text
stringlengths
196
41.6k
score_non_alphanum
float64
0.07
0.25
score_emoji_icon
float64
0
0.09
score_number
float64
0
0.11
score_url
float64
0
0.06
score_bullet
float64
0
0.66
score_white_space
float64
0.11
0.26
score_parenthesis
float64
0
0.03
max_len_long_word
int64
4
100
number_of_words
int64
50
9.1k
mean_word_len
float64
2.94
8.43
score_repeated_line
float64
0.8
1
score_repeated_para
float64
0.8
1
score_repeated_sentence_bychar
float64
0.8
1
score_repeated_graph_bychar
float64
0.97
1
score_repeated_ngram
float64
0
0.19
score_repeating_duplicate_ngram
float64
0
0.25
score_end_ellipsis
float64
0
0.25
score_common_vietnames_word
int64
2
2
score_alpha
float64
0.81
1
ban_word_counter
int64
0
4
Triệu chứng bệnh nhức đầu Migraine và các biện pháp phòng ngừa Triệu chứng bệnh nhức đầu Migraine gây ra những cơn đau nửa đầu có thể kéo dài hàng giờ hoặc cả ngày dài và gây ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn và triệu chứng của bệnh cũng như cách phòng ngừa bệnh đau đầu Migraine một cách hiệu quả nhất. 1. Triệu chứng bệnh nhức đầu Migraine Các triệu chứng của bệnh nhức đầu Migraine thường chia làm nhiều đợt khác nhau và mỗi bệnh nhân cũng có thể gặp phải những triệu chứng không giống nhau. Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân cũng đều phải trải qua những giai đoạn sau: - Triệu chứng báo trước của bệnh: Bạn có thể sẽ nhận ra nhiều cảnh báo của cơ thể trước khi bị đau nửa đầu như việc dễ thay đổi tâm trạng, cảm thấy cáu kỉnh hoặc chán nản, có thay thay đổi tinh tế về cảm giác, nhận biết mùi vị. Mệt mỏi và căng thẳng cũng dấu hiệu điển hình. Ngoài ra, ở một số người còn có cảm giác thèm ăn, bị táo bón hoặc ngáp thường xuyên. - Giai đoạn tiền triệu: Bệnh nhân thường gặp phải vấn đề rối loạn thị giác khi nhìn thấy những điểm sáng, mô hình hình học, đèn nhấp nháy nhiều màu sắc không có thật; hoặc mất thị lực ở một bên (hemianopsia). - Giai đoạn đau đầu: Hầu hết những người bị triệu chứng bệnh nhức đầu Migraine đều cảm thấy buồn nôn và một số người còn bị nôn. Hầu hết bệnh nhân cũng trở nên nhạy cảm với ánh sáng (chứng sợ ánh sáng) và âm thanh (chứng sợ âm thanh) trong cơn đau nửa đầu. Giai đoạn này có thể kéo dài từ 4 đến 72 giờ. - Giai đoạn sau nhức đầu Migraine: Các dấu hiệu khác của chứng đau nửa đầu (ví dụ: không thể ăn, khó tập trung hoặc mệt mỏi) có thể kéo dài sau khi cơn đau biến mất. Triệu chứng chính của chứng đau nửa đầu thường là đau đầu dữ dội ở một bên đầu. Những cơn đau thường mang lại cảm giác nhói vừa phải hoặc dữ dội, đặc biệt những cơn đau này có thể ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Ngoài ra, ở một số người còn gặp phải các triệu chứng bổ sung khác như: đổ mồ hôi, kém tập trung, đau bụng, tiêu chảy... Các triệu chứng bệnh nhức đầu Migraine thường kéo dài từ 4 giờ đến 3 ngày, mặc dù bạn có thể cảm thấy rất mệt mỏi cho đến một tuần sau đó. Bạn nên tìm đến bác sĩ để nhận được tư vấn tốt nhất, cũng như hướng dẫn uống thuốc giảm đau hạn chế tình trạng bệnh. 2. Các tác nhân gây ra triệu chứng bệnh nhức đầu Migraine Có rất nhiều nguyên nhân gây ra triệu chứng bệnh nhức đầu Migraine nhưng yếu tố di truyền và môi trường là những yếu tố thường gặp nhất. Các chuyên gia đang nghiên cứu vai trò của serotonin trong chứng đau nửa đầu. Các chất dẫn truyền thần kinh khác đóng một vai trò trong cơn đau của chứng đau nửa đầu, bao gồm peptide liên quan đến gen calcitonin (CGRP). Dưới đây là một số tác nhân gây ra chứng đau nửa đầu bao gồm: - Thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ: Sự dao động của estrogen, chẳng hạn như trước hoặc trong kỳ kinh nguyệt, mang thai và mãn kinh là yếu tố nguy cơ cao gây ra chứng đau đầu ở nhiều phụ nữ. - Thuốc nội tiết, chẳng hạn như thuốc tránh thai, cũng có thể là tác nhân khiến tình trạng đau nửa đầu thêm trầm trọng. - Các loại đồ uống như rượu, cà phê cũng là tác nhân gây ra bệnh đau nửa đầu. - Tình trạng căng thẳng kéo dài tại nơi làm việc hoặc ở nhà có thể gây ra chứng đau nửa đầu. Đặc biệt, tình trạng này đang xảy ra khá phổ biến ở những người trẻ. - Thay đổi giấc ngủ: Việc mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều có thể gây ra chứng đau nửa đầu ở một số người. - Các yếu tố vật lý: Các hoạt động thể chất cường độ cao, bao gồm cả hoạt động tình dục, có thể gây ra chứng đau nửa đầu. - Thời tiết thay đổi: Sự thay đổi của thời tiết hoặc áp suất không khí có thể khiến bạn bị đau nửa đầu. - Các loại thuốc: Thuốc tránh thai và thuốc giãn mạch, chẳng hạn như nitroglycerin, có thể làm trầm trọng thêm chứng đau nửa đầu. - Thực phẩm: Phô mai và thực phẩm mặn, thực phẩm chế biến sẵn có thể gây ra chứng đau nửa đầu. - Phụ gia thực phẩm bao gồm chất tạo ngọt aspartame và chất bảo quản bột ngọt (MSG), được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm. 3. Các biện pháp phòng ngừa triệu chứng bệnh nhức đầu Migraine tại nhà Bạn có thể phòng ngừa và làm giảm nhẹ các triệu chứng đau nửa đầu bằng cách: Nhắm mắt nghỉ ngơi trong một căn phòng tối và yên tĩnh. Chườm lạnh hoặc chườm đá lên trán. Nên uống nhiều nước hoặc các loại nước ép hoa quả. Thường xuyên tập các bài tập thể dục vừa phải. Ăn uống đúng bữa, đúng khoa học. Bạn có thể áp dụng thêm các hoạt động giúp não bộ bớt căng thẳng thông qua các bài tập yoga hay ngồi thiền. Uống bổ sung các loại vitamin, khoáng chất và thảo mộc có thể ngăn ngừa và điều trị chứng đau nửa đầu.
0.218771
0
0.00175
0
0
0.216364
0.002625
14
990
3.618182
1
1
1
1
0.027565
0.218333
0.03125
2
0.978788
0
Dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu Nhiệm vụ chính của 2 quả thận trong cơ thể là lọc máu lấy nước và đào thải các sản phẩm của chuyển hóa ra ngoài qua nước tiểu. Một số dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu thường bị bỏ qua hoặc nhầm lẫn với các bệnh lý thay thế. Vì vậy, mọi người cần biết và phát hiện sớm những dấu hiệu suy thận để giúp làm chậm tiến triển của bệnh đến giai đoạn cuối. 1. Những dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu Một trong những những dấu hiệu suy thận ban đầu là xuất hiện tình trạng sưng tấy ở mắt cá chân, bàn chân hoặc cẳng chân. Người bệnh sẽ bắt đầu tự nhận thấy phù nề tại những vị trí này, có vết lõm vào khi dùng lực ấn và được gọi là phù mềm ấn lõm. Khi chức năng thận giảm, natri bị giữ lại gây sưng ở ống chân và mắt cá chân đầu tiên. Tóm lại, bất kỳ người nào nhận thấy phù mới khởi phát nên được đánh giá ngay về chức năng thận của mình khi đến gặp bác sĩ chuyên khoa thận.Các dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu khác bao gồm:Phù xung quanh mắt: Biểu hiện sưng hoặc bọng mắt xung quanh mắt do tích tụ chất lỏng trong tế bào hoặc mô mềm. Đây là một trong những dấu hiệu sớm nhất của quá trình rối loạn chức năng thận. Tình trạng này còn đặc biệt nổi bật ở những người bệnh bị thất thoát một lượng đáng kể protein qua thận như trong hội chứng thận hư. Mất protein từ cơ thể làm giảm áp lực nội mạch và dẫn đến tích tụ chất lỏng ngoài mạch ở các vị trí khác nhau như xung quanh mắt.Suy nhược: Chán ăn sớm hầu như luôn là một triệu chứng phổ biến của suy thận giai đoạn đầu. Khi tình trạng rối loạn chức năng thận tiến triển, triệu chứng này ngày càng trở nên nổi bật hơn. Người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi hoặc kiệt sức hơn những ngày trước đây và sẽ không thể thực hiện các hoạt động gắng sức, do đó cần phải nghỉ ngơi thường xuyên hơn. Điều này phần lớn là do sự tích tụ độc tố và tạp chất trong máu, dẫn đến chức năng thận kém. Vì là một triệu chứng không đặc hiệu, dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu thường bị bỏ qua và không tìm hiểu kỹ lưỡng.Giảm cảm giác thèm ăn: Do sự tích tụ của các chất độc như urê, creatinin và các axit amin khác, sự thèm ăn của một cá nhân sẽ bị kìm hãm. Ngoài ra, khi bệnh thận tiến triển, người bệnh còn bị thay đổi về vị giác, thường được bệnh nhân mô tả là miệng có vị như kim loại. Do đó, nếu một người có cảm giác no sớm mặc dù hầu như không ăn bất cứ thứ gì trong ngày, cần được cảnh báo sớm đánh giá chức năng thận.Buồn nôn và nôn vào buổi sáng sớm: Một trong những dấu hiệu suy thận sớm nhất là buồn nôn vào sáng sớm, thường được mô tả kinh điển là khi thức dậy đi vệ sinh và đánh răng. Biểu hiện này cũng góp phần khiến bệnh nhân kém ăn. Khi suy thận giai đoạn cuối, bệnh nhân có xu hướng nôn nhiều lần và chán ăn hoàn toàn.Thiếu máu: Mức độ huyết sắc tố bắt đầu giảm, người bệnh có thể trông xanh xao dù không có bất kỳ vị trí mất máu nào rõ ràng trên cơ thể. Đây là một trong những biến chứng phổ biến của bệnh thận, làm người bệnh luôn suy nhược và mệt mỏi. Nguyên nhân của thiếu máu là do nhiều yếu tố, trong đó có một số yếu tố bao gồm mức Erythropoietin thấp - vốn được tổng hợp ở thận, lượng sắt thấp, tích tụ độc tố gây ức chế tủy xương.Thay đổi lượng nước tiểu: Để phát hiện được dấu hiệu ngày, người bệnh phải biết cách theo dõi rất cẩn thận lượng nước tiểu của mình. Ví dụ, lượng nước tiểu có thể giảm hoặc người bệnh có thể cảm thấy cần phải đi tiểu thường xuyên hơn, đặc biệt là vào ban đêm . Đây có thể là một dấu hiệu cảnh báo chức năng lọc của thận bị hạn chế. Tuy nhiên, đôi khi đây cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới.Nước tiểu có bọt hoặc máu trong nước tiểu: Hình ảnh sủi bọt quá mức trong nước tiểu cho thấy sự hiện diện của protein trong nước tiểu. Khi cơ chế lọc của thận đã hoặc đang bị tổn thương, protein, tế bào máu bắt đầu thất thoát ra ngoài theo đường nước tiểu. Ngoài việc báo hiệu bệnh thận, máu trong nước tiểu có thể chỉ ra khối u, sỏi thận hoặc bất kỳ loại nhiễm trùng nào. Ngoài ra, mủ kết hợp với nước tiểu kèm theo sốt hoặc ớn lạnh còn có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu nghiêm trọng. Vì vậy, những thay đổi về màu sắc, độ đặc hoặc tính chất của nước tiểu nên được ghi nhận và thông báo càng sớm càng tốt cho bác sĩ chuyên khoa thận. Dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu thường bị bỏ qua và không tìm hiểu kỹ lưỡng Da khô và ngứa: Da khô và ngứa có thể là dấu hiệu của bệnh thận mạn. Khi chức năng thận suy giảm, các chất độc có xu hướng tích tụ trong cơ thể dẫn đến da bị ngứa, khô và có mùi hôi.Đau lưng hoặc đau bụng dưới: Đau lưng, bên hông hoặc dưới xương sườn có thể là triệu chứng ban đầu của tổn thương cấu trúc tại thận như sỏi thận hoặc viêm bể thận. Tương tự, đau bụng dưới có thể liên quan đến nhiễm trùng bàng quang hoặc sỏi niệu quản. Các triệu chứng như vậy không nên bị bỏ qua và cần được khảo sát thêm bằng một công cụ hình ảnh thường quy như X-quang hoặc siêu âm bụng.Huyết áp cao: Một trong những dấu hiệu của bệnh thận có thể là huyết áp cao. Bất kỳ người nào được chẩn đoán tăng huyết áp đều phải được kiểm tra chi tiết chức năng thận và chụp ảnh thận để loại trừ căn nguyên tăng huyết áp thứ phát do thận. Khi chức năng thận suy giảm, natri và nước bị giữ lại dẫn đến huyết áp cao. Các triệu chứng của tăng huyết áp bao gồm đau đầu, đau bụng, mờ mắt - cũng có thể là các triệu chứng ban đầu của bệnh thận.Như vậy, nhận biết các dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu và can thiệp kịp thời có thể giúp phát hiện sớm và điều trị rối loạn chức năng thận hoặc suy thận có thể dẫn đến chạy thận, ghép thận hoặc thậm chí tử vong. 2. Các lời khuyên để giữ cho thận luôn khỏe mạnh Để thận được khỏe mạnh, hoạt động chức năng tốt, bạn nên:Uống nhiều nước: Đây là cách phổ biến và đơn giản nhất để giữ cho thận luôn khỏe mạnh. Uống nhiều nước, đặc biệt là nước ấm giúp thận loại bỏ natri, urê và chất độc ra khỏi cơ thể tốt hơn.Chế độ ăn ít natri: Kiểm soát chặt chẽ lượng natri hoặc muối ăn vào. Điều này có nghĩa là mọi người cũng cần phải cắt bỏ thực phẩm đóng gói hay đi ăn bên ngoài. Ngoài ra, cần hạn chế thêm muối vào thức ăn. Chế độ ăn ít muối có vai trò làm giảm tải trọng cho thận và ngăn ngừa sự phát triển của tăng huyết áp và cũng làm chậm sự tiến triển của bệnh thận.Duy trì trọng lượng cơ thể phù hợp: Ăn uống lành mạnh và giữ cân nặng trong tầm kiểm soát. Kiểm tra mức cholesterol trong cơ thể thường xuyên để ngăn ngừa sự lắng đọng trong các động mạch thận. Ngoài ra, loại bỏ chất béo bão hòa trong thực phẩm chiên nhiều chất béo khỏi chế độ ăn uống và nhấn mạnh vào việc ăn trái cây, rau quả hàng ngày. Tải trọng lên thận sẽ tăng lên khi trọng lượng của một cá nhân tăng lên. Cố gắng đạt được chỉ số BMI từ 24 trở xuống và duy trì cân nặng lý tưởng phù hợp với từng cá nhân.Kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên và giữ ở mức tối ưu: Bệnh thận do đái tháo đường rất phổ biến và có thể được ngăn ngừa nếu phát hiện sớm. Do đó, mọi người nên kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên, tránh các sản phẩm ăn ngọt và gặp bác sĩ nếu mức đường huyết (lúc đói hoặc sau ăn) hoặc HBA1C tăng lên. Nhất là luôn giữ mức HBA1C dưới 6.0.Theo dõi huyết áp thường xuyên và giữ trong tầm kiểm soát: Trong trường hợp bị tăng huyết áp, hãy dùng thuốc hạ huyết áp theo lời khuyên của bác sĩ, duy trì lối sống lành mạnh và thực hiện những thay đổi cần thiết trong chế độ ăn uống. Mức huyết áp bình thường là <120/80. Huyết áp cao cũng có thể gây rối loạn thận bên cạnh nguy cơ dẫn đến đột quỵ hoặc đau tim.Kiểm tra chức năng thận và phân tích nước tiểu được thực hiện thường xuyên như một phần của các xét nghiệm sức khỏe hàng năm: Nhất là người bị tiểu đường, cao huyết áp, béo phì hoặc nếu trên 60 tuổi, hãy kiểm tra chức năng thận, chụp ảnh thận, và phân tích nước tiểu được thực hiện thường xuyên. Trong trường hợp phát hiện protein trong nước tiểu dù là nhỏ nhất, hãy đi khám bác sĩ chuyên khoa thận của bạn, đặc biệt là bệnh nhân tiểu đường. Nhận biết các dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu và can thiệp kịp thời là rất quan trọng Bỏ hút thuốc: Hút thuốc là một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng có thể điều chỉnh được liên quan đến sự tiến triển của bệnh thận. Hơn nữa, thuốc lá cũng là một yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường, cao huyết áp và các bệnh tim mạch do xơ vữa. Vì vậy, nên ngừng hút thuốc ngay lập tức, điều này không chỉ tốt cho thận mà còn cho sức khỏe tổng thể.Duy trì một lối sống lành mạnh năng động bằng cách tập thể dục vừa phải khoảng 45 phút mỗi ngày như chạy bộ, đạp xe, bơi lội, chơi thể thao ít nhất 5 trong 7 ngày trong tuần. Thay đổi lối sống ít vận động, đi lại trong văn phòng hoặc đi dạo sau bữa trưa.Cân bằng lối sống một cách hợp lý bằng cách ngủ một giấc vào ban đêm ít nhất 8 giờ một ngày. Một giấc ngủ ngon là điều cần thiết để duy trì sức khỏe.Tóm lại, nguy cơ phát triển bệnh thận mãn tính sẽ tăng lên nếu một người bị huyết áp cao, tiểu đường, tiền sử gia đình bị suy thận hoặc đã qua 60 tuổi. Vì vậy, nếu có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào trong số này, đặc biệt nếu phát hiện được dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu nêu trên, cần thăm khám sớm để đánh giá, ngăn ngừa tổn thương thêm. Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng My. Vinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
0.220054
0.000496
0.002493
0
0
0.218645
0.000217
14
2,018
3.571853
1
1
1
1
0.011707
0.194146
0
2
0.993062
0
Polyp cổ tử cung khi mang thai: những điều mẹ bầu nên biếtPolyp cổ tử cung khi mang thai có thể ảnh hưởng không tốt đến cả mẹ và bé Polyp cổ tử cung khi mang thai có thể ảnh hưởng không tốt đến cả mẹ và bé 1. Polyp cổ tử cung là gì? 2. Nguyên nhân mắc polyp cổ tử cung khi mang thai? 2.1. Hormone estrogen tăng gây polyp cổ tử cung khi mang thai 2.2. Chưa điều trị dứt điểm các bệnh phụ khoa 2.3. Người có tiểu sử lạc nội mạc tử cung 2.4. Hệ quả của nạo phá thai không an toàn Khám sức khỏe định kỳ là một trong những biện pháp phát hiện và điều trị các bệnh lý thường gặp, trong đó polyp cổ tử cung. 3. Polyp cổ tử cung có mang thai được không? – Vô sinh hiếm muộn: Khi polyp phát triển to khiến nội mạc tử cung biến dạng, gây bất lợi cho quá trình thụ thai. – Tăng khả năng cao mắc buồng trứng đa nang ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản. – Tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung: Các khối polyp lớn không được điều trị kịp thời dễ bị hoại tử, gây viêm nhiễm lan rộng tới các bộ phận liên quan. Lúc này sức khỏe sinh sản suy giảm rõ rệt và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm như ung thư cổ tử cung. 3. Polyp cổ tử cung khi mang thai gây nguy hiểm như thế nào? – Polyp quá to hoặc quá nhiều: ảnh hưởng đến thai nhi khi bắt đầu lớn dần. Cụ thể, thai càng to càng bất lợi khi phải giành chỗ với các khối polyp to. Khi chuẩn bị sinh qua đường âm đạo của mẹ, vị trí của thai nhi phải nằm sát cổ tử cung. Lúc này các khối polyp làm cho mẹ khó sinh thường. – Khối polyp sa vào lòng cổ tử cung: gây cản trở đường ra của bé, mẹ sẽ khó có khả năng sinh thường. – Quá trình mang thai bị mắc polyp cổ tử cung còn có tác động lên vấn đề tâm lý, khiến mẹ bầu thường xuyên lo lắng, ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. – Đặc biệt, với các mẹ thực hiện phương pháp thụ tinh nhân tạo, polyp cổ tử cung làm tăng nguy cơ bị sảy thai và sinh non. 4. Biện pháp khắc phục polyp cổ tử cung khi mang thai hiện nay 4.1. Phương pháp nội khoa Tiến hành phẫu thuật cắt polyp cổ tử cung đòi hỏi bác sĩ phải có chuyên môn cao. 4.2. Áp dụng ngoại khoa – Xoắn polyp cổ tử cung: Trong trường hợp các khối u có kích thước bé, xoắn polyp thường sẽ được bác sĩ khuyên áp dụng đối với mẹ bầu. Đây chỉ là một tiểu phẫu đơn giản dùng kẹp polyp giữ phần chân rồi nhẹ nhàng vặn xoắn kéo polyp đi ra ngoài. – Tiến hành phẫu thuật cắt polyp cổ tử cung: Trong trường hợp khối u quá to và tiểu phẫu không mang lại kết quả thì mẹ bầu có thể được bác sĩ chỉ định dùng cách khác. Cụ thể là phẫu thuật cắt bỏ polyp kết hợp với đốt chân polyp ngăn ngừa sự tái phát trong tương lai. 4.3. Một số cách phòng ngừa polyp tử cung cho phụ nữ có thai – Chọn dung dịch vệ sinh phù hợp, không thụt rửa sâu hay xông hơi vùng kín. – Mặc quần lót, trang phục thoải mái, thoáng mát để hạn chế vi khuẩn gây viêm nhiễm vùng kín – Sau khi vệ sinh, cần dùng khăn mềm hoặc giấy vệ sinh lau nhẹ nhàng vùng kín – Không nên sử dụng băng vệ sinh hàng ngày thường xuyên, không sử dụng nước hoa vùng kín – Tuyệt đối không quan hệ tình dục 1 tháng sau khi điều trị – Chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều dưỡng chất để nhanh chóng phục hồi sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi
0.230029
0
0.006416
0
0
0.232595
0
9
696
3.436782
1
1
1
1
0.030478
0.188964
0
2
0.95977
0
VE CF bị suy yếu có thể là một cơ chế quan trọng liên quan đến béo phì với nguy cơ tim mạch gia tăng. Chúng tôi đã nghiên cứu xem liệu WL ngắn hạn có cải thiện rối loạn chức năng EC động mạch ống dẫn ở người trưởng thành thừa cân hay không, 43 bệnh nhân thừa cân khỏe mạnh có chỉ số khối cơ thể hoặc kgm đã hoàn thành thử nghiệm nhãn mở trong tháng bao gồm chế độ ăn CR và mg orlistat uống nhiều lần mỗi ngày trong bữa ăn Chức năng EC và các thông số của hội chứng chuyển hóa được đo trước và sau khi đối tượng can thiệp giảm trọng lượng cơ thể, cholesterol lipoprotein mật độ thấp MDA-LDL nồng độ insulin lúc đói và OB giảm đáng kể toàn bộ p và protein sáng tạo giảm p ống dẫn mạch máu chức năng không NC được đánh giá bằng sự giãn nở qua trung gian dòng chảy so với p và sự giãn nở qua trung gian nitroglycerin so với p của BA mức độ giảm cân vừa phải trong nhiều tháng đã cải thiện đặc điểm hội chứng chuyển hóa nhưng không cải thiện rối loạn chức năng mạch máu liên quan đến béo phì không biến chứng
0.219342
0
0.001994
0
0
0.218345
0
13
220
3.563636
1
1
1
1
0.026919
0.101695
0
2
0.995455
0
Nghiên cứu này đánh giá sự biểu hiện của interleukin il và yếu tố gây thiếu oxy hiflα trong viêm nha chu chuột MM tiếp xúc với môi trường Normoxia và IH cih mãn tính. rho có thể có giữa viêm nha chu và SAHS osah tắc nghẽn cũng đã được nghiên cứu. Viêm nha chu Normoxia kiểm soát tình trạng thiếu oxy và viêm nha chu thiếu oxy CG các mô hình viêm nha chu được thiết lập bằng cách thắt các răng hàm thứ hai hàm trên BL và áp dụng chế độ ăn CHO chuột trong nhóm kiểm soát tình trạng thiếu oxy và viêm nha chu thiếu oxy được áp dụng phương pháp điều trị cih bắt chước tình trạng osahs nghiêm trọng vừa phải, tất cả động vật đều bị giết sau 8 tuần và các chỉ số nha chu lâm sàng đã được phát hiện C2 của il và hifα trong huyết thanh và mô nướu được xác định bằng cách sử dụng xét nghiệm hấp thụ miễn dịch liên kết enzyme elisa. Mối tương quan giữa PAL al và C2 của il và hiflα trong nhóm viêm nha chu thiếu oxy đã được đánh giá
0.218004
0
0.003254
0
0
0.218004
0
11
202
3.569307
1
1
1
1
0.060738
0.136659
0
2
0.99505
0
Nhồi máu cơ tim: Nguyên nhân và dấu hiệu cảnh báoNhồi máu cơ tim là biến cố tim mạch rất nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng, thậm chí tử vong cho người bệnh nếu không được cấp cứu kịp thời. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và các dấu hiệu cảnh báo để nhận diện kịp thời biến cố này, ngăn nguy cơ tử vong sát sườn.  Nhồi máu cơ tim là biến cố tim mạch rất nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng, thậm chí tử vong cho người bệnh nếu không được cấp cứu kịp thời. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và các dấu hiệu cảnh báo để nhận diện kịp thời biến cố này, ngăn nguy cơ tử vong sát sườn.  1. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây nhồi máu cơ tim Nhồi máu cơ tim là biến cố xảy ra khi các nhánh động mạch vành (mạch máu chịu trách nhiệm cung cấp máu cho cơ tim) bị tắc nghẽn đột ngột. Lúc này cơ tim không nhận đủ máu, có thể dẫn đến hoại tử. Đây là biến cố nguy hiểm nhất trong các bệnh lý tim mạch. Bởi khi 1 vùng cơ tim chết đi do thiếu máu sẽ gây ảnh hưởng đến sức co bóp của tim, khiến chức năng bơm máu của tim suy giảm. Nhiều trường hợp dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng như suy tim, tử vong,… Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra biến cố này là do sự hình thành và phát triển của các mảng xơ vữa động mạch. Thành phần của các mảng xơ vữa thường bao gồm cholesterol, canxi và các mảnh vỡ tế bào. Các mảng bám hình thành ở thành mạch máu, phát triển lớn dần theo thời gian làm thu hẹp diện tích mạch máu, khiến máu khó lưu thông, cuối cùng là thiếu hụt máu ở cơ tim. Nếu bị thiếu máu nuôi dưỡng, cơ tim có thể bị hoại tử, gây nhồi máu cấp tính. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ hình thành xơ vữa động mạch và dẫn đến cơ tim hoại tử gồm: 1.1 Các bệnh lý Trong máu của mỗi người thường tồn tại 3 loại chất béo, trong đó có cholesterol tốt, cholesterol xấu và chất béo trung tính. Nếu tỷ lệ và hàm lượng các chất béo này ở mức bình thường, hệ tim mạch và sức khỏe đều tốt. Tuy nhiên nếu chất béo xấu tăng lên, nguy cơ tích tụ chất béo và hình thành các mảng bám cũng tăng lên. Khi các mảng bám phát triển đến một kích thước nhất định có thể gây tắc nghẽn mạch máu, dẫn tới thiếu máu cơ tim. Nhiều trường hợp trường hợp khác, các mảng bám có thể nứt vỡ ra, làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông và gây tắc nghẽn mạch máu cục bộ. Vì vậy, rối loạn mỡ máu là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn tới thiếu máu và hoại tử cơ tim. Nguyên nhân chính làm tăng cholesterol trong máu, đặc biệt cholesterol xấu là do chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt thiếu lành mạnh. Huyết áp cao thường xuyên khiến động mạch phải chịu áp lực lớn hơn, nếu kéo dài chúng có thể bị giãn, yếu, dễ bị đứt và gây ra cơn nhồi máu cấp. Đây cũng là nguyên nhân quan trọng gây bệnh nhồi máu cơ tim. Những người bệnh đái tháo đường, gout cũng là đối tượng có nguy cơ nhồi máu cơ tim cấp cao hơn người bình thường. Việc can thiệp cấp cứu và điều trị cho những bệnh nhân này cũng gặp nhiều khó khăn hơn. 1.2 Thói quen sinh hoạt, làm việc thiếu lành mạnh Hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều, chế độ dinh dưỡng kém lành mạnh, thừa cân, béo phì, lười vận động,… là những thói quen xấu làm tăng nguy cơ tắc nghẽn mạch máu nuôi cơ tim. Bởi các thói quen này có thể gây làm tăng huyết áp, gây tổn thương lớp niêm mạc mạch máu, từ đó hình thành mảng bám và gây tắc nghẽn. 1.3 Các yếu tố không thể thay đổi Một số yếu tố gây bệnh không thể thay đổi gồm: tuổi tác, giới tính, tiền sử gia đình hoặc bản thân mắc bệnh tim mạch,… 2. Các triệu chứng của bệnh 2.1 Triệu chứng cảnh báo nguy cơ Nhồi máu cơ tim có thể xảy ra đột ngột không có dấu hiệu báo trước nhưng nhiều trường hợp vẫn có các triệu chứng cảnh báo như: – Đau tức ngực bên trái, cảm giác từ đè nặng hoặc nóng rát đến đau dữ dội như bị dao đâm hoặc siết chặt, thời gian đau có thể kéo dài hơn 20 phút. – Có cảm giác lo âu, cảm giác hồi hộp – Có thể khó thở – Hoa mắt, chóng mặt – Buồn nôn hoặc nôn mửa – Tăng hoặc giảm huyết áp – Tay và chân trở nên lạnh, ẩm – Dễ bị kích thích, lo lắng hoặc hoảng sợ – Mất ý thức Ở một số trường hợp, người bệnh có thể không gặp phải tất cả các triệu chứng mô tả ở trên, chỉ cảm thấy mệt mỏi hoặc khó chịu vùng thượng vị. Đau thắt ngực là một dấu hiệu quan trọng cảnh báo bất thường ở cơ tim. 2.2 Triệu chứng trong trường hợp nhồi máu cấp Đau thắt ngực là triệu chứng điển hình trong các trường hợp cơ tim nhồi máu cấp. Người bệnh có thể cảm thấy lồng ngực bị đau tức, đè nặng, cảm giác bị xoắn vặn bên trong, sau xương ức hoặc ngực bên trái. Tình trạng này xuất hiện cả khi người bệnh đang nghỉ ngơi và kéo dài hơn 15 phút. Đau có thể lan rộng ra phía sau lưng, cổ, cằm, vai hoặc cánh tay. Các triệu chứng đi kèm gồm: mệt mỏi, khó thở, mồ hôi, khó thở, hoảng loạn, ngất xỉu. Tình trạng đau không thuyên giảm cả sau khi dùng nitrate. Một số trường hợp đặc biệt, người bệnh không hề trải qua cơn đau thắt ngực, thường ở người lớn tuổi, phụ nữ, người bệnh đái tháo đường. Thay vào đó, họ có thể bị khó thở, thay đổi tri giác, ngất hoặc hạ huyết áp. 3. Những biến chứng nguy hiểm Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp biến chứng trong và sau cơn nhồi máu. 3.1 Biến chứng trong nhồi máu cơ tim cấp – Rối loạn nhịp tim: Tổn thương cơ tim do biến cố này có thể gây ảnh hưởng đến nhịp tim, khiến các tín hiệu điện di chuyển trong cơ tim bị rối loạn, gây ra rối loạn nhịp tim. Một số trường hợp có thể đe dọa tính mạng, gây đột tử tim. – Sốc tim: Tình trạng cơ tim đột ngột mất khả năng bơm máu, thường xảy ra khi hơn 40% cơ tim bị tổn thương. – Suy tim: Tổn thương các mô cơ tim sau nhồi máu có thể làm cho cơ tim không thể bơm máu hiệu quả, gây suy tim cấp hoặc suy tim mạn tính. – Viêm màng ngoài tim: Phản ứng miễn dịch bất thường của cơ thể trong biến cố này có thể dẫn đến viêm tràn dịch màng ngoài tim (hội chứng Dressler). – Ngừng tim: Tình trạng mà cơ tim đột ngột ngừng đập nhưng không có dấu hiệu báo trước. Thăm khám tim mạch, kiểm soát các yếu tố nguy cơ như bệnh rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp là cách ngăn biến cố nguy hiểm này. 3.2 Biến chứng sau khi bị nhồi máu cơ tim Các trường hợp không được cấp cứu đúng cách và can thiệp kịp thời, người bệnh có thể phải đối mặt với những biến chứng nghiêm trọng về sau như: – Suy tim nặng hoặc sốc tim: Tình trạng cơ tim không còn khả năng bơm máu một cách hiệu quả, gây ra các triệu chứng khó thở, huyết áp thấp,… Người bệnh cần hỗ trợ bằng máy thở, thuốc vận mạch, hoặc sử dụng các dụng cụ hỗ trợ tim. – Rối loạn nhịp tim: Sự tổn thương của cơ tim có thể gây ra rối loạn nhịp tim, dẫn đến tình trạng đột tử. – Hở van 2 lá nặng: Khi dây chằng ở các lá van đứt, có thể gây hở van 2 lá nặng. – Thủng cơ tim ở vách liên thất: Tình trạng cơ tim ở vách liên thất bị thủng, gây thông nối giữa thất trái và thất phải. – Thủng vách tim ở thành tự do: Cơ tim ở thành tự do bị thủng, gây ra tràn máu vào màng tim hoặc vỡ tim. Để ngăn ngừa biến cố này xảy ra và gây các biến chứng nguy hiểm, mỗi người cần kiểm tra tim mạch thường xuyên hoặc khi có các dấu hiệu bất thường.
0.227733
0
0.003904
0
0
0.228167
0.000578
12
1,530
3.487582
1
1
1
1
0.027762
0.198525
0.04
2
0.976471
0
một chiến lược mới sử dụng các vùng IG bảo tồn chưa được dịch mã của rhabdovirus đã được phát triển và áp dụng thành công để xác định CR nucleotide CS của virus dw đốm cà tím emdv bộ gen của emdv chứa bảy khung đọc mở có cùng tổ chức với loài virus lùn vàng khoai tây pydv thuộc chi nucleorhabdovirus, hai loài này mã hóa 5 gen cốt lõi nucleocapsid n phosphoprotein p ma trận m glycoprotein g và polymerase l giống như các virus khác cùng chi và thêm một gen x nằm giữa n và p tạo ra một loại protein có chức năng hiện chưa rõ. emdv và pydv chứa một gen y được chèn vào giữa p và m, gen này có thể mã hóa virus MP phù hợp với phần còn lại của rhabdovirus lây nhiễm thực vật. Phân tích phát sinh loài của gen polymerase đã xác nhận việc phân loại emdv trong chi nucleorhabdovirus và cho thấy mối quan hệ tiến hóa chặt chẽ với pydv chiến lược giải trình tự mới được phát triển là một công cụ hữu ích để xác định bộ gen của các loại rhabdovirus chưa được xác định đặc tính
0.211558
0
0.001032
0
0
0.211558
0
18
206
3.708738
1
1
1
1
0.024768
0.037152
0
2
0.995146
0
Tại sao Rubella đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ có thai? Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Thị Diễm Thúy - Bác sĩ tư vấn vắc-xin - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Rubella là một bệnh sốt phát ban lành tính, lây nhiễm không nguy cấp, nhưng lại khá nghiêm trọng vì có khả năng gây các dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Vậy Tại sao Rubella đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ có thai? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu về bệnh Rubella và triệu chứng của bệnh. 1. Bệnh Rubella là gì? Nguyên nhân lây lan bệnh Bệnh Rubella là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Rubella gây ra, thường lây lan qua dịch từ mũi và cổ họng. Phần lớn bệnh thường ở mức độ nhẹ, bệnh thường gặp ở trẻ em và thanh niên. Bệnh Rubella gây tác hại nguy hiểm đến sức khỏe của bà mẹ cũng như thai nhi nếu mẹ bị nhiễm virus trong thời kỳ mang thai.Bệnh nhân Rubella có nguy cơ truyền bệnh cao nhất là vào một tuần trước khi phát ban và một tuần sau đó. Trẻ bị hội chứng Rubella bẩm sinh có thể mang virus trong nước tiểu, dịch mũi và cổ họng trong vòng một năm hoặc có thể lâu hơn, và truyền bệnh cho người chưa được tiêm phòng.Bệnh Rubella hiện diện khắp nơi trên thế giới, thường xảy ra vào mùa đông và mùa xuân. Ổ chứa virus gây bệnh Rubella duy nhất là người với người đang mắc bệnh. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp do ho, hắt hơi, tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh hoặc dịch tiết mũi họng. Giai đoạn lây nhiễm xảy ra từ 7 ngày trước cho đến 7 ngày sau khi phát ban. Cũng như bệnh sởi, virus Rubella có khả năng lây lan cao nên có thể gây dịch lớn cho những cộng đồng không có miễn dịch với virus Rubella. 2. Rubella với phụ nữ mang thai Bệnh Rubella rất nguy hiểm với phụ nữ có thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ là giai đoạn hình thành các bộ phận của thai nhi. Virus Rubella có thể qua hàng rào nhau thai, xâm nhập vào bào thai và tác động tới quá trình phát triển của bào thai. Có khoảng 50% trường hợp mắc bệnh không có dấu hiệu lâm sàng điển hình nên nhiều phụ nữ có thai mắc rubella không được phát hiện, gây ra nhiều hậu quả nặng nề về sức khỏe đối với người mẹ và thai nhi.Nhiễm Rubella trong thời kỳ đầu khi mang thai có thể gây ra sẩy thai, thai chết lưu hoặc sinh non. Trẻ được sinh ra từ các bà mẹ này có nguy cơ cao mắc hội chứng Rubella bẩm sinh với nhiều dị tật nghiêm trọng như: dị tật tim, điếc, đục thủy tinh thể, chậm phát triển...Ngoài ra, trẻ có thể mắc đái tháo đường, vàng da, xuất huyết, xương thủy tinh, viêm màng não, viêm phổi, nhẹ cân, sinh non...gây ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến sức khỏe giống nòi. Một số trường hợp trẻ bị tử vong do hậu quả của hội chứng Rubella bẩm sinh.Hội chứng Rubella bẩm sinh có thể gặp ở 70-90% trẻ được sinh ra từ bà mẹ bị nhiễm Rubella trong 3 tháng đầu mang thai.Một số dị tật bẩm sinh do virus Rubella gây ra như: Dị tật tim bẩm sinh, viêm não, rung giật nhãn cầu, nhãn cầu nhỏ... 3. Phòng ngừa Rubella ở phụ nữ mang thai Một số bệnh do biến chứng Rubella gây ra. Hiện Rubella là bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên việc chủ động tiêm vắc xin Rubella là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh. Tiêm phòng trước khi mang thai là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của mẹ và là sự chuẩn bị tốt nhất để chào đón thai nhi.Phụ nữ trong thời kỳ mang thai cần hạn chế tiếp xúc với những bệnh nhân bị sốt, phát ban và trẻ mắc hội chứng Rubella bẩm sinh.Phụ nữ có thai, đặc biệt có thai trong những tháng đầu nếu thấy sốt, phát ban nên đến các cơ sở y tế để được khám, xét nghiệm, chẩn đoán và tư vấn kịp thời. Tiêm phòng trước khi mang thai là cách tốt nhất để bảo vệ mẹ và thai nhi Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng My. Vinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng. Tiêm rubella xong mới biết có thai, có ảnh hưởng gì không?
0.213216
0
0.003356
0
0
0.214765
0
13
833
3.651861
1
1
1
1
0.010842
0.149974
0.0625
2
0.985594
0
Sau ăn bao lâu có thể chạy bộ và một số món ăn nhẹ trước bữa tập Sau ăn bao lâu có thể chạy bộ là câu hỏi được nhiều người quan tâm, bởi họ muốn vận động để làm tiêu bớt năng lượng vừa mới được bổ sung thông qua thức ăn. Tuy nhiên, việc chạy bộ sau ăn là nguyên nhân gây hại cho dạ dày, được khuyến cáo không nên thực hiện. Sau ăn nghỉ ngơi một thời gian trước khi chạy bộ sẽ giúp bạn tránh được những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. 1. Sau ăn bao lâu có thể chạy bộ? Theo các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, việc bạn chạy bộ sau ăn có thể gây nên những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, nhất là gặp phải các bệnh về đường tiêu hóa. Bởi khi chúng ta ăn, lượng máu sẽ tập trung chủ yếu ở hệ tiêu hóa và cơ thể bắt đầu làm việc. Thế nhưng, nếu chạy ngay sau ăn, máu sẽ phải thực hiện nhiệm vụ vận chuyển oxy và các chất dinh dưỡng đến cơ bắp, dó đó lượng máu cần cho quá trình tiêu hóa không có đủ. Từ đó, các cơ quan của hệ tiêu hóa không được hoạt động trơn tru, là nguyên nhân gây nên cảm giác buồn nôn, xóc bụng, thậm chí là rơi vào tình trạng tiêu chảy. Tùy thuộc vào loại thực phẩm, khả năng tiêu hóa mà người chạy bộ cần có thời gian nghỉ ngơi từ 1 - 3 giờ sau ăn mới có thể bắt đầu tập luyện. Đối với bữa ăn thông thường Với các bữa ăn chính trong ngày, người chạy bộ cần được nghỉ ngơi khoảng 2 giờ trước khi thực hiện tập luyện. Tùy thuộc vào nhu cầu tập luyện của bạn mà buổi tập có thể diễn ra vào sáng, trưa hoặc chiều tối. Tuy nhiên, cần có sự tuân thủ đủ thời gian giãn cách sau bữa ăn chính. Đối với những bữa ăn chính, nhu cầu về lượng chất của chúng ta tăng lên, cơ thể cần tối thiểug 2 giờ để có thể tiêu hóa được toàn bộ lượng thức ăn đó. Trường hợp bạn không tuân thủ thời gian này, vận động sau 30 phút hoặc 1 giờ sau ăn, dạ dày vẫn còn lại một lượng khá lớn thức ăn chưa tiêu hóa được. Lúc này chạy bộ bạn chạy sẽ cảm thấy buồn nôn hoặc bị đau hai bên bụng. Với những bữa chính sử dụng thức ăn nhiều dầu mỡ như các món chiên, xào thì bạn cần nghỉ ngơi dài hơn. Bởi loại thức ăn này rất khó tiêu và dạ dày nhỏ của bạn cần nhiều thời gian hơn để làm việc. Đối với bữa ăn nhẹ Với những bữa ăn nhẹ trong ngày như cháo, bún, phở,… thì bạn có thể chạy bộ sau 1 giờ. Đây là những thực phẩm được coi là dễ tiêu hóa hơn, tuy nhiên nó nhanh gây cảm giác đói, bạn cần lưu ý vận động với chế độ và thời lượng hợp lý, tránh để mất nhiều năng lượng, đảm bảo cơ thể được nghỉ ngơi đúng lúc. Một điểm cần lưu ý là mặc dù những bữa ăn nhẹ thì tiêu hóa nhanh hơn nhưng nếu bạn ăn quá nhiều, quá no thì 1 giờ đồng hồ là khoảng thời gian không đủ để tiêu hết. Chính vì thế, hãy cố gắng kiềm chế lượng thức ăn nạp vào cơ thể, để dạ dày của bạn được thoải mái nhất trước khi chạy. 2. Gợi ý các món ăn nhẹ cho người chạy bộ Bữa ăn nhẹ là giải pháp hữu hiệu giúp bạn có thể có đủ nguồn năng lượng cần thiết cho quá trình vận động. Để có thể đạt được sự an toàn nhất, các thực phẩm ăn nhẹ được chia ra theo từng khung giờ tập. Buổi sáng Chạy bộ vào sáng sớm thường khá gò bó về mặt thời gian, do đó bạn khó có thể ăn và nghỉ vài giờ mới tập luyện. Do đó, bạn có thể ăn nhẹ vào buổi sáng để có thời gian nghỉ ngơi và chạy bộ. Một số thức ăn vào buổi sáng bạn có thể tham khảo: Bơ, bánh mì và chuối. Sữa chua cùng với các loại trái cây. Sinh tố rau củ. Sử dụng bánh mì ngũ cốc. Các loại cháo. Buổi trưa Bữa ăn nhẹ vào buổi trưa bao gồm: Các loại hạt giàu dinh dưỡng. Uống sinh tố. Ngũ cốc hoặc bột yến mạch. Tuy nhiên, nếu có dự định tập luyện vào buổi trưa bạn cần có một bữa sáng đầy đủ năng lượng, đồng thời bổ sung thêm bữa ăn nhẹ này trước 2 - 3 giờ chạy bộ. Buổi chiều tối Sau một ngày học tập, làm việc mệt mỏi. Nếu muốn chạy bộ vào thời gian này, bạn cần bổ sung thức ăn nhẹ để tránh kiệt sức: Bánh quy. Socola. Bánh mì và đồ ăn kèm. 3. Một số lưu ý khi chạy bộ Ngoài vấn đề sau ăn bao lâu có thể chạy bộ thì những tai nạn bạn có thể gặp phải khi vận động cũng là điều cần được quan tâm, bởi nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiếp tục cuộc chạy. Mỗi người cần có sự chuẩn bị, phòng tránh từ trước để giảm thiểu những ảnh hưởng xấu. Chuột rút Không chỉ riêng chạy bộ mà tất cả những sự vận động của cơ thể chúng ta cần được bù nước, để tránh tình trạng mất nước gây suy kiệt sức lực. Khi cơ thể mất quá nhiều nước trong quá trình tập luyện sẽ gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa, đi kèm với một số triệu chứng như: chuột rút, đầy hơi và đau bụng. Do đó, việc bổ sung nước từ khoảng 15 - 30 phút trong quá trình tập luyện sẽ đảm bảo cơ thể không bị xuống sức nhanh chóng. Ngoài ra, nếu bạn đang có ý định chạy bộ vào mỗi buổi sáng thức dậy, hãy cân nhắc lượng chất xơ được bổ sung vào khẩu phần ăn của buổi tối hôm trước, để giảm tình trạng chuột rút. Buồn nôn Tình trạng buồn nôn có thể xảy đến với bạn nếu cơ thể vận động với tần suất cao, rơi vào trạng thái mệt mỏi. Lúc này, bạn cần bù nước kịp thời để giảm cảm giác buồn nôn. Đặc biệt, vào những ngày hè thời tiết khắc nghiệt, việc bổ sung nước càng trở nên quan trọng, giúp ngăn chặn tình trạng kiệt sức, buồn nôn hiệu quả. Nếu thấy xuất hiện cảm giác buồn nôn khi chạy bộ, hãy từ từ nghỉ chân, ăn thứ gì đó nhẹ để cung cấp thêm năng lượng. Sau khi cơ thể cảm thấy dễ chịu hơn và thời gian nghỉ ngơi đã đủ, bạn có thể tiếp tục chạy bộ.
0.22265
0
0.003467
0
0
0.228236
0
9
1,186
3.378583
1
1
1
1
0.019646
0.136364
0
2
0.984823
0
Bệnh lý đào thải mảnh ghép của tim. Nhà nghiên cứu bệnh học đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc người nhận ghép tim. Việc quản lý ức chế miễn dịch hàng ngày phần lớn phụ thuộc vào chẩn đoán và phân loại thải ghép cấp tính. Trong khi các phương pháp không xâm lấn đã được thử nghiệm thực nghiệm, sinh thiết nội mạc cơ tim vẫn là tiêu chuẩn vàng trong việc theo dõi tình trạng thải ghép của mảnh ghép tim. Tuy nhiên, chẩn đoán thải ghép rất phức tạp do có nhiều phát hiện mô học khác, có thể liên quan đến thủ tục hoặc quá trình xử lý, do lấy mẫu hoặc liên quan cụ thể đến cấy ghép. Các mảnh ghép đồng loài thất bại, dù là từ khám nghiệm tử thi hay cấy ghép, đều mang lại cơ hội nghiên cứu những thay đổi ngắn hạn và dài hạn ở quả tim được cấy ghép. Bệnh lý động mạch ghép đồng loại, hay xơ vữa động mạch ghép, là yếu tố hạn chế chính đối với khả năng sống sót lâu dài của người nhận. Trong khi các đặc điểm hình thái của bệnh lý động mạch ghép đã được mô tả rõ ràng thì cơ chế và các yếu tố góp phần vào sự phát triển của nó vẫn chưa rõ ràng.
0.22021
0
0
0
0
0.22021
0
7
232
3.525862
1
1
1
1
0.025739
0.028599
0
2
1
0
Triệu chứng thoái hóa cột sống theo từng vị tríTriệu chứng thoái hóa cột sống thường gặp là đau nhức xương khớp. Tùy thuộc vào các vị trí nhất định, người bệnh sẽ có biểu hiện và cảm nhận không giống nhau. Khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ thoái hóa, người bệnh nên chủ động thăm khám sớm để được điều trị kịp thời. Triệu chứng thoái hóa cột sống thường gặp là đau nhức xương khớp. Tùy thuộc vào các vị trí nhất định, người bệnh sẽ có biểu hiện và cảm nhận không giống nhau. Khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ thoái hóa, người bệnh nên chủ động thăm khám sớm để được điều trị kịp thời. 1. Thoái hóa cột sống là gì? Thoái hóa đốt sống là tình trạng lớp sụn khớp bị hao mòn dần dần, trong quá trình hoạt động thể chất, các đầu đốt sống sẽ cọ xát trực tiếp vào nhau gây viêm nhiễm, dẫn đến màng hoạt dịch sưng tấy và dịch khớp bị khô do dịch khớp bị hạn chế. bài tiết. Ngoài ra, ma sát ở các đầu xương cũng góp phần hình thành các gai xương tại đây. Các gai xương phát triển quá mức cọ sát vào đốt sống, rễ thần kinh và các mô mềm xung quanh. Thoái hóa đốt sống là tình trạng lớp sụn khớp bị hao mòn dần dần, cọ xát vào nhau gây viêm nhiễm. 2. Triệu chứng thoái hóa cột sống theo vị trí khởi phát Hầu hết bệnh nhân đều cảm thấy đau và khó chịu. Cơn đau ở mỗi trường hợp sẽ khác nhau tùy theo vị trí đốt sống bị thoái hóa, cụ thể như: 2.1. Triệu chứng thoái hóa cột sống thắt lưng cần lưu ý Triệu chứng của bệnh ở giai đoạn này không rõ ràng, thường chỉ đau nhẹ hoặc không đau, chỉ có cảm giác đau nhẹ ở lưng, do sụn khớp mới bắt đầu có dấu hiệu bào mòn nên rất dễ nhầm lẫn với bệnh đau lưng đơn thuần. nỗi đau. Vì vậy, có xu hướng chủ quan hướng tới các giai đoạn bệnh nặng hơn. Tiếp theo là cơn đau xuất hiện dưới dạng đau âm ỉ, đau khi làm việc và biến mất khi nghỉ ngơi, đặc biệt là khi nằm trên sàn cứng (nệm cứng). Đồng thời có dấu hiệu giảm khả năng vận động, thường xuyên bị đau nhức, khó chịu khi mang vác vật nặng. Khi thức dậy vào buổi sáng, bệnh nhân có thể cảm thấy cứng khớp và đôi khi có tiếng kêu lách cách khi di chuyển, xoay người. Đau thắt lưng có thể kéo dài nhiều ngày, cường độ đau tăng dần khi cử động và giảm dần khi bệnh nhân nằm ngửa trên sàn cứng (nệm cứng). Về sau cơn đau kéo dài hơn trước, lan xuống mông, cẳng chân và mõm bàn chân do thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh tọa. Triệu chứng rõ ràng nhất là đau thắt lưng, lan xuống hông và chi dưới khiến người bệnh không thể cúi người xuống, khiến người bệnh mất thăng bằng, đi lại khó khăn, thậm chí có thể bị tàn tật. 2.2. Triệu chứng thoái hóa cột sống cổ thường gặp Đau, mệt mỏi và khó cử động cổ là những triệu chứng điển hình nhất. Hầu hết bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ đều cảm thấy đau nhói, khó chịu khi cử động, ngay cả khi nghỉ ngơi. Cử động của cổ trở nên rối rắm và đau đớn, đôi khi dẫn đến chứng vẹo cổ. Đau cổ và lưng lan đến tai và cổ, ảnh hưởng đến tư thế đầu và cổ. Cơn đau lan lên đầu. Nhức đầu có thể xảy ra ở vùng chẩm và trán. Đau cổ và lưng lan đến một hoặc cả hai bả vai và cánh tay. cả hai mặt. Đau, mệt mỏi và khó cử động cổ là những triệu chứng điển hình nhất Do cột sống bị chèn ép và thoái hóa sụn khớp nên thoái hóa đốt sống cổ ảnh hưởng trực tiếp đến dây thần kinh vận động của bàn tay. Bệnh làm hạn chế khả năng vận động của bàn tay, khiến bàn tay khó cảm thấy nóng hoặc lạnh, thậm chí có thể dẫn đến suy nhược nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh nhân có thể bị cứng cổ khi thức dậy vào buổi sáng. Ngoài ra, bệnh nhân còn cảm thấy đau nhức vùng gáy, sau đầu, nửa đầu bên phải khiến bệnh nhân khó quay đầu sang hai bên. Dấu hiệu này còn được gọi là triệu chứng của bệnh đa xơ cứng cột sống cổ: Khi bệnh thoái hóa đốt sống cổ ở mức độ nặng, người bệnh có thể phải đối mặt với tình trạng thoái hóa bệnh đa xơ cứng rất nguy hiểm. Lúc này, người bệnh sẽ cảm nhận được một dòng điện chạy từ cổ xuống cột sống rồi đến tay, chân, ngón tay, ngón chân. Biểu hiện này rõ rệt hơn khi bệnh nhân cúi cổ về phía trước. 2.3. Nhận biết triệu chứng thoái hóa cột sống ngực Trên thực tế, các triệu chứng của bệnh thoái hóa đốt sống ngực không phải lúc nào cũng rõ ràng. Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân đều cảm thấy đau và cứng lưng dai dẳng, đặc biệt là ở vùng giữa lưng. Cơn đau thường giảm đi khi bệnh nhân nghỉ ngơi nhưng có thể trở nên trầm trọng hơn nếu bệnh nhân không hoạt động trong thời gian dài. Không những vậy, người bệnh còn có thể gặp phải các triệu chứng thoái hóa cột sống ngực khác như: – Co thắt cơ lưng giữa – Thay đổi tư thế bất thường khi bị đau lưng – Không thể di chuyển – Gặp khó khăn hoặc thậm chí là không thể thực hiện được một các động tác như ngả người, xoay thân trên hay đứng thẳng. – Sưng khớp cục bộ 2.4. Một số triệu chứng khác Mặt khác, cơn đau liên quan đến bệnh thoái hóa cột sống cũng có một số đặc điểm chung, chẳng hạn như: – Cơn đau có xu hướng trầm trọng hơn khi bệnh nhân di chuyển (đặc biệt là vặn, uốn, nâng, v.v.) và giảm dần khi nghỉ ngơi. – Nếu người bệnh nằm nghỉ quá lâu cơn đau sẽ quay trở lại. 3. Chẩn đoán sau khi xác định triệu chứng Sau khi xác định các triệu chứng, để chẩn đoán chính xác tình trạng thoái hóa cột sống, bác sĩ sẽ kiểm tra các triệu chứng hiện tại của bệnh nhân và thực hiện các xét nghiệm sau: – Chụp X-quang: Giúp kiểm tra khoảng trống khớp, tình trạng đĩa đệm và sự hiện diện của gai xương Chụp X-quang giúp kiểm tra khoảng trống khớp, tình trạng đĩa đệm và sự hiện diện của gai xương. – Chụp CT: Cung cấp hình ảnh chi tiết hơn về cột sống, đĩa đệm và gai xương so với chụp X-quang – Chụp MRI: giúp bác sĩ quan sát được các mô mềm, bao gồm cơ, đĩa đệm, dây chằng và gân – Chụp cắt lớp vi tính một lần (SPECT): thường kết hợp với chụp CT để xác định chính xác vị trí tổn thương ở cột sống – Xét nghiệm máu toàn diện
0.22265
0
0.001925
0
0
0.223525
0.0014
8
1,254
3.53748
1
1
1
1
0.029932
0.227376
0
2
0.984848
0
Hình ảnh cộng hưởng từ nối tiếp của dây chằng chéo trước gân kheo được ghép tự thân trong năm đầu tiên cấy ghép. Một nghiên cứu sơ bộ. Một nghiên cứu quan sát, tiền cứu đã được thực hiện để ghi lại những thay đổi nối tiếp trong tín hiệu cộng hưởng từ của mảnh ghép ACL gân khoeo tự thân đã được khử mạch trong năm đầu tiên cấy ghép. 21 đầu gối bị thiếu ACL (14 đầu gối mãn tính, 7 đầu gối cấp tính) đã được tái tạo. Sự mất ổn định phát triển ở 5 đầu gối trong vòng 6 tháng đầu tiên sau khi cấy mô ghép (24%). Việc kiểm tra cộng hưởng từ được thực hiện vào lúc 1, 6, 12, 24, 36 và hơn 48 tuần sau phẫu thuật (thời gian lặp lại 1500, thời gian trễ tiếng vang = 50). Tổng cộng có 104 lần quét đã được xem xét (trung bình, 5 lần cho mỗi đầu gối). Mảnh ghép ACL được chia thành bốn vùng có kích thước không bằng nhau để phân tích. Một phần ba gần, giữa và xa của phần trong khớp của mảnh ghép và phần của mảnh ghép trong đường hầm xương chày được phân tích độc lập. Tín hiệu cộng hưởng từ trong mỗi phần của mảnh ghép được phân loại theo thang điểm với (I) là tín hiệu bình thường, (II) lớn hơn 50% tổng thể tích của mảnh ghép có tín hiệu bình thường, (III) nhỏ hơn 50% mảnh ghép có tín hiệu bình thường và (IV) 100% mảnh ghép có tín hiệu tăng. Tín hiệu cộng hưởng từ tăng lên của mảnh ghép ACL được quan sát là được khu vực hóa và giới hạn ở 2/3 xa của phần nội khớp của mảnh ghép. Phần mảnh ghép đi ra khỏi đường hầm xương đùi và bên trong đường hầm xương chày vẫn giữ được tín hiệu cộng hưởng từ bình thường. Sự gia tăng tín hiệu ghép cộng hưởng từ phụ thuộc vào thời gian, được thiết lập tốt sau 3 tháng và không thay đổi sau 1 năm. Kết quả lâm sàng không thể dự đoán được dựa trên tín hiệu cộng hưởng từ của mảnh ghép.
0.232247
0.002646
0.023283
0
0
0.219441
0.009313
7
378
3.547619
1
1
1
1
0.057625
0.236321
0
2
0.939153
0
bệnh tủy cấp tính bao gồm một nhóm bệnh có tỷ lệ mắc bệnh liên quan quan trọng, do đó chẩn đoán và điều trị sớm là quan trọng nguyên nhân thường gặp nhất là cộng hưởng từ do nén ngoài tủy. Mr là thủ thuật phù hợp nhất trong loại bệnh này vì nó cũng cung cấp thông tin về các tổn thương ngoài tủy và giúp điều trị bệnh này. Có thể đánh giá sự liên quan đến cột sống, chúng tôi trình bày trường hợp một bệnh nhân nam 1 tuổi nhập viện vì đau lưng trong vài tuần và nhiễm SVR do vi khuẩn vàng. Sau đó, anh ta bị suy giảm thần kinh đột ngột với liên quan đến cột sống nhưng không có hình ảnh nén trên MRI, chúng tôi thảo luận về chẩn đoán phân biệt giữa áp xe nội tuỷ PA ngoài màng cứng TM cấp tính và viêm cột sống dính liền với bệnh lý tủy cấp tính chúng tôi thực hiện đánh giá ngắn gọn các tài liệu y khoa về tiêu chuẩn chẩn đoán của các thực thể đó
0.22314
0
0.001181
0
0
0.22314
0
6
190
3.463158
1
1
1
1
0.031877
0.034238
0
2
0.994737
0
Ung thư tuyến tụy: Triệu chứng và nguyên nhânUng thư tuyến tụy là bệnh lý ảnh hưởng đến tuyến tụy, một cơ quan của hệ tiêu hóa có chức năng phân hủy thức ăn, điều hòa đường huyết. Bệnh khó phát hiện ở giai đoạn đầu dẫn đến tỷ lệ sống sót thấp. Vậy nên nắm bắt được các nguyên nhân, yếu tố nguy cơ gây bệnh để chủ động phòng tránh, sàng lọc và nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh là điều quan trọng, tất cả sẽ có trong nội dung bài viết dưới đây. Ung thư tuyến tụy là bệnh lý ảnh hưởng đến tuyến tụy, một cơ quan của hệ tiêu hóa có chức năng phân hủy thức ăn, điều hòa đường huyết. Bệnh khó phát hiện ở giai đoạn đầu dẫn đến tỷ lệ sống sót thấp. Vậy nên nắm bắt được các nguyên nhân, yếu tố nguy cơ gây bệnh để chủ động phòng tránh, sàng lọc và nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh là điều quan trọng, tất cả sẽ có trong nội dung bài viết dưới đây. 1. Bệnh ung thư tuyến tụy xảy ra thế nào? Ung thư tuyến tụy xảy ra khi các tế bào trong tuyến tụy đột ngột thay đổi vượt lên ngoài tầm kiểm soát tạo thành khối u. Ung thư tụy có nguồn gốc từ tế bào nội hoặc ngoại tiết của tuyến tụy. Trong đó khoảng hơn 90% ung thư tụy là các khối u ngoại tiết, bắt đầu trong tế bào lót các ống dẫn enzym tiêu hóa ra khỏi tuyến tụy. Ít hơn 10% khối u tuyến tụy là khối u thần kinh nội tiết. Ung thư tụy là bệnh lý gây khó khăn trong việc phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm 2. Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh 2.1 Nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư tại tuyến tụy Bất kỳ yếu tố nào làm tăng khả năng phát triển ung thư được xếp vào là yếu tố nguy cơ. Đối với ung thư xảy ra tại tuyến tụy, có một số yếu tố nguy cơ được xác định đó là: – Hút thuốc lá, xì gà và sử dụng các loại thuốc lá khác – Béo phì, thừa cân với vòng eo to – Bệnh tiểu đường, đặc biệt là bệnh tiểu đường tuýp 2 – Viêm tụy mạn tính, viêm tụy mạn tính di truyền từ cha mẹ sang con cái – Hội chứng di truyền với những thay đổi đột biến gen, chẳng hạn như gen BRCA1 hoặc BRCA2 được truyền từ cha mẹ sang con cái. – Tiếp xúc với một số hóa chất như thuốc trừ sâu, hóa dầu… 2.2 Các triệu chứng điển hình xảy ra ở bệnh ung thư tuyến tụy Thông thường gần như không có bất kỳ dấu hiệu sớm nào của bệnh ung thư xảy ra tại tuyến tụy. Các triệu chứng thường xuất hiện khi khối u tuyến tụy bắt đầu ảnh hưởng đến cơ quan khác trong hệ tiêu hóa. Theo đó, người bệnh có thể nhận thấy có các triệu chứng sau: – Vàng da, vàng mắt – Nước tiểu sẫm màu – Phân có màu sáng hơn, phân bạc màu – Đau bụng trên, đau lưng giữa, đau bụng lan sang hai bên hoặc lưng – Ngứa da – Mệt mỏi, buồn nôn, nôn, đầy hơi, chán ăn… – Xác định có bệnh tiểu đường mới khởi phát Vàng da, vàng mắt là các dấu hiệu bệnh nguy hiểm, trong đó có thể là triệu chứng của ung thư tuyến tụy, cảnh báo người bệnh cần nhanh chóng đi thăm khám và kiểm tra 3. Ung thư tụy nguy hiểm thế nào? 3.1 Rất khó chẩn đoán sớm Ung thư tụy là căn bệnh ít gặp nhưng lại có độ nguy hiểm cao bởi khó phát hiện và chẩn đoán vì những lý do sau đây: – Không có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh ung thư tụy đáng chú nào trong giai đoạn đầu của bệnh – Các dấu hiệu và triệu chứng của ung thư tại tuyến tụy khi xuất hiện cũng giống như các dấu hiệu và triệu chứng của nhiều bệnh lý đường tiêu hóa khác. – Tuyến tụy nằm sâu trong ổ bụng, ẩn đằng sau các cơ quan khác như dạ dày, ruột non, gan, túi mật, lá lách, và ống mật nên cũng gây khó khăn trong quá trình chẩn đoán, nhiều trường hợp khối u giai đoạn đầu không xuất hiện trên các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh. Do đó, vào thời điểm chẩn đoán, hầu hết các trường hợp ung thư đều đã di căn đến các vị trí khác của cơ thể. Ung thư tụy cũng đề kháng với nhiều loại thuốc trị ung thư thông thường, khiến bệnh trở nên khó điều trị. 3.2 Biến chứng nguy hiểm Khi ung thư tụy tiến triển có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như: – Bệnh vàng da: Khối ung thư tại tuyến tụy làm tắc ống mật của gan, từ đó dẫn đến vàng da. – Các cơn đau trở nên nghiệm trọng: Khối u đang phát triển có thể đè lên các dây thần kinh ở bụng gây ra cơn đau nghiêm trọng. – Tắc ruột: Khối u tại tuyến tụy có thể phát triển hoặc chèn ép vào phần đầu của ruột non, điều này có thể ngăn chặn dòng thức ăn được tiêu hóa từ dạ dày vào ruột. Ung thư tụy có xu hướng di căn đến các mạch máu, hạch bạch huyết gần đó và sau đó đến gan, phúc mạc và phổi .Phần lớn bệnh ung thư tuyến tụy đã lan ra ngoài tuyến tụy tại thời điểm chẩn đoán. 3.3 Tiên lượng sống thấp Người bệnh ung thư tụy thường được chẩn đoán ở giai đoạn muộn. Triển vọng (tiên lượng) của người bệnh sẽ tốt hơn nếu ung thư của không lan rộng và bạn có thể phẫu thuật để loại bỏ nó. Tỷ lệ sống tương đối 5 năm đối với bệnh ung thư tụy là khoảng 44% đối với giai đoạn khu trú (giai đoạn không có dấu hiệu cho thấy ung thư lan ra ngoài tuyến tụy); khoảng 15% đối với giai đoạn tiến triển cục bộ (ung thư đã lan từ tuyến tụy đến các cấu trúc lân cận hoặc các hạch bạch huyết); khoảng 3% đối với giai đoạn di căn xa (ung thư đã lan đến các bộ phận xa của cơ thể như phổi, gan, xương). 4. Dự phòng ung thư tuyến tụy Để có thể giảm nguy cơ mắc ung thư tụy, bạn có thể thực hiện một số điều sau đây: – Bỏ hút thuốc lá, tránh tiếp xúc với khói thuốc lá. – Duy trì cân nặng khỏe mạnh, giảm cân nếu bạn đang có tình trạng thừa cân, béo phì. – Ăn nhiều trái cây tươi, rau và ngũ cốc nguyên hạt. – Giảm lượng thịt đỏ, đồ uống có đường và thực phẩm chế biến sẵn. – Hạn chế tiếp xúc với các hóa chất độc hại, chẳng hạn như amiăng, thuốc trừ sâu và hóa dầu. – Sàng lọc ung thư tụy định kỳ, mục tiêu là tìm ra khối u ngay khi còn nhỏ và có nhiều khả năng điều trị bệnh thành công. Sàng lọc có thể bao gồm các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh chẳng hạn như MRI và siêu âm.
0.233121
0
0.004772
0
0
0.232591
0.001414
7
1,269
3.421592
1
1
1
1
0.029692
0.232414
0.040816
2
0.967691
0
Chữa thoái hóa khớp gối theo khuyến cáo của chuyên giaChữa thoái hóa khớp gối cần được thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, kết hợp với các phương pháp tự điều trị tại nhà. Người bệnh nên thăm khám bác sĩ tại cơ sở y tế để được điều trị đúng cách và hiệu quả.  Chữa thoái hóa khớp gối cần được thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, kết hợp với các phương pháp tự điều trị tại nhà. Người bệnh nên thăm khám bác sĩ tại cơ sở y tế để được điều trị đúng cách và hiệu quả.  1. Thoái hóa khớp gối là gì? Thoái hóa khớp đầu gối là một bệnh lý của khớp gối đặc trưng bởi sự thoái hóa thoái hóa, đặc biệt là sự thay đổi trên bề mặt sụn khớp. Sau đó, theo thời gian, sụn khớp bị bào mòn, trở nên thô và mỏng, gây ra những thay đổi trên bề mặt khớp, hình thành các gai xương và cuối cùng dẫn đến biến dạng khớp và tổn thương khớp. Khớp gối được bao phủ bởi sụn khớp và nằm ở điểm nối của ba xương: đầu dưới xương đùi, đầu trên xương chày và mặt sau xương bánh chè. Khớp gối đóng vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ toàn bộ cơ thể và mang lại khả năng vận động tối đa. Khi khớp bị tổn thương nặng, hoạt dịch tiết ra giảm, ma sát ở đầu khớp tăng lên, sụn đầu gối bị mòn nhiều hơn, dẫn đến thoái hóa. Khi khớp bị tổn thương nặng, sụn đầu gối bị mòn nhiều hơn, dẫn đến thoái hóa. 2. Cách chữa thoái hóa khớp gối 2.1. Chữa thoái hóa khớp gối nhờ giảm cân Đối với những bệnh nhân thừa cân hoặc thậm chí béo phì, việc giảm cân có thể làm giảm đáng kể áp lực lên đầu gối. Điều này không chỉ giúp giảm bớt các triệu chứng khó chịu mà còn làm chậm quá trình thoái hóa. Ngoài ra, chữa thoái hóa khớp gối bằng cách duy trì cân nặng hợp lý còn có thể giúp ngăn ngừa nhiều bệnh liên quan có thể xảy ra như cao huyết áp, tiểu đường tuýp 2… 2.2. Tập thể dục chữa thoái hóa khớp gối Một trong những điều đơn giản và hiệu quả nhất bạn có thể làm để giúp duy trì cân nặng khỏe mạnh là tập thể dục. Đối với những người bị thoái hóa khớp gối, việc điều trị này lúc đầu có thể ít nhiều khó khăn. Tuy nhiên, tập thể dục thường xuyên cho người bị thoái hóa khớp gối sẽ giúp giảm đau đầu gối và các triệu chứng của bệnh thoái hóa. Ngoài ra, các bài tập yoga còn được gọi là phương pháp tập luyện cường độ thấp có thể giúp cải thiện khả năng vận động và tư thế ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối, đặc biệt là ở người cao tuổi. Bạn có thể bắt đầu tập yoga tại đây. 2.3. Liệu pháp thay thế Áp dụng một số liệu pháp thay thế cũng có thể giúp bệnh nhân kiểm soát tốt tình trạng khớp gối thoái hóa, gồm: – Chườm lạnh, chườm nóng – Xoa bóp, massage – Cải thiện giấc ngủ – Châm cứu Mát xa là liệu pháp giúp giảm đau do thoái hóa khớp gối. 2.4. Chế độ dinh dưỡng Người bệnh cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày khi lên kế hoạch điều trị lâu dài. Chế độ dinh dưỡng khoa học, kết hợp với các thực phẩm có lợi cho người bệnh thoái hóa khớp gối, giàu chất chống oxy hóa như omega-3, beta-carotene, vitamin C… có thể mang lại những lợi ích là: – Kiểm soát cân nặng tốt – Hỗ trợ sụn khớp chắc khỏe, linh hoạt – Giảm viêm 2.5. Sử dụng miếng đệm đầu gối giúp bảo vệ khớp Nẹp đầu gối y tế là công cụ giúp kiểm soát sự khó chịu do viêm xương khớp đầu gối gây ra. Nó không chỉ làm giảm đau bằng cách giảm trọng lượng lên những phần bị tổn thương nhất của đầu gối mà còn hỗ trợ khả năng đi lại của bệnh nhân. Hiện nay, có rất nhiều loại niềng răng khác nhau dành cho những người được điều trị bằng phương pháp này. Ví dụ như nẹp giảm áp, nẹp phục hồi chức năng… Tùy theo tình trạng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định nẹp đầu gối phù hợp. 2.6. Điều trị thoái hóa khớp gối bằng thuốc giảm đau Một trong những yếu tố không thể thiếu trong chữa thoái hóa khớp gối là loại bỏ cơn đau và khó chịu liên tục ở đây. Trong trường hợp này, người bệnh có thể tìm kiếm sự trợ giúp từ một số loại thuốc giảm đau như: – Thuốc giảm đau không kê đơn (OTC): acetaminophen (acetaminophen), thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID) như aspirin, ibuprofen… -Thuốc giảm đau theo toa: Nếu bệnh nhân không đáp ứng tốt với thuốc giảm đau không kê đơn hoặc gặp nhiều tác dụng phụ khi dùng thuốc, bác sĩ có thể đề nghị một loại thuốc cụ thể phù hợp hơn. Hiện nay, NSAID chọn lọc COX-2 nhìn chung có tác dụng giảm đau và chống viêm tương tự như NSAID truyền thống, nhưng ít tác động đến dạ dày và thận hơn. Người bệnh nên thăm khám bác sĩ để được chữa thoái hóa khớp gối đúng cách và hiệu quả. 2.7. Tiêm nội khớp – Tiêm steroid: Đối với tình trạng đau đầu gối nghiêm trọng do thoái hóa, bệnh nhân có thể cần tiêm corticosteroid hoặc corticosteroid trực tiếp vào khớp để giảm viêm và từ đó giảm sưng, cứng khớp và đau đầu gối.Tuy nhiên, đây không phải là biện pháp vĩnh viễn vì đôi khi, steroid có thể làm xói mòn lớp sụn ở khớp gối. PRP trong điều trị chấn thương thể thao là một chế phẩm máu có số lượng tiểu cầu cao hơn 2 – 8 lần so với số lượng tiểu cầu trong máu bình thường. Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu vào khớp gối bị tổn thương do bong gân có thể thúc đẩy việc chữa lành tổn thương tại khớp, từ đó giúp giảm đau cũng như hỗ trợ cải thiện chức năng của khớp gối. – Một số lựa chọn khác: Tiêm axit hyaluronic cung cấp nước để bôi trơn khớp gối, từ đó xoa dịu cơn đau nhức và giúp khớp hoạt động. Ngoài ra, tiêm tế bào sụn thường dùng các yếu tố tăng trưởng và tế bào gốc từ tuỷ xương hoặc mô mỡ (adipose) nhằm thúc đẩy mô mới phát triển và thay thế cho các mô khớp đã bị phá huỷ. 2.8. Phẫu thuật khớp gối Nếu tình trạng đau nhức khớp gối liên quan đến thoái hoá trở nên trầm trọng, hoặc bệnh nhân không đáp ứng được với các biện pháp điều trị nội khoa nêu trên, phẫu thuật sẽ là giải pháp hiệu quả.
0.221625
0.000825
0.004124
0
0
0.221445
0.001434
16
1,212
3.580858
1
1
1
1
0.024386
0.188811
0.054054
2
0.980198
0
Trẻ biếng ăn phải làm sao?một số giải pháp giúp trẻ ăn nhiềuTrẻ biếng ăn khiến bố mẹ lo lắng, đau đầu để nghĩ cách làm sao cho con ăn khỏe, hấp thụ tốt. Để giảm nỗi lo lắng này cho bố mẹ, bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số kinh nghiệm về trẻ biếng ăn như sauNguyên nhân dẫn đến việc trẻ bị biếng ăn Biếng ăn là một trong những triệu chứng rất thường gặp ở trẻ nhỏ. Khi thấy con đến bữa không chịu ăn, ăn ít hơn bình thường… khiến bố mẹ rất lo lắng và không biết tại sao con lại bị như vậy. Trẻ biếng ăn do nhiều nguyên nhân trong đó có các nguyên nhân sau: Biếng ăn do bệnh lý Suy dinh dưỡng, nhiễm ký sinh trùng (giun, sán) sốt, tiêu chảy, viêm đường hô hấp… khiến cho con lười ăn. Khi gặp nguyên nhân này cha mẹ nên đưa con đi khám ở các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị. Biếng ăn do tâm lý Biếng ăn tâm lý thường xảy ra khi trẻ có cảm giác "bị ép buộc" vào một khuôn khổ nào đó như: phải ngồi một chỗ từ đầu đến cuối bữa ăn, phải mang khăn ăn, bị quy định phải ăn hết phần ăn của mình trong thời gian cố định, không khí bữa ăn căng thẳng, cha mẹ hay quát mắng trẻ trong bữa ăn, cho thuốc vào thức ăn hoặc sữa sẽ khiến trẻ không muốn ăn… Đây là nguyên nhân thường gặp và khá phổ biến, do cha mẹ không hiểu tâm lý trẻ. Sai lầm trong chế biến thức ăn Cho trẻ ăn đi ăn lại một loại thức ăn gây cho trẻ cảm giác chán ngán. Chỉ cho trẻ ăn nước rau, nước thịt, không ăn bã lâu ngày sẽ dẫn đến thiếu các chất dinh dưỡng. Cho trẻ ăn thức ăn xay nhuyễn kéo dài đến 2-3 tuổi, pha sữa bằng nước cháo hoặc nước hầm xương, pha bột vào sữa… đều làm cho trẻ khó tiêu hóa. Pha bột quá đặc khi trẻ mới tập ăn dặm cũng làm cho trẻ không nuốt được dẫn đến chán ăn. Trẻ biếng ăn do đồ ăn vặt Nhiều phụ huynh thường nghĩ ăn vặt sẽ giúp trẻ bù lại dinh dưỡng chưa cung cấp đủ và giúp trẻ tăng cân nhanh. Thế nhưng điều đó lại hoàn toàn ngược lại, đồ ăn vặt được trẻ yêu thích như: khoai tây chiên, xúc xích… có chứa rất nhiều chất phụ gia và còn có nguy cơ không an toàn thực phẩm, sẽ làm giảm hệ miễn dịch của trẻ và tăng nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa. Không những thế khi trẻ ăn quá nhiều đồ ăn vặt, khiến cho trẻ không muốn ăn cơm khi vào bữa ăn, lâu dần trở thành thói quen khiến trẻ trở nên vô cùng biếng ăn, chậm tăng cân. Cách xử trí khi trẻ bị biếng ăn Khi con bị biếng ăn kéo dài mẹ có thể đưa con đi khám tại các cơ sở y tế và làm các xét nghiệm cần thiết vì rất có thể do con bị thiếu chất, vitamin dẫn đến tình trạng biếng ăn. Ngoài ra khi con bị biếng ăn mẹ cần lưu ý một số điều sau: Tăng cảm giác ngon miệng cho trẻ Các khoáng chất như kẽm, vitamin nhóm B và Lysine là những vi chất có khả năng kích thích sự thèm ăn, khiến trẻ thấy ngon miệng hơn, mẹ có thể bổ sung các loại khoáng chất này từ sữa công thức, rau củ quả và ngũ cốc. Mẹ cần chú ý đến thay đổi thức ăn cho trẻ hàng ngày, cho trẻ ăn nhiều món khác nhau, chú ý mùi hương của món ăn, trình bày món ăn đẹp mắt, sinh động cũng là cách để bé hào hứng hơn với thức ăn, ví dụ như bát và thìa cho trẻ ăn có nhiều hình thù khác nhau giúp trẻ hứng thú khi ăn. Cho bé ăn khi đói là cách giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Tạo không khí bữa ăn thoải mái cho trẻ Không bắt ép trẻ ăn, không quát mắng, dọa dẫm hay đánh trẻ, cha mẹ hãy cho trẻ dừng bữa khi trẻ không còn muốn ăn thêm, khen ngợi khi trẻ chịu ăn dù chỉ là một lượng thức ăn nhỏ. Hạn chế sự mất tập trung khi cho trẻ ăn, không nên cho trẻ vừa ăn, vừa xem tivi, chơi game hay đi rong. Tập cho trẻ thói quen ăn uống khoa học Mẹ tập cho bé ăn thành các bữa nhỏ trong ngày, thường là 3 bữa chính và 2 bữa phụ, đồng thời các bữa ăn cách nhau khoảng 2 tiếng đồng hồ, mẹ không nên cho bé ăn vặt trước bữa ăn và ăn quá no vào buổi tối. Nên cho trẻ tự xúc ăn, tự cầm thức ăn Đưa trẻ đi khám khi trẻ biếng ăn kèm theo rối loạn tiêu hóa, viêm đường hô hấp,… để tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh ở trẻ  
0.228001
0
0.001313
0
0
0.229577
0.000525
9
874
3.354691
1
1
1
1
0.027581
0.073549
0
2
0.995423
0
Công dụng thuốc Atmethysla 250mg Thuốc Atmethysla 250mg được chỉ định trên lâm sàng với công dụng cầm máu, hiệu chỉnh sự kết dính của hồng cầu và duy trì sự ổn định của thành mao mạch... Cùng tìm hiểu về công dụng và các lưu ý khi sử dụng thuốc Atmethysla qua bài viết dưới đây. 1. Công dụng của thuốc Atmethysla 250mg "Atmethysla 250mg là thuốc gì?". Thuốc Atmethysla 250mg được bào chế dưới dạng dung dịch tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch. Mỗi ống tiêm chứa 2ml dung dịch thuốc bao gồm các hoạt chất sau đây:Etamsylat 250mg;Natri Metabisulfit 20mg;Natri Hydrocarbonat 10mg;Nước pha tiêm 2ml.Atmethysla 250mg được chỉ định trong các trường hợp sau:Chảy máu do vỡ mao mạch;Phòng và điều trị sau phẫu thuật thuật với mục đích giảm mất máu, đặc biệt là nguy cơ chảy máu ồ ạt ở người bệnh đang điều trị bằng thuốc chống đông máu;Phòng và điều trị xuất huyết quanh não thất ở trẻ sơ sinh cân nặng thấp. 2. Liều dùng của thuốc Atmethysla 250mg Thuốc Atmethysla 250mg được bào chế dưới dạng tiêm truyền, vì vậy thao tác tiêm thuốc được thực hiện bởi nhân viên y tế. Người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ điều trị. Một số khuyến cáo về liều dùng Atmethysla 250mg như sau:Người trưởng thành:Trường hợp cầm máu cấp cứu: Tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp liều 500 – 750mg/lần x 3 lần/ngày;Điều trị trước phẫu thuật: Tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp liều 500mg trước phẫu thuật 1 giờ;Điều trị sau phẫu thuật: Tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp liều 250mg/lần x 2 lần/ngày trong 1 ngày;Kiểm soát chảy máu sau mổ: Tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp liều 250 – 500mg/lần, lặp lại liều thuốc sau 4 – 6 giờ khi cần thiết.Trẻ em:Liều thuốc thông thường bằng 1⁄2 liều ở người trưởng thành;Phòng, điều trị xuất huyết quanh não thất ở trẻ sơ sinh có cân nặng thấp: Tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp liều 12,5mg/kg cân nặng, lặp lại liều thuốc mỗi 6 giờ. 3. Tác dụng không mong muốn của thuốc Atmethysla 250mg Thuốc Atmethysla 250mg có thể gây ra một số tác dụng phụ như sau:Thường gặp: Buồn nôn, đau đầu;Ít gặp: Tăng nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu ở người bệnh thực hiện phẫu thuật âm đạo, nổi ban, hạ huyết áp. 4. Lưu ý khi sử dụng thuốc Atmethysla 250mg Chống chỉ định sử dụng thuốc Atmethysla 250mg ở người bệnh bị rối loạn chuyển hóa Porphyrin.Thận trọng khi dùng thuốc ở người bệnh phẫu thuật âm đạo, vì có mối liên quan với sự tăng tỷ lệ huyết khối tĩnh mạch sâu.Hoạt chất Etamsylat có thể gây ra hoặc làm nặng thêm phản ứng kiểu phản vệ.Đối với phụ nữ đang mang thai, phụ nữ cho con bú: Chưa có nghiên cứu chứng minh độ an toàn, hiệu quả khi sử dụng thuốc Atmethysla 250mg ở phụ nữ đang mang thai, phụ nữ đang cho con bú. Vì vậy khuyến cáo không sử dụng Atmethysla ở các đối tượng này. Trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng cần được chỉ định bởi bác sĩ điều trị.Đối với người lái xe, vận hành máy móc: Thuốc Atmethysla 250mg không gây ảnh hưởng đến khả năng lái xe, vận hành máy móc của người bệnh.Sử dụng quá liều thuốc sẽ làm tăng nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ như buồn nôn, đau đầu, hạ huyết áp, phát ban... Trong trường hợp người bệnh xuất hiện các triệu chứng của tác dụng phụ cần ngưng sử dụng thuốc ngay, đưa đến cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.Bảo quản thuốc Atmethysla 250mg ở nơi khô ráo, tránh ánh nắng và độ ẩm cao. 5. Tương tác thuốc Atmethysla 250mg Hiện chưa có báo cáo cụ thể về khả năng tương tác giữa Atmethysla 250mg và các thuốc dùng cùng. Tuy nhiên tương tác thuốc có thể xảy ra làm giảm tác dụng điều trị của Atmethysla, tăng nguy cơ gặp phải tác dụng không mong muốn. Vì vậy để đảm bảo an toàn và hiệu quả, người bệnh cần thông báo với bác sĩ các loại thuốc, thực phẩm chức năng đang sử dụng trước khi điều trị bằng thuốc Atmethysla 250mg.Hy vọng với những chia sẻ trên người dùng sẽ hiểu rõ hơn về công dụng, liều dùng thuốc Atmethysla 250mg. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì có thể liên hệ bác sĩ kê đơn để được tư vấn chuyên sâu. Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng My. Vinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
0.207159
0.001214
0.025496
0
0
0.201765
0
14
824
3.951456
1
1
1
1
0.078451
0.223584
0
2
0.978155
0
trong quá trình phát triển phôi thai sớm, trục cơ thể chính của động vật có xương sống được phân chia từ đầu đến đuôi thành một số nơi xuất hiện tuần tự từ PSM psm do kết quả của các sóng dao động của hoạt động di truyền được gọi là sóng somitogen ở đây chúng ta thảo luận về ý nghĩa của các kiểu động học của biểu hiện xdelta sớm trong tương lai một số somitomere của xenopus laevis chúng tôi báo cáo rằng các somitomere bên phải thường xuất hiện trước bên trái để hình thành các cấu trúc bất đối tức là các cấu trúc có CW hoặc thuận tay ngược chiều kim đồng hồ từ các quan sát của chúng tôi, chúng tôi suy ra rằng các sóng phát sinh somit thường là các xoắn ốc ngược chiều kim đồng hồ, một cơ chế động lực mới để kiểm soát sự phát triển thuận tay ở xenopus, chúng tôi đề xuất rằng cơ chế tương tự có thể kiểm soát sự phát triển thuận tay ở tất cả các phôi của động vật có xương sống, tạo cơ sở động lực cho mô hình vận chuyển phân tử bất đối xứng hiện tại để tạo ra sự bất đối xứng trái phải
0.21853
0
0
0
0
0.21853
0
10
218
3.559633
1
1
1
1
0.036254
0.100705
0
2
1
0
Thuốc động kinh: Cách sử dụng và nguyên tắc cần lưu ýThuốc động kinh có nhiều loại khác nhau. Người bệnh chỉ dùng thuốc khi đã có chẩn đoán và phác đồ điều trị từ bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh không tự ý dùng thuốc động kinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Thuốc động kinh có nhiều loại khác nhau. Người bệnh chỉ dùng thuốc khi đã có chẩn đoán và phác đồ điều trị từ bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh không tự ý dùng thuốc động kinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ. 1. Các loại thuốc động kinh Phương pháp điều trị chính là ngăn ngừa co giật, còn được gọi là thuốc chống động kinh hoặc thuốc chống co giật. Việc sử dụng thuốc có thể giúp hầu hết bệnh nhân ngừng các cơn động kinh hoặc giảm tần suất và cường độ của chúng. Sử dụng thuốc có thể giúp giảm tần suất và cường độ cơn động kinh. Một số loại thuốc thường dùng là: 1.1. Phenobarbital Thuốc có hiệu quả trong điều trị bệnh động kinh cục bộ và động kinh cục bộ. 1.2. Phenytoin Có tác dụng chống co giật và buồn ngủ. Phenytoin rút ngắn thời gian phóng điện và có tác dụng ổn định màng tế bào, hạn chế sự lan truyền phóng điện. Vì vậy, thuốc được dùng điều trị bệnh động kinh cơn lớn, cục bộ và tâm thần vận động, có tác dụng giảm đau đối với chứng đau dây thần kinh sinh ba… Hầu hết người bệnh sẽ có các triệu chứng sau: buồn ngủ, giảm khả năng tập trung, giảm ham muốn tình dục ở nữ, liệt dương ở nam sau thời gian dài điều trị. Do vậy, hiện nay thuốc này ít được sử dụng trong điều trị. Thuốc động kinh có thể gây buồn ngủ cho người bệnh. 1.3. Valproat Là thuốc động kinh hiệu quả cho đa số bệnh nhân động kinh cục bộ, cơn động kinh lớn, cơn động kinh nhẹ… Thuốc còn có tác dụng điều hòa tâm trạng nên cũng có tác dụng điều trị bệnh nhân động kinh có rối loạn khí sắc ở trẻ em. Vì vậy, sử dụng lâm sàng khá phổ biến. Phụ nữ có thai không nên sử dụng thuốc này vì có thể gây biến dạng cột sống cổ ở thai nhi. 1.4. Carbamazepin Là một loại thuốc tốt để điều trị các cơn động kinh cục bộ và bệnh động kinh lớn. Không sử dụng cho bệnh động kinh nhẹ vì nó không hiệu quả. 1.5. Oxcarbazepin Nó có hiệu quả cao trong điều trị các cơn động kinh cục bộ và cơn lớn và ít gây dị ứng hơn carbamazepine. Sử dụng thuốc lâu dài không ảnh hưởng đến trí tuệ của người bệnh. 1.6. Toprimac Toprimac là loại thuốc có hiệu quả chống lại: – Các cơn động kinh cục bộ – Các cơn động kinh lớn – nhỏ Sử dụng thuốc lâu dài sẽ không ảnh hưởng đến trí tuệ của người bệnh. 1.7. Lamotrigin Thuốc có hiệu quả cao chống các cơn động kinh cục bộ, động kinh nặng, kể cả các trường hợp bệnh dai dẳng và không ảnh hưởng đến trí tuệ của người bệnh. 1.8. Levetiracetam Hiệu quả trong điều trị bệnh động kinh cục bộ và lớn, bao gồm cả các trường hợp khó chữa. Thuốc không ảnh hưởng đến trí thông minh của bệnh nhân. Khi bệnh nhân đáp ứng với thuốc, các bác sĩ sẽ thực hiện đánh giá lâm sàng và xây dựng kế hoạch điều trị ổn định. Ở một số bệnh nhân, có thể cần kết hợp hai hoặc nhiều loại thuốc. 2. Nguyên tắc sử dụng thuốc động kinh 2.1. Cách dùng thuốc động kinh – Chỉ sử dụng thuốc khi có chẩn đoán lâm sàng nhất định. – Chọn thuốc cụ thể cho từng cơn theo thứ tự ưu tiên, thường bắt đầu bằng đơn trị liệu. Nên tránh dùng nhiều thuốc nếu có thể vì có thể xảy ra tác dụng phụ, tuân thủ kém và tăng nguy cơ tương tác thuốc. – Cho liều lượng thấp và tăng dần cho phù hợp với đợt tấn công. Liều lượng nên được điều chỉnh cho phù hợp với khả năng dung nạp thuốc của bệnh nhân. Một số bệnh nhân gặp phải các triệu chứng ngộ độc thuốc ngay cả khi nồng độ thuốc trong máu thấp; những người khác có thể chịu đựng được nồng độ thuốc cao mà không có bất kỳ triệu chứng nào. – Đảm bảo người bệnh uống thuốc hàng ngày và không quên. 2.2. Những điều không nên làm khi dùng thuốc động kinh – Không uống rượu trong thời gian dùng thuốc này. – Không được ngừng dùng thuốc đột ngột. Sau khi bệnh được kiểm soát, phải tiếp tục dùng thuốc cho đến khi bệnh nhân hết cơn động kinh trong ít nhất 2 năm. Lúc này, bạn có thể cân nhắc việc dừng thuốc. Liều lượng của hầu hết các loại thuốc này có thể giảm 10% sau mỗi hai tuần. 2.3. Cẩn thận khi sử dụng thuốc – Chờ đủ thời gian để đánh giá hiệu quả điều trị: vài ngày dùng ethanol, benzodiazepin; 2 đến 3 tuần dùng phenobarbital, phenytoin; vài tuần dùng acid valproic. – Hiểu rõ tác dụng phụ, phản ứng có hại của từng loại thuốc để theo dõi kịp thời. Nếu bệnh nhân bị ngộ độc thuốc trước khi kiểm soát cơn động kinh, hãy giảm liều xuống thấp hơn liều gây độc trước đó. Sau đó, một loại thuốc khác được thêm vào với liều thấp, tăng dần liều cho đến khi cơn động kinh được kiểm soát. Cần theo dõi bệnh nhân chặt chẽ vì hai loại thuốc này có thể tương tác và ảnh hưởng đến tốc độ chuyển hóa và thoái hóa của một trong hai loại thuốc. Trước tiên nên giảm liều từ từ và sau đó ngừng hẳn. – Nếu có thể, kiểm tra nồng độ thuốc trong máu nếu cần thiết. Liều thích hợp của thuốc là liều thấp nhất có thể ngăn chặn tất cả các cơn động kinh với tác dụng phụ tối thiểu, bất kể nồng độ của thuốc trong máu. Nồng độ trong huyết tương chỉ là hướng dẫn điều trị. Khi phản ứng thuốc xảy ra, việc đánh giá lâm sàng tiếp theo sẽ hữu ích hơn việc đo nồng độ thuốc trong máu. Người bệnh cần sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. 3. Khi nào có thể ngừng điều trị bệnh động kinh? Một vài trường hợp, hoàn cảnh có thể đặt vấn đề ngừng điều trị động kinh. Ví dụ, khi có chẩn đoán rõ ràng là động kinh thì có thể thận trọng giảm dần liều rồi tiến đến cắt hẳn thuốc, đồng thời cảnh giác nếu xảy ra tình trạng này. Một số thể lâm sàng có thể ngừng điều trị như: – Động kinh kịch phát ở vùng đỉnh – Động kinh cơn nhỏ ở trẻ em, – Động kinh toàn bộ nguyên phát cơn lớn ở thiếu niên (thường xảy ra 2 – 3 lần một năm) – Động kinh hoàn toàn nguyên phát cơn lớn ở trẻ vị thành niên – Động kinh sau chấn thương không tiến triển và không nghiêm trọng lắm… Việc dừng điều trị động kinh phải được thầy thuốc chuyên khoa xem xét và quyết định. Sau 3 – 4 năm với liệu trình điều trị đều đặn vẫn không có cơn động kinh tái diễn thì có thể tiến hành ngừng điều trị đối với từng thể kể trên. Tiến hành ngừng điều trị bằng cách giảm dần liều lượng điều trị trong thời gian kéo dài vài tháng, đồng thời tiến hành theo dõi thần kinh và nội khoa nói chung.
0.218382
0
0.005492
0
0
0.220966
0.000323
14
1,334
3.615442
1
1
1
1
0.056695
0.24471
0.039216
2
0.969265
0
Khám tiết niệu tại Thanh Hóa ở đâu thì đảm bảo chất lượng? Hệ tiết niệu có vai trò đào thải chất cặn bã ra khỏi cơ thể và hấp thụ các dưỡng chất trở lại máu. Nếu một cơ quan thuộc hệ tiết niệu có vấn đề, cơ thể sẽ đối mặt với nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Nên nếu phát hiện dấu hiệu bệnh lý tiết niệu, bạn nên chủ động tới cơ sở y tế để thăm khám, điều trị. Vậy với người dân tại Thanh Hóa, đơn vị nào cung cấp dịch vụ khám tiết niệu tại Thanh Hóa uy tín? 1. Cấu tạo và vai trò của hệ tiết niệu Về cấu tạo, hệ tiết niệu gồm có: hai quả thận, niệu đạo, niệu quản, bàng quang và tuyến tiền liệt. Các cơ quan này chịu trách nhiệm đào thải chất lỏng dư thừa, chất hòa tan của quá trình lưu thông máu. Ở thận, một số chất sẽ được tái hấp thu vào máu, phần còn lại được lọc và đưa tới bàng quang, thải ra bên ngoài cơ thể. Trong hệ tiết niệu, thận giữ vai trò quan trọng nhất và cũng là cơ quan có nguy cơ tổn thương cao do phải hoạt động liên tục. Một số bệnh lý thường gặp ở thận là: bệnh suy thận cấp, mạn tính, thận hư hoặc viêm cầu thận,... Người bệnh cần chủ động theo dõi, điều trị các bệnh lý trên, đảm bảo hệ tiết niệu hoạt động ổn định, tránh tình trạng ứ đọng chất cặn bã trong cơ thể.2. Dấu hiệu cảnh báo bạn nên đi khám tiết niệu Thông thường, người mắc bệnh tiết niệu sẽ phát hiện dấu hiệu bất thường ở nước tiểu, ví dụ như: nước tiểu có màu đục, lẫn máu hoặc mủ,… Ngoài ra, khi đi tiểu tiện, bệnh nhân có thể cảm thấy đau buốt. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên, bạn nên chủ động đi khám tiết niệu, xác định nguyên nhân và có kế hoạch điều trị kịp thời. Bệnh nhân tiết niệu cũng phải đối mặt với các triệu chứng khác, đó là: đau và khó chịu mỗi lần quan hệ tình dục, thường xuyên bị đau lưng, cơ thể mệt mỏi, hay bị sốt cao hoặc không thể tập trung làm việc… 3. Tham khảo quy trình khám tiết niệu Trong một buổi khám tiết niệu, bác sĩ thường khám tất cả các cơ quan, theo thứ tự từ trên xuống: từ thận, tới niệu quản, bàng quang, niệu đạo và tuyến tiền liệt (đối với nam giới).3.1. Khám thận Trước tiên, bác sĩ sẽ quan sát khu vực hố thắt lưng và bụng của bệnh nhân, kiểm tra xem hố thắt lưng bị sưng không, có khối u nổi lên ở bụng hay không. Sau đó, bệnh nhân sẽ được khám ở tư thế nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng, lưu ý hãy cố gắng thở đều, thả lỏng phần bụng trong quá trình kiểm tra. Bác sĩ đặt tay tại khu vực hố thắt lưng và ấn thật sâu, tay còn lại đặt trên bụng của bệnh nhân, 2 tay của bác sĩ ép sát với nhau để kiểm tra sự xuất hiện của khối u. Ngoài ra, thao tác này cũng giúp bác sĩ theo dõi phản ứng bụng cũng như cảm giác đau của bệnh nhân. Sau khi kiểm tra ở tư thế nằm ngửa, bác sĩ yêu cầu bệnh nhân đổi tư thế nằm nghiêng, duỗi thẳng một chân để khám kỹ từng bên thận. Bác sĩ sẽ ngồi phía sau lưng bệnh nhân, tay phải đặt trên bụng còn tay trái đặt tại hố thắt lưng của người bệnh. Mỗi khi bệnh nhân hít sâu, bác sĩ sẽ sờ vào thận của họ và kiểm tra. Để việc thăm khám trở nên dễ dàng, bác sĩ có thể kê gối vào mạn sườn trên của bệnh nhân, đồng thời hướng dẫn họ nằm cong người.3.2. Khám bàng quang Bước tiếp theo là khám bàng quang. Khi bàng quang tổn thương, nước tiểu ứ đọng lại trong cơ thể, lúc này bác sĩ có thể phát hiện được cầu bàng quang. Đây là một loại khối u lớn, hình tròn. Cụ thể: bác sĩ sẽ kiểm tra vùng hạ vị của bệnh nhân để phát hiện xem có khối u hay không. Cách này có thể phát hiện được các khối u có kích thước lớn. Khi gõ vào khối u này, chúng ta có thể thấy cục hình tròn nổi lên khá rõ, khối u này nhẵn, hầu như không di chuyển. Nếu bệnh nhân được thông tiểu thì cầu bàng quang xẹp đi và không thể cảm nhận được khi sờ vào. Ngoài ra, khi kiểm tra bàng quang, bác sĩ có thể tiến hành khám trực tràng, âm đạo (đối với phụ nữ).3.3. Khám niệu đạo Quy trình khám niệu đạo ở nam và nữ giới sẽ có một chút khác biệt. Cụ thể, ở nữ giới, niệu đạo sẽ nằm phía trên âm đạo. Khi kiểm tra, bác sĩ sẽ tiến hành vạch môi âm đạo để theo dõi kỹ hơn niệu đạo. Đối với nam giới, khi kiểm tra niệu đạo, bác sĩ thường lộn bao quy đầu để kiểm tra xem có dịch chảy ra hoặc có dấu hiệu bất thường nào không.3.4. Khám tuyến tiền liệt Khi nam giới đi khám tiết niệu, bác sĩ thường hướng dẫn đi kiểm tra tuyến tiền liệt. Nếu tuyến tiền liệt phình to bất thường, bệnh nhân phải đối mặt với nguy cơ viêm tiền liệt tuyến, thậm chí là ung thư tiền liệt tuyến.3.5. Một số loại xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh thường có khi khám tiết niệu Bên cạnh quan sát, kiểm tra thận, bàng quang, niệu đạo và tuyến tiền liệt (đối với nam giới), bác sĩ cũng tiến hành một số xét nghiệm để nắm được tình trạng hoạt động của hệ tiết niệu. Người nghi mắc bệnh liên quan tới đường tiết niệu thường được chỉ định xét nghiệm nước tiểu để xác định có sự xuất hiện của vi khuẩn, hồng cầu hoặc bạch cầu trong nước tiểu hay không. Để phát hiện tổn thương ở bàng quang, bác sĩ cũng có thể chỉ định người bệnh nên đi nội soi bàng quang. Ngoài ra, các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như: chụp CT, siêu âm hoặc chụp MRI cũng được dùng để phát hiện tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu.4. Địa chỉ khám tiết niệu tại Thanh Hóa
0.221248
0
0.00299
0
0
0.220849
0.001196
10
1,109
3.524797
1
1
1
1
0.017939
0.154674
0.071429
2
0.997295
0
Lún xương VG là một biến chứng nghiêm trọng của F0 cột sống liên cơ thể trong nghiên cứu này. Các thử nghiệm cơ học đã được thực hiện trên thân đốt sống ngực để nghiên cứu cơ chế tại chỗ của phản ứng tổng hợp cột sống giữa các cơ thể. Mối quan hệ giữa mật độ xương bè, sức mạnh của xương và kích thước của vùng ghép xương đã được phân tích trên tất cả các đốt sống. HB được quét bằng phương pháp chụp cắt lớp vi tính định lượng qct để xác định mật độ xương của họ trước khi kiểm tra cơ học, các lớp phân tử được bóc vỏ của thân đốt sống, khoảng trống của tất cả các phần tử phía sau được nạp theo cách tương tự như cách xảy ra sau khi phẫu thuật kết hợp giữa các cơ thể là các khối hình chữ nhật của polymethylmethacrylate đại diện mảnh ghép xương được sử dụng để truyền tải trọng nén có kiểm soát đến bề mặt bè xương đốt sống bị bong tróc, cả hai thử nghiệm phá hủy và không phá hủy đều được thực hiện mối quan hệ giữa mật độ xương qct và độ bền của xương bè có liên quan bởi CF công suất và tính trung bình, mật độ xương và sức bền của xương xốp là gcm và mpa tương ứng là 80% thân đốt sống có mảnh ghép che phủ toàn bộ diện tích tấm cuối hoặc ít hơn bị hỏng ở mức tải nhỏ hơn n trong khi các thân đốt sống có lớp phủ hoặc lớn hơn có thể chịu tải lớn hơn n, kết quả cho thấy rằng nội tại SMB của xương bè được nạp vào VB hơi khác so với hoạt động của toàn bộ cơ thể mà qct BD biểu thị sức mạnh của xương và diện tích mảnh ghép giữa các thân phải lớn hơn đáng kể so với tổng diện tích tấm cuối để cung cấp SM rút gọn an toàn tại từ
0.227807
0
0.001958
0
0
0.227154
0
22
349
3.39255
1
1
1
1
0.029373
0.115535
0
2
0.997135
0
Cảnh giác tình trạng dị vật mũi bỏ quên ở trẻTình trạng dị vật mũi bỏ quên khá phổ biến ở trẻ em. Đây cũng là nguyên nhân quan trọng gây tình trạng dị vật đường thở, dị vật đường ăn uống với trẻ. Phát hiện sớm, giải quyết kịp thời là điều cần thiết để tránh những biến chứng nguy hiểm về sau. Hãy cùng tìm hiểu về hiện tượng này, cập nhật phương pháp xử trí đúng cách để luôn bảo vệ con yêu của bạn. Tình trạng dị vật mũi bỏ quên khá phổ biến ở trẻ em. Đây cũng là nguyên nhân quan trọng gây tình trạng dị vật đường thở, dị vật đường ăn uống với trẻ. Phát hiện sớm, giải quyết kịp thời là điều cần thiết để tránh những biến chứng nguy hiểm về sau. Hãy cùng tìm hiểu về hiện tượng này, cập nhật phương pháp xử trí đúng cách để luôn bảo vệ con yêu của bạn. 1. Dị vật mũi bỏ quên – Hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ Dị vật mũi bỏ quên, hay còn được gọi là dị vật đường thở, là tình trạng mũi có vật lạ xâm nhập. Hiện tượng này rất dễ gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Trong đó, khoảng 80% ca mắc dị vật bỏ quên trong mũi xuất hiện ở độ tuổi từ 1 đến 2 tuổi. Đây là độ tuổi trẻ nhiều tò mò, thích khám phá và chưa ý thức được những nguy hiểm từ các đồ vật xung quanh mình. Tâm lý tự nhiên muốn thử mọi giác quan khiến trẻ dễ bỏ các đồ vật vào mũi. Mũi có dị vật bỏ quên có thể xuất phát từ chính trẻ, hoặc từ các trẻ bên cạnh nô đùa cạnh nhau gây nên. Phổ biến hơn cả là tình trạng trẻ đang ăn thì bị sặc, vấp ngã, khóc hoặc cười quá khích, khiến thức ăn theo luồng không khí rơi vào khu vực mũi. Tình trạng dị vật bỏ quên trong mũi rất phổ biến ở trẻ nhỏ Các vật thường dễ trở thành dị vật trong mũi trẻ bao gồm: cúc áo, hạt ngô, hạt đậu, viên bi nhỏ, thuốc viên, dây thun,… hoặc các vật nhỏ trong tầm với của trẻ. Trong thực tế, đã có trường hợp trẻ bị mắc pin cúc áo trong mũi, gây nên tình trạng mũi chảy máu và bị axit phá hủy, nguy hiểm cho sức khỏe lâu dài về sau. 2. Dị vật mũi bỏ quên ở trẻ có nguy hiểm không? Dị vật trong mũi trẻ thông thường không nguy hiểm và có thể lấy ra bằng các phương pháp đơn giản. Đó là khi vật bị bỏ quên trong mũi trẻ có kích thước nhỏ. Lúc này, dị vật không gây tổn thương niêm mạc mũi của trẻ. Một số trường hợp dị vật không ảnh hưởng đến vấn đề thở của trẻ cũng có thể trì hoãn việc lấy ra trong thời gian nhất định. Tuy nhiên, nhiều vật bỏ quên trong khoang mũi trẻ có khả năng không ở một vị trí cố định mà có nguy cơ di chuyển đến các vị trí khác. Điều này sẽ gây cản trở đường thở hoặc đường ăn uống của trẻ. Bên cạnh đó, những đồ vật mắc lại trong mũi có chứa hóa chất sẽ rất nguy hiểm khi không được loại bỏ kịp thời. Chúng có thể gây vấn đề viêm loét, tổn thương, chảy máu mũi,… cho trẻ nhỏ, cùng nguy cơ biến chứng viêm tai, viêm mũi xoang,.. hoặc trở thành dị vật đường hấp, dị vật đường tiêu hóa với nhiều hệ lụy. Do đó, cha mẹ nên chú ý phát hiện sớm tình trạng trẻ bỏ quên vật lạ trong mũi và có cách xử trí hợp lý, tránh những biến chứng không đáng có. Thăm khám tại các cơ sở y khoa uy tín để điều trị khi trẻ bị dị vật trong mũi 3. Cách phát hiện tình trạng dị vật trong mũi trẻ Trẻ em không ý thức được sự nguy hiểm của vấn đề dị vật trong mũi bị bỏ quên. Thêm nữa, do tâm lý mải chơi, trẻ dễ quên đi cảm giác vướng ở mũi. Nhiều dị vật nguy hiểm để quên trong mũi trẻ sẽ trở thành mối nguy hiểm lâu dài. Vì vậy, cha mẹ nên chú ý quan sát và phát hiện sớm khi trẻ có dị vật mũi. Với tình trạng trẻ chưa biết nói, sẽ khó khăn hơn khi chẩn đoán dị vật mũi. Do các bé tầm dưới 2 tuổi chưa biểu đạt được cảm xúc qua ngôn từ, cha mẹ cần chú ý, nghi ngờ vấn đề khi trẻ có những biểu hiện như: – Trẻ có dấu hiệu ngứa mũi, tức ở mũi. – Trẻ hay đưa tay lên dụi mũi cùng cảm giác khó chịu. – Trẻ ngủ ngáy bất thường, thở rít. – Trẻ nghẹt mũi, đau mũi. – Trẻ bị chảy máu mũi/chảy nước mũi. – Trẻ ho ra máu. 4. Xử lý và phòng tránh tình trạng trẻ bỏ quên vật lạ trong mũi 4.1. Xử lý, điều trị dị vật mũi bỏ quên ở trẻ Khi phát hiện trẻ có vật lạ mắc trong mũi, cha mẹ cần bình tĩnh nhìn nhận vấn đề. Nếu dị vật nhỏ, cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ xì mũi mạnh. Tuyệt đối tránh việc sử dụng bông, tăm bông hoặc tay để bịt cánh mũi có dị vật. Cha mẹ cũng không nên bảo trẻ hít mạnh khiến dị vật di chuyển sâu vào trong hốc mũi hơn. Nếu vật nằm sâu trong mũi trẻ, không lấy ra dễ dàng, cha mẹ không nên tự xử lý. Hãy đưa con tới các cơ sở chuyên khoa tai mũi họng uy tín để trẻ được hỗ trợ khám và lấy dị vật ra đúng cách, kịp thời. Tùy từng tình huống, các bác sĩ có thể thực hiện thổi ngạt, khai thông đường thở hoặc dùng thủ thuật Heimlich đẩy dị vật ra khỏi mũi trẻ. Trẻ cũng có thể có nguy cơ nhiễm trùng do mắc dị vật mũi. Trong trường hợp đó, bác sĩ có thể chỉ định scan, nội soi thăm khám. Thủ thuật loại bỏ dị vật cho trẻ cần kết hợp hỗ trợ hô hấp trong và sau điều trị. Lúc này, sau khi lấy dị vật khỏi mũi trẻ bằng phương pháp nội soi, các bác sĩ sẽ theo dõi và điều trị biến chứng tương ứng với trẻ. Dị vật càng nguy hiểm, càng cần sớm được lấy ra khỏi mũi các bé. Sau thăm khám cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp cho trẻ 4.2. Phòng ngừa tình trạng dị vật mũi bỏ quên ở trẻ Chủ động phòng ngừa là điều tiên quyết để bảo vệ sức khỏe của trẻ. Cha mẹ nên chú ý để luôn giữ trẻ an toàn khỏi các dị vật bằng cách: – Hạn chế việc cho trẻ chơi đồ chơi có chi tiết nhỏ. – Luôn quan sát trẻ. Ngăn tình trạng trẻ cho đồ vật lên mũi. – Giáo dục trẻ về việc nguy hiểm khi đưa các đồ vật vào mũi, miệng. – Tránh tình trạng trẻ nô cười, chạy nhảy khi đang ăn. Tình trạng trẻ nô đùa khi ăn dễ gây sặc cơm, khiến dị vật dễ xuất hiện tại mũi trẻ. – Khi trẻ khóc, không ép trẻ ăn thêm. – Với các bé không có khả năng nhai kĩ, cha mẹ nên băm hoặc xay thức ăn cho con. Cách này cũng sẽ hạn chế được tình trạng hóc hoặc sặc đồ ăn ở trẻ. – Kiểm tra tai mũi họng thường xuyên cho trẻ. Bạn nên xem xét hằng ngày để đảm bảo không để bé bị dị vật trong mũi, cũng như phòng tránh các vấn đề và bệnh lý do thời tiết hoặc tai nạn không kiểm soát trẻ vô tình gặp phải. Cha mẹ cần nhớ rằng, dị vật mũi bỏ quên ở trẻ dù là hiện tượng phổ biến, nhưng cũng ẩn chứa nhiều nguy hiểm tiềm tàng. Đặc biệt, với độ tuổi còn nhỏ, chưa tự phát hiện và biểu đạt các vấn đề sức khỏe của mình, trẻ em là đối tượng càng dễ bị các hệ lụy lâu dài về sức khỏe do không được điều trị đúng thời điểm. Vì thế, cần luôn nâng cao sự cảnh giác với tình trạng này, phát hiện nhanh chóng và xử lý kịp thời để đảm bảo an toàn cho con của bạn.
0.23269
0
0.002198
0
0
0.234731
0
8
1,462
3.333105
1
1
1
1
0.033914
0.216203
0
2
0.9829
0
HS có liên quan đến việc phơi nhiễm kéo dài với nhiệt độ không khí cao thường xảy ra vào những tháng hè tháng 7 và tháng 8 ở Tokyo, Nhật Bản cũng như trong tháng 7 và tháng 8. Người dân ở Tokyo thường tiếp xúc đồng thời với các chất ô nhiễm không khí nồng độ cao để đánh giá tác động của những phơi nhiễm kết hợp này. số trường hợp vận chuyển khẩn cấp HS hàng ngày hàng triệu cư dân ở Tokyo được phân tầng theo giới tính và ba CG và độ tuổi trong các tháng 7 và tháng 8 trong mô hình hồi quy được xây dựng bằng cách sử dụng Tmax tmax hàng ngày và nồng độ trung bình hàng ngày của no và o theo phân loại hiệp phương sai MM các chỉ số đã được thêm vào để có thể so sánh số trường hợp HS dự kiến ​​​​theo độ tuổi và giới tính, thời gian trễ trong ngày trong các đồng biến tmax và chất lượng không khí cũng như các thuật ngữ để giải thích sự tương tác giữa các cặp hiệp phương sai MM cũng được đưa vào làm mô hình tuyến tính tổng quát AF rủi ro bổ sung glms giả định cấu trúc lỗi Poisson cho các trường hợp vận chuyển khẩn cấp sốc nhiệt được sử dụng để xác định đồng biến nào có nguy cơ AF đáng kể đối với say nắng đối với ba nhóm tuổi nam và nữ trong cùng ngày tmax và nồng độ không có nguy cơ AF đáng kể nhất đối với say nắng ở tất cả các nhóm tuổi nam và nữ Số ca vận chuyển khẩn cấp HS triệu cư dân ở nam nhiều hơn nữ trong cùng nhóm tuổi Số ca vận chuyển khẩn cấp HS nhỏ nhất triệu cư dân xảy ra ở nữ độ tuổi và số ca vận chuyển khẩn cấp HS lớn nhất trường hợp hàng triệu cư dân xảy ra ở nam giới ở độ tuổi
0.231586
0
0.003981
0
0
0.228932
0
8
346
3.358382
1
1
1
1
0.033179
0.21367
0
2
0.982659
0
Tìm hiểu về thuốc tim mạch Nitroglycerin Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nội tim mạch - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng. Thuốc Nitroglycerin thường được sử dụng trong một số bệnh lý tim mạch. Vậy thuốc Nitroglycerin là thuốc gì, cách sử dụng loại thuốc này như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo bài viết sau đây. 1. Nitroglycerin là thuốc gì? Nitroglycerin là một loại thuốc giãn mạch, được bào chế dưới nhiều dạng thuốc và hàm lượng khác nhau bao gồm:Viên đặt dưới lưỡi với các hàm lượng: 0,3 mg, 0,4 mg, 0,6 mg.Viên tác dụng kéo dài với các hàm lượng: 1 mg, 2 mg, 3 mg, 5 mg.Nang tác dụng kéo dài với các hàm lượng: 2,5 mg, 6,5 mg, 9,0 mg.Khí dung xịt định liều (vào lưỡi) với hàm lượng: 200 liều/bình, 0,4 mg/liều xịt.Thuốc mỡ bôi ngoài da với hàm lượng 2%.Miếng thuốc dán với hàm lượng : 0,1 mg/giờ, 0,2 mg/giờ, 0,3 mg/giờ, 0,4 mg/giờ, 0,6 mg/giờ và 0,8 mg/giờ.Dung dịch tiêm IV với các hàm lượng: 0,5 mg/ml x 5 ml, 1 mg/ml x 10ml, 5 mg/ml x 5 ml và 10 ml.Khi vào trong cơ thể, Nitroglycerin được chuyển hóa thành oxit nitric (NO). NO gây giãn mạch, giúp cho máu trong lòng mạch được lưu thông dễ dàng hơn. Điều này sẽ giúp làm giảm triệu chứng đau thắt ngực do thiếu máu cơ tim, bệnh mạch vành gây ra. Ngoài ra, thuốc Nitroglycerin cũng có tác dụng làm giãn các động mạch, tĩnh mạch giúp hạ huyết áp, giảm gánh nặng cho tim, đặc biệt có lợi đối với người bị bệnh suy tim.Thuốc Nitroglycerin được chỉ định trong các trường hợp sau:Phòng và điều trị cơn đau thắt ngực;Điều trị suy tim sung huyết;Nhồi máu cơ tim cấp;Tăng huyết áp kịch phát trong phẫu thuật.Thuốc Nitroglycerin chống chỉ định trong các trường hợp sau:Huyết áp thấp;Trụy tim mạch;Thiếu máu nặng;Tăng áp lực nội sọ do chấn thương vùng đầu hoặc xuất huyết não;Nhồi máu cơ tim thất phải;Hẹp van động mạch chủ;Bệnh cơ tim phì đại tắc nghẽn;Viêm màng ngoài tim co thắt;Dị ứng với các nitrat hữu cơ;Glôcôm góc đóng;Dùng cùng với các thuốc ức chế phosphodiesterase-5 (PDE-5) như là Sildenafil, Tadalafil, Vardenafil. 2. Liều lượng và cách sử dụng thuốc tim mạch Nitroglycerin Liều lượng thuốc và dạng thuốc Nitroglycerin được sử dụng cần tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Liều thuốc Nitroglycerin khuyến cáo trong các trường hợp cụ thể như sau:Điều trị cắt cơn đau thắt ngực: Sử dụng dạng thuốc ngậm dưới lưỡi với liều một viên Nitroglycerin 0,5mg (thường từ 0,3 - 0,6 mg), sau mỗi 5 phút lại ngậm 1 viên cho đến khi hết cơn đau, tối đa không quá 3 lần trong 15 phút, nếu không thấy đỡ phải đi khám ngay. Có thể sử dụng dạng khí dung xịt lưỡi, mỗi lần xịt 0,4 mg, xịt từ 1 - 2 lần vào dưới lưỡi, sau đó ngậm miệng, không hít. Nếu quá 20 phút không cắt được cơn đau thì bạn phải liên hệ y tế ngay. Trong ngày có thể sử dụng lại nhiều lần nếu như cơn đau lại tái diễn và bạn không bị đau đầu, hạ huyết áp.Phòng cơn đau thắt ngực: Sử dụng thuốc dạng viên nang giải phóng chậm 2,5 - 6,5mg, uống 3-4 lần/ngày. Bạn cũng có thể sử dụng dạng miếng thuốc dán ở da ngực trái với liều lượng 5 - 10 mg hoặc bôi thuốc mỡ 2% ở da vùng ngực, đùi hoặc lưng, liều dùng thuốc do bác sĩ chuyên khoa chỉ định.Điều trị suy tim sung huyết sử dụng phối hợp với các thuốc khác: Trong phù phổi cấp tính nên sử dụng Nitroglycerin dạng viên ngậm dưới lưỡi hoặc thuốc xịt để có tác dụng nhanh. Trong trường hợp suy tim mạn tính nên sử dụng dạng thuốc giải phóng chậm 2,5 - 6,5 mg, 3-4 lần/ngày.Điều trị nhồi máu cơ tim cấp: Sử dụng nitroglycerin dạng truyền tĩnh mạch trong vòng 24 - 48 giờ đầu với liều bắt đầu từ 12,5 – 25microgam/phút, liều duy trì 10 - 20 microgam/phút. Lưu ý không được để cho huyết áp tâm thu < 90 mm. Hg và tần số tim > 110 lần/phút.Điều trị tăng huyết áp: Sử dụng thuốc dạng truyền tĩnh mạch liều 5 - 100 microgam/phút. Khi thấy bệnh nhân có đáp ứng thì giảm liều và tăng khoảng cách giữa các lần truyền.Khi dùng thuốc tim mạch Nitroglycerin quá liều có thể gây ra tình trạng hạ huyết áp nghiêm trọng kèm theo trụy tim mạch, ngất, chóng mặt, đau đầu dữ dội, rối loạn thị giác, tăng áp lực nội sọ, đau quặn bụng, buồn nôn và nôn, tiêu chảy, khó thở, methemoglobin huyết, bại liệt, hôn mê.Cách xử lý khi quá liều thuốc Nitroglycerin: Để bệnh nhân ở tư thế nằm, nâng cao 2 chân, với mục đích cải thiện lượng máu trở về từ các tĩnh mạch. Tiến hành truyền dịch và cần phải giữ cho đường thở được thông thoáng. Không nên sử dụng các chất co mạch vì có hại nhiều hơn lợi.Khi xuất hiện methemoglobin huyết, cần phải xử trí bằng tiêm dung dịch xanh methylen.Phải tiến hành rửa dạ dày sớm nếu thuốc được sử dụng qua đường tiêu hóa. Nếu uống một lượng thuốc lớn, có thể dùng than hoạt trong vòng 1 giờ.Nếu bạn quên dùng một liều thuốc Nitroglycerin, hãy dùng càng sớm càng tốt khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu đã gần tới thời điểm sử dụng liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều thuốc đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. 3. Tác dụng phụ của thuốc giãn mạch vành Nitroglycerin Tác dụng phụ thường gặp của thuốc Nitroglycerin bao gồm:Đau đầu;Chóng mặt;Tim đập nhanh;Hạ huyết áp;Đỏ ửng;Viêm da dị ứng.Tác dụng phụ ít gặp của thuốc Nitroglycerin bao gồm:Buồn nôn;Dị ứng;Mẩn ngứa;Tác dụng phụ hiếm gặp của thuốc Nitroglycerin bao gồm:Ngất;Tím tái, methemoglobin huyết;Mất vị giác.Tác dụng phụ không xác định tần suất của thuốc Nitroglycerin bao gồm:Tăng nhãn áp;Hạ oxy máu;Hồi hộp.Trên đây là công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng thuốc tim mạch Nitroglycerin. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, bạn cần dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng My. Vinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
0.213861
0.003493
0.018551
0
0
0.20021
0.0014
19
1,145
3.991266
1
1
1
1
0.017151
0.116206
0
2
0.937991
1
Viêm đại tràng giả mạc: Chẩn đoán và điều trị Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ nội trú Lê Thanh Tuấn - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang. Viêm đại tràng giả mạc có thể dẫn đến loạt biến chứng nguy hiểm khi trở nặng như: cơ thể suy kiệt, lượng kali trong máu thấp đến mức bất thường, mất nước do tiêu chảy, gây thủng ruột kết dẫn đến nhiễm khuẩn ổ bụng,... Do vậy, việc chẩn đoán để điều trị sớm là rất cần thiết, tránh nguy hiểm tới tính mạng. 1. Tổng quan về viêm đại tràng giả mạc Viêm đại tràng giả mạc là bệnh viêm đại tràng xảy ra ở một số người sau dùng kháng sinh do sự phát triển quá mức của một loại vi khuẩn có tên là Clostridium difficle (C.difficile). Tuy nhiên, không phải người nào dùng kháng sinh cũng gây nên viêm đại tràng giả mạc hoặc không phải loại kháng sinh nào cũng có tác dụng phụ gây viêm đại tràng giả mạc, mà bệnh chỉ gặp ở một số người và một số thuốc kháng sinh mà thôi.Viêm đại tràng giả mạc xảy ra khi vi khuẩn có hại trong ruột già - thường gặp nhất C. difficile phát hành độc tố mạnh. Những độc tố gây kích ứng ruột, gây ra các dấu hiệu và triệu chứng của viêm đại tràng giả mạc. Viêm đại tràng giả mạc xảy ra khi vi khuẩn trong ruột già phát hành độc tố mạnh Vi khuẩn C. difficile là loại vi khuẩn kỵ khí, có nha bào, vì vậy, sức đề kháng rất tốt khi ra bên ngoài cũng như khi ở trong đường tiêu hóa. Vi khuẩn Cl.difficile sẽ sản sinh ra độc tố ruột và độc tố gây độc tế bào. Khi độc tố tác động vào niêm mạc đại tràng sẽ gây viêm và tăng bài tiết tạo thành giả mạc màu trắng. Giả mạc này mềm nên rất dễ bong, khi bong ra sẽ để lại viêm, loét và gây chảy máu niêm mạc.Các triệu chứng của viêm đại tràng giả mạc có thể bắt đầu sau 1-2 ngày sau khi bạn bắt đầu dùng thuốc kháng sinh hoặc vài tuần sau khi bạn hoàn thành một liệu trình thuốc kháng sinh.Tuỳ theo mức độ nặng hay nhẹ của bệnh mà các triệu chứng có biểu hiện khác nhau. Người bệnh có thể sốt, có khi lên tới 38-39 độ C. Bệnh có thể gây đau bụng (có thể là đau âm ỉ hoặc đau quặn hay đau từng cơn); tiêu chảy hoặc phân rắn, có thể có máu hoặc có chất nhầy và mủ kèm theo; thậm chí một số trường hợp nặng có thể đe dọa tính mạng. Nhưng nếu phát hiện sớm, điều trị cho hầu hết các trường hợp viêm đại tràng giả mạc là thành công.Ngoài ra, có các các yếu tố nguy cơ như: bệnh thường gặp ở người trên 65, người có hệ thống miễn dịch suy yếu, người mắc một số bệnh như: viêm ruột và ung thư đại trực tràng, hoặc trải qua phẫu thuật đường ruột, đang nằm viện... thì nguy cơ mắc bệnh cao hơn. 2. Chẩn đoán và điều trị viêm đại tràng giả mạc 2.1. Chẩn đoán viêm đại tràng giả mạc. Các xét nghiệm và thủ tục được sử dụng để chẩn đoán viêm đại tràng giả mạc và để tìm kiếm các biến chứng bao gồm:Xét nghiệm mẫu phân: Phương pháp này sử dụng một số mẫu phân khác nhau để phát hiện C. difficile lây nhiễm trong đại tràng;Xét nghiệm máu: Phương pháp này có thể chỉ ra chỉ số cao bất thường của các tế bào máu trắng (bạch cầu), từ đó có thể xác định bạn có mắc phải bệnh viêm đại tràng giả mạc hay không;Nội soi đại tràng hoặc soi đại tràng sigma: Trong cả hai xét nghiệm trên, bác sĩ dùng một ống có gắn một máy ảnh thu nhỏ ở đầu để kiểm tra bên trong ruột già của bạn xem có các dấu hiệu của viêm đại tràng giả mạc, những mảng màu vàng (tổn thương) và vết sưng hay không;Xét nghiệm bằng hình ảnh: Nếu bạn có những triệu chứng nghiêm trọng, bác sĩ có thể tiến hành chụp X-quang hoặc quét CT bụng để tìm kiếm các biến chứng như phình đại tràng hoặc vỡ ruột. Chẩn đoán viêm đại tràng giả mạc bằng hình ảnh 2.2. Điều trị viêm đại tràng giả mạcĐiều trị viêm đại tràng màng giả thường bao gồm việc ngừng thuốc kháng sinh hiện tại và bắt đầu một kháng sinh hiệu quả đối với C. difficile. Trong trường hợp hiếm, phẫu thuật có thể là cần thiết. Khi bắt đầu điều trị viêm đại tràng màng giả, dấu hiệu và triệu chứng có thể bắt đầu cải thiện trong vòng vài ngày.Các phương pháp điều trị viêm đại tràng giả mạc gồm:Ngừng các thuốc kháng sinh hiện tại:Điều trị viêm đại tràng giả mạc thường bắt đầu với ngưng thuốc kháng sinh được cho là gây ra các dấu hiệu và triệu chứng. Đôi khi, điều này có thể đủ để giải quyết tình trạng hoặc ít nhất là dấu hiệu, chẳng hạn như tiêu chảy.Chuyển sang một loại kháng sinh khác:Nếu vẫn còn các dấu hiệu và triệu chứng, bác sĩ có thể đề nghị một kháng sinh có hiệu quả chống lại vi khuẩn C. difficile. Mặc dù nó có vẻ xa lạ đối với sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị chứng rối loạn gây ra bởi thuốc kháng sinh, điều trị bằng thuốc kháng sinh khác để tiêu diệt C. difficile cho phép các vi khuẩn bình thường phát triển trở lại, phục hồi sự cân bằng của vi khuẩn trong đại tràng.Các kháng sinh dùng để điều trị viêm đại tràng giả mạc thường dùng bằng đường uống. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm và thuốc men, có thể được điều trị bằng các loại thuốc tiêm tĩnh mạch hoặc thông qua một ống mũi dạ dày.Cấy ghép phân (FMT):Nếu tình trạng nghiêm trọng, bạn có thể được cấy ghép các phân từ của một người hiến tặng khỏe mạnh để khôi phục lại sự cân bằng của vi khuẩn trong ruột già. Các bác sĩ sẽ kết hợp điều trị kháng sinh theo sau cấy ghép phân.Phẫu thuật:Nếu bệnh nhân bị suy nội tạng, vỡ đại tràng, viêm phúc mạc thì phải phẫu thuật. 3. Phòng ngừa viêm đại tràng giả mạc Uống nhiều nước: Uống nước nhiều sẽ có lợi. Tuy nhiên, cần tránh các đồ uống có nhiều chất đường hoặc chứa cồn, caffeine, chẳng hạn như trà, cà phê, cola, vì nó có thể làm nặng thêm các triệu chứng.Chọn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa: Chúng bao gồm táo, chuối và gạo. Tránh một loại thực phẩm giàu chất xơ như: đậu, các loại hạt và rau quả. Nếu như triệu chứng được cải thiện, từ từ thêm chất xơ thực phẩm trở lại chế độ ăn uống. Cố gắng ăn nhiều bữa ăn nhỏ thay vì một vài bữa ăn lớn.Tránh các loại thực phẩm gây dị ứng: Tránh xa các chất béo, nhiều gia vị, thực phẩm chiên và bất kỳ loại thực phẩm khác làm cho các triệu chứng nặng hơn. Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng My. Vinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng. Nội soi đại tràng có đáng sợ như bạn vẫn nghĩ?
0.217957
0.000758
0.00244
0
0
0.214379
0.001627
14
1,319
3.661865
1
1
1
1
0.048308
0.199902
0
2
0.99166
0
sự hiện diện của SM khác nhau ở những bệnh nhân có các dạng rối loạn khác nhau, từ chỉ xung quanh những bệnh nhân mắc bệnh syringomyelia có khả năng gặp phải triệu chứng ở độ c và độ c trong nhiều ngày. Các mẫu xét nghiệm cũng được bảo quản ở nhiệt độ cực đoan độ c và độ c có thể gặp phải Trong quá trình vận chuyển trong nhiều ngày, việc đánh giá độ ổn định vật lý và hóa học được thực hiện ban đầu và trong suốt thời gian bảo quản Độ ổn định vật lý được đánh giá bằng phương pháp quan sát trực quan trong phòng CS bình thường cũng như bằng chùm ánh sáng đơn hướng cường độ cao, ngoài ra độ đục và hàm lượng hạt được đo hóa học điện tử Độ ổn định của thuốc được đánh giá bằng cách sử dụng kỹ thuật phân tích hplc sắc ký lỏng hiệu năng cao cho thấy độ ổn định, tất cả các mẫu dung dịch morphin sulfat mgml được bảo quản ở độ c và độ c và các dung dịch mgml được bảo quản ở độ c và độ c vẫn không có kết tủa trong suốt T0 trong các dung dịch đó có rất ít hoặc không có sự thay đổi nào về nồng độ hạt hoặc mức sương mù đo được, tuy nhiên, dung dịch morphin sulfat mgml trong natri clorua i.t. và trong nước vô trùng để tiêm có kết tủa rõ ràng trong vòng vài ngày bảo quản ở nhiệt độ độ C, dung dịch để hòa tan lại kết tủa nhìn thấy được, để lại hàm lượng vi hạt đáng kể lên tới microparticulatesml khi cả hai nồng độ morphin sulfat ở trạng thái đông lạnh cũng được ghi nhận khi rã đông dung dịch thu được số lượng vi hạt đáng kể đo được nhiều hơn microparticulatesml ở nồng độ mgml và nhiều hơn microparticulatesml ở nồng độ mgml, ngoài ra morphin sulfat mgml trong cả hai chất pha loãng biểu hiện sự đổi màu vàng nhẹ sau nhiều ngày bảo quản ở độ c rất ít hoặc không xảy ra mất MS ở bất kỳ chất pha loãng nào. của các mẫu ở bất kỳ nhiệt độ bảo quản nào trong suốt quá trình phân tích T0 của các mẫu T3 hòa tan lại kết tủa nhìn thấy được trong các mẫu nhiệt độ thấp chứng tỏ rằng MS vẫn ở mức Nồng độ morphin được tìm thấy là bằng hoặc cao hơn qua nhiều ngày khi được bảo quản ở cả hai độ C và độ C. nồng độ morphin lớn hơn khi được bảo quản ở độ C và chúng lớn hơn hoặc lớn hơn khi được bảo quản ở độ C T3 ngày tuy nhiên việc tiếp xúc với nhiệt độ thấp có thể dẫn đến kết tủa bao gồm cả hàm lượng vi hạt không hòa tan hoàn toàn khi ấm lên
0.225302
0
0.001788
0
0
0.225302
0
19
505
3.431683
1
1
1
1
0.035762
0.225749
0
2
1
0
Thai phụ xét nghiệm bầu 12 tuần có cần nhịn ăn hay không? Tuần thứ 12 của thai kỳ là một trong những cột mốc quan trọng. Đây là thời điểm mẹ bầu cần đi khám, siêu âm thai và thực hiện một số xét nghiệm để theo dõi sức khỏe bản thân cũng như sự phát triển của thai nhi. Một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu là: phụ nữ đi xét nghiệm bầu 12 tuần có cần nhịn ăn hay không? 1. Thai nhi ở tuần thứ 12 phát triển như thế nào? Ba mẹ luôn háo hức và mong muốn được theo dõi sự phát triển của thai nhi trong từng giai đoạn. Vậy ở tuần thứ 12 của thai kỳ, thai nhi đã phát triển như thế nào? Đầu tiên, chúng ta cần nắm được cân nặng, chiều dài trung bình của thai nhi ở giai đoạn này để biết bé có phát triển ổn định hay không. Thông thường, ở tuần 12 của thai kỳ, thai nhi sẽ nặng khoảng 14g, dài tầm 50mm. Thời điểm này, một số cơ quan trong cơ thể đã bắt đầu hình thành, có thể kể tới như: tim, thận, gan,… Đặc biệt, xương khớp của thai nhi dần trở nên cứng cáp hơn, bé có thể cử động nhiều hơn trong bụng mẹ với các động tác như: xoay vòng hoặc lật người. Song song với đó, ống thần kinh và hệ tiêu hóa cũng đang bước vào giai đoạn hình thành, phát triển. Như vậy, tuần thứ 12 của thai kỳ là một trong những dấu mốc quan trọng đối với thai nhi. Trong giai đoạn này, ngoài siêu âm thai, bác sĩ thường khuyến khích mẹ bầu thực hiện một số xét nghiệm để sàng lọc nguy cơ dị tật thai nhi, cũng như kiểm tra sức khỏe của mẹ. Khi đi xét nghiệm, chúng ta cũng cần chủ động tìm hiểu xem phụ nữ xét nghiệm bầu 12 tuần có cần nhịn ăn không, tuân thủ theo yêu cầu của bác sĩ để đảm bảo tính chính xác của các kết quả xét nghiệm. 2. Một số xét nghiệm dành cho phụ nữ mang thai 12 tuần Vậy thai phụ 12 tuần nên tiến hành những xét nghiệm nào? Thực tế, các xét nghiệm được thực hiện ở khoảng thai 11 tuần 3 ngày - 13 tuần 6 ngày bao gồm:Sàng lọc trước sinh dị tật thai liên quan đến bất thường nhiễm sắc thể: NIPT, Double test. Sàng lọc nguy cơ tiền sản giật. Sàng lọc các bệnh di truyền do gen lặn (như: thalassemia, thiếu men G6PD, dị ứng sữa ,... )Xét nghiệm cơ bản cho người mẹ: tổng phân tích tế bào máu, đường máu, các bệnh truyền nhiễm HIV, viêm gan B,. . ), nhiễm trùng thai do Rubella,... xét nghiệm nước tiểu.2.1. Xét nghiệm máu cơ bản cho mẹ Các xét nghiệm máu cơ bản cho mẹ có thể kể đến như:Tổng phân tích máu đánh giá tình trạng thiếu máu, các bệnh lý về tạo máu, cũng như sàng lọc nguy cơ mang gen tan máu Thalassemia. Chức năng gan, thận, tiểu đường, chức năng tuyến giáp. Các bệnh lý lây truyền từ mẹ sang con như: HIV, viêm gan B, giang mai. Nhóm máu. Bệnh nhiễm trùng: Rubella, CMV,... 2.2. Xét nghiệm nước tiểu Phụ nữ mang thai 12 tuần cũng được khuyến khích thực hiện xét nghiệm nước tiểu để giúp phát hiện tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu ở phụ nữ mang thai. Việc nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây nên những biến chứng xấu cho mẹ và bé như làm tăng nguy cơ nhiễm trùng sau sinh, sinh non, nhiễm trùng sơ sinh,... Do đó, để phòng ngừa tình trạng này, chị em nên duy trì thói quen vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách.2.3. Xét nghiệm sàng lọc trước sinh Tuần thứ 12 của thai kỳ là thời điểm lý tưởng để mẹ bầu tiến hành xét nghiệm sàng lọc trước sinh. Hai phương pháp được áp dụng phổ biến hiện nay là: Double Test và NIPT, giúp phát hiện nguy cơ thai nhi mắc dị tật liên quan đến bất thường về nhiễm sắc thể như: hội chứng Down, Patau hoặc Edwards… Nhìn chung, hai phương pháp xét nghiệm kể trên thuộc nhóm xét nghiệm không xâm lấn, tương đối an toàn với sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra , bác sĩ khuyến khích thực hiện các xét nghiệm sàng lọc khác ở khoảng tuần thai này như:Sàng lọc nguy cơ tiền sản giật. Sàng lọc các bệnh di truyền gen lặn.3. Liệu xét nghiệm bầu 12 tuần có cần nhịn ăn không? Trung tâm Xét nghiệm theo đạt chuẩn ISO 15189:2012 và được cấp chứng chỉ CAP bởi Hội Bệnh học Hoa Kỳ. Hệ thống máy chẩn đoán hình ảnh tiên tiến bậc nhất hiện nay như siêu âm, X-quang, nội soi, MRI, CT Scan,... Đội ngũ chuyên gia, bác sĩ và chuyên viên kỹ thuật giỏi, giàu kinh nghiệm.
0.216034
0.002334
0.013736
0
0
0.213786
0.000749
12
857
3.673279
1
1
1
1
0.044955
0.185315
0.076923
2
0.969662
0
Mổ tim hở ít xâm lấn có nội soi, hỗ trợ thay van 2 lá Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Ngoại tim mạch - Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Bệnh van tim là một trong những bệnh lý thường gặp trong nhóm bệnh tim bẩm sinh. Trước đây phương pháp điều trị chính là phẫu thuật tim hở để sửa chữa hoặc thay van hai lá. Ngày nay, với sự ra đời của các phương tiện kỹ thuật hiện đại, phương pháp mổ tim hở ít xâm lấn ra đời và dần chứng minh ưu thế của mình. Nội soi mổ tim đang dần là sự lựa chọn thay thế trong điều trị của các bệnh lý van tim. 1. Tổng quan về mổ tim hở ít xâm lấn có nội soi Mổ tim hở ít xâm lấn là phương pháp được tiến hành với những vết mổ nhỏ dài khoảng 5 đến 6 cm ở khoảng gian sườn bên phải tiến vào lồng ngực và thám sát tim. So sánh với phương pháp phẫu thuật tim hở thông thường, người bệnh phải trải qua bước cắt xương ức để mở lồng ngực thì đây là phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn hơn.Mổ tim hở ít xâm lấn có thể được lựa chọn để điều trị nhiều bệnh lý tim mạch khác nhau. Phương pháp này ít đau hơn và thời gian hồi phục nhanh hơn so với phẫu thuật tim hở cổ điển. 2. Ưu điểm của mổ tim hở ít xâm lấn có nội soi Nhiều loại phẫu thuật tim có thể được thực hiện bằng phương pháp mổ tim hở ít xâm lấn như:Sửa chữa hoặc thay van 2 lá; thay van ĐMCSửa chữa hoặc thay van ba láĐóng lỗ thông liên nhĩ; đóng thông liên thất, sửa chửa kênh nhĩ thất; phẫu thuật bắc cầu chủ vành Thủ thuật Maze trong điều trị rung nhĩ. Mổ tim hở ít xâm lấn có nội soi là phương pháp thực có những ưu điểm sau:Mất máu ít. Tránh nguy cơ nhiễm trùng xương ức Ít xâm lấn và ít đau. Thời gian nằm viện ngắn, người bệnh nhanh chóng hồi phục và quay trở lại cuộc sống hằng ngày.Vết sẹo nhỏ, khó nhận ra và đảm bảo được tính thẩm mỹ.Phẫu thuật viên đánh giá người bệnh để xác định trường hợp nào sẽ được chỉ định mổ tim ít xâm lấn có nội soi. Mổ tim ít xâm lấn có nội soi là thủ thuật phẫu thuật phức tạp yêu cầu nhiều kinh nghiệm và quá trình đào tạo bài bản. Người bệnh thường cần được chuyển đến các trung tâm y khoa lớn có nhiều phẫu thuật viên và kíp phẫu thuật có kinh nghiệm trong việc thực hiện mổ tim ít xâm lấn có nội soi. Mổ tim hở ít xâm lấn có nội soi có ưu điểm vết sẹo nhỏ, khó nhận ra và đảm bảo được tính thẩm mỹ. 3. Nguy cơ khi thực hiện mổ tim ít xâm lấn có nội soi Ngoài những ưu điểm đã kể trên, mổ tim ít xâm lấn có nội soi vẫn có khả năng mang đến những nguy cơ tương tự như phẫu thuật tim hở cho người bệnh như: chảy máu, nhiễm trùng, rối loạn nhịp tim, đột quỵ, thậm chí tử vong. Trong một số trường hợp, bác sĩ cần phải thay đổi từ mổ tim ít xâm lấn sang phẫu thuật tim hở nếu đánh giá không đủ an toàn cho người bệnh. 4. Người bệnh cần chuẩn bị gì trước mổ? Trước khi tiến hành mổ tim ít xâm lấn, phẫu thuật viên sẽ giải thích cho người bệnh những điều lưu ý trước, trong và sau phẫu thuật, bao gồm cả những nguy cơ tiềm ẩn cho người bệnh. Bác sĩ điều trị cùng ekip phẫu thuật sẽ đánh giá các vấn đề liên quan đến từng người bệnh cụ thể và thăm khám, thu thập thông tin về các bệnh lý đã mắc trước đây, tiền sử dị ứng thuốc trước phẫu thuật.Bệnh nhân sẽ được bác sĩ tư vấn về việc có nên tiếp tục sử dụng các thuốc điều trị bệnh nền trước lúc phẫu thuật hay không và dặn dò về việc nhịn ăn uống vào đêm trước ngày phẫu thuật. Ngoài ra, người bệnh còn cần lưu ý không mang các vật dụng cá nhân vào phòng mổ như trang sức, mắt kính, kính áp tròng, răng giả. 5. Theo dõi sau mổ tim ít xâm lấn có nội soi Người bệnh sẽ tập hít thở sâu và hướng dẫn thực hiện động tác ho để giữ phổi sạch Thông thường, người bệnh cần nhập vào khoa chăm sóc tích cực (ICU) trong ít nhất một ngày sau khi hoàn thành xong phẫu thuật. Bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng thuốc và dịch truyền qua đường tĩnh mạch. Các ống dẫn lưu được đặt trong lúc phẫu thuật sẽ tiếp tục được giữ lại, bao gồm ống thông dẫn lưu nước tiểu từ bàng quang và dẫn lưu dịch, máu từ lồng ngực. Người bệnh có thể được thở máy hoặc cung cấp oxy qua mask hoặc canule ở mũi.Khi tình trạng ổn định, người bệnh sẽ được chuyển từ khu chăm sóc đặc biệt đến khi bệnh phòng thường để nằm theo dõi sau nhiều ngày. Thời gian lưu lại khoa ICU và thời gian nằm viện phụ thuộc vào kết quả phẫu thuật và tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân.Các nhân viên y tế sẽ chăm sóc và theo dõi người bệnh qua các yếu tố như:Chăm sóc vết thương, phát hiện sớm các dấu hiệu báo động tình trạng nhiễm trùng vết mổ.Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn bao gồm huyết áp, nhịp thở và nhịp tim.Chăm sóc giảm đau cho người bệnh.Hỗ trợ người bệnh vận động và thực hiện các động tác cơ bản.Tập hít thở sâu và hướng dẫn thực hiện động tác ho để giữ phổi sạch, hạn chế biến chứng viêm phổi do ứ đọng.Bác sĩ điều trị cũng sẽ hướng dẫn người bệnh cách tự theo dõi và đánh giá trong suốt quá trình phục hồi như phát hiện nhiễm trùng vết mổ, tự chăm sóc và vệ sinh vết mổ, sử dụng thuốc theo đơn và kiểm soát đau. Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng My. Vinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng. Điều trị hở van tim nặng như thế nào?
0.220557
0.000876
0.001752
0
0
0.222114
0.000389
10
1,142
3.499124
1
1
1
1
0.025891
0.184933
0
2
0.990368
0
Biết nguyên nhân, trị dứt điểm bệnh lý viêm khớp cổ chânGây ảnh hưởng lớn tới chức năng hoạt động của cơ thể, viêm khớp cổ chân đang dần trở nên phổ biến và trẻ hóa. Để điều trị được căn bệnh này, cần hiểu rõ nguyên nhân gây ra nó. Gây ảnh hưởng lớn tới chức năng hoạt động của cơ thể, viêm khớp cổ chân đang dần trở nên phổ biến và trẻ hóa. Để điều trị được căn bệnh này, cần hiểu rõ nguyên nhân gây ra nó. 1. Đi tìm nguyên nhân và những hệ lụy từ khớp cổ chân viêm Khớp cổ chân viêm do phần sụn đềm giữa hai đầu xương nối bị tổn thương, hư hỏng nặng. Theo nghiên cứu, 35% trong số các ca bệnh xương khớp hiện nay là người trẻ mắc viêm nhiễm khớp cổ chân. 1.1. Viêm khớp cổ chân có đáng lo ngại không? Viêm khớp ở cổ chân không thể tự lành mà cần can thiệp bằng các biện pháp y tế. Đặc biệt khi bệnh chuyển thành mãn tính sẽ rất khó để chữa trị và có nguy cơ cao biến chứng. Đầu tiên, người có khớp cổ chân viêm sẽ gặp khó khăn trong vận động hàng ngày bởi những cơn đau nhức, sưng đỏ. Sức khỏe và tinh thần của người bệnh cũng đi xuống đáng kể. Cơn đau sẽ chỉ đỡ khi họ nghỉ ngơi. Nhưng theo thời gian, việc ít vận động khiến lượng hồng cầu truyền tới khớp cổ chân bị giảm sút. Điều này đồng nghĩa với việc sức khỏe của khớp không tốt do thiếu oxy và dưỡng chất. Đây chính là tác nhân gây nên thoái hóa khớp. Nếu không được điều trị kịp thời, các cơ sẽ dần teo lại, xương khớp biến dạng. Các khớp cứng lại, bệnh nhân mất khả năng vận động vĩnh viễn. Viêm khớp nếu không điều trị kịp thời sẽ biến chứng nghiêm trọng Vì vậy, người bị viêm tại khớp cổ chân nên sớm phát hiện và chữa trị đúng lúc, đúng cách triệt để bệnh lý phức tạp này. 1.2. Những tác nhân nào gây viêm khớp cổ chân? Các chấn thương thường sẽ bắt nguồn từ vận động, lao động trong thời gian dài. Quá trình tập thể thao quá sức, bong gân, tổn thương hay tai nạn sẽ trực tiếp gây viêm khớp. Thể trạng cũng góp phần tăng nguy cơ mắc bệnh. Những người béo phì sẽ khó có thể giữ thăng bằng ở khớp cổ chân. Khớp chịu áp lực lớn lâu ngày sẽ viêm nhiễm. Trường hợp cơ thể có bệnh lý nền như viêm khớp dạng thấp, bệnh gout,… tỷ lệ mắc bệnh sẽ cao hơn. Các chấn thương khớp thường sẽ bắt nguồn từ vận động, lao động trong thời gian dài Lối sống, sinh hoạt của người trẻ cũng cần kể tới khi xét những yếu tố gây viêm khớp. Cuộc sống bận rộn thường khiến bạn trẻ căng thẳng, áp lực, cộng thêm lối sống không lành mạnh, dinh dưỡng thiếu hụt, lười vận động khiến sức đề kháng giảm sút. Cơ thể không thể chống lại tổn thương và viêm nhiễm. Tuổi tác càng cao, lớp sụn khớp dần bị bào mòn và yếu đi. Nói cách khác, khớp cổ chân đang dần thoái hóa và viêm nhiễm. Tỷ lệ mắc bệnh sẽ cao hơn nếu người bệnh có tiền sử bị các bệnh lý xương khớp, béo phì, tai nạn,… Ngoài ra, khớp cổ chân viêm có thể xuất phát từ yếu tố di truyền, dị dạng khớp bẩm sinh,… tuy nhiên khá hiếm gặp. 2. Dấu hiệu cho thấy khớp cổ chân bạn đang viêm nhiễm Bệnh nhân viêm khớp ở cổ chân sẽ gặp phải những dấu hiệu điển hình dưới đây. Chỉ cần cử động cổ chân, người bệnh sẽ cảm nhận được những cơn đau nhức khó chịu. Cảm giác đau nhói tăng dần theo từng vận động hay thay đổi thời tiết. Khi vừa ngủ dậy, bệnh nhân sẽ thấy đau cứng khớp, khó đi lại hay xoay cổ chân. Khớp cổ chân và những vùng xung quanh bị sưng tấy đỏ. Tình trạng sẽ lan dần theo mức độ nghiêm trọng của bệnh. Cổ chân sưng đỏ báo hiệu các bất thường Bất kỳ cử động hay di chuyển nào của khớp sẽ phát ra tiếng lục khục, lạo xạo. Viêm khớp ở cổ chân không chỉ ảnh hưởng một bộ phận mà còn đi khắp cơ thể. Bệnh nhân sốt nhẹ, suy nhược, mệt mỏi, ít vận động,… 3. Các phương pháp điều trị viêm khớp cổ chân Nguyên tắc y học trong chữa trị viêm nhiễm khớp ở cổ chân là khắc phục triệu chứng, phục hồi chức năng vận động. Để chẩn đoán tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ thăm khám và chỉ định thực hiện các kỹ thuật như X-quang, chụp MRI, siêu âm,… Từ những thông tin cần thiết, phác đồ điều trị được đưa ra thích hợp với bệnh nhân. Trong đó là sự phối hợp của các phương pháp: Dùng thuốc, vật lý trị liệu, phẫu thuật,… Từ những thông tin cần thiết, phác đồ điều trị được đưa ra thích hợp với bệnh nhân Mục đích của biện pháp này là khắc phục các triệu chứng bệnh. Các loại thuốc phổ biến gồm: – Thuốc chống viêm không chứa steroid: Aspirin, Etodolac, Meloxicam,… – Thuốc giãn cơ – Giảm thiểu cứng khớp: Cyclobenzaprine, Baclofen,… – Thuốc giảm đau: Paracetamol – Thuốc bổ: Bổ sung Glucosamine, vitamin C, D, E,… tăng đề kháng và sức khỏe cho xương Với tình huống nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định tiêm Corticoid. Tất cả những loại thuốc kể trên đều cần có sự tư vấn, hướng dẫn của bác sĩ. Bệnh nhân không nên tự ý sử dụng các sản phẩm này. Bởi tác dụng phụ tới dạ dày, loãng xương, xơ vữa động mạch là hoàn toàn có thể xảy ra. Với tình huống nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định tiêm Corticoid Ngoài dược phẩm, các biện pháp vật lý trị liệu như tập luyện, chườm nóng, lạnh sẽ giúp giảm thiểu viêm đau cho khớp. Phương thức, thời gian trị sẽ tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân. Khi các cách điều trị dùng thuốc, tập luyện không còn hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để tránh biến chứng, phục hồi chức năng khớp. 2 loại phẫu thuật thường dùng là mổ nội soi hoặc hàn khớp. Tổng kết lại, giống như các bệnh lý khớp khác, khớp cổ chân cần được quan tâm, kiểm tra và xử lý kịp thời trước khi các hệ quả xấu hơn xảy đến.
0.217978
0.000875
0.001873
0
0
0.220974
0
16
1,143
3.639545
1
1
1
1
0.031461
0.159363
0.128205
2
0.989501
0
Bị đau mắt đỏ bao lâu thì khỏi, cách phòng tránh thế nào? Đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc, là căn bệnh khá phổ biến hiện nay và dễ dàng lây lan khi tiếp xúc với người bệnh. Tuy không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng cũng gây ra khó chịu cho bệnh nhân. Vậy nếu bị đau mắt đỏ bao lâu thì khỏi, làm cách nào để nhanh khỏi hơn và cách phòng tránh ra sao? Tất cả những thắc mắc này sẽ được MEDLATEC giải đáp trong bài viết. 1. Đau mắt đỏ bao lâu thì khỏi Đau mắt đỏ là căn bệnh nhiễm trùng thường gặp do sự xâm nhập của các vi khuẩn, vi rút, các tác nhân từ môi trường gây gây dị ứng cho mắt. Triệu chứng của bệnh tương đối dễ nhận dạng như: mắt đỏ, mắt ra nhiều ghèn, bị sưng cộm, đau, ngứa. Thông thường, đau mắt đỏ thường bị cả 2 mắt bởi nếu ban đầu chỉ bị một mắt thì cũng dễ dàng lây sang mắt thứ 2 trong thời gian ngăn. Triệu chứng của từng loại đau mắt đỏ cũng khác nhau. Đối với bệnh hình thành do virus (hay gặp là Adeno virus), thì triệu chứng thường là khô mắt, mắt không nhìn rõ, ngứa ngáy, chảy nhiều ghèn, nước mắt, cộm mắt nhiều,... Bệnh lây từ người bệnh qua người lành qua đường hô hấp và lây qua các giọt bắn khi ho hoặc hắt xì hơi. Nếu tác nhân gây bệnh là vi khuẩn thì thường gây tổn thương nặng nếu không được điều trị. Thông thường là gây ra bởi vi khuẩn Haemophilus Influenzae hoặc vi khuẩn Staphylococcus. Triệu chứng dễ thấy nhất ở bệnh là xuất hiện nhiều ghèn có màu xanh hoặc vàng đục, đặc biệt vào ban đêm ghèn sẽ tính tụ khô lại ở mí mắt khiến chúng dính lại và khó mở ra vào mỗi buổi sáng. Bạn cần phải cẩn thận nếu gặp phải trường hợp này, nếu không được điều trị kịp thời có thể biến chứng như loét giác mạc, suy giảm thị lực,... Ngoài ra, có đau mắt đỏ do dị ứng: bệnh không lây, chảy nước mắt nhiều, thường đi kèm với viêm mũi dị ứng. Thông thường, thời gian ủ bệnh của đau mắt đỏ là khoảng 1 tuần. Tùy thuộc vào mức độ của bệnh cũng như nguyên nhân sinh ra bệnh mà quá trình điều trị bệnh có thể kéo dài từ vài ngày hoặc lâu hơn là vài tuần. Để quá trình điều trị bệnh được diễn ra nhanh chóng hơn bạn có thể bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A tốt cho mắt. 2. Đau mắt đỏ có tự khỏi được không? Rất ít trường hợp cho thấy rằng bệnh đau mắt đỏ có thể tự khỏi mà không cần đến điều trị. Đau mắt đỏ có thể tự khỏi nếu nguyên nhân do virus. Tuy nhiên, đau mắt đỏ do virus thường đi kèm với nhiễm khuẩn (do cách vệ sinh, chăm sóc không tốt). Vậy nên, nếu gặp một trong các dấu hiệu trên, bạn nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Điều trị muộn hoặc điều trị không dứt điểm có gây ra hậu quả nghiêm trọng như loét giác mạc hoặc thậm chí là mù lòa. Đau mắt đỏ bao lâu thì khỏi? Thông thường bệnh sẽ khỏi hẳn sau khoảng từ 7 đến 10 ngày điều trị nếu điều trị sớm, đúng, tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Nếu áp dụng thêm các phương pháp khoa học thì bệnh có thể khỏi trước thời gian này. 3. Làm thế nào để đau mắt đỏ nhanh khỏi? Tuy là một căn bệnh khá phổ biến nhưng chắc hẳn nhiều người còn chưa biết cách khiến đau mắt đỏ có thể nhanh khỏi hơn. Để bệnh tình nhanh khỏi, bạn cần: Tìm ra nguyên nhân đau mắt đỏ Để biết được đau mắt đỏ bao lâu khỏi việc đầu tiên bạn cần làm là tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Như đã nói ở trên, bệnh có thể được hình thành do vi rút, vi khuẩn, hay do dị ứng và mỗi nguyên nhân khác nhau thì thời gian khỏi bệnh cũng khác nhau. Đề xác định nguyên nhân gây ra bệnh bạn nên đến các cơ sở y tế để thực hiện một số kiểm tra cần thiết và cho ra kết quả chính xác nhất. Điều trị bệnh đau mắt đỏ đúng cách Điều trị đúng cách cũng là yếu tố quan trọng để bệnh tình cải thiện tốt hơn. Bạn cần phải vệ sinh mắt thường xuyên và lựa chọn đúng loại thuốc phù hợp với tình trạng mắt hiện tại. Ngoài ra bạn còn phải tuân thủ những lưu ý sau: Trong trường hợp có sử dụng thêm các loại thuốc khác sinh, không nên tùy tiện mua thuốc, cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không sử dụng các loại lens, kính áp tròng trong khi đau mắt đỏ, điều này có thể sẽ làm tổn thương đến lớp niêm mạc bảo vệ mắt, kéo dài quá trình điều trị bệnh. Hạn chế tiếp xúc, hoạt động lại những nơi chứa nhiều bụi bẩn, hóa chất. Đây là những tác nhân chính gây kích ứng cho mắt. Nếu đến những địa điểm trên hãy mang theo kính để tránh kích ứng. Ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại hay máy tính cũng ảnh hưởng không nhỏ đến mắt của bạn. Thế nên, trong quá trình điều trị bệnh, bạn nên hạn chế tiếp xúc với màn hình điện thoại, máy tính. Để việc điều trị được hiệu quả hơn, bạn nên tạo cho mình một thói quen sinh hoạt ăn uống hợp lý. Đặc biệt, nên ăn các loại thực phẩm giàu vitamin A tốt cho mắt. Hạn chế đưa tay lên dụi mắt, điều này sẽ khiến mắt của bạn gặp tổn thương. Ngoài ra, sau khi dụi mắt nên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng. Cách phòng tránh nguy cơ nhiễm đau mắt đỏ Đối với các loại bệnh lý kể cả đau mắt đỏ thì phòng bệnh hơn chữa bệnh cũng là phương châm đúng đắn. Để hạn chế nguy cơ đau mắt đỏ, bạn cần: Sử dụng nước sạch trong sinh hoạt, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, tuyệt đối không đưa tay lên dụi mắt. Không sử dụng chung các đồ dùng sinh hoạt liên quan đến mắt như: khăn mặt, thuốc nhỏ mắt, kính,... Nên vệ sinh sạch sẽ mắt bằng thuốc nhỏ bắt và mũi họng bằng nước muối sinh lý. Hạn chế tiếp xúc với người mắc đau mắt đỏ hoặc nghi ngờ mắc. Đặc biệt, khi bị đau mắt đỏ, người bệnh nên được cách ly trong phòng riêng, không tiếp xúc với người khác, tránh lây lan bệnh. Đau mắt đỏ bao lâu thì khỏi còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: nguyên nhân gây ra bệnh, quá trình chăm sóc, điều trị như thế nào,... Mặc dù đau mắt đỏ là loại bệnh khá phổ biến, nhưng bạn cũng cần phải cẩn thận trong quá trình điều trị, tránh gây các biến chứng nặng hơn.
0.217422
0
0.0016
0
0
0.220444
0.000711
15
1,241
3.533441
1
1
1
1
0.029867
0.159644
0.034483
2
0.993554
0
MR là quá trình quan trọng trong việc biến đổi protein trong các bệnh lý liên quan đến carbonyl AS. Nó đã được thể hiện trong mô hình hệ thống rằng phản ứng maillard tương tác giữa llysine llys với MG mg dẫn đến sự hình thành EDC làm giảm methemoglobin methb trong các điều kiện trên và với sự có mặt của snitrosoglutathione Quá trình nitrosyl hóa gsno methb diễn ra quá trình khử methb và nitrosyl hóa có pha trễ phụ thuộc vào sự có mặt của oxy o trong hỗn hợp phản ứng oxy tương tác với các gốc tự do hữu cơ của MR ức chế quá trình khử hb của hemoglobin và do đó quá trình nitrosyl hóa hb trong T2 đầu tiên của Phản ứng cũng cho thấy rằng hiệu suất của các chất trung gian gốc tự do hữu cơ của llys với mg đã tăng lên khi có mặt gsno và methb. Tất cả các hiệu ứng được mô tả có thể là kết quả của sự hình thành các dẫn xuất gsno oxi hóa khử hoạt tính trong phản ứng maillard, các dẫn xuất này có lẽ là chất trung gian của một điện tử oxy hóa dialkylimine bằng mg gốc anion của snitrosothiol có thể CF như những chất trung gian như vậy
0.214286
0
0.000965
0
0
0.214286
0
19
223
3.650224
1
1
1
1
0.034749
0.114865
0
2
1
0
5 Điều cần biết về phẫu thuật tật khúc xạ smileReLEx Smile là phương pháp phẫu thuật tật khúc xạ bằng tia laser được giới chuyên gia đánh giá hiện đại nhất hiện nay với độ chính xác cao, an toàn tuyệt đối và không gây khó chịu cho bệnh nhân. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về phương pháp phẫu thuật tật khúc xạ Smile trong bài viết dưới đây nhé. ReLEx Smile là phương pháp phẫu thuật tật khúc xạ bằng tia laser được giới chuyên gia đánh giá hiện đại nhất hiện nay với độ chính xác cao, an toàn tuyệt đối và không gây khó chịu cho bệnh nhân. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về phương pháp phẫu thuật tật khúc xạ Smile trong bài viết dưới đây nhé. 1. Tìm hiểu về phương pháp phẫu thuật tật khúc xạ Smile 1.1. Định nghĩa ReLEx Smile (Small Incision Lenticule Extraction) là thế hệ thứ ba trong phẫu thuật điều trị tật khúc xạ (viễn thị, cận thị và loạn thị) sau hai phương pháp Femto-Lasik và Lasik. Có thể nói Smile là phương pháp cải tiến của Femto, cho phép phẫu thuật ở bệnh nhân có độ cận loạn ở mức cao. Hiện nay, ReLEx Smile được xem là phương pháp mổ tật khúc xạ tốt bởi: – Áp dụng công nghệ Femtosecond Laser với tần số laser lên tới 500 kHz, cho phép máy Visumax cắt vạt trong thời gian ngắn nhất với đường cắt siêu mịn, chính xác, không gây tổn thương giác mạc và giảm thiểu tối đa những khó chịu hậu phẫu. – Vệt mổ của ReLEx Smile ngắn hơn Lasik đến 10 lần giúp vết thương lành nhanh hơn, giảm thiểu nguy cơ viêm nhiễm và loại bỏ biến chứng vạt hậu phẫu. – Hiện nay chỉ có máy Visumax có thiết kế nón, tiếp xúc giác mạc với đường cong tự nhiên cùng các size khác nhau, phù hợp với đa dạng cấu trúc mắt của từng bệnh nhân. – Thời gian chiếu tia laser phẫu thuật chỉ 23s/mắt, phẫu thuật có độ chính xác cho cho người cận dưới 10 diop và loạn thị cao. – Hệ thống thông minh tự động điều chỉnh theo chuyển động mắt, đảm bảo tính chính xác cao trong quá trình phẫu thuật. – Máy Visumax có kính hiển vi chất lượng cao và camera kĩ thuật số giúp bác sĩ quan sát rõ nét, đảm bảo quá trình phẫu thuật diễn ra chính xác nhất. Phẫu thuật ReLEx Smile thực hiện trên máy Visumax hiện đại bậc nhất. 1.2. Ưu nhược điểm Trước tiên cần đề cập về những ưu điểm của phương pháp ReLEx Smile bao gồm: – Tỉ lệ thành công cao đến 98%, cao nhất cho đến hiện nay. Bên cạnh đó, tỉ lệ tái cận là 0.3% thấp hơn nhiều so với những phương pháp mổ khác. – Phẫu thuật nhẹ nhàng, không đau, chảy máu và khó chịu nhờ công nghệ laser hiện đại. Ngoài ra ReLEx Smile gần như không để lại cảm giác cộm, khô mắt, nhạy cảm với ánh sáng, nhìn mờ, đau đớn, khó chịu,… hậu phẫu. – So với những phương pháp mổ khác như Lasik, Femto thì ReLEx Smile không tạo vạt giác mạc, không xâm lấn, bảo tồn tối đa cấu trúc giác mạc, hạn chế tổn thương và biến chứng nguy hiểm như nhăn, lệch vạt giác mạc. – Nguy cơ gặp biến chứng sau khi thực hiện ReLEx Smile gần như bằng 0. Người bệnh có thể tránh được nguy cơ nhiễm khuẩn mắt cũng như các biến chứng xuất huyết dưới kết mạc, vạt giác mạc,… – Thời gian phẫu thuật và phục hồi nhanh chóng, trong đó ca mổ chỉ diễn ra khoảng 10 – 15 phút cho cả hai mắt. Sau 24 giờ sau khi phẫu thuật vết mổ có thể tự lành, sau 3 ngày có thể thực hiện công việc văn phòng hoặc việc nhà. Sau 1 tuần bệnh nhân có thể vận động nhẹ nhàng và sau 1 tháng có thể vận động nặng, chơi thể thao cường độ cao và các công việc có tính đối kháng. – ReLEx Smile sử dụng công nghệ hiện đại có thể áp dụng cho những đối tượng có giác mạc mỏng hoặc khô mắt. Phương pháp này có đường mổ siêu nhỏ dưới 2mm, chỉ bằng 1/10 vết mổ của Lasik hay Femto, do đó tác động rất nhỏ đến giác mạc, hạn chế ảnh hưởng đến màng phim nước mắt. Đồng thời, việc này cũng tránh di chứng khô mắt hậu phẫu. Phương pháp ReLEx Smile có yêu cầu cao về kĩ thuật và thao tác. 1.3. Điều kiện để thực hiện phẫu thuật tật khúc xạ Smile Một số điều kiện để thực hiện phẫu thuật ReLEx Smile bao gồm: – Người từ 18 – 60 tuổi. Trong đó độ tuổi tốt để phẫu thuật mắt cận là dưới 40 tuổi. – Độ cận tối đa 10 diop, độ loạn tối đa 5 diop, độ khúc xạ ổn định và không tăng quá 0.75 diop trong ít nhất 6 tháng. – Cấu trúc giác mạc bình thường, không phải hình chóp, không có sẹo và không quá mỏng. – Không mắc các bệnh lý cấp tính hoặc mạn tính về mắt như viêm nhiễm, chấn thương, bệnh võng mạc, bệnh đáy mắt, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp. – Người không thuộc nhóm đối tượng chống chỉ định thực hiện phẫu thuật tật khúc xạ. 2. Nguyên lý thực hiện phẫu thuật Smile và những lưu ý hậu phẫu 2.1. Nguyên lý thực hiện Nguyên lý thực hiện ReLEx Smile là tách và loại bỏ lớp nhu mô làm thay đổi hình dạng của giác mạc để đạt được độ khúc xạ mong muốn. Toàn bộ quá trình phẫu thuật ReLEx Smile sẽ được thực hiện trên máy Visumax với 3 bước cơ bản bao gồm: – Bước 1: Bác sĩ sẽ chiếu tia laser lên bề mặt giác mạc, tạo ra hai mặt phân cách và tự động tách rời lõi mô ở giữa. – Bước 2: Tạo ra vết rạch nhỏ và mịn bằng máy Visumax hiện đại. – Bước 3: Bác sĩ sử dụng những dụng cụ vi phẫu chuyên dụng để rút lõi mô được tách rời ra khỏi mắt qua vết rạch. Trước khi thực hiện phẫu thuật bệnh nhân đã được gây tê nên sẽ không cảm thấy đau, nhức. Tổng thời gian phẫu thuật cả hai mắt rơi vào khoảng 10 – 15 phút. Sau ca phẫu thuật, bệnh nhân có thể cảm thấy hơi khó chịu trong vòng 4 đến 6 tiếng. Quá trình thực hiện phẫu thuật nhanh chóng, chỉ khoảng 10 – 15 phút cho cả hai mắt. 2.2. Lưu ý hậu phẫu thuật tật khúc xạ Smile Trước khi thực hiện phẫu thuật, bác sĩ sẽ khám tổng quát và kiểm tra cẩn thận mắt bệnh nhân, xem xét mức độ tật khúc xạ, độ dày giác mạc, số lượng tế bào nội mô, bản đồ giác mạc cũng như xét nghiệm máu,… Việc kiểm tra này nhằm đảm bảo bệnh nhân đáp ứng đủ tiêu chuẩn để thực hiện phẫu thuật. Sau khi phẫu thuật kết thúc, bệnh nhân cần nhắm mắt nghỉ ngơi trong 1 – 2 tiếng. Trong vòng 24 giờ đầu tiên, bạn tuyệt đối không gội đầu. Ngoài ra, bệnh nhân lưu ý: – Không được dụi mắt và phải đeo kính bảo hộ trong vài ngày đầu. – Không chơi các môn thể thao mạnh, đối kháng. – Không tắm ở bể bơi công cộng trong khoảng vài tuần cho tới khi mắt đã ổn định. – Tra thuốc và thực hiện tái khám theo đúng sự chỉ dẫn của bác sĩ. Sau khi mắt đã ổn định, bệnh nhân có thể sinh hoạt lại bình thường. Tuy nhiên bệnh nhân cần sử dụng mắt một cách hợp lý, không xem tivi, điện thoại quá nhiều, nên để mắt nghỉ ngơi sau mỗi 20 – 30 phút làm việc, có chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh để hạn chế tình trạng tái cận.
0.224682
0
0.011776
0
0
0.223426
0.000628
11
1,382
3.578871
1
1
1
1
0.043963
0.190454
0.023256
2
0.947178
0
Mất ngủ uống vitamin gì? Vì sao cần bổ sung?Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của con người và có tác động đến giấc ngủ. Khi ăn uống không đủ chất, không khoa học, người bệnh dễ rơi vào tình trạng mất ngủ. Việc bổ sung các chất dinh dưỡng như vitamin là điều cần thiết cho cơ thể. Vậy mất ngủ uống vitamin gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của con người và có tác động đến giấc ngủ. Khi ăn uống không đủ chất, không khoa học, người bệnh dễ rơi vào tình trạng mất ngủ. Việc bổ sung các chất dinh dưỡng như vitamin là điều cần thiết cho cơ thể. Vậy mất ngủ uống vitamin gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 1. Sự cần thiết của vitamin dành cho giấc ngủ Giấc ngủ đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì và tăng cường sức khỏe. Chính vì thế mất ngủ sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Người bệnh sẽ cảm thấy khó đi vào giấc ngủ, không ngủ được, dễ tỉnh giấc, trằn trọc không ngủ lại được,… Mất ngủ xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có cả việc thiếu hụt một số loại vitamin và khoáng chất. Điều này thường không được nhiều người quan tâm và chú ý. Mất ngủ do thiếu vitamin đang là vấn đề được nhiều chuyên gia dinh dưỡng đặt lên hàng đầu. Vì những dưỡng chất này có tác động tới các chất dẫn truyền thần kinh hay hóa chất truyền tín hiệu thần kinh. Nếu cơ thể thiếu những chất dinh dưỡng này thì con người có thể rơi vào tình trạng mất ngủ. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng mất ngủ do thiếu hụt vitamin có thể gây ra những bệnh lý nguy hiểm như béo phì, bệnh tim, gây ung thư, đột quỵ,… Vitamin có tác động tới các chất dẫn truyền thần kinh hay hóa chất truyền tín hiệu thần kinh, giúp giấc ngủ tốt hơn. 2. Người mất ngủ uống vitamin gì? 2.1 Vitamin A Vitamin A được biết là một vitamin tan trong chất béo. Loại vitamin này có vai trò giữ cho da, xương, răng và mảng nhầy luôn khỏe mạnh. Đặc biệt, trong vitamin A có chứa axit retinoid – có vai trò lớn trong việc điều chỉnh một số chức năng tại não bộ. Những chức năng điều hòa giấc ngủ và hỗ trợ bộ nhớ làm việc tốt hơn, hiệu quả hơn. Bổ sung vitamin A từ các thực phẩm như thịt, gia cầm, trứng và những sản phẩm làm từ sữa. Ngoài ra, có thể bổ sung vitamin A ở dạng thuốc nhưng cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ, chuyên gia trước. 2.2 Các loại vitamin B Có đến 8 loại vitamin B vô cùng cần thiết cho sức khỏe của con người. Đó là B1, B2, B3, B5, B6, B7, B9 và B12. Trong đó, B3, B5, B6 và B12 giúp điều chỉnh lượng tryptophan cung cấp cho cơ thể. Mà tryptophan lại có ảnh hưởng đến việc sản sinh melatonin – hormone có tác dụng trong hỗ trợ giấc ngủ. Ngoài ra, vitamin B12 có thể dễ dàng tan trong chất béo. Do đó B12 có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất và chuyển hóa các tế bào máu đỏ. Thiếu vitamin B12 dễ khiến cơ thể rơi vào tình trạng thiếu máu, mệt mỏi, thăng bằng kém,… từ đó dẫn đến các rối loạn giấc ngủ như mất ngủ, khó ngủ,… Vitamin B9 (axit folic) là một loại vitamin B có ảnh hưởng đến chu kỳ giấc ngủ. Khi cơ thể thiếu vitamin B9 sẽ dễ rơi vào tình trạng căng thẳng, dẫn đến mất ngủ. Bổ sung vitamin B9 từ đậu phộng, rau lá xanh, dầu hướng dương và ngũ cốc nguyên hạt. Các loại vitamin B giúp hỗ trợ giấc ngủ tốt hơn. 2.3 Mất ngủ uống vitamin gì? Nhớ bổ sung vitamin C và Emất ngủ uống vitamin gì Vitamin C và E có tác dụng chống oxy hóa, trung hòa các gốc tự do hình thành trong quá trình trao đổi chất của cơ thể.mất ngủ uống vitamin gì Một số nghiên cứu cho rằng, vitamin C và E còn có công dụng trong việc giảm căng thẳng oxy hóa ở những bệnh nhân mắc phải tình trạng mất ngủ do chứng ngưng thở khi ngủ. Vì thế, người bệnh nên uống vitamin E và C mỗi ngày để cải thiện chất lượng giấc ngủ. Một lưu ý nhỏ, không nên uống vitamin C hoặc ăn các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C trước khi đi ngủ vì có thể làm ảnh hưởng đến dạ dày. 2.4 Mất ngủ uống vitamin gì? Đừng quên bổ sung vitamin D Thiếu hụt vitamin D có thể dẫn tới tình trạng mệt mỏi và mất ngủ. Với người bị tổn thương hoặc có các bệnh về não thì thiếu vitamin D càng có tính nghiêm trọng hơn. Bổ sung vitamin D cho cơ thể bằng cách 2 cách: tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Hoặc bổ sung các sản phẩm từ sữa và cá để không lo mất ngủ vì thiếu vitamin D. Mất ngủ uống vitamin gì? Đừng quên bổ sung vitamin D 3. Các khoáng chất cần thiết khác 3.1 Canxi Canxi chủ yếu cần thiết trong việc phát triển xương, nhưng canxi cũng đóng vai trò quan trọng đối với mỗi giấc ngủ. Vì chúng có tác dụng hỗ trợ làm dịu thần kinh, giúp thư giãn và thoải mái trước khi đi ngủ. 3.2 Magie Cơ thể thiếu magie khiến cho tinh thần dễ lo âu, thần kinh căng thẳng hơn người bình thường. Vì thế, hãy ăn các loại thực phẩm như hạt điều, hạnh nhân hoặc uống thực phẩm bổ sung magie (tham khảo ý kiến của các bác sĩ, chuyên gia trước khi uống) để hạn chế căng thẳng và cải thiện tình trạng mất ngủ hiệu quả. 3.3 Sắt Sắt là khoáng chất cần thiết cho việc vận chuyển oxy khắp cơ thể. Đó là lý do vì sao khi cơ thể thiếu sắt, tinh thần luôn mệt mỏi, bồn chồn. Thiếu sắt là tình trạng phổ biến ở phụ nữ. Có 2 cách để bổ sung thêm sắt là sử dụng các thực phẩm chức năng và ăn nhiều thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ, hải sản, rau bina,…. 4. Một số lưu ý trong thói quen ăn uống giúp khắc phục tình trạng mất ngủ Ngoài việc chú ý bổ sung vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể, người bệnh nên kết hợp rèn luyện và loại bỏ những thói quen xấu thay bằng những thói quen tốt sau đây:: – Tránh ăn sau 8h tối và không ăn quá nhiều vào bữa tối.. – Xây dựng thói quen ngủ đúng giờ, hạn chế ngủ trưa quá lâu, chỉ ngủ tối đa 60 phút. – Tạo không gian ngủ thoải mái, thoáng đãng, yên tĩnh.  Có thể sử dụng tinh dầu để xông phòng tạo cảm giác thư giãn trước khi ngủ. – Tập thể dục nhẹ nhàng vào buổi tối để tiêu hóa thức ăn, giúp cơ thể cân bằng và thư giãn. – Hạn chế sử dụng chất kích thích như  bia, rượu, trà, thuốc lá, cafe vào buổi tối. – Hạn chế dùng các thiết bị điện tử khác khi đã lên giường ngủ. – Không để các thiết bị điện tử gần khu vực ngủ.
0.220205
0
0.007758
0
0
0.223011
0.00066
10
1,312
3.586128
1
1
1
1
0.021789
0.235391
0.073171
2
0.981707
1