text
stringlengths
1
2.91k
các công việc có tính đối kháng. – ReLEx Smile sử dụng công nghệ hiện đại có thể áp dụng cho những đối tượng có giác mạc mỏng hoặc khô mắt. Phương pháp này có đường mổ siêu nhỏ dưới 2mm, chỉ bằng 1/10 vết mổ của Lasik hay Femto, do đó tác động rất nhỏ đến giác mạc, hạn chế ảnh hưởng đến màng phim nước mắt. Đồng thời, việc này cũng tránh di chứng khô mắt hậu phẫu. Phương pháp ReLEx Smile có yêu cầu cao về kĩ thuật và thao tác. 1.3. Điều kiện để thực hiện phẫu thuật tật khúc xạ Smile Một số điều kiện để thực hiện phẫu thuật ReLEx Smile bao gồm: – Người từ 18 – 60 tuổi. Trong đó độ tuổi tốt để phẫu thuật mắt cận là dưới 40 tuổi. – Độ cận tối đa 10 diop, độ loạn tối đa 5 diop, độ khúc xạ ổn định và không tăng quá 0.75 diop trong ít nhất 6 tháng. – Cấu trúc giác mạc bình thường, không phải hình chóp, không có sẹo và không quá mỏng. – Không mắc các bệnh lý cấp tính hoặc mạn tính về mắt như viêm nhiễm, chấn thương, bệnh võng mạc, bệnh đáy mắt, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp. – Người không thuộc nhóm đối tượng chống chỉ định thực hiện phẫu thuật tật khúc xạ. 2. Nguyên lý thực hiện phẫu thuật Smile và những lưu ý hậu phẫu 2.1. Nguyên lý thực hiện Nguyên lý thực hiện ReLEx Smile là tách và loại bỏ lớp nhu mô làm thay đổi hình dạng của giác mạc để đạt được độ khúc xạ mong muốn. Toàn bộ quá trình phẫu thuật ReLEx Smile sẽ được thực hiện trên máy Visumax với 3 bước cơ bản bao gồm: – Bước 1: Bác sĩ sẽ chiếu tia laser lên bề mặt giác mạc, tạo ra hai mặt phân cách và tự động tách rời lõi mô ở giữa. – Bước 2: Tạo ra vết rạch nhỏ và mịn bằng máy Visumax hiện đại.
– Bước 3: Bác sĩ sử dụng những dụng cụ vi phẫu chuyên dụng để rút lõi mô được tách rời ra khỏi mắt qua vết rạch. Trước khi thực hiện phẫu thuật bệnh nhân đã được gây tê nên sẽ không cảm thấy đau, nhức. Tổng thời gian phẫu thuật cả hai mắt rơi vào khoảng 10 – 15 phút. Sau ca phẫu thuật, bệnh nhân có thể cảm thấy hơi khó chịu trong vòng 4 đến 6 tiếng. Quá trình thực hiện phẫu thuật nhanh chóng, chỉ khoảng 10 – 15 phút cho cả hai mắt. 2.2. Lưu ý hậu phẫu thuật tật khúc xạ Smile Trước khi thực hiện phẫu thuật, bác sĩ sẽ khám tổng quát và kiểm tra cẩn thận mắt bệnh nhân, xem xét mức độ tật khúc xạ, độ dày giác mạc, số lượng tế bào nội mô, bản đồ giác mạc cũng như xét nghiệm máu,… Việc kiểm tra này nhằm đảm bảo bệnh nhân đáp ứng đủ tiêu chuẩn để thực hiện phẫu thuật. Sau khi phẫu thuật kết thúc, bệnh nhân cần nhắm mắt nghỉ ngơi trong 1 – 2 tiếng. Trong vòng 24 giờ đầu tiên, bạn tuyệt đối không gội đầu. Ngoài ra, bệnh nhân lưu ý: – Không được dụi mắt và phải đeo kính bảo hộ trong vài ngày đầu. – Không chơi các môn thể thao mạnh, đối kháng. – Không tắm ở bể bơi công cộng trong khoảng vài tuần cho tới khi mắt đã ổn định. – Tra thuốc và thực hiện tái khám theo đúng sự chỉ dẫn của bác sĩ. Sau khi mắt đã ổn định, bệnh nhân có thể sinh hoạt lại bình thường. Tuy nhiên bệnh nhân cần sử dụng mắt một cách hợp lý, không xem tivi, điện thoại quá nhiều, nên để mắt nghỉ ngơi sau mỗi 20 – 30 phút làm việc, có chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh để hạn chế tình trạng tái cận.
để điều tra xem liệu các polypeptide vận chuyển anion hữu cơ vận chuyển axit mật một polypeptide vận chuyển anion hữu cơ oatpa b oatpb polypeptide vận chuyển anion hữu cơ b oatpb có được biểu hiện khác nhau trong nhau thai của ICP icp hay không
Mất ngủ uống vitamin gì? Vì sao cần bổ sung?Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của con người và có tác động đến giấc ngủ. Khi ăn uống không đủ chất, không khoa học, người bệnh dễ rơi vào tình trạng mất ngủ. Việc bổ sung các chất dinh dưỡng như vitamin là điều cần thiết cho cơ thể. Vậy mất ngủ uống vitamin gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của con người và có tác động đến giấc ngủ. Khi ăn uống không đủ chất, không khoa học, người bệnh dễ rơi vào tình trạng mất ngủ. Việc bổ sung các chất dinh dưỡng như vitamin là điều cần thiết cho cơ thể. Vậy mất ngủ uống vitamin gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 1. Sự cần thiết của vitamin dành cho giấc ngủ Giấc ngủ đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì và tăng cường sức khỏe. Chính vì thế mất ngủ sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Người bệnh sẽ cảm thấy khó đi vào giấc ngủ, không ngủ được, dễ tỉnh giấc, trằn trọc không ngủ lại được,… Mất ngủ xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có cả việc thiếu hụt một số loại vitamin và khoáng chất. Điều này thường không được nhiều người quan tâm và chú ý. Mất ngủ do thiếu vitamin đang là vấn đề được nhiều chuyên gia dinh dưỡng đặt lên hàng đầu. Vì những dưỡng chất này có tác động tới các chất dẫn truyền thần kinh hay hóa chất truyền tín hiệu thần kinh. Nếu cơ thể thiếu những chất dinh dưỡng này thì con người có thể rơi vào tình trạng mất ngủ. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng mất ngủ do thiếu hụt vitamin có thể gây ra những bệnh lý nguy hiểm như béo phì, bệnh tim, gây ung thư,
đột quỵ,… Vitamin có tác động tới các chất dẫn truyền thần kinh hay hóa chất truyền tín hiệu thần kinh, giúp giấc ngủ tốt hơn. 2. Người mất ngủ uống vitamin gì? 2.1 Vitamin A Vitamin A được biết là một vitamin tan trong chất béo. Loại vitamin này có vai trò giữ cho da, xương, răng và mảng nhầy luôn khỏe mạnh. Đặc biệt, trong vitamin A có chứa axit retinoid – có vai trò lớn trong việc điều chỉnh một số chức năng tại não bộ. Những chức năng điều hòa giấc ngủ và hỗ trợ bộ nhớ làm việc tốt hơn, hiệu quả hơn. Bổ sung vitamin A từ các thực phẩm như thịt, gia cầm, trứng và những sản phẩm làm từ sữa. Ngoài ra, có thể bổ sung vitamin A ở dạng thuốc nhưng cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ, chuyên gia trước. 2.2 Các loại vitamin B Có đến 8 loại vitamin B vô cùng cần thiết cho sức khỏe của con người. Đó là B1, B2, B3, B5, B6, B7, B9 và B12. Trong đó, B3, B5, B6 và B12 giúp điều chỉnh lượng tryptophan cung cấp cho cơ thể. Mà tryptophan lại có ảnh hưởng đến việc sản sinh melatonin – hormone có tác dụng trong hỗ trợ giấc ngủ. Ngoài ra, vitamin B12 có thể dễ dàng tan trong chất béo. Do đó B12 có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất và chuyển hóa các tế bào máu đỏ. Thiếu vitamin B12 dễ khiến cơ thể rơi vào tình trạng thiếu máu, mệt mỏi, thăng bằng kém,… từ đó dẫn đến các rối loạn giấc ngủ như mất ngủ, khó ngủ,… Vitamin B9 (axit folic) là một loại vitamin B có ảnh hưởng đến chu kỳ giấc ngủ. Khi cơ thể thiếu vitamin B9 sẽ dễ rơi vào tình trạng căng thẳng, dẫn đến mất ngủ. Bổ sung vitamin B9 từ đậu phộng, rau lá xanh, dầu hướng dương và ngũ cốc nguyên hạt. Các loại vitamin B giúp hỗ trợ giấc ngủ tốt
hơn. 2.3 Mất ngủ uống vitamin gì? Nhớ bổ sung vitamin C và Emất ngủ uống vitamin gì Vitamin C và E có tác dụng chống oxy hóa, trung hòa các gốc tự do hình thành trong quá trình trao đổi chất của cơ thể.mất ngủ uống vitamin gì Một số nghiên cứu cho rằng, vitamin C và E còn có công dụng trong việc giảm căng thẳng oxy hóa ở những bệnh nhân mắc phải tình trạng mất ngủ do chứng ngưng thở khi ngủ. Vì thế, người bệnh nên uống vitamin E và C mỗi ngày để cải thiện chất lượng giấc ngủ. Một lưu ý nhỏ, không nên uống vitamin C hoặc ăn các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C trước khi đi ngủ vì có thể làm ảnh hưởng đến dạ dày. 2.4 Mất ngủ uống vitamin gì? Đừng quên bổ sung vitamin D Thiếu hụt vitamin D có thể dẫn tới tình trạng mệt mỏi và mất ngủ. Với người bị tổn thương hoặc có các bệnh về não thì thiếu vitamin D càng có tính nghiêm trọng hơn. Bổ sung vitamin D cho cơ thể bằng cách 2 cách: tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Hoặc bổ sung các sản phẩm từ sữa và cá để không lo mất ngủ vì thiếu vitamin D. Mất ngủ uống vitamin gì? Đừng quên bổ sung vitamin D 3. Các khoáng chất cần thiết khác 3.1 Canxi Canxi chủ yếu cần thiết trong việc phát triển xương, nhưng canxi cũng đóng vai trò quan trọng đối với mỗi giấc ngủ. Vì chúng có tác dụng hỗ trợ làm dịu thần kinh, giúp thư giãn và thoải mái trước khi đi ngủ. 3.2 Magie Cơ thể thiếu magie khiến cho tinh thần dễ lo âu, thần kinh căng thẳng hơn người bình thường. Vì thế, hãy ăn các loại thực phẩm như hạt điều, hạnh nhân hoặc uống thực phẩm bổ sung magie (tham khảo ý kiến của các bác sĩ, chuyên gia trước khi uống) để hạn chế căng thẳng và cải thiện
tình trạng mất ngủ hiệu quả. 3.3 Sắt Sắt là khoáng chất cần thiết cho việc vận chuyển oxy khắp cơ thể. Đó là lý do vì sao khi cơ thể thiếu sắt, tinh thần luôn mệt mỏi, bồn chồn. Thiếu sắt là tình trạng phổ biến ở phụ nữ. Có 2 cách để bổ sung thêm sắt là sử dụng các thực phẩm chức năng và ăn nhiều thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ, hải sản, rau bina,…. 4. Một số lưu ý trong thói quen ăn uống giúp khắc phục tình trạng mất ngủ Ngoài việc chú ý bổ sung vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể, người bệnh nên kết hợp rèn luyện và loại bỏ những thói quen xấu thay bằng những thói quen tốt sau đây:: – Tránh ăn sau 8h tối và không ăn quá nhiều vào bữa tối.. – Xây dựng thói quen ngủ đúng giờ, hạn chế ngủ trưa quá lâu, chỉ ngủ tối đa 60 phút. – Tạo không gian ngủ thoải mái, thoáng đãng, yên tĩnh. Có thể sử dụng tinh dầu để xông phòng tạo cảm giác thư giãn trước khi ngủ. – Tập thể dục nhẹ nhàng vào buổi tối để tiêu hóa thức ăn, giúp cơ thể cân bằng và thư giãn. – Hạn chế sử dụng chất kích thích như bia, rượu, trà, thuốc lá, cafe vào buổi tối. – Hạn chế dùng các thiết bị điện tử khác khi đã lên giường ngủ. – Không để các thiết bị điện tử gần khu vực ngủ.