự động, bán tự động sau khi đưa vào hoạt động phải được kiểm tra ít nhất mỗi năm hai lần để đánh giá chất lượng và khả năng hoạt động của các thiết bị trong hệ thống.\n3. Việc bảo quản định kỳ được thực hiện tùy theo điều kiện môi trường nơi lắp đặt và theo hướng dẫn của nhà sản xuất, nhưng ít nhất hai năm một lần phải tổ chức bảo quản toàn bộ hệ thống.\nViệc bảo quản hệ thống báo cháy tự động, bán tự động phải tuân theo chỉ dẫn của nhà sản xuất và theo TCVN 5738:2001.", "Khoản 1.1.1 Quy chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật cơ bản đối với việc trang bị, bố trí và quản lý hệ thống phòng cháy và chữa cháy (PCCC) tại các kho chứa, cảng xuất, nhập và trạm phân phối khí dầu mỏ hóa lỏng, khí thiên nhiên (sau đây gọi chung là khí đốt) và áp dụng cho tất cả các giai đoạn từ thiết kế, xây dựng mới, cải tạo sửa chữa và đến vận hành sử dụng. 1.1.2 Các hệ thống phòng cháy và chữa cháy quy định trong quy chuẩn này, gồm có: - Hệ thống chữa cháy ban đầu; - Hệ thống chữa cháy di động; - Hệ thống chữa cháy bằng nước và bọt; - Hệ thống chữa cháy bằng bột; - Hệ thống chữa cháy bằng khí; - Hệ thống báo cháy tự động; - Hệ thống báo nồng độ khí cháy; - Hệ thống báo động cháy và báo động chung. 1.1.3 Quy chuẩn này không áp dụng cho các đối tượng sau: - Kho chứa bảo quản khí đốt đặt ngầm hoặc trong hang hầm, trên đồi núi; - Kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ có áp suất nhỏ hơn 0,1013 Mpa (760 mm cột thủy ngân) được thiết kế theo tiêu chuẩn TCVN 5307:2009 “Kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ - Yêu cầu thiết kế”; - Các bồn chứa khí đốt hóa lỏng và thiết bị được thiết kế, vận hành theo yêu cầu đặc biệt về phòng cháy, phòng nổ thuộc dây chuyền công nghệ sản xuất thuộc các cơ sở nhà máy chế biến lọc, hóa dầu; - Các trạm nạp khí đốt cho các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; - Các trạm cấp khí đốt được thiết kế xây dựng theo tiêu chuẩn ”Hệ thống cấp khí đốt trung tâm trong nhà ở”; - Các kho chứa, bảo quản khí đốt hóa lỏng có áp suất hơi bão hòa ở nhiệt độ 223,15K (-500C) lớn hơn 0,1013 Mpa (760 mm cột thủy ngân). 1.1.1 Quy chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật cơ bản đối với việc trang bị, bố trí và quản lý hệ thống phòng cháy và chữa cháy (PCCC) tại các kho chứa, cảng xuất, nhập và trạm phân phối khí dầu mỏ hóa lỏng, khí thiên nhiên (sau đây gọi chung là khí đốt) và áp dụng cho tất cả các giai đoạn từ thiết kế, xây dựng mới, cải tạo sửa chữa và đến vận hành sử dụng. 1.1.2 Các hệ thống phòng cháy và chữa cháy quy định trong quy chuẩn này, gồm có: - Hệ thống chữa cháy ban đầu; - Hệ thống chữa cháy di động; - Hệ thống chữa cháy bằng nước và bọt; - Hệ thống chữa cháy bằng bột; - Hệ thống chữa cháy bằng khí; - Hệ thống báo cháy tự động; - Hệ thống báo nồng độ khí cháy; - Hệ thống báo động cháy và báo động chung. 1.1.3 Quy chuẩn này không áp dụng cho các đối tượng sau: - Kho chứa bảo quản khí đốt đặt ngầm hoặc trong hang hầm, trên đồi núi; - Kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ có áp suất nhỏ hơn 0,1013 Mpa (760 mm cột thủy ngân) được thiết kế theo tiêu chuẩn TCVN 5307:2009 “Kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ - Yêu cầu thiết kế”; - Các bồn chứa khí đốt hóa lỏng và thiết bị được thiết kế, vận hành theo yêu cầu đặc biệt về phòng cháy, phòng nổ thuộc dây chuyền công nghệ sản xuất thuộc các cơ sở nhà máy chế biến lọc, hóa dầu; - Các trạm nạp khí đốt cho các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; - Các trạm cấp khí đốt được thiết kế xây dựng theo tiêu chuẩn ”Hệ thống cấp khí đốt trung tâm trong nhà ở”; - Các kho chứa, bảo quản khí đốt hóa lỏng có áp suất hơi bão hòa ở nhiệt độ 223,15K (-500C) lớn hơn 0,1013 Mpa (760 mm cột thủy ngân).", "1. Hệ thống chữa cháy tự động, bán tự động sau khi lắp đặt phải được chạy thử nghiệm để kiểm tra chất lượng và chỉ được đưa vào hoạt động sau khi có kết quả chạy thử nghiệm cho thấy hệ thống đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của thiết kế và các tiêu chuẩn liên quan.\n2. Hệ thống chữa cháy tự động, bán tự động sau khi đưa vào hoạt động phải được bảo quản định kỳ mỗi năm 01 lần để đánh giá chất lượng và khả năng hoạt động của các thiết bị trong hệ thống.\n3. Việc bảo quản hệ thống chữa cháy tự động, bán tự động phải tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất và các tiêu chuẩn chuyên ngành (TCVN 6101:1996, TCVN 6305:1997, TCVN 71611:2002, TCVN 7336:2003, các tiêu chuẩn khác có liên quan)." ]
Hướng dẫn sử dụng 600 câu hỏi dùng để sát hạch lái xe cơ giới đường bộ như thế nào?
[ "1.2 Hướng dẫn sử dụng bộ 600 câu hỏi\na) Câu hỏi dùng cho sát hạch cấp giấy phép lái xe hạng B2, C, D, E và các hạng F gồm 600 câu; trong đó có 60 câu về tình huống mất an toàn giao thông nghiêm trọng theo Phụ lục 4 đính kèm văn bản này.\nb) Câu hỏi dùng cho sát hạch cấp giấy phép lái xe hạng B1 gồm 574 câu hỏi trong bộ 600 (không bao gồm 26 câu về nghiệp vụ vận tải); trong đó có 60 câu về tình huống mất an toàn giao thông nghiêm trọng theo Phụ lục 4 đính kèm văn bản này.\nc) Câu hỏi dùng cho sát hạch cấp giấy phép lái xe hạng A3 và A4 gồm 500 câu, trong đó có 54 câu về tình huống mất an toàn giao thông nghiêm trọng theo Phụ lục 3 đính kèm văn bản này (các câu hỏi không sử dụng cơ bản không liên quan đến kiến thức, kỹ năng đối với hạng A3, A4 gồm: 26 câu về nghiệp vụ vận tải, 35 câu về cấu tạo sửa chữa, 39 câu hỏi kỹ thuật lái xe).\nd) Câu hỏi dùng cho sát hạch cấp giấy phép lái xe mô tô các hạng A2 gồm 400 câu, trong đó có 50 câu về tình huống mất an toàn giao thông nghiêm trọng theo Phụ lục 2 đính kèm văn bản này (các câu hỏi không sử dụng cơ bản không liên quan đến kiến thức, kỹ năng đối với hạng A2 gồm: 05 câu hỏi khái niệm định nghĩa, 26 câu về nghiệp vụ vận tải, 17 câu hỏi về văn hóa giao thông, 39 câu về kỹ thuật lái xe ô tô và 35 câu về cấu tạo sửa chữa ô tô và 79 câu hỏi tình huống sa hình về điều khiển ô tô).\nđ) Câu hỏi dùng cho sát hạch cấp giấy phép lái xe mô tô các hạng A1 gồm 200 câu, trong đó có 20 câu về tình huống mất an toàn giao thông nghiêm trọng theo Phụ lục 1 đính kèm văn bản này (các câu hỏi không sử dụng cơ bản không liên quan đến kiến thức, kỹ năng đối với hạng A1 gồm: 83 câu hỏi câu về khái niệm và quy tắc giao thông đường bộ, 26 câu về nghiệp vụ vận tải, 18 câu hỏi về văn hóa giao thông và đạo đức người lái xe, 44 câu về kỹ thuật lái xe và 35 câu về cấu tạo sửa chữa, 117 câu hỏi hệ thống biển báo hiệu đường bộ và 79 câu hỏi giải các thế sa hình và kỹ năng xử lý tình huống giao thông)." ]
[ "Khoản 3. Xe sát hạch dùng để sát hạch lái xe, được gắn 02 biển “SÁT HẠCH” trước và sau xe, có hệ thống phanh phụ được lắp đặt bảo đảm hiệu quả phanh, có giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ còn hiệu lực. 3. Sửa đổi điểm a khoản 3 Điều 6 như sau: “a) Thuộc quyền sử dụng hợp pháp của cơ sở đào tạo lái xe;” 3. Giáo viên dạy thực hành lái xe đáp ứng các tiêu chuẩn sau:\na) Có giấy phép lái xe hạng tương ứng hoặc cao hơn hạng xe đào tạo, nhưng không thấp hơn hạng B2;\nb) Giáo viên dạy các hạng B1, B2 phải có giấy phép lái xe đủ thời gian từ 03 năm trở lên, kể từ ngày trúng tuyển; giáo viên dạy các hạng C, D, E và F phải có giấy phép lái xe đủ thời gian từ 05 năm trở lên kể từ ngày trúng tuyển;\nc) Đã qua tập huấn về nghiệp vụ dạy thực hành lái xe theo chương trình do cơ quan có thẩm quyền ban hành và được cấp Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.", "Mục 2. SÁT HẠCH LÝ THUYẾT\nĐiều 54. Nội dung sát hạch. Luật Đường sắt, các văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Đường sắt; quy chuẩn kỹ thuật, quy tắc vận hành, công tác an toàn, tín hiệu và tuyến đường và các quy định hiện hành khác có liên quan đến chức danh lái tàu; lý thuyết lái tàu.\nĐiều 55. Hình thức sát hạch. Thực hiện theo quy định tại Điều 42 của Thông tư này.\nĐiều 56. Điều kiện công nhận đạt yêu cầu. Thực hiện theo quy định tại Điều 43 của Thông tư này.", "Điều 2. Bổ sung một số phụ lục và bãi bỏ một số điểm, khoản, điều của Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ như sau:\n1. Bổ sung các Phụ lục vào Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT như sau:\na) Bổ sung Phụ lục số 28, Phụ lục số 29, Phụ lục số 30, Phụ lục số 31 tương ứng với Phụ lục I, Phụ lục II, Phụ lục III, Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này;\nb) Bổ sung Phụ lục số 32a, Phụ lục số 32b, Phụ lục số 32c, Phụ lục số 32d, Phụ lục số 32đ, Phụ lục số 32e tương ứng với Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.\n2. Bãi bỏ khoản 2, khoản 5 Điều 10; khoản 4, khoản 8 Điều 36.", "\"Điều 44. Sát hạch lái xe\n...\n3. Sát hạch để cấp giấy phép lái xe hạng B1 số tự động cho người khuyết tật trừ người khuyết tật bàn chân phải hoặc bàn tay phải hoặc bàn tay trái\na) Người dự sát hạch phải có đủ hồ sơ, thực hiện đủ nội dung và quy trình sát hạch để cấp giấy phép lái xe hạng B1 số tự động tại trung tâm sát hạch có đủ điều kiện;\nb) Xe dùng để sát hạch: Sử dụng xe sát hạch hạng B1 số tự động có đủ điều kiện của trung tâm sát hạch làm xe sát hạch lái xe trong hình và trên đường.\n4. Sát hạch để cấp giấy phép lái xe mô tô hạng A1, hạng A4 cho đồng bào dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt do Sở Giao thông vận tải căn cứ nội dung và quy trình sát hạch đã được ban hành, xây dựng nội dung và phương án tổ chức sát hạch phù hợp, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.”", "Khoản 1. Điều kiện chung\na) Diện tích trung tâm sát hạch lái xe: Trung tâm loại 1 có diện tích không nhỏ hơn 35.000 m2; trung tâm loại 2 có diện tích không nhỏ hơn 20.000 m2; trung tâm loại 3 có diện tích không nhỏ hơn 4.000 m2;\nb) Trung tâm phải có đủ phương tiện, thiết bị đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn cháy nổ;\nc) Xe cơ giới dùng để sát hạch: Số lượng: Sát hạch lái xe trong hình hạng A1, B1, B2 và C tối thiểu mỗi hạng 02 xe và các hạng khác tối thiểu mỗi hạng 01 xe; sát hạch lái xe trên đường tối thiểu mỗi hạng 01 xe. Xe sát hạch lái xe trong hình thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân có trung tâm sát hạch; có giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện xe cơ giới đường bộ còn giá trị sử dụng; có hệ thống phanh phụ được lắp đặt theo quy định. Riêng xe sát hạch lái xe hạng FC có thể sử dụng xe hợp đồng với thời hạn và số lượng phù hợp với nhu cầu sát hạch. Xe sát hạch lái xe trên đường phải đảm bảo các điều kiện tham gia giao thông theo quy định của Luật giao thông đường bộ; có hệ thống phanh phụ bố trí bên ghế ngồi của sát hạch viên, kết cấu chắc chắn, thuận tiện, an toàn, bảo đảm hiệu quả phanh trong quá trình sử dụng; có thể sử dụng xe hợp đồng thời hạn từ 01 năm trở lên với số lượng không vượt quá 50% số xe sở hữu cùng hạng tương ứng của tổ chức, cá nhân có trung tâm sát hạch; có gắn 02 biển “SÁT HẠCH”;\nd) Thiết bị sát hạch lý thuyết: Tối thiểu 02 máy chủ (server); tối thiểu 10 máy trạm đối với trung tâm sát hạch lái xe loại 3, tối thiểu 20 máy trạm đối với trung tâm sát hạch lái xe loại 1 hoặc loại 2;\nđ) Thiết bị sát hạch thực hành lái xe trong hình: Tối thiểu 02 máy tính cài đặt phần mềm điều hành và quản lý sát hạch đối với mỗi loại trung tâm sát hạch;\ne) Thiết bị sát hạch thực hành lái xe trên đường: Có ít nhất 02 máy tính cài đặt phần mềm điều hành và quản lý sát hạch, 01 máy tính làm chức năng máy chủ và điều hành có đường thuê bao riêng và địa chỉ IP tĩnh.", "Điều 26. Tổ sát hạch\n1. Số lượng và thành phần Tổ sát hạch do Chủ tịch Hội đồng quyết định, bảo đảm đủ các điều kiện, phù hợp với từng kỳ sát hạch.\n2. Tiêu chuẩn sát hạch viên:\na) Sát hạch viên là cán bộ Cục Xe - Máy/Tổng cục Kỹ thuật; cán bộ cơ quan xe - máy các đơn vị; cán bộ, giáo viên các cơ sở đào tạo lái xe;\nb) Có phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt;\nc) Có Giấy phép lái xe quân sự; sát hạch thực hành lái xe phải có Giấy phép lái xe quân sự cao hơn hoặc tương ứng với hạng xe sát hạch và có thời gian lái xe từ 03 năm trở lên.\n3. Nhiệm vụ, quyền hạn:\na) Kiểm tra các điều kiện bảo đảm cho kỳ sát hạch theo nhiệm vụ;\nb) Chấp hành nghiêm các quy định trong sát hạch và kỷ luật Quân đội;\nc) Thực hiện nhiệm vụ sát hạch theo kế hoạch, bảo đảm khách quan, trung thực, chính xác; đánh giá kết quả của thí sinh và chịu trách nhiệm trước Hội đồng về kết quả sát hạch;\nd) Đề nghị Hội đồng xem xét, xử lý kỷ luật theo thẩm quyền đối với thí sinh vi phạm quy định trong sát hạch.", "Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ\n1. Bổ sung khoản 9 và khoản 10 Điều 3 như sau: 1. Xét công nhận kết quả sát hạch đối với người dự sát hạch lái xe hạng A1, A2, A3 và A4: 1. Đào tạo đối với người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật để cấp giấy phép lái xe hạng A1 1. Sát hạch để cấp giấy phép lái xe mô tô hạng A1 cho người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật\na) Bổ sung khoản 9 Điều 3 như sau: “9. Thiết bị mô phỏng để đào tạo lái xe gồm: Hệ thống các máy tính có cài đặt phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông và ca bin học lái xe ô tô.” a) Thí sinh đạt nội dung sát hạch lý thuyết và thực hành lái xe trong hình thì được công nhận trúng tuyển; a) Người học phải có đủ điều kiện, hồ sơ theo quy định tại Điều 7, Điều 9 của Thông tư này, phải đăng ký học tại cơ sở đào tạo được phép đào tạo, được tự học lý thuyết và thực hành; trường hợp có nhu cầu học tập trung đăng ký với cơ sở đào tạo để được học theo nội dung, chương trình quy định; a) Người dự sát hạch, thực hiện sát hạch lái xe trong hình theo nội dung và quy trình sát hạch tại trung tâm sát hạch hoặc sân sát hạch có đủ điều kiện, có hai sát hạch viên chấm điểm trực tiếp; thực hiện sát hạch lý thuyết theo quy định sát hạch để cấp giấy phép lái xe hạng A1;\nb) Bổ sung khoản 10 Điều 3 như sau: “10. Thiết bị mô phỏng để sát hạch lái xe là hệ thống các máy tính có cài đặt phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông.” b) Thí sinh không được công nhận trúng tuyển được đăng ký sát hạch lại kể từ kỳ sát hạch tiếp theo, với cùng một cơ quan quản lý sát hạch cấp giấy phép lái xe; b) Xe dùng để dạy lái: Là xe mô tô ba bánh của người khuyết tật đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký, biển số. b) Xe dùng để sát hạch: Sử dụng xe mô tô ba bánh của người khuyết tật đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký, biển số;\nc) Thí sinh không đạt nội dung sát hạch lý thuyết thì không được dự nội dung sát hạch thực hành lái xe trong hình; c) Hình sát hạch dựng theo quy định tại điểm 2.2.1.10 mục 2.2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 40:2015/BGTVT về Trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ ban hành kèm theo Thông tư số 79/2015/TT-BGTVT ngày 10/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.\nd) Thí sinh đạt nội dung sát hạch lý thuyết nhưng không đạt nội dung sát hạch thực hành lái xe trong hình thì được bảo lưu kết quả sát hạch lý thuyết trong thời gian 01 năm kể từ ngày đạt kết quả sát hạch; nếu muốn dự sát hạch phải đáp ứng điều kiện về độ tuổi, giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp còn giá trị sử dụng theo quy định và phải có tên trong biên bản xác nhận vắng, trượt của Hội đồng sát hạch hoặc Tổ sát hạch kỳ trước.\nđ) Thí sinh mang điện thoại hoặc thiết bị truyền tin trong phòng sát hạch lý thuyết hoặc có các hành vi gian dối khác làm sai lệch kết quả sát hạch sẽ bị đình chỉ làm bài, hủy bỏ kết quả sát hạch.\n2. Khoản 3 Điều 4 được sửa đổi như sau: “3. Lưu lượng đào tạo được xác định trên cơ sở số phòng học, sân tập lái quy định tại Nghị định số 65/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe (sau đây viết tắt là Nghị định số 65/2016/NĐ-CP) và Nghị định số 138/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 65/2016/NĐ-CP. Cơ sở đào tạo phải đảm bảo số lượng học viên học thực hành đối với mỗi hạng giấy phép lái xe không được vượt quá khả năng đáp ứng số xe tập lái của cơ sở đào tạo.” 2. Xét công nhận kết quả sát hạch đối với người dự sát hạch lái xe hạng B1 số tự động, hạng B1, B2, C, D, E và các hạng F: 2. Đào tạo để cấp giấy phép lái xe hạng B1 số tự động cho người khuyết tật bàn chân phải hoặc bàn tay phải hoặc bàn tay trái: 2. Sát hạch để cấp giấy phép lái xe hạng B1 số tự động cho người khuyết tật bàn chân phải hoặc bàn tay phải hoặc bàn tay trái 2. Các cơ sở đào tạo ứng dụng công nghệ để nhận dạng và theo dõi thời gian học lý thuyết môn học pháp luật giao thông đường bộ đối với học viên học lái xe ô tô (trừ hạng B1) từ ngày 01 tháng 05 năm 2020; tổ chức đào tạo về phòng, chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2020; sử dụng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông để đào tạo lái xe ô tô từ ngày 01 tháng 01 năm 2021; trang bị ca bin học lái xe ô tô, thiết bị giám sát thời gian và quãng đường học lái xe trên đường của học viên sau 06 tháng kể từ ngày Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia có hiệu lực thi hành. Trong thời gian chưa tổ chức đào tạo về phòng, chống tác hại của rượu bia khi tham gia giao thông, thời gian đào tạo môn học đạo đức, văn hóa giao thông bao gồm thời gian đào tạo nội dung phòng, chống tác hại của rượu bia khi tham gia giao thông; trong thời gian chưa sử dụng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông và ca bin học lái xe ô tô, cơ sở đào tạo lái xe xây dựng chương trình, giáo trình và tổ chức giảng dạy đảm bảo đủ thời gian đào tạo theo chương trình quy định tại Điều 13, Điều 14 của Thông tư này, cụ thể như sau:\na) Thí sinh đạt nội dung sát hạch lý thuyết, sát hạch lái xe ô tô bằng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông, thực hành lái xe trong hình và trên đường thì được công nhận trúng tuyển; a) Người học phải có đủ điều kiện, hồ sơ theo quy định tại Điều 7, Điều 9 của Thông tư này, phải đăng ký học tại cơ sở đào tạo được phép đào tạo, phải học đủ thời gian, nội dung chương trình đào tạo theo quy định, được tự học các môn lý thuyết, nhưng phải được kiểm tra, cấp chứng chỉ đào tạo, được thay nội dung học lái xe trên phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông bằng nội dung học trên xe tập lái; a) Người dự sát hạch phải có đủ hồ sơ, thực hiện đủ nội dung và quy trình sát hạch theo quy định tại trung tâm sát hạch có đủ điều kiện, có hai sát hạch viên ngồi trên xe chấm điểm trực tiếp nội dung sát hạch lái xe trong hình và trên đường; a) Số giờ học kỹ thuật lái xe của học viên học lái xe hạng B1, B2, C bao gồm cả thời gian học phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông;\nb) Thí sinh không được công nhận trúng tuyển được đăng ký sát hạch lại kể từ kỳ sát hạch tiếp theo, với cùng một cơ quan quản lý sát hạch cấp giấy phép lái xe; b) Xe dùng để dạy lái: Là xe ô tô hạng B1 số tự động của người khuyết tật hoặc cơ sở đào tạo; xe phải có kết cấu phù hợp để các tay và chân còn lại của người khuyết tật vừa giữ được vô lăng lái, vừa dễ dàng điều khiển cần gạt tín hiệu báo rẽ, đèn chiếu sáng, cần gạt mưa, cần số, cần phanh tay, bàn đạp phanh chân, bàn đạp ga trong mọi tình huống khi lái xe theo đúng chức năng thiết kế của nhà sản xuất ô tô, được Cục Đăng kiểm Việt Nam xác nhận hệ thống điều khiển của xe phù hợp để người khuyết tật lái xe an toàn và được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xe tập lái. b) Xe dùng để sát hạch: Sử dụng ô tô hạng B1 số tự động của người khuyết tật hoặc của trung tâm sát hạch; xe phải có kết cấu phù hợp để các tay và chân còn lại của người khuyết tật vừa giữ được vô lăng lái, vừa dễ dàng điều khiển cần gạt tín hiệu báo rẽ, đèn chiếu sáng, cần gạt mưa, cần số, cần phanh tay, bàn đạp phanh chân, bàn đạp ga trong mọi tình huống khi lái xe theo đúng chức năng thiết kế của nhà sản xuất ô tô, được Cục Đăng kiểm Việt Nam xác nhận hệ thống điều khiển của xe phù hợp để người khuyết tật lái xe an toàn và được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xe tập lái. b) Số giờ học môn đạo đức và văn hóa giao thông của học viên học lái xe nâng hạng bao gồm cả thời gian học phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông;\nc) Thí sinh không đạt nội dung sát hạch lý thuyết thì không được sát hạch nội dung sát hạch lái xe ô tô bằng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông; không đạt nội dung sát hạch lái xe ô tô bằng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông thì không được sát hạch thực hành lái xe trong hình; không đạt nội dung sát hạch thực hành lái xe trong hình thì không được sát hạch nội dung sát hạch lái xe trên đường; c) Số giờ học thực hành lái xe trên 01 xe tập lái, gồm cả thời gian học lái xe trên ca bin học lái xe ô tô.\nd) Thí sinh đạt nội dung sát hạch lý thuyết, phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông, thực hành lái xe trong hình được bảo lưu kết quả nội dung sát hạch đạt trong thời gian 01 năm, kể từ ngày có nội dung sát hạch đạt tại kỳ sát hạch gần nhất; nếu muốn dự sát hạch phải đáp ứng điều kiện về độ tuổi, giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp còn giá trị sử dụng theo quy định và phải có tên trong biên bản xác nhận vắng, trượt của Hội đồng sát hạch hoặc Tổ sát hạch kỳ trước.\nđ) Thí sinh mang điện thoại hoặc thiết bị truyền tin trong phòng sát hạch lý thuyết, trên xe sát hạch hoặc có các hành vi gian dối khác làm sai lệch kết quả sát hạch sẽ bị đình chỉ làm bài, hủy bỏ kết quả sát hạch.\n3. Khoản 9, khoản 11, khoản 14 và khoản 16 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau: 3. Cơ quan quản lý sát hạch rà soát, tổng hợp kết quả, trình Tổng Cục trưởng Tổng cục đường bộ việt nam hoặc Giám đốc Sở Giao thông vận tải ra quyết định công nhận trúng tuyển kỳ sát hạch kèm theo danh sách thí sinh trúng tuyển được cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 16a và Phụ lục 16b ban hành kèm theo Thông tư này.” 3. Đào tạo để cấp giấy phép lái xe hạng B1 số tự động cho người khuyết tật trừ người khuyết tật bàn chân phải hoặc bàn tay phải hoặc bàn tay trái: 3. Sát hạch để cấp giấy phép lái xe hạng B1 số tự động cho người khuyết tật trừ người khuyết tật bàn chân phải hoặc bàn tay phải hoặc bàn tay trái 3. Tổng cục đường bộ việt nam có trách nhiệm ban hành nội dung giảng dạy về phòng, chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông và hướng dẫn thực hiện thống nhất trong cả nước trước ngày 01 tháng 12 năm 2019.\na) Khoản 9 Điều 5 được sửa đổi như sau: “9. Bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập để nâng cao chất lượng đào tạo lái xe; sử dụng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông và ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý đào tạo để nhận dạng và đảm bảo theo dõi thời gian học lý thuyết môn học pháp luật giao thông đường bộ đối với học viên học lái xe ô tô (trừ hạng B1) theo lộ trình quy định tại khoản 2 Điều 47 của Thông tư này;” a) Người học phải có đủ điều kiện, hồ sơ theo quy định tại Điều 7, Điều 9 của Thông tư này, phải đăng ký học tại cơ sở đào tạo được phép đào tạo, phải học đủ thời gian, nội dung chương trình đào tạo theo quy định, được tự học các môn lý thuyết, nhưng phải được kiểm tra, cấp chứng chỉ đào tạo; a) Người dự sát hạch phải có đủ hồ sơ, thực hiện đủ nội dung và quy trình sát hạch để cấp giấy phép lái xe hạng B1 số tự động tại trung tâm sát hạch có đủ điều kiện;\nb) Khoản 11 Điều 5 được sửa đổi như sau: “11. Bảo đảm giáo viên khi dạy thực hành lái xe phải đeo phù hiệu “Giáo viên dạy lái xe” và mang theo giấy phép xe tập lái; học viên tập lái xe trên đường phải đeo phù hiệu “Học viên tập lái xe”. Phù hiệu do cơ sở đào tạo lái xe cấp, quản lý theo mẫu quy định tại Phụ lục 1a và Phụ lục 1b ban hành kèm theo Thông tư này; niêm yết tên cơ sở đào tạo trên xe tập lái theo mẫu quy định tại Phụ lục 22 ban hành kèm theo Thông tư này.” b) Xe dùng để dạy lái: Xe ô tô tập lái hạng B1 số tự động của cơ sở đào tạo. b) Xe dùng để sát hạch: Sử dụng xe sát hạch hạng B1 số tự động có đủ điều kiện của trung tâm sát hạch làm xe sát hạch lái xe trong hình và trên đường.\nc) Khoản 14 Điều 5 được sửa đổi như sau: “14. Tuyển dụng, quản lý, tổ chức tập huấn nghiệp vụ giáo viên dạy thực hành lái xe cho đội ngũ giáo viên bảo đảm tiêu chuẩn và báo cáo cơ quan có thẩm quyền kiểm tra cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe theo quy định. Tổ chức tập huấn nâng cao trình độ giáo viên dạy thực hành lái xe theo chương trình khung tập huấn nâng cao trình độ giáo viên dạy thực hành lái xe quy định tại Phụ lục 23 ban hành kèm theo Thông tư này.”\nd) Bổ sung Khoản 16 Điều 5 như sau: “16. Cơ sở đào tạo lái xe ô tô trang bị và duy trì ca bin học lái xe ô tô, thiết bị giám sát thời gian và quãng đường học lái xe trên đường của học viên theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Giao thông vận tải ban hành và theo lộ trình quy định tại khoản 2 Điều 47 của Thông tư này.”\n4. Khoản 4 và điểm b khoản 5 Điều 6 được sửa đổi như sau: 4. Đào tạo lái xe mô tô hạng A1, hạng A4 đối với đồng bào dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt: Sở Giao thông vận tải xây dựng, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành hình thức đào tạo phù hợp điều kiện thực tế của địa phương.” 4. Sát hạch để cấp giấy phép lái xe mô tô hạng A1, hạng A4 cho đồng bào dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt do Sở Giao thông vận tải căn cứ nội dung và quy trình sát hạch đã được ban hành, xây dựng nội dung và phương án tổ chức sát hạch phù hợp, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.” 4. Trung tâm sát hạch lái xe lắp camera giám sát phòng sát hạch lý thuyết, sân sát hạch lái xe trong hình và truyền dữ liệu về Tổng cục đường bộ việt nam và Sở Giao thông vận tải từ ngày 01 tháng 01 năm 2020; sử dụng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông để sát hạch lái xe từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.\na) Khoản 4 Điều 6 được sửa đổi như sau: “4. Cơ sở đào tạo lái xe mô tô các hạng A1, A2, A3 sử dụng danh sách học viên đăng ký sát hạch làm tài liệu quản lý đào tạo. Cơ sở đào tạo lái xe ô tô sử dụng dữ liệu quản lý thời gian học lý thuyết môn học pháp luật giao thông đường bộ đối với học viên học lái xe ô tô (trừ hạng B1), dữ liệu giám sát thời gian và quãng đường học lái xe trên đường của học viên làm tài liệu quản lý đào tạo.”\nb) Điểm b khoản 5 Điều 6 được sửa đổi như sau: “b) 02 năm đối với bài thi tốt nghiệp, dữ liệu lưu trữ quản lý thời gian học lý thuyết môn học pháp luật giao thông đường bộ đối với học viên học lái xe ô tô (trừ hạng B1), dữ liệu giám sát thời gian và quãng đường học lái xe trên đường của học viên và các tài liệu còn lại;”\n5. Bổ sung điểm đ khoản 3 Điều 7 như sau: “đ) Trường hợp người học nâng hạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ với hình thức tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, thời gian lái xe an toàn được tính từ ngày chấp hành xong các quyết định xử phạt vi phạm hành chính.” 5. Tổng cục đường bộ việt nam và Sở Giao thông vận tải sử dụng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông để sát hạch lái xe từ ngày 01 tháng 05 năm 2021;\n6. Bổ sung khoản 3 Điều 9 như sau: “3. Người đồng bào dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt học lái xe mô tô hạng A1 lập 01 bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo. Hồ sơ bao gồm: 6. Giấy phép lái xe được cấp theo mẫu quy định tại Phụ lục 17 ban hành kèm theo Thông tư này có mã hai chiều (QR) để đọc, giải mã nhanh thông tin trên giấy phép lái xe và liên kết với hệ thống thông tin quản lý giấy phép lái xe, thực hiện từ ngày 01 tháng 06 năm 2020. Giấy phép lái xe được cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực vẫn có giá trị sử dụng theo thời hạn ghi trên giấy phép lái xe.”\na) Giấy tờ quy định tại khoản 1 điều này;\nb) Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú, xác nhận là người đồng bào dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt theo mẫu quy định tại Phụ lục 24 ban hành kèm theo Thông tư này; giấy xác nhận có giá trị 01 năm kể từ ngày ký xác nhận; cá nhân ký tên hoặc điểm chỉ vào giấy xác nhận.”\n7. Khoản 3 và khoản 6 Điều 10 được sửa đổi sau:\na) Khoản 3 Điều 10 được sửa đổi như sau: “3. Chuyển giao phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông cho các cơ sở đào tạo; xây dựng biểu mẫu, sổ sách nghiệp vụ phục vụ công tác đào tạo lái xe.”\nb) Khoản 6 Điều 10 được sửa đổi như sau: “6. Ban hành nội dung chi tiết chương trình tập huấn giáo viên dạy thực hành lái xe lần đầu và hướng dẫn thực hiện thống nhất trong cả nước.”\n8. Khoản 4 Điều 11 được sửa đổi như sau: “4. Cấp mới, cấp lại giấy phép đào tạo lái xe theo mã số quản lý cơ sở đào tạo lái xe ô tô trong hệ thống thông tin giấy phép lái xe và gửi Tổng cục đường bộ việt nam bản sao giấy phép đào tạo lái xe đã cấp kèm biên bản kiểm tra cơ sở đào tạo quy định tại Phụ lục XI Nghị định số 65/2016/NĐ-CP.”\n9. Khoản 3 Điều 13 được sửa đổi như sau: “3. Khối lượng chương trình và phân bổ thời gian đào tạo\na) Chương trình và phân bổ thời gian đào tạo SỐ TT NỘI DUNG ĐƠN VỊ TÍNH HẠNG GIẤY PHÉP LÁI XE Hạng B1 Hạng B2 Hạng C Học xe số tự động Học xe số cơ khí 1 Pháp luật giao thông đường bộ giờ 90 90 90 90 2 Cấu tạo và sửa chữa thông thường giờ 8 8 18 18 3 Nghiệp vụ vận tải giờ - - 16 16 4 Đạo đức, văn hóa giao thông và phòng, chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông. giờ 14 14 20 20 5 Kỹ thuật lái xe giờ 20 20 20 20 6 Học phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông giờ 4 4 4 4 7 Tổng số giờ học thực hành lái xe/01 xe tập lái và trên ca bin học lái xe ô tô giờ 340 420 420 752 Trong đó Tổng số giờ học thực hành lái xe/01 xe tập lái giờ 325 405 405 728 Tổng số giờ học thực hành trên ca bin học lái xe ô tô (theo số học viên được quy định trên 01 xe tập lái) giờ 15 15 15 24 8 Tổng số giờ học thực hành lái xe của 01 học viên trên xe tập lái và trên ca bin học lái xe ô tô giờ 68 84 84 94 a) Số giờ thực hành lái xe/01 học viên giờ 65 81 81 91 Trong đó Số giờ thực hành lái xe trên sân tập lái/01 học viên giờ 45 45 45 46 Số giờ thực hành lái xe trên đường giao thông/01 học viên giờ 20 36 36 45 b) Số giờ thực hành trên ca bin học lái xe ô tô/01 học viên giờ 3 3 3 3 9 Số giờ học/01 học viên/khóa đào tạo giờ 204 220 252 262 10 Tổng số giờ một khóa đào tạo giờ 476 556 588 920\nb) Tổng thời gian khóa đào tạo SỐ TT NỘI DUNG ĐƠN VỊ TÍNH HẠNG GIẤY PHÉP LÁI XE Hạng B1 Hạng B2 Hạng C Học xe số tự động Học xe số cơ khí 1 Ôn và kiểm tra kết thúc khóa học ngày 3 4 4 4 2 Số ngày thực học ngày 59,5 69,5 73,5 115 3 Số ngày nghỉ lễ, khai giảng, bế giảng ngày 14 15 15 21 4 Cộng số ngày/khóa đào tạo ngày 76,5 88,5 92,5 140\nc) Số học viên được quy định trên 01 xe tập lái: Hạng B1, B2 là 05 học viên và hạng C là 08 học viên.\nd) Quy định về số km học thực hành lái xe SỐ TT NỘI DUNG ĐƠN VỊ TÍNH HẠNG GIẤY PHÉP LÁI XE Hạng B1 Hạng B2 Hạng C Học xe số tự động Học xe số cơ khí 1 Số km thực hành lái xe trên sân tập lái/01 học viên km 290 290 290 275 2 Số km thực hành lái xe trên đường giao thông/01 học viên km 710 810 810 825 Tổng số km thực hành lái xe/01 học viên km 1000 1100 1100 1100\n10. Khoản 3 Điều 14 được sửa đổi như sau: “3. Khối lượng chương trình và phân bổ thời gian đào tạo\na) Chương trình và phân bổ thời gian đào tạo SỐ TT NỘI DUNG ĐƠN VỊ TÍNH HẠNG GIẤY PHÉP LÁI XE B1 (số tự động) lên B1 B1 lên B2 B2 lên C C lên D D lên E B2, D, E lên F C, D, E lên FC B2 lên D C lên E 1 Pháp luật giao thông đường bộ giờ - 16 16 16 16 16 16 20 20 2 Kiến thức mới về xe nâng hạng giờ - - 8 8 8 8 8 8 8 3 Nghiệp vụ vận tải giờ - 16 8 8 8 8 8 8 8 4 Đạo đức, văn hóa giao thông và phòng, chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông. giờ - 10 14 14 14 14 14 18 18 5 Học phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông giờ - 2 2 2 2 2 2 2 2 6 Tổng số giờ học thực hành lái xe/01 xe tập lái và trên ca bin học lái xe ô tô giờ 120 50 144 144 144 144 224 280 280 Trong đó Tổng số giờ học thực hành lái xe/01 xe tập lái giờ 115 45 136 136 136 136 216 270 270 Tổng số giờ học thực hành trên ca bin học lái xe ô tô (theo số học viên được quy định trên 01 xe tập lái) giờ 5 5 8 8 8 8 8 10 10 7 Tổng số giờ học thực hành lái xe của 01 học viên trên xe tập lái và trên ca bin học lái xe ô tô giờ 24 10 18 18 18 18 28 28 28 a) Số giờ thực hành lái xe/01 học viên giờ 23 9 17 17 17 17 27 27 27 Trong đó Số giờ thực hành lái xe trên sân tập lái/01 học viên giờ 13 4 7 7 7 7 10 12 12 Số giờ thực hành lái xe trên đường giao thông/01 học viên giờ 10 5 10 10 10 10 17 15 15 b) Số giờ học thực hành trên ca bin học lái xe ô tô/01 học viên giờ 1 1 1 1 1 1 1 1 1 8 Số giờ học/01 học viên/khóa đào tạo giờ 24 54 66 66 66 66 76 84 84 9 Tổng số giờ một khóa học giờ 120 94 192 192 192 192 272 336 336\nb) Tổng thời gian khóa đào tạo SỐ TT NỘI DUNG ĐƠN VỊ TÍNH HẠNG GIẤY PHÉP LÁI XE B1 (số tự động) lên B1 B1 lên B2 B2 lên C C lên D D lên E B2, D, E lên F C, D, E lên FC B2 lên D C lên E 1 Ôn và kiểm tra kết thúc khóa học ngày 1 2 2 2 2 2 2 2 2 2 Số ngày thực học ngày 15 12 24 24 24 24 34 42 42 3 Số ngày nghỉ lễ, khai giảng, bế giảng ngày 2 2 4 4 4 4 4 8 8 4 Số ngày/khóa học ngày 18 16 30 30 30 30 40 52 52\nc) Số học viên được quy định trên 01 xe tập lái đối với học nâng hạng: B1 (số tự động lên B1), B1 lên B2 là 05 học viên; B2 lên C, C lên D, D lên E, B2, D, E lên F là 08 học viên; B2 lên D, C lên E là 10 học viên.\nd) Quy định về số km học thực hành lái xe SỐ TT NỘI DUNG ĐƠN VỊ TÍNH HẠNG GIẤY PHÉP LÁI XE B1 (số tự động ) lên B1 B1 lên B2 B2 lên C C lên D D lên E B2, D, E lên F C, D, E lên FC B2 lên D C lên E 1 Số km thực hành lái xe trên sân tập lái/01 học viên km 60 20 30 30 30 30 40 52 52 2 Số km thực hành lái xe trên đường giao thông/01 học viên km 280 130 210 210 210 210 340 328 328 Tổng số km thực hành lái xe/01 học viên km 340 150 240 240 240 240 380 380 380\n11. Điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e khoản 3 và khoản 4 Điều 15 được sửa đổi như sau:\na) Điểm b khoản 3 Điều 15 được sửa đổi như sau: “b) Môn Cấu tạo và sửa chữa thông thường SỐ TT NỘI DUNG Hạng B1: 8 giờ Hạng B2: 18 giờ Hạng C: 18 giờ Lý thuyết: 8 giờ Thực hành: 0 giờ Lý thuyết: 10 giờ Thực hành: 8 giờ Lý thuyết 10 giờ Thực hành: 8 giờ 1 Giới thiệu cấu tạo chung 1 - 1 - 1 - 2 Động cơ ô tô 1 - 2 1 2 1 3 Gầm ô tô 1 - 1 1 1 1 4 Điện ô tô 1 - 1 1 1 1 5 Hệ thống an toàn chủ động 1 - 1 1 1 1 6 Nội quy xưởng, kỹ thuật an toàn, sử dụng đồ nghề 1 - 1 - 1 - 7 Bảo dưỡng các cấp và các hư hỏng thông thường 1 - 2 4 2 4 8 Kiểm tra 1 - 1 - 1 -\nb) Điểm c khoản 3 Điều 15 được sửa đổi như sau: “c) Môn nghiệp vụ vận tải SỐ TT NỘI DUNG Hạng B2: 16 giờ Hạng C: 16 giờ Lý thuyết: 12 giờ Thực hành: 4 giờ Lý thuyết: 12 giờ Thực hành: 4 giờ 1 Khái niệm chung về vận tải ô tô, quản lý vận tải, chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật 3 1 3 1 2 Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô 4 1 4 1 3 Trách nhiệm của người lái xe 2 1 2 1 4 Trách nhiệm của người kinh doanh vận tải 2 1 2 1 5 Kiểm tra 1 - 1 -\nc) Điểm d khoản 3 Điều 15 được sửa đổi như sau: “d) Môn Đạo đức, văn hóa giao thông và phòng, chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông SỐ TT NỘI DUNG Hạng B1: 14 giờ Hạng B2: 20 giờ Hạng C: 20 giờ Lý thuyết: 13 giờ Thực hành: 1 giờ Lý thuyết: 19 giờ Thực hành: 1 giờ Lý thuyết: 19 giờ Thực hành: 1 giờ 1 Những vấn đề cơ bản về phẩm chất đạo đức trong giai đoạn hiện nay 1 - 3 - 3 - 2 Đạo đức nghề nghiệp của người lái xe 3 - 3 - 3 - 3 Cơ chế thị trường và sự cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh vận tải 1 - 2 - 2 - 4 Trách nhiệm, quyền hạn của người sử dụng lao động, của lái xe trong kinh doanh vận tải - - 3 - 3 - 5 Văn hóa giao thông 3 - 3 - 3 - 6 Phòng, chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông 2 - 2 - 2 - 7 Thực hành cấp cứu 2 1 2 1 2 1 8 Kiểm tra 1 - 1 - 1 -\nd) Điểm đ khoản 3 Điều 15 được sửa đổi như sau: “đ) Môn Kỹ thuật lái xe SỐ TT NỘI DUNG Hạng B1: 20 giờ Hạng B2: 20 giờ Hạng C: 20 giờ Lý thuyết: 16 giờ Thực hành: 4 giờ Lý thuyết: 16 giờ Thực hành: 4 giờ Lý thuyết 16 giờ Thực hành: 4 giờ 1 Vị trí, tác dụng các bộ phận trong buồng lái 1 0,5 1 0,5 1 0,5 2 Kỹ thuật lái xe cơ bản 4 1 4 1 4 1 3 Kỹ thuật lái xe trên các loại đường 4 0,5 4 0,5 4 0,5 4 Kỹ thuật lái xe an toàn chủ động 2 0,5 2 0,5 2 0,5 5 Kỹ thuật lái xe ô tô chở hàng hóa 1 0,5 1 0,5 1 0,5 6 Tâm lý điều khiển xe ô tô 1 - 1 - 1 - 7 Phương pháp thực hành lái xe tổng hợp 2 1 2 1 2 1 8 Kiểm tra 1 - 1 - 1 -\nđ) Điểm e khoản 3 Điều 15 được sửa đổi như sau: “e) Môn Thực hành lái xe (chỉ được thực hiện sau khi học viên đã kiểm tra đạt yêu cầu môn Pháp luật giao thông đường bộ, Kỹ thuật lái xe). SỐ TT NỘI DUNG Hạng B1 Hạng B2: 420 giờ/xe Hạng C: 752 giờ/xe 340 giờ/xe 420 giờ/xe 1 Tập lái tại chỗ không nổ máy 4 4 4 8 2 Tập lái tại chỗ có nổ máy 4 4 4 8 3 Tập lái trong bãi phẳng (sân tập lái) 32 32 32 48 4 Tập lái trong hình số 3, số 8 ghép; tiến, lùi theo hình chữ chi (sân tập lái) 48 48 48 64 5 Tập lái trên đường bằng (sân tập lái) 32 32 32 48 6 Tập lái trên ca bin học lái xe ô tô 15 15 15 24 7 Tập lái trên đường đèo núi 40 40 40 56 8 Tập lái trên đường phức tạp 41 41 41 72 9 Tập lái ban đêm (thời gian học thực tế ban đêm là 04 giờ/ngày) 40 40 40 40 10 Tập lái xe có tải - 48 48 200 11 Tập lái trên đường với xe ô tô số tự động (thực hiện sau khi học viên học xong các bài tập có số thứ tự 1,2,3,4,5) - 32 32 16 12 Bài tập lái tổng hợp (sân tập lái) 84 84 84 168\ne) Khoản 4 Điều 15 được sửa đổi như sau: “4. Đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe SỐ TT NỘI DUNG Đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe B1 xe số tự động lên B1 (giờ) B1 lên B2 (giờ) B2 lên C (giờ) C lên D (giờ) D lên E (giờ) B2, D, E lên F (giờ) C, D, E lên FC (giờ) B2 lên D (giờ) C lên E (giờ) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) 1 Pháp luật giao thông đường bộ, gồm - 16 16 16 16 16 16 20 20 a) Phần I. Luật Giao thông đường bộ - 4 4 4 4 4 4 6 6 Trong đó Chương I: Những quy định chung - 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 1 1 Chương II: Quy tắc giao thông đường bộ - 1 1 1 1 1 1 2 2 Chương III: Xe ô tô tham gia giao thông đường bộ - 1 1 1 1 1 1 1 1 Chương IV: Người lái xe ô tô tham gia giao thông đường bộ - 1 1 1 1 1 1 1 1 Chương V: Vận tải đường bộ - 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 1 1 b) Phần II. Hệ thống báo hiệu đường bộ - 9 9 9 9 9 9 10 10 Trong đó Chương I: Quy định chung - 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Chương II: Hiệu lệnh điều khiển giao thông - 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 1 1 Chương III: Biển báo hiệu - 4 4 4 4 4 4 4 4 Chương IV: Các báo hiệu đường bộ khác - 4 4 4 4 4 4 4,5 4,5 c) Phần III. Xử lý các tình huống giao thông - 3 3 3 3 3 3 4 4 Trong đó Chương I: Các đặc điểm của sa hình - 1 1 1 1 1 1 1 1 Chương II: Các nguyên tắc đi sa hình - 1 1 1 1 1 1 1 1 Chương III: Vận dụng các tình huống giao thông trên sa hình - 1 1 1 1 1 1 2 2 2 Kiến thức mới về xe nâng hạng - - 8 8 8 8 8 8 8 Trong đó Giới thiệu cấu tạo chung, vị trí, cách sử dụng các thiết bị trong buồng lái - - 1 1 1 1 1 1 1 Một số đặc điểm về kết cấu điển hình trên động cơ xe ô tô nâng hạng - - 2 2 2 2 2 2 2 Một số đặc điểm điển hình về hệ thống điện xe ô tô hiện đại - - 2 2 2 2 2 2 2 Đặc điểm về kết cấu điển hình hệ thống truyền động xe ô tô nâng hạng - - 2 2 2 2 2 2 2 Kiểm tra - - 1 1 1 1 1 1 1 3 Nghiệp vụ vận tải - 16 8 8 8 8 8 8 8 Trong đó Khái niệm chung về vận tải ô tô, quản lý vận tải, chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật - 4 2 2 2 2 2 2 2 Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô - 5 2 2 2 2 2 2 2 Trách nhiệm của người lái xe - 3 2 2 2 2 2 2 2 Trách nhiệm của người kinh doanh vận tải - 3 1 1 1 1 1 1 1 Kiểm tra - 1 1 1 1 1 1 1 1 4 Đạo đức, văn hóa giao thông và phòng, chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông. - 10 14 14 14 14 14 18 18 Trong đó Những vấn đề cơ bản về phẩm chất đạo đức trong giai đoạn hiện nay - 1 2 2 2 2 2 3 3 Đạo đức nghề nghiệp của người lái xe - 1 2 2 2 2 2 2 2 Cơ chế thị trường và sự cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh vận tải - 1 2 2 2 2 2 3 3 Trách nhiệm, quyền hạn của người sử dụng lao động, của lái xe trong kinh doanh vận tải - 1 2 2 2 2 2 3 3 Văn hóa giao thông - 2 2 2 2 2 2 3 3 Phòng, chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông. - 2 2 2 2 2 2 2 2 Thực hành cấp cứu - 1 1 1 1 1 1 1 1 Kiểm tra - 1 1 1 1 1 1 1 1 5 Thực hành lái xe (chỉ được thực hiện sau khi học viên đã được kiểm tra đạt yêu cầu môn Pháp luật giao thông đường bộ và Kiến thức mới về xe nâng hạng) 120 50 144 144 144 144 224 280 280 Trong đó Tập lái xe tại chỗ không nổ máy 2 - - - - - - - - Tập lái xe tại chỗ nổ máy 2 - - - - - - - - Tập lái xe trong bãi phẳng (sân tập lái) 6 - 4 4 4 4 4 8 8 Tập lái xe trên đường bằng (sân tập lái) 6 2 4 4 4 4 4 8 8 Tập lái xe trong hình số 3, số 8 ghép (sân tập lái) 6 4 4 4 4 4 - 8 8 Tập lái xe trong hình chữ chi (sân tập lái) 6 4 4 4 4 4 - 16 16 Tập lái xe tiến, lùi thẳng (sân tập lái) - - - - - - 8 - - Tập lái trên ca bin học lái xe ô tô 5 5 8 8 8 8 8 10 10 Tập lái trên đường đèo núi 16 6 20 20 20 20 36 32 32 Tập lái xe trên đường phức tạp 13 4 16 16 16 16 32 36 36 Tập lái ban đêm (thời gian học thực tế ban đêm là 04 giờ/ngày) 12 6 16 16 16 16 32 32 32 Tập lái xe có tải 14 9 36 36 36 36 52 66 66 Bài tập lái tổng hợp (sân tập lái) 32 6 32 32 32 32 48 64 64\n12. Khoản 7 và khoản 8 Điều 18 được sửa đổi như sau:\na) Khoản 7 Điều 18 được sửa đổi như sau: “7. Thực hiện giám sát bằng hệ thống Camera đối với phòng sát hạch lý thuyết, sân sát hạch lái xe trong hình tại các khu vực có bài sát hạch: Xuất phát, dừng và khởi hành xe trên dốc, qua vệt bánh xe, qua ngã tư, ghép xe vào nơi đỗ và bài kết thúc. Hệ thống sử dụng camera IP, có độ phân giải HD trở lên, có giao diện tương tác, kết nối đáp ứng tối thiểu theo tiêu chuẩn mở ONVIF, được đồng bộ về thời gian với máy chủ sát hạch lý thuyết, máy tính điều hành thiết bị chấm điểm thực hành lái xe trong hình; đảm bảo kết nối trực tuyến, truyền dữ liệu hình ảnh (dạng video) theo giao thức chuẩn mở sử dụng cho trao đổi dữ liệu hai chiều thời gian thực giữa máy chủ và máy trạm (websocket) về Tổng cục đường bộ việt nam để quản lý, giám sát, lưu trữ và chia sẻ dữ liệu với các Sở Giao thông vận tải và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Dữ liệu hình ảnh (dạng video) giám sát phòng sát hạch lý thuyết, sân sát hạch lái xe trong hình phải công khai trực tiếp trên màn hình lắp đặt tại phòng chờ sát hạch và lưu trữ ở trung tâm sát hạch theo quy định. Hệ thống các thiết bị nói trên phải đảm bảo tính bảo mật, ngăn chặn các truy cập trái phép từ bên ngoài và được lắp đặt theo lộ trình quy định tại khoản 4 Điều 47 của Thông tư này.”\nb) Bổ sung khoản 8 Điều 18 như sau: “8. Tiếp nhận, sử dụng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông do Tổng cục đường bộ việt nam chuyển giao để sát hạch lái xe theo lộ trình quy định tại khoản 4 Điều 47 của Thông tư này.”\n13. Bổ sung điểm h, i khoản 3 và điểm h khoản 4 Điều 21 như sau:\na) Bổ sung điểm h khoản 3 Điều 21 như sau: “h) Sát hạch lái xe ô tô bằng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông: Người dự sát hạch xử lý các tình huống mô phỏng xuất hiện trên máy tính;”\nb) Bổ sung điểm i khoản 3 Điều 21 như sau: “i) Sát hạch thực hành lái xe trong hình để cấp giấy phép lái xe hạng A1 cho người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật. Người dự sát hạch phải điều khiển xe tiến qua hình chữ chi.”\nc) Bổ sung điểm h khoản 4 Điều 21 như sau: “h) Sát hạch lái xe ô tô bằng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông thực hiện tại trung tâm sát hạch.”\n14. Điểm a khoản 2 Điều 23 được sửa đổi như sau: “a) Chủ tịch hội đồng là người đại diện của Tổng cục đường bộ việt nam hoặc Sở Giao thông vận tải, có giấy phép lái xe ô tô, được lãnh đạo Tổng cục đường bộ việt nam hoặc lãnh đạo Sở Giao thông vận tải giao nhiệm vụ;”\n15. Điểm a khoản 3, điểm b khoản 5 và khoản 6 Điều 24 được sửa đổi, bổ sung như sau:\na) Điểm a khoản 3 Điều 24 được sửa đổi như sau: “a) Có tư cách đạo đức tốt, không trong thời gian bị xử lý kỷ luật;” a) Khi thi hành nhiệm vụ, sát hạch viên phải mặc trang phục theo quy định tại Phụ lục 25 ban hành kèm theo Thông tư này và đeo thẻ sát hạch viên theo quy định tại khoản 4 Điều này.\nb) Điểm b khoản 5 Điều 24 được sửa đổi như sau: “b) Yêu cầu thí sinh chấp hành nội quy sát hạch; không để người không có nhiệm vụ vào phòng sát hạch lý thuyết, sân sát hạch và khu vực sát hạch lái xe ô tô bằng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông;” b) Trang phục Trang phục của sát hạch viên lái xe cơ giới đường bộ bao gồm: Áo, quần, váy nữ, cà vạt (cravat), thắt lưng, giầy da, bít tất và băng đỏ (đối với Tổ trưởng sát hạch).\nc) Bổ sung khoản 6 Điều 24 như sau: “6. Trang phục của sát hạch viên c) Tiêu chuẩn và niên hạn cấp phát STT Tên trang phục Số lượng Niên hạn cấp phát 1 Áo Vest 01 chiếc 03 năm 2 Áo thu - đông 02 chiếc 03 năm 3 Áo xuân - hè 02 chiếc 03 năm 4 Quần nam 02 chiếc 03 năm 5 Quần nữ 01 chiếc 03 năm 6 Váy nữ 01 chiếc 03 năm 7 Giầy da 01 đôi 03 năm 8 Cà vạt 01 chiếc 03 năm 9 Thắt lưng 01 chiếc 03 năm 10 Bít tất 06 đôi 03 năm 11 Băng đỏ 01 chiếc 03 năm\nd) Quản lý và sử dụng trang phục Sát hạch viên được cấp trang phục để sử dụng khi thi hành công vụ tại các kỳ sát hạch và có trách nhiệm giữ gìn bảo quản trang phục theo quy định; kinh phí mua sắm trang phục theo quy định của pháp luật.”\n16. Điều 27 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 27. Công nhận kết quả sát hạch\n17. Điểm h khoản 1, điểm b, điểm d khoản 2, điểm a, điểm đ, điểm e khoản 3 và điểm b, điểm d khoản 5 Điều 28 được sửa đổi, bổ sung như sau:\na) Điểm h khoản 1 Điều 28 được sửa đổi, bổ sung như sau: “h) Danh sách thí sinh đạt, vắng, trượt các nội dung sát hạch;”\nb) Điểm b khoản 2 Điều 28 được sửa đổi như sau: “b) Lưu trữ, bảo quản bài sát hạch lý thuyết, bài sát hạch lái xe trên phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông, biên bản sát hạch thực hành lái xe trong hình của từng kỳ sát hạch có đầy đủ chữ ký của người dự sát hạch và sát hạch viên;”\nc) Bổ sung điểm d khoản 2 Điều 28 như sau: “d) Lưu trữ, bảo quản bản sao các tài liệu quy định tại điểm b, điểm c, điểm d khoản 1 và điểm b, điểm c khoản 2 Điều 9 của Thông tư này đối với người trúng tuyển được cấp giấy phép lái xe.”\nd) Điểm a khoản 3 Điều 28 được sửa đổi như sau: “a) Các tài liệu quy định tại các điểm d, g và h khoản 1 Điều này;”\nđ) Điểm đ khoản 3 Điều 28 được sửa đổi như sau: “đ) Dữ liệu giám sát phòng sát hạch lý thuyết, sân sát hạch lái xe trong hình; dữ liệu kết quả sát hạch lý thuyết, thực hành lái xe trong hình, phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông và sát hạch trên đường.”\ne) Bổ sung điểm e khoản 3 Điều 28 như sau: “e) Danh sách, kết quả sát hạch lái xe trên phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông.”\ng) Điểm b khoản 5 Điều 28 được sửa đổi như sau: “b) 05 năm đối với các tài liệu quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h khoản 1 Điều này;”\nh) Điểm d khoản 5 Điều 28 được sửa đổi như sau: “d) 02 năm đối với các tài liệu quy định tại điểm đ khoản 3 Điều này, bài thi tốt nghiệp cuối khóa và các tài liệu còn lại;\n18. Khoản 2 và khoản 4 Điều 30 được sửa đổi như sau:\na) Khoản 2 Điều 30 được sửa đổi như sau: “2. Ban hành Bộ câu hỏi và phần mềm dùng cho sát hạch lý thuyết để cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ và hướng dẫn thực hiện thống nhất trong cả nước; xây dựng hệ thống biểu mẫu, sổ sách quản lý nghiệp vụ và các ấn chỉ chuyên ngành phục vụ quản lý công tác sát hạch, cấp giấy phép lái xe.”\nb) Khoản 4 Điều 30 được sửa đổi như sau: “4. Nghiên cứu, xây dựng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông thực tế để hàng năm chuyển giao cho các trung tâm sát hạch cài đặt trên máy tính để sát hạch lái xe; nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin, quản lý công tác sát hạch, cấp giấy phép lái xe; thiết lập hệ thống mạng thông tin kết nối cơ quan quản lý sát hạch thuộc Tổng cục đường bộ việt nam với các trung tâm sát hạch, cơ quan quản lý sát hạch thuộc Sở Giao thông vận tải và các cơ sở đào tạo lái xe.”\n19. Khoản 13, khoản 14 Điều 33 được sửa đổi như sau:\na) Khoản 13 Điều 33 được sửa đổi như sau: “13. Giấy phép lái xe bằng vật liệu PET. hợp lệ là giấy phép lái xe do cơ quan có thẩm quyền cấp, có số phôi, ngày cấp, ngày hết hạn in trên giấy phép lái xe trùng với số phôi, ngày cấp, ngày hết hạn trong hệ thống thông tin quản lý giấy phép lái xe.”\nb) Khoản 14 Điều 33 được sửa đổi như sau: “14. Người tẩy xóa, làm sai lệch các thông tin trên giấy phép lái xe; sử dụng giấy phép lái xe hoặc hồ sơ lái xe giả; sử dụng giấy phép lái xe đã khai báo mất để điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ; có hành vi gian dối khác để được đổi, cấp lại, cấp mới giấy phép lái xe thì giấy phép lái xe đó không có giá trị sử dụng, ngoài việc bị cơ quan quản lý giấy phép lái xe ra quyết định thu hồi giấy phép lái xe, hồ sơ gốc và cập nhật dữ liệu quản lý trên hệ thống giấy phép lái xe còn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và không được cấp giấy phép lái xe trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm, nếu có nhu cầu cấp lại giấy phép lái xe phải học và sát hạch như trường hợp cấp giấy phép lái xe lần đầu.”\n20. Điểm đ khoản 6, điểm d khoản 7, điểm b khoản 8 Điều 37 được sửa đổi, bổ sung như sau:\na) Bổ sung điểm đ khoản 6 Điều 37 như sau: “đ) Người Việt Nam có giấy phép lái xe nước ngoài có thời gian lưu trú tại nước ngoài dưới 03 tháng và thời hạn lưu trú không phù hợp với thời gian đào tạo lái xe của nước cấp giấy phép lái xe.”\nb) Điểm d khoản 7 Điều 37 được sửa đổi như sau: “d) Giấy phép lái xe quân sự có hiệu lực được phép lái nhiều hạng xe khác nhau được đổi sang giấy phép lái xe ngành Giao thông vận tải có hiệu lực lái các hạng xe tương ứng; giấy phép lái xe quân sự hạng Fx được đổi sang giấy phép lái xe hạng C do ngành Giao thông vận tải cấp.”\nc) Điểm b khoản 8 Điều 37 được sửa đổi như sau: “b) Khi đổi giấy phép lái xe, cơ quan cấp giấy phép lái xe lưu trữ hồ sơ đổi giấy phép lái xe (bản chính đối với đổi giấy phép lái xe của ngành Giao thông vận tải; bản sao đối với đổi giấy phép lái xe hoặc bằng lái xe của nước ngoài, đổi giấy phép lái xe do ngành Công an cấp, đổi giấy phép lái xe quân sự do Bộ Quốc phòng cấp) trong thời hạn 02 năm kể từ ngày cấp giấy phép lái xe; cắt góc giấy phép lái xe cũ (trừ giấy phép lái xe do nước ngoài cấp), giao cho người lái xe bảo quản.”\n21. Đoạn đầu khoản 4 Điều 39 được sửa đổi như sau: “4. Bản sao giấy phép lái xe quân sự còn thời hạn sử dụng, giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân; trường hợp phát hiện có nghi vấn, cơ quan cấp đổi giấy phép lái xe có văn bản đề nghị Cục Xe - Máy thuộc Bộ Quốc phòng xác minh.”\n22. Điểm b khoản 1 và đoạn đầu điểm d khoản 2 Điều 40 được sửa đổi như sau:\na) Điểm b khoản 1 Điều 40 được sửa đổi như sau: “b) Bản sao giấy phép lái xe, giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân; trường hợp phát hiện có nghi vấn, cơ quan cấp đổi giấy phép lái xe có văn bản đề nghị Cục Cảnh sát giao thông thuộc Bộ Công an hoặc Sở Giao thông vận tải quản lý giấy phép lái xe xác minh;”\nb) Đoạn đầu điểm d khoản 2 Điều 40 được sửa đổi như sau: “d) Bản sao giấy phép lái xe của ngành Công an cấp còn thời hạn sử dụng, giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân; trường hợp phát hiện có nghi vấn, cơ quan cấp đổi giấy phép lái xe có văn bản đề nghị Cục Cảnh sát giao thông thuộc Bộ Công an xác minh.”\n23. Điểm b khoản 1 Điều 41 được sửa đổi như sau: “b) Bản dịch giấy phép lái xe nước ngoài ra tiếng Việt được bảo chứng chất lượng dịch thuật của cơ quan Công chứng hoặc Đại sứ quán, Lãnh sự quán tại Việt Nam mà người dịch làm việc, đóng dấu giáp lai với bản sao giấy phép lái xe; đối với người Việt Nam xuất trình hợp pháp hóa lãnh sự giấy phép lái xe hoặc bằng lái xe của nước ngoài theo quy định của pháp luật về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự, trừ các trường hợp được miễn trừ theo quy định của pháp luật;”\n24. Đoạn đầu khoản 1 Điều 42 được sửa đổi như sau: “1. Người lái xe lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp tại Sở Giao thông vận tải hoặc qua đường bưu chính. Hồ sơ bao gồm:”\n25. Điều 43 được sửa đổi như sau: “Điều 43. Đào tạo lái xe\n26. Điều 44 được sửa đổi như sau: “Điều 44. Sát hạch lái xe\n27. Điều 45 được sửa đổi như sau: “Điều 45. Báo cáo về công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe Hàng tháng, Sở Giao thông vận tải gửi báo cáo kết quả các kỳ sát hạch về Tổng cục đường bộ việt nam qua Hệ thống thông tin giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục số 26 ban hành kèm theo Thông tư này; hàng năm, Sở Giao thông vận tải gửi báo cáo sơ kết công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ vào tháng 7, tổng kết vào tháng 01 năm sau về Tổng cục đường bộ việt nam để tổng hợp, báo cáo Bộ Giao thông vận tải.”\n28. Điều 47 được sửa đổi như sau: “Điều 47. Điều khoản chuyển tiếp “1. Giấy phép đào tạo lái xe A1, A2, A3, A4 đã cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực, có giá trị theo thời hạn ghi trên giấy phép; khi giấy phép hết hạn cơ sở đào tạo lái xe các hạng A1, A2, A3, A4 thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 4 của Thông tư này.\n29. Phụ lục 15b và Phụ lục 17 ban hành kèm theo Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT được thay thế như sau:\na) Thay thế Phụ lục 15b về mẫu biên bản tổng hợp kết quả sát hạch lái xe bằng Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này;\nb) Thay thế Phụ lục 17 về mẫu giấy phép lái xe cơ giới đường bộ bằng Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này.\n30. Bổ sung các Phụ lục vào Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT như sau:\na) Bổ sung Phụ lục số 22 về mẫu tên cơ sở đào tạo tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;\nb) Bổ sung Phụ lục số 23 về chương trình khung tập huấn nâng cao trình độ giáo viên dạy thực hành lái xe tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này;\nc) Bổ sung Phụ lục số 24 về mẫu giấy xác nhận tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này;\nd) Bổ sung Phụ lục số 25 về mẫu trang phục của sát hạch viên tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này;\nđ) Bổ sung Phụ lục số 26 về mẫu Báo cáo chi tiết kết quả công tác sát hạch tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này.\n31. Bãi bỏ các quy định sau: Điểm d khoản 2 Điều 9, khoản 7 Điều 10, khoản 2 Điều 11, điểm c khoản 3 Điều 19; Điều 20; các điểm b, c, d khoản 3, điểm c khoản 5 Điều 28; khoản 1 Điều 30; khoản 1 Điều 31 của Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.", "Điều 2. Điều khoản chuyển tiếp. Số lượng câu hỏi thi và đề thi đối với mỗi định dạng đề thi tại một thời điểm quy định tại khoản 5 Điều 5 của Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 23/2017/TT-BGDĐT ngày 29 tháng 9 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ GDĐT được áp dụng đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2022.", "Điều 12. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2017/TT- BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 38/2019/TT-BGTVT ngày 08 tháng 10 năm 2019; Thông tư số 01/2021/TT-BGTVT ngày 27 tháng 01 năm 2021; Thông tư số 04/2022/TT-BGTVT ngày 26 tháng 4 năm 2022)\n1. Thay thế cụm từ “Tổng cục Đường bộ Việt Nam” bằng cụm từ “Cục Đường bộ Việt Nam” tại:\na) Điểm c khoản 15 Điều 5; tên Điều 10; khoản 1 Điều 18; khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 19; khoản 5 Điều 21; điểm c khoản 1, điểm b và điểm đ khoản 2 và khoản 3 Điều 22; khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 23; khoản 1, khoản 2 Điều 24; khoản 1, điểm a và điểm b khoản 2, điểm b khoản 6 và khoản 7 Điều 26; khoản 1 Điều 29; tên Điều 30, điểm đ khoản 5, điểm b khoản 6 và khoản 9 Điều 30; khoản 2, khoản 5 và khoản 8 Điều 31; khoản 2 Điều 32; khoản 1, điểm b khoản 2 và khoản 3 Điều 34; điểm d khoản 2 Điều 36; đoạn đầu Điều 39; đoạn đầu khoản 1 và đoạn đầu khoản 2 Điều 40; đoạn đầu khoản 1 Điều 41; khoản 1 Điều 46; Phụ lục 3a, Phụ lục 11a, Phụ lục 13, Phụ lục 14, Phụ lục 18a, Phụ lục 18b, Phụ lục 20, Phụ lục 21 Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT;\nb) Khoản 4 Điều 11; khoản 8 Điều 18; điểm a khoản 2 Điều 23; Khoản 3 Điều 27; Khoản 4 Điều 30 Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8; điểm b khoản 12; khoản 16, điểm b khoản 18 Điều 1 Thông tư số 38/2019/TT-BGTVT);\nc) Khoản 7 Điều 18; khoản 4 Điều 35; điểm a và điểm c khoản 8 Điều 37; khoản 2 Điều 38; khoản 3 Điều 40; đoạn đầu khoản 1 và đoạn đầu khoản 2 Điều 45; Phụ lục số 26 Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2017 (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4; khoản 5; điểm b khoản 6; khoản 7; khoản 10; khoản 11 Điều 2; Phụ lục số VI Thông tư số 01/2021/TT-BGTVT);\nd) Khoản 12 Điều 3, Khoản 17 Điều 5; khoản 9 và khoản 10 Điều 10; khoản 8, khoản 9 và khoản 10 Điều 11; Điều 48; Phụ lục số 30 Thông tư số 12/2017/TT- BGTVT (được sửa đổi, bổ sung tại điểm b khoản 1; điểm đ khoản 3; điểm a, điểm b khoản 5; điểm a, điểm b, điểm c khoản 6 Điều 1; khoản 2 Điều 2; Phụ lục số III Thông tư số 04/2022/TT-BGTVT).\n2. Thay thế cụm từ “Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam” bằng cụm từ “Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam” tại:\na) Điểm d khoản 3 Điều 24; khoản 8 Điều 30; khoản 2 Điều 35; Điều 48; Phụ lục 12a và Phụ lục 16a Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT;\nb) Phụ lục 27 Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT (được sửa đổi, bổ sung tại Phụ lục VII Thông tư số 01/2021/TT-BGTVT).\n3. Thay thế cụm từ “TCĐBVN” bằng cụm từ “CĐBVN” tại Phụ lục 18a và Phụ lục 18b Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT.\n4. Thay thế cụm từ “Vụ Quản lý phương tiện và Người lái” bằng cụm từ “Phòng Quản lý Vận tải, phương tiện và Người lái” tại khoản 1 Điều 29 Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT.", "Phần I. QUY ĐỊNH CHUNG\nĐiều 1. Phạm vi điều chỉnh. Thông tư này quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.\nĐiều 2. Đối tượng áp dụng\n1. Thông tư này áp dụng đối với cơ quan quản lý công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe; cơ sở đào tạo lái xe, trung tâm sát hạch lái xe; tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ trong phạm vi cả nước.\n2. Thông tư này không áp dụng đối với công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe của ngành công an, quân đội làm nhiệm vụ an ninh, quốc phòng.\nĐiều 3. Giải thích từ ngữ. Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:\n1. Xe ô tô tải, xe ô tô tải chuyên dùng, xe ô tô chuyên dùng là loại xe ô tô được định nghĩa tại các tiêu chuẩn TCVN 6211:2003 , TCVN 7271:2003 .\n2. Máy kéo là loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chạy bằng động cơ, có bốn bánh xe dùng để kéo một rơ moóc chở hàng.\n3. Máy kéo nhỏ là loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chạy bằng động cơ, được liên kết với thùng chở hàng qua khớp nối, lái bằng càng hoặc vô lăng lái, có bốn bánh xe (hai bánh của đầu kéo và hai bánh của thùng hàng).\n4. Trọng tải của xe ô tô tải sử dụng để tập lái được hiểu là khối lượng hàng chuyên chở theo thiết kế của xe nguyên thủy do nhà sản xuất quy định.\n5. Trọng tải thiết kế của xe ô tô tải chuyên dùng, xe ô tô chuyên dùng được hiểu là khối lượng hàng chuyên chở theo thiết kế của xe ô tô tải cùng kiểu loại hoặc tương đương.\n6. Thời gian hành nghề lái xe là thời gian người có giấy phép lái xe đã lái loại xe ghi trong giấy phép lái xe.\n7. Người hành nghề lái xe là người sinh sống bằng nghề lái xe.\n8. Số phôi giấy phép lái xe là mã số do nhà sản xuất phôi quy định, ghi ở mặt sau của giấy phép lái xe, bao gồm 02 chữ cái và các số phía sau nhằm nhận diện giấy phép lái xe." ]
Giao thông trên đường cao tốc được quy định như thế nào?
[ "\"Điều 26. Giao thông trên đường cao tốc\n1. Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc ngoài việc tuân thủ các quy tắc giao thông quy định tại Luật này còn phải thực hiện các quy định sau đây:\na) Khi vào đường cao tốc phải có tín hiệu xin vào và phải nhường đường cho xe đang chạy trên đường, khi thấy an toàn mới cho xe nhập vào dòng xe ở làn đường sát mép ngoài, nếu có làn đường tăng tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi vào làn đường của đường cao tốc;\nb) Khi ra khỏi đường cao tốc phải thực hiện chuyển dần sang làn đường phía bên phải, nếu có làn đường giảm tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi rời khỏi đường cao tốc;\nc) Không được cho xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp và phần lề đường;\nd) Không được cho xe chạy quá tốc độ tối đa và dưới tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu, sơn kẻ trên mặt đường.\n2. Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải cho xe chạy cách nhau một khoảng cách an toàn ghi trên biển báo hiệu.\n3. Chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định; trường hợp buộc phải dừng xe, đỗ xe không đúng nơi quy định thì người lái xe phải đưa xe ra khỏi phần đường xe chạy, nếu không thể được thì phải báo hiệu để người lái xe khác biết.\n4. Người đi bộ, xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô và máy kéo; xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70 km/h không được đi vào đường cao tốc, trừ người, phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.\"" ]
[ "Các căn cứ thiết kế đường cao tốc\n5.1 Loại xe cho chạy trên đường cao tốc là tất cả các loại ô tô cho phép chạy trên mạng lưới đường công cộng. Kích thước loại xe thiết kế áp dụng cho đường cao tốc cũng là kích thước được quy định trong TCVN 4054:2005 và đó là cơ sở để xác định tiêu chuẩn kỹ thuật đối với các yếu tố hình học cũng như giới hạn tĩnh không trên đường cao tốc.\nKhi thiết kế các yếu tố hình học, thiết kế dẫn hướng, thiết kế báo hiệu cần bảo đảm thực hiện được các quy tắc tổ chức giao thông.\n5.2 Trên một tuyến đường cao tốc có thể có những đoạn áp dụng cấp khác nhau, nhưng các đoạn này phải dài từ 15 km trở lên và tốc độ tính toán của hai đoạn liên tiếp không được chênh nhau quá 20 km/h. Nếu quá một cấp (20 km/h) thì phải có đoạn quá độ dài ít nhất 2 km theo tiêu chuẩn của cấp trung gian.\n5.3 Xác định số làn xe cần thiết của đường cao tốc\n...", "Điều 1. Phạm vi điều chỉnh. Thông tư này quy định về:\n1. Hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông trên đường bộ cao tốc bao gồm: hoạt động sơ cấp cứu, cấp cứu, chăm sóc, vận chuyển đối tượng là người bị tai nạn giao thông trên đường bộ cao tốc.\n2. Việc tổ chức mạng lưới cơ sở phục vụ hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông trên đường bộ cao tốc tại các địa phương nơi có đường bộ cao tốc đi qua.", "Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 32/2014/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2014 về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc\n1. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 3 như sau: 1. Trung tâm quản lý, điều hành giao thông quốc gia do Bộ Giao thông vận tải đầu tư xây dựng gồm nhà làm việc và các công trình dân dụng phục vụ quản lý, điều hành và lắp đặt các thiết bị công nghệ, màn hình hiển thị hình ảnh giao thông và các công trình hạ tầng kỹ thuật cần thiết khác; các hệ thống thiết bị công nghệ để thu thập, lưu trữ, tổng hợp, phân tích, xử lý dữ liệu, hiển thị thông tin tình hình giao thông, phục vụ quản lý, điều hành giao thông các tuyến trên toàn quốc. Trung tâm quản lý, điều hành giao thông quốc gia được kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu với các trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến, trung tâm giám sát và xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông của lực lượng Cảnh sát giao thông. 1. Trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến gồm: nơi tạm giữ phương tiện, nơi làm việc của lực lượng Cảnh sát giao thông phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên cao tốc; nhà làm việc, trung tâm giám sát và xử lý vi phạm, trật tự, an toàn giao thông; các công trình dân dụng phục vụ quản lý, điều hành và lắp đặt các thiết bị công nghệ, màn hình hiển thị hình ảnh giao thông và các công trình hạ tầng kỹ thuật cần thiết khác; hệ thống thiết bị công nghệ để thu thập, lưu trữ, phân tích, xử lý dữ liệu, hiển thị thông tin về tình hình giao thông trên tuyến, phục vụ tổ chức, quản lý, điều hành giao thông tuyến và được kết nối, chia sẻ thông tin với Trung tâm quản lý, điều hành giao thông quốc gia, trung tâm giám sát và xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông của lực lượng Cảnh sát giao thông. Trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến được xây dựng để phục vụ quản lý điều hành cho một hoặc một số tuyến cao tốc kết nối với nhau. Trong quá trình đầu tư xây dựng đường cao tốc, cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư xác định vị trí, quy mô đầu tư xây dựng Trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến đảm bảo yêu cầu vận hành an toàn và khai thác hiệu quả các đoạn tuyến cao tốc theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công. 1. Thông tin cố định trên đường cao tốc, gồm các thông tin trên các công trình báo hiệu đường bộ quy định tại khoản 1 Điều 10 và khoản 1 Điều 45 Luật Giao thông đường bộ (trừ thông tin của người chỉ huy điều hành giao thông và thông tin trên đèn tín hiệu nếu có). 1. Đường cao tốc được đưa vào khai thác sử dụng khi đáp ứng các quy định sau: 1. Đối với đường cao tốc được thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ phải áp dụng hình thức thu phí điện tử không dừng (ETC). 1. Trạm dừng nghỉ của đường cao tốc được xây dựng theo quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật để phục vụ cho người tham gia giao thông, hỗ trợ công tác cứu nạn, cứu hộ, sửa chữa, cung cấp nhiên liệu, năng lượng cho phương tiện tham gia giao thông. 1. Ngân sách nhà nước bảo đảm để thực hiện công tác quản lý, vận hành và bảo trì công trình đường cao tốc là tài sản công kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do Nhà nước quản lý, gồm: Tài sản kết cấu hạ tầng đường cao tốc do Nhà nước đầu tư xây dựng; tài sản kết cấu hạ tầng đường cao tốc sau khi hết thời hạn hợp đồng PPP chuyển giao cho Nhà nước và các trường hợp khác.\na) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 3 như sau: “2. Công trình đường cao tốc gồm: Đường cao tốc; hệ thống thoát nước; công trình báo hiệu đường bộ; Trung tâm quản lý, điều hành giao thông; trạm dừng nghỉ; trạm thu phí; hệ thống kiểm tra tải trọng xe; trạm bảo trì; công trình chiếu sáng; cây xanh; công trình phục vụ phòng cháy, chữa cháy; hệ thống thông tin phục vụ quản lý và liên lạc; các công trình, thiết bị phụ trợ khác phục vụ quản lý, khai thác sử dụng và bảo trì đường cao tốc.”. a) Đã được nghiệm thu hoàn thành xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;\nb) Sửa đổi, bổ sung khoản 6, khoản 7 Điều 3 như sau: “6. Cơ quan quản lý đường cao tốc là tổ chức tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đường cao tốc; cơ quan chuyên môn về giao thông vận tải thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; b) Phương án tổ chức giao thông đã được duyệt;\nc) Có quy trình vận hành khai thác đối với các hạng mục, thiết bị quy định tại khoản 2 Điều này.\n7. Đơn vị được giao tổ chức khai thác sử dụng, bảo trì công trình đường cao tốc (sau đây gọi là đơn vị khai thác, bảo trì) là đơn vị được người quản lý sử dụng đường cao tốc ký hợp đồng thuê hoặc giao thực hiện công việc quản lý, khai thác sử dụng và bảo dưỡng thường xuyên công trình đường cao tốc.”. 7. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 3 Điều 10 như sau: “1. Cảnh sát giao thông thực hiện việc tuần tra, kiểm soát giao thông trên đường cao tốc và thông qua hệ thống giám sát giao thông để phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ; phối hợp với đơn vị được giao tổ chức khai thác, bảo trì đường cao tốc phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm quy định bảo vệ công trình, hành lang an toàn đường cao tốc. Bộ Công an xây dựng hệ thống giám sát, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông trên các tuyến cao tốc.\nc) Sửa đổi, bổ sung khoản 10 Điều 3 như sau: “10. Cứu hộ là hoạt động hỗ trợ người, phương tiện, hàng hóa tham gia giao thông trên đường cao tốc khi gặp tai nạn, sự cố.”.\nd) Bổ sung khoản 12 và khoản 13 Điều 3 như sau: “12. Doanh nghiệp quản lý, khai thác đường cao tốc, gồm: Doanh nghiệp dự án được thành lập theo quy định của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư để tham gia ký kết và thực hiện hợp đồng tư xây dựng, kinh doanh, khai thác đường cao tốc theo phương thức đối tác công tư; doanh nghiệp thuê hoặc nhận chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường cao tốc theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; doanh nghiệp được Nhà nước giao đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác đường cao tốc.\n13. Người quản lý sử dụng đường cao tốc là cơ quan, tổ chức được Nhà nước giao quản lý, khai thác sử dụng tài sản công kết cấu hạ tầng đường cao tốc; doanh nghiệp quản lý, khai thác đường cao tốc.”. 13. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 18 như sau: “1. Công tác bảo trì công trình đường cao tốc thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình bảo trì công trình.\n2. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 5 như sau: “1. Quản lý, khai thác, sử dụng công trình đường cao tốc, gồm: 2. Bộ Giao thông vận tải giao Cơ quan quản lý đường cao tốc trực thuộc thực hiện các nhiệm vụ: 2. Trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến được triển khai: 2. Thông tin thay đổi gồm: 2. Các hạng mục công trình và thiết bị phải có quy trình vận hành khai thác 2. Đường cao tốc là tài sản công của Nhà nước, Cơ quan được giao quản lý đường cao tốc có trách nhiệm quản lý, sử dụng và khai thác công trình đường cao tốc theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật khác có liên quan.”. 2. Vị trí, quy mô xây dựng trạm dừng nghỉ được xác định khi lập dự án, thiết kế xây dựng trạm và được triển khai trong dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc hoặc sau khi đường cao tốc đã đưa vào khai thác sử dụng. Việc đầu tư xây dựng, quản lý, kinh doanh khai thác thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng, pháp luật về đấu thầu, pháp luật về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản công. 2. Cơ quan quản lý đường cao tốc được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường cao tốc có trách nhiệm lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật để thực hiện công tác quản lý, vận hành và bảo trì công trình đường cao tốc bằng ngân sách nhà nước trong phạm vi quản lý; tổ chức đặt hàng trong thời gian chưa hoàn thành việc đấu thầu thực hiện công việc này để bảo đảm công tác quản lý, bảo trì và các biện pháp an toàn giao thông phải được thực hiện thường xuyên, liên tục. 2. Tài sản kết cấu hạ tầng đường cao tốc do Nhà nước cho thuê, chuyển nhượng có thời hạn và các trường hợp khác giao tổ chức kinh tế, doanh nghiệp khai thác sử dụng theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, tổ chức kinh tế, doanh nghiệp được giao có trách nhiệm thực hiện quản lý, vận hành và bảo trì công trình đường cao tốc cho đến khi chuyển giao tài sản cho Nhà nước.\na) Tổ chức giao thông trên đường cao tốc; a) Tổ chức quản lý, khai thác sử dụng Trung tâm quản lý, điều hành giao thông quốc gia; thu thập, lưu trữ thông tin, dữ liệu và cung cấp thông tin theo quy định tại Điều 9 Nghị định này; quản lý, sử dụng thông tin, dữ liệu đúng quy định; bảo trì công trình xây dựng, thiết bị của Trung tâm theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật có liên quan; a) Trong dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc; a) Thông tin điều chỉnh tổ chức giao thông trong một thời gian nhất định phục vụ sửa chữa, bảo trì công trình; thực hiện bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; a) Công trình hầm trên đường cao tốc có sử dụng các thiết bị thông gió, lọc bụi, kiểm soát môi trường, phòng cháy, chữa cháy, hệ thống điện và các thiết bị khác phục vụ khai thác sử dụng;\nb) Quản lý, điều hành, giám sát giao thông trên đường cao tốc; b) Phối hợp với lực lượng Cảnh sát giao thông và các Trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến để tổ chức giao thông, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; b) Trong giai đoạn vận hành, khai thác sử dụng đường cao tốc; b) Các thông tin về tình hình giao thông trên đường cao tốc; thông tin về vị trí, thời gian xảy ra tai nạn, ùn tắc giao thông, sự cố công trình, sự cố cháy, nổ, vị trí sửa chữa, bảo trì công trình; b) Trung tâm quản lý, điều hành giao thông quốc gia; Trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến;\nc) Thông tin trên đường cao tốc; c) Hướng dẫn, kiểm tra việc kết nối các Trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến với Trung tâm quản lý, điều hành giao thông quốc gia. c) Lộ trình xây dựng Trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến do Thủ tướng Chính phủ quy định. c) Thông tin thời tiết, sự kiện thiên tai ảnh hưởng đến giao thông; c) Các thiết bị lắp đặt vào công trình đường cao tốc gồm: thiết bị nhận dạng phương tiện giao thông, cân tải trọng, kiểm soát giao thông, quan trắc công trình, thiết bị phòng cháy, chữa cháy, thiết bị phục vụ cứu nạn, cứu hộ;\nd) Tuần tra, tuần kiểm trên đường cao tốc; d) Hiệu lệnh của người chỉ huy, điều khiển giao thông, thông tin trên đèn tín hiệu giao thông (nếu có) và các thông tin khác. d) Các trường hợp cần thiết khác do chủ đầu tư, người quản lý sử dụng đường cao tốc quyết định.\nđ) Đưa vào khai thác sử dụng và tạm dừng khai thác sử dụng đường cao tốc;\ne) Thu tiền dịch vụ sử dụng đường cao tốc.”.\n3. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 6 như sau: 3. Chi phí thực hiện quản lý, vận hành và bảo trì Trung tâm quản lý, điều hành giao thông quốc gia được bố trí từ ngân sách nhà nước.”. 3. Tổ chức quản lý, vận hành Trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến: 3. Các hình thức hiển thị thông tin thay đổi phục vụ người tham gia giao thông 3. Người quản lý sử dụng đường cao tốc thực hiện tuần kiểm đối với đường cao tốc được giao quản lý để kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của tuần đường; xử lý theo thẩm quyền hoặc phối hợp xử lý các hành vi vi phạm kết cấu hạ tầng đường cao tốc; tham gia cứu nạn, cứu hộ, giải quyết sự cố tai nạn giao thông, sự cố công trình, sự cố cháy, nổ và các trường hợp cần thiết khác; phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về an toàn giao thông.”. 3. Tạm dừng khai thác đường cao tốc 3. Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định của đường cao tốc 3. Doanh nghiệp dự án có trách nhiệm xây dựng, ban hành quy định lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư để thực hiện công tác quản lý, vận hành, khai thác sử dụng và bảo trì đường cao tốc do mình quản lý. Doanh nghiệp nhà nước thực hiện đầu tư xây dựng công trình đường cao tốc từ vốn nhà nước có trách nhiệm lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu để tổ chức thực hiện công tác quản lý, vận hành, khai thác sử dụng và bảo trì đường cao tốc do mình quản lý. 3. Việc quản lý, sử dụng, khai thác, bảo trì và chi phí thực hiện các công việc này đối với đường cao tốc đầu tư theo phương thức đối tác công tư do nhà đầu tư thực hiện và phải quy định trong hợp đồng dự án PPP.\na) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 Điều 6 như sau: “b) Thỏa thuận phương án tổ chức giao thông với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong trường hợp đường cao tốc hoặc đường khác do địa phương đầu tư xây dựng kết nối với đường cao tốc thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải;”. a) Phê duyệt phương án, điều chỉnh phương án tổ chức giao thông trên đường cao tốc thuộc phạm vi quản lý; a) Cơ quan quản lý đường cao tốc có trách nhiệm: Tổ chức việc quản lý, khai thác sử dụng Trung tâm quản lý, điều hành giao thông các tuyến đường cao tốc là tài sản nhà nước; thu thập, bảo quản, lưu giữ, cung cấp và quản lý, sử dụng thông tin, dữ liệu; bảo trì công trình xây dựng, thiết bị của Trung tâm theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật có liên quan; phối hợp với lực lượng Cảnh sát giao thông trong việc cung cấp, tiếp nhận, xử lý thông tin theo Điều 9 Nghị định này để tổ chức giao thông và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; a) Các thông tin quy định tại khoản 2 Điều này có thể được đăng tải trên các phương tiện truyền thông được phép hoạt động gồm: Radio, báo điện tử và các thông tin trên mạng. a) Tạm dừng khai thác đường cao tốc là trường hợp tạm không sử dụng cho các phương tiện giao thông khai thác sử dụng một chiều, hai chiều, một đoạn hoặc cả tuyến đường cao tốc, trừ các phương tiện làm nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát giao thông, phương tiện cứu hộ, cứu nạn, khắc phục sự cố, bảo đảm giao thông. a) Trạm kiểm tra tải trọng xe của đường cao tốc được xây dựng trong dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc hoặc trong giai đoạn khai thác sử dụng đường cao tốc.\nb) Sửa đổi, bổ sung khoản 3, khoản 4 và bổ sung khoản 5, khoản 6 Điều 6 như sau: “3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm: b) Thỏa thuận phương án tổ chức giao thông với Bộ Giao thông vận tải hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khác trong trường hợp đường cao tốc hoặc đường khác do các cơ quan này đầu tư xây dựng kết nối với đường cao tốc thuộc phạm vi quản lý của địa phương mình; b) Doanh nghiệp quản lý, khai thác đường cao tốc có trách nhiệm tổ chức quản lý, khai thác, sử dụng, bảo trì Trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ, pháp luật về xây dựng và quy định của hợp đồng dự án theo phương thức đối tác công tư; Thu thập, lưu trữ thông tin, dữ liệu và cung cấp thông tin theo quy định tại Điều 9 Nghị định này, quản lý, sử dụng thông tin, dữ liệu đúng quy định; phối hợp với lực lượng Cảnh sát giao thông trong việc cung cấp, tiếp nhận, xử lý thông tin theo Điều 9 Nghị định này để tổ chức giao thông và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. b) Các thông tin tại điểm a khoản 2 Điều này phải được thực hiện trên biển báo hiệu đường bộ, biển báo tạm. b) Các trường hợp đường cao tốc phải tạm dừng khai thác do không bảo đảm an toàn cho khai thác, sử dụng gồm: công trình bị hư hỏng do xảy ra sự cố công trình, do hậu quả của thiên tai, công trình bị hư hỏng không thể khai thác, sử dụng an toàn; sự cố cháy, nổ; xảy ra tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng buộc phải tạm dừng khai thác để phục vụ cứu nạn, cứu hộ và bảo đảm an toàn giao thông; khi xảy ra thảm họa, dịch bệnh hoặc khi có yêu cầu phục vụ quốc phòng, an ninh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. b) Vị trí xây dựng trạm kiểm tra tải trọng xe được bố trí tại trạm thu phí, đường nhánh nối vào đường cao tốc, vị trí phù hợp khác. Việc sử dụng Trạm phải bảo đảm giao thông an toàn; phải bố trí nơi dừng, đỗ để xử lý, có phương án hạ tải hoặc đường nhánh để phương tiện vi phạm di chuyển ra khỏi đường cao tốc tại trạm kiểm tra tải trọng xe cố định.\nc) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được giao đầu tư xây dựng đường cao tốc trên địa bàn địa phương mình và địa phương khác phải thỏa thuận với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có đường cao tốc đi qua trước khi phê duyệt phương án tổ chức giao thông. c) Hệ thống biển báo điện tử của các tuyến đường đã lắp đặt có thể hiện thị một số thông tin quy định tại khoản 2 Điều này. c) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định tạm dừng khai thác đường cao tốc thuộc hệ thống quốc lộ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 37 Luật Giao thông đường bộ. c) Đối với đường cao tốc được đầu tư xây dựng bằng ngân sách nhà nước, chi phí xây dựng trạm kiểm tra tải trọng xe được tính theo một trong các trường hợp sau: Tính trong dự án xây dựng đường cao tốc; chi phí đầu tư xây dựng trạm sau khi đường cao tốc đã đưa vào khai thác sử dụng hoặc trong nguồn chi phí bảo trì đường cao tốc của ngân sách nhà nước. Chi phí quản lý, bảo trì trạm kiểm tra tải trọng xe được tính trong chi phí bảo trì đường cao tốc.\nd) Thông tin do người quản lý sử dụng đường cao tốc; đơn vị khai thác, bảo trì, tổ chức, cá nhân liên quan cung cấp theo hình thức trực tiếp, điện thoại, Email và các nền tảng mạng công nghệ thông tin cho người tham gia giao thông và các đối tượng liên quan. d) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tạm dừng khai thác đường cao tốc trên các hệ thống đường bộ thuộc phạm vi quản lý theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 37 Luật Giao thông đường bộ. d) Chi phí xây dựng trạm kiểm tra tải trọng xe cố định của đường cao tốc đầu tư xây dựng theo phương thức đối tác công tư được tính trong chi phí đầu tư xây dựng công trình đường cao tốc; chi phí quản lý, bảo trì và chi phí xây dựng trạm kiểm tra tải trọng xe trong giai đoạn khai thác sử dụng đường cao tốc và được tính trong chi phí quản lý, bảo trì đường cao tốc. Các chi phí này được tính trong phương án tài chính của hợp đồng dự án.\nđ) Khi phát hiện nguy cơ mất an toàn, nguy cơ xảy ra sự cố công trình đường cao tốc ảnh hưởng đến an toàn tính mạng, công trình lân cận và cộng đồng, thì người quản lý sử dụng đường cao tốc có trách nhiệm kịp thời dừng khai thác sử dụng đường cao tốc và thực hiện các biện pháp để bảo đảm an toàn cho người, phương tiện giao thông, tài sản khác; thực hiện các công việc để hạn chế và ngăn ngừa các nguy hiểm có thể xảy ra đối với công trình; bảo vệ hiện trường; tham gia cứu nạn, cứu hộ, giải quyết ùn tắc giao thông. Sau khi quyết định tạm dừng khai thác sử dụng đường cao tốc, người quản lý sử dụng đường cao tốc có trách nhiệm thông báo ngay cho Cảnh sát giao thông, cơ quan quản lý đường cao tốc, Trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến, chính quyền địa phương.\n4. Thời hạn thoả thuận phương án tổ chức giao thông quy định tại điểm b khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều 6 không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ tài liệu. 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 7 như sau: “Điều 7. Trung tâm quản lý, điều hành giao thông quốc gia 4. Chi phí quản lý, vận hành và bảo trì Trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến, được tính trong chi phí quản lý, bảo trì công trình.”. 4. Cung cấp, tiếp nhận, khai thác, sử dụng thông tin 4. Khi tạm dừng khai thác đường cao tốc phải thực hiện các công việc sau: 4. Đối với công trình dịch vụ chuyên ngành đường bộ, Bộ Giao thông vận tải quy định việc tổ chức lựa chọn Nhà đầu tư phù hợp với quy định pháp luật về đấu thầu, đầu tư và pháp luật chuyên ngành, các quy định của Nghị định này.”. 4. Đối với đường cao tốc chưa đầu tư hoàn chỉnh, trong giai đoạn phân kỳ đầu tư và quản lý, khai thác sử dụng đường cao tốc phải thực hiện các quy định sau: 4. Đối với các trường hợp không quy định tại các khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này, chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng đường cao tốc có trách nhiệm bố trí kinh phí và thực hiện quản lý, sử dụng, khai thác, bảo trì công trình đường cao tốc theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật khác có liên quan.”.\na) Người quản lý sử dụng đường cao tốc có trách nhiệm cung cấp các thông tin quy định tại khoản 1, điểm a, b, c khoản 2 Điều này cho Trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến, Cảnh sát giao thông và các phương tiện truyền thông quy định tại điểm a khoản 3 Điều này. a) Người quản lý sử dụng đường cao tốc, đơn vị khai thác, bảo trì phải khẩn trương thực hiện các biện pháp bảo đảm giao thông, điều chỉnh giao thông để hạn chế ùn tắc giao thông; sửa chữa hư hỏng, khắc phục các tồn tại trên đường cao tốc, tuyến đường khác sử dụng để điều tiết giao thông; điều chỉnh, bổ sung các công trình báo hiệu đường bộ và các công trình khác phục vụ bảo đảm giao thông; tham gia hướng dẫn người và phương tiện tham gia giao thông; phối hợp với Cảnh sát giao thông, chính quyền địa phương trong việc tổ chức giao thông trên đường cao tốc. a) Sau khi được giao đất đã thu hồi để thực hiện dự án, Chủ đầu tư xây dựng có trách nhiệm quản lý, bảo vệ đất đã thu hồi và các cọc mốc đền bù giải phóng mặt bằng; cắm mốc lộ giới hành lang an toàn đường cao tốc theo quy mô hoàn chỉnh; bàn giao hồ sơ và các cọc mốc mặt bằng đất đã thu hồi, hồ sơ cắm mốc lộ giới hành lang an toàn đường bộ cho người quản lý sử dụng đường cao tốc.\nb) Cảnh sát giao thông cung cấp thông tin về tình hình xử lý tai nạn giao thông, chỉ huy điều hành giao thông và các thông tin khác liên quan đến trách nhiệm của cơ quan mình cho Trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến, cơ quan quản lý đường cao tốc, doanh nghiệp quản lý, khai thác đường cao tốc và các phương tiện truyền thông. b) Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ chỉ huy, điều khiển giao thông. b) Người quản lý sử dụng đường cao tốc có trách nhiệm quản lý phần đất đã thu hồi, hành lang an toàn đường cao tốc và hồ sơ tài liệu phục vụ đầu tư hoàn chỉnh đường cao tốc.”.\nc) Đơn vị khai thác, bảo trì cung cấp thông tin tình hình giao thông, tai nạn giao thông, tình trạng hư hỏng, sự cố công trình, các vị trí đang thực hiện bảo trì và các thông tin cần thiết khác cho Trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến, Cảnh sát giao thông, cơ quan quản lý đường cao tốc, người quản lý sử dụng đường cao tốc. c) Chính quyền địa phương phối hợp thực hiện bảo đảm giao thông khi cần điều tiết các phương tiện tham gia giao thông đường cao tốc sang đường do địa phương quản lý.\nd) Trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến cung cấp các thông tin quy định tại điểm a, b và c khoản này cho Trung tâm quản lý, điều hành giao thông quốc gia; tiếp nhận và cung cấp các thông tin từ Trung tâm quản lý, điều hành giao thông quốc gia cho người quản lý sử dụng đường cao tốc, Cảnh sát giao thông, cơ quan truyền thông để phục vụ quản lý, điều hành giao thông, hỗ trợ người tham gia giao thông. d) Công tác cứu nạn, cứu hộ thực hiện theo quy định tại Điều 16 Nghị định này; công tác khắc phục sự cố công trình, khắc phục hư hỏng công trình bảo đảm an toàn trong khai thác sử dụng thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng; công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả cháy, nổ thực hiện theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy.\nđ) Trung tâm quản lý, điều hành giao thông quốc gia kết nối, tiếp nhận và cung cấp các thông tin cho các Trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến. đ) Sau khi hoàn thành việc tổ chức lại giao thông, hoàn thành cứu nạn, điều tra sự cố, người quản lý sử dụng đường cao tốc có trách nhiệm sửa chữa hư hỏng, khắc phục các tồn tại để đưa đường cao tốc vào khai thác sử dụng đúng tiêu chuẩn thiết kế.”\ne) Việc cung cấp thông tin tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này phải bảo đảm chính xác, kịp thời, được lưu giữ, bảo quản tại các trung tâm quản lý, điều hành giao thông.\n5. Chủ đầu tư dự án xây dựng đường cao tốc tổ chức lập phương án tổ chức giao thông trên các tuyến đường cao tốc, trình cơ quan quy định tại điểm a khoản 2, điểm a khoản 3 Điều này xem xét, phê duyệt trước khi đưa đường cao tốc vào khai thác sử dụng. Trường hợp cần điều chỉnh phương án tổ chức giao thông đường cao tốc trong thời gian khai thác sử dụng, người quản lý sử dụng đường cao tốc lập phương án tổ chức giao thông điều chỉnh, trình cơ quan có thẩm quyền quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này xem xét phê duyệt. Chi phí lập phương án tổ chức giao thông được tính trong chi phí tư vấn thiết kế khi đầu tư xây dựng công trình đường cao tốc; chi phí khảo sát, lập phương án tổ chức giao thông điều chỉnh khi đường cao tốc đã đưa vào khai thác sử dụng được tính trong chi phí bảo trì đường cao tốc. 5. Sửa đổi, bổ sung Điều 8 như sau: “Điều 8. Trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến 5. Trong giai đoạn chưa đầu tư xây dựng Trung tâm quản lý, điều hành giao thông quốc gia thì không thực hiện quy định tại điểm d và điểm đ khoản 4 Điều này. Đối với các đường cao tốc chưa xây dựng Trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến, các tổ chức quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 4 Điều này cung cấp thông tin cho Trung tâm quản lý, điều hành giao thông quốc gia.”.\n6. Trường hợp đường cao tốc thực hiện phân kỳ đầu tư thì vận tốc khai thác, bố trí làn xe, đoạn chuyển tiếp, vị trí quay xe, sử dụng làn dừng khẩn cấp và các nội dung khác của phương án tổ chức giao thông phải phù hợp với quy mô xây dựng từng giai đoạn.”. 6. Sửa đổi, bổ sung Điều 9 như sau: “Điều 9. Thông tin trên đường cao tốc\n8. Sửa đổi, bổ sung Điều 11 như sau: “Điều 11. Công trình đường cao tốc đưa vào khai thác sử dụng; tạm dừng khai thác đường cao tốc\n9. Sửa đổi, bổ sung Điều 12 như sau: “Điều 12. Thu tiền dịch vụ sử dụng và khai thác các công trình đường cao tốc\n10. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 13 như sau: “2. Kết nối đường cao tốc Việc kết nối đường bộ với đường cao tốc được xem xét, thực hiện trong các giai đoạn đầu tư xây dựng, khai thác đường cao tốc và phải đáp ứng một trong các yêu cầu sau:\na) Vị trí, quy mô đầu tư xây dựng mới nút giao kết nối với đường cao tốc tuân thủ theo quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế đường cao tốc và các quy định pháp luật về đầu tư xây dựng hoặc vị trí đã được xác định tại một trong các quy hoạch sau: Quy hoạch mạng lưới đường bộ, Quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, Quy hoạch tỉnh, Quy hoạch vùng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật Quy hoạch.\nb) Trường hợp cần bổ sung kết nối của tuyến đường khác với đường cao tốc đang khai thác thì vị trí kết nối phải được cập nhật hoặc điều chỉnh tại một trong các quy hoạch theo điểm a khoản này. Việc bổ sung nút giao với đường cao tốc phải được sự chấp thuận của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý tuyến đường cao tốc. Kinh phí xây dựng bổ sung kết nối và các kinh phí khác có liên quan do chủ đầu tư của tuyến đường cần kết nối chịu trách nhiệm.”.\n11. Sửa đổi, bổ sung khoản 3, khoản 6, điểm c khoản 7 và bổ sung khoản 8 Điều 16 như sau:\na) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 16 như sau: “3. Tổ chức thực hiện cứu hộ: a) Người điều khiển hoặc chủ phương tiện có quyền, nghĩa vụ tổ chức cứu hộ, bao gồm cả hình thức thuê tổ chức, cá nhân khác thực hiện cứu hộ phương tiện, hàng hóa, người tham gia giao thông trên phương tiện của mình; a) Hầm đường cao tốc, các trung tâm quản lý, điều hành giao thông và các hạng mục cần thiết khác phải được trang bị hệ thống, thiết bị phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về phòng cháy, chữa cháy, quy trình vận hành khai thác công trình.\nb) Tổ chức, cá nhân cứu hộ phải có mặt tại hiện trường trong thời gian ngắn nhất sau khi nhận được thông tin để thực hiện cứu hộ người, phương tiện, hàng hóa bị nạn ra khỏi đường cao tốc; b) Sửa đổi, bổ sung khoản 6 Điều 16 như sau: “6. Cơ quan Công an chỉ huy lực lượng của mình đến ngay hiện trường xảy ra tai nạn, sự cố trong thời gian ngắn nhất kể từ khi nhận được thông tin, chủ trì phối hợp với các lực lượng giải quyết tai nạn, sự cố trong thời gian ngắn nhất để đưa đường cao tốc vào hoạt động bình thường.”. b) Người quản lý sử dụng đường cao tốc có trách nhiệm xây dựng biện pháp phòng cháy, chữa cháy; tổ chức tập huấn công tác phòng cháy, chữa cháy, phân công thực hiện; rà soát tình trạng, sửa chữa, bổ sung, thay thế hệ thống và thiết bị phòng cháy, chữa cháy, mua bảo hiểm cháy, nổ theo quy định của pháp luật. Chi phí thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy được tính trong chi phí đầu tư xây dựng công trình và chi phí quản lý, khai thác sử dụng và bảo trì công trình.\nc) Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông gây tai nạn hoặc chủ phương tiện có trách nhiệm chi trả chi phí cứu hộ. c) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 7 Điều 16 như sau: “c) Chi phí cứu nạn và thực hiện công tác bảo đảm giao thông khi cứu nạn, cứu hộ được tính trong chi phí quản lý, khai thác sử dụng và bảo trì đường cao tốc.”. c) Đơn vị khai thác, bảo trì có trách nhiệm tham gia xây dựng biện pháp phòng cháy, chữa cháy, tập huấn công tác phòng cháy, chữa cháy, thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy theo phân công; thường xuyên kiểm tra hệ thống và thiết bị phòng cháy, chữa cháy để kịp thời sửa chữa, thay thế các hạng mục, thiết bị hư hỏng, không sử dụng được.”.\nd) Người điều khiển hoặc chủ phương tiện không thực hiện cứu hộ kịp thời, dẫn đến ảnh hưởng trật tự, an toàn giao thông, ùn tắc giao thông thì đơn vị khai thác, bảo trì có trách nhiệm thực hiện cứu hộ để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Chi phí cứu hộ do người điều khiển phương tiện chi trả, nếu người điều khiển phương tiện không thực hiện chi trả thì chủ phương tiện có trách nhiệm chi trả. Việc chi trả chi phí cứu hộ đối với trường hợp này được thực hiện trước khi bàn giao phương tiện cho người điều khiển hoặc chủ phương tiện. d) Bổ sung khoản 8 Điều 16 như sau: “8. Thực hiện phòng cháy, chữa cháy đối với công trình đường cao tốc:\nđ) Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông, chủ phương tiện không phải chi trả chi phí cứu hộ khi nguyên nhân gây tai nạn do sự kiện bất khả kháng và các trường hợp khác theo quy định của Bộ Luật dân sự.”.\n12. Bổ sung Điều 16a như sau: “Điều 16a. Trạm dừng nghỉ, trạm kiểm tra tải trọng xe đường cao tốc\n14. Sửa đổi, bổ sung Điều 19 như sau: “Điều 19. Chi phí cho công tác quản lý, vận hành và bảo trì công trình đường cao tốc\n15. Sửa đổi, bổ sung một số điểm của khoản 1 và khoản 5 Điều 20 như sau:\na) Sửa đổi, bổ sung điểm b, điểm c, điểm d khoản 1 Điều 20 như sau: “b) Hướng dẫn thực hiện phương án tổ chức giao thông đối với đường cao tốc phân kỳ đầu tư, xác định chi phí lập phương án tổ chức giao thông trên đường cao tốc; quy định công tác tuần đường và tuần kiểm trên đường cao tốc; xây dựng, ban hành tiêu chuẩn, định mức về quản lý, khai thác công trình đường cao tốc; tổ chức và kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc;\nc) Tổ chức quản lý, khai thác, bảo trì và bảo vệ kết cấu hạ tầng đường cao tốc thuộc phạm vi quản lý; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông trên đường cao tốc; theo dõi tình trạng kỹ thuật công trình đường cao tốc và thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về đường cao tốc;\nd) Kiểm tra, giám sát việc tổ chức quản lý, khai thác, bảo trì và việc thực hiện phương án tổ chức giao thông đối với các đường cao tốc thuộc phạm vi quản lý.”.\nb) Sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 20 như sau: “5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện quản lý nước về quản lý, khai thác, bảo trì công trình đường cao tốc theo quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; chỉ đạo, kiểm tra việc quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc thuộc phạm vi địa phương quản lý.”.", "Giải thích từ ngữ\n...\n2. Công trình đường cao tốc gồm: Đường cao tốc; hệ thống thoát nước; công trình báo hiệu đường bộ; Trung tâm quản lý, điều hành giao thông; trạm dừng nghỉ; trạm thu phí; hệ thống kiểm tra tải trọng xe; trạm bảo trì; công trình chiếu sáng; cây xanh; công trình phục vụ phòng cháy, chữa cháy; hệ thống thông tin phục vụ quản lý và liên lạc; các công trình, thiết bị phụ trợ khác phục vụ quản lý, khai thác sử dụng và bảo trì đường cao tốc.", "Khoản 1. Khi xảy ra tai nạn, sự cố cần thực hiện công tác cứu hộ trên đường cao tốc, đơn vị khai thác, bảo trì phải tổ chức thực hiện phương án cứu hộ nhanh chóng, kịp thời để giải phóng hiện trường, đảm bảo an toàn giao thông theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 16 của Nghị định số 32/2014/NĐ-CP.", "\"9.1 Yêu cầu chung\n9.1.1 Để đảm bảo chức năng giao thông liên tục và bảo đảm chất lượng chạy xe an toàn thuận lợi cao, khi thiết kế đường cao tốc phải đặc biệt chú trọng bảo đảm nền mặt đường ổn định bền vững đủ cường độ loại trừ được mọi tác động xấu của các yếu tố môi trường (đặc biệt là sự phá hoại của nước mặt và nước ngầm), bảo đảm mặt đường thoát nước nhanh có đủ độ bằng phẳng và độ nhám cần thiết.\n9.1.2 Về nền đường và thoát nước, ngoài những yêu cầu đề cập thêm trong tiêu chuẩn này khi thiết kế phải tuân thủ các yêu cầu cơ bản và nguyên tắc thiết kế cùng các quy định khác đã nêu ở TCVN 4054:2005.\n9.1.3 Về kết cấu nền mặt đường, khi thiết kế ngoài việc tuân thủ các yêu cầu ở TCVN 4054:2005 còn phải tuân thủ các yêu cầu và chỉ dẫn ở 22TCN 211:06 và 22TCN 223:95.\n9.1.4 Đối với đoạn nền mặt đường qua vùng đất yếu, độ lún cho phép còn lại tại tim đường sau khi thi công xong kết cấu áo đường đường cao tốc theo 22TCN 211:06 và việc khảo sát thiết kế theo 22TCN 262:2000.\n9.1.5 Kết cấu áo đường đường cao tốc không nên thực hiện phân kỳ đầu tư. Riêng cá biệt một số đoạn cục bộ đắp cao qua vùng đất yếu có độ lún lớn kéo dài thì thông qua phân tích kinh tế có thể kiến nghị thực hiện phân kỳ rải các lớp mặt tuỳ theo thời gian chờ lún nhằm để tiết kiệm chi phí đầu tư. Kiến nghị này phải được cấp phê duyệt chủ trương đầu tư chấp thuận.\"", "\"Điều 4. Nguyên tắc hoạt động giao thông đường bộ\n1. Hoạt động giao thông đường bộ phải bảo đảm thông suốt, trật tự, an toàn, hiệu quả; góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường.\n2. Phát triển giao thông đường bộ theo quy hoạch, từng bước hiện đại và đồng bộ; gắn kết phương thức vận tải đường bộ với các phương thức vận tải khác.\n3. Quản lý hoạt động giao thông đường bộ được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn cụ thể, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và chính quyền địa phương các cấp.\n4. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.\n5. Người tham gia giao thông phải có ý thức tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc giao thông, giữ gìn an toàn cho mình và cho người khác. Chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo đảm an toàn của phương tiện tham gia giao thông đường bộ.\n6. Mọi hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.\"", "Khoản 4. Trách nhiệm của đơn vị khai thác, bảo trì:\na) Trực tiếp thực hiện việc quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc được giao theo quy định của Thông tư này, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về bảo trì, quy trình vận hành khai thác, quy trình bảo trì công trình, hợp đồng ký với cơ quan quản lý đường cao tốc, nhà đầu tư và quy định của pháp luật có liên quan;\nb) Thực hiện việc tuần đường trên đường cao tốc theo quy định;\nc) Thực hiện, phối hợp với các cơ quan chức năng ở Trung ương, địa phương trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ kết cấu hạ tầng và đảm bảo an toàn giao thông trên đường cao tốc;\nd) Báo cáo cơ quan quản lý đường cao tốc, nhà đầu tư việc quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc theo quy định.", "Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 90/2014/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn một số nội dung về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc\n1. Sửa đổi, bổ sung Khoản 2, Điều 2 như sau: “2. Doanh nghiệp đầu tư xây dựng và quản lý, khai thác, bảo trì công trình đường cao tốc là doanh nghiệp dự án đối tác công tư (PPP) và doanh nghiệp được nhà nước giao đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác công trình đường cao tốc (sau đây gọi chung là nhà đầu tư).\n2. Sửa đổi, bổ sung điểm a, khoản 1, Điều 12 như sau: “a) Tổ chức tuần kiểm đường cao tốc theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;”.\n3. Sửa đổi, bổ sung khoản 2, Điều 12 như sau: “2. Trách nhiệm của nhà đầu tư, doanh nghiệp được giao quản lý, khai thác, bảo trì công trình đường cao tốc:\na) Kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ kết cấu hạ tầng đường cao tốc của đơn vị khai thác, bảo trì;\nb) Phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương ngăn chặn, xử lý các hành vi bị nghiêm cấm quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều 8, khoản 2 Điều 35 Luật Giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;\nc) Thực hiện trách nhiệm như quy định đối với cơ quan quản lý đường cao tốc quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đối với công trình đường cao tốc do mình quản lý. Đồng thời, có trách nhiệm báo cáo cơ quan quản lý đường cao tốc kết quả quản lý, khai thác theo quy định;\nd) Giám sát việc thực hiện nhiệm vụ tuần đường; phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm kết cấu hạ tầng đường cao tốc.”.\n4. Sửa đổi, bổ sung điểm đ, khoản 2, Điều 17 như sau: “đ) Kiểm tra việc thực hiện quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc trong phạm vi khu vực quản lý; xử lý hoặc phối hợp xử lý các sai phạm theo thẩm quyền.”.\n5. Bãi bỏ các Điều 4, Điều 6, Điều 11, Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 23, Điều 24, Điều 25 Thông tư số 90/2014/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2014 hướng dẫn một số nội dung về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc.", "Khoản 3. Quy trình vận hành khai thác, quy trình bảo trì công trình đường cao tốc được lập phù hợp với các bộ phận công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình, loại công trình, cấp công trình và mục đích sử dụng công trình; được thể hiện rõ ràng, công khai bằng tiếng Việt trên giấy, đĩa từ hoặc các phương tiện khác." ]
Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế kết cấu công trình cần có bao nhiêu năm kinh nghiệm thiết kế trở lên?
[ "Điều kiện chung để được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng\nCá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề khi đáp ứng các điều kiện sau:\n1. Có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; có giấy tờ về cư trú hoặc giấy phép lao động tại Việt Nam đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.\n2. Có trình độ chuyên môn được đào tạo, thời gian và kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề như sau:\na) Hạng I; Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 07 năm trở lên;\nb) Hạng II: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 04 năm trở lên;\nc) Hạng III: Có trình độ chuyên môn phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 02 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ đại học; từ 03 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp.\n3. Đạt yêu cầu sát hạch đối với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.", "Chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng\nCá nhân được xét cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng khi đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 66, Điều 67 Nghị định này và điều kiện tương ứng với các hạng như sau:\n1. Hạng I: Đã làm chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế phần việc thuộc nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc ít nhất 02 công trình từ cấp II trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề,\n2. Hạng II: Đã làm chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế phần việc thuộc nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc ít nhất 02 công trình từ cấp III trở lên hoặc đã tham gia thiết kế, thẩm tra thiết kế phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 03 công trình từ cấp II trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.\n3. Hạng III: Đã tham gia thiết kế, thẩm tra thiết kế phần việc thuộc nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 03 công trình từ cấp III trở lên hoặc 05 công trình từ cấp IV trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề." ]
[ "Điều 6. Điều kiện và thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư quy hoạch đô thị của cá nhân\n1. Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư quy hoạch đô thị phải có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành kiến trúc, quy hoạch, hạ tầng kỹ thuật đô thị, kinh tế đô thị; có kinh nghiệm tham gia thiết kế quy hoạch tối thiểu 05 năm và đã tham gia thiết kế ít nhất 05 đồ án quy hoạch đô thị đã được phê duyệt.\n2. Thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư quy hoạch đô thị:\na) Sở Xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư quy hoạch đô thị cho cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều này;\nb) Chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư quy hoạch đô thị do Bộ Xây dựng quy định và phát hành theo mẫu thống nhất trong phạm vi cả nước.", "Khoản 1. Quy định chuyển tiếp đối với những nội dung sửa đổi, bổ sung Nghị định số 85/2020/NĐ-CP Đối với trường hợp cá nhân đã nộp hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà chưa được cấp chứng chỉ hành nghề thì các bước tiếp theo trong trình tự, thủ tục cấp, gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc được thực hiện theo quy định tại Nghị định này.", "Điều 1. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ một số điều của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng (sau đây viết tắt là Nghị định số 59/2015/NĐ-CP) và một số khoản tại Điều 1 của Nghị định số 42/2017/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng (sau đây viết tắt là Nghị định số 42/2017/NĐ-CP) như sau:\n1. Sửa đổi, bổ sung khoản 7, khoản 15, khoản 16, khoản 17, khoản 18, khoản 19, khoản 20 Điều 2 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “7. Giám đốc quản lý dự án là chức danh của cá nhân được Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực, người đại diện theo pháp luật của tổ chức tư vấn quản lý dự án, người đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư (trường hợp chủ đầu tư tự thực hiện quản lý dự án) giao nhiệm vụ quản lý, điều phối thực hiện quản lý dự án đối với dự án đầu tư xây dựng công trình cụ thể. 1. Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng (sau đây gọi tắt là chứng chỉ hành nghề) được cấp cho cá nhân là công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài hoạt động xây dựng hợp pháp tại Việt Nam để đảm nhận các chức danh hoặc hành nghề độc lập quy định tại khoản 3 Điều 148 Luật xây dựng năm 2014. 1. Chứng chỉ hành nghề được cấp cho cá nhân thuộc một trong các trường hợp sau đây: 1. Thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề: 1. Có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; có giấy phép cư trú hoặc giấy phép lao động tại Việt Nam đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài. 1. Các lĩnh vực cấp chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng gồm: 1. Cá nhân được xét cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng như sau: 1. Các lĩnh vực cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình gồm: 1. Các lĩnh vực cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng gồm: 1. Cá nhân đảm nhận chức danh chủ trì kiểm định chất lượng, xác định nguyên nhân hư hỏng, thời hạn sử dụng của bộ phận công trình, công trình xây dựng; chủ trì kiểm định để xác định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng như sau: 1. Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng được chủ trì thực hiện các công việc về quản lý chi phí đầu tư xây dựng gồm: 1. Cá nhân đảm nhận chức danh chỉ huy trưởng công trường phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng như sau: 1. Cá nhân đảm nhận chức danh giám đốc quản lý dự án phải có chứng chỉ hành nghề quản lý dự án phù hợp với loại và quy mô dự án theo quy định tại Điều này. 1. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề lần đầu, nâng hạng chứng chỉ hành nghề bao gồm: 1. Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề có trách nhiệm tổ chức sát hạch cho cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề. Trường hợp cá nhân có nhu cầu đăng ký sát hạch trước khi nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề thì gửi tờ khai đăng ký sát hạch theo mẫu tại Phụ lục II Nghị định này đến cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề. 1. Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề thành lập hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề để đánh giá cấp chứng chỉ hành nghề. 1. Đối với trường hợp cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng: 1. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp được công nhận đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề khi đáp ứng các yêu cầu sau: 1. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp bị thu hồi quyết định công nhận đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: 1. Tổ chức phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định khi tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực sau đây: 1. Chứng chỉ năng lực được cấp cho tổ chức thuộc một trong các trường hợp sau: 1. Thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực: 1. Hồ sơ cấp chứng chỉ năng lực lần đầu, điều chỉnh hạng chứng chỉ năng lực bao gồm: 1. Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực thành lập hội đồng xét cấp chứng chỉ năng lực để đánh giá cấp chứng chỉ năng lực. 1. Đối với trường hợp cấp chứng chỉ năng lực: 1. Tổ chức tham gia hoạt động khảo sát xây dựng phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này. 1. Tổ chức lập quy hoạch xây dựng phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng năng lực như sau: 1. Tổ chức tham gia hoạt động thiết kế xây dựng công trình phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng năng lực như sau: 1. Tổ chức tham gia hoạt động tư vấn quản lý dự án phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng năng lực như sau: 1. Giám đốc quản lý dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực quy định tại khoản 2 Điều 54 Nghị định này; 1. Tổ chức tham gia hoạt động thi công xây dựng công trình phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng năng lực như sau: 1. Tổ chức tham gia hoạt động giám sát thi công xây dựng phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng năng lực như sau: 1. Tổ chức tham gia hoạt động kiểm định chất lượng, xác định nguyên nhân hư hỏng, thời hạn sử dụng của bộ phận công trình, công trình xây dựng, kiểm định để xác định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng năng lực như sau: 1. Tổ chức tham gia hoạt động quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng năng lực như sau: 1. Thông tin năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng đã được cấp chứng chỉ phải được đăng tải công khai trên trang thông tin điện tử do cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ quản lý và tích hợp trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng. 1. Nhà thầu nước ngoài được cấp giấy phép hoạt động xây dựng khi đáp ứng các điều kiện sau: 1. Nhà thầu nước ngoài bị thu hồi giấy phép hoạt động xây dựng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: 1. Nhà thầu nước ngoài có các quyền sau:\na) Cấp chứng chỉ hành nghề lần đầu, nâng hạng chứng chỉ hành nghề; a) Cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề hạng I. a) Khảo sát địa hình; a) Hạng I: Đã làm chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế bộ môn chuyên ngành ít nhất 01 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc 02 đồ án quy hoạch xây dựng (trong đó ít nhất 01 đồ án là quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện hoặc quy hoạch chung) thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. a) Thiết kế kiến trúc công trình; a) Giám sát công tác xây dựng bao gồm: - Giám sát công tác xây dựng công trình dân dụng - công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật; - Giám sát công tác xây dựng công trình giao thông; - Giám sát công tác xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn. a) Hạng I: Đã có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I hoặc đã làm chủ trì kiểm định xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp I hoặc 02 công trình từ cấp II cùng loại trở lên. a) Xác định, thẩm tra tổng mức đầu tư xây dựng; phân tích rủi ro và đánh giá hiệu quả đầu tư của dự án; a) Hạng I: Có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng I hoặc đã làm chỉ huy trưởng công trường ít nhất 01 công trình từ cấp I hoặc 02 công trình từ cấp II cùng loại trở lên. a) Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo mẫu tại Phụ lục I Nghị định này kèm theo 02 ảnh màu cỡ 4 x 6 cm có nền màu trắng chân dung của người đề nghị được chụp trong thời gian không quá 06 tháng; a) Cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định tại Điều 55 Nghị định này qua mạng trực tuyến hoặc qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề. a) Có lĩnh vực hoạt động liên quan đến hoạt động xây dựng, có phạm vi hoạt động trên cả nước; a) Không còn đáp ứng được một trong các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 56c Nghị định này. a) Khảo sát xây dựng, bao gồm: Khảo sát địa hình; khảo sát địa chất công trình. a) Cấp chứng chỉ năng lực lần đầu, điều chỉnh hạng chứng chỉ năng lực; a) Cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hạng I; a) Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực theo mẫu tại Phụ lục V Nghị định này; a) Tổ chức gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực theo quy định tại Điều 58b Nghị định này qua mạng trực tuyến hoặc qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực. a) Hạng I: - Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm đồ án quy hoạch, chủ trì các bộ môn kiến trúc - quy hoạch, kinh tế đô thị và các chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật khác của đồ án quy hoạch có chứng chỉ hành nghề hạng I phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận; - Đã thực hiện lập ít nhất 01 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc 02 đồ án quy hoạch xây dựng (trong đó ít nhất 01 đồ án là quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện hoặc quy hoạch chung) thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. a) Hạng I: - Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì các bộ môn thiết kế có chứng chỉ hành nghề hạng I phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận; - Cá nhân tham gia thực hiện thiết kế có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực, loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực; - Đã thực hiện thiết kế, thẩm tra thiết kế ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên cùng loại. a) Hạng I: - Cá nhân đảm nhận chức danh giám đốc quản lý dự án có chứng chỉ hành nghề quản lý dự án hạng I phù hợp với loại dự án đăng ký cấp chứng chỉ năng lực; - Cá nhân phụ trách các lĩnh vực chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề hạng I phù hợp với công việc đảm nhận; - Cá nhân tham gia thực hiện quản lý dự án có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công việc đảm nhận và loại dự án đăng ký cấp chứng chỉ năng lực; - Đã thực hiện quản lý dự án ít nhất 01 dự án nhóm A hoặc 02 dự án từ nhóm B cùng loại trở lên. a) Hạng I: - Cá nhân đảm nhận chức danh chỉ huy trưởng công trường phải đủ điều kiện là chỉ huy trưởng công trường hạng I phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận; - Cá nhân phụ trách thi công lĩnh vực chuyên môn có trình độ đại học hoặc cao đẳng nghề phù hợp với công việc đảm nhận và thời gian công tác ít nhất 03 năm đối với trình độ đại học, 05 năm đối với trình độ cao đẳng nghề; - Công nhân kỹ thuật thực hiện các công việc có văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với nội dung đăng ký cấp chứng chỉ năng lực; - Có khả năng huy động đủ số lượng máy móc, thiết bị chủ yếu đáp ứng yêu cầu thi công xây dựng các công trình phù hợp với công việc tham gia đảm nhận; - Đã trực tiếp thi công công việc thuộc hạng mục công trình chính liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ của ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên cùng loại. a) Hạng I: - Cá nhân đảm nhận chức danh giám sát trưởng có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng I, giám sát viên có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng phù hợp với loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực; - Đã giám sát thi công xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp I hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên cùng loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực. a) Hạng I: - Cá nhân đảm nhận chủ trì thực hiện kiểm định xây dựng phải đáp ứng điều kiện hành nghề kiểm định xây dựng hạng I phù hợp; - Cá nhân tham gia thực hiện kiểm định xây dựng phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công tác kiểm định xây dựng; - Đã thực hiện kiểm định xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp I hoặc 02 công trình từ cấp II cùng loại trở lên. a) Hạng I: - Cá nhân chủ trì thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng hạng I; - Cá nhân tham gia thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng; - Đã thực hiện quản lý chi phí của ít nhất 01 dự án từ nhóm A hoặc 02 dự án từ nhóm B trở lên. a) Đã có quyết định trúng thầu hoặc được chọn thầu của chủ đầu tư; a) Không khắc phục các vi phạm sau khi đã có văn bản yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước liên quan từ 02 lần trở lên. a) Yêu cầu các cơ quan có chức năng hướng dẫn việc lập hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động xây dựng và các vấn đề khác liên quan đến hoạt động của nhà thầu theo quy định của Nghị định này;\nb) Điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ hành nghề; b) Sở Xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề hạng II, hạng III. b) Khảo sát địa chất công trình. b) Hạng II: Đã làm chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế bộ môn chuyên ngành ít nhất 01 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt hoặc 02 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt. b) Thiết kế kết cấu công trình dân dụng - công nghiệp; b) Giám sát công tác lắp đặt thiết bị vào công trình. b) Hạng II: Đã có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng II hoặc đã làm chủ trì kiểm định xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp II hoặc 02 công trình từ cấp III cùng loại trở lên. b) Xác định chỉ tiêu suất vốn đầu tư, định mức xây dựng, giá xây dựng công trình, chỉ số giá xây dựng; b) Hạng II: Có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng II hoặc đã làm chỉ huy trưởng công trường ít nhất 01 công trình từ cấp II hoặc 02 công trình từ cấp III cùng loại trở lên. b) Văn bằng do cơ sở đào tạo hợp pháp cấp phù hợp với loại, hạng chứng chỉ đề nghị cấp. Đối với văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp, phải là bản được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định và phải có bản dịch sang tiếng Việt được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam; b) Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong thời hạn 20 ngày đối với trường hợp cấp chứng chỉ hành nghề lần đầu, xét nâng hạng, điều chỉnh, bổ sung chứng chỉ hành nghề; 10 ngày đối với trường hợp cấp lại chứng chỉ hành nghề; 25 ngày đối với trường hợp chuyển đổi chứng chỉ hành nghề. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề phải thông báo một lần bằng văn bản tới cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị. b) Đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hội và phê duyệt điều lệ hội; b) Cấp chứng chỉ hành nghề các lĩnh vực hoạt động xây dựng không thuộc phạm vi được công nhận. b) Lập quy hoạch xây dựng. b) Điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ năng lực; b) Sở Xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hạng II, hạng III. b) Quyết định thành lập tổ chức trong trường hợp có quyết định thành lập; b) Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực có trách nhiệm cấp chứng chỉ năng lực trong thời hạn 20 ngày đối với trường hợp cấp chứng chỉ năng lực lần đầu, điều chỉnh hạng, điều chỉnh, bổ sung chứng chỉ năng lực; 10 ngày đối với trường hợp cấp lại chứng chỉ năng lực. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực phải thông báo một lần bằng văn bản tới tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị. b) Hạng II: - Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm đồ án quy hoạch, chủ trì các bộ môn kiến trúc - quy hoạch, kinh tế đô thị và các chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật khác của đồ án quy hoạch có chứng chỉ hành nghề từ hạng II trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận; - Đã thực hiện lập ít nhất 01 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt hoặc 02 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt. b) Hạng II: - Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì các bộ môn thiết kế có chứng chỉ hành nghề từ hạng II trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận; - Cá nhân tham gia thực hiện thiết kế có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực, loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực; - Đã thực hiện thiết kế, thẩm tra thiết kế ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên cùng loại. b) Hạng II: - Cá nhân đảm nhận chức danh giám đốc quản lý dự án có chứng chỉ hành nghề quản lý dự án từ hạng II trở lên phù hợp với loại dự án đăng ký cấp chứng chỉ năng lực; - Cá nhân phụ trách các lĩnh vực chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề từ hạng II trở lên phù hợp với công việc đảm nhận; - Cá nhân tham gia thực hiện quản lý dự án có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công việc đảm nhận và loại dự án đăng ký cấp chứng chỉ năng lực; - Đã thực hiện quản lý dự án ít nhất 01 dự án từ nhóm B trở lên hoặc 02 dự án từ nhóm C cùng loại trở lên. b) Hạng II: - Cá nhân đảm nhận chức danh chỉ huy trưởng công trường phải đủ điều kiện là chỉ huy trưởng công trường từ hạng II trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận; - Cá nhân phụ trách thi công lĩnh vực chuyên môn có trình độ đại học hoặc cao đẳng nghề phù hợp với công việc đảm nhận và thời gian công tác ít nhất 01 năm đối với trình độ đại học, 03 năm đối với trình độ cao đẳng nghề; - Công nhân kỹ thuật thực hiện các công việc thi công có văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với nội dung đăng ký cấp chứng chỉ năng lực; - Có khả năng huy động đủ số lượng máy móc, thiết bị chủ yếu đáp ứng yêu cầu thi công xây dựng các công trình phù hợp với công việc tham gia đảm nhận; - Đã trực tiếp thi công công việc thuộc hạng mục công trình chính liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ của ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên cùng loại. b) Hạng II: - Cá nhân đảm nhận chức danh giám sát trưởng có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng từ hạng II trở lên, giám sát viên có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng phù hợp với loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực; - Đã giám sát thi công xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp II hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên cùng loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực. b) Hạng II: - Cá nhân chủ trì thực hiện kiểm định xây dựng phải đáp ứng điều kiện hành nghề kiểm định xây dựng từ hạng II trở lên phù hợp; - Cá nhân tham gia thực hiện kiểm định xây dựng phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công tác kiểm định xây dựng; - Đã thực hiện kiểm định xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp II hoặc 02 công trình từ cấp III cùng loại trở lên. b) Hạng II: - Cá nhân chủ trì thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng từ hạng II trở lên; - Cá nhân tham gia thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng; - Đã thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng của ít nhất 01 dự án từ nhóm B trở lên hoặc 02 dự án từ nhóm C hoặc 03 dự án có yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật trở lên. b) Có đủ điều kiện năng lực phù hợp với công việc nhận thầu theo quy định của pháp luật về xây dựng. b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính đối với công việc thuộc giấy phép hoạt động xây dựng được cấp từ lần thứ 02 trở lên. b) Khiếu nại, tố cáo những hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân thực hiện các công việc theo quy định của Nghị định này;\nc) Cấp lại chứng chỉ hành nghề do chứng chỉ hành nghề cũ bị mất hoặc hư hỏng hoặc hết thời hạn hiệu lực; c) Tổ chức xã hội - nghề nghiệp quy định tại Điều 56c Nghị định này cấp chứng chỉ hành nghề hạng II, hạng III cho cá nhân là hội viên, thành viên của mình. c) Hạng III: Đã tham gia thiết kế bộ môn chuyên ngành ít nhất trong 01 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt hoặc 02 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt. c) Thiết kế cơ - điện công trình; c) Hạng III: Đã có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng III hoặc đã tham gia kiểm định xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp III trở lên hoặc 02 công trình từ cấp IV cùng loại trở lên. c) Đo bóc khối lượng; c) Hạng III: Có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng III hoặc đã trực tiếp tham gia thi công xây dựng ít nhất 01 công trình từ cấp III hoặc 02 công trình từ cấp IV cùng loại trở lên. c) Chứng chỉ hành nghề đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trong trường hợp đề nghị nâng hạng chứng chỉ hành nghề. c) Đáp ứng đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ tổ chức sát hạch. c) Cấp chứng chỉ hành nghề không đúng thẩm quyền. c) Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình, bao gồm: Thiết kế kiến trúc công trình; thiết kế kết cấu công trình dân dụng - công nghiệp; thiết kế cơ - điện công trình; thiết kế cấp - thoát nước công trình; thiết kế xây dựng công trình giao thông; thiết kế xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn; thiết kế xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật. c) Cấp lại chứng chỉ năng lực do chứng chỉ năng lực cũ bị mất hoặc hư hỏng hoặc hết thời hạn hiệu lực. c) Quyết định công nhận phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng của tổ chức hoặc hợp đồng nguyên tắc về việc liên kết thực hiện công việc thí nghiệm phục vụ khảo sát xây dựng với phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng được công nhận (đối với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực khảo sát xây dựng); c) Hạng III: Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm, chủ trì các bộ môn kiến trúc - quy hoạch, kinh tế đô thị và các chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật khác của đồ án quy hoạch có chứng chỉ hành nghề từ hạng III trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận. c) Hạng III: - Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì các bộ môn thiết kế có chứng chỉ hành nghề từ hạng III trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận; - Cá nhân tham gia thực hiện thiết kế có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực, loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực. c) Hạng III: - Cá nhân đảm nhận chức danh giám đốc quản lý dự án có chứng chỉ hành nghề quản lý dự án từ hạng III trở lên phù hợp với loại dự án đăng ký cấp chứng chỉ năng lực; - Cá nhân phụ trách các lĩnh vực chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề từ hạng III trở lên phù hợp với công việc đảm nhận; - Cá nhân tham gia thực hiện quản lý dự án có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công việc đảm nhận và loại dự án đăng ký cấp chứng chỉ năng lực. c) Hạng III: - Cá nhân đảm nhận chức danh chỉ huy trưởng công trường phải đủ điều kiện là chỉ huy trưởng công trường từ hạng III trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận; - Cá nhân phụ trách thi công lĩnh vực chuyên môn có trình độ đại học hoặc cao đẳng nghề phù hợp với công việc đảm nhận; - Công nhân kỹ thuật phụ trách các công việc thi công có văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với nội dung đăng ký cấp chứng chỉ năng lực; - Có khả năng huy động đủ số lượng máy móc, thiết bị chủ yếu đáp ứng yêu cầu thi công xây dựng công trình phù hợp với công việc tham gia đảm nhận. c) Hạng III: Cá nhân đảm nhận chức danh giám sát trưởng có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng từ hạng III trở lên, giám sát viên có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng phù hợp với loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực. c) Hạng III: - Cá nhân chủ trì thực hiện kiểm định xây dựng phải đáp ứng điều kiện hành nghề kiểm định xây dựng hạng III phù hợp; - Cá nhân tham gia thực hiện kiểm định xây dựng phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công tác kiểm định xây dựng. c) Hạng III: - Cá nhân chủ trì thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng từ hạng III trở lên; - Cá nhân tham gia thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng. c) Được bảo vệ quyền lợi hợp pháp trong kinh doanh tại Việt Nam theo giấy phép hoạt động xây dựng được cấp.\nd) Chuyển đổi chứng chỉ hành nghề đối với cá nhân thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 44 Nghị định này. d) Thiết kế cấp - thoát nước công trình; d) Xác định, thẩm tra dự toán xây dựng; d) Các quyết định phân công công việc (giao nhiệm vụ) của tổ chức cho cá nhân hoặc văn bản xác nhận của đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư về các công việc tiêu biểu mà cá nhân đã hoàn thành theo nội dung kê khai. Người ký xác nhận phải chịu trách nhiệm về sự trung thực của nội dung xác nhận. Trường hợp cá nhân hành nghề độc lập thì phải có hợp đồng và biên bản nghiệm thu các công việc thực hiện tiêu biểu đã kê khai. d) Cấp chứng chỉ hành nghề cho cá nhân không đáp ứng yêu cầu về điều kiện năng lực theo quy định. d) Quản lý dự án đầu tư xây dựng. d) Chứng chỉ hành nghề hoặc kê khai mã số chứng chỉ hành nghề trong trường hợp chứng chỉ hành nghề được cấp theo quy định của Luật Xây dựng năm 2014 của các chức danh yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề; các văn bằng được đào tạo của cá nhân tham gia thực hiện công việc;\nđ) Thiết kế xây dựng công trình giao thông; thiết kế xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn; thiết kế xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật. đ) Xác định giá gói thầu, giá hợp đồng trong hoạt động xây dựng; đ) Giấy tờ hợp pháp về cư trú hoặc giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với trường hợp cá nhân là người nước ngoài. đ) Thi công xây dựng công trình. đ) Chứng chỉ năng lực đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trong trường hợp đề nghị điều chỉnh hạng chứng chỉ năng lực;\ne) Kiểm soát chi phí xây dựng công trình; e) Kết quả sát hạch đạt yêu cầu trong trường hợp đã sát hạch trước ngày nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề. e) Giám sát thi công xây dựng công trình. e) Văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ phù hợp của công nhân kỹ thuật (đối với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực thi công xây dựng);\ng) Lập, thẩm tra hồ sơ thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng, quy đổi vốn đầu tư công trình xây dựng sau khi hoàn thành được nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng. g) Các tài liệu theo quy định tại điểm b, c, d và đ khoản này phải là bản sao có chứng thực hoặc tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu. g) Kiểm định xây dựng. g) Hợp đồng và biên bản nghiệm thu hoàn thành các công việc tiêu biểu đã thực hiện theo nội dung kê khai.\nh) Quản lý chi phí đầu tư xây dựng. h) Các tài liệu theo quy định tại điểm b, c, d, đ, e, g khoản này phải là bản sao có chứng thực hoặc tệp tin chứa ảnh chụp màu từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu.\n15. Chủ trì là chức danh của cá nhân được tổ chức giao nhiệm vụ thực hiện công việc chuyên môn thuộc một đồ án quy hoạch, dự án hoặc công trình cụ thể, bao gồm: Chủ trì thiết kế các bộ môn của đồ án quy hoạch xây dựng; chủ trì thiết kế các bộ môn của thiết kế xây dựng; chủ trì kiểm định xây dựng; chủ trì thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng. 15. Sửa đổi, bổ sung Điều 56 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 56. Sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng\n16. Chủ nhiệm là chức danh của cá nhân được tổ chức giao nhiệm vụ quản lý, điều phối thực hiện toàn bộ công việc chuyên môn thuộc một đồ án quy hoạch, dự án hoặc công trình cụ thể, bao gồm: Chủ nhiệm thiết kế quy hoạch xây dựng; chủ nhiệm khảo sát xây dựng; chủ nhiệm thiết kế xây dựng. 16. Bổ sung Điều 56a Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 56a. Hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng\n17. Giám sát trưởng là chức danh của cá nhân được tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình giao nhiệm vụ quản lý, điều hành hoạt động giám sát thi công xây dựng đối với một dự án hoặc công trình cụ thể. 17. Bổ sung Điều 56b Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 56b. Trình tự cấp, thu hồi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng\n18. Chỉ huy trưởng là chức danh của cá nhân được tổ chức thi công xây dựng giao nhiệm vụ quản lý, điều hành hoạt động thi công xây dựng đối với một dự án hoặc công trình cụ thể. 18. Bổ sung Điều 56c Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 56c. Công nhận tổ chức xã hội - nghề nghiệp đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng\n19. Mã số chứng chỉ hành nghề: Là dãy số có 08 chữ số dùng để quản lý chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân. Mỗi cá nhân tham gia hoạt động xây dựng khi đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề lần đầu theo quy định của Nghị định này được cấp một Mã số chứng chỉ hành nghề. Mã số chứng chỉ hành nghề không thay đổi khi cá nhân đề nghị cấp lại hoặc điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ hành nghề đã được cấp. 19. Bổ sung Điều 56d Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 56d. Thu hồi Quyết định công nhận tổ chức xã hội - nghề nghiệp đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng\n20. Mã số chứng chỉ năng lực: Là dãy số có 08 chữ số dùng để quản lý chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức. Mỗi tổ chức tham gia hoạt động xây dựng khi đề nghị cấp chứng chỉ năng lực lần đầu theo quy định của Nghị định này được cấp một Mã số chứng chỉ năng lực. Mã số chứng chỉ năng lực không thay đổi khi tổ chức đề nghị cấp lại hoặc điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ năng lực đã được cấp.”. 20. Sửa đổi, bổ sung khoản 19 Điều 1 Nghị định số 42/2017/NĐ-CP như sau: “Điều 57. Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng\n2. Sửa đổi, bổ sung Điều 44 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 44. Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng 2. Cá nhân người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã có chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp, nếu hành nghề hoạt động xây dựng ở Việt Nam dưới 06 tháng thì được công nhận hành nghề. Trường hợp cá nhân hành nghề hoạt động xây dựng ở Việt Nam từ 06 tháng trở lên, phải chuyển đổi chứng chỉ hành nghề tại cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định tại Điều 44b Nghị định này. 2. Chứng chỉ hành nghề của cá nhân bị thu hồi khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: 2. Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề là cơ quan có thẩm quyền thu hồi chứng chỉ hành nghề do mình cấp.”. 2. Có trình độ chuyên môn được đào tạo, thời gian và kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề như sau: 2. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng phù hợp với lĩnh vực khảo sát quy định tại khoản 1 Điều này như sau: 2. Phạm vi hoạt động 2. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình: 2. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng: 2. Phạm vi hoạt động: 2. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng: 2. Phạm vi hoạt động: 2. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề quản lý dự án: 2. Hồ sơ đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề bao gồm: 2. Việc sát hạch được tiến hành định kỳ hàng tháng hoặc đột xuất do thủ trưởng cơ quan cấp chứng chỉ hành nghề quyết định. 2. Cơ cấu và số lượng thành viên hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề do thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề quyết định. 2. Đối với trường hợp thu hồi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng 2. Hồ sơ đề nghị công nhận đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề: 2. Bộ Xây dựng thực hiện thu hồi quyết định công nhận tổ chức xã hội - nghề nghiệp đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề khi phát hiện hoặc có căn cứ xác định tổ chức xã hội - nghề nghiệp thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này. Việc xem xét, quyết định thu hồi quyết định công nhận tổ chức xã hội - nghề nghiệp đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề được thực hiện trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có đủ căn cứ thu hồi. Quyết định thu hồi được gửi cho tổ chức xã hội - nghề nghiệp và đăng tải trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng.”. 2. Tổ chức khi tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực quy định từ điểm a đến điểm e khoản 1 Điều này phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng (sau đây gọi tắt là chứng chỉ năng lực). 2. Chứng chỉ năng lực bị thu hồi khi thuộc một trong các trường hợp sau: 2. Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực là cơ quan có thẩm quyền thu hồi chứng chỉ năng lực do mình cấp.”. 2. Hồ sơ đề nghị cấp lại chứng chỉ năng lực bao gồm: 2. Cơ cấu và số lượng thành viên hội đồng xét cấp chứng chỉ năng lực do thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực quyết định. 2. Đối với trường hợp thu hồi chứng chỉ năng lực: 2. Điều kiện chung: 2. Phạm vi hoạt động: 2. Phạm vi hoạt động: 2. Phạm vi hoạt động: 2. Cá nhân phụ trách các lĩnh vực chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp với quy mô dự án, cấp công trình và công việc đảm nhận.”. 2. Phạm vi hoạt động: 2. Phạm vi hoạt động: 2. Phạm vi hoạt động: 2. Phạm vi hoạt động: 2. Trình tự thực hiện đăng tải thông tin năng lực hoạt động xây dựng: Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ có trách nhiệm đăng tải thông tin về năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, cá nhân lên trang thông tin điện tử do mình quản lý, đồng thời gửi thông tin đến cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng để tích hợp trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng. Thời gian thực hiện đăng tải thông tin năng lực hoạt động xây dựng không quá 05 ngày kể từ ngày cấp chứng chỉ. Thời gian thực hiện tích hợp thông tin trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng không quá 03 ngày kể từ ngày nhận được thông tin của cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ.”. 2. Nhà thầu nước ngoài phải liên danh với nhà thầu Việt Nam hoặc sử dụng nhà thầu phụ Việt Nam, trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ công việc nào của gói thầu. Khi liên danh hoặc sử dụng nhà thầu Việt Nam phải phân định rõ nội dung, khối lượng và giá trị phần công việc do nhà thầu Việt Nam trong liên danh; nhà thầu phụ Việt Nam thực hiện. 2. Khi phát hiện hoặc có căn cứ xác định nhà thầu nước ngoài vi phạm một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động xây dựng thực hiện việc thu hồi giấy phép hoạt động xây dựng do mình cấp. Việc xem xét, quyết định thu hồi giấy phép hoạt động xây dựng được thực hiện trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có đủ căn cứ thu hồi giấy phép hoạt động xây dựng. Quyết định thu hồi giấy phép hoạt động xây dựng được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động xây dựng gửi cho nhà thầu nước ngoài bị thu hồi giấy phép hoạt động xây dựng và đăng tải trên trang thông tin điện tử của mình, đồng thời gửi thông tin để tích hợp trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng.”. 2. Nhà thầu nước ngoài có các nghĩa vụ sau:\na) Cá nhân không còn đáp ứng điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 45 Nghị định này; a) Hạng I: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 07 năm trở lên; a) Hạng I: Đã làm chủ nhiệm khảo sát xây dựng thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ ít nhất 01 dự án từ nhóm A hoặc 02 dự án từ nhóm B trở lên hoặc ít nhất 02 công trình từ cấp I trở lên hoặc 03 công trình từ cấp II trở lên. a) Hạng I: Được làm chủ nhiệm đồ án, chủ trì thiết kế bộ môn chuyên ngành của tất cả các đồ án quy hoạch xây dựng. a) Hạng I: Đã làm chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế phần việc thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc ít nhất 02 công trình từ cấp II trở lên. a) Hạng I: Đã làm giám sát trưởng hoặc chỉ huy trưởng công trường hoặc chủ trì thiết kế xây dựng phần việc thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên cùng loại với công trình đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề. a) Hạng I: Được làm chủ trì kiểm định xây dựng tất cả các công trình cùng loại. a) Hạng I: Đã chủ trì thực hiện một trong các công việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng của ít nhất 01 dự án từ nhóm A hoặc 02 dự án từ nhóm B trở lên hoặc 01 công trình từ cấp I hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên. a) Hạng I: Được làm chỉ huy trưởng công trường đối với tất cả các công trình cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hoặc cùng loại với công trình đã làm chỉ huy trưởng công trường. a) Hạng I: Đã làm giám đốc quản lý dự án của ít nhất 01 dự án từ nhóm A hoặc 02 dự án từ nhóm B cùng loại trở lên; hoặc có một trong ba loại chứng chỉ hành nghề (thiết kế xây dựng hạng I; giám sát thi công xây dựng hạng I; định giá xây dựng hạng I) và đã tham gia quản lý dự án của ít nhất 01 dự án từ nhóm A hoặc 02 dự án từ nhóm B cùng loại trở lên. a) Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo mẫu tại Phụ lục I Nghị định này kèm theo 02 ảnh màu cỡ 4 x 6 cm có nền màu trắng chân dung của người đề nghị được chụp trong thời gian không quá 06 tháng; a) Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được kết luận thanh tra, kiểm tra, trong đó có kiến nghị thu hồi chứng chỉ hành nghề hoặc khi phát hiện hoặc có căn cứ xác định một trong các trường hợp thu hồi chứng chỉ hành nghề quy định tại khoản 2 Điều 44a Nghị định này, cơ quan có thẩm quyền thu hồi chứng chỉ hành nghề ban hành quyết định thu hồi chứng chỉ hành nghề; trường hợp không thu hồi thì phải có ý kiến bằng văn bản gửi cơ quan, tổ chức, cá nhân có kiến nghị thu hồi. a) Đơn đề nghị công nhận theo mẫu quy định tại Phụ lục IV Nghị định này; a) Tổ chức được cấp chứng chỉ năng lực chấm dứt hoạt động xây dựng, giải thể hoặc phá sản; a) Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực theo mẫu tại Phụ lục V Nghị định này; a) Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được kết luận thanh tra, kiểm tra, trong đó, có kiến nghị thu hồi chứng chỉ năng lực hoặc khi phát hiện hoặc có căn cứ xác định một trong các trường hợp thu hồi chứng chỉ năng lực quy định tại khoản 2 Điều 58 Nghị định này, cơ quan có thẩm quyền thu hồi chứng chỉ năng lực ban hành quyết định thu hồi chứng chỉ năng lực; trường hợp không thu hồi thì phải có ý kiến bằng văn bản gửi cơ quan, tổ chức, cá nhân có kiến nghị thu hồi. a) Có phòng thí nghiệm hoặc có văn bản thỏa thuận hoặc hợp đồng nguyên tắc về việc liên kết thực hiện công việc thí nghiệm với phòng thí nghiệm phục vụ khảo sát xây dựng được công nhận theo quy định; a) Hạng I: Được lập các loại đồ án quy hoạch xây dựng. a) Hạng I: Được thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng tất cả các cấp công trình cùng loại. a) Hạng I: Được quản lý các dự án cùng loại; a) Hạng I: Được thi công xây dựng tất cả các cấp công trình cùng loại; a) Hạng I: Được giám sát thi công xây dựng các công trình cùng loại được ghi trong chứng chỉ năng lực; a) Hạng I: Được thực hiện kiểm định xây dựng các công trình cùng loại; a) Hạng I: Được thực hiện các công việc liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng đối với tất cả các dự án. a) Lập Văn phòng điều hành tại nơi có dự án sau khi được cấp giấy phép hoạt động xây dựng; đăng ký địa chỉ, số điện thoại, số fax, e-mail, dấu, tài khoản, mã số thuế của Văn phòng điều hành. Đối với các hợp đồng thực hiện lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, nhà thầu nước ngoài có thể lập Văn phòng điều hành tại nơi đăng ký trụ sở của chủ đầu tư. Đối với hợp đồng thực hiện thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng công trình đi qua nhiều tỉnh, nhà thầu nước ngoài có thể lập Văn phòng điều hành tại một địa phương có công trình đi qua để thực hiện công việc;\nb) Giả mạo giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề; b) Hạng II: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 04 năm trở lên; b) Hạng II: Đã làm chủ nhiệm khảo sát xây dựng thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ ít nhất 01 dự án từ nhóm B trở lên hoặc 02 dự án từ nhóm C trở lên hoặc ít nhất 02 công trình từ cấp II trở lên hoặc 03 công trình từ cấp III trở lên. b) Hạng II: Được làm chủ nhiệm đồ án, chủ trì thiết kế bộ môn chuyên ngành của tất cả các đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện. b) Hạng II: Đã làm chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế phần việc thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc ít nhất 02 công trình từ cấp III trở lên hoặc đã tham gia thiết kế, thẩm tra thiết kế phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 03 công trình từ cấp II trở lên cùng loại với công trình đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề. b) Hạng II: Đã làm giám sát trưởng hoặc chỉ huy trưởng công trường hoặc chủ trì thiết kế xây dựng phần việc thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên cùng loại với công trình đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề. b) Hạng II: Được làm chủ trì kiểm định xây dựng công trình từ cấp II trở xuống cùng loại. b) Hạng II: Đã chủ trì thực hiện một trong các công việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng của ít nhất 01 dự án từ nhóm B hoặc 02 dự án từ nhóm C trở lên hoặc 01 công trình từ cấp II hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên. b) Hạng II: Được làm chỉ huy trưởng công trường đối với công trình từ cấp II trở xuống cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hoặc cùng loại với công trình đã làm chỉ huy trưởng công trường. b) Hạng II: Đã làm giám đốc quản lý dự án của 01 dự án từ nhóm B hoặc 02 dự án từ nhóm C cùng loại trở lên hoặc có một trong ba loại chứng chỉ hành nghề (thiết kế xây dựng hạng II; giám sát thi công xây dựng hạng II; định giá xây dựng hạng II) và đã tham gia quản lý dự án của ít nhất 01 dự án từ nhóm B hoặc 02 dự án từ nhóm C hoặc 03 dự án có yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật cùng loại trở lên. b) Bản sao có chứng thực hoặc tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu chứng chỉ hành nghề đã được cấp, trường hợp bị mất chứng chỉ hành nghề thì phải có cam kết của người đề nghị cấp lại. b) Cơ quan có thẩm quyền thu hồi chứng chỉ hành nghề có trách nhiệm gửi quyết định thu hồi chứng chỉ cho cá nhân bị thu hồi và đăng tải trên trang thông tin điện tử của mình; đồng thời gửi thông tin để tích hợp trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày ban hành quyết định. b) Bản sao có chứng thực hoặc tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hội và phê duyệt điều lệ hội; b) Không còn đáp ứng đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng theo quy định; b) Bản sao có chứng thực hoặc tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu chứng chỉ năng lực đã được cấp, trường hợp bị mất chứng chỉ năng lực thì phải có cam kết của tổ chức đề nghị cấp lại. b) Cơ quan có thẩm quyền thu hồi chứng chỉ năng lực có trách nhiệm gửi quyết định thu hồi chứng chỉ năng lực cho tổ chức bị thu hồi và đăng tải trên trang thông tin điện tử của mình; đồng thời gửi thông tin để tích hợp trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày ban hành quyết định. b) Có máy móc, thiết bị hoặc có khả năng huy động máy móc, thiết bị phục vụ công việc khảo sát của lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực. b) Hạng II: Được lập các đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện. b) Hạng II: Được thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng các công trình cùng loại từ cấp II trở xuống. b) Hạng II: Được quản lý dự án cùng loại từ nhóm B trở xuống; b) Hạng II: Được thi công xây dựng công trình từ cấp II trở xuống cùng loại; b) Hạng II: Được giám sát thi công xây dựng các công trình từ cấp II trở xuống cùng loại được ghi trong chứng chỉ năng lực; b) Hạng II: Được thực hiện kiểm định xây dựng các công trình từ cấp II trở xuống cùng loại; b) Hạng II: Được thực hiện các công việc liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng đối với dự án từ nhóm B trở xuống. b) Đăng ký, hủy mẫu con dấu, nộp lại con dấu khi kết thúc hợp đồng theo quy định của pháp luật. Nhà thầu nước ngoài chỉ sử dụng con dấu này trong công việc phục vụ thực hiện hợp đồng tại Việt Nam theo quy định tại giấy phép hoạt động xây dựng;\nc) Cho thuê, cho mượn, thuê, mượn hoặc cho người khác sử dụng chứng chỉ hành nghề; c) Hạng III: Có trình độ chuyên môn phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 02 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ đại học; từ 03 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp. c) Hạng III: Đã tham gia khảo sát xây dựng thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ ít nhất 02 dự án từ nhóm c hoặc 02 dự án có yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật trở lên hoặc ít nhất 02 công trình từ cấp III trở lên hoặc 03 công trình từ cấp IV trở lên. c) Hạng III: Được làm chủ nhiệm đồ án, chủ trì thiết kế bộ môn chuyên ngành các đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp huyện.”. c) Hạng III: Đã tham gia thiết kế, thẩm tra thiết kế phần việc thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 03 công trình từ cấp III trở lên hoặc 05 công trình từ cấp IV trở lên cùng loại với công trình đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề. c) Hạng III: Đã tham gia giám sát thi công xây dựng hoặc tham gia thiết kế xây dựng hoặc thi công xây dựng phần việc thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp III trở lên hoặc 02 công trình từ cấp IV trở lên cùng loại với công trình đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề. c) Hạng III: Được làm chủ trì kiểm định xây dựng công trình cấp III, cấp IV cùng loại.”. c) Hạng III: Đã tham gia thực hiện một trong các công việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng của ít nhất 01 dự án từ nhóm C hoặc 02 dự án có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng trở lên hoặc 01 công trình từ cấp III trở lên hoặc 02 công trình từ cấp IV trở lên. c) Hạng III: Được làm chỉ huy trưởng công trường đối với công trình cấp III, cấp IV cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hoặc cùng loại với công trình đã tham gia thi công xây dựng.”. c) Hạng III: Đã tham gia quản lý dự án của ít nhất 01 dự án từ nhóm C cùng loại trở lên. c) Cá nhân bị thu hồi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng phải nộp lại bản gốc chứng chỉ hành nghề cho cơ quan ra quyết định thu hồi chứng chỉ trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi. c) Bản kê khai điều kiện cơ sở vật chất phục vụ sát hạch. c) Giả mạo giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ năng lực; c) Tổ chức bị thu hồi chứng chỉ năng lực phải nộp lại bản gốc chứng chỉ năng lực cho cơ quan ra quyết định thu hồi chứng chỉ trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi. c) Hạng III: Được lập các đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp huyện.”. c) Hạng III: Được thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng các công trình cùng loại từ cấp III trở xuống.”. c) Hạng III: Được quản lý dự án cùng loại nhóm C và dự án chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.”. c) Hạng III: Được thi công xây dựng công trình từ cấp III trở xuống cùng loại.”. c) Hạng III: Được giám sát thi công xây dựng các công trình từ cấp III trở xuống cùng loại được ghi trong chứng chỉ năng lực.”. c) Hạng III: Được thực hiện kiểm định xây dựng các công trình từ cấp III trở xuống cùng loại. c) Hạng III: Được thực hiện các công việc liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng đối với dự án nhóm C và dự án chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.”. c) Đăng ký và nộp thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam, thực hiện chế độ kế toán, mở tài khoản, thanh toán theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để phục vụ hoạt động kinh doanh theo hợp đồng;\nd) Sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung chứng chỉ hành nghề; d) Đối với trường hợp thu hồi chứng chỉ hành nghề bị ghi sai do lỗi của cơ quan cấp chứng chỉ hành nghề, cơ quan có thẩm quyền thu hồi chứng chỉ hành nghề có trách nhiệm cấp lại chứng chỉ hành nghề trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được chứng chỉ hành nghề bị thu hồi. d) Cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng chứng chỉ năng lực; d) Đối với trường hợp thu hồi chứng chỉ năng lực bị ghi sai do lỗi của cơ quan cấp chứng chỉ năng lực, cơ quan có thẩm quyền thu hồi chứng chỉ năng lực có trách nhiệm cấp lại chứng chỉ năng lực trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được chứng chỉ năng lực bị thu hồi. d) Thực hiện việc tuyển lao động, sử dụng lao động Việt Nam và lao động là người nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam về lao động; chỉ được phép đăng ký đưa vào Việt Nam những chuyên gia quản lý kinh tế, quản lý kỹ thuật và người có tay nghề cao mà Việt Nam không đủ khả năng đáp ứng;\nđ) Chứng chỉ hành nghề bị ghi sai do lỗi của cơ quan cấp chứng chỉ hành nghề; đ) Trường hợp cá nhân bị thu hồi chứng chỉ hành nghề không nộp lại chứng chỉ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền thu hồi ra quyết định tuyên hủy chứng chỉ hành nghề, gửi cho cá nhân bị tuyên hủy chứng chỉ và đăng tải trên trang thông tin điện tử của mình, đồng thời gửi thông tin để tích hợp trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng.”. đ) Sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung chứng chỉ năng lực; đ) Trường hợp tổ chức bị thu hồi chứng chỉ năng lực không nộp lại chứng chỉ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền thu hồi ra quyết định tuyên hủy chứng chỉ năng lực, gửi cho tổ chức bị tuyên hủy chứng chỉ và đăng tải trên trang thông tin điện tử của mình; đồng thời gửi thông tin để tích hợp trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng.”. đ) Thực hiện các thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu vật tư, máy móc, thiết bị liên quan đến hợp đồng nhận thầu tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam;\ne) Chứng chỉ hành nghề được cấp không đúng thẩm quyền; e) Chứng chỉ năng lực được cấp không đúng thẩm quyền; e) Thực hiện hợp đồng liên danh đã ký kết với nhà thầu Việt Nam hoặc sử dụng nhà thầu phụ Việt Nam đã được xác định trong hồ sồ đề nghị cấp giấy phép hoạt động xây dựng;\ng) Chứng chỉ hành nghề được cấp khi không đáp ứng yêu cầu về điều kiện năng lực theo quy định. g) Chứng chỉ năng lực bị ghi sai do lỗi của cơ quan cấp chứng chỉ năng lực; g) Mua bảo hiểm theo quy định của pháp luật Việt Nam đối với công việc của nhà thầu gồm: Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với nhà thầu tư vấn đầu tư xây dựng; bảo hiểm tài sản hàng hóa đối với nhà thầu mua sắm; các loại bảo hiểm đối với nhà thầu thi công xây dựng và các chế độ bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật Việt Nam;\nh) Chứng chỉ năng lực được cấp khi không đủ điều kiện năng lực theo quy định. h) Đăng kiểm chất lượng vật tư, thiết bị nhập khẩu cung cấp theo hợp đồng nhận thầu;\ni) Đăng kiểm an toàn thiết bị thi công xây dựng và phương tiện giao thông liên quan đến hoạt động kinh doanh của nhà thầu nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam;\nk) Tuân thủ các quy định về quy chuẩn, tiêu chuẩn, về quản lý chất lượng công trình xây dựng, an toàn lao động và bảo vệ môi trường cũng như các quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan;\nl) Thực hiện các chế độ báo cáo theo quy định trong giấy phép hoạt động xây dựng;\nm) Khi hoàn thành công trình, nhà thầu nước ngoài phải lập hồ sơ hoàn thành công trình; chịu trách nhiệm bảo hành; quyết toán vật tư, thiết bị nhập khẩu; xử lý vật tư, thiết bị còn dư trong hợp đồng thi công xây dựng công trình theo quy định về xuất nhập khẩu; tái xuất các vật tư, thiết bị thi công đã đăng ký theo chế độ tạm nhập - tái xuất; thanh lý hợp đồng; đồng thời thông báo tới các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan về việc kết thúc hợp đồng, chấm dứt sự hoạt động của văn phòng điều hành công trình.”.\n3. Cá nhân không có chứng chỉ hành nghề được tham gia các hoạt động xây dựng thuộc lĩnh vực phù hợp với chuyên ngành được đào tạo, phù hợp với quy định của Bộ luật Lao động và không được hành nghề độc lập, không được đảm nhận chức danh theo quy định của Luật xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề. 3. Bổ sung Điều 44a Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 44a. Cấp, thu hồi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng 3. Cá nhân đã bị thu hồi chứng chỉ hành nghề thuộc trường hợp quy định tại điểm b, c, d khoản 2 Điều này được đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề sau 12 tháng, kể từ ngày có quyết định thu hồi chứng chỉ hành nghề. Trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề được thực hiện như trường hợp cấp chứng chỉ hành nghề quy định tại điểm a khoản 1 Điều này. Cá nhân đã bị thu hồi chứng chỉ hành nghề thuộc trường hợp quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này được cấp lại chứng chỉ hành nghề theo trình tự, thủ tục quy định tại khoản 2 Điều 56b Nghị định này.”. 3. Đạt yêu cầu sát hạch đối với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.”. 3. Phạm vi hoạt động khảo sát xây dựng: 3. Phạm vi hoạt động: 3. Phạm vi hoạt động: 3. Phạm vi hoạt động: 3. Phạm vi hoạt động: 3. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ hành nghề bao gồm: 3. Nội dung sát hạch bao gồm phần câu hỏi về kinh nghiệm nghề nghiệp và phần câu hỏi về kiến thức pháp luật. Trường hợp cá nhân có chứng chỉ hành nghề cấp theo quy định của Luật Xây dựng năm 2003 còn thời hạn sử dụng thì khi tham dự sát hạch được miễn nội dung về kiến thức chuyên môn đối với lĩnh vực hành nghề ghi trên chứng chỉ. 3. Thành phần hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề do cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng thành lập bao gồm: 3. Trình tự, thực hiện thủ tục công nhận đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề: 3. Tổ chức tham gia hoạt động xây dựng quy định tại khoản 1 Điều này phải là doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp hoặc tổ chức có chức năng hoạt động xây dựng được thành lập theo quy định của pháp luật và đáp ứng các yêu cầu cụ thể đối với từng lĩnh vực hoạt động xây dựng theo quy định tại Nghị định này. 3. Tổ chức đã bị thu hồi chứng chỉ năng lực thuộc trường hợp quy định tại điểm c, d, đ khoản 2 Điều này được đề nghị cấp chứng chỉ năng lực sau 12 tháng, kể từ ngày có quyết định thu hồi chứng chỉ năng lực. Trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ năng lực như trường hợp cấp chứng chỉ năng lực quy định tại điểm a khoản 1 Điều này. Tổ chức đã bị thu hồi chứng chỉ năng lực thuộc trường hợp quy định tại điểm g khoản 2 Điều này được cấp lại chứng chỉ năng lực theo trình tự, thủ tục quy định tại khoản 2 Điều 58d Nghị định này.”. 3. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ năng lực bao gồm: 3. Thành phần hội đồng xét cấp chứng chỉ năng lực bao gồm: 3. Điều kiện đối với các hạng năng lực: 3. Tổ chức tham gia hoạt động kiểm định chất lượng vật liệu xây dựng, cấu kiện xây dựng, sản phẩm xây dựng phải đáp ứng các điều kiện sau: 3. Nhà thầu nước ngoài phải cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến hoạt động nhận thầu tại Việt Nam.”.\na) Hạng I: Được làm chủ nhiệm khảo sát xây dựng tất cả các nhóm dự án, các cấp công trình cùng lĩnh vực được ghi trong chứng chỉ hành nghề. a) Hạng I: Được làm chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế bộ môn chuyên ngành của tất cả các cấp công trình cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề. a) Hạng I: Được làm giám sát trưởng các công trình cùng loại được ghi trong chứng chỉ hành nghề; được làm giám sát viên thi công xây dựng tất cả các công trình cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề. a) Hạng I: Được chủ trì thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng không phân biệt loại, nhóm dự án và loại, cấp công trình xây dựng. a) Hạng I: Được làm giám đốc quản lý dự án tất cả các nhóm dự án tương ứng với loại dự án được ghi trong chứng chỉ hành nghề. a) Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo mẫu tại Phụ lục I Nghị định này kèm theo 02 ảnh màu cỡ 4 x 6 cm có nền màu trắng chân dung của người đề nghị được chụp trong thời gian không quá 06 tháng; a) Chủ tịch hội đồng là lãnh đạo của cơ quan cấp chứng chỉ hành nghề; a) Tổ chức xã hội - nghề nghiệp gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này qua đường bưu điện hoặc trực tiếp tới Bộ Xây dựng để được công nhận. a) Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực theo mẫu tại Phụ lục V Nghị định này; a) Chủ tịch hội đồng là lãnh đạo của cơ quan cấp chứng chỉ năng lực; a) Hạng I: - Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm khảo sát có chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng hạng I phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực; - Cá nhân tham gia thực hiện khảo sát có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại hình khảo sát xây dựng đăng ký cấp chứng chỉ năng lực; - Đã thực hiện khảo sát xây dựng ít nhất 01 dự án từ nhóm A hoặc 02 dự án từ nhóm B trở lên hoặc 01 công trình từ cấp I hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên cùng loại hình khảo sát. a) Phải sử dụng phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng với các phép thử được cơ quan có thẩm quyền công nhận phù hợp với nội dung thực hiện kiểm định;\nb) Hạng II: Được làm chủ nhiệm khảo sát xây dựng dự án nhóm B, công trình cấp II trở xuống cùng lĩnh vực được ghi trong chứng chỉ hành nghề. b) Hạng II: Được làm chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế bộ môn chuyên ngành của công trình từ cấp II trở xuống cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề. b) Hạng II: Được làm giám sát trưởng công trình từ cấp II trở xuống; được làm giám sát viên thi công xây dựng các công trình cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề. b) Hạng II: Được chủ trì thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng các loại dự án từ nhóm B trở xuống và các loại công trình từ cấp I trở xuống. b) Hạng II: Được làm giám đốc quản lý dự án nhóm B, nhóm C tương ứng với loại dự án được ghi trong chứng chỉ hành nghề. b) Các tài liệu liên quan đến nội dung đề nghị điều chỉnh, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều này. b) Ủy viên thường trực là công chức, viên chức của cơ quan này; b) Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Xây dựng xem xét và ban hành Quyết định công nhận tổ chức xã hội - nghề nghiệp đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề. Quyết định công nhận được gửi cho tổ chức xã hội - nghề nghiệp và đăng tải trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày ban hành Quyết định.”. b) Các tài liệu liên quan đến nội dung đề nghị điều chỉnh, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều này. b) Ủy viên thường trực là công chức, viên chức của cơ quan này; b) Hạng II: - Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm khảo sát có chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng từ hạng II trở lên phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực; - Cá nhân tham gia thực hiện khảo sát có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại hình khảo sát xây dựng đăng ký cấp chứng chỉ năng lực; - Đã thực hiện khảo sát xây dựng ít nhất 01 dự án từ nhóm B hoặc 02 dự án từ nhóm C hoặc 03 dự án có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật trở lên hoặc 01 công trình từ cấp II hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên cùng loại hình khảo sát. b) Cá nhân thực hiện kiểm định có chuyên môn phù hợp với công tác kiểm định xây dựng.”.\nc) Hạng III: Được làm chủ nhiệm khảo sát xây dựng dự án nhóm C, dự án có yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật, công trình cấp III trở xuống cùng lĩnh vực được ghi trong chứng chỉ hành nghề.”. c) Hạng III: Được làm chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế bộ môn chuyên ngành của công trình cấp III, cấp IV cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề.”. c) Hạng III: Được làm giám sát trưởng công trình từ cấp III trở xuống; được làm giám sát viên thi công xây dựng các công trình cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề.”. c) Hạng III: Được chủ trì thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng các loại dự án nhóm C, dự án có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng và các loại công trình từ cấp II trở xuống.”. c) Hạng III: Được làm giám đốc quản lý dự án nhóm C và dự án chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng tương ứng với loại dự án được ghi trong chứng chỉ hành nghề.”. c) Các ủy viên tham gia hội đồng là những công chức, viên chức có chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực xét cấp chứng chỉ hành nghề, các chuyên gia có trình độ chuyên môn thuộc lĩnh vực xét cấp chứng chỉ hành nghề trong trường hợp cần thiết. c) Các ủy viên tham gia hội đồng là những công chức, viên chức có chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực xét cấp chứng chỉ năng lực, các chuyên gia có trình độ chuyên môn thuộc lĩnh vực xét cấp chứng chỉ năng lực trong trường hợp cần thiết. c) Hạng III: - Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm khảo sát có chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng từ hạng III trở lên phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực; - Cá nhân tham gia thực hiện khảo sát có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại hình khảo sát xây dựng đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.\n4. Chứng chỉ hành nghề có hiệu lực tối đa 05 năm. Riêng đối với chứng chỉ hành nghề của cá nhân nước ngoài, hiệu lực được xác định theo thời hạn được ghi trong giấy phép lao động hoặc thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền cấp nhưng không quá 05 năm. 4. Bổ sung Điều 44b Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 44b. Thẩm quyền cấp, thu hồi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng 4. Hồ sơ đề nghị chuyển đổi chứng chỉ hành nghề bao gồm: 4. Kết quả sát hạch được bảo lưu trong thời gian 06 tháng kể từ ngày sát hạch để làm căn cứ xét cấp chứng chỉ hành nghề. 4. Thành phần hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề do tổ chức xã hội - nghề nghiệp thành lập bao gồm: 4. Chứng chỉ năng lực có hiệu lực tối đa 10 năm. 4. Tổ chức thực hiện nộp lệ phí khi nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực. Việc thu, nộp, quản lý sử dụng lệ phí cấp chứng chỉ năng lực thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.”. 4. Hội đồng hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, theo quy chế do Chủ tịch hội đồng quyết định ban hành.”. 4. Phạm vi hoạt động:\na) Đơn đề nghị chuyển đổi chứng chỉ hành nghề theo mẫu tại Phụ lục III Nghị định này kèm theo 02 ảnh màu cỡ 4 x 6 cm có nền màu trắng chân dung của người đề nghị được chụp trong thời gian không quá 06 tháng; a) Chủ tịch hội đồng là lãnh đạo của tổ chức xã hội - nghề nghiệp; a) Hạng I: Được thực hiện khảo sát xây dựng tất cả các dự án và cấp công trình cùng lĩnh vực được ghi trong chứng chỉ năng lực.\nb) Bản sao văn bằng được đào tạo, chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp đã được hợp pháp hóa lãnh sự, dịch ra tiếng Việt và được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam; b) Hạng II: Được thực hiện khảo sát xây dựng dự án từ nhóm B, công trình từ cấp II trở xuống cùng lĩnh vực được ghi trong chứng chỉ năng lực.\nc) Bản sao có chứng thực hoặc tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu giấy tờ hợp pháp về cư trú hoặc giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp theo quy định. c) Các ủy viên hội đồng là hội viên của tổ chức xã hội - nghề nghiệp. c) Hạng III: Được thực hiện khảo sát xây dựng dự án nhóm C, dự án có yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật, công trình từ cấp III trở xuống cùng lĩnh vực được ghi trong chứng chỉ năng lực.”.\n5. Chứng chỉ hành nghề có quy cách và nội dung chủ yếu theo mẫu tại Phụ lục VIII Nghị định này. 5. Sửa đổi, bổ sung Điều 45 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 45. Điều kiện chung để được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề khi đáp ứng các điều kiện sau: 5. Cá nhân thực hiện nộp lệ phí khi nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề. Việc thu, nộp, quản lý sử dụng lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.”. 5. Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề có trách nhiệm bố trí địa điểm tổ chức sát hạch đáp ứng điều kiện cơ sở vật chất phục vụ sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng, cụ thể như sau: 5. Hội đồng hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, theo quy chế do Chủ tịch hội đồng quyết định ban hành.”. 5. Chứng chỉ năng lực có quy cách và nội dung chủ yếu theo mẫu tại Phụ lục IX Nghị định này.\na) Địa điểm tổ chức sát hạch phải bố trí khu vực thực hiện sát hạch và khu vực chờ, hướng dẫn sát hạch.\nb) Khu vực thực hiện sát hạch có diện tích tối thiểu đủ để bố trí bàn ghế và ít nhất 10 máy tính để thực hiện sát hạch. - Hệ thống máy tính phải ở trạng thái làm việc ổn định, được kết nối theo mô hình mạng nội bộ (mạng LAN), kết nối với máy in và kết nối mạng Internet. - Đường truyền mạng Internet phải có lưu lượng tín hiệu truyền dẫn đủ đáp ứng cho số lượng hệ thống máy tính tại khu vực thực hiện sát hạch bảo đảm ổn định, không bị gián đoạn trong suốt quá trình thực hiện sát hạch. - Hệ thống camera quan sát: Có bố trí camera quan sát có độ phân giải tối thiểu 1280 x 720 (720P), đảm bảo quan sát được khu vực thực hiện sát hạch và có khả năng lưu trữ dữ liệu trong thời gian tối thiểu 30 ngày kể từ ngày tổ chức sát hạch. - Hệ thống âm thanh: Có tối thiểu 01 bộ loa phóng thanh để thông báo công khai các thông tin về quá trình sát hạch. - Máy in: Được bố trí tối thiểu 01 chiếc phục vụ in Phiếu kết quả sát hạch và 01 máy in dự phòng sử dụng trong trường hợp cần thiết. - Phần mềm sát hạch do cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng chuyển giao, sử dụng thống nhất trong phạm vi toàn quốc.\n6. Chứng chỉ hành nghề được quản lý thông qua số chứng chỉ hành nghề, bao gồm 02 nhóm ký hiệu, được nối với nhau bằng dấu gạch ngang (-), quy định như sau: 6. Sửa đổi, bổ sung Điều 46 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 46. Chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng 6. Bộ Xây dựng hướng dẫn chi tiết về việc xây dựng, cập nhật bộ câu hỏi phục vụ sát hạch, chi phí sát hạch và tổ chức thực hiện công tác sát hạch.”. 6. Chứng chỉ năng lực được quản lý thông qua số chứng chỉ năng lực, bao gồm 02 nhóm ký hiệu, các nhóm được nối với nhau bằng dấu gạch ngang (-), cụ thể như sau:\na) Nhóm thứ nhất: Có 03 ký tự thể hiện nơi cấp chứng chỉ được quy định cụ thể tại Phụ lục VII Nghị định này; a) Nhóm thứ nhất: Có tối đa 03 ký tự thể hiện nơi cấp chứng chỉ được quy định tại Phụ lục VII Nghị định này.\nb) Nhóm thứ hai: Mã số chứng chỉ hành nghề. b) Nhóm thứ hai: Mã số chứng chỉ năng lực.\n8. Bộ Xây dựng thống nhất quản lý về việc cấp, thu hồi chứng chỉ hành nghề; quản lý cấp mã số chứng chỉ hành nghề; hướng dẫn về chuyên môn phù hợp khi xét cấp chứng chỉ hành nghề; công khai danh sách cá nhân được cấp chứng chỉ; tổ chức thực hiện cấp chứng chỉ hành nghề trực tuyến.”. 8. Thay thế Điều 48 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP và khoản 14 Điều 1 Nghị định số 42/2017/NĐ-CP như sau: “Điều 48. Chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình\n7. Sửa đổi, bổ sung khoản 13 Điều 1 Nghị định số 42/2017/NĐ-CP như sau: “Điều 47. Chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng 7. Bộ Xây dựng thống nhất quản lý về việc cấp, thu hồi chứng chỉ năng lực; quản lý cấp mã số chứng chỉ năng lực; hướng dẫn về đánh giá cấp chứng chỉ năng lực; công khai danh sách tổ chức được cấp chứng chỉ trên trang thông tin điện tử của mình; tổ chức thực hiện thủ tục cấp chứng chỉ năng lực trực tuyến.”.\n9. Thay thế Điều 49 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP và khoản 15 Điều 1 Nghị định số 42/2017/NĐ-CP như sau: “Điều 49. Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng\n10. Sửa đổi, bổ sung khoản 16 Điều 1 Nghị định số 42/2017/NĐ-CP như sau: “Điều 50. Điều kiện hành nghề kiểm định xây dựng\n11. Sửa đổi, bổ sung Điều 52 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 52. Chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng\n12. Sửa đổi, bổ sung Điều 53 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 53. Điều kiện hành nghề đối với chỉ huy trưởng công trường\n13. Sửa đổi, bổ sung khoản 18 Điều 1 Nghị định số 42/2017/NĐ-CP như sau: “Điều 54. Chứng chỉ hành nghề quản lý dự án\n14. Sửa đổi, bổ sung Điều 55 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 55. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng\n21. Sửa đổi, bổ sung Điều 58 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 58. Cấp, thu hồi chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng\n22. Bổ sung Điều 58a Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 58a. Thẩm quyền cấp, thu hồi chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng:\n23. Bổ sung Điều 58b Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 58b. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng\n24. Bổ sung Điều 58c Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 58c. Hội đồng xét cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng\n25. Bổ sung Điều 58d Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 58d. Trình tự cấp, thu hồi chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng\n26. Sửa đổi, bổ sung Điều 59 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 59. Điều kiện năng lực của tổ chức khảo sát xây dựng\n27. Sửa đổi, bổ sung Điều 60 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 60. Điều kiện năng lực của tổ chức lập quy hoạch xây dựng\n28. Sửa đổi, bổ sung Điều 61 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 61. Điều kiện năng lực của tổ chức thiết kế xây dựng công trình\n29. Bãi bỏ Điều 62 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP.\n30. Sửa đổi, bổ sung Điều 63 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 63. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn quản lý dự án\n31. Sửa đổi, bổ sung Điều 64 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 64. Điều kiện năng lực của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng\n32. Sửa đổi, bổ sung Điều 65 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 65. Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình\n33. Sửa đổi, bổ sung khoản 20 Điều 1 Nghị định số 42/2017/NĐ-CP như sau: “Điều 66. Điều kiện năng lực của tổ chức giám sát thi công xây dựng\n34. Sửa đổi, bổ sung khoản 21 Điều 1 Nghị định số 42/2017/NĐ-CP như sau: “Điều 66a. Điều kiện năng lực của tổ chức kiểm định xây dựng\n35. Sửa đổi, bổ sung Điều 67 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 67. Điều kiện năng lực của tổ chức quản lý chi phí đầu tư xây dựng\n36. Bãi bỏ Điều 68 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP\n37. Sửa đổi, bổ sung Điều 69 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 69. Đăng tải thông tin về năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng\n38. Sửa đổi, bổ sung Điều 71 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 71. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động xây dựng\n39. Bổ sung Điều 73a Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 73a. Thu hồi giấy phép hoạt động xây dựng\n40. Sửa đổi, bổ sung khoản 22 Điều 1 Nghị định số 42/2017/NĐ-CP như sau: “Điều 74. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu nước ngoài", "Điều kiện hành nghề kiến trúc\n1. Cá nhân đảm nhận chức danh chủ trì thiết kế kiến trúc, cá nhân chịu trách nhiệm chuyên môn về kiến trúc trong tổ chức hành nghề kiến trúc, kiến trúc sư hành nghề với tư cách cá nhân phải có chứng chỉ hành nghề kiến trúc, trừ trường hợp quy định tại Điều 31 của Luật này.\n2. Cá nhân không có chứng chỉ hành nghề kiến trúc được tham gia thực hiện dịch vụ kiến trúc trong tổ chức hành nghề kiến trúc hoặc hợp tác với kiến trúc sư hành nghề với tư cách cá nhân.\n3. Tổ chức hành nghề kiến trúc phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 33 của Luật này.", "Điều 150. Điều kiện của tổ chức lập thiết kế quy hoạch xây dựng\n1. Có đủ điều kiện năng lực lập thiết kế quy hoạch xây dựng phù hợp.\n2. Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm, chủ trì thiết kế đồ án quy hoạch xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề và năng lực phù hợp với từng loại quy hoạch xây dựng.", "Khoản 4. Chứng chỉ hành nghề của các cá nhân nêu tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này được quy định tại Mục 1 Chương IV Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng.", "Khoản 4. Cá nhân thực hiện việc gia hạn chứng chỉ hành nghề trong thời hạn 03 tháng tính tới thời điểm chứng chỉ hành nghề hết hiệu lực. Sau thời hạn này, cá nhân có nhu cầu tiếp tục hoạt động xây dựng thì thực hiện đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề như đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.", "\"Điều 73. Chứng chỉ hành nghề quản lý dự án\nCá nhân được xét cấp chứng chỉ hành nghề quản lý dự án khi đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 66, Điều 67 Nghị định này và điều kiện tương ứng với các hạng như sau:\n1. Hạng I: Đã làm giám đốc quản lý dự án của ít nhất 01 dự án từ nhóm A hoặc 02 dự án từ nhóm B trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề; hoặc có một trong ba loại chứng chỉ hành nghề tương ứng (thiết kế xây dựng hạng I; giám sát thi công xây dựng hạng I; định giá xây dựng hạng I) và đã tham gia quản lý dự án của ít nhất 01 dự án từ nhóm A hoặc 02 dự án từ nhóm B trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.\n2. Hạng II: Đã làm giám đốc quản lý dự án của 01 dự án từ nhóm B hoặc 02 dự án từ nhóm C trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoặc có một trong ba loại chứng chỉ hành nghề tương ứng (thiết kế xây dựng hạng II; giám sát thi công xây dựng hạng II; định giá xây dựng hạng II) và đã tham gia quản lý dự án của ít nhất 01 dự án từ nhóm B hoặc 02 dự án từ nhóm C hoặc 03 dự án có yêu cầu lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.\n3. Hạng III: Đã tham gia quản lý dự án của ít nhất 01 dự án từ nhóm C trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.\"", "\"Điều 26. Sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc\n1. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp về hành nghề kiến trúc, cơ sở nghiên cứu, cơ sở đào tạo về kiến trúc tổ chức thực hiện sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc.\n2. Nội dung sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc bao gồm:\na) Kinh nghiệm nghề nghiệp về kiến trúc;\nb) Kiến thức pháp luật liên quan đến lĩnh vực hành nghề;\nc) Kiến thức chuyên ngành về kiến trúc;\nd) Kiến thức về Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề.\n3. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp về hành nghề kiến trúc, cơ sở nghiên cứu, cơ sở đào tạo về kiến trúc được công nhận đủ điều kiện sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc khi đáp ứng các yêu cầu sau đây:\na) Được thành lập theo quy định của pháp luật;\nb) Có lĩnh vực hoạt động liên quan đến hoạt động kiến trúc;\nc) Có đầy đủ nhân lực, cơ sở vật chất phục vụ tổ chức sát hạch.\n4. Chính phủ quy định chi tiết chương trình, nội dung, hình thức tổ chức sát hạch; thời hạn có hiệu lực của kết quả sát hạch; điều kiện thực hiện sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc đối với tổ chức xã hội - nghề nghiệp về hành nghề kiến trúc, cơ sở nghiên cứu, cơ sở đào tạo về kiến trúc.", "Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng\n1. Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng (sau đây gọi tắt là chứng chỉ hành nghề) được cấp cho cá nhân là công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài hoạt động xây dựng hợp pháp tại Việt Nam để đảm nhận các chức danh hoặc hành nghề độc lập quy định tại khoản 3 Điều 148 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 53 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14.\nCác lĩnh vực, phạm vi hoạt động xây dựng của chứng chỉ hành nghề thực hiện theo quy định tại Phụ lục VI Nghị định này. Các hoạt động tư vấn liên quan đến kiến trúc, phòng cháy chữa cháy thực hiện theo quy định của pháp luật về kiến trúc và phòng cháy chữa cháy.\n2. Cá nhân người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã có giấy phép năng lực hành nghề do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp, nếu hành nghề hoạt động xây dựng ở Việt Nam dưới 06 tháng hoặc ở nước ngoài nhưng thực hiện các dịch vụ tư vấn xây dựng tại Việt Nam thì giấy phép năng lực hành nghề phải được hợp pháp hóa lãnh sự để được công nhận hành nghề. Trường hợp cá nhân hành nghề hoạt động xây dựng ở Việt Nam từ 06 tháng trở lên, phải chuyển đổi chứng chỉ hành nghề tại cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định tại Điều 64 Nghị định này.\n3. Cá nhân không yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định của Nghị định này khi thực hiện các hoạt động xây dựng sau:\na) Thiết kế, giám sát hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông trong công trình;\nb) Thiết kế, giám sát công tác hoàn thiện công trình xây dựng như trát, ốp lát, sơn, lắp đặt cửa, nội thất và các công việc tương tự khác không ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực của công trình;\nc) Các hoạt động xây dựng đối với công trình cấp IV; công viên cây xanh; đường cáp truyền dẫn tín hiệu viễn thông.\n4. Cá nhân không có chứng chỉ hành nghề được tham gia các hoạt động xây dựng thuộc lĩnh vực phù hợp với chuyên ngành được đào tạo, phù hợp với quy định của Bộ luật Lao động và không được hành nghề độc lập, không được đảm nhận chức danh theo quy định phải có chứng chỉ hành nghề.\n5. Chứng chỉ hành nghề có hiệu lực 05 năm khi cấp lần đầu hoặc cấp Điều chỉnh hạng chứng chỉ, gia hạn chứng chỉ. Riêng đối với chứng chỉ hành nghề của cá nhân nước ngoài, hiệu lực được xác định theo thời hạn được ghi trong giấy phép lao động hoặc thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền cấp nhưng không quá 05 năm.\nTrường hợp cấp điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ hoặc cấp lại do chứng chỉ cũ còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất hoặc hư hỏng hoặc ghi sai thông tin thì ghi thời hạn theo chứng chỉ được cấp trước đó.\n6. Chứng chỉ hành nghề có quy cách và nội dung chủ yếu theo Mẫu số 06 Phụ lục IV Nghị định này.\n7. Chứng chỉ hành nghề được quản lý thông qua số chứng chỉ hành nghề, bao gồm 02 nhóm ký hiệu, được nối với nhau bằng dấu gạch ngang (-), quy định như sau:\na) Nhóm thứ nhất: Có 03 ký tự thể hiện nơi cấp chứng chỉ được quy định cụ thể tại Phụ lục VIII Nghị định này;\nb) Nhóm thứ hai: Mã số chứng chỉ hành nghề.\n8. Bộ Xây dựng thống nhất quản lý về việc cấp, thu hồi chứng chỉ hành nghề; quản lý cấp mã số chứng chỉ hành nghề; công khai danh sách cá nhân được cấp chứng chỉ trên trang thông tin điện tử." ]
Quy trình xem xét từ chức đối với người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên và người đại diện phần vốn nhà nước theo quy định mới như thế nào?
[ "Từ chức\n...\n2. Quy trình xem xét cho từ chức:\na) Căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều này, người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên và người đại diện phần vốn nhà nước có đơn từ chức. Trường hợp không có đơn từ chức thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 53 Nghị định này.\nb) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn từ chức, cơ quan tham mưu về tổ chức, cán bộ trao đổi với người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên và người đại diện phần vốn nhà nước có đơn từ chức và báo cáo cấp có thẩm quyền bổ nhiệm hoặc được phân cấp thẩm quyền bổ nhiệm.\nc) Cấp có thẩm quyền bổ nhiệm hoặc được phân cấp thẩm quyền bổ nhiệm xem xét, quyết định cho từ chức trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề xuất của cơ quan tham mưu về tổ chức, cán bộ; trường hợp cần thiết vì lý do khách quan thì có thể kéo dài không quá 15 ngày làm việc.\n3. Khi đơn từ chức chưa được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đồng ý thì người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên và người đại diện phần vốn nhà nước có đơn từ chức vẫn phải tiếp tục thực hiện chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.\n4. Người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên và người đại diện phần vốn nhà nước sau khi từ chức, nếu có nguyện vọng công tác thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào năng lực, đạo đức, kinh nghiệm để xem xét bố trí công tác phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.\n..." ]
[ "Quy trình xem xét đối với công chức, viên chức xin từ chức\n1. Thuộc thẩm quyền quyết định của cơ quan nơi công chức, viên chức đang công tác\n- Bước 1: Công chức, viên chức xin từ chức có đơn trình bày lý do, nguyện vọng gửi người đứng đầu tập thể lãnh đạo (qua cơ quan tham mưu nơi công chức, viên chức đang công tác).\n- Bước 2: Cơ quan tham mưu trình cấp có thẩm quyền.\n- Bước 3: Người đứng đầu đơn vị lấy ý kiến của cấp ủy đảng cùng cấp. Căn cứ ý kiến của cấp ủy đảng cùng cấp, Người đứng đầu đơn vị xem xét, quyết định.\n2. Thuộc thẩm quyền quyết định của cấp trên\n- Bước 1: Công chức, viên chức có đơn xin từ chức trình bày lý do, nguyện vọng gửi người đứng đầu tập thể lãnh đạo nơi công chức, viên chức đang công tác và cấp trên có thẩm quyền (qua cơ quan tham mưu của cấp trên).\n- Bước 2: Người đứng đầu tập thể lãnh đạo nơi công chức, viên chức đang công tác lấy ý kiến của cấp ủy đảng cùng cấp. Căn cứ ý kiến của cấp ủy đảng, Người đứng đầu đơn vị có ý kiến bằng văn bản gửi cấp có thẩm quyền.\n- Bước 3: Cơ quan tham mưu của cấp trên trình cấp có thẩm quyền.\n- Bước 4: Người đứng đầu cơ quan cấp trên có thẩm quyền xem xét, quyết định.\n...", "Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 159/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 về quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp\n1. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 3 như sau: “3. Tập thể lãnh đạo doanh nghiệp bao gồm Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty và ban thường vụ cấp ủy cùng cấp (đối với tổ chức đảng cấp trên cơ sở) hoặc cấp ủy cùng cấp (đối với tổ chức đảng cấp cơ sở).”. 1. Bảo đảm nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ; thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; bảo đảm chặt chẽ, đồng bộ, liên thông, công khai, minh bạch; quy hoạch chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý phải đồng bộ với quy hoạch cấp ủy trong doanh nghiệp; quy hoạch cấp dưới làm cơ sở cho quy hoạch cấp trên. 1. Tờ trình về việc đề nghị phê duyệt quy hoạch và bảng tổng hợp kết quả kiểm phiếu ở các bước do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ký. 1. Bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện chung theo quy định của Đảng, Nhà nước và tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể của chức vụ, chức danh bổ nhiệm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền. 1. Đề xuất cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình: Trên cơ sở chủ trương của cấp có thẩm quyền, yêu cầu nhiệm vụ và nguồn nhân sự trong quy hoạch, tập thể lãnh đạo doanh nghiệp họp thảo luận và đề xuất về cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình giới thiệu nhân sự. 1. Tờ trình về việc đề nghị bổ nhiệm do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ký. 1. Có lập trường, tư tưởng chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt. 1. Việc xem xét cho từ chức đối với người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên và người đại diện phần vốn nhà nước được thực hiện trong các trường hợp sau: 1. Việc xem xét miễn nhiệm đối với người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên và người đại diện phần vốn nhà nước được thực hiện trong các trường hợp sau: 1. Thời hiệu xử lý kỷ luật là thời hạn mà khi hết thời hạn đó thì người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước, người đã nghỉ việc, nghỉ hưu có hành vi vi phạm không bị xử lý kỷ luật. Thời hiệu xử lý kỷ luật được tính từ thời điểm có hành vi vi phạm. Trường hợp có hành vi vi phạm mới trong thời hạn để tính thời hiệu xử lý kỷ luật theo quy định thì thời hiệu xử lý kỷ luật đối với hành vi vi phạm cũ được tính lại kể từ thời điểm xảy ra hành vi vi phạm mới. 1. Việc xử lý kỷ luật đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước được thực hiện theo các bước sau đây:\na) Do hạn chế về năng lực hoặc không còn đủ uy tín để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao. a) Bị kỷ luật cảnh cáo hoặc khiển trách mà cấp có thẩm quyền xác định là năng lực hạn chế, uy tín giảm sút. a) Tổ chức họp kiểm điểm;\nb) Để cơ quan, đơn vị mình quản lý, phụ trách xảy ra sai phạm nghiêm trọng. b) Bị kỷ luật khiển trách hai lần trở lên trong cùng một thời hạn bổ nhiệm. b) Thành lập Hội đồng kỷ luật;\nc) Có trên 50% số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định của Đảng. Đối tượng, quy trình, thủ tục lấy phiếu tín nhiệm thực hiện theo quy định của cấp có thẩm quyền. c) Có trên 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định của Đảng. Đối tượng, quy trình, thủ tục lấy phiếu tín nhiệm thực hiện theo quy định của cấp có thẩm quyền. c) Cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật.\nd) Vì các lý do chính đáng khác của cá nhân. d) Có hai năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ.\nđ) Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; vi phạm những điều đảng viên không được làm; vi phạm trách nhiệm nêu gương, ảnh hưởng xấu đến uy tín của bản thân và cơ quan, đơn vị nơi đang công tác.\ne) Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận vi phạm tiêu chuẩn chính trị theo quy định về bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng đến mức phải miễn nhiệm.\ng) Người quản lý doanh nghiệp, người đại diện phần vốn nhà nước là người đứng đầu để cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý, phụ trách hoặc cấp dưới trực tiếp xảy ra tham nhũng, tiêu cực rất nghiêm trọng.\n2. Sửa đổi điểm b khoản 1 Điều 6 như sau: “b) Quyết định quy hoạch Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty;”. 2. Mỗi giai đoạn 05 năm chỉ xây dựng quy hoạch một lần và định hướng cho giai đoạn kế tiếp. Xây dựng quy hoạch giai đoạn kế tiếp được thực hiện vào năm thứ hai của giai đoạn hiện tại. Hàng năm tiến hành rà soát, bổ sung quy hoạch cho quy hoạch giai đoạn hiện tại và giai đoạn kế tiếp trong quý I và báo cáo kết quả phê duyệt quy hoạch trong quý II, chậm nhất vào tháng 6; trường hợp rà soát, bổ sung quy hoạch lần thứ 2 trong năm phải báo cáo ít nhất sau 30 ngày, kể từ ngày được cấp có thẩm quyền quyết định phê duyệt quy hoạch. 2. Sơ yếu lý lịch do cá nhân tự khai theo quy định hiện hành, được cấp có thẩm quyền xác nhận, có dán ảnh màu khổ 4x6 cm, chụp trong thời gian không quá 06 tháng. 2. Đối với nhân sự từ nguồn tại chỗ phải được quy hoạch vào chức vụ, chức danh bổ nhiệm hoặc được quy hoạch chức vụ, chức danh tương đương trở lên. Đối với nhân sự nguồn từ nơi khác phải được quy hoạch vào chức vụ, chức danh tương đương trở lên. Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập chưa thực hiện việc phê duyệt quy hoạch thì do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. 2. Trình tự bổ nhiệm được thực hiện như sau: Quy trình bổ nhiệm đối với nguồn nhân sự tại chỗ gồm 5 bước; các hội nghị chỉ được tiến hành khi có ít nhất 2/3 số người được triệu tập có mặt. Cụ thể như sau: 2. Bảng tổng hợp kết quả kiểm phiếu kèm theo biên bản kiểm phiếu ở các bước trong quy trình bổ nhiệm. 2. Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, năng lực công tác và triển vọng phát triển. 2. Quy trình xem xét cho từ chức: 2. Quy trình xem xét miễn nhiệm: 2. Quy trình xem xét cho thôi làm người đại diện phần vốn nhà nước: 2. Xác định thời điểm có hành vi vi phạm: 2. Không thực hiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều này đối với trường hợp:\na) Bước 1: Hội nghị tập thể lãnh đạo doanh nghiệp (lần 1) Trên cơ sở chủ trương bổ nhiệm, yêu cầu nhiệm vụ của doanh nghiệp và nguồn nhân sự trong quy hoạch, tập thể lãnh đạo thảo luận, thống nhất về cơ cấu, số lượng, tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình giới thiệu nhân sự; đồng thời, tiến hành rà soát kết quả đánh giá, nhận xét đối với từng nhân sự trong quy hoạch (gồm cá nhân sự được quy hoạch chức danh tương đương trở lên); thông qua danh sách nhân sự đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định để lấy ý kiến giới thiệu ở bước tiếp theo và định hướng nhân sự bổ nhiệm phù hợp với yêu cầu của cơ quan, tổ chức. Thành phần triệu tập: Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty và ban thường vụ cấp ủy cùng cấp (đối với tổ chức đảng cấp trên cơ sở) hoặc cấp ủy cùng cấp (đối với tổ chức đảng cấp cơ sở). Người đứng đầu cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ (nếu có) tham dự hội nghị nhưng không thuộc thành phần bỏ phiếu, trừ trường hợp được xác định là thành viên của tập thể lãnh đạo doanh nghiệp theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này. Kết quả thảo luận và đề xuất được ghi thành biên bản. a) Căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều này, người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên và người đại diện phần vốn nhà nước có đơn từ chức. Trường hợp không có đơn từ chức thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 53 Nghị định này. a) Khi có đủ căn cứ miễn nhiệm đối với người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên và người đại diện phần vốn nhà nước quy định tại khoản 1 Điều này, chậm nhất trong thời gian 10 ngày làm việc, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty hoặc cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ có trách nhiệm trao đối với người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định; đối với người đại diện phần vốn nhà nước thì cấp có thẩm quyền bổ nhiệm thực hiện công việc này. a) Đối với hành vi vi phạm xác định được thời điểm chấm dứt thì thời điểm có hành vi vi phạm được tính từ thời điểm chấm dứt. a) Xử lý kỷ luật theo quy định tại khoản 10 Điều 56 Nghị định này;\nb) Bước 2: Hội nghị tập thể lãnh đạo mở rộng Căn cứ vào cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện và danh sách nhân sự đã được thông qua ở bước 1, người đứng đầu trao đổi định hướng nhân sự bổ nhiệm phù hợp với yêu cầu của cơ quan, tổ chức để hội nghị thảo luận và tiến hành giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín. Thành phần triệu tập: Thực hiện như quy định tại khoản 2 Điều 22 của Nghị định này. Nguyên tắc giới thiệu và lựa chọn: Mỗi thành viên giới thiệu 01 người cho một chức danh; người nào đạt số phiếu cao nhất trên 50% tính trên tổng số người được triệu tập giới thiệu thì được lựa chọn. Trường hợp không có người nào đạt trên 50% thì chọn tất cả người có số phiếu giới thiệu đạt từ 30% trở lên để giới thiệu ở bước tiếp theo. Trường hợp không có người đạt 30% số phiếu giới thiệu thì không tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo và báo cáo cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm xem xét, chỉ đạo. Phiếu giới thiệu nhân sự bổ nhiệm do Ban tổ chức hội nghị phát hành, có đóng dấu treo của đơn vị. Kết quả kiểm phiếu được ghi thành biên bản, không công bố tại hội nghị này. b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn từ chức, cơ quan tham mưu về tổ chức, cán bộ trao đổi với người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên và người đại diện phần vốn nhà nước có đơn từ chức và báo cáo cấp có thẩm quyền bổ nhiệm hoặc được phân cấp thẩm quyền bổ nhiệm. b) Cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc miễn nhiệm trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề xuất; trường hợp cần thiết vì lý do khách quan thì có thể kéo dài không quá 15 ngày làm việc. Tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị có thẩm quyền phải thảo luận, xác định rõ căn cứ miễn nhiệm theo đề xuất của cơ quan tham mưu về tổ chức, cán bộ trước khi biểu quyết bằng phiếu kín. Việc quyết định miễn nhiệm phải được từ 50% trở lên tổng số thành viên tập thể lãnh đạo đồng ý; trường hợp đạt tỷ lệ 50% thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị quyết định; trường hợp đạt tỷ lệ dưới 50% thì báo cáo cơ quan quản lý cấp trên xem xét, quyết định. b) Chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất việc cho thôi làm người đại diện phần vốn nhà nước của cơ quan tham mưu về tổ chức, cán bộ, cơ quan đại diện chủ sở hữu phải thảo luận, biểu quyết bằng phiếu kín. Việc quyết định cho thôi làm người đại diện phần vốn nhà nước do cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định.”. b) Đối với hành vi vi phạm chưa chấm dứt thì thời điểm có hành vi vi phạm được tính từ thời điểm phát hiện. b) Xử lý kỷ luật theo quyết định của cấp có thẩm quyền quy định tại điểm d khoản 1 Điều 59 Nghị định này.\nc) Bước 3: Hội nghị tập thể lãnh đạo (lần 2) Trên cơ sở kết quả giới thiệu nhân sự ở bước 2, tập thể lãnh đạo tiến hành thảo luận và giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín. Thành phần: Thực hiện như quy định ở bước 1. Nguyên tắc giới thiệu và lựa chọn: Mỗi thành viên lãnh đạo giới thiệu 01 người cho một chức danh trong số nhân sự được giới thiệu ở bước 2 hoặc giới thiệu người khác có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định; người nào đạt số phiếu cao nhất trên 50% tính trên tổng số người được triệu tập giới thiệu thì được lựa chọn. Trường hợp không có người nào đạt trên 50% thì chọn tất cả người có số phiếu giới thiệu đạt từ 30% trở lên để giới thiệu ở bước tiếp theo. Trường hợp không có người đạt 30% số phiếu giới thiệu thì không tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo và báo cáo cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm xem xét, chỉ đạo. Trường hợp nhân sự giới thiệu ở bước này khác với nhân sự được giới thiệu ở bước 2, tập thể lãnh đạo thảo luận, phân tích kỹ lưỡng, đánh giá nhiều mặt để xem xét, quyết định việc lựa chọn nhân sự giới thiệu ở bước tiếp theo bằng phiếu kín theo thẩm quyền và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Người được lựa chọn phải được tối thiểu 2/3 tập thể lãnh đạo giới thiệu. Trường hợp không có người đạt 2/3 tập thể lãnh đạo giới thiệu thì không tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo và báo cáo cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm xem xét, chỉ đạo. Phiếu giới thiệu nhân sự bổ nhiệm do Ban tổ chức hội nghị phát hành, có đóng dấu treo của đơn vị. Kết quả kiểm phiếu được ghi thành biên bản, được công bố tại hội nghị này. c) Cấp có thẩm quyền bổ nhiệm hoặc được phân cấp thẩm quyền bổ nhiệm xem xét, quyết định cho từ chức trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề xuất của cơ quan tham mưu về tổ chức, cán bộ; trường hợp cần thiết vì lý do khách quan thì có thể kéo dài không quá 15 ngày làm việc. c) Đối với hành vi vi phạm không xác định được thời điểm chấm dứt thì thời điểm có hành vi vi phạm được tính từ thời điểm có kết luận của cấp có thẩm quyền.\nd) Bước 4: Hội nghị cán bộ chủ chốt Tổ chức lấy ý kiến về danh sách nhân sự được giới thiệu ở bước 3 bằng phiếu kín. Thành phần: Thực hiện như quy định tại Điều 21 Nghị định này. Trình tự hội nghị: Thông báo danh sách nhân sự được giới thiệu ở bước 3; tóm tắt lý lịch, quá trình học tập, công tác; bản kê khai tài sản, thu nhập; đánh giá, nhận xét ưu, khuyết điểm, triển vọng phát triển và dự kiến phân công công tác; ghi phiếu lấy ý kiến tín nhiệm (có thể ký tên hoặc không ký tên). Phiếu lấy ý kiến tín nhiệm do Ban tổ chức hội nghị phát hành, có đóng dấu treo của đơn vị. Kết quả kiểm phiếu được ghi thành biên bản, không công bố tại hội nghị này.\nđ) Bước 5: Hội nghị tập thể lãnh đạo (lần 3) Trước khi tiến hành hội nghị, cơ quan, đơn vị có văn bản đề nghị cấp ủy có thẩm quyền đánh giá, nhận xét bằng văn bản về nhân sự; tiến hành xác minh, kết luận những vấn đề mới nảy sinh (nếu có). Tập thể lãnh đạo thảo luận và biểu quyết nhân sự. Thành phần: Thực hiện như quy định ở bước 1. Trình tự thực hiện: Trên cơ sở ý kiến nhận xét, đánh giá bằng văn bản của cấp ủy có thẩm quyền; kết quả lấy phiếu ở các hội nghị; kết quả xác minh, kết luận những vấn đề mới nảy sinh (nếu có) đối với nhân sự được đề nghị bổ nhiệm; tập thể lãnh đạo thảo luận và biểu quyết nhân sự bằng phiếu kín. Nguyên tắc lựa chọn: Người đạt số phiếu cao nhất trên 50% tính trên tổng số người được triệu tập thì được lựa chọn đề nghị bổ nhiệm. Trường hợp có 02 người có số phiếu ngang nhau đạt tỷ lệ 50% thì người đứng đầu xem xét, lựa chọn nhân sự để đề nghị bổ nhiệm; đồng thời báo cáo đầy đủ các ý kiến khác nhau để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Phiếu biểu quyết nhân sự bổ nhiệm do Ban tổ chức hội nghị phát hành, có đóng dấu treo của đơn vị. Kết quả kiểm phiếu được ghi thành biên bản. Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty ra quyết định bổ nhiệm theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.”.\n3. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 10 như sau: “2. Đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước là đảng viên thì đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên trước; đánh giá, xếp loại chất lượng quản lý sau. Trường hợp không đạt kết quả thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác được giao trong năm theo kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng quản lý thì cấp có thẩm quyền căn cứ các tiêu chí đánh giá, xếp loại chất lượng xem xét, quyết định lại mức đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên.”. 3. Nhân sự được xem xét để đưa vào quy hoạch: 3. Nhận xét, đánh giá của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty; nhận xét, đánh giá của cấp ủy cùng cấp về phẩm chất đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật, đoàn kết nội bộ; năng lực công tác và kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; uy tín và triển vọng phát triển. 3. Có hồ sơ, lý lịch cá nhân, bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định. 3. Sơ yếu lý lịch do cá nhân tự khai theo mẫu quy định, được cấp có thẩm quyền xác nhận, có dán ảnh màu khổ 4 x 6 cm và đóng dấu, ảnh chụp trong thời gian không quá 06 tháng. 3. Đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của chức vụ đảm nhiệm khi luân chuyển. 3. Khi đơn từ chức chưa được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đồng ý thì người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên và người đại diện phần vốn nhà nước có đơn từ chức vẫn phải tiếp tục thực hiện chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. 3. Người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước bị miễn nhiệm không được hưởng lương theo chức vụ, chức danh kể từ ngày có quyết định miễn nhiệm. Sau khi bị miễn nhiệm, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét bố trí công tác phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị theo nguyên tắc không bố trí chức vụ tương đương hoặc cao hơn; người bị miễn nhiệm có trách nhiệm chấp hành quyết định phân công của cấp có thẩm quyền. Trường hợp bị miễn nhiệm do xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ trong 02 năm liên tiếp thì cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cho thôi việc theo quy định của pháp luật.”. 3. Trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, thời hiệu xử lý kỷ luật được quy định như sau: 3. Không thực hiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này đối với trường hợp:\na) Về tiêu chuẩn đối với nhân sự quy hoạch, cơ bản thực hiện như tiêu chuẩn bổ nhiệm đối với chức danh quản lý. Tại thời điểm quy hoạch, cấp có thẩm quyền có thể xem xét, phê duyệt quy hoạch đối với trường hợp cơ bản đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện của chức danh bổ nhiệm theo quy định. Đối tượng 1 phải đáp ứng tiêu chuẩn lý luận chính trị tương ứng của chức danh bổ nhiệm; đối tượng 2 có thể chưa bảo đảm tiêu chuẩn lý luận chính trị nhưng sau khi được quy hoạch phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để hoàn thiện theo quy định. Đối tượng 1 và đối tượng 2 của các chức vụ, chức danh được xác định theo quy định của cấp có thẩm quyền. a) 05 năm đối với hành vi vi phạm ít nghiêm trọng đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khiển trách; a) Đã có kết luận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về hành vi vi phạm, trong đó có đề xuất cụ thể hình thức kỷ luật theo quy định;\nb) Về độ tuổi, nhân sự được quy hoạch giai đoạn kế tiếp phải đủ tuổi công tác 02 nhiệm kỳ trở lên, ít nhất phải trọn thời hạn bổ nhiệm 01 lần kế tiếp. Khi rà soát, bổ sung quy hoạch hàng năm cho giai đoạn hiện tại, nhân sự đưa vào quy hoạch phải còn đủ tuổi công tác ít nhất từ 72 tháng trở lên. Thời điểm tính tuổi quy hoạch thực hiện theo quy định của cấp có thẩm quyền. b) 10 năm đối với hành vi vi phạm không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này. b) Người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người quản lý vốn nhà nước có hành vi vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng;\nc) Đối với nhân sự đang giữ chức vụ, chức danh quản lý thì chỉ quy hoạch vào chức vụ, chức danh cao hơn. c) Đã có quyết định xử lý kỷ luật về đảng, trừ trường hợp cấp có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật theo quy định tại khoản 6 Điều 56 Nghị định này. Các trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này được sử dụng kết luận về hành vi vi phạm (nếu có) mà không phải điều tra, xác minh lại.”.\n4. Sửa đổi Điều 18 như sau: “Điều 18. Nguyên tắc, điều kiện thực hiện quy hoạch 4. Nhân sự quá tuổi quy hoạch hoặc bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách trở lên hoặc bị cấp có thẩm quyền kết luận không bảo đảm tiêu chuẩn chính trị của chức danh quy hoạch thì đương nhiên ra khỏi quy hoạch. 4. Kết luận của cấp ủy có thẩm quyền về tiêu chuẩn chính trị. 4. Tuổi bổ nhiệm: 4. Bản tự kiểm điểm 03 năm công tác gần nhất. 4. Còn thời gian công tác ít nhất 10 năm công tác tính từ thời điểm luân chuyển; trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. 4. Người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên và người đại diện phần vốn nhà nước sau khi từ chức, nếu có nguyện vọng công tác thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào năng lực, đạo đức, kinh nghiệm để xem xét bố trí công tác phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.”. 4. Khi xem xét xử lý kỷ luật phải căn cứ vào nội dung, động cơ, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân vi phạm, hoàn cảnh cụ thể; các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ; thái độ tiếp thu và sửa chữa, việc khắc phục khuyết điểm, vi phạm, hậu quả đã gây ra; các trường hợp khác theo quy định của Đảng và của pháp luật được tính là căn cứ đổ xem xét miễn trách nhiệm kỷ luật hoặc giảm nhẹ trách nhiệm. 4. Đối với các hành vi vi phạm sau đây thì không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật:\na) Nhân sự được đề nghị bổ nhiệm lần đầu giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc đề nghị bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cao hơn thì phải đủ tuổi để công tác trọn thời hạn bổ nhiệm. Thời điểm tính tuổi bổ nhiệm thực hiện theo quy định của cấp có thẩm quyền. Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. a) Người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước là đảng viên có hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khai trừ;\nb) Nhân sự được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ mới tương đương hoặc thấp hơn chức vụ đang giữ thì không tính tuổi bổ nhiệm theo quy định tại điểm a khoản này. b) Có hành vi vi phạm quy định về công tác bảo vệ chính trị nội bộ;\nc) Có hành vi xâm hại đến lợi ích quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại;\nd) Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp.\n5. Cơ quan đại diện chủ sở hữu xây dựng quy hoạch, kế hoạch bố trí nhân sự làm Kiểm soát viên, xác định chức vụ, chức danh tương đương Kiểm soát viên và tổ chức thực hiện theo thẩm quyền.”. 5. Sửa đổi khoản 1 Điều 23 như sau: “1. Trên cơ sở kết quả giới thiệu nguồn quy hoạch tại các bước trong quy trình; căn cứ vào tiêu chuẩn, điều kiện, cơ cấu, số lượng theo quy định, cơ quan tham mưu về tổ chức, cán bộ rà soát, tổng hợp, báo cáo tập thể lãnh đạo doanh nghiệp thảo luận và bỏ phiếu kín quyết định nhân sự được quy hoạch cho từng chức danh. Một chức danh lãnh đạo quản lý quy hoạch không quá 03 người; không quy hoạch 01 người vào quá 03 chức danh”. 5. Bản kê khai tài sản, thu nhập theo mẫu quy định. 5. Đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao. 5. Đánh giá, nhận xét 03 năm gần nhất của cấp có thẩm quyền về phẩm chất đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật, đoàn kết nội bộ; về năng lực công tác, kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, trong đó, thể hiện rõ sản phẩm cụ thể, thành tích công tác, hạn chế, khuyết điểm, vi phạm (nếu có); về uy tín và triển vọng phát triển. 5. Người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên khi hết thời hạn bổ nhiệm mà đang trong thời gian thi hành quyết định kỷ luật nhưng không thuộc diện phải xem xét miễn nhiệm, cho từ chức theo quy định của Đảng và pháp luật thì cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm căn cứ yêu cầu nhiệm vụ, thảo luận, đánh giá, cân nhắc nhiều mặt về phẩm chất, năng lực, uy tín, nguyên nhân, động cơ vi phạm, khuyết điểm và tính chất, mức độ ảnh hưởng, tác động, kết quả khắc phục hậu quả (nếu có) để xem xét, quyết định về việc bổ nhiệm lại hoặc kéo dài thời gian giữ chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý.”. 5. Có đủ sức khoẻ để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao.”. 5. Thời hạn xử lý kỷ luật đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước là khoảng thời gian từ khi phát hiện hành vi vi phạm của người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước hoặc từ khi cấp có thẩm quyền kết luận người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước có hành vi vi phạm đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền. Thời hạn xử lý kỷ luật không quá 90 ngày; trường hợp vụ việc có tình tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng không quá 150 ngày. Cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật phải bảo đảm xử lý kỷ luật trong thời hạn theo quy định. Trường hợp hết thời hạn xử lý kỷ luật mà chưa ban hành quyết định xử lý kỷ luật thì chịu trách nhiệm về việc chậm ban hành và phải ban hành quyết định xử lý kỷ luật nếu hành vi vi phạm còn trong thời hiệu.\n6. Sửa đổi Điều 26 như sau: “Điều 26. Hồ sơ quy hoạch 6. Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của tiêu chuẩn chức danh quy hoạch. Trường hợp nhân sự có bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp thì phải được công nhận tại Việt Nam theo quy định.”. 6. Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật. 6. Nhận xét, đánh giá của cấp ủy cùng cấp. 6. Người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước bị xử lý kỷ luật đảng thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật đảng, cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thực hiện quy trình xử lý kỷ luật hành chính (nếu có), trừ trường hợp chưa xem xét xử lý kỷ luật quy định tại Điều 59 Nghị định này. Hình thức kỷ luật hành chính phải bảo đảm tương xứng với kỷ luật về đảng. Trường hợp bị xử lý kỷ luật về đảng bằng hình thức cao nhất thì cơ quan tham mưu về tổ chức, cán bộ báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật xem xét, quyết định xử lý kỷ luật hành chính bằng hình thức cao nhất nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 63 Nghị định này; nếu không thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên hoặc kỷ luật bãi nhiệm đối với người đại diện phần vốn nhà nước. Trường hợp còn có ý kiến khác nhau về việc xác định hình thức xử lý kỷ luật hành chính tương xứng với hình thức xử lý kỷ luật về đảng cao nhất thì cấp có thẩm quyền quyết định việc thành lập Hội đồng xử lý kỷ luật để tham mưu; tham khảo ý kiến bằng văn bản của tổ chức Đảng ra quyết định xử lý kỷ luật đảng viên trước khi quyết định. Trường hợp có thay đổi về hình thức xử lý kỷ luật về đảng thì phải thay đổi hình thức xử lý kỷ luật hành chính tương xứng. Thời gian đã thi hành quyết định xử lý kỷ luật cũ được trừ vào thời gian thi hành quyết định xử lý kỷ luật mới (nếu còn). Trường hợp cấp có thẩm quyền của Đảng quyết định xóa bỏ quyết định xử lý kỷ luật về đảng thì cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật hành chính phải ban hành quyết định hủy bỏ quyết định xử lý kỷ luật hành chính. 6. Không tính vào thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật đối với:\na) Thời gian chưa xem xét xử lý kỷ luật đối với các trường hợp quy định tại Điều 59 Nghị định này;\nb) Thời gian điều tra, truy tố, xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự (nếu có);\nc) Thời gian thực hiện khiếu nại hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án về quyết định xử lý kỷ luật cho đến khi ra quyết định xử lý kỷ luật thay thế theo quyết định của cấp có thẩm quyền.\n7. Sửa đổi Điều 28 như sau: “Điều 28. Điều kiện bổ nhiệm 7. Không trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử. Trường hợp doanh nghiệp đang trong thời gian cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra thì cấp có thẩm quyền trao đổi với cơ quan thanh tra, kiểm tra về nhân sự được đề nghị bổ nhiệm trước khi quyết định. 7. Kết luận của cấp ủy có thẩm quyền về tiêu chuẩn chính trị theo quy định. 7. Trường hợp người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu vi phạm kỷ luật thì bị xem xét xử lý kỷ luật. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, người ra quyết định phải gửi quyết định và tài liệu có liên quan cho cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật.”.\n8. Có thời gian giữ chức vụ đang đảm nhiệm hoặc chức vụ tương đương tối thiểu là 02 năm (24 tháng), nếu không liên tục thì được cộng dồn (chỉ cộng dồn đối với thời gian giữ chức vụ tương đương). Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. 8. Sửa đổi Điều 30 như sau: “Điều 30. Trình tự, thủ tục thực hiện bổ nhiệm đối với nguồn nhân sự tại chỗ 8. Nhận xét của chi ủy nơi cư trú đối với bản thân và gia đình. Trường hợp nơi cư trú của bản thân khác với nơi cư trú của gia đình thì phải lấy nhận xét của chi ủy nơi bản thân cư trú và nơi gia đình cư trú. 8. Người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên không được bổ nhiệm lại thì cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định việc bố trí công tác khác; không được bố trí chức vụ tương đương hoặc cao hơn.”.\n9. Người quản lý doanh nghiệp bị kỷ luật trong thời gian giữ chức vụ thì không bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử vào chức vụ cao hơn trong thời hạn theo quy định của cấp có thẩm quyền.”. 9. Sửa đổi Điều 31 như sau: “Điều 31. Trình tự, thủ tục thực hiện bổ nhiệm đối với nguồn nhân sự từ nơi khác Trường hợp nhân sự do cấp có thẩm quyền dự kiến điều động, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử từ nguồn nhân sự ngoài cơ quan, đơn vị thì cơ quan tham mưu về tổ chức, cán bộ tiến hành các công việc sau: Bước 1: Trao đổi ý kiến với tập thể lãnh đạo của cơ quan, tổ chức tiếp nhận nhân sự về dự kiến bổ nhiệm. Bước 2: Trao đổi, lấy ý kiến của tập thể lãnh đạo nơi nhân sự đang công tác về chủ trương điều động, bổ nhiệm. Người được giới thiệu phải đạt số phiếu trên 50% so với tổng số người được triệu tập; trường hợp người được giới thiệu có số phiếu đạt tỷ lệ 50% thì do người đứng đầu xem xét, quyết định; trường hợp người được giới thiệu có số phiếu đạt tỷ lệ dưới 50% thì vẫn tiến hành các bước tiếp theo và báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định tại Bước 3; lấy đánh giá, nhận xét của địa phương, cơ quan, đơn vị và hồ sơ nhân sự theo quy định. Gặp nhân sự để trao đổi về yêu cầu nhiệm vụ công tác. Bước 3: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định về nhân sự và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Trường hợp nhân sự bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định nhưng cơ quan, đơn vị nơi nhân sự công tác hoặc nơi tiếp nhận nhân sự hoặc nhân sự còn có ý kiến chưa thống nhất thì cơ quan tham mưu về tổ chức, cán bộ báo cáo đầy đủ các ý kiến và trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.”. 9. Bản kê khai tài sản, thu nhập theo mầu quy định. 9. Quyết định kỷ luật người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước có hiệu lực 12 tháng kể từ ngày có hiệu lực thi hành; đối với trường hợp bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức thì việc quy hoạch, bổ nhiệm, ứng cử vào chức vụ cao hơn, bố trí công tác cán bộ áp dụng hiệu lực theo quy định của cơ quan có thẩm quyền. Trường hợp đã có quyết định kỷ luật về đảng thì hiệu lực của quyết định xử lý kỷ luật hành chính tính từ ngày quyết định kỷ luật về đảng có hiệu lực. Trong thời gian này, nếu không tiếp tục có hành vi vi phạm pháp luật đến mức phải xử lý kỷ luật thì quyết định kỷ luật đương nhiên chấm dứt hiệu lực mà không cần phải có văn bản về việc chấm dứt hiệu lực. Trường hợp người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước tiếp tục có hành vi vi phạm đến mức bị xử lý kỷ luật trong thời gian đang thi hành quyết định xử lý kỷ luật thì xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều này. Quyết định kỷ luật đang thi hành chấm dứt hiệu lực kể từ thời điểm quyết định kỷ luật đối với hành vi vi phạm pháp luật mới có hiệu lực. Các tài liệu liên quan đến việc xử lý kỷ luật và quyết định kỷ luật phải được lưu giữ trong hồ sơ nhân sự. Hình thức kỷ luật phải ghi vào lý lịch của người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước.\n10. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 33 như sau: “3. Trường hợp doanh nghiệp chưa kiện toàn chức danh Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc, căn cứ yêu cầu nhiệm vụ, cấp có thẩm quyền bổ nhiệm xem xét, quyết định và chịu trách nhiệm việc giao quyền Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc hoặc giao phụ trách Hội đồng thành viên đối với người đang giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cho đến khi có quyết định bổ nhiệm các chức danh trên; thời gian giao quyền, giao phụ trách không quá 12 tháng và không tính vào thời gian giữ chức vụ nếu được bổ nhiệm.”. 10. Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của tiêu chuẩn chức vụ, chức danh bổ nhiệm. Trường hợp nhân sự có bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp thì phải được công nhận tại Việt Nam theo quy định. 10. Người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước có hành vi vi phạm trong thời gian công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ mà khi chuyển sang cơ quan, tổ chức, đơn vị mới mới phát hiện hành vi vi phạm đó và vẫn còn trong thời hiệu xử lý kỷ luật thì cấp có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức, đơn vị mới thực hiện việc xem xét xử lý kỷ luật và áp dụng hình thức kỷ luật theo quy định pháp luật tương ứng với vị trí người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước hiện đang đảm nhiệm. Đối với trường hợp này, cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ có trách nhiệm cung cấp toàn bộ hồ sơ liên quan đến hành vi vi phạm và cử người phối hợp trong quá trình xem xét, xử lý kỷ luật. Các quy định về đánh giá, xếp loại chất lượng và các quy định khác có liên quan được tính ở đơn vị cũ nơi người có hành vi vi phạm khi công tác.\n11. Sửa đổi Điều 34 như sau: “Điều 34. Hồ sơ bổ nhiệm 11. Giấy chứng nhận sức khỏe của cơ sở y tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn 06 tháng. 11. Không được cử vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ; cha, mẹ (vợ hoặc chồng), cha nuôi, mẹ nuôi; con đẻ, con nuôi; anh, chị, em ruột; cô, dì, chú, bác, cậu ruột; anh, chị, em ruột của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng của anh, chị, em ruột hoặc người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến hành vi vi phạm bị xem xét xử lý kỷ luật là thành viên Hội đồng kỷ luật hoặc là người chủ trì cuộc họp kiểm điểm.”.\n12. Các kết luận kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và các tài liệu có liên quan (nếu có).”. 12. Sửa đổi khoản 1 và bổ sung khoản 5 vào sau khoản 4 Điều 35 như sau: “1. Khi hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm theo quy định, cấp có thẩm quyền phải xem xét, quyết định bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên. Trường hợp chưa thực hiện quy trình bổ nhiệm lại theo quy định tại khoản 3 Điều này thì cấp có thẩm quyền bổ nhiệm phải có văn bản thông báo để doanh nghiệp, cá nhân được biết. Người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên sau khi được bổ nhiệm vì một trong các lý do: Sức khoẻ không bảo đảm; uy tín giảm sút; không hoàn thành nhiệm vụ; vi phạm kỷ luật đảng, pháp luật của Nhà nước thì cấp có thẩm quyền quyết định việc thay thế, cho thôi giữ chức, miễn nhiệm, cho từ chức, cách chức mà không chờ hết thời hạn giữ chức vụ, hết nhiệm kỳ công tác.\n13. Bổ sung khoản 7, khoản 8 vào sau khoản 6 Điều 36 như sau: “7. Người quản lý doanh nghiệp khi hết thời hạn bổ nhiệm mà đang trong thời gian thi hành quyết định kỷ luật khiển trách, cảnh cáo thì cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm căn cứ yêu cầu nhiệm vụ, phẩm chất, năng lực, uy tín, nguyên nhân, động cơ vi phạm, khuyết điểm và tính chất, mức độ ảnh hưởng, tác động, kết quả khắc phục hậu quả (nếu có) để xem xét, quyết định về chủ trương bổ nhiệm lại hoặc kéo dài thời gian giữ chức vụ quản lý.\n14. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 2 Điều 37 như sau: “2. Trình tự, thủ tục bổ nhiệm lại đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước:\nc) Tập thể lãnh đạo doanh nghiệp thảo luận và quyết định nhân sự: Tập thể lãnh đạo doanh nghiệp thảo luận kết quả lấy phiếu tín nhiệm tại hội nghị cán bộ chủ chốt; phân tích kết quả lấy phiếu ở hội nghị cán bộ chủ chốt. Người được đề nghị bổ nhiệm lại phải đạt tỷ lệ trên 50% tính trên tổng số người được triệu tập tham gia hội nghị cán bộ chủ chốt. Trường hợp đạt tỷ lệ từ 50% trở xuống thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc tiếp tục thực hiện quy trình; Xác minh, kết luận những vấn đề mới nảy sinh (nếu có); Thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết nhân sự bằng phiếu kín. Nhân sự được đề nghị bổ nhiệm lại phải đạt tỷ lệ trên 50% tổng số thành viên tập thể lãnh đạo doanh nghiệp đồng ý; trường hợp nhân sự đạt tỷ lệ 50% thì do Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty quyết định; trường hợp đạt tỷ lệ dưới 50% thì báo cáo đầy đủ các ý kiến khác nhau để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.”.\n15. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 Điều 40 như sau: “1. Đối tượng điều động, luân chuyển:\nb) Người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên hết thời hạn bổ nhiệm lần hai mà theo quy định không được bổ nhiệm quá 02 lần liên tục ở một doanh nghiệp.”.\n16. Bổ sung Điều 40a vào sau Điều 40 như sau: “Điều 40a. Tiêu chuẩn, điều kiện luân chuyển\n17. Sửa đổi, bổ sung Điều 52 như sau: “Điều 52. Từ chức\n18. Sửa đổi, bổ sung Điều 53 như sau: “Điều 53. Miễn nhiệm\n19. Sửa đổi, bổ sung điểm g khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 54 như sau: “1. Cấp có thẩm quyền xem xét cho thôi làm người đại diện phần vốn nhà nước thuộc một trong các trường hợp sau:\ng) Theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền cử người đại diện khi có lý do cho thôi làm người đại diện phần vốn nhà nước khác theo quy định của Đảng và pháp luật.\n20. Sửa đổi khoản 2, khoản 4, khoản 6; bổ sung khoản 9, khoản 10, khoản 11 vào sau khoản 8 Điều 56 như sau: “2. Mỗi hành vi vi phạm chỉ bị xử lý một lần bằng một hình thức kỷ luật. Trong cùng một thời điểm xem xét xử lý kỷ luật, nếu người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước có từ 02 hành vi vi phạm trở lên thì xem xét, kết luận về từng hành vi vi phạm và quyết định chung bằng một hình thức cao nhất.\n21. Sửa đổi Điều 57 như sau: “Điều 57. Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật\n22. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 Điều 59 như sau: “c) Là nữ giới đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi; là nam giới (trong trường hợp vợ chết hoặc vì lý do khách quan, bất khả kháng khác) đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người có hành vi vi phạm có văn bản đề nghị xem xét xử lý kỷ luật.”.\n23. Sửa đổi, bổ sung khoản 9 Điều 60 như sau: “9. Vi phạm quy định của pháp luật về: phòng, chống bạo lực gia đình; dân số, hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; an sinh xã hội; quy định khác của Đảng và của pháp luật liên quan đến người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước.”.\n24. Sửa đổi Điều 64 như sau: “Điều 64. Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật\n25. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 65 như sau: “a) Trường hợp người bị kiểm điểm là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty hoặc là Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước thì người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm chủ trì tổ chức họp kiểm điểm và quyết định thành phần họp kiểm điểm bao gồm đại diện lãnh đạo, cơ quan tham mưu về tổ chức, cán bộ của cơ quan đại diện chủ sở hữu, đại diện Hội đồng thành viên, Nhóm người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, đại diện cấp ủy, công đoàn doanh nghiệp hoặc đơn vị nơi người bị kiểm điểm công tác;”.\n26. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 74 như sau: “1. Thời điểm nghỉ hưu của người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước là kết thúc ngày cuối cùng của tháng đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định. Thời điểm hưởng chế độ hưu trí là ngày đầu tiên của tháng liền kề sau thời điểm nghỉ hưu. Trường hợp hồ sơ không xác định được ngày, tháng sinh mà chỉ có năm sinh thì lấy ngày 01 tháng 01 của năm sinh để làm căn cứ xác định thời điểm nghỉ hưu và thời điểm hưởng chế độ hưu trí. Trường hợp Kiểm soát viên thôi việc thì được hưởng chế độ trợ cấp thôi việc áp dụng như đối với công chức. Thời gian tính để hưởng chế độ thôi việc là thời gian làm công chức; kinh phí thực hiện chế độ thôi việc do doanh nghiệp chi trả”.\n27. Sửa đổi cụm từ “Ban Thường vụ cấp ủy” thành “cấp ủy cùng cấp” tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 21.\n28. Sửa đổi cụm từ “15 ngày” thành “30 ngày” tại điểm b khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 29, điểm d khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều 32.", "Miễn nhiệm\n...\n2. Quy trình xem xét miễn nhiệm chức vụ đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên:\na) Khi có đủ căn cứ miễn nhiệm chức vụ quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan tham mưu đề xuất với cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ;\nb) Chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất việc miễn nhiệm của Vụ Tổ chức cán bộ, Ban Cán sự đảng Bộ Công Thương tiến hành thảo luận, biểu quyết bằng phiếu kín. Việc quyết định chấp thuận để người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên miễn nhiệm phải được trên 50% tổng số thành viên Thành viên Ban Cán sự đảng Bộ Công Thương đồng ý; trường hợp nhân sự đạt tỷ lệ 50% trở xuống thì do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định.\n3. Người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên bị miễn nhiệm không được hưởng lương theo chức vụ, chức danh kể từ ngày có quyết định miễn nhiệm. Người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên sau khi bị miễn nhiệm, cấp có thẩm quyền bố trí công tác phù hợp; cá nhân có trách nhiệm chấp hành quyết định phân công của cấp có thẩm quyền. Trường hợp miễn nhiệm do xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ trong hai năm liên tiếp thì cấp có thẩm quyền giải quyết cho thôi việc theo quy định của pháp luật.\n...", "1. Cấp có thẩm quyền xem xét chấp thuận từ chức đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên thuộc một trong các trường hợp sau:\na) Tự nguyện xin thôi giữ chức vụ để chuyển giao vị trí lãnh đạo;\nb) Do tự nhận thấy không đủ tiêu chuẩn, điều kiện, sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc vị trí công tác không phù hợp;\nc) Vì lý do cá nhân khác.\n2. Người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên không được từ chức nếu thuộc một trong các trường hợp sau:\na) Đang đảm nhận nhiệm vụ quốc phòng, an ninh quốc gia; nhiệm vụ trọng yếu, cơ mật; nhiệm vụ phòng chống thiên tai, dịch bệnh mà việc từ chức sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích chung;\nb) Đang trong thời gian chịu sự thanh tra, kiểm tra, điều tra của cơ quan chức năng có thẩm quyền theo quy định của Đảng và pháp luật.\n3. Quy trình xem xét chấp thuận từ chức:\na) Chậm nhất sau 10 ngày kể từ ngày nhận đơn xin từ chức của người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, cơ quan tham mưu hoặc lãnh đạo doanh nghiệp phải trao đổi với nhân sự có đơn xin từ chức. Trường hợp nhân sự rút đơn thì dừng việc xem xét; trường hợp nhân sự không rút đơn thì cơ quan tham mưu xem xét, đề xuất với cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ;\nb) Chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày cơ quan tham mưu có văn bản đề xuất, tập thể lãnh đạo doanh nghiệp hoặc cơ quan đại diện chủ sở hữu phải thảo luận, biểu quyết bằng phiếu kín. Việc quyết định chấp thuận để người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên từ chức phải được trên 50% tổng số thành viên tập thể lãnh đạo doanh nghiệp hoặc cơ quan đại diện chủ sở hữu đồng ý; trường hợp nhân sự đạt tỷ lệ 50% thì do người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty quyết định.\n4. Khi đơn xin từ chức chưa được cấp có thẩm quyền đồng ý thì người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên vẫn phải tiếp tục thực hiện chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.\n5. Người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên sau khi có quyết định chấp thuận từ chức được bố trí công tác phù hợp với năng lực, sở trường, trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo; được bảo lưu lương chức vụ, chức danh theo quy định hiện hành đến hết thời hạn giữ chức vụ.", "1. Trường hợp người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên khi hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm tính đến tháng đủ tuổi nghỉ hưu còn dưới 24 tháng công tác đối với thời hạn giữ chức vụ 05 năm hoặc còn dưới 18 tháng công tác đối với thời hạn giữ chức vụ 03 năm thì không phải thực hiện quy trình bổ nhiệm lại và cấp có thẩm quyền bổ nhiệm xem xét, nếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện thì quyết định kéo dài thời gian giữ chức vụ cho đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.\n2. Chậm nhất 90 ngày trước ngày hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm theo quy định, cấp có thẩm quyền thông báo bằng văn bản đến người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên biết và thực hiện việc xem xét, kéo dài thời gian giữ chức vụ cho đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.\n3. Việc xem xét kéo dài thời gian giữ chức vụ đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước được thực hiện như sau:\na) Người quản lý doanh nghiệp nhà nước làm bản tự nhận xét, đánh giá kết quả, ưu điểm, khuyết điểm, tồn tại, hạn chế của mình về việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ gửi cấp có thẩm quyền bổ nhiệm, đồng thời gửi cơ quan tham mưu;\nb) Tập thể lãnh đạo doanh nghiệp thảo luận, xem xét, nếu người quản lý doanh nghiệp nhà nước còn sức khỏe, uy tín, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ thì thống nhất biểu quyết bằng phiếu kín.\nNhân sự được đề nghị kéo dài thời gian giữ chức vụ phải đạt tỷ lệ trên 50% tổng số thành viên tập thể lãnh đạo doanh nghiệp đồng ý; trường hợp nhân sự đạt tỷ lệ 50% thì do Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty quyết định; đồng thời báo cáo đầy đủ các ý kiến khác nhau để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;\nc) Lấy ý kiến bằng văn bản của cấp ủy cấp trên của cấp ủy doanh nghiệp đối với trường hợp nhân sự thuộc diện phải lấy ý kiến của cấp ủy cấp trên theo quy định;\nd) Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty ra quyết định kéo dài thời gian giữ chức vụ theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.\n4. Việc xem xét kéo dài thời gian chức vụ đối với Kiểm soát viên thực hiện theo quy định của cơ quan đại diện chủ sở hữu.", "Điều kiện và thủ tục từ chức, miễn nhiệm Chủ tịch và Thành viên Hội đồng quản lý\n...\n3. Trình tự, thủ tục từ chức, miễn nhiệm đối với Thành viên hội đồng\na) Xem xét quyết nghị việc từ chức, miễn nhiệm:\nHội đồng quản lý có trách nhiệm xem xét việc xin từ chức, miễn nhiệm của Thành viên Hội đồng quản lý và báo cáo cơ quan quản lý cấp trên.\nb) Quyết định chấp thuận từ chức, miễn nhiệm:\nCơ quan quản lý cấp trên có văn bản chấp thuận hoặc ủy quyền cho Chủ tịch Hội đồng quản lý ban hành quyết định chấp thuận từ chức, miễn nhiệm đối với Thành viên Hội đồng quản lý theo quy định.", "Thôi giữ chức vụ\n...\n2. Quy trình xem xét cho thôi giữ chức vụ:\na) Trường hợp cho thôi giữ chức vụ theo điểm a và điểm b khoản 1 Điều này thì cơ quan tham mưu về công tác tổ chức cán bộ trình người đứng đầu hoặc cấp có thẩm quyền quyết định cho thôi giữ chức vụ theo quy định.\nb) Trường hợp cho thôi giữ chức vụ theo điểm c khoản 1 Điều này thì thực hiện như sau:\nb1) Cơ quan tham mưu về công tác tổ chức cán bộ căn cứ tình trạng sức khỏe của công chức, kết luận của Hội đồng giám định y khoa để đề xuất, xin ý kiến chỉ đạo của người có thẩm quyền.\nb2) Cơ quan tham mưu về công tác tổ chức cán bộ thông báo và nghe ý kiến của công chức về việc cho thôi giữ chức vụ, trình cấp có thẩm quyền.\nb3) Cấp có thẩm quyền xem xét quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền cấp trên xem xét, quyết định.", "1. Cấp có thẩm quyền xem xét, miễn nhiệm chức vụ của người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên trong các trường hợp sau:\na) Không còn đủ tiêu chuẩn, điều kiện của người quản lý doanh nghiệp nhà nước theo quy định của pháp luật;\nb) Có hai năm liên tiếp xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ;\nc) Bị xử lý kỷ luật chưa đến mức cách chức nhưng do yêu cầu nhiệm vụ công tác cần phải thay thế;\nd) Bị xử lý kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo hai lần trong cùng một nhiệm kỳ bổ nhiệm;\nđ) Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận vi phạm quy định của Đảng về bảo vệ chính trị nội bộ;\ne) Các lý do miễn nhiệm khác theo quy định của Đảng và pháp luật.\n2. Quy trình xem xét miễn nhiệm chức vụ đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên:\na) Khi có đủ căn cứ miễn nhiệm chức vụ quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan tham mưu đề xuất với cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ;\nb) Chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất việc miễn nhiệm, tập thể lãnh đạo doanh nghiệp hoặc cơ quan đại diện chủ sở hữu phải thảo luận, biểu quyết bằng phiếu kín. Việc quyết định miễn nhiệm chức vụ đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên phải được trên 50% tổng số thành viên tập thể lãnh đạo doanh nghiệp đồng ý; trường hợp nhân sự đạt tỷ lệ 50% thì do người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty quyết định.\n3. Người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên bị miễn nhiệm không được hưởng lương theo chức vụ, chức danh kể từ ngày có quyết định miễn nhiệm. Người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên sau khi bị miễn nhiệm, cấp có thẩm quyền bố trí công tác phù hợp; cá nhân có trách nhiệm chấp hành quyết định phân công của cấp có thẩm quyền. Trường hợp miễn nhiệm do xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ trong hai năm liên tiếp thì cấp có thẩm quyền giải quyết cho thôi việc theo quy định của pháp luật.\n4. Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc miễn nhiệm\na) Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc miễn nhiệm chức vụ đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên thực hiện theo quy định của Đảng, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo;\nb) Trong khi chưa có quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo thì các tổ chức, cá nhân có liên quan phải thi hành quyết định miễn nhiệm của cấp có thẩm quyền;\nc) Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi có đủ cơ sở kết luận việc miễn nhiệm chức vụ là sai thì cấp có thẩm quyền phải có quyết định bố trí lại chức vụ và giải quyết các quyền lợi hợp pháp liên quan đến chức vụ cũ của người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên.", "Từ chức\n1. Việc xem xét cho từ chức đối với người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên và người đại diện phần vốn nhà nước được thực hiện trong các trường hợp sau:\na) Do hạn chế về năng lực hoặc không còn đủ uy tín để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao.\nb) Để cơ quan, đơn vị mình quản lý, phụ trách xảy ra sai phạm nghiêm trọng.\nc) Có trên 50% số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định của Đảng.\nĐối tượng, quy trình, thủ tục lấy phiếu tín nhiệm thực hiện theo quy định của cấp có thẩm quyền.\nd) Vì các lý do chính đáng khác của cá nhân.\n...", "Cho thôi đại diện phần vốn nhà nước\n...\n2. Quy trình xem xét cho thôi đại diện phần vốn nhà nước:\na) Chậm nhất sau 10 ngày kể từ ngày nhận đơn xin thôi làm người đại diện phần vốn nhà nước trước thời hạn hoặc có đủ căn cứ cho thôi đại diện vốn nhà nước quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan tham mưu đề xuất với cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ;\nb) Chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất việc cho thôi làm đại diện phần vốn nhà nước của Vụ Tổ chức cán bộ, Ban Cán sự đảng Bộ Công Thương tiến hành thảo luận, biểu quyết bằng phiếu kín. Việc quyết định cho thôi làm người đại diện phần vốn nhà nước phải được trên 50% tổng số thành viên Ban Cán sự đảng Bộ Công Thương đồng ý; trường hợp nhân sự đạt tỷ lệ 50% trở xuống do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định.\n3. Người đại diện phần vốn nhà nước sau khi thôi đại diện phần vốn nhà nước, cấp có thẩm quyền bố trí công tác phù hợp; cá nhân có trách nhiệm chấp hành quyết định phân công của cấp có thẩm quyền; trường hợp cá nhân tự nguyện xin nghỉ hưu, thôi việc thì được giải quyết theo quy định hiện hành. Trường hợp cho thôi đại diện vốn nhà nước do xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ trong hai năm liên tiếp thì cấp có thẩm quyền giải quyết cho thôi việc theo quy định của pháp luật.\n..." ]
Vòng 2 trong thi tuyển công chức cấp huyện sẽ có những nội dung thi nào?
[ "Hình thức, nội dung và thời gian thi\n...\n2. Vòng 2: Thi môn nghiệp vụ chuyên ngành\n...\nb) Nội dung thi: Kiểm tra kiến thức về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật về ngành, lĩnh vực tuyển dụng; kỹ năng thực thi công vụ của người dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.\nNội dung thi môn nghiệp vụ chuyên ngành phải căn cứ vào chức trách, tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn của ngạch công chức và phải phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển. Trong cùng một kỳ thi tuyển, nếu có các vị trí việc làm yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ khác nhau thì cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức phải tổ chức xây dựng các đề thi môn nghiệp vụ chuyên ngành khác nhau tương ứng với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.\n..." ]
[ "Nội dung, hình thức và thời gian xét tuyển\nXét tuyển công chức được thực hiện theo 02 vòng như sau:\n1. Vòng 1:\na) Kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn của người dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm đã đăng ký tại Phiếu đăng ký dự tuyển, nếu phù hợp thì người dự tuyển được tham dự vòng 2 quy định tại khoản 2 Điều này;\nb) Chậm nhất là 05 ngày làm việc sau ngày kết thúc việc kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn của người dự tuyển tại vòng 1, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng phải thông báo triệu tập thí sinh đủ điều kiện dự phỏng vấn vòng 2;\nc) Chậm nhất là 15 ngày sau ngày thông báo triệu tập thí sinh được tham dự vòng 2 thì phải tiến hành tổ chức phỏng vấn vòng 2.\n2. Vòng 2:\na) Phỏng vấn để kiểm tra về năng lực, trình độ chuyên môn của người dự tuyển;\nb) Điểm phỏng vấn được tính theo thang điểm 100;\nc) Thời gian phỏng vấn không quá 30 phút (trước khi thi phỏng vấn, thí sinh dự thi có không quá 15 phút chuẩn bị);\nd) Kết quả phỏng vấn được công bố ngay sau khi kết thúc phỏng vấn;\nđ) Không thực hiện việc phúc khảo đối với kết quả phỏng vấn.", "“V. NỘI DUNG, HÌNH THỨC THI TUYỂN VÀ XÁC ĐỊNH THÍ SINH TRÚNG TUYỂN\n1. Nội dung và hình thức thi tuyển\nThi tuyển công chức đối với lực lượng thuyền viên và huấn luyện viên chó nghiệp vụ được thực hiện theo 02 vòng thi:\n1.1. Vòng 1: Thi trắc nghiệm trên giấy.\nVòng 1 thi trắc nghiệm trên giấy gồm 3 phần thi, đối với các ngạch như sau:\na) Phần I: Kiến thức chung:\nĐối với ngạch Kiểm tra viên trung cấp hải quan (08.052) và ngạch nhân viên hải quan (08.053): gồm 60 câu hỏi thuộc 04 lĩnh vực: hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước; quản lý hành chính nhà nước; công chức, công vụ; tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ của đơn vị thuộc tổ chức của Tổng cục Hải quan. Thời gian thi 60 phút.\nb) Phần II: Ngoại ngữ:\n- Đối với ngạch Kiểm tra viên trung cấp hải quan (08.052): tiếng Anh gồm 30 câu hỏi, thời gian thi 30 phút; nội dung thi: tiếng Anh tương đương trình độ bậc 1 khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.\n- Đối với ngạch Nhân viên hải quan (08.053): Không yêu cầu thi.\nc) Phần III: Tin học:\n- Đối với ngạch Kiểm tra viên trung cấp hải quan (08.052): gồm 30 câu hỏi, thời gian thi 30 phút; nội dung thi: theo chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 và Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.\n- Đối với ngạch Nhân viên hải quan (08.053): Không yêu cầu thi.\nKết quả thi vòng 1 được xác định theo số câu trả lời đúng cho từng phần thi, nếu trả lời đúng từ 50% số câu hỏi trở lên cho từng phần thi thì người dự tuyển được thi tiếp vòng 2.\n1.2. Vòng 2: Thi môn nghiệp vụ chuyên ngành.\na) Hình thức thi: phỏng vấn\nb) Nội dung thi:\nb1) Đối với ngạch Kiểm tra viên trung cấp hải quan (08.052):\n- Chức danh Thuyền trưởng Phó Thuyền trưởng các ngạch:\n+ Kiến thức cơ bản về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và pháp luật về Hải quan.\n+ Hiểu biết, kỹ năng về chỉ huy, điều khiển tàu, đáp ứng kịp thời các hoạt động tuần tra, kiểm soát; trấn áp, truy đuổi, bắt giữ phương tiện vi phạm trên biển; tổ chức quản lý, điều khiển tàu đảm bảo an toàn người và phương tiện theo quy định.\nb2) Đối với ngạch Nhân viên hải quan (08.053):\n- Chức danh Máy trưởng, Máy hai các ngạch:\n+ Kiến thức cơ bản về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và pháp luật về Hải quan.\n+ Hiểu biết, kỹ năng điều hành, quản lý, vận hành hệ thống máy tàu và bộ phận thợ máy; đảm bảo an toàn kỹ thuật hệ thống máy, đáp ứng kịp thời yêu cầu hoạt động của tàu.\n- Chức danh Thợ máy:\n+ Kiến thức cơ bản về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và pháp luật về Hải quan.\n+ Hiểu biết, kỹ năng vận hành máy, điện tàu, khai thác, sử dụng, bảo quản các thiết bị trên tàu đảm bảo máy tàu luôn hoạt động tốt đáp ứng yêu cầu công tác.\n- Chức danh Thủy thủ:\n+ Kiến thức cơ bản về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và pháp luật về Hải quan.\n+ Hiểu biết, kỹ năng về điều khiển, khai thác, sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng tàu.\n- Chức danh Huấn luyện viên chó nghiệp vụ:\n+ Kiến thức cơ bản về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và pháp luật về Hải quan.\n+ Hiểu biết, kỹ năng về nuôi dưỡng, huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ phục vụ trong công tác kiểm soát hải quan.\nb3) Thang điểm: 100 điểm. Cơ cấu điểm cụ thể do Chủ tịch Hội đồng thi quy định.\nb4) Thời gian thi: thi phỏng vấn 30 phút.”", "Khoản 2. Môn thi chuyên môn, nghiệp vụ\na) Hình thức thi: trắc nghiệm (trên máy vi tính hoặc trên giấy) hoặc thực hành (phỏng vấn hoặc thuyết trình) do Hội đồng thi quyết định.\nb) Thời gian thi: trắc nghiệm 45 phút hoặc thực hành 30 phút/người.\nc) Nội dung thi: kiểm tra kiến thức, năng lực giải quyết các vấn đề đang đặt ra trong thực tiễn gắn với tiêu chuẩn về trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ chức danh nghề nghiệp hạng II của lĩnh vực dự thi; trao đổi các vấn đề về chuyên môn thuộc lĩnh vực đảm nhiệm.", "Khoản 2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tuyển dụng công chức căn cứ kết quả kiểm định công chức để quy định điều kiện đăng ký dự tuyển công chức và tổ chức thi vòng 2 đối với người đạt kết quả kiểm định theo quy định tại khoản 2 Điều 8 và điểm a, điểm c khoản 3 Điều 14 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức (sau đây gọi là Nghị định số 138/2020/NĐ-CP).", "2. Nội dung xét tuyển: Xét tuyển viên chức được thực hiện theo 2 vòng, cụ thể như sau:\na) Vòng 1:\nKiểm tra điều kiện dự tuyển tại Phiếu đăng ký dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, nếu đáp ứng đủ thì người dự tuyển được tham dự vòng 2.\nb) Vòng 2:\n- Hình thức thi: Phỏng vấn.\n- Thời gian thi: 30 phút\n- Thang điểm thi: 100 điểm.\n- Nội dung thi: Kiểm tra kiến thức, kỹ năng hoạt động nghề nghiệp người dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.", "Điều 20. Thanh tra việc tuyển dụng công chức\n1. Căn cứ, điều kiện, thẩm quyền tuyển dụng công chức\n2. Thi tuyển công chức\na) Việc thông báo thi tuyển công chức;\nb) Việc tiếp nhận hồ sơ dự thi công chức; việc đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện của hồ sơ dự thi tuyển;\nc) Việc thành lập và thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng thi tuyển công chức và các ban, bộ phận giúp việc của Hội đồng thi tuyển công chức;\nd) Việc tổ chức thi và chấm thi tuyển công chức;\nđ) Việc phê duyệt kết quả kỳ thi; gửi thông báo công nhận kết quả trúng tuyển tới người dự tuyển;\ne) Việc ra quyết định tuyển dụng, hủy bỏ quyết định tuyển dụng; thời hạn nhận việc; việc xếp lương; việc thực hiện chế độ tập sự, hướng dẫn tập sự.\n3. Xét tuyển công chức\na) Việc thông báo xét tuyển;\nb) Việc tiếp nhận hồ sơ xét tuyển; việc đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn của hồ sơ dự xét tuyển;\nc) Việc thành lập và thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng xét tuyển công chức và các ban, bộ phận giúp việc của Hội đồng xét tuyển công chức;\nd) Việc tổ chức xét tuyển công chức;\nđ) Việc phê duyệt kết quả kỳ thi; việc gửi thông báo công nhận kết quả trúng tuyển tới người dự tuyển;\ne) Việc ra quyết định tuyển dụng, hủy bỏ quyết định tuyển dụng; thời hạn nhận việc; việc xếp lương và thực hiện chế độ tập sự, hướng dẫn tập sự.\n4. Xét chuyển công chức cấp xã thành công chức cấp huyện trở lên\na) Việc quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét chuyển công chức cấp xã thành công chức cấp huyện trở lên;\nb) Việc tiếp nhận hồ sơ xét chuyển công chức; việc đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn của cán bộ, công chức cấp xã được xem xét chuyển thành công chức cấp huyện trở lên;\nc) Việc thành lập và thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng kiểm tra, sát hạch;\nd) Kết quả xét chuyển công chức;\nđ) Việc ra quyết định chuyển công chức cấp xã thành công chức cấp huyện trở lên; việc bổ nhiệm ngạch, xếp lương.\n5. Những nội dung khác quy định tại Chương II Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ, Chương I Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ Nội vụ và các quy định pháp luật khác về tuyển dụng công chức.", "“Điều 12. Điều khoản chuyển tiếp\n1. Việc yêu cầu bắt buộc người đăng ký tham gia thi tuyển công chức phải đạt kết quả kiểm định chất lượng đầu vào công chức được thực hiện kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2024. \n2. Việc tổ chức thi tuyển công chức tiếp tục được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2023. Trong thời gian này, người đạt kết quả kiểm định chất lượng đầu vào theo quy định tại Nghị định này thi tham gia thi tuyển không phải thực hiện thi vòng 1 theo quy định tại khoản 1 Điều 8 và điểm a, điểm b khoản 3 Điều 14 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP.”", "Hình thức, nội dung và thời gian thi\nThi tuyển công chức được thực hiện theo 2 vòng thi như sau:\n1. (Khoản này bị bãi bỏ bởi Khoản 2 Điều 13 Nghị định 06/2023/NĐ-CP)\n2. Vòng 2: Thi môn nghiệp vụ chuyên ngành\n...\nd) Thang điểm (thi phỏng vấn, thi viết): 100 điểm. Trường hợp lựa chọn hình thức thi kết hợp phỏng vấn và viết thì tỷ lệ điểm phỏng vấn và viết do Chủ tịch Hội đồng thi quyết định nhưng phải bảo đảm có tổng là 100 điểm.\nđ) Trường hợp cơ quan quản lý công chức có yêu cầu đặc thù cao hơn về nội dung, hình thức, thời gian thi tại vòng 2 thì thống nhất ý kiến với Bộ Nội vụ trước khi thực hiện.", "Điều khoản chuyển tiếp\n1. Việc tổ chức thi vòng 1 trong thi tuyển công chức tiếp tục được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 138/2020/NĐ-CP đến hết ngày 31 tháng 7 năm 2024. Trong thời gian này, người đạt kết quả kiểm định chất lượng đầu vào theo quy định tại Nghị định này khi tham gia thi tuyển công chức không phải thực hiện thi vòng 1 theo quy định tại khoản 1 Điều 8 và điểm a, điểm b khoản 3 Điều 14 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP.\n2. Kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2024, cơ quan tuyển dụng công chức chỉ tuyển dụng công chức đối với người đạt kết quả kiểm định.", "Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức\n1. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 4 như sau: “2. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định này hoặc người đứng đầu cơ quan, đơn vị được phân cấp, ủy quyền xây dựng kế hoạch tuyển dụng, quyết định theo thẩm quyền hoặc báo cáo cơ quan quản lý viên chức phê duyệt để làm căn cứ tuyển dụng trước mỗi kỳ tuyển dụng. Nội dung kế hoạch tuyển dụng bao gồm: 1. Vòng 1: Thi kiểm tra kiến thức chung bằng hình thức trắc nghiệm trên máy vi tính. Nội dung thi gồm 02 phần, cụ thể như sau: 1. Người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển viên chức phải có đủ các điều kiện sau: 1. Vòng 1: Kiểm tra điều kiện dự tuyển tại Phiếu đăng ký dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, nếu đáp ứng đủ thì người dự tuyển được tham dự vòng 2. Trường hợp vị trí việc làm yêu cầu trình độ ngoại ngữ trong tiêu chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng và theo bản mô tả công việc và khung năng lực vị trí việc làm thì cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng phải thông báo cụ thể yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ. Nếu có một trong các văn bằng, chứng chỉ quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định này thì được sử dụng thay thế. Nếu không có văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ phù hợp thì Hội đồng xét tuyển tổ chức sát hạch để đánh giá năng lực ngoại ngữ theo yêu cầu của vị trí tuyển dụng. Hội đồng tuyển dụng kiểm tra việc đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ theo thông tin người dự tuyển kê khai tại Phiếu đăng ký dự tuyển. Sau khi trúng tuyển, người trúng tuyển nộp bản sao văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định này. 1. Căn cứ điều kiện đăng ký dự tuyển viên chức và theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng quyết định tiếp nhận vào viên chức đối với các trường hợp đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện của vị trí việc làm, cụ thể như sau: 1. Việc biệt phái viên chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây: 1. Viên chức được đăng ký dự xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau: 1. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: 1. Nội dung: Đánh giá việc đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Điều 32 Nghị định này đối với viên chức dự xét thăng hạng. 1. Viên chức trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng là người đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 32 Nghị định này, được người đứng đầu cơ quan, đơn vị tổ chức xét thăng hạng công nhận kết quả trúng tuyển kỳ xét thăng hạng. 1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hoàn thành việc thẩm định hồ sơ xét thăng hạng và xác định danh sách người trúng tuyển, Chủ tịch Hội đồng xét thăng hạng có văn bản báo cáo người đứng đầu cơ quan, đơn vị tổ chức xét thăng hạng phê duyệt kết quả kỳ xét thăng hạng và danh sách viên chức trúng tuyển. 1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được danh sách viên chức trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền hoặc người được phân cấp, ủy quyền phải thực hiện việc bổ nhiệm và xếp lương ở chức danh nghề nghiệp mới đối với viên chức trúng tuyển theo quy định. Trường hợp viên chức đã trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng nhưng sau đó bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc bị kỷ luật hoặc bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì chưa ra quyết định bổ nhiệm và xếp lương ở chức danh nghề nghiệp trúng tuyển. Khi hết thời hạn xử lý kỷ luật mà không bị kỷ luật hoặc hết thời gian thi hành quyết định kỷ luật hoặc sau khi có quyết định của cấp có thẩm quyền đối với trường hợp bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì căn cứ vào cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp đã được phê duyệt tại thời điểm xem xét, quyết định bổ nhiệm, cấp có thẩm quyền quyết định việc bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp đối với viên chức trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp. Thời điểm hưởng lương mới, thời gian xét nâng bậc lương lần sau, việc kéo dài thời gian nâng bậc lương (nếu có) thực hiện theo quy định của pháp luật. 1. Thời hạn giữ chức vụ quản lý cho mỗi lần bổ nhiệm là 05 năm, tính từ thời điểm quyết định bổ nhiệm có hiệu lực, trừ trường hợp thời hạn dưới 05 năm theo quy định của pháp luật chuyên ngành. 1. Bảo đảm tiêu chuẩn chung theo quy định của Đảng, của pháp luật và tiêu chuẩn cụ thể của chức vụ bổ nhiệm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền. 1. Xin chủ trương bổ nhiệm 1. Bổ nhiệm trong trường hợp hợp nhất, sáp nhập, chia tách, tổ chức lại, chuyển đổi mô hình tổ chức: 1. Việc xem xét từ chức đối với viên chức quản lý được thực hiện trong các trường hợp sau: 1. Việc xem xét miễn nhiệm đối với viên chức quản lý được thực hiện trong các trường hợp sau: 1. Viên chức quản lý có đơn từ chức theo căn cứ tại điểm a, điểm b hoặc điểm c khoản 1 Điều 54 Nghị định này và được cấp có thẩm quyền cho thôi giữ chức vụ hoặc không có đơn từ chức theo quy định tại khoản 4 Điều 54 Nghị định này thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ lãnh đạo hiện hưởng trong thời gian 06 tháng kể từ ngày có quyết định cho thôi giữ chức vụ. Viên chức quản lý có đơn từ chức theo căn cứ tại điểm d hoặc điểm đ khoản 1 Điều 54 Nghị định này và được cấp có thẩm quyền cho thôi giữ chức vụ thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ lãnh đạo hiện hưởng đến hết thời hạn giữ chức vụ. 1. Quản lý về số lượng, tiêu chuẩn, tuyển dụng, sử dụng đối với viên chức thuộc phạm vi quản lý; phân công, phân cấp, ủy quyền việc bổ nhiệm, xếp lương, nâng bậc lương (thường xuyên, trước thời hạn), phụ cấp thâm niên vượt khung đối với viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng I trở xuống (bao gồm cả chức danh nghề nghiệp hạng I xếp lương loại A3) thuộc phạm vi quản lý, trừ trường hợp viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này.\na) Số lượng người làm việc được giao và số lượng người làm việc chưa sử dụng của đơn vị sự nghiệp công lập; a) Phần I: Kiến thức chung, 60 câu hỏi hiểu biết về pháp luật viên chức, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật về ngành, lĩnh vực tuyển dụng. Thời gian thi 60 phút. Trường hợp đã đạt kết quả kiểm định chất lượng đầu vào theo quy định về kiểm định chất lượng đầu vào công chức thì được miễn thi Phần I. a) Có kết quả điểm thi tại vòng 2 đạt từ 50 điểm trở lên. a) Người có đủ 05 năm công tác trở lên đang làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công việc ở vị trí việc làm dự kiến tiếp nhận tại cơ quan, tổ chức, đơn vị được thành lập theo quy định của pháp luật. Thời gian công tác quy định tại điểm này là thời gian làm chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công việc ở vị trí việc làm dự kiến tiếp nhận theo đúng quy định của pháp luật, có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, không tính thời gian tập sự theo quy định tại Điều 21 Nghị định này. Trường hợp thời gian tập sự, thử việc tại công việc đang làm theo quy định của pháp luật ít hơn thời gian tập sự của công việc được tiếp nhận quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định này thì thời gian chênh lệch ít hơn này được tính vào thời gian tập sự. Trường hợp có thời gian công tác không liên tục mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn. a) Theo nhiệm vụ đột xuất, cấp bách; a) Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp; có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật; không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật theo quy định của Đảng và của pháp luật; a) Quyết định chỉ tiêu thăng hạng phù hợp với vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp đã được phê duyệt; a) Cơ quan, đơn vị có nhu cầu bổ nhiệm viên chức quản lý trình cấp có thẩm quyền bổ nhiệm xin chủ trương bằng văn bản, trong đó nêu rõ chức vụ, chức danh cần kiện toàn, nguồn nhân sự dự kiến bổ nhiệm và dự kiến phân công lĩnh vực, nhiệm vụ cụ thể. a) Trường hợp hợp nhất, sáp nhập, chia tách, tổ chức lại, chuyển đổi mô hình tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập mà chức vụ viên chức đang giữ ở đơn vị sự nghiệp công lập cũ tương đương hoặc cao hơn chức vụ dự kiến đảm nhiệm ở đơn vị sự nghiệp công lập mới hoặc trường hợp đổi tên đơn vị sự nghiệp công lập thì cấp có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm mà không phải thực hiện quy trình bổ nhiệm; thời hạn bổ nhiệm tính theo quyết định bổ nhiệm cũ. Trường hợp thời hạn bổ nhiệm còn dưới 02 năm thì cấp có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm theo quy định tại điểm này hoặc bổ nhiệm theo quy định tại điểm b khoản này. a) Do hạn chế về năng lực hoặc không còn đủ uy tín để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao; a) Bị kỷ luật cảnh cáo hoặc khiển trách mà cấp có thẩm quyền xác định là năng lực hạn chế, uy tín giảm sút;\nb) Số lượng người cần tuyển ở từng vị trí việc làm, trong đó xác định các vị trí việc làm thí sinh được đăng ký 02 nguyện vọng. Các vị trí việc làm thí sinh được đăng ký 02 nguyện vọng phải có tiêu chuẩn, điều kiện giống nhau, cùng Hội đồng thi, áp dụng hình thức thi viết (vòng 2) và chung đề thi; b) Phần II: Ngoại ngữ, 30 câu hỏi theo yêu cầu của vị trí việc làm bằng một trong năm thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc hoặc lựa chọn 01 ngoại ngữ khác theo yêu cầu của vị trí việc làm. Thời gian thi 30 phút. Đối với vị trí việc làm không yêu cầu ngoại ngữ trong tiêu chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng và theo bản mô tả công việc và khung năng lực vị trí việc làm thì không phải tổ chức thi Phần II. b) Có số điểm vòng 2 cộng với điểm ưu tiên quy định tại Điều 6 Nghị định này (nếu có) cao hơn lấy theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp trong chỉ tiêu tuyển dụng của vị trí việc làm. b) Cán bộ, công chức cấp xã đang làm công việc phù hợp với công việc ở vị trí việc làm dự kiến tiếp nhận. b) Để thực hiện công việc cần giải quyết trong một thời gian nhất định. b) Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận chức danh nghề nghiệp ở hạng cao hơn liền kề hạng chức danh nghề nghiệp hiện giữ trong cùng lĩnh vực nghề nghiệp; b) Chủ trì tổ chức hoặc phân cấp, ủy quyền việc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp hạng I trở xuống đối với viên chức làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý, trừ trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này. b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị, cấp có thẩm quyền bổ nhiệm phải xem xét, quyết định về chủ trương bổ nhiệm. b) Trường hợp hợp nhất, sáp nhập, chia tách, tổ chức lại, chuyển đổi mô hình tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập mà chức vụ viên chức đang giữ ở đơn vị sự nghiệp công lập cũ thấp hơn chức vụ viên chức dự kiến đảm nhiệm ở đơn vị sự nghiệp công lập mới thì việc bổ nhiệm được thực hiện theo quy trình bổ nhiệm đối với nguồn nhân sự từ nơi khác. Trường hợp chưa có tập thể lãnh đạo của cơ quan, đơn vị tiếp nhận hoặc không còn tập thể lãnh đạo nơi viên chức đang công tác thì cấp có thẩm quyền bổ nhiệm căn cứ Đề án đã được phê duyệt, tờ trình của cơ quan tham mưu về tổ chức, cán bộ để quyết định bổ nhiệm. b) Để cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý, phụ trách xảy ra sai phạm nghiêm trọng; để cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý, phụ trách hoặc cấp dưới trực tiếp xảy ra tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng; b) Bị kỷ luật khiển trách, cảnh cáo 02 lần trở lên trong cùng thời hạn bổ nhiệm;\nc) Số lượng vị trí việc làm cần tuyển đối với người dân tộc thiểu số (nếu có), trong đó xác định rõ chỉ tiêu, cơ cấu dân tộc cần tuyển; c) Kết quả thi vòng 1 được xác định theo số câu trả lời đúng cho từng phần thi quy định tại điểm a và điểm b khoản này; nếu trả lời đúng từ 50% số câu hỏi trở lên cho từng phần thi thì người dự tuyển được thi tiếp vòng 2. c) Người đã từng là cán bộ, công chức, viên chức, sau đó được cấp có thẩm quyền quyết định bằng văn bản chuyển công tác đến làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác nhưng vẫn làm công việc phù hợp với vị trí việc làm dự kiến tiếp nhận. c) Đáp ứng yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ và yêu cầu khác của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự xét thăng hạng. Trường hợp tại thời điểm xét thăng hạng mà Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành chưa ban hành quy định nội dung, chương trình, hình thức, thời gian bồi dưỡng theo quy định tại khoản 1 Điều 64 Nghị định này thì không phải đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp; viên chức được xét thăng hạng được coi là đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện của hạng được xét; c) Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày có văn bản đồng ý về chủ trương bổ nhiệm, cơ quan, tổ chức, đơn vị phải hoàn thành việc thực hiện quy trình nhân sự theo quy định. c) Trường hợp sáp nhập, tổ chức lại, chuyển đổi mô hình tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập mà viên chức quản lý tính đến tháng đủ tuổi nghỉ hưu còn dưới 02 năm thì việc bổ nhiệm thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này. c) Có trên 50% số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định. Đối tượng, quy trình, thủ tục lấy phiếu tín nhiệm thực hiện theo quy định của cấp có thẩm quyền; c) Có trên 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định. Đối tượng, quy trình, thủ tục lấy phiếu tín nhiệm thực hiện theo quy định của cấp có thẩm quyền;\nd) Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự tuyển ở từng vị trí việc làm; d) Người tốt nghiệp tiến sĩ trở lên (được cơ quan có thẩm quyền công nhận theo quy định) đang làm việc tại cơ quan, tổ chức có trụ sở hoặc chi nhánh được thành lập ở nước ngoài hoặc tại cơ quan, tổ chức nước ngoài có trụ sở hoặc chi nhánh được thành lập ở Việt Nam, có chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển dụng và có đủ 03 năm công tác trở lên làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công việc ở vị trí việc làm dự kiến tiếp nhận. d) Đáp ứng yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu giữ chức danh nghề nghiệp hạng dưới liền kề theo yêu cầu của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự xét thăng hạng, trừ trường hợp xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp mà chức danh nghề nghiệp đó theo quy định tại thời điểm xét không có hạng dưới liền kề. Trường hợp viên chức trước khi được tuyển dụng, tiếp nhận đã có thời gian công tác (không tính thời gian tập sự theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định này) theo đúng quy định của pháp luật, có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, làm việc ở vị trí việc làm có yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp (nếu có thời gian công tác không liên tục mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn) và thời gian đó được tính làm căn cứ xếp lương ở chức danh nghề nghiệp hiện giữ thì được tính là tương đương với hạng chức danh nghề nghiệp hiện giữ. Trường hợp tính thời gian tương đương thì phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp hạng dưới liền kề so với hạng chức danh nghề nghiệp dự xét ít nhất 12 tháng tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng. d) Do không đủ sức khỏe hoặc vì các lý do chính đáng khác; d) Có 02 năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ;\nđ) Hình thức và nội dung thi tuyển hoặc xét tuyển; đ) Người có tài năng, năng khiếu đặc biệt phù hợp với vị trí việc làm trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao, các nghề truyền thống theo quy định của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực. đ) Theo yêu cầu nhiệm vụ. đ) Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; vi phạm những điều đảng viên không được làm; vi phạm trách nhiệm nêu gương, ảnh hưởng xấu đến uy tín của bản thân và đơn vị nơi đang công tác;\ne) Các nội dung khác (nếu có). Đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này xây dựng và quyết định kế hoạch tuyển dụng theo quy định tại khoản này mà không phải báo cáo cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập phê duyệt.”. e) Người học theo chế độ cử tuyển theo quy định của pháp luật, sau khi tốt nghiệp về công tác tại địa phương nơi cử đi học. Cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng hoặc được phân cấp thẩm quyền tuyển dụng căn cứ vào đặc thù của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình có thể quy định tiêu chuẩn, điều kiện cao hơn đối với các trường hợp tiếp nhận quy định tại khoản này. e) Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận vi phạm tiêu chuẩn chính trị theo quy định về bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng đến mức phải miễn nhiệm;\ng) Viên chức quản lý là người đứng đầu để đơn vị sự nghiệp công lập thuộc quyền quản lý, phụ trách hoặc cấp dưới trực tiếp xảy ra tham nhũng, tiêu cực rất nghiêm trọng.\n2. Bổ sung điểm d vào sau điểm c khoản 1 Điều 6 như sau: “d) Cán bộ công đoàn trưởng thành từ cơ sở, trong phong trào công nhân: Được cộng 1,5 điểm vào kết quả vòng 2.”. 2. Vòng 2: Thi môn nghiệp vụ chuyên ngành 2. Trường hợp có từ 02 người trở lên có tổng số điểm tính theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng của vị trí việc làm cần tuyển thì người trúng tuyển là người đạt kết quả thi phần thi kiến thức chung tại vòng 1 cao hơn (nếu có). Trường hợp vẫn không xác định được thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng quyết định người trúng tuyển. 2. Vòng 2 được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định này.”. 2. Quy trình xem xét tiếp nhận vào viên chức 2. Thời gian biệt phái viên chức không quá 03 năm. Đối với ngành, lĩnh vực đặc thù, thời gian biệt phái thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Khi hết thời gian biệt phái thì cơ quan, đơn vị nơi cử viên chức đi biệt phái xem xét, quyết định việc kết thúc hoặc gia hạn thời gian biệt phái đối với viên chức. 2. Ngoài tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành có trách nhiệm quy định cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng đối với trường hợp thăng lên hạng II và hạng I thuộc ngành, lĩnh vực quản lý gắn với yêu cầu của vị trí việc làm tương ứng với hạng chức danh nghề nghiệp dự xét, bảo đảm yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ và quyền lợi của viên chức. Bộ Nội vụ quy định cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng đối với trường hợp thăng lên hạng II và hạng I áp dụng cho viên chức hành chính, viên chức văn thư và viên chức lưu trữ. Đối với viên chức hạng V và viên chức hạng IV được xét thăng lên hạng chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề nếu đang làm công việc ở vị trí việc làm phù hợp với chức danh nghề nghiệp được xét và đáp ứng được tiêu chuẩn, điều kiện xét theo quy định tại khoản 1 Điều này. Đối với trường hợp viên chức đang xếp ở hạng chức danh nghề nghiệp mà hạng chức danh nghề nghiệp này không còn theo quy định của pháp luật hiện hành thì được xét thăng lên hạng chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề với hạng chức danh nghề nghiệp hiện giữ nếu đang công tác ở vị trí việc làm phù hợp và đáp ứng được tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều này. Quy định này không áp dụng đối với trường hợp có sự thay đổi mã số chức danh nghề nghiệp.”. 2. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này: 2. Hình thức: Thẩm định hồ sơ.”. 2. Trường hợp cơ quan, đơn vị có số lượng viên chức dự xét thăng hạng nhiều hơn số chỉ tiêu thăng hạng đã được phê duyệt thì việc xác định viên chức trúng tuyển xét thăng hạng thực hiện theo thứ tự ưu tiên sau: 2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định phê duyệt kết quả kỳ xét thăng hạng, Hội đồng xét thăng hạng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về kết quả xét thăng hạng và danh sách viên chức trúng tuyển tới cơ quan, đơn vị có viên chức dự xét thăng hạng; đồng thời thông báo công khai trên trang thông tin điện tử hoặc Cổng Thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị, tổ chức xét thăng hạng.”. 2. Việc xếp lương ở chức danh nghề nghiệp mới bổ nhiệm thực hiện theo quy định của pháp luật.”. 2. Viên chức quản lý có thể được bổ nhiệm lại với số lần không hạn chế để giữ một chức vụ quản lý, trừ trường hợp có quy định khác của Đảng hoặc của pháp luật chuyên ngành.”. 2. Đối với nhân sự từ nguồn tại chỗ phải được quy hoạch vào chức vụ, chức danh bổ nhiệm hoặc được quy hoạch chức vụ, chức danh tương đương trở lên. Đối với nhân sự nguồn từ nơi khác phải được quy hoạch chức vụ, chức danh tương đương trở lên. Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Trường hợp đơn vị mới thành lập chưa thực hiện việc phê duyệt quy hoạch thì do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. 2. Thực hiện quy trình bổ nhiệm đối với nguồn nhân sự tại chỗ: Quy trình bổ nhiệm đối với nguồn nhân sự tại chỗ gồm 05 bước; các hội nghị chỉ được tiến hành khi có ít nhất 2/3 số người được triệu tập có mặt. Thành phần triệu tập thực hiện theo quy định tại khoản này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 47 Nghị định này. 2. Cấp có thẩm quyền bổ nhiệm chủ trì hoặc ủy quyền chủ trì thực hiện quy trình bổ nhiệm đối với các trường hợp sau: 2. Viên chức quản lý khi hết thời hạn bổ nhiệm, tính đến tháng đủ tuổi nghỉ hưu còn dưới 05 năm công tác mà được bổ nhiệm lại thì thời hạn bổ nhiệm được tính đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định. Trường hợp tính đến tháng đủ tuổi nghỉ hưu còn dưới 02 năm công tác, cấp có thẩm quyền bổ nhiệm xem xét, nếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện thì quyết định kéo dài thời gian giữ chức vụ quản lý cho đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 47 Nghị định này. 2. Không xem xét cho thôi giữ chức vụ đối với viên chức quản lý nếu thuộc một trong các trường hợp sau: 2. Quy trình xem xét miễn nhiệm: 2. Viên chức quản lý bị miễn nhiệm không được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo kể từ ngày có quyết định miễn nhiệm. 2. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư và đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, ngoài các nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều này còn có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:\na) Hình thức thi: Căn cứ vào tính chất, đặc điểm và yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng lựa chọn một trong ba hình thức thi: Vấn đáp hoặc thực hành hoặc viết. Trường hợp lựa chọn hình thức thi viết thì được lựa chọn một trong ba hình thức: Trắc nghiệm hoặc tự luận hoặc trắc nghiệm kết hợp với tự luận. a) Khi xem xét tiếp nhận vào viên chức không giữ chức vụ quản lý đối với các trường hợp quy định tại điểm a, điểm b và điểm e khoản 1 Điều này, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch. Thành phần Hội đồng kiểm tra, sát hạch được thực hiện theo quy định tại Điều 8 Nghị định này. a) Tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp hạng I xếp lương loại A3 theo phân cấp, ủy quyền; a) Viên chức có thành tích cao hơn trong hoạt động nghề nghiệp đã được cấp có thẩm quyền công nhận; a) Bước 1: Hội nghị tập thể lãnh đạo (lần 1) Trên cơ sở chủ trương bổ nhiệm, yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị và nguồn nhân sự trong quy hoạch, người đứng đầu chủ trì cùng tập thể lãnh đạo thảo luận, rà soát, thống nhất về cơ cấu, số lượng, tiêu chuẩn, điều kiện và quy trình nhân sự; đồng thời tiến hành rà soát kết quả đánh giá, nhận xét đối với từng nhân sự trong quy hoạch (gồm cá nhân sự được quy hoạch chức danh tương đương trở lên) và thông qua danh sách nhân sự đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định để lấy ý kiến giới thiệu ở bước tiếp theo. Thành phần: Tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị, gồm: Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập; việc xác định người đứng đầu trong cơ sở giáo dục đại học thực hiện theo quy định của Đảng và của pháp luật chuyên ngành. Trường hợp người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập không trong Ban thường vụ cấp ủy cùng cấp (đối với tổ chức đảng cấp trên cơ sở) hoặc cấp ủy cùng cấp (đối với tổ chức đảng cấp cơ sở) của cơ quan, đơn vị thì người đứng đầu Ban thường vụ cấp ủy cùng cấp (đối với tổ chức đảng cấp trên cơ sở) hoặc người đứng đầu cấp ủy cùng cấp (đối với tổ chức đảng cấp cơ sở) của cơ quan, đơn vị tham dự. Căn cứ vào phân cấp thẩm quyền bổ nhiệm, đại diện lãnh đạo cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm chủ trì hội nghị hoặc ủy quyền chủ trì hội nghị. Người đứng đầu cơ quan hoặc bộ phận tham mưu về tổ chức, cán bộ của cấp có thẩm quyền bổ nhiệm tham dự hoặc ủy quyền cho cấp phó tham dự hội nghị nhưng không bỏ phiếu. Kết quả thảo luận và đề xuất được ghi thành biên bản. a) Bổ nhiệm người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập mới được thành lập; a) Đang đảm nhận nhiệm vụ quốc phòng, an ninh quốc gia; đang đảm nhận nhiệm vụ trọng yếu, cơ mật; phòng chống thiên tai, dịch bệnh; nếu thôi giữ chức vụ ngay sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích chung của Đảng và Nhà nước; a) Khi có đủ căn cứ miễn nhiệm đối với viên chức quản lý quy định tại khoản 1 Điều này, trong thời hạn 10 ngày làm việc, cơ quan tham mưu về tổ chức, cán bộ có trách nhiệm trao đổi với viên chức và đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;\nb) Nội dung thi: Kiểm tra kiến thức, kỹ năng hoạt động nghề nghiệp của người dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển. Nội dung thi môn nghiệp vụ chuyên ngành phải căn cứ vào nhiệm vụ, tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp viên chức và phải phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển. Trong cùng một kỳ thi tuyển, nếu có các vị trí việc làm yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ khác nhau thì Hội đồng tuyển dụng viên chức phải tổ chức xây dựng các đề thi môn nghiệp vụ chuyên ngành khác nhau tương ứng với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển. Các công việc liên quan đến việc ra đề thi phải thực hiện bảo mật theo quy định của pháp luật. b) Hội đồng kiểm tra, sát hạch thực hiện các nhiệm vụ sau: Kiểm tra về các điều kiện, tiêu chuẩn, văn bằng, chứng chỉ của người được đề nghị tiếp nhận theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển. Tổ chức sát hạch về trình độ hiểu biết chung và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của người được đề nghị tiếp nhận. Hội đồng kiểm tra, sát hạch phải báo cáo người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng thống nhất về hình thức và nội dung sát hạch trước khi thực hiện. Hội đồng kiểm tra, sát hạch làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số; trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo ý kiến mà Chủ tịch Hội đồng kiểm tra, sát hạch đã biểu quyết; Hội đồng kiểm tra, sát hạch quyết định thành lập Tổ thư ký giúp việc trong trường hợp cần thiết. Trường hợp vị trí việc làm không yêu cầu về trình độ ngoại ngữ thì không phải thực hiện sát hạch ngoại ngữ. Báo cáo người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng về kết quả kiểm tra, sát hạch. Hội đồng kiểm tra, sát hạch tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ. b) Tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp hạng I xếp lương loại A2 và từ hạng II trở xuống đối với viên chức làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập phù hợp với vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp đã được phê duyệt; b) Viên chức là nữ; b) Bước 2: Hội nghị tập thể lãnh đạo mở rộng Căn cứ vào cơ cấu, số lượng, tiêu chuẩn, điều kiện và danh sách nhân sự đã được thông qua ở bước 1, người đứng đầu trao đổi định hướng nhân sự bổ nhiệm phù hợp với yêu cầu của đơn vị để hội nghị thảo luận và tiến hành giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín. Thành phần: Tập thể lãnh đạo theo quy định tại điểm a khoản này; Ban thường vụ cấp ủy cùng cấp (đối với tổ chức đảng cấp trên cơ sở) hoặc cấp ủy cùng cấp (đối với tổ chức đảng cấp cơ sở) của cơ quan, đơn vị; người đứng đầu các đơn vị thuộc và trực thuộc (nếu có). Nguyên tắc giới thiệu và lựa chọn: Mỗi thành viên tham dự hội nghị giới thiệu 01 người cho một chức danh; người nào đạt số phiếu cao nhất trong số người đạt tỷ lệ trên 50% tính trên tổng số người được triệu tập giới thiệu thì được lựa chọn. Trường hợp không có người nào đạt trên 50% thì chọn tất cả người có số phiếu giới thiệu đạt từ 30% trở lên để giới thiệu ở bước tiếp theo. Trường hợp không có người đạt 30% số phiếu giới thiệu thì không tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, chỉ đạo. Phiếu giới thiệu nhân sự bổ nhiệm do Ban tổ chức hội nghị phát hành, có đóng dấu treo của đơn vị. Kết quả kiểm phiếu được ghi thành biên bản, không công bố tại hội nghị này. b) Trường hợp thực hiện quy trình bổ nhiệm mà thời điểm đó đơn vị sự nghiệp công lập chỉ có 01 lãnh đạo là người đứng đầu hoặc là cấp phó của người đứng đầu hoặc khuyết vị trí lãnh đạo hoặc thực hiện quy trình bổ nhiệm lãnh đạo là người đứng đầu; b) Đang trong thời gian chịu sự thanh tra, kiểm tra, hoặc đang bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử. b) Cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc miễn nhiệm trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề xuất; trường hợp cần thiết vì lý do khách quan thì có thể kéo dài nhưng không quá 15 ngày làm việc. Tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị và thường vụ cấp ủy cùng cấp phải thảo luận, xác định rõ căn cứ miễn nhiệm theo đề xuất của cơ quan tham mưu về tổ chức, cán bộ trước khi biểu quyết bằng phiếu kín. Việc quyết định miễn nhiệm đối với viên chức quản lý phải được từ 50% trở lên tổng số thành viên tập thể lãnh đạo, thường vụ cấp ủy cùng cấp đồng ý; trường hợp đạt tỷ lệ dưới 50% thì báo cáo cơ quan quản lý xem xét, quyết định. b) Tổ chức tuyển dụng viên chức theo thẩm quyền; xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp hạng I xếp lương loại A3 theo phân cấp, ủy quyền; xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, quyết định bổ nhiệm, xếp lương, nâng bậc lương (thường xuyên, trước thời hạn), phụ cấp thâm niên vượt khung đối với viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng I xếp lương loại A2 và từ hạng II trở xuống thuộc phạm vi quản lý;”.\nc) Thời gian thi: Vấn đáp 30 phút (thí sinh dự thi có không quá 15 phút chuẩn bị, không tính vào thời gian thi); viết 180 phút (không kể thời gian chép đề); thời gian thi thực hành do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng quyết định căn cứ vào tính chất, đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của vị trí việc làm cần tuyển. c) Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng quyết định theo thẩm quyền. c) Quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp, xếp lương, nâng bậc lương (thường xuyên, trước thời hạn), phụ cấp thâm niên vượt khung đối với viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng I trở xuống (bao gồm cả chức danh nghề nghiệp hạng I xếp lương viên chức loại A3) thuộc phạm vi quản lý. c) Viên chức là người dân tộc thiểu số; c) Bước 3: Hội nghị tập thể lãnh đạo (lần 2) Trên cơ sở kết quả giới thiệu nhân sự ở bước 2, tập thể lãnh đạo tiến hành thảo luận và giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín. Thành phần: Thực hiện như quy định ở bước 1. Nguyên tắc giới thiệu và lựa chọn: Mỗi thành viên giới thiệu 01 người cho 01 chức danh trong số nhân sự được giới thiệu ở bước 2 hoặc giới thiệu người khác có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định; người nào đạt số phiếu cao nhất trong số người đạt tỷ lệ trên 50% tính trên tổng số người được triệu tập giới thiệu thì được lựa chọn. Trường hợp không có người nào đạt trên 50% thì chọn tất cả người có số phiếu giới thiệu đạt từ 30% trở lên để giới thiệu ở bước tiếp theo. Trường hợp không có người đạt 30% số phiếu giới thiệu thì không tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, chỉ đạo. Trường hợp nhân sự giới thiệu ở bước này khác với nhân sự được giới thiệu ở bước 2, tập thể lãnh đạo họp, thảo luận, phân tích, đánh giá, xem xét, quyết định việc lựa chọn nhân sự để giới thiệu ở bước tiếp theo bằng phiếu kín theo thẩm quyền và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Người được lựa chọn phải được tối thiểu 2/3 tổng số thành viên tập thể lãnh đạo giới thiệu. Trường hợp không có người đạt đủ số phiếu thì không tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, chỉ đạo. Phiếu giới thiệu nhân sự bổ nhiệm do Ban tổ chức hội nghị phát hành, có đóng dấu treo của đơn vị. Kết quả kiểm phiếu được ghi thành biên bản, được công bố tại hội nghị này. c) Trường hợp thực hiện quy trình bổ nhiệm mà thời điểm đó nội bộ lãnh đạo đơn vị sự nghiệp công lập mất đoàn kết, nhiều người vi phạm kỷ luật, nếu thực hiện quy trình bổ nhiệm sẽ thiếu khách quan;\nd) Thang điểm (vấn đáp, thực hành, viết): 100 điểm. d) Viên chức nhiều tuổi hơn (tính theo ngày, tháng, năm sinh); d) Bước 4: Hội nghị cán bộ chủ chốt Tổ chức lấy ý kiến của cán bộ chủ chốt theo danh sách nhân sự được giới thiệu ở bước 3. Thành phần: Tập thể lãnh đạo theo quy định tại điểm b khoản này; người đứng đầu các tổ chức chính trị - xã hội của đơn vị sự nghiệp công lập; cấp phó người đứng đầu đơn vị thuộc và trực thuộc (nếu có). Trường hợp bổ nhiệm viên chức quản lý của đơn vị là tổ chức cấu thành hoặc cơ quan, đơn vị có đơn vị thuộc, trực thuộc nhưng có dưới 30 người hoặc cơ quan, đơn vị không có tổ chức cấu thành thì thành phần tham dự gồm toàn thể viên chức của cơ quan, đơn vị. Trình tự lấy ý kiến: Thông báo danh sách nhân sự được giới thiệu ở bước 3; tóm tắt lý lịch, quá trình học tập, công tác; bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định của pháp luật; đánh giá, nhận xét ưu, khuyết điểm, triển vọng phát triển và dự kiến phân công công tác. Ghi phiếu giới thiệu nhân sự (có thể ký tên hoặc không ký tên). Phiếu giới thiệu nhân sự do Ban tổ chức hội nghị phát hành, có đóng dấu treo của đơn vị. Kết quả kiểm phiếu được ghi thành biên bản, không công bố tại hội nghị này. d) Trường hợp vì thiên tai, tai nạn hoặc vì các lý do bất khả kháng khác mà đơn vị sự nghiệp công lập không còn người lãnh đạo, quản lý. Người chủ trì có quyền bỏ phiếu tại các bước theo quy định.\nđ) Căn cứ vào nhu cầu và đặc thù của cơ quan, đơn vị, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng quyết định yêu cầu cao hơn về nội dung, hình thức, thời gian thi vòng 2 quy định tại khoản này. đ) Viên chức có thời gian công tác nhiều hơn. đ) Bước 5: Hội nghị tập thể lãnh đạo (lần 3) Trước khi tiến hành hội nghị, cơ quan, đơn vị có văn bản đề nghị Ban thường vụ đảng ủy, chi ủy hoặc đảng ủy, chi bộ (những nơi không có ban thường vụ, chi ủy) đánh giá, nhận xét bằng văn bản về nhân sự; tiến hành xác minh, kết luận những vấn đề mới nảy sinh (nếu có) đối với nhân sự. Tập thể lãnh đạo thảo luận và biểu quyết nhân sự. Thành phần: Thực hiện như quy định ở bước 1. Trình tự thực hiện: Căn cứ vào ý kiến đánh giá, nhận xét bằng văn bản của Ban thường vụ đảng ủy, chi ủy hoặc đảng ủy, chi bộ; kết quả lấy phiếu ở các hội nghị; kết quả xác minh, kết luận những vấn đề mới nảy sinh (nếu có) đối với nhân sự được đề nghị bổ nhiệm, tập thể lãnh đạo thảo luận và biểu quyết nhân sự bằng phiếu kín. Nguyên tắc lựa chọn: Người đạt số phiếu cao nhất trong số người đạt tỷ lệ trên 50% tính trên tổng số người được triệu tập giới thiệu thì được lựa chọn đề nghị bổ nhiệm. Trường hợp 02 người có số phiếu ngang nhau đều đạt tỷ lệ 50% thì người đứng đầu xem xét, lựa chọn nhân sự để đề nghị bổ nhiệm; đồng thời báo cáo đầy đủ các ý kiến khác nhau để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Phiếu biểu quyết nhân sự bổ nhiệm do Ban tổ chức hội nghị phát hành, có đóng dấu treo của đơn vị. Kết quả kiểm phiếu được ghi thành biên bản. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập ra quyết định bổ nhiệm theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.\n3. Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 8 như sau: “2. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện việc tuyển dụng thì Hội đồng tuyển dụng có 05 hoặc 07 thành viên, bao gồm: 3. Hội đồng tuyển dụng làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số; trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo ý kiến mà Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng đã biểu quyết. Hội đồng tuyển dụng có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: 3. Trường hợp tổ chức thi ngoại ngữ thì không phải nộp chứng chỉ ngoại ngữ; nếu đạt kết quả thì được coi là đáp ứng tiêu chuẩn về ngoại ngữ. Miễn phần thi ngoại ngữ quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đối với các trường hợp sau: 3. Trường hợp đăng ký 02 nguyện vọng nhưng không trúng tuyển ở nguyện vọng 1 thì được xét ở nguyện vọng 2 nếu vị trí việc làm đăng ký ở nguyện vọng 2 vẫn còn chỉ tiêu tuyển dụng sau khi đã xét hết nguyện vọng 1, bao gồm cả việc xét nguyện vọng của người có kết quả trúng tuyển thấp hơn liền kề theo quy định tại khoản 4 Điều 18 Nghị định này. Trường hợp có 02 người trở lên bằng điểm nhau ở nguyện vọng 2 thì người trúng tuyển được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp vị trí việc làm vẫn còn chỉ tiêu tuyển dụng sau khi đã xét đủ 02 nguyện vọng thì căn cứ vào kết quả thi, Hội đồng thi báo cáo người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng quyết định tuyển dụng đối với người có kết quả tuyển dụng thấp hơn liền kề so với kết quả tuyển dụng của người trúng tuyển ở vị trí việc làm tại đơn vị khác nhưng có cùng tiêu chuẩn, điều kiện với tiêu chuẩn, điều kiện của vị trí việc làm tại đơn vị còn chỉ tiêu tuyển dụng, cùng Hội đồng thi, cùng áp dụng hình thức thi hoặc viết (vòng 2) và chung đề thi. Người được tuyển dụng trong trường hợp này phải đáp ứng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này. Đối với các vị trí việc làm không có người đăng ký dự tuyển, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng quyết định việc tuyển dụng theo quy định này. 3. Hồ sơ của người được đề nghị tiếp nhận vào viên chức: 3. Viên chức được cử biệt phái chịu sự phân công, bố trí, đánh giá, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được cử đến biệt phái. 3. Việc phân công, phân cấp tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp trong các đơn vị sự nghiệp công lập của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thực hiện theo quy định của cơ quan có thẩm quyền của Đảng.”. 3. Trường hợp không xác định được người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng viên chức thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị tổ chức xét thăng hạng có văn bản báo cáo với người đứng đầu cơ quan, đơn vị quản lý viên chức và quyết định người trúng tuyển theo ý kiến của người đứng đầu cơ quan, đơn vị quản lý viên chức.”. 3. Có thời gian giữ chức vụ đang đảm nhiệm hoặc chức vụ tương đương tối thiểu là 02 năm (24 tháng), nếu không liên tục thì được cộng dồn (chỉ cộng dồn đối với thời gian giữ chức vụ tương đương), trừ trường hợp được bổ nhiệm lần đầu. Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. 3. Thực hiện quy trình bổ nhiệm đối với nguồn nhân sự từ nơi khác: Trường hợp nhân sự do cấp có thẩm quyền dự kiến điều động, bổ nhiệm từ nguồn nhân sự ngoài Cơ quan, đơn vị hoặc do cơ quan, tổ chức đơn vị đề xuất thì cơ quan, bộ phận tham mưu về tổ chức, cán bộ tiến hành các công việc gồm 03 bước như sau: Bước 1: Trao đổi ý kiến với tập thể lãnh đạo của cơ quan, đơn vị tiếp nhận nhân sự về chủ trương bổ nhiệm. Bước 2: Trao đổi ý kiến với tập thể lãnh đạo nơi nhân sự đang công tác về chủ trương bổ nhiệm. Tập thể lãnh đạo nơi nhân sự dự kiến bổ nhiệm đang công tác tổ chức lấy phiếu. Người được đề nghị bổ nhiệm phải đạt số phiếu trên 50% tập thể lãnh đạo đồng ý; trường hợp đạt tỷ lệ 50% thì do người đứng đầu xem xét, quyết định; trường hợp đạt tỷ lệ dưới 50% thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Lấy đánh giá, nhận xét của địa phương, cơ quan, tổ chức. Gặp nhân sự được dự kiến bổ nhiệm để trao đổi về yêu cầu nhiệm vụ công tác. Bước 3: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan thẩm định về nhân sự và lập tờ trình trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Trường hợp nhân sự bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định nhưng cơ quan, tổ chức, đơn vị (nơi nhân sự công tác hoặc nơi dự kiến bổ nhiệm) hoặc nhân sự được dự kiến bổ nhiệm còn có ý kiến khác nhau, chưa thống nhất thì cơ quan, bộ phận tham mưu về tổ chức, cán bộ báo cáo đầy đủ các ý kiến và trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. 3. Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập chưa kiện toàn người đứng đầu, căn cứ yêu cầu nhiệm vụ, cấp có thẩm quyền bổ nhiệm xem xét, quyết định và chịu trách nhiệm việc giao quyền hoặc giao phụ trách đơn vị sự nghiệp công lập cho đến khi bổ nhiệm người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập. Thời gian giao quyền, giao phụ trách không tính vào thời gian giữ chức vụ khi bổ nhiệm. 3. Quy trình xem xét cho thôi giữ chức vụ quản lý: 3. Sau khi viên chức quản lý bị miễn nhiệm, cấp có thẩm quyền xem xét bố trí công tác phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị; viên chức có trách nhiệm chấp hành quyết định phân công của cấp có thẩm quyền. Trường hợp viên chức quản lý bị miễn nhiệm do xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ trong 02 năm liên tiếp thì cấp có thẩm quyền cho thôi việc theo quy định của pháp luật. Quyết định miễn nhiệm đồng thời là quyết định cho thôi việc. 3. Sau khi thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm nếu viên chức tự nguyện xin nghỉ hưu, thôi việc thì được giải quyết theo quy định hiện hành. 3. Tổ chức hoặc phân cấp, ủy quyền việc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp hạng I trở xuống (bao gồm cả chức danh nghề nghiệp hạng I xếp lương viên chức loại A3) đối với viên chức thuộc phạm vi quản lý, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 33 Nghị định này.”.\nd) Các ủy viên khác là người có chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến việc tổ chức tuyển dụng do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng quyết định. Trường hợp tuyển dụng viên chức vào làm việc tại nhiều đơn vị sự nghiệp công lập thì số lượng thành viên (số lẻ) và thành phần Hội đồng do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng quyết định. d) Có chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số dự tuyển vào vị trí việc làm liên quan trực tiếp đến người dân tộc thiểu số hoặc vị trí việc làm công tác tại vùng dân tộc thiểu số; là người dân tộc thiểu số dự tuyển vào vị trí việc làm liên quan trực tiếp đến người dân tộc thiểu số hoặc vị trí việc làm công tác ở vùng dân tộc thiểu số.”. d) Bản tự nhận xét, đánh giá của người được đề nghị tiếp nhận về phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, quá trình công tác có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác (nếu có).\na) Căn cứ vào hình thức tuyển dụng và yêu cầu công việc quyết định việc thành lập bộ phận giúp việc phù hợp trong số các bộ phận sau: Ban kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển, Ban đề thi, Ban coi thi, Ban phách, Ban chấm thi, Ban chấm phúc khảo (nếu có), Ban kiểm tra sát hạch (đối với trường hợp tổ chức thực hiện vấn đáp hoặc thực hành tại vòng 2). Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng thành lập Tổ Thư ký giúp việc; a) Có bằng tốt nghiệp chuyên ngành ngoại ngữ (Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc hoặc ngoại ngữ khác theo yêu cầu của vị trí việc làm) cùng trình độ đào tạo hoặc ở trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển. a) Sơ yếu lý lịch cá nhân theo quy định hiện hành được lập trong thời hạn 30 ngày trước ngày nộp hồ sơ tiếp nhận, có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền; a) Viên chức quản lý có đơn từ chức.\nb) Có bằng tốt nghiệp cùng trình độ đào tạo hoặc ở trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển, học tập ở nước ngoài hoặc học bằng tiếng nước ngoài (Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc hoặc ngoại ngữ khác theo yêu cầu của vị trí việc làm) ở Việt Nam, được cơ quan có thẩm quyền công nhận hoặc đương nhiên được công nhận theo quy định của pháp luật. b) Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển; b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn từ chức, cơ quan tham mưu về tổ chức, cán bộ hoặc người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập nơi viên chức đang công tác có trách nhiệm trao đối với viên chức và báo cáo cấp có thẩm quyền bổ nhiệm xem xét, quyết định.\nc) Có bằng tốt nghiệp chuyên môn chuẩn đầu ra về ngoại ngữ theo quy định có giá trị tương đương hoặc cao hơn tiêu chuẩn về ngoại ngữ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển. c) Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn 30 ngày trước ngày nộp hồ sơ tiếp nhận; c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề xuất của cơ quan tham mưu về tổ chức, cán bộ, cấp có thẩm quyền bổ nhiệm xem xét, quyết định việc cho viên chức thôi giữ chức vụ quản lý; trường hợp cần thiết vì lý do khách quan thì có thể kéo dài nhưng không quá 15 ngày làm việc.\n4. Không bố trí những người có quan hệ vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ; cha, mẹ (vợ hoặc chồng), cha nuôi, mẹ nuôi; con đẻ, con nuôi; anh, chị, em ruột; cô, dì, chú, bác, cậu ruột; anh, chị, em ruột của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng của anh, chị, em ruột của người dự tuyển; những người đang trong thời hạn xử lý kỷ luật hoặc đang thi hành quyết định kỷ luật; những người đã bị xử lý về hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ làm thành viên Hội đồng tuyển dụng, thành viên các bộ phận giúp việc của Hội đồng tuyển dụng.”. 4. Sửa đổi Điều 9 như sau: “Điều 9. Hình thức, nội dung và thời gian thi Thi tuyển viên chức được thực hiện theo 02 vòng thi như sau: 4. Người không được tuyển dụng trong kỳ thi tuyển viên chức quy định tại Điều này không được bảo lưu kết quả thi tuyển cho các kỳ thi tuyển lần sau.”. 4. Không thực hiện quy trình tại khoản 2 Điều này đối với các trường hợp sau: 4. Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.”. 4. Thẩm quyền biệt phái viên chức: 4. Có hồ sơ, lý lịch cá nhân được xác minh, có bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định. 4. Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều này, quy định của cấp có thẩm quyền về , thẩm quyền, quy trình, thủ tục bổ nhiệm và điều kiện cụ thể của đơn vị sự nghiệp công lập, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức hoặc người đứng đầu cơ quan được phân cấp thẩm quyền bổ nhiệm quyết định cụ thể thành phần tham dự các bước trong quy trình bổ nhiệm.”. 4. Trường hợp các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện thí điểm thi tuyển chức danh viên chức quản lý hoặc thực hiện các nội dung khác theo chủ trương của Đảng thì quy trình bổ nhiệm thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền .”. 4. Tập thể lãnh đạo đơn vị thảo luận và biểu quyết nhân sự Thành phần: Thực hiện như quy định tại bước 5 quy trình bổ nhiệm viên chức quản lý. Trình tự thực hiện: Phân tích kết quả lấy phiếu ở hội nghị cán bộ chủ chốt. Viên chức được đề nghị bổ nhiệm lại phải đạt tỷ lệ trên 50% tính trên tổng số người được triệu tập tham gia hội nghị cán bộ chủ chốt giới thiệu. Trường hợp đạt tỷ lệ từ 50% trở xuống thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc tiếp tục thực hiện quy trình. Xác minh, kết luận những vấn đề mới nảy sinh (nếu có). Lấy ý kiến bằng văn bản của ban thường vụ đảng ủy, chi ủy hoặc đảng ủy, chi bộ về nhân sự được đề nghị bổ nhiệm lại. Tập thể lãnh đạo thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết nhân sự bằng phiếu kín. Nhân sự được đề nghị bổ nhiệm lại phải đạt tỷ lệ trên 50% tổng số thành viên tập thể lãnh đạo đồng ý, trường hợp nhân sự đạt tỷ lệ 50% thì do người đứng đầu quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định; trường hợp đạt tỷ lệ dưới 50% thì báo cáo đầy đủ các ý kiến khác nhau để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập ra quyết định bổ nhiệm lại theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.”. 4. Viên chức không có đơn từ chức nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này thì cấp có thẩm quyền quyết định cho thôi giữ chức vụ. Trình tự, thủ tục và hồ sơ thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều 55 Nghị định này. 4. Hồ sơ xem xét miễn nhiệm viên chức quản lý: 4. Viên chức quản lý sau khi từ chức, miễn nhiệm có nguyện vọng tiếp tục công tác thì được cấp có thẩm quyền xem xét, bố trí làm công tác chuyên môn (không làm công tác quản lý), được giữ nguyên hạng chức danh nghề nghiệp đã được bổ nhiệm. Viên chức sau khi bị kỷ luật tự nguyện xin từ chức mà có thời gian công tác còn 05 năm trở lên thì được cấp có thẩm quyền căn cứ tình hình thực tế tại cơ quan, tổ chức, đơn vị xem xét từng trường hợp cụ thể để bố trí công tác theo hướng giảm một cấp so với chức vụ trước khi bị kỷ luật. Sau thời hạn theo quy định của cơ quan có thẩm quyền, nếu khắc phục tốt những sai phạm, khuyết điểm, được đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện thì được cấp có thẩm quyền xem xét quy hoạch, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử lại chức danh đã đảm nhiệm hoặc tương đương.”. 4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức hoặc phân cấp, ủy quyền tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp hạng I trở xuống (bao gồm cả chức danh nghề nghiệp hạng I xếp lương loại A3) đối với viên chức thuộc phạm vi quản lý, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 33 Nghị định này.”.\na) Tiếp nhận các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này để bổ nhiệm viên chức quản lý. Quyết định bổ nhiệm đồng thời là quyết định tiếp nhận vào viên chức. a) Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng quy định tại Điều 7 Nghị định này quyết định việc biệt phái viên chức. a) Tờ trình của cơ quan tham mưu về tổ chức, cán bộ;\nb) Tiếp nhận các trường hợp quy định tại điểm c, điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này. b) Việc biệt phái viên chức làm công việc ở vị trí việc làm của công chức phải được sự đồng ý của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức. b) Biên bản kiểm phiếu và các tài liệu khác có liên quan.”.\n5. Sửa đổi Điều 10 như sau: “Điều 10. Xác định người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển viên chức 5. Trường hợp người được tuyển dụng, tiếp nhận vào viên chức theo quy định tại Nghị định này mà trước đó đã có thời gian công tác theo đúng quy định của pháp luật, có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (nếu không liên tục mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn) thì thời gian đó được tính làm căn cứ để xếp lương theo chức danh nghề nghiệp phù hợp với vị trí việc làm được tuyển dụng, tiếp nhận nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định. Bộ Nội vụ hướng dẫn việc xếp lương đối với các trường hợp quy định tại khoản này.”. 5. Trình tự, thủ tục biệt phái viên chức: 5. Điều kiện về tuổi bổ nhiệm: 5. Viên chức quản lý từ chức nhưng chưa được người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cấp có thẩm quyền đồng ý thì vẫn phải tiếp tục thực hiện chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.\na) Bước 1: Trao đổi, lấy ý kiến của tập thể lãnh đạo nơi tiếp nhận viên chức biệt phái; a) Viên chức được đề nghị bổ nhiệm lần đầu giữ chức vụ quản lý hoặc đề nghị bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý cao hơn thì phải đủ tuổi để công tác trọn thời hạn bổ nhiệm. Thời điểm tính tuổi bổ nhiệm thực hiện theo quy định của cấp có thẩm quyền. Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;\nb) Bước 2: Gặp viên chức để trao đổi về chủ trương biệt phái và yêu cầu nhiệm vụ cụ thể; b) Viên chức được bổ nhiệm giữ chức vụ mới tương đương hoặc thấp hơn chức vụ đang giữ thì không tính tuổi bổ nhiệm theo quy định tại điểm a khoản này.\nc) Bước 3: Trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.\n6. Sửa đổi, bổ sung Điều 11 như sau: “Điều 11. Nội dung, hình thức xét tuyển viên chức Xét tuyển viên chức được thực hiện theo 02 vòng như sau: 6. Cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng xác định các vị trí việc làm được đăng ký theo nguyện vọng 1 và nguyện vọng 2 nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: 6. Viên chức biệt phái được hưởng quyền lợi quy định tại khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều 36 Luật Viên chức. Trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được cử đến biệt phái có chế độ, chính sách đặc thù thì ngoài lương và các quyền lợi khác do cơ quan, đơn vị cử viên chức biệt phái chi trả, viên chức còn được hưởng các chế độ, chính sách đặc thù do cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi nhận biệt phái chi trả.”. 6. Có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao. 6. Viên chức quản lý khi hết thời hạn bổ nhiệm mà đang trong thời gian thi hành kỷ luật nhưng không thuộc diện phải xem xét miễn nhiệm, cho từ chức theo quy định của Đảng và của pháp luật thì cơ quan, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm căn cứ yêu cầu nhiệm vụ thảo luận, cân nhắc về phẩm chất, năng lực, uy tín của viên chức; về nguyên nhân, động cơ vi phạm, khuyết điểm và tính chất, mức độ ảnh hưởng, tác động, kết quả khắc phục hậu quả (nếu có) để xem xét, quyết định về việc bổ nhiệm lại hoặc kéo dài thời gian giữ chức vụ quản lý. 6. Hồ sơ xem xét cho viên chức thôi giữ chức vụ quản lý:\na) Vị trí việc làm có tiêu chuẩn, điều kiện như nhau nhưng tuyển dụng vào các cơ quan, đơn vị sử dụng khác nhau; a) Đơn từ chức;\nb) Trong cùng Hội đồng tuyển dụng; b) Tờ trình của cơ quan tham mưu về tổ chức, cán bộ;\nc) Phương thức, hình thức tổ chức thi hoặc viết, nội dung thi giống nhau; c) Các tài liệu khác có liên quan.\nd) Đã có trong kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.”.\n7. Sửa đổi Điều 13 như sau: “Điều 13. Tiếp nhận vào viên chức 7. Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ, không đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật theo quy định của Đảng và của pháp luật. 7. Kết luận của cấp ủy có thẩm quyền về tiêu chuẩn chính trị đối với trường hợp bổ nhiệm lần đầu hoặc bổ nhiệm, bầu vào chức vụ cao hơn hoặc bổ nhiệm lại nhưng có tình tiết mới làm thay đổi kết luận trước đây;”. 7. Viên chức quản lý không được bổ nhiệm lại thì cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, quyết định việc bố trí công tác khác; không được bố trí chức vụ tương đương hoặc cao hơn.”. 7. Viên chức quản lý sau khi từ chức, nếu có nguyện vọng công tác thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức căn cứ vào năng lực, đạo đức, kinh nghiệm để xem xét bố trí công tác phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.”.\n8. Bổ sung điểm e vào sau điểm đ khoản 2 và bổ sung khoản 6 vào sau khoản 5 Điều 14 như sau: “2. Nội dung thông báo tuyển dụng bao gồm: 8. Viên chức bị kỷ luật trong thời gian giữ chức vụ thì không bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử vào chức vụ cao hơn trong thời hạn theo quy định của Đảng và của pháp luật.”.\ne) Các vị trí việc làm được đăng ký 02 nguyện vọng (Phiếu đăng ký dự tuyển theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định này).\n9. Sửa đổi điểm b khoản 3 Điều 15 như sau: “b) Tổ chức thi vòng 1: Thí sinh được thông báo kết quả vòng 1 ngay sau khi kết thúc thời gian làm bài thi. Không thực hiện việc phúc khảo đối với kết quả thi vòng 1.”.\n10. Sửa đổi khoản 1 Điều 17 như sau: “1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo kết quả trúng tuyển, người trúng tuyển phải hoàn thiện hồ sơ tuyển dụng, bao gồm:\na) Bản sao văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển, chứng nhận đối tượng ưu tiên (nếu có); Trường hợp có một trong các văn bằng, chứng chỉ quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định này thì được sử dụng thay thế chứng chỉ ngoại ngữ.\nb) Phiếu lý lịch tư pháp số 1 do cơ quan có thẩm quyền cấp.”.\n11. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 18 như sau: “4. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng thông báo công khai trên trang thông tin điện tử hoặc Cổng Thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng và gửi thông báo tới những người dự tuyển có kết quả tuyển dụng thấp hơn liền kề (theo thứ tự) so với kết quả tuyển dụng của người trúng tuyển đã bị hủy bỏ kết quả trúng tuyển theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định này hoặc khoản 3 Điều này để hoàn thiện hồ sơ, ra quyết định tuyển dụng và ký hợp đồng làm việc. Hết thời hạn 30 ngày tại khoản này mà vẫn chưa tuyển đủ chỉ tiêu theo nguyện vọng 1 thì xét nguyện vọng 2 theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định này. Trường hợp ngay sau kỳ tuyển dụng mà phát sinh nhu cầu tuyển dụng mới đối với vị trí việc làm có yêu cầu về tiêu chuẩn, điều kiện như vị trí việc làm mà người dự tuyển đã đăng ký thì trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày phê duyệt kế hoạch của kỳ tuyển dụng, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng xem xét, quyết định việc trúng tuyển đối với người dự tuyển có kết quả tuyển dụng thấp hơn liền kề so với kết quả tuyển dụng của người trúng tuyển cho đến khi đủ nhu cầu tuyển dụng phát sinh. Trường hợp có từ 02 người trở lên có kết quả tuyển dụng thấp hơn liền kề bằng nhau thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng quyết định người trúng tuyển theo quy định tại Điều 10 Nghị định này.”.\n12. Sửa đổi khoản 5 Điều 21 như sau: “5. Các trường hợp được tuyển dụng vào viên chức không phải thực hiện chế độ tập sự nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:\na) Được bố trí làm công việc theo đúng chuyên ngành được đào tạo và theo đúng chuyên môn, nghiệp vụ của công việc trước đây đã đảm nhiệm;\nb) Thời gian công tác làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ trước đây đã đảm nhiệm theo đúng quy định của pháp luật, có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (nếu không liên tục thì được cộng dồn), bằng hoặc lớn hơn thời gian tập sự tương ứng theo quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp đáp ứng điều kiện tại điểm a nhưng chưa đủ thời gian theo quy định tại điểm b thì thời gian đã công tác được trừ vào thời gian tập sự theo quy định. Đối với các trường hợp không phải thực hiện chế độ tập sự được hưởng 100% tiền lương và các loại phụ cấp (nếu có). Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phải cử viên chức tham gia khóa bồi dưỡng để hoàn thiện tiêu chuẩn, điều kiện của chức danh nghề nghiệp viên chức trước khi bổ nhiệm.”.\n13. Sửa đổi khoản 1 Điều 23 như sau: “1. Trong thời gian tập sự, người tập sự được hưởng 85% mức lương bậc 1 của chức danh nghề nghiệp tuyển dụng. Trường hợp người tập sự có bằng tốt nghiệp ở trình độ đào tạo cao hơn so với yêu cầu về trình độ đào tạo của vị trí việc làm tuyển dụng thì mỗi mức trình độ đào tạo cao hơn được cộng thêm 01 bậc lương và được hưởng 85% hệ số lương ở bậc được xếp. Các khoản phụ cấp được hưởng theo quy định của pháp luật.”.\n14. Sửa đổi khoản 1 và bổ sung khoản 4 vào sau khoản 3 Điều 25 như sau: “1. Người tập sự bị chấm dứt hợp đồng làm việc và hủy bỏ quyết định tuyển dụng khi không đạt yêu cầu sau thời gian tập sự hoặc có hành vi vi phạm liên quan đến đạo đức nghề nghiệp, hoạt động nghề nghiệp đến mức phải xem xét xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật.\n15. Sửa đổi Điều 27 như sau: “Điều 27. Biệt phái viên chức\n16. Sửa đổi Điều 32 như sau: “Điều 32. Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp\n17. Sửa đổi Điều 33 như sau: “Điều 33. Phân công, phân cấp tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp và thẩm quyền quản lý, sử dụng viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập\n18. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 36 như sau: “3. Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng. Trường hợp yêu cầu về ngoại ngữ ở hạng chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng không có sự thay đổi so với yêu cầu ở hạng chức danh nghề nghiệp đang giữ thì không phải nộp chứng chỉ ngoại ngữ. Trường hợp có một trong các văn bằng, chứng chỉ quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định này thì được sử dụng thay thế chứng chỉ ngoại ngữ.”.\n19. Sửa đổi Điều 39 như sau: “Điều 39. Nội dung, hình thức xét thăng hạng\n20. Sửa đổi Điều 40 như sau: “Điều 40. Xác định viên chức trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng\n21. Bổ sung Điều 40a vào sau Điều 40 như sau: “Điều 40a. Thông báo kết quả xét thăng hạng\n22. Sửa đổi Điều 42 như sau: “Điều 42. Bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp đối với viên chức trúng tuyển kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp\n23. Sửa đổi, bổ sung Điều 43 như sau: “Điều 43. Thời hạn giữ chức vụ\n24. Sửa đổi Điều 44 như sau: “Điều 44. Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm\n25. Sửa đổi Điều 46 như sau: “Điều 46. Trình tự, thủ tục bổ nhiệm viên chức quản lý\n26. Sửa đổi Điều 47 như sau: “Điều 47. Bổ nhiệm trong trường hợp khác\n27. Sửa đổi khoản 5 và khoản 7 Điều 48 như sau: “5. Đánh giá, nhận xét của chi bộ, đảng ủy cơ quan nơi công tác; đánh giá, nhận xét trong 03 năm gần nhất của tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị về phẩm chất đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật, đoàn kết nội bộ, năng lực công tác, kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao (trong đó phải thể hiện rõ sản phẩm cụ thể, thành tích trong công tác), hạn chế, khuyết điểm, vi phạm (nếu có), uy tín và triển vọng phát triển;\n28. Sửa đổi khoản 1 và khoản 2; bổ sung khoản 6, khoản 7 vào sau khoản 5 Điều 49 như sau: “1. Trong thời hạn 90 ngày tính đến thời điểm hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm theo quy định, cấp có thẩm quyền bổ nhiệm phải thông báo và tiến hành quy trình xem xét bổ nhiệm lại hoặc kéo dài thời gian giữ chức vụ đối với viên chức quản lý. Trường hợp chưa thực hiện quy trình bổ nhiệm lại hoặc kéo dài thời gian giữ chức vụ quản lý theo quy định tại khoản 5 Điều này thì cấp có thẩm quyền bổ nhiệm phải có văn bản thông báo để đơn vị và viên chức biết. Viên chức quản lý sau khi được bổ nhiệm vì một trong các lý do: sức khoẻ không bảo đảm; uy tín giảm sút; không hoàn thành nhiệm vụ hoặc vi phạm kỷ luật theo quy định của Đảng và của pháp luật thì cấp có thẩm quyền quyết định việc cho thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, từ chức mà không chờ hết thời hạn giữ chức vụ, hết nhiệm kỳ công tác.\n29. Sửa đổi khoản 2 và khoản 4 Điều 51 như sau: “2. Viên chức làm báo cáo tự nhận xét, đánh giá việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong thời hạn giữ chức vụ.\n30. Sửa đổi điểm đ khoản 2 Điều 53 như sau: “đ) Kết luận của cấp ủy có thẩm quyền về tiêu chuẩn chính trị đối với trường hợp có tình tiết mới làm thay đổi kết luận trước đây. Trường hợp không có thay đổi thì không phải kết luận lại theo quy định tại điểm này;”.\n31. Sửa đổi Điều 54 như sau: “Điều 54. Từ chức, cho thôi giữ chức vụ đối với viên chức quản lý\n32. Sửa đổi Điều 55 như sau: “Điều 55. Miễn nhiệm đối với viên chức quản lý\n33. Sửa đổi Điều 56 như sau: “Điều 56. Chế độ, chính sách đối với viên chức thôi giữ chức vụ, từ chức, miễn nhiệm\n34. Sửa đổi điểm b khoản 2 Điều 57 như sau: “2. Viên chức chưa được giải quyết thôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp sau:\nb) Chưa làm việc đủ thời gian cam kết với đơn vị sự nghiệp công lập khi được cử đi đào tạo, trừ trường hợp đã đền bù chi phí đào tạo;”\n35. Sửa đổi khoản 1 và khoản 3 Điều 63 như sau: “1. Quản lý về số lượng, tiêu chuẩn, tuyển dụng, sử dụng đối với viên chức thuộc phạm vi quản lý; quyết định hoặc phân cấp, ủy quyền việc quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp, xếp lương, nâng bậc lương (thường xuyên, trước thời hạn), phụ cấp thâm niên vượt khung đối với viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng I trở xuống (bao gồm cả chức danh nghề nghiệp hạng I xếp lương viên chức loại A3) thuộc phạm vi quản lý, trừ trường hợp viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này.\n36. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và khoản 4 Điều 65 như sau: “Điều 65. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương\n37. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 66 như sau: “1. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên:\nb) Thực hiện tuyển dụng, ký, chấm dứt hợp đồng làm việc, biệt phái, xét thăng hạng viên chức theo phân cấp, ủy quyền;\n38. Bãi bỏ, thay thế các quy định sau:\na) Thay thế cụm từ “phỏng vấn” bằng “vấn đáp” tại điểm c khoản 3 Điều 15;\nb) Bãi bỏ: Khoản 3, khoản 4 Điều 37; khoản 6 Điều 62; khoản 4 Điều 63 và khoản 4 Điều 64;\nc) Bãi bỏ cụm từ: “thi hoặc”, “dự thi hoặc” tại khoản 2 Điều 29, Điều 31, Điều 34, Điều 35, Điều 36, Điều 37, Điều 38, khoản 3 Điều 62, khoản 2 Điều 67; “và xếp lương đối với các chức danh nghề nghiệp viên chức thuộc ngành, lĩnh vực quản lý, sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Nội vụ” tại khoản 3 Điều 64; “theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định này” tại khoản 4 Điều 14." ]
Người phạm tội chưa đạt về tội vi phạm quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
[ "Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt\n1. Đối với hành vi chuẩn bị phạm tội và hành vi phạm tội chưa đạt, hình phạt được quyết định theo các điều của Bộ luật này về các tội phạm tương ứng tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện được đến cùng.\n2. Đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội, hình phạt được quyết định trong phạm vi khung hình phạt được quy định trong các điều luật cụ thể.\n3. Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù không quá 20 năm; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định." ]
[ "Khoản 3.2. Trường hợp một người thực hiện nhiều hành vi phạm tội quy định tại các điều luật khác nhau, từ Điều 192 đến Điều 194 của BLHS mà các hành vi đó có liên quan chặt chẽ với nhau (hành vi phạm tội này là điều kiện để thực hiện hoặc là hệ quả tất yếu của hành vi phạm tội kia) nếu các tội phạm đó bằng nhau thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội được thực hiện đầu tiên theo tội danh tương ứng. Đối với người thực hiện hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy để sản xuất trái phép chất ma túy thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội sản xuất trái phép chất ma túy quy định tại Điều 193 BLHS.", "Khoản 2. Kể từ ngày Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự được công bố:\na) Không áp dụng hình phạt tử hình khi xét xử người phạm các tội quy định tại khoản 3 Điều 111, khoản 4 Điều 139, khoản 4 Điều 153, khoản 3 Điều 180, khoản 4 Điều 197, khoản 3 Điều 221, khoản 4 Điều 289 và khoản 4 Điều 334 của Bộ luật hình sự. Hình phạt tử hình đã tuyên đối với những người được nêu tại điểm này nhưng chưa thi hành thì không thi hành và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao chuyển hình phạt tử hình xuống hình phạt tù chung thân;\nb) Không xử lý về hình sự đối với người thực hiện một trong các hành vi sau đây: b.1. Sử dụng trái phép chất ma túy quy định tại Điều 199 của Bộ luật hình sự; b.2. ở lại nước ngoài trái phép quy định tại Điều 274 của Bộ luật hình sự; b.3. Các hành vi xâm phạm quyền tác giả quy định tại Điều 131 của Bộ luật hình sự; b.4. Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp quy định tại Điều 171 của Bộ luật hình sự, trừ hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý;\nc) Không xử lý về hình sự đối với người thực hiện một trong các hành vi sau đây, trừ trường hợp có yếu tố định tội khác: c.1. Hành vi quy định tại khoản 1 các điều 137, 138, 139, 278 và 280 của Bộ luật hình sự mà tài sản bị chiếm đoạt có giá trị dưới hai triệu đồng; c.2. Hành vi quy định tại khoản 1 các điều 279, 283, 289, 290 và 291 của Bộ luật hình sự mà tài sản phạm tội có giá trị dưới hai triệu đồng; c.3. Hành vi quy định tại khoản 1 Điều 140 mà tài sản bị chiếm đoạt có giá trị dưới bốn triệu đồng; c.4. Hành vi quy định tại khoản 1 Điều 141 của Bộ luật hình sự mà tài sản bị chiếm giữ trái phép có giá trị dưới mười triệu đồng; c.5. Hành vi quy định tại khoản 1 Điều 143 mà thiệt hại có giá trị dưới hai triệu đồng; c.6. Hành vi quy định tại khoản 1 Điều 161 mà số tiền trốn thuế dưới một trăm triệu đồng; c.7. Hành vi quy định tại khoản 1 Điều 248 mà số tiền hoặc hiện vật đánh bạc có giá trị dưới hai triệu đồng;\nđ) Không xử lý về hình sự đối với người thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 các điều 171, 182, 183, 184, 185, 191 và 248 của Bộ luật hình sự theo tình tiết \"đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm\", hành vi quy định tại khoản 1 các điều 224, 225 và 226 của Bộ luật hình sự theo tình tiết \"đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính mà còn vi phạm\"; đ) Trong trường hợp quy định tại các điểm b, c và d khoản này, nếu vụ án đang được điều tra, truy tố, xét xử thì phải đình chỉ; trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt hoặc đang được tạm đình chỉ thi hành án, thì họ được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại; trường hợp người bị kết án chưa chấp hành hình phạt hoặc đang được hoãn thi hành án, thì họ được miễn chấp hành toàn bộ hình phạt;\ne) Những người đã chấp hành xong hình phạt hoặc được miễn chấp hành toàn bộ hình phạt hoặc phần hình phạt còn lại quy định tại điểm đ khoản này thì đương nhiên được xoá án tích.", "Chương XXIV. CÁC TỘI XÂM PHẠM HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP\nĐiều 367. Khái niệm tội xâm phạm hoạt động tư pháp. Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp là những hành vi xâm phạm sự đúng đắn của hoạt động tố tụng và thi hành án.\nĐiều 368. Tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội\n1. Người nào có thẩm quyền mà truy cứu trách nhiệm hình sự người mà mình biết rõ là không có tội, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:\na) Truy cứu trách nhiệm hình sự về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;\nb) Đối với 02 người đến 05 người;\nc) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;\nd) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;\nđ) Dẫn đến việc kết án oan người vô tội về tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;\ne) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:\na) Đối với 06 người trở lên;\nb) Dẫn đến việc kết án oan người vô tội về tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;\nc) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;\nd) Làm người bị truy cứu trách nhiệm hình sự oan tự sát.\n4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 369. Tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội\n1. Người nào có thẩm quyền mà không truy cứu trách nhiệm hình sự người mà mình biết rõ là có tội, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:\na) Không truy cứu trách nhiệm hình sự người thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng;\nb) Đối với 02 người đến 05 người;\nc) Người không bị truy cứu trách nhiệm hình sự bỏ trốn hoặc thực hiện hành vi cản trở điều tra, truy tố, xét xử hoặc tiếp tục thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;\nd) Dẫn đến việc người không bị truy cứu trách nhiệm hình sự trả thù người tố giác, báo tin về tội phạm, người bị hại, nhân chứng;\nđ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:\na) Đối với 05 người trở lên;\nb) Không truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;\nc) Người không bị truy cứu trách nhiệm hình sự tiếp tục thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;\nd) Làm người bị hại tự sát.\n4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 370. Tội ra bản án trái pháp luật\n1. Thẩm phán, Hội thẩm nào ra bản án mà mình biết rõ là trái pháp luật, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:\na) Phạm tội 02 lần trở lên;\nb) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;\nc) Kết án oan người vô tội về tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng;\nd) Bỏ lọt tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng; người thực hiện tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng;\nđ) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của bị cáo, người bị hại, nguyên đơn, bị đơn, người khởi kiện, người bị khởi kiện từ 11% đến 45%;\ne) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;\ng) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:\na) Kết án oan người vô tội về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;\nb) Bỏ lọt tội phạm đặc biệt nghiêm trọng hoặc người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng;\nc) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của bị cáo, người bị hại, nguyên đơn, bị đơn, người khởi kiện, người bị khởi kiện 46% trở lên;\nd) Dẫn đến bị cáo, người bị hại, nguyên đơn, bị đơn, người khởi kiện, người bị khởi kiện tự sát;\nđ) Gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên.\n4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 371. Tội ra quyết định trái pháp luật\n1. Người nào có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng, thi hành án ra quyết định mà mình biết rõ là trái pháp luật gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điều 368, 369, 370, 377 và 378 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:\na) Có tổ chức;\nb) Phạm tội 02 lần trở lên;\nc) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết có thai, người già yếu;\nd) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án, người phải chấp hành án, người bị hại, nguyên đơn, bị đơn, người khởi kiện, người bị khởi kiện từ 11% đến 45%;\nđ) Gây thiệt hại về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;\ne) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:\na) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án, người phải chấp hành án, người bị hại, nguyên đơn, bị đơn, người khởi kiện, người bị khởi kiện 46% trở lên;\nb) Làm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án, người phải chấp hành án, người bị hại, nguyên đơn, bị đơn, người khởi kiện, người bị khởi kiện tự sát;\nc) Gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên.\n4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 372. Tội ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp làm trái pháp luật\n1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng, thi hành án làm trái pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:\na) Phạm tội 02 lần trở lên;\nb) Dẫn đến ra bản án hoặc quyết định trái pháp luật;\nc) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn nguy hiểm, xảo quyệt khác;\nd) Gây thiệt hại về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;\nđ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:\na) Dẫn đến làm oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm;\nb) Gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên.\n4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 373. Tội dùng nhục hình\n1. Người nào trong hoạt động tố tụng, thi hành án hoặc thi hành các biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc mà dùng nhục hình hoặc đối xử tàn bạo, hạ nhục nhân phẩm của người khác dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:\na) Phạm tội 02 lần trở lên;\nb) Đối với 02 người trở lên;\nc) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;\nd) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;\nđ) Gây thương tích hoặc gây thiệt hại về sức khỏe cho người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 60%.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:\na) Gây thương tích hoặc gây thiệt hại về sức khỏe cho người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;\nb) Làm người bị nhục hình tự sát.\n4. Phạm tội làm người bị nhục hình chết, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.\n5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 374. Tội bức cung\n1. Người nào trong hoạt động tố tụng mà sử dụng thủ đoạn trái pháp luật ép buộc người bị lấy lời khai, hỏi cung phải khai ra thông tin liên quan đến vụ án, vụ việc, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:\na) Phạm tội 02 lần trở lên;\nb) Đối với 02 người trở lên;\nc) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;\nd) Dùng nhục hình hoặc đối xử tàn bạo, hạ nhục nhân phẩm người bị lấy lời khai, hỏi cung;\nđ) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;\ne) Làm sai lệch kết quả khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử;\ng) Ép buộc người bị lấy lời khai, người bị hỏi cung phải khai sai sự thật.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:\na) Làm người bị bức cung tự sát;\nb) Dẫn đến bỏ lọt tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng.\n4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:\na) Làm người bị bức cung chết;\nb) Dẫn đến làm oan người vô tội;\nc) Dẫn đến bỏ lọt tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.\n5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 375. Tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc\n1. Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án, những người khác có nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động tư pháp, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự nào mà thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, hủy hoặc làm hư hỏng các tài liệu, vật chứng của vụ án hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm làm sai lệch nội dung vụ án, vụ việc, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:\na) Có tổ chức;\nb) Dẫn đến việc giải quyết vụ án, vụ việc bị sai lệch;\nc) Gây thiệt hại từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.\n3. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:\na) Dẫn đến việc kết án oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm;\nb) Làm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án, người phải chấp hành án, người bị hại, nguyên đơn, bị đơn, người khởi kiện, người bị khởi kiện tự sát;\nc) Gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên.\n4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 376. Tội thiếu trách nhiệm để người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù trốn\n1. Người nào được giao trách nhiệm trực tiếp quản lý, canh gác, áp giải người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành hình phạt tù mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy định về quản lý, canh gác, áp giải để người đó trốn thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:\na) Làm vụ án bị tạm đình chỉ;\nb) Người bỏ trốn trả thù người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng;\nc) Người bỏ trốn tiếp tục thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 02 năm đến 07 năm:\na) Làm vụ án bị đình chỉ;\nb) Người bỏ trốn tiếp tục thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng;\nc) Để từ 02 người đến 05 người bỏ trốn;\nd) Để người thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng bỏ trốn;\nđ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:\na) Người bỏ trốn tiếp tục thực hiện tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;\nb) Để 06 người trở lên bỏ trốn;\nc) Để người thực hiện tội phạm đặc biệt nghiêm trọng bỏ trốn.\n4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 377. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn giam, giữ người trái pháp luật\n1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:\na) Không ra quyết định trả tự do cho người được trả tự do theo quy định của luật;\nb) Quyết định bắt, giữ, giam người không có căn cứ theo quy định của luật;\nc) Không chấp hành quyết định trả tự do cho người được trả tự do theo quy định của luật;\nd) Thực hiện việc bắt, giữ, giam người không có lệnh, quyết định theo quy định của luật hoặc tuy có lệnh, quyết định nhưng chưa có hiệu lực thi hành;\nđ) Không ra lệnh, quyết định gia hạn tạm giữ, tạm giam hoặc thay đổi, hủy bỏ biện pháp tạm giữ, tạm giam khi hết thời hạn tạm giữ, tạm giam dẫn đến người bị tạm giữ, tạm giam bị giam, giữ quá hạn.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:\na) Giam, giữ trái pháp luật từ 02 người đến 05 người;\nb) Làm người bị giam, giữ trái pháp luật bị tổn hại về sức khỏe với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;\nc) Làm người bị giam, giữ hoặc gia đình họ lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn;\nd) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:\na) Giam, giữ trái pháp luật 06 người trở lên;\nb) Làm người bị giam, giữ trái pháp luật tổn hại về sức khỏe với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc chết;\nc) Làm người bị giam, giữ tự sát;\nd) Làm gia đình người bị giam, giữ ly tán.\n4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 378. Tội tha trái pháp luật người bị bắt, người đang bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù\n1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lạm quyền tha trái pháp luật người bị bắt, người đang bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành hình phạt tù, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:\na) Tha trái pháp luật người bị bắt, người đang bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù về tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;\nb) Người được tha trái pháp luật bỏ trốn hoặc có hành vi cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc tiếp tục thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;\nc) Người được tha trái pháp luật trả thù người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng;\nd) Tha trái pháp luật từ 02 người đến 05 người.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:\na) Tha trái pháp luật 06 người trở lên;\nb) Người được tha trái pháp luật thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.\n4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 379. Tội không thi hành án\n1. Người nào có thẩm quyền mà cố ý không ra quyết định thi hành án hoặc không thi hành quyết định thi hành bản án, quyết định của Tòa án thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:\na) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;\nb) Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án bỏ trốn;\nc) Dẫn đến hết thời hiệu thi hành án;\nd) Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án, người có nghĩa vụ thi hành án tẩu tán tài sản và không thi hành được nghĩa vụ thi hành án với số tiền từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.\n2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:\na) Phạm tội 02 lần trở lên;\nb) Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án tiếp tục thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;\nc) Dẫn đến người bị kết án, người phải thi hành án, người có nghĩa vụ thi hành án tẩu tán tài sản và không thi hành được nghĩa vụ thi hành án với số tiền từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.\n3. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:\na) Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án tiếp tục thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;\nb) Dẫn đến người bị kết án, người phải thi hành án, người có nghĩa vụ thi hành án tẩu tán tài sản và không thi hành được nghĩa vụ thi hành án với số tiền 1.000.000.000 đồng trở lên.\n4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 380. Tội không chấp hành án\n1. Người nào có điều kiện mà không chấp hành bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:\na) Chống lại chấp hành viên hoặc người đang thi hành công vụ;\nb) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;\nc) Tẩu tán tài sản.\n3. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.\nĐiều 381. Tội cản trở việc thi hành án\n1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý cản trở việc thi hành án thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:\na) Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án bỏ trốn;\nb) Dẫn đến hết thời hiệu thi hành án;\nc) Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án, người có nghĩa vụ thi hành án tẩu tán tài sản và không thi hành được nghĩa vụ thi hành án với số tiền từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;\nd) Gây thiệt hại từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:\na) Phạm tội 02 lần trở lên;\nb) Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án tiếp tục thực hiện tội phạm;\nc) Dẫn đến người bị kết án, người phải thi hành án, người có nghĩa vụ thi hành án tẩu tán tài sản và không thi hành được nghĩa vụ thi hành án với số tiền 200.000.000 đồng trở lên;\nd) Gây thiệt hại 200.000.000 đồng trở lên.\n3. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 382. Tội cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khai báo gian dối\n1. Người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật, người bào chữa nào mà kết luận, dịch, khai gian dối hoặc cung cấp những tài liệu mà mình biết rõ là sai sự thật, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:\na) Có tổ chức;\nb) Dẫn đến việc giải quyết vụ án, vụ việc bị sai lệch.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:\na) Phạm tội 02 lần trở lên;\nb) Dẫn đến việc kết án oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm.\n4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 383. Tội từ chối khai báo, từ chối kết luận giám định, định giá tài sản hoặc từ chối cung cấp tài liệu\n1. Người làm chứng nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 19 của Bộ luật này, người giám định, người định giá tài sản, người dịch thuật từ chối khai báo, trốn tránh việc kết luận giám định, định giá tài sản, thẩm định giá tài sản hoặc từ chối cung cấp tài liệu mà không có lý do chính đáng, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.\n2. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 384. Tội mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác trong việc khai báo, cung cấp tài liệu\n1. Người nào mua chuộc hoặc cưỡng ép người làm chứng, người bị hại, đương sự trong các vụ án hình sự, hành chính, dân sự, kinh tế, lao động khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc không khai báo, không cung cấp tài liệu; mua chuộc hoặc cưỡng ép người giám định, người định giá tài sản kết luận gian dối, người phiên dịch, người dịch thuật dịch xuyên tạc, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:\na) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn nguy hiểm khác;\nb) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;\nc) Dẫn đến việc giải quyết vụ án, vụ việc bị sai lệch.\nĐiều 385. Tội vi phạm việc niêm phong, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản\n1. Người nào được giao giữ, quản lý tài sản bị kê biên, bị niêm phong hoặc vật chứng bị niêm phong, tài khoản bị phong tỏa mà thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:\na) Phá hủy niêm phong, giải tỏa việc phong tỏa tài khoản mà không có quyết định của người có thẩm quyền;\nb) Tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu hoặc hủy hoại tài sản bị kê biên.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:\na) Dẫn đến việc giải quyết vụ án, vụ việc bị sai lệch;\nb) Dẫn đến bị can, bị cáo, người bị kết án, người phải thi hành án, người có nghĩa vụ thi hành án tẩu tán tài sản và không thi hành được nghĩa vụ thi hành án với số tiền 100.000.000 đồng trở lên.\n3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 386. Tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị áp giải, đang bị xét xử\n1. Người nào đang bị tạm giữ, tạm giam, áp giải, xét xử hoặc chấp hành án phạt tù mà bỏ trốn, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:\na) Có tổ chức;\nb) Dùng vũ lực đối với người canh gác hoặc người áp giải.\nĐiều 387. Tội đánh tháo người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử, chấp hành án phạt tù\n1. Người nào đánh tháo người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử hoặc chấp hành án phạt tù, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 119 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:\na) Có tổ chức;\nb) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;\nc) Dùng vũ lực đối với người canh gác hoặc người áp giải;\nd) Đánh tháo người bị kết án về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc người bị kết án tử hình.\n3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 388. Tội vi phạm quy định về giam giữ\n1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, vi phạm quy định của pháp luật về giam giữ đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điều 119, 170, 252, 253, 254 và 255 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:\na) Gây rối hoặc chống lại mệnh lệnh của người có thẩm quyền trong quản lý giam giữ;\nb) Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng tài sản;\nc) Cưỡng đoạt tài sản;\nd) Đưa vào, tàng trữ, chiếm đoạt hoặc tổ chức sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện thuốc hướng thần;\nđ) Đưa vào, tàng trữ, sử dụng thiết bị thông tin liên lạc cá nhân.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:\na) Có tổ chức;\nb) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;\nc) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;\nd) Tái phạm nguy hiểm.\n3. Người phạm tội còn có thể bị cấm cư trú từ 01 năm đến 03 năm, cấm đảm nhiệm chức vụ từ 01 năm đến 03 năm.\nĐiều 389. Tội che giấu tội phạm\n1. Người nào không hứa hẹn trước mà che giấu một trong các tội phạm quy định tại các điều sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm:\na) Các điều từ Điều 108 đến Điều 121 về các tội xâm phạm an ninh quốc gia;\nb) Điều 123 (tội giết người); Điều 141, các khoản 2, 3 và 4 (tội hiếp dâm); Điều 142 (tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi); Điều 144 (tội cưỡng dâm từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi); Điều 146, các khoản 2 và 3 (tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi); Điều 150, các khoản 2 và 3 (tội mua bán người);\nc) Điều 151 (tội mua bán người dưới 16 tuổi); Điều 152 (tội đánh tráo người dưới 01 tuổi); Điều 153 (tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi); Điều 154 (tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người);\nd) Điều 168 (tội cướp tài sản); Điều 169 (tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản); Điều 173, các khoản 2, 3 và 4 (tội trộm cắp tài sản); Điều 174, các khoản 2, 3 và 4 (tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản); Điều 175, các khoản 2, 3 và 4 (tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản); Điều 178, các khoản 2, 3 và 4 (tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản);\nđ) Điều 188, các khoản 3 và 4 (tội buôn lậu); Điều 189, khoản 3 (tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới); Điều 190, các khoản 2 và 3 (tội sản xuất, buôn bán hàng cấm); Điều 191, các khoản 2 và 3 (tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm); Điều 192, các khoản 2 và 3 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả); Điều 193 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm); Điều 194 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh); Điều 195, các khoản 2 và 3 (tội sản xuất hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi); Điều 196, các khoản 2 và 3 (tội đầu cơ); Điều 205, các khoản 3 và 4 (tội lập quỹ trái phép); Điều 206, các khoản 2 và 3 (tội vi phạm quy định trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài); Điều 207 (tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả); Điều 208 (tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành công cụ chuyển nhượng giả, các giấy tờ có giá giả khác); Điều 219, các khoản 2 và 3 (tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí); Điều 220, các khoản 2 và 3 (tội vi phạm quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng); Điều 221, các khoản 2 và 3 (tội vi phạm quy định của Nhà nước về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng); Điều 222, các khoản 2 và 3 (tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng); Điều 223, các khoản 2 và 3 (tội thông đồng, bao che cho người nộp thuế gây hậu quả nghiêm trọng); Điều 224, các khoản 2 và 3 (tội vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng); Điều 243, các khoản 2 và 3 (tội hủy hoại rừng);\ne) Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy); Điều 253 (tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 254, khoản 2 (tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy); Điều 255 (tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy); Điều 256 (tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy); Điều 257 (tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy); Điều 258 (tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy); Điều 259, khoản 2 (tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần);\ng) Điều 265, các khoản 2, 3 và 4 (tội tổ chức đua xe trái phép); Điều 282 (tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy); Điều 299 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự); Điều 299 (tội khủng bố); Điều 301 (tội bắt cóc con tin); Điều 302 (tội cướp biển); Điều 303 (tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia); Điều 304 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự); Điều 305, các khoản 2, 3 và 4 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ); Điều 309, các khoản 2, 3 và 4 (tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, phát tán, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân); Điều 311, các khoản 2, 3 và 4 (tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc);\nh) Điều 329, các khoản 2 và 3 (tội mua dâm người dưới 18 tuổi);\ni) Điều 353, các khoản 2, 3 và 4 (tội tham ô tài sản); Điều 354, các khoản 2, 3 và 4 (tội nhận hối lộ); Điều 355, các khoản 2, 3 và 4 (tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản); Điều 356, các khoản 2 và 3 (tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ); Điều 357, các khoản 2 và 3 (tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ); Điều 358, các khoản 2, 3 và 4 (tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi); Điều 359, các khoản 2, 3 và 4 (tội giả mạo trong công tác); Điều 364, các khoản 2, 3 và 4 (tội đưa hối lộ); Điều 365, các khoản 2, 3 và 4 (tội làm môi giới hối lộ);\nk) Điều 373, các khoản 3 và 4 (tội dùng nhục hình); Điều 374, các khoản 3 và 4 (tội bức cung); Điều 386, khoản 2 (tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị áp giải, dẫn giải, đang bị xét xử);\nl) Các điều từ Điều 421 đến Điều 425 về các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh.\n2. Phạm tội trong trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc phát hiện tội phạm hoặc có những hành vi khác bao che người phạm tội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.\nĐiều 390. Tội không tố giác tội phạm\n1. Người nào biết rõ một trong các tội phạm được quy định tại Điều 389 của Bộ luật này đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 19 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.\n2. Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt.\nĐiều 391. Tội gây rối trật tự phiên tòa\n1. Người nào tại phiên tòa mà thóa mạ, xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm thành viên Hội đồng xét xử, những người khác có mặt tại phiên tòa hoặc có hành vi đập phá tài sản thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:\na) Gây náo loạn phiên tòa dẫn đến phải dừng phiên tòa;\nb) Hành hung thành viên Hội đồng xét xử.", "\"Điều 13. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự\n1. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với người này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.\n2. Người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự, nhưng đã lâm vào tình trạng quy định tại khoản 1 Điều này trước khi bị kết án, thì cũng được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.\"", "Khoản 2. Phạm tội 02 lần trở lên quy định tại điểm c khoản 2 Điều 141, điểm đ khoản 2 Điều 142, điểm b khoản 2 Điều 143, điểm d khoản 2 Điều 144, điểm a khoản 2 Điều 145, điểm b khoản 2 Điều 146 và điểm b khoản 2 Điều 147 của Bộ luật Hình sự là trường hợp người phạm tội đã thực hiện hành vi phạm tội từ 02 lần trở lên nhưng chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.", "Khoản 3.1. Trường hợp một người thực hiện nhiều hành vi phạm tội quy định tại các điều luật khác nhau, từ Điều 192 đến Điều 194 của BLHS mà các hành vi đó có liên quan chặt chẽ với nhau (hành vi phạm tội này là điều kiện để thực hiện hoặc là hệ quả tất yếu của hành vi phạm tội kia) nếu các tội phạm đó không bằng nhau thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội theo điều luật có quy định tội nặng hơn. Ví dụ: một người trồng cây thuốc phiện (đã được giáo dục nhiều lần, đã được tạo điều kiện để ổn định cuộc sống và đã bị xử phạt hành chính về hành vi này), sau đó lại tiến hành sản xuất trái phép chất ma túy. Trong trường hợp này người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội sản xuất trái phép chất ma túy theo Điều 193 của BLHS (tội sản xuất trái phép chất ma túy nặng hơn tội trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy).", "Khoản 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:\na) Vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;\nb) Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;\nc) Lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác.", "\"Điều 14. Chuẩn bị phạm tội \n1. Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm, trừ trường hợp thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm quy định tại Điều 109, điểm a khoản 2 Điều 113 hoặc điểm a khoản 2 Điều 299 của Bộ luật này. \n2. Người chuẩn bị phạm tội quy định tại một trong các điều 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 123, 134, 168, 169, 207, 299, 300, 301, 302, 303 và 324 của Bộ luật này thì phải chịu trách nhiệm hình sự. \n3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chuẩn bị phạm tội quy định tại Điều 123, Điều 168 của Bộ luật này thì phải chịu trách nhiệm hình sự.”", "Khoản 3. Trường hợp người thực hiện hành vi phạm tội xâm phạm tính mạng của người khác hoặc phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhưng không nhằm gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội khủng bố mà tùy từng trường hợp cụ thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm tương ứng. Ví dụ: Do mâu thuẫn cá nhân, Nguyễn Văn A đã giết và phân xác chị Nguyễn Thị C ra làm nhiều phần rồi đem đi phi tang. Hành vi của Nguyễn Văn A gây hoang mang trong dư luận, nhưng khi thực hiện hành vi phạm tội A không nhằm mục đích gây hoảng sợ trong công chúng mà chỉ nhằm trả thù cá nhân. Do đó, A bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người theo quy định tại Điều 123 của Bộ luật Hình sự.", "Khoản 3.5. Trường hợp một người thực hiện một hoặc nhiều hành vi phạm tội quy định trong một điều luật (Điều 194, Điều 195 và Điều 196 của BLHS) thì cần phân biệt như sau:\na) Trường hợp một người chỉ thực hiện một trong các hành vi phạm tội theo quy định tại Điều 194 (hoặc Điều 195 hoặc Điều 196) của BLHS thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tên tội danh về hành vi phạm tội đã thực hiện theo điều luật tương ứng. Ví dụ: một người chỉ mua bán tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy theo Điều 195 của BLHS.\nb) Trường hợp một người thực hiện nhiều hành vi phạm tội theo quy định tại Điều 194 (hoặc Điều 195 hoặc Điều 196) của BLHS mà các hành vi đó có liên quan chặt chẽ với nhau (hành vi phạm tội này là điều kiện để thực hiện hoặc là hệ quả tất yếu của hành vi phạm tội kia), thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh đầy đủ đối với tất cả các hành vi đã được thực hiện theo điều luật tương ứng và chỉ phải chịu một hình phạt. Ví dụ: một người mua bán tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy rồi vận chuyển đến một địa điểm mới và tàng trữ tiền chất đó, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tên tội danh là mua bán, vận chuyển tàng trữ tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy theo Điều 195 của BLHS và chỉ phải chịu một hình phạt.\nc) Trường hợp một người thực hiện nhiều hành vi phạm tội theo quy định tại Điều 194 (hoặc Điều 195 hoặc Điều 196) của BLHS mà các hành vi đó độc lập với nhau, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về những tội độc lập mà người ấy đã thực hiện. Khi xét xử, Tòa án áp dụng Điều 50 của BLHS để quyết định hình phạt chung. Ví dụ: một người mua bán một loại tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy và bị bắt, khi khám nhà phát hiện người đó còn tàng trữ một loại tiền chất khác nhưng không nhằm mục đích để mua bán. Trong trường hợp này, người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy và tội tàng trữ tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy theo quy định tại Điều 195 của BLHS. Tùy từng trường hợp cụ thể mà người đó bị xử phạt mức hình phạt tương ứng đối với từng tội và sau đó quyết định hình phạt chung cho cả hai tội theo quy định tại Điều 50 của BLHS." ]
Giật chồng và ngoại tình có bị phạt tù không?
[ "\"Điều 182. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng\n1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:\na) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;\nb) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:\na) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;\nb) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.\"" ]
[ "“Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác\n...\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:\na) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;\nb) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;\nc) Phạm tội 02 lần trở lên;\nd) Tái phạm nguy hiểm;\nđ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:\na) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;\nb) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;\nc) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;\nd) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.\n4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm:\na) Làm chết người;\nb) Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;\nc) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;\nd) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;\nđ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.\n5. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:\na) Làm chết 02 người trở lên;\nb) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.\n6. Người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”", "\"Điều 19. Tình nghĩa vợ chồng\n1. Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.\n2. Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác.\"", "Chương XXIV. CÁC TỘI XÂM PHẠM HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP\nĐiều 367. Khái niệm tội xâm phạm hoạt động tư pháp. Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp là những hành vi xâm phạm sự đúng đắn của hoạt động tố tụng và thi hành án.\nĐiều 368. Tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội\n1. Người nào có thẩm quyền mà truy cứu trách nhiệm hình sự người mà mình biết rõ là không có tội, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:\na) Truy cứu trách nhiệm hình sự về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;\nb) Đối với 02 người đến 05 người;\nc) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;\nd) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;\nđ) Dẫn đến việc kết án oan người vô tội về tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;\ne) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:\na) Đối với 06 người trở lên;\nb) Dẫn đến việc kết án oan người vô tội về tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;\nc) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;\nd) Làm người bị truy cứu trách nhiệm hình sự oan tự sát.\n4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 369. Tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội\n1. Người nào có thẩm quyền mà không truy cứu trách nhiệm hình sự người mà mình biết rõ là có tội, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:\na) Không truy cứu trách nhiệm hình sự người thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng;\nb) Đối với 02 người đến 05 người;\nc) Người không bị truy cứu trách nhiệm hình sự bỏ trốn hoặc thực hiện hành vi cản trở điều tra, truy tố, xét xử hoặc tiếp tục thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;\nd) Dẫn đến việc người không bị truy cứu trách nhiệm hình sự trả thù người tố giác, báo tin về tội phạm, người bị hại, nhân chứng;\nđ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:\na) Đối với 05 người trở lên;\nb) Không truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;\nc) Người không bị truy cứu trách nhiệm hình sự tiếp tục thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;\nd) Làm người bị hại tự sát.\n4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 370. Tội ra bản án trái pháp luật\n1. Thẩm phán, Hội thẩm nào ra bản án mà mình biết rõ là trái pháp luật, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:\na) Phạm tội 02 lần trở lên;\nb) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;\nc) Kết án oan người vô tội về tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng;\nd) Bỏ lọt tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng; người thực hiện tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng;\nđ) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của bị cáo, người bị hại, nguyên đơn, bị đơn, người khởi kiện, người bị khởi kiện từ 11% đến 45%;\ne) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;\ng) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:\na) Kết án oan người vô tội về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;\nb) Bỏ lọt tội phạm đặc biệt nghiêm trọng hoặc người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng;\nc) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của bị cáo, người bị hại, nguyên đơn, bị đơn, người khởi kiện, người bị khởi kiện 46% trở lên;\nd) Dẫn đến bị cáo, người bị hại, nguyên đơn, bị đơn, người khởi kiện, người bị khởi kiện tự sát;\nđ) Gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên.\n4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 371. Tội ra quyết định trái pháp luật\n1. Người nào có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng, thi hành án ra quyết định mà mình biết rõ là trái pháp luật gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điều 368, 369, 370, 377 và 378 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:\na) Có tổ chức;\nb) Phạm tội 02 lần trở lên;\nc) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết có thai, người già yếu;\nd) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án, người phải chấp hành án, người bị hại, nguyên đơn, bị đơn, người khởi kiện, người bị khởi kiện từ 11% đến 45%;\nđ) Gây thiệt hại về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;\ne) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:\na) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án, người phải chấp hành án, người bị hại, nguyên đơn, bị đơn, người khởi kiện, người bị khởi kiện 46% trở lên;\nb) Làm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án, người phải chấp hành án, người bị hại, nguyên đơn, bị đơn, người khởi kiện, người bị khởi kiện tự sát;\nc) Gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên.\n4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 372. Tội ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp làm trái pháp luật\n1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng, thi hành án làm trái pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:\na) Phạm tội 02 lần trở lên;\nb) Dẫn đến ra bản án hoặc quyết định trái pháp luật;\nc) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn nguy hiểm, xảo quyệt khác;\nd) Gây thiệt hại về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;\nđ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:\na) Dẫn đến làm oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm;\nb) Gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên.\n4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 373. Tội dùng nhục hình\n1. Người nào trong hoạt động tố tụng, thi hành án hoặc thi hành các biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc mà dùng nhục hình hoặc đối xử tàn bạo, hạ nhục nhân phẩm của người khác dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:\na) Phạm tội 02 lần trở lên;\nb) Đối với 02 người trở lên;\nc) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;\nd) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;\nđ) Gây thương tích hoặc gây thiệt hại về sức khỏe cho người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 60%.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:\na) Gây thương tích hoặc gây thiệt hại về sức khỏe cho người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;\nb) Làm người bị nhục hình tự sát.\n4. Phạm tội làm người bị nhục hình chết, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.\n5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 374. Tội bức cung\n1. Người nào trong hoạt động tố tụng mà sử dụng thủ đoạn trái pháp luật ép buộc người bị lấy lời khai, hỏi cung phải khai ra thông tin liên quan đến vụ án, vụ việc, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:\na) Phạm tội 02 lần trở lên;\nb) Đối với 02 người trở lên;\nc) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;\nd) Dùng nhục hình hoặc đối xử tàn bạo, hạ nhục nhân phẩm người bị lấy lời khai, hỏi cung;\nđ) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;\ne) Làm sai lệch kết quả khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử;\ng) Ép buộc người bị lấy lời khai, người bị hỏi cung phải khai sai sự thật.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:\na) Làm người bị bức cung tự sát;\nb) Dẫn đến bỏ lọt tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng.\n4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:\na) Làm người bị bức cung chết;\nb) Dẫn đến làm oan người vô tội;\nc) Dẫn đến bỏ lọt tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.\n5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 375. Tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc\n1. Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án, những người khác có nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động tư pháp, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự nào mà thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, hủy hoặc làm hư hỏng các tài liệu, vật chứng của vụ án hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm làm sai lệch nội dung vụ án, vụ việc, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:\na) Có tổ chức;\nb) Dẫn đến việc giải quyết vụ án, vụ việc bị sai lệch;\nc) Gây thiệt hại từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.\n3. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:\na) Dẫn đến việc kết án oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm;\nb) Làm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án, người phải chấp hành án, người bị hại, nguyên đơn, bị đơn, người khởi kiện, người bị khởi kiện tự sát;\nc) Gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên.\n4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 376. Tội thiếu trách nhiệm để người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù trốn\n1. Người nào được giao trách nhiệm trực tiếp quản lý, canh gác, áp giải người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành hình phạt tù mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy định về quản lý, canh gác, áp giải để người đó trốn thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:\na) Làm vụ án bị tạm đình chỉ;\nb) Người bỏ trốn trả thù người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng;\nc) Người bỏ trốn tiếp tục thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 02 năm đến 07 năm:\na) Làm vụ án bị đình chỉ;\nb) Người bỏ trốn tiếp tục thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng;\nc) Để từ 02 người đến 05 người bỏ trốn;\nd) Để người thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng bỏ trốn;\nđ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:\na) Người bỏ trốn tiếp tục thực hiện tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;\nb) Để 06 người trở lên bỏ trốn;\nc) Để người thực hiện tội phạm đặc biệt nghiêm trọng bỏ trốn.\n4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 377. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn giam, giữ người trái pháp luật\n1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:\na) Không ra quyết định trả tự do cho người được trả tự do theo quy định của luật;\nb) Quyết định bắt, giữ, giam người không có căn cứ theo quy định của luật;\nc) Không chấp hành quyết định trả tự do cho người được trả tự do theo quy định của luật;\nd) Thực hiện việc bắt, giữ, giam người không có lệnh, quyết định theo quy định của luật hoặc tuy có lệnh, quyết định nhưng chưa có hiệu lực thi hành;\nđ) Không ra lệnh, quyết định gia hạn tạm giữ, tạm giam hoặc thay đổi, hủy bỏ biện pháp tạm giữ, tạm giam khi hết thời hạn tạm giữ, tạm giam dẫn đến người bị tạm giữ, tạm giam bị giam, giữ quá hạn.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:\na) Giam, giữ trái pháp luật từ 02 người đến 05 người;\nb) Làm người bị giam, giữ trái pháp luật bị tổn hại về sức khỏe với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;\nc) Làm người bị giam, giữ hoặc gia đình họ lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn;\nd) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:\na) Giam, giữ trái pháp luật 06 người trở lên;\nb) Làm người bị giam, giữ trái pháp luật tổn hại về sức khỏe với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc chết;\nc) Làm người bị giam, giữ tự sát;\nd) Làm gia đình người bị giam, giữ ly tán.\n4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 378. Tội tha trái pháp luật người bị bắt, người đang bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù\n1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lạm quyền tha trái pháp luật người bị bắt, người đang bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành hình phạt tù, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:\na) Tha trái pháp luật người bị bắt, người đang bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù về tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;\nb) Người được tha trái pháp luật bỏ trốn hoặc có hành vi cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc tiếp tục thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;\nc) Người được tha trái pháp luật trả thù người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng;\nd) Tha trái pháp luật từ 02 người đến 05 người.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:\na) Tha trái pháp luật 06 người trở lên;\nb) Người được tha trái pháp luật thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.\n4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 379. Tội không thi hành án\n1. Người nào có thẩm quyền mà cố ý không ra quyết định thi hành án hoặc không thi hành quyết định thi hành bản án, quyết định của Tòa án thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:\na) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;\nb) Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án bỏ trốn;\nc) Dẫn đến hết thời hiệu thi hành án;\nd) Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án, người có nghĩa vụ thi hành án tẩu tán tài sản và không thi hành được nghĩa vụ thi hành án với số tiền từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.\n2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:\na) Phạm tội 02 lần trở lên;\nb) Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án tiếp tục thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;\nc) Dẫn đến người bị kết án, người phải thi hành án, người có nghĩa vụ thi hành án tẩu tán tài sản và không thi hành được nghĩa vụ thi hành án với số tiền từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.\n3. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:\na) Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án tiếp tục thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;\nb) Dẫn đến người bị kết án, người phải thi hành án, người có nghĩa vụ thi hành án tẩu tán tài sản và không thi hành được nghĩa vụ thi hành án với số tiền 1.000.000.000 đồng trở lên.\n4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 380. Tội không chấp hành án\n1. Người nào có điều kiện mà không chấp hành bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:\na) Chống lại chấp hành viên hoặc người đang thi hành công vụ;\nb) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;\nc) Tẩu tán tài sản.\n3. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.\nĐiều 381. Tội cản trở việc thi hành án\n1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý cản trở việc thi hành án thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:\na) Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án bỏ trốn;\nb) Dẫn đến hết thời hiệu thi hành án;\nc) Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án, người có nghĩa vụ thi hành án tẩu tán tài sản và không thi hành được nghĩa vụ thi hành án với số tiền từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;\nd) Gây thiệt hại từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:\na) Phạm tội 02 lần trở lên;\nb) Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án tiếp tục thực hiện tội phạm;\nc) Dẫn đến người bị kết án, người phải thi hành án, người có nghĩa vụ thi hành án tẩu tán tài sản và không thi hành được nghĩa vụ thi hành án với số tiền 200.000.000 đồng trở lên;\nd) Gây thiệt hại 200.000.000 đồng trở lên.\n3. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 382. Tội cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khai báo gian dối\n1. Người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật, người bào chữa nào mà kết luận, dịch, khai gian dối hoặc cung cấp những tài liệu mà mình biết rõ là sai sự thật, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:\na) Có tổ chức;\nb) Dẫn đến việc giải quyết vụ án, vụ việc bị sai lệch.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:\na) Phạm tội 02 lần trở lên;\nb) Dẫn đến việc kết án oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm.\n4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 383. Tội từ chối khai báo, từ chối kết luận giám định, định giá tài sản hoặc từ chối cung cấp tài liệu\n1. Người làm chứng nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 19 của Bộ luật này, người giám định, người định giá tài sản, người dịch thuật từ chối khai báo, trốn tránh việc kết luận giám định, định giá tài sản, thẩm định giá tài sản hoặc từ chối cung cấp tài liệu mà không có lý do chính đáng, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.\n2. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 384. Tội mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác trong việc khai báo, cung cấp tài liệu\n1. Người nào mua chuộc hoặc cưỡng ép người làm chứng, người bị hại, đương sự trong các vụ án hình sự, hành chính, dân sự, kinh tế, lao động khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc không khai báo, không cung cấp tài liệu; mua chuộc hoặc cưỡng ép người giám định, người định giá tài sản kết luận gian dối, người phiên dịch, người dịch thuật dịch xuyên tạc, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:\na) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn nguy hiểm khác;\nb) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;\nc) Dẫn đến việc giải quyết vụ án, vụ việc bị sai lệch.\nĐiều 385. Tội vi phạm việc niêm phong, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản\n1. Người nào được giao giữ, quản lý tài sản bị kê biên, bị niêm phong hoặc vật chứng bị niêm phong, tài khoản bị phong tỏa mà thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:\na) Phá hủy niêm phong, giải tỏa việc phong tỏa tài khoản mà không có quyết định của người có thẩm quyền;\nb) Tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu hoặc hủy hoại tài sản bị kê biên.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:\na) Dẫn đến việc giải quyết vụ án, vụ việc bị sai lệch;\nb) Dẫn đến bị can, bị cáo, người bị kết án, người phải thi hành án, người có nghĩa vụ thi hành án tẩu tán tài sản và không thi hành được nghĩa vụ thi hành án với số tiền 100.000.000 đồng trở lên.\n3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 386. Tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị áp giải, đang bị xét xử\n1. Người nào đang bị tạm giữ, tạm giam, áp giải, xét xử hoặc chấp hành án phạt tù mà bỏ trốn, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:\na) Có tổ chức;\nb) Dùng vũ lực đối với người canh gác hoặc người áp giải.\nĐiều 387. Tội đánh tháo người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử, chấp hành án phạt tù\n1. Người nào đánh tháo người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử hoặc chấp hành án phạt tù, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 119 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:\na) Có tổ chức;\nb) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;\nc) Dùng vũ lực đối với người canh gác hoặc người áp giải;\nd) Đánh tháo người bị kết án về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc người bị kết án tử hình.\n3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 388. Tội vi phạm quy định về giam giữ\n1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, vi phạm quy định của pháp luật về giam giữ đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điều 119, 170, 252, 253, 254 và 255 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:\na) Gây rối hoặc chống lại mệnh lệnh của người có thẩm quyền trong quản lý giam giữ;\nb) Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng tài sản;\nc) Cưỡng đoạt tài sản;\nd) Đưa vào, tàng trữ, chiếm đoạt hoặc tổ chức sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện thuốc hướng thần;\nđ) Đưa vào, tàng trữ, sử dụng thiết bị thông tin liên lạc cá nhân.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:\na) Có tổ chức;\nb) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;\nc) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;\nd) Tái phạm nguy hiểm.\n3. Người phạm tội còn có thể bị cấm cư trú từ 01 năm đến 03 năm, cấm đảm nhiệm chức vụ từ 01 năm đến 03 năm.\nĐiều 389. Tội che giấu tội phạm\n1. Người nào không hứa hẹn trước mà che giấu một trong các tội phạm quy định tại các điều sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm:\na) Các điều từ Điều 108 đến Điều 121 về các tội xâm phạm an ninh quốc gia;\nb) Điều 123 (tội giết người); Điều 141, các khoản 2, 3 và 4 (tội hiếp dâm); Điều 142 (tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi); Điều 144 (tội cưỡng dâm từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi); Điều 146, các khoản 2 và 3 (tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi); Điều 150, các khoản 2 và 3 (tội mua bán người);\nc) Điều 151 (tội mua bán người dưới 16 tuổi); Điều 152 (tội đánh tráo người dưới 01 tuổi); Điều 153 (tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi); Điều 154 (tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người);\nd) Điều 168 (tội cướp tài sản); Điều 169 (tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản); Điều 173, các khoản 2, 3 và 4 (tội trộm cắp tài sản); Điều 174, các khoản 2, 3 và 4 (tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản); Điều 175, các khoản 2, 3 và 4 (tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản); Điều 178, các khoản 2, 3 và 4 (tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản);\nđ) Điều 188, các khoản 3 và 4 (tội buôn lậu); Điều 189, khoản 3 (tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới); Điều 190, các khoản 2 và 3 (tội sản xuất, buôn bán hàng cấm); Điều 191, các khoản 2 và 3 (tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm); Điều 192, các khoản 2 và 3 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả); Điều 193 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm); Điều 194 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh); Điều 195, các khoản 2 và 3 (tội sản xuất hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi); Điều 196, các khoản 2 và 3 (tội đầu cơ); Điều 205, các khoản 3 và 4 (tội lập quỹ trái phép); Điều 206, các khoản 2 và 3 (tội vi phạm quy định trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài); Điều 207 (tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả); Điều 208 (tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành công cụ chuyển nhượng giả, các giấy tờ có giá giả khác); Điều 219, các khoản 2 và 3 (tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí); Điều 220, các khoản 2 và 3 (tội vi phạm quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng); Điều 221, các khoản 2 và 3 (tội vi phạm quy định của Nhà nước về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng); Điều 222, các khoản 2 và 3 (tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng); Điều 223, các khoản 2 và 3 (tội thông đồng, bao che cho người nộp thuế gây hậu quả nghiêm trọng); Điều 224, các khoản 2 và 3 (tội vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng); Điều 243, các khoản 2 và 3 (tội hủy hoại rừng);\ne) Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy); Điều 253 (tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 254, khoản 2 (tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy); Điều 255 (tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy); Điều 256 (tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy); Điều 257 (tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy); Điều 258 (tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy); Điều 259, khoản 2 (tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần);\ng) Điều 265, các khoản 2, 3 và 4 (tội tổ chức đua xe trái phép); Điều 282 (tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy); Điều 299 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự); Điều 299 (tội khủng bố); Điều 301 (tội bắt cóc con tin); Điều 302 (tội cướp biển); Điều 303 (tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia); Điều 304 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự); Điều 305, các khoản 2, 3 và 4 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ); Điều 309, các khoản 2, 3 và 4 (tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, phát tán, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân); Điều 311, các khoản 2, 3 và 4 (tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc);\nh) Điều 329, các khoản 2 và 3 (tội mua dâm người dưới 18 tuổi);\ni) Điều 353, các khoản 2, 3 và 4 (tội tham ô tài sản); Điều 354, các khoản 2, 3 và 4 (tội nhận hối lộ); Điều 355, các khoản 2, 3 và 4 (tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản); Điều 356, các khoản 2 và 3 (tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ); Điều 357, các khoản 2 và 3 (tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ); Điều 358, các khoản 2, 3 và 4 (tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi); Điều 359, các khoản 2, 3 và 4 (tội giả mạo trong công tác); Điều 364, các khoản 2, 3 và 4 (tội đưa hối lộ); Điều 365, các khoản 2, 3 và 4 (tội làm môi giới hối lộ);\nk) Điều 373, các khoản 3 và 4 (tội dùng nhục hình); Điều 374, các khoản 3 và 4 (tội bức cung); Điều 386, khoản 2 (tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị áp giải, dẫn giải, đang bị xét xử);\nl) Các điều từ Điều 421 đến Điều 425 về các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh.\n2. Phạm tội trong trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc phát hiện tội phạm hoặc có những hành vi khác bao che người phạm tội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.\nĐiều 390. Tội không tố giác tội phạm\n1. Người nào biết rõ một trong các tội phạm được quy định tại Điều 389 của Bộ luật này đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 19 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.\n2. Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt.\nĐiều 391. Tội gây rối trật tự phiên tòa\n1. Người nào tại phiên tòa mà thóa mạ, xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm thành viên Hội đồng xét xử, những người khác có mặt tại phiên tòa hoặc có hành vi đập phá tài sản thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:\na) Gây náo loạn phiên tòa dẫn đến phải dừng phiên tòa;\nb) Hành hung thành viên Hội đồng xét xử.", "\"Điều 3. Giải thích từ ngữ\nTrong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:\n[...]\n14. Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.\n[...]\"", "Khoản 7.2. Chỉ có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:\na) Hành vi ngược đãi, hành hạ gây hậu quả nghiêm trọng, tức là làm cho người bị ngược đãi, hành hạ luôn luôn bị giày vò về mặt tình cảm, bị tổn thất về danh dự, đau khổ về tinh thần hoặc bị thương tích, tổn hại đến sức khỏe. Hậu quả thương tích hay tổn hại đến sức khỏe là do lỗi vô ý; nếu dẫn đến chết người thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vô ý làm chết người (Điều 98 BLHS). Trong trường hợp thương tích, tổn hại sức khoẻ hoặc chết người xảy ra do lỗi cố ý, thì tuỳ trường hợp cụ thể mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các khoản tương ứng của Điều 104 BLHS về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác hoặc Điều 93 BLHS về tội giết người; nếu làm cho nạn nhân bị uất ức mà tự sát, thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội bức tử theo Điều 100 BLHS.\nb) Người thực hiện hành vi ngược đãi, hành hạ đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.", "Điều 3. Hành vi bạo lực gia đình áp dụng đối với người chung sống như vợ chồng\n1. Hành vi quy định tại các điểm a, b, c, k và m khoản 1 Điều 3 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.\n2. Cưỡng ép thực hiện hành vi quan hệ tình dục trái ý muốn.\n3. Cô lập, giam cầm.\n4. Cưỡng ép ra khỏi chỗ ở hợp pháp trái pháp luật.\n5. Kỳ thị, phân biệt đối xử về hình thể, giới, giới tính, năng lực.\n6. Tiết lộ hoặc phát tán thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm.\n7. Ngăn cản gặp gỡ người thân, có quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh hoặc hành vi khác nhằm cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý.\n8. Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau.\n9. Bỏ mặc, không quan tâm.\n10. Cưỡng ép, cản trở kết hôn.\n11. Cưỡng ép học tập, lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát tài sản, thu nhập nhằm tạo ra tình trạng lệ thuộc về mặt vật chất, tinh thần.", "Khoản 5. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả thực tế gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khác, nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.", "\"Điều 155. Tội làm nhục người khác\n1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:\na) Phạm tội 02 lần trở lên;\nb) Đối với 02 người trở lên;\nc) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;\nd) Đối với người đang thi hành công vụ;\nđ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;\ne) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;\ng) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%”.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:\na) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên”;\nb) Làm nạn nhân tự sát.\n4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 156. Tội vu khống\n1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:\na) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;\nb) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:\na) Có tổ chức;\nb) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;\nc) Đối với 02 người trở lên;\nd) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;\nđ) Đối với người đang thi hành công vụ;\ne) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;\ng) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;\nh) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:\na) Vì động cơ đê hèn;\nb) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;\nc) Làm nạn nhân tự sát.\n4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\"", "\"Điều 159. Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác\n1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:\na) Chiếm đoạt thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông dưới bất kỳ hình thức nào;\nb) Cố ý làm hư hỏng, thất lạc hoặc cố ý lấy các thông tin, nội dung của thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông;\nc) Nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật;\nd) Khám xét, thu giữ thư tín, điện tín trái pháp luật;\nđ) Hành vi khác xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín, telex, fax hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:\na) Có tổ chức;\nb) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;\nc) Phạm tội 02 lần trở lên;\nd) Tiết lộ các thông tin đã chiếm đoạt, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác;\nđ) Làm nạn nhân tự sát.\n3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\"", "\"Điều 36. Vi phạm quy định phòng, chống tội phạm\n1. Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:\n[...] d) Thiếu trách nhiệm trong quản lý, giáo dục dẫn đến có vợ (chồng), con hoặc cấp dưới trực tiếp phạm tội.\n[...] 2. Trường hợp đã kỷ luật theo Khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ):\n[...] b) Để vợ (chồng), con lợi dụng chức vụ, vị trí công tác của mình tổ chức, thực hiện hoạt động vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Bao che vụ việc vi phạm pháp luật xảy ra trong tổ chức, đơn vị, lĩnh vực, địa bàn phụ trách hoặc để cấp dưới trực tiếp phạm tội nghiêm trọng. [...]\"" ]